20
TÌNH HÌNH BỆNH TẬT VÀ TỬ VONG SƠ SINH TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ TRONG 5 NĂM (TỪ 2008 – 2012) Lê Thị Công Hoa Lê Hữu Anh Hòa

Lê Thị Công Hoa Lê Hữu Anh Hòa

  • Upload
    gudrun

  • View
    68

  • Download
    1

Embed Size (px)

DESCRIPTION

TÌNH HÌNH BỆNH TẬT VÀ TỬ VONG SƠ SINH TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ TRONG 5 NĂM (TỪ 2008 – 2012). Lê Thị Công Hoa Lê Hữu Anh Hòa. ĐẶT VẤN ĐỀ. - PowerPoint PPT Presentation

Citation preview

Page 1: Lê Thị Công Hoa Lê Hữu Anh Hòa

TÌNH HÌNH BỆNH TẬT VÀ TỬ VONG SƠ SINH TẠI KHOA NHI

BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ TRONG 5 NĂM (TỪ 2008 – 2012)

Lê Thị Công Hoa

Lê Hữu Anh Hòa

Page 2: Lê Thị Công Hoa Lê Hữu Anh Hòa
Page 3: Lê Thị Công Hoa Lê Hữu Anh Hòa

• Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, ước tính hàng năm, trên thế giới có 4 triệu trẻ sơ sinh tử vong, chiếm khoảng 37% tổng số trẻ tử vong dưới 5 tuổi. Trong tổng số tử vong sơ sinh, có 2,8 triệu trẻ (70%) tử vong trong tuần đầu và 1,2 triệu trẻ (30%) tử vong trong vòng 8 - 28 ngày sau sinh. Hơn 40% trẻ sơ sinh tử vong trong vòng 24 giờ sau khi sinh [10].

• Ở Việt Nam, theo ước tính của Bộ Y tế tỷ lệ tử vong sơ sinh ở mức 18‰. Theo thống kê hàng năm, tử vong sơ sinh chiếm khoảng trên 1/3 tổng số tử vong chung [1].

• So với tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở một số nước trong khu vực lân cận như Singapore là 2,31‰, Nhật Bản là 2,79‰ thì tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong ở Việt Nam là khá cao [10]. Đây chính là một thách thức lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em đặc biệt là việc đạt mục tiêu “Nâng cao sức khỏe, giảm bệnh, tật, và tử vong ở trẻ em. Phấn đấu vào năm 2020 giảm tỷ lệ chết sơ sinh xuống còn dưới 7‰” [9].

Page 4: Lê Thị Công Hoa Lê Hữu Anh Hòa

• Có 3 nhóm trẻ sơ sinh hay gặp tình trạng tử vong cao: bệnh lý liên quan đến giai đoạn chu sinh, các bệnh nhiễm trùng hô hấp và dị tật bẩm sinh.

• Khoa HSCC Nhi – Sơ Sinh thuộc Trung Tâm Nhi Bệnh viện Trung Ương Huế hằng năm tiếp nhận và điều trị khoảng 700 – 1000 trẻ sơ sinh. Trong những năm gần đây Khoa đã được trang bị một số máy thở, CPAP, đèn chiếu vàng da… tuy chưa đầy đủ so với nhu cầu nhưng đã góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong so với trước. Tuy vậy, tỷ lệ giảm còn chậm so với một vài nơi. Do đó, hiểu rõ về nguyên nhân tử vong sơ sinh là rất quan trọng để định hướng và tập trung trong việc can thiệp và ngăn ngừa tử vong sơ sinh. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm hai mục tiêu:

1. Xác định tỷ lệ tử vong sơ sinh qua các năm2. Tìm hiểu nguyên nhân tử vong sơ sinh.

Page 5: Lê Thị Công Hoa Lê Hữu Anh Hòa
Page 6: Lê Thị Công Hoa Lê Hữu Anh Hòa

• Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu.• Đối tượng: Tất cả trẻ sơ sinh ≤ 30 ngày tuổi

nhập viện điều trị và tử vong tại Khoa HSCC Nhi - Sơ Sinh, Trung tâm Nhi, Bệnh viện Trung Ương Huế trong khoảng thời gian từ 01/12/2007 đến 31/11/2012.

