109
Mc Lc - 1 - KTHUT THI CÔNG MNG DOANH NGHIP BÀI 1: TNG QUAN MNG MÁY TÍNH ................................................................................2 BÀI 2: MÔ HÌNH OSI VÀ TCP/IP ............................................................................................. 9 BÀI 3: KTHUT THI CÔNG MNG ..................................................................................26 BÀI 4: MNG LAN KHÔNG DÂY – WIRELESS LAN........................................................ 56 BÀI 5: TNG QUAN VMÁY CHCHUYÊN DNG .......................................................66

Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Mục Lục

- 1 -

KỸ THUẬT THI CÔNG MẠNG DOANH NGHIỆP

BÀI 1: TỔNG QUAN MẠNG MÁY TÍNH ................................................................................2

BÀI 2: MÔ HÌNH OSI VÀ TCP/IP ............................................................................................. 9

BÀI 3: KỸ THUẬT THI CÔNG MẠNG ..................................................................................26

BÀI 4: MẠNG LAN KHÔNG DÂY – WIRELESS LAN ........................................................ 56

BÀI 5: TỔNG QUAN VỀ MÁY CHỦ CHUYÊN DỤNG .......................................................66

Page 2: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Mạng Máy Tính

- 2 -

Bài 1: TỔNG QUAN MẠNG MÁY TÍNH

Mục tiêu:

Giới thiệu sơ lược các khái niệm về mạng máy tính

Một số ứng dụng của việc kết nối mạng

Phân loại mạng và các mô hình mạng thông dụng…

1.1. Mở đầu

Ngày nay sự phát triển Khoa học kỹ thuật đã có một bước tiến rất quan trọng. chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trong lãnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ đáp ứng những nhu cầu về giao lưu, khoa học trên toàn thế giới. việc kết nối mạng hay internet là điều hết sức quan trọng trong vấn đề trao đổi thông tin, in ấn, tài nguyên…..

Nhờ có mạng máy tính mà con người với con người gần như thu hẹp khoảng cách, các thông tin chính xác, kịp thời… đã làm thay đổi cuộc sống chúng ta. Mạng máy tính tuỳ theo mục đích, phạm vi hoạt động mà ta có các giải pháp thi công, cấu hình khác nhau. Vậy mạng máy tính là gì?

1.2. Khái niệm về mạng máy tính.

Về cơ bản mạng máy tính là sự kết hợp từ 2 máy tính kết nối lại với nhau theo một đường truyền nào đó, hoặc theo một mô hình nào đó. Dựa trên hệ thống kết nối này mà các máy tính có thể trao đổi thông tin với nhau.

Hình 1.1: Mô hình mạng đơn giản

Nhìn chung các mạng máy tính đều có chức năng và đặc tính nhất định như:

• Tài nguyên: như máy in, tập tin… mà các máy tính đều có sử dụng chung. • Phương tiện truyền dẫn: là cách thức và thiết bị kết nối máy tính. • Máy phục vụ: là các máy cung cấp tài nguyên, dữ liệu cho máy khác như server. • Máy khách: là các máy tính nhận tài nguyên, dữ liệu từ các máy phục vụ như client. • Dùng chung thiết bị: là các thiết bị phần cứng có thể dùng chung trong một hệ thống mạng để

phục vụ nhu cầu công việc và sản xuất. • An toàn dữ liệu: Là các quyền truy cập vào hệ thống, các tiện ích mã hoá nhằm đem lại sự an

toàn cho người sử dụng.

1.3. Phân loại mạng máy tính

Theo vị trí địa lý

Mạng máy tính có thể phân bổ trên một vùng lãnh thổ, một thành phố, một quốc gia hay cả một châu lục. Dựa vào phạm vi phân bổ này người ta chia mạng máy tính theo các dạng sau:

Page 3: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Mạng Máy Tính

- 3 -

• LAN (Local Area Network): Mạng cục bộ dùng để kết nối các máy tính trong phạm vi hẹp, số lượng máy tính hạn chế. Thường được sử dụng trong cơ quan, trường học. Việc kết nối thông qua dây dẫn có tốc độ cao.

Hình 1.2: Minh hoạ mô hình mạng LAN

• WAN (Wide Area Network): Mạng diện rộng có thể kết nối các máy tính trong phạm vi một quốc gia, thậm chí cả lục địa lại với nhau. Việc kết nối thông qua cáp viễn thông, vệ tinh hay cáp quang.

Hình 1.3: Minh hoạ mô hình WAN

Page 4: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Mạng Máy Tính

- 4 -

Theo mục đích sử dụng.

Tuy đặc tính rất giống nhau nhưng các mạng lại có thể phân ra làm 2 loại là: Mạng ngang hàng (peer- to- peer) và mạng dựa trên máy phục vụ (client/server).

Sự lựa chọn giải pháp mạng theo phân loại trên là rất quan trọng do phụ thuộc vào các yêu tố sau: • Qui mô hoạt động của hệ thống như: công ty, văn phòng, phòng NET… • An toàn dữ liệu: tuỳ theo mức độ bảo mật của hệ thống. • Nhu cầu sử dụng hệ thống: sử dụng đơn giản hay phức tạp… • Ngân sách dành cho hệ thống.

Mạng Peer to Peer (ngang hàng) Ở hệ thống này các máy tính nối với nhau một cách bình đẳng và có vai trò như nhau. Không tồn tại một sự phân cấp rõ ràng nào. Không một máy nào chịu sự chi phối cho toàn hệ thống.

Hình 1.4: Mô hình mạng ngang hàng

• Người dùng trên mạng tự do chia sẽ tài nguyên của mình hoặc truy cập tài nguyên trên những máy tính khác. Mỗi thành viên trên mạng có quyền cho phép hay không cho phép người khác sử dụng tài nguyên của mình.

• Nhược điểm của kiểu mạng này là không thể quản lý dữ liệu tập trung nên tính bảo mật không cao. Nếu một người nào đó không làm việc trên mạng coi như tài nguyên của người đó không tồn tại trên mạng.

• Kiểu mạng này thường dùng trong các phòng ban nhỏ, số lượng máy ít và tính bảo mật không cao. Thích hợp cho phòng Internet Games.

• Trong môi trường mạng Peer to Peer tất cả các máy đều là máy server và đồng thời đều là máy client.

Page 5: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Mạng Máy Tính

- 5 -

Mạng Client/Server (Khách/Chủ ). Đối với hệ thống lớn và có tính chất an toàn dữ liệu, tính chất vẹn toàn thông tin hoặc số lượng máy lớn thì sử dụng hệ thống mạng máy tính Khách/Chủ (client/server). Máy chủ cần có tính chuyên dụng vì được tối ưu hoá để phục vụ những yêu cầu khách hàng trên mạng và an toàn tập tin. Hệ thống dựa trên mô hình client/server đã là mô hình chuẩn cho các hệ thống mạng kể cả lượng và chất. Nhiều hệ thống có nhiều máy chủ thay vì chỉ có một và các máy này tương tác với nhau theo cách thức hiệu quả nhất có thể.

Hình 1.5: Minh hoạ mô hình mạng client/server

Trong môi trường mạng Server/Client cần phải có một người quản trị mạng. Người quản trị mạng này cho phép hay không cho phép những máy Client truy xuất tài nguyên trên Server. Dữ liệu được quản lý tập trung nên tính bảo mật cao, dễ dàng khai thác tài nguyên hơn. Trên máy chủ phải cài hệ điều hành Server như: Windows Server 2000, Windows Server 2003, Linux, Unix,… Có nhiều dạng phục vụ mà ngày càng đáp ứng nhu cầu người dùng do đó sự phân hoá máy chủ cũng tương đối rõ ràng hơn ví dụ:

• Máy phục vụ tập tin (file server). • Máy phục vụ in ấn (Printer server). • Máy phục vụ ứng dụng (application server). • Máy phục vụ mail (mail server). • Máy phục vụ web (web server). • …

1.4. Các mô hình mạng.

Các chuẩn mạng là các cấu trúc mạng theo hình học không gian của các phân tử mạng, là cách bố trí các phân tử hay phân đoạn (segment) mạng theo một vị trí nào đó. Thông thường chúng ta có các mô hình mạng thông dụng như sau:

Mô hình dạng Bus (Bus Topology).

Mô hình dạng Bus là mô hình kết nối mạng đơn giản nhất, rẻ tiền nhất và phổ biến nhất từ trước. Mô hình Bus gồm một sợi dây cable đơn lẽ nối các máy tính lại với nhau. Khi một máy cần phát tín hiệu cho một máy khác, nó sẽ phát tín hiệu Broadcast đến tất cả các máy, nhưng chỉ có máy nào mang địa chỉ đích đến mới lấy được tín hiệu này còn các máy khác khi thấy không phải tín hiệu được gởi cho mình thì sẽ bỏ qua.

Page 6: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Mạng Máy Tính

- 6 -

Hình 1.6: Minh hoạ mô hình dạng BUS

Tại hai đầu của Bus phải có một điện trở 50 Ohm được gọi là các Terminator. Terminator dùng để ngừng tín hiệu truyền trên Bus sau một khoảng thời gian nhất định (đủ để máy đích nhận được tín hiệu). Nếu không có thiết bị này thì mạng sẽ bị nghẽn mạch. Kiểu mạng này hiện nay rất ít được sử dụng trong mạng máy tính. Khi dùng giải pháp này cần lưu ý tới vấn đề ngăn trở tín hiệu (terminator) vì khi một máy không hoạt động thì hầu như các máy khác không thể liên mạng. Giải pháp này có hiệu quả về kinh tế, nhưng hoàn toàn không hiệu quả về dữ liệu và thời gian hoạt động.

Mô hình dạng vòng (Ring Totology).

Cấu hình mạng Ring (vòng khép kín) là nối các máy tính lại với nhau theo một vòng khép kín và không có đầu nào bị hở. Các tín hiệu truyền đi một chiều và từ máy này qua máy khác, mỗi máy tính là một bộ trung gian khuyếch đại tín hiệu và gởi tới máy khác. Khi một máy tính trong mạng Ring bị hư thì hệ thống sẽ ngừng hoạt động.

Hình 1.7: Minh hoạ mô hình Ring

Page 7: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Mạng Máy Tính

- 7 -

Giải pháp mạng Ring cũng rất tiết kiệm nhưng không an toàn. Do một máy gặp sự cố sẽ kéo theo các máy khác ngừng hoạt động do đó mô hình này rất ít được sử dụng.

Mô hình dạng Sao (Star Topology).

Mạng Star là mạng máy tính mà các máy khi kết nối với nhau thông qua một thiết bị trung tâm gọi là Hub/Switch. Các máy tính có quyền “bình đẳng” như nhau, tín hiệu được truyền tứ máy này sang máy khác thông qua Hub/Switch để đến các máy khác trong mạng.

Hình 1.8: Minh hoạ mô hình Star

Đây là giải pháp tốt nhất và thịnh hành nhất, trong một mạng các máy hư không làm ảnh hưởng tới các máy khác. Mạng này có thể nới rộng hoặc thu hẹp tuỳ theo nhu cầu sử dụng hay vị trí địa lý. Tuy nhiên hệ thống này có ít nhiều ảnh hưởng bởi sự điều phối trung tâm (Hub/Switch), do đó thiết bị trung tâm hỏng sẽ làm ngưng trễ hệ thống. Do đặc điểm nổi bật như trên nên chúng ta chỉ tìm hiểu mô hình mạng Star và các giải pháp thi công, thiết kế... đều dựa trên mô hình này.

Tóm tắt:

Mạng máy tính là gì? Mạng máy tính là gồm hai hay nhiều máy tính kết nối lại với nhau. Dựa

trên kết nối này các máy tính có thể trao đổi thông tin cho nhau. Ứng dụng của mạng máy tính:

• Chia sẻ dữ liệu. • Tra cứu thông tin. • Chia sẻ các thiết bị ngoại vi, phần cứng và phần mềm. • Học từ xa qua mạng…

Phân loại mạng máy tính: Theo vị trí địa lý:

• LAN: dùng để kết nối các máy tính lại với nhau trong phạm vi hẹp, số lượng máy hạn chế…LAN thường được dùng trong các cơ quan, trường học…

Page 8: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Mạng Máy Tính

- 8 -

• WAN: dùng để kết nối các máy tính ở xa lại với nhau như các máy tính giữa các thành phố, các quốc gia hay các châu lục…

Theo như cầu sử dụng: • Peer to Peer: hay còn gọi là mạng ngang hàng, các máy trong mạng này kết nối lại với

nhau một cách bình đẳng và có vai trò như nhau. Không tồn tại một sự phân cấp nào, không một máy nào chịu sự chi phối của toàn bộ hệ thống.

• Client/Server: hay còn gọn là mạng Khách/Chủ, kiểu mạng này chủ yếu sử dụng cho các hệ thông lớn và có tính chất an toàn dữ liệu, vẹn toàn thông tin và số lượng máy tính lớn…

Các mô hình mạng: có nhiều mô hình mạng đã được sử dụng như Bus, Ring, Star… nhưng hiện nay mô hình dạng Star được sử dụng rộng rải và phổ biến.

Sau bài này các bạn có thể biết được mạng máy tính đang sử dụng trong một công ty, trường học hay phòng Internet – Games là loại mạng gì? LAN, WAN, Peer to Peer, Client/Server…và mô hình mạng được sử dụng là mô hình BUS hay STAR…

Page 9: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Mô Hình OSI Và TCP/IP

- 9 -

Bài 2: MÔ HÌNH OSI VÀ TCP/IP

Mục tiêu:

Giới thiệu các chuẩn mạng.

Khái niệm mô hình OSI, chức năng và nhiệm vụ chính của các tầng trong mô hình OSI.

Khái niệm giao thức TCP/IP, mô hình TCP/IP và chức năng của các tầng trong mô hình và ứng dụng của mô hình TCP/IP với mô hình mạng thông dụng.

Giới thiệu địa chỉ IPv4, phân lớp các địa chỉ IP, chia mạng con, cách sử dụng và thiết lập một mạng máy tính.

2.1. Các chuẩn mạng.

Chuẩn là nền tảng hay những điều kiện mà nhiều nhà sản xuất phải dựa vào để bảo đảm rằng những sản phẩm, thiết bị mà họ làm ra phải tương thích với nhau.

Trong kỹ thuật mạng máy tính cũng có rất nhiều chuẩn để đảm bảo các phần cứng, phần mềm, thiết bị luôn tương thích với nhau. Hiện nay có rất nhiều chuẩn như: ANSI (American National Standards Institute), ISDN (Integrated Sevices Digital Network), IEEE (Institute Electrical and Electronic Engineers), ISO (International Standards Organization) …

• ANSI (American National Standards Institute): là một tổ chức của hơn 1000 thành viên của nhiều quốc gia đã đưa ra chuẩn này cho nền kỹ thuật điện tử.

• ISO (International Standards Organization): là một tập hợp những tổ chức chuẩn của 130 quốc gia. Trụ sở chính đặt tại Geneve, Switzerland. Chuẩn này được áp dụng trong khoa học, kỹ thuật, kinh tế…

• ITU (International Telecommunication Union): ITU ra đời ở Paris 1865. Sau đó nó trở thành một phần của Liên Hợp Quốc vào năm 1947 và được đặt tại Geneve, Switzerland. Chuẩn này dùng trong Radio, TV và cơ sở hạ tầng của mạng. Trong máy tính chuẩn này được áp đặt trong 7 tầng của mạng và chúng ta biết đó là OSI model.

2.2. Mô hình OSI.

Tổ chức ISO – tổ chức tiêu chuẩn quốc tế đã đề ra một môi trường mở cho phép các mạng liên lạc với nhau thông qua giao thức truyền thông được chấp nhận trên toàn thế giới. Đó là mô hình OSI (Open System Interconnection). Mô hình gồm 7 tầng mà chúng ta còn gọi là 7 tầng OSI.

Page 10: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Mô Hình OSI Và TCP/IP

- 10 -

Hình 2.1: Minh hoạ mô hình OSI

Trong mô hình OSI có hai loại giao thức chính được áp dụng: giao thức có liên kết (connection - oriented) và giao thức không liên kết (connectionless).

Giao thức có liên kết: trước khi truyền dữ liệu hai tầng đồng mức cần thiết lập một liên kết logic và các gói tin được trao đổi thông qua liên kết này, việc có liên kết logic sẽ nâng cao độ an toàn trong truyền dữ liệu.

Giao thức không liên kết: trước khi truyền dữ liệu không thiết lập liên kết logic và mỗi gói tin được truyền độc lập với các gói tin trước hoặc sau nó. Như vậy với giao thức có liên kết, quá trình truyền thông phải gồm 3 giai đoạn phân biệt:

• Thiết lập liên kết (logic): Hai thực thể đồng mức ở hai hệ thống thương lượng với nhau về tập các tham số sẽ sử dụng trong giai đoạn sau (truyền dữ liệu). • Truyền dữ liệu: dữ liệu được truyền với các cơ chế kiểm soát và quản lý kèm theo (như kiểm soát lỗi, kiểm soát luồng dữ liệu, cắt hay hợp dữ liệu...) để tăng cường độ tin cậy và hiệu quả của việc truyền dữ liệu. • Hủy bỏ liên kết (logic): Giải phóng tài nguyên hệ thống đã được cấp phát cho liên kết để dùng cho liên kết khác. Đối với giao thức không liên kết thì chỉ có duy nhất một giai đoạn truyền dữ liệu mà thôi. Gói tin của giao thức: Gói tin (Packet) được hiểu như là một đơn vị thông tin dùng trong việc liên lạc, chuyển giao dữ liệu trong mạng máy tính. Những thông điệp (message) trao đổi giữa các máy tính trong mạng, được tạo dạng thành các gói tin ở máy nguồn và những gói tin này khi đến đích sẽ được kết hợp lại thành thông điệp ban đầu. Một gói tin có thể chứa đựng các yêu cầu phục vụ, các thông tin điều khiển và dữ liệu.

Hình 2.2: Minh hoạ phương thức giao tiếp của OSI

Page 11: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Mô Hình OSI Và TCP/IP

- 11 -

Chức năng hoặt động của các tầng OSI.

Physical Layer: là tầng thấp nhất trong 7 tầng của OSI. Tầng này bao gồm Cables, Connectors, Card mạng, Repeaters… Những giao thức (Protocols) tại tầng này sẽ được phát sinh và đảm nhận việc truyền và nhận tín hiệu.

Data link Layer: đây là tầng thứ hai của OSI, nó điều khiển việc giao tiếp giữa tầng Network và tầng Physical. Chức năng chính của tầng này là phân chia dữ liệu thành các frame riêng biệt nhận được từ tầng Network. Thiết bị nằm ở tầng này như là Switch… Frame là một gói thông tin (package), nó không chỉ mang dữ liệu mà còn chứa địa chỉ hay những những thông tin kiểm tra lỗi … Tầng này được phân chia thành hai Sub-layers: MAC (Media Access Control) và LLC (Logical Link Control).

Network Layer: chức năng chính của Network Layer là dịch địa chỉ mạng và quyết định chuyển dữ liệu từ phía máy gởi tới máy nhận như thế nào. Tầng Network xác định con đường tốt nhất từ máy A đến máy B ở một mạng khác nhờ vào bảng chỉ đường (routing).

Thiết bị nằm ở tầng này là Router được dùng để nối nhóm mạng lại với nhau.

Transport Layer: Tầng này bảo đảm dữ liệu được truyền từ máy A đến máy B một cách chính xác, an toàn. Đây cũng là tầng rất quan trọng trong OSI, vì nếu không có tầng này thì dữ liệu không thể xác định được đích đến. Những dịch vụ làm việc trên tầng này đó là TCP (Transmission Control Protocol) của TCP/IP protocol, SPX (Sequence Packet Exchange) của IPX/SPX protocol. Chức năng chủ yếu của tầng vận chuyển gồm :

• Làm trung gian, tạo giao diện quan hệ giữa những gì mà tầng mạng cung cấp với những yêu cầu truyền tải dữ liệu của người dùng. • Nhận dữ liệu từ tầng giao dịch, chia chúng ra thành các phần nhỏ nếu cần thiết, chuyển chúng cho tầng mạng và kiểm tra việc truyền tải sao cho không bỏ sót hoặc trùng lắp. • Thiết lập, duy trì và giải phóng các nối kết vận chuyển. • Tách biệt các tầng cao với các kỹ thuật của tầng mạng nhằm đảm bảo việc thay đổi các công nghệ trong tầng mạng sẽ không đòi phải thay đổi các phần mềm ở các tầng cao.

Sesssion Layer: tầng này chịu trách nhiệm thiết lập và duy trì kết nối giữa hai máy trên mạng. Tầng này cũng quyết định máy nào sẽ giao tiếp trước tiên và giao tiếp trong bao lâu thì chấm dứt. Đồng thời cũng chịu trách nhiệm quản lý các hội thoại (Dialogs) giữa hai máy. Ta có các dạng hội thoại sau:

• Simplex-dialog. • Half-duplex dialog. • Full-duplex dialog.

Presentation Layer: • Presentation layer đóng vai trò trung chuyển giữa Application và Network. • Đảm bảo thông tin của nơi nhận và nơi gởi có thể hiểu được nhau và có nhiệm vụ dịch thông tin ra thành những tiêu chuẩn chung. • Presentation cũng đảm nhận việc mã hoá và nén để dữ liệu được an toàn.

Application Layer: là tầng trên cùng của OSI Model. Nó chứa các ứng dụng như: FTP, WWW, SMTP…

Trong hệ thống mạng. Các thiết bị và cấu hình chủ yếu là từ tầng thứ 3 trở xuống. Nghĩa là chúng ta nghiên cứu về Network. Còn các tầng từ thứ 4 trở lên tầng 7 dành riêng cho những người lập trình hoặc phát triển hệ thống.

