3
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 6/2017 [1] HOẠT ĐỘNG KH-CN n Nguyễn Huy Khánh, Nguyễn Tuấn Lộc và Cs Trung tâm BVTV vùng Khu 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN SÂU HẠI CHANH LEO TẠI HUYỆN QUẾ PHONG 1. Đặt vấn đề Chanh leo (passiflora edulis Sims) là loài cây trồng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Tại Nghệ An, từ năm 2010, chanh leo giống Đài Nông 1 được nhập từ Đài Loan và trồng thử nghiệm tại bản Yên Sơn, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong. Đến hết năm 2016, theo số liệu thống kê của UBND huyện Quế Phong, diện tích trồng chanh leo toàn huyện là 197,6ha, năng suất trung bình 20 tấn/ha. Với hiệu quả kinh tế đó, chanh leo được xác định là cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững, tạo công ăn việc làm và tiến tới làm giàu cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao. Tuy nhiên, chanh leo là cây trồng mới được đưa vào sản xuất, các nghiên cứu về sâu hại chanh leo và biện pháp phòng trừ chưa nhiều, do vậy cán bộ kỹ thuật và bà con nông dân chưa có kinh nghiệm trong việc nhận dạng sâu hại, diễn biến, quy luật phát sinh gây hại và kỹ thuật phòng trừ. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó và căn cứ quy hoạch phát triển mở rộng diện tích sản xuất vùng nguyên liệu chanh leo tại huyện Quế Phong theo Quyết định 1768/QĐ-UBND ngày 13/5/2013 và Quyết định bổ sung số 3041/QĐ-UBND ngày 16/7/2015 của UBND tỉnh Nghệ An, Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng khu 4 tiến hành thực hiện đề tài điều tra thành phần sâu hại chanh leo, diễn biến một số sâu hại chính và biện pháp quản lý. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Điều tra thành phần sâu hại, diễn biến một số sâu hại chính trên cây chanh leo và đánh giá tần suất xuất hiện Áp dụng theo phương pháp điều tra chung của Quốc gia về bảo vệ thực vật (Phương pháp điều tra, đánh giá sâu, bệnh, cỏ dại, chuột hại cây trồng cạn - Viện Bảo vệ thực vật, 1997); Theo QCVN 01-38: 2010/BNN&PTNT về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng, có cải tiến một số điểm cho phù hợp với thực tế sản xuất. Tần suất xuất hiện sâu hại được đánh giá theo bảng phân cấp sau: Ký hiệu Quy định -: Không xuất hiện Không có điểm nào có sâu +: Ít gặp < 5% điểm điều tra có sâu ++: Ít phổ biến 5-25% điểm điều tra có sâu +++: Phổ biến thường gặp > 25-50% điểm điều tra có sâu ++++: Rất phổ biến > 50% điểm điều tra có sâu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN SÂU HẠI CHANH LEO HDKH_01.pdf · độ cao làm lá bị xoăn lại, mau rụng và chậm ra lá non. Gặp điều kiện thuận lợi,

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Tạp chí

KH-CN Nghệ AnSỐ 6/2017 [1]

HOẠT ĐỘNG KH-CN

n Nguyễn Huy Khánh, Nguyễn Tuấn Lộc và CsTrung tâm BVTV vùng Khu 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN SÂU HẠI CHANH LEOTẠI HUYỆN QUẾ PHONG

1. Đặt vấn đềChanh leo (passiflora edulis Sims)

là loài cây trồng có giá trị dinh dưỡngvà kinh tế cao. Tại Nghệ An, từ năm2010, chanh leo giống Đài Nông 1được nhập từ Đài Loan và trồng thửnghiệm tại bản Yên Sơn, xã Tri Lễ,huyện Quế Phong. Đến hết năm 2016,theo số liệu thống kê của UBND huyệnQuế Phong, diện tích trồng chanh leotoàn huyện là 197,6ha, năng suất trungbình 20 tấn/ha. Với hiệu quả kinh tếđó, chanh leo được xác định là câytrồng chủ lực mang lại hiệu quả kinhtế cao, bền vững, tạo công ăn việc làmvà tiến tới làm giàu cho đồng bào dântộc thiểu số vùng cao.

