21
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TP. HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG QUẬN THỦ ĐỨC Số: 61 /LĐLĐ Về việc triển khai tài liệu tuyên truyn kết quthc hiện “Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Độc lập – Tự do Hạnh phúc Thủ Đức, ngày 24 tháng 4 năm 2017 Kính gửi: Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trực thuộc Căn ccông văn s97-CV/BTGQU ngày 10/03/2017 của Ban tuyên giáo qun ThĐức vvic phát hành tài liệu tuyên truyn kết quthc hiện “Cuộc vận động Người Vit Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Ban Tuyên giáo Qun ủy biên soạn lại theo tài liệu ca Ban Tuyên giáo Trung ương phát hành (Sách “Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam Nhà xut bản Lao động Hà Nội 2016) Cuc vận động “Người Vit Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong thời gian qua đã góp phn tích cc thúc đẩy phát trin sn xut, n định kinh tế và tiêu dùng nội địa, gim nhp khu hàng hóa, bo đảm an ninh xã hội, nhất là trong bối cnh khng hoảng kinh tế thế gii và nhng khó khăn của nền kinh tế trong nước. Qua đó đã góp phn giáo dc ý thức, tlực tcường, ttôn dân tc của người Việt Nam trong sn xut và tiêu dùng. Ban thường vLiên đoàn Lao động qun đề nghBan chp hành Công đoàn cơ strực thuộc sdụng làm tài liệu tuyên truyn phbiến, sâu rộng đến đoàn viên, công nhân, người lao động tại đơn v. Trân trọng ! Nơi nhận: - Như trên; - Lưu VT. TM. BAN THƯỜNG VPHÓ CHTCH Nguyễn Văn Phương

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TP. HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI …congdoanthuduc.org.vn/upload/tintuc/cong-van-trien-khai-tai-lieu-nguoi...quận Thủ Đức về việc phát

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TP. HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG

QUẬN THỦ ĐỨC

Số: 61 /LĐLĐ

Về việc triển khai tài liệu tuyên truyền kết quả

thực hiện “Cuộc vận động Người Việt Nam

ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thủ Đức, ngày 24 tháng 4 năm 2017

Kính gửi: Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trực thuộc

Căn cứ công văn số 97-CV/BTGQU ngày 10/03/2017 của Ban tuyên giáo

quận Thủ Đức về việc phát hành tài liệu tuyên truyền kết quả thực hiện “Cuộc vận

động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Ban Tuyên giáo Quận ủy

biên soạn lại theo tài liệu của Ban Tuyên giáo Trung ương phát hành (Sách “Cuộc

vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam – Nhà xuất bản Lao động

– Hà Nội – 2016)

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong thời

gian qua đã góp phần tích cực thúc đẩy phát triển sản xuất, ổn định kinh tế và tiêu

dùng nội địa, giảm nhập khẩu hàng hóa, bảo đảm an ninh xã hội, nhất là trong bối

cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước.

Qua đó đã góp phần giáo dục ý thức, tự lực tự cường, tự tôn dân tộc của người Việt

Nam trong sản xuất và tiêu dùng. Ban thường vụ Liên đoàn Lao động quận đề nghị

Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trực thuộc sử dụng làm tài liệu tuyên truyền phổ

biến, sâu rộng đến đoàn viên, công nhân, người lao động tại đơn vị.

Trân trọng !

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu VT.

TM. BAN THƯỜNG VỤ

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Văn Phương

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU

TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM” TRONG THỜI GIAN QUA

VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG ĐẾN NĂM

2020 ___________________________

Tại phiên họp ngày 10-3-2015, sau khi nghe Đảng Đoàn Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam báo cáo kết quả sơ kết 5 năm thực hiện thông báo Kết luận số 264-

TB/TW ngày 31-7-2009 của Bộ Chính trị về tổ chức thực hiện Cuộc vận động

“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, ý kiến của các cơ quan có liên

quan, Ban Bí thư kết luận như sau:

1. Chủ trương tổ chức thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên

dùng hàng Việt Nam” là đúng đắn; góp phần giáo dục ý thức tự lực, tự cường, tự

tôn dân tộc của người Việt Nam trong sản xuất và tiêu dùng. Việc thực hiện Cuộc

vận động đạt nhiều kết quả tốt trên tất cả các lĩnh vực tuyên truyền, vận động, quản

lý sản xuất, kinh doanh, mua sắm công, tiêu dùng cá nhân… Nhận thức của cán bộ,

đảng viên và Nhân dân về Cuộc vận động ngày càng sâu sắc, từ đó đã thay đổi

hành vi tiêu dùng theo hướng ưu tiên dùng hàng sản xuất trong nước có chất lượng.

Cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng tích cực hưởng ứng, tham gia Cuộc vận

động. Đã xuất hiện nhiều mô hình, điển hình tốt trong nghiên cứu, ứng dụng công

nghệ tiên tiến, đổi mới quản lý, thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm, hạ giá

thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch

vụ trên thị trường trong nước và nước ngoài. Kết quả thực hiện Cuộc vận động đã

góp phần tích cực thúc đẩy phát triển sản xuất, ổn định kinh tế vĩ mô và tiêu dùng

nội địa, giảm nhập khẩu hàng hóa, bảo đảm an sinh xã hội, nhất là trong bối cảnh

khủng hoảng kinh tế thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước.

Tuy nhiên, việc thực hiện Cuộc vận động trong thời gian qua còn nhiều hạn

chế. Nhiều tỉnh, thành và bộ, ngành trung ương chưa ban hành chương trình hành

động thực hiện Thông báo Kết luận số 264-TB/TW ngày 31-7-2009 của Bộ Chính

trị. Triển khai thực hiện Cuộc vận động có nơi còn hình thức, biện pháp thực hiện

thiếu cụ thể, thiết thực. Công tác quản lý thị trường, đấu tranh chống hàng nhập

lậu, hàng giả, hàng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế.

Chất lượng của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ chưa cao; giá cả chưa hợp lý; một số

doanh nghiệp còn sản xuất hàng nhái, hàng giả, hàng chất lượng thấp. Chưa đánh

giá được thị phần hàng Việt Nam ở thị trường trong nước. Công tác thông tin,

tuyên truyền về Cuộc vận động chưa thường xuyên, liên tục; chưa đi sâu phát hiện,

nhân rộng các điển hình tiên tiến trong thực hiện Cuộc vận động.

Những hạn chế, yếu kém trên có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do các

cấp ủy đảng chưa nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của Cuộc vận động; chưa

quan tâm đúng mức lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Việc xây dựng thương

hiệu Việt còn hạn chế, chưa đánh giá so sánh chất lượng hàng trong nước và hàng

nhập khẩu để người tiêu dùng có cơ sở lựa chọn. Nhiều người tiêu dùng Việt Nam

vẫn thích dùng hàng nhập khẩu.

2. Trong thời gian tới, hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng;

cạnh tranh hàng hóa, dịch vụ trên thị trường trong nước ngày càng khốc liệt, nhất

là khi hàng hóa nhập khẩu vào nước ta thực hiện theo các thỏa thuận, hiệp định đa

phương, song phương mà Việt Nam đã ký kết. Để phát huy lòng yêu nước, ý thức

tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc của người Việt Nam trong sản xuất, phân phối và

tiêu dùng hàng Việt Nam, góp phần giữ vững ổn định sản xuất, bảo đảm sự phát

triển bền vững về kinh tế - xã hội của nước ta, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy đảng,

chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục

đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt

Nam”.

I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH VÀ CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO

TRIỂN KHAI CUỘC VẬN ĐỘNG

1. Đặc điểm, tình hình

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển

khai từ tháng 8-2009, trong bối cảnh đất nước có những thời cơ, thuận lợi nhưng

cũng không ít khó khăn, thách thức.

