186

LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

  • Upload
    letuong

  • View
    219

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi
Page 2: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

2

LỜI CẢM ƠN

Dự án Alive and Thrive xin trân trọng ghi nhận sự hỗ trợ đặc biệt quý báu của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam trong việc biên tập và đóng góp ý kiến giúp xây dựng bộ tài liệu “Hướng dẫn giảng dạy tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ” cho cán bộ y tế và tuyên truyền viên.

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng trẻ nhỏ; đào tạo và truyền thông thay đổi hành vi đã hỗ trợ kỹ thuật và chủ biên trong quá trình phát triển bộ tài liệu này, bao gồm:

1. TS. Phạm Thị Thúy Hòa, Giám Đốc Trung tâm Đào tạo Thực phẩm Dinh dưỡng - Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia

2. Ths. Huỳnh Nam Phương, Chuyên viên Trung tâm Đào tạo Thực phẩm Dinh dưỡng - Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia

3. Ths. Trịnh Ngọc Quang, Trưởng Phòng Giáo Dục và Đào Tạo – Trung tâm Giáo dục Truyền thông và Sức Khỏe - Bộ Y Tế

4. Ths. Trần Thị Nhung – Trung tâm Giáo dục Truyền thông và Sức Khỏe – Bộ Y Tế

Chúng tôi cũng xin đặc biệt gửi lời cám ơn đến những cán bộ y tế và hội viên Hội Phụ nữ từ 14 tỉnh/ thành phố đã tham gia đào tạo để trở thành giảng viên nguồn của dự án và đã đóng góp những ý kiến quí báu mang tính thực tiễn để hoàn chỉnh bộ tài liệu này.

Chúng tôi xin chân thành cám ơn nhóm cán bộ chương trình A&T tại Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với nhóm biên soạn tài liệu xem xét và đóng góp ý kiến cho bộ tài liệu này. Sự hỗ trợ đặc biệt của nhóm cán bộ đánh giá của A&T trong việc phát triển bộ câu hỏi kiểm tra trước & sau khóa học cũng như đánh giá hiệu quả các khóa đào tạo giảng viên nguồn của dự án có vai trò quan trọng trong quá trình hoàn chỉnh bộ tài liệu.

Chúng tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến TS. Maryanne, Cố vấn kỹ thuật của AED đã có những nhận xét góp ý về nội dung kỹ thuật cũng như cấu trúc của bộ tài liệu.

Chúng tôi xin cảm ơn Tổ chức Y tế thế giới (WHO), UNICEF, PAHO và các tổ chức khác đã cho phép chúng tôi sử dụng tư liệu trong quá trình soạn thảo bộ tài liệu này.

Cuối cùng chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Vụ Sức khỏe Bà Mẹ và Trẻ Em - Bộ Y tế đã hỗ trợ và hướng dẫn chúng tôi trong quá trình xây dựng bộ tài liệu này.

Dự án Alive and Thrive trân trọng cảm ơn quỹ Bill & Melinda Gates đã hỗ trợ tài chính cho dự án.

Page 3: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

3

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................................. 2

MỤC LỤC ...................................................................................................................................................... 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................................................ 5

GIỚI THIỆU ................................................................................................................................................... 6

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU .............................................................................................................. 8

MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NDTN .................................................................................................................. 11

BÀI LƯỢNG GIÁ TRƯỚC KHÓA HỌC ...................................................................................................... 12

MỤC TIÊU KHÓA HỌC ............................................................................................................................... 13

CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN 2,5 NGÀY ................................................................................................... 14

GIỚI THIỆU – LÀM QUEN .......................................................................................................................... 15

Phần 1. GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH CHUNG VỀ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ ................................................. 16

BÀI 1 GIỚI THIỆU VỀ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ TẠI VIỆT NAM VÀ CƠ HỘI CAN THIỆP HIỆU QUẢ ... 17

BÀI 2 GIỚI HIỆU VỀ DỰ ÁN ALIVE & THRIVE VÀ MÔ HÌNH PHÒNG TƯ VẤN NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ TẠI CƠ SỞ Y TẾ ............................................................................................................................... 27

BÀI 3 THEO DÕI QUẢN LÝ BÀ MẸ THEO NHÓM ĐỐI TƯỢNG CỦA PHÒNG TƯ VẤN “MẶT TRỜI BÉ THƠ” ........................................................................................................................................................... 35

Phần 2. TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI ....................................................................................... 50

BÀI 4. TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI ........................................................................................... 51

BÀI 5 KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG TỐT TRUYỀN THÔNG TRỰC TIẾP VỀ NDTN TẠI CỘNG ĐỒNG .. 59

Phần 3. CÁC NỘI DUNG VỀ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ ........................................................................... 67

BÀI 6 CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ DINH DƯỠNG CHO PHỤ NỮ MANG THAI VÀ ĐANG CHO CON BÚ ............................................................................................................................................................... 68

BÀI 7 THEO DÕI SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA TRẺ ..................................................................................... 75

BÀI 8 SỮA MẸ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NCBSM ............................................................................. 80

BÀI 9 NHU CẦU CỦA TRẺ VÀ SỰ ĐÁP ỨNG CỦA SỮA MẸ ................................................................... 88

BÀI 10 QUÁ TRÌNH TẠO SỮA MẸ ............................................................................................................. 93

BÀI 11 ĐẶT TRẺ VÀO VÚ MẸ VÀ GIÚP TRẺ NGẬM BẮT VÚ ĐÚNG .................................................... 100

BÀI 12 THỰC HÀNH TRÊN LỚP KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG TRỰC TIẾP VỀ NCBSM CHO BÀ MẸ TẠI CỘNG ĐỒNG ..................................................................................................................................... 107

Phần 4. ĂN BỔ SUNG BÀI 13 ...................................... ........................................................................... 112

BÀI 13 TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĂN BỔ SUNG ..................................................................................... 113

BÀI 14 CÁCH CHẾ BIẾN MỘT BỮA ĂN BỔ SUNG ĐÁP ỨNG VỚI NHU CẦU CỦA TRẺ .................... 119

BÀI 15 CHUẨN BỊ MỘT BỮA ĂN BỔ SUNG HỢP VỆ SINH .................................................................. 123

BÀI 16 THỰC HÀNH TRÌNH DIỄN THỨC ĂN ......................................................................................... 128

BÀI 17 DINH DƯỠNG CHO TRẺ BỆNH VÀ GIAI ĐOẠN HỒI PHỤC ...................................................... 129

BÀI 18 THỰC HÀNH TRÊN LỚP KỸ NĂNG TƯ VẤN – TẠO NHU CẦU ABS ....................................... 136

TỔNG KẾT KHÓA HỌC ............................................................................................................................ 140

Phần 5. PHỤ LỤC .................................................................................................................................... 141

Phụ lục 1: Danh mục tài liệu và dụng cụ cần chuẩn bị cho một khóa học ............................................... 142

Page 4: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

4

Phụ lục 2: Bài kiểm tra trước và sau tập huấn .......................................................................................... 144

Phụ lục 3: Tình huống tư vấn cá nhân về NCSBSM và ABS ................................................................... 156

Phụ lục 4: Phiếu đánh giá khóa học ......................................................................................................... 159

Phụ lục 5: Biểu đồ tăng trưởng ................................................................................................................. 160

Phụ lục 6: Thực đơn thực hành chế biến món ăn .................................................................................... 164

Phụ lục 7: Phương pháp và kỹ năng cơ bản giảng dạy tích cực ............................................................. 172

Page 5: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

A&T

Alive & Thrive ( Nuôi dưỡng và Phát triển)

ABS

Ăn bổ sung

AED

Viện phát triển giáo dục

BM

Bà mẹ

BL Bảng lật

CBYT Cán bộ y tế

CSSK Chăm sóc sức khỏe

CSYT Cơ sở y tế

GV Giảng viên

HV Học viên

MTBT

Mặt trời bé thơ

NDTN Nuôi dưỡng trẻ nhỏ

SDD

Suy dinh dưỡng

TTTĐHV Truyền thông thay đổi hành vi

TTV Tuyên truyền viên

TYT Trạm y tế

YTTB Y tế thôn bản

Page 6: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

6

GIỚI THIỆU

Giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em, đặc biệt là SDD thể thấp còi ở trẻ dưới hai tuổi đang là ưu tiên lớn của Chính phủ Việt Nam. Trong những năm gần đây, Việt Nam không ngừng nỗ lực nhằm giảm tỉ lệ SDD ở trẻ dưới năm tuổi từ 38,7% vào năm 1999 xuống còn 31,9% vào năm 2009 (Viện Dinh dưỡng Quốc gia). Tuy nhiên, tỉ lệ nhẹ cân và đặc biệt là tỉ lệ thấp còi ở trẻ dưới hai tuổi ở Việt Nam còn cao so với các nước có cùng điều kiện kinh tế trong khu vực. Tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn (NCBSMHT) trong sáu tháng đầu quá thấp và thực hành ăn bổ sung (ABS) chưa hợp lý là những nguyên nhân chính dẫn dến tỉ lệ SDD thấp còi cao ở trẻ dưới hai tuổi tại Việt Nam.

Nhằm hỗ trợ chính phủ trong nỗ lực giảm tỉ lệ SDD cao ở trẻ dưới năm tuổi, tổ chức Save the Children đã hợp tác với Viện Phát triển Giáo dục (viết tắt là AED), GMMB, Viện Nghiên cứu và Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI), cùng trường Đại học California Davis thực hiện dự án Alive & Thrive (A&T) ở Việt Nam trong năm năm (2009-2013). Dự án này nhằm góp phần giảm tỉ lệ SDD và tử vong trẻ em gây ra do các thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ (NDTN) chưa tối ưu bằng cách thúc đẩy các thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi.

Để đạt được mục tiêu trên, dự án A&T sẽ hỗ trợ các cơ sở y tế ở 13 tỉnh/thành thiết lập các dịch vụ tư vấn NDTN ở cả khu vực nông thôn và thành thị thông qua mô hình phòng tư vấn NDTN theo phương thức nhượng quyền xã hội và nhóm hỗ trợ NDTN ở khu vực miền núi. Dự án A&T cũng đã xây dựng một bộ tài liệu sử dụng để đào tạo kiến thức cũng như kĩ năng tư vấn về NDTN cho cán bộ thực hiện dự án đang làm việc tại các cơ sở y tế hoặc các tuyên truyền viên như cộng tác viên dinh dưỡng, y tế thôn bản và phụ nữ thôn. Các cán bộ được đào tạo sẽ có khả năng cung cấp dịch vụ tư vấn NDTN tại các cơ sở y tế cũng như ở cộng đồng. Bộ tài liệu bao gồm bốn quyển tài liệu hướng dẫn giảng dạy cho giảng viên và bốn quyển tài liệu học viên như sau:

STT Chủ đề Tài liệu giảng viên

Tài liệu học viên

1. Quản lý và vận hành phòng tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ “Mặt trời bé thơ“

Ѵ Ѵ

2. Tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Ѵ Ѵ

3. Truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng về nuôi dưỡng trẻ nhỏ (dành cho Mô hình phòng tư vấn)

Ѵ Ѵ

4. Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại địa bàn khó khăn (Mô hình nhóm hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ nhỏ)

Ѵ Ѵ

Page 7: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

7

Trong đó, quyển tài liệu hướng dẫn giảng dạy thứ tư chỉ dùng để đào tạo tuyên truyền viên tại những địa bàn dự án có xây dựng mô hình nhóm hỗ trợ NDTN do người dân khó tiếp cận với các cơ sở y tế.

Đây là Quyển tài liệu hướng dẫn giảng dạy số ba dành cho giảng viên tuyến tỉnh/huyện sử dụng để đào tạo tuyên truyền viên về Truyền thông thay đổi hành vi về NDTN.

Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp cũng như gợi ý từ người sử dụng để hoàn thiện bộ tài liệu này. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Bà Trần Thị Kiệm – Văn phòng dự án A&T – Nhà E4B – Khu ngoại giao đoàn Trung Tự - số 6 Đặng Văn Ngữ hoặc qua hòm thư điện tử: [email protected].

Nếu muốn in ấn và sử dụng một phần hay toàn bộ tài liệu này, cần phải có sự đồng ý trước của dự án Alive & Thrive.

Xin chân thành cảm ơn.

Page 8: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

8

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

Mục đích c ủa tài li ệu

Tài liệu hướng dẫn giảng dạy này được thiết kế dành cho giảng viên tuyến tỉnh/huyện sử dụng để đào tạo cho các tuyên truyền viên thôn bản về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng ở các tỉnh có triển khai phòng tư vấn NDTN theo phương thức nhượng quyền của dự án A&T. Các giảng viên có thể áp dụng các phương pháp đào tạo tích cực đã hướng dẫn trong tài liệu hoặc có thể sáng tạo thêm để phù hợp với trình độ, nhu cầu và đặc điểm văn hóa của học viên. Các giảng viên của khóa học này lí tưởng là những người đã tham dự khóa Tập huấn giảng viên nguồn của dự án A&T về NDTN.

Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ bao gồm bốn phần chính:

1. Phần 1: Giới thiệu chung về NDNT; Dự án A &T và mô hình Phòng tư vấn NDNT.

2. Phần 2: Truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng về NDTN. Phần này cung cấp các kỹ năng truyền thông cơ bản giúp TTV tổ chức thực hiện các buổi truyền thông tại hộ gia đình về NDTN nhằm tạo nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn về NDTN tại phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ”.

3. Phần 3 + 4: Nội dung truyền thông về NDTN. Phần này cung cấp cho TTV kiến thức cơ bản về NDTN tại hộ gia đình bao gồm NCBSM và ABS.

4. Phần 5: Phụ lục bao gồm: bài lượng giá trước và sau khóa học, tình huống đóng vai và một số kỹ năng giảng dạy tích cực…

Khóa học được thiết kế để học viên tham gia tích cực trong quá trình học tập thông qua các phần trình bày ngắn, thảo luận, bài tập nhóm, thực hành... Sử dụng tài li ệu Các bài giảng được xây dựng trên khung thời gian gợi ý trong 2,5 ngày và có thể thay đổi tùy thuộc vào kết quả của đánh giá nhu cầu đào tạo đầu khóa học. Các ví dụ và bài tập có thể thay đổi cho phù hợp với đối tượng của từng khóa học. Các phần giảng được sắp xếp như sau:

- Khung bài giảng: cung cấp thông tin về mục tiêu bài học, phương tiện tài liệu, chuẩn bị trước khi giảng. Phần qui trình thực hiện bài giảng sẽ chỉ ra cấu trúc bài giảng và thời gian cho từng phần. Cuối cùng là hướng dẫn giảng chi tiết sẽ nêu rõ các bước thực hiện bài giảng, bảng lật nào, công cụ gì hay hoạt động gì cần thực hiện trong mỗi phần của bài giảng. Dưới một số bảng lật có phần chú giải (in nghiêng, chữ nhỏ là một số gợi ý để giảng viên giải thích nội dung của bảng lật)

Page 9: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

9

- Phần bảng lật là phần trình chiếu cho học viên theo dõi được đánh số tương ứng với bài giảng (Bảng lật 3.1, 3.2 là bảng lật số 1 và số 2 của Bài 3). Có thể trình chiếu bằng máy tính, máy chiếu hoặc viết vẽ trên giấy lật.

- Bài tập cũng được đánh số thứ tự tương ứng với phần bài giảng (Ví dụ Bài tập 2.1, 2.2 là bài tập 1 và 2 của Bài 2)

Đi kèm với tài liệu này là quyển “Tài liệu dành cho học viên” gồm các tài liệu phát tay và tài liệu tham khảo cho học viên. Giảng viên phải nắm rõ cả hai quyển tài liệu này trước khi tiến hành tập huấn. Phương ti ện gi ảng d ạy Đảm bảo trong khóa học có những phương tiện giảng dạy chung như sau:

- Địa điểm và Trang thi ết b ị tập hu ấn: o Máy tính, máy chiếu nếu sử dụng Powper Point o Bảng lật, giấy A0 o Bút viết bảng o Bìa màu o Băng dính, kéo o Que chỉ o Ghim dập, bấm lỗ để lưu tài liệu

- Tài li ệu tập hu ấn cho h ọc viên o Quyển tài liệu học viên o Bút và vở cho học viên o Bài kiểm tra đầu - cuối khóa học o Đánh giá khóa học o Tài liệu tham khảo o Giấy chứng nhận tham gia khóa học cho mỗi học viên

Page 10: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

10

Những điều nên làm và nên tránh trong quá trình gi ảng

Giảng viên luôn giữ trong đầu những điều nên làm và nên tránh trong quá trình giảng bài như dưới đây:

� Nên làm

Quản lý l ớp học

� Chuẩn bị trước cẩn thận

� Nói rõ ràng (đặc biệt không nói ngọng)

� Viết to và rõ ràng

� Quản lý thời gian tốt

� Sử dụng các tài liệu nghe nhìn

� Sắp đặt những phần minh họa trong tầm nhìn của mọi người

Tham gia vào bài gi ảng

� Lôi kéo sự tham gia của học viên

� Khuyến khích đặt câu hỏi

� Động viên khen ngợi học viên

� Kiên nhẫn

� Đưa ra phản hồi tích cực

Giao ti ếp không l ời

� Giao tiếp bằng mắt với học viên

� Chú ý đến ngôn ngữ cử chỉ của học viên

� Vừa làm vừa đánh giá

Giao ti ếp có l ời và phong cách thuy ết trình

� Đưa ra những hướng dẫn rõ ràng

� Kiểm tra xem những hướng dẫn đó có được hiểu đúng hay không

� Trình bày các nội dung theo thứ tự logic

� Kết nối tốt giữa các phần giảng

� Tổng kết lại sau mỗi phần giảng

� Tập trung giảng vào mục tiêu chính của khóa học

���� Nên tránh

- Nói với cái bảng

- Đứng chắn những hình minh họa

- Đứng im một chỗ, không di chuyển trong phòng

- Làm ngơ trước những bình luận góp ý của học viên và không có phản hồi (bằng lời hoặc cử chỉ)

- Giảng như đọc từ sách ra

- Đưa ra những phản hồi tiêu cực với học viên.

Page 11: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

11

MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NDTN Một số khái ni ệm về NCBSM

1. Bắt đầu cho bú s ớm: Trẻ sơ sinh được cho bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh

2. Nuôi con b ằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu: Trẻ được bú mẹ hoàn toàn đến khi tròn 6 tháng tuổi (180 ngày), nghĩa là chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cho ăn, uống bất cứ thức ăn, đồ uống nào khác kể cả nước trắng, trừ các trường hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc theo chỉ định của thầy thuốc.

3. Tiếp tục nuôi con b ằng sữa mẹ đến 24 tháng tu ổi: Trẻ từ 6-23 tháng tuổi tiếp tục được bú mẹ

Một số khái ni ệm về ABS

4. Ăn bổ sung : Ăn bổ sung nghĩa là cho trẻ ăn thêm các thức ăn khác ngoài sữa mẹ - các thức ăn này được gọi là thức ăn bổ sung (thời gian thích hợp nhất để bắt đầu cho trẻ ABS là khi trẻ được 6 tháng tuổi (180 ngày)

5. Đa dạng th ức ăn: Trẻ từ 6-23 tháng tuổi được cho ăn đủ hoặc nhiều hơn 4 nhóm thực phẩm trong thức ăn bổ sung

6. Thực phẩm giàu s ắt hoặc được bổ sung s ắt: Trẻ từ 6-23 tháng tuổi được cho ăn các thực phẩm giàu sắt hoặc thực phẩm đã được bổ sung sắt được sản xuất dành riêng cho trẻ nhỏ, hoặc được chế biến tại nhà.

Các lo ại suy dinh d ưỡng

7. Suy dinh d ưỡng th ể nhẹ cân : cân nặng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới (sử dụng điểm ngưỡng cân n ặng theo tu ổi dưới -2SD hoặc chỉ số khối cơ thể BMI thấp)

8. Suy dinh d ưỡng th ể thấp còi : là giảm mức độ tăng trưởng cơ thể, biểu hiện của SDD mãn tính. Đây là dấu hiệu hàng đầu của SDD từ thời kỳ sớm bao gồm cả SDD bào thai do mẹ bị thiếu dinh dưỡng. Được xác định khi chi ều cao theo tu ổi dưới -2SD

9. Suy dinh d ưỡng th ể gầy còm : là hiện tượng cơ và mỡ cơ thể bị teo đi, thường được coi là SDD cấp tính vì thường biểu hiện sau một thời gian ngắn bị thiếu ăn ví dụ thiên tai lũ lụt, chiến tranh…. Suy dinh dưỡng thể gầy còm được xác định khi cân n ặng theo chi ều cao d ưới -2SD

10. Thừa cân : Là hiện tượng tích cơ, mỡ khiến cân nặng cao hơn mức tiêu chuẩn cho phép ở trẻ cùng tuổi, giới. Dấu hiệu thừa cân ở trẻ được xác định khi cân n ặng theo tu ổi lớn hơn 2SD

Page 12: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

12

BÀI L ƯỢNG GIÁ TRƯỚC KHÓA HỌC

- Tất cả học viên tham gia khóa học phải hoàn thành và nộp lại bài lượng giá trước khi bắt đầu khóa học

- Bài lượng giá dự kiến kéo dài 20 phút

- Giảng viên phải kiểm tra xem các bài lượng giá có được hoàn thành đầy đủ hay không.

- Tất cả các bài lượng giá sẽ được thu lại trước khi bài giảng bắt đầu.

- Giảng viên sẽ phân tích nhanh kết quả bài lượng giá trong ngày đầu tiên của khóa học. Dựa vào kết quả đó giảng viên có thể tập trung vào những phần học viên còn yếu trong quá trình đào tạo.

- Kết quả bài lượng giá sẽ được đưa vào báo cáo khóa học.

Page 13: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

13

MỤC TIÊU KHÓA HỌC Kết thúc khóa học này, học viên có khả năng:

1. Nêu được nội dung dự án A&T và mô hình tư vấn NDTN

2. Nắm được vai trò và nhiệm vụ của tuyên truyền viên đối với mô hình phòng tư vấn NDTN “Mặt trời bé thơ” tại trạm y tế xã

3. Nắm được các khái niệm then chốt về truyền thông thay đổi hành vi

4. Nắm được các nội dung cơ bản trong NDTN

5. Thực hành thành thạo kỹ năng truyền thông trực tiếp cho bà mẹ và cộng đồng về NDTN

Page 14: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

14

CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN 2,5 NGÀY

Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3

Kiểm tra tr ước khóa h ọc (20 phút) Ôn n ội dung đã học hôm tr ước Ôn n ội dung đã học hôm tr ước

Giới thiệu – Làm quen – Mục tiêu của chương trình tập huấn (40 phút)

Bài 8: (40 phút) Sữa mẹ và tầm quan trọng của NCBSM

Bài 17: (40 phút) Dinh dưỡng cho trẻ bệnh và giai đoạn sau hồi phục

Bài 1: (30 phút) Giới thiệu về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại Việt Nam (Khái niệm “Cửa sổ Cơ hội” )

Bài 9: (30 phút) Nhu cầu của trẻ và sự đáp ứng của sữa mẹ

Bài 18: Th ực hành trên l ớp:

(60 phút)

Kỹ năng truyền thông trực tiếp về ăn bổ sung Hỏi và giải đáp

Bài 2: (35 phút) Giới thiệu dự án A&T và mô hình phòng tư vấn NDTN tại

cơ sở y tế (“Mặt trời bé thơ”)

Bài 10: (35 phút) Quá trình tạo sữa mẹ

Giải lao (15 phút)

Bài 3: (95 phút) Vai trò của TTV trong hoạt động mô hình phòng tư vấn NDTN • Theo dõi quản lý bà mẹ theo nhóm đối tượng của

phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ” • Lập Bản đồ thôn – theo dõi quản lý bà mẹ

Bài 11: (50 phút) Đặt trẻ vào vú mẹ và giúp trẻ ngậm bắt vú đúng

Tóm tắt nội dung chính đã học trong cả khóa học (30 phút)

Bài 12 Th ực hành trên l ớp: (60 phút)

Kỹ năng truyền thông trực tiếp về NCBSM cho bà mẹ tại cộng đồng Hỏi và giải đáp

Triển khai hoạt động tại thôn/xóm sau khi tập huấn về (30 phút)

Kiểm tra cuối khóa học Đánh giá khóa học (30 phút)

Ngh ỉ trưa (11.30 – 13.30 ) Bài 4: (30 phút) Truyền thông thay đổi hành vi (Tháp truyền thông thay đổi hành vi)

Bài13: (30 phút) Tầm quan trọng của ABS

Bài 5: (35 phút) Kỹ năng truyền thông tốt - Tư vấn cho bà mẹ và người trông trẻ về NDTN

Bài 14: (40 phút) Cách chế biến một bữa ăn bổ sung đáp ứng với nhu cầu của trẻ

Bài 6: (35 phút) Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú

Bài 15 (30 phút) Chuẩn bị một bữa ăn bổ sung hợp vệ sinh

Giải lao (15 phút)

Bài 7: (40 phút) Theo dõi sự tăng trưởng của trẻ

Bài 16 Th ực hành trên l ớp (90 phút) Thực hành trình diễn thức ăn

Tổng k ết ngày và đánh giá

Page 15: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

15

GIỚI THIỆU – LÀM QUEN

� Đón tiếp học viên & Giới thiệu đại biểu

� Phát biểu khai mạc: đại diện các tổ chức

� Giới thiệu giảng viên, học viên:

− BTC viết lên mỗi mảnh giấy nhỏ tên một con vật sao cho ít nhất 2 mẩu giấy có tên cùng một con vật.

− Cho tất cả các mảnh giấy vào hộp và yêu cầu mỗi HV chọn một mảnh.

− Các HV sẽ phải bắt chước âm thanh của con vật đó và tìm người có cùng tên con vật với mình.

− Khi đã tìm được người bạn của mình, HV phải tìm hiểu các thông tin sau về người bạn đó:

� Tên, là ai (Y tế thôn, cộng tác viên dinh dưỡng hay phụ nữ thôn) thôn, xã

� Mong muốn đối với khóa học này (mỗi HV viết một mong muốn lên một tấm thẻ và viết bằng chữ hoa to, rõ ràng)

− GV ghi lại các thông tin đã nghe được

� Mong đợi của HV – Giảng viên thu các tấm thẻ của HV đính lên bảng theo cách: mong muốn giống nhau sẽ được xếp cùng nhau.

− Treo mục tiêu khóa học lên và đề nghị HV cùng rà soát xem các mong đợi của HV trùng với mục tiêu khóa học không. Nếu có điểm nào chưa có trong mục tiêu khóa học thì ghi bổ sung và nói: “Sau khi chúng ta đã hoàn thành các mục tiêu chính của khóa học nếu còn thời gian chúng ta sẽ cùng thảo luận các mục tiêu bổ sung thêm này”.

− Treo mục tiêu khóa học lên tường để cả lớp cùng theo dõi đến cuối khóa học xem đã đạt mục tiêu chưa

Lưu ý : GV có thể thay đổi trò chơi tùy thuộc vào đối tượng HV nhưng phải chú ý phân bổ thời gian hợp lý.

� Giới thiệu chương trình học Ngày 1:

o Giới thiệu chung về tình hình NDTN tại Việt Nam và Dự án A&T o TTTĐHV và kỹ năng truyền thông trực tiếp

Ngày 2: o Kiến thức cơ bản về NDTN o Thực hành trên lớp: Kỹ năng truyền thông trực tiếp về NCBSM tại cộng đồng o Thực hành : Chế biến bữa ăn bổ sung phù hợp với từng độ tuổi trẻ

Ngày 3: (1/2 ngày) o Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bệnh o Thực hành trên lớp: Kỹ năng truyền thông trực tiếp cho bà mẹ về ABS

Page 16: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

16

Phần 1

GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH CHUNG

VỀ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ

Page 17: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

17

BÀI 1

GIỚI THIỆU VỀ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ TẠI VIỆT NAM VÀ CƠ HỘI CAN THIỆP HIỆU QUẢ

Mục tiêu bài gi ảng

Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:

1. Nêu được vấn đề tồn tại của NDTN tại Việt nam

2. Nêu được ý nghĩa của “Cửa sổ Cơ hội” can thiệp hiệu quả nhất

3. Nêu được các khuyến nghị dinh dưỡng hiện nay cho trẻ nhỏ 0-24 tháng tuổi

Phương pháp: Thuyết trình, động não

Phương ti ện và tài li ệu

- Giấy cứng các mầu

- Giấy A0, bảng lật, bút viết bảng, băng dính

- Bảng lật Bài 1 (BL 1.1-1.11) Chuẩn b ị trước khi gi ảng

Đọc kỹ nội dung bảng lật

Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian

(phút)

►1 Giới thiệu mục tiêu bài học 5

►2 Hiện trạng NDTN tại Việt Nam và Cửa sổ Cơ hội - thời điểm thích hợp để thực hiện can thiệp hiệu quả nhất

10

►3 Những thực hành lý tưởng về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ 10

►4 Tóm tắt bài học 5

Tổng s ố thời gian 30

Page 18: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

18

Hướng d ẫn gi ảng

►1 Giới thi ệu mục tiêu bài h ọc (BL 1.1) ►2 Vấn đề tồn tại trong NDTN t ại Việt Nam và c ơ hội can thi ệp hi ệu qu ả nhất. Phương pháp: Thuyết trình

� Nói với HV: NDTN có vai trò quan trọng đến sức khỏe và sự sống còn của trẻ vì giống như ta xây nền móng của một ngôi nhà, móng có khỏe thì nhà mới vững chãi. Nói “Trẻ nhỏ” trong chương trình NDTN của A&T là nói đến trẻ dưới 2 tuổi

� Hỏi HV :

• Hiện nay ở huyện/xã mình có bao nhiêu trẻ dưới 5 tuổi? • Tỉ lệ trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng (thể thiếu cân, thể thấp còi) của huyện/xã mình

là bao nhiêu?

� Tóm tắt các câu trả lời của HV. Trình bầy bảng lật 1.2

BL 1.2

Tình hình dinh d ưỡng Vi ệt Nam

• Có trên 7 triệu trẻ em dưới 5 tuổi *

• Cứ 5 trẻ thì có 1 trẻ bị thiếu cân (18.9%) **

• Cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ bị thấp còi (31.9%) **

Mặc dù:

• An ninh lương thực được đảm bảo

• 90% dân số biết đọc biết viết *

BL 1.2

Nguồn: * Thông kê y tế (2009)** Điều tra dinh dưỡng 10 tỉnh A&T (2009)

� GIải thích bảng lật: Mặc dù Việt Nam là nước có an ninh lương thực được đảm bảo, tỉ lệ dân số biết đọc biết viết cao nhưng tỉ lệ SDD vẫn còn cao. Điều này cho thấy nguyên nhân dẫn đến SDD trẻ có liên quan nhiều đến tập quán, thực hành NDTN của ta còn nhiều bất cập.

Page 19: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

19

� Hỏi HV: theo kinh nghiệm của anh/chị, trong nuôi dưỡng trẻ nhỏ thì tuổi nào trẻ dễ bị đau ốm hơn ? Ghi mọi câu trả lời của HV lên bảng, chiếu bảng lật 1.3 và giải thích

BL 1.3: Th ời kỳ nguy hi ểm

Tình trạng thấp còi: thời kì nguy hiểm

4

0

10

20

30

40

50

0-2.9 3-5.9 6-8.9 9-11.9 12-14.9 15-17.9 18-20.9 21-23.9

Stunting

Underweight

Giai đoạn nguy hi ểm làtừ 6-20 tháng tu ổi

Nhẹ cân

6-9 9-12 12-15 15-18 18-21 21-24

BL 1.3

Thấp còi

0-3 3-6

Nguồn: Điều tra dinh dưỡng 10 tỉnh A&T (2009)

� Giải thích nội dung bảng lật :

o Cột mầu xanh lá cây biểu thị tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi, cột xanh tím than là tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân.

o Nhìn vào thời gian từ 0-6 tháng tuổi tỉ lệ trẻ SDD thấp đều (khoảng 10 %) nhưng đến khi trẻ tròn 6 tháng đến 24 tháng tuổi thì tỷ lệ này cao vọt lên hơn gấp hai (gần 25%)

o Tại sao thời kỳ trẻ từ 6-24 tháng tỷ lệ SDD của trẻ lại tăng vọt lên như vậy? Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu ABS, những thực hành cho trẻ ABS là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tình trạng SDD của trẻ. Vì vậy giai đoạn từ 0 – 24 tháng tuổi là thời kỳ nguy hiểm cho trẻ và cũng là “cơ hội” để cho các hoạt động hỗ trợ và can thiệp hiệu quả nhất

o Nếu trẻ đã bị SDD thấp còi trong giai đoạn 6- 24 tháng thì mọi can thiệp sau đó sẽ rất khó có thể biến chuyển được. Do vậy, trong hai năm đầu tiên chúng ta phải chú trọng cải thiện các thực hành NCBSM và ABS để ngăn chặn tình trạng SDD ở trẻ em

� Nói với HV : Nếu trẻ đã bị suy dinh dưỡng thấp còi trong giai đoạn 6- 24 tháng thì mọi can thiệp sau đó sẽ rất khó có thể biến chuyển được. Chiếu và trình bày

Page 20: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

20

« Ảnh hưởng của giai đoạn cửa sổ cơ hội đến sự phát triển chiều cao của trẻ » bảng lật 1.4

BL 1.4. Ảnh h ưởng c ủa giai đoạn « Cửa sổ cơ hội » đến sự phát tri ển của trẻ

Chiều cao lúc18 tuổi 81.2

Thấp còi nặng Thấp còi vừa Thấp còi nhẹ Phát triển tốt

Tăng trưởng trung bình 3 - 18 tuổi: 77 cm

Chiều cao lúc3 tuổi

BL 1.4

� Giải thích thêm: Nghiên cứu cho thấy chiều cao của trẻ lúc 3 tuổi phản ánh chiều

cao tương ứng khi trẻ được 18 tuổi. Bằng cách cộng thêm khoảng 77 – 80cm vào

chiều cao của trẻ lúc 3 tuổi, chúng ta có thể dự đoán gần đúng chiều cao của trẻ

khi trưởng thành. Vì vậy nếu trẻ bị thấp còi nặng khi còn nhỏ thì sẽ không thế to

cao khi trưởng thành được. Nếu trẻ nhỏ được nuôi dưỡng tốt thì chiều cao khi

trưởng thành sẽ phát triển tốt.

� Nói với Học viên: Do vậy, để đảm bảo trẻ trở thành những người lớn cường tráng

khỏe mạnh trong tương lai, chúng ta phải chú trọng cải thiện các thực hành về

NDTN để phòng tránh SDD thể thấp còi cho trẻ từ rất sớm. Những can thiệp này

cần đưa ra bằng những hoạt động cụ thể và thích hợp cho từng độ tuổi: từ trong

bụng mẹ đến lúc trẻ được 24 tháng tuổi.

� Mời học viên xem bảng lật 1.5:

Page 21: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

21

BL 1.5: Nh ững “C ửa sổ cơ hội” - th ời điểm can thi ệp hi ệu qu ả nhất trong NDTN

5

Cửa sổ cơ hội

Chuẩn b ị kiến th ức khi mang thai

0-6 tháng: NCBSMHT 6-24 tháng: Ăn bổ sung và ti ếp tục cho bú m ẹ

Nguyên tắc Ăn bổ sung (2003; 2005)

BL 1.5

� Giải thích bảng lật:

- Ngay từ khi mang thai, bà mẹ cần được chăm sóc thai nghén và dinh

dưỡng tốt. Đặc biệt giai đoạn ba tháng cuối của thai kỳ: bà mẹ phải được

cung cấp kiến thức về NSBSM.

- Khi trẻ 0-6 tháng tuổi: bà mẹ cần được hỗ trợ để đảm bảo trẻ được bú

ngay sau sinh và bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời.

- Khi trẻ 6-24 tháng: Bà mẹ biết cách cho con ăn bổ sung hợp lý theo từng

độ tuổi và duy trì cho bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng .

►3 Thực hành lý t ưởng v ề NDTN do Tổ chức Y tế Thế giới khuy ến cáo Phương pháp: Động não

� Hỏi HV: Trong NDTN, những thực hành như thế nào được coi là lý tưởng?

� Phát cho người ngồi đầu dãy bàn một tờ giấy A0 và bút viết và yêu cầu họ viết

một thực hành lý tưởng sau đó chuyển cho người kế bên viết, sao cho người

sau không trùng lặp với ý kiến của người trước. Dãy bên phải GV: Liệt kê

Page 22: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

22

những thực hành lý tưởng về NCBSM. Dãy bên trái GV: Liệt kê những thực

hành lý tưởng về ABS.

