190
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Minh Nguyệt CƠ SỞ CẢNH QUAN HỌC CHO VIỆC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP TỈNH HÀ TĨNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ Hà Nội - 2014

Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

  • Upload
    dangdat

  • View
    229

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Minh Nguyệt

CƠ SỞ CẢNH QUAN HỌC CHO VIỆC SỬ DỤNG HỢP LÝ

TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG

TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP

TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

Hà Nội - 2014

Page 2: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Minh Nguyệt

CƠ SỞ CẢNH QUAN HỌC CHO VIỆC SỬ DỤNG HỢP LÝ

TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG

TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP

TỈNH HÀ TĨNH

Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên

Mã số: 62 44 02 17

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Khánh

2. GS.TS. Trƣơng Quang Hải

Hà Nội - 2014

Page 3: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả

nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình

nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Minh Nguyệt

Page 4: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

ii

LỜI CẢM ƠN

Luận án đƣợc hoàn thành tại Khoa Địa lí, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên -

ĐHQG Hà Nội dƣới sự hƣớng dẫn khoa học nghiêm khắc của PGS.TS. Nguyễn Ngọc

Khánh và GS.TS. Trƣơng Quang Hải - Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất

đến các thầy - những ngƣời đã luôn tận tâm dạy bảo, động viên tác giả trong suốt thời

gian thực hiện luận án.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận đƣợc những chỉ bảo và góp ý quý

báu của các thầy, cô trong và ngoài trƣờng: GS.TS. Nguyễn Cao Huần, PGS.TS. Đặng

Văn Bào, GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải, PGS.TS. Nguyễn Khanh Vân, GS.TS. Đào

Đình Bắc, PGS.TS. Phạm Quang Tuấn, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chương, PGS.TS.

Đặng Duy Lợi; PGS.TS. Nguyễn Thục Nhu, PGS.TS. Lại Vĩnh Cẩm, TS. Phạm Quang

Anh, PGS.TS. Lại Huy Anh, PGS.TS. Vũ Văn Phái, PGS.TS. Nguyễn Trần Cầu,

PGS.TS. Trần Văn Ý, thầy Nguyễn Thành Long, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thạch,

PGS.TS. Trần Văn Tuấn, PGS.TS. Nguyễn Hiệu, PGS.TS. Trần Anh Tuấn, PGS.TS.

Mai Trọng Thông, PGS.TS. Đinh Văn Thanh, TS. Nguyễn An Thịnh, PGS.TS. Nhữ Thị

Xuân, TS. Bùi Quang Thành, TS. Mẫn Quang Huy, TS. Đinh Thị Bảo Hoa, TS. Phạm

Thế Vĩnh, TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng, TS. Nguyễn Thị Hà Thành, TS. Đỗ Văn Thanh,

TS. Trần Thanh Hà. Tác giả xin chân thành cảm ơn những chỉ bảo và góp ý quý báu

đó của quý thầy, cô.

Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả cán bộ, thầy cô giáo trong Trƣờng

Đại học Khoa học Tự nhiên, Phòng Sau Đại học, Khoa Địa lí, Bộ môn Sinh thái Cảnh

quan và Môi trƣờng đã tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành luận án.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các anh chị và cán bộ UBND tỉnh Hà Tĩnh,

Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Hà Tĩnh và ngƣời dân địa phƣơng trong tỉnh đã hợp

tác, giúp đỡ nhiệt tình trong thời gian tác giả tiến hành nghiên cứu thực địa.

Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả cán bộ, thầy cô giáo

và đồng nghiệp Khoa Kinh tế - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cũng nhƣ bạn bè và

gia đình đã động viên tác giả rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện luận án.

Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2014

Tác giả

Page 5: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii

MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... vi

DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vii

DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... viii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1

1. Lý do lựa chọn đề tài .................................................................................................... 1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 2

3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2

4. Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................................... 3

5. Những điểm mới của luận án ....................................................................................... 3

6. Những luận điểm bảo vệ ............................................................................................... 3

7. Cơ sở tài liệu ................................................................................................................. 4

8. Cấu trúc luận án ............................................................................................................ 4

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 5

1.1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ........................... 5

1.1.1. Tổng quan nghiên cứu cảnh quan trên Thế giới ............................................ 5

1.1.2. Tổng quan nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam ............................................ 12

1.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về Hà Tĩnh ....................................... 16

1.2. CƠ SỞ CẢNH QUAN HỌC CHO VIỆC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN

THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM

NGHIỆP .......................................................................................................................... 22

1.2.1. Mối liên hệ giữa nghiên cứu cảnh quan với nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên

thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng trong phát triển nông lâm nghiệp ............................. 22

1.2.2. Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng của cảnh quan học qua phân

tích và đánh giá cảnh quan ............................................................................................. 25

1.2.3. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng trong phát triển

nông lâm nghiệp trên cơ sở nghiên cứu cảnh quan ........................................................ 30

Page 6: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

iv

1.2.4. Định hƣớng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ

môi trƣờng trong phát triển nông lâm nghiệp................................................................. 33

1.3. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .................... 35

1.3.1. Các quan điểm nghiên cứu ........................................................................... 35

1.3.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 37

1.3.3. Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 40

Tiểu kết chƣơng I ............................................................................................................ 41

Chƣơng 2: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN TỈNH HÀ TĨNH ................... 42

2.1. CÁC HỢP PHẦN THÀNH TẠO CẢNH QUAN ................................................... 42

2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................... 42

2.1.2. Địa chất ........................................................................................................ 43

2.1.3. Địa mạo ........................................................................................................ 45

2.1.4. Khí hậu ......................................................................................................... 50

2.1.5. Thủy văn ...................................................................................................... 57

2.1.6. Thổ nhƣỡng .................................................................................................. 60

2.1.7. Thảm thực vật .............................................................................................. 64

2.1.8. Hoạt động của con ngƣời ............................................................................. 67

2.1.9. Tai biến thiên nhiên và biến đổi khí hậu ...................................................... 73

2.2. PHÂN LOẠI CẢNH QUAN TỈNH HÀ TĨNH ....................................................... 77

2.2.1. Hệ thống phân loại và bản đồ cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh ............................... 77

2.2.2. Đặc điểm, chức năng, động lực cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh ............................. 82

2.2.3. Sự phân hóa cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh ........................................................... 94

2.3. PHÂN VÙNG CẢNH QUAN TỈNH HÀ TĨNH ..................................................... 97

2.3.1. Cơ sở phân vùng cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh ................................................... 97

2.3.2. Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh ....................................... 103

Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................................... 105

Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN

THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM

NGHIỆP TỈNH HÀ TĨNH ............................................................................................ 107

3.1. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP ........... 107

Page 7: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

v

3.1.1. Xác định mục đích và lựa chọn đơn vị đánh giá ....................................... 107

3.1.2. Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá ..................................................... 109

3.1.3. Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp ..................................... 117

3.1.4. Kiểm tra kết quả đánh giá cảnh quan với hiện trạng phân bố ................... 121

3.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ CÁC VẤN ĐỀ

MÔI TRƢỜNG LIÊN QUAN TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP TẠI

CÁC TIỂU VÙNG CẢNH QUAN TỈNH HÀ TĨNH .................................................. 127

3.2.1. Tiểu vùng cảnh quan núi Giăng Màn ........................................................ 127

3.2.2. Tiểu vùng cảnh quan đồi Hƣơng Sơn - Hƣơng Khê .................................. 128

3.2.3. Tiểu vùng cảnh quan thung lũng Ngàn Phố - Ngàn Sâu............................ 129

3.2.4. Tiểu vùng cảnh quan đồi núi Cẩm Xuyên - Kỳ Anh ................................. 130

3.2.5. Tiểu vùng cảnh quan đồng bằng ven biển Hà Tĩnh ................................... 131

3.3. ĐỊNH HƢỚNG KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ BẢO

VỆ MÔI TRƢỜNG Ở TỈNH HÀ TĨNH ...................................................................... 133

3.3.1. Xu thế biến động không gian trong quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp

và bảo vệ môi trƣờng ở tỉnh Hà Tĩnh ........................................................................... 133

3.3.2. Định hƣớng phát triển nông lâm nghiệp và bảo vệ môi trƣờng theo các loại

cảnh quan ...................................................................................................................... 139

3.3.3. Định hƣớng không gian phát triển nông lâm nghiệp và bảo vệ môi trƣờng

theo các tiểu vùng cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh .................................................................. 145

Tiểu kết chƣơng III ....................................................................................................... 148

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 150

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................................. 153

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 154

PHỤ LỤC 1: ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI CẢNH QUAN TỈNH HÀ TĨNH ......................... i

PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN ..................... iv

PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CẢNH QUAN HÀ TĨNH ........................... xviii

Page 8: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BTTN : Bảo tồn thiên nhiên

BVMT : Bảo vệ môi trƣờng

CQ : Cảnh quan

CCN : Cây công nghiệp

DT : Diện tích

DTTN : Diện tích tự nhiên

ĐGCQ : Đánh giá cảnh quan

ĐGTN : Đánh giá thích nghi

ĐKTN : Điều kiện tự nhiên

KCN : Khu công nghiệp

KT-XH : Kinh tế - xã hội

KĐG : Không đánh giá

NCCQ : Nghiên cứu cảnh quan

SKH : Sinh khí hậu

STCQ : Sinh thái cảnh quan

TNTN : Tài nguyên thiên nhiên

VQG : Vƣờn quốc gia

Page 9: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê diện tích đất theo cấp độ dốc và cấp địa hình ở Hà Tĩnh ............. 46

Bảng 2.2. Chỉ tiêu phân loại địa hình ở Hà Tĩnh ........................................................... 47

Bảng 2.3: Diện tích và phân bố các kiểu địa hình ở Hà Tĩnh........................................ 48

Bảng 2.4: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm ở Hà Tĩnh .............................. 51

Bảng 2.5: Tổng lƣợng mƣa trung bình tháng và năm ở Hà Tĩnh .................................. 53

Bảng 2.6: Hệ thống chỉ tiêu phân loại SKH thảm thực vật tỉnh Hà Tĩnh ...................... 55

Bảng 2.7: Diện tích và phân bố các loại SKH ở Hà Tĩnh ............................................. 56

Bảng 2.8: Đặc điểm mạng lƣới sông suối ở Hà Tĩnh .................................................... 58

Bảng 2.9: Diện tích các loại đất ở Hà Tĩnh ................................................................... 60

Bảng 2.10: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh năm 2000, 2010 .......... 68

Bảng 2.11: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh năm 2000, 2010 .... 71

Bảng 2.12: Hệ thống phân loại CQ tỉnh Hà Tĩnh .......................................................... 79

Bảng 2.13: Phân vùng CQ lãnh thổ Việt Nam (tỷ lệ 1/1.000.000) ............................. 101

Bảng 2.14: Đặc điểm và chức năng của các TVCQ tỉnh Hà Tĩnh .............................. 104

Bảng 3.1: Kết quả đánh giá riêng cho một số cây trồng và nhóm cây trồng .............. 113

Bảng 3.2: Kết quả đánh giá phân cấp xung yếu rừng phòng hộ đầu nguồn ................ 116

Bảng 3.3: Kết quả đánh giá riêng cho phát triển rừng sản xuất .................................. 116

Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả ĐGCQ cho các mục đích sử dụng ở Hà Tĩnh ................ 118

Bảng 3.5: Tổng hợp DT các loại CQ có điểm đánh giá rất thích hợp và thích hợp (S1,

S2) đối với các cây trồng, nhóm cây trồng phân theo các TVCQ ở Hà Tĩnh ...... 119

Bảng 3.6: Tổng hợp DT các loại CQ có điểm đánh giá S1 và S2 đối với mục đích phát

triển rừng phân theo các TVCQ ở Hà Tĩnh .......................................................... 120

Bảng 3.7: So sánh hiện trạng phân bố các cây trồng, nhóm cây trồng ở Hà Tĩnh với kết

quả ĐGCQ ............................................................................................................ 124

Bảng 3.7: So sánh hiện trạng phân bố các loại rừng ở Hà Tĩnh với kết quả ĐGCQ .. 126

Bảng 3.8: Định hƣớng phát triển các loại cây trồng chủ lực của Hà Tĩnh giai đoạn

2015-2020 ............................................................................................................ 134

Bảng 3.9: Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2020 ........................ 136

Bảng 3.10: Dự báo xu hƣớng biến đổi khí hậu ở Hà Tĩnh trong thế kỷ XXI so với thời

kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình ................................................ 138

Bảng 3.11: Dự báo mực nƣớc biển dâng ở Hòn Dáu - Đèo Ngang theo các kịch bản có

sẵn (cm) ................................................................................................................ 139

Bảng 3.12: Định hƣớng khai thác và sử dụng các loại CQ cho phát triển nông lâm

nghiệp tỉnh Hà Tĩnh ............................................................................................. 142

Bảng 3.13: Định hƣớng không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT theo các TVCQ

của Hà Tĩnh .......................................................................................................... 147

Page 10: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 : Quy trình nghiên cứu……………………………….................. 40

Hình 2.1 : Bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu……………………………… 42

Hình 2.2 : Bản đồ địa chất tỉnh Hà Tĩnh ……………………..................... 43

Hình 2.3 : Bản đồ địa mạo tỉnh Hà Tĩnh …………………......................... 49

Hình 2.4 : Biến thiên nhiệt độ trung bình tháng trong nhiều năm (1963-

2011) tại các trạm ở Hà Tĩnh……………………………….....

51

Hình 2.5 : Biến thiên lƣợng mƣa trung bình tháng trong nhiều năm (1963-

2011) tại các trạm ở Hà Tĩnh………………………..................

52

Hình 2.6 : Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Hà Tĩnh ………..…………................ 56

Hình 2.7 : Bản đồ thổ nhƣỡng tỉnh Hà Tĩnh …….…………….................. 61

Hình 2.8 : Bản đồ thảm thực vật tỉnh Hà Tĩnh ………..………………..... 66

Hình 2.9 : Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hà Tĩnh năm 2010……….. 68

Hình 2.10 : Bản đồ cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh…………...………………....... 82

Hình 2.11 : Lát cắt cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh ………………..…................... 82

Hình 2.12 : Bản đồ phân vùng cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh …..……………...... 105

Hình 3.1 : Bản đồ phân hạng thích nghi cây cao su ở Hà Tĩnh………… 118

Hình 3.2 : Bản đồ phân hạng thích nghi cây chè ở Hà Tĩnh…………… 118

Hình 3.3 : Bản đồ phân hạng thích nghi cây ăn quả ở Hà Tĩnh……….. 118

Hình 3.4 : Bản đồ phân hạng thích nghi cây hàng năm ở Hà Tĩnh…….. 118

Hình 3.5 : Bản đồ phân hạng thích nghi cây lúa ở Hà Tĩnh……............ 118

Hình 3.6 : Bản đồ phân cấp xung yếu cho rừng phòng hộ đầu nguồn ở Hà

Tĩnh………...........................................................................

118

Hình 3.7 : Bản đồ phân hạng thích nghi cho rừng sản xuất ở tỉnh Hà Tĩnh. 118

Hình 3.8 : Diện tích một số loại nông sản chủ lực của Hà Tĩnh trong năm

2007 và năm 2011……………………………………………..

121

Hình 3.9 : Năng suất một số loại nông sản chủ lực của Hà Tĩnh trong năm

2007 và năm 2011……………………………………………...

122

Hình 3.10 : Bản đồ hiện trạng môi trƣờng tỉnh Hà Tĩnh năm 2008………... 128

Hình 3.11 : Bản đồ quy hoạch bảo vệ môi trƣờng tỉnh Hà Tĩnh…………… 137

Hình 3.12 : Bản đồ định hƣớng không gian ƣu tiên phát triển nông lâm

nghiệp tỉnh Hà Tĩnh……………………………………………

142

Hình 3.13 : Bản đồ định hƣớng không gian cho phát triển nông lâm nghiệp

theo các TVCQ tỉnh Hà Tĩnh……….........................................

147

Page 11: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Trƣớc sự biến đổi to lớn và khó lƣờng của tự nhiên, con ngƣời ngày càng ý thức

rõ ràng hơn về khả năng và giới hạn của mình trong quá trình khai thác và sử dụng tài

nguyên. Chính vì thế, mỗi ngày chúng ta nghiên cứu là để hiểu một cách hoàn hảo hơn

về quy luật của tự nhiên và để nhận ra những hệ quả trƣớc mắt và lâu dài của những

hành động can thiệp của chúng ta vào quá trình tự nhiên,... Chúng ta sẽ ngày càng có

khả năng dự đoán và nhờ đó có khả năng điều chỉnh những hệ quả về lâu dài, ít nhất là

hệ quả của những hoạt động sản xuất chung nhất (Friedrich Engels). Và để hiểu rõ các

đặc điểm cũng nhƣ quy luật tự nhiên đó, việc xác lập cơ sở CQ học (một trong các tiếp

cận mang tính tổng hợp, thể hiện rõ nét các đặc tính không gian lãnh thổ) là hƣớng

nghiên cứu cần thiết và hiệu quả cho việc giải quyết các vấn đề thực tiễn trong các

lãnh thổ cụ thể.

Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, có DT 5997 km2 với vị trí địa lý thuận lợi

và tiềm năng tự nhiên đa dạng cho phát triển kinh tế tổng hợp giữa núi - đồi - đồng bằng

và liên kết với các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, hiện nay đây vẫn còn là một tỉnh nghèo của dải

đất miền Trung với 26,1% dân số sống trong nghèo đói, cao hơn khu vực Bắc Trung Bộ

(20,4%) và của cả nƣớc (14,2%) theo cách tính chuẩn nghèo mới vào năm 2010. Nông

lâm ngƣ nghiệp vẫn là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng cao (33,7% GDP năm 2010) [88].

Đặc biệt, trong quá trình phát triển kinh tế, các hoạt động khai thác tài nguyên ở khu vực

này còn tùy tiện dẫn đến sự suy giảm đáng kể tài nguyên rừng, đất, nƣớc, sinh vật và ô

nhiễm môi trƣờng. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra các tai biến

thiên nhiên với tần suất ngày càng nhiều và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Điển hình là

trận lũ quét lịch sử diễn ra vào tháng 9/2002 và liên tiếp xảy ra vào các thời điểm tháng

10/2010, 10/1013 trên địa bàn Hƣơng Sơn, Hƣơng Khê, Vũ Quang, Đức Thọ,... gây thiệt

hại lớn về ngƣời và tài sản. Ngoài những nguyên nhân về tự nhiên, chính việc thảm sát

rừng đầu nguồn gần nhƣ đã làm mất khả năng kìm hãm cƣờng độ và tốc độ lũ quét, bởi

khi ngƣời ta phá rừng, họ đã hủy hoại cả những trung tâm chứa nƣớc và giữ nƣớc.

Những năm gần đây, mặc dù số đề tài, dự án nghiên cứu khoa học về Hà Tĩnh có

tăng lên, song những nghiên cứu đó cũng mới chỉ dừng lại ở một số huyện đơn lẻ,

Page 12: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

2

hoặc chỉ phục vụ cho những mục tiêu cụ thể của từng ngành, của từng địa phƣơng nên

còn thiếu tính đồng bộ và thống nhất. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, ĐGCQ trên toàn

lãnh thổ để khai thác, sử dụng hợp lí nguồn TNTN và BVMT trong phát triển nông

lâm nghiệp về lâu dài là rất cần thiết và cấp bách đối với Hà Tĩnh.

Với những lí do nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: ―Cơ sở cảnh quan học

cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong phát triển

nông lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh‖ làm định hƣớng nghiên cứu của luận án.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu

Xác lập luận cứ khoa học cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo

vệ môi trƣờng trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm và sự phân hóa có tính quy luật của các

hợp phần tự nhiên, cảnh quan và đánh giá cảnh quan cho phát triển nông lâm nghiệp

tỉnh Hà Tĩnh.

2.2. Nhiệm vụ

Để đạt đƣợc mục tiêu trên, luận án đã thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Xác lập cơ sở lý luận của hƣớng tiếp cận CQ học cho định hƣớng không gian

phát triển nông lâm nghiệp ở tỉnh Hà Tĩnh.

- Phân tích đặc điểm của các hợp phần tự nhiên, CQ, thành lập bản đồ CQ và bản

đồ phân vùng CQ tỉnh Hà Tĩnh.

- ĐGCQ cho phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.

- Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên và những vấn đề môi trƣờng nảy sinh

trong quá trình phát triển nông lâm nghiệp tại các TVCQ tỉnh Hà Tĩnh.

- Đề xuất định hƣớng không gian cho phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.

3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn phạm vi lãnh thổ: Luận án tập trung nghiên cứu lãnh thổ phần đất liền

của tỉnh Hà Tĩnh ở tỷ lệ nghiên cứu 1/100.000, không đề cập đến khu vực biển ven bờ.

- Giới hạn phạm vi khoa học:

+ Luận án đề cập và xác lập luận cứ khoa học không phải cho sử dụng từng loại

TNTN riêng biệt mà cho sử dụng tổng hợp tài nguyên trong phát triển nông lâm

nghiệp theo tiếp cận CQ học. Tài nguyên đất, nƣớc, khí hậu, rừng,… đƣợc xem xét

cùng với ĐKTN nhƣ là các yếu tố thành tạo CQ.

Page 13: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

3

+ Luận án tập trung ĐGTN sinh thái của các loại CQ (KĐG hiệu quả KT-XH, tác

động đối với môi trƣờng) cho phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.

4. Ý nghĩa của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận án về lãnh thổ Hà Tĩnh thể hiện

tính đặc trƣng và phân hóa CQ ở bản đồ tỷ lệ 1/100.000. Đồng thời, kết quả luận án

góp phần làm phong phú hơn phƣơng pháp luận, phƣơng pháp nghiên cứu, ĐGCQ cho

mục đích phát triển nông lâm nghiệp gắn với sử dụng hợp lý TNTN và BVMT ở quy

mô cấp tỉnh.

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đạt đƣợc cùng với tập bản đồ chuyên đề

giúp các nhà quản lí, các nhà quy hoạch có thêm cơ sở khoa học tin cậy cho bố trí

không gian phát triển nông lâm nghiệp, nâng cao đời sống của ngƣời dân Hà Tĩnh.

5. Những điểm mới của luận án

- Làm rõ đƣợc đặc điểm và sự phân hóa CQ một cách có quy luật trên toàn tỉnh,

thành lập bản đồ CQ, bản đồ phân vùng CQ tỉnh Hà Tĩnh ở tỷ lệ 1/100.000.

- Xác định đƣợc mức độ thuận lợi và thứ tự ƣu tiên của các loại CQ cho phát

triển các cây trồng, nhóm cây trồng chủ đạo và các loại rừng làm cơ sở đề xuất định

hƣớng không gian phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.

6. Những luận điểm bảo vệ

- Luận điểm 1: Sự kết hợp giữa vị trí địa lý, mối tƣơng tác lục địa - biển và hoạt

động nhân sinh đã quy định nên đặc điểm và sự phân hoá CQ có tính quy luật ở Hà

Tĩnh thuộc 1 kiểu CQ phân hóa thành 3 lớp CQ, 7 phụ lớp CQ, 23 hạng CQ và 109

loại CQ đƣợc tổng hợp trong 5 TVCQ (TVCQ núi Giăng Màn, TVCQ đồi Hƣơng Sơn

- Hƣơng Khê, TVCQ thung lũng Ngàn Phố - Ngàn Sâu, TVCQ đồi núi Cẩm Xuyên -

Kỳ Anh và TVCQ đồng bằng ven biển Hà Tĩnh).

- Luận điểm 2: Kết quả ĐGCQ xác định mức độ thích hợp của các loại CQ theo

từng TVCQ cho các cây, nhóm cây ƣu thế (cao su, chè, cây ăn quả, cây hàng năm, cây

lúa), mức độ ƣu tiên phát triển các loại rừng đƣợc đối sánh với hiện trạng sử dụng tài

nguyên và các vấn đề môi trƣờng nảy sinh trong các TVCQ là cơ sở khoa học cho định

hƣớng không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong phát triển nông lâm nghiệp

tỉnh Hà Tĩnh.

Page 14: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

4

7. Cơ sở tài liệu

Ngoài những tài liệu nghiên cứu cơ bản liên quan đến luận án, nghiên cứu sinh

còn dựa vào các tài liệu sau:

- Kết quả điều tra nghiên cứu thực địa theo các tuyến: thu thập số liệu về hiện

trạng KT-XH, phân tích đặc điểm và sự phân hoá các yếu tố thành tạo CQ và thành lập

lát cắt CQ tỉnh Hà Tĩnh.

- Tài liệu bản đồ:

+ Bản đồ địa hình tỉnh Hà Tĩnh tỷ lệ 1/100.000 hệ VN 2000.

+ Bản đồ địa chất tỉnh Hà Tĩnh tỷ lệ 1/200.000 do Cục địa chất và Khoáng sản

thành lập năm 1996.

+ Bản đồ thổ nhƣỡng tỉnh Hà Tĩnh tỷ lệ 1/100.000 do Viện Nông hóa và Thổ

nhƣỡng thành lập năm 2010.

+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hà Tĩnh (tỷ lệ 1/100.000) do Sở Tài nguyên

và Môi trƣờng Hà Tĩnh thành lập năm 2010.

+ Bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Hà Tĩnh tỷ lệ 1/100.000 do Viện Điều tra Quy

hoạch rừng thành lập năm 2010.

+ Bản đồ hiện trạng môi trƣờng tỉnh Hà Tĩnh tỷ lệ 1/100.000 do Sở Tài nguyên

và Môi trƣờng Hà Tĩnh thành lập năm 2008.

- Báo cáo kết quả thực hiện các đề tài, dự án; báo cáo khoa học về điều tra

ĐKTN, KT-XH và môi trƣờng tỉnh Hà Tĩnh theo các năm (từ 2008 đến 2012).

8. Cấu trúc luận án

Luận án đƣợc trình bày trong 163 trang A4, trong đó có 27 bảng số liệu, 26 hình vẽ

(trong đó có 21 bản đồ), 102 tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt và 41 tài liệu tham khảo

bằng tiếng Anh. Ngoài mở đầu và kết luận, luận án đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng:

Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh

Chương 3: Đánh giá cảnh quan cho sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và

bảo vệ môi trường trong phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh

Page 15: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

5

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

1.1.1. Tổng quan nghiên cứu cảnh quan trên Thế giới

CQ là đối tƣợng quan trọng nghiên cứu bản chất của các đơn vị tự nhiên - lãnh

thổ trong địa lý ứng dụng. Từ những mô tả về CQ xuất hiện đầu tiên vào thế kỷ XV,

đặc biệt từ đầu thế kỷ XX đến nay, CQ đã trở thành một hƣớng nghiên cứu quan trọng

của địa lý [106]. Có thể chia các nghiên cứu về CQ thành 2 giai đoạn:

- Trong thế kỷ XX, khoa học CQ đạt đƣợc nhiều thành công rực rỡ cả về nghiên

cứu lý luận và thực tiễn. Số lƣợng các công trình NCCQ đa dạng, phong phú và có ý

nghĩa thiết thực. Dù NCCQ theo xu hƣớng địa lý tự nhiên hay nghiên cứu liên ngành,

dù xuất phát điểm và hƣớng tiếp cận khác nhau, nhƣng tổng quát lại có thể nhận xét là

các NCCQ đã đạt đƣợc kết quả to lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoa học

địa lý và chuyên ngành địa lý tự nhiên tổng hợp, ứng dụng. Trong đó, các nhà CQ và

STCQ Tây Âu và Bắc Mỹ có ƣu thế về hƣớng tiếp cận định lƣợng, sinh thái hóa CQ

nhờ vào các tiến bộ công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý [111]. Các NCCQ ở

Liên Xô (cũ) và Đông, Trung Âu lại thiên về NCCQ làm cơ sở cho sự phát triển bền

vững. Trong giai đoạn này, khoa học CQ phát triển mạnh mẽ ở các khu vực tiêu biểu

nhƣ Nga và các nƣớc Đông Âu, các nƣớc Tây và Bắc Âu, Bắc Mỹ,…

- Đầu thế kỷ XXI: mặc dù mới trải qua thời gian ngắn nhƣng các NCCQ đã đạt

đƣợc nhiều thành quả to lớn. Những NCCQ giai đoạn này không những kế thừa các

nghiên cứu ở giai đoạn trƣớc mà còn đa dạng hơn về hƣớng nghiên cứu. Bên cạnh các

quốc gia có thế mạnh NCCQ nhƣ ở trên, trong giai đoạn này còn ghi nhận sự phát triển

mạnh mẽ của khoa học CQ ở khu vực Đông Á.

Có thể nói, từ khi ra đời đến nay, khoa học CQ đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ và

ngày càng hoàn thiện về lý luận, phƣơng pháp và giải quyết hiệu quả hơn các nhu cầu

từ thực tiễn phát triển KT-XH của lãnh thổ.

a) Hướng nghiên cứu lý thuyết về CQ

CQ là một khái niệm đa dạng và là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khác

nhau nhƣ địa lý học, sinh thái học, triết học,… Trên cơ sở các cách tiếp cận CQ khác

nhau của nhiều tác giả, Angelstam và nnk (2013) đã thống kê và phân chia khái niệm

CQ thành 4 nhóm: nhóm 1 chỉ khái niệm CQ theo nghĩa sinh học đơn thuần

Page 16: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

6

(Biophysical), nhóm 2 chỉ khái niệm CQ theo nghĩa văn hóa (Anthropogenic), nhóm 3

chỉ các NCCQ theo hƣớng trừu tƣợng (Intangible) và nhóm 4 NCCQ theo hƣớng ―xã

hội - sinh thái‖ (Coupled social-ecological) chính là sự tích hợp của cả 3 nhóm trên

[103]. Hiện nay, hai hƣớng nghiên cứu đƣợc quan tâm rộng rãi là hƣớng nghiên cứu

theo nhóm 1 (đại diện là các nhà CQ Liên Xô) và theo nhóm 4 (đại diện là các nhà CQ

Tây Âu và Bắc Mỹ).

- Ở Liên Xô, CQ vẫn đƣợc xem xét là một nội dung của địa lý tự nhiên. Trong

đó, khái niệm CQ vẫn đƣợc xem xét ở cả ba khía cạnh: thứ nhất, xem CQ là những cá

thể địa lý không lặp lại trong không gian, là đơn vị cơ bản của phân vùng địa lý tự

nhiên, có nội dung xác định và chỉ tiêu rõ ràng, thể hiện mối quan hệ tƣơng hỗ của các

hợp phần tự nhiên trong một lãnh thổ nhất định, đƣợc đề cập trong công trình của

L.C.Berg [109], N.A.Solxev [136], A.G.Ixatsenko [40, 41],… Thứ hai, xem CQ là đơn

vị mang tính kiểu loại, là sự phối hợp, thống nhất biện chứng của các hợp phần tự

nhiên, nhƣ một tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên tƣơng đối đồng nhất, đƣợc xem xét

không phụ thuộc vào phạm vi phân bố và có sự lặp lại trong không gian, đƣợc thể hiện

trong các công trình của B.B.Polƣnov, N.A.Gvozdexki,… Thứ ba, xem CQ là một

khái niệm chung có thể dùng cho mọi đơn vị phân loại và phân vùng ở bất kỳ lãnh thổ

nào, thể hiện trong nghiên cứu của F.N. Minkov, D.L.Armand,... Trong đó, quan điểm

cá thể và kiểu loại trong NCCQ vẫn đƣợc sử dụng rộng rãi trong các NCCQ ở Liên Xô

và ảnh hƣởng lớn đến NCCQ ở Việt Nam.

- Ở các nƣớc Phƣơng Tây và Bắc Mỹ, các tác giả thƣờng sử dụng quan niệm CQ

nhƣ khái niệm chung đồng nghĩa với khái niệm đơn vị (unit) nhƣ đơn vị địa lý

(geographic unit), đơn vị CQ (landscape unit),… Đặc biệt, trong những NCCQ gần

đây, hầu hết CQ đƣợc coi nhƣ một hệ thống ―sinh thái - xã hội‖ phức tạp, đòi hỏi có sự

tiếp cận liên ngành và đa tỷ lệ (quy mô). Tress Bärbel, Tress Gunther (2001) đã trình

bày một khái niệm mới về CQ đƣợc thiết kế để cho phép NCCQ liên ngành, dựa trên

năm kích thƣớc của CQ: các thực thể không gian, thực thể tinh thần, kích thƣớc thời

gian, mối quan hệ của thiên nhiên, văn hóa và các thuộc tính hệ thống của các CQ

[138]. Hàng loạt các công trình nghiên cứu của Wu (2006), Naveh (2007), Wu và

Hobbs (2007), Bloemers (2010), Axelsson (2011, 2013), Angelstam (2013),… đều cho

rằng tiếp cận liên ngành và phƣơng pháp tích hợp trong NCCQ là hết sức cần thiết, vì

Page 17: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

7

nó mang lại những lợi ích to lớn trong việc phát triển bền vững hệ thống ―sinh thái - xã

hội‖, cho phép đƣa ra các giải pháp hữu hiệu trong quản lý và sử dụng CQ [103, 104,

107, 110, 130, 137].

b) Hướng NCCQ ứng dụng

* Hướng NCCQ làm cơ sở cho việc sử dụng hiệu quả tài nguyên

Cùng với sự phát triển KT-XH nhanh chóng, ĐKTN và TNTN cũng thay đổi

mạnh mẽ. Trƣớc sự biến đổi to lớn đó, các nhà khoa học đã đặc biệt lƣu tâm đến

hƣớng NCCQ nhằm sử dụng hợp lý TNTN, đặc biệt là trong phát triển nông lâm

nghiệp [112-115, 123, 126, 139, 140, 142, 143].

- Ở châu Âu và Mỹ, các nhà khoa học quan tâm đến hƣớng NCCQ phục vụ cho

việc sử dụng các loại tài nguyên đất, rừng, nƣớc,… Đáng chú ý là nghiên cứu để phát

triển lâm nghiệp ở Nga (Holopainen, 2006), phục hồi đa dạng sinh học ở Thụy Điển

(Angelstam, 2011b), xác định mục tiêu bảo tồn cho các hệ sinh thái thủy sản

(Degerman, 2004),...[104]. Bên cạnh đó, hƣớng đánh giá tổng hợp các yếu tố cho mục

đích phát triển kinh tế ở các lãnh thổ cụ thể rất đƣợc chú trọng [108, 110, 112, 122,

125, 141]. Gần đây nhất, Brown W. P., Schulte A. L (2011) nghiên cứu về sự thay đổi

CQ trong nông nghiệp ở ba thị trấn Iowa của Mỹ [110], Bastian Olaf (2000) tiến hành

phân loại CQ cho phát triển kinh tế ở Saxony (Đức) [108]. Các nghiên cứu này đều

thống nhất cho rằng, kết quả NCCQ chính là cơ sở tin cậy để đƣa ra các chính sách

phát triển phù hợp cho các lãnh thổ.

- Ở châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Á, số lƣợng NCCQ ứng dụng cũng gia tăng

nhanh chóng. Các nhà CQ ở Nhật quan tâm nhiều đến hƣớng NCCQ cho việc sử dụng

hợp lý các lƣu vực sông [126, 114]. Trên cơ sở xây dựng lại cấu trúc CQ cũ kết hợp

với việc phân tích các bản đồ thành phần cho thấy những thay đổi CQ ở lƣu vực sông

liên quan đến những thay đổi trong mô hình sử dụng đất. Đây chính là cơ sở để sử

dụng và quản lý hiệu quả khu vực này [114]. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu ở Nhật còn

tập trung vào sự thay đổi CQ rừng [113, 140], CQ thung lũng [115]. Ở Trung Quốc, có

nhiều NCCQ tập trung vào việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất [135, 142]. Đáng chú ý

có nghiên cứu của Jun-Xi Wu và nnk (2009) đi sâu vào phân tích nguyên nhân dẫn đến

sự thay đổi CQ nông nghiệp ở đồng bằng sông Dƣơng Tử để làm căn cứ đƣa ra các

Page 18: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

8

định hƣớng sử dụng hợp lý [143]. Bên cạnh đó, hƣớng nghiên cứu sự thay đổi CQ do

xây dựng các đập thủy điện, ở các hồ [129, 123], NCCQ rừng [121] cũng đƣợc chú ý.

* Hướng nghiên cứu tập trung vào phân tích cấu trúc và chức năng CQ phục

vụ sử dụng hợp lý TNTN

Có rất nhiều NCCQ gần đây đều khẳng định: kết quả của việc phân tích cấu trúc

và chức năng CQ chính là cơ sở quan trọng để đƣa ra các định hƣớng sử dụng lãnh thổ

hợp lý.

Schlaepfer R. và cộng sự (2002) cho rằng muốn quản lý và sử dụng hiệu quả tài

nguyên cần phải dựa trên việc phân tích cấu trúc CQ. Ví dụ, để sử dụng chức năng của

tài nguyên rừng ở miền núi và để duy trì chất lƣợng của các CQ rừng sản xuất cần thiết

phải phân tích cấu trúc CQ, sau đó mới đƣa ra đƣợc các quyết định phù hợp [132].

Veerle V.E. (2000) khi phân tích sự thay đổi CQ để đƣa ra hƣớng sử dụng hợp lý

CQ đã quan tâm đến những thay đổi trong chỉ số cấu trúc, trong chỉ số hình dạng và

trong chỉ số mô hình CQ [141].

Bastian Olaf (2000) cho rằng để CQ trở thành một công cụ toàn diện cho việc

thiết lập kế hoạch ở một khu vực nhƣ Saxony (Đức), cần tiến hành phân loại CQ, xác

định tiềm năng CQ và đánh giá chức năng CQ [108].

Fujihara M., Kikuchi T. (2005) cũng quan tâm đến sự thay đổi trong cấu trúc CQ

của lƣu vực sông Nagara (miền Trung nƣớc Nhật). Trên cơ sở xây dựng lại cấu trúc

CQ cũ kết hợp với việc phân tích các bản đồ thành phần cho thấy những thay đổi CQ ở

lƣu vực sông liên quan đến những thay đổi trong mô hình sử dụng đất. Đây chính là cơ

sở để sử dụng và quản lý hiệu quả khu vực này [114].

Matsushita B. và cộng sự (2006) đã phân tích sự thay đổi cấu trúc CQ trong lƣu

vực hồ Kusumigaura, sử dụng dữ liệu GIS chất lƣợng cao. Kết quả nghiên cứu cho

thấy CQ có nhiều thay đổi theo xu hƣớng phân mảnh hơn và không đồng nhất. Xu

hƣớng phân mảnh này rất có thể sẽ tiếp tục diễn ra do sự gia tăng dân số trong lƣu vực

hồ Kusumigaura trong những năm gần đây [126].

Chính việc phân tích cấu trúc và sự thay đổi cấu trúc CQ cho phép xác định các

nguyên nhân ảnh hƣởng đến những thay đổi ấy và chính là cơ sở để đƣa ra giải pháp

hiệu quả nhất.

Page 19: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

9

- Hướng nghiên cứu tập trung vào sự thay đổi CQ theo thời gian phục vụ sử

dụng hợp lý TNTN

Các nhà nghiên cứu luôn đặt CQ trong sự vận động, biến đổi theo thời gian. Do đó,

việc NCCQ theo thời gian sẽ là cơ sở để đƣa ra các định hƣớng sử dụng hợp lý.