Trong phát triển kinh tế, Việt Nam đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua

những khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của cuộc khủng

hoảng kinh tế toàn cầu và đạt được những thành tựu to lớn, quan trọng. Kinh tế đất

nước có bước phát triển mới cả về quy mô, trình độ lực lượng sản xuất, nâng cao

sức cạnh tranh của hàng hóa, tăng quy mô cung – cầu của nền kinh tế và đẩy mạnh

xuất khẩu. Chất lượng sản phẩm hàng hóa của Việt Nam ngày một cao hơn. Nhiều

sản phẩm đã có sức cạnh tranh trên thị trường nội địa, được người tiêu dùng ưa

thích, mua sắm, sử dụng; một số sản phẩm có uy tín trên thị trường quốc tế như: cà

phê, gạo, hạt điều, thủy sản, thực phẩm, nông sản, rau quả, đồ gỗ, hàng may mặc,

điện tử, vật liệu xây dựng…

Tuy nhiên, những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế chưa tương

xứng với tiềm năng của đất nước. Kinh tế nước ta phát triển chưa bền vững; các

cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững chắc. Hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế

còn thấp, tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu trong sản phẩm, hàng hóa cao hơn

các nước, hàm lượng trí tuệ và công nghệ trong sản phẩm còn thấp. Từ năm 2011

đến nay, tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những yếu kém

của nền kinh tế đang gây nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, sản

phẩm của các doanh nghiệp, hàng vạn doanh nghiệp phải tạm dừng sản xuất, giải

thể hoặc phá sản; số người thất nghiệp tăng. Với dân số hơn 90 triệu người, thị

trường Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển, nhưng chưa được quan tâm đầu

tư, khai thác đúng mức. Tâm lý sính dùng hàng ngoại còn tồn tại trong một bộ

phận không nhỏ người tiêu dùng,…

Trước tình hình đó, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng

Việt Nam” được triển khai thực hiện theo chủ trương của Bộ Chính trị là một trong

những giải pháp quan trọng để góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh

tế cả trước mắt và lâu dài để bảo đảm sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất

nước. Qua đó phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân

tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng

Việt Nam có chất lượng tốt, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong

nước và xuất khẩu.

2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai Cuộc vận động

2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng

Thực hiện Thông báo Kết luận số 264-TB/TW của Bộ Chính trị về tổ chức

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Ban Bí thư Trung

ương Đảng đã ban hành Quyết định số 255-QĐ/TW ngày 4-9-2009 về thành lập

Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt

Nam”, gồm 23 thành viên là đại diện của các ban, bộ, ngành có liên quan, do đồng

chí Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là Trưởng Ban Chỉ

đạo. Đồng thời, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành các văn bản chỉ đạo các

tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc

Trung ương, Ban Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các đảng ủy đơn

vị sự nghiệp trực thuộc Trung ương tổ chức sơ kết, tổng kết Cuộc vận động ở địa

phương, đơn vị.

Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy thuộc Trung ương đã tổ chức nghiên cứu,

quán triệt Thông báo Kết luận số 264-TB/TW của Bộ Chính trị và tập trung lãnh

đạo, chỉ đạo việc triển khai Cuộc vận động ở địa phương. Để triển khai Cuộc vận

động, 63/63 tỉnh ủy, thành ủy thành lập Ban Chỉ đạo Cuộc vận động cấp tỉnh

(trong đó 7/63 tỉnh (11%), thành phố do phó bí thư thường trực tỉnh ủy, thành ủy là

trưởng ban chỉ đạo; 56/63 tỉnh, thành phố (89%) do chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ

quốc là trưởng ban chỉ đạo); 24/63 tỉnh ủy, thành ủy (38%) ban hành chương trình,

kế hoạch và 6/63 tỉnh ủy, thành ủy (9,52%) ban hành chỉ thị, thông tri lãnh đạo, chỉ

đạo thực hiện Cuộc vận động.

Cấp ủy cấp huyện và các tổ chức cơ sở đảng, các chi bộ dưới cơ sở đã chỉ

đạo, hướng dẫn và tổ chức quán triệt, phổ biến nội dung Cuộc vận động “Người

Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân; đưa

nội dung Cuộc vận động vào chương trình công tác của các cấp ủy ở địa phương.

Từ yêu cầu thực tế ở địa phương, nhiều cấp ủy cấp huyện và tổ chức cơ sở đảng đã

chỉ đạo thành lập Ban vận động để triển khai Cuộc vận động đến địa bàn dân cư.

Đến nay đã có 323/709 huyện, quận, thị xã, thành phố tại 33 tỉnh, thành phố

(45,57%) thành lập Ban chỉ đạo Cuộc vận động.

Các chi, đảng bộ cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Cuộc vận

động, thường xuyên tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần

tự giác của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, công nhân, lao động trong

mua sắm, sử dụng hàng Việt Nam. Ngoài ra, các cấp ủy đảng trong các doanh

nghiệp đã quán triệt sâu sắc mục đích, ý nghĩa Cuộc vận động đến cán bộ, đảng

viên, người lao động, coi đây là cơ hội thuận lợi để phát triển, nâng cao hiệu quả

sản xuất kinh doanh. Cấp ủy đảng trong các cơ quan quản lý nhà nước đã lãnh đạo,

chỉ đạo gắn nội dung Cuộc vận động với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nâng

cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức trong thực hiện

nhiệm vụ được giao, nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản

xuất kinh doanh và mua sắm, tiêu dùng của Nhân dân.

2.2. Công tác phối hợp thực hiện của chính quyền các cấp

Từ khi Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được

triển khai, Chính phủ đưa nhiệm vụ thực hiện Cuộc vận động vào các nghị quyết

kỳ họp về triển khai các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính

phủ đã ban hành nhiều chủ trương, giải pháp phối hợp triển khai Cuộc vận động

như: Chỉ thị 494/CT-TTg ngày 20-4-2010 về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản

xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án sử dụng vốn Nhà nước; Chỉ thị

số 24/CT-TTg ngày 17-9-2012 về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động

“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày

29-4-2014 về phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận

động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Chỉ đạo, hướng dẫn các bộ,

cơ quan, địa phương, doanh nghiệp triển khai thực hiện Cuộc vận động, đồng thời

rà soát, sửa đổi và ban hành các văn bản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các

doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm trong nước.

Các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các ban, ngành ở Trung ương đã chỉ đạo,

tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Cuộc vận động trong cơ quan và các đơn

vị trực thuộc. Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản pháp quy,

cải cách thủ tục hành chính, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển

sản xuất kinh doanh và tiêu dùng phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương

mại thế giới (WTO). Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị ưu tiên mua sắm, sử

dụng các trang thiết bị, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam trong mua sắm công, thực hiện

các dự án, công trình đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. Tăng cường công tác

quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, ngành kinh tế theo chức năng, nhiệm vụ được

phân công.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã cụ thể hóa các giải pháp về quản lý

nhà nước của Chính phủ trong việc phối hợp triển khai Cuộc vận động trong phạm

vi quản lý và theo tình hình cụ thể của từng địa phương. Xây dựng và ban hành bổ

sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh

doanh, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

Đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành tổ chức thực hiện Cuộc vận động theo chức năng

nhiệm vụ được giao; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp ưu tiên

sử dụng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt trong thực hiện mua sắm tài sản công,

vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh. Thực hiện chương trình bình ổn thị trường,

bảo đảm cung ứng những mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng của Nhân dân, nhất

là trong dịp Tết Nguyên đán. Đẩy mạnh công tác quản lý thị trường, đấu tranh

chống buôn lậu, hàng giả, hàng gian lận thương mại, hàng không bảo đảm vệ sinh

an toàn thực phẩm để bảo vệ sản xuất trong nước và quyền lợi của người tiêu dùng.

2.3. Các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể các cấp thường xuyên, tích cực

tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân tham

gia hưởng ứng Cuộc vận động. Trong đó, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Thông tri số 36/TT-MTTW-BTT ngày

16-9-2009 hướng dẫn triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng

hàng Việt Nam”; phát động phong trào thi đua yêu nước đặc biệt gắn với nội dung

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tổng Liên đoàn

Lao động Việt Nam đã chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền và tổ chức thực hiện Cuộc

vận động; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức,

lao động, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để sản xuất ra các sản phẩm, hàng

hóa có chất lượng cao, giá thành hạ, được người tiêu dùng và thị trường chấp nhận,

phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ

Việt Nam đã chỉ đạo và tổ chức hoạt động cụ thể thực hiện Cuộc vận động “Người

Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” gắn với phong trào thực hành tiết kiệm

theo gương Bác Hồ. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã hướng dẫn triển

khai thực hiện Cuộc vận động “Thanh niên Việt Nam đồng hành cùng hàng Việt”.