Page 12: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Mô Hình OSI Và TCP/IP

- 12 -

2.3. Giao thức TCP/IP.

Giới thiệu Giao thức (protocol) là các chuẩn, qui ước để trao đổi thông tin với nhau trong mạng. Các máy muốn truyền thông tin cho nhau phải có một qui tắc, chuẩn để hai máy hiểu nhau gọi là giao thức. TCP/IP (Transmisson Control Protocol/ Internet Protocol) là bộ giao thức cho phép kết nối các hệ thống mạng không đồng nhất lại với nhau. Ngày nay, TCP/IP được sử dụng rộng rãi trong các mạng cục bộ cũng như trên mạng Internet toàn cầu. TCP/IP được xem là giản lược của mô hình tham chiếu OSI với bốn tầng như sau:

• Tầng ứng dụng (Application Layer) • Tầng vận chuyển (Transport Layer) • Tầng Internet (Internet Layer) • Tầng Network Access (Network Access Layer)

Hình 2.3: So sánh mô hình OSI và TCP/IP

Chức năng của các tầng

Tầng Network Access. Đây là tầng thấp nhất của kiến trúc TCP/IP, nó bao gồm 2 tầng Physical và Data Link của cấu trúc OSI. Tầng này chịu trách nhiệm vận chuyển và thiết bị giao tiếp của hệ thống như thiết bị phần cứng, liên lết…

Tầng Internet. Tầng Internet hay còn gọi là tầng mạng, chịu trách nhiệm xử lý các gói tin trên mạng, các phương thức truyền tin. Đây là tầng quan trọng nhất trong cấu trúc TCP/IP như IP, ICMP…

Tầng Transport. Tầng vận chuyển phụ trách luồng dữ liệu giữa hai trạm thực hiện các ứng dụng của tầng trên. Tầng này có hai giao thức chính: TCP (Transmission Control Protocol) và UDP (User Datagram Protocol) TCP cung cấp một luồng dữ liệu tin cậy giữa hai trạm, nó sử dụng các cơ chế như chia nhỏ các gói tin của tầng trên thành các gói tin có kích thước thích hợp cho tầng mạng bên dưới, báo nhận gói tin, đặt hạn chế thời gian time - out để đảm bảo bên nhận biết được các gói tin đã gửi đi. Do tầng này đảm bảo tính tin cậy, tầng trên sẽ không cần quan tâm đến nữa. UDP cung cấp một dịch vụ đơn giản hơn cho tầng

Page 13: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Mô Hình OSI Và TCP/IP

- 13 -

ứng dụng. Nó chỉ gửi các gói dữ liệu từ trạm này tới trạm kia mà không đảm bảo các gói tin đến được tới đích. Các cơ chế đảm bảo độ tin cậy cần được thực hiện bởi tầng trên.

Tầng Application. Tầng ứng dụng là tầng trên cùng của mô hình TCP/IP bao gồm các tiến trình và các ứng dụng cung cấp cho người sử dụng để truy cập mạng. Có rất nhiều ứng dụng được cung cấp trong tầng này, mà phổ biến là: Telnet: sử dụng trong việc truy cập mạng từ xa, FTP (File Transfer Protocol): dịch vụ truyền tệp, Email: dịch vụ thư tín điện tử, WWW (World Wide Web).

Hình 2.4: Tiến trình gửi và nhận dữ liệu

Cũng tương tự như trong mô hình OSI, khi truyền dữ liệu, quá trình tiến hành từ tầng trên xuống tầng dưới, qua mỗi tầng dữ liệu được thêm vào một thông tin điều khiển được gọi là phần header. Khi nhận dữ liệu thì quá trình xảy ra ngược lại, dữ liệu được truyền từ tầng dưới lên và qua mỗi tầng thì phần header tương ứng được lấy đi và khi đến tầng trên cùng thì dữ liệu không còn phần header nữa.

• Trong tầng ứng dụng dữ liệu là các luồng được gọi là stream. • Trong tầng vận chuyển, đơn vị dữ liệu mà TCP gửi xuống tầng dưới gọi là TCP segment. • Trong tầng mạng, dữ liệu mà IP gửi tới tầng dưới được gọi là IP datagram. • Trong tầng liên kết, dữ liệu được truyền đi gọi là frame.

Page 14: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Mô Hình OSI Và TCP/IP

- 14 -

Hình 2.5: Bảng tương quan giữa OSI và TCP

2.4. Các hệ đếm thông dụng

Hệ nhị phân (Binary) thường dùng cho con người sử dụng. • Là hệ cơ số 2 • Gồm 2 chữ số 0 và 1 • Chữ số nhị phân gọi là bit (Binary digit) • Bit là đơn vị thông tin nhỏ nhất • Dùng n bit có thể biểu diễn 2n giá trị khác nhau • Ví dụ: 100101011110110(2) hay 100101011110110(B)

Hệ thập phân (Decimal) thường dùng cho máy tính sử dụng.

• Là hệ cơ số 10 • Gồm 10 chữ số 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9 • Dùng n bit có thể biểu diễn 10n giá trị khác nhau • Ví dụ: 19190(10) hay 19190(D)

Hệ thập lục phân (Hexadecimal) dùng để viết gọn số nhị

phân. • Là hệ cơ số 16 • Gồm 16 chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C, D ,E, F • Dùng để viết gọn cho số nhị phân, cứ một nhóm 4 bit

được biểu diễn bằng một số hexa • Ví dụ: 4AF6 (16) hay 4AF6 (H)

2.5. IP address và Subnetmask V4

IP Address. IP là giao thức đầu tiên của TCP/IP, mặc dù có từ Internet nhưng không có nghĩa là IP dùng trên Internet, tất cả các máy đều có thể dùng IP và hiểu nó một cách độc lập. Mỗi mạng có thể nhận và gởi thông tin liên lạc với nhau thông qua IP. Do đó IP trên mỗi Card Mạng là duy nhất.

Page 15: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Mô Hình OSI Và TCP/IP

- 15 -

Trong mô hình IP v.4. IP address sử dụng 32 bit nhị phân và chia thành 4 octets (mỗi Octet =8 bit) như sau:

IP address = Net ID + HostID (Địa chỉ IP = Địa chỉ mạng + Địa chỉ máy).

Các IP được ghi trong máy dưới dạng thập phân (decimal), nhưng đối với ngôn ngữ máy tính thì được chuyển qua hệ Nhị Phân (binary).

Ví dụ: Dotted Decimal Binary

207.21.32.12 11001111 00010101 00100000 00001100

Bảng các giá trị của mỗi bit trong một Octet như sau:

Trong IP Address phần NetID được chia thành các lớp như sau:

Lưu ý:

Không sử dụng tất cả các số 0 hay 1 để gán cho NetID và HostID Số 127 trong Net ID dành riêng cho địa chỉ Loopback và chuẩn đoán. Giá trị 255.255.255.255 là địa chỉ Boardcast. APIPA (Automatic Private IP Address)

169.254.X.X

Subnet Mask Đặc trưng của một IP Address là gồm 2 phần: NetID và HostID, khi chúng ta chia mạng ra thành các nhóm nhỏ, những nhóm nhỏ này gọi là Subnet. Mỗi Subnet (mạng nhỏ) có số máy nhiều hay ít tùy thuộc vào Subnet Mask, Tầng Internet sử dụng Subnet Mask để nhận biết IP Address là local hay Not_local.

Page 16: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Mô Hình OSI Và TCP/IP

- 16 -

Khi tầng Internet xác định IP Address của máy nhận không cùng mạng với IP Address của máy gởi, thì nó sẽ chuyển xuống Router (thông thường là Default Gateway)

Default Subnet Mask Microsoft qui định Subnet Mask mặc định, cũng như số máy được sử dụng trong Subnet Mask Default như sau:

Subnetting Trong nhiều trường hợp, ngoài 3 lớp địa chỉ mạng chuẩn TCP/IP còn cho phép phân nhỏ một mạng thành nhiều mạng con (subnet) phù hợp với các yêu cầu kiến trúc mạng trong thực tế. Kỹ thuật này được gọi là IP subnet bằng cách sử dụng một phần chiều dài của HostID để đánh số địa chỉ cho các mạng con. Việc định số lượng các bit được sử dụng để làm subnetID là hoàn toàn chủ ý và được ghi nhận bằng thông số Subnet Mask. Trong đó các bit tương ứng với NetID và SubnetID của Subnet Mask có giá trị là 1, phần còn lại tương ứng với giá trị HostID sẽ có giá trị là 0.

Page 17: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Mô Hình OSI Và TCP/IP

- 17 -

VD1: Bạn có địa chỉ 192.168.1.1 và Subnet Mask 255.255.255.0 theo mặc định.

Để chia thành 6 nhánh mạng con (subnet) và số Host trong mỗi subnet là 30. Vậy Subnet Mask bạn phải chia là bao nhiêu?

Giải thích:

Subnet mask mặc định:

255.255.255.0= 1111111.11111111.11111111.00000000

- Để chia thành 6 subnet thì bạn phải mượn 3 bit của HostID làm Subnet (vì 23-2=6) và 5 bit còn lại dành cho Host (25-2=30 Host)

-> Subnet Mask phải chia là:

255.255.255.224 = 11111111.11111111.11111111.11100000

VD2: Với 1 nhánh mạng thuộc lớp C như: 200.200.200.0/28 bạn có thể chia bao nhiêu Subnet và bao nhiêu Host trên một Subnet?

Giải thích:

/28 là 28 số bit 1 dành cho Subnet Mask

(11111111.11111111.11111111.11110000)

Vì địa chỉ thuộc lớp C nên chúng ta có 4 bit dành cho Subnet và 4 bit dành cho Host. Theo công thức tính NetID và HostID là 2n-2 ta có 14 (24-2=14) subnet và 14 (24-2=14) Host

VD3: Cho địa chỉ IP và subnet mask như sau:

IP address 192.168.100.168

Subnet mask 255.255.255.192

Tìm NetID, First IP, Last IP, Địa chỉ Broadcast

Giải thích:

NetID = IP address AND Subnet mask

Fist IP = NetID + 1

Last IP = Broadcast - 1

Địa chỉ Broadcast là tất cả các bit host đều là bit 1

Page 18: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Mô Hình OSI Và TCP/IP

- 18 -

Supernetting Là quá trình bớt số bits trong NetID để làm HostID bằng cách gom hai hay bốn… NetID lại với nhau để tăng số HostID, kỹ thuật này được gọi là SUPERNETTING. Supernetting đuợc dùng trong router bổ xung CIDR (Classless Interdomain Routing). CIDR biểu diễn không quan tâm đến địa chỉ IP thuộc lớp nào và nó đã khắc phục được vấn đề thiếu hụt địa chỉ và bảng định tuyến lớn.

VD: Một công ty có 3 phòng ban là: Phòng Kỹ Thuật gồm 150 PC, Phòng Kế Toán gồm 200 PC và Phòng Nghiên Cứu gồm 300 PC. Giám đốc cho bạn sử dụng các các địa chỉ mạng sau:

192.168.1.0/24 192.168.2.0/24 192.168.3.0/24 192.168.4.0/24

Bạn là admin của công ty, vậy bạn phải làm sao để đặt địa chỉ IP cho 3 phòng ban để các thành viên trong mỗi phòng có thể chia sẻ tài nguyên cho nhau.

Giải thích: Địa chỉ IP trong Class C với subnet mask mặc định 24 cho ta số Hosts tối đa trong mỗi Network là 28-2 = 254. Như vậy Phòng Kỹ Thuật và Phòng Kế Toán không bị trở ngại nào cả.Nhưng ta thấy Phòng Nghiên Cứu thì không đủ địa chỉ IP để cấp cho 300 PC. Nếu muốn đủ địa chỉ IP để cấp cho Phòng Nghiên Cứu thì phải mượn thêm các bit của phần NetID để làm HostID. Ta làm như sau:

1. Chuyển đổi các địa chỉ IP sang nhị phân

192.168.1.0 11000000.10101000.00000001.00000000 (1)

192.168.2.0 11000000.10101000.00000010.00000000 (2)

192.168.3.0 11000000.10101000.00000011.00000000 (3)

192.168.4.0 11000000.10101000.00000100.00000000 (4)

2. Nhận dạng network prefix:

Ta thấy 23 bit bên trái của (2) và (3) giống nhau. Nếu chúng ta thu Subnet Mask từ 24 bit xuống còn 23 bit cho (2) và (3) ta sẽ có một Supernet cung cấp đủ địa chỉ cho 300 PC của Phòng Nghiên Cứu. Địa chỉ IP của mỗi phòng ban là:

Phòng Kỹ Thuật: 192.168.1.0/24

Phòng Kế Toán: 192.168.4.0/24

Phòng Nghiên Cứu: 192.168.2.0/23

Bây giờ địa chỉ IP 192.168.3.0 trở thành một Host bình thường trong Supernet 192.168.2.0/23

2.6. Giới thiệu IP V6 (Internet Protocol version 6)

Trong cả hai hệ điều hành Windows Vista và Longhorn Server đều chạy hai giao thức IPv6 và IPv4, các giao thức này hiện nay đang được sử dụng rất rộng rãi. Tuy nhiên có một vài tính năng trong các hệ điều hành này sẽ không làm việc trừ khi IPv6 được sử dụng. Trong trường hợp đó chúng ta nên bắt đầu tìm hiểu thêm một chút về IPv6 xem chúng làm việc như thế nào.

Nếu đó không phải là một lý do đủ sức thuyết phục thì một lý do nữa là số lượng địa chỉ IPv4 có thể hoàn toàn cạn kiệt vào khoảng 2009. Chính vì vậy, chính phủ liên bang Mỹ dự kiến triển khai IPv6 đến tất

Page 19: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Mô Hình OSI Và TCP/IP

- 19 -

cả các mạng xương sống được hoàn thành vào năm 2008. Như vậy, giao thức IPv6 sẽ được sử dụng phổ biến trong một vài năm tới và chúng tôi viết loạt bài viết này như một cách nhằm giới thiệu cho các bạn về giao thức IPv6.

Không gian địa chỉ IPv6 • Việc chuyển sang sử dụng IPv6 là do ngày càng thiếu về số địa chỉ IP. Giao thức IPv6 này có

một không gian địa chỉ lớn hơn so với giao thức IPv4. • Giao thức IPv4 sử dụng một địa chỉ nguồn và địa chỉ đích là 32bit. Các địa chỉ này được biểu

diễn thành bốn phần. Một địa chỉ IPv4 điển hình có dạng như 192.168.0.1. • Tương phản với IPv4, địa chỉ IPv6 có chiều dài là 128bit. Điều đó cho phép có thể biểu diễn đến

3.4x1038 (340.000.000.000.000.000.000.000.000.000... địa chỉ. Có một vài sự khác nhau trong cách biểu diễn địa chỉ của IPv6. Một địa chỉ IPv6 thường được viết thành 8 nhóm, mỗi nhóm gồm có 4 số hex và mỗi nhóm được tách biệt với nhau bằng dấu “:”. Ví dụ như sau thể hiện điều này 2001:0f68:0000:0000:0000:0000:1986:69af.

• Bạn đang xem xét địa chỉ mẫu ở trên và nghĩ rằng việc đánh một địa chỉ IPv6 phải rất mất thời gian và công sức? Nhưng không phải như vậy, địa chỉ IPv6 chỉ có thể được viết vắn tắt bằng việc giảm thiểu các số 0. Có hai nguyên tắc phải tuân theo ở đây khi biểu diễn một địa chỉ IP. Đầu tiên, một dãy bốn số 0 liên tục có thể được thay thế bằng hai dấu “::”. Bằng cách đó địa chỉ IPv6 ở trên có thể được viết tắt như sau: 2001:0f68::0000:0000:0000:1986:69af.

• Trong ví dụ ở trên, chúng ta chỉ có thể ước lượng một khối các chữ số 0 bởi vì nguyên tắc này phát biểu rằng chỉ có một cặp “::” trong một địa chỉ. Rõ ràng, địa chỉ mà đang ví dụ ở trên vẫn còn rất nhiều chữ số cần phải đánh. Tuy nhiên, nguyên tắc thứ hai sẽ cho phép bạn thực hiện địa chỉ này ngắn hơn. Nguyên tắc thứ hai nói rằng, các số 0 trong một nhóm có thể được bỏ qua. Nếu một khối 4 số bắt đầu của nó là số 0 thì số 0 này có thể được lược bỏ bớt để lại là 3 số 0 trong khối. Nếu khối ba số đó cũng lại bắt đầu với một số 0 đứng đầu thì ta có thể tiếp tục loại bỏ. Và cứ như vậy đến khi gặp số khác 0 trong nhóm thì dừng. Trường hợp nếu 4 số trong nhóm đều là 0 thì số được giữ lại cuối cùng là một số 0. Nếu cứ nói mãi mà không biểu diễn trong ví dụ cụ thể để các bạn dễ theo dõi thì đó là một thiếu sót. Dưới đây là những gì mà chúng ta có thể áp dụng cả hai nguyên tắc đó cho địa chỉ ví dụ:

2001:0f68:0000:0000:0000:0000:1986:69a... 2001:f68:000:000:000:000:1986:69af 2001:f68:00:00:00:00:1986:69af 2001:f68:0:0:0:0:1986:69af 2001:f68::1986:69af

Lưu ý: trong mỗi dòng, đã lược bỏ bớt một số 0 trong mỗi nhóm. Khi mà các phần còn lại là các con số 0 chúng ta lại có thể áp dụng thay thế 4 số 0 liên tiếp bằng hai dấu “::”. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu bốn số 0 đi liền nhau mà thôi. Nếu không thỏa mãn điều kiện đó thì chúng ta phải để nguyên các số 0.

Ứng dụng mô hình TCP/IP với mô hình mạng thông dụng

Ví dụ như thiết lập mạng Workroup để các máy thấy nhau.

Các bước tiến hành:

1. Đặt tên Computer Name phải khác nhau.

2. Đặt tên Workgroup phải giống nhau.

3. Đặt địa chỉ IP phải cùng NetID (cùng lớp mạng).

4. Kiểm tra kết nối

Page 20: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Mô Hình OSI Và TCP/IP

- 20 -

Ví dụ: Để kết nối 2 máy tính PC1 và PC2 lại với nhau, thực hiện các bước như sau:

PC1

1 và 2: Right Click lên My Computer Chọn Properties Chọn Tab Computer name Click vào tab Change và đặt tên cho Computer Name là PC1 và Workgroup là Workgroup

Hình 2.6: Đổi tên Computer name và Workgroup

3: Đặt địa chỉ IP

Right Click vào biểu tượng My Network Places chọn Properties Right Click vào Local Area Connection chọn Properties

Hình C2.7: Properties card mạng

Page 21: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Mô Hình OSI Và TCP/IP

- 21 -

Ở tab General Chọn Internet Protocol (TCP/IP) chọn Properties chọn User the following IP address và nhập IP vào là 192.168.1.1 và Subnet Mask là 255.255.255.0

Hình 2.8: Đặt địa chỉ IP

PC2

Tương tự như PC1 nhưng đặt tên computer name là PC2 và địa chỉ IP là 192.168.1.2/24

4: Kiểm tra kết nối giữa 2 máy bằng cách dùng lệnh Ping

PC1:

Vào DOS gõ lệnh ping 192.168.1.2 nếu thấy dòng lệnh trả về như hình bên dưới là 2 máy đã kết nối thành công.

Hình 2.9: PC1 ping PC2

PC2 tương tự như PC1 nhưng ping 192.168.1.1

Page 22: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Mô Hình OSI Và TCP/IP

- 22 -

Để kiểm tra kết nối mạng có ổn định không? Ta ping IP với tham số -t

VD: ping 192.168.1.2 –t

Hình C2.10: PC1 Ping PC2 với tham số -t

Nếu kết quả Reply liên tục thì mạng xem như là ổn định, còn nếu vài dòng Reply có xen kẽ dòng Request time out thì xem như mạng hoạt động không ổn định.

Tóm lại: Trong ứng dụng này để 2 máy ping thấy nhau được là dựa vào giao thức TCP/IP, IP Address và 2 máy này phải cùng NetID. 2.7. Xử lý sự cố

Máy thông báo lỗi khi đặt địa chỉ IP

Hình 2.11: Thông báo trùng địa chỉ IP

Hoặc

Hình 2.12: Thông báo trùng địa chỉ IP

Nguyên nhân: trùng địa chỉ IP

Page 23: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Mô Hình OSI Và TCP/IP

- 23 -

Cách khắc phục: đổi lại địa chỉ IP khác cho phù hợp. Nếu được nên sử dụng dịch vụ DHCP để thuận tiện hơn trong việc cấu hình và tránh được những lỗi thông thường này.

Đặt trùng tên Computer Name, sẽ có thông báo “Duplicated Name…”.

Hình 2.13: Thông báo lỗi trùng tên Computer Name

Nguyên nhân: Lỗi này thông thường do sử dụng cùng một phiên bản Ghost và ghost cho nhiều máy hay đổi tên Computer Name bị trùng với máy tính khác trên mạng, lỗi này không ảnh hưởng nhiều đến việc truy cập các tài nguyên nhưng nó sẽ làm cho tốc độ truy cập chậm hơn.

Cách khắc phục: là đổi tên Computer Name thành tên khác.

Khi cấu hình máy tính nhận địa chỉ IP động và thành công nhưng khi kiểm tra lại thì địa chỉ IP có dạng như sau: 169.254.x.x hoặc có thông báo Limitted or no Connection

Nguyên nhân: là do máy tính không nhận được địa chỉ IP và lúc này trên máy tính từ Windows XP trở lên sẽ được đăng ký một địa chỉ có dạng trên để tạm làm việc.

Hình 2.14: Trạng thái kết nối của card mạng

Page 24: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Mô Hình OSI Và TCP/IP

- 24 -

Hình 2.15: Máy nhận IP tạm thời để làm việc

Cách khắc phục: có thể đặt địa chỉ IP bằng tay hoặc dùng lệnh để yêu cầu cung cấp lại địa chỉ IP bằng câu lệnh ipconfig /release và ipconfing /renew lại để có được địa chỉ IP như mong muốn hoặc có thể khởi động máy lại để khắc phục sự cố.