Tuy nhiên, chanh leo là cây trồngmới được đưa vào sản xuất, các nghiêncứu về sâu hại chanh leo và biện phápphòng trừ chưa nhiều, do vậy cán bộ kỹthuật và bà con nông dân chưa có kinhnghiệm trong việc nhận dạng sâu hại,diễn biến, quy luật phát sinh gây hại và

kỹ thuật phòng trừ. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó và căncứ quy hoạch phát triển mở rộng diện tích sản xuất vùngnguyên liệu chanh leo tại huyện Quế Phong theo Quyếtđịnh 1768/QĐ-UBND ngày 13/5/2013 và Quyết định bổsung số 3041/QĐ-UBND ngày 16/7/2015 của UBND tỉnhNghệ An, Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng khu 4 tiến hànhthực hiện đề tài điều tra thành phần sâu hại chanh leo, diễnbiến một số sâu hại chính và biện pháp quản lý.

2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Điều tra thành phần sâu hại, diễn biến một số sâu

hại chính trên cây chanh leo và đánh giá tần suất xuất hiệnÁp dụng theo phương pháp điều tra chung của Quốc gia

về bảo vệ thực vật (Phương pháp điều tra, đánh giá sâu,bệnh, cỏ dại, chuột hại cây trồng cạn - Viện Bảo vệ thựcvật, 1997); Theo QCVN 01-38: 2010/BNN&PTNT vềphương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng, có cảitiến một số điểm cho phù hợp với thực tế sản xuất. Tần suấtxuất hiện sâu hại được đánh giá theo bảng phân cấp sau:

Ký hiệu Quy định-: Không xuất hiện Không có điểm nào có sâu +: Ít gặp < 5% điểm điều tra có sâu ++: Ít phổ biến 5-25% điểm điều tra có sâu +++: Phổ biến thường gặp > 25-50% điểm điều tra có sâu ++++: Rất phổ biến > 50% điểm điều tra có sâu

HOẠT ĐỘNG KH-CN

Tạp chí

KH-CN Nghệ AnSỐ 6/2017 [2]

Hình 1. Diễn biến nhện nhỏ hại chanh leo tại Quế Phong năm 2015 - 2016

2.2. Thử nghiệm một số loại thuốcphòng trừ sâu hại chính trên câychanh leo

Phương pháp bố trí thí nghiệm, theodõi và đánh giá hiệu quả thuốc theo tiêuchuẩn cơ sở (TCCS) về khảo nghiệmthuốc Bảo vệ thực vật trên đồng ruộngcủa Cục Bảo vệ thực vật theo quyết địnhsố 2614/QĐ/BVTV-KH ban hành ngày28/12/2012.

3. Kết quả nghiên cứu3.1. Thành phần sâu và nhện hại cây

chanh leo tại huyện Quế Phong năm2015-2016

Kết quả điều tra bước đầu đã thuthập và định danh được 24 loài thuộc 9bộ và 16 họ côn trùng. Trong đó, 3 bộgồm: Coleoptera, Hemiptera và Ho-moptera có số lượng loài nhiều nhất, cụthể: bộ Hemiptera (bộ cánh nửa) có 5loài, chiếm 20,83%; bộ Homoptera (bộcánh đều) có 5 loài, chiếm 20,83%; bộColeoptera (bộ cánh cứng) có 3 loài,chiếm 12,50%; bộ Diptera (bộ haicánh) có 3 loài, chiếm 12,50%. Các bộkhác có số loài ít hơn như: bộ Acarina(bộ ve bét) có 2 loài, chiếm 8,33%; bộThysanoptera (bộ cánh tơ) có 2 loài,chiếm 8,33%; bộ Isoptera (bộ cánhbằng) có 2 loài, chiếm 8,33%; bộ Or-thoptera (bộ cánh thẳng) có 1 loài,chiếm 4,17%; bộ Hymenoptera (bộcánh màng) có 1 loài, chiếm 4,17%.

Tần suất xuất hiện các loài sâu hại khácnhau, trong đó nổi lên một số loài gây hạichủ yếu như: ruồi đục quả, nhện nhỏ. Cácloài khác như: bọ xít, rệp, mối, bọ trĩ... xuấthiện ít hoặc xuất hiện nhưng gây hạikhông đáng kể. Các loài sâu hại xuất hiệnnhiều chủ yếu tập trung gây hại từ tháng 5đến tháng 10 hàng năm.