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động gắn với

phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”. Phòng Công nghiệp và

Thương mại Việt nam (VCCI) đã phát động phong trào trong các doanh nghiệp,

hiệp hội doanh nghiệp tích cực hưởng ứng Cuộc vận động, thiết lập thị trường nội

bộ trong hiệp hội doanh nghiệp ưu tiên sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của nhau,

liên kết hợp tác sản xuất hàng hóa sản phẩm có chất lượng đáp ứng thị hiếu và nhu

cầu của người tiêu dùng trong nước.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG TRONG THỜI GIAN

QUA

2.1. Hoạt động của ban chỉ đạo Cuộc vận động các cấp

Trong 5 năm qua, Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động đã tham mưu với

Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực

hiện Cuộc vận động; phối hợp với chính phủ và các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung

ương đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động. Đồng thời, xây dựng và ban hành các

văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai Cuộc vận động. Tổ chức các đoàn kiểm tra,

đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện Cuộc vận động. Hằng năm

đều xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Cuộc vận động và định kỳ tổ chức sơ kết,

tổng kết đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Cuộc vận động. Tổ chức tập huấn

cho phóng viên báo chí Trung ương, địa phương về nội dung tuyên truyền Cuộc

vận động. Biên tập và phát hành tài liệu tuyên truyền về Cuộc vận động, với tổng

số gần 60.000 cuốn.

Ban chỉ đạo Cuộc vận động các tỉnh, thành phố đã chủ động tham mưu với

cấp ủy, phối hợp với chính quyền tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện

Cuộc vận động gắn với kế hoạch phát triển kinh tế ở địa phương, đơn vị. Xây dựng

quy chế làm việc, các chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo hằng

năm. Chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc, kiểm tra thực hiện Cuộc vận động ở các cấp,

các ngành và ở địa phương, cơ sở, doanh nghiệp. Phối hợp với các ngành chức

năng chỉ đạo tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ, thông tin quảng

bá sản phẩm hàng hóa, xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt; đề xuất các cơ chế,

chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản

xuất kinh doanh, phát triển thị trường nội địa, thiết lập các kênh phân phối hàng

hóa, đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng, nhất là những địa bàn khó khăn, vùng

sâu, vùng xa, miền núi, nơi tập trung đông dân cư. Biên soạn tài liệu và định hướng

các nội dung tuyên truyền về Cuộc vận động. Định kỳ đánh giá, rút kinh nghiệm

kết quả triển khai thực hiện Cuộc vận động ở địa phương, đơn vị. Kịp thời biểu

dương, khen thưởng những cá nhân và tập thể thuộc lĩnh vực mình phụ trách thực

hiện tốt Cuộc vận động; đồng thời, nhắc nhở, phê bình các tập thể, cá nhân không

nghiêm túc thực hiện Cuộc vận động. Nhiều tỉnh, thành phố đã chủ động thành lập

Ban chỉ đạo Cuộc vận động cấp huyện và cấp cơ sở để triển khai thực hiện Cuộc

vận động ở địa phương như: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh:

Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Đồng Tháp, Quảng Ngãi, Long An, An Giang… Đến nay,

đã có 63/63 Ban chỉ đạo Cuộc vận động các tỉnh, thành phố xây dựng báo cáo tổng

kết 5 năm thực hiện Cuộc vận động; 34/63 tỉnh, thành phố đã tổ chức hội nghị tổng

kết Cuộc vận động ở địa phương.

Ban chỉ đạo Cuộc vận động của Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Khoa học –

Công nghệ, Bộ thông tin và Truyền thông, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung

ương đã cụ thể nội dung Cuộc vận động thành chương trình, kế hoạch công tác

lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và quản lý nhà nước ở ngành, đơn vị. Tổ chức nhiều

hội nghị, hội thảo, diễn đàn về Cuộc vận động, sản xuất và phân phối, tiêu thụ hàng

Việt. Chỉ đạo, hướng dẫn doanh nghiệp trực thuộc ký kết hợp tác ưu tiên sử dụng

sản phẩm hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp trong ngành, đơn vị.

2.2. Về công tác điều hành và quản lý nhà nước

Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền các địa phương đã tổ chức rà soát,

bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện hàng ngàn văn bản pháp quy, xây dựng và ban hành

cơ chế, chính sách tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp

thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất, thiết lập hệ thống phân phối đưa

hàng hóa Việt đến với người tiêu dùng trên cả nước.

Theo báo cáo thống kê tại 8 bộ, đến nay đã tiến hành sửa đổi, bổ sung và ban

hành 185 văn bản quy phạm pháp luật tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất

kinh doanh và tiêu dùng của Nhân dân. Chính phủ, các bộ ngành, các địa phương

tiếp tục đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính tạo điều kiện

thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Đến nay các bộ, ngành đã ban hành theo

thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp

luật để đơn giản hóa các thủ tục hành chính; góp phần tạo lập môi trường kinh

doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất và đáp ứng nhu

cầu tiêu dùng của Nhân dân; đồng thời, ban hành các cơ chế,chính sách cho vay

vốn, hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất

kinh doanh; xây dựng, rà soát, bổ sung hoàn thiện hàng rào kỹ thuật để bảo vệ

quyền lợi của người tiêu dùng và sản xuất trong nước; hỗ trợ xây dựng thương hiệu

sản phẩm và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo

môi trường thông thoáng cho sản xuất kinh doanh hàng Việt.

Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học – công nghệ được

các cơ quan, đơn vị nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp quan tâm chú trọng

hơn, trực tiếp tạo ra các hàng hóa sản phẩm có chất lượng, giá thành cạnh tranh,

mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp tự

thiết kế, làm chủ các quy trình sản xuất, chế tạo, thi công các sản phẩm có hàm

lượng khoa học – công nghệ tiên tiến, với tỷ lệ nội địa hóa trên 90%, góp phần

nâng cao năng suất lao động, giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hóa và thay thế

hàng nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước.

Hệ thống phân phối hàng Việt từng bước được tạo lập ở các địa phương,

bước đầu hình thành các kênh phân phối hàng hóa, dịch vụ Việt đến người tiêu

dùng trên thị trường nội địa, góp phần làm thay đổi diện mạo của hệ thống phân

phối hàng Việt trong nền kinh tế, đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng và tác

động tích cực đến thói quen mua sắm của người dùng Việt Nam, xây dựng nền

thương mại văn minh, hiện đại. Trong hệ thống siêu thị của một số doanh nghiệp,

hàng hóa trong nước sản xuất chiếm tỷ trọng lớn, từ 80 – 90%. Các hoạt động xúc

tiến thương mại, hội chợ triển lãm, giới thiệu hàng Việt, đưa hàng Việt về nông

thôn, khu công nhân được tổ chức hầu hết ở các địa phương nhằm đưa hàng Việt

đến người tiêu dùng. Trong đó, Bộ Công thương đã phê duyệt 618 đề án xúc tiến

thương mại. Sở Công thương các tỉnh, thành phố phối hợp tổ chức gần 2.000 đợt

bán hàng về nông thôn với gần 53 nghìn lượt doanh nghiệp tham gia, tổng số hơn

48 nghìn gian hàng, thu hút hơn 3 triệu người dân đến tham quan, mua sắm, tổng

doanh thu đạt hơn 34,47 nghìn tỷ đồng; tổ chức 1.785 hội chợ, triển lãm, thu hút

hơn 86,5 nghìn lượt doanh nghiệp tham gia, doanh thu bán hàng đạt hơn 20,54

nghìn tỷ đồng; phối hợp tiếp nhận, theo dõi gần 3.000 hội chợ, thu hút hơn 990,4

nghìn lượt doanh nghiệp tham gia. Tổ chức kết nối cung cầu giữa các địa phương,

doanh nghiệp và vận động các tiểu thương ưu tiên bán hàng Việt tại các chợ tuyền

thống, các trung tâm thương mại.

Chương trình bình ổn thị trường đã được hầu hết các tỉnh, thành phố triển

khai trong những năm gần đây, góp phần giúp người dân tiếp cận hàng Việt đảm

bảo chất lượng, giá cả hợp lý, đồng thời phát triển hệ thống phân phối hàng Việt ở

địa phương.

2.3. Công tác tuyên truyền, vận động

Ban Tuyên giáo cấp ủy các cấp đã kịp thời hướng dẫn, định hướng công tác

tuyên truyền về Cuộc vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại hội

nghị báo cáo viên, sinh hoạt chi bộ đảng và đoàn thể Nhân dân; nắm tình hình tư

tưởng và dư luận xã hội liên quan đến tổ chức triển khai Cuộc vận động. Ngành

thông tin và truyền thông thường xuyên phối hợp với ban tuyên giáo, hội nhà báo

các cấp hướng dẫn, định hướng các cơ quan báo chí về việc tuyên truyền Cuộc vận

động tại hội nghị giao ban báo chí hằng tuần. Bộ Thông tin và truyền thông đã chỉ

đạo tất cả các cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương, báo chí của các bộ,

ban, ngành, đoàn thể tăng cường thông tin, mở các chuyên trang, chuyên mục

tuyên truyền về Cuộc vận động.