� Thu lại tờ giấy và dán lên bảng – Nhận xét nhanh, khen những ý kiến đúng và

phân tích chỉnh sửa những ý kiến chưa đúng

� Trình bày bảng lật (BL 1.6, BL 1.7)

BL 1.6

Thực hành lí t ưởng v ề NCBSM

1. Trẻ mới sinh được bú mẹ ngay trong vòng một giờ đầusau sinh *

2. Trẻ mới sinh không được cho ăn/uống gì trước khi chobú mẹ *

3. Trẻ mới sinh được bú sữa non *4. Trẻ mới sinh và trẻ nhỏ đều được cho bú mẹ theo nhu

cầu cả ngày lẫn đêm *5. Trẻ mới sinh đều được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng

đầu *6. Không có trẻ nào bị cai sữa trước 24 tháng tuổi *7. Không cho trẻ ăn bằng bình với núm vú giả*

BL 1.6

* Nguồn: ProPAN

Page 23: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

23

BL 1.7

Thực hành lí t ưởng về ABS

8. Trẻ nhỏ được bắt đầu cho ăn bổ sung từ 6 tháng tuổi (180 ngày) *

9. Trẻ nhỏ đều được cho ăn đủ số bữa mỗi ngày theo khuyến nghị *

10. Trẻ nhỏ đều đáp ứng các yêu cầu về năng lượng hàng ngày đã đượckhuyến nghị *

11. Trẻ nhỏ được cho ăn những thực phẩm giàu năng lượng và dinh dưỡng*

12. Cho trẻ ăn thực phẩm đa dạng (với 4 nhóm thực phẩm hoặc nhiều hơn)

13. Cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sắt hàng ngày

14. Trẻ nhỏ được cho ăn thịt, cá và thịt gia cầm hàng ngày *

15. Trẻ nhỏ đều được hỗ trợ và được chăm cho ăn no trong các bữa ăn *

BL 1.7

* Nguồn: ProPAN

Trẻ nhỏ: trẻ từ 6-23 tháng tuổi

� Lưu ý: Cách tính tuổi của Tổ chức Y tế thế giới ( WHO) hiện đang sử dụng

- Trẻ 0 tháng tuổi: là trẻ từ khi sinh đến 29 ngày tuổi - Trẻ 1 tháng tuổi: là trẻ từ 30 ngày đến 59 ngày tuổi - Trẻ 5 tháng tuổi: là trẻ 5 tháng cộng 29 ngày tuổi - Trẻ dưới 6 tháng tuổi: là trẻ dưới 180 ngày - Vậy NCBSMHT trong 6 tháng đầu là trong 179 ngày tuổi và bắt đầu cho ăn bổ

sung khi trẻ được 180 ngày trở đi (hết 6 tháng)

� Theo nghiên cứu hiện trạng về NDTN tại 10 tỉnh của dự án A&T năm 2009 đã cho

thấy những vấn đề chủ yếu tồn tại trong NDTN như sau:

Về NCBSM –Chi ếu bảng l ật 1.8, 1.9 và 1.10

Page 24: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

24

BL 1.8

Tình hình nuôi d ưỡng tr ẻ nhỏ tại Việt NamBL 1.8

Nguồn: * Nghiên cứu định tính của A&T (2009)

�Trên 90% phụ nữ đi khám thai nhưng không được tư vấn về NCBSM *

�80-90% sinh tại cơ sở y tế nhưng rất ít được hỗ trợ cho trẻ bú bữa đầu tiên sau sinh *

�Không chăm sóc sau sinh trừ những trường hợp đẻ khó *

BL 1.9

Tình hình nuôi d ưỡng tr ẻ nhỏ tại Việt NamBL 1.9

Nguồn: * Nghiên cứu định tính của A&T (2009)** Điều tra dinh dưỡng 10 tỉnh A&T (2009)

• Chỉ 55% trẻ được bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu **

• Chỉ có 10 % NCBSMHT đến 6 tháng tuổi * *

• 25% dùng bình và núm vú giả **

• Thời gian cho trẻ bú trung bình của các bà mẹ là từ 15 –18 tháng tuổi*

Page 25: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

25

BL 1.10

Các cản tr ở NCBSMBL 1.10

Nguồn: Nghiên cứu định tính của A&T (2009)

Bà mẹ không tin có đủ sữa

Tách riêng mẹ và con

Bà mẹ quan niệm là nước cần để làm sạch miệng sau khibú và giúp trẻ không bị khát

Sự phổ biến của sữa công thức (sữa hộp)

Mẹ phải đi làm

Thiếu thông tin và sự hỗ trợ thích hợp.

Về ABS- chi ếu bảng l ật 1.11

Những v ấn đề tồn tại về ABSBL 1.11

Nguồn: Nghiên cứu định tính của A&T (2009)

Bắt đầu cho ABS sớm từ 2-3 tháng tuổi

Độ đậm đặc và chất lượng của thức ăn bổ sung chưa được quan tâm.

Khẩu phần ăn thiếu sắt.

Page 26: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

26

►4 Kết thúc bài h ọc � Tóm tắt bài học: chiếu lại mục tiêu bài học để cùng điểm lại những nội dung đã

học � Hỏi HV có câu hỏi nào không � Cảm ơn HV đã tham gia

Page 27: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

27

BÀI 2 GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN ALIVE & THRIVE VÀ MÔ HÌNH

PHÒNG TƯ VẤN NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ TẠI CƠ SỞ Y TẾ Mục tiêu bài gi ảng Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:

1. Nêu được nội dung của dự án Alive & Thrive (A&T) 2. Hiểu được ý nghĩa của 5 gói dịch vụ tư vấn NDTN của mô hình phòng tư vấn

“Mặt trời bé thơ” tại cơ sở y tế

Phương pháp: Trò chơi, động não, thuyết trình

Phương ti ện và tài li ệu

� Giấy A0, bảng lật, bút viết bảng, băng dính

� Thẻ mầu ghi sẵn 5 gói dịch vụ và phiếu bốc thăm

� Bảng lật bài 2 (BL 2.1 đến 2.9)

Chuẩn b ị trước khi g iảng � Đọc kỹ nội dung bảng lật

Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian

(phút)

►1 Giới thiệu mục tiêu bài học 2

►2 Giới thiệu về dự án A&T 15

►3 Giới thiệu về mô hình phòng tư vấn NDTN 15

►4 Tóm tắt bài học 3

Tổng s ố thời gian 35

Page 28: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

28

Hướng d ẫn gi ảng

►1 Giới thi ệu mục tiêu bài h ọc (BL 2.1) ►2 Giới thi ệu Dự án A&T

Phương pháp: Thuy ết trình

� Trình bày các bảng lật từ BL 2.2 đến BL 2.6

BL 2.2: D ự án Alive & Thrive

Dự án Alive & Thrive Qu ốc tế

• Sáng kiến 5 năm (2009-2013)

• Tại Bangladesh, Etiopia & Việt Nam

• Hỗ trợ giảm tử vong trẻ thông qua đẩy mạnh NCBSM và cải thiện thực hành cho trẻ ăn bổ sung hợp lý

• Do Quĩ Bill & Melinda Gates tài trợ thông qua Viện Phát triển Giáo dục (AED) và tổ chức Cứu trơ trẻ em (SC)

BL 2.2

Page 29: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

29

BL 2.3 Dự án A&T t ại Việt Nam

4

A&T t ại Việt Nam

Mục tiêu ho ạt động:

1. Tăng gấp đôi tỉ lệ NCSBSMHT trong 6 tháng đầu đời

2. Cải thiện thực hành ABS cả về số lượng lẫn chất lượng

3. Giảm tỷ lệ trẻ dưới hai tuổi bị SDD thể thấp còi 2% /năm

BL 2.3

BL 2.4: Đối tác tham gia th ực hi ện

5

Các đối tác tham gia th ực hi ện

Đối tác qu ốc tế

1. Viện Phát tri ển Giáo d ục – Quản lý chung, Truyền thông, Khu vực tư nhân

2. GMMB – Tuyên truyền vận động và Quan hệ công chúng

3. Viện nghiên c ứu chính sách lương th ực Quốc tế - Giám sát & Đánh giá

4. Save the Children – Can thiệp cộng đồng

5. Trường Đại học California, Davis – Quản lý dự án nhỏ

Đối tác trong n ước

1. Bộ Y Tế – Vụ Sức khỏe Bà mẹ -Trẻ em

2. Viện Dinh D ưỡng Qu ốc Gia

3. Sở Y tế tỉnh

4. Hội Liên hi ệp Phụ nữ

5. Các Tổ Chức Liên Hi ệp Quốc

6. Tổ chức Phi Chính Ph ủ

BL 2.4

Page 30: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

30

BL 2.5: Th ời gian th ực hi ện và địa bàn d ự án

Thời gian th ực hi ện & địa bàn d ự án

7/2011

Thời gian th ực hi ện:

2009 – 2013

Địa bàn th ực hi ện:• Miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng,

Thanh Hóa, Thái Nguyên

• Miền Trung : Quảng Trị, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Bình.

• Miền Nam: Khánh Hòa, Vĩnh Long, Tiền Giang, Cà Mau, Đăk Lăk, Đắc Nông.

BL 2.5

BL 2.6:

Chiến lược can thi ệp

BL 2.6

• Hỗ trợ xây dựng các chính sách dinh dưỡng quốc gia• Đẩy mạnh việc thực thi Nghi định 21 và Chính sách

nghỉ thai sản• Tăng cường, hỗ trợ việc lập kế hoạch dinh dưỡng ở

cấp tỉnh

Tăng c ường các chínhsách b ảo vệ và hỗ trợcho vi ệc nuôi d ưỡng

trẻ nhỏ

• Xây dựng mô hình tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ theophương thức nhượng quyền xã hội

• Hình thành các nhóm hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ nhỏ ở vùngsâu vùng xa

• Góp phần thay đổi hành vi thông qua truyền thông đạichúng và truyền thông trực tuyến

Tạo nhu c ầu và khuy ếnkhích s ử dụng d ịch v ụtư vấn nuôi d ưỡng tr ẻ

nhỏ

• Cung cấp các loại bột vi chất dinh dưỡng• Thí điểm các hoạt động can thiệp tại nơi làm việc

Tăng c ường cung c ấpvà khuy ến khích s ửdụng th ực ph ẩm bổsung dinh d ưỡng

Dự án Alive & Thrive Vi ệt Nam

Page 31: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

31

� Giải thích thêm: có hai mô hình can thiệp chính đó là 1) Phòng tư vấn NDTN tại sơ sở y tế - là mô hình được triển khai tại tất cả các tỉnh có dự án. 2) Nhóm hỗ trợ NDTN tại cộng đồng – là mô hình triển khai thí điểm tại một số xã vùng sâu, vùng xa nơi người dân khó tiếp cận với cơ sở y tế

� Trong khóa tập huấn này chúng ta chỉ đề cập đến mô hình “Phòng tư vấn NDTN tại cơ sở y tế”

►3 Giới thi ệu về mô hình phòng t ư vấn NDTN

Phương pháp: Thuyết trình, trò chơi

� GV nói với HV: Dự án A&T đã phối hợp với VDD xây dựng mô hình chuẩn về phòng tư vấn NDTN đặt tại cơ sở y tế được chọn trên địa bàn dự án và lấy tên chung là “Mặt trời bé thơ”. Phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ” được thiết kế theo một hình mẫu giống nhau trên toàn bộ 15 tỉnh dự án trên cả nước. Hình mẫu chuẩn này, không chỉ giống nhau về hình thức, bài trí mà còn theo đúng chuẩn mực về nội dung tư vấn về NDTN

� Chiếu bảng lật 2.7 và giải thích: Đây là hình thức của phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ”

BL 2.7: Mô hình phòng tư vấn NDTN tại cơ sở y tế

• Chuyên nghiệp

• Tin cậy

• Chất lượng cao

• Đầy đủ chức năng

• Sự sẵn sàng

• Thân thiện với trẻ em

Giá tr ị hình ảnh mô hình t ư vấn NDTN Dự án A&TBL 2.7

Giải thích: Cụm logo là sự cấu thành của 3 yếu tố: • Hình ảnh bi ểu trưng : Hình ảnh cách điệu ông mặt trời cười với những tia nắng ấm áp giống như bông hoa đang nở và em bé đang cười tươi trong sự quan tâm săn sóc của cả gia đình.

Page 32: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

32

Mặt trời biểu trưng sức sống mãnh liệt. Hai chiếc lá tượng trưng cho bàn tay nâng niu chăm sóc thế hệ mầm non.Ý nghĩa tổng thể là tạo nên sức khỏe, hạnh phúc cho trẻ thơ và cho thế hệ tương lai. • Tên gọi: “Mặt trời bé thơ” đồng nghĩa với nội dung trên và nhấn mạnh “Trẻ em” là đối tượng chủ yếu của phòng tư vấn.Tên phòng tư vấn ngắn gọn tạo hiệu quả tốt cho việc ghi nhớ, giúp người xem dễ hiểu và hình dung ra nội dung cũng như đối tượng mà mô hình nhượng quyền hướng đến. • Khẩu hi ệu: Khẩu hiệu nhấn mạnh sự quan trọng của dinh dưỡng đúng cách đầu đời cho trẻ nhỏ, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển, và cho tương lai củaViệt Nam

Giá trị thương hiệu:

• Chuyên nghi ệp • Tin c ậy • Chất lượng cao • Đầy đủ chức năng • Sự sẵn sàng • Thân thi ện với tr ẻ em

BL 2.8: Phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ”

Thiết kế của Phòng T ư vấnBL 2.8

� Giải thích thêm: Mục đích của việc trang trí phòng tư vần như thế này để giúp: Bà mẹ và cộng đồng dễ nhận biết, dễ tìm đến và tin tưởng rằng ở đây họ sẽ nhận được chăm sóc tư vấn về NDTN đáng tin cậy nhất và thân thiện nhất vì tất cả cán bộ tư vấn làm việc tại các mô hình “Mặt trời bé thơ” đều được đào tạo bài bản

� Nói với HV: Nội dung tư vấn của phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ” bao gồm những gì? Đối tượng tư vấn là ai? Đề nghị 1-2 HV trả lời sau đó kết luận:

Page 33: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

33

• Nội dung hoạt động của phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ” là cung cấp dịch vụ tư vấn chất lượng cao về NDTN.

• Đối tượng tư vấn là tất cả bà mẹ trong xã sẽ được theo dõi tư vấn từ khi họ mang thai 3 tháng cuối cho đến khi con họ được 24 tháng tuổi. Ngoài ra tất cả các đối tượng khác như ông bố và thành viên trong gia đình có trẻ nhỏ đều được đón chào tại phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ” khi họ có nhu cầu tư vấn

- Chiếu BL 2.9 và giới thiệu: 5 gói dịch vụ của phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ”

Các gói d ịch v ụ tại phòng t ư vấn “M ặt tr ời bé th ơ”

1. Khuyếnkhích

NCBSMHT

Quý 3 thời kìmang thai

3 lần tiếp xúc- 2 tư vấn cá

nhân

- 1 tư vấnnhóm

2. Hỗ trợNCBSMHT

Khi sinh con

1 lần ti ếp xúc- Khi sinh con & trong thờigian ở lại cơ

sở y tế

3. Quản lýNCBSMHT

0-6 tháng tuổi

4 lần ti ếp xúc- 2 tư vấn cá

nhân

- 2 tư vấnnhóm

4. Giáodục ABS

5-6 tháng tuổi

1 lần tiếp xúc- Tư vấn cá

nhân

5. Quản lýABS

6-24 tháng tuổi

6 lần ti ếp xúcCả tư vấn cá

nhân & tư vấnnhóm

1015 lần tiếp xúc trong 27 tháng (tối thiểu = 9 lần tiếp xúc)

8 lần tiếp xúc 7 lần tiếp xúc

BL 2.9

- Giải thích ý nghĩa của 5 gói dịch vụ

1. Khuy ến khích NCBSMHT : là hoạt động cung cấp kịp thời kiến thức về NCBSMHT cho các bà mẹ trước khi sinh và được thực hiện vào 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén

2. Hỗ trợ NCBSMHT: là hoạt động hỗ trợ tích cực bà mẹ trong việc cho con bú bữa đầu tiên sau sinh được thực hiện tại cơ sở y tế có dịch vụ sinh giúp bà mẹ cho con bú ngay trong vòng 1 giờ sau sinh và bú đúng cách ngay từ bữa bú đầu tiên

3. Quản lý NCBSMHT: là hoạt động theo dõi hỗ trợ bà mẹ duy trì NCBSMHT- được thực hiện từ 1-2 tuần sau sinh đến khi trẻ được 6 tháng

4. Giáo dục ABS Là hoạt động cung cấp những thông tin cơ bản cần thiết để bà mẹ thực hiện được cho con ABS hợp lý khi trẻ được 5- 6 tháng tuổi nhằm chuẩn bị kiến thức và kỹ năng tôt cho bà mẹ về cho trẻ ABS

5. Quản lý ABS Là hoạt động theo dõi hỗ trợ bà mẹ trong quá trình nuôi dưỡng trẻ từ khi trẻ được 6-24 tháng tuổi để đảm bảo trẻ được ăn hợp lý đủ cả số lượng và chất lượng

Page 34: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

34

Ghi nh ớ: Khách hàng của phòng tư vấn “mặt trờ bé thơ” là:

- Bà mẹ từ khi có thai 3 tháng cuối đến khi con được 24 tháng tuổi

- Ông bố và các thành viên khác trong gia đình có trẻ dưới 2 tuổi (VD: bà nội, bà ngoại v.v…)

►4 Kết thúc bài h ọc � Tóm tắt bài học: chiếu lại mục tiêu bài học để cùng điểm lại những nội dung đã học � Hỏi HV có câu hỏi nào không � Cảm ơn HV đã tham gia

Page 35: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

35

BÀI 3 THEO DÕI QUẢN LÝ BÀ M Ẹ THEO NHÓM ĐỐI TƯỢNG CỦA

PHÒNG TƯ VẤN “M ẶT TRỜI BÉ THƠ”

Mục tiêu bài h ọc

1. Nêu được nhiệm vụ của tuyên truyền viên tại cộng đồng đối với mô hình tư vấn “Mặt trời bé thơ”

2. Biết cách lập bản đồ thôn để theo dõi, quản lý bà mẹ theo nhóm đối tượng các gói dịch vụ của phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ”

3. Biết cách ghi chép sổ theo dõi bà mẹ và làm báo cáo hàng tháng

Phương pháp th ực hi ện : Trò chơi, động não, thực hành đóng vai

Phương ti ện và tài li ệu

- Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo - Bảng trắng, thẻ màu - Rổ nhỏ (hoặc khay, đĩa nhỏ) 5 cái - 4 loại hạt khác nhau (ví dụ: đỗ xanh, đỗ tương, đỗ đen, đỗ đỏ): 1 nắm/loại - Bút chì/dạ nhiều màu khác nhau - Bảng lật bài 3: 3.1 – 3.4

Chuẩn b ị trước khi g iảng � Đọc kỹ nội dung bảng lật

Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian

(phút)

►1 Giới thiệu mục tiêu buổi thực hành 2

►2 Vai trò và nhiệm vụ của tuyên truyền viên 20

►3 Phân loại bà mẹ theo nhóm đối tượng của từng gói dịch vụ - Lập bản đồ quản lý bà mẹ trong thôn

40

►4 Cách ghi chép sổ và báo cáo tháng 30

►5 Kết thúc buổi thực hành 3

Tổng s ố thời gian 95

Page 36: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

36

Hướng d ẫn th ực hành ►1 Giới thi ệu mục tiêu bu ổi th ực hành (BL 3.1)

►2 Vai trò c ủa TTV trong mô hình phòng t ư vấn “M ặt tr ời bé th ơ”

Phương pháp: Động não, thuy ết trình

� Hỏi HV: Làm thế nào để BM biết đến dịch vụ tư vấn NDTN tại phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ”? Ai là người thích hợp nhất trong tuyên truyền vận động bà mẹ đến phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ” để được hướng dẫn về cách nuôi con

� Ghi lại ý kiến của HV nhận xét, khen ngợi và

� Kết lu ận: TTV bao gồm y tế thôn, cộng tác viên dinh dưỡng và phụ nữ thôn chính là người thích hợp nhất trong việc tuyên truyền về NDTN và vận động BM đến phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ”

Đối với dự án A&T, vai trò chính của TTV là tuyên truyền cho bà mẹ và cộng đồng hiểu rõ tầm quan trọng của NDTN và khuyến khích họ ra trạm y tế vào đúng thời điểm thích hợp để được tư vần, hỗ trợ hiệu quả nhất về NDTN

� Chiếu BL 3.2 và giải thích rõ hơn về vai trò của TTV

Page 37: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

37

Tại tr ạm y t ế xã - phòng t ư vấn “M ặt tr ời bé th ơ” - Do cán b ộ y tế quản lý, th ực hi ện

Gói d ịch v ụ tư vấn 1. Khuyến khích NCBSM

2.Hỗ trợ NCBSM 3. Quản lý NCBSM 4. Giáo dục ABS 5. Quản lý ABS

Nhóm đối tượng Phụ nữ thai tháng 6-9 Khi sinh Bà mẹ có con 0-6 tháng Bà mẹ có con 5-6 tháng Bà mẹ có con 6-24 tháng

Số lần ti ếp xúc 3 1 4 1 6

Thời điểm cụ thể Tháng thứ 6-7 thai kỳ

Ít nhất 2 tuần trước khi sinh

Trong vòng 1

tuần đầu sau sinh (tại cơ sở y tế hoặc ở nhà)

Tuần thứ 2 sau đẻ

Trẻ được 1-2 tháng

Trẻ được 2-3 tháng

Tré được 4-5 tháng

Trẻ được 5-6 tháng Trẻ 6-7 tháng; Trẻ 8-9 tháng

Trẻ 10-11tháng; Trẻ 12-14 tháng

Trẻ 15-18 tháng; Trẻ 18-24 tháng

Tại cộng đồng – Th ăm hộ gia đình và truy ền thông l ồng ghép - Do TTV (Y t ế , Cộng tác viên dinh d ưỡng và ph ụ nữ thôn) qu ản lý và th ực hi ện

Nhiệm vụ cụ thể của TTV � Lập bản đồ thôn để quản lý những gia đình có phụ nữ mang thai, bà mẹ có con từ 0-24 tháng:

1. BM mang thai: Phát thẻ mời bà mẹ ra phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ”; nhắc nhở BM đi khám thai và tư vấn hàng tháng; Thăm hộ gia đình, truyền thông cho bà mẹ về cho con bú ngay sau sinh

2. BM có con 0-6 tháng: Thăm hộ gia đình vào các thời điểm với các mục đích sau:

• Hỗ trợ khi đẻ nếu đẻ tại nhà. Thăm bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà trong tuần đầu sau sinh để giúp bà mẹ cho con bú đúng cách (tư thế bú đúng và ngậm bắt vú đúng); lồng ghép với hoạt động thường qui của TTV để động viên bà mẹ NCBSM hoàn toàn

• Theo dõi và nhắc nhở bà mẹ đến phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ” đầy đủ • Tuyên truyền về cho trẻ ăn bổ sung đúng cách - khi con của BM được 5-6 tháng

3. Có con trên 6 tháng: Thăm hộ gia đình nhằm

• Phát hịện bà mẹ gặp khó khăn khi cho trẻ ABS để động viên họ ra phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ”. • Xem cách chuẩn bị bữa ABS có đúng không, xem bà mẹ có còn cho con bú hay không và nhắc bà mẹ tiếp tục cho

con bú đến 24 tháng; động viên, hỗ trợ bà mẹ khắc phục những cản trở để thực hành ABS đúng cách • Động viên bà mẹ tới phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ” để được tư vấn về NDTN và xem trình diễn thức ăn

� Tư vấn cho bố và ông bà của trẻ cam kết hỗ trợ bà mẹ � Khuyến khích ông bố và các thành viên khác trong gia đình tới phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ” � Phát hiện các cá nhân điển hình tích cực để tham gia các hội thi của xã (VD: hội thi bé khỏe, bé ngoan…); khuyến khích

các bà mẹ và gia đình tham gia các hoạt động truyền thông, hội thi ở thôn mình � Phân phát tài liệu truyền thông về NDTN

Page 38: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

38

� Nhấn mạnh

Nhiệm vụ của TTV là th ăm hộ gia đình vào th ời điểm thích h ợp nh ất để:

1. Xác định và vận động phụ nữ mang thai và bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tới phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ” đúng thời điểm thích hợp

2. Giúp bà mẹ thực hành tốt cho con bú mẹ sớm và hoàn toàn trong 6 tháng đầu

3. Nhắc nhở bà mẹ và gia đình thực hành cho trẻ ăn bổ sung đúng cách và tiếp tục cho trẻ bú đến ít nhất là 24 tháng

� Mời HV cùng thảo luận xem làm thế nào để lồng ghép những nhiệm vụ này với các hoạt động hiện đang làm tại thôn/xóm của mình

� Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một chủ đề

o Nhóm 1: thảo luận về truyền thông lồng ghép về NCBSM hoàn toàn (từ khi bà mẹ mang thai 3 tháng cuối đến khi con được 6 tháng).

Câu hỏi thảo luận: Làm thế nào để lồng ghép nhiệm vụ “giúp BM thực hiện cho con bú ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh và NCBSM hoàn toàn” với các hoạt động thường qui của anh/chị tại thôn mình

o Nhóm 2: thảo luận về truyền thông lồng ghép về hỗ trợ cho trẻ ABS đúng cách (BM có con từ tháng thứ 6 đến khi con được 24 tháng).

Câu hỏi thảo luận: Làm thế nào để lồng ghép nhiệm vụ “nhắc nhở BM và gia đình thực hành cho trẻ ABS đúng cách và tiếp tục cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi ” với các hoạt động thường qui của anh/chị tại thôn mình

� Mỗi nhóm có 10 phút thảo luận – mời các nhóm treo kết quả thảo luận lên bảng

� Cả lớp nhận xét, bổ sung

Kết lu ận: Bảng l ật 3.3 Hoạt động lồng ghép tại thôn của TTV

Page 39: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

39

BL 3.3

Gói d ịch v ụ Vai trò c ủa TTV Lồng ghép v ới ch ương trình

Khuyến khích NCBSM

Nhắc nhở BM đi khám thai (Phát thẻ mời tới phòng tư vấn MTBT) Cung cấp kiến thức NCBSM

Chăm sóc SK Bà mẹ - Trẻ em Chăm sóc thai nghén

Hỗ trợ NCBSM Thăm BM trong vòng 1 tuần sau đẻ Chăm sóc SK Bà mẹ - Trẻ em

Quản lý NCBSM Nhắc nhở, hỗ trợ bà mẹ NCBSM hoàn toàn Giới thiệu bà mẹ đến phòng tư vấn MTBT nếu có vấn đề

Tiêm chủng mở rộng Cân/ đo trẻ định kỳ

Quản lý ABS Theo dõi, hỗ trợ bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung đúng cách và tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi

Cân trẻ định kỳ, chiến dịch bổ sung vi chất chương trình Dinh dưỡng Quốc gia

Các kênh truy ền thông khác t ại thôn, xã:

Hệ thống loa truyền thanh thôn, xã

Các cuộc họp của thôn, xã … (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân…), Hội thi bé khỏe bé ngoan

Phân phát tài liệu truyền thông

►3 Phân lo ại bà m ẹ theo nhóm đối tượng c ủa phòng t ư vấn “M ặt tr ời bé th ơ” và lập bản đồ thôn theo dõi h ỗ trợ bà mẹ thay đổi hành vi NDTN t ại nhà Phân lo ại bà m ẹ theo nhóm đối tượng c ủa phòng t ư vấn “M ặt tr ời bé th ơ”

Phương pháp: Trò ch ơi, động não, thuy ết trình ng ắn

� Nói với HV: Để vận động bà mẹ đến phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ” đúng lúc cần thiết nhất, TTV cần nắm chắc nội dung và đối tượng của từng gói dịch vụ, từ đó lên kế hoạch gặp gỡ vận động bà mẹ vào thời điểm thích hợp. Chúng ta cùng chơi một trò chơi để hiểu rõ hơn cách phân loại bà mẹ theo nhóm đối tượng là thế nào.

Trò chơi “Sàng sảy”

Mục đích c ủa trò ch ơi: Giúp HV hiểu rõ hơn vai trò của TTV trong mô hình “Mặt trời bé thơ”

� Nói với HV: trong các đĩa này, có 4 loại hạt đỗ đỏ, đỗ đen, đỗ xanh và đỗ tương được trộn lẫn vào nhau giống như các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi đang cùng sống trong thôn của các bạn và ta gọi:

1. Đỗ xanh là bà mẹ mang thai 3 tháng cuối,

2. Đỗ đỏ là bà mẹ vừa đẻ con được trong vòng 1 tuần đầu

Page 40: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

40

3. Đỗ đen là bà mẹ có con từ 1 tuần sau đẻ đến 6 tháng tuổi

4. Đỗ tương: là bà mẹ có con 6 - 24 tháng tuối.

(Lưu ý: nhắc HV nhớ đặt nhóm bà mẹ cho gói dịch vụ “Giáo dục ABS”. Thời gian thích hợp nhất để cung cấp kiến thức về ABC là khi con bà mẹ được 5-6 tháng tuổi)

� Còn đây là 4 tờ giấy trắng (A4) các bạn sẽ tự vẽ lên đấy 5 hình vuông tượng trưng cho 5 gói dịch vụ của phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ”

� Các bạn sẽ cùng nhau “sàng sảy” tách riêng các bà mẹ (hạt đỗ) ra thành từng nhóm đối tượng sau đó “đặt” họ vào đúng ô thích hợp đã vẽ trên tờ giấy.

� Hỏi xem mọi người đã hiểu luật chơi chưa? Nếu chưa hiểu GV giải thích rõ hơn.

� Chia lớp thành 4 nhóm: các nhóm có 15 phút để “sàng sảy” và thảo luận theo câu hỏi hướng dẫn thảo luận trong Bảng lật 3.4.

Câu hỏi thảo hướng dẫn thảo luận nhóm

1. Tại mỗi ô (gói dịch vụ)

• Cần gặp gỡ bà mẹ mấy lần

• Vận động bà mẹ ra phòng tư vấn MTBT để được tưvấn về nội dung gì

2. Có thể lồng ghép hoạt động này với công việc thườngqui của TTV như thế nào để giảm việc đi lại của TTV vàbà mẹ

BL 3.4

� Giảng viên đề nghị các nhóm “đi thăm” kết quả làm việc của các nhóm khác để nhận xét, đóng góp ý kiến cho nhau.

� Cám ơn cả lớp và tóm tắt bằng BL 3.5

Page 41: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

41

Vai trò của TTV và Thời điểm thích hợp hỗ trợ bà mẹ

Thời điểm

Tháng 6-9 thai kỳ (muộnnhất là 2 tuần trước khisinh)

• Phát thẻ mời; nhắc nhở bà mẹ đi khám thai để được tư vấn về NCBSM

1 tuần đầu sau sinh • Thăm hộ gia đình để động viên và hỗ trợ bà mẹ cho con bú hoàn toàn và duy trì nguồn sữa mẹ

Bà mẹ có con 0-6 tháng • Theo dõi và động viên bà mẹ NCBSMHT• Phát hiện sớm khó khăn của bà mẹ để hỗ trợ kịp thời• Nhắc bà mẹ ra phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ” để được tư

vấn đầy đủ• Cung cấp kiến thức về ABS

Bà mẹ có con 6-24 tháng (đảm bảo 1-2 tháng/lần)

• Theo dõi tăng trưởng của trẻ• Theo dõi các thực hành cho trẻ ABS tại nhà của bà mẹ• Hỗ trợ, nhắc nhở bà mẹ tiếp tục cho con bú đến 24 tháng

tuổi• Phát hiện sớm khó khăn của bà mẹ để hỗ trợ kịp thời• Nhắc bà mẹ ra phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ” để được tư

vấn đầy đủ

5

BL 3.5

Thực hành l ập bản đồ quản lý bà m ẹ trong thôn

Thi vẽ xem thôn ai đẹp nhất

Mục đích c ủa trò ch ơi: Biết cách lập bản đồ thôn để theo dõi, quản lý bà mẹ theo nhóm đối tượng của dịch vụ tư vấn “Mặt trời bé thơ”

� Phát cho mỗi bàn 1 tờ giấy A0 và 2 bút dạ mầu .

� Nói với HV: Giả sử mỗi bàn là một thôn, anh/chị là họa sỹ. Chúng ta cùng tham gia một cuộc thi vẽ thôn của mình. Thôn ai đẹp nhất sẽ được thưởng. Tiêu chí chấm thi: có “qui hoạch” rõ ràng, với đầy đủ các địa danh quan trọng trong thôn (trạm y tế, UBND, trường học…) và càng nhiều nhà càng đẹp

GV vừa nói vừa vẽ mẫu lên bảng: hãy xác định và vẽ những mốc, địa danh quan trong trong thôn như trục đường chính, cây đa, cổng làng, trường học, trạm y tế xã…từ các mốc chính đó, hãy điền thêm những chi tiết nhỏ như ngõ, xóm, cây cối và các ngôi nhà cứ như vậy cho đến khi bức tranh hoàn chỉnh với đường làng, ngõ xóm, cây cối và những ngôi nhà.

Dành một góc nhỏ của tờ giấy để kẻ một bảng theo dõi bà mẹ như bảng dưới đây, trong đó qui định :

- Bà mẹ mang thai ba tháng cuối là một chấm tròn – nhụy hoa

- Bà mẹ có con dưới 1 tuần tuổi vẽ thêm 1 cánh hoa

- Bà mẹ có con từ 1 tuần – 6 tháng tuổi : thêm 1 cánh hoa nữa

- Bà mẹ có con từ 6-12 tháng - thêm 1 cánh hoa nữa

- Bà mẹ có con từ 12 – 24 tháng - thêm 1 cánh hoa nữa

Page 42: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

Nhóm đối tượng

Phụ nữ có thai 6-9 tháng

Bà mẹ con 1 tuần tuổi

Bà mẹ con < 6 tháng

BM con 6-12 tháng

BM con 12-24 tháng Tổng s ố

� Khi bản đồ thôn vtượng quản lý củnhà của thôn mình.

� Hỏi mọi người đcủa mình.

� GV đi qua các nhóm

� Các nhóm hoàn thành bcùng nhận xét và ch

� Nhìn vào “bản đồvà điền vào bảng đ

� Nói với HV: Sau khóa tmình để theo dõi bà mđược treo trong thôn cho các bà m

� Lưu ý cách vẽ các tr

- Nhà có hai tr

- Nhà bà mẹ

Kết thúc ph ần thực hành:

� Nói với HV: Theo cách này, anh/chkhông chỉ để quảtheo dõi các đối tư

►4 Ghi chép s ổ theo dõi bà m

� Nói với HV: chúng ta vđối tượng của các gói dcũng vừa thực hành lmẹ ra trạm y tế

42

Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8

thôn vẽ xong sẽ chọn một số ngôi nhà trong ủa TTV. Anh/ chị vẽ tiếp các “bông hoa” vào trong các ngôi

a thôn mình.

i đã hiểu cách vẽ chưa? Dành 20 phút cho các nhóm v

a các nhóm để đảm bảo các nhóm đã hiểu cách v

Các nhóm hoàn thành bức tranh của mình, mang lên treo trn xét và chọn ra bức tranh đẹp nhất để khen thư

ồ” của nhóm mình, đếm số bà mẹ theo tng đã vẽ ở góc bản đồ

i HV: Sau khóa tập huấn này, các bạn sẽ lập một btheo dõi bà mẹ. Bản đồ cần được cập nhật hàng tháng và b

c treo trong thôn cho các bà mẹ cùng theo dõi trong suố

các trường hợp:

có hai trẻ dưới 24 tháng (khác mẹ)

ẹ có con nhỏ dưới 24 tháng và đang mang thai tr

c hành:

Theo cách này, anh/chị có thể áp dụng vẽ bản lý đối tượng bà mẹ của dự án A&T mà có th

i tượng khác mà mình chịu trách nhiệm trong thôn

theo dõi bà m ẹ và báo cáo hàng tháng

i HV: chúng ta vừa thảo luận về cách phân loại bà ma các gói dịch vụ tại phòngf tư vấn “Mặt trc hành lập bản đồ thôn để dễ dàng theo dõi, vế để được tư vấn về NDTN, bây giờ chúng ta cùng trao

9 10 11 12

ngôi nhà trong đó có bà mẹ là đối p các “bông hoa” vào trong các ngôi

a? Dành 20 phút cho các nhóm vẽ thôn

u cách vẽ.

a mình, mang lên treo trước lớp. Cả lớp khen thưởng.

theo từng nhóm đối tượng

t bản đồ cho thôn của t hàng tháng và bản đồ này sẽ

ốt thời gian dự án

ang mang thai trở lại

bản đồ thôn của mình án A&T mà có thể lồng ghép

m trong thôn

i bà mẹ theo từng nhóm t trời bé thơ”, chúng ta

dàng theo dõi, vận động các bà chúng ta cùng trao đổi

Page 43: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

43

xem làm thế nào để báo cáo kết quả hoạt động của mình cho Y tế xã hàng tháng.

� GV giới thiệu mẫu sổ theo dõi bà mẹ và mô tả cách ghi chép (mẫu Y1 và YB):

• Cách ghi chép “Danh sách phụ nữ có thai 3 tháng cuối và bà mẹ có con dưới 2 tuổi” - mẫu Y1: đề nghị học viên mở sách trang có mẫu Y1 và lần lượt giới thiệu cách điền từng phần trong mẫu, lưu ý cách ghi một số cột:

- Cột số 5: ghi ngày tuyên truyền viên lần đầu tiên phát giấy mời cho bà mẹ ra phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ”

- Cột số 6: ghi số tháng tuổi của trẻ tương ứng với thời gian liệt kê trong bảng (cách tính tháng tuổi giống trong sổ theo dõi cân đo hàng tháng của cộng tác viên dinh dưỡng)

• Cách làm phiếu “Tổng hợp theo dõi bà mẹ của TTV” - mẫu YB: đề nghị học viên mở sách trang có mẫu YB.

- Nói với HV: một phiếu Mẫu YB được TTV giữ và sử dụng trong 1 năm. Hàng tháng, TTV sẽ đếm số bà mẹ theo nhóm đối tượng được ghi trong cột 2 và ghi tổng số vào cột tháng tương ứng.

- Trong ngày giao ban hàng tháng với Y tế xã, TTV sẽ mang phiếu Mẫu YB theo và báo cáo miệng số liệu đã tổng hợp trong tháng.

Page 44: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

44

Họ và tên tuyên truyền viên: _________________________________

Thôn/xóm/ấp/tổ/đội: ______________________________________

Xã/phường: _____________________________________________

Huyện/quận: ____________________________________________

Tỉnh/Thành phố: _________________________________________

Y1. SỔ THEO DÕI PHỤ NỮ MANG THAI 7 - 9 THÁNG VÀ BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 2 TUỔI

Page 45: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

45

8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

(1) (2) (3) (4) (5)

__ __ __.__.__ __.__.__

__ __ __.__.__ __.__.__

__ __ __.__.__ __.__.__

__ __ __.__.__ __.__.__

__ __ __.__.__ __.__.__

__ __ __.__.__ __.__.__

__ __ __.__.__ __.__.__

__ __ __.__.__ __.__.__

__ __ __.__.__ __.__.__

__ __ __.__.__ __.__.__

__ __ __.__.__ __.__.__

__ __ __.__.__ __.__.__

__ __ __.__.__ __.__.__

__ __ __.__.__ __.__.__

__ __ __.__.__ __.__.__

__ __ __.__.__ __.__.__

__ __ __.__.__ __.__.__

Y1. Danh sách phụ nữ có thai 7-9 tháng và bà mẹ có con dưới 2 tuổi

Ngày nhận

giấy mời

đầu tiên

Điền tháng tuổi của trẻ vào các ô tương ứng. TTV sử dụng phiếu này để làm báo cáo tổng hợp

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

(6) (7) (8)

STT Họ và tên của bà mẹ

Năm

sinh

mẹ

Ngày sinh

của trẻ

Y1

Page 46: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

46

M ẫu phiếu Danh sách phụ nữ có thai 7-9 tháng và bà mẹ có dưới 2 tuổiKý hiệu Y1

Theo dõi các đối tượng là bà mẹ từ lúc có thai 7 tháng cho đến khi con được 24 thángCấp thông tin cho Mẫu YB

Tuyến/vị trí Thôn/bảnNgười thực hiện Tuyên truyền viên (TTV)

Nguồn số liệu sử dụng Danh sách phụ nữ có thai do xã cung cấp kết hợp với thông tin do TTV quản lý

Thời gian/ tần xuất Cập nhật hàng tháng hoặc khi có đối tượng mới

Quản lý/ lưu trữ Mẫu Y1 do TTV điền và bảo quản.