N.A.Solsev (1948) cho rằng cần phải chú trọng đến sự thay đổi CQ theo thời gian,

biểu hiện trong tất cả các yếu tố thành tạo CQ: nƣớc mặt, vi khí hậu, đất, quần thể động,

thực vật. Khi so sánh giữa CQ hiện tại với CQ trong quá khứ, nếu có sự khác biệt càng

lớn thì càng chứng tỏ sự biến đổi càng sâu sắc và CQ vận động càng nhiều. Ta có thể

nhận thấy trong mỗi một CQ có cả những đặc trƣng lâu đời đang mất dần và cả những

đặc trƣng mới hình thành đang phát triển, đó là kết quả của các quá trình vận động địa lý

hiện đại. Một CQ có thể tồn tại và biến đổi, tiềm năng tự nhiên của nó cũng thay đổi liên

tục bởi sự phức hợp liên kết nội bộ của những tiềm năng cụ thể. Đó là lý do vì sao cần

đặc biệt lƣu tâm tới sự vận động của CQ và xác định con đƣờng và hƣớng phát triển của

nó sao cho thật chính xác [136].

Marcucci J. D. (2000) cho rằng cần thiết phải nghiên cứu lịch sử CQ, xem xét nó

nhƣ một công cụ để lập kế hoạch sử dụng hợp lý. CQ thay đổi liên tục về mặt sinh thái

và văn hóa, các vector của sự thay đổi xảy ra trên nhiều quy mô thời gian. Do đó, để

lập kế hoạch sử dụng CQ thì cần thiết phải đƣợc hiểu trong bối cảnh không gian và

thời gian của CQ [127].

Marc Antrop (2000) khi tiến hành phân tích sự thay đổi độ che phủ đất ở Rome

trong giai đoạn 1954-2001 đã tập trung vào việc mô tả sự thay đổi theo thời gian,

không gian và để khám phá tác động sinh thái tiềm năng của nó. Kết quả nghiên cứu

đƣợc thể hiện ở sự thay đổi trong thành phần CQ, trong cấu hình CQ và ở quỹ đạo vận

động của CQ [105].

Zaizhi Zhou (2000) đi sâu vào phân tích sự thay đổi CQ trong nông trƣờng Nam

Hoa ở miền nam Trung Quốc giai đoạn 1970-1990. Tác giả đã chỉ ra những thay đổi

đáng kể trong loại hình sử dụng đất năm 1972, 1985, 1995 và từ đó đƣa ra các khuyến

nghị sử dụng đất hợp lý cho khu vực này [142]. Bên cạnh đó, Lubo G., Lei Y., Yi R.,

Zhewei C., Huaxing B. (2011) lại quan tâm đến sự thay đổi không gian và thời gian

của CQ mẫu trong khu vực đồi Gully ở cao nguyên hoàng thổ [125].

Veerle V.E. và Antrop M. (2004) cho rằng CQ truyền thống đang thay đổi với

tốc độ chóng mặt, do vậy cần nghiên cứu cơ chế của sự thay đổi CQ để đƣa ra các

Page 20: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

10

hƣớng giải quyết tối ƣu. CQ thay đổi thể hiện trong chỉ số cấu trúc, trong chỉ số hình

dạng, trong chỉ số mô hình CQ [141].

Fujihara M., Kikuchi T. (2005) quan tâm đến sự thay đổi trong cấu trúc CQ lƣu

vực sông Nagara (miền Trung nƣớc Nhật) bằng cách xây dựng lại cấu trúc CQ cũ và

so sánh với cấu trúc CQ hiện tại để phân tích sự thay đổi CQ theo thời gian [115].

Levin N. và cộng sự (2007) cho rằng cần phân tích tính liên tục trong CQ và xem

đó là căn cứ để lập kế hoạch sử dụng. Tính liên tục của CQ là một yếu tố quan trọng

khi tiến hành đánh giá tài nguyên và CQ nhạy cảm [122].

Louise W. và cộng sự (2008) cho rằng có rất ít thông tin về sự thay đổi không

gian chức năng CQ. Do đó, nghiên cứu của họ đã phát triển một phƣơng pháp luận để

lập bản đồ và định lƣợng chức năng CQ tùy thuộc vào sự sẵn có của thông tin không

gian [124].

Jun-Xi Wu và cộng sự (2009) chú trọng nghiên cứu sự thay đổi CQ nông nghiệp

truyền thống và nhận thấy sự thay đổi theo xu hƣớng phức tạp hơn. Chính sự gia tăng

dân số, thay đổi chính sách nông nghiệp và chiến lƣợc quản lý đất đai theo hƣớng thị

trƣờng là những nguyên nhân tạo nên sự thay đổi đó [143].

Lubo G. và cộng sự (2011) chỉ ra sự cần thiết phải phân tích sự thay đổi không

gian và thời gian của CQ khi nghiên cứu cho các lãnh thổ cụ thể [125].

- Hướng NCCQ gắn với quy hoạch không gian và BVMT

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng CQ là công cụ chính cho việc thiết lập kế hoạch sử

dụng hợp lý lãnh thổ, quy hoạch không gian phù hợp và BVMT [104, 108, 117, 127].

Bastian Olaf (2000) thậm chí còn xem CQ là một công cụ toàn diện dùng để định

hƣớng sử dụng tài nguyên hiệu quả cho khu vực nhƣ ở Saxony (Đức). Tác giả cho

rằng: các đơn vị CQ dùng để đánh giá mức độ phù hợp cho các hoạt động của con

ngƣời và thực hiện mục tiêu quản lý CQ. Việc phân tích các chức năng CQ, đánh giá

cho các mục đích phát triển và xây dựng các mục tiêu môi trƣờng (tầm nhìn CQ) là

những cơ sở thiết yếu để sử dụng hợp lý lãnh thổ [108].

Schmid A.W. (2001) chú trọng đến vai trò của việc đánh giá trực tiếp tài nguyên

và CQ trong việc xây dựng kế hoạch ở Thụy Sĩ. CQ đƣợc tác giả này xem nhƣ ―một

nguồn tài nguyên hình ảnh‖. Với sự hỗ trợ của kỹ thuật số 3 chiều (3D), CQ sẽ tham

gia trong quá trình lập kế hoạch và sẽ trở thành một phần quan trọng của hệ thống hỗ

trợ quyết định trong quy hoạch không gian [133].

Page 21: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

11

René Tissen - Frank Lekanne Deprez (2008) khẳng định: tổ chức không gian liên

quan đến việc thiết kế và ―sắp xếp không gian‖, nghĩa là sự pha trộn có mục đích của

không gian ―vật lý‖ và ―tinh thần‖ nhƣ là một phần của việc định hình và tổ chức

không gian sử dụng CQ [137].

Nhƣ vậy, kết quả NCCQ chính là cơ sở quan trọng để định hƣớng không gian sử

dụng hợp lý TNTN và BVMT cho các lãnh thổ cụ thể.

- Hướng NCCQ liên vùng, liên quốc gia

Bloemers (2010), Potschin (2012), Angelstam (2013) đều cho rằng bài học rút ra

trong việc NCCQ ở mỗi quốc gia chính là một minh chứng sống động cho các quốc

gia khác trong việc đƣa ra các chính sách để sử dụng hợp lý và hiệu quả CQ. Sự khác

nhau về CQ giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới đƣợc nghiên cứu nhƣ là một thử

nghiệm trong hệ thống ―xã hội - sinh thái‖. Ví dụ, dựa vào kết quả NCCQ ở Đông Âu,

Holopainen - cộng sự (2006), Nysten - Harala (2009) đã chia sẻ các thách thức và kinh

nghiệm liên quan đến việc sử dụng, quản lý tài nguyên trong quá trình chuyển đổi nền

kinh tế từ kế hoạch hóa sang kinh tế thị trƣờng. Trong khi đó, Angelstam (2011, 2013)

lại chia sẻ thách thức và kinh nghiệm trong việc phục hồi CQ và bảo tồn đa dạng sinh

học ở các nƣớc Tây Âu,… [103, 104].

Đặc biệt, sự thay đổi CQ trong lãnh thổ châu Âu là cơ hội thuận lợi cho các

nghiên cứu đa dạng về CQ [104]. Chính vì vậy, các NCCQ ở châu Âu có thể đƣợc

dùng làm ví dụ để minh họa cho các quốc gia và khu vực khác nhau trên thế giới,

nhằm mục đích đƣa ra các giải pháp để sử dụng hợp lý lãnh thổ. Việc xây dựng bộ cơ

sở dữ liệu NCCQ liên vùng, liên quốc gia đã đem lại hiệu quả ứng dụng CQ để giải

quyết các vấn đề thực tiễn tốt hơn, phát triển bền vững CQ và mở ra nhiều hƣớng đi

mới cho NCCQ trong tƣơng lai. Chính vì thế, cần có sự kế thừa và phát huy các hƣớng

NCCQ hiệu quả cho các lãnh thổ cụ thể.

Tóm lại:

- Số lƣợng các NCCQ ứng dụng xuất hiện ngày càng nhiều, không chỉ ở các nƣớc

châu Âu, Bắc Mỹ mà còn lan rộng sang các nƣớc châu Á. Điều này cho thấy NCCQ

ứng dụng luôn là một hƣớng quan trọng của địa lý tự nhiên hiện đại, phù hợp với yêu

cầu thực tiễn hiện nay ở tất cả các quốc gia. Đây chính là hệ thống tƣ liệu rất quan

trọng để tác giả hình thành hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp luận nghiên cứu phù hợp

cho luận án.

Page 22: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

12

- Nhiều nghiên cứu đã cho rằng: để NCCQ trở thành cơ sở tin cậy trong sử dụng

hiệu quả tài nguyên và giải quyết các vấn đề thực tiễn, cần thiết phải đi sâu vào phân

tích cấu trúc và sự biến đổi CQ theo thời gian. Luận điểm này đƣợc vận dụng vào luận

án khi NCCQ tỉnh Hà Tĩnh cho mục tiêu sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong phát

triển nông lâm nghiệp.

1.1.2. Tổng quan nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam

Tiếp thu những thành tựu NCCQ của các nƣớc trên thế giới, nhất là từ kết quả

nghiên cứu lý thuyết, cách áp dụng NCCQ phục vụ các mục đích ứng dụng của Liên

Xô và các nƣớc Đông Âu cũ, NCCQ ở Việt Nam đã đƣợc đề cập từ những năm 60 của

thế kỷ XX. Từ đó đến nay, mặc dù các NCCQ đã trải qua một quá trình phát triển chƣa

dài nhƣng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn với các hƣớng nghiên cứu khá đa dạng.

Trong đó, các hƣớng nghiên cứu liên quan đến luận án đƣợc tổng hợp nhƣ sau:

a) Hướng nghiên cứu lý thuyết về CQ

Các NCCQ cơ bản đƣợc nhiều nhà địa lý quan tâm. Cho đến nay, các quan điểm

nghiên cứu về CQ vẫn chƣa đi đến thống nhất, tuy nhiên có thể chia thành 2 nhóm

quan điểm NCCQ nhƣ sau:

- Những NCCQ trên quan niệm CQ là cá thể địa lý

+ Vũ Tự Lập (1976) trong công trình ―CQ địa lý miền Bắc Việt Nam‖ đƣợc xem

là điển hình của hƣớng tiếp cận này. Khi xây dựng bản đồ CQ địa lý ở miền Bắc, tác

giả đã cho rằng CQ là nhữnng cá thể địa lý không lặp lại trong không gian. Trên quan

điểm này, tác giả đã xây dựng hệ thống phân loại phục vụ phân vùng CQ gồm 8 cấp

(Hệ Lớp Phụ lớp Nhóm Kiểu Chủng Loại Thứ) [22]. Kết quả là

lãnh thổ miền Bắc Việt Nam phân hóa thành 577 CQ thuộc 8 khu, 3 đai cao, 2 miền, 2

á đới và 1 đới [55].

+ Trƣơng Quang Hải (1991) trong công trình ―Landscape typology in Southeast

Vietnam‖ (tỷ lệ 1/1.000.000) sau khi phân kiểu CQ đã vận dụng quan điểm CQ theo cá

thể để phân chia lãnh thổ miền Nam Việt Nam thành 55 vùng CQ [119].

+ Nhóm tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thƣợng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh

(1997) khi tiến hành phân vùng CQ Việt Nam ở tỷ lệ 1/1.000.000 cũng cho rằng khi

phân vùng CQ lại gần nhƣ ―cá thể hóa‖ các CQ, ―mức độ cá thể càng cao khi cấp phân

vùng càng lớn, tức là sự khác biệt càng rõ nét còn trong phân loại CQ thì ngƣợc lại,

cấp phân vị càng cao, tính chất chung càng lớn‖. Trên quan điểm đó, nhóm tác giả đã

phân chia lãnh thổ Việt Nam thành 8 miền với 66 vùng CQ [26].

Page 23: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

13

- Những công trình NCCQ trên quan điểm CQ là đơn vị kiểu loại

+ Trƣơng Quang Hải (1991) trong công trình ―Landscape typology in Southeast

Vietnam‖ đã tiến hành phân tích cấu trúc đứng của CQ, thành lập và biên tập loạt bản

đồ các hợp phần thành tạo CQ miền Nam Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 (bản đồ địa chất;

bản đồ địa mạo; bản đồ các yếu tố khí hậu, thủy văn; bản đồ thổ nhƣỡng và bản đồ

thảm thực vật). Tác giả đã xây dựng hệ thống phân loại CQ miền Nam Việt Nam theo

quan điểm kiểu loại, gồm 6 cấp (Hệ CQ Lớp CQ Nhóm CQ Kiểu CQ

Hạng CQ Loại CQ) và thành lập bản đồ phân kiểu CQ miền Nam Việt Nam tỷ lệ

1/1.000.000 trên cơ sở phân tích liên hợp các hợp phần thành tạo CQ [119].

+ Nguyễn Thành Long và nnk (1993) khi nghiên cứu thành lập bản đồ CQ ở các

tỷ lệ khác nhau cũng dựa trên quan điểm CQ là đơn vị kiểu loại. Theo đó, các tác giả

đã đƣa ra hệ thống phân loại gồm 8 cấp (Hệ CQ Phụ hệ CQ Lớp CQ Phụ lớp

CQ Kiểu CQ Phụ kiểu CQ Hạng CQ Loại CQ) và 2 cấp bổ trợ (dạng,

nhóm dạng địa lý và diện, nhóm diện địa lý) [55].

+ Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Thƣợng Hùng (1997) đã phát

triển những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguyên tắc, phƣơng pháp NCCQ, thành lập

bản đồ CQ Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 cũng trên quan điểm kiểu loại. Từ đó, hệ thống

phân loại CQ đƣợc xây dựng gồm 7 cấp (Hệ CQ Phụ hệ CQ Lớp CQ Phụ lớp

CQ Kiểu CQ Phụ kiểu CQ Loại CQ) [26].

+ Theo hƣớng nghiên cứu này còn có các NCCQ của Nguyễn Ngọc Khánh [44];

Phạm Quang Anh (1996) [2], Nguyễn Cao Huần, Trần Anh Tuấn (2002) [36]; Hà Văn

Hành (2002) [31], Phạm Quang Tuấn (2003) [81], Nguyễn An Thịnh (2007) [70],...

b) Hướng NCCQ ứng dụng ở các lãnh thổ cụ thể

Trƣớc sự suy giảm tài nguyên và những bức xúc về môi trƣờng nảy sinh trong quá

trình phát triển KT-XH ở Việt Nam, nhiều công trình đã gắn kết nghiên cứu cơ bản với

nghiên cứu ứng dụng CQ trong sử dụng hợp lý TNTN và BVMT. Để các kết quả NCCQ

trở thành cơ sở tin cậy để đƣa ra các giải pháp hữu hiệu cho các lãnh thổ cụ thể, các

NCCQ ứng dụng tập trung vào các nội dung sau:

- Hướng nghiên cứu nhằm xây dựng các cơ sở lý luận, phương pháp luận về việc

ứng dụng các kết quả NCCQ nhằm sử dụng hợp lý TNTN và BVMT

Điển hình là công trình của Phạm Hoàng Hải và nnk (1997) phân tích cơ sở CQ

học của việc sử dụng hợp lý TNTN và BVMT lãnh thổ Việt Nam [26]. Nguyễn Cao

Page 24: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

14

Huần (2005) đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lý luận và phƣơng pháp ĐGCQ theo quan

điểm kinh tế - sinh thái [38]. Quan điểm về NCCQ ứng dụng và các phƣơng pháp

ĐGCQ của các tác giả trên đã đƣợc vận dụng trong nhiều công trình NCCQ sau này.

- Hướng NCCQ ứng dụng chú trọng vào phân tích cấu trúc CQ cho sử dụng hợp

lý TNTN và BVMT

Tiêu biểu cho hƣớng nghiên cứu này có công trình của Phạm Quang Anh (1996)

đi sâu vào phân tích mô hình cấu trúc STCQ [2]; Trƣơng Quang Hải và nnk (2008) tập

trung vào phân tích cấu trúc, chức năng và ĐGCQ khối karst Tràng An - Bích Động,

tỉnh Ninh Bình [29, 30],... Trong việc xác định đặc điểm phân hóa và cấu trúc CQ, một

số tác giả nhƣ Phạm Hoàng Hải, Phạm Quang Anh, Nguyễn An Thịnh và nnk đã chú

trọng nhiều tới các đặc trƣng sinh thái CQ; Nguyễn Cao Huần và Trần Anh Tuấn chú ý

nhiều đến đặc điểm CQ nhân sinh,... Các NCCQ ứng dụng gần đây, các tác giả đã làm

rõ đƣợc tiềm năng sinh thái cho bảo tồn, phƣơng thức khai thác hợp lý tài nguyên đất,

nƣớc, rừng nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống, phát triển kinh tế ở khu vực miền

núi, đồng bằng, ven biển [70, 81, 97, 100].

- Hướng NCCQ, ĐGCQ định hướng phát triển nông lâm nghiệp ở các lãnh thổ

+ Đối với các nghiên cứu lãnh thổ cấp tỉnh, huyện, các công trình NCCQ đã xây

dựng các hệ thống phân loại khác nhau và lựa chọn đơn vị đánh giá phù hợp với tỷ lệ

nghiên cứu và mục đích phát triển nông lâm nghiệp: Lê Văn Thăng (1995) khi nghiên

cứu lãnh thổ trung du Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (DT 3129,6 km2) ở tỷ lệ bản đồ 1:

200.000, đã xây dựng hệ thống phân loại CQ gồm 7 cấp, trong đó loại CQ là đơn vị

dùng để đánh giá cho mục đích phát triển CCN dài ngày [68]. Hà Văn Hành (2001) đã

xây dựng hệ thống phân loại CQ 6 cấp khi NCCQ huyện vùng cao A Lƣới (DT 1179,5

km2) ở tỷ lệ bản đồ 1:100.000, lấy loại CQ làm đơn vị cơ sở [31]; Phạm Quang Tuấn

(2003) khi nghiên cứu khu vực Hữu Lũng (DT 804,7 km2) ở tỷ lệ bản đồ 1:50.000 đã

xây dựng hệ thống phân loại gồm 4 cấp, dạng CQ là đơn vị cơ sở dùng để đánh giá cho

phát triển các loại cây dài ngày [81]; Nguyễn An Thịnh (2007) đã lựa chọn hƣớng tiếp

cận sinh thái CQ ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (DT 683,3 km2) ở tỷ lệ bản đồ 1: 50.000

với 6 cấp phân loại, dạng CQ làm đơn vị cơ sở dùng để đánh giá [70]; Nguyễn Thị

Thúy Hằng (2011) khi NCCQ lãnh thổ Ninh Bình (DT 1389 km2) ở tỷ lệ bản đồ

1:100.000 đã xây dựng hệ thống phân loại CQ Ninh Bình gồm 5 cấp, loại CQ là đơn vị

cơ sở [32],…

Page 25: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

15

+ Trên cơ sở phân tích cấu trúc CQ, nhiều tác giả đã lựa chọn một số cây trồng

hoặc nhóm cây trồng điển hình để tiến hành đánh giá. Tiêu biểu có nghiên cứu ĐGCQ

của Phạm Quang Anh (1983) và Nguyễn Xuân Độ (2005) nhằm phát triển CCN dài

ngày trên CQ cao nguyên; Phạm Quang Tuấn (2003) nhằm phát triển cây ăn quả và

CCN dài ngày (cà phê, chè, vải, na, nhãn) trên CQ gò đồi và trung du; Nguyễn An

Thịnh (2007) nhằm phát triển CCN dài ngày, cây dƣợc liệu, cây ăn quả, cây lâm nghiệp

trên CQ núi. Gần đây, có một số nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hằng (2011),

Trƣơng Thị Tƣ (2012), Nguyễn Quang Tuấn (2013),… đều lựa chọn các cây trồng chủ

lực của các địa phƣơng để đƣa vào đánh giá.

+ Hƣớng nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp đánh giá và phân hạng thích nghi sinh

thái cho một số loại hình sử dụng đất. Ví dụ, nghiên cứu của Hà Văn Hành đã sử dụng

phƣơng pháp đánh giá và phân hạng thích nghi sinh thái cho một số loại hình sử dụng

đất chủ yếu (lúa nƣớc hai vụ có tƣới, hoa màu và CCN ngắn ngày, CCN dài ngày, cây

ăn quả, nông lâm kết hợp) tại địa phƣơng, từ đó đề xuất sử dụng tổng hợp lãnh thổ

theo hƣớng bền vững [31]. Các nghiên cứu về sau cũng đã thừa kế cách tiếp cận này

để ứng dụng cho các địa phƣơng cụ thể.

+ Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, ĐGCQ, các công trình nghiên cứu đã tiến

hành định hƣớng sử dụng các loại CQ cụ thể cho mục đích nông nghiệp (cây cao su,

cây chè, cây lúa, cây mía,…) và lâm nghiệp [32, 82, 85].

- Hướng nghiên cứu ứng dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý: hiện nay các

NCCQ sử dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý là hƣớng nghiên cứu rất đƣợc quan

tâm, tiêu biểu có các nghiên cứu của Lại Huy Phƣơng (1995, 1997), Phạm Văn Cự

(1996), Nguyễn Thị Cẩm Vân (2001), Vũ Anh Tuân (2004),... Với sự hỗ trợ của công

nghệ viễn thám và GIS, việc mở rộng lãnh thổ nghiên cứu và phân tích sự biến đổi CQ

theo thời gian đƣợc thực hiện thuận lợi và hiệu quả cao hơn, là cơ sở để kiến nghị tổ

chức không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT.

Nhận xét: Qua việc tổng luận các nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến hƣớng

nghiên cứu của đề tài cho thấy:

- Trong nhiều công trình nghiên cứu về CQ, quan niệm CQ là đơn vị cá thể và

quan niệm CQ là đơn vị kiểu loại đƣợc nhiều nhà địa lý Liên Xô và Việt Nam sử dụng

trong việc xây dựng bản đồ CQ. Trong luận án của mình, nghiên cứu sinh đã kế thừa

và vận dụng các quan niệm này khi NCCQ áp dụng cho toàn tỉnh Hà Tĩnh. Cụ thể,

luận án đã sử dụng quan niệm CQ là đơn vị mang tính kiểu loại khi thành lập bản đồ

Page 26: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

16

CQ tỉnh Hà Tĩnh và quan niệm CQ là đơn vị cá thể khi thành lập bản đồ phân vùng

CQ tỉnh Hà Tĩnh.

- Các NCCQ ứng dụng hiện nay đang chú trọng nhiều đến các vấn đề thực tiễn ở

từng lãnh thổ cụ thể (kết quả chi tiết hơn) để đƣa ra định hƣớng phát triển phù hợp.

Nhiều NCCQ ngày càng đi sâu vào phân tích cấu trúc, chức năng, động lực và mối

quan hệ với việc tổ chức không gian nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đề tài luận

án đã vận dụng những luận điểm này vào việc NCCQ để sử dụng hợp lý TNTN và

BVMT tỉnh Hà Tĩnh.

- Khi tiến hành ĐGCQ cho các mục đích cụ thể, nhất là trong nông lâm nghiệp,

việc xây dựng hệ thống phân loại và đơn vị cơ sở dùng để đánh giá tùy thuộc vào quy

mô lãnh thổ và tỷ lệ nghiên cứu. Theo đó, đối với lãnh thổ cấp tỉnh như Hà Tĩnh (DT

5997 km2) ở tỷ lệ nghiên cứu 1:100.000 thì lựa chọn loại CQ dùng làm đơn vị đánh

giá là phù hợp.

- Khi nghiên cứu, ĐGCQ cho phát triển nông nghiệp, đối tƣợng đƣợc lựa chọn

đánh giá đều là những cây trồng có hiệu quả về kinh tế, có ý nghĩa về xã hội và môi

trƣờng. Do đó, trong luận án đã lựa chọn đƣa vào đánh giá một số cây trồng điển hình,

có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với định hƣớng phát triển của địa phƣơng.

- Các công trình nghiên cứu đã sử dụng kết quả đánh giá các loại CQ cho các

mục đích phát triển nông lâm nghiệp làm cơ sở để định hƣớng sử dụng hợp lý TNTN

và BVMT [31, 32, 82, 85, 98, 100]. Hƣớng nghiên cứu này cũng đã đƣợc vận dụng

vào việc ĐGCQ tỉnh Hà Tĩnh cho các mục đích phát triển nông lâm nghiệp trên các

loại CQ cụ thể.

Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc đánh giá cho các loại CQ cụ thể, trong luận

án còn tiến hành phân tích tổng hợp các kết quả và phân tích định hướng sử dụng theo

các TVCQ nhằm thể hiện rõ mối liên kết chặt chẽ giữa các ngành và vùng trong việc

sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong phát triển nông lâm nghiệp.

Tóm lại, các công trình liên quan đến hƣớng nghiên cứu là những tài liệu tham

khảo chính của luận án, việc tổng quan giúp định hƣớng cách tiếp cận và phƣơng pháp

luận nghiên cứu phù hợp với lãnh thổ và định hƣớng các nội dung cần nghiên cứu

trong luận án.

1.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về Hà Tĩnh

Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ với nhiều đặc trƣng về địa chất, địa mạo, khí

hậu, thủy văn, sinh vật nên thu hút sự quan tâm của khá nhiều nhà khoa học. Các

Page 27: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

17

nghiên cứu thƣờng nghiêng về đánh giá các yếu tố địa lý nhƣ đất đai, khí hậu, thủy văn,

sinh vật chung cho cả khu vực Bắc Trung Bộ [1, 6, 51, 52, 55, 72, 96] hoặc thiên về điều

tra đánh giá tác động môi trƣờng, quy hoạch chung cho toàn tỉnh Hà Tĩnh hoặc các

huyện của tỉnh. Tổng hợp các nghiên cứu về Hà Tĩnh có thể chia thành 3 nhóm:

a) Nhóm công trình nghiên cứu riêng lẻ về các điều kiện (thành phần - hợp

phần) tự nhiên của Hà Tĩnh

- Nghiên cứu về địa chất, địa hình:

Trong sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo của Vũ Tự Lập (2006), phần lớn lãnh thổ

Hà Tĩnh nằm trong vùng nền móng Hecxini. Tại khu vực nền móng này, trũng Hoành

Sơn đƣợc lấp đầy trầm tích lục nguyên xen phun trào riôlit và xâm nhập granit. Hà

Tĩnh là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản, nhất là sắt (Thạch Khê), sắt - mangan

(Can Lộc), titan (Kỳ Anh), thiếc (Hƣơng Sơn),… [47, 71].

Dựa vào những đặc điểm chi tiết về địa chất và địa hình (nhƣ độ cao, hƣớng núi,

hình dáng sƣờn, nham cấu tạo,…), Vũ Tự Lập (2006) xếp địa hình Hà Tĩnh nằm trong

khu Nghệ Tĩnh thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với các đặc trƣng cơ bản [47,

50]. Nằm ở phía Đông dãy Trƣờng Sơn, Hà Tĩnh có địa hình hẹp và dốc, nghiêng từ

Tây sang Đông. Phía Tây là núi cao, kế đến là miền đồi bát úp, rồi đến dải đồng bằng

nhỏ hẹp và cuối cùng là các bãi cát ven biển [71].

- Nghiên cứu về thổ nhưỡng:

Năm 1966, tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng bản đồ thổ nhƣỡng tỷ lệ 1/100.000 theo

hƣớng dẫn chung của Vụ quản lý ruộng đất, sau đó là bản đồ đất của huyện Hƣơng

Sơn, Kỳ Anh,...

Năm 1998, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh tiến hành điều tra

cơ bản về vùng đất mặn ven biển Hà Tĩnh, từ đó đề xuất các giải pháp sử dụng có hiệu

quả tài nguyên đất ở khu vực này.

Năm 2000, Hội Khoa học Đất Việt Nam đã tiến hành phân vùng địa lý thổ

nhƣỡng Việt Nam (kèm theo bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000) thành 142 vùng địa lý thổ

nhƣỡng. Theo đó, Hà Tĩnh nằm trong khu địa lý thổ nhƣỡng Nghệ Tĩnh, thuộc á miền

địa lý thổ nhƣỡng Trƣờng Sơn Bắc của miền địa lý thổ nhƣỡng phía Bắc [35].

Năm 2006, Nguyễn Xuân Tình và nnk đã tiến hành phân loại đất Hà Tĩnh theo tiêu

chuẩn phân loại của FAO/UNESCO thành 9 nhóm (gồm: đất cồn cát và đất cát biển, đất

mặn, đất phèn, đất phù sa, đất glây, đất có tầng sét loang lổ, đất đá tơi, đất có tầng

mỏng) với 15 đơn vị đất và 63 đơn vị đất phụ. Căn cứ vào đặc trƣng về mức độ phong

Page 28: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

18

hóa, cấu trúc địa chất; đặc điểm về độ phì nhiêu và hƣớng sản xuất; đặc trƣng khí hậu,…

tác giả đã tiến hành phân vùng địa lý thổ nhƣỡng tỉnh Hà Tĩnh thành 3 vùng (vùng núi,

vùng đồi, gò và vùng đồng bằng ven biển) với 9 tiểu vùng địa lý thổ nhƣỡng cụ thể [73].

Đây đƣợc xem là công trình nghiên cứu cụ thể, chi tiết và tốt nhất đến nay về tài nguyên

đất ở tỉnh Hà Tĩnh.

- Nghiên cứu về khí hậu:

Phạm Ngọc Toàn (1976) cho rằng lãnh thổ Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu

hai mùa với lƣợng mƣa vừa phải trên bản đồ khí hậu và lƣợng mƣa của nƣớc ta [76].

Vũ Tự Lập (2006) xếp Hà Tĩnh nằm trong khu khí hậu Thanh Nghệ Tĩnh của á

đới khí hậu chí tuyến gió mùa, có mùa đông lạnh khô thuộc đới khí hậu chí tuyến gió

mùa [50]. Một nghiên cứu khác xếp Hà Tĩnh thuộc vùng khí hậu Bắc Trung Bộ của

miền khí hậu phía Bắc [54].

Nguyễn Khanh Vân và nnk (2000) trên cơ sở các số liệu Chuẩn khí hậu của trạm

Hƣơng Sơn, Hƣơng Khê, Hà Tĩnh, Kỳ Anh đã xây dựng các biểu đồ SKH của các khu

vực này và xếp chúng vào kiểu SKH nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, mƣa hè,

không có tháng khô nào [93].

Đặng Văn Phan (2008) xếp Hà Tĩnh nằm trong vùng khí hậu nông nghiệp thuộc

vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Còn trong sơ đồ phân vùng khí hậu nông

nghiệp Việt Nam, Nguyễn Văn Viết (2009) chia lãnh thổ nƣớc ta thành 2 miền khí hậu

nông nghiệp với 22 tiểu vùng đặc trƣng, trong đó lãnh thổ Hà Tĩnh thuộc miền khí hậu

nông nghiệp phía Bắc [96].

Những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu, đánh giá về khí hậu Hà

Tĩnh trong tổng thể của khí hậu của Bắc Trung Bộ [53].

- Nghiên cứu về chế độ thủy văn:

Hà Tĩnh là tỉnh có mật độ sông suối khá dày, khoảng 1km/km2 [62, 101]. Trần

Tuất và nnk (1987) xếp mật độ sông suối của Hà Tĩnh thuộc cấp 3, cấp 4 (0,5-1

km/km2) theo bản đồ phân cấp mật độ sông suối lãnh thổ Việt nam. Mùa lũ kéo dài từ

tháng VII đến tháng XI, với cực đại vào tháng IX hoặc tháng X. Mùa cạn từ tháng XII

đến tháng VI, tháng kiệt nhất là tháng IV [47].

Trong bản đồ phân vùng thủy văn lãnh thổ Việt Nam, Trần Thanh Xuân (2008)

xếp Hà Tĩnh nằm trong 2 vùng thủy văn: đồng bằng Nghệ Tĩnh (kí hiệu B-I-1) và Nam

Nghệ An - Hà Tĩnh (kí hiệu B-I-2) của khu thủy văn Nam Nghệ An - Thừa Thiên Huế

thuộc miền thủy văn ven biển Trung Bộ [101].

Page 29: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

19

- Nghiên cứu về tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học:

Hà Tĩnh là tỉnh có mức độ đa dạng sinh học cao, nhất là ở huyện Vũ Quang. Trong

VQG Vũ Quang đã phát hiện đƣợc 2 loại thú quý hiếm trong danh mục thú trên thế giới

là Sao la và Mang lớn. Một số loại thú có phạm vi phân bố hẹp nhƣ Vẹc Hà Tĩnh (chỉ

bắt gặp ở Hà Tĩnh) [8, 79]. Bên cạnh đó, các ghi chép trong Danh lục đỏ Việt Nam,

Sách đỏ Việt Nam cũng cho thấy mức độ đa dạng sinh học cao ở khu vực này.

b) Các công trình nghiên cứu về nông lâm nghiệp ở Hà Tĩnh

- Nông nghiệp là ngành thu hút đƣợc nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học.

Vào những năm 60-70 của thế kỷ XX, Ban Khoa học kỹ thuật và Ty nông nghiệp tỉnh

Hà Tĩnh có các tài liệu phổ biến về lịch thời vụ, kỹ thuật trồng lạc, trồng khoai và tổng

kết một số vấn đề trong sản xuất nông nghiệp cho nông dân [34, 46, 84]. Lê Văn

Phƣợng (1982) đã đi sâu vào đánh giá khả năng nhiệt lƣợng đảm bảo cho các loại cây

từ gieo trồng đến thu hoạch nhƣ lúa, ngô, khoai lang, đậu, lạc,… và đánh giá những

thuận lợi và khó khăn của khí hậu đối với ngành chăn nuôi, lâm nghiệp, nghề muối ở

Nghệ Tĩnh [59]. Trần Ngọc Cung và nnk (1985) tập trung vào phân tích đặc điểm khí

hậu (cụ thể là nhiệt độ, lƣợng mƣa,…), xác định lịch thời vụ gieo trồng và đồng thời

đề ra các biện pháp thâm canh đối với lúa hè thu ở Nghệ Tĩnh [20]. Vũ Việt Hƣng

(2011) chú trọng nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất,

phẩm chất bƣởi Phúc Trạch tại Hƣơng Khê - Hà Tĩnh trên cơ sở phân tích các yếu tố

sinh thái của cây bƣởi. Từ đó, tác giả đề nghị sử dụng các biện pháp thích hợp để nâng

cao hiệu quả kinh tế của cây trồng này.

Trong nghiên cứu về 7 vùng lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, Hà Tĩnh nằm trong

vùng nông nghiệp Bắc Trung Bộ. Theo Hội khoa học đất Việt Nam, cả nƣớc chia

thành 5 miền sinh thái nông nghiệp. Trong đó, Hà Tĩnh đƣợc xếp vào vùng Bắc Trung

Bộ thuộc miền sinh thái nông nghiệp Đông Trƣờng Sơn [15].

Một số nghiên cứu khác đi sâu vào các vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá

nông nghiệp, nông thôn và đƣa ra những biện pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp

Hà Tĩnh [6, 102].

- Lâm nghiệp của Hà Tĩnh cũng có một vài nghiên cứu tiêu biểu: có nghiên cứu

nhấn mạnh đến đặc điểm cấu trúc của rừng lá rộng thƣờng xanh, hoặc rừng tự nhiên

phục hồi sau khai thác ở Hƣơng Sơn - Hà Tĩnh làm cơ sở đề xuất các biện pháp phục

hồi và bảo vệ rừng [43]; có nghiên cứu đi sâu vào đánh giá hiệu quả phƣơng thức khai

thác tại lâm trƣờng Hƣơng Sơn - Hà Tĩnh [69].

Page 30: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

20

c) Các nghiên cứu tổng hợp và nghiên cứu quy hoạch tổng thể về Hà Tĩnh

Năm 1970, Tổ phân vùng địa lý tự nhiên thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật

Nhà nƣớc đã có công trình nghiên cứu phân vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ Việt Nam,

trong đó Hà Tĩnh nằm trong miền đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh thuộc á đới Bắc Việt

Nam [75].

Vũ Tự Lập (1976, 2006) khi NCCQ miền Bắc và trên toàn lãnh thổ Việt Nam

theo quan điểm cá thể đã xếp Hà Tĩnh vào khu CQ Nghệ Tĩnh thuộc miền Tây Bắc và

Bắc Trung Bộ [47, 50]. Hà Tĩnh nằm trong 104 kiểu CQ cá thể của khu Nghệ Tĩnh,

trong tổng số 962 cá thể CQ của cả nƣớc [66].

Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thƣợng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh trong ―Cơ sở CQ

học của việc sử dụng hợp lý TNTN, BVMT lãnh thổ Việt Nam‖ đã phân chia lãnh thổ

Việt Nam thành 8 miền CQ với 66 vùng CQ cụ thể trên sơ đồ phân vùng CQ Việt Nam

tỷ lệ 1:1.000.000. Trong đó Hà Tĩnh thuộc vùng CQ đồng bằng Nghệ An, Hà Tĩnh và

vùng CQ Rào Cỏ trong miền CQ Bắc Trung Bộ với các đặc trƣng giao thoa, chuyển

tiếp của các tác động ngoại sinh trên nền vật chất đã có sự đồng nhất khá cao [26].

Lê Bá Thảo (2002) đã xếp vùng núi phía Tây Hà Tĩnh vào miền Trƣờng Sơn Bắc,

còn khu vực đồng bằng Hà Tĩnh thuộc miền đồng bằng ven biển Trung Bộ [67].

Nguyễn Văn Vinh và nnk trong ―Phân vùng tự nhiên Việt Nam‖ (2001) đã xếp phần

lãnh thổ phía Tây (gồm vùng núi phía Tây Hà Tĩnh (sƣờn Đông dãy Rào Cỏ) và vùng núi

Hoành Sơn) nằm trong miền núi Trƣờng Sơn Bắc, còn phần đồng bằng ven biển Hà Tĩnh

(chia thành vùng đồng bằng xen đồi Vũ Liệt - Hƣơng Khê; vùng châu thổ sông Cả - sông

Nghèn; vùng đồng bằng Kỳ Anh) nằm trong miền đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh [99].

Nguyễn Cao Huần và nnk trong ―Nghiên cứu phân vùng CQ lãnh thổ Việt Nam -

Lào‖ (2009) đã xếp lãnh thổ Hà Tĩnh nằm trong miền CQ duyên hải Bắc Trung Bộ

[39]. Gần đây, nghiên cứu của Nguyễn Quang Tuấn (2013) về lãnh thổ huyện Kỳ Anh,

tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở địa lý và CQ học đƣợc xem là một công trình đánh giá khá hệ

thống và toàn diện về đặc điểm phân hoá lãnh thổ, phân tích cấu trúc CQ, thành lập

bản đồ CQ và bản đồ phân vùng CQ của huyện Kỳ Anh tỷ lệ 1:50.000 [82].

