213
KYU HI THO VAI TRÒ CA CVN HC TP TRONG ĐÀO TẠO THEO HC CHTÍN CHTẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG ĐẠI HC VIT NAM

Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

KỶ YẾU HỘI THẢO

VAI TRÒ CỦA CỐ VẤN HỌC TẬP TRONG

ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG – ĐẠI HỌC

VIỆT NAM

Page 2: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

MỤC LỤC

1 Báo cáo đề dẫn

2 Phần I Những vấn đề chung về đào tạo theo học

chế tín chỉ và vai trò của đội ngũ cố vấn học

tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ

………1

3 Võ Xuân Đàn Các giải pháp nâng cao vai trò của cố vấn

học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ

………2

4 Trần Quốc Đạt Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất

lượng công tác cố vấn học tập trong đào

tạo theo tín chỉ

……….8

5 Nguyễn Minh Giang Cố vấn học tập: khó khăn và giải pháp khắc

phục

……...15

6 Nguyễn Duy Mộng Hà Xây dựng công cụ hỗ trợ triển khai công

tác cố vấn học tập và đánh giá hiệu quả

công tác này

………24

7 Phạm Thanh Hải

Hoàng Lê Minh Nhật

Chức năng tư vấn học tập của cố vấn

học tập trong đào tạo đại học, cao đẳng

theo hệ thống tín chỉ.

…….33

8 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Nguyễn Diệu Thanh

Cố vấn học tập trong đào tạo tín chỉ ở các

trường đại học, cao đẳng VN hiện nay –

yêu cầu, thực trạng và một số giải pháp

……...40

9 Trịnh Thị Phan Lan Cố vấn học tập và thành tích học tập của

sinh viên trong đào tạo tín chỉ

………49

10 Nguyễn Thị Hà Lan

Lê Thị Tuyết

Nguyễn Thị Lệ

Phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ

và những yêu cầu đối với cố vấn học tập

…….58

11 Phạm Anh Nga Nâng cao vai trò của cố vấn học tập trong

đào tạo theo học chế tín chỉ

……...62

12

13

Ngô Minh Oanh Vai trò của đội ngũ cố vấn học tập trong

đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở các trường

đại học, cao đẳng

……...69

14 Nguyễn Thị Phú Năng lực cần có của cố vấn học tập đáp

ứng vai trò tư vấn học tập và hướng nghiệp

cho sinh viên ngành xã hội

…….73

15 Lê Tuấn Sơn Vài giải pháp căn cơ để cải thiện hoạt động

của cố vấn học tập ở các trường đại học,

……...82

Page 3: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

cao đẳng tại Việt Nam

16 Nguyễn Ngọc Tài

Trịnh Văn Anh

Thực trạng đội ngũ cố vấn học tập trong

các trường đại học, cao đẳng hiện nay ở

Việt Nam

………88

17 Huỳnh Mộng Tuyền Cố vấn nghề trong nâng cao chất lượng

đào tạo, khẳng định thương hiệu của đại

học

…….94

18 Nguyên Thi Câm Vân

Hướng dẫn sinh viên xây dựng kế hoạch

học tập cá nhân thông qua dạy học tự định

hướng

…...100

19 Phần II Những giải pháp nâng cao vai trò đội ngũ

cố vấn học tập từ thực tiễn các trường cao

đẳng, đại học Việt Nam

……107

20 Trần Thị Hoài Diễm

Đào tạo theo học chế tín chỉ ở khối ngành

mỹ thuật – những nghịch lý và tiến trình

…….108

21 Thiều Thị Hường

Thực trạng sử dụng các biện pháp nâng cao

kết quả học tập cho sinh viên năm thứ nhất

của đội ngũ cố vấn học tập trường Đại học

Sư phạm – Đại học Huế

…...114

22 Võ Thị Ngọc Lan

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cố

vấn học tập và rèn luyện của đội ngũ cố vấn

học tập ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật

TP. HCM

……125

23 Huỳnh Mỹ Linh Hoạt động cố vấn học tập tại trường Đại

học Đồng Tháp

…….139

24 Nguyễn Thị Nhung

Hà Thị Lan Dung

Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo tín

chỉ ở trường Đại học Công nghiệp Quảng

Ninh

…...146

25 Trương Thị Minh Nguyệt Vài nét về công tác cố vấn học tập trong

đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Cao

đẳng Sư phạm Kon Tum

……151

26 Kiều Ngọc Quý Nâng cao vai trò và hiệu quả của ông tác tư

vấn học tập tại trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia –

HCM

…….158

27 Lê Thị Thanh Thảo Hoạt động tư vấn học tập tại trường Đại

học Tiền Giang

…...168

28 Vũ Văn Thái Vai trò và nhiệm vụ của cố vấn học tập

trong đào tạo theo học chế tín chỉ dưới góc

……178

Page 4: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

nhìn giáo dục dựa trên đầu ra

29 Nguyễn Thị Thanh Tùng Vai trò của cố vấn học tập theo học chế tín

chỉ thực tế tại khoa Công tác xã hội, trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.

HCM

…….188

30 Nguyễn Hoàng Thiện

Thực trạng và một số biện pháp nâng cao

tính hiệu quả của cố vấn học tập trong việc

giúp sinh viên tự học tại trường Đại học Sư

phạm TP. HCM

…...196

31 Lời cám ơn

Page 5: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

BÁO CÁO ĐỂ DẪN HỘI THẢO

“Vai trò cố vấn học tập trong đào tạo theo hoc chê tin chi

tại các trƣờng cao đẳng, đại học Việt Nam”

Ban biên tập Kỷ yếu Hội thảo

Cố vấn học tập (CVHT) là người tư vấn cho sinh viên (SV) về chọn khóa học,

ngành học phù hợp với năng lực và sở thích, tư vấn và xét duyệt kế hoạch học tập của

SV từ khi bắt đầu nhập học, chuẩn bị vào giai đoạn chuyên ngành hay khi sắp kết thúc

chương trình học. CVHT là người định hướng, tư vấn, giám sát hoạt động học tập của

sinh viên, giúp cho sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của quy chế đào tạo,

chương trình đào tạo, phương pháp học tập, từ đó, thiết lập chương trình đào tạo phù

hợp với điều kiện về trình độ, vật chất, hoàn cảnh cá nhân và giúp SV tự tìm ra biện

pháp khắc phục các khó khăn đầu tiên khi bước chân vào giảng đường cao đẳng, đại

học cho đến khi kết thúc chương học.

Viên Nghiên cưu Giao duc , Trương Đai hoc Sư pham Thanh phô Hô Chi Minh

tô chưc Hôi thảo “Vai trò cố vấn học tập trong đào tạo theo hoc chê tin chỉ tại các

trƣờng cao đẳng, đại học Việt Nam” nhăm nhin nhân vê thưc tê vai trò của CVHT

theo hoc chê tin chi ơ cac trương cao đẳng, đai hoc hiên nay , trao đôi kinh nghiêm

trong lãnh vực CVHT giưa cac trương đai hoc , cao đẳng trong và ngoài nước và cuối

cung là bàn bạc , thảo luận đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc nâng cao vai trò

cố vấn học tập trong đào tạo theo hoc chê tin chi tại các trường cao đẳng, đại học Việt

Nam.

Hôi thao đa thu hut hơn 60 bài viêt cua nhưng nha giao ưu tu , nhưng nha quan ly

giáo dục, nhưng giang viên tre ơ cac trương đai hoc , cao đẳng trong toan quôc . Điêu

đo chưng to sư quan tâm sâu săc , sư trăn trơ cua quy vi đôi vơi “Vai trò cố vấn học

tập trong đào tạo theo hoc chê tin chi tại các trường cao đẳng, đại học Việt Nam”.

Nôi dung cua Hôi thao đươc chia lam hai phân lơn:

1. Phần thứ nhất của Hội thảo là những vấn đề chung về đao tao theo hoc chê tin

chỉ và vai trò của đội ngũ CVHT trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Ơ phần này , Hôi thao đươc sư quan tâm cua nh iều tác giả. Nôi bât la nhưng nha

giáo như: PGS.TS.Ngô Minh Oanh, TS.Huỳnh Mộng Tuyền, ThS.Trần Thanh Thúy,

TS.Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, ThS.Nguyễn Diệu Thanh, ThS.Phạm Thanh Hải,

ThS.Hoàng Lê Minh Nhật, TS.Nguyễn Thị Hà Lan, ThS.Lê Thị Tuyết, ThS.Nguyễn

Thị Lệ, ThS.Vũ Văn Thái, ThS.Trịnh Thị Phan Lan, TS. Nguyễn Ngọc Tài, ThS.

Trịnh Văn Anh.

Page 6: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

Nhiêu tac gia đa đưa ra thực tiễn của đơn vị mình, như: TS. Huỳnh Mộng Tuyền,

ThS. Trần Thanh Thúy, trương Đai hoc Đồng Tháp đa manh dan đưa ra hướng riêng

cho CVHT trong cố vấn nghề Sư phạm là người tư vấn và hỗ trợ sinh viên tối đa khả

năng học tập, rèn luyện nghiệp vụ, thực tập, hành nghề nhằm thực hiện tốt yêu cầu

thực tiễn nghề sư phạm. Hoặc như ThS. Vũ Văn Thái, ĐHKHXH&NV Tp.HCM đã

nêu rõ vai trò của CVHT trong đào tạo theo học chế tín chỉ dưới góc nhìn giáo dục

dựa trên đầu ra. Khác với giáo dục dựa trên nội dung, giáo dục dựa trên đầu ra chú

trọng vai trò chủ động của sinh viên trong suốt qui trình đào tạo và những luận điểm,

nguyên tắc cơ bản trong giáo dục dựa trên đầu ra được sử dụng làm căn cứ cho việc

xác lập vai trò và nhiệm vụ của cả CVHT lẫn sinh viên.

Chúng tôi cũng băt găp nhưng trăn trơ nay ơ bai viêt cua nhiều tác giả và những

nhà giáo khác.

2. Phân thƣ hai cua Hôi thao la nhƣng giải pháp nâng cao vai trò CVHT từ thực

tiễn các trƣờng đai hoc, cao đẳng Viêt Nam

Ơ phần này , chúng tôi nhận được rất nhiều những chia se , nhưng đong gop quy

báu tư nhưng tac gia , như: TS.Võ Thị Ngọc Lan, PGS.TS.Võ Xuân Đàn, NCS.Trần

Thị Hoài Diễm, ThS.Trần Quốc Đạt, ThS.Nguyễn Thị Thanh Tùng, ThS.Nguyễn Thị

Nhung, ThS.Hà Thị Lan Dung, ThS.Nguyễn Thị Cẩm Vân, ThS.Nguyễn Minh Giang,

ThS.Nguyễn Duy Mộng Hà, TS.Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, TS.Lê Tuấn Sơn, ThS. Kiều

Ngọc Quý, ThS.Lê Thị Thanh Thảo, ThS.Huỳnh Mỹ Linh, ThS.Thiều Thị Hường,

ThS.Nguyễn Thị Phú, CN.Nguyễn Hoàn Thiện,...

ThS.Nguyễn Duy Mộng Hà phòng Khảo thí & Đảm bảo chất lượng trường

ĐHKHXH&NV Tp.HCM đã đưa ra phương thức phát triển công tác CVHT một cách

hệ thống: từ việc xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, phân công và bồi dưỡng năng

lực CVHT đến việc theo dõi, giám sát và đánh giá công tác này một các định kỳ,

thường xuyên để cải tiến liên tục cũng như chia se kinh nghiệm lẫn nhau. Chính vì

thế, việc xây dựng bộ công cụ để đánh giá hiệu quả công tác CVHT là vô cùng cần

thiết.

ThS.Nguyễn Minh Giang đã nêu ra những thuận lợi khó khăn trong vai trò

CVHT và đã đưa ra những giải pháp cụ thể giải quyết những khó khăn trong thực tế

tại trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.

ThS. Nguyễn Thị Cẩm Vân, đại học Sài Gòn đã trình bày các giai đoạn cụ thể

của tiến trình hướng dẫn sinh viên xây dựng kế hoạch học tập cá nhân nhằm nâng cao

hiệu quả công tác CVHT hiện nay.

Page 7: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

ThS.Thiều Thị Hường đã vạch ra các biện pháp nâng cao kết quả học tập cho

sinh viên năm thứ nhất của đội ngũ CVHT tại trường Đại học Sư phạm – Đại học

Huế.

Bên cạnh đó, TS. Võ Thị Ngọc Lan đã đưa ra rất nhiều giải pháp cho việc nâng

cao công tác CVHT và rèn luyện đội ngũ CVHT tại trường ĐHSP Kỹ thuật Tp.HCM

như ban hành quy định cố vấn học tập mới, thay đổi mô hình CVHT và rèn luyện, bồi

dưỡng năng lực công tác CVHT và rèn luyện cho đội ngũ CVHT, thực hiện đánh giá

công tác cố vấn và rèn luyện của CVHT từng học kỳ, sử dụng phối hợp Email,

Website và Forum của bộ phận CVHT, thực hiện ghi và theo dõi Sổ tay học tập và rèn

luyện của SV...

Chúng tôi cho rằng với nhưng giải pháp mà các tác giả đã đưa ra trong kỷ yếu

hội thảo sẽ giúp cho chúng ta có những kinh nghiệm quý báu trong thực hiện công

tác CVHT tại đơn vị của mình.

Các vấn đề mà tác giả đã đặt ra, đã mang đên cho H ội thảo nhưng y tương mơi

me nhất định , nhưng đê xuât, những giải pháp hữu hiệu , khả thi cho công tác CVHT

hiện nay.

Ban tổ chức Hội thảo xin trân trọng gửi lời cám ơn các nhà quản lý, các nhà

nghiên cứu giáo dục, các cán bộ giảng dạy của các trường cao đẳng, đại học trên toàn

quốc đã gửi bài tham luận, gửi gắm những tâm huyết về giáo dục đại học, cao đẳng về

cho chúng tôi và các quý vị đại biểu về tham dự Hội thảo.

Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu từ quý vị đại biểu

qua Hội thảo khoa học này. Những ý kiến đóng góp của quý vị sẽ góp phần quyết

định chất lượng và sự thành công của Hội thảo.

Xin trân trọng cám ơn!

Page 8: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

1

PHẦN I:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ

ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

VÀ VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ CỐ VẤN HỌC TẬP TRONG

ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

Page 9: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

2

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAO TRÒ CỦA CỐ VẤN HỌC TẬP

TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

Võ Xuân Đàn1

Đào tạo theo học chế tín chỉ là hình thức đào tạo tiên tiến nhất trên thế giới,

không giới hạn thời gian học tập, sinh viên phải tích lũy khối lượng kiến thức định

sẵn, khi nào tích lũy xong thì ra trường nên cho phép người học chủ động hơn, vẫn

đánh giá kết quả giám sát thực tế và trình độ người học hơn, học chế tín chỉ trong dạy

và học theo lối kinh viện.

Vai trò của người thầy trong đào tạo theo học chế tín chỉ sẽ nặng nề hơn vừa

giảng dạy vừa cố vấn cho quá trình học tập. Vai trò của người thầy trong đào tạo theo

học chế tín chỉ cũng có những thay đổi quan trọng. Người học chuyển từ thụ động

trong lịch trình tiếp cận tri thức sang chủ động trong quá trình học tập, tự sắp xếp lộ

trình học tập cho phù hợp với nhu cầu bản thân, vừa là người chủ động tím kiếm để

chiếm lĩnh tri thức vừa là người đàm phán với cán bộ giảng dạy, đàm phán với nhóm

và với chính mình được phát huy cao độ.

Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, số tiết để để giáo viên dạy cả lý thuyết và

thực hành giảm đi khá nhiều so với hệ đào tạo học phần niên chế. Từ đó đặt ra những

vấn đề là làm thế nào truyền đạt được cho sinh viên một khối lượng kiến thức quá lớn

trong khi thời gian lại rút ngắn, liệu chất lượng sinh viên đào tạo theo học chế tín chỉ

có giảm đi so với trước đây hay không? Từ thực tiễn phát triển của các trường đại học

dạy theo tín chỉ không có sự suy giảm chất lượng giáo dục mà ngược lại nó còn là

động lực thúc đẩy giáo dục đại học phát triển. Điều này chỉ có thể lý giải bằng việc

xây dựng, quản lý và tổ chức hoạt động của đội ngũ cố vấn học tập trong đào tạo theo

học chế tín chỉ.

Về chức năng của cố vấn học tập được xác định: Tư vấn, tự giúp sinh viên trong

học tập, nghiên cứu, khoa học, định hướng nghề nghiệp, thực hiện quyền và nghĩa vụ

của sinh viên khi cần tư vấn cho sinh viên giải quyết một số vấn đề về tâm lý, cuộc

sống.

Về nhiệm vụ của cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ: tư vấn, trợ

giảng sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học, định hướng nghề nghiệp như:

- Hướng dẫn sinh viên thực hiện các quy chế, quy định và học chế tín chỉ về

quyền và nghĩa vụ của sinh viên.

1 PGS. TS – Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học

Page 10: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

3

- Tư vấn cho sinh viên phương pháp học ở bậc đại học, phương pháp tự học và

kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, tài liệu học tập.

- Hướng dẫn cho sinh viên hiểu biết về chương trình đào tạo toàn khóa, chương

trình đào tạo chuyên nghành và cách lựa chọn các học phần đăng ký học ở các học kỳ,

tuân thủ các điều kiện học tập trước, điều kiện kiên quyết của từng học phần.

- Hướng dẫn cho sinh viên quy trình, thủ tục đăng ký học phần, hủy đăng ký học

phần, xây dựng kế hoạch học tập cá nhân cho từng học kỳ.

- Ký chấp nhận hoặc không chấp nhận phiếu đăng ký học phần của sinh viên.

- Thảo luận và trợ giảng sinh viên trong việc lựa chọn nơi thực tập, lựa chọn đề

tài khóa luận, tiểu luận, đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp vớ năng lực, nguyện vọng

và định hướng nghề nghiệp của sinh viên.

- Lưu ý sinh viên sự cố gắng học tập khi thấy kết quả học tập của họ giám sát.

- Trả lời các câu hỏi của sinh viên liên quan đến việc học tập trong phạm vi thẩm

quyền của mình.

- Không chỉ dẫn, giải đáp các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức của môn

học hoặc can thiệp vào nội dung chuyên môn của giảng viên.

- Trung thực, công bằng khi thực hiện hoạt động tư vấn, trợ giảng và hướng dẫn

sinh viên.

- Tham gia các hoạt động tập huấn về công tác cố vấn học tập theo yêu cầu của

trường.

- Cố vấn học tập phải nắm vững mục tiêu. Chương trình đào tạo, các hình thức

đào tạo, quy chế đào tạo, các quy trình liên quan đến công tác đào tạo và quản lý sinh

viên như:

Nắm vững chương trình đào tạo của toàn khóa, chương trình của ngành, chuyên

nghành, nội dung của các khối kiến thức có trong chương trình, nội dung và vị trí của

từng môn học, học phần được trường tổ chức giảng dạy trong từng học kỳ, năm học

có sự hiểu biết về học tập đồng thời hai chương trình, học theo tiến độ nhanh, học

theo tiến độ chậm.

Nắm vững về các học phần, học phí bắt buộc, học phần tự chọn, học phần học

trước, điều kiện học các học phần, cách đăng ký học phần, rút bớt học phần đã đăng

ký học và bổ sung học phần, đăng ký học các học phần chưa đạt, học để nâng điểm

các học phần.

Nắm vững quá trình tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ, lên lớp học lý thuyết,

thực hành hoặc tham luận, thực tập tại cơ sở là bài tập lớn, số tín chỉ tối đa và tối thiểu

phải tích lũy xong trong từng học kỳ, năm học, số tín chỉ tích lũy để được xét học

bổng khuyến khích.

Page 11: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

4

Nắm vững quy trình đánh giá kết quả học tập của từng học phần, môn học.

Xây dựng bản kế hoạch hoạt động của giảng viên cố vấn theo năm học.

Xây dựng và công khai lịch tiếp sinh viên, thời gian và địa điểm tổng sinh viên

hàng tuần và định lỳ sinh hoạt lớp trước mỗi học kỳ, cung cấp cho sinh viên số điện

thoại, email và các phương tiện liên lạc khác để sinh viên liên lạc trong trường hợp

cần thiết.

Bàn giao đầy đủ, kịp thời công cụ cố vấn khi chuyển giao nhiệm vụ cố vấn cho

người khác theo phân công của trường.

- Hướng dẫn, khuyến khích, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia hoạt động học

thuật, tư vấn tâm lý, động viên sinh viên tham gia các hoạt động văn thể mỹ lành

mạnh, bổ ích.

- Hướng dẫn công tác đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên, nắm tinh hình

chung của lớp, chương trình sinh hoạt lớp định kì và báo cáo tình hình cho trưởng

khoa.

Về quyền của cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ:

- Đề nghị hội đồng khen thưởng, kỷ luật của trường biểu dương khen thưởng

những cá nhân, tập thể sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập, kiến nghị xử lý

kỷ luật sinh viên theo quy chế sinh viên.

- Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cố vấn học tập. Được

cung cấp đầy đủ các tài liệu, phương tiện cho việc tư vấn, hướng dẫn và quản lý sinh

viên cho cố vấn học tập.

- Yêu cầu phòng Đào tạo, Phòng Chính trị - Tổ chức – Công tác sinh viên cung

cấp thông tin về kết quả học tập của sinh viên thuộc lớp mình phụ trách, cung cấp

thông tin cá nhân của sinh viên trong trường hợp cần thiết để phục vụ công tác quản

lý sinh viên.

- Chủ động, sáng tạo trong công tác tư vấn, hướng dẫn và quản lý sinh viên

nhằm tạo điều kiện giúp đỡ sinh viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Qua phân tích tại đây, chúng ta thấy nội dung hoạt động của cố vấn học tập

trong đào tạo theo học chế tín chỉ hết sức phong phú và nặng nề, đòi hỏi tính chuyên

sâu, chủ động trong mọi hoạt động của đội ngũ cố vấn học tập. Do đó, để nâng cao vai

trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ từ Bộ Giáo dục và Đào tạo

đến các trường Đại học, Cao đẳng phải có sự đầu tư thích đáng để nâng cao vai trò

của cố ván học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Đội ngũ cố vấn học tập có vị trí

đặc biệt, góp phần to lớn vào sự nghiệp đào tạo ở các trường đại học và cao đẳng theo

học chế tín chỉ.

Page 12: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

5

Để nâng cao vai trò của cố vân học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ chúng

tôi đề xuất những giải pháp sau đây:

1. Phải xác định rõ vai trò, nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của đội ngũ cố vấn

học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Phần cứng cần phải thống nhát trong các

hoạt động, phần mềm để đội ngũ cố vấn vận dụng sáng tạo, phát huy được trí tuệ của

người cố vấn học tập trong việc đảm nhiệm nhiện vụ của mình, hòa nhập được với đội

ngũ giảng viên để thực hiện mục tiêu đào tạo theo học chế tín chỉ.

2. Phải tuyên truyền, giáo dục cái tâm cho đội ngũ cán bộ cố vấn học tập để họ

yêu và thích với cái nghề mới là cố vấn học tập để từ đó luôn có sáng tạo và cố gắng

mới để hoàn thành nhiệm cụ của mình trước học sinh, trước Bộ Giáo dục và Đào tạo,

trước nhà trường về phần việc do mình phụ trách.

3. Phải trang bị cho họ và hướng dẫn họ tìm tòi sáng tạo ra bộ công cụ của hoạt

động cố vấn học tập để phục vụ có hiệu quả cho hoạt động theo mục đích của cố vấn

học tập về tuân thủ các yêu cầu sau đây:

- Việc tư vấn, trợ giảng cho sinh viên phải được tiến hành công bằng, công khai

và đặt mục tiêu lợi ích của sinh viên lên hàng đầu.

- Nội dung tưvấn phai chính xác, trung thực, không trái pháp luật và quy chế,

quy định của trường, của Bộ.

- Hoạt động tư vấn phải được ghi chép trong sổ công tác của cố vấn học tập theo

các biểu mẫu quy định.

4. Cố vấn học tập phải được nhà trường trang bị Quy chế đào tạo đại học, cao

đẳng theo hệ thống tín chỉ.

- Chương trình đào tạo của ngành đào tạo, có đầy đủ đề cương chi tiết các học

phần, môn học.

- Biên chế năm học và kế hoạch đào tạo suốt học kỳ.

- Sổ tay cố vấn, sổ tay công tác, sổ tay sinh viên.

- Danh sách sinh viên

- Sổ danh sách sinh viên có dán ảnh và tóm tắt thông tin vì cá nhân của sinh

viên.

- Các biểu mẫu phục vụ công tác cố vấn gồm mẫu đăng ký lý lịch sinh viên, mẫu

kế hoạch hoạt động cá nhân của giảng viên cố vấn, các biểu mẫu cho việc đăng ký học

phần, hủy đăng ký, mẫu biên bản về các cuộc hợp với lớp sinh viên, các biểu mẫu báo

cáo công tác cố vấn khi kết thúc học kỳ và các biểu mẫu cần thiết khác theo quy định

của trường.

- Các tài liệu khác liên quan đến sinh viên trong quá trình học tập tại trường.

Page 13: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

6

5. Cần quy định chế độ làm việc của cố vấn học tập, mỗi cố vấn trong một năm

học đảm nhận khối lượng là bao nhiêu sinh viên, phụ trách bao nhiêu lớp là phù hợp

với năng lực làm việc của cố vấn học tập. Làm thế nào để cố vấn học tập đảm bảo

được thời gian làm cố vấn, thời gian làm chuyên môn theo quy định tránh tình trạng vì

phải hoàn thành nhiện vụ cố vấn học tập lại coi nhẹ công tác chuyên môn giảng dạy

của mình hoặc ngược lại. Làm cách nào tạo cho giảng viên đảm nhiệm vai trò cố vấn

học tốt lại đảm bảo được các mặt công tác khác của nhà trường giao phó cùng hoàn

thành tốt với chất lượng và hiệu quả cao.

6. Hàng năm, nhà trường nên tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm trong hoạt động

cố vấn học tập, mặt nào hoàn thành, mặt nào cần phải rút kinh nghiệm. Qua hội nghị

hàng năm phải đúc rút cho được những thành quả của công tác cố vấn học tập để nâng

cao các điển hình tiên tiến về mạt cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ,

từng bước nâng cao giá trị khoa học và thực tiễn của công tác cố vấn học tập. Coi cố

vấn học tập là mặt hoạt động thứ hai sau đào tạo về kiến thức văn hóa cho sinh viên

theo học ở đại học và cao đẳng. Đưa hoạt động cố vấn học tập phát triển theo chiều

sâu của giá trị mặt hoạt động này theo đào tạo theo học chế tín chỉ.

7. Cố gắng qua từng năm xây dựng cho được đội ngũ cố vấn học tập tiên tiến với

chất lượng và hiệu quả công tác cao, loại bỏ những khó khăn trở ngại trong công tác

cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ, từng bước ổn định mặt hoạt động

này trong đào tạo theo học chế tín chỉ.

8. Các cấp lãnh đạo từ Bộ giáo dục và đào tạo đến các trường đại học, cao đẳng

phaỉ coi hoạt động của cố vấn học tập là một khoa học, hãy đầu tư cho công tác này

để các cố vấn học tập có điều kiện đi sâu, tìm hiểu những giá trị khoa học về con

người – về người học để tiến tới cách tiếp cận, các giải pháp tối ưu nhất trong hoạt

động của cố vấn học tập vì đối tượng của mặt hoạt động này rất phong phú, rất đa

dạng, chúng ta mới đi vào sự chính diện của nó còn các mặt sau của nó đang còn là

một sân chơi vô cung phong phú cho hoạt động nghiên cứu khóa học của phần cố vấn

học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ.

Cố vấn học tập mặt hoạt động thứ hai của quá trình đào tạo cho hệ thống tín chỉ

của các trường đại học và cao đẳng hiện nay. Chúng ta cần nghiên cứu để có các giải

pháp nâng cao vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ để từng

bước luôn ổn định, nâng cao vai trò và giá trị của công tác cố vấn học tập nhằm góp

phần đưa công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ đi vào quỹ đạo của nó, góp phần

khẳng định đào tạo theo hệ thóng tín chỉ là loại hình đào tạo có giá trị cao, có tầm

nhìn chiến lược trong đào tạo đại học và cao đẳng ở Việt Nam trước mắt cũng như lâu

dài.

Page 14: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

7

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sử dụng các phương pháp giảng dạy hiệu quả tại các trường Đại học, Cao đẳng

Việt Nam (2010), Viện nghiên cứu giáo dục – Trường Đại học Sư phạm Tp.

Hồ Chí Minh.

2. Lê Thạc Cán (1989), Một số đặc điểm giáo dục đại học ở Hoa Kỳ, Đại học

giáo dục, Viện khoa học giáo dục số 17.

3. Chiến lược phát triển giáo dục (2001 – 2010), NXB giáo dục Hà Nội

4. Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Tp.HCM: quy chế giảng viên cố vấn –

Ban hành theo Quyết định QD 270 – ĐNT ngày 20/11/2013.

Page 15: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

8

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC

CỐ VẤN HỌC TẬP TRONG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ

Trần Quốc Đạt1

Tóm tắt

Đào tạo theo tín chỉ đã trở thành quy định bắt buộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo

đối với các trường đại học ở Việt Nam. Trong quá trình theo học tại trường, sinh viên

phải chủ động trong việc lựa chọn ngành học, môn học và xây dựng kế hoạch học tập

cá nhân cho từng học kỳ, năm học và cả quá trình đào tạo. Để giúp cho sinh viên có

thể thực hiện quyền tự chủ của mình, có một khâu quan trọng trong quy trình đào tạo

theo hệ thống tín ở các trường đại học là bộ phận Cố vấn học tập (CVHT). Như vậy,

CVHT có vai trò rất quan trọng trong đào tạo tín chỉ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành

công trong học tập, rèn luyện của sinh viên. Mỗi CVHT được xem như một “mắt xích”

trong vòng tròn mối liên hệ giữa Sinh viên - Chương trình đào tạo - Nhà trường.

Nhận thấy tầm quan trọng và sự quan tâm sâu sắc của các trường về công tác

CVHT, bài viết dưới đây nhằm tìm hiểu về hoạt động của C VH T trong các trường

đại học hiện nay, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao

chất lượng công tác CVHT trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở các trường đại học.

1. Đặt vấn đề

Cố vấn học tập (CVHT) - cụm từ được nhắc đến khá nhiều kể từ khi hình thức đào

tạo theo tín chỉ được áp dụng tại các trường Đại học ở Việt Nam. Trước tiên phải khẳng

định rằng, CVHT có vai trò rất quan trọng trong đào tạo tín chỉ và ảnh hưởng đến kết quả

học tập, rèn luyện của sinh viên. Với vai trò cố vấn, các CVHT là người định hướng,

tư vấn, giám sát hoạt động học tập của sinh viên, giúp cho sinh viên nhận thức được

tầm quan trọng của quy chế đào tạo, nhận thức chính xác các khái niệm của quy chế,

hiểu được quy chế, chương trình đào tạo, phương pháp học tập, từ đó chọn lựa được

chương trình kế hoạch học tập phu hợp với sức học, hoàn cảnh cá nhân và tự tìm ra

biện pháp khắc phục các khó khăn xuất hiện khi mới từ gia đình vào môi trường xã

hội và trường Đại học. Thông qua hoạt động cố vấn cho các lớp sinh viên, CVHT nắm

bắt được tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, năng lực cá nhân, hoàn cảnh gia đình,

nguyện vọng của từng sinh viên để từ đó có những đề xuất kịp thời với nhà trường về

các biện pháp hỗ trợ cho sinh viên cũng như thực hiện tốt công tác quản lý sinh viên.

Thời gian qua, mặc du các trường Đại học đã áp dụng hình thức đào tạo theo tín

chỉ nhưng công tác CVHT vẫn còn khá mới me nên hoạt động thiếu tính đồng bộ,

1 ThS - Giảng viên Bộ môn Cơ sở – Cơ bản, Đại học Ngoại thương Cơ sở II TP. HCM

Page 16: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

9

chưa đạt được yêu cầu mong muốn như: chưa tổ chức thường xuyên sinh hoạt định kỳ

đối với các lớp sinh viên, việc sinh hoạt định kỳ chưa có nội dung phong phú, các tiếp

xúc tư vấn nhiều khi mang tính tự phát trực tiếp hoặc qua trao đổi qua điện thoại nên

hiệu quả chưa cao. Do đó, việc tăng cường các giải pháp nhằm kịp thời hoàn thiện và

nâng cao chất lượng công tác CVHT là một yêu cầu có tính cấp thiết và thường xuyên

trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở các trường đại học hiện nay.

2. Khái quát thực trạng hoạt động cố vấn học tập tại các trƣờng đại học hiện nay

Trong những năm vừa qua, chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy theo

quan điểm giáo dục “lấy ngƣời học làm trung tâm” đang thu hút rất nhiều sự quan

tâm của toàn ngành giáo dục, bởi từ trước đến nay người học đã quen với việc thụ

động trong việc tiếp nhận kiến thức từ phía giáo viên. Tuy vậy, điều này không có

nghĩa là Nhà trường và các Thầy cô giáo phó mặc hết cho sinh viên tự biên tự diễn

trong quá trình học tập và rèn luyện, nhất là trong điều kiện đào tạo theo tín chỉ vẫn

còn khá mới me ở nước ta, do vậy sinh viên rất cần có sự hướng dẫn của CVHT.

Ơ các nước có nền giáo dục tiên tiến như Hoa Kỳ, các trường đại học đều rất

quan tâm đầu tư, xây dựng đội ngũ CVHT để hỗ trợ, tư vấn kịp thời, đầy đủ cho từng

sinh viên về đăng ký tín chỉ, thiết kế quy trình, kế hoạch học tập cá nhân…Trong điều

kiện các trường đại học ở nước ta còn khó khăn thì ít nhất mỗi Khoa/Ngành học cũng

cần bố trí được một CVHT tư vấn cho sinh viên. Hiện nay, hầu hết các trường đại học

và một số trường cao đẳng đã ban hành văn bản quy định khá chi tiết về vai trò, nhiệm

vụ, quyền lợi và trách nhiệm của đội ngũ CVHT. Mặc dù, việc triển khai công tác CVHT

cũng như phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ CVHT tại mỗi trường vẫn còn tồn tại nhiều

cách làm khác nhau nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng, CVHT đóng vai trò là người

tư vấn và hỗ trợ sinh viên phát huy tối đa khả năng học tập, rèn luyện và nghiên cứu

khoa học, lựa chọn đăng ký học phần phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả

năng tìm được việc làm sau khi ra trường, theo dõi quá trình học tập, rèn luyện của

sinh viên nhằm giúp sinh viên điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa chọn đúng

trong quá trình học tập, đồng thời quản lý, hướng dẫn và chỉ đạo lớp được phân công

phụ trách.

Theo kết quả nghiên cứu do GS, TS Trần Thị Minh Đức chủ trì cùng với các

cộng sự của mình (Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28

(2012) 23-32) đã được tiến hành khảo sát trên 1564 sinh viên của 17 trường đại học

và 244 giảng viên đang là CVHT tại các trường đại học trên cả nước, từ kết quả

nghiên cứu này chúng ta có thể tìm hiểu khái quát tình hình hoạt động của CVHT

trong các trường đại học hiện nay qua một số thông tin sau:

Page 17: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

10

Tên gọi/chức danh của CVHT: Mặc dù đang đào tạo theo phương thức tín chỉ

nhưng vẫn còn chức danh giáo viên chủ nhiệm (GVCN), như các trường: Đại học

Khoa học Tự Nhiên, Đại học Công nghệ và Khoa Luật (Đại học Quốc Gia Hà Nội);

Đại học Kinh Tế - Luật TP. HCM, Đại học Bách Khoa (Đại học Quốc gia thành phố

Hồ Chí Minh); Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng. Ngoài ra,

có trường còn sử dụng thuật ngữ: Giáo viên hướng dẫn (Trường Đại học Khoa

học Tự nhiên - TP Hồ Chí Minh), CVHT kiêm Giáo viên chủ nhiệm hay Chủ

nhiệm chương trình (Trường Đại học Hoa Sen -TP Hồ Chí Minh)… để chỉ chức danh

cố vấn học tập. Kết quả điều tra trên phiếu dành cho CVHT cũng cho thấy 47.5%

giáo viên cho biết họ làm công việc của cả CVHT và GVCN. Không ít giảng viên

vẫn cho rằng, mặc dù có sự khác biệt về tên gọi, song chức năng và nhiệm vụ của

GVCN và C V H T về cơ bản là không khác nhau. Có thể khẳng định rằng, việc

xác định tên gọi/chức danh và vai trò, trách nhiệm cho CVHT hiện nay chưa rõ ràng,

chưa thống nhất ở các trường đại học, điều này sẽ kéo theo nhiều vấn đề phát sinh

với trách nhiệm của người trợ giúp sinh viên trong môi trường đào tạo theo học chế

tín chỉ.

Các tiêu chí lựa chọn CVHT: Trong các văn bản quy định ở các trường đại học

hiện nay, tiêu chí lựa chọn cố vấn học tập phải là giảng viên có từ 2 đến 3 năm kinh

nghiệm giảng dạy trở lên và đạt tối thiểu trình độ thạc sĩ. Tuy vậy, thực tế điều tra

cho thấy có những tiêu chí không được ghi trong văn bản nhưng rất nhiều trường

thực hiện, đó là lựa chọn những C V H là giảng viên tre, nhiệt tình, thành thạo

sử dụng tin học và có thời gian (CVHT có độ tuổi từ 25-35 chiếm 78.3%). Theo lý

giải của cán bộ đang làm CVHT thì: “Cán bộ trẻ thường có thời gian, mới ra

trường, vừa trải qua thời kỳ sinh viên nên có thể hiểu sinh viên rõ hơn, hiểu phong

cách dạy của các thầy cô mà mình đã được học”, “Đào tạo theo hệ thống tín chỉ cần

phải am hiểu về mạng công nghệ thông tin” hay “giảng viên trẻ thường không để ý

nhiều đến vấn đề thù lao”. Như vậy, kết quả phỏng vấn cho thấy vẫn còn nhiều ý

kiến trái chiều xung quanh việc lựa chọn tiêu chí cho người làm C V H T . Trong

đó, các ý kiến lựa chọn tập trung vào kinh nghiệm về chuyên môn, khả năng định

hướng tốt cho sinh viên trong việc lựa chọn môn học, phát triển chuyên ngành,

những gợi ý về nơi làm việc…Tùy vào quan điểm của mỗi cơ sở đào tạo mà việc lựa

chọn vị trí CVHT có sự khác nhau.

Hệ thống văn bản hướng dẫn công tác CVHT: Kết quả điều tra cho thấy có

83.4% CVHT cho biết là khoa (Viện hay Trường) họ có văn bản quy định và

hướng dẫn vai trò, chức năng của CVHT; 16,6% CVHT không biết rõ cơ sở đào

tạo của mình có văn bản hướng dẫn công tác CVHT hay không (Thực tế trường

Page 18: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

11

đại học nào cũng có các văn bản nói về công tác Cố vấn học tập/Giáo viên chủ

nhiệm). Các quy định về thời gian làm việc cùng sinh viên của CVHT ở các trường

đại học là rất khác nhau. Phần lớn các trường đều có quy định CVHT tư vấn cho sinh

viên từ 1-2 tiết/tuần, nhưng có trường chỉ quy định 1-2 tiết/tháng, hoặc tối thiểu là 1-

2 tiết/kỳ. Ơ một số trường lại có quy định CVHT phải trực ở khoa 2 lần/tuần để tiếp

sinh viên. Riêng một số trường đại học có Chuyên viên Phòng Đào tạo làm CVHT

(như Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP. HCM) thì trung bình họ phải tư vấn cho

sinh viên trong khoảng thời gian từ 2-3 giờ/ngày.

Hỗ trợ quyền lợi cho C V H T : Quy định về điều kiện hỗ trợ và quyền lợi cho

CVHT được ghi trong văn bản ở hầu hết các trường đã điều tra như sau: CVHT

được giảm số giờ dạy định mức, hưởng phụ cấp theo quy định; được bố trí thời gian

tham gia khóa tập huấn nghiệp vụ cố vấn học tập. Đối chiếu những quy định trên văn

bản với thực tế công việc mà các CVHT phải thực hiện cho thấy, hiện nay các Khoa,

Trường trả phụ cấp cho công việc bằng tiền tính theo tháng, hoặc giảm giờ dạy

hoặc tính theo năm (Dù là cách tính gì thì cuối cùng cũng có thể quy được ra tiền).

Kết quả điều tra cũng cho thấy có tới 34.6% CVHT nhận được thù lao dưới

mức 500 ngàn/ năm. Như vậy tính ra là mỗi tháng họ chỉ nhận được khoảng 50

ngàn đồng hỗ trợ công việc tư vấn học tập cho sinh viên. Có thể nói đây là mức

tương thù lao tương đối thấp, số tiền này có thể chưa đủ để CVHT trả tiền điện

thoại liên hệ với sinh viên. Đáng chú ý hơn, có 16.3% số CVHT không nhận được

phụ cấp trách nhiệm và cũng không biết về khoản tiền này. Chỉ có 6.4% CVHT nhận

được khoản phụ cấp trên 2 triệu/năm. Kết quả khảo sát trong 17 trường đại học cho

thấy: trường ĐH Bách Khoa Hà Nội và trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội là hai

trường có phụ cấp cho CVHT cao nhất (số CVHT nhận được hỗ trợ trên 2 triệu/ năm

chủ yếu rơi vào 2 trường này). Như vậy, việc phụ cấp cho CVHT ở các trường đại

học hiện nay rất khác nhau, điều này phụ thuộc vào điều kiện vật chất của trường,

khối lượng công việc mà CVHT được giao đảm nhiệm.

Từ các thông tin nghiên cứu trên, ta có thể đưa ra nhận định một cách khái quát

rằng, việc triển khai công tác CVHT tại các trường đại học hiện nay vẫn còn tồn tại

nhiều cách thực hiện khác nhau, biểu hiện như: Việc xác định vai trò, trách nhiệm của

CVHT, tiêu chí lựa chọn CVHT, các văn bản quy định, hướng dẫn công tác CVHT,

chế độ hỗ trợ cho đội ngũ làm CVHT… Liệu những cách làm như vậy đã thực sự

đồng bộ và mang lại hiệu quả cao nhất hay chưa? Dưới đây là một số đề xuất nhằm

hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác CVHT trong đào tạo theo tín chỉ hiện nay.

Page 19: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

12

3. Một số đề xuất hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng công tác cố vấn học tập

3.1. Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo

Nên quy định chặt chẽ tiêu chuẩn, nhiệm vụ của đội ngũ làm công tác CVHT ở

các trường đại học, xem đây như một yêu cầu, nhiệm vụ bắt buộc đối với các trường

trong quá trình đào tạo. Có kế hoạch, văn bản chỉ đạo triển khai nhằm theo dõi, kiểm

tra, đánh giá việc thực hiện của các trường để đảm bảo công tác kiểm định chất lượng

đào tạo thông qua đánh giá hoạt động của công tác CVHT.

3.2. Về phía các trƣờng

Thứ nhất, các trường đại học cần xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ làm

công tác CVHT. Trên cơ sở đó, định kỳ các trường cần phải tổ chức, kiểm tra, đánh

giá kết quả thực hiện theo các tiêu chuẩn đã được xác định.

Thứ hai, xây dựng hệ thống văn bản, quy trình hoạt động CVHT, xây dựng đề

cương chi tiết môn học để làm cơ sở hoàn thiện chương trình và kế hoạch đào tạo giúp

cho công tác CVHT được triển khai theo đúng mục tiêu, kế hoạch.

Thứ ba, hoạt động CVHT không thể đạt hiệu quả tốt nếu như các điều kiện về cơ

sở vật chất của nhà trường không được đảm bảo, đặc biệt là các phòng phục vụ cho

công tác thường xuyên của đội ngũ CVHT: tư vấn, chia se, trao đổi, lưu trữ hồ sơ..

Thứ tư, quan tâm đẩy mạnh việc bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ kỹ năng công

tác đội ngũ CVHT, đặc biệt là khả năng sử dụng thành thạo tin học, kỹ năng tư vấn hỗ

trợ, kỹ năng giải quyết vấn đề…để đáp ứng yêu cầu công tác ngày càng cao. Ơ các

nước có nền giáo dục tiên tiến như Hoa Kỳ, các trường đại học rất quan tâm đầu tư,

xây dựng đội ngũ CVHT để hỗ trợ, tư vấn kịp thời, đầy đủ cho từng sinh viên về đăng

ký tín chỉ, thiết kế quy trình, kế hoạch học tập cá nhân…Trong điều kiện các trường

đại học ở nước ta còn khó khăn thì ít nhất mỗi Khoa/Ngành học cũng cần bố trí được

một CVHT tư vấn cho sinh viên.

Thứ năm, tăng cường chăm lo, hỗ trợ các điều kiện vật chất và tinh thần cho các

CVHT thông qua việc ghi nhận, biểu dương kịp thời để đội ngũ CVHT có thêm niềm

say mê, nhiệt huyết làm cho hiệu quả và chất lượng công tác ngày một nâng cao.

Thứ sáu, định kỳ phối hợp với các Phòng/ban và các đơn vị chức năng trong

trường như Phòng CTCT&SV, Đoàn TN-Hội sinh viên tổ chức các buổi Hội thảo

chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động giảng dạy, học tập nhằm tổng kết đánh

giá và định hướng công tác tư vấn, CVHT cho sinh viên trong điều kiện học chế tín

chỉ. Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục giúp cho sinh viên nâng cao ý thức tự

Page 20: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

13

giác, tinh thần thái độ học tập nghiêm túc, nắm vững quy trình quy chế để thuận tiện

đăng ký khối lượng học tập hiệu quả nhất.

3.3. Về phía cố vấn học tập

Thường xuyên học tập, nghiên cứu, nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung,

chương trình, phương pháp đào tạo, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định,

nội quy của Trường về học tập, rèn luyện và công tác sinh viên; thường xuyên cập

nhật những thay đổi, bổ sung trong quy chế, quy định, nội quy để có thể tư vấn, hỗ trợ

giúp đỡ sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện tại Trường. Nắm rõ chức năng,

nhiệm vụ các đơn vị liên quan trong công tác sinh viên để hướng dẫn sinh viên cách

tìm hiểu thông tin, liên hệ công việc liên quan đến công tác học tập và rèn luyện.

Căn cứ vào đề cương chi tiết học phần để hướng dẫn cách học cho sinh viên

như: lập kế hoạch học tập, nghe giảng và ghi chép trên lớp, tự học, học nhóm, đọc

sách, nghiên cứu và giải quyết vấn đề…CVHT cần xem đây là một trong những mục

tiêu lâu dài để nâng cao chất lượng dạy và học chứ không chỉ dừng lại ở các giải pháp

tạm thời. Bên cạnh đó, CVHT phải luôn thể hiện tốt tinh thần trách nhiệm, sự tận tụy

với sinh viên và nhất là không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên

môn nghiệp vụ và năng lực công tác CVHT nhằm đáp ứng yêu cầu công việc được

giao.

Trong quá trình làm công tác, CVHT nên dành thời gian thích hợp để hướng dẫn

sinh viên rèn luyện một số kỹ năng tự học. Việc này cần phải được tiến hành ngay từ

những học phần đầu tiên của chương trình đào tạo, nhằm giới thiệu tổng quát về yêu

cầu, nội dung chương trình, giới thiệu về cách học, phương pháp học.. Các phương

pháp giảng dạy trong đào tạo theo tín chỉ đều phải hướng đến mục tiêu lấy người học

làm trung tâm, vì vậy CVHT phải luôn quan tâm, nhắc nhở sinh viên việc tự học, tự

nghiên cứu để có thể chủ động nắm bắt kiến thức hiệu quả hơn.

4. Kết luận

Hiện nay, việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ đã trở thành một yêu cầu bắt buộc

đối với quá trình đào tạo của các trường đại học ở Việt Nam, đây là một định hướng

phát triển giáo dục phù hợp với xu thế chung của các nền giáo dục tiên tiến trên thế

giới. Có thể nói, việc chuyển đổi mô hình đào tạo theo tín chỉ đã tạo ra không ít khó

khăn cho việc tổ chức, sắp xếp, đăng ký môn học...đối với sinh viên. Sự thay đổi

này cũng đã tạo ra nhiều áp lực đối với đội ngũ CVHT. Phần lớn CVHT hiện nay

vẫn thường đảm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc, họ vừa làm giảng viên, vừa

đi dạy, nghiên cứu khoa học, vừa làm cố vấn học tập, làm trợ lý, đảm nhận các vị

trí khác.

Page 21: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

14

Mặc dù trên thực tế còn tồn tại nhiều khó khăn bất cập nhưng công tác CVHT

vẫn giữ tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Kết quả

học tập và rèn luyện của sinh viên trong những năm tháng ở trường sẽ không thể

không nhắc đến vai trò và dấu ấn sâu sắc của đội ngũ làm công tác CVHT. Điều này

không chỉ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, giúp sinh viên khắc sâu và vận dụng

được những kiến thức đã học vào thực tiễn công việc và cuộc sống sau khi ra trường

mà còn là yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo và uy tín, thương hiệu của Nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính

quy theo hệ thống tín chỉ, Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ban hành ngày

15/08/2007.Link:http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethong

vanban?class_id=1&_page=277&mode=detail&document_id=38739, truy cập

ngày …..

2. Luật Giáo dục sửa đổi (2009),

http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx

?ItemID=23806,

3. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28 (2012) 23-32

4. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học sinh viên toàn quốc các trường Đại học khối ngành

Kinh tế-Quản trị kinh doanh do trường Đại học Hải Phòng tổ chức, tháng

10/2014

5. http://tapchi.vnu.edu.vn/upload/2014/04/1340/4.pf

Page 22: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

15

CỐ VẤN HỌC TẬP: KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Nguyễn Minh Giang1

1. Đặt vấn đề

Hình thức đào tạo theo tín chỉ ngày càng phổ biến ở các trường Đại học và

Cao đẳng trong cả nước. Khi thực hiện hình thức đào tạo này thì vai trò của cố

vấn học tập đang ngày một cần thiết hơn và ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả học

tập và nghiên cứu của sinh viên. Cần phải khẳng định rằng CVHT có vai trò đặc

biệt quan trọng, không thể thiếu trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Mỗi CVHT

là một nhân tố then chốt trong mối quan hệ nhà trường - sinh viên – thị trường

lao động. Đồng thời mỗi CVHT còn là một chuyên gia tư vấn về học tập và việc

làm cho sinh viên, đồng hành cùng sinh viên trong suốt quá trình học tập. Phần

lớn CVHT hiện nay trong các trường đại học được giao cho các giảng viên. Tuy

nhiên, giảng viên đang “quá tải” về công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và

phải “gánh” thêm nhiệm vụ CVHT để hướng dẫn về thủ tục hành chính,về sinh

hoạt văn - thể- mỹ,…Do đó, chất lượng công tác CVHT còn chưa đạt được hiệu

quả như mong muốn. Làm gì để nâng cao vai trò của CVHT trong đào tạo tín

chỉ? Bài viết này, đề cập đến những khó khăn và đề xuất một số giải pháp khắc

phục giúp nâng cao chất lượng trong công tác cố vấn học tập hiện nay.

2. Vai trò của cố vấn học tập

CVHT phai thưc hiên đươc cac chưc năng cơ ban là : Tư vấn, định hướng

quá trình học tập và lựa chọn hương ngh ề nghiệp giúp sinh viên; Theo doi va

giám sát đươ c quá trình học tập và lựa chọn đinh hương ngh ề nghiệp của sinh

viên; Tham mưu cho lãnh đạo trường, khoa và bộ môn các vấn đề liên quan đến

công tác quản lý đào tạo, NCKH và công tác sinh viên

CVHT phai hoan thanh đươc cac nhiêm vu chính bao g ồm: Cung với các

phòng chức năng quán tri ệt và tận tình hướng dẫn sinh viên nắm vững các quy

chế đào tạo của Bộ GD&ĐT và các quy định cu thê hoa v ề đào tạo của trường;

Tư vấn cho sinh viên về chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, chuân đâu ra ,

nội dung chương trinh , học phân băt buôc , tư chon , học phần thay thế… theo

hương chuyên ngành…; Tư vấn cho sinh viên cách thức xây dựng kế hoạch

học tập cho toàn khóa học đảm bảo sự phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của

mỗi sinh viên; Hướng dẫn sinh viên đăng ký học phần ở từng học kỳ (tiến độ)

để hoàn thành kế hoạch học tập đã xây dưng và điêu chinh lai kê hoach hoc tâp

1 ThS – Giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm TP. HCM

Page 23: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

16

cho phu hơp vơi điêu kiên th ực tế; Tư vấn cho sinh viên về phương pháp học

tập, nghiên cứu khoa học; Cảnh báo về kết quả học tập và định hướng sự lựa

chọn tiến độ, cách phát huy học lực giỏi và khắc phục học lực yếu, kém; Hướng

dẫn sinh viên tham gia các hoạt động ngoai khoa va cac hoat đông h ọc thuật đê

phát triển các kỹ năng mềm… ; Năm băt đươc xu hương nghê nghiêp va thưc

hiên nhiêm vu tư v ấn hướng nghiệp và việc làm cho sinh viên; Hướng dẫn và

giúp đỡ sinh viên giải quyết những vấn đề khó khăn trong h ọc tập và nghiên

cứu khoa học, thâm chi thâu hiêu gia canh va co thê giúp đ ỡ đươc sinh viên giải

quyết môt sô kho khăn trong đơi sông ; Thường xuyên động viên, khích lệ sinh

viên xác định rõ động cơ rèn luyện phấn đấu và yên tâm học tập, kiên trì rèn

luyện phấn đấu toàn diện để ngày mai lập nghiệp.

Trong quá trình thực hiện, CVHT nên tập trung nhiều vào các vấn đề trọng

tâm như xây dựng kế hoạch học tập toàn khóa cho sinh viên, đối với các học

phần cơ bản trong chương trình, cần giới thiệu nội dung, ý nghĩa của nó trong

chương trình học. Đối với các môn tự chọn thuộc khối kiến thức cơ sở ngành và

khối kiến thức chuyên ngành, sinh viên chưa thật sự hiểu rõ về các môn mình

thật sự yêu thích và phù hợp với khả năng của bản thân, do đó, cần giới thiệu

nội dung và kỹ năng của học phần đó. Bên cạnh đó, CVHT cần giúp các em

chọn lựa những học phần giúp tăng tính “mềm deo” trong việc chọn lựa ngành

nghề trong tương lai. Trong thực tế, một số trường hợp nảy sinh trong việc lập

kế hoạc học tập và thực hiện kế hoạch học tập của sinh viên như: Trong kế

hoạch học tập, sinh viên chọn một số học phần tự chọn chuyên ngành này,

nhưng trong quá trình học tập, các em lại cảm thấy yêu thích một số học phần

khác mà không có trong kế hoạch học tập. Trong hoàn cảnh này, CVHT cần

hướng dẫn, tạo điều kiện để giúp các em có thể học các học phần mình yêu

thích. Trong công tác tư vấn cần quan tâm đảm bảo sĩ số lớp học phần để không

làm ảnh hưởng đến việc học tập của các sinh viên khác.

Các hoạt động văn nghệ, thể thao và hoạt động đoàn thể trong nhà trường

giúp sinh viên rèn luyện thân thể, tăng cường tính cộng đồng, tham gia hoạt

động xã hội,…CVHT cần giúp sinh viên hiểu rõ mục tiêu của các hoạt động rèn

luyện trong nhà trường, giúp sinh viên có ý thức, lòng say mê trong việc tham

gia các hoạt động chính trị- xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, các hoạt động

hướng đến lợi ích cộng đồng, phòng chống tệ nạn xã hội,… Điều quan trọng

trong công tác tư vấn là giúp sinh viên ý thức tham gia vì mục đích chính đáng

chứ không vì mục đích là để được điểm số cao khi xét điểm rèn luyện ở cuối

học kỳ.

Page 24: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

17

Ngoài công tác tư vấn về học tập, CVHT còn đảm nhiệm vai trò theo dõi,

đôn đốc sinh viên trong hoạt động rèn luyện ở nhà trường; kết hợp với ban cán

sự lớp, chi đoàn, hội sinh viên,… đánh giá thành tích hoạt động, tình hình vi

phạm qui chế của sinh viên, từ đó, đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên.

3. Những vấn đề đang tồn tại của cố vấn học tập

Rất nhiều ý kiến cho rằng hiệu quả của CVHT chưa cao là do chúng ta

không đủ đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và kinh phí để thực hiện riêng biệt

hai mảng công tác là CVHT và chủ nhiệm lớp, hầu hết giảng viên phải kiêm

nhiệm cả hai nhiệm vụ trên ; hay công tác CVHT còn khá mới me đối với các

trường đại học ở nước ta,… Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là do các trường

chưa đánh giá đúng vai trò, chức năng và nhiệm vụ của CVHT.

Trong hoàn cảnh hiện tại, giảng viên vừa tham gia giảng dạy vừa kiêm

nhiệm công tác CVHT. Để hoàn thành yêu cầu của nhà trường và nhu cầu của

SV, nhiều cán bộ làm công tác CVHT cũng gặp không ít khó khăn. Khó khăn

lớn nhất có lẽ là về thời gian và khó khăn thứ hai là những quy định của nhà

trường về chương trình đào tạo, công tác CVHT… vẫn chưa cụ thể, vẫn còn

trong giai đoạn sửa đổi và thay đổi nhiều làm CVHT không nắm bắt kịp để phổ

biến cho SV. Tiêu chuẩn của một CVHT phải là một người có ít nhất ba năm

kinh nghiệm giảng dạy để giúp đỡ sinh viên và phải nắm vững được chương

trình đào tạo, quy trình đào tạo. Ngoài ra các CVHT còn phải có quỹ thời gian

để tham gia hoạt động cùng với sinh viên.

Đào tạo theo tín chỉ, việc triển khai hoạt động của CVHT thiếu tính đồng

bộ, chưa đạt được yêu cầu mong muốn, như chưa tổ chức thường xuyên sinh

hoạt định kỳ đối với các lớp sinh viên, việc sinh hoạt định kỳ chưa có nội dung

phong phú, các tiếp xúc tư vấn nhiều khi mang tính tự phát trực tiếp hoặc qua

trao đổi qua điện thoại nên hiệu quả chưa cao. Bên cạnh những cố vấn học tập

“lăn lộn” với sinh viên, giải quyết rất nhiều việc trong quá trình học tập của sinh

viên, thường xuyên phản ánh lại thực tế để cố vấn lại với nhà trường trong việc

quản lý và điều hành chương trình đào tạo, thì một bộ phận không nhỏ CVHT

đã không làm tốt được vai trò của mình.

Công tác cố vấn học tập là công tác kiêm nhiệm nên hầu hết các cán bộ

đều rất bận rộn và dành thời gian cho sinh viên chủ yếu cho những việc mang

tính bắt buộc nhiều hơn như: hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học tập, duyệt

kế hoạch học tập…. Có những trường hợp cả lớp có những thắc mắc như nhau

mà sinh viên không cử đại diện gặp CVHT để giải quyết vấn đề mà cứ mỗi sinh

Page 25: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

18

viên đều tìm CVHT với cùng câu hỏi thì dễ làm cho sự việc nặng nề hơn. Đây

là vấn đề tổ chức lớp chưa được tốt. Mặc dù có các phong trào và hoạt động

ngoại khóa của sinh viên như lao động, văn nghệ, thể thao… giúp CVHT tìm

hiểu về tâm tư tình cảm của sinh viên nhưng rất ít CVHT tham gia.

Vấn đề kế hoạch học tập của sinh viên cũng còn một số vướng mắc như kế

hoạch học tập thường xuyên thay đổi do nhiều học phần sinh viên đã đăng ký

nhưng không mở được hay một lý do nào đó thì chỉ cần thay đổi một học kỳ là

thay đổi kế hoạch toàn khóa. Điều này làm sinh viên rất bị động trong việc lập

kế hoạch và CVHT phải thường xuyên duyệt lại kế hoạch học tập cho sinh viên.

Thời gian duyệt kế hoạch học tập phân cho CVHT thường xác định thời gian cụ

thể, đây là một ưu điểm lớn của quá trình cải tiến nhưng sẽ là nhược điểm cho

những CVHT bận đi công tác hay không kết nối được internet trong thời gian

này.

Hiện tại, CVHT chưa thể kiểm tra được kết quả học tập, phân loại học lực

của từng sinh viên qua mạng, làm hạn chế việc tư vấn cho sinh viên học tập và

điều chỉnh kế hoạch học tập của sinh viên một cách kịp thời và hiệu quả. Về

việc đánh giá điểm rèn luyện thì sinh viên nào có năng khiếu về thể thao văn

nghệ thường có điểm rèn luyện cao hơn các sinh viên khác do có thành tích

trong lĩnh vực này. Một số sinh viên có tâm lý tham gia các hoạt động ngoại

khóa ở cấp Trường, Khoa, Liên Chi Hội do tham gia các hoạt động ở bậc này

điểm số cao hơn tham gia cấp Chi đoàn. Do vậy dẫn đến tình trạng một số sinh

viên ít tham gia các hoạt động của lớp, chi đoàn nhưng điểm rèn luyện rất cao,

tạo tâm lý không tốt cho các sinh viên khác trong lớp.

4. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng cố vấn học tập

4.1. Quy định trong quản lý và điều hành

Để phát huy vai trò, chức năng và nhiệm vụ của CVHT, các cơ sở giáo dục

đại học cần thiết phải xây dựng quy trình công tác CVHT một cách khoa học.

Trang bị cho đội ngũ CVHT những kiến thức, trao đổi kinh nghiệm cần có của

CVHT. Đồng thời phải tổ chức lại công tác chủ nhiệm lớp, tách biệt với công

tác CVHT. Đánh giá kết quả hoạt động của CVHT trong từng học kỳ (năm

học). Dựa vào đánh giá kết quả từng học kỳ (năm học) để kiện toàn, củng cố lại

hệ thống CVHT để hệ thống này hoạt động ngày càng có chất lượng và hiệu

quả.

Về phía cấp lãnh đạo Khoa: Hội đồng CVHT cần xem xét để phân công và

bố trí hợp lý các cán bộ làm CVHT, tránh tình trạng “quá tải” trong công việc

Page 26: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

19

của CVHT, chọn những CVHT có kinh nghiệm cũng như kỹ năng làm CVHT,

đặc biệt đối với sinh viên năm nhất còn quá nhiều bỡ ngỡ. Hội đồng CVHT cấp

Khoa cần họp xét để tuyên dương những CVHT có tinh thần, trách nhiệm, hoàn

thành tốt công việc. Bên cạnh đó cần kỷ luật nghiêm khắc những CVHT thiếu

trách nhiệm, gây khó khăn cho sinh viên

Về phía các CVHT, trước hết cần phải tự trao dồi các phẩm chất đạo đức,

có ý thức trách nhiệm cao, phải nắm được vai trò, nhiệm vụ của cố vấn học tập.

Biết lắng nghe ý kiến của sinh viên. Đồng thời, nắm được các nguyên tắc tâm lý

trong công tác tư vấn và luôn giữ tư cách của người thầy giáo, có hành vi cư xử

đúng mức làm gương cho sinh viên. CVHT phải tự mình sắp xếp thời gian thật

hợp lý để tăng cường các buổi gặp gỡ, tiếp xúc với sinh viên để hiểu hơn về

hoàn cảnh, điều kiện của từng sinh viên, cũng như những tâm tư và nguyện

vọng của các em để từ đó có những phương hướng tư vấn đúng đắn cho sinh

viên.

Mỗi CVHT chỉ nên đảm trách một số lượng sinh viên nhất định để theo

dõi toàn bộ quá trình học tập của sinh viên, giúp đỡ các sinh viên hoàn thành

khóa học cách tốt nhất. Đặc biệt, tăng cường vai trò của Phòng Công tác Học

sinh – Sinh viên trong việc tư vấn cho sinh viên về các thủ tục hành chính, các

vấn đề về đời sống học đường, vv… thông qua các hình thức tư vấn trực tiếp, tư

vấn qua e-mail đồng thời công khai hóa một cách đầy đủ các thủ tục liên quan

đến sinh viên và hướng dẫn chi tiết trên website để sinh viên dễ dàng thực hiện.

Song song với các hoạt động chung mỗi một cố vấn học tập sẽ tiếp nhận

sinh viên từ khi các em bắt đầu nhập học năm thứ nhất và theo suốt quá trình

học tập trong trường đại học của các em. Với sinh viên của mỗi năm cố vấn học

tập phải đặt ra những vấn đề trọng tâm ưu tiên hướng dẫn sinh viên thực hiện.

4.2. Những việc làm cụ thể

4.2.1. Đối với sinh viên năm đầu tiên

Sinh viên năm đầu tiên do còn bỡ ngỡ, thụ động và chưa xác định phương

hướng rõ ràng và hình thức học tập khác hẳn với lúc còn học phổ thông, … thì

sự giúp đỡ của CVHT đóng vai trò rất quan trọng vào sự thành công của các em

trong những năm học tiếp theo. Ơ giai đoạn này, CVHT phải nhanh chóng quan

tâm về tư tưởng và hiểu được tâm tư nguyện vọng của các em. Đồng thời hướng

dẫn cho sinh viên tìm hiểu chương trình đào tạo của khoá - ngành và cách lựa

chọn học phần là công việc quan trọng hàng đầu của CVHT.

Page 27: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

20

CVHT có thể giới thiệu một vài kế hoạch học tập toàn khóa tiêu biểu.

Huớng dẫn cho SV về cách đăng ký học phần cho từng học kỳ, tư vấn cho SV

nên chọn học phần tự chọn nào là phu hợp với chuyên ngành mình đang học.

CVHT trong thời gian này phải bám sát các SV trong khâu đăng ký học phần

nhất là các SV đến từ các vung nông thôn ít tiếp xúc với máy tính và internet.

Mặc du đã được sinh hoạt rất kỹ về khung chương trình học và kế hoạch học

tập, nhưng trong thực tế, khi các SV trực tiếp đăng ký các học phần vẫn còn

đăng ký chưa đúng. Do đó, nếu CVHT bám sát sinh viên sẽ giúp giải quyết

nhiều vấn đề khó khăn cho các SV.

Trong quá trình ổn định lớp CVHT cần chọn ra ban cán sự lớp cho phu

hợp. Phần lớn CVHT có thể dựa vào kết quả thi tuyển sinh đại học để chọn ra

nguời có điểm cao vào ban cán sự lớp. Tuy nhiên, việc lựa chọn này có thể chọn

ra một ban cán sự không thực sự năng động, vì những SV được chọn chưa hẳn

là các SV yêu thích hay có kinh nghiệm trong công việc mới được giao, điều

này sẽ ảnh hưởng lớn đến các hoạt động phong trào của lớp sau này. Do đó,

việc chọn cán sự lớp nên được thông báo chung cho cả lớp biết và đề nghị các

SV tự nguyện đăng ký khả năng mình có thể tham gia chức vụ nào trong BCS

lớp qua hình thức gửi email cho CVHT.

Mặt khác, cố vấn học tập phải phổ biến chi tiết công tác đánh giá điểm rèn

luyện ngay từ học kỳ đầu tiên, nhấn mạnh những ảnh hưởng của điểm rèn luyện

đến kết quả học tập chung như thế nào, xét chọn học bổng ra sao nhằm góp

phần giúp ban cán sự lớp thuận lợi hơn trong việc phổ biến các phong trào

chung của lớp và vận động SV tham gia.

Ngay khi nhận lớp cần nắm rõ sơ yếu lý lịch của từng SV, đây là điều rất

quan trọng đối với CVHT. Công việc này rất cần thiết vì thông qua sơ yếu lý

lịch để bước đầu CVHT có thể tìm hiểu và đánh giá sơ bộ nhân cách của các

SV, phần lớn mỗi một cách ứng xử của một người đều bắt nguồn từ hoàn cảnh

ấu thơ, môi trường sống. Thí dụ: Một SV sống trong gia đình có cha mẹ đều

làm ruộng , là anh hay chị cả trong gia đình , những SV này thường trưởng thành

sớm hơn, tháo vát hơn. Hoặc một SV nữ có mẹ mất sớm, có thể do thiếu giáo

dưỡng của mẹ sẽ làm ảnh hưởng đến “nữ tính” của SV này..... Nói chung đây

chỉ là đánh giá sơ bộ ban đầu nhưng nhờ vào sơ yếu lịch sẽ giúp cho CVHT linh

hoạt hơn trong cách tiếp xúc với từng thành viên của lớp. Một trong những ưu

điểm khác của việc nắm rõ sơ yếu lý lịch của các SV là CVHT có thể phát hiện

những trường hợp SV có hoàn cảnh khó khăn để tìm ra những biện pháp thích

hợp kịp thời giúp đỡ các SV an tâm học tập như: Giúp các SV tìm các học bổng

Page 28: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

21

tài trợ, ngoài ra trong sơ yếu lý lịch, ở mục sức khỏe, nếu biết được tiểu sử bệnh

của SV sẽ giúp CVHT dễ ứng phó hơn trong những trường hợp sơ, cấp cứu.

Buổi gặp gỡ đầu tiên với các SV mới vào trường vô cùng quan trọng.

Trong buổi gặp gỡ này, CVHT và SV phải thống nhất được cách làm việc (quy

định về thời gian gặp gỡ, quy định về cách xử lý công việc…) để có thể làm

việc với nhau tốt nhất. Việc sắp xếp thời gian để định kỳ tiếp xúc với sinh viên,

lắng nghe tâm tư nguyện vọng của sinh viên là rất cần thiết, tuy nhiên đây cũng

là một khó khăn đối với các CVHT đảm nhiệm nhiều công tác chuyên môn.

Hiện tại, mail group là một phương tiện hữu hiệu để giúp CVHT và các sinh

viên trong lớp liên lạc, thông tin khi cần thiết. Việc giữ thông tin liên lạc bằng

email, điện thoại giúp CVHT nắm kịp thời các hoàn cảnh sinh viên cần được

giúp đỡ, hỗ trợ, giúp các em an tâm trong việc học tập. Tuy nhiên, CVHT cần

dành thời gian để gặp gỡ, trao đổi với sinh viên đối với các trường hợp có biểu

hiện sa sút trong học tập, các sinh viên vắng mặt trên lớp thường xuyên.

CVHT phải luôn duy trì các buổi họp lớp và sau các buổi họp nên có

những nhận xét, những đánh giá, những phương hướng giải quyết, phổ biến

những thông báo, quy chế mới hay những kế hoạch cần phải thực hiện trong

thời gian sắp tới. Trong 1 năm học CVHT nên có ít nhất 4 buổi để gặp gỡ với

SV của một lớp và có thể đưa ra những khoảng thời gian rảnh để SV có thể gặp

trao đổi ngoài giờ.