Điền đầy đủ thông tin ở trang bìa: Họ và tên TTV, Thôn/xóm, Xã, Huyện, và Tỉnh.Cột (2) Điền đầy đủ họ và tên của bà mẹ/PNMT. Nếu cần để phân biệt, có thể thêm tên chồng hoặc tên bố mẹ trong ngoặc đế xác định. Ví dụ: Nguyễn Thị Thanh (Hòa). Lưu ý: Thứ tự điền tên bà mẹ: từ bà mẹ có con lớn nhất đến phụ nữ mang thai.Cột (3) Năm sinh của mẹ (Nếu biết)Cột (4) Ngày sinh của trẻ: - Đối với phụ nữ mang thai, ghi bằng bút chì ngày sinh dự kiến / tuổi thai. Sau khi sinh, cập nhật bằng ngày sinh thực tế bằng bút mực. - Trường hợp thai chết lưu thì ghi lại hiện trạng khi sinh và gạch ngang phần còn lại của lịch theo dõi

Cột (5) Ngày nhận giấy mời đầu tiên: Ngày TTV đưa giấy mời cho bà mẹ lần đầu tiên và giới thiệu về PTV MTBT.

Các cột (6,7,8): Mỗi cột tương ứng với 1 tháng của năm từ tháng 8 năm 2011 đến hết tháng 12 năm 2013; TTV ghi tháng tuổi của trẻ vào các ô tương ứng.Chú ý:

- Khi trẻ được 24 tháng gạch ngang những tháng còn lại, không thống kê những tháng sau.- Nếu bà mẹ chuyển chỗ ở đi nơi khác, hoặc từ chối tham gia, trẻ tử vong thì ghi chú lại và gạch ngang những tháng còn lại.

A) Người giám sát (tần xuất) 1. Cán bộ PTV (quý) 2. Cán bộ giám sát tuyến trên (Ngẫu nhiên)B) Phương pháp kiểm tra: Số lượng bà mẹ tương ứng với số trong sổ A3 và sổ Chương trình Dinh dưỡng Quốc giaC) Bảng kiểm 1. Điền đủ thông tin tuyên truyền viên, tổ, thôn, đội; 2. Điền đúng và đủ tháng tuổi của trẻ hàng tháng

Hướng dẫn sử dụng Mẫu Y1

M ục đích

Thứ tự và cách điền phiếu

Ki ểm tra/ giám sát, hỗ trợ

Page 47: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

47

Tỉnh:.......................................... Xã/ phường:.......................................

Quận/ huyện:............................ Thôn/ tổ/ đội:.......................................

Họ và tên tuyên truyền viên:…………………………………………….

Tháng 6 Tháng 12 Tháng 6 Tháng 12 Tháng 6 Tháng 12

(1) (2)

1 Số phụ nữ có thai 7-9 tháng

2 Số bà mẹ mới sinh trong tháng

3 Số bà mẹ có trẻ 0 - 4 tháng 29 ngày

4 Số bà mẹ có trẻ 5 - 5 tháng 29 ngày

5 Số bà mẹ có trẻ 6 - 11 tháng 29 ngày

6 Số bà mẹ có trẻ 12 - 23 tháng 29 ngày

7 Số bà mẹ có trẻ đúng 24 tháng

8 Số giấy mời đã phát

* Chú ý: Phiếu này do tuyên truyền viên giữ và điền 2 lần 1 năm để thông báo cho cán bộ PTV xã vào tháng 6 và tháng 12 (số l iệu của tháng 6 và tháng 12)

(3)

Tổng hợp theo dõi bà mẹ tại thôn/bản/ấp/tổ/đội*

Số

TTThống kê bà mẹ/ phụ nữ có thai

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

YB

Page 48: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

48

M ẫu phiếu Tổng hợp theo dõi bà mẹ tại thôn/bảnKý hiệu YB

Tổng hợp các đối tượng được theo dõiCung cấp thông tin cho Mẫu PYB

Tuyến/vị trí Thôn/bảnNgười thực hiện Tuyên truyền viênNguồn số liệu sử dụng

A3 và hoặc PEMC; nếu không có, tổng hợp từ Y1

Thời gian/ tần xuất Tháng 6 và tháng 12

Quản lý/ lưu trữ Mẫu YB do TTV tổng hợp và báo cáo với cán bộ PTV vào tháng 6 và tháng 12.

Điền mỗi cột sử dụng thông tin từ A3 và PEMC; nếu không có, tổng hợp từ Y1 vào tháng 6 hoặc tháng 12Số phụ nữ có thai 7-9 thángSố bà mẹ mới sinh trong thángSố bà mẹ có trẻ 0 - 4 tháng 29 ngàySố bà mẹ có trẻ 5 - 5 tháng 29 ngàySố bà mẹ có trẻ 6 - 11 tháng 29 ngàySố bà mẹ có trẻ 12 - 23 tháng 29 ngàySố bà mẹ có trẻ đúng 24 thángSố giấy mời đã phátA) Người giám sát (tần xuất) 1. Cán bộ quản lý dự án MTBT (tháng) 2. Cán bộ giám sát tuyến trên (Ngẫu nhiên)B) Phương pháp kiểm tra: 1. Số lượng đối tượng khớp với sổ A3 và PEMC hoặc Y1

M ục đích

Thứ tự và cách điền phiếu

Ki ểm tra/ giám sát, hỗ trợ

Hướng dẫn sử dụng Mẫu YB

Page 49: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

49

►5 Kết thúc bài h ọc (3 phút)

� Chiếu lại mục tiêu bài học để điểm lại xem đã thực hiện đầy đủ chưa � Hỏi HV có câu hỏi nào không � Cảm ơn HV đã tham gia

Page 50: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

50

Phần 2

TRUYỀN THÔNG

THAY ĐỔI HÀNH VI

Page 51: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

51

BÀI 4. TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI

Mục tiêu bài h ọc

1. Nhận rõ khái niệm cơ bản về hành vi và TTTĐHV 2. Giải thích được các bước thay đổi hành vi 3. Mô tả được các can thiệp & chiến lược TTTĐHV ở các cấp độ khác nhau

Phương pháp: Trò chơi, động não, thuyết trình

Phương ti ện và tài li ệu

� Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo � Bảng trắng � 4 bộ thẻ màu khác nhau có ghi các bước thay đổi hành vi � 1 bộ thẻ màu có ghi các tác động của truyền thông lên các bước thay đổi hành vi � Bảng lật Bài 4 (BL 4.1-4.5)

Chuẩn b ị trước khi gi ảng � Đọc trước nội dung bảng lật

Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian

(phút)

►1 Giới thiệu mục tiêu bài học 2

►2 Thảo luận khái niệm “hành vi sức khỏe” 5

►3 Thảo luận khái niệm “truyền thông thay đổi hành vi” 10

►4 Thảo luận về các bước thay đổi hành vi, các cấp độ can thiệp thay đổi hành vi

10

►5 Kết thúc bài học 3

Tổng s ố thời gian 30

Page 52: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

52

Hướng d ẫn gi ảng

►1 Giới thi ệu mục tiêu bài h ọc: BL 4.1 ►2 Thảo lu ận khái ni ệm “hành vi s ức kh ỏe “

Phương pháp: Động não, thuy ết trình ng ắn

� Câu hỏi: “Các anh/chị hiểu hành vi sức khỏe là gì” � Chiếu bảng lật 4.2 và trình bày khái niệm về hành vi sức khỏe � Đề nghị HV cho một vài ví dụ về hành vi có lợi/ có hại cho sức khỏe trong NDTN BL 4.2

Hành vi s ức kh ỏe

• Hành vi sức khỏe là những thói quen, việc làm hàng ngày ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sức khoẻ.

• Hành vi sức khỏe chịu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái, môi trường, xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị.

• Hành vi bao gồm các hợp phần quyết định dẫn đến hành vi: Kiến thức, Thái độ, Niềm tin và Thực hành.

• Có những hành vi có lợi cho sức khỏe, có những hành vi có hại cho sức khỏe

3

BL 4.2

►3 Thảo lu ận khái ni ệm “Truy ền thông thay đổi hành vi”

Phương pháp: Trò ch ơi, Thuy ết trình ng ắn

� Hướng dẫn HV chơi trò chơi “Tôi có làm”

� Nói với HV: Chúng ta đều biết “rửa tay” trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là

hành vi tốt cho sức khỏe vậy xin hỏi các bạn:

• Trong lớp ta có ai thường xuyên rửa tay trước khi ăn xin mời đứng lên

• Trong số những HV có thói quen rửa tay trước khi ăn (đang đứng), những

ai hôm qua không rửa tay trước khi ăn ? Nếu có, xin mời ngồi xuống

• Trong số các bạn đang đứng, trong tuần qua có lúc nào bạn “quên” rửa tay

trước khi ăn ? Nếu có, xin mời ngồi xuống

Page 53: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

53

� Đề nghị 1-2 người trong số những người có thực hiện rửa tay trước khi ăn

nhưng không đều, trả lời câu hỏi : Tại sao ngày hôm qua (tuần qua…) bạn

lại không rửa tay trước khi ăn?

� Viết mọi câu trả lời lên bảng

� Hỏi cả lớp: Qua trò chơi này bạn rút ra kết luận gì ?

� Ghi lại mọi ý kiến phản hồi của HV và kết luận

� Ý ngh ĩa của trò ch ơi: Tất cả lớp đều biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi

vệ sinh là một hành vi có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng thực

hiện và nhiều người có thực hiện nhưng dễ dàng bỏ qua không thực hiện

nếu gặp trở ngại hoặc khó khăn cản trở. Vì vậy để một người thay đổi, hoặc

làm theo một hành vi mới, chỉ cung cấp kiến thức cho họ là chưa đủ mà còn

phải theo dõi để hỗ trợ kịp thời khi có khó khăn, cản trở phát sinh trong quá

trình duy trì hành vi mới của đối tượng

� Kết lu ận: Mục đích của tất cả các hoạt động TTTĐHV không chỉ nhằm tăng

kiến thức mà phải đảm bảo kiến thức biến thành hành động nghĩa là hành vi

được thay đổi và được duy trì

� Chiếu bảng lật 4.3 và trình bày quá trình thay đổi hành vi của cộng đồng

BL 4.3

4

BL 4.3

Quá trình thay đổi hành vi c ủa cộng đồng

Chuẩn mực cộng đồng

Hành động

Kiến thức

Page 54: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

54

� Giải thích thêm:

Nếu ít nhất 70-80% người dân trong cộng đồng cùng thực hiện hành vi mới cho tới khi nó trở thành một thói quen, chuẩn mực mới của cộng đồng, khi đó chúng ta có thể coi chương trình TTTĐHV là thành công.

Ví dụ trong cộng đồng luôn có 80% các bà mẹ cho con bú ngay giờ đầu sau sinh; 80% các bà mẹ NCBSMHT trong 6 tháng đầu... thì các thực hành này đã trở thành những chuẩn mực của cộng đồng và có thể nói rằng chương trình NCBSM đã thành công.

►4 Thảo lu ận về Các bước thay đổi hành vi và can thi ệp phù h ợp

Phương pháp: Trò ch ơi, thuy ết trình ng ắn

Trò ch ơi xếp th ẻ

� Nói với HV: trong tay tôi có bốn bộ thẻ giống nhau trong đó mỗi tấm thẻ có viết một bước thay đổi hành vi. Các bạn sẽ có ba phút thảo luận theo nhóm để xếp các thẻ theo thứ tự các bước thay đổi hành vi và dán lên bảng.

� Phát cho mỗi nhóm một bộ thẻ và các nhóm bắt đầu thảo luận � Đề nghị một nhóm lên giải thích tại sao lại xếp như vậy. � GV khen ngợi nhóm nào xếp đúng. Đối với những tấm thẻ xếp chưa đúng thì

vừa chỉnh lại vừa giải thích tại sao.

Page 55: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

55

BL 4.4

Đã biết

Chưa biết

Làm th ử - Đánh giá

Duy trì hành vi m ới

Có ý định thay đổi

Từ bỏ

11. Theo dõi, h ỗ trợ & khuy ến khích duy tr ì hành vi 10. Tổng k ết kinh nghi ệm & đưa ra quy ết định

9. Cung c ấp/hỗ trợ các ngu ồn lực cần thi ết. 8. Giải quy ết các khó kh ăn cản tr ở 7. Thảo lu ận vi ệc th ực hi ện & phân tích động l ực/cản tr ở

6. Nêu gương ng ười tốt vi ệc tốt 5. Khuy ến khích, động viên 4. Bổ sung thêm ki ến th ức và k ỹ năng

3. Cung c ấp thông tin c ơ bản 2. Giải thích/phân tích l ợi hại của hành vi 1. Tìm hi ểu đối tượng đã biết, tin và làm gì

Các ho ạt động can thi ệp của TTV

CÁC BƯỚC THAY ĐỔI HÀNH VI VÀ CAN THI ỆP CỦA TTV

Page 56: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

56

� Đưa ví dụ câu chuyện của mẹ Lan

Bước 1 - Chưa biết: Mẹ Lan không biết rằng trong sữa có tới 88% là nước nên

thường cho trẻ uống thêm nước đặc biệt khi trời nóng. Trong trường hợp này,

TTV nên nói cho bà mẹ biết sữa mẹ đã có nhiều nước lắm rồi (88% là nước)

không sợ trẻ bị khát đâu

Bước 2 - Đã biết: Mẹ Lan biết là sữa mẹ có đủ nước nhưng vẫn cho trẻ uống vài

thìa nước sau mỗi bữa bú để làm “sạch miệng”. TTV phải hỏi bà mẹ tại sao làm

như vậy và bổ sung kiến thức cho bà mẹ là sữa mẹ có nhiều kháng thể nên trẻ

không cần phải “tráng miệng” và trẻ nhỏ chưa có răng nên không sợ sữa “đóng

cặn” làm hại răng …

Bước 3 - Có ý định thay đổi (chuẩn bị thay đổi): Mẹ Lan đã biết rằng trẻ không

cần uống thêm nước vì bất cứ lý do gì và cũng muốn thay đổi hành vi nhưng ông

chồng và bà mẹ chồng không đồng ý và luôn luôn bắt mẹ phải “tráng miệng” cho

bé sau mỗi lần bú và phải cho bé uống thêm nước khi trời nóng…TTV phải hỏi rõ

và động viên mẹ Lan đồng thời nghĩ đến việc gặp gỡ gia đình để giải thích và vận

động họ trong việc hỗ trợ, ủng hộ mẹ Lan làm theo hành vi có lợi cho bé

Bước 4 - Làm th ử - Đánh giá : Mẹ Lan với sự đồng ý của gia đình đã thực hiện

không cho trẻ uống nước “tráng miệng” sau mỗi bữa bú và cho trẻ bú nhiều hơn

khi trời nóng… Cả nhà sẽ thấy bé không làm sao và phát triển tốt

Bước 5- Duy trì hành vi m ới/Từ bỏ: Thông thường khi thực hiện hành vi mới,

nếu có khó khăn phát sinh sẽ dễ dẫn tới “từ bỏ”. Ví dụ, vẫn trường hợp của mẹ

Lan không cho con uống nước được mấy ngày thì có người họ hàng đến thăm và

nói rằng nên cho trẻ uống thêm nước hoa quả để bổ sung vitamin cho trẻ. Mẹ Lan

rất phân vân không biết có nên làm theo không. TTV luôn phải theo dõi (gói dịch

vụ quản lý NCBSM) để kịp thời phát hiện những phân vân, lo lắng (khó khăn nẩy

sinh) như vậy để giải thích kịp thời cho mẹ Lan và gia đình hiểu rằng, sữa mẹ rất

đầy đủ chất kể cả vitamin... Mặt khác dạ dày của trẻ rất nhỏ nếu uống thêm nước

hoa quả thì trẻ sẽ bú ít đi; điều này vừa ảnh hưởng đến sự tiết sữa của mẹ vừa

nguy hiểm cho trẻ vì dễ bị đi ngoài …

Page 57: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

57

Giảng viên k ết lu ận: Qua trường hợp của mẹ Lan ta thấy TTTĐHV ngoài việc

tìm hiểu đối tượng đang ở bước nào để tuyên truyền, hỗ trợ cho phù hợp mà điều

quan trọng là TTV cần theo dõi biết được “động lực” và “khó khăn” phát sinh trong

quá trình thay đổi hành vi để kịp thời hỗ trợ giúp đỡ đối tượng duy trì hành vi mới

một cách bền vững.

� Nói với HV: Truyền thông ở các cấp khác nhau cũng cần có cách tiếp cận và hình thức tuyên tuyền vận động khác nhau.

� Chiếu bảng lật 4.5 và trình bày các can thiệp TTTĐHV ở các cấp độ khác nhau

BL 4.5

BL 4.5 Các can thi ệp TTTĐHV ở các c ấp độ khác nhau

� GV giải thích thêm: Để đảm bảo thay đổi bền vững hành vi của cá nhân cũng như của cộng đồng, chúng ta cần tiếp cận ở các cấp độ khác nhau với chiến lược khác nhau. Có bốn cấp độ cần tiếp cận và can thiệp khác nhau đó là: cấp hoạch định chính sách; tại cơ sở y tế, tại cộng đồng và tại hộ gia đình.

Cấp độ đầu tiên c ần can thi ệp là chính sách : Chính sách ở đây có thể được hiểu là Luật, Nghị định, Quy định … (Luật an toàn giao thông-quy định đội mũ bảo hiểm, Nghị định 21 qui định về các sản phẩm thay thế sữa mẹ…) Nếu có một chính sách tốt thì sẽ tạo môi trường thuận lợi cho việc thay đổi hành vi.

Page 58: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

58

Cấp độ thứ hai được diễn ra Tại cơ sở y tế: Cán bộ y tế được xem như một nguồn thông tin đáng tin cậy. Vì vậy những người cung cấp các dịch vụ y tế phải là những người có kiến thức, có kỹ năng và có một thái độ tích cực để thực hiện tốt việc cung cấp dịch vụ. Vì vậy, cán bộ y tế ở cộng đồng & ở cơ sở y tế cần được đào tạo mới & đào tạo lại.

Cấp độ thứ ba là Cấp độ cộng đồng: Mặc dù có chính sách tốt, có dịch vụ y tế tốt vẫn chưa thể đảm bảo TTTĐHV thành công. Vì bất kỳ một hành vi nào muốn trở thành một thói quen của cộng đồng thì phải được cộng đồng chấp nhận, tham gia, duy trì cho đến khi nó dần dần trở thành một chuẩn mực mới. Để làm được việc đó cần phải thay đổi được tập quán cũ của cộng đồng và hình thành tập quán mới, thói quen mới.

Cuối cùng là C ấp hộ gia đình , mỗi cá nhân cần thực hiện tốt hành vi mới, thói quen mới trước sao cho cả cộng đồng thực hiện và duy trì hành vi đó như vậy hành vi mới đó mới trở thành tập quán và chuẩn mực của cộng đồng. Vì vậy, TTTĐHV ở cấp hộ gia đình là khâu quyết định sự thành công của cả chương trình bởi vì dù có môi trường dịch vụ tốt, chính sách hỗ trợ tốt nhưng mỗi cá nhân trong hộ gia đình không thay đổi hành vi, không sử dụng dịch vụ, thì chương trình sẽ thất bại.

� Kết lu ận: Muốn chương trình TTTĐHV thành công thì cần tác động vào cả bốn cấp độ nói trên với cùng một thông điệp xuyên suốt từ hộ gia đình, cộng đồng đến cơ sở y tế và cấp hoạch định chính sách. Trong đó vai trò của TTV là vô cùng quan trọng vì họ là người trực tiếp tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi ở cấp hộ gia đình.

� Ví dụ: thông điệp “Tất cả trẻ sinh ra đều được bú mẹ ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh” ngoài việc cung cấp kiến thức cho bà mẹ và cộng đồng biết lợi ích của việc cho trẻ bú mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh mà còn phải quán triệt cán bộ y tế (tại phòng sinh) phải tạo điều kiện cho con luôn được nằm với mẹ đồng thời phải hỗ trợ bà mẹ cho con bú đúng cách ngay trong bữa bú đầu tiên sau sinh… Đối với cấp Chính sách cũng phải “xử nghiêm” các trường hợp quảng cáo và bán sữa trong cơ sở y tế, mang sữa khi đi sinh.

►5 Kết thúc bài h ọc � Tóm tắt bài học : chiếu lại mục tiêu bài học để cùng điểm lại những nội dung đã học � Hỏi HV có câu hỏi nào không � Cảm ơn HV đã tham gia

Page 59: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

59

BÀI 5 KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG TỐT

TRUYỀN THÔNG TRỰC TIẾP VỀ NDTN TẠI CỘNG ĐỒNG

Mục tiêu bài h ọc

1. Mô tả được 3 nhóm kĩ năng cơ bản trong truyền thông trực tiếp về NDTN

2. Biết được các tài liệu truyền thông do dự án A&T cung cấp

Phương pháp: Trò chơi, động não, thuyết trình

Phương ti ện và tài li ệu

� Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo � Bảng trắng � Bài tập tình huống 5.1 � Bảng kiểm kỹ năng � Bảng lật/PPT bài 5 (BL 5.1-5.7)

Chuẩn b ị trước khi gi ảng � Đọc kỹ bảng lật trước

Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian

(phút)

►1 Giới thiệu mục tiêu bài học 2

►2 Kỹ năng cơ bản trong truyền thông trực tiếp 30

►3 Kết thúc bài học 3

Tổng s ố thời gian 35

Page 60: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

60

Hướng d ẫn gi ảng ►1 Giới thi ệu mục tiêu bài h ọc (BL 5.1) ►2 Các kỹ năng c ơ bản trong truy ền thông tr ực ti ếp (30 phút)

Phương pháp: Làm vi ệc nhóm, Trò ch ơi, Động não, Thuy ết trình ng ắn

� Hỏi HV: Là cán bộ cộng đồng, anh/chị đều đã tham gia tuyên truyền vận động bà con trong thôn xã về một chủ đề nào đó, vậy theo kinh nhiệm của anh chị, để trở thành một cán bộ truyền thông tốt cần phải có những kỹ năng gì?

� Ghi lại mọi ý kiến của HV theo nhóm các ý kiến giống nhau.

� Nhận xét chung, khen ngợi và nói “Để trở thành một cán bộ truyền thông tốt, chúng ta cần có rất nhiều kiến thức và kỹ năng như các anh chị đã đưa ra. Để dễ nhớ chúng ta sẽ qui lại làm ba nhóm kỹ năng chính để cùng phân tích và tìm hiểu như sau” :

Nhóm 1: Lắng nghe và thấu hiểu

Nhóm 2: Quan sát

Nhóm 3: Cung cấp thông tin và tạo nhu cầu

Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu

� Yêu cầu 2 HV tình nguyện đóng vai.

� Nói riêng với hai người tình nguyện: 1 người đóng vai người nói và một người đóng vai người nghe.

o Lần 1: người nói kể một chuyện gì đó. Người nghe không chú ý lắng nghe (mắt nhìn đi chỗ khác, nghe điện thoại hoặc nhắn tin…) người nói thấy chán và không nói nữa.

o Lần 2: Người nói kể vẫn câu chuyện đó, người nghe nhìn người nói chăm chú và rất hào hứng, hỏi lại, nói những từ đệm …

o Mỗi tình huống kéo dài 2 phút (nên chuẩn bị trước khi vào giờ học)

� Hai người tình nguyện đóng vai trước lớp và cả lớp quan sát � Khi đóng vai đã kết thúc, GV đặt câu hỏi lần lượt cho từng người

o Hỏi người nói: Bạn cảm thấy thế nào trong tình huống 1?, tình huống 2 ? o Hỏi người nghe: Bạn thu ghi nhận được gì trong tình huống 1? Tình huống 2?

� Ghi các ý kiến của HV lên bảng và nhận xét: Nếu chăm chú lắng nghe, người nói sẽ tin tưởng và hứng thú nói nhiều hơn giúp bạn thu được nhiều thông tin hơn

Page 61: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

61

� Kết lu ận: Cách nghe trong tình huống 2 ta gọi là “Lắng nghe tích cực”. Trong truyền thông trực tiếp “ lắng nghe tích cực” sẽ giúp bạn “thấu hiểu” được vấn đề của đối tượng và sẽ đưa ra được những lời khuyên thích hợp với hoàn cảnh của đối tượng. Chiếu bảng lật 5.2 và tóm tắt ý nghĩa của kĩ năng “lắng nghe và thấu hiểu” trong truyền thông trực tiếp về NDTN cho bà mẹ

BL 5.2

Kỹ năng l ắng nghe và th ấu hi ểu

• Lắng nghe cẩn thận để thu thập thông tin về cácthực hành NDTN của bà mẹ.

• Biểu lộ sự chú ý và khích lệ bà mẹ chia sẻ suynghĩ và cảm nhận của họ

• Hỏi lại những điều chưa hiểu hoặc nhắc lạinhững điểm chính bà mẹ vừa trao đổi

• Sử dụng hiệu quả các giao tiếp không lời.• Tránh dùng từ phán xét• Sử dụng nhiều câu hỏi mở.

BL 5.2

� Nói vói HV : trong quá trình lắng nghe, để hiểu tường tận vấn để của đối tượng cán bộ truyền thông cần phải hỏi qua hỏi lại vì vậy kỹ năng đặt câu hỏi cũng rất quan trọng. Chúng ta cùng thảo luận về một số loại câu hỏi thường dùng.

� Đề nghị cả lớp chơi trò chơi “Tôi làm nghề gì” � Hướng dẫn HV chơi: Mời một HV lên bảng đứng quay lưng lại phía lớp học . Dán

sau lưng người ấy 1 mảnh giấy nói rõ họ làm nghề gì ví dụ “giáo viên”, “bác sĩ” “công an”...Cả lớp nhìn thấy biết họ là ai nhưng riêng người đó thì không biết mình là ai vì thế họ phải hỏi cả lớp xem mình là ai với điều kiện lần đầu chỉ được hỏi ba câu hỏi đóng? Nếu chưa tìm ra câu trả lời đúng thì sẽ được hỏi thêm một số câu hỏi bất kỳ để biết mình là ai? Khi người này đặt câu hỏi thì giảng viên ghi lại tất cả câu hỏi của người chơi

� Mời thêm 1-2 người chơi nữa và viết toàn bộ các câu hỏi của họ lên bảng � Cám ơn mọi người và nhận xét, phân tích các câu hỏi đã đưa ra � Kết lu ận: Có rất nhiều loại câu hỏi để ta khai thác thông tin những điều quan trọng là

cách đặt câu hỏi thế nào cho phù hợp và hiệu quả nhất.

Page 62: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

62

o Khi cần khai thác thông tin thì nên đặt các câu hỏi mở (Tại sao? Thế nào? Làm gì? Ở đâu?...)

o Khi muốn khẳng định xem thông tin nghe được có đúng không? thì nên hỏi câu hỏi đóng (chỉ có một cách trả lời là “có” hoặc “không”, “đúng” hoặc “sai” ) .

� Cách đưa ra câu hỏi cũng rất quan trọng trong việc khuyến khích đối tượng trả lời thật. Trong TTTĐHV tại cộng đồng thì cần biết cách đặt câu hỏi như thế nào để thu được hiệu quả cao nhất. Chiếu bảng lật 5.3

BL 5.3

Cách đặt câu h ỏi

Nhằm tìm hiểu đối tượng về trạng thái tình cảm, hoàn cảnh và hành vi của họ (xem họ biết gì, tin gì, làm gì)

• Hỏi từng câu hỏi một• Hỏi câu hỏi ngắn gọn và rõ ràng• Hỏi câu hỏi thích hợp• Dùng câu hỏi mở để giúp đối tượng nói về trạng

thái tình cảm, hoàn cảnh và hành vi của họ (xem họ biết gì, tin gì, làm gì)

• Tránh sử dụng câu hỏi dẫn dắt.

BL 5.3

� Lưu ý thêm

Các câu hỏi phải liên quan đến chủ đề truyền thông ; không nên hỏi do tò mò các vấn đề không liên quan khác

Sử dụng các câu hỏi mở càng nhiều càng tốt khi tìm hiểu vấn đề của đối tượng và đưa ra câu hỏi đóng để xác nhận những điều đối tượng đã nói

Không nên đặt các câu hỏi dẫn dắt. Ví dụ “Chị cho con chị bú sữa mẹ hoàn toàn à?” Thay vào đó, nên hỏi bà mẹ “Chị cho con bú như thế nào?”

Kỹ năng quan sát

� GV hướng dẫn trò chơi: Tìm nhạc trưởng:

Page 63: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

63

� Yêu cầu có 1 tình nguyện viên (để tìm nhạc trưởng) Mời người này ra khỏi phòng

và nói với họ: khi vào phòng bạn hãy quan sát mọi người đang làm gì và chỉ ra

được người “trưởng trò” - đó chính là “Nhạc trưởng”

� Trong phòng, đề nghị mọi người đứng thành vòng tròn và cử ra một người làm

“nhạc trưởng” người này sẽ làm các động tác mà những người còn lại phải làm

theo. Mọi người phải khéo léo quan sát nhạc trưởng để làm theo động tác của

nhạc trưởng.

� Giảng viên đề nghị mọi người đi vòng tròn vừa đi vừa hát và nhạc trưởng bắt đầu

thực hiện các động tác; ví dụ : gãi đầu, gật đầu,... và mỗi lần làm như vậy thì

người chơi cùng làm theo.

� Gọi tình nguyện vào và bắt đầu quan sát để tìm ”nhạc trưởng” chỉ được đoán

nhiều nhất là ba lần (tìm nhạc trưởng) nếu không đúng sẽ dừng, nếu đúng thì

nhạc trưởng sẽ thế vào chỗ người đó.

� Giải thích: Trong trò chơi này, chúng ta đã thực hành cách quan sát. Bây giờ các

anh chị hãy động não về cách quan sát có hiệu quả.

� Ghi các ý kiến của HV lên bảng và nhận xét, khen ngợi

� Chiếu bảng lật 5.4 và 5.5 trình bày cách quan sát có hiệu quả, nhấn mạnh những

điều nên và không nên làm khi quan sát

BL 5.4

Cách quan sát có hi ệu qu ả

• Quan sát tỷ mỷ các khía cạnh: nét mặt, cử chỉ, phản ứng, hành vi, hoàn cảnh, tình trạng của trẻ...

• Chọn vị trí hợp lý • Cần quan sát tế nhị, lịch sự, liên tục, thái độ

động viên và khích lệ• Khách quan, không đánh giá theo suy nghĩ chủ

quan

BL 5.4

Page 64: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

64

BL 5.5

Những điều không nên làm khi quan sát

• Thờ ơ, hờ hững, thiếu tập trung cho việc quan sát.

• Soi mói với ánh mắt thiếu thiện cảm, không tế nhị.

• Các ngôn ngữ không lời tỏ ra thiếu tôn trọng, thiếu lịch sự

BL 5.5

Kỹ năng cung cấp thông tin và tạo nhu cầu trong truyền thông trực tiếp

Phương pháp: Trò ch ơi, thuy ết trình ng ắn

� Trò chơi : “Tôi đi mua sắm” (nếu còn thời gian hoặc cần thay đổi không khí lớp học)

� Luật chơi: giả sử cả lớp là một “Trung tâm thương mại” trong đó mỗi bàn là một quầy hàng: ví dụ Bàn 1 bán đồ gia dụng (nồi, niêu, bát, đĩa...) ; Bàn 2 bán quần áo ; Bàn 3 bán hoa quả ; .... Mỗi bàn sẽ phân công 1 người bán hàng và 1 người mua hàng, những người còn lại sẽ quan sát. Nhiệm vụ chính của mỗi vai như sau:

o Người mua: hỏi mua một món hàng và mặc cả sao cho mua được giá rẻ nhất o Người bán hàng sẽ đưa ra mọi lời “quảng cáo” cho món hàng đó để bán được

với giá cao nhất o Trò chơi kết thúc khi hai người đạt được giá thỏa thuận o Người quan sát: khi trò chơi kết thúc, cho cả lớp biết mình quan sát được gì , kỹ

năng “cò kè” của người bán như thế nào

� Hỏi học viên rút ra bài học gì qua trò chơi này?

� Tóm tắt các ý kiến của HV và phân tích

Page 65: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

65

� Kết lu ận: Trong truyền thông trực tiếp cá nhân, việc cung cấp thông tin và tạo nhu cầu cũng diễn ra tương tự như vậy. Nó là một quá trình “thương thuyết” với đối tượng, đưa ra những thông tin phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của đối tượng để họ vui vẻ chấp nhận

� Chiếu bảng lật 5.6 và trình bày về kỹ năng cung cấp thông tin và tạo nhu cầu.

BL 5.6

Kĩ năng cung c ấp thông tin và tạo nhu c ầu

Cung c ấp thông tin• Tạo bầu không khí thân mật & tin tưởng khi giao tiếp• Chấp nhận những điều mà bà mẹ nghĩ và cảm nhận – không phán xét• Cung cấp thông tin cụ thể và thích hợp• Sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu• Khuyến khích bà mẹ đặt câu hỏi để làm rõ những điều còn nghi ngờTạo nhu c ầu:• Xác định động lực thúc đẩy khách hàng đến phòng tư vấn “Mặt trời bé

thơ”• Xác định các khó khăn cản trở khách hàng đến phòng tư vấn “Mặt trời

bé thơ”• Sử dụng động lực để khuyến khích khách hàng đến phòng tư vấn “Mặt

trời bé thơ”• Thảo luận giải pháp giúp khách hàng khắc phục các khó khăn cản trở• Thăm hộ gia đình thường xuyên để vận động khách hàng sử dụng dịch

vụ của phòng tư vấn

BL 5.6

� Nói với HV: Ngoài ba nhóm kỹ năng chính nói trên (kỹ năng lắng nghe thấu hiểu, quan sát và cung cấp thông tin và hỗ trợ), việc sử dụng tranh tư vấn cũng rất quan trọng vì như cổ nhân đã nói “Trăm nghe không bằng một thấy”. Dự án A&T sẽ cung cấp một số tài liệu, tranh ảnh truyền thông về NDTN cho các TTV. Vì vậy TTV cần nắm được cách sử dụng các tài liệu này một cách hiệu quả nhất. Chiếu bảng lật 5.7 Danh mục các tài liệu truyền thông trong khuôn khổ dự án A&T

Page 66: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

66

BL 5.7

Tài li ệu truy ền thông

Tại cấp thôn:

• Thẻ mời bà mẹ

• Bài phát thanh

Tại cấp xã:

• Sổ theo dõi bà mẹ - trẻ em

• Tờ rơi

1

SL 5.7

GV giải thích:

- Thẻ mời bà mẹ: Mỗi TTV có trách nhiệm xác định các bà mẹ có thai và có con nhỏ nằm trong nhóm đối tượng sử dụng dịch vụ tại phòng tư vấn. Sau đó TTV phải phát thẻ mời và vận động các bà mẹ đến phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ”.

- Bài phát thanh: mỗi 2-3 tháng, TTV sẽ được nhận một đĩa CD có các thông điệp truyền thông phát trên hệ thống loa phát thanh thôn, xã.

- Sổ theo dõi bà mẹ - trẻ em: Trong lần đầu tiên đến phòng tư vấn, bà mẹ có thai hoặc có con nhỏ sẽ được đăng ký và nhận một quyển sổ theo dõi bà mẹ - trẻ em. TTV cần phải đảm bảo các bà mẹ sẽ giữ và sử dụng đúng sổ này.

- Tờ rơi: Khi đến phòng tư vấn, bà mẹ có thai hoặc có con nhỏ, ông bố và người chăm sóc trẻ sẽ được phát tờ rơi truyền thông với nhiều chủ đề khác nhau. Họ có thể tham khảo ý kiến của TTV về nội dung các tờ rơi khi về nhà.

►3 Kết thúc bài h ọc � Tóm tắt bài học : chiếu lại mục tiêu bài học để cùng điểm lại những nội dung đã học � Hỏi HV có câu hỏi nào không � Cảm ơn HV đã tham gia

Page 67: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

67

Phần 3

CÁC NỘI DUNG VỀ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ

Page 68: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

68

BÀI 6 CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ DINH DƯỠNG CHO PHỤ NỮ

MANG THAI VÀ ĐANG CHO CON BÚ

Mục tiêu bài h ọc

1. Nêu được những chăm sóc cần thiết cho bà mẹ trong thời kì mang thai

2. Nêu được những chăm sóc cần thiết đối với bà mẹ đang cho con bú

Phương pháp gi ảng: Trò chơi, động não, thuyết trình

Phương ti ện cần thi ết

� Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo � Bảng trắng � Bảng lật /PPT bài 6 (BL: 6.1-6.6)

Chuẩn bị trước khi gi ảng

� Đọc kỹ nội dung bảng lật trước khi giảng

Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian

(phút)

►1 Giới thiệu mục tiêu bài học 2

►2 Chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cho phụ nữ mang thai

20

►3 Chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ đang cho con bú 10

►4 Kết thúc bài học 3

Tổng s ố thời gian 35

Page 69: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

69

Hướng d ẫn gi ảng ►1 Giới thi ệu mục tiêu bài h ọc (BL 5.1) ►2 Chăm sóc dinh d ưỡng và s ức kh ỏe cho ph ụ nữ mang thai

Phương pháp: Trò ch ơi, Thuy ết trình ng ắn

Bước 1: Tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai

� Đề nghị cả lớp tham gia trò chơi “Tranh ghế”

o Xếp ghế vòng tròn, số lượng ghế ít hơn số HV một ghế

o Đề nghị tất cả HV đứng theo vòng tròn ghế

o Quản trò hát một bài hát và tất cả HV vừa vỗ tay, hát theo và chạy xung

quanh vòng tròn ghế. Quản trò đột ngột hô ”Dừng lại” thì mỗi HV phải ngồi

xuống một ghế. Ai tranh chậm, hết ghế thì bị phạt: Đeo một ba lô nặng trước

ngực, vừa chạy vừa hát ở lần tiếp theo.

o Chơi tiếp như vậy - hát và chạy, tranh ghế. Ai thua lại bị đeo ba lô như trên.