3.2. Diễn biến sâu hại trên cây chanh leo tại huyệnQuế Phong năm 2015-2016

3.2.1. Diễn biến nhện nhỏ hại cây chanh leo

Kết quả được thể hiện tại hình 1 cho thấy: Nhện nhỏ(nhện đỏ và nhện trắng) bắt đầu phát sinh gây hại vào giữatháng 3 trên cả chanh leo trồng mới và chanh lưu gốcnhưng với tỷ lệ thấp đạt 3,00%. Nhện phân bố ở cấp 1, 2,nghĩa là nhện nhỏ xuất hiện rải rác cho đến phân bố < 1/3ngọn non, lá non, mức độ gây hại nhẹ đến trung bình. Mậtđộ nhện tăng dần vào các tháng nắng nóng, khô hạn hoặcnhững thời điểm lượng mưa thấp, công tác phòng trừkhông kịp thời, tập trung gây hại từ giữa tháng 4 đến tháng9 hàng năm. Nhện nhỏ chỉ thấy xuất hiện trên các ngọnnon và các lá non, trên quả còn nhỏ, quả xanh và ít thấyxuất hiện trên các lá già, quả đã chín. Mật độ nhện giảmdần vào những thời điểm có lượng mưa nhiều. Vào cáctháng có nền nhiệt độ thấp (tháng 1, 2), hầu như nhện nhỏkhông xuất hiện.

Nhện nhỏ gây hại trên lá và quả với những biểu hiện,triệu chứng như sau:

Trên lá: Nhện nhỏ gây hại bằng cách hút dịch của môtế bào lá làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lổ, nếu mậtđộ cao làm lá bị xoăn lại, mau rụng và chậm ra lá non. Gặpđiều kiện thuận lợi, nhện sinh sản rất nhanh, làm cho từngmảng lớn của lá bị vàng, khô, thậm chí toàn bộ lá bị khôcháy và rụng, hoa bị thui chột không đậu trái được.

Nhện nhỏ hại lá và quả

Tạp chí

KH-CN Nghệ AnSỐ 6/2017 [3]

HOẠT ĐỘNG KH-CN

Trên quả: Quả chanh bị hại lốm đốm vàng và có thểbị rụng, gây thiệt hại lớn cho nhà vườn.

3.2.2. Diễn biến ruồi đục quả hại chanh leo Từ tháng 7 trở đi, quả chanh leo chín rộ và cho thu

hoạch liên tục. Đây là thời điểm ruồi đục quả xuất hiệnphổ biến và gây hại quả chanh leo. Chúng tôi tiến hànhsử dụng bẫy hấp dẫn Vizubon-D với số lượng 30bẫy/ha, 14 ngày thay mồi 1 lần. Kết quả tại bảng 2 chothấy: Bẫy Vizubon D có sức hấp dẫn ruồi cao, sau 7ngày đặt bẫy mật độ ruồi vào bẫy trung bình 20,3-38,3con/bẫy. Sau 14 ngày, mật độ ruồi vào bẫy giảm, có thểdo ruồi trên vườn chanh giảm hoặc do mùi hấp dẫn củabẫy giảm theo thời gian. Mật độ ruồi giảm dần sau cácđợt thay mồi.

Ruồi đục quả gây hại trên quả chanh leo với triệuchứng như sau: Vết chích của ruồi làm vỏ quả hơi lõmxuống, cứng, màu xám trắng, chính giữa vết chích cóchấm màu đen. Vết thương do ruồi đục sẽ làm giảm giátrị thương phẩm của quả. Ruồi đẻ trứng vào trong quả vàhình thành giòi, sau thời gian giòi gây hại, quả sẽ bị rụng.

3.3. Kết quả thử nghiệm hiệu lực một số loại thuốctrừ sâu hại chính chanh leo

3.3.1. Hiệu lực của một số loại thuốc trừ nhện nhỏhại chanh leo

Kết quả nghiên cứu cho thấy:- Thuốc Dandy 15EC nồng độ 0,50%, Danitol 10EC

nồng độ 0,20% đều có hiệu lực tốt trừ nhện nhỏ, sau 7ngày phun thuốc hiệu lực đạt cao nhất > 80%. Sau phun21 ngày, hiệu lực trừ nhện của thuốc giảm, mật độ nhệntiếp tục thiết lập lại quần thể trên vườn chanh leo.

