21
I. SỰ RA ĐỜI CỦA LIÊN MINH KINH TẾ TIỀN TỆ CHÂU ÂU EMU 1. Cơ sở hình thành liên minh kinh tế tiền tệ Châu Âu Liên minh kinh tế và tiền tệ ra đời là một phát triển tất yếu của quá trình nhất thể hoá châu Âu, dựa trên những cơ sở khoa học sau : Một là xu thế toàn cầu hoá kinh tế thế giới và nhất thể hoá kinh tế khu vực : Sau chiến tranh thế giới thứ 2 các nước Tây Âu bước vào giai đoạn khôi phục kinh tế và tiếp đó đã có những bước nhảy vọt trong phát triển kinh tế. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của lực lượng sản xuất và nền kinh tế các nước Tây Âu. Không gian kinh tế của các nước này đã trở nên nhỏ hẹp và mỗi nước đều có nhu cầu đẩy mạnh sự hợp tác và liên kết kinh tế để đạt được sự tiến bộ trong nền kinh tế của chính nước họ. Cộng đồng kinh tế châu Âu ra đời nhằm mục đích hoà nhập kinh tế các nước thành viên, tiến tới một thị trường thống nhất trong toàn khu vực. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã đẩy nhanh quá trình liên kết và hoà nhập kinh tế của các nước EU. Kết quả to lớn của những nỗ lực thống nhất châu Âu là dã ký được Hiệp ước Maastricht tháng 2-1992, trong đó đề ra mục tiêu quan trọng nhất là thành lập Liên minh tiền tệ châu Âu, nhằm xoá bỏ hàng rào cuối cùng ngăn cản quá trình nhất thể hoá kinh tế ở Châu Âu và tạo ra một Châu Âu hoàn toàn mạnh mẽ tiến bước vào thế kỷ 21. Sự ra đời của đồng EURO là một tất yếu phục vụ cho mục tiêu trên.

liên minh kinh tế - tiền tệ châu âu

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: liên minh kinh tế - tiền tệ châu âu

I.    SỰ RA ĐỜI CỦA LIÊN MINH KINH TẾ TIỀN TỆ CHÂU ÂU EMU1.      Cơ sở hình thành liên minh kinh tế tiền tệ Châu Âu Liên minh kinh tế và tiền tệ ra đời là một phát triển tất yếu của quá trình nhất thể hoá châu Âu, dựa trên những cơ sở khoa học sau :

Một là xu thế toàn cầu hoá kinh tế thế giới và nhất thể hoá kinh tế khu vực :

Sau chiến tranh thế giới thứ 2 các nước Tây Âu bước vào giai đoạn khôi phục kinh tế và tiếp đó đã có những bước nhảy vọt trong phát triển kinh tế. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của lực lượng sản xuất và nền kinh tế các nước Tây Âu. Không gian kinh tế của các nước này đã trở nên nhỏ hẹp và mỗi nước đều có nhu cầu đẩy mạnh sự hợp tác và liên kết kinh tế để đạt được sự tiến bộ trong nền kinh tế của chính nước họ. Cộng đồng kinh tế châu Âu ra đời nhằm mục đích hoà nhập kinh tế các nước thành viên, tiến tới một thị trường thống nhất trong toàn khu vực. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã đẩy nhanh quá trình liên kết và hoà nhập kinh tế của các nước EU. Kết quả to lớn của những nỗ lực thống nhất châu Âu là dã ký được Hiệp ước Maastricht tháng 2-1992, trong đó đề ra mục tiêu quan trọng nhất là thành lập Liên minh tiền tệ châu Âu, nhằm xoá bỏ hàng rào cuối cùng ngăn cản quá trình nhất thể hoá kinh tế ở Châu Âu và tạo ra một Châu Âu hoàn toàn mạnh mẽ tiến bước vào thế kỷ 21. Sự ra đời của đồng EURO là một tất yếu phục vụ cho mục tiêu trên.

Hai là quá trình liên kết kinh tế và tiền tệ của EU trải qua rất nhiều khó khăn và trở ngại tưởng chừng như không thể vượt qua được.

Ngay cả các nhà lãnh đạo Mỹ từ trước tới nay đều khó tin là Liên minh tiền tệ châu Âu có thể thành công được. Việc cho ra đời đồng tiền chung châu Âu là kết quả của một quá trình phấn đấu đầy gian khổ, trong đó các nhà lãnh đạo châu Âu đã phải có nhiều dàn xếp chính trị, hy sinh một phần lợi ích, thể hiện quyết tâm cao độ của họ nhằm tạo ra một cực châu Âu vững mạnh hơn về kinh tế và chính trị bước vào thế kỷ 21. Sự ra đời của Liên minh tiền tệ châu Âu có tác động sâu sắc về kinh tế không chỉ với các nước thành viên mà với cả châu Âu và các nước có quan hệ buôn bán với khối này.

2.    Điều kiện để gia nhập liên minh kinh tế tiền tệ Châu Âu

Page 2: liên minh kinh tế - tiền tệ châu âu

Điều kiện để tham gia vào liên minh kinh tế và tiền tệ (còn gọi là những tiêu chỉ hội nhập) là:

Lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3 nước có mức lạm phát thấp nhất;

Thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP; Nợ công dưới 60% GDP và biên độ dao động tỷ giá giữa các đồng

tiền ổn định trong hai năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM); Lãi suất (tính theo lãi suất công trái thời hạn từ 10 năm trở lên) không

quá 2% so với mức trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất.