Trong 5 năm qua, các cơ báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng đã mở

hàng ngàn chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, hàng triệu tin bài tuyên truyền về

Cuộc vận động. Nhiều chương trình, nội dung tuyên truyền về Cuộc vận động của

đài, báo, tạp chí, trang thông tin điện tử đã thu hút sự quan tâm chú ý của đông đảo

khán giả cũng như người tiêu dùng trong cả nước. Điển hình như: Đài truyền hình

Việt Nam duy trì các chuyên mục “Ô cửa bí mật”, “Chắp cánh thương hiệu”,

“Thương hiệu Việt”, “Hãy chọn giá đúng”. Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC tổ

chức các chương trình “Gặp gỡ và giao lưu doanh nghiệp Việt”; duy trì các chuyên

mục “Thương hiệu nhà nông”, “Thị trường nông sản”, “Xây dựng văn hóa tiêu

dùng hàng Việt Nam”. Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội đã duy trì tổ chức

chương trình bình chọn “Hàng Việt được người tiêu dùng ưa thích”; thực hiện phát

sóng 360 chương trình “Hàng Việt Nam”. Đài Tuyền hình thành phố Hồ Chí Minh

đã phối hợp lập kênh Chương trình HTV-Co.op để giới thiệu các dịch vụ, sản

phẩm hàng hóa sản xuất trong nước; mở các chuyên mục “Người Việt hàng Việt”,

“Câu chuyện hàng Việt”, “Hàng Việt đổi mới sáng tạo”, “Vấn nạn hàng giả”. Báo

Đại đoàn kết duy trì chuyên mục “Tự hào thương hiệu Việt”, thường xuyên đưa tin

bài phản ảnh các hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động. Thông tin công tác Mặt

trận xây dựng và duy trì hằng số chuyên mục “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng

Việt Nam” đều đặn từ tháng 3/2010 đến nay. Đài phát thanh – truyền hình các tỉnh,

thành phố đã xây dựng và phát sóng hàng nghìn tin bài, chuyên đề, phóng sự tuyên

truyền về Cuộc vận động. Tiêu biểu là đài phát thanh – truyền hình các tỉnh, thành

phố: Vĩnh Long,Bình Thuận, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Định, Quảng

Ngãi, Kiên Giang, Lào Cai, Hải Dương, Lai Châu, Thái Nguyên, An Giang, Sơn

La,…

Bộ Công thương đã lập Website: tuhaohangvietnam.vn (vào tháng 7-2012)

nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thương hiệu Việt đến với đông đảo người

tiêu dùng trong và ngoài nước. Sau hơn 2 năm hoạt động, tuhaohangvietnam.vn đã

đăng tải trên 1.500 bài viết tuyên truyền về Cuộc vận động, giới thiệu, quảng bá

hàng Việt và doanh nghiệp Việt, thu hút gần 1 triệu lượt người truy cập. Các đơn

vị thông tin tuyên truyền trực thuộc Bộ Công thương đã đăng tải gần 2.000 tin bài

tuyên truyền về Cuộc vận động.

Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài

đã tích cực tuyên truyền, phổ biến mục đích, ý nghĩa, nội dung Cuộc vận động tới

đông đảo bà con Việt kiều ở hơn 109 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đồng thời, phối hợp

với các doanh nghiệp trong nước tham gia hội chợ, triển lãm hàng Việt ở nước

ngoài, qua đó quảng bá hàng hóa sản phẩm, hình ảnh đất nước, con người, văn hóa

Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Hiện đã có nhiều doanh nghiệp, các công ty xuất

nhập khẩu của bà con Việt kiều đang kinh doanh nhiều hàng hóa thương hiệuViệt

phục vụ nhu cầu của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và người dân nước

sở tại.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên đã chỉ

đạo, hướng dẫn và tổ chức tuyên truyền Cuộc vận động trong cán bộ, đoàn viên,

hội viên và các tầng lớp Nhân dân; hướng dẫn lồng ghép thực hiện Cuộc vận động

“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với các phong trào thi đua yêu

nước, các cuộc vận động ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Trong đó: Ủy ban Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam các cấp lồng ghép Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu

tiên dùng hàng Việt Nam” với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hóa ở khu dân cư”; phát huy vai trò tích cực của cơ quan Thường trực

Cuộc vận động trong việc tham mưu với cấp ủy, phối hợp với chính quyền và các

tổ chức thành viên trong triển khai thực hiện Cuộc vận động ở địa phương, đơn vị.

Hội Phụ nữ các cấp đã phối hợp tổ chức hơn 308 nghìn cuộc tuyên truyền về Cuộc

vận động, quảng bá sản phẩm thương hiệu Việt cho hơn 13,6 triệu lượt cán bộ, hội

viên phụ nữ; đã hình thành hơn 5.000 câu lạc bộ, tổ, nhóm phụ nữ “Ưu tiên dùng

hàng Việt”. Hội Nông dân các cấp đã lồng ghép tổ chức hơn 350 nghìn cuộc tuyên

truyền Cuộc vận động, thu hút hơn 17,5 triệu lượt hội viên nông dân tham gia. Các

cấp Công đoàn đã phối hợp tổ chức hơn 53,2 nghìn cuộc tuyên truyền Cuộc vận

động, thu hút trên 5 triệu lượt cán bộ, đoàn viên, hội viên và người lao động tham

gia. Các đoàn thể, tổ chức xã hội, nghề nghiệp như: Hội Cựu chiến binh Việt Nam,

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Phòng

Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt

Nam, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam… đều tổ

chức tuyên truyền và triển khai thực hiện Cuộc vận động với nhiều nội dung, hình

thức phù hợp; vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân tích

cực hưởng ứng Cuộc vận động.

2.4. Sự tham gia hưởng ứng của các doanh nghiệp

Các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh

nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác và các nhà sản xuất kinh doanh đã tích

cực triển khai các giải pháp, hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động; tuyên truyền,

vận động cán bộ, công nhân viên, lao động ý thức trách nhiệm và quyền lợi của

doanh nghiệp đối với Cuộc vận động; ưu tiên mua sắm, tiêu dùng hàng hóa sản

xuất trong nước phục vụ công tác đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh;

đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất, đổi mới công

tác quản lý điều hành; thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm; tiết kiệm chi phí, hạ

giá thành, đi đôi liên doanh, liên kết sản xuất, cung cấp dịch vụ có chất lượng và

nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và phục vụ xuất khẩu.

Với những nỗ lực cải tiến, ứng dụng khoa học – công nghệ nhằm nâng cao

chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa cùng với sự phát triển hệ thống

phân phối, thị phần nội địa của các doanh nghiệp tập đoàn đạt mức cao.

Cuộc vận động đã tác động tích cực đến toàn xã hội, giúp người tiêu dùng,

cơ quan, đơn vị, tổ chức nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm, quyền lợi của người

tiêu dùng đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước; từ đó thay đổi thái độ,

hành vi ưu tiên mua sắm, tiêu dùng hàng hóa thương hiệu Việt, coi đó là thể hiện

lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc và bước đầu hình thành nét đẹp văn hóa

của người tiêu dùng Việt Nam. Qua điều tra của Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội

(Ban Tuyên giáo trung ương tháng 7-2014) cho thấy, có 92% người tiêu dùng đã

quan tâm và hưởng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt

Nam”.

2.5. Hưởng ứng của người tiêu dùng

Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, người tiêu

dùng Việt Nam đã có ý thức hơn trong thực hiện Cuộc vận động và chuyển đổi

hành vi trong ưu tiên mua sắm, sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước trong đời

sống sinh hoạt hằng ngày; đồng thời, vận động người thân, gia đình, bạn bè ưu tiên

sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt. Đấu tranh, phê phán các hành vi, tâm lý sính

hàng ngoại trong xã hội, ở ngay tại cộng đồng dân cư và ở cơ quan, đơn vị.

