48
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên Lời cảm ơn Qua quá trình học tập tập tại trường Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông đến nay em đã hoàn thành khóa học. Với lòng biết ơn sâu sắc của mình em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong trường đã giảng dạy và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập tại nhà trường cũng như hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn ban giám đốc cùng toàn thể các anh chị trong trung tâm viễn thông Hà Đông đã tạo mọi điều kiện và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Vì thời gian có hạn và kiến thức của em còn nhiều hạn chế nên báo cáo này của em chắc chắn không tránh khỏi thiếu xót, em rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô cùng toàn thể các bạn trong lớp để em hoàn thành bài báo cáo này! Hà Đông, ngày 12 tháng 7 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Hà Nam SVTH: Nguyễn Hà Nam 2

Lời cảm ơn

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Lời cảm ơn

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

Lời cảm ơn Qua quá trình học tập tập tại trường Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông đến nay em đã hoàn thành khóa học. Với lòng biết ơn sâu sắc của mình em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong trường đã giảng dạy và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập tại nhà trường cũng như hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn ban giám đốc cùng toàn thể các anh chị trong trung tâm viễn thông Hà Đông đã tạo mọi điều kiện và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Vì thời gian có hạn và kiến thức của em còn nhiều hạn chế nên báo cáo này của em chắc chắn không tránh khỏi thiếu xót, em rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô cùng toàn thể các bạn trong lớp để em hoàn thành bài báo cáo này! Hà Đông, ngày 12 tháng 7 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Hà Nam

SVTH: Nguyễn Hà Nam 2

Page 2: Lời cảm ơn

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

LỜI MỞ ĐẦUQua những năm học tập trên mái trường Học Viện Công Nghệ Bưu

Chính Viễn Thông, mỗi sinh viên chúng ta đều đã nắm bắt được một khối lượng kiến thức không nhỏ. Song để những kiến thức ấy thực sự trở thành hành trang cho mỗi chúng ta trong cuộc sống sau này thì nó còn một khoảng cách rất lớn. Nhận thức được điều đó, hàng năm trường Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông đã tổ chức các đợt thực tập cho các sinh viên năm cuối. Mục đích của đợt thực tập này nhằm giúp sinh viên:

- Một là hệ thống toàn bộ nội dung, kiến thức đã được học trong toàn khóa nhằm hoàn thiện tri thức khoa học của một sinh viên tốt nghiệp ở bậc đại học, cao đẳng.

- Hai là để giúp các sinh viên tìm hiểu, nghiên cứu các hoạt động thực tiễn của cơ sở thực tập nói chung cũng như các vấn đề về chuyên môn đã được đào tạo.

- Ba là nắm được phương pháp tiếp cận và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo trên cơ sở những kiến thức đã học và thực tiễn hoạt động, trên cơ sở gắn lý thuyết với thực tiễn, đồng thời đề xuất được các giải pháp, các kiến nghị khoa học nhằm góp phần giải quyết thực tiễn trong quá trình đổi mới quản lý sản xuất – kinh doanh, qua đó nâng cao nhận thức của sinh viên.

Kết cấu báo cáo của em gồm 2 phần như sau: Phần 1: Giới thiệu trung tâm viễn thông Hà ĐôngPhần 2: Nội dung thực tập

I. Mạng ngoại viII. Lắp đặt bảo dưỡng và sửa chữa thuê bao

Phần 3: Kết luận

SVTH: Nguyễn Hà Nam 3

Page 3: Lời cảm ơn

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

PHẦN 1: GIỚI THIỆU TRUNG TÂM VIỄN THÔNG HÀ ĐÔNGTên trung tâm: TRUNG TÂM VIỄN THÔNG HÀ ĐÔNGĐịa chỉ: Điện thoại: Giám đốc Trung tâm:Phó Giám đốc Trung tâm:Email:

Trung tâm viễn thông Hà Đông có nhiệm vụ cung cấp lắp đặt, bảo dưỡng các thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn Quận Hà Đông. Do đó, việc đảm bảo thông tin liên lạc trong mọi tình huống phục vụ các cơ quan nhà nước, các tổ chức và nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu trong mục tiêu, kế hoạch hoạt động của đơn vị. Trong những năm qua, mặc dù gặp những khó khăn nhất định nhưng được được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, sự phối hợp đồng bộ có hiệu quả của các cấp, các ngành và sự chỉ đạo trực tiếp, sát sao về chuyên môn của  VNPT Hà Đông cùng với sự nỗ lực vượt qua khó khăn của tập thể cán bộ, công chức của đơn vị Trung tâm Viễn Thông Hà Đông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, khai thác ngày càng có hiệu quả mạng lưới viễn thông để kinh doanh phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của tỉnh. Đến nay, trên địa bàn Quận mạng lưới viễn thông ngày càng được đầu tư  hiện đại trải khắp, đồng bộ; các dịch vụ viễn thông được triển khai áp dụng kịp thời; công tác quy hoạch đúng hướng đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc của các tổ chức và cá nhân. Cơ cấu tổ chức

Với mô hình cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, khoa học, năng động và hiệu quả, cán bộ quản lí và kĩ thuật có trình độ chuyên môn cao, đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề, giàu kinh nghiệm, có uy tín lâu năm.Các hình thức hoạt động và kinh doanh

VNPT Hà Đông có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành Viễn thông - Công nghệ thông tin, cụ thể như sau:

Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng Viễn thông trên địa bàn quận

Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ Viễn thông - Công nghệ thông tin trên địa bàn quận.

Sản xuất, kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư, thiết bị Viễn thông - Công nghệ thông tin theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và nhu cầu của khách hàng.

SVTH: Nguyễn Hà Nam 4

Page 4: Lời cảm ơn

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình Viễn thông - Công nghệ thông tin.

Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, dịch vụ truyền thông. Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp Ủy Đảng, Chính

quyền địa phương và cấp trên.Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi được Tập đoàn BCVT

Việt Nam cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật.Các dịch vụ của viễn thông Hà Đông♦ Dịch vụ Viễn thông:

Dịch vụ điện thoại cố định Dịch vụ điện thoại vô tuyến cố định Gphone Dịch vụ điện thoại di động Vinaphone Dịch vụ gia tăng của tổng đài điện thoại Dịch vụ điện thoại 171, 1717 Dịch vụ truyền số liệu, thuê kênh riêng

♦      Dịch vụ Internet Dịch vụ VNN Internet Các dịch vụ gia tăng trên internet Dịch vụ Internet FiberVNN Dịch vụ MegaVNN Dịch vụ MegaWAN

♦     Dịch vụ Nội dung Dịch vụ giải đáp thông tin kinh tế xã hội: 1080 Dịch vụ tư vấn trực tuyến: 1088 Dịch vụ hộp thư thông tin tự động: 8011xxx Dịch vụ giải trí truyền hình Dịch vụ bản tin ngắn SMS