- Dầu khoáng SK Enspray 99 EC nồng độ 0,50% cóhiệu lực tốt nhất trừ nhện nhỏ hại cây chanh leo sauphun 7 ngày, đạt 80,84%. Hiệu lực giảm dần sau phun14 và 21 ngày.

3.3.2. Hiệu quả của một số chế phẩm phòng trừ ruồiđục quả chanh leo

Đối với các loài cây ăn quả nói chung, cây chanh leonói riêng, ruồi đục quả thường xuất hiện nhiều và gâyhại khi quả bắt đầu chuyển sang giai đoạn chín sinh lýtrở đi. Do vậy để xác định đúng thời điểm sử dụng chếphẩm Entoprotein và bả Protein thủy phân tự chế +Methyl Eugenol đạt hiệu quả, chúng tôi đã tiến hành đặtbẫy Vizubon - D hấp dẫn thu hút trưởng thành. Khi sốlượng ruồi vào bẫy đạt 10 con/bẫy thì tiến hành phunchế phẩm, các lần phun bả protein cách nhau 7 ngày.

Kết quả theo dõi cho thấy: Sau khi thấy ruồi vào bẫynhiều, tiến hành sử dụng bả Entoprotein có hỗn hợpthuốc bảo vệ thực vật để phun theo dạng điểm trên lá,không phun lên quả. Bả protein có tác dụng hấp dẫnruồi vàng trưởng thành đến ăn và bị chết. Tại công thứcI (Bả Ento-protein 150 DD liều lượng 2,0 lít/ha) và II

(Bả Protein thủy phân tự chế + MethylEugenol liều lượng 2,0 lít/ha) trước phunlần 1 tỷ lệ quả bị rụng do ruồi gây hại là2,6-2,8 quả/ô, tỷ lệ quả rụng giảm dần saucác đợt phun bả protein. Tại công thức đốichứng (phun nước lã) do không áp dụngbiện pháp nên tỷ lệ quả bị rụng do ruồi gâyhại tăng.

4. Kết luận và đề nghị4.1. Kết luận- Bước đầu mới thu thập và giám định được

24 loài sâu và nhện hại thuộc 9 bộ và 16 họcôn trùng. Loài gây hại phổ biến là nhện nhỏvà ruồi đục quả.

- Nhện nhỏ: Nhện nhỏ bắt đầu phát sinhgây hại vào tháng 3 trên cả chanh leo trồngmới và chanh lưu gốc. Mật độ nhện tăng dầnvào những tháng nắng nóng khô hạn hoặcnhững thời điểm lượng mưa thấp trong tháng.Mật độ nhện giảm dần vào những thời điểmcó lượng mưa nhiều, nhiệt độ thấp.

- Ruồi đục quả xuất hiện tại giai đoạn quảchín (tháng 6). Do chanh leo thu hoạch nhiềuđợt nên ruồi đục quả xuất hiện thường xuyên,cao điểm gây hại từ tháng 7 đến tháng 10.

- Sử dụng bẫy dẫn dụ Vizubon-D, phun chếphẩm Etoprotein + hoạt chất trừ sâu Fipronilcó hiệu quả hấp dẫn và tiêu diệt ruồi đục quảhại chanh leo.

- Thuốc hóa học Dandy 15EC nồng độ0,50%; Danitol nồng độ 0,20% và dầu khoángSK Enspray 99EC nồng độ 0,50% có hiệu lựccao trừ nhện nhỏ hại cây chanh leo.

4.2. Đề nghị- Tiếp tục điều tra thu thập thành phần côn

trùng và thiên địch trên cây chanh leo.- Cần có những nghiên cứu chuyên sâu về

đặc điểm hình thái, sinh vật học của những đốitượng sâu hại chính và tiếp tục theo dõi quyluật phát sinh gây hại của những sâu hại khácđể phục vụ công tác dự tính, dự báo, chỉ đạophòng trừ.

- Tiếp tục thử nghiệm các loại thuốc khácđể phòng trừ nhện nhỏ và ruồi đục quả gây hạichanh leo, ưu tiên thuốc có nguồn gốc sinhhọc và thời gian cách ly ngắn để đảm bảo sảnphẩm an toàn trước khi thu hoạch quả.

- Nên sử dụng bẫy hấp dẫn Vizubon-Dvà phun bả protein trên diện rộng để manglại hiệu quả cao trong việc phòng trừ ruồiđục quả./.