3. Đánh giá chung ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh

nghiệm

3.1. Ưu điểm và nguyên nhân

* Ưu điểm

Cấp ủy đảng các cấp đã đề cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện

nghiêm túc Thông báo Kết luận số 264-TB/TW ngày 31-7-2009 của Bộ Chính trị

(khóa X) về tổ chức Cuộc vận động ở địa phương, đơn vị. Nâng cao ý thức, trách

nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên đối với việc tổ chức thực hiện

Cuộc vận động; gắn thực hiện Cuộc vận động với việc đẩy mạnh học tập và làm

theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đã

quan tâm triển khai thực hiện Cuộc vận động; tuyên truyền, vận động, cán bộ, đoàn

viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng Cuộc vận

động, ưu tiên mua sắm, tiêu dùng hàng hóa thương hiệu Việt. Lồng ghép nội dung

Cuộc vận động vào các hội nghị, sinh hoạt của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp

Nhân dân, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động; gắn kết quả thực

hiện Cuộc vận động với bình xét các danh hiệu thi đua của các tập thể, cá nhân ở

địa phương, đơn vị.

Việc thực hiện trách nhiệm quản lý, điều hành của các cấp chính quyền theo

tinh thần Thông báo Kết luận số 264-TB/TW ngày 31-7-2009 của Bộ Chính trị

(khóa X) và Chỉ thị 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chuyển biến

tích cực, gắn thực hiện Cuộc vận động với nhiệm vụ của địa phương, cơ quan;

quan tâm rà soát, bổ sung, xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách tạo môi trường

thông thoáng cho sản xuất và tiêu dùng của Nhân dân; đầu tư xây dựng hệ thống

phân phối bán lẻ; xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa Việt Nam; tăng

cường công tác quản lý, chấn chỉnh các hoạt động quản lý thị trường, hải quan,

thuế.

Các doanh nghiệp đã tích cực tham gia hưởng ứng thực hiện Cuộc vận động;

chú trọng nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ, đổi mới công tác quản lý,

nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa,

dịch vụ; tổ chức thông tin, quảng bá sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đến với người

tiêu dùng; phát triển hệ thống phân phối, từng bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường

nội địa, đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng.

Các cơ quan thông tấn, báo chí từ trung ương đến địa phương đã phát huy

vai trò tích cực trong công tác tuyên truyền về Cuộc vận động; thường xuyên đưa

tin bài phản ánh các hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động; quan tâm đổi mới nội

dung, hình thức tuyên truyền về Cuộc vận động; phát hiện, nhân rộng các điển hình

tiên tiến trong thực hiện Cuộc vận động; phê phán các biểu hiện lơ là, xem thường

Cuộc vận động, tâm lý sính hàng ngoại trong xã hội.

Sau 5 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên

dùng hàng Việt Nam”, người tiêu dùng Việt Nam đã nhận thức sâu sắc mục đích, ý

nghĩa Cuộc vận động và thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng ưu tiên mua sắm

hàng sản xuất trong nước thay cho việc mua sắm hàng ngoại đã tồn tại lâu nay. Tại

các vùng nông thôn, người dân đã bắt đầu quen dùng và ưa chuộng hàng sản xuất

trong nước. Theo kết quả điều tra dư luận xã hội do Viện Nghiên cứu Dư luận xã

hội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tháng 7-2014 cho thấy, có 92% người

tiêu dùng được hỏi “Rất quan tâm” và “Quan tâm” đến Cuộc vận động “Người

Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; 63% người tiêu dùng “Tự xác định khi

mua hàng hóa sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (tăng 4% so với năm 2010); 54%

người tiêu dùng “Khuyên người thân trong gia đình, bạn bè, người quen biết nên

mua hàng Việt Nam” (tăng 16% so với cuộc điều tra dư luận xã hội vào tháng 11-

2010). Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động các tỉnh, thành phố, hiện nay

người tiêu dùng Việt Nam nói chung ngày càng đánh giá cao hàng Việt Nam.

Ban Chỉ đạo Cuộc vận động các cấp, từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố,

một số cấp huyện và cơ sở đã chủ động tham mưu với cấp ủy, phối hợp với chính

quyền, đoàn thể tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Cuộc vận động với

nhiều hình thức phong phú, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương,

đơn vị. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng, Mặt trận Tổ quốc

và các đoàn thể tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và các

tầng lớp Nhân dân tích cực hưởng ứng thực hiện Cuộc vận động.

* Nguyên nhân

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một chủ

trương lớn của Bộ Chính trị, đã đáp ứng yêu cầu bức thiết khơi dậy tinh thần yêu

nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc trước tình hình khó khăn của nền kinh tế, đồng

thời là chiến lược xây dựng nét văn hóa trong sản xuất và tiêu dùng của người Việt

Nam nên được xã hội đồng tình hưởng ứng cao.

Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, các cơ quan thông tấn, báo chí, Ban

Chỉ đạo Cuộc vận động và cơ quan thường trực Cuộc vận động là Ủy ban Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam từ Trung ương đến các địa phương đã quán triệt sâu sắc mục

đích, ý nghĩa, nội dung Cuộc vận động; nhiều nơi đã chủ động, linh hoạt trong

công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai Cuộc vận động phù hợp với điều

kiện thực tế ở ngành, địa phương, đơn vị.

Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp tích cực, hiệu quả trong công tác quản lý

nhà nước để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp từng bước thoát khỏi sự khó khăn

chung trong sản xuất và phân phối hàng hóa, dịch vụ. Nhiều doanh nghiệp, người

sản xuất, phân phối đã nắm bắt được thời cơ, thuận lợi kể từ khi Cuộc vận động

được triển khai nên ngày càng tích cực hưởng ứng, góp phần rất quan trọng vào

việc dần khẳng định chất lượng hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu Việt đối với

người tiêu dùng.

3.2. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân

Một số cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở các cấp

chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Cuộc

vận động ở địa phương, đơn vị. Đến nay còn 39/63 tỉnh, thành phố (62%) và 22/26

bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (84%) chưa ban hành chương trình hành động, kế

hoạch thực hiện Thông báo Kết luận 264-TB/KL của Bộ Chính trị. Nhiều nơi có

biểu hiện giao khoán cho Ban chỉ đạo Cuộc vận động; trong triển khai thực hiện

Cuộc vận động còn hình thức, đối phó, biện pháp còn chung chung, thiếu cụ thể.

Công tác thông tin, tuyên truyền về Cuộc vận động của một số cơ quan

tuyên truyền, thông tấn,báo chí ở Trung ương và địa phương chưa thường xuyên,

liên tục; chưa đi sâu phát hiện, nhân rộng các điển hình tiến tiến trong thực hiện

Cuộc vận động.

Trách nhiệm công tác quản lý, điều hành của một số cấp chính quyền trong

thực hiện Cuộc vận động chưa thể hiện rõ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Một số cơ chế, chính sách chưa thật thông thoáng, thủ tục hành chính còn rườm rà,

gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tăng chi phí và giảm sức

cạnh tranh sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp trên thị trường. Các cơ chế, chính

sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh (không trái với qui định

của Tổ chức Thương mại thế giới) hiệu quả chưa cao và chậm đi vào cuộc sống,

như: hỗ trợ đổi mới, ứng dụng khoa học – công nghệ, xây dựng thương hiệu, phát

triển hệ thống phân phối… Công tác quản lý thị trường, hải quan, thuế; đấu tranh

chống hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

còn nhiều hạn chế, bất cập.

Bên cạnh đó, một số bộ, ban, ngành, chính quyền địa phương chưa chú ý

ban hành các cơ chế, chính sách, kế hoạch dài hạn, thiếu sự phân công trách nhiệm

rõ ràng cho các cơ quan, đơn vị thực hiện Cuộc vận động theo chức năng, nhiệm

vụ được giao. Tình trạng hàng giả trên thị trường còn nhiều; nhiều doanh nghiệp

phải tự đấu tranh với hàng giả để bảo vệ thương hiệu, uy tín sản phẩm của mình,

trong khi các cơ quan, các cấp chính quyền chưa làm tốt chức năng quản lý nhà

nước. Việc quản lý thị trường hàng hóa nhập khẩu chưa chặt chẽ khiến nhiều hàng

hóa nhập khẩu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây thiệt hại quyền lợi

của người tiêu dùng và gây khó khăn cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong nước.

Còn nhiều doanh nghiệp chưa phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong

sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, đáp ứng

nhu cầu của người tiêu dùng. Thậm chí không ít doanh nghiệp vẫn còn tư tưởng

“bao cấp”, chạy theo cơ chế “xin – cho”, chưa chú trọng đầu tư, nâng cao hàm

lượng khoa học – công nghệ, giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; chưa

thực hiện đầy đủ cam kết về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho người tiêu

dùng. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực cũng như giữa các

lĩnh vực sản xuất và phân phối chưa chặt chẽ, thống nhất.