PHẦN 2: NỘI DUNG THỰC TẬP

SVTH: Nguyễn Hà Nam 5

Page 5: Lời cảm ơn

MDF

Măng sôngTủ cáp

Hộp cáp

Hộp cáp

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

I. Mạng ngoại viMạng ngoại vi là mạng thông tin bao gồm các thiết bị giữa tổng đài thoại và thiết bị cáp xa nhất ( tới đầu thuê bao). Những năm gần đây chúng ta đã và đang tiến lên hiện đại hóa, tiến kịp trình độ phát triển khu vực và các nước trên thế giới. Mạng cáp nội hạt đang được cống hóa bằng hệ thống cống nhựa, thi công bằng phương pháp tiên tiến, cùng với tổng đài số hiện đại và hệ thống cáp quang đáp ứng nhu cầu các dịch vụ ngày càng tăng của xã hội. Hệ thống cáp bao gồm: cáp đồng chôn, cáp đồng treo, cáp quang treo, cáp quang chôn, dây thuê bao và thiết bị đầu cuối.1. Cáp đồng1.1 Cấu Trúc Mạng Truy Nhập Thuê Bao Sử Dụng Cáp Đồng 1. Tổ chức mạng cáp đồng Mạng truy nhập cáp đồng được tính từ giá MDF tại Tổng Đài đến cá thiết bị đầu cuối thuê bao Thành phần gồm : cáp gốc (cáp chính),măng xông,tủ cáp,cáp phụ (cáp nhánh),hộp cáp,dây thuê bao (cáp thuê bao)

Hình 12: Cấu Trúc Mạng Truy Nhập Thuê Bao Sử Dụng Cáp Đồng

Hiện nay,mạng truy nhập cáp đồng được thưc hiện theo nguyên tắc giảm cấp phối tới mức tối thiểu nhằm nâng cao chất lượng ngoại vi.

SVTH: Nguyễn Hà Nam 6

Mạng cáp chính Mạng cáp phụMạng dây thuê bao

Page 6: Lời cảm ơn

MDF

Nhà cáp

Nhà cáp

Tủ cáp Hộp cáp

Tủ cáp Tủ cáp

Hộp cáp Hộp cáp

Hộp cáp Hộp cáp

Hộp cáp

Tủ cáp

Thuê bao

Thuê bao

Thuê baoThuê bao

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

Có 3 cách phối trên mạng truy nhập cáp đồng- Phối trưc tiếp: là cách phối cáp mà thuê bao được nối với nút chuyển

mạch chỉ qua một hộp cáp - Phối cáp một cấp: là cách phối cáp mà thuê bao được nối với nút

chuyển mạch chỉ qua một hộp cáp và tủ cáp- Phối cáp hai cấp : là phối cáp mà thuê bao được nối với MDF qua tủ cáp

cấp I, một tủ cáp cấp II và một hộp cáp Bưu điện Hà Nội áp dụng nguyên tắc phối cáp trực tiếp và tối đa tới hai cấp trong vùng Đô Thị, tại vùng ngoại ô, ngoại thành ngõ xa ít thuê bao cho phép phối cáp tối đa không quá ba cấp

Hình 13: Tổ chức mạng cáp đồng

1.2Giới thiệu một số loại cáp đồng

1.2.1 Cáp Đồng XoắnLà cáp thông tin dùng sợi đồng làm môi trường truyền dẫn

Cấu Trúc Cáp Gồm 3 phần chính . Dây dẫn . Chất cách điện . Chất chống ẩm bao che và gia cường

Dây dẫn Cách điện Bao che

SVTH: Nguyễn Hà Nam 7

Page 7: Lời cảm ơn

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

Chống ẩm

Lớp vỏ

Gia cường Dầu Jelly

Hình 14: Mặt Cắt Ngăn Của Cáp Xoắn

1.2.2 Cấu Tạo Cỏ Bản Của Cáp Nhật (Cáp BĐHN Thường Dùng)Ký hiệu

Cáp không dầu (cáp khô) Cáp kéo cống: CCP – LAP Cáp treo: CCP – LAP – SS Cáp trôn trực tiếp(ít dùng): CCP – LAP – CSZV

Cáp có dầu (nhồi dầu) Cáp kéo cống: CCP – JF – LAP Cáp treo: CCP – JF – LAP – SS Cáp trôn trực tiếp(ít dùng): CCP – LAP – CSZV – JF

Dung lượng chủ yếu dùng trên mạng BĐHN là từ 10x2 đến 600x2Quy luật Mầu Số

Cáp Nhật được xoắn 4 hình sao (quad).Chất cách điện được nhuộm theo mã màu sau: * 5 màu chính: Lơ, Vàng, Xanh, Đỏ, Tím * 3 màu phụ : Trắng, Nâu, Đen 2.3. Phân biệt màu trong 4 nhóm (quad): Đôi 1 :Màu (dây a) – Trắng (dây b) Đôi 2 :Nâu (dây a ) – Đen (dây b) 5 quad 4 tạo thành một nhóm 10x2,phân biệt các quad trong nhóm theo các màu: Lơ,Vàng, Xanh, Đỏ, Tím. 5 nhóm 10x2 hợp thành một đơn vị 50x2, phân biệt nhóm 10x2 trong đơn vị theo các màu của chỉ cuốn bên ngoài nhóm: Lơ, Vàng, Xanh, Đỏ, Tím1.2.3 Cấu Tạo Cơ Bản Của Cáp vinadeasung Cáp không dầu (cáp khô)

Cáp kéo cống: CCP – LAP

SVTH: Nguyễn Hà Nam 8

Page 8: Lời cảm ơn

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

Cáp treo: CCP – LAP – SS Cáp trôn trực tiếp(ít dùng): CCP – LAP – CSZV

Cáp có dầu (nhồi dầu) Cáp kéo cống: CCP – JF – LAP Cáp treo: CCP – JF – LAP – SS Cáp trôn trực tiếp(ít dùng): CCP – LAP – CSZV – JF

Dung Lượng : Dung lượng chủ yếu dùng trên mạng BĐHN từ 10x2 đến 600x2. Hiện tại đã có loại sử dụng dung lượng lớn hơn dung lượng sư dụng trên mạng : từ 700x2 đến 1200x2. Dung lượng TTBĐ Ứng Hòa hiện đang triển khai là từ 10x2 đến 600x2 và đang được triển khai với dung lượng lớn hơn (800x2 đôi dây )

3.2 Qui luật màu Cáp vinadeasung được xoắn nhóm 2 theo bước xoắn xác định.Chất cách điện được nhuộm màu theo mã màu sau :

5 màu chính: Dương, Cam, Lục, Nâu, Tro. 5 màu phụ : Trắng, Đỏ, Đen,Vàng, Tím

Phân biệt màu nhóm: Màu chính phân biệt số đôi trong nhóm 5x2 Màu phụ phân biệt nhóm trong đơn vị Dây cuấn ngoài bó tuân theo 5 mau cơ bản.

