102
TàI LIệU SưU TầM 2019 hai•không•một•chín ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH OOMOTO GIÁO CAO - ĐÀI GIÁO Lịch Sử Hữu Nghị Giữa Chánh Kiến Cư Sĩ

Lịch Sử Hữu Nghị - tusachcaodai.files.wordpress.com · 3 OOMOTO GIÁO và CAO-ĐÀI GIÁO Lịch Sử Hữu Nghị Giữa Chánh Kiến Cư Sĩ 2019

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

tài li ệ u s ư u tầ m 2019 hai•không•một•chín

ĐẠ I ĐẠO TA M K Ỳ P H Ổ Đ ỘTÒA THÁNH TÂY NINH

OOMOTO GIÁO và CAO-ĐÀI GIÁO

Lịch Sử Hữu Nghị Giữa

Chánh Ki ế n Cư Sĩ

2

Ebook được làm theo tài liệu được phổ biến trên Website daocaodai.info. Mọi góp ý, đề nghị bổ túc, sửa đổi những sơ sót, có thể có, xin vui lòng gởi điện thư vào địa chỉ: [email protected]

Thành thật tri ơn Soạn Giả Chánh Kiến Cư Sĩ và Ban Phụ Trách Phổ Biến Kinh Sách Website daocaodai.info đã bỏ nhiều tâm-huyết và công sức trong việc sưu tập, biên khảo, đánh máy, in ấn hay phổ biến trên Website ngỏ hầu Giáo-Lý Đại-Đạo được phổ truyền rộng rãi, lưu lại di-sản tinh-thần vô-giá cho thế-hệ hiện tại và nhiều thế-hệ tiếp nối mai sau.

California, 01/03/2019Tầm Nguyên

3

OOMOTO GIÁO và CAO-ĐÀI GIÁO

Lịch Sử Hữ u Ngh ị Giữ a

Chánh Kiến Cư Sĩ2019

4

5

MỤC LỤC

PHẦN MỘT: TÌM HIỂU TÔN GIÁO OOMOTO CỦA NHẬT BẢN � � � � � � � � � � � � � � � � � � 11

■ Tiết 1. TÔN Chỉ Của Oomoto GiÁO . . . . . . . . . . . . . . . . . 11 ■ Tiết 2. ThÀNh Lập Oomoto GiÁO . . . . . . . . . . . . . . . . . . .16

❒ I. Đấng Thiêng Liêng Truyền Dạy Cho Bà Nao Deguchi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16

❒ II. Đấng Thiêng Liêng Truyền Dạy Cho Ông Kisaburo Ueda . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18

■ Tiết 3. Các ĐờI GiÁO Chủ Của Oomoto GiÁo . . . . . . . 19 ❒ I. Nao Deguchi (1836–1918), Người Sáng Lập Tôn

Giáo Oomoto. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19 ❒ II. Onisaburo Deguchi (1871–1948) . . . . . . . . . . . . . . . . . . .20

■ Tiết 4. Tổ Chức Của Oomoto Giáo . . . . . . . . . . . . . . . . . . .22PHẦN HAI: TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 25

■ Tiết 1. Tôn Chỉ Đạo Cao Đài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .25 ■ Tiết 2. Lịch Sử Thành Lập Tôn Giáo Cao Đài . . . . . . . . .29

❒ I. Người Môn Đệ Đầu Tiên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .30 ❒ II. Nhóm Cao–Phạm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31 ❒ III. Hợp nhất khai Đạo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .32

■ Tiết 3. Giáo Lý Tôn Giáo Cao Đài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .34 ❒ Giáo Chủ Tôn Giáo Cao Đài Là Ai?. . . . . . . . . . . . . . . . . .37 ❒ Giáo Tông Của Đạo Cao Đài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .38 ❒ Ai Sáng Lập Đạo Cao Đài? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .41

1. Trường hợp Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc. . . .42

6

2. Trường hợp Ngài Ngô Văn Chiêu . . . . . . . . . . . . . .44 ❒ Đạo Cao Đài Là Tôn Giáo Của Tính Khoan Dung

Và Đại Đồng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45 ❒ Thương Yêu & Công Chánh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .47

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 49

■ Tiết 1. Truyền Giáo Cao Đài Tại Nhật Bản . . . . . . . . . . . .49 ■ Tiết 2. Các Phái Đoàn Tôn Giáo Nhật Viếng Toà

Thánh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51 ❒ I. Phái Đoàn Liên Hiệp Tôn Giáo Nhật Hinomoto

Mahashira . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51 ❒ II. Phái Đoàn Giáo Hội Oomoto Viếng Tòa Thánh

Tây Ninh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .52 ❒ III. Lễ Tiếp Nhận Nông Cơ Do Giáo Hội Oomoto

Tặng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 53 ❒ IV. Bức Thơ Của Ngài Chủ Trưởng Hội Thánh

Oomoto Giáo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55 ❒ V. Mối Liên Hệ Giữa Hinomoto & Oomoto Giáo . .57

■ Tiết 3. Lịch Sử 60 Năm Bang Giao Giữa Đạo Cao Đài Và Oomoto Giáo Theo Quan Điểm Của Một Học Giả Nhật Bản (1935–1995) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .58

❒ I. Sự giao hảo giữa hai tôn giáo từ 1935 . . . . . . . . . . . . . . . . 611. Sự giao hảo của Oomoto giáo với Đạo Cao

Đài theo lời mặc khải của Thánh Sư . . . . . . . . . . . . 612. Thượng Đế với Một Mắt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .623. Xây dựng Đạo Cao Đài. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .644. Lịch sử Đạo Cao Đài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .655. Đời sống tinh thần của những tín đồ Cao Đài. .676. Nhận định về cuộc sống người Cao Đài. . . . . . . .69

7

7. Những điểm căn bản của giáo lý Cao Đài. . . . . . .708. Bang giao với Cao Đài. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .729. Sáu điểm thỏa hiệp về hữu nghị và tương trợ

giữa Oomoto giáo và Đạo Cao Đài � � � � � � 7510. Những việc sau năm 1975. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .76

❒ II. Kỷ niệm 80 năm quan hệ giữa hai tôn giáo . . . . . . . . .79PHẦN BỐN: CHUẨN BỊ SỰ GIÁNG LÂM CỦA ĐỨC DI LẶC � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 83PHỤ LỤC � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 87

■ Phụ Lục 1 — Bản Tin Tức PHÁI ĐOÀN TÔN GIÁO OOMOTO VIẾNG HỘI THÁNH 1969 . . . .87

■ Phụ Lục 2 —Lễ Sanh Ngọc Hòa Thanh & Gs A. Takatsu, Đại Học Hoshisa, Yokohama . . . . . . . . . . . . . . . .89

■ Phụ Lục 3 —Thư Của Giáo Hữu Thượng Màng Thanh Gửi Ông Teruaki Furuta . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .92

■ Phụ Lục 4— Diễn Văn Khai Mạc của Quyền Thượng Chánh Phối Sư THƯỢNG NHÃ THANH 95

■ Phụ Lục 5 —Diễn Văn Của Ngài đại diện Oomoto giáo đọc tại Hạnh đường ngày 29–9–1974 . . . . . . . . . . . . .97

SÁCH THAM KHẢO � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 101

8

Đức Hộ-Pháp PHẠM CÔNG TẮCChưởng-Quản NHỊ HỮU HÌNH ĐÀI

10

PHẦN MỘT: TÌM HIỂU TÔN GIÁO OOMOTO CỦA NHẬT BẢN

11

PHẦN MỘT: TÌM HIỂU TÔN GIÁO OOMOTO CỦA NHẬT BẢN

TIẾT 1� TÔN CHỈ CỦA OOMOTO GIÁO

Oomoto có nghĩa là “Cội nguồn lớn” (Great Source, Great Origin), còn được gọi là Oomoto-kyo (Religion of Oomoto), là một Giáo phái được thành lập năm 1892 bởi Bà Deguchi Nao (1836 – 1918).

Oomoto giáo chịu ảnh hưởng của Thần đạo (Shinto), một tôn giáo cổ truyền có nền tảng trên dân tộc tính và văn hóa cao đẹp của Nhật. Tuy nhiên Oomoto giáo không hoàn toàn giống Thần đạo mà có những nét đặc thù của mình, nên còn được gọi là Tân Thần Đạo (New Shinto). Tôn chỉ của Oomoto giáo được thể hiện ở 4 điểm:

� Hướng đức tin nơi Thượng đế. � Hòa đồng giữa con người và vũ trụ. � Tạo dựng một thế giới mới của nhân loại � Mưu cầu kiến tạo hòa bình thế giới.Thần Đạo ra đời từ những năm trước Công nguyên,

tuy nhiên lúc nầy chưa có tên. Thần đạo lúc bấy giờ ra đời nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên (như sấm, chớp, mưa, gió..., hay những gì thuộc về thiên nhiên (mặt trời, mặt trăng...). Các việc nầy đều trở thành biểu tượng của Thần linh. Sau khi Đạo Phật du nhập từ Trung Hoa và Triều Tiên vào Nhật bản khoảng năm 600 TCN, danh từ

“Shinto” đã được đặt ra để gọi tên một tôn giáo của Nhật, để diễn tả những đức tin bản xứ từ trước khi có sự ghi nhận của lịch sử. Shinto có nghĩa là “con đường của CHƯ

PHẦN MỘT: TÌM HIỂU TÔN GIÁO OOMOTO CỦA NHẬT BẢN

12

THẦN” (The way of Gods), để phân biệt “con đường của PHẬT” (The way of Buddha).

Vào năm 1868, Minh Trị Thiên Hoàng chánh thức tách Thần đạo ra khỏi Phật giáo, khuyến khích Thần đạo phát triển. Dần dần Thần đạo trở thành Quốc giáo. Những nghi lễ, kiến trúc, và các y phục đều căn cứ theo những tập quán cổ xưa. Oomoto giáo giống Thần đạo về tính quan trọng của sự hòa hợp giữa tạo vật, con người và các vị Thần (Gods). Đó là đức tin chính yếu của cả hai.

Nhưng Oomoto giáo khác Thần đạo ở chỗ: Thần đạo là Đa thần giáo (Polytheistic), tin tưởng có nhiều Vị Thần (Gods hay Kami); còn Oomoto dạy rằng có nhiều vị thần Kami, nhưng tất cả đều có nguồn gốc từ một vị Thần tối cao của vũ trụ (The Supreme Gods of the Universe), đó là Thượng Đế.

Tất cả tôn giáo, tất cả các nhà tiên tri (prophets), tất cả các Sứ giả (messenger) từ xưa đến nay đều xuất phát từ nguồn gốc Thượng Đế tối cao của vũ trụ�

Căn bản giáo lý của Oomoto cho rằng Thượng đế (God) là vị Thần linh chế ngự toàn vũ trụ, và con người là tâm điểm của các công việc của Thượng giới và trái đất� Khi nào Thượng đế và con người trở thành một, sức mạnh vĩnh cữu (infinite power) sẽ được bộc phát.Thượng đế (God), với sự giúp đỡ của nhân loại, có hoạt động thanh lọc và tái tạo thế giới. Khi sứ mạng nầy hoàn thành, Thượng đế (God), nhân loại và tất cả tạo vật sẽ hiện hữu một cách hòa bình trên trái đất nầy và trong thế giới vô hình.

Oomoto tin tưởng Thượng Đế mặc khải qua các giai đoạn lịch sử của nhân loại, đến nhiều dân tộc trong

PHẦN MỘT: TÌM HIỂU TÔN GIÁO OOMOTO CỦA NHẬT BẢN

13

nhiều nền văn hóa khác nhau, tùy theo cách thích hợp với thời kỳ và địa phương đó.

Những tín đồ Oomoto thực hiện cách tốt nhất để sống cuộc sống tâm linh theo những qui tắc hằng ngày. Có nghĩa rằng họ phải có cái nhìn thấu đáo nhứt trong tất cả trường hợp và cố hiểu biết những tinh túy của những vấn đề đó; hướng tấm lòng đến Ánh sáng Thiêng liêng, hay sự sáng suốt của Thượng đế; cố gắng hiểu những ý muốn của Thượng đế; tận dùng những điều cao quí cực điểm của Ngài trong mọi việc và mọi lúc; tin tưởng tối hậu cuộc sống của họ vào Thượng đế.

Con người muốn đạt các mục tiêu đó, phải sống theo Bốn Thánh giáo (teachings) của Thượng Đế và Bốn Qui tắc thực hành (four principles).

Đó là những căn bản của chỉ dẫn của Thiêng liêng đến tất cả đời sống nhân loại. Oomoto dạy rằng Thượng đế cho nhân loại tự do chọn lựa, tự ý quyết định tuân theo hay không những giáo huấn và qui tắc nói trên.

Trong Oomoto, trong Thần đạo, và qua văn hóa cổ truyền của Nhật bản, những sự biểu lộ đó tự nó thể hiện ra trong tầm quan trọng của Cái đẹp và Nghệ thuật. Tạo một vẽ đẹp trong nghệ thuật là một phương cách để giúp tạo sự thanh khiết và xây dựng lại thế giới� Ông Onisaburo, người đồng sáng lập OOmoto giáo dạy rằng Thượng Đế là Nghệ sĩ Vĩ đại, con người phải vinh danh Ngài khi họ làm nghệ thuật. Tín đồ Oomoto tin tưởng làm nghệ thuật là một trong những phương cách thực hiện tôn giáo.

Hòa hợp với Thiên nhiên thể hiện trong bốn lời dạy (four principals) của Đấng Thiêng liêng:

� Tiến đến sự hòa hợp với mọi đời sống và Vũ trụ;

PHẦN MỘT: TÌM HIỂU TÔN GIÁO OOMOTO CỦA NHẬT BẢN

14

� Tiếp nhận chân lý từ cõi Thiêng liêng và các bài học của các Đấng đó;

� Thuận theo Thượng đế về những mẫu mực của phẩm hạnh của con người, xã hội và vũ trụ;

� Hướng về sáng tạo của bản năng.Ông Onisaburo trong quyển “God’ s teachings” cho

rằng Thượng đế đã dạy:“Ta sẽ thay đổi thế giới đầy hận thù, đố kỵ và bạo lực

nầy thành một thế giới tốt đẹp, trong đó con người sống hài hòa, hạnh phúc vĩnh viễn với nhau”.

Chính Bà Nao Deguchi dù không biết chữ, ngoài việc viết ra những mặc khải từ Thiêng liêng liên hệ đến thế giới vô hình, và viết ra những áng văn chuơng tuyệt tác mà không ai ngờ được, luận bàn về sự phê phán đời sống và xã hội vật chất hiện hành. Bà Nao đã mặc khải lời của Đấng USHITORA NO KONJIN, dạy rằng:

Con người phải thay đổi lối sống bằng sự tôn vinh giá trị con người� Con người sinh ra vốn bình đẳng, không phân biệt giai cấp hay giàu nghèo sang hèn�

Muốn tạo dựng một thế giới mới tốt đẹp đó, Oomoto giáo chịu ảnh hưởng của Thần đạo, có 4 qui định:

� Con người phải thanh khiết bằng sự thanh lọc trí não và thể xác.

� Con người phải lạc quan và đặc biệt tin tưởng điều tốt lành của Thiên ý (Divine Will).

� Chủ nghĩa tiến bộ là con đường thăng tiến xã hội; � Đoàn kết và hòa giải các sự phân hóa (dichotomies)

giữa tốt và xấu, giàu và nghèo, con người và thiên nhiên, con người và Thượng đế.

PHẦN MỘT: TÌM HIỂU TÔN GIÁO OOMOTO CỦA NHẬT BẢN

15

Do thực hành Bốn qui luật đó, con người có thể sống hòa hợp với vũ trụ và dẫn đến cuộc sống tốt đẹp của Tâm linh và thể xác.

Oomoto giáo chủ trương thế giới hiện tại sẽ cáo chung và một thế giới mới sẽ được khai sinh; trong đó, con người sống bình đẳng, sống hài hòa, thương yêu nhau vì tất cả con người đều có căn nguyên từ một nguồn gốc vĩ đại là Thượng đế, Chúa tể của Càn khôn vũ trụ.

ĐẤNG MIROKU (DI LẠC) sẽ giáng lâm để cai trị thế giới mới. Để kiến tạo thế giới Thánh đức nầy, mỗi con người đều phải Thanh khiết:

❒ Có Thanh khiết mới không hiềm khích hay ganh ghét nhau, trên thế giới sẽ không còn bạo lực vì con người biết thương yêu nhau. Mọi người sẽ cảm nhận tất cả đều có Cha chung là Thượng đế. Các tôn giáo vì có chung nguồn gốc là Thượng đế, nên sẽ không chống đối nhau, hay có ý đồ tiêu diệt lẫn nhau, vì trước đây do tinh thần cục bộ cứ cho Đạo mình mới đúng, còn Đạo khác là sai.

❒ Thanh khiết là lời dạy căn bản của Thượng đế. Con người có Thanh khiết mới đến được với Thượng đế, mới hiểu được lời dạy của Thượng đế, tức là hòa nhập được với Thượng đế.Nhân loại biết thương yêu nhau, vì có cùng một Cha

chung, nên không còn phân chia chủng tộc. Các tôn giáo không còn phân chia nhau vì tất cả đều có nguồn gốc là Thượng đế. Vì thế Oomoto giáo cho mình là Tôn giáo có sứ mạng mang lại hòa bình cho nhân loại. Oomoto giáo tôn vinh giá trị con người và xây dựng con người trở nên Thánh thiện. Khi toàn nhân loại đều trở nên thánh

PHẦN MỘT: TÌM HIỂU TÔN GIÁO OOMOTO CỦA NHẬT BẢN

16

thiện, tất cả sẽ sống hài hòa, thương yêu nhau, và không còn hận thù, bạo lực hay chiến tranh.

Chính Giáo chủ đời thứ ba là Bà Naohi Deguchi đã tích cực giáo huấn tín đồ thanh lọc cái Tâm và Linh hồn của mình, vì con người có Thanh khiết mới kiến tạo một nền hòa bình vĩnh viễn trên thế giới�

TIẾT 2� THÀNH LẬP OOMOTO GIÁO

Oomoto giáo bắt đầu bằng hai lần huyền diệu do các Đấng Thiêng liêng truyền dạy, một lần cho bà Nao Deguchi và một lần cho ông Kisaburo Ueda, rồi dạy hai người phải gặp nhau để lập một tôn giáo theo ý của Đấng Ushitora no Konjin.

I� ĐẤNG THIÊNG LIÊNG TRUYỀN DẠY CHO BÀ NAO DEGUCHI

Bà Nao Deguchi (1837 – 1918) quê quán ở một thành phố nhỏ ở Ayabe (Thị trấn Kyoto). Vào đêm 3 tháng 2 năm 1892 tức đêm giao thừa âm lịch, đã được một Đấng tự xưng là Ushitora no Konjin chọn lựa và truyền đạt lời mặc khải từ cõi Thiêng liêng. Lịch sử Oomoto giáo bắt đầu từ ngày đó.

Bà Nao Deguchi là một nông dân nghèo và dốt nát xuất thân từ gia đình bần cùng. Trong cuộc sống khốn khổ đó, những gì Bà kiếm được đều chi hết cho việc nuôi 5 đứa con và người chồng tàn tật. Trong quãng đời đói khổ cùng cực đó, Bà lại gánh thêm bất hạnh khác là chồng Bà và 3 con lớn đột ngột qua đời. Ban đầu, Bà Nao Deguchi là thợ dệt (Thành phố cổ Ayabe có nghĩa là nơi của những người thợ dệt), nhưng sau những biến cố của gia đình, Bà tự mưu sinh bằng việc lượm đá để nuôi bản

PHẦN MỘT: TÌM HIỂU TÔN GIÁO OOMOTO CỦA NHẬT BẢN

17

thân và 2 đứa con nhỏ nhứt còn sống sót. Năm 56 tuổi, một hôm Bà ngã bệnh, nằm mê mang chờ chết trong gần hai tuần lễ. Bà nằm mơ thấy đi vào một nơi cực kỳ nguy nga tráng lệ và gặp một Đấng Thiêng liêng rất cao trọng. Từ ngày đó, lúc nào Bà cũng cảm thấy thân xác Bà bị một vị Thần linh nhập vào cho Bà nói. Cho đến một ngày, vị Thần đó cho biết chính là Đấng Ushitora no Konjin, vị Thần cao nhất trong Càn khôn vũ trụ.

Đấng Ushitora no Konjin đến mặc khải cho Bà biết để giao trọng trách truyền bá mối Đạo 3000 năm trước.Qua giọng nói của Bà, Thần Ushitora no Konjin cho biết Ngài trở lại để thanh lọc và tái tạo thế giới nầy (to purify and reconstruct the world). Vị Thần đó chính là Thượng Đế, vì theo quan niệm của người Nhật có vô số vị Thần (Kami) và Thượng Đế là một vị Thần cao nhất tức là Thượng Đế (God)

Những lời mặc khải thiêng liêng xảy ra gần như hằng ngày, Đấng Ushitora no Konjin nói qua tiếng nói ồn ào của Bà Nao. Đấng Ushitora dạy Bà phải lập Đạo Oomoto. Sau cùng bà cầu nguyện với Đấng Ushitora no Konjin rằng sự truyền đạt ồn ào của Ngài làm Bà rối loạn, nên bà cần tìm cách khác để thông công với Ngài. Không lâu sau, Bà bắt đầu truyền đạt những lời nói, những lời tiên tri và những lời dạy của Ngài bằng cách tự động viết ra (automatic writing) tức chấp bút�

Dầu Bà không biết chữ, Bà dùng tay và bút lông tự động viết ra những gì mà chính Bà cũng không đọc được. Bà viết lên những việc siêu hình và cao xa, còn văn chương thì lưu loát, tuyệt tác. Nét chữ của Bà rất linh hoạt và đẹp phi thường làm mọi người ngạc nhiên, vì Bà vốn mù chữ.

