24
LÊN ĐỒNG By: Nhóm 1

Lên đồng

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Lên đồng

LÊN ĐỒNG

By: Nhóm 1

Page 2: Lên đồng

I/ Lên đồng là gì ?1.Khái niệm:

  Lên đồng là  một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đây được coi là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các ông đồng, bà đồng (các tín đồ Saman giáo )

-Mục đích : nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử.

-Diễn ra trong các nghi thức thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (được gọi là Thanh Đồng )

Page 3: Lên đồng

Bà đồng

Page 4: Lên đồng

2. Đối tượng

Những người có niềm tin vào những thứ mang tính chất siêu nhiên, những cái con người không giải thích được mà đang tác động tới đời sống cũng như việc chúng ta thờ cúng tổ tiên : có những người có căn số mà không ra "trình đồng" thì họ sẽ trở thành điên loạn. Việc họ ra "trình đồng" là cách giúp họ tái hòa nhập với cộng đồng.

Page 5: Lên đồng

3.Người lên đồng

Người đứng giá hầu đồng gọi chung là Thanh Đồng, Thanh Đồng là nam giới thì được gọi là "cậu", nữ giới được gọi là "Cô hoặc Bà Đồng". "Cậu" thường mặc bộ quần áo lụa, mặt tô son điểm phấn (tóc có thể để dài như con gái). Thường có hai hoặc bốn phụ đồng (được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng ) đi theo Thanh Đồng để chuẩn bị trang phục, lễ lạt...

Page 6: Lên đồng
Page 7: Lên đồng

II/ Nghi thức lên đồng

Trong một buổi lên đồng thì có rất nhiều "giá". Mỗi lần thay giá, người ta lại phủ lên "cậu" một tấm khăn lụa đỏ, sau đó bỏ ra và lúc này Thanh Đồng đang ở một "giá" mới và phải thay bộ trang phục xống áo, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng... sao cho tương xứng với "giá" này. Khi thì Thanh Đồng hóa thân thành một vị tướng, khi thì là một quan lớn uy nghiêm oai vệ, lúc lại hóa thân thành một cô gái đang tung tăng nhảy múa..Điệu múa của Thanh Đồng cũng được thay đổi theo đặc điểm của "giá".

Page 8: Lên đồng

Trang phục của ‘’cậu’’

Page 9: Lên đồng

"Giá" quan thường múa cờ, múa kiếm, long đao, kích; giá các chầu bà thì múa quạt, múa mồi, múa tay không; giá ông hoàng thì có múa khăn tấu, múa tay không, múa cờ ; giá các cô múa quạt, múa hoa, chèo đò, múa thêu thùa, múa khăn lụa, múa đàn, múa tay không; giá các cậu thường múa hèo, múa lân ... Nghi lễ Thánh giáng phải theo thứ tự từ cao đến thấp từ Thánh Mẫu đến hàng Quan, Chầu, ông Hoàng, hàng Cô và Cậu.

Page 10: Lên đồng
Page 11: Lên đồng

Trong lúc Thanh Đồng đang hoá thân thì bốn phụ đồng ngồi quỳ chân ở dưới cũng nghiêng ngả và múa may hưởng ứng Thanh Đồng theo nhịp câu hát. Những nắm tiền lẻ sau khi được Thanh Đồng tung ra, ban phát cho những người xung quanh được coi là tiền lộc và được những người dứng xem xung quanh nhặt lấy cất giữ để lấy may. Nhạc hát thông thường là điệu chầu văn hoặc là hát nói có nội dung ca ngợi sự linh thiêng của thần thánh và vẻ đẹp tiên giới. Nhạc khí chủ đạo là đàn nguyệt, bên cạnh nó là phách, cảnh, sênh, trống chầu, chuông, trống…Ở miền Bắc Việt Nam có Phủ Giầy là noi hay tổ chức lên đồng nhiều nhất.

Page 12: Lên đồng
Page 13: Lên đồng

• Với các giá ông Hoàng thì nhóm đàn hát (được gọi là "Cung văn") sẽ ngâm các bài thơ cổ. Lúc này, Thánh biểu hiện sự hài lòng bằng động tác thưởng tiền cho Cung văn và dùng những thứ người hầu đồng dâng như: rượu, thuốc lá, trầu nước...Tới giai đoạn cao trào của Thánh thì người đứng giá thường múa gươm hoặc bơi thuyền. Do vậy, ở Việt Nam có câu hát "cậu bắn súng lục, cô bơi thuyền rồng" là để chỉ sự này.

