103
I. THỜI KỲ DỰNG NƯỚC. Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô Văn Lang thời Hùng Vương và tiếp giáp với đỉnh tam giác Châu thổ sông Hồng, một miền đất có vị trí chiến lược quan trọng, để lại nhiều di tích quý báu từ thời dựng nước và các thời kỳ đấu tranh giữ nước. Thời tiền sử, sơ sử có các di chỉ khảo cổ học điển hình là: Gò Đồn, gò Hội (xã Hải Lựu), gò Sỏi, gò Đặng, đồng Ba Bậc, gò Trâm Dài (xã Đôn Nhân), Đồng Xuân (xã Xuân Hoà). Ngành khảo cổ học đã khai quật, tìm được nhiều dụng cụ lao động bằng đá. Ngày 21/12/1999 đã tìm thấy một trống đồng cổ (trên 2000 năm) tại thôn Phân Lân (xã Đạo Trù), hiện đang được lưu giữ tại bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc. Điều đó khẳng định người Việt cổ đã sinh sống lâu đời trên vùng đất Lập Thạch và thời đại các vua Hùng dũng nước Văn Lang đã ảnh hưởng trực tiếp đến quê hương Lập Thạch. II. TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM TỪ CUỐI THẾ KỶ THỨ II TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN NĂM 1858. 1. Cuộc kháng chiến chống nhà Hán xâm lược cuối thế kỷ thứ II trước công nguyên Thời đại Hùng Vương đến đời thứ 18 thì kết thúc, vì Vua Hùng thứ 18 không có con trai, đã truyền ngôi lại cho con rể là Tản Viên. Thục Phán là cháu Vua Hùng đã đem quân chống lại, nên Tản Viên đã khuyên nhà vua nhường ngôi lại cho Thục Phán. Thục Phán xưng vương là An Dương Vương, lập quốc hiệu nước ta là Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa. Triệu Đà vua nước Nam Việt (vùng đất Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc ngày nay) đem quân đánh chiếm Âu Lạc bị thất bại, bèn dùng kế cho con trai là Trọng Thuỷ sang cầu hôn công chúa Mỵ Nương. An Dương Vương mắc mưu Triệu Đà phải tự vẫn, nước Âu Lạc bị thôn tính

Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

I. THỜI KỲ DỰNG NƯỚC.Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô Văn Lang thời Hùng Vương và tiếp

giáp với đỉnh tam giác Châu thổ sông Hồng, một miền đất có vị trí chiến lược quan trọng, để lại nhiều di tích quý báu từ thời dựng nước và các thời kỳ đấu tranh giữ nước.

Thời tiền sử, sơ sử có các di chỉ khảo cổ học điển hình là: Gò Đồn, gò Hội (xã Hải Lựu), gò Sỏi, gò Đặng, đồng Ba Bậc, gò Trâm Dài (xã Đôn Nhân), Đồng Xuân (xã Xuân Hoà). Ngành khảo cổ học đã khai quật, tìm được nhiều dụng cụ lao động bằng đá. Ngày 21/12/1999 đã tìm thấy một trống đồng cổ (trên 2000 năm) tại thôn Phân Lân (xã Đạo Trù), hiện đang được lưu giữ tại bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc. Điều đó khẳng định người Việt cổ đã sinh sống lâu đời trên vùng đất Lập Thạch và thời đại các vua Hùng dũng nước Văn Lang đã ảnh hưởng trực tiếp đến quê hương Lập Thạch.

II. TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM TỪ CUỐI THẾ KỶ THỨ II TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN NĂM 1858.

1. Cuộc kháng chiến chống nhà Hán xâm lược cuối thế kỷ thứ II trước công nguyên

Thời đại Hùng Vương đến đời thứ 18 thì kết thúc, vì Vua Hùng thứ 18 không có con trai, đã truyền ngôi lại cho con rể là Tản Viên. Thục Phán là cháu Vua Hùng đã đem quân chống lại, nên Tản Viên đã khuyên nhà vua nhường ngôi lại cho Thục Phán. Thục Phán xưng vương là An Dương Vương, lập quốc hiệu nước ta là Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa.

Triệu Đà vua nước Nam Việt (vùng đất Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc ngày nay) đem quân đánh chiếm Âu Lạc bị thất bại, bèn dùng kế cho con trai là Trọng Thuỷ sang cầu hôn công chúa Mỵ Nương. An Dương Vương mắc mưu Triệu Đà phải tự vẫn, nước Âu Lạc bị thôn tính vào nước Nam Việt. Trước khi mất, Triệu Đà truyền ngôi cho cháu là Triệu Hổ (con trai của Trọng Thuỷ và Mỵ Nương).

Triệu Hổ lên ngôi hiệu là Văn Vương, đã thu nạp nhân tài văn võ trong thiên hạ để củng cố đất nước Nam Việt, đề phòng nhà Hán phía Bắc nhòm ngó. Lữ Gia quê ở huyện Lôi Dương quận Cửu Chân (vùng đất Thanh Hoá ngày nay) cha là người Hán và mẹ là người Việt đã được Triệu Hổ thu nạp.

Lữ Gia được làm Thừa tướng qua ba đời vua Triệu, ông một lòng bảo vệ nước Nam Việt, chống lại mọi âm mưu thôn tính của nhà Hán. Mùa đông năm 111 trước công nguyên nhà Hán đem quân tiến đánh Phiên Ngung kinh đô nhà Triệu, lực lượng nhà Triệu tan dã. Lữ Gia đem tướng sỹ của mình chạy sang Âu Lạc, đóng đô ở Đại La (Hà Nội ngày nay) chống lại quân nhà Hán.

Page 2: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

Lữ Gia đã đưa tướng sỹ cùng hai bà vợ và nô tỳ về lập căn cứ tại Lập Thạch và lập điền trang ở các vùng đất phía Tây - Bắc như: Đôn Mục, Nhân Mục (xã Đôn Nhân), Nhân Lạc, Đạo Nội (xã Nhân Đạo), Lãng Sơn (xã Lãng Công), Phương Ngạc (xã Phương Khoan), Hải Lựu, Quang Viễn, Yên Thiết, Bạch Lưu, cùng các vùng phía Đông như Thản Sơn, Quảng Khuân (xã Liễn Sơn), Ngọc Liễn (xã Liên Hoà) v.v... Tại đây Lữ Gia cho quân vừa cày ruộng, vừa luyện tập đánh giặc nhà Hán, đồng thời ông cho khai thác quặng sắt, xây lò luyện sắt tại các triền đồi Thanh Vân, Đạo Tú (huyện Tam Dương) và vùng đồi Thản Sơn (xã Liễn Sơn - huyện Lập Thạch) để rèn vũ khí và công cụ làm ruộng.

Bản ngọc phả Lữ Gia làng Quảng Khuân (xã Liễn Sơn) nói ông chiêu mộ được 100 quân sỹ là người các làng Thản Sơn, Liễn Sơn, Ngọc Liễn.

Cuộc kháng chiến chống quân Hán kéo dài 11 năm từ năm 111 đến năm 99 trước công nguyên. Theo các bản thần tích thì nghĩa quân của Thừa tướng Lữ Gia đã tiến công địch tới 60 trận, có lúc sắp lấy lại Kinh thành Đại La, dồn tướng giặc là Lộ Bác Đức vào thế bị tiêu diệt. Sau đó, Lộ Bác Đức cho tên tướng người Việt là Chu Năng trá hàng. Các tướng khuyên Lữ Gia không nên nhận, nhưng vì muốn thu phục số người Việt theo Hán, nên ông thu xếp cho Chu Năng đội quân ngoài đóng ở Na Linh chuyên sản xuất lương thực.

Có Chu Năng làm nội ứng, Lộ Bác Đức mở cuộc đại tiến công thuỷ bộ, trận tuyến kéo dài từ Bạch Hạc (Vĩnh Tường) đến Nhân Mục (xã Đôn Nhân - Lập Thạch). Lữ Gia xuất quân bày trận nghinh chiến. Bất ngờ Chu Năng từ Na Linh đánh úp sau lưng, quân khởi nghĩa thua to, các tướng lĩnh lần lượt hy sinh. Cuối cùng Lữ Gia cùng 50 quân sỹ bị bao vây ở Bạch Hạc, một mình ông đã giết tới 70 tên địch, nhưng vì chúng quá đông, không sao thoát ra được ông hy sinh tại trận tiền ngày 10 tháng 5 năm Thiên Mã thứ hai đời Hán Vũ Đế (năm 99 trước công nguyên) thọ 68 tuổi.

Những nơi đồn sở, trận mạc hoặc có vết tích của Thừa tướng Lữ Gia, cùng hai bà vợ và tướng sỹ đều được nhân dân lập đền thờ, riêng trên đất Lập Thạch có đến 20 đền thờ tại các xã: Hải Lựu, Bạch Lưu, Đôn Nhân, Nhân Đạo, Quang Yên, Lãng Công, Liễn Sơn, Liên Hoà v.v... Và theo tương truyền Hội Chọi Trâu xã Hải Lựu ngày nay đã ra đời từ thời Thừa tướng Lữ Gia cầm quân kháng chiến chống giặc nhà Hán từ cuối thế kỷ thứ II đầu thế kỷ thứ I trước công nguyên. Đó là hội khao quân mừng chiến thắng.

2. Nhân dân Lập Thạch tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà TrưngNăm 99 trước công nguyên nước Âu Lạc rơi vào tay nhà Hán. Chúng chia

nước ta thành 3 quận là Giao Chỉ, Cửu Châu và Nhật Nam, dưới quận là 56 huyện, địa bàn Lập Thạch thời ấy thuộc huyện Mê Linh.

Nhà Hán thi hành chính sách bóc lột và đồng hoá rất gay gắt. Một mặt chúng cướp ruộng đất công làng xã lập đồn điền cho tội nhân và thuê khoán nông dân bản

Page 3: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

địa sản xuất, đẩy mạnh bóc lột. Mặt khác chúng truyền bá văn hoá Hán, cho binh lính giết đàn ông, cướp phụ nữ Âu Lạc về làm vợ để thực hiện đồng hoá. Với chính sách đó, đã gây ra mâu thuẫn lớn với nhân dân ta, đặc biệt là giới phụ nữ, nhiều cuộc nổi dậy chống Hán nổ ra.

Tại huyện Mê Linh, hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị con gái Lạc Tướng cháu Vua Hùng, đã đứng lên dựng cờ khởi nghĩa. Cuối năm Kỷ Hợi 39 sau công nguyên, Hai Bà Trưng đã tập hợp được 100 vị tù trưởng, thổ hào, cùng hàng vạn quân sỹ. Người Lập Thạch có các vị thổ hào chiêu mộ quân sỹ theo về với Hai Bà là: Bà Quế Lan (ở Thản Sơn, xã Liễn Sơn) thường gọi là Quý Lan Nương. Bà Chúa Bầu lập căn cứ ở Vực Chuông (xã Đạo Trù). Vợ chồng ông Lê Tuấn, bà Thục Nương (Lê Dương Công chúa) ở Thái Hoà. Các ông Nguyễn Tuấn, Nguyễn Lĩnh, Nguyễn Trĩ ở Hợp Lý.

Ngày 6 tháng giêng năm Canh Tý (năm 40) quân khởi nghĩa của Hai Bà làm lễ tế cờ ở cửa sông Hát (Sơn Tây) rồi tiến đánh thành Mê Linh (làng Hạ Lôi, huyện Mê Linh ngày nay). Ngày 17 tháng giêng giải phóng thủ phủ Luỹ Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh ngày nay). Quân Hán tan rã nhanh chóng, Thái thú Tô Định hoảng sợ cải trang trốn về bên Trung Quốc. Chỉ trong vòng 3 tháng quân ta đã thu 65 thành ấp, đuổi giặc Hán ra khỏi bờ cõi nước ta, giành độc lập hoàn toàn. Các bộ lạc ở Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc ngày nay) cũng nổi dậy đánh đuổi quân Hán theo về với Hai Bà Trưng.

Sau thắng lợi trọn vẹn Trưng Trắc được tôn lên làm vua (hiệu là Trưng Vương), định đô tại Mê Linh. Trưng Vương phong Trưng Nhị là Bình Khôi Công chúa, nắm quyền chỉ huy quân đội và dân binh cả nước. Các tướng nam và nữ đều được phong thưởng chức tước, nhân dân được miễn thuế 3 năm.

Bà Quế Lan được phong là An Bình Công chúa đại tướng quân, giao cho 500 quân sỹ trấn thủ mạn thượng lưu sông Phó Đáy. An Bình công chúa chia quân đóng đồn trú tại 5 trại: Thản Sơn, Liễn Sơn, Ngọc Liễn, Sen Hồ (huyện Lập Thạch) và Tĩnh Luyện (huyện Tam Dương).

Mùa hè năm 43, vua Hán Quang Vũ phong Mã Viện (58 tuổi) làm Phục Ba Tướng quân, thống lĩnh quân sỹ sang đánh nước ta. Trong tay Mã Viện có hai tên tướng với hai vạn quân chủ lực, 2 nghìn xe thuyền, cùng số lượng lớn quân chèo thuyền và phu chiến đi theo tải lương phục dịch.

Mã Viện đưa quân đến Hợp Phố bị quân của 2 nữ tướng của Hai Bà là Bát Nàn, Thánh Thiên phục kích đánh cho đại bại. Mã Viện đưa tàn quân chạy về Hồ Nam để xin triều đình bổ sung thêm lực lượng, rồi chia quân cho Lưu Long chỉ huy đi đường biển, còn hắn dẫn cánh quân bộ đi theo lối Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn.

Mã Viện tung quân đi do thám, thấy Hai Bà Trưng trực tiếp chỉ huy dàn trận ở phía bờ tây sông Nguyệt Đức, lập thành phòng tuyến bảo vệ Kinh đô Mê Linh. Y lập mưu đánh gọng kìm tập hậu, chia thành hai mũi, một mũi qua núi Tam Đảo

Page 4: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

sang Lập Thạch rồi đánh xuống đồng bằng, còn mũi kia chính do Mã Viện chỉ huy tiến về Cổ Loa khiêu chiến, rồi giả vờ thua rút chạy lên Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh). Trưng Vương liền cất quân đuổi đánh, tại Tiên Du quân hai bên giao chiến cầm cự, Mã Viện cố ý kéo dài thời gian để đợi cánh quân từ phía núi Tam Đảo tới.

Tại vùng thượng lưu sông Phó Đáy, thuộc địa bàn Lập Thạch quân ta và quân Hán giao chiến dữ dội. Quân Hán đánh tan đội quân của bà Chúa Bầu, từ Ao Xanh (Sơn Nam - Sơn Dương – Tuyên Quang) rút về Vực Chuông (xã Đạo Trù) tại đây bà đã hy sinh. Với 500 quân của bà Quế Lan bố phòng ở 5 đồn trại ra sức chiến đấu cản địch, trong chiến đấu tình thế cùng lực kiệt, bà đã hy sinh tại núi Mồ (Thản Sơn). Cánh quân tiếp viện từ đồng bằng ngược sông Phó Đáy lên do ông Đống Vịnh chỉ huy, bị giặc đánh thua, ông hy sinh thi thể trôi dạt về Thượng Lạp (huyện Vĩnh Tường) đã được nhân dân ở đây mai táng và lập đền thờ.

Quân Hán tiến về Hướng Lại (huyện Vĩnh Tường) gặp quân ta do hai ông Cả Lợi, Hai Lợi chỉ huy, hai bên giao tranh quyết liệt, nhưng quân ta cũng không cản được giặc.

Tin quân Hán vào hậu cứ của ta cấp báo đến Tiên Du, làm quân ta hoang mang, Trưng Vương vội truyền lệnh rút quân về để giữ Kinh thành. Thấy Trưng Vương trúng kế, Mã Viện liền tung quân truy kích quyết liệt. Quân ta không còn giữ được đội hình, Trưng Vương dẫn quân về thành Mê Linh, Trưng Nhị cũng dẫn quân về đại bản doanh Cự Triều (xã Tam Đồng, huyện Mê Linh ngày nay) để cố thủ.

Sau một thời gian Trưng Vương cũng bỏ thành Mê Linh để lên Cự Triều hợp lực với Trưng Nhị. Quân Hán thừa cơ tiếp tục bao vây công phá. Đến đây Hai Bà lại quyết định bỏ thành Cự Triều đưa quân rút về bãi Cấm Khê bên bờ sông Hồng (xã Đại Tự, huyện Yên Lạc ngày nay) mong phát huy sở trường chiến đấu trên sông nước.

Tại Cấm Khê quân ta và quân Hán giao tranh quyết liệt liên tục 4 ngày. Cuối cùng Trưng Vương bị tử trận, quân sỹ đưa thi hài của bà về mai táng tại núi Hy Cương (đền Hùng - Phú Thọ). Để khỏi bị sa vào tay giặc, Trưng Nhị gieo mình xuống sông tự vẫn.

Kết thúc chiến cuộc về phía quân Hán bị tiêu diệt trên 1 vạn tên, về phía quân ta bị giặc bắt hơn 300 tướng lĩnh, quý tộc, trong đó có hơn 100 vị quyết không để giặc bắt đã tự vẫn.

Sau 3 năm hưởng nền độc lập từ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đem lại, đất nước ta lại rơi vào tay quân xâm lược phương Bắc. Bản hùng ca tuy ngắn ngủi, song tiếng vang của cuộc khởi nghĩa và cái tên oanh liệt của Hai Bà Trưng đời đời bất diệt.

Để ghi công các thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, trên đất Lập Thạch nhân dân đã lập đền thờ nữ tướng Quế Lan tại làng Thản Sơn, Quảng Khuân

Page 5: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

(Liễn Sơn), đền thờ bà chúa Bầu ở Đạo Trù, đền thờ vợ chồng tướng Lê Tuấn và Thục Nương ở Sen Hồ (Thái Hoà), đền thờ 3 anh em tướng Nguyễn Tuấn, Nguyễn Lĩnh và Nguyễn Trĩ ở Hợp Lý.

3. Cuộc khởi nghĩa chống quân Lương thế kỷ VI và căn cứ Hồ Điển TriệtSau khi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại, nhà Hán lại đặt ách đô hộ

lên nước ta. Các triều đại phong kiến Trung Quốc lật đổ lẫn nhau, chúng lần lượt thay nhau đô hộ nước ta, đó là: Nhà Ngô, nhà Tấn, nhà Tống, nhà Tề, nhà Lương.

Dưới ách thống trị của nhà Lương, nhân dân ta bị đối xử tàn tệ. Thứ sử Giao Châu (tên nước ta hồi đó) là Tiêu Tư rất tham lam, bắt dân ta tìm kiếm các sản vật quý hiếm trên rừng dưới biển nộp cho hắn. Bởi vậy hào kiệt các nơi ngấm ngầm gây dựng lực lượng đánh đuổi quân Lương.

Mùa xuân năm Tân Dân (541) toàn cõi Giao Châu náo loạn tin Lý Bôn (còn gọi là Lý Bí) sắp sửa đánh chiếm phủ thành Long Biên, như luồng sấm sét đánh vào đầu thứ sử Tiêu Tư, hắn hoảng sợ đưa vàng, lụa đến biếu, tình nguyện giao lại thành cho Lý Bôn, chỉ xin cho bọn chúng được rút lui an toàn về Quảng Châu.

Chiếm được phủ thành Long Biên, Lý Bôn chia quân đi bố phòng những nơi hiểm yếu. Mùa xuân năm Nhâm Tuất (542) vua Lương sai Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng đem 10 vạn quân sang xâm lược nước ta, bọn này bị quân ta đánh tan ở Hợp Phố (Quảng Đông).

Mùa xuân năm Giáp Tý (544) Lý Bôn lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân.

Đến năm 545 vua Lương cử Dương Phiêu làm thứ sử và Trần Bá Tiên làm tư mã đem 8 vạn quân sang đánh Lý Bôn.

Cuộc chiến đấu diễn ra từ mùa hạ đến mùa đông, quân ta lần lượt bị mất các phòng tuyến Vân Đồn (Quảng Ninh), Chu Diên (Hà Nam - Hà Tây), Tô Lịch (Hà Nội). Lý Nam Đế sai hai em là Lý Hùng, Lý Xuân thu nhặt quân sỹ hộ tống triều đình chạy lên thành Gia Ninh (Bạch Hạc - Vĩnh Tường). Tại Gia Ninh quân ta và quân Lương cầm cự hơn một tháng thì thành bị vỡ. Lý Nam Đế phong cho Triệu Quang Phục làm nguyên soái Đại tướng quân, Quang Phục tâu xin rút khỏi thành Gia Ninh lên mạn bắc Tân Xương (tức địa bàn Lập Thạch và Tam Dương ngày nay).

Tháng 8 năm Bính Dần (546) Lý Nam Đế đưa hai vạn quân là người Di Lão mới mộ được kéo về vùng hồ Điển Triệt (xã Tứ Yên ngày nay) lập căn cứ để tiếp tục chống quân Lương.

Quân Lương từ Gia Ninh tiến vào vùng hồ Điển Triệt, thấy căn cứ này rất hiểm yếu khó đánh, nên cụm lại ở vòng ngoài của hồ bao vây.

Với địa thế hiểm trở có lợi cho quân ta, với tinh thần kháng chiến tích cực của nhân dân Tân Xương, trước sự suy sụp tinh thần của quân Lương, lẽ ra Lý Nam Đế

Page 6: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

toàn thắng. Điều đáng tiếc là một trận lũ cuối mùa đã làm nước sông Lô đột ngột dâng cao, chảy vào hồ, thuyền lớn đi lại dễ dàng qua những vùng lau sậy um tùm.

Lợi dụng thời cơ đó, tướng giặc là Trần Bá Tiên xua quân trên các chiến thuyền xông trận tiến vào hồ Điển Triệt. Lý Nam Đế và nghĩa quân bị tập kích bất ngờ, không sao chống đỡ nổi.

Lý Nam Đế ra lệnh cho quân ta mạo hiểm vượt sông Lô sang bờ hữu ngạn, rồi tiếp tục di chuyển về hướng tây, vượt sông Hồng đóng quân tại động Khuất Lão (Tam Nông - Phú Thọ).

Một thời gian sau Lý Nam Đế ốm nặng, ông giao lại binh quyền cho Đại tướng Triệu Quang Phục. Triệu Quang Phục đưa quân về đóng ở đầm Dạ Trạch (Châu Giang - Hưng Yên).

Mùa xuân năm Canh Ngọ (550) Trần Bá Tiên về nước giao lại binh mã cho tướng Dương Sàn. Nhân dịp này Triệu Quang Phục phản công tiêu diệt quân xâm lược nhà Lương, giải phóng đất nước.

Sau sự kiện lịch sử mùa thu năm Bính Dần (546), nhân dân các làng quanh hồ Điển Triệt lập đền thờ Lý Nam Đế, cùng hai hoàng thân là Lý Thiên Bảo và Lý Phật Tử.

4. Chống quân Nguyên Mông thế kỷ XIIINăm 1258, quân Mông Cổ tiến công nước ta lần thứ nhất theo đường sông

Hồng, chúng đã bị quân dân nhà Trần đánh bại, phải tháo lui.Năm 1285, quân Mông Cổ chiếm xong Trung Quốc lập ra nhà Nguyên. Khi có

cả đất nước Trưng Hoa rộng lớn, chúng huy động một lực lượng tới 50 vạn quân, phát động cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.

Lần này quân Nguyên chia thành ba mũi tiến sang, mũi chủ công do Thoát Hoan con trai vua Nguyên chỉ huy đi đường Quảng Tây sang Lạng Sơn xuống Thăng Long; mũi thứ hai do tướng Nạp Tốc Lạt Đinh chỉ huy đi theo đường Vân Nam theo sông Chảy sông Lô; mũi thứ ba đi đường biển chở lương thực do Ô Mã Nhi đảm trách.

Tháng 4 năm Ất Dậu ( 1285) quân ta bắt đầu phản công. Quân Nguyên bị thiệt hại nặng ở Hàn Tử (Hưng Yên), Chương Dương (Hà Nội), Vạn Kiếp (Hải Dương) phải rút chạy.

Đạo quân của Nạp Tốc Lạt Đinh rút chạy theo đường sông Lô khi đến Cự Đà (huyện Phù Ninh) thì bị lực lượng dân binh của tù trưởng Hà Đặc và em là Hà Chương chặn đánh. Chiến sự diễn ra ác liệt ở hai bờ sông Lô thuộc huyện Phù Ninh và Lập Thạch. Sách Đại việt sử ký toàn thư triều Lê mô tả như sau: “Giặc đến huyện Phù Ninh, viên phụ đạo huyện ấy là Hà Đặc lên núi Tư Sơn (tức núi Sáng - Lập Thạch) cố thủ. Giặc đóng ở Đông Cự Đà, Hà Đặc lấy tre đan thành những hình người to lớn cho mặc áo, cứ đến chiều tối thì dẫn ra dẫn vào. Lại dùi thủng cây to,

Page 7: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

cắm tên lớn vào giữa lỗ để giặc ngỡ là sức bắn khoẻ xuyên suốt được. Giặc sợ không dám đánh nhau với Đặc, quân ta xông lên đánh bại quân giặc. Đặc đuổi đánh đến A Lạp bắc cầu phao qua sông, hăng đánh quá bị tử trận. Em là Chương bị giặc bắt, lấy trộm được cờ xí; y phục của giặc trốn về, đem dâng lên xin dùng cờ ấy giả làm quân giặc, đến doanh trại giặc. Giặc không ngờ là quân ta, do vậy cả phá được chúng”.

(A Lạp có thể là Thượng Lạp một làng bên sông Phó Đáy. Hà Đặc bắc cầu phao qua sông, có lẽ là sông Phó Đáy, quân ta từ căn cứ núi Sáng tiến xuống vượt sông Phó Đáy sang Vĩnh Tường giao chiến với quân giặc).

5. Cuộc kháng chiến chống quân Minh thế kỷ XVNăm 1400 Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh (Trung Quốc) mượn cớ

phù Trần đem quân xâm lược nước ta, cuộc chiến tranh Minh - Hồ bùng phát.Mùa hạ năm 1407, cha con Hồ Quý Ly bị quân Minh bắt đem về Trung Quốc.

Sau khi Hồ Quý Ly thất bại, con cháu nhà Trần tiếp tục nổi lên chống quân Minh như: Trần Ngỗi, Trần Nguyệt, Trần Quý Khoáng. Các cuộc khởi nghĩa này nối tiếp nhau từ năm 1407 đến 1413 thì chấm dứt.

Ngày 12 tháng 2 năm Bính Thân (1416) tại núi rừng Lam Sơn (Thanh Hoá), hào trưởng Lê Lợi cùng 18 người thân tín làm lễ cáo trời đất thần kỳ sông núi, thề cùng đồng lòng tin cậy nhau, tôn Lê Lợi làm minh chủ, dựng cờ khởi nghĩa.

Trần Nguyên Hãn là cháu tám đời của vua Trần Thái Tông, là cháu bảy đời của Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải, đồng thời là anh em con cô con cậu với Nguyễn Trãi. Ông sinh năm Canh Ngọ (1390) tại làng Đa Cai (xã Sơn Đông Lập Thạch). Thời trai trẻ Trần Nguyên Hãn thường gánh dầu dọc đi bán ở các chợ: Gốm, Bồ Sao, Bạch Hạc, là con cháu dòng dõi nhà Trần với võ nghệ cao cường, Trần Nguyên Hãn chiêu mộ nghĩa quân, lấy khu rừng Thần (thôn Đức Lễ, xã Văn Quán ngày nay) làm nơi luyện tập chuẩn bị chống quân Minh. Khi nghe tin Lê Lợi ở Lam Sơn đang chiêu hiền đãi sỹ dựng cờ nghĩa, Trần Nguyên Hãn đã lặn lội vào phò tá. Ông được Bình Định Vương Lê Lợi trọng dụng vào hàng đại thần, dự bàn mưu kế. Ông là một vị tướng thao lược, cầm quân đánh đâu thắng đó chức vụ thăng dần đến Thái uý (quan võ cao cấp hàng nhất phẩm).