PHẦN MỘT: TÌM HIỂU TÔN GIÁO OOMOTO CỦA NHẬT BẢN

18

Trong những ngày đầu, Bà rất khó khăn thuyết phục mọi người nghe theo những lời nói của Bà do mặc khải của Thiêng liêng là xác thật. Tuy nhiên việc chấp bút sau đó, thuyết phục được một số người tin, và bà Nao cũng nhận thấy rằng chính Bà có nhiều năng lực để lôi cuốn nhiều người theo. Sau năm 1895, nhờ sự gia tăng số người tin theo, Bà Nao trở thành người giảng dạy của tôn giáo Konkokyo. Nhưng số người theo Bà chỉ ở địa phương Ayabe mà thôi.

Từ 1892 đến 1919, Bà đã viết được 200.000 trang giấy từ những lời mặc khải thiêng liêng. Bà nhận được lời dạy của Thượng đế rằng thế giới hiện tại sẽ chấm dứt, một Đấng cứu thế (savior), là Miroku (Maitreya, Christ, Phật Di Lặc) sẽ xuống thế, và một thế giới mới được thiết lập như một vương quốc của Ngài�

II� ĐẤNG THIÊNG LIÊNG TRUYỀN DẠY CHO ÔNG KISABURO UEDA

KISABURO UEDA (1871–1948) là con trai trưởng của một nông dân trong làng gần Kameoka, ngày nay là một phần của Thành phố Kameoka. Sau khi cha chết, ông sống cuộc đời phiêu bạt trong nhiều năm. Vào một đêm nọ, lúc ông được 26 tuổi, một đám côn đồ đánh đập ông rồi bỏ cho chết ở trong một vựa lúa. Các bạn của ông biết được mang ông vào một nhà thờ gần nhất để chữa trị; tại đây nhờ sự mách bảo của Thần linh nên họ dẫn Ueda vào hang núi linh thiêng Takakuma (Thị trấn Kyoto).

Ueda qua mặc khải tiếp nhận sự chỉ dạy của Thiêng liêng rất nhanh chóng trong 7 ngày. Không giống như Bà Nao, Ueda có rất nhiều kinh nghiệm từ bản thân, nên nhờ sự chỉ dẫn đó mà ông tạo được năng lực sáng suốt huyền bí để đi vào thế giới tâm linh, để thấy được quá khứ, hiện

PHẦN MỘT: TÌM HIỂU TÔN GIÁO OOMOTO CỦA NHẬT BẢN

19

tại và vị lai của thế giới vật chất, lãnh vực của sự chết, và thế giới vô hình. Ông hiểu biết nhiệm vụ của mình trong sự cứu rỗi tâm linh của nhân loại trong thời đại nầy. Sau tuần lễ nhận được sự chỉ dạy đó, Ueda thử lôi cuốn một số người và có một ít thành công. Một thời gian không lâu sau đó, các Đấng Thiêng liêng hướng dẫn ông và bà Nao Deguchi gặp nhau.

TIẾT 3� CÁC ĐỜI GIÁO CHỦ CỦA OOMOTO GIÁOI� NAO DEGUCHI (1836–1918), NGƯỜI SÁNG LẬP TÔN GIÁO

OOMOTO�

CHÂN DUNG GIÁO CHỦ NAO DEGUCHI

PHẦN MỘT: TÌM HIỂU TÔN GIÁO OOMOTO CỦA NHẬT BẢN

20

Tuy nghèo khổ và mù chữ, bà Nao Deguchi nhận được mặc khải tử Thượng Đế dạy bà lập nền tôn giáo mới. Bà đã tiên đoán chính xác chiến tranh bùng nổ giữa Nhật và Trung quốc; cuộc chiến giữa Nhật và Liên Xô; và hai thế chiến I, II.

II� ONISABURO DEGUCHI (1871–1948)

CHÂN DUNG NGÀI ONISABURO DEGUCHI

Ông là nhà lãnh đạo tinh thần của Thần đạo và Oomoto giáo. Ông đã chấp bút và viết lại những gì bà Nao được mặc khải để phổ biến rộng rãi. Những gì Ông tiên tri về nước Nhật được xem là chính xác đến 98%.

Vào đầu năm 1900, Ueda đã 29 tuổi kết hôn với con gái út của bà Nao là cô Sumiko (1882–1952), lúc đó 19

PHẦN MỘT: TÌM HIỂU TÔN GIÁO OOMOTO CỦA NHẬT BẢN

21

tuổi, rồi Ông lấy tên là Onisaburo Deguchi, và trở thành người đồng sáng lập Oomoto giáo. Từ lúc đó, Bà Nao và ông Onisaburo Deguchi làm việc chung nhau tích cực để truyền bá lời dạy của Đấng Ushitora no Konjin và xây dựng một tổ chức tôn giáo để hoàn thành mục đích của Ngài đề ra. Oomoto từ đó được thành lập dựa vào những chấp bút (ofudesaki) của Bà Nao và những kỹ thuật thông công thế giới vô hình của ông Onisaburo.

Theo lời dạy của Đấng Ushitora no Konjin, người lãnh đạo của Giáo hội Oomoto giáo sẽ luôn luôn là phái Nữ của dòng họ Deguchi:

� Giáo chủ đầu tiên là bà Nao Deguchi (1837–1918) � Giáo chủ thứ hai là con gái út của Bà Nao, tức vợ của

Ngài Onsaburo Deguchi, là Bà Sumiko Deguchi (1882–1952).

� Giáo chủ thứ ba là con gái lớn của Bà Sumiko và Ngài Onisaburo. Đó là Bà Naohi Deguchi (1902–1990).

� Giáo chủ đời thứ tư là con gái của Bà Naohi, tên Kiyoko Deguchi (1935–2001).

� Cháu 3 đời của Bà Nao Deguchi là Bà Kurenai Deguchi là Giáo chủ đời thứ năm (sanh năm 1956, được tấn phong ngày 24/4/2001).Năm 1917, Ông Onisaburo bắt đầu xuất bản 7 quyển

“Oomoto Shinyu”(Divine Revelations, Những mặc khải Thiêng liêng), sách nầy diễn giải những bản viết của Bà Nao. Từ 1921 Ông Onisaburo rút tỉa kinh nghiệm của ông học hỏi ở Núi Takakuma, viết quyển “Tales from the Spiritual world” (Những mẩu chuyện từ thế giới tâm linh), với mục đích cửu rỗi nhân loại, gồm 83 quyển trong 81

PHẦN MỘT: TÌM HIỂU TÔN GIÁO OOMOTO CỦA NHẬT BẢN

22

tập. Năm 1925, ông Onisaburo đổi tên Oomoto thành “NHÂN LOẠI ÁI THIỆN HỘI”.

Những bài viết của Bà Nao do chấp bút được gọi là “Ofudesaki”, có nghĩa là viết từ bút lông (from the tip of the brush), và được sưu tập như một trong những Thánh kinh của Oomoto giáo... Những sách nầy được gọi là

“Oomoto Shinyu”Quyển thánh kinh khác là “Reikai Monogatari” của

Ông Onisaburo.

TIẾT 4� TỔ CHỨC CỦA OOMOTO GIÁO

Oomoto giáo có 2 Thánh địa là Ayabe và Kameoka. � Cơ sở Baisho-en ở Ayabe (nơi Bà Nao nhận những

mặc khải của Thượng đế), là trụ sở đầu não tinh thần, là trung tâm của nghi lễ và tôn giáo của Oomoto;

� Cơ sở Ten’on- kyo ở Kameoka là trụ sở đầu não về hành chánh, giáo dục, là trung tâm truyền bá những mặc khải Thiêng liêng (Divine teachings).

Người tín đồ Oomoto tin tưởng Vị lãnh đạo tinh thần (Giáo chủ) của họ trực tiếp thông công với cõi vô hình. Căn cứ vào đó, Vị nầy giải thích những lời dạy của Thượng Đế phù hợp với những hoàn cảnh hiện nay (xã hội, chính trị). Vị Lãnh đạo tinh thần tham dự tích cực hầu hết những nghi lễ lớn nhỏ suốt trong năm. Vị Lãnh đạo Hành chánh, với sự giúp đỡ của một số ít người trong Ban chỉ huy, và nhiều người tình nguyện, thực hiện những giải thích của Vị Lãnh đạo tinh thần qua các chương trình hoạt động và chánh sách của Giáo hội.

PHẦN MỘT: TÌM HIỂU TÔN GIÁO OOMOTO CỦA NHẬT BẢN

23

Số tín đồ phần nhiều ở Kameoka, một số ở Ayabe, số còn lại thuộc trụ sở giáo hội ở Tokyo. Oomoto có nhiều chi nhánh khắp nước Nhật, độ 60 chi nhánh; có chỗ có vài chục gia đình, có chỗ có hàng trăm gia đình. Mỗi chi nhánh có một người đứng đầu là đàn ông hoặc đàn bà phục vụ với tư cách tình nguyện.

Mỗi chi nhánh giữ nhiệm vụ hàng tháng gọi là Tsukinamisai, phục vụ cho giáo hội nói chung, và cho các Đoàn Thanh niên, Thiếu nhi, Phụ nữ, Trung niên và Lão niên.

Oomoto không có Giáo sĩ chuyên nghiệp. Những công nhân góp nhiều thì giờ đảm nhận nhiệm vụ Giáo sĩ. Nam, Nữ, Thiếu niên sẵn sàng học giáo lý và nghi lễ, và thực hành việc Giáo sĩ. Phần nhiều các chi nhánh có nhiều tín đồ phục vụ tình nguyện nhiệm vụ Giáo sĩ trong công việc hàng tháng, đám cưới, đám tang và các nghi lễ khác.

PHẦN HAI: TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI

24

PHẦN HAI: TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI

25

PHẦN HAI: TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI

TIẾT 1� TÔN CHỈ ĐẠO CAO ĐÀI

Tôn chỉ là nguyên tắc chánh yếu để một đoàn thể theo đó hoạt động. Tôn chỉ của Đạo Cao Đài là: Tam Giáo qui nguyên, Ngũ Chi phục nhứt.

Tam giáo qui nguyên là ba nền tôn giáo trở về gốc. Cái gốc đó là chơn lý tuyệt đối hằng hữu, thường gọi là Thượng Đế. Tam giáo gồm: Nho, Thích, Đạo, tức là Nho giáo hay Khổng giáo, Thích giáo hay Phật giáo, Đạo giáo còn có tên là Lão giáo hay Tiên giáo.

Ngũ Chi phục nhứt là năm nhánh đạo trở lại thành một. Một đó là Đại Đạo, Một đó cũng là Thái Cực. Ngũ Chi tức là Ngũ Chi Đại Đạo, năm nhánh của nền Đại Đạo, gồm: Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo.

Chữ NGUYÊN là gốc và chữ NHỨT là một, đều chỉ Đấng Thượng Đế, vì Ngài là gốc của các nền tôn giáo và là ngôi Thái Cực tuyệt đối.

Tôn chỉ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay Đạo Cao Đài là đem ba nền tôn giáo (Nho, Thích, Đạo) trở về nguồn gốc của nó và đem năm nhánh đạo trên toàn thế giới hợp lại thành một nền Đại Đạo duy nhứt.

Đây là một công cuộc vĩ đại của Đức Chí Tôn, phục hưng toàn bộ chơn truyền của tất cả tôn giáo, lập thành một hệ thống giáo lý mới và triết lý mới phù hợp mức tiến hóa cao của nhơn sanh và dung hợp được tất cả các

PHẦN HAI: TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI

26

triết lý cũ.Đức Chí Tôn đến qui nguyên Tam giáo, hiệp nhứt

ngũ chi như thế nào? Dưới đây xin trích một đoạn trong bài diễn văn của Đức Phạm Hộ Pháp giảng dạy (In sau quyển Pháp Chánh Truyền Chú Giải).

“Khi khai Thánh Giáo bên Thái Tây thì Chí Tôn đã nói trước rằng: Còn nhiều chuồng Chiên, Người sẽ đến đem về làm một. Lời tuyên ngôn ấy nghĩa là còn nhiều Đạo đương nuôi nấng ung đúc tinh thần của con cái Chí Tôn, đặng chờ ngày Người đến hiệp chung lại một, lời ấy ngày nay đã quả. Các chuồng Chiên Thiêng Liêng của Chí Tôn là:

� PHẬT ĐẠO có Bà La Môn (Brahmanisme), Thích Ca Mouni (Cakyamuoni), Pythagore Giáo.

� TIÊN ĐẠO thì là Lão Tử Giáo, Dương Châu, Mặc Địch, Vạn Pháp, Bàn Môn cho tới Thầy Pháp, Thầy Phù, bóng, chàng, đồng cốt, v.v...

� THÁNH ĐẠO thì là Thiên Chúa Giáo (Christianisme), Gia Tô (Catholicisme), Tin Lành (Protestantisme), Hồi Hồi (Islam, Mahométantisme).

� THẦN ĐẠO có Trung Huê Phong Thần, Hi Lạp Phong Thần và Ai Cập Phong Thần (Mythologie Chinoise, Grecque et Egyptienne).

� NHƠN ĐẠO có Socrate, Esobe, Platon, v. v. ở Hi Lạp, Khổng Phu Tử (Confuciannisme), Mạnh Tử (Mentius),….Trước khi đến khai Đạo đặng hội hiệp các Tôn Giáo

lại làm một, thì Người đã sai các Đấng Thiêng Liêng cao trọng hạ trần mà bày ra các Hội Giáo Đạo Đức, đặng thức tỉnh trước nhơn sanh như là:

PHẦN HAI: TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI

27

� HỘI THÔNG THIÊN HỌC khảo cứu Thiên Đạo Giáo (Société theophysique).

� Hội Khảo cứu triết lý Phật Đạo (Société des recherches sur la philosophie bouddhique).

� Hội Thần kinh và tâm lý triết học (Société Psychique). � THẦN LINH HỌC (le spiritisme), v. v...

Có nhiều hội giáo đã lập thành trót trăm năm trước khi mở Đạo, đặng dạy lần cho vạn quốc rõ thấu Chánh Truyền. Ngày nay Thầy mới đến lập một cái Cao Đài, nghĩa là đền thờ cao hay là đức tin lớn tại thế nầy (la haute église ou la plus grande foi du monde) làm nên nền Đạo...”

Các mối đạo đó chỉ là những phương tiện, như cái thang bắc lên mây xanh, để con người biết lối trèo lên từ từ mà trở về quê xưa cảnh cũ. Đức Chí Tôn dạy:

“Vốn từ trước, Thầy lập ra Ngũ Chi Đại Đạo là: Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo. Tùy theo phong hóa của nhơn loại mà gầy Chánh giáo, là vì khi trước Càn vô đắc khán, Khôn vô đắc duyệt, thì nhơn loại duy có hành đạo nội tư phương mình mà thôi. Còn nay, nhơn loại đã hiệp đồng, Càn khôn dĩ tận thức, thì lại bị phần nhiều đạo ấy mà nhơn loại nghịch lẫn nhau, nên Thầy mới nhứt định qui nguyên phục nhứt” (TNHT)

Đây là thời Tam Kỳ Phổ Độ, là giai đoạn Vạn thù qui nhứt bổn (Muôn sai biệt trở về một gốc). Đức Hộ Pháp đọc diễn văn tại Tòa Thánh ngày 14–2–Mậu Thìn (dl 5–3–1928), thuyết giảng về Ngũ Chi phục nhứt như sau:

“Với các Nguyên nhân thì Ngũ Chi tỉ như một cái thang năm nấc bắc cho mình leo lên địa vị ngang bực cùng Thầy, tức là Phật phẩm đó vậy. Chưa ai nhảy một nhảy mà

PHẦN HAI: TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI

28

lên cho tới tầng lầu 5 thước bề cao, mà như ai để sẵn một cái thang năm nấc, mình có thể lần lần mà leo lên đặng. Thầy hiệp Ngũ Chi đặng làm một trường học năm lớp cho mình tu luyện, chẳng khác một trường học phàm kia vậy, lần lần bước đến đặng đoạt thủ địa vị của mình. Hễ ngồi đặng phẩm nào thì địa vị mình nơi ấy, chẳng ai còn tranh giành ngược ngạo không nhìn nhận cho được.

� Mình là người tức có sẵn Nhơn phẩm, mình mới luyện Nhơn hồn theo gương của chư Thần mà chúng ta thờ phụng đó, thì tức nhiên cũng đoạt đặng đức tánh của chư Thần mà làm Thần vị của mình.

� Đặng Thần vị rồi, lại xem gương của các Thánh mà tu luyện Thần hồn của mình cho đặng Thánh đức, tức nhiên cũng đoạt được Thánh vị vậy.

� Đặng Thánh vị rồi, cũng luyện Thánh hồn mình theo tánh đức của chư Tiên mà đoạt đặng Tiên vị.

� Khi biết mình đã vững nơi Tiên vị rồi thì mình cũng cứ đào luyện Tiên hồn của mình theo gương chư Phật mà gấm ghé vào Phật vị.Tưởng như có kẻ hỏi: Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật

xa cách với người như Trời với Đất, khác nhau kẻ tục người thanh thì thế nào người phàm mong mỏi leo lên phẩm vị ấy cho xứng đáng? Ta lại đáp như vầy:

� Những Vật chất có một điểm Thảo mộc hồn. Như cây bông đá đó vậy.

� Thảo mộc có một điểm Thú hồn, như cây mắc cở. � Thú hồn có một điểm Nhơn hồn, như loài cầm điểu

thì có: két, cưởng, nhồng; tẩu thú thí có: chó, ngựa, khỉ; còn ngư thú có: cá ông đó vậy.

PHẦN HAI: TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI

29

� Nhơn hồn có Thần hồn đã đành, chẳng cần phải giải. � Thần hồn có Thánh hồn, Thánh hồn có Tiên hồn, Tiên hồn có Phật hồn.

Ấy vậy, nơi mình chúng ta đã có sẵn một điểm Thần, Thánh, Tiên, Phật hồn. Nếu ta biết làm cho chơn hồn tăng tiến lên hoài cho tới phẩm vị Tiên, Phật thì phải tập luyện tu hành và đắc kỳ truyền mới đặng.”

Ngũ Chi Đại Đạo lập thành năm nấc thang tiến hóa từ thấp lên cao, nghĩa là một chương trình học tập năm cấp lớp (Nhơn, Thần, Thánh, Tiên, Phật), có mục đích đưa người tu lần lần tiến lên đến tột đỉnh phẩm vị thiêng liêng, hiệp nhập vào khối Đại Linh Quang của Thượng Đế. Chương trình năm cấp lớp nầy thể hiện giáo lý thuần nhứt của Đại Đạo mà bất cứ người tu nào muốn phản bổn hoàn nguyên đều phải trải qua năm cấp học ấy.

Đức Chí Tôn ủy quyền cho Đức Phật Di-Lạc thực hiện cơ qui nhứt trong Đại Hội Long Hoa mà Phật Di-Lạc là Giáo chủ. Đó là cơ vạn giáo qui nhứt, không riêng gì Tam giáo, để lập đời Thánh đức, đại đồng huynh đệ. Đức Phật Di-Lạc sẽ thâu các đạo hữu hình làm một mối. Những người nào không đủ trình độ vào đời Thánh đức sẽ bị loại bỏ trong công cuộc qui hiệp và phán xét vĩ đại nầy.

TIẾT 2� LỊCH SỬ THÀNH LẬP TÔN GIÁO CAO ĐÀI

Lịch sử của đạo Cao Đài gắn liền với sự phổ biến Cơ bút tại Việt Nam đầu thế kỷ XX. Có thể nói, Cơ bút là nền tảng căn bản cũng như mọi yếu tố liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của tôn giáo Cao Đài từ quá khứ đến hiện tại, từ việc thu nhận tín đồ, phong chức sắc, ban hành luật đạo, các nghi thức cúng tế, phẩm

PHẦN HAI: TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI

30

phục, kinh điển, thậm chí đến các thiết kế cơ sở thờ tự cũng được thông qua bởi hình thức Cơ bút. Hai hình thức Cơ bút ảnh hưởng đến sự ra đời của tôn giáo Cao Đài là thuật Xây (xoay) Bàn (la table tournante) theo thuyết Thông linh học (Spiritisme) của Allan Kardec đến từ Pháp, và Đại ngọc cơ (大 玉 機) xuất xứ từ Trung Quốc.

I� NGƯỜI MÔN ĐỆ ĐẦU TIÊN

Đạo Cao Đài được thành lập chánh thức từ năm Bính Dần (1926), nhưng từ 6 năm trước đã có một người thờ phụng Đấng Cao Đài: đó là ông Đốc Phủ Ngô Văn Chiêu. Ngài Ngô Văn Chiêu (1878 – 1932) ra đời vào ngày 7 tháng Giêng Mậu Dần (28–2–1878), con của cụ ông Ngô

PHẦN HAI: TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI

31

Văn Xuân và cụ bà Lâm Thị Quí (1858 – 1919).Là Quận Trưởng hành chánh vào năm 1919 tại Phú

Quốc, Ngài Ngô Văn Chiêu sống cuộc đời hiền đức theo đúng điều luật chặt chẽ của Lão giáo. Địa phương hẻo lánh ấy lại thích hợp với đời sống tu hành. Thỉnh thoảng nhờ những đồng tử nhỏ tuổi, từ 12 đến 15 tuổi, ông Phủ Chiêu tổ chức các đàn cơ Cầu Tiên, nhận được những giáo huấn cần thiết cho sự tiến hóa tâm linh. Trong số những Đấng tiếp xúc được, có một Đấng tự xưng là “Cao Đài”. Trong những năm 1921 đến 1924, ông đã thông qua cơ bút để học Đạo với Đức Cao Đài. Sau đó, ông truyền bá cho nhóm bạn hữu công chức tại Sài Gòn, nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi một nhóm tu tập tịnh luyện, chứ chưa phát triển thành một Tôn giáo.