II.    SỰ RA ĐỜI PHÁT TRIỂN CỦA ĐỒNG EURO.1.    Sự ra đời đồng EURO.

Sau thế chiến thứ II, Châu Âu tan hoang đã vụt dậy như phượng hoàng từ đống tro tàn. Hệ thống tỷ giá hối đoái Bretton Woods dựa vào kim bản vị và chương trình Marshall đã góp phần ổn định các khu vực đồng Bảng Anh, đồng Franc Pháp, đồng Franc Thụy Sĩ và đồng D-Mark ở Tây Đức.

Tuy nhiên, Liên minh thuế quan trở thành hiện thực cho Đức và Pháp từ năm 1968, vẫn phải chống chọi với việc tỷ giá hối đoái dao động mạnh do hệ thống Bretton Woods đã sụp đổ sau sứ mệnh lịch sử của nó khi nền kinh tế thế giới gia tốc vươn tới mục tiêu toàn cầu hóa.

Năm 1970, lần đầu tiên về một Liên minh tiền tệ Châu Âu được cụ thể hóa, dựa trên kế hoạch Werner, đúc kết dự án Liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu với một đồng tiền thống nhất trong tương lai, do các chuyên viên kinh tế lỗi lạc và Thủ tướng Luxembourg, Pierre Werner soạn thảo.

Lộ trình nhắm đến Liên minh vào năm 1980 thất bại, cũng vì sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods vào năm 1972. Thay vào đó, Liên minh tỷ giá hối đoái Châu Âu được thành lập vào năm 1972 và sau đó là hệ thống tiền tệ Châu Âu năm 1979, nhằm ngăn chặn sự dao động quá mạnh của các đồng tiền Châu Âu.

Đơn vị tiền tệ Châu Âu (European Currency Unit - ECU) ra đời như một đơn vị thanh toán vì mục đích này và được xem là tiền thân của đồng Euro. Nhưng mãi đến năm 1988, chủ tịch Uỷ Ban  Châu Âu Jacques Delors đã lập ban soạn thảo Báo cáo Delors, lên kế hoạch ba bước tiến tới thành lập Liên

Page 3: liên minh kinh tế - tiền tệ châu âu

minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu.

Bước đầu tiên bắt đầu vào ngày 1 tháng 7 năm 1990 và kết thúc vào 31-12-1993. Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là tăng cường phối hợp chính sách tiền tệ quốc gia và rút ngắn sự cách biệt giữa các nền kinh tế của các nước thành viên. Theo lịch trình của giai đoạn này, từ 1-7-1990, tư bản được tự do lưu thông trong các nước thành viên EU, từ 1-1-1993, thị trường nội địa bắt đầu vận hành..

Vào ngày 1 tháng 1 năm 1994 bước thứ hai bắt đầu: Viện Tiền tệ châu Âu, tiền thân của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), được thành lập và tình trạng ngân sách quốc gia của các nước thành viên bắt đầu được xem xét. Ngoài ra, vào ngày 16 tháng 12 năm 1995 Hội đồng châu Âu tại Madrid (Tây Ban Nha) đã quyết định tên của loại tiền tệ mới: “Euro”. Trước ngày này đã có nhiều tên khác được thảo luận: các “ứng cử viên” quan trọng nhất bao gồm Franc châu Âu, Krone châu Âu và Gulden châu Âu. Việc sử dụng tên một loại tiền tệ quen thuộc là nhằm vào mục đích phát ra tín hiệu của sự liên tục và củng cố niềm tin tưởng của quần chúng vào loại tiền tệ mới này, ngoài ra một vài thành viên cũng có thể tiếp tục giữ được tên tiền tệ của nước mình. Pháp thích “Ecu”, tên của loại tiền tệ thanh toán cũ. Thế nhưng tất cả các đề nghị này đều thất bại vì một vài nước dè dặt. Để đối phó với tình thế này, tên “Euro” được Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức, Theodor Waigel, đề nghị.

Ngày 13 tháng 12 năm 1996 các bộ trưởng Bộ Tài chính của EU đi đến thỏa thuận về Hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng nhằm bảo đảm các nước thành viên giữ kỷ luật về ngân sách và qua đó bảo đảm giá trị của tiền tệ chung.

Bước thứ ba của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu bắt đầu có hiệu lực cùng với cuộc họp của Hội đồng châu Âu từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 3 tháng 5 năm 1998, xác định 11 quốc gia thành viên của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ theo các tiêu chuẩn hội tụ được quy định trước. Ngày 19 tháng 6 năm 2000 Hội đồng châu Âu đi đến “nhận định là Hy Lạp đã đạt hội tụ bền vững ở mức độ cao và trên cơ sở này thỏa mãn các yêu cầu cần thiết để đưa tiền tệ chung vào sử dụng”. Vì thế vào ngày 1 tháng 1 năm 2001 Hy Lạp gia nhập vào Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu.