Trong quá trình chiến đấu Trần Nguyên Hãn dự nhiều trận lớn nhỏ, sử sách thường kể đến những trận lập công nổi tiếng của ông là:

- Chiến dịch Tân Bình - Thuận Hoá tháng 7/1425, Bình Định Vương Lê Lợi giao cho ông 1.000 quân, cùng với nhiều voi chiến. Khi quân ta đi đến sông Bố Chính thì gặp quân Minh do tướng Nhậm Năng chỉ huy. Trần Nguyên Hãn cho một bộ phận mai phục ở Hà Khuông, một bộ phận do ông trực tiếp chỉ huy giáp chiến với giặc. Nhậm Năng thấy quân ta ít ỏi coi thường, xông lại đánh. Trần Nguyên Hãn giả vờ thua chạy, dẫn quân giặc lại chỗ ta mai phục. Thình lình hai tướng Lê Nỗ và Lê Đa Bồ của Trần Nguyên Hãn cho quân từ hai mặt đánh khép lại, khiến

Page 8: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

quân của Nhậm Năng đại bại. Tuy vậy quân Minh ở đây rất đông, khi được tiếp viện 70 thuyền chiến, Trần Nguyên Hãn liền mở cuộc tổng công kích dồn quân Minh vào hai thành Tân Bình - Thuận Hoá giải phóng một vùng rộng lớn.

- Tháng 10 năm 1426, theo lệnh Lê Lợi, Trần Nguyên Hãn đem 100 chiến thuyền theo sông Phó Đáy ra sông Hồng xuôi về Thăng Long tiến quân đoàn thuyền của quân Minh đóng ở Đông Bộ Đầu. Trận này quân ta thắng lớn, cướp được của địch hơn 100 chiến thuyền và rất nhiều khí giới, uy hiếp mạnh thành Đông Quan.

- Mùa thu năm Đinh Mùi (1427) Trần Nguyên Hãn và tướng Lê Sát được giao hạ thành Xương Giang. Thành này nằm trên con đường nối đến Đông Quan (Hà Nội) với Quảng Tây (Trung Quốc) rất kiên cố. Trước đó quân ta đã bao vây 6 tháng, tiến công nhiều lần nhưng chưa hạ được. Nghe tin vua Minh sai An viễn hầu Liễu Thăng dẫn quân sang tiếp viện cho Vương Thông đang bị bao vây ở Đông Quan. Lê Lợi ra chỉ lệnh phải hạ bằng được thành Xương Giang, không để Liễu Thăng tới đó làm bàn đạp tiến về Đông Quan.

Trần Nguyên Hãn chỉ huy, quân ta ồ ạt đánh vào làm cho quân Minh không kịp trở tay. Ông cho quân đào hầm tuồn vào thành và đắp ụ đất lên mặt thành. Bốn mặt đều đánh, các loại súng thần công, tên lửa cùng bắn vào đốt cháy kho vũ khí doanh trại giặc, rồi quân ta mang gươm giáo xông lên, quân ta hạ được thành.

- Trận Mã Yên tiêu diệt Liễu Thăng:Sau khi phá xong thành Xương Giang, Lê Lợi họp bàn với các tướng lĩnh tìm

kế đón đánh Liễu Thăng ngoài biên giới. Trần Nguyên Hãn và Lê Sát được giao nhiệm vụ đi tìm nơi hiểm yếu dấu quân.

Ngày 18 tháng 9 năm Đinh Mùi (1427 ) Liễu Thăng cùng bọn Lương Minh, Thôi Tụ, Lý Khánh, Hoàng Phúc dẫn 10 vạn quân và hai vạn ngựa chiến đi đường Quảng Tây xuống Ải Pha Luỹ, tướng Lê Lựu giữ Ải Pha Luỹ không chống nổi phải lui binh về Ải Lưu.

Ngày 2019, Liễu Thăng dẫn đầu đại quân đánh thẳng vào Ải Lưu, Lê Lựu lại rút về ải Chi Lăng. Các tướng giặc khuyên Liễu Thăng nên thận trọng kẻo mắc mưu. Liễu Thăng kiêu ngạo không thèm nghe, tự dẫn hơn trăm kỵ mã đuổi theo. Đến chân núi Mã Yên thấy cầu gẫy, Liễu Thăng xua quân kỵ mã lội suối, tất cả bị sa lầy, quân Minh bị ùn tắc. Bất thình lình Trần Nguyên Hãn và Lê Sát tung quân ra, phóng lao trúng Liễu Thăng, y chết ngay giữa bãi lầy. Các cánh quân của ta bốn mặt đánh ập lại, quân Minh bị giết hơn 1 vạn tên. Lý Khánh và Lương Minh trước đã ốm sẵn, nay lại hoảng sợ quá mà chết. Các tướng giặc còn lại cố chỉnh đốn binh mã đi tiếp xuống thành Xương Giang. Tới nơi thành đã bị san bằng, chúng phải ra cánh đồng hạ trại. Quân ta bao vây bắt được các tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc, tiêu diệt hoàn toàn đội quân tiếp viện của nhà Minh.

Page 9: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

Do thất bại này mà Vương Thông xin đình chiến và xin Lê Lợi cho họ rút quân về nước, chấm dứt xâm lược nước ta.

Trần Nguyên Hãn người con của quê hương Lập Thạch, là danh tướng của nghĩa quân Lam Sơn, được Lê Lợi giao chỉ huy những mũi chủ công ác liệt, những thành trì kiên cố của địch. Trần Nguyên Hãn đã đưa ra cách đánh mới mẻ là tập trung cao độ binh lực và các loại vũ khí, đánh từ bốn phía, đánh cùng một lúc, làm cho địch không sao đủ sức để đối phó. Việc dứt điểm các trận đánh lớn trong một thời gian ngắn càng tăng uy thế, giảm sự thiệt hại của quân ta, chiến thắng càng vang dội.

Đặc biệt là chiến thắng Xương Giang và các trận thắng lớn đã để lại bài học bổ ích cho nền nghệ thuật quân sự Việt Nam đầu thế kỷ XV.

Đầu năm 1428 triều đình nhà Lê thành lập, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, phong Trần Nguyên Hãn là Tả Tướng quốc, làm quan được 1 năm thì ông xin về hưu tại quê nhà (xã Sơn Đông).

Ngày 26 tháng 2 năm Kỷ Dậu (1429) đã xảy ra vụ oan nghiệt tại bến Đông Hồ ông cùng 42 lực sỹ đã chìm xuống dòng sông Lô quê hương ông, do sự nghi ngờ của Hoàng đế Lê Lợi.

Đến đời vua Lê Nhân Tông (1455) là cháu của Lê Lợi đã minh oan cho ông và trả lại ruộng đất, của cải cho vợ con ông.

Nhân dân Sơn Đông và các vùng lân cận nhớ công lao của ông đã lập đền thờ ở các nơi: Đền thờ Tả Tướng quốc ở thôn Đa Cai nơi gia đình ông cư ngụ. Đền thờ Phan Lãng (Cao Phong) nơi lập trang trại đầu tiên của cha ông. Đền thờ Đức Lễ (xã Văn Quán) nơi ông luyện quân. Đền thờ Đông Hồ nơi chứng kiến ông tự trẫm mình để giữ trọn vẹn “Trung quân, ái quốc”. Riêng đền thờ ở bến Đông Hồ đã mất, còn 3 đền thờ đều được tôn tạo là di tích lịch sử quý giá.

III. CÁC DANH NHÂN, DANH TUỚNG CỦA QUÊ HUƠNG LẬP THẠCHThời kỳ phong kiến huyện Lập Thạch có 5 vị danh nhân, danh tướng là những

người con sinh thành trên quê hương Lập Thạch, công lao và sự nghiệp của họ đối với dân với nước thật là rực rỡ, hiếm có, họ đã làm rạng rỡ quê hương, đất nước .

1. Trần Nguyên Hãn: Sinh ngày 1/2 năm Canh Ngọ (1390), Tả Tướng quốc có công lao vào bậc nhất trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (1417 - 1427).

Sau khi công thành, ông xin Hoàng đế Lê Lợi về nghỉ ở quê là xóm Đa Cai xã Sơn Đông.

Những dị nghị của thời hậu chiến đã khiến ông tự đánh chìm thuyền ở bến Đông Hồ (xã Sơn Đông) vào ngày 26/2 năm Kỷ Dậu (1429) khi ấy ông mới 39 tuổi.

Page 10: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

26 năm sau (1455) vua Lê Nhân Tông đã minh oan trao trả ruộng đất và tha vợ con ông, nhiều tư liệu và nghiên cứu đã kết luận được rằng, vợ và các con của Trần Nguyên Hãn sau khi được tha đã trở về Nghệ An, mà nơi cụ tổ 7 đời Trần Quang Khải đã nhiều năm trấn trị để khống chế Chiêm Thành và chống quân Nguyên Mông phía nam.

Hiện nay ở thôn Phú Hữu, xã Nhân Thành, huyện Yên Thành và thôn Đan huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, cả hai nơi này đều có nhà thờ, thờ ông Trần Quốc Duy là con của Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn đã vào Nghệ An sau vụ chiến thuyền ở bến Đông Hồ. Đến đời vua Lê Thánh Tông, Trần Quốc Duy được làm quan đến chức “Thiền Khoa Chế Lễ”.

Từ Trần Quốc Duy đến nay đã phát triển đến 200 chi họ Trần ở 3 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh. Con cháu dòng họ Trần có nhiều người có công lao rực rỡ, mà tiêu biểu nhất có Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta, ông quê ở tỉnh Hà Tĩnh.

Ngày nay, hàng năm cứ vào ngày 1/2 âm lịch, kỷ niệm ngày sinh Tả Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn, Đảng, chính quyền và nhân dân xã Sơn Đông tổ chức lễ dâng hương tại đền thờ, cùng nhiều hoạt động văn hoá để luôn tưởng nhớ người anh hùng dân tộc. Đặc biệt là ngày 19/3/1999 (tức ngày 2/2 năm Kỷ Mão) Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã về thăm và thắp hương tại đền thờ Trần Nguyên Hãn.

2. Triệu Thái: Là một văn thần dưới thời Hoàng đế Lê Lợi. Ông là một trong số hiếm hoi người thi đỗ tiến sỹ ở 2 nước, “Lưỡng quốc tiến sỹ, Trung Quốc và Việt Nam, ông quê thôn Hoàng Chung xã Đồng ích.

Khoa thi hội năm Kỷ Dậu, niên hiệu Thuận Thiên thứ 2 (1429), ông Triệu Thái đỗ đầu trong danh sách tổng số có 7 người đỗ. Ở từ đường dòng họ Triệu thôn Hoàng Chung có đôi câu đối (trong tổng số 17 đôi) là:

Ngao đầu hướng chiến thông Nam - BắcPhượng cáo tần hai lịch cổ kimCó nghĩa là: Đầu “Ngao” hai lần chiếm, cả ở phương Bắc và phương Nam. Phượng cáo nhiều lần có, trải xưa nay (chữ “Ngao đầu” là để chỉ người thi đỗ

trạng Nguyên, con cháu dòng họ Triệu dùng để suy tôn tiên tổ mình). Ở Trung Quốc ông thi đỗ tiến sỹ (chưa rõ khoa thi nào).

Năm 1428, Lê Lợi đăng quang ngôi Hoàng đế, Triệu Thái xin phép vua Minh (Trung Quốc) cho về nước thăm cha mẹ và ở luôn tại quê nhà.

Tháng 5 năm Kỷ Dậu, Triệu Thái ra ứng thi với tư cách là “Người ẩn dật thông kinh sử và giỏi văn nghệ” và đã đỗ danh sách thứ nhất, ông được Hoàng đế Lê Lợi tin dùng giao cho quan trị ngự sử, đứng đầu ở Nghị sử đài (ngang với Thanh tra Nhà nước và Viện kiểm sát nhân dân tối cao ngày nay).

Page 11: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

Ông được vua Lê Lợi giao cho cùng với Phan Phu Tiên và Nguyễn Trãi dịch ra luật lệ triều Lê Lợi (năm 1430 và 1431) nền móng ban đầu để đến năm 1484 bộ luật Hồng Đức được ban hành.

3. Nguyễn Thiệu Trị: Ông người thôn Cây Phấn làng Xuân Lôi (tục danh làng Lối) nay thuộc xã Xuân Lôi.

Ông thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ năm 37 tuổi, khoa Mậu Tuất đời vua Thánh Tông, năm Hồng Đức thứ 9 (1478). Khoa thi này cả nước chọn được 62 người thì tỉnh Vĩnh Phúc có 7 người (huyện Lập Thạch 3 người đăng khoa), ông Nguyễn Thiệu Trị đỗ cao hơn cả trong hàng huyện. Ông làm quan đến chức Thượng thư Bộ hộ, là vị quan cao cấp vẹn toàn cả tước và lợi, thọ 92 tuổi.

Ông vốn xuất thân trong gia đình nông dân, thủa nhỏ cuộc sống bần hàn. Đến năm 18 tuổi mới biết chữ, rồi được đến trường theo học 1 thầy đồ làng Hạ Vũ. Vì lớn tuổi, ông vẫn phải thường làm việc nặng.

Một buổi chiều, khi đang quét sân, bất chợt có cơn giông, trời nổi sấm, chớp. Để thử tài các trò, thầy đồ liền đọc: “Lác đác mưa sa làng Hạ Vũ”, chữ “Hạ Vũ” nghĩa là mưa sa. Các trò không ai đối được, chỉ có Thiệu Tri lúc đó dừng tay chổi khép nép thưa: “ầm ầm sấm dậy đất Xuân Lôi”, Xuân Lôi nghĩa là sấm mùa xuân - sấm dậy.

4. Triệu Nghị Phù: Là cháu ruột của Triệu Thái, vì thân phụ của ông là Triệu Hưu em ruột Triệu Thái. Ông là người làng Nam Giáp, xưa gọi là Kẻ Lép, tục danh xã Đức Hiệp, nay là xã Đức Bác. Ông thi đỗ trạng Nguyên năm Bính Thìn (1496). Trong một buổi tiếp kiến vua Lê Thánh Tông, nhà vua hỏi về tên xã nơi ông sinh quán, ông đáp ngay: Tôi là người ở Kẻ Lép. Vua cho ông là người ứng xử tục tằn nên ông bị truất Trạng Nguyên xuống hàng thứ 5 ở hàng đệ nhị giáp tiến sỹ.

5. Lê Đĩnh Chi: Ông là người xã Nhạc Sơn, nay là xã Nhạo Sơn. Ông thi đỗ Tiến sỹ khoa thi Kỷ Mùi (1499) đời vua Lê Hiến Tông. Năm 53 tuổi vào làm quan chức Đô cấp sự trung ở bộ Khoa, nhận làm phó sứ đoàn sang nhà Minh tạ du lễ viếng vua Lê Hiến Tông. Vua Minh ban cho tế phẩm vào tháng 11 năm Đinh Mão (1507). Trở về nước ông được thăng lên đến chức Hữu thị lang Bộ Hộ (ngang chức Thứ trưởng thứ 2) vào tháng 11 năm Canh Ngọ (1510). Rồi ông lại được thăng lên đến Tả thị lang Bộ Hộ (ngang chức thứ Trưởng thứ nhất).

Ông mất năm 1511, hưởng thọ 44 tuổi.III. LẬP THẠCH THỜI KỲ THỐNG TRỊ CỦA THỰC DÂN PHÁP (1958 -

1945)- Trước năm 1930:Từ giữa thế kỷ thứ XIX, triều đình phong kiến nhà Nguyễn bước vào con

đường suy tàn, thì các nước tư bản phương Tây bành chướng thế lực vào khu vực Đông Nam Á để tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, tìm kiếm thị trường, khai

Page 12: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

thác tài nguyên và bóc lột sức lao động của các nước thuộc địa. Việt Nam ta nằm trong vùng có vị trí chiến lược của khu vực Đông Nam Á, giàu tài nguyên khoáng sản trở thành mục tiêu tiến công chiến lược của chúng.

Tháng 9 năm 1858 tàu chiến của thực dân Pháp nổ súng đánh vào Đà Nẵng, rồi đến đầu năm 1859 chúng đánh chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ. Vua quan nhà Nguyễn chống cự yếu ớt, rồi nhanh chóng đầu hàng, ký hiệp định Patơnốt ngày 6/6/1884 dâng nước ta cho thực dân Pháp.

Đứng trước cuộc xâm lăng của thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của các sỹ phu yêu nước, nhân dân ta khắp Bắc, Trung, Nam đã nổi dậy chống thực dân Pháp. Nhân dân các dân tộc Lập Thạch đã cùng nhân dân trong tỉnh và cả nước tham gia các cuộc khởi nghĩa của các ông Đề, ông Đốc, ông Lãnh. Từ năm 1883 - 1884 ở vùng Liễn Sơn, Đốc Giang và Đốc Khoái lập căn cứ chống Pháp thu hút hàng trăm nghìn quân tham gia. Hai ông đã cùng nghĩa quân và các tầng lớp nhân dân trong vùng đã duy trì các căn cứ chống Pháp trên đất Lập Thạch đến năm 1892 mới chấm dứt hoạt động.

Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Quang Bích có ảnh hưởng khá lớn ở Lập Thạch, những hoạt động của nghĩa quân đã gây cho Pháp nhiều tổn thất nặng nề. Do vậy, ngày 23/6/1885, giặc Pháp đã dùng một binh đoàn tinh nhuệ mở cuộc càn quét từ Vĩnh Yên lên Liễn Sơn để tiêu diệt nghĩa quân, sau hàng tháng trời không bình định nổi vùng này, cuối cùng chúng phải đóng bốt tại Liễn Sơn (chúng lập đồn tại phố Miễu).

Nguyễn Quang Bích lại rút về vùng núi Tam Đảo để bảo toàn lực lượng, duy trì cuộc chiến đấu. Từ tháng 9/1891 đến tháng 12/1892 trên đất Lập Thạch diễn ra nhiều cuộc chiến đấu ác liệt của nghĩa quân đốc Khoái, đã gây cho địch nhiều tổn thất, điển hình là các cuộc đánh phục kích ở Đạo Trù, Liễn Sơn, Phan Lương làm cho chúng phải thay đổi kế hoạch bình định ở vùng này.

Năm 1893 thực dân Pháp đã cơ bản bình định xong vùng Vĩnh Yên, các cuộc khởi nghĩa đều bị dập tắt nên số nghĩa quân ở Lập Thạch chỉ còn hoạt động lẻ tẻ các vùng phía bắc huyện. Cũng từ năm 1893 thực dân Pháp đã lập các đồn khố xanh trên đất Lập Thạch như ở Bá Hạ, Sơn Đình, Đạo Trù, Ngọc Mỹ... Riêng ở Liễn Sơn chúng cho một đại đội lính lê dương có lính khố đỏ tăng cường đóng chốt kiên cố lâu dài.

Đến cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp khủng bố dữ dội, các phong trào kháng chiến ở Lập Thạch tạm thời lắng xuống. Sang đầu thế kỷ XX, ở vùng núi Sáng - Lập Thạch, Đề Thám đã lập căn cứ chống Pháp và nghĩa quân hoạt động mạnh từ tháng 7 đến tháng 10/1909.

Năm 1917 nghĩa quân của Đội Cấn từ Thái Nguyên rút về Lập Thạch xây dụng căn cứ ở vùng Liễn Sơn, Đạo Trù đã được nhân dân địa phương hết lòng ủng hộ giúp đỡ.

Page 13: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

- Thời kỳ 1930 - 1945: Khởi nghĩa từng phần giành chính quyền tiến lên tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam ra đời, đó là sư kiện trọng đại trong đời sống chính trị của nhân dân ta. Đảng ra đời đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc của nhân dân ta, đồng thời nó đáp ứng đúng lúc nguyện vọng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động Việt Nam và yêu cầu của lịch sử. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta với đường lối “Độc lập dân tộc”, “người cày có ruộng” đã tập hợp được lực lượng cách mạng rộng rãi trong mặt trận dân tộc thống nhất và xác lập vai trò lãnh đạo của mình, vì vậy Đảng đã phát động được cao trào cách mạng của quần chúng thời kỳ 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Tháng 10 năm 1930 truyền đơn, khẩu hiệu, cờ đỏ búa tiềm đã xuất hiện ở nhiều nơi trên đất Lập Thạch. Cũng trong thời gian này, các tổ chức quần chúng đã tổ chức diễn thuyết xung phong vạch tội ác của đế quốc Pháp thảm sát công nông Nghệ Tĩnh tại chợ Quán (Liên Hoà) và vận động công nhân làm than ở Bỉnh Di (Hợp Lý) đình công, phản đối chủ đánh đập, cúp phạt đối với công nhân và đòi tăng lương, giảm giờ làm.

Hoảng sợ trước cao trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh. Ở tỉnh Vĩnh Yên, từ cuối năm 1930 địch đã khủng bố, phá vỡ hầu hết các cơ sở mới xây dựng. Hai đồng chí đảng viên và trên hai chục hội viên bị bắt, trong số đó nhiều người phải mang án khổ sai chung thân và bị đẩy ra Côn Đảo. Phong trào cách mạng của nhân dân trong tỉnh Vĩnh Yên và huyện Lập Thạch bị lắng xuống một thời gian.

Tháng 10/1933, chi bộ đồn điền Tam Lộng - Chi bộ đầu tiên của Đảng bộ Vĩnh Yên ra đời. Mặc dù chi bộ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn do sự khủng bố dữ dội của kẻ thù, nhưng ảnh hưởng của chi bộ rất lớn, đã khơi dậy phong trào quần chúng ở nhiều nơi trong tỉnh.

Trong thời gian 1933 - 1935, hai đồng chí Lý Tự Thành và Lý Văn Xuân là những thanh niên được giác ngộ cách mạng sớm ở Đạo Tú (Tam Dương) thường lui tới vùng Thụy Điền (Tân Lập) thăm hỏi bà con thân thuộc đã bí mật tuyên truyền những hoạt động cách mạng ở thị xã Vĩnh Yên, Đạo Tú (Tam Dương)... cho số thanh niên ở Thụy Điền. Xuất phát từ lòng yêu nước, các thanh niên ở Thụy Điền mà tiêu biểu là đồng chí Lê Doanh và Nguyễn Long đã nhanh chóng tiếp thu ánh sáng cách mạng của Đảng dọi tới. Cuối năm 1935 đồng chí Lê Doanh cùng Nguyễn Long thường về Đạo Tú gặp đồng chí Lý Tự Thành và được giác ngộ cách mạng trở thành những hạt giống đầu tiên ở vùng Thụy Sơn, Thụy Điền huyện Lập Thạch.

Vào đầu năm 1936, trên cơ sở các Hội đoàn kết thanh niên, các cốt cán ở Lập Thạch đã tích cực mở rộng phong trào ra nhiều vùng và thu hút mọi lực lượng tham

Page 14: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

gia. Các tổ chức “Ái hữu”, “Tương tế” đã ra đời ở Thụy Sơn, Thụy Điền và nhiều làng xã khác. Hình thức đấu tranh cũng ngày một phong phú thêm, quy mô rộng hơn và đấu tranh ở mức độ cao hơn trước. Quần chúng cách mạng được tập hợp và giác ngộ nên đã đấu tranh trực diện chống áp bức bóc lột của địa chủ, phong kiến, chống thuế và thậm chí đánh cả Lý trưởng làng Thụy Sơn, Như Sơn vàn năm 1936 - 1937.

Tháng 10/1938, đồng chí Lê Xoay, bí thư chi bộ Vĩnh Tường (chi bộ nòng cốt của tỉnh Vĩnh Yên) đã bắt liên lạc với các tổ chức cách mạng ở Lập Thạch, được sự hướng dẫn trực tiếp của đồng chí Lê Xoay, phong trào thanh niên đã quy tụ lại và có sự chỉ đạo thống nhất, đồng thời các tổ chức quần chúng khác cũng được củng cố chặt chẽ hơn. Từ đó, phong trào cách mạng của nhân dân Lập Thạch có sự chỉ đạo của Đảng và trong các cuộc đấu tranh có nội dung phù hợp với chủ trương của Đảng trong thời kỳ mặt trận dân chủ. Đầu năm 1939, Hội đoàn kết thanh niên ở Lập Thạch đã có tới 8 cơ sở gồm 67 hội viên thuộc các xã Như Thụy, Tân Lập, Vân Trục, Nhạo Sơn, Liễn Sơn. Đến cuối năm 1939, Hội đã phát triển thêm cơ sở ở Tam Sơn, Nhân Đạo, Phương Khoan, Hải Lựu.

Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo phong trào cách mạng tháng 8/1939 đồng chí Lê Xoay đã tuyên bố kết nạp đồng chí Lê Doanh vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Đó là sự kiện đánh dấu bước tiến mới của phong trào cách mạng ở Lập Thạch. Từ đây, các chủ trương của Đảng được truyền tới quần chúng.

Cuối năm 1939, nhân kỷ niệm lần thứ 22 cách mạng tháng Mười Nga thành công, Hội đoàn kết thanh niên ở Lập Thạch đã tổ chức diễn thuyết, rải truyền đơn, treo cờ đỏ búa liềm ở một số địa điểm trong huyện nhất là nơi đông người qua lại như phố Miễu (Liễn Sơn), huyện lỵ Vọng Sơn (Triệu Đề)... để tuyên truyền về cách mạng tháng Mười Nga, vạch tội ác bọn thực dân Pháp, vận động quần chúng đứng lên đấu tranh.

Tháng 9/1939, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, chính phủ Pháp do Đalađiê cầm đầu ngày càng đi sâu vào con đường phản động. Chúng trắng trợn đàn áp Đảng cộng sản, các tổ chức dân chủ và ra sức bóc lột nhân dân lao động Pháp. Ở Việt Nam, nhân cơ hội đó, bọn thực dân ra mặt phát xít hoá, chúng giải tán hàng loạt các tổ chức công khai, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ mà nhân dân ta đã giành được trong thời kỳ Mặt trận dân chủ.

Đứng trước tình hình trong nước và thế giới như vậy, Đảng ta đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, thay đổi phương thức hoạt động cho phù hợp với tình hình mới. Đảng chỉ thị cho cán bộ, đảng viên đang hoạt động công khai phải rút ngay vào bí mật, chuyển trọng tâm công tác về nông thôn, xây dựng nông thôn thành căn cứ địa cách mạng... Tháng 11/1939 Trung ương họp hội nghị lần thứ VI đề ra chủ trương nhiệm vụ mới, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và xúc tiến thành lập Mặt trận thống nhất phản đế, nhằm tập hợp mọi lực lượng chĩa mũi nhọn đấu tranh chống thực dân Pháp để “Làm cách mạng giải phóng dân tộc”.

Page 15: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

Đến tháng 3/1940, Xứ uỷ Bắc kỳ quyết định thành lập Ban cán sự liên tỉnh Vĩnh Yên – Phúc Yên gồm 3 đồng chí do đồng chí Lê Xoay làm bí thư. Đến tháng 8/1940 Ban cán sự tỉnh Vĩnh Yên thành lập. Sau khi thành lập Ban cán sự tỉnh đã cử các uỷ viên phụ trách từng vùng cụ thể để đưa nhiều cán bộ, đảng viên toả về các địa phương hoạt động.

Từ cuối năm 1940, một số cán bộ Xứ uỷ và nhiều cán bộ của tỉnh đã về Lập Thạch chắp mối gây dựng lại phong trào. Các cơ sở ở Thụy Sơn, Thụy Điền đã trở thành nơi tin cậy của Xứ uỷ và Ban cán sự tỉnh. Nhiều gia đình như gia đình cụ Lê Văn Bệ, bà Trần Thị Du, gia đình ông Tạo, ông Phan mà tiêu biểu nhất là gia đình ông Lê Văn Tuế đã chịu đựng mọi khó khăn gian khổ, thiếu thốn kể cả bị bắt bớ tù đày, nhưng vẫn một lòng kiên trung với Đảng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, đưa đón, nuôi dưỡng và bảo vệ cho cán bộ Xứ uỷ, Tỉnh uỷ hoạt động ở địa phương.