II� NHÓM CAO–PHẠM

Cùng giai đoạn này, một nhóm công chức khác gốc Tây Ninh làm việc trong chính quyền thực dân Pháp ở Sài Gòn, chịu ảnh hưởng của phong trào Thông linh học gồm Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang và Phạm Công Tắc

Các vị này thường xuyên tổ chức cầu cơ hoc hỏi về thế giới vô hình. Do các thành viên ban đầu mang họ Cao và họ Phạm, nên còn được gọi là nhóm Cao – Phạm. Nhóm còn có một thành viên nữ là bà Nguyễn Thị Hiếu, tức Hương Hiếu, vợ ông Cao Quỳnh Cư. Nhóm này tiếp xúc với Thượng đế qua danh hiệu AĂÂ vào khoảng tháng 7 năm 1925. Nhóm xây dựng nền tảng giáo lý riêng và phát triển thêm nhiều người, quan trọng nhất là việc thu nhận thêm ông Lê Văn Trung, cựu Nghị viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, người sau này giữ vai trò quan trọng trong

PHẦN HAI: TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI

32

việc phát triển đạo Cao Đài.

HÌNH BA ÔNG CAO QUỲNH CƯ, PHẠM CÔNG TẮC, CAO HOÀI SANG KHỞI SỰ XÂY BÀN NGÀY 06 THÁNG 6 NĂM ẤT SỬU.

III� HỢP NHẤT KHAI ĐẠO

Ngày 24–12–1925, nhân dịp Lễ Noel, Đấng thiêng liêng giữ nặc danh dẫn dắt bấy lâu, nay tiết lộ với các vị phò cơ rằng: Ngài là Đấng Thượng Đế đến dưới tên gọi là Cao Đài để truyền dạy chơn lý tại nước Việt Nam.Đấng Cao Đài gởi quí ông Trung, Cư, Tắc đến gặp ông Phủ Chiêu và xem ông như là Anh Cả. Về phía ông Phủ Chiêu, ông đã được Đấng Cao Đài cho biết trước, nên

PHẦN HAI: TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI

33

tiếp đón ba vị khách trên một cách thân ái. Cái hạt nhân của Đạo Cao Đài được hình thành gồm 12 người, tất cả đều có học thức và phần lớn đều là công chức trong các cơ quan hành chánh tại Sài Gòn.

Đạo Cao Đài thoát khỏi phạm vi giới hạn nhỏ hẹp, truyền bá khắp trong dân chúng vào đầu năm Bính Dần (1926). Ông Phủ Chiêu, quen với cảnh sống cô tịch, cảm thấy trái ý bởi sự qui tụ đông đảo tín đồ, làm cho ông lo lắng. Là một công chức cao cấp, ông quyết định từ đây lánh xa phong trào tôn giáo lớn mạnh nầy. Ngài Lê Văn Trung được Đấng Cao Đài chỉ định thay ông Phủ Chiêu vào cuối tháng tư năm 1926.

Tôn giáo mới phát triển rất nhanh vì được dân chúng tiếp nhận nồng nhiệt. Lo lắng cho hoạt động giữa thanh thiên bạch nhựt và giữ trong giới hạn của phạm vi pháp luật nghiêm nhặt, các nhà lãnh đạo đưa ra một Tuyên ngôn chánh thức có 28 người ký tên, được gởi ngày 7–10–1926 đến ông le Fol, Thống Đốc Nam Kỳ. Đính kèm theo Tuyên ngôn nầy là danh sách các tín đồ ký tên gồm 247 người hiện diện trong buổi lễ công nhận sự hiện hữu chánh thức của Đạo Cao Đài.

Lễ Khai Đạo, diễn ra trong ba ngày: 14, 15 và 16 tháng 10 âm lịch của năm Bính Dần (dl 18, 19, 20–11–1926) tại chùa Từ Lâm Tự ở Gò Kén (Tây Ninh). Toàn Quyền Đông Dương, cũng như Thống Đốc Nam Kỳ và các viên chức cao cấp của Pháp và Việt đều được mời dự lễ.

Sau 4 năm hiện hữu, Đạo Cao Đài đã có nửa triệu tín đồ. Mặc dầu có rất nhiều trở ngại gieo rắc trên đường đi, họ luôn luôn tiếp tục tiến bước và đắc thắng đến mục đích mà Đấng Thượng Đế đặt ra cho họ: Sự phục hưng

PHẦN HAI: TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI

34

nhơn loại trong nền hòa bình thế giới.

TIẾT 3� GIÁO LÝ TÔN GIÁO CAO ĐÀI

– Cao Đài là danh xưng tượng trưng của Thượng Đế. Ý tưởng của các tín đồ về đức tin mới là Đấng Thượng Đế, theo lời giáo hóa về sự tiến bộ tinh thần của loài người, được tinh tế hơn xưa, Thượng Đế lần nầy thể hiện qua các đồng tử, không muốn ban cho một người nào nơi cõi trần cái đặc ân sáng lập Đạo Cao Đài.

– Cái hình thức biểu hiện mới của Đấng Thượng Đế chứng tỏ rằng tôn giáo đặt dưới quyền thống trị của vị sáng lập trần thế, không thích hợp tính cách đại đồng.

Thuở xưa, các dân tộc không hiểu biết nhau, thiếu các phương tiện vận chuyển, Ta (Đấng Thượng Đế) thiết lập trong các thời kỳ khác nhau năm nhánh của Đại Đạo (gọi là Ngũ Chi Đại Đạo) gồm:

� Nhơn đạo: Khổng giáo. � Thần đạo: Khương Thái Công, thờ các vị Thần. � Thánh đạo: Thiên Chúa giáo. � Tiên đạo: Lão giáo. � Phật đạo: Phật giáo.

Mỗi Chi Đại Đạo dựa trên tập quán và phong tục của mỗi giống dân được đặc biệt kêu gọi để hành đạo.Ngày nay, tất cả những phần đất của thế giới đã được khai phá; nhơn loại hiểu biết nhau hơn, và cùng khao khát một nền hòa bình thật sự. Nhưng vì có nhiều tôn giáo nên nhơn sanh luôn không sống trong sự điều hòa người nầy với người khác. Cho nên, Ta quyết định qui hiệp tất cả tôn giáo thành một mối duy nhứt để đem trở về một

PHẦN HAI: TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI

35

khối thống nhứt nguyên thủy. Hơn nữa, giáo lý của các tôn giáo, trải qua nhiều thế kỷ, đã bị biến thể bởi chính các vị lãnh nhiệm vụ truyền giáo; đến mức mà ngày nay, Ta nhứt định chính mình Ta đến với các con để chỉ dạy con đường phải theo...

Trong Thánh giáo ngày 13–1–1927, Đức Lý Thái Bạch còn nói thêm:

“Các huynh đệ thân mến, Chúa Jésus nhân từ đã đến với các bạn để vạch ra con đường Thánh thiện cho các bạn. Hãy cố gắng đi theo đường ấy để sau nầy có được sự bình an của tâm hồn. Hãy bước tới mỗi ngày một bước mau lẹ trong tình thương yêu của Thượng Đế. Hãy đoàn kết, hãy thương yêu nhau người nầy người khác, hãy giúp đỡ lẫn nhau. Đó là Thiên điều.

“ Vào lúc nầy, nơi mà mỗi người bị bắt buộc chịu đựng nỗi khổ sở, nếu người nào chỉ nghĩ đến lợi lộc cá nhân, nếu người nào tìm cách gieo đau khổ và phiền não, người đó sẽ mạo hiểm bị lôi cuốn vào trong dòng thác địa ngục, nơi đây, cái hung dữ sẽ bẻ gãy cuộc sống và làm hoen ố tâm hồn.”

Sự thật, Đạo Cao Đài hay Đại Đạo là một tôn giáo giản dị nhứt hiện nay khi nói về việc hành đạo và sự thờ cúng. Tôn giáo mới nầy chỉ đòi hỏi các tín đồ mỗi ngày tụng kinh cầu nguyện Đấng Cao Đài, hoặc tại nhà của họ, hoặc trong Thánh Thất.

Giáo lý của Đạo Cao Đài không chỉ nhằm mục đích hoà hợp các tín ngưỡng tôn giáo, mà còn thích nghi với tất cả mức độ tiến hóa của tâm linh.

1. Về phương diện đạo đức:

PHẦN HAI: TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI

36

Giáo lý Đạo Cao Đài nhắc nhở con người có bổn phận đối với chính mình, đối với gia đình, đối với xã hội, ấy là một gia đình mở rộng, kế đó đối với nhơn loại, gia đình thế giới;

2. Về phương diện Triết học:Giáo lý Đạo Cao Đài truyền dạy sự khinh thường

danh vọng, sự giàu có, sự xa hoa, là sự giải thoát khỏi những nô lệ vật chất, để tìm tòi trong tâm linh sự yên tĩnh của tâm hồn;

3. Về phương diện văn hóa:Giáo lý Đạo Cao Đài khuyên nhủ sùng bái Thượng

Đế, Đại Từ Phụ của tất cả chúng ta, tôn thờ các Đấng chơn linh thượng đẳng vốn tạo nên hệ thống trật tự oai nghiêm trong thế giới huyền bí. Chấp nhận sự thờ cúng tổ tiên theo truyền thống dân tộc, bài trừ việc cúng bằng các thứ thịt thú vật, cũng như giấy vàng mã;

4. Về phương diện tâm linh:Giáo lý Đạo Cao Đài xác nhận sự đồng ý với các

tôn giáo khác về các hệ thống triết học tâm linh và tâm lý; sự hiện hữu của linh hồn và sự tồn sinh của nó nơi thể xác; sự tiến hóa của linh hồn bởi sự đầu thai chuyển kiếp liên tiếp; cái kết quả sau khi chết của các hành vi của con người định bởi luật Nhân quả.

5. Về phương diện truyền giáo:Đạo Cao Đài truyền đạo cho các tín đồ xứng đáng

những giáo huấn mặc khải mà nó cho phép, bởi quá trình tiến hóa tâm linh, đạt đến sự hưởng thụ toàn phúc.

Tất cả tín đồ Đại Đạo, Chức sắc hay Đạo hữu, phải

PHẦN HAI: TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI

37

nhận nhiệm vụ khó khăn là đem linh hồn đến Thượng Đế, ghi khắc vào trí não những Thánh giáo của Đấng Cao Đài, dựa trên lòng yêu mến điều thiện và sự tôn thờ chơn lý. Sự khải thị dạy cho chúng ta biết rằng Thượng Đế đã đặt định một Chơn linh hướng dẫn và gìn giữ cái mạng sống của con người. Cái Chơn linh ấy rất vô tư, có sứ mạng không ngừng liên lạc với các Đấng trọn lành nơi hệ thống thượng đẳng (Ngọc Hư Cung) để trình bày trước Tòa Phán xét một bản báo cáo chi tiết về tất cả hành động tốt xấu. Đó là bản báo cáo tất cả việc làm của con người, gồm những công đức và tội lỗi, không thể tránh khỏi bị xử trí bởi luật Quả báo luân hồi. Hơn nữa, Chơn linh ấy được giao phó gìn giữ chúng ta, mà còn có sứ mạng dạy bảo khuyên nhủ chúng ta. Trong ngôn ngữ nghèo nàn và thiếu thốn của con người, người ta gọi Chơn linh ấy là Lương tâm. Ngay trước khi chúng ta tìm cách lừa dối kẻ khác bằng những lời nói dối, chúng ta đã lừa dối Lương tâm của chúng ta, nghĩa là lừa dối Chơn linh ấy. Chơn linh ấy ghi chép không những tất cả việc làm mà còn tất cả lời nói của chúng ta, cả khi chưa thực hành. Bởi vì, dưới mắt của các Đấng trong Tòa Phán xét, những tội lỗi của lời nói cũng đáng bị trừng phạt như lúc hành động. Như vậy, chúng ta cần phải thật cẩn thận trong lời nói cũng như trong hành động.

GIÁO CHỦ TÔN GIÁO CAO ĐÀI LÀ AI?

Vì ĐấngThượng Đế không muốn trên thế gian nầy, một người nắm tất cả quyền hành thiêng liêng, nên Ngài chia quyền hành ấy ra làm hai và giao phó cho hai Chức sắc cao cấp nhứt là Giáo Tông và Hộ Pháp.

PHẦN HAI: TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI

38

1. GIÁO TÔNG: cầm quyền chưởng quản Cửu Trùng Đài. Cửu là 9, Trùng là từng trời, Đài là lầu đài (Chín bực của hệ thống đẳng cấp thiêng liêng, tượng trưng 9 từng trời).

2. HỘ PHÁP: đảm nhận Tư pháp của Đạo, trông nom việc áp dụng luật pháp, và là chưởng quản Hiệp Thiên Đài (nơi liên lạc giữa Thượng Đế và Nhơn loại). Hiệp là hợp lại, Thiên là trời. Trời hiệp với Người hay là Người hiệp với Trời.

GIÁO TÔNG CỦA ĐẠO CAO ĐÀI

Khi Đức Chí Tôn dự định phong Ngài Chiêu vào phẩm Giáo Tông thì Quỉ Vương đòi thử thách Ngài Chiêu. Sau 5 ngày thử thách, Ngài Chiêu thua nên đành mất ngôi Giáo Tông.

Ngài Ngô Văn Chiêu được Đức Chí Tôn dùng huyền diệu để thu phục đức tin của Ngài dưới nhiều hình thức, để rồi sau đó từ từ dẫn dắt Ngài qua những khúc quanh tu hành như sau:

� Ăn chay 10 ngày mỗi tháng. � Ba năm trường trai. � Chấp nhận gọi Tiên Ông bằng Thầy. � Thờ Thiên Nhãn. � Công phu khổ hạnh. � Chấp nhận làm anh cả trong một nhóm nhỏ bạn

đạo chưa thành hình tổ chức tôn giáo (vai trò trưởng nhóm).Sáu biến cố lớn ấy trong cuộc đời Ngài, Ngài đều qua

được tâm thức chuyển biến theo kịp lời dạy dỗ của Đức

PHẦN HAI: TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI

39

Chí Tôn, hành động thuận theo Thiên ý. Nhưng tới khúc quanh chót là phải làm Giáo Tông, nghĩa là anh cả toàn thể khối lớn tín đồ Cao Đài đang tổ chức thành hình một tôn giáo với đủ mọi thành phần xã hội, đủ mọi xu hướng chính trị và tâm lý khác nhau vô cùng phức tạp và thường xuyên bị chính quyền Pháp theo dõi, đe dọa về an ninh cá nhân thì Ngài cương quyết từ chối. Ngài trở lại nếp sinh hoạt tịnh luyện, thiền định mà Đức Chí Tôn đã ban bố đầy đủ ân huệ nhiệm mầu cho Ngài trong giai đoạn trước và tìm thấy nơi đó một sự bằng an giải thoát với ý niệm rằng Đạo Cao Đài có phần vô vi do Ngài chưởng quản, còn phần phổ độ để cho nhóm người khác lo liệu cũng được, Ngài không can dự vào.

Con đường phổ độ với những phiền não về nhơn tâm và khó khăn về an ninh cá nhân đã làm mất đi sự bằng an trong tâm của Ngài, khiến Ngài mất đức tin nơi Thánh giáo của nhóm đồng tử Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư thông công, đang thúc đẩy Ngài đến chỗ sẽ gặp nhiều phiền não khó khăn. Ngài chọn giải pháp tạ từ ngôi Giáo Tông, từ chối lãnh trách nhiệm anh cả của toàn thể khối tín đồ Cao Đài đã hình thành một tôn giáo và sống một cách chân thành với sự hiểu biết của trí não Ngài rằng con đường Ngài đang chọn như thế là đúng đắn nhất.

Nói tóm lại, nếu Ngài nhận làm Giáo Tông Đạo Cao Đài, phiền não sẽ đến với Ngài nhiều hơn, bởi Ngài phải gánh vác thêm một khối nghiệp lực của chúng sanh trên vai và nếu Ngài hoàn thành được sứ mạng cao cả ấy, y như lời phú thác của Đức Chí Tôn thì công đức của Ngài sẽ vinh diệu hơn và Thượng Đế tính nơi Ngài sẽ tỏ rạng hơn.

Lời phú thác ấy như sau: “Chiêu! Bữa trước hứa

PHẦN HAI: TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI

40

lời truyền Đạo cứu vớt chúng sanh, nay phải y lời mà làm chủ mối Đạo dìu dắt cả môn đệ Ta vào đường đạo đức đến buổi chúng nó thành công, chẳng nên tháo trút, phải thay mặt Ta mà dạy dỗ chúng nó».

� (Trích Lịch Sử Ngô Văn Chiêu. Phái Chiếu Minh, xuất bản 1962. Tr. 40)

Ngày 25–4–1926, Ngài Chiêu tự ý tách riêng ra và sau đó xuống Cần Thơ lập Chi phái Chiếu Minh. Ngài Ngô văn Chiêu sau đó đã thành lập ở thành phố Cần Thơ một chi phái dựa vào Đấng CAO ĐÀI TIÊN ÔNG và Thần linh học. Ngài Chiêu mất năm 1932.

Ngày mồng 3 tháng 10 năm Canh Ngọ (22–11–1930), Đức Lý Giáo Tông cùng Đức Phạm Hộ pháp ban hành Đạo nghị đinh thứ nhì giao cho Thượng Đầu sư Lê Văn Trung giữ chức Quyền Giáo tông.

“Ban quyền hành cho Thượng Đầu Sư thay mặt cho Lão mà thi hành các phận sự Giáo Tông về phần xác, còn phần Thiêng Liêng có Lão.”

Nghị Ðịnh nầy được ban hành ngày Rằm tháng 10 năm Canh Ngọ. Luật công cử Giáo Tông được qui định trong Pháp Chánh Truyền như sau:

“Còn Giáo Tông thì hai phẩm Chưởng Pháp và Đầu Sư tranh đặng, song phải chịu cho toàn môn đệ công cử mới đặng. Kỳ dư Thầy giáng cơ ban thưởng mới ra khỏi luật ấy”.

Tờ báo Le Populaire Bình Dân (xuất bản tại Sài Gòn ngày 18–11–1935) loan tin:

“Nhơn dịp lễ kỷ niệm ngày mất của Ngài Lê Văn Trung, Quyền Giáo Tông (Pape intérimaire) của Đạo Cao Đài, Tòa

PHẦN HAI: TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI

41

Thánh Tây Ninh tổ chức đại lễ trong ba ngày: 8, 9 và 10 tháng 11 vừa qua, có hơn 5 ngàn tín đồ dự lễ. Một Đại hội gồm Hội Nhơn Sanh và Hội Thánh được tổ chức vào hai ngày 11 và 12 tháng 11 để giải quyết vấn đề khó khăn là tìm người thay thế chức vụ quyền Giáo tông của Ngài Lê Văn Trung.

“Hội Nhơn Sanh và Hội Thánh đồng thanh tín nhiệm giao chức vụ nặng nề nầy cho Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc. Tất cả kiến nghị tín nhiệm đều được Đại hội biểu quyết đồng ý�”

AI SÁNG LẬP ĐẠO CAO ĐÀI?

Đức Chí Tôn và các Đấng trọn lành dùng huyền diệu cơ bút qua trung gian của chơn thần đồng tử viết ra Thánh giáo dạy lập Đạo Cao Đài. Vì vậy nguồn gốc sáng lập Đạo Cao Đài có hai phần:

� Phần vô hình do quyền Thiêng Liêng điều khiển. � Phần hữu hình do ngôn ngữ đồng tử, tức là một

người mang xác phàm, diễn tả Thánh ý và hành động của người được chỉ định thi hành Thánh ý ấy.Hai phần nầy hợp nhất với nhau đã lập nên Đại Đạo

Tam Kỳ Phổ Độ còn gọi là Đạo Cao Đài. Vì vậy, không một cá nhân con người nào có đủ tư cách nói rằng mình là người sáng lập ra Đạo Cao Đài với trọn vẹn ý nghĩa của hai tiếng sáng lập.

Trong lịch sử Đạo Cao Đài có một người xưng Giáo Chủ là Hộ Pháp Phạm Công Tắc và một người được nhóm tín đồ Chiếu Minh tôn xưng giáo chủ là Ngài Ngô Văn Chiêu�

PHẦN HAI: TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI

42

1. Trường hợp Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc

Đồng tử thông công viết ra Thánh giáo dùng trong Đạo Cao Đài do nhiều người thực hiện, nhưng huyền diệu hơn hết là Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, điều đó ai cũng biết khi xem Thánh Ngôn Hiệp Tuyển. Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc thi hành Thánh ý Đức Chí Tôn, hiệp cùng các vị tiền bối khác lập ra Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Tòa Thánh đặt tại Tây Ninh. Trong tổ chức Đạo Cao Đài, người cầm quyền lớn nhất về phương diện hành chánh là Giáo Tông, về luật lệ là Hộ Pháp. Quyền của Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp một gọi là quyền Chí Tôn tại thế. Đức Chí Tôn dạy:

“Thầy đã ban quyền hành Chí Tôn của Thầy cho hai đứa làm đầu Hội Thánh là Giáo Tông cùng Hộ Pháp. Vậy thì quyền hành Chí Tôn của Thầy đặng trọn vẹn khi Giáo Tông cùng Hộ Pháp hiệp một.”