Page 4: liên minh kinh tế - tiền tệ châu âu

Vào ngày 1 tháng 1 năm 1999 tỷ lệ hối đoái giữa Euro và các đơn vị tiền tệ quốc gia được quy định không thể thay đổi và Euro trở thành tiền tệ chính thức. Ngay ngày hôm sau, ngày 2 tháng 1, các thị trường chứng khoán tại Milano (Ý), Paris (Pháp) và Frankfurt am Main (Đức) đã định giá tất cả các chứng khoán bằng Euro. Một thay đổi khác có liên quan với thời điểm đưa đồng Euro vào sử dụng là việc thay thế cách ghi giá cho ngoại tệ. Trước ngày đã định, việc ghi theo giá (1 USD = xxx DEM) là hình thức thông dụng. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1999, trong mua bán ngoại tệ tại các nước thành viên, giá trị của ngoại tệ được ghi theo lượng (1 EUR = xxx USD). Thêm vào đó, từ ngày 1 tháng 1 năm 1999 có thể chuyển khoản bằng Euro (Tại Hy Lạp từ ngày 1 tháng 1 năm 2001). Các tài khoản và sổ tiết kiệm được phép ghi bằng Euro và tiền cũ. Cổ phiếu và các chứng khoán khác chỉ còn được phép mua bán bằng Euro. Việc phát hành đồng Euro đến người tiêu dùng bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 2002.

Trong một thời gian chuyển tiếp nhất định tùy thuộc vào từng quốc gia, kéo dài hoặc là đến hết tháng 2 năm 2002 hay đến hết tháng 6 năm 2002, đồng Euro và tiền quốc gia cũ tồn tại song song như là tiền tệ chính thức. Thời gian sau này các tiền quốc gia cũ không còn là tiền tệ chính thức nữa nhưng vẫn có thể được đổi lấy đồng Euro tại các ngân hàng quốc gia của các nước, tùy theo quy định của từng nước. Từ ngày 28 tháng 2 năm 2002 tại Đức quyền đổi đồng Mark Đức sang Euro không tốn lệ phí tại các ngân hàng trung ương tiểu bang là một điều được pháp luật quy định. Khác với một số nước thành viên khác, yêu cầu này tại Đức không có thời hạn. Mặc dầu có cơ chế đổi tiền không tốn lệ phí và đơn giản, trong tháng 5 năm 2005 vẫn còn lưu hành 3,72 tỉ Euro tiền kim loại Mark Đức. Tổng giá trị của tiền giấy chưa đổi thành tiền Euro ở vào khoảng 3,94 tỉ Euro. Theo nhận xét của Ngân hàng Liên bang Đức phần lớn số tiền này là tiền đã bị tiêu hủy hay đánh mất.2. - Tác động đối với kinh tế các nước EU và thế giới :

a.- Đối với các nước EU :

Page 5: liên minh kinh tế - tiền tệ châu âu

Việc 11 nước ban đầu tham gia EMU với 290 triệu dân sẽ hình thành một thị trường rộng lớn trên thế giới và nền kinh tế gần tương đương với Mỹ có trình độ phát triển kinh tế cao. Như vậy các nước EU sẽ trở thành một khối kinh tế vững mạnh hơn, liên kết chặt chẽ hơn, và do đó địa vị của EU sẽ được nâng cao, nhất là trong quan hệ kinh tế với Mỹ.

EMU và đồng EURO ra đời sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước EU, thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế giữa các nước này, tạo điều kiện thực hiện liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu, tiến tới thống nhất châu Âu về kinh tế và chính trị. Đồng tiền chung ra đời sẽ góp phần hoàn thiện thị trường chung châu Âu, góp phần gỡ bỏ những hàng rào phi quan thuế còn lại, tác động tích cực đến hoạt động kinh tế, tài chính, đầu tư, tiết kiệm chi phí hành chính. Theo bản báo cáo năm 1988 và Uỷ ban châu Âu, việc thực hiện liên minh tiền tệ có thể đem lại lợi cho các nước EU khoảng 200 ty ECU và giúp làm tăng thêm 1% GDP của các nước thành viên.

Sự ra đời của đồng EURO sẽ giúp cho các nước thành viên tránh được sức ép của việc phá giá đột ngột các đồng tiền quốc gia (sau này sẽ không còn tồn tại) cũng như việc các nhà đầu cơ tiền tệ tranh thủ sự không ổn định của đồng tiền để đầu cơ làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn khối.

Cuộc khủng hoảng hệ thống tiền tệ châu Âu (EMS) năm 1992 là một ví dụ. Để thu hút ngoại tệ trang trải cho những tốn kém trong việc khôi phục lại nền kinh tế bị phá sản của Đông Đức, nước Đức đã áp dụng chính sách giữ lãi suất rất cao làm cho các nhà tư bản quốc tế bị lợi nhuận quyến rũ đã đổ tiền vào Đức; trong khi đó, với mục tiêu chống lạm phát, Pháp muốn duy trì lãi suất thấp vừa phải. Nhưng do tất cả các đồng tiền trong EMS vốn liên quan mật thiết với nhau nên Pháp không thể đơn phương hạ lãi suất mà không làm cho đồng phrăng Pháp (FF) hạ giá so với đồng mác Đức (DM). Giới đầu cơ tính toán rằng đã đến lúc đồng FF sẽ phải phá giá và họ đã tập trung vào tấn công đồng FF. Hậu quả là đồng FF bị phá giá và làm cho cả EMS bị lung lay. Cuộc khủng hoảng hệ thống tiền tệ châu Âu (EMS) vào năm 1992-1993 đã làm cho hệ thống tiền tệ châu Âu cũng như nền kinh tế các nước thành viên bị chao đảo và chịu nhiều thiệt hại. Sự bất ổn định của tiền tệ châu Âu đã làm cho các nước thành viên EU bị mất 1,5 triệu việc làm trong năm 1995.