Tháng 9/1940, phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, từ đó nhân dân ta bị hai tầng áp bức bóc lột. Đầu năm 1941, phát xít Nhật chiếm đóng Vĩnh Yên, chúng cho quân chiếm đóng nhiều vị trí trọng yếu của tỉnh. Ở Lập Thạch quân đội Nhật cắm chốt, lập đồn ở Bắc Bình và phố Miễu (Liễn Sơn). Sau khi chiếm đóng, phát xít Nhật sử dụng bộ máy tay sai cũ của Pháp tăng cường đàn áp các hoạt động cách mạng và ra sức bóc lột nhân dân ta để phục vụ nhu cầu chiến tranh.

Từ cuối năm 1941 đến giữa năm 1944, các cơ sở cách mạng ở Lập Thạch hầu như bị tan vỡ, bị mất liên lạc với cấp trên. Để chắp nối, khôi phục lại phong trào, Xứ uỷ cử nhiều cán bộ về tỉnh hoạt động, đồng thời số đảng viên, cán bộ phiêu bạt tạm lánh địch đã tích cực bắt nối để tiếp tục trở về hoạt động. Tháng 8/1944, đội công tác do đồng chí Đinh Đức Thiện phụ trách đã về tỉnh xây dựng khu an toàn (ATK) dự bị của Trung ương. Tiếp đó đến tháng 10/1944, đội công tác thứ hai do đồng chí Hoàng Bắc Dũng phụ trách tiếp tục về tỉnh làm nhiệm vụ mở đường liên lạc giữa khu an toàn chính thức của Trung ương với căn cứ địa Bắc Sơn - Vũ Nhai. Địa bàn hoạt động chủ yếu của đội ở vùng Tam Dương và Lập Thạch. Do vậy, huyện Lập Thạch đã có thêm cơ sở mới ở các xã phía Bắc như Liễn Sơn, Bắc Bình, Bồ Lý, Yên Dương và những nơi sau này trở thành khu căn cứ du kích của tỉnh và huyện.

Tháng 1/1945, Xứ uỷ Bắc Kỳ quyết định chuyển đội công tác xây dựng ATK dự bị của Trung ương thành Tỉnh uỷ lâm thời Vĩnh Yên và chỉ định đồng chí Đinh Đức Thiện làm Bí thư. Từ đây phong trào cách mạng của nhân dân toàn tỉnh trong đó có Lập Thạch đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, tạo nên thuận lợi hết sức cơ bản để tiến lên thành chính quyền về tay nhân dân.

Từ đầu năm 1945, trước sức mạnh tấn công như vũ bão của Hồng quân Liên Xô và quân đội phe Đồng Minh, bọn phát xít Đức sắp đến ngày tận số. Chiến tranh Thái Bình Dương do Nhật gây ra đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt. Sau khi Pari được giải phóng, Đờ Gôn lên cầm quyền ở Pháp, bọn chúng nuôi âm mưu chờ thời cơ

Page 16: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

khi Đồng Minh vào Đông Dương đánh Nhật sẽ ngóc đầu dậy khôi phục quyền thống trị của chúng. Do đó, mâu thuẫn giữa Pháp và Nhật ngày càng gay gắt, đã buộc Nhật làm đảo chính đêm 9/3/1945 để độc chiếm Đông Dương và ngăn ngừa hậu hoạ khi Đồng Minh đánh tới.

Sau khi Nhật hất cẳng Pháp, Trung ương Đảng ra Chỉ thị lịch sử ngày 12/3 xác định kẻ thù trực tiếp của cách mạng Đông Dương và Việt Nam lúc này là phát xít Nhật, đồng thời Trung ương Đảng phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa trong toàn quốc, Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Trung ương Đảng còn nhấn mạnh: Để tiến tới tổng khởi nghĩa, Đảng phải chuyển hướng các hình thức tuyên truyền cổ động, tổ chức đấu tranh, đưa đấu tranh của quần chúng lên mức cao hơn như biểu tình, mít tinh công khai, tước vũ khí lính Pháp bại trận, phát động chiến tranh du kích, lập căn cứ địa, thành lập các đội tuyên truyền xung phong, các Uỷ ban nhân dân cách mạng.

Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo phong trào toàn huyện, cuối tháng 3/1945, Tỉnh uỷ Vĩnh Yên quyết định thành lập Huyện bộ Việt Minh Lập Thạch và sau đó chia Lập Thạch thành 3 vùng cơ sở: Vùng Đông Bắc, Tây Bắc và vùng cơ sở ở Tân Lập, Như Thụy do các đồng chí đảng viên phụ trách.

Tháng 4/1945, Huyện bộ Việt Minh Lập Thạch đã triệu tập Hội nghị đại biểu các xã tại một địa điểm gần ấp Song Vân (Vân Trục) để quán triệt Chỉ thị ngày 12/3/1945 của Trung ương Đảng và Nghị quyết Hội nghị quân sự Bắc Kỳ. Sau khi phân tích tình hình phong trào cách mạng trong huyện, căn cứ Chỉ thị của Trung ương, Hội nghị quyết định đẩy mạnh cao trào kháng Nhật cứu nước và thành lập Đội võ trang tuyên truyền tập trung của huyện (gọi là đội quân danh dự). Sau hội nghị này đội quân danh dự của huyện ra đời. Khi mới thành lập đội có 26 đội viên do đồng chí Lê Doanh chỉ huy.

Từ tháng 5 trở đi, không khí cách mạng trở nên sôi động ở khắp các vùng nông thôn rộng lớn trong tỉnh. Ở Lập Thạch, qua nhiều cuộc đấu tranh, cơ sở của ta ngày càng được mở rộng, phạm vi kiểm soát của địch ngày càng bị thu hẹp, nhất là khi Trung ương quyết định thành lập khu giải phóng gồm cả một số xã phía bắc huyện Lập Thạch.

Tại Lập Thạch, tháng 6/1945 Uỷ ban dân tộc giải phóng huyện ra đời và hình thành 3 khu vực chỉ đạo. Từ vùng Thạc Trục, Thụy Điền, Đức Bác tới giáp Bạch Hạc do Uỷ ban dân tộc giải phóng huyện phụ trách. Từ Đồng Ích Liễn Sơn theo dọc sông Phó Đáy lên giáp Tuyên Quang do đội công tác của Xứ uỷ chỉ đạo. Khu vực từ núi Sáng lên Bạch Lưu (cùng với Sơn Dương thuộc Tuyên Quang) do một đơn vị giải phóng quân của Trung ương phụ trách. Sự ra đời của Uỷ ban dân tộc giải phóng huyện - một tổ chức vừa có tính chất “Mặt trận dân tộc”, vừa là hình thức “Tiền chính quyền” thực sự trở thành một công cụ sắc bén cùng với Việt Minh tiến hành xây dựng trật tự cách mạng ở nông thôn, bảo vệ quần chúng, tiếp tục đấu

Page 17: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

tranh làm tan rã chính quyền địch, đồng thời nó còn tạo điều kiện để tập dượt quần chúng giành và giữ chính quyền.

San khi Uỷ ban dân tộc giải phóng huyện ra đời, lần lượt ở nhiều làng xã đã thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng. Các uỷ ban này đã đứng ra giải quyết việc cứu tế dân nghèo, bài trừ hủ tục ở nông thôn, trừng trị bọn lưu manh trộm cướp cường hào phản động. Điển hình là trừng trị tên Bách, chánh bảo an xã Phương Khoan và trận đánh trả lính Nhật khi chúng vào làng Yên Thạch cướp bóc, đã cổ vũ khí thế cách mạng của quần chúng rất mạnh mẽ.

Thi hành chủ trương của Tỉnh uỷ, ngày 26/6/1945 các phái viên của Tỉnh uỷ đã về Thụy Điền tuyên bố thành lập chi bộ đầu tiên của huyện. Chi bộ đầu tiên có 7 đảng viên do đồng chí Nguyễn Kim Khánh làm bí thư. Sự ra đời của chi bộ Lập Thạch trong cao trào tiền khởi nghĩa là một bước tiến mới, ghi nhận sự trưởng thành của phong trào cách mạng huyện Lập Thạch và là nhân tố quan trọng trong việc lãnh đạo công cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân trong huyện.

Tháng 7/1945, dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban dân tộc giải phóng và mặt trận Việt Minh, lực lượng tự vệ cùng quần chúng nhiều làng xã nổi dậy giành chính quyền. Lực lượng cách mạng làm chủ nhiều vùng từ ven núi Tam Đảo đến bờ sông Lô. Suốt một dải từ Cao Phong, Văn Quán, Phương Khoan đến vùng Tân Lập, Xuân Hoà chính quyền cách mạng đã được thành lập. Cũng trong tháng 7, các lực lượng vũ trang của Xứ uỷ và Trung ương cùng tự vệ Lập Thạch bao vây bức rút đồn Liễn Sơn, bọn tay sai hết sức hoảng sợ, tên tri huyện Bùi Tất Cường bỏ trốn về tỉnh. Từ đó, bộ máy chính quyền cấp huyện của địch hầu như mất hiệu lực.

Ngày 9/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với phát xít Nhật. Chỉ sau một tuần lễ Hồng Quân Liên Xô đã tiêu diệt hoàn toàn 1 triệu quân “Quan Đông” của Nhật, giải phóng vùng Đông Bắc Trung Quốc và miền Bắc Triều Tiên, buộc phát xít Nhật đầu hàng không điều kiện.

Tình hình thế giới đã có những chuyển biến hết sức mau lẹ, nên từ 13 đến 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào đã khẳng định những điều kiện khách quan và chủ quan cho một cuộc khởi nghĩa đã chín muồi. Do đó, Đảng ta quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước: Vào 11 giờ đêm 13/8 Uỷ ban dân tộc giải phóng Trung ương ra quân lệnh số 1, kêu gọi toàn dân nhanh chóng vùng dậy đập tan ách thống trị của đế quốc phong kiến, giành độc lập cho dân tộc.

Ở Lập Thạch, điều kiện để tiến hành khởi nghĩa thuận lợi hơn các huyện khác trong tỉnh vì ở đây hệ thống chính quyền tay sai Nhật hầu như tan vỡ từ tháng 7, nhất là từ khi ta bức rút đồn Liễn Sơn, tên tri huyện bỏ trốn, Uỷ ban dân tộc giải phóng các xã đã đứng ra tổ chức, điều hành mọi hoạt động ở địa phương; đồn Bắc Bình tuy còn lính Nhật đóng, nhưng trước khí thế áp đảo của quần chúng cách mạng, chúng không dám ra khỏi đồn. Trong khi đó lực lượng tự vệ của các xã, của

Page 18: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

huyện cùng đội võ trang của Trung ương và Xứ uỷ hoạt động khá mạnh, bởi vậy ngày 17/8/1945, mặc dù chưa nhận được lệnh khởi nghĩa của Trung ương, của tỉnh nhưng khi biết tin Nhật đầu hàng đồng minh, Uỷ ban dân tộc giải phóng và mặt trận Việt Minh huyện đã kịp thời huy động 200 tự vệ tới bao vây huyện lỵ Vọng Sơn. Trước áp lực quân sự của ta, bọn quan lại phải đầu hàng, giao toàn bộ tài liệu và 18 khẩu súng cho lực lượng khởi nghĩa. Giải tán xong chính quyền địch, lực lượng khởi nghĩa rút về để thành lập chính quyền ở một số làng xã còn lại trong huyện.

Sau khi giành chính quyền thắng lợi trong phạm vi toàn huyện, thực hiện kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền cấp tỉnh của Tỉnh uỷ Vĩnh Yên. Ngày 31/8 chi bộ Đảng Lập Thạch, huyện bộ Việt Minh và UB dân tộc giải phóng huyện đã huy động hơn 100 tự vệ vũ trang cùng hàng ngàn hội viên các đoàn thể cứu quốc giương cao cờ đỏ sao vàng từ các ngả đường của huyện mang theo khí giới, tiến về thị xã Vĩnh Yên giành chính quyền cấp tỉnh. Nhưng kẻ thù đã đàn áp dã man làm cho nhiều người chết và bị thương, trong số đó huyện Lập Thạch có trên 50 người đã đổ máu. Tuy cuộc khởi nghĩa giành chính quyền cấp tỉnh trong ngày 31/8 không thành công, thị xã Vĩnh Yên vẫn bị bọn phản động chiếm đóng, nhưng tất cả các nơi trong tỉnh đã khởi nghĩa thắng lợi nên đến đầu tháng 9/1945, UBND cách mạng lâm thời tỉnh Vĩnh Yên do đồng chí Đặng Việt Châu làm Chủ tịch được thành lập và đóng trụ sở tại huyện Yên Lạc.

Trong cuộc mít tinh lớn tại bãi Quần (sân vận động) thuộc xã Sơn Đông, UBND Cách mạng lâm thời ra mắt trước hàng ngàn quần chúng đại diện cho các tầng lớp nhân dân trong huyện. BND Cách mạng lâm thời gồm 5 uỷ viên, ông Nguyễn Ngọc Phác được cử làm Chủ tịch.

Trong cuộc mít tinh này, UBND cách mạng lâm thời và mặt trận Việt Minh huyện đã trịnh trọng công bố chương trình 10 điểm của mặt trận, đồng thời tuyên bố xoá nợ của nông dân đối với địa chủ, bãi bỏ các thứ thuế bất công và quyết định tạm chia ruộng đất cho nông dân nghèo.

Thắng lợi của cách mạng tháng Tám và khởi nghĩa giành chính quyền ở Lập Thạch cũng như những nơi khác trong tỉnh còn khẳng định vai trò hết sức to lớn của mặt trận Việt Minh - Một tổ chức đã thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia, tạo nên sức mạnh tổng hợp của khối đoàn kết toàn dân vượt qua mọi gian nan thử thách để đi đến thắng lợi cuối cùng.

IV. LẬP THẠCH KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ TOÀN VẸN LÃNH THỔ (1945 - 1954)

1. ĐẤU TRANH GIỮ VỮNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG, CHUẨN BỊ KHÁNG CHIẾN (1945 - 1946).

Page 19: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Châu Á là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử của dân tộc ta. Nhưng vừa mới ra đời, nước cộng hoà non trẻ phải đương đầu với biết bao khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua. Đó là nạn đói, nạn lụt chưa khắc phục được, sản xuất bị ngừng trệ, tài chính trống rỗng, di sản của nền văn hoá cùng bao tệ nạn do xã hội cũ để lại hết sức nặng nề. Giữa lúc đó, thù trong giặc ngoài cấu kết với nhau nhằm tiêu diệt Đảng ta, lật đổ chính quyền mà nhân dân ta vừa mới giành được.

Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên 6 nhiệm vụ cấp bách cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Sau đó, trong thư gửi đồng bào, Hồ Chủ tịch tại nêu lên hai nhiệm vụ cấp bách trước mắt là chống giặc đói và đánh giặc. Ngày 25/11/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc” xác định kẻ thù chính của nhân dân ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng. Do đó, nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân ta là “Củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân”.

Trước tình hình phức tạp, chi bộ đảng, chính quyền và Huyện bộ Việt Minh kịp thời tổ chức đợt tuyên truyền sâu rộng nhằm giải thích cho nhân dân ta thấy rõ những khó khăn chung của đất nước, của tỉnh và địa phương; đồng thời tiến hành những biện pháp kiên quyết nhằm trừng trị bọn phản động làm tay sai cho quân Tưởng phá hoại cách mạng. Lực lượng tự vệ các làng xã nhanh chóng và kịp thời trấn áp những tên địa chủ, cường hào cố tình ngóc đầu dậy như tên Hà Kim Phái ở Liễn Sơn đã phải cúi đầu nhận tội trước đông đảo nhân dân trong xã. Những biện pháp tích cực và kịp thời của ta đã chặn đứng âm mưu và hành động chống phá cách mạng của kẻ thù; tình hình chính trị, xã hội trên địa bàn huyện dần ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ cấp bách của công cuộc xây dựng chế độ mới.

Bên cạnh việc ổn định tình hình chính trị, xã hội, việc giải quyết nạn đói đang diễn ra ở một số địa phương là nhiệm vụ hết sức cấp bách; bởi vậy ngoài các biện pháp vận động nhân dân khai hoang, vỡ rậm tăng diện tích gieo cấy, trồng rau màu ngắn ngày, các cấp chính quyền từ huyện đến các làng xã đã tuyên bố xoá hẳn hoặc hoãn nợ cũ của nông dân đối với địa chủ, đồng thời bãi bỏ các thứ thuế bất công và tiến hành chia một số ruộng công cho dân cày nghèo. Trong dịp này xã Xuân Hoà đã chia trên 300 mẫu ruộng công cho nông dân cày cấy. Ở khắp các xóm thôn, mặt trận và các đoàn thể đã tổ chức các phong trào “Lạc quyên”, “Hũ gạo cứu đói”, “Ngày đồng tâm”,... nhằm vận động nhân dân tương trợ giúp đỡ nhau vượt qua những ngày thiếu đói. Với tình làng, nghĩa xóm, nhân dân đã san sẻ những hạt gạo, củ khoai để giúp đỡ những người khó khăn nhất. Riêng hai xã Cao Phong và Văn Quán đã tổ chức được 39 lọ gạo cứu đói, thu 190 kg gạo và 77 kg ngô, góp phần giải quyết nạn đói ở địa phương. Do vậy, tình trạng thiếu đói từng bước được khắc phục, đời sống nhân dân trong huyện tuy còn vất vả nhưng dần dần được ổn định.

Page 20: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng hưởng ứng cuộc vận động “Tuần lễ vàng” và “Quỹ độc lập” do Trung ương phát động, nhân dân Lập Thạch đã tự nguyện đóng góp cho nhà nước hàng trăm chiếc mâm thau, nồi đồng và cả những kỷ vật có giá như hoa tai, nhẫn cưới, vòng bạc... Tiêu biểu là xã Lãng Công, chỉ trong một thời gian ngắn nhân dân đã ủng hộ nhà nước 5 đôi khuyên, 10 vòng bạc và nhiều dụng cụ bằng đồng. Những đóng góp trên tuy còn nhỏ bé, song đã thể hiện tấm lòng người dân làm chủ, cùng nhà nước giải quyết khó khăn trước mắt về tài chính.

Song song với nhiệm vụ diệt giặc đói, nhiệm vụ diệt giặc dốt được chính quyền và mặt trận triển khai hết sức khẩn trương. Sau khi Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ, Tỉnh uỷ Vĩnh Yên đã quyết định lập Ban bình dân học vụ các cấp từ tỉnh xuống cơ sở để chuyên lo việc xoá nạn mù chữ trong nhân dân. Ở Lập Thạch, địa bàn rộng, dân cư không tập trung, nên huyện chủ trương phát triển mạnh các lớp bình dân học vụ ở những xã thuộc vùng giữa, vùng ven sông Lô và những xã ở phía nam, đồng thời tích cực đào tạo cán bộ, giáo viên ở những xã này để tăng cường cho phong trào ở vùng thượng huyện.

Thực hiện chủ trương trên, chỉ trong một thời gian ngắn Ban bình dân học vụ huyện Lập Thạch đã tuyển chọn, bồi dưỡng cấp tốc được hàng trăm giáo viên cung cấp cho các địa phương. Riêng xã Văn Quán đào tạo được 28 giáo viên đảm nhiệm việc tổ chức và giảng dạy cho 33 lớp bình dân học vụ trong xã. Các giáo viên ở xã Văn Quán còn tình nguyện đến các xã Đạo Trù, Bồ Lý, Yên Dương,... để xây dựng phong trào xoá nạn mù chữ.

Đến cuối năm 1946, toàn huyện đã thanh toán mù chữ cho hàng ngàn người. Trong phong trào chung của toàn huyện, xã Văn Quán đã trở thành lá cờ đầu về xoá nạn mù chữ trong nhân dân.

Phong trào xoá nạn mù chữ ở Lập Thạch đã đạt kết quả tốt, một mặt do các cấp, các ngành quan tâm đúng mức và chỉ đạo chặt chẽ, mặt khác do giới phụ lão cứu quốc đã đóng vai trò hết sức quan trọng. Các cụ vừa hăng hái đi học vừa động viên con cháu và bà con tham gia, do đó đã tạo nên phong trào quần chúng sâu rộng ở khắp các làng, xã.

Cùng với diệt đói, diệt dốt, công tác củng cố chính quyền và xây dựng các đoàn thể quần chúng trong huyện được tiến hành khẩn trương nhằm bảo đảm quyền làm chủ thực sự của nhân dân lao động. Một tháng sau khi tổng khởi nghĩa, hệ thống chính quyền từ huyện đến các làng xã được thiết lập và củng cố từng bước nhằm nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân ở địa phương. Trong quá trình củng cố, UBND cách mạng lâm thời các xã được kiện toàn cả về số lượng và chất lượng.

Thực hiện chủ trương của Trung ương, ngày 23/12/1945 nhân dân Lập Thạch nô nức đi bầu cử đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ngày bầu cử thực sự là ngày hội của quần chúng. Hơn 90% cử tri đã tới hòm

Page 21: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

phiếu tự tay mình bỏ lá phiếu bầu ra những đại biểu xứng đáng đại diện cho chính mình.

Tiếp sau cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội, ngày 27/3/1946, nhân dân Lập Thạch lại bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh và tháng 4/1946 bầu Hội đồng nhân dân xã. Qua ba lần bầu cử, nhân dân Lập Thạch đã thể hiện rõ ý chí làm chủ của mình và trách nhiệm của người công dân đối với công cuộc xây dựng, củng cố hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân.

Sau bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, Uỷ ban hành chính ở 26 xã của huyện Lập Thạch đã chính thức được thành lập thay thế cho các UBND lâm thời ra đời sau khởi nghĩa. Các UBHC xã được tổ chức hoàn chỉnh gồm các bộ môn như văn phòng, tư pháp, công an, quân sự, văn hoá, xã hội. Đối với cấp huyện, theo quyết định của Chính phủ không tổ chức Hội đồng nhân dân, do đó việc thành lập Uỷ ban hành chính huyện do Hội đồng nhân dân các xã bầu cử ở Lập Thạch, cuối tháng 4/1946, Hội đồng nhân dân cấp xã đã bầu cử UBHC huyện do đồng chí Hoàng Bắc Dũng làm chủ tịch.

Cùng với việc xây dựng củng cố chính quyền, nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang địa phương cũng được tiến hành khẩn trương nhằm bảo vệ thành quả cách mạng. Theo chỉ đạo của tỉnh, lực lượng tự vệ của huyện và các làng xã được kiện toàn một bước quan trọng. Ở huyện, trên cơ sở các đội vũ trang hoạt động lẻ tẻ ở các địa bàn nay được tổ chức lại, bổ sung thêm cán bộ và chiến sỹ mới phiên chế thành một đại đội tự vệ võ trang độc lập. Ở các xã từ các đội tự vệ của các thôn xóm nay tổ chức thành các trung đội dân quân du kích. Việc kiện toàn lực lượng vũ trang địa phương từ huyện đến xã có tác dụng quan trọng đối với việc bảo vệ trật tự trị an, trấn áp bọn phản động; bảo vệ chính quyền và thành quả mới giành được, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập 3 thứ quân trong kháng chiến chống Pháp sau này.

Ở Lập Thạch, từ cuối năm 1945 đến cuối năm 1946, do làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và bồi dưỡng đối tượng, nên chi bộ đã kết nạp hơn hai chục đồng chí mới, đưa tổng số đảng viên của chi bộ lên 30 đồng chí.

Căn cứ vào số lượng đảng viên và tình hình nhiệm vụ đòi hỏi, ngày 12/11/1946, Tỉnh uỷ Vĩnh Yên quyết định thành lập Huyện uỷ lâm thời Lập Thạch do đồng chí Hoàng Bắc Dũng làm bí thư. Đó là mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của Đảng bộ huyện, đồng thời đánh đấu bước mới trong công cuộc xây dựng Đảng của Đảng bộ Vĩnh Yên sau đại hội lần thứ nhất.

Huyện uỷ quyết định thành lập 4 chi bộ trực thuộc, trong đó có 1 chi bộ cơ quan và 3 chi bộ ghép liên xã (gọi là chi bộ I, II, III). Chi bộ khu I bao gồm những đảng viên ở 9 xã phía nam huyện do đồng chí Trần Kỳ, Huyện uỷ viên trực tiếp chỉ đạo khu làm bí thư; chi bộ II gồm 8 xã phía Tây Bắc (gọi là khu II Sơn Cầu) do đồng chí Nguyễn Kim Khánh, nguyên bí thư chi bộ huyện tăng cường về khu làm

Page 22: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

bí thư; chi bộ khu III gồm 9 xã phía Đông Bắc (gọi là khu III Liễn Sơn) do đồng chí Nguyễn Văn Xã, cán bộ Tỉnh uỷ tăng cường trực tiếp làm bí thư.

Từ cuối năm 1946, hệ thống tổ chức Đảng ở Lập Thạch đã được xác lập tương đối hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi để Đảng bộ làm tốt công tác xây dựng Đảng, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong giai đoạn mới.

2. KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN, TOÀN DIỆN, TRƯỜNG KỲ CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 - 1950).

Sau khi ký với ta hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và tạm ước 14/9/1946 thực dân Pháp đã bội ước, từng bước leo thang chiến tranh nhằm trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 18/12 chúng nổ súng đánh chiếm thủ đô Hà Nội và gửi tối hậu thư bắt chúng ta phải hạ vũ khí đầu hàng.

Ngày 19/12/1946, Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Tiếp đó, ngày 22/12/1946, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” nêu rõ mục đích cuộc kháng chiến giành độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc, phương châm cơ bản của cuộc kháng chiến là toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh.

Đáp lời kêu gọi của Đảng và Hồ Chủ tịch, nhân dân Việt Nam đã nhất tề đứng lên chiến đấu đến cùng vì nền độc lập tự do của Tổ quốc.

Ngày 6/1/1947, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Yên tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ hai; Đại hội đã tổng kết thành tích của Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh trong giai đoạn đấu tranh để giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng, đồng thời Đại hội đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách trước mắt là “Tích cực chuẩn bị kháng chiến, sẵn sàng chiến đấu chống địch càn quét đánh phá địa phương”, cụ thể phải xây dựng củng cố chính quyền, đoàn thể, mặt trận, lực lượng vũ trang, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội theo tinh thần Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Trung ương và làm tốt công tác xây dựng Đảng.

Căn cứ vào Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Trung ương và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ hai, Huyện uỷ Lập Thạch đã khẩn trương triển khai một loạt nhiệm vụ, nhằm đưa địa phương tiến lên một bước mới hoà chung vào phong trào của toàn tỉnh. Huyện uỷ đã xác định nhiệm vụ quan trọng trước hết chăm lo công tác xây dựng Đảng, làm cho sức mạnh của Đảng được tăng cường đủ sức lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kỳ.

Một sự kiện có ý nghĩa chính trị hết sức quan trọng là giữa tháng 1/1948 tại xã Như Thụy, Đảng bộ Lập Thạch tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ nhất. Đại hội đã kiểm điểm, đánh giá những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân Lập Thạch đã giành được từ ngày cuộc kháng chiến toàn dân bùng nổ, đồng thời cũng chỉ ra những thiếu sót, khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng, công tác chuẩn bị lực lượng kháng chiến. Đại hội đề ra phương hướng cụ thể cho toàn Đảng bộ và nhân dân Lập

Page 23: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

Thạch trong giai đoạn mới là tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng làng kháng chiến, lực lượng vũ trang, củng cố hệ thống chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể quần chúng. Đối với công tác Đảng, Đại hội đề ra nhiệm vụ cụ thể cho các chi bộ cần kiên quyết khắc phục tư tưởng hẹp hòi, các biểu hiện “tả”, “hữu” trong việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ và phát triển đảng viên; đồng thời tăng cường công tác giáo dục rèn luyện đảng viên; kiện toàn tổ chức để nâng cao sức chiến đấu của Đảng. Đại hội còn đề ra những chủ trương về lãnh đạo các phong trào quần chúng nhất là phong trào tham gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát triển kinh tế kháng chiến, đáp ứng yêu cầu đóng góp nhân tài vật lực cho chiến trường. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ huyện gồm 6 uỷ viên, đồng chí Nguyễn Công Huế được cử làm Bí thư Huyện uỷ, đây là Ban chấp hành chính thức khoá đầu tiên của Đảng bộ huyện Lập Thạch. Chấp hành Chỉ thị của trên, năm 1949, công tác phát triển đảng ở Lập Thạch được đề cao đúng mức, bởi vậy đến giữa năm tổng số đảng viên lên tới 972 đồng chí, sinh hoạt ở 30 chi bộ (trong đó có 26 chi bộ nông thôn). Như vậy, cho đến thời điểm này ở tất cả 26 xã đều có chi bộ lãnh đạo làm cho phong trào toàn huyện tiến lên đồng đều.