CVHT phải hiểu thật kỹ chương trình đào tạo ngành mà SV đang theo học,

cập nhật kịp thời những thay đổi từ phía nhà trường, kịp thời phổ biến cho SV

khi có những thay đổi đó.

CVHT cần xây dựng và công khai lịch tiếp sinh viên, thời gian và địa điểm

tiếp sinh viên định kỳ; cung cấp cho sinh viên số điện thoại, email và các

phương tiện liên lạc khác để sinh viên liên lạc trong trường hợp cần thiết.

4.2.2. Đối với sinh viên các năm kế tiếp và sinh viên năm cuối

Sau khi xây dựng được cách thức làm việc với sinh viên từ năm thứ nhất

thì những năm học kế tiếp CVHT vẫn sẽ tiếp tục và ưu tiên quan tâm, dành

nhiều thời gian để giải đáp và tư vấn kịp thời cho SV. CVHT thông qua tình

hình học tập, kết quả học tập của SV để tư vấn hướng dẫn cho SV trong việc

đăng kí, điều chỉnh kế hoạch học tập cho phù hợp với năng lực và hoàn cảnh

của từng SV. Tư vấn cho SV về định hướng nghề nghiệp trong tương lai, giúp

SV đề ra mục tiêu cho tương lai, trao đổi, góp ý về đặc tính nghề nghiệp, tình

trạng môi trường làm việc, thị trường việc làm…

Page 29: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

22

CVHT cần có những biện pháp hỗ trợ những SV có hoàn cảnh khó khăn,

SV cá biệt, những SV có thời gian học tập ít vì phải đi làm thêm hay mê trò

chơi nào đó. CVHT cần phối hợp với Bộ môn, với khoa và với nhà trường để có

biện pháp giúp đỡ hợp lý. Để thực hiện được điều này không quá khó, chính

ban cán sự lớp, ban chấp hành đoàn, sự theo dõi kết quả học tập và những buổi

gặp gỡ trên lớp sẽ giúp CVHT biết được hoàn cảnh của SV.

Hàng tháng CVHT nên làm việc với ban cán sự lớp, thường xuyên tổ chức

các buổi họp lớp để sinh hoạt với lớp các nội dung theo quy định của nhà

trường, để nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động của lớp, đưa ra phương hướng

giải quyết, phổ biến những kế hoạch phải thực hiện trong thời gian sắp tới.

Đồng thời qua đó giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp trong tương lai, giúp

sinh viên đề ra mục tiêu cho tương lai, tư vấn cho sinh viên biết hiện tại mình

nên làm gì và cần phải cố gắng đạt được cái gì, định hướng để sinh viên phấn

đấu học tập tốt hơn… Trao đổi và góp ý kiến về các vấn đề nghề nghiệp như

đặc điểm nghề nghiệp, tình trạng môi trường làm việc, thị trường làm việc…

CVHT nên thông qua tình hình, kết quả học tập của sinh viên để tư vấn,

hướng dẫn cho sinh viên trong việc đăng ký, điều chỉnh kế hoạch học tập cho

phù hợp với năng lực và hoàn cảnh, tránh để tình trạng do không nắm rõ thông

tin mà nhiều sinh viên đã đăng ký khối lượng học tập quá nhiều với sức học của

mình.

CVHT cần nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình đào tạo,

quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định, nội quy của trường về học tập,

rèn luyện và công tác sinh viên của trường; thường xuyên cập nhật những thay

đổi, bổ sung trong quy chế, quy định, nội quy để có thể tư vấn, hỗ trợ giúp đỡ

sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường.

Hướng dẫn sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khoá do các tổ chức

đoàn thể và nhà trường tổ chức nhằm giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, tác

phong, lối sống cho sinh viên.

5. Kết luận

Vai trò cố vấn học tập cực kỳ quan trọng trong hệ thống học tập theo tín

chỉ. Cố vấn không chỉ là người hướng dẫn sinh viên đăng ký các học phần, lập

kế hoạch học tập mà CVHT còn phải hướng dẫn sinh viên về phương pháp học,

kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng giải quyết vấn đề và hướng dẫn thêm cho sinh

viên về phương pháp tự học, các kỹ năng sống… Tuy nhiên, trong thực tế hiệu

quả của cố vấn học tập thực sự không cao do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Page 30: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

23

Từng bước xây dựng và nâng cao chất lượng cố vấn học tập là công việc cần

được quan tâm hàng đầu của các trường triển khai chương trình học tập của

sinh viên theo học chế tín chỉ. Cố vấn học tập sẽ đóng góp không nhỏ vào thành

công trong việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính

quy theo hệ thống tín chỉ ban hành theo Quyết định số43/2007/QĐ-

BGDĐT, ngày 15/8/2007.

2. Nghị quyết về về đổi mới cơ bản và toàn diện Giáo dục đại học Việt Nam

giai đoạn 2006-2020, Nghị quyết số14/2005/NQ-CP của Chính phủ ban

hành ngày 2/11/2005.

Page 31: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

24

XÂY DỰNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRIỂN KHAI CÔNG TÁC CỐ VẤN

HỌC TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC NÀY

Nguyễn Duy Mộng Hà1

Tóm tắt

Từ lúc các trường đại học-cao đẳng trong cả nước chuyển dần sang học chế tín

chỉ, nhiều trường thường chỉ chú ý đến việc xây dựng thời lượng và cấu trúc nội dung

chương trình học cùng với cơ chế đăng ký tín chỉ, tổ chức lớp học nhưng lại phớt lờ

công tác cố vấn học tập vốn lại là một yêu cầu bắt buộc của học chế tín chỉ. Nhiều

trường cũng chưa có kinh nghiệm triển khai vận hành hiệu quả hệ thống cố vấn học

tập và ngày càng có nhiều tranh luận về vai trò và năng lực của cố vấn học tập. Một

trong những giải pháp đặt ra là phân công hợp lý và bồi dưỡng, phát triển năng lực

cố vấn học tập. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều chuyên gia về lãnh vực này. Do đó,

bài viết gợi mở phương thức phát triển công tác này một cách hệ thống: từ việc xây

dựng cơ chế, chính sách phù hợp, phân công và bồi dưỡng năng lực cố vấn học tập

đến việc theo dõi, giám sát và đánh giá công tác này một cách định kỳ, thường xuyên

để cải tiến liên tục cũng như học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau. Như vậy, cần

xây dựng bộ công cụ để thực hiện và đánh giá hiệu quả công tác này.

1. Dẫn nhập

Các trường đại học ở nước ta lần lượt áp dụng học chế tin chỉ (HCTC) trong thời

gian gần đây theo xu hướng hội nhập vì loại hình quản lý đào tạo này có nhiều ưu

điểm, đem lại hiệu quả cao. Công tác cố vấn học tập (CVHT) theo HCTC còn mới me

ở nước ta du đó là một tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình đào tạo quan trọng ở

nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới. Cả giảng viên (GV), sinh viên (SV), đội ngũ

trợ lý giáo vụ, CVHT, giảng viên chủ nhiệm (GVCN)… của các đơn vị đào tạo theo

HCTC ở nước ta còn rất nhiều bỡ ngỡ về công tác này. Ngoài việc xây dựng chính

sách cơ chế và phân công hợp lý đội ngũ CVHT, việc xây dựng và hoàn thiện một bộ

công cụ sẽ giúp cho việc bồi dưỡng năng lực CVHT, vận hành và đánh giá hiệu quả

hệ thống CVHT.

2. Những khó khăn thƣờng gặp của công tác cố vấn học tập và nguyên nhân

Tại hội nghị “Nâng cao vai trò cố vấn học tập” ở Trường Đại học Cần Thơ vào

tháng 6 năm 2011, các bài viết có nêu những khó khăn trong công tác này. Những khó

khăn, trở ngại chính có thể được tóm tắt như sau:

1 ThS – Phòng Khảo thí & Đảm bảo chất lượng, trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG – HCM

Page 32: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

25

- Nhận thức về tầm quan trọng của công tác CVHT nhìn chung là chưa cao và

chưa đồng bộ kể cả ở GV và SV;

- Nhiều GV than phiền thiếu thời gian cho công tác CVHT, do phải đầu tư nhiều

thời gian cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và nâng cao trình độ chuyên

môn, ngoại ngữ, tin học,… vốn có lợi ích thiết thực cho GV hơn, dẫn đến sự thiếu ổn

định về thời gian và đội ngũ CVHT;

- Thiếu phòng và địa điểm tiếp sinh viên, thiếu giờ sinh hoạt lớp cố định, số

lượng SV quá đông, không theo lớp cố định;

- Thiếu rà soát cơ chế, chính sách, quy định về thành phần, quyền lợi và nghĩa

vụ rõ ràng đối với đội ngũ CVHT, BGH thiếu lắng nghe phản hồi từ CVHT để hoàn

thiện cơ chế chính sách cho phù hợp, kể cả cơ chế thi đua khen thưởng;

- Thiếu sự phối hợp hiệu quả trong khoa/bộ môn và phối hợp giữa các bộ phận,

phòng ban, đoàn hội, ký túc xá,… và đội ngũ hỗ trợ khác về các việc như cung cấp

danh sách, hệ thống theo dõi kết quả học tập, thống kê bảo lưu, thông tin các loại…

- Thiếu hệ thống cung cấp thông tin hiệu quả, đôi khi hành chính hóa và hình

thức hóa công tác CVHT;

- Hạn chế về năng lực tư vấn và giao tiếp của đội ngũ CVHT do thiếu kinh

nghiệm và thiếu tập huấn, hỗ trợ, thiếu thông tin, hiểu biết cần thiết về các mặt…

Tổng hợp những khó khăn trên, chúng tôi nhận thấy khó khăn phổ biến nhất là

hạn chế năng lực của đội ngũ CVHT, nhất là đội ngũ CVHT tre là GV kiêm nhiệm.

Đội ngũ GV tre và trợ lý giáo vụ lại thường có những hạn chế về kiến thức và hiểu

biết sau:

1) Thiếu kiến thức, hiểu biết tổng thể về chương trình đào tạo

- Chưa hiểu rõ cấu trúc chương trình, danh mục và nội dung các môn học thuộc

nhóm môn tiên quyết, cơ sở, chuyên ngành, bắt buộc, tự chọn, môn chung, môn đại

cương,….GV tre thường chỉ biết về một vài môn học mình phụ trách mà thiếu liên hệ

với tổng thể CTĐT.

- Chưa hiểu rõ các ngành nghề/định hướng đầu ra khác nhau, chưa cập nhật các

yêu cầu về kỹ năng cần thiết của nhà tuyển dụng, các thành tựu mới nhất trong lãnh

vực ngành nghề…thiếu hiểu biết để tư vấn về thực tập thực tế, liên hệ, tìm hiểu nơi

thức tập, quy trình thực tập,…

- Chưa nắm rõ tổng thể các hình thức và yêu cầu về kiểm tra, đánh giá, làm tiểu

luận/ luận văn, quy định, quy trình về thi cử, làm luận văn, quy định trích dẫn, các thủ

Page 33: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

26

tục quy trình đăng ký môn học, các phương pháp nghiên cứu và học tập hiệu quả, hình

thức tổ chức dạy học đa dạng, nhất là phương pháp tự học, tự nghiên cứu, …

- Chưa nắm hết các tài liệu, tài nguyên học tập, các loại thư viện,….các tạp chí

chuyên ngành, các cửa hàng sách chuyên môn, chương trình hỗ trợ sách cho SV,…các

khóa học ngoại khóa, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm, … để tư vấn cho SV

2) Thiếu các hiểu biết chung khác

Thiếu hiểu biết về các lãnh vực liên quan đến đời sống SV như:

- Thông tin ở các phòng ban, trung tâm, đơn vị khác trong trường để giới thiệu

cho SV đến liên hệ khi cần thiết (văn, thể, mỹ, đời sống, …, các thông tin về ký túc

xá,…).

- Các tổ chức ngoài trường mà SV có thể liên hệ liên quan đến học tập và về thủ

tục hành chánh khác.

- Các chính sách học bổng, hỗ trợ khác, các nơi giới thiệu việc làm, làm bán

thời gian/làm thêm, trung tâm tuyển dụng, hội đoàn,…các vấn đề liên quan đến quy

định, quy chế, chế độ chính sách, giúp phần nào giải quyết những khó khăn trong đời

sống sinh hoạt hàng ngày, các thắc mắc, khiếu nại phổ biến của SV,…

3) Thiếu kỹ năng tư vấn và giao tiếp

CVHT thiếu kỹ năng giao tiếp thường gặp khó khăn khi thường xuyên tiếp xúc,

gặp gỡ SV đa dạng với các động cơ, năng lực nguyện vọng, sở thích, hoàn cảnh…

khác nhau, chưa có khả năng phán đoán, phân tích nắm bắt vấn đề nhanh, khả năng

giải quyết vấn đề, hiểu biết tâm lý trong giao tiếp ứng xử….

Ít được truyền đạt kinh nghiệm từ đội ngũ GV/CVHT lớn tuổi, các GV trong ban

lãnh đạo khoa, hội đồng khoa học khoa/bộ môn mà có kinh nghiệm hơn về công tác

CVHT và CTĐT, một nguyên nhân nữa của việc hạn chế năng lực tư vấn và hiểu biết

của đội ngũ CVHT tre là do thiếu công cụ để sử dụng, bồi dưỡng và phát triển năng

lực tư vấn. Do đó, cần lưu ý tìm giải pháp giúp khắc phục hạn chế này.

3. Quy định cụ thể về chức danh, thành phần, nhiệm vụ của cố vấn học tập

Đội ngũ tư vấn người học theo học chế tín chỉ ở các trường đại học của một số

nước tiên tiến trên thế giới thường rất phong phú, đa dạng với nhiều chức danh và

nhiệm vụ khác nhau. Ơ nước ngoài thành phần, chức danh của đội ngũ CVHT có thể

bao gồm (Davis, 1993):

- Cố vấn học tập (academic adviser): thường tư vấn cho SV về chọn khóa học,

ngành học phù hợp với năng lực và sở thích, tư vấn và xét duyệt kế hoạch học tập của

Page 34: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

27

SV, tư vấn cho SV khi bắt đầu nhập học, chuẩn bị vào giai đoạn chuyên ngành hay

khi sắp kết thúc chương trình học, học sau đại học…

- Người tư vấn hướng nghiệp (career adviser): giúp SV tìm hiểu cơ hội nghề

nghiệp và việc học tập tiếp theo, hướng chuyên ngành hẹp sau đại học, yêu cầu của thị

trường lao động đối với ngành nghề, …

- Cố vấn hoạt động ngoại khóa (extracurricular adviser): thường tư vấn cho

nhóm SV,… đặc biệt cho các tân sinh viên thông qua các buổi giới thiệu hướng dẫn

cho tân SV vào tuần đầu tiên khi SV nhập học (Orientation week), dẫn họ đi tham

quan trường học, các cơ sở vật chất của trường và hướng dẫn cách sử dụng các trang

thiết bị học tập, các nơi tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho SV,…

- Cố vấn có kinh nghiệm (Mentor): có quan hệ một đối một liên tục, thường một

người có nhiều kinh nghiệm hơn tư vấn, giúp đỡ cho người ít kinh nghiệm hơn nhằm

nâng đỡ về mặt tâm lý, giúp đỡ trực tiếp để phát triển chuyên môn, nghề nghiệp và

đóng vai làm mẫu, có thể gặp SV định kỳ trong hoặc ngoài trường

- Trợ giảng (Tutor/ Teaching assistant): Học viên cao học hay nghiên cứu sinh,

những người đang làm phụ tá hay hỗ trợ các giáo sư trong NCKH ở nhiều trường Đại

học các nước tiên tiến cũng thường được tập huấn để kiêm nhiệm công tác làm trợ

giảng (giảng dạy một phần, tổ chức thảo luận, thực hành, làm bài tập, thí nghiệm,…),

giúp họ đóng vai trợ giảng hay cố vấn hiệu quả, đồng thời vẫn hoàn tất tốt luận văn

luận án của mình.

- Người đôn đốc học tập (Promotor): có nhiệm vụ theo dõi quá trình học tập của

SV, đôn đốc SV, học viên cao học đẩy nhanh tiến độ học tập theo kế hoạch định ra và

tư vấn giúp họ tháo gỡ một số vướng măc có thể gặp trong quá trình học tập.

- Trợ lý giáo vụ, trợ lý khoa/bộ môn (Academic assistant, faculty assistant): có

nhiều kinh nghiệm về cách thức tổ chức lớp học, hình thức học tập và kiểm tra đánh

giá ở đại học, danh mục các môn học, các thông tin chung cho SV, biết cách phối hợp

tốt với các phòng ban của trường, …thường có thể tiếp SV vào bất kỳ lúc nào trong

giờ hành chánh.

- GV chủ nhiệm lớp/nhóm (Dozent-in-charge hay teacher-in-charge): được phân

công theo dõi hoạt động học tập của nhóm SV và gặp gỡ định kỳ nhóm SV này, tư

vấn cho họ về việc học chuyên môn cũng như học ngoại ngữ, các vấn đề có liên quan

đến học tập.

Tùy theo hoàn cảnh, điều kiện, đặc thù của mỗi trường mà các trường đại học-

cao đẳng ở nước ta có thể vận dụng để phân công một CVHT phụ trách chung các

Page 35: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

28

mảng hoặc có một nhóm/đội ngũ CVHT chia se các mảng công việc cho nhau ở mỗi

khoa, hoặc một CVHT phối hợp các bộ phận phòng ban chuyên trách công tác SV,

phòng ban dịch vụ/hỗ trợ khác mà có thể tham gia tư vấn cho SV khi được CVHT

giới thiệu đến. Tuy nhiên, vẫn cần có quy định cụ thể về chức danh, nhiệm vụ và

quyền lợi của CVHT, như những quyền lợi về phụ cấp hoặc quy thành tiết giảng, xét

thi đua khen thưởng hay tín chỉ học sau đại học,… và thường xuyên rà soát, đánh giá,

điều chỉnh những quy định, chính sách này.

4. Xây dựng công cụ hỗ trợ triển khai và phát triển công tác cố vấn học tập

CVHT lần đầu tiên đảm nhận công tác chắc chắn không tránh khỏi những khó

khăn bỡ ngỡ nên rất cần một bộ công cụ, tài liệu hướng dẫn đầy đủ, cụ thể để có thể tự

học hỏi, bồi dưỡng thêm và thực hiện theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ được giao nếu nhà

trường chưa tổ chức được khóa tập huấn bài bản cho đội ngũ này về tư vấn, giao tiếp,

quản lý học vụ,……Bộ công cụ này cần phải bao gồm những tài liệu và phương tiện

sau:

4.1. Sổ tay/cẩm nang cố vấn học tập

Ban CVHT hoặc Hội đồng CVHT của trường cần xây dựng cuốn Cẩm nang/Sổ

tay dành cho CVHT tập hợp những nội dung cơ bản chung hoặc tuy đặc thù của

trường/ngành như sau:

- Các quyết định, văn bản quy định thành phần, nghĩa vụ và quyền lợi của

CVHT do nhà trường ban hành, những văn bản hướng dẫn của trường về công tác

này, những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ/phẩm chất đạo đức của CVHT;

- Các quy chế, quy định về đào tạo theo học chế tin chỉ các cấp, quy chế rèn

luyện học tập khác và các biểu mẫu cần thiết;

- Thông tin về chương trình đào tạo, ngành nghề đầu ra, các yêu cầu về kiểm tra,

đánh giá, quy trình về thi cử, luận văn, đăng ký môn học, quy trình thực tập, xét tốt

nghiệp, mẫu kế hoạch học tập của SV …;

- Thông tin về tài nguyên học tập, thư viện, các tạp chí chuyên ngành, nhà sách

chuyên môn,…;

- Thông tin cơ bản dành cho SV từ các phòng ban, các trung tâm, đơn vị, tổ chức

trong và ngoài trường mà SV có thể liên hệ liên quan đến học tập như các trung tâm

ngoại ngữ, tin học, viện nghiên cứu, hội SV, thư viện thành phố, các trung tâm tổ

chức các khóa học ngoại khóa, kỹ năng mềm, trung tâm tuyển dụng, nơi giới thiệu

việc làm …;

Page 36: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

29

- Văn bản, biểu mẫu về các chính sách học bổng, hỗ trợ khác,…, quy định, quy

chế, chế độ chính sách, …;

- Các bộ tiêu chuẩn đánh giá công tác CVHT và tư vấn SV mà trường đang áp

dụng nếu có (trong nước hoặc của khu vực, quốc tế)

- Phần phụ lục gồm các bài học kinh nghiệm về công tác CVHT được sưu tầm;

- Nên có lưu ý là Sổ tay hay Cẩm nang CVHT phải được sử dụng chung với Sổ

tay Sinh viên và Sổ tay Giảng viên

Sổ tay này cũng có thể chia thành các phần/chương/mục dành cho các nội dung

tư vấn khác nhau như (1) phần tư vấn về học tập, (2) phần tư vấn về nghiên cứu khoa

học, (3) phần tư vấn về hướng nghiệp (4) phần tư vấn về hoạt động ngoại khóa,….

Mỗi phần cũng có thể phân thành các nhóm đối tượng khác nhau như đối tượng SV

theo từng năm học, các nội dung liên quan đến đầu vào, đến quá trình học và đầu

ra,….

4.2. Website, forum, platform dành cho CVHT

Công cụ website rất hữu hiệu cho công tác CVHT, đặc biệt là hệ thống tư vấn

online. Giao diện của website phải thân thiện, rõ ràng giúp SV dễ tìm và trao đổi

thông tin. Website dành cho CVHT nên có các mục sau:

- Thông tin của Ban CVHT trường và khoa/bộ môn và lịch tiếp SV

- Các câu hỏi thường gặp của SV (frequently aksed questions hay FAQs)

- Mục forum để SV nêu những thắc mắc hoặc chia se thông tin cho nhau

- Các biểu mẫu cần thiết cho các loại thông tin khác nhau

- Sổ tay SV bản pdf và các tài liệu điện từ cần thiết khác

- Các đường link quan trọng cần thiết cho SV trong và ngoài trường

- Các khóa học ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm,

- Thông báo về các buổi nói chuyện chuyên đề

- Link đến các trang thông báo của đoàn hội, phòng công tác SV,…

4.3. Sổ họp của CVHT và sổ biên bản

CVHT thường xuyên tiếp SV bằng nhiều hình thức vào nhiều thời điểm khác

nhau nên luôn cần có sổ tay ghi chép, sổ họp khi tiếp SV, có thể theo mẫu chung hoặc

tuy cá nhân, đơn vị. Tuy nhiên, vấn đề chính là ghi chép cụ thể những phản hồi của

người học cũng như kế hoạch, chương trình, nội dung tiếp SV và thông tin trả lời cho

Page 37: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

30

SV, có thể kèm theo các biên bản họp với nhóm hoặc lớp. Công cụ này vừa giúp cho

CVHT theo dõi công việc hiệu quả, vừa giúp tự đánh giá được công việc tư vấn của

mình thường xuyên để cải tiến, đồng thời có thể sử dụng làm minh chứng khi đánh giá

công tác CVHT hay CTĐT theo học chế tín chỉ. CVHT cũng có thể dựa vào những

ghi chép từ sổ sinh hoạt CVHT này để viết các báo cáo tổng kết khi cần thiết gởi cho

đơn vị chủ quản hoặc khi xét thi đua khen thưởng, chia se trong các hội thảo, hội nghị,

tọa đàm về CVHT,…

Lịch tiếp, địa điểm tiếp SV phải được niêm yết và thông báo cho SV một cách

công khai rộng rãi, rõ rang qua nhiều kênh. CVHT cần mang theo sổ họp mỗi khi tiếp

SV.

4.4. Hồ sơ SV hoặc nhóm/lớp do CVHT phụ trách

CVHT phải làm việc với từng nhóm/lớp hoặc cá nhân SV nên cần có bộ hồ sơ

(bản cứng và/hoặc bản mềm) về nhóm SV mà mình phụ trách: từ danh sách lớp, hồ sơ

lý lịch SV (nếu cần), bản kế hoạch học tập của SV đến thống kê thông tin về kết quả

học tập, rèn luyện của SV, kết quả khảo sát ý kiến SV về các mặt, danh sách thông tin

liên lạc với ban cán sự lớp,….

Hồ sơ này rất quan trọng trong việc duy trì giao tiếp với SV qua các năm, thậm

chí cả lúc SV ra trường khi cần hỗ trợ cho Ban liên lạc cựu sinh viên, đồng thời giúp

nắm bắt tâm tư nguyện vọng của SV, đặc điểm, hoàn cảnh của SV nhằm hỗ trợ hiệu

quả. Các phản hồi của SV về công tác tư vấn học tập có thể được gởi vào hộp thư góp

ý hoặc qua phiếu khảo sát cần được lưu giữa và phân tích.

4.5. Các tài liệu tập huấn về công tác CVHT

Cần từng bước xây dựng các tài liệu tập huấn chuyên sâu về công tác CVHT,

tham khảo các tài liệu về công tác CVHT trong và ngoài nước, hoặc mời các chuyên

gia về CVHT ở các nước tiên tiến đến tập huấn, khuyến khích CVHT tham gia tập

huấn trong và ngoài trường. Các tài liệu để phục vụ tập huấn và bồi dưỡng CVHT có

thể theo từng chủ đề như:

- Chủ đề về học chế tín chỉ và CTĐT

- Chủ đề về kỹ năng tư vấn

- Chủ để về kỹ năng giao tiếp, ứng xử

- Chủ đề về tâm lý người học,…

Page 38: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

31

5. Gợi mở cho công tác tƣ vấn học tập trong nhà trƣờng đại học Việt Nam

Để phát triển công tác CVHT, chúng tôi có một số đề xuất sau cho việc xây

dựng bộ công cụ hỗ trợ công tác tư vấn học tập và xây dựng quy định, chính sách phù

hợp, tạo điều kiện hỗ trợ cho công tác này:

5.1. Đa dạng hóa các thành phần và hình thức tư vấn học tập. Tùy theo tình hình

thực tế của các đơn vị đào tạo, có thể tổ chức mạng lưới cố vấn học tập ở các khoa/bộ

môn. CVHT là cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm về CTĐT và giảng dạy sẽ giúp SV

lựa chọn học phần /môn học phù hợp, vạch kế hoạch hợp lý để đáp ứng mục tiêu tốt

nghiệp và khả năng tìm được việc làm thích hợp. CVHT là cán bộ trẻ có thể đôn đốc,

theo dõi thành tích học tập của SV giúp SV điều chỉnh kịp thời trong quá trình học

tập, tư vấn về phương pháp học tập, NCKH hoặc quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo lớp

được phân công phụ trách. CVHT là nhân viên giáo vụ hay trợ lý khoa ngoài công

việc thủ tục hành chánh, hồ sơ SV, phối hợp, liên hệ các đơn vị và GV,… cần được

tập huấn kỹ về CTĐT, nắm được quy định, yêu cầu và hình thức giảng dạy cũng như

thi cử, xếp loại học lực, rèn luyện, tủ sách tham khảo, lịch trực hay lịch hẹn của đội

ngũ lãnh đạo và GV, đăng ký môn học, học phí, học bổng…và cả các lãnh vực khác

(xã hội, rèn luyện nhân cách, kỹ năng mềm, hoạt động ngoại khóa,…) nhằm tư vấn

kịp thời cho SV học theo HCTC. Trên hết nên có Hội đồng cố vấn học tập cấp trường

(gồm lãnh đạo các phòng Đào tạo, Công tác SV, Đoàn thanh niên & Hội SV, phòng

NCKH,…Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo có thể là Chủ tịch hội đồng)

5.2. Đội ngũ tư vấn cần tổ chức buổi tiếp SV ngoài giờ học tại văn phòng

khoa/bộ môn hoặc ở nơi có thể tiếp được trong khuôn viên trường ít nhất 1 giờ/tuần

đối với SV tất cả các khóa. Có thể sắp xếp lịch trực ở văn phòng để tiếp SV. Trường

học nên mở rộng hoặc bổ sung thêm phòng cho các khoa để CVHT có chỗ tiếp xúc

gặp gỡ SV ngoài giờ lên lớp một cách thoải mái dễ dàng, nhằm giúp đỡ, giải đáp thắc

mắc và tìm hiểu nguyện vọng của SV. Có thể sắp xếp cuộc gặp gỡ định kỳ với SV

hàng tháng, rà soát tình hình chấp hành quy định học tập,…mở cửa phòng học có

đăng ký trước để CVHT làm việc với lớp. Tận dụng thế mạnh của CNTT-viễn thông

nhằm tăng cường các cơ hội giao tiếp với SV ngoài giờ trên lớp như qua mạng, diễn

đàn,..Khuyến khích SV xây dựng thói quen trao đổi với GV bằng nhiều hình thức như

theo lịch tiếp, trao đổi qua mạng,…chuẩn bị câu hỏi trao đổi rõ ràng, cụ thể và chủ

động hơn trong việc gặp gỡ CVHT.

5.3. Cung cấp tài liệu, công cụ, phương tiện hỗ trợ cần thiết cho công tác CVHT

(Cẩm nang/Sổ tay CVHT, Sổ tay SV, Sổ tay GV, Sổ tay CTĐT, quy chế, biểu mẫu,

tài liệu hướng dẫn các loại dịch vụ, hướng nghiệp,…) như đã trình bày ở phần 3. Cần

Page 39: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

32

tập huấn thường xuyên trau dồi chuyên môn (về CTĐT, đề cương môn học) và nghiệp

vụ tư vấn cho đội ngũ GV tre, giáo vụ khoa, cần thường xuyên họp rút kinh nghiệm

và trau đồi hiểu biết thêm về các lãnh vực tư vấn đa dạng và cấp thiết hiện nay như

việc học ngoại ngữ, tham gia các chương trình ngoại khóa giao lưu khác, cập nhật

thông tin về thị trường lao động, …. GV lớn tuổi có kinh nghiệm nên có kế hoạch

từng bước dẫn dắt GV tre, trợ giảng để từng bước phát triển chuyên môn, năng lực sư

phạm và đặc biệt là năng lực tư vấn. Đồng thời, CVHT cần nắm bắt thông tin về sự

phối hợp với các doanh nghiệp, cơ quan bên ngoài nhằm tạo cơ hội thực tập, thực tế

cho SV.

5.4. Công việc của CVHT cần được định kỳ xem xét, đánh giá bởi ban chủ

nhiệm khoa, nhà trường, và tổ chức họp giao ban đội ngũ CVHT để chia se và rút

kinh nghiệm giữa các đơn vị trong toàn trường…, kiểm tra, giám sát và đánh giá công

tác CVHT vào cuối học kỳ/cuối năm học để xét danh hiệu thi đua, xét khen thưởng và

kỷ luật dựa theo các tiêu chuẩn đánh giá công tác CVHT; tham mưu cho lãnh đạo

trường, khoa và bộ môn các vấn đề liên quan đến công tác quản lý đào tạo, nghiên

cứu khoa học và đào tạo theo nhu cầu xã hội; có thể khảo sát ý kiến của SV về công

tác CVHT bằng phiếu khảo sát. Nhà trường nên có trợ cấp, phụ cấp tương xứng để

khuyến khích họ trong công tác CVHT vì đa số kiêm nhiệm.

6. Kết luận

Mặc dù còn rất nhiều khó khăn trong công tác CVHT nhưng hy vọng các trường

đại học-cao đẳng Việt Nam sẽ từng bước khắc phục các khó khăn, trở ngại, từng bước

nâng cao hiệu quả của công tác tư vấn học tập, công tác giao tiếp với SV trong thế kỷ

21, thế kỷ toàn cầu hóa, hội nhập và kinh tế tri thức này, giúp SV phát triển toàn diện,

góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ quá trình hiện đại

hóa đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Davis, B.Gross: 1993.Tools for Teaching. Jossey-Bass; San Francisco.

2. Hội nghị “Nâng cao vai trò cố vấn học tập”, trường Đại học Cần thơ, tháng 6-

2011.

3. Nguyễn Duy Mộng Hà 2012, Đẩy mạnh công tác cố vấn học tập và tư vấn sinh

viên góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong trường đại học theo học

chế tín chỉ, Tạp chí Giáo dục, số 291, Kỳ 1, 2012: 32-35.

4. Nguyễn Duy Mộng Hà (2012), Công tác cố vấn học tập trong trường đại học,

Tập san KHXH&NV, số 54, 2012: 68-74

5. http://teaching.berkeley.edu/bgd/motivate.html

Page 40: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

33

CHỨC NĂNG TƢ VẤN HỌC TẬP CỦA CỐ VẤN HỌC TẬP TRONG

ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

Phạm Thanh Hải1

Hoàng Lê Minh Nhật2

1. Dẫn nhập

Đào tạo đại học, cao đẳng theo hệ thống tín chỉ ở Việt Nam xuất hiện một

chức danh công tác được quy định trong Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng

hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số

43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và

Đào tạo, đó là cố vấn học tập.

Về ngữ nghĩa, cố vấn là người am tường về một lĩnh vực nào đó và thường

xuyên được cá nhân hoặc tổ chức hỏi ý kiến để tham khảo khi giải quyết công

việc. Cố vấn học tập (CVHT) là chức danh quy định trong quá trình đào tạo

theo hệ thống tín chỉ, là người tư vấn, hỗ trợ sinh viên (SV) tự nhận thức về

mình, phát huy tối đa khả năng học tập, lựa chọn đăng ký học phần, xây dựng

kế hoạch học tập phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp, tìm việc làm thích

hợp; theo dõi thành tích học tập của SV nhằm giúp SV điều chỉnh kịp thời hoặc

đưa ra một lựa chọn phù hợp trong quá trình học tập. Thực tiễn đào tạo theo hệ

thống tín chỉ cho thấy tuy theo quy định của từng cơ sở giáo dục đại học, CVHT

có thể có những chức năng khác nhau. Ơ đây, chúng tôi bàn về chức năng tư

vấn học tập của CVHT. Nhìn từ góc độ quá trình học tập của SV, có thể thấy

chức năng tư vấn học tập của CVHT thể hiện ở mọi khâu của quá trình học tập,

tích lũy tín chỉ của SV theo sơ đồ dưới đây:

1 ThS. GVC – Trưởng phòng Đào tạo – Quản lý Khoa học, trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế

2 ThS. GVC – Phó Trưởng phòng Đào tạo – Quản lý Khoa học, Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế

SV lựa

chọn,

đăng ký,

rút bớt học

phần...

SV học tại lớp, tại cơ

sở thực hành, thực tập;

tự học cá nhân/nhóm;

làm BT lớn, tiểu luận,

khóa luận, đồ án...

SV thi; báo cáo

thực hành, thực

tập; bảo vệ đồ

án, khóa luận...

SV đăng ký học

lại, cải thiện điểm;

học thêm các kiến

thức, kỹ năng,

chứng chỉ khác

CVHT tư vấn

Page 41: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

34

Từ khái niệm, chức năng của CVHT và thực tế quản lý đào tạo, chúng tôi

trao đổi một số vấn đề cần chú ý đối với CVHT khi thực hiện chức năng tư vấn

học tập cho SV trong từng nhóm công việc của SV.

2. Tƣ vấn cho SV lựa chọn, đăng ký học tập, rút bớt học phần

Về việc này CVHT cần giúp SV nhận thức sự khác biệt cốt lõi của đào tạo

tín chỉ và đào tạo niên chế là ở chỗ: chương trình đào tạo (CTĐT) linh hoạt,

mềm deo và SV học theo khả năng, nhu cầu, kế hoạch cá nhân. Vì vậy, việc lựa

chọn, đăng ký, rút bớt HP… chính là lối đi riêng của từng SV. Thực tế cho thấy

SV thường va vấp ở một số điểm:

- Tự đánh giá về khả năng bản thân không chính xác nên đặt ra những mục

tiêu tích lũy số tín chỉ của một học kỳ nào đó quá cao hoặc quá thấp.

- Bị tâm lý a dua khi đăng ký học tập nên thấy bạn bè đăng ký thế nào thì

mình cũng đăng ký như vậy, chưa biết “giật mình” vì số lượng đăng ký tương

đương như bạn thì có thể biến mình thành “con nợ” vì sức học của mình thua

sức học của bạn.

- Chưa dứt ra khỏi tư duy học và tốt nghiệp theo khóa của đào tạo niên chế

nên đặt ra mục tiêu phải tốt nghiệp cùng thời điểm với bạn cùng lớp là mục tiêu

tối thượng, trong khi thực tế là bản thân có thể tốt nghiệp sớm hơn do sức học

của mình tốt hơn, cũng có thể tốt nghiệp muộn hơn do sức học của mình yếu

hơn hoặc vì lý do sức khỏe, gia cảnh, vì học cung lúc hai chương trình, tham gia

lực lượng vũ trang, học cải thiện HP để cải thiện hạng tốt nghiệp hoặc vì để tích

lũy thêm các chứng chỉ ngoài CTĐT...

Từ những khó khăn trên của SV, ngay từ học kỳ 1 của khóa đào tạo,

CVHT cần giúp từng SV viết ra được “chân dung” của mình theo các câu hỏi

sau:

- Sức khỏe, trí tuệ, thái độ học tập của tôi cho tôi lợi thế hoặc gây cho tôi

khó khăn gì đối với CTĐT ngành tôi đang học?

- Tôi có nhất thiết phải tốt nghiệp cùng thời điểm với các bạn cùng lớp

không? Tôi có thể rút ngắn/kéo dài thời gian học tập không? Vì sao?

- Kế hoạch học tập của tôi (kể cả theo CTĐT và kiến thức, kỹ năng ngoài

chương trình) có điểm gì riêng, khác với các bạn khác?

Page 42: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

35

Khi tự trả lời được các câu hỏi trên, từng SV sẽ có nhận thức đúng và có

kế hoạch phù hợp với tư cách một chủ thể học tập – rèn luyện.

Trình bày trên cũng cho thấy đào tạo tín chỉ hiện nay ở nhiều cơ sở giáo

dục đại học vẫn còn lỗ hổng về trang bị cho SV kỹ năng lập kế hoạch học tập

và rèn luyện của bản thân. SV học tín chỉ nhưng không có kế hoạch cá nhân nên

quá trình tổ chức đào tạo – tự đào tạo chưa có khác biệt căn bản với đào tạo

theo niên chế.

Do gắn bó trực tiếp với SV, CVHT cần tổ chức cho SV hội thảo về vấn đề

này để SV có khả năng tự xây dựng kế hoạch học tập – rèn luyện. Việc thực thi

kế hoạch nếu có trục trặc thì cũng chính CVHT giúp SV điều chỉnh để đạt mục

tiêu phù hợp. Xây dựng kế hoạch học tập – rèn luyện còn có ý nghĩa SV giúp

hình thành năng lực xây dựng kế hoạch của bản thân – một năng lực cần thiết

thường xuyên khi thực tập và hành nghề sau tốt nghiệp.

3. Tƣ vấn cho SV học tại lớp, tại cơ sở thực hành, thực tập; tự học cá

nhân/nhóm; làm bài tập lớn, tiểu luận, khóa luận, đồ án...

- Đối với việc học tập trên lớp (lý thuyết, thảo luận hoặc thực hành), tự

học cá nhân hay học theo nhóm sau giờ lên lớp của SV, CVHT cần phối hợp

với giảng viên phụ trách HP tư vấn cho SV các vấn đề sau:

+ Bám sát đề cương chi tiết của từng HP và thời khóa biểu để xây dựng kế

hoạch học tập của bản thân và nhóm; đôn đốc, kiểm tra, góp phần đảm bảo SV

đi học đầy đủ, nghiêm túc ngay từ tiết học đầu tiên của HP. Thực tế là SV

thường có thái độ coi tiết học đầu tiên của HP là “chưa có gì”... Tuy vậy, đó lại

là tiết học đầu tiên quan trọng trong việc định hướng toàn bộ giai đoạn học tập

tiếp theo của HP.

+ Với những HP đặc thù, bố trí dạy học muộn hơn so với các HP khác

hoặc bố trí dạy học “cuốn chiếu”, CVHT giúp SV nắm vững kế hoạch dạy học

và thi của từng HP để hướng dẫn SV ứng xử với từng HP khác nhau. Thực tế

cho thấy do thiếu sự hỗ trợ của CVHT, nhiều SV đã phải chấp nhận những thiệt

hại, tiếc nuối vì không có sự phù hợp giữa kế hoạch cá nhân với tổ chức dạy

học HP.

+ Với các HP có những phần tự học của SV, CVHT tư vấn để SV tự học,

tự rèn có hiệu quả. Ví dụ, trong HP Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, SV phải

nghiên cứu văn bản Hướng dẫn về Thực tập sư phạm với thời lượng 20 giờ

Page 43: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

36

chuẩn bị cá nhân (không lên lớp theo thời khóa biểu); nội dung này CVHT phải

yêu cầu SV tự thực hiện chuẩn bị cho thực tập. Nếu CVHT không sâu sát thì

trước khi đi thực tập, SV sẽ có lỗ hổng về sự chuẩn bị này. Việc này cũng cho

thấy CVHT cần phải là giảng viên chuyên ngành để hỗ trợ SV.

- Việc tư vấn cho SV tập dượt nghiên cứu khoa học (NCKH) như làm bài

tập lớn, tiểu luận, khóa luận, đồ án, CVHT cần giúp cho SV tự trả lời các câu

hỏi: Kiến thức cơ sở, chuyên môn của tôi có vững chắc và giúp tôi thuận lợi

trong NCKH không? Vốn kinh nghiệm thực tế của tôi về vấn đề nghiên cứu như

thế nào? Kiến thức, kỹ năng về phương pháp NCKH của tôi ở mức độ nào?

Năng lực Tiếng Việt, vi tính giúp tôi thể hiện công trình khoa học có thuận lợi,

khó khăn gì?... Khi trả lời được các câu hỏi này, SV sẽ định ra kế hoạch vừa

làm đề tài vừa bổ khuyết các kiến thức, kỹ năng cần thiết.

Có thực tế là các SV đủ điều kiện làm đồ án tốt nghiệp nhưng có thể chưa

kinh qua làm tiểu luận chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn vì làm đồ án khác với

trả bài ở kỳ thi. CVHT cần tách đối tượng SV này để hỗ trợ thêm qua các hình

thức sinh hoạt lớp gắn với chuyên môn.

4. Tƣ vấn cho SV về thi kết thúc học phần; viết báo cáo thực hành, thực

tập; bảo vệ đồ án, khóa luận

- Về thi kết thúc HP, CVHT cần tư vấn giúp SV tránh các hiện tượng:

+ Chuẩn bị thi bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm khách quan theo kiểu

đối phó, vi phạm quy chế thi. Khi vào thi, nhận đề xong là làm bài ngay, không

phân tích đề, không lập phương án làm bài; làm bài thi xong không kiểm tra,

soát lỗi; ghi thiếu hoặc không chính xác thông tin trên tờ giấy thi...

+ Chuẩn bị thi vấn đápchỉ chú trọng ôn kỹ về kiến thức mà không rèn

luyện kỹ năng giữ bình tĩnh và trình bày bằng ngôn ngữ nói.

+ Khi thi trắc nghiệm trên máy tính, không tiến hành các thao tác sao lưu

dữ liệu nên có khi làm xong bài sớm mất dữ liệu do máy tính đột ngột trục

trặc...

- Về viết báo cáo thực hành, thực tập; bảo vệ đồ án, khóa luận... CVHT

cần tư vấn để SV tránh một số hiện tượng:

+ Không đọc văn bản hướng dẫn nên bị lạc yêu cầu. Ví dụ: nhiệm vụ là

viết báo cáo thực tập thì SV lại diễn đạt dưới dạng một đề tài hoặc trình bày

Page 44: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

37

khóa luận với tư cách là một công trình khoa học lại sử dụng văn phong giàu

hình ảnh, chỉ hợp với tự sự, tùy bút.

+ Tìm kiếm, xử lý, kiểm tra thông tin thiếu trách nhiệm, sao chép báo cáo

của SV khóa trước nên thông tin thực tế về cơ sở thực hành, thực tập đã thay

đổi nhưng không cập nhật.

+ Không chọn lọc tài liệu khoa học chính thống để đọc và tham khảo dẫn

đến sử dụng những thông tin sai lệch vào báo cáo, đề tài.

+ Chỉ tập trung làm văn bản để nộp, không dự kiến và tập trả lời các câu

hỏi của giảng viên chấm khóa luận hoặc của hội đồng chấm đồ án hỏi nên gặp

khó khăn trong việc thuyết phục giảng viên chấm và hội đồng.

5. Tƣ vấn cho SV đăng ký học lại, cải thiện điểm; học thêm các kiến thức,

kỹ năng, chứng chỉ khác

- Về đăng ký học lại HP bị điểm F, trước khi ký xác nhận cho SV đăng ký

học lại, CVHT cần phải hỗ trợ SV ở các điểm sau:

+ Yêu cầu SV xem xét khối lượng học tập của cá nhân ở học kỳ (mà mình

sẽ đăng ký học lại HP bị điểm F) có phù hợp không, có quá nặng không, đăng

ký học lại vào học kỳ đó có tạo ra nguy cơ “F hóa” thêm các HP khác hay

không.

+ Đăng ký học lại đúng thời điểm để không chỉ đáp ứng quy định, quy chế

mà quan trọng là có đủ thời gian học trên lớp, theo kịp mục tiêu của HP khi đã

học một lần không vượt qua được. SV cần được giúp đỡ để hiểu rằng, học lại

HP thì sự công phu phải tăng lên, nếu vẫn đầu tư như cũ thì kết quả xem như đã

được định đoạt trước.

+ Trường hợp SV phải học lại HP mà HP đó không có trong CTĐT của các

khóa học sau, CVHT cần phối hợp với tổ bộ môn để hỗ trợ SV chọn HP thay thế,

có mục tiêu, khối lượng tương tự như HP mà SV phải học lại theo quy định của

Hiệu trưởng.

- Về đăng ký học cải thiện điểm D, CVHT cần tư vấn để SV hiểu và cân

nhắc kỹ bởi về nguyên tắc học cải thiện điểm sẽ có 3 trường hợp xảy ra:

+ Từ đã tích lũy (điểm D) xuống chưa tích lũy do thi không đạt, điểm HP

bị từ D xuống F, trường hợp này xem như “cải lui”;

Page 45: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

38

+ Giữ nguyên kết quả, không thay đổi được điểm D lên điểm khác;

+ Cải thiện được điểm từ điểm D lên các điểm C, B, A - trường hợp này

mới thực sự là cải thiện.

Do không ý thức đầy đầy đủ về các trường hợp trên nên SV đăng ký học

cải thiện điểm không phù hợp, chọn HP khó (mà mình đã đạt điểm D là phù

hợp) để đăng ký học cải thiện, dẫn đến tốn kém thời gian, tiền bạc, tăng rủi ro

khi có thể bị tụt xuống điểm F.

- Về đăng ký học thêm kiến thức, kỹ năng, chứng chỉ khác, CVHT cần tư

vấn cho SV:

+ Hướng tới những kiến thức, kỹ năng, chứng chỉ thiết thực, tránh ôm đồm,

thiếu chọn lọc. Trên cơ sở ý thức rõ về bản thân và yêu cầu nghề nghiệp, xã hội,

cần ưu tiên chọn học hoặc chọn rèn phù hợp. Ví dụ: khi bản thân đang có vấn đề

về sức khỏe thì nên đăng ký học các tín chỉ văn hóa ở mức độ bình thường, còn lại,

cần dành thời gian học một môn thể thao để củng cố sức khỏe và hình thành thói

quen rèn luyện thân thể thường xuyên, hướng tới trở thành người lao động khỏe

mạnh trong tương lai, thích ứng với áp lực công việc.

+ Chọn học các kiến thức, kỹ năng, chứng chỉ ở những địa chỉ đào tạo có

uy tín. Trước khi đăng ký học cần dành thời gian tìm hiểu về chất lượng cơ sở

đào tạo mình sẽ đăng ký học để biết những phản hồi của người học về chất

lượng của cơ sở đó, tránh bị rơi vào tình trạng bị lừa phỉnh.

Quá trình vận động từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ ở

Việt Nam hiện nay với nhiều cơ sở giáo dục đại học vẫn đang là giai đoạn đầu,

quá độ. Vì vậy, từng CVHT cần phải nắm và thực hiện tốt chức năng tư vấn học

tập để giúp SV từng bước thích ứng với đào tạo theo tín chỉ.

Page 46: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

39

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ

chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số

43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo

dục và Đào tạo.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27

tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ

sung một số điều của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy

theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-

BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào

tạo.

3. Lê Viết Khuyến (2012), Quá trình chuyển đổi quy trình đào tạo

qua hệ tín chỉ trong các trường đại học và cao đẳng Việt Nam. Kỷ

yếu Hội thảo khoa học toàn quốc “Đổi mới công tác giảng dạy,

nghiên cứu khoa học và quản lý giáo dục ở các trường cao đẳng”,

Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, 5/2012.

4. Phạm Thanh Hải (2014), Nhận thức và áp dụng các khái niệm đơn

vị học trình, tín chỉ trong đào tạo ĐH, CĐ. Kỷ yếu Hội thảo khoa

học “Đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học trong đào

tạo theo hệ thống tín chỉ” Trường Đại học Quảng Nam, 16/5/2014.

Page 47: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

40

CỐ VẤN HỌC TẬP TRONG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ Ở CÁC TRƢỜNG

ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG VIỆT NAM HIỆN NAY – YÊU CẦU,

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh1

Nguyễn Diệu Thanh2

1. Dẫn nhập

Nhằm đưa nền giáo dục Việt Nam sớm hội nhập với khu vực và thế giới, trong

suốt những năm qua, các trường đại học trong cả nước đã tích cực thực hiện lộ trình

chuyển đổi từ việc thực hiện chương trình đào tạo theo nhóm sinh viên được chia

thành lớp theo kiểu Đông Âu thành việc thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ kiểu

Hoa Kỳ và bước đầu, một số ít trường đã tạo ra được những thay đổi có tính chất cơ

bản. Tuy nhiên, nhìn chung các trường đại học, cao đẳng trên phạm vi toàn quốc chỉ

đang thực hiện những thay đổi bề mặt theo hệ thống mới chứ chưa thực sự đưa

phương thức đào tạo theo tín chỉ vận hành đúng với thực chất, đặc trưng của nó. Một

trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này chính là chưa nhận thức hết tầm

quan trọng và vai trò của cố vấn học tập trong quy trình đào tạo. Từ đó, mà chưa thực

thi được những giải pháp thích hợp, thiết thực nhằm phát huy tối đa chức năng của họ

trong vai trò “cố vấn”. Bằng cái nhìn khách quan, chân thực, chúng tôi – những giảng

viên tre tâm huyết với nghề một lần nữa mong muốn nhận chân lại vai trò của cố vấn

học tập trong đào tạo tín chỉ hiện nay, đánh giá đúng và sát thực trạng, đồng thời bước

đầu đề ra một số giải pháp khả thi với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng của

việc đạy học theo hệ thống tín chỉ, đưa nó sớm vận hành đúng với bản chất vốn có.

2. Nội dung

2. 1. Bản chất của học chế tín chỉ và yêu cầu đặt ra đối với cố vấn học tập

Khác với hình thức đào tạo theo niên chế trước đây, đặc trưng nổi bật nhất của

học chế tín chỉ - một hình thức đào tạo được xem là tiên tiến trên thế giới hiện nay

chính là mục tiêu đào tạo của nó hướng vào sinh viên, xem người học là trung tâm

trong cả quá trình dạy - học. Theo đó, người học chủ động hơn trong việc tiếp thu

kiến thức và quản lý thời gian (chủ động lựa chọn môn học, lựa chọn giáo viên, lựa

chọn giờ học...), đồng thời phát huy được khả năng tự học, tự nghiên cứu của chính

các em. Chính vì xem người học là trung tâm nên việc đào tạo hoàn toàn dựa vào yêu

cầu của chính người học. Có lẽ không sai khi chúng ta xem người học như khách hàng

của nhà trường và mối quan hệ giữa Trường với người học chính là mối quan hệ giữa

1 TS – Giảng viên khoa Việt Nam học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội

2 Giảng viên trường Đại học Quảng Bình

Page 48: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

41

Nhà cung ứng với Khách hàng – một mối quan hệ hoàn toàn bình đẳng, minh bạch

theo quy luật cung – cầu của thị trường giáo dục trong bối cảnh đầy cạnh tranh như

hiện nay. Do đó, sự xuất hiện của các cố vấn học tập trong quy trình đào tạo này cũng

có thể hình dung như những “nhân viên chăm sóc khách hàng” vậy. Vấn đề ở đây là

số lượng, chất lượng của các cố vấn học tập ấy có “đủ” đáp ứng nhu cầu thường

xuyên của người học hay không, có thực sự là cố vấn đắc lực cho người học trong quá

trình chọn lựa, tự học và tự nghiên cứu của mình không? Từ bản chất của quá quá

trình đào tạo theo học chế tín chỉ, chúng tôi tạm đề ra những yêu cầu “cần” và “đủ”

đối với các cố vấn học tập như sau:

Thứ nhất, cố vấn học tập phải là người nắm rõ nhất bản chất của quá trình dạy

học và quy trình đào tạo của đơn vị công tác, từ số lượng, nội dung các môn học trong

mỗi kì, việc đăng ký các môn học ra sao cho đến số lượng tín chỉ người học phải tích

lũy được, nội dung và hình thức thực hành, thực tế…

Thứ hai, cố vấn học tập phải làm sao hiểu được người học và giúp người học

hiểu được chính mình: hiểu được những gì người học cần trong quá trình học tập và

những gì người học có thể tự làm được để từ đó tư vấn, hướng dẫn, giúp các em nhận

ra đúng thiên hướng và trình độ học lực của mình, đăng ký vào đúng lớp mình có thể

học và cần phải học.

Thứ ba, cố vấn học tập phải thực sự là những người có đạo đức, tâm huyết với

nghề. Có như vậy thì họ mới có đủ sự kiên trì, nhẫn nại để theo sát tâm tư, nguyện

vọng của từng sinh viên, cung với các em tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong

quá trình học tập và nghiên cứu.

Thứ tư, cố vấn học tập phải được trau dồi kỹ năng ngoại ngữ, vi tính và kĩ năng

giao tiếp, làm việc với sinh viên. Không chỉ cần có Tâm, bản thân các cố vấn học tập

cũng phải thực sự là những người bạn thực sự với chính người học. Họ phải nắm được

tâm – sinh lý của các em, có phương pháp và nghệ thuật giao tiếp cởi mở, thân thiện.

Có thế, họ mới thực sự “hòa” nhập vào thế giới sinh viên, giúp sinh viên tin tưởng và

từ đó có thể se chia mọi khó khăn, giải đáp những thắc mắc (thậm chí là những trăn

trở rất khó nói) mà các em gặp phải trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Thứ 5, để cố vấn học tập phát huy tốt nhất vai trò của mình, bên cạnh chú trọng

chất lượng đội ngũ này, chúng ta cần phải đảm bảo đủ về mặt số lượng để có thể phục

vụ tốt nhu cầu của tất cả sinh viên, khắc phục tình trạng chỉ tập trung chú ý vào hai

loại đối tượng sinh viên như nhiều trường hiện nay: sinh viên học tập xuất sắc cần bồi

dưỡng tài năng và sinh viên gặp nhiều khó khăn.

Page 49: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

42

Qua đây, chúng ta có thể phác dựng mô hình về những yêu cầu đặt ra đối với các

cố vấn học tập như sau:

Sơ đồ: Yêu cầu đối với cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở các

trƣờng đại học Việt Nam hiện nay

Page 50: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

43

2.2. Thực trạng công tác cố vấn học tập tại các trƣờng đại học, cao đẳng

Việt Nam hiện nay

Trong đào tạo theo tín chỉ, cố vấn học tập có vai trò đặc biệt quan trọng và ảnh

hưởng rất lớn đến sự thành công trong học tập và rèn luyện của sinh viên. Tuy nhiên,

thực tế triển khai tại các trường đại học, cao đẳng hiện nay cho thấy công tác cố vấn

học tập vẫn còn nhiều vấn đề bất cập.

Trước hết, nhiều trường vẫn chưa phân biệt một cách rõ ràng hai khái niệm

giáo viên chủ nhiệm và cố vấn học tập. Nếu trong mô hình đào tạo theo niên chế, giáo

viên chủ nhiệm đóng vai trò là cầu nối giữa nhà trường và sinh viên, là người đại diện

của nhà trường quản lý sinh viên, thì trong mô hình đao tạo theo tín chỉ, người cố vấn

học tập có vai trò tư vấn, định hướng quá trình học tập và lựa chọn nghề nghiệp của

sinh viên, giám sát quá trình học tập của các em, qua đó tham mưu cho lãnh đạo

trường, khoa và bộ môn các vấn đề liên quan đến công tác quản lý đào tạo, nghiên

cứu khoa học và đào tạo theo nhu cầu xã hội. Những năm gần đây, khi chuyển sang

mô hình đào tạo theo tín chỉ, tại các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, khái niệm cố

vấn học tập dần thay thế cho khái niệm giáo viên chủ nhiệm trước đây. Tuy nhiên, khi

quy định trách nhiệm và quyền hạn cho giảng viên kiêm nhiệm cố vấn học tập, các

trường lại mặc định cố vấn học tập chính là giáo viên chủ nhiệm, chỉ khác nhau về tên

gọi, còn vai trò và nhiệm vụ thì không đổi, thậm chí còn nặng nề hơn. cố vấn học tập

vừa là giáo viên chủ nhiệm trước đây, đồng thời đảm nhận vai trò là người tư vấn, trợ

giúp sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học. Đây là một trong những nguyên

nhân khiến cả giảng viên và sinh viên đều chưa thực sự hiểu đúng về vai trò của một

người cố vấn học tập thực sự.

Kinh nghiệm triển khai học chế tín chỉ tại các quốc gia phát triển cho thấy, cố

vấn học tập là một công việc đòi hỏi kiến thức và thời gian. Nhiệm vụ của giảng viên

– cố vấn học tập là tư vấn về học tập, nghiên cứu khoa học và việc làm cho sinh viên.

Tuy nhiên, ở hầu hết các cơ sở giáo dục đại học ở nước ta, giảng viên – cố vấn học

tập lại đang “quá tải” về nhiệm vụ. Bên cạnh các hoạt động giảng dạy, công tác

chuyên môn, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, họ phải “gánh” thêm nhiệm vụ giáo viên

chủ nhiệm lớp như hướng dẫn về thủ tục hành chính, và trong học chế tín chỉ, họ lại

phải kiêm nhiệm cố vấn học tập. Áp lực phải hoàn thành một khối lượng công việc

quá lớn trong năm khiến đội ngũ giảng viên gặp nhiều khó khăn trong việc phân bổ

thời gian hợp lý để thực hiện tốt tất cả các nhiệm vụ nói trên. Vì nhiều nguyên nhân

khách quan lẫn chủ quan, vai trò cố vấn học tập của giảng viên rất ít được chú trọng.

Hầu như các giảng viên không thu xếp được thời gian để gặp sinh viên do thời gian

biểu, lịch công tác dày đặc. Điều này trái ngược hoàn toàn với bản chất của vị trí cố

Page 51: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

44

vấn học tập mà các nước phát triển đã thực hiện. Tại các quốc gia này, sinh viên hoàn

toàn có thể mang đến những yêu cầu chính trong bài tập, một bài viết mẫu hoặc phản

hồi cụ thể mà bạn nhận được từ hệ thống hoặc từ giáo sư phụ trách môn học của mình,

đồng thời có thế đưa ra hay mang theo bất cứ tài liệu nào liên quan đến bài tập cá

nhân và nhờ cố vấn học tập hướng dẫn. Nguyên nhân của thực trạng này ở Việt Nam,

như đã nói, có thể xuất phát từ cách nhìn nhận vai trò của cố vấn học tập từ phía

người thầy và từ phía sinh viên, bởi cả hai chưa thực sự hiểu hết vai trò của cố vấn

học tập trong học chế đào tạo tín chỉ, đồng thời cũng do quỹ thời gian hạn hẹp khiến

giảng viên khó có nhiều cơ hội tiếp cận và trao đổi với sinh viên. Hiệu quả của hoạt

động tư vấn, cố vấn trong học tập của giảng viên vì thế mà không thu được hiệu quả

cao.

Trong học chế đào tạo tín chỉ, công việc cụ thể của các cố vấn học tập là hướng

dẫn sinh viên tìm hiểu chương trình đào tạo, tư vấn xây dựng kế hoạch học tập và

đăng ký các môn học phù hợp; hướng dẫn sinh viên về phương pháp học tập, sử dụng

thời gian hiệu quả; tư vấn giúp sinh viên tháo gỡ những vướng mắc… Việc này đòi

hỏi người cố vấn học tập phải am hiểu chương trình, đặc thù của ngành học, hiểu khả

năng và hoàn cảnh của đối tượng được tư vấn, có nhiệt tình cao. Thế nhưng, rất ít

giảng viên đáp ứng được những yêu cầu đó. Một thực tế mà rất nhiều trường đại học,

cao đẳng gặp phải hiện nay là đội ngũ cố vấn học tập quá trẻ và thiếu kinh nghiệm.

Mặc du sự nhiệt tình, năng động, của các giảng viên tre, cung với khoảng cách tuổi

tác, thế hệ không lớn là yếu tố thuận lợi giúp họ tiếp cận sinh viên dễ dàng hơn,

nhưng các giảng viên tre lại thường có những điểm yếu như: thiếu kinh nghiệm thực

tế, chưa chủ động trong công việc. Rất nhiều cố vấn học tập là những giảng viên tre

mới được giữ lại trường chưa lâu, chưa nắm bắt hết các quy định có liên quan đến

công tác đào tạo, công tác sinh viên cũng như rất nhiều những quy định khác có liên

quan. Mặt khác, áp lực trong thời gian đầu của quá trình làm việc tại trường khiến các

giảng viên tre không có đủ thời gian phân chia cho giảng dạy, nghiên cứu cũng như

học tập nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học…Kết quả là, họ sẽ dành ít

thời gian cho công việc cố vấn học tập, vì đây được coi là công việc ít mang lại lợi ích

thiết thân cho họ. Nhiều giảng viên tre chưa có nhiều kinh nghiệm trong xử lý các tính

huống sư phạm “ngoài lớp học” nên gặp khá nhiều khó khăn trong khi làm việc với

sinh viên. Điều này dẫn những sai sót, những hiểu lầm không đáng có… Đa số các

giảng viên tre tự tìm tòi, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm dần trong quá trình thực hiện

nhiệm vụ của mình mà chưa trải qua một buổi tập huấn hay phổ biến quy chế từ

phòng đào tạo. Vì tâm lý “sợ sai”, một số giảng viên tre hạn chế tiếp xúc với sinh

viên, né tránh đề nghị tư vấn của sinh viên. Do đó, khi gặp rắc rối liên quan đến quy

Page 52: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

45

chế học vụ, học phí, các chế độ chính sách…, sinh viên thường không tìm đến cố vấn

học tập mà lên thẳng phòng đào tạo hoặc phòng công tác sinh viên, gây ra tình trạng

quá tải ở các phòng, ban. Thực trạng này cho thấy đội ngũ giảng viên tre - cố vấn học

tập hiện nay rất thiếu thông tin, kĩ năng và chuyên môn dẫn đến thiếu khả năng giải

quyết những vấn đề do sinh viên đặt ra. Vì thế, kết quả tư vấn chưa cao, chất lượng

công tác cố vấn học tập còn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Cần phải khẳng định rằng, cố vấn học tập có vai trò đặc biệt quan trọng, không

thể thiếu trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Mỗi cố vấn học tập là một nhân tố then

chốt trong mối quan hệ nhà trường - sinh viên – thị trường lao động; là một chuyên

gia tư vấn về học tập và việc làm cho sinh viên, đồng hành cùng sinh viên trong suốt

quá trình học tập. Nếu coi sinh viên là khách hàng thì cố vấn học tập được ví như

những người nhân viên bán hàng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đội ngũ nhân viên bán

hàng này vẫn chưa thực sự nhiệt tình với thượng đế của mình. Bên cạnh những cố vấn

học tập am hiểu các quy chế, tận tình hướng dẫn sinh viên trong suốt quá trình học

tập, rèn luyện, giúp sinh viên đạt kết quả cao, cũng còn một số cố vấn học tập chưa

thật sự làm hết chức năng, nhiệm vụ của mình. Vẫn còn tình trạng cố vấn học tập chỉ

ký xác nhận vào phiếu đăng ký học phần mà không hề tư vấn cho sinh viên, thậm chí

không quan tâm nội dung đăng ký trên phiếu. Việc duy trì đội ngũ cố vấn học tập ở

nhiều nơi còn mang tính hình thức bởi trên thực tế, lực lượng giảng viên ở nhiều

trường đại học và cao đẳng còn mỏng, chưa am hiểu kỹ về chương trình, quy chế đào

tạo tín chỉ, chưa nắm vững tinh thần học tập cụ thể của sinh viên… Một số cố vấn học

tập còn hời hợt, ít bố trí thời gian tiếp xúc với sinh viên, không tổ chức thường xuyên

sinh hoạt định kỳ đối với các lớp sinh viên (thường chỉ 2-3 buổi/ học kỳ), việc sinh

hoạt định kỳ chưa có nội dung phong phú, các tiếp xúc tư vấn nhiều khi mang tính tự

phát trực tiếp hoặc qua trao đổi qua điện thoại, email nên hiệu quả chưa cao, chưa đáp

ứng và giải đáp những thắc mắc của sinh viên một cách đầy đủ.

Đào tạo tín chỉ là lấy sinh viên làm trung tâm - sinh viên chủ động trong việc

học tập, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc cố vấn học tập có thể phó mặc cho

sinh viên trong tất cả mọi việc. Thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm của cố vấn học tập

trong công việc là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hậu quả nghiêm

trọng, như bị khiển trách, kỷ luật, thậm chí là bị đuổi học, mà người gánh chịu không

phải ai hết ngoài sinh viên. Tiến sĩ Lê Văn Khuyến – nguyên phó vụ trưởng Vụ Đại

học và sau Đại học – Bộ Giáo dục & Đào tạo cho biết: “Nguyên nhân chính dẫn đến

việc nhiều sinh viên bị thôi học khi đào tạo tín chỉ do sự thiếu trách nhiệm của cố vấn

học tập. Hệ thống này phải có trách nhiệm hỗ trợ cho sinh viên trong việc lựa chọn kế

hoạch học tập phù hợp. Nếu hết học kì I, sinh viên có kết quả học tập không tốt thì cố

Page 53: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

46

vấn học tập phải tác động và hướng dẫn để sinh viên rút bớt môn học trong kì tiếp

theo để vừa với sức học – vì vậy muốn thành công trong đào tạo tín chỉ các trường

phải chú trọng xây dựng đội ngũ này” (Theo nguồn tin ghi lại của phóng viên Vũ Thơ

báo Thanh Niên cung cấp).

2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác cố vấn học tập

trong học chế tín chỉ

Đào tạo theo học chế tín chỉ là một hình thức đào tạo linh hoạt, lấy người học

làm trung tâm. Để nâng cao chất lượng đào tạo, ngoài yếu tố người học, đội ngũ giảng

viên, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo thì cố vấn học tập đóng vai trò hết sức quan

trọng. Như đã đề cập ở phần trên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng hiệu quả

công tác cố vấn học tập tại các trường đại học, cao đẳng hiện nay không cao, như

không đủ đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và kinh phí để thực hiện riêng biệt hai

mảng công tác là cố vấn học tập và chủ nhiệm lớp, công tác cố vấn học tập còn khá

mới me đối với các cơ sở giáo dục đại học ở nước ta, vv… Nhưng nguyên nhân chính

vẫn là do các cơ sở giáo dục đại học chưa đánh giá đúng vai trò, chức năng và nhiệm

vụ của cố vấn học tập. Để nâng cao hiệu quả của công tác cố vấn học tập, sự thay đổi

trong cơ chế quản lý và tổ chức của nhà trường, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cố

vấn học tập là thực sự cần thiết. Dưới đây là một số giải pháp mà nhóm tác giả đưa ra:

2.3.1. Về phía nhà trường

Để phát huy vai trò, chức năng và nhiệm vụ của cố vấn học tập, các trường đại

học, cao đẳng cần thiết phải xây dựng quy trình công tác cố vấn học tập một cách

khoa học, đồng thời phải tổ chức lại công tác chủ nhiệm lớp, tách biệt với công tác cố

vấn học tập. Nhà trường nên quy định rõ vai trò và thời gian làm việc của cố vấn học

tập; Giới hạn những lĩnh vực cố vấn học tập có trách nhiệm giải quyết giúp sinh viên,

tránh tình trạng sinh viên xem cố vấn học tập như người “đa năng”, đặt những câu hỏi

ngoài kiến thức và năng lực chuyên môn của cố vấn học tập.

Bên cạnh đó, nhà trường có thể tổ chức mạng lưới cố vấn học tập chuyên trách ở

mỗi khoa, hoặc bộ môn quản lý ngành học, tăng cường vai trò của Phòng công tác

sinh viên trong việc tư vấn cho sinh viên về các thủ tục hành chính, các vấn đề về đời

sống học đường, vv… thông qua các hình thức tư vấn trực tiếp, tư vấn qua e-mail.

Đồng thời, nhà trường nên công khai hóa một cách đầy đủ các thủ tục liên quan đến

sinh viên và hướng dẫn chi tiết trên website để sinh viên dễ dàng thực hiện nhằm giảm

bớt nhiệm vụ cho cố vấn học tập.

Định kỳ hằng năm, các trường cần mở các lớp tập huấn, đào tạo bồi dưỡng

nghiệp vụ cố vấn học tập cho các giảng viên như hướng dẫn sinh viên giải quyết các

Page 54: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

47

vấn đề về đào tạo: đăng ký môn học, đăng ký học cải thiện, học lại, học tiến độ riêng,

bảo lưu kết quả học tập… để các giảng viên, đặc biệt là giảng viên tre tiếp cận một

cách nhanh nhất các quy chế, quy định mới, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức để thực

hiện tốt hơn vai trò cố vấn học tập của mình.

Để thuận tiện cho cố vấn học tập trong việc cập nhật thông tin liên quan đến sinh

viên, các trường nên xây dựng và đưa vào sử dụng phần mềm quản lý sinh viên. Phần

mềm này tích hợp thông tin giữa các phòng ban, giúp cố vấn học tập không những dễ

dàng tìm hiểu thông tin cá nhân của sinh viên mà còn nhanh chóng nắm bắt tình hình

học tập và rèn luyện của sinh viên qua các kỳ học. Nhờ vậy, các giảng viên kịp thời cố

vấn các em trong việc xây dựng kế hoạch học tập phù hợp và hòa nhập trong môi

trường tập thể.