Đôi số Màu dây(a-b) Đôi sô Màu dây(a-b)1 Trắng - lam 14 Đen - nâu2 trắng - cam 15 Đen - xám3 trắng - lục 16 Vàng - lam4 trắng - nâu 17 Vàng - cam5 trắng - xám 18 Vàng - lục6 Đỏ - lam 19 Vàng - nâu7 Đỏ - cam 20 Vàng - xám8 Đỏ - lục 21 Tím - lam9 Đỏ - nâu 22 Tím - cam10 Đỏ - xám 23 Tím - lục11 Đen - lam 24 Tím - nâu12 Đen - cam 25 Tím - xám13 Đen - lục Đôi dự phòng Trắng - Đỏ

SVTH: Nguyễn Hà Nam 9

Page 9: Lời cảm ơn

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

Bảng 4: Bảng Quy Luật Mầu Số (25 đôi số)

1.2.4. Dây Thuê Bao (Cáp Thuê Bao) Kết nối từ hộp cáp vào máy đầu cuối nhà thuê bao,thường được lắp đặt theo 2 phương thức: treo hoặc đi ngầm.Dây thuê bao được bện xoắn đôi với nhau và có dung lượng từ 1 đến 2 đôi.Hiên nay sử dụng loại dây thuê bao 2x2 có dầu để nâng cấp chất lượng tín hiệu thoại 4.1.Dây thuê bao 1x2 Là loại dây điên thoại có một đôi kem theo dây treo,cấu tạo như sau Dây dẫn * Dây dẫn là dây đồng có độ tinh khiết cao (liền đăc) đã qua ủ nên được kéo rút rễ dàng.Đường kính dây dẫn 0.5 mm (-0.01mm/+0.05mm) .Dây dẫn được cạch điện bằng vật liệu polyethylene,mã hóa theo màu * Vỏ bọc dây làm bằng vật liệu PVC có khả năng chống lão hóa cao * Dây treo gia cường là dây thép mạ kẽm đường kính 1.2mm(±0.05mm).Dây treo gia cường có vỏ polyethylene được liên kết cùng khối với vỏ bọc của dây thuê bao 4.2 Dây thuê bao 2x2 Gồm 02 dây thuê bao : loại ngầm và loại treo 4.2.1 Dây thuê bao 2x2 loại treo * Tính chất tương từ Dây thuê bao 1x2 : và một số tính chất khác biệt như . - Có màn che tĩnh điện bằng kim loại sát lớp vỏ nhựa

- Kích thước dây treo gia cường 0.3mm chia lam 7 sợi nhỏ 4.2.2. Dây thuê bao 2x2 loại ngầm - Ngoài không có dây treo ra tính chất còn lại tương tự dây thuê bao 2x2 loại treo

1.3. Hệ Thống Tủ Cáp,Hộp Cáp,Măng Sông 1.3.1. Tủ cáp Là nơi nơi kết nối giữa cáp chính và cáp phối và cáp nhánh Dung lượng trung bình từ 250 đôi (100 đôi cáp chính),500 đôi (200 đôi cáp chính). Tùy từng vùng mà nhà cung cấp dịch vụ đặt hệ thống tủ cáp để khai thác tối ưu hệ thông ngoại vi

1.3.2. Hộp cáp Là điểm kết nối giữa cáp phối và cáp hoặc dây thuê bao và nhà thuê bao.Hộp cáp có dung lượng từ 10 đến 50 đôi

SVTH: Nguyễn Hà Nam 10

Page 10: Lời cảm ơn

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

Mằn xông Là phụ kiện để bịt kín mối nối cáp: Măng xông được chia làm hai loại

- Măng xông co nhiệt: thường được sử dụng để hàn nối.chia cáp chính.Măng xông có dung lượng từ 50x2 để 1200x2

- Măng xông cơ khí :thường được dùng để hàn nối chia cáp nhánh và dây thuê bao.Dung lượng 200x2

1.4 Hệ Thống Bể Cáp 1.4.1 Hệ thống bể nhập trạm

6.1.1.Với tổng đài Host: Xây dựng từ trân cầu cáp tới tuyến cống bể chính.Dung lượng tuyến ống từ 24÷30 ống PVCØ110,nếu là rãnh cáp nhập đài thì phải co kích thước tương đương. 6.1.2. Với vệ tinh: Xây dựng từ chân cầu cáp tới tuyến cống bể chính. Dung lượng tuyến ống từ 15÷20 ống PVCØ110,nếu là rãnh cáp nhập đài thì phải co kích thước tương đương. 1.4.2 Mạng cống bể chính Xây dưng trên cơ sở sư dụng các ống Ø110 và các bể cáp,sử dung kéo cáp chính từ tổng đài tới các tủ cáp,tùy từng vị trí dịa lý mà nhà cung cấp xây dựng cống cáp Số lượng ống phải tính toán đủ để phát triển các tuyến cáp từ 15 đến 20 năm,mỗi lỗ cống phải chứa được 1200 đôi cáp,khoảng cách giữa 2 bể cáp trung bình là 100 mét,tuy từng địa hình để nâng hoặc giảm khoảng cách giữa 2 cống Mạng cống bể phụ Xây dựng trên cơ sở sử dụng ống Ø61 hoăc ống Ø110 và các hố Ganivô, sử dụng kéo cáp phụ và dây thuê bao Khảo sát thực tế ,nếu có nhu cầu sử dụng cáp >100 đôi đi trong hệ thống cống bể phụ,tại vị trí goc phải thiết kế hố ganivo loại 600x600 hoặc 1 bể đan để đản bảo bán kính cong cua cáp Hệ thống cống bể phụ thường được xây dựng từ 1 ống đến 3 ống Ø110 và nối thông với hệ thông cống bể chính để đảm bao tính liên hoàn1.5. Quá trình đấu nối cáp đồng trên thực tế. -Đấu nối giữa các cáp đồng với nhauCông tác chuẩn bị- Cáp đồng.- Các thiết bị phụ trợ như dao, kìm bấm rệp, Rệp, dây cứng…Bước 1: Tách cápBước 2: Xoắn đôi cáp.

SVTH: Nguyễn Hà Nam 11

Page 11: Lời cảm ơn

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

Trước khi xoắn từng đôi cáp ta tiến hành cố định 2 đầu sợi cáp, thực hiện xoắn đôi cáp theo đúng vị tríBước 3: Bấm Rệp. Cắt bằng phẳng từng đôi cáp cách khoảng 3-4 cm tính từ cổ xoắn cáp, tiến hành bấm cáp đồng sử dụng Rệp bấm dây

Hình 1: Bấm rệp

Bước 4: Kiểm tra mối nối. Công nhân đến một tủ (hoặc hộp ) cáp gần nhất sử dụng đồng hồ chuyên dụng để kiểm tra độ cách điện và độ thông mạch-Đấu nối cáp đồng với phiến đấu nối Công tác chuẩn bị- Cáp đồng.- Các thiết bị phụ trợ như dao tách cáp, súng bắn cáp, dao bấm cáp, máy đoBước 1: Tách cápBước 2: Cố định cáp vào hộp đấu dây hoặc giá đấu dây

Hình 2: Hộp đấu nối cápBước 3: Xác định phiến và vị trí cần đấu dây tùy từng loại phiến mà ta có thể dung dao bắn cáp hoặc súng bắn cáp để đấu nối cáp vào phiến