Việc ra đời của đồng EURO với ngân hàng trung ương độc lập - Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) - thay thế các ngân hàng trung ương các nước

Page 6: liên minh kinh tế - tiền tệ châu âu

thành viên, với mục tiêu thực hiện một chính sách tiền tệ theo hướng giữ ổn định sẽ tạo cơ sở cho kinh tế phát triển không còn lạm phát, đem lại những điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định một chính sách tài chính vĩ mô cho liên minh, là một bảo đảm giữ cho nền kinh tế ở khu vực này ổn định và phát triển hơn trước. Trước mắt, người tiêu dùng và các doanh nghiệp ở mỗi nước thành viên sẽ bớt được một khoản chi phí chuyển đổi ngoại tệ trong giao dịch quốc tế mà các nhà kinh tế cho rằng việc này sẽ tiết kiệm được một khoản tiền 100 tỷ mác hoặc không dưới 1% GDP của các nước thành viên. Hơn nữa, khi đồng EURO được lưu hành trên thị trường, mọi hàng hoá bày bán trong các nước thành viên đều được niêm yết giá bằng đồng EURO nên sẽ làm giảm sự chênh lệch giá hay phiền phức về tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền quốc gia. Người ta dự đoán là có thể sẽ xuất hiện một hiện tượng bùng nổ mua sắm và như vậy sẽ kích cầu rất mạnh và làm tăng trưởng kinh tế khu vực.

Do buôn bán trong các nước EU chiếm đến 60% ngoại thương của cả khối, nên việc sử dụng một đồng tiền chung sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh trao đổi ngoại thương giữa các nước EU và ít bị ảnh hưởng xấu do sự giao động tỷ giá của đồng USD vì sẽ không còn tình trạng đồng tiền này mất giá so với USD trong khi đồng tiền khác lại lên giá.

Tuy nhiên, việc ra đời EMU và duy trì đồng tiền chung ổn định và mạnh không chỉ có những mặt thuận mà sẽ còn gây không ít khó khăn cho những nước tham gia EMU;

+ Trong việc phối hợp chính sách kinh tế tiền tệ; Việc ngân hàng Trung ương châu Âu đảm nhiệm chức năng điều hành chính sách tiền tệ của cả khối sẽ làm cho các nước tham gia EMU mất đi công cụ để điều tiết nền kinh tế và sẽ rất khó khăn cho các nước này mỗi khi kinh tế gặp khủng hoảng.

+ Việc duy trì được một đồng EURO mạnh là một vấn đề khó khăn cho các nước tham gia vì các nước này có các nền kinh tế phát triển ở những mức độ khác nhau, mỗi nước đều có những khó khăn riêng. Việc dung hoà lợi ích của các nước là một cuộc đấu tranh gay go đòi hỏi phải có sự thoả hiệp lớn của mỗi nước. Mặt khác, để đảm bảo cho EMU vận hành tốt, các nước tham gia phải tiếp tục phấn đấu đảm bảo các chỉ tiêu EMU áp đặt, buộc chính phủ các nước này phải có những chính sách ngặt nghèo trong ngân sách chi tiêu, chính sách thuế... phải thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu cho phúc lợi xã hội. Điều này có thể gây ra những phản ứng mạnh mẽ trong dân chúng, nhất

Page 7: liên minh kinh tế - tiền tệ châu âu

là trong tầng lớp dân nghèo, trong ngành giáo dục, như đã từng diễn ra ở nhiều nước Tây Âu trong mấy năm gần đây, và sẽ gây khó khăn cho các chính phủ đương quyền mỗi khi các cuộc bầu cử đến gần.

b.- Đối với thế giới :

- Tạo sự thay đổi lớn trong hệ thống tiền tệ thế giới.

Hệ thống tiền tệ quốc tế với đồng USD giữ vai trò khống chế trong suốt nửa thế kỷ qua sẽ bị thay thế bởi hệ thống tiền tệ với hai đồng tiền quan trọng nhất là đồng USD và đồng EURO chi phối. Với một nền kinh tế phát triển của 11 nước châu Âu có 290 triệu dân, tổng sản phẩm quốc dân chiếm tới 19,6% của thế giới và 18,6% thương mại toàn cầu, đồng EURO sẽ trở thành một đồng tiền ngoại tệ lớn và là đối thủ đáng gờm đối với đồng USD. Các nước EU có 370 triệu dân với GDP 7.900 tỷ USD, chiếm 20% hàng hoá xuất khẩu trên thế giới. Trong khi đó Mỹ có 268 triệu dân với GDP là 8.000 tỷ USD lại chỉ chiếm 15% hàng hoá xuất khẩu trên thế giới. Nếu đồng EURO giữ được ổn định thì sẽ có sức cạnh tranh mạnh và vị trí truyền thống của đồng USD sẽ ngày càng bị suy giảm mạnh.

Sự thách thức của đồng EURO đối với đồng USD thể hiện trên các lĩnh vực dự trữ ngoại tệ, trao đổi ngoại thương và giá trị cổ phiếu trên các thị trường chứng khoán.