Nhà trường, đặc biệt là tổ chức Đoàn thanh niên, hội sinh viên cần có các hoạt

động hiệu quả, hấp dẫn hơn, đồng thời nâng cao kỹ năng tuyền truyền, vận động của

đội ngũ cán bộ Đoàn, hội để thu hút sinh viên tham gia vào các hoạt động của tổ chức

này. Sau khi tham gia vào các hoạt động của Đoàn, hội làm cho sinh viên nâng cao

được tính chủ động của mình hơn thì công tác cố vấn học tập cũng sẽ nhẹ nhàng hơn.

Bởi lẽ tính chủ động chưa cao của sinh viên hiện nay là nguyên nhân cơ bản nhất

khiến các em không nắm rõ các quy chế, các văn bản quy định liên quan đến chính

bản thân mình, và phụ thuộc nhiều vào thông tin nhận được qua sự tư vấn của cố vấn

học tập.

2.3.2. Về phía đội ngũ cố vấn học tập

Để phát huy tốt vai trò cố vấn học tập, các cố vấn học tập cần am tường về

chuyên môn, nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình đào tạo, quy chế

của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định, nội quy của trường về học tập, rèn luyện và

công tác sinh viên của trường; cố vấn học tập cũng phải nắm rõ chức năng, nhiệm vụ

của từng phòng ban chức năng để hướng dẫn sinh viên liên hệ đúng người, đúng việc,

đúng thời gian, thường xuyên cập nhật những thay đổi, bổ sung trong quy chế, quy

định, nội quy để có thể tư vấn, hỗ trợ giúp đỡ sinh viên trong quá trình học tập, rèn

luyện tại trường.

Cố vấn học tập cần xây dựng và công khai lịch tiếp sinh viên, thời gian và địa

điểm tiếp sinh viên; cung cấp cho sinh viên số điện thoại, email và các phương tiện

liên lạc khác để sinh viên liên lạc trong trường hợp cần thiết. Định kỳ theo tháng, cố

vấn học tập nên làm việc với Ban cán sự lớp, thường xuyên tổ chức các buổi họp lớp

để sinh hoạt với lớp các nội dung theo quy định của nhà trường, để nhận xét, đánh giá

tình hình hoạt động của lớp, đưa ra phương hướng giải quyết, phổ biến những kế

Page 55: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

48

hoạch phải thực hiện trong thời gian sắp tới, tư vấn, định hướng cho sinh viên biết

những việc phải làm trong hiện tại và tương lai, để sinh viên yên tâm cố gắng học tập

và nghiên cứu. Đồng thời qua đó giúp sinh viên định hướng tốt nghề nghiệp trong

tương lai.

Ngoài những biện pháp nêu trên, thiết nghĩ muốn công tác cố vấn học tập đạt

hiệu quả cao vẫn rất cần “cái tâm” của người giáo viên làm công tác này. Để làm tròn

vai trò một cố vấn học tập, chính bản thân các giảng viên phải luôn lắng nghe ý kiến

của sinh viên, đồng thời gần gũi hơn với sinh viên để chia se. Khi cố vấn học tập thực

sự quan tâm đến sinh viên, phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình đối với sinh

viên thì các em sẽ mạnh dạn, chủ động hơn trong việc trao đổi với cố vấn học tập của

lớp.

Trong vai trò giảng viên kiêm nhiệm cố vấn học tập, mỗi thầy giáo, cô giáo có

thể rèn luyện tính tự lập cho sinh viên qua nhiều cách khác nhau như: hướng dẫn sinh

viên phương pháp tự học, tìm kiếm thông tin trên mạng, qua đó giúp sinh viên nhận

thức rõ cố vấn học tập chỉ là người tư vấn cho các sinh viên chọn hướng đúng đắn chứ

không phải là người “dắt tay chỉ việc”. Muốn vậy cố vấn học tập phải nhạy bén trong

cách trả lời những thắc mắc của sinh viên, không phải bất cứ câu hỏi nào của sinh

viên đều bắt buộc cố vấn học tập trả lời rõ ràng, đôi khi nguời cố vấn học tập thay vì

phải trả lời câu hỏi của sinh viên thì sẽ đặt ra những câu hỏi gợi ý cho các sinh viên

giúp các em bỏ di những thói quen thụ động, ít chịu tìm tòi suy nghĩ. Tuy nhiên,

người cố vấn học tập phải biết cách đặt ra câu hỏi để giúp các sinh viên không cảm

thấy thất vọng khi có thắc mắc mà không giải quyết được gì. Muốn vậy, bản thân các

cố vấn học tập nên chủ động phát triển kỹ năng mềm, tham gia đầy đủ các đợt tập

huấn công tác cố vấn học tập do nhà trường tổ chức.

3. Kết luận

Từ chỗ hiểu được bản chất, đặc thù của cách thức đào tạo theo tín chỉ và yêu

cầu đối với cố vấn học tập trong quy trình đào tạo này, trên cơ sở thực tiễn giảng dạy

ở các trường đại học trong những năm qua, chúng tôi mạnh dạn phác dựng lại thực

trạng và đề xuất một số giải pháp cụ thể, sát thực với mong muốn góp phần nâng cao

chất lượng thực sự của đội ngũ cố vấn học tập trong các trường đại học, cao đẳng Việt

Nam hiện nay, hy vọng đưa đào tạo theo tín chỉ của Việt Nam bắt kịp với nền giáo

dục của khu vực và trên thế giới.

Page 56: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

49

CỐ VẤN HỌC TẬP VÀ THÀNH TÍCH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

TRONG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ

Trịnh Thị Phan Lan1

1. Dẫn nhập

Mô hình đào tạo theo tín chỉ được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1872 tại Trường

Đại học Harvard danh tiếng của Hoa Kì. Từ đó đến nay, mô hình này phát triển rộng

khắp trên thế giới và được coi là mô hình đào tạo tiên tiến nhất cho đến thời điểm này.

Tại Châu Á, học chế tín chỉ cũng đã được áp dụng và mang lại rất nhiều thành công

cho các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước đang phát

triển như Trung Quốc, Indonésia, Thái Lan, Malaisia… Tại Châu Ân, hầu hết các

nước vẫn áp dụng học chế niên chế. Tuy nhiên, nhằm tạo sự linh hoạt trong giáo dục

đại học, 29 nước Châu Âu đã nhóm họp vào năm 1999 và kí Tuyên bố Bologna nhằm

xây dựng Không Gian Đại Học Chung Châu Âu và tiến tới áp dụng học chế tín chỉ bắt

đầu từ năm 2010. [1].

Trong đào tạo theo học chế tín chỉ thì vai trò của Cố vấn học tập rất quan trọng

và ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công trong học tập, rèn luyện của sinh viên.

Mỗi cố vấn học tập sẽ là cầu nối giữa sinh viên - chương trình đào tạo và nhà trường.

Phần lớn các trường đại học và một số trường cao đẳng hiện nay đã có những văn bản

quy định ghi rõ nhiệm vụ, vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của cố vấn học tập. Tuy

nhiên, kết quả thực hiện theo các văn bản cũng như nhiệm vụ và vai trò của cố vấn

học tập ở mỗi trường lại rất khác nhau.

2. Ý nghĩa của cố vấn học tập đối với đào tạo theo học chế tín chỉ trong các

trƣờng cao đẳng, đại học Việt Nam hiện nay

Phương thức đào tạo tín chỉ khác biệt với đào tạo theo niên chế ở chỗ: đặt sinh

viên vào trung tâm ; do đó, cũng đò hỏi tính chủ động rất cao ở sinh viên. Sinh viên

phải tự thiết kế cho mình kế hoạch học tập, tự xây dựng thời khóa biểu của riêng mình

dựa vào chương trình đào tạo của nhà trường. Sinh viên phải dành nhiều thời gian để

tự học, đọc thêm những tài liệu giảng viên yêu cầu để có thể nắm bắt toàn bộ nội dung

học phần. Ngoài ra, còn phải thực hiện các bài tập nhóm được phân công mà hầu như

học phần nào cũng có. Thời gian dành cho tự học nhiều hơn, (theo qui định mỗi tiết

lên lớp sinh viên phải dành 2 tiết tự học).

Nếu chủ động, sinh viên có thể sắp xếp chương trình học phù hợp với hoàn cảnh,

năng lực và điều kiện của mình để có thể hoàn thành khóa học một cách tốt nhất. Tuy

nhiên, điều này hoàn toàn mới me đối với các em, đặc biệt là sinh viên mới bước chân

vào ngưỡng cửa đại học. Trong bối cảnh đó, cố vấn học tập là người có ảnh hưởng

1ThS – Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội

Page 57: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

50

trực tiếp đến sự thành công trong học tập và rèn luyện của sinh viên. Một cách cơ bản

nhất, cố vấn học tập là người:

1) Tư vấn và định hướng quá trình học tập và lựa chọn nghề nghiệp của

sinh viên.

2) Giám sát quá trình học tập và lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên.

3) Tham mưu cho lãnh đạo trường, khoa và bộ môn các vấn đề liên quan

đến công tác quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học và đào tạo theo nhu

cầu xã hội.

Trong đào tạo niên chế, hệ thống giáo dục Việt nam đã tồn tại chức danh „giáo

viên chủ nhiệm‟. Thực chất, vai trò của Giáo viên chủ nhiệm và Cố vấn học tập khá

giống nhau. Một là, cả cố vấn học tập và giáo viên chủ nhiệm đều là cầu nối giữa sinh

viên và nhà trường. Hai là, họ đều là người đồng hành cùng sinh viên trong suốt bốn

năm học đại học. Và cuối cùng, họ là trợ thủ đắc lực giúp lãnh đạo các cấp trong nhà

trường ra quyết định quản lý phù hợp.

Vậy thì tại sao phải đổi từ « giáo viên chủ nhiệm » sang « cố vấn học tập »?

Trong cuộc thi nghiệp vụ cố vấn học tập của Trường ĐHKHXH & NV, thuộc Đại học

Quốc gia Hà Nội (tháng 5/2011), PGS.TS Nguyễn Kim Sơn (nguyên Phó hiệu trưởng

trường) đã làm rõ lý do gọi chức danh Giáo viên chủ nhiệm ở bậc Đại học là cố vấn

học tập: “Khi chuyển đổi sang phương thức đào tạo tín chỉ tức là đã có sự chuyển đổi

về “chất” trong đào tạo sinh viên, sinh viên có được sự chủ động và đặc biệt là chủ

động thể hiện hoạt động học tập của mình. Cố vấn học tập là người định hướng, tư

vấn, giám sát hoạt động học tập của sinh viên. Khi sinh viên muốn học vượt, học sớm

thì chính vai trò của cố vấn học tập lúc đó là phải giúp sinh viên được hiện thực hóa

nhu cầu này của họ” [2]

3. Giải pháp nâng cao vai trò của cố vấn học tập đối với thành tích học tập và rèn

luyện của sinh viên trong đào tạo tín chỉ

Các trường hiện đã có văn bản ghi rõ vai trò, trách nhiệm, quyền lợi của cố vấn

học tập, tuy nhiên, chưa có trường nào có được một tài liệu (hoặc gọi là cẩm nang cố

vấn học tập) hướng dẫn quy trình hoạt động cố vấn học tập. Ví dụ: Quy trình và nội

dung tư vấn của cố vấn học tập; cố vấn học tập sẽ làm gì sau khi tư vấn cho sinh viên

mới nhập học, họ sẽ làm gì tiếp theo trong tiến trình giúp đỡ sinh viên và họ sẽ tư vấn

gì cho sinh viên năm cuối... Để thuận tiện, tác giả xin đề xuất các công việc mà cố vấn

học tập nên thực hiện theo trình tự các năm như sau

3.1. Đối với sinh viên năm thứ nhất

Với năm đầu tiên, các sinh viên còn rất bỡ ngỡ với hình thức học tập khác hẳn

với lúc còn học phổ thông, bạn bè mới, thầy cô mới....Phần lớn các sinh viên vẫn còn

rụt rè, thụ động và chưa xác định rõ ràng phương hướng học tập. Đặc biệt là hoàn toàn

Page 58: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

51

xa lạ với cách thức đào tạo tín chỉ. Trong năm học này, một số công việc trọng tâm

của cố vấn học tập như sau:

3.1.1.Giới thiệu khung chương trình đào tạo

Đây là công việc quan trọng hàng đầu của cố vấn học tập hướng dẫn cho sinh

viên tìm hiểu chương trình đào tạo của khoá - ngành và cách lựa chọn học phần.

Kế hoạch thực hiện:

- Giới thiệu kế hoạch học tập toàn khóa theo một vài kịch bản khác nhau để các

sinh viên làm mẫu. Đặc biệt là cách sắp xếp môn học trong các kỳ sao cho hợp lý giữa

các kỳ.

- Hướng dẫn sinh viên về cách đăng ký học phần cho từng học kỳ, tư vấn chọn

học phần tự chọn phù hợp với chuyên ngành đang học.

3.1.2. Tư vấn định hướng lựa chọn nghề nghiệp bước đầu

Không phải sinh viên nào cũng hiểu rõ ngành mình học vì đôi khi các em đăng

ký chọn ngành học theo phong trào, theo ý kiến bố mẹ hay đơn giản vì không đủ điểm

học ngành khác. Thậm chí, sau khi học xong 4 năm, nhiều sinh viên không rõ mình có

thể đảm nhiệm những vị trí nào, trong các cơ quan tổ chức nào. Do đó, nếu được tư

vấn từ cố vấn học tập ngay từ năm thứ nhất, sinh viên sẽ có ý thức hơn về lựa chọn

nghề nghiệp liên quan đến ngành đào tạo, cũng như sẽ có ý thức tìm hiểu về các cơ

hội nghề nghiệp đến với mình ngay từ năm thứ nhất để có thể chuẩn tốt khi ra trường.

Kế hoạch thực hiện: Yêu cầu sinh viên truy cập internet, tìm tất cả các nghề

nghiệp có liên quan đến ngành học, yêu cầu của nhà tuyển dụng để từ đó định hướng

ra một vài công việc phù hợp với bản thân.

3.1.3. Thành lập ban cán sự lớp

- Cách 1: Dựa vào kết quả thi tuyển sinh ĐH để chọn ra người có điểm cao vào

ban cán sự lớp. Tuy nhiên, sinh viên được chọn chưa hẳn là người yêu thích hay có

kinh nghiệm trong công việc mới được giao, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến các hoạt

động phong trào của lớp sau này.

- Cách 2: Thông báo chung cho cả lớp biết việc lựa chọn ban cán sự lớp và đề

nghị các sinh viên tự nguyện đăng ký khả năng có thể tham gia chức vụ nào trong ban

cán sự lớp qua hình thức gửi email cho cố vấn học tập. Hạn chế của cách này là có

thể có rất nhiều sinh viên gửi email, việc này cũng gây lúng túng cho cố vấn học tập;

hoặc các em quá rụt rè, không có em nào gửi email thì việc tập hợp lại sinh viên để

thống nhất ban cán sự lớp rất khó khăn.

- Kế hoạch thực hiện:

+ Nên phổ biến chi tiết của công tác đánh giá điểm rèn luyện ngay từ học kỳ đầu

tiên, nhấn mạnh những ảnh hưởng của điểm rèn luyện đến kết quả học tập chung như

thế nào, xét chọn học bổng ra sao.

Page 59: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

52

+ Lấy ý kiến xung phong của sinh viên ngay trên lớp hoặc nhờ sự hỗ trợ của các

thành viên khác trong lớp thông qua đề cử. Trong lớp sẽ có các nhóm sinh viên đã

quen biết nhau từ trước nên việc đề cử tương đối chính xác.

3.1.4. Nắm rõ sơ yếu lý lịch của từng sinh viên

Nắm rõ sơ yếu lý lịch của từng sinh viên là điều rất quan trọng đối với cố vấn

học tập. Thông qua sơ yếu lý lịch để bước đầu cố vấn học tập có thể tìm hiểu và đánh

giá sơ bộ nhân cách của các sinh viên. Nói chung đây chỉ là đánh giá sơ bộ ban đầu

nhưng nhờ vào sơ yếu lý lịch sẽ giúp cho cố vấn học tập linh hoạt hơn trong cách tiếp

xúc với từng thành viên của lớp và liên hệ với gia đình khi cần thiết.

Kế hoạch thực hiện: Xây dựng một mẫu sơ yếu lý lịch ngắn gọn, thông tin phù

hợp.

MẪU SƠ YẾU LÝ LỊCH SINH VIÊN

Họ tên

sinh

viên

Ngày

tháng

năm

sinh

Sức

khỏe

Nơi

thường

trú

Nơi

tạm trú

Số ĐT

liên lạc

ĐT

người

thân

Năng

khiếu

Lê Văn A

Trần Thị C

Nguồn: [3]

3.1.5. Lắng nghe và dự họp thường xuyên

Sinh viên hoặc rụt rè không dám hỏi cố vấn học tập hoặc cứ gặp vấn đề cũng hỏi

mà không đọc các văn bản tài liệu có liên quan. Điều này có thể gây khó khăn cho cố

vấn học tập do không nắm được tâm tư nguyện vọng của sinh viên (trong trường hợp

sinh viên không dám hỏi) hoặc phải trả lời quá nhiều câu hỏi của sinh viên vào những

thời điểm không thích hợp.

Tuy nhiên, mọi lúc, mọi nơi, cố vấn học tập cần tỏ thái độ lắng nghe và thấu

hiểu nguyện vọng của sinh viên.

Kế hoạch thực hiện: Nên trao đổi và thống nhất những vấn đề sau với sinh

viên:

- Thời gian có thể gặp sinh viên trong tuần.

- Thời gian có thể nhận và nghe điện thoại.

- Công việc và trách nhiệm của ban cán sự, ban chấp hành chi đoàn.

Page 60: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

53

- Thời gian họp lớp định kì: dự lớp định kỳ, sự xuất hiện của cố vấn học tập sẽ

là nguồn khích lệ rất lớn với ban cán sự lớp và tạo sự gần gũi với các sinh viên.

3.2. Đối với sinh viên năm thứ hai và năm thứ ba

Bước sang năm thứ hai & ba sinh viên đã quen thuộc với các hoạt động của

trường, lớp, cách đăng ký các học phần....Trong 2 năm này, phần lớn các vấn đề phát

sinh có thể xảy ra đối với sinh viên liên quan đến việc chọn lựa các học phần phù hợp,

định hướng làm luận văn tốt nghiệp, định hướng tương lai... Nhiệm vụ của cố vấn học

tập cụ thể như sau:

3.2.1. Tư vấn học tập và nghiên cứu khoa học

Sinh viên vẫn còn chưa xác định rõ phương pháp học tập đúng đắn nhất là các

sinh viên bị điểm yếu kém trong năm học thứ nhất thường cảm thấy mất tự tin. Mặt

khác sinh viên thường có xu hướng đăng ký tối đa số tín chỉ cho phép của một học kỳ

(20TC) mà không nghĩ đến năng lực của mình và quan trọng hơn sinh viên thường có

xu hướng chạy theo số tín chỉ đạt được chứ không quan tâm kiến thức mình học được

bao nhiêu. Trên thực tế, với 137 tín chỉ phải trả trong 4 năm, thì mỗi năm sinh viên

chỉ cần đăng ký 35 tín chỉ.

Kế hoạch thực hiện:

- Dựa vào kết quả học tập của năm trước đó để đánh giá sơ bộ năng lực học tập

của từng sinh viên từ đó giúp họ lập ra kế hoạch học tập phù hợp.

- Giúp sinh viên nhận thức rõ cố vấn học tập chỉ là người tư vấn cho các sinh

viên chọn hướng đúng đắn chứ không phải là người “dắt tay chỉ việc”, nên đặt ra

những câu hỏi gợi ý để giúp sinh viên bỏ đi những thói quen thụ động ít chịu tìm tòi

suy nghĩ.

- Tư vấn sinh viên tự nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học gợi ý cho sinh viên

thấy rõ trình độ ngoại ngữ và tin học cũng là một trong những tiêu chuẩn để xét chọn

việc làm.

- Khuyến khích sinh viên học tập theo nhóm và có hình thức thưởng điểm rèn

luyện cho nhóm nào có sự tiến bộ tốt.

- Khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học và chỉ rõ các lợi ích của sinh viên

khi tham gia hoạt động này.

2.1.2. Tư vấn kỹ năng giao tiếp

- Các sinh viên vẫn chưa tỏ ra có ý thức cao về hành vi, nhân cách của mình,

chẳng hạn như thường gây mất trật tự nơi công cộng, vào lớp không chú ý nghe giảng

Page 61: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

54

làm ảnh hưởng đến sự tiếp thu của người khác. Tinh thần giữ gìn vệ sinh nơi công

cộng kém, vi phạm luật an toàn giao thông.

- Một bộ phận sinh viên khi giao tiếp với giảng viên hay cố vấn học tập bằng

email chưa tốt, thể hiện ở cách xưng hô hay cách hành xử chưa đúng mực khi viết

email.

Kế hoạch thực hiện:

+ Nhắc nhở sinh viên về ý thức bảo vệ môi trường và ý thức nơi công cộng. Nên

thông qua các câu chuyện hài hước để việc nhắc nhỏ trở nên nhẹ nhàng.

+ Khuyến khích cấc em tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường vì cộng đồng

Đoàn thanh niên tổ chức.

3.1.3. Tư vấn làm luận văn tốt nghiệp

Luận văn tốt nghiệp là một học phần khá quan trọng đối với sinh viên năm cuối.

Tuy nhiên, thời gian dành cho thực hiện luận văn tốt nghiệp không nhiều, trong khi đó

sinh viên do không chuẩn bị từ trước nên thay đổi đề tài, đề cương liên tục ảnh hưởng

đến chất lượng luận văn.

Kế hoạch thực hiện:

Cố vấn học tập cần tư vấn trước với sinh viên học phần này, tư vấn kỹ tầm quan

trọng của học phần đồng thời hướng dẫn sinh viên chuẩn bị những đề tài yêu thích

để có thể viết luận văn.

3.3. Đối với sinh viên năm cuối

Mặc dù có sự gợi ý, định hướng từ năm thứ nhất, nhưng không phải sinh viên

nào cúng có sự chuẩn bị tốt về nghề nghiệp cho mình trong 3 năm ở đại học. Hầu hết

sinh viên vẫn chưa định hướng nghề nghiệp, rất hoang mang lo lắng khi nghĩ về tương

lai.

Thời gian này, cố vấn học tập cần:

+ Tư vấn cho sinh viên thấy được tính đa dạng của những công việc có thể tìm

được ở bối cảnh hiện tại và các điều kiện làm việc mà có thể gặp phải.

+ Giáo dục sinh viên thấy rõ giá trị quan trọng của một người làm việc có tinh

thần trách nhiệm, kỷ luật cao có đạo đức trong công việc.

+Tư vấn cho sinh viên hoàn thiện các kỹ năng mềm cần có, tác phong, trang

phục khi đi phỏng vấn.

Page 62: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

55

4. Điều kiện thực hiện

4.1. Có cố vấn học tập chuyên trách

Phần lớn cố vấn học tập hiện nay vẫn thường đảm nhiệm nhiều công việc một

lúc, họ vừa làm giảng viên, vừa đi dạy, nghiên cứu khoa học, vừa làm cố vấn học tập,

làm trợ lý, đảm nhận các vị trí khác…Việc gánh vác cùng lúc nhiều vai trò sẽ không

tạo ra được hiệu suất cao nhất cho các công việc mà họ tham gia.

Tốt nhất các trường nên có cố vấn học tập chuyên trách trực thuộc phòng đào

tạo. Nếu không thể đủ nhân lực thì cũng nên có một vài cán bộ chuyên trách cùng với

các cố vấn kiêm nhiệm.

Trên website nhà trường nên có một góc dành cho HỎI – ĐÁP – TƯ VẤN.

Danh sách các lớp đều được đưa lên, các câu hỏi, đáp, tư vấn sẽ trả lời theo lớp. Tuy

nhiên, sinh viên lớp khác có thể vào xem mà không cần mã. Điều này sẽ giúp sinh

viên tham khảo được các câu hỏi tương tự đã có sẵn của các bạn khác và cố vấn học

tập cũng không mất công trả lời một câu hỏi cho nhiều em. Các câu hỏi khó có thể

chuyển trực tiếp cho cố vấn học tập chuyên trách.

Việc này sẽ giảm thiểu được rất nhiều thời gian gặp mặt sinh viên định kỳ. Vì

sinh viên chỉ có thắc mắc khi gặp phải tình huống nên nhiều khi trong buổi gặp mặt

thì sinh viên không hỏi gì mà sau đó thì lại email tới tấp cho thầy cô. Các cố vấn học

tập cũng tránh được tình huống khó xử khi các em hỏi vấn đề mình chưa rõ, trên

website cố vấn học tập có thể chuyển câu hỏi cho cố vấn học tập chuyên trách hỗ trợ.

4.2. Giảm tải số lƣợng sinh viên quản lý trên một cố vấn học tập

Theo một nghiên cứu gần đây của GS.TS Trần thị Minh Đức và cộng sự [2]

được tiến hành trên 1564 sinh viên của 17 trường đại học trong cả nước và 244 giảng

viên đang là Cố vấn học tập tại các trường đại học trên thì mức độ “không thuận lợi”

điển hình nhất đối với công tác cố vấn học tập chính là chính là: Quản lý một lượng

sinh viên quá lớn.

Page 63: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

56

Biểu đồ: Đánh giá mức độ không thuận lợi trong hoạt động cố vấn học tập

Làm kiêm nhiệm, số lượng sinh viên lớn khiến cố vấn học tập quá tải và không

theo sát được sinh viên trong quá trình học. Tác giả đề xuất, trong điều kiện hiện nay,

một cố vấn học tập không quản lý quá 100 sinh viên, trong tương lai nên giảm xuống

còn 50 sinh viên.

4.3. Phụ cấp xứng đáng cho cố vấn học tập

Việc phụ cấp cho cố vấn học tập ở các trường đại học hiện nay rất khác nhau,

điều này phụ thuộc vào điều kiện vật chất của trường, lượng công việc mà cố vấn học

tập được yêu cầu. Theo GS.Đức [2] thì có tới 34.6% cố vấn học tập nhận được thù lao

dưới mức 500 ngàn/ năm. Như vậy tính ra là mỗi tháng họ chỉ nhận được khoảng 50

ngàn đồng hỗ trợ công việc tư vấn học tập cho sinh viên. Có thể nói đây là mức tương

thu lao tương đối thấp, số tiền này có thể chưa đủ để cố vấn học tập trả tiền điện thoại

liên hệ với sinh viên.

Đáng chú ý hơn, có 16.3% số cố vấn học tập không nhận được phụ cấp trách

nhiệm và cũng không biết về khoản tiền này. Chỉ có 6.4% cố vấn học tập nhận được

khoản phụ cấp trên 2 triệu/năm.

Page 64: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

57

Nguồn : [2]

Như vậy, ngoài biện pháp có cố vấn học tập chuyên trách và nhận mức lương

theo chế độ cho công việc này thì các trường đại học đang duy trì cố vấn học tập kiêm

nhiệm cần xây dựng mức phụ cấp tương xứng với thời gian và công sức mà cố vấn

học bỏ ra nếu muốn việc tư vấn học tập cho sinh viên thực sự có chất lượng.

4.4. Hỗ trợ khác từ các phòng ban của trƣờng

Cố vấn học tập cần nắm bắt rất nhiều thông tin từ các phòng ban như Bộ phận

quản lý sinh viên, Đoàn trường, Phòng đào tạo, Khoa chuyên trách… Do đó, mỗi sự

thay đổi liên quan cần có email thông báo tới các cố vấn học tập để họ có được thông

tin cần thiết từ phía nhà trường cho hoạt động tư vấn. Nhà trường cũng nên có các hỗ

trợ về cơ sở vật chất kịp thời cho cố vấn học tập và sinh viên: như phòng họp định kỳ,

hỗ trợ điện thoại…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS. Lâm Quang Thiệp, Về việc áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và ở Viêt

Nam, Kỉ yếu HT: "Xây dựng chương trình đào tạo theo tín chỉ có sử dụng

Internet" ngày 26/05/2006 do Viện Nghiên cứu Giáo dục tổ chức.

2. Trần Thị Minh Đức, Kiều Anh Tuấn, Cố vấn học tập trong các trường đại

học, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28 (2012)

23‐32.

3. Trần Thị Xuân Mai, Vai trò và trách nhiệm của cố vấn học tập ảnh hưởng tới

sự thành công của sinh viên, Tập san cố vấn học tập của Trường Đại học Cần

Thơ.

Page 65: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

58

PHƢƠNG THỨC ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI CỐ VẤN HỌC TẬP

Nguyễn Thị Hà Lan1

Lê Thị Tuyết2

Nguyễn Thị Lệ3

Tóm tắt

Phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ (HTTC) với những ưu thế vượt trội

của nó đã và đang là yêu cầu tất yếu của giáo dục đại học trên thế giới cũng như ở

Việt Nam. Phương thức đào tạo này yêu cầu người học phải phát huy tối đa vai trò

chủ thể, độc lập, sáng tạo trong học tập. Để thực hiện tốt mô hình này, phải khẳng

định rằng cố vấn học tập (CVHT) có vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu

trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Mỗi CVHT là một nhân tố then chốt trong mối

quan hệ nhà trường - sinh viên; là một chuyên gia tư vấn về học tập, nghiên cứu khoa

học, rèn luyện, định hướng nghề nghiệp và cả tâm tư tình cảm cho sinh viên trong

suốt quá trình học tập tại trường. Bài viết đề cập đến những yêu cầu đối với cố vấn

học tập trong trường ĐH đang áp dụng phương thức đào tạo theo HTTC.

1. Đặt vấn đề

Đào tạo theo học chế tín chỉ đã trở thành xu thế tất yếu trong thời kỳ hội nhập

quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Tính đến nay, việc áp dụng phương thức đào tạo

theo HTTC đã mang lại những thành công nhất định đối với chất lượng đào tạo của

các trường ĐH. Bên cạnh việc cải biến đồng bộ các thành tố của quá trình giáo dục

như: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, người dạy, người học... phương thức đào tạo

theo HTTC còn đặt ra những yêu cầu quan trọng đối với cố vấn học tập – người có vai

trò và ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình và kết quả học tập của sinh viên. Bài viết

này, chúng tôi đề cập đến những yêu cầu đối với cố vấn học tập trong các trường đại

học Việt Nam đang áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay.

2. Yêu cầu đối với cố vấn học tập trong phƣơng thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, CVHT là người có ảnh hưởng trực tiếp đến

sự thành công trong học tập và lựa chọn nghề nghiệp của người sinh viên. Đã có

nhiều hội thảo, hội thi với qui mô khác nhau đề cập đến “cố vấn học tập” trong

phương thức đào tạo theo HTTC. Cụ thể trường Đại học Cần Thơ tổ chức “Hội nghị

1 TS – Giảng viên trường Đại học Hồng Đức

2 ThS – Giảng viên trường Đại học Hồng Đức

3 ThS – Giảng viên trường Đại học Hồng Đức

Page 66: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

59

nâng cao vai trò cố vấn học tập”, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -

ĐHQGHN Tổ chức cuộc thi “Nghiệp vụ cố vấn học tập”, Trường Đại học Ngoại ngữ

- ĐHQGHN Tổ chức Hội thảo “Những vấn đề sinh viên cần trong quá trình học tập

tại trường và vai trò của cố vấn học tập ” v.v…Tất cả các hội thảo, hội thi này đều

nhằm mục đích làm rõ vai trò, trách nhiệm của đội ngũ CVHT để từ đó xác định

những yêu cầu đối với CVHT trong phương thức đào tạo theo HCTC.

2.1. Cố vấn học tập phải là ngƣời am hiểu về chƣơng trình đào tạo thuộc

chuyên ngành mình phụ trách

Nắm vững mục tiêu, chương trình đào tạo của ngành học có lớp sinh viên do

mình làm CVHT, các quy trình đào tạo và công tác quản lý sinh viên. Cụ thể là nắm

vững các học phần bắt buộc, các học phần tự chọn, các học phần tiên quyết trong

chương trình đào tạo; nắm vững quy định về tín chỉ; nắm vững quy trình đánh giá kết

quả điểm học tập của từng học phần, từng học kỳ, từng năm học và cả khóa học cũng

như đánh giá kết quả điểm rèn luyện của sinh viên. Tư vấn cho sinh viên đăng ký các

học phần của từng học kỳ phù hợp ngành (chuyên ngành) đào tạo; tư vấn cho sinh

viên phấn đấu để hoàn thành khối lượng học tập đã đăng ký. Phối hợp và hỗ trợ

Phòng đào tạo-NCKH, Phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên, Đoàn Thanh

niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các khoa, bộ môn trong việc tổ chức phong trào, các

hoạt động ngoại khoá và tham gia các hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội khác của

sinh viên.

Thông thường, chương trình đào tạo các chuyên ngành ở trường ĐH được thể

hiện đầy đủ, chi tiết trong niên lịch đào tạo của nhà trường, phát cho SV vào đầu các

khóa học, năm học. Chương trình đào tạo thể hiện trình độ đào tạo; đối tượng đào tạo,

điều kiện nhập học và điều kiện tốt nghiệp; mục tiêu đào tạo, chuẩn kiến thức, kỹ

năng của người học khi tốt nghiệp; khối lượng kiến thức lý thuyết, thực hành, thực

tập; kế hoạch đào tạo theo thời gian thiết kế; phương pháp và hình thức đào tạo; cách

thức đánh giá kết quả học tập; các điều kiện thực hiện chương trình. Chương trình đào

tạo được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức: giáo dục đại cương và

giáo dục chuyên nghiệp. Việc nắm vững chương trình đào tạo thuộc chuyên ngành

mình phụ trách sẽ giúp cho CVHT giải thích, tư vấn cho SV hiểu đầy đủ và sâu sắc

mục tiêu, nội dung và ý nghĩa của các môn học trong chương trình đào tạo, chuẩn bị

tâm thế và xây dựng kế hoạch học tập hợp lý dựa trên chương trình đào tạo.

2.2. Cố vấn học tập là ngƣời nắm vững các quy chế đào tạo của Bộ GD&ĐT

và các quy định về đào tạo của trƣờng

Nắm vững Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín

chỉ (Quyết định số 43/2007/QĐ-BDGDT ngày 15/08/2007 của Bộ Giáo dục và Đào

Page 67: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

60

tạo ; Văn bản hợp nhất Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT và Thông tư số

57/2012/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT . Mặt khác nghiên cứu các Quy chế

của BGD&ĐT và của Hiệu trường nhà trường về đào tạo theo hệ thống tín chỉ và

chương trình đào tạo của ngành học có lớp sinh viên do mình làm CVHT. Việc nắm

vững qui chế đào tạo của BGD và qui chế đào tạo của nhà trường sẽ giúp cho CVHT

thực hiên tốt chức năng tư vấn, trợ giúp cho SV về các vấn đề liên quan đến qui chế

đào tạo, qui định của nhà trường đối với hoạt động học tập, nghiên cứu của SV. Từ

việc nắm bắt đầy đủ, sâu sắc các qui chế của BGD, các qui định của nhà trường sẽ

giúp SV chủ động trong thực hiên qui chế đào tạo, chủ động và tự tin trong việc tiếp

cận với phương thức học tập ở trường ĐH nói chung, phương thức đào tạo theo

HTTC nói riêng.

2.3. Cố vấn học tập là ngƣời nắm vững các phƣơng pháp học tập ở trƣờng

ĐH nói chung, các phƣơng pháp học tập phù hợp với HTTC nói riêng để

hƣớng dẫn SV phƣơng pháp học tập ở trƣờng ĐH

Một trong những sự khác biệt cơ bản của hình thức đào tạo theo niên chế và theo

học chế tín chỉ là vai trò tự học của SV. Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến chất

lượng đào tạo như chất lượng sinh viên đầu vào, cấu trúc chương trình đào tạo, nội

dung học phần, cơ sở vật chất, chất lượng giảng viên và đội ngũ cán bộ quản lý,

phương pháp giảng dạy, tài liệu học tập,…thì phương pháp học tập của sinh viên là

yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến kết quả học tập của SV trong quá trình

đào tạo.

Vì vậy, yêu cầu CVHT cần nắm vững và hướng dẫn cho SV các phương pháp

học tập trên lớp, các phương pháp tự học hiệu quả, phương pháp nghiên cứu tài liệu,

giáo trình…; cách phân bổ thời gian và phương pháp dành cho các môn học; cách tìm

kiếm, tra cứu các nguồn tài liệu giáo trình, tài liệu tham khảo; Phương pháp thuyết

trình, hùng biện và làm bài tập nhóm; “Cách thức ôn tập, tổng hợp kiến thức trước kì

thi”. Bên cạnh đó, CVHT cần trang bị cho SV thái độ, ý thức và kỹ năng tự học để

tiếp thu các kiến thức theo cách của mình.

2.4. Cố vấn học tập phải nắm vững các hoạt động của SV trong phƣơng

thức đào tạo HTTC

CVHT phải hiểu đầy đủ các hoạt động mà SV phải tham gia trong phương thức

học tập theo HTTC từ đó hướng dẫn SV chuẩn bị điều kiện để thực hiên tốt các hoạt

động đó.

Dưới đây là công việc chủ yếu của SV trong học tập ở phương thức đào tạo tín

chỉ, có ảnh hưởng và vai trò quan trọng đối với quá trình học tập. Đó là:

Page 68: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

61

1. Nghiên cứu kỹ đề cương chi tiết, mục tiêu, nội ung của từng tuần, từng bài

học

2. Đọc, nghiên cứu, phân tích và tổng hợp giáo trình, tài liệu tham khảo

3. Truy cập, tìm kiếm lưu trữ thêm những thông tin liên quan đến nội dung học

tập trên Internet và chọn lọc, sắp xếp, tích luỹ theo từng nội dung.

4. Tự học, tự nghiên cứu tài liệu độc lập

5. Làm việc nhóm, trao đổi với các bạn vàê nội dung học tập

6. Làm bài tập, chuyên đề theo yêu cầu của GV.

7. Làm việc trong phòng thí nghiệm

8. Đi thực tế

9. Trao đổi, tham khảo ý kiến của GV thông qua: Email, điện thoại, gặp gỡ tại

VPhòng khoa.

Phần việc trên lớp của SV gồm

1. Nghe giảng

2. Thảo luận trên lớp

3. Tự học, tự nghiên cứu trên lớp có hướng dẫn của GV

4. Giải quyết các vấn đề mà GV yêu cầu

5. Làm các bài kiểm tra tuỳ theo yêu cầu và hình thức đánh giá của GV

Sau khi cung cấp cho SV các hoạt động mà các em phải tham gia trong quá trình

học tập, CVHT hướng dẫn, tư vấn cho SV con đường, cách thức thực hiện các hoạt

động đó một cách hiệu quả.

3. Kết luận

Để phương thức đào tạo theo HTTC thực sự có hiệu quả, đòi hỏi chúng ta cần

phải chú trọng, cải biến toàn bộ các yếu tố trong cấu trúc quá trình dạy học. Theo đó,

cần phải quan tâm hơn nữa đến đội ngũ CVHT – người có vai trò quan trọng và ảnh

hưởng mạnh mẽ tới chất lượng, hiệu quả học tập của SV. Các nhà quản lý lãnh đạo

nên quan tâm bồi dưỡng và giúp đỡ bằng nhiều con đường, hình thức nhằm nâng cao

hơn nữa vị trí, vai trò của CVHT trong trường ĐH, nâng cao chất lượng rèn luyện,

học tập, NCKH của SV trong các trường ĐH hiện nay

Page 69: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

62

NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CỐ VẤN HỌC TẬP TRONG ĐÀO TẠO

THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

Phạm Anh Nga1

1. Đặt vấn đề

Cùng với hình thức đào tạo theo tín chỉ ngày càng phổ biến ở các trường đại học

và cao đẳng trong cả nước thì vai trò người giáo viên làm công tác cố vấn học tập

(CVHT) đã hình thành đang ngày một cần thiết hơn. CVHT là người tư vấn và hỗ trợ

học sinh sinh viên (HSSV) phát huy tối đa khả năng học tập, lựa chọn học phần phù

hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm thích hợp; theo dõi

thành tích học tập của HSSV nhằm giúp HSSV điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một

lựa chọn đúng trong quá trình học tập. Có thể nói rằng CVHT có vai trò then chốt

trong mối quan hệ nhà trường với HSSV giúp HSSV thành công trong học tập.

Cố vấn học tập - Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là một nhiệm vụ quan trọng

nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo - quản lý học sinh sinh viên trong đào tạo tín chỉ.

Với vai trò cố vấn, các CVHT là người định hướng, tư vấn, giám sát hoạt động học

tập của HSSV, giúp cho HSSV nhận thức được tầm quan trọng của quy chế đào tạo,

nhận thức chính xác các khái niệm của quy chế, hiểu được quy chế, chương trình đào

tạo, phương pháp học tập từ đó chọn lựa được chương trình kế hoạch học tập phù hợp

với sức học và hoàn cảnh cá nhân, tự tìm ra các biện pháp khắc phục các khó khăn

xuất hiện khi mới bước vào các trường cao đẳng, đại học...

2. Thực trạng công tác cố vấn học tập ở trƣờng Đại học Phạm Văn Đồng

2.1. Vai trò của CVHT đối với HSSV

Trước tiên cần phải khẳng định rằng giáo viên CVHT có vai trò đặc biệt quan

trọng, không thể thiếu trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Mỗi giáo viên CVHT là một

nhân tố then chốt trong mối quan hệ nhà trường và HSSV; là một chuyên gia tư vấn

về học tập và việc làm cho HSSV, đồng hành cung sinh viên trong suốt quá trình học

tập. Trong quá trình học tập tại trường của HSSV, CVHT có vai trò là cầu nối giữa

nhà trường và HSSV; là người đại diện của nhà trường thực hiện công tác quản lý

HSSV, đảm nhận vai trò là người tư vấn, trợ giúp HSSV trong học tập, rèn luyện và

nghiên cứu khoa học; là người giúp học sinh đề đạt yêu cầu, bày tỏ tâm tư nguyện

vọng với Nhà trường

CVHT giup HSSV căn cứ vào khả năng của bản thân sinh viên , điều kiện kinh tế

của gia đình để có một kế hoạch học tập và mục đích cụ thể và lâu dài ngay từ đầu

1 GV - khoa Kỹ thuật Công nghệ, trường Đại học Phạm Văn Đồng

Page 70: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

63

năm thứ nhất: Xác định học trong thời gian mấy năm, tập trung vào thời gian nào?

Khắc phục những khó khăn của bản thân: mạnh dạn gặp gỡ giáo viên cố vấn học tập,

người thân, bạn bè để nhận được sự giúp đỡ. Mặt khác, CVHT là người tư vấn và hỗ

trợ HSSV phát huy tối đa khả năng học tập, lựa chọn học phần phu hợp để đáp ứng

mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm thích hợp; theo dõi thành tích học

tập của HSSV nhằm giúp HSSV điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa chọn đúng

trong quá trình học tập; Quản lý, hướng dẫn chỉ đạo lớp được phân công phụ trách

đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của HSSV. Qua đó, vai trò của CVHT được thể hiện

rõ hơn, kiểm soát được tiến độ học tập của lớp mình quản lý và góp phần không nhỏ

vào việc quản lý của Khoa ngành đào tạo và Nhà trường.

2.2. Chức năng của CVHT đối với HSSV

- Tư vấn và định hướng quá trình học tập và lựa chọn nghề nghiệp của HSSV.

- Giám sát quá trình học tập và lựa chọn nghề nghiệp của HSSV.

- Tham mưu cho lãnh đạo trường, khoa và bộ môn các vấn đề liên quan đến

công tác quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học và đào tạo theo nhu cầu xã hội.

* Xác định đúng vai trò, chức năng của giáo viên CVHT sẽ giúp xây dựng hệ

thống các nhiệm vụ của người giáo viên CVHT phù hợp với bản chất của đào tạo theo

học chế tín chỉ. Theo đó, giáo viên CVHT có những nhiệm vụ sau:

- Hướng dẫn HSSV nắm vững các quy chế đào tạo của Bộ GD&ĐT và các quy

định về đào tạo của trường;

- Tư vấn cho HSSV về chương trình đào tạo: mục tiêu, nội dung,…; đồng thời,

tư vấn cho sinh viên chọn ngành nghề phụ;

- Tư vấn cho HSSV cách thức xây dựng kế hoạch học tập cho toàn khóa học

đảm bảo sự phu hợp với năng lực và hoàn cảnh của từng HSSV;

- Hướng dẫn HSSV đăng ký học phần ở từng học kỳ để hoàn thành kế hoạch học

tập đã lập;

- Tư vấn cho HSSV về phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học;

- Hướng dẫn cho HSSV tham gia các hoạt động học thuật, nghiên cứu khoa học;

- Tư vấn hướng nghiệp và việc làm cho HSSV;

- Giúp đỡ HSSV giải quyết những khó khăn trong học tập và nghiên cứu khoa

học.

Page 71: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

64

2.3. Thực trạng công tác cố vấn học tập ở trƣờng Đại học Phạm Văn Đồng

Từ năm học 2012-2013, Trường Đại học Phạm Văn Đồng bắt đầu chuyển đổi từ

hình thức đào tạo niên chế sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Hơn hai năm

qua, hoạt động của CVHT đã thu nhận được một số kết quả đáng kể tuy nhiên vẫn còn

thiếu tính đồng bộ, chưa đạt được yêu cầu mong muốn.

Trước đây, GVCN chỉ làm công tác quản lý HSSV, phổ biến các quy chế, quy

định, thông báo của nhà trường, quan tâm đến đời sống tinh thần của HSSV... Khi

chuyển sang hình thức đào tạo theo tín chỉ, ngoài các chức năng trên CVHT có trách

nhiệm nặng nề hơn rất nhiều, có liên quan mật thiết đến quá trình và kết quả học tập

của từng HSSV. Trong quy định về công tác GVCN - CVHT (Quyết định số 241/QĐ-

ĐHPVĐ ngày 01/4/2013 của Hiệu trưởng Trường ĐH Phạm Văn Đồng, điều 7,

chương III đã quy định hai nhiệm vụ chính của giáo viên chủ nhiệm - cố vấn học tập).

Thứ nhất: nhiệm vụ của GVCN - CVHT trong công tác quản lý HSSV. Thứ hai:

nhiệm vụ của GVCN - CVHT trong công tác tư vấn, trợ giúp HSSV trong học tập,

NCKH, định hướng nghề nghiệp.

Ơ nhiệm vụ thứ nhất, lâu nay chúng ta đã làm và làm rất quen thuộc, thuần thục

và ai cũng có thể đảm nhận; nhưng ở nhiệm vụ thứ hai không phải giáo viên nào cũng

có thể đảm nhận và hoàn thành tốt. Mặc khác, vì lý do khách quan, một số giáo viên

làm công tác CVHT không cùng chuyên ngành với lớp chủ nhiệm nên chắc chắn rằng

sẽ gặp những khó khăn nhất định trong việc thực hiện nhiệm vụ thứ hai. Thực tế, tại

trường, công việc CVHT chưa được coi trọng. Nhiều giáo viên được phân công làm

CVHT đang quá tải về nhiệm vụ (số giờ dạy quá nhiều, không còn đủ thời gian để làm

công tác CVHT cho HSSV); thiếu kinh nghiệm, kỹ năng và sự nhiệt tình trong công

tác CVHT; ít quan tâm đến HSSV. Một số giáo viên được phân công nhiệm vụ CVHT

là những giáo viên tre mới tham gia giảng dạy, chưa nắm bắt hết nhiệm vụ của CVHT

và các quy định có liên quan đến hình thức đào tạo theo tín chỉ để cố vấn cho HSSV

một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó, HSSV chưa quen với phương pháp học tập mới, còn quá thụ động,

không chủ động trao đổi với CVHT để được tư vấn. Vì vậy, cần quan tâm nhiều đến

công tác CVHT vì CVHT là người có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công trong

học tập và rèn luyện của HSSV.

3. Giải pháp nâng cao vai trò của CVHT trong đào tạo theo học chế tín chỉ

Với vai trò đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong đào tạo theo học chế tín

chỉ, CVHT là người có ảnh hưởng trực tiếp quyết định chất lượng và sự thành công

Page 72: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

65

của HSSV. Do đó cần chú trọng quan tâm, cải tiến hoạt động của CVHT nhằm nâng

cao chất lượng hỗ trợ tư vấn HSSV trong quá trình học tập, sinh hoạt tại trường.

3.1. Về phía nhà trƣờng

Nhà trường cần phải tổ chức các lớp tập huấn, cung cấp đầy đủ những tài liệu

cần thiết cho công tác CVHT của giáo viên, tổ chức các buổi chia se kinh nghiệm

trong công tác CVHT... Có như vậy thì chất lượng của GVCN - CVHT sẽ được nâng

cao.

Khi phân công công tác CVHT nhà trường nên chọn những giáo viên là người

có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, nắm bắt được tổng thể chương trình đào tạo

để có thể tư vấn cho HSSV.

Hạn chế thay đổi CVHT sau mỗi năm học vì việc theo HSSV suốt khóa học sẽ

tạo điều kiện cho CVHT nắm vững tình hình, thực trạng học tập của lớp, điều kiện,

sức học và tâm lý của HSSV.

Trường cần tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác CVHT để rút ra kinh nghiệm và

tăng cường trách nhiệm của công tác CVHT. Trong công tác đánh giá cần lưu ý đến ý

kiến từ HSSV để kết quả đánh giá được thuyết phục. Sau kiểm tra đánh giá cần có phê

bình và khen thưởng hợp lý.

Phần lớn HSSV hiện nay không nắm được quy chế đào tạo, mặc du nhà trường

đã phổ biến trong tuần sinh hoạt công dân. Vì vậy, nhà trường cần tổ chức ban hành,

cấp cho HSSV sổ tay trong đó có các thông tin liên quan đến chương trình, quy chế

đào tạo, quy định nhiệm vụ của CVHT... giúp HSSV tra cứu các thông tin khi cần và

có thể khai thác được sự hỗ trợ của CVHT. Cần đưa các câu hỏi có nội dung về

CVHT để HSSV viết bài thu hoạch trong tuần sinh hoạt công dân.

Quy định rõ thời gian tối thiểu bắt buộc người làm công tác CVHT để trao đổi

với HSSV của lớp mình làm cố vấn.

Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất khi CVHT có nhu cầu, vì có những vấn đề mà

CVHT cần phải sử dụng đến phòng học, phòng thực hành, thí nghiệm, xưởng thực

hành để giải quyết các thắc mắc của HSSV.

Để phát huy vai trò, chức năng và nhiệm vụ của GVCVHT, nhà trường cần thiết

phải xây dựng quy trình công tác CVHT một cách khoa học, đồng thời, phải tổ chức

lại công tác chủ nhiệm lớp, tách biệt với công tác CVHT. Đặc biệt, tăng cường vai trò

của Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên trong việc tư vấn cho HSSV về các thủ tục

hành chính, các vấn đề về đời sống học đường… thông qua các hình thức tư vấn trực

tiếp, tư vấn qua e-mail đồng thời công khai hóa một cách đầy đủ các thủ tục liên quan

Page 73: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

66

đến sinh viên và hướng dẫn chi tiết trên website để sinh viên dễ dàng thực hiện nhằm

giảm bớt nhiệm vụ cho GVCN lớp.

Trách nhiệm của CVHT là rất lớn trong đào tạo theo học chế tín chỉ, vì vậy nhà

trường cũng cần phải quan tâm hơn đến quyền lợi của người làm công tác CVHT.

3.2. Về phía giáo viên làm công tác CVHT

Mỗi người làm công tác CVHT cần có sự nhiệt tình, có trách nhiệm và phải yêu

thích công tác CVHT.

Cần nắm rõ chức năng nhiệm vụ của người làm công tác CVHT và không ngừng

học hỏi để nâng cao kỹ năng CVHT.

Cần quan tâm, theo dõi để nắm rõ năng lực học tập, cũng như tâm tư nguyện

vọng, hoàn cảnh gia đình của mỗi HSSV để có đủ thông tin về mỗi HSSV mới có thể

chia se, động viên, khuyến khích, tư vấn cho HSSV để HSSV phát triển trong học tập,

nghiên cứu cũng như phát triển kỹ năng mềm. Mỗi CVHT nên có sổ tay HSSV để lưu

trữ sơ yếu lý lịch (thông tin quê quán, gia đình, địa chỉ, điện thoại liên lạc) cùng các

chi tiết đặc biệt của mỗi cá nhân HSSV. Chẳng hạn, CVHT ngay từ ngày gặp lớp có

thể yêu cầu HSSV "tự bạch" về tính cách bản thân, thành tích, sức học, ước mơ, định

hướng nghề nghiệp trong tương lai để tạo sự hiểu biết cho những quan hệ lâu dài.

Thường xuyên cập nhật từ ban cán sự lớp tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, năng

lực cá nhân, hoàn cảnh gia đình, khó khăn, ước vọng của từng sinh viên để từ đó có

những đề xuất với nhà trường các biện pháp hỗ trợ cho những HSSV khó khăn cũng

như biện pháp quản lý đối với HSSV bị chi phối bởi các vấn đề phức tạp của xã hội

Hướng dẫn HSSV tìm hiểu về qui chế đào tạo, khung chương trình đào tạo, tư

vấn, hướng dẫn HSSV xây dựng kế hoạch học tập toàn khóa phù hợp với năng lực

học tập và hoàn cảnh của từng HSSV.

Cần phối hợp với các giảng viên bộ môn để nhờ họ giải quyết các vấn đề mà

HSSV cần được giải đáp mà vượt ra khỏi chuyên môn, hiểu biết của mình.

Mỗi CVHT nên tạo ra cho mình trang web cá nhân thuận tiện trong việc CVHT

cũng như chia sẽ kinh nghiệm của mình. Khuyến khích HSSV trao đổi với CVHT qua

email, trang web cá nhân.

Bắt buộc HSSV phải tự đọc các văn bản, qui định có liên quan đến HSSV vì một

CVHT không thể hiểu và nhớ hết các qui định. Phải hướng dẫn các HSSV nên tìm

kiếm thông tin ở đâu, hỏi ai. Rất nhiều HSSV không có thói quen đọc văn bản mà chỉ

Page 74: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

67

biết hỏi để được nghe trả lời. Trong vấn đề này, nhiều việc nếu những HSSV chịu đọc

kỹ các văn bản, các qui định thì mọi thứ đã rõ ràng, không cần hỏi nữa.

Nhanh chóng phản hồi các vấn đề liên quan đến công tác CVHT nằm ngoài khả

năng giải quyết của mình đến các cấp có thẩm quyền giải quyết,....

3.3. Về phía học sinh sinh viên

Bản thân mỗi HSSV phải có ý thức, ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập. Hợp

tác tích cực với CVHT.

Chủ động tìm hiểu và nắm rõ các văn bản, qui định có liên quan đến HSSV:

Khung chương trình đào tạo; Qui chế đào tạo; Chức năng, nhiệm vụ của CVHT,... để

tránh trường hợp vấn đề gì cũng nhờ đến sự trợ giúp của CVHT, làm cho CVHT quá

tải trong công tác CVHT.

Chủ động trao đổi, xin ý kiến của CVHT khi có những vấn đề cần được giải đáp

tư vấn.

Ban cán sự lớp phải trợ giúp cố vấn học tập, giúp đỡ HSSV trong lớp hoàn thành

tốt nhiệm vụ học tập, sinh hoạt và rèn luyện. phản ánh kịp thời các thông tin cần thiết

đến CVHT để CVHT sớm có hướng giải quyết.

HSSV cần tin tưởng, xem CVHT như một người thân trong gia đình, để có thể

chia sẽ mọi tâm tư nguyện vọng của mình để từ đó CVHT có cơ sở lựa chọn hướng

giải quyết hợp lý hơn từng cá nhân HSSV.

4. Kết luận

Nâng cao vai trò của người làm công tác CVHT là rất cần thiết trong đào tạo

theo học chế tín chỉ. Qua hoạt động cố vấn cho HSSV, CVHT nắm bắt được tâm tư,

nguyện vọng, tình cảm, năng lực cá nhân, hoàn cảnh gia đình, khó khăn, hạn chế, ước

vọng của HSSV để từ đó có những đề xuất với nhà trường các biện pháp hỗ trợ cho

HSSV cũng như biện pháp quản lý đối với HSSV bị chi phối bởi các vấn đề phức tạp

của xã hội. Tuy nhiên, để người làm công tác CVHT phát huy được vai trò của mình

và người học khai thác được CVHT để giúp đỡ mình trong suốt thời gian học tại

trường đòi hỏi phải có sự thay đổi, cố gắng và phát huy từ tất cả các phía như nhà

trường, CVHT và HSSV nhằm nâng cao chất lượng bậc Cao đẳng, Đại học, đáp ứng

nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước, bắt kịp với trình độ phát triển

của Thế giới.

Page 75: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Đức Ngọc, Nguyễn Văn Nhã, TL tập huấn Chuyển đổi hình thức đào tạo

từ niên chế sang tín chỉ, Quảng Ngãi, tháng 5/2012.

2. Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng Hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ kèm

theo Quyết định số 43/2007/BGD&ĐT.

3. Trần Kim Định, Vai trò của cố vấn học tập, Khoa Khoa học Tự nhiên,

Trường Đại học Cần Thơ.

4. ThS. Nguyễn Ngọc Dung, Đào tạo theo học chế tín chỉ, Nhìn từ góc độ đổi

mới cách dạy..., Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội.

5. Lại Ngọc Khánh, Một số ý kiến đóng góp xung quanh hoạt động của cố vấn

học tập, giáo viên chủ nhiệm.

Page 76: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

69

VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ CỐ VẤN HỌC TẬP TRONG ĐÀO TẠO THEO

HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

Ngô Minh Oanh1

Đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ đã có từ lâu trên thế giới. Ngay từ thế kỷ

XIX, trường Đại học Harvar ở Mỹ đã thực hiện và sau đó lan ra các nước Âu Mỹ và

cả châu Á. Với những kết quả của nó cho thấy những ưu việt của nó cả trong phương

thức và mục tiêu đào tạo. Năm 1993, Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí

Minh là trường đại học đầu tiên từ sau ngày giải phóng đã tiến hành đào tạo theo hệ

thống tín chỉ. Từ năm 2007, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã có Quyết định số 43/2007/QĐ-

BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo về việc ban hành Quy

chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Tuy hơi muộn

nhưng đến năm 2010, tất cả các trường đại học trong cả nước cũng đã triển khai đào

tạo theo học chế tín chỉ.

Bản chất của đào tạo theo hệ thống tín chỉ là nhằm tăng cường khả năng tự học,

tự nghiên cứu của sinh viên, tính chủ động trong kế hoạch học tập của sinh viên tùy

theo khả năng và kế hoạch của bản thân. Hay nói cách khác, quá trình tổ chức đào tạo

theo hệ thống tín chỉ là quá trình nhằm tới mục tiêu cá thể hóa việc học tập của sinh

viên. Hệ thống tín chỉ dựa trên sự tích lũy kiến thức của sinh viên để khi đạt đến

những yêu cầu về kiến thức theo quy chế đào tạo thì sinh viên có thể lên lớp hay tốt

nghiệp. Sinh viên có thể tốt nghiệp sớm hoặc có thể kéo dài thời gian học tập theo quy

chế tùy theo số lượng tín chỉ đã tích lũy được. Theo Quy chế 43 quy định thì tương

ứng với một giờ lên lớp sinh viên phải có hai giờ chuẩn bị ở nhà do đó quá trình quản

lý và giảng dạy của nhà trường và giáo viên làm sao vừa có thể giúp cho sinh viên và

kiểm tra được quá trình tự học của sinh viên một cách có hiệu quả, trong đó hướng

dẫn lập kế hoạch lộ trình học tập của học sinh; những điệu kiện lựa chọn, đăng ký học

phần; lựa chọn và sử dụng phương tiện, tài liệu học tập; lựa chọn phương pháp học

tập nói chung và tự học nói riêng là vô cùng quan trọng. Cùng với yêu cầu đào tạo

trong thời buổi bùng nổ thông tin, đào tạo theo hệ thống tín chỉ với thời lượng cho tự

học gấp đôi thời gian học tập ở trên lớp, việc giảng viên trang bị phương pháp học tập

cho sinh viên cũng có ý nghĩa sống còn trong quá trình đào tạo. Vì vậy vai trò đội ngũ

giảng viên nói chung và đội ngũ cố vấn học tập nói riêng trong chừng mực nào đó có

vai trò quyết định chất lượng đào tạo.

Có một thực trạng hiện nay trong hầu hết các trường đại học, cao đẳng là khả

năng chủ động của sinh viên trong kế hoạch và phương pháp học tập còn nhiều hạn

1 PGS. TS – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh

Page 77: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

70

chế. Sinh viên chúng ta từ học sinh từ phổ thông lên do đó hầu hết đã quen lối học bị

động, thuộc lòng từ trước, do đó khi bước chân vào giảng đường đại học rất khó để có

thể thay đổi ngay cách học ở đại học. Mặt khác, phần lớn sinh viên có hoàn cảnh khó

khăn, hầu hết sinh viên đều đi làm thêm do đó đầu tư thời gian, công sức cho tự học

là rất khó khăn. Hơn nữa, dư âm của đào tạo theo niên chế vẫn còn tồn tại, nghĩa là

sinh viên cứu vào được trường, sau đó kế hoạch, lộ trình đào tạo đã có khoa, trường

lo, sinh viên chỉ việc theo lộ trình đó, không bị nợ môn học là có thể nghiễm nhiên kết

thúc khóa học và ra trường. Một bộ phận không nhỏ sinh viên thì ỷ lại, gặp chăng hay

chớ, lười biếng, thụ động… nên chắc chắn việc học tập sẽ không thể đạt kết quả cao

như kỳ vọng của thầy cô giáo và nhà trường trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Đứng

trước thực trạng đó, vai trò của giảng viên và đội ngũ cố vấn học tập càng trở nên vô

cùng quan trọng.

Có người đặt vấn đề so sánh đội ngũ cố vấn học tập với đội ngũ giáo viên chủ

nhiệm lớp trong đào tạo theo niên chế trước đây và đôi khi lại đánh đồng vai trò của

hai vị trí này. Tuy nhiên nếu chúng ta đã trải qua hai phương thức đào tạo theo niên

chế và đào tạo theo tín chỉ thì chúng ta thấy rõ sự khác biệt căn bản của hai chức danh

này. Người giáo viên chủ nhiệm chỉ là người tổ chức và quản lý sinh viên trong lớp

học mình chủ nhiệm là chủ yếu. Vào đầu năm học, hay khóa học, giáo viên chủ nhiệm

tổ chức gặp gỡ sinh viên, tổ chức bầu ban cán sự lớp, định hướng về mặt tư tưởng, tổ

chức và sau đó giao cho ban cán sự lớp tự quản, giáo viên là người tư vấn và giải

quyết những vấn đề vượt ngoài khả năng của ban cán sự. Lịch trình giảng dạy, học

môn nào trước, môn nào sau, khi nào thì thực hành, thực tế đều đã có kế hoạch của

trường và khoa. Người cố vần học tập, về hình thức thì cũng có ve giống như giáo

viên chủ nhiệm, tức là cũng được giao phụ trách một nhóm hay một lớp để quản lý,

nhưng về yêu cầu nội dung công việc thì có những điểm rất khác so với giáo viên chủ

nhiệm.

Trước hết, người cố vấn học tập là người giúp sinh viên hiểu rõ hơn ngành học

mà sinh viên đã lựa chọn, giúp sinh viên khẳng định lại quyết định lựa chọn ngành

nghề mà trước đây do thiếu thông tin có thể họ chưa thật hiểu hết những ngành nghề

mà họ đã chọn. Cố vấn học tập làm cho sinh viên hiểu rõ hơn ngành nghề tương lai

của mình, những đặc thù nghề nghiệp, cơ hội việc làm trong tương lai và cả những

phẩm chất cần có để hành nghề được thuận lợi nhất. cố vấn học tập giúp sinh viên ổn

định tâm lý, chuẩn bị tâm thế cho một chương trình học tập của sinh viên trong trường

đại học.

Thứ hai, cố vấn học tập giúp sinh viên xây dựng định hướng và kế hoạch học

tập, trong đó cố vấn học tập phải giúp sinh viên hiểu rõ mục tiêu, nội dung, chương

Page 78: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

71

trình môn học, lộ trình học tập của các giai đoạn, các năm học. Cố vấn học tập tư vấn

giúp sinh viên hiểu rõ mục tiêu của từng môn học, những điều kiện tiên quyết khi lựa

chọn môn học và xác định môn nào học trước, môn nào học sau và những nội dung

cần giải quyết để hoàn thành tốt nhất môn học. Nếu cố vấn học tập là giáo viên trực

tiếp giảng dạy các môn học cụ thể của nhóm hay lớp mình làm cố vấn thì có thể tư

vấn cho học sinh những vấn đề cụ thể hơn, như xác định những vấn đề nào cần giải

quyết ở trên lớp, vấn đề nào làm việc theo nhóm, vấn đề nào sinh viên tự học ở nhà và

hướng dẫn những hoạt động tự học cho sinh viên…

Thứ ba, cố vấn học tập là người hướng dẫn sinh viên lựa chọn và tìm kiếm các

phương tiện học tập, các nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho học tập một cách có

hiệu quả. Hơn ai hết cố vấn học tập cũng là các giảng viên nắm rõ tình hình trang thiết

bị, phòng thí nghiệm và các nguồn tài liệu phục vụ học tập của cơ sở đào tạo rõ nhất,

vì vậy họ sẽ là người tư vấn, hướng dẫn tốt nhất cho sinh viên trong quá trình học tập

ở trên lớp và tự học ở nhà. Có vấn học tập giúp sinh viên rút ngắn quá trình tìm kiếm

tài liệu và lựa chọn những tài liệu đáng tin cậy nhất để học tập và tham khảo. Cố vấn

học tập cũng có thể là người trọng tài phân xử những tranh luận của sinh viên trong

việc lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập.

Thứ tư, đội ngũ cố vấn học tập là người theo dõi sự tiến bộ trong quá trình học

tập của sinh viên và kế hoạch, tiến độ học tập của sinh viên. Cố vấn học tập không chỉ

kiểm tra quá trình học tập ở trên lớp mà còn kiểm tra quá trình tự học của sinh viên,

kịp thời uốn nắn những lệch lạc trong học tập và thực hiện kế hoạch, tiến độ học tập

của sinh viên, kịp thời đưa ra những lời khuyên bổ ích, giúp học sinh tự điều chỉnh

những lệc lạc có thể xảy ra.

Thứ năm, với sự gần gủi với sinh viên, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của họ, cố

vần học tập có thể là người mà sinh viên tin cậy để tư vấn cho họ những vấn đề trong

cuộc sống, là tấm gương để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho sinh viên, thực

hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện trong đào tạo của nhà trường đại học.

Như vậy, vai trò của đội ngũ cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ

đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đào tạo của các

trường đại học, cao đẳng. Tuy nhiên hiện nay qua thực tế đào tạo theo học chế tín chỉ

ở các trường, nổi lên một số những hạn chế, bất cập như cơ sở phòng ốc, thiết bị,

phòng thí nghiệm còn thiếu; đội ngũ giảng viên còn chưa đủ để có nhiều phương án

cho sinh viên lựa chọn giảng viên; đội ngũ cố vấn học tập còn thiếu và chưa có nhiều

kinh nghiệm phải đảm nhận việc tư vấn cho nhiều sinh viên dẫn đến quá tải, hạn chế

đến chất lượng tư vấn.

Page 79: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

72

Để nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ, các trường đại học, cao

đẳng cần có những giải pháp quyết liệt hơn nữa nâng cao số lượng và chất lượng đội

ngũ cố vấn học tập. Phải lựa chọn từ trong số giảng viên những người có kinh nghiệm

và tâm huyết đảm nhận nhiệm vụ cố vấn học tập. Phát triển thêm số lượng để mỗi cố

học tập chỉ có thể đảm nhận từ 15 đến 20 sinh viên để đảm bảo không quá tải cho mỗi

cố vấn học tập. Tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ, nhất là cập nhật những

quy định mới về đào tạo và khả năng nắm bắt tâm lý, nhu cầu của sinh viên mới có

thể tư vấn, hướng dẫn chính xác, đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Song song với trang

bị kiến thức, kinh nghiệm cho đội ngũ này, các trường cũng cần phải chú trọng tới

những đãi ngộ về mặt vật chất để họ toàn tâm toàn ý, hết mình cho công việc. Nếu

làm tốt những giải pháp trên chắc chắn đội ngũ cố vấn học tập thực sự là lực lượng

đòn bẩy nâng cao hiệu quả giáo dục, đảm bảo sự thành công việc đào tạo theo hệ

thống tín chỉ ở các trường đại học và cao đẳng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2007), Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày

15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào

tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

2. Ban liên lạc các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam (2007), Đổi mới phương

pháp dạy - học trong đào tạo theo học chế tín chỉ… Kỷ yếu Hội thảo Khoa học

lần 2, tại Thành phố Hải Phòng.

3. Trường Đại học Sài Gòn (2010), Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học theo

hệ thống tín chỉ, Kỷ yếu Hội thảo toàn quốc, Đại học Sài gòn, tháng 5 – 2010.

4. Lâm Quang Thiệp và các tác giả (2008), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức

đào tạo theo học chế tín chỉ ở các học viện, trường đại học, cao đẳng, Học viện

Quản lý Giáo dục, Hà Nội.

Page 80: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

73

NĂNG LỰC CẦN CÓ CỦA CỐ VẤN HỌC TẬP ĐÁP ỨNG VAI TRÕ TƢ VẤN

HỌC TẬP VÀ HƢỚNG NGHIỆP CHO SINH VIÊN NGÀNH XÃ HỘI

Nguyễn Thị Phú1

1. Đặt vấn đề

Quyết định số 43/2007/QBGDT do Thứ trưởng Bành Tiến Long ký ngày

15/08/2007 về việc Ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo

hệ thống tín chỉ đã bắt buộc các trường chuyển dần sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Cùng với sự theo đổi của hệ thống đào tạo, vai trò của cán bộ, giảng viên và những

nhiệm vụ mới xuất hiện, cố vấn học tập (CVHT) là một trong những chức danh mới

gắn liền với hệ thống đào tạo theo tín chỉ ở trường đại học, cao đẳng.

Cố vấn học tập là người tư vấn và hỗ trợ sinh viên phát huy tối đa khả năng học

tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học, lựa chọn đăng ký học phần phù hợp để đáp

ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm sau khi ra trường, theo dõi

quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên nhằm giúp sinh viên điều chỉnh kịp thời

hoặc đưa ra một lựa chọn đúng trong quá trình học tập, đồng thời quản lý, hướng dẫn

và chỉ đạo lớp được phân công phụ trách.