Trong triển khai thực hiện Cuộc vận động, một số Ban chỉ đạo Cuộc vận

động tỉnh, thành phố, bộ, ngành ở Trung ương còn lúng túng, bị động, đặc biệt là

trong công tác tham mưu cho cấp ủy, phối hợp với chính quyền, ban ngành, đoàn

thể để triển khai Cuộc vận động; công chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cấp, các

ngành về trách nhiệm thực hiện Cuộc vận động chưa được quan tâm đúng mức.

Vai trò trách nhiệm của một số ngành thành viên tham gia Ban chỉ đạo Cuộc vận

động các cấp thể hiện chưa rõ nét, hiệu quả chưa cao, còn nặng về cơ cấu, hình

thức. Đến hết tháng 9-2014, vẫn còn 29/63 tỉnh, thành phố chưa tổ chức hội nghị

tổng kết Cuộc vận động ở địa phương.

Một số cán bộ lãnh đạo, đảng viên chưa đề cao vai trò gương mẫu trong ưu

tiên mua sắm, sử dụng hàng Việt cũng như vận động người thân trong gia đình

mua sắm, sử dụng hàng Việt để làm gương cho quần chúng noi theo. Tâm lý sính

dùng hàng ngoại còn tồn tại ở một bộ phận người dân, nhất là những người có thu

nhập cao, thích thời trang, hàng hiệu.

* Nguyên nhân những hạn chế

Vẫn còn không ít cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể

chính trị - xã hội các cấp nhận thức chưa sâu sắc về Cuộc vận động dẫn đến có tình

trạng buông lỏng công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện ở một số địa

phương, đơn vị, thậm chí có nhiều nơi còn có biểu hiện giao khoán công việc cho

Ban chỉ đạo và Mặt trận Tổ quốc (kể cả ở Trung ương).

Ban Chỉ đạo Cuộc vận động ở một số địa phương và một số thành viên trong

Ban Chỉ đạo Trung ương chưa thực hiện hết trách nhiệm được giao, chưa tham gia

tích cực trong công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện Cuộc vận động.

Các cơ chế, chính sách, giải pháp trong quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy sản

xuất, lưu thông phân phối và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa được hoàn

thiện; đặc biệt là công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng lậu, hàng gian lận

thương mại, vi phạm vệ sinh, an toàn thực phẩm… đã có nhiều cố gắng nhưng hiệu

quả chưa cao, gây tâm lý băn khoăn, lo lắng trong Nhân dân và ảnh hưởng đến

quyền lợi của người tiêu dùng.

Năng lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ của nhiều doanh

nghiệp còn có hạn, dẫn tới gặp nhiều khó khăn trong đầu tư phát triển theo chiều

sâu, nâng cao hàm lượng khoa học – công nghệ trong sản phẩm hàng hóa, dịch vụ

và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và sức lao động. Phần lớn

doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ, kinh nghiệm quản lý chưa nhiều, không có

điều kiện đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, thông

tin, quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng.

3.3. Bài học kinh nghiệm trong triển khai thực hiện Cuộc vận động

Để thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng

hàng Việt Nam” cần phải có sự đồng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các

cấp ủy, sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể

các cấp, sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân, tạo

ra phong trào thi đua sâu rộng trong toàn xã hội hưởng ứng thực hiện Cuộc vận

động; trong đó, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy mang tính quyết định sự thành

công của việc thực hiện. Do tính chất đặc thù của Cuộc vận động, địa phương nào

bố trí đồng chí Phó Bí thư hoặc ủy viên thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là Trưởng ban

chỉ đạo thì việc triển khai Cuộc vận động thuận lợi hơn.

Nội dung Cuộc vận động phải được cụ thể hóa thành các chương trình, kế

hoạch công tác của Chính phủ, các cấp, các ngành, đoàn thể, địa phương, cơ quan,

đơn vị; đặc biệt phải gắn chặt với kế hoạch phát triển kinh tế ở các bộ, ngành, địa

phương và nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Công tác tuyên truyền về Cuộc vận động phải thường xuyên, liên tục, kiên

trì, bền bỉ, đi đôi với đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền nhằm thu hút, lôi

cuốn các tầng lớp Nhân dân tham gia thực hiện Cuộc vận động. Công tác tuyên

truyền cần hướng đến mục tiêu tạo ra hiệu ứng xã hội là: kịp thời biểu dương, tôn

vinh những cá nhân, tập thể thực hiện tốt các nội dung của Cuộc vận động; phê

phán, lên án mạnh mẽ những hành vi tiêu cực trong sản xuất và tiêu dùng hàng

hóa, dịch vụ thương hiệu Việt; đồng thời, phải hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm

soát, làm lành mạnh hóa thị trường nội địa.

Ban Chỉ đạo Cuộc vận động từ Trung ương đến địa phương phải phát huy

tinh thần chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện Cuộc vận động; tích cực

tham mưu, đề xuất với cấp ủy, phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các

đoàn thể, các doanh nghiệp trong triển khai thực hiện Cuộc vận động; thường

xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Cuộc vận động ở các cấp, các

ngành, địa phương, đơn vị; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân

thực hiện tốt.

III. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG

ĐẾN NĂM 2020

1. Phương hướng

Trên cơ sở kết quả đạt được của 5 năm thực hiện Cuộc vận động và tình

hình trên đây, Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động đề ra phương hướng, mục

tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm thực hiện Cuộc vận động đến năm 2020 như

sau:

- Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tinh thần chủ động, sáng tạo

của các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh; phát huy tinh thần yêu nước,

lòng tự hào, tự tôn dân tộc của mọi người dân Việt Nam trong thực hiện Cuộc vận

động. Qua đó, góp phần cùng Đảng, Nhà nước thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ ổn

định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh

thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng

trưởng của nền kinh tế.

- Các doanh nghiệp, người sản xuất kinh doanh, dịch vụ không ngừng nâng

cao chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ; phát triển và mở rộng thị

trường nội địa; xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam trong thời kỳ hội

nhập quốc tế.

- Đổi mới phương thức triển khai Cuộc vận động theo hướng kế thừa những

kết quả đạt được, mở rộng phạm vi, đối tượng hàng hóa, dịch vụ đáp ứng yêu cầu

tăng tính tự chủ của nền kinh tế đất nước trong tình hình mới cùng với việc đổi

mới nội dung và phương thức thông tin, tuyên truyền.

2. Mục tiêu đến 2020

- 100% người tiêu dùng và doanh nghiệp biết đến Cuộc vận động; 100% các

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bộ, ngành và tổ chức chính trị - xã hội xây

dựng được kênh truyền thông “Tự hào hàng Việt”.

- Hàng Việt có thế mạnh chiếm 80% thị phần tại các kênh phân phối truyền

thống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; 100% các tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương triển khai chương trình xây dựng điểm bán hàng Việt Nam cố

định, bền vững.

- Cơ bản hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu và cập nhật mạng lưới phân

phối hàng Việt của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để hỗ trợ công tác

quản lý nhà nước và các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.

- 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức được dịch vụ hỗ

trợ kết nối cung cầu cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng Việt.

- Nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động trong quản lý nhà nước về thương

mại trên địa bàn toàn quốc, trước hết là nâng cao hiệu quả của công tác chống buôn

lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí thuệ và các hành vi kinh doanh trái phép,

bảo vệ người tiêu dùng và sản xuất trong nước.

V. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG

ĐẾN NĂM 2020

1. Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt và tổ chức thực hiện Thông báo kết luận

264-TB/TW của Bộ Chính trị; Kết luận số 107-KL/TW ngày 10-4-2015 của Ban

Bí thư; Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 17-9-2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc

tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt

Nam” và Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người

Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Chính phủ.

2. Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức và trách

nhiệm của người sản xuất và sử dụng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Phát huy

vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, các cơ

quan tuyên truyền, thông tấn, báo chí, trường học,… trong công tác tuyên truyền

để người tiêu dùng và người sản xuất hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm

trong việc sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng đối với hàng hóa, dịch vụ

Việt Nam có chất lượng.