Ngoài ra, Hà Tĩnh còn có một số nghiên cứu về tổng thể nhƣ: Quy hoạch tổng thể

phát triển KT-XH tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 [87], Quy hoạch tổng thể phát triển KT-

XH tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 [88], Quy hoạch sử dụng đất

tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015 [92], báo

Page 31: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

21

cáo hiện trạng môi trƣờng Hà Tĩnh năm 2005-2011, Báo cáo kết quả quan trắc và phân

tích môi trƣờng tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2006 đến năm 2011 [77, 78],…

d) Nhận xét

Qua phân tích những tài liệu đã nghiên cứu về Hà Tĩnh trên nhiều khía cạnh liên

quan, có thể rút ra những nhận xét sau:

- Những nghiên cứu về Hà Tĩnh rất có giá trị về lý luận và thực tiễn, chính là hệ

thống tƣ liệu rất quan trọng để tác giả hình thành hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp luận

nghiên cứu phù hợp cho đề tài, đồng thời tạo lập và giới hạn khung nội dung của luận

án và sử dụng để đối chiếu với hệ thống tƣ liệu thu thập trên thực địa.

- Một số nghiên cứu chỉ đề cập đến các hợp phần tự nhiên riêng lẻ của Hà Tĩnh

(tiêu biểu nhất chỉ có các nghiên cứu về SKH [16] và thổ nhƣỡng Hà Tĩnh [73]) mà

chƣa đề cập đến mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tự nhiên với nhau cũng nhƣ với

con ngƣời trên quan điểm hệ thống.

- Các nghiên cứu về nông lâm nghiệp ở Hà Tĩnh mới chỉ chú ý các điều kiện phát

triển một số loại cây trồng nhất định và cho phát triển ngành lâm nghiệp nói chung mà

chƣa xem xét đến sự phát triển các ngành kinh tế này trên cơ sở phân tích tổng hợp các

điều kiện địa lý lãnh thổ. Chƣa có công trình nghiên cứu nào phân tích mối quan hệ chặt

chẽ giữa các yếu tố địa lý để xác định tiềm năng lãnh thổ, cũng nhƣ chƣa có công trình

nào phân tích mối quan hệ giữa việc sử dụng tài nguyên trong các hoạt động kinh tế để

làm cơ sở tin cậy cho sự phát triển của nông lâm nghiệp ở địa phƣơng.

- Một số công trình đã sử dụng cách tiếp cận địa lý tổng hợp trên cơ sở phân

vùng và phân tích CQ liên quan đến lãnh thổ Hà Tĩnh nhƣng đều ở tỷ lệ nghiên cứu

nhỏ. Trong những NCCQ ở phạm vi cả nƣớc hoặc cấp vùng (ở tỷ lệ 1/1.000.000), Hà

Tĩnh chỉ là một phần trong vùng Bắc Trung Bộ hoặc trong lãnh thổ Việt Nam [26, 47].

Vì thế, các kết quả nghiên cứu chỉ mang tính định hƣớng, khái quát chứ không thể

hiện đƣợc đặc điểm cũng nhƣ sự phân hóa chi tiết trong CQ tỉnh Hà Tĩnh, do đó không

thể làm cơ sở đƣa ra kiến nghị cụ thể trong sử dụng hợp lý lãnh thổ.

- Với nghiên cứu ở tỷ lệ lớn (1/50.000) ở phạm vi cấp huyện nhƣ Kỳ Anh [82]

mặc dù phản ánh rất rõ thực trạng phân hóa CQ trong lãnh thổ nhƣng lại chƣa phản

ánh rõ nét sự phân hóa lãnh thổ theo không gian. Trong khi đó, việc xác định sự phân

hóa lãnh thổ theo không gian chính là nhiệm vụ rất quan trọng của NCCQ.

Page 32: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

22

- Hà Tĩnh hiện chƣa có công trình nghiên cứu tổng hợp các điều kiện địa lý nhằm

làm rõ đặc điểm và sự phân hóa CQ cho định hƣớng sử dụng hợp lý TNTN và BVMT

trong phát triển nông lâm nghiệp ở quy mô trung bình (1/100.000).

Chính vì vậy, đối với lãnh thổ Hà Tĩnh rất cần những công trình nghiên cứu về

CQ và ĐGCQ nhằm sử dụng hợp lý TNTN và BVMT. Kết quả nghiên cứu sẽ là tài

liệu cần thiết cho định hƣớng tổ chức lãnh thổ hợp lý, hiệu quả tại địa phƣơng.

1.2. CƠ SỞ CẢNH QUAN HỌC CHO VIỆC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN

THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG

LÂM NGHIỆP

1.2.1. Mối liên hệ giữa nghiên cứu cảnh quan với nghiên cứu sử dụng hợp lý tài

nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng trong phát triển nông lâm nghiệp

Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định hƣớng xác lập cơ sở CQ

học cho sử dụng hợp lý TNTN, BVMT là rất phù hợp, cần thiết và hiệu quả [108, 127,

128, 131, 132, 139]. Bởi vì, sử dụng hợp lý TNTN, BVMT là khai thác sử dụng nguồn

TNTN trong phát triển KT-XH sao cho phù hợp với chức năng, khả năng tự điều chỉnh

sinh thái của các địa hệ tự nhiên (trong luận án là các đơn vị CQ); vừa đáp ứng đƣợc

nhu cầu, nhƣng đồng thời đảm bảo đƣợc sức tái tạo, phục hồi của tự nhiên, ngăn ngừa

tai biến và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng cả hiện tại và trong tƣơng lai. Để sử dụng

hợp lý TNTN và BVMT cần phải:

- Dựa vào tổng thể các điều kiện địa lý trong quá trình phát triển KT-XH. Đó

chính là việc xem xét các đặc trƣng tự nhiên, điều kiện môi trƣờng và tác động của con

ngƣời ở từng lãnh thổ cụ thể. Các đặc trƣng tự thiên của lãnh thổ đƣợc thể hiện rõ nét

qua những đặc điểm về địa chất, địa hình, khí hậu, thổ nhƣỡng, thủy văn và sinh vật,

cũng nhƣ các vấn đề môi trƣờng nảy sinh trong quá trình khai thác tự nhiên. Tác động

của con ngƣời thể hiện ở hoạt động khai thác tài nguyên, mở mang đô thị, KCN,… là

yếu tố quan trọng, tác động mạnh mẽ thƣờng xuyên và liên tục đến lãnh thổ.

- Phân tích, đánh giá các điều kiện địa lý một cách hệ thống và toàn diện. Bởi

chúng có mối liên hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau, nếu chỉ chú ý khai thác

một hợp phần mà không chú ý tới các thành phần khác cũng nhƣ cả hệ thống thì có thể

gây tác hại nghiêm trọng đối với các yếu tố khác hoặc toàn bộ hệ thống,... Hơn nữa,

nếu sử dụng tài nguyên trong một TVCQ không hợp lý sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến

các TVCQ khác.

Page 33: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

23

- Phải tìm hiểu và xác định đƣợc các tiềm năng tự nhiên của CQ để có định

hƣớng sử dụng hợp lý. Tiềm năng tự nhiên là khả năng vốn có do tự nhiên ban tặng và

các nhà địa lý học buộc phải đào sâu xem xét đúng đắn. Muốn xác định đƣợc lợi thế

hay khó khăn của tự nhiên thì buộc phải hiểu đƣợc cấu trúc, quy luật của tự nhiên.

Tất cả các yêu cầu đó đều đƣợc thỏa mãn theo hƣớng tiếp cận CQ học. Bởi vì,

các CQ đƣợc xem nhƣ đối tƣợng chính trong sử dụng tài nguyên, nơi diễn ra các hoạt

động khai thác sử dụng TNTN của con ngƣời, vì vậy việc nghiên cứu nó sẽ tạo cơ sở

khoa học quan trọng cho tổ chức lãnh thổ, sử dụng hợp lý TNTN và bảo vệ thiên

nhiên. NCCQ với tƣ cách là đối tƣợng tác động và sự tổng hợp các điều kiện cần thiết

của sử dụng tài nguyên đƣợc xác định bằng các đặc điểm sau:

- Mỗi CQ là một đơn vị hoàn chỉnh của bộ phận bề mặt Trái Đất, đặc trƣng tính

đồng nhất về chất của lãnh thổ theo nguồn gốc phát sinh, thành phần và mối liên hệ giữa

các hợp phần và các đơn vị bậc thấp, đặc trƣng sự trao đổi vật chất và năng lƣợng.

- CQ đồng thời là không gian sống của con ngƣời, là không gian ẩn chứa các loại tài

nguyên (rừng, đất, nƣớc, khí hậu,…) và là không gian phân bố các cơ sở sản xuất.

N.A.Solsev (1948) khẳng định: mỗi một CQ địa lý chứa đựng trong nó những

khả năng tự nhiên vốn có nhất định. Những khả năng này đƣợc quyết định bởi một mặt

là di sản địa lý trong các thời kỳ trƣớc đó, mặt khác bởi khả năng từ mô hình hiện tại

của quá trình vận động địa lý. Con ngƣời NCCQ để hiểu thêm về khả năng can thiệp

chủ động vào tự nhiên, để xây dựng lại CQ theo ý muốn, khiến cho những khả năng

tiềm tàng này phục vụ con ngƣời. Đó là lý do vì sao việc xác định đƣợc tiềm năng tự

nhiên của mỗi CQ là nhiệm vụ quan trọng nhất của mỗi nhà địa lý [136].

Do đó, CQ là sự tổng hợp của các điều kiện sinh thái, tạo nên quỹ sinh thái lãnh

thổ cũng nhƣ tiềm năng phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.

- Mỗi một đơn vị CQ (kiểu, lớp, phụ lớp, hạng, loại,..) đƣợc đặc trƣng về các

dạng sử dụng tài nguyên. Trong quá trình sản xuất, trƣớc hết là các nguồn TNTN (quỹ

sinh thái) của CQ đƣợc khai thác, nhƣ vậy, lúc này CQ đã thực hiện chức năng xã hội

của mình. Trong quá trình thực hiện chức năng xã hội, CQ bị biến đổi nhƣng chƣa thể

chuyển ngay về trạng thái tƣơng ứng với chức năng đó. Vì vậy, chức năng tƣơng ứng

của CQ với một dạng sử dụng nào đó chính là một trong những điều kiện quan trọng

của các quyết định quy hoạch, thiết kế lãnh thổ (P.G. Shishenko, 1983), trong đó có

nông lâm nghiệp. Sự phù hợp trạng thái chức năng CQ với nhu cầu sinh học của xã

hội, con ngƣời xác định đặc điểm sử dụng tự nhiên trong quá trình phát triển.

Page 34: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

24

Trong thực tế, khi nghiên cứu địa lý và trên quan điểm tổng hợp, các đơn vị CQ

thƣờng đƣợc sử dụng để đánh giá các ĐKTN cho mục đích sử dụng hợp lý TNTN và

BVMT. ĐGCQ là đánh giá mối quan hệ cấu trúc của CQ cho mục đích sử dụng, nếu

đặt một loại cây trồng nào đó vào một loại CQ cụ thể thì các thành phần cấu trúc CQ

sẽ thay đổi ra sao. Ví dụ, khi chuyển một phần DT rừng nghèo để trồng cây cao su, cây

ăn quả,… (tức là hàng loạt các điều kiện đầu vào thay đổi) dẫn đến sự hình thành các

CQ mới và nảy sinh các vấn đề môi trƣờng.

Sản xuất nông lâm nghiệp có mối quan hệ mật thiết với ĐKTN và với tổng thể

của chúng là CQ. Các ĐKTN có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển và

phân bố cây trồng, vì thế mỗi loại CQ phù hợp với một số loại cây trồng nhất định.

Ngƣợc lại, sản xuất nông lâm nghiệp cũng tác động đến CQ theo nhiều hƣớng khác

nhau, có thể làm tăng quỹ sinh thái bằng cách cải thiện ĐKTN, tối ƣu hóa điều kiện

sống của con ngƣời và làm thay đổi cấu trúc CQ, xây dựng CQ mới. Nhƣ vậy, trong

việc sử dụng và khai thác CQ, hoạt động của con ngƣời có thể làm suy thoái các điều

kiện và tài nguyên trong CQ, làm xấu đi môi trƣờng sống của con ngƣời, hoặc có thể

làm tăng nhanh sự thay đổi và điều chỉnh chức năng xã hội của CQ. Do đó, tất cả các

hoạt động kinh tế trong CQ đòi hỏi phải xác định các dạng sử dụng hợp lý nhất.

Nói cách khác, ĐKTN, TNTN và phát triển kinh tế có mối quan hệ tƣơng hỗ với

nhau. Một mặt ĐKTN, TNTN là nền tảng cho các hoạt động kinh tế, mặt khác chúng

cũng chịu tác động của các hoạt động này theo hƣớng tích cực hoặc tiêu cực. Mối quan hệ

đồng thời này chính là nền tảng cho sự hình thành và biến đổi CQ khu vực. Chính vì thế,

hƣớng NCCQ là hƣớng nghiên cứu đặc điểm, sự phân hóa và mối liên hệ giữa các hợp

phần tự nhiên một cách tổng hợp và toàn diện nhất. Bastian Olaf (2000) cho rằng CQ

chính là một cộng cụ toàn diện cho việc thiết lập kế hoạch. NCCQ nhằm phát hiện các

cấu trúc (đứng, ngang và thời gian) để sử dụng phù hợp. Hay nói cách khác, nghiên cứu,

ĐGCQ sẽ chỉ ra mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, đặc điểm, mối quan hệ qua

lại lẫn nhau cũng nhƣ sự phân hóa của các thành phần tự nhiên. Từ đó, xác định đặc

trƣng phân hóa của các dạng sử dụng tài nguyên, các vấn đề môi trƣờng nảy sinh và

định hƣớng không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT [108].

Do vậy, việc sử dụng kết quả phân tích, ĐGCQ sẽ đem lại cách tiếp cận tổng hợp

nhất và xác thực với hiện trạng sử dụng tài nguyên và môi trƣờng của mỗi vùng. Việc

ĐGCQ cho các mục đích cụ thể sẽ xác định mức độ thích nghi của các CQ cho từng

Page 35: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

25

loại hình sử dụng đất, làm rõ đƣợc các chức năng tự nhiên và chức năng của từng loại

CQ và TVCQ.

1.2.2. Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng của cảnh quan học qua phân

tích và đánh giá cảnh quan

CQ học là đỉnh cao của khoa học địa lý tổng hợp và có nhiều ứng dụng rộng rãi

trong nghiên cứu địa lý. Từ vài thập niên gần đây, CQ học đã phát triển nhanh và trở

thành một ngành khoa học quan trọng của địa lý tự nhiên hiện đại. Vì rằng, lớp vỏ địa

lý là địa tổng thể ở quy mô hành tinh, là đối tƣợng nghiên cứu của địa lý tự nhiên đại

cƣơng. CQ học là một bộ phận của địa lý tự nhiên, nghiên cứu các địa tổng thể ở quy

mô khu vực và địa phƣơng nhƣ những bộ phận cấu trúc của lớp vỏ địa lý [40]. Thêm

vào đó, khoa học địa lý nghiên cứu lớp vỏ địa lý trái đất - phần quan trọng trong môi

trƣờng sống trên hành tinh; kết hợp với nghiên cứu chất lƣợng môi trƣờng sống, đảm

bảo cho cƣ dân trên hành tinh có đƣợc một không gian sống trong lành và đảm bảo cho

nền sản xuất sạch. Vì rằng, môi trƣờng sống trong lớp vỏ địa lý vừa là không gian sinh

tồn, vừa là nơi cung cấp tài nguyên và vừa là nơi chứa đựng chuyển hoá chất thải của

hoạt động sản xuất, phát triển của loài ngƣời trong một hệ thống chung - hệ thống sinh

thái đảm bảo sự tồn tại và phát triển của sự sống trong lớp vỏ địa lý trái đất.

Trong nghiên cứu địa lý có bốn hƣớng truyền thống là: nghiên cứu không gian về

trạng thái của thiên nhiên và con ngƣời (nghiên cứu sự phân bố); nghiên cứu khu

vực (nghiên cứu địa điểm và khu vực); nghiên cứu về các mối quan hệ con ngƣời - đất

(man - land), và các nghiên cứu trong hệ thống khoa học Trái đất. Trong bƣớc phát

triển hiện nay, địa lý hiện đại trở thành một khoa học tổng hợp (intergrated) và khoa

học thống nhất (intergrative) về trái đất trong một tổ hợp gồm tất cả con ngƣời và tự

nhiên tồn tại trên đó, không chỉ hiện trạng hiện tại mà cả những biến đổi từ trƣớc đến

nay, tức là, nghiên cứu hiện trạng và quá trình phát triển, đó chính là nội hàm nghiên

cứu CQ hiện đại.

Trên cơ sở hƣớng tiếp cận CQ học của các tác giả trong và ngoài nƣớc cho thấy:

việc sử dụng kết hợp quan điểm cá thể và quan điểm kiểu loại để xây dựng bản đồ

phân loại CQ và phân vùng CQ tỉnh Hà Tĩnh sẽ thể hiện đƣợc ƣu thế của các kết quả

nghiên cứu theo hƣớng địa lý. Như vậy, có 2 đối tượng NCCQ trong luận án, gồm đơn

vị phân loại CQ (các cấp như: phụ hệ, kiểu, lớp, phụ lớp, hạng, loại) và đơn vị phân

vùng CQ (TVCQ).

Page 36: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

26

Việc sử dụng đơn vị phân loại CQ rất phù hợp khi đánh giá cho các mục đích cụ

thể trong luận án (chính là phát triển nông lâm nghiệp). Do đó, kết quả ĐGCQ sẽ

chính là cơ sở để định hƣớng sử dụng hiệu quả các loại CQ trong lãnh thổ. Tuy nhiên,

kết quả đánh giá theo các loại CQ khó thể hiện đƣợc mối liên hệ liên ngành (nông lâm

nghiệp) và liên vùng (giữa các TVCQ) với nhau. Đồng thời, trên cơ sở nhóm gộp các

loại CQ có sự tương đồng về mặt phát sinh, cùng khả năng khai thác, bảo vệ, kết quả

phân vùng CQ thể hiện ý nghĩa ứng dụng rõ hơn và ưu thế hơn trong việc xác định

hướng chuyên môn hóa chính cho các khu vực cụ thể. Do đó, trên cơ sở các kết quả

đánh giá theo loại CQ, luận án tiến hành tổng hợp, phân tích kết quả đánh giá theo các

TVCQ làm cơ sở định hƣớng không gian nhằm sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong

phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.

Trên cơ sở phân tích mối liên hệ giữa NCCQ với nghiên cứu sử dụng hợp lý

TNTN và BVMT trong phát triển nông lâm nghiệp, hƣớng NCCQ đƣợc vận dụng

trong luận án nhằm sử dụng hợp lý TNTN và BVMT tỉnh Hà Tĩnh chính là:

- Phân tích cấu trúc, chức năng, động lực và sự phân hóa CQ.

- ĐGCQ cho mục đích phát triển nông lâm nghiệp;

a) Phân tích cấu trúc, chức năng, động lực và sự phân hóa CQ

Theo các tài liệu nghiên cứu về CQ [2, 3, 40, 48, 49, 70, 97], luận án xem xét đặc

điểm cấu trúc, chức năng và động lực CQ cụ thể nhƣ sau:

* Cấu trúc CQ

Cấu trúc CQ thể hiện rõ nhất đặc trƣng của CQ. Mỗi đơn vị CQ dù ở cấp nào

cũng đƣợc cấu tạo bởi các thành phần (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất, sinh

vật, hoạt động nhân tác), giữa chúng có quan hệ mật thiết với nhau và có sự thay đổi

theo thời gian. Do đó, khi nghiên cứu cấu trúc lãnh thổ, luận án tiến hành nghiên cứu:

cấu trúc đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc thời gian.

- Cấu trúc đứng: là đặc điểm kết hợp giữa các hợp phần CQ thông qua mối liên

hệ và tác động tƣơng hỗ giữa các thành phần cấu tạo riêng biệt, gồm: địa chất - địa

hình - thủy văn - khí hậu - sinh vật - thổ nhƣỡng. Các hợp phần này có mối liên hệ với

nhau, sự biến đổi của một hợp phần tự nhiên kéo theo sự biến đổi của các hợp phần tự

nhiên khác theo phản ứng dây chuyền. Tác động này là động lực phát triển của các CQ

địa lý. Do các nguyên nhân khác nhau, sự thay đổi cấu trúc đứng sẽ tạo ra sự thay đổi

các chức năng của CQ so với chức năng nguyên thủy của nó. Phân tích cấu trúc đứng

Page 37: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

27

đƣợc sử dụng trong luận án thực chất là phân tích đặc điểm và mối quan hệ giữa các

hợp phần CQ của tỉnh Hà Tĩnh.

- Cấu trúc ngang: cấu trúc ngang trong hệ thống tự nhiên đƣợc hình thành từ tính

chất của hệ thống, theo đó, mỗi hệ thống bậc cao đƣợc cấu thành từ các hệ thống bậc

thấp hơn, mỗi hệ thống bậc thấp là thành phần cấu trúc của hệ thống bậc cao hơn. Các

hệ thống bậc thấp hơn trong cùng một hệ thống bậc cao cũng có những mối liên quan

chặt chẽ với nhau, sự biến động của một hệ thống này sẽ ảnh hƣởng đến trạng thái và

tính chất của các hệ thống khác trên quan hệ nhân quả thông qua sự trao đổi vật chất

và năng lƣợng nội tại giữa các hệ thống cùng cấp. Cùng với tác động biến đổi trong

cấu trúc đứng, những biến động của cấu trúc ngang tạo nên động lực phát triển của các

hệ thống tự nhiên. Do vậy, trong nghiên cứu cấu trúc ngang, việc xác định hệ thống

phân loại CQ và phân vùng CQ đƣợc coi là các nội dung quan trọng nhất.

- Cấu trúc thời gian: thể hiện những nét quan trọng nhất của biến đổi trạng thái CQ.

Phân tích cấu trúc thời gian thực chất là phân tích biến đổi CQ theo thời gian. Tuy nhiên,

đây là một nội dung rất rộng và phức tạp, vì vậy trong phạm vi luận án chỉ đề cập một

cách khái quát trong khi phân tích động lực phát triển CQ, cụ thể là phân tích sự biến đổi

CQ theo mùa và sự biến đổi CQ dƣới sự tác động của con ngƣời.

* Chức năng CQ

Trên cơ sở phân tích, ĐGCQ sẽ xác định đƣợc những chức năng cơ bản của

chúng trên lãnh thổ nghiên cứu. Theo Vũ Tự Lập (1976), Trƣơng Quang Hải (2008)

[29, 48], CQ có hai chức năng cơ bản là chức năng tự nhiên và chức năng KT-XH:

- Chức năng tự nhiên (còn gọi là chức năng tự điều chỉnh của CQ) là tiếp nhận

các dòng vật chất, năng lƣợng để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của CQ.

- Chức năng KT-XH là khả năng sử dụng CQ vào các mục đích phát triển KT-

XH, là thuộc tính thể hiện bên ngoài của chức năng tự nhiên và chỉ xuất hiện khi có

con ngƣời.

Việc sử dụng CQ phù hợp với chức năng tự nhiên cũng nhƣ chức năng kinh tế sẽ

đảm bảo sự phát triển bền vững cho mối quan hệ giữa tự nhiên và con ngƣời. Chức

năng CQ đƣợc xác định trên cơ sở phân tích cấu trúc CQ, mỗi đơn vị CQ có thể có

nhiều chức năng và nhiều đơn vị CQ có thể cùng một chức năng. Nếu con ngƣời sử

dụng CQ phù hợp với chức năng của nó chính là hƣớng sử dụng hợp lý CQ và CQ có

khả năng phát triển bền vững, lâu dài. Nếu con ngƣời sử dụng CQ không phù hợp với

khả năng đáp ứng của CQ thì CQ sẽ bị suy giảm và thƣờng không bền vững. Khi con

Page 38: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

28

ngƣời sử dụng CQ vƣợt quá khả năng đảm bảo ở một số bộ phận hoặc thành phần cấu

trúc nào đó của CQ thì cấu trúc của CQ sẽ bị biến đổi và khi đó chức năng của CQ

cũng sẽ thay đổi theo [29]. Do vậy, việc nghiên cứu chức năng của CQ, đánh giá tiềm

năng vốn có của nó là cơ sở để định hƣớng sử dụng hợp lý TNTN và BVMT lãnh thổ

theo các loại CQ. Đồng thời, luận án còn phân tích chức năng của các TVCQ để làm

cơ sở định hƣớng sử dụng hợp lý TNTN và BVMT tại các TVCQ cụ thể.

* Động lực của CQ

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, các CQ luôn chịu sự tác động của

nhiều yếu tố tự nhiên nhƣ: năng lƣợng bức xạ mặt trời, chế độ nhiệt, cơ chế hoạt động

của gió mùa,... và hoạt động khai thác lãnh thổ của con ngƣời. Đặc biệt, sự tác động

luân phiên của chế độ mùa vào lãnh thổ làm thay đổi nhịp điệu và xu thế biến đổi của

CQ. Tác động này làm gia tăng các quá trình tích tụ và trao đổi vật chất - năng lƣợng

trong CQ. Tuy nhiên, yếu tố động lực có tính chất quyết định nhất đến biến đổi CQ

chính là các hoạt động khai thác lãnh thổ của con ngƣời. Một mặt, những tác động tích

cực của con ngƣời nhƣ trồng và bảo vệ rừng, xây hồ chứa nƣớc,... tạo ra cân bằng tự

nhiên, tăng sinh khối CQ, cải thiện tốt môi trƣờng khu vực. Mặt khác, những tác động

tiêu cực nhƣ phá rừng, làm thoái hoá đất,... làm biến đổi, suy thoái CQ theo chiều

hƣớng xấu, phá vỡ cấu trúc CQ, xóa bỏ khả năng tự điều chỉnh của các địa hệ tự nhiên

cũng nhƣ các địa hệ nhân sinh, gây nên sự mất cân bằng sinh thái.

b) ĐGCQ cho mục đích phát triển nông lâm nghiệp

Nguyễn Cao Huần (2005) [38] cho rằng: thực chất ĐGCQ là đánh giá tổng hợp

các tổng thể tự nhiên cho mục đích cụ thể nào đó (nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ

nghiệp,...). Đối tƣợng của ĐGCQ là các hệ địa lý (địa hệ), nhƣng bản thân hoạt động

đánh giá lại thể hiện cơ chế quan hệ tƣơng hỗ giữa hệ thống tự nhiên (khách thể) và hệ

thống KT-XH (chủ thể). Vậy nên, thực chất ĐGCQ là đánh giá tổng hợp ĐKTN,

TNTN của lãnh thổ cho mục đích thực tiễn. Vì thế, đây là khâu quan trọng để đƣa

những kết quả NCCQ ứng dụng vào thực tiễn sử dụng hợp lý TNTN và BVMT.

Trong NCCQ ứng dụng, ĐGTN sinh thái các CQ đƣợc xem là một bƣớc đánh giá

rất quan trọng trong ĐGCQ theo hƣớng kinh tế sinh thái, nhằm định hƣớng không gian

sử dụng hợp lý TNTN và BVMT. ĐGTN sinh thái các CQ (hay còn gọi là đánh giá

mức độ thuận lợi (Mukhina L.I.,1973), đánh giá mức độ thích nghi (FAO, 1986) hay

đánh giá tiềm năng sản xuất trong nông nghiệp) là phƣơng pháp đánh giá truyền thống,

đặc trƣng của địa lý tự nhiên ứng dụng. Kết quả của đánh giá này là phân loại CQ theo

Page 39: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

29

mức độ thích hợp của chúng đối với một hay nhiều dạng sử dụng lãnh thổ, là cơ sở

đáng tin cậy để đƣa ra những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm sử dụng hợp lý TNTN và

BVMT. Qua việc xem xét một số nghiên cứu về phƣơng pháp ĐGCQ của các tác giả

trong, ngoài nƣớc và mục tiêu nghiên cứu của luận án, tác giả lựa chọn phƣơng pháp

ĐGTN các CQ cho phát triển nông lâm nghiệp Hà Tĩnh theo quy trình đánh giá mà

Nguyễn Cao Huần đƣa ra năm 2005 [38].

Căn cứ vào mục tiêu, mức độ chi tiết của việc đánh giá mà xác định cấp cơ sở cho

việc đánh giá một cách phù hợp. Với đặc thù phân hoá của lãnh thổ nghiên cứu và để

phục vụ cho việc phát triển nông lâm nghiệp nên đơn vị CQ đƣợc lựa chọn để đánh giá là

loại CQ. Kết quả ĐGCQ cho các mục đích đƣợc thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1:100.000.

Để xác định đơn vị cơ sở đánh giá phải xem xét các yếu tố có liên quan trực tiếp

đến chất lƣợng và khả năng sử dụng tài nguyên, phân cấp chỉ tiêu theo mức độ ảnh

hƣởng đến quá trình sử dụng để làm sao thúc đẩy quá trình tự điều chỉnh theo hƣớng

có lợi cho cả mục tiêu kinh tế và môi trƣờng của các CQ. Việc lựa chọn các chỉ tiêu

đánh giá trong luận án tuân thủ các nguyên tắc:

- Các chỉ tiêu lựa chọn để đánh giá phải có sự phân hoá rõ rệt trong lãnh thổ ở tỷ

lệ nghiên cứu. Đây là nguyên tắc rất cần thiết bởi có nhiều yếu tố quan trọng nhƣng

không phân hoá theo lãnh thổ thì việc lựa chọn yếu tố này cho tất cả các đơn vị sẽ

KĐG đƣợc mức độ ƣu tiên của từng đơn vị.

- Các chỉ tiêu đƣợc lựa chọn để đánh giá phải ảnh hƣởng một cách mạnh mẽ đến

quá trình sinh trƣởng và phát triển của các loại hình sản xuất.

- Số lƣợng các chỉ tiêu đƣợc lựa chọn và phân cấp đánh giá có thể nhiều ít khác

nhau tùy thuộc vào các loại hình sản xuất khác nhau, vào đặc điểm phân hoá của lãnh

thổ và mục tiêu nghiên cứu.

Với lãnh thổ nghiên cứu, phƣơng pháp ĐGTN sinh thái đƣợc lựa chọn là phƣơng

pháp nhân các điểm thành phần và quy trình đánh giá thực hiện qua các bƣớc: (1) Xác

định đối tƣợng và mục tiêu đánh giá (2) Đánh giá riêng (3) Đánh giá tổng hợp

(4) Phân hạng thích nghi sinh thái.

Sau khi đánh giá các loại CQ cho các mục đích cụ thể, tác giả tiến hành tổng hợp

các DT có mức độ rất thích nghi và thích nghi trung bình theo các TVCQ. Việc phân

tích các kết quả theo TVCQ sẽ thuận lợi cho việc so sánh với tiềm năng cũng nhƣ hiện

trạng sử dụng TNTN và BVMT tại các TVCQ. Đây chính là cơ sở để định hƣớng

không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT tại lãnh thổ nghiên cứu.

Page 40: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

30

1.2.3. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng trong phát

triển nông lâm nghiệp trên cơ sở nghiên cứu cảnh quan

a) Quan niệm về sử dụng hợp lý TNTN và BVMT

- TNTN: là một bộ phận cấu thành của môi trƣờng tự nhiên. Hiểu theo nghĩa

rộng, TNTN bao gồm tất cả các nguồn vật liệu, năng lƣợng, thông tin có trên Trái Đất

và trong vũ trụ mà con ngƣời có thể sử dụng trong quá trình sản xuất để đáp ứng nhu

cầu vật chất và tinh thần của xã hội [44]. Hay nói cách khác, TNTN chính là ĐKTN

đƣợc con ngƣời khai thác để phục vụ cuộc sống của con ngƣời. TNTN rất đa dạng và

có những tính chất vận động đặc thù, đồng thời có hai chức năng (chức năng nguồn

lực và chức năng môi trƣờng) và hai giá trị (giá trị môi trƣờng, giá trị kinh tế) khác

nhau. Do đó, tài nguyên có tính hai mặt: một mặt tài nguyên là nguồn lực trong phát

triển KT-XH, do đó sự giàu có phong phú của tài nguyên là một yếu tố trong phát triển

KT-XH; mặt khác, tài nguyên là một cấu phần trực tiếp hoặc gián tiếp tạo nên môi

sinh, môi trƣờng sống. Do tính hai mặt nên tài nguyên đƣa đến cho môi trƣờng một

mâu thuẫn tiềm ẩn: mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và sự cạn kiệt tài nguyên, suy

thoái môi trƣờng [65].

- Môi trường: là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học nhƣ địa lý, hóa

học, sinh học, kinh tế,… do đó có khá nhiều khái niệm môi trƣờng đƣợc đƣa ra. Theo

Luật BVMT Việt Nam (2005): ―1. Môi trƣờng bao gồm yếu tố tự nhiên và vật chất

nhân tạo bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát

triển của con ngƣời và sinh vật. 2. Thành phần môi trƣờng là yếu tố vật chất tạo thành

môi trƣờng nhƣ đất, nƣớc, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các

hình thái vật chất khác‖ [56]. Trong địa lý, cần phải xét đến khái niệm về môi trƣờng

địa lý. Theo X.V. Kalexnik đó ―là bộ phận của không gian Trái Đất mà xã hội loài

ngƣời ở một thời kì nhất định có mối tác động qua lại trực tiếp với nó, có nghĩa là môi

trƣờng địa lí có liên quan mật thiết nhất với đời sống và hoạt động sản xuất‖. Theo

ông, môi trƣờng địa lí thực sự là điều kiện thƣờng xuyên và cần thiết, là cơ sở vật chất

của sự tồn tại xã hội loài ngƣời. Môi trƣờng địa lí là môi trƣờng trong đó loài ngƣời

sống, lao động, xây dựng và phát triển xã hội. Con ngƣời rút ra từ môi trƣờng địa lí

những thứ cần thiết cho sinh hoạt và sản xuất. Loài ngƣời không thể tồn tại và phát

triển thoát li môi trƣờng địa lí [42].

Hiện nay, loài ngƣời đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm tài nguyên và ô

nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Theo Viện tài nguyên Thế giới, trung bình mỗi năm

Page 41: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

31

toàn cầu có khoảng 15 triệu ha rừng bị mất đi, 12 triệu ha đất màu mỡ bị thoái hóa,…

Sự khai thác quá mức và sử dụng lãng phí của con ngƣời là nguyên nhân chính dẫn

đến suy giảm chất lƣợng cũng nhƣ số lƣợng các nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi

trƣờng. Vì vậy, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và BVMT là yêu cầu cấp thiết

của mọi quốc gia, mọi vùng lãnh thổ.

- Bản chất địa lý của quá trình sử dụng tài nguyên: Quá trình sử dụng TNTN là

quá trình con ngƣời khai thác các chất, các thuộc tính có ích của các vật thể trong tự

nhiên, đồng thời để lại trong môi trƣờng các chất thải và năng lƣợng thừa, một mặt có

thể làm tài nguyên bị cạn kiệt, mặt khác lại làm cho môi trƣờng bị ô nhiễm. Nói cách

khác, đây chính là quá trình con ngƣời tham gia vào các chu trình vật chất, năng lƣợng

trong tự nhiên, làm cho các chu trình này bị biến đổi phức tạp hơn, đồng thời lại tạo ra

những bộ phận mới của chu trình này có nguồn gốc nhân tác. Do quy luật trao đổi vật

chất và năng lƣợng trong lớp vỏ CQ, nên các tác động của con ngƣời lên tự nhiên có

thể gây ra các phản ứng dây chuyền, làm cho các tác động gây hậu quả không mong

muốn có thể mở rộng quy mô và trở nên khó kiểm soát hơn. Khi con ngƣời can thiệp

vào tự nhiên đã làm thay đổi cấu trúc CQ (cấu trúc đứng - cấu trúc ngang) và thay đổi

―quy trình vận động‖ của tự nhiên. Bởi vì: khi con ngƣời khai thác, sử dụng một loại

tài nguyên ở một khu vực nhất định sẽ tác động đến các tài nguyên khác dẫn đến sự

thay đổi trong cấu trúc của chính CQ đó và CQ ở các khu vực lân cận. Đồng thời, khai

thác và sử dụng TNTN không hợp lý sẽ làm nảy sinh các vấn đề môi trƣờng và tai biến

thiên nhiên.

Nhƣ vậy, sử dụng hợp lý TNTN và BVMT chính là sử dụng hợp quy luật tự nhiên.

Tác giả Hà Huy Thành (2008) cho rằng: sử dụng hợp lý TNTN là hình thức sử dụng

vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại vừa đảm bảo duy trì

lâu dài nguồn tài nguyên cho các thế hệ tƣơng lai. Sử dụng bền vững TNTN cũng có

nghĩa là đảm bảo cho chúng ta có một tƣơng lai an toàn và đầy đủ [65].

TNTN không chỉ là một nguồn lực mà còn là một thành tố cơ bản của môi trƣờng,

đồng thời việc khai thác tài nguyên không chỉ trong quan hệ với phát triển kinh tế mà

còn là quá trình tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến môi trƣờng [65]. Chính vì thế, sử

dụng hợp lý TNTN và BVMT là hai mục tiêu quan trọng và có mối quan hệ khăng khít

với nhau. Khi sử dụng hợp lý TNTN cũng chính là thực hiện nhiệm vụ BVMT và hai

nội dung này được thực hiện đồng thời với nhau.

Page 42: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

32

b) Sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong phát triển nông lâm nghiệp

Nông lâm nghiệp trong xã hội hiện nay, cho dù ở các nƣớc chậm phát triển, đang

phát triển hay cả ở các nƣớc phát triển, vẫn là trụ cột của việc đảm bảo sự tồn tại của

xã hội, của chính những con ngƣời sống trong đó. Trên 99% nguồn lƣơng thực, thực

phẩm đảm bảo sinh tồn và phát triển của xã hội loài ngƣời vẫn phụ thuộc vào khả năng

cung cấp của các hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái nông lâm nghiệp.

Tuy vậy, trong quá trình khai thác, sử dụng TNTN phục vụ phát triển nông lâm

nghiệp luôn nảy sinh các vấn đề môi trƣờng liên quan nhƣ: việc lạm dụng quá nhiều

phân bón hóa học, thuốc trừ sâu gây ra tình trạng ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc; việc

canh tác không đi đôi với cải tạo làm đất bị thoái hóa, bạc màu; việc canh tác trên đất

dốc gây nên tình trạng sạt lở đất,... Đồng thời, việc khai thác sử dụng không hợp lý tài

nguyên trong phát triển lâm nghiệp sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông

nghiệp. Ví dụ: khi tài nguyên rừng bị khai thác quá mức khiến cho khả năng phòng hộ

suy giảm, làm gia tăng hiện tƣợng lũ quét, nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất,... ảnh hƣởng

nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ sinh hoạt của ngƣời dân,...

c) Sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong nông lâm nghiệp theo các đơn vị CQ

CQ theo nghĩa chung là các địa hệ, các hệ sinh thái cho dù là địa hệ tự nhiên hay

địa hệ nhân sinh, địa hệ văn hóa,… và nhƣ vậy, chức năng đảm bảo cung cấp một

không gian sinh tồn, chức năng đảm bảo nguồn cung cấp tài nguyên cho đến chức

năng chứa đựng, xử lý phế thải, tái chế tài nguyên không thoát ra ngoài khuôn khổ các

CQ. Tuy nhiên, mỗi CQ có một phạm vi (không gian) nhất định, trong đó hàm chứa

một lƣợng (khối lƣợng) tài nguyên nhất định và có đủ một tiềm năng xử lý, tái chế phế

thải của toàn bộ tổng thể vật chất (vô cơ và hữu cơ nhƣ phong hóa đá gốc, phân hủy

hữu cơ,…) trong khuôn khổ địa hệ đó. Do đó, sử dụng hợp lý TNTN và BVMT theo

các đơn vị CQ trong luận án chính là việc bố trí không gian sản xuất nông lâm nghiệp

trên các đơn vị CQ một cách hợp lý nhất để phát huy các thế mạnh về tài nguyên một

cách hiệu quả và ít làm tổn hại đến môi trường. Luận án tập trung vào vấn đề sử dụng

hợp lý tổng thể TNTN và BVMT cho phát triển nông lâm nghiệp nói chung chứ không

chỉ đề cập đến một loại tài nguyên cụ thể. Hay nói cách khác, một đơn vị CQ đƣợc sử

dụng hợp lí khi nó đƣợc sử dụng hợp quy luật tự nhiên, phát huy tối đa thế mạnh tự

nhiên, đem lại hiệu quả kinh tế cao và hạn chế đến mức thấp nhất những tác động xấu

đến môi trƣờng.