Với định nghĩa trên, CVHT không chỉ tư vấn về việc học tập, sinh hoạt ở trường

mà còn bao hàm rất nhiều mặt trong hoạt động học tập, đời sống tâm lý và cả việc lựa

chọn nghề nghiệp trong tương lai của sinh viên.

Ơ các trường, phân công công tác CVHT có thể là chuyên viên, giáo vụ khoa, có

thể là giáo viên chủ nhiệm kiêm nhiệm CVHT, có trường gọi người làm công tác

CVHT là giáo viên chủ nhiệm nhau lớp học truyền thống trước khi chuyển sang đào

tạo theo tín chỉ. Dù với tên gọi nào, vai trò của CVHT là như nhau và rất ảnh hưởng

đến quá trình học tập và lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên.

Nhiệm vụ của CVHT theo liệt kê ở trên có rất nhiều công việc và khá nặng nề. Ơ

bài viết này, chúng tôi khai thác khía cạnh tư vấn học tập và tư vấn hướng nghiệp cho

sinh viên, hai lĩnh vực gắn kết chặt chẽ với nhau. Khi bắt đầu quá trình học tập, sinh

viên cần phải có định hướng nghề nghiệp gì cho mình và khi đã có định hướng nghề

nghiệp, sinh viên cần hoạch định chiến lược học tập như thế nào để đạt được mục

tiêu?

1 ThS – Viện Nghiên cứu Giáo dục, trường Đại học Sư phạm TP. HCM

Page 81: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

74

2. Vai trò của cố vấn học tập trong tƣ vấn học tập và hƣớng nghiệp

Hiện nay, đa số các trường đại học, cao đẳng đều đã ban hành những quy chế

quy định chức năng, nhiệm vụ, công việc chính của CVHT, tiêu chuẩn cần có và

những chính sách phúc lợi, khen thưởng đối với CVHT. Trong đó, nhiệm vụ chính

của CVHT mà đa số các trường đều quy định là:

- Học tập, nghiên cứu, nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình,

phương pháp đào tạo, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định, nội quy của

trường về học tập, rèn luyện và công tác sinh viên của trường; thường xuyên cập nhật

những thay đổi, bổ sung trong quy chế, quy định, nội quy để có thể tư vấn, hỗ trợ giúp

đỡ sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường;

- Nắm rõ chức năng, nhiệm vụ các đơn vị liên quan trong công tác sinh viên để

hướng dẫn sinh viên cách tìm hiểu thông tin, liên hệ công việc đúng kênh, đúng việc,

đúng đối tượng;

- Tư vấn cho sinh viên cách thức xây dựng kế hoạch học tập cho toàn khóa học;

hướng dẫn sinh viên đăng ký học phần ở từng học kỳ để hoàn thành kế hoạch học tập;

tư vấn lựa chọn nghề nghiệp;

- Nắm danh sách lớp, thông tin cá nhân sinh viên; đề cử Ban cán sự lớp thông

qua bầu cử tại lớp để trường phê duyệt;

- Thông qua tình hình, kết quả học tập của sinh viên để tư vấn, hướng dẫn sinh

viên trong việc đăng ký, điều chỉnh kế hoạch học tập cho phù hợp với năng lực và

hoàn cảnh;

- Thực hiện công tác đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên (phổ biến quy định

đánh giá, hướng dẫn thực hiện, chủ trì họp lớp đánh giá), hướng dẫn sinh viên thực

hiện khiếu nại, điều chỉnh, đánh giá bổ sung theo đúng quy định, tiến độ;

- Hướng dẫn, khuyến khích, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các hoạt động

học thuật, nghiên cứu khoa học; các hoạt động văn, thể, mỹ lành mạnh, bổ ích;

- Nắm tình hình chung của lớp phụ trách (về các mặt học tập, đời sống, sinh

hoạt) thông qua báo cáo của Ban cán sự lớp; hướng dẫn, tư vấn cho sinh viên trong

quá trình học tập, rèn luyện tại trường và các vấn đề khác có liên quan;

- Chủ trì họp lớp xét khen thưởng, kỷ luật sinh viên thuộc lớp phụ trách; đề nghị

khen thưởng, kỷ luật sinh viên thuộc lớp phụ trách gửi khoa;

Page 82: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

75

- Tham dự họp Hội đồng xét khen thưởng – kỷ luật sinh viên đối với sinh viên

thuộc lớp phụ trách để phát biểu ý kiến, đề xuất hình thức khen thưởng, kỷ luật nhưng

không được quyền biểu quyết;

- Thực hiện chế độ báo cáo theo yêu cầu của ban chủ nhiệm khoa.

Theo phỏng vấn một số giảng viên các chuyên ngành xã hội, họ là giảng viên

được phân công công tác chủ nhiệm kiêm CVHT. Công việc của họ là tư vấn cho sinh

viên tất cả những vấn đề mà sinh viên thắc mắc. Tuy nhiên, thông thường không có

nhiều trường hợp sinh viên cần tư vấn từ CVHT, có trường hợp giảng viên nói chẳng

thấy hỏi gì. Những vấn đề liên quan đến việc học tập như đăng ký học phần, điểm số,

hoạt động, rèn luyện… các em đều hỏi giáo vụ khoa. Các em ít khi hỏi về phương

pháp học tập, nghiên cứu khoa học, em nào có đăng ký nghiên cứu khoa học làm đề

tài sẽ làm việc trực tiếp với giảng viên hướng dẫn.

Về tư vấn hướng nghiệp, mỗi năm khoa tổ chức một lần gặp sinh viên vào lúc

các em bắt đầu lựa chọn chuyên ngành, lúc đó các em có thắc mắc sẽ được Ban chủ

nhiệm khoa và các giảng viên trả lời trực tiếp. Tuy nhiên, theo trao đổi của giảng viên,

với số lượng sinh viên mấy trăm/khóa học thì những câu hỏi giải đáp trong một buổi

không thể giúp các em hướng nghiệp tốt được. Đặc biệt là sở trường, năng lực của

từng em rất khác biệt nhau nên những buổi tư vấn như vậy chủ yếu để lựa chọn ngành

học và những công việc chung chung của từng ngành học các em lựa chọn.

2.1. Tƣ vấn học tập

Với các nhiệm vụ nêu trên, những công việc chính ảnh hưởng đến hoạt động học

tập của sinh viên CVHT cần phải làm:

- Trước tiên phải giúp sinh viên hiểu rõ những quy chế, quy định của nhà trường,

thủ tục đăng ký học phần, theo dõi kết quả học tập, các hình thức kiểm tra đánh giá

sinh viên trong học tập, rèn luyện…

- Tiếp theo, CVHT cần tư vấn cho sinh viên xác định động cơ học tập một cách

đúng đắn, tư vấn phương pháp học tập ở đại học như thế nào là hiệu quả, cách tìm và

khai thác tài liệu, hướng dẫn phương pháp nghiên cứu khoa học. Đặc biệt hình thành

phương pháp tự học. Tự học được thực hiện cả trên lớp và ngoài giờ lên lớp. Quá

trình tự học được tiến hành bằng nhiều phương tiện khác nhau, đặc biệt là các phương

tiện công nghệ thông tin sẽ tạo điều kiện cho quá trình tự học và tạo nên chất lượng tự

học cao. Khi đã có năng lực tự học, sinh viên sẽ chủ động, tích cực với kế hoạch học

tập của mình.

Page 83: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

76

- CVHT theo dõi sát sao quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên, cảnh báo

những biến động, sa sút trong quá trình học, hỗ trợ sinh viên cải thiện. Rèn luyện cho

sinh viên thói quen viết nhật ký học tập cho mỗi môn học, mỗi học kỳ để theo dõi tiến

trình học tập nhằm kịp thời khắc phục khi việc học chậm tiến, thiếu tín chỉ… ảnh

hưởng đến kết quả tốt nghiệp.

Theo chúng tôi, nhiệm vụ quan trọng nhất khi tư vấn học tập cho sinh viên là tư

vấn cho sinh viên biết cách lập kế hoạch học tập trong suốt các năm học đến khi tốt

nghiệp, xây dựng kế hoạch cho từng học kỳ như thế nào để đáp ứng mục tiêu đạt được

suốt khóa học đại học. Muốn xây dựng được kế hoạch học tập phù hợp với năng lực

và định hướng nghề nghiệp của sinh viên cần phải giúp sinh viên có cái nhìn tổng

quan về định hướng nghề mình chọn, tư vấn định hướng nghề đó có phu hợp với tính

cách của sinh viên không. Khi đã có định hướng đúng, việc sinh viên cần làm là xây

dựng các bước tiếp thu kiến thức và kỹ năng. Năm nhất, năm hai, năm ba, năm tư

những kiến thức cụ thể cần học là gì, lập một biểu đồ kiến thức tăng dần theo kiến

thức nền, kể cả ngoại ngữ, tin học và những kỹ năng cần có để đáp ứng việc học tập

và việc làm sau này.

Khi xây dựng được kế hoạch học tập, sinh viên tự chủ được thời gian học tập,

điều chỉnh kịp thời những kiến thức, kỹ năng thiếu hụt để việc học tập không bị gián

đoạn và đạt được những kết quả tốt nhất.

2.2. Tƣ vấn hƣớng nghiệp

Hội thảo khoa học "Giải pháp gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động ở

Việt Nam" do Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN tổ chức công bố một số kết quả

về nghề nghiệp của sinh viên mới ra trường: sinh viên thất nghiệp do thiếu định

hướng nghề; có tới 58,2% SV tốt nghiệp không biết xin việc ở đâu, 42% không đáp

ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, 27% không xin được việc vì lý do ngành học

không phu hợp với thị trường, thậm chí có 18% SV không tìm được việc vì nhà tuyển

dụng không biết đến ngành đào tạo.

Nghề nghiệp là tương lai của cả đời người, những thực tế là nhiều em ở nhà

trường phổ thông không được tư vấn hướng nghiệp kỹ càng nên các em lựa chọn

ngành thi theo truyền thống gia đình, theo bạn bè, hoặc từ điểm số môn này trội hơn

môn kia. Khi vào đại học, sinh viên khi lựa chọn ngành học và quá trình học không

được tư vấn, nhiều em còn không hình dung được sau này mình sẽ xin việc gì, không

có một định hướng cụ thể nào cho nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Trên thực tế, việc hướng nghiệp cho sinh viên, nhất là những sinh viên ngành xã

hội rất quan trọng. Ví dụ, khi học ngành Ngữ văn có thể nhiều em vẫn nghĩ là học

Page 84: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

77

xong ngành này thì có thể viết văn, làm thơ, đi dạy, làm báo chí, truyền hình… nhưng

thực tế học Văn các em có thể làm được những ngành nghề rất đa dạng: làm văn hóa ở

các phòng ban văn hóa thông tin, làm truyền thông cho các công ty, bệnh viện, làm

quảng cáo, làm công an văn hóa, làm nhân sự… Có thể nói một ngành học tùy vào

tính cách, sở trường của mỗi người có thể đáp ứng được rất nhiều lĩnh vực khác nhau.

Một vấn đề nữa trong hướng nghiệp mà sinh viên chưa được tư vấn, hoặc nhiều

khi không biết hỏi CVHT, đó là cần phải trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng

cần thiết nào để phu hợp với ngành nghề các em lựa chọn. Nhiều em không được

tuyển dụng do yếu kém ngoại ngữ, tin học, thiếu những kỹ năng làm việc như hợp tác

nhóm, thậm chí có em không biết những kỹ năng tối thiếu về máy móc như in ấn,

photo… những nội dung không có trong chương trình dạy nhưng các em cần phải tự

học, tự trang bị cho mình.

Có thể thấy, du CVHT hiện nay ở các trường, các khoa đều có người làm công

tác này, độc lập hoặc kiêm nhiệm đều có, nhưng việc phát huy vai trò tối đa của

CVHT thì chưa đạt hiệu quả như mong muốn, nhất là những vấn đề cốt lõi cần thiết

cho học tập và nghề nghiệp của sinh viên.

3. Những nội dung cần đẩy mạnh tƣ vấn và năng lực cố vấn học tập cần có để

thực hiện tƣ vấn học tập và hƣớng nghiệp cho sinh viên ngành xã hội

Trong bối cảnh các ngành xã hội ngày càng ít có người lựa chọn học, ra trường

không xin được công việc theo định hướng lựa chọn tỉ lệ ngày càng cao, nhà trường,

đặc biệt là các CVHT cần phải phát huy vai trò hỗ trợ sinh viên. Không khó để nhận

thấy, tỉ lệ sinh viên phổ thông khá giỏi thi vào các ngành xã hội khá khiêm tốn, điểm

chuẩn các ngành xã hội luôn thấp hơn các môn tự nhiên, mặt bằng trình độ càng thấp

sinh viên càng cần được định hướng và tư vấn kịp thời để việc học tập và hướng

nghiệp đạt hiệu quả.

3.1. Những nội dung cần đẩy mạnh tự vấn cho sinh viên

- Đẩy mạnh tư vấn các kỹ năng: kỹ năng lập kế hoạch; kỹ năng xây dựng mục

tiêu; kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng giải quyết vấn đề; phương pháp học tập,

nghiên cứu khoa học… những kỹ năng giúp sinh viên tự chủ trong việc học tập, biết

cách học thế nào để tiết kiệm thời gian và hiệu quả. Với ngành xã hội, đòi hỏi phải có

kỹ năng tự học, tự nghiên cứu để chọn lọc những nội dung và kiến thức cần thiết; kỹ

năng phân tích và giải quyết vấn đề giúp sinh viên nắm bắt và hiểu bài học nhanh hơn,

sâu hơn. Hơn nữa, đối với sinh viên năm nhất càng phải được tư vấn kỹ để tránh

trường hợp các em học kiến thức theo kiểu thuộc lòng, cách học này hiện nay vẫn còn

rất nhiều sinh viên đang áp dụng mỗi ngày.

Page 85: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

78

- Cần tư vấn nghề nghiệp chi tiết, cụ thể cho sinh viên. Ngành nghề các em đang

học có thể làm ở môi trường nào, cùng một ngành học nhưng mỗi môi trường nghề

nghiệp lại yêu cầu những kỹ năng khác nhau, kỹ năng nào cần cho ngành nghề nào.

Ví dụ làm nhân sự, bên cạnh kiến thức các em cần phải có những kỹ năng: nắm bắt

tâm lý, đánh giá con người, phân tích và định hướng… những kỹ năng không được

dạy trong nhà trường nhưng các em phải tự trang bị thông qua sách vở về tâm lý, về

con người, học từ thầy cô, bạn bè cách đánh giá, định hướng nghề nghiệp…

- Với sinh viên sắp ra trường, cần tổ chức trang bị ngay cho các em những kỹ

năng mềm cần thiết: kỹ năng phỏng vấn xin việc, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng

định vị bản thân.... Ngoài các kiến thức chuyên môn, chuyên ngành thì SV cần được

trang bị thêm những kiến thức và kỹ năng xã hội để có thể hòa nhập dễ dàng với thị

trường lao động ngay sau khi tốt nghiệp.

Các chương trình tập huấn kỹ năng nên được tổ chức thường xuyên, có chất

lượng ngay từ năm thứ nhất đến năm thứ tư với các nội dung tập huấn được sắp xếp

phù hợp với tính chất của từng năm học. Ví dụ năm thứ nhất, SV cần được trang bị

kiến thức và kỹ năng định vị bản thân và xây dựng mục tiêu nghề nghiệp, năm thứ tư

SV lại cần được rèn các kỹ năng tìm kiếm việc làm và phỏng vấn xin việc… Chương

trình tập huấn kỹ năng cần được bổ sung vào chương trình học tập chính khóa nhưng

vì đây là một môn học mang tính thực hành cao do đó cần được các giảng viên

chuyên nghiệp trong giảng dạy kỹ năng đảm nhiệm.

3.2. Những năng lực cố vấn học tập cần có

Trong phân công nhiệm vụ của CVHT ở các trường liệt kê ở phần 2 cho thấy

nhiệm vụ của CVHT rất nhiều và cũng rất nặng nề, phải theo sát sinh viên suốt quá

trình học để hỗ trợ, điều chỉnh… để làm tốt được vai trò của mình, CVHT cần phải có

những kỹ năng sau:

3.2.1. Kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng đầu tiên và quan trọng là CVHT phải biết lắng nghe. CVHT cần biết

lắng nghe chăm chú, lắng nghe một cách tôn trọng, tạo cho sinh viên sự gần gũi và tin

tưởng để thổ lộ hết những điều mình cần được tư vấn. Thực tế cho thấy, hiện nay

CVHT tư vấn cho sinh viên chủ yếu qua phương tiện điện thoại, email, còn việc gặp

trực tiếp rất hạn chế. Vì thế, việc nói chuyện qua điện thoại do hạn chế về thời gian,

hoàn cảnh nên không thể tư vấn dài và triệt để vấn đề sinh viên cần. Email là gaiir

pháp hữu hiệu hơn, nhưng khi không tiếp xúc với sinh viên, CVHT không đánh giá

được tâm sinh lý, tính cách của sinh viên để có thể đưa ra những giải pháp hợp lý.

Cho nên, để CVHT làm tốt vai trò, nhà trường, các khoa, bộ môn cần có quy định cụ

Page 86: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

79

thể về cách làm việc của CVHT, thời gian gặp trực tiếp mỗi tuần, tháng, học kỳ…

Bên cạnh đó, yêu cầu sinh viên hãy mạnh dạn và thường xuyên làm việc với CVHT,

điều này cũng giúp ích các em rèn luyện kỹ năng giao tiếp.

3.2.2. Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề

CVHT cần phải biết:

- Xác định được những vấn đề sinh viên cần tư vấn, vấn đề nào là trọng tâm,

quan trọng, tập trung giải quyết vấn đề cốt lõi trước.

- Kiểm tra thông tin cần tư vấn cho sinh viên, những thông tin mới, thiết thực,

đảm bảo rằng thông tin đáng tin cậy để đưa ra giải đáp cho sinh viên.

- Tập trung vào việc đưa ra giải pháp phù hợp: những vấn đề giải quyết đã phu

hợp với nhu cầu của sinh viên chưa, sinh viên cần phải làm gì để thực hiện được

những giải pháp CVHT đưa ra.

Phân tích và giải quyết vấn đề giúp CVHT xác định được mục tiêu và nội dung

cần tư vấn, xác định được nội dung trọng tâm và cách giải quyết vấn đề sinh viên đưa

ra sao cho hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của sinh viên. Tư vấn đòi hỏi CVHT phải

nhanh nhạy, tinh tế, vấn đề xác định không đúng có thể đưa ra kết quả sai lệch, cách

giải quyết vấn đề không đúng không phu hợp có thể khiến sinh viên đạt kết quả không

tốt trong học tập, hướng nghiệp.

3.2.3. Năng lực chuyên môn

Người tư vấn học tập và tư vấn nghề nghiệp cần năng lực chuyên môn vững,

sâu. Có hiểu hết các môn học cần thiết cho ngành học, hiểu những kỹ năng quan trọng

hỗ trợ sinh viên trong học tập, hướng nghiệp mới giúp học thành công được.

Những vấn đề về kỹ thuật như đăng ký học phần, thời gian đăng ký, thông tin về

học phần… sinh viên có thể hỏi giáo vụ khoa, nhưng những môn học cần thiết cho

chuyên ngành để xây dựng kế hoạch học tập, những kỹ năng cần có để học tập hiệu

quả cần phải được tư vấn trực tiếp từ người có chuyên môn.

Trước đây, khi đào tạo theo niên chế, sinh viên được sắp xếp theo lịch học có

sẵn, học kỳ nào học môn gì khi khoa ra thời khóa biểu sinh viên đến giờ lên lớp học,

đến ngày đi thi, thi hỏng thì thi lại không cần phải có kế hoạch, phải suy nghĩ mình

cần học môn gì. Khi đào tạo theo tín chỉ, mọi thứ sinh viên phải tự chủ, nếu học kỳ

nào không đăng ký, đăng ký không đủ chỉ có thể được thông báo học kỳ đó nghỉ học

không lý do… Thế nên sinh viên càng cần được tư vấn bởi người am hiểu chuyên

Page 87: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

80

môn, hỗ trợ họ xây dựng kế hoạch học tập và thực hiện quá trình học tập một cách tốt

nhất.

3.2.4. Am hiểu nghề nghiệp

Có thể nói, tư vấn hướng nghiệp trong trường đại học hiện nay là một mảng yếu,

sinh viên chưa được tiếp cận nhiều với các chương trình tư vấn tổ chức nhỏ nhưng

chuyên sâu. Những buổi gặp gỡ, tư vấn đại trà hàng trăm sinh viên không thể hiệu

quả. Đội ngũ CVHT cần phải phát huy vai trò hướng nghiệp cho sinh viên tốt hơn.

Không những CVHT cần phải biết ngành sinh viên học có thể làm được những nghề

gì mà nghề đó cần được trang bị những kỹ năng gì để thành công trong sự nghiệp.

Trong khảo sát của đề tài “Đánh giá thái độ của học sinh đối với việc học tập

môn Ngữ văn ở một số trường THPT tại Tp.HCM”, hơn 90% học sinh cho rằng các

em không lựa chọn nghề nghiệp theo ngành Văn và cũng tỉ lệ gần bằng (85,7%) cho

biết các em không biết học Văn ra để làm gì trong khi đó là ngành học mà người học

có thể làm nghề rất đa dạng: làm từ lĩnh vực kinh tế, chính trị đến văn hóa, nghệ thuật,

truyền thông đều được. Điều đó chứng tỏ việc hiểu biết đối với các ngành xã hội, đặc

biệt là ngành Văn của học sinh rất hạn chế. Tuy chưa thực hiện cuộc khảo sát về lựa

chọn ngành nghề ở trường đại học đối với sinh viên ngành Văn nhưng với kết quả từ

hội thảo của trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN và với công tác hướng nghiệp như

hiện tại chúng ta cũng có thể phỏng đoán được kết quả.

Từ đó, có thể nói vai trò của CVHT tư vấn rất quan trọng. Định hướng nghề

nghiệp tốt hay không phụ thuộc vào mức độ am hiểu của CVHT. Muốn như vậy,

CVHT không những phải tìm hiểu chi tiết về ngành nghề, còn phải tìm hiểu những kỹ

năng cần thiết phục vụ công việc đó và làm thế nào để thành công với công việc để tư

vấn cho sinh viên.

Một CVHT muốn làm tốt nhiệm vụ cần phải có thời gian đầu tư cho công việc,

cần có sự đãi ngộ xứng đáng cho công tác. Thực tế đa số CVHT từ các trường là

giang viên kiêm nhiệm. Ngoài việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ

kiêm nhiệm thêm CVHT kéo theo các công việc hành chính như báo cáo định kỳ, theo

dõi sinh viên… tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức của giảng viên nên việc tư vấn,

hỗ trợ sinh viên sẽ kém hiệu quả.

4. Kết luận

Chất lượng đào tạo không chỉ thể hiện qua kết quả học tập của sinh viên mà còn

ở kết quả sinh viên ra trường được tuyển dụng như thế nào. Chất lượng đào tạo của

nhà trường cằng được đánh giá tốt khi có càng ít sinh viên thất nghiệp. Vì thế, nhà

Page 88: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

81

trường cần phát huy tốt vai trò của CVHT trong tư vấn học tập và hướng nghiệp là

nhiệm vụ cấp thiết cần phải thực hiện để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu

cầu xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồng Hạnh (2011), sinh viên thất nghiệp do thiếu định hướng nghề,

www.dantri.com.vn

2. Kỷ yếu hội thảo "Giải pháp gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động ở

Việt Nam" do Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQGHN tổ chức ngày 9/12/2011.

3. Nguyễn Thị Phú, Đề tài NCKH cấp cơ sở “Đánh giá thái độ của học sinh đối

với việc học tập môn Ngữ văn ở một số trường THPT tại Tp.HCM”, đề tài đang

thực hiện.

Page 89: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

82

VÀI GIẢI PHÁP CĂN CƠ ĐỂ CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA CỐ VẤN

HỌC TẬP Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TẠI VIỆT NAM

Lê Tuấn Sơn1

1. Thực trạng

Theo lộ trình bắt buộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT), kể từ sau năm

2010, các trường Đại học-Cao đẳng trong cả nước đã đồng loạt chuyển đổi sang học

chế tín chỉ (HCTC). Gần 5 năm qua, chỉ một số ít trường (phần lớn trong số trường

này đã áp dụng HCTC trước đó vài năm) gọi là đã đạt được một số kết quả khả quan

theo những điểm ưu việt (trên lý thuyết) của học chế này mang lại như: sinh viên (SV)

chủ động và chất lượng hơn trong hoạt động học tập của mình, giảng viên (GV) năng

động hơn trong vai trò chủ đạo - hướng dẫn SV, các cấp quản lý và khối hành chính

trong trường thì buộc phải nâng tính chuyên nghiệp hơn lên để “phục vụ khách hàng”

SV. Còn lại, phần đông các trường đều lúng túng và gặp nhiều khó khăn, do đó vẫn

còn loay hoay với bao nhiêu thứ bất cập cần cải thiện mà một trong những thứ đó là

công tác cố vấn học tập (CTCVHT).

Nhìn chung, các trường đều chỉ ít nhiều dừng lại mức dễ thấy được tầm quan

trọng của CTCVHT (bởi nó là một mắc xích quan trọng giữa nhà trường – SV - xã hội

trong quá trình đào tạo theo tín chỉ) mà chưa thấy được hậu quả rõ ràng khi không làm

tốt CTCVHT. Nên tùy vào tình hình cụ thể mà các trường đều đã sớm hoặc muộn chỉ

trang bị tối thiểu (chứ không đầu tư bỏ công sức vào) một số cơ sở làm nền tảng cho

CTCVHT được hoạt động, chẳng hạn như: Ban hành quy định- quy chế CVHT, xây

dựng đội ngũ CVHT các cấp, phát hành sổ tay CVHT… Do đó, theo chúng tôi, việc

trang bị này chưa thực chất, chưa tương xứng với vai trò vốn có của CTCVHT nên

chưa mang lại kết quả như mong đợi.

Qua tìm hiểu và quan sát thực tế “vừa làm vừa rút kinh nghiệm” ở nhiều trường,

chúng tôi thấy được một số vấn đề chung như sau:

Thứ nhất, Bộ GD&ĐT đã dung cụm từ “cố vấn học tập” trong Quy chế đào tạo

đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (trang 5, 6). Và tên gọi này đã

được không ít trường “tiếp thu linh hoạt” theo cách riêng và tự quy định chức năng,

nhiệm vụ cũng theo cách riêng.

Về tên gọi, ngoài “CVHT”, một số trường đã dung “giảng viên cố vấn

(GVCV)”, “giảng viên CVHT”, “giáo viên cố vấn”, có trường trước dung “CVHT”

1 TS – Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM

Page 90: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

83

sau lại đổi thành “GVCV”, có trường dùng cùng lúc cả hai tên gọi này… những tên

gọi khác nhau như trên xuất phát từ đối tượng được bổ nhiệm làm CVHT khác nhau:

có trường chọn GV, có trường chọn chuyên viên hành chính, có trường chọn cả hai

đối tượng này.

Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nói chung, có trường xem công tác CVHT

như công tác giáo viên chủ nhiệm (GVCN) trước đây, có trường kết hợp công tác cố

vấn/tư vấn với công tác GVCN.

Với tình hình trên, nếu nhìn từ góc độ vĩ mô, một mặt nó thể hiện “tính địa

phương”, tính nội bộ của từng trường; một mặt nó cho thấy sự thiếu chuẩn mực, thiếu

tính nhất quán-liên thông trong một công tác quan trọng cần sự chuyên nghiệp như

CVHT. Bộ GD&ĐT cần phải quan tâm đến hiện trạng này.

Thứ hai, CVHT tại các trường đều là công tác kiêm nhiệm. Mặt khác, có sự bất

hợp lý giữa quy định với hoạt động thực tế của CVHT. CVHT theo quy định tại các

trường thì có quá nhiều đầu việc mà nếu thực hiện đầy đủ thì họ sẽ bị quá tải và bất

khả thi(do vượt quá khả năng, năng lực, kiến thức của người được giao làm CVTH)

trong khi những nhiệm vụ đó lại bị trùng lắp với công việc của cán bộ, chuyên viên

hành chính ở các phòng ban chức năng, văn phòng các khoa trong trường. Điều đó

dẫn đến một thực tế là: nhiều thắc mắc của SV thay vì gặp CVHT (muốn gặp CVHT

phải hẹn trước) để được hướng dẫn chuyên nghiệp hơn thì SV chọn liên hệ với

chuyên viên khoa, phòng, ban để được giải đáp cho nhanh. Từ đó, cộng với nhiều vấn

đề bất cập khác, hình ảnh và vai trò của CVHT dần dần mờ nhạt đi trong suy nghĩ của

SV, trong mắt đồng nghiệp cung lãnh đạo và trong ngay cả chính họ. Đây là một thực

trạng nội tại nan giải ở hầu hết các trường.

Theo chúng tôi, hai hiện trạng trên rất phổ biến, đồng thời cũng chính là nguyên

nhân cơ bản dẫn đến sự bất cập cần được cải thiện trong CTCVHT hiện nay.

2. Giải pháp

Chúng tôi đưa ra một số giải pháp có thể xem như những gợi ý để các đơn vị

liên quan tham khảo.

Đối với Bộ GD&ĐT, nên nghiên cứu, ban hành văn bản nhằm thống nhất tên

gọi, chức năng, nhiệm vụ cơ bản cho CTCVHT, tiêu chuẩn-quyền lợi-quyền hạn tối

thiểu cho người được giao nhiệm vụ CVHT.

Về tên gọi, theo chúng tôi, nếu không có tên gọi nào hay hơn, phu hợp với tình

hình Việt Nam hiện tại thì nên thống nhất dùng một thuật ngữ “cố vấn học tập”. Bởi

cụm từ này vừa bao hàm được chức năng cố vấn/tư vấn/hướng dẫn đặc trưng của công

Page 91: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

84

tác này vừa để ngỏ được đối tượng (có thể là GV, cán bộ quản lý, chuyên viên,

chuyên gia…) làm CTCVHT do các trường, các đơn vị chọn phù hợp với tình hình

nhân lực, vật lực, tài lực của mình miễn sao đáp ứng được yêu cầu công việc hiệu quả.

Về chức năng, nhiệm vụ, nên quy định rõ chức năng chính và quan trọng nhất là

tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn, gợi mở cho SV trong quá trình học tập và rèn luyện chứ

không phải làm thay, áp đặt, quyết định thay SV. (đây là điểm khác với vai trò GVCN

trước đây).

Về tiêu chuẩn, tối thiểu phải tốt nghiệp đại học, nhất thiết phải trải qua khóa

huấn luyện CTCVHT.

Về quyền lợi, quyền hạn, phải tương xứng với công sức CVHT, tạo động lực,

tạo điều kiện tốt nhất để CVHT thoải mái làm việc đạt hiệu quả như mong đợi.

Có thống nhất được những thứ cơ bản trên mới mong có được sự đồng loạt-đồng

thời, đồng bộ-đồng lòng một cách có hệ thống mang tính xuyên suốt, liên thông xâu

chuỗi được từ trên Bộ xuống dưới các trường, từ trường này đến trường kia.

Đối với các trƣờng, phải tuân thủ theo quy định của Bộ, vì đó là những vấn đề

căn bản tối thiểu bắt buộc. Còn lại, tuy vào đặc thù tình hình thực tế của mình, các

trường hoàn toàn có thể tự thêm vào những nội dung phù hợp sao cho CTCVHT ngày

càng thực chất góp phần xứng đáng vào kết quả đào tạo tốt đẹp cho trường mình.

Nhân đây, chúng tôi cũng muốn gợi mở ba phương hướng sau để những trường

có quan tâm, cân nhắc.

1) CVHT theo thế mạnh công việc: là CTCVHT mà nội dung các nhiệm vụ

được chia theo mảng công việc phù hợp với sở trường chuyên môn của người được

giao nhiệm vụ. Ví dụ: giao mảng công việc tư vấn SV thực hiện quy chế, quy định về

học vụ của Bộ, trường cho chuyên viên phòng đào tạo; giao mảng công việc áp dụng

chương trình đào tạo, đề cương môn học, đăng ký môn học/học phần, thi cử… cho

chuyên viên khoa, tổ trưởng bộ môn…; giao nhiệm vụ hướng dẫn, định hướng cho SV

phương pháp tự học, kỹ năng thu thập và xử lý tài liệu, thông tin…cho GV đứng lớp ở

từng môn học/ học phần; …

Với hướng này chúng tôi cho rằng:

YÊU CẦU ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

- Trường phải ban hành quy

chế, quy định CTCVHT thật

cụ thể- rõ ràng, nhất là trách

- Thế mạnh từng CVHT được

phát huy > hiệu quả thấy rõ.

Nhiệm vụ CVHT

bị phân tán > khó

Page 92: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

85

nhiệm của từng đơn vị liên

quan trong trường.

- Khoa, phòng, ban, bộ môn

phải phân công và giám sát

thường xuyên CTCVHT cho

từng GV, chuyên viên cụ

thể.

- Tập huấn định kỳ nhằm

cập nhật tình hình mới, trao

đổi kỹ năng, kinh nghiệm ở

từng mảng công việc.

- Phụ cấp trách nhiệm phải

tương xứng.

- CVHT chủ động được thời

gian, địa điểm, nội dung > dễ

làm hài lòng SV.

- Chi phí đào tạo- tập huấn

CTCVHT ít đi do tận dụng

được chuyên môn, sở trường

thế mạnh của từng CVHT.

- Khắc phục được tình trạng

bất hợp lý, bất khả thi, công

việc quá tải, nhiệm vụ trùng

lắp kể trên như hiện nay tại

các trường.

đánh giá.

2) CVHT tập trung theo chức danh: là hình thức đang áp dụng hiện nay của các

trường, trong đó mọi nhiệm vụ CTCVHT đều tập trung vào một GV hay một chuyên

viên được bổ nhiệm.

Với hướng này chúng tôi thấy:

YÊU CẦU ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

- Trường phải ban hành quy chế-

quy định CTCVHT thật cụ thể-

rõ ràng, nhất là tiêu chí- tiêu

chuẩn CVHT và phải có quyết

định kèm danh sách CVHT toàn

trường.

- Khoa, phòng, ban, bộ môn phải

hỗ trợ và kiểm tra thường xuyên

CTCVHT thuộc đơn vị mình.

- Tập huấn định kỳ nhằm cập

nhật tình hình mới, trao đổi kỹ

năng, kinh nghiệm ở từng đơn vị

hoặc toàn trường.

- Nhiệm vụ tập trung

vào một đối tượng > dễ

đánh giá, dễ quản lý.

- CVHT theo dõi được

tình hình học tập của SV

một cách toàn diện.

- Nhiệm vụ CVHT

bị phân tán > khó

đánh giá.

- Chi phí đào tạo-

tập huấn CTCVHT

nhiều lên.

- Dễ gây tình trạng

công việc CVHT

quá tải và nhiệm vụ

trùng lắp giữa

CTCVHT và nhiệm

vụ các đơn vị liên

quan.

Page 93: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

86

- Phụ cấp trách nhiệm phải

tương xứng.

- SV phải tìm hiểu trước mọi

quy định, quy chế, quy trình liên

quan trước khi liên hệ với

CVHT.

3) CVHT chuyên trách, độc lập: là mô hình mà CTCVHT được chuyên môn

hóa thành một đơn vị hành chính (có thể là phòng hoặc ban) trong đó có trưởng đơn vị

và các chuyên viên phụ trách từng mảng nhiệm vụ được quy định.

Với hướng này chúng tôi nghĩ:

YÊU CẦU ĐIỂM MẠNH ĐIỂM

YẾU

- Trường phải đạt chuẩn Đảm

bảo chất lượng giáo dục do cơ

quan kiểm định độc lập chứng

nhận.

- Trường phải có hệ thống quản

lý chất lượng đạt chuẩn và liên

tục được cải tiến do cơ quan độc

lập chứng nhận.

- SV toàn trường phải tự giác

thực hiện mọi trách nhiệm,

nghĩa vụ SV và ứng dụng thành

thạo công nghệ thông tin vào

quá trình học tập.

- Tin học hóa, số hóa, hệ thống

hóa toàn trường, trong đó,

Website trường là nơi có đầy đủ

mọi hệ thống trao đổi thông tin-

liên lạc.

- CVHT phải chuyên nghiệp, có

trình độ chuyên môn cao, kỹ

năng điêu luyện.

- Nhiệm vụ tập trung vào một

một đơn vị chuyên nghiệp > dễ

đánh giá, dễ quản lý, hiệu quả.

- Nhiệm vụ chính yếu là tư

vấn/hướng dẫn được phát huy

tối đa do chất lượng trong quá

trình học tập của SV cao

(CVHT chỉ hướng dẫn/ hỗ trợ

khi SV thật sự cần đến.)

- Khắc phục được tình trạng bất

hợp lý, bất khả thi, công việc

quá tải, nhiệm vụ trùng lắp kể

trên như hiện nay tại các trường.

Gần như

không có

điểm yếu.

Page 94: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

87

3. Kết luận

Theo chúng tôi, trước khi muốn “nâng cao vai trò” của CVHT trong tình hình

hiện nay, trước tiên, chúng ta phải quyết tâm bằng mọi giá cải thiện tình hình, đầu tư

nhân lực, vật lực, tài lực nhằm đưa CTCVHT vào hoạt động thực chất, có tác động rõ

rệt vào chất lượng SV được thể hiện ở từng học kỳ, năm học và toàn khóa học. Trong

quá trình cải thiện này, rất cần sự quan tâm điều tiết của Bộ; sự liên thông, trao đổi

kinh nghiệm giữa các trường (như cuộc hội thảo này); sự đồng bộ hợp tác giữa các

đơn vị liên quan trong nội bộ từng trường; và quan trọng hơn cả là sự chuyên nghiệp,

chuyên tâm của từng cán bộ CVHT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ GD&ĐT (2007), Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng

và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.

2. Bộ GD&ĐT (2007), Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ

thống tín chỉ.

3. Trường đại học Cần Thơ (2011), Tập kỷ yếu Hội nghị Nâng cao vai trò Cố vấn

học tập.

4. Trường Đại học Ngoại ngữ-Tin học TP.HCM, 2014, Tập bài tham luận Tọa

đàm “Nâng cao vai trò của Giảng viên cố vấn trong đào tạo tín chỉ.

5. Trần Thị Minh Đức, Kiều Anh Tuấn (2012), Cố vấn học tập trong các trường

đại học, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28 (2012)

23-32.

6. Trường Đại học Kinh tế (ĐHQGHN) (2011), Quy định Công tác Cố vấn học

tập tại Trường Đại học Kinh tế-ĐHQGHN.

Page 95: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

88

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CỐ VẤN HỌC TẬP TRONG CÁC TRƢỜNG

ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HIỆN NAY Ở VIỆT NAM

Nguyễn Ngọc Tài1

Trịnh Văn Anh2

1. Đặt vấn đề

Những năm gần đây, khi các trường đại học chuyển từ đào tạo theo niên chế

sang tín chỉ thì vấn đề người CVHT cho sinh viên trở thành đề tài nóng hổi bởi nó ảnh

hưởng trực tiếp đến sự thành công trong học tập, lựa chọn nghề nghiệp và cả tâm tư

tình cảm cho sinh viên (SV) trong suốt quá trình học tập tại trường. CVHT là một

nhân tố then chốt trong mối quan hệ nhà trường – sinh viên – thị trường lao động. Tuy

nhiên, để nâng cao vị thế, vai trò của người CVHT cần phải đánh giá đúng thực trạng

và đề xuất các giải pháp khả thi cho công tác này, trong đó, việc xác định đúng chức

năng, vai trò CVHT là cần thiết. Bài viết này, chúng tôi xin được chia se một số vấn

đề cần quan tâm, tháo gỡ đưa đội ngũ CVHT xứng tầm với vị trí và vai trò của nó.

2. Vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ cố vấn học tập

Cùng với việc áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường đại học Việt

Nam vào năm 2010 thì cũng là ngần ấy năm xuất hiện một khái niệm mới ở nước ta

đó là CVHT. Để hiểu rõ về CVHT, trước hết chúng ta cần hiểu khái niệm cố vấn.

Theo Từ điển tiếng Việt của GS. Hoàng Phê (chủ biên, 1998) thì “Cố vấn là người

thường xuyên được hỏi ý kiến để tham khảo công việc”. Như vậy, cố vấn chính là

người định hướng, dẫn đường, tư vấn để người được hỏi nên theo đó mà hành động.

Trong giáo dục và đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, cho đến nay có nhiều

quan niệm về CVHT, nhưng định nghĩa được nhiều người thừa nhận thì “CVHT là

người tư vấn cho SV về chọn khóa học, ngành học phù hợp với năng lực và sở thích,

tư vấn và xét duyệt kế hoạch học tập của SV từ khi bắt đầu nhập học, chuẩn bị vào

giai đoạn chuyên ngành hay khi sắp kết thúc chương trình học”. Có thể nói, CVHT là

người định hướng, tư vấn, giám sát hoạt động học tập của SV, giúp cho SV nhận thức

được tầm quan trọng của quy chế đào tạo, chương trình đào tạo, phương pháp học tập,

từ đó, thiết lập chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện về trình độ, vật chất, hoàn

cảnh cá nhân và tự tìm ra biện pháp khắc phục các khó khăn đầu tiên khi bước chân

vào giảng đường đại học đến kết thúc chương trình đại học.

1 TS – Viện Nghiên cứu Giáo dục, trường Đại học Sư phạm TP. HCM

2 ThS – Viện Nghiên cứu Giáo dục, trường Đại học Sư phạm TP. HCM

Page 96: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

89

Nếu như, hình thức đào tạo theo niên chế, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò là

cầu nối giữa SV, nhà trường, gia đình nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn trở ngại trong

học tập, cuộc sống SV thì trong đào tạo theo tín chỉ, người cố vấn có trách nhiệm, vai

trò, chức năng nặng nề hơn nhiều lần. Ơ cương vị mới này, bên cạnh những cái cần có

của người giáo viên chủ nhiệm thì họ phải là một chuyên gia giỏi về lĩnh vực đào tạo

tư vấn, đưa ra lời khuyên và trách nhiệm với lời khuyên của mình.

Chúng ta cần phải khẳng định rằng, CVHT có vai trò đặc biệt quan trọng, không

thể thiếu trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Mỗi CVHT là một nhân tố then chốt trong

mối quan hệ nhà trường – sinh viên – thị trường lao động, là một chuyên gia tư vấn về

học tập và việc làm cho SV, đồng hành cùng SV trong suốt quá trình học tập. CVHT

có nhiều vai trò, nhưng có thể thu gọn vào 4 vai trò chính là: 1) Tư vấn, định hướng

quá trình học tập của SV; 2) Giám sát quá trình học tập của SV; 3) Tham gia công tác

chủ nhiệm lớp; 4) Đóng góp ý kiến đề xuất với nhà trường về các vấn đề tổ chức,

quản lý đào tạo và quản lý SV.

Từ vai trò của CVHT có thể xác định năm nhiệm vụ chính của CVHT là:

1) Hướng dẫn SV quy chế đào tạo tín chỉ và các quy định của Nhà trường;

2) Tư vấn cho SV về chương trình - kế hoạch đào tạo;

3) Tư vấn cho SV về xây dựng kế hoạch học tập toàn khoá và từng học kỳ phù

hợp với năng lực và hoàn cảnh cá nhân của từng SV;

4) Tư vấn cho SV về phương pháp học tập tích cực và NCKH;

5) Làm công tác chủ nhiệm như đánh giá kết quả rèn luyện, khen thưởng, kỷ

luật, làm các chế độ báo cáo, giúp SV tìm ra biện pháp khắc phục các khó khăn

trong học tập và trong cuộc sống.

Hiện nay CVHT –giáo viên chủ nhiệm có hai mảng công tác khác nhau là cố vấn

học tập và giáo viên chủ nhiệm tuy vậy hai nhiệm vụ này sẽ bổ sung cho nhau làm

cho người CVHT nắm vững SV hơn. Một công việc đặc thu trong trường đại học, cho

nên nhiều người đã xem đó là một nghề chứ không phải nhiệm vụ kiêm môn. Ơ nghề

tư vấn, định hướng và chia se này, không phải giảng viên nào cũng phu hợp, đâu phải

giảng viên nào SV cũng trải lòng, cũng cần một lời khuyên, động viên, tư vấn. Điều

được nhiều người thừa nhận rằng, trong nghề chia se tư vấn thì lắng nghe quan trọng

hơn nói, đây cũng là một trong những nhân tố của người thành công. Trong một cuốn

sách gần đây của tác giả Mark Goulston (Mỹ) có tựa đề rằng “Ke thành công phải biết

lắng nghe”, ở đây, ta bắt gặp quan điểm giao tiếp là “nói là bạc, im lặng là vàng, lắng

nghe là kim cương”. Khi SV cần đến mình, cần sự tư vấn thì có nghĩa là họ đặt trọn

Page 97: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

90

niềm tin để mong có hướng giải quyết tốt nhất. Muốn tham vấn chính xác, cần càng

nhiều thông tin từ SV càng tốt, do vậy, CVHT cần có kĩ năng lắng nghe.

Nhiệm vụ mới, cần có tư duy mới, nhưng hiện nay vai trò của giáo viên chủ

nhiệm và CVHT vẫn tồn tại trong một con người giảng viên, để phát huy vai trò, chức

năng, nhiệm vụ của nó, các cơ sở giáo dục đại học nhất thiết phải xây dựng quy trình

công tác CVHT một cách khoa học, đồng thời, cần tổ chức lại công tác chủ nhiệm

tách bạch với CVHT. Đặc biệt, tăng cường vai trò của Phòng Công tác Học sinh –

Sinh viên trong việc tư vấn SV về các thủ tục hành chính, các vấn đề đời sống học

đường,… thông qua các hình thức tư vấn trực tiếp, gián tiếp nhằm giảm bớt nhiệm vụ

cho giảng viên chủ nhiệm lớp.

3. Những vấn đề cần quan tâm trong công tác cố vấn học tập cho sinh viên

Nhiều CVHT cho rằng, khó khăn lớn nhất là đối tượng tư vấn SV năm học

thứ nhất. Từ việc chuyển từ cách học phổ thông sang cách học đại học những tân SV

đã gặp nhiều khó khăn, trong khi đó đã có bao nhiêu thế hệ SV đã trải qua nếp học cũ

và với cách thức điều hành cũ của chương trình đào tạo theo niên chế, mọi thứ đều đã

thành thói quen trong cách nghĩ và cách làm của người học, người dạy và người quản

lý giáo dục. Vì thế, vơi SV năm thư nhât , cần được tư vấn kĩ nhằm phát huy năng lực

bản thân để có m ột thói quen trong sinh hoạt và học tập, có kế hoạch và nỗ lực để

thực hiện thành công kế hoạch đó theo phương thưc đao tao theo hê thông tín chỉ .

Quan trọng hơn là giup SV làm quen được với môi trường học tập mới càng sớm càng

tốt để thành công trong những giai đoạn tiếp theo. Bản chất của quá trình dạy học đại

học là quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu của SV dưới sự điều khiển của

giảng viên. Điều này, có nghĩa rằng, lên đại học các em phải tự nghiên cứu, tự học

hơn thời phổ thông rất nhiều, ý thức học tập cao hơn, đào tạo theo tín chỉ thì lại càng

cao hơn một bậc. Nói như thế, để thấy được công tác định hướng SV năm nhất cực kì

quan trọng.

Nhiệm vụ của người cố vấn là cần giup SV căn cứ vào khả năng của bản thân

SV, điều kiện kinh tế của gia đình để có một kế hoạch học tập và mục đích cụ thể và

lâu dài ngay từ đầu năm thứ nhất: Xác định học trong thời gian mấy năm, tập trung

vào thời gian nào? Ưu điểm, hạn chế của bản thân là gì? Cần phải làm gì để hát huy

thế mạnh và khắc phục thế yếu của bản thân? Chẳng hạn như: mạnh dạn gặp gỡ giáo

viên CVHT, người thân, bạn bè để nhận được sự giúp đỡ. Đối với SV năm thứ nhất,

chúng ta khuyên nên tập trung làm quen với môi trường đại học hơn là lập kế hoạch

cho việc học vượt thời gian, dành sức tăng tốc những năm tiếp theo.

Page 98: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

91

Vơi SV năm thư 2, CVHT luôn nhăc nhơ cac em thời gian học tập có thể kéo dài

hoặc rút ngắn tùy theo năng lực của cac em. Trên cơ sở kết quả học tập của năm thứ

nhất, chúng ta nên phân tích, định hướng, vạch kế hoạch cho năm học thứ 2 tùy thuộc

vào từng SV nhằm phát huy tối đa năng lực của từng người. Với SV có học lực khá

giỏi, thì hương dân cac em đăng ky hoc vư ợt, đăng ky hoc chương trinh hai . Đăng ký

đúng với năng lực của bản thân dẫn đến kết quả học tập tốt, làm cho SV phấn khởi

trong học tập. Đăng ký vượt quá năng lực có thể dẫn đến kết quả học tập kém làm SV

hoang mang, bối rối, ảnh hưởng trực tiếp đến học tập trong học kỳ sau và có những

quyết định sai lầm tiếp trong đăng ký các học phần tiếp theo. Tất nhiên, những điều

này được dựa trên căn cứ kế hoạch đào tạo của nhà trường trong năm học như đầu

mỗi năm học, trường sẽ thông báo lịch trình học dự kiến cho từng chương trình trong

từng học kỳ, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn dự kiến sẽ dạy, đề cương chi

tiết, điều kiện tiên quyết để được đăng ký học cho từng học phần, lịch kiểm tra và thi,

hình thức kiểm tra và thi đối với các học phần.

Ơ SV năm thứ 3, 4 chúng ta nên tư vấn cho SV một số vấn đề năng lực bản thân,

vấn đề đào tạo của nhà trường và xu hướng thị trường lao động. Điều này, có nghĩa là

SV ngoài học trong nhà trường thì còn cần trang bị thêm những gì để đáp ứng yêu cầu

công việc sau này. Làm được điều này, CVHT luôn phải cập nhật thông tin và không

ngừng trao dồi kĩ năng, kinh nghiệm của mình mới đưa ra quyết định chính xác được.

Để nâng cao hiệu quả công tác CVHT trong các trường đại học cao đẳng hiện

nay, với vai trò của người nghiên cứu về giáo dục, chúng tôi xin đề xuất những vấn đề

sau:

- Về phía nhà trường

Về phía nhà trường, đầu mỗi năm học, trường phải thông báo lịch trình học dự

kiến cho từng chương trình trong từng học kỳ, danh sách các học phần bắt buộc và tự

chọn dự kiến sẽ dạy, đề cương chi tiết, điều kiện tiên quyết để được đăng ký học cho

từng học phần, lịch kiểm tra và thi, hình thức kiểm tra và thi đối với các học phần.

Nên xây dựng “học bạ” cho SV, học bạ đó bao gồm chương trình chi tiết các môn

trong 4 năm đại học và phát cho SV khi mới nhập học. Trong một môn có những

phần, chương, mục lục lớn, nhỏ, chi tiết cụ thể, tên những giảng viên phụ trách, thời

gian học, tài liệu tham khảo, môn nào bắt buộc và không bắt buộc, ý nghĩa thực tế của

từng môn học để người học hình dung ra tổng quan chương trình được đào tạo, từ đó

xây dựng kế hoạch học tập cho riêng mình. “Học bạ” cũng nên ghi hạnh kiểm, số

điểm thi lần 1, 2 từng môn học, từng kì thi, hội đồng thi và chữ kí của người chấm thi.

Page 99: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

92

Đó là hồ sơ để giảng viên theo dõi sát sao và điều chỉnh kịp thời quá trình học tập của

SV cũng như làm cơ sở để cơ quan, doanh nghiệp, công ty tuyển chọn lao động.

Nhà trường và các Khoa cân tăng cương cơ sơ vât chât , để nếu phải tiết kiệm chi

phí buộc phải ghép lớp đông , thì phòng học, ánh sáng, giáo trình, tài liệu tham khảo ,

thư viên, phương tiên day hoc, v.v, phải tương xứng với đào tạo tín chỉ . Khi cơ sơ vât

chât cua Trương chưa thê đap ưng cho viêc day theo hê thông tin chi : Tât ca ca c

phòng học hầu hết không có máy chiếu , trang thiêt bi sư dung may tinh xach tay , máy

tính cố định ; Hê thông chiêu sang va quat hoăc thiêu hoăc luôn bi hong ,… gây kho

khăn rât lơn cho viêc day hoc tin chi . Lơp qua đôn g, SV ngôi qua chât , tài liệu phục

vụ học tập quá thiếu , học đã khó , tô chưc cho SV thảo luận nhóm càng khó , thì làm

sao SV học có hiệu quả được . Hơn nữa, nếu thiếu thốn những điều này thì việc cho

SV cơ hội chọn lựa và thực hiện kế hoạch của họ là điều không thể.

Nhà trường cần nghiên cứu giảm bớt các nhiệm vụ có tính chất sự vụ đối với

CVHT. Ví dụ, CVHT chỉ cần duyệt kế hoạch học tập của SV trên mạng lần đầu trong

mỗi học kỳ, còn những lần điều chỉnh bổ sung để SV tự thực hiện và chịu trách

nhiệm.

Nhà trường phải tạo điều kiện hơn nữa cho việc tiếp xúc giữa giảng viên và SV.

Ngoài cung cấp địa chỉ email của CVHT cho SV, giảng viên còn phải thường xuyên

tham gia trên diễn đàn của trường vì đây là nơi SV tham gia giao lưu, chia se kiến

thức và thông báo các tình hình chung của lớp. Việc tham gia diễn đàn sẽ gắn bó thêm

mối quan hệ giữa CVHT với SV, đồng thời diễn đàn là nơi để giảng viên trao đổi

thông tin với lớp và là công cụ để thực hiện vai trò CVHT của mình. Bên cạnh đó,

theo định kì, Ban Giám hiệu nên tổ chức gặp gỡ CVHT để nghe thông tin phản hồi

cũng như những khó khăn cần giải quyết và giải đáp thắc mắc cho giảng viên.

- Về phía các phòng, ban

Phòng Đào tạo cần tăng cường thông tin về việc đăng ký học phần để CVHT và

SV biết, nhằm chủ động hơn khi điều chỉnh kế hoạch học tập. Tránh tình trạng đến

thời gian đăng ký học phần, SV mới biết được học phần A hay học phần B bị xóa do

không đủ số lượng tối thiểu, đẩy SV vào tình trạng bị động, phải điều chỉnh kế hoạch

học tập một cách chấp vá, thiếu cơ sở khoa học.

Các bộ môn, các khoa xây dựng khung học phần cho từng học kỳ với một số

kịch bản khác nhau, để SV tham khảo nhằm xây dựng kế hoạch học tập phù hợp cho

bản thân. Việc lập kế hoạch học tập này, vừa phát huy ưu điểm của học chế tín chỉ,

vừa hạn chế đến mức thấp nhất yếu tố “tuy hứng” của SV, giúp cho công tác đào tạo

Page 100: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

93

có tính định hướng và ổn định. Đồng thời, các khoa phải bố trí giảng viên có nhiều

kinh nghiệm CVHT thực hiện cố vấn cho SV năm nhất.

Cần có một số biện pháp hỗ trợ đối với những SV có hoàn cảnh khó khăn phải đi

làm thêm không có thời gian tự học nhiều: như tư vấn việc đăng ký khối lượng học

tập cho phù hợp, đề xuất nhà trường có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ cho những SV có

hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Về phía CVHT

CVHT nên thông qua tình hình, kết quả học tập của SV để tư vấn, hướng dẫn

cho SV trong việc đăng ký, điều chỉnh kế hoạch học tập cho phù hợp với năng lực và

hoàn cảnh, tránh để tình trạng do không nắm rõ thông tin mà nhiều SV đã đăng ký

khối lượng học tập quá nhiều với sức học của mình đến khi không đảm bảo yêu cầu

kết quả học tập bị buộc thôi học lúc đó thì đã quá muộn.

CVHT có thể đưa ra những khoảng thời gian trống để SV có thể gặp ngoài giờ

khi có những thắc mắc hay việc cần hỏi ý kiến mà CVHT không có thời gian gặp trực

tiếp trên lớp.

CVHT cần xây dựng và công khai lịch tiếp SV, thời gian và địa điểm tiếp SV

định kỳ; cung cấp cho SV số điện thoại, email và các phương tiện liên lạc khác để SV

liên lạc trong trường hợp cần thiết.

Cân co quy đinh cu thê vê chê đô , chính sách đối với đội ngũ giáo viên CVHT

(du chỉ là động viên ) để tăng cường vai trò của đội ngũ giáo viên CVHT giúp SV học

tâp tôt theo hê thông đao tao tin chi.

4. Kết luận

Để nâng cao hiệu quả vai trò của CVHT thì cần xem CVHT là một “nghề”.

Giảng viên vốn dĩ hiện nay đang “quá tải” về công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa

học nay phải “gánh” thêm nhiệm vụ CVHT thì quả là một gánh nặng ảnh hưởng

không nhỏ đến chất lượng dạy học. Muốn đạt được hiệu quả tốt trong công tác CVHT

cần phải có sự hợp tác và nỗ lực từ cả 3 phía: nhà trường, CVHT và sinh viên, đặc

biệt là mối quan hệ giữa sinh viên và CVHT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần văn Hùng (2012), “ Vai trò của giáo viên cố vấn học tập trong đào tạo

theo học chế tín chỉ”, Báo Giáo dục và thời đại online.

2. Nguyễn Thị Trang (2010), “Sử dụng kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập”, Cố

vấn học tập trong các trường Đại học, Đại học Quốc Gia Hà Nội, HN.

Page 101: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

94

CỐ VẤN NGHỀ TRONG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO,

KHẲNG ĐỊNH THƢƠNG HIỆU CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC

Huỳnh Mộng Tuyền1

Trần Thanh Thúy2

1. Cố vấn nghề sƣ phạm

Cố vấn nghề sư phạm là người tư vấn và hỗ trợ sinh viên phát huy tối đa khả

năng học tập, rèn luyện nghiệp vụ, thực tập, hành nghề nhằm thực hiện tốt yêu cầu

thực tiễn nghề sư phạm.

Ơ trường đại học, người thực hiện cố vấn nghề sư phạm hiệu quả nhất là giảng

viên. Bởi vì họ là người trải qua quá trình đào tạo, hành nghề cung chuyên ngành đào

tạo với sinh viên. Chính họ mới có tầm nhìn, chiến lược, chiến thuật, xác định logich

học tập, tư vấn quá trình học tập của sinh viên hiệu quả nhất. Hơn nữa, họ còn là

người trực tiếp hướng dẫn sinh viên lĩnh hội kiến thức, rèn luyện hệ thống kỹ năng

nghề, giáo dục những phẩm chất nghề cho sinh viên. Để thực hiện được sứ mệnh và

thành công trong cố vấn nghề, người giảng viên cần có hệ thống năng lực và phẩm

chất nghề.

2. Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của giảng viên làm cố vấn

2.1. Những yêu cầu về năng lực

2.1.1. Năng lực học tập

- Giảng viên cần có hệ thống kiến thức vững chắc về quá trình học tập của nghề

mình cố vấn: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, cách đánh giá kết quả...

- Có hệ thống phương pháp, kỹ năng tốt trong thu thập, xử lý thông tin; lập kế

hoạch học tập, thực hiện kế hoạch học tập; kiểm tra, đánh giá kết quả quá trình học

tập.

- Thường xuyên đọc, học phương pháp, kỹ năng học từ sách, từ thực tiễn kinh

nghiệm học tập của thầy cô, bạn bè, từ những tấm gương học tốt để nắm chắc lý luận,

thu thập nhiều kinh nghiệm thực tiễn và thường xuyên áp dụng nâng cao hiệu quả học

tập suốt đời của bản thân.

2.1.2. Năng lực dạy học

- Giảng viên nắm chắc hệ thống kiến thức về quá trình dạy học của nghề mà

giảng viên sẽ tư vấn cho sinh viên.

1 TS – Trưởng khoa QLGD&TLGD trường Đại học Đồng Tháp

2 Giảng viên trường Đại học Đồng Tháp

Page 102: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

95

- Có hệ thống phương pháp và kỹ năng phát huy tối đa các thành tố của quá trình

dạy học: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, cách đánh giá kết quả...trong

tạo nên chất lượng đào tạo.

- Tích cực tiếp thu thành tựu lý luận hiện đại về quá trình dạy học, tăng cường

học hỏi kinh nghiệm dạy học qua băng đĩa, dự giờ đồng nghiệp, giáo viên phổ thông,

nghiên cứu ứng dụng những thành tựu khoa học hiện đại vào đổi mới quá trình dạy

học của bản thân.

2.1.3. Năng lực nghiên cứu khoa học

- Giảng viên làm chủ hệ thống kiến thức về quá trình nghiên cứu khoa học, hệ

thống phương pháp nghiên cứu khoa học.

- Có hệ thống kỹ năng nắm bắt những mâu thuẫn, bất cập bức xúc trong lý luận

và thực tiễn nghề, xác định đề tài, xây dựng đề cương, tổ chức nghiên cứu, báo cáo

kết quả nghiên cứu.

- Cập nhật thành tựu nghiên cứu khoa học giáo dục hiện đại, đẩy mạnh nghiên

cứu những đề tài về đổi mới quá trình dạy học, giáo dục sinh viên và học sinh phổ

thông.

Trên đây là những năng lực cơ bản nhất. Người giảng viên làm cố vấn nghề cần

nhiều năng lực khác như: Năng lực thực hiện các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội,

năng lực tổ chức, quản lý, giao tiếp, ứng xử trong thiết lập tốt các quan hệ xã hội...

2.2. Yêu cầu về phẩm chất

2.2.1. Lòng yêu nghề

Giảng viên nhận thức được tầm quan trọng của nghề sư phạm. Đó là nghề cao

quý, sáng tạo nhất. Vận mệnh, tương lai sự phát triển của đất nước phụ thuộc vào sự

phát triển của con người. Sự phát triển của con người phụ thuộc vào lao động sư phạm

của người giáo viên. Có thể nói, lao động sư phạm của người giảng viên quyết định sự

phát triển của con người và xã hội. Họ cảm thấy rất tự hào về nghề sư phạm - Thầy

của những người thầy.

rên cơ sở nhận thức đó, người giảng viên dốc hết tâm trí, nhiệt huyết, tận tụy,

say mê trong học tập, lao động sư phạm, nghiên cứu khoa học... để góp phần giải

quyết những mâu thuẫn, bất cập vì sự phát triển tốt nhất nghề nghiệp.

2.2.2. Lòng yêu người

Giảng viên nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của học tập, rèn luyện trong nhà

trường với tương lai, hạnh phúc cuộc đời mỗi con người và luôn có khát vọng là tất cả

Page 103: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

96

học trò của mình phải được hạnh phúc, có tương lai tốt đẹp. Giảng viên phải thể hiện

sự tôn trọng, niềm lạc quan tin tưởng vào khả năng, tiềm năng của sinh viên. Từ đó,

họ đề ra được cho sinh viên những yêu cầu phù hợp và tổ chức, hướng dẫn, kích thích,

phát huy để sinh viên đạt được thành quả phát triển cao nhất, thành công, thật sự có

niềm vui và hạnh phúc trong học tập, rèn luyện. Sinh viên cần được kế thừa thành quả

lý luận, thực tiễn nghề cả một đời của giảng viên đã gian khổ học tập, lao động,

nghiên cứu. Giảng viên chẳng những cho sinh viên kế thừa thành quả của mình mà

còn chỉ ra cho cho họ cách thức, con đường đi đến thành công cao hơn nhưng do hoàn

cảnh, thời gian, năng lực... mà mình chưa thực hiện được. Giảng viên xem sinh viên là

những người thân (em, con, cháu...) của mình để trợ giúp được tốt nhất.

2.2.3. Có mục đích, lý tưởng sống cao đẹp

Giảng viên cần có lập trường vững vàng dựa trên hệ tư tưởng tiên tiến, có hiểu

biết về đường lối, chủ trưởng của Đảng, pháp luật của nhà nước, có tình cảm với giá

trị chân, thiện, mỹ, tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của con người, xã hội. Giảng viên

cần quán triệt sâu sắc mục đích, lý tưởng, những định hướng chiến lược phát triển

kinh tế xã hội của đất nước... Từ đó, họ nỗ lực tối đa trong học tập, lao động, nghiên

cứu khoa học... nhằm đào tạo được đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu của chiến

lược “trồng người”, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

2.2.4. Ngoài những phẩm chất cơ bản trên đây, người giảng viên còn cần nhiều

phẩm chất khác như: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, khiêm tốn, giản dị....

Giữa các phẩm chất và năng lực trên của người giảng viên cố vấn nghề có mối

quan hệ biện chứng. Sự thành công trong cố vấn nghề của giảng viên tỷ lệ thuận với

số và chất lượng các năng lực và phẩm chất trên ở họ.

3. Vai trò của giảng viên cố vấn nghề trong nâng cao chất lƣợng, khẳng định

thƣơng hiệu trƣờng Đại học Đồng Tháp

3.1. Giảng viên sư phạm là người tư vấn tốt cho quá trình học tập nghề sư

phạm của sinh viên

Qua trải nghiệm trong học tập, giảng viên hiểu sâu sắc mục tiêu, yêu cầu, công

việc nghề sư phạm mà người giáo viên cần thực hiện; Hiểu quá trình đào tạo sư phạm

(mục tiêu, chương trình, giảng viên, phương tiện,...), đặc biệt là, vị trí các môn học ở

trường đại học đối với công việc nghề sư phạm.

Trên cơ sở đó, giảng viên sẽ giúp sinh viên biết cách thu thập, xử lý thông tin

(quy chế, các yếu tố của quá trình đào tạo...) để xây dựng được kế hoạch học tập phù

hợp (chọn các môn học, đăng ký môn học...). Đặc biệt, với những thành công, thất bại

Page 104: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

97

của mình, giảng viên là người tư vấn tốt các phương pháp học tập, rèn luyện nghiệp

vụ sư phạm, thực tập sư phạm cho sinh viên.

Nếu được tư vấn tốt, sinh viên sẽ biết cách khai thác ngoại lực, thể hiện tối đa

tính tích cực, độc lập, sáng tạo chiếm lĩnh kiến thức, rèn kỹ năng, trau dồi phẩm chất

nhân cách trong quá trình học đại học nhằm đáp ứng tốt nhất cho yêu cầu thực tiễn

nghề.

3.2. Giảng viên sư phạm là người tư vấn tốt cho quá trình dạy học, giáo dục

nghề sư phạm của sinh viên

Với bề dầy trải nghiệm học tập, giảng dạy, nghiên cứu, giảng viên sẽ có vốn

hiểu sâu sắc về lý luận, có nhiều kinh nghiệm trong vận dụng phương pháp, các kỹ

thuật dạy học để trợ giúp cho sinh viên. Ngay cả những thất bại của họ cũng là hành

trang quý giá mà sinh viên cần biết và tránh trong nghề nghiệp. Giảng viên thường

xuyên trợ giúp sinh viên thiết kế các hoạt động dạy học, giáo dục trong rèn luyện

nghiệp vụ, thực tập sư phạm...Giảng viên sẽ cố vấn, tư vấn thiết kế, tổ chức những tiết

dạy học, giáo dục cho sinh viên khi sinh viên mới bước vào nghề, được tập thể sư

phạm nhà trường dự giờ đánh giá chuyên môn và khi thi giáo viên giỏi... Công việc

này chẳng những giúp sinh viên đạt kết tốt hơn trong nghề mà kỹ năng nghiệp vụ của

giảng viên sẽ không ngừng được nâng cao và quá trình đào tạo ở trường sư phạm sẽ

đáp ứng được yêu cầu xã hội.

3.3. Giảng viên sư phạm là người tư vấn cho sinh viên thực hiện tốt hoạt động

nghiên cứu khoa học giáo dục

Chính giảng viên là người nắm vững thành tựu lý luận, trải nghiệm thực tiễn

nghiên cứu khoa học nên họ sẽ dẫn dắt tốt sinh viên thực hiện hoạt động nghiên cứu

khoa học. Có nhiều hình thức giảng viên cố vấn cho sinh viên như giúp sinh viên viết

bài cho các hội thảo khoa học, thông tin khoa học, các tạp chí khoa học. Sinh viên

cùng tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học với giảng viên. Giảng viên hướng dẫn

sinh viên nghiên cứu khoa học. Bằng khả năng, uy tín khoa học, nếu giảng viên giúp

sinh viên vượt qua được ngưỡng cửa khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu, họ sẽ vững bước tiến

vào con đường khoa học để giải quyết bất cập trong thực tiễn nghề, nâng cao chất

lượng lao động nghề, thành công, hạnh phúc với nghề. Đây là con đường tự đào tạo

hiệu quả nhất của giáo viên, con đường quan trọng nhất để đổi mới, nâng cao hiệu quả

công việc nghề sư phạm, nâng cao chất lượng giáo dục.

Ngoài ra, với những thành công, thất bại trong giao tiếp, ứng xử để thiết lập các

mối quan hệ xã hội, cuộc sống, tình yêu, gia đình... và cộng thêm ý thức đầu tư để

truyền kinh nghiệm, giảng viên sẽ tư vấn, cố vấn tốt các các vấn đề này cho sinh viên.

Page 105: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

98

Dựa vào các mối quan hệ xã hội, giảng viên tư vấn giới thiệu việc làm, tham gia các

hoạt khác để sinh viên phát huy bản thân...

Thông qua mối quan hệ với sinh viên trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu...

giảng viên cố vấn, truyền lòng yêu người, yêu nghề, thắp sáng niềm tin, tình cảm, mục

đích, lý tưởng nghề nghiệp cao đẹp cho họ. Đây là nền tảng quan trọng để bẩy năng

lực nghề, tỏa sáng tài năng sư phạm ở sinh viên.

Thành công trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu... của giảng viên là thuyết phục

hùng hồn nhất trong cố vấn nghề cho sinh viên. Muốn làm thầy sinh viên, trước tiên

giảng viên hãy làm thầy chính mình thật tốt trong các lĩnh vực hoạt động chuyên môn.

Người giảng viên không những phấn đấu để bản thân thành công trong học tập, giảng

dạy, nghiên cứu khoa học... mà phải luôn có ý thức cố vấn, tư vấn, truyền kinh

nghiệm, kích thích, phát huy để học trò thành công như mình và hơn mình trong nghề

nghiệp.

4. Đánh giá lao động của cố vấn nghề sƣ phạm

Lao động của giảng viên cố vấn cần đầu tư và đánh giá xứng đáng:

- Một năm, mỗi giảng viên cố vấn 15 đến 20 sinh viên. Mỗi sinh viên được tính

khoảng 5 giờ lao động. 3 giờ tổ chức các buổi tọa đàm báo cáo chuyên đề về tìm hiểu

quy chế, bồi dưỡng phương pháp học, nghiên cứu khoa học... Thời gian còn lại, giảng

viên sẽ gặp gỡ riêng, tháo gỡ vướng mắc trong học tập, nghiên cứu... cho từng sinh

viên.