3. Tổ chức triển khai thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn

với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” theo Quyết

định số 634/QĐ-TTg ngày 29-4-2014 của Thủ tướng Chính phủ; bao gồm các nội

dung như: truyền thông, quảng bá hàng hóa thương hiệu Việt; nâng cao năng lực

cạnh tranh cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong lĩnh vực phân phối

hàng Việt; nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát thị trường và bảo vệ người tiêu

dùng…

4. Nâng cao năng lực, hiệu quả tuyên truyền, vận động của Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam và các đoàn thể, hiệp hội nghề nghiệp với yêu cầu mỗi tổ chức đều có

chương trình, kế hoạch về công tác tuyên truyền, vận động phù hợp với đối tượng

tác động của mình; đồng thời thường xuyên tôn vinh, biểu dương và nhân rộng các

điển hình tiên tiến, các mô hình hay trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ

thương hiệu Việt.

5. Các doanh nghiệp đẩy mạnh đổi mới, ứng dụng khoa học – công nghệ,

nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; thực hiện

các cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; xây dựng được thương hiệu sản

phẩm, hàng hóa Việt Nam .

6. Tổ chức tốt việc giám sát tổng thể và giám sát chuyên đề của Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam và đoàn thể các cấp về việc thực hiện Đề án Phát triển thị trường

trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt

Nam” hằng năm của Chính phủ.

7. Các cơ quan, đơn vị và tổ chức chính trị - xã hội sử dụng hàng hóa nội địa

khi thực hiện mua sắm công; các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh trong

nước khi triển khai thực hiện các dự án, công trình sử dụng các trang thiết bị,

nguyên vật liệu nội địa và dịch vụ có chất lượng tương đương giá cả không cao

hơn hàng nhập ngoại để sản xuất và kinh doanh.

8. Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho Bộ Chính trị ban hành

Chỉ thị tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc triển khai Cuộc vận động

trong giai đoạn mới; đồng thời tăng cường hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện

Cuộc vận động ở các cấp, nhất là các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị chưa

triển khai chương trình, kế hoạch thực hiện Cuộc vận động. Kiện toàn, củng cố về

tổ chức và nâng cao hoạt động của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động ở Trung ương và

cấp tỉnh.

9. Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai Cuộc vận động đến

năm 2020 sát với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Định kỳ sơ kết

Cuộc vận động hằng năm, 3 năm và tổ chức tổng kết Cuộc vận động giai đoạn mới

vào năm 2020.

10. Ban Chỉ đạo Cuộc vận động các cấp tham mưu cho cấp ủy phát huy

trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai Cuộc vận động giai đoạn mới, đồng thời

nghiên cứu đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền, phối hợp giữa các giải pháp

triển khai Cuộc vận động và công tác của bộ, ngành, đoàn thể liên quan để tăng

hiệu quả, tính đồng bộ trong quá trình thực hiện. Phát động cuộc thi sáng tác văn

học nghệ thuật, âm nhạc về “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam “ theo

tinh thần: “Tự hào hàng Việt Nam “, “Mua hàng Việt Nam là bảo đảm việc làm

cho người Việt Nam “, “Mỗi người tiêu dùng, mỗi gia đình, mỗi cơ quan ưu tiên

dùng hàng Việt Nam tốt”.

VI. KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG

‘NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM” Ở THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH

Thực hiện mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Thông báo Kết

luận số 264-TB/TW của Bộ Chính trị và Hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, ngay sau Đại hội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ VII vừa kết thúc Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc

thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức mít tinh mừng thành công Đại hội và chính

thức phát động Cuộc vận động trong Nhân dân, đồng thời tham mưu cho Thành ủy

ban hành Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 01-9-2009 giao nhiệm vụ cho các cấp ủy

đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, Hiệp hội

doanh nghiệp thành phố quán triệt sâu sắc trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội

viên về Thông báo Kết luận số 264-TB/TW của Bộ Chính trị, xây dựng chương

trình hành động, kế hoạch thực hiện cụ thể, đưa Cuộc vận động trở thành nội dung

trọng tâm thường xuyên của tổ chức mình, tạo thành phong trào hành động trong

các tầng lớp Nhân dân.

Để lãnh đạo, điều hành việc triển khai thực hiện, Đảng đoàn Mặt trận Tổ

quốc thành phố Hồ Chí Minh đã tham mưu cho Ban Thường vụ Thành ủy ban

hành Quyết định số 1260-QĐ/TU thành lập Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người

Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thành phố gồm 20 đồng chí do đồng chí

Phó Bí thư Thành ủy là trưởng ban chỉ đạo, đồng chí Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam thành phố làm Phó trưởng Ban thường trực cùng với 3 Phó Trưởng ban

(là Phó Chủ tịch UBND thành phố, Phó trưởng Ban Tuyên giáo, Phó trưởng Ban

Dân vận Thành ủy) và 15 ủy viên được cơ cấu ở các ngành, lĩnh vực có liên quan.

Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố đề ra Quy chế số 05-QC/BCĐ ngày 07-1-

2009 quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ làm

việc, mối quan hệ, kinh phí hoạt động để các thành viên Ban chỉ đạo tổ chức triển

khai theo thẩm quyền và trách nhiệm. Bộ phận thường trực tham mưu giúp việc

cho Ban chỉ đạo có 8 đồng chí, do Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam thành phố, ủy viên thường trực Ban chỉ đạo Cuộc vận động phụ trách, cùng

các thành viên cơ cấu từ các cơ quan chuyên môn.

Mặt trận Tổ quốc thành phố là cơ quan thường trực, tham mưu Ban chỉ đạo

triển khai phân công nhiệm vụ, phối hợp thực hiện kế hoạch hoạt động hằng năm,

tổng hợp báo cáo Thành ủy và Ban chỉ đạo Trung ương, tham mưu tổ chức hội

nghị sơ kết, khen thưởng mỗi năm.

Các cấp ủy đảng đều tổ chức quán triệt Thông báo của Bộ Chính trị và Chỉ

thị của Thành ủy về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt

Nam”, đưa thành nội dung nghị quyết, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện

Cuộc vận động tại mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương.

1. Một số kết quả nổi bật từ khi triển khai thực hiện Cuộc vận động đến

nay

Công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân là nội dung trọng tâm, giải pháp

hàng đầu được các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận đoàn thể quan tâm thực

hiện nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường, tự tôn dân tộc,

xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam theo mục đích, yêu cầu Cuộc vận

động.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội thành phố hằng

năm đều xây dựng kế hoạch với nội dung, chương trình cụ thể để triển khai, tuyên

truyền Cuộc vận động đến các tổ chức thành viên, đoàn viên, hội viên trên địa bàn

khu phố, ấp, tổ dân phố, tổ nhân dân.

Hiệp hội doanh nghiệp thành phố, Hội hàng Việt Nam chất lượng cao đã sát

cánh, đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến máy móc, nâng

cao năng lực cạnh tranh, phát triển kênh phân phối, mở rộng thị trường. Đã tổ chức

4 cuộc hội chợ triển lãm “Tôn vinh hàng Việt” hằng năm, trong đó có 2 năm phối

hợp với Bộ phận thường trực Ban chỉ đạo Cuộc vận động. Bình quân mỗi năm tổ

chức Hội chợ có 200 doanh nghiệp tham gia với 400 gian hàng phục vụ người tiêu

dùng. Chương trình kết nối, sử dụng sản phẩm của nhau được Hiệp hội tổ chức

trên 15 cuộc hội thảo kết hợp với trưng bày sản phẩm của doanh nghiệp hội viên để

giúp giao lưu, liên kết và ưu tiên mua sản phẩm trong hệ thống Hiệp hội.

Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đã tổ chức 39 hội chợ tại

12 tỉnh thành trong nước và 3 lần tại Vương quốc Campuchia. Doanh thu mỗi hội

chợ đạt từ 7 đến 42 tỷ đồng. Tính đến năm 2014 đã có 128 Phiên chợ hàng Việt về

nông thôn tại 27 tỉnh, thành cả nước. Câu lạc bộ Đại sứ hàng Việt với 53 văn nghệ

sĩ, các nhà hoạt động xã hội tham gia đã tạo thành nét đặc trưng, có hiệu quả trong

việc tiếp cận người tiêu dùng, qua đó vận động tuyên truyền, quảng bá hàng Việt,

Các cơ quan báo chí thành phố đều mở nhiều chuyên mục tuyên truyền

Cuộc vận động với hình thức hấp dẫn, nội dung phong phú, thực hiện liên tục, đã

tác động nâng cao ý thức tiêu dùng hàng Việt trong Nhân dân. Trong thời gian qua,

có 728 tin bài tuyên truyền về Cuộc vận động được 18 cơ quan báo chí đăng tải.