Thực hiện ba bốn lần thì kết thúc.

� Hỏi những người bị đeo ba lô: “Vừa đeo ba lô lại vừa hát vừa chạy thì thấy thế

nào?” (Thường mọi người trả lời: Vướng, mệt…)

� Kết luận Ý ngh ĩa của trò ch ơi: Giống như người “đeo ba lô ngược”, phụ nữ khi

mang thai cũng bị vướng, mệt như vậy trong suốt 9 tháng 10 ngày. Hơn nữa họ

cần phải có đủ năng lượng để nuôi cái thai phát triển tốt, vì thế họ cần được

chăm sóc đặc biệt

� Chiếu BL 6.2 : Tầm quan trọng của chăm sóc phụ nữ mang thai

Page 70: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

70

BL 6.2

Tầm quan tr ọng c ủa chăm sóc ph ụ nữtrong th ời kỳ mang thai

BL 6.2

Nguồn: Điều tra dinh dưỡng (2010) - VDD

Ở nước ta cứ 5 phụ nữ mang thai thì có 1 người bị SDD nên việc chăm sóc dinh dưỡng thời kì mang thai đóng vaitrò rất quan trọng để:

- Giúp bà mẹ có sức khỏe tốt và thai nhi phát triển khỏemạnh

- Giúp bà mẹ có sức khỏe tốt khi sinh đẻ

- Giúp bà mẹ có sức khỏe tốt để nuôi con bằng sữa mẹthành công

� Giải thích cho HV:

� 3 tháng đầu, thai nhi hình thành và phát triển các cơ quan tổ chức của cơ thể nên việc bổ sung các vi chất là rất quan trọng

� 3 tháng giữa, thai nhi phát triển về chiều dài nếu bà mẹ thiếu dinh dưỡng ở giai đoạn này nhiều khả năng dẫn đến con bị thấp còi từ thời kì bào thai

� 3 tháng cuối, thai nhi phát triển nhiều về cân nặng, mẹ tăng cân kém giai đoạn này thường dẫn đến con có cân nặng thấp.

� Kết luận: Chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cho bà mẹ khi mang thai vô cùng quan trọng vì giúp thai nhi phát triển tốt và tăng dự trữ năng lượng cho bà mẹ để bà mẹ có thể cho con bú tốt góp phần giảm tỉ lệ thấp còi ở trẻ

Bước 2: Chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai

� Hỏi HV: So với người phụ nữ bình thường, phụ nữ mang thai cần được ăn uống nghỉ ngơi như thế nào?

� Ghi ý kiến của học viên lên bảng – phân tích và tóm tắt các ý chính

� Chiếu và giải thích bảng lật 6.3

Page 71: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

71

BL 6.3: Ch ăm sóc dinh d ưỡng cho ph ụ nữ mang thai

Chăm sóc dinh d ưỡngcho ph ụ nữ mang thai

Bà mẹ mang thai cần Ăn no, Uống đủ & Ngủ tốt

• Ăn no:

– Ăn tăng lên về số lượng: ăn thêm 1 đến 2 bát cơm/ngày

– Ăn đủ chất (đủ 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn)

• Uống đủ: khoảng 1,5-2 lít nước/ngày

• Ngủ tốt: Đảm bảo ngủ đủ 8 giờ/ngày trong đó có những

quãng nghỉ ngắn vào giữa các buổi sáng, chiều

BL 6.3

� Nhấn mạnh: Ăn uống của người phụ nữ trong thời kỳ có thai là một trong những

yếu tố quyết định cho sự phát triển của bào thai, sự tạo sữa trong thời kỳ cho con bú và sự phát triển của trẻ sau khi sinh.

Phần đọc thêm

Nhu c ầu dinh d ưỡng c ủa phụ nữ khi có thai

Nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cao hơn khi chưa có thai

� Năng lượng: Theo khuyến nghị của FAO/WHO cho người Đông Nam Á năm 2005: 3 tháng giữa nên ăn nhiều hơn sao cho cung cấp năng lượng tăng là 360kcal/ngày (tương đương 1 bát cơm đầy và thức ăn hợp lý),

3 tháng cuối nên tăng 475kcal/ngày (tương đương 2 miệng bát cơm và thức ăn hợp lý).

� Protein: đặc biệt 3 tháng đầu cần cho việc tạo hình và xây dựng các tổ chức nội tạng trong cơ thể như tim, gan, phổi và nhất là tế bào thần kinh Nhu cầu: tăng 15g/ngày cho 6 tháng đầu và 18g/ngày cho 3 tháng cuối

� Chất béo: chiếm 20-25% tổng số năng lượng tức là khoảng 60g chất béo/ ngày (lấy từ nguồn dầu ăn và mỡ, bơ). Chất béo giúp tăng năng lượng và cung cấp các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K cần thiết cho cơ thể nói chung và khi có thai nói riêng

� Vitamin, chất khoáng và các yếu tố vi lượng

Vitamin A ngoài các tác dụng như sáng mắt, tăng đề kháng, còn có tác dụng tạo xương dài cho trẻ giúp trẻ có chiều cao tối đa theo tiềm năng

+ Vitamin D: giúp hấp thu và chuyển hóa can xi, tạo khung xương cho trẻ

Page 72: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

72

+ Vitamin C tăng đề kháng và hỗ trợ hấp thu sắt

+ Acid folic: tham gia tạo máu và ống thần kinh

+ Vitamin khác hỗ trợ hấp thu và tăng cường các chức phận cơ thể

+ Sắt: tham gia quá trình tạo máu- có nhiều trong tiết, thịt có màu đỏ, đậu tương, rau có màu xanh đậm.

+ Can xi: tham gia tạo khung xương

+ Kẽm: tham gia vào phát triển chiều cao của trẻ từ trong bào thai và tăng miễn dịch cho trẻ

Bước 3: Chăm sóc sức khỏe (y tế) cho bà mẹ mang thai

� Hỏi học viên: Ngoài chăm sóc về chế độ ăn uống cho bà mẹ , cần quan tâm

đến những vấn đề gì nữa ?

� Ghi các ý kiến trả lời lên bảng

� Chiếu BL 6.4 và tóm tắt

BL 6.4

Chăm sóc dinh d ưỡng & s ức kh ỏecho ph ụ nữ mang thai

• Chăm sóc thai nghén:– Khám thai định k ỳ : ít nhất 3 lần (mỗi quý một lần)– Tiêm phòng u ốn ván: tiêm đủ 2 mũi theo hướng dẫn của cán

bộ y tế– Uống viên s ắt/ axít folic: Uống viên sắt ngay từ khi biết mình

có thai cho đến sau khi sinh 1 tháng ( theo chỉ dẫn của bác sĩ) – Theo dõi cân n ặng: Từ khi mang thai đến lúc sinh bà mẹ tăng

được khoảng từ 10-12 kg.

• Tư vấn dinh d ưỡng trong khi mang thai• Cung c ấp ki ến th ức NCBSM• Chăm sóc vú : để đảm bảo sự thông tia sữa sau đẻ.

BL 6.4

►3 Tìm hi ểu về chăm sóc dinh d ưỡng cho bà m ẹ đang cho con bú

Phương pháp: Động não, Thuy ết trình ng ắn

� Hỏi HV: Bà mẹ đang cho con bú cần được chăm sóc dinh dưỡng như thế nào?

Page 73: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

73

� Ghi ý kiến của HV lên bảng

� Tóm tắt ý kiến của HV

� Chiếu và trình bày BL 6.5

Dinh d ưỡng cho bà m ẹđang cho con bú

• Ăn uống đầy đủ, ăn nhiều loại thức ăn: bà mẹ đang cho con bú cầnăn thêm 2-3 bát cơm/ngày với thịt, cá, dầu.

• Uống nhiều nước - ít nhất 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.

• Sau sinh uống Vitamin A, 1 liều duy nhất sau sinh theo hướng dẫncủa CBYT

• Tiếp tục uống viên sắt đến hết tháng đầu sau sinh

• Cần được nghỉ ngơi hợp lý và luôn ở gần con để cho bé bú theonhu cầu

• Không uống rượu, bia, chè đặc, cà phê. Không hút thuốc

• Không sử dụng thuốc khi chưa có hướng dẫn của CBYT

BL 6.5

►4 Kết thúc bài h ọc

� Tóm tắt bài giảng chiếu bảng lật 6.6

BL 6.6

Tóm t ắt: Ch ăm sóc dinh d ưỡng cho bàmẹ mang thai và đang cho con bú

Đối với bà m ẹ mang thai:• Ăn no (ăn thêm 1-2 bát/ngày) – Uống đủ - Ngủ tốt• Theo dõi cân nặng: từ khi mang thai đến khi đẻ bà mẹ cần tăng

được 10 -12 kg

• Uống viên sắt hàng ngày trong suốt thời kì mang thai• Tiêm phòng uốn ván đủ liều

Đối với bà m ẹ đang cho con bú• Ăn no (ăn thêm 2-3 bát/ngày) - Uống đủ - Ngủ tốt• Mẹ luôn được ở gần con trong suốt 6 tháng đầu đảm bảo NCBSM

hoàn toàn

• Uống vitamin A một liều duy nhất sau sinh

• Tiếp tục uống viên sắt đến hết tháng thứ nhất

BL 6.6

Page 74: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

74

.

� Chiếu lại mục tiêu bài học xem đã thực hiện đủ chưa

� Hỏi xem HV còn câu hỏi nào về bài học.

� Cảm ơn HV đã tham gia

Page 75: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

75

BÀI 7 THEO DÕI SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA TRẺ

Mục tiêu bài gi ảng

1. Nêu được tầm quan trọng của việc theo dõi tăng trưởng của trẻ

2. Biết được các loại biểu đồ tăng trưởng và cách chấm biểu đồ

3. Biết cách sử dụng biểu đồ tăng trưởng để tư vấn về NDTN cho bà mẹ và người chăm sóc trẻ tại cộng đồng

Phương pháp: Động não, thuyết trình, thực hành đóng vai

Phương ti ện và tài li ệu

� Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo

� Bảng trắng

� Biểu đồ tăng trưởng

� Thẻ màu

� Bảng lật: 7.1- 7.3

� Bài tập tình huống 7.1, 7.2, 7.3

Chuẩn bị trước khi gi ảng

� Đọc kỹ nội dung bảng lật trước khi giảng

Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian

(phút)

►1 Giới thiệu mục tiêu bài học 2

►2 Tầm quan trọng của việc theo dõi sự tăng trưởng của trẻ

5

►3 Biểu đồ tăng trưởng - Theo dõi sự tăng trưởng của trẻ 5

►4 Thực hành chấm biểu đồ và đọc biểu đồ trong tư vấn cho bà mẹ

25

►5 Kết thúc bài học 3

Tổng s ố thời gian 40

Page 76: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

76

Hướng d ẫn gi ảng ►1 Giới thi ệu mục tiêu bài h ọc BL 7.1 ►2 Tầm quan tr ọng c ủa việc theo dõi t ăng tr ưởng c ủa trẻ

Phương pháp: Động não, Thuy ết trình ng ắn

� Hỏi HV:

o Làm thế nào để biết tình trạng dinh dưỡng của trẻ?

o Tại sao cần theo dõi sự tăng trưởng của trẻ ?

� Ghi ý kiến của học viên lên bảng/ giấy A0

� Chiếu BL 7.2

Tầm quan trọng của việc theo dõi tăng tr ưởng c ủa trẻ

• Theo dõi sự tăng trưởng của trẻ thông qua đo chiều cao và cân nặng giúp đánh giá chính xác tình trạng dinh dưỡng của trẻ

• Phát hiện sớm những biểu hiện bất thường về tình trạng dinh dưỡng của trẻ để có xử trí thích hợp

• Bà mẹ có thể tự theo dõi tình trạng dinh dưỡng của con mình để sớm phát hiện dấu hiệu SDD hay thừa cân -béo phì để đưa con đi tư vấn kịp thời

BL 7.2

� Nói với HV: Công cụ để theo dõi quá trình phát triển của trẻ là “Biểu đồ tăng trưởng”. Có rất nhiều loại biểu đồ tăng trưởng đã được phổ biến. Lưu ý hiện nay chỉ dùng loại biểu đồ tăng trưởng của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia – được giới thiệu dưới đây.

►3 Mô tả biểu đồ tăng tr ưởng

Phương pháp: Th ảo lu ận nhóm, Thuy ết trình ng ắn

� Đề nghị HV cho biết những biểu đồ tăng trưởng hiện nay họ đang sử dụng tại địa phương mình

� Đưa cho HV xem hai loại biểu đồ tăng trưởng (cân nặng/tuổi và chiều cao/tuổi) và nói rằng trong chương trình dinh dưỡng quốc gia hiện nay chỉ dùng loại biểu đồ này.

Page 77: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

77

� Giải thích thêm: Hiện nay Tổ Chức Y tế Thế giới có giới thiệu thêm một loại biểu đồ theo dõi tăng trưởng sử dụng số đo vòng cánh tay. Phương pháp theo dõi tăng trưởng bằng đo vòng cánh tay này thường dùng để sàng lọc nhanh trẻ SDD thể gày còm trong các chương trình can thiệp đặc biệt.

►4 Thực hành d ựa trên bi ểu đồ tăng tr ưởng c ủa trẻ để tư vấn cho bà m ẹ

Phương pháp: Th ảo lu ận nhóm

Bước 1: Thực hành chấm biểu đồ

� Nói với HV: Bây giờ các anh/chị sẽ thực hành cách chấm biểu đồ tăng trưởng. Chúng ta sẽ làm việc theo nhóm nên ai chưa từng sử dụng những biểu đồ này sẽ ngồi cùng với các bạn đã biết để học tập lẫn nhau.

� Chia HV ra làm ba nhóm

� Phát cho mỗi nhóm một BTTH (7.1; 7.2 và 7.3) và kèm theo một biểu đồ tăng trưởng phù hợp với BTTH (bé trai hoặc bé gái)

� BTTH 7.1 Đỗ Hoàng Quân sinh ngày 15/11/2004, cân nặng sơ sinh 3kg

Ngày 14/2/2005 Cân nặng 4,5 kg

15/3/2005 5 kg

13/4/2005 5,5

12/5/2005 5,5

10/6/2005 5,9

14/7/2005 6,2

13/8/2005 6,5

15/9/2005 7,0

10/10/2005 7,4

14/11/2005 8,0 � BTTH 7.2: Cháu Nguyễn Thị Ly sinh ngày 15/11/2004, cân nặng sơ sinh

3,5kg

Ngày 14/2/2005 cân nặng 4,5 kg

15/3/2005 5 kg

13/4/2005 5 kg

12/5/2005 5 kg

10/6/2005 4,5 kg

14/7/2005 4,5 kg

Page 78: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

78

13/8/2005 4 kg

� BTTH 7.3: Đinh Văn Lâm sinh ngày 15 /11/2004, cân nặng sơ sinh 3,2 kg

Ngày 14/2/2005

cân nặng 4,5 kg

15/3/2005 5 kg

13/4/2005 6 kg

12/5/2005 8 kg

10/6/2005 8,5 kg

14/7/2005 9,5 kg

13/8/2005 11 kg

� Đề nghị thảo luận nhóm và cùng chấm kết quả lên biểu đồ được phát

� Các nhóm trao đổi biểu đồ cho nhau để kiểm tra xem chấm đã đúng chưa

Bước 2: Cách sử dụng biểu đồ để tư vấn cho bà mẹ:

� Chiếu và giải thích bảng lật 7.3

Page 79: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

79

BL 7.3: Đọc bi ểu đồ tăng tr ưởng - đánh giá tình tr ạng dinh d ưỡng c ủa trẻ

Đường biểu di ễn

Vàng

(thừa cân)

Xanh

(khu v ực an toàn)

Đỏ

(nguy hi ểm, đã SDD)

Đi lên Trẻ đang bị thừa cân vẫn đang tiếp tục tăng cân tình trạng dinh dưỡng xấu đi: chế độ ăn uống của trẻ có vấn đề, khuyên bà mẹ đưa trẻ ra phòng tư vấn « Mặt trời bé thơ « để được tư vấn tốt nhất

Trẻ đang phát triển tốt: Khen ngợi bà mẹ và động viên tiếp tục duy trì chế độ ăn như cũ

Tình trạng DD đang có cải thiện nhưng vẫn đang SDD: Tiếp tục theo dõi chặt chẽ, hỗ trợ bà mẹ tăng cường chế độ DD cho trẻ

Đi ngang Trẻ đang bị thừa cân hiện không bị tăng cân nữa tình trạng dinh dưỡng vẫn chưa cải thiện nhiều: khuyên bà mẹ đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn tốt nhất

Trẻ không tăng cân mặc dù chưa nguy hiểm: Hỏi xem chế độ ăn, bệnh tật của trẻ để có lời khuyên thích hợp

Tình trạng DD của trẻ vẫn không cải thiện, vẫn SDD : Động viên bà mẹ đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, theo dõi và tư vấn tốt nhất

Đi xu ống Trẻ thừa cân đang có xu hướng giảm cân, tình trạng dinh dưỡng có cải thiện: Khuyên bà mẹ duy trì chế độ nuôi dưỡng nhưng thận trọng khi trẻ đã xuống đến khu vực mầu xanh bà mẹ cần đến phòng tư vấn « Mặt trời bé thơ » để được tư vấn tốt nhất

Trẻ đang giảm cân dù chưa nguy hiểm: Hỏi xem chế độ ăn và bệnh tật của trẻ, động viên bà mẹ đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn tốt nhất

Trẻ bị SDD và đang giảm cân: Đưa trẻ đi khám ở cơ sở y tế ngay để được khám, điều trị nếu cần thiết và được theo dõi, tư vấn tốt nhất

� Đề nghị một HV nhóm sử dụng ngay biểu đồ vừa chấm xong để thực hành tư vấn cho bà mẹ

� Cả lớp nhận xét, góp ý

►5 Kết thúc bài h ọc

� Chiếu lại mục tiêu bài học: điểm lại các mục tiêu đã thực hiện

� Hỏi HV có câu hỏi nào không

� Cảm ơn HV đã tham gia

Page 80: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

80

BÀI 8 SỮA MẸ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NCBSM

Mục tiêu bài h ọc

1. Hiểu sâu hơn về các loại sữa mẹ (sữa non, sữa trưởng thành) 2. Nêu được lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Phương pháp: Trò chơi, động não, thuyết trình

Phương ti ện và tài li ệu

- Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo - Bảng trắng - Bóng bay: 10 quả - Bảng lật bài 8 (BL 8.1 - 8.8)

Chuẩn bị trước khi gi ảng

� Đọc kỹ nội dung bảng lật trước khi giảng

Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian

(phút)

►1 Giới thiệu mục tiêu bài học 5

►2 Tìm hiểu các khái niệm về sữa mẹ 5

►3 Sữa non và lợi ích của sữa non 5

►4 Tìm hiểu khái niệm NCBSMHT 10

►5 Tìm hiểu lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ 10

►6 Kết thúc bài học 5

Tổng s ố thời gian 40

Page 81: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

81

Hướng d ẫn gi ảng

►1 Giới thi ệu mục tiêu bài h ọc (BL 8.1)

►2 Tìm hi ểu các khái ni ệm về sữa mẹ

� Đề nghị HV suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu loại sữa mẹ? � Ghi lại mọi câu trả lời của HV lên bảng, nhận xét, khen ngợi những ý kiến đúng.

Chiếu và giải thích bảng lật 8.2

BL 8.2

Các lo ại sữa mẹ

• Sữa non: được hình thành từ tuần thứ 14-16 của thai kì và

được tiết ra trong 1-3 ngày đầu sau đẻ.

• Sữa chuy ển ti ếp: là sữa trong khoảng thời gian từ 3-7 ngày

sau đẻ, khi sữa non chuyển dần sang sữa trưởng thành

• Sữa trưởng thành : là sữa khoảng ngày thứ 7-10 sau đẻ, khi

sữa chuyển tiếp hoàn toàn chuyển sang sữa trưởng thành và

tồn tại đến khi cai sữa cho trẻ. Sữa trưởng thành gồm 2 loại:

– Sữa đầu: sữa được tiết ra đầu bữa bú, lượng nhiều, hơi trong

xanh, chứa nhiều nước và các chất dinh dưỡng: protein, lactose...

– Sữa cuối: sữa được tiết ra cuối bữa bú, màu trắng đục hơn, chứa

nhiều chất béo hơn và cung cấp nhiều năng lượng giúp trẻ tăng

trưởng tốt

BL 8.2

� Lưu ý HV: Mỗi loại sữa mẹ có lợi ích đặc biệt và thời gian tiết ra khác nhau; vì vậy TTV cần hiểu sâu và nắm chắc thành phần và đặc điểm của mỗi loại để tư vần cho bà mẹ và cộng đồng được hiệu quả nhất. Đặc biệt luôn nhắc nhở bà mẹ. Sữa cuối chứa nhiều ch ất béo và gi ầu năng lượng, giúp tr ẻ phát tri ển tốt nên bà m ẹ cần phải cho con bú h ết từng bên vú để trẻ bú được “s ữa cuối”.

►3 Tìm hi ểu về sữa non và l ợi ích c ủa sữa non

� Nói với HV: Thực tế cho thấy rất nhiều bà mẹ khi đi sinh con có mang theo sữa bột để cho trẻ ăn trong ngày đầu tiên vì sữa mẹ chưa “về”. Đây là một vấn đề đang ngày càng phổ biến và khó thay đổi. Vậy trong phần này chúng ta sẽ thảo luận để hiểu sâu hơn về sữa non và lợi ích của nó để có thể giúp bà mẹ thay đổi “niềm tin” mình không đủ sữa cho con trong ngày đầu sau đẻ

Page 82: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

82

� Hỏi HV: Như trong phần trước đã nói, Sữa non được hình thành từ tuần thứ 14-16 của thai kỳ và có sẵn trong bầu vú mẹ khi sinh nhưng anh chị có biết thành phần của sữa non và lợi ích của sữa non như thế nào?

� Ghi mọi câu trả lời của học viên lên bảng, nhận xét và khen ngợi những ý kiến đúng.

� Chiếu và trình bầy bảng lật 8.3

BL 8.3

Lợi ích của sữa non

• Giàu kháng thể • Giúp phòng chống dị ứng và nhiễmkhuẩn

• Nhiều tế bào bạch cầu • Giúp phòng chống nhiễm khuẩn

• Có tác dụng xổ nhẹ • Đào thải phân su• Giảm mức độ vàng da

• Có yếu tố tăng trưởng cho ruột của trẻ

• Giúp cho ruột trưởng thành• Phòng chống dị ứng

• Giàu vitamin A • Giảm mức độ nặng khi bị nhiễm khuẩn

BL 8.3

ĐƯỢC XEM NHƯ LÀ LI ỀU VẮC-XIN ĐẦU TIÊN CHO TRẺ

� Nói với HV: Sữa non, đặc biệt là sữa non trong vòng một giờ đầu sau đẻ có lợi cho trẻ như vậy nên việc cho trẻ bú ngay trong vòng một giờ đầu đặc biệt quan trọng vì không những giúp trẻ bú được sữa non mà còn có nhiều lợi ích cho cả bà mẹ nữa. Chiếu và trình bầy bảng lật 8.4 lợi ích của việc cho trẻ bú ngay sau sinh

Page 83: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

83

BL 8.4

Lợi ích c ủa đặt tr ẻ da-kề-da với mẹ và búngay sau sinh

• Khi đặt trẻ lên ngực mẹ ngay sau sinh giúp trẻ được tiếpxúc da-kề-da với mẹ, giúp trẻ được ủ ấm, ổn định thânnhiệt, nhịp thở và đường máu

• Theo phản xạ tự nhiên, trẻ sẽ tự tìm vú mẹ để bú ngaysau sinh giúp:– Con:

• Bú được sữa non như một liều vắc-xin đầu tiên• Chóng thải phân su• Không bị đói

– Mẹ: • Co hồi tử cung tốt; giúp giảm xuất huyết sau sinh• Kích thích tạo sữa và giúp sữa chóng về

BL 8.4

� Nhấn mạnh:

Các chất đề kháng và vitamin A có trong sữa non cao nhất trong vòng 60 phút đầu sau sinh, do đó bà mẹ cần cho con bú ngay sau sinh trong vòng 1 giờ đầu.

Hiện nay tỷ lệ cho con bú ngay sau sinh trong vòng 1 giờ đầu ở Việt Nam là 62% (theo số liệu điều tra dinh dưỡng 2010 của VDD trong khi đó mục tiêu của dự án tỉ lệ này cần phải đạt 80-90%

►4 Tìm hi ểu khái ni ệm NCBSMHT

Phương pháp: Trò ch ơi, Thuy ết trình ng ắn

Chơi trò “ Xem ai đúng nhất” thời gian 5 phút

� Giảng viên chuẩn bị trước 5 tờ giấy mầu có ghi sẵn nội dung về nuôi con bằng

sữa mẹ và dán váo 5 góc khác nhau của lớp học :

o Phiếu 1: bú mẹ + uống nước/nước hoa quả

o Phiếu 2: bú mẹ + mật ong

o Phiếu 3: bú mẹ + vitamin...

o Phiếu 4: Bú mẹ + nước cháo

Page 84: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

84

o Phiếu 5 : chỉ bú mẹ

� Đề nghị học viên quan sát và suy nghĩ xem nội dung nào đúng thì hãy đứng vào

góc đó

� Đề nghị HV giải thích rõ tại sao mình đồng ý và đứng vào nhóm đó.

� Khen ngợi nhóm đã đứng vào đúng chỗ (phiếu số 5), nhắc nhở những HV đã

chọn sai vị trí.

� Mời mọi người về chỗ và chiếu Bảng lật 8.5 về định nghĩa thế nào là NCBSM

hoàn toàn.

� Chiếu BL 8.5 và nêu định nghĩa NCBSMHT. BL 8.5

Nuôi con b ằng s ữa mẹ hoàn toàn

Chỉ cho trẻ bú mẹ màkhông cho ăn, uốngthêm bất cứ thức ăn,đồ uống nào khác kểcả nước trắng, trừ cáctrường hợp phải uốngbổ sung các vitamin,khoáng chất hoặcthuốc (theo chỉ địnhcủa bác sĩ)

BL 8.5

� Giải thích thêm: Hiện nay tỷ lệ NCBSM hoàn toàn ở nước ta chỉ có 10% (theo số liệu Điều tra dinh dưỡng 10 tỉnh A&T 2009) . Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ NCBSM hoàn toàn ở nước ta thấp như vậy vì thói quen cho con uống thêm nước của bà mẹ để làm sạch miệng trẻ hoặc để trẻ đỡ khát vẫn còn đang phổ biến rộng rãi.

� Chiếu và trình bầy bảng lật 8.6: Nước trong sữa mẹ

Page 85: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

85

BL 8.6

Nước trong s ữa mẹ

• 88% sữa mẹ là nước

• Bà mẹ không cần cho trẻ uống thêm nước – kể

cả khi trời nóng nhất

• Nếu sợ trẻ khát – Hãy cho trẻ bú mẹ nhiều hơn

• Bà mẹ đang cho bú cần uống nhiều nước

BL 8.6

� Giải thích thêm: Dạ dày của trẻ rất nhỏ, chỉ chứa được một lượng thức ăn nhất định; vì vậy, nếu cho trẻ uống thêm nước thì dạ dày của trẻ phải chứa thức ăn không có dinh dưỡng (nước) thay vì một thức ăn bổ dưỡng nhất (sữa mẹ) đồng thời cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho trẻ.

►5 Tìm hi ểu lợi ích NCBSM

Phương pháp: Trò ch ơi, Thuy ết trình ng ắn

� Trò chơi " đúng ", "sai " � Giải thích cách chơi: GV đưa ra một câu hỏi và chỉ định bất kỳ một ai trong lớp,

người đó phải phản ứng thật nhanh trả lời “đúng” hoặc “sai”. Nếu ai phản ứng chậm hoặc trả lời sai thì sẽ bị phạt

� Đưa một loạt câu hỏi về lợi ích của NCBSM : o Bú sớm ngay sau sinh giúp co hồi tử cung tốt? o Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp mẹ tránh có thai? o NCBSM tốn tiền, mất thời gian? o Giúp bà mẹ tránh được béo phì sau đẻ? o Giúp trẻ dễ tiêu hóa? o Phòng tránh nhiễm khuẩn cho mẹ? o Kich thích sự phát triển tối ưu của não bộ của trẻ?...

� Những người bị phạt sẽ phải hát một bài (nếu có thời gian) � Chiếu BL 8.7, 8.8 và yêu cầu HV bổ sung hoặc bình luận thêm.

Page 86: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

86

BL 8.7

Lợi ích c ủa NCBSM

Đối với con:• Bảo vệ trẻ, tránh các bệnh nhiễm trùng;

• Cung cấp cho trẻ nguồn dinh dưỡng cần thiết giúp trẻ chóng lớn và phòng ngừa bệnh tật: Vitamin A, chất đạm, chất béo, đường, Vitamin C và sắt...

• Kích thích sự phát triển tối ưu của não bộ

• Dễ tiêu hóa

• Sạch sẽ, luôn sẵn sàng và ở nhiệt độ phù hợp

BL 8.7

BL 8.8

Lợi ích c ủa NCBSM

Đối với mẹ và gia đình• Bú sớm ngay sau sinh giúp mẹ co hồi tử cung, giảm mất

máu sau đẻ

• Giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng và ungthư cổ tử cung

• NCBSMHT trong 6 tháng đầu giúp bà mẹ chậm có thaitrở lại.

• Xây dựng tình cảm mẹ con; • Giúp bà mẹ phòng tránh béo phì sau đẻ

• Bú mẹ có lợi ích kinh tế cao, ví dụ: tiết kiệm tiền muasữa ngoài

BL 8.8

Page 87: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

87

►6 Kết thúc bài h ọc

� Chiếu lại mục tiêu bài học xem đã đạt đầy đủ các mục tiêu chưa

� Hỏi HV có câu hỏi nào không

� Cảm ơn HV đã tham gia

Page 88: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

88

BÀI 9 NHU CẦU CỦA TRẺ VÀ SỰ ĐÁP ỨNG CỦA SỮA MẸ

Mục tiêu bài h ọc

1. Giải thích được sữa mẹ luôn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong vòng hai ngày đầu sau đẻ

2. Giải thích được: Trong sáu tháng đầu trẻ chỉ cần bú mẹ hoàn toàn, không cần ăn thêm bất cứ loại thức ăn nào khác, kể cả nước.

Phương pháp: Trò chơi, động não, thuyết trình

Phương ti ện và tài li ệu

� Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo � Bảng trắng � Giấy màu � Cốc chia độ � Bảng lật: 9.1-9.4

Chuẩn b ị trước khi gi ảng � Đọc kỹ nội dung bảng lật

Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian

(phút)

►1 Giới thiệu mục tiêu bài học 3

►2 Mô tả kích cỡ dạ dày và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mới sinh

10

►3 Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 0-6 tháng 10

►4 Cho trẻ bú đúng cách để duy trì nguồn sữa mẹ đáp ứng nhu cầu của trẻ và đảm bảo NCBSM hoàn toàn thành công

5

►5 Kết thúc bài học 2

Tổng s ố thời gian 30

Page 89: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

89

Hướng d ẫn gi ảng ►1 Giới thi ệu mục tiêu bài h ọc (BL 9.1)

►2 Thảo lu ận về kích c ỡ dạ dày và nhu c ầu dinh d ưỡng c ủa trẻ mới sinh

Phương pháp: Động não, Thuy ết trình ng ắn

� Nói với HV: Như chúng ta đều biết hầu hết các bà mẹ vừa sinh con thường lo lắng sợ con bị đói vì nghĩ rằng mình chưa có sữa. Là một TTV anh/chị sẽ nói gì với bà mẹ để họ yên tâm, tin tưởng là chỉ cần cho con mút vú ngay sau khi đẻ cháu là không sợ con bị đói và sữa sẽ “về”

� Mời một số HV phát biểu và ghi mọi ý kiến lên bảng

� Mời cả lớp xem hình ảnh kích thước dạ dày của trẻ trong những ngày đầu sau đẻ trong BL 9. 2 (GV có thể chuẩn bị một quả nho ta, một quả chanh ta và quả trứng gà ta để minh hoạ kích cỡ dạ dày trẻ 10 ngày sau sinh)

BL 9.2:

Dung tích d ạ dày tr ẻ sau sinhBL 9.2

� Minh họa thêm: dùng 3 cốc chia độ, đổ nước trà vào 3 cốc 5-7ml, 22-27ml, 60-81ml

� Mời cả lớp nhìn vào cốc đựng 5-7 ml nước trà và nói đây là lượng sữa dạ dày của trẻ mới sinh có thể chứa được, chỉ khoảng 1 thìa cà phê. Trong khi đó, sữa non bắt đầu được tạo ra từ khoảng tuần thứ 14-16 của thai kỳ nên ngay sau khi sinh trong 2 bầu vú của bà mẹ đã có sẵn sữa non và mặc dù bầu vú chưa căng nhưng vẫn đủ sữa cho trẻ bú.

Page 90: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

90

� Nhấn mạnh: Vì vú chưa căng sữa, trẻ chưa biết cách bú nên đây là lúc bà mẹ phải kiên trì tập cho con ngậm bắt vú đúng đồng thời phải cho trẻ bú nhiều lần như vậy vừa đảm bảo nhu cầu của trẻ vừa kích thích tạo sữa (giúp sữa “về” sớm)

� Hỏi HV: như vậy, lượng sữa non trong 1-2 ngày đầu đảm bảo đáp ứng nhu cầu về về “lượng” còn về “chất” thì sao? Mời cả lớp xem lại bài 8: Sữa non đặc sánh, giầu năng lượng, vitamin A, và kháng thể…

� Kết lu ận: Sữa non hoàn toàn đáp ứng đủ nhu c ầu cho tr ẻ cả về chất lượng và số lượng trong vòng hai ngày đầu sau đẻ

� Giải thích thêm : Điều này giải thích lý do A&T đưa ra gói dịch vụ “Hỗ trợ NCBSM” vào các cơ sở y tế có phòng sinh là để đảm bảo mọi bà mẹ vừa sinh con được khuyến khích và hỗ trợ cho con ngậm bắt vú đúng ngay từ bữa bú đầu tiên để trẻ được bú sữa non trong vòng một giờ đầu.

►3 Thảo lu ận về nhu c ầu dinh d ưỡng c ủa trẻ 0-6 tháng

Phương pháp: Động não, Thuy ết trình ng ắn

� Hỏi HV: Tại sao khuyên bà mẹ cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không cho ăn thêm bất cứ thức ăn nào khác kể cả uống nước?

� Ghi mọi ý kiến của HV lên bảng - khen ngợi những ý kiến đúng

� Chiếu bảng lật 9.3 Nhu cầu năng lượng của trẻ và sự đáp ứng của sữa mẹ.

BL 9.3

Sữa mẹ luôn đáp ứng đủ nhu c ầu củatrẻ trong vòng 6 tháng đầu

4

BL 9.3

Nguồn: Tài liệu “Tập huấn tổng hợp vềTư vấn NDTN “- WHO, UNICEF; 2006

� Phân tích ý nghĩa của biểu đồ: Đây là kết quả nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới

Page 91: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

91

o Các cột trong biểu đồ - biểu thị nhu cầu năng lượng trẻ cần/ ngày theo từng tuổi từ 0 đến 23 tháng

o Phần mầu đen là năng lượng nhận được từ sữa mẹ

o Phần mầu trắng là năng lượng thiếu hụt cần phải bổ sung thêm

� Phần thiếu hụt chỉ xuất hiện khi trẻ được 6 tháng tuổi vì sữa mẹ là nguồn thức ăn an toàn phù hợp với trẻ nhất lại không mất tiền mua nên cần phải tận dụng hết nguồn thức ăn bổ dưỡng này. Các bà mẹ chỉ nên cho trẻ ABS khi sữa mẹ không còn đáp ứng đủ toàn bộ nhu cầu năng lượng cho trẻ.

� Kết lu ận: Sữa mẹ luôn cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho trẻ trong 6 tháng đầu đời vì thế nên cho trẻ ABS khi trẻ được tròn 6 tháng tuổi (180 ngày). Như vậy vừa tận dụng triệt để nguồn sữa mẹ vừa bảo vệ trẻ không bị tiêu chấy khi phải ăn thức ăn lạ quá sớm. Từ 6 -12 tháng, sữa mẹ vẫn tiếp tục cung cấp hơn ½ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Từ 12 – 24 tháng, sữa mẹ vẫn cung cấp 1/3 nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Sữa mẹ còn kích thích sự phát triển tối ưu não bộ của trẻ và cung cấp kháng thể để bảo vệ trẻ mà các thức ăn khác và sữa bột không thể thay thế. Do vậy, cần khuyển khích bà mẹ duy trì cho con bú đến khi trẻ được 24 tháng tuổi.

►4 Thảo lu ận cách duy trì ngu ồn sữa nhằm đảm bảo NCBSM hoàn toàn thành công

Phương pháp: Động não, Thuy ết trình

� Nói với HV: Chúng ta đã tìm hiểu và biết rằng sữa mẹ là nguồn thức ăn bổ dưỡng, phù hợp và luôn đáp ứng nhu cầu của trẻ, nhưng muốn vậy các bà mẹ cần cho con bú như thế nào để duy trì nguồn sữa và đảm bảo NCBSM hoàn toàn thành công?