Làm biểu tượng kết nối xuất hiện trên Trayicon của Desktop bằng cách vào Network Connections, chọn card mạng muốn hiện biểu tượng kết nối, sau đó chọn Properties

Hình 2.16: Hiển thị biểu tượng kết nối trên Trayicon

Page 25: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Mô Hình OSI Và TCP/IP

- 25 -

Đánh dấu chọn Show icon in notification area when connected Bấm OK Quá trình làm xuất hiện biểu tượng kết nối mạng trên Trayicon đã hoàn thành.

Hình 2.17: Card mạng xuất hiện trên Trayicon

2.8. Bài tập tình huống Bài 1: Trung tâm CNTT iSPACE có 4 phòng, mỗi phòng có số lượng máy khác nhau: Phòng Kỹ Thuật có 40 PC, Phòng Hành Chánh có 60 PC, Phòng Đào Tạo có 25 PC, Phòng Thực Hành có 100 PC. Các anh/chị hãy chia Subnet Mask để phù hợp với yêu cầu và số lượng máy thực tế. Bài 2: Các anh/chị hãy chia Subnet Mask để có được khoảng 2 nhánh mạng con (subnet) và mỗi nhánh mạng con có khoảng 30 máy (Host).

Tóm tắt:

Chuẩn là gi? Chuẩn là nền tảng hay những điều kiện mà nhiều nhà sản xuất phải dụa vào đó để

bảo đảm rằng những sản phẩm, thiết bị mà họ làm ra phải tương thích nhau.

Mô hình OSI là gì? Mô hình OSI là mô hình hệ thống kết nối mở, là vì mô hình này giúp cho các nhà sản xuât dụa vào để làm ra những thiết bị, sản phẩm có thể giao tiếp được với nhau… Mô hình OSI gồm 7 tầng phân lớp, mỗi tầng có chức năng và nhiệm vụ riêng trên mạng nhưng chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Giao thức TCP/IP là gì? Là giao thức dùng để kết nối Internet và đồng thời để kết nối các máy tính trong mạng nội bộ lại với nhau. Giao thức TCP/IP gồm 4 tầng và tương ứng với 7 tầng trong mô hình OSI.

IP address là gì? IP address là dùng để định danh cho mỗi máy tính hay thiết bị trên mạng là duy nhất. Địa chỉ IPv4 được chia thành 5 lớp nhưng trong máy tính chỉ sử dụng 3 lớp là A, B, C.

Subnet Mask là gì? Trong địa chỉ IPv4 Subnet Mask số nhị phân 32 bit và luôn đi kèm với địa chỉ IP để xác định NetID (địa chỉ mạng) và (HostID) địa chỉ máy.

Bài học này cung cấp cho các bạn các kiến thức về các chuẩn mạng, mô hình OSI, TCP/IP, cách thức truyền tải thông tin trên mạng…Địa chỉ IP, Subnet Mask, Subnetting là gì? những địa chỉ IP nào được dùng để đặt cho mạng nội bộ (LAN), cách sử dụng và thiết lập địa chỉ IP cho phù hợp với kiến trúc mạng thực tế…

Page 26: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Kỹ Thuật Thi Công Mạng

- 26 -

Bài 3: KỸ THUẬT THI CÔNG MẠNG

Mục tiêu:

Giới thiệu công nghệ mạng LAN (Ethernet, Token Ring).

Môi trường truyền và các thiết bị phần cứng cần thiết cho một mạng máy tính truyền thông.

Giơi thiệu công nghệ mạng WAN (ADSL).

Mô hình mạng thông dụng cho các doanh nghiệp, trường học…

Xử lý sự cố thi công mạng.

Các bài tập tình huống

3.1. Công nghệ mạng LAN

Ethernet: dùng phương pháp truy xuất CSMA/CD (hay CSMA/CA). Sử dụng các loại dây như Coaxial cable hay Twisted pair và dùng Frame để truyền dữ liệu. Có thể sử dụng qui tắt 5-4-3 (5 Segments, 4 Repeaters, 3 Server per segment) khi có nhu cầu mở rộng mạng.

Hình 3.1: Mạng Ethernet

• CSMA/CD (Carrier Sense Multiple Access with Collision Detection) là phương pháp mà tại một thời điểm chỉ có một máy gởi tín hiệu. Tất cả mạng Ethernet không phụ thuộc vào tốc độ hay các loại frame khi dùng CSMA/CD.

• Thuật ngữ CS (Carrier Sense) chỉ sự dò tìm của các card mạng trong mạng và đợi đến khi chúng biết rằng không có máy nào đang truyền dữ liệu trước khi máy bắt đầu truyền dữ liệu.

• Thuật ngữ Multiple Access chỉ các máy kết nối mạng giám sát đường truyền tại cùng một thời điểm. Mọi máy đều có thể truyền dữ liệu khi nó biết rằng đường truyền đang trống. Giả sử cùng một thời điểm hai máy cùng xác định rằng đường truyền đang trống và cùng truyền dữ liệu thì sẽ xảy ra tình trạng xung đột (Collision) . Để giải quyết tình trạng xung đột, các máy sẽ chờ một khoảng thời gian để truyền dữ liệu trong lần truyền tiếp theo.

Token Ring: Token ring là một Network Transport Systems đầu tiên được phát triển bởi IBM vào những năm 80. 1990s Token Ring đã cạnh tranh mạnh mẽ với Ethernet để trở thành một kỹ thuật phổ biến nhất.

• Token Ring dùng phương pháp truy xuất Token Passing. Mỗi một máy được gọi là “Active Monitor” hoạt động như một máy điều khiển chính khi nhận được Token–Ring. Active monitor giám sát các Token và các frame, tìm ra các token bị mất, khắc phục lỗi. Không xảy ra tình trạng

Page 27: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Kỹ Thuật Thi Công Mạng

- 27 -

xung đột (Collision) và rất hiệu quả trong việc sử dụng băng thông (Bandwidth) đồng thời không bị hạn chế bởi chiều dài segment.

• Token Ring áp dụng chuẩn IEEE 802.5. Mạng Token Ring truyền dữ liệu với tốc độ 4 Mbps hoặc 16 Mbps thông qua UTP hay STP.

• Tất cả các kết nối của Token Ring đều phải thông qua một thiết bị gọi là MAU (Multistation Access Unit).

Hình 3.2: Mạng Token Ring

3.2. Thiết bị mạng và môi trường truyền

3.2.1. Các thiết bị mạng

NIC (Network Interface card)

Card mạng đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ thống mạng, kết nối từ máy tính với cáp mạng. Những NIC này được được gắn vào các khe mở rộng như ISA, PCI...

Hình 3.3: Card mạng Vai trò của Card mạng là:

• Chuẩn bị dữ liệu để truyền: biến đổi dữ liệu ở dạng thức mà máy tính hiểu được sang dạng thức truyền qua card mạng.

Page 28: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Kỹ Thuật Thi Công Mạng

- 28 -

• Gởi dữ liệu tới máy khác: gởi các cấu trúc dữ liệu, kích thước tới máy khác. • Kiểm soát dữ liệu: các NIC không tương thích nhiều tốc độ sẽ tìm hiểu dữ liệu tương thích với

cái tốc độ thấp để truyền. • Khi lựa chọn card mạng chúng ta phải lưu ý tới một số vấn đề như:

- Vừa vặn cấu trúc bên trong máy tính (kiến trúc Bus dữ liệu). - Tương thích hệ thống cáp đang sử dụng. - Tốc độ tương ứng với hệ thống mạng.

HUB

Hub là một thiết bị trung tâm để kết nối các máy tính lại với nhau trong mô hình mạng Star. Dữ liệu được truyền giữa các máy với nhau thông qua Hub.

Hình 3.4: Thiết bị Hub

Các thông số của Hub:

• Ports: các Hub có nhiều port có thể là 4, 8, 16… tuỳ loại • Uplink: là cổng dành riêng để kết nối với Hub khác, nhưng hiện nay các Hub cũng rất ít khi buld

cổng uplink, mà sử dụng luôn cổng thông thường trên Hub. • Trunking: là nối tốc độ cao, tương đương gom các đường có tốc độ thấp thành một đường có tốc

độ cao dùng để nối các thiết bị. • Tốc độ: 10/100/1000 là tốc độ truyền của Hub.

Phương thức hoạt động của Hub là các tín hiệu được lan truyền trên tất cả các ports. Do đó có “trễ” hơn switch và không “bảo mật”. Vì thế Hub ít phổ biến hơn Switch.

Switch

Là thiết bị mạng có nhiều cổng làm chức năng kết nối trạm làm việc với nhau trong một mạng LAN theo mô hình mạng Star theo cơ chế chuyển mạch.

Page 29: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Kỹ Thuật Thi Công Mạng

- 29 -

Hình 3.5: Switch và mô hình kết nối

Switch có chức năng giống như Hub nhưng có tốc độ tổng thể cao hơn nhiều do có thể định hướng được đường truyền. Switch dịch được địa chỉ MAC của thiết bị và truyền tín hiệu tới đúng thiết bị đó mà không “lan truyền” tín hiệu tới những thiết bị không gởi tới. Do đó Switch hoạt động ở tầng 2 của mô hình OSI. Switch có tất cả tính năng của Hub nhưng còn có một số tính năng khác như:

• Vlan: Virtual LAN là khái niệm mạng LAN ảo, nghĩa là có một mạng lan “luận lý” trong một mang LAN cục bộ bằng cách thiết lập bằng phần mềm chứ không phải phần cứng độc lập, điều này có khả năng bảo mật cao hơn và ít kém chi phí hơn.

• Stacking Ports: là các cổng để nối các Switch lại với nhau thành một Switch lớn. ví dụ: chúng ta có 2 Switch 24 ports, nếu chúng ta stacking lại với nhau thì chúng ta được 48 ports.

Hình 3.6: Mô hình kết nối 2 Switch

Như vậy tuỳ theo mô hình mạng tại doanh nghiệp mình mà chúng ta có thể lựa chọn các Switch cho phù hợp và giá thành hợp lý.

Router

Router là bộ định tuyến làm nhiệm vụ “chuyển tiếp” các gói thông tin từ một mạng LAN hoặc WAN sang một mạng khác. Router đọc các địa chỉ mạng của mỗi gói tin truyền qua để tìm đường đi tiếp theo của gói tin. Do đó Router hoạt động ở tầng Network trong mô hình OSI.

Hình 3.7: Thiết bị Router

Page 30: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Kỹ Thuật Thi Công Mạng

- 30 -

Các Router thường được dùng làm kết nối mạng LAN ở xa lại với nhau.

Hình 3.8: Mô hình kết nối mạng thông qua Router

Router thường có giá thành cao do có nhiều ưu điểm, tuy nhiên trên thị thường có loại Router ADSL rất phổ biến và giá thành hợp lý.

Hình 3.9: Router ADSL

3.2.2. Môi trường truyền và các vấn đề liên quan.

Cáp đồng trục.

Page 31: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Kỹ Thuật Thi Công Mạng

- 31 -

Cable đồng trục (Coaxial Cable) là loại cable có lõi đồng ở giữa và các màng lưới bọc xung quanh vừa có tác dụng dẫn tín hiệu và có tác dụng gia cường. Cable đồng trục thường được ứng dụng rộng rãi trong truyền hình (Cable TV).

Hình 3.10: Cáp đồng trục

Cable đồng trục có trở kháng khoảng 50-75 ohm có vỏ cứng bên ngoài và vỏ này làm bằng chất liệu đặc biệt chống cháy, do đó thường dùng để thi công ngoài trời và trở kháng tốt nên cable đồng trục truyền xa hơn cable xoắn đôi. Tuy nhiên cable đồng trục lại có tốc độ truyền thấp hơn cable xoắn đôi (khoảng 10Mb). Cách nối mạng bằng cable đồng trục như sau:

Hình 3.11: Mô hình 2 máy kết nối bằng cáp đồng trục

Để sử dụng cable đồng trục trong vấn đề kết nối mạng chúng ta cần phải có các thiết bị sau:

Page 32: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Kỹ Thuật Thi Công Mạng

- 32 -

Hình 3.12: Các thiết bị để kết nối mạng bằng cáp đồng trục

Giải pháp sử dụng cable đồng trục thường được ứng dụng trong việc nối các segment (phân đoạn) mạng lại với nhau. Ví dụ:

Hình 3.13: Mô hình kết nối 2 segment

Cáp Xoắn đôi.

Cable xoắn (Twisted Pair): Là cable có từng cặp dây đồng xoắn vào nhau làm giảm nhiễu điện từ gây ra.

Hình 3.14: Hình cáp xoắn đôi

Page 33: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Kỹ Thuật Thi Công Mạng

- 33 -

Cáp xoắn đôi có 2 loại:

• Shielded Twisted Pair (STP): là cable có vỏ bọc bằng kim loại chống nhiễu. cable này thường được dùng để thi công ngoài trời do có vỏ bọc kim loại bao quanh.

Hình 3.15: Hình cáp xoắn đôi STP

• Unshielded Twisted Pair (UTP): là cable không có vỏ bọc kim loại chống nhiễu bên ngoài. Cable này thường dùng phổ biến trong điện thoại và máy tính.

0 Hình 3.16: Hình cáp xoắn đôi UTP

Về cơ bản nó là những đôi cáp được xoắn thành từng cặp với nhau: đối với điện thoại ta sử dụng loại cáp xoắn đôi 1 cặp (điện thoại 2 dây) hoặc 2 cặp (điện thoại 4 dây), đối với mạng máy tính ta thường sử dụng loại cáp xoắn có 4 đôi (tuy nhiên về thực tế, các công nghệ mạng phổ biến hiện nay chỉ sử dụng có 2 đôi, còn 2 đôi dự phòng cho các công nghệ mạng tương lai). Cáp xoắn đôi có nhiều loại (có thể gọi là nhiều cấp độ, tiếng Anh gọi là Category hay viết tắt là CAT). Ta thường nghe nói "Cáp UTP CAT 5" là loại cáp UTP loại 5. Việc phân biệt loại cáp dựa vào các tiêu chuẩn sau: độ dẫn điện, độ dày (sợi cáp to hay nhỏ, nghĩa là đường kính sợi cáp), điện trở, khả năng hỗ trợ các tín hiệu truyền dẫn có tần số cao hay thấp... và các đặc tính vật lý khác. Ta có thể hiểu nôm na là thứ hạng của cáp càng cao thì cáp càng tốt. Ví dụ: cáp UTP Cat 1

Cat 3 thường được sử dụng là dây nối điện thoại do nhu cầu về độ chính xác và tần số hạn chế vừa đủ cho tín hiệu âm thanh (voice grade quality). Tuy nhiên đối với mạng máy tính, người ta đòi hỏi loại cáp từ UTP Cat 4 trở lên. Đối với mạng thông thường ở tốc độ 10/100Mbps (Ethernet và Fast ethernet) ta có thể sử dụng cáp UTP CAT 5, đối với mạng 1000Mbps (Gigabit ethernet) ta phải sử dụng cáp UTP CAT 5e (CAT 5enhanced - là một loại cáp tốt hơn CAT 5 một chút) hay UTP CAT 6 trở lên. Để sử dụng cáp UTP trong vấn đề thi công mạng, chúng ta phải có các thiết bị sau:

Page 34: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Kỹ Thuật Thi Công Mạng

- 34 -

Hình 3.17: Hình các thiết bị thi công mạng cáp xoắn đôi.

Cáp xoắn đôi có tốc độ truyền khá cao khoảng 1000mbs và khoảng cách là 100 met. Do đó cáp này thường ứng dụng rỗng rãi trong mạng LAN của các công ty.

Hình 3.18: Mô hình mạng LAN dùng cáp xoắn đôi

Cáp Quang.

Cáp quang (Fiber Optic) là một sợi thủy tinh trong suốt để truyền ánh sáng có điện trở không đáng kể. Cáp quang có khoảng cách truyền xa hơn rất nhiều so với cáp đồng do đó nó được chọn để nối các mạng lại với nhau ở vị trí địa lý rất xa. Cáp quang được bọc một lớp vỏ có tác dụng ngăn ánh sáng lọt ra ngoài. Các tín hiệu điện sẽ được chuyển qua tin hiệu ánh sáng, một diode sẽ bức xạ ánh sáng dọc theo chiều cáp, ở đầu kia có một bộ tách ánh sáng và chuyển đổi thành các tín hiệu điện để truyền qua cáp đồng.

Page 35: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Kỹ Thuật Thi Công Mạng

- 35 -

Hình 3.19: Cáp quang

Do có nhiều ưu điểm như truyền tín hiệu tốt, khoảng cách rất xa, dễ uốn cong… nên cáp quang thường dược chọn làm giải pháp nối các mạng lại với nhau như nhà xưởng, thành phố…

Hình 3.20: Mô hình kết nối giữa 2 tòa nhà bằng cáp quang

Tuy nhiên cáp quang có giá thành cao, kết nối phức tạp, bổ sung các trạm khó khăn.

3.2.3. Kỹ thuật bấm cáp UTP

Hướng dẫn

Chiều dài tối đa của một sợi cáp đã được quy định trong kiến trúc mạng cho từng loại cáp và chiều dài không phụ thuộc vào loại dây hay cách bấm dây.

Đối với cáp UTP thì chiều dài tối đa là 100m và tối thiểu là 0.5m tính từ HUB tới máy tính , còn từ máy tính tới máy tính là 2.5m.

Cáp UTP có 4 cặp sau:

• White/Orange – Orange (W/o – O; Trắng cam / Cam)

• White/Blue – Blue (W/b–B; Trắng xanh dương/ Xanh dương)

• Wihte/Green – Green (W/g - G; Trắng xanh lá / Xanh lá)

• White/Brown – Brown (W/br – Br; Trắng nâu / Nâu)

Bấm cáp Twist Pair theo 2 chuẩn sau: T568A và T568B.

Page 36: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Kỹ Thuật Thi Công Mạng

- 36 -

Hình 3.21: Các chuẩn bấm cáp

Có 2 kiểu bấm cáp: Straight Cable và Cross Cable

Straight Cable (cáp thẳng): dùng để nối PC -> HUB/SWITCH hay các thiết bị mạng khác có hỗ trợ.

Đối với kiểu Straight thì ở một đầu dây bạn sắp xếp thứ tự dây thế nào thì ở đầu dây còn lại phải đúng y như thế.

Vd: Đầu A bạn sắp thứ tự là:

1 2 3 4 5 6 7 8

W/o O W/g B W/b G W/br Br

Thì đầu B bạn cũng sắp như ở đầu A

Cross Cable (cáp chéo): dùng để nối trực tiếp PC PC, HUB HUB hay các thiết bị mạng cùng layer với nhau.

Kiểu này phải bấm đảo đầu dây tức là cặp TX (cặp truyền) ở đầu này sẽ trở thành RX (nhận) ở đầu kia.

Vd: Đầu 1 bạn sắp thứ tự là:

1 2 3 4 5 6 7 8

W/o O W/g B W/b G W/br Br

Thì đầu 2 bạn sẽ sắp thứ tự là:

3 6 1 4 5 2 7 8

W/g G W/o B W/b O W/br Br

Tức bạn sẽ đổi dây 1 3 và 2 6

Hay đầu 1 bạn bấm chuẩn A, còn đầu 2 bạn bấm chuẩn B

Dụng cụ:

• Cable UTP Cat 5

• Connector RJ45

• Kèm bấm Cable

• Đồng hồ test mạng

Page 37: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Kỹ Thuật Thi Công Mạng

- 37 -

3.2.4. Các phụ kiện

Cabinet

Cabinet là thùng chứa các thiết bị mạng gồm cả máy chủ, Switch, Patch panel… để tránh côn trùng, chống cháy, chống va đập… cho các thiết bị gắn trong Cabinet.

Hình 3.22: Cabinet

Các đặc tính cơ bản của Cabinet:

• Thiết kế theo từng Modul, từ những bộ phận nhỏ, có thể ráp lại với nhau. • Sản xuất từ thép, phủ sơn tĩnh điện và chống rỉ. • Đáy tủ phải có nắp trượt đưa cable vào để ngăn côn trùng và động vật nhỏ chui vào. • Nóc tủ trang bị quạt hút làm giảm nhiệt độ bên trong Cabinet. • Tương thích với Patch panel. • Kích thước đa dạng: 15U, 20U, 27U, 36U, 42U…

Hình 3.23: Minh hoạ sơ đồ ráp Cabinet.

Một số linh kiện thường đi kèm theo Cabinet.

• Rackmount: Các giá đỡ của thiết bị hoặc các thiết bị có thể gắn vào Cabinet như Switch, Rack Server…

Page 38: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Kỹ Thuật Thi Công Mạng

- 38 -

Hình 3.24: Minh hoạ Rackmount

• Patch Panel: là thiết bị đấu dây cáp, một đầu đấu dây cáp, đầu kia gắn dây vào Switch.

Hình3.25: Minh hoạ Front and Rear Pacth Panel

Hình 3.26: Minh hoạ Rear Panel and Cable Installer

Page 39: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Kỹ Thuật Thi Công Mạng

- 39 -

Hình 3.27: Minh hoạ Patch Panel and Tools

3.3. Công nghệ mạng WAN

MODEM VÀ ADSL

Nội dung:

Giới thiệu công nghệ ADSL. Các ứng dụng của ADSL. Cấu hình Modem ADSL.

Hình 3.28: Mô hình kết nối ADSL

3.3.1. Giới thiệu ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line)

ADSL là công nghệ thuê bao bất đối xứng. Gọi là bất đối xứng vì có sự không cân bằng giữa tốc độ Download và tốc độ Upload (xem hình bên dưới).

Page 40: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Kỹ Thuật Thi Công Mạng

- 40 -

Hình 3.29: Tốc độ Download và Upload

ADSL là công nghệ tận dụng hạ tầng có sẵn đó là đường dây điện thoại, việc gọi điện thoại thông thường chỉ sử dụng một khoảng không gian nhỏ trên dây điện thoại, khoảng không gian còn lại bỏ trống. ADSL tận dụng khoảng trống của không gian này cho việc truyền tải dữ liệu trên Internet. Do đó, chúng ta có thể sử dụng đồng thời Internet qua ADSL và sử dụng điện thoại; với dạng Dial-up thì không thể làm được do Dial-up sử dụng khoảng không gian dành cho điện thoại để kết nối Internet.