- Mỗi giảng viên cố vấn có hồ sơ theo dõi và báo cáo kết quả học tập, hành nghề

của sinh viên mình cố vấn. Thanh tra có thanh tra kết quả báo cáo cố vấn nghề của

giảng viên.

- Đánh giá kết quả lao động, xét khen thưởng của giảng viên phải dựa trên kết

quả giảng dạy, nghiên cứu khoa học, cố vấn nghề... Hoạt động cố vấn nghề phải có hệ

số cao hơn so với các hoạt động khác trong kết quả đánh giá. Trừ Ban giám hiệu, các

phòng ban, cán bộ quan lý, giảng viên không tham gia cố vấn nghề hoặc tham gia

không có hiệu quả không xét chiến sĩ thi đua.

- Ngoài lương cơ bản mọi giảng viên được hưởng như nhau, tiền phụ cấp tăng

thêm của giảng viên được tính theo quý dựa trên kết quả của hoạt động dạy học,

nghiên cứu và cố vấn nghề của họ. Giảng viên thực hiện tốt được hưởng nhiều và

ngược lại (sự chênh lệch A, B,C cao).

- Hàng năm trung tâm kiểm định chất lượng nên khảo sát lấy ý kiến đánh giá của

sinh viên đã tốt nghiệp về giảng viên ở trường Đại học. Cơ sở quan trọng nhất cần

đánh giá là quá trình giảng dạy của giảng viên ở trường Đại học đã giúp ích như thế

Page 106: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

99

nào cho sự thành công nghề nghiệp của họ trong thực tiễn. Giá trị ứng dụng, hiệu quả

làm việc của người học càng cao sau quá trình đào tạo thì giá trị lao động của người

dạy càng lớn - giá trị cao nhất mà quá trình đào tạo đạt được. Nếu đánh giá như thế,

những giảng viên hàng ngày chỉ biết giảng lý luận suông theo giáo trình, tài liệu nếu

không cố gắng sẽ bị đào thải. Sự tồn tại của giảng viên, chất lượng đào tạo nhà trường

phải dựa trên năng lực thực tiễn nghề của giảng viên. Từ đó, giảng viên sẽ có động cơ

học tập, rèn luyện, nghiên cứu trau dồi năng lực thực tiễn nghề của bản thân. Bởi vì,

sản phẩm đào tạo của trường Đại học không chỉ thể hiện ở điểm, bằng cấp mà ở năng

lực, hiệu quả hoạt động dạy học, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong thực tiễn của

giáo viên khi họ hành nghề. Mỗi năm, sinh viên của trường Đại học vào nghề đạt bao

nhiêu danh hiệu chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi các cấp, giải thưởng khác... so với sinh

viên tốt nghiệp ở các trường khác đó là lợi thế cạnh tranh tạo nên thương hiệu của

Trường thật sự.

Muốn nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội, khẳng định được

thương hiệu của trường Đại học Đồng Tháp, giảng viên cố vấn nghề giữ vai trò vô

cùng quan trọng. Để thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ cố vấn, giảng viên cần có hệ

thống phẩm chất, năng lực. Thành công của giảng viên cố vấn nghề phụ thuộc vào các

phẩm chất và năng lực nghề của họ.Với những thành quả trong học tập, giảng dạy,

nghiên cứu khoa học, giao tiếng ứng xử...là cơ sở quan trọng nhất để giảng viên tư

vấn, cố vấn giúp sinh viên thành công trong nghề. Để tạo động lực cho giảng viên

thực hiện tốt cố vấn nghề, trường Đại học cần tính công lao động phù hợp. Đó là cơ

sở quan trọng để giảng viên hưởng phụ cấp tăng thêm, khen thưởng các cấp.

5. Kết luận

Chất lượng, thương hiệu của trường Đại học phụ thuộc vào chất lượng, thương

hiệu của giảng viên. Vì vậy Nhà trường cần có cơ chế lãnh đạo, quản lý, tạo điều kiện

để mỗi giảng viên không ngừng phấn đấu khẳng định nhân hiệu của trường đại học

phát triển bền vững trong lòng xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS.Trần Thị Minh Đức, Nghiên cứu một số mô hình Cố vấn học tập trên

thế giới và đề xuất mô hình hoạt động của Cố vấn học tập trong đào tạo tín chỉ

ở trường đại học Việt Nam, theo http://www.gdtd

2. Kỉ yếu hội thảo quốc tế (1995), Nghiên cứu con người, giáo dục, phát triển và

thế kỉ XXI, Hà Nội.

3. Lawrence K. Jones (2000), Những kĩ năng nghề nghiệp bước vào thế kỉ XXI,

Nxb TP. HCM.

4. Theo mindtools.com, Cố vấn nghề nghiệp – Kỹ năng thiết yếu của người lãnh

đạo.

5. Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (2002), Chiến lược phát triển giáo dục

trong thế kỷ 21, Hà Nội.

Page 107: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

100

HƢỚNG DẪN SINH VIÊN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HỌC TẬP

CÁ NHÂN THÔNG QUA DẠY HỌC TỰ ĐỊNH HƢỚNG

Nguyên Thi Câm Vân1

Tóm tắt

Hoạt động tư vấn học tập trong phương thức đào tạo theo tín chỉ giúp sinh viên

tự lập kế hoạch học tập cá nhân, xây dựng lộ trình học tập hợp lý cho bản thân. Còn

dạy học tự định hướng là hoạt động dạy học dựa trên sự tự chủ của người học trong

việc xác định mục tiêu học tập, thiết lập kế hoạch học tập và thực hiện kế hoạch học

tập. Do đó hoạt động này rất phù hợp để vận dụng trong việc tư vấn giúp sinh viên

xây dựng kế hoạch học tập cá nhân. Trên cơ sở nhiệm vụ của giảng viên cố vấn học

tập, bài báo trình bày các giai đoạn cụ thể của tiến trình hướng dẫn sinh viên xây

dựng kế hoạch học tập cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả công tác CVHT, nâng cao

kết quả học tập của sinh viên và góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo.

1. Mở đầu

Phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ đã được chính thức áp dụng vào Việt

Nam từ sau khi có Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế đào tạo đại

học và cao đẳng hệ chính quy theo chủ trương của Chính phủ về đổi mới cơ bản và

toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. Theo phương thức đào

tạo này, kế hoạch đao tao hay thơi khoa biêu không quy đinh hay săp xêp đông loat

cho toan thê sinh viên. Môi sinh viên đươc quyền tích lũy dầ n cac môđun kiên thưc

theo năng lưc , theo hoan canh cua bản thân để hoàn tất khóa học, đat đươc văn băng .

Sinh viên đươc lưa chon môn học, giảng viên , giơ hoc, sô lương tín chỉ cân tich luy

trong hoc ky đê hoc theo kê hoach riêng , thơi khoa biêu riêng phu hơp vơi bản thân.

Như vây môi sinh viên phải xây dựng một kế hoạch học tập riêng cho mình. Đây la

điêu không dễ đôi vơi sinh viên, nhât la sinh viên năm thư nhât chưa quen với việc

học tập theo học chế tín chỉ. Chính vì thế , lực lượng giảng viên cố vấn học tập

(CVHT) có nhiệm vụ tư vân, giúp đỡ cho sinh viên trong qua trinh hoc tâp tai trương

đại học. Mà quan trọng nhất là giúp đỡ sinh viên xây dựng và thực hiện kế hoạch học

tập cá nhân (KHHTCN) hợp lý. Tuy nhiên, thực tế đào tạo theo tín chỉ trong thời gian

qua cho thấy nhiều sinh viên mắc sai lầm khi xây dựng KHHTCN dẫn đến kết quả

học tập kém. Bên cạnh nguyên nhân do sinh viên chưa nắm được quy trình học vụ

trong đăng ký môn học, chưa nắm được quy chế đào tạo; còn có nguyên nhân do công

tác CVHT chưa hiệu quả. Giảng viên CVHT chưa tư vấn đúng mức để sinh viên có

1 ThS – Trường Đại học Sài Gòn

Page 108: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

101

thể lựa chọn lộ trình học tập hợp lý dẫn đến KHHTCN chưa đúng với sức học và điều

kiện của sinh viên.

Dạy học tự định hướng (DHTĐH) là hoạt động dạy học dựa trên sự chủ động

của người học trong việc xác định mục tiêu học tập, thiết lập kế hoạch học tập và thực

hiện kế hoạch học tập. Do đó hoạt động này rất phù hợp để vận dụng vào quá trình

hướng dẫn sinh viên xây dựng và thực hiện KHHTCN.

2. Nội dung

2. 1. Nhiệm vụ cố vấn học tập và kế hoạch học tập cá nhân của sinh viên

Hiện nay mỗi trường đại học đều có quy định khác nhau về nhiệm vụ của giảng

viên CVHT. Nhìn chung các trường đều quy định giảng viên CVHT có 2 chức năng

cơ bản:

- Tư vân, trơ giup sinh viên trong qua trinh hoc tâp , nghiên cưu khoa hoc , đinh

hương nghê nghiêp;

- Quản lý sinh viên trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường;

Cụ thể, vơi chưc năng tư vân, trợ giúp sinh viên học tập thì trường Đại học Sài gòn

quy định nhiêm vu cua giảng viên CVHT bao gôm:

- Tổ chức, triển khai các quy chê, quy đinh vê hoc chê tín chỉ, quyên va nghia vu

của sinh viên.

- Tư vân cho sinh viên phương phap hoc ơ bâc đại học, phương phap nghiên cứu

khoa học, kỹ năng thu thập, xư ly thông tin, tài liệu học tập.

- Hương dân cho sinh viên hiêu biêt vê chương trình đào tạo toàn khóa, chương trình

đào tạo chuyên nganh và cách lựa chọn các học phần đăng ký ở các học kỳ;

- Tư vấn và hỗ trợ sinh viên xây dưng kê hoach hoc tâp ca nhân, ra các quyết định

học tập hợp lý.

Trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất của giảng viên CVHT là tư vấn, trợ giúp cho

sinh viên xây dựng kế hoạch học tập (lộ trình học tập) hợp lý trong từng học kỳ, từng

năm học hay cả quá trình đào tạo. KHHTCN là bảng liệt kê các môn học mà sinh viên dự

kiến sẽ học trong từng học kỳ hay trong năm học. Việc lập KHHTCN nhằm mục đích:

- Giúp sinh viên tự theo dõi và quản lý được tiến độ học tập của bản thân.

- Giúp khoa, ngành, giảng viên CVHT theo dõi và giám sát tiến độ học tập của sinh

viên nhằm chuẩn bị bố trí giảng viên và cơ sở vật chất học tập.

- Giúp bộ phận học vụ có cơ sở để lập kế hoạch mở nhóm môn học.

Việc lập KHHTCN của sinh viên phải phù hợp với:

- Nguyên lý dân chủ hóa của phương thức đào tạo theo tín chỉ và quan điểm dạy

học lấy người học làm trung tâm: phù hợp với năng lực, điều kiện, nhu cầu và sở thích

của sinh viên…

Page 109: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

102

- Quy chế đào tạo theo tín chỉ, chương trình đào tạo và quy định của nhà trường:

trong đó quy định những môn học có thể học trước (học vượt); những môn học cần học

trước (điều kiện tiên quyết); những môn đại cương hay môn chung có thể học trong các

học kỳ phụ mà không ảnh hưởng đến tiến độ học tập các môn chuyên ngành.v.v…

- Kết quả học tập của cá nhân: lưu ý môn học nào có kết quả yếu nên học lại để cải

thiện điểm, môn học nào chưa đạt bắt buộc phải học lại…

2.2. Hoạt động dạy học tự định hƣớng

Hoạt động DHTĐH, xuất phát từ phương pháp học tập tự định hướng (HTTĐH)

đươc cac nha nghiên cưu giao duc đưa ra va xây dưng cơ sơ ly luân tư khoang 50 năm

trươc. Theo tổng lược lịch sử phát triển HTTĐH ở Mỹ của Guglielmino L.M., Long

H.B., Hiemstra R. (2004), các tác giả như: Cyril Houle nghiên cứu động cơ học tập

của những người trưởng thành (1961), Allen Tough công bố những dự án học tập

dành cho người trương thanh (1971), Malcolm Knowles xuất bản tác phẩm Học tập

tự định hướng (1975); đã góp phần xây dựng nên tang lý luận ban đầu cho HTTĐH.

Cho đến nay HTTĐH đa đươc quan tâm nghiên cưu va ưng dung rông rai trên thê

giơi, đăc biêt la tai My.

Có thể hiểu HTTĐH là quá trình học tập theo phương hướng do người học tự

xác định từ nhu cầu học tập của chính mình. Theo đo , từ nhu cầu, hứng thú và điều

kiện học tập của bản thân; ngươi hoc chu đông xác đ ịnh phương hướng, chiến lược

học tập; xây dựng kê hoach h ọc tập; thưc hiên kế hoạch va đanh gia k ết quả học tập

với sự trợ giúp của giáo viên . Nói cach khac , quá trình HTTĐH là quá trình học tập

chủ động ở mức độ cao cua ngươi hoc ngay tư giai đoan đ ầu khi xac đinh phương

hương, chiên lươc cho viêc hoc tâp.

Thuật ngữ Dạy học tự định hướng được sử dụng để phân biệt với hoạt động dạy

học theo sự định hướng của giáo viên. Bản chất của hoạt động DHTĐH là tổ chức cho

người học thực hiện quá trình HTTĐH. Trong DHTĐH, người học được thiết kế

chương trình học tập nhằm đạt mục tiêu học tập của chính mình và đạt mục tiêu đào

tạo của nhà trường. Theo Gibbons M. (2002), có sự khác nhau về hoạt động của giáo

viên trong dạy học do giáo viên định hướng và dạy học tự định hướng:

Trong dạy học do giáo viên định hƣớng,

giáo viên: Trong dạy học tự định hƣớng, giáo viên:

- Quyết định mục tiêu và nội dung bài

học sẽ giảng dạy.

- Quyết định mục tiêu dạy học

- Yêu cầu người học lập mục tiêu học

tập. Thỏa thuận với người học để lựa

chọn nội dung học tập nhằm đạt mục

tiêu học tập của người học và đạt mục

tiêu dạy học của giáo viên.

- Trình bày nội dung từng bài học. - Dạy người học những kỹ năng và quy

trình lập kế hoạch, thực hiện nhiệm

Page 110: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

103

vụ học tập để lĩnh hội kiến thức

- Thiết lập các bài tập và các dự án học

tập

- Thỏa thuận với người học để đề xuất

các bài tập và dự án học tập.

- Giám sát quá trình thực hiện nhiệm

vụ học tập của người học

- Hướng dẫn người học thực hiện các

nhiệm vụ học tập, tự giám sát và tự

quản lý quá trình học tập của chính

mình

- Kiểm tra và đánh giá kết quả thực

hiện của người học

- Nhận xét sự tự đánh giá của ngưởi

học về kết quả thực hiện của họ.

- Đánh giá quá trình và kết quả của

người học

Tiến trình chung của DHTĐH diễn ra qua các giai đoạn sau:

Page 111: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

104

2.3. Hƣớng dẫn lập kế hoạch học tập cá nhân thông qua dạy học tự định

hƣớng

Hoạt động tư vấn học tập được thực hiện vào đầu khóa học hoặc đầu học kỳ, đầu

năm hoc. Giảng viên CVHT co thê vân dung DHTĐH trong viêc tư vân sinh viên l ập

kế hoạch học tập và đăng ky môn hoc.

Nôi dung cu thê tiên trinh DHTĐH trong việc hướng dẫn sinh viên lập

KHHTCN được tiến hành như sau:

2.3.1. Chuẩn bị

- Chuẩn bị các văn bản, tài liệu cần thiết: thông báo cho sinh viên những thông

tin cần thiết để sinh viên có thể lập KHHTCN. Tùy theo hoạt động tư vấn đầu khoá học

hay tư vấn đầu học kỳ, các thông tin này bao gồm:

+ Chuân đâu ra của chương trình đào tạo : chuân đâu ra la cam kêt cua nha

trương đôi vơi xa hôi vê chât lương đao tao . Trong chuân đâu ra chưa đưng cac muc

tiêu cua chương trinh đao tao môt cach cu thê va chi tiêt . Do đo SV cân năm rõ chuẩn

đâu ra cua nganh hoc đê co hương phân đâu phu hơp.

+ Chương trình đào tạo của ngành: nội dung các khối kiến thức trong chương

trình đào tạo, các môn học tiên quyết, môn học trước, môn học song hành…

+ Kế hoạch đào tạo (lộ trình mẫu) cho từng học kỳ và cho cả khoá học.

+ Sơ đô cây chương trinh đao tao (sơ đồ học thuật) thể hiện mối liên quan giữa

các môn học trong chương trình đào tạo.

+ Quy chế đào tạo về điều kiện tốt nghiệp, điều kiện học vượt, học chậm tiến độ.

+ Quy định của trường về đăng ký môn học, huỷ môn học, đăng ký bổ

sung.v.v...

+ Quy định của trường về số tín chỉ phải tích luỹ, số điểm trung bình sinh viên

phải đạt trong mỗi học kỳ.

- Hướng dẫn sinh viên tự đánh giá kha năng, điều kiện và nhu cầu học tập. Dựa

vào mục tiêu đào tạo của ngành hay chuyên ngành cùng với tiến độ học tập của bản

thân, sinh viên tự đánh giá kha năng và đi ều kiện cua ban thân co thê đáp ứng mục

tiêu học tập cho từng giai đoạn, từng học kỳ. Đồng thời xác định nhu cầu học tập

trong học kỳ đáp ứng theo quy định về số tín chỉ tích luỹ và số điểm tích luỹ.

2.3.2. Tìm hiểu phương hướng học tập

- Tìm hiểu phương hướng học tập của sinh viên: giảng viên tìm hiểu nhu cầu,

năng lực, điều kiện học tập của sinh viên để có cơ sở trao đổi với sinh viên tìm

phương hướng học tập phù hợp.

- Hướng dẫn xác định mục tiêu học tập: giảng viên hướng dẫn sinh viên xác

định mục tiêu học tập (mục tiêu phấn đấu) của bản thân bao gồm: mục tiêu gần, mục

Page 112: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

105

tiêu xa. Việc yêu cầu sinh viên xác định mục tiêu phấn đấu một cách cụ thể cũng

nhằm khơi dậy động cơ học tập, kích thích tính tự giác, chủ động trong học tập của

sinh viên. Cụ thể ở giai đoạn này, sinh viên cần xác định sô tín chỉ cân đat đươc , xác

đinh sô lương cac môn hoc sẽ học trong học kỳ.

2.3.3. Lập phương án dạy học

Giảng viên lập kế hoạch tư vân: giảng viên lập kế hoạch làm việc với sinh viên,

thu thập những thông tin cần thiết như điều kiện học tập, tiến độ học tập của sinh viên

để có kế hoạch tư vấn thích hợp. Giảng viên cũng thông báo cho sinh viên biết lịch

làm việc hoặc lịch tư vấn cụ thể để sinh viên dễ dàng tìm đến khi gặp vấn đề cần

giảng viên hỗ trợ.

2.3.4. Thưc hiên phương án dạy học

- Sinh viên xây dưng kê hoach hoc tâp cho học kỳ hoặc năm học: yêu cầu sinh

viên tự xác định lộ trình học tập riêng cho bản thân trong học kỳ , cho năm hoc . Sinh

viên dưa vao lô trinh mâu ma nha trương đa công bô , dưa vao hoan canh , khả năng

cũng như nhu cầu của mình để lập KHHTCN hơp ly.

- Giảng viên tư vấn và thống nhất với sinh viên lộ trình học tập tối ưu. Viêc xác

đinh các môn học cụ thể sẽ đăng ký học phải phu hợp với năng lưc va đi ều kiện học

tập cua mỗi cá nhân sinh viên: không ít qua dân đên không kip tiên đô , nhưng cung

không qua nhi ều dẫn đến quá tải đối với sinh viên. Cân lưu y viêc l ựa chọn các môn

học phai đáp ứng điều kiện tiên quyết cho những môn học xa hơn , phải phân bố đều

trong cac khôi kiên thưc đa đươc quy đinh trong chương trinh đao tao . Tránh việc quá

chú trọng vào các môn học chuyên ngành mà bỏ quên các khối kiến thức đại cương ,

kiên thưc ngoai ngư, kiên thưc tin hoc.v.v...

- Hỗ trợ sinh viên đăng ký học phần theo kế hoạch học tập (lộ trình học tập) đã

thống nhất với giảng viên CVHT. Khi việc đăng ký học phần gặp trở ngại: lớp học

phần đã đủ sỉ số, lớp học phần có sỉ số quá it không thể mở, lớp học phần bị trùng giờ

với các học phần khác.v.v... giảng viên giúp sinh viên điều chỉnh KHHTCN và đăng

ký bổ sung. Đây là bước quan trọng sinh viên rât cân sư tư vân cua giảng viên CVHT

để điêu chinh KHHTCN môt cach hiêu qua nhât . Viêc điêu chinh KHHTCN của một

học kỳ sẽ dẫn đến thay đổi cả KHHTCN của năm học và KHHTCN toàn khóa của

từng sinh viên. Do đo, KHHTCN cần được điều chỉnh thât hơp ly.

- Giám sát quá trình sinh viên thưc hiên theo kê hoach học tập cá nhân: theo

dõi và tư vấn, hỗ trợ giải quyết những khó khăn hoặc trở ngại trong quá trình sinh

viên thực hiện kế hoạch học tập theo thời khóa biểu của cá nhân. Ơ giai đoạn này,

giảng viên cũng hướng dẫn sinh viên tự giám sát và quản lý quá trình học tập của bản

thân.

Page 113: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

106

Sau khi sinh viên đăng ký học phần thành công thì giảng viên xác nhận kết quả

và cập nhật kết quả này để theo dõi quá trình thực hiện KHHTCN của sinh viên.

Trong quá trình học tập giảng viên CVHT thương xuyên theo doi đê co thê đanh gia

chính xác việc thực hiện KHHTCN của sinh viên.

2.3.5. Đánh giá

- Đanh gia và hướng dẫn sinh viên tự đánh giá quá trình xây dựng KHHTCN.

- Đánh giá và hướng dẫn tự đánh giá kêt qua xây dựng KHHTCN và so sánh với

mục tiêu đăt ra ban đâu.

3. Kết luận

Hoạt động CVHT là hoạt động đặc thu trong phương thức đào tạo theo học chế

tín chỉ. Để có thể tư vấn cho sinh viên xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với bản

thân sinh viên và phù hợp với mục tiêu của chương trình đào tạo, giảng viên CVHT

phải là người hiểu rõ chương trình đào tạo, có kinh nghiệm giảng dạy trong học chế

tín chỉ, nắm vững các quy chế, quy định của nhà trường về các vấn đề trong học tập.

Giảng viên CVHT cần hoạt động tích cực, năng động, gần gũi với sinh viên để nắm

bắt được nhu cầu, điều kiện, năng lực thực tế của từng sinh viên. Từ đó mới có thể tư

vấn cho sinh viên có những quyết định học tập hợp lý, lập KHHTCN phù hợp. Vì vậy,

để có thể thực hiện nhiệm vụ CVHT một cách hiệu quả thì mỗi giảng viên không thể

quản lý quá nhiều sinh viên.

Bản chất của DHTĐH là dạy học hướng vào người học, tôn trọng nhu cầu, sự

khác biệt trong tư duy và điều kiện của người học chứ không phải áp đặt một khuôn

mẫu nhất định cho số đông. Đặc điểm này rất phù hợp với nguyên lý của phương thức

đào tạo theo tín chỉ. Do đó có thể vận dụng DHTĐH vào những hoạt động của giảng

viên mà cụ thể là hoạt động hướng dẫn sinh viên lập KHHTCN. Điều này sẽ giúp

nâng cao kết quả học tập của sinh viên, nâng cao hiệu quả của công tác CVHT, đồng

thời góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bô Giao duc va đao tao , (2007), Quy chê đao tao đai hoc , cao đăng hê chinh

quy theo hê thông tin chi , ban hanh kem theo Quyêt đinh sô 43/2007/QĐ-

BGDĐT ngay 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Đại học Sài gòn, (2009), Quy chế Cố vấn học tập. (Ban hành kèm theo Quyết

định số 1799/QĐ-ĐHSG-ĐT ngày 01/09/2009 của Hiệu trưởng trường Đại học

Sài Gòn).

3. Gibbons, M. (2002). The self-directed learning handbook: Challenging

adolescent student to excel. San Francisco, Jossey-Bass Publishers. (p.2)

4. Guglielmino, L.M., Long, H.B. & Hiemstra, R. (2004). Historical Perspectives

Series: Self-Direction in Learning in the United States. International Journal of

Self-directed Learning, volume 1, number 1 (p.1).

Page 114: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

107

PHẦN II

NHỮNG GIẢI PHÁP

NÂNG CAO VAI TRÒ

ĐỘI NGŨ CỐ VẤN HỌC TẬP

TỪ THỰC TIỄN CÁC TRƢỜNG

CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC VIỆT NAM

Page 115: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

108

ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Ở KHỐI NGÀNH MỸ THUẬT

- NHỮNG NGHỊCH LÝ VÀ TIẾN TRÌNH

Trần Thị Hoài Diễm1

1. Đặt vấn đề

Trong thời gian qua, việc triển khai đào tạo theo Học chế tín chỉ (HCTC) được

thực hiện sôi động ở các trường đại học, nhưng với khối các trường Đại học mỹ thuật

thì mọi việc dường như mới bắt đầu với những băn khoăn, nghịch lý nảy sinh trong

tiến trình chuyển đổi đầy chông gai từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ.

Sự chậm triển khai đào tạo theo HCTC ở các trường mỹ thuật có nhiều nguyên nhân

khách quan và chủ quan, nhưng cơ bản vẫn là những băn khoăn xuất phát từ đặc thù

đào tạo mỹ thuật với tính chuyên môn chuyên biệt, như vậy vấn đề đặt ra việc triển

khai nhiệm vụ này trong lộ trình đào tạo theo HCTC phải thế nào ? Bài viết này,

chúng tôi xin phân tích những bất cập hiện nay đang diễn ra trong đào tạo theo học

chế tín chỉ ở khối ngành mĩ thuật, từ đó, đề xuất một số giải pháp khắc phục nhằm

nâng cao hiệu quả mô hình đào tạo này.

2. Đào tạo theo học chế tín chỉ ở khối ngành mĩ thuật – những nghịch lý và tiến

trình

Nhìn chung ở khối các trường Đại học nghệ thuật nói chung và mỹ thuật nói

riêng, việc thực hiện đào tạo theo HCTC các môn lý thuyết ngành không khó thực

hiện, vì chuyển đổi theo phương pháp chung như các môn đại cương khác mà hiện

nay các trường đang phối hợp giảng dạy,đó là các môn Lịch sử Mỹ thuật thế giới,

Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, Mỹ thuật học, Mỹ học tạo hình, Nghiên cứu mỹ thuật cổ

Việt Nam... Nhưng với các môn chuyên ngành sâu như Hình họa, Trang trí, ký họa

thực tế, chuyên khoa chất liệu Sơn mài, Sơn dầu, Lụa, Đồ họa, Tượng tròn, Phu điêu,

Thiết kế Đồ hoạ, Thiết kế Thời trang, Thiết kế Nội thất... thì không phải dễ dàng

chuyển đổi như các môn xã hội hay tự nhiên khác. Việc chỉ áp dụng chuyển đổi phiên

ngang có ve cơ học cứ 15 tiết hoặc 30 tiết là 01 tín chỉ thì rất thiếu tính khoa học đối

với đào tạo Mỹ thuật.

Để thực hiện đào tạo tín chỉ trong khối trường nghệ thuật, dù muốn hay không

thì những bước đi trên tiến trình đào tạo theo HCTC của các trường nghệ thuật khác

nhau cũng là cơ sở, là yếu tố tham khảo của các trường, đặc biệt là khi có những triển

khai sâu rộng hơn về đào tạo theo HCTC và đến lúc cần bàn về những vấn đề cụ thể

1 NCS – Trường Đại học Nghệ thuật – Đại học Huế

Page 116: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

109

sống còn của đào tạo mỹ thuật bằng những quy chế đào tạo mới, vì nó buộc phải từ bỏ

truyền thống đào tạo theo niên chế quá quen thuộc lâu nay.

Từ cái nhìn chung nhất về tiến trình đào tạo theo HCTC, chúng tôi thấy những

vấn đề nổi cộm:

1. Trong đào tạo theo HCTC, người học có quyền lựa chọn nhiều nội dung và

đối tượng học khác nhau. Tuy nhiên đối với nghệ thuật, nếu quá thả lỏng quyền này

thì rất dễ dẫn đến tình trạng người học sẽ tập trung vào một số học phần, lựa chọn

được học với một số giảng viên giỏi, có uy tín chuyên môn, làm mất cân đối sự hài

hòa chung trong điều phối quản lý đào tạo. Quy chế đào tạo theo HCTC cho phép,

nhưng với ngành Mỹ thuật là khó bởi vì giảng viên nghệ thuật giỏi là rất ít và hiếm

chứ không nhiều như các ngành khác. Đã xảy ra hiện tượng sinh viên khi được tự do

đăng ký giảng viên hướng dẫn tốt nghiệp chuyên môn và luận văn - tiểu luận đã tập

trung vào một số ít giảng viên – nghệ sĩ có uy tín. Du vậy, đây là một điều rất lý thú,

phản ánh người học nghĩ gì? cần gì? Họ chỉ tin tưởng vào những giảng viên nói đi đôi

với làm. Những người giảng viên dạy tốt và vẽ tốt, có cá tính sáng tạo và tâm huyết

với nghề. Thực tế cho thấy sinh viên Mỹ thuật không dễ bị áp đặt kiến thức trong học

chuyên ngành. Một giảng viên vẽ yếu hoặc không sáng tác thì không làm sao thuyết

phục sinh viên là phải vẽ như thế nào cho tốt. Đã có hiện tượng sinh viên bỏ hoặc học

cầm chừng với giảng viên được phần công đứng lớp để qua lớp khác học thầy có tài

và uy tín hơn. Điều này dẫn đến việc giảng viên Mỹ thuật cũng phải tự nhìn lại chính

mình, tiến trình đào tạo theo HCTC sẽ làm bật tung những thói quen xấu được bỏ qua

lâu nay như dạy không đúng giờ, đi muộn về sớm, lười NCKH, giảng dạy không có

giáo án, tuỳ hứng truyền khẩu...và buộc giáo viên cần phải nghiên cứu, sáng tác, bộc

lộ năng lực thẩm mỹ, khả năng sáng tạo của mình, có như vậy mới tự tin để dạy và lôi

cuốn được sinh viên học.

2. Việc đánh giá kết quả môn học, đánh giá thường xuyên theo quy chế đào tạo

tín chỉ (QC 43) là phù hợp với số đông của giáo dục đại học, tuy nhiên với đào tạo Mỹ

thuật việc đánh giá quá trình cũng khó thực hiện một cách mỹ mãn do tính chất rất

riêng của việc học đặc thu quy định. Tư chất bài học chuyên ngành Mỹ thuật là rất

khác với các ngành khác, vì vậy thuộc tính đánh giá cũng cần phải được xây dựng và

quy định cụ thể. Ví dụ bài Hình họa bán thân nam bằng chất liệu chì của năm 1, Sư

phạm Mỹ thuật kéo dài 20- 30 tiết, nếu bài này là một điểm đánh giá thì thời gian của

nó là quá dài cho sự đánh giá chính xác.

3. Từ trước đến nay, việc chấm thi tốt nghiệp của các trường đại học mỹ thuật là

chấm theo Hội đồng trường hoặc Hội đồng ủy nhiệm tại các khoa, Hội đồng có lúc

Page 117: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

110

đến 15 người (trong khi các ngành khác Hội đồng chỉ từ 3-7 người). Nay theo QC 43,

việc chấm thi cần 02-03 GV đảm nhiệm là đủ và không bảo vệ trước Hội đồng. Điều

này tuy đổi mới và táo bạo nhưng với đào tạo Mỹ thuật thì cũng có thể thực hiện

được. Tuy nhiên trách nhiệm và sự công bằng, nhân tâm của giảng viên chấm thi là rất

quan trọng, cần phải lựa chọn giáo viên chấm thi thật tốt. QC 43 quy định rõ chấm

theo thang điểm chữ A-B-C-F, điều này rất phù hợp với tác nghiệp truyền thống trong

chấm thi tốt nghiệp của nghệ thuật, khác chăng là phiên ra bậc + và - trong mỗi thang

điểm phân loại bài học và không có phân loại điểm chữ bậc F. Ví dụ có bài đạt A, A+,

A-, B, B+, B-, C và D.

4. Trong xu hướng liên thông, module hóa các khối lượng học, tạo được nhiều

cơ hội cho sinh viên lựa chọn thời gian, môn học... thì với đào tạo mỹ thuật sự liên

thông này chỉ mang tính tương đối và giới hạn trong các Khoa có giảng dạy những

môn học giống nhau như hình họa, trang trí, ký họa và một số chất liệu chuyên khoa

sơn dầu, sơn mài… Điều này thật khác với các trường khác khi sinh viên trường này

có thể đến trường khác để học những học phần mà họ lựa chọn. Sinh viên có quyền

đăng ký, lựa chọn các học phần phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo và

thuận tiện cho việc học tập của họ. Nhưng đối với ngành đào tạo mỹ thuật thì điều này

dường như không thể, do tính đặc thù của các môn học chuyên ngành. Chẳng hạn, học

phần vẽ mẫu đôi và chất liệu sơn dầu của năm 3 (khoa Hội họa), học phần này cần hai

người mẫu khỏa thân ngồi trên bục kéo dài gần một tháng với chi phí cho người mẫu

khá cao, không gian quy định lớp vẽ dưới 25 sinh viên.

Điều kiện tối thiểu một giảng viên hướng dẫn cùng một trợ giảng do vậy không

thể tổ chức những lớp học đông đến 40 - 50 sinh viên (theo quy định đào tạo tín chỉ).

Đối với các ngành khác cũng không thể phụ thuộc hoàn toàn vào việc đăng ký

của người học, nếu lớp chỉ 3 - 4 người thì chi phí đào tạo tính cho mỗi sinh viên quá

lớn. Mặt khác, sinh viên có quyền chọn những bài học phù hợp với thời gian hoạt

động học tập của riêng họ, độ khó của từng bài học và tín nhiệm của họ đối với giảng

viên mà họ lựa chọn. Nếu tập hợp được tất cả các điều kiện của lớp này với 20 – 25

sinh viên trong không gian xưởng thực hành khoảng 80m2 trong việc định vị ánh sáng

một chiều thích hợp với hình họa và phải đúng với chất lượng đào tạo mà họ đã đăng

ký là điều quá khó đối với các trường đào tạo mỹ thuật hiện nay.

Đó là chưa nói đến hàng loạt các mối liên hệ khác nhau trong tương tác với học

phần này phải thống nhất như điều kiện thời tiết. Sức khỏe và sự ổn định tâm lý của

người mẫu, thái độ học tập của sinh viên, sự khơi dậy cảm hứng sáng tạo cho sinh

viên…Ví dụ như ở trường ĐHNT Huế chúng tôi vào mua đông rất lạnh, mẫu khỏa

Page 118: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

111

thân cần các điều kiện như: có lò sưởi để đảm bảo sức khỏe, độ tuổi và giới tính người

mẫu phù hợp với yêu cầu của bài học, và không ít người mẫu đã phải bỏ nghề vì

những điều kiện khác tác động. Các điều kiện về học phần sinh viên chuẩn bị, các tài

liệu trực quan để sinh viên tham khảo trước, trong và sau khi thực hành, các tài liệu

nước ngoài, các bài mẫu tốt của các năm trước lưu lại và bên cạnh đó một loạt vấn đề

tâm lý trong nghiên cứu sáng tác khác, … đều là những vấn đề cần quan tâm. Việc

theo học học chế tín chỉ ngành mỹ thuật cũng cần phải nói thêm rằng đối với các

ngành khoa học xã hội nhân văn có thể học trước hoặc sau khoảng thời gian cho phép,

chẳng hạn như ở khoa Văn ở Đại học Sư phạm, trong học phần Lịch Văn học Việt

Nam thế kỷ XX, trong phần Thơ mới có thể học về Xuân Diệu trước Vũ Hoàng

Chương, Huy Cận trước Thế Lữ …vẫn không ảnh hưởng nhiều đến sự đánh giá

chung. Nhưng ở Đại học Mỹ thuật, trong chương trình Hình họa, ví dụ bài mẫu đôi thì

điều kiện tiên quyết là phải được học mẫu đơn toàn thân trước, rồi đến chất liệu than,

sau đó mới đến sơn dầu trước khi vào học học phần mẫu đôi với thời lượng khoảng từ

120 – 150 tiết.

Trong rất nhiều học phần khác như ký họa ngoài trời, như học phần thực tế lại

phải có những quy định rất riêng để đảm bảo quá trình đào tạo và gần như hướng dẫn

một thầy một trò, nên việc thực hiện đào tạo tín chỉ cho những học phần tương tự như

vậy gặp rất nhiều khó khăn. Điều này liên quan đến nhiều năm học và học phần khác

trên cùng một bình diện học tập và giáo viên hướng dẫn. Do vậy cần quan tâm đến

việc xây dựng các tín chỉ cho các môn chuyên ngành chung của các Khoa sao cho

người học có thể tìm thấy được những lợi ích thật sự khi chọn đúng học phần phù hợp

nhất với điều kiện học của mình.

5. Đào tạo tín chỉ nói chung là tạo cho người học tính chủ động tự học cao, điều

này cũng rất phù hợp với đào tạo theo HCTC của ngành Mỹ thuật. Các môn chuyên

ngành mỹ thuật có phần thực hành rất lớn, trong đó có nhiều môn học, bài học chỉ có

thể thực hiện phần thực hành tại lớp học như môn hình họa, bài hình họa chì, than, bột

màu, sơn dầu... nhưng cũng có nhiều bài học nếu xây dựng một cách khoa học giữa

học ở trường và tự học thì sẽ là những học phần có tính linh hoạt cao như trang trí

(trang trí khăn quàng, thiết kế tem thư), phân tích tranh (Sư phạm Mỹ thuật). Những

học phần này sinh viên học phương pháp, cách thức phân tích ở lớp, còn đánh giá, tìm

hiểu thêm về tác phẩm ở các góc độ tác giả, lịch sử tác phẩm, phong cách thời đại…

thì có thể tự học và truy cập tài liệu từ Internet.

Page 119: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

112

3. Một số đề xuất, kiến nghị

Trong lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện đào tạo theo tín chỉ,

đối với các trường nghệ thuật nói chung và mỹ thuật nói tiêng có rất nhiều vấn đề cần

khắc phục, điều chỉnh và tạo sự thống nhất chúng mới có thể tham gia vào lộ trình đào

tạo theo HCTC, vì một trong những điều cơ bản của đào tạo theo HCTC là phải tạo

điều kiện học tập tốt nhất cho người học. Từ những điều như đã trình bày ở trên,

chúng tôi có một số kiến nghị như sau:

- Cần có một sự thống nhất trong quan điểm tổ chức đào tạo theo HCTC khối ngành

các trường mỹ thuật nói chung và từng trường mỹ thuật nói riêng để việc xác định tiến độ, kỹ

năng tổ chức triển khai chặt chẽ khoa học, phân chia nhiều giai đoạn một cách hợp lý cho

việc thực hiện đào tạo theo HCTC.

- Cần tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo để lấy ý kiến của các chuyên gia đầu

ngành và từ đó lấy ý kiến về việc thực hiện quy trình và tiến độ đào tạo mỹ thuật, qua

đó thấy được những khó khăn thuận lợi và tính khả thi nhất định trong quá trình thực

hiện đào tạo tín chỉ mỹ thuật. Nếu không lường trước được những khó khăn và những

khả năng có thể thực hiện đào tạo được thì không nên vội vàng thực hiện ồ ạt việc đào

tạo theo tín chỉ cho các học phần chuyên ngành mỹ thuật, bởi vì nếu không cẩn thận

trong tác nghiệp này thì việc thực hiện tín chỉ cho khối ngành mỹ thuật sẽ rất dễ có

nhiều lỗi và có thể bị “sa lầy” mà khó lòng cứu vãn nổi. Không nên thực hiện lộ trình

học tín chỉ cho khối các ngành mỹ thuật một cách đồng loạt và gượng ép mà phải có

một thời kỳ quá độ điều chỉnh dần, thay đổi chuyển đổi trong từng giai đoạn để tiến

tới mở rộng hơn các học phần tín chỉ cho chuyên ngành mỹ thuật đến khi hoàn thiện

quy định này.

- Cần phải xây dựng một đội ngũ cố vấn nghệ thuật có tâm huyết, là những nhà giáo

có uy tín, tận tâm, tâm huyết với sự nghiệp đào tạo nghệ thuật. Đối với sinh viên các ngành

mỹ thuật nói chung thì tài năng đức độ và uy tín của người thầy là vô cùng quan trọng, để

sinh viên học tập và noi theo, và từ đó thẩm thấu tốt những bài học, bài giảng nghệ thuật

mà người thầy mang lại cho họ.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ VHTTDL cũng cần xem xét điều chỉnh lại một

số phần của nội dung, chương trình đào tạo khối ngành mỹ thuật để phù hợp hơn với

việc đào tạo theo HCTC. Nếu làm được điều này chúng ta sẽ giải quyết được một việc

quan trọng là giúp người học nhìn thấy được khối lượng, dung lượng tri thức mỹ thuật

mà việc học tập theo tín chỉ là cần phải có, qua đó giúp cho họ đạt được những kiến

thức chuyên môn để nhận bằng tốt nghiệp đại học.

Page 120: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

113

- Tăng cường cơ sở vật chất phòng học, không gian phù hợp, cải tạo môi trường

hoạt động trong các phòng học theo nguyên tắc xanh – sạch – đẹp, tiện nghi để tạo

cảm hứng cho dạy và học, và đảm bảo những yêu cầu cơ bản nhất trong thực hiện đào

tạo theo HCTC mỹ thuật.

4. Thay lời kết

Chúng tôi thiết nghĩ không chỉ có khối các trường Đại học Nghệ thuật đòi hỏi

phải vận dụng mềm deo hơn Quy chế đào tạo theo HCTC mà cả các Đại học cũng cần

luôn sáng tạo trong tiến trình thực hiện đào tạo theo HCTC, cần vận dụng linh hoạt

trong từng ngành đào tạo cụ thể, không nên áp dụng cứng nhắc, rập khuôn và bám sát

đến máy móc các Quy chế của Bộ. Mặt khác, Bộ cũng nắm bắt thực tiễn để sớm nhìn

ra những bất cập, nhìn thấy những yêu cầu không thể khác của các trường để kịp thời

điều chỉnh chính sách và hoàn thiện Quy chế.

Page 121: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

114

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC

TẬP CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT CỦA ĐỘI NGŨ CỐ VẤN HỌC TẬP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ

Thiều Thị Hƣờng1

Tóm tắt

Đội ngũ cố vấn học tập (CVHT) có vai trò rất quan trọng trong việc tư vấn cho

sinh viên (SV) các vấn đề có liên quan đến việc học ở trường đại học như: Đăng kí

môn học trực tuyến, lựa chọn chương trình học tập, học vượt chương trình, hướng

dẫn nghiên cứu khoa học (NCKH), tư vấn về phương pháp học tập (PPHT)… Đặc

biệt là SV năm thứ nhất, các em còn rất bỡ ngỡ với những cách học mới, môi trường

học tập (MTHT) mới lạ. Bài viết nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng các biện

pháp để nâng cao kết quả học tập (KQHT) cho SV năm thứ nhất của đội ngũ CVHT

trường Đại học sư phạm- Đại học Huế ( ĐHSP- ĐH Huế), làm căn cứ cho việc đề

xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm góp phần nâng cao kết quả học tập cho SV.

1. Đặt vấn đề

Từ năm học 2008 – 2009 các trường Đại học thuộc Đại học Huế bắt đầu triển

khai phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Để đáp ứng yêu cầu của phương thức

đào tạo mới, các Trường Đại học đã cử đội ngũ CVHT thay cho đội ngũ giáo viên

hướng dẫn. Đội ngũ CVHT cung một lúc phải thực hiện nhiều vai trò, chức năng. Họ

vừa là người quản lí, giáo dục sinh viên, tư vấn cho sinh viên về chương trình đào tạo,

cách thức xây dựng kế hoạch học tập, hướng dẫn sinh viên đăng kí các học phần ở

từng học kì để hoàn thành khóa học, tư vấn cho sinh viên phương pháp học tập và

nghiên cứu khoa học… Vì vậy, CVHT có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao

chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung, kết quả học tập của SV nói riêng, đặc

biệt là SV năm thứ nhất.

Thực tế cho thấy, SV năm thứ nhất trường ĐHSP Huế đang thực hiện bước

chuyển tiếp từ môi trường học tập ở phổ thông sang môi trường học tập ở bậc đại

học với nhiều khác biệt về nội dung, khối lượng tri thức, phương pháp dạy học, hình

thức học tập… Chính vì sự bỡ ngỡ đó nên trong quá trình học tập, các em gặp rất

nhiều khó khăn, dẫn đến kết quả học tập trong năm đầu thường rất thấp. Do đó, để

nâng cao kết quả học tập cho SV năm thứ nhất, cần có sự quan tâm, giúp đỡ từ khoa,

nhà trường, đặc biệt là các CVHT. CVHT là người đại diện cho khoa, nhà trường

trong việc đề xuất và thực hiện các biện pháp nhằm hình thành cho SV thái độ, động

1 ThS. GVC – Khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

Page 122: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

115

cơ đúng đắn, các kĩ năng học tập, kích thích SV tự tìm được PPHT phù hợp với bản

thân để đạt kết quả học tập tốt nhất.

2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp NCKH.

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết xây dựng cơ sở lý luận, các phương pháp:

Điều tra bằng Bảng hỏi; Phỏng vấn; Nghiên cứu sản phẩm hoạt động học tập; Toán

thống kê… được sử dụng để tìm hiểu thực trạng và xử lý kết quả điều tra.

Để tìm hiểu thực trạng của vấn đề, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 21

CVHT và 200 SV năm thứ nhất của trường ĐHSP- ĐH Huế.

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Nhận thức của SV và CVHT về vai trò của đội ngũ CVHT trong việc

nâng cao KQHT cho SV năm thứ nhất

Bảng 1. Nhận thức của GV và SV về vai trò của CVHT trong việc nâng cao

kết quả học tập cho SV

Mức độ quan trọng Số lƣợng

SV

Tỉ lệ ( % )

SV

Số lƣợng

CVHT

Tỉ lệ ( % )

CVHT

Rất quan trọng 97 48.5 5 23.8

Quan trọng 103 51.5 16 76.2

Không quan trọng 0 0 0 0

Số liệu ở bảng 1 cho thấy, có tới 51.5% SV cho rằng, CVHT có vai trò quan

trọng và 48.5% SV đã khẳng định, các CVHT có vai trò rất quan trọng. Như vậy,

100% SV đều đã nhận thức được tầm quan trọng của các CVHT trong đào tạo theo

học chế tín chỉ.

Đối với SV năm thứ nhất, khi bước vào môi trường học tập ở trường đại học, các

tân SV thường gặp khó khăn về nhiều mặt, đặc biệt là trong học tập. Các em chưa

thích nghi với phương thức học tập theo học chế tín chỉ nên kết quả học tập trong năm

đầu thường không cao. Vì vậy, CVHT có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao

kết quả học tập cho các em. Các biện pháp, các hoạt động CVHT tổ chức cho sinh

viên sẽ giúp các em vượt qua trở ngại. Đó là lý do 76.2% CVHT cho rằng, họ có vai

trò “Quan trọng” và 23.8% CVHT khẳng định, họ có vai trò “ Rất quan trọng” trong

việc nâng cao kết quả học tập cho SV năm thứ nhất.

Page 123: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

116

Như vậy, từ kết quả điều tra cho thấy, SV và GV đều khẳng định, CVHT có vai

trò rất quan trọng trong việc nâng cao kết quả học tập cho SV. Tuy nhiên, SV đánh

giá về vai trò của CVHT ở mức độ “Rất quan trọng” chiếm tỉ lệ cao hơn so với

CVHT.

3.2. Thực trạng sử dụng các biện pháp để nâng cao kết quả học tập cho SV

năm thứ nhất của đội ngũ CVHT trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế

Qua kết quả điều tra thực tế, các biện pháp và mức độ sử dụng được CVHT

thực hiện theo đánh giá của SV như sau:

Bảng 2. Đánh gía của SV về các biện pháp CVHT đã sử dụng để nâng cao kết

quả học tập cho SV

TT Các biện pháp tác động

Mức độ

ĐTB

Rất

thƣờng

xuyên

Thƣờng

xuyên

Thỉnh

thoảng

Chƣa

bao giờ

1 Đề ra yêu cầu cụ thể, phù hợp

đối với mỗi SV và tập thể lớp 10.5% 49.0% 34.0% 6.5% 2.37

2 Xây dựng truyền thống học tập

cho tập thể SV 5.5% 40.0% 42.5% 12.0% 2.61

3 Quan tâm, giúp đỡ SV yếu, kém 10.0% 31.5% 40.5% 18.0% 2.67

4 Phát động phong trào học tập sôi

nổi trong tập thể SV 5.5% 45.0% 36.5% 13.0% 2.57

5 Phối hợp với các tổ chức, đoàn

thể trong nhà trường giúp đỡ SV 8.5% 35.5% 43.0% 13.0% 2.61

6 Chia nhóm, phân tổ học tập, đôi

bạn cùng tiến 11.5% 39.0% 33.0% 16.5% 2.55

7 CVHT thường xuyên gặp gỡ, trao

đổi với các giảng viên bộ môn 5.0% 31.5% 49.0% 14.5% 2.73

8 Giáo dục cho SV thái độ, động

cơ học tập đúng đắn 15.5% 44.5% 32.5% 7.5% 2.32

9

Giúp SV lựa chọn phương pháp

và cách thức học tập phù hợp 10.0% 45.5% 37.5% 7.0% 2.42

10 Nêu gương và khen thưởng đối

với những SV hoàn thành tốt 7.0% 41.0% 39.0% 13.0% 2.58

Page 124: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

117

nhiệm vụ học tập

11

Tổ chức các buổi giao lưu, gặp

mặt trao đổi kinh nghiệm học

tập giữa các lớp trong khoa

6.0% 32.5% 42.0% 19.5% 2.75

12 Định hướng, giúp đỡ SV trong

việc tìm kiếm tài liệu học tập… 10.0% 40.0% 41.5% 8.5% 2.49

Trung bình chung 2.56

Từ kết quả thu được cho thấy, ĐTBC = 2.56 là kết quả khá cao, có ý nghĩa tích

cực. Nhìn chung, đa số SV đều thừa nhận, các CVHT đã sử dụng đa dạng các biện

pháp để tác động nhằm giúp SV nâng cao kết quả học tập.

Trong các biện pháp trên, biện pháp “Tổ chức các buổi giao lưu, gặp mặt để

trao đổi kinh nghiệm học tập giữa các lớp trong khoa” được sử dụng nhiều nhất,

ĐTB = 2.75, với mức độ “Thường xuyên” chiếm 32.5% và “Thỉnh thoảng” chiếm

41%.Tuy nhiên, mức độ “Chưa bao giờ sử dụng” còn chiếm tỉ lệ khá cao, tới 19.5%.

Sở dĩ đây là biện pháp được CVHT sử dụng nhiều nhất là do biện pháp này mang lại

hiệu quả cao, thiết thực, áp dụng được với nhiều SV.

Tiếp đến là các biện pháp “CVHT thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với các giảng

viên bộ môn” với ĐTB = 2.73 nhưng vẫn còn 49% CVHT “Thỉnh thoảng” mới sử

dụng. Thậm chí có 14.5 % SV trong diện điều tra khẳng định, các CVHT “Chưa bao

giờ” sử dụng biện pháp này.

Đứng ở vị trí thứ 3 là biện pháp “Quan tâm, giúp đỡ SV yếu, kém” ĐTB = 2.67

với mức độ sử dụng “Thường xuyên” 31.5% và “ Thỉnh thoảng” 40.5%. Điều đáng

ngạc nhiên là hai biện pháp này được CVHT sử dụng nhiều nhưng mức độ sử dụng lại

rất hạn chế. Thực tế cho thấy, hai biện pháp trên chỉ đem lại hiệu quả cao nếu chúng

được áp dụng một cách thường xuyên và có hệ thống.

Nhìn chung, các biện pháp mà CVHT đã sử dụng theo đánh giá của SV là khá

đa dạng nhưng tần suất sử dụng còn thấp.

Những biện pháp CVHT ít sử dụng nhất là “Giáo dục cho SV thái độ và động cơ

học tập đúng đắn” với ĐTB = 2.32 ; tiếp đến là “Giúp SV lựa chọn phương pháp và

cách thức học tập phù hợp”, ĐTB = 2.42. Đáng tiếc đây là những biện pháp rất quan

trọng, có vai trò quyết định đối với việc nâng cao kết quả học tập cho SV nhưng lại ít

được các CVHT chú trọng. Bởi hoạt động học tập ở trường đại học đòi hỏi ở SV tính

tích cực, chủ động rất cao. Với phương thức học tập theo học chế tín chỉ, thời gian

học tập trên lớp bị rút ngắn nếu không có thái độ, động cơ học tập đúng đắn, không

Page 125: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

118

chịu khó tìm tòi, tự học, không có phương pháp học tập phù hợp, SV rất khó đạt được

kết quả như mong muốn.

Biện pháp “Đề ra yêu cầu hợp lý đối với tập thể lớp và mỗi SV” cũng ít được các

CVHT sử dụng, ĐTB = 2.37. Thông thường biện pháp này phải được hầu hết CVHT sử

dụng nhưng kết quả điều tra lại cho thấy điều hoàn toàn ngược lại. Qua phỏng vấn các

CVHT chúng tôi được biết, biện pháp này họ thường áp dụng đầu năm học, khi tập thể

SV đã ổn định tổ chức nhưng có nhiều SV nhập học sau (Nguyện vọng 2) hoặc không

chú ý hoặc không phải là cán bộ lớp nên các em không nắm được.

Trực tiếp phỏng vấn và điều tra bằng Ạket các CVHT cho SV năm thứ nhất,

chúng tôi được biết, những biện pháp CVHT đã sử dụng để giúp SV nâng cao kết quả

học tập được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3. Các biện pháp CVHT đã sử dụng để nâng cao kết quả học tập cho SV

năm thứ nhất

TT Các biện pháp CVHT đã sử

dụng

Mức độ sử dụng

ĐTB

Rất

thƣờng

xuyên

Thƣờng

xuyên

Thỉnh

thoảng

Chƣa

bao giờ

1

Thông qua ban cán sự và tập thể

lớp để đề ra yêu cầu hợp lý đối

với lớp và từng SV

71.4% 19.0% 4.8% 4.8% 2.57

2 Xây dựng truyền thống học tập

cho tập thể SV 4.8% 71.4% 23.8% 0% 1.81

3 Quan tâm, giúp đỡ SV yếu,

kém 9.5% 28.6% 61.9% 0% 1.48

4 Phát động phong trào học tập sôi

nổi trong tập thể SV 4.8% 47.6% 47.6% 0% 1.57

5

Phối hợp với các tổ chức, đoàn

thể trong nhà trường giúp đỡ

SV

14.3% 23.8% 61.9% 0% 1.52

6 Chia nhóm, phân tổ học tập;

Đôi bạn cùng tiến 9.5% 38.1% 524% 0% 157

7

Thường xuyên gặp gỡ, trao đổi

với giảng viên bộ môn về tình

hình học tập của SV

9.5% 38.1% 47.6% 4.8% 152

Page 126: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

119

8 Giáo dục SV có thái độ, động cơ

học tập đúng đắn 4.7% 47.7% 47.6% 0% 1.57

9

Giúp SV tìm ra phương pháp và

cách thức học tập phù hợp 4.9% 38% 57.1% 0% 1.48

10

Nêu gương và khen thưởng đối

với những SV hoàn thành tốt

nhiệm vụ học tập

48.0% 47.6% 47.6% 0% 1.57

11

Tổ chức các buổi giao lưu, gặp

mặt để trao đổi kinh nghiệm

học tập giữa các lớp trong khoa

14.3% 47.5% 33.4% 4.8% 1.71

12 Định hướng, giúp đỡ SV trong

việc tìm kiếm tài liệu học tập… 14.3% 38.1% 47.6% 0% 1.67

Trung bình chung 1.67

Kết quả ở bảng trên cho thấy, các biện pháp được CVHT sử dụng nhiều nhất là

“Thông qua ban cán sự và tập thể lớp để đề ra yêu cầu hợp lý đối với lớp và từng SV”

ĐTB = 2.57;với mức độ sử dụng“ Rất thường xuyên” là 71.4%. Theo đánh giá của

SV, biện pháp này ít được CVHT sử dụng (ĐTB = 2.37) nhưng các CVHT đã khẳng

định, biện pháp này họ sử dụng nhiều nhất. Như vậy đã có sự khác biệt lớn trong cách

đánh giá của SV và CVHT. Qua trao đổi với các CVHT chúng tôi được biết, phần lớn

CVHT sử dụng biện pháp này bởi vì họ tin tưởng vào năng lực và uy tín của BCS lớp

cũng như tin tưởng vào tính tích cực, chủ động học tập của SV. BCS lớp là những

người phụ tá đắc lực của CVHT và là thành viên tích cực, thường xuyên nắm vững

tình hình của lớp. Sở dĩ giữa CVHT và SV không thống nhất với nhau trong cách

đánh giá là do cách thức sử dụng. Biện pháp này thường được CVHT sử dụng đầu

năm học khi SV mới nhập học nên nhiều SV không hiểu hoặc không để ý.

Tiếp đến là các biện pháp “Xây dựng truyền thống học tập cho tâp thê SV”, ĐTB

= 1.8 với mức độ sử dụng “Thường xuyên” 71.4% . Đây là biện pháp mà các CVHT

luôn dành sự quan tâm vì hơn ai hết họ hiểu rằng, tập thể lớp vừa là môi trường vừa là

điều kiện để mỗi SV học tập và hoàn thiện bản thân. Truyền thống học tập và thành

tích cao trong học tập là những chỉ tiêu mà tập thể SV phấn đấu để đạt được. Xây

dựng truyền thống học tập sẽ góp phần tạo nên động lực giúp SV thực hiện tốt hoạt

động học tập của bản thân nói riêng và thành tích của lớp nói chung.

“Tổ chức các buổi giao lưu, gặp mặt để trao đổi kinh nghiệm học tập giữa các

lớp trong khoa”. Biện pháp này được cả SV và CVHT đánh giá là một trong những

biện pháp được sử dụng nhiều nhất. Vào đầu năm học, các khoa thường tổ chức cho

Page 127: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

120

SV năm thứ nhất giao lưu với các anh chị lớp trên để giúp các em có cơ hội học hỏi,

trao đổi kinh nghiệm học tập. SV khóa trên là những người đã học qua chương trình

của SV năm thứ nhất nên họ có thể truyền lại cho các tân SV những kinh nghiệm cần

thiết trong học tập và rèn luyện. Đây là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả

thiết thực nên thường được các CVHT sử dụng.

Qua đây, có thể thấy, các CVHT trường ĐHSP Huế đã lựa chọn và sử dụng

nhiều biện pháp khác nhau nhằm nâng cao kết quả học tập cho SV lớp mình phụ

trách.

Theo số liệu đã được thu thập, bên cạnh những biện pháp luôn được CVHT ưu

tiên sử dụng thì cũng có những biện pháp ít được sử dụng hơn như “Quan tâm, giúp

đỡ SV yếu, kém” ĐTB = 1.48; “Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường

giúp đỡ SV” ĐTB = 1.52. Sở dĩ CVHT ít sử dụng các biện pháp này là do tính hiệu

quả mà nó đem lại không cao và khả năng áp dụng rất hạn chế.

Như vậy, nhìn chung cách đánh giá của SV và CVHT trong việc sử dụng các

biện pháp để nâng cao kết quả học tập cho SV năm thứ nhất khá tương đồng . Điều

này cho thấy đã có sự thống nhất trong hoạt động của SV và CVHT.

Tuy nhiên, qua phỏng vấn SV và CVHT, chúng tôi được biết, vẫn còn tồn tại

tình trạng một số CVHT ít dành thời gian tổ chức sinh hoạt lớp, chủ yếu do SV tự sinh

hoạt. Một bộ phận nhỏ CVHT chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng các biện pháp

để nâng cao CLHT cho SV. Đó là lý do giải thích cho sự mâu thuẫn trong cách đánh

giá của SV và CVHT. Bởi kết quả điều tra ở 2 bảng cho thấy, biện pháp “Tổ chức cho

SV các buổi giao lưu để trao đổi kinh nghiệm học tập” có 19.5% SV cho rằng, các

CVHT “Chưa bao giờ tổ chức” nhưng chỉ có 4.8% CVHT thừa nhận. 18% SV khẳng

định, CVHT chưa bao giờ quan tâm, giúp đỡ SV yếu kém nhưng không có CVHT nào

đồng ý. 16.5% SV cho biết, CVHT chưa bao giờ chia nhóm học tập cho SV nhưng

các CVHT đều phủ nhận… Sở dĩ như vậy là do SV năm thứ nhất không hiểu rõ vai

trò định hướng, chỉ đạo của CVHT.

3.3. Hiệu quả sử dụng các biện pháp để nâng cao kết quả học tập cho SV

năm thứ nhất của đội ngũ CVHT

Để đánh giá hiệu quả sử dụng các biện pháp nâng cao kết quả học tập cho SV

năm thứ nhất của đội ngũ CVHT, chúng tôi đã tiến hành điều tra 200 SV năm thứ

nhất. Với câu hỏi: “Sau khi CVHT thực hiện các biện pháp tác động, bạn thấy kết quả

học tập của mình như thế nào?” và “Những biện pháp CVHT sử dụng đã đem lại hiệu

quả như thế nào trong việc nâng cao kết quả học tập cho lớp bạn?”, kết quả thu được

như sau:

Page 128: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

121

Bảng 4. Đánh giá của SV và GV về hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp

Mức độ đạt hiệu quả Tỷ lệ % SV Tỷ lệ % GV

Đạt hiệu quả cao 47.0 23.8

Bình thường 47.5 76.2

Không đạt hiệu quả 5.5 0

Bảng trên cho thấy, 47% SV khẳng định, những biện pháp CVHT đã sử dụng đạt

hiệu quả cao. Trong khi đó chỉ có 23.8% GV thừa nhận. Điều này chứng tỏ CVHT rất

khiêm tốn khi đánh giá những đóng góp của bản thân đối với kết quả học tập của SV.

48.5% SV cho rằng, họ tiến bộ đáng kể trong học tập. Đúng vậy, khi xem xét vở ghi

bài, bài tập, bài kiểm tra… của SV, chúng tôi nhận thấy các em có sự tiến bộ đáng kể.

Các em đã được CVHT bày vẽ cách giải bài tập, ghi chép bài giảng ở đại học. 51.5%

SV thừa nhận, họ có tiến bộ nhưng không đáng kể. Một phần do CVHT ít quan tâm,

phần nữa do bản thân các em chậm thích nghi với môi trường học tập mới.

Khi tìm hiểu thái độ của SV đối với các hoạt động CVHT đã tổ chức, có 59.5%

tổng số SV được điều tra cho rằng, SV tích cực, nhiệt tình tham gia; tinh thần hợp tác,

đoàn kết của SV được nâng cao và sinh viên có động cơ, thái độ học tập tích cực (

51.5%).

Song vẫn còn 11% SV thừa nhận “Đa số SV không hứng thú với các hoạt động

do CVHT tổ chức” và 10% SV khẳng định, kết quả học tập của SV chưa được nâng

cao.

Phần lớn (76.2%) CVHT thừa nhận, chưa đạt kết quả như mong muốn. Lý giải

cho vấn đề này có nhiều nguyên nhân khác nhau, trước hết là do còn nhiều SV chưa

tích cực, chủ động trong học tập, chậm thích nghi với môi trường học tập mới. Đây

chính là nguyên nhân cơ bản nhất bởi lẽ SV chính là chủ thể của hoạt động học, kết quả

học tập phụ thuộc rất lớn vào sự nỗ lực của các em. Tiếp đến là do một số CVHT chưa

thật sự quan tâm tới SV, các biện pháp và hoạt động CVHT tổ chức chưa đáp ứng được

nhu cầu, nguyện vọng của tất cả SV… Cho nên hiệu quả đem lại chưa cao. Tuy nhiên,

các CVHT vẫn ghi nhận sự tiến bộ của SV, kết quả thể hiện ở bảng sau:

Page 129: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

122

Bảng 5. Đánh giá của CVHT về thái độ của SV sau tác động của các biện pháp

Biểu hiện của SV đối với các biện pháp tác động Tỉ lệ(%)

SV tích cực, tự giác tham gia các hoạt động của lớp, khoa và

trường 81.0

Kết quả học tập của SV được nâng cao 61.9

SV hứng thú hơn trong các hoạt động của lớp, Đoàn, Hội 90.5

Tinh thần hợp tác, đoàn kết của SV được nâng cao 62.0

Xây dựng được phong trào thi đua học tập trong tập thể SV 55.0

SVcó động cơ và thái độ học tập tích cực 60.0

SV không hứng thú với các hoạt động do CVHT tổ chức 19.0

Kết quả học tập của SV chưa được nâng cao 20.0

Từ bảng 5 cho thấy, 81% CVHT cho rằng, SV tích cực, nhiệt tình tham gia các

hoạt động do CVHT tổ chức, đã xây dựng được phong trào thi đua học tập trong lớp và

kết quả học tập của SV được nâng cao… 20% CVHT thừa nhận, kết quả học tập của

SV lớp mình phụ trách không được như mong muốn. Sau khi trò chuyện với họ chúng

tôi được biết, một bộ phận không nhỏ CVHT không trực tiếp dạy SV năm thứ nhất, vả

lại ngoài việc đảm nhận vai trò CVHT, họ còn phải thực hiện giảng dạy bộ môn, nghiên

cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và tham gia các công

tác đoàn thể…Hơn nữa sự đãi ngộ của nhà trường đối với đội ngũ CVHT không nhiều,

không có sự đánh giá, tổng kết thi đua giữa các CVHT. Tất cả những việc họ làm phần

lớn là do trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp nên hiệu quả chưa được như mong

muốn.

4. Kết luận và kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu lí luận và thực trạng của việc sử dụng các biện pháp

nâng cao kết quả học tập cho SV năm thứ nhất, chúng tôi nhận thấy: Đội ngũ CVHT

của trường ĐHSP- ĐH Huế đã sử dụng khá đa dạng các biện pháp để góp phần giúp

SV năm thứ nhất nâng cao kết quả học tập và ở mức độ khá thường xuyên. Tuy nhiên,

vẫn còn tồn tại một bộ phận nhỏ CVHT chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này, họ chỉ

thỉnh thoảng mới sử dụng các biện pháp và tổ chức các hoạt động để nâng cao kết quả

học tập cho SV.

Các biện pháp được đa số CVHT sử dụng như: Đề ra các yêu cầu cụ thể cho tập

thể SV; Tổ chức trao đổi kinh nghiệm học tập cho SV; Xây dựng truyền thống học tập

cho tập thể SV. Đây là những biện pháp truyền thống được phần lớn CVHT sử dụng

Page 130: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

123

bởi lẽ nó phù hợp với đặc điểm của SV năm thứ nhất và phương thức học tập theo học

chế tín chỉ. Bên cạnh đó cũng có nhiều biện pháp mang tính hiệu quả cao như: Nêu

gương, khen thưởng; Phát động phong trào thi đua học tập trong lớp; Tổ chức câu lạc

bộ học tập; Tổ chức học tập theo nhóm… nhưng do các điều kiện chủ quan và khách

quan nên các CVHT ít sử dụng.

Nhìn chung, các CVHT đã có sự đa dạng và khá linh hoạt trong việc sử dụng các

biện pháp tác động nhằm giúp SV nâng cao kết quả học tập. Tuy nhiên hiệu quả đem

lại chưa thật sự như mong muốn, có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan

nhưng nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế về mặt thời gian nên một số CVHT chưa

phát huy hết vai trò của mình. Để thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của bản thân đối

với công việc, các CVHT không chỉ cần phải có thời gian mà còn phải có năng lực tổ

chức, năng lực quản lý, sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao, thực sự thương yêu

học trò, coi SV năm thứ nhất như con, em mình, sẵn sàng chỉ bảo, giúp đỡ các em tận

tình.

Để giúp SV năm thứ nhất nâng cao kết quả học tập, chúng tôi xin đề xuất

mấy ý kiến sau:

+ “Giáo dục cho SV thái độ và động cơ học tập đúng đắn”. Đây là biện pháp

đầu tiên có vai trò rất quan trọng bởi nếu SV có động cơ học tập, họ sẽ phát huy hết

nội lực của bản thân, vượt qua mọi khó khăn để vươn lên học tốt.

+ “Đề ra các chỉ tiêu cụ thể cho tập thể SV và cho từng cá nhân” để các em

phấn đấu.

+ “Phát động phong trào thi đua trong học tập” nhưng phải có tổng kết, đánh

giá, thưởng- phạt công minh.

+“Tăng cường tổ chức các hoạt động học tập như: Đố vui để học; Hội vui học

tập; Trò chơi học tập; Rung chuông vàng…để tạo sự gắn kết giữa các SV, góp phần

nâng cao, mở rộng sự hiểu biết, kích thích tính tích cực học tập của SV.

+ “Thường xuyên trao đổi với các GV bộ môn, Ban cán sự lớp” để kịp thời nắm

bắt tình hình học tập cũng như tư tưởng, thái độ của SV.

+ “Chia nhóm học tập để SV kèm cặp, giúp đỡ lẫn nhau” nhưng phải có kiểm

tra, đánh giá để kích thích sự thi đua giữa các nhóm.

+ “Cử cán sự môn học” để các SV giỏi có điều kiện phát huy năng lực của bản

thân trong việc chữa bài tập, giải đáp thắc mắc cho lớp.

+ “Gây qũy khuyến học”để giúp đỡ SV nghèo vượt khó và SV đạt thành tích

Page 131: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

124

trong việc giúp đỡ bạn.

+“ Biểu dương, nêu gương những SV có nhiều nỗ lực trong học tập” để kích

thích sự thi đua trong tập thể SV…

Mỗi biện pháp đều có thế mạnh và chức năng riêng, các CVHT nên căn cứ vào

tình hình cụ thể của tập thể SV để sử dụng phối kết hợp, linh hoạt và sáng tạo các biện

pháp nhằm giúp SV nâng cao kết quả học tập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

3. Đặng Vũ Hoạt (1999), “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường

THCS”, Nxb Giáo dục.