SVTH: Nguyễn Hà Nam 12

Page 12: Lời cảm ơn

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

Hình 3: Phiến đấu nối cáp

2. Cáp quang2.1 Khái niệm về cáp quang

- Cáp quang là một loại cáp viễn thông làm bằng thủy tinh hoặc nhựa, sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu - Cáp quang dài, mỏng thành phần của thủy tinh trong suốt bằng đường kính của một sợi tóc. Chúng được sắp xếp trong bó được gọi là cáp quang và sử dụng để truyền tín hiệu trong khoảng cách rất xa2.2. Cáp quang trong thực tế2.2.1 Cáp dưới nước.a. Cấu trúc của cáp.Đặc tính kĩ thuật của công nghệ ống đệm lỏng. - Sợi quang được bảo vệ bằng lớp bảo vệ nguyên thủy (sơ cấp) sẽ được đặt trong một lớp bảo vệ thứ hai (thứ cấp), gọi là ống điệm (buffer tube). - Ống đệm này có thể chứa được 1 hay nhiều sợi quang lên dến 12 sợi (ống đệm đường kính 2mm thì chứa được tối đa 6 sợi và ống đẹm đường kính 2,6mm thì chứa được tối đa 12 sợi quang), sợi quang nằm lỏng trong ống, các sợi quang nằm ở vị trí tâm của ống đệm, do phải bện lại thành lõi cáp nên các ống đệm có chiều dài rất lớn, chiều dài tăng lên phụ thuộc vào bán kính bện của lõi. Chính vì vậy, nếu một lực kéo tác động lên cáp thì sự giãn dài của cáp sẽ không tạo ra sức căng của sợi quang và không làm tăng suy hao cho sợi quang. - Ống đệm được làm đầy bằng các hợp chất chống ẩm, chống nấm mốc, không dẫn điện, chất gel đặc biệt chống sự xâm nhập của nước và chống nước lưu lại. Chất gel này với hợp chất dung môi không gây độc hại sẽ dễ dàng tẩy rửa các bụi bẩn và các chất bám bên ngoài. Kỹ thuật của công nghệ ống đệm lỏng cũng là cấu trúc tốt nhất cho sợi cáp về sự giãn nở ra của cáp dưới tác động của nhiệt độ. Cấu trúc này cũng cung cấp sự bảo vệ tốt nhất chống lại các lực kéo ngang. Với cấu trúc này sợi quang sẽ bảo vệ một cách tốt nhất, không bị ảnh hưởng bởi một tác động bất kì bên ngoài.Mã màu của sợi quang.

SVTH: Nguyễn Hà Nam 13

Page 13: Lời cảm ơn

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

Sợi quang 1: Xanh dương Sợi quang 7: ĐỏSợi quang 2: Cam Sợi quang 8: ĐenSợi quang 3: Xanh lục Sợi quang 9: VàngSợi quang 4: Đỏ Sợi quang 10: TímSợi quang 5: Tro Sợi quang 11: HồngSợi quang 6: Trắng Sợi quang 12: Xanh biểnMã màu của ống đệm Ống đệm 1: Xanh dương Ống đệm 2: Cam Ống đệm 3: Xanh lục Ống đệm 4: Nâu Ống đệm 5: Tro Ống đệm 6: Trắng * Quy luật mã màu

TtXanh dương

cam xanh lá cây nâu xám tro

Trắng 1 2 3 4 5

Đỏ 6 7 8 9 10

Đen 11 12 13 14 15

Vàng 16 17 18 19 20

Tím 21 22 23 24 25

b. Lớp vỏ cáp. - Một lớp nhôm bao quanh lõi cáp để chống lại sự xâm nhập của nước. Phía bên ngoài của lớp nhôm là lớp vỏ nhựa làm bằng hợp chất PE có độ dày 1mm. - Tiếp theo là lớp vỏ của thép dày 0,25mm được phủ một lớp nhựa platic ở cả hai mặt. Ngoài cùng là lớp vỏ PE dày 1,5mm chứa thành phần cacbon đen và các hợp chất để chống lại tia cực tím từ ánh sáng mặt trời, để không cho nấm mốc phát triển và tránh các vết nứt, lỗ thủng và các lớp phồng của lớp vỏ bên ngoài - Ngoài ra, lớp vỏ cáp còn có khả năng cách điện cao (>20 KVDC hay 10 KVAC trong 5 phút) và chống côn trùng gặm nhấm. - Nhãn được in trên bề mặt của vỏ cáp tại mỗi một mét theo chiều dài của sợi.Ví dụ như: TCFO2007 OFC/SM/DB (D)-24F QDEK 4000mTa hiểu như sau: Tên nhà sản xuất: TCFO Năm sản xuất: 2007

SVTH: Nguyễn Hà Nam 14

Page 14: Lời cảm ơn

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

Chủng loại cáp: OFC/SM/DB-24F Tên của đơn vị đối tác: QDTEK Số mét của chiều dài: 4000m

c. Thông số kỹ thuậtTHÔNG SỐ CỦA SỢI QUANGTiêu chuẩn đáp ứng ITU-T G.652, G.652.D (Single-

mode low water peak at 1383nm)

Vật liệu lõi quang Lõi quang được làm bằng Silicon dioxide (SiO2) và được bổ sung bởi Germanium dioxide (Geo2)

Vật liệu lớp vỏ phản xạ Silicon dioxide (SiO2)Lớp bảo vệ sơ cấp Lớp bảo vệ sơ cấp được làm

bằng vật liệu chịu tia cực tím (UV-curable acrylate). Lớp bảo vệ này cấu thành bởi 2 lớp với gia trị của modun đàn hồi mỗi lớp khác nhau.

Đường kính trường mode (ứng với bước sóng 1310nm)

9.2 µm ± 0.4 µm

Đường kính trường mode (ứng với bước sóng1550nm)

10.4 µm ± 0.8 µm

Đường kính lớp vỏ phản xạ 125 µm ± 0.7 µmSai số đồng tâm của đưòng kính trường mode

≤ 0.5 µm

Độ không tròn đều của vỏ phản xạ ≤ 1%Đường kính của áo sợi quang 245 µm ± 5 µmBiến dạng chiết suất khúc xạ của lõi Dạng bậc thangCấu trúc Lớp vỏ phản xạ bao quanhChỉ số khúc xạ hiệu dụng của dải quang phổ với bước sóng 1310nm

1.4677

Chỉ số khúc xạ hiệu dụng của dải quang phổ 1.4682

SVTH: Nguyễn Hà Nam 15

Page 15: Lời cảm ơn

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

với bước sóng 1550nmGóc mở số (NA) 0.14Bước sóng cắt ≤ 1260 nmSuy hao tại tần số 1310 nm ≤ 0.36 dB/kmSuy hao tại tần số 1550 nm ≤ 0.22 dB/km

THÔNG SỐ CỦA CÁP QUANGSố sợi quang 2 ~ 30 32~ 60Đường kính cáp (± 0.5 mm) 13 14.7Trọng lượng cáp (Kg/Km) 155 190Bán kính cong nhỏ nhất:-Khi lắp đặt(mm)-Sau khi lắp đặt(mm)

325195

368221

Độ kéo căng lớn nhất (N)* 2500Sức bền nén(N/ 10cm) 4400Khoảng nhiệt độ làm việc -30…+70oCKhoảng nhiệt độ lắp đặt -5…+50oC

d. Ứng dụng.- Cách thức lắp đặt: tự hỗ trợ trên không - Thích hợp cho đường ống và giao tiếp mạng LAN - Kiểu sợi quang: Single-mode/Multi-mode 2.2.2 Cáp sợi quang chôn trực tiếp phi kim loại.