Hình 3.30: Tần số hoạt động của ADSL

Ghi chú: POTS là khoảng tần số dùng cho việc gọi điện thoại.

Do khoảng không gian dành cho việc sử dụng ADSL (hay công nghệ xDSL nói chung) là khá lớn nên có tốc độ cao hơn nhiều so với tốc độ của Dial-up, tốc độ chênh lệch có thể lên đến hàng trăm lần.

ADSL được tính chi phí dựa trên lưu lượng sử dụng Internet bao gồm cả việc Download và Upload dữ liệu trên mạng, không tính phí dựa trên thời gian như Dial-up.

Tốc độ của ADSL phụ thuộc vào công nghệ và khoảng cách từ Modem đến các trạm phân phối (DSLAM). Khoảng cách càng xa thì tốc độ của ADSL càng chậm. Khoảng cách tối đa là khoảng 5km.

Bảng so sánh dưới đây mô tả sự khác biệt của ADSL và Dial-up.

ADSL Dial-up

Tốc độ cao hơn nhiều so với Dial-up, tốc độ có thể đạt đến 2Mbps thậm chí có thể lên tới 9Mbps

Tốc độ thấp khoảng 56-64kbps, gần đây có thể lên tới 128kbps

Sử dụng Internet và điện thoại đồng thời Không thể sử dụng Internet và điện thoại đồng thời

Cách tính phí dựa trên lưu lượng sử dụng Cách tính phí dựa trên thời gian.

Hình 3.31: Bảng so sánh ADSL và Dial-up

Page 41: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Kỹ Thuật Thi Công Mạng

- 41 -

3.3.2. Các ứng dụng dựa trên ADSL.

Do tốc độ cao đồng thời tính phí dựa trên lưu lượng sử dụng nên ADSL được sử dụng rộng rãi phục vụ cho rất nhiều mục đích khác nhau đó là:

• Phục vụ cho việc gọi điện thoại trên Internet. • Các nhu cầu giải trí trên Internet như: xem phim chất lượng cao, nghe nhạc online… • Tận dụng ưu thế là chi phí dựa trên lưu lượng sử dụng nên giải quyết được bài toán nâng cao hiệu

suất mạng, tiết kiệm chi phí. Lúc trước khi muốn sử dụng Internet phải ở trong thời gian quy định do đó dễ dẫn tới tình trạng quá tải do có quá nhiều người sử dụng Internet cùng một lúc.

• Quản trị mạng từ xa hay thiết lập hệ thống mạng với các chi nhánh. • Phục vụ cho quá trình học tập, nhất là việc học trực tuyến qua mạng.

3.3.3. Mô hình thiết lập mạng với ADSL.

Giới thiệu:

ADSL sử dụng trên đường dây điện thoại do đó để đảm bảo tín hiệu truyền tải không bị nhiễu khi sử dụng đồng thời Internet và điện thoại phải sử dụng bộ lọc (Filter/Splitter), bộ lọc này được đặt trước điện thoại.

Hình 3.32:Thiết bị Splitter

Modem ADSL là thiết bị cần có để kết nối với Internet. Modem ADSL hiện nay có 2 dạng kết nối với máy tính phổ biến đó là dạng kết nối qua cổng USB và qua RJ45. Nếu kết nối với máy tính qua cổng RJ45 thì yêu cầu máy phải có card mạng. Ngoài ra hiện nay trên thị trường cũng có loại card gắn trong cho Modem ADSL, tuy nhiên không phổ biến bằng 2 dạng kết nối trên.

Hình 3.33: Hình ảnh Modem ADSL

Ghi chú: nếu kết nối ADSL qua cổng USB thì bắt buộc phải cài đặt Driver, còn RJ45 thì không cần cài đặt Driver.

Cách gắn Modem ADSL vào máy tính:

Page 42: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Kỹ Thuật Thi Công Mạng

- 42 -

Hình 3.34: Cách gắn Modem ADSL vào máy tính

Đây là mô hình mạng và hoạt động của ADSL:

Hình 3.35: Mô hình mạng và hoạt động của ADSL

3.3.4. Cấu hình Modem ADSL

Khác với Hub/Swtich khi mua về là có thể sử dụng được ngay, còn Modem ADSL thì bắt buộc phải cấu hình để có thể kết nối với Internet.

Để thiết lập mạng ADSL cần có:

• Thuê bao đường truyền ADSL: (sẽ có username và password của nhà cung cấp dịch vụ.) • Modem ADSL: có địa chỉ IP modem, username và password của modem ADSL (đọc sách hướng

dẫn)

Hoặc cũng có thể tham khảo bảng sau để biết thêm.

Page 43: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Kỹ Thuật Thi Công Mạng

- 43 -

Tên Modem Địa chỉ IP

modem

User name

modem Password modem

Speedtouch 500/530/536/516

10.0.0.138 Bạn tự đặt

Bạn tự đặt

Aztech 10.0.0.2 Admin Bỏ trống

Zoom X3-X4-X5

10.0.0.2 Admin zoomadsl

Cnet/GVC/Micronet

10.0.0.2 Admin epicrouter

Linkpro 192.168.8.1 Admin Bỏ trống

SMC 192.168.1.1 Admin Barricade

Ovislink 192.168.1.254 Admin Ovislink

Đa số các loại khác User Password

Hình 3.36: Bảng tham khảo IP, Username/Password

Chúng ta tiến hành theo các bước sau:

• Tìm IP của Modem ADSL và User name/Password (Tài liệu hướng dẫn sử dụng kèm theo Modem ADSL).

• Cấu hình các thông số của nhà cung cấp dịch vụ đưa cho bạn (thông thường có trên bảng hợp đồng).

• Lưu lại các cấu hình

Thực hiện:

1. Tìm IP của Modem ADSL và User name/Password

(Tài liệu hướng dẫn sử dụng kèm theo Modem ADSL)

VD: IP Modem ADSL là 192.168.1.1/24 thì ta phải đặt IP của máy tính cùng lớp mạng với Modem ví dụ là 192.168.1.2/24 sau đó ping để kiểm tra máy tính thấy Modem ADSL chưa? Nếu thấy sẽ Reply như hình sau

Page 44: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Kỹ Thuật Thi Công Mạng

- 44 -

Hình 3.37: Ping địa chỉ IP của modem

Hoặc Modem ADSL đã bật sẵn tính năng DHCP thì nó sẽ tự cấp địa chỉ IP cho máy tính. Để tìm địa chỉ đó, ta vào Start | Run gõ cmd và Enter sau đó gõ lệnh ipconfig /all

Ghi chú: máy cấu hình modem ADSL và các máy Clients nên đặt ở chế độ nhận IP tự động.

Hình 3.38: Tìm địa chỉ IP của Modem

2. Sau khi tìm ra địa chỉ của ADSL Modem, để truy cập vào Modem ta mở Internet Explorer và gõ vào địa chỉ IP của Modem ADSL và Enter.

Hình 3.39: Internet Explorer

3. Một ô hộp thoại sẽ mở ra đòi hỏi phải nhập vào Username và Password (có thể tìm trong sách hướng dẫn khi mua Modem để có Username và Password truy cập).

Page 45: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Kỹ Thuật Thi Công Mạng

- 45 -

Hình 3.40: Nhập Username và Password

Lúc này, chúng ta đã vào tới trang Web cấu Hình của Modem ADSL. Tùy theo từng loại Modem và Series mà giao diện cấu hình sẽ khác nhau. Tuy nhiên chúng ta chỉ tìm và cần cấu hình một vài thông số tương tự như ở bước sau là có thể kết nối được với Internet.

4. Cấu hình các thông số của nhà cung cấp dịch vụ

• Cấu hình dạng đóng gói dữ liệu trên mạng (Encapsulation) ở Việt Nam đều sử dụng PPPoE LLC.

• Cấu hình VPI – VCI: cặp số này do nhà cung cấp dịch vụ cấp, ở TP.HCM VPI – VCI của các nhà cung cấp là:

VPI VCI

FPT, NetNam 0 33

VNN, Viettel… 8 35

Hình 3.41: Bảng thông số VPI/VCI

• Cấu hình DNS: đây là địa chỉ IP của DNS Server của nhà cung cấp dịch vụ

DNS

FPT VNN Viettel NetNam

210.245.31.130

210.245.31.131

203.162.4.190

203.162.4.191

203.113.131.1

203.113.131.2

203.162.6.70

203.162.6.71

Hình 3.42: Bảng địa chỉ DNS của các nhà cung cấp.

• Cấu hình Username và Password dùng để truy cập Internet. Chú ý: Username và Password này do nhà cung cấp dịch vụ ADSL cấp, nó khác với Username và Password để truy cập cấu hình thiết bị.

• Save and reboot

Dưới đây là các hình ảnh của quá trình cấu hình thiết bị.

Page 46: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Kỹ Thuật Thi Công Mạng

- 46 -

Hình 3.43: Cấu hình VPI – VCI, Connection Type (Encapsulation) và Username - Password

Hình 3.44: Cấu hình địa chỉ DNS Server của nhà cung cấp dịch vụ

Ghi chú:

Để nâng cao khả năng bảo mật ta có thể cấu hình chỉnh sửa lại Password để chỉnh sửa cấu hình Modem. Mặt khác còn có thể cấu hình lại dịch vụ

Trên Modem còn có một số dịch vụ khác như Port Forwarding, NAT, Virtual Server … các bạn có thể tìm các tài liệu liên quan trên mạng hoặc trong nhà sách để nghiên cứu thêm.

Nếu muốn cấu hình lại Modem ADSL mà quên mất Password để truy cập vào trang cấu hình Modem (đã đổi Password của thiết bị), có thể ấn nút Reset phía sau máy và chờ khoảng 30 giây, lúc đó Modem ADSL trở về như lúc mới mua. Có thể quan sát hình dưới đây:

Page 47: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Kỹ Thuật Thi Công Mạng

- 47 -

Hình 3.45: Reset modem

3.3.5. Giới thiệu về Modem Cable (dùng cho truyền hình cáp).

Hình 3.46: Mô hình ADSL - truyền hình cáp

Truyền Hình Cable sử dụng dạng Cable tương tự như cáp đồng trục, nó dùng chuẩn là RG-59. Modem Cable bao gồm ít nhất một cổng giao tiếp RG-59 và một cổng giao tiếp với máy tính là RJ45. Truyền Hình Cable sử dụng dãy tần số từ 50MHz – 860MHz.

Truyền Hình Cable cũng có thể vừa xem TV vừa sử dụng Internet và nguyên tắc hoạt động cũng tương tự như của Modem ADSL đó là tận dụng những “kênh” (channel) không sử dụng (do chúng ta chỉ sử dụng 1 số kênh để xem TV, những kênh còn lại bỏ trống) để kết nối với Internet.

Việc cấu hình Modem Cable đối với người sử dụng (End-user) là quá phức tạp, do đó các file cấu hình Modem Cable được các nhà cung cấp cấu hình sẵn và đặt trên Server của mình. Mỗi khi Modem Cable hoạt động sẽ tự động download các file cấu hình và sử dụng những cấu hình đó để kết nối với Internet. File cấu hình này bao gồm các thông số như tốc độ download, upload (gói dịch vụ Internet chọn lựa khi đăng ký), các thông số cấu hình cao cấp như QoS – chất lượng dịch vụ (chất lượng dịch vụ), các tần số các kênh phát sóng… Do đó khi sử dụng Modem Cable đôi khi chúng ta có thể cắm điện và sử dụng như Hub/Switch.

3.4. Mô hình mạng thông dụng

Mô hình dạng Sao (Star Topology).

• Mạng Star là mô hình mà các máy khi kết nối với nhau thông qua một thiết bị trung tâm gọi là Hub/Switch. Thiết bị trung tâm có nhiệm vụ điều phối tất cả các hoạt động của Clients trong mạng.

• Các máy tính trong mạng đều có quyền “bình đẳng” như nhau, tín hiệu được truyền tứ máy này sang máy khác thông qua Hub/Switch để đến các máy khác trong mạng.

Page 48: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Kỹ Thuật Thi Công Mạng

- 48 -

Hình 3.47: Minh hoạ mô hình Star

Đây là giải pháp tốt nhất và thịnh hành nhất, do có các đặc điểm nổi bật nên chúng ta chỉ tìm hiểu mô hình mạng Star và các giải pháp thi công, thiết kế... đều dựa trên mô hình này.

Ưu điểm :

• Mạng hình sao có thể được mở rộng tuỳ theo nhu cầu của công ty.

• Nếu có bất kì máy Client nào trong hệ thống mạng bị đứt thì hệ thống mạng này vẫn hoạt động bình thường ( trừ node trung tâm).

• Tốc độ truyền nhanh và truyền được ngẫu nhiên.

• Dễ dàng thiết kế và thi công.

• Khắc phục sự cố nhanh chóng.

Bên cạnh những ưu điểm mạng Star còn có các khuyết điểm:

• Khi node trung tâm bị sự cố thì toàn hệ thống mạng sẽ bị ngưng trệ

• Khoảng cách từ node client đến các node trung tâm rất hạn chế chỉ khoảng 100m

3.5. Xử lý sự cố

Hai máy tính không thể giao tiếp với nhau:

Sử dụng lệnh ping để kiểm tra hai máy tính có kết nối được với nhau và nhận được các thông báo trả về:

1. Request timed out (như trong hình)

Page 49: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Kỹ Thuật Thi Công Mạng

- 49 -

Hình 3.48: Kiểm tra kết nối bằng lệnh Ping

Nguyên nhân thứ 1: thông báo trên trong câu lệnh ping, đó là địa chỉ IP của máy tính (192.168.241.200) không có trên mạng hoặc máy đã tắt, cáp mạng gắn với máy bị lỏng hoặc không gắn.

Cách khắc phục: kiểm tra lại để chắc rằng địa chỉ IP đó là hiện hữu trên mạng, kiểm tra lại dây cáp mạng.

Hình 3.49: Mô tả sau khi đã kiểm tra địa chỉ IP

Nguyên nhân thứ 2: Nếu trường hợp máy vẫn có trên mạng, dây cáp mạng vẫn hoạt động tốt mà vẫn xuất hiện thông báo Request time out ta nên tiến hành kiểm tra lại xem các máy có sử dụng Firewall hay không, đối với Windows XP SP2 phần Firewall thường mở sẵn trên máy.

Cách khắc phục: tắt Firewall.

Vào Properties của Card mạng: chọn Tab Advanced

Hình 3.50: Cài đặt Firewall

Chọn Setting và đặt Firewall ở chế độ Off

Page 50: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Kỹ Thuật Thi Công Mạng

- 50 -

Hình 3.51: Turn Off Firewall

2. Destination host Unreachable:

Hình 3.52: Kiểm tra kết nối bằng lệnh Ping

Nguyên nhân: thông báo trên là do địa chỉ IP của hai máy tính có địa chỉ mạng (NetID) khác nhau.

Cách khắc phục: đổi địa chỉ IP lại cho phù hợp tức là cùng một địa chỉ mạng, tuy nhiên nếu không được phép đổi lại địa chỉ IP thì cần kiểm tra lại Default Gateway của máy.

Máy tính không thể kết nối được Internet

Nguyên nhân thứ 1: Trường hợp chỉ có một số ít các máy không kết nối được Internet và các máy tính đều có thể giao tiếp với nhau trong mạng, nguyên nhân có thể là do chưa khai báo Default Gateway, DNS trong phần khai báo địa chỉ IP.

Cách khắc phục: Kiểm tra lại các thông số trong phần Default Gateway, DNS.

Page 51: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Kỹ Thuật Thi Công Mạng

- 51 -

Hình 3.53: Nhập IP, Default Gateway và DNS

Nguyên nhân thứ 2: Nếu tất cả các máy đều không thể sử dụng Internet, nguyên nhân gây ra phần lớn là do Modem ADSL.

Cách khắc phục: phải đảm bảo rằng Modem ADSL đang sử dụng phải phù hợp với nhà cung cấp. Hiện nay, đa phần các nhà cung cấp ADSL đều sử dụng ADSL 2+, nếu Modem chỉ hỗ trợ ADSL thông thường hoặc mua khoảng năm 2004 về trước thì nên đổi Modem hoặc liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ.

Nguyên nhân thứ hai là do khai báo các thông số trên Modem không đúng và cần kiểm tra lại các khai báo đó bao gồm Username và Password dùng để kết nối Internet do nhà cung cấp dịch cụ cấp, các thông số VPI/VCI, DNS cần phải kiểm tra lại cho phù hợp.

Nguyên nhân thứ 3: Modem/router quá nóng, không thể truy cập các trang web

Hình 3.54: Trình duyệt Web IE

Page 52: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Kỹ Thuật Thi Công Mạng

- 52 -

Cách khắc phục: Modem/router lỗi thường xuyên làm mất kết nối mạng, trong trường hợp này, tắt nguồn, khởi động lại Modem/Router sau 30 giây có thể giải quyết vấn đề.

Kế tiếp, kiểm tra cáp mạng và xem thông báo lỗi (bằng đèn hiển thị trạng thái) của modem/router ADSL hay thiết bị Hub/Switch. Nếu gặp lỗi, hãy rút cáp mạng, tắt máy tính và khởi động lại.

Vẫn không có tác dụng thì hãy thử “làm mới” kết nối mạng. Trong Win XP, chọn Start Run, gõ lệnh “cmd” (với Vista, gõ “cmd” trong khung Search) rồi bấm OK. Sau đó gõ lệnh:

ipconfig /release

ipconfig /renew

ipconfig /all

trong cửa sổ cmd vừa xuất hiện. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện tương tự bằng cách nhấn phải chuột trên biểu tượng kết nối ở khay hệ thống, chọn Repair. Tuy nhiên, thường thì lệnh “ipconfig /renew” tỏ ra hiệu quả hơn.

Nếu việc khởi động lại và các thao tác tiếp theo không có tác dụng thì nên thay Modem/Router mới.

Nguyên nhân thứ 4: nếu các thao tác trên không có tác dụng, có thể là do tín hiệu đường truyền bị sự cố.

Cách khắc phục: cần liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ (ISP) để được hỗ trợ.

Những vấn đề liên quan đến việc chia sẻ tài nguyên

Muốn sử dụng dịch vụ chia sẻ file và Printer ta cần phải có 2 dịch vụ như trong hình:

Hình 3.55: Dịch vụ chia sẻ file

1. Thông báo network location cannot be reached

Hình 3.56: Thông báo lỗi

Nguyên nhân và cách khắc phục: tương tự như của phần thông báo Destination Host Unreachable

Page 53: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Kỹ Thuật Thi Công Mạng

- 53 -

2. Không thể truy cập các tài nguyên trên mạng:

Nguyên nhân: có thể do Firewall đã chặn dịch vụ này

Cách khắc phục: chỉ cần mở dịch vụ này trên Firewall.

Hình 3.57: Firewall ngăn chặn dịch vụ

3. Khi truy cập các tài nguyên chia sẻ trên mạng, nhận được thông báo như sau:

Hình 3.58: Thông báo lỗi truy xuất tài nguyên

Page 54: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Kỹ Thuật Thi Công Mạng

- 54 -

Nguyên nhân: do tài khoản Guest đã được thiết lập password hoặc Guest tài khoản Guest bị vô hiệu hóa như trong hình sau:

Hình 3.59: User Guest bị Disable

Cách khắc phục: Enable tài khoản Guest và bỏ password của tài khoản Guest.

Hình 3.60: Enable User Guest

Bỏ dấu chọn Account is disabled

Hình 3.61: Thiết lập Password cho Guest

Thiết lập Password trống cho tài khoản Guest

Chọn Set Password và ấn Enter khi hiện ra bảng thông báo yêu cầu điền Password mới vào.

Page 55: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Kỹ Thuật Thi Công Mạng

- 55 -

3.6. Bài tập tình huống

Bài 1: Giả sử có một đại lý Internet-Games công cộng có số lượng máy tính là 50PC và được bố trí trong 2 phòng (lầu 1 và lầu 2). Theo anh/chị để thiết kế và thi công mạng cho đại lý internet công cộng này thì cần chuẩn bị gì, số lượng bao nhiêu và chi phí tối thiểu là bao nhiêu để có thể thiết lập được phòng internet này? (Mô tả chi tiết như: sơ đồ kết nối, thiết bị phần cứng, môi trường truyền dẫn, chi phí … )

Bài 2: Trung tâm CNTT iSPACE cần thiết kế mạng cho 3 phòng học (phòng thứ I có 20PC, phòng thứ II có 30PC, phòng thứ III có 50PC) để phục vụ cho nhu cầu học mạng và truy cập Internet. Theo anh/chị để thi công mạng cho trung tâm iSPACE thì cần chuẩn bị gì, số lượng bao nhiêu và chi phí tối thiểu là bao nhiêu để có thể thiết lập được mạng cho 3 phòng học? (Mô tả chi tiết như: sơ đồ kết nối, thiết bị phần cứng, môi trường truyền dẫn, chi phí … )

Tóm tắt:

Công nghệ mạng LAN: gồm có 2 kỹ thuật truyền tải chính là Ethernet và Token Ring.

Môi trường truyền:

Coaxial cable (cáp đồng trục): là loại cable có lõi đồng ở giữa và các màng lưới bọc xung quanh vừa có tác dụng dẫn tín hiệu vừa chống nhiễu. Cáp đồng trục gồm 2 loại là Thinnet và Thicknet. Cable đồng trục thường được ứng dụng rộng rãi trong truyền hình (Cable TV). Twisted Pair (cáp xoắn đôi): là cable có từng cặp dây đồng xoắn vào nhau làm giảm nhiễu điện từ gây ra. Cáp xoắn đôi gồm 2 loại là UTP và STP. Fiber Optic (cáp quang): là cáp bao gồm một dây dẫn trung tâm (là một hoặc một bó sợi thủy tinh hoặc plastic) có khả năng truyền dẫn tín hiệu quang. Nó được bọc một lớp áo có tác dụng phản xạ ánh sáng để tránh suy giảm tín hiệu. Ngoài cùng là một lớp vỏ plastic để bảo vệ cáp. Cáp có thể có hai loại: Single mode (một đường dẫn quang), Multi mode (nhiều đường dẫn quang).