Về dự trữ ngoại tệ : Khi EURO ra đời, ngoại thương của các nước tham gia sẽ trở thành nội thương, nợ giữa các nước thành viên sẽ trở thành nợ bên trong, vì vậy nhu cầu về dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ giảm mạnh. Do đó, nhiều khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ bán đi một số lượng lớn USD. Mặt khác khi đồng EURO trở thành đồng tiền chung của một khối kinh tế mạnh thì nhiều nước trên thế giới (nhất là Nhật do hầu hết dự trữ ngoại tệ là USD) sẽ giảm bớt một phần dự trữ bằng đồng USD để mua thêm đồng EURO (mức độ ít nhiều còn tuỳ thuộc vào khả năng ổn định của đồng EURO). Đây có thể là một nhân tố gây tác động làm giảm giá đồng đô la Mỹ. Thêm vào đó nhu cầu dự trữ về vàng cũng sẽ giảm vì trước đây các nước chủ yếu dự trữ bằng vàng và USD, nay lại có thêm một đồng tiền mạnh và ổn định có thể được sử dụng để dự trữ, do vậy trong tương lai vàng sẽ bị bán ra nhiều nên giá vàng cũng sẽ bị giảm. Đây là điều mà chúng ta phải tính đến trong cơ cấu dự trữ của ta sau này.

Về ngoại thương, trao đổi trong nội bộ khối trước đây (chiếm khoảng 60%

Page 8: liên minh kinh tế - tiền tệ châu âu

xuất khẩu) dùng nhiều USD (ngay cả những nước như Pháp và Hà Lan vốn rất gắn chặt với đồng mác Đức cũng có xu hướng thanh toán với nhau bằng USD hơn là bằng mác Đức) nay chuyển sang thanh toán bằng đồng EURO sẽ làm cho kim ngạch thanh toán bằng đồng đô la Mỹ bị giảm sút đáng kể. Hiện nay trong tổng kim ngạch xuất khẩu của EU thì phần tính bằng USD chiếm 48%, bằng tiền của các nước EU chiếm 33%. Xét tổng thể, nền kinh tế các nước EU gần tương đương Mỹ, nhưng tổng giá trị ngoại thương lại vượt hẳn Mỹ. Theo các nhà phân tích kinh tế, sau khi ra đời, đồng EURO có thể chiếm khoảng 35-40% các khoản giao dịch và buôn bán quốc tế. Trong buôn bán với Mỹ, các nước EU cũng sẽ buộc Mỹ phải sử dụng đồng EURO, nên Mỹ cũng sẽ phải dự trữ cả EURO. Đối với thương mại thế giới khi đồng EURO ra đời và được thừa nhận là đồng tiền mạnh và ổn định thì sẽ có xu hướng các nước cũng sẽ sử dụng EURO thay thế USD trong thanh toán một số giao dịch ngoại thương với nhau và trong buôn bán giữa EU với các nước khác, do đó sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng USD trong thương mại thế giới.

Dung lượng và khả năng thị trường tài chính của EU và Mỹ là gần tương đương nhau... Trong tổng vốn đầu tư của tư nhân trên thị trường quốc tế, phần đầu tư bằng đô la Mỹ chiếm 40%, bằng tiền của EU chiếm 37%, bằng Yên Nhật chiếm 12%. Theo dự đoán của một số chuyên gia tài chính, có khả năng sau năm 2002 có khoảng 3000 tỷ đô la vốn đầu tư quốc tế sẽ chuyển sang đồng EURO, trong đó có từ 700 đến 1000 tỷ là từ đồng đô la Mỹ. Do đó, khi EURO xuất hiện trên thị trường tài chính thế giới thì trong các giao dịch tại thị trường chứng khoán và trong việc phát hành công trái, các nước trước hết là các nước EU sẽ dùng EURO, do vậy nhu cầu về USD trên thị trường tài chính sẽ giảm một cách đáng kể.

Tóm lại, sau khi đồng EURO ra đời hệ thống tài chính thế giới sẽ bị thay đổi cơ bản. Những thay đổi này sẽ bắt đầu từ việc thanh toán các loại dịch vụ và buôn bán quốc tế, kể cả các giao dịch thị trường chứng khoán, sau đó đến việc giải toả dự trữ ngoại tệ ở các quốc gia. Hơn nữa, bên cạnh việc sử dụng USD như trước đây, trên thị trường sẽ xuất hiện thêm EURO, do đó trong tương lai không xa, nhu cầu sử dụng USD giảm bắt buộc sẽ dẫn đến việc giảm giá của USD, và như vậy việc ra đời của EURO không chỉ tác động đến lĩnh vực tiền tệ mà sẽ tác động cả đến lĩnh vực kinh tế và chính sách kinh tế của các quốc gia.