Giữa năm 1949, Đảng bộ Lập Thạch tiến hành thống nhất hai tổ chức Mặt trận Việt Minh và Liên Việt thành mặt trận Liên Việt. Mặt trận Liên Việt ra đời đã tập hợp rộng rãi mọi thành phần tổ chức đoàn thể, cá nhân yêu nước, đoàn kết thành một khối vững chắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng để tham gia kháng chiến và kiến quốc ở địa phương. Đến giữa năm 1949, tổng số hội viên của mặt trận lên tới 7.226 người.

Đối với đồng bào công giáo ở hai xã Đồng Quế và Sơn Đông, Đảng bộ chú ý tạo mọi điều kiện cho bà con tham gia hội Liên Việt, đồng thời tăng cường công tác giáo dục, xây dựng khối đoàn kết giáo - lương, để chống phá âm mưu chia rẽ kích động của bọn phản động.

Về xây dựng chính quyền, đầu năm 1947, Lập Thạch tiến hành thống nhất UB Hành chính và UB Kháng chiến thành UB Kháng chiến hành chính huyện và xã; đồng thời tổ chức chấn chỉnh quy mô các xã cho phù hợp với điều kiện mới. Đầu năm 1949, Đảng bộ chỉ đạo cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân xã khoá II; Hội đồng nhân dân khoá với đã cử ra Uỷ ban KCHC xã gồm những uỷ viên có năng lực và phẩm chất, do đó chất lượng của chính quyền ở cơ sở được nâng lên rõ rệt.

Qua xây dựng, củng cố hệ thống chính quyền cấp xã và huyện dần dần ổn định, đảm đương nhiệm vụ tổ chức thục hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng ở địa phương. Trên cơ sở chính quyền, mặt trận và các đoàn thể được củng cố từ huyện đến các làng xã, các phong trào của quần chúng ngày một phát triển.

Quán triệt chủ trương của Đảng “Vừa kháng chiến vừa kiến quốc”, Đảng bộ Lập Thạch đặt nhiệm vụ lãnh đạo xây dựng nền kinh tế kháng chiến là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng bộ. Tỉnh uỷ Vĩnh Yên chủ trương xây dựng vùng núi Sáng làm “Đất căn cứ kháng chiến”. Nhận định rõ vị trí của mình, Đảng bộ Lập Thạch

Page 24: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

xác định nhiệm vụ chủ yếu của công việc xây dựng nền kinh tế kháng chiến là bảo đảm nhu cầu hậu cần tại chỗ và cung cấp đầy đủ cho chiến trường. Đồng thời Lập Thạch còn được giao nhiệm vụ quan trọng là tiếp nhận nhiều cơ quan Trung ương, tỉnh, huyện bạn, đồng bào vùng tạm chiếm đến sơ tán cùng nhiều đơn vị bộ đội đóng quân trên địa bàn huyện.

Về sản xuất, Đảng bộ phát động phong trào tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm và khuyến khích các làng xã có điều kiện tiến hành xây dựng các tổ đổi công, hợp công để giúp nhau khai hoang, vỡ dậm khắc phục khó khăn, bảo đảm sản xuất. Năm 1947, Lập Thạch huy động hàng ngàn dân công cùng các địa phương khác tu sửa công trình thuỷ lợi Liễn Sơn. Năm 1948 lại xây dựng trạm giống lúa ở Lãng Sơn nhằm khắc phục tình trạng thiên tai, hạn úng và thiếu giống ở các xã trong huyện.

Chính quyền các cấp còn làm tốt công tác giảm tô 25% đối với các chủ đồn điền, đồng thời tạm chia một số ruộng vắng chủ cho nông dân. Do đó, nhân dân phấn khởi, hăng hái tăng gia sản xuất và đóng góp cho kháng chiến.

Lấy mặt trận và các đoàn thể làm nòng cốt, Đảng bộ và chính quyền huyện đã đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, xã hội, y tế phát triển, từng bước xây dựng cuộc sống mới ở nông thôn. Nhờ có sự quan tâm chỉ đạo đúng mức của các cấp, các ngành, sự nỗ lực phấn đấu của toàn dân, đến cuối năm 1949, về cơ bản huyện Lập Thạch đã xoá nạn mù chữ cho các đối tượng. Trong phong trào này xã Văn Quán trở thành điển hình của huyện. Cuối năm 1948, trong dịp sơ kết phong trào bình dân học vụ do tỉnh tổ chức, Văn Quán đã được chọn làm địa điểm hội nghị. Tại hội nghị này Uỷ ban tỉnh đã biểu dương phong trào xã Văn Quán và tặng danh hiệu “Chiến sỹ diệt dốt” cho hai giáo viên.

Công tác y tế tuy phát triển chưa đều và mạnh, nhưng từ năm 1947, Đảng bộ Lập Thạch đã quan tâm chỉ đạo công tác phòng bệnh để bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ, bộ đội và nhân dân. Ngày 20/7/1947, Uỷ ban kháng chiến hành chính huyện quyết định xây dựng thí điểm trạm xá xã ở Văn Quán nhằm rút kinh nghiệm để nhân rộng, nhiều địa phương khác đã học tập Văn Quán xây dựng trạm xá xã hoặc tổ phòng bệnh ở các thôn xóm làm nhiệm vụ hướng dẫn nhân dân ăn ở hợp vệ sinh, phòng bệnh là chính và bài trừ các tệ tục chữa bệnh bằng cúng tế.

Trong những năm đầu kháng chiến, Lập Thạch là huyện được tỉnh chọn làm khu căn cứ của tỉnh, nên nhiệm vụ của Đảng bộ và nhân dân trong huyện hết sức nặng nề. Ngoài việc xây dựng địa phương về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và quốc phòng; Đảng bộ và nhân dân còn ra sức khắc phục khó khăn để chuẩn bị tiếp nhận nhiều cơ quan, đơn vị bộ đội và đồng bào tản cư đến. Từ năm 1948 và nhất là sau khi thực dân Pháp đánh phá lan rộng ra các tỉnh Sơn Tây, Vĩnh Yên, Phúc Yên thì các cơ quan của Tỉnh uỷ, Uỷ ban KCHC tỉnh; một số cơ quan thuộc tỉnh Sơn Tây, Huyện uỷ Vĩnh Tường và nhiều xã thuộc vùng địch tạm chiếm đã sơ tán về Lập Thạch. Đó là chưa kể nhiều kho tàng của nhà nước, các đơn vị bộ đội, bệnh

Page 25: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

viện và xưởng quân giới đã đặt địa điểm đóng quân trên địa bàn huyện. Đồng bào các tỉnh miền xuôi, các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và cả đồng bào bị địch uy hiếp ở phía nam Lập Thạch cũng tản cư lên nhiều xã phía bắc. Đảng bộ tổ chức tốt, có kế hoạch chu đáo như thành lập Ban tản cư từ huyện đến xã, mặt khác động viên nhân dân san sẻ nhường bớt nhà cửa, ruộng vườn, phương tiện để giúp đồng bào tản cư đến sớm “An cư lạc nghiệp” và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị bộ đội đến nơi ăn, ở, làm việc. Với truyền thống “Người trong một nước phải thương nhau cùng”, nhân dân Lập Thạch đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của trên giao cho. Tiêu biểu nhất là các xã Quang Yên, Lãng Công, Hợp Lý, Bắc Bình, đã xây dựng 9 trại tản cư, làm trên 200 gian nhà và san sẻ trên 500 mẫu ruộng giúp đồng bào tản cư làm ăn sinh sống.

Cuối năm 1947, Đảng bộ triển khai xây dựng “Đất căn cứ” ở vùng núi Sáng Sơn theo quyết định của Tỉnh uỷ. Cuộc kháng chiến trở nên quyết liệt, đại bộ phận đất đai trong tỉnh bị địch chiếm, “Đất căn cứ” lan rộng ra hầu hết huyện Lập Thạch và trở thành hậu phương an toàn cho các cơ quan lãnh đạo kháng chiến, kho tàng, công xưởng của tỉnh, các huyện bạn, nơi tập kết và chuẩn bị chiến đấu của bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực.

Bên cạnh việc xây dựng “Đất căn cứ”, Đảng bộ triển khai công tác “tiêu thổ kháng chiến” và xây dựng làng chiến đấu ở khắp các thôn xã trong huyện. Rút kinh nghiệm việc xây dựng làng chiến đấu kiểu mẫu ở Yên Dương, năm 1948 Lập Thạch tiến hành chỉ đạo các xã phía nam huyện khẩn trương rào làng, đắp luỹ đào giao thông hào, hầm trú ẩn để kiến tạo trận địa đánh địch tại chỗ, bảo vệ quê hương. Trên các ngả đường lớn nhân dân đào hố, đắp ụ chướng ngại ngăn xe địch, đồng thời tổ chức các trạm kiểm soát, canh gác báo động để sẵn sàng chống địch khi chúng càn quét vào địa phương.

Để làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, lực lượng tự vệ vũ trang của huyện và bán vũ trang ở các xã từng bước được xây dựng và củng cố phù hợp với yêu cầu của cuộc chiến tranh nhân dân chống lại kẻ thù có ưu thế về trang bị vũ khí.

Tháng 3/1947, theo quyết định của trên, Lập Thạch sắp xếp tại các cơ quan quân sự cấp huyện và xã, đồng thời chấn chỉnh đội ngũ dân quân du kích cho phù hợp với tình hình mới. Giữa năm 1948, Lập Thạch tổ chức một trung đội tập trung của huyện và các trung đội du kích các xã. Sau hai năm xây dựng, lực lượng vũ trang địa phương của Lập Thạch đã có bước phát triển đáng kể. Cuối năm 1948, tổng số du kích toàn huyện lên tới 1.824 chiến sỹ được tổ chúc thành 24 trung đội nam, 2 trung đội nữ và 4 trung đội lão du kích.

Thông qua các phong trào “Lọ gạo nuôi quân”, “Mùa đông binh sỹ”, “Hội mẹ chiến sỹ”, “Toàn dân đỡ đầu bộ đội và du kích”... nhân dân đã giành dụm từng hạt gạo, tấm áo gìn giúp các chiến sỹ giải quyết một phần khó khăn trước mắt.

Page 26: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

Tháng 10/1947, thực dân Pháp mở chiến dịch quy mô lớn tấn công Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta, tiêu diệt bộ đội chủ lực, đè bẹp ý chí chiến đấu của nhân dân ta.

Ngày 10/10/1947, từ Sơn Tây địch đem quân đánh chiếm Việt Trì làm vị trí đầu cầu rồi cho tàu chiến, cũng có máy bay yểm trợ rầm rộ tiến theo đường sông Lô lên Tuyên Quang. Do nắm vững âm mưu địch, trước khi mở chiến dịch Trung ương đã chỉ đạo hai tỉnh Vĩnh Yên và Phú Thọ phải khẩn trương tiến hành công tác chuẩn bị chiến dịch chiến đấu chống địch bảo vệ địa phương và góp phần cùng quân dân cả nước đánh bại âm mưu của thực dân Pháp.

Ngày 23/10/1947 được coi là ngày ra quân đầu tiên của lực lượng vũ trang huyện Lập Thạch và dân quân du kích các xã. Khi đoàn tàu địch có máy bay yểm trợ ngược dòng sông Lô tới địa phận xã Phương Khoan đã bị lực lượng vũ trang ta nổ súng chặn đánh quyết liệt. Bộ đội pháo binh thuộc đơn vị chủ lực đóng tại Lãng Công đã nhanh chóng triển khai lực lượng cùng dân quân du kích huyện, các xã ở Lập Thạch kiến thiết trận địa pháo tại Khoan Bộ. Mặc dù vũ khí ít, lực lượng vũ trang ta đã dũng cảm dùng chiến thuật “Đặt gần bắn thẳng” bố trí pháo sát bờ sông; khi tàu địch lọt vào trận địa phục kích, bộ đội ta nổ súng chút bão lửa lên đầu giặc. Trong trận này ta đã bắn chìm một tàu chiến LCT và một ca nô của địch. Thắng lợi bước đầu đó đã khích lệ quân dân ta, đồng thời qua chiến đấu ta đã rút ra được nhiều bài học quý báu về công tác chuẩn bị, về tổ chức và hiệp đồng tác chiến, về kỹ thuật sử dụng vũ khí,...

Tháng 12/1947, sau khi thất bại thảm hại ở Việt Bắc, trên đường rút quân về xuôi, thực dân Pháp cho quân càn quét dã man các xã dọc ven bờ sông Lô, gây ra nhiều đau thương mất mát cho đồng bào. Riêng thôn Phan Lãng (xã Cao Phong) bị địch đốt trên 30 nóc nhà và cướp phá nhiều tài sản khác. Để chống lại những hành động tàn bạo của địch, Huyện uỷ đã chỉ đạo các xã tổ chức việc sơ tán, cất dấu tài sản và bố trí lực lượng kiên quyết chiến đấu tiêu hao sinh lực địch. Khi địch tràn vào thôn xóm, dân quân du kích xã Văn Quán đã chặn đánh, bẻ gãy nhiều mũi tiến công của chúng. Các trận chiến đấu diễn ra ở gò Mả Cao, Văn Chỉ (Sơn Bình) và Phan Lãng ta đã tiêu diệt trên 30 tên địch làm cho chúng phải rút lui. Đặc biệt khi một đại đội địch hùng hổ tiến vào Sơn Đông đốt phá, cướp của, giết người, chúng đã bị lực lượng vũ trang ta trừng trị thích đáng. Bằng dao, kiếm, mã tấu, du kích và bộ đội đã phối hợp chiến đấu giáp lá cà, diệt gần 30 tên địch làm cho chúng hoảng loạn phải bỏ chạy về Việt Trì. Chiến thắng ở Sơn Đông đã được Tỉnh uỷ Vĩnh Yên kịp thời biểu dương trong toàn tỉnh.

Ngày 15/11/1948, từ vị trí Bạch Hạc địch cho 150 tên càn quét thôn Phú Hậu (Sơn Đông). Do cảnh giác, chủ động bố trí lực lượng, nên du kích Sơn Đông và huyện đã phối hợp cùng bộ đội chủ lực đánh địch ngay từ phút đầu chúng đặt chân tới địa phương. Sau hơn hai giờ chiến đấu, ta đã bẻ gãy cuộc càn quét của địch, diệt và làm bị thương 35 tên.

Page 27: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

Cuối tháng 4/1949, thực dân Pháp mở cuộc hành quân quy mô lớn (cuộc hành quân Pô môn) đánh lên Phú Thọ và Tuyên Quang gây nhiều tội ác với nhân dân Lập Thạch. Trên đường tiến quân, địch càn quét cướp phá các xã Sơn Đông, Cao Phong, Đôn Nhân rất tàn bạo. Nhưng quân dân Lập Thạch đã trừng trị bọn chúng ngay từ phút đầu khi chúng đến gây tội ác. Ngày 5 và 6/5 lực lượng vũ trang ta đã chiến đấu anh dũng tiêu diệt nhiều tên địch ở Đôn Nhân, Cao Phong và ngày 29/5 loại khỏi vòng chiến đấu gần 200 tên địch ở Vạn Xuân, Sơn Đông... Từ tháng 1 đến tháng 12/1949 quân và dân Lập Thạch đã tổ chức đánh địch 10 trận để bảo vệ vùng căn cứ kháng chiến của tỉnh. Thắng lợi của các trận trên của quân dân Lập Thạch đã góp phần cùng quân dân toàn tỉnh Vĩnh Yên và Phú Thọ đập tan cuộc hành quân Pô môn của địch.

Từ năm 1949 trở đi, cuộc kháng chiến của dân tộc ta bước vào thời kỳ gay go quyết liệt. Sau khi bình định xong một số tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ, thực dân Pháp mở rộng phạm vi đánh chiếm ra các tỉnh trung du phía Bắc nhằm cắt đứt đường liên lạc giữa các tỉnh với chiến khu Việt Bắc.

Ngày 18/8/1949, địch tập trung trên 3000 quân mở chiến dịch Canigu (Caniguu) ào ạt tấn công tỉnh Vĩnh Yên - Phúc Yên. Với lực lượng mạnh, cơ động nhanh, chỉ trong thời gian ngắn chúng đã chiếm được nhiều vị trí trọng yếu của hai tỉnh từ Phúc Yên lên Việt Trì. Đến cuối năm 1949, chúng đã chiếm đóng 32 vị trí trên địa bàn tỉnh. Từ các vị trí này thực hiện chiến thuật “vết dầu loang”, thực dân Pháp thường cho quân đánh phá các vùng xung quanh, lập thêm các đồn bốt mới. Sang năm 1950, địch chiếm thêm Toa đen, Vàng... sau đó lập ra tuyến vành đai từ Sơn Đông qua Vàng cùng một số xã của huyện Tam Dương và toàn bộ huyện Lập Thạch. Tuy là vùng tự do nhưng các xã phía nam huyện thường xuyên bị địch uy hiếp bắn phá, càn quét làm cho những nơi này gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, đời sống và xây dựng lực lượng. Đảng bộ và nhân dân huyện Lập Thạch bước vào giai đoạn mới đầy khó khăn gian khổ.

Ngày 12/2/1950, Đảng bộ và nhân dân Lập Thạch chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất, đưa đón cán bộ, bảo vệ an toàn tuyệt đối hội nghị hợp nhất tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên thành tỉnh Vĩnh Phúc tại thôn Sơn Kịch xã Quang Sơn. Đảng bộ Lập Thạch đã lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi gian khổ hy sinh, vươn lên để xứng đáng là căn cứ địa kháng chiến của toàn tỉnh. Để hoàn thành nhiệm vụ nặng nề đó, Đảng bộ hướng trọng tâm lãnh đạo vào việc xây dựng, phát triển nền kinh tế kháng chiến ở địa phương. Huyện Lập Thạch bị địch phá hoại một số công trình thuỷ lợi và uy hiếp mạnh một số xã phía nam huyện, do đó về nông nghiệp toàn huyện gặp khó khăn lớn. Ruộng đất bị địch khống chế lập vành đai trở thành hoang hoá tới 20%, làm cho sản lượng thu hoạch vụ chiêm năm 1950 giảm 52% so với các năm trước. Trong lúc đó địch lại vít chặt con đường thông thương giữa Lập Thạch với các huyện phía nam.

Page 28: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

Nhằm giúp các địa phương khắc phục khó khăn, tỉnh tổ chức đưa trâu, bò từ Lập Thạch về vùng tạm chiếm, đồng thời cung cấp cho nhân dân Lập Thạch trong đó chủ yếu là các xã ven sông Phó Đáy, sông Lô hơn 130 tấn thóc giống để khôi phục sản xuất. Tỉnh còn giúp Lập Thạch khôi phục hệ thống nông giang và đập nước ở Đồng Quế, Liễn Sơn, Tam Sơn, Ngọc Liễn để bảo đảm nước tưới tiêu cho sản xuất, trồng trọt.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, Đảng bộ Lập Thạch một mặt lãnh đạo các địa phương tổ chức tốt để nhân dân khôi phục sản xuất, đồng thời còn giúp đỡ các cơ quan, đơn vị bộ đội có đủ điều kiện tiến hành tăng gia sản xuất. Từ giữa năm 1950 trở đi hàng loạt các trại tăng gia cơ sở sản xuất của nhiều xã tản cư, của cơ quan đoàn thể, các đơn vị bộ đội ra đời trên đất Lập Thạch. Cuối năm 1950, thi hành chủ trương của Hội đồng tạm cấp ruộng đất tỉnh, Hội đồng tạm cấp ruộng đất Lập Thạch đã chia toàn bộ số ruộng đất đồn điền Ri nê (Riner) ở Bắc Bình cho nông dân cày cấy, đồng thời Hội đồng giảm tô huyện đã chỉ đạo tốt việc giảm tô 25% theo sắc lệnh của Chính phủ đối với các chủ điền.

Thực hiện Chỉ thị của Bộ Quốc phòng, tháng 7/1949 về việc thành lập các đơn vị bộ đội địa phương huyện, căn cứ tình hình thực tế của mình, tháng 10/1949 Lập Thạch thành lập đại đội Lê Lợi gồm 3 trung đội và củng cố hệ thống dân quân du kích các xã. Từ đây bộ đội địa phương, dân quân du kích và bộ đội chủ lực đóng trên địa bàn cùng phối hợp hoạt động và giúp đỡ nhau trưởng thành, bảo vệ vững chắc hậu phương. Đến giữa năm 1950, theo quyết định của Tỉnh uỷ, một trung đội của đại đội Lê Lợi bổ sung cho tiểu đoàn của tỉnh. Hạ tuần tháng 6/1950 tại thôn Song Vân, Tỉnh uỷ, UBKCHC tỉnh và Tỉnh đội đã làm lễ ra mắt Tiểu đoàn 64 - tiểu đoàn bộ đội địa phương đầu tiên của tỉnh Vĩnh Phúc.

Sau chiến thắng Biên giới Thu Đông năm 1950, thế và lực của ta đã mạnh lên, Trung ương chủ trương gấp rút củng cố bộ đội, tranh thủ mở các chiến dịch lớn để tiêu diệt sinh lực địch. Tháng 12/1950, Trung ương quyết định mở chiến dịch Trung du (chiến dịch Trần Hưng Đạo) mà địa bàn chủ yếu của chiến dịch diễn ra trên đất Vĩnh Phúc. Để bảo đảm thắng lợi cho chiến dịch, Trung ương giao cho Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc nhiệm vụ vừa phục vụ chiến đấu, vừa phối hợp với bộ đội chủ lực tác chiến để xây dựng cơ sở ở vùng hậu địch và giải phóng một bộ phận đất đai trong tỉnh.

Huyện Lập Thạch là “Căn cứ kháng chiến” của tỉnh nên tỉnh giao cho Đảng bộ và nhân dân trong huyện nhiệm vụ phòng gian, giữ bí mật bảo vệ các đơn vị bộ đội đang tập kết, các kho tàng hậu cần phục vụ chiến dịch, đồng thời chuẩn bị lực lượng dân công vận chuyển vũ khí, lương thực và chăm sóc thương binh.

Thực hiện Chỉ thị của Huyện uỷ, Huyện đội Lập Thạch gấp rút củng cố đại đội Lê Lợi, kiện toàn bổ sung đủ quân số cho 3 trung đội, tăng cường cán bộ cho các xã đội và chấn chỉnh lực lượng du kích.

Page 29: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

Trong lúc quân dân Vĩnh Phúc và Lập Thạch đang chuẩn bị mọi mặt cho chiến dịch thì ngày 25/12/1950 địch mở chiến dịch Bê cát sin (Bécasine) đánh lên vùng tự do Lập Thạch và Tam Dương nhằm thăm dò lực lượng và phá kế hoạch chuẩn bị chiến dịch của ta. Trong cuộc hành quân này, địch sử dụng toàn bộ binh đoàn ứng chiến số 3 (GM3) và tiểu đoàn Mường chia làm 3 mũi, trong đó có hai mũi tấn công sâu vào đất Lập Thạch ở Ngọc Kỳ và Liễn Sơn. Để bảo đảm chiến dịch Trung du mở màn đúng kế hoạch, Tiểu đoàn 428 thuộc Trung đoàn 141 và Trung đoàn 209 của ta được lệnh nổ súng tiêu diệt địch. 7 giờ sáng ngày 27/12/1950, bộ đội ta nổ súng đánh địch quyết liệt ở Xuân Trạch (xã Quang Trung nay là xã Xuân Hoà) và Liễn Sơn. Trận đánh diễn ra hết sức ác liệt, ta tiêu diệt 200 tên địch, bắt sống 150 tên, thu 5 súng cối, 1 đại liên, 13 tiểu liên, 132 súng trường và nhiều quân trang, quân dụng khác. Chiến dịch Bê cát sin của địch hoàn toàn bị phá sản, tiểu đoàn dù số 10 BPC bị tiêu hao nặng và tiểu đoàn 24 BMTS - một đơn vị lê dương nổi tiếng hung hăng của Pháp đã bị xoá phiên hiệu.

Chiến thắng Xuân Trạch đã góp phần quan trọng vào việc mở màn chiến dịch Trung du đúng kế hoạch do Trung ương đề ra. Trong chiến dịch lịch sử này, quân dân Lập Thạch đã góp phần xứng đáng cùng bộ đội chủ lực tiêu diệt kẻ thù.

Đảng bộ và nhân dân Lập Thạch từng bước giành thắng lợi trên tất cả các lĩnh vực, làm tròn trách nhiệm của hậu phương đối với chiến trường, đồng thời tạo ra những khả năng mới đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu kháng chiến trong giai đoạn tiếp theo.

3. XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG VỀ MỌI MẶT, ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN, CHI VIỆN CHO TIỀN TUYẾN ĐÁNH THẮNG ĐỊCH (1950 - 1954).

Sau Đại hội toàn quốc lần thứ 2 của Đảng, theo quyết định của Trung ương, Đảng bộ Vĩnh Phúc tiến hành Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất từ ngày 20 đến ngày 30/4/1951 tại thôn Đồng Giong, xã Quang Yên, Lập Thạch. Gần 200 đại biểu thay mặt cho 13.723 đảng viên trong toàn Đảng bộ đã về dự Đại hội. Sau khi học các văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2, Đại hội đã kiểm điểm, đánh giá những thành tựu của Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc đã giành được trong những năm đầu kháng chiến đầy hy sinh gian khổ; đồng thời Đại hội đã thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng để đưa sự nghiệp kháng chiến của nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tiến lên giành thắng lợi quyết định.

Từ ngày 15 đến ngày 20/5/1951, Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Lập Thạch lần thứ hai được tổ chức tại thôn Đồng Giong xã Quang Yên. Về dự Đại hội có đại biểu Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc và trên 100 đại biểu thay mặt cho trên 1000 đảng viên trong toàn Đảng bộ huyện.

Đại hội đã khẳng định những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân Lập Thạch đã giành được trong giai đoạn chuẩn bị lực lượng và tiến hành cuộc kháng chiến

Page 30: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

toàn dân, toàn diện, trong đó nổi lên là thành tích xây dựng huyện trở thành hậu phương kháng chiến của tỉnh. Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất. Đại hội đã thông qua Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ của Đảng bộ và nhân dân Lập Thạch trong giai đoạn mới mà nội dung tập trung vào 5 vấn đề lớn như sau:

- Động viên toàn dân thi đua tăng gia sản xuất để cải thiện dân sinh và phục vụ tiền tuyến.

- Đẩy mạnh công tác củng cố chi bộ, sửa đổi lề lối làm việc.- Làm lốt công tác quân sự địa phương.- Đẩy mạnh công tác dân vận.- Xây dựng và củng cố chính quyền vững mạnh.Trong 5 nhiệm vụ trên, nhiệm vụ tăng gia sản xuất và công tác củng cố chi bộ

là hai nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng bộ.Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 2, UBKCHC huyện

và các ngành chức năng đã cử nhiều cán bộ về các cơ sở hướng dẫn nhân dân lập chương trình sản xuất. Được nhân dân đồng tình ủng hộ, nên ở các thôn xóm có tới trên 80% số gia đình lập được các chương trình sản xuất từng vụ và cả năm. Ngày 17/3/1952, Trung ương Đảng và Chính phủ tổ chức lễ phát động phong trào sản xuất và tiết kiệm trong toàn quốc. Thực hiện Chỉ thị của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ Lập Thạch mở đợt tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, nhằm làm cho mọi người hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của phong trào sản xuất tiết kiệm, động viên nhân dân hăng hái tăng gia sản xuất đóng góp ngày càng nhiều cho kháng chiến.