Các thiết bị phần cứng cho một mạng máy tính truyền thông: NIC, Hub, Switch, Router, Modem ADSL,…

Công nghệ mạng WAN: gồm nhiêu công nghệ khác nhau như Dial-Up, Lease Line, xDXL… nhưng trong phần này chúng tôi chỉ đề cập đến công nghệ ADSL vì công nghệ này đang được sử dụng rộng rải và có rất nhiều ứng dụng phục vụ cho nhu cầu của con người ngày càng cao.

Mô hình mạng thông dụng hiện nay: là mô hình kết nối dạng sao (Star) vì mô hình Star có các ưu điểm về tốc độ, khả năng khắc phục sự cố dễ dàng…

Bài Kỹ Thuật Thi Công Mạng là phần trọng tâm của quyển sách này, nó cung cấp cho các bạn khá nhiều kiến thức về kỹ thuật thi công mạng cho doanh nghiệp như công nghệ mạng LAN, WAN, môi trường truyền và các thiết bị mạng... Đồng thời cũng cung cấp cho các ban các kỹ năng lựa chọn các thiết bị phần cứng, mô hình mạng, biết được nguyên nhân và cách khắc phục các lỗi thường xảy ra khi thi công…

Page 56: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Mạng LAN Không Dây – Wireless LAN

- 56 -

Bài 4: MẠNG LAN KHÔNG DÂY – WIRELESS LAN

Mục tiêu:

Giới thiệu mạng LAN không dây (WLAN)

Ưu/Khuyết điểm của Wireless so với mạng có dây

Các chuẩn của Wireless

Các thiết bị để cấu hình một mạng WLAN và các cơ chế bảo mật.

Mô hình WLAN thông dụng

Triển khai WLAN

Xử lý sự cố thường gặp và một số bài tập tình huống.

4.1. Giới thiệu

Hiện nay mạng Wireless đã và đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, hàng loạt địa điểm truy cập Wireless miễn phí ở Việt Nam xuất hiện dưới dạng các quán cafe wi-fi, một số trường đại học và các công ty, xí nghiệp cũng sử dụng Wireless. Vậy Wireless có những đặc điểm gì mà mọi người lại sử dụng rộng rãi đến như vậy? Wireless có ưu điểm gì nổi trội so với mạng có dây truyền thống?

Wireless có những ưu điểm nổi bật sau:

• Không tốn kém chi phí cho việc sử dụng cáp để kết nối các máy tính lại với nhau. • Linh động, dễ di chuyển. • Wireless được sử dụng ở những nơi có tính chất tạm thời. • Thẩm mỹ. • Nâng cao hình ảnh và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. • …

Khuyết điểm của Wireless: Bên cạnh những ưu điểm, Wireless cũng có những nhược điểm của riêng mình. Điểm nổi bật đầu tiên là tốc độ truyền tải chậm khoảng 54Mb (thông dụng hiện nay) so với 100Mb của mạng LAN truyền thống, độ ổn định không cao (sóng chập chờn) và cuối cùng đó là khả năng bảo mật của Wireless không cao.

Tóm lại: Wireless thường được sử dụng cho những nơi có tính chất di động, đa phần mang tính tạm thời.

Các khái niệm và thuật ngữ. Wireless là mạng vô tuyến được truyền dẫn trong không gian thông qua các trạm thu/phát và tuân theo những qui tắt, qui ước nào đó. Wireless – không dây – đối với mạng LAN thường được viết là WLAN, viết như vậy là do có nhiều kiểu dạng kết nối không dây và để phân biệt, hiện nay có một số dạng kết nối không dây như PC với các thiết bị không dây khác như máy in thông qua cổng hồng ngoại, các thiết bị di động kết nối với nhau thông qua Wi-fi… Ở đây chúng ta thống nhất với nhau khi nói đến Wireless chúng ta hiểu là WLAN. Wireless được tổ chức quốc tế công nhận và theo chuẩn 802.11. Trước khi chúng ta đi vào các chuẩn chúng ta xem xét qua một số thuật ngữ được dùng trong Wireless:

• RF (Radio Frequence): Tần số sóng điện từ của Wireless • Channel: kênh

Page 57: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Mạng LAN Không Dây – Wireless LAN

- 57 -

• Spread Spectrum: trải phổ • SSID (Service Set Indentification): tên dùng để phát sóng và phân biệt với các thiết bị phát sóng

khác. • Cell: vùng phủ sóng tách biệt không dây. • Noise: những tín hiệu làm nhiễu sóng khi truyền. • Roaming: kỹ thuật giữ kết nối với trung tâm

4.2. Công nghệ không dây - WLAN

Các chuẩn của Wireless

• Chuẩn 802.11a: hoạt động trên tần số 5GHz, tốc độ truyền tải 54Mb nhưng không xuyên qua được vật cản, vùng phủ sóng từ 30 – 70 m. Hiện nay dạng chuẩn này rất ít được sử dụng.

• Chuẩn 802.11b: hoạt động trên tần số 2.4GHz, tốc độ truyền tải với tốc độ thấp hơn 802.11a đạt tốc độ là 11Mb, vùng phủ sóng từ 100 – 300m. Hai chuẩn 802.11a và 802.11b không tương thích với nhau.

• Chuẩn 802.11g: hoạt động trên tần số 2.4GHz, tốc độ truyền tải 54Mb, tương thích với chuẩn 802.11b. Dạng chuẩn 802.11g được dùng rất phổ biến hiện nay.

• Chuẩn 802.11n: hoạt động trên tần số 2.4GHz và 5GHz, tốc độ truyền tải có thể lên đến 540Mb, tương thích với chuẩn 802.11a, 802.11b, 802.11g. Dạng chuẩn 802.11n mới xuất hiện gần đây.

Các thiết bị

Sau đây là các thiết bị của Wireless đang được dùng phổ biến

• Card mạng (Wireless Card) Một số dạng Card Wireless sử dụng hiện nay như: card PCI, USB, PCMCIA

Hình 4.1: Hình card wireless

• Các dạng Access Point - Access Point phát sóng theo 1 hướng

Page 58: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Mạng LAN Không Dây – Wireless LAN

- 58 -

Hình 4.2: Access Point phát sóng theo 1 hướng

- Access Point phát sóng theo bán kính hình cầu

Hình 4.3: Access Point phát sóng theo hình cầu

Bảo mật WLAN Do vùng phủ sóng của Wireless là hình cầu và đôi khi vượt quá mức cho phép kết nối, do đó những người trong khu vực này đều có thể sử dụng được mạng Wireless, chính vì những l í do đó, người dùng cá nhân và trong các công ty, xí nghiệp không muốn người khác sử dụng Wireless của mình để truy cập mạng đồng thời bảo mật những thông tin. Cách hạn chế người khác truy cập vào mạng của mình đó là bật tính năng bảo mật dùng các key để truy cập mạng. Hầu hết các Wireless đều có tính năng bảo mật đơn giản này, và được cung cấp theo mô tả sau:

• WEP Key 64bit – 128bit: hiện sử dụng phổ biến • WPA – PSK ( PRE – Share key) • WPA V2 ( RADIUS): hiện tại ở Việt Nam rất ít nơi sử dụng vì vấn đề chi phí và tính phức tạp.

Page 59: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Mạng LAN Không Dây – Wireless LAN

- 59 -

Để nhận ra sự khác biệt giữa một mạng Wireless không bảo mật và Wireless có tính năng bảo mật là hình ảnh chiếc khóa bên cạnh như hình bên dưới và dòng chữ Security Enable.

Hình 4.4: Phân biệt Wireless bảo mật và không bảo mật

Ghi chú: FTP Telecom, links ys, LinksysMyNest, 802.11g-AP là những SSID dùng để phân biệt tên các Access Point phát sóng. 2 hình ảnh cuối cho biết hình thức bảo mật của Wireless là dạng WEP (LinksysMyNest) và dạng WPA (802.11g-AP)

Mô hình mạng Wireless với tính năng bảo mật:

Hình 4.5: Mô hình Wireless bảo mật

4.3. Mô hình thông dụng WLAN

Infrastructure Topology: là mô hình thông dụng hiện nay, bao gồm một Access Point đóng vai trò thu/phát tín hiệu, về nguyên tắc nó đóng vai trò tương tự như Hub trên mạng LAN truyền thống. Access Point là điểm tập trung nhận các tín hiệu sóng, đồng thời chuyển phát các tín hiệu sóng tới các máy cần nhận.

Page 60: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Mạng LAN Không Dây – Wireless LAN

- 60 -

Yêu cầu thiết bị: Máy tính (PC hay Laptop), Access Point và card wireless

Hình 4.6: Mô hình Infrastructure

Mô hình trên thực tế sử dụng:

Hình 4.7: Mô hình thực tế sử dụng

Ghi chú: Internet Modem hiện nay thông thường là các Modem ADSL, tuy nhiên hiện nay trên thị trường đã có dạng Modem ADSL tích hợp sẵn tính năng Wireless trên thiết bị, lúc đó mô hình chỉ còn Internet Modem.

Page 61: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Mạng LAN Không Dây – Wireless LAN

- 61 -

4.4. Triển khai WLAN

1. Gắn Cable vào Wireless như mô tả trong hình sau:

Hình 4.8: Gắn cáp vào Wireless Access Point

Tùy vào từng thiết bị, nhà sản xuất mà việc cấu hình có khác nhau về mặt giao diện (thông thường cấu hình thông qua dạng Web). Tuy nhiên, tất cả đều có một số điểm chung để cấu hình Wireless. 2. Cấu hình Access Point

Tìm IP của Access Point và kết nối với Access Point để cấu hình (Tài liệu hướng dẫn sử dụng kèm theo Wriless Access Point). Khi có được địa chỉ chúng ta mở trình duyệt Web và gõ địa chỉ vào (VD IP là: 192.168.1.1)

Hình 4.9: Internet Explorer

3. Một ô hộp thoại sẽ mở ra đòi hỏi phải nhập vào Username và Password (có thể tìm trong sách hướng dẫn khi mua Wireless Access Point để có Username và Password truy cập)

Hình 4.10: Nhập Username và Password

Page 62: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Mạng LAN Không Dây – Wireless LAN

- 62 -

• Lúc này, chúng ta đã vào tới trang Web cấu hình của Wireless Access Point. Tùy theo từng loại Wireless Access Point và Series mà giao diện cấu hình sẽ khác nhau.

• Đặt tên cho SSID để phân biệt với các Wireless phát sóng khác • Cấu hình DHCP và địa chỉ trên truy cập cấu hình Access Point • Cấu hình các thiết lập hạn chế cho DHCP nếu có.

Hình 4.11: Cấu hình DHCP cho Access Point

Một số Router cho phép hạn chế số lượng Users có thể truy cập vào Access Point để đảm bảo tốc độ truyền tải và khả năng đáp ứng của mạng. (Tính năng này một số thiết bị khác không có).

Hình 4.12: Cấu hình DHCP

Page 63: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Mạng LAN Không Dây – Wireless LAN

- 63 -

4. Với các máy Clients • Cài đặt Driver cho Card Wireless (nếu chưa cài đặt). • Mở tính năng Wireless bằng cách vào Network Connection Chọn Card Wireless Chọn

Properties trong Card mạng Wireless. Một bảng tương tự như sau sẽ xuất hiện:

Hình 4.13: Properties card mạng

• Chọn View Wireless Network để có được hình ảnh như hình tương tự như hình ảnh của phần bảo mật mạng, và chọn Wireless nào đó để kết nối (nhấn Connect ở phía dưới).

• Cài đặt tính năng bảo mật WEP cho Access Point, thông thường tính năng này nằm trong phần Security và chỉ cần Enable tính năng WEP key. Sau đó nhập các Key để kiểm chứng khi kết nối với Wireless

• Chọn tên SSID, và nhấn Connect; có thể phải nhập thêm sharekey nếu đó là kết nối có tính bảo mật. Cuối cùng biểu tượng kết nối sẽ có dạng tương tự như sau:

Hình 4.14: Biểu tượng kết nối xuất hiện

Page 64: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Mạng LAN Không Dây – Wireless LAN

- 64 -

4.5. Xử lý sự cố

Wireless Client không truy cập được Wireless AP

Nguyên nhân thứ 1: các Wireless Client không nhập đúng Key khi kết nối (Wireless AP có tính năng bảo mật).

Cách khắc phục: có thể nhờ Admin kiểm tra lại Key rồi nhập lại.

Nguyên nhân thứ 2: Wireless Client ở khoảng cách xa Wireless AP nên không nhận được sóng.

Cách khắc phục: tìm vị trí nhận được sóng từ Wireless AP

Nguyên nhân thứ 3: do thiết bị wireless có chất lượng kém.

Cách khắc phục: có thể làm tươi bằng cách kích hoạt tiện ích của Wireless Client khi cài đặt driver cùng lúc kết nối với Wireless AP. Tốt nhất là nên thay thế thiết bị wireless có chất lượng tốt hơn.

Các nguyên nhân khác

1. Các Wireless Client không nhìn thấy nhau

Nguyên nhân: các Wireles Client chư đặt địa chỉ IP hay Wireless AP không cấp địa chỉ IP động và card mạng chưa tăt Firewall…

Cách khắc phục: đặt địa chỉ IP cho các Wireless Client cho phù hợp hay cấu hình Wireless AP cung cấp địa chỉ IP động và tắt Firewall card mạng…

2. Các Wireless Client không truy cập được Internet

Nguyên nhân thứ 1: có thể chưa thuê bao Internet hay chưa kết nối mạng giữa modem với Wireless AP

Cách khắc phục: thuê bao đường truyền Internet, Modem và cấu hình modem rồi kết nối Modem với Wireless AP.

Nguyên nhân thứ 2: có thể địa chỉ IP không cùng mạng, không đúng DNS hay đặt sai Default Gateway…

Cách khắc phục: chỉnh sửa lại các thông số trên.

Nguyên nhân thứ 3: có thể đường thuê bao Internet gặp sự cố.

Cách khắc phục: cần liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ (ISP) để được hỗ trợ.

4.6. Bài tập tình huống

Bài 1: Một công ty đang sử dụng mạng Wireless để các nhân viên truy cập Internet. Tuy nhiên các máy tính trước đây truy cập được internet nhưng bây giờ thì không còn truy cập internet được nữa. Theo các bạn thì có các nguyên nhân nào có thể xảy ra và hướng giải quyết ra sao?

Bài 2: Khu vực phủ sóng của Wireless (xem 2 hình bên dưới để chọn lựa vị trí đặt thiết bị cho phù hợp)

Page 65: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Mạng LAN Không Dây – Wireless LAN

- 65 -

Hình 4.15: Chọn lựa vị trí chọn lựa cho Access Point

Theo bạn nên chọn vị trí nào để đặt thiết bị Wireless Access Point? Các thiết bị wireless có khả năng đi xuyên qua các vật cản và chất liệu của vật cản.

Tóm tắt:

Wireless là gì? Wireless là mạng vô tuyến được truyền dẫn trong không gian thông qua các trạm

thu/phát và tuân theo những qui tắc, qui ước nào đó.

Các chuẩn của Wireless:

802.11a: hoạt động ở tầng số 5 GHz, tốc độ truyền 54 Mbps, không xuyên vật cảng.

802.11b: hoạt động ở tầng số 2.4 GHz, tốc độ truyền 11 Mbps, xuyên vật cảng và không tương thích với chuẩn 802.11a.

802.11g: hoạt động ở tầng số 2.4 GHz, tốc độ truyền 54 Mbps, xuyên vật cảng và tương thích với chuẩn 802.11b.

Các thiết bị để cấu hình một mạng WLAN gồm: Wireless Card và Wireless Access Point.

Bảo mật Wireless LAN: là không muốn người khác sử dụng Wireless của mình để truy cập vào mạng. Cách hạn chế người khác truy cập vào mạng của mình đó là bật tính năng bảo mật dùng các key để truy cập mạng. Hầu hết các Wireless đều có tính năng bảo mật như: WEP Key, WPA – PSK (PRE – Share key), WPA V2 ( RADIUS).

Triển khai WLAN: để triển khai mạng LAN không dây có thể thực hiện theo các bước sau: B1: Gắn cáp vào Wireless Access Point và tìm địa chỉ IP B2: Cấu hình Wireless Access Point B3: Cấu hình Wireless Client

Sự ra đời của mạng WLAN cùng với những tính nǎng ưu việt của nó đã làm thay đổi đáng kể phương thức truyền dẫn của các mạng LAN truyền thống. WLAN đã được xác nhận và chấp nhận không chỉ trong phạm vi các doanh nghiệp mà còn ở các thị trường truy nhập tại nhà, truy nhập công cộng… Vì những ưu điểm đó nên trong bài này chúng tôi đã cung cấp cho các bạn các khái niệm, các thuật ngữ trong Wireless, các công nghệ, mô hình mạng và cách triển khai một mạng WLAN an toàn khi sử dụng. Bên cạnh đó còn cung cấp cho các bạn một số các kỹ thuật xử lý lỗi khi sự cố trong quá trình thi công.

Page 66: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 66 -

Bài 5: TỔNG QUAN VỀ MÁY CHỦ CHUYÊN DỤNG

Mục tiêu:

Giới thiệu máy chủ chuyên dụng (Server Tower, Server Rack).

Giới thiệu Server IBM, HP/Compaq.

Các thành phần của máy chủ chuyên dụng (MAINBOARD, CPU, RAM, HDD…).

Các hệ thống sao lưu.

Giải pháp máy chủ cho doanh nghiệp.

Các bài tập tình huống

5.1. Giới thiệu

Máy chủ (servers) hay còn gọi là máy dịch vụ là các máy cấu hình cao, có dung lượng lưu trữ lớn để phục vụ các nhu cầu lớn như chia sẽ tập tin, web hosting, database…do tính năng ưu việt như khả năng mở rộng về thiết bị, khả năng chịu lỗi cao, khả năng dự phòng… đều rất tốt.

Hiện nay hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều chú trọng tới vấn đề dữ liệu, tính đa dụng của máy in, tính nhất quán số liệu của kế toán… do đó các doanh nghiệp thường trang bị cho mình một hay nhiều hệ thống máy chủ có khả năng đáp ứng các nhu cầu trên. Các nhân viên quản trị mạng cần phải hiểu rõ về hệ thống máy chủ như cấu hình, thiết bị, tương thích và đặc biệt là các giải pháp về hệ thống máy chủ nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho các doanh nghiệp và cho chính “ Thương hiệu” của chính mình. Những giải pháp máy chủ sau đây sẽ cho chúng ta có một cái nhìn tổng quát về các thiết bị, các chuẩn máy chủ và tính đúng đắn khi lựa chọn cho mình một hệ thống server.

Server Tower và Rack

Hiện nay trên thị trường có nhiều dạng máy chủ, nhưng tuỳ theo mô hình của từng doanh nghiệp, tính chất hoạt động của doanh nghiệp đó mà các quản trị mạng phải lựa chọn cho những sever phù hợp. Có rất nhiều loại máy chủ trên thị trường, nhưng chúng ta có thể phân ra làm 2 loại: máy chủ kiểu Tower và máy chủ kiểu Rack.

Máy chủ kiểu Tower

Máy chủ kiểu Tower có hình dạng như một cái tháp, nghĩa là nó cao, lớn và đứng giống như máy desktop mà chúng ta thường sử dụng (xem hình dưới).

Hình 4.1: Máy chủ kiểu Tower

Page 67: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 67 -

Tuy nhiên server dạng này có những giới hạn nhất định như quá lớn khi lắp đặt nhiều server và nối chúng lại với nhau, do đó chúng ta có thể chuyển đổi (convert) qua server kiểu rack. Muốn chuyển qua thì chúng ta phải chọn server nào có Chassis (tương tự thùng case) là Pedestal.

Máy chủ Kiểu Rack

Đây là kiểu server nằm ngang (rack), dẹp, có chiều ngang lớn và thường được gắn vào Cabinet.

Hình 4.3: Máy chủ Kiểu Rack

Hình 4.4: Máy chủ Kiểu Rack

Có nhiều loại server rack là loại 1U, 2U 3U … (1U=2,75Inch= 44,45mm)

Hình 4.5: Rack 1U

Page 68: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 68 -

Hình 4.6: Rack 2U

Server Rack có giá thành cao hơn nhiều so với Tower vì các thiết bị được thiết kế nhỏ hơn, mong manh hơn và khi sử dụng hệ thống này thì nên kèm theo Cabinet. Tuy nhiên khi sử dụng có Cabinet thì khi thao tác chúng ta phải kéo server ra ngoài để thao tác kiểm tra hoặc sửa chữa do đó sẽ kéo theo cáp nguồn, cáp mạng… ra theo và có thể sút các mối dây, vì thế chúng ta nên sử dụng thiết bị Cable Management Arms.

Hình 4.7: Cable Management Arms

Server IBM, HP/Compaq

Trên thế giới có rất nhiều hãng sản xuất máy chủ. Nhưng những hãng máy chủ có trên thị trường Việt Nam có thể kể đến IBM, HP, Compaq, Dell … Riêng Intel thì chỉ sản xuất linh kiện cung cấp cho các hãng khác. Nhưng hiện nay Intel còn cung cấp các máy chủ phục vụ cho các khách hàng đầu cuối.

IBM

IBM có thể nói là nhà sản xuất máy chủ hàng đầu trên thế giới, họ thành công bởi các dòng máy cao cấp như Mainframe, superserver và các dòng máy trung bình. Đa số các dòng máy của IBM có màu đen tuyền và mạnh mẽ.

HP/Compaq.

HP và Compaq là những nhà sản xuất máy tính hàng đầu trên thế giới. Vào năm 2002 thì họ sát nhập với nhau thành công ty HP/Compaq. Do đó thương hiệu máy tính PC, Laptop và máy chủ vẫn còn những thương hiệu riêng.