Cáp sợi quang chôn trực tiếp hoàn toàn phi kim có cấu trúc được thiết kế nhằm đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn ITUT G.652, các chỉ tiêu của IEC, EIA và các tiêu chuẩn TCN 68-160:1996a. Cấu trúc sợi cáp. Số sợi: Từ 2 đến 96 sợi quang đơn mode.- Bước sóng hoạt động của sợi quang: 1310nm và 1550nm.- Ống đệm chứa và bảo vệ sợi quang được làm theo công nghệ ống đệm lỏng.

SVTH: Nguyễn Hà Nam 16

Page 16: Lời cảm ơn

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

- Ống đệm có chứa sợi quang được bệ theo phương pháp bện 2 lớp.- Các khoảng trống giữa sợi và bề mặt trong của lòng ống đệm được đệm đầy bằng một hợp chất đặc biệt chống sự thâm nhập của nước. - Lớp sợi tổng hợp chịu lực phi kim loại bao quanh lõi.- Lớp nhựa PolyEthylene bảo vệ trong.- Lớp vỏ cứng ngoài bằng nhựa PolyAmide màu cam hoặc đen (Nylon 12) để chống mối mọt.- Thích hợp cho chôn trực tiếp hoàn toàn phi kim loại (DBNM) và chôn luồn ống (DU).b. Đặc tính kỹ thuật

Hình 5: mặt cắt ngang của cáp

SVTH: Nguyễn Hà Nam 17

Page 17: Lời cảm ơn

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

Hình 6: bảng mã màu cáp quang2.3 Hàn nối sợi quang:

Cách thực hiện một mối hàn: Gồm 5 bước cơ bản.Bước 1: chuẩn bị sợi quang

Bỏ tất cả các lớp chỉ còn chừa lại hai lớp cơ bản của sợi quang lớp lõi (core) và lớp bọc (clading)

Cố định sợi quang vào hộp đấu nốiKế tiếp là lau sạch sợi bằng alcohol 90o

Yêu cầu phải đạt được độ sạch cao

Hình 2.1: Khay đấu nối sợi quang

SVTH: Nguyễn Hà Nam 18

Page 18: Lời cảm ơn

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

Bước 2: Cắt sợi

Hình 2.2: Cắt sợi quang Thực hiện vết cắt thẳng Yêu cầu vết cắt là: mặt cắt phẳng, không mẻ, không lỗi ở mép, mặt cắt không dính bụi hay các chất bẩn, mặt cắt phải vuông góc với trục của sợi

- Đầu tiên dùng dao để cắt sợi- Tiếp theo dùng kéo hoặc bẻ cong sợi tạo 1 vết gãy khéo.Bước 3: Đốt nóng sợi

Hình 2.3 Đưa sợi quang vào máy hànGồm 2 nhệm vụ chính là:

-xếp thẳng hàng hai sợi quang ( điều chỉnh cho 2 sợi quang đồng trục )-Phóng tia lửa điện để đốt nóng hai đầu sợi nhằm thực hiện sự hàn nối.

Bước 4: Bảo vệ sợi

SVTH: Nguyễn Hà Nam 19

Page 19: Lời cảm ơn

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

Hình 3.4 Đưa sợi quang vào “Măng xông” Một mối hàn tốt không bị bẻ gãy trong quá trình xử lí bình thường. Trong mối hàn riêng rẽ được bảo vệ bằng ống nhiệt co (heat shrinkable tube) hoặc một thành phần vật lí khác. Chú ý: - Ta phải đặt chính xác 2 đầu sợi quang hướng thẳng vào nhau. - Tất cả thông tin hình ảnh của sợi quang trong quá trình hàn sợi ta đều có

thể nhìn thấy trên màn hình máy hàn cáp. Chỉ số suy hao của mối hàn được hiển thị nên màn hình. Suy hao của mối hàn yêu cầu ≤ 0,05 dB

2.4 Đo kiểm sợi quang

Em thực tập về việc đo suy hao công suất quang dựa trên máy đo quang ODTR(optical time-domain reflectometer). Máy đo cáp quang là máy đo các thông số về cáp quang, ở đây có thể là thông số về điểm đứt, về suy hao điểm hàn, suy hao toàn tuyến, suy hao adaptor, suy hao đầu nối, công suất phát, công xuất thu, độ nhạy, góc, đường kính sợi, độ tán xạ, nhận biết sợi quang, đo thông mạch... OTDR có khả năng hiển thị hình ảnh dạng đồ họa kết quả đo, có khả năng tính toán sử lý kết quả quang một cách tự động, chính xác, vì lý do xử lý hình ảnh và tính toán chính xác lên máy OTDR được tích hợp rất nhiều các module đo, xử lý dữ liệu. Chính vì lý do này người vận hành máy OTDR phải là người được huấn luyện, đào tạo chuyên sâu. Các kết quả đo OTDR thường được lưu trữ cẩn thận trong trường hợp sợi quang bị hư hỏng hoặc có yêu cầu bảo hành.

Dải động quang của một máy OTDR được giới hạn bởi sự pha trộn các yếu tố như độ rộng xung, độ nhạy đầu vào, công suất đầu ra, và thời gian phân tích tín hiệu. Công suất đầu ra xung quang càng cao và độ nhạy đầu vào càng

SVTH: Nguyễn Hà Nam 20

Page 20: Lời cảm ơn

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

tốt, thì sẽ làm tăng dải đo, và chúng thường được tích hợp và được cố định sẵn trên mỗi một thiết bị riêng lẻ. Tuy nhiên độ rộng xung quang và thời gian phân tích tín hiệu là do người dùng có thể hiệu chỉnh được, và yêu cầu phải được cân bằng với mỗi ứng dụng riêng biệt.

Một OTDR có càng độ rộng xung ánh sáng lớn thì việc đo suy hao và phạm vi đo sẽ trong phạm vi càng rộng. Ví dụ như: Dùng một xung có độ rộng lớn sẽ xác định được đặc tính sợi quang có chiều dài 100 km, tuy nhiên các sự kiện đo chỉ xuất hiện từ 1km trở lên, trong phạm vi dưới 1km sẽ không xác định được gì. Điều này rất thích hợp đo đặc tính của đoạn dài nhưng với sự kiện ngắn thì không ổn chút nào. Vì vậy lên OTDR phải có dải các xung để có thể đo thay đổi các đoạn cần xác định, đoạn ngắn thì dùng xung ngắn, đoạn dài dùng xung dài hơn. Vùng mà không xác định được đặc tuyến, không đo được, gọi là vùng chết - hay vùng mù sự kiện. Về mặt lý thuyết OTDR sẽ đo đặc tính sợi ở mức chính xác tốt khi phần mềm và bộ phát xung chuẩn thạch anh đi kèm có độ chính xác nhỏ hơn 0.01%.