4. Trần văn Hùng (2012), “ Vai trò của giáo viên cố vấn học tập trong đào tạo

theo học chế tín chỉ”, Báo Giáo dục và thời đại online.

5. Phí Công Mạnh (2011), “Ứng phó với những khó khăn trong học tập của sinh

viên năm thứ nhất trường ĐHSP- ĐH Huế”, Luận văn Thạc sỹ Tâm lý học.

6. Văn Thị Thanh Nhung (2012), “ Vai trò của Cố vấn học tập trong đào tạo theo

học chế tín chỉ”, Kỉ yếu Trường ĐHSP Huế.

7. Hồ Văn Liên (Chủ biên) (2001), Đề cương bài giảng “Tổ chức hoạt động giáo

dục ở nhà trường PTTH”, ĐHSP Huế.

8. Trƣờng ĐH Bách khoa Hà Nội (2008), “Qui định công tác cố vấn học tập” và

“ Hướng dẫn công tác cố vấn học tập cho SV đào tạo theo học chế tín chỉ”.

Page 132: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

125

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CỐ VẤN HỌC TẬP VÀ

RÈN LUYỆN CỦA ĐỘI NGŨ CỐ VẤN HỌC TẬP Ở

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Võ Thị Ngọc Lan1

Tóm tắt

Công tác cố vấn học tập và rèn luyện của cố vấn học tập là một hoạt động

không thể thiếu vắng ở các trường đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Ý nghĩa và kết quả

của công tác này là sinh viên nhận được tư vấn và hỗ trợ cần thiết kịp thời mỗi khi

gặp những khó khăn hay vướng mắc trong các lãnh vực tâm lý và đời sống, học tập và

nghiên cứu, đào tạo, công tác học sinh sinh viên và chủ trương chính sách. Nhằm

thực hiện có hiệu quả công tác này chúng tôi xác định thực trạng, tìm hiểu nguyên

nhân và trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học tập và

rèn luyện của đội ngũ cố vấn học tập ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí

Minh. Bài viết này trình bày 6 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học tập

và rèn luyện của đội ngũ cố vấn học tập về mục đích, nội dung và cách thực hiện.

1. Mở đầu

Khái niệm “cố vấn học tập” được khởi xướng trong Quy chế hệ thống tín chỉ số

43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 08 năm 2007 ở “Điều 7: Đăng ký nhập học -

Khoản 2. c. Phiếu nhận cố vấn học tập.” [1, 4] Đồng thời, học theo tín chỉ là hình thức

đào tạo không giới hạn thời gian học tập, sinh viên phải tích lũy khối lượng kiến thức

định sẵn, khi nào tích lũy đủ thì ra trường. Chương trình đào tạo được cấu trúc theo

học phần, vào đầu mỗi học kỳ, sinh viên được chủ động đăng ký các học phần phù

hợp với năng lực và điều kiện học tập. Nhờ đó, sinh viên được hoàn toàn chủ động lựa

chọn trong việc tích lũy nhóm kiến thức phù hợp với định hướng nghề nghiệp, với

năng lực, với sở thích và với kế hoạch cá nhân. Bên cạnh đó, học theo tín chỉ cũng

mang đến những khó khăn cho sinh viên như: sinh viên phải tự lập kế hoạch học tập,

tự xây dựng thời khóa biểu riêng cho mình dựa trên chương trình đào tạo… Do đó, đa

số các Trường Đại học, Cao đẳng đào tạo theo phương thức hệ thống tín chỉ đã và

đang quan tâm đến hoạt động cố vấn học tập của cố vấn học tập. Tuy nhiên, sau gần

10 năm thực hiện công tác cố vấn học tập này những không ít trường còn gặp khó

khăn và dẫn đến hiệu quả của công tác này chưa cao. Vì thế, chúng tôi đã tiến hành

khảo sát thực trạng công tác cố vấn học tập và rèn luyện của cố vấn học tập (CVHT)

1 TS – Viện Sư phạm Kỹ thuật, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

Page 133: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

126

ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh và sau khi phân tích các số liệu

thu được, đưa ra kết luận rằng:

“- Một số CVHT đã hoàn thành tốt chức năng tư vấn cho SV về nội dung và

chương trình đào tạo (40.9%), hướng dẫn SV đăng ký môn học (40%), tuy nhiên,

CVHT còn ngộ nhận về việc hoàn thành các chức năng và nhiệm vụ của mình.

- CVHT còn yếu trong việc thực hiện chức năng có liên quan đến tư vấn cho

sinh viên về nội dung, chương trình đào tạo; quy chế rèn luyện và chế độ chính sách

của sinh viên; cho sinh viên lời khuyên khi gặp khó khăn trong học tập.

- CVHT chưa thông báo các quy định, chủ trương, chính sách kịp thời cho sinh

viên; chưa hướng dẫn sinh viên đăng ký môn học; chưa khuyến khích tạo điều kiện

cho sinh viên tham gia hoạt động sinh hoạt học thuật và nghiên cứu khoa học.

- CVHT chưa giải đáp ghi nhận những tâm tư nguyện vọng, góp ý của sinh viên

đối với nhà trường.

- CVHT chỉ sinh hoạt lớp/nhóm 1 lần trong 1 học kỳ.

- Hình thức liên lạc với SV bằng điện thoại di động được CVHT sử dụng nhiều

nhất.

- Thái độ trong khi thực hiện công việc của CVHT được CVHT và SV đánh giá

cao ở mức thường xuyên và rất thường xuyên ở các tiêu chí “Sẵn sàng trả lời SV”,

“Nhiệt tình với sinh viên” và “Quan tâm đến sinh viên kịp thời”. Số liệu này đã chỉ ra

tinh thần trách nhiệm của CVHT trong việc triển khai công tác CVHT mà mình đảm

nhiệm, luôn sẵn sàng trước các vấn đề cần giải đáp của SV.

- Nhu cầu về sinh hoạt 2 tiết/tuần của SV cao 53,1% trong khi ý kiến của CVHT

chỉ có 34,5% và CVHT chỉ sắp xếp 1 tiết/tuần để tiếp xúc với sinh viên. Đồng thời, số

lần họp lớp trong 1 tháng cũng tập trung ý kiến của CVHT và SV là 1 lần nhưng lại

bất đồng về thời điểm họp lớp. Điều này cho thấy, cần phải thay đổi tổ chức hệ thống

cố vấn học tập để những giảng viên hay cán bộ quản lý đảm nhiệm chuyên trách

CVHT sẽ dành nhiều thời gian cho việc gặp gỡ, trao đổi với SV.

- CVHT còn xem nhẹ hoạt động “Hướng dẫn SV quy trình đăng ký môn học”,

có đến 65,5% CVHT không chọn hoạt động này. Phải chăng CVHT cho rằng hoạt

động này đã được nhà trường thực hiện vào đầu năm học cho toàn thể SV. Điều này

cần xem xét lại.

- Với hoạt động “Thực hiện chế độ báo cáo theo yêu cầu của lãnh đạo

Khoa/Viện” cũng có đến 54.5% CVHT không cho là hoạt động góp phần nâng cao

hiệu quả công tác CVHT.

- Còn lại 11 hoạt động được trên 50% CVHT đồng ý là hoạt động để nâng cao

hiệu quả công tác CVHT.

Page 134: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

127

- CVHT mong muốn được tư vấn và hỗ trợ cho khoảng 31 đến 50 sinh viên.

- CVHT mong muốn được trả thù lao theo số tiết quy đổi là 30 tiết trong 1 học

kỳ.

- Hai nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác CVHT và rèn luyện về Đổi

mới hoạt động CVHT & rèn luyện theo mô hình hiện nay và Thay đổi mô hình CVHT

& rèn luyện được CVHT và SV đồng ý là:

+ Thực hiện đánh giá CVHT từ sinh viên;

+ Phối hợp giữa đơn vị chức năng trong công tác CVHT;

+ Xác định rõ quyền và lợi của CVHT;

+ Bồi dưỡng năng lực công tác CVHT và rèn luyện cho đội ngũ CVHT;

+ Thay đổi quy chế CVHT & rèn luyện chi tiết và cụ thể;

+ Đánh giá điểm rèn luyện qua mạng từ các sinh viên khác trong nhóm;

+ CVHT chuyên trách là giảng viên;

+ CVHT chuyên trách là giảng viên được lựa chọn từ các khoa.

Công tác CVHT và rèn luyện cần được đánh giá qua các tiêu chí cụ thể, đo

lường được chính xác kết quả công tác CVHT & rèn luyện.” [2, 40 - 42]

“- Thực hiện công tác cố vấn học tập và rèn luyện chỉ dựa theo sổ tay cố vấn học

tập tháng 9/2005, trong sổ tay này quy định về chức năng, nhiệm vụ của cố vấn học

tập và rèn luyện; tiêu chuẩn tổ chức và quyền lợi chưa được cụ thể và rõ ràng. Mô

hình cố vấn học tập theo Khoa.

- Số sinh viên và số nhóm phân công cho một cố vấn học tập quá chênh lệch.

- CVHT chưa hoàn thành chức năng và nhiệm vụ như trong quy định của một số

trường mà nhóm đã phân tích.

- Một số CVHT đã hoàn thành tốt chức năng tư vấn cho SV về nội dung và

chương trình đào tạo (40.9%) và hướng dẫn SV đăng ký môn học (40%).

- Trong 7 tiêu chí của nhóm tiêu chí về tư vấn và hỗ trợ sinh viên của CVHT tập

đạt hiệu quả còn thấp.

- Nhóm tiêu chí về chấm điểm rèn luyện của CVHT đạt hiệu quả còn thấp.

- Nhóm tiêu chí về “Thái độ của CVHT khi tiếp xúc, làm việc với SV” là có hiệu

quả.” [2, 55]

Sau khi phân tích kết luận của thực trạng này, những nguyên nhân cơ bản dẫn

đến thực trạng công tác CVHT & rèn luyện chưa hiệu quả được khẳng định là do:

- Quy định về công tác CVHT chưa cụ thể và rõ ràng.

- Mô hình CVHT theo Khoa không còn phù hợp.

- Năng lực CVHT còn hạn chế.

- Chưa có sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong công tác cố vấn học tập.

Page 135: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

128

- SV chưa ý thức được tầm quan trọng và chưa thực hiện tốt công tác HSSV &

rèn luyện.

- Sử dụng email, trang web trong SV và CVHT còn hạn chế.

Dựa trên 6 nguyên nhân này, 6 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học

tập và rèn luyện của cố vấn học tập ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí

Minh được đề xuất.

2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học tập và rèn luyện của cố vấn

học tập ở trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật TP. HCM

2.1. Giải pháp 1: Ban hành quy định cố vấn học tập mới

Ban hành quy định cố vấn học tập thay cho quy định về chức năng, nhiệm vụ

của cố vấn học tập rèn luyện theo quyết định số 164/QĐ /CTCT-QLSV ngày 20 tháng

05 năm 2005 của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.

2.1.1. Mục đích

- Tạo cơ sở pháp lý cho các bên liên quan tham gia trong công tác cố vấn học tập

và rèn luyện, nhằm tăng cường sự hỗ trợ và thống nhất trong công tác cố vấn học tập

và rèn luyện giữa các phòng và trung tâm có tham gia làm cố vấn học tập. Đồng thời

làm cơ sở khoa học để khoa, phòng, trung tâm và trường thực hiện quản lý, giáo dục

sinh viên theo đúng quy chế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng với nhu cầu

của xã hội.

- Định hướng thay mô hình cố vấn học tập hiện đang áp dụng bằng mô hình cố

vấn học tập trong đó, học sinh, sinh viên nhận được tư vấn, hỗ trợ kịp thời và đầy đủ

các mặt tâm lý, học tập, đào tạo và chủ chương chính sách giúp họ thực hiện tốt

nhiệm vụ học tập, rèn luyện.

- Giúp cố vấn học tập nhận thức rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, trách niệm

và quyền lợi của mình để xác định và thực hiện tốt công tác CVHT cho sinh viên về

học tập và rèn luyện trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

- Hỗ trợ giúp đỡ sinh viên thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện trong quá trình

học tập tại Trường.

2.1.2. Nội dung

Quy định cố vấn học tập và rèn luyện xác định rõ và cụ thể các nội dung cơ bản:

- Phạm vi, đối tượng áp dụng và mục đích;

- Tổ chức hệ thống CVHT;

- Tiêu chuẩn và quy trình bổ nhiệm cố vấn học tập chuyên trách và kiêm nhiệm ;

- Chức năng và nhiệm vụ của cố vấn học tập;

- Quyền hạn và trách nhiệm của cố vấn học tập;

Page 136: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

129

- Nhiệm vụ các khoa, phòng và trung tâm có tham gia công tác cố vấn học tập;

- Đánh giá hoạt động của cố vấn học tập;

- Quyền lợi, khen thưởng và kỷ luật của cố vấn học tập.

2.1.3. Cách thực hiện

- Trước tiên phòng công tác học sinh, sinh viên biên soạn quy chế cố vấn học tập

và rèn luyện. Trong quy chế này cần phải có các quy định về:

+ Phạm vi, đối tượng áp dụng và mục đích;

+ Tổ chức hệ thống CVHT;

+ Tiêu chuẩn và quy trình bổ nhiệm cố vấn học tập chuyên trách và kiêm nhiệm;

+ Quyền và trách nhiệm của SV;

+ Chức năng và nhiệm vụ của cố vấn học tập;

+ Thời gian và nội dung làm việc với lớp sinh viên;

+ Chế độ báo cáo;

+ Quyền hạn và trách nhiệm của cố vấn học tập;

+ Nhiệm vụ các khoa, phòng và trung tâm có tham gia công tác cố vấn học tập;

+ Đánh giá hoạt động của cố vấn học tập;

+ Quyền lợi, khen thưởng và kỷ luật của cố vấn học tập;

+ Điều khoản thi hành;

+ Phần hướng dẫn một số công việc cụ thể của cố vấn học tập; biểu mẫu và hồ

sơ cần thiết cho công tác cố vấn học tập – rèn luyện.

- Sau khi áp dụng quy chế này, ít nhất là một học kỳ, các phòng: Công tác học

sinh, sinh viên, phòng đào tạo; các khoa quản lý sinh viên và trung tâm dịch vụ sinh

viên của trường cùng phối hợp để điều chỉnh hợp lý lại về chức năng và nhiệm vụ của

cố vấn học tập về lĩnh vực tư vấn đã được giao dưới sự chủ trì của phòng công tác học

sinh, sinh viên.

- Quy chế chỉ được hoàn chỉnh sau khi được áp dụng và điều chỉnh tối thiểu sau

2 lần. [2, 59 - 60]

2.2. Giải pháp 2: Thay đổi mô hình cố vấn học tập và rèn luyện

Thay mô hình công tác cố vấn học tập và rèn luyện theo khoa bằng mô hình

công tác cố vấn học tập theo lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ với cố vấn học tập chuyên trách

và kiêm nhiệm. Khái niệm về cố vấn học tập, cố vấn học tập chuyên trách và cố vấn

học tập kiêm nhiệm được xác định:

Page 137: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

130

2.2.1. Cố vấn học tập

Cố vấn học tập là “Người tư vấn và hỗ trợ sinh viên phát huy tối đa khả năng

học tập, lựa chọn học phần phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm

được việc làm thích hợp; theo dõi thành tích học tập của sinh viên nhằm giúp sinh

viên điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa chọn đúng trong quá trình học tập; quản

lý, hướng dẫn, chỉ đạo lớp được phân công phụ trách đảm bảo các quyền và nghĩa vụ

của sinh viên.” [3, 1].

2.2.2. Cố vấn học tập chuyên trách

Cố vấn học tập chuyên trách là cố vấn học tập và được lựa chọn từ cán bộ quản

lý hay giảng viên có kinh nghiệm ở các khoa/ trung tâm làm nhiệm vụ chính là công

tác cố vấn học tập và rèn luyện.

2.2.3. Cố vấn học tập kiêm nhiệm

Cố vấn học tập kiêm nhiệm là cố vấn học tập và được lựa chọn từ những giảng

viên hay học viên cao học hoặc sinh viên với kết quả học lực khá giỏi, có kinh nghiệm

ở các hay một trong các lĩnh vực tâm lý và đời sống; học tập và đào tạo làm nhiệm vụ

kiêm nhiệm với 20% hay 30% làm công tác cố vấn học tập và rèn luyện và là người

hỗ trợ cố vấn học tập chuyên trách.

2.2.4. Mục đích

- Có sự phối hợp đồng bộ của các phòng, trung tâm nhằm giải quyết kịp thời

những vấn đề về tâm lý và đời sống, học tập và nghiên cứu khoa học, đào tạo, công

tác HSSV và chủ trương chính sách cho sinh viên.

- Giúp sinh viên nhận được tư vấn, hỗ trợ đầy đủ, chính xác trong các lĩnh vực

tâm lý và đời sống, học tập và nghiên cứu khoa học, đào tạo, công tác HSSV và chủ

trương chính sách.

- Giảm số lượng cố vấn học tập và chọn được những cố vấn học tập có tâm

huyết và năng lực tư vấn, hỗ trợ tâm lý và đời sống, học tập và nghiên cứu khoa học,

đào tạo, công tác HSSV và chủ trương chính sách.

2.2.5. Nội dung

- Mô hình công tác cố vấn học tập và rèn luyện nhằm thực hiện tốt các quy chế:

+ Quy chế tổ chức đào tạo, kiểm tra thi và công nhận tốt nghiệp đại học, cao

đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số

43/2007/QĐ– BGDĐT ngày 15 tháng 08 năm 2007 của của Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo.

+ Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục

đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết

Page 138: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

131

định số 60 /2007/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 10 năm 2007. Đồng thời, phù hợp với

điều kiện thực hiện ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.

- Sơ đồ vị trí và phối hợp của CVHT trong mô tả mô hình công tác CVHT & rèn

luyện theo lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ.

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí và phối hợp của CVHT

- Mô tả về chức năng, nhiệm vụ chung và riêng của CVHT trực thuộc các

phòng, khoa, trung tâm.

2.2.6. Chức năng của CVHT

- Theo dõi, tư vấn, hỗ trợ thông tin về học tập và định hướng trong quá trình học

tập, rèn luyện, thực hiện quyền và trách nhiệm của sinh viên.

- Phối hợp các CVHT khoa, Phòng và Trung tâm trong công tác SV và gia đình

SV về CVHT & rèn luyện của SV.

- Đề xuất phương án giải quyết đối với các tình huống xảy ra trong quá trình đào

tạo.

- Ban cán sự lớp

- Lớp/Nhóm SV

CVHT khoa:

CVHT chuyên trách và

CVHT kiêm nhiệm tư vấn và

hỗ trợ về học tập và nghiên

cứu CVHT TTDVSV:

CVHT chuyên trách

và CVHT kiêm

nhiệm tư vấn và hỗ

trợ về tâm lý và đời

sống

CVHT Phòng CTHSSV:

CVHT chuyên trách tư vấn và

hỗ trợ về công tác HSSV và

chủ trương, chính sách

CVHT Phòng ĐT:

CVHT chuyên trách

tư vấn và hỗ trợ về

đào tạo

HIỆU TRƢỞNG

Page 139: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

132

2.2.7. Nhiệm vụ của CVHT

- Hướng dẫn sinh viên nắm vững các quy chế về đào tạo của Bộ GD & ĐT và

các quy định của Nhà trường.

- Phối hợp chặt chẽ với các CVHT ở 3 bộ phận có tham gia công tác cố vấn học

tập và rèn luyện khác trong trường.

- Thực hiện nhiệm vụ được giao từ Hiệu trưởng và trực tiếp là từ Trưởng nhóm

CVHT.

- Tư vấn và hỗ trợ sinh viên trong các lĩnh vực học tập và nghiên cứu, đào tạo,

công tác học sinh sinh viên và chủ trương chính sách, tâm lý và đời sống.

2.2.8. Cách thực hiện

- Hiệu trưởng:

+ Quyết định áp dụng mô hình công tác CVHT theo phân nhiệm, trên cơ sở chịu

trách nhiệm tư vấn và hỗ trợ SV ở từng lĩnh vực: tâm lý và đời sống, học tập và

nghiên cứu khoa học, đào tạo và công tác HSSV và chủ trương chính sách.

+ Ban hành quy định về công tác CVHT & rèn luyện, trong đó quy định rõ các

nội dung như đã nêu ở giải pháp 1.

+ Chỉ đạo trực tiếp các trưởng nhóm CVHT trong công tác CVHT & rèn luyện

và đánh giá hoạt động CVHT & rèn luyện của họ.

- Các Khoa, Phòng, Trung tâm dịch vụ sinh viên :

+ Chọn và bổ nhiệm cố vấn học tập chuyên trách và cố vấn học tập kiêm nhiệm

theo đúng tiêu chuẩn của cố vấn học tập.

+ Trưởng Khoa, Phòng và Trung tâm này đề cử trưởng nhóm CVHT.

+ Thống nhất và phối hợp tốt trong công tác CVHT & rèn luyện.

- Cố vấn học tập :

+ Thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

+ Tạo mối quan hệ và phối hợp với các cố vấn học tập trong các lĩnh vực khác.

CVHT chuyên trách và CVHT kiêm nhiệm trong cùng Khoa hay Trung tâm có sự hỗ

trợ cùng nhau hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ của CVHT.

+ Trưởng nhóm CVHT thực hiện việc đánh giá công tác CVHT của CVHT do

mình phụ trách.

- Sinh viên : Thực hiện theo đúng quyền và trách nhiệm của SV. [2, 61- 66]

Page 140: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

133

2.3. Giải pháp 3: Bồi dưỡng năng lực công tác cố vấn học tập và rèn luyện

cho đội ngũ cố vấn học tập

2.3.1. Mục đích

Nâng cao năng lực tư vấn và hỗ trợ về các lĩnh vực tâm lý học đường và đời

sống, học tập - nghiên cứu khoa học, đào tạo và công tác HSSV - chủ trương chính

sách.

2.3.2. Nội dung

- Công tác HSSV và chủ trương chính sách;

- Đào tạo;

- Học tập và nghiên cứu khoa học;

- Tâm lý học đường và đời sống.

2.3.4. Cách thực hiện

Cố vấn học tập tự trang bị và có kỹ năng giao tiếp ứng xử tốt với sinh viên và

đồng nghiệp. Đồng thời, mỗi cố vấn học tập trực thuộc các bên liên quan tham gia

công tác cố vấn học tập có vai trò riêng và nhiệm vụ khác nhau. Vì vậy, để nâng cao

năng lực công tác cố vấn học tập và rèn luyện cho đội ngũ cố vấn này thì cách thực

hiện cho mỗi lĩnh vực tư vấn, hỗ trợ cụ thể như sau:

2.3.4.1. Về công tác HSSV và chủ trương chính sách

Cố vấn học tập:

+ Tìm và thống kê các quy định, quy chế về công tác SV; quy chế đánh giá điểm

rèn luyện; quy chế nội trú; quy chế ngoại trú; quy định tổ chức thực hiện chương trình

công tác xã hội; quy chế tuyển sinh liên thông; quy chế dừng học tập có thời hạn, học

lại, thôi học, chuyển trường.

+ Thu thập các biểu mẫu, hồ sơ về chế độ miễn, giảm học phí; hưởng trợ cấp xã

hội; trợ cấp ưu đãi; trợ cấp khó khăn.

+ Tổng hợp danh sách các thông báo liên quan đến tài trợ, học bổng.

+ Đăng tải kịp thời các thông tin liên quan đến công tác HSSV và chủ trương,

chính sách đã cập nhật lên Website của bộ phận CVHT.

2.3.4.2. Về đào tạo :

Cố vấn học tập:

+ Tìm và thống kê các quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo và các quy

định về đào tạo của Nhà trường;

+ Cập nhật thông tin về chương trình, kế hoạch đào tạo của từng ngành;

Page 141: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

134

+ Cập nhật thông tin về quy trình đăng ký môn học, xét nợ học phần, xét tốt

nghiệp, cấp văn bằng chứng chỉ;

+ Đăng tải kịp thời các thông tin liên quan đến đào tạo đã cập nhật lên Website

của bộ phận CVHT.

2.3.4.3. Về học tập và nghiên cứu khoa học:

Cố vấn học tập:

+ Cập nhật thông tin liên quan đến công tác HSSV - chủ trương chính sách và

đào tạo đã được đăng tải từ CVHT của Phòng công tác HSSV và Phòng đào tạo trên

Website của bộ phận CVHT.

+ Tìm hiểu cách sử dụng phần mềm quản lý việc học.

+ Tìm hiểu về phương pháp dạy học đại học, phương pháp học đại học, công tác

nghiên cứu khoa học trong SV.

+ Tìm hiểu cách lập kế hoạch và quản lý thời gian học tập.

+ Thống kê các công trình nghiên cứu đã được SV trong ngành mình đảm trách

nghiên cứu và cập nhật thông báo liên quan đến nghiên cứu khoa học của sinh viên.

+ Chia se kinh nghiệm với các CVHT có kinh nghiệm trong và ngoài trường về

công tác CVHT & rèn luyện.

2.3.4.4. Về tâm lý học đường và đời sống:

Cố vấn học tập:

+ Tự tìm hiểu về quan hệ tình bạn, tình yêu, hôn nhân, gia đình ở lứa tuổi thanh

niên trong lý luận hay trong thực tiễn;

+ Tìm hiểu về kỹ năng sống;

+ Tham gia các khóa hội thảo hay tư vấn về tâm lý học đường, thanh niên;

+ Thu thập, thống kê về những công việc phù hợp và có thu nhập cho sinh viên;

+ Thu thập thông tin về triển vọng của các ngành nghề trong tương lai;

+ Tìm hiểu thông tin về cách thu và chi tiêu trong sinh hoạt đời thường;

Ngoài những cách thực hiện nhằm nâng cao năng lực cố vấn học tập và rèn

luyện riêng cho từng lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ riêng như trên. Tất cả các cố vấn học

tập cần nhận được sự hỗ trợ của nhà trường qua các hoạt động:

- Báo cáo công tác cố vấn học tập hay gửi báo cáo qua mạng trường của các cố

vấn học tập có kinh nghiệm, tâm huyết và làm tốt công tác này.

Page 142: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

135

- Tổ chức hội nghị công tác cố vấn học tập.

- Cố vấn học tập được tham gia các cuộc hội thảo hay hội nghị cố vấn học tập ở

các trường.

- Cố vấn học tập chuyên trách được học các khóa nghiệp vụ về công tác cố vấn

học tập và rèn luyện. [2, 66 -68]

2.4. Giải pháp 4: Thực hiện đánh giá công tác cố vấn và rèn luyện của cố vấn

học tập từng học kỳ

2.4.1. Mục đích:

- Nhằm thúc đẩy hoạt động công tác cố vấn học tập và rèn luyện đạt hiệu quả

cao.

- Kịp thời biểu dương, khen thưởng những cố vấn học tập hoàn thành xuất sắc

nhiệm vụ của mình.

- Làm cơ sở để điều chỉnh quy chế cố vấn học tập và rèn luyện tạo điều kiện cho

sinh viên nhận được sự giúp đỡ từ các cố vấn học tập ngày một nhiều và thiết thực

hơn.

2.4.2. Nội dung:

- Bộ tiêu chí đánh giá

- Hoạt động đánh giá công tác cố vấn học tập.

2.4.3. Cách thực hiện:

- Xây dựng tiêu chí đánh giá công tác cố vấn học tập và rèn luyện về đội ngũ cố

vấn học tập theo trình tự:

+ Tìm hiểu quy chế công tác cố vấn học tập và rèn luyện mới;

+ Tham khảo tiêu chí đánh giá công tác cố vấn học tập và rèn luyện về đội ngũ

cố vấn học tập của các Trường đại học.

+ Biên soạn tiêu chí đánh giá hoạt động CVHT do phòng quản lý học sinh - sinh

viên thực hiện. Do trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi qua tham khảo quy định, quy

chế về công tác cố vấn học tập hay tương đương của 10 Trường đại học trong nước,

đã xây dựng các tiêu chí đánh giá này qua hai phiếu: Phiếu đánh giá hoạt động của

CVHT và Phiếu đánh giá hoạt động của CVHT từ SV. Nên để thực hiện công việc

này, Phòng CTHSSV tiếp tục in phiếu từ bảng 2.1 và 2.2 và trưng cầu ý kiến từ

CVHT.

+ Lấy ý kiến từ các cố vấn học tập

+ Điều chỉnh và trình ban giám hiệu.

Page 143: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

136

- Phát phiếu đánh giá hoạt động của đội ngũ cố vấn học tập cho học sinh - sinh

viên sau mỗi học kỳ

- Trưởng nhóm CVHT tổng hợp và cho thông báo kết quả cho phòng, khoa,

trung tâm có cố vấn học tập và cố vấn học tập trên mạng trước khi bình bầu xét duyệt

cuối học kỳ. [2, 68 – 70]

2.5. Giải pháp 5: Sử dụng phối hợp Email, Website và Forum của bộ phận

CVHT

2.5.1. Mục đích:

- Giúp SV đưa và nhận thông tin nhanh, kịp thời, chính xác mỗi khi có những

vướng mắc hay khó khăn về tâm lý, đời sống; học tập và nghiên cứu; đào tạo; công

tác HSSV và chủ trương chính sách.

- CVHT thực tốt chức năng và nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của mình.

- Làm cơ sở giúp trưởng nhóm đánh giá chính xác và công bằng hoạt động của

CVHT do mình phụ trách.

2.5.2. Cách thực hiện:

- Trung tâm thông tin trường tạo hộp thư Email, Website và Forum của bộ phận

CVHT và sau khi đã chọn và bổ nhiệm CVHT Trung tâm cung cấp tài khoản cho

CVHT.

- CVHT chuyên trách và kiêm nhiệm hướng dẫn cho SV mở tài khoản vào

Email, Website và Forum của bộ phận CVHT để nhận được tư vấn về 4 lĩnh vực như

trên khi có nhu cầu.

- CVHT chuyên trách thuộc khoa mở Email, vào Website và Forum mỗi ngày,

tùy theo thông tin cần được tư vấn, có thể trả lời ngay hay chuyển CVHT chuyên

trách ở 3 phòng và trung tâm khác, hay chuyển cho CVHT kiêm nhiệm trực thuộc

Khoa. CVHT kiêm nhiệm ở mỗi khoa ngoài việc tư vấn những thông tin được chuyển

từ CVHT chuyên trách ở khoa còn trả lời Email, Website và Forum cho các SV do

mình quản lý.

- CVHT chuyên trách thuộc khoa/trung tâm cập nhật các thông báo, quy chế,

quy định liên quan đến SV trên Website bộ phận CVHT.

- SV mở Email, vào Website và Forum mỗi ngày.

- Trưởng nhóm phân công theo dõi việc nhận và tư vấn của CVHT. [2, 71- 72]

Page 144: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

137

2.6. Giải pháp 6: Thực hiện ghi và theo dõi Sổ tay học tập và rèn luyện của

sinh viên

2.6.1. Mục đích

- Giúp SV theo dõi, thực hiện và điều chỉnh kịp thời theo kế hoạch học tập và

quản lý thời gian đã lập từ đầu mỗi học kỳ.

- Giúp SV thay đổi phương pháp học tập nhằm nâng cao kết quả học tập trong

từng học kỳ.

- Giúp CVHT đánh giá chính xác và công bằng kết quả rèn luyện của SV sau

mỗi học kỳ.

2.6.2. Thực hiện

- Phòng CTHSSV soạn Sổ tay học tập và rèn luyện của sinh viên. Trong Sổ tay

này gồm 3 phần: Phần I: Những quy định chung ; Phần II: Kế hoạch học tập của SV ;

Phần III: Đánh giá kết quả rèn luyện.

- CVHT chuyên trách khoa phát Sổ tay học tập và rèn luyện của sinh viên và

hướng dẫn cách lập kế hoạch và ghi Phiếu, tự theo dõi kết quả rèn luyện của sinh viên

ngay từ tuần sinh hoạt đầu khóa và học kỳ.

- CVHT chuyên trách và kiêm nhiệm khoa thực hiện việc xác nhận vào Phiếu

lập kế hoạch học tập của sinh viên ngay sau tuần học mà sinh viên không được điều

chỉnh đăng ký môn học.

- CVHT chuyên trách và kiêm nhiệm khoa theo dõi kế hoạch học tập và thực

hiện rèn luyện của sinh viên theo quy định CVHT.

- SV gặp CVHT chuyên trách và kiêm nhiệm khoa vào những thời điểm đúng

theo Quy định đã thông báo để được xác nhận của CVHT.

- SV tự giác thực hiện việc ghi trong Phiếu tự theo dõi kết quả rèn luyện của sinh

viên. [2, 76 -78]

Trong đó, giải pháp 1 là giải pháp có ý nghĩa quyết định, vì chỉ khi có quy định

với các điều được xác định rõ ràng, chi tiết và phù hợp thì mới có điều kiện để thay

đổi mô hình công tác cố vấn học tập và rèn luyện hiện hành. Do vậy, giải pháp 1 và 2

là 2 giải pháp quan trọng nhất có ý nghĩa chi phối để thực hiện được 4 giải pháp còn

lại. Đồng thời, khi thực hiện được 4 giải pháp 3,4,5, và 6 tác động nhằm hoàn chỉnh 2

giải pháp 1 và 2. Ưu tiên thực hiện 2 giải pháp đầu và sau đó thực hiện đồng bộ 4 giải

pháp còn lại.

Page 145: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

138

3. Kết luận

Công tác cố vấn học tập và rèn luyện của cố vấn học tập là một trong những hoạt

động nhằm thực hiện Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ

Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao

đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ; Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày

27/12/2012 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số điều

của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy. Vì thế, công việc này cần

được duy trì trong các trường đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Trường Đại học Sư phạm

Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh là một trong các trường đầu tiên đào tạo theo hệ thống tín

chỉ ở Việt Nam, càng cần đẩy mạnh công tác cố vấn học tập và rèn luyện của cố vấn

học tập và nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học tập và rèn luyện của cố vấn học tập

theo 6 giải pháp do nhóm nghiên cứu đề xuất. Trong đó, giải pháp 1 và 2 phải được

ưu tiên thực hiện ngay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2007), Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng theo hệ

thống tín chỉ ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng

8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Võ Thị Ngọc Lan, Hoàng Thị Thu Hiền, Nguyễn Thanh Thủy (2014), Đề xuất

giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học tập và rèn luyện của đội ngũ

cố vấn học tập ở Trường Đại học Tp. Hồ Chí Minh. Đề tài cấp trường trọng

điểm.

3. Nguyễn Văn Vân (2014), Báo cáo một số nội dung về công tác cố vấn học tập

theo học chế tín chỉ. www.hcmulaw.edu.vn/…/baocaovecovanhoctapvaquy.

Download 2.2014

Page 146: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

139

HOẠT ĐỘNG CỐ VẤN HỌC TẬP TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

Huỳnh Mỹ Linh1

Tóm tắt

Công tác cố vấn học tập đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp

đỡ sinh viên thích nghi và phát huy khả năng ở môi trường học tập mới. Mô hình cố

vấn học tập tại trường ĐHĐT hoạt động hiệu quả nhờ có sự phối hợp đan xen của các

đơn vị trong hệ thống cố vấn học tập. Mặc dù còn vài vấn đề cần quan tâm nhưng

nhìn chung mô hình làm việc này đạt được kết quả nhất định. Những khó khăn đang

dần được chú ý cải thiện để phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động tư vấn.

1. Đặt vấn đề

Tiếp cận với chương trình đào tạo tiên tiến của thế giới, các trường đại học trong

cả nước ở Việt Nam đã chuyển sang hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Bộ Giáo

dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo

hệ thống tín chỉ theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT. Theo xu hướng chung đó,

trường Đại học Đồng Tháp triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm 2008. Hình

thức đào tạo này cũng kèm theo một số thay đổi về công tác quản lí, giúp đỡ sinh viên

trong học tập và chức danh cố vấn học tập xuất hiện. Tuy nhiên, nhiệm vụ cố vấn và

cách thức hoạt động ở mỗi trường không hoàn toàn giống nhau. Bài viết này chia se

những thành công, khó khăn và đề xuất về mô hình hệ thống cố vấn học tập đang hoạt

động đạt hiệu quả nhất định tại trường Đại học Đồng Tháp.

2. Các đơn vị và cấp độ của hệ thống cố vấn học tập tại trƣờng Đại học Đồng Tháp

2.1. Cấp độ tƣ vấn chung toàn trƣờng

Để thực hiện hoạt động tư vấn chung cho toàn thể sinh viên, nhà trường thành

lập Ban tư vấn sinh viên để thực hiện chức năng cố vấn cho sinh viên trong học tập

và rèn luyện. Ban tư vấn sinh viên sẽ thay thế chức danh cố vấn học tập trước đây.

Thường trực tư vấn sinh viên là bộ phận đại diện cho Ban tư vấn sinh viên, tiếp và

giải quyết những vướng mắc của sinh viên hàng ngày. Thường trực ban tư vấn sinh

viên bao gồm các giảng viên chuyên trách, chuyên viên phòng đào tạo và phòng công

tác sinh viên, cán bộ Đoàn - Hội thực hiện hoạt động tư vấn cho sinh viên về học tập

và các quyền lợi, nghĩa vụ, qui chế sinh viên. Chuyên gia tư vấn cũng thực hiện

nhiệm vụ tư vấn chung, bao gồm các nhà nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực đào

1 ThS – Giảng viên trường Đại học Đồng Tháp

Page 147: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

140

tạo, quản lý sinh viên, tâm lí, kĩ năng sống,.... được giới thiệu từ cấp Khoa hoặc Ban

thường trực tư vấn và được Hiệu trưởng phê duyệt.

2.2. Cấp độ tƣ vấn riêng theo ngành học

Qui chế hoạt động tư vấn nêu rõ đối tượng tư vấn là toàn thể công chức, viên

chức và sinh viên của trường có trách nhiệm tư vấn khi được yêu cầu tư vấn hoặc chỉ

dẫn tới Ban tư vấn sinh viên [3]. Ban tư vấn cấp Khoa chính là Ban chủ nhiệm Khoa,

cán bộ quản lí sinh viên và giảng viên giảng dạy tại các tổ bộ môn. Sinh viên tư vấn

tình nguyện là mắt xích khá quan trọng trong chuỗi hệ thống tư vấn học tập trong đào

tạo tín chỉ tại trường, được tuyển chọn từ sinh viên năm thứ hai, ba thuộc các ngành

đào tạo trình độ đại học tình nguyện, qua tập huấn và được Hiệu trưởng phê duyệt, ra

quyết định. Chu kỳ tư vấn tình nguyện một lớp là 3 học kỳ, tính từ học kỳ mùa thu

năm thứ nhất. Các em thường tư vấn cho những sinh viên thuộc khóa liền sau các em.

3. Mô hình cố vấn học tập hoạt động hiệu quả dựa vào sự phối hợp đan xen của

các đơn vị trong hệ thống cố vấn học tập tại trƣờng ĐHĐT

3.1. Ban tƣ vấn sinh viên

Theo Qui định tổ chức và quản lý hoạt động tư vấn sinh viên trường Đại học

Đồng Tháp, Ban tư vấn sinh viên trực thuộc phòng Công tác sinh viên. Với chức năng

đầu mối và điều dẫn các luồng thông tin tư vấn, Ban tư vấn sinh viên xây dựng nội

quy, quy định về hoạt động tư vấn, duy trì, quản lý các luồng thông tin tư vấn và đảm

bảo chất lượng tư vấn và tham mưu Hiệu trưởng về quản lý và tổ chức hoạt động tự

vấn. Ban tư vấn sẽ lập kế hoạch triển khai nhiệm vụ hàng tháng. Các hoạt động tư vấn

chủ yếu về:

- Pháp luật, qui chế HS-SV về nội qui nhà trường

- Học tập (đăng kí môn học, lựa chọn môn học, học song song hai chương trình,

...) và nghiên cứu khoa học

- Nghề nghiệp, việc làm thêm

- Y tế, sức khỏe, giới tính, tâm lí lứa tuổi

- Nghiệp vụ công tác xã hội, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể

- Đơn từ, khiếu nại

- Quản lí sinh viên [1]

Page 148: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

141

3.2. Thƣờng trực Ban tƣ vấn sinh viên

Các thành viên thường trực của Ban tư vấn sinh viên được phân công nhiệm vụ

hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc về học tập chung cho sinh viên toàn trường, chủ yếu là

các vấn đề trong đào tạo và công tác sinh viên. Thường trực ban tư vấn giải quyết các

vấn đề trong thẩm quyền và đưa ra các chỉ dẫn để sinh viên tìm gặp người tư vấn phù

hợp đối với các nội dung thuộc chuyên ngành. Cán cán bộ thường trực tư vấn sinh

viên tổ chức và phối hợp với cán bộ quản lí sinh viên các Khoa quản lí quản lý đội

ngũ sinh viên tư vấn tình nguyện, điều phối các luồng thông tin, cụ thể bao gồm:

- Xây dựng đội ngũ sinh viên tình nguyện và phân công nhiệm vụ;

- Theo dõi, giám sát, đánh giá định kỳ các hoạt động của sinh viên tình

nguyện;

- Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho sinh viên tư vấn tình nguyện.

- Nhận các đơn từ về học tập, về chế độ, chính sách của sinh viên chuyển đến

các đơn vị chức năng giải quyết và trả về trong thời gian quy định;

- Tư vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại;

- Chuyển vấn đề tư vấn tới các chuyên gia, nhóm chuyên gia hoặc trả lời qua

mạng;

- Ghi lại các vấn đề cần tư vấn vào nhật ký tư vấn. [2]

Hoạt động chủ yếu của hệ thống tư vấn sinh viên trường là hoạt động hỗ trợ giải

quyết đơn theo hình thức một cửa (đơn xin học lại, nghỉ học, học ngành thứ hai, nhận

điểm I, bảo lưu kết quả, ..), hoạt động tư vấn (chọn ngành, pháp luật, qui chế, chính

sách, học tập, rèn luyện, đời sống, sinh hoạt,...), hoạt động tham vấn (tâm lí, sức khỏe

tâm thần, tình yêu, kĩ năng sống,...) và cung cấp thông tin trong và ngoài trường (hỗ

trợ máy tính đọc báo, tra cứu,...).

3.3. Tƣ vấn tình nguyện

Nhiệm vụ chủ yếu là tư vấn, giúp đỡ về việc đăng kí học phần, theo dõi tiến độ

học tập, giải đáp các thắc mắc đơn giản về chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo mỗi

học kỳ, các qui chế, qui định về học tập, rèn luyện, nhắc nhở việc chấp hành pháp

luật, qui định, qui chế. Đồng thời, tư vấn viên cũng ghi nhận và phản ánh kịp thời tới

cấp có thẩm quyền những thắc mắc và khó khăn của tân sinh viên. Sinh viên tình

nguyên tư vấn cũng tư vấn cho Ban cán sự lớp phụ trách tổ chức sinh hoạt lớp hiệu

quả hơn và tham gia sinh hoạt lớp, tham gia các cuộc họp định kỳ về triển khai công

việc cho các lớp do khoa quản lý lớp tổ chức. Đặc biệt, sinh viên tình nguyện tư vấn

Page 149: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

142

được tham gia các khóa bồi dưỡng về năng lực tư vấn. Sinh viên tư vấn chịu sự quản

lý, kiểm tra của đại diện Ban chủ nhiệm Khoa và cán bộ quản lí sinh viên.

4.3. Ban tƣ vấn cấp Khoa, cấp Tổ bộ môn

Ban chủ nhiệm Khoa, các Trưởng bộ môn sẽ tư vấn chuyên môn sâu cho sinh

viên về từng chuyên ngành như: môn học tự chọn, môn học bắt buộc, các môn học

tiên quyết, nghiên cứu khoa học và phương pháp học tập, kĩ năng học tập, phương

pháp học tập các môn học chuyên ngành, tài liệu học tập, tham khảo, các vấn đề thực

tập, rèn luyện nghiệp vụ, ... Bên cạnh đó, tiếp cận với cách làm việc của nhiều trường

học ở nước ngoài, ban tư vấn sinh viên cấp Khoa đã làm tốt công tác giới thiệu về

trường, khoa, ngành, môn học cho sinh viên các khóa mới qua môn học Nhập môn

ngành và giới thiệu các vị trí của khuôn viên trường, văn phòng, thư viện, khu học

tập, làm việc và khu giải trí, sinh hoạt, luyện tập thể thao,....

3.5. Quản lí sinh viên

Cán bộ quản lý sinh viên các Khoa theo dõi hoạt động của nhóm sinh viên tư

vấn tình nguyện, giúp đỡ và phối hợp với nhóm hiện tốt kế hoạch hoạt động hàng

tháng với các lớp đồng thời tổ chức cho lớp đánh giá hoạt động tư vấn của nhóm tư

vấn tình nguyện định kỳ và gửi Phiếu đánh giá về Ban tư vấn sinh viên.

3.6. Giảng viên giảng dạy

Giảng viên với vai trò hợp tác và hỗ trợ công tác cố vấn học tập trong đào tạo

theo học chế tín chỉ, có thể giải đáp thắc mắc và tư vấn cho sinh viên chuyên sâu về

ngành, về từng môn học như:

- Hỗ trợ kĩ năng học tập, phương pháp học tập;

- Rèn phẩm chất ngành nghề;

- Nhắc nhở thực hiện môn học theo tiến độ, chương trình, kế hoạch;

- Thực hiện các qui chế (thi cử), qui định (nề nếp, trang phục…);

- Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, tư vấn lối sống cho sinh viên;

- Theo dõi và nắm rõ được tư tưởng, tâm lý và nguyện vọng của sinh viên để

định hướng uốn nắn kịp thời.

Giảng viên cũng sẽ giải đáp các vấn đề thắc mắc của sinh viên phát sinh trước,

trong và sau môn học.

Page 150: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

143

4. Đề xuất

Hiện nay, hệ thống cố vấn học tập như trên đang hoạt động hiệu quả, đạt những

thành công nhất định và tạo được niềm tin ở sinh viên. Nhiều điểm mạnh và mới trong

công tác này những năm gần đây đang được phát huy. Song, vẫn còn nhiều tình

nguyện tư vấn là sinh viên chỉ mới thực hiện công việc cố vấn ở góc độ hẹp của cố

vấn học tập. Các em đã tư vấn học môn dễ lấy điểm cao, ít thi rớt chứ không phải là

do môn học có kiến thức và kĩ năng phu hợp với nghề hay rất cần thiết cho sau này.

Việc tư vấn chỉ mới đảm bảo nhu cầu trước mắt, chưa chú ý lợi ích lâu dài.

Một số điểm hạn chế khác của công tác cố vấn học tập:

- Số sinh viên tình nguyện tư vấn học tập cần thiết cho số lượng sinh viên ít hơn

mức cần có. Một vài tình nguyện viên là sinh viên khác ngành đào tạo, chưa nắm

vững chuyên ngành mà mình cần tư vấn, chưa có sự liên lạc chặt chẽ (do lịch học

khác nhau, tạm thời chưa khắc phục được).

- Một số sinh viên tình nguyện tư vấn vắng họp định kì nên có nhiều lỗ hổng

trong việc nắm được những quy định cơ bản của chương trình đào tạo do đó còn gặp

nhiều khó khăn trong quá trình hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc của sinh viên.

- Bản thân sinh viên cần được tư vấn chưa chủ động, kỹ năng làm việc độc lập

yếu, vẫn còn lệ thuộc vào cán sự lớp và cố vấn học tập. Nhiều sinh viên khi nghe phổ

biến thông tin thì lơ là, đến lúc gặp vấn đề thì mới tìm hỏi lại, làm mất thời gian công

sức của cố vấn. Cũng có sinh viên không chủ động cầu cứu và cũng không biết cách

tìm người giúp đỡ dẫn đến hậu quả nặng nề khi được phát hiện ra.

Do vậy, công tác cố vấn cần được quan tâm đến vấn đề sau:

4.1. Về quản lí và phân nội dung cố vấn

Ban tư vấn cần phân mảng nội dung và chuyên viên phụ trách để hỗ trợ, tư vấn

đạt hiệu quả cao. Đối tượng được tư vấn cũng nên được phân ra thành các nhóm để tư

vấn theo chuyên đề, chủ điểm:

- Nhóm sinh viên năm nhất: là nhóm cần được tư vấn về qui chế, nề nếp, chương

trình đào tạo, môn học, ngành học, đăng kí học phần, hòa nhập cuộc sống ở đại học,

môi trường học tập, chế độ học bổng, ....

- Nhóm sinh viên năm hai: là nhóm bắt đầu có những vấn đề về cải thiện điểm,

học lại, tích lũy tín chỉ, lựa chọn môn học tự chọn, bắt buộc, nghiên cứu khoa học, rèn

luyện nghiệp vụ, chế độ học bổng, ....

Page 151: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

144

- Nhóm sinh viên năm thứ ba và thứ tư: là nhóm cần hỗ trợ các vấn đề về cải

thiện điểm, lựa chọn chuyên đề, đăng kí, qui trình thực tập, nghiên cứu khoa học,

khóa luận, hồ sơ thực tập, hồ sơ xét tốt nghiệp, định hướng việc làm,...

Cần phân loại hoặc cần quan tâm đến những sinh viên có thành tích trung bình

và diện cảnh báo về học tập vì thông thường các em này ý thức cũng không tốt, thụ

động ít chịu tìm hiểu, học hỏi. Nên quan tâm đặc biệt thường xuyên nhóm đối tượng

này để phát hiện kịp thời những chậm trễ, sai sót của các em giúp các em điều chỉnh

kịp thời, nhất là trong đăng kí môn học.

Ngoài tư vấn về cách học tập, tinh thần thái độ học tập, cũng cần quan tâm hơn

đến việc truyền nhiệt huyết và lòng yêu nghề, sự am hiểu chuyên môn đang đào tạo

của người tư vấn để giúp sinh viên đam mê trong học tập.

4.2. Về hình thức, cách thức cố vấn

Những việc làm cần thiết hiện tại có thể là:

- Dự đoán những khó khăn chung của sinh viên ở một vài thời điểm và tổ chức

cung cấp thông tin bằng phương tiện thông tin rộng rãi của trường (bảng thông báo,

website, chương trình phát thanh học đường;

- Cập nhật mới, hấp dẫn trang web của ban tư vấn với những thông tin nhằm

hướng dẫn, trao đổi giải đáp thắc mắc của sinh viên.

- Tận dụng xu hướng sử dụng các trang mạng xã hội của giới tre để cung cấp

thông tin tư vấn.

- Cần linh hoạt hình thức cố vấn (gặp trực tiếp, điện thoại, mạng xã hội,

email,….).

- Khuyến khích giảng viên dạy lồng ghép tư vấn trong và ngoài bài dạy, giờ ra

chơi.

4.3. Hồ sơ và bồi dƣỡng định kì kĩ năng, kiến thức cho tƣ vấn tình nguyện

Ban tư vấn sinh viên, quản lí sinh viên, Đoàn thanh niên thường xuyên kiểm tra

việc cập nhật thông tin từ phía sinh viên tình nguyện cố vấn học tập để nắm bắt tình

hình công tác này và theo dõi thông tin để lắng nghe ý kiến, góp ý. Tổ chức thi cố vấn

học tập trong sinh viên để khơi dậy tinh thần tự nguyện, sự ham thích của các em và

nâng cao kiến thức, kĩ năng tư vấn. Tổ chức bình xét cố vấn, tư vấn viên học tập giỏi

để tăng ý thức trách nhiệm và để khuyến khích cố vấn học tập làm việc.

Page 152: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

145

5. Kết luận

Các trường đại học Việt Nam đã chuyển dần sang đào tạo theo học chế tín chỉ.

Công tác cố vấn học tập đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp đỡ sinh

viên. Mặc dù còn vài vấn đề cần quan tâm nhưng nhìn chung mô hình làm việc với sự

phối hợp chặt chẽ về hình thức, nội dung của các bộ phận trong hệ thống đã hoạt động

hiệu quả và đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, mô hình này cũng cần được chú ý

phát huy và cải thiện một số mặt để hoạt động tư vấn càng hiệu quả, giải quyết những

khó khăn của sinh viên trong học tập tín chỉ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thông báo về việc thành lập Ban tư vấn sinh viên, Trường Đại học Đồng Tháp,

số 250/TB-ĐHĐT, ngày 16/9/2013.

2. Thông báo qui định tạm thời về hoạt động của cố vấn học tập, số 280/TB-

ĐHĐT, ngày 1/10/2013.

3. Qui định tổ chức và quản lý hoạt động tư vấn sinh viên trường Đại học Đồng

Tháp, 10/2013.

4. Thông báo triển khai hoạt động hỗ trợ sinh viên của Phòng thường trực ban tư

vấn sinh viên, Trường Đại học Đồng Tháp, số 402/TB-ĐHĐT, ngày 2/12/2013.

5. Phan Quang Thế, Đào tạo theo hệ thống tín chỉ tạo động lực cho sự phát triển

năng lực cá nhân của người học, Tham luận tại Hội thảo khoa học “Đào tạo

liên thông trong Hệ thống tín chỉ”, Trường ĐH Kĩ thuật Công nghiệp Thái

Nguyên.

Page 153: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

146

VAI TRÒ CỦA CỐ VẤN HỌC TẬP TRONG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ Ở

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH

Nguyễn Thị Nhung1

Hà Thị Lan Dung2

1. Đặt vấn đề

Trường Đại học công nghiệp Quảng Ninh đã tổ chức đào tạo theo học chế tín

chỉ từ năm học 2010-2011. Việc chuyển đổi từ hình thức đào tạo niên chế sang hình

thức đào tạo tín chỉ đã tạo một bước ngoặt lớn đối với cả người dạy và người học. Một

trong những công tác quan trọng của nhà trường là việc thành lập đội ngũ cố vấn học

tập nhằm đáp ứng được nhu cầu thông tin của sinh viên và tạo điều kiện thuận lợi cho

sinh viên trong suốt quá trình học tập ở bậc Đại học. Cố vấn học tập là người tư vấn

và hỗ trợ sinh viên phát huy tối đa khả năng học tập, lựa chọn học phần phu hợp để

đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm thích hợp; theo dõi thành

tích học tập của sinh viên nhằm giúp sinh viên điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa

chọn đúng trong quá trình học tập. Ngoài ra, cố vấn học tập còn giám sát hoạt động

học tập của sinh viên, giúp sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của quy chế đào

tạo, nắm được chương trình đào tạo và phương pháp học tập mới ở bậc Đại học. Vì

vậy, có thể nói rằng cố vấn học tập có vai trò then chốt trong mối quan hệ nhà trường

với sinh viên giúp sinh viên thành công trong học tập.

2. Nhiệm vụ cơ bản của cố vấn học tập

Sinh viên trong hệ thống đào tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi phải biết tự chủ và

tự chịu trách nhiệm trong việc học tập của mình. Để làm tốt việc này cần có một bộ

phận phụ trách tư vấn học tập cho các em, đó là những cố vấn học tập. Công tác cố

vấn học tập tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh được quy định rõ ràng trong

Quy chế Công tác cố vấn học tập cho sinh viên đại học và cao đẳng hệ chính quy theo

học chế tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 332 /2011/QĐ-ĐT ngày 08 tháng

07 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường đại học Công nghiệp Quảng Ninh. Quy chế này

quy định rõ 03 vấn đề chủ đạo đối với công tác làm cố vấn học tập bao gồm:

- Tiêu chuẩn và quy trình bổ nhiệm cố vấn học tập

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cố vấn học tập

- Hoạt động của cố vấn học tập

1 ThS – Giảng viên bộ môn Lý luận Chính trị, trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

2 ThS – Giảng viên bộ môn Lý luận Chính trị, trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

Page 154: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

147

Ơ đây, tác giả chỉ xin làm rõ những nhiệm vụ cơ bản của cố vấn học tập, thực tế

đã và đang được triển khai thực hiện tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh. Cố

vấn học tập có nhiệm vụ sau:

Hướng dẫn sinh viên nắm vững các quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào

tạo và các quy định của nhà trường liên quan đến quyền và nghĩa vụ của sinh viên;

Tư vấn cho sinh viên phương pháp học đại học, phương pháp tự học và kỹ

năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, tài liệu học tập;

Thảo luận và hướng dẫn cho sinh viên chương trình đào tạo toàn khóa và cách

lựa chọn học phần, tuân thủ các điều kiện tiên quyết của từng học phần;

Hướng dẫn quy trình, thủ tục cho sinh viên đăng ký học phần, hủy đăng ký học

phần, xây dựng kế hoạch học tập cá nhân cho từng học kỳ;

Ký chấp nhận hoặc từ chối vào phiếu đăng ký học phần cho sinh viên;

Thảo luận và trợ giúp sinh viên trong việc lựa chọn nơi thực tập, lựa chọn đề

tài khóa luận, tiểu luận, đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp với năng lực, nguyện

vọng và định hướng nghề nghiệp của sinh viên;

Nhắc nhở động viên sinh viên khi thấy kết quả học tập của họ giảm sút hoặc có

nguy cơ giảm sút.

Ngoài những nhiệm vụ chính trên, cố vấn học tập còn tham gia công tác quản

lý sinh viên và làm tốt các công việc khác như sau:

Tham gia các cuộc họp, tập huấn về công tác cố vấn học tập theo yêu cầu của

nhà trường. Kết thúc khóa tập huấn, phải nắm vững mục tiêu, chương trình đào tạo,

tiến trình đào tạo, các học phần bắt buộc, tự chọn các hình thức đào tạo cũng như các

quy trình liên quan đến công tác đào tạo và quản lý sinh viên;

Xây dựng bản kế hoạch hoạt động của cố vấn học tập theo năm học;

Xây dựng và công khai lịch tiếp sinh viên, thời gian và địa điểm tiếp sinh viên

định kỳ, cung cấp cho sinh viên số điện thoại, email và các phương tiện liên lạc khác

để sinh viên liên lạc trong trường hợp cần thiết;

Bàn giao đầy đủ, kịp thời khi chuyển giao nhiệm vụ cố vấn học tập cho người

khác theo sự phân công của nhà trường.

Như vậy, có thể nói rằng cố vấn học tập có vai trò đặc biệt quan trọng là một

nhân tố then chốt trong mối liên hệ giữa nhà trường- sinh viên – thị trường lao động.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, cố vấn học tập phải là người vừa có “ Tâm”

vừa có “ Tài”, là một chuyên gia tư vấn về học tập và việc làm cho sinh viên, đồng

hành cùng sinh viên trong quá trình học tập.

Page 155: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

148

3. Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác cố vấn

Trong những năm qua thực hiện quy trình đào tạo theo học chế tín chỉ, trường

Đại học Công nghiệp Quảng Ninh đã thu được những kết quả như: Xây dựng, cấu trúc

lại 09 chương trình giáo dục ngành và chuyên ngành trình độ đại học, 17 chương trình

giáo dục ngành và chuyên ngành trình độ cao đẳng; tổ chức biên soạn và ban hành

248 chương trình chi tiết học phần trình độ đại học, 444 chương trình chi tiết trình độ

cao đẳng; Quy trình đánh giá, cho điểm; Quy trình quản lý điểm; Chuẩn đầu vào; Quy

trình đăng ký môn học, xét tốt nghiệp; Ban hành Quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ

của trường đại học Công nghiệp Quảng Ninh....Có được sự thành công đó phải kể tới

sự đóng góp to lớn của đội ngũ cố vấn học tập.

Nhà trường đã thành lập được Hội đồng cố vấn cấp trường, hình thành một đội

ngũ cố vấn học tập thường xuyên hoạt động tư vấn cho sinh viên trong quá trình học

tập tại trường (cụ thể nhà trường đã sắp xếp thời gian, địa điểm yêu cầu các giảng viên

cố vấn học tập chủ thông báo cho sinh viên biết để tiếp xúc 1 giờ/tuần ).

Nhà trường đã xây dựng được hệ thống văn bản hướng dẫn hoạt động cho cố

vấn học tập và sinh viên như: Sổ tay cố vấn học tập, sổ tay sinh viên, những điều sinh

viên cần biết, hệ thống mẫu biểu, đơn giúp sinh viên thuận tiện trong quá trình đăng

ký học phần môn học và giải quyết các nguyện vọng của cá nhân.

Sinh viên nhà trường bước đầu thích ứng với yêu cầu, đòi hỏi của quá trình đào

tạo theo học chế tín chỉ.

Cho đến thời điểm hiện tại, công tác cố vấn học tập của nhà trường đã tương đối

đi vào nề nếp, phần lớn giảng viên được phân công làm nhiệm vụ cố vấn học tập đã

quen dần với việc thực hiện những nhiệm vụ theo quy định và sinh viên cũng ý thức

rõ hơn về vai trò của cố vấn học tập ngay từ khi vào trường cho đến lúc tốt nghiệp ra

trường. Vì vậy, những vấn đề vướng mắc nảy sinh trong quá trình học tập của sinh

viên đã được giải quyết kịp thời thông qua sự phối hợp của cố vấn học tập với các đơn

vị phòng ban chức năng.

Bên cạnh những kết quả đạt được trên, công tác cố vấn học tập ở trường Đại học

Công nghiệp Quảng Ninh vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế.

Hầu hết cố vấn học tập của trường đều là giảng viên nên phần lớn không có đủ

thời gian để thực hiện các công việc liên quan đến cố vấn học tập. Thời gian làm việc

chủ yếu của giảng viên là giảng dạy trong đó đa số giảng viên đều giảng dạy vượt giờ

chuẩn theo quy định (có một số giảng viên vượt tới 300% số tiết giảng theo quy định)

đồng thời còn tham gia công việc của bộ môn, khoa, trường, lại vừa làm cố vấn học

Page 156: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

149

tập cho hàng trăm sinh viên. Vì vậy, đôi khi cố vấn học tập không thể hoàn thành tốt

nhiệm vụ cố vấn của mình.

Thời gian làm việc chủ yếu của giảng viên là giảng dạy và tham gia nghiên cứu

khoa học. Công tác cố vấn học tập đôi khi chỉ được coi như là một nhiệm vụ thứ yếu,

bị bắt buộc phải làm.

Một số cố vấn học tập là những giảng viên tre mới chuyển đến công tác tại

trường chưa lâu nên chưa nắm bắt hết các quy định có liên quan đến công tác đào tạo,

công tác sinh viên cũng như nhiều những quy định khác có liên quan. Họ gặp khá

nhiều khó khăn trong khi làm việc với sinh viên, dẫn những sai sót, những hiểu lầm

không đáng có… Thường thì, cố vấn học tập mới chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn sinh

viên cách thức đăng ký thời khóa biểu ở đầu mỗi học kỳ mà chưa đủ kiến thức, kinh

nghiệm để giúp sinh viên bố trí, sắp xếp kế hoạch học tập cho toàn khóa cho phù hợp

với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của sinh viên.

Chế độ đãi ngộ đối với cố vấn học tập hiện nay cũng chưa thỏa đáng, điều đó, ít

nhiều ảnh hưởng tới tinh thần làm việc họ.

Từ những thành công và hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện công tác cố

vấn học tập tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, nhằm góp phần nâng cao

chất lượng công tác cố vấn học tập đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo theo học chế tín

chỉ, cần tiếp tục tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

- Về phía nhà trường

Để phát huy vai trò, chức năng và nhiệm vụ của cố vấn học tập trong đào tạo

theo học chế tín chỉ, nhà trường cần thiết phải xây dựng quy trình công tác cố vấn học

tập một cách khoa học, đồng thời phải tổ chức các buổi hội thảo bồi dưỡng kỹ năng cố

vấn, giải quyết vấn đề liên quan đến công tác cố vấn học tập cho lực lượng giảng viên

tre. Thù lao cho công tác cố vấn học tập đã được tính vào giờ chuẩn nhưng cần phải

có chính sách khen, thưởng đối với các cố vấn học tập hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhà

trường thực hiện tốt việc này sẽ kích thích cố vấn học tập hoàn thành tốt hơn nhiệm

vụ được giao.

Bên cạnh đó, nhà trường cần tăng cường hơn nữa vai trò của phòng Công tác

học sinh sinh viên trong việc tư vấn cho sinh viên về các thủ tục hành chính, các vấn

đề về đời sống học đường, vv… thông qua các hình thức tư vấn trực tiếp, tư vấn qua

e-mail, đặc biệt, cần công khai hóa một cách đầy đủ các thủ tục liên quan đến sinh

viên và hướng dẫn chi tiết trên website của trường để sinh viên dễ dàng thực hiện

nhằm giảm bớt nhiệm vụ cho cố vấn học tập.

Page 157: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

150

- Về phía cấp khoa, bộ môn

Mỗi khoa nên cử một chuyên viên chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của

cố vấn học tập cho tất cả các lớp trong khoa và có sự phối hợp với các phòng ban

chức năng trong trường để đảm bảo được tính tập trung, chuyên nghiệp của công tác

cố vấn. Có như vậy, những vấn đề vướng mắc liên quan đến sinh viên sẽ được giải

quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả.

- Về phía các cố vấn học tập

Cố vấn học tập phải nắm chắc chương trình đào tạo mà sinh viên đang theo học,

cập nhật kịp thời những thông tin mới từ phía bộ môn, khoa, nhà trường để kịp thời

phổ biến cho sinh viên. Cố vấn học tập cần thường xuyên liên lạc, tiếp xúc với ban

cán sự lớp và cả lớp thông qua các buổi họp lớp để kịp thời giải quyết các vấn đề mà

sinh viên đang thắc mắc.

4. Kết luận

Công tác cố vấn học tập cho sinh viên trong quá trình học tập tại các trường Cao

đẳng Đại học hiện nay nói chung và tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh nói

riêng là khâu vô cùng quan trọng và cần thiết không thể thiếu được trong quy trình

đào tạo theo học chế tín chỉ. Công việc này chỉ có thể thực hiện tốt khi đội ngũ cố vấn

học tập thực sự nỗ lực, đề cao trách nhiệm coi sinh viên như con em mình, luôn nghĩ

sinh viên không hoàn thành nhiệm vụ học tập là công tác cố vấn học tập chưa đạt yêu

cầu. Vì vậy, để đạt được hiệu quả tốt trong công tác cố vấn học tập cần phải có sự hợp

tác giữa các đơn vị phòng khoa và đội ngũ cố vấn học tập, đặc biệt là mối quan hệ

giữa sinh viên với cố vấn học tập, có như vậy mới tạo nên sự thành công trong việc tổ

chức đào tạo theo học chế tín chỉ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ThS. Nguyễn Thị Thúy Hạnh, ThS. Nguyễn Thị Thủy Chung , Nâng cao vai

trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ, trường Đại học

Thương Mại.

2. Quy chế Công tác cố vấn học tập cho sinh viên đại học và cao đẳng hệ chính

quy theo học chế tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 332 /2011/QĐ-ĐT

ngày 08 tháng 07 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường đại học Công nghiệp

Quảng Ninh.

3. ThS. Vũ Kim Tường, Thực trạng và giải pháp về công tác cố vấn học tập ở

trường Đại học Hùng Vương, trường Đại học Hùng Vương.

Page 158: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

151

VÀI NÉT VỀ CÔNG TÁC CỐ VẤN HỌC TẬP TRONG ĐÀO TẠO THEO

HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM KON TUM

Trƣơng Thị Minh Nguyệt1

1. Đặt vấn đề

Cố vấn học tập (CVHT) có vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong đào

tạo theo học chế tín chỉ. Mỗi cố vấn học tập là nhân tố then chốt trong mối quan hệ

nhà trường – sinh viên (SV), là chuyên gia tư vấn về học tập, quản lí sinh viên trong

suốt quá trình học tập.

Tại trường CĐSP Kon Tum, sinh viên người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ khá lớn

(554/1104 SV) chiếm 50,18%. Đặc điểm của SV người dân tộc thiểu số thường nhút

nhát, phần lớn ít giao tiếp, ít trao đổi với bạn. Đối với giáo viên, những SV này càng

rụt rè hơn. Trong học tập, tính tự học, hợp tác và khả năng tư duy của HS dân tộc

thiểu số thường kém hơn SV người kinh. Vì vậy, nhiều SV không biết lập kế hoạch

học tập, đối với nghiên cứu khoa học lại càng khó khăn…. Bằng chứng là năm học

2012-2013, 2013-2014, có không ít SV bị điểm D, không đủ điểm tích lũy. Tuy nhiên,

các em lại có năng khiếu về hoạt động bề nổi như văn nghệ, thể thao. Vì vậy, CVHT

cần phải có biện pháp để tư vấn, giúp đỡ đối tượng SV này nhằm phát huy mặt mạnh

cũng như giúp SV manh dạn hơn, chủ động hơn trong học tập, nghiên cứu khoa học

cũng như tìm việc làm.

2. Thực trạng công tác cố vấn học tập của giảng viên trƣờng CĐSP Kon Tum

Năm học 2014-2015, trường CĐSP Kon Tum có 33 lớp với tổng số sinh viên là

1104. Đội ngũ giảng viên được giao nhiệm vụ làm CVHT có trình độ như sau (xem

bảng)

Bảng: Trình độ đội ngũ giảng viên đƣợc giao nhiệm vụ cố vấn học tập

Số lớp Số

CVHT

Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học

33 21 0 9 12

Từ số liệu trên cho thấy không phải mỗi giảng viên làm CVHT cho một lớp mà

có giảng viên phải thực hiện công việc CVHT đến 2 hoặc 3 lớp, điều này cũng khó

khăn cho GV khi thực hiện đúng nhiệm vụ của một CVHT vì GV còn phải đứng lớp,

1 ThS – Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum

Page 159: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

152

nghiên cứu khoa học và công tác đoàn thể. Mặt khác, từ số liệu trên cũng cho thấy đội

ngũ giảng viên làm công tác CVHT chủ yếu có trình độ đại học (chiếm 57,14%), thạc

sỹ chiếm 42,86%, không có CVHT nào có trình độ tiến sỹ. Do vậy các GV này có nhu

cầu đi học để nâng cao trình độ nên việc duy trì cùng một CVHT cho một lớp trong

suốt khóa học rất khó thực hiện. Vì vậy nhiều lớp phải liên tục thay đổi CVHT không

chỉ trong năm mà cả trong từng kì. Điều này gây khó khăn cho cả lớp và CVHT vì lại

phải mất một thời gian làm quen, tìm hiểu SV. Hơn nữa, số giảng viên tre mới tốt

nghiệp đại học nên kinh nghiệm về công tác hướng dẫn SV nghiên cứu khoa học, làm

bài tập lớn còn hạn chế. Đa số giảng viên chưa thực hiện đúng nhiệm vụ của một

CVHT mà chỉ thực hiện vai trò là một giáo viên chủ nhiệm lớp. Bởi ở trường CĐSP

Kon Tum, CVHT và giáo viên chủ nhiệm là một. Các giảng viên mới chỉ thực hiện

được nhiệm vụ quản lí SV thực hiện những nội quy của nhà trường, xử lí SV vi phạm,

nắm diễn biến tư tưởng, tình cảm của SV, là cầu nối giữa khoa – nhà trường và SV.