Theo một bản nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương châu Âu tỷ lệ của đồng Euro trong dự trữ ngoại tệ trên toàn cầu tăng từ 13% trong năm 2001 lên 16,4% trong năm 2002 và đến 18,7% trong năm 2003, cũng trong cùng

Page 9: liên minh kinh tế - tiền tệ châu âu

thời gian này tỷ lệ của đồng Đô la Mỹ giảm từ 68,3% (2001) xuống 67,5% (2002) và trong năm 2003 còn 64,5%. Nói chung người ta tin rằng tầm quan trọng của đồng Đô la Mỹ như là tiền tệ dự trữ thế giới sẽ tiếp tục giảm và đồng Euro sẽ ngày càng quan trọng hơn trong chức năng này. Tầm quan trọng ngày càng tăng của đồng Euro cũng thể hiện qua một khía cạnh khác: Trong năm 1999 21,7% tất cả các giấy nợ quốc tế được tính bằng Euro, trong năm 2001 là 27,4% và trong năm 2003 đã là 33%. Năm 2004 đồng Đô la Mỹ đã chấm dứt vai trò là tiền tệ quan trọng nhất cho các loại trái phiếu và công trái với lãi suất cố định và lãi suất thả nổi (tiếng Anh: Floating Rate Notes): Trong cuối tháng 9 năm 2004 có trên 12.000 tỉ đô la trái phiếu và công trái quốc tế lưu hành trên toàn thế giới. Trong đó có 5.400 tỉ là đồng Euro, 4.800 tỉ là đồng Đô la Mỹ, 880 tỉ đồng Bảng Anh, 500 tỉ tiền Yen và 200 tỉ là đồng Franc Thụy Sĩ. Tỷ lệ của đồng Đô la Mỹ trong tổng số tiền gửi tại các tài khoản của các quốc gia OPEC giảm từ 75% trong mùa hè 2001 xuống còn 61,5% trong mùa hè 2004. Tỷ lệ tiền Euro tăng trong cùng khoảng thời gian từ 12% lên 20%. Trong năm 2003 tỷ lệ mua bán Euro trên các thị trường ngoại tệ là 25% so với 50% của đồng Đô la Mỹ và 10% cho hai loại tiền Bảng Anh và Yen Nhật. Đồng Euro vì vậy là tiền tệ quan trọng đứng thứ nhì hiện thời.

- Sự cạnh tranh về tiền tệ giữa đồng USD và đồng EURO có thể sẽ gây ra một số rạn nứt trong quan hệ giữa Mỹ và EU và thúc đẩy xu thế đa cực, đa trung tâm trong quan hệ quốc tế phát triển.

Chính phủ Mỹ tuy bên ngoài đã có những tuyên bố hoan nghênh sự ra đời của đồng EURO và EMU, nhưng thực tế bên trong cũng hết sức lo ngại. Trước hết như đã phân tích, đồng EURO ra đời sẽ là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm đối với đồng USD và từng bước làm giảm vị trí truyền thống của đồng USD. Để đảm bảo cho đồng EURO ổn định và vững mạnh, các chính phủ các nước tham gia EMU cũng như Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ cần phải có những chính sách bảo vệ và khuyến khích sử dụng đồng EURO, điều này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho vị trí của đồng USD ở châu Âu và do đó sẽ gây một số thiệt hại về lợi ích cho Mỹ ở châu lục này. Cuộc đấu tranh vì lợi ích và ảnh hưởng kinh tế ở châu Âu giữa Mỹ và Liên minh Châu Âu sẽ trở nên quyết liệt hơn.

- Sau khi EURO ra đời, do những thuận lợi của thị trường thống nhất có trình độ phát triển cao và ổn định, khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp của

Page 10: liên minh kinh tế - tiền tệ châu âu

nước ngoài của các nước EU sẽ mạnh hơn trên các mặt hàng công nghệ cao và đòi hỏi vốn lớn. Do đó có thể thấy trước được là một phần vốn đầu tư của thế giới sẽ dồn vào các nước EU sau khi đồng EURO ra đời. Trong mấy năm qua, các công ty lớn của Mỹ và Nhật đã có những biện pháp và chuẩn bị cho sự kiện này và họ đã ít nhiều thiết lập được chỗ đứng của mình thông qua các đối tác nội địa để tận dụng được lợi thế của việc sản xuất tại chỗ đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tránh được thuế nhập khẩu khi liên minh hình thành.

- Một trong những vấn đề đặt ra cho các nước bạn hàng và con nợ của các nước thành viên EMU là tỷ lệ chuyển đổi giữa đồng tiền quốc gia nước chủ nợ với đồng EURO. Tuy đồng ECU đã tồn tại trong thanh toán quốc tế được một thời gian và quy định chuyển đổi ngang bằng với đồng EURO làm dễ dàng phần nào những giao dịch thương mại mới, nhưng những khoản nợ từ viện trợ, đầu tư... bằng đồng tiền quốc gia cần có hướng giải quyết thoả đáng. Vì tuy rằng tỷ giá chuyển đổi đồng tiền quốc gia sang đồng EURO là cố định, nhưng lãi suất sẽ có sự khác nhau giữa các nước tham gia EMU. Cho nên điều quan trọng là các nước nợ phải có những trao đổi và thương lượng để đi đến thống nhất một tỷ lệ lãi suất thích hợp sao cho số nợ không bị gia tăng do việc ra đời của đồng EURO