SVTH: Nguyễn Hà Nam 21

Page 21: Lời cảm ơn

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

Việc đo suy hao công suất quang có thể sử dụng để:

Kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật (specs). Kiểm tra sau lắp đặt hay di chuyển Ghi nhận điều kiện tốt nhất (bước sóng hoạt động hiệu quả, băng thông

phù hợp…). Kiểm tra lỗi Xác định vị trí lỗi Sửa lỗi

Các thời điểm cần đo quang là:

Tại nhà máy Khi nhận cáp Sau khi lắp đặt Sau và trong khi hàn nối Nghiệm thu Bảo dưỡng định kỳ Sửa chữa và ứng cứu thông tin

Việc đo quang được thực hiên thường xuyên theo tháng và tăng cường do quang vào những thời điểm cao điểm. Cụ thể là mỗi tháng đo 4 lần, vào những khoảng thời gian cao điểm như những dịp lễ tết nhu cầu sử dụng các dịch vụ tăng cao thì số lần đo kiểm sẽ tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu người sử dụng tốt nhất có thể và nhằm phát hiện sự cố kịp thời. Nếu phát hiện sự cố xảy ra sẽ thực hiện đo quang để kiểm tra xác định vị trí gặp sự cố. Các bước sóng quang được dùng ngày nay trong thông tin quang là: 850nm, 1300nm, 1310nm và 1550nm.

SVTH: Nguyễn Hà Nam 22

Page 22: Lời cảm ơn

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

Công việc phải làm khi đo quang là:

Kiểm tra thông mạch (continuity) Mất mát trung bình (Average loss-dB/km) Mất mát và vị trí của mối hàn Phản xạ (Optical return loss - ORL) Suy hao toàn tuyến (end to end atten) Chiều dài tuyến

Số liêu thực tế thu được

Số lần đo

Các thông số đo Ghi chú

wavelength (nm)

distance (km)

pulse widt

h (ns)

splice loss

(dB)

total loss

(dB)

average loss

(dB/km

1 1550 45 100 0.059 4,258 0,095

2 1550 45 100 0.062 4,311 0,096

3 1550 45 100 0.057 4,079 0,091

1 1310 45 100 0,059 6,315 0,140

2 1310 45 100 0,061 6,296 0.139

3 1310 45 100 0,058 6,308 0.140

1 1550 45 100 0,059 4,279 0,095

2 1550 45 100 0,060 4,258 0,094

3 1550 45 100 0,062 4,287 0,095

1 1310 45 100 0,060 6,296 0.140

2 1310 45 100 0,058 6,302 0,140

3 1310 45 100 0,061 6,328 0,140

1 1550 45 100 0,152 6,043 0,134 Đường truyền gặp sự

cố

2 1550 45 100 0,148 6,105 0,136

3 1550 45 100 0,153 6,105 0,136

1 1310 45 100 0,149 7,306 0,156

2 1310 45 100 0,152 7,287 0,162

SVTH: Nguyễn Hà Nam 23

Page 23: Lời cảm ơn

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

3 1310 45 100 0,150 7,243 0,161

1 1550 45 100 0.059 4,079 0,090

2 1550 45 100 0.062 4,279 0,095

3 1550 45 100 0.057 4,311 0,096

1 1310 45 100 0,059 6,296 0,140

2 1310 45 100 0,061 6,296 0,140

3 1310 45 100 0,058 6,278 0,139

2.5. So sánh cáp quang và cáp đồng

Yếu tố so sánh Cáp đồng Cáp quang

Môi trường truyền tín hiệu

Cáp đồng, tín hiệu điện Cáp Quang, tính hiệu ánh sáng

Tốc độ truyền dẫn

Không cân bằng (Bất đối xứng, Download > Upload). Tối đa 20 Mbps

Cho phép cân bằng (Đối xứng, Download = Upload). Công nghệ cho phép tối đa là 10 Gbps. FPT Telecom cung cấp tối đa là 1 Gbps (tương đương 1,000 Mbps).

Tốc độ cam kết ra Quốc tế

thường không có cam kết

>= 512Kbps

Bảo mật

Thấp, do là cáp đồng tín hiệu điện nên có thể bị đánh cắp tín hiệu trên đường dây. Mặt khác có thể truyền dẫn sét, dễ ảnh hưởng đến máy chủ và hệ thống dữ liệu.

Cao. Cáp được chế tạo là lõi thuỷ tinh, tín hiệu truyền là ánh sang nên hầu như không thể bị đánh cắp tín hiệu trên đường dây. Không dẫn sét nên có thể đảm bảo an toàn cho dữ liệu cao.

Chiều dài cáp Tối đa 2,5 Km để đạt sự Có thể lên tới 10Km

SVTH: Nguyễn Hà Nam 24

Page 24: Lời cảm ơn

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

ổn định cần thiết

Độ ổn định

Bị ảnh hưởng nhiều của môi trường, điện từ…suy giảm theo thời gian.Tín hiệu suy giảm trong quá trình truyền dẫn nên chỉ đạt được 80% tốc độ cam kết.

Cao( không bị ảnh hưởng của thời tiết, điện từ, xung điện, sét...). Không bị suy hao tín hiệu trong quá trình truyền dấn nên có thể đạt đến tốc độ tối đa.

Khả năng ứng dụng các dịch vụ đòi hỏi download và upload đều cao như: Hosting server riêng, VPN, Video Conferrence…

Không phù hợp vì tốc độ thấp và chiều upload không thể vượt quá 01 Mbps. Modem không hỗ trợ Wireless.

Rất phù hợp vì tốc độ rất cao và có thể tùy biến tốc độc download và upload. Modem hỗ trợ Wireless.

STTTÊN CHỈ TIÊU/ ĐƠN VỊ

ĐOCHỈ TIÊU KỸ THUẬT

I Cấu trúc bên trong :1 Khối khay chính - Vật liệu bằng thép sơn tĩnh điện

- Khối khay có nhiều loại : 2U-6U - Mỗi 1U chứa được 2 khay.- Bên trong khối có rãnh chứa dây nhảy giới hạn bán kính cong của sợi đảm bảo không làm tăng suy hao khi uốn cong.- Trong khối có các rảnh nhỏ để khay quang có thể kéo ra và đẩy vào thao tác dễ dàng - Phần đi dây nhảy phía bên phải có các hình bán nguyệt bán kính ≥ 38 mm đảm bảo bán kính uống cong của dây nhảy- Phân biệt cáp vào và dây nhảy ra ở hai hướng khác nhau thao tác dễ dàng

SVTH: Nguyễn Hà Nam 25

Page 25: Lời cảm ơn

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

Hình 11.Khối khay 6U

2

Khay quang:

Hình 12.Khay 12FO SC/PC

Hình 13.Khay 24FO LC/PC

Hình 14.Khay 12FO FC/PC gắn trên khối khay đã đi dây nhảy

- Thích hợp với tất cả các loại Adapter. - Dung lượng 12FO/khay (Chuẩn đối với đầu adapter SC/PC, FC/PC.- Dung lượng 24FO/khay (Đối với đầu adapter LC/PC)- Vào ra truy nhập phía cạnh.- Cáp vào và dây nối lưu trong 2 vùng hoàn toàn khác nhau (Sợi quang vào trong khay và dây nối lưu trong khay có chiều dài tối đa: 1,5m).