Đa số CVHT cho rằng nhiệm vụ cơ bản của mình là giúp cho lớp ngoan, không vi

phạm các nội quy, quy chế, tham gia sôi nổi các hoạt động của trường; nhắc nhở SV

không bỏ tiết … Vì thế các CVHT du quan tâm đến SV nhưng công tác cố vấn cho

SV về việc sắp xếp kế hoạch học tập, về nghiên cứu khoa học vẫn gặp nhiều khó

khăn, chưa thực hiện hiệu quả.

Mặt khác, như đã nêu ở trên: vừa làm CVHT vừa làm GVCN, công việc rất

nhiều, họ lại đều là giảng viên, không ít người phải dạy vượt số tiết quy định, mặt

khác nhiều người cho rằng ở trường CĐSP Kon Tum du đã chuyển sang đào tạo theo

học chế tín chỉ nhưng các học phần cho một lớp chuyên ngành là cố định, không thay

đổi nên không lập kế hoạch học tập cho các đối tượng SV khác nhau. Thêm vào đó

một số SV thụ động, nếu không được hỏi đến thì không có ý kiến gì, không biết tự

xây dựng kế hoạch học tập cho mình. Cá biệt có những SV không thường xuyên quan

tâm đến điểm học tập của mình hiện tại có ảnh hưởng đến việc tốt nghiệp hay không,

có cần cải thiện hay không. Do đó, với một số học phần bắt buộc, kiến thức hàn lâm

như toán cao cấp, giải tích, lí luận chính trị... việc giúp SV lên kế hoạch học lại, thi lại

rất cần được CVHT hướng dẫn, tư vấn kế hoạch học và thi.

Đặc biệt đối với công tác nghiên cứu khoa học, cụ thể là việc hướng dẫn làm

bài tập lớn, đề án tốt nghiệp thì hầu như CVHT cho rằng đã có giảng viên hướng dẫn

và SV đã lớn, có thể tự tìm hiểu trên mạng hoặc các anh chị lớp trên.

Nhưng nhiệm vụ chủ yếu của một CVHT là tư vấn và giúp đỡ về phương pháp

học tập và nghiên cứu khoa học; hướng dẫn tham gia các hoạt động học thuật; tư vấn

hướng nghiệp và việc làm cho sinh viên thì nhiều GV còn lúng túng và thực hiện qua

loa. Điều này ảnh hưởng đến niềm tin của SV vào GV và các em khó khăn trong hoạt

Page 160: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

153

động học tập và nghiên cứu khoa học, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà

trường. Năng lực đầu vào của SV trường CĐSP Kon Tum thấp hơn so với các trường

khác, đặc biệt là SV người dân tộc thiểu số tính chủ động trong học tập rất hạn chế,

đòi hỏi các CVHT phải phát huy vai trò, nhiệm vụ của mình, phải gần gũi, nhiệt tình

hướng dẫn và phải có năng lực nhất định thì mới giúp SV hiệu quả trong học tập và

nghiên cứu khoa học.

Hơn nữa, một số CVHT có trình độ chuyên môn không đúng chuyên ngành với

lớp được giao làm CVHT nên việc tổ chức một số hoạt động về tư vấn học tập, nghiên

cứu khoa học và việc làm gặp không ít khó khăn . Việc quản lí SV trên cương vị

CVHT có một số điểm mới so với GVCN mà một số CVHT chưa nắm bắt kịp.

Đối với vấn đề rèn luyện nghiệp vụ chuyên môn hầu hết các CVHT rất quan

tâm. Nhưng để làm tốt được điều này cần chú ý rất nhiều vấn đề từ nội dung, hình

thức tổ chức, bố trí thời gian của cả CVHT cũng như của SV. Việc hướng dẫn, kiểm

tra, nhất là khi công việc cũng mới me không thể thiếu sự điều hành, quản lý, chỉ dẫn

của CVHT hoặc giảng viên có trình độ chuyên môn. Tuy nhiên một CBGD có thể

phải làm CVHT cho hai, ba lớp, ngoài ra còn phải làm CVHT các lớp không đúng

chuyên ngành đào tạo của mình nên việc thực hiện kế hoạch, kiểm tra, giám sát, giúp

đỡ, tư vấn cho SV rất khó.

Về vấn đề tư vấn việc làm cho SV, hầu hết CVHT chưa thực hiện được và là

một vấn đề khó khăn. Mọi người cho rằng đương nhiên học nghề gì thì phải làm đúng

nghề đó. Chưa có một nghiên cứu quy định, hướng dẫn cụ thể về việc tạo điều kiện

cho SV làm thêm. Thiết nghĩ quy định này rất cần thiết vì chỉ như vậy các CVHT mới

có cơ sở để tư vấn cho SV không làm ảnh hưởng đến các tiêu chí thi đua khác. Một

số trường khi tổ chức chiêu sinh, họ có đưa ra vấn đề giới thiệu việc làm thêm, quy

định giờ được làm thêm đối với từng loại đối tượng...

Về mặt tổ chức các buổi họp với lớp SV thì hầu hết các CVHT đều làm đúng

theo quy định của nhà trường, tức là một tuần một buổi trên một lớp. Hồ sơ sổ sách

của các CVHT cũng thực hiện đúng các yêu cầu của trường, tuy nhiên để có thể nâng

cao hiệu quả hoạt động của CVHT cần phải bổ sung, chỉnh sửa bảng biểu, hồ sơ quản

lý đối với công tác này cụ thể và chi tiết hơn nữa. Hơn nữa hiện nay việc ghi chép, tạo

lập hồ sơ của CVHT mất nhiều thời gian mà chưa có tính cập nhật thông tin, lí do

CVHT chưa biết cách phối hợp với các phòng ban khoa tổ tiếp cận thông tin, trích lục

thông tin, việc mày mò làm thủ công sẽ không tiết kiệm thời gian và công sức…

Page 161: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

154

Việc phối hợp giải quyết công việc của các CVHT và hội đồng CVHT chưa cao.

Thông thường nếu gặp khó khăn thì CVHT tự giải quyết hoặc tìm sự giúp đỡ từ các

khoa.

Hiện nay là năm thứ năm nhà trường triển khai phương thức đào tạo theo học

chế tín chỉ, nhưng một số CVHT cũng mới chỉ bắt tay vào công việc này lần đầu tiên

do đó vẫn còn rất lúng túng trong công việc, ví dụ chưa tư vấn tốt việc lập kế hoạch

học tập, đăng kí học lại, học vượt cho SV, tham mưu về tổ chức cho SV học các học

phần chung, cũng như tổ chức cho SV đăng ký trước các học phần tự chọn, tư vấn

việc làm...

3. Một số biện pháp nâng cao vai trò của CVHT tại trƣờng CĐSP Kon Tum

3.1. Nghiên cứu các văn bản liên quan đến công tác CVHT

Chỉ khi các CVHT nghiên cứu kĩ các văn bản này mới có thể có hướng tư vấn,

giáo dục tốt cho SV. Những quy định liên quan trực tiếp đến quá trình học tập của SV

cần lưu ý những điều sau:

- Điều 10 (Đăng kí khối lượng học tập) và điều 12 (Đăng kí học lại, miễn giảm

học phần Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể chất, Tiếng Anh, Tin học cơ bản) cần

được phổ biến, nhắc nhở thực hiện vào đầu mỗi học kì.

- Điều 21, 22 (Cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần; cách tính điểm

trung bình chung) cần triển khai cho SV, đặc biệt là SV năm thứ nhất để SV biết cách

đọc bảng điểm, tự tính điểm. Cũng cần lưu ý cho SV rằng 5.5 trong thang điểm 10

tương ứng với điểm C (điểm trung bình) trong thang điểm 4 nhưng điểm trung bình

chung trong thang điểm 10 là 5.5 chưa chắc đó tương ứng với 2.0 trong thang điểm 4.

- Điều 14, 15 (Xếp hạng năm đào tạo và học lực; Bị buộc thôi học) cần phải

được thường xuyên nhắc nhở. Theo đó nếu SV nào có điểm xếp hạng năm học dưới

mức quy định, thời gian học vượt quá thời gian cho phép hoặc bị kỉ luật do thi hộ, nhờ

người thi hộ sẽ bị buộc thôi học. Đặc biệt nếu hai lần thi hộ hoặc nhờ người thi hộ còn

bị xúa tên khỏi danh sách SV của trường mà không được chuyển sang chương trình

đào tạo khác. Việc xếp hạng năm đào tạo phụ thuộc vào số tín chỉ mà SV tích lũy

được chứ không phụ thuộc vào khóa mà SV đang theo học.

3.2. CVHT cần tƣ vấn cho SV cách tìm hiểu thông tin, liên hệ công việc liên

quan đến công tác học tập và rèn luyện

Đồng thời với việc phổ biến các văn bản liên quan đến quá trình học tập và rèn

luyện của SV thì CVHT cần giới thiệu cho SV, đặc biệt là những SV năm đầu cách

tìm hiểu thông tin như cách đăng kí học phần, các loại đơn từ, cách kiểm tra kết quả

Page 162: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

155

học tập, rèn luyện ở các phòng ban nào, vị trí ở đâu hoặc trong tài liệu nào, trang

thông tin điện tử nào?

3.3. CVHT cần xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đoàn có chất lƣợng.

Phát huy vai trò của cán bộ lớp, cán bộ Đoàn

Đối với các trường chuyên nghiệp BCS, BCH đóng vai trò rất quan trọng. Hầu

hết các hoạt động của lớp CVHT chỉ đóng vai trò chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đôn

đốc còn việc lên kế hoạch, triển khai hoạt động thì BCS, BCH thực hiện.

Đối với các lớp học năm thứ nhất việc xác định một số SV có năng lực lãnh

đạo là khó khăn, vì vậy CVHT có thể cho SV trong lớp tự bình chọn hoặc đề cử các

SV có điểm đầu vào cao. Điều quan trọng là sau khi được bầu chọn thì CVHT có

trách nhiệm đào tạo họ trở thành những người làm việc hiệu quả. Để thực hiện được

điều đó CVHT trước tiên phải hướng mỗi SV ở các chức vụ khác nhau nhiệm vụ của

mình, ngoài ra cần giới thiệu cho họ một số cán bộ lớp, cán bộ Đoàn ở các lớp trên để

họ có thể tự học hỏi thêm.

Đối với các lớp năm thứ hai hoặc ba, CVHT trên cơ sở đó tìm hiểu về tư cách

SV, sự tư vấn của các CVHT năm trước tư vấn, hướng cho SV lựa chọn những SV

xứng đáng để bầu chọn vào BCS, BCH.

Sau khi đó được bầu chọn CVHT phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực

hiện nhiệm vụ của BCS, BCH, phải làm thế nào để họ trở thành những người luôn chủ

động trong trong công việc, tự giác nhận kế hoạch từ khoa hoặc BCH liên chi, lên kế

hoạch, phân công nhiệm vụ và theo dõi thực hiện. Tất nhiên đồng thời với việc đó

BCH, BCS cần báo cáo với CVHT để được theo dõi, uốn nắn và tư vấn thêm.

CVHT nên phát huy vai trò của BCS, BCH trong quá trình theo dõi diễn biến tư

tưởng của SV, nhất là diễn biến tư tưởng trong giai đoạn chính trị có nhiều vấn đề vì

họ là những người gần gũi với toàn thể SV trong lớp hơn CVHT, mọi SV đều dễ dàng

bộc lộ quan điểm của mình trong cả quá trình học tập, hoạt động cùng với lớp.

3.4. Xây dựng kế hoạch giúp đỡ SV cá biệt

Trong một lớp học có thể xuất hiện một số các SV cá biệt như những SV lười

học, không tham gia các hoạt động tập thể…Để có thể cải tạo được số SV này trước

hết CVHT cần biết các nguyên nhân dẫn đến thái độ học tập, sinh hoạt đó. Thông

thường SV đó lớn (trên 18 tuổi) và muốn được tôn trọng, thể hiện cái tôi của mình nên

CVHT nên tìm cách tâm sự, khuyên bảo, kịp thời cảnh báo về kết quả học tập, rèn

luyện hơn là việc quát nạt. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết CVHT có thể liên hệ

với phụ huynh để kết hợp các biện pháp giáo dục phu hợp.

Page 163: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

156

Trong các lớp học hiện nay có một phần không nhỏ các SV là người dân tộc

thiểu số. Như đã phân tích ở trên, những SV này đa phần ít muốn giao tiếp với các

bạn người kinh, không trao đổi chính kiến của mình trong hoạt động nhóm, lớp, nhút

nhát…vì vậy CVHT cần chủ động gần gũi, trò chuyện để giúp các en bộc lộ mình,

tháo gỡ những khó khăn trong học tập. CVHT cũng cần tổ chức các hoạt động nhóm

và phân công các SV này vào các nhóm có các SV mạnh dạn, sôi nổi. Điều này sẽ dễ

dàng thực hiện hơn khi CVHT phối hợp với vai trò là giảng viên (tức là trực tiếp

giảng dạy).

3.5. Phát huy những điểm mạnh của SV dân tộc thiểu số

Phát huy điểm mạnh của các SV là người dân tộc thiểu số cũng chính là giúp các

em nhanh chóng hòa nhập với môi trường cao đẳng sư phạm, tự tin vào bản thân và

làm cho các hoạt động bề nổi của lớp đạt hiệu quả cao. Các CVHT phải tìm ra thế

mạnh của từng SV, khuyến khích, động viên các em tham gia phong trào. Nếu được

có thể đề cử cho các em giữ một chức vụ nào đó trong BCS, BCH để các em thấy

được sự tôn trọng của CVHT với người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên cũng cần lưu ý

rằng các em cũng rất dễ bỏ cuộc nếu không đạt được thành tích như mong đợi vì vậy

phải có sự kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn, động viên một cách thường xuyên.

3.6. Hƣớng dẫn SV NCKH, tìm việc làm

Tư vấn về nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ của CVHT. Chính

vì vậy từ đầu học kì II các CVHT đó phải xây dựng kế hoạch để phổ biến về tiêu

chuẩn, các bước thực hiện, các mẫu những vấn đề thường gặp tham gia làm bài tập

lớn hay một đề án tốt nghiệp. Bài tập lớn giúp các em từng bước tiếp cận, làm quen

với phương pháp nghiên cứu khoa học, rèn luyện kĩ năng tự học, tổng hợp vấn đề từ

tài liệu là một yêu cầu cấp thiết cho công việc trong tương lai nhưng kèm theo đó là

việc đòi hỏi sự đầu tư thích đáng về thời gian, công sức và cả tài chính.

Tuy theo điều kiện cụ thể của các đối tượng SV mà CVHT có thể tư vấn cho họ

các công việc làm thêm ngoài giờ học nhằm cải thiện điều kiện tài chính, rèn luyện kĩ

năng sống.

Trong thực tế cuộc sống hiện nay, không phải SV nào khi ra trường đều được

nhận các công việc phu hợp với ngành học của mình. Vì vậy CVHT có thể tư vấn cho

các em việc lựa chọn các công việc liên quan gần đến chuyên ngành học hoặc thích

hợp với trình độ học vấn.

3.7. Xây dựng kế hoạch tổ chức cho SV RLNVSPTX

Vấn đề RLNVSP rất quan trọng đối với SV. Mỗi CVHT cần phân tích để SV

Page 164: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

157

thấy rõ điều đó để chủ động thực hiện. Ngay từ đầu học kì thứ II các CVHT tư vấn

cho BCS lớp xây dựng một kế hoạch cụ thể cho từng SV.

Việc RLNVSPTX được thực hiện tại lớp như rèn chữ viết, tập giảng. Để công

việc có hiệu quả hơn CVHT nên tham mưu với khoa để phân công các CBGD có

chuyên môn tham gia dự giờ, góp ý ít nhất một tiết trên một SV trong một năm học

đối với SV thứ II, riêng với SV năm ba thì ít nhất một tiết trên một SV trong kì V.

Các CVHT cần đi dự giờ ở trường phổ thông để nắm thực tiễn dạy học ở phổ thông

nhằm giúp SV RLNVSP hiệu quả, phục vụ tốt cho quá trình thực tập sư phạm cũng

như sau khi ra trường.

Ngoài ra hướng dẫn SV tập làm đồ dung dạy học cũng là một vấn đề cần lưu ý

vì đây cũng là một yêu cầu trong quá trình thực tập, đồng thời thôi thúc các em cố

gắng tự tìm tòi, học hỏi, hiểu sâu thêm kiến thức. Nếu được sự phối hợp của các khoa

tổ chức thi RLNVSP hàng năm thì hiệu quả công việc sẽ cao hơn bởi vì SV sẽ có

mục tiêu hướng tới rõ ràng và gần hơn. Để mọi SV đều được tham gia vào việc luyện

tập làm đồ dung dạy học thì CVHT nên hướng dẫn cho các em chia thành nhiều

nhóm nhỏ, mỗi nhóm thực hiện làm một bộ đồ dung.

Đối với các lớp ngoài sư phạm, CVHT có thể phối hợp với phòng tổ chức,

phòng đào tạo xin giấy giới thiệu, khuyến khích các em có thể tiếp cận công việc từ

năm thứ hai nếu bản thân các em có thể tự liên hệ.

4. Kết luận

Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, CVHT rất quan trọng. Để phát huy vai trò,

chức năng và nhiệm vụ của GVCVHT, nhà trường cũng cần phải xây dựng quy trình

công tác CVHT một cách khoa học, đồng thời phải tổ chức lại công tác chủ nhiệm

lớp, tách biệt với công tác CVHT. Đặc biệt tăng cường vai trò của Phòng Công tác

Học sinh – Sinh viên trong việc tư vấn cho sinh viên về các thủ tục hành chính, các

vấn đề về đời sống học đường, vv… thông qua các hình thức tư vấn trực tiếp, tư vấn

qua e-mail đồng thời công khai hóa một cách đầy đủ các thủ tục liên quan đến sinh

viên và hướng dẫn chi tiết trên website để sinh viên dễ dàng thực hiện nhằm giảm bớt

nhiệm vụ cho giảng viên chủ nhiệm lớp. Mặt khác nên để một giảng viên làm công tác

CVHT một lớp để họ có thời gian làm tốt việc cố vấn học tập cho sinh viên của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị Minh Đức, Kiều Anh Tuấn (2012), “Cố vấn học tập trong các trường

đại học”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, khoa học xã hội và nhân văn 28.

2. Hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp dạy học trong đào tạo theo học chế

tín chỉ ở trường CĐSP Kon Tum” (5/2011).

3. Sổ tay sinh viên - Trường CĐSP Kon Tum.

Page 165: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

158

NÂNG CAO VAI TRÒ VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC TƢ VẤN HỌC

TẬP TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN,

ĐHQG - HCM

Kiều Ngọc Quý1

Tóm tắt

Tư vấn học tập (TVHT) là một khái niệm mới xuất hiện trong đào tạo theo học

chế tín chỉ (HCTC). Công tác tư vấn học tập có vai trò đáng được ghi nhận trong việc

nâng cao chất lượng dạy và học nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung: thông qua

công tác tư vấn, người cố vấn học tập (CVHT) vừa hướng dẫn và cung cấp thông tin

vừa đồng hành, hỗ trợ sinh viên (SV) trong học tập và rèn luyện. Sự kém hiệu quả

trong công tác tư vấn học tập đang là vấn đề của không ít trường đại học Việt Nam.

Bài viết này đưa ra một số nhận định về những khó khăn trong việc triển khai công

tác tư vấn học tập và nêu một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư vấn học

tập tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.

1. Đặt vấn đề

Tư vấn học tập (TVHT) là một khái niệm mới xuất hiện trong đào tạo theo học

chế tín chỉ (HCTC). Công tác tư vấn học tập có vai trò đáng được ghi nhận trong việc

nâng cao chất lượng dạy và học nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung: thông qua

công tác tư vấn, người cố vấn học tập (CVHT) vừa hướng dẫn và cung cấp thông tin

vừa đồng hành, hỗ trợ sinh viên (SV) trong học tập và rèn luyện. Sự kém hiệu quả

trong công tác tư vấn học tập đang là vấn đề của không ít trường đại học Việt Nam.

Bài viết này đưa ra một số nhận định về những khó khăn trong việc triển khai công tác

tư vấn học tập và nêu một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư vấn học tập

tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.

2. Vai trò và nhiệm vụ của cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ

2.1. Vai trò của công tác tƣ vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ

Trong những năm qua vền giáo dục đại học Việt Nam đã có một số đổi thay

mạnh mẽ, trong đó có việc tín chỉ hóa các chương trình giáo dục (CTGD). Đây là một

bước đi tất yếu bởi tính ưu việt của nó so với đào tạo theo niên chế. Đào tạo theo

HCTC đòi hỏi sự tự giác và chủ động của người học. Thực hiện điều này là rất không

dễ; do vậy, vai trò của người cố vấn học tập trong đào tạo theo HCTC là thật sự quan

trọng.

1 Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM

Page 166: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

159

Xuất hiện cùng với sự du nhập của đào tạo theo HCTC vào Việt Nam, TVHT là

một khái niệm khá mới, có liên quan đến nhiệm vụ đào tạo-quản lý SV. CVHT là

người định hướng, tư vấn, giám sát hoạt động học tập, rèn luyện của SV; giúp cho SV

nắm bắt các quy chế, quy định, chương trình học, phương pháp học tập,…; từ đó

người học chọn lựa chương trình, xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với năng lực và

điều kiện cá nhân. Thông qua hoạt động của CVHT, SV sẽ nắm bắt tốt hơn về các bộ

phận chức năng của nhà trường, các thủ tục hành chính, các hoạt động phong trào-xã

hội, chính sách-quyền lợi và nhiệm vụ của SV. Không chỉ cung cấp thông tin, CVHT

phải là người khích lệ, giúp đỡ SV phát huy năng lực bản thân để có thể tự giải quyết

các vấn đề cá nhân trong quá trình theo học tại trường.

Nhận thức được vai trò to lớn và tích cực của công tác TVHT trong đảm bảo

chất lượng (ĐBCL) đào tạo, trong những năm gần đây, các trường đại học, cao đẳng

ngày càng quan tâm nhiều hơn đến công tác này. Rất nhiều hội thảo, hội nghị nhằm

triển khai nâng cao hiệu quả của công tác TVHT đã được các trường chủ động tổ

chức. Không nằm ngoài xu thế ấy, Hội nghị tập huấn công tác TVHT được tổ chức tại

Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM vào tháng 8/2011 và Quy định về công tác

TVHT được ban hành vào tháng 11/2011 đã phần nào phản ánh nỗ lực của trường

trong việc đẩy mạnh và nâng cao vai trò của công tác này.

Cho đến nay công tác TVHT tại trường ĐH KHXH&NV chưa đạt hiệu quả như

mong đợi. Làm thế nào để nâng cao vai trò của CVHT cũng như phát huy hiệu quả

của công tác TVHT trong đào tạo theo HCTC vẫn đang là bài toán chưa có lời giải tối

ưu. Bài viết này nhằm góp thêm một cách nhìn nữa trong việc phát huy vai trò và

nâng cao hiệu quả công tác TVHT tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.

2.2. Nhiệm vụ của cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ

2.2.1. Tƣ vấn, hƣớng dẫn sinh viên học tập và rèn luyện

- Nắm vững mục tiêu, CTGD, các hình thức đào tạo, các quy trình liên quan đến

công tác đào tạo và quản lý SV; nắm rõ chức năng, nhiệm vụ của khoa/bộ môn và các

đơn vị có liên quan để tư vấn, hướng dẫn SV.

- Tư vấn cho SV xây dựng, điều chỉnh kế hoạch học tập tại trường và kế hoạch

tự học phù hợp với năng lực và điều kiện của SV; hướng dẫn SV cách đăng ký môn

học cho từng học kỳ; theo dõi việc đăng ký môn học của SV, tư vấn cho SV lựa chọn

lại môn học nếu chưa hợp lý;

- Thực hiện công tác đánh giá kết quả rèn luyện SV như: phổ biến quy định đánh

giá, hướng dẫn thực hiện, chủ trì họp lớp đánh giá rèn luyện;

Page 167: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

160

- Hướng dẫn, khuyến khích, tạo điều kiện cho SV tham gia các hoạt động học

thuật, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng kỹ năng, các hoạt động vì cộng đồng các hoạt

động văn-thể-mỹ; phát hiện năng khiếu, sở trường của SV để định hướng nghề

nghiệp, hỗ trợ điều kiện để phát triển năng khiếu, sở trường đó;

- Hướng dẫn SV các thủ tục liên quan đến học vụ như: đăng ký học phần, huỷ

đăng ký học phần, thi cải thiện, khiếu nại, phúc tra bài thi, chuyển ngành, học bằng

thứ hai,…

- Giải đáp thắc mắc của SV về các vấn đề liên quan đến học tập, rèn luyện gồm

quá trình tổ chức đào tạo (lên lớp học lý thuyết, thực hành hoặc thảo luận; thực tập tại

cơ sở, làm bài tập lớn); số tín chỉ tối đa và tối thiểu phải tích lũy trong từng học kỳ,

năm học; số tín chỉ tích lũy để được cấp học bổng, để được xét học tiếp, bảo lưu, buộc

thôi học,…

- Trao đổi, góp ý cho SV các vấn đề về sức khỏe, tinh thần, rèn luyện bản thân, hòa

nhập cộng đồng; hướng dẫn và khích lệ SV tham gia các hoạt động ngoại khóa.

2.2.2. Quản lý lớp sinh viên2

- Thống nhất phương pháp làm việc chung giữa SV và CVHT, hình thức và kênh

liên hệ; giải thích cho SV rõ về vai trò, nhiệm vụ của SV và Ban Cán sự của lớp đối

với CVHT;

- Lập danh sách của lớp phụ trách tối thiểu gồm các thông tin như họ tên SV,

lớp/ngành, khóa học, kênh liên hệ với SV, cha mẹ hoặc người đỡ đầu của SV và kênh

liên hệ; CVHT chủ động liên hệ với gia đình SV khi cần thiết;

- Lập sổ tư vấn để theo dõi và tiếp tục có biện pháp tác động đối với các trường

hợp cá biệt, phức tạp;

- Giới thiệu nhân sự để bầu Ban Cán sự, thông qua kết quả bầu cử và đề nghị

Trưởng khoa phê duyệt; chủ trì họp lớp về việc xét khen thưởng, kỷ luật và gửi kết

2Theo Quy chế đào tạo cao đẳng, đại học theo HCTC (ban hành kèm theo Quyết định số

43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/8/2007 của Bộ GD&ĐT), lớp học được tổ chức theo từng

học phần dựa vào đăng ký của SV (tạm gọi là lớp học phần). Tuy nhiên, trong giai đoạn

chuyển giao từ đào tạo theo niên chế sang HCTC tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-

HCM, đặc biệt đối với các ngành có ít SV theo học, khả năng tổ chức linh động nhiều lớp

học phần để SV lựa chọn là không khả thi; vì vậy, việc tổ chức và quản lý lớp học theo

chuyên ngành và khoá học (tạm gọi là lớp sinh viên) vẫn cần tiếp tục được duy trì vì nó. vẫn

phát huy giá trị trong việc triển khai một số hoạt động tư tưởng-chính trị và văn hóa-xã hội

của SV ngoài giờ lên lớp theo lớp học phần, như: xét khen thưởng, kỷ luật, bình xét điểm

rèn luyện, sinh hoạt ngoại khoá, phong trào văn-thể-mỹ,… Trong bài này, khái niệm “lớp

học” được hiểu là lớp sinh viên.

Page 168: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

161

quả lên lãnh đạo khoa/bộ môn;

- Nắm tình hình chung của lớp phụ trách thông qua Ban Cán sự; thường xuyên

theo dõi kết quả học tập của SV để có biện pháp tác động cần thiết khi kết quả học tập

của SV sa sút; giúp đỡ SV giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong học tập;

- Tổ chức sinh hoạt lớp định kỳ: họp với toàn lớp ít nhất 2 lần mỗi học kỳ (đầu

học kỳ và cuối học kỳ); họp với Ban Cán sự ít nhất 1 lần mỗi tháng.

+ Sinh hoạt lớp đầu học kỳ

Thông báo cách thức, thời gian và địa điểm làm việc với SV định kỳ;

cung cấp cho SV số điện thoại, email và các phương tiện liên lạc khác để

SV liên lạc trong trường hợp cần thiết;

Bầu chọn hoặc chỉ định Ban Cán sự; phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban

Cán sự, làm rõ mối quan hệ công tác giữa CVHT với lớp và Ban cán sự,

những điều cần lưu ý về phương pháp học tập, phương pháp nghiên cứu

khoa học của SV ở trường đại học (đối với học kỳ đầu tiên của năm thứ

nhất);

Hướng dẫn SV tìm hiểu, truy cập thông tin về các quy chế, quy định,

thông báo liên quan đến SV;

Phổ biến một số hoạt động do nhà trường, Đoàn Thanh niên và Hội SV tổ

chức phù hợp với SV;

Hướng dẫn phương pháp học, tự học ở bậc đại học trong học kỳ đầu tiên;

phổ biến một số nội dung cơ bản liên quan đến SV như đăng ký học phần,

học bổng, học phí, nghiên cứu khoa học; giới thiệu chức năng các phòng

ban liên quan để SV liên hệ khi cần thiết.

+ Sinh hoạt lớp cuối học kỳ

Sơ kết, đánh giá các nội dung đã thực hiện trong học kỳ;

Tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của SV theo đúng thời gian và đúng

quy định của trường;

Phổ biến những nội dung mới điều chỉnh trong các quy định hiện hành;

Xét thi đua, khen thưởng SV theo quy định;

Tư vấn cho SV lựa chọn chuyên ngành trong học kỳ 4;

Hướng dẫn SV viết và trình bày báo cáo tiểu luận.

Page 169: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

162

+ Họp Ban Cán sự hàng tháng

Trao đổi với Ban Cán sự về tình hình học tập của lớp: số lượng SV dự

lớp, việc thực hiện quy chế thi, kiểm tra,…;

Trao đổi với Ban Cán sự về tình hình chấp hành nội quy và các quy định

khác của trường, khoa/bộ môn;

Trao đổi với Ban Cán sự về tình hình tham gia hoạt động cộng đồng, phong

trào của SV;

Rà soát các công việc đang thực hiện của lớp (nếu có);

Xét điểm rèn luyện của SV trong cuộc họp Ban Cán sự vào cuối mỗi học

kỳ;

Đề xuất khen thưởng, kỷ luật, hỗ trợ đột xuất (nếu có).

- Tổ chức sinh hoạt lớp đột xuất: tuy trường hợp cụ thể, CVHT có thể tổ chức

sinh hoạt lớp hoặc họp Ban Cán sự để phổ biến/giải quyết các công việc đột xuất theo

yêu cầu của trường, khoa/bộ môn và lớp.

2.2.3. Thực hiện các chế độ báo cáo

- Lập kế hoạch công tác cá nhân (vào đầu mỗi học kỳ), trình Trưởng Ban CVHT

phê duyệt;

- Báo cáo định kỳ:

+ Báo cáo bằng văn bản kết quả cuộc họp đầu học kỳ với lớp SV cho Trưởng Ban

CVHT (kèm theo biên bản sinh hoạt lớp đầu học kỳ);

+ Báo cáo bằng văn bản công tác TVHT hàng tháng cho Trưởng Ban CVHT (kèm

theo biên bản họp với Ban Cán sự hàng tháng);

+ Báo cáo sơ kết công tác TVHT sau mỗi học kỳ cho Trưởng Ban CVHT (kèm

theo biên bản sinh hoạt lớp cuối học kỳ).

- Báo cáo đột xuất: theo yêu cầu của Ban CVHT hoặc trong trường hợp cần thiết

(kèm theo biên bản họp đột xuất, nếu có).

2.2.4. Tham gia họp chuyên môn, tập huấn nghiệp vụ

- Tham dự họp về khen thưởng-kỷ luật ở cấp khoa/bộ môn để tham gia đề xuất

hình thức khen thưởng, kỷ luật SV.

- Tham gia đầy đủ các buổi họp Ban CVHT của đơn vị, các chương trình tập huấn

nghiệp vụ do Hội đồng CVHT và Ban CVHT tổ chức.

Page 170: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

163

2.2.5. Bộ công cụ của CVHT

- CTGD của chuyên ngành, các chuyên ngành có liên quan;

- Kế hoạch đào tạo mỗi học kỳ;

- Quy chế trường đại học và cao đẳng;

- Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng theo tín chỉ;

- Quy định về công tác quản lý sinh viên;

- Sổ tay sinh viên, sổ tay CVHT, bộ FAQ của khoa/bộ môn;

- Danh sách SV của lớp.

3. Thực trạng và giải pháp công tác tƣ vấn học tập tại trƣờng Đại học Khoa học và

Xã hội Nhân văn – Đại học Quốc gia – Hồ Chí Minh

Hội nghị “Tập huấn công tác tư vấn học tập và quản lý học vụ” (tháng 8/2011)

đã chỉ ra một số nguyên nhân khiến công tác TVHT tại trường chưa đạt hiệu quả như

mong đợi. Xin được nêu thêm qua bài viết này một số nhận định khác về những khó

khăn trong việc triển khai công tác TVHT tại trường, qua đó đề xuất một số biện pháp

khắc phục.

3.1. Chưa có quy trình, hướng dẫn cụ thể việc triển khai công tác TVHT tại các

khoa/bộ môn; chưa có nhiều chương trình tập huấn nghiệp vụ cho CVHT. Do đó, các

khoa/bộ môn phải tự mò mẫm triển khai công tác TVHT trong hoàn cảnh mà CVHT

không có đủ tài liệu và thiếu chuyên môn nghiệp vụ trong công tác này.

Giải pháp 1:

- Xây dựng quy trình, hướng dẫn: triển khai, giám sát và đánh giá công tác

TVHT; xây dựng hệ thống biểu mẫu, bộ công cụ (tài liệu) cho CVHT.

- Tổ chức các buổi tập huấn cấp trường cho CVHT về nghiệp vụ tư vấn, quy chế

đào tạo, quy chế SV, các quy định/văn bản liên quan khác, thủ tục hành chính liên

quan đến học tập và rèn luyện của SV, các bộ phận chức năng trong trường,…

- Khoa/Bộ môn chủ động tổ chức tập huấn cho CVHT về CTGD, nội dung tư

vấn,…; xây dựng bộ FAQ3 và các tài liệu cần thiết khác cho CVHT.

3.2 Việc duy trì đồng thời CVHT và giảng viên chủ nhiệm (GVCN) khiến công

tác TVHT bị chồng chéo, kém hiệu quả: Do đã có GVCN ở mỗi lớp nên CVHT

thường không đi sâu vào công tác tư vấn, quản lý lớp SV; trái lại, GVCN là người

3viết tắt của Frequently Asked Questions, nghĩa là “các câu hỏi, thắc mắc thường gặp ở SV”

Page 171: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

164

trực tiếp quản lý lớp lại không có nghiệp vụ và cũng không mang đủ chức năng của

một CVHT. Mặt khác, CVHT phải có trình độ thạc sỹ, theo quy định của trường, vì

thế hầu hết CVHT không phải là giáo vụ khoa trong khi công tác TVHT gắn bó mật

thiết với công tác giáo vụ và công tác SV, chưa kể phần lớn SV có thói quen nêu thắc

mắc và/hoặc trao đổi các vấn đề về học vụ, rèn ruyện,…với giáo vụ khoa. Vì vậy,

công tác này trên thực tế là do giáo vụ khoa đảm nhiệm. Từ đó dẫn đến bất cập trong

vấn đề chế độ bồi dưỡng và hệ quả là người thực hiện công tác TVHT không có đủ

chuyên môn nghiệp vụ (do chưa được tham gia tập huấn) và cũng không đủ nhiệt tình

trong công tác (do không có chế độ bồi dưỡng thỏa đáng).

Giải pháp 2:

- Nên hợp nhất chức danh GVCN với CVHT (bỏ hẳn chế độ GVCN); theo đó,

mỗi khoa/bộ môn sẽ có Trưởng Ban CVHT, Thư ký và các ủy viên là các CVHT

(GVCN trước đây).

- Vị trí thư ký ban CVHT nên phân công cho giáo vụ, thư ký khoa hoặc cán bộ

phụ trách công tác SV của khoa; vì thế, không nên yêu cầu trình độ thạc sỹ đối với vị

trí này.

3.3. Chưa có quy định chặt chẽ về việc kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả

công tác TVHT; vì thế hiệu quả, chất lượng công tác TVHT ở các khoa/bộ môn hầu

như bị “thả nổi.” Các khoa/bộ môn chủ yếu hoạt động theo nhu cầu phát sinh, chưa có

sự chủ động triển khai một cách có hệ thống và hiệu quả công tác này.

Giải pháp 3:

- Thực hiện nghiêm túc các chế độ báo cáo liên quan đến công tác TVHT.

- Định kỳ đánh giá hiệu quả và chất lượng công việc của Ban CVHT ở các

khoa/bộ môn nói chung, của các CVHT nói riêng.

3.4. Vai trò, nhiệm vụ của CVHT là không nhỏ, nhưng chế độ, chính sách đãi

ngộ dành cho công tác TVHT là chưa phu hợp, chưa khuyến khích CVHT làm việc

hết mình, đảm bảo hoàn thành đầy đủ và có chất lượng các công việc được giao.

Giải pháp 4:

- Nâng cao chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, GV (gồm cán bộ lãnh đạo, tập huấn

viên và CVHT) tham gia công tác TVHT.

- Có cơ chế khen thưởng, kỷ luật rõ ràng đối với CVHT.

4. Một số đề xuất nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả công tác tƣ vấn học tập tại

trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia – Hồ Chí Minh

Page 172: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

165

4.1. Đề xuất mô hình quản lý công tác tƣ vấn học tập

4.1.1. Hội đồng Cố vấn học tập

4.1.1.1. Thành lập Hội đồng CVHT ở cấp trường bao gồm lãnh đạo của các

khoa/bộ môn, các phòng/ban, đơn vị liên quan đến công tác SV, đào tạo và ĐBCL; do

Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo làm Chủ tịch.

4.1.1.2. Hội đồng CVHT có các chức năng-nhiệm vụ sau đây:

- Báo cáo hàng năm cho Hiệu trưởng về công tác TVHT của trường, đề xuất

khen thưởng hoặc kỷ luật các CVHT lên Hội đồng thi đua và khen thưởng của trường;

- Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác tổ chức và quản lý hoạt động CVHT,

chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về hiệu quả của công tác này;

BAN CÁN SỰ

LỚP SINH VIÊN

BAN CÁN SỰ

CVHT

BAN CVHT

KHOA/BỘ

MÔN

HỘI ĐỒNG

CVHT

TRƢỜNG

HIỆU TRƢỞNG

P. KẾ HOẠCH

TÀI CHÍNH

PHÕNG ĐÀO TẠO

PHÒNG CÔNG

TÁC SINH VIÊN

PHÒNG KT &

ĐBCL

Trao đổi thông tin, phối hợp thực hiện

Tham mưu, báo cáo, đề xuất

Quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, ra quyết định

Quyết định thành lập

PHÒNG QLKH &

DỰ ÁN

ĐOÀN THANH

NIÊN – HỘI SV

Page 173: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

166

- Xây dựng và ban hành các quy định, quy trình, hướng dẫn, biểu mẫu liên quan

đến công tác TVHT;

- Biên soạn, tổng hợp, sửa đổi, bổ sung Sổ tay CVHT (phần chung cho tất cả các

khoa);

- Tổ chức các khóa tập huấn nghiệp vụ cho CVHT;

- Tổ chức Hội nghị để thảo luận, đánh giá, tổng kết công tác TVHT hàng năm;

- Phê duyệt Kế hoạch hoạt động hàng năm của Ban CVHT các đơn vị.

4.1.2. Ban Cố vấn học tập

4.1.2.1. Trưởng khoa/bộ môn thành lập Ban CVHT ở cấp khoa/bộ môn gồm

Trưởng Ban, Thư ký và các ủy viên là các CVHT. Trưởng Ban CVHT phải là thành

viên của Hội đồng CVHT ở cấp trường và có quyền phân công các CVHT quản lý

lớp.

4.1.2.2. Ban CVHT có các chức năng-nhiệm vụ sau đây:

- Báo cáo hàng năm cho Hội đồng CVHT về công tác TVHT tại các đơn vị, đề

xuất khen thưởng hoặc kỷ luật các CVHT lên Hội đồng CVHT;

- Chịu trách nhiệm trước Hội đồng CVHT về các hoạt động và hiệu quả của công

tác TVHT tại đơn vị;

- Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động CVHT hàng năm của đơn vị trình

Hội đồng CVHT trường;

- Biên soạn, tổng hợp, sửa đổi, bổ sung Sổ tay CVHT (phần đặc thù từng khoa);

- Liên tục cập nhật bộ FAQ (gồm những câu hỏi, vấn đề phức tạp và/hoặc

thường gặp, phát sinh trong quá trình triển khai công tác TVHT) làm bộ công cụ cho

CVHT và đăng trên website của đơn vị;

- Phân công CVHT quản lý lớp một cách phù hợp. Phê duyệt Kế hoạch công tác

cá nhân của CVHT, theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện theo kế hoạch này;

- Khảo sát ý kiến SV về công tác TVHT.

4.1.3. Nhiệm vụ của SV và Ban Cán sự đối với CVHT

- SV phải tham dự đầy đủ các buổi sinh hoạt lớp do CVHT tổ chức; thường

xuyên theo dõi các thông báo của trường, khoa/bộ môn và CVHT; chủ động liên hệ

với CVHT để được tư vấn, hướng dẫn về hoạt động học tập, rèn luyện và các hoạt

động phong trào khác;

Page 174: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

167

- Ban Cán sự có nhiệm vụ họp với CVHT khi được triệu tập; theo dõi tình hình

hoạt động của lớp; có ý kiến đề xuất về việc khen thưởng, kỷ luật, hỗ trợ đối với các

thành viên trong lớp.

4.2. Đề xuất một số biểu mẫu dành cho cố vấn học tập

- Mẫu biên bản họp lớp gồm Mẫu biên bản sinh hoạt lớp (CVHT-01a) và Mẫu

biên bản họp Ban Cán sự (CVHT-01b);

- Mẫu báo cáo định kỳ công tác TVHT (CVHT-02);

- Mẫu phiếu đánh giá CVHT (dành cho SV) (CVHT-03).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đại học Bách Khoa Hà Nội (2008), Hướng dẫn công tác cố vấn học tập cho

sinh viên đào tạo đại học theo học chế tín chỉ (kèm theo công văn số: 675/CV-

ĐHBK-ĐTĐH ngày 28/8/2008).

2. Đại học Cần Thơ (2011), Kỷ yếu Hội nghị Nâng cao vai trò cố vấn học tập.

3. Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế (2010), Sổ tay Cố vấn học tập.

4. Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM (2011), Tài liệu tập huấn công tác

tư vấn học tập và quản lý học vụ.

5. Nguyễn Văn Vân, Báo cáo một số nội dung về công tác cố vấn học tập theo

học chế tín chỉ, ĐH Luật

TP.HCM.(http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/images/stories/dhluat/tieudie

m/baocaovecovanhoctapvaquychevecvht_tsnvvan.doc).

Page 175: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

168

HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN HỌC TẬP TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG

Lê Thị Thanh Thảo1

1. Đặt vấn đề

Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Tiền Giang

thực hiện triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm 2008. Đồng thời trong giai

đoạn này, hoạt động tư vấn học tập cho sinh viên tại Trường đã ra đời. Để hoạt động

này đạt hiệu quả tốt, Trường Đại học Tiền Giang đã có những qui định cụ thể, rõ ràng

về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của đội ngũ tư vấn học tập. Cho đến nay, hoạt

động tư vấn học tập tại Trường đã đáp ứng phần nào nhu cầu tư vấn của sinh viên.Tuy

nhiên, trên thực tế hoạt động tư vấn học tập tại Trường Đại học Tiền Giang vẫn còn

nhiều vấn đề cần quan tâm. Vì vậy việc tiến hành đánh giá chất lượng hoạt động tư

vấn học tập nhằm phát hiện những gì được và chưa được để tiếp tục cải tiến, hoàn

thiện góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại Trường là

việc làm cần thiết.

Bài viết này đề cập đến việc đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại

Trường Đại học Tiền Giang thông qua nhìn nhận của đội ngũ tư vấn và sinh viên. Số

liệu bài viết được rút ra từ cuộc khảo sát 362 sinh viên và 117 giảng viên, chuyên viên

đang đảm nhiệm công tác tư vấn học tập tại trường; phỏng vấn sâu 12 người trực tiếp

đảm nhiệm công tác tư vấn ở các khoa, phòng, ban và các đại diện lãnh đạo khoa,

phòng ban, trường.

2. Kết quả nghiên cứu

2.1. Đánh giá từ phía đội ngũ tƣ vấn học tập về chất lƣợng hoạt động tƣ vấn học tập

2.1.1. Mức độ hài lòng về hoạt động tư vấn học tập

Tác giả đã tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của đội ngũ tư vấn về hoạt động tư vấn

học tập. Kết quả ở biểu 1 cho thấy hơn 33% đội ngũ tư vấn hoàn toàn hài lòng và hài lòng

về hoạt động tư vấn học tập, trong khi đó có đến 59.8% chỉ tạm hài lòng và 6.8% đội ngũ

tư vấn được điều tra không hài lòng với hoạt động tư vấn học tập.

Một giảng viên đảm nhiệm công tác tư vấn học tập cho biết: “Người đảm nhiệm tư

vấn học tập phải thực hiện quá nhiều việc, mất nhiều thời gian nhưng chế độ thù lao không

tương xứng, đa phần những người đảm nhiệm công tác tư vấn cho sinh viên là do bị phân

công chứ thực lòng họ không muốn đảm nhiệm công việc này.”

1 ThS – Trường Đại học Tiền Giang

Page 176: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

169

Biểu đồ 1: Mức độ hài lòng về hoạt động tư vấn học tập

2.1.2. Chất lượng đội ngũ tư vấn học tập

Một yếu tố quan trọng nữa để đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập là

chất lượng đội ngũ tư vấn. Ngoài 32.5% cho rằng chất lượng đội ngũ tư vấn ở mức

khá và trên 18% cho rằng ở mức tốt thì có đến 48.7% những người làm công tác tư

vấn học tập cho rằng chất lượng đội ngũ tư vấn chỉ ở mức trung bình.

Biểu đồ 2: Chất lƣợng đội ngũ tƣ vấn học tập

Cho đến thời điểm hiện tại, hoạt động tư vấn học tập ở Trường Đại học Tiền

Giang đã tương đối đi vào nề nếp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Có được

thành quả này là nhờ sự đóng góp đáng kể của những người làm công tác tư vấn học

tập. Tuy vậy, theo kết quả khảo sát thì chất lượng đội ngũ tư vấn học tập vẫn chưa

được chính những người trong cuộc đánh giá cao. Qua phỏng vấn sâu chúng tôi được

biết: “Rất nhiều thầy cô làm công tác tư vấn là những giảng viên, chuyên viên trẻ mới

được giữ lại trường chưa lâu, chưa nắm bắt hết các qui định có liên quan đến công

tác đào tạo, công tác sinh viên cũng như rất nhiều những qui định khác có liên quan.

Mặt khác nhiều giảng viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm nên gặp khá nhiều khó khăn

trong khi làm việc với sinh viên, điều này dẫn những sai sót, những hiểu lầm không

đáng có”.

Trong số 117 người làm công tác tư vấn tham gia trả lời bảng hỏi, có 27.4%

người mới đảm nhiệm công tác tư vấn học tập dưới 1 năm, 43.6% đã làm công tác tư

vấn học tập từ 1 - <3 năm, 17.1 % đã làm công tác tư vấn học tập từ 3 - <5 năm, 12%

đã làm công tác tư vấn học tập trên 5 năm. Như vậy trên 60% những người làm công

tác tư vấn học tập tại Trường Đại học Tiền Giang là những người còn ít kinh nghiệm

tư vấn.

Page 177: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

170

Theo ý kiến của những người đảm nhiệm công tác tư vấn học tập, vào đầu năm

học, toàn thể những người tham gia tư vấn được tập huấn một ngày từ Ban Giám hiệu,

các phòng ban trong trường như Phòng Đào tạo nói về quy trình, thủ tục đào tạo theo

học chế tín chỉ, Phòng Công tác chính trị - Sinh viên nói về cách thức chấm điểm rèn

luyện, xét học bổng, nội quy sinh viên, Phòng Hành chính - Tổ chức phổ biến một số

biểu mẫu liên quan đến sinh viên, … Chính những điều này đã giúp cho đội ngũ tư

vấn học tập có thêm nhiều thông tin để hỗ trợ sinh viên tốt hơn.

Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy: “Chúng tôi những người làm

công tác tư vấn học tập không được trang bị những kỹ năng làm việc với sinh viên

như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng trò chuyện, kỹ năng cung cấp thông tin, kỹ năng

khuyến khích động viên, kỹ năng thấu cảm, kỹ năng xác định vấn đề, kỹ năng xây

dựng mục tiêu... Tôi nghĩ nếu được tập huấn những kỹ năng này chúng tôi sẽ làm tốt

công việc hơn” (Nam, cố vấn học tập khoa Sư phạm)

2.1.3. Cơ sở vật chất

Kết quả điều tra trên đội ngũ tư vấn học tập cho thấy có đến 44.4% không hài

lòng và hoàn toàn không hài lòng về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tư vấn học

tập, 32.3% ít hài lòng, trong khi đó chỉ có 33.1% hài lòng và rất hài lòng. Chúng ta

cũng thấy kết quả này khá thống nhất với kết quả thu được nơi sinh viên về mức độ

hài lòng đối với cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tư vấn học tập tại Trường Đại

học Tiền Giang.

Khi tiến hành phỏng vấn một số thầy/cô đảm nhiệm công tác tư vấn học tập,

chúng tôi được biết mặc du nhà trường đã mua phần mềm UIS để đáp ứng yêu cầu

của hoạt động tín chỉ tuy nhiên phần mềm nầy thường bị lỗi, hệ thống đăng ký học

phần hiện nay thường gặp trục trặc và thiếu ổn định; hệ thống mạng được sử dụng ở

trường còn yếu khiến sinh viên gặp khó khăn trong việc đăng ký học phần và cả giảng

viên cũng gặp khó khăn khi phải liên tục giải đáp thắc mắc cho sinh viên mỗi khi hệ

thống gặp sự cố.

2.1.4. Thông tin cung cấp từ phòng ban

Có đến 50.4% ít hài lòng và 15.4 % không hài lòng về nguồn thông tin cung cấp

từ các khoa, phòng ban. Một cố vấn học tập cho biết: “Ngày mai hết hạn nộp đơn xin

học bổng đồng hành cùng sinh viên thì hôm nay tôi mới được Khoa thông báo là

thông báo với sinh viên nộp đơn xin học bổng để khoa xét, thử hỏi dù có điện thoại

thông báo liền với sinh viên đi nữa cũng không đủ thời gian để các em chuẩn bị hồ sơ

như giấy xác nhận hộ nghèo, bảng điểm…”. Ngoài ra, khi có những điểm mới hay

những thay đổi trong quy chế đào tạo, chế độ chính sách chúng tôi cũng nhận thông

Page 178: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

171

tin rất chậm. Điều này cho thấy nguồn thông tin cung cấp từ các khoa, phòng ban đến

đội ngũ tư vấn mà điển hình là cố vấn học tập không nhanh chóng, kịp thời.

Biểu đồ 3: Thông tin cung cấp từ phòng ban

2.1.5. Thái độ sinh viên

Về phía sinh viên, thái độ của các em đối với hoạt động tư vấn phần nào cũng

ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động này. Ngoài 48.7% những người làm công tác

tư vấn cho rằng sinh viên có thái độ tích cực và 44.4% cho rằng sinh viên tương đối

tích cực đối với hoạt động tư vấn học tập. Các em chủ động tìm đến đội ngũ tư vấn

học tập trong những trường hợp cần thiết. Đa số các em đều mong muốn nhận được

sự giúp đỡ của những người làm công tác tư vấn không những trong lĩnh vực học tập

mà còn trong lĩnh vực đời sống tình cảm, trong cuộc sống riêng tư.

Tuy nhiên, qua phỏng vấn sâu không ít những người làm công tác tư vấn học tập

cho rằng: Học tập và sinh hoạt trong môi trường đại học đòi hỏi SV phải có tính tự lập

cao. Các em phải ý thức được rằng mình đã lớn và mình phải chịu trách nhiệm đối với

bản thân mình. Người làm công tác tư vấn học tập không phải là người cầm tay chỉ

việc mà chỉ là người định hướng. Khi gặp phải bất cứ vấn đề nào, SV cần phải tự

mình nghiên cứu, tìm hiểu và giải quyết, chỉ khi thật sự cần thiết mới nhờ đến đội ngũ

tư vấn. Sinh viên phải xem môi trường đại học là môi trường học tập và rèn luyện để

hoàn thiện bản thân.

2.1.6. Đánh giá của đội ngũ tư vấn về mức độ đạt mục tiêu tư vấn học tập

Mức độ đạt mục tiêu tư vấn học tập cũng được xem như một trong những tiêu

chí đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại Trường Đại học Tiền Giang.

Theo số liệu điều tra mà chúng tôi thu thập được có 47% những người làm công tác tư

vấn cho rằng hoạt động tư vấn ở trường đạt mục tiêu, 49.6% cho rằng chỉ đạt một

phần mục tiêu. Thực tế cho thấy nếu hoạt động tư vấn học tập đạt mục tiêu hỗ trợ tốt

cho sinh viên trong quá trình học tập góp phần nâng cao chất lượng đào tạo có như thế

thì mới xem đây là hoạt động có chất lượng. Tuy nhiên hoạt động tư vấn học tập tại

Trường Đại học Tiền Giang chưa hoàn toàn đạt mục tiêu, đây cũng là vấn đề mà

những người làm công tác tư vấn cũng như lãnh đạo trường cần phải quan tâm.

Page 179: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

172

Biểu đồ 4: Mức độ đạt mục tiêu tƣ vấn học tập

2.1.7. Chất lượng hoạt động tư vấn học tập

Nhằm tìm hiểu chất lượng của hoạt động tư vấn học tập tại trường ĐHTG tác giả

đặt ra câu hỏi đề nghị đội ngũ tư vấn học tập đánh giá với 5 mức độ (5: rất tốt, 4: tốt,

3: khá, 2: Trung bình, 1: Dưới trung bình,). Kết quả thu được thể hiện ở biểu 5.

Biểu đồ 5: Chất lƣợng hoạt động tƣ vấn học tập

Kết quả trên cho thấy có 41% giảng viên đánh giá chất lượng của HĐ TVHT ở

mức rất tốt và tốt, có đến 51.3 % đánh giá chất lượng của HĐ TVHT mức khá, trong

khi đó có chỉ có 7.7 % giảng viên đánh giá ở mức trung bình và dưới trung bình.

2.2. Đánh giá từ phía sinh viên về chất lƣợng hoạt động tƣ vấn học tập

2.2.1. Mức độ hài lòng của sinh viên đối với hoạt động tư vấn học tập

Kết quả phiếu điều tra trên sinh viên chỉ ra rằng chỉ có 2.5 % sinh viên rất hài

lòng và hài lòng về hoạt động tư vấn học tập, có 53% sinh viên tạm hài lòng về HĐ

TVHT, trong khi đó có trên 45% sinh viên không hài lòng và hoàn toàn không hài

lòng về HĐ TVHT tại Trường ĐH Tiền Giang.

Có rất nhiều lý do được đưa ra để lý giải cho những mặt được và hạn chế của

hoạt động tư vấn học tập tại Trường Đại học Tiền Giang như sau:

2.2.2. Mức độ đáp ứng nhu cầu tư vấn của sinh viên

Khi trả lời câu hỏi về mức độ đáp ứng nhu cầu tư vấn học tập thì có đến 79.6%

sinh viên cho rằng hoạt động tư vấn học tập tại trường chỉ đáp ứng một phần mong

Page 180: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

173

đợi của họ, đáng quan tâm hơn nữa là có hơn 18% cho biết hoạt động tư vấn học tập

không đáp ứng và hoàn toàn không đáp ứng mong đợi của sinh viên.

Biểu đồ 6: Mức độ đáp ứng nhu cầu tƣ vấn của sinh viên

2.2.3. Đánh giá của SV về cách thức tổ chức hoạt động tư vấn học tập

Cách thức tổ chức hoạt động tư vấn học tập chưa thuận lợi cho sinh viên cũng lý

giải phần nào cho việc sinh viên đánh giá chưa cao chất lượng của hoạt động này. Có

đến 43.4% sinh viên cho rằng hoạt động tư vấn học tập tại trường tổ chức chưa tạo

điều kiện thuận tiện cho họ.

Kết quả điều tra cũng cho thấy có 47.8% sinh viên cho biết thời gian tổ chức tư

vấn học tập chưa phu hợp, 52.2% cho rằng thời gian tổ chức tư vấn học tập là phù hợp

với sinh viên. Trao đổi với những sinh viên cho rằng thời gian tổ chức hoạt động tư

vấn chưa phu hợp chúng tôi được biết: “Thay vì đầu học kỳ, trước khi đăng ký học

phần cố vấn học tập gặp gỡ để tư vấn cho sinh viên nhưng cố vấn học tập để đến khi

sinh viên đăng ký xong học phần gặp trục trặc thì lúc đó mới chịu gặp lớp” (sinh viên

khoa Công nghệ Thông tin).

Về phía đội ngũ tư vấn lý giải việc thời gian tổ chức tư vấn học tập chưa như

mong muốn của sinh viên như sau: “Vì học theo tín chỉ rất khó tập hợp sinh viên đông

đủ nên chúng tôi thường chọn thời gian sau khi học xong tiết cuối của buổi sáng để tổ

chức họp lớp để tập hợp các em đông đủ hơn”.

Biểu đồ 7: Thời gian tổ chức tƣ vấn học tập phù hợp

Bên cạnh đó, cố vấn học tập không chịu trách nhiệm tư vấn cho sinh viên suốt

khóa học cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động tư vấn học tập.

Như nhận xét của một lãnh đạo khoa Khoa học cơ bản (KHCB): “Tất cả sinh

viên năm nhất là do Khoa KHCB quản lý vì vậy đội ngũ tư vấn cũng do khoa này lựa

Page 181: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

174

chọn những người trong khoa đảm nhiệm, tuy nhiên qua đến năm 2 các sinh viên này

sẽ do các khoa chuyên ngành quản lý vì vậy đội ngũ tư vấn sẽ do từng khoa chuyên

ngành phân công. Điều này dẫn đến tình trạng những người làm công tác tư vấn học

tập không thể nắm rõ tình hình lớp mình tư vấn mặc du khoa đã tổ chức bàn giao các

lớp về cho các khoa chuyên ngành nhưng chủ yếu chỉ là thủ tục hành chính”.

Như vậy việc thay đổi cố vấn học tập theo từng năm sẽ khiến cố vấn học tập mới

phải bắt đầu lại công việc làm quen, thu thập ý kiến và thông tin mà mình tư vấn và

rất khó cho cố vấn trong việc bao quát suyên suốt.

Ngoài ra, chuyên ngành của đội ngũ cố vấn học tập phu hợp với chuyên ngành của

lớp mà mình đảm nhiệm tư vấn cũng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tư

vấn. Tuy nhiên, tại Trường Đại học Tiền Giang ngoài 60% những người làm công tác tư

vấn học tập có chuyên ngành phu hợp thì vẫn còn 40% có chuyên ngành không phu hợp

với lớp sinh viên mà họ đảm nhiệm tư vấn. Điều này dẫn đến cố vấn học tập không am

hiểu sâu về chuyên môn, không nắm rõ nội dung chính của các học phần trong chương

trình đào tạo, về ngành nghề vì vậy không thể tư vấn tốt cho sinh viên trong việc lựa chọn

học phần cũng như lập kế hoạch toàn khóa.

2.2.4. Mức độ hài lòng về đội ngũ tư vấn học tập

Có thể xem mức độ hài lòng của sinh viên đối với đội ngũ tư vấn học tập như là

một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập. Theo số liệu

điều tra mà tác giả thu được, ngoài 50% sinh viên cho biết tương đối hài lòng về đội

ngũ tư vấn học tập thì còn đến 45% sinh viên không hài lòng và hoàn toàn không hài

lòng.

Biểu đồ 8: Mức độ hài lòng về đội ngũ tƣ vấn học tập

Một bạn sinh viên cảm thấy không hài lòng về đội ngũ tư vấn học tập cho rằng:

“Có những vấn đề khi cần đến sự tư vấn của cố vấn nhưng cố vấn cũng không nắm rõ

và cũng không nhiệt tình hỗ trợ cho sinh viên, mọi điều sinh viên cần hỏi cố vấn đều

kêu lớp trưởng lên gặp giáo vụ khoa rồi về trả lời cho lớp.”

Page 182: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

175

Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cũng cho thấy có 35.4% sinh viên cảm thấy không

hài lòng về lời khuyên của đội ngũ tư vấn. Trên thực tế nếu đội ngũ tư vấn nhận thức

rõ trách nhiệm và ý thức được vai trò của mình thì họ thực hiện công việc tư vấn mới

có chất lượng.

Biểu đồ 9: Mức độ hài lòng về lời khuyên của đội ngũ TVHT

Tuy nhiên, không ít những người làm công tác tư vấn học tập chưa thông tin, giải

đáp và tư vấn kịp thời những nhu cầu, thắc mắc và những khó khăn về vấn đề học tập

cho sinh viên: “Em đã học thừa số tín chỉ tích lũy, tuy nhiên đến khi xét tốt nghiệp em

không được ra trường vì em học thừa học phần tự chọn nhưng thiếu học phần bắt

buộc vì vậy em phải chờ đến khóa sau để học học phần bắt buộc còn lại mới được làm

đơn xin xét tốt nghiệp”.

Thái độ của đội ngũ tư vấn khi sinh viên cần tiếp xúc hay có nhu cầu liên hệ

cũng được sinh viên quan tâm: “Khi thật sự cần giải quyết khó khăn mà không biết

hỏi ai em mới tìm đến cố vấn. Tuy nhiên thầy cô không mấy nhiệt tình khi nghe tụi em

trình bày cũng như tìm cách hỗ trợ tụi em, thậm chí chưa nghe xong em nói thầy cô

kêu em lên gặp giáo vụ khoa. Cuối cùng đi lòng vòng cả ngày nhưng vấn đề của em

vẫn chưa được giải quyết. Em đã rất thất vọng và mất niềm tin.” (Sinh viên khoa Kỹ

thuật)

Như nhận xét của Thầy phó Hiệu trưởng trong Hội nghị triển khai những nội

dung mới của sổ tay cố vấn: “Nhiều người đảm nhiệm công tác tư vấn học tập tại

trường chưa gắn kết chặt chẽ với sinh viên, không liên hệ thường xuyên, còn quan

cách, xa rời sinh viên, thậm chí còn có nhiều CVHT còn chưa nắm vững hết quy chế

đào tạo của nhà trường dẫn đến sinh viên chưa đặt lòng tin vào sự hướng dẫn của đội

ngũ tư vấn. Nhiều sinh viên khi gặp vấn đề khó khăn trong học tập đã gặp trực tiếp

hiệu phó, hiệu trưởng để xin được giải quyết.”

2.2.5. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tư vấn học tập

Cơ sở vật chất và điều kiện phục vụ cho hoạt động tư vấn học tập cũng chưa

được sinh viên đánh giá cao, có đến 44,5% sinh viên đánh giá chất lượng CSVC phục

vụ cho hoạt động tư vấn học tập trung bình và dưới trung bình. Hầu hết sinh viên khi

Page 183: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

176

được phỏng vấn đều cho rằng các khoa, phòng ban không có phòng riêng dành cho

hoạt động tư vấn.

3. Kết luận

Nhìn chung chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại Trường Đại học Tiền Giang

chưa được đội ngũ tư vấn học tập và sinh viên đánh giá cao. Mặc dù hoạt động này đã

đáp ứng phần nào nhu cầu tư vấn của một bộ phận sinh viên. Tuy nhiên vẫn còn

những bất cập trong hoạt động tư vấn học tập tại Trường Đại học Tiền Giang như: đội

ngũ tư vấn còn non tre về kinh nghiệm và chưa được trang bị kỹ năng làm việc với

sinh viên; cơ sở vật chất và điều kiện làm việc chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động

này; cách thức tổ chức hoạt động tư vấn học tập chưa tạo điều kiện thận lợi nhất cho

sinh viên; sự phối hợp giữa các phòng, khoa chưa kịp thời chặt chẽ; về phía sinh viên

tính chủ động giải quyết công việc trong hoạt động học tập của mình chưa cao còn

trong chờ vào sự trợ giúp của đội ngũ tư vấn.

Với những bất cập trong hoạt động tư vấn học tập tại trường Đại học Tiền Giang

được trình bày ở trên, nhà trường cần trang bị thêm kỹ năng tư vấn cho đội ngũ tư vấn

học tập, đồng thời có chế độ khuyến khích hợp lý để đội ngũ này làm việc hiệu quả

hơn. Bên cạnh đó cũng cần phải tiến hành đánh giá định kỳ chất lượng hoạt động tư

vấn học tập nhằm đưa hoạt động này vào hệ thống. Ngoài ra, nhà trường cần nhanh

chóng đảm bảo tính ổn định của hệ thống mạng và phần mềm đăng ký học phần. Các

phòng ban và khoa cần phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng trong việc hỗ trợ sinh viên. Từ

những cách thức giải quyết này, chúng tôi tin chắc rằng trong tương lai không xa, hoạt

động tư vấn học tập tại trường Đại học Tiền Giang sẽ đạt hiệu quả cao hơn, góp phần

nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị Minh Đức, Lê Thị Thanh Thủy (2010), “Thực trạng hoạt động cố

vấn học tập ở các trường đại học” Cố vấn học tập trong các trường Đại học,

Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

2. Huỳnh Xuân Nhựt (2011), “Hướng dẫn xây dựng tư vấn học tập theo học chế

tín chỉ”, Trung tâm Đánh giá và Kiểm định Chất lượng Giáo dục Viện Nghiên

cứu Giáo dục.

3. Nguyễn Thị Hằng Phƣơng (2010), “Hoạt động cố vấn học tập ở trường Đại

học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Bách Khoa Đà Nẵng” Cố vấn học tập trong

các trường Đại học, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

Page 184: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

177

4. Hoàng Thị Nam Phƣơng (2010), “Hoạt động cố vấn học tập tại một số

trường đại học trực thuộc Đại học Huế” Cố vấn học tập trong các trường Đại

học, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

5. Kiều Anh Tuấn (2010), “Tăng cường năng lực cho cố vấn học tập” Cố vấn

học tập trong các trường Đại học, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Trang (2010), “Sử dụng kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập” Cố

vấn học tập trong các trường Đại học, Đại học Quốc Gia Hà Nội, HN.

7. Carlson, Laurie A, Portman, Tarrell Awe Agahe; Bartlett, Jan R (2006)

Professional School Counselors' Approaches to Technology, American School

Counselor Association.

8. Constantine, Madonna G (2001), Theoretical Orientation, Empathy, and

Multicultural Counseling Competence in School Counselor, Professional School

Counseling.

Page 185: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

178

VAI TRÕ VÀ NHIỆM VỤ CỦA CỐ VẤN HỌC TẬP TRONG ĐÀO TẠO

THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ DƢỚI GÓC NHÌN

GIÁO DỤC DỰA TRÊN ĐẦU RA

Vũ Văn Thái1

Dẫn nhập

Là một phương thức đào tạo khoa học và hiệu quả nên học chế tín chỉ đã và

đang được áp dụng tại các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Đây là một phương

thức đào tạo linh hoạt, lấy người học làm trung tâm, nhắm đến nhu cầu và lợi ích của

người họci, và chú trọng đến việc phát triển của từng cá nhân.

Ngày 02/11/2005 chính Phủ ra Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về “đổi mới cơ bản

và toàn diện Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020”. Trong đó thể hiện chủ

trương sau: “Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống

tín chỉ”ii. Thực hiện chủ trương này, đến nay hầu hết các trường đại học Việt Nam đã

chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ và đang dần hoàn thiện phương thức đào tạo

này tại đơn vị của mình.

Trong phương thức đào tạo này, cố vấn học tập là mảng công tác không thể

thiếu. Mỗi CVHT không chỉ đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của sinh

viên mà còn góp phần giúp nhà trường hoàn thành sứ mạng đào tạo. Ngoài ra, CVHT

còn được xem như “bộ mặt của trường” khi thay mặt trường trực tiếp làm việc với

sinh viên.

Ơ Hoa Kỳ, CVHT được xem là một nghề, với những yêu cầu nhất định về trình

độ, kinh nghiệm, kỹ năng, và tâm huyết với công việc. Trang web Cổng Thông tin

Giáo dục Hoa Kỳ (Education Portal)iii

trích dẫn dự báo của Cục Thống kê Lao động

Hoa Kỳ rằng trong giai đoạn 2012-2022, nhu cầu nhân lực cho công tác cố vấn học

tập trong các trường ở nước này tăng thêm 12%. Thu nhập bình quân của một CVHT

là 39.290 USD một năm (tính theo thời điểm tháng 9/2014)iv.

Do việc đào tạo theo học chế tín chỉ ở hầu hết các trường đại học – cao đẳng tại

Việt Nam đang ở gian đoạn hoàn thiện nên công tác tư vấn học tập chưa được đầu tư

đúng mức. Bài viết này xác lập một góc nhìn về vị trí, vai trò, và trách nhiệm của

CVHT bằng cách hệ thống hóa một số tài liệu và tư liệu trong và ngoài nước liên quan

đến công tác cố vấn học tập.

1 Giảng viên Khoa Ngữ Văn Anh, ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM

Page 186: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

179

1. Giáo dục đào tạo đầu ra

Giáo dục đào tạo đầu ra GD DTĐR (Outcome-based Education hoặc Outcomes-

based Education) là một cách tiếp cận trong giáo dục lấy người học làm trung tâm và

chú trọng đến kết quả đầu ra (KQĐR), với luận điểm rằng mọi người đều có thể học

và thành công.v GD DTĐR bao hàm hai đặc điểm cốt lõi: sự chú ý đến kết quả cuối

cùng của quá trình đào tạo, và sự nhấn mạnh vai trò của việc đo lường để đưa ra nhận

định về mức độ đạt kết quả.vi

GD DTĐR đã được áp dụng cho việc nâng cao chất lượng dạy và học cũng như

quản lý chất lượng giáo dục.vii

Theo Adam (2004)viii

, ở bậc đại học, GD DTĐR xuất

phát từ Mỹ, Úc, New Zealand và Anh, và sau đó là các nước phát triển khác.