� (TNHT. TG. 23–12–1931)Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc có xưng danh Giáo

chủ Đạo Cao Đài (Supérieur du Caodaisme) khi giao tiếp với quốc tế bởi hai lý do chính sau đây:

� Ngài được Đức Chí Tôn phong Hộ Giá Tiên Đồng tá cơ Đạo Sĩ (TNHT.TG 25–4–1926 ) và được Đức Chí Tôn trục xuất chơn thần Ngài để Chơn linh Hộ Pháp giáng linh ngự thể, chứng cho chư vị Thiên phong lập thệ (TNHT. TG.22–23/4/1926 ).

� Ngài là một vị phò cơ phong Thánh và lập giáo cùng với Đức Cao Thượng Phẩm. Nhưng nếu bình tâm nhận xét, chỉ có Ngài là người thủ vai chính cầm cây bút thiêng liêng cho Đức Chí Tôn và các Đấng

PHẦN HAI: TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI

43

lập Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, còn các vị đồng tử khác là thứ yếu.

❒ Sau khi Đức Quyền Giáo Tông mất, ngài được Hội Nhơn sanh và Hội Thánh đồng lòng cử Ngài kiêm nhiệm chức vụ quyền Giáo tông (1935).

❒ Năm Mậu Dần 1938, toàn Đạo nam nữ cũng đồng tín nhiệm Ngài một lần nữa. Như thế là Ngài đương nhiên nắm quyền chưởng quản nhị hữu hình đài, tức là nắm quyền Chí Tôn hữu hình tại thế trong phạm vi Đạo Cao Đài về phương diện luật pháp Đạo. Ngày nào có Đầu Sư chánh vị đương nhiên Đức Hộ Pháp không còn cầm quyền thống nhất nhị hữu hình đài nữa. Thế nhưng cho đến khi Ngài qui thiên vào năm 1959, Cửu Trùng Đài vẫn chưa có Đầu Sư chánh vị và chúng ta xem đó là sự hiển lộ của thiên thơ tiền định hay là định mệnh của cuộc đời Ngài buộc Ngài phải gánh vác thêm trọng trách như vậy, trọng trách thay quyền Đức Chí Tôn tại thế chớ không phải chỉ đơn thuần là Hộ Pháp Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài�Thế nhưng Ngài đã làm gì với quyền lãnh đạo tối

cao ấy khi xưng mình là Giáo Chủ? Trong lời thuyết đạo đêm rằm tháng 11 Kỷ Sửu (1949) Ngài đã nói rõ như sau:

“Bần Đạo dám tự xưng là Giáo Chủ, vị giáo chủ tức nhiên là người thay thế hình ảnh cho Đức Chí Tôn đặng làm chúa phần hồn toàn mặt địa cầu nầy. Nhưng Bần Đạo chỉ biết làm phận sự, làm tôi cho con cái Đức Chí Tôn, thay thế hình ảnh của Ngài đặng làm bạn, làm anh em với con cái của Ngài nơi mặt địa cầu nầy mà thôi, chớ chưa hề biết làm chủ. Cả Hội Thánh cũng vậy, chỉ làm bạn, làm

PHẦN HAI: TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI

44

anh em dìu dắt con cái Ngài về phần hồn đặng đoạt cơ giải thoát mà thôi”.2. Trường hợp Ngài Ngô Văn Chiêu

Ngài Ngô Văn Chiêu được Đức Chí Tôn dùng huyền diệu thu phục và độ rỗi trước tiên nhưng về sau không chịu đứng chung trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ khi tổ chức tôn giáo nầy thành hình. Ngài chuyên chú về khoa tịnh luyện, thiền định và chỉ truyền bá pháp môn nầy cho những người tin theo. Ngài đứng đầu phái Cao Đài Chiếu Minh, liễu đạo năm 1932.

Hai năm sau khi Ngài mất, năm 1934, qua cơ bút do đồng tử thuộc môn phái của Ngài thông công Ngài được chứng đắc: “Ngôi giáo chủ phục vị ngôi Hai”

(Lịch sử quan phủ Ngô Văn Chiêu. Ấn bản 1962. Trang 99)

Đến năm 1936, đồng tử Liên Hoa thông công viết quyển Đại Thừa Chơn Giáo có nói: Đức Chí Tôn giáng cơ dạy đạo xưng là Cao Đài giáo chủ, còn ngài Ngô Văn Chiêu là ngôi Hai giáng thế, là người thay mặt cho Cao Đài giáo chủ để truyền pháp cho chúng sanh.

Năm 1950 quyển Đại Thừa chơn giáo bản in song ngữ Pháp Việt, nơi trang bìa dưới chơn dung Ngài có ghi:

“Chơn dung Đức Ngô Văn Chiêu giáo chủ Đạo Cao Đài. Portrait de Maitre Ngô Văn Chiêu Créateur du Caodaisme”.

Như vậy trong lịch sử Đạo Cao Đài có hai trường hợp xưng giáo chủ.

� Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc chính thức xưng

PHẦN HAI: TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI

45

danh giáo chủ Đạo Cao Đài trong giai đoạn Ngài cầm quyền thống nhất Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài, nghĩa là khi Ngài còn sanh tiền. Danh xưng giáo chủ nầy dịch ra Pháp văn: Supérieur du Caodaisme.

� Ngài Ngô Văn Chiêu qua cơ bút trong môn phái của Ngài được tôn vinh lên làm giáo chủ Đạo Cao Đài sau khi Ngài đã qui thiên và các môn đệ của Ngài đã dịch danh xưng giáo chủ nầy ra Pháp văn là: Créateur du Caodaisme.

ĐẠO CAO ĐÀI LÀ TÔN GIÁO CỦA TÍNH KHOAN DUNG VÀ ĐẠI ĐỒNG

Giáo lý của ba Đấng Giáo chủ: Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo đồng thời thêm vào lòng bác ái và nhân từ của Đấng Christ, sự kính trọng người chết và sự thờ cúng tổ tiên. Tất cả làm Đạo Cao Đài là tôn giáo của lòng khoan dung đối với tất cả các tôn giáo hiện hữu, bởi vì nó bao gồm tất cả. Nó tự cho mình có mục đích là chống lại tà giáo, gieo vào dân chúng lòng thương yêu điều thiện và thương yêu vạn vật.

“Tinh thần của nhơn loại đã đến một thời kỳ, nơi đó những giáo điều và giáo lý xưa không thể thỏa mãn sự bành trướng tự do hơn và siêu việt hơn. Một kỷ nguyên mới dành cho nhơn loại; kỷ nguyên mới nầy cho nhơn loại một chân trời rộng rãi hơn về tự do tín ngưỡng. Một đức tin mới phải được ban cho nhơn loại. Đức tin nầy phải bao hàm tất cả đức tin hiện hữu, tất cả được bảo tồn trong cái thanh khiết triết học, nơi đó danh từ Cao Đài (Đền thờ cao hay Đức tin lớn của thế giới) được sáng tạo bởi Đấng thiêng liêng.

PHẦN HAI: TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI

46

Đạo Cao Đài hay Phật giáo canh tân thực hành sự khoan dung rộng rãi đối với tất cả các tín ngưỡng. Nó tôn kính tất cả tín ngưỡng của con người cũng như tôn kính cái Tâm của vũ trụ, sự biểu thị của Thượng Đế. Biểu tượng con Mắt trên bàn thờ của chúng ta là hình ảnh của cái Tâm cá nhân và cái Tâm vũ trụ. Sự thờ phượng của chúng tôi là thờ Thượng Đế và nhơn loại. Sự biểu hiện bên ngoài của tôn giáo mới của chúng tôi cốt gom tất cả tư tưởng về số 1 ban đầu: cái Tâm của chính mình và cái Tâm của Thượng Đế.

“Một tiếng nói trong nội tâm cho chúng tôi biết rằng nhơn loại là một: một quốc gia, một tư tưởng, một tôn giáo. Ý nghĩ thống nhứt hoàn toàn nhơn loại trong một quan niệm mới của lòng Bác ái và Công bình, có thể sẽ cho thế giới một nền hòa bình lâu dài để thực hành điều thiện và tình huynh đệ đại đồng trên thế giới.

Đạo Cao Đài đồng nghĩa với hòa bình, tình huynh đệ, lòng bác ái.

Kết luận:Thời đại của chúng ta đang phá sản, hỗn độn, khao

khát giàu có, hận thù, nói rất nhiều về tài chánh, quan thuế, xét lại các hiệp ước, các đường biên giới, biến đổi khí hậu v.v... Nhưng họ quên xem xét lại cái chìa khóa của tất cả mọi sự xét lại: đó là Lương tâm. Chính vì Đạo Cao Đài hiểu rõ sự cần thiết đó và trù tính xem xét lại Lương tâm mà tôn giáo nầy đã gặp phải sự chống đối của bao thế lực hắc ám từ chánh quyền, đảng phái, các phần tử tôn giáo quá khích.

Có xét đến LƯƠNG TÂM mới hiểu CÔNG

PHẦN HAI: TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI

47

CHÁNH là gì, THƯƠNG YÊU như thế nào cho đúng với Thiên ý. Từ đó, mới có thể nói đến NHÂN QUYỀN, BÌNH ĐẲNG, TỰ DO TÔN GIÁO.

– Ở cuối thời kỳ hạ ngươn, tôn giáo Cao Đài ra đời với tôn chỉ tổng hợp tinh hoa giáo lý của các tôn giáo ở Á châu, làm gạch nối với Thiên Chúa giáo, tập hợp sự kiện tâm linh và Thần linh làm nền tảng cho thuyết duy tâm hiện đại.

– Tín đồ Cao Đài kêu gọi lòng thương yêu đến Vô Danh, Vô Cực, đến nền hòa bình thế giới và đại đồng huynh đệ các dân tộc trên tiêu chí:

THƯƠNG YÊU & CÔNG CHÁNH�

Vĩnh phúc nơi Đấng Cao Đài, vĩnh phúc cho các tín đồ Đạo Cao Đài, vĩnh phúc cho những người anh em xa xôi của nước Việt Nam đã tiếp nhận được giáo lý vàng ngọc của Đức Thượng Đế.

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

48

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

49

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI

TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

TIẾT 1� TRUYỀN GIÁO CAO ĐÀI TẠI NHẬT BẢN

– Năm 1935, ông Isao Deguchi, giáo chủ Oomoto giáo có liên lạc với Đầu sư Thái Thơ Thanh tìm hiểu về Đạo Cao Đài:

– Chúng tôi không có tài liệu để biết Đạo Cao Đài có ở Nhật hồi nào, chỉ biết Đức Hộ Pháp đã đặc cách phong cho kỹ sư Nguyễn văn Hòa làm Lễ sanh tức Thượng Hòa Thanh, để đại diện Đạo Cao Đài ở Nhật Bản.

– Đến năm Giáp Ngọ (10/1954), khi Đức Hộ Pháp công du sang Nhật để rước di hài của Đức Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, đã tạm phong Lễ sanh phái Ngọc cho ông Nagafuchi. Sau nầy Đức Lý Đại Tiên Trưởng chấm phái thiệt thọ cho ông Nagafuchi là phái Thái, tức là Thái Nagafuchi Thanh, để thay Lễ Sanh Hòa làm Đại diện Đạo Cao Đài ở Nhật.

(Đàn cơ ngày 23 tháng 10 năm Mậu Thân 12/12/68).Được biết Lễ Sanh Thái Nagafuchi Thanh là Giáo sư

Đại học và là chủ nhiệm tờ Nhật Báo Maichini Simbun.· Năm 1955, Hội nghị tôn giáo ở Atamis (Nhật), một

giáo sĩ Nhật phát biểu: “Tôn giáo từ xưa đến nay, mắc ba chứng bịnh trầm kha là tự tôn tự đại, tự mãn tự túc và độc thiện kỳ thân, không chịu tham gia các cuộc hội thảo chung. Nếu không sớm sửa chữa, sẽ suy yếu và tự diệt. Thế giới đang mắc phải đám cháy to lớn, nếu tôn giáo cứ tiếp tục hoạt động

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

50

riêng rẽ thì chỉ là 1 gáo nước, còn hợp lại sẽ trở thành một khối nước khổng lồ để cứu nhơn sanh và chúng ta khuyên Cao Đài giáo tiếp tục sứ mạng của họ”

· Năm 1972, Oomoto giáo mời Hội Thánh Cao Đài sang Nhật thuyết giáo về Đạo Cao Đài, sau đó một phái đoàn Oomoto có sang tìm hiểu đạo lý tại Tòa Thánh Tây Ninh.

· Theo Tập San Cao Đài số 2, tháng 4/1992, Giáo Hữu Thượng Màng Thanh có được thư của Ngài Lễ Sanh Thái Nagafuchi Thanh và được biết Ngài Thái Nagafuchi Thanh đang cộng tác với một số đồng đạo và sinh viên Cao Đài để lo phát triển Đạo tại Nhật.

Theo tập san Cao Đài số 3 tháng 7/1992, ông Tổng Vụ trưởng ngoại giao của Oomoto giáo (Nhật), có cho biết:

“Một Phái đoàn đại diện Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh tại Nhật do Lễ sanh Thái Nagafuchi Thanh cùng Lễ Sanh Thượng Hòa Thanh hướng dẫn đến viếng trụ sở NHÂN LOẠI ÁI THIỆN HỘI (Jinrui Aizenkai là Ban Thế Đạo của Oomoto giáo), tại Kameoka, Tokyo, Nhật Bản, vào tháng 5/1992, để thắt chặt tình thân hữu giữa hai tôn giáo Cao Đài và Oomoto giáo”.

Cũng trong tinh thần nầy, vào tháng 11/1993, Giáo Hữu Thượng Màng Thanh đã hướng dẫn một Phái đoàn Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh tại California (Mỹ) tham dự Đại Hội cầu nguyện các Tôn giáo lần thứ 3 do Oomoto giáo triệu tập ở Nhật bản. (ĐĐSC-TVR)

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

51

TIẾT 2� CÁC PHÁI ĐOÀN TÔN GIÁO NHẬT VIẾNG TOÀ THÁNH

I� PHÁI ĐOÀN LIÊN HIỆP TÔN GIÁO NHẬT HINOMOTO MAHASHIRA

Phái đoàn do Ông Tamamitsu Fujinomya, chủ tịch Liên hiệp Tôn giáo Hinomoto Mahashira hướng dẫn qua thăm Hội Thánh Cao Đài vào ngày 20 tháng 1, Quí Sửu (DL 22–2–.1973).

Cả phái đoàn đồng quì trước đại điện Đền Thánh bái lễ và đọc kinh cầu nguyện hoà bình. Sau đó, phái đoàn đến Giáo Tông Đường chào mừng Hội Thánh, được Ngài Hiến Pháp và chư chức sắc cao cấp đàm đạo rất thân mật. Ngài Hiến Pháp trao tặng ông Trưởng phái đoàn những kinh sách về giáo lý Đạo Cao Đài. Sau đó, phái đoàn thăm Viện Đại Học Cao Đài, trường Đạo Đức Học Đường, Cô Nhi Viện, Trí Giác Cung, Trí Huệ Cung,... vì mục đích của phái đoàn là nghiên cứu về giáo lý Đạo Cao Đài.

Sau đây là bài thơ cảm tác của Fujinomya Tamamitsu, chủ trưởng Liên hiệp Tôn giáo HINOMOTO do Lễ Sanh Ngọc Hòa Thanh dịch.

VIẾNG THÁNH ĐỊA CAO ĐÀITừ Cung Ngọc Nam Thiên trổi bước,Đài Cửu Long hồng phước đẹp xinh.

Giáng lâm cứu rỗi công trình,Rõ ràng Từ Phụ Chí Linh khởi điềm.

Thương nhơn loại đắm chìm nặng nghiệp,Nương Phạm Công tái kiếp cứu nàn.

Gồm thâu vạn giáo nhứt tràng,Chí Tôn nắm phép bảo toàn quần sanh.

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

52

Liên hoa Cao Đài danh rỡ rỡ,Cảnh Thần Tiên hiện rõ khó ngờ.

Phá rừng tạo dựng cơ đồ,Nam Bang chiếu diệu kinh đô cửa Trời.

Chớ lấp lửng oai Trời tưởng dễ,Đã là con Thượng Đế hỡi ai!

Bão bùng nhân thế chớ nài,Gầm vang tiếng sấm đừng sai tấc lòng.

Gắng giữ luật Thiên công vẹn triệt,Đợi đến ngày phán xét mới an.

Diệu mầu thay, ánh hào quang,Đó đây gợn sóng tràn lan điển lành.

Từ Cung Khuyết non linh Bắc Đẩu,Phú Sĩ nay tìm dấu Chí Linh.

Cung Rồng! Mong được an bình,Cựu quê- Phật Mẫu đền, xin giã từ.

Những mong tái ngộ đề thư.

II� PHÁI ĐOÀN GIÁO HỘI OOMOTO VIẾNG TÒA THÁNH TÂY NINH

Vào ngày 30 tháng 9 Giáp Dần (dl 13.11.1974), phái đoàn Oomoto giáo do ông Kuhawara dẫn đầu đã đến viếng Tòa Thánh Tây Ninh. Ông Kuhawara ngỏ lời cảm ơn Hội Thánh, ông nói: “Trải qua 48 năm, giao hảo giữa Giáo Hội Cao Đài với Oomoto giáo ngày càng bền chặt”.

Trưởng phái đoàn mời Hội Thánh Tòa Thánh Tây Ninh cử đại diện qua tham dự Đại hội liên minh tôn giáo thế giới do Oomoto giáo tổ chức vào tháng 6 năm 1975, mục đích tìm giải pháp xây dựng hòa bình thế giới. Ngài

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

53

Hiến Pháp Trương Hữu Đức hứa sẽ tham dự Đại hội để mưu tìm hòa bình cho nhơn loại. Rồi Ngài trao tặng phái đoàn một số sách giáo lý về Đạo Cao Đài.

Ông Hitaka, giáo sư triết học về tôn giáo các trường Đại học ở Nhật phát biểu trước sinh viên đại học Cao Đài như sau:

“Tôi tin tưởng và quả quyết rằng Cao Đài giáo là trụ cột hòa bình thế giới mà trước hết là thành trì hòa bình ở VN. Qua bao năm chinh chiến, Đạo Cao Đài càng chứng tỏ lập trường hòa bình căn bản của mình.

Không phải lần này đến đây tôi mới xác định như vậy, chính tôi đã nhận định từ 20 năm trước, khi tôi có cơ hội sát cánh với phái đoàn đại biểu Cao Đài giáo tại hội nghị Tôn giáo quốc tế lần thứ 5 tại Tokyo, Nhật Bản. Tôi đã nhận thức được tôn chỉ và mục đích của Đạo Cao Đài cũng như giáo lý Đạo Cao Đài... Sự đoàn kết tôn giáo của Việt Nam sẽ đem lại sức mạnh tinh thần tái lập và bảo thủ hòa bình. Hình thức đoàn kết và liên hiệp Tôn giáo đó nên đem trải rộng ra khắp thế giới, nhân loại thấy rõ lập trường hòa bình của Đạo Cao Đài, một lập trường đã trở thành nguyên tắc kiến tạo nền hòa bình Đại đồng nhân loại.

Vậy sự xác định của tôi về đức tin trọn vẹn nơi Đạo Cao Đài là trụ cột hòa bình của thế giới đã được chứng minh cụ thể”.

III� LỄ TIẾP NHẬN NÔNG CƠ DO GIÁO HỘI OOMOTO TẶNG

Ngày 14–8 Giáp Dần (dl 9–9–1974), phái đoàn giáo hội Oomoto từ Nhật sang dự lễ Hội Yến Diêu Trì Cung tại Toà Thánh, gồm có;

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

54

� Ông Hase Gawa Akihiro – Kỹ sư trưởng phái đoàn nông nghiệp,

� Ông Furuta Teruaki – Tổng Vụ Trưởng, đại diện cơ quan Ái Thiện hội,

� Ông Hase Gawa Tatsuo – Trưởng biên tập viên của cơ quan ngôn luận Nhân loại Ái Thiện Hội (tờ Nhân Ái Tân Văn) và một số người tháp tùng.Sau cuộc đón tiếp với nghi lễ tôn giáo, Hội Thánh và

Ngài Hiến Pháp HTĐ hướng dẫn phái đoàn đến Hạnh Đường, chánh thức hành lễ trao tặng Nông cơ do giáo hội Oomoto hiến. Ông Quyền Thượng Chánh Phối Sư Thượng Nhã Thanh tiếp nhận hai máy cày và nói:

“Cách đây hơn một năm, quí phái đoàn Nhân loại Ái Thiện hội đã đến viếng Toà Thánh ngày 18–8–1973, Ngài Tổng vụ Trưởng có nhã ý về sự hợp tác giữa hai giáo hội để phục vụ nhân loại về mặt Đạo pháp và xã hội mà chương trình phát triển nông nghiệp là một trong những mục tiêu đã được đề ra”.