Đặc biệt, Đài truyền hình thành phố phối hợp với Liên hiệp Hợp tác xã Thương

mại thành phố lập Kênh truyền hình HTV – Co.op phát sống chương trình bán

hàng 24 giờ/ ngày chuyên giới thiệu sản phẩm sản xuất trong nước đã giúp cho các

doanh nghiệp quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng.

Chương trình hành động thực hiện Cuộc vận động do Ủy ban nhân dân

thành phố ban hành gồm 5 nhóm giải pháp. Trong 5 nhóm giải pháp nêu trên ,

thông tin - tuyên truyền - vận động làm nhóm giải pháp mang tính cốt lõi; được

đẩy mạnh thực hiện thông qua nhiều hình thức, nhiều loại hình phương tiên truyền

thông; được triển khai từ cấp thành phố đến cấp cơ sở và lan tỏa vào khu dân cư,

chợ truyền thống, trường học…

Nhóm giải pháp kết nối doanh nghiệp với thị trường tiêu thụ được thực hiện

chủ yếu thông qua phát triển hệ thống phân phối và tổ chức hoạt động xúc tiến.

Theo báo cáo của Sở Công thương, tỷ lệ hàng Việt Nam trong tổng số hàng hóa

bày bán tại các siêu thị, cửa hàng thuộc hệ thống thương mại lớn trên địa bàn thành

phố đạt bình quân khoảng 90%. Bên cạnh đó, các hoạt động kết nối doanh nghiệp

với thị trường tiêu thụ không dừng lại trên địa bàn thành phố mà còn được thực

hiện thông qua Chương trình Hợp tác thương mại với các tỉnh, thành Đông – Tây

Nam bộ.

Nhóm giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong hoạt động sản xuất –

kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua các

chương trình như cải cách thủ tục hành chính; đối thoại với doanh nghiệp để lắng

nghe ý kiến và tháo gỡ vướng mắc, khó khăn; hỗ trợ về thông tin thị trường và kết

nối tiếp cận các cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh thông qua các hội thảo xúc tiến

thương mại – đầu tư và Cổng thông tin điện tử Thương mại và Đầu tư (MIS); hỗ

trợ bồi dưỡng kiến thức – kỹ năng thông qua các chương trình huấn luyện – đào

tạo dành cho các đối tượng như doanh nghiệp, hợp tác xã, tiểu thương và cán bộ

quản lý chợ; hỗ trợ giải quyết khó khăn về vốn đầu tư sản xuất – kinh doanh thông

qua Chương trình kích cầu thông qua đầu tư, Chương trình kết nối Doanh nghiệp –

Ngân hàng…; hỗ trợ về khoa học – công nghệ và xây dựng thương hiệu thông qua

các chương trình nhằm hỗ trợ đổi mới công nghệ, phát triển mô hình sản xuất nâng

cao giá trị gia tăng của sản phẩm, xây dựng thương hiệu,…

Nhóm giải pháp khuyến khích sử dụng hàng Việt Nam: Cùng với các hoạt

động xúc tiến thương mại của thành phố, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố

đã thực hiện chương trình khuyến mại, tham gia các hội chợ, phiên chợ và tăng

cường tổ chức bán hàng lưu động. Từ năm 2010 đến nay, Ủy ban nhân dân thành

phố đã ban hành Chương trình Bình ổn thị trường triển khai thực hiện xuyên suốt

với sự phát triển về chủng loại mặt hàng, lượng hàng hóa, số doanh nghiệp tham

gia, mạng lưới điểm bán.

Về nhóm giải pháp kiểm tra, kiểm soát và quản lý thị trường: Các cơ quan

chức năng đã thường xuyên kiểm tra, xử lý theo quy định đối với hàng gian, hàng

giả, hàng ngoại nhập lậu và hàng kém chất lượng; kiểm tra việc niêm yết giá, bán

đúng giá niêm yết… trên địa bàn thành phố. Trên địa bàn quận, huyện, Ủy ban

nhân dân các quận, huyện có kế hoạch chỉ đạo triển khai thực hiện theo thẩm

quyền việc kiểm tra, kiểm soát đồng bộ, chặt chẽ và đúng quy định pháp luật đối

với hoạt động lưu thông hàng hóa trên địa bàn. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị

trường đã góp phần tạo niềm tin, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ quyền

lợi của các đơn vị sản xuất – kinh doanh chân chính, thực hiện chương trình hợp

tác về kiểm soát an toàn thực phẩm – nông sản,…

Có thể khẳng định, Chương trình hành động thực hiện Cuộc vận động của

thành phố đã góp phần đưa Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng

Việt Nam” đi vào chiều sâu; tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành vi ưu

tiên sử dụng hàng Việt Nam trên địa bàn thành phố; từ đó, góp phần khẳng định vị

thế của hàng Việt Nam với chủng loại đa dạng, chất lượng nâng cao, giá cả hợp lý,

chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành

phố; đồng thời, tạo hiệu ứng lan tỏa đến các tỉnh, thành phố trong nước, nhất là các

địa phương có quan hệ hợp tác thương mại với thành phố và từng bước mở rộng

xuất khẩu.

Cuộc vận động đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

trong nước phát triển. Thành phố có trên 1.000 doanh nghiệp đạt danh hiệu “hàng

Việt Nam chất lượng cao” (chiếm phân nữa số lượng cả nước). Nhiều đơn vị liên

tục phát triển vững chắc trong nhiều năm qua tại thị trường nội địa và chủ động mở

rộng thị trường xuất khẩu như Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đạt

doanh số trên 1 tỉ USD, tham gia có hiệu quả trong Chương trình Bình ổn thị

trường của thành phố đối với mặt hàng sữa, Công ty trách nhiệm hữu hạn một

thành viên Việt Nam kỹ nghệ Súc sản (Vissan) có năng lực bảo đảm nguồn thực

phẩm đủ - sạch – an toàn phục vụ nhu cầu trong nước, từng bước tham gia vào thị

trường nước ngoài. Liên hiệp Hợp tác xã thương mại thành phố không ngừng phát

triển hệ thống phân phối lan tỏa sâu rộng trên địa bàn thành phố và phát triển đến

35 tỉnh, thành khác trong cả nước; đạt tỉ lệ hàng Việt Nam tại hệ thống Co.op

Mart, Co.op Food chiếm hơn 90% trong cơ cấu hàng hóa; bước đầu phối hợp với

đối tác nước ngoài để xuất khẩu hàng Việt Nam. Các doanh nghiệp hàng tiêu dùng

của thành phố Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu trên thị trường cả nước với nhiều thương

hiệu uy tín, chất lượng. Theo khảo sát, trong 10.000 mặt hàng mà các doanh

nghiệp thường xuyên kinh doanh thì tỷ lệ hàng Việt Nam chiếm trên 95%.

2. Kinh nghiệm bước đầu triển khai thực hiện Cuộc vận động

- Trong quá trình triển khai thực hiện Cuộc vận động cần quán triệt những

nội dung cơ bản tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thường trực Thành ủy, qua đó

xây dựng các chương trình, kế hoạch đưa thành nội dung trọng tâm, nhiệm vụ cụ

thể thực hiện có hiệu quả trước mắt, đồng thời gắn với nhiệm vụ chiến lược lâu

dài.

- Việc phối hợp triển khai đồng bộ trong hệ thống chính trị, giữa các ngành,

các cấp, các địa phương sẽ tạo thành phong trào triển khai sâu rộng tác động đến

nhận thức người dân, trong đó, vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp trong việc

tham mưu cấp ủy, chủ trì phối hợp chính quyền, các tổ chức thành viên cần được

phát huy có hiệu quả.

- Công tác tuyên truyền vận động phải kiên trì, bền bỉ với nhiều nội dung

phong phú, hình thức hấp dẫn. Chú trọng việc tuyên truyền trên các cơ quan báo

chí, kết hợp với triển khai sinh hoạt trong Nhân dân của Mặt trận và đoàn thể các

cấp, nhất là ở cơ sở.

- Mỗi năm có nội dung trọng tâm, tập trung vào đối tượng cụ thể để tuyên

truyền tác động như lực lượng phóng viên (Giải báo chí), giới tiểu thương (Mỗi

tiểu thương là đại sứ hàng Việt), cuộc thi sáng tác và hát dân ca, cổ nhạc, hò vè

“Tôi yêu hàng Việt”, cuộc thi viết về hàng Việt dành cho học sinh phổ thông trung

học và sinh viên các trường đại học, câu lạc bộ Đại sứ hàng Việt với sự tham gia

tuyên truyền vận động của các văn nghệ sĩ nổi tiếng.