Phong trào thi đua sản xuất tiết kiệm toàn huyện đã dấy lên khí thế sôi nổi và thu kết quả tương đối toàn diện cả về chỉ tiêu diện tích, năng suất và sản lượng. Trong phong trào thi đua xuất hiện nhiều cá nhân xuất sắc, trở thành điển hình của toàn tỉnh. Tại hội nghị mừng công năm 1952, Uỷ ban tỉnh tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua nông nghiệp hạng nhất của tỉnh cho bà Nguyễn Thị Hiên, ông Phạm Văn Vinh (Văn Quán), ông Tạ Văn Cừu (Phương Khoan), ông Trần Văn Xuyên (Xuân Tiên) và ông Khổng Văn Cúc (Cao Phong). Tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua hạng hai cho ông Dương Văn Lương (Đồng Thịnh), ông Nguyễn Văn Kế (Thái Hoà), bà Nguyễn Thị Yên (Hải Lựu). Tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua hạng ba cho ông Nguyễn Văn Ao (Liên Hoà), Nguyễn Văn Ky (Nguyễn Huệ), Hà Văn Dự (Vạn Xuân), Nguyễn Văn Kiên (Đồng Thịnh), Lê Văn Diện (Tam Sơn), Lê Văn Thà (Chiến Thắng), Trần Văn Diên (Như Thụy). Tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua hạng ba lực lượng vũ trang cho Nguyễn Văn Nam A tưởng du kích xã Cao Phong, Nguyễn Văn Thiện A trưởng du kích xã Sơn Đông. Trên cơ sở sản xuất phát triển, đời sống nhân dân được bảo đảm, đồng thời hoàn thành các nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước, nhất là thực hiện chính sách thuế nông nghiệp.

Page 31: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

Sau khi Chính phủ ban hành Sắc lệnh thuế nông nghiệp thu bằng thóc; để thực hiện nghiêm chỉnh Sắc lệnh, tháng 9/1951 Đảng bộ Lập Thạch chọn xã Quang Trung đàm thí điểm về công tác này. Đến cuối năm Huyện uỷ quyết định triển khai việc học tập mục đích, ý nghĩa và tiến hành làm các bước về thuế nông nghiệp trong toàn huyện. Chỉ trong thời gian ngắn, tất cả các xã đều tổ chức cho nhân dân học tập hoặc nghe nói về chủ trương chính sách của Đảng và nội dung chính sách thuế nông nghiệp. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân, nên vụ mùa năm 1951, toàn huyện giao nộp cho nhà nước 2.100 tấn thóc thuế và thóc tạm vay, điển hình là 3 xã Văn Quán, Cao Phong và Bồ Lý đã hoàn thành nhiệm vụ vượt cả về thời gian và định mức. Vụ chiêm xuân năm 1952 Lập Thạch lại thu được 3.821 tấn 411 kg thóc thuế giao nộp nhà nước, đạt 95% tổng mức thuế cả năm 1952.

Từ năm 1953, cuộc kháng chiến của dân tộc ta bước vào giai đoạn cuối, nên hết sức ác liệt. Vì vậy việc chi viện cho tiền tuyến đòi hỏi ngày càng cao hơn. Để bảo đảm cho nhu cầu tại chỗ và cung cấp cho kháng chiến, Đảng bộ Lập Thạch chủ trương phải mở rộng diện tích gieo cấy bằng khai hoang, phục hoá và lấn phá vành đai ở một số xã giáp ranh. Ngoài ra huyện còn tổ chức đắp đê ngăn nước tràn ở cánh đồng Vạn Xuân dài 4 km và tu sửa 10 đập lớn nhỏ ở khu Sơn Cầu để bảo đảm cho trên 1000 mẫu ruộng không bị hạn úng. Bên cạnh việc tăng cường công tác thuỷ lợi, các cơ quan chức năng của huyện giúp các xã đưa kỹ thuật mới vào sản xuất và ra sức củng cố xây dựng các tổ hợp công, đổi công... làm cho sản xuất nông nghiệp phát triển đồng đều ở tất cả các vùng trong huyện.

Tính đến vụ chiêm xuân năm 1953, diện tích đất khai hoang trồng trọt trong toàn huyện tăng lên 338 mẫu, riêng phá vành đai được 213 mẫu 7 sào. Tổng sản lượng lương thực năm 1953 so với năm 1952 tăng 24% và vượt 20% so với kế hoạch. Mức đóng góp cho nhà nước cũng tăng lên. Năm 1953 toàn huyện hoàn thành vượt mức 49 tấn 863 kg thóc thuế (đạt 110% kế hoạch), tăng hơn năm 1952 trên 117 tấn.

Quán triệt đường lối kháng chiến toàn diện của Đảng, Đảng bộ Lập Thạch thường xuyên coi trọng công tác văn hoá, giáo đục, y tế và xã hội để xây dựng hậu phương phát triển toàn diện. Đầu năm 1952, Huyện uỷ ra Nghị quyết về việc củng cố hệ thống bình dân học vụ để nâng cao trình độ văn hoá cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Bên cạnh việc phát triển bình dân học vụ, Đảng bộ Lập Thạch chú trọng phát triển các lớp mẫu giáo hệ thống giáo dục phổ thông. Đến tháng 9/1954 toàn huyện có 78 lớp mẫu giáo với 2.938 cháu, 31 trường cấp 1, 3 trường cấp 2 (trong đó có 2 trường tư thục) với 168 lớp có 7.933 học sinh. Đây là tiền đề để phát triển mạnh hệ thống giáo dục vào những năm hoà bình.

Về công tác y tế, từ cuối năm 1951, Lập Thạch tổ chức ban y tế ở cấp huyện và kiện toàn lại ban y tế ở cấp xã để chuyên lo việc bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân.

Page 32: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

Về xây dựng chính quyền, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 2 (5/1951) chỉ rõ nhiệm vụ củng cố chính quyền các cấp trong giai đoạn mới là chấn chỉnh UBKCHC các cấp và bầu Hội đồng nhân dân xã. Từ tháng 9/1952, UBKCHC huyện chỉ đạo các xã tiến hành công tác chỉnh đốn biên chế theo Chỉ thị của Bộ Nội vụ và UBKCHC tỉnh. Đến giữa năm 1953, công tác chấn chỉnh lại biên chế các xã ở Lập Thạch cơ bản hoàn thành. Nội dung chính của nhiệm vụ này là xoá bỏ cấp thôn, thành lập xóm, tinh giảm biên chế ở các bộ phận của UBKCHC xã.

Sau khi củng cố Hội đồng nhân dân và Uỷ ban kháng chiến hành chính xã, Huyện uỷ chỉ đạo các xã tiếp tục tổ chức nông dân đấu tranh đòi giảm tô, giảm tức theo đúng sắc lệnh của Chính phủ. Cuối năm 1953, 4 xã Yên Thạch, Vạn Xuân, Bạch Hải, Đồng Quế, nông dân đã đấu tranh giảm được 450 kg thóc tô. Tuy nhiên ở nhiều xã chưa làm tốt công tác giảm tô và việc quân cấp công điền. Huyện uỷ Lập Thạch đã quyết định chỉnh lý lại việc quân cấp công điền và thanh tra xử lý các vụ bóc lột tô tức quá nặng nề bảo đảm quyền lợi cho nông dân. Trong thời gian này, Uỷ ban kháng chiến hành chính huyện cử đoàn cán bộ về xã Quang Trung để chỉnh lý lại việc quân cấp công điền và kiên quyết bắt các chủ điền ở đây phải thực hiện giảm tô 25% cho nông dân. Qua những việc làm trên, uy tín của chính quyền các cấp được đề cao, nhân dân hết sức phấn khởi, hăng hái tăng gia sản xuất.

Đầu năm 1954, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc quyết định cho 10 xã ở Lập Thạch tiến hành phát động quần chúng đòi giảm tô. Đây là đợt đầu tiên ở Vĩnh Phúc và là đợt 4 trong toàn quốc, được Đoàn uỷ đoàn phát động quần chúng cấp trên về trực tiếp hướng dẫn và tổ chức thực hiện, từ 3/3 đến 2/6, Lập Thạch đã tiến hành xong công tác phát động quần chúng trong nông dân đấu tranh buộc địa chủ, phú nông phải giảm tô theo đúng quy định của Chính phủ.

Cùng với củng cố để nâng cao vai trò của bộ máy chính quyền các cấp, Đảng bộ Lập Thạch đã chú ý xây dựng mặt trận, các đoàn thể quần chúng để tăng cường khối đoàn kết toàn dân. Đảng bộ Lập Thạch chỉ đạo việc kiện toàn lại Ban chấp hành mặt trận Liên Việt từ huyện đến xã và củng cố lại ban chấp hành các giới. Mặt trận phát huy tốt vai trò của mình vận động các đoàn viên tích cực tham gia công tác kháng chiến.

Hội phụ nữ Lập Thạch thường xuyên động viên chị em hăng hái hơn lên trở thành lực lượng nòng cốt trong sản xuất, xây dựng nếp sống văn hoá mới, thực hiện chính sách hậu phương quân đội, nuôi dưỡng thương bệnh binh. Chị em còn tham gia dân quân du kích, đi dân công và làm các nhiệm vụ khác trong ngành văn hoá, y tế, giáo dục... Đến năm 1953, tổng số hội viên phát triển lên tới 14.791, trong đó có 425 hội viên tham gia du kích và 743 hội viên đi dân công phục vụ các chiến trường. Trong gian khổ lực lượng nữ ngày càng trưởng thành về nhiều mặt. Có những hội viên trở thành chiến sỹ thi đua trên mặt trận sản xuất nông nghiệp như chị Nguyễn Thị Hiên (Văn Quán) và đặc biệt chị Nguyễn Thị Đàn là nữ dân công

Page 33: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

xuất sắc nhất của đoàn dân công Lập Thạch phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ được Chính phủ thưởng Huân chương chiến sỹ hạng 3, được Tổng cục Hậu cần khen thưởng 3 lần.

Từ cuối năm 1951 trở đi, bộ đội và dân quân du kích Lập Thạch đã chiến đấu dũng cảm, đánh thắng nhiều trận càn quét của địch vào Liên Hoà, đồng ích, Tây Sơn và Xuân Tiên diệt 32 tên địch (trong đó có 1 quan hai), bắn bị thương 12 tên khác.

Sự lớn mạnh của lực lượng vũ trang địa phương không chỉ đáp ứng yêu cầu chiến đấu bảo vệ quê hương mà còn góp phần đáng kể vào sự tưởng thành của lực lượng vũ trang của tỉnh và bộ đội chủ lực. Trong những năm kháng chiến, với khẩu hiệu “Tất cả vì tiền tuyến”, “Tất cả để đánh thắng”, Đảng bộ và nhân dân Lập Thạch lần lượt tiễn đưa 4.028 thanh niên lên đường tòng quân giết giặc. Riêng năm 1954 từ tháng 2 đến tháng 8 có 688 thanh niên nhập ngũ góp phần cùng dân tộc làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử và giải phóng hoàn toàn miền Bắc. Cho đến ngày toàn thắng, trên 400 chiến sỹ đã anh dũng hy sinh và gần 300 chiến sỹ khác để lại một phần xương máu của mình trên khắp các chiến trường cả nước và trên đất bạn Lào. Đặc biệt, đồng chí Trần Cừ (quê xã Đức Bác) lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch Biên giới Thu Đông năm 1950, được Quốc hội và Chính phủ truy tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Cùng với bước chân chiến sỹ trên các nẻo đường chiến dịch là hàng ngàn dân công nam nữ của Lập Thạch vượt núi, băng đèo, xông pha dưới mưa bom bão đạn làm nhiệm vụ tải thương, vận chuyển lương thực hàng hoá, thuốc men, đạn dược phục vụ các chiến dịch. Trong những năm kháng chiến ác liệt, Đảng bộ Lập Thạch huy động trên 10 vạn người, trong đó có nhiều đảng viên đi dân công phục vụ các chiến trường từ Hoà Bình, Tây Bắc, Sơn La, Nghĩa Lộ, Điện Biên... Các đoàn dân công của Lập Thạch hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được cấp trên khen thưởng nhiều lần cho tập thể và cá nhân, trong đó xã Văn Quán là đơn vị điển hình về công tác huy động dân công phục vụ các chiến dịch.

Từ giữa năm 1953, tình hình chiến sự trong phạm vi toàn quốc có nhiều thay đổi quan trọng. Ở các chiến trường chính bộ đội ta luôn giành được ưu thế về binh lực và giữ quyền chủ động tấn công, trong khi đó thực dân Pháp lâm vào tình thế rất nguy ngập. Tháng 9/1953, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân năm 1953 - 1954.

Vào thời điểm này, trên chiến trường Vĩnh Phúc địch tăng quân lên tới 15 tiểu đoàn - số quân lớn chưa từng có và đến đầu tháng 10/1953 chúng lại tiếp tục đưa thêm quân tiến hành cuộc càn quét ác liệt dài ngày đánh phá toàn bộ Vĩnh Phúc.

Thực hiện Chỉ thị của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ Lập Thạch tăng cường chỉ đạo các xã phía nam khẩn trương chuẩn bị sẵn sàng đánh trả địch khi chúng liều lĩnh tấn công vùng tự do. Trong thời gian này bộ đội huyện tăng cường về các xã Tây Sơn,

Page 34: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

Đồng Ích, Cao Phong để phối hợp cùng du kích địa phương đánh giặc bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

Từ 2/12 đến 9/12/1953, địch cho 1 trung đoàn Âu Phi càn quét ác liệt vào các xã Tây Sơn, Cao Phong và Sơn Đông. Do chuẩn bị từ trước, bộ đội và du kích các xã trên đã phối hợp chiến đấu 18 trận, tiêu diệt 25 tên, 6 tên khác bị thương, địch phải rút về Việt Trì và Toa Đen.

Ngày 13/3/1954, bộ đội ta nổ súng tấn công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, ngày 7/5/1954 chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, giữa tháng 6 thực dân Pháp rút khỏi Việt Trì và nhiều chốt điểm trên tuyến vành đai nam Lập Thạch - bắc Tam Dương. Từ đó tuyến phong toả, o ép và uy hiếp của địch đối với vùng tự do Lập Thạch bị phá vỡ.

Ngày 20/7/1954, hiệp định Giơ -ne -vơ được ký kết.Ngày 27/7/1954 ngừng bắn trên toàn bộ chiến tướng 3 nước Đông Dương.Ngày 8/10/1954 tên lính Pháp cuối cùng cút khỏi đất Vĩnh Phúc, quê hương

hoàn toàn giải phóng.Sau hơn 5 năm trực tiếp chiến đấu đầy hy sinh gian khổ, Đảng bộ và nhân dân

Lập Thạch dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ cùng quân dân trong tỉnh đã giành thắng lợi to lớn và vẻ vang, góp phần cùng quân dân cả nước kết thúc cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược.

Trong cuộc kháng chiến 9 năm, trong đó có hơn 5 năm trực tiếp chiến đấu với quân thù, Đảng bộ và nhân dân Lập Thạch đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng huyện trở thành hậu phương kháng chiến của cả tỉnh. Với khẩu hiệu “Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, 9 năm kháng chiến, Đảng bộ và nhân dân Lập Thạch tiễn đưa trên 4000 thanh niên nam nữ lên đường giết giặc, cùng hàng vạn ngày công phục vụ chiến trường.

Riêng chiến dịch Điện Biên Phủ, Lập Thạch đã ủng hộ 145 con bò, 3.552 tấn thóc, huy động 13.290 dân công cùng hàng trăm phương tiện để vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí đạn dược, thuốc men ra trận.

V. LẬP THẠCH XÂY DỰNG CNXH VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 - 1975)

1. KHÔI PHỤC KINH TẾ, ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN (1954 - 1957).

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (5/1954) đã kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược nước ta (1945 - 1954). Theo tinh thần của Hiệp định Giơ-ne-vơ (7/1954), đất nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền. Từ ngày 5 đến 7/9/1954 Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và ra Nghị quyết “về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng”. Nhiệm vụ trước mắt của Đảng ta là: “Đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực

Page 35: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

hiện hiệp định đình chiến để củng cố hoà bình, ra sức hoàn thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản xuất, tăng cường xây dựng Quân đội nhân dân để củng cố miền Bắc, giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam, nhằm củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất hoàn thành độc lập dân chủ trong cả nước.

Bước vào thực hiện nhiệm vụ cách mạng của thời kỳ mới, Đảng bộ và nhân dân huyện Lập Thạch có những thuận lợi căn bản. Đó là hoà bình đã được lặp lại, nhân dân yên tâm, phấn khởi, bắt tay vào xây dựng quê hương sau 9 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ. Song bên cạnh những thuận lợi căn bản ấy, Đảng bộ và nhân dân Lập Thạch còn đứng trước những khó khăn, phức tạp rất lớn cần phải giải quyết. Đó là những mất mát hy sinh trong cuộc kháng chiến vừa qua đã để lại nỗi đau cho bao gia đình; tư tưởng muốn được “xả hơi”, hưởng thụ, ngại gian khổ xuất hiện ở một số cán bộ đảng viên. Thực tế đó đã ảnh hưởng đến tình hình địa phương.

Về kinh tế: Đời sống của đại bộ phận nhân dân trong huyện gặp nhiều khó khăn do thiên tai, mất mùa thường xuyên xảy ra, vì qua nhiều năm sống dưới chế độ phong kiến đế quốc, chúng không quan tâm đến xây dựng các công trình thuỷ lợi. Ngoài hệ thống nông giang Liễn Sơn với tuyến kênh Hữu chảy dọc theo sông Đáy đến Sơn Đông, toàn huyện không có một công trình thuỷ lợi nào để bảo vệ và phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp. Đặc biệt là hậu quả của cuộc chiến tranh kéo dài, ruộng đồng bị bỏ hoang hoá, nhất là những xã phía nam của huyện tiếp giáp với vùng tạm chiếm, thuộc khu vực vành đai trắng.

Về văn hoá xã hội: Nhìn chung trình độ dân trí trong huyện còn thấp kém, gần 90% dân số mù chữ. Sau ngày hoà bình cả huyện không có một trường cấp II, con em địa phương muốn học lên cấp II phải về trường của tỉnh ở Vĩnh Yên. Đường xá nhỏ hẹp đi lại khó khăn, toàn huyện chỉ có một tuyến đường liên xã từ Triệu Đề đi Liễn Sơn. Nhà ở của người dân hầu hết là tre nứa, tường đất, lợp rạ hoặc cỏ tranh, có rất ít nhà lợp lá cọ. Giường nằm hầu hết là những chõng tre trúc. Mùa đông thiếu chăn, mùa hè thiếu màn, do vậy những dịch bệnh như đậu mùa, sốt rét... thường xuyên xảy ra, trong khi đội ngũ y tế chăm lo sức khoẻ cho nhân dân của huyện lúc này còn nhiều thiếu thốn cả về cơ sở vật chất và lực lượng chuyên môn.

Về tình hình an ninh trật tự: Sau thất bại 1954, địch âm mưu dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào ta nhất là những người theo đạo Thiên chúa, những người có liên quan đến bóc lột, hoặc liên quan đến chính quyền cai trị của thực dân Pháp trước đây di cư vào Nam. Đồng thời những phần tử phản động trên địa bàn huyện lợi dụng tình hình cũng có những biểu hiện chống lại chính quyền, chống lại nhân dân như: Gây ra một số vụ lộn xộn ở một số xã trong huyện, hoặc chống lại chính sách thuế của nhà nước,...

Page 36: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

Trên lĩnh vục văn hoá tư tưởng lúc này phải kể đến bọn nhân văn giai phẩm có những quan điểm chống lại đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng, cũng là một tác động đáng kể đến lĩnh vực tư tưởng trong đời sống nhân dân.

Đứng trước tình hình trên, Huyện uỷ đã xác định phải nhanh chóng ổn định về mặt tư tưởng, ổn định đời sống nhân dân, là hai nhiệm vụ cấp bách cần phải tập trung giải quyết trong thời gian này. Từ cuối năm 1954, Huyện uỷ đã tổ chức nhiều đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong địa bàn huyện. Nội dung cụ thể là quán triệt những tinh thần cơ bản lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch sau Hội nghị Giơ-ne-vơ; Lời kêu gọi của Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 25/7/1954 và Nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 7/9/1954 về tình hình mới và những chính sách mới của Đảng. Đối với âm mưu và thủ đoạn của địch, huyện tổ chức hướng dẫn các xã học tập để nắm được những âm mưu của chúng, kịp thời phát hiện và xử lý.

Cùng với việc triển khai học tập và sinh hoạt chính trị, Đảng bộ và nhân dân trong huyện bắt tay vào giải quyết nạn đói và khôi phục lại sản xuất. Qua thống kê phân loại, diện đói loại 1 huyện có 448 hộ, gồm 1.328 khẩu, diện đói loại 2 có 236 hộ bằng 1.277 nhân khẩu. Để khắc phục nạn đói, nhiệm vụ trước mắt là phát huy truyền thống đoàn kết tương trợ “lá lành đùm lá rách” động viên mọi ngươi giúp đỡ cưu mang lẫn nhau, kết hợp với cứu tế của trên đối với những hộ quá khó khăn. Kết thúc cuộc vận động này, trên địa bàn toàn huyện tổ chức cứu đói bằng tiền cuối năm 1955 được 35.200 đ, cứu tế bằng thóc được 19.445 kg, cấp phát 4.513m vải, 779 chiếu cói. Ngoài ra phong trào giúp nhau vượt khó vào dịp đầu năm 1956, toàn huyện đã huy động được 9.578 kg thóc, 256 kg sắn, 397 kg ngô cho 1.140 hộ trong huyện.

Về lâu dài, để chấm dứt nạn đói và ổn định phát triển sản xuất, Huyện uỷ chủ trương lãnh đạo nhân dân trong huyện từng bước khôi phục lại sản xuất. Trước hết là tập trung cao độ cho việc khai hoang phục hoá nhằm cải tạo vùng đất vành đai trắng trong chiến tranh, đưa những diện tích bỏ hoang chưa có điều kiện canh tác vào sản xuất.

Cùng với việc khai hoang phục hoá, huyện còn chỉ đạo việc khôi phục các công trình thuỷ lợi để phục vụ sản xuất. Điển hình nhất là nhân dân huyện Lập Thạch phối hợp với các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Yên Lãng, Bình Xuyên, tu sửa lại hệ thống nông giang Liễn Sơn, một công trình thuỷ lợi lớn nhất của tỉnh bấy giờ. Đào đắp hàng ngàn m3 đất bồi và phụ bờ kênh, nạo vét hàng ngàn m3 bùn lòng kênh, đưa hệ thống nông giang hoạt động trở lại vào đầu năm 1955.

Tiếp theo là việc củng cố và xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ để phục vụ sản xuất trên địa bàn huyện như đắp đập, làm kênh mương. Tính riêng năm 1955 toàn huyện đã xây dựng được 4 con mương chống hạn dài 1.500m bảo đảm tưới cho 410 mẫu lúa, đắp 15 đập giữ nước dài 1.260 m đủ sức tưới cho 940 mẫu. Năm 1956, huyện còn chỉ đạo đắp được một đoạn đê bảo vệ cho lúa, hoa màu và tài sản của nhân dân. Về phục hồi hệ thống giao thông, ngoài việc huyện huy động hàng

Page 37: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

ngàn ngày công tham gia tu sửa các tuyến đường quốc lộ, đường liên tỉnh, các tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Lào Cai... huyện Lập Thạch còn xây dựng các tuyến đường lớn nối liền các xã trong huyện như tuyến Xuân Hoà - Liễn Sơn; Liễn Sơn đi Liên Hoà, Đại Thắng, Ngọc Mỹ đi Hợp Lý, với tổng khối lượng đào đắp là 86.900m3 đất đá.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, huyện đã tổ chức vận động các địa phương xây dựng tổ đổi công, với hình thức sản xuất này góp phần quan trọng vào việc bảo đảm sản xuất đúng thời vụ, giữ vững được sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Năm 1955, toàn huyện có 148 tổ đổi công, đến năm 1956 phong trào này phát triển khá mạnh ở nhiều xã như: Phương Khoan có 50 tổ, Văn Quán 89 tổ, Tây Sơn (Đình Chu) 12 tổ. Đến năm 1957 toàn huyện có 30/38 xã xây dựng được 500 tổ đổi công, đặc biệt trong thời gian này được tỉnh chỉ đạo, huyện Lập Thạch xây dựng thí điểm 1 hợp tác xã nông nghiệp đầu tiên ở thôn Thiều Xuân xã Đồng Thịnh có 13 hộ tham gia với 29 mẫu ruộng, 12 con trâu bò. Với phong trào tổ đổi công, xây dựng hợp tác xã khắc phục được những khó khăn trong sản xuất như: Chống hạn và phòng chống sâu bệnh. Chỉ tính riêng năm 1956 toàn huyện đào được 500 giếng chống hạn, bắt 217 kg sâu phá hoại lúa. Sản xuất phát triển thúc đẩy hợp tác xã tín dụng và mua bán ra đời phục vụ đời sống nhân dân. Các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế từng bước được khôi phục và phát triển. Năm học 1955 là năm có nhiều thay đổi lớn, năm học được thống nhất về nội dung, chương trình giáo dục giữa vùng tạm chiếm và vùng tự do, chuyển từ hệ thống giáo dục 9 năm sang hệ thống giáo dục 10 năm. Tháng 3/1956 Chính phủ có đề án cải cách giáo dục lần thứ hai với mục tiêu là: “Đào tạo thế hệ trẻ thành những người phát triển về mọi mặt, trung thành với Tổ quốc, có lao động, có tài có đức để phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Nội dung giáo dục được tập trung vào 4 mặt: “Đức, trí, thể, mỹ”. Theo tinh thần chỉ đạo của tỉnh, huyện từng bước xây dựng trường cấp I đến từng xã, ngoài ra lúc này huyện còn chủ trương xây dựng trường cấp II Hoàng Văn Thụ ở xã Văn Quán. Trong quá trình phát triển, bên cạnh các trường quốc lập, ở Lập Thạch còn xuất hiện loại hình trường tư thục như trường cấp II Hoàng Hoa Thám (xã Tam Sơn).

Trên lĩnh vực văn hoá thông tin: Nét nổi bật là phong trào văn nghệ nghiệp dư, các đội văn nghệ xã, thôn ra đời thu hút lực lượng thanh thiếu niên tham gia luyện tập và biểu diễn tại địa phương.

Kết quả sau 3 năm (1955 - 1957) huyện phục hồi được sản xuất, từng bước ổn định đời sống nhân dân, bước đầu đặt nền móng cho sự nghiệp phát triển về kinh tế, xã hội. Đặc biệt là tình hình tư tưởng của nhân dân ổn định. Âm mưu và thủ đoạn chống phá cách mạng của kẻ thù bị đè bẹp, lòng tin đối với Đảng, đối với chế độ ngày càng được củng cố.

Là vùng tự do trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Lập Thạch được chọn là căn cứ kháng chiến của tỉnh. Là vùng hậu phương, nên huyện có điều kiện

Page 38: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

để thực hiện nhiệm vụ phản phong: Phát động quần chúng đấu tranh với địa chủ, thực hiện giảm tô và bước đầu thực hiện cải cách ruộng đất ở 10 xã là: Yên Dương, Bồ Lý, Hợp Lý, Minh Khai (Bắc Bình), Nguyễn Huệ (Vân Trục), Quang Trung (Xuân Hoà), Đôn Nhân, Lãng Công, Bạch Hải (Bạch Lưu - Hải Lựu), Phương Khoan. Sau khi chiến tranh kết thúc, những xã còn lại tiếp tục cuộc đấu tranh để thực hiện giảm tô, cho đến tháng 9/1954 căn bản hoàn thành giảm tô và thí điểm cải cách ruộng đất ở 10 xã trên, bước đầu đánh bại uy thế của giai cấp địa chủ về chính trị và kinh tế, tạo tiền đề cho cuộc cải cách ruộng đất ở những xã còn lại giành thắng lợi.

Thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng” là nhiệm vụ chính trị quan trọng ở địa phương. Đầu năm 1955, Lập Thạch cùng với các huyện trong tỉnh tiếp tục triển khai cải cách ruộng đất đợt 6 là đợt cuối cùng triển khai ở tỉnh. Quá trình thực hiện cải cách ruộng đất do Đoàn 4 trực tiếp chỉ đạo. Kết hợp với cán bộ của tỉnh và huyện, đoàn cải cách đã tổ chức cho nhân dân các xã học tập rộng rãi về nội dung cuộc cải cách ruộng đất của Trung ương. Sau 3 tháng thực hiện một cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt không khoan nhượng đã diễn ra giữa giai cấp nông dân với bọn địa chủ phong kiến. Đến cuối năm 1955 cuộc cải cách ruộng đất đã căn bản hoàn thành ở Lập Thạch.

Qua đấu tranh, nhân dân huyện đã tịch thu hàng trăm ngàn mẫu ruộng, hàng ngàn con trâu bò và nhiều nông cụ, nhà cửa của trên 400 địa chủ chia cho nông dân. Phong trào cắm thẻ nhận ruộng thực sự là ngày hội của quần chúng nông dân lao động. Từ vị trí nô lệ, người nông dân đã trở thành người làm chủ. Cuộc sống mới đã ghi đậm một dấn ấn không bao giờ phai mờ về cuộc cách mạng đổi đời lịch sử này.

2. CÔNG CUỘC CẢI TẠO XHCN, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - VĂN HÓA – XÃ HỘI (1958 - 1960).

Sau 3 năm tiến hành khôi phục kinh tế (1955 - 1957) miền Bắc thu được những thắng lợi căn bản. Nền kinh tế từng bước phục hồi, sản xuất dần dần đi vào ổn định, hàn gắn vết thương chiến tranh, đời sống của nhân dân được cải thiện một bước. Quốc hội khoá I kỳ họp thứ 8 từ ngày 29/4/1958 tại Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quan trọng nhằm đưa: Miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Nghị quyết nêu rõ: “Miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích căn bản, lâu dài của các tầng lớp nhân dân, phù hợp với nhu cầu của sự nghiệp đấu tranh thống nhất Tổ quốc”.

Tháng 11/1958, Hội nghị lần thứ 14 của Ban chấp hành Trung ương (khoá II) ra Nghị quyết về việc đẩy mạnh cải tạo các thành phần kinh tế theo hướng xã hội chủ nghĩa, cụ thể là: Cải tạo các thành phần kinh tế tư bản tư doanh, thợ thủ công và nông dân, đồng thời phải ra sức phát triển kinh tế quốc doanh và tập thể, coi đó là cơ sở kinh tế chủ đạo của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, từng bước nâng cao đời

Page 39: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

sống vật chất, văn hoá cho nhân dân. Nghị quyết lần thứ 16 của Ban chấp hành Trung ương quyết định chủ trương, bước đi và yêu cầu hoàn thành phong trào hợp tác hoá vào mùa thu năm 1960.

Trên cơ sở hợp tác xã nông nghiệp đầu tiên được xây dựng thí điểm ở thôn Thiều Xuân xã Đồng Thịnh cuối năm 1957, qua thực tiễn rút kinh nghiệm, quá trình tổ chức và duy trì hoạt động, Huyện uỷ quyết định chỉ đạo tiếp tục xây dựng thêm 3 hợp tác xã nông nghiệp là hợp tác xã Trụ Thạch thuộc xã Hoà Bình (Bàn Giản), hợp tác xã Xóm Nam, hợp tác xã Xuân Lan thuộc xã Văn Quán. Tính đến tháng 12/1958 toàn huyện xây dựng được 32 hợp tác xã nông nghiệp trong 8 xã là: Văn Quán, Đồng Thịnh, Cao Phong, Hoà Bình, Nguyễn Huệ (Vân Trục), Xuân Lôi, Xuân Hòa, Phương Khoan. Tổng số đảng viên 8 chi bộ có hợp tác xã là 699 đồng chí, trong đó có 349 là cố nông, 344 là trung nông và 6 lao động khác. Đến cuối năm 1959 toàn huyện có 124 hợp tác xã nông nghiệp gồm 5.838 xã viên, bằng 35,09% so với số nông dân trong huyện. Hầu hết các xã đều có hợp tác xã nông nghiệp, chỉ còn lại xã Đạo Trù là chưa xây dựng hợp tác xã nông nghiệp.

Nội dung cơ bản của hợp tác hoá nông nghiệp là nông dân tự nguyện công hữu các tư liệu sản xuất cơ bản vào hợp tác xã như: Trâu bò, cày bừa, ruộng đất. Mọi công việc điều hành trong hợp tác xã đều do ban quản lý mà trực tiếp là đội sản xuất.

Về lĩnh vực thương nghiệp và thủ công nghiệp tuy quy mô không lớn, nhưng với phương châm cải tạo các thành phần kinh tế cá thể theo hướng xã hội chủ nghĩa, huyện chủ trương đưa các hộ thương nghiệp trên địa bàn huyện vào 21 tổ buôn bán, các hộ sản xuất thủ công vào 8 tổ tiểu thủ công nghiệp. Đến năm 1960 huyện Lập Thạch cơ bản xác lập quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa ở nông thôn. Đây là mốc chuyển quan trọng về phương diện sở hữu các tư liệu sản xuất, làm nảy sinh mối quan hệ mới giữa những người làm chủ ở nông thôn.

Về xây dựng hợp tác xã tín dụng, khi bước vào thời kỳ cải tạo năm 1958, toàn huyện xây dựng được 30 cơ sở thu hút 4.511 xã viên tham gia với số tiền cổ phần là 6.946.000 đ. Tiền gửi đạt 40.775.000đ. Đến những năm 1959 – 1960 hợp tác xã tín dụng được xây dựng ở 38 xã trong huyện, nổi trội có 6 hợp tác xã khá là: Văn Quán, Cao Phong, Xuân Lôi, Liên Hoà, Hoà Bình (Bàn Giản), Đồng Thịnh, trong đó xã Văn Quán được Ngân hàng quốc gia Việt Nam khen thưởng về công tác vận động tiền gửi tiết kiệm.

Về hợp tác xã mua bán, năm 1958 toàn huyện xây dựng được 6 hợp tác xã có 16.876 xã viên tham gia với số vốn là 44 triệu đồng, doanh số bán ra cả năm trên 497 triệu đồng. Bước sang năm 1959 hầu hết các xã đều xây dựng được hợp tác xã mua bán.

Page 40: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

Năm 1959 huyện Lập Thạch thi hành Chỉ thị của Trung ương và của tỉnh Vĩnh Phúc về việc triển khai công tác thay đổi đơn vị tiền tệ, thu đổi tiền cũ, đổi tiền ngân hàng mới một cách nghiêm túc.

Bước vào thời kỳ cải tạo và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội (1958 - 1960) Lập Thạch còn nhiều khó khăn, đặc biệt là thiên tai liên tiếp xảy ra như hạn hán, lụt lội, sâu bệnh... Nhưng với phong trào tập thể hoá tiêu biểu là 3 ngọn cờ hồng ở nông thôn, đã phát huy tác dụng một cách thiết thực khắc phục được những hậu quả do thiên tai gây ra, giữ vững ổn định sản xuất, bảo đảm đời sống nhân dân, hoàn thành nghĩa vụ đóng góp với nhà nước. Bằng sức lao động tập thể, huyện huy động hàng triệu ngày công trong 2 năm 1958 - 1959, đào được hàng ngàn giếng chống hạn, làm 177 đập chắn nước, đắp 54 bờ vùng, đào 92 mương, 28 hồ, 44 phai, xây 12 cầu, 17 cống, với tổng số khối lượng đào đắp là 43.608 m3 đất đá.

Công tác chính quyền và các đoàn thể quần chúng cũng được đẩy mạnh lên một bước mới. Trước hết là Uỷ ban hành chính từ cơ sở lên huyện đều được kiện toàn theo từng nhiệm kỳ, theo hướng đủ về số lượng và bảo đảm về chất lượng, nhằm nâng cao hiệu quả công tác của bộ máy chính quyền trong thời kỳ mới. Cuối năm 1959 nhân dân trong huyện đã phấn khởi đi bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.

Các tổ chức quần chúng: Mặt trận Tổ quốc được củng cố vững chắc, là nền tảng của khối công nông liên minh trong điều kiện mới. Dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, Huyện đoàn Lập Thạch tổ chức cho đoàn viên thanh niên ở các cơ sở học tập về hai con đường trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Kết quả học tập có 2.389 đoàn viên và 2.869 thanh niên tham dự. Đoàn thanh niên huyện tổ chức đội thanh niên xung phong đi xây dựng hồ Đại Lải và xây dựng đường sắt Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn. Riêng năm 1959 toàn huyện có 3.644 thanh niên đăng ký tham gia quân đội bảo vệ Tổ quốc, trong đó có 560 người được khám tuyển, 353 người được bổ sung cho quân đội thường trực.

Hội phụ nữ huyện có bước phát triển khá. Năm 1959 huyện hội đã mở lớp chỉnh huấn cho cán bộ phụ nữ các xã, trên cơ sở đó từng xã triển khai đến từng hội viên, qua đợt triển khai này toàn huyện có 2.351 chị em tham dự học tập và thảo luận về tình hình và nhiệm vụ mới. Kết quả là sau học tập về nhận thức chị em nhìn chung có sự chuyển biến tốt, 15 chị đã tình nguyện vận động gia đình vào hợp tác xã, 17 chị đã tham gia gửi tiền tiết kiệm. Một số xã phụ nữ còn tổ chức được những buổi lao động xã hội chủ nghĩa xây dựng đất nước.

3. ĐẢNG BỘ LẬP THẠCH LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM LẦN THỨ NHẤT (1961 - 1965).

Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ II, căn cứ vào nhiệm vụ của Trung ương và phương hướng nhiệm vụ của tỉnh, xuất phát từ đặc điểm của địa phương, Đại hội Đảng bộ Lập

Page 41: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

Thạch tháng 4/1961 xác định: Phải phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc, lấy sản xuất lương thực làm khâu chính, trên cơ sở đó phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi, nghề rừng cùng các ngành nghề phụ khác. Phát triển văn hoá, xã hội, nâng cao sự hiểu biết và từng bước cải thiện đời sống cho nhân dân.

Đại hội Đảng bộ huyện xác định vấn đề mấu chốt để đưa Lập Thạch thoát khỏi cảnh nghèo đói, chủ động phòng chống thiên tai và hoàn thành kế hoạch nhà nước (1961 - 1965) là phải tập trung giải quyết vấn đề thuỷ lợi cùng với việc củng cố phong trào hợp tác xã và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ đảng viên.

Chấp hành Nghị quyết của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, Huyện uỷ phát động phong trào thi đua học tập các điển hình tiên tiến như: Trong nông nghiệp có phong trào đuổi kịp “hợp tác xã Đại Phong”, phong trào thi đua “5 tốt” của phụ nữ, “2 tốt” của giáo dục, “Vượt sóng Duyên Hải” của ngành thủ công nghiệp, “Ba nhất” của lực lượng vũ trang… Ngoài những phong trào chung mang tính toàn quốc, tỉnh Vĩnh Phúc còn phát động phong trào học tập và đuổi kịp những điển hình tiên tiến toàn diện hoặc từng mặt như: Phong trào học tập hợp tác xã Lạc Trung (Vĩnh Tường) về trồng cây, hợp tác xã Hoà Loan về chăn nuôi… Sau lễ phát động, ở 38 xã dấy lên một khí thế thi đua mạnh mẽ, rộng khắp. Thanh niên có phong trào đăng ký phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch. Phụ nữ có phong trào trồng cây phân xanh, bèo dâu, nhiều hợp tác xã đăng ký trở thành hợp tác xã “Đại Phong”. Từ năm 1962 - 1963 phong trào trồng cây gây rừng trở thành cao trào rộng khắp trong toàn huyện, hầu hết các xã đều có tổ chuyên trách trồng cây, với 464 vườn ươm. Kết quả sau 3 năm triển khai, toàn huyện đã trồng được gần 5 triệu cây, trong đó đồi trọc là 4 triệu cây, cây phân tán 1 triệu cây.

Về phong trào cải tiến hợp tác xã, năm 1964 Huyện uỷ đã tổ chức đợt học tập Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật lần thứ nhất.

Thực hiện cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật, các hợp tác xã trong huyện có bước chuyển biến mạnh mẽ. Năm 1964 có 50,6% hợp tác xã xếp loại khá năm 1965 là 53,4%, năm 1966 tăng lên 68,2%. Số hợp tác xã kém được giảm dần. Sau khi kết thúc cuộc vận động, 7 hợp tác xã từ loại kém nâng lên trung bình, 8 hợp tác xã trung bình lên khá, 22 hợp tác xã khá từng mặt nâng lên toàn diện. Cơ sở vật chất ngày càng được ổn định và tăng cường. Quy mô hợp tác xã cũng được thay đổi theo hướng hợp nhất các hợp tác xã nhỏ thành hợp tác xã lớn, giảm số hợp tác xã năm 1965 từ 218 xuống 146 hợp tác xã, đến năm 1966 chỉ còn 84 hợp tác xã (trong đó có 10 hợp tác xã hợp nhất toàn xã, 14 hợp tác xã liên thôn, 60 hợp tác xã toàn thôn, bình quân mỗi hợp tác xã là 250 hộ).

Page 42: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

Từ năm 1961 - 1965 hầu như trên địa bàn huyện không để xảy ra một vụ việc gì lớn. Năm 1962 - 1963 ngành công an Lập Thạch được nhận cờ là đơn vị khá nhất tỉnh về công tác an ninh.

Năm 1964 - 1965 Huyện uỷ Lập Thạch triển khai cho cán bộ, đảng viên trong toàn huyện học tập Nghị quyết 10, 11, 12 của Trung ương và Nghị quyết số 37 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, Chỉ thị số 94 về công tác bảo vệ của Ban Bí thư và học tập Chỉ thị số 9 về chuyển hướng công tác tổ chức. Sau đợt học tập hầu hết cán bộ đảng viên tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, từ đó xác định được trách nhiệm trên các cương vị công tác, phấn đấu hoàn thành kế hoạch nhà nước 1961 - 1965 của cơ sở mình.

Cùng với việc tăng cường công tác xây dựng Đảng, Huyện uỷ còn quan tâm đến việc xây dựng bộ máy chính quyền từ huyện đến xã như: Tăng cường lực lượng cán bộ có năng lực sang lãnh đạo chính quyền, đồng thời xác định rõ chức năng của Uỷ ban hành chính các cấp.

Song song với việc củng cố xây dựng chính quyền, các tổ chức đoàn thể cùng đồng bộ được củng cố phát triển, góp phần thiết thực vào thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Đối với thanh niên được huyện xác định là lực lượng xung kích của Đảng, nên được quan tâm phát triển một cách toàn diện. Năm 1965 tổng số đoàn viên thanh niên của huyện là 5.881. Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) thanh niên là lực lượng nòng cốt, tiên phong trong việc đảm nhận xây dựng các khu đồng tăng sản, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và làm thủy lợi. Công tác mặt trận cũng làm tốt việc động viên các tầng lớp quần chúng, các dân tộc trong huyện xây dựng được khối đoàn kết, củng cố lòng tin tưởng của nhân dân đối với Đảng.

Trong lúc Đảng bộ và nhân dân huyện Lập Thạch đang ra sức thi đua phấn đấu thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất và những mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện và tỉnh thì chiến tranh ập đến. Ngày 5/8/1964 đế quốc Mỹ đã phát động cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc bằng không quân và hải quân, nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với cách mạng miền Nam.

Cách mạng nước ta lại bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ cả nước có chiến tranh, miền Bắc vừa làm nhiệm vụ của một hậu phương lớn, vừa phải trực tiếp sẵn sàng chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt của đế quốc Mỹ.

Mặc dù kế hoạch 5 năm lần thứ nhất chưa kết thúc, có mặt chưa hoàn thành do chiến tranh xảy ra, nhưng Đảng bộ và nhân dân Lập Thạch đã phấn đấu đạt và vượt một số chỉ tiêu trên lĩnh vực văn hoá - xã hội. Tạo nên những tiền đề quan trọng để Đảng bộ và nhân dân toàn huyện bước vào giai đoạn cách mạng mới.

Sau sự kiện ngày 5/8/1964, Đế quốc Mỹ đã ném bom bắn phá nhiều địa phương trên miền Bắc. Tháng 3/1965 Ban chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ 11 ra Nghị quyết về “Tình hình và nhiệm vụ cấp bách trước mắt”.

Page 43: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

Nghị quyết đã chỉ rõ tình hình cả nước có chiến tranh với hình thức và mức độ ở mỗi miền khác nhau. Miền Bắc được xác định là hậu phương lớn, miền Nam là tiền tuyến lớn. Trung ương khẳng định miền Bắc tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, kết hợp giữa xây dựng và bảo vệ, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của địch. Tháng 4/1965 Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã ra Nghị quyết như sau:

1. Phải quán triệt toàn Đảng, toàn dân nhiệm vụ trọng tâm lúc này là: “Sản xuất và chiến đấu”, có ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược.

2. Ra sức xây dựng hậu phương vững mạnh trên các mặt chính trị, quân sự, kinh tế.

3 . Chuyển hướng kịp thời công tác lãnh đạo, đáp ứng yêu cầu của cách mạng.Dưới ánh sáng của Nghị quyết 11 (3/1965), Nghị quyết 12 (12/1965) của Ban

chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, Huyện uỷ Lập Thạch chủ trương: Gắn sản xuất và huấn luyện làm trọng tâm, lấy phòng thủ, trị an, sẵn sàng chiến đấu làm mục tiêu để phấn đấu, xây dựng huyện trở thành đơn vị khá.

Cuối năm 1965, để đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc ra Nghị quyết số 53 chỉ rõ: “Nhân dân trong tỉnh phải lấy phòng tránh là chủ yếu, còn trong lực lượng vũ trang thì lấy chống và đánh là chủ yếu”.

Huyện uỷ đã tổ chức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân học tập, quán triệt đường lối chiến tranh nhân dân và xây dựng quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào.

4. XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG XHCN, GÓP PHẦN CÙNG CẢ NƯỚC ĐÁNH THẮNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ, SẴN SÀNG CHI VIỆN SỨC NGƯỜI, SỨC CỦA GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT TỔ QUỐC (1966 - 1975).

Đầu năm 1966, chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ lan tới nhiều địa phương trong tỉnh. Ở Lập Thạch đến tháng 7/1966, đế quốc Mỹ đã bắn phá 14 điểm trong huyện, như cầu Liễn Sơn, xóm Đồng Pheo xã Yên Dương, xã Đạo Trù, đồi Ngạc xã Phương Khoan, thôn Bình Sơn xã Tam Sơn, xã Đức Bác... địch ném 42 quả bom phá hoại từ 250 - 500 kg, trên 1000 quả bom bi, bắn rốc két và 4 lần phóng tên lửa xuống đất Lập Thạch, làm chết 7 người, bị thương 32 người, cháy 1 ô tô, làm hỏng 1 thuyền.

Trước thực tế nghiêm trọng đó, Huyện uỷ đã lãnh đạo toàn huyện thực hiện chủ trương triệt để sơ tán các cơ quan, kho tàng, bệnh xá, trường học, nhất là các người già và trẻ em ở một số nơi gần mục tiêu quân sự như Thái Hoà, Liễn Sơn, Tam Sơn, Như Thụy. Huyện chỉ đạo tất cả các cơ quan, trường học đến các gia đình đều phải có hầm trú ẩn, trên các trục đường giao thông cũng đều phải có hầm,

Page 44: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

hố tránh máy bay. Riêng năm 1966, toàn huyện đào được 85.749 hầm hố phòng không, 6.002 bịch cất dấu tài sản, 17.200 hầm trong nhà, 12.271 hố cá nhân dọc đường giao thông, 1.997 hố cá nhân ngoài đồng ruộng và 100.113 m2 giao thông hào.

Huyện còn chỉ đạo xây dựng quy chế làm việc theo nếp sống thời chiến cho các cơ quan, đơn vị xây dựng phương án cứu hoả, cứu thương, cứu người sập hầm. Cơ quan y tế từ huyện đến các xã phải có người thường trực 24/24 giờ.

Trong thời kỳ này, huyện Lập Thạch được tiếp nhận nhiều cơ quan, trường học, bệnh viện Trung ương và tỉnh đến sơ tán. Huyện uỷ thành lập ban tiếp nhận và chỉ đạo 26/38 xã đón nhận hàng nghìn cán bộ, học sinh về sơ tán, bố trí địa điểm, nhường nhà ở, giường phản, cùng với hàng ngàn ngày công lao động, hàng vạn tàu lá cọ, hàng ngàn cây tre gỗ để xây dựng nhà ở cho các cơ quan sơ tán.

Để phục vụ tốt cho sản xuất và chiến đấu, Huyện uỷ chủ trương củng cố, xây dựng và bảo vệ các tuyến giao thông trên địa bàn bảo đảm thông suốt như thành lập “Ban bảo đảm giao thông”. Năm 1966, tổng khối lượng đào đắp cho giao thông là 1.047.128 m3 tăng 300% so với năm 1964. Năm 1967 các tuyến đường liên xã tiếp tục được củng cố như Xuân Hoà đi Vân Trục, Đồng Chủ đi Dương Chỉ - Ba Làng, Xuân Hoà đi Bàn Giản - Bì La, Xuân Hoà qua Kèo Cài đi Ngọc Mỹ - Quang Sơn, Xuân Hoà đi Yên Thạch đi Đọ. Đặc biệt tuyến đường chiến lược Liễn Sơn đi bến phà Then đã được gấp rút xây dựng để duy trì mạch máu giao thông khi cầu Việt Trì bị đánh phá.

Cùng với nhiệm vụ chiến đấu, Huyện uỷ chỉ đạo phải sơ tán kho tàng, vũ khí, khí tài, bảo đảm hậu cần tại chỗ, hiệp đồng chặt chẽ, chi viện sức người, sức của cho chiến trường, góp phần tạo nên những thắng lợi về kinh tế - xã hội và lập chiến công trong việc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc quê hương.

Khi cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ngày càng ác liệt, tháng 3/1966 Ban chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết “Về tình hình và nhiệm vụ cấp bách trước mắt” và ngày 1/4/1966 Ban thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc ra Nghị quyết “Một số nhiệm vụ chính về công tác quân sự địa phương trong thời gian tới”.

Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lập Thạch 1967 đã chỉ rõ: “Phải quán triệt đầy đủ đường lối chiến tranh nhân dân, quan điểm quốc phòng toàn dân của Đảng, đẩy mạnh trong tác giáo dục chính trị tư tưởng, huấn luyện quân sự, xây dựng tốt lực lượng vũ trang, bán vũ trang, để dù bất kỳ trong tình huống nào vẫn kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu thắng lợi”. Về công tác quân sự được Nghị quyết xác định: Phát triển đội ngũ dân quân tự vệ, bảo đảm từ 12% dân số trở lên, trong đó 40 - 45% là nữ. Đưa 100% đảng viên, đoàn viên vào hàng ngũ dân quân tự vệ. Kiện toàn tổ chức dân quân tự vệ từ huyện đến xã.

Page 45: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

Gắn nhiệm vụ chiến đấu với sản xuất, thực hiện khẩu hiệu “Tay cày, tay súng”, “Mỗi người làm việc bằng hai, tất cả vì miền Nam ruột thịt”, “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”...

Với tinh thần cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu, trong 4 năm chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, lực lượng dân quân du kích của huyện nổ súng bắn máy bay 20 trận, nhiều trận địa chiến đấu mưu trí dũng cảm, tiêu biểu là trận địa 12,7 li trên núi San Chấy Thòi thuộc dãy Tam Đảo bằng những loạt đạn chính xác lập công xuất sắc, bắn rơi một máy bay phản lực F4D của giặc Mỹ ngày 27/10/1967. Đây là chiến công oanh liệt của quân và dân Lập Thạch, được Chính phủ tặng thưởng 1 Huân chương chiến công hạng nhất.

Trong 4 năm (1964 - 1968) Lập Thạch đã gửi ra chiến trường bổ sung cho quân đội thường trực 5.000 thanh niên ưu tú, trong đó đảng viên chiếm 20%, và 62 cán bộ chủ chốt của xã được điều động đi làm cán bộ chính trị trong quân đội. Có được thành tích như vậy là do Đảng bộ huyện làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, động viên đoàn viên thanh niên phát huy truyền thống cách mạng của quê hương.

Với khí thế “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” thanh niên Lập Thạch phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, 100% thanh niên trong toàn huyện đăng ký “Ba sẵn sàng” (sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng nhận nhiệm vụ bất cứ ở đâu), thế hệ trẻ Lập Thạch thực sự là lực lượng nòng cốt.

Nghị quyết 37 của Ban chấp hành Tỉnh uỷ nêu nhiệm vụ cụ thể là: Phải kịp thời chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng vũ trang, bán vũ trang cho phù hợp với tình hình mới.

Căn cứ vào phương hướng chung của tỉnh, Huyện uỷ tập trung chỉ đạo về nông nghiệp là: “Lấy việc phát triển cây lương thực làm trọng tâm, coi trọng phát triển cây công nghiệp kể cả ngắn ngày và dài ngày cho phù hợp với điều kiện đất đai và yêu cầu cải tạo đất, đồng thời phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhà nước. Ra sức phát triển chăn nuôi kể cả đại và tiểu gia súc, chú ý phát triển mạnh nghề cá, nghề rừng, nghề vườn”. Cây lương thực chủ yếu là lúa, ngô, khoai, sắn. Cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu là lạc, đậu tương; cây công nghiệp dài ngày là chè, xả, dứa, bồ đề, bạch đàn. Để phát huy hết tiềm năng của đất đai và điều hoà lực lượng lao động trong toàn huyện, Huyện uỷ chỉ đạo các xã phía nam có số dân đông lên xây dựng kinh tế ở các xã phía bắc của huyện.

Thực hiện phương châm chỉ đạo của Huyện uỷ, tuy sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn về thiên tai, địch hoạ, cơ sở vật chất chưa vững chắc, song với quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân toàn huyện, Lập Thạch vẫn giữ vững sự ổn định về chính trị, sản xuất có bước phát triển.

Về củng cố hợp tác xã nông nghiệp, năm 1967 huyện tiếp tục sáp nhập một số hợp tác xã nhỏ lên quy mô lớn, tổng số hợp tác xã của huyện từ 84 hợp tác xã

Page 46: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

xuống còn 76 hợp tác xã, trong đó có 12 hợp tác xã toàn xã, 24 hợp tác xã liên thôn, 40 hợp tác xã toàn thôn.

Công tác chính quyền được quan tâm củng cố và xây dựng. Điểm nổi bật là trong phong trào thi đua đăng ký xây dựng chính quyền giỏi toàn diện do tỉnh phát động, huyện có 17/38 xã đạt tiêu chuẩn chính quyền giỏi toàn điện, được Bộ Nội vụ cấp bằng khen.

Các tổ chức quần chúng được tôi luyện và trưởng thành, có nhiều đóng góp trong việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Đoàn thanh niên với phong trào “3 sẵn sàng” thu hút đông đảo thanh niên tham gia. Ngoài nhiệm vụ sẵn sàng lên đường nhập ngũ chiến đấu bảo vệ quê hương, thanh niên Lập Thạch còn là lực lượng xung kích trên mặt trận sản xuất của huyện, 70% thanh niên tham gia đội xung kích làm thuỷ lợi, riêng trận lụt vỡ đê năm 1969, toàn huyện đã có trên 1 vạn thanh niên tham gia đắp đê ngăn nước.

Phong trào “3 đảm nhiệm” về sau đổi thành “3 đảm đang” của phụ nữ do Trung ương hội phát động đã đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc.

Trong những năm đánh Mỹ lực lượng lao động nữ toàn huyện chiếm 75%, có những nơi lao động nữ chiếm tới 80 - 90% như các xã: Sơn Đông, Đình Chu, Tân Lập, Tiên Lữ, Bàn Giản, Phương Khoan, Nhân Đạo, Ngọc Mỹ, Hải Lựu, Đồng Quế. Lực lượng lao động nữ đảm nhiệm hầu hết những công việc nặng nhọc trong sản xuất nông nghiệp như: Cày, bừa, chăm sóc, thu hoạch, là lực lượng xung kích trong việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Nhiều chị em còn tham gia bộ đội, thanh niên xung phong, dân quân tự vệ. Tính đến năm 1968 có 6.571 nữ dân quân trên tổng số 13.361 dân quân, 48 chị tham gia quân đội thường trực, 75 chị đi thanh niên xung phong, 250 chị viết đơn bằng máu xin được đi đánh Mỹ, có người viết đến 4 - 5 lần. Huyện hội phụ nữ chỉ đạo thành lập 203 hội mẹ chiến sỹ với 3.073 mẹ.