• Loại trừ: trẻ sơ sinh tử vong trước khi vào viện. Trẻ được đình chỉ thai nghén do dị tật bẩm sinh.

• Xác định chẩn đoán bệnh theo bảng phân loại quốc tế lần thứ 10 về bệnh tật (ICD10).

• Các số liệu được xử lí theo phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm Medcal 6.1.

Page 7: Lê Thị Công Hoa Lê Hữu Anh Hòa
Page 8: Lê Thị Công Hoa Lê Hữu Anh Hòa

• Tỷ lệ tử vong giảm dần theo các năm, từ 10,3% năm 2008 xuống còn 4,75% năm 2012. Tử vong chung 8,3%.

• Nghiên cứu tỷ lệ tử vong sơ sinh ở Bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2002: 2,76%; Lê Minh Xuân tại Bệnh viện Từ Dũ trong 10 năm từ năm 1999 đến năm 2009: 3,4% [3]; Trần Thị Hoàng [8], bệnh viện Sản Nhi Đà Nẵng năm 2011: 8,6%.

Page 9: Lê Thị Công Hoa Lê Hữu Anh Hòa

• Ngô Minh Xuân, Bệnh viện Từ Dũ, tử vong ở nhóm trẻ cân nặng < 1000 gram chiếm tỷ lệ cao nhất, dao động từ 50-70%, tỷ lệ tử vong sơ sinh giảm rõ rệt ở nhóm trẻ có cân nặng trên 2500gr [3].

• Lê thị Hồng, Bệnh viện Trung Ương Huế, tử vong chung trẻ sơ sinh cân nặng ≤ 1500 gram năm 2006 là 47,72% [2].

• Trần thị Hoàng, Bệnh viện Đà nẵng, tỷ lệ tử vong trẻ < 1500 gram là 59% và 4% ở trẻ ≥ 2500 gram [8].

Page 10: Lê Thị Công Hoa Lê Hữu Anh Hòa

THỜI GIAN TỬ VONG

• Nghiên cứu tại bệnh viện Nhi Đồng II trong năm 2002, tỉ lệ tử vong sơ sinh dưới 1 ngày tuổi là 13,2% [5].

• Tạ Văn Trầm, Bệnh viện Tiền Giang, năm 2005, tỉ lệ tử vong sơ sinh dưới 1 ngày tuổi là 39% [6].

Page 11: Lê Thị Công Hoa Lê Hữu Anh Hòa

• Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh dưới 1 ngày tuổi ở trẻ đẻ non theo nghiên cứu của chúng tôi giảm dần có ý nghĩa từ 5,13% năm 2008 xuống 2,61% năm 20112.

• Tử vong < 1 ngày tuổi trẻ sơ sinh đủ tháng dao động , chưa giảm rõ.

Page 12: Lê Thị Công Hoa Lê Hữu Anh Hòa

• Bệnh nhân được chuyển đến từ Khoa Sản của Bệnh viện Trung Ương Huế là chủ yếu và ít thay đổi qua các năm.

• Bệnh nhân ngoại tỉnh được chuyển đến giảm trong năm 2010 và đang có xu hướng tăng dần trở lại trong năm 2011 và 2012.

Page 13: Lê Thị Công Hoa Lê Hữu Anh Hòa

• Bệnh viện Nhi Đồng II trong năm 2002: các dị tật bẩm sinh, NTSS, bệnh hô hấp và sinh ngạt [5].

• Tạ Văn Trầm, Bệnh viện Tiền Giang: sinh non/nhẹ cân, suy hô hấp và NTSS [6].

• Ở Bệnh viện Từ Dũ, NTH, sinh non, ngạt sau sinh [3].