Page 43: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

33

1.2.4. Định hƣớng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ

môi trƣờng trong phát triển nông lâm nghiệp

Tổ chức không gian để sử dụng hợp lý TNTN và BVMT là một vấn đề rất đƣợc

quan tâm trên thế giới. Xauskin (1981) cho rằng tổ chức không gian là sự sắp xếp, bố

trí và phối hợp các đối tƣợng ảnh hƣởng lẫn nhau, có quan hệ qua lại giữa các hệ thống

sản xuất, hệ thống tự nhiên và hệ thống dân cƣ nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm

năng tự nhiên, lao động, vị trí KT-XH để đạt hiệu quả kinh tế cao và nâng cao mức

sống dân cƣ của lãnh thổ đó. René Tissen - Frank Lekanne Deprez (2008) cho rằng: tổ

chức không gian liên quan đến việc thiết kế và quản lý ―sắp xếp không gian‖, nghĩa là

sự pha trộn có mục đích của không gian ―vật lý‖ và ―tinh thần‖ nhƣ là một phần của

việc định hình và tổ chức CQ [137]. Điểm chung của các công trình nghiên cứu về tổ

chức không gian đều khẳng định việc thiết kế, tổ chức không gian là công cụ để sử

dụng hiệu quả lãnh thổ [118, 120].

- Cơ sở (căn cứ) của việc tiến hành tổ chức không gian chính là các nghiên cứu

tổng hợp, toàn diện các thành phần tự nhiên cũng nhƣ CQ, các yếu tố KT-XH, hiện

trạng và xu hƣớng thay đổi môi trƣờng cũng nhƣ cấu trúc chức năng của các vùng CQ.

Cụ thể hơn, cơ sở của việc tiến hành định hƣớng không gian sử dụng hợp lý TNTN và

BVMT trong phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh chính là:

+ Kết quả nghiên cứu đặc điểm CQ (theo các đơn vị phân loại và phân vùng CQ)

và kết quả ĐGCQ cho mục đích phát triển nông lâm nghiệp (đƣợc tiến hành theo mục

1.2.2). Kết quả nghiên cứu cấu trúc CQ sẽ xác định đặc điểm cũng nhƣ tiềm năng ẩn

chứa trong mỗi đơn vị CQ. Đồng thời, việc ĐGCQ giúp xác định thế mạnh của các

đơn vị CQ, mức độ thuận lợi của các đơn vị CQ cho các dạng sử dụng cụ thể. Đây

chính là cơ sở để lựa chọn phƣơng án bố trí các ngành kinh tế một cách hợp lý.

+ Kết quả phân tích hiện trạng sử dụng TNTN và các vấn đề môi trường trong

phát triển nông lâm nghiệp theo các TVCQ

Mỗi TVCQ chứa đựng nhiều loại tài nguyên (tài nguyên đất, rừng, nƣớc, khí

hậu,…) với quy mô khác nhau. Trong quá trình phát triển KT-XH, con ngƣời đã khai

thác tài nguyên phục vụ cho nhiều mục đích phát triển (trong đó có nông lâm nghiệp),

làm cho tài nguyên bị biến đổi cả về số lƣợng và chất lƣợng (thay đổi cấu trúc CQ),

đồng thời làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trƣờng. Kết quả phân tích hiện trạng sử dụng

TNTN đƣợc đối sánh với tiềm năng của các TVCQ cho thấy hiệu quả của việc khai

thác, sử dụng TNTN và BVMT trong các TVCQ.

Page 44: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

34

Mặt khác, phân tích hiện trạng sử dụng TNTN và môi trƣờng ở mỗi TVCQ trong

mối quan hệ với TVCQ khác thể hiện rõ mối liên hệ chặt chẽ trong việc sử dụng tài

nguyên giữa các vùng lãnh thổ: nếu sử dụng TNTN không hợp lý ở một TVCQ không

chỉ làm thay đổi cấu trúc của TVCQ đó mà còn ảnh hƣởng đến vấn đề sử dụng TNTN

và làm nảy sinh các vấn đề môi trƣờng ở các TVCQ khác. Đồng thời, việc phân tích

này còn thể hiện mối quan hệ trong việc sử dụng tài nguyên giữa các ngành kinh tế:

nếu sử dụng TNTN không hợp lý trong phát triển lâm nghiệp ở TVCQ núi Giăng Màn

sẽ ảnh hƣởng lớn đến vấn đề sử dụng TNTN trong phát triển nông nghiệp ở các TVCQ

thung lũng Ngàn Phố - Ngàn Sâu,…Chính vì thế, kết quả điều tra, phân tích hiện trạng

sử dụng CQ không những là cơ sở quan trọng để tổ chức không gian mà còn là cơ sở

để đƣa ra các kiến nghị cũng nhƣ giải pháp sát với thực tiễn.

+ Kết quả phân tích xu hướng biến động trong quy hoạch phát triển nông lâm

nghiệp, quy hoạch BVMT và xu hướng biến đổi khí hậu

Việc phân tích tích xu hƣớng biến động trong quy hoạch phát triển nông lâm

nghiệp, quy hoạch BVMT và xu hƣớng biến đổi khí hậu chính là căn cứ tham khảo khi

tiến hành lựa chọn các phƣơng án phát triển phù hợp với định hƣớng chung của lãnh

thổ, có ý nghĩa sát thực đối với địa phƣơng. Đồng thời, kết quả ĐGCQ đƣợc so sánh

với định hƣớng quy hoạch của địa phƣơng nhằm chỉ ra những điểm phù hợp, chƣa phù

hợp cần rà soát lại ở khu vực nghiên cứu, từ đó đƣa ra các giải pháp hợp lý, hiệu quả.

- Đối với việc định hƣớng tổ chức không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT ở

quy mô cấp tỉnh nhƣ Hà Tĩnh, cần đảm bảo các nguyên tắc: thoả mãn nhu cầu về khả

năng tài nguyên và nhu cầu xã hội, đảm bảo lợi ích cho cộng đồng và đạt hiệu quả KT-

XH cao; đảm bảo tính phù hợp với trình độ nguồn nhân lực và trình độ khoa học công

nghệ; kiến thiết các khu nhân sinh (các trung tâm đô thị, khu vực ngoại vi) để tạo nên

sức hút kinh tế,…

- Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu về định hƣớng tổ chức không gian, các

căn cứ đề xuất và các nguyên tắc trong tổ chức không gian ở trên, luận án xác định:

+ Lãnh thổ Hà Tĩnh chính là đối tƣợng của định hƣớng không gian sử dụng hợp

lý TNTN và BVMT. Đây đƣợc xem là một hệ thống có ranh giới xác định với các đặc

trƣng về tự nhiên, KT-XH cụ thể, trong đó các cộng đồng dân cƣ có không gian sống

phù hợp và có hành vi tác động vào tự nhiên, thực hiện các hoạt động KT-XH phù hợp

với sự phát triển KT-XH và chính trị của đất nƣớc.

Page 45: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

35

+ Khung lãnh thổ trong tổ chức không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT bao

gồm những không gian đô thị và các vùng ngoại vi (nông thôn hoặc lãnh thổ ven đô).

Các thành phố, thị xã, thị trấn là các cực có quan hệ với nhau theo các tuyến, trục

đƣờng giao thông trên một bề mặt không gian; có sức hút, lan toả ra xung quanh [37],

hình thành chuỗi giá trị hàng hóa nông sản. Khung lãnh thổ này đƣợc thừa kế từ quy

hoạch phát triển KT-XH của Hà Tĩnh đến năm 2020.

+ Đối tƣợng để định hƣớng không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT tỉnh Hà

Tĩnh bao gồm các TVCQ nhằm phát triển nông lâm nghiệp và các tiểu vùng này đƣợc

bố trí phù hợp với khung lãnh thổ đã đƣợc xác định ở trên.

- Định hướng không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong phát triển nông

lâm nghiệp theo các đơn vị CQ trong luận án

Định hƣớng không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT chính là xác định các

định hƣớng làm tăng sức chứa, giữ lâu bền và bổ sung nguồn tài nguyên và xử lý triệt để

phế thải thành tài nguyên cho mục đích làm tăng khả năng tự điều chỉnh của địa hệ theo

hƣớng phục vụ lâu dài cho nhu cầu về vật chất và tinh thần của các cộng đồng dân cƣ

tồn tại trong các địa hệ (TVCQ) đó. Trên cơ sở đó, luận án xác định các không gian ƣu

tiên phát triển một số loại cây trồng, không gian phát triển các loại rừng vừa có giá trị

kinh tế (đáp ứng nhu cầu vật chất) vừa đảm bảo duy trì khả năng chống chịu, thích ứng

của địa hệ (TVCQ) với các tác động của hoạt động phát triển, làm tăng chất lƣợng môi

trƣờng (nhu cầu tinh thần) của các cộng đồng dân cƣ trong các TVCQ tỉnh Hà Tĩnh.

1.3. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

1.3.1. Các quan điểm nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích hƣớng tiếp cận CQ học cho việc sử dụng hợp lý TNTN và

BVMT, luận án đã sử dụng các quan điểm nghiên cứu đặc thù gồm: quan điểm hệ

thống và tổng hợp, quan điểm không gian, quan điểm lịch sử và quan điểm phát triển

bền vững.

- Quan điểm hệ thống và tổng hợp

Cơ sở của quan điểm này là các yếu tố tự nhiên trên một lãnh thổ luôn rất đa

dạng và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành hệ thống động lực hở, tự điều

chỉnh và có trạng thái cân bằng động. Tác động của con ngƣời vào một hợp phần hay

bộ phận tự nhiên có thể làm thay đổi hàng loạt yếu tố, mức độ ảnh hƣởng nhiều khi

vƣợt ra khỏi lãnh thổ nghiên cứu.

Page 46: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

36

Quan điểm tổng hợp đƣợc vận dụng để nghiên cứu đồng bộ, toàn diện các yếu tố

thành tạo CQ tỉnh Hà Tĩnh. Đó không chỉ là các nhân tố tự nhiên (địa chất, địa hình, địa

mạo, khí hậu, thổ nhƣỡng, sinh vật) mà còn quan tâm đến các hoạt động của con ngƣời

cũng nhƣ các tai biến thiên nhiên trong lãnh thổ đó. Quan điểm này cho phép luận án

nghiên cứu đầy đủ, khái quát các điều kiện của lãnh thổ. Mặt khác, khi đề xuất định

hƣớng sử dụng hợp lý tự nhiên cũng cần xem xét tổng hợp các phƣơng án lựa chọn để

đƣa ra kiến nghị phù hợp nhất.

Quan điểm hệ thống cho phép luận án không chỉ nghiên cứu tổng hợp các yếu tố

thành tạo mà còn xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố đó và đặc trƣng CQ

của lãnh thổ. Quan điểm này còn cho phép nhìn nhận lãnh thổ Hà Tĩnh nằm trong tổng

thể lớn hơn trong mối quan hệ biện chứng, đồng thời, cho biết từ các mối tƣơng tác đó

có sự thay đổi gì về lƣợng không khi hình thành tính chất mới dƣới tác động của hoạt

động KT-XH.

Quan điểm hệ thống trong nghiên cứu cho phép xác định đƣợc sự liên kết đặc

tính và liên kết không gian của các sự vật, hiện tƣợng thông qua các mối quan hệ

tƣơng hỗ giữa các thành phần cấu trúc của hệ thống (cấu trúc đứng - ngang - thời gian)

tạo nên sự phát triển và sự bảo lƣu theo quy luật lƣợng đổi - chất đổi. Khi lƣợng đổi -

chất đổi xảy ra, hệ thống có sự chuyển hóa, còn khi sự bảo lƣu tồn tại, hệ thống đang

tự điều chỉnh để ứng phó với tác động. Nhƣ vậy, tiếp cận hệ thống là định hƣớng

nghiên cứu mối quan hệ cấu trúc của các CQ để xem xét diễn biến và dự báo hệ quả có

thể xảy ra trong tác động giữa các thành phần cấu trúc của CQ. Nhƣ vậy, việc sử dụng

phối hợp quan điểm hệ thống và toàn diện khi NCCQ tỉnh Hà Tĩnh giúp luận án đánh

giá đầy đủ các nhân tố thành tạo CQ và mối quan hệ giữa các nhân tố đó cũng nhƣ mối

quan hệ với các lãnh thổ lớn hơn. Đồng thời, khi xem xét định hƣớng sử dụng hợp lý

TNTN và BVMT ở mỗi TVCQ cũng cần phải đặt trong mối liên hệ về sử dụng hợp lý

TNTN và BVMT với các TVCQ khác.

- Quan điểm lịch sử

Mỗi thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên đều có quá trình phát sinh, phát triển và biến

đổi không ngừng theo thời gian. Mỗi đơn vị CQ đều trải qua một thời gian hình thành

và phát triển. Trong quá trình phát triển, các đặc trƣng riêng có thể đã bị biến đổi, do

vậy, các số liệu thống kê từng đối tƣợng đều gắn với một giai đoạn phát triển nhất

định. Muốn xác định đúng nguồn gốc phát sinh, động lực phát triển, nguyên nhân biến

đổi hiện tại và dự báo xu thế phát triển tƣơng lai của lãnh thổ, không thể không vận

Page 47: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

37

dụng quan điểm lịch sử. Sử dụng quan điểm này cho phép luận án đánh giá chính xác

hiện trạng cũng nhƣ quá trình phát triển của CQ. Đây chính là cơ sở để đƣa ra dự báo

về xu hƣớng phát triển.

- Quan điểm phát triển bền vững

Nghiên cứu, ĐGCQ cho sử dụng hợp lý TNTN và BVMT đều phải đứng trên

quan điểm phát triển bền vững. Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu

hiện tại nhƣng không làm tổn hại đến các thế hệ tƣơng lai cũng có đƣợc các nhu cầu

đó. Phát triển bền vững của một quốc gia phải đảm bảo đồng thời 3 yếu tố: kinh tế, xã

hội và môi trƣờng. Trên quan điểm phát triển bền vững, luận án xác định trong quá

trình khai thác TNTN phục vụ phát triển nông lâm nghiệp cần đặt mục tiêu phát triển

bền vững và BVMT lên hàng đầu. Đây cũng là cơ sở quan trọng khi lựa chọn các

phƣơng án định hƣớng sử dụng lãnh thổ phù hợp để sử dụng hợp lý TNTN và BVMT

trong nông lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.

Trong các quan điểm nghiên cứu đƣợc sử dụng trong luận án, quan điểm hệ thống

và tổng hợp là quan điểm chủ đạo. Trên cơ sở các quan điểm này, lãnh thổ Hà Tĩnh đƣợc

nhìn nhận một cách khái quát, toàn diện trong mối quan hệ chặt chẽ với các hệ thống lớn

hơn, trở thành cơ sở để đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý TNTN và BVMT.

1.3.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

Sau khi xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, nghiên cứu sinh tiến hành

thu thập các tài liệu khái quát về ĐKTN, TNTN, KT-XH của tỉnh để có cái nhìn khái

quát nhất về lãnh thổ. Các dữ liệu sau khi thu thập đƣợc tiến hành phân tích, phân loại

và sắp xếp theo nội dung đề cƣơng đã vạch sẵn; sau đó kiểm tra tính đầy đủ và cập

nhật của các nguồn tài liệu sao cho phù hợp với yêu cầu đặt ra.

Các tài liệu thu thập đƣợc bao gồm: các tài liệu lƣu trữ, các số liệu khảo sát,

phân tích thực địa và bản đồ chuyên đề các loại. Do đƣợc thu thập từ nhiều nguồn

khác nhau nên cần chuẩn hóa các tài liệu và đồng bộ các bản đồ để xác định đƣợc các

đặc trƣng cơ bản nhất của lãnh thổ, đồng thời xác định đƣợc các tuyến thực địa đi qua

các CQ tiêu biểu và thể hiện rõ sự phân hóa lãnh thổ.

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Đây là phƣơng pháp truyền thống của nghiên cứu địa lý tổng hợp. Trên cơ sở dữ

liệu sơ bộ về vùng nghiên cứu, NCS đã vạch ra các tuyến và lựa chọn các điểm để

Page 48: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

38

nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ theo chiều dọc và theo chiều ngang. Quá trình khảo

sát đƣợc thực hiện thành 3 đợt theo 3 tuyến khảo sát:

+ Tuyến Nghi Xuân - Lộc Hà - Hà Tĩnh - Cẩm Xuyên - Kỳ Anh

+ Tuyến Nghi Xuân - TX Hồng Lĩnh - Đức Thọ - Vũ Quang – Hƣơng Khê

+ Tuyến Cẩm Minh - Kỳ Thƣợng

Trong quá trình thực địa, cùng với việc kiểm tra tính chính xác và sự chỉnh hợp

(về đặc điểm, sự phân bố) của các nhân tố thành tạo CQ (thổ nhƣỡng, thực vật,...) và

CQ, NCS còn tiến hành thu thập các thông tin của các cơ quan ban ngành, phỏng vấn

ngƣời dân, cán bộ địa phƣơng về tình hình sản xuất thực tế trƣớc khi lựa chọn các đối

tƣợng đánh giá. Sau khi có kết quả đánh giá, NCS tiếp tục khảo sát thực địa để kiểm

tra kết quả đánh giá với thực tế, làm cơ sở tin cậy để định hƣớng sử dụng lãnh thổ.

- Các phương pháp nghiên cứu, ĐGCQ

+ Phƣơng pháp phân tích liên hợp các thành phần: Mỗi một hợp phần trong CQ có

quy luật phát triển riêng, song giữa chúng tồn tại các mối quan hệ chặt chẽ và tác động

qua lại lẫn nhau. Phƣơng pháp này giúp xử lý, hệ thống hóa các dữ liệu, xác định đƣợc

các mối quan hệ và chỉ tiêu phân hoá các đơn vị tự nhiên. Bản đồ CQ tỉnh Hà Tĩnh dựa

trên cơ sở phân tích các bản đồ thành phần nhƣ: bản đồ địa mạo, bản đồ thổ nhƣỡng, bản

đồ thảm thực vật,... Những bản đồ thành phần đƣợc đƣa về cùng tỉ lệ rồi phân tích liên

hợp các yếu tố thành tạo CQ để xác định ranh giới các đơn vị CQ.

+ Phƣơng pháp xây dựng lát cắt CQ: Nghiên cứu sinh đã tiến hành các đợt điều

tra khảo sát theo các tuyến - thể hiện rõ nét sự phân hóa về địa hình, thổ nhƣỡng, thảm

thực vật. Bản chất của phƣơng pháp là nghiên cứu cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của

CQ dựa trên các lát cắt CQ. Kết quả phân tích lát cắt là cơ sở để định hƣớng xây dựng

quan hệ giữa các hợp phần CQ theo chiều thẳng đứng và theo chiều ngang.

+ Phƣơng pháp phân tích nhân tố trội: Khi tích hợp các lớp hợp phần CQ, xác định

các yếu tố có vai trò quan trọng nhất của hợp phần đối với CQ. Ví dụ, khí hậu có rất

nhiều chỉ số về nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa, tốc độ gió, số ngày nắng,... nhƣng lựa chọn

tiêu chí để nghiên cứu đặc điểm và sự phân hóa SKH của khu vực chỉ xét tới 4 yếu tố

chính: nhiệt độ trung bình năm, tổng lƣợng mƣa năm, độ dài mùa lạnh, độ dài mùa khô.

+ Phƣơng pháp xây dựng bản đồ CQ: Bản đồ CQ là cách thể hiện tốt nhất kết quả

nghiên cứu tổng hợp các ĐKTN, TNTN theo đơn vị lãnh thổ, đƣợc xây dựng theo

phƣơng pháp phân tích liên hợp các yếu tố thành tạo CQ (bản đồ địa mạo, bản đồ thổ

nhƣỡng, bản đồ thảm thực vật,…) và phƣơng pháp nhân tố trội.

Page 49: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

39

+ Phƣơng pháp phân vùng CQ: Việc phân vùng CQ trong luận án đƣợc tiến hành

theo các phƣơng pháp từ dƣới lên, tức là nhóm các địa tổng thể nhỏ thành các vùng

lãnh thổ tƣơng đối đồng nhất có quy mô lớn hơn.

+ Phƣơng pháp ĐGTN sinh thái các CQ: Luận án tiến hành đánh giá các CQ cho

mục đích phát triển nông nghiệp (các nhóm, loại cây trồng) và lâm nghiệp (phân cấp

xung yếu cho rừng phòng hộ đầu nguồn và xác định mức độ thuận lợi để phát triển

rừng sản xuất). Để xác định mức độ thích hợp của các CQ cho các mục đích cụ thể cần

dựa vào nhu cầu sinh thái của các nhóm, loại cây và tiêu chí xác định các loại rừng

cũng nhƣ tiềm năng của các loại CQ. Điểm đánh giá của các CQ đƣợc xác định theo

phƣơng pháp trung bình nhân các điểm thành phần. Kết quả đánh giá chính là cơ sở để

tiến hành định hƣớng CQ cho sử dụng hợp lý TNTN và BVMT.

- Phương pháp phỏng vấn

Trong luận án, nghiên cứu sinh đã lựa chọn phƣơng pháp thu thập thông tin từ

những nông dân có kinh nghiệm. Thông qua những nhà quản lý để xác định và tiến

hành phỏng vấn những cá nhân làm giàu từ việc trồng chè, trồng cam,… để xác nhận

lại hiệu quả KT-XH của các cây trồng mà luận án đã lựa chọn ĐGTN sinh thái. Việc

sử dụng phƣơng pháp này giúp tác giả tiết kiệm đƣợc thời gian, chi phí và nâng cao độ

tin cậy của việc lựa chọn đối tƣợng đánh giá.

- Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý

+ Phƣơng pháp bản đồ: là phƣơng pháp đặc thù của địa lý và đƣợc sử dụng trong

suốt quá trình nghiên cứu. Bắt đầu từ việc nghiên cứu bản đồ để nắm bắt khái quát và

nhanh chóng khu vực nghiên cứu, từ đó vạch ra các tuyến khảo sát đặc trƣng của khu

vực. Nghiên cứu bản đồ, thành lập bản đồ là việc bắt đầu cũng là việc kết thúc của quá

trình nghiên cứu địa lý, thể hiện mọi kết quả nghiên cứu.

+ Phƣơng pháp hệ thông tin địa lý (GIS): luận án sử dụng phƣơng pháp hệ thông

tin địa lý với sự hỗ trợ đắc lực của các phần mềm máy tính, nhất là phần mềm

MapInfo 9.5. Phƣơng pháp này thực hiện có hiệu quả việc cập nhật, phân tích và tổng

hợp các thông tin về đối tƣợng nhằm tìm ra những đặc điểm, tính chất chung của đối

tƣợng để tạo ra lớp thông tin mới, trình bày dữ liệu dƣới dạng các bản đồ phục vụ việc

nghiên cứu, đánh giá lãnh thổ.

Page 50: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

40

1.3.3. Quy trình nghiên cứu

Sau khi tiến hành khảo sát thực địa và thu thập, xử lý các tài liệu liên quan, tác

giả tiến hành các bƣớc nghiên cứu theo sơ đồ 1.1.

Phân tích hiện trạng

sử dụng TNTN và

các vấn đề môi trƣờng

theo các TVCQ

Đánh giá cảnh quan

cho phát triển nông lâm

nghiệp

Phân tích kết quả

đánh giá

theo

các TVCQ

Đánh giá CQ

Quy

hoạch

tổng

thể

phát

triển

kinh tế

- xã hội

Mục tiêu

KT-

XH, môi

trƣờng

Xu

hƣớng tổ chức

không

gian

Sinh vật

Thổ nhƣỡng

Thủy văn

Khí hậu

Địa chất – Địa hình

Vị trí địa lý

Tai

biến thiên

nhiên

Tính cấp thiết

Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu

Hoạt động mở mang đô thị,

KCN

Hoạt động khai thác, sử dụng

TNTN

Hoạt động nhân sinh

I. Các hợp phần thành tạo CQ

Hợp phần tự nhiên

Định hƣớng không gian phát triển nông lâm nghiệp

và bảo vệ môi trƣờng theo các TVCQ

Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu

- Xây dựng hệ thống phân loại

CQ và thành lập bản đồ phân loại

CQ tỉnh Hà Tĩnh (tỷ lệ 1/100.000).

- Đặc điểm và sự phân hóa CQ

tỉnh Hà Tĩnh

Phân vùng

CQ tỉnh

Hà Tĩnh (tỷ

lệ 1/100.000)

Phân loại và phân vùng CQ

II. Nghiên cứu đặc điểm và ĐGCQ

Page 51: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

41

Tiểu kết chƣơng I

1. CQ học là một hƣớng nghiên cứu có tính ứng dụng cao của khoa học địa lý.

Từ tổng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan, luận án đã xác định cách tiếp cận

CQ học cho sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT trong nông lâm nghiệp thực chất là

nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, chức năng cũng nhƣ sự phân hóa lãnh thổ (phân hóa CQ

và phân hóa tổng thể lãnh thổ) và đánh giá tổng hợp các điều kiện địa lý cho phát triển

nông lâm nghiệp.

2. Hà Tĩnh là một tỉnh có DT không lớn nhƣng lại có sự phân hóa tự nhiên khá

phức tạp. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về Hà Tĩnh mới chỉ dừng lại ở mức

độ khái quát hoặc quá chi tiết, hoặc chỉ dừng lại ở phân tích đơn lẻ các hợp phần tự

nhiên (đất, khí hậu). Hiện chƣa có công trình nào phân tích một cách tổng hợp các hợp

phần thành tạo CQ cũng nhƣ mối quan hệ chặt chẽ giữa các hợp phần đó và thể hiện

đƣợc sự phân hóa đặc trƣng của lãnh thổ nghiên cứu (ở tỷ lệ 1/100.000). Do đó, công

trình NCCQ của luận án đối với lãnh thổ Hà Tĩnh có đủ cơ sở khoa học để triển khai.

3. Từ yêu cầu nghiên cứu, ĐGCQ, luận án đã xác định 04 quan điểm nghiên cứu

gồm: quan điểm hệ thống và tổng hợp, quan điểm không gian, quan điểm lịch sử và

quan điểm phát triển bền vững; 05 phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp với quy trình

nghiên cứu đã đề xuất trong hình 1.1 để giải quyết mục tiêu và các nhiệm vụ đặt ra.

Page 52: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

42

Chƣơng 2: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN TỈNH HÀ TĨNH

2.1. CÁC HỢP PHẦN THÀNH TẠO CẢNH QUAN

2.1.1. Vị trí địa lý

Hà Tĩnh có DTTN 5997 km2, thuộc vùng Bắc Trung Bộ, với tọa độ địa lý phần đất

liền từ 17053’ đến 18

045’ vĩ độ Bắc và 105

005’đến 106

030’ kinh độ Đông. Phía Bắc Hà

Tĩnh giáp tỉnh Nghệ An với đƣờng ranh giới dài 88 km, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình

với chiều dài 130 km, phía Tây giáp với nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (với 145

km đƣờng biên giới) và phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ (137 km bờ biển).

Xét về vị trí trong bình đồ tự nhiên, vị trí địa lý đã quy định tính chất nhiệt đới

gió mùa trong CQ thể hiện qua đặc điểm và sự phân bố các yếu tố khí hậu, thủy văn,

thổ nhƣỡng và thảm thực vật. Mặc dù lãnh thổ khá hẹp ngang nhƣng do đặc thù phía

Tây thuộc dãy Trƣờng Sơn Bắc, phía Đông giáp biển đã dẫn đến sự phân hóa phức tạp

của CQ tỉnh Hà Tĩnh theo chiều Đông - Tây. Tuy nhiên, vị trí địa lý cũng gây ra không

ít bất lợi cho lãnh thổ, từ việc phải chịu ảnh hƣởng sâu sắc của gió phơn Tây Nam khô

nóng đến việc thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng của bão biển khiến cho Hà Tĩnh đƣợc

xem nhƣ là một trong những vùng đất ―khắc nghiệt nhất‖ của Việt Nam.

Xét về vị trí trong bình diện kinh tế, Hà Tĩnh nằm ở khu vực trung tâm vùng Bắc

Trung Bộ, điểm đầu mối giao thông quan trọng trên trục hành lang Bắc - Nam với các

tuyến giao thông huyết mạch đi qua nhƣ: đƣờng Quốc lộ 1A (127 km), đƣờng Hồ Chí

Minh (87 km), đƣờng sắt Bắc - Nam (70 km); các trục Bắc - Nam đƣợc đan cắt với các

trục Đông - Tây thông thƣơng với các nƣớc ASEAN là đƣờng Quốc lộ 8A qua cửa

khẩu Quốc tế Cầu Treo sang Lào (85 km) và đƣờng Quốc lộ 12 từ cảng Vũng Áng đến

cửa khẩu Cha Lo sang Lào (55 km). Ngoài ra, với 137 km bờ biển có nhiều cảng và

cửa sông lớn tạo điều kiện thuận lợi để Hà Tĩnh giao lƣu phát triển KT-XH với các

tỉnh trong và ngoài nƣớc. Nhƣ vậy, Hà Tĩnh có vị trí thuận lợi để hình thành và phát

triển quan hệ giao lƣu KT-XH trong mối liên kết vùng trong nƣớc và với các nƣớc

láng giềng dễ dàng và hiệu quả. Đồng thời, Hà Tĩnh cũng là một trung tâm du lịch của

Bắc Trung Bộ và trên sơ đồ du lịch toàn quốc.

Page 53: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

43

Có thể nói, Hà Tĩnh có vị trí rất quan trọng về tự nhiên, kinh tế, chính trị trong sự

phát triển chung của khu vực Bắc Trung Bộ cũng nhƣ cả nƣớc. Chính yếu tố vị trí địa

lý đã tạo nên những nét đặc thù và sự đa dạng trong CQ tỉnh Hà Tĩnh.

2.1.2. Địa chất

a) Đặc điểm

Đặc điểm thành phần vật chất và đặc trƣng về cấu trúc kiến tạo ảnh hƣởng rất lớn

đến quá trình thành tạo CQ tỉnh Hà Tĩnh. Trên các bản đồ địa chất tỷ lệ 1/200.000 ở lãnh

thổ Hà Tĩnh [17, 18, 19], những đặc điểm địa chất ở Hà Tĩnh đƣợc xác định nhƣ sau:

* Đặc điểm thành phần vật chất

Thành phần vật chất đóng vai trò quan trọng vào quá trình thành tạo CQ ở Hà

Tĩnh. Trên lãnh thổ Hà Tĩnh lộ ra các hệ tầng và các trầm tích có tuổi từ Paleozoi sớm

đến nay, đƣợc cấu tạo bởi nhiều thành phần vật chất khác nhau.

- Các đá trầm tích phân bố chủ yếu ở phía Tây và Tây Nam tỉnh Hà Tĩnh. Dải

phía Tây của tỉnh phân bố chủ yếu các đá thạch anh sericit, quaczit, cát kết dạng

quaczit, cát kết, bột kết hệ tầng Sông Cả (O3-S1sc); Khu vực phía Tây Nam phân bố

chủ yếu là các đá phiến sét, cát kết thạch anh, cát bột kết chứa vôi hệ tầng Bản Giàng

(D2ebg); đá phiến sét vôi, cát kết thạch anh, cát bột kết hệ tầng Đồng Thọ (D3frđt); đá

vôi, vôi sét - silic, cát kết, bột kết, phiến silic, phiến sét, sét than hệ tầng La Khê

(C1lk); đá vôi màu xám sáng phân lớp dày dạng khối hệ tầng Bắc Sơn (C-Pbs); cuội

kết, phiến sét, bột kết, cát kết đa khoáng hệ tầng Đồng Đỏ (T3n-rđđ).

- Các đá trầm tích - phun trào bao gồm: cuội kết tuf, bột kết, đá phiến, cát kết xen

ryolit, felzit và tuf của chúng thuộc hệ tầng Đồng Trầu (T2ađt) phân bố thành dải kéo

dài từ Kỳ Anh qua Can Lộc đến Hƣơng Sơn; hệ tầng Động Trúc (J3-K1đt) và các đá

tƣớng phun trào (ryodacit, ryolit porphyr), tƣớng á phun trào (ryodacit porphyr, dacit

porphyr) thuộc loạt phun trào - xâm nhập Hoành Sơn - sông Mã phân bố tại huyện Kỳ

Anh và vùng tiếp giáp với tỉnh Quảng Bình; các đá phun trào bazan, bazan olivin

Neogen tạo thành dải kéo dài theo đứt gãy phƣơng Đông Bắc - Tây Nam tại huyện

Hƣơng Khê.

- Các trầm tích Đệ tứ phân bố trên các vùng ven biển, dọc hệ thống sông, suối,

gồm cuội, sỏi, sạn, cát, bột sét, sét bột, sét có thành phần và nguồn gốc khác nhau.

Page 54: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

44

- Các đá mắcma xâm nhập thành phần từ gabro (phức hệ Núi Chúa) đến granit

(phức hệ Trƣờng Sơn, Phia Bioc, sông Mã) tạo thành các khối có kích thƣớc khác

nhau từ nhỏ đến lớn.

Nhƣ vậy, có thể thấy hệ tầng sông Cả và hệ tầng Đồng Trầu chiếm DT chủ yếu của

lãnh thổ Hà Tĩnh. Các loại đá trầm tích hạt thô (tỷ lệ cát kết, bột kết rất cao) và đá phun

trào axít chiếm tỷ lệ lớn hơn so với đá thành phần bazơ đã tạo nên nét sắc sảo của địa

hình Hà Tĩnh. Hệ tầng Đồng Trầu cấu tạo bởi đá phun trào axit, chủ yếu là granit (tỷ lệ

SCO2 >65%) rất rắn chắc, tạo thành núi ở khu vực Đèo Ngang. Ngoài ra, các thành phần

trầm tích hạt mịn có vai trò quan trọng để tạo nên địa hình đồi của Hà Tĩnh.

* Đặc trưng về cấu trúc kiến tạo

Hà Tĩnh nằm trong miền uốn nếp Paleozoi Trung Việt - Lào, thuộc hai đới cấu

trúc Hoành Sơn và sông Cả, ranh giới giữa hai đới là hệ thống đứt gãy Rào Nạy. Đới

Hoành Sơn phân bố ở phía Đông Bắc đứt gãy Rào Nạy, cấu tạo bởi 4 tổ hợp thạch kiến

tạo, gồm Paleozoi hạ - trung, Mezozoi hạ, Mezozoi hạ - trung và Kainozoi. Đới Sông

Cả chiếm phần DT ở phía Tây Nam đứt gãy Rào Nạy, cấu tạo bởi 4 tổ hợp thạch kiến

tạo gồm Paleozoi hạ - trung, Paleozoi trung, Paleozoi thƣợng và Kanozoi.

Trên lãnh thổ Hà Tĩnh, các hệ thống đứt gãy phát triển chủ yếu theo các phƣơng

chính Tây Bắc - Đông Nam, số ít theo phƣơng Đông Bắc - Tây Nam.

- Đới đứt gãy sông Cả kéo dài theo phƣơng Tây Bắc - Đông Nam, bắt đầu từ phía

cao nguyên Xiêng Khoảng qua biên giới Việt Nam ở cửa khẩu Nậm Cắn kéo dài ra

biển. Đới sông Cả gồm có đới đứt gãy chính Kỳ Sơn - Cửa Lò và 3 đứt gãy nhánh:

Huổi Nhị - Xiêng Lip dài 70 km; Khe Bố - Nghi Xuân dài 130 km, Khe Bố - Hà Tĩnh

dài 150 km.

- Đới đứt gãy Rào Nạy dài trên 230km (trên lãnh thổ Việt Nam có chiều dài 150

km), phƣơng Tây Bắc - Đông Nam. Đới đứt gãy này bắt đầu từ phía Tây Nam dãy núi

Phu Xa Leng (Lào) qua biên giới Việt Nam ở cửa Rào Vàng và kéo dài ra tới biển ở

cửa Gianh, đứt gãy chính cắm về phía Đông Bắc. Từ Hƣơng Khê, đới đứt gãy tách

thêm nhánh Hƣơng Khê - Ròn dài 70 km, rộng 2-6 km và đứt gãy nằm bên bờ trái

sông Rào Nạy (Tuyên Hóa - Ba Đồn) có hƣớng cắm về phía Nam.

Page 55: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

45

Có thể nói, hướng đứt gãy chính trên toàn lãnh thổ là hướng Tây Bắc - Đông

Nam đã quy định phương cấu trúc địa hình (núi, đồi, thung lũng, bờ biển) ở Hà Tĩnh.

b) Vai trò của yếu tố địa chất trong thành tạo CQ

Quá trình địa chất, kiến tạo là những nhân tố định hướng cho quá trình hình

thành và phát triển của địa hình lãnh thổ. Nằm trong kiến tạo chung của Việt Nam,

lãnh thổ Hà Tĩnh thuộc miền uốn nếp Paleozoi Trung Việt - Lào. Trải qua các chu kỳ

kiến tạo, các pha nâng lên, hạ xuống không đồng đều; sụt lún, đứt gãy kèm theo các

hoạt động xâm nhập, phun trào; đặc biệt là hoạt động nâng lên cùng với sự xâm thực,

bào mòn, san bằng, bồi tụ của Tân kiến tạo đã dẫn đến sự phân hóa đa dạng, phức tạp

của CQ lãnh thổ. Phía Tây Hà Tĩnh nằm trong phần nâng lên của địa máng Trƣờng

Sơn, chính là nền móng của các CQ đồi núi. Phía Đông là sự bồi đắp trầm tích Đệ tứ

do biển và sông trên các trũng sụt và nền móng của CQ đồng bằng; Dải cồn cát ven

biển là CQ đặc trƣng đƣợc hình thành từ trƣớc Đệ tứ và phát triển mạnh trong Đệ tứ,

gắn liền với các chu kỳ biển tiến, biển thoái từ Pleistocen đến Holocen.

Thành phần vật chất chủ yếu là trầm tích hạt thô (với tỷ lệ lớn là cát kết, bột

kết,…) tạo nên nền móng rắn chắc của địa hình lãnh thổ. Bên cạnh đó, hướng đứt gãy

chính Tây Bắc - Đông Nam đã quy định nên hướng núi, đồi, thung lũng, bờ biển và

dòng chảy sông ngòi. Điều này tạo thành các dải địa hình theo hƣớng Tây Bắc - Đông

Nam, trở thành yếu tố quan trọng tạo nên sự phân hóa CQ tỉnh Hà Tĩnh. Bên cạnh đó,

đặc điểm nền nham kết hợp với điều kiện địa hình, khí hậu, sinh vật đã quy định sự

hình thành và đặc điểm các loại thổ nhƣỡng khác nhau trong vùng.

Do vậy, yếu tố địa chất, kiến tạo có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành

nền móng CQ của lãnh thổ.

2.1.3. Địa mạo

a) Đặc điểm

* Khái quát chung

Trên cơ sở xem xét các tài liệu [47, 50, 71] cho thấy: địa hình Hà Tĩnh là bộ phận

của dãy Trƣờng Sơn với những nhánh núi đâm ngang ra biển và vùng đồi chuyển tiếp

xuống đồng bằng hẹp ven biển. Trong đó, địa hình đồi núi chiếm khoảng 80% DTTN,

Page 56: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

46

đặc biệt khu vực có độ dốc trên 250

có DT lớn, khoảng 263137 ha - chiếm 67,23% DT

của khu vực đồi núi (bảng 2.1).