Page 69: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 69 -

5.2. Đặc trưng máy chủ

Mainboard và ChipSet

Hầu hết tất cả các server tại thị trường Việt Nam đều sử dụng CPU và Chipset của Intel. Do vậy chúng ta chỉ tìm hiểu các dòng chipset của Intel sử dụng cho server. Có rất nhiều loại chipset theo từng đời server, nhưng chúng ta chỉ tìm hiểu Các dòng máy chủ thông dụng và mới theo lộ trình sản phẩm Intel đưa ra.

S5000 series Chipsets

S5000P S5000X S5000V

For performance and volume server platforms

For performance and volume workstation platforms For value platforms

3 PCI Express* x8 links (each configurable as two x4 links)

1PCI Express x8 link (configurable as two x4 links) and 1 configurable x16 link for graphics support

1 PCI Express x8 link (configurable as two x4 links)

Dual branch quad-channel DDR2 FBDIMM 533MHz and 667MHz technology

Single branch, dual-channel DDR2 FBDIMM 533MHz and 667MHz technology

Supports dual independent buses for dual-processor applications

667/1066/1333 MHz system bus speed

Point-to-point connection for Intel 6321 ESB I/O Controller Hub at 2 GB/s and Intel 6700PXH 64-bit PCI hub.

Hình 4.19: Mainboard và ChipSet

Intel® Server Board S5000PSL

Hình 4.120: Intel® Server Board S5000PSL

Page 70: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 70 -

S5000PSLSATA S5000PSLSAS S5000PSLROMB

Chipset S5000P + Intel® 6321ESB I/O Controller Hub

CPU Support Dual-Core Intel® Xeon® Processor 5000 sequence (667/1066/1333MHz FSB)

Memory 8 FB-DIMMs (32GB Max) Quad-Channel memory architecture, Support for memory mirroring1 and sparing1

PCI Slots 1PCI Express* x8, Two PCI Express* x4, 1 PCI-X 64bit100/133, 1PCI-X 64/100

Ethernet Intel® 82563EB Network connection (Dual Port)

Storage 6 SATA ports (3Gb/s) 2 SATA ports (3Gbs)

4 SAS ports

6 SATA ports (3Gb/s)

8 SAS ports via ROMB card

Video Integrated ATI* ES1000 16MB SDRAM

Management Integrated Server Management (Intel® 6321ESB I/O Controller Hub) support for Intel® System Management Software 1.0 and Intel® Remote Management Module slot support

One Internal USB

YES

Light Guided Diagnostics

YES

Chassis SC5400 Base/BRP/LX and SC5299DP/BRP

Hình 4.21: Intel® Server Board S5000VSA

Page 71: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 71 -

Hình 4.22: Intel® Server Board S5000VSA

S5000VSA SKU

S5000VSA4DIMM

S5000VSASATA S5000VSASAS S5000VSASCSI

Chipset S5000V + Intel® 6321ESB I/O Controller Hub

CPU Support

Dual-Core Intel® Xeon® Processor 5000 sequence (667/1066/1333MHz FSB)

Memory

4 FB-DIMMs (8GB Max) Dual-Channel memory architecture, Support for memory Support for memory mirroring1 and sparing1

8 FB-DIMMs (16GB Max) Dual-Channel memory architecture, Support for memory Support for memory mirroring1 and sparing1

PCI Slots 2 PCI Express* x4, One PCI-X 64/100, 1 PCI-X 64/133, 1 PCI 32/33

Ethernet Intel® 82563EB Network connection (Dual Port)

S5000VSA4DIMM S5000VSASATA S5000VSASAS S5000VSASCSI

Page 72: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 72 -

Storage 6 SATA (3GB/s) 6 SATA (3GB/s)

2 SATA (3GB/s)

Four SAS

6 SATA (3GB/s)

Add-on SCSI card

Video Integrated ATI* ES1000 16MB SDRAM

Management

Integrated Server Management (Intel® 6321ESB I/O Controller Hub) support for Intel® System Management Software 1.0

One Internal USB

NO YES

Light Guided Diagnostics

NO YES

Chassis SC5299DP SC5299DP/BRP

Hình 4.23: S5000VSA SKU

Intel® Workstation Board S5000XVN

Hình 4.24:Intel® Workstation Board S5000XVN

Page 73: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 73 -

S5000XVN SKU

S5000XVNSATA S5000XVNSAS

Chipset S5000X + Intel® 6321ESB I/O Controller Hub

CPU Support Dual-Core Intel® Xeon® Processor 5000 sequence (667/1066/1333MHz FSB)

Memory 8 FB-DIMMs (32GB Max) Quad-Channel memory architecture, Support for memory mirroring1 and sparing1

PCI Slots 1 PCI Express* x16, 2 PCI Express* x4, 2 PCI-X 64/133

Ethernet Intel® 82563EB Network connection (Dual Port)

Storage 6 SATA ports (3Gb/s) 2 SATA ports (3Gbs)

4 SAS ports

S5000XVNSATA S5000XVNSAS

Video Integrated ATI* ES1000 16MB SDRAM

Management Integrated Server Management (Intel® 6321ESB I/O Controller Hub) support for Intel® System Management Software 1.0

One internal USB

YES

Light Guided Diagnostics

YES

Chassis SC5400Base / SC5299WS

Hình 4.25: S5000XVN SKU

Page 74: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 74 -

Intel® Server Board S5000PAL

Hình 4.26: Intel® Server Board S5000PAL

S5000PAL SKU

S5000PAL

Chipset S5000P + Intel® 6321ESB I/O Controller Hub

CPU Support Core Intel® Xeon® Processor 5000 sequence (667/1066/1333MHz FSB)

Memory 8 FB-DIMMs (32GB Max) Quad-Channel memory architecture, Support for memory mirroring1 and sparing1

PCI Slots Chassis Dependent

Ethernet Intel® 82563EB Network connection (Dual Port)

S5000PAL

Storage 6 SATA (3GB/s)

Video Integrated ATI* ES1000 16MB SDRAM

Management Integrated Server Management (Intel® 6321ESB I/O Controller Hub) support for Intel® System Management Software 1.0 and Intel® Remote Management Module slot support

One internal USB YES

Light Guided Diagnostics

YES

Page 75: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 75 -

Chassis SR1500, SR1550, SR2500

Hình 4.27: S5000PAL SKU

S5000PAL Integrated SKU

SR1500 SATA SR1500SAS

SR2500 BRP- SATA

SR2500 LX- SAS/ROMB

SR1550 SATA

SR1550 SAS/ROMB

Order Code

SR1500AL

SR1500ALSAS

SR2500ALBRP

SR2500ALLX

SR1550AL

SR1550ALSAS

Hot-swap hard drives support

3x 3.5” 5 + 1 optional – 3.5” 6 + 2 optional – 2.5”

Hard drive interfaces supported

SATA

(or add-in SAS)

SATA or SAS

SATA

(or add-in SAS)

SATA or SAS

SATA

(or add-in SAS)

SATA or SAS

Storage controller

SATA 4 x SAS SATA 6 x SAS (optional ROMB)

SATA

8 x SAS

(optional ROMB)

SR1500SATA

SR1500SAS SR2500 BRP- SATA

SR2500 LX- SAS/ROMB

SR1550 SATA

SR1550 SAS/ROMB

Optical / Tape drive bay(s)

1 slim optical 1 slim optical plus tape option 1 slim optical

Power 600W 750W 1+0 650W 1+0

Page 76: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 76 -

Add-in card support

One Full Height PCI Express* or PCI-X, One Low Profile PCI Express*

Three Full Height PCI Express* or PCI-X, Two Low Profile PCI Express*

One Full Height PCI Express* or PCI-X, One Low Profile PCI Express*

System fans

5 non redundant 3 non redundant

6 redundant & hot swap standard

5 non redundant

Hình 4.28: S5000PAL Integrated SKU

Intel® Server Board S3000AH

Hình 4.29: Intel® Server Board S3000AH

Một số thuật ngữ thường dùng trong Server:

• SAS: Serial Attached SCSI • Chassis: Tương tự thùng Case • ROMB: RAID On MotherBoard.

Qua hệ thống chipset trên, chúng ta có thể nhận thấy rõ là căn cứ vào chipset thì chúng ta biết được là máy chủ của chúng ta support bao nhiêu CPU (way):

Series 5000 support 2 CPU. Series 3000 support 1 CPU.

Page 77: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 77 -

Chassis

Hình 4.30: Hình ảnh server Chassis

Chúng ta đã quen với việc ráp một thùng CPU và mua case. Nhưng trong server người ta không sử dụng từ Case mà là chassis. Mỗi chassis có một công dụng riêng cho từng server. Do đó chúng ta phải hiểu rõ các chassis để việc ráp máy chủ trở nên dễ dàng và chuyên nghiệp.

Chúng ta tìm hiểu một số chassis thông dụng cho Tower và Rack.

Intel® Entry Server Chassis SC5299-E

Hình 4.31: Intel® Entry Server Chassis SC5299-E

SC5299 Work Station Configuration

SC5299 DP Configuration

SC5299 Base Redundant Power Configuration

Power Supply 670W PFC 550W PFC

650W PFC 1+1 hot-swap redundant (full redundancy requires 2nd module)

Drive Bays Support for six fixed hard drives included. Upgradeable to 6 hot-swap SAS or SATA drives

Page 78: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 78 -

Cooling 1 tool-free chassis fans 1 fixed drive bay cooling fan

1 tool-free chassis fan 1 tool-free chassis fan

Rack-mount Option 5U Rack Conversion Kit

Hình 4.32: Intel® Entry Server Chassis

Intel® Server Chassis SC5400

Hình C4.33: Intel® Server Chassis SC5400

SC5400Base SC5400BRP SC5400LX

Power Supply 670W PFC 830W PFC 1+1 hot-swap redundant

(full redundancy requires 2nd module)

Drive Bays

Support for six tool-free cabled hard drives included. Upgradeable to 6 hot-swap SAS or SATA drives

Support for six tool-free cabled hard drives included. Upgradeable to 10 fixed, cabled drives or to 10 (6+4) hot-swap SAS or SATA drives

Cooling 2 variable-speed tool-free chassis fans 1 power supply fan

2 variable-speed tool-free chassis fans 1 fan in each power supply module (redundant when 2 modules are present)

4 (two 120mm and two 92mm) tool-less, hot swappable and redundant chassis fans with handle mounted diagnostic failure LEDs 1 fan in each power supply module

Page 79: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 79 -

(redundant when 2 modules are present)

Rack-mount Option

5U Rack Conversion Kit

Hình C4.34: Intel® Server Chassis

Intel® Server Chassis

Power Supply Drive Support

1U Rack

SR1500 Fixed 600 watt 3 hot-swap SAS or SATA

SR1550 650 watt 1+0 Up to 8 SAS or SATA

SR1450

520W PFC hot-swap power modules that can be configured in a 0+1 or a redundant 1+1 configuration

Up to three SATA or SCSI

SR1400 500W power supply Fixed - Up to three SATA or IDE

Hot-Swap - Up to three SATA or SCSI

2U Rack

SR2500 750 watt 1+0 Up to 6 hot-swap SAS or SATA

SR2400

700W PFC hot-swap power modules that can be configured in a 0+1 or a redundant 1+1 configuration.

Fixed - Up to three SATA Hot-Swap - Up to six SATA or SCSI

Pedestal/5U Rack

SC5400 Fixed 670 watt Redundant 830 watt (1+1)

3 Fixed 10 with hot-swap – 6 hot-swap + 4 fixed

SC5299-E Fixed 550 watt (Server) Fixed 670 watt (Workstation) Redundant 650 watt (1+1)

6 Drive SCSI or 6 Drive SATA

SC5300 600W PFC Up to six fixed SATA, Ultra320 SCSI, or IDE

Page 80: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 80 -

(one-inch height).

SC5295-E SC5295UP - 350W PFC SC5295DP - 420W PFC

Four or six SATA or Ultra320 SCSI drives, or six SAS hard drives

SC5275-E 600W PFC Six fixed-drive bays upgradable to 1-inch SATA

or Ultra320 SCSI hot-swap bays

SC5250-E 450W PFC Up to six fixed Ultra320 SCSI or IDE drives

(one-inch height) or SATA drives.

Hình C4.35: Đặt tính của 1 số loại main Mainboard

Như vậy tuỳ theo Server Board và tuỳ theo nhu cầu dùng bao nhiêu HDD thì chúng ta chọn Chassis cho phù hợp.

CPU

Hình 4.36: Logo Intel

CPU là phần không thể thiếu trong máy chủ. Công nghệ của CPU quyết định tới hầu hết sức mạnh của Hệ thống máy chủ. Có hai loại CPU thông dụng cho máy chủ là: Intel Xeon và Intel Itanium2. Tuy nhiên trên thị trường thường dùng CPU là Xeon. Xeon là dòng CPU thiết kế riêng cho máy chủ, có những tính năng đặc biệt như HT, Dual Processor & Multi Processor, L3 cache, VT….

64 bit Intel Xeon Processors

Đây là dòng CPU thống trị một thời gian dài khi chưa có Công Nghệ Dual Core. CPU này có công nghệ 90nm, Font side bus 800Mhz, Cache 2MB, Socket 604-pin và có thể support tới 2 CPU (2Way).

Hình 4.37: CPU và Socket

Page 81: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 81 -

Tham khảo một số dòng Intel Xeon tiêu biểu hiện nay:

Core Speed Heatsink Architecture FSB Cache # CPUS support

Socket

64-bit Xeon 3.8 GHz Passive 90 nm 800 Mhz 2 MB 2 604-pin

64-bit Xeon 3.8 GHz Active 90 nm 800 Mhz 2 MB 2 604-pin

64-bit Xeon 3.8 GHz 1 U Heatsink 90 nm 800 Mhz 2 MB 2 604-pin

64-bit Xeon 3.6 GHz Passive 90 nm 800 Mhz 2 MB 2 604-pin

64-bit Xeon 3.6 GHz Active 90 nm 800 Mhz 2 MB 2 604-pin

64-bit Xeon 3.6 GHz 1 U Heatsink 90 nm 800 Mhz 2 MB 2 604-pin

64-bit Xeon 3.4 GHz Passive 90 nm 800 Mhz 2 MB 2 604-pin

64-bit Xeon 3.4 GHz Active 90 nm 800 Mhz 2 MB 2 604-pin

64-bit Xeon 3.4 GHz 1 U Heatsink 90 nm 800 Mhz 2 MB 2 604-pin

64-bit Xeon 3.2 GHz Passive 90 nm 800 Mhz 2 MB 2 604-pin

64-bit Xeon 3.2 GHz Active 90 nm 800 Mhz 2 MB 2 604-pin

64-bit Xeon 3.2 GHz 1 U Heatsink 90 nm 800 Mhz 2 MB 2 604-pin

64-bit Xeon 3.0 GHz Passive 90 nm 800 Mhz 2 MB 2 604-pin

64-bit Xeon 3.0 GHz Active 90 nm 800 Mhz 2 MB 2 604-pin

64-bit Xeon 3.0 GHz 1 U Heatsink 90 nm 800 Mhz 2 MB 2 604-pin

64-bit Xeon 2.8 GHz Passive 90 nm 800 Mhz 2 MB 2 604-pin

64-bit Xeon 2.8 GHz Active 90 nm 800 Mhz 2 MB 2 604-pin

64-bit Xeon 2.8 GHz 1 U Heatsink 90 nm 800 Mhz 2 MB 2 604-pin

Hình 4.38: Intel Xeon tiêu biểu hiện nay

Dual Core Xeon

Đây là dòng CPU thịnh hành trên thị trường. CPU này có FSB cao từ 667 MHz tới 1333 MHz và có công nghệ 65nm tới 90nm.

Xeon Series 5000

Core Speed Heatsink Architecture FSB Cache # CPUS support

Socket

Dual core Xeon 5080 (3.73 GHz) Passive 65 nm 1066MHz

4MB (2x2) 2 771

Page 82: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 82 -

Dual core Xeon 5080 (3.73 GHz)

Active or 1U 65 nm 1066MHz 4MB (2x2)

2 771

Dual core Xeon 5060 (3.20 GHz)

Passive 65 nm 1066MHz 4MB (2x2)

2 771

Dual core Xeon 5060 (3.20 GHz)

Active or 1U 65 nm 1066MHz 4MB (2x2)

2 771

Dual core Xeon 5050 (3.0 GHz)

Passive 65 nm 667 MHz 4MB (2x2)

2 771

Dual core Xeon 5050 (3.0 GHz)

Active or 1U 65 nm 667 MHz 4MB (2x2)

2 771

Dual core Xeon 5030 (2.67 GHz)

Passive 65 nm 667 MHz 4MB (2x2)

2 771

Dual core Xeon 5030 (2.67 GHz)

Active or 1U 65 nm 667 MHz 4MB (2x2)

2 771

Hình 4.39: Xeon Series 5000

Xeon Series 5100

Core Speed Heatsink Architecture FSB Cache #

CPUS support

Socket

Dual core Xeon 5160 (3 GHz) Active or 1U 65 nm

1333 MHz

4MB 2 771

Dual core Xeon 5160 (3 GHz) Passive 65 nm

1333 MHz

4MB 2 771

Dual core Xeon 5150 (2.66 GHz) Passive 65 nm

1333 MHz

4MB 2 771

Dual core Xeon 5150 (2.66 GHz) Active or 1U 65 nm

1333 MHz

4MB 2 771

Dual core Xeon LV 5148 (2.33 GHz)

Active or 1U 65 nm 1333 MHz

4MB 2 771

Dual core Xeon 5140 (2.33 GHz) Active or 1U 65 nm

1333 MHz

4MB 2 771

Dual core Xeon 5140 (2.33 GHz) Passive 65 nm

1333 MHz

4MB 2 771

Dual core Xeon 5130 (2.0 GHz) Active or 1U 65 nm

1333 MHz

4MB 2 771

Page 83: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 83 -

Dual core Xeon 5130 (2.0 GHz) Passive 65 nm

1333 MHz

4MB 2 771

Dual core Xeon 5120 (1.86 GHz) Active or 1U 65 nm

1066 MHz

4MB 2 771

Dual core Xeon 5120 (1.86 GHz) Passive 65 nm

1066 MHz

4MB 2 771

Dual core Xeon 5110 (1.6 GHz) Active or 1U 65 nm

1066 MHz

4MB 2 771

Dual core Xeon 5110 (1.6 GHz) Passive 65 nm

1066 MHz

4MB 2 771

Hình 4.40: Xeon Series 5100

Xeon Series 7000

Đây là dòng CPU cao cấp và support tới 4 CPUs trở lên.

Core Speed Architecture FSB Cache # CPUS support Socket

Dual Core Xeon 7041 90 nm 800 MHz 4 MB (2x2) 4+ 604

Dual Core Xeon 7040 90 nm 667 MHz 4 MB (2x2) 4+ 604

Dual Core Xeon 7030 90 nm 800 MHz 2 MB (2x1) 4+ 604

Dual Core Xeon 7020 90 nm 667 MHz 2 MB (2x1) 4+ 604

Hình 4.41: Xeon Series 7000

Kết luận: như vậy khi nhìn vào mã của CPU thì có thể biết được máy chủ đang sử dụng dòng CPU nào, socket nào… để có thể lựa chọn máy chủ phù hợp.

RAM

Hình 4.42: RAM cho máy chủ

Các máy chủ sử dụng RAM tương tự như máy tính desktop. Nghĩa là các loại RAM như SDRAM, DDR, DDRII. Tuy nhiên vì tính chất quan trọng của máy chủ nên thông thường RAM sử dụng là RAM có tính năng ECC (Error Checking Code). Loại RAM này sử dụng 1 bit dữ liệu để kiểm tra chẳn lẽ. Các hãng sản xuất RAM nỗi tiếng trên thế giới là Kingmax, Samsung…

Page 84: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 84 -

Các RAM dùng cho máy chủ thường giá cả rất cao và có tính năng hotswap. Các Mainboard trên thị trường hỗ trợ rất nhiều khe RAM có thể lên tới 64 GB RAM.

Tham Khảo một số loại RAM thông dụng trên thị trường:

DDR Type PC Name FSB Single Channel Dual Channel

DDR400 PC 3200 200 MHz 3,200 MB/s 6,400 MB/s

DDR533 PC 4200 266 MHz 4.200 MB/s 8,400 MB/s

DDR2-400 PC2-3200 200 MHz 3,200 MB/s 6,400 MB/s

DDR2-533 PC2-4300 266 MHz 4,266 MB/s 8,533 MB/s

DDR2-667 PC2-5300 333 MHz 5,333 MB/s 10,666 MB/s

DDR2-800 PC2-6400 400 MHz 6,400 MB/s 12,800 MB/s

Hình 4.43: Một số loại RAM thông dụng

Hình 4.44: RAM dành cho máy server

Hiện nay ngoài công nghệ Dual Chanel còn có công nghệ Quad Channel. Công nghệ này đòi hỏi Mainboard phải hỗ trợ và RAM phải có FBDIMM (Fully Buffered DIMM).

Ví dụ: Máy chủ chúng ta dùng 2Gb RAM. Thì 4 x 512 Mb RAM sẽ tốt hơn nhiều so với 2 x 1Gb RAM.

HDD

Các máy chủ thường sử dụng làm file server, web server… nên các yêu cầu khắt khe về dữ liệu và dung lượng là rất quan trọng. Các chuẩn gắn ổ cứng thông dụng trong server là SATA, SCSI và SAS. Server thường gắn rất nhiều HDD và có tính năng Hotswap.

Hình 4.45: Ổ đia cứng cho máy chủ

Page 85: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 85 -

• SCSI ( Small Computer System Interface): là chuẩn giao tiếp theo công nghệ Share Bus dùng để gắn các thiết bị vào PC và Server. Do tính năng là có thể gắn tối đa 15 thiết bị và hotswab, nên HDD dùng cổng SCSI thường được dùng trong máy chủ. Các HDD chuẩn SCSI có tốc độ quay rất lớn, khoảng 10.000 rpm tới 15.000 rpm. Bộ nhớ đệm lên tới 15K. Hiện nay Chuẩn Ultra 320 có thể đạt tốc độ truyền dữ liệu lên tới 320MB/s.