� Ghi mọi câu trả lời của HV lên bảng – Khen ngợi những ý kiến đúng

� Chiếu và trình bầy BL 9.4 Cho trẻ bú đúng cách giúp duy trì nguồn sữa mẹ đáp ứng nhu cầu của trẻ

Page 92: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

92

BL 9.4

Làm sao để bú m ẹ thành công

• Giúp trẻ ngậm bắt vú tốt ngay từ bữa bú đầu tiên

• Cho trẻ bú ngay sau khi sinh (ít nhất trong vòng 1 giờ đầu)

• Cho trẻ bú theo nhu cầu cả ngày lẫn đêm

• Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

• Mỗi lần bú, cho bú hết bên này rồi mới chuyển sang bên kia

• Không cho trẻ bú bình, ngậm vú cao su

• Nếu trẻ ốm vẫn tiếp tục cho bú và bú lâu hơn, nhiều lần hơn

• Cho trẻ bú sữa mẹ trước khi ăn thêm các thức ăn khác

• Tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng tuổi

BL 9.4

►5 Kết thúc bài h ọc

� Chiếu BL 9.1 Mục tiêu bài học và điểm lại xem đã thực hiện đủ các mục tiêu chưa

� Hỏi HV có câu hỏi nào không

� Cảm ơn HV đã tham gia

Page 93: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

93

BÀI 10 QUÁ TRÌNH TẠO SỮA MẸ

Mục tiêu bài h ọc

1. Hiểu được tại sao nếu cho con bú đúng thì bất cứ bà mẹ nào cũng đủ sữa nuôi con phát triển tốt

2. Biết khi nào cần vắt sữa nhằm duy trì nguồn sữa mẹ và cách bảo quản sữa mẹ

Phương pháp: Trò chơi, thuyết trình, động não

Phương ti ện và tài li ệu

� Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo � Bảng trắng � Bóng bay: 10 quả � Bảng lật: 10.1-10.6

Chuẩn b ị trước khi gi ảng

� Đọc kỹ nội dung bảng lật

Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian

(phút)

►1 Giới thiệu mục tiêu bài học 2

►2 Tìm hiểu cấu tạo bầu sữa mẹ và sự tạo sữa 10

►3 Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo sữa 10

►4 Vắt sữa nhằm duy trì nguồn sữa mẹ 10

►5 Cách bảo quản sữa mẹ 5

►6 Kết thúc bài học 3

Tổng s ố thời gian 35

Page 94: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

94

Hướng d ẫn gi ảng

►1 Giới thi ệu mục tiêu bài h ọc (BL 10.1)

►2 Tìm hi ểu cấu tạo bầu sữa mẹ

Phương pháp: Trò ch ơi, Thuy ết trình ng ắn

Trò chơi “khám phá”

� Phát cho mỗi người 1 quả bóng bay

� Yêu cầu HV thổi quả bóng tương đương với kích cỡ bầu vú của bà mẹ

� Dùng bút vẽ lên quả bóng cấu tạo bầu sữa mẹ theo sự hiểu biết của mình

� Thu các quả bóng của HV và nhận xét, khen ngợi những người vẽ đẹp

� Nói với HV: trông các bầu vú được vẽ đẹp thế này nhưng không biết bên trong bầu

vú thế nào? Có “đẹp” thế này không ? Sự tạo sữa được xẩy ra như thế nào? Mời

mọi người xem trên bảng lật 10.2

� Chiếu BL 10.2 để minh hoạ và giải thích cho HV

BL 10. 2

Cấu tạo bầu vú mẹBL 10.2

Page 95: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

95

� Giải thích b ảng lật: Cấu tạo bầu vú có hai phần 1) các mô và tuyến là nơi sản sinh ra sữa; 2) mô mỡ và cơ nâng đỡ là bộ phận tạo hình vú. Số lượng mô, tuyến ở tất cả phụ nữ đều giống nhau nhưng cơ và mỡ thì người có nhiều (vú to) người ít (vú nhỏ). Vì vậy kích cỡ của bầu vú không ảnh hưởng gì đến sự tạo sữa

� Ghi nh ớ: Sự tạo sữa ở người mẹ không phụ thuộc vào kích cỡ vú to hay bé. Mọi phụ nữ đều có khả năng tạo sữa như nhau. Nếu được hỗ trợ cho con bú đúng cách thì bà mẹ luôn có đủ sữa cho nhu cầu của con mình kể cả khi bà mẹ đẻ sinh đôi, sinh ba.

►3 Tìm hi ếu nh ững y ếu tố ảnh h ưởng đến quá trình t ạo sữa và ti ết sữa

Phương pháp: Động não, Thuy ết trình ng ắn

� Hỏi HV: Điều gì ảnh hưởng đến sự tiết sữa ở bà mẹ?

� Ghi lại các ý kiến của HV lên bảng và bổ sung

� Chiếu và trình bầy BL 10.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tiết sữa

BL 10.3

Yếu tố ảnh hưởng đến sự tiết sữaBL 10.3

Yếu tố hỗ trợ

Con càng bú nhiều sữa càng ra nhiều

Tinh thần và tâm lý: bà mẹ vui vẻ, hạnh phúc,

Có niềm tin là mình có đủ sữa

Sự gần gũi với con: được ở gần, ngắm nhìn, âu yếm, vuốt ve

Cho con bú về đêm sữa được tạo ra nhiều hơn

Yếu tố cản tr ở

Lo lắng, căng thẳng, không tin là mình có đủ sữa

Trẻ ngậm bắt vú không tốt

Bà mẹ đau đớn

Mẹ con không được ở cạnh nhau

Để vú căng sữa lâu

� Giải thích bảng lật: Trong cơ thể người phụ nữ có hai loại chất: o Chất kích thích tiết sữa (prolactin) chất này được tiết ra sau mỗi lần trẻ bú, vú

không còn căng sữa nên chất này “thông báo” cho cơ thể tạo ra sữa để “đổ đầy” bầu vú. Nếu bầu vú căng sữa, chất này không hoạt động và sữa không tiết ra nữa. (Giống như bể nước có van tự động, nếu bể đầy thì van đóng lại

Page 96: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

96

và nước không vào bể nữa. Nếu nước trong bể vơi đi, van mở ra thì nước lại chảy vào bể…). Chất này được tiết ra nhiều hơn khi cho trẻ bú vào ban đêm.

Điều này giải thích tại sao cho trẻ bú vào ban đêm sẽ giúp bà mẹ có nhiều sữa hơn. Hoặc đứa trẻ còn bú thì vú còn tiết sữa kể cả khi trẻ đã lớn 2-3 tuổi …và khi bà mẹ muốn cai sữa chỉ cần “cách ly” con một hai ngày là cơ thể không “sản xuất” tiếp nữa

o Chất kích thích phun sữa (Oxytocin): chất này chỉ tiết ra ngay trước bữa bú và trong khi trẻ bú. Nó giúp các tuyến sữa co bóp đẩy sữa ra ngoài. Chất này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tâm lý của bà mẹ. Nếu bà mẹ lo lắng, buồn bực mất lòng tin…thì cơ thể cũng không tạo ra chất này và như vậy sẽ giảm tiết sữa.

� Ghi nh ớ: Để duy trì nguồn sữa mẹ đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ thì

bà mẹ cần được khuyến khích và hỗ trợ để thực hiện được cho con bú theo nhu cầu, bú liên tục cả ngày lẫn đêm và bà mẹ cần phải thoải mái về tinh thần.

� Nói với HV: Theo cơ chế tiết sữa đã học, nếu để bầu vú bị căng sữa trong thời gian lâu cũng bị làm ức chế sự tiết sữa vì vậy vì lý do nào đó khi mẹ căng sữa, trẻ không bú được (mẹ xa con, con đau ốm không bú được …) thì mẹ phải vắt sữa đi để duy trì nguồn sữa mẹ.

►4 Tìm hi ểu nh ững tr ường h ợp cần vắt sữa để duy trì ngu ồn sữa mẹ

Phương pháp: Động não, Thuy ết trình ng ắn

� Nói với học viên, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến giảm tiết sữa hoặc

mất sữa mẹ là các bà mẹ hay để sữa còn dư trong bầu vú hoặc để vú bị căng sữa

trong thời gian lâu vì vậy cần khuyên bà mẹ vắt sữa mỗi khi vú căng sữa mà không

thể cho con bú (mẹ đi làm xa...)

� Đề nghị HV liệt kê những trường hợp cần vắt sữa vì bà mẹ không thể cho con bú

� Ghi lại ý kiến HV lên bảng

� Chiếu BL 10.4 và trình bày khi nào cần vắt sữa

Page 97: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

97

BL 10.4

Vắt sữa để duy trì nguồn sữa mẹ

• Mẹ đi làm xa không cho con bú được.

• Trẻ không thể bú mẹ được do đẻ nhẹ cân, .

• Trẻ không bú được vì trẻ bệnh,

• Bà mẹ hoặc trẻ bị bệnh, bác sĩ chỉ định không được

cho trẻ bú

• Bầu vú căng đầy, núm vú tụt trẻ không ngậm bắt vú

được

BL 10.4

Lưu ý: Gia đình cần hỗ trợ tạo điều kiện để bà mẹ cho con bú trực tiếp là cách nuôi trẻ tốt nhất. Những trường hợp cần phải vắt sữa như trên thì TTV vận động bà mẹ đến phòng tư vấn MTBT để được dạy cách vắt sữa và bảo quản sữa mẹ .

►5 Tìm hi ếu cách b ảo qu ản sữa mẹ

Phương pháp: Động não, Thuy ết trình ng ắn

� Hỏi HV: Theo anh/chị thì sữa mẹ vắt ra nên bảo quản như thể nào để đảm bảo vệ sinh, không bị chua, hỏng?

� GV ghi ý kiến của HV lên bảng / giấy A0

� Chiếu BL 10.5 và 10.6: Cách bảo quản và sử dụng sữa bảo quản

Page 98: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

98

BL 10.5:

Cách bảo quản và sử dụng sữa mẹ đã bảo quản

BL 10.5

Bình chứa nên làm bằng thủy tinh hoặc nhựa cứng có nắp đậy kín.

Chỉ để từ 60-120ml sữa trong bình chứa (lượng sữa trẻ thường bútrong một bữa bú) để tránh nhiễm bẩn khi san sẻ và lãng phí nếu trẻkhông bú hết.

Nếu để sữa trong ng ăn đá tủ lạnh :

Không nên đổ đầy sữa vào bình, để lại một khoảng trống nhỏ vìsữa đông lạnh chiếm nhiều thể tích hơn sữa lỏng.

Làm nóng sữa bảo quản bằng cách ngâm bình sữa vào nướcnóng hoặc dội nước nóng xung quanh bình sữa.

Không đun sôi sữa, không làm nóng sữa bằng lò vi sóng.

Không cho trẻ bú bình để tránh hiện tượng “nhầm lẫn núm vú” mà cho trẻ uống sữa bằng cốc và thìa

BL 10.6:

Bảo quản sữa mẹBL 10.6

Nơi bảo qu ản Nhi ệt độ Thời gian b ảo qu ản

Ở nhiệt độ phòng

19-26°C Tốt nhất trong vòng 4 tiếng, có thể để từ 6-8 tiếng

Trong ngăn mát tủ lạnh

<4°C Tốt nhất trong vòng 3 ngày, có thể để tới 8 ngày

Trong ngăn đá tủ lạnh

-18 -20°C Tốt nhất trong vòng 6 tháng, có thể để tới 12 tháng

Page 99: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

99

►6 Kết thúc bài h ọc � Điểm lại mục tiêu bài học xem đã đạt được mục tiêu chưa � Hỏi HV có câu hỏi nào không � Cảm ơn HV đã tham gia

Page 100: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

100

BÀI 11

ĐẶT TRẺ VÀO VÚ MẸ VÀ GIÚP TRẺ NGẬM BẮT VÚ ĐÚNG

Mục tiêu bài h ọc

1. Biết cách giúp trẻ ngậm bắt vú đúng

2. Biết cách hướng dẫn bà mẹ xử trí các khó khăn gặp phải khi trẻ ngậm bắt vú không đúng

Phương pháp: Động não, thuyết trình

Phương ti ện và tài li ệu

� Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo

� Bảng trắng

� Bảng lật: 11.1-11.7

Chuẩn b ị trước khi gi ảng

� Đọc kỹ nội dung bảng lật

Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian

(phút)

►1 Giới thiệu mục tiêu bài học 2

►2 Tư thế bế và giúp trẻ ngậm bắt vú đúng 20

►3 Hậu quả của ngậm bắt vú sai và giải pháp khắc phục 25

►5 Kết thúc bài học 3

Tổng s ố thời gian 50

Page 101: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

101

Hướng d ẫn gi ảng ►1 Giới thi ệu mục tiêu bài h ọc (BL 11.1)

►2 Tư thế bế và giúp tr ẻ ngậm bắt vú đúng Phương pháp: Trình di ễn, Thuy ết trình ng ắn

2.1 Tư thế bế, đỡ trẻ khi cho bú

� Nói với HV:Để đảm bảo NCBSM hoàn toàn thành công thì các bà mẹ cần biết cho trẻ bú đúng cách. Cho trẻ bú đúng cách bao gồm: Tư thế của bà mẹ đỡ bế trẻ khi cho bú và cách “ngậm bắt vú” của con

� Mời 2-3 HV (người đã có con) lên trước lớp, dùng búp bê trình diễn cách mình thường đỡ, bế con khi cho con bú.

� GV nhận xét, khen ngợi người đỡ trẻ đúng

� Chiếu và giải thích BL 11.2: Tư thế bế, đỡ trẻ khi cho con bú

BL 11.2

Các tư thế của mẹ khi cho con búBL 11.2

Giải thích các tư thế bế đỡ trẻ trong bảng lật đều đảm bảo Bốn điểm then ch ốt đặt tr ẻ vào vú m ẹ trong bảng dưới

- Đầu và thân trẻ nằm trên cùng một đường thẳng - Bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ - Mặt trẻ quay vào vú mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú - Đối với trẻ sơ sinh, bà mẹ không những đỡ đầu, vai trẻ mà còn phải đỡ mông trẻ

Page 102: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

102

� Lưu ý điều TTV cần nhớ để nhắc nhở Bà mẹ là : Dù nằm hay ngồi thì hai mẹ con cũng cần được thoải mái để mẹ không bị mỏi, con không bị vặn người giúp cho trẻ đú được lâu – đẫy bữa và bú được “sữa cuối” trong bầu vú mẹ

2.2 Giúp tr ẻ ngậm bắt vú t ốt

� Nói với HV: Khi trẻ mới sinh ra, giúp trẻ ngậm bắt vú đúng ngay trong bữa bú đầu tiên trong đời của bé là một việc làm quan trọng để đảm bảo NCBSM thành công. Nếu bà mẹ không biết cách giúp cho con mình ngậm bắt vú đúng sẽ tạo thành một thói quen sai khi bú của trẻ dẫn đến nhiều khó khăn về vú cho mẹ

� Chiếu BL 11.3 và đề nghị HV phân tích tại sao nói hình 1 là đúng và hình 2 là sai trong cách ngậm bắt vú của trẻ

BL 11.3: Cách ng ậm bắt vú đúng và sai nhìn t ừ bên ngoài và bên trong

BL 11.3 Ngậm bắt vú đúng & sai

Ngậm bắt vú (nhìn t ừ bên ngoài)

1 2

3/9

Ngậm bắt vú đúng và sai

Bạn nhìn thấy những điểm khác nhau như thếnào?

1 2

3/8

Hình 1 – đúng ; Hình 2 - Sai

� Cám ơn học viên, khen ngợi người giải thích đúng và tổng hợp lại như sau :

Giải thích: So sánh hình 1 và 2 - khi nhìn bên ngoài và nhìn từ bên trong:

o Trong hình 1- Ngậm bắt vú tốt: trẻ ngậm sâu hết cả núm vú, cằm trẻ sát vào quầng vú bên dưới nên khi bú lưỡi trẻ áp sát được vào quầng vú (các xoang chứa sữa) mút được nhiều sữa hơn và không có khoảng trống tránh mút cả không khí vào.

o Trong hình 2 – ngậm bắt vú sai: trẻ chỉ mút núm vú, tạo khoảng trỗng giữa miệng trẻ và vú mẹ vừa không có lực ép vào quầng vú lại vừa có khoảng trống khiến trẻ mút cả hơi vào làm trẻ bị no giả. Sau bữa bú nếu không biết bế vác trẻ vỗ nhẹ vào lưng cho trẻ ợ hơi ra thì có thể trẻ sẽ bị nôn, trớ.

Page 103: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

103

� Chiếu BL 11.4 và nói với HV về những dấu hiệu trẻ chứng tỏ trẻ ngậm bắt vú đúng

Dấu hi ệu tr ẻ ngậm bắt vú đúng

• Quầng vú phía trên miệng trẻ còn nhiều hơn

• Miệng trẻ mở rộng

• Môi dưới hướng ra ngoài

• Cằm trẻ chạm vào vú mẹ

BL 11.4

� Các bước giúp tr ẻ ngậm bắt vú đúng

Đưa mũi của bé lên ngang hàng với đầu vú. Lấy ngón tay hoặc đầu vú gõ nhẹ vào môi bé để bé há miệng ra.

Chờ đến khi bé há miệng rộng thì đưa đầu vú thẳng vào bên trong.

Đảm bảo bé ngậm đầy miệng bầu vú, có thể bao phủ gần hết quầng vú.

Page 104: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

104

Khi bé ngậm bắt vú đúng

- Quầng vú phía trên miệng trẻ còn nhiều hơn

- Miệng trẻ mở rộng

- Môi dưới hướng ra ngoài

- Cằm trẻ chạm vào vú mẹ

Khi bé đã bú thoải mái, ôm bé chắc chắn trong tay.

Khi đã xong, việc cho con bú sẽ mang lại một cảm giác hài lòng cho cả con và mẹ.

� Kết lu ận: Ngậm bắt vú đúng là bước đầu tiên để đảm bảo NCBSM thành công và phòng tránh được rất nhiều những khó khăn thường gặp khi NCBSM như trẻ bú kém, không đẫy bữa, không bú được “sữa cuối” dẫn đến tăng cân kém. Về phía mẹ: có thể dẫn đến nứt cổ gà , tắc tia sữa, giảm tiết sữa

►3 Hậu qu ả của cho tr ẻ bú không đúng cách và gi ải pháp kh ắc ph ục

Phương pháp: Trình di ễn, Thuy ết trình ng ắn

� Đề nghị HV nhắc lại hậu quả của việc cho trẻ bú không đúng cách

� Ghi lại mọi ý kiến của HV lên bảng và tổng hợp lại trong bảng lật 11.5

Page 105: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

105

BL 11.5

Hậu quả của việc chotrẻ bú không đúng cách

• Đau núm vú• Tổn thương núm vú (nứt cổ gà)• Cương tức vú, tắc tia sữa• Trẻ bú không đẫy bữa, khóc nhiều• Trẻ đòi bú liên tục, mỗi lần bú kéo dài hơn

bình thường• Giảm sự tạo sữa• Trẻ không tăng cân

BL 11.5

� Nói với HV: Như trong bảng bật 11.6, thấy có bốn khó khăn do hậu quả của việc cho trẻ bú không đúng cách thường gặp nhất, lớp ta sẽ chia làm 4 nhóm. Mỗi nhóm sẽ thảo luận về cách xử trí và phòng tránh cho một khó khăn theo bảng mẫu sau:

Giải pháp (x ử trí) Cách phòng tránh

� Chia nhóm và phân công nội dung thảo luận:

o Nhóm 1 : Giảm sự tạo sữa (trẻ không bú được đủ sữa quấy khóc)

o Nhóm 2 : Tổ thương núm vú (nứt cổ gà)

o Nhóm 3 : Cương tức, tắc tia sữa

o Nhóm 4 : Viêm tuyến vú (áp xe)

� Các nhóm có 15 phút thảo luận

� Treo kết quả thảo luận nhóm lên trước lớp để cùng nhận xét, góp ý

� Tóm tắt các ý kiến thảo luận nhóm. Khen ngợi nhóm làm tốt

� Chiếu và trình bày bảng lật 11.6

Page 106: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

106

BL 11.6:

Khó khăn - xử trí - cách phòng tránh BL 11.6

Khó kh ăn Giải pháp Phòng tránh

Giảm sự tạo sữa dẫn đễn không đủ sữa

Chỉnh lại cách trẻ ngậm bắt vú cho đúng

Cho con bú nhiều hơn.

Động viên bà mẹ tin rằng sữa sẽ nhiềudần lên .

Ăn thức ăn lợi sữa.

Ngậm bắt vú đúng từ bữa bú đầu tiên

Cho trẻ bú ngay sau sinh.

Động viên củng cố niềm tin cho BM.

Bú theo nhu cầu cả ngày lẫn đêm.

Không để vú bị căng sữa quá lâu

Cho trẻ bú hết từng bên vú một

Nứt cổ gà Giúp trẻ ngậm bắt vú đúng cách,

không bôi gì lên đầu vú ngoài lấy giọt sữamẹ xoa nhẹ lên núm vú và quầng vú.

Đưa bà mẹ đến phòng tư vấn “Mặt trời béthơ”

Giúp trẻ ngậm bắt vú đúng cách ngaytừ bữa bú đầu tiên

Căng tức –tắctia sữa

Cho trẻ bú nhiều hơn cả ngày lẫn đêm.

Có thể vắt đỡ sữa ra hoặc cho trẻ lớn bú

Cho trẻ bú ngay sau sinh khi vú chưabị căng sữa.

Bú liên tục cả ngày lẫn đêm

Viêm tuyến vú(áp xe vú)

Thấy có hiện tượng nổi cục sưng, nóng vàsốt thì gửi bà mẹ đến phòng tư vấn “Mặttrời bé thơ”

Không để vú bị cương tức quá lâu.

Cho trẻ bú theo nhu cầu cả ngày lẫnđêm

� Ghi nh ớ: Trong mọi trường hợp khó khăn, luôn luôn khuyên bà mẹ kiên trì cho

con bú nhiều hơn hoặc vắt sữa ra cho trẻ ăn bằng cốc. Không cho tr ẻ bú bình

vì nếu cho trẻ bú bình sẽ khiến trẻ không thích bú mẹ trở lại nữa (vì bú sữa từ

núm vủ giả dễ dàng hơn do lỗ kim từ núm vú giả to hơn, sữa trong bình dễ dàng

chảy ra hơn, trẻ không cần phải mút mạnh như bú mẹ)

►4 Kết thúc bài h ọc � Chiếu lại mục tiêu bài học và điểm lại từng mục tiêu đã thực hiện được

� Hỏi HV có câu hỏi nào không

� Cảm ơn HV đã tham gia

Page 107: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

107

BÀI 12 THỰC HÀNH TRÊN LỚP KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG

TRỰC TIẾP VỀ NCBSM CHO BÀ M Ẹ TẠI CỘNG ĐỒNG

Mục tiêu bài h ọc

1. Thực hành kỹ năng tư vấn trong truyền thông trực tiếp về NCBSM cho bà mẹ tại cộng đồng

Phương pháp: Động não, thuyết trình, đóng vai

Phương ti ện và tài li ệu

� Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo � Bảng trắng � Giấy màu � Thẻ tư vấn về NCBSM - Bảng lật � Bài tập tình huống � Bảng lật 12.1 – 12.2 Chuẩn bị trước khi gi ảng

� Đọc kỹ nội dung bảng lật trước khi giảng

Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian

(phút)

►1 Giới thiệu mục tiêu bài học 2

►2 Giới thiệu cách sử dụng thẻ tư vấn 10

►3 Thực hành truyền thông trực tiếp cho bà mẹ về NCBSM

60

►4 Kết thúc bài học 3

Tổng s ố thời gian 75

Page 108: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

108

Hướng d ẫn gi ảng

►1 Giới thi ệu mục tiêu bài h ọc BL 12.1

►2 Giới thi ệu th ẻ tư vấn NDTN và cách s ử dụng

Phương pháp: Động não, Thuy ết trình

1. Thẻ tư vấn là gì

− GV giơ tấm “Thẻ tư vấn” lên trước lớp và nói, đây là thẻ tư vấn. Mỗi tấm thẻ như thế

này là một tình huống khó khăn về NDTN thường gặp và nội dung chính cần tư vấn

cho bà mẹ

− Tấm thẻ có 2 mặt :

o Mặt trước: là hình ảnh mô tả 1 tình huống khó khăn

o Mặt sau: Ghi thông điệp đầy đủ và các giải pháp khắc phục khó khăn đó

2. Sử dụng nó như thế nào

� Thẻ tư vấn được sử trong truyền thông trực tiếp hoặc truyền thông nhóm nhỏ (giống như tranh lật). Mỗi TTV sẽ được phát một bộ thẻ với những tình huống hay gặp về NCBSM và ABS.

� Khi TTV gặp bà mẹ hoặc người trong cộng đồng có vấn đề khó khăn trong NDTN họ sẽ chọn 1- 3 thẻ có tình huống tương tự.

� Dùng tranh trong thẻ để gợi ý bà mẹ dễ dàng nói về khó khăn của mình (tạo không khí cởi mở thân thiện).

� Đưa ra những thông tin đầy đủ (ở mặt sau của tấm thẻ) và thảo luận với bà mẹ để lựa chọn cách giải quyết khó khăn phù hợp nhất đối với bà mẹ

►3 Thực hành truy ền thông tr ực ti ếp cho bà m ẹ về NCBSM

� Đề nghị HV: chia thành các nhóm 3 người để thực hành tư vấn. Một người là TTV, một người đóng vai bà mẹ

� Phát cho mỗi nhóm một bộ “thẻ tư vấn về NCBSM”

� Đề nghị mỗi nhóm bốc thăm 3 bài tập tình huống trong NCBSM và thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi hướng dẫn trong BL 12.3

� Khi có BTTH rồi, anh chị sẽ chọn thẻ tư vấn phù hợp (trong tập thẻ tư vấn đã được phát) để tiến hành thực hành đóng vai

� Chiếu bảng lật 12.2

Page 109: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

109

BL 12.2:

Hướng dẫn làm việc theo nhóm

1. Thảo luận tình huống trong nhóm và xácđịnh:

• Vấn đề khó khăn của đối tượng là gì?

• Nên cung cấp thông tin/ thực hành nào cho đốitượng là phù hợp nhất ?

• Nên chọn tranh (thẻ) tư vấn nào để giới thiệucho đối tượng?

2. Các thành viên trong nhóm lần lượt thựchành đóng vai

BL 12.2

� GV tiến hành chia nhóm � Dành 20 phút cho các nhóm làm việc theo nhóm

� Mời 1-2 cặp lên thực hành trước lớp

� Cả lớp nhận xét góp ý sau khi mỗi cặp đóng vai kết thúc

Page 110: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

110

Tình hu ống t ư vấn cá nhân t ại cộng đồng v ề nuôi con b ằng s ữa mẹ

Tình hu ống 1 : Chị Phương có thai được 7 tháng. Đây là đứa con đầu lòng của chị. Khi trò chuyện với chị, bạn được biết mẹ chồng chị bắt chị ăn kiêng một số thức ăn như cua, ốc, thịt trâu vì bà nói ăn những thứ đó sau này con dễ bị tiêu chảy. Bạn hãy tư vấn cho mẹ chồng chị. Tình hu ống 2 : Chị Nê đang mang thai tháng thứ 8. Chị nghe nói sau khi đẻ xong không nên cho con bú sữa non. Vì vậy chị định cho cháu uống nước ngay sau khi sinh. Chị chưa biết thế nào là sữa non, sữa non có tốt cho cháu không và khi nào thì mẹ có sữa non để cho cháu bú. Bạn hãy tư vấn cho chị Nê.

Tình hu ống 3 : Chị Hà đang mang thai tháng thứ 7. Đây là đứa con đầu lòng của chị. Chị nghe chị chồng chị nói rằng khi đến bệnh viện sinh con, chị nên mang theo một hộp sữa bột để cho cháu bú vì chị sẽ không có đủ sữa cho cháu bú trong ngày đầu tiên sau sinh. Bạn hãy tư vấn cho chị Hà và chị chồng chị.

Tình hu ống 4 : Chị Linh có thai lần 2 được 8 tháng. Lần sinh trước chị phải mổ, lần này bác sĩ dự kiến chị cũng phải mổ đẻ. Chị nghĩ là mổ đẻ chị sẽ không đủ sữa cho cháu như lần trước nên chị đã nhờ chồng mua sữa hộp để mang theo và dự định cho con uống trong 1, 2 ngày đầu sau sinh cho đến khi chị có sữa cho con bú. Bạn hãy tư vấn cho chị Linh

Tình hu ống 5 : Chị Lan đang mang thai tháng thứ 9. Mẹ chồng chị tin rằng chị sẽ không có đủ sữa cho cháu bú ngay sau sinh vì có thể sinh xong chị sẽ mệt. Mẹ chồng chị cũng dự định sẽ cho cháu uống một ít nước đường và mật ong vì bà nghĩ rằng làm như vậy sẽ tốt cho cháu. Bạn hãy tư vấn cho chị Lan và mẹ chồng chị.

Tình hu ồng 6 : Chị Nhung sinh con mới được 2 tháng. Bạn đến thăm gia đình chị Nhung thì thấy chị Nhung vẫn cho con bú sữa mẹ nhưng lại có hộp sữa bột cho trẻ và bình pha sữa, núm vú cao su… Chị cho biết chị vẫn nhiều sữa nhưng nghe nói cho trẻ ăn sữa hộp sẽ bụ bẫm hơn nên chị định tuần tới sẽ pha sữa cho trẻ ăn thêm. Bạn hãy tư vấn cho chị Nhung Tình hu ống 7 : Chị Hoa sinh con được 1 tháng. Chị có đủ sữa cho cháu bú nhưng mẹ chồng chị thỉnh thoảng bắt chị cho cháu uống nước vì bà cho rằng trời nóng bé sẽ khát nước. Bạn hãy tư vấn cho mẹ chồng chị Hoa. Tình hu ống 8 : Chị Giang nói rằng hai vú của chị bị sưng và đau. Chị đã cho cháu bú lần đầu tiên vào ngày thứ 3 sau khi sinh, vì chị cho rằng lúc đó sữa mới về. Hôm nay là ngày thứ 6, mỗi lần chị cho cháu bú là chị lại bị đau ngực vì vậy chị sợ không dám cho con bú nữa vì đau, chị thấy rằng sữa của mình không chảy ra ngoài nhanh và nhiều như trước nữa. Bạn hãy tư vấn cho chị Giang. Tình hu ống 9 : Chị Hương sinh con đầu lòng được 2 ngày đã về nhà nhưng chị không biết cho con bú như thế nào cho đúng cách, vì chị có nghe nói nếu không cho con bú

Page 111: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

111

đúng cách con sẽ không bú được, cháu sẽ đói. Bạn hãy tư vấn cho chị Hương cách cho con ngậm bắt vú đúng và cho bú đúng cách. Tình hu ống 10: Chị Ngân có con 3 tháng tuổi. Chị đang cho cháu bú nhưng chị cảm thấy mình không đủ sữa cho con bú hoàn toàn. Chị muốn cho cháu ăn dặm vì chị thấy có vẻ như lúc nào cháu cũng đói. Bạn hãy tư vấn cho chị Ngân. Tình hu ống 11: Chị Chung có con 4 tháng tuổi và đang nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên chị sắp phải đi làm lại nên chị muốn bắt đầu cho cháu ăn một bát bột mỗi ngày (chia làm 2 lần). Bạn hãy tư vấn cho chị Chung. Tình hu ống 12 : Chị Minh có con 4 tháng tuổi. Cháu bị tiêu chảy vài ngày nay. Mẹ chồng chị khuyên chị dừng cho con bú để cháu nhanh khỏi hơn. Chị băn khoăn và đến hỏi bạn. Bạn hãy tư vấn cho chị Minh.

►4 Kết thúc bu ổi th ực hành

� Tóm tắt bài học, điểm lại mục tiêu bài học để ôn lại các nội dung đã học

� Hỏi HV có câu hỏi nào không?

� Cảm ơn HV đã tham gia

Page 112: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

112

Phần 4

ĂN BỔ SUNG

Page 113: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

113

BÀI 13 TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĂN BỔ SUNG

Mục tiêu bài h ọc

1. Nêu được định nghĩa ăn bổ sung

2. Giải thích được tại sao bắt đầu cho trẻ ABS khi trẻ được 6 tháng (180 ngày) là thích hợp nhất

3. Trình bày được nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung

4. Trình bày được số lượng và tần suất cho trẻ ABS

Các ph ương ti ện cần thi ết

- Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo - Bảng trắng - Bảng lật bài 13 (BL.13.1 – BL13.6)

Chuẩn bị trước khi gi ảng

� Đọc kỹ nội dung bảng lật trước khi giảng

Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian

(phút)

►1 Giới thiệu mục tiêu bài học 2

►2 Định nghĩa ABS -Thời điểm thích hợp bắt đầu cho trẻ ABS

10

►3 Số lượng và tần suất cho trẻ ABS 10

►4 Nguyên tắc cơ bản cho trẻ ăn bổ sung 5

►5 Kết thúc bài học 3

Tổng s ố thời gian 30

Page 114: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

114

Hướng d ẫn gi ảng ►1 Giới thi ệu mục tiêu bài h ọc (BL 13.1)

►2 Bước 1: Gi ới thi ệu khái ni ệm ăn bổ sung

Phương pháp: Động não, Thuy ết trình ng ắn

− Giảng viên nêu câu hỏi: “mọi người hãy cho biết thế nào là ăn bổ sung, ăn dặm?” − Giảng viên ghi ý kiến của học viên lên bảng − Bổ sung thêm thông tin cần thiết về ăn bổ sung − GV chiếu BL13.2 và nêu khái niệm về ăn bổ sung

BL 13.2

Định ngh ĩa ăn bổ sung

• Ăn bổ sung nghĩa là ngoài bú sữa mẹ, trẻ đượcăn thêm (ăn sam, ăn dặm) các thức ăn lỏnghoặc đặc khác

• Thức ăn bô ̉ sung thông th ường :

– Bữa chính: Bột, cháo, cơm…được chế biếnphù hợp theo nhu cầu và độ tuổi của trẻ

– Bữa phụ: Bánh qui, hoa quả, sữa chua, trứng…

BL 13.2

� Nhấn mạnh: Nói cho trẻ ABS hoặc “ăn sam”, “ăn dặm” nghĩa là khi trẻ đã lớn (trên sáu tháng tuổi), sữa mẹ không còn đáp ứng đủ năng lượng nữa nên ngoài việc tiếp tục bú mẹ trẻ được ăn thêm các loại thức ăn khác để bù đắp sự thiếu hụt này.

Bước 2: Th ời điểm thích h ợp nh ất để bắt đầu cho tr ẻ ăn bổ sung

Phương pháp: Động não, Thuy ết trình ng ắn

� GV hỏi HV: Theo kinh nghiệm thực tế của bản thân, anh/chị đã cho con mình bắt đầu ăn bổ sung khi cháu được mấy tháng tuổi?

� Ghi mọi câu trả lời lên bảng, gạch chân những trả lời chưa đúng và hỏi tại sao?

Page 115: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

115

� Chiếu bảng lật 13.3: Nhu cầu năng lượng của trẻ và đáp ứng từ sữa mẹ

BL 13.3

Tại sao ph ải cho tr ẻ ăn bổ sung vàtiếp tục bú s ữa mẹ

4

BL 13.3

Nguồn: Tài liệu “Tập huấn tổng hợp vềTư vấn NDTN “- WHO, UNICEF; 2006

� Giải thích biểu đồ:

o Trong biểu đồ này, mỗi cột biểu thị tổng năng lượng cần theo độ tuổi của trẻ. Phần màu sẫm biểu thị mức năng lượng do sữa mẹ cung cấp và phần mầu sáng biểu thị sự thiếu hụt năng lượng so với nhu cầu của trẻ

o Từ 6 tháng (180 ngày) trở đi có sự thiếu hụt (mầu trắng) bắt đầu xuất hiện và tăng dần theo độ tuổi của trẻ

o Vì vậy khi trẻ được 6 tháng tu ổi là th ời gian thích h ợp nhất để bắt đầu ăn bổ sung không sớm hơn cũng không muộn hơn

o Cho trẻ ăn quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt cho trẻ vì

Quá sớm: Trẻ bú ít đi vừa bỏ phí nguồn dinh dưỡng và kháng thể tốt nhất lại vừa làm sự tiết sữa giảm dần hơn thế nữa khi ăn thức ăn khác sớm ruột trẻ còn yếu dễ bị tiêu chảy

Quá muộn: Chỉ riêng sữa mẹ thì không thể cung cấp đủ năng lượng để trẻ phát triển tốt dẫn đến nguy cơ bị SDD

Ghi nh ớ: Sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng và kháng thể quan trọng cho trẻ vì vậy bà mẹ cần tiếp tục cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi

►3 Số lượng và t ần su ất cho tr ẻ ABS

Phương pháp: Động não, Thuy ết trình ng ắn

� Hỏi HV: Anh/chị cho con mình ăn bổ sung như thế nào? Ăn gì và mấy bữa/ngày?

Page 116: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

116

� Ghi mọi câu trả lời lên bảng và nhận xét : “Không ai giống ai, mỗi người một kiểu ”

� Quay lại bảng lật 14.3 và nhắc lại nhu cầu năng lượng của trẻ và sự thiếu hụt trong

đáp ứng từ sữa mẹ tăng dần theo độ tuổi vì vậy cho trẻ ăn bổ sung để bù đắp sự

thiếu hụt này và chế độ ABS của trẻ cũng phải tăng dần theo tuổi của trẻ

� Đây là khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng – Viện Dinh Dưỡng Quốc gia.

Chiếu và trình bày bảng lật 13.4

BL 13.4:

Số lượng thức ănBL 13.4

Nguồn: Tài liệu “Tập huấn tổng hợp vềTư vấn NDTN “- WHO, UNICEF; 2006

Số lượng th ức ănTuổi Loại thức ăn Số bữa/ngày Số lượng mỗi bữa

ăn6- 8 tháng Bột đặc, thức ăn nghiền 2-3 bữa chính +1-2

bữa phụ + bú mẹ

thường xuyên

2-3 thìa (lúc bắt đầu

tập ăn bột) tăng dần

lên 1/2 bát 250 ml

9 -11 tháng Thức ăn thái nhỏ, nghiềnhoặc thức ăn trẻ có thểcầm nắm được

3-4 bữa + 1-2 bữaphụ + bú mẹ

1/2 bát 250 ml

12-23 tháng Thức ăn gia đình, có thểthái nhỏ hoặc nghiền

3-4 bữa + 1-2 bữaphụ + bú mẹ

3/4đến 1 bát 250 ml

Lưu ý: Nếu trẻ được bú mẹ thì không cần cho trẻ uống sữa hoặc sữa bột, chỉ búmẹ và ăn bổ sung. Nếu trẻ không được bú mẹ thì cho trẻ uống thêm 1-2 cốcsữa/ngày và ăn thêm 1-2 bữa/ngày

� Giải thích: Khi trẻ được sáu tháng cần tập cho trẻ ăn bột loãng trong vài ngày để trẻ làm quen với cách đảo, nuốt thức ăn trong miệng.