- Có các nhãn dán bên trên để ghi chú, nhận dạng. - Phía trước có cảnh báo tia laser khi thi công, lắp đặt hay bảo trì bảo dưỡng.

SVTH: Nguyễn Hà Nam 26

Page 26: Lời cảm ơn

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

3

Khối đấu chéo

Hình 15.Khối đầu chéo

- Vật liệu: Được làm bằng sắt sơn tĩnh điện.- Chức năng:+ Có tác dụng quản lý phần thừa của dây nhảy. + Bán kính uống cong của khối đấu chéo ≥ 60mm đảm bảo bán kính uốn cong của sợi không làm tăng suy hao. + Có ru lô quấn dự trữ dây nhảy quang khi cần đấu chéo giữa các khối khay chính hay giữa các khay với nhau bên trong tủ.

4

Dây nối quang

Hình 16. Dây nối quang

- Loại dây nối: Dây nối loại SC/PC, FC/PC, LC/PC... được bảo vệ bỡi nút nhựa chống bụi bẩn bám vào đầu adapter. - Chiều dài mỗi sợi dây nối là: 1,5 m - Đường kính mỗi sợi: θ = 0.9mm- Mức suy hao ghép nối nằm trong dải: 0,25dB ÷ 0,5dB (Đo kiểm theo tiêu chuẩn IEC 61300-3-3) - Dây nối quang đơn mode, tuân thủ theo tiêu chuẩn ITU G.652D.

5

Đầu Adapter

Hình 17 .Đầu Adapter

- Các đầu adapter gắn trên khay có nhiều loại như: FC/PC, SC/PC, LC/PC… - Mức suy hao ghép nối nằm trong dải: 0,25dB ÷ 0,5dB (Đo kiểm theo tiêu chuẩn IEC 61300-3-3) - Các đầu adapter được bảo vệ bỡi các nút bảo vệ, đảm bảo không bị bụi bẩn xâm nhập vào.

6 Các thành phần đưa cáp vào/ra Chức năng:

SVTH: Nguyễn Hà Nam 27

Page 27: Lời cảm ơn

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

- Tạo các móc néo để cố định chắc chắn cho cáp vào/ra, các dây nhảy được quản lý có hệ thống mang tính khoa học và thẩm mỹ cao.

7

Bộ hãm cáp

Hình 18

- Dùng để chứa dây condiut luồn ống lỏng của cáp vào/ra dược đảm bảo không làm ảnh hưởng tới ống lỏng khi thi công, lắp đặt hay bảo trì bảo dưỡng.

8

Đĩa cố định cáp vào/ra

Hình 19

Dùng để cố định cáp vào/ra được chắc chắn.

9

Thanh cố định cáp vào/ra

Hình 20

- Các thanh ray lên cáp được thiết kế theo hàng dọc giúp cho việc truy nhập vào cáp cũ dễ dàng và lắp đặt cáp mới được nhanh chóng.

- Cố định cáp chắn chắc bằng lạt nhựa và ốc xiết cáp. - Có thể đảo ngược cho cáp vào từ phía dưới lên.- Thanh néo cáp có các rãnh để đi cáp vào/ ra và các ống lỏng.

II Nhiệt độ làm việc: 00C ÷ 850C

III Độ ẩm ≤ 95% (+400C)

IVCó điểm nối đất bằng đồng cho các thành phần kim loại của cáp vào/ra.

3. Thiết bị đầu cuối và dây thuê bao 3.1. Thiết bị đầu cuối:* Máy điện thoại: Tính năng cơ bản là thoại được tích hợp sẵn trong điện thoại bàn nó đem lại cho khách hàng chất lượng thoại tốt và giá cả rẻ hơn rất nhiều so với hình thức điện thoại khác như di động, Gphone.

SVTH: Nguyễn Hà Nam 28

Page 28: Lời cảm ơn

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

* Máy FAX: Máy FAX có tác dụng gửi nhận văn bản văn kiện dưới dạng FAX. Khi cơ sở ở xa vị trí của nhau muốn gửi một văn bản nào đó tới nhau thì họ sẽ sử dụng máy FAX .* Máy tính – PC ( Laptop + Desktop ): Nhiều năm về trước máy tính để bàn đã xuất hiện tại nước ta. Song chỉ 5 năm trở lại đây máy tính cá nhân để bàn ( PC ) và máy tính di động ( Laptop ) phát triển một cách chóng mặt. Máy tính có thể kết nối internet thông qua kết nối trực tiếp với 1 modem hoặc switch. Mặt khác để lấy tín hiệu từ modem thì cần có 1 đường line điện thoại không số hoặc có số.

3.2. Dây thuê bao Tác dụng để đấu nối giữa hộp đấu cáp và đầu cuối thuê bao: Gồm có 2 loại: Sử dụng ngoài trời và sử dụng trong nhà. * Cấu tạo của dây thuê bao gồm vỏ, lõi (hoặc có thêm dây gia cường). -Vỏ được làm bằng nhựa PVC có khả năng chống lão hóa cao. - Ruột được làm bằng đồng nguyên chất ủ mềm và có 2 loại lõi, lõi đơn có đường kính 0,5mm hoăc 0,65mm, lõi nhiều sợi gồm nhiều sợi bện chặt vào nhau có đường kính 0.19mm hoặc 0,19mm. - Dây gia cường được làm bằng thép có đường kính lõi khoảng 1mm được bọc cách điện bằng lớp vỏ PVC.