Bảng 2.1: Thống kê diện tích đất theo cấp độ dốc và cấp địa hình ở Hà Tĩnh

Đất đồi núi Đất đồng bằng

Cấp độ dốc Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Cấp độ

dốc

Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%)

0-30

10130 2,59 Cao 15222 9,06

3-80

9097 2,32 Vàn cao 72702 43,29

8-150

11846 3,03 Vàn 47340 28,19

15-200

22086 5,64 Vàn thấp 31657 18,85

20-250

45684 11,67 Thấp 1020 0,61

>250

263137 67,23

Đất trơ sỏi đá 29393 7,51

Tổng diện tích 391373 100,00 167941 100,00

(Nguồn: Nguyễn Xuân Tình, 2006 [73])

Địa hình Hà Tĩnh dốc, nghiêng dần từ Tây sang Đông: phía Tây là dãy Trƣờng Sơn

có độ cao trung bình khoảng 250-1000 m, trong đó có một vài đỉnh cao trên 1500 m. Tiếp

đến là vùng đồi chuyển tiếp chiếm DT khá lớn và xuống thấp hơn là vùng đồng bằng hẹp

ven biển có độ cao trung bình khoảng 4-6 m. Phía ngoài đồng bằng ven biển là các dải cát

bị chia cắt mạnh bởi các cửa lạch.

Nhƣ vậy, có thể thấy sự ―chẻ dọc‖ lãnh thổ Hà Tĩnh bởi các dãy núi, dãy đồi mà

giữa chúng là thung lũng sông Ngàn Sâu làm cho địa hình phân thành các dải song

song với đƣờng bờ biển mà không có ở các tỉnh khác thuộc miền Trung. Địa hình dạng

dải chỉ bị phá vỡ ở phần phía Bắc với dòng sông Ngàn Phố nối vào hạ lƣu sông Lam

làm thành ranh giới giữa Hà Tĩnh và Nghệ An gần nhƣ vuông góc với các dải địa hình

chung của Hà Tĩnh.

* Các kiểu địa hình

Trên cơ sở tham khảo tài liệu [5] và sử dụng phƣơng pháp chuyên gia để phân chia

địa hình Hà Tĩnh thành 3 nhóm kiểu địa hình (bảng 2.2).

- Các kiểu địa hình núi: phân bố ở khu vực phía Tây Hà Tĩnh, có DT 155684,7 ha

(chiếm 26% DTTN của tỉnh). Cấu tạo địa chất khu vực này gồm các đá xâm nhập axit,

đá phun trào axit và đá biến chất. Quá trình ngoại sinh thống trị là trọng lực nhanh (đổ

vỡ, sập lở), trọng lực chậm, xói mòn bề mặt và xói mòn khe rãnh (mƣơng xói dòng chảy

Page 57: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

47

tạm thời). Khu vực này có tiềm năng để phát triển lâm nghiệp tuy nhiên cũng thƣờng

xuyên xuất hiện lũ quét, lũ ống, gây thiệt hại không nhỏ về ngƣời và tài sản.

Bảng 2.2: Chỉ tiêu phân loại địa hình ở Hà Tĩnh

STT Nhóm địa hình Độ cao tuyệt đối

(m)

Độ chia cắt sâu

(m)

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%)

1 Núi > 250 >100 155684,7 26

2 Đồi 25 – 250 10 – 100 289500,1 48,2

3 Đồng bằng < 25 < 10 154532,2 25,8

Tổng 599717 100

- Các kiểu địa hình đồi: chính là địa hình chuyển tiếp giữa vùng núi xuống đồng

bằng, có DT 289500,1 ha (chiếm 48,2% DTTN). Trong vùng có sự xen kẽ giữa các đồi

cao, đồi trung bình và đồi thấp với cấu tạo địa chất của khu vực là các đá trầm tích

biến chất, đá mắcma xâm nhập và đá phun trào bị phong hoá mạnh. Quá trình ngoại

sinh thống trị là trƣợt trọng lực chậm, rửa trôi bề mặt, xói mòn khe rãnh. Khu vực này

có thể phát triển CCN lâu năm, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc vừa và nhỏ. Ngoài ra,

trong các kiểu địa hình đồi còn có các kiểu địa hình thung lũng tập trung thành dải

hẹp, dọc thung lũng sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố, đƣợc cấu tạo chủ yếu bởi cát, sỏi,

sét, cát bột, sét bột màu xám,… Quá trình ngoại sinh thống trị là rửa trôi bề mặt và tích

tụ. Khu vực này có thể phát triển CCN cây ăn quả, cây hàng năm và cây lƣơng thực.

- Các kiểu địa hình đồng bằng: phân bố chủ yếu dọc hai bên quốc lộ 8A và quốc

lộ 1A, thuộc các xã của huyện Đức Thọ, Can Lộc, Lộc Hà, thị xã Hồng Lĩnh, Thạch

Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và thành phố Hà Tĩnh với DT 154532,2 ha (chiếm 25,8%

DTTN toàn tỉnh). Trên bề mặt đồng bằng còn bị chia cắt khá mạnh bởi các sông hiện

tại với quá trình ngoại sinh thống trị là rửa trôi bề mặt, dƣới bề mặt, đôi chỗ phát triển

quá trình tích tụ, vùi lấp và sạt lở đê điều. Các kiểu địa hình đồng bằng ven biển tích tụ

cát biển nằm chạy dọc theo bờ biển, gồm các kiểu bờ biển, dạng địa hình cồn cát, đụn

cát và trũng giữa cồn với quá trình ngoại sinh thống trị là thổi mòn, xói rửa và rửa trôi

bề mặt. Khu vực này rất thích hợp để trồng các cây lƣơng thực, cây hoa màu, CCN

hàng năm, nuôi trồng thủy sản. Bản đồ địa mạo tỉnh Hà Tĩnh đƣợc thành lập theo

nguyên tắc nguồn gốc hình thái [5]. Theo đó, lãnh thổ Hà Tĩnh đƣợc phân hóa thành

23 kiểu địa hình (bảng 2.3).

Page 58: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

48

Bảng 2.3: Diện tích và phân bố các kiểu địa hình ở Hà Tĩnh

S

T

T

Các kiểu địa hình

Diện

tích

(ha)

Tỷ lệ

% so

với

DTTN

Phân bố

I Các kiểu địa hình núi 155684,7 26,0

1

Dãy núi trung bình bóc mòn trên

kiến trúc địa lũy, cấu tạo chủ yếu

bởi đá xâm nhập axit

25837,5 4,3

Kéo dài thành dải hẹp theo

hƣớng Tây Bắc - Đông Nam

dọc biên giới Việt Lào, thuộc

địa phận huyện Vũ Quang và

Hƣơng Khê.

2

Dãy núi trung bình - thấp bóc

mòn trên kiến trúc địa lũy, cấu

tạo chủ yếu bởi đá phun trào axit

5453,8 0,9 Phía Nam huyện Kỳ Anh.

3

Khối núi trung bình - thấp bóc

mòn trên kiến trúc địa lũy, cấu

tạo chủ yếu bởi đá biến chất

22178,2 3,7 Chủ yếu ở phía Tây của huyện

Hƣơng Sơn

4

Núi thấp bóc mòn trên kiến trúc

địa lũy, cấu tạo chủ yếu bởi đá

xâm nhập axit

21010,3 3,5 Thuộc địa phận huyện Vũ

Quang và Hƣơng Khê.

5

Dãy núi thấp bóc mòn - xâm

thực trên kiến trúc uốn nếp, cấu

tạo chủ yếu bởi đá biến chất

51993,5 8,7 Chủ yếu ở huyện Vũ Quang,

Hƣơng Khê và huyện Kỳ Anh.

6

Khối núi thấp dạng sót do bóc

mòn, cấu tạo chủ yếu bởi đá xâm

nhập axit

13386,5 2,3

Chủ yếu thuộc địa phận huyện

Nghi Xuân, Can Lộc, Cẩm

Xuyên.

7

Dãy và khối núi thấp dạng sót do

bóc mòn, cấu tạo chủ yếu bởi đá

trầm tích và biến chất

15824,9 2,6

Rải rác ở các huyện Hƣơng

Sơn, Vũ Quang, Hƣơng Khê,

Kỳ Anh.

II Các kiểu địa hình đồi 217609,4 36,2

8 Đồi núi thấp, cấu tạo chủ yếu bởi

đá phun trào axit 28047,0 4,7

Rải rác ở huyện Hƣơng Sơn,

Hƣơng Khê, Cẩm Xuyên.

9 Đồi núi thấp, cấu tạo chủ yếu bởi

đá trầm tích 55098,8 9,2

Tập trung chủ yếu ở huyện Vũ

Quang.

10 Đồi cao phát triển chủ yếu trên đá

xâm nhập và đá phiến sét – vôi 55387,4 9,3

Ở các huyện Hƣơng Sơn,

Hƣơng Khê, Vũ Quang.

11 Đồi trung bình, phát triển chủ

yếu trên đá trầm tích 36218,3 6,1

Rải rác ở các huyện Hƣơng

Sơn, Vũ Quang, Hƣơng Khê

và Kỳ Anh

12 Đồi thấp, phát triển chủ yếu trên

đá phun trào axit 40119,8 6,7

Chủ yếu thuộc huyện Kỳ Anh

và rải rác ở huyện Cẩm Xuyên,

Hƣơng Khê, Can Lộc.

Page 59: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

49

S

T

T

Các kiểu địa hình

Diện

tích

(ha)

Tỷ lệ

% so

với

DTTN

Phân bố

13 Gò đồi thoải, phát triển trên đá

trầm tích tuổi Pleistocen 2738,1 0,4 Ở huyện Kỳ Anh.

III Các kiểu địa hình thung lũng 71890,1 12,0

14

Thung lũng với địa hình đồi do

phân cắt - xâm thực, rửa trôi

thoải

9844,3 1,6 Ở huyện Hƣơng Sơn, Vũ

Quang và Hƣơng Khê.

15

Thung lũng với các phức hệ

thềm sông bị rửa trôi với địa

hình gò thoải

33759,9 5,7

Thuộc các huyện Hƣơng Sơn,

Vũ Quang, Hƣơng Khê và Đức

Thọ.

16

Thung lũng với các phức hệ

thềm sông và bãi bồi không phân

chia

10719,2 1,8

Rải rác dọc theo các huyện

Hƣơng Sơn, Đức Thọ, Hƣơng

Khê.

17

Thung lũng với các phức hệ bãi

bồi và lòng sông không phân

chia

17566,7 2,9

Dọc theo sông Ngàn Phố và

Ngàn Sâu, thuộc huyện Hƣơng

Khê, Vũ Quang, Hƣơng Sơn,

Đức Thọ.

IV Các kiểu địa hình đồng bằng 154532,2 25,8

18

Đồng bằng lƣợn sóng thoải trên

tích tụ cát biển tuổi Pleistocen

muộn

33809,7 5,6 Ở huyện Đức Thọ, Can Lộc,

Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.

19

Đồng bằng dạng gò, đụn trên

tích tụ cát biển đƣợc gió tái tạo

tuổi Holocen muộn

8817,2 1,5

Phân bố thành các dải hẹp,

chạy dọc ven biển của huyện

Can Lộc, Cẩm Xuyên và Kỳ

Anh.

20 Đồng bằng lƣợn sóng trên tích tụ

cát biển tuổi Holocen giữa 29987,8 5,0

Bao gồm DT của cả huyện

Nghi Xuân và một phần nhỏ

của huyện Can Lộc

21

Đồng bằng bằng phẳng trên tích

tụ hỗn hợp sông, biển tuổi

Holocen giữa

52580,7 8,8

Ở huyện Đức Thọ, Can Lộc,

Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm

Xuyên, Kỳ Anh và thành phố

Hà Tĩnh.

22 Đồng bằng tích tụ sông, biển,

đầm lầy tuổi Holocen muộn 12003,0 2,0

Chạy dọc theo các con sông ở

đồng bằng, thuộc huyện Can

Lộc, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ

Anh.

23 Đồng bằng với bề mặt bãi bồi và

lòng sông 17333,8 2,9

Phân bố ven sông Lam, sông

Kênh Càn, sông Hạ Vàng,

sông Quyền.

Page 60: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

50

b) Vai trò của địa mạo trong việc thành tạo CQ tỉnh Hà Tĩnh

Địa hình là kết quả tổng hòa của các tác động nội lực và ngoại lực trong lịch sử

phát triển lãnh thổ lâu dài, phức tạp. Phân cắt sâu và độ cao địa hình là dấu hiệu cơ

bản xác định các lớp CQ, phụ lớp CQ trong hệ thống phân loại CQ. Địa hình Hà Tĩnh

gồm núi, đồi và đồng bằng (trong đó khoảng 3/4 DT là đồi núi nhƣng chủ yếu là núi

thấp), vì thế Hà Tĩnh có 3 lớp CQ (lớp CQ núi, lớp CQ đồi, lớp CQ đồng bằng) và 7

phụ lớp CQ. Bên cạnh đó, độ cao, hƣớng địa hình chính là các yếu tố làm tăng cƣờng

sự phân hóa CQ tỉnh Hà Tĩnh.

Mặt khác, địa hình cũng có ảnh hƣởng rất lớn đến sự phân hóa của các yếu tố khí

hậu, thủy văn, thổ nhƣỡng, sinh vật trong quá trình thành tạo CQ tỉnh Hà Tĩnh.

2.1.4. Khí hậu

a) Đặc điểm

Trên cơ sở xem xét các tài liệu [24, 57] cho thấy: Hà Tĩnh nằm trong miền khí

hậu phía Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra), có khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh

(tuy mùa đông đã bớt lạnh hơn và ngắn hơn so với các tỉnh vùng trung du, miền núi

phía Bắc và đồng bằng sông Hồng), có chế độ mƣa hè - thu. Theo đặc điểm nền nhiệt

và lƣợng mƣa, khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa lạnh và mùa nóng, mùa mƣa và

mùa ít mƣa.

* Các yếu tố khí hậu

- Chế độ bức xạ, mây và nắng: Hà Tĩnh có lƣợng mây tổng quan trung bình năm

vào khoảng 7,2-8,3/10 bầu trời. Tổng số giờ nắng khá cao, khoảng 1583 giờ/năm.

Lƣợng bức xạ rất dồi dào, khoảng 110-130 kcal/cm2/năm, cán cân bức xạ luôn dƣơng,

đạt khoảng 70 kcal/cm2/năm [23, 24].

- Chế độ nhiệt: Hà Tĩnh có nhiệt độ trung bình năm tƣơng đối cao, thay đổi trong

khoảng 23,6-24,5°C (tƣơng đƣơng với tổng nhiệt độ khoảng 8600-8900°C/năm) (bảng

2.4). Chế độ nhiệt phân hóa làm 2 mùa: mùa nóng (là mùa hè) - mùa lạnh (là mùa

đông) rất rõ rệt.

+ Mùa lạnh: ở các vùng có độ cao <100 m, mùa đông lạnh (là thời kỳ có nhiệt độ

trung bình tháng 20°C) thƣờng kéo dài 3 tháng (từ tháng 12 năm trƣớc đến hết tháng

2 năm sau), trong đó tháng 1 là tháng lạnh nhất với nhiệt độ trung bình 18°C. Càng

lên cao, số tháng lạnh càng tăng, ở các vùng núi cao trên 1000 m, số tháng lạnh có thể

kéo dài đến 4-5 tháng. Khi có gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, nhiệt độ không khí

Page 61: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

51

xuống thấp, đặc biệt nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối tháng 1 ở Hƣơng Sơn là

0,7°C, ở Hƣơng Khê là 2,6°C [23, 24].

Bảng 2.4: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm ở Hà Tĩnh

(đơn vị:C)

Tháng

Trạm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Trung

bình

năm

Số tháng

t0<18°C

Hƣơng

Sơn 17,1 18,8 21,0 24,5 27,4 29,6 29,4 28,1 26,7 24,0 21,1 18,9 23,9 1

Hà Tĩnh 17,0 19,4 21,0 24,5 27,7 30,4 29,8 28,6 27,0 23,9 21,4 19,3 24,2 1

Hƣơng

Khê 17,1 19,7 21,3 24,8 27,4 29,8 29,5 28,2 26,6 23,4 21,0 19,7 24,0 1

Kỳ Anh 17,3 19,4 21,1 24,3 27,6 30,3 30,0 28,6 27,0 24,2 21,7 19,7 24,3 1

(Nguồn: Đài khí tượng Hà Tĩnh, 2011 [24])

Hình 2.5: Biến thiên nhiệt độ trung bình tháng trong nhiều năm

(1963-2011) tại các trạm ở Hà Tĩnh

+ Mùa nóng: ở những vùng thấp, nhiệt độ trung bình tháng mùa hè là ≥25°C, kéo

dài 5 tháng (từ tháng 5 đến hết tháng 9). Tháng nóng nhất là tháng 6, 7 với nhiệt độ

trung bình 29,1-29,7°C. Thậm chí, vào thời kỳ gió Tây Nam hoạt động mạnh, thời tiết

khô nóng với nhiệt độ không khí có thể lên đến 39-41°C và độ ẩm tƣơng đối có thể

xuống <30%. Ở 4 trạm khí tƣợng của Hà Tĩnh nhƣ Hƣơng Sơn, Hà Tĩnh, Hƣơng Khê,

Kỳ Anh, nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối tháng đều trên 40°C [23, 24]. Các tháng

3, 4, 10, 11, nhiệt độ mang tính chất chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh.

- Chế độ gió: ở Hà Tĩnh, chế độ gió thay đổi theo mùa rõ nét. Về mùa đông, lãnh

thổ chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc, còn về mùa hè chịu ảnh hƣởng của gió

Page 62: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

52

Tây Nam và Đông Nam. Tốc độ gió trung bình năm dao động trong khoảng 1,4-2,4

m/s. Tốc độ gió mạnh nhất có thể gặp trong các cơn dông và bão lên đến 40 m/s, thậm

chí đạt 54 m/s (tại Kỳ Anh).

- Chế độ mƣa: Hà Tĩnh có tổng lƣợng mƣa năm lớn, dao động trong khoảng 2.300-

3.200 mm/năm với 148-167 ngày mƣa/năm và có chế độ mƣa hè - thu. Lƣợng mƣa có

xu hƣớng tăng dần từ Bắc vào Nam, tăng nhanh ở trƣớc dãy Hoành Sơn (bảng 2.5).

+ Mùa mƣa (thời kỳ có lƣợng mƣa tháng ≥100 mm/tháng) kéo dài 7-8 tháng, từ

tháng 5 đến tháng 11 hoặc 12, tùy theo từng nơi, mùa mƣa có thể kéo dài tới tận tháng

1 năm sau.

0

100

200

300

400

500

600

700

800

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tháng

Lượng mưa (mm)

Hƣơng Sơn

Hƣơng Khê

Hà Tĩnh

Kỳ Anh

Hình 2.6: Biến thiên lượng mưa trung bình tháng trong nhiều năm

(1963-2011) tại các trạm ở Hà Tĩnh

(Nguồn: Đài khí tượng Hà Tĩnh, 2011 [24])

Biến trình của lƣợng mƣa năm trong khu vực là biến trình với hai cực đại. Một

cực đại chính vào tháng 10 với lƣợng mƣa xấp xỉ 700-800 mm/tháng, thậm chí có thể

đạt trên 900 mm/tháng và một cực đại phụ vào tháng 6 mà ngƣời dân miền Trung

thƣờng gọi là mùa mƣa ―tiểu mãn‖.

Số ngày mƣa ở Hà Tĩnh rất nhiều, đạt trên 145 ngày/năm. Ở khu vực vùng núi

Hƣơng Sơn, số ngày mƣa trong năm đạt trên 182 ngày. Mặt khác, tại các trạm đo ở

Hƣơng Sơn, Hà Tĩnh, Hƣơng Khê, Kỳ Anh từ tháng 5 đến tháng 11 đều có lƣợng mƣa

ngày lớn nhất trên 100 mm. Đặc biệt vào tháng 5, lƣợng mƣa ngày cực đại có thể đạt

khoảng 500 mm.

Page 63: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

53

Bảng 2.5: Tổng lượng mưa trung bình tháng và năm ở Hà Tĩnh

(đơn vị: mm)

Tháng

Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Hƣơng Sơn 53,3 53 66,4 111,6 243,3 134,8 141,4 260,0 464,6 422,8 184,9 76,5 2210,2

Hƣơng Khê 43,4 46,5 58 89,9 212,0 167,1 145,2 275,7 487,5 538,3 196,5 71,5 2316,9

Hà Tĩnh 98,8 67,3 56,3 74,7 163,9 138,9 110,2 236,8 537,3 727,7 325,2 161,5 2698,6

Kỳ Anh 110,1 74,6 58,5 69,4 156,8 124,9 97,4 237,7 572,0 761,9 409,8 203,9 2867,4

Kỳ Thƣợng 108,7 68,2 58 64,3 159,8 145,8 112,7 240,2 538,2 838,1 382,3 146,4 2938,8

Kỳ Lạc 161,0 66,5 51 60,2 146,9 150,8 139,0 242,7 677,1 927,0 476,7 171,8 3172,1

Sông Rác 143,0 95,3 69,3 66,2 148,6 107,9 114,1 252,9 678,2 709,9 420,0 235,9 3025,4

Chu Lễ 42,7 43,2 53,8 106,5 201,9 142,4 124,2 238,9 445,7 581 219,3 74,9 2274,6

Cẩm Xuyên 99,8 81,8 59,3 90,6 155,3 116,3 94,4 210,0 488,7 828,0 639,5 255,8 3119,5

Hoà Duyệt 55,4 51,4 55,3 87,6 210,2 144,0 132,9 247,1 405,3 585,8 196,5 84,9 2256,5

Diệm Sơn 49,6 57,1 65,9 88,1 220,3 153,9 153,6 242,2 414,3 458,5 144,5 63,6 2111,4

Cẩm Nhƣợng 133,7 75,4 52,6 55,0 138,2 127,7 80,4 183,2 477,6 735,2 376,7 244,1 2679,8

Linh Cảm 38,4 32,7 46,9 64,8 164,6 130,2 121,0 204,5 420,4 514,5 141,3 58,8 1938,1

Đại Lộc 36,5 25,2 41,7 65,6 125,5 107,1 88,8 196,4 428,6 558,8 178,0 60,9 1913,1

(Nguồn: Đài khí tượng Hà Tĩnh, 2011 [24])

+ Mùa ít mƣa ở Hà Tĩnh kéo dài khoảng 5 tháng (có nơi chỉ 4 tháng) và không

sâu sắc. Mùa mƣa bắt đầu vào tháng 12, tháng 1 và kết thúc vào tháng 4 với lƣợng

mƣa trung bình xấp xỉ 40 mm/tháng. Cá biệt, ở một số điểm có lƣợng mƣa trung bình

tháng rất thấp, ví dụ ở trạm đo Đại Lộc vào tháng 2 chỉ đạt 25,2 mm/tháng và ở trạm

đo Linh Cảm cũng vào tháng 2 chỉ đạt 32,7 mm/tháng.

- Độ ẩm không khí: Hà Tĩnh có độ ẩm không khí trung bình năm khá cao, thƣờng

đạt >80%. Thời kỳ có độ ẩm cao nhất đạt trên 90% chính là các tháng cuối mùa đông,

đầu xuân (tháng 1, 2, 3), đạt cực đại vào tháng 2 với độ ẩm trung bình nhiều năm đạt

91-92%. Thời kỳ độ ẩm thấp nhất vào tháng giữa mùa hè (tháng 6, 7), ở mức 71-78%.

Tuy nhiên, vào những ngày có gió phơn Tây Nam, độ ẩm không khí tƣơng đối thấp, có

thể xuống dƣới 40% thậm chí dƣới 30% [23, 24].

- Với 3/4 DTTN là đồi núi, khí hậu ở Hà Tĩnh có sự phân hóa rõ rệt theo đai cao,

nhất là ở vùng núi phía Tây và Tây Nam càng làm cho đặc điểm khí hậu phân hóa trên

toàn lãnh thổ.

- Một số hiện tƣợng thời tiết đặc biệt ở Hà Tĩnh

Page 64: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

54

+ Bão và áp thấp nhiệt đới: Hà Tĩnh chịu ảnh hƣởng nặng nề của bão. Trong giai

đoạn 1956-2011, có hơn 20 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào địa phận Hà Tĩnh. Hoạt động

của bão hoặc áp thấp nhiệt đới thƣờng tập trung vào khoảng tháng 9 đến tháng 11. Bão

ảnh hƣởng hoặc đổ bộ trực tiếp vào thƣờng gây ra những đợt mƣa lớn, có thể đạt 100-

200 mm, có nơi 400-500 mm, gây lũ lụt, ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất và sinh hoạt

của ngƣời dân [23, 24].

+ Gió Tây khô nóng: nằm ở khu vực ven biển miền Trung, gió Tây khô nóng hay

còn đƣợc gọi là ―gió Lào‖ thƣờng hoạt động rất mạnh ở Hà Tĩnh trong các tháng từ

tháng 4 đến tháng 9, cao điểm là tháng 6, 7. Vào những ngày có gió Tây khô nóng,

nhiệt độ không khí thƣờng cao trên 35°C và độ ẩm tƣơng đối xuống dƣới 55%. Ở khu

vực thấp, các thung lũng sông, hoặc đồng bằng thấp ven biển bình quân hàng năm có

tới 39-58 ngày gió Tây khô nóng. Cụ thể, ở dải đồng bằng ven biển kéo dài khoảng 39

ngày, còn ở thung lũng sông Cả lên đến 58 ngày. Gió Tây khô nóng làm cây cối khô

héo, giảm năng suất, tích luỹ nhiều sắt, nhôm gây thoái hoá đất, ảnh hƣởng xấu đến

sức khỏe ngƣời dân.

+ Dông: thƣờng xuất hiện ở Hà Tĩnh, chủ yếu ở vùng núi. Số ngày dông trung

bình khoảng 34-46 ngày dông/năm, thời kỳ nhiều dông thƣờng bắt đầu từ tháng 4 đến

hết tháng 9.

+ Sƣơng mù: Số ngày có sƣơng mù ở Hà Tĩnh tƣơng đối lớn, từ 15-60 ngày/năm,

thƣờng xảy ra chủ yếu trong các tháng mùa đông (tháng 10, 11, 12). Đặc biệt ở Hƣơng

Sơn, hàng năm có tới 63 ngày, ở Hƣơng Khê là 61,5 ngày.

+ Gió mùa Đông Bắc thƣờng xuất hiện bình quân khoảng 30 đợt mỗi năm, mỗi

đợt vài ngày trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 4.

Qua phân tích những đặc điểm khí hậu, thời tiết trên cho thấy, khí hậu Hà Tĩnh

vẫn mang nét đặc thù của khí hậu miền Bắc - khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông

lạnh, tuy nhiên có sự phân hóa đa dạng..

* Sự phân hóa và đặc điểm các kiểu SKH lãnh thổ Hà Tĩnh

- Hệ thống chỉ tiêu phân loại SKH lãnh thổ Hà Tĩnh

+ Cơ sở xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân loại SKH tỉnh Hà Tĩnh

Căn cứ vào các nghiên cứu về SKH của các tác giả trong nƣớc [33, 93, 94], hệ

thống chỉ tiêu phân loại SKH tỉnh Hà Tĩnh đƣợc xây dựng trên 2 yếu tố nền tảng là

nhiệt và ẩm, vì đây là nhân tố có vai trò chủ đạo hình thành nên chế độ khí hậu và có

ảnh hƣởng chủ yếu đến tính đa dạng thực vật và kiểu thảm thực vật [41].

Page 65: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

55

Hai chỉ tiêu chính đƣợc lựa chọn là nhiệt độ trung bình năm và tổng lƣợng mƣa

trung bình năm. Ngoài ra, để xét đến những nét đặc thù của khí hậu đối với sinh vật,

thảm thực vật, luận án đã sử dụng thêm 2 chỉ số: độ dài mùa lạnh và độ dài mùa khô

làm cơ sở phân loại SKH tỉnh Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, số liệu khí hậu đƣợc sử dụng là

chuỗi số liệu của 4 trạm khí tƣợng và 14 trạm đo mƣa trên lãnh thổ Hà Tĩnh đƣợc Đài

Khí tƣợng Thủy văn Bắc Trung Bộ thống kê trong khoảng thời gian dài (1963-2011)

nên rất đáng tin cậy và các chỉ số thống kê của các chuỗi số liệu đó có thể đƣợc coi là

các ―chuẩn khí hậu‖.

+ Hệ thống chỉ tiêu phân loại SKH thảm thực vật tỉnh Hà Tĩnh

Từ những cơ sở đó, tác giả đã tiến hành phân chia thành các chỉ tiêu cụ thể và

xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân loại SKH thảm thực vật (trên cơ sở nguồn gốc phát

sinh) của tỉnh Hà Tĩnh (bảng 2.6).

Bảng 2.6: Hệ thống chỉ tiêu phân loại SKH thảm thực vật tỉnh Hà Tĩnh

ẨM

NHIỆT

Tổng lƣợng

mƣa năm

(R năm)

A - Mƣa rất

nhiều

Rnăm ≥2500 mm

B - Mƣa nhiều

2500 mm>Rnăm

≥2000 mm

C - Mƣa vừa

Rnăm<2000

mm

Nhiệt độ

trung bình năm

(Tnăm)

Độ dài mùa

khô (n)

Độ dài

mùa lạnh (N)

a* - không có

mùa khô

N = 0 tháng

a* - không

có mùa khô

n = 0 tháng

a - Mùa

khô ngắn

n ≤ 2

tháng

b - Mùa khô

trung bình

3 tháng≤n

<4 tháng

I – Nóng

Tnăm ≥ 23°C

Độ cao (h) ≤100 m

1 - Mùa lạnh

ngắn

N = 1 tháng

IA1a* IB1a* IB1a IC1b

II - Ấm

20°C≤Tnăm<23°C

700 m≥h>100 m

2 - Mùa lạnh

trung bình

N=2-3 tháng

IIA2a* IIB2a*

III - Hơi lạnh

18°C≤Tnăm<20°C

1100 m≥h>700 m

3 - Mùa lạnh

hơi dài

N = 4 tháng

IIIA3a* IIIB3a*

IV – Lạnh

Tnăm ≤ 18°C

H≥1100 m

4 - Mùa lạnh

dài

N > 4 tháng

IVA4a* IVB4a*

- Bản đồ phân loại SKH tỉnh Hà Tĩnh đƣợc xây dựng trên cơ sở tích hợp hai bản

đồ thành phần: nhiệt độ trung bình nhiều năm, tổng lƣợng mƣa trung bình nhiều năm kết

hợp với sự phân hóa của các đặc điểm SKH đặc thù lãnh thổ: độ dài mùa lạnh và độ dài

mùa khô. Lãnh thổ Hà Tĩnh có sự phân hóa thành 10 loại SKH khác nhau (bảng 2.7).

Trong đó, loại SKH nóng, mƣa rất nhiều, mùa lạnh ngắn, không có mùa khô (IA1a*)

và loại SKH nóng, mƣa nhiều, mùa lạnh ngắn, không có mùa khô (IB1a*) chiếm diện

Page 66: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

56

tích chủ yếu (45,67% DTTN) trên toàn lãnh thổ. Sự đa dạng của các loại SKH lãnh thổ

Hà Tĩnh chính là hệ quả của vị trí chuyển tiếp giữa 2 miền khí hậu và sự phân hóa địa

hình lãnh thổ.

Bảng 2.7: Diện tích và phân bố các loại SKH ở Hà Tĩnh

S

T

T

Các loại SKH Diện tích

(ha)

% so

với

DTTN

Phân bố

1

Loại SKH nóng, mƣa rất

nhiều, mùa lạnh ngắn, không

có mùa khô (IA1a*)

143139 23,87

Vùng thấp <100 m thuộc các xã của

huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, thành phố

Hà Tĩnh

2

Loại SKH nóng, mƣa nhiều,

mùa lạnh ngắn, không có

mùa khô (IB1a*)

130719,1 21,80

Khu vực <100 m thuộc các xã của

huyện Nghi Xuân, Thạch Hà, Lộc Hà,

Vũ Quang và Hƣơng Sơn.

3

Loại SKH nóng, mƣa nhiều,

mùa lạnh ngắn, mùa khô

ngắn (IB1a)

51749,51 8,63 Vùng trũng thấp <100 m của một số xã

thuộc huyện Hƣơng Sơn và Hƣơng Khê

4

Loại SKH nóng, ít mƣa, mùa

lạnh ngắn, mùa khô trung

bình (IC1b)

35148,2 5,86

Vùng thấp <100 m của các xã thuộc

huyện Đức Thọ, Thạch Hà và thị xã

Hồng Lĩnh

5

Loại SKH ấm, mƣa rất

nhiều, mùa lạnh trung bình,

không có mùa khô (IIA2a*)

86887,35 14,49

Khu vực có độ cao từ 100-700 m, thuộc

khu vực các xã giáp ranh giữa huyện

Hƣơng Khê - Cẩm Xuyên và phía Tây

và Nam của huyện Kỳ Anh

6

Loại SKH ấm, mƣa nhiều,

mùa lạnh trung bình, không

có mùa khô (IIB2a*)

124509,2 20,76

Khu vực đồi núi, có độ cao từ 100-700

m, thuộc các xã phía Tây của huyện

Hƣơng Sơn, Vũ Quang, Hƣơng Khê và

núi Hồng Lĩnh.

7

Loại SKH hơi lạnh, mƣa rất

nhiều, mùa lạnh hơi dài,

không có mùa khô (IIIA3a*)

13403,07 2,23

Phân bố thành dải ở khu vực núi, có độ

cao địa hình từ 700-1100 m thuộc các

xã phía Tây của huyện Hƣơng Sơn, Vũ

Quang, Hƣơng Khê và một bộ phận nhỏ

thuộc phía Nam huyện Kỳ Anh.

8

Loại SKH hơi lạnh, mƣa

nhiều, mùa lạnh hơi dài,

không có mùa khô (IIIB3a*)

700,7783 0,12

Khu vực địa hình núi có độ cao từ 700-

1100 m thuộc địa phận huyện Hƣơng

Sơn.

9

Loại SKH lạnh, mƣa rất

nhiều, mùa lạnh dài, không

có mùa khô (IVA4a*)

13144,3 2,19

Phân bố thành dải hẹp ở khu vực núi

cao >1100 m, giáp biên giới Việt - Lào,

thuộc địa phận các xã của Hƣơng Sơn,

Vũ Quang, Hƣơng Khê.

10

Loại SKH lạnh, mƣa nhiều,

mùa lạnh dài, không có mùa

khô (IVB4a*)

316,6988 0,05 Vùng núi cao >1100 m thuộc địa phận

huyện Hƣơng Sơn.

Page 67: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

57

b) Vai trò của khí hậu trong thành tạo CQ

Khí hậu là một nhân tố rất quan trọng, ảnh hƣởng đến các quá trình hình thành

thổ nhƣỡng, đến chế độ thủy văn, đến sự phân bố và phát triển của sinh vật, tạo nên sự

đa dạng CQ lãnh thổ.

Các yếu tố bức xạ, nhiệt, ẩm của Hà Tĩnh đều đảm bảo chỉ tiêu chung của khí

hậu nhiệt đới và nằm trong hệ thống CQ nhiệt đới gió mùa của toàn bộ lãnh thổ Việt

Nam. Hơn nữa, do chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc nên lãnh thổ Hà Tĩnh thuộc

phụ hệ thống CQ nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và nằm trong kiểu CQ rừng kín

thường xanh nhiệt đới, mưa mùa.

Khí hậu là yếu tố động lực của CQ, chi phối hoạt động sản xuất, khai thác tài

nguyên. Chế độ nhiệt ẩm dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho sinh vật sinh trƣởng, phát

triển và tiến hành thâm canh, tăng vụ. Tuy nhiên, những yếu tố cực đoan của khí hậu

cũng ảnh hƣởng lớn đến các hoạt động sản xuất của con ngƣời. Tính mùa của khí hậu

quy định tính mùa của một số hoạt động sản xuất và tính biến đổi mùa của CQ. Bên

cạnh đó, lãnh thổ Hà Tĩnh đều có lƣợng mƣa lớn, chủ yếu >2000 mm, thậm chí nhiều

nơi >2500 mm, gây cƣờng độ xói mòn mạnh trên các sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu,… và

gây ngập úng ở khu vực đồng bằng.

Sự đa dạng của 10 loại SKH là tiền đề tạo nên sự đa dạng của các đơn vị CQ lãnh

thổ. Sự kết hợp của các quần xã thực vật với các loại đất qua các điều kiện khí hậu và

các tác động của con ngƣời là căn cứ để phân chia cấp loại CQ ở Hà Tĩnh.

Nhƣ vậy, đặc trƣng của điều kiện khí hậu Hà Tĩnh có ý nghĩa quan trọng trong

việc thành tạo CQ lãnh thổ. Sự đa dạng về các loại SKH cũng chính là những điều kiện

thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và phong phú.

2.1.5. Thủy văn

a) Đặc điểm

Trên cơ sở xem xét các tài liệu nghiên cứu [24, 47, 62, 101] cho thấy: Hà Tĩnh có

mật độ sông ngòi dày đặc với trên 20 con sông lớn, nhỏ, phân bố với mật độ tƣơng đối

đồng đều (0,5-1,0 km/km2). Sông ngòi nhiều nƣớc (khoảng 11-13 tỷ m

3/năm), trung

bình đạt 13840 m3 nƣớc/ha đất tự nhiên.

- Mạng lƣới sông suối trong tỉnh thuộc về 2 kiểu lƣu vực khác nhau, gồm kiểu

lƣu vực sông Ngàn Sâu ở phía Tây và kiểu các lƣu vực nhỏ (sông Nghèn, Rác, Rinh) ở

ven biển (bảng 2.8).

Page 68: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

58

Bảng 2.8: Đặc điểm mạng lưới sông suối ở Hà Tĩnh

S

T

T

Tên sông Đổ vào

đâu

Khoảng

cách

tới cửa

sông

(km)

Độ

cao

nguồn

sông

(m)

Chiều

dài

sông

(km)

DT

hứng

nƣớc

(km2)

Chiều

rộng bình

quân lƣu

vực (m)

Mật độ

lƣới

sông

(km

/km2)

Hệ số

uốn

khúc

1 Ngàn Sâu Cả 33,5 1100 135 3210 46,6 0,87 2,2

1.1 Rào Giang Ngàn Sâu 116 725 14,0 41,9 3,5 1,18

1.2 Ma Cho Ngàn Sâu 114,5 460 18,0 34,0 2,1 1,44

1.3 Rào Che Ngàn Sâu 113,5 600 21,0 59,2 3,7 1,34

1.4 Rào Bôi Ngàn Sâu 97,5 400 22,0 96,4 6,9 1,91

1.5 Rào Rồng Ngàn Sâu 90,5 150 10,0 16,2 2,0 1,52

1.6 Rào Trê Ngàn Sâu 73,0 375 29,0 115 6,4 1,28 2,40

1.7 Tiêm Ngàn Sâu 71,5 1100 39,0 213 8,2 0,97 1,86

1.8 Khe Coi Ngàn Sâu 65,0 300 11,0 38,6 4,5 1,55

1.9 Hói Lộ Ngàn Sâu 64,0 250 14,0 33,0 2,6 1,46

1.10 Rào Nộ Ngàn Sâu 50,5 700 28,0 206 8,6 0,86 1,40

1.11 Khe Dƣa Ngàn Sâu 45,0 125 16,0 51,3 3,7 1,40

1.12 Ngàn Trƣơi Ngàn Sâu 38,0 1200 62,0 560 13,3 0,73 2,2

1.13 Hói Đang Ngàn Sâu 25,5 125 18,0 65,3 4,5 2,4

1.14 Hói Om Ngàn Sâu 21,0 125 27,7 27,7 2,0 1,33

1.15 Ngàn Phố Ngàn Sâu 13,0 700 70,0 1060 18,7 0,91 1,52

2 Nghèn Biển Đông 58,0 1220 26,0 0,83 2,03

3 Rác Biển Đông 36,0 354 15,1 1,08 1,56

(Nguồn: Đài khí tượng Hà Tĩnh, 2011 [24])

+ Lƣu vực sông Ngàn Sâu (đoạn cuối sông gọi là sông La - phụ lƣu cấp 1 lớn

nhất của hệ thống sông Cả) nằm ở phía Tây Hà Tĩnh, bắt nguồn từ độ cao 1100 m ở

địa phận huyện Hƣơng Khê với chiều dài sông 135 km, chiều dài lƣu vực 69 km, độ

cao trung bình lƣu vực đạt 362 m, hệ số uốn khúc 2,2 và độ dốc bình quân đạt 28,2%.