Sau đó, ông Tổng Vụ Trưởng, đại diện Giáo Hội Oomoto và Nhân Loại Ái Thiện Hội đọc bức thư của giáo chủ Oomoto gởi cho Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức – Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài, có đoạn như sau:

“Vào tháng 8 năm trước đây, phái đoàn của giáo hội chúng tôi được cử sang Tòa Thánh để viếng Hội Thánh và tỏ nguyện vọng cho phép Nhân Loại Ái Thiện hội được trợ giúp quí giáo hội bằng số tiền nhỏ, số tiền quyên góp trong giáo hội chúng tôi. Hôm nay, chúng tôi đem hiến cho quí Giáo Hội hai chiếc máy cày. Đây là món quà nhỏ, nhưng là tất cả tấm lòng của vị giáo chủ tối cao của chúng tôi. Chúng

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

55

tôi vô cùng hân hạnh được cơ hội giúp cho sự phát triển nông nghiệp Việt Nam. Sang năm tới đây, Nhân Loại Ái Thiện hội sẽ kỷ niệm năm thứ 50 ngày thành lập. Vào đúng ngày mùng 9 tháng 6 sang năm tại Tòa Thánh Trung Ương của chúng tôi sẽ mở Đại Hội Tôn Giáo thế giới liên bang hòa bình lần thứ bảy.... Cuộc đại hội đó sẽ chủ trương mời tất cả các tôn giáo trong vùng Á Châu”(TT.108, tr.6–7)

IV� BỨC THƠ CỦA NGÀI CHỦ TRƯỞNG HỘI THÁNH OOMOTO GIÁO

KÍNH GỞI HỘI THÁNH CAO ĐÀI TOÀ THÁNH TÂY NINH Kính HỘI THÁNH,

Nhân dịp ông TÉRUAKI FURUTA (Cổ-Điền Quang-Trạch), đại diện của Nhân loại Ái Thiện hội OOMOTO giáo được phái sang quí Hội Thánh, nhơn danh Chủ Trưởng Hội Thánh OOMOTO giáo, chúng tôi hân hạnh gởi đến Hội Thánh lời chào mừng của chúng tôi.

Sự viếng thăm của phái đoàn kỳ này là một cơ hội quí báu để siết chặt tình giao hảo giữa hai tôn giáo Cao Đài, OOMOTO giáo và NHÂN LOẠI ÁI THIỆN HỘI, một đoàn thể chủ trương vì THƯỢNG ĐẾ làm căn bản, xem cả nhơn loại là đồng bào huynh đệ, vạn giáo đồng nguyên, làm lập trường mở rộng cánh tay nổ lực thực hiện hoà bình thế giới.

Trong hoàn cảnh vô cùng khổ đau và bi thảm của quí quốc dân bởi cuộc nội chiến, quí Hội Thánh vẫn giữ vững tinh thần cố hữu của đạo Cao Đài làm nền tảng và nhất trí, nhất tâm lo cứu độ chúng dân đồng thời nỗ lực lo cho tình hình chiến tranh chóng kết liễu, làm cho chúng tôi vô cùng khâm phục và cảm tạ. Là Nhân Loại Ái Thiện hội, đối với sự nỗ lực của quí Hội Thánh, đáng lý ra chúng tôi

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

56

phải có góp sức phần nhỏ nào trong đó mới phải, nhưng vì tình thế và nhiều lẽ đã không cho phép chúng tôi có thể thực hiện và hoạt động một cách cụ thể, thật là điều đáng tiếc. Nhưng may thay hoà bình đã vãn hồi tại quí quốc, sự đi lại tương đối được dễ dàng. Nhân cơ hội này, giáo hội chúng tôi cử đại diện đến viếng quí Hội Thánh và quí quốc dân để thể hiện chút ý mọn về sự hiệp tác. Sau đây, chúng tôi có một số tiền nhỏ do trước hết là vị Tổng Vụ trưởng của chúng tôi, Nữ Giáo chủ DEGUCHI NACHI và kế đó là tất cả các hội viên tín đồ, mỗi người tiết kiệm một chút ít mức sinh sống của mình góp lại, dành một phần, mong có thể giúp đỡ cho quí quốc dân được phần nào thì chúng tôi vô cùng vinh hạnh. Vả lại, chúng tôi cũng mong rằng việc này sẽ cho phép chúng tôi tiếp tục thực hiện liên tục mãi mãi. Vì thế chúng tôi phái Ông TÉRUAKI FURUTA, đại diện chúng tôi sang để được nghe ý kiến của quí Hội Thánh cũng như những mong muốn của quí Hội Thánh.

Chúng tôi lại được biết dường như phái đoàn đại diện của quí Hội Thánh có dự định đến viếng nước Nhật chúng tôi. Vậy nếu quí Hội Thánh có thể định cho chuyến đi đó đúng vào dịp đại lễ mùa thu của Giáo Hội chúng tôi vào ngày 6 và 7 tháng 11 Dương lịch đến đây, thì may mắn cho tôi vô cùng. Chúng tôi cũng xin thưa trước để Hội Thánh tường là trong trường hợp này, thời gian lưu trú tại Nhật của quí phái đoàn sẽ do Giáo hội chúng tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn. Sau hết, chúng tôi cũng xin thưa chút việc riêng là sau ngày Thầy của chúng tôi thăng thiên, tôi được cử lên lãnh trách nhiệm thay thế quyền Giáo chủ kiêm Tổng Vụ trưởng Nhân loại Ái Thiện hội Oomoto giáo. Vậy dám mong quí Hội Thánh nghĩ vì tình Thầy của chúng tôi trước đây và

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

57

tấm thạnh tình mà quí Hội Thánh đã dành cho tôi trong những ngày viếng thăm Thánh địa Cao Đài và quí Hội Thánh vào năm 1969 giúp cho tôi trong sứ mạng mới này.

Xin trân trọng kính chào Hội Thánh.Nay kính,Chủ Trưởng Giáo Hội Oomoto Giáo ITO EIJO(Bản dịch của Lễ Sanh Ngọc Hòa Thanh)

V� MỐI LIÊN HỆ GIỮA HINOMOTO & OOMOTO GIÁO

Phái đoàn Hinomoto giáo do Ngài Tamamitsu Fujino Miya hướng dẫn đã đến viếng thăm Tòa Thánh Tây Ninh vào ngày 22/2/73 (20/1 năm Quí Sửu) để nghiên cứu giáo lý Cao Đài.

Oomoto giáo và Hinomoto giáo có nhiều điểm giống nhau:

� Thành lập và nhận sự chỉ dạy của các Đấng Thiêng liêng qua cơ bút.

� Cả hai Giáo hội đều nhận sự chỉ dạy của Đấng Thiêng liêng rằng phải quy về Thánh địa là TÒA THÁNH TÂY NINH và nghiên cứu tìm hiểu về Đạo Cao Đài�Sau khi viếng Tòa Thánh Tây Ninh trở về, Ngài

Tamamitsu Fujino Miya có gởi cho Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức một bức thư bằng Anh ngữ đề ngày 14/3/73, trong đó có câu:

“On December 13, 1972, I received the divine revelation at Mt Fuji: “There is a great Holy Place in Vietnam. I prepare ít for today. Go and make a tight connection

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

58

with it”.Tạm dịch:Vào ngày 13/12/72, tôi có nhận được mặc khải Thiêng

liêng ở núi Phú sĩ, dạy rằng: “Có một Thánh địa vĩ đại ở nước Việt Nam. TA muốn chuẩn bị Thánh địa ấy cho ngày hôm nay. Con hãy tìm đến và tiếp xúc với Thánh địa ấy.”

� Cả hai Giáo hội đều chủ trương hòa hợp các tôn giáo và đều có tôn chỉ lo cho cuộc sống an vui hạnh phúc của con người.

� Cả hai Giáo hội đều sùng bái Đạo Cao Đài.Khi viếng Tòa Thánh Tây Ninh vào ngày nói trên,

cả phái đoàn Hinomoto giáo đồng quì trước Đền Thánh để cầu nguyện cho Hòa Bình Thế giới. Sau đó Phái đoàn được Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức tiếp kiến và đàm đạo thân mật. Trong thư bằng Anh ngữ nói trên gởi Ngài Hiếp Pháp có đoạn (tạm dịch):

“Ngày nay loài người đối diện thời kỳ cuối cùng, và chúng ta là những người của tôn giáo, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Cái sự phối hợp đã được thành lập theo ý muốn và và lòng yêu thương vô bờ bến của Thượng Đế để đẩy mạnh công cuộc cứu nguy cho thế giới”.

TIẾT 3� LỊCH SỬ 60 NĂM BANG GIAO GIỮA ĐẠO CAO ĐÀI VÀ OOMOTO GIÁO THEO QUAN ĐIỂM CỦA MỘT HỌC GIẢ NHẬT BẢN

(1935–1995)

Nguyên tác Nhật ngữ: Yoshida Furuta.Chuyển dịch sang Anh ngữ: Callum.

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

59

Chuyển dịch Việt ngữ: LS Ngọc Duyên Thanh. � Xin đọc giả phân biệt:

� Oomoto về phương diện tôn giáo gọi là Oomoto giáo, lãnh đạo bởi Vị Giáo chủ truyền thống là phái Nữ, dòng họ Deguchi, nối tiếp nhau theo thể thức truyền ngôi.

� Oomoto về phương diện hoạt động hành chánh, giao tế, xã hội, được gọi là NHÂN LOẠI ÁI THIỆN HỘI (Universal Love and Brotherhood Association), được Lãnh đạo bởi một Vị Chủ tịch bắt buộc phải là Nam giới và không cần là người thuộc dòng họ Deguchi.

� Vị Nữ Giáo chủ chỉ lãnh đạo tinh thần, chủ trì các buổi nghi lễ của Đạo, còn Vị chủ tịch Nhân Loại Ái Thiện Hội lãnh đạo về thế đạo� Thường người ta hay viết Chủ tịch Oomoto (President of Oomoto) và đã được dịch sai là Giáo chủ Oomoto, thật ra đó là Chủ tịch Nhân Loại Ái Thiện Hội, vì vị nầy là Nam giới.

� Nói về tác giả: Tác giả là Yoshida Futura�Ông tên thật là Futura Teruaki� Ông có đến Tòa

Thánh Tây Ninh hai lần. Lần thứ nhứt ông đến cùng với ông Nakanishi, một thương gia ở Nara có doanh vụ ở Đông Nam Á. Ông đến Tòa Thánh Tây Ninh gặp Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức, và trao tặng quỹ Cứu trợ và Thiện chí để tái thiết Cao Đài. Ông thăm viếng nhiều cơ sở trong Thánh địa, trao đổi ý kiến với các Vị Chức sắc có phận sự, và được Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức tặng một bình cẩn vỏ sò, tượng trưng cho Hạnh phúc và

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

60

Thiện chí.Vào tháng 9 năm 1974 (14 tháng 8 năm Giáp Dần),

ông trở qua Tòa Thánh Tây Ninh để dự Lễ Hội Yến Diêu Trì cùng với hai người nữa là ông Hase Gawa Hikiro – Kỹ sư trưởng Phái đoàn nông nghiệp và ông Hase Gawa Tatsuo – Trưởng ban biên tập tờ Nhân Ái Tân văn của Cơ quan Nhân Loại Ái Thiện Hội. Phái đoàn đã được Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức tiếp xúc và dẫn đi thăm viếng nhiều cơ sở Đạo trong Thánh địa. Phái đoàn đã tặng cho Cao Đài 2 máy cày, một máy quay phim 8 ly, nhiều dụng cụ trường học và quỹ Cứu trợ và Thiện chí.

Quan trọng là 2 tháng sau đó, vào tháng 11 năm 1974, một Thỏa hiệp Thân hữu và Tương trợ (Agreement of Friendship and Assistance) đã được hình thành, nhưng chưa được phê chuẩn thì biến cố năm 1975 xảy ra.

� Nói về nội dung bài viết: Chúng tôi dịch bài nầy không bỏ sót chi tiết nào vì nhiều lý do: � Đây là giai đoạn lịch sử về bang giao giữa Cao Đài

và Oomoto (1935 – 1995) mà quý đồng đạo cần phải biết, nhất là nhân dịp Vị Nữ Giáo chủ Oomoto giáo đến viếng Tòa Thánh Tây Ninh nhân dịp lễ Hội Yến Diêu Trì năm 2015

� Để biết tại sao Oomoto nhiệt tâm và hơn 10 lần quyết lòng tìm đến Cao-Đài và 4 lần mời Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh dự Đại lễ ở Thánh Địa của Oomoto, mà theo nhiều tài liệu thì một Đấng Thiêng Liêng ở núi Phú sĩ đã mặc khải là Oomoto có sứ mạng truyền bá Đạo Cao Đài�

� Để ghi lại Thỏa hiệp 6 điểm giữa Oomoto và Cao

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

61

Đài năm 1974, nhưng chưa được phê chuẩn thì biến cố đau thương của đất nước xảy ra. Biết đâu sau khi Hội Thánh Cao Đài và Giáo Hội Oomoto bang giao như vừa qua, thì thỏa hiệp nầy sẽ được bàn thảo sâu rộng hơn.

I� SỰ GIAO HẢO GIỮA HAI TÔN GIÁO TỪ 1935

Sự giao hảo giữa Oomoto giáo – Nhân Loại Ái Thiện Hội và Đạo Cao Đài Việt Nam được bắt đầu từ năm 1935.

Tuy nhiên một thời gian ngắn sau cuộc hợp tác đó, biến cố lần thứ 2 của Oomoto làm gián đoạn sự giao hảo nầy 10 năm. Một phần nguyên nhân cũng do Việt Nam trải qua thời kỳ xáo trộn của chiến tranh. Sau khi Việt Nam giành được độc lập từ Pháp, Chiến tranh Đông Dương xảy ra lần thứ nhứt khởi sự ở Việt Nam sau khi Thế chiến thứ I kết thúc vào năm 1945.

Hơn nữa, Chánh thể Nam Việt Nam được thành lập do sự phân chia Việt Nam. Cuộc hợp tác giữa hai tôn giáo bị gián đoạn cho tới khi chế độ xã hội chủ nghĩa được thiết lập, Việt Nam được thống nhất.

Trong khi các tôn giáo trong tình trạng bạo động ở Châu Á, tài liệu nầy căn cứ vào 60 năm bang giao giữa Oomoto giáo và Tôn giáo Việt Nam(1935–1995), đó là Đạo Cao Đài và Giáo lý phổ thông của các tôn giáo ở Á châu.1. Sự giao hảo của Oomoto giáo với Đạo Cao Đài theo lời

mặc khải của Thánh Sư

Ông HIDEMARU DEGUCHI Chủ tịch Ban Chấp hành Nhân Loại Ái Thiện Hội, đã chỉ thị cho Ông KAKEHI, đặc phái viên ở Đông Nam Á, như sau:

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

62

“Nếu Ông thực hiện được một số tiến triển trong việc truyền giáo ở Thái Lan, thì tiếp đó hãy qua Đông Pháp (Việt Nam), thăm viếng cấp lãnh đạo Cao Đài ở Tây Ninh, và tạo ra sự hợp tác với Họ. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, xin vui lòng hoàn thành sứ mạng và trở về đây trong năm 1934”.

Trước khi Phái đoàn KAKEHI khởi hành, ông đã nói với các bạn bè những lời mặc khải do từ Đấng Thánh Sư (Saint Teacher), như sau: “Ngay nếu có những việc gì xảy ra khi Ta không có ở đây, con đừng lo lắng� Người đã sửa soạn tất cả� Ta chỉ cần con phải biết”.

Trong thời gian đó, tất cả đoàn viên đã có ý chí mạnh mẽ về trách nhiệm về đức tin và nhiệm vụ. Phái đoàn KAKEHI đã được chỉ thị phải hoàn thành 3 nhiệm vụ:

❒ Thiết lập Ban lãnh đạo Oomoto ở Thái Lan. ❒ Thăm viếng Đạo Cao Đài và hợp tác với họ. ❒ Đối với Quốc gia và cộng đồng xã hội, thực hiện

truyền bá giáo lý một cách tốt nhất.2. Thượng Đế với Một Mắt

Phái đoàn lưu trú ở Thái Lan trong 10 tháng. Một ban lãnh đạo nhỏ được hình thành ở thủ đô Vọng Các (Bangkok), với sự hợp tác của Người Nhật, Người Thái và người Hoa, và nhiều thành viên của các quốc gia và dân tộc khác. Rồi phái đoàn rời Bangkok đi Saigòn vào mùa Thu năm 1935. Nhờ sự hướng dẫn của Chủ Tịch cộng đồng người Nhật ở Đông Pháp (French Indochina), phái đoàn viếng thăm Thánh địa Tây Ninh.

Sau đây là các ghi nhận của phái đoàn: ❒ Đền thờ chánh có chiều cao nhiều mét và có nền

rộng. Mặt tiền là hình ảnh Thượng Đế Cao

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

63

Đài với Một Mắt. Tôi nghĩ rằng Đạo Cao Đài được ảnh hưởng bởi lịch sử tâm linh thế giới, và tôi ngạc nhiên vì Thượng đế chỉ có Một Mắt… Rồi tôi gặp các Nhà lãnh đạo và chức sắc Cao Đài và trao đổi danh thiếp. Họ nói từ lâu họ biết rất nhiều Oomoto một cách rõ ràng� Dường như Thượng Đế đã tiên tri sự hiện hữu của Oomoto”�

❒ Con mắt trên không gian thể hiện Một Mắt rực rỡ như quả cầu trên mặt đất và úp trên một nền cao nhất của Đền thờ hùng vĩ Cao Đài. Mắt nầy cũng được cầu nguyện ở những nơi khác và ở nhà của các Tín đồ. Dầu chúng tôi không chắc rằng Mắt Cao Đài cũng giống như hay phỏng theo của Oomoto, giáo lý căn bản của Cao Đài là

“một nguyên lý cho tất cả tôn giáo” cũng tương tự như nguyên lý của Oomoto giáo về “cùng cội nguồn cho tất cả tôn giáo”� Có thể có vài điểm chung giữa Đạo Cao Đài và Oomoto giáo, do đó có cùng một Thượng Đế được cầu nguyện.

Trước khi rời Sài gòn vào tháng 12 năm 1935, một biến cố xảy đến cho Oomoto giáo lần hai. Đó là sự bắt bớ, đàn áp của chính phủ Nhật. Phái đoàn đổ bộ ở cảng Kobe, nhưng đồng thời tất cả tài liệu và phúc trình đã bị cảnh sát tịch thu. Dầu một số tài liệu đã được Hải quan Kobe trả lại, nhưng sau đó chúng bị thiêu hủy vì chiến tranh. Chúng tôi không có tiến triển nào về việc tìm các bản phúc trình về sự hợp tác với Cao Đài trong lúc nầy.

Văn kiện nầy do cuộc phỏng vấn Cao Đài, của tạp chí “Flowers of tree”, quyển tháng 12 trong Showa 25.1937.

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

64

3. Xây dựng Đạo Cao Đài.

Cao Đài là một tôn giáo bản địa. Người đệ tử đầu tiên của Đức Cao Đài tên Ngô văn Chiêu. Ban lãnh đạo trung ương đặt tại tỉnh Tây Ninh, Tây Bắc Sài Gòn. Có nhiều tín đồ là giới nông dân ngay từ khi thành lập. Vào thời điểm ấy, có khoảng 2 triệu tín đồ Cao Đài ở Việt Nam�

Cao Đài có nghĩa là Đền thờ Tối Cao Thượng Đế trong Vũ trụ, và cũng là danh xưng của Thượng Đế. Con mắt vĩ đại được gọi là Mắt vũ trụ đang chiếu sáng (Eye of Sky in shrine) là biểu tượng của Thượng Đế.

Những người sáng lập đã nhận mặc khải Thiêng liêng gọi là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Để cứu nhân loại, Thượng Đế tối cao (Đức Chí Tôn) đã đến thế gian ba lần bằng cách gởi các Đấng Cứu thế (Messiah) thay mặt Ngài.

� Thời kỳ thứ nhứt: có Thánh Moses ở phía Tây và Đức Phật Sakya Muni ở phía đông. Đặc điểm của thời kỳ nầy là các Thánh kinh gọi là Vedas (Vệ đà), Upanishads (Áo nghĩa thư) và Ten forbiddances of Mount Sinai (Mười điều răn ở núi Sinai); một tôn giáo Ấn độ gọi là Bhrama (Bà la môn), và một Tôn giáo là Judea (Do Thái giáo).

� Thời kỳ thứ hai: Có Chúa Cứu thế Jesus Christ, Khổng Tử, Lão Tử, và Zoroaster, Muhammad; lập nên Thiên chúa giáo, Khổng giáo, Tiên giáo, Bái Hỏa giáo, Hồi giáo.

� Thời kỳ thứ ba: là sự xuất hiện của Cao Đài. Thời kỳ nầy có đặc điểm là cứu nhân loại. Con người đang tìm đến một tôn giáo khả dĩ có thể trực tiếp dung hòa các tôn giáo Đông Tây trong thời gian nầy. Người ta nghĩ rằng có một tôn giáo ở Đông hay Tây sẽ làm nhiệm vụ đó. Thật là bất ngờ khi Thượng Đế xuất hiện vào năm

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

65

1920 đầu thế kỷ 20 đã tạo dựng Đạo Cao Đài.Đặc điểm của Đạo Cao Đài là:

� Quan niệm hợp nhất các tôn giáo Khổng, Phật, Lão và Thiên Chúa giáo

� Được Thượng Đế gởi đến, những người sáng lập tái sanh thành những Đấng Cứu thế trong nhiều thời kỳ.

Những tín đồ Cao Đài chủ trương “một nguyên lý cho mọi tôn giáo” trong hoàn vũ; Oomoto chủ trương “một cội nguồn cho tất cả tôn giáo” ở Đông Á. Cả hai chủ trương có nghĩa là tất cả tôn giáo đều bình đẳng, bao gồm tất cả thể loại của các tôn giáo.

Có 3 màu Vàng, Xanh và Đỏ trên lá cờ Đạo Cao Đài. Có nghĩa là sự hợp nhất Phật giáo, Lão giáo, và Khổng giáo. Cũng có vài nghi lễ Thiên chúa giáo trong thờ cúng Cao Đài. Quả là Đạo Cao Đài dung hợp tất cả tôn giáo trên thế giới.