3.    Lợi ích của đồng EURO đem lại cho các nước thành viên 

Việc ra đời của đồng Euro với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) độc lập, cam kết theo đuổi chính sách tiền tệ theo hướng giữ ổn định, sẽ tạo cơ sở cho kinh tế phát triển không có lạm phát và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định một chính sách tài chính vĩ mô cho liên minh và sẽ là một đảm bảo giữ cho nền kinh tế khu vực ổn định và phát triển hơn trước. Trước mắt, người tiêu dùng và các doanh nghiệp ở các nước thành viên sẽ bớt được một khoản chi phí trong giao dịch quốc tế ,mà theo các nhà kinh tế sẽ tiết kiệm được khoảng 100 tỷ D-mác hoặc không dưới 1% GDP của các nước, hay bằng tổng số hàng hoá sản xuất ra trong 1 năm của Hà Lan. Hơn nữa, khi đồng Euro trở thành đồng tiền pháp định, mọi hàng hoá bày bán trong các nước thành viên đều phải niêm yết giá tính theo đồng Euro thống nhất, nên tránh được sự chênh lệch giá hay phiền phức về tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền quốc gia. Người ta dự đoán có thể sẽ xuất hiện hiện tượng "bùng nổ mua sắm", và như vậy sẽ kích thích "cầu" và dẫn đến tăng trưởng kinh tế khu vực.

Page 11: liên minh kinh tế - tiền tệ châu âu

Điều cơ bản, quan trọng hơn cả là việc ra đời đồng Euro sẽ góp phần ổn định các biến số kinh tế vĩ mô trong khu vực, bao gồm sản lượng, lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái. Có được đồng tiền chung cũng sẽ đẩy mạnh hơn thương mại giữa các nước thành viên và tình hình tài chính khu vực sẽ ổn định hơn do không chịu tác động chi phối của tốc độ đồng tiền khác thông qua tỷ giá hối đoái. Nhiều nhà kinh tế dự đoán tăng trưởng kinh tế của các nước EU có thể tăng thêm từ 0,5 đến 1%/năm, hay 440 tỷ D-mác trong vòng 10 năm tới, góp phần vào việc thúc đẩy công cuộc cải cách cơ cấu kinh tế đang diễn ra ở khu vực này. 4. những vấn đề tồn tại của việc sử dụng đồng tiền chung Châu Âu

Những lo ngại được bày tỏ bởi nhiều nhà kinh tế ngay từ lúc đồng euro ra đời vẫn hiện hữu cho đến nay, và điều đáng nói là càng ngày càng có thêm nhiều dẫn chứng để củng cố.

Châu Âu đang sống trong cuộc khủng hoảng nợ kéo dài đã hơn một năm. Trong suốt năm 2010, châu Âu đôn đáo xoay sở hết cứu nguy đất nước của những thần thoại đến con hổ vùng Celtic. Hồi tháng 5/2010, châu Âu đã phải dành cho Hy Lạp gói cứu trợ trị giá 110 tỷ euro. Đến tháng 11, Ai-len nối gót cầu viện và nhận được 85 tỷ euro… Trong khi đó, mối nguy từ các nền kinh tế thành viên khác như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Pháp… cũng vẫn treo lơ lửng cho đến tận bây giờ.

Ngay cả các gói cứu trợ dành cho Hy Lạp và Ai-len vừa qua cũng là vấn đề gây tranh cãi. Trong Hiệp ước châu Âu có điều khoản gọi là "Không giải cứu" (No Bail-out Clause) quy định rằng, mỗi thành viên của Eurozone phải tự chịu trách nhiệm với tình hình tài chính công của quốc gia đó. Các thành viên sẽ không phải gánh nợ một phần hay toàn bộ cho các quốc gia khác. Tuy nhiên, từ "giải cứu" không được diễn giải cụ thể. Mặt khác, trong một số điều khoản khác, hiệp ước này lại cho phép các quốc gia có khả năng tăng cường hỗ trợ tài chính cho một thành viên đang bị uy hiếp nghiêm trọng, có thể gây nguy hại tới đồng tiền chung.

Thực tế, việc cứu trợ, về bản chất, không nhằm cứu giúp các nước gặp nguy, mà là để bảo vệ đồng euro khỏi sự đổ vỡ, là để "bảo vệ đồng tiền chung của chúng ta", như lời Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc cứu trợ. Hội nghị thượng đỉnh của EU kết thúc ngày 17/12/2010 tại Brussels (Bỉ) đã nhất trí sửa đổi một cách hạn chế Hiệp ước Lisbon. Hiệp ước Lisbon vốn mới chỉ kịp có hiệu lực từ ngày

Page 12: liên minh kinh tế - tiền tệ châu âu

1/12/2009, theo đó hợp nhất cơ cấu trụ cột để Eu có được những cải cách về thể chế và quyền lực như ngày nay. Việc sửa đổi được thực hiện theo hướng cho phép thành lập một quỹ cứu trợ thường trực đối với các quốc gia thuộc Eurozone. Quỹ này dự kiến sẽ được thành lập vào năm 2013, sau khi Quỹ chống khủng hoảng chung hiện nay (trị giá 750 tỷ euro) của EU và IMF hết hiệu lực. Nó sẽ "được kích hoạt trong trường hợp cần thiết để bảo đảm sự ổn định của đồng euro". Điều khoản được sửa đổi cũng nhấn mạnh: "Việc tiến hành trợ giúp tài chính cần thiết thông qua cơ chế này sẽ phải tuân thủ những điều kiện chặt chẽ".