Lƣu vực sông Ngàn Sâu có mật độ sông khá cao, trung bình đạt 0,87 km/km2 và

mạng lƣới sông có dạng nan quạt mở rộng với chiều rộng lƣu vực trung bình là 46,6

km. Mạng lƣới sông phát triển mạnh về phía bờ trái với các nhập lƣu lớn nhƣ sông

Ngàn Trƣơi (560 km2), sông Ngàn Phố (1.060 km

2),...

+ Các lƣu vực sông nhỏ ven biển nhƣ sông Nghèn, sông Rác, sông Kênh Càn,…

thƣờng ngắn, không có trung lƣu, khả năng giữ nƣớc trong lòng sông phần thƣợng

nguồn kém, đồng thời khả năng thoát nƣớc ở hạ du cũng rất kém do bị chắn bởi dãy

cồn cát ven biển nên thƣờng gây ra úng ngập thƣờng xuyên mỗi khi có mƣa lớn. Mật

độ sông suối trong vùng này đạt cao nhất so với toàn tỉnh, trên 1km/km2.

Page 69: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

59

- Chế độ dòng chảy sông, suối ở Hà Tĩnh theo 2 mùa rất rõ rệt:

+ Mùa lũ: gồm lũ chính vụ và lũ tiểu mãn

Lũ chính vụ (kéo dài ba tháng từ tháng 9 đến tháng 11): có lƣợng dòng chảy

chiếm 60-70% lƣợng dòng chảy năm, với moduyn trung bình dòng chảy dao động từ

100-130 l/s.km2. Lũ trên lƣu vực này thƣờng rất dữ dội với moduyn đỉnh lũ thƣờng đạt

tới 4-5 m3/s.km

2. Tháng có dòng chảy lớn nhất thƣờng xuất hiện vào tháng 10 trong

thời kỳ dải hội tụ nhiệt đới đi qua khu vực này, chiếm 20-25% lƣợng dòng chảy năm

và moduyn dòng chảy trung bình tháng đạt tới 150-180 l/s.km2.

Lũ tiểu mãn (tháng 5 hoặc tháng 6) do mƣa tiểu mãn gây ra và thƣờng liên quan

chặt chẽ đến hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và rãnh thấp phía Tây với lƣợng mƣa

rất lớn (trên 200 mm), đặc biệt là trên các vùng núi. Thông thƣờng, lũ tiểu mãn là lũ

nhỏ, tuy nhiên có năm lũ tiểu mãn trở thành lũ lớn nhất trong năm.

+ Mùa kiệt: các sông suối ở Hà Tĩnh có đặc điểm chung là lƣu vực nhỏ, sông

ngắn, dốc đổ thẳng ra biển nên khả năng giữ nƣớc trong lớp thổ nhƣỡng cũng nhƣ

trong lòng sông đều rất thấp, vì vậy dòng chảy mùa kiệt rất nhỏ. Hàng năm có 1 cực

tiểu xuất hiện vào tháng 5 hoặc 6. Ba tháng có lƣợng dòng chảy nhỏ nhất xuất hiện vào

tháng 2-4, chiếm 5-10% lƣợng dòng chảy năm và moduyn trung bình 10-20 l/s.km2.

Lƣợng dòng chảy tháng nhỏ nhất chiếm 1-2% lƣợng dòng chảy năm, moduyn trung

bình 8-15 l/s.km2, dòng chảy nhỏ nhất trong thời kỳ quan trắc là 3,22 l/s.km

2.

Ngoài ra, Hà Tĩnh còn có hệ thống hồ khá phong phú nhƣ hồ Kẻ Gỗ, Sông Rác,

Bộc Nguyên, Thƣợng Tuy,... cung cấp nƣớc tƣới và sinh hoạt cho ngƣời dân.

Kết quả đánh giá tổng hợp từ trữ lƣợng khai thác tiềm năng cho từng tầng chứa

nƣớc chủ yếu đã xác định đƣợc trữ lƣợng khai thác tiềm năng nƣớc dƣới đất của tỉnh

Hà Tĩnh là: 2395000 m3/ngày.

Có thể nói rằng Hà Tĩnh là tỉnh có mạng lƣới sông suối dày đặc nhất so với dải

ven biển miền Trung. Hình thái các sông suối ở đây rất thuận lợi cho việc tập trung

nguồn nƣớc nhƣng khả năng giữ nƣớc rất kém, vì vậy các thiên tai liên quan đến dòng

chảy nhƣ lũ quét, sạt lở đất,… thƣờng xuyên xảy ra.

b) Vai trò của yếu tố thủy văn trong thành tạo CQ

Thủy văn có vai trò quan trọng trong vận chuyển, phân bố lại vật chất trong CQ.

Dòng chảy đã tham gia vào những quá trình ngoại lực nhƣ xói mòn, rửa trôi hay bồi

tụ,... hình thành các dạng địa hình. Chính dòng chảy của sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu,…

đã vận chuyển vật liệu ở khu vực đồi núi xuống bồi đắp phù sa hình thành nên các

Page 70: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

60

đồng bằng, tạo nên lớp CQ đồng bằng ở Hà Tĩnh. Mặc khác, Hà Tĩnh có mạng lƣới

sông ngòi dày đặc, nhiều nƣớc với địa hình Hà Tĩnh nghiêng từ Tây sang Đông nên

vào mùa lũ, nƣớc sông lên nhanh gây ngập lụt cho khu vực thung lũng, đồng bằng, sạt

lở bờ sông,... làm thay đổi CQ.

Ngoài ra, trong sự hình thành và phát triển của CQ, đặc biệt là sự phong phú của

thảm thực vật có liên quan trực tiếp đến tiềm năng nƣớc. Đồng thời, nƣớc trong CQ

còn là môi trƣờng của các phản ứng hóa học, nƣớc thâm nhập vào trong tất cả các

thành phần khác của CQ, thực hiện quá trình trao đổi vật chất giữa các thành phần và

phân phối lại vật chất khoáng trong CQ.

2.1.6. Thổ nhƣỡng

a) Đặc điểm

Trên cơ sở xem xét tài liệu [35, 73, 88] kết hợp với khảo sát thực địa cho thấy, Hà

Tĩnh có 9 nhóm đất chính với đặc điểm phát sinh và tính chất khá đa dạng. Trong đó,

nhóm đất feralit có DT lớn nhất, chiếm tỷ lệ 52,15% so với DTTN của tỉnh (bảng 2.9).

- Nhóm đất cát

Nhóm đất cát có DT 38204 ha (chiếm 6,37% DTTN), đƣợc hình thành ở ven

biển, ven các sông chính, do sự bồi đắp từ các sản phẩm trầm tích phù sa thô của các

hệ thống sông và biển. Nhóm đất cát gồm có 2 loại: đất cồn cát có khoảng 14278 ha,

đất cát ven biển có khoảng 23926 ha.

Bảng 2.9: Diện tích các loại đất ở Hà Tĩnh

STT Các loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ % so với DTTN

1 Nhóm đất cát 38204,0 6,37

2 Nhóm đất mặn 4432,0 0,74

3 Nhóm đất phèn 17919,3 2,99

4 Nhóm đất phù sa 100277,3 16,72

5 Nhóm đất xám 4500,0 0,75

6 Nhóm đất feralit 312738,0 52,15

7 Nhóm đất mùn 35293,6 5,89

8 Nhóm đất dốc tụ 4800,0 0,80

9 Đất xói mòn trơ sỏi đá 37742,1 6,29

Sông suối, núi đá 43810,7 7,31

Tổng số 599717,0 100,00

(Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, 2013 [88])

Page 71: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

61

Tính chất nổi bật của nhóm đất cát là có thành phần cơ giới nhẹ từ trên mặt

xuống tầng dƣới phẫu diện, tỷ lệ cát chiếm chủ yếu khoảng 70%, limon và sét chiếm

dƣới 30%, phân lớp rõ, có nơi còn lẫn vỏ sò, hến. Đất có phản ứng chua đến ít chua,

độ pH <5,0 ở tất cả các tầng đất. Hàm lƣợng hữu cơ ở tất cả các tầng đất nghèo (0,59-

1,25%), càng xuống các tầng dƣới càng giảm. Kali tổng số trung bình (0,65% ở tầng

đất mặt) song kali dễ tiêu nghèo (5,0 mg/100g đất ở tầng mặt). Lân tổng số và dễ tiêu

đều nghèo. Lƣợng cation kiềm trao đổi thấp, tỷ số Ca++/Mg++ trên 1,0; dung tích hấp

thu (CEC) thấp 3,05 mg/100g đất ở tầng mặt.

- Nhóm đất mặn

Nhóm đất mặn có DT 4432 ha (chiếm 0,74% DTTN), phân bố rải rác ven theo

các cửa sông của các huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.

Đất bị nhiễm mặn do ảnh hƣởng của nƣớc biển xâm nhập và tích luỹ trong đất theo hai

con đƣờng hoặc do mặn tràn hoặc ngầm theo mạch ngang trong đất.

Đất mặn có phản ứng trung tính và kiềm yếu. Chất hữu cơ cũng nhƣ các nguyên

tố dinh dƣỡng khác trung bình đến khá, tỷ lệ Mg++ xấp xỉ Ca++, tổng số muối tan

>1% và Cl- cao >0,25%. Thành phần cơ giới thịt trung bình và thƣờng có nền cát hay

cát pha ở độ sâu chƣa đến 100 cm và ở độ sâu 50-80 cm thƣờng gặp lớp cát xám xanh

có xác vỏ sò, ốc biển.

- Nhóm đất phèn

Đất phèn có DT 17919,3 ha (chiếm 2,99% DTTN), phân bố ở các huyện Can

Lộc, Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh. Đất phèn đƣợc hình thành

do sản phẩm bồi tụ phù sa với vật liệu sinh phèn (xác sinh vật chứa lƣu huỳnh), phát

triển mạnh ở môi trƣờng đầm mặn, khó thoát nƣớc.

Đất phèn mặn có phản ứng trung tính ít chua (pH KCl: 4,39-4,50 ở tầng đất mặt).

Hàm lƣợng hữu cơ ở tầng đất mặt khá: 2,32-3,4%. Đạm tổng số từ 0,128-0,201% ở

tầng đất mặt. Lân tổng số từ trung bình đến giàu (0,063-0,128%), song lân dễ tiêu lại ở

mức nghèo đến trung bình (2,8-9,6 mg/100g đất). Lƣợng cation kiềm trao đổi cao (10-

15 lđl/100g đất), trong đó canxi trao đổi chiếm ƣu thế hơn so với manhê. Dung tích

hấp thu (CEC) cao: 17,71-25,39 lđl/100g đất. Hàm lƣợng Cl-: 0,063-0,225%. Al3+ di

động cao, SO42- cao. Thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng hoặc sét, tỷ

lệ sét vật lý ở tầng mặt từ 47-80%.

Page 72: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

62

- Nhóm đất phù sa

Nhóm đất này có DT 100277,3 ha chiếm 16,72% DTTN, phân bố ven các sông

Ngàn Phố, Ngàn Sâu, sông La, sông Quyền, sông Cầu Cày, sông Rác,... thuộc địa phận

các huyện Đức Thọ, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Thạch Hà,...

Các loại đất phù sa đƣợc hình thành trên các trầm tích sông, suối. Hiện tại, quá

trình thổ nhƣỡng xảy ra yếu, đất còn thể hiện rõ đặc tính xếp lớp có vật liệu phù sa, do

sự bồi đắp hàng năm bởi các cấp hạt khác nhau và hàm lƣợng chất hữu cơ khác nhau.

Các loại đất phù sa gồm 3 loại:

+ Đất phù sa đƣợc bồi hàng năm có DT 22070,84 ha, phân bố ở các bãi thấp của

các huyện Nghi Xuân, Can Lộc,... thƣờng xuyên bị ngập trong mùa mƣa, đồng thời với

quá trình này là sự bồi tụ phù sa.

+ Đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm có DT 74831,66 ha, phân bố khắp các

huyện nhƣ Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh,... Loại đất

này có nguồn gốc hình thành giống đơn vị đất trên, nhƣng chúng đã thoát khỏi chế độ

bồi tụ của sông, suối do hình thành các hệ thống đê ngăn lũ hay phân bố ở địa hình cao.

+ Đất phù sa ngòi suối có DT nhỏ (3374,79 ha), phân bố ở dọc theo sông Ngàn

Phố, Ngàn Sâu.

- Nhóm đất xám

Nhóm đất xám có DT nhỏ, chỉ khoảng 4500 ha (chiếm 0,75% DTTN), phân bố

rải rác ở huyện Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh,... Nhóm đất này gồm 2 loại: đất xám

phát triển trên đá mắcma axit (Ba) và đất xám phát triển trên đá cát kết (Bq).

Đất đƣợc hình thành, phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau (đá cát kết, đá

mắcma axit) và đều đạt tiêu chuẩn đất chua, độ bão hoà bazơ thấp, hoạt tính thấp. Đây

là nhóm đất có tầng B tích sét (Argic) với khả năng trao đổi cation dƣới 24 meq/100g

sét, độ bão hoà bazơ < 50%.

- Nhóm đất đỏ vàng

Đây là nhóm đất có DT lớn nhất ở Hà Tĩnh với 312738 ha (chiếm 51,6% DTTN).

Nhóm đất này có tầng dày thích hợp với loại cây dài ngày nhƣ: cao su, chè, cây ăn quả

và một số CCN ngắn ngày khác. Nhóm đất đỏ vàng gồm có các loại chính:

+ Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): có DT 201655,2 ha (chiếm 33,3% DTTN),

phân bố tập trung ở các huyện miền núi nhƣ Hƣơng Sơn, Hƣơng Khê, Vũ Quang,....

Page 73: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

63

Nhìn chung loại đất này có tầng đất khá dày, ở một số khu vực thấp có tầng đất mỏng

hoặc trung bình.

+ Đất đỏ vàng trên đá mắcma axit (Fa): có DT khoảng 70312,6 ha (chiếm 11,6%

DTTN), phân bố rải rác ở các huyện Kỳ Anh, Hƣơng Sơn, Hƣơng Khê. Phần lớn đất

đỏ vàng trên đá mắcma axit có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dinh dƣỡng, bị xói mòn

rửa trôi mạnh, độ chua lớn.

+ Đất vàng nhạt trên đá cát kết (Fq): có DT 35120 ha (chiếm 5,8% DTTN), phân

bố tập trung ở vùng đồi núi các huyện Kỳ Anh, Hƣơng Khê, Cẩm Xuyên. Đất có thành

phần cơ giới tƣơng đối nhẹ nên thƣờng bị xói mòn mạnh, tầng đất tƣơng đối mỏng và

nhiều nơi trơ sỏi đá. Một số nơi địa hình đồi núi cao, thảm thực vật che phủ khá, độ

dày tầng đất từ khoảng 50-100 cm. Loại đất này nghèo dinh dƣỡng.

+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): có DT khoảng 4900 ha (chiếm 0,8% DTTN),

phân bố ở hai huyện Kỳ Anh và Hƣơng Khê trên nền địa hình lƣợn sóng. Loại đất này

bị thoái hóa và rửa trôi mạnh do độ che phủ thấp.

+ Đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa nƣớc (Fl): có DT 750 ha (chiếm 0,12%

DTTN), chịu sự tác động và biến đổi mạnh do hoạt động canh tác của con ngƣời, phân

bố tập trung ở huyện Hƣơng Khê.

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi

Nhóm đất này có tổng DT là 35293,6 ha (chiếm 5,89% DTTN), phân bố chủ yếu

ở các huyện Hƣơng Sơn, Hƣơng Khê và Vũ Quang. Nhóm đất mùn gồm 2 loại: đất

mùn vàng đỏ trên đá phiến sét (Hs), có DT 11073 ha (chiếm 1,83% DTTN) và đất mùn

vàng đỏ trên đá mắcma axit (Ha) có DT khoảng 24220,6 ha (chiếm 4% DTTN).

Đặc điểm chung của nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi là có mặt ở địa hình cao nên

bị xói mòn mạnh, thành phần hóa học của đất tốt. Đất chua toàn phẫu diện, các chất

mùn, đạm, lân từ khá đến giàu, kali trung bình.

- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D)

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có DT nhỏ khoảng 4800 ha (chiếm 0,8%

DTTN), phân bố rải rác ở các huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Hƣơng Khê, thị xã

Hồng Lĩnh hoặc ở địa hình thung lũng xen giữa các dãy núi. Loại đất này đƣợc hình

Page 74: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

64

thành do sự rửa trôi các sản phẩm ở đỉnh đồi, nhìn chung có độ phì nhiêu khá cao, tầng

dày từ 70-100 cm.

- Đất xói mòn trơ sỏi đá (E)

Đất xói mòn trơ sỏi đá đƣợc hình thành do quá trình rửa trôi liên tục theo bề mặt

làm cho tầng đất mỏng, có khi lộ cả đá mẹ lên mặt. Trên địa hình đồi núi có tầng đất

mỏng dƣới 10 cm. Đất xói mòn trơ sỏi đá có DT 37742,1 ha (chiếm 6,29% DTTN),

phân bố rải rác ở các huyện Hƣơng Khê, Hƣơng Sơn, Can Lộc, Kỳ Anh.

b) Vai trò của thổ nhưỡng trong thành tạo CQ

Thổ nhƣỡng là một yếu tố có vai trò rất quan trọng trong quá trình thành tạo CQ.

Đây là thành phần biểu hiện rõ mối tác động tƣơng hỗ giữa các thành phần vô cơ và hữu

cơ trong CQ, có thể tác động trở lại đối với các thành phần khác trong CQ. Thổ nhƣỡng

đƣợc xem là ―sản phẩm của CQ‖ đồng thời cũng là ―tấm gƣơng phản chiếu CQ‖.

Lãnh thổ Hà Tĩnh có cấu trúc địa chất với nền nham đa dạng, địa hình phức tạp

cùng với các đặc trƣng điều kiện nhiệt, ẩm đã tạo nên một hệ thống các loại đất phong

phú về chủng loại gồm: đất xám, đất phù sa, đất cát, đất mặn, đất phèn, đất feralit đỏ

vàng, đất mùn trên núi, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ,... Chính sự phân hóa đa dạng

và phức tạp của thổ nhƣỡng là yếu tố tạo nên tính đa dạng của các loại CQ tỉnh Hà Tĩnh.

2.1.7. Thảm thực vật

a) Đặc điểm

Trên cơ sở phân tích tài liệu [80] kết hợp với khảo sát thực địa cho thấy: lãnh thổ

Hà Tĩnh là ranh giới phía Nam của khu hệ Hoa Nam - Bắc Việt Nam, ngay trong mùa

khô, độ ẩm không khí vẫn cao, lại có mƣa phùn nên phần lớn những loài cây đặc hữu

bản địa không phải là loài cây rụng lá, ngừng sinh trƣởng trong mùa rét, mà là những

loài cây có lá cứng, nhẵn bóng, xanh thẫm nhƣ loài Dẻ gai, Dẻ đá, Dẻ đen, Re, Lim,

Kháo, Mít, Gội, Trám,... Tuy nhiên, cũng có một số loài cây rụng lá mọc xen lẫn, rải

rác và số lƣợng cá thể không bao giờ chiếm quá 25% tổng số loài. Vậy nên, mùa rụng

lá không tập trung vào một thời kỳ nhất định, vì thế CQ của quần thể vẫn là CQ

thƣờng xanh quanh năm.

Thực vật ở Hà Tĩnh rất đa dạng, có đến 500 loài thuộc 86 họ, trong đó có nhiều

loài gỗ quý nhƣ lim xanh, sến, táu... Đặc biệt, ở Hà Tĩnh có 43 loài thực vật quý hiếm

Page 75: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

65

đƣợc ghi trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007, phân bố chủ yếu ở khu vực Bắc Trƣờng

Sơn, VQG Vũ Quang, Khu BTTN Kẻ Gỗ trong đó 2 loài đƣợc xếp ở mức rất nguy

cấp, 14 loài ở cấp nguy cấp, 26 loài thuộc cấp sẽ nguy cấp. Hai loài đƣợc xếp vào cấp

rất nguy hiểm đó chính là Mật hƣơng (Hedyosmum orientale Merr. & Chun) và Tử

châu lá bắc (Callicarpa bracteata Dop) [8].

* Thảm thực vật tự nhiên

Theo quan điểm sinh thái phát sinh mà Thái Văn Trừng đã phân chia trong cuốn

“Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam” [80], Hà Tĩnh có các thảm thực vật

đặc trƣng nhƣ sau: thảm thực vật rừng kín thƣờng xanh nhiệt đới mƣa mùa tồn tại ở độ

cao dƣới 700 m và rừng kín thƣờng xanh á nhiệt đới núi thấp từ 700-1800 m.

- Rừng kín thƣờng xanh nhiệt đới mƣa mùa ở độ cao dƣới 700 m: là hệ sinh thái

chiếm ƣu thế và có DT khá lớn, phân bố ở các huyện Hƣơng Sơn, Hƣơng Khê, Vũ

Quang,... Theo Thái Văn Trừng, trong kiểu rừng này số tầng cây gỗ lớn không thể

nhiều hơn ba tầng. Tầng chủ yếu là tầng chỉ thị cho điều kiện khí hậu, đất đai và kiến

lập thành loại hình quần hệ rừng. Trong tầng này, các loài cây đều có chiều cao gần

bằng nhau và tán lá của cây gỗ lớn trong quần thể hợp thành tán rừng; những cây vƣợt

khỏi tầng tán rừng hợp thành tầng vƣợt tán, còn những cây mọc dƣới tán rừng gọi là

tầng dƣới tán. Sự tồn tại của ba tầng này không nhất thiết phải liên tục mà có thể chỉ

xuất hiện một hoặc hai. Trong cấu trúc thẳng đứng của kiểu rừng này, ngoài một, hai

hay ba tầng cây gỗ lớn còn có một tầng cây bụi thấp, một tầng cỏ quyết [80].

Hệ sinh thái này là nơi cƣ ngụ của quần hệ động vật phong phú nhƣ các loài khỉ,

vọoc, vƣợn, gấu, cầy mực, cầy voi, sóc đen, chồn dơi, các loài sóc bay, các loài họ

mèo lớn, sơn dƣơng, sao la,...

- Rừng kín thƣờng xanh á nhiệt đới núi thấp ở độ cao từ 700-1800 m (phân bố ở

khu vực dọc biên giới Việt - Lào). Cấu trúc của rừng đơn giản hơn vì chỉ có hai tầng

cây, không có tầng vƣợt tán. Tầng cao nhất lại liên tục, các loài cây chiếm ƣu thế là

các loài cây của khu hệ thực vật á nhiệt đới đệ tam đặc hữu bản địa Việt Bắc - Hoa

Nam, với những họ tiêu biểu nhƣ: Long não (Lauraceae), Dẻ (Fagaceae), Chè

(Theaceae), Ngọc lan (Magnoliaceae),… Tầng cây dƣới tán không liên tục và có chiều

cao khác nhau, tầng cây bụi thấp khá dày [80].

Page 76: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

66

Ngoài ra, ở Hà Tĩnh còn có các hệ sinh thái rừng thứ sinh có nhiều trạng thái

khác nhau nhƣ: Rừng thứ sinh tái sinh tự nhiên sau khai thác, rừng thứ sinh nghèo,

rừng thứ sinh hỗn giao cây lá rộng - tre nứa. Thảm thực vật có chung một kiểu cấu trúc

3 tầng: tầng cây gỗ, cây bụi và cỏ. Cây gỗ là những cây tái sinh, tiên phong, ƣa sáng

nhƣ: Trám (Canarium alba), Bứa (Garcinia cowa), Hu đay (Trema orientalis), Ngát

(Gironniera subaequalis), Me rừng (Phyllanthus emblica),... Kiểu rừng này phù hợp

cho nhiều loài thú sinh sống nhƣ các loài linh trƣởng, các loài móng guốc, thú ăn thịt,

tê tê, gặm nhấm, thỏ rừng,…

- Hệ sinh thái cây bụi, trảng cỏ: là kết quả diễn thế sinh thái từ rừng kín thƣờng

xanh trƣớc kia bị biến đổi do các hoạt động khai thác rừng hay canh tác nƣơng rẫy. Hệ

sinh thái này phân bố chủ yếu ở huyện Kỳ Anh, Hồng Lĩnh, Cẩm Xuyên. Thực vật chủ

yếu gồm cây bụi, cỏ, dây Chạc chìu (Tetracera scandens), Bòng bong (Lygodium

lexuosum), Sắn dây rừng (Pueraria montana),...

- Sinh vật thủy sinh: Thành phần thực vật nổi ở các thuỷ vực này rất phong phú

và đa dạng, nằm trong các ngành nhƣ Tảo silic (Diatoma), Tảo lục (Chlorophyta), Tảo

lam (Cyanophyta), Tảo giáp (Pyrrophyta), Tảo vàng (Xantophyta), Tảo mắt

(Euglenophyta). Trong đó Tảo lục và Tảo lam chiếm nhiều nhất. Ngoài ra còn có rong,

rêu, bèo cái, bèo tây,... phát triển tập trung thành từng mảng lớn, trôi nổi trên bề mặt

các thuỷ vực.

* Thảm thực vật nhân tác

- Lúa nƣớc trồng phổ biến ở khu vực đồng bằng thuộc các huyện Can Lộc, Thạch

Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên,…

- CCN hàng năm và hoa màu thƣờng đƣợc trồng trên các vạt đất cao ở đồng

bằng, chân đồi có tầng đất dày, phổ biến là lạc, đậu tƣơng,...

- CCN lâu năm và cây ăn quả ở Hà Tĩnh gồm có: cao su, chè, cam bù, cam

chanh, bƣởi,… Cây lâm nghiệp trồng lâu năm gồm có keo lá tràm, keo tai tƣợng,...

- Thực vật trong các khu dân cƣ: Trong các khu dân cƣ đô thị, KCN phân bố

thành từng cụm (nhƣ thị xã, thị trấn) độ che phủ của thảm thực vật thấp, gồm cây bóng

mát, cây cảnh và các thảm cỏ; Trong các khu dân cƣ nông thôn (phân bố tập trung

thành các thôn, làng, xã trên các địa thế đất cao của đồng bằng và các vùng bằng ở

Page 77: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

67

chân đồi, núi) có độ che phủ của thảm thực vật cao, gồm vƣờn rau, cây ăn quả, cây

bóng mát, cây cho gỗ,...

- Rừng trồng gồm các loài cây nhƣ thông, mỡ, bạch đàn, keo tai tƣợng, keo lá

tràm,… đƣợc trồng chủ yếu tại vùng đồi núi, nơi lớp phủ rừng bị tàn phá và tầng đất

có độ phì còn khá cao.

b) Vai trò của thảm thực vật trong thành tạo CQ

Sinh vật là thành phần tự nhiên phức tạp, có vai trò quan trọng ―trong điều chỉnh,

phục hồi và chuyển hóa năng lƣợng‖ của CQ. Trong các yếu tố thành tạo CQ, thảm thực

vật là thành phần có nhiều biến động nhất, là yếu tố phản ánh sự đa dạng của CQ. Đồng

thời, sinh vật đóng vai trò quan trọng trong mối liên hệ giữa các hợp phần CQ. Nhờ sự

chuyển hóa của sinh vật mà có thể điều hòa, ổn định CQ nhƣ: kìm hãm xói mòn, rửa

trôi; điều hòa khí hậu, giữ nƣớc, giữ ẩm, tác động đến dòng chảy,... Thảm thực vật ở Hà

Tĩnh có sự phân hóa đa dạng và chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ bởi hoạt động của con ngƣời.

Những biến động của thảm thực vật có tác động trở lại với khí hậu, địa hình, địa mạo,

thủy văn, thổ nhƣỡng và con ngƣời theo chiều hƣớng tích cực hay tiêu cực.

Trên lãnh thổ Hà Tĩnh tồn tại các hệ sinh thái chủ yếu nhƣ: ở khu vực núi, đồi

phía Tây có rừng kín thƣờng xanh nhiệt đới mƣa mùa, rừng kín thƣờng xanh á nhiệt

đới núi thấp, rừng thứ sinh hỗn giao cây lá rộng - tre nứa, trảng cỏ, cây bụi và rừng

trồng; ở khu vực đồi và thung lũng chủ yếu là hệ sinh thái rừng trồng, hệ sinh thái

nông nghiệp (cây ăn quả, CCN lâu năm và hàng năm); ở khu vực đồng bằng chủ yếu là

lúa, hoa màu, cây ngắn ngày; ở các ao, hồ, đầm có các quần xã thủy sinh; ở dải cồn cát

ven biển chủ yếu là rừng phi lao, cây bụi và cỏ các loại. Chính sự đa dạng của các loại

thực vật đã tạo nên sự đa dạng của các loại CQ trong hệ thống phân loại CQ tỉnh Hà

Tĩnh. Cùng với thổ nhƣỡng, đặc điểm của thảm thực vật chính là một trong những căn

cứ quan trọng để xác định chức năng của từng đơn vị CQ trong lãnh thổ.

2.1.8. Hoạt động của con ngƣời

a) Đặc điểm

* Hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên

Cùng với quá trình phát triển KT-XH, các hoạt động khai thác và sử dụng tài

nguyên (đất, nƣớc, khí hậu, khoáng sản, sinh vật) ở Hà Tĩnh đã làm thay đổi quy mô

và tính chất của các loại tài nguyên.

Page 78: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

68

- Tài nguyên đất: Cùng với quá trình khai phá lãnh thổ, ngƣời dân Hà Tĩnh đã tận

dụng 561118 ha (bằng 93,56% DTTN) phục vụ phát triển KT-XH (bảng 2.10). Trong

đó, DT đất phục vụ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất và có xu hƣớng tăng (từ

56,03% - năm 2000 lên 79,4% - năm 2010, tƣơng ứng tăng 136850,1 ha). Đất chƣa sử

dụng đƣợc đƣa vào khai thác ngày càng nhiều nên DT có xu hƣớng giảm mạnh (từ

191474,30 ha năm 2000 xuống 38598,96 ha năm 2010 - tƣơng ứng giảm từ 31,62%

xuống 6,44%). Con ngƣời đã tận dụng lớp đất màu mỡ ở vùng đồng bằng, thung lũng

và vùng đồi để trồng các cây lƣơng thực, hoa màu, CCN hàng năm, lâu năm, nuôi

trồng thủy sản,…

Kết quả là thảm thực vật tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, trong khi thảm thực vật

nhân tác ngày càng mở rộng. Trong quá trình khai thác, con ngƣời đã làm tăng độ phì

của đất bằng các nguồn phân bón nhƣng đồng thời cũng làm đất bị thoái hóa, bạc màu

do canh tác không đi đôi với cải tạo, phục hồi đất hay sử dụng hóa chất, phân bón

không đúng liều lƣợng, quy trình,... Bên cạnh đó, Hà Tĩnh hiện có khoảng 1/4 DT đất

nằm ở độ dốc trên 200, dễ xảy ra tình trạng xói mòn, rửa trôi khi có mƣa lũ (nhất là khi

rừng đầu nguồn bị chặt phá, độ che phủ rừng giảm). Vì thế, đất xói mòn trơ xỏi đá (E)

vẫn chiếm DT khá lớn.

Bảng 2.10: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh năm 2000, 2010

TT Mục đích

sử dụng đất

Năm 2000 Năm 2010 Chênh lệch

(+,-ha) DT (ha) Cơ cấu

(%) DT (ha)

Cơ cấu

(%)

1 Đất nông nghiệp 339307,45 56,03 476157,55 79,40 136850,10

1,1 Đất trồng lúa 64971,77 19,15 64691,09 13,59 -280,68

1,2 Đất trồng cây lâu năm 20936,18 6,17 33838,72 7,11 12902,54

1,3 Đất rừng sản xuất 58799,86 17,33 161244,38 33,86 102444,52

1,4 Đất rừng phòng hộ 121043,30 35,67 115040,48 24,16 -6002,82

1,5 Đất rừng đặc dụng 6077,661 17,91 74597,81 15,67 13826,15

1,6 Đất làm muối 496,30 0,15 423,70 0,09 -72,60

1,7 Đất nuôi trồng thuỷ sản 928,39 0,27 4096,18 0,86 3167,79

1,8 Các loại đất nông

nghiệp còn lại 11359,99 3,35 22225,19 4,67 10865,20

2 Đất phi nông nghiệp 74792,25 12,35 84961,15 14,17 10168,90

3 Đất chƣa sử dụng 191474,30 31,62 38598,96 6,44 -152875,34

(Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, 2013 [92])

Page 79: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

69

Những năm gần đây, DT đất chuyên dùng và đất ở có xu hƣớng tăng nhanh, phù

hợp với quá trình mở mang, nâng cấp thành phố, thị xã và phát triển KT-XH của tỉnh

theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Ở những khu vực này, tích chất của đất

thay đổi mạnh mẽ, phần lớn theo xu hƣớng tiêu cực do nƣớc thải từ các KCN, nhà

máy, sinh hoạt, khai thác khoáng sản, mở đƣờng giao thông,…

- Tài nguyên nước: Hà Tĩnh có nguồn tài nguyên nƣớc phong phú. Lớp dòng

chảy mặt trung bình đạt 1380 mm, cung cấp khoảng 8,35 tỉ m3/năm vào mạng lƣới

sông suối trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu sử dụng nƣớc trong sinh hoạt và sản xuất.

Lƣợng nƣớc khai thác nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp (tƣới tiêu, thủy lợi, hồ chứa

nƣớc,…) ở Hà Tĩnh là rất lớn. Bên cạnh đó, tài nguyên nƣớc còn đƣợc sử dụng trong

hoạt động công nghiệp (nhất là thủy điện, khai khoáng, luyện kim,…).

Có thể thấy việc sử dụng tài nguyên nƣớc ngày càng gia tăng. Sự xuất hiện hàng

loạt các hồ chứa nƣớc nhân tạo quy mô lớn (hồ Kẻ Gỗ, hồ Bộc Nguyên, hồ Ngàn

Trƣơi) đã tham gia vào điều hòa dòng chảy, giảm xói mòn nhƣng cũng dẫn đến các

quá trình thứ sinh nhƣ tái tạo bờ hồ, nâng cao mực nƣớc ngầm, thay đổi khí hậu địa

phƣơng,… và dẫn đến thay đổi CQ ở một số khu vực nhất định; Bên cạnh đó, các đập

thủy điện đƣợc xây dựng ngày càng nhiều. Hà Tĩnh hiện đã có hai dự án thủy điện đã

chính thức phát điện (dự án thuỷ điện Hƣơng Sơn công suất 30MW và dự án thuỷ điện

Hố Hô công suất 14MW) và sắp tới dự án thuỷ điện Ngàn Trƣơi công suất 10MW tại

huyện Vũ Quang cũng sẽ đƣợc triển khai. Việc xây dựng các đập thủy điện một mặt

thúc đẩy quá trình phát triển KT-XH của tỉnh, đồng thời làm thay đổi chế độ dòng

chảy cũng nhƣ khả năng bồi đắp châu thổ,…

Trong quá trình khai thác sử dụng tài nguyên nƣớc đã nảy sinh rất nhiều vấn đề,

đó là sự suy giảm và ô nhiễm tài nguyên nƣớc (do phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,

hoạt động khai thác khoáng sản, nƣớc thải công nghiệp,…).

- Tài nguyên khí hậu: Ngƣời dân Hà Tĩnh đã biết tận dụng lợi thế của khí hậu

nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt độ cao, lƣợng mƣa lớn để phát triển các loại cây trồng

nhƣ lúa, ngô, khoai, lạc, cam, bƣởi, cao su,… Đồng thời, ngƣời dân cũng tận dụng

mùa đông lạnh kéo dài 3 tháng để phát triển các cây trồng cận nhiệt nhằm đa dạng hóa

nông sản và nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, khí hậu Hà Tĩnh cũng gây không ít khó

khăn cho cây trồng, vật nuôi. Mùa hè, nhiệt độ cao, độ ẩm lớn tạo điều kiện cho sâu

bệnh và nấm mốc phát triển mạnh, cộng với gió Tây (phơn) khô nóng vào đầu mùa hè

Page 80: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

70

gây hạn hán, khó đảm bảo nhu cầu nƣớc phục vụ sản xuất. Ở các khu vực đô thị, việc

tích giữ nhiệt lƣợng mặt trời trong gạch, đá, bê tông, nhựa đƣờng,… làm gia tăng nhiệt

lƣợng mặt đệm và không khí thành phố.

- Tài nguyên khoáng sản: Hà Tĩnh có nguồn khoáng sản khá phong phú [17, 18,

19] với một số loại khoáng sản có trữ lƣợng lớn và có giá trị cao nhƣ sắt (544 triệu

tấn), titan (4,6 triệu tấn), mangan, đá xây dựng, cát, sét,… Đây chính là nguyên liệu

quan trọng cho sự phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng và đem lại hiệu quả

kinh tế cao cho Hà Tĩnh. Đáng chú ý là nhà máy khai thác quặng sắt ở Thạch Khê,

khai thác vàng ở Kỳ Sơn (Kỳ Anh), mangan ở Đức Thọ,...

Việc khai thác các loại tài nguyên khoáng sản đã làm thay đổi bề mặt địa hình,

tạo ra một khối lƣợng đất thải có kích thƣớc lớn, có khi cao đến hàng chục mét. Các

khu vực khai thác vàng ở Kỳ Sơn (Kỳ Anh), mangan ở Đức Thọ,... làm tăng khả năng

bị xói mòn, trƣợt lở, thay đổi tính chất hoá lý dẫn đến ô nhiễm đất; Hay hoạt động khai

thác cát chứa khoáng sản Inmenit ven biển với tổng DT 1051,47 ha (trong đó đã khai

thác 595 ha) đã, đang và sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến các khu rừng phòng hộ ven biển,

thúc đẩy các quá trình rửa trôi, bào mòn dẫn đến thoái hoá đất.

- Tài nguyên rừng: Hà Tĩnh có DT rừng khá lớn và tính đa dạng sinh học cao của

khu vực Bắc Trung Bộ. Khu vực này hiện có 312119,9 ha rừng, trong đó DT rừng tự

nhiên là 210158,0 ha (chiếm 67,3%) và rừng trồng là 101953,9 ha (chiếm 32,7%) với

độ che phủ của rừng đạt 49,1% (trong khi mức trung bình cả nƣớc chỉ 39,1%). Thêm

vào đó, hệ động thực vật ở Hà Tĩnh đa dạng về thành phần và phong phú về số lƣợng.

Trong đó, có khoảng hơn 30 loài thực vật và 60 loài động quý hiếm cần đƣợc bảo vệ,

tập trung chủ yếu ở khu vực Bắc Trƣờng Sơn, VQG Vũ Quang [8, 79]. Tiềm năng sinh

vật chính là lợi thế to lớn thúc đẩy ngành lâm nghiệp và du lịch Hà Tĩnh phát triển.