Mục tiêu của Đạo Cao Đài là dạy nhân loại và giúp nhân loại ra khỏi luân hồi sanh tử (cycle of birth and death), và dẫn họ trực tiếp thực hành điều tốt và điều thật. Cao Đài cũng nhận nhiệm vụ tạo thế giới hòa bình. Đạo Cao Đài hy vọng thế giới sẽ là nơi không có chiến tranh mà chỉ có hạnh phúc và lạc thú, con người tràn đầy sự thương yêu. Sau cùng, thế giới sẽ là một.4. Lịch sử Đạo Cao Đài

Ngô Văn Chiêu (hay Ngô Minh Chiêu, 1873–1932), sống ở quận Bình Tây, Tỉnh Chợ lớn, trở thành một viên chức nhà nước ở tỉnh Tân An năm 1920.

Vào ngày 1/1/1921, ông sống theo lối khổ hạnh và thực

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

66

hành thiền ở đảo Phú Quốc và trở thành Đệ tử đầu tiên của Đấng Cao Đài. Ông đã thấy Thiên Nhãn vào ngày 20/4/1921. Sau đó, Thiên Nhãn trở thành biểu tượng của Đạo Cao Đài.

Vào ngày 29/7/1924, Ông rời đảo Phú Quốc vào Sàigòn và tiếp tục công việc thiền định.

Một trong những môn đệ của Đức Chí Tôn là ông Lê Văn Trung và nhiều môn đệ khác lập ra Bản Tuyên ngôn Sáng lập (Declaration of Establishment) vào ngày 7/10/1924, thường được gọi là Tờ Khai Đạo (Paper of Establishment). Từ đây Đạo Cao Đài được chánh thức thành lập�

Tòa Thánh (Holy Office) đã được chuyển về làng Long Thành trong Tỉnh Tây Ninh vào tháng 11/1926, và một kiến trúc vĩ đại được xây cất vào năm 1931. Kiến trúc nầy sau trở thành Đền Thánh (Holy Temple). Kiến trúc hùng vĩ đó được hoàn thành năm 1955. Sau thời kỳ nầy, Thiên Nhãn của Cao Đài Tây Ninh tiếp tục phát triển. Họ thiết lập nhiều ở các tỉnh phía Nam các Thánh Thất (Holy rooms), Thánh Tịnh (Holy pure), Đền Thờ (Temples), được xây dựng từ thành phố đến làng xã. Mỗi trụ sở đạo (Holy Office) được đặt dưới sự quản lý của Bàn tri sự, ban cai quản ở địa phương đó.

Đạo Cao Đài khởi đầu nhiệm vụ truyền bá ở các tỉnh miền Trung Việt Nam và ra đến các tỉnh miền Bắc vào giữa năm 1930. Có nhiều Thánh Thất (Holy rooms) ở Hà Nội, Hải Phòng, Hà Đông, Hà Tây.

Trong khi tiếp tục công cuộc truyền bá trong nước (Nam, Trung, Bắc Việt nam), Đạo Cao Đài cũng tiếp tục

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

67

nhiệm vụ của mình ở hải ngoại. Đặc biệt, Đạo Cao Đài thiết lập nhiều Thánh Thất (Holy rooms) ở các cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài.

Trong nước Việt Nam, tín đồ Cao Đài vẫn gia tăng sau năm 1975. Sau nhiều cuộc chiến tranh, họ hoạch định trùng tu các Thánh Thất và các Thánh Tịnh (holy pure). Cộng đồng người Tín đồ Cao Đài, là một trong những cộng đồng Việt Nam và cũng là công dân, đã có tinh thần nhiệm vụ cao. Là những người thuần đạo, Họ cũng theo đuổi và thực hành nhiệm vụ và trách nhiệm thiêng liêng (Holy duty and responsibility).5. Đời sống tinh thần của những tín đồ Cao Đài.

Những Tín đồ thực hành việc tu niệm tại nhà được gọi là tu tại gia (lay man).

Họ không chỉ hoàn thành nhiệm vụ gia đình, xã hội và quốc gia, mà còn thực hành các giáo điều tùy nơi địa phương và tuổi tác. Những người tín đồ đến Thánh Thất (Holy rooms) hay Thánh Tịnh (Holy Pure) gần nhà và lắng nghe, học hỏi, nghiên cứu những giáo huấn của Đức Cao Đài, và thực hành tốt những lời dạy của Ngài. Những ngày mùng 1 và ngày 15 Âm lịch, là những ngày cúng lễ chính thức. Vào những ngày nầy, đại đa số tín đồ tụ họp, ở Đền Thánh (Holy Temple), Thánh Thất hay Đền thờ Phật mẫu để cầu nguyện. Cũng là dịp tốt cho những người muốn làm lễ nhập môn để trở thành tín đồ.

Có những tín đồ đến Thánh Thất (Holy rooms) và Thánh Tịnh (Holy pure) cầu nguyện cho khỏi bịnh, và cầu nguyện cho sự giải thoát của linh hồn khi chết. Cũng có nhiều người đến xin làm lễ Tắm Thánh (baptized) hay

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

68

lễ cưới ở Thánh Thất (Holy rooms). Họ tin tưởng rằng trẻ con được làm lễ Tắm Thánh hay đôi vợ chồng làm lễ cưới ở đó sẽ được Thượng Đế phù hộ.

Những Tín đồ được khuyên bảo ăn chay. Nếu họ không dùng thực phẩm chay ít nhất 10 ngày một tháng, Đức Cao Đài sẽ không bảo đảm linh hồn họ được giải thoát khi họ chết.

Những Tín đồ đọc Thánh Kinh và thực hành Thiền vào lúc cúng Lễ Đức Cao Đài, vào một thời điểm nhứt định, 4 lần một ngày. Những thời cúng là 11 giờ đêm, 5 giờ sáng, 11 giờ sáng, 5 giờ chiều.

Khi bái lễ, họ mặc áo dài trắng và quần dài trắng. Nói rõ hơn, đàn ông mặc bộ đồ dài trắng và đội khăn đóng đen. Họ cúng lễ với nhang, trái cây, rượu, trà, nước tinh khiết và các loại hoa.

Phương thức tu hành theo căn bản của ba nền Tôn giáo: Đời sống, gia đình, xã hội, và quốc gia tuân theo đường lối Khổng giáo; còn phương thức tu niệm hay giải thoát theo Thượng đế có nền tảng cùng lúc Phật và Tiên giáo� Bên cạnh ba điểm chung với ba tôn giáo Phật, Lão, Khổng, Đạo Cao Đài có những đặc tính riêng biệt. Đạo Cao Đài gọi phương thức giải thoát của riêng họ là “new method”, để phân biệt những phương thức của các tôn giáo trong thời kỳ thứ nhất và thứ hai.

Tín đồ Cao Đài đã được dạy rằng họ phải truyền bá giáo lý Thương yêu từ gia đình, và chủng tộc, cho đến khi tư tưởng Thương yêu của nhân loại là tư tưởng căn bản�

Yêu núi non và yêu nhân loại hòa hợp nhau, vì ý

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

69

nghĩa sự hiện hữu của sông núi và nhân loại đều có cùng một nguồn gốc” (Theo Thánh giáo Cao Đài).

Như vậy, tại sao Tín đồ Cao Đài sinh hoạt không vì quyền lợi mình mà vì của người khác. “Hãy giúp đỡ mọi người khi ngươi nhìn thế giới bên ngoài, và nâng cao đức hạnh khi ngươi nhìn bên trong tấm lòng. Sinh hoạt cho có đức hạnh, sinh hoạt cho công chúng. Cầu nguyện cho phúc lợi của mọi người và kiến tạo thế giới hòa bình và hài hòa. Và đời sống của ngươi, ngươi rất xứng đáng” (Thánh giáo)6. Nhận định về cuộc sống người Cao Đài.

Cao Đài quan niệm thế gian là nơi huấn luyện và là nơi trắc nghiệm của sự tiến hóa (evolution)� Muốn vượt qua trắc nghiệm, con người phải được huấn luyện. Sau khi vượt qua cuộc trắc nghiệm, họ được tiến hóa và thăng cấp bình thường của con người. Nếu chúng ta nghĩ rằng những trắc nghiệm, những khảo đảo (adversities) là sự huấn luyện con người, chúng ta có thể nói rằng thế gian là nơi giúp đỡ con người tiến hóa.

Những khó khăn từ thế giới bên ngoài (outer world) và ở bên trong tấm lòng (inner heart) là để huấn luyện con người, làm con người trở nên có giá trị Thượng Đế (THƯỢNG ĐẾ TÍNH)�

Ngay đến những sự đau khổ không tha thứ được, nó cũng có giá trị cho thế giới.

Vì sao? Vì có sự đau khổ làm cho thế giới thành một nơi trắc nghiệm cho sự tiến hóa của nhân loại. Như vậy, Tín đồ phải đối mặt cả hai phía, phía trên và phía dưới một cách ổn định, chấp nhận đời sống của chính họ, và

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

70

tìm kiếm hướng đi của chính họ cho cuộc sống. Đó là cuộc tranh đấu chống sự yếu đuối. Nếu bạn thắng sự yếu đuối, bạn thắng chính bạn vậy.

Từ cái nhìn đó của đời sống, Tín đồ Cao Đài tin tưởng rằng con người được sanh ra trên thế gian không phải ngẫu nhiên. Con người không chịu đựng cái gì mà không có lý do. Sanh ra là con người, nếu bạn chịu đựng đau khổ, bạn phải làm những điều tốt nhất để xóa hết đau khổ đó. Như vậy, con người phải hoàn thành nhiệm vụ là con người. Nhiệm vụ nầy là không chỉ tiến hóa cho chính bản thân họ, mà còn tiến hóa với những kẻ khác.

Chúng ta phải tham gia sinh hoạt vào sự tiến hóa của tất cả mọi việc.Thực hành đời sống Cao Đài không chỉ cho riêng người đó. Nói cách khác, thực hành cuộc sống là học hỏi từ Thượng Đế� Vì lý do đó, chúng ta phải hiến dâng đức tin của chúng ta mãi mãi cho Thượng Đế�7. Những điểm căn bản của giáo lý Cao Đài.

7.1. Tín đồ Cao Đài tin tưởng rằng mọi việc trên thế gian là một.

Mọi việc trên thế gian có vài điều chung kể cả con người, và các Đấng Thiêng liêng, như những Thần Tiên và Đức Phật. Đó là “Hào quang thiêng liêng” (holy light). Có thể có nghĩa rằng Thượng Đế có hào quang sáng ngời (bright light), và con người và mọi vật có hào quang yếu ớt (weak light). Như vậy con người phải phát triển tấm lòng giao cảm giữa con người với vạn vật.

7.2. Giáo điều Cao Đài không duy lý và duy vật.

Tinh thần và vật chất không thể bị tách riêng với nhau. Đó là hai phần của một vấn đề. Tương quan giữa

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

71

Tinh thần và vật chất bổ khuyết cho nhau. Đạo Cao Đài quan niệm rằng Tinh thần và vật chất phát triển đồng bộ, con đường ở giữa duy lý và duy vật phải được chấp nhận. Cái đó được gọi là con đường TRUNG DUNG (Middle way).

7.3. Nguồn gốc sâu xa của mỗi tôn giáo là ĐẠO

Về tâm linh (spirit) của Đạo Cao Đài không cố định (not persist). Có nghĩa là không nhứt định trong một vật riêng biệt nào. Cao Đài hiện hữu trong những nơi không có Cao Đài… Vấn đề tâm linh đó làm tín đồ Cao Đài không phân biệt hay phá bỏ các tôn giáo khác. Các tôn giáo là phương thức của con người để đạt mục tiêu cuối cùng, và mục tiêu đó là ĐẠO. Dù rằng có nhiều tôn giáo, ĐẠO vẫn trong phạm vi trong thời gian và không gian.

Theo quan niệm Cao Đài, sự xuất hiện của mỗi tôn giáo đáp ứng cho văn hóa và văn minh nhân loại. Như vậy, các tôn giáo xuất hiện trong thời gian và không gian khác nhau và có phương thức khác nhau. Những bậc sáng lập của mỗi tôn giáo, là những sứ giả (Messenger) của Thượng Đế, xuất hiện để cứu rỗi những người có giá trị đạo đức. Vì vậy những khác biệt về hình thức, danh xưng và bản chất của mỗi tôn giáo không quan trọng. Trọng tâm của mọi tôn giáo đều giống nhau� Đó là do nguồn gốc sâu xa của mỗi tôn giáo là ĐẠO.

Xã hội lý tưởng của Cao Đài là một xã hội không có tương phản giữa tinh thần và vật chất, Khoa học không chối bỏ Tôn giáo. Tôn giáo giúp đỡ Tinh thần nhân loại, và dẫn dắt linh hồn, giúp nhân loại đạt Chân lý và trở thành một phương thức hữu hiệu và chân thật… Loại hình xã hội đó thực sự là thiên đàng của thế gian.

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

72

Khoa học giúp con người tìm hiểu địa cầu, và chân lý giúp con người hiểu thế giới tâm linh. Do thực hành các việc đó, sẽ không có vấp ngã và đau khổ trên thế gian.8. Bang giao với Cao Đài.

� Những việc xảy ra giữa hai tôn giáo bị lãng quên do biến cố lần thứ 2 của Oomoto giáo (2nd Oomoto affair), và sự bang giao vừa mới chớm nở với Cao Đài cũng đã bị gián đoạn vào tháng 12 năm 1935.

� Cao Đài tái lập bang giao vào tháng 2 năm 1946, năm kế tiếp sau thế chiến thứ hai chấm dứt. Việt Nam lại bắt đầu Chiến tranh Đông Dương lần thứ 1 năm 1949. Cuộc chiến kéo dài cho đến khi có ký kết Hội nghị Geneva năm 1954. Để được Pháp trả độc lập, Cao Đài tham dự vào cuộc chiến tranh độc lập và như thế rất nhiều người chết. Rất sớm sau chiến tranh Đông Dương lần thứ 1, sự phân hóa ý thức chính trị sanh ra sự đối nghịch giữa miền Bắc và miền Nam. Chiến tranh Đông Dương thứ hai xảy ra. Sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ làm chiến tranh lan rộng toàn cõi Việt Nam, tạo nên chiến tranh Việt Nam…

� Hội nghị Tôn giáo Thế giới tổ chức tại Ayabe vào tháng 8 năm 1955.

❒ Có 37 Phái đoàn ngoại quốc. Vị phụ tá của Hội Thánh là Ngài Bảo Thế LÊ THIỆN PHƯỚC và 5 Chức sắc Cao Đài đến tham dự ở Ayabe.

Do duyên may ở Hội nghị Tôn giáo thế giới, ICHIRO NAGAFUCHI, Giáo sư Đại học và là một ký giả của Báo Mainichi Sinbun, trở thành tín đồ Cao Đài người Nhật đầu tiên. Sau đó, Ông được phong Lễ sanh. Ông Nagafuchi

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

73

trở thành người trung gian giữa Oomoto và Cao Đài. việc nầy, tình hữu nghị giữa Cao Đài và Oomoto được tái lập, sau khi bị gián đoạn do biến cố thứ 2 của Oomoto. Tháng 7 năm đó, cả hai tôn giáo cùng làm lễ ở Đền Thánh Cao Đài, và cũng tổ chức một Hội nghị gồm các phái đoàn tôn giáo nầy. Chủ tịch Oomoto Deguchi được mời, và đã tham dự lễ.

� Vào tháng 11 năm 1967, một chức sắc Cao Đài là Ông LÊ QUANG TẤN, viếng Thánh địa Oomoto. Ông nói với chủ tịch Deguchi và giám đốc Morikiyo về điều kiện qua lại giữa hai bên. Ông đã gặp và nói chuyện với vị Sáng lập thứ ba, đã mạnh mẽ gợi ý rằng sự bang giao bị gián đoạn do chiến tranh Việt Nam sẽ được tái lập...

� Vào tháng 8 năm 1969, nhà truyền giáo ITO (Propagandist), Chủ tịch văn phòng quảng bá Thế giới ngữ Oomoto (Oomoto Esperanto propagation office), tham dự Hội nghị Thế giới ngữ ở Helsinki (Phần lan). Ông bỏ ra 3 tháng rưỡi để thăm viếng 22 Quốc gia. Ông đã đến Việt Nam và thăm viếng Đền Thánh Cao Đài (Cao Đài Holy See). Nhà truyền giáo viết:

“Khi tôi thả bộ đến văn phòng chỉ đạo của Cao Đài ở Tây Ninh, có khoảng 3000 tín đồ tề tựu từ cổng đến Đền Thánh và chào mừng tôi... Tôi được vị chức sắc cao cấp nhất là Ông CAO HOÀI SANG chào mừng.

� Thỏa ước Hòa Bình Paris ký kết chấm dứt chiến tranh Việt Nam vào tháng 1/1973. Quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam...Tôi (tức tác giả Yoshida), với tư cách thay mặt Chủ

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

74

Tịch Nhân Loại Ái Thiện Hội thăm viếng chánh thức Tòa Thánh Cao Đài, cùng đi với nhà truyền giáo Nakanishi ở Nara. Ông nầy đang có dịch vụ làm ăn với Đông Nam Á. Trong thời gian dài chiến tranh, Việt Nam bị tàn phá thê thảm. Mục đích cuộc thăm viếng là để thảo luận về làm sao giúp đỡ và tái thiết Việt nam. Về vấn đề người thông dịch, tôi nhờ một người học ở Nhật Bản. Đó là ông NGUYỄN VĂN HÒA, cưới vợ Nhật và sống ở Nhật.

Sau khi chúng tôi đến Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh, chúng tôi gặp Vị chức sắc cao cấp TRƯƠNG HỮU ĐỨC, và đã trao tặng cho Ngài quỹ tương trợ và thiện chí (Fund of love and goodwill) để tái thiết. Chúng tôi thăm viếng các cơ sở trong Thánh địa (holy territory), bắt đầu từ Đền Thánh, rồi thăm viếng cơ sở y tế, nhà dưỡng lão, trung tâm phát thanh, các cơ sở giao dục, và trung tâm kỹ thuật nông nghiệp. Chúng tôi trao đổi cảm nghĩ với những người có phận sự. Chúng tôi được trao tặng một cái bình cẩn bằng vỏ sò (case of shells), có ý nghĩa là hạnh phúc và thiện chí. Họ nói họ hy vọng bông hoa hòa bình sẽ nở rộ trong chiếc bình nầy. Dù họ chịu đựng chiến tranh, nhưng đây là thông điệp ấm áp từ những bông hoa Cao Đài.

� Tháng 9 năm 1974, tôi và hai người nữa đã đến viếng Cao Đài. Lần nầy chúng tôi là sứ giả nông nghiệp. Vì biết về những xứ nông nghiệp, chúng tôi đã đến vùng cực nam đồng bằng sông Cửu Long và đồng thời chúng tôi được nhiều Thánh Thất Cao Đài địa phương hoan nghinh nồng nhiệt. Lần nầy, chúng tôi tặng 2 máy cày, 1 máy chiếu phim 8 ly, dụng cụ học trò và một quỹ tương trợ và thiện chí. Một lần nữa,

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

75

chúng tôi đã thực hiện một thỏa hiệp về thân hữu và tương trợ với Cao Đài (An agreement of friendship and assistance with Cao Dai).Điều phê chuẩn cuối cùng (final confirmation) của

thỏa hiệp nói trên là thiết lập một buổi họp của Oomoto vào tháng 11 năm 1974, và Cao Đài sẽ gởi sứ giả đến Nhật để dự cuộc phê chuẩn nầy. Tuy nhiên chiếu khán của vị chức sắc Hồ Tấn Khoa không được chấp thuận dù Oomoto sửa soạn tất cả mọi việc. Vì thế, việc phê chuẩn phải bị hủy bỏ�9. Sáu điểm thỏa hiệp về hữu nghị và tương trợ giữa

Oomoto giáo và Đạo Cao Đài � Nhân Loại Ái Thiện Hội giúp Việt Nam bằng việc

cấp Quỹ tương trợ và Thiện chí cho Đạo Cao Đài (Universal Love and Brotherhood Association).

� Về phạm vi nông nghiệp và y tế: Nhân Loại Ái Thiện Hội sẽ đáp ứng những yêu cầu của Cao Đài và gởi đến đây các kỹ thuật viên. Quan tâm tặng dữ các thiết bị y khoa Nhật bản đến các cơ sở y khoa Cao Đài.

� Về trao đổi sinh viên: Trao đổi người trẻ tuổi đến mỗi nhóm để tìm hiểu hơn về mỗi nhóm tôn giáo.

� Về trao đổi văn hóa: Nhắm vào văn hóa của Nhật Bản và Việt Nam.

� Về thiết lập Trung tâm thế giới ngữ ở Thánh địa Cao Đài.

� Cao Đài dùng ngôn ngữ quốc tế Esperanto. Thiết lập trung tâm cũng phụ vào nỗ lực của Nhân Loại Ái Thiện Hội.Để đạt 6 điểm, các trung tâm phải được thiết lập

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

76

đúng lúc. Sáu điểm nầy là những điều kiện riêng biệt tăng thêm tinh hữu nghị giữa Nhân Loại Ái Thiện Hội và Cao Đài. Sáu điểm nầy được phê chuẩn bởi Nhân loại Ái Thiện Hội và Cao Đài. Từ ngay bây giờ, chúng tôi hy vọng thỏa hiệp mà chúng tôi đã ký và những điểm nầy sẽ được mang đến Hòa bình cho Á châu và tình hữu nghị giữa 2 quốc gia. (07/11/1973).