• Serial ATA (SATA): Được phát triển vào năm 2001 dựa trên vi kiến trúc của ATA. Và giao tiếp theo công nghệ Point to Point. SATA có thể đạt tới tốc độ truyền dữ liệu là 300MB/s. Các máy PC và server đều hỗ trợ chuẩn này.

• SAS (Serial Attached SCSI): Là chuẩn giao tiếp dựa trên kiến trúc của SCSI nhưng lại giao tiếp theo công nghệ Point-to-Point. Đây là một chuẩn mới phát triển vào năm 2004 và có những ưu điểm vượt trội như tốc độ là 300MB/s và có thể gắn tới 100 thiết bị.

ATA SCSI SATA SAS

Technology Introduction 2000 2002 2002 2004

Maximum Speed 100 MB/s 320 MB/s 3.0 Gb/s (300 MB/s)

3.0 Gb/s (300 MB/s)

Topology Shared bus master/slave Shared bus Point-to-point Point-to-point

Number of Devices 2 15 up to 15 100s

HDD Hot Plug No Yes Yes Yes

Hình 4.46: Một số loại đĩa cứng thông dụng

Hiện nay trên thị trường các HDD chuyên dùng cho máy chủ là: IBM, Samsung, Seagate Các HDD được gắn trong một cái hộp được gọi là Hard Disk Bay. Các HDB này không kèm theo HDD và cũng không kèm theo Server, mà chúng ta phải mua riêng.

Hình 4.47: Đĩa cứng dành cho máy chủ

5.3. Các hệ thống lưu trữ và sao lưu 5.3.1. Các hệ thống lưu trữ

Một trong những vấn đề quan trọng nhất của Server là bảo toàn dữ liệu khi hệ thống gặp vấn đề. Vậy làm sao giải quyết vấn đề đó?. Công nghệ RAID sẽ giải quyết cho chúng ta vấn đề đó. RAID – Redundent Array of Inexpensible Disks- Tạm dịch là hệ thống đĩa cứng dự phòng. Là một hệ thống gồm nhiều ổ cứng vật lý liên kết với nhau thành một ổ cứng luận lý nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động hoặc tránh sai sót mất mát dữ liệu.

Page 86: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 86 -

Có nhiều loại cấp độ RAID khác nhau như: RAID 0, 1, 2, 3, 4, 5, … Tuy nhiên chúng ta chỉ tìm hiểu các loại RAID thông dụng như RAID 0, 1, 5.

RAID 0 RAID 0 còn được gọi là stripping, các dữ liệu được phân bố theo hàng ngang đều trên các ổ cứng. Mục đích này làm tăng tốc truyền tải dữ liệu. Dung lượng của RAID 0 là bằng tổng dung lượng của các ổ cứng cộng lại.

Hình 4.48: RAID 0

• RAID 0 yêu cầu từ 2 HDD trở lên. • Tốc độ truyền tải dữ liệu rất nhanh. • Khi một HDD bị hỏng thì dữ liệu sẽ mất hết.

Như vậy RAID 0 được ứng dụng nhiều ở các máy Desktop do ưu điểm là truyền tải Data nhanh, ít dùng ở Server do ổ cứng vật lý hỏng sẽ ảnh hưởng toàn bộ dữ liệu.

RAID 1

Hình 4.49: RAID 1

RAID 1 khắc phục được nhược điểm của RAID 0, nghĩa là các Ổ cứng được ánh xạ vào nhau (mirror). Do đó dữ liệu được ghi đều lên tất cả các đĩa.

• RAID sử dụng 2 HDD trở lên. • Dung lượng bằng dung lượng nhỏ nhất trong 2 ổ cứng. • Tốc độ truyền dữ liệu có phần hạn chế do phải lưu trên cùng 2 ổ cứng. • Khi một HDD hỏng thì server vẫn hoạt động bình thường và dữ liệu không mất.

Do tính năng bảo toàn và sao lưu dự phòng nên RAID 1 thường dùng rỗng rãi trong hệ thống server.

Page 87: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 87 -

RAID 5 RAID 5 thường được dùng như stripping with parity. Trong cấu hình này thì các dữ liệu không những phân tán đều trên các ổ cứng mà phần liên kết cũng được phân bố đều như vậy.

Hình 4.50: RAID 5

• RAID 5 sử dụng từ 3 HDD trở lên. • Dung lượng bằng tổng dung lượng của tất cả ổ cứng trừ đi 1 ổ cứng. • Tốc độ được cải thiện đáng kể. • Khi một HDD bị hỏng thì hệ thống vẫn hoạt động bình thường và khi gắn ổ cứng vào thì ổ cứng

mới tiếp tục ghi dữ liệu vào, nên dữ liệu không mất. Đây là RAID được sử dụng nhiều nhất do tính năng tốc độ cải thiện và tính an toàn dữ liệu cao hơn rất nhiều. Lưu ý:

Tuy nhiên để cấu hình được tính năng RAID thì máy chủ phải có hỗ trợ RAID Controller.

RAID Controllers.

Hình 4.51: Card RAID

Do vấn đề dữ liệu là vấn đề quan trọng nên khi chọn máy chủ chúng ta cần phải chú ý tới RAID Card. Và tính năng của RAID controller là rất cần thiết để cấu hình RAID. Các hãng IBM, Intel đều có sản xuất Card RAID.

Các RAID Controllers đều có những tính năng như sau:

• Tương thích nhiều chuẩn PCI như PCI thường, PCI-2x, PCI-4x, PCI-8x.

Page 88: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 88 -

• Có bộ nhớ lớn và có thể nâng cấp bộ nhớ. • Có hỗ trợ nhiều chuẩn giao tiếp như SCSI, SAS, SATA.

Một số RAID Controllers for IBM (tham Khảo).

ServeRAID-

7t ServeRAID-7k

ServeRAID-6i+

ServeRAID-8i ServeRAID-6M

Data transfer Interface

SATA Ultra 320 SCSI Ultra 320 SCSI

SAS/ HS SATA 2

Ultra320 SCSI

Processer 80302 Intel IOP332 Intel IOP321 400MHZ

Intel IOP321 600MHZ

Intel IOP321 600MHZ

Memory 64MB 256MB 128MB 256MB 128MB/256MB

Battery backup

No Yes Yes Yes Yes

RAID levels 0, 1, 5, 10 0, 1, 5, 1E, 00, 10, 50, 1E0, 5EE

0, 1, 5, 1E, 00, 10, 50, 1E0, 5EE

0, 1, 5, 6, 1E, 00, 10, 50, 60, EE

0, 1, 5, 1E, 00, 10, 50, 1E0, 5EE

xSeries System supports

x206, x306, x206m, x306m, x226, x336, e326, A10, M20, Z20

x236, x346 A10, Z20, x206, x225, x235, x306, x226, x336, x345, x365

x366, x260, x460, x206m, x306m

A10, Z20, x225, x232, x235, x255, x335 x342, x345, x360 x440, x445, e326

OS support Microsoft Windows NT, Windows 2000, Windows 2003, Linux, Novell NetWare

Microsoft Windows NT, Windows 2000, Windows 2003, Linux, Novell NetWare, IBM OS/2

Microsoft Windows NT, Windows 2000, Windows 2003,Windows XP, Linux, Novell NetWare, IBM OS/2

Windows 2000, Windows 2003, Linux, Netware

Microsoft Windows NT, Windows 2000, Windows 2003, Linux, Novell NetWare, IBM OS/2

Interface/ speed

64-bit Universal PCI 66MHz

N/A 64-bit PCI-X 133MHz

64-bit PCI-X 133MHz

64-bit PCI-X 133MHz

Hình 4.52: Một số RAID Controllers for IBM

Page 89: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 89 -

Một số RAID Controllers for Intel (Tham Khảo).

SRCSAS18E SRCU42E SRCU42X SRCZCRX SRCS16

Data transfer Interface

ATA, SAS Dual-channel Ultra320 SCSI

Dual-channel Ultra320 SCSI

Ultra320 SCSI 6 SATA

Processer IOP333 500MHz

80332 500MHz IOP321 IOP321 400MHz

80302 100MHz

Memory 256MB 512MB 128 MB 128 MB 64 MB

RAID levels

0, 1, 5, 10, and 50

0, 1, 5, 10, and 50.

0, 1, 5, 10, 50 and JBOD

0, 1, 5, 10, and 50.

0, 1, 5, 10, and 50.

OS support

Microsoft Windows Server 2003, Microsoft Windows* 2000 Advanced Server, Microsoft Windows* XP, Red Hat* Enterprise Linux* 3 and 4, SUSE* LINUX* Enterprise Server 9

Microsoft Windows Server* 2003 Microsoft* Windows* 2000 Advanced Server, Novell* NetWare*, Red Hat* Enterprise Linux*, SCO* OpenServer*, SCO* UnixWare, SUSE* LINUX* Professional, SUSE* LINUX* Enterprise Server.

Microsoft* Windows 2003; Microsoft Windows 2000 Advanced Server, Service Pack 4; Microsoft Windows XP; Novell* NetWare* 6.0; SCO OpenServer* 5.0.7 from Caldera*; Red Hat* Linux 8.0; Red Hat Linux 9.0; Red Hat Linux Enterprise Server 2.1; Caldera UnixWare* 7.1.3; SuSE* Linux 8.1 Professional; SuSE Linux Enterprise Server 8.

Microsoft* Windows Server* 2003 Microsoft* Windows* 2000 Advanced Server, Novell* NetWare*, Red Hat* Enterprise Linux*, SCO* OpenServer*, SCO* UnixWare, SUSE* LINUX* Professional, SUSE* LINUX* Enterprise Server.

Microsoft* Windows Server* 2003, Microsoft* Windows 2000 Advanced Server, Microsoft* Windows XP, Red Hat* Linux 9.0, SuSE* Linux 9.0, Red Hat* Advanced Server 3.0, Novell* NetWare* 6.5

Interface PCI Ex 8 PCI Ex 8 64-bit PCI 66MHz PCI-X 133MHz.

64-bit/66MHz PCI 2.2

Hình 4.53: Một số RAID Controllers for Intel

RAID là một hệ thống phòng chống mất mát dữ liệu khá tốt, do đó trong điều kiện thiết kế hệ thống máy chủ cần lưu ý tới tính năng này.

Page 90: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 90 -

5.3.2. Các hệ thống sao lưu Mặc dù các máy chủ đều có tính năng ưu việt là: Hotswap, RAID… nhưng vấn đề đặt ra là các dữ liệu có thực sự là an toàn hay không? Có thực sự làm an tâm cho các chủ doanh nghiệp hay không? Các hệ thống sao lưu sau đây sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp cũng như các IT sẽ an tâm hơn trong vấn đề dữ liệu của chính mình.

• Type Backup: là dạng lưu trữ dữ liệu bằng băng từ, dữ liệu được lưu trữ tuần tự theo kiểu băng rôn trên một cuốn băng (Tape Drive) như băng cát xét. Băng từ truy cập dữ liệu liên tục (sequental access) cho tới hết cuốn băng.

• NAS (Network Aitached Storage): là một hệ thống lưu trữ lớn có hệ thống tương tự như một máy chủ nghĩa là có CPU, Memory, RAID, hotswap… Có khả năng lưu trữ với nhiều Servers.

• SAN (Storage Area Network): là hệ thống lưu trữ rất lớn, có hệ thống Database toàn cầu. Các SAN có thể được nối với nhau tạo thành một hệ thống rất lớn có khả năng lưu trữ nhiều hệ thống mạng và dung lượng khổng lồ.

Chọn hệ thống lưu trữ

Tùy thuộc vào nhu cầu, qui mô và tầm quan trọng dữ liệu của các công ty hay doanh nghiệp mà chúng ta lựa chọn các giải pháp lưu trữ khác nhau. Sau đây là các giải pháp lưu trữ phù hợp với nhu cầu và quy mô của từng công ty, doanh nghiệp…

Giải pháp Tape Backup Tape backup là một giải pháp lưu trữ bằng băng từ xuất hiện từ khá lâu. Các dữ liệu được lưu trữ tuần tự theo kiểu băng rôn trên một cuốn băng (Tape Drive) như băng cát xét. Khác với HDD là truy cập theo kiểu Random Access mà là truy cập sequental access (liên tục) cho tới hết cuốn băng. Tape có 2 loại là Internal và External. Các hãng phát triển giải pháp này phải kể tới là HP, Sony, IBM… Các doanh nghiệp lớn như Ngân Hàng, hệ thống kế toán rất ưa dùng do tính năng ghi tuần tự, dung lượng băng từ lớn, giá thành hợp lý… tuy nhiên nhược điểm lớn nhất là khó bảo quản và tuổi thọ không cao của các Băng từ.

Hình 4.54: Tape Backup

Giải pháp lưu trữ Network. Giải pháp Tape có nhược điểm là truy cập tuần tự, bảo quản khó và bị giới hạn về dung lượng thì các giải pháp lưu trữ sau sẽ giải quyết cho chúng ta về vấn đề trên.

Page 91: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 91 -

• NAS (Network Aitached Storage): là một hệ thống lưu trữ lớn có hệ thống tương tự như một máy chủ nghĩa là có CPU, Memory, RAID, hotswap… Có khả năng lưu trữ với nhiều Servers. NAS được chọn làm giải pháp cho những web hosting, design..

Tham khảo một số NAS thông dụng:

Hình 4.55: NAS thông dụng

Intel Entry Storage System SS4000-E

IBM System Storage N5000

IBM System Storage N7000

HP Proliant DL585G2

Storage Server

Processor Xscale 400MHz Xeon 2.8 GHz 2,6 GHZ AMD Opteron up to 8

AMD Opteron 2.8 GHz Dual Core - 1MB L2 Cache

Memory 256 MB Up to 8Gb Up to 64GB Up To 128 GB

Max HDD 20 TB/ SATA Up to 128TB/ SCSI

Up to 404 TB Not applicable

Nic 2 x Gigabit 4 Gigabit, 4 Fibre

4 Gigabit, 4 Fibre

4 Gigabit, 4 Fibre

RAID 1,5,10 RAID 4 RAID 4 RAID 4

Hình 4.56: Hệ thống lưu trữ

• SAN (Storage Area Network): Đây là hệ thống lưu trữ rất lớn dành cho các công ty đa quốc gia có hệ thống Database toàn cầu. Các SAN có thể được nối với nhau tạo thành một hệ thống rất lớn có khả năng lưu trữ nhiều hệ thống mạng và dung lượng khổng lồ.

Page 92: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 92 -

Hình 4.57: SAN

Kết luận: Backup là vấn đề rất quan trọng của hệ thống, do đó chúng ta phải lựa chọn các giải pháp backup cho phù hợp thực tế để tránh việc mất mát dữ liệu mà ngày nay nó là điều các doanh nghiệp quan tâm nhất.

5.4. Giải pháp máy chủ cho doanh nghiệp

Để lựa chọn máy chủ cho doanh nghiệp chúng ta cần quan tâm đến các vấn đề như: quy mô của doanh nghiệp, ứng dụng mà doanh nghiệp cần là gì,… xuất phát từ các nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, chúng ta cần đưa ra các giải pháp về máy chủ cho phù hợp. Các kiểu Server sau đây cũng như các thương hiệu Server có trên thị trường Việt Nam sẽ cung cấp cho các bạn có nhiều lựa chọn để đưa ra giải pháp phù hợp nhât mà doanh nghiệp cần.

Server Tower: Đây là dạng máy chủ mà các doanh nghiệp nhỏ thường chọn làm giải pháp trang bị sử dụng vì ưu điểm là có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào trong phòng, dễ thao tác, dễ vận hành và đặc biệt là giá thành rẻ hơn server kiểu Rack.

Hình 4.2: Máy chủ kiểu Tower

Page 93: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 93 -

Server Rack: thường được lựa chọn làm giải pháp Data server, web server cho các Doanh Nghiệp lớn, do có thể tương thích nhiều Cabinet và đặc biệt là có thể nối nhiều server lại với nhau.

Hình 4.2: Máy chủ kiểu Rack

IBM có các dòng máy chủ như sau:

• Systems I (iSeries): Dòng máy này sử dụng CPU là Power5 của IBM và hệ điều hành OS2 của IBM.

Hình 4.8: Server IBM

• Systems p (pSeries): Cũng là dòng máy sử dụng CPU Power5, nhưng hệ điều hành thường sử

dụng là Unix, Linux. Dòng máy này thường sử dụng cho mục đích Web hosting.

Hình 4.9: Server IBM

• Systems z (Mainframe): Đây là dòng máy chủ lớn nhất, có thể hỗ trợ tới n-way. n-memory, n-

hard disk… thường được sử dụng trong ngành CN viễn thông, bộ quốc phòng…

Page 94: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 94 -

Hình 4.10: Mainframe

• Systems x (xSeries): Đây là dòng máy phổ biến nhất dành cho các doanh nghiệp trung bình và

nhỏ do có nhiều tính năng là tương thích hầu hết các CPU, OS và giá thành hợp lý. Do đó chúng ta chỉ tìm hiểu các dòng máy này.

o Systems x (Rack):

Product Business use Processor (Max) Memory

(Min/Max) Internal storage (Max)

IBM System x3250 Express Model

Ideal Applications Include: Web serving, network infrastructure and load balancing

Intel® Xeon® (quad-core) (8 MB/up to 2.4 GHz/1066 MHz) or Intel Xeon (dual-core) (2 MB or 4 MB/up to 2.4 GHz/1066 MHz) or Intel Pentium® D (dual-core) (4 MB/up to 3.4 GHz/800 MHz) or Intel Celeron® (256 KB/2.93 GHz/533 MHz)

512 MB or 1 GB/8 GB DDR II 667 MHz via 4 DIMM slots

1.0 TB Serial ATA or 600 GB Serial Attached SCSI

IBM System x3455 Express Model

Ideal Applications Include: Petrochemical, life sciences, financial services, aerospace and automotive, government research, university research, weather and earth simulation, and media/entertainment.

AMD Dual-Core Opteron Model 2210, 2214, 2216, 2218, 2220 SE

2x512 MB/48 GB PC5300 ECC DDR II SDRAM IBM Chipkill™ 667 MHz via 12 DIMM slots

1.0 TB SATA II or 600 GB SAS

IBM System x3550 Express Model

Ideal Applications Include: e-business, collaboration, File and

Dual-Core Intel® Xeon® Processor 5160 up to 3.0 GHz and up to 1333 MHz

1 GB or 2 GB/32 GB Fully Buffered DIMM

293.6 GB hot-swap SAS or up to

Page 95: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 95 -

Print, distributed database management and virtualization

front-side bus or Quad-Core Intel Xeon Processor X5355 up to 2.66 GHz and up to 1333 MHz front-side bus

667 MHz 1.5 TB simple-swap SATA

IBM System x3650 Express Model

Ideal Applications Include: Collaboration, e-business, virtualization/consolidation and cluster computing

Dual-Core Intel® Xeon® Processor 5160 up to 3.0 GHz and up to 1333 MHz front-side bus or Quad-Core Intel Xeon Processor X5355 up to 2.66 GHz and up to 1333 MHz front-side bus

1 GB or 2 GB/48 GB Fully Buffered DIMM 667 MHz via 12 DIMM slots

1.8 TB hot-swap SAS or 3.0 TB hot-swap SATA

IBM System x3655 Express Model

Ideal Applications Include: Virtualization, dynamic Web serving, database, IPTV

AMD Dual-Core Opteron Model 2220 (2.8 GHz) or AMD low-power Dual-Core Opteron Model 2210 HE (1.86 GHz)

Up to 64 GB DDR II memory 667 MHz via 16 DIMM slots

1.8 TB hot-swap SAS or 4.5 TB hot-swap SATA

System x3800 Express Model

Ideal Applications Include: Enterprise Resource Planning, collaboration, terminal serving and database Applications.

Intel® Xeon® Processor MP up to 3.66 GHz (single-core) and 3.50 GHz (dual-core)/667 MHz front-side bus

1 GB or 2 GB/64 GB PC2-3200 DDR II SDRAM

3.6 TB SAS (supports 300 GB SAS HDDs)

IBM System x3850 Express Model

Ideal Applications Include: Enterprise Resource Planning, database serving or custom-developed, Java™ technology-based applications

Intel® Xeon® Processor MP up to 3.66 GHz (single-core) and 3.50 GHz (dual-core)/667 MHz front-side bus

2 GB or 4 GB/64 GB PC2-3200 DDR II SDRAM

440.4 GB Serial Attached SCSI

Hình 4.11: Systems x (Rack):

o Systems x (Tower)

Product Business use Processor (Max) Memory

(Min/Max) Internal storage (Max)

IBM System x3105 Express

Ideal Applications Include: File/print, branch/remote office management, retail store systems, and

AMD Opteron 1000 series (dual-core) or AMD Athlon 3500+ (single-core)

512 MB or 1 GB standard memory/8 GB DDR II 667 MHz maximum memory via 4

160 GB or 250 GB internal storage standard/1.5 TB Serial ATA

Page 96: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 96 -

point-of-sale terminals.

DIMM slots internal storage maximum

IBM System x3200 Express Model

Ideal Applications Include: File and print, retail, network infrastructure and distributed applications.

Quad-Core Intel® Xeon® (2x4 MB/up to 2.13 GHz/1066 MHz), Dual-Core Intel Xeon (4 MB/up to 2.4 GHz/1066 MHz), Intel Pentium® D (dual-core) (2x2 MB/up to 3.4 GHz/800 MHz) or Intel Pentium 4 (1 MB/up to 3.2 GHz/800 MHz)

Up to 1 GB standard memory/8 GB DDR II 667 MHz

Up to 1.2 TB Serial Attached SCSI (SAS) HDDs or up to 3.0 TB Serial ATA HDDs

System x3400 Express Model

Ideal Applications Include: Messaging and collaboration, distributed ERP/CRM, Web serving and remote office.