• Trần Thị Hoàng , Bệnh viện Đà Nẵng, hàng đầu là NTSS (32%), tiếp đến là sinh non và các biến chứng, dị tật bẩm sinh và ngạt [8].

• Nguyễn Ngọc Anh, Bệnh viện Khánh Hòa, năm 2003-2005 là suy hô hấp, dị tật bẩm sinh, ngạt, đẻ non [4].

Page 14: Lê Thị Công Hoa Lê Hữu Anh Hòa
Page 15: Lê Thị Công Hoa Lê Hữu Anh Hòa

1. Tỷ lệ tử vong sơ sinhTỷ lệ tử vong sơ sinh ngày càng giảm dần từ 10,3% năm 2008 xuống còn 4,75% năm 2012. Tử vong chung 8,3%. Tỷ lệ tử vong theo các nhóm cân nặng cũng giảm dần theo các năm và nhóm cân nặng càng cao thì tỷ lệ tử vong càng thấp (p<0,05). Tỷ lệ trẻ đẻ non ≤ 1500 được cứu sống càng ngày càng nhiều hơn, trong nhóm trẻ có cân nặng ≤ 1000g, tỉ lệ tử vong trong các năm 2009-2011 giảm có ý nghĩa thống kê so với năm 2008 (p1<0.05). Tử vong sơ sinh trong ngày đầu chiếm tỷ lệ còn khá cao chiếm 1/3 số trẻ so với các nhóm còn lại và ít thay đổi qua các năm. Tỷ lệ tử vong sơ sinh dưới 24 giờ ở nhóm trẻ đẻ non giảm dần có ý nghĩa thống kê (p<0.05).

Page 16: Lê Thị Công Hoa Lê Hữu Anh Hòa

2. Nguyên nhân tử vong sơ sinh Thường gặp theo thứ tự là đa dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng sơ sinh, ngạt nặng, suy hô hấp và xuất huyết (phổi, não). Tử vong do đa dị tật bẩm sinh ngày càng tăng dần qua các năm. Ngạt sơ sinh và nhiễm trùng sơ sinh vẫn chưa giảm rõ rệt. Tỷ lệ tử vong do suy hô hấp và xuất huyết giảm dần .

Page 17: Lê Thị Công Hoa Lê Hữu Anh Hòa
Page 18: Lê Thị Công Hoa Lê Hữu Anh Hòa

• Cần phải quản lý thai nghén tốt để giảm tỷ lệ ngạt và sinh non, phát hiện sớm nhiễm trùng và phòng chống nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện.

• Kết hợp tốt giữa Khoa Sản và Khoa Nhi để cấp cứu hồi sức tốt sau đẻ, phát hiện kịp thời các trường hợp sơ sinh xuất hiện triệu chứng bệnh lý sau đẻ để xử trí và chuyển tuyến kịp thời.

• Đầu tư thêm về máy móc, trang thiết bị y tế cần thiết để đảm bảo hồi sức tốt cho bệnh nhân.

Page 19: Lê Thị Công Hoa Lê Hữu Anh Hòa

• Đối với trẻ dọa sinh non cần cho bà mẹ tiêm corticoide để dự phòng suy hô hấp do bệnh màng trong và xuất huyết não màng não cho trẻ.

• Đối với vấn đề dị tật bẩm sinh là một vấn đề lớn vì theo nghiên cứu của chúng tôi cũng như một số tác giả khác trong những năm gần đây trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh ngày càng tăng và là nguyên nhân quan trọng làm tăng tỷ lệ tử vong sơ sinh. Nếu không có đầu tư lớn trong vấn đề sàng lọc trước sinh để phát hiện dị tật bẩm sinh sớm, có thể loại bỏ thai sớm thì khó có thể giảm tỷ lệ tử vong như mong muốn theo chương trình quốc gia.

Page 20: Lê Thị Công Hoa Lê Hữu Anh Hòa