Sản lƣợng khai thác gỗ trong rừng tự nhiên khoảng 20000-25000 m3/năm và trong

rừng trồng khoảng 35000-40000 m3/năm.

Tuy nhiên, hiện nay tài nguyên rừng đang ngày càng bị suy giảm đáng kể cả về

DT và chất lƣợng do cháy rừng (với 415,9 ha rừng bị cháy giai đoạn từ 2005-2009), do

chuyển đổi mục đích sử dụng (ví dụ nhƣ trồng cao su ở Hƣơng Khê, Đức Thọ, Vũ

Quang [23]). Đặc biệt, việc khai thác lâm sản trái phép, du canh du cƣ đã làm cho DT

rừng tự nhiên suy giảm nhanh, DT đất trống đồi núi trọc ngày càng mở rộng và kéo

theo sự gia tăng các sự cố môi trƣờng (lũ quét, sạt lở đất; xói mòn, rửa trôi; san lấp khe

suối gây ngập cục bộ trong mùa mƣa,…).

Page 81: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

71

* Hoạt động mở mang đô thị, khu kinh tế và KCN

- Sau năm 1991, tỉnh Hà Tĩnh đƣợc tái lập và có bƣớc phát triển khá nhanh. Đặc

biệt trong hơn 10 năm gần đây, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa ở Hà Tĩnh phát

triển dẫn đến việc mở rộng các đô thị (thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ), KCN, hệ thống

giao thông, bệnh viện,… kéo theo sự gia tăng DT đất phi nông nghiệp (đặc biệt là DT

đất ở đô thị, đất KCN và đất phát triển hạ tầng).

Mặc dù trong giai đoạn 2000-2010, dân số của tỉnh Hà Tĩnh đã giảm từ 1273000

xuống còn 1223000 (do tình trạng di cƣ của ngƣời lao động sang các tỉnh hoặc nƣớc

khác làm việc) nhƣng dân số đô thị lại tăng lên. Từ năm 2000 đến 2010, tỷ lệ tăng dân

số đô thị trung bình hàng năm của tỉnh là 4,71%, với 2 đô thị lớn là thành phố Hà Tĩnh

và thị xã Hồng Lĩnh. Ở thành phố Hà Tĩnh, tốc độ gia tăng dân số thành thị trung bình

là 9,1% giai đoạn 2001-2005 và 8,3% giai đoạn 2006-2010, còn ở thị xã Hồng Lĩnh tỷ

lệ tƣơng ứng là 3,8% giai đoạn 2001-2005 và 13,3% giai đoạn 2006-2010 [88]. Chính

vì vậy, hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp cũng thay đổi rõ nét (bảng 2.11).

Bảng 2.11: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh năm 2000, 2010

TT Mục đích

sử dụng đất

Năm 2000 Năm 2010 Chênh lệch

(+,-ha) DT (ha) Cơ cấu

(%) DT (ha)

Cơ cấu

(%)

1 Đất nông nghiệp 339307,45 56,03 476157,55 79,40 136850,10

2 Đất phi nông nghiệp 74792,25 12,35 84961,15 14,17 10168,90

2.1 Đất trụ sở cơ quan, chính

trị sự nghiệp 539,72 0,72 293,09 0,34 -246,63

2.2 Đất quốc phòng 731,00 0,98 1892,50 2,23 1161,50

2.3 Đất an ninh 90,85 0,12 111,87 0,13 21,02

2.4 Đất khu công nghiệp 25,07 0,03 2111,66 2,49 2086,59

2.5 Đất cho hoạt động khoáng

sản 346,18 0,46 1236,20 1,46 890,02

2.6 Đất di tích, danh thắng 200,01 0,27 152,15 0,18 -47,86

2.7 Đất bãi thải, xử lý chất

thải 89,63 0,12 42,68 0,05 -46,95

2.8 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 215,18 0,29 337,01 0,40 121,83

2.9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 4633,70 6,20 4783,45 5,63 149,75

2.10 Đất phát triển hạ tầng 24839,47 33,21 34873,85 41,05 10034,38

2.11 Đất ở tại đô thị 556,49 0,74 1154,04 1,36 597,55

2.12 Các loại đất phi nông

nghiệp còn lại 42524,95 56,86 37972,65 44,69 -4552,30

3 Đất chƣa sử dụng 191474,30 31,62 38598,96 6,44 -152875,34

(Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, 2013 [92])

Page 82: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

72

DT đất ở tại đô thị của Hà Tĩnh năm 2000 mới chỉ có 556,49 ha nhƣng đến năm

2010 đã tăng lên 1154,04 (tƣơng ứng tăng từ 0,74% lên 1,36% DTTN). Hà Tĩnh hiện

có 1 thành phố, 1 thị xã, 262 xã, phƣờng, thị trấn [92].

Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có các khu kinh tế, KCN tiêu biểu nhƣ khu kinh tế

Vũng Áng (22,781 ha), khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, KCN Gia Lách (Nghi

Xuân), KCN Hạ Vàng (Can Lộc), KCN khai thác mỏ sắt Thạch Khê và vùng phụ cận,

KCN Cẩm Vịnh (phía Nam thành phố Hà Tĩnh và phía Bắc huyện Cẩm Xuyên). Hà

Tĩnh có 13 cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã đƣợc phê duyệt quy hoạch chi

tiết. Do vậy, DT đất KCN tăng 2086,59 ha, từ 25,07 ha (năm 2000) lên 2111,66 ha

(năm 2010). Cùng với sự mở mang đô thị, KCN thì đất phát triển hạ tầng cũng tăng lên

nhanh chóng, từ 24839,47 ha năm 2000 lên 34873,85 ha năm 2010, tức tăng 10034,38

ha trong 10 năm [92].

- Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa dẫn đến việc mở rộng các đô thị, hệ

thống giao thông, bệnh viện,… kéo theo sự gia tăng DT đất ở và đất chuyên dùng,…

làm CQ tự nhiên ở các khu vực này biến đổi hoàn toàn. Việc xây dựng hệ thống giao

thông, đặc biệt là tuyến đƣờng Hồ Chí Minh đi qua các huyện ở phía Tây đã có tác động

tích cực để khơi dậy tiềm năng kinh tế ở nơi đây. Tuy nhiên, trong quá trình san bằng địa

hình, lấp kín các khe rãnh, mƣơng xói,… đã tạo nên các gờ chắn nhân tác (đập đất, đƣờng

xã,…) làm thay đổi CQ rõ nét.

Mặt khác, quá trình mở mang đô thị, KCN gây sức ép lớn đối với các loại tài

nguyên (đất, nƣớc, rừng) và gia tăng lƣợng rác thải ra môi trƣờng, nhất là ở các khu

vực có mức độ tập trung đông dân nhƣ thành phố Hà Tĩnh (1405 ngƣời/km2), thị xã

Hồng Lĩnh (1891 ngƣời/km2). Hiện nay, ở thành phố Hà Tĩnh và các đô thị khác

(Hồng Lĩnh, Can Lộc…) vẫn chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung. Vì vậy, nƣớc

thải sinh hoạt, nƣớc thải đô thị, bệnh viện,... nói chung vẫn chƣa đƣợc xử lý hoặc chỉ

đƣợc xử lý sơ bộ bằng các bể tự hoại ở từng gia đình, đây là nguyên nhân chính gây ô

nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc, không khí,… [77].

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các KCN trong quá trình phát triển

KT-XH, nâng cao thu nhập của ngƣời dân Hà Tĩnh. Tuy nhiên, ở một số nơi, việc mở

rộng các KCN đã làm thu hẹp DT đất nông nghiệp, gây ách tắc giao thông và tăng

nguồn phát thải, gây ô nhiễm môi trƣờng,… Theo tính toán, vào năm 2020 hàm lƣợng

các chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động công nghiệp ở Hà Tĩnh sẽ tăng

Page 83: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

73

nhiều lần so với năm 2007 (với 175751 tấn khí thải các loại, 857273 tấn chất thải rắn

công nghiệp, trong đó có 325764 tấn chất thải rắn nguy hại,…) [60].

b) Vai trò của hoạt động nhân sinh trong thành tạo CQ

Những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của con ngƣời vào tự nhiên đã làm biến

đổi CQ ở các mức độ khác nhau (có thể vẫn giữ đƣợc bản tính gốc đặc trƣng của CQ

cũ hoặc hình thành nên CQ mới). Do đó, khi NCCQ, cần xem xét quá trình hình thành

và phát triển CQ trong mối liên hệ với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên ở

khu vực nghiên cứu. Điều dễ dàng nhận thấy, khi con ngƣời khai thác một loại tài

nguyên nhất định sẽ tác động mang tính dây chuyền đến các tài nguyên khác và dẫn

đến sự thay đổi trong cấu trúc CQ. Điều này lại một lần nữa khẳng định sự cần thiết

phải nghiên cứu các điều kiện địa lý một cách tổng hợp, toàn diện trong mối quan hệ

tƣơng tác lẫn nhau.

2.1.9. Tai biến thiên nhiên và biến đổi khí hậu

a) Tai biến thiên nhiên

Ở Hà Tĩnh, các quá trình và một số dạng tai biến điển hình đã và đang xảy ra

gồm: trƣợt lở, lũ ống, lũ quét, lũ lụt, xói lở bờ sông và biển, rửa trôi xói mòn bề mặt và

tích tụ lầy hoá,… [78].

- Lũ quét: là hiện tƣợng xảy ra khá phổ biến ở vùng núi của Hà Tĩnh, đây là tai

biến thiên nhiên hết sức nguy hiểm xảy ra trên một không gian rộng với cƣờng suất lũ

rất lớn. Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xảy ra chủ yếu là loại hình lũ quét nghẽn dòng.

Nƣớc dâng lên với cƣờng suất lớn làm ngập một vùng rộng, thƣờng từ 2-3 giờ thì đạt

cực đại, sau đó giữ ở mức cao từ 2-3 giờ trở lên cho đến nhiều ngày. Sau khi nƣớc rút

để lại nhiều hậu quả về kinh tế, môi trƣờng và tính mạng của ngƣời dân. Điển hình là

trận lũ quét vào tháng 9/2002 (70 năm mới xảy ra), trên lƣu vực sông Ngàn Phố (các

huyện Hƣơng Sơn, Hƣơng Khê, Vũ Quang và thị xã Hồng Lĩnh) đã làm 77 ngƣời chết

và hàng chục ngƣời bị thƣơng, 70694 ngôi nhà bị sập, thiệt hại tài sản khoảng 700 tỉ

đồng, lớn hơn cả thu nhập GDP năm 2002 của Hà Tĩnh [78].

- Trượt lở:

+ Trƣợt lở do phát triển hệ thống giao thông thƣờng xảy ra ở miền núi của tỉnh.

Hoạt động cắt sƣờn dốc làm mất cân bằng tĩnh là nguyên nhân chính gây nên hiện

tƣợng trƣợt lở. Điển hình là trong thời gian đầu tháng 9/2006, do ảnh hƣởng của bão

Page 84: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

74

số 6 đã làm sạt lở nghiêm trọng đoạn đƣờng từ cầu Nƣớc Sốt đến cửa khẩu Cầu Treo,

gây ách tắc giao thông quốc tế trên quốc lộ 8 tới 2 ngày.

+ Trƣợt lở do khai thác khoáng sản (chủ yếu là do khai thác vật liệu xây dựng),

điển hình nhƣ vụ trƣợt lở tại điểm khai thác Rú Mốc ngày 27/12/2007 làm 7 ngƣời

chết, 1 ngƣời bị thƣơng.

- Lũ lụt: Mƣa lớn trên diện rộng có khả năng sinh lũ lụt. Thuật ngữ "mƣa lớn" ở

đây đƣợc hiểu là lƣợng mƣa từ 50 mm/ngày, kéo dài từ 2 ngày trở lên trên diện rộng

(trên 1/2 số trạm trong khu vực). Các số liệu thống kê cho thấy trong 47 năm (1960-

2006) ở Hà Tĩnh có 21 cơn lũ lớn, vƣợt báo động III, thƣờng xảy ra vào tháng 9-10,

với lƣu lƣợng dòng chảy lũ chiếm tới 65-75% lƣu lƣợng dòng chảy cả năm. Lũ thƣờng

xảy ra đồng thời trên cả 4 sông lớn: sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố, sông Cả, sông La, đe

dọa nghiêm trọng đến tài sản và tính mạng của ngƣời dân [78].

- Xói lở bờ biển, bờ sông: hiện tƣợng sạt lở đã và đang là mối đe doạ đối với đất

sản xuất, hệ thống giao thông và nơi sinh sống của ngƣời dân.

Hệ thống đê biển của tỉnh thƣờng xuyên bị sạt lở, đặc biệt là do tác động của

sóng, bão. Điển hình là vụ sạt 100 m đê Hội Thống (Nghi Xuân) và 80 m đê ở Cẩm

Trung (Cẩm Xuyên) do ảnh hƣởng bão số 6 (tháng 9/2006).

Hệ thống bờ sông ở Hà Tĩnh cũng bị sạt lở nghiêm trọng ở một số địa điểm. Đặc

biệt là sạt lở dọc sông Ngàn Phố có xu hƣớng tăng mạnh trong những năm gần đây, ảnh

hƣởng tới 14 xã, thị trấn với hàng ngàn hộ dân sống ven sông.

- Bồi tụ, lấp luồng lạch ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của giao thông đƣờng

thuỷ và hệ thống thuỷ lợi. Hàng năm Hà Tĩnh phải chi một khoản kinh phí và nhân lực

không nhỏ để duy trì hoạt động của hệ thống.

b) Biến đổi khí hậu

Một số nghiên cứu gần đây [14, 74] cho thấy biểu hiện của biến đổi khí hậu và

nƣớc biển dâng ở Hà Tĩnh ngày càng rõ nét.

- Biến đổi khí hậu thể hiện ở sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa

Nhiệt độ trung bình tăng theo các thập kỷ từ 0,1-0,20C, nhiệt độ trung bình giai

đoạn 2000-2010 so với 10-30 năm trƣớc tăng từ 0,3-0,6oC, riêng vùng Hƣơng Khê

tăng từ 0,7-1,4oC. Bên cạnh đó, Hà Tĩnh còn phải đối mặt với những biến đổi bất

thƣờng nhƣ: rét đậm, rét hại kéo dài (ví dụ đợt rét hại kéo dài vào cuối mùa đông 2008

với nhiệt độ xuống thấp nhất trong vòng 40 năm); nắng nóng gay gắt (ví dụ nhiệt độ

Page 85: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

75

trên 40oC trong suốt 10 ngày liền trong tháng 7/2010) gây nên sự cạn kiệt nƣớc ở các

con sông. Tháng 6/2010, mực nƣớc sông La tại Linh Cảm tụt xuống -143 cm, thấp

nhất trong chuỗi quan trắc từ trƣớc tới nay [74].

Lƣợng mƣa có xu hƣớng giảm rõ rệt, mùa mƣa xuất hiện muộn và kết thúc sớm

hơn, lũ tiểu mãn ít xảy ra và ở mức nhỏ hơn trƣớc. Mƣa có sự biến động lớn cả về

không gian, thời gian và cƣờng độ. Thời gian mƣa không nhiều nhƣng cƣờng độ mƣa

lớn, gây lũ, lũ quét với mực nƣớc lên cao và cƣờng suất lũ lớn.

- Biến đổi khí hậu thể hiện ở sự thay đổi tần suất, quy luật bão, lũ lụt

Mùa mƣa bão ở Hà Tĩnh thƣờng từ tháng 9 đến tháng 11. Các cơn bão đổ bộ vào

Hà Tĩnh là các cơn bão số 7, 8, 9. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quy luật đó có

xu hƣớng thay đổi rõ rệt. Khoảng thời gian có khả năng xảy ra bão mở rộng từ tháng 8

đến tháng 12, không chỉ có bão số 7, 8, 9 mà ngay từ cơn bão số 1 đã có thể đổ bộ vào

Hà Tĩnh [74].

Bên cạnh đó, tần suất và quy luật lũ lụt cũng thay đổi. Thông thƣờng, lũ xuất hiện

từ tháng 8 đến tháng 10 nhƣng gần đây, lũ có thể xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 12,

điển hình trận lũ lịch sử tháng 9-10/2010. Lũ chồng lên lũ với tần suất, cƣờng độ

khủng khiếp nhất trong hàng chục năm qua. Nƣớc từ thƣợng nguồn đổ về đã làm ngập

lụt 12/12 huyện, thị xã, thành phố của Hà Tĩnh, cuốn trôi hàng ngàn ngôi nhà, làm chết

hàng chục ngƣời và hàng ngàn con gia súc, gia cầm [78].

Không chỉ có thế, các cơn lũ còn xảy ra với dòng chảy mạnh, tốc độ nhanh và

đỉnh lũ cao hơn khiến ngƣời dân không kịp ứng phó, gây thiệt hại nặng nề về ngƣời và

của. Thêm vào đó, thời gian ngập lụt ở các con sông cũng kéo dài hơn so với những

thập niên trƣớc, nhƣ sông Ngàn Sâu trong các năm 2008, 2009, 2010 đều kéo dài trên

dƣới 20 ngày,... [74].

- Biến đổi khí hậu và nước biển dâng thể hiện ở tình trạng nước biển lấn sâu vào

các sông và hiện tượng xâm thực bờ biển ở Hà Tĩnh ngày càng gia tăng

Ở một số khu vực ven biển, nƣớc biển đã lấn sâu vào các con sông hơn 10 km và

hiện tƣợng nƣớc biển dâng cũng cao hơn từ 10-20 cm so với hơn 10 năm trƣớc. Hậu

quả là quá trình xâm nhập mặn ngày càng mở rộng. Có đến 100% giếng khơi mới đào

trong 2 năm gần đây ở Hộ Độ (Lộc Hà) đã bị nhiễm mặn không sử dụng đƣợc. Tại

Page 86: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

76

cống Trung Lƣơng (Hồng Lĩnh), độ mặn đo đƣơc vào tháng 6/2010 ở mức 4,5-5,5‰,

có khi lên mức 7-8‰, do đó vụ hè thu không có nƣớc ngọt để tƣới dẫn đến sụt giảm

năng suất hoặc mất trắng [74, 78].

Tình trạng biến đổi khí hậu đã gây ra những tác động nghiêm trọng tới hoạt động

kinh tế, nhất là hoạt động nông nghiệp. Sự thay đổi nhiệt độ, lƣợng mƣa tăng nguy cơ

lây lan sâu bệnh ở cây trồng, dịch bệnh ở gia súc, gia cầm; làm suy giảm số lƣợng một

số loài thực vật và động vật,...

c) Vai trò

Tai biến thiên nhiên và biến đổi khí hậu là những nhân tố ảnh hƣởng lớn đến sự

biến đổi CQ ở Hà Tĩnh. Những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu sẽ kéo theo

những thay đổi của các yếu tố tự nhiên khác trong cấu trúc CQ và tần suất xuất hiện

các tai biến thiên nhiên diễn ra càng nhiều với cƣờng độ mạnh hơn. Vì vậy, đây

thƣờng đƣợc xem là yếu tố tới hạn, có thể tạo nên đột biến trong CQ, tạo nên chất

lượng mới của CQ. Do đó, các hiện tƣợng này nếu không đƣợc chú ý nghiên cứu, phân

tích, dự báo kịp thời và đặc biệt là không có văn hóa ứng xử phù hợp với thiên nhiên

nhƣ: làm cầu thay cho làm đƣờng; làm nƣơng thay cho làm nhà, để rừng phát triển

thay cho trồng cây nông lâm nghiệp,... thì chính con ngƣời sẽ gánh chịu những tổn thất

nặng nề nhất.

Tóm lại: Cấu trúc đứng của CQ đƣợc cấu thành từ các hợp phần nhƣ nền nham,

địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhƣỡng, sinh vật và con ngƣời. Trong các thành phần

cấu tạo CQ, địa chất - địa mạo có tính bền vững và bảo thủ, biến đổi chậm hơn so với

các thành phần khác và ít thay đổi trong thời gian dài. Ngƣợc lại, thổ nhƣỡng và sinh

vật lại là những thành phần ―nhạy cảm‖, năng động, dễ thay đổi. Con ngƣời vừa là

nhân tố thành tạo, vừa là động lực làm biến đổi CQ. Tất cả các nhân tố đều đóng một

vai trò nhất định trong quá trình thành tạo và phát triển của CQ lãnh thổ, không thể xác

định thành phần nào có vai trò chủ đạo hay phụ thuộc, chủ yếu hay thứ yếu mà tùy

theo từng thời điểm và từng giai đoạn phát triển nhất định của CQ để xác định.

Mặt khác, các hợp phần này tác động tương hỗ với nhau một cách mật thiết theo

quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, sự biến đổi của nhân tố này kéo

Page 87: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

77

theo sự biến đổi của các hợp phần khác trong CQ theo nguyên tắc phản ứng dây

chuyền trên quan hệ nhân quả thông qua sự thay đổi cán cân vật chất và năng lượng.

Tác động này là động lực phát triển của các CQ địa lý. Đây chính là cơ sở quan trọng

trong quá trình nghiên cứu chức năng, động lực CQ tỉnh Hà Tĩnh.

2.2. PHÂN LOẠI CẢNH QUAN TỈNH HÀ TĨNH

2.2.1. Hệ thống phân loại và bản đồ cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh

a) Hệ thống chỉ tiêu phân loại CQ tỉnh Hà Tĩnh

* Cơ sở để xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân loại

Việc xây dựng hệ thống phân loại CQ đóng vai trò quyết định trong việc thành

lập bản đồ CQ. Hiện nay, có nhiều hệ thống phân loại CQ tiêu biểu nhƣ: A.G.

Ixatsenco (1961), N.A. Gvozdexki (1961), Nhikolaev (1976) [dẫn theo 26], Vũ Tự Lập

(1976) [47], Trƣơng Quang Hải (1991) [119], Nguyễn Thành Long và nnk (1993)

[55], Phạm Hoàng Hải và nnk (1997) [26], Nguyễn Cao Huần và nnk (2003); Trƣơng

Quang Hải, Nguyễn Thị Thuý Hằng (2008) [30],… Ở đây, luận án không đi sâu phân

tích các hệ thống phân loại CQ của những tác giả trong và ngoài nƣớc, mà chỉ xem xét

một số hệ thống phân loại CQ tiêu biểu gần đây:

- Vũ Tự Lập (1976) khi NCCQ miền Bắc Việt Nam đã đƣa ra hệ thống phân loại

CQ gồm 8 cấp: Hệ Lớp Phụ lớp Nhóm Kiểu Chủng Loại Thứ [47].

- Phạm Quang Anh và tập thể tác giả Phòng Địa lý Tự nhiên tổng hợp (Viện

Khoa học Việt Nam) (1983) xây dựng bản đồ ―CQ Việt Nam‖ tỷ lệ 1/200.000 đã đƣa

ra hệ thống phân loại gồm 7 cấp: Khối CQ Hệ CQ Phụ hệ CQ Lớp CQ Phụ

lớp CQ Nhóm CQ Kiểu CQ. Trong hệ thống phân loại này, kiểu CQ là cấp cơ

sở, đƣợc các tác giả hiểu là ―kiểu các khu vực‖, tƣơng tự nhau về mặt phát sinh, có ý

nghĩa ứng dụng thực tiễn, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ lãnh thổ.

- Tập thể tác giả phòng Địa lý Tự nhiên tổng hợp (Viện Khoa học Việt Nam) khi

xây dựng bản đồ ―CQ Tây Nguyên‖ tỷ lệ 1/250.000 đã sử dụng hệ thống phân loại 6

cấp: Hệ CQ Lớp CQ Phụ lớp CQ Kiểu CQ Phụ kiểu CQ Hạng CQ.

Trong hệ thống phân loại này, hạng CQ là cấp cơ sở, đƣợc căn cứ vào các dấu hiệu địa

mạo, các kiểu địa hình phát sinh cùng với đặc điểm của nền nham.

Page 88: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

78

- Nguyễn Thành Long và tập thể tác giả của Phòng Địa lý Tự nhiên (thuộc Viện

Khoa học Việt Nam) khi xây dựng bản đồ CQ các tỷ lệ trên lãnh thổ Việt Nam (1993)

đã đƣa ra hệ thống phân loại gồm 8 cấp, gồm: Hệ CQ Phụ hệ CQ Lớp CQ

Phụ lớp CQ Kiểu CQ Phụ kiểu CQ Hạng CQ Loại CQ: Dạng, nhóm dạng

địa lý và diện, nhóm diện địa lý là những đơn vị hình thái hình thành CQ [55].

- Phạm Hoàng Hải và nnk (1997) khi NCCQ nhiệt đới gió mùa Việt Nam đã xây

dựng hệ thống phân loại áp dụng cho bản đồ CQ Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 gồm 7

cấp: Hệ Phụ hệ CQ Lớp CQ Phụ lớp CQ Kiểu CQ Phụ kiểu CQ

Loại CQ [26].

Qua xem xét các hệ thống chỉ tiêu phân loại CQ nêu trên cho thấy:

- Tất cả các hệ thống đều đảm bảo tính hệ thống, logic theo một trình tự các cấp

từ lớn đến nhỏ; mỗi cấp có chỉ tiêu xác định rõ ràng, không để xảy ra trƣờng hợp

không biết xếp cá thể vào bậc phân loại nào, cũng nhƣ một cá thể không thể xếp vào

nhiều bậc. Hệ thống phân loại đƣợc xây dựng phải dựa vào mức độ phân hoá lãnh thổ

nghiên cứu, dựa vào mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, không nên quá phức tạp cũng

không nên quá sơ lƣợc.

- Các hệ thống phân loại không có sự mâu thuẫn về nguyên tắc, do đó các cấp

phân chia chính đều có sự thống nhất gần nhƣ tuyệt đối, nhƣng do hƣớng nghiên cứu

khác nhau và tùy thuộc vào mục tiêu sử dụng mà trong các hệ thống có sự khác nhau

về số lƣợng các cấp phụ cũng nhƣ chỉ tiêu phân loại. Mỗi vùng lãnh thổ đều có một hệ

thống phân loại cụ thể phù hợp với mục tiêu, nội dung nghiên cứu và tỷ lệ bản đồ đƣợc

xây dựng [29, 31, 63, 70, 96, 97, 119].

- Đơn vị cơ sở dùng để phân loại CQ tùy thuộc vào tỷ lệ bản đồ. Ðối với bản đồ

CQ tỷ lệ nhỏ (1:1.000.000 đến 1:500.000) sử dụng cấp kiểu CQ, với bản đồ tỷ lệ trung

bình (tỷ lệ nhỏ hơn 1:1.000.000 và lớn hơn 1:500.000) dùng cấp hạng CQ và với bản

đồ tỷ lệ lớn (từ 1:100.000 đến 1:50.000) dùng cấp loại CQ.

Nhƣ vậy, đối với lãnh thổ cấp tỉnh nhƣ Hà Tĩnh ở tỷ lệ 1/100.000, dùng loại CQ

là đơn vị cơ sở để đánh giá là phù hợp. Đây là một cấp phân vị thể hiện sự giao hòa

giữa các quy luật phân hóa mang tính đặc thù của địa phƣơng trong mối tƣơng tác với

hoạt động của con ngƣời, thể hiện trạng thái hiện tại trong sự phát triển CQ.

Page 89: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

79

* Hệ thống chỉ tiêu phân loại CQ tỉnh Hà Tĩnh (tỷ lệ 1/100.000)

Trên cơ sở phân tích các hệ thống phân loại CQ của các tác giả trong và ngoài

nƣớc, cũng nhƣ xét đến mục tiêu ứng dụng phục vụ định hƣớng không gian sử dụng

hợp lý TNTN và BVMT lãnh thổ Hà Tĩnh, luận án đã xây dựng hệ thống phân loại CQ

riêng cho tỉnh Hà Tĩnh. Dựa vào các chỉ tiêu phân loại và hệ thống phân loại CQ của

Nguyễn Thành Long và nnk [55], hệ thống phân loại CQ tỉnh Hà Tĩnh đƣợc xây dựng

cho bản đồ tỷ lệ 1/100.000 gồm có 6 cấp: Phụ hệ CQ Kiểu CQ Lớp CQ Phụ

lớp CQ Hạng CQ Loại CQ (bảng 2.12). Nhƣ vậy, loại CQ là đơn vị nhỏ nhất

trong hệ thống phân loại CQ tỉnh Hà Tĩnh, là cấp cơ sở rất quan trọng dùng để đánh

giá cho phát triển nông lâm nghiệp ở lãnh thổ nghiên cứu.

Bảng 2.12: Hệ thống phân loại CQ tỉnh Hà Tĩnh

T

T

Cấp phân

loại Dấu hiệu đặc trƣng

Các đơn vị trong hệ

thống phân loại CQ

1 Phụ hệ

CQ

Tƣơng quan giữa địa hình và gió mùa

Đông Bắc, gió mùa Tây Nam quyết định

sự phân bố lại nhiệt ẩm.

Phụ hệ thống CQ nhiệt

đới gió mùa, có mùa đông

lạnh

2 Kiểu CQ Đặc điểm SKH chung quy định kiểu

thảm thực vật phát sinh.

Kiểu rừng kín thƣờng

xanh nhiệt đới mƣa mùa

3 Lớp CQ

Đặc trƣng hình thái phát sinh của đại địa

hình, quy định tính đồng nhất của hai

quá trình lớn trong chu trình vật chất bóc

mòn và tích tụ.

- Lớp CQ núi

- Lớp CQ đồi

- Lớp CQ đồng bằng

4 Phụ lớp

CQ

Đƣợc phân chia trong phạm vi cấp lớp,

dựa vào đặc trƣng trắc lƣợng hình thái

địa hình, thể hiện qua sự phân hoá đai

cao.

Có 7 phụ lớp CQ trong

khu vực nghiên cứu

5 Hạng CQ Kiểu địa hình phát sinh với các đặc

trƣng địa động lực hiện tại.

Có 23 hạng CQ trong khu

vực nghiên cứu

6 Loại CQ

Sự kết hợp của các quần xã thực vật với

các loại đất, cùng với các tác động của

con ngƣời.

Có 109 loại CQ trong khu

vực nghiên cứu

Trên lãnh thổ Hà Tĩnh, dân cƣ phân bố thành hàng trăm khoanh vi nhỏ, lại nằm ở

nhiều lớp, hạng CQ khác nhau nên khi nghiên cứu, luận án đã không đƣa vào hệ thống

Page 90: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

80

phân loại CQ mà xếp thành một lớp thông tin riêng (ngoài cấp), không lệ thuộc vào bất

kỳ cấp nào trên bản đồ.

b) Bản đồ CQ tỉnh Hà Tĩnh

* Nguyên tắc và phương pháp thành lập bản đồ CQ

- Nguyên tắc thành lập

Theo nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thành Long và nnk (1993) , Phạm

Hoàng Hải và nnk (1997) [26, 55], các nguyên tắc thành lập bản đồ CQ bao gồm:

+ Nguyên tắc phát sinh - hình thái: Nguyên tắc này đòi hỏi phải phân tích chi tiết

những quy luật phân hóa lãnh thổ khi xác định các đơn vị CQ ở các cấp khác nhau,

trên cơ sở đó xác định đƣợc quá trình phát sinh, phát triển của các đơn vị CQ, đồng

thời so sánh với quá trình phát triển hiện tại để dự đoán tƣơng lai phát triển của CQ.

Những đơn vị CQ có cùng nguồn gốc phát sinh và hình thái tƣơng đối giống nhau sẽ

đƣợc xếp vào một đơn vị ở cấp lớn hơn, còn các đơn vị có hình thái tƣơng đối đồng

nhất nhƣng nguồn gốc phát sinh khác nhau sẽ phân thành các đơn vị CQ khác nhau.

Xác định đƣợc các đơn vị CQ trên bản đồ theo nguyên tắc phát sinh - hình thái và nắm

đƣợc quá trình phát triển của chúng là cơ sở khoa học để sử dụng hợp lý các CQ.

+ Nguyên tắc tổng hợp: Các đơn vị CQ là những tổng hợp thể tự nhiên, chịu sự

tác động đồng thời của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới. Tuy nhiên, sự tác động

của hai quy luật này lên các đơn vị CQ rất phức tạp, nên việc vạch ranh giới các CQ

đúng với thực tế là rất khó khăn. Do đó, khi thành lập bản đồ CQ, ngƣời ta thƣờng sử

dụng nhân tố trội để xác định ranh giới của các đơn vị CQ.

+ Nguyên tắc đồng nhất tƣơng đối: Hệ thống các đơn vị CQ bao gồm nhiều cấp

biểu hiện mức độ phân hoá không đồng nhất của các cấp đơn vị. Mỗi cấp đơn vị có

một chỉ tiêu nhất định phản ánh mối quan hệ hữu cơ giữa các hợp phần của CQ. Mỗi

đơn vị cấp lớn phải bao hàm ít nhất là hai đơn vị cấp nhỏ hơn nó và một số đơn vị cấp

nhỏ có đặc trƣng tƣơng đồng phải tổ hợp thành đơn vị cấp lớn hơn nó. Nhƣ vậy, tính

đồng nhất ở mỗi cấp chỉ là những nét đặc trƣng chung cho cấp đó. Những đơn vị ở cấp

càng nhỏ thì tính đồng nhất của các hợp phần càng cao.

Theo nguyên tắc này, những đơn vị CQ có các hợp phần cùng nguồn gốc phát

sinh, quá trình phát triển và hình thái tƣơng đối đồng nhất đều có thể xếp vào cùng một

cấp, mặc dù chúng có thể phân bố xa nhau.

Page 91: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

81

- Phương pháp xây dựng:

Các phƣơng pháp thƣờng sử dụng để xây dựng bản đồ CQ gồm: phƣơng pháp

phân tích liên hợp các thành phần, phƣơng pháp yếu tố trội, phƣơng pháp so sánh theo

các đặc điểm riêng biệt của các chỉ tiêu phân loại từng cấp CQ, phƣơng pháp phân tích

tổng hợp để xác định các đơn vị CQ các cấp cũng nhƣ thể hiện các khoanh vi trên bản

đồ,.... Cuối cùng, một phƣơng pháp rất quan trọng đó là phƣơng pháp khảo sát thực địa

theo tuyến để kiểm tra, đối chứng với kết quả đã thực hiện trong phòng.

* Bản đồ cảnh quan

Bảng chú giải CQ tỉnh Hà Tĩnh đƣợc thành lập trên cơ sở các nguyên tắc và

phƣơng pháp thành lập nêu trên có dạng ―ma trận‖, trong đó hàng ngang thể hiện nền

nhiệt - ẩm (gồm các cấp phân loại là phụ hệ CQ và kiểu CQ - thể hiện nguồn năng

lƣợng bức xạ mặt trời, hoàn lƣu khí quyển theo mùa), hàng dọc thể hiện nền rắn và

dinh dƣỡng (gồm các cấp phân loại là lớp, phụ lớp và hạng CQ - thể hiện hình thái địa

hình, các kiểu địa hình phát sinh và hƣớng di chuyển của vật chất). Giao giữa hàng

ngang và hàng học chính là loại CQ, đƣợc đánh số từ 1 đến 109 theo thứ tự từ nhỏ đến

lớn, từ trái sang phải và đƣợc thể hiện qua các gam màu sinh thái khác nhau.

Bản đồ CQ là bản đồ tổng hợp chứa đựng các thông tin của các hợp phần, đồng thời

thể hiện mối liên hệ giữa chúng. Đây chính là cơ sở khoa học để tiến hành phân tích, đánh

giá và đƣa ra định hƣớng cho việc sử dụng hợp lý TNTN và BVMT tỉnh Hà Tĩnh.

c) Lát cắt cảnh quan

Trên nền các bản đồ thành phần và mô hình số độ cao tỉnh Hà Tĩnh, tác giả đã

xây dựng hai lát cắt nhằm đặc tả cấu trúc CQ theo chiều đứng và chiều ngang của lãnh

thổ Hà Tĩnh thay đổi rõ rệt theo chiều Đông - Tây.

- Lát cắt Vũ Quang - Hồng Lĩnh (AB)

Lát cắt này thể hiện rõ sự phân hóa CQ theo chiều Đông - Tây. Chênh lệch độ

cao giữa khu vực núi - đồi - đồng bằng khá lớn, dẫn tới sự thay đổi sâu sắc về chế độ

thủy văn, thổ nhƣỡng, hệ thực vật và các đơn vị CQ. Từ khu vực Vũ Quang đến Hồng

Lĩnh cho thấy: khu vực núi Vũ Quang đƣợc cấu tạo bởi đá mắcma axit, có độ cao

trung bình trên 700 m, hình thành đất mùn vàng đỏ; tiếp đến là khu vực núi thấp cấu

tạo bởi đá mắcma axit, phát triển đất feralit đỏ vàng; đến khu vực đồi cao trên đá phiến

sét, hình thành đất feralit đỏ vàng, thuận lợi để phát triển rừng và các loại cây lâu năm.

Sau khi cắt qua một dải thung lũng hẹp của sông Ngàn Sâu (ở địa phận Vũ Quang) là

Page 92: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

82

đồi thấp và đến khu vực đồng bằng Can Lộc, Thạch Hà bằng phẳng trên đất phù sa

chuyên sử dụng để trồng lúa; tiếp đến là khu vực núi sót Hồng Lĩnh trên đá mắcma

axit, phát triển chủ yếu trên đất đỏ vàng, hiện đang trồng rừng. Qua khu vực núi sót là

đồng bằng Nghi Xuân trên đất cát pha thích hợp với trồng hoa màu (khác với khu vực

trồng lúa ở đồng bằng Can Lộc, Thạch Hà). Đoạn cuối lát cắt là khu vực cồn cát cao,

hiện đang trồng rừng phòng hộ ven biển.

- Lát cắt Kỳ Thượng - Cẩm Minh (CD)

Mặc dù không có sự chênh lệch độ cao quá lớn nhƣng lát cắt CD cũng cho thấy

sự phân hóa Đông - Tây. Sau khu vực đồi núi thấp ở Kỳ Thƣợng với thảm thực rừng

trên các loại đất feralit đỏ vàng là dải đồng bằng hẹp Kỳ Anh hiện nay đang đƣợc tận

dụng để trồng lúa, CCN ngắn ngày. Tuy nhiên, đồng bằng ở Kỳ Anh có DT nhỏ hơn

nhiều so với đồng bằng Can Lộc, Thạch Hà ở lát cắt AB. Qua khu vực này chính là

khối núi sót Cẩm Minh với DT khá lớn và có xu hƣớng tiến dần ra phía biển.

Nhƣ vậy, CQ rừng tự nhiên chỉ còn lại ở khu vực núi trung bình ở Vũ Quang, còn

lại đều là rừng trồng, cây lâu năm và cây hàng năm ở các khu vực đồi núi thấp và đồng

bằng. Điều này chứng minh sự phân hóa đa dạng CQ tỉnh Hà Tĩnh không những là kết

quả của sự phân hóa của các hợp phần tự nhiên mà còn là kết quả của sự tác động của

con ngƣời. Cả hai lát cắt đều cho thấy sự phân hóa sâu sắc của CQ tỉnh Hà Tĩnh theo

chiều Đông - Tây.

2.2.2. Đặc điểm, chức năng, động lực cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh

a) Đặc điểm các đơn vị CQ tỉnh Hà Tĩnh

* Phụ hệ CQ: Hà Tĩnh nằm trong hệ CQ nhiệt đới gió mùa nội chí tuyến Đông

Nam Á, thuộc phụ hệ thống CQ nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Khu vực này có

lƣợng bức xạ dồi dào, từ khoảng 110-130 kcal/cm2/năm. Nhiệt độ trung bình năm

tƣơng đối cao, khoảng 23,6-24,50C. Lƣợng mƣa trung bình năm lớn, dao động trong

khoảng 2300-3200 mm/năm, với 148-167 ngày mƣa/năm. Do ảnh hƣởng của hoàn lƣu

gió mùa Đông Bắc nên Hà Tĩnh có 1 tháng lạnh (18°C). Vào những đợt gió mùa

Đông Bắc hoạt động mạnh, nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối tháng 1 có thể xuống

tới 0,7°C (Hƣơng Sơn).