Quân đội Bắc Việt tiến vào Nam Việt Nam và đến tháng 4 năm 1975 thì chiếm Miền Nam. Cộng Hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam được thành lập. Khi sự bang giao chỉ vừa bắt đầu, thì cánh cửa hợp tác bị đóng lại!10. Những việc sau năm 1975.

Để làm lễ kỷ niệm 50 năm ngày khai sanh của Nhân Loại Ái Thiện Hội, Hội nghị thế giới lần thứ 7 của những Tôn giáo có mong ước thực hiện Hòa Bình được tổ chức tại Thánh địa Kameoka, có lịch trình Hội nghị vào tháng 6 năm 1975. Chương trình được gọi là “citizen evening” chọn Việt Nam và Nhật Bản làm đầu đề cho cuộc thảo luận… Cũng có vận động cứu giúp Việt Nam. Ba sinh viên là tín đồ Cao Đài được cấp quỹ cứu trợ khích lệ (exciting fund) ở Hội nghị.

VÕ THANH TÙNG là một trong ba người đó. Sau khi nhà nước Xã hội chủ nghĩa đã được thành lập, ông nầy không còn nhận được tiền từ gia đình ở Việt Nam… Ông học rất chăm chỉ và đã tốt nghiệp Đại học Yamaguchi. Sau khi tốt nghiệp, ông cưới một người Nhật, nhập quốc tịch Nhật và đổi tên là Tadeka. Ông nhận nhiệm vụ thông dịch ở “Buổi cầu nguyện và Lễ hội” (pray and forum) ở Hội nghị quốc tế lần thứ ba của Nhân loại Ái Thiện Hội. Trong tương lai, ông giữ vai trò gạch nối giữa Nhật và Việt

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

77

Nam, và sự bang giao giữa Cao Đài và Oomoto.Sau cuộc chiến dai dẳng, Việt Nam thống nhất

nhưng đã bị tàn phá. Rất nhiều người tị nạn rời bỏ quê hương ra nước ngoài, đặc biệt các nước Á châu. Vào năm 1978, Nhật Bản chấp thuận tiếp nhận một số người tị nạn, phần lớn là tín đồ Cao Đài. Dùng Quỹ cứu trợ và thiện chí, Nhân loại Ái Thiện hội cung cấp cho họ quần áo, thực phẩm, ở trung tâm tị nạn.

� Cuộc bang giao lại tiếp tục�Chức sắc Thượng Màng Thanh đã gởi thơ liên lạc.Sau 1975, ông và gia đình sang Hoa Kỳ định cư. Nơi

xứ người, ông tiếp tục tìm những phương cách để truyền giáo Cao Đài. Những tín đồ Cao Đài dù đã định cư ở Hoa Kỳ như những người tị nạn, vẫn xây dựng được 4 Thánh Thất ở bờ biển phía Tây Hoa Kỳ.

Để làm lễ kỷ niệm 100 năm của Oomoto, buổi “Cầu nguyện và lễ hội” (Pray and Forum) của những tín đồ tôn giáo trên thế giới tổ chức vào tháng 11 năm 1993. Trong số những đại biểu trong lễ hội, Giáo hữu (Rev) Thượng Màng Thanh của Thánh Thất Cao Đài California Hoa Kỳ đã được mời với tư cách đại diện Phái đoàn Cao Đài. Đồng thời, ông tham dự Hội nghị tôn giáo thế giới tổ chức bởi Nhân Loại Ái Thiện Hội với tư cách khách mời.

Đại biểu Yamasaki của Nhân Loại Ái Thiện Hội cũng tham dự hội nghị Liên bang Thế giới lần thứ 18 (the Conference of World Federalists) tổ chức ở San Francisco vào tháng 8 năm 1995, đồng thời lễ kỷ niệm lần thứ 50 Liên Hiệp quốc. Trong thời gian hội nghị, ông đã đến viếng ba Thánh Thất Cao Đài gần đó và đã được tiếp đón nồng hậu.

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

78

Phần 1 là bài nói chuyện và có chủ đề “Tiến tới đời sống nhân loại và trái đất trường tồn” (For long life of human and earth). Giáo hữu Thượng Màng Thanh nói:

“Mặc dầu chiến tranh lạnh đã kết thúc, và chúng ta đã thoát khỏi sự đe dọa của hiểm họa chiến tranh nguyên tử, sự phát triển các quốc gia đã chịu đựng sự gia tăng quyền lực và đói khổ. Đối với con người, thỏa mãn điều kiện vật chất rất quan trọng. Tuy nhiên chúng ta không thể đánh mất tinh thần huynh đệ, đạo đức, công lý, và sự hợp tác. Cao Đài tiên tri rằng “Thời đại của nhân loại hợp nhất, các tôn giáo hợp nhất, và các Quốc gia hợp nhất sẽ đến”. Muốn đến mục tiêu đó, tự do Tôn giáo phải được bảo vệ. Tôi hy vọng chẳng bao lâu sẽ có một Liên minh các tôn giáo (league of religions). Cao Đài sẽ hoạt động tích cực cho mục tiêu đó”.

Cùng ngày, một Lễ cầu nguyện (prayer ceremony) được tổ chức cho Tín đồ tôn giáo thế giới. Một mặt bằng dành cho Cao Đài (Cao Dai platform) đã được lập ở tầng trên của Đền Trường cửu (long life temple). Tất cả mọi người mặc y phục xanh biển (water color cloth), thiền và cầu nguyện cho hòa bình.

Từ sau cuối năm 1980, kinh tế Việt nam phát triển nhờ chánh sách đổi mới. Đời sống dân chúng trở nên ngày càng tốt hơn. Việt Nam trở thành một trong những nước có vị thế ở châu Á. Có những chuyến bay trực tiếp từ phi trường Kansai đến Việt Nam.

Tuy nhiên, chánh sách tôn giáo, tự do và vấn đề nhân quyền trong các nước xã hội chủ nghĩa là những vấn đề lớn của thế kỷ 21. Dù sự bang giao với Cao Đài thường bị gián đoạn, một ngày nào đó chúng tôi sẽ có

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

79

thăm viếng. Tôi hy vọng sự liên lạc 60 năm có thể xuất hiện trở lại, và chúng tôi tạo sự số gắng cho hòa binh Á châu và và thế giới bằng các sự kiện tôn giáo. Khi tôi viết tài liệu nầy, tôi đã từ chối yêu cầu tóm lược các hồ sơ bang giao từ hồ sơ chánh thức của Nhân Loại Ái Thiện hội.

II� KỶ NIỆM 80 NĂM QUAN HỆ GIỮA HAI TÔN GIÁO

Với sự hướng dẫn của chính Nữ Giáo chủ, phái đoàn Oomoto giáo đông đảo đã tham gia Hội Yến Diêu Trì năm 2015 tại Tòa Thánh Tây Ninh, là để kỷ niệm 80 năm ngày giao hảo giữa Đạo Cao Đài và Oomoto giáo.

Theo tài liệu hồ sơ lưu trữ của Oomoto giáo tháng 2/2015, viết bởi Ông Masamichi Tanaka, thuộc Phân bộ Quốc tế của Oomoto giáo thì trong 80 năm việc giao hảo giữa Đạo Cao Đài TTTN và Oomoto giáo như sau:

� Năm 1935, Ông Kiyozumi Kakechi, đặc sứ của Vị lãnh đạo tinh thần của Oomoto giáo đến Việt Nam. Vào tháng 10 năm đó (1935), Đạo Cao Đài và Omoto giáo công nhận sự liên kết giao hảo với nhau.

� Năm 1955, Đức Hộ Pháp đã gởi thư đề ngày 11 tháng 7 năm Ất Mùi (1955) cho Ngài Yashuro Shimonoka, Tổng thơ ký Ủy Ban tổ chức Hội nghị tôn giáo thế giới ở Nhật, cho biết Ngài không đi dự Đại Hội Tôn giáo thế giới được và sẽ cử một phái đoàn Hội Thánh đi thay Đức Ngài. Ngài Bảo Thế Lê Thiện Phước, làm Trưởng phái đoàn, cùng với Thượng Chánh Phối sư Trần Ngọc Sáng và bác sĩ Trương Kế An.

� Tháng 4 năm 1956, vị đại diện của Đạo Cao Đài tham dự Đại Lễ mùa Xuân của Oomoto giáo.

� Tháng 7 năm 1956, Ngài Isao Deguchi, Hội trưởng

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

80

Nhân loại Ái Thiện hội, Đại diện Oomoto giáo dự Lễ khánh thành Tòa Thánh Cao Đài ở Đà Nẳng (Hội Thánh Cao Đài Trung Việt). Ngài cũng viếng thăm Tòa Thánh Tây Ninh.

� Tháng 11 năm 1968, Thừa sử Lê Quang Tấn viếng thăm Oomoto giáo ở Nhật.

� Tháng 11 năm 1969, Ngài Eizo Itoo viếng thăm Tòa Thánh Tây Ninh.

� Tháng 8 năm 1973, Ngài Teruaki Furuta và 2 thành viên viếng thăm Tòa Thánh Tây Ninh.

� Từ 5–7/11/1973, Giáo hữu Thượng Màng Thanh, Đại diện Hội Thánh tham dự Đại hội tôn giáo do Oomoto giáo tổ chức ở Thánh địa Ayabe.

� Tháng 9 năm 1974, Ngài Teruaki Furuta và 2 thành viên của Oomoto giáo thuộc Phân bộ Nông Nghiệp là quí ông Hase Gawa Akihiro (kỷ sư trưởng) và Hase Gawa Tatsuo, cùng một số tín đồ Oomoto giáo và nhân sĩ tháp tùng, viếng Tòa Thánh Tây Ninh và tặng 2 máy cày và 1 máy chụp hình.

� Ngày 11/3/1974, ông Kuhawara dại diện Oomoto giáo, hướng dẫn Phái đoàn đến Tòa Thánh Tây Ninh và được Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức tiếp. Trong dịp nầy ông Kuhawara có chuyển lời mời của Giáo hội Oomoto xin Hội Thánh cử đại diện đến dự Đại hội Liên minh thế giới do Oomoto giáo tổ chức vào tháng 6/1975, tại Thánh địa Ayabe (Nhật). Ngài Hiến Pháp nhận lời.Vì biến cố 30/4/75, việc giao hảo giữa Tòa Thánh

Tây Ninh và Giáo hội Oomoto bị gián đoạn, cho đến năm 1998, Oomoto giáo mới trở lại viếng Tòa Thánh Tây Ninh.

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

81

� Tháng 2/1998, Ngài Masato Deguchi và Ngài Mitso Yamasaki viếng Tòa Thánh Tây Ninh. Theo tin tức bằng Anh ngữ của Nhân loại Ái Thiện hội, số 20/3/1998, Phái đoàn Oomoto giáo thăm Việt Nam từ ngày 7 đến 14/2/1998, và có viếng Tòa Thánh Tây Ninh. Đây là lần đầu tiên sau năm 1975, Oomoto giáo mới trở lại thăm Đạo Cao Đài. Phái đoàn gồm có quí ngài Masato Deguchi, Mitso Yamasaki, Ginrui Aizenka và Hidetoshi Takeda (Võ Thanh Tùng) làm thông dịch viên.

� Được biết là trước năm 1975, Đạo Oomoto đã nhiều lần viếng Tòa Thánh Tây Ninh, để thắt chặt tình hữu nghị lâu đời giữa hai Tôn giáo kể từ khi Ngài Cố Giáo chủ Kiyosumi và Chư Chức sắc tiền khai Cao Đài còn sanh tiền; đồng thời xin Hội Thánh chấp thuận cho phép Oomoto giáo được lãnh lịnh truyền bá giáo lý Cao Đài ra ngoại quốc.

� Vào đầu năm 2001, một phái đoàn của Oomoto Giáo, gồm trên 30 người, cũng đến viếng thăm Thánh-Thất New South Wales, Sydney, Australia nhân dịp tham dự hội nghị về Ngôn ngữ thống nhất cho nhân loại tại thành phố Adelaide, tiểu bang South Australia. Phái đoàn đã được Hiền tài Nguyễn Chánh-Giáo thuyết-trình về sự phát triển Cao-Đài Giáo tại Úc-Châu trong gần 2 tiếng đồng hồ, do kỹ sư nông- nghiệp Nguyễn văn Mân, vốn du-học tại Nhật-bản trước năm 1975 làm thông-dịch.

� Tháng 11/1999, ngài Yasumi Hirose, Hội trưởng Nhân Loại Ái Thiện Hội, và các ngài Kyotaro Deguchi, Masato Deguchi và 10 thành viên Oomoto giáo

PHẦN BA: NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ TÌM DẤU ẤN CAO ĐÀI TRONG LÒNG NGƯỜI NHẬT

82

viếng Tòa Thánh Tây Ninh. � Tháng 7 năm 2012, phái đoàn gồm 12 thành viên

Oomoto giáo viếng Tòa Thánh Tây Ninh. � Vào tháng 9 năm 2015, ngài Kurenai Deguchi, nữ

Giáo chủ Oomoto giáo và khoảng 50 thành viên đến tham dự Lễ Hội Yến Diêu Trì.

PHẦN BỐN: CHUẨN BỊ SỰ GIÁNG LÂM CỦA ĐỨC DI LẶC

83

PHẦN BỐN: CHUẨN BỊ SỰ GIÁNG LÂM CỦA ĐỨC DI LẶC

Vì sao Oomoto giáo có giáo chủ và giáo lý mà không lập Hội Thánh?

Vì sao từ 1935 đến nay, dù thế sự thăng trầm, Oomoto giáo vẫn một lòng tìm đến Tòa Thánh Tây Ninh?

Đó là vì lời phán dạy của Đấng Thiêng Liêng dành cho các vị lãnh đạo tinh thần của nền tân tôn giáo Nhật Bản: hãy tìm về Tổ đình TÒA THÁNH TÂY NINH và OOmoto giáo có bổn phận truyền bá giáo lý của ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ. Các Đấng không chỉ dạy OOmoto giáo lập Hội Thánh, phải chăng tôn giáo này ngày sau sẽ tùng theo Hội thánh của Đức Di Lặc?

Các Đấng Thiêng liêng dùng cơ bút dạy dỗ triết lý đại đồng ở nhiều nơi để chuẩn bị cho sự giáng lâm của Đức Phật Di Lặc (Maitreya Buddha). Đấng này MAHDI trong Hồi giáo và MIROKU trong OOmoto giáo.

Đức Di-Lặc (Maitreya), vị Chưởng Giáo của thế gian, có một đặc điểm trội nhất là toàn thân Ngài tỏa ra một lòng Bác Ái vô biên bao trùm tất cả muôn loài. Ngài sẽ xuống thế gian theo lịnh của Phật VISHNU, Đấng bảo tồn trong Tam Thế Phật.

Khi Ngài lâm phàm để dạy dỗ nhân loại trong tương lai gần đây, Ngài sẽ dùng một xác thân đã chuẩn bị sẵn của một trong các vị đệ tử của Ngài.

Mong rằng chúng ta hãy chuẩn bị để đón rước Ngài khi Ngài lâm phàm và để phụng sự Ngài với tấm lòng trung kiên và thành kính:

PHẦN BỐN: CHUẨN BỊ SỰ GIÁNG LÂM CỦA ĐỨC DI LẶC

84

“Con phải tự tìm lấy công việc làm hữu ích. Con biết rằng chúng ta đang làm gì hiện nay. Con hãy tự lao mình vào công việc của chúng ta bằng bất cứ cách nào mà con có thể. Nếu Ta biểu con làm một việc nhứt định, thì chắc là con sẽ làm ngay; nhưng trong trường hợp đó, cái nghiệp quả của việc làm sẽ về tay Ta, vì chính Ta đã biểu con làm việc đó. Con chỉ có được cái nghiệp tốt của sự thiện chí và sự vâng lời. Tự nhiên nó cũng là một điều có ích, nhưng nó không phải là thứ nghiệp quả sáng tạo nên một đường lối hành động hữu hiệu. Ta muốn cho con hãy tự mình hành động, như vậy cái nghiệp tốt của việc làm sẽ về tay con”.

Dưới đây là một số hình ảnh của các vị đã được nhắc tên trong bài viết.

PHẦN BỐN: CHUẨN BỊ SỰ GIÁNG LÂM CỦA ĐỨC DI LẶC

85

G. H. THƯỢNG MÀNG THANH TẠI NHẬT BẢN 1993

CTS LÊ MINH CHÂU, VÕ THANH TÙNG, GH THƯỢNG MÀNG THANH, YOSHIDA FUTURA

PHẦN BỐN: CHUẨN BỊ SỰ GIÁNG LÂM CỦA ĐỨC DI LẶC

86

NỮ GIÁO CHỦ ĐỜI THỨ TƯ – KIYOTO DEGUCHI – 1993

NỮ GIÁO CHỦ ĐỜI THỨ 5 VIẾNG TÒA THÁNH 2015 (VÕ THANH TÙNG ĐỨNG KẾ BÊN NỮ GIÁO CHỦ ĐỂ THÔNG DỊCH

PHỤ LỤC

87

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1 — BẢN TIN TỨC PHÁI ĐOÀN TÔN GIÁO OOMOTO VIẾNG HỘI THÁNH 1969

Lúc 10 giờ 30 ngày 13–9 Kỷ Dậu (23–10–1969) ông EIZO ITOO đại diện Giáo chủ hướng dẫn phái đoàn Đạo Oomoto Nhựt bản viếng thân hữu Hội Thánh ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ Tòa Thánh Tây Ninh.

Ông EIZO ITOO và phái đoàn được hướng dẫn đến Giáo Tông Đường tiếp kiến Đức Thượng Sanh, Ngài Đầu Sư và bà Nữ Đầu sư, thảo luận nhiều vấn đề quan trọng trong lãnh vực tôn giáo. Trong cuộc tiếp xúc được biết:

� Đạo Oomoto Nhựt Bổn được khai sáng cùng thời kỳ với ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ.

� Cũng thờ Thượng Đế, cũng dùng phương pháp chấp bút để thông công với các Đấng Thiêng liêng, cũng dạy loài người là anh em ruột thịt cùng chung một Đấng Cha Trời.

� Đức Giáo chủ Đạo OOmoto chấp bút được các Đấng Thiêng liêng dạy: Thượng Đế đã khai Đạo Trời, thống hiệp và tu chỉnh các giáo thuyết đã thất chơn truyền, tận độ chúng sanh ở thời hạ ngươn tận diệt này.Ông EIZO ITOO và phái đoàn đã đến viếng các tôn

giáo ở 18 quốc gia trên thế giới thuộc cả hai khối quốc gia và cộng sản. Việt nam là quốc gia thứ 19. Nơi đây Ông rất sung sướng tìm gặp Đạo Trời. Ông EIZO ITOO mong ước Hội Thánh ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ cử chức sắc sang Nhựt truyền giáo để dân tộc Nhựt được hưởng

PHỤ LỤC

88

hồng ân của Thượng Đế. Ông cũng xin được phép gửi một số tín hữu Đạo OOMOTO sang Tòa Thánh Tây Ninh để nghiên cứu và học hỏi giáo lý của Đại Đạo.

Tiếp tục chương trình thăm viếng, Ông EIZO ITOO và phái đoàn được hướng dẫn đến:

� Văn phòng HIỆP THIÊN ĐÀI hội kiến với Ngài Bảo Thế, thảo luận việc dung hợp tài và đức vào việc truyền Đạo để cứu Đời.

� Viếng CƠ QUAN PHÁT THANH PHỔ THÔNG GIÁO LÝ hội kiến với Ngài Khai Đạo, thảo luận việc quãng bá giáo lý trong nhơn loại.

� Viếng HẠNH ĐƯỜNG trao đổi giáo lý với Đại Huynh Ngọc Chánh Phối Sư.

� Viếng Cơ quan PHƯỚC THIỆN trao đổi với Đại Huynh Chơn Nhơn về phương diện thể hiện việc từ thiện.

� Viếng ĐẠI ĐẠO THANH NIÊN HỘI và ĐẠO ĐỨC HỌC ĐƯỜNG thảo luận vấn đề giáo dục thanh niên với ông Hội Trưởng.

� Viếng Tông Đạo Đường Nhơn (TRUNG HOA), Tông Đạo Tần Nhơn (KAMPUCHIA),

� Viếng viện dưỡng đường và Cô nhi viện.Sau ba ngày lưu lại Thánh địa Tây Ninh, Ông EIZO

ITOO và phái đoàn đến viếng các Châu Đạo ở địa phương để tìm hiểu sinh hoạt của tín đồ Đại Đạo ở địa phương.

***

PHỤ LỤC

89

PHỤ LỤC 2 —LỄ SANH NGỌC HÒA THANH & GS A� TAKATSU, ĐẠI HỌC HOSHISA, YOKOHAMA

Qua sự giới thiệu của Lễ sanh NAGAFUCHI ICHIRO, GS TAKATSU đã đến thăm Lễ sanh HÒA.

GS TAKATSU phỏng vấn LS HÒA:– Xin hỏi Tiên sinh học tiếng Nhật với ai và làm việc

với Đạo Cao Đài từ lúc nào? vì sao biết đến OOMOTO GIÁO?

LS HÒA cho biết như sau:Gia đình tôi có Đạo. Tôi theo cha nuôi, là GIÁO

SƯ THÁI PHẤN THANH, Phó chủ trưởng HộiThánh Ngoại Giáo lên Phnom-Penh năm 1941, lúc đó tôi mới 16 tuổi (ông Hòa sinh năm 1925).