III: Lắp đặt, sửa chữa bảo dưỡng thuê bao1 Lắp đặt:1.1 Công tác chuẩn bị:

Sau khi khách hàng đã hoàn thành các thủ tục pháp lý (ký kết hợp đồng với trung tâm viễn thông). Ta chuẩn bị những bước sau: - Bước 1: Bộ phận tổng đài kết nối một số điện thoại theo phiếu thi công vào giá MDF từ giá MDF dẫn tín hiệu đến tủ cáp gốc. - Bước 2 : Trưởng trạm phân phiếu lắp đặt cho công nhân đi lắp đặt trong phiếu có ghi rõ địa chỉ và số máy điện thoại, người công nhân sẽ lắp đặt theo trình tự sau: - Bước 3: Chuẩn bị dây thuê bao. - Bước 4: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện thi công như kìm bấm rệp, dao cắt, Rệp, dao bấm, thang…và xác định vị trí chủ thuê bao.1.2. Xác đinh đường đi tín hiệu và cổng ra ở các hộp cáp: Quá trình dẫn tín hiệu diễn ra như sau:

SVTH: Nguyễn Hà Nam 29

Page 29: Lời cảm ơn

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

- Từ tủ cáp gốc người công nhân sẽ xác minh khu vực cần lắp đặt máy điện thoại. - Xác định đôi cáp từ tủ cáp gốc sử dụng cho thuê bao. Sau khi xác định xong tìm một đôi cáp chưa sử dụng bắn tín hiệu về tủ cáp trung gian trên địa bàn đã xác định và từ tủ cáp trung gian dẫn tới nhà thuê bao cần lắp đặt. Sau đó kiểm tra tín hiệu có tốt hay không.1.3. Đấu nối và kéo dây từ hộp cáp trung gian tới nhà thuê bao Kéo dây thuê bao vào địa chỉ thuê bao cần lắp đặt, đấu nối một đầu vào đôi tín hiệu ở hộp cáp, đầu kia kết nối vào thiết bị đầu cuối. Kiểm tra thử chuông thoại xem có tốt không. Chú ý: Quá trình ra dây thuê bao để tránh bị rối và gãy, xoắn dây thuê bao ta cần đảo đầu, ra khoảng 5 đến 20 vòng thì đổi đầu một lần. Hình vẽ mô ta kỹ thuật ra cáp như sau:

Hình 2.25 Ra dây thuê bao Sử dụng chính dây treo ( lèo ) để treo cáp. Tiến hành hãm dây cáp đảm bảo độ căng, độ cao, cố định cáp.1.4. Lắp đặt thiết bị đầu cuối: Kết nối đầu dây vào hộp diêm, sau đó sử dụng dây AB kết nối từ hộp diêm vào điện thoại. Nhấc máy kiểm tra xem có tín hiệu không. Chú ý đặt máy ở vị trí cao ráo, tránh ẩm, tránh cửa sổ. Để kết nối đúng cách đảm bảo cho chất lượng thoại tốt có thể làm theo hình sau:

Hình 2.26 Kiểu kết nối có sử dụng internet.

SVTH: Nguyễn Hà Nam 30

Page 30: Lời cảm ơn

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

Hình 2.27 Kiểu kết nối không có internet.1.5. Hướng dẫn sử dụng dịch vụ. Tùy từng dịch vụ khách hàng đăng ký mà cán bộ lắp đặt hướng dẫn cho người sử dụng.1.6 Hoàn tất hồ sơ, khóa phiếu, báo hành trình cáp. Công nhân lắp đặt hướng dẫn chủ thuê bao ký xác nhận bàn giao tín hiệu và gọi về tổng đài báo hành trình cáp và khóa phiếu.

2 Bảo dưỡng, xử lý: Bất cứ một vật, dụng cụ nào con người qua thời gian sử dụng đều gặp trục

trặc, hỏng hóc do tác động của nhiều nguyên nhân. Mạng ngoại vi chính là thành phần dễ và thường xuyên hỏng hóc nhất bởi các tác động của thiên nhiên, con người…Trong báo cáo thực tập này em xin trình bày một vài hiện tượng, nguyên nhân hỏng hóc thực tế.

Xét hành trình cáp thuê bao A ví dụ như hình sau:

Hinh 2.28 Hành trình cáp đến thuê bao A * Trình tự xử lý một máy hỏng. - Khị tín hiệu điện thoại của một thuê bao nào đó bị mất, dè hay lẫn tạp âm có thể do một yếu tố khách quan như, mưa, gió, bão…làm đứt dây hay cáp bị hỏng… Ví dụ: anh Nguyễn Văn A là chủ thuê bao số điện thoại là 0433824254 gặp một trong những sự cố trên, bằng phương tiện nào đó anh báo về bộ phận tiếp nhận (119). Tổng đài sẽ xem số liệu và hành trình tín hiệu của số điện thoại trên, tiến hành kiểm tra tín hiệu của thuê bao đó tại tổng đài. Nếu tín hiệu tốt, in phiếu sửa chữa giao cho trưởng trạm, phân phiếu giao cho công nhân sữa chữa đi xử lý sự cố. Công nhân sửa chữa tiến hành kiểm tra tín hiệu từ tủ cáp gốc đến cuối đầu thuê bao xem có tốt không. Hỏng phần nào tiến hành kiểm tra sửa chữa phần

SVTH: Nguyễn Hà Nam 31

Page 31: Lời cảm ơn

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

đó. Nếu tín hiệu đến đầu cuối thuê bao sửa chữa tốt tiến hành kiểm tra lại các thiết bị như hộp diêm, hộp chia, dây AB xem có tốt không, có cắm đúng không. Nếu tốt kiểm tra máy điên thoại ,dùng máy điện thoại thử đường dây đấu vào dây thuê bao nếu có tín hiệu thì máy điện thoại của anh nguyễn Văn A bị hỏng. Trong trường hợp đôi cáp bị hỏng gọi về cho tổng đài. Nhân viên trực tổng đài tiến hành chuyển tín hiệu đó sang đôi cáp khác, và đọc hành trình cáp. Công nhân xử lý nhận số liệu, kiểm tra tín hiệu tại đôi cáp cuối cùng gần tới nhà thuê bao. Nếu tốt thì chuyển lại tín hiệu. ( Xét trong trường hợp lý tưởng ) Sau khi xử lý sự cố xong, báo về tổng đài đã sửa xong máy và báo nguyên nhân hỏng, và khóa phiếu. Một vài trường hợp hỏng như sau:

- Hở mạch: Khi gọi vào máy đều báo rảnh.- Chập mạch: Khi gọi vào máy đều báo bận.- Nghe tiếng rào rào khi nhấc máy…

PHẦN 3: KẾT LUẬN

- Qua đợt thực tập này bản thân em đã nắm được phần hiểu thêm về các loại cáp được dùng trong viễn thông. Nắm được một số đặc điểm cơ bản, ưu điểm, nhược điểm của cáp quang…vv. Được làm quen với các thuật ngữ chuyên ngành của người làm về viễn thông.

- Qúa trình thực tập là quá trình cố gắng học tập tìm tòi của các bạn sinh viên, là sự chỉ bảo tận tình của cô Nguyễn Thị Thu Hiên. Qua đó cô trò hiểu nhau hơn, các bạn sinh viên trong lớp thêm gắn kết. Một lần nữa nhìn lại mình để so sánh, em cảm thấy mình cần học tập nhiều hơn nữa, rèn luyện nhiều hơn nữa.

- Cũng trong đợt thực tập này cùng với những kiến thức cơ bản từ các môn học đại cương đã định hướng nội dung, lĩnh vực chuyên ngành sẽ đào tạo để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho tương lai, tạo niềm đam mê khi học.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa và ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh, chị trong trung tâm viễn thông Hà Đông đã giúp em thực hiện bài báo cáo này.

Sinh viên: Nguyễn Hà Nam

SVTH: Nguyễn Hà Nam 32

Page 32: Lời cảm ơn

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD : Nguyễn Thị Thu Hiên

SVTH: Nguyễn Hà Nam 33