Up to two Dual-Core Intel® Xeon® Processors 5130 up to 2.0 GHz and up to 1333 MHz front-side bus speed or up to two Quad-Core Intel Xeon Processors E5320 up to 1.86 GHz

1 GB/32 GB Fully Buffered DIMM 667 MHz via 8 DIMM slots

4.0 TB hot-swap SATA, 2.4 TB hot-swap SAS, or 2.0 TB simple-swap SATA

System x3500 Express Model

Ideal Applications Include: Virtualization, messaging and collaboration, distributed ERP/CRM, Web serving and remote office.

Up to two Dual-Core Intel® Xeon® Processors 5160 up to 3.0 GHz and up to 1333 MHz front-side bus or Quad-Core Intel Xeon Processors X5355 up to 2.66 GHz and up to 1333 MHz front-side bus

1 GB/48 GB Fully Buffered DIMM 667 MHz via 12 DIMM slots

2.4 TB hot-swap SAS, 4 TB hot-swap SATA

Hình 4.12 Systems x (Tower)

Các máy chủ của HP/Compaq có các mã như sau:

• HP Proliant DL. Dòng Proliant DL là dòng server dạng Rack do có khả năng kết nối nhiều server lại với nhau. Tham khảo Một số sản phẩm dòng ML:

HP ProLiant DL100 Servers

Page 97: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 97 -

HP ProLiant DL140 G3 Server series HP ProLiant DL145 G3 Server series

Processor type Intel Xeon 5000 sequence Intel Xeon 5100 sequence Intel Xeon 5300 sequence

AMD Opteron 2000 Series

Processor cores Quad Dual

Multi-processor 2 2

Standard memory 1 GB ((2 x 512 MB))

1 GB (1, 2, or 4GB depending on model)

Max memory 32 GB 32 GB

Max internal drives 2 2

Rack height 1U 1U

Hình 4.13: HP ProLiant DL100 Servers

HP Proliant DL300 servers

Proliant 320G5

ProLiant DL320s Server series

HP ProLiant DL360 G5 Server series

HP ProLiant DL380 G5 Server series

HP ProLiant DL385 G2 Server series

Processor type

Intel Xeon Intel Pentium D Intel Celeron

Intel Xeon

Intel Xeon 5000 sequence Intel Xeon 5100 sequence Intel Xeon 5300 sequence

Intel Xeon 5000 sequence Intel Xeon 5100 sequence Intel Xeon 5300 sequence

AMD Opteron 2000 Series

Processor cores Single and Dual Dual Quad Quad Dual

Multi-processor 1 1 2 2 2

Standard memory

1 GB ((1 x 1GB) Xeon models 512 MB (1 x 512 MB)

1 GB 1 GB 2 GB 2 GB ((2 x 1 GB))

Max memory 8 GB 8 GB 32 GB 32 GB 32 GB using PC5300

Max internal drives

2 14 6 Small Form Factor (Serial Attached SCSI)

8 Small Form Factor (Serial Attached SCSI)

8 Small Form Factor (Serial Attached SCSI)

Page 98: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 98 -

Rack height 1U 2U 1U 2U 2U

Hình 4.14: HP Proliant DL300 servers

HP Proliant DL500 Servers.

HP ProLiant DL580 G3 Server series

HP ProLiant DL580 G4 Server series

HP ProLiant DL585 G2 Server series

Processor type Intel Xeon MP Intel Xeon AMD Opteron 8000 Series

Processor cores Single and Dual Dual Dual

Multi-processor 4 4 4

Standard memory

1024 MB ((1P base models) 2048 MB (2P base models))

2 GB (2 X 1 GB) 4 GB (4 x 1 GB) High Performance Models)

2 GB ((4 x 512 MB) 4 GB (4 x 1GB) 8 GB (8 x 1GB))

Max memory 64 GB with 16 x 4GB DIMMs

64 GB with 16 x 4GB DIMMs

128 GB

Max internal drives

4 Ultra320 SCSI or 8 SAS

8 8

Rack height 4U 4U 4U

Hình 4.15: HP Proliant DL500 Servers

• HP Proliant ML. Dòng ML là dạng Tower, ML được thiết kế cho các công ty vừa và nhỏ, khá cồng kềnh nhưng vẫn sở hữu những tính năng ưu việt của dòng máy chủ HP. Một số series máy chủ của HP Proliant ML tham khảo:

HP Proliant 100 ML servers

HP ProLiant ML110 G4 Server series

HP ProLiant ML115 Server series

HP ProLiant ML150 G3 Server series

Processor type

Intel Xeon 3000 sequence Intel Pentium D Intel Celeron

AMD Opteron AMD Athlon

Intel Xeon 5000 sequence Intel Xeon 5100 sequence Intel Xeon 5300 sequence

Processor cores Single and Dual Single and Dual Quad

Multi-processor 1 1 2

Standard memory 512 MB (on all models)

512 MB (on all models)

512 MB (for SATA Models 1 GB for SAS Models)

Max memory 8 GB 8 GB 8 GB

Max internal drives

4 4 6

Page 99: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 99 -

Rack height 4U 4U 5U

Hình 4.16: HP Proliant 100 ML servers

HP Proliant 300 ML servers.

HP ProLiant ML310 G4 Server series

HP ProLiant ML350 G5 Server series

HP ProLiant ML370 G5 Server series

Processor type Intel Xeon Intel Pentium D Intel Celeron

Intel Xeon 5000 sequence Intel Xeon 5100 sequence Intel Xeon 5300 sequence

Intel Xeon 5000 sequenceIntel Xeon 5100 sequenceIntel Xeon 5300 sequence

Processor cores Dual Quad Quad

Multi-processor 1 2 2

Standard memory

512 MB (or 1 GB (1 x 512 MB or 1 x 1GB))

512 MB ((1 x 512 MB) or 1 GB (2 x 512 MB))

1 GB ((Entry Model - 2 x 512 MB) 2 GB (Base Model - 2 x 1 GB) 4 GB (Performance Model - 2 x 2 GB))

Max memory

8 GB 16 GB (8 x 2 GB) – Dual-Core Models 32 GB (8 x 4 GB) – Quad-Core Models

64 GB

Max internal drives

4 8 - 2.5” (SFF) or 6 – 3.5” (LFF)

16 Requires second drive cage and controller.

Rack height 5U 5U 5U

Hình 4.17: HP Proliant 300 ML servers

HP Proliant 500 ML servers.

HP ProLiant ML570 G4 Server series

Processor type Intel Xeon

Processor cores Dual

Multi-processor 4

Standard memory 2 GB ((2 X 1 GB) 4GB (4 x 1GB) - High Performance Models)

Max memory

64 GB 64GB of PC2-3200 with dual-rank 4GB DIMMs or 48GB of PC2-3200 with single-rank 2GB DIMMs or 32GB of PC2-3200 with dual-rank 2GB DIMMs

Max internal drives 18

Rack height 6U

Page 100: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 100 -

Hình 4.18: HP Proliant 500 ML servers

Hiện nay các dòng máy chủ IBM (xseries) và HP đã có tại thị trường Việt Nam. Khi lựa chọn máy chủ trên phải lưu ý là các máy chủ đó luôn là cấu hình chuẩn, muốn phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp thì phải lựa chọn nhiều Option.

Các máy chủ khác.

Tại Việt Nam đã có đại diện của Intel và các kênh phân phối rộng khắp trên toàn nước. Nền CNTT tại Việt Nam phát triển rất nhanh và đặc biệt là hai khu công nghệ lớn như Hà Nội và Tp.HCM. Do đó các công ty về CNTT lớn như T&H, Vĩnh Trinh, Khai Trí, FPT… đều có thiết lập và phân phối sản phẩm máy chủ theo thương hiệu của họ dựa trên sản phẩm là Intel server. Chúng ta chỉ giới thiệu một số máy chủ Intel server thịnh hành do các công ty Tin Học trên thị trường giới thiệu.

• Máy chủ Intel Server T&H.

SuperServer

DX2500ALLX (2U) SuperServer

DX1500AL (1U) EntryServer

DX3000 SuperServer XC752AF2

CPU Dual-core Intel

Xeon 5130 Dual-core Intel Xeon

5130 Dual-core Intel

Xeon 3050 Intel Xeon DP

3Ghz

Memorys 1GB ECC/667MHz

(512MBx2)

1GB ECC/667MHz

(512MBx2)

512MB ECC/533 (256MBx2)

1GB ECC/400 (512MBx2)

HDD 73,4GB SAS x2 160GB SATA-7200

x2 80GB SATA x2

73GB, Ultra320 SCSI,

10,000rpm

Chassis SR2500ALLX SR1500AL SR20968

Non hotswaps SC5300LX

Others Slimline DVD-

ROM (AXXSDVD) Slimline DVD-ROM

(AXXSDVD) Asus CB-5216A

6xHot-swap SCSI HDD bay

• Máy chủ Intel Server FPT.

FPT ELEAD SP310

FPT ELEAD SP540

FPT ELEAD S538

FPT ELEAD S506

Processor Intel® Xeon® Dual Core 3050

Intel® Xeon® Dual Core 5050

Xeon processor 3.0GHz,

Intel Pentium D 930 Dual core

Number of Processor

1 of 2. 1 of 2. 1 of 2 1

Max. Processor 2 2 2 2

System Chipset Intel® 3000 Server Chipset

Intel® 5000V Server Chipset

Server board SE7320EP2

SE7230NH1-E

Memory 2 x 512MB 2 x 512MB (1GB) 2 x 512MB 2 x 512MB

Page 101: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 101 -

(1GB) DDR2 667, Max. 4GB

DDR2 FBDIMM; Max. 8GB.

(1GB) DDR2 400, Max. 8GB

(1GB) DDR2 533

Hard Drive

2 x 80GB SATA2 (3GB/s); Max. 4 SATA2 HDD

2 x 160GB SATA2 (3GB/s); Max. 6 SATA2 HDD.

2 x 120GB Ultra SATA

2 x 80GB Ultra SATA

Optical Driver DVD-ROM/CD-RW (COMBO).

DVD-ROM/CD-RW (COMBO).

52X32X52X IDE

52X32X52X IDE

RAID Support RAID 0,1,10.. RAID 0,1,10. RAID 0,1. RAID 0,1,10.

Network Dual Gigabit LAN

Dual Gigabit LAN Dual Gigabit LAN

Dual Gigabit LAN

Slots

5; 1 x PCI Express* x8; 1 x PCI Express x4;1 x PCI Express x1; 2 x PCI 32-bit/33 MHz.

4; 2 x PCI Express* x4 (x8 Connectors); 2 x PCI-X 64 MHz/133 MHz; 1 x PCI 32-bit/33 MHz.

PSU PSU for Server 700W

PSU for Server 700W

Tower Server ELEAD

Tower Server ELEAD

Ngoài ra chúng ta cung có thể tự thiết lập cấu hình nhờ vào tính tương thích khi chọn cấu hình Intel Server.

Đa số các máy chủ khác như IBM, Dell, HP… chúng ta ít khi thấy được bên trong Chassis của nó.

Và giá thành cũng là vấn đề cần quan tâm. Chúng ta không biết rằng mình lắp ráp Server đó có thực sự quá sức tượng tưởng của chúng ta hay không? Hay khả năng tương thích các CPU, Mainboard, chassis… là như thế nào?

Chúng ta nên làm quen với việc lắp ráp server mà intel đã cung cấp cho chúng ta các thiết bị, công cụ để chúng ta có thể ráp thành một server có cấu hình tương đương các máy chủ khác như IBM, HP… mà dĩ nhiên là giá thành lại rẽ hơn rất nhiều và lại có thương hiệu của riêng chúng ta. Intel cho phép chúng ta thiết lập cấu hình theo ý của chúng ta. Và việc của chúng ta là in bảng báo giá cuối cùng cho các đại lý của Intel. Các đại lý Intel sẽ nhập hàng theo yêu cầu của chúng ta. Điều này rất có lợi cho chúng ta khi muốn Công ty mình cũng có các thương hiệu riêng về máy chủ như IBM, HP…

• Đầu tiên là vào trang web theo đường link sau: http://serverconfigurator.intel.com/default.aspx.

Page 102: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 102 -

Ở đây chúng ta có thề bắt đầu Build một máy chủ từ: Intel Server Boards, Intel server chassis, Intel Processors… theo hình sau: Ví Dụ:

• Chúng ta bắt đầu từ Intel Server Boards.

• Trang web sẽ hiện ra thông báo là chúng ta chọn Pedestal/Rack. Và dòng CPU nào. Trong trường hợp này ta chọn Multi-core Intel Xeon 5000.

Click Vào Đây

Page 103: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 103 -

• Sau khi chọn cấu hình là Dòng CPU 5000. Click nút GO, trang web sẽ cho thấy toàn bộ Server

Boards hỗ trợ cho CPU dòng 5000 mà ta chọn ở trên: • Trong ví dụ này ta chọn Intel server board S5000PSLROMB:

• Sau khi chọn Server Board, trang web cho ta biết cấu hình của Server Board cùng với những gì kèm theo

• Click vào nút Configure như hình sau:

Chọn Boards

Chọn Dòng CPU là: 3000, 5000 hay P4…

Click vào đây

Page 104: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 104 -

• Chọn Chassis phù hợp theo ý muốn

Ví dụ chọn: SC5400BRP

Click vào Configure

Page 105: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 105 -

Hình

• Sau khi chọn Chassis xong. Chúng phải chọn CPU phù hợp. • Trong ví dụ này là ta chọn CPU là: Dual-core Intel Xeon 5150 và chọn 2 ways

Hình

Click vào Chassis SC5400BRP

Click vào Chassis SC5400BRP

Chọn 2 CPU

Page 106: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 106 -

• Sau khi chọn CPU xong chúng ta có một số Options như RAID, Backplane… • Trong ví dụ này ta chọn: RAID Activetion Key (RAID 0,1,5,10,50) AXXRAK18E. và

Memory cho RAID. Disk bay là AXX6DRV3GEXP

• Tới đây công việc cấu hình đã hoàn tất. chúng ta có thể in ra và gởi cho các nhà phấn phối chính thức của Intel tại Việt Nam như Gcc, Minh Tuấn, T&h…

• Intel sẽ căn cứ vào mã số MM# để gởi hàng cho các chúng theo cấu hình trên.

Page 107: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 107 -

Kết Luận:

Qua các cấu hình trên các quản trị viên phải biết rõ cấu hình của máy chủ để cấu hình cho phù hợp.

Theo tình hình thực tế tại doanh nghiệp mình. Quản trị viên phải biết lắp ráp, mua máy chủ cho phù hợp theo tình hình thực tế.

Các máy chủ trên được lắp ráp từ Intel server nên chúng ta cần tìm hiểu thiết bị, chủng loại trên web site…

Các nhà cung cấp máy chủ trên thị trường. Việc lắp ráp và chọn một máy chủ phù hợp là rất quan trọng. Ngoài vấn đề am hiểu về hệ thống máy chủ mà chúng ta còn quan tâm đến giá cả và các nhà cung cấp trên thị trường. Do đó chúng ta cần quan tâm tới một số nhà cung cấp thiết bị cũng như nhà phân phối trên thị thường hiện tại.

• Các nhà phân phối chính thức sản Phẩm Intel. • Các nhà phân phối chính thức giải pháp Intel Server. • Các nhà phân phối chính thức server IBM, HP.

Page 108: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 108 -

Công ty phân phối FPT.

• Tên đầy đủ: Công ty TNHH Phân phối FPT • Tên tiếng Anh: FPT Distribution Co., Ltd. • Điện thoại: 84-04-7260666 • Fax: 84-04-7260722 • Website: www.fdc.com.vn • Trụ sở chính: 298G Kim mã, Ba Đình, Hà Nội • Các dịch vụ chính: Phân phối các sản phẩm Công nghệ thông tin và viễn thông • Văn phòng tại Hà Nội:

298G Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội Tel: 04 - 7260666 - Fax: 04 - 7260722

• Văn phòng tại Hồ Chí Minh: Tầng 4 Số 63 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3 Tel: 08 - 9330999 - Fax: 08 – 9306121

Công Ty Nguyên Kim.

• Tên giao dịch: NGUYEN KIM INFORMATICS COMPANY LIMITED • Viết tắt: NGUYEN KIM CO., LTD • Địa chỉ trụ sở chính: 117 Nguyễn Cư Trinh, P.Nguyễn Cư Trinh, Q1, Tp. Hồ Chí Minh • Ðiện Thoại: (08) 9203191 Fax: (08) 9202918. • Địa chỉ website: www.nguyenkimvn.vn.

• Phân phối các sản phẩm: IBM, HP, Acer…

Công Ty Hồng Quang. Tên đầy đủ: Công Ty Cổ Phần Thương mại Dịch Vụ HỒNG QUANG. Tên tiếng Anh: SUNSHINE Joint-Stock Company. Địa chỉ: 74C Nguyễn Văn Cừ, Quận 1 , TP. Hồ Chí Minh. Điện Thoại: (848) 8368 502 (16 lines) Fax : (848) 8371 377 Website: www.sunshine-jsc.com Phân phối các sản phẩm: IBM, HP, Palm…

Công ty Digiland.

• Tên đầy đủ: Công Ty Cổ Phần Vùng Đất kỹ Thuật Số. • Tên tiếng Anh: Digital Land Joint Stock Co. • Địa chỉ: O 12 Mieu Noi Zone, Ward 3, Binh Thanh District, HCMC. • Điện Thoại: (848) 5173999 Fax : (848) 5102028. • Website: www.digiland.com.vn • Phân phối các sản phẩm: IBM, D-Link.

Hewlett- Packard Vietnam

• 10th Floor, Saigon Tower Building • Địa chỉ: 29 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM • ĐT: (84 8) 8234151 • Fax: (84 8) 8234158 • Website: www.hpvietnam.com • Trung tâm hỗ trợ khách hàng HP: 08-8234530 • Trung tâm thông tin khách hàng HP: 08-8236215

Page 109: Ky Thuat Thi Cong Mang Doanh Nghiep 13-10-07

Tổng Quan Về Máy Chủ Chuyên Dụng

- 109 -

Intel Việt Nam.

• 5th Floor, Metropoliant Tower Building. • Địa chỉ: 225 Đồng Khởi, Q.1, Tp.Hcm. • ĐT: (84 8) 8233372.

5.5. Bài tập tình huống

Bài 1: Trung tâm CNTT iSPACE cần mua một máy chủ để cài đặt web server và mail server. Theo các anh/chị với nhu cầu đặt ra của trung tâm thì các anh/chị nên chọn server của nhà cung cấp nào và câu hình chi tiết ra sao, chi phí là bao nhiêu? Giải thích rõ?

Bài 2: Bệnh viện máy tính iCARE có nhiều dữ liệu và rất quan trọng vì vậy iCARE cần mua máy chủ để lưu trũ và chia sẻ file cho các nhân viên. Đồng thời iCARE cũng cần backup dữ liệu hàng ngày, sau giờ làm việc (5h30) của các nhân viên trong ngày đó. Các anh/chị hãy đưa ra giải pháp chọn lựa server và hệ thống backup nào để phù hợp với các nhu cầu trên? Giải thích?

Tóm tắt:

Server chuyên dụng: là các máy cấu hình cao, có dung lượng lưu trữ lớn để phục vụ các nhu cầu lớn như chia sẽ tập tin, web hosting, database…do tính năng ưu việt như khả năng mở rộng về thiết bị, khả năng chịu lỗi cao, khả năng dự phòng… đều rất tốt.

Server Tower: là Server có hình dạng như một cái tháp, nghĩa là nó cao, lớn và đứng giống như máy desktop mà chúng ta thường sử dụng.

Server Rack: là kiểu server nằm ngang (rack), dẹp, có chiều ngang lớn và thường được gắn vào Cabinet.

Mainboard: là bo mạch chính làm nhiệm vụ cung cấp các kết nối vật lý và luận lý giữa các thiết bị khác nhau trong một hệ thống máy tính, và phải hỗ trợ cho các linh kiện bên dưới như CPU, RAM …

CPU: là phần không thể thiếu trong máy chủ. Công nghệ của CPU quyết định tới hầu hết sức mạnh của Hệ thống máy chủ. Có hai loại CPU thông dụng cho máy chủ là: Intel Xeon và Intel Itanium2.

RAM: Các máy chủ sử dụng RAM thường có tính năng ECC (Error Checking Code). Loại RAM này sử dụng 1 bit dữ liệu để kiểm tra chẳn lẽ. Các hãng sản xuất RAM nỗi tiếng trên thế giới là Kingmax, Samsung… Các RAM dùng cho máy chủ thường giá cả rất cao và có tính năng hotswap.

HDD: Các chuẩn gắn ổ cứng thông dụng trong server là SATA, SCSI và SAS. Server thường gắn rất nhiều HDD và có tính năng Hotswap.

RAID: là một hệ thống gồm nhiều ổ cứng vật lý liên kết với nhau thành một ổ cứng luận lý nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động hoặc tránh sai sót mất mát dữ liệu.

Giải pháp sao lưu: Giải pháp Tape Backup: Tape backup là một giải pháp lưu trữ bằng băng từ xuất hiện từ khá lâu. Các dữ liệu được lưu trữ tuần tự theo kiểu băng rôn trên một cuốn băng (Tape Drive) như băng cát xét. Khác với HDD là truy cập theo kiểu Random Access mà là truy cập sequental access (liên tục) cho tới hết cuốn băng.

Giải pháp lưu trữ Network:

NAS (Network Aitached Storage) là một hệ thống lưu trữ lớn có hệ thống tương tự như một máy chủ nghĩa là có CPU, Memory, RAID, hostwab… Có khả năng lưu trữ với nhiều Servers. NAS được chọn làm giải pháp cho những webhosting, design.. SAN (Storage Area Network): Đây là hệ thống lưu trữ rất lớn dành cho các công ty Đa quốc gia có hệ thống Data base toàn cầu. Các SAN có thể được nới với nhau tạo thành một hệ thống rất lớn có khả năng lưu trữ nhiều hệ thống mạng và dung lượng khổng lồ.