Theo định nghĩa của Biggs và Tang (2007, tr.55), “KQĐR là những phát biểu,

được xác lập từ góc nhìn của người học, chỉ ra mức độ nhận thức và khả năng áp dụng

mà người học được kỳ vọng sẽ đạt sau khi tham gia vào quá trình dạy và học.”

Trong Hướng dẫn số 2196/BGDĐT-GDĐH, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định

nội hàm của kết quả đầu ra, gồm yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, vị trí làm việc

mà người học có để đảm trách sau khi tốt nghiệp, và khả năng học tập và nâng cao

trình độ sau khi ra trường.

Theo tiếp cận GD DTĐR, qui trình đào tạo bắt đầu bằng việc xây dựng bộ kết

quả đầu ra dự kiến (KQĐRDK) ở các cấp độ chương trình chuyên ngành, môn học, và

đơn vị bài học. Tiếp theo đó, cần đảm bảo sự tương thích giữa KQĐRDK và việc thiết

kế chương trình đào tạo (CTĐT), dạy và học, và kiểm tra đánh giá. Theo đó, công tác

tư vấn học tập cũng phải xoay quanh bộ KQĐRDK này.

1.1. Các luận điểm cơ bản của giáo dục đầu ra

Spady (1994) trình bày 3 luận điểm cơ bản của GD DTĐR như sau:

- Mọi sinh viên đều có thể học và thành công, nhưng với những phương cách và

thời lượng khác nhau.

- Thành công trong học tập sẽ kéo theo thành công khác trong học tập.

- Các đơn vị đào tạo kiểm soát các điều kiện ảnh hưởng trực tiếp đến thành công

trong học tập của sinh viên.

1.2. Nhiệm vụ của đơn vị đào tạo

Theo quan điểm của GD DTĐR, trách nhiệm của các cơ sở đào tạo là tối ưu hóa

những điều kiện cần thiết cho sự thành công của sinh viên.ix Spady (1994) xác định 4

nguyên tắc trong việc triển khai Giáo dục dựa trên đầu ra. Cơ hội thành công của sinh

Page 187: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

180

viên sẽ được nâng cao đáng kể nếu những nguyên tắc này được tuân thủ một cách

nhất quán và hệ thống.

- Đặt mục tiêu rõ ràng: Tất cả những hoạt động dạy và học phải liên hệ một

cách hệ thống với các KQĐRDK của CTĐT và các KQĐRDK này phải được thông

báo rõ ràng đến sinh viên. Có nhiều cách khác nhau để đạt được các KQĐRDK này.

- “Thiết kế ngƣợc” (designing back): Theo cách thiết kế CTĐT truyền thống

thì CĐR được xác định ở bước cuối cung. Trong GD DTĐR thì KQĐR được xác định

ở bước đầu tiên trong qui trình xây dựng chương trình đào tạo.x

- Đƣa ra yêu cầu cao đối với tất cả sinh viên: Tất cả sinh viên đều phải trải qua

thử thách và phải đạt được mức độ thành công cao trong học tập. Cần tăng dần mức

độ thử thách đối với sinh viên và tăng dần tiêu chuẩn đánh giá sự thành công của sinh

viên.

- Mở rộng cơ hội để sinh viên đạt đƣợc KQĐRDK: Những sinh viên khác

nhau cần những lộ trình, thời lượng và nỗ lực khác nhau trong việc đạt được cùng một

KQĐRDK.

1.3. Vai trò của ngƣời học

Jager và Nieuwenhuis (2005) xác định vai trò của người học dưới góc nhìn của

GD DTĐR như sau:

- Người học đóng vai trò chủ động.

- Người học đóng vai trò trung tâm trong qui trình đào tạo.

- Người học tự chịu trách nhiệm về việc học của mình.

- Người học quyết định tiến độ học tập của mình.

- Người học góp phần kiến tạo kiến thức thông qua các hoạt động học tập của

mình.

2. Cố vấn học tập

Cộng đồng Tư vấn học tập Toàn cầu (The Global Community for Academic

Advising) mô tả công tác tư vấn học tập như sau: “ Căn cứ vào sứ mạng đào tạo đại

học thì công tác cố vấn học tập bao gồm một chuỗi các tương tác có chủ đích với

chương trình đào tạo, giáo pháp, và các KQĐR của sinh viên. Công tác này tổng hợp

và gắn kết những trải nghiệm học tập của sinh viên với sở thích, năng lực, và hoàn

cảnh của mình nhằm giúp sinh viên vượt qua những khuôn khổ về thời gian và mở

rộng việc học ra ngoài giới hạn của trường học.”xi

Page 188: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

181

2.1 Các yêu cầu đối với cố vấn học tập

Để đáp ứng các nội dung công việc nêu trên thì CVHT cần hội đủ những điều

kiện sau: Yêu cầu về học vấn và kinh nghiệmxii

- Phải được đào tạo chính qui.

- Bằng thạc sĩ chuyên ngành liên quan đến giáo dục

- Bằng cử nhân chuyên ngành liên quan đến Giáo dục học và phải học tiếp

chương trình cao học thuộc lĩnh vực tư vấn giáo dục

- Giấy phép và/hoặc giấy chứng nhận do tiểu bang cấp (tùy từng tiểu bang)

- 2-5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục

Dưới đây là các yêu cầu mà đại học Saint Louis đặt ra đối với CVHTxiii

:

- Nắm vững các chính sách và thủ tục của trường, các yêu cầu học thuật, các tài

nguyên của trường, đời sống sinh viên, và các dịch vụ hỗ trợ.

- Nhạy bén trong việc nắm bắt nhu cầu đa dạng của sinh viên, gồm cả sinh viên

quốc tế và sinh viên là người dân tộc thiểu số.

- Kỹ năng giao tiếp tốt.

- Có khả năng động viên và giúp sinh viên tự đưa ra quyết định.

- Biết bảo vệ quyền lợi của sinh viên lẫn trường.

- Có khả năng nắm bắt nhu cầu của sinh viên và kết nối sinh viên với các bộ

phận hỗ trợ sinh viên trong trường.

- Có khả năng bảo mật thông tin.

- Biết sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng.

- Có khả năng đáp ứng lịch làm việc linh hoạt.

2.2 Vai trò của cố vấn học tập

Thông thường, sinh viên cần đến sự định hướng và tư vấn của CVHT trong

những tình huống sau:

- Chọn ngành học phù hợp sở thích và sở trường.

- Chọn các học phần.

- Lập kế hoạch học tập phù hợp với năng lực và hoàn cảnh.

- Học vượt.

Page 189: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

182

- Bảo lưu học phần.

- Gặp khó khăn trong học tập vì một lý do nào đó.

CVHT giữ vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa những điều kiện cần thiết cho

sự thành công của sinh viên cả về mặt học thuật lẫn nghề nghiệp tương lai. CVHT là

cầu nối giữa sinh viên và nhà trường (Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa và các

phòng ban liên quan). Ngoài ra, CVHT còn là cầu nối giữa sinh viên với thị trường

lao động. Hai sơ đồ dưới đây minh họa hai vai trò này của CVHT dưới góc độ GD

DTĐR:

CVHT

Sinh

viên

Trƣờng

(1)

(2)(3)

(2) & (3)

Sơ đồ 1

CVHT

Sinh

viên

Thị trƣờng

lao động

(1)

(2)(3)

(2) & (3)

Sơ đồ 2

Trong cả hai sơ đồ trên, vai trò chủ động của sinh viên được thể hiện qua mối

tương quan ba chiều. Ơ sơ đồ 1, sinh viên chủ động trong tương tác với CVHT và

trường. Tương tự, trong sơ đồ 2, sinh viên giữ vai trò chủ động trong việc tiếp cận các

nguồn thông tin về thị trường lao động trước khi tìm đến CVHT để được tư vấn.

2.3. Nhiệm vụ của cố vấn học tập

Xét từ góc độ GD DTĐR thì CVHT có hai nhiệm vụ chính: (1) giúp sinh viên

xác định mục tiêu học tập, và (2) giúp sinh viên đạt được mục tiêu học tập của mình.

Hai nhiệm vụ này bao gồm những hoạt động cụ thể sauxiv

:

1) Giúp sinh viên nắm vững các chính sách của trường, các qui định, chương trình

đào tạo, và các thủ tục.

2) Sắp xếp thời gian gặp sinh viên.

3) Duy trì lịch tư vấn và dành đủ thời gian để tư vấn cho sinh viên.

4) Tư vấn sinh viên chọn các học phần và lên kế hoạch học tập đáp ứng các yêu

cầu của chuyên ngành.

Page 190: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

183

5) Lắng nghe, hỗ trợ, và kết nối sinh viên với những bộ phận khác trong trường

khi cần.

6) Thảo luận với sinh viên về kết quả học tập và ý nghĩa của kết quả này đối với

các chương trình đại học , các chương trình sau đại học, và các hướng nghề

nghiệp mà sinh viên muốn theo đuổi.

7) Giúp sinh viên khám phá sở thích, khả năng, và mục tiêu của mình để chọn lựa

ngành học phù hợp.

8) Nắm vững các thông tin về việc làm và giới thiệu sinh viên đến các dịch vụ

giới thiệu việc làm khi cần.

9) Tạo cơ hội để sinh viên tham gia chương trình “mentoring relationship”, giúp

sinh viên gia tăng sự độc lập và tự định hướng .

“Mentoring relationship” là chương trình hỗ trợ sự phát triển của từng cá nhân.

Trong đó, một sinh viên nhiều kinh nghiệm hoặc kiến thức hơn (thường là sinh viên

các khóa trước) sẽ tư vấn một hoặc vài sinh viên kém hơn mình (khóa sau) theo một

kế hoạch cụ thể.xv

2.4. Nhiệm vụ của sinh viênxvi

CVHT giúp sinh viên nắm vững những lựa chọn và tránh những sai sót không

đáng có, nhưng chỉ khi sinh viên chủ động tìm kiếm sự tư vấn của CVHT.

Trang web của trường Concordia University Wiscosinxvii

nhấn mạnh tầm quan

trọng của sự cộng tác từ phía sinh viên để đạt được hiệu quả cao cho công tác cố vấn

học tập. Trong quan hệ sinh viên - CVHT, sinh viên cần chia se trách nhiệm với

CVHT, bao gồm:

1) Chủ động liên hệ với CVHT của mình. Sinh viên cần nhận thức được tầm quan

trọng của việc trao đổi với CVHT. Ngoài lịch hẹn đã được báo trước, sinh viên

cần chủ động hẹn gặp CVHT khi cần.

2) Chuẩn bị một danh sách các câu hỏi hoặc những vấn đề mình quan tâm trước

mỗi cuộc họp với CVHT của mình. Nếu sắp đăng ký các học phần thì sinh viên

cần chuẩn bị lịch học dự kiến trước khi gặp CVHT.

3) Thu thập tất cả các thông tin cần thiết cho việc đưa ra quyết định.

4) Tìm kiếm các nguồn thông tin giúp đưa ra các quyết định về học tập hoặc

nghề nghiệp.

Page 191: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

184

5) Nếu không hiểu một chính sách hay thủ tục, sinh viên cần đặt câu hỏi đến khi

nào hiểu tường tận vấn đề. Sinh viên cần nắm vững các chính sách, thủ tục, và

yêu cầu.

6) Nắm vững các yêu cầu của chuyên ngành mình đang theo học, và lên lịch học

các học phần trong từng học kỳ theo các yêu cầu đó.

7) Nắm vững các điều kiện tiên quyết đối với từng học phần mà sinh viên định

học trong mỗi học kỳ và thảo luận với CVHT sự ảnh hưởng của những điều

kiện tiên quyết đó đối với việc sắp xếp trình tự của các học phần liên tiếp nhau.

8) Tuân thủ các thủ tục đăng ký các học phần và điều chỉnh lịch học.

9) Theo dõi thời hạn đăng ký các học phần. Không được trễ hạn. Cần nắm vững

thời điểm đăng ký, hủy hoặc thêm học phần. Cần sớm hẹp gặp CVHT trước khi

hết hạn những hoạt động kể trên.

10) Báo cho CVHT về những thay đổi trong tiến độ học tập, thay đổi việc chọn

lựa các học phần, và các mục tiêu học tập cũng như nghề nghiệp.

11) Lưu giữ hồ sơ cá nhân liên quan đến tiến độ học tập. Sắp xếp các tài liệu chính

thức của trường (cataloge, lịch học, bảng biểu...) để tiện dụng khi cần.

12) Tham gia đầy đủ các học phần đã đăng ký và làm bài tập đúng hạn.

13) Nắm vững các tiêu chí đánh giá, cảnh báo học tập, buộc thôi học, và các thang

điểm.

14) Nếu có thay đổi địa chỉ hoặc số điện thoại thì phải báo cho trường và thường

xuyên kiểm tra email.

15) Báo ngay cho CVHT hoặc văn phòng trưởng khoa khi gặp sự cố nghiêm trọng

(sức khỏe, tài chính, cá nhân) khiến sinh viên không thể dự lớp hoặc tập trung

vào việc học.

Theo tiếp cận GD DTĐR thì sinh viên cần đóng vai trò chủ động trong suốt qui

trình đào tạo và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình. Do đó, trong tiếp

cận này, không thể đề cập đến vai trò và nhiệm vụ của CVHT tách rời với vai trò và

nhiệm vụ của sinh viên.

3. Vài nhận xét về công tác cố vấn học tập tại các trƣờng đại học, cao đẳng ở VN

Nhìn chung, hiệu quả của công tác cố vấn học tập tại các trường đai học – cao

đẳng Việt Nam còn nhiều hạn chế, chẳng hạn:

Page 192: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

185

1) Vai trò của CVHT tại các trường đại học – cao đẳng Việt Nam chưa được đặt

đúng tầm, theo đúng yêu cầu của đào tạo theo học chế tín chỉ.

2) Tại các trường hầu như chưa có CVHT chuyên trách, mà chỉ có các giảng viên

kiêm nhiệm CVHT.

3) Đối với giảng viên thì đây chỉ là nhiệm vụ thứ yếu nên về mặt chủ quan, nhiều

giảng viên chưa chú tâm lắm cho nhiệm vụ này. Về mặt khách quan, giảng

viên phải tập trung cho nhiều nhiệm vụ quan trọng khác nên không còn nhiều

tâm trí cho công tác này.

4) Mỗi giảng viên thường được phân công phụ trách số lượng sinh viên lớn, cộng

với hạn chế về thời gian nên khó có thể làm việc sâu sát với sinh viên được

5) Công tác cố vấn học tập đòi hỏi nhiều thời gian và công sức vì CVHT phải tiếp

xúc với sinh viên (trực tiếp, điện thoại, email, ...) bất kỳ lúc nào sinh viên có

việc gấp cần trợ giúp, và khó có thể lượng hóa được công sức bỏ ra. Tuy nhiên,

khi thực hiện nhiệm vụ này, giảng viên chưa nhận được trợ cấp tương xứng.

6) Do việc tư vấn từng cá nhân đòi hỏi phải bảo mật nên cần phải có không gian

riêng để CVHT tiếp xúc với sinh viên. Tuy nhiên, rất ít trường nào có phòng

riêng dành cho CVHT trong những buổi trực văn phòng để tiếp sinh viên.

7) Ngoài ra, do thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban liên quan

(phòng đào tạo, phòng công tác sinh viên, phòng phát triển nguồn nhân lực,

khoa,...), nên công tác cố vấn học tập chưa được thực hiện một cách nhất quán

và hệ thống.

Trên đây là những khó khăn chung. Nếu nhìn từ góc độ GD DTĐR thì để hoàn

thành vai trò (1) giúp sinh viên xác định mục tiêu học tập, và (2) giúp sinh viên đạt

được mục tiêu học tập của mình thì CVHT cần được trang bị bị kiến thức và kỹ năng

cần thiết cho công tác này. Tuy nhiên, rất ít trường đầu tư thích đáng cho việc tập

huấn cho CVHT, giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Từ những khó khăn trên, có thể kết luận rằng các CVHT tại các trường công ở

Việt Nam chưa được tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

4. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả cố vấn học tập theo tiếp cận giáo dục đào tạo

đầu ra

Đã có nhiều hội thảo và bài viết đề nghị những giải pháp nâng cao chất lượng

của công tác này. Trong điều kiện hiện nay, các trường chưa thể có được các CVHT

chuyên trách và được đào tạo bài bản để góp phần nâng cao chất lượng đầu ra. Những

Page 193: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

186

đề xuất dưới đây được xây dựng trên những luận điểm và nguyên tắc cơ bản của GD

DTĐR và nhắm đến tính khả thi trong điều kiện cho phép.

4.1 Đối với các đơn vị đào tạo

- Cần có qui định thành văn và những hướng dẫn cụ thể để các khoa/bộ môn xây

dựng một cách khoa học và công bố các CĐRDK cho chương trình của từng chuyên

ngành và các học phần, giúp định hướng sinh viên và CVHT trong suốt qui trình đào

tạo. Ngoài các KQĐRDK liên quan đến chuyên ngành đào tạo, cần có qui định trang

bị cho sinh viên những kỹ năng cần cần thiết cho việc tự học và công việc tương lai.

- Cần có những qui định cụ thể về việc phối hợp giữa các phòng ban và cá nhân

liên quan trong việc triển khai công tác cố vấn học tập và những hoạt động khác, với

mục tiêu cao nhất là tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên đạt được

- Lập hội đồng CVHT để điều phối công tác cố vấn học tập ở cấp độ trường,

nhắm đến việc đảm bảo tính hệ thống trong việc triển khai công tác này.

4.2 Đối với các CVHT

- Giúp sinh viên xác định mục tiêu học tập ngay từ đầu khóa. Sau đó, chuyển các

mục tiêu này thành các KQĐRDK để định hướng hoạt động cho sinh viên.

- Theo dõi tiến độ học tập của sinh viên và hỗ trợ khi cần, giúp sinh viên đạt

được các KQĐRDK đã xác định, thông qua các hoạt động cần thiết.

- Chú trọng trau dồi cho sinh viên kỹ năng tư duy độc lập-phê phán-sáng tạo, kỹ

năng tự học, và tính tự quyết.

4.3 Đối với sinh viên

- Xác định rõ mục tiêu học tập cho toàn khóa, từng học kỳ, và từng buổi học để

tự định hướng và lập kế hoạch học tập phù hợp trước khi tìm đến sự trợ giúp của

CVHT.

- Cần phát huy tính chủ động và tự chủ trong các hoạt động được nêu trong mục

2.4 nhằm đạt được các KQĐRDK.

- Trau dồi kỹ năng tư duy độc lập để giảm bớt sự lệ thuộc vào CVHT khi đưa ra

những quyết định quan trọng.

Page 194: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

187

5. Thay lời kết

Với phương châm luôn hướng về sinh viên, thỏa mãn nhu cầu của sinh viên,

đảm bảo quyền lợi của sinh viên, và xem sinh viên như khách hàng thực thụ, hình

thức đào tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi rất nhiều nguồn lực.

Trong thực tế, nhiều trường đại học – cao đẳng Việt Nam còn đang trong quá

trình chuyển đổi từ phương thức niên chế sang tín chỉ nên nhu cầu và yêu cầu đối với

công tác cố vấn học tập chưa cao.

Một khi phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ đã tương đối hoàn thiện tại các

trường thì nhu cầu và yêu cầu đối với công tác này sẽ tăng vọt. Do đó, trong tiến trình

hoàn thiện phương thức đào tạo này tại đơn vị mình, các trường cần chú trọng đẩy

mạnh tổ chức và triển khai công tác cố vấn học tập.

Những luận điểm và nguyên tắc cơ bản của GD DTĐR phu hợp với phương

châm của hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Đó là, nhắm đến việc thỏa mãn nhu

cầu của sinh viên. Tương tự công tác đào tạo theo tiếp cận DG DTĐR, các hoạt động

cố vấn học tập được định hướng bởi KQĐRDK và nhắm đến việc tạo mọi điều kiện

thuận lợi để sinh viên đạt được các KQĐRDK đã xác lập.

Page 195: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

188

VAI TRÒ CỦA CỐ VẤN HỌC TẬP THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ THỰC

TẾ TẠI KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI, TRƢỜNG ĐẠI HỌC

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thanh Tùng1

1. Đặt vấn đề

Hiện nay, hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ đã phổ biến tại các trường Đại

học, Cao đẳng, các cơ sở đào tạo trong cả nước. Đi kèm với hình thức đào tạo này là

sự xuất hiện của thuật ngữ “cố vấn học tập” (CVHT). Theo quy chế, CVHT đóng một

vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ, tư vấn, định hướng sinh viên từ học tập đến

đời sống và cả nghề nghiệp sau này. Khoa Công tác xã hội, Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh (ĐH KHXH&NV TP.HCM) từ khi thành

lập năm 2006, ngay từ đầu đã áp dụng đào tạo học chế tín chỉ, vì vậy Khoa nhận thức

rất rõ tầm quan trọng của CVHT. Bài viết trình bày về vai trò của CVHT, đồng thời

cũng đề cập đến sự đóng góp của GVCN với tư cách như là CVHT trong thực tiễn

hoạt động tại Khoa.

2. Nội dung

2.1. Định nghĩa cố vấn học tập

Đào tạo theo học chế tín chỉ là một hình thức đào tạo linh hoạt, lấy người học

làm trung tâm. Để nâng cao chất lượng đào tạo, ngoài yếu tố người học, đội ngũ giảng

viên, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo thì CVHT đóng vai trò hết sức quan trọng.

CVHT là một chức danh có trong quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ. CVHT

là người tư vấn và hỗ trợ sinh viên phát huy tối đa khả năng học tập, lựa chọn môn

học phù hợp để đáp ứng mục tiêu học tập trong suốt 4 năm học và tìm được việc làm

phù hợp với ngành nghề được đào tạo sau khi ra trường.

Những định nghĩa và quy định về cố vấn học tập được ban hành bằng văn bản

kèm theo các quyết định được ghi rõ trong các quy chế đào tạo đại học cũng như sổ

tay sinh viên của các trường. Tùy theo từng trường, tên gọi của người trợ giúp sinh

viên trong quá trình sinh viên xây dựng chương trình học tập của mình có thể là

CVHT, CVHT kiêm giáo viên chủ nhiệm, giáo viên hướng dẫn, cố vấn chương

trình,…4

1 ThS - Khoa Công tác xã hội, Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM

4 Trần Thị Minh Đức, Kiều Anh Tuấn, Cố vấn học tập trong các trường đại học, Tạp chí khoa học ĐHQGHN,

Khoa học Xã hội Nhân văn 28 (2012) 23-32, trang 24

Page 196: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

189

Tại trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, CVHT được quy định là giảng viên có

trình độ từ thạc sĩ trở lên, có ít nhất 2 năm trực tiếp giảng dạy, am hiểu chương trình

đào tạo và được Trưởng khoa/bộ môn phân công vào đầu khoá học. CVHT có trách

nhiệm giúp sinh viên hiểu rõ quy chế và những quy định của trường, hướng dẫn sinh

viên lựa chọn chuyên ngành, định hướng nghề nghiệp5.

2.2. Phân biệt giữa hai thuật ngữ “cố vấn học tập” và “giáo viên chủ nhiệm”

Qua tìm hiểu, tham khảo của tác giả về một số quy chế, nghị quyết về CVHT và

giáo viên chủ nhiệm (GVCN) ở các cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng hiện nay, đa số

các trường sử dụng thuật ngữ “cố vấn học tập”, một số trường khác sử dụng thuật ngữ

“giáo viên chủ nhiệm”. Về mặt lý thuyết, hai tên gọi khác nhau nên trên thực tế chức

năng và nhiệm vụ của những người làm công tác này cũng khác nhau. Tuy nhiên, ở

một số trường, công việc của CVHT được xem như là của GVCN – nghĩa là GVCN

sẽ kiêm nhiệm luôn công tác của CVHT.

Có thể nói, tất cả những người làm nghề giáo và quản lý đào tạo đều dễ nhận

thấy khi nói tới CVHT và nay là GVCN đều là những người rất có ý thức và trách

nhiệm với thế hệ tre, với nhà trường và xã hội vì tương lai của các em cũng như của

đất nước. Vì vậy, họ rất cố gắng trong hỗ trợ, giúp đỡ, tư vấn sinh viên, phát huy tối

đa khả năng của các em trong học tập, định hướng lựa chọn ngành nghề phù hợp để

các em trở thành một người “hoàn thiện”.

Tuy nhiên, để công tác hỗ trợ sinh viên thiết thực và hiệu quả, thiết nghĩ cần

phải phân biệt rõ hai thuật ngữ này để thấy được trách nhiệm của CVHT và GVCN.

Vì vậy, giữa CVHT và GVCN có nhiều điểm tương đồng và cũng có nhiều điểm khác

biệt sau:

Tương đồng (giống nhau):

- Đều là cầu nối trung gian giữa Nhà trường và sinh viên; sinh viên với thị

trường lao động;

- Là người đ ồng hành cùng sinh viên trong suốt quá trình học tập và cũng là

người có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công trong học tập và lựa chọn nghề

nghiệp của sinh viên;

- Là trợ thủ đắc lực giúp lãnh đạo các cấp trong nhà trường ra quyết định quản lý

phù hợp.

5 Quyết định về việc ban hành quy định công tác cố vấn học tập tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn

Page 197: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

190

Khác biệt:

- GVCN khi thực hiện nhiệm vụ mang năng tính chất của quá trình quản lý hành

chính theo kiểu dạy bảo, chăm sóc, thậm chí đôi khi mệnh lệnh đơn phương với sinh

viên;

- Điểm khác biệt của CVHT có mà GVCN không có đó là một chuyên gia tư

vấn, hỗ trợ về học tập, rèn luyện và việc làm cho sinh viên;

Có thể nhận thấy, CVHT bao gồm toàn bộ chức năng, nhiệm vụ của GVCN,

song quá trình thực thi phải thay đổi hẳn phong cách, lề lối làm việc theo tinh thần

“thân thiện và tận tình” với sinh viên hơn; để nổi hơn với vai trò của một chuyên gia

tư vấn, hỗ trợ về học tập, rèn luyện và việc làm cho sinh viên6.

2.3. Nhiệm vụ của cố vấn học tập

Theo quyết định số 532 /XHNV/QĐ-ĐT của Hiệu trưởng trường Đại học

KHXH&NV TP.HCM ký ngày 11 tháng 11 năm 2011, thì cố vấn học tập phải đảm

nhận các công việc sau:

1. Nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo,

các Quy chế, Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí

Minh và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn liên quan đến đào tạo, học

tập, rèn luyện và công tác sinh viên; thường xuyên cập nhật, bổ sung các văn bản có

liên quan để có thể tư vấn, giúp đỡ sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện tại

Trường.

2. Nắm rõ chức năng, nhiệm vụ của khoa/bộ môn, Phòng Đào tạo, Phòng Công

tác sinh viên và các đơn vị có liên quan để hướng dẫn sinh viên cách tìm kiếm thông

tin, liên hệ công việc liên quan đến hoạt động học tập và rèn luyện.

3. Hướng dẫn sinh viên các thủ tục liên quan đến học vụ như: đăng ký học phần,

huỷ đăng ký học phần, thi cải thiện, khiếu nại, phúc tra bài thi, chuyển ngành, học

bằng thứ hai,…

4. Tư vấn cho sinh viên xây dựng, điều chỉnh kế hoạch học tập tại trường và kế

hoạch tự học cho toàn khoá học hoặc cho từng học kỳ phù hợp với năng lực và hoàn

cảnh của sinh viên.

5. Quản lý lớp khoá học, thông tin cá nhân sinh viên; giới thiệu nhân sự để bầu

Ban Cán sự lớp, thông qua kết quả bầu cử và đề nghị Trưởng khoa phê duyệt; nắm

6 Phan Thanh Liêm, Tọa đàm về cố vấn học tập

Page 198: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

191

tình hình chung của lớp phụ trách thông qua Ban Cán sự lớp; họp lớp thường kỳ ít

nhất 2 lần/1 học kỳ.

6. Thực hiện công tác đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên như: phổ biến quy

định đánh giá, hướng dẫn thực hiện, chủ trì họp lớp đánh giá.

7. Hướng dẫn, khuyến khích, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các hoạt động

học thuật, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng kỹ năng; các hoạt động vì cộng đồng; các

hoạt động văn, thể, mỹ lành mạnh, bổ ích; tham gia phát hiện năng lực, sở trường của

sinh viên để định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ điều kiện để phát triển năng lực, sở

trường đó.

8. Chủ trì họp lớp khoá học về việc xét khen thưởng, kỷ luật và gửi kết quả lên

lãnh đạo khoa/bộ môn.

9. Tham dự họp Hội đồng khen thưởng – kỷ luật sinh viên cấp khoa để đề xuất

hình thức khen thưởng, kỷ luật sinh viên.

10. Thực hiện chế độ báo cáo theo yêu cầu của Trưởng khoa.

2.4. Thực tế vai trò của cố vấn học tập tại khoa Công tác xã hội – Trƣờng

ĐH KHXH&NV TP. HCM

Với đặc trưng của một ngành nghề mang tính thực tiễn xã hội cao, có nhiều tín

chỉ chuyên về thực hành thực tập, vì vậy mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên

trong khoa Công tác xã hội rất chặt chẽ. Giữa giảng viên và sinh viên ngoài việc tiếp

xúc trong các giờ học lý thuyết trên lớp thì còn gặp nhau khá thường xuyên trong các

cuộc họp định kỳ về lượng giá thực tập, các buổi sinh hoạt kỹ năng hay tại các cơ sở

xã hội. Ngoài ra, Thầy/Cô là những người đã được đào tạo kiến thức về tư vấn tâm lý,

tham vấn tâm lý, công tác xã hội học đường – hoặc những Thầy/Cô được đào tạo và

giảng dạy về các chuyên ngành này nên có sự hiểu biết và cảm thông nhất định đối

với các vấn đề tâm lý tình cảm, đời sống của sinh viên. Đặc biệt, GVCN – ngoài công

tác quản lý chung về mặt hành chính và các công việc có liên quan được giao thì còn

là giảng viên đứng lớp. Có thể nói, đây là điều kiện thuận lợi để GVCN tiếp xúc nhiều

hơn với sinh viên và có thể hiểu được từng sinh viên mà mình phụ trách.

Do những điều kiện khách quan như vậy nên trên thực tế, mặc dù Khoa có danh

sách riêng về CVHT, nhưng hầu như những công tác và trách nhiệm của CVHT đều

do GVCN đảm trách. GVCN ngoài việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình

còn kiêm nhiệm luôn các công tác khác trên phạm vi của CVHT. Có thể nói rằng,

GVCN chính là CVHT.

Page 199: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

192

Thông thường, việc bổ nhiệm GVCN sẽ được tiến hành vào đầu năm học mới,

trước khi sinh viên nhập học và do Ban chủ nhiệm Khoa quyết định. Mỗi một GVCN

sẽ theo sát sinh viên trong suốt 4 năm học của các em. GVCN được lựa chọn đáp ứng

theo tiêu chí của Nhà trường đưa ra là có trình độ thạc sỹ, có kinh nghiệm làm việc từ

2 năm trở lên. Bên cạnh, Khoa cũng có những tiêu chí riêng như ưu tiên những

Thầy/Cô lớn tuổi có kinh nghiệm làm việc nhiều với sinh viên, dễ dàng nắm bắt tâm

tư tình cảm, định hướng học tập và cuộc sống cho các em; ngoài ra có những giảng

viên tre đã có kinh nghiệm trong công tác quản lý sinh viên, sinh hoạt Đoàn, Hội để

có thể đủ sức khỏe và thời gian tham gia các hoạt động phong trào do sinh viên phát

động.

Trách nhiệm của GVCN kiêm CVHT sẽ bắt đầu từ công việc đầu tiên là đón tân

sinh viên nhập học. Theo lệ, nhà trường sẽ dành ra 2 ngày cho mỗi Khoa để sinh viên

nộp hồ sơ. GVCN cung với QLSV của Khoa tiếp cận với sinh viên ngay từ bước đầu

này để tư vấn các thắc mắc (nếu có) của các em và phụ huynh về thông tin ngành học,

nộp học phí, chỗ ở,… Có thể nói, đây là một trong những bước đầu tiên để GVCN

phần nào nắm bắt được số lượng sinh viên trên thực tế nhập học để báo Ban chủ

nhiệm Khoa, những khó khăn và vướng mắc của các em khi lần đầu học xa nhà.

Tiếp theo, Khoa và các sinh viên khóa trên sẽ tổ chức một buổi đón tiếp tân sinh

viên. Trong buổi đón tân sinh viên này, Trưởng Khoa giới thiệu tổng quát về Khoa và

ngành học; Các giảng viên và sinh viên năm trên giải đáp các thắc mắc cho tân sinh

viên; Sinh hoạt giao lưu để các em cảm nhận được tình cảm ấm áp của Thầy/Cô và

anh/chị về một “gia đình” công tác xã hội; giới thiệu GVCN. GVCN tiến hành phát

bảng hỏi khảo sát điều tra xã hội học về các nội dung như thông tin cơ bản (quê quán,

gia đình, nghề nghiệp bố mẹ, chỗ ở hiện nay, mối quan hệ họ hàng tại nơi học, bạn

bè,…), địa chỉ, số điện thoại liên lạc và tâm tư tình cảm, nguyện vọng của các em.

Các phiếu khảo sát này sau khi được các em điền thông tin, GVCN xử lý SPSS để có

số liệu, viết thành một báo cáo hoàn chỉnh lưu giữ ở Khoa. GVCN cũng sẽ dựa trên

báo cáo này để có sự hỗ trợ cần thiết và kịp thời khi sinh viên có nhu cầu.

Cuối buổi gặp mặt, GVCN ở lại với lớp để tư vấn bầu Ban cán sự lớp, Ban chấp

hành Đoàn, Hội tạm thời để quản lý và sinh hoạt lớp. Sau 1 tháng nhập học, sẽ bầu lại

theo yêu cầu của sinh viên. Bắt đầu từ giai đoạn này, GVCN thực hiện trách nhiệm

của mình trong suốt tiến trình học của các em.

Thông thường, đầu năm học, Ban chấp hành Đoàn, Hội của Khoa có rất nhiều

hoạt động cho sinh viên năm nhất để tăng cường sự hiểu biết về ngành học và về

nhau. GVCN là người duyệt chương trình, chỉnh sửa, góp ý và tham gia cùng với các

Page 200: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

193

em. Các hoạt động bao gồm: thăm quan trung tâm thành phố, thăm quan bảo tàng

thành phố, sinh hoạt dã ngoại tại công viên hoặc tổ chức hội trại ở một số địa điểm

trong hoặc gân thành phố như Đồng Nai, Bình Dương,... GVCN theo sát các em để

quản lý và đề phòng những bất trắc có thể xảy ra.

GVCN sẽ cùng với lớp lên định kỳ thời gian họp lớp – có thể là 2 tuần/lần. Nội

dung các cuộc họp là báo cáo tình hình lớp, thăm hỏi vấn đề học tập và sinh hoạt của

các em, tư vấn về các môn học,… Những năm đầu khi sinh viên học đại cương,

GVCN không có cơ hội gặp lớp thường xuyên nhưng đến khi sinh viên bước vào môn

học chuyên ngành, lớp có thể gặp GVCN hằng tuần khi GVCN cũng chính là giảng

viên giảng dạy và hướng dẫn thực tập. Ngoài ra, GVCN cũng liên lạc thường xuyên

với Ban cán sự lớp, Ban chấp hành Đoàn, Hội qua điện thoại khi có việc cần thông

báo hoặc lớp xảy ra bất kỳ vấn đề khi cần sự can thiệp, tư vấn của GVCN. Các sinh

viên trong lớp có những vấn đề cần giãi bày có thể liên lạc với GVCN qua điện thoại

hoặc hộp thư điện tử. Kinh nghiệm thực tế khi làm GVCN của tác giả cho thấy, nếu

GVCN thường xuyên quan tâm tới lớp, có những chia se động viên, hỗ trợ các em thì

sinh viên thật sự rất tin tưởng vào GVCN. Các em dù gặp bất kỳ những khó khăn gì

trong cuộc sống thì người đầu tiên các em tư vấn chính là GVCN của mình, từ chuyện

học tập, đến gia đình, bạn bè, tình yêu,… Ngay cả Ban cán sự lớp, Ban chấp hành

Đoàn, Hội khi phát hiện hoặc có sự nghi ngờ về một thành viên bất kỳ trong lớp gặp

phải vấn đề nhưng không dám hỏi thì cũng gọi điện cho GVCN nhờ tư vấn.

Sau khi nhập học 2 tuần, GVCN tiến hành tổ chức “Hội nghị học tốt” để giảng

viên và sinh viên khóa trên chia se kinh nghiệm học tập cho tân sinh viên. Đây là việc

làm thiết thực nhằm giúp các em khỏi bỡ ngỡ với môi trường học và chương trình học

mới, tránh khỏi những áp lực và căng thẳng trong học tập đại học. GVCN cũng theo

từng năm học có những hướng dẫn tư vấn nghiên cứu khoa học để các em tham gia

đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học cấp Khoa và cấp Trường.

Trong năm đầu tiên của ngành học, Khoa có một đợt thực tập thực tế theo

chương trình thực tập của Khoa. GVCN được phân công phụ trách học phần này, đó

là “Giao lưu học hỏi mô hình công tác xã hội” tại các cơ sở xã hội trên địa bàn thành

phố. GVCN sẽ chịu trách nhiệm tìm cơ sở, phân nhóm sinh viên, đưa sinh viên đi, tổ

chức sinh hoạt, viết bài thu hoạch. Ngoài chương trình chính thống của Khoa, GVCN

có thể kết hợp với lớp tổ chức các buổi sinh hoạt tại các cơ sở xã hội khác nhau với

nhiều đối tượng xã hội như tre em, người cao tuổi, người khuyết tật,… vào các dịp

như Quốc tế thiếu nhi, Noel, Tết dương lịch, Ngày người Khuyết tật,… để các em làm

quen với ngành học của mình.

Page 201: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

194

Bên cạnh các cuộc họp định kỳ với lớp, GVCN cũng tham gia trong các đại hội

Đoàn,… để tư vấn, hỗ trợ thêm cho các em. GVCN là người chấm điểm rèn luyện vào

mỗi cuối học kỳ vì họ là người nắm rõ nhất từng sinh viên của mình, từ việc học tập

đến tham gia hoạt động xã hội, các mối quan hệ bạn bè,…

Để gắn kết mối quan hệ chặt chẽ giữa Thầy và trò, GVCN luôn thường xuyên

tham gia các sinh hoạt tinh thần của sinh viên như ngày 8-3 cho các sinh viên nữ,

ngày lễ Noel, Tết dương lịch,… được lớp tổ chức. Các hoạt động phòng trào như văn

nghệ, đá bóng,.. GVCN cung với quản lý sinh viên cổ vũ, hỗ trợ vật chất và tinh thần

cho các em. GVCN sẽ tới thăm, động viên sinh viên khi các em tham gia học quân sự

1 tháng tại trung tâm giáo dục quốc phòng. Ngoài ra, khi sinh viên ốm đau nằm tại

bệnh viện, GVCN tiến hành họp lớp để chia nhóm sinh viên tới ở cùng với bạn, cùng

lớp thăm nom, giúp đỡ,… Sinh viên gặp khó khăn về tài chính, GVCN tìm cách hỗ trợ

như thông tin và đề xuất học bổng, thành lập quỹ để hỗ trợ các thành viên trong lớp

khi cần,…

Một công việc cũng được xem là quan trong và GVCN phải phối hợp với giáo

vụ Khoa và phòng Đào tạo là vấn đề tư vấn cho sinh viên đăng ký tín chỉ học phần.

Với một giảng viên không chuyên về công tác đào tạo, GVCN cố gắng rất nhiều trong

tiếp cận thông tin để tư vấn cho sinh viên của mình. Ngoài ra, trong những năm sau

này, GVCN cũng chính là giảng viên dạy chuyên ngành và hướng dẫn thực tập, vì vậy

sinh viên có nhiều cơ hội trong việc nhờ GVCN tư vấn kiến thức môn học và những

khó khăn, thắc mắc nảy sinh trong quá trình thực tập thực tế. GVCN căn cứ trên sở

trường, khả năng và sở thích của sinh viên để hướng các em chọn lựa nghề nghiệp

phù hợp sau khi ra trường và có thể giới thiệu việc làm nếu có.

Bên cạnh, GVCN kết hợp với Thầy/Cô trong Khoa mở các lớp tập huấn kỹ

năng, tập huấn viết hồ sơ xin việc,… khi các em bước vào năm học thứ 4 để các em

có những tiền đề cơ bản về phỏng vấn xin việc sau khi ra trường.

Ngoài ra, sau khi quá trình học của các em kết thúc, 1 năm sau, GVCN sẽ kết

hợp với bộ phận Quản lý sinh viên của Khoa tiến hành công tác khảo sát việc làm của

các em. Đây là công việc được xem là thường xuyên, tất yếu của công tác đảm bảo

chất lượng để tiến tới tổ chức các hội nghị nhà tuyển dụng,…

Có thể nói, công việc của GVCN thật sự rất nhiều, đòi hỏi bản thân Thầy/Cô

phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, chế độ đãi ngộ cho GVCN chưa

thật sự phù hợp. Theo quy chế, GVCN sẽ được trừ 10% giờ chuẩn và không có bất kỳ

một khoản phụ cấp nào khác. Tuy nhiên, hầu hết GVCN là người dạy các môn chuyên

ngành, nên việc dạy vượt giờ chuẩn là không cao. Bên cạnh, nếu có trợ cấp (1

Page 202: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

195

năm/lần) là cho CVHT, nhưng thường danh sách CVHT lại không trùng với GVCN.

Ngoài ra, GVCN cũng thường xuyên hỗ trợ về tài chính cho sinh viên của mình khi

các em gặp khó khăn hoặc tổ chức các phòng trào. Vì vậy, hầu hết GVCN làm việc

xuất phát từ cái “tâm” và trách nhiệm của một người làm nghề giáo. Thiết nghĩa,

Khoa và Nhà trường cần phải có sự hỗ trợ thích đáng, tạo điều kiện cho các Thầy/Cô

hoàn thành và làm tốt vai trò cao cả này.

3. Kết luận

Từ những phân tích trên cho chúng ta thấy, sau khi chuyển từ chương trình đào

tạo niên chế sang học chế tín chỉ, khái niệm “cố vấn học tập” ra đời và được phổ biến

rộng rãi. Có thể nói, đối với sinh viên, trong suốt quá trình học trên ghế giảng đường

của mình, CVHT đóng một vai trò rất quan trọng trong hỗ trợ, tư vấn và định hướng

các em từ học tập đến cuộc sống và công việc trong tương lai sau này. Tuy nhiên, để

công tác GVCN và CVHT đạt kết quả, thiết nghĩ cần có những chính sách phù hợp để

hỗ trợ xứng đáng với thời gian, công sức và cả vật chất mà Thầy/Cô đã bỏ ra. Đây

cũng chính là động viên về tinh thần cho Thầy/Cô trong công tác này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết định Ban hành về quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ trường ĐH

KHXH&NV, 2009.

2. Quyết định về việc ban hành quy định công tác cố vấn học tập tại trường ĐH

KHXH&NV TP.HCM, 2011.

3. Trần Thị Minh Đức, Kiều Anh Tuấn (2012), Cố vấn học tập trong các trường

đại học, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội Nhân văn 28 (2012)

23-32, trang 24.

Page 203: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

196

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ

CỦA CỐ VẤN HỌC TẬP TRONG VIỆC GIÚP SINH VIÊN TỰ HỌC

TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Hoàng Thiện1

1. Đặt vấn đề

Ơ đại học, một trong những vấn đề then chốt quyết định kết quả học tập của sinh

viên chính là tự học. Có thể nói rằng “tự học giúp sinh viên nắm vững tri thức, kỹ

năng, kỹ xảo về nghề nghiệp tương lai”7 và “du có được học trường nào, thầy nào nổi

tiếng đến đâu đi chăng nữa, thì nhân tố quan trọng nhất quyết định kết quả mĩ mãn

của quá trình đào tạo thì vẫn là công tự học của người học trò”8. Tự học có một vai trò

to lớn vì nó giúp sinh viên có hứng thú hơn với việc học do có điều kiện tìm hiểu

thêm những vấn đề mà mình quan tâm. Bài viết này, chúng tôi muốn chia se thực

trạng về tự học của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. HCM qua việc khảo sát

khảo sát 379 sinh viên năm 2 và năm 3 của Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí

Minh hệ sư phạm chính quy khoa Toán, Văn, Anh, và Giáo dục Tiểu học trong năm

học 2013 – 2014 về những khó khăn mà họ gặp phải, trong đó có yếu tố liên quan đến

giảng viên - cố vấn học tập. Trên cơ sở dữ liệu thực tiễn và lý luận, chúng tôi đề xuất

một số biện pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của cố vấn học tập trong việc giúp

dinh viên tự học.

2. Khái niệm về cố vấn học tập

Công tác cố vấn học tập được xem như là tiến trình “trợ giúp sinh viên nhận ra

những lợi ích cao nhất của giáo dục đối với họ bằng cách giúp họ hiểu bản thân họ

hơn và biết sử dụng những nguồn tài nguyên của trường để đáp ứng những nhu cầu

giáo dục riêng biệt và khát vọng học tập của họ” (Crockett, 1978). Sindabi (2007) lập

luận rằng mục đích của chương trình cố vấn học tập là nhằm giúp sinh viên trong việc

phát triển những mục tiêu nghề nghiệp và giáo dục có ý nghĩa.

Việc cố vấn học tập là một bộ phận độc lập trong việc tư vấn nói chung ở trường

dựa trên sự thật là sinh viên có những nhu cầu đặc biệt mà không thể nào được giải

quyết một cách trọn vẹn theo những hướng dẫn và chương trình tư vấn thông thường.

Cũng giống như việc cần có những chương trình tư vấn đặc biệt về tình yêu, gia

đình,… thì chúng ta cần có chương trình tư vấn học tập trong trường đại học.

1 Viện Nghiên cứu Giáo dục, trường Đại học Sư phạm TP. HCM

7 Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu (2008), Tự học của sinh viên, NXB Giáo dục, trang 128. 8 Dạy tự học, số 22 (tháng 4 năm 2002), trang 11.

Page 204: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

197

Tùy theo từng trường, văn bản ghi chức danh - tên gọi của người trợ giúp sinh

viên trong quá trình sinh viên xây dựng chương trình học tập của mình có thể là cố

vấn học tập, cố vấn học tập kiêm Giáo viên chủ nhiệm; Giáo viên chủ nhiệm, Giáo

viên hướng dẫn, cố vấn chương trình9. Tuy nhiên, để phù hợp với văn với Qui chế 43

của Bộ Giáo dục và đào tạo10

thì đa số các trường sử dụng tên gọi cố vấn học tập.

Theo định nghĩa của Joe Cuseo thì cố vấn học tập là một người “giúp sinh viên

trở nên tự ý thức về những mối quan tâm đặc trưng của mình, những tài năng, giá trị,

và những ưu tiên riêng của sinh viên; người giúp sinh viên có thể nhìn thấy được sự

liên kết giữa kinh nghiệm học tập hiện tại và kế hoạch cuộc sống tương lai của họ;

người giúp sinh viên khám phá ra tiềm năng, mục địch và đam mê; người mở rộng

quan điểm của sinh viên mà vẫn tôn trọng những lựa chọn trong cuộc sống riêng tư

của họ và mài dũa những kỹ năng nhận thức của họ trong việc đưa ra những lựa chọn

như kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả, tư duy phản biện, ra quyết định”.11

Và “cố

vấn học tập là một chức danh trong hệ thống các chức danh của cơ sở đào tạo theo

học chế tín chỉ”12

.

3. Nhiệm vụ của cố vấn học tập

Những cố vấn học tập cung cấp thông tin về tiến bộ trong học tập cũng như

những đòi hỏi của chương trình và xem xét cẩn thận những nhu cầu, kết quả, và khó

khăn trong học tập của sinh viên.

Theo Love (2003), Schreiner và Anderson (2005) thì nhiệm vụ của cố vấn học

tập là hỗ trợ sinh viên trong việc đưa ra những quyết định học thuật, khám phá phong

cách học tập, thực hiện những mục tiêu được thiết lập và kỹ năng giải quyết vấn đề

cũng như tiếp cận được những dịch vụ hỗ trợ cần thiết được cung cấp bởi nhà trường.

Sindabi (2007) thì liệt kê ra một số những nhiệm vụ mà cố vấn học tập phải thực

hiện. Đó là:

- Trả lời tất cả những câu hỏi liên quan đến việc học.

9 Trần Thị Minh Đức, Kiều Anh Tuấn, Cố vấn học tập trong các trường đại học, Tạp chí Khoa học Đại học

Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28 (2012), trang 24. 10 Bộ Giáo dục và đào tạo, Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, (Ban hành

kèm theo Quyết định số 43/2007/ QĐ - BGDĐT), 8/2007. 11 Cuseo, J. (n.d.). Academic advisement and student retention: Empirical connections & systemic interventions,

trang 15.

http://www.uwc.edu/administration/academic-

affairs/esfy/cuseo/Academic%20Advisement%20and%20Student%20Retention.doc 12 TS. Nguyễn Văn Lân, Báo cáo một số nội dung về công tác cố vấn học tập theo học chế tín chỉ, Trường Đại

học Luật Tp. Hồ Chí Minh,

http://www.hcmulaw.edu.vn/

Page 205: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

198

- Giới thiệu sinh viên đến những ai có thể trả lời những câu hỏi của họ.

- Cung cấp thông tin và chỉ dẫn về những vấn đề học thuật và chương trình học.

- Giới thiệu sinh viên đến trưởng khoa và trưởng bộ môn để trả lời những câu

hỏi về chương trình học những vấn đề học thuật khác.

- Tìm hiểu những mục tiêu nghề nghiệp và học tập của sinh viên và đưa ra

những chỉ dẫn khi cần.

- Duy trì kết quả học tập – điều có thể xem như nền tảng của việc chỉ dẫn.

- Khuyên và tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận những nguồn tham khảo

phong phú – điều này nhìn chung sẽ góp phần vào sự phát triển tri thức của họ.

- Cung cấp những thông tin về nghề nghiệp hoặc những chương trình học bổ trợ

cho việc học chính khóa của sinh viên.

- Giải quyết những vấn đề phát sinh trong học tập.

- Giới thiệu sinh viên đến những bộn phận tư vấn chuyên môn trong và ngoài

nhà trường.

- Tìm hiểu xem sinh viên có nhận được những kết quả tốt từ những mối liên lạc

và địa chỉ mà cố vấn học tập giới thiệu.

Ơ các trường đại học Việt Nam, nhiệm vụ của cố vấn học tập được quy định cụ

thể trong những văn bản của nhà trường. Như theo “Quy định Công tác Cố vấn học

tập” của Trường Đại học Cần Thơ (ban hành kèm theo Quyết định số 2067/QĐ-

ĐHCT, ngày 04 tháng 12 năm 2007 của Hiệu trưởng) thì cố vấn học tập có 7 nhiệm

vụ chính. Còn theo “Quy định Công tác Cố vấn học tập” của Trường Đại học Kinh tế

Tp. Hồ Chí Minh (ban hành kèm theo Quyết định số 1409/ QĐ-ĐHKT-TCHC ngày

03 tháng 9 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh) thì

cố vấn học tập có 11 nhiệm vụ chính.

Dù những quy định của các trường đại học có sự khác nhau về số lượng nhiệm

vụ và cách diễn đạt nhưng nhìn chung có thể thấy những nhiệm vụ đó chính là “tư

vấn, định hướng cho sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học, nghề nghiệp tương

lai; thực hiện công tác quản lý sinh viên và tư vấn, định hướng cho sinh viên những

vấn đề cá nhân, xã hội, cuộc sống”13

. Như vậy, việc giúp sinh viên đạt được kết quả

học tập tốt là một nhiệm vụ của người cố vấn học tập. Với việc đào tạo theo học chế

tín chỉ, việc học tập của sinh viên được gắn liền với tự học. Do đó, hướng dẫn sinh

13 ThS. Nguyễn Thanh Sơn, Đổi mới công tác quản lý cố vấn học tập tại các trường đại học ngoài công lập, Bản

tin Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Yersin Đà Lạt, 2014, trang 10-11.

Page 206: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

199

viên học tập đại học cũng gắn liền và có thể nói là phần lớn liên quan đến việc hướng

dẫn sinh viên tự học.

4. Thực trạng cố vấn học tập và việc giúp sinh viên trong việc tự học tại Trƣờng

Đại học Sƣ phạm Tp. Hồ Chí Minh

Đối với Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, đơn vị mà nhóm nghiên

cứu tiến hành khảo sát thì Công tác Cố vấn học tập tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm

Tp. Hồ Chí Minh (Ban hành kèm theo Quyết định số 1464/QĐ-ĐHSP ngày 27 tháng

9 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) thì cố vấn

học tập có 11 nhiệm vụ chính.

Trong “Quy định Công tác Cố vấn học tập” của Trường Đại học Sư phạm Tp.

Hồ Chí Minh, ở phần nhiệm vụ thì mục 1,3,5,7,8 đã đề cập đến trực tiếp hoặc gián

tiếp đến vấn đề giúp sinh viên tự học như “1) Học tập, nghiên cứu, nắm vững mục tiêu

giáo dục, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, Quy chế của Bộ Giáo dục và

Đào tạo, Quy định, Nội quy của Trường về học tập, rèn luyện và công tác sinh viên

của Trường; thường xuyên cập nhật những thay đổi, bổ sung trong Quy chế, Quy

định, Nội quy để có thể tư vấn, hỗ trợ giúp đỡ sinh viên trong quá trình học tập, rèn

luyện tại Trường;2) Hướng dẫn sinh viên đăng kí học phần từng học và tư vấn cho

sinh viên cách thức xây dựng kế hoạch học tập cho toàn khóa học;….”

Qua khảo sát 379 sinh viên Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh về tự

học ngoài giờ lên lớp thì trong những nguyên nhân làm ảnh đến việc tự học của sinh

viên (bảng 1), yếu tố liên quan đến việc hướng dẫn của giảng viên cùng những vấn đề

khác có liên quan đến người dạy chiếm một tỷ lệ khá cao. Cụ thể là “Nội dung bài

học, môn học” có 50,1% cho là ảnh hưởng nhiều. Đây là con số cao nhất trong tất cả

các yếu tố khảo sát. Ngoài ra những yếu tố khác cũng chiếm tỷ lệ khá cao như: “Việc

khuyến khích, hướng dẫn tự học của giảng viên” (35,9% cho là ảnh hưởng “Nhiều”),

“Yêu cầu của giảng viên trong tự học” (34,3% cho là ảnh hưởng “Nhiều”), “Cách

kiểm tra, đánh giá của giảng viên” (38% cho là ảnh hưởng “Nhiều”), “Phương pháp

giảng dạy của giảng viên” (38,3% cho là ảnh hưởng “Nhiều”).

5. Một số biện pháp giúp cố vấn học tập nâng cao hiệu quả trong việc hỗ trợ sinh

viên tự học

Để giúp cố vấn học tập phát huy hết khả năng của mình cần sự phối hợp của yếu

tố bên trong chính bản thân người cố vấn và những yếu tố bên ngoài như khoa,

Trường, sinh viên,… Trong bài viết này, nhóm nghiên cứu chỉ đề xuất một số biện

pháp mà bản thân cố vấn có thể chủ động thực hiện với vai trò là một người giảng dạy

Page 207: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

200

và người tư vấn cho sinh viên. Đề xuất này dựa trên nhiều nghiên cứu cũng như từ kết

quả của cuộc khảo sát 379 sinh viên Trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh.

5.1. Nâng cao nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của tự học

Không phải sinh viên nào cũng hiểu được rằng học đại học không phải là việc

chỉ ghi chép và học thuộc những gì thầy cô giảng dạy. Môi trường đại học đòi hỏi sự

chủ động của người học và tự học là một yếu tố then chốt quyết định thành công của

người học. Do đó, sinh viên cần nhận thức được tầm quan trong của tự học vì “học tập

với nhận thức ở mức độ cao bao giờ cũng đem lại hiệu quả cao nhất”14

. Và quá trình

hình thành nhận thức không chỉ là quá trính khép kín của cá nhân người học mà các

thầy cô, nhất là những người có thêm vai trò là cố học tập chính là người có nhiệm vụ,

điều kiện khai mở và nâng cao nhận thức của sinh viên.

Vì nhận thức gồm có kiến thức, biểu hiện và sự xử lý khả thi để biến đổi hai

thành phần trên nên cố vấn học tập cần nắm được những yếu tố này ở sinh viên để

đánh giá xem nhận thức của sinh về tự học đang ở mức nào để từ đó có những cách

giúp sinh viên hình thành, nâng cao nó.

Cố vấn học tập có thể thực hiện việc này thông qua những buổi sinh hoạt với tập

thể sinh viên hoặc tốt hơn nếu có điều kiện nên gặp gỡ từng nhóm sinh viên hoặc từng

cá nhân sinh viên để có những tư vấn, chỉ dẫn sâu sắc về tầm quan trọng của tự học

cho sinh viên.

5.2. Hướng dẫn sinh viên những kỹ năng tự học cần thiết

Theo kết quả của cuộc khảo sát, với mục “Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt

động tự học của sinh viên” (bảng 1) thì có 16,4% sinh viên cho rằng “Những kỹ năng

học tập cơ bản như đọc sách, ghi chú” có ảnh hưởng rất nhiều đến việc tự học và có

đến 54,6% sinh viên cho rằng yếu tố này ảnh hưởng nhiều đến việc tự học của mình.

Như vậy, có thể thấy rằng đa số sinh viên vẫn còn chưa có đủ kỹ năng cần thiết

cho tự học. Kỹ năng học tập của học sinh, sinh viên được hình thành chủ yếu qua con

đường rèn luyện và giáo dục. Như vậy, bên cạnh việc sinh viên tự mình rèn luyện

những kỹ năng này khi ý thức được ý nghĩa của nó thì vai trò của người thầy trong

việc tác động vào sinh viên là không kém phần quan trọng. Bên cạnh đó, kết quả của

cuộc khảo sát cũng cho thấy được vai trò của giảng viên trong việc giúp sinh viên

hình thành và nâng cao kỹ năng tự học. Với mục “Những biện pháp có thể nâng cao

hiệu quả của hoạt động tự học của sinh viên và mức độ cần thiết của chúng” (bảng 2)

có 18,2% sinh viên cho rằng rất cần có biện pháp “Giảng viên hướng dẫn sinh viên

14 Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu (2008), Tự học của sinh viên, NXB Giáo dục, trang 133.

Page 208: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

201

những vấn đề liên quan đến tự học” và đến 50,4% sinh viên cho rằng cần có biện pháp

này.

Vừa là người giảng dạy, vừa là người theo sát nhiều hoạt động của sinh viên, cố

vấn học tập cần nắm rõ những kỹ năng nào sinh viên chưa có hoặc còn yếu để kịp thời

bồi dưỡng.

Có rất nhiều kỹ năng liên quan đến tự học mà sinh viên cần nắm vững nên cố

vấn học tập cần “cung cấp cho sinh viên một cách có hệ thống các tri thức cần thiết về

cách tiến hành hoạt động học tập và các hành động tự học”15

. Việc cung cấp này có

thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Cố vấn học tập có thể tổ chức các lớp

học theo chuyên đề giúp sinh viên lĩnh hội tri thức về kỹ năng tự học một cách nhanh

chóng có hệ thống. Với lớp học này, cố vấn học tập có thể là người hướng dẫn hoặc

có thể mời các thầy cô đúng chuyên môn cung với những sinh viên tự học tốt, có kết

quả học tập cao để chia se. Bên cạnh đó, với cương vị là người trực tiếp giảng dạy thì

cố vấn học tập có thể lồng ghép vào việc giảng dạy trên lớp hoặc đề xuất với những

giảng viên bộ môn khác dành thời gian để giúp sinh viên phát triển thêm kỹ năng tự

học cho môn học đó. Hình thức này phù hợp với việc lĩnh hội tri thức về các kỹ năng

chuyên biệt gắn với đặc trưng môn học. Ngoài ra, cố vấn học tập cần hướng dẫn sinh

viên tìm những nguồn tài liệu liên quan, tin cậy để tự nghiên cứu. Và việc tư vấn riêng

cho từng nhóm hoặc cá nhân cũng là một điều cần thiết.

5.3. Đối mới phương pháp đánh giá, giảng dạy

Theo kết quả của cuộc khảo sát thì có đến 50% sinh viên cho rằng “Giảng viên

thay đổi phương pháp giảng dạy theo hướng khuyến khích, tăng cường tự học cho

sinh viên” là biện pháp cần có để giúp sinh viên tự học hiệu quả (bảng 2). Điều này có

thể xuất phát từ thực tế là một số thầy cô vẫn sử dụng phương pháp truyền thống mà ít

có sự kết hợp những phương pháp hiện đại khác. Phương pháp giảng dạy truyền thống

là phương pháp mà trong đó chủ yếu là thầy nói – trò nghe. Ngay tận thập niên 1990,

phương pháp này vẫn đang chi phối mạnh ở các trường cao đẳng và đại học, kể cả ở

Hoa Kỳ. Với phương pháp này, sinh viên thường phải ngồi nghe liên tục trong một

khoảng thời gian dài và Chickering và Gamson (1987) cho rằng để học tốt thì người

học cần phải làm nhiều việc hơn là chỉ nghe một cách thụ động, cụ thể là phải đọc,

viết, thảo luận, hoặc tham gia giải quyết vấn đề. Victor Weisskop thì cho rằng con

người không thể học được bằng cách mang thông tin dồn nén vào não họ, do đó chúng

ta chỉ có thể dạy bằng cách duy nhất là tạo ra động lực hiểu biết. Việc đổi mới phương

15 Huỳnh Thị Thu Hằng, Nguyễn Văn Hoàn, Tìm hiểu việc bồi dưỡng kỹ năng tự học cho sinh viên sư phạm.

http://www.kh-sdh.udn.vn/zipfiles/Baiso_9_htthang.DOC

Page 209: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

202

pháp giảng dạy theo hướng tích cực sẽ giúp sinh viên trở thành trung tâm của quá

trình dạy học. Phương pháp mới cũng yêu cầu sinh viên phải chủ động tìm hiểu thêm

những vấn đề liên quan để có thể đáp ứng được những đòi hỏi khác nhau của việc dạy

học tích cực vì chỉ trên cơ sở tham gia, trải nghiệm, họ mới có thể thực sự thấu hiểu

và tạo dựng nhận thức cho chính mình. Có lẽ vì vậy mà Howard Hendricks đã khẳng

định rằng tối đa hóa việc học tập luôn luôn là kết quả của việc tối đa hóa sự lôi cuốn16

.

Và chắc chắn phương pháp dạy học tích chỉ thật sự tích cực khi người dạy hiểu rõ và

thuần thục trong từng bước đi. Đây là kết quả của quá trình không ngừng đầu tư cho

nghề của giảng viên.

Đổi mới phương pháp phải đi liền với đổi mới cách đánh giá. Qua cuộc khảo sát,

tiêu chí “Giảng viên thay đổi cách đánh giá theo hướng khuyến khích tự học” đã nhận

được phần trăm lớn nhất (52,2%) cho mức độ “cần” có (bảng 2). Như vậy, bên cạnh

phương pháp giảng dạy thì việc đánh giá sinh viên là vô cùng quan trọng trong việc

thúc đẩy hoạt động tự học của người học. Không nên chỉ công nhận những cố gắng,

thành tích của người học qua bài thi giữa kỳ và cuối kỳ mà cần đánh giá họ trong một

quá trình với nhiều hoạt động khác nhau. Điều này sẽ giúp người học chủ động tìm

tòi, đào sâu thêm những kiến thức mà thầy cô truyền đạt và không ngừng cố gắng.

Cố vấn học tập cần phải là người đi đầu trong vấn đề này. Bên cạnh đó, cố vấn

học tập có thể đề xuất với trưởng khoa, trưởng bộ môn hoặc các đơn vị có liên quan

việc bồi dưỡng, đào tạo những giảng viên khác những phương pháp này.

6. Kết luận

Cố vấn học tập giống như một thiên sứ được giao những trọng trách, quyền hạn

và trách nhiệm quan trọng trong việc giúp sinh viên phát triển việc học của mình. Để

hoàn thành sứ mệnh ấy, đòi hỏi cố vấn học tập phải nắm rõ tình hình sinh viên và đầu

tư nhiều hơn vào những điểm then chốt, quyết định lớn lao đến thành công trong học

thuật của sinh viên. Tự học chính chiếc chìa khóa mở cửa trung tâm mà nếu có được

thì người học sẽ tiến thẳng vào lâu đài tri thức và làm chủ nhân của nó. Khi đầu tư và

phát huy hết quyền hạn của mình, cố vấn học tập chính là người truyền trau chiếc chìa

khóa vạn năng ấy.

16 Trường Đại học Kinh tế - Tài chính, Đổi mới phương pháp giảng dạy – Giải pháp cấp thiết để nâng cao chất

lượng đào tạo đại học.

http://www.uef.edu.vn/tin-uef/doi-moi-phuong-phap-giang-day-giai-phap-cap-thiet-de-nang-cao-chat-luong-

dao-tao-dh-348

Page 210: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

203

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu (2008), Tự học của sinh viên, NXB Giáo dục

2. Bộ Giáo dục và đào tạo, Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy

theo hệ thống tín chỉ, (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/ QĐ -

BGDĐT), 8/2007.

3. Dạy tự học, số 22 (tháng 4 năm 2002), trang 11.

4. Trần Thị Minh Đức, Kiều Anh Tuấn (2012), Cố vấn học tập trong các trường

đại học, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã hội và

Nhân văn 28.

5. Huỳnh Thị Thu Hằng, Nguyễn Văn Hoàn, Tìm hiểu việc bồi dưỡng kỹ năng tự

học cho sinh viên sư phạm. http://www.kh-

sdh.udn.vn/zipfiles/Baiso_9_htthang.DOC

6. Trường Đại học Kinh tế - Tài chính, Đổi mới phương pháp giảng dạy – Giải

pháp cấp thiết để nâng cao chất lượng đào tạo đại

học.http://www.uef.edu.vn/tin-uef/doi-moi-phuong-phap-giang-day-giai-phap-

cap-thiet-de-nang-cao-chat-luong-dao-tao-dh-348

7. TS. Nguyễn Văn Lân, Báo cáo một số nội dung về công tác cố vấn học tập

theo học chế tín chỉ, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh,

http://www.hcmulaw.edu.vn/

8. ThS. Nguyễn Thanh Sơn, Đổi mới công tác quản lý cố vấn học tập tại các

trường đại học ngoài công lập, Bản tin Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học

Yersin Đà Lạt, 2014, trang 10-11.

Page 211: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

204

TÀI LIỆU THAM KHẢO

i Duong Phuc Ty. Xây dựng mục tiêu và chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo bậc đại

học, cao đẳng theo hệ thống tín chỉ. Tạp chí đại học Công Nghiệp, 50-55. Truy cập từ

http://dspace.hui.edu.vn:8080/dspace/handle/123456789/11520

ii Nghị quyết 14/2005/NQ-CP, ngày 02/11/2005, về “đổi mới cơ bản và toàn diện Giáo

dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020”.

iii http://education-portal.com/articles/Academic_Advisor_Job_Description_

Duties_and_Requirements.html

iv Theo PayScale.com

Page 212: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

205

v Jager, H. J. D, & Nieuwenhuis, F. J. (2005). Linkages Between Total Quality

Management and the Outcomes-based Approach in an Education Environment.

Quality in Higher Education, 11, 251-260. Retrieved from

https://www.ied.edu.hk/obl/files/18908562.pdf

vi Vu Thi Phuong Anh (2011a). “Chuẩn đầu ra” và một số ngộ nhận phổ biến tại Việt

Nam. Truy cập từ http://ncgdvn.blogspot.com/2011/11/chuan-au-ra-va-mot-so-ngo-

nhan-pho-bien.html

vii Biggs, J. and Tang, C. (2007). Teaching for Quality Learning at University (3rd

Edition). England: Open University Press.

viii Vu Thi Phuong Anh (2011a). “Chuẩn đầu ra” và một số ngộ nhận phổ biến tại Việt

Nam. Truy cập từ http://ncgdvn.blogspot.com/2011/11/chuan-au-ra-va-mot-so-ngo-

nhan-pho-bien.html

ix Dreyer (2001), trích theo Jager và Nieuwenhuis (2005)

x http://www.nwlincs.org/fmlt/f-design.htm#traditional

xi National: The Global Community for Academic Advising (2006). NACADA

concept of academic advising. Retrieved

from http://www.nacada.ksu.edu/Resources/Clearinghouse/View-Articles/Concept-of-

Academic-Advising-a598.aspx

xii http://education-portal.com/articles/Academic_Advisor_Job_Description_

Duties_and_Requirements.html

xiii http://www.slu.edu/jobs/job_description.php?d=288jd

xiv https://www.cuw.edu/Departments/advising/responsibilities.html

xv http://en.wikipedia.org/wiki/Mentorship

xvi http://en.wikipedia.org/wiki/Mentorship

xvii https://www.cuw.edu/Departments/advising/responsibilities.html

Page 213: Kỷ yếu Hội thảo " Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín

206

LỜI CÁM ƠN

Ban Tổ chức Hội thảo khoa học: “Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo

theo học chế tín chỉ tại các trƣờng cao đẳng – đại học Việt Nam” xin trân trọng

cám ơn quý thầy/cô:

TS.Phạm Văn Boong, Trần Thị Huệ, Phan Thanh Hùng, ThS. Lê Thị Lệ Hoa,

Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Thị Huệ, ThS. Phung Thị Loan, ThS. Huỳnh Lê Uyên Minh,

Bùi Hoàng Phúc, ThS. Phạm Thị Tâm, ThS. Tạ Thị Thanh Thủy, TS Trần Đình

Thành, ThS. Nguyễn Thị Ngọc Xuân, Lê Thị Thanh Yến, Lê Thị Vân, ThS.Trần Thị

Mỹ Hồng, ThS.Nguyễn Thị Anh Khuyên, ThS.Nguyễn Thị Diễm My,CNKH. Nguyễn

Như Bình, ThS.Trần Văn Phúc, ThS.Nguyễn Kim Chuyên, ThS.Phan Minh Thuấn,

ThS.Phan Thị Kim Loan, ThS.Trần Kim Nên, ThS.Trần Thị Mỹ Hồng TS.Nguyễn

Hồng Hải, ThS.Đặng Chung Kiên, ThS.Nguyễn Hoàng Minh Trí, ThS.Huỳnh Thị

Ngọc Linh...

Do khuôn khổ kỷ yếu Hội thảo có hạn, Ban tổ chức Hội thảo xin được sử dụng

bài của quý thầy cô vào dịp hội thảo khác.

Xin chân thành tri ân!

Thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo

Viện trƣởng Viện NCGD

PGS. TS. Ngô Minh Oanh