Vào năm đó có hai sĩ quan Nhật đến Chùa nhưng không có phiên dịch nên suốt cả giờ vẫn không hiểu họ muốn gì. Ông Hòa lắng nghe hai bên trao đổi nhận ra cách phát âm của vài chữ Nhật giống tiếng Việt nên xin phép chủ Chùa là Ngài Cao Tiếp Đạo dịch thử. Đại ý là có hai quân nhân Nhật vừa tử nạn vì giao thông nên họ đi tìm Chùa nào đó để xin hỏa táng. May sao họ thấy Chùa này có để hàng chữ DAIDOSANKYFODO (ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ) nghĩ có thể bút đàm được nên ghé vào đây.

Hai sĩ quan Nhật gật đầu xác nhận đúng như vậy và được ngài CAO TIẾP ĐẠO cho phép làm lễ hỏa táng. Hôm sau, lễ hỏa táng được cử hành long trọng vì có Thiếu Tướng sư đoàn trưởng, các sĩ quan khác và gần 2000 người tham dự. Ông INOUE sĩ quan sư đoàn trưởng mời ông Hòa làm thông ngôn dùm. Ngài Cao Tiếp Đạo bảo ông

PHỤ LỤC

90

Hòa nhận lời để nhờ thế lực của quân đội Nhật can thiệp cho Chùa không bị quân đội Pháp chiếm đóng như ở TÒA THÁNH TÂY NINH.

Thế là cuộc gặp gỡ tình cờ do phong tục văn hóa và tôn giáo đã tạo nên mối lương duyên Việt Nam và Nhật Bản sau này.

– Thưa Tiên sinh, từ đó đến 1945, Tiên sinh làm gì?Trước khi chuyển đi, ông INOUE đã giới thiệu tôi

làm việc cho lãnh sự quán Nhật bản tại Phnom-Penh. Năm 1942 ông CAO ĐỨC TRỌNG viết thư nhờ ông Hòa giao tận tay cho ông TRẦN QUANG VINH ở Sàigòn bảo ông Vinh nên hợp tác với quân đội Nhựt để cứu nước và cứu Đạo. Từ đó mới có tổ chức ỨNG NGHĨA BINH mưu tính lật đổ Pháp.

– Như vậy quân đội Cao Đài được thành lập?Không, Cao Đài làm gì có lập quân đội. Ông Vinh

tập họp được khoảng 3000 người với vũ khí chủ yếu là tầm vong vạc nhọn và dây luộc để trói… Đảo chánh Pháp xong là tự giải tán, về mở cửa Tòa Thánh lo tu hành tiếp tục; không có ai ra tham chánh. Mấy tháng sau đó Việt minh nổi lên cướp chánh quyền và sát hại rất nhiều những thường dân chống đối họ nên không riêng gì tín đồ Cao Đài mà Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Đạo Hòa Hảo, Việt Nam Quốc dân Đảng… đều lập quân đội, mục đích để tự bảo vệ là chính. Điều đáng nhắc đến là chỉ trong vòng một đêm ngày 9 tháng 3 năm 1945 đảo chánh Pháp thành công mà không bị đổ máu.

– Thưa Tiên sinh, thật là thần diệu. Tiên sinh có nghĩ rằng do Thần linh ám trợ hay không?

PHỤ LỤC

91

Không! Thần Thánh không can thiệp vào chuyện thế gian nhưng Thần Thánh dạy chúng ta sự khôn ngoan và lòng can đảm. Tức là lòng trọng Đạo và thương dân hơn mạng sống của mình.

– Cám ơn Tiên sinh, tôi hiểu rồi. Nghĩa dũng binh Cao Đài thật đáng phục. Tôi cũng đã nhập môn theo Đạo Cao Đài năm 1971 do ngài GIÁO HỮU THƯỢNG ĐÂU THANH tiến dẫn.

À! Ông Giáo Hữu Đâu thì tôi biết. Ông làm Khâm Châu Đô Thành Sàigòn, còn tôi làm Lễ sanh quyền Phổ tế Châu.

– Thưa Tiên sinh, năm 1973 tôi thấy phái đoàn OOMOTO giáo sang viếng Hội Thánh và tặng hai máy cày. Oomoto giáo và Cao Đài giáo có liên hệ như thế nào và bao giờ?

Oomoto giáo và Đạo Cao Đài có mối quan hệ từ năm 1935, lúc đó tôi còn tuổi học trò. Tôi thấy có bốn người ngoại quốc đến viếng Hộ Pháp Đường nhưng không biết người nước nào. Mãi 20 năm sau (1955) được Đức Hộ Pháp cho sang Nhật; tôi mới biết vào năm 1935 Phó Giáo chủ DEGUCHI ONNINSABURO có phái bốn giáo sĩ sang Việt nam mời Cao Đài giáo tham gia tổ chức LIÊN MINH TÔN GIÁO THẾ GIỚI. Hội thánh hứa hưởng ứng nhưng đến 1936 OOmoto giáo bị đàn áp, chùa chiền bị phá sập. Đạo Cao Đài cũng bị Pháp khủng bố và đệ nhị thế chiến bùng nổ (1939) nên mối liên hệ giữa hai bên tạm ngưng…

LS HÒA xem lại danh thiếp của GS TAKATSU thấy đề đặc trách khoa Thông tin xã hội, môn CHUNG

PHỤ LỤC

92

SỐNG nên vội hỏi:– Giáo sư đang dạy môn Chung Sống à? Môn học

này mới chưa có trường nào khác dạy, có phải không>– Thưa phải. Ở Nhật, qua báo chí, tôi đã biết thuyết

HÒA BÌNH CHUNG SỐNG do Đức Giáo Chủ đề xướng. Đức ngài bị bọn hiếu chiến ám hại, phải lưu vong qua Cambodge và bỏ xác nơi đất khách. Tôi vô cùng xúc động và nghĩ rằng muốn cứu nhân loại khỏi nạn tiêu diệt phải noi theo đường lối của Đức Giáo Chủ, ngoài ra không còn cách nào khác� Cho nên tôi mới đưa môn học này vào trường đại học để phổ biến rộng rãi phương thức tạo hòa bình cho thế giới…

� Trích tường thuật cuộc đàm luận với Giáo sư TAKATSU ngày 10–02–2012. Lễ sanh THƯỢNG

HÒA THANH- Nguyễn Ngọc Hòa.

***Ghi chú: Cho đến khi Đức Hộ Pháp công du sang Nhật rước tro Đức Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, lúc đó Đức Ngài mới tạm phong cho Ông Nagafuchi làm Lễ sanh Phái Ngọc. Rồi sau nầy Đức Lý Đại Tiên Trưởng chánh thức chấm phái thiệt thọ cho ông Nagafuchi là phái Thái tức Thái Nagafuchi Thanh, để thay thế Lễ sanh Thượng Hòa Thanh, làm Đại diện Cao Đài ở Nhật (Đàn cơ ngày 23 tháng 10 năm Mậu Thân 12/12/68)

***

PHỤ LỤC 3 —THƯ CỦA GIÁO HỮU THƯỢNG MÀNG THANH GỬI ÔNG TERUAKI FURUTA

Tây Ninh, ngày 11 tháng 12 năm 1973Kính gửi Ông TERUAKI FURUTA

PHỤ LỤC

93

JINRUI AIZENKAI, TENONKYO KAMEOKA OOMOTO HEADQUARTERKYOTO-FU 621 JAPAN

Kính Ông,Trân trọng báo tin Ông được tường, tôi đã về đến

Tây Ninh, Việt nam vào ngày 01–12–1973.Tôi rất cảm ơn ông và quý Giáo hội Oomoto đã tiếp

đãi tôi một cách nồng hậu trong chuyến viếng thăm quý Giáo hội tại Kameoka, Ayabe và các nơi khác.

Tôi có tường trình lên Hội Thánh Cao Đài về tổ chức và giáo lý của Giáo hội Oomoto. Hội Thánh chúng tôi rất vui mừng được biết tôn chỉ của quý Giáo hội có nhiều điểm trùng hợp với tôn giáo Cao Đài là chung thờ một Đấng Thượng Đế và phục vụ hòa bình nhân loại. Chúng tôi hy vọng từ nay hai Giáo hội sẽ kết chặc tình thân mật huynh đệ, để cùng phục vụ cho tôn chỉ cao quý đó.

Về việc Giáo hội OOmoto có ý muốn đến dự đại lễ tại Tây Ninh ngày mùng 8 tháng Giêng, Giáp Dần (30–01– 1974), Hội Thánh Cao Đài rất hân hạnh và sẵn sàng đón tiếp. Quý phái đoàn có thể đến Sàigòn vào ngày 28–1–1974, để đến Tây Ninh vào ngày 30–1–1974 đúng ngày Đại lễ. Để tiện việc tiếp đón Quý phái đoàn theo đúng nghi lễ tôn giáo, quý Giáo hội có thể viết thơ chánh thức cho Hội Thánh chúng tôi thông báo danh sách, thành phần phái đoàn đến dự lễ. Văn thư xin gửi theo địa chỉ sau đây:

Ngài THƯỢNG CHÁNH PHỐI SƯHỘI THÁNH CAO ĐÀITÒA THÁNH TÂY NINH NAM VIỆT NAM

PHỤ LỤC

94

Được thơ của Giáo hội, chúng tôi sẽ đệ trình Hội Thánh phúc đáp ngay và chuẩn bị đón tiếp quý Giáo hội.

Còn việc sử dụng số tiền của quý Giáo hội hứa giúp cho Hội Thánh chúng tôi làm việc xã hội, tôi nghĩ quý Giáo hội nên mua máy cày, máy xới và phụ tùng cho các dụng cụ này, rồi gửi theo lúc phái đoàn đến dự lễ, để Hội Thánh dùng các dụng cụ này vào việc phát triển nông nghiệp. Cơ quan Nông viện hiện đang cần dùng 5 chiếc máy xới từ 10 đến 20 mã lực, để canh tác tại hai dinh điền Kiên Lương và Kiến Phong rộng độ 20.000 ha, sẽ thực hiện vào khoảng tháng 4, năm 1974.

Ngoài ra, quý Giáo hội có thể mua giúp cho cơ quan y tế Tòa Thánh một máy điều hòa không khí và kính hiển vi dùng cho phòng thí nghiệm VIỆN ĐẠI HỌC CAO ĐÀI. Theo phong tục Việt Nam, người cho tự tiện mua tặng, chứ người nhận không nên nói nhu cầu của mình. Do đó, tuy quý Giáo hội nhiều lần yêu cầu nhưng Hội Thánh Cao Đài vẫn không tiện nói ra là vì lẽ nói trên.

Trước khi ngừng bút, một lần nữa tôi xin chân thành cảm tạ các cấp lãnh đạo quý Giáo hội và riêng ông, đã dành cho tôi nhiều cảm tình sâu đậm khó quên trong chuyến đi sang Nhật Bản. Tôi ước mong tình cảm giữa hai Giáo hội OOMOTO & CAO ĐÀI ngày càng thân thiết tốt đẹp hơn.

Tôi rất trông chờ đón tiếp quý phái đoàn và mong gặp lại ông vào ngày 28 tháng 01 năm 1974.

Kính thư,GIÁO HỮU THƯỢNG MÀNG THANH Quản văn phòng Thượng Chánh Phối Sư

PHỤ LỤC

95

Hội Thánh Cao ĐàiTòa Thánh Tây NinhNAM VIỆT NAM

Bản sao kính gửi:H.H. LỄ SANH THÁI NAGAFUCHI THANH1–39–16 FUKAZAWA SETAGAYA-KU TOKYO, JAPAN

PHỤ LỤC 4— DIỄN VĂN KHAI MẠC CỦA QUYỀN THƯỢNG CHÁNH PHỐI SƯ THƯỢNG NHÃ THANH

Đọc trong buổi Lễ tiếp nhận máy cày do Giáo hội Oomoto và Nhân loại Ái Thiện trao tặng cho Hội Thánh Cao Đài ngày 14 tháng 8 Giáp Dần (DL 29/9/1974) tại Hạnh Đường.

Kính thưa Ngài Hiến Pháp Chưởng quản Hiệp Thiên Đài. Kính thưa quý Ngài Đầu Sư.Kính thưa Hội Thánh Lưỡng đài và Phước Thiện.Kính thưa Phái đoàn Oomoto giáo và Nhân loại Ái thiện Hội.Kính thưa Ông Chánh, Phó Giám đốc đại diện nhà sản xuất Nông cơ Yanmar. Kính thưa chư Chức sắc Thiên phong, chư Chức việc và toàn đạo nam nữ.Kính quý Ngài, quý vị,

Nhân danh Quyền Thượng Chánh Phối Sư, tôi rất hân hạnh thay mặt Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, ngỏ lời chào mừng phái đoàn Oomoto giáo và Nhân loại Ái Thiện Hội Nhật Bản.

Chúng tôi xin chân thành cảm tạ quý Chức sắc và

PHỤ LỤC

96

quý quan khách có mặt trong buổi lễ hôm nay. Sự hiện diện đông đủ của quý Ngài chẳng những đã giúp cho buổi lễ được tăng phần long trọng mà còn là niềm khích lệ lớn lao đối với Ban tổ chức trong bước đường phụng sự Đạo Pháp.

Kính Ngài Tổng vụ trưởng và Phái đoàn Oomoto giáo và Nhân loại Ái thiện Hội.

Cách đây hơn một năm, Ngài Tổng vụ trưởng và Phái đoàn Nhân loại Ái thiện Hội đã đến viếng Tòa Thánh Tây Ninh, trong buổi tiếp kiến với Hội Thánh Cao Đài tại Giáo Tông Đường ngày 18 tháng 8 năm 1973, Ngài Tổng vụ trưởng có trình bày nhã ý về sự hợp tác giữa hai giáo hội trong chiều hướng phục vụ nhân loại về mặt Đạo pháp và xã hội, mà chương trình phát triển nông nghiệp là một trong những mục tiêu đã được đề ra. Hôm nay, Ngài Tổng vụ trưởng và quý Phái đoàn không quản ngại đường sá xa xôi, muôn trùng cách trở một lần nữa sang Thánh địa Tây Ninh dự đại lễ Hội Yến Diêu Trì, đồng thời trao tặng hai máy cày cho Hội Thánh Cao Đài. Sự kiện trên đây đã chứng tỏ lòng hiếu hạnh của quý Giáo hội đối với Đức Phật Mẫu, đấng Mẹ hiền của toàn thể chúng sanh và sự trao tặng hai chiếc máy cày là bước đầu tiên thực hiện một trong những điều khoản căn bản của chương trình hiệp lực giữa hai Giáo hội.

Hai chiếc máy cày của quý Giáo hội vừa hiến tặng, rồi đây sẽ được cơ quan Nông viện sử dụng vào việc phát triển nông nghiệp, mở rộng phạm vi canh tác, lấy lúa gạo để nuôi công quả và giúp đỡ nhân dân nghèo khó, hầu xoa dịu phần nào sự đau khổ của nhơn sanh trong thời buổi chiến tranh thảm khốc này.

PHỤ LỤC

97

Kính Ngài Tổng vụ trưởng và quý Phái đoàn,Triết lý của hai giáo hội chúng ta đã cùng quan điểm

là đồng tôn thờ Đấng Thượng Đế là Cha chung của nhơn loại, tôn chỉ của hai giáo hội cùng nhằm tiến đến thế giới đại đồng và mục tiêu lý tưởng là phục vụ cho Hòa Bình Nhân Loại.

Hôm nay, trong khung cảnh trang nghiêm và long trọng của buổi lễ trao tặng này là triệu chứng báo hiệu cho một kỷ nguyên mới xuất hiện, trong đó hai giáo hội của chúng ta hợp tác chặt chẽ để đạt tới lý tưởng chung.

Với niềm tin tưởng tốt đẹp ấy, nhân danh Trưởng ban Tổ chức, tôi xin tuyên bố khai mạc buổi lễ hôm nay.

Trân trọng kính chào quý Ngài và toàn thể quý vị. Nay kính.

***

PHỤ LỤC 5 —DIỄN VĂN CỦA NGÀI ĐẠI DIỆN OOMOTO GIÁO ĐỌC TẠI HẠNH ĐƯỜNG NGÀY 29–9–1974

Chủ trưởng cơ quan Nhân loại Ái Thiện Hội Oomoto giáo

Kính gởi Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức, Giáo chủ đạo Cao Đài.

Kính Ngài,Nhân dịp phái đoàn Nông nghiệp được phái sang

viếng quý Giáo hội lần này, nhân danh chủ trưởng Cơ quan Nhân loại Ái Thiện Hội chúng tôi được hân hạnh kính gởi lên lời chào mừng đến Ngài.

Cũng khoảng tháng 8 năm trước đây, Phái đoàn đại

PHỤ LỤC

98

biểu của Giáo hội chúng tôi được phái sang để viếng quý Hội Thánh và tỏ nguyện vọng xin quý Giáo hội cho phép Nhân loại Ái Thiện Hội chúng tôi được trợ giúp để phục vụ Việt Nam bằng số tiền phần nhỏ nào số tiền quyên góp của Giáo hội chúng tôi. Và sau đó, qua nhiều lần liên lạc, hôm nay chúng tôi mới được cung hiến cho quý Giáo hội được hai chiếc máy cày, đây thật là món quà tặng vô cùng ít ỏi khiêm tốn. Nhưng đó là tất cả lòng thành kính của vị Giáo chủ Decochi Nao lãnh đạo tối cao của Hội chúng tôi và cũng là lòng tin tưởng ưu ái của toàn thể mỗi hội viên Tín đồ của tôn giáo chúng tôi. Điều đó đã khiến cho chúng tôi vô cùng hân hạnh được cơ hội giúp cho sự phát triển Nông nghiệp Việt Nam nói chung.

Mùa Thu năm trước, Giáo hội chúng tôi tưởng có cơ hội để tiếp phái đoàn của quý Giáo hội sang dự lễ mùa Thu và chúng tôi đã tổ chức một cuộc lễ đón rước tưng bừng. Nhưng giờ chót chúng tôi rất tiếc là cái danh dự đó chúng tôi không được và chúng tôi cũng được biết quý Giáo hội gặp nhiều việc đành phải hủy bỏ cuộc viếng thăm thiện chí đó. Sang năm tới đây, Nhân loại Ái Thiện Hội chúng tôi sẽ đón mừng ngày kỷ niệm chu niên năm thứ 50 là ngày thành lập. Ngày kỷ niệm đó đối với chúng tôi vô cùng có ý nghĩa, vì kể từ ngày thành lập cho đến nay, Nhân loại Ái Thiện Hội đã cầu nguyện cho hòa bình và luôn luôn dồn mọi nỗ lực để vận động thực hiện Hòa bình Nhân loại đúng suốt ba thế kỷ qua. Đúng vào ngày mùng 9 tháng 6 sang năm tại Tòa Thánh Trung Ương của chúng tôi quyết định mở Đại hội Tôn giáo Thế giới liên bang hòa bình lần thứ bảy. Tại đại hội này, các đại biểu, các đoàn thể tôn giáo tại Nhật và các đại biểu các

PHỤ LỤC

99

tôn giáo cũng như các cơ cấu liên quan sẽ bàn đến một đường lối để xúc tiến thực hiện hòa bình cho nhơn loại trên lập trường tôn giáo. Cuộc đại hội đó sẽ chủ trương mời tất cả các hiệp hội tôn giáo trong vùng Á châu.

Kính thưa Ngài,Thế giới ngày nay, không thể nào không quan tâm

đến nền hòa bình và thịnh vượng chung của Á châu cũng như sự chung sống tồn tại của chung cả nhân loại. Cũng vì ý nghĩa đó, đại hội tôn giáo sang năm chúng tôi tha thiết thỉnh cầu quý Giáo hội sẽ cử một phái đoàn đại biểu sang dự đại hội tôn giáo lần thứ bảy này và trong trường hợp này, Ban Tổ chức chúng tôi sẽ lãnh mọi trách nhiệm và đài thọ mọi phí khoản trong thời gian quý Giáo hội lưu trú.

Phái đoàn đại biểu Nông nghiệp của chúng tôi được phái sang kỳ này xin gửi gắm trọn vẹn cho quý Giáo hội tự ý sắp đặt một chương trình và chỉ thị cho các cơ quan liên hệ để có thể nghiên cứu hầu hiểu về tình hình thực trạng Nông nghiệp của Việt Nam để có thể giúp ích cho quý Hội Thánh.

Sau hết, chúng tôi xin yêu cầu quý Giáo hội sắp đặt chương trình đầy đủ cho Phái đoàn để có thể phục vụ một cách đắc lực cho quý Giáo hội. Chúng tôi xin nhân đây, gởi lời cầu chúc Hội Thánh được vạn sự tốt đẹp và cầu chúc cho đạo Cao Đài phát triển.

Nay kínhGiáo Chủ

Chủ trưởng Hội Thánh Oomoto giáoNgày 27 tháng 9 năm 1974

*Theo bài dịch ra Việt ngữ của Ông Lễ sanh Thượng Hòa Thanh

SÁCH THAM KHẢO

100

SÁCH THAM KHẢO

101

SÁCH THAM KHẢO

1. BÁT ĐẠO NGHỊ ĐỊNH, Hội Thánh2. HISTOIRE et PHILOSOPHIE du CAODAISME, Gabriel Gobron3. ĐẠI ĐẠO SỬ CƯƠNG, Trần Văn Rạng4. NĂM LỊCH SỬ ĐẠO, Nguyễn Long Thành5. BẢN THÔNG TIN SỐ 180, Cơ quan Phát thanh Phổ thông

Giáo lý6. HỒI KÝ, Nguyễn văn Hòa

tk@03•01•2019 1:33 PM

OOMOTO GIÁO và CAO-ĐÀI GIÁOC H Á N H K I Ế N C Ư S Ĩ

Lịch Sử Hữu Nghị Giữa