Bốn năm thực hiện nhiệm vụ vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu, Đảng bộ và nhân dân Lập Thạch vươn lên vượt qua biết bao khó khăn do thiên tai, dịch hoạ gây ra, ổn định các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, cải thiện một bước đời sống nhân dân và làm tròn mọi nghĩa vụ đóng góp với nhà nước, hoàn thành trách nhiệm của hậu phương đối với tiền tuyến lớn. Có được những kết quả như vậy chính là sự kết tinh về trí tuệ, sức lực của Đảng bộ và nhân dân trong toàn huyện. Đó là biểu hiện sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và toàn thể nhân dân, vận dụng sáng tạo các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên vào thực tiễn địa phương.

Sau những thắng lợi liên tiếp của quân và dân trên cả hai miền Nam - Bắc, đặc biệt là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 buộc đế quốc Mỹ phải chấp nhận đàm phán với ta ở Pa ri ngày 31/3/1968 và tuyên bố ném bom hạn chế miền Bắc, đến ngày 1/11/1968 phải chấp nhận chấm dứt không điều kiện ném bom,

Page 47: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

bắn phá trên toàn bộ lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Sau 4 năm chiến tranh, miền Bắc tạm thời có hoà bình, một điều kiện thuận lợi để chúng ta khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống nhân dân.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện năm 1969 xác định: “Phải tập trung mọi lực lượng để đẩy mạnh hơn nữa sản xuất nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tăng cường củng cố quan hệ sản xuất ở nông thôn, phát triển sản xuất toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc, lấy thâm canh là chính”.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Huyện uỷ coi trọng việc nâng cao chất lượng lực lượng dân quân tự vệ, đồng thời làm tốt công tác tuyển quân hàng năm.

Trước nguy cơ thất bại của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” ở miền Nam, đế quốc Mỹ lại điên cuồng bắn phá miền Bắc tới mức cao nhất nhằm cứu vãn sự sụp đổ của Ngụy quyền Sài Gòn.

Huyện uỷ Lập Thạch xây dựng quyết tâm chiến thắng giặc Mỹ, khẩn trương triển khai phương án phòng chống và sẵn sàng chiến đấu trong tình hình mới, nhanh chóng chuyển hướng hoạt động từ thời bình sang thời chiến, quyết tâm nêu rõ:

- Bất kể trong tình huống nào cũng phải chi viện sức người, sức của cho chiến trường đạt và vượt chỉ tiêu trên giao.

- Bất kỳ trong tình huống nào cũng phải làm tốt các chính sách để xây dựng hậu phương vững mạnh, động viên tiền tuyến giết giặc lập công.

- Bất kỳ trong tình huống nào cũng phải bám đất, bám làng để sản xuất và chiến đấu tốt.

Sau khi triển khai, nếp sống thời chiến nhanh chóng chở lại trên địa bàn huyện. Tất cả những hầm hào từ gia đình cho đến nơi công cộng được tu sủa, đáp ứng yêu cầu phòng tránh. Ngoài những trận địa phòng không được xây dựng trong thời kỳ chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1964 - 1968), huyện chỉ đạo xây dựng thêm một số trận địa mới đưa tổng số trận địa phòng không của huyện lên 34 trận địa. Trong đó có 3 trận địa 12,7 li phục kích đánh địch ở Liễn Sơn, Đạo Trù, Đồng Quế; 10 trận địa đại liên là: Liễn Sơn, Đạo Trù, Thái Hoà, Lãng Công, Bạch Lưu, Hải Lựu, Phương Khoan, Đồng Quế, Yên Dương, Quang Yên; 21 trận địa trung liên ở Quang Yên, Hợp Lý, Thái Hoà, Bắc Bình, Bồ Lý, Đạo Trù, Liễn Sơn, Liên Hoà, Xuân Hoà, Xuân Lôi, Tử Du, Tân Lập, Tam Sơn, Vân Trục, Đồng Thịnh, Đức Bác, Cao Phong, Tứ Yên, Văn Quán, Yên Thạch, Như Thụy.

Tháng 12/1972 máy bay Mỹ đã trút bom xuống thôn Phú Hậu xã Sơn Đông nhưng do tổ chức phòng tránh tốt nên thiệt hại xảy ra không đáng kể. Với tinh thần cảnh giác cao trong tháng 5/1972, 3 tên giặc lái Mỹ đã nhảy dù xuống xã Đạo Trù và núi Sáng thuộc thôn Thành Công xã Lãng Công bị lực lượng dân quân các xã

Page 48: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

phối hợp bắt gọn. Quân và dân Đạo Trù được cấp trên tặng thưởng một Huân chương chiến công hạng hai về thành tích này.

Từ ngày 15/4/1972 mở đầu cho cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc. Với những phương tiện chiến tranh hiện đại: Pháo đài bay B52, cánh cụp cánh xoè (F111), kỹ thuật la de… đánh phá không từ một mục tiêu nào, đỉnh cao của đợt chiến tranh này là cuộc tập kích 12 ngày đêm (từ 18 đến 29/12/1972) vào thủ đô Hà Nội và nhiều địa phương trên miền Bắc.

Với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quân và dân Lập Thạch anh dũng chiến đấu ngoan cường, phối hợp cùng quân và dân miền Bắc làm nên “Trận Điện Biên Phủ trên không” buộc đế quốc Mỹ phải ngừng ném bom bắn phá miền Bắc và phải ký kết Hiệp định Pa ri ngày 27/1/1973, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Trong chiến công chung của toàn dân tộc đánh cho “Mỹ cút”, Lập Thạch làm tốt nghĩa vụ của hận phương đối với tiền tuyến lớn. Năm 1972 huyện gửi ra chiến trường 1.165 thanh niên nhập ngũ, 287 thanh niên xung phong làm nhiệm vụ mở đường nơi tuyến lửa Khu 4 và trên nước bạn Lào anh em, đóng góp 6.181 tấn lương thực và hàng chục tấn thực phẩm. Ngoài ra Đảng bộ và nhân dân Lập Thạch với tinh thần tương trợ ủng hộ nhiều vật liệu tre gỗ, lá cọ và hàng trăm giường, cùng với ngày công lao động để xây dựng nhà ở cho nhân dân huyện Kim Anh sau trận ném bom của Mỹ cuối năm 1972, ủng hộ nhiều lương thực, thực phẩm cho nhân dân Kim Anh ăn Tết. Với những đóng góp như vậy, 8 năm liên tục huyện Lập Thạch được tỉnh xếp loại là đơn vị khá.

Từ năm 1973 như các địa phương khác trên miền Bắc, ở Lập Thạch mọi hoạt động xã hội đã trở lại bình thường, sức lao động được tập trung hơn, các cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện lần lượt trở về vị trí cũ. Tinh thần của cán bộ, đảng viên và nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, những khó khăn mới nảy sinh như vật tư sản xuất và xây dựng, hàng tiêu dùng đều thiếu thốn, trong khi hậu quả của chiến tranh và thiên tai cần phải sớm khắc phục.

Quán triệt tinh thần Nghị quyết lần thứ 19, Nghị quyết lần thứ 22 của Trung ương, Tỉnh uỷ Vĩnh Phú ra Nghị quyết 15 về khôi phục và phát triển kinh tế văn hoá, Đảng bộ Lập Thạch tiến hành Đại hội nhiệm kỳ lần thứ IX (2/1973), Nghị quyết Đại hội xác định: Đảng bộ và nhân dân trong toàn huyện phải tập trung cao độ cho phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh, thâm canh tăng năng suất và đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.

Về các đoàn thể nhân dân, mặt trận đã xây dựng được khối đoàn kết giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, động viên mọi lực lượng tham gia đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm và xây dựng nếp sống mới. Với phong trào phụ lão “Ba giỏi” toàn huyện tổ chức được 1.725 cụ vào hội Bạch đầu quân, xây dựng hội Mẹ chiến

Page 49: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

sỹ, chăm sóc các gia đình liệt sỹ, thương binh, bộ đội, cán bộ đi B, đi C, góp phần quan trọng vào việc xây dựng hậu phương vững mạnh.

Đoàn thanh niên tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Ba sẵn sàng”, công tác 3 cử, tinh thần 5 xung phong. Phong trào phụ vận có nhiều chuyển biến tốt như phong trào học tập anh hùng Lê Thị Hồng Gấm, nâng cao đạo đức của người phụ nữ mới, tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Ba đảm đang”.

Sau khi Hiệp định Pa ri được ký kết cùng với nhiệm vụ khôi phục kinh tế sau chiến tranh, phát triển sản xuất, Đảng bộ và nhân dân huyện Lập Thạch đã động viên tới mức cao nhất để dồn sức người, sức của chi viện cho cách mạng miền Nam giành thắng lợi.

Với tinh thần đó, mặc dù nhiều năm thời tiết không thuận lợi, hạn úng thường xuyên, nhưng với những biện pháp khắc phục tích cực nhất, Lập Thạch đã đóng góp với nhà nước trong 3 năm được 10.980 tấn lương thực và hàng ngàn tấn thực phẩm các loại. Từ năm 1973 - 1974 cơ quan quân sự huyện tổ chức khám tuyển cho 3.000 người ở độ tuổi nghĩa vụ và bổ sung cho chiến trường trên 1000 thanh niên, trong đó có 150 là nữ.

Giữa lúc Đảng bộ và nhân dân huyện Lập Thạch đang ra sức thi đua phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước năm 1975 và tập trung cao độ dốc sức cao nhất thực hiện mục tiêu chiến lược của Đảng là Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 để giải phóng miền Nam, tin vui đã đến, 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 Sài Gòn hoàn toàn giải phóng, cách mạng miền Nam toàn thắng, dân tộc ta được độc lập, cả nước thống nhất, non sông quy về một mối. Trong chiến công oanh liệt của toàn dân tộc có một phần đóng góp của Đảng bộ và nhân dân Lập Thạch.

Nhìn lại 21 năm vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mặc dù còn có những tồn tại khuyết điểm, nhưng về cơ bản Đảng bộ và nhân dân Lập Thạch nắm vững mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng của Đảng là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đã vận dụng thắng lợi vào thực tiễn địa phương. Giữ vững ổn định phát triển sản xuất, từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa. Trực tiếp chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bảo vệ vững chắc quê hương, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam, góp phần cùng đồng bào cả nước đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước đi đến thắng lợi hoàn toàn.

VI. LẬP THẠCH CÙNG CẢ NƯỚC XÂY DỰNG CNXH VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XHCN (1976 - 2003)

1. TIẾP TỤC SỰ NGHIỆP XÂY DỰ CNXH VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1976 - 1985).

Page 50: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

1.1. Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1976 - 1980) làm tốt công tác quân sự địa phương, giữ vững an ninh trật tự, đáp ứng kịp thời hiệu quả cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội IV của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ hai (4/1976), lần thứ III (5/1977) và lần thứ IV (12/1979), Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Lập Thạch tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm khôi phục, phát triển kinh tế văn hoá, xã hội, củng cố vững chắc an ninh quốc phòng, cùng với cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ 1976 - 1980 Đảng bộ huyện Lập Thạch đã mở các kỳ Đại hội Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ X vòng 2 (10/1976), lần thứ XI vòng 1 (11/1979) và lần thứ XI vòng 2 (5/1980).

Qua các kỳ Đại hội Đảng bộ huyện, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện uỷ, sự quản lý điều hành của Uỷ ban nhân dân đã kiểm điểm đánh giá đúng thực trạng của nền kinh tế nông lâm nghiệp của huyện. Kịp thời động viên mọi tầng lớp nhân dân lao động, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể nên đã khắc phục được những khó khăn thử thách của những năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 - 1980).

Để khắc phục những tồn tại về phát triển kinh tế nông nghiệp, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI vòng 1 (tháng 11/1979), lần thứ XI vòng 2 (tháng 5/1980) đã chỉ rõ nguyên nhân:

Về khách quan, Đất nước vừa trải qua cuộc chiến tranh lâu dài gian khổ. Cùng với cả nước nhân dân các dân tộc trong huyện tập trung cao độ sức người, sức của cho tiền tuyến, tiếp đó là cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc lại xảy ra. Thời tiết diễn biến phức tạp, những đợt rét buốt kéo dài, những đợt mưa to, lũ lớn liên tiếp. Năm 1979 có 12/39 hợp tác xã nông nghiệp hầu như không có thu hoạch do ngập úng.

Về chủ quan, trước hết do nhận thức tình hình nhiệm vụ mới khi cách mạng chuyển giai đoạn trong cán bộ, đảng viên chưa đầy đủ, thiếu tinh thần làm chủ tập thể. Năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện của một số cấp uỷ Đảng còn quan liêu, mệnh lệnh, chung chung, chưa sâu sát cơ sở. Chế độ phân phối sản phẩm trong nông nghiệp nặng tính bình quân, cào bằng, không dựa vào kết quả và hiệu quả công việc nên không kích thích người lao động tận dụng đất đai, đầu tư vốn, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng.

Về quản lý đất đai, thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ Vĩnh Phú, đến năm 1980 toàn huyện căn bản hoàn thành việc kiểm tra đất đai, kết quả cho thấy đất nông nghiệp tăng 1.906 ha so với kiểm kê năm 1978, trong đó các loại đất canh tác, đất màu, hồ đập, đất nông nghiệp dài ngày và đất trồng cây ăn quả đều tăng. Riêng đất trồng lúa giảm 14,5 ha, đất chuyên dùng giảm 485 ha. Sau kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất đai ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả.

Page 51: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

Về công tác quản lý hợp tác xã, theo tinh thần Nghị quyết 61 của Hội đồng Chính phủ, ngay từ năm 1976 Huyện uỷ và Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo thực hiện hợp nhất từ 50 hợp tác xã quy mô nhỏ thành 33 hợp tác xã quy mô toàn xã, bình quân mỗi hợp tác xã nông nghiệp có 653 hộ, 1.217 lao động, 3.100 nhân khẩu và có 326 ha đất canh tác. Trước những thách thức của nền kinh tế - xã hội, tháng 9/1979 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IV) kỳ họp thứ 6 ra Nghị quyết “Về những vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách”, Nghị quyết Trung ương 6 khoá IV mở ra một hướng mới, với tư tưởng nổi bật là làm cho “sản xuất bung ra đúng hướng”. Từ huyện đến các cơ sở triển khai thực hiện sâu rộng Nghị quy Trung ương 6 và Nghị quyết 03 của Tỉnh uỷ, hầu hết các hợp tác xã đã khoán sản phẩm, trước hết là khoán cây lúa, cây màu. Đến tháng 1/1981 Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IV) ra Chỉ thị 100 “Về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động” đã tạo ra động lực mới trong sản xuất nông nghiệp. Để chỉ đạo phong trào, Huyện uỷ tiến hành làm điểm ở 3 xã: Phương Khoan, Xuân Hoà, Bắc Bình. Từ kết quả bước đầu đổi mới quản lý trong nông nghiệp, từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được củng cố, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước.

Trong xây dựng cơ bản, để đẩy mạnh tiến bộ xây dựng các công trình công nghiệp, thuỷ lợi, giao thông và dân dụng, huyện đã thành lập đội xây dựng chuyên nghiệp ngay từ đầu năm 1976. Khi mới thành lập đội xây dựng tập trung xây dựng nhà làm việc Uỷ ban nhân dân huyện và các trụ sở hợp tác xã nông nghiệp. Chỉ tính riêng năm 1976 đội đã xây dựng được 45 phòng học nhà cấp 4 và 18 công trình phúc lợi khác. Đến năm 1978 - 1979 nguồn vốn ngân sách đầu tư cho xây dựng cơ bản bị thu hẹp, nên đội xây dựng huyện kịp thời chuyển hướng về tổ chức lực lượng lao động và phương thức hoạt động trong xây dựng cơ bản.

Để bảo đảm thường xuyên có lực lượng lao động làm trên các công trường thuỷ lợi, huyện chỉ đạo các xã, hợp tác xã nông nghiệp thành lập đội thuỷ lợi chuyên trách gọi tắt là đội 202, đội viên là lao động trẻ khoẻ do các hợp tác xã nông nghiệp chọn cử. Từ đó trên các công trường thuỷ lợi như: Xây dựng hồ đập, đắp đê... tiến độ thi công nhanh có hiệu quả.

Sau khi có Nghị quyết Trung ương 6 (khoá IV) khuyến khích phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá, đồng thời Chính phủ quyết định bãi bỏ “Ngăn sông cấm chợ”, nên việc lưu thông trao đổi hàng hoá thuận lợi. Thực hiện Chỉ thị 357/CP ngày 3/10/1979 cho phép hộ gia đình được nuôi và được mua bán trâu bò, coi trâu bò là hàng hoá, huyện chỉ đạo kịp thời các xã và hợp tác xã khuyến khích các hộ nông dân đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc.

Sự nghiệp văn hoá giáo dục được Huyện uỷ quan tâm chỉ đạo. Nghị quyết Đại hội IV của Đảng đã chỉ rõ: “Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, đẩy mạnh 3 cuộc cách mạng: Cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hoá, lấy cách mạng khoa học - kỹ thuật làm then chốt”. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Lập

Page 52: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

Thạch tập trung sức phát triển kinh tế chăm 10 sự nghiệp giáo dục - văn hoá - xã hội.

Về công tác xây dựng Đảng, để nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng từ huyện đến cơ sở, công tác xây dựng Đảng được chú ý cả 3 mặt: Chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Năm 1979 sau khi tái lập huyện, Huyện uỷ có Nghị quyết 03 về công tác xây dựng Đảng và cán bộ. Do vậy chỉ trong một thời gian ngắn các phòng ban sớm được kiện toàn, đội ngũ cán bộ ổn định, hoạt động có hiệu quả.

Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI họp từ ngày 6 đến ngày 9/5/1980, đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ huyện gồm 21 đồng chí.

Công tác xây dựng chính quyền được Đảng bộ quan tâm đúng mức. Dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng từ huyện đến xã, chính quyền đã phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân lao động, động viên nhân dân khắc phục mọi khó khăn, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống và hoàn thành các nghĩa vụ đối với nhà nước.

Để nâng cao chất lượng của Hội đồng nhân dân huyện và xã, Uỷ ban nhân dân huyện và xã luôn cải tiến phương thức làm việc, nhất là từ năm 1979 Uỷ ban nhân dân huyện chuyển từ chức năng kiểm tra đôn đốc sang chức năng quản lý toàn diện về kinh tế - xã hội... và cấp huyện là cấp có ngân sách thì hiệu quả quản lý điều hành của Uỷ ban nhân dân huyện có chuyển biến tốt hơn.

Ngày 15/11/1979 Huyện uỷ ra Nghị quyết 06 “Về đẩy mạnh một số nhiệm vụ chủ yếu, cấp bách trước mắt”, đã có tác dụng chuyển biến tích cực về hoạt động của các cấp chính quyền trên địa bàn huyện.

Dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, công tác vận động quần chúng được tăng cường. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã tập hợp tổ chức động viên mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia lao động sản xuất, khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng bảo vệ Tổ quốc.

Mặt trận Tổ quốc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, vận động mọi tầng lớp nhân dân chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, tổ chức phụ lão tham gia các hoạt động ở địa phương, giáo dục động viên con chán sản xuất, tiết kiệm, xây dựng nếp sống mới, con người mới xã hội chủ nghĩa.

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh với phong trào “3 xung kích làm chủ tập thể” đã thu hút được 13.000 đoàn viên thanh niên tình nguyện đi chiến đấu và phục vụ chiến đấu, xây dựng kinh tế ở vùng biên giới, tham gia các đội xung kích như: Làm thuỷ lợi, thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tổ chức giáo dục thiếu niên nhi đồng.

Hội phụ nữ với phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” động viên hàng vạn chị em thi đua khắc phục khó khăn đẩy mạnh sản xuất, ổn định

Page 53: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

đời sống, động viên chồng con đi bộ đội, thực hiện chính sách hậu phương, giúp đỡ thương binh, nhận đỡ đầu con liệt sỹ (đến năm 1979 đã nhận đỡ đầu 728 con liệt sỹ).

Hội nông dân tập thể tổ chức hướng dẫn nông dân phát huy quyền làm chủ tập thể trong sản xuất, ăn chia phân phối và chấp hành điều lệ hợp tác xã nông nghiệp.

Tổ chức công đoàn động viên cán bộ công nhân viên thực hiện 5 chế độ làm chủ, 4 chế độ trách nhiệm, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của cơ quan, xí nghiệp.

Năm 1978 - 1979 lại xảy ra chiến tranh biên giới phía Tây Nam và phía Bắc Tổ quốc, đặt nước ta trong tình trạng “Vừa có hoà bình vừa có chiến tranh”. Đảng bộ và nhân dân huyện Lập Thạch thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược “Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”.

Ngày 12/3/1977, Ban Thường vụ Huyện uỷ ra Nghị quyết số 02 về “Công tác quân sự địa phương”, từ đó việc xây dựng lực lượng dân quân du kích và dân quân tự vệ phát triển rộng khắp ở các xã, các cơ quan, xí nghiệp đến năm 1978 lực lượng dân quân du kích và dân quân tự vệ chiếm tỷ lệ 10,3% so với tổng số dân. Các xã, các xí nghiệp thực hiện việc biên chế lực lượng dân quân du kích và tự vệ theo các đội chuyên như: Đội chuyên làm thuỷ lợi (đội 202), đội chuyên làm phân bón, đội chăn nuôi, đội xây dựng... nhằm đáp ứng yêu cầu vừa lao động sản xuất giỏi vừa sẵn sàng chiến đấu cao.

Ngày 15/10/1979, Ban Thường vụ Huyện uỷ ra Nghị quyết 05 về “Công tác quân sự địa phương” nhằm đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chi viện sức người, sức của cho cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và xây dựng hậu phương vững mạnh. Kết quả, củng cố xây dựng đại đội bộ đội địa phương đủ quân số và bảo đảm chất lượng, xây dựng được 2 tiểu đoàn dự bị động viên của huyện.

Tổ chức biên chế lực lượng dân quân du kích - dân quân tự vệ gắn với 3 bộ phận (trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu, sơ tán tạm lánh) và 4 lực lượng (cơ động chiến đấu, chiến đấu tại chỗ, phục vụ chiến đấu và dự nhiệm). Về tổ chức dân quân du kích khối xã theo số dân như: Xã có trên 6000 dân được tổ chức 3 trung đội (3B), xã có từ 4000 đến dưới 6000 dân được tổ chức 2B, xã được 4000 dân được tổ chức 1B. Mỗi B có từ 2 - 3 đảng viên, có từ 20 - 50% là quân nhân phục viên, xuất ngũ, là nữ không quá 20 người. Ở mỗi cơ quan, xí nghiệp có điều kiện thành lập đại đội tự vệ và các trung đội theo các phòng, ban, ca kíp. Đến đầu năm 1980 lực lượng dân quân du kích và tự vệ nông thôn có 16.766 người, khối cơ quan có 1.580 người.

Ngày 14/2/1976 Ban Thường vụ Huyện uỷ ra Nghị quyết 02 về “Tiếp tục đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”, ngành công an đã kịp thời triển khai Nghị quyết đến tất cả các xã và cơ quan, xí nghiệp.

Page 54: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

An ninh chính trị được giữ vững, không để xảy ra gây rối, bạo loạn. Phong trào toàn dân tham gia công tác bảo vệ an ninh Tổ quốc được phát triển rộng khắp với 2 phong trào “Bảo mật phòng gian, giữ gìn cơ quan đơn vị an toàn” trong các cơ quan nhà nước và “Trật tự trị an” ngoài xã hội được duy trì thường xuyên có hiệu quả.

Trật tự xã hội nhìn chung ổn định, song cũng có nơi, có lúc diễn biến phức tạp, tệ trộm cắp ở trong các thôn, xóm, cơ quan, xí nghiệp xảy ra nhiều. Tệ nạn đồng bóng, bói toán có chiều hướng gia tăng. Sự nỗ lực cố gắng của các cơ quan trong ngành nội chính, tỷ lệ phá án hàng năm đạt từ 70% trở lên so với vụ việc xảy ra, giữ vững sự bình yên trong thôn xóm, nhân dân yên tâm, phấn khởi sản xuất.

Khi xảy ra chiến tranh biên giới phía Tây Nam và phía Bắc của Tổ quốc, chỉ trong một thời gian ngắn, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ và Uỷ ban nhân dân huyện đã hoàn thành một khối lượng công việc lớn chi viện cho biên giới như: Bàn giao đủ quân số 1 đại đội đi chiến đấu ở biên giới tỉnh Hà Tuyên. Chỉ tính riêng năm 1979 toàn huyện đã giao 1.828 người lên đường đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc (3 đợt tuyển quân) trong đó có 5 sỹ quan và có cả chiến sỹ tân binh là phụ nữ. Tổ chức đưa 1.605 thanh niên xây dựng tuyến phòng thủ tại tỉnh Hoàng Liên Sơn và 405 thanh niên đi xây dựng và bảo vệ biên giới tại tỉnh Hà Tuyên. Vận động nhân dân quyên góp, ủng hộ số tiền là 32.370 đ (năm 1979) cùng hàng trăm tấn lương thực, hàng hoá giúp đỡ đồng bào Hoàng Liên Sơn.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam nhân dân cả nước ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Lập Thạch luôn phát huy truyền thống “Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” trước đây, nay trong thời kỳ hoà bình xây dựng đất nước lại làm tốt nhiệm vụ quân sự địa phương, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội.

1.2. Đảng bộ huyện Lập Thạch lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế (1981 - 1985).

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ V (1/1983), trong thời gian 1981 - 1985, Đảng bộ huyện Lập Thạch đã tổ chức hai kỳ đại hội đại biểu đó là: Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 12 (12/1982) và lần thứ (10/1986) nhằm đánh giá khách quan những thành tựu về kinh tế - xã hội (1981 - 1985), những tồn tại hạn chế trong công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, có giải pháp tích cực tháo gỡ những vướng mắc bức xúc trong nông nghiệp và nông thôn.

Năm 1981 tiếp tục thực hiện Chỉ thị 83 của Ban Bí thư Trung ương về phát thẻ đảng viên đợt 1. Trong công tác chuẩn bị, Ban Thường vụ Huyện uỷ chỉ đạo tổ chức quán triệt đến từng cấp uỷ Đảng và toàn thể đảng viên về mục đích yêu cầu, các bước thực hiện, nội dung của đợt phát thẻ đảng và tuyên truyền có hiệu quả nên

Page 55: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

quá trình triển khai phát thẻ đợt 1 được tổ chức chặt chẽ, đúng nguyên tắc. Toàn Đảng bộ huyện có 4.860 đảng viên được nhận thẻ Đảng ngay đợt đầu đạt 77,4%, để lại 925 đồng chí, trong đó 479 đảng viên tiếp tục nhận thẻ đợt 2.

Đến năm 1985 toàn Đảng bộ huyện có 7.500 đảng viên sinh hoạt ở 85 cơ sở Đảng (trong đó 38 Đảng bộ xã) chiếm 4,4% dân số toàn huyện, đảng viên nữ chiếm 13,6%.

Năm 1980 - 1981 Đảng bộ huyện vinh dự được Ban chấp hành Trung ương Đảng tặng cờ “Trong sạch vững mạnh” và duy trì danh hiệu vững mạnh liên tiếp trong các năm sau. Đến năm 1985 toàn huyện có 9 chi, Đảng bộ được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phú tặng cờ “Trong sạch vững mạnh”, trong đó các Đảng bộ xã Quang Sơn, Đồng Quế, Đồng Ích, Văn Quán, Thái Hoà, Liễn Sơn là những đơn vị đầu tiên của huyện đạt cờ “Đảng bộ trong sạch vững mạnh”.