� Minh họa lượng thức ăn mỗi bữa trong bảng:

o Lấy một cốc chia độ có chứa 250 ml nước màu

o Đổ vào bát ăn theo các mức: 2/3, 3/4 toàn bộ số nước màu và chỉ cho học viên xem từng mức trong bát

� Nhấn mạnh: Khi cho trẻ ABS vẫn duy trì cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng tuổi

►4 Nguyên t ắc cơ bản cho tr ẻ ăn bổ sung (5 phút)

� Một vài nguyên tắc cơ bản cần lưu ý khi cho trẻ ăn bổ sung � Chiếu và trình bày bảng lật 13.5

Page 117: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

BL 13.5:

• Bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung từ tháng thứ tiếp

• Cho tr

• Số lượphụ nh

• Cho trlà thứhoặc th

• Không nên cho mì chính vào th

• Không cho tr

BL 13.5

►5 Kết thúc bài h ọc � Chiếu bảng lật 13.6 và tóm t BL 13.6

117

Nguyên t ắc ăn bổ sung

NHU CẦU TRẺ = SỮA MẸ + ABS

Bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung từ tháng thứ 6 (180 ngàyp tục cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi

Cho trẻ ăn bổ sung đúng số lượng và độ đậm đặc thích h

ố lượng bữa ăn tăng dần theo tuổi; Cho ăn thêm các bụ như hoa quả, sữa chua...

Cho trẻ ăn đa dạng thức ăn (đủ 4 nhóm thực phẩm), đặlà thức ăn giàu sắt (gan động vật, rau có màu xanh sẫ

ặc thức ăn có bổ sung sắt

Không nên cho mì chính vào thức ăn của trẻ.

Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữ

t 13.6 và tóm tắt nội dung cơ bản cần nhớ

sung

ngày) vẫn

c thích hợp

n thêm các bữa

ẩm), đặc biệt t, rau có màu xanh sẫm...)

ước bữa ăn .

Page 118: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

118

� Chiếu lại BL 13.1 : Mục tiêu bài học và điểm lại các mục tiêu đã thực hiện

� Hỏi HV có câu hỏi nào không

� Cảm ơn HV đã tham gia

Page 119: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

119

BÀI 14 CÁCH CHẾ BIẾN MỘT BỮA ĂN BỔ SUNG ĐÁP ỨNG VỚI NHU

CẦU CỦA TRẺ

Mục tiêu bài h ọc

1. Giải thích được thế nào là một bữa ăn bổ sung đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ

2. Biết cách chế biến một bữa ăn bổ sung đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ

Phương pháp: Động não, thuyết trình

Phương ti ện cần thi ết

� Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo � Bảng trắng � Bảng lật: BL.14.1 – BL14.4

Chuẩn bị trước khi gi ảng

� Đọc kỹ nội dung bảng lật trước khi giảng

Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian

(phút)

►1 Giới thiệu mục tiêu bài học 2

►2 Thảo luận thế nào là bữa ăn bổ sung đáp ứng nhu cầu của trẻ

10

►3 Thảo luận về cách chế biến một bữa ABS đáp ứng được nhu cầu của trẻ

25

►4 Kết thúc bài học 3

Tổng s ố thời gian 40

Page 120: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

120

Hướng d ẫn gi ảng ►1 Giới thi ệu mục tiêu bài h ọc (BL14.1)

►2 Thảo lu ận th ế nào là m ột bữa ăn bổ sung đáp ứng nhu c ầu và phù h ợp với tr ẻ

Phương pháp: Trình diễn, Thuyết trình ngắn

� Mời HV trả lời câu hỏi: Để bữa ABS đáp ứng được nhu cầu của trẻ thì bữa ăn đó phải đạt được những tiêu chí gì?

� Ghi lại mọi ý kiến của HV lên bảng, nhận xét, khen ngợi những ý kiến đúng

� Chiếu bảng lật 14.2 : ba “tiêu chí” cơ bản của một bữa ABS cho trẻ nhỏ

BL 14.2

Ba tiêu chí c ơ bản của một bữaABS cho tr ẻ nhỏ

BL 14.2

Dung tích dạ dày trẻ 8 tháng tuổi = 200ml

Cần đảm bảo 3 tiêu chí:

1. Đủ về số lượng2. Đủ về chất lượng3. Phù hợp với sức chứa dạdày trẻ

� Giải thích bảng lật:

Đủ về số lượng: đảm bảo cung cấp đủ năng lượng (kcalo) trẻ cần, tăng dần theo độ tuổi của trẻ (xem lại bài 13 - BL 13.4)

Đủ về chất lượng: Đảm bảo sự đa dạng của thức ăn để vừa cung cấp đủ năng lượng vừa bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, mỗi bữa ăn phải đảm bảo ít nhất 4 nhóm thực phẩm bao gồm:

1. Chất bột, đường: Có nhiều ở gạo, ngô, bột mì; các loại khoai củ sắn, khoai lang, khoai tây; các loại quả có tinh bột như chuối lá, mít.

2. Các chất đạm: Chất đạm động vật có nhiều ở thịt cá, trứng, sữa, tôm. Chất đạm thực vật có ở đậu, đỗ.

3. Chất béo: Chất béo có ở dầu, mỡ, bơ, một số loại hạt có dầu như vừng, lạc

Page 121: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

121

4. Vitamin, mu ối khoáng và ch ất xơ: Có trong các loại rau xanh ( rau ngót, rau đay, rau bí…) và quả chín ( đu đủ, xoài, cam, chuối…)

Phù hợp với sức chứa của dạ dày trẻ: Ví dụ: đối với trẻ 6-8 tháng tuổi, dạ dày của trẻ chỉ chứa đươc khoảng 200ml tương đương với 2/3 bát ăn cơm. Nếu lượng thức ăn đưa vào có nhiều hơn 200ml sẽ làm trẻ bị nôn, trớ và trẻ sẽ sợ ăn dẫn đến biếng ăn.

►3 Những l ưu ý khi ch ế biến th ức ăn cho tr ẻ

Phương pháp: Động não, Thuyết trình ngắn

� Nói với HV: Để chế biến được một bữa ABS phù hợp với lứa tuổi và đạt đủ ba “tiêu chí” trên, thì cần lưu ý những vấn đề gì?

� Tóm tắt các ý kiến của HV, gạch chân những vấn đề liên quan đế cách chế biến và nhóm lại hai nhóm chính:

o Thức ăn nấu cho trẻ nhỏ từ lúc tập ABS – 6-8 tháng

o Thức ABS cho trẻ lớn: 9-12 tháng

� Chiếu và trình bày bảng lật 14.3 : Một số lưu ý khi chế biến thức ABS cho trẻ:

BL 14.3

Vấn đề thường g ặp Lưu ý Gi ải pháp

Thức ăn quá đặc /lỏng, làm trẻ khó ăn hoặc phải ăn một lượng thức ăn quá nhiều

Chế biến thức ăn bổ sung cho trẻ có độ đặc thích hợp

• Rang ngũ cốc trước khi xay • Nghiền thực phẩm nấu cho trẻ ăn cả cái • Thay một phần nước = sữa, nước cốt dừa • Cho thêm bột lạc hoặc vừng • Cho thêm bột đậu vào bột ngũ cốc

Thức ăn không đủ dinh dưỡng

Đa dạng thức ăn, cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm

• Thêm thịt, cá, tôm... đặc biệt là các thực phẩm giàu sắt như gan...

Không cho dầu mỡ Cho thêm dầu/mỡ vào bát bột của trẻ

• Thêm dầu ăn, bơ hoặc mỡ động vật phù hợp theo độ tuổi

Chế biến không đúng qui trình

Chế biến thức ăn bổ sung cho trẻ theo đúng quy trình thích hợp

Quy trình n ấu bột:

• Bước 1: ngâm bột • Bước 2: đun sôi thịt/cá/tôm... • Bước 3: cho bột đã ngâm vào quấy đều đến khi

bột trong là chín • Bước 4: cho rau thái nhỏ vào đun sôi chín • Bước 5: cho dầu ăn; nêm mắm/bột canh

Trẻ không được ăn bữa phụ

Cho trẻ ăn hoa quả, lòng đỏ trứng, sữa chua

• 1-2 bữa phụ/ngày (thực phẩm giàu dinh dưỡng)

• Bữa phụ bao gồm lòng đỏ trứng, hoa quả theo mùa, sữa chua

• Không cho trẻ ăn bim bim hoặc uống sữa bột

Page 122: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

122

� Nói với HV: Trên đây là một số cách khắc phục khó khăn thường gặp trong chế biến một bữa ăn bổ sung đáp ứng nhu cầu cho trẻ. Chúng ta sẽ thảo luận kỹ hơn về số lượng và chất lượng bữa ăn theo từng độ tuổi của trẻ trong phần thực hành chế biến thức ăn bổ sung

� Nói với HV: “Cho trẻ ăn tích cực” cũng góp một phần quan trọng trong việc đảm bảo bữa ABS đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ. Vậy thế nào là “cho trẻ ăn tích cực” mời cả lớp xem bảng lật 14.4

BL14.4

Cách cho tr ẻ ăn tích c ực

Thức ăn• Chú ý đến khẩu vị của trẻ khi chế biến thức ăn• Kết hợp nhiều loại thức ăn khác nhau giúp trẻ ngon miệng• Cho trẻ các mẫu thức ăn nhỏ để trẻ tự ăn

Cách cho ăn• Cho trẻ ăn từ từ, kiên nhẫn

• Đợi cho trẻ ăn xong mới cho ăn tiếp• Hạn chế thấp nhất sự sao nhãng và phân tán của trẻ• Khuyến khích và hỗ trợ trẻ khi trẻ muốn tự ăn• Ở bên cạnh và chú ý đến trẻ trong suốt bữa ăn• Tạo không khí ăn vui vẻ, ấm cúng

SL 14.4

►4 Kết thúc bài h ọc

� Chiếu lại mục tiêu bài học và điểm lại xem những nội dung đã học.

� Hỏi HV có câu hỏi nào không

� Cảm ơn HV đã tham gia

Page 123: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

123

BÀI 15 CHUẨN BỊ MỘT BỮA ĂN BỔ SUNG HỢP VỆ SINH

Mục tiêu bài h ọc

1. Nhắc lại được “bốn sạch” trong chuẩn bị một bữa ăn bổ sung hợp vệ sinh cho trẻ

Phương pháp: Động não, thuyết trình

Phương ti ện cần thi ết

� Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo � Bảng trắng � Bảng lật: BL.15.1 – BL15.7

Chuẩn bị trước khi gi ảng

� Đọc kỹ nội dung bảng lật trước khi giảng

Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian

(phút)

►1 Giới thiệu mục tiêu bài học 2

►2 Tìm hiểu lý do tại sao phải nuôi trẻ sạch và an toàn 10

►3 Bốn “sạch” trong chuẩn bị một bữa ABS hợp vệ sinh cho trẻ

15

►4 Kết thúc bài học 3

Tổng s ố thời gian 30

Page 124: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

124

Hướng d ẫn gi ảng

►1 Giới thi ệu mục tiêu bài h ọc (BL 15.1)

►2 Tìm hi ểu lý do t ại sao ph ải nuôi tr ẻ sạch và an toàn.

Phương pháp: Động não, Thuy ết trình ng ắn

� GV nêu câu hỏi: Tại sao cần phải nuôi dưỡng trẻ an toàn?

� Ghi ý kiến của một số HV lên bảng

� Chiếu BL 15.2 và tổng kết, nhấn mạnh đến hệ miễn dịch của trẻ.

BL 15.2 Lý do phải nuôi trẻ sạch và an toàn vệ sinh thực phẩm

Tại sao ph ải đảm bảo vệ sinh khi chế biến th ức ăn cho tr ẻ

• Giai đoạn trẻ ăn bổ sung là giai đoạn trẻ nhậnmiễn dịch từ mẹ giảmn đi

• Hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàndiện nên trẻ dễ bị mắc bệnh đường tiêu hóa

• Khi bắt đầu tập ABS, hệ tiêu hóa của trẻ phảilàm quen với thức ăn mới lạ

• Thực phẩm và dụng cụ chế biến thức ăn … dễbị nhiễm khuẩn gây bệnh

SL 15.2

►3 Tìm hi ểu các th ực hành c ần th ực hi ện để có b ữa ăn vệ sinh

Phương pháp: Động não, thuy ết trình

� GV phát cho HV những tấm thẻ màu và nói: Để có một bữa ăn an toàn, sạch sẽ

anh/chị đã làm như thế nào? Đề nghị HV hãy viết vào tấm thẻ (mỗi tấm thẻ chỉ

viết một thứ) những gì cần giữ vệ sinh sạch sẽ khi chuẩn bị một bữa ăn gia đình

của mình. Viết xong dán tấm thẻ lên bảng.

Page 125: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

125

� Dành năm phút để HV kết thúc dán những tấm thẻ lên bảng.

� GV cùng cả lớp nhóm các tấm thẻ theo bốn nhóm : Bàn tay “sạch”; dụng cụ

“sạch”; Thực phẩm “Sạch” và Bảo quản thực phẩm “sạch”.

� Chiếu lần lượt các bảng lật 15.3; 15.4, 15.5 và 15.6

� GV phân tích và so sánh nội dung bảng lật với những ý kiến của HV trong các

tấm thẻ để bổ sung những điều HV còn thiếu

BL 15.3:

Bàn tay “s ạch”

Rửa tay b ằng xà phòng vànước sạch khi

• Cầm thức ăn, chuẩn bị bữa ăn

• Sau khi đi vệ sinh hay vệ sinhcho trẻ hoặc tiếp xúc với độngvật.

• Rửa tay mình và tay trẻ khicho trẻ ăn

BL 15.3

� GV lưu ý với HV: Rất nhiều bà mẹ chỉ rửa tay với nước mà không rửa tay bằng xà

phòng, như vậy cũng không đảm bảo vệ sinh. Vì vậy, cần đảm bảo 100% bà mẹ

rửa tay bằng xà phòng.

Page 126: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

126

BL 15.4:

Dụng c ụ “s ạch”

• Giữ gìn dao, thớt, đồ đựng thức ăn và nơi nấu ăn luôn gọn gàng sạch sẽ.

• Rửa ngay các dụng cụ sau khi chế biến thức ăn

• Giữ sạch và che đậy các dụng cụ nấu ăn cho trẻ

• Để riêng thịt sống, gia cầm và hải sản với các thức ăn khác

• Sử dụng dụng cụ đựng và thớt thái thức ăn sống và chín riêng

• Phải đậy nắp dụng cụ chứa thức ăn khi bảo quản

BL 15.4

BL 15.5:

Thực ph ẩm “s ạch”

Nước:• Dùng nước sạch hoặc nước đã lọc• Cho trẻ uống nước đun sôi để nguộiThức ph ẩm:• Sử dụng thực phẩm tươi có nguồn gốc

rõ ràng• Không sử dụng thực phẩm cũ/quá hạn• Rửa sạch trước khi chế biến• Thức ăn phải nấu chín kỹ

• Cho trẻ ăn ngay sau khi chế biến• Cần đun lại thức ăn đã bảo quản

BL 15.5

Page 127: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

127

BL 15.6:

Bảo qu ản “s ạch”

• Đựng thức ăn trong dụng cụ cónắp đậy kín.

• Giữ thức ăn ở nơi sạch sẽ, khômát.

• Bảo quản thực phẩm khô (nhưbột, đường) cẩn thận tránh kiến, côn trùng bò vào.

• Sử dụng thức ăn đã chế biếntrong vòng một giờ.

BL 15.6

►4 Kết thúc bài h ọc

� Tóm tắt bài học: Bảng lật 15. 7 Nội dung chính cần nhớ

Nội dung chính c ần nh ớ

Bốn sạch trong khi ch ế biến th ức ăn cho tr ẻ

• Bàn tay “sạch” – Rửa tay bằng xà phòng và nước

• Thực phẩm “sạch”

• Dụng cụ “sạch”

• Nơi bảo quản thực phẩm “sạch”

BL 15.7

� Chiếu lại mục tiêu bài học và điểm lại nội dung đã học

� Hỏi HV có câu hỏi nào không � Cảm ơn HV đã tham gia

Page 128: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

128

BÀI 16 THỰC HÀNH TRÌNH DIỄN THỨC ĂN

Mục tiêu bu ổi th ực hành 1. Thực hành chế biến một bữa ăn bổ sung phù hợp với lứa tuổi và đảm bảo vệ sinh

cho trẻ

Hướng d ẫn th ực hi ện:

GV cần chu ẩn b ị trước:

• Các dụng cụ nấu ăn cần thiết: Bếp ga, xoong quấy bột (3 cái), bát, đũa, đĩa, thìa (5ml), dao, thớt khăn lau sạch, xô nước sạch...

• Thực phẩm: đủ để nấu 3 bữa ABS cho các nhóm trẻ khác nhau (đã sơ chế sạch)

• Qui trình chế biến

• Thực đơn ABS theo độ tuổi của trẻ

• Sắp xếp thực phẩm và dụng cụ sẵn sàng

Tiền hành bu ổi trình di ễn:

� GV thực hành mẫu: chuẩn bị thức ăn bổ sung cho trẻ 7 tháng tuổi

Vừa làm vừa hỏi nói mình đang làm gì,

• Cách đong nước, đong bột cho chính xác

• Thứ tự cho các loại thực phẩm thế nào đúng nhất

• Nhắc nhở vệ sinh an toàn khi chế biến và bảo quản thực phẩm khô (bột…) sau khi đã sử dụng

Đặt nhi ều câu h ỏi để kiểm tra ki ến thức của HV ví dụ:

• Trẻ 7 tháng một bữa cần bao nhiêu năng lượng? Tương đương một lượng thức ăn là bao nhiêu…

• Nhu cầu năng lượng của trẻ ở các độ tuổi khác nhau?

• Kiểm tra độ đậm đặc của thức ăn như thế nào?

• Cách hóa lỏng bát bột?

• Cách làm tăng đậm độ năng lượng?...

• Chế biến thức ăn cho trẻ bệnh cần lưu ý gì ?

Sau khi thức ăn đã nấu chín: đề nghị mọi người nếm và cùng nhận xét

Hỏi xem HV có hỏi gì nữa không?

Đề nghị HV lần lượt thực hành chế biến thức ăn cho trẻ theo tình huống :

• Trẻ 6 tháng bắt đầu tập ABS; Trẻ 9 tháng và Trẻ 12 tháng

Page 129: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

129

BÀI 17 DINH DƯỠNG CHO TRẺ BỆNH

VÀ GIAI ĐOẠN HỒI PHỤC

Mục tiêu bài h ọc

1. Giải thích được tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng trẻ bệnh 2. Trình bày được cách nuôi dưỡng trẻ bệnh và trẻ đang hồi phục 3. Trình bày được cách nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ và cách xử trí

Phương ti ện và tài li ệu

� Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo � Bảng trắng � Thẻ màu � Bảng lật: 17.1-17.7 � Bài tập tình huống 17.1

Chuẩn bị trước khi gi ảng

� Đọc kỹ nội dung bảng lật trước khi giảng

Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian

(phút)

►1 Giới thiệu mục tiêu bài học 2

►2 Tầm quan trọng nuôi dưỡng khi trẻ bệnh 5

►3 Nguyên tắc khi nuôi dưỡng trẻ bệnh 5

►4 Cách nuôi trẻ khi trẻ bị sốt, viêm phổi, tiêu chảy 15

►5 Nuôi dưỡng trẻ giai đoạn hồi phục 5

►6 Liệt kê các dấu hiệu nguy hiểm và xử trí 5

►7 Kết thúc bài giảng 3

Tổng s ố thời gian 40

Page 130: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

130

Hướng d ẫn gi ảng ►1 Giới thi ệu mục tiêu bài h ọc (BL 17.1)

►2 Tầm quan tr ọng nuôi d ưỡng khi tr ẻ bệnh

Phương pháp: Động não, Thuy ết trình ng ắn

� GV nêu câu hỏi: Anh chị cho biết về tầm quan trọng của nuôi dưỡng trẻ khi bị bệnh và khi hồi phục?

� Giảng viên ghi nhận ý kiến của HV và tóm tắt bằng bảng lật 17.2 BL17.2

Tầm quan tr ọng c ủa việc nuôi d ưỡng tr ẻ bệnh

• Giúp trẻ phục hồi sức khỏe nhanh

• Phòng chống suy dinh dưỡng, trẻ ít bị gầy và chậm lớn

• Tăng cường khả năng bảo vệ chống lại nhiễm khuẩn

BL 17.2

GV giải thích thêm: Phần lớn nguyên nhân trẻ bị SDD có liên quan đến bệnh tật và giống như một vòng luẩn quẩn, khi trẻ bị SDD lại dễ mắc bệnh hơn. Vì vậy trẻ bệnh cần được chăm sóc dinh dưỡng đúng để chóng bình phục và tránh nguy cơ SDD. ►3 Cách nuôi d ưỡng tr ẻ bệnh

Phương pháp: Đóng vai, Thuy ết trình ng ắn

� GV mời hai HV (đã được chuẩn bị trước) lên đóng vai thể hiện tình huống 17.1. Đề nghị cả lớp tập trung quan sát.

Page 131: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

131

BTTH 17.1

Bé Lan là con của Chị Hương năm nay 20 tháng tuổi. Cháu đang bị viêm phổi đã khám và được điều trị tại nhà.

Vai bà m ẹ : cho trẻ ăn ép buộc, dỗ và ép trẻ ăn hết thức ăn mà mình đã chuẩn bị công phu vì nghĩ là tốt cho trẻ. Vừa dỗ dành vừa dọa nạt ...bữa ăn kéo dài hơn tiếng đồng hồ

Vai đứa con: quấy khóc, không muốn ăn. Mỗi lần mẹ dỗ lại cố gắng ăn nhưng không nuốt được. Thỉnh thoảng lại nôn e thức ăn ra.

Kết thúc đóng vai : Cả hai mẹ con đều mệt mỏi, trẻ nôn hết thức ăn ra . Mẹ vừa dọn vừa khóc

� Sau khi kết thúc vai diễn, giảng viên yêu cầu cả lớp nhận xét, thảo luận xem bà mẹ

nên làm gì để con có thể ăn tốt hơn.

� Ghi mọi ý kiến HV lên bảng, tóm tắt những ý kiến đúng và chiếu bảng lật 17.3 để so

sánh.

BL 17.3

Nuôi d ưỡng tr ẻ bệnh

• Kiên trì dỗ trẻ ăn, uống

• Chia nhỏ bữa và cho trẻ ăn làm nhiều lần hơn

• Cho ăn thức ăn trẻ thích

• Đa dạng bữa ăn và thức ăn giàu dinh dưỡng

• Nhấn mạnh: Tiếp tục cho bú mẹ thường xuyên trong khi trẻ bệnh và khi trẻ đang phục hồi.

BL 17.3

Page 132: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

132

►4 Tìm hi ểu cách nuôi tr ẻ khi tr ẻ bị: sốt, viêm ph ổi, tiêu ch ảy

Phương pháp: Trò ch ơi, Thuy ết trình ng ắn

� Đề nghị HV kể ra những bệnh thông thường ở trẻ nhỏ?

� Ghi ý kiến của HV và định hướng về ba loại bệnh hay gặp: Sốt (có trong nhiều bệnh), tiêu chảy và viêm phổi

� Chia lớp thành ba nhóm chơi trò “Thu th ẻ”

� Gắn ba thẻ màu khác nhau có viết Sốt, Tiêu chảy, Viêm phổi lên bảng

� Phát cho mỗi nhóm một số thẻ màu (giống màu của ba thẻ đã dán trên bảng).

� Yêu cầu các nhóm: tùy theo màu thẻ nhóm nhận được xác định trẻ của mình mắc

bệnh gì, hãy ghi cách nuôi dưỡng khi trẻ bị mắc bệnh đó

� Đề nghị HV sau khi thảo luận nhóm (năm phút) sẽ lên bảng gắn những tấm thẻ

của nhóm vào cột tương ứng

� Cùng HV rà soát các tấm thẻ và góp ý cho từng nhóm

� Chiếu BL 17.4 , tổng kết phần nuôi dưỡng trẻ bệnh

Nuôi d ưỡng khi tr ẻ bị một số bệnh thông th ường

Nuôi dưỡng

Tiêu ch ảy Nhi ễm khu ẩn hô h ấp Sốt

Bú m ẹ Cho bú nhiều hơn và lâu hơn Cho bú nhiều hơn và lâu hơnsau mỗi lần bú

Cho bú nhiều hơn và lâuhơn sau mỗi lần bú

Ăn Chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần

Tăng thêm một bữa cho đến khi trẻtăng cân trở lại

Tránh cho trẻ ăn các thức ăn cónhiều đường

Tránh cho trẻ ăn củ, quả hạt ngũcốc có nhiều chất xơ vì có thể làmtiêu chảy nặng hơn.

Chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần

Ăn tăng thêm một bữa đến khi nào trẻ tăng cân trở lại

Lúc ăn nên để trẻ ngồi thẳngđể trẻ dễ ăn hơn

Cho trẻ ăn thêm hoa quả tươi

Chia nhỏ bữa ăn làmnhiều lần .

Ăn tăng thêm một bữađến khi nào trẻ tăng cântrở lại

Ăn thêm hoa quả tươi

Uống Nếu trẻ đang bú mẹ hoàn toàn, chouống ORS sau khi bú sữa mẹ

Nếu trẻ không bú mẹ hoàn toàn thì cho uống : ORS, nước hoa quả, nước cơm, nước cháo, nước sạch...

Không cho trẻ uống nước có ga

Nếu trẻ đang bú mẹ hoàn toàn, cho bú mẹ nhiều hơn

Cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả tươi

Nếu trẻ đang bú mẹ hoàn toàn, cho bú mẹ nhiều hơn

Cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả tươi

BL 17.4

� Giảng viên nh ấn mạnh: dù trẻ mắc bệnh gì thì nguyên tắc chung của chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ là: cho trẻ bú mẹ nhiều hơn + cho trẻ ăn những thức ăn ưa thích và chia nhỏ bữa cho trẻ ăn làm nhiều lần.

Page 133: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

133

►5 Nuôi d ưỡng tr ẻ giai đoạn hồi ph ục

Phương pháp: Động não, Thuy ết trình ng ắn

� GV tiếp tục nêu câu hỏi: Trẻ ở giai đoạn hồi phục được chăm sóc dinh dưỡng như thế nào?

� Ghi ý kiến trả lời của các HV và tổng hợp

� Chiếu BL 17.5

Nuôi d ưỡng tr ẻ giai đoạn hồi ph ục

• Tăng c ường cho trẻ bú mẹ

• Tăng thêm số bữa ăn

• Tăng số lượng mỗi bữa

• Tăng thêm thức ăn giàu năng lượng

• Kiên trì và dành tình cảm yêu thương cho trẻ hơn

BL 17.5

� Nhấn mạnh: Trong giai đoạn hồi phục trẻ cần tiếp tục bú mẹ, cho trẻ ăn thức ăn giầu dinh dưỡng và tăng thêm một bữa/ngày cho đến khi trẻ tăng cân trở lại

►6 Liệt kê các d ấu hi ệu nguy hi ểm và x ử trí

Phương pháp: Động não , Thuy ết trình ng ắn

� Yêu cầu HV: kể các dấu hiệu ở trẻ mà theo họ cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay

� GV tổng kết bằng BL17.6 và chốt những thông điệp cần nhớ

Page 134: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

134

BL 17.6:

Nhận bi ết các d ấu hi ệu nguy hi ểm ở trẻ và cách x ử trí

Khi th ấy tr ẻ có một trong các d ấu hiệu sau đây cần theo dõi c ẩn thận – Nếu các d ấu hiệu này tr ở nên nặng hơn thì đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay

• Trẻ không bú được

• Trẻ bị tiêu chảy và rất khát nước

• Trẻ nôn nhiều

• Trong phân có lẫn máu

• Sốt cao (trên 380)

• Trẻ bị co giật

• Trẻ ngủ li bì khó đánh thức

• Biểu hiện khác thường (Thở nhanh, thở khó, rút lõm lồng ngực)

BL 17.6

� Nhấn mạnh: Anh chị cần khuyên bà mẹ khi thấy con mình có những dấu hiệu

như trong bảng lật cần đưa trẻ đến cơ sở y tế và tìm người đến trợ giúp

� GV lưu ý v ới HV: Khi bà mẹ bị bệnh vẫn có thể cho con bú như bình thường

được. Trong một số trường hợp cán bộ y tế khuyên bà mẹ không nên cho con bú

trực tiếp, bà mẹ có thể vắt sữa và cho trẻ uống bằng cốc và thìa.

►7 Kết thúc bài h ọc � Tóm tắt bài học : chiếu bảng lật 17.7 Những nội dung chính cần nhớ

Page 135: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

135

Nội dung chính c ần nh ớ

• Đối với tr ẻ bệnh:

– Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn.

– Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ ăn làm nhiều lần hơn.

– Cho trẻ uống ORS nếu cần

• Đối với tr ẻ đang h ồi ph ục: Tiếp tục cho bú và cho ănnhiều hơn bình thường một bữa/ ngày cho đến khi trẻtăng cân trở lại

• Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi th ấy tr ẻ có các d ấuhiệu nguy hi ểm

BL 17.7

� Hỏi HV có câu hỏi nào không � Cảm ơn HV đã tham gia

Page 136: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

136

BÀI 18

THỰC HÀNH TRÊN LỚP KỸ NĂNG TƯ VẤN – TẠO NHU CẦU ABS

Mục tiêu th ực hành

1. Vận dụng các kỹ năng tư vấn cá nhân vào cung cấp kiến thức và tư vấn về ABS cho bà mẹ và cộng đồng

2. Biết cách sử dụng bảng kiểm kỹ năng tư vấn cá nhân tự đánh giá khi truyền thông trực tiếp cho bà mẹ và người trông trẻ

Phương ti ện và tài li ệu

� Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo � Bảng trắng � Giấy màu � Thẻ tư vấn về ABS - Bảng lật � Bài tập tình huống � Bảng kiểm kỹ năng tư vấn

Chuẩn bị trước khi gi ảng

� Đọc kỹ nội dung bảng lật trước khi giảng

Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian

(phút)

►1 Giới thiệu mục tiêu thực hành 2

►2 Thực hành tư vấn cá nhân về ABS 70

►3 Kết thúc bài học 3

Tổng s ố thời gian 75

Page 137: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

137

Hướng d ẫn gi ảng

►1 Giới thi ệu mục tiêu th ực hành (BL 18.1)

►2 Thực hành t ư vấn cá nhân v ề ABS

Bước 1: Hướng d ẫn bu ổi th ực hành

� Đề nghị HV: chia thành các nhóm ba người để thực hành tư vấn. Một người là TTV, một người đóng vai bà mẹ và một người sử dụng bảng kiểm đóng vai người quan sát. Đổi vai cho nhau để người nào cũng được tư vấn một lần.

� Phát cho mỗi nhóm một bộ “thẻ tư vấn về ABS”

� Đề nghị mỗi nhóm bốc thăm ba bài tập tình huống trong ABS và thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi hướng dẫn trong BL 18.3

� Khi có BTTH rồi, anh chị sẽ chọn thẻ tư vấn phù hợp (trong tập thẻ tư vấn đã được phát) để tiến hành thực hành đóng vai

� Chiếu bảng l ật 18.2

Hướng d ẫn làm vi ệc theo nhóm

1. Thảo luận tình huống trong nhóm và xác định:

• Vấn đề khó khăn của đối tượng là gì?

• Nên cung cấp thông tin/ thực hành nào cho đốitượng là phù hợp nhất ?

• Nên chọn tranh (thẻ ) tư vấn nào để giới thiệucho đối tượng?

2. Các thành viên trong nhóm lần lượt thực hànhđóng vai

BL 18.2

� GV tiến hành chia nhóm, phân phát tình huống thực hành cho các nhóm

� Dành 20 phút cho các nhóm thực hành tư vấn theo nhóm

� Mời 1-2 cặp lên thực hành trước lớp và cả lớp góp ý sau mỗi cặp thực hành

Page 138: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

138

Các tình hu ống đóng vai t ư vấn cá nhân t ại cộng đồng v ề Ăn bổ sung

Tình hu ống 1: Đến thăm gia đình chị Hương có con 4 tháng. Khi trò chuyện, bạn biết mẹ chồng chị khuyên chị Hương cho cháu ăn thêm bột trong một vài ngày tới cho cháu cứng cáp. Bạn hãy tư vấn cho mẹ chồng chị Hương.

Tình hu ống 2: Bạn đến gia đình chị Tú thấy cháu bé 15 tháng bị tiêu chảy. Chị cho biết chị nghe mọi người nói nếu cho thịt, trứng, rau hoặc dầu vào cháo của cháu thì cháu càng bị tiêu chảy nặng hơn. Vì vậy chị chỉ nấu bột với một ít mì chính cho cháu ăn (không cho thịt, trứng, rau). Bạn hãy tư vấn cho chị Tú.

Tình hu ống 3 : Con gái chị Minh được 7 tháng tuổi. Trong một ngày, chị chỉ cho cháu ăn bột với một ít thịt và rau. Mặc dù chị vẫn cho cháu bú nhưng lại cho cháu uống thêm sữa bột vì chị xem TV thấy nói uống sữa bột giúp bé thông minh hơn. Bạn hãy tư vấn cho chị Minh

Tình hu ống 4: Chị Huyền có con trai 11 tháng tuổi. Cháu lười ăn nên tăng cân rất chậm. Chị cho biết trong một ngày chị cho cháu ăn hai bát bột, nửa quả chuối và cho cháu uống thêm sữa bột. Bạn hãy tư vấn cho chị Huyền.

Tình hu ống 5: Bạn đến thăm gia đình chị Hài, thấy chị cho cháu bé 8 tháng tuổi ăn bột rất loãng. Chị cho biết chồng chị nói cho ăn loãng để cháu dễ nuốt. Bạn hãy tư vấn cho vợ chồng chị Hài.

Tình hu ống 6: Bạn nói chuyện với chị Hiên có con 10 tháng tuổi thì biết chị không cho dầu mỡ vào bột của cháu vì lo cháu ăn sẽ bị tiêu chảy. Bạn hãy tư vấn cho chị Hiên.

Tình hu ống 7: Chị Hà có con trai 15 tháng tuổi. Bạn biết rằng chị chỉ cho cháu ăn thịt lợn và rau muống. Cháu có biểu hiện chán ăn và chị cũng dự định ngừng cho cháu bú vào tháng tới. Bạn hãy tư vấn cho chị Hà.

Tình hu ống 8: Chị Loan có con gái 9 tháng tuổi. Chị nghe nói nên cho cháu ăn gan 3 đến 4 lần một tuần nhưng chị không biết là tại sao. Chị cũng lo lắng vì chị nghĩ rằng gan có độc. Bạn hãy tư vấn cho chị Loan.

Tình hu ống 9: Ở hàng tạp hóa trong thôn bạn đã có bán gói Lizivita. Mỗi gói có giá 1000 đồng. Chị Linh muốn mua để cho cháu ăn thử nhưng chị không biết cách dùng như thế nào. Mẹ chồng chị cảm thấy chị không nên cho đồ lạ vào thức ăn của cháu/ Bạn hãy tư vấn cho chị Linh.

Tình hu ống 10: Chị Phương có con trai 18 tháng tuổi. Qua tìm hiểu bạn được biết chị chỉ cho cháu ăn cháo tôm. Chị nghĩ rằng không nên cho cháu ăn các thức ăn khác trước khi cháu được 2 tuổi. Bạn hãy tư vấn cho chị Phương.

Tình hu ống 11: Chị Uyên có con gái 14 tháng tuổi. Chị muốn ngừng cho con bú để vóc dáng trở lại như ngày xưa. Chồng chị cũng muốn chị thôi không cho con bú nữa. Bạn hãy tư vấn cho vợ chồng chị Uyên.

Page 139: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

139

Tình hu ống 12: chị Ngân có con trai 7 tháng tuổi. Con chị bắt đầu hay bị ốm. Bạn được biết chị không rửa thay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn và cho trẻ ăn. Chị nghĩ chỉ cần rửa tay bằng nước là sạch. Bạn hãy tư vấn cho chị Ngân

►3 Kết thúc bài h ọc

� Tóm tắt buổi thực hành – Chiếu lại mục tiêu thực hành � Hỏi HV có câu hỏi nào không � Cảm ơn HV đã tham gia

Page 140: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

140

TỔNG KẾT KHÓA HỌC

Bước 1: Tóm t ắt và h ệ thống l ại nh ững n ội dung chính đã học

− Nói với HV: Sau 2,5 ngày tập huấn các anh chị đã tiếp thu được gì? − Chiếu lại chương trình khóa học − Điểm lại từng bài vừa hỏi và gợi ý để HV cùng tham gia nhắc lại những

nội dung chính cần nhớ sau khóa học

Bước 2: Điểm lại mục tiêu khóa h ọc

− GV nói với HV: Điểm lại mục tiêu khóa học để xem lớp mình đã được được mục tiêu đề ra không

1. Nêu được nội dung dự án A&T và mô hình tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ

2. Nắm được vai trò và nhiệm vụ của tuyên truyền viên đối với mô hình phòng tư vấn NDTN “Mặt trời bé thơ” tại trạm y tế xã

3. Nắm được các khái niệm then chốt về truyền thông thay đổi hành vi

4. Nắm được các nội dung cơ bản trong NDTN

5. Thực hành thành thạo kỹ năng tuyên truyền, tư vấn cho bà mẹ và cộng đồng về NDTN

− Hỏi xem HV còn có câu hỏi nào không

Cảm ơn học viên đã tham gia đầy đủ khóa h ọc!