• Một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng có nghi thức giao tiếp với thần linh như tín ngưỡng Mỡi của người Mường, tín ngưỡng Then của người Tày, Nùng. Tuy nhiên, khác với nghi thức lên đồng của người Việt, sự giao tiếp với thần linh ở Mỡi và Then chủ yếu thông qua hình thức xuất hồn, tức là các ông Mỡi, bà Then có khả năng thoát hồn khỏi xác bay đi gặp gỡ, cầu xin thần linh phù hộ cho dân chúng

Page 14: Lên đồng
Page 15: Lên đồng

III/Lên đồng là một hiện tượng tâm lí sinh học :

Ban đầu, các ông đồng, bà  đồng không phải là những người tự nguyện đến với tín ngưỡng này, mà chủ yếu là họ bị “cơ đày”, bị đẩy tới việc phải "ra đồng". Người ta hay dùng cụm từ: có căn số, để chỉ những người có "duyên" có "số" với nhà Thánh. Mà căn số thì lại là một sự bí hiểm. Nó là sự kết hợp giữa các yếu tố tâm sinh lí của bản thân con người đó với các yếu tố xã hội. Các ông đồng bà đồng đều là những người bình thường, khi bị cơ đày họ có những hành vi lệch chuẩn, điên loạn hoặc ốm đau, chạy chữa bằng thuốc gì cũng không khỏi, có khi nguy hại đến tính mạng, phải trình đồng thì mới khỏi.

Page 16: Lên đồng
Page 17: Lên đồng

Vậy bản chất của căn số là gì? GS Ngô Đức Thịnh cho rằng: "Về  lĩnh vực

này thì phải nghiên cứu liên ngành chứ  chỉ nghiên cứu ở góc độ văn hóa không thì cũng không được. Những người mắc căn bệnh có nguồn gốc tâm sinh lí, họ được cho là những người "nhẹ vía" nên dễ bị những dồn nén về mặt xã hội. Những người như vậy thường tìm đến lên đồng để chữa căn bệnh này và thực tế lại chứng minh là lên đồng chữa khỏi. Từ đó dẫn đến một luận điểm, là không thể cấm được hoạt động lên đồng, vì người ta muốn quay trở về làm một con người bình thường trong xã hội thì tại sao lại cấm người ta".

Page 18: Lên đồng

GS Ngô Đức Thịnh đã nghiên cứu trường hợp một bà đồng ở Lạng Sơn, là  người Tày: "Tôi đã chứng kiến năm đấy vừa ra Tết rét căm căm, tôi đi công tác về ngủ đêm ở gia đình bà đó, nửa đêm ông chồng choàng tỉnh không thấy bà đó đâu, đi tìm thì thấy bà đó đang nhảy xuống suối tắm, mà trời thì lạnh, nước suối như thể đóng băng. Lúc về nhà, gia đình đốt lên một đống lửa để sưởi ấm cho bà, thì lập tức, bà ta đứng phắt lên nhảy múa say sưa quanh đống lửa. Ông chồng kể có những đêm không thấy vợ đâu, đi tìm thì thấy ngồi vắt vẻo trên cây. Tuy nhiên, cả gia đình đều chống lại việc bà đó ra đồng. Bản thân bà ấy ban đầu cũng không muốn mình trở thành một bà đồng. Bây giờ sau khi ra đồng thì bà đó đã khỏi".

Page 19: Lên đồng
Page 20: Lên đồng

IV/ Lên đồng và những tác động của nó ngày nay

• Phải phân biệt hai loại, một loại là những người có căn số, phải "ra đồng". Tôi cũng muốn nhấn mạnh là bản thân những "ông đồng bà đồng" không muốn vậy, mà họ bị đày, nếu không "ra đồng" thì thành điên loạn, ốm đau không chữa bệnh được. Còn khi đã "ra đồng" thì họ lại rất sướng, họ thành những "vị thần, vị thánh“.

• Nhưng gần đây, có lẽ khoảng từ những năm sau đổi mới, có thêm một loại nữa là "đồng đú, đồng đua"... những người không có căn số, nhưng trong xu trào hiện nay thì họ cũng thành những "ông đồng bà đồng".

Page 21: Lên đồng

Lên đồng là tín ngưỡng dân

gian có từ rất lâu ở Việt Nam

Page 22: Lên đồng

Không gian sân khấu tái hiện buổi lên đồng với dàn ca trù,

thanh đồng …

Page 23: Lên đồng

• "Lên đồng" là cách để họ giải tỏa, dù không phải chuyện sống chết, bệnh tật nhưng là nhu cầu giải tỏa dồn nén để có cân bằng. Ở Việt Nam cũng thấy rõ gần đây bùng phát chuyện "lên đồng", thường ở tầng lớp giàu có, hay đô thị nhiều "ông đồng bà đồng" hơn nông thôn.

• Đúng là trong xu hướng xã hội đang lao đi tìm kiếm những lợi ích vật chất thì cũng có nhiều người lợi dụng "lên đồng" để kiếm tiền, vì đến với Mẫu là để cầu mong sức khỏe, tài lộc, buôn bán có nhiều tiền, nên có thể cầu thăng quan tiến chức. Chính nhóm những "ông đồng bà đồng" không có căn này có chuyện biến chất, lợi dụng niềm tin của con người để thu lợi cho họ.

Page 24: Lên đồng

THE END