Theo "Báo cáo tình hình kinh tế" của Hội đồng EU ngày 27/12/2010, tăng trưởng GDP của EU năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 1,8%, 1,7% và 2% và của Eurozone lần lượt là 1,7%, 1,5% và 1,8%. Thâm hụt ngân sách của toàn EU năm 2010 dự kiến là 6,8% GDP, Eurozone dự kiến 6,3%. Tổng công nợ năm 2010 của EU là 79,1% GDP, Eurozone là 84,1% GDP. Những con số này đều vượt xa quy định cho phép đối với thâm hụt ngân sách (3%) và nợ công (60%).

Có lẽ chưa bao giờ người ta nói nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến sự rạn nứt và tan rã của Eurozone. Liệu có nước nào từ bỏ đồng euro để quay lại sử dụng đồng tiền quốc gia?

Nếu sử dụng đồng nội tệ riêng, có lẽ những nước lâm vào khủng hoảng hiện nay đã tiến hành các chính sách tài chính qua đó phá giá đồng bản tệ của mình để tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Nhưng đối với Eurozone, các đồng tiền quốc gia cũ đã biến mất và thay vào đó chỉ còn là đồng euro. Thật khó để một nước thành viên tự ý rút ra khỏi Eurozone và quay về sử dụng đồng nội tệ cũ, vì điều đó sẽ dẫn đến sự xáo trộn nghiêm trọng trong toàn bộ hệ thống kinh tế - tài chính vốn đã được gò vào guồng quay của Eurozone. Làm như vậy trước hết là họ tự làm hại mình. Hơn nữa, đối với các nền kinh tế nhỏ của Eurozone, sự thực thì trong những năm qua, họ đã hưởng lợi rất nhiều từ việc gia nhập liên minh kinh tế tiền tệ cùng các ông lớn, vấn đề nằm ở chỗ việc quản lý tài chính của các thành viên này có vấn đề mà thôi.

Ngược lại, các nước lớn trong Eurozone, vì sự sống còn của đồng euro, sẽ không dễ dàng để một thành viên rút khỏi đồng tiền chung để bảo toàn hệ thống. Việc ngồi lại bàn cách cứu trợ cho các "con bệnh" Hy Lạp, Ai-len và đang quan tâm đặc biệt đến Bồ Đào Nha là minh chứng cho điều đó.

Page 13: liên minh kinh tế - tiền tệ châu âu

Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận rằng, Hy Lạp, Ai-len, thậm chí kể cả Bồ Đào Nha, mới chỉ là những con bệnh nhỏ. Có thể sự việc sẽ rất khác, nếu như con bệnh tiếp theo là một con bệnh lớn, Tây Ban Nha chẳng hạn. Khi đó, ngoài việc không đủ tiền để giải cứu, còn có thể sẽ có thêm những con bệnh lớn nữa "nhập viện" như một hiệu ứng domino.

Để tiếp tục những kịch bản tệ hại, cần nhắc lại động cơ của những hành động cứu trợ, đó là để cứu đồng tiền chung của châu Âu, hơn là giải cứu các quốc gia lâm nạn. Vậy thì, liệu đồng euro có được cứu bằng mọi giá, bằng tất cả sự hy sinh?

Trước hết, thử đặt giả thiết cho thời điểm mà châu Âu tính toán thấy rằng, chi phí bỏ ra để giữ đồng euro tồn tại lớn hơn cả những lợi ích mà nó mang lại. Nếu vậy, một khi quốc gia nào đó rơi vào trường hợp quá lớn để giải cứu, quá tốn kém để giải cứu, thì dường như một sự đổ vỡ, ban đầu là nho nhỏ, sẽ có thể xảy ra.

Theo các nhà phân tích, hai kịch bản có thể xảy ra. Một là châu Âu sẽ để quốc gia đó rút ra khỏi Eurozone, ít nhất là trong một thời gian. Thứ hai, cũng không loại trừ trường hợp một nước lớn, chẳng hạn như Đức, quá mệt mỏi với việc cứu trợ, sẽ tách ra khỏi Eurozone để bảo toàn lợi ích quốc gia trước sức ép của người dân nước họ.

Với ngọt bùi đã cùng trải qua, cả hai kịch bản này đều có vẻ "khó nghĩ" về mặt tình nghĩa, nhưng khó có thể đo lường được mức chịu đựng của người dân các nước lớn.

Điều đáng mừng là, đó cũng mới chỉ là những kịch bản do các nhà phân tích giả định. Trên thực tế, đến nay, chưa nước nào tìm cách rút ra khỏi Eurozone. Đón chào năm mới 2011, Eurozone còn kết nạp thêm một thành viên mới, đó là Estonia. Sự kiện này như một tia sáng mới giữa bầu trời châu Âu đang bị những đám mây khủng hoảng u ám bao phủ.

Hơn thế nữa, cũng trong đầu năm 2011, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tuyên bố ngắn gọn rằng, nếu đồng euro mất đi, thì châu Âu sẽ không còn tồn tại. Trong khi đó, Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel khẳng định, đồng euro là nền tảng cho sự thịnh vượng của nước Đức, nước Đức cần châu Âu và đồng euro. Những phát biểu này góp phần trấn an dư luận, đem lại sự lạc quan nhất định cho số phận của đồng euro nói riêng và cả tương lai châu Âu nói chung.

Page 14: liên minh kinh tế - tiền tệ châu âu