Page 141: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

141

Phần 5

PHỤ LỤC

Page 142: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

142

Phụ lục 1: Danh m ục tài li ệu và d ụng c ụ cần chu ẩn b ị cho một khóa h ọc

TÀI LIỆU:

TT Tên tài li ệu Số bản Ghi chú

1. Chương trình tập huấn Số HV

2. Mục tiêu khóa học Số HV

3. Phiếu đánh giá khóa học Số HV

4. Thẻ tư vấn về NDTN 5 bộ

5. Tình huống thực hành tư vấn cá nhân tại cộng đồng về NCBSM

Số HV

6. Tình huống thực hành tư vấn cá nhân tại cộng đồng về ăn bổ sung

Số HV

7. Biểu đồ tăng trưởng (mới nhất, có 3 màu vàng, xanh, đỏ)

= số học viên

Page 143: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

143

DỤNG CỤ HỖ TRỢ TẬP HUẤN

TT Danh m ục Số lượng Ghi chú

Văn phòng ph ẩm

1. Giấy A0 15 tờ

2. Giấy A4 ½ ram

3. Bìa màu 50 tờ Nhiều màu

4. Bút viết bảng (đen, đỏ, xanh) 10 cái/loại

5. Bút dạ nhiều mầu 4-5 vỉ

6. Băng dính giấy 1 mặt 02 cuộn

7. Kéo 02 cái

Vật li ệu hỗ trợ giảng d ạy

8. Hạt, hột …5 loại khác nhau 1 nắm tay /loại

9. Vú giả 1-2 cái

10. Búp bê 1 con

11. Cốc trong suốt 10, 20, 250ml có chia độ Mỗi thứ 01cái 1 bộ/1 cặp GV

12. Dụng cụ trình diễn thức ABS (bếp ga, xoong quấy bột bát, đĩa , đũa thìa….)

Trình diễn thức ăn

13. Thực phẩm sơ chế các loại (đủ 4 nhóm thực phẩm – chọn trong thực đơn dưới đây)

đủ cho trình diễn 3 bữa ABS cho 3 độ tuổi khác nhau

Trình diễn thức ăn

Page 144: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

144

Phụ lục 2: Bài ki ểm tra tr ước và sau t ập hu ấn

ALIVE & THRIVE

LƯỢNG GIÁ TRƯỚC VÀ SAU KHÓA H ỌC 1. Thông tin chung

TT CÂU HỎI TRẢ LỜI MÃ

1. Ngày đào tạo ___ ____ / ___ ____ / 2011

2. Tên học viên

3. Thời điểm đánh giá Trước khóa học ………………………….. 1 Sau khóa học …………………………….. 2

4. Đào tạo tại Tỉnh…………………………………………1 Huyện………………………………………2 Xã…………………………………………..3

5. Trình độ nghề nghiệp

Y tế thôn bản .......................................... 1 Cán bộ HPN ............................................ 2 CTV dinh dưỡng ..................................... 3 Khác(nêu rõ) ........................................... 4

6. Tuổi

7. Giới tính Nam ........................................................ 1 Nữ .......................................................... 2

2. Mô hình Phòng t ư vấn nuôi d ưỡng tr ẻ nhỏ Alive & Thrive

TT

CÂU HỎI

TRẢ LỜI MÃ

SỐ ĐIỂM

8. 1.

Thời điểm nào có thể can thiệp hiệu quả nhất đề giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ?

0-12 tháng .............................................. 1

0-24 tháng .............................................. 2

0-36 tháng .............................................. 3

9.

Dự án Alive & Thrive (A&T) được thực hiện trong thời gian nào?

2009-2011 ............................................. 1

2009-2012 ............................................. 2

2009-2013 ............................................. 3

Không biết ............................................. 9

Page 145: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

145

TT

CÂU HỎI

TRẢ LỜI MÃ

SỐ ĐIỂM

10.

Mô hình chính mà dự án A&T xây dựng để tăng cường dinh dưỡng trẻ nhỏ có tên là

Sáng kiến bệnh viện thân thiện với trẻ em…….……..…1

Mặt trời bé thơ………………………………………………2

Các nhóm hỗ trợ bà mẹ……………………………...……3

11.

Mục tiêu can thiệp của dự án A&T là cung cấp dịch vụ gì?

Cung cấp các dịch vụ tư vấn chất lượng cao……………1

Chăm sóc và điều trị cho trẻ bị SDD………………..…….2

Cung cấp khẩu phần ăn cho các gia đình có trẻ nhỏ…...3

Không biết……………………………………………………9

12. Trong mô hình phòng tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ, vai trò của TTV cơ sở là?

1. ___________________________________

2. ___________________________________

Không biết .............................................. ……………….9

13. Vai trò TTV cơ sở đối với phụ nữ mang thai là?

Truyền thông nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn………. 1

Phát phiếu mời bà mẹ đến phòng tư vấn MTBT………. 2

Nhắc nhở bà mẹ khám thai .................. ……………… 3

Tất cả các nội dung trên ......................... ……………… 4

Không biết ............................................. ……………… 9

14. Vai trò TTV cơ sở đối với bà mẹ có con 0 – 6 tháng tuổi là?

1. _________________________________________

2. _________________________________________

3. _________________________________________

15. Vai trò TTV cơ sở đối với bà mẹ có con trên 6 tháng tuổi là?

1. _________________________________________

2. _________________________________________

3. Mang thai và Cho con bú

TT CÂU HỎI

TRẢ LỜI MÃ

SỐ ĐIỂM

16. Nên bắt đầu cho trẻ bú sau khi sinh bao lâu?

Ngay lập tức ........................................... …………….1 Sau vài giờ ............................................. …………....2 Sau một ngày .......................................... …………….3 Không biết .............................................. ……………9

17. Vắt bỏ sữa non là tốt cho trẻ Đúng ...................................................... …………….1 Sai ......................................................... …………….2 Không biết ............................................. ………….…9

18. Vào ngày đầu tiên sau sinh, trẻ cần bao nhiêu ml sữa trong mỗi bữa bú

5-7 ml ..................................................... ……………..1 10-15 ml ................................................. ……………..2 16-20 ml ................................................. ……………..3 Không biết .............................................. ………….….9

19. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn Chỉ bú mẹ ............................................... …………….1

Page 146: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

146

TT CÂU HỎI

TRẢ LỜI MÃ

SỐ ĐIỂM

toàn là Bú mẹ + Nước ........................................ …………….2 Bú mẹ + Nước+ nước hoa quả………. .... …………….3 Bú mẹ + Sữa ngoài ................................. ……………..4 Không biết .............................................. ……………..9

20. Bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn đến

3 tháng tuổi ............................................. …………….1 4 tháng tuổi ............................................. ….…………2 5 tháng tuổi ............................................. …………….3 6 tháng tuổi (hết 179 ngày) ..................... …………….4 7 tháng tuổi ............................................. …………….5 12 tháng tuổi ........................................... …………….6 Không biết .............................................. ………….…9

21. Bà mẹ có bầu vú nhỏ không thể tạo đủ sữa?

Đúng ....................................................... ……………1 Sai .......................................................... ……………2 Không biết .............................................. ……………9

22. Sữa cuối chứa nhiều chất béo hơn sữa đầu, nên cho trẻ bú hết sữa cuối?

Đúng ....................................................... …………….1 Sai .......................................................... …………….2 Không biết .............................................. ………….…9

23. Bà mẹ nên cho con bú bất cứ khi nào trẻ muốn, cả ngày lẫn đêm?

Đúng ....................................................... …………….1 Sai .......................................................... …………….2 Không biết .............................................. ………….…9

24.

Vào mùa hè, trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ cần cho uống thêm nước để đỡ khát

Đúng ....................................................... ……………1 Sai .......................................................... ……………2 Không biết .............................................. ……….…..9

25. Sữa mẹ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong thời gian lý t ưởng là bao lâu?

1 giờ ....................................................... ……………1 3 giờ ....................................................... ……………2 4 giờ ....................................................... ……………3 6-8 giờ .................................................... ……………4 Không biết .............................................. …………... 9

26. Trẻ nên được bú mẹ đến khi nào?

Đến 12 tháng tuổi ................................... …………….1 Đến 18 tháng tuổi ................................... …………….2 Đến 24 tháng tuổi ................................... …………….3 Không biết .............................................. ………….…9

Page 147: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

147

TT CÂU HỎI

TRẢ LỜI MÃ

SỐ ĐIỂM

27. Trong bức tranh bên dưới, hình nào chỉ ngậm bắt vú đúng – hình 1 hay hình 2?

Hình 1 …………………………………………………….1 Hình 2 ………………………………………………….....2

4. Cho ăn bổ sung

TT CÂU HỎI TRẢ LỜI MÃ SỐ ĐIỂM

28. Trẻ sơ sinh cần được cho ăn bổ sung bắt đầu từ khi trẻ được

3 tháng tuổi ............................................ 1

4 tháng tuổi ............................................ 2

5 tháng tuổi ............................................ 3

6 tháng tuổi ............................................ 4

7 tháng tuổi (180 ngày) ........................... 5

12 tháng tuổi .......................................... 6

Không biết .............................................. 9

29. Trẻ từ 9-11 tháng tuổi cần ăn bao nhiêu lần trong một ngày (sốlần tối thiểu)?

A. Bữa chính: ______ lần trong một ngày

B. Bữa phụ: ______ lần trong một ngày

Không biết .............................................. 9

30. Nêu tên bốn nhóm thực phẩm chính?

1. _______________________________

2. _______________________________

3. _______________________________

4. _______________________________

Không biết .............................................. 9

Ngậm bắt vú (nhìn t ừ bên ngoài)

1 2

3/9

Page 148: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

148

TT CÂU HỎI TRẢ LỜI MÃ SỐ ĐIỂM

31. Khi cho thêm rau có lá màu xanh đậm vào bột của trẻ thì sẽ?

Làm đa dạng thức ăn của trẻ .................. ………….1

Tăng độ đậm đặc của thức ăn ................ ………….2

Tăng đậm độ năng lượng…………………………… 3

Không biết .............................................. ………….9

32. Để hóa lỏng bát bột cho trẻ cần làm như thế nào?

Cho thêm nước....................................... ………… 1

Cho thêm nước giá đỗ/rau quả ............... ………… 2

Cho thêm dầu ăn, mỡ, bơ…………………………. 3

Không biết .............................................. ………….9

33. Để tăng chất lượng (đậm độ năng lượng) của bát bột cần làm như thế nào?

Cho thêm rau xanh, nước hoa quả .......... ………….1

Tăng thêm lượng bột .............................. ………….2

Tăng thêm dầu ăn/bơ/mỡ động vật…………………3

Không biết .............................................. ………….9

34. Khi nấu bột/cháo cho trẻ, rau xanh cần được cho vào từ khi nào?

Bắt đầu ................................................... ..…….1

Khi bột chín tới ....................................... ..…….2

Lúc cuối cùng, ngay trước khi bột chín kỹ ……. 3

Không biết .............................................. …….. 9

35. Nêu 4 “sạch” trong chuẩn bị bữa ăn bổ sung hợp vệ sinh?

1. _______________________________

2. _______________________________

3. _______________________________

4. _______________________________

36.

Nguyên tắc chung nuôi dưỡng trẻ bệnh

(Nhiều lựa chọn)

Cho trẻ bú ít hơn bình thường................. 1

Cho trẻ bú nhiều hơn bình thường .......... 2

Cho trẻ ăn kiêng ..................................... 3

Chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều lần ………. 4

Không biết .............................................. 9

37.

Nguyên tắc nuôi dưỡng trẻ giai đoạn phục hồi sau khi bệnh

(Nhiều lựa chọn)

Cho trẻ bú ít hơn bình thường................. 1

Tăng thức ăn giàu năng lượng ................ 2

Cho trẻ ăn nhiều bữa hơn bình thường ... 3

Chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều lần ………. 4

Không biết .............................................. 9

Page 149: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

149

TT CÂU HỎI TRẢ LỜI MÃ SỐ ĐIỂM

38. Kể 4 dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay

1. __________________________________

2. __________________________________

3. __________________________________

4. __________________________________

5. Kỹ năng t ư vấn và Truy ền thông thay đổi hành vi

STT

CÂU HỎI

TRẢ LỜI MÃ

SỐ ĐIỂM

39. Có mấy giai đoạn thay đổi hành vi

4 giai đoạn ............................................. 1

5 giai đoạn ............................................. 2

6 giai đoạn ............................................. 3

40. Các can thiệp truyền thông tại hộ gia đình

Thuyết phục thay đổi hành vi cá nhân ..... 1

Thay đổi tập quán cộng đồng ................. 2

Giám sát thay đổi hành vi ....................... 3

41. Các can thiệp truyền thông tại cộng đồng

Thuyết phục thay đổi hành vi cá nhân ..... 1

Thay đổi tập quán cộng đồng ................. 2

Vận động thay đổi chính sách ................. 3

Page 150: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

150

ALIVE & THRIVE

Đáp án

LƯỢNG GIÁ TRƯỚC VÀ SAU KHÓA H ỌC

Tổng điểm tối đa: 55 điểm

0- 19 điểm : kém

20-30 điểm: trung bình

31-41 điểm: khá

42-55 điểm : gi ỏi

Mẫu tổng h ợp kết qu ả khóa h ọc (Giảng viên điền số lượng h ọc viên vào c ột tr ước và sau tập hu ấn)

Số điểm Phân loại Trước tập huấn Sau tập huấn

0 – 19 Kém

20 – 30 Trung bình

31 – 41 Khá

42 – 55 Giỏi

1. Mô hình Phòng t ư vấn nuôi d ưỡng tr ẻ nhỏ Alive & Thrive: 14 điểm

TT

CÂU HỎI

TRẢ LỜI MÃ

SỐ ĐIỂM

1. 1.

Thời điểm nào có thể can thiệp hiệu quả nhất đề giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ?

0-12 tháng .............................................. 1

0-24 tháng .............................................. 2

0-36 tháng .............................................. 3

1

Page 151: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

151

TT

CÂU HỎI

TRẢ LỜI MÃ

SỐ ĐIỂM

2.

Dự án Alive & Thrive (A&T) được thực hiện trong thời gian nào?

2009-2011 ............................................. 1

2009-2012 ............................................. 2

2009-2013 ............................................. 3

Không biết ............................................. 9

1

3.

Mô hình chính mà dự án A&T xây dựng để tăng cường dinh dưỡng trẻ nhỏ có tên là

Sáng kiến bệnh viện thân thiện với trẻ em…….………… 1

Mặt trời bé thơ ........................................ …………………2

Các nhóm hỗ trợ bà mẹ ......................... …………………3

1

4.

Mục tiêu can thiệp của dự án A&T là cung cấp dịch vụ gì?

Cung cấp các dịch vụ tư vấn chất lượng cao……………. 1

Chăm sóc và điều trị cho trẻ bị SDD……………………….2

Cung cấp khẩu phần ăn cho các gia đình có trẻ nhỏ……. 3

Không biết .............................................. …………………9

1

5. Trong mô hình phòng tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ, vai trò của TTV cơ sở là?

1. Hỗ trợ, theo dõi bà mẹ thay đổi hành vi tại nhà

2. Vận động các bà mẹ đến phòng tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ

2

6.

Vai trò TTV cơ sở đối với phụ nữ mang thai là?

(Nhiều lựa chọn)

Truyền thông nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn………. 1

Phát phiếu mời bà mẹ đến phòng tư vấn MTBT………. 2

Nhắc nhở bà mẹ khám thai .................. ……………… 3

Không biết ............................................. ……………… 9

3

7.

Vai trò TTV cơ sở đối với bà mẹ có con 0 – 6 tháng tuổi là?

(Nhiều lựa chọn)

Thăm hộ gia đình………………………………………1

Theo dõi NCBSMHT……………………………………2

Giáo dục ăn bổ sung……………………………………3

3

8.

Vai trò TTV cơ sở đối với bà mẹ có con trên 6 tháng tuổi là?

(Nhiều lựa chọn)

Quản lý ăn bổ sung……………………………………….1

Hỗ trợ khi bà mẹ gặp khó khăn…………………………..2

2

2. Mang thai và Cho con bú: 12 điểm

TT CÂU HỎI

TRẢ LỜI MÃ

SỐ ĐIỂM

9. Nên bắt đầu cho trẻ bú sau khi sinh bao lâu?

Ngay lập tức ........................................... …………….1 Sau vài giờ ............................................. …………....2 Sau một ngày .......................................... …………….3 Không biết .............................................. ……………9

1

Page 152: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

152

TT CÂU HỎI

TRẢ LỜI MÃ

SỐ ĐIỂM

10. Vắt bỏ sữa non là tốt cho trẻ Đúng ...................................................... …………….1 Sai ......................................................... …………….2 Không biết ............................................. ………….…9

1

11. Vào ngày đầu tiên sau sinh, trẻ cần bao nhiêu ml sữa trong mỗi bữa bú

5-7 ml ..................................................... ……………..1 10-15 ml ................................................. ……………..2 16-20 ml ................................................. ……………..3 Không biết .............................................. ………….….9

1

12. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn là

Chỉ bú mẹ ............................................... …………….1 Bú mẹ + Nước ........................................ …………….2 Bú mẹ + Nước+ nước hoa quả………. .... …………….3 Bú mẹ + Sữa ngoài ................................. ……………..4 Không biết .............................................. ……………..9

1

13. Bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn đến

3 tháng tuổi ............................................. …………….1 4 tháng tuổi ............................................. ….…………2 5 tháng tuổi ............................................. …………….3 6 tháng tuổi (hết 179 ngày) ..................... …………….4 7 tháng tuổi ............................................. …………….5 12 tháng tuổi ........................................... …………….6 Không biết .............................................. ………….…9

1

14. Bà mẹ có bầu vú nhỏ không thể tạo đủ sữa?

Đúng ....................................................... ……………1 Sai .......................................................... ……………2 Không biết .............................................. ……………9

1

15. Sữa cuối chứa nhiều chất béo hơn sữa đầu, nên cho trẻ bú hết sữa cuối?

Đúng ....................................................... …………….1 Sai .......................................................... …………….2 Không biết .............................................. ………….…9

1

16. Bà mẹ nên cho con bú bất cứ khi nào trẻ muốn, cả ngày lẫn đêm?

Đúng ....................................................... …………….1 Sai .......................................................... …………….2 Không biết .............................................. ………….…9

1

17.

Vào mùa hè, trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ cần cho uống thêm nước để đỡ khát

Đúng ....................................................... ……………1 Sai .......................................................... ……………2 Không biết .............................................. ……….…..9

1

18. Sữa mẹ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong thời gian lý tưởng là bao lâu?

1 giờ ....................................................... ……………1 3 giờ ....................................................... ……………2 4 giờ ....................................................... ……………3 6-8 giờ .................................................... ……………4 Không biết .............................................. …………... 9

1

19. Trẻ nên được bú mẹ đến khi nào?

Đến 12 tháng tuổi ................................... …………….1 Đến 18 tháng tuổi ................................... …………….2 Đến 24 tháng tuổi ................................... …………….3 Không biết .............................................. ………….…9

1

Page 153: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

153

TT CÂU HỎI

TRẢ LỜI MÃ

SỐ ĐIỂM

20. Trong bức tranh bên dưới, hình nào chỉ ngậm bắt vú đúng – hình 1 hay hình 2?

Hình 1 …………………………………………………….1 Hình 2 ………………………………………………….....2

1

3. Cho ăn bổ sung: 23 điểm

TT CÂU HỎI TRẢ LỜI MÃ SỐ ĐIỂM

21. Trẻ sơ sinh cần được cho ăn bổ sung bắt đầu từ khi trẻ được

3 tháng tuổi ............................................ 1

4 tháng tuổi ............................................ 2

5 tháng tuổi ............................................ 3

6 tháng tuổi ............................................ 4

7 tháng tuổi (180 ngày) ........................... 5

12 tháng tuổi .......................................... 6

Không biết .............................................. 9

1

22. Trẻ từ 9-11 tháng tuổi cần ăn bao nhiêu lần trong một ngày (sốlần tối thiểu)?

A. Bữa chính: __3____ lần trong một ngày

B. Bữa phụ: ___1___ lần trong một ngày

Không biết .............................................. 9

2

23. Nêu tên bốn nhóm thực phẩm chính?

1. Chất bột/đường

2. Các chất đạm

3. Chất béo

4. Vitamin, muối khoáng và chất xơ

4

Ngậm bắt vú (nhìn t ừ bên ngoài)

1 2

3/9

Page 154: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

154

TT CÂU HỎI TRẢ LỜI MÃ SỐ ĐIỂM

24. Khi cho thêm rau có lá màu xanh đậm vào bột của trẻ thì sẽ?

Làm đa dạng thức ăn của trẻ .................. ………….1

Tăng độ đậm đặc của thức ăn ................ ………….2

Tăng đậm độ năng lượng…………………………… 3

Không biết .............................................. ………….9

1

25. Để hóa lỏng bát bột cho trẻ cần làm như thế nào?

Cho thêm nước....................................... ………… 1

Cho thêm nước giá đỗ/rau quả ............... ………… 2

Cho thêm dầu ăn, mỡ, bơ…………………………. 3

Không biết .............................................. ………….9

1

26. Để tăng đậm độ năng lượng của bắt bột cần làm như thế nào?

Cho thêm rau xanh, nước hoa quả .......... ………….1

Tăng thêm lượng bột .............................. ………….2

Tăng thêm dầu ăn/bơ/mỡ động vật…………………3

Không biết .............................................. ………….9

1

27. Khi nấu bột/cháo cho trẻ, rau xanh cần được cho vào từ khi nào?

Bắt đầu ................................................... ..…….1

Khi bột chín tới ....................................... ..…….2

Lúc cuối cùng, ngay trước khi bột chín kỹ …….3

Không biết .............................................. …….. 9

1

28. Nêu 4 “sạch” trong chuẩn bị bữa ăn bổ sung hợp vệ sinh?

1. Bàn tay sạch

2. Dụng cụ sạch

3. Thực phẩm sạch

4. Bảo quản sạch

4

29.

Nguyên tắc chung nuôi dưỡng trẻ bệnh

(Nhiều lựa chọn)

Cho trẻ bú ít hơn bình thường................. 1

Cho trẻ bú nhiều hơn bình thường .......... 2

Cho trẻ ăn kiêng ..................................... 3

Chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều lần ………. 4

2

30.

Nguyên tắc nuôi dưỡng trẻ giai đoạn phục hồi sau khi bệnh

(Nhiều lựa chọn)

Cho trẻ bú ít hơn bình thường................. 1

Tăng thức ăn giàu năng lượng ................ 2

Cho trẻ ăn nhiều bữa hơn bình thường ... 3

Chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều lần ………. 4

2

Page 155: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

155

TT CÂU HỎI TRẢ LỜI MÃ SỐ ĐIỂM

31. Kể 4 dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay

Trong phân có lẫn máu

Trẻ bị tiêu chảy và rất khát nước

Co giật

Sốt cao trên 380

Ngủ li bì khó đánh thức

Trẻ nôn nhiều

Trẻ không bú được

Giảng viên đối chiếu câu trả lời của học viên với đáp án và chấm điểm

Tối đa: 4 điểm

4. Kỹ năng t ư vấn và Truy ền thông thay đổi hành vi: 6 điểm

STT

CÂU HỎI

TRẢ LỜI MÃ

SỐ ĐIỂM

32. Có mấy giai đoạn thay đổi hành vi

4 giai đoạn .............................................. 1

5 giai đoạn .............................................. 2

6 giai đoạn .............................................. 3

Không biết .............................................. 9

1

33. Các can thiệp truyền thông tại hộ gia đình

Thuyết phục thay đổi hành vi cá nhân ..... 1

Thay đổi tập quán cộng đồng .................. 2

Giám sát thay đổi hành vi ........................ 3

1

34. Các can thiệp truyền thông tại cộng đồng

Thuyết phục thay đổi hành vi cá nhân ..... 1

Thay đổi tập quán cộng đồng .................. 2

Vận động thay đổi chính sách ................. 3

1

35. Nêu 3 bước tư vấn cá nhân tại cộng đồng

1. Bước 1. Tìm hiểu vấn đề

2. Bước 2. Xác định và phân tích vấn đề

3. Bước 3. Thỏa thuận và đạt được cam kết

3

Page 156: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

156

Phụ lục 3: Tình hu ống t ư vấn cá nhân v ề NCSBSM và ABS

Tình hu ống t ư vấn cá nhân t ại cộng đồng v ề nuôi con b ằng s ữa mẹ

Tình hu ống 1 : Chị Phương có thai được 7 tháng. Đây là đứa con đầu lòng của chị. Khi trò chuyện với chị, bạn được biết mẹ chồng chị bắt chị ăn kiêng một số thức ăn như cua, ốc, thịt trâu vì bà nói ăn những thứ đó sau này con dễ bị tiêu chảy. Bạn hãy tư vấn cho mẹ chồng chị Tình hu ống 2 : Chị Nê đang mang thai tháng thứ 8. Chị nghe nói sau khi đẻ xong không nên cho con bú sữa non. Vì vậy chị định cho cháu uống nước ngay sau khi sinh. Chị chưa biết thế nào là sữa non, sữa non có tốt cho cháu không và khi nào thì mẹ có sữa non để cho cháu bú. Bạn hãy tư vấn cho chị Nê.

Tình hu ống 3 : Chị Hà đang mang thai tháng thứ 7. Đây là đứa con đầu lòng của chị. Chị nghe chị chồng chị nói rằng khi đến bệnh viện sinh con, chị nên mang theo một hộp sữa bột để cho cháu bú vì chị sẽ không có đủ sữa cho cháu bú trong ngày đầu tiên sau sinh. Bạn hãy tư vấn cho chị Hà và chị chồng chị.

Tình hu ống 4 : Chị Linh có thai lần 2 được 8 tháng. Lần sinh trước chị phải mổ, lần này bác sĩ dự kiến chị cũng phải mổ đẻ. Chị nghĩ là mổ đẻ chị sẽ không đủ sữa cho cháu như lần trước nên chị đã nhờ chồng mua sữa hộp để mang theo và dự định cho con uống trong 1, 2 ngày đầu sau sinh cho đến khi chị có sữa cho con bú. Bạn hãy tư vấn cho chị Linh

Tình hu ống 5 : Chị Lan đang mang thai tháng thứ 9. Mẹ chồng chị tin rằng chị sẽ không có đủ sữa cho cháu bú ngay sau sinh vì có thể sinh xong chị sẽ mệt. Mẹ chồng chị cũng dự định sẽ cho cháu uống một ít nước đường và mật ong vì bà nghĩ rằng làm như vậy sẽ tốt cho cháu. Bạn hãy tư vấn cho chị Lan và mẹ chồng chị.

Tình hu ồng 6 : Chi Nhung sinh con mới được 2 tháng. Bạn đến thăm gia đình chị Nhung thì thấy chị Nhung vẫn cho con bú sữa mẹ nhưng lại có hộp sữa bột cho trẻ và bình pha sữa, núm vú cao su… Chị cho biết chị vẫn nhiều sữa nhưng nghe nói cho trẻ ăn sữa hộp sẽ bụ bẫm hơn nên chị định tuần tới sẽ pha sữa cho trẻ ăn thêm. Bạn hãy tư vấn cho chị Nhung Tình hu ống 7 : Chị Hoa sinh con được 1 tháng. Chị có đủ sữa cho cháu bú nhưng mẹ chồng chị thỉnh thoảng bắt chị cho cháu uống nước vì bà cho rằng trời nóng bé sẽ khát nước. Bạn hãy tư vấn cho mẹ chồng chị Hoa.

Page 157: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

157

Tình hu ống 8 : Chị Giang nói rằng hai vú của chị bị sưng và đau. Chị đã cho cháu bú lần đầu tiên vào ngày thứ 3 sau khi sinh, vì chị cho rằng lúc đó sữa mới về. Hôm nay là ngày thứ 6, mỗi lần chị cho cháu bú là chị lại bị đau ngực vì vậy chị sợ không dám cho con bú nữa vì đau, chị thấy rằng sữa của mình không chảy ra ngoài nhanh và nhiều như trước nữa. Bạn hãy tư vấn cho chị Giang. Tình hu ống 9 : Chị Hương sinh con đầu lòng được 2 ngày đã về nhà nhưng chị không biết cho con bú như thế nào cho đúng cách, vì chị có nghe nói nếu không cho con bú đúng cách con sẽ không bú được, cháu sẽ đói. Bạn hãy tư vấn cho chị Hương cách cho con ngậm bắt vú đúng và cho bú đúng cách. Tình hu ống 10: Chị Ngân có con 3 tháng tuổi. Chị đang cho cháu bú nhưng chị cảm thấy mình không đủ sữa cho con bú hoàn toàn. Chị muốn cho cháu ăn dặm vì chị thấy có vẻ như lúc nào cháu cũng đói. Bạn hãy tư vấn cho chị Ngân. Tình hu ống 11: Chị Chung có con 4 tháng tuổi và đang nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên chị sắp phải đi làm lại nên chị muốn bắt đầu cho cháu ăn một bát bột mỗi ngày (chia làm 2 lần). Bạn hãy tư vấn cho chị Chung. Tình hu ống 12 : Chị Minh có con 4 tháng tuổi. Cháu bị tiêu chảy vài ngày nay. Mẹ chồng chị khuyên chị dừng cho con bú để cháu nhanh khỏi hơn. Chị băn khoăn và đến hỏi bạn. Bạn hãy tư vấn cho chị Minh.

Page 158: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

158

Các tình hu ống t ư vấn cá nhân t ại cộng đồng v ề Ăn bổ sung

Tình hu ống 1: Đến thăm gia đình chị Hương có con 4 tháng. Khi trò chuyện, bạn biết mẹ chồng chị khuyên chị Hương cho cháu ăn thêm bột trong một vài ngày tới cho cháu cứng cáp. Bạn hãy tư vấn cho mẹ chồng chị Hương.

Tình hu ống 2: Bạn đến gia đình chị Tú thấy cháu bé 15 tháng bị tiêu chảy. Chị cho biết chị nghe mọi người nói nếu cho thịt, trứng, rau hoặc dầu vào cháo của cháu thì cháu càng bị tiêu chảy nặng hơn. Vì vậy chị chỉ nấu bột với một ít mì chính cho cháu ăn (không cho thịt, trứng, rau). Bạn hãy tư vấn cho chị Tú.

Tình hu ống 3 : Con gái chị Minh được 7 tháng tuổi. Trong một ngày, chị chỉ cho cháu ăn bột với một ít thịt và rau. Mặc dù chị vẫn cho cháu bú nhưng lại cho cháu uống thêm sữa bột vì chị xem TV thấy nói uống sữa bột giúp bé thông minh hơn. Bạn hãy tư vấn cho chị Minh

Tình hu ống 4: Chị Huyền có con trai 11 tháng tuổi. Cháu lười ăn nên tăng cân rất chậm. Chị cho biết trong một ngày chị cho cháu ăn hai bát bột, nửa quả chuối và cho cháu uống thêm sữa bột. Bạn hãy tư vấn cho chị Huyền.

Tình hu ống 5: Bạn đến thăm gia đình chị Hài, thấy chị cho cháu bé 8 tháng tuổi ăn bột rất loãng. Chị cho biết chồng chị nói cho ăn loãng để cháu dễ nuốt. Bạn hãy tư vấn cho vợ chồng chị Hài.

Tình hu ống 6: Bạn nói chuyện với chị Hiên có con 10 tháng tuổi thì biết chị không cho dầu mỡ vào bột của cháu vì lo cháu ăn sẽ bị tiêu chảy. Bạn hãy tư vấn cho chị Hiên.

Tình hu ống 7: Chị Hà có con trai 15 tháng tuổi. Bạn biết rằng chị chỉ cho cháu ăn thịt lợn và rau muống. Cháu có biểu hiện chán ăn và chị cũng dự định ngừng cho cháu bú vào tháng tới. Bạn hãy tư vấn cho chị Hà.

Tình hu ống 8: Chị Loan có con gái 9 tháng tuổi. Chị nghe nói nên cho cháu ăn gan 3 đến 4 lần một tuần nhưng chị không biết là tại sao. Chị cũng lo lắng vì chị nghĩ rằng gan có độc. Bạn hãy tư vấn cho chị Loan.

Tình hu ống 9: Ở hàng tạp hóa trong thôn bạn đã có bán gói Lizivita. Mỗi gói có giá 1000 đồng. Chị Linh muốn mua để cho cháu ăn thử nhưng chị không biết cách dùng như thế nào. Mẹ chồng chị cảm thấy chị không nên cho đồ lạ vào thức ăn của cháu/ Bạn hãy tư vấn cho chị Linh.

Tình hu ống 10: Chị Phương có con trai 18 tháng tuổi. Qua tìm hiểu bạn được biết chị chỉ cho cháu ăn cháo tôm. Chị nghĩ rằng không nên cho cháu ăn các thức ăn khác trước khi cháu được 2 tuổi. Bạn hãy tư vấn cho chị Phương.

Tình hu ống 11: Chị Uyên có con gái 14 tháng tuổi. Chị muốn ngừng cho con bú để vóc dáng trở lại như ngày xưa. Chồng chị cũng muốn chị thôi không cho con bú nữa. Bạn hãy tư vấn cho vợ chồng chị Uyên.

Tình hu ống 12: chị Ngân có con trai 7 tháng tuổi. Con chị bắt đầu hay bị ốm. Bạn được biết chị không rửa thay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn và cho trẻ ăn. Chị nghĩ chỉ cần rửa tay bằng nước là sạch. Bạn hãy tư vấn cho chị Ngân

Page 159: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

159

Phụ lục 4: Phi ếu đánh giá khóa h ọc

Nhằm nâng cao chất lượng khóa học, xin anh, chị vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây:

1. Khóa h ọc đã đáp ứng được yêu c ầu của anh, ch ị ở mức độ nào (đánh dấu X vào cột tương ứng theo bảng dưới đây) – Xin cảm ơn anh, chị

Mức độ đáp ứng

hoàn toàn phần lớn một phần Không đáp ứng (Xin ghi rõ)

Nội dung khóa học

Tài liệu học

Phương pháp giảng dạy

Giảng viên

Hậu cần

2. Anh, ch ị cho bi ết nh ững điều cần điều ch ỉnh ho ặc bổ sung thêm cho khóa h ọc :

Về nội dung khóa học

Về tài liệu học

Về phương pháp giảng dạy

Về tập huấn viên

Về hậu cần

Xin chân thành cảm ơn!

Page 160: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

160

Phụ lục 5: Bi ểu đồ tăng tr ưởng

Page 161: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

161

Page 162: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

162

Page 163: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

163

Page 164: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

164

Phụ lục 6: Th ực đơn th ực hành ch ế biến món ăn

Một số điều cần chú ý:

- Thực đơn này là một gợi ý dự án đưa ra, bà mẹ có thể thay đổi các loại thực phẩm cho phù hợp với thức ăn sẵn có trong nhà hoặc tại địa phương vì với số lượng như đã đưa ra trong thực đơn, thành phần dinh dưỡng các loại thực phẩm cùng nhóm sẽ không thay đổi nhiều lắm

- 1 thìa cà phê đầy tương ứng 5g thực phẩm hoặc 5 ml nước

- 0.5 thìa cà phê tương ứng 3g thực phẩm

- Có thể thay thế các loại rau/củ tương đương nhau. Ví dụ: rau ngót thay bằng rau muống…, cà rốt thay bằng bí đỏ…

- Xay bột cho bé nên trộn gạo và đỗ tương theo tỷ lệ 5:1 (1 kg ạo + 200g đỗ tương)

Thực hành ch ế biến món ăn

Các loại snack thông thường.

6-8 tháng 9-11 tháng

Năng lượng

(kcal)

Đạm

(g)

Sắt hấp thu (mg)

Vitamin A (mcg)

Năng lượng

(kcal)

Đạm

(g)

Sắt hấp thu (mg)

Vitamin A (mcg)

Khoai lang nghệ 20g (1/10 củ)

23,2 0,24 0,018 0 23,2 0,24 0,018 0

Lòng đỏ trứng 10g(1/2 lòng đỏ to)

32,7 1,36 0.07 96 32,7 1,36 0.07 96

Sữa chua 50g (1/2 hộp)

30.5 1.65 0.0075 12.5 30.5 1.65 0.0075 12.5

Chuối 30g (1/2 quả

28,5 0,96 0,0045 0,9 28,5 0,96 0,0045 0,9

Page 165: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

165

chuối tiêu)

Trước khi nấu. trộn gạo và đỗ tương theo tỷ lệ 900 g bột gạo + 50g gạo nếp + 50 g bột

đỗ tương hoặc đỗ xanh

Trẻ 6-8 tháng

(2 bữa chính)

Trẻ 9-11 tháng

(3 bữa chính)

Trẻ 12-23 tháng

( 3 bữa chính)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà

phê(16 g)

Thịt/cá / tôm băm nhuyễn: 2

thìa cà phê (16g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Rau băm nhuyễn: 2 thìa cà

phê(16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê (2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà

phê(16 g)

Thịt/cá / tôm băm nhuyễn: 2

thìa cà phê (16g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Rau băm nhuyễn: 2 thìa cà

phê(16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê (2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

¾ bát cháo đặc tương đương

với 5 thìa cà phê gạo (33 g)

Thịt/cá / tôm băm nhỏ: 3-4 thìa

cà phê (24 -32 g)

Dầu ăn: 2 thìa cà phê (4 g)

Rau băm nhỏ: 3 -4 thìa cà

phê(16 g)

Nước mắm: 1 thìa cà phê (4g)

Nước: 1/2 bát con (100ml)

Một số thực đơn mẫu

Thực đơn 1: bột/cháo lươn

Trẻ 6-8 tháng

(2 bữa chính)

Trẻ 9-11 tháng

(3 bữa chính)

Trẻ 12-23 tháng

( 3 bữa chính)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà phê

(16 g)

Lươn luộc chín, gỡ lấy thịt, băm

nhuyễn: 2 thìa cà phê (16 g)

Bột gạo + bột đỗ : 2 thìa cà phê

(16 g)

Lươn luộc chín, gỡ lấy thịt, băm

nhuyễn: 2 thìa cà phê (16 g)

¾ bát cháo đặc tương đương với

5 thìa cà phê gạo (33 g)

Lươn luộc chín, gỡ lấy thịt, băm

nhỏ: 3 đến 4 thìa cà phê (24 - 32 g)

Page 166: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

166

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Rau ngót nghiền nhỏ: 2 thìa cà

phê(16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê(2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Rau ngót nghiền nhỏ: 2 thìa cà

phê(16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê(2g)

Nước: 3/4 bát con (150ml)

Dầu ăn: 2 thìa cà phê (4g)

Rau ngót băm nhỏ: 3-4 thìa cà

phê (16 g)

Nước mắm: 1 thìa cà phê (4g)

Nước: 1/2 bát con(100 ml)

- Có thể thay thế các loại rau/củ tương đương nhau. Ví dụ: rau ngót thay bằng rau muống, rau cải bó xôi…, cà rốt thay bằng bí đỏ… (1 thìa cà phê đầy các loại củ = 0.5 thìa cà phê các loại rau xanh).

Thực đơn 2: Bột/cháo bò

Trẻ 6-8 tháng

(2 bữa chính)

Trẻ 9-11 tháng

(3 bữa chính)

Trẻ 12-23 tháng

( 3 bữa chính)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà

phê(16 g)

Thịt bò xay nhuyễn: 2 thìa cà

phê (16 g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Rau cải băm nhuyễn: 2 thìa cà

phê (16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê (2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà

phê(16 g)

Thịt bò xay nhuyễn: 2 thìa cà

phê (16 g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Rau cải băm nhuyễn: 2 thìa cà

phê (16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê (2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

¾ bát cháo đặc tương đương với 5

thìa cà phê gạo (33 g)

Thịt bò xay nhuyễn: 3- 4 thìa cà

phê ( 24 -32 g)

Dầu ăn: 2 thìa cà phê (4g)

Rau cải băm nhỏ: 3-4 thìa cà phê

(16 g)

Nước mắm: 1 thìa cà phê (4g)

Nước: 1/2 bát con(100 ml)

- Có thể thay thế các loại rau/củ tương đương nhau. Ví dụ: rau ngót thay bằng rau muống, rau cải, rau dền, bó xôi…, cà rốt thay bằng bí đỏ… (1 thìa cà phê đầy các loại củ = 0.5 thìa cà phê các loại rau xanh).