Thấm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Cán hộ là cái gốc của mọi việc”, Ban chấp hành Huyện uỷ tập trung chỉ đạo công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt đương chức từ huyện đến cơ sở, chú ý bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ văn hoá, năng lực công tác. Trong 5 năm 1981 - 1985, Huyện uỷ mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho gần 6000 lượt cán bộ, đảng viên để nâng cao trình độ về văn hoá, lý luận, chuyên môn nghiệp vụ Đặc biệt đã làm lễ tốt nghiệp cho lớp trung cấp lý luận chính trị đầu tiên của huyện (khoá 1 năm 1980 - 1983 với 81 học viên).

Công tác phát triển đảng viên mới được tiến hành thường xuyên, bổ sung lực lượng cho tổ chức Đảng nhiều đảng viên trẻ, trong 5 năm kết nạp được 272 đảng viên mới.

Bộ máy chính quyền từ khi được phân cấp đã tiến hành sắp xếp lại, xác định rõ chức năng nhiệm vụ; cấp huyện là cấp quản lý kế hoạch, ngân sách; Hội đồng nhân dân, đã thể hiện rõ hơn là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. UBND huyện đi sâu vào chức năng quản lý kinh tế xã hội bằng pháp luật, giữ vững bản chất nhà nước của dân, do dân, vì dân. Mặt khác chú trọng củng cố chính quyền cấp xã, tăng cường hoạt động của hội đồng nhân dân xã và công tác điều hành của UBND xã.

Mặt trận Tổ quốc huyện hướng nhiệm vụ trọng tâm vào xây dựng khối đoàn kết toàn dân, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, thực hiện tốt chính sách dân tộc, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hoá mới.

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phát huy vai trò xung kích trên mặt trận sản xuất, tham gia xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh và làm tốt công tác chăm sóc thiếu niên nhi đồng.

Hội phụ nữ thường xuyên coi trọng củng cố tổ chức hội để giáo dục và bảo vệ quyền lợi cho chị em, tích cực tham gia phong trào đỡ đầu con liệt sỹ, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan theo phương pháp khoa học.

Page 56: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

Hội nông dân tập thể tổ chức cho hội viên học tập điều lệ hội, vận động phong trào đăng ký “Vượt khoán” theo tinh thần Chỉ thị 100 Trung ương.

Công đoàn tiếp tục vận động đoàn viên đăng ký thi đua xây dựng tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa, cá nhân đạt danh hiệu tiên tiến, chiến sỹ thi đua, đoàn viên thực hiện 4 trách nhiệm trong cơ quan đơn vị

Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, tổ chức và xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân tiếp tục được giữ vững trên cơ sở nhận thức rõ nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V là: Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, hai nhiệm vụ chiến lược đó tiến hành đồng thời và quan hệ mật thiết với nhau.

Công tác tuyển quân hàng năm liên tục đạt chỉ tiêu 100%, đảm bảo chất lượng tốt. Lực lượng dân quân tự vệ thường xuyên chiếm 14% so với dân số, đồng thời thành lập 1 tiểu đoàn quân dự nhiệm và 1 trung đoàn quân dự bị động viên của tỉnh. Do làm tốt công tác quân sự địa phương, sẵn sàng chiến đấu và tham gia tích cực công tác chống bão tụt của huyện, 2 năm (1983 - 1984) Lập Thạch được UBND tỉnh Vĩnh Phú tặng cờ đơn vị dẫn đầu của tỉnh về công tác quân sự địa phương.

2. LẬP THẠCH TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN VÌ MỤC TIÊU “DÂN GIÀU NƯỚC MẠNH, XÃ HỘI CÔNG BẰNG, VĂN MINH” (1986 - 2000).

2.1. Tổ chức thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, phát triển kinh tế - xã hội (1986 - 1990)

Tháng 12/1986 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng tại thủ đô Hà Nội, mở ra trang sử mới trong lịch sử cách mạng Việt Nam ở cuối thế kỷ XX; là điểm mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển biến, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội với những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

Để đưa Nghị quyết Đại hội VI của Đảng nhanh vào cuộc sống, lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp của huyện được đón nhận Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI (4/1988), Nghị quyết 10 Tỉnh uỷ Vĩnh Phú (5/1988) hướng dẫn tổ chức cơ sở Đảng thực hiên Nghị quyết của Bộ Chính trị. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị chỉ rõ: Chủ rương phải chấn chỉnh tổ chức, đổi mới quản lý hợp tác xã, thực hiện chế độ tự quản lý tiếp tục hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động. Đảng bộ huyện Lập Thạch tiến hành Đại hội lần thứ 13 (10/1986), Đại hội lần thứ 14 (12/1988) xác định mục tiêu, kế hoạch cụ thể để thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng.

Sau 5 năm (1986 - 1990) các chỉ tiêu kinh tế do Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 13, 14 đều đạt và vượt kế hoạch.

Giai đoạn 1986 - 1990 dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội VI của Đảng và sự vận dụng sáng tạo, nhanh nhạy của các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong huyện mở

Page 57: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

ra thời kỳ phát triển mới, nhờ đó sản xuất kinh doanh của các đơn vị, xí nghiệp, hợp tác xã trong huyện dần dần ổn định, đi lên, công tác xây dựng Đảng, củng cố chính quyền của huyện có những chuyển biến tích cực cả nội dung và phương thức hoạt động.

Những năm đầu tiên thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ( 1986 - 1990), Đảng bộ huyện Lập Thạch tiến hành 2 kỳ Đại hội: Đại hội 13 và đại hội 14.

Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 13 (10/1986) đã bầu 45 đồng chí vào Ban chấp hành Đảng bộ huyện. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 14 (12/1988) đã bầu 39 đồng chí vào Ban chấp hành Đảng bộ huyện.

Đảng bộ huyện lãnh đạo nhân dân các dân tộc Lập Thạch kiên định con đường đổi mới của Đảng. Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ 14 nêu rõ: “Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, về tổ chức cán bộ, về chất lượng đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng. Nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy Nhà nước, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, khai thác tốt mọi tiềm năng sẵn có của một huyện nông - lâm – công nghiệp, tập trung sức xây dựng thực hiện 4 chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, ổn định sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tích cực xây dựng nếp sống mới, con người mới xã hội chủ nghĩa”.

Bộ phận nghiên cứu lích sử Đảng, hoàn thành biên soạn và xuất bản cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Lập Thạch tập I (sơ thảo) giai đoạn 1930 - 1954, là một trong những huyện đầu tiên của tỉnh Vĩnh Phú hoàn thành sớm công tác biên soạn lịch sử Đảng bộ huyện, làm cơ sở để các xã: Xuân Hoà, Văn Quán, Tử Du, Xuân Lôi, Liễn Sơn, Tân Lập, Đức Bác, Phương Khoan, Bàn Giản, Bắc Bình, Đạo Trù hoàn thành biên soạn và xuất bản lịch sử Đảng bộ góp phần giáo dục truyền thống quê hương.

Từ năm 1988, tờ tin của huyện do Huyện uỷ phát hành hàng tháng đến các tổ chức cơ sở Đảng, với các nội dung thiết thực, vừa tuyên truyền đường lối chủ trương chính sách của Đảng, vừa phản ánh các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của huyện; biểu dương những gương người tốt việc tốt trên các lĩnh vực.

Thời kỳ này tình hình thế giới diễn biến hết sức phúc tạp, trước sự khủng hoảng và đổ vỡ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu ảnh hưởng không ít đến nhận thức, tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong huyện. Với những thành tựu bước đầu trên các tỉnh vục trong công cuộc đổi mới, cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân vẫn vững tin ở sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, tin ở sự tất thắng trong công cuộc đổi mới.

Thực hiện Nghị quyết 21 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phú, Nghị quyết 07 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về củng cố chi, Đảng bộ cơ sở, Huyện uỷ chỉ đạo việc điều chỉnh tổ chức chi bộ nông thôn từ 500 chi bộ xuống còn 428 chi bộ cho phù hợp

Page 58: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

với cơ chế mới, tạo điều kiện để nâng cao sức chiến đấu và chất lượng hoạt động của chi bộ.

Công tác cán bộ được Huyện uỷ và cấp uỷ cơ sở tích cực đổi mới, từ quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đến bố trí, sắp xếp sử dụng cán bộ. Trong 5 năm 1986 - 1990 hoàn thành mở lớp đại học kinh tế quốc dân tại chức cho 72 cán bộ chủ chốt huyện, xã; 160 cán bộ đương chức và kế cận tốt nghiệp trình độ lý luận chính trị và trung cấp quản lý kinh tế nông nghiệp, 107 cán bộ chính quyền xã được bồi dưỡng qua lớp quản lý nhà nước và pháp luật.

Năm 1986, thực hiện Chỉ thị 79 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết 04 của Bộ Chính trị, toàn huyện rà soát phân loại có 34,2% đảng viên giữ được phẩm chất tốt, hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc. Trong 5 năm Đảng bộ huyện kết nạp 464 đảng viên mới nâng tổng số đảng viên lên 8.763 đảng viên (cuối 1990).

Bên cạnh nhiệm vụ xây dựng Đảng ngày càng trong sạch vững mạnh, Huyện uỷ tăng cường công tác xây dựng chính quyền huyện và xã là cơ quan cụ thể hoá chủ trương, Nghị quyết của Đảng, để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội của huyện qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cách mạng.

Từ cuối năm 1989, theo luật Hội đồng nhân dân, ở huyện và ở xã có cơ quan thường trực Hội đồng nhân dân và trưởng ban thư ký nên hoạt động có chất lượng.

UBND huyện, xã phát huy tốt chức năng quản lý nhà nước và có nhiều đổi mới, quan hệ với các cơ quan cấp trên, kể cả các tổ chức quốc tế ngày càng mở rộng góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Hoạt động của các tổ chức đoàn thể nhân dân có nhiều đổi mới về phương thức và nội dung hoạt động ngày càng phong phú, đa dạng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn huyện.

Mặt trận Tổ quốc đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội với tinh thần “Tuổi cao trí càng cao”, các hội viên hội người cao tuổi đã vận động con cháu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Đảng.

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tăng cường công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho thanh thiếu niên, hướng hoạt động của đoàn vào 4 chương trình phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng.

Hội phụ nữ chỉ đạo có hiệu quả phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, giúp đỡ nhau làm kinh tế gia đình, nuôi dạy con theo khoa học.

Hội nông dân, tổ chức công đoàn bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng, vận động hội viên thực hiện 4 chương trình kinh tế xã hội, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động, kịp thời giải quyết tháo gỡ tướng mắc trong hội viên hoàn thành các nhiệm vụ mục tiêu của xí nghiệp, cơ quan, đơn vị.

Trên con đường đổi mới thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, vượt qua bao gian nan thử thách của một huyện nghèo, đời sống nhân dân khó khăn, trình độ

Page 59: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

dân trí thấp, Đảng bộ Lập Thạch trực tiếp lãnh đạo nhân dân các dân tộc một lòng một dạ theo Đảng, dũng cảm kiên cường, chống thiên tai, đói nghèo, lạc hậu… đi tới ấm no hạnh phúc. Thực trạng kinh tế - xã hội của huyện sau 5 năm đổi mới đã khởi sắc, chính trị ổn định, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

2.2 Đẩy mạnh thực hiện đường lối đổi mới, hoàn thành các mục tiêu kinh tế, xã hội (1991 - 1995), phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1996 - 2000).

Quán triệt Nghị quyết Đại hội VII, Đại hội VIII của Đảng, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ VII (12/1991) lần thứ VIII (5/1996) và Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XII ( 11/1997). Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV (11/1991) đề ra phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1991 - 1995 là “... phấn đấu ổn định và phát triển một bước tình hình kinh tế - xã hội. Tạo điều kiện môi trường thúc đẩy kinh tế hộ phát triển toàn diện, mạnh mẽ. Tăng nhanh tốc độ phát triển nông lâm nghiệp để có khối lượng nông lâm sản lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, bước đầu có tích lũy trong các hộ nông dân.

Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng gắn liền với việc xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa, hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số, tạo điều kiện cho người lao động để giải quyết việc làm”.

Tiếp đến Đại hội XVI của Đảng bộ huyện xác định “Lập Thạch là một huyện nông lâm nghiệp - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp... phấn đấu thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường đầu tư thâm canh và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá; phát triển mạnh chăn nuôi. Phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ với nhịp độ cao, nâng cao năng lực vận tải cả đường bộ và đường thuỷ. Tăng cường cơ sở vật chất hạ tầng, đẩy mạnh tích luỹ nội bộ nền kinh tế Phát triển mạnh sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, tạo điều kiện cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước...”

Trong nhiệm kỳ 1996 - 2000, Ban chấp hành Huyện uỷ đã ban hành 4 Nghị quyết về kinh tế - xã hội, đó là:

- Nghị quyết 02 về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.- Nghị quyết 03 về chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp.- Nghị quyết 04 về quản lý, khai thác các công trình thuỷ lợi.- Nghị quyết 05 về phát triển trồng cây ăn quả.Đồng thời với các Nghị quyết, Ban Thường vụ Huyện uỷ thảo luận và có

nhiều kết luận về phát triển kinh tế - xã hội trên các lĩnh vực nhằm từng bước đưa Lập Thạch phát triển hoà nhập với sự đổi mới của cả nước.

Vượt lên những khó khăn và thử thách, Đảng bộ huyện lãnh đạo nhân dân tích cực đổi mới, phát huy những tiềm năng sẵn có về đất đai, lao động, đẩy mạnh ứng

Page 60: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

dụng tiến bộ kỹ thuật mới, nhất là về lĩnh vực giống cây con và kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, đưa nền nông nghiệp của huyện ngày càng phát triển.

Công tác quản lý đất đai rất phức tạp, song được Huyện uỷ chỉ đạo chặt chẽ có kết quả tốt, tập trung vào giao quyền sử dụng lâu dài cho các hộ dân và chỉ đạo thực hiện tốt luật đất đai mới ban hành năm 1992, đến năm 1999 đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho 78,7% số hộ trong huyện.

Công tác quản lý hợp tác xã nông nghiệp là vấn đề lâu dài và khó khăn, hợp tác xã là đơn vị sản xuất nông nghiệp, trong suốt 30 năm hợp tác xã kiểu cũ đã làm tròn vai trò lịch sử, đến nay không còn thích hợp. Kinh tế hộ đã và đang được khai thác triệt để. Đến cuối năm 1999 có 51/55 hợp tác xã nông nghiệp tiến hành đại hội xã viên; 32 hợp tác xã chuyển đổi đăng ký lại và 17 hợp tác xã giải thể. Các hợp tác xã đăng ký lại chủ yếu làm dịch vụ điện, thủy lợi cho xã viên.

Nhìn chung kinh tế nông lâm nghiệp của huyện trong 10 năm tiếp tục đổi mới có bước phát triển toàn diện. Những vấn đề về nông nghiệp, nông thôn, nông dân được Huyện uỷ và toàn Đảng bộ quan tâm hàng đầu. Nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn được cụ thể hoá có kết quả tốt, đời sống nông dân được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn mới có nhiều khởi sắc.

Về công tác quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực nội chính khác được Huyện uỷ quan tâm chỉ đạo, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của nhà nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, củng cố xây dựng lực lượng công an, quân sự, các ngành nội chính vững mạnh bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, tạo sự chuyển biến rõ rệt về trật tự xã hội, giữ yên từ bên trong, ngăn chặn hành động phá hoại từ bên ngoài, chống các hoạt động “diễn biến hoà bình”, âm mưu gây rối bạo loạn, lật đổ của địch, lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng chống phá ta.

Phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc tiếp tục phát triển, hàng ngàn “Tổ liên gia tự quản” được thành lập có tác dụng tốt trong công tác hoà giải phòng ngừa vi phạm và quản lý giáo dục đối tượng ở cộng đồng dân cư. Thực hiện pháp lệnh chống tham nhũng, năm 1993 thành lập Ban chỉ đạo chống tham nhũng, buôn lậu của huyện, đã phát hiện và đưa ra xử lý nhiều vụ việc vi phạm trong quản lý tài chính, quản lý đất đai, xây dựng cơ bản, trốn lậu thuế, kinh doanh hàng giả... góp phần giữ nghiêm kỷ cương pháp luật và ổn định thị trường.

Chương trình giáo dục quốc phòng toàn dân được triển khai thường xuyên. Công tác tuyển quân hàng năm đều đạt 100% chỉ tiêu về số lượng và chất lượng, bảo đảm đúng luật. Công tác đăng ký và quản lý nguồn động viên được thực hiện chặt chẽ thường xuyên. Các kế hoạch A, A2 về phòng chống diễn biến hoà bình, diễn tập khu vực phòng thủ cấp huyện và xã được thực hiện đầy đủ đạt kết quả khá.

Công tác kiểm sát trong những năm qua được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực: Hành chính, kinh tế, xã hội, kiểm sát hoạt động tư pháp thực hiện quyền công

Page 61: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

tố nhà nước ngày càng có hiệu quả hơn. Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền chấn chỉnh vi phạm pháp luật trên một số lĩnh vực tài chính, thuế, dịch vụ phục vụ nông nghiệp nông thôn... góp phần lập lại kỷ cương pháp luật trong xã hội.

Công tác xét xử của toà án bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng chính sách pháp luật, qua phúc thẩm ít bị cải sửa hoặc huỷ án. Đã đưa ra nhiều vụ án điểm phục vụ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của huyện, kết hợp với tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân. Công tác thi hành án từ năm 1993 đến nay, đội thi hành án được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền nên có chuyển biến, tỷ lệ số vụ thi hành án xong ngày càng tăng góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân theo pháp luật.

Lực lượng thanh tra từ huyện đến cơ sở được củng cố kiện toàn thường xuyên, phát hiện nhiều vụ vi phạm kinh tế, chính sách pháp luật. Công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu tố của công dân được duy trì thường xuyên, có nền nếp.

Công tác xây dựng Đảng được xác định là nhiệm vụ then chốt theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VII); các NQ TW3, NQ TW6 (lần 2) và NQ TW7 (khoá VIII), Huyện uỷ đã tập trung lãnh đạo xây dựng về cả 3 mặt: Chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Công tác giáo dục truyền thống của Đảng trong cơ chế thị trường được Huyện uỷ chú trọng chỉ đạo. Ở cấp huyện đã biên soạn và xuất bản lần đầu hai cuốn lịch sử Đảng bộ huyện: Tập 2 (thời kỳ 1955 - 1975), tập 3 (thời kỳ 1976 - 2000), tái bản cuốn lịch sử Đảng bộ huyện tập 1 (thời kỳ 1930 - 1954), phát hành cuốn sách, ảnh với tiêu đề “Lập Thạch, đất nước, con người” có tác dụng giáo dục tốt. Ở cấp xã, thị trấn: 19 đơn vị đã xuất bản thành sách lịch sử Đảng bộ địa phương, 5 xã biên soạn dạng sơ thảo để lưu trữ.

Về bồi dưỡng lý luận chính trị, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị từ 1991 - 2000 đã mở trên 160 lớp cho hơn 13.000 học viên bao gồm các loại hình: Lý luận chính trị phổ thông cho cán bộ chính trị cơ sở, lý luận phổ thông hoàn chỉnh cho đảng viên mới kết nạp, bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng, lý luận chính trị trung học tại chức khoá 6 (100 học sinh), bồi dưỡng cấp uỷ viên cơ sở và bí thư chi bộ, bồi dưỡng cán bộ chính quyền và các đoàn thể...

Thời kỳ 1991 - 2000, Đảng bộ huyện Lập Thạch tổ chức hai kỳ Đại hội: Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV (10/1991) bầu ra 35 đồng chí vào Ban chấp hành Đảng bộ huyện, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI (2/1996) bầu ra 35 đồng chí vào Ban chấp hành Đảng bộ huyện.

Công tác chi bộ được các cấp uỷ quan tâm chỉ đạo theo hướng nâng cao vai trò và chất lượng lãnh đạo toàn diện của chi bộ, củng cố nền nếp sinh hoạt, bố trí lồng ghép các chức danh bí thư chi bộ và trưởng khu dân cư, đến cuối năm 1999 toàn huyện có 570 chi bộ.

Page 62: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

Huyện uỷ quan tâm đến công tác đảng viên, qua phân loại hàng năm, tỷ lệ đảng viên đủ tư cách, phẩm chất tốt tăng, đảng viên vi phạm kỷ luật giảm nhiều. Công tác phát triển Đảng được coi trọng: Từ năm 1991 – 10/2000 đã kết nạp 1720 đảng viên, năm cao nhất là năm 1997 kết nạp 315 đảng viên, năm thấp nhất là năm 1991 kết nạp 65 đảng viên.

Công tác cán bộ được xác định là công tác trọng tâm trong việc củng cố xây dựng Đảng. Huyện uỷ đã thực hiện đổi mới quan điểm, phương pháp đánh giá cán bộ, lấy hiệu quả công tác và phẩm chất chính trị làm thước đo thực hiện NQ TW3 (khoá VIII) và Nghị quyết 03 của Tỉnh uỷ lĩnh Phúc, Huyện uỷ đã tiến hành rà soát đội ngũ cán bộ và xây dựng quy hoạch cán bộ đến năm 2010, cử nhiều cán bộ đi học văn hóa, lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ... công tác tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, điều động cán bộ đúng quy trình, quy hoạch. Ở cơ sở, số cấp uỷ phụ trách các đoàn thể tăng lên đáng kể.

Qua đánh giá chất lượng cán bộ (tính đến đầu năm 2000): Cấp uỷ huyện 31 đồng chí, 100% văn hoá cấp 3, có 87,5% trình độ chuyên môn từ đại học và tương đương trở lên, 100% trình độ lý luận trung, cao cấp. Cấp uỷ cơ sở 498 đồng chí: Văn hoá cấp 3 = 56,2%, đại học và trung cấp chuyên môn 19,6%, trung cấp lý luận 57%.

Hoạt động của Hội đồng nhân dân và cơ quan thường trực cấp huyện có sự đổi mới từng bước, chất lượng các kỳ họp được nâng lên, tính công khai dân chủ được mở rộng, các khiếu nại của công dân được đôn đốc giải quyết kịp thời, hoạt động của các Ban Hội đồ thông qua công tác giám sát có hiệu quả hơn. Các tổ duy trì được hoạt động và thực hiện đầy đủ công tác tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp, việc trả lời các ý kiến chất vấn của cử tri và đại biểu Hội đồng nhân dân được tổ chức tốt hơn.

Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã nhìn chung có chuyển biến về chất lượng hoạt động và tổ chức các kỳ họp, nhất là từ cuối năm 1994 có các chức danh chủ tịch và phó chủ tịch Hội đồng nhân dân.

UBND huyện duy trì thường xuyên các hoạt động, công tác quản lý điều hành có nhiều đổi mới, chú ý tăng cường vai trò quản lý nhà nước trên các lĩnh vực văn hoá - xã hội. UBND các xã thị trấn được tăng cường củng cố và phát huy được vai trò quản lý nhà nước. Chính quyền các cấp thực hiện cải cách hành chính nhà nước theo tinh thần NQ TW 8 (khoá VII) và NQ TW 3 (khoá VIII), cụ thể hoá chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước vào tình hình thực tiễn, có hiện quả. Từ giữa năm 1998 triển khai thực hiện Nghị định 29/CP của Chính phủ về quy chế dân chủ ở xã, phường và Nghị định 71/CP về quy chế dân chủ ở cơ quan.

Chính quyền các cấp tập trung chỉ đạo đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên khai thác nguồn lực của địa phương để phát

Page 63: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

triển, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ vững an ninh trật tự và bảo đảm nền quốc phòng toàn dân vững mạnh.

Công tác vận động quần chúng được tiến hành thường xuyên và có hiệu quả rõ rệt. Từ huyện đến cơ sở đã tổ chức tổng kết thực hiện NQ TW 8b (khoá VI), tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng, nhận thức rõ công tác vận động quần chúng cần phải gắn với các chương trình kinh tế - xã hội và xây dựng chính quyền.

Mặt trận Tổ quốc thường xuyên thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng nếp sống mới trên địa bàn dân cư; Củng cố kiện toàn tổ chức Hội người cao tuổi và ban thanh tra nhân dân ở các xã, thị trấn. Năm 1998, Mặt trận Tổ quốc huyện tổ chức cho đoàn đại biểu già làng trưởng bản về thăm thủ đô Hà Nội, được Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh tiếp chuyện. Đến năm 1999 có 54 tổ chức thành viên của mặt trận hoạt động rộng khắp ở các lĩnh vực và địa bàn dân cư, có 39 hội người cao tuổi cơ sở với 25.796 hội viên và xây dựng quỹ hội được 657 triệu đồng.

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên thanh niên về lý tưởng của Đoàn trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Vận động đoàn viên thanh niên thực hiện tốt 2 phong trào: “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước”. Đến năm 1999 tỷ lệ tập hợp đoàn viên đạt 41,2%, với tổng số 12.756 đoàn viên; xây dựng quỹ đoàn ở cơ sở được 140 triệu đồng. Công tác đoàn, đội trong các nhà trường được duy trì tốt làm nòng cốt cho công tác giáo dục thiếu niên nhi đồng.

Hội phụ nữ thực hiện tốt 2 phong trào và 5 chương trình do Trung ương hội phát động, mở cuộc vận động xây dựng mô hình gia đình “ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”; thành lập hàng trăm nhóm nhỏ cặp vợ chồng kế hoạch hoá gia đình tăng thu nhập. Đến năm 1999 toàn huyện có trên 52.000 hội viên. Hội xây dựng quỹ hội cơ sở được hơn 300 triệu đồng. 10 năm liên tục Hội đạt phong trào khá được Trung ương và Tỉnh hội khen.

Hội nông dân vận động hội viên và toàn dân khắc phục khó khăn đẩy mạnh sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tổ chức phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Năm 1999 đã lựa chọn được 2.758 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi các cấp. Phong trào phát triển kinh tế vườn đồi, kinh tế VAC, kinh doanh tổng hợp góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, mở cuộc vận động xây dựng “Quỹ hỗ trợ nông dân nghèo”. Đến năm 1999 toàn huyện có 21.877 hội viên đạt 46% so với tổng số hộ nông dân, có 478 chi hội, trong đó 18 chi hội nghề nghiệp, có 24 câu lạc bộ nông dân, xây dựng quỹ hội được 200 triệu đồng.

Liên đoàn lao động quan tâm bảo vệ quyền lợi chính đáng của công nhân viên chức lao động. Phong trào thi đua lao động giỏi, sáng tạo đạt năng suất, chất lượng,

Page 64: Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô

hiệu quả được duy trì. Cán bộ, công nhân viên chức và đoàn viên công đoàn luôn phát huy bản chất giai cấp công nhân, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Đấu năm 1999 có 24 tổ chức cơ sở trên địa bàn, trong đó có 7 đầu mối trực tiếp do Liên đoàn lao động huyện quản lý, có 2.720 đoàn viên (bằng 93,2%) so với tổng số cán bộ công nhân viên chức.

Để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc ngày 12/12/1990 Hội cựu chiến binh huyện được thành lập đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn toàn huyện. Với truyền thống “Anh bộ đội cụ Hồ”, hội viên cựu chiến binh huyện ương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, tích cực tham gia lao động sản xuất. Đến cuối năm 1999, Hội cựu chiến binh toàn huyện không còn hộ đói, nhiều hộ có đời sống khá trở lên. Phát triển tổ chức chi hội đến khu dân cư, đạt 95% số khu có chi hội, ở 39 cơ sở hội có 5.186 hội viên, thu hút 51% tổng số cựu chiến binh tham gia, quỹ hội có 406 triệu đồng.

Hội chữ thập đỏ làm tốt công tác cứu trợ nhân đạo, cứu trợ kịp thời các đối tượng đặc biệt khó khăn. Công tác củng cố kiện toàn tổ chức hội cơ sở được quan tâm thực hiện tốt, đến hết năm 1999 có 39 xã, thị trấn và 100% số trường học có tổ chức hội chữ thập đỏ.

Theo Địa chí Lập Thạch (Sơ thảo)- NXB: Công ty in Công đoàn VN - 2005