Page 167: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

167

Thực đơn 3: Bột/ cháo tôm

Trẻ 6-8 tháng

(2 bữa chính)

Trẻ 9-11 tháng

(3 bữa chính)

Trẻ 12-23 tháng

( 3 bữa chính)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà

phê(16 g)

Tôm luộc chín, bóc vỏ gỡ lấy

thịt, băm nhuyễn: 2 thìa cà

phê(3 g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Rau muống băm nhuyễn: 2 thìa

cà phê(16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê(2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà

phê(16 g)

Tôm luộc chín, bóc vỏ gỡ lấy

thịt, băm nhuyễn: 2 thìa cà

phê(3 g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Rau muống băm nhuyễn: 2

thìa cà phê(16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê(2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

¾ bát cháo đặc tương đương

với 5 thìa cà phê gạo (33 g)

Tôm luộc chín, bóc vỏ gỡ lấy

thịt, băm nhỏ: 3- 4 thìa cà phê

(24g -32 g)

Dầu ăn: 2 thìa cà phê (4g)

Rau muống băm nhỏ: 3-4 thìa

cà phê (16 g)

Nước mắm: 1 thìa cà phê(4g)

Nước: 1/2 bát con(100 ml)

- Có thể thay thế các loại rau/củ tương đương nhau. Ví dụ: rau ngót thay bằng rau muống, rau cải, bó xôi, bí xanh …, cà rốt thay bằng bí đỏ… (1 thìa cà phê đầy các loại củ = 0.5 thìa cà phê các loại rau xanh).

Thực đơn 4: Bột/cháo cá

Trẻ 6-8 tháng

(2 bữa chính)

Trẻ 9-11 tháng

(3 bữa chính)

Trẻ 12-23 tháng

( 3 bữa chính)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà

phê(16 g)

Cá rửa sạch (cá rô phi, ...), luộc

chín, gỡ lấy thịt, băm nhuyễn: 2

thìa cà phê (16 g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà

phê(16 g)

Cá rửa sạch (cá rô phi, ...), luộc

chín, gỡ lấy thịt, băm nhuyễn: 2

thìa cà phê (16 g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

¾ bát cháo đặc tương đương

với 5 thìa cà phê gạo (33 g)

Cá rửa sạch (cá rô phi, ...), luộc

chín, gỡ lấy thịt, băm nhỏ: 3

đến 4 thìa cà phê (24 -32 g)

Dầu ăn: 2 thìa cà phê (4g)

Page 168: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

168

Rau cải băm nhuyễn: 2 thìa cà

phê(16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê(2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

Rau cải băm nhuyễn: 2 thìa cà

phê(16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê(2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

Rau cải băm nhỏ: 3-4 thìa cà

phê (16 g)

Nước mắm: 1 thìa cà phê(4g)

Nước: 1/2 bát con(100 ml)

- Có thể thay thế các loại rau/củ tương đương nhau. Ví dụ: rau ngót thay bằng rau muống, rau dền, bó xôi…, cà rốt thay bằng bí đỏ, bí xanh… (1 thìa cà phê đầy các loại củ = 0.5 thìa cà phê các loại rau xanh).

Thực đơn 5 : Bột/cháo gà

Trẻ 6-8 tháng

(2 bữa chính)

Trẻ 9-11 tháng

(3 bữa chính)

Trẻ 12-23 tháng

( 3 bữa chính)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà

phê(16 g)

Thịt gà nghiền nhỏ: 2 thìa cà phê

(16 g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Cà rốt hấp nghiền nhuyễn: 1 thìa

cà phê(16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê(2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà

phê(16 g)

Thịt gà nghiền nhỏ: 2 thìa cà phê

(16 g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Cà rốt hấp nghiền nhuyễn: 2 thìa

cà phê(16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê(2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

¾ bát cháo đặc tương đương với

5 thìa cà phê gạo (33 g)

Thịt gà nghiền nhỏ: 3 đến 4 thìa

cà phê (24g - 32 g)

Dầu ăn: 2 thìa cà phê (4g)

Cà rốt hấp băm nhỏ: 2-3 thìa cà

phê (16 g)

Nước mắm: 1 thìa cà phê(4g)

Nước: 1/2 bát con(100 ml)

- Có thể thay thế các loại rau/củ tương đương nhau. Ví dụ: rau ngót thay bằng rau muống, rau dền, rau cải, bí xanh …, cà rốt thay bằng bí đỏ, … (1 thìa cà phê đầy các loại củ = 0.5 thìa cà phê các loại rau xanh).

Thực đơn 6 : Bột/cháo trứng

Trẻ 6-8 tháng

(2 bữa chính)

Trẻ 9-11 tháng

(3 bữa chính)

Trẻ 12-23 tháng

( 3 bữa chính)

Page 169: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

169

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà

phê(16 g)

Lòng đỏ trứng: 1 lòng đỏ trứng

nhỏ ( 12-16 g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Bí xanh nghiền nhuyễn: 2 thìa

cà phê(16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê(2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà

phê(16 g)

Lòng đỏ trứng: 1 lòng đỏ trứng

nhỏ (12g -16g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Bí xanh nghiền nhuyễn: 2 thìa

cà phê(16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê(2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

¾ bát cháo đặc tương đương

với 5 thìa cà phê gạo (33 g)

Lòng đỏ trứng: 2 Lòng đỏ trứng

nhỏ (24 -32 g)

Dầu ăn: 2 thìa cà phê (4g)

Bí xanh băm nhỏ: 3-4 thìa cà

phê (16 g)

Nước mắm: 1 thìa cà phê(4g)

Nước: 1/2 bát con(100 ml)

- Có thể thay thế các loại rau/củ tương đương nhau. Ví dụ: rau ngót thay bằng rau muống, rau dền, rau cải, bí xanh …, cà rốt thay bằng bí đỏ, … (1 thìa cà phê đầy các loại củ = 0.5 thìa cà phê các loại rau xanh).

Thực đơn 7 : Bột/cháo gan

Trẻ 6-8 tháng

(2 bữa chính)

Trẻ 9-11 tháng

(3 bữa chính)

Trẻ 12-23 tháng

( 3 bữa chính)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà

phê(16 g)

Gan gà băm nhuyễn: 2 thìa cà

phê (16 g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Bí xanh nghiền nhuyễn: 2 thìa

cà phê(16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê(2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà

phê(16 g)

Gan gà băm nhuyễn: 2 thìa cà

phê (16g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Bí xanh nghiền nhuyễn: 2 thìa

cà phê(16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê(2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

¾ bát cháo đặc tương đương với

5 thìa cà phê gạo (33 g)

Gan gà băm nhỏ: 3 -4 thìa cà phê

(24 -32g)

Dầu ăn: 2 thìa cà phê (4g)

Bí xanh băm nhỏ: 3-4 thìa cà phê

(16 g)

Nước mắm: 1 thìa cà phê(4g)

Nước: 1/2 bát con(100 ml)

Page 170: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

170

- Có thể thay thế các loại rau/củ tương đương nhau. Ví dụ: rau ngót thay bằng rau muống, bí xanh…, cà rốt thay bằng bí đỏ… (1 thìa cà phê đầy các loại củ = 0.5 thìa cà phê các loại rau xanh).

Thực đơn 8 : Bột/cháo thịt lợn

Trẻ 6-8 tháng

(2 bữa chính)

Trẻ 9-11 tháng

(3 bữa chính)

Trẻ 12-23 tháng

( 3 bữa chính)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà

phê(16 g)

Thịt lợn băm nhuyễn: 2 thìa cà

phê (16 g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Rau dền băm nhuyễn: 2 thìa cà

phê(16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê(2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà

phê(16 g)

Thịt lợn băm nhuyễn: 2 thìa cà

phê (16 g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Rau dền băm nhuyễn: 2 thìa cà

phê(16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê(2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

¾ bát cháo đặc tương đương

với 5 thìa cà phê gạo (33 g)

Thịt lợn băm nhỏ: 3 đến 4 thìa

cà phê (24 -32 g)

Dầu ăn: 2 thìa cà phê (4g)

Rau dền băm nhỏ: 3-4 thìa cà

phê (16 g)

Nước mắm: 1 thìa cà phê(4g)

Nước: 1/2 bát con(100 ml)

- Có thể thay thế các loại rau/củ tương đương nhau. Ví dụ: rau ngót thay bằng rau muống, rau cải, bí xanh…, cà rốt thay bằng bí đỏ… (1 thìa cà phê đầy các loại củ = 0.5 thìa cà phê các loại rau xanh).

Thực đơn 9 : Bột/cháo Lạc nghiền nhỏ

Trẻ 6-8 tháng

(2 bữa chính)

Trẻ 9-11 tháng

(3 bữa chính)

Trẻ 12-23 tháng

( 3 bữa chính)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà

phê(16 g)

Đậu phụ tán nhuyễn: 1 thìa cà

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà

phê(16 g)

Đậu phụ tán nhuyễn: 1 thìa cà

¾ bát cháo đặc tương đương

với 5 thìa cà phê gạo (33 g)

Đậu phụ tán nhuyễn: 2 thìa cà

Page 171: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

171

phê (8 g)

Lạc nghiền nhỏ: 1 thìa cà phê (8

g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Bí đỏ hấp nghiền nhuyễn: 1

thìa cà phê(16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê (2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

phê (8g)

Lạc nghiền nhỏ: 1 thìa cà phê (8

g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Bí đỏ hấp nghiền nhuyễn: 1 thìa

cà phê(16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê (2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

phê (16g)

Lạc nghiền nhỏ: 1 đến 2 thìa cà

phê (8 -16 g)

Dầu ăn: 2 thìa cà phê (4g)

Bí đỏ hấp băm nhỏ: 2-3 thìa cà

phê (16 g)

Nước mắm: 1 thìa cà phê (4g)

Nước: 1/2 bát con(100 ml)

- Có thể thay thế các loại rau/củ tương đương nhau. Ví dụ: rau ngót thay bằng rau muống, rau cải, rau dền…, cà rốt thay bằng bí đỏ… (1 thìa cà phê đầy các loại củ = 0.5 thìa cà phê các loại rau xanh).

Page 172: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

172

Phụ lục 7: Ph ương pháp và k ỹ năng c ơ bản giảng d ạy tích c ực

I.Mục tiêu bài h ọc:

Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:

1. Phân tích được khái niệm và sự khác biệt giữa phương pháp dạy-học truyền thống và dạy-học tích cực

2. Mô tả được một số phương pháp dạy-học tích cực

II. Nội dung:

1. Giới thi ệu về phương pháp d ạy - học tích c ực:

1.1. Khái ni ệm về dạy-học tích c ực:

Giảng dạy tích cực (hay dạy học tích cực) là quá trình dạy và học trong đó người

giảng viên hướng dẫn, tạo ra các điều kiện thuận lợi để học viên chủ động học tập.

1.2. Tại sao l ại áp dụng ph ương pháp d ạy-học tích c ực:

Khả năng nh ớ lại thông tin

Hoạt động Kh ả năng nh ớ lại sau 3 gi ờ Khả năng nh ớ lại sau 3 ngày

Giải thích 70% 10%

Minh họa 72% 20%

Giải thích, minh họa và trải nghiệm

85% 65%

Dạy học là quá trình tương tác giữa giảng viên và học viên nhằm đạt được kết quả

như mong muốn (cả giảng viên và học viên). Trong quá tŕnh dạy và học, người giảng viên

thường áp dụng nhiều phương pháp khác nhau nhưng quan trọng nhất là làm thế nào để

học viên có được kết quả cao nhất.

Page 173: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

173

Chính vì vậy, dạy học tích cực ra đời, không phải là một sáng kiến mà là kết quả

của quá trình đối phó với thực tiễn và các nhược điểm của phương pháp dạy truyền thống

được khắc phục chính là tiền đề của phương pháp dạy học tích cực.

2. So sánh ph ương pháp d ạy học tích c ực và d ạy-học truy ền th ống

2.1. Sự khác bi ệt của giảng viên trong 2 ph ương pháp :

Cho tới nay người ta chia hai nhóm giáo viên (dựa theo phương pháp giảng dạy), đó là

giảng viên chỉ dạy và giảng viên hướng dẫn. Trong đó giảng viên chỉ dạy gắn liền với

phương pháp truyền thống trong khi giảng viên hướng dẫn gắn với dạy-học tích cực đang

đề cập. Hai nhóm giảng viên này có những điểm khác nhau.

Giảng viên ch ỉ dạy (Theo ph ương

pháp truy ền th ống)

Giảng viên h ướng d ẫn (Theo

phương pháp gi ảng d ạy tích c ực)

Giao tiếp một chiều

Đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề

hơn là khuyến khích học viên tự giải

quyết

Giáo viên là chuyên gia số 1

Ít khích lệ thảo luận

Phương pháp của giảng viên là tốt

nhất

Giao tiếp hai chiều

Chia sẻ thông tin và để học viên thực

hành các kiến thức đã học

“Huấn luyện viên” hơn là chuyên gia

Khích lệ đặt câu hỏi và thảo luận

Đặt câu hỏi khích lệ người học khám

phá, phản hồi vá áp dụng những gì

đang học

Page 174: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

174

2.2. Sự khác bi ệt giữa 2 phương pháp d ạy- học tích c ực và dạy-học truy ền thống:

Đặc điểm Dạy học truy ền th ống Dạy học tích c ực

Mối quan tâm Giảng (cái gì) và dạy (thế nào)

Thầy đã giảng được bao nhiêu

Truyền đạt kiến thức

Học và tập (cái gì, như thế nào)

Học viên đã học được bao nhiêu

Hiệu quả học tập

Mức độ nông Mức độ sâu

Vai trò của người giảng viên

Giảng là chính (cung cấp kiến thức)

Hướng dẫn học học viên, tạo ra các điều kiện để học viên học thuận lợi

Vai trò của học viên

Nghe là chính (thụ động) Chủ động học tập

3. Một số phương pháp đào tạo tích c ực:

3.1. Động não.

Ưu điểm

- Động não là cách thu thập nhiều ý kiến của học viên trong một thời gian ngắn.

- Trong quá trình động não, học viên có thể phát biểu nhiều hơn bình thường vì tất cả

các ý kiến của họ được ghi nhận.

Hạn chế:

- Ý kiến của HV có thể rất khác nhau. GV khó tổng hợp nếu không có kinh nghiệm

Sử dụng khi nào

- Khi vấn đề đơn giản và có ít thời gian

Cách ti ến hành:

- Giảng viên nêu vấn đề hoặc câu hỏi.

- Ghi lại tất cả các ý kiến HV càng nhanh càng tốt, không bỏ sót một ý kiến nào ngay cả

khi không phù hợp.

Page 175: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

175

- GV cùng học viên làm rõ và phân tích các ý kiến sâu hơn.

3.2. Thu th ập các t ấm th ẻ: Là phương pháp động não nhưng có sử dụng các tấm thẻ

Ưu điểm

- Thu nhận được tất cả các ý kiến của học viên một cách nhanh chóng.

- Khuyến khích sự tham gia của học viên.

- Hấp dẫn và dễ nhớ

- Rèn luyện kỹ năng trình bày của học viên

Hạn chế:

- Không phù hợp với người không biết viết

- Cần nhiều bút dạ, thẻ màu

Sử dụng khi nào:

- Hầu hết học viên biết chữ

- Cần thu thập ý kiến thảo luận ngắn gọn và của tất cả mọi người

Cách ti ến hành:

� Phát bút dạ và thẻ màu cho tất cả học viên. Có thể phát thẻ cho mỗi nhóm một loại

màu hoặc hình dạng thẻ khác nhau.

� Nêu vấn đề cần thảo luận.

� Yêu cầu tất cả học viên đều cho ý kiến và viết ý kiến của mình lên thẻ màu. Cách

viết thẻ màu: Viết chữ to, nét bút dạ đậm. Mỗi ý viết lên một thẻ màu và mỗi thẻ chỉ

viết tối đa là 3 dòng

� Yêu cầu học viên dán tất cả các thẻ lên bảng

� Giúp học viên dán lại các thẻ màu theo xu hướng các ý kiến (nhóm các ý kiến

giống nhau)

� Tóm tắt và bổ sung phần thảo luận của học viên

3.3. Đóng vai: Là một hoặc một nhóm học viên diễn trước lớp một tình huống có khả năng xảy ra trong thực tế.

Ưu điểm:

- Là cách học tập vui nhộn

Page 176: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

176

- Giúp cho học viên làm quen với các tình huống hoặc công việc có khả năng xảy ra

trong thực tế

- Tăng thêm lòng tự tin cho họ.

Hạn chế:

- Cần nhiều thời gian

- Lớp học khá ồn ào nên cần không gian đủ rộng

Sử dụng khi nào: Khi cần thực hành

- Các thái độ nghề nghiệp, cách ứng xử phù hợp

- Các kỹ năng truyền thông/tư vấn/giáo dục sức khoẻ.

Cách ti ến hành:

- Phân vai diễn và dành thời gian cho học viên nghiên cứu vai diễn.

- Giảng viên có thể làm mẫu đóng vai trước lớp nếu tình huống này xa lạ với học viên.

- Dành thời gian cho các nhóm diễn tại chỗ (nếu có nhiều nhóm). Động viên học viên

đóng vai cho thật với thực tế.

- Mời một nhóm đại diện lên diễn trước lớp và nhận xét.

- Giảng viên nên ghi lại các nhận xét chính để phản hồi lại

- Thảo luận/nhận xét sau khi đóng vai:

+ Mời các học viên khác nhận xét

+ Sau đó mời người đóng vai nhận xét,

+ Cuối cùng là nhận xét của giảng viên.

3.4. Thảo luận/làm vi ệc theo nhóm

Ưu điểm:

- Giúp cho mọi người có cơ hội tham gia và đóng góp ý kiến, đặc biệt là những người

hay ngượng.

- Huy động kiến thức, kinh nghiệm của nhiều người cho bài học.

Hạn chế:

- Đòi hỏi phải có nhiều thời gian.

- Người điều khiển phải có kỹ năng dẫn dắt thảo luận.

Page 177: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

177

Sử dụng khi nào:

- Khi học viên đã có kinh nghiệm nhất định về chủ để thảo luận

- Khi cần tìm ra giải pháp cho một vấn đề.

Cách ti ến hành:

- Đặt câu hỏi/công việc cần thảo luận.

- Phân chia học viên thành nhóm, địa điểm cho các nhóm và qui định thời gian thảo

luận.

- Phân công nhóm trưởng và thư ký cho mỗi nhóm.

- Phát các văn phòng phẩm cần thiết cho mỗi nhóm.

- Giảng viên cần quan sát và giúp đỡ các nhóm.

- Sau khi mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận, giảng viên cần tóm tắt lại các điểm

chính/kết luận.

3.5. Thảo luận nhóm c ặp đôi:

Ưu điểm:

- Tốn ít thời gian hơn thảo luận nhóm lớn - Cần ít vật liệu

Hạn chế:

- Khó kiểm soát các cặp làm việc riêng

Cách ti ến hành:

� Nêu câu hỏi thảo luận � Đề nghị 2-3 người ngồi cạnh nhau cùng thảo luận và phát giấy A4 cho các cặp � Đề nghị một số cặp phát biểu và ghi ý kiến của HV lên bảng � Tóm tắt các ý kiến của học viên

3.6. Trò ch ơi:

Ưu điểm:

- Phá băng xoá đi các bỡ ngỡ, e ngại ban đầu của học viên, giúp họ làm quen và gần

gũi nhau hơn

- Giảm bớt không khí căng thẳng, tạo ra sự thoải mái,

- Tạo sự tập trung của học viên

Page 178: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

178

- Giúp tiếp thu bài nhanh hơn, nhớ lâu hơn.

Hạn chế:

- Cần có thời gian

- Cần có không gian đủ rộng

- Cần các vật liệu

- Thiết kế các trò chơi để học tập đôi khi khó

Sử dụng khi nào:

- Giới thiệu ban đầu

- Giới thiệu các khái niệm trừu tượng, khái niệm mới với học viên.

- Khi học viên kém tập trung hoăc tỏ ra mệt mỏi

Cách ti ến hành:

- Giải thích trò chơi và lưu ý học viên tham gia cần thực hiện đúng luật chơi

- Tiền hành chơi. Một số trò chơi có thể bắt lỗi người làm sai

- Khi trò chơi kết thúc, đề nghị học viên rút ra kết luận/ cảm nghĩ

- Có thể có phần thưởng cho những người/ nhóm thực hiện tốt hoặc phạt những người

làm sai để tạo sự vui vẻ

3.7. Thông tin ph ản hồi/góp ý.

Cách đưa ra ý kiến phản hồi/góp ý

- Đưa ra ý kiến phản hồi/góp ý là giúp mọi người học tập để nâng cao kiến thức và kỹ

năng.

- Ý kiến phản hồi góp ý về một vấn đề nên:

+ Tập trung vào cái mà chúng ta quan sát thấy nó xảy ra, cái đã làm hoặc đã nói

chứ không phải là cái mà chúng ta tự suy diễn về con người đó.

+ Tập trung vào việc mô tả, trình bày chứ không phải là xét đoán.

+ Tập trung vào cái cụ thể chứ không phải là cái chung chung.

+ Tập trung vào cách ứng xử /hành động mà người nghe có thể sử dụng hoặc làm

theo chứ không phải là tất cả mọi thứ mà bạn muốn góp ý cho người đó.

+ Bắt đầu bằng những khích lệ, tán thưởng về những điểm tích cực của họ.

Page 179: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

179

3.8. Thực hành trên th ực địa cộng đồng

- Loại thực hành này mang lại nhiều lợi ích và giúp cho học viên:

+ Thích ứng với môi trường hoạt động tương lai ở cơ sở.

+ Nội dung học tập trở nên sinh động, thực tế, trực tiếp hơn.

+ Tập quen với việc tham gia công tác chăm sóc gia đình và cộng đồng.

- Để thực hành thực địa có kết quả tốt, giảng viên cần:

+ Chỉ rõ mục tiêu học tập, nội dung, phương pháp học tập trên thực địa.

+ Phổ biến kế hoạch tỷ mỉ, giao nhiệm vụ rõ ràng, có chỉ tiêu cho từng cá nhân.

+ Học viên cần viết báo cáo kết quả thực hành.

3.9. Bài tập tình hu ống/ Giải quy ết vấn đề

- Bài tập tình huống/ giải quyết vấn nhằm tăng cường khả năng suy nghĩ của học viên

về cách giải quyết một vấn đề cụ thể, thường là vấn đề trong thực tế. Qua hoạt động

này học viên được rèn luyện khả năng suy nghĩ về các giải pháp để giải quyết các vấn

đề của chính họ hoặc giúp người khác giải quyết vấn đề trong công việc và cuộc sống.

- Cách tiến hành:

� Giao vấn đề cho học viên

� Tuỳ từng vấn đề mà có thể yêu cầu học viên làm việc cá nhân hay làm việc

nhóm.

� Đề nghị học viên trình bày cách giải quyết

� Sau mỗi lần giải quyết vấn đề, giúp học viên thảo luận cách giải quyết. Có thể

giúp học viên thảo luận rút ra các nguyên tắc giải quyết vấn đề

3.10. Thuy ết trình ng ắn/ Bài gi ảng ng ắn, tích c ực hóa

- Thuyết trình là việc trình bày bằng lời về một chủ đề nhất định.

Ưu điểm

+ Giảng viên có thể kiểm soát thời gian và nội dung một cách chính xác

+ Nhiều thông tin có thể đến với nhiều người trong một thời gian ngắn.

Hạn chế

Page 180: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

180

+ Sự tham gia của học viên thấp.

+ Học viên thường quên những gì vừa được nghe/nói.

+ Thành công của bài giảng thuyết trình phụ thuộc rất lớn vào vai trò của giảng

viên.

+ Sử dụng bài giảng khi giới thiệu một chủ đề mới mà học viên chưa biết hoặc biết

rất ít.

Cách th ực hi ện một bài gi ảng ng ắn

+ Giới thiệu chủ đề.

+ Trình bày chủ đề

+ Kết luận những điểm chính

+ Đặt câu hỏi kiểm tra xem học viên có nắm vững những điều mình vừa giảng

không.

+ Một bài thuyết trình không nên dài quá 10 phút.

4. Lựa chọn các ph ương pháp d ạy – học

Việc lựa chọn, phối hợp và áp dụng các phương pháp Dạy-Học phải đạt được những yêu cầu:

- Phù hợp với đối tượng, mục tiêu, nội dung và thời gian của bài học.

- Có nhiều ưu điểm và hạn chế được các nhược điểm.

- Có thể thực hiện được trong bối cảnh thực tế về nguồn lực

- Cần thiết phải phối hợp các phương pháp vì hiệu quả học tập sẽ khác nhau tùy từng cách dạy – học:

• Nghe: 5%

• Đọc: 10%

• Có âm thanh, hình ảnh: 20%

• Minh họa: 30%

• Thảo luận nhóm: 50%

• Thực hành: 75%

• Sử dụng ngay và truyền đạt cho người khác: 90%

Page 181: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

181

4.1. Sử dụng ngôn ng ữ nói và ngôn ng ữ thân th ể

4.1.1. Lời nói

- Từ ngữ phải được chọn lọc cẩn thận để bảo đảm:

+ Chuẩn xác, có đầy đủ tính khoa học và tính thực tiễn;

+ Ngắn gọn

+ Gợi cảm, có hình tượng, gợi những hứng thú cho người nghe;

+ Có tính giáo dục cao

+ Tránh các tạp ngữ.

- Cấu trúc câu phải có tính lôgíc và tính hệ thống.

4.1.2. Giọng nói:

- Âm sắc: vừa phải, không quá yếu hay quá mạnh

- Âm lượng (cường độ): Cần điều tiết sao cho mọi người đủ nghe; Giọng trầm và ấm là

giọng tốt nhất.

- Tốc độ: Cần điều chỉnh cho phù hợp với nội dung trình bày

- Nhấn mạnh những ý chính nhằm thu hút sự chú ý của người nghe.

- Đôi khi cần ngừng lại để người nghe kịp suy nghĩ và theo dõi.

- Giọng nói phải tỏ ra tự tin mới thuyết phục được người nghe.

Tránh: Nói giọng the thé, đều đều, quá nhanh, lầm bầm, hay dùng các từ đệm, nói sai

ngữ pháp, phát âm sai, dùng tiếng địa phương khác, có dấu nhấn lạ tai, khịt mũi trong khi

nói...

4.2. Ngôn ng ữ thân th ể (ngôn ng ữ không l ời)

Hình ảnh, mọi động tác của người nói bao giờ cũng để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho

người nghe. Nhiều khi ngôn ngữ thân thể ( còn gọi là ngôn ngữ không lời ) còn quan trọng

hơn ngôn ngữ có lời. Bao gồm:

4.2.1. Tư thế:

- Ngồi hay đứng đều phải thoải mái, chững chạc.

- Nếu đứng thì phải đứng vững vàng trên 2 bàn chân; điểm tựa cần cho sự cân bằng là

2 gót chân.

- Nếu ngồi, tốt nhất là hơi ngả người một chút về phía người nghe

Page 182: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

182

Tránh: Ngồi bắt chéo chân, hoặc ngả người ra phía sau mà nói

4.2.2. Đi lại:

- Đi lại phải có mục đích rõ ràng,

- Tiến gần đến người đang lơ đãng để khiến họ tập trung chú ý trở lại.

Tránh: Vừa đi vừa nói, nhất là quay lưng lại với người nghe; tránh đi đi lại lại hết chỗ

này đến chỗ khác

4.2.3. Động tác tay:

- Thả lỏng 2 cánh tay cho thoải mái,.

- Mở rộng 2 bàn tay khi nói để tỏ ra tự tin và tôn trọng đối tượng;

- Có 2 loại thao tác cơ bản của bàn tay là:

+ Phác hoạ một hình tượng để minh hoạ lời nói;

+ Tạo nhịp điệu đồng thời với nhịp điệu của lời nói.

Tránh:

+ Hai tay gò bó sát thân

+ Chỉ trỏ, đập tay xuống bàn

+ Những động tác “ không biết để 2 bàn tay vào đâu”

+ Gãi đầu, vuốt tóc, vuốt mặt, lau kính trừ khi thật cần thiết;

+ Chắp 2 tay như thể cầu xin đối tượng nghe mình nói;

4.2.4. Cách nhìn (ti ếp xúc b ằng m ắt):

- Với nhóm nhỏ, phải để mắt lần lượt đến từng người;

- Với nhóm lớn, phải để mắt lần lượt đến từng nhóm nhỏ;

- Chỉ nhìn vào mỗi người 2-4 giây, rồi rời mắt sang người khác.

- Giữ cho ánh mắt luôn thân thiện, tươi cười và có pha chút hóm hỉnh khi cần.

Tránh: Nhìn chằm chằm quá lâu hoặc quá nhanh

4.2.5. Nét mặt:

- Thay đổi cho phù hợp với lời nói và cử chỉ, với từng loại đối tượng;

- Luôn tươi cười trong mọi tình huống

Page 183: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

183

- Luôn kết thúc 1 câu trả lời/ giải thích bằng một nụ cười.

Tránh: Nét mặt đăm chiêu, cau có, lạnh nhạt

4.2.6. Cầm tài li ệu trong tay:

- Nên có một bản tóm tắt ngắn gọn bài nói hoặc kế hoạch bài giảng để trên bàn;

- Đôi khi nhìn vào từng phần của tài liệu đó để không bỏ sót điểm nào;

Tránh:

+ Biến tài liệu hoặc vật cầm trong tay (bút, que chỉ...) thành một thứ đồ chơi.

+ Luôn chuyển tờ giấy đó từ tay này sang tay khác trong khi nói;

+ Cuộn tờ giấy đó thành 1 cái ống rồi vung vẩy trong khi nói

4.2.7. Trang ph ục:

- Quần áo chỉnh tề, đơn giản và phù hợp với nền văn hoá địa phương;

- Màu sắc hài hoà để không làm phân tán sự chú ý của người nghe;

- Tuỳ theo từng loại đối tượng mà cần có trang phục thích hợp;

- Nhớ rằng trang phục đúng đắn là một cách tôn trọng người nghe.

4.2.8. Các đặc điểm ngo ại hình:

Vóc dáng ngoại hình cũng góp phần khiến người nghe thêm tin tưởng

Chúng ta chỉ có thể cố gắng khắc phục được phần nào các nhược điểm ngoại hình của

bản thân; còn thực chất tiềm lực, trình độ kinh nghiệm, thái độ đúng mực trong giao tiếp,

nói chung là toàn bộ nhân cách của người nói và nội dung lời nói mới là các nhân tố quyết

định để chiếm được lòng tin của người nghe, dù họ khó tính đến đâu.

5. Những điều ng ười gi ảng viên nên và không nên làm trong quá trình gi ảng d ạy.

5.1. Nên làm:

- Duy trì tốt việc tiếp xúc với học viên bằng mắt.

- Chuẩn bị kỹ trước khi dạy học.

- Lôi kéo sự tham gia của học viên. Khuyến khích học viên đặt câu hỏi.

- Sử dụng phương tiện nghe nhìn hợp lý.

- Nói đủ to, rõ ràng.

- Tóm tắt những ý chính sau mỗi tiết/bài học.

Page 184: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

184

- Kết nối từ chủ đề này với chủ đề khác và kết nối các chủ đề với toàn khoá học.

- Viết đủ to và rõ ràng để người ngồi xa nhất cũng đọc được

- Tóm tắt khi cần thiết.

- Quản lí thời gian tốt.

- Phản hồi cho học viên.

- Chú ý đến các biểu hiện phi ngôn ngữ của học viên trong lớp.

- Giữ cho học viên tập trung vào nhiệm vụ học tập.

- Kiểm tra xem học viên có hiểu những chỉ dẫn hay không.

- Đánh giá khi bạn giảng dạy.

- Kiên nhẫn.

5.2. Không nên:

- Nói với bảng, với màn hình.

- Ngăn cản tầm nhìn của học viên.

- Đứng yên một chỗ trong lớp học.

- Phớt lờ những bình luận và ý kiến phản hồi của học viên.

- Đọc trong giáo trình, giáo án.

- Phản ứng hoặc quát mắng học viên.

- Nói cầu kì và làm mất tập trung trong lớp học.

6. Xử lý m ột số tình hu ống trong t ập hu ấn Các tình hu ống từ phía học viên

• Học viên im lặng: có những học viên ít phát biểu và thường chỉ im lặng. Có thể do họ nhút nhát trong việc chia sẻ hoặc vấn đè quá khó với họ

Hướng dẫn viên cần cố gắng khuyến khích, lôi kéo họ thảo luận bằng cách: - Nhìn vào họ tỏ ý muốn mời họ phát biểu. - Trò chuyện thân mật và lựa cách khơi gợi sự trò chuyện ở họ. - Mời họ phát biểu khi thấy họ tỏ ra quan tâm hoặc muốn phát biểu. • Học viên nói quá nhiều: Đôi khi có học viên nói quá nhiều, thường là những người

đã hiểu biết hoặc có kinh nghiệm 1 chút về vấn đề đang thảo luận hoặc có thể do cá tính. Hướng dẫn viên cần hạn chế người nói nhiều, dài dòng, để khuyến khích những người khác có cơ hội phát biểu bằng cách: Hãy cảm ơn sự đóng góp của họ và mời ngay người khác phát biểu.

Page 185: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

185

• Học viên tranh cãi: Đôi khi học viên thảo luận có ý kiến trái ngược nhau. Bạn đừng lo lắng vì đây là biểu hiện sự tham gia tích cực của học viên. Hướng dẫn viên có thể: - Khen cả 2 bên đều có ý kiến hay. - Dung hoà và đi đến ý kiến thống nhất đúng

• Học viên đặt câu hỏi khó: Khi gặp phải câu hỏi khó quá với khả năng chuyên môn của bạn, bạn đừng sợ học viên cho mình là kém cỏi và trả lời “liều”, bạn mà hãy bình tĩnh: - Hỏi kinh nghiệm của mọi người trong lớp hoặc mời trợ giảng, nếu trợ giảng biết

vấn đề này. - Nếu không ai biết thì hẹn sẽ trả lời vào lần sau.

• Học viên mất trật tự, ngủ gật, lơ đãng không chú ý vào bài giảng: Khi gặp các trường hợp này, bạn đừng hạn chế họ bằng cách nhắc tên, phê bình hoặc “mời họ phát biểu”. Nếu làm như vậy học viên sẽ “ngượng” trước mọi người và sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của họ. Bạn hãy: - Tiến gần đến người đó và có thể đặt nhẹ tay bạn lên vai họ hoặc cạnh bàn

trước mặt người đó để tỏ ý bạn đang kiểm soát họ - Thay đổi phương pháp của bạn để thu hút sự chú ý - Hoặc mới cả lớp vận động

Các tình hu ống khách quan

• Mất điện: - Hãy cùng người tổ chức tạo mọi điều kiện để có ánh sáng hoặc thông thoáng,

tạo sự dễ chịu cho học viên - Sử dụng bảng lật, giấy, bảng trắng để thay cho các phương tiện cần sử dụng

điện • Máy chiếu/ máy tính hỏng:

- Sử dụng bảng lật, giấy, bảng trắng để thay cho các phương tiện cần sử dụng điện

- Đề nghị ban tổ chức hỗ trợ • Các trang bị cho lớp học không đủ:

- Tận dụng các thứ khác có thể thay thế - Nhắc ban tổ chức bổ sung

• Xung quanh lớp học quá ồn: - Tìm cách hạn chế tối đa tiếng ồn - Nếu quá ảnh hưởng thì có thể đề nghị chuyển địa điểm lớp học

• Học viên bị ốm: Thông báo ban tổ chức liên hệ việc khám chữa bệnh cho học viên

• Học viên có người nhà bị cấp cứu/tử vong: - Thăm hỏi, chia buồn - Cần thiết thì để cho học viên đó nghỉ học

Page 186: LỜI C - Alive and Thrive Manual 3... · MTBT Mặt tr ời bé th ơ NDTN Nuôi d ưỡng tr ẻ nh ỏ SDD Suy dinh d ưỡng TTT ĐHV Truy ền thông thay đổi hành vi

186

7. Chuẩn b ị của giảng viên tr ước khi t ập hu ấn 7.1. Chuẩn b ị của giảng viên

- Nhóm giảng viên cần họp để phân công nhiệm vụ cho từng giảng viên phù hợp với năng lực.

- Mỗi giảng viên cần chuẩn bị chu đáo phần bài giảng mà mình được phân công:

� Đọc tài liệu học viên kỹ

� Chuẩn bị tất cả các thiết bị cần thiết: Bảng lật/ bài trình bày Powper Point, bài tập tình huống… Liệt kê các phương tiện cần cho bài giảng để đề nghị ban tổ chức chuẩn bị

� Chuẩn bị những người giúp đỡ: trợ giảng, người đóng vai, tổ chức thực hành tại cơ sở hoặc tại bệnh viện

7.2. Phương ti ện gi ảng d ạy

Nhóm giảng viên cần làm việc với ban tổ chức lớp học để đảm bảo trong khóa học có những phương tiện giảng dạy chung như sau:

- Mô hình, dụng cụ trực quan (vú giả, búp bê, vắt sữa, dụng cụ pha sữa, dụng cụ nấu thức ăn bổ sung...)

- Máy tính, máy chiếu nếu sử dụng Powper Point

- Máy chiếu Overhead nếu sử dụng giấy trong

- Bảng lật nếu sử dụng bảng viết

- Bút viết bảng, bút và vở cho học viên

- Băng dính, kéo

- Giấy A0, A4, thẻ màu/bìa màu

- Photo tài liệu phát tay và bài tập cho học viên

- Tài liệu truyền thông: tranh tư vấn về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

- Cặp để lưu tài liệu cho học viên

- Ghim dập, bấm lỗ để lưu tài liệu

- Giấy chứng nhận tham gia khóa học cho mỗi học viên

- Tài liệu tham khảo….