* Kiểu CQ: đặc điểm SKH chung quy định kiểu thảm thực vật phát sinh. Hà Tĩnh

thuộc kiểu CQ rừng kín thƣờng xanh nhiệt đới mƣa mùa.

Page 93: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

83

* Lớp CQ: đƣợc phân chia dựa vào đặc điểm phát sinh hình thái của địa hình mà

chỉ tiêu cơ bản là mức độ phân cắt sâu (độ cao tƣơng đối của địa hình). CQ tỉnh Hà

Tĩnh đƣợc chia làm 3 lớp CQ: lớp CQ núi, lớp CQ đồi và lớp CQ đồng bằng.

- Lớp CQ núi: bao gồm các khu vực có độ phân cắt sâu địa hình trên 100 m, có

độ cao tuyệt đối thƣờng từ 250 m trở lên. Lớp CQ núi chiếm khoảng 1/4 DTTN, phân

bố chủ yếu ở phía Tây kéo dài thành dải từ huyện Hƣơng Sơn, Vũ Quang đến Kỳ Anh.

Trong lớp CQ này có sự thay đổi rõ rệt của khí hậu, thảm thực vật và các yếu tố tự

nhiên khác; đƣợc đặc trƣng chủ yếu bởi quá trình phá hủy bề mặt với các quá trình bào

mòn, trƣợt lở, rửa trôi, xói mòn,… Trong lớp CQ này phân hóa thành 23 loại CQ.

- Lớp CQ đồi: là khu vực chuyển tiếp của vùng núi phía Tây xuống dải đồng

bằng ven biển Hà Tĩnh, có độ phân cắt sâu địa hình từ 25-100 m, độ cao tuyệt đối

thƣờng từ 25-250 m, chiếm khoảng 2/5 DTTN. Lớp CQ đồi phân bố ở các huyện

Hƣơng Sơn, Vũ Quang, Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Trong lớp CQ đồi có sự phân

hoá phức tạp về khí hậu, thổ nhƣỡng và thảm thực vật, hình thành 62 loại CQ.

- Lớp CQ đồng bằng: chiếm khoảng 1/4 DTTN, có độ cao dƣới 25 m, phân bố

chủ yếu ở các huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Ở lớp CQ

này gồm có các kiểu địa hình đồng bằng mài mòn - tích tụ, lƣợn sóng nghiêng thoải,

đồng bằng tích tụ sông, biển bằng phẳng, đồng bằng tích tụ sông, biển, đầm lầy,... Lớp

CQ đồng bằng phân hóa thành 23 loại CQ.

* Phụ lớp CQ: đƣợc phân chia trong phạm vi cấp lớp, dựa vào đặc trƣng trắc

lƣợng hình thái địa hình, thể hiện qua sự phân hoá đai cao. Từ 3 lớp CQ tỉnh Hà Tĩnh

đƣợc chia làm 7 phụ lớp CQ:

- Phụ lớp CQ núi trung bình: phân bố ở độ cao trên 700 m, tập trung ở phía Tây

Hà Tĩnh, sát biên giới Việt - Lào. Đây là khu vực địa hình cao nhất lãnh thổ, thống trị

bởi quá trình sƣờn, trƣợt lở, đổ vỡ, rửa trôi bề mặt. Lƣợng mƣa lớn (>2500 mm) và ẩm

ƣớt quanh năm. Các loại đất chính gồm Ha, Hs, Fa, Fs. Phụ lớp CQ này gồm 3 hạng

CQ với 6 loại CQ, có chức năng phòng hộ đầu nguồn và bảo tồn.

- Phụ lớp CQ núi thấp: ở độ cao từ 250-700 m, thống trị bởi quá trình bóc mòn,

rửa trôi bề mặt, phân bố chủ yếu ở huyện Hƣơng Sơn, Vũ Quang, Hƣơng Khê và Kỳ

Anh. Các loại thổ nhƣỡng chính gồm Fa, Fs, Fq, E. Phụ lớp CQ núi thấp gồm 4 hạng

CQ với 17 loại CQ, có tiềm năng lớn trong phát triển rừng.

- Phụ lớp CQ đồi cao: phân bố ở độ cao khoảng 75-250 m thuộc các huyện

Hƣơng Sơn, Hƣơng Khê, Vũ Quang, rải rác ở huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh. Các loại

Page 94: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

84

đất chính gồm Fa, Fs, Fq và E. Đây là khu vực có tiềm năng lớn trong phát triển rừng,

CCN dài ngày, cây ăn quả,…

- Phụ lớp CQ đồi trung bình: phân bố rải rác ở các huyện Hƣơng Sơn, Hƣơng

Khê, Vũ Quang, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh, ở khoảng 50-75 m. Các loại đất chính gồm

Fa, Fs, Fq và E. Phụ lớp CQ này gồm 1 hạng CQ với 9 loại CQ, có thế mạnh phát triển

rừng sản xuất và cây lâu năm,…

- Phụ lớp CQ đồi thấp: ở độ cao từ 25-50 m, thống trị là quá trình rửa trôi, tích tụ,

phân bố chủ yếu ở huyện Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà và Kỳ Anh. Thổ

nhƣỡng khá đa dạng, gồm: Fa, Fs, Fq, Fp, Bq, P, Pb. Phụ lớp CQ này gồm 6 hạng CQ

với 30 loại CQ, có tiềm năng lớn trong phát triển rừng sản xuất và hình thành các vùng

chuyên canh CCN quy mô lớn,…

- Phụ lớp CQ đồng bằng cao: ở độ cao khoảng 8-25 m, phân bố ở các huyện Nghi

Xuân, Can Lộc, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh. Ở đây, quá trình xói mòn,

rửa trôi diễn ra đồng thời với tích tụ. Thổ nhƣỡng khá đa dạng, gồm: Fq, Fs, Ba, Bq, C,

Cc, D, E. Phụ lớp CQ này bao gồm 3 hạng CQ với 15 loại CQ, vừa là nơi tập trung

dân cƣ, các trung tâm công nghiệp, dịch vụ, vừa là nơi sản xuất lƣơng thực chính của

Hà Tĩnh.

- Phụ lớp CQ đồng bằng thấp: là phần thấp nhất trên lãnh thổ (<8 m), có quá trình

tích tụ aluvi và tích tụ sông - biển. Thổ nhƣỡng gồm P, Pb, Sj và M. Phụ lớp CQ này

gồm 3 hạng CQ với 9 loại CQ, là địa bàn phân bố dân cƣ, các cơ sở kinh tế và sản xuất

lƣơng thực, thực phẩm quan trọng của tỉnh.

* Hạng CQ: đƣợc phân chia dựa vào các dấu hiệu về kiểu địa hình phát sinh và

đặc điểm nền nham, các quá trình địa mạo ƣu thế hiện tại. Trên lãnh thổ Hà Tĩnh có 23

hạng CQ cụ thể nhƣ sau:

- Hạng CQ dãy núi trung bình bóc mòn trên kiến trúc địa lũy, cấu tạo chủ yếu bởi

đá xâm nhập axit (H1): có độ cao địa hình trên 700 m, phân bố thành dải hẹp kéo dài

theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam dọc theo biên giới Việt Lào, thuộc địa phận huyện

Vũ Quang và Hƣơng Khê; nhiệt độ trung bình năm <180C với đặc trƣng hơn 4 tháng

lạnh, không có mùa khô với lƣợng mƣa rất nhiều (>2500 mm); có kiểu thảm thực vật

rừng tự nhiên phát triển trên 2 loại đất: Ha, Hs. Hạng CQ này đƣợc phân hóa thành 2

loại CQ, có chức năng bảo tồn và phòng hộ;

- Hạng CQ dãy núi trung bình - thấp bóc mòn trên kiến trúc địa lũy, cấu tạo chủ

yếu bởi đá phun trào axit (H2): phần lớn có độ cao địa hình từ 250-700 m, riêng phần

Page 95: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

85

DT nhỏ tiếp giáp với Quảng Bình có độ cao trên 700 m, phân bố thành dãy ở phía Nam

huyện Kỳ Anh; nhiệt độ trung bình từ 20-23°C với đặc trƣng 2-3 tháng lạnh, không có

mùa khô với lƣợng mƣa rất nhiều (>2500 mm); có kiểu thảm thực vật rừng tự nhiên

phát triển trên 2 loại đất: Ha, Fa. Hạng CQ này đƣợc phân hóa thành 2 loại CQ, có DT

nhỏ nhƣng đã tạo nên đặc trƣng cho lãnh thổ, có chức năng bảo tồn và phòng hộ;

- Hạng CQ khối núi trung bình - thấp bóc mòn trên kiến trúc địa lũy, cấu tạo chủ

yếu bởi đá biến chất (H3): phần lớn có độ cao địa hình từ 250-700 m, phần lãnh thổ phía

Tây và trung tâm có độ cao trên 700 m thuộc địa phận huyện Vũ Quang và Hƣơng Khê;

có nhiệt độ trung bình từ 20-23°C với đặc trƣng 2-3 tháng lạnh (có nơi lên đến 4 tháng),

không có mùa khô, mƣa nhiều (2000-2500 mm) với thảm thực vật rừng tự nhiên phát

triển trên 2 loại đất: Hs, Fs. Hạng CQ này đƣợc phân hóa thành 2 loại CQ, có chức năng

bảo tồn và phòng hộ;

- Hạng CQ núi thấp bóc mòn trên kiến trúc địa lũy, cấu tạo chủ yếu bởi đá xâm

nhập axit (H4): chủ yếu là các khối núi có độ cao từ 250-700 m, thuộc địa phận huyện

Vũ Quang và Hƣơng Khê; nhiệt độ trung bình từ 20-23°C với đặc trƣng 2-3 tháng lạnh,

không có mùa khô với lƣợng mƣa nhiều (2000-2500 mm), thảm thực vật rừng tự nhiên,

rừng trồng phát triển trên 2 loại đất: Fa, Fq. Hạng CQ này đƣợc phân hóa thành 3 loại

CQ. Các loại CQ có chức năng bảo tồn và phòng hộ.

- Hạng CQ dãy núi thấp bóc mòn - xâm thực trên kiến trúc uốn nếp, cấu tạo chủ

yếu bởi đá biến chất (H5): có độ cao dƣới 700 m, thuộc địa phận huyện Vũ Quang,

Hƣơng Khê và Kỳ Anh; nhiệt độ trung bình từ 20-23°C với đặc trƣng 2-3 tháng lạnh,

không có mùa khô với lƣợng mƣa nhiều (2000-2500 mm), thảm thực vật rừng tự

nhiên, rừng trồng phát triển trên 3 loại đất: Fs, Fa, Fq. Hạng CQ này đƣợc phân hóa

thành 5 loại CQ có chức năng bảo tồn, phòng hộ và sản xuất. Đây là hạng CQ chiếm

DT lớn nhất với khoảng 33,4% DT của lớp CQ núi Hà Tĩnh.

- Hạng CQ khối núi thấp dạng sót do bóc mòn, cấu tạo chủ yếu bởi đá xâm nhập

axit (H6): thuộc lớp CQ núi, kiểu CQ rừng kín thƣờng xanh nhiệt đới mƣa mùa, gồm

các khối núi sót, phân bố rải rác ở khu vực đồng bằng thuộc địa phận huyện Nghi

Xuân, Can Lộc, Cẩm Xuyên, có độ cao dƣới 700 m, nhiệt độ trung bình từ 20-23°C

với đặc trƣng 2-3 tháng lạnh, không có mùa khô với lƣợng mƣa nhiều (2000-2500

mm), thảm thực vật rừng tự nhiên, rừng trồng, trảng cỏ cây bụi phát triển trên 3 loại

đất: Fa, Fs và E. Hạng CQ này đƣợc phân hóa thành 5 loại CQ có chức năng phát triển

lâm nghiệp.

Page 96: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

86

- Hạng CQ dãy và khối núi thấp dạng sót do bóc mòn, cấu tạo chủ yếu bởi đá trầm

tích và biến chất (H7): phân bố rải rác ở khu vực đồng bằng thuộc địa phận huyện Hƣơng

Sơn, Vũ Quang, Hƣơng Khê, Kỳ Anh, có độ cao dƣới 700 m, nhiệt độ trung bình từ 20-

23°C với đặc trƣng 2-3 tháng lạnh, không có mùa khô với lƣợng mƣa nhiều (2000-2500

mm), thảm thực vật rừng tự nhiên, rừng trồng, trảng cỏ cây bụi phát triển trên 3 loại đất:

Fs, Fq và E. Hạng CQ này gồm 4 loại CQ có chức năng phát triển lâm nghiệp.

- Hạng CQ đồi núi thấp, cấu tạo chủ yếu bởi đá phun trào axit (H8): thuộc lớp

CQ đồi, thuộc kiểu CQ rừng kín thƣờng xanh nhiệt đới mƣa mùa. Hạng CQ này phân

bố rải rác ở huyện Hƣơng Sơn, Hƣơng Khê, Cẩm Xuyên, gồm đồi và núi xen kẽ nhau

với DT không lớn, nhiệt độ trung bình từ 20-23°C với đặc trƣng 2-3 tháng lạnh, không

có mùa khô với lƣợng mƣa nhiều (từ 2000-2500 mm). Hạng CQ này có kiểu thảm thực

vật rừng tự nhiên, rừng trồng, trảng cỏ cây bụi, CCN lâu năm và cây ăn quả phát triển

trên 3 loại đất: Fa, Fs và E. Hạng CQ này gồm 7 loại CQ với chức năng chính là phát

triển nông lâm nghiệp (trồng rừng, phát triển CCN lâu năm và cây ăn quả).

- Hạng CQ đồi núi thấp, cấu tạo chủ yếu bởi đá trầm tích (H9): với độ cao địa

hình từ 100-250 m; nhiệt độ trung bình từ 20-23°C với đặc trƣng 2-3 tháng lạnh,

không có mùa khô với lƣợng mƣa nhiều (từ 2000-2500 mm), thảm thực vật rừng tự

nhiên, rừng trồng, trảng cỏ cây bụi, CCN lâu năm và cây ăn quả phát triển trên 3 loại

đất: Fs, Fa và Fq. Hạng CQ gồm 4 loại CQ, có chức năng phát triển nông lâm nghiệp

(trồng rừng, phát triển CCN lâu năm và cây ăn quả).

- Hạng CQ đồi cao phát triển chủ yếu trên đá xâm nhập và đá phiến sét - vôi

(H10): phân bố ở các huyện Hƣơng Sơn, Hƣơng Khê, Vũ Quang và Kỳ Anh, có độ cao

từ 75-100 m; nhiệt độ trung bình trên 23°C với đặc trƣng mùa lạnh ngắn (chỉ 1 tháng),

mùa khô ngắn (≤ 2 tháng) với lƣợng mƣa nhiều (2000-2500 mm), thảm thực vật rừng

tự nhiên, rừng trồng, trảng cỏ cây bụi, CCN lâu năm và cây ăn quả phát triển trên 5

loại đất: Fs, Fa, Fq, Fp và E. Hạng CQ này gồm 13 loại CQ, có chức năng phát triển

nông lâm nghiệp (đặc biệt là phát triển CCN lâu năm và cây ăn quả). Đây là hạng CQ

chiếm DT lớn nhất với khoảng 19,1% DT của lớp CQ đồi Hà Tĩnh.

- Hạng CQ đồi trung bình, phát triển chủ yếu trên đá trầm tích (H11): phân bố rải

rác ở các huyện Hƣơng Sơn, Vũ Quang, Hƣơng Khê và Kỳ Anh, có độ cao từ 50-75

m; nhiệt độ trung bình trên 23°C với đặc trƣng mùa lạnh ngắn (chỉ 1 tháng), mùa khô

ngắn (≤ 2 tháng) với lƣợng mƣa nhiều (từ 2000-2500 mm), có nơi mƣa rất nhiều (hơn

2500 mm), thảm thực vật rừng tự nhiên, rừng trồng, trảng cỏ cây bụi, CCN lâu năm và

Page 97: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

87

cây ăn quả phát triển trên 4 loại đất: Fs, Fq, Fa và E. Hạng CQ này đã đƣợc phân hóa

thành 9 loại CQ, có chức năng phát triển nông lâm nghiệp (đặc biệt là phát triển CCN

lâu năm và cây ăn quả).

- Hạng CQ đồi thấp, phát triển chủ yếu trên đá phun trào axit (H12): phân bố chủ

yếu thuộc huyện Kỳ Anh và rải rác ở huyện Cẩm Xuyên, Hƣơng Khê, Can Lộc, có độ

cao từ 25-50 m; nhiệt độ trung bình trên 23°C với đặc trƣng mùa lạnh ngắn (chỉ 1

tháng), phần lớn không có mùa khô và lƣợng mƣa rất nhiều (>2500 mm), thảm thực

vật gồm rừng tự nhiên, rừng trồng, trảng cỏ cây bụi, CCN lâu năm, cây ăn quả, CCN

hàng năm và hoa màu phát triển trên 5 loại đất: Fs, Fq, Fa, E và D. Hạng CQ này gồm

11 loại CQ, có chức năng phát triển nông lâm nghiệp (đặc biệt là phát triển CCN lâu

năm, cây ăn quả và ngắn ngày).

- Hạng CQ gò đồi thoải, phát triển trên đá trầm tích tuổi Pleistocen (H13): phân

bố ở huyện Kỳ Anh, có độ cao từ 10-25 m; nhiệt độ trung bình trên 23°C với đặc trƣng

mùa lạnh ngắn (chỉ 1 tháng), không có mùa khô và lƣợng mƣa rất nhiều (trên 2500

mm). Hạng CQ này chỉ có thảm thực vật CCN hàng năm và hoa màu phát triển trên 2

loại đất: Fq và Fp. Hạng CQ này phân hóa thành 2 loại CQ với chức năng phát triển

CCN hàng năm và hoa màu.

- Hạng CQ thung lũng với địa hình đồi do phân cắt - xâm thực rửa trôi thoải

(H14): phân bố ở huyện Hƣơng Sơn, Vũ Quang và Hƣơng Khê với độ cao từ khoảng

25-100 m; nhiệt độ trung bình trên 23°C với đặc trƣng mùa lạnh ngắn (chỉ 1 tháng),

mùa khô dƣới 2 tháng và lƣợng mƣa từ 2000-2500 mm, thảm thực vật chủ yếu là rừng

tự nhiên phát triển trên 2 loại đất: Fs và Fa. Hạng CQ này đã đƣợc phân hóa thành 2

loại CQ với chức năng phòng hộ.

- Hạng CQ thung lũng với các phức hệ thềm sông bị rửa trôi với địa hình gò thoải

(H15): phân bố ở các huyện Hƣơng Sơn, Vũ Quang, Hƣơng Khê và Đức Thọ, có độ

cao từ 10-25 m; nhiệt độ trung bình trên 23°C với đặc trƣng mùa lạnh ngắn, mùa khô

<2 tháng và lƣợng mƣa từ 2000-2500 mm, thảm thực vật chủ yếu là rừng trồng, CCN

hàng năm và lúa phát triển trên 7 loại đất: Fs, Fa, Fq, Bq, E, D và P. Hạng CQ này đã

đƣợc phân hóa thành 11 loại CQ, có chức năng chính là phát triển nông lâm nghiệp.

- Hạng CQ thung lũng với các phức hệ thềm sông và bãi bồi không phân chia

(H16): nằm rải rác dọc theo ở các huyện Hƣơng Sơn, Đức Thọ, Hƣơng Khê, có DT

nhỏ, ở độ cao từ 4-10 m; nhiệt độ trung bình trên 23°C với đặc trƣng mùa lạnh chỉ 1

tháng, mùa khô <2 tháng và lƣợng mƣa từ 2000-2500 mm với thảm thực vật là lúa

Page 98: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

88

nƣớc phát triển trên 2 loại đất: P và Pb. Hạng CQ này đã đƣợc phân hóa thành 2 loại

CQ, có chức năng phát triển cây lƣơng thực.

- Hạng CQ thung lũng với các phức hệ bãi bồi và lòng sông không phân chia

(H17): chạy dọc theo sông Ngàn Phố và Ngàn Sâu; nhiệt độ trung bình trên 23°C với

đặc trƣng mùa lạnh chỉ 1 tháng, mùa khô <2 tháng và lƣợng mƣa từ 2000-2500 mm,

một số nơi thuộc huyện Đức Thọ có lƣợng mƣa dƣới 2000 mm. Thảm thực vật chủ

yếu là CCN hàng năm và hoa màu phát triển trên 2 loại đất: P và Pb. Hạng CQ này đã

gồm 2 loại CQ, có chức năng phát triển nông nghiệp (CCN hàng năm và hoa màu).

- Hạng CQ đồng bằng lƣợn sóng thoải trên tích tụ cát biển tuổi Pleistocen muộn

(H18): phân bố ở huyện Đức Thọ, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh với độ cao địa hình

từ 10-25 m; nhiệt độ trung bình trên 23°C, phần lớn không có tháng khô, chỉ có khu

vực thuộc Đức Thọ có số tháng khô >3 tháng. Nhìn chung hạng CQ này có lƣợng mƣa

>2000 mm, một số nơi thuộc huyện Đức Thọ có lƣợng mƣa <2000 mm. Thảm thực vật

ở đây là rừng trồng, cây bụi, trảng cỏ, CCN hàng năm, hoa mùa và lúa phát triển trên 7

loại đất: Fq, Fs, Bq, Ba, E, D và P. Hạng CQ này đã đƣợc phân hóa thành 11 loại CQ,

có chức năng phát triển nông lâm nghiệp.

- Hạng CQ đồng bằng dạng gò, đụn trên tích tụ cát biển đƣợc gió tái tạo tuổi

Holocen muộn (H19): chỉ phát triển trên một loại đất cồn cát biển (Cc), thuộc huyện

Nghi Xuân, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh với độ cao địa hình từ 10-25 m; nhiệt độ

trung bình trên 23°C với đặc trƣng mùa lạnh ngắn (chỉ 1 tháng), không có tháng khô,

có lƣợng mƣa nhiều đến rất nhiều (>2000 mm). Thảm thực vật chính là rừng trồng và

trảng cỏ, cây bụi. Hạng CQ này đã đƣợc phân hóa thành 2 loại CQ, có chức năng

phòng hộ ven biển.

- Hạng CQ đồng bằng lƣợn sóng trên tích tụ cát biển tuổi Holocen giữa (H20):

chỉ phát triển trên một loại đất cát biển (C), thuộc lớp CQ đồng bằng, phần lớn thuộc

huyện Nghi Xuân và Can Lộc với thảm thực vật chính là CCN hàng năm, hoa màu và

lúa. Hạng CQ này gồm 2 loại CQ, có chức năng phát triển nông nghiệp..

- Hạng CQ đồng bằng bằng phẳng trên tích tụ hỗn hợp sông, biển tuổi Holocen

giữa (H21): phân bố ở huyện Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ

Anh,… với độ cao trung bình từ 2-4 m, có DT khá lớn; nhiệt độ trung bình trên 23°C

với đặc trƣng mùa lạnh ngắn (chỉ 1 tháng), không có tháng khô, có lƣợng mƣa nhiều đến

rất nhiều trên 2000 mm (trừ khu vực Đức Thọ có lƣợng mƣa dƣới 2000 mm và 3 tháng

khô). Hạng CQ này phát triển trên 3 loại đất: P, Sj và M. Thảm thực vật chính là CCN

Page 99: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

89

ngắn ngày - hoa màu và lúa. Hạng CQ này đã đƣợc phân hóa thành 4 loại CQ, có chức

năng phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lƣợng thực. Đây là hạng CQ chiếm DT lớn

nhất với khoảng 34% DT của lớp CQ đồng bằng Hà Tĩnh.

- Hạng CQ đồng bằng tích tụ sông, biển, đầm lầy tuổi Holocen muộn với 1 loại

CQ (H22): chỉ phát triển trên loại đất phèn với 1 loại CQ đặc trƣng, phân bố ở huyện

Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh với độ cao trung bình từ 0-2 m; nhiệt

độ trung bình trên 23°C với đặc trƣng mùa lạnh ngắn (chỉ 1 tháng), không có tháng khô,

có lƣợng mƣa nhiều đến rất nhiều trên 2000 mm. Thảm thực vật chính là lúa.

- Hạng CQ đồng bằng với bề mặt bãi bồi và lòng sông phân hóa thành 3 loại CQ

(H23): chủ yếu là các bãi bồi thấp ven sông Lam, sông Kênh Càn, sông Hạ Vàng, sông

Quyền; nhiệt độ trung bình trên 23°C với đặc trƣng mùa lạnh chỉ 1 tháng, không có

tháng khô, có lƣợng mƣa >2000 mm; phát triển trên 2 loại đất Sj và P. Thảm thực vật

chính là CCN hàng năm - hoa màu và lúa.

* Loại CQ: là đơn vị phân loại cuối cùng trong hệ thống phân loại cho CQ lãnh

thổ nghiên cứu trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000. Hà Tĩnh có 109 loại CQ trên cơ sở kết hợp

của 17 loại đất và 7 kiểu thảm thực vật. Trong đó, có một số loại CQ tiêu biểu nhƣ sau:

- Loại CQ số 3: loại CQ rừng kín thƣờng xanh trên đất đỏ vàng hình thành trên

đá mắcma axit thuộc hạng CQ dãy núi trung bình - thấp địa lũy cấu tạo chủ yếu bởi đá

phun trào axit, trong lớp CQ núi, phân bố ở khu vực Đèo Ngang, đặc trưng trong kiểu

địa hình núi chạy sát ra biển ở Hà Tĩnh. Loại CQ này phù hợp cho phát triển lâm

nghiệp và phòng hộ.

- Loại CQ số 15: loại CQ rừng trồng trên đất đỏ vàng hình thành trên đá mắcma

axit thuộc hạng CQ núi thấp dạng sót do bóc mòn, cấu tạo chủ yếu bởi đá xâm nhập

axit thuộc lớp CQ núi, khá đặc trưng trong các hạng CQ núi sót ở đồng bằng Hà Tĩnh.

Loại CQ này có chức năng chính là phát triển nông lâm nghiệp.

- Loại CQ số 35: loại CQ rừng kín thƣờng xanh trên đất đỏ vàng hình thành trên

đá phiến sét, thuộc hạng CQ đồi cao, phát triển chủ yếu trên đá xâm nhập và đá phiến

sét - vôi, thuộc phụ lớp CQ đồi cao trong lớp CQ đồi. Đây là loại CQ khá phổ biến

trong các hạng CQ đồi Hà Tĩnh, có chức năng chính là phát triển lâm nghiệp.

- Loại CQ số 50: loại CQ CCN lâu năm và cây ăn quả trên đất đỏ vàng hình

thành trên đá phiến sét, thuộc hạng CQ đồi trung bình, phát triển chủ yếu trên đá trầm

Page 100: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

90

tích, thuộc lớp CQ đồi. Đây là loại CQ khá phổ biến các hạng CQ đồi Hà Tĩnh, có

chức năng chính là phát triển CCN lâu năm và cây ăn quả.

- Loại CQ số 97: loại CQ rừng trồng trên cồn cát biển trong hạng CQ đồng bằng

dạng gò, đụn trên tích tụ cát biển đƣợc gió tái tạo tuổi Holocen muộn, thuộc lớp CQ

đồng bằng, phổ biến ở khu vực ven biển ở Hà Tĩnh. Loại CQ này có chức năng chính

là phát triển rừng phòng hộ ven biển.

- Loại CQ số 102: loại CQ lúa nƣớc trên đất phù sa không đƣợc bồi trong hạng CQ

đồng bằng bằng phẳng trên tích tụ hỗn hợp sông, biển tuổi Holocen giữa, thuộc lớp CQ

đồng bằng, phổ biến trong hạng CQ đồng bằng (phân bố ở phía Đông Hà Tĩnh). Loại

CQ này có chức năng chính là phát triển nông nghiệp, nhất là cây lƣơng thực.

b) Chức năng cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh

Từ việc phân tích đặc điểm các đơn vị CQ tỉnh Hà Tĩnh cho thấy CQ có chức năng

đa dạng, mỗi CQ có thể có nhiều chức năng và mỗi chức năng có ở nhiều loại CQ.

* Chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường

Các loại CQ số 1-5, 8, 10, 11, 12, 13, 27, 31, 34 là loại CQ rừng tự nhiên, rừng

trồng phát triển trên các loại đất mùn vàng đỏ và các loại đất feralit, chủ yếu thuộc lớp

CQ núi, có chức năng phòng hộ đầu nguồn. Các loại CQ này phân bố ở những vùng

địa hình hiểm trở, có độ chia cắt lớn, có độ dốc >200, xói mòn, rửa trôi mạnh, thƣợng

nguồn sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Ngàn Trƣơi, phân bố ở phía Tây Hà Tĩnh, giáp biên

giới Việt - Lào. Chức năng của các loại CQ này là điều tiết nƣớc sông, suối cho khu

vực thung lũng, đồng bằng, chống xói mòn, rửa trôi đất và hạn chế lũ lụt.

Các loại CQ số 15, 17, 18, 20, 21 là rừng trồng phát triển trên đất feralit khác

nhau, thuộc hạng CQ núi thấp dạng sót do bóc mòn ở khu vực đồng bằng Hà Tĩnh, có

chức năng phòng hộ, BVMT.

Loại CQ số 97, 98 là rừng trồng, trảng cỏ, cây bụi phát triển trên đất cát hoặc cồn

cát, phân bố ở dọc ven biển Hà Tĩnh có chức năng phòng hộ, chống cát bay.

Các loại CQ số 16, 19, 23 là CQ cây bụi, trảng cỏ thuộc lớp CQ núi có chức năng

phòng hộ, bảo vệ kém vì thảm thực vật tự nhiên đã bị phá hủy hoàn toàn. Do đó, cần

có thời gian và biện pháp để khoanh nuôi phục hồi lớp phủ rừng để phòng hộ.

* Chức năng phục hồi, bảo tồn

Một phần DT thuộc các loại CQ số 1, 7, 9, 10, 12, 31, 33, 34, 69, 70 thuộc VQG

Vũ Quang. Đây là khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao, với DT khoảng 55.028 ha

Page 101: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

91

(theo quyết định số 102/2002/QĐ-TTg ngày 30/7/2002 của Thủ tƣớng chính phủ), bao

gồm các loại CQ rừng tự nhiên, phát triển chủ yếu trên đất mùn đỏ vàng, đất feralit đỏ

vàng trên đá mắcma axit và đá phiến sét, với khoảng 465 loài thực vật bậc cao (với

nhiều loài gỗ quý hiếm nhƣ: Cẩm lai, Lát hoa, Lim, Giổi, Pơmu, Hoàng đàn, Trầm

hƣơng,... và nhiều cây dƣợc liệu quý); 70 loài thú (với nhiều loài thú quý hiếm nhƣ:

Sao la, Mang lớn,...). Các loại CQ này có giá trị bảo tồn, duy trì đa dạng sinh học,

phòng hộ, BVMT và phát triển du lịch.

- Các loại CQ số 24, 27, 56, 60 thuộc Khu BTTN Kẻ Gỗ thuộc huyện Hƣơng

Khê, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh với DT khoảng 24.801 ha. Đây là những loại CQ rừng tự

nhiên, có đa dạng sinh học cao, với 46 loài thú, 270 loài chim và 562 loài thực vật.

Trong số đó có một số loài thú quý hiếm nhƣ Bò tót, Gà lôi lam Hà Tĩnh, Trĩ sao,

Khƣớu mỏ dài và Chích chạch má xám,… Do đó, các loại CQ này vừa có giá trị bảo

tồn, vừa có giá trị du lịch.

* Nhóm chức năng phát triển kinh tế (phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ

nghiệp, du lịch và quần cƣ)

- Các loại CQ số 6, 13, 14, 19, 21-28, 30-33, 35-37, 39, 40, 42-44, 46-49, 51-53,

56-57, 60, 61, 65, 69, 71, 77 là loại CQ rừng tự nhiên, rừng trồng hoặc trảng cỏ, cây

bụi có chức năng phòng hộ, bảo tồn nhƣng đồng thời cũng có chức năng phát triển lâm

nghiệp. Các loại CQ này chủ yếu là rừng tự nhiên và rừng trồng, nhƣng phần lớn là

rừng trung bình và rừng nghèo phát triển trên nhiều loại thổ nhƣỡng khác nhau, phân

bố chủ yếu ở khu vực đồi núi thấp, vùng đồi và thung lũng. Nếu rừng ở đây đƣợc

khoanh nuôi phục hồi tốt thì sẽ có giá trị trong việc phòng hộ, BVMT và lâm nghiệp.

- Các loại CQ 1, 7, 9, 10, 12, 24, 27, 31, 33, 34, 56, 60, 69, 70 là loại CQ rừng tự

nhiên thuộc lớp CQ núi, đồi thuộc VQG Vũ Quang, khu BTTN Kẻ Gỗ. Đây là khu vực

đa dạng về động, thực vật với nhiều loài quý hiếm có giá trị. Ngoài chức năng bảo tồn

thì các loại CQ này còn có chức năng phát triển du lịch.

- Các CQ số 29, 38, 41, 45, 50, 54, 55, 59, 62, 72, 76 là loại CQ rừng trồng, CCN

lâu năm, cây ăn quả, thuộc lớp CQ đồi có chức năng phát triển nông lâm kết hợp.

- Các loại CQ số 63, 66-68, 73-75, 78-85 là loại CQ CCN hàng năm, hoa màu và

lúa phân bố ở khu vực thung lũng, đồng bằng có chức năng chính là phát triển nông

nghiệp. Đồng thời, đây cũng là các loại CQ có chức năng quần cƣ, tuy nhiên mật độ

dân số trong các loại CQ này không cao.

Page 102: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

92

- Các loại CQ số 86, 88-91, 94-96, 99-108 có tiềm năng lớn để phát triển nông

nghiệp, thuỷ sản và quần cƣ. Các loại CQ này phân bố ở khu vực đồng bằng thuộc các

huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà, Hồng Lĩnh, thành phố Hà Tĩnh, Thạch Hà, Đức

Thọ, Cẩm Xuyên. Các loại CQ này có chức năng phát triển nông nghiệp với các loại

cây trồng chủ yếu gồm cây hàng năm, hoa màu và lúa trên các loại đất phù sa trung

tính, phù sa gley, đất phèn, đất mặn, đất cát biển. Các loại CQ này cũng là những nơi

phân bố dân cƣ đông đúc. Do đó, chức năng quần cƣ là một trong những chức năng cơ

bản của đồng bằng Hà Tĩnh.

- Một số loại CQ cây bụi, trảng cỏ trên đất cát biển (loại CQ số 98), trên đất xói

mòn trơ xỏi đá (loại CQ số 93) có thể cải tạo để trồng rừng để BVMT.

- Loại CQ số 97 là CQ rừng trồng trên đất cồn cát biển, phân bố dọc các huyện

ven biển Hà Tĩnh, ngoài chức năng phòng hộ ven biển còn có chức năng sản xuất lâm

nghiệp và du lịch.

- Loại CQ số 109 có chức năng phát triển kinh tế nuôi trồng thủy sản.

Nhìn chung, các chức năng chính của CQ tỉnh Hà Tĩnh gồm: chức năng phòng

hộ, BVMT; chức năng phục hồi, bảo tồn và chức năng khai thác phát triển kinh tế.

Phân tích chức năng CQ là một trong những căn cứ quan trọng để tiến hành ĐGCQ

cho các mục đích sử dụng khác nhau. Trên cơ sở chức năng của từng CQ, luận án lựa

chọn các mục đích để đánh giá phù hợp với đặc điểm tự nhiên của lãnh thổ.

c) Động lực cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh

Động lực phát triển của CQ là yếu tố có tầm quan trọng mang tính quyết định đối

với chiều hƣớng phát triển của CQ theo thời gian. Động lực phát triển của CQ là sự

mở rộng những mâu thuẫn bên trong, đó là mâu thuẫn của những yếu tố tàn dƣ (quá

khứ), bảo thủ (hiện tại) và tiến bộ (tƣơng lai), để đi từ trạng thái cân bằng vật chất này

sang trạng thái cân bằng vật chất khác. Nguồn năng lƣợng bên trong (hành tinh) và bên

ngoài (mặt trời) là cơ sở động lực để phát triển CQ địa lý. Các nguồn năng lƣợng đó

không mất đi mà chỉ biển đổi từ dạng này sang dạng khác, là tiền đề cho mọi chuyển

động và biến đổi của vật chất trong lớp vỏ CQ địa lý. Sự chuyển hoá vật chất làm biến

đổi các chu trình sinh hóa của CQ chính là bản chất của sự phát triển của CQ. Động

lực CQ thể hiện sự biến đổi CQ theo không gian và thời gian dƣới tác động của các

quy luật tự nhiên và hoạt động nhân tác của con ngƣời.

Page 103: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

93

* Thay đổi trạng thái CQ theo mùa (nhịp diệu mùa của CQ)

Một trong những biểu hiện của động lực phát triển CQ tỉnh Hà Tĩnh chính là sự

biến đổi theo mùa. Nhịp điệu mùa là những thay đổi lặp lại một cách có quy luật ở vỏ

CQ liên quan tới thay đổi thời gian trong năm. Diễn biến mùa của CQ “ảnh hưởng đến

sự sinh trưởng, tăng trưởng, đến năng suất sinh học và sinh khối mùa của các quần

thể sinh vật,… điều quan trọng là quy định đặc tính mùa vụ của khối vật chất sống, tạo

nên tiềm năng mùa của các CQ” [26]. Nhịp điệu mùa của CQ tỉnh Hà Tĩnh có mối

liên quan chặt chẽ đến nhịp điệu mùa của khí hậu. Nằm trong miền khí hậu phía Bắc

(từ đèo Hải Vân trở ra), Hà Tĩnh có khí hậu nhiệt đới gió có mùa đông lạnh nên nền

nhiệt ẩm của CQ tỉnh Hà Tĩnh có sự thay đổi theo hai mùa trong năm.

- Vào mùa lạnh, các CQ phân bố độ cao <100 m (bao gồm các loại CQ từ số 35

đến 108 thuộc lớp CQ đồng bằng và đồi) nằm trong thời kỳ có mùa đông lạnh với

nhiệt độ trung bình tháng 20°C, thƣờng kéo dài 3 tháng (từ tháng 12 năm trƣớc đến

hết tháng 2 năm sau), đây là thời gian chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc. Các CQ

phân bố ở các vùng núi cao >1100 m (gồm các loại CQ số 1, 2, 5, 7 thuộc lớp CQ núi),

có mùa lạnh kéo dài có thể đến 4-5 tháng, đồng thời, độ ẩm không khí trung bình trong

các CQ trong thời gian này thƣờng trên 88%.

- Vào mùa nóng (nhiệt độ trung bình tháng ≥25°C), các loại CQ thuộc lớp CQ

đồng bằng có mùa nóng kéo dài 5 tháng (từ tháng 5 đến hết tháng 9) với hoạt động của

các luồng gió Tây Nam và Đông Nam. Đặc biệt, vào thời kỳ gió Tây Nam khô nóng

hoạt động, nhiệt độ không khí có thể lên đến 39-41°C và độ ẩm tƣơng đối có thể

xuống <30%. Đây là đặc trƣng của CQ vào các tháng nửa đầu mùa hè. Cuối hè, các

CQ trên lãnh thổ Hà Tĩnh đều chịu sự tác động của dông, bão.

Trong khi đó, trên lớp CQ núi có số ngày mƣa đạt trên 145 ngày/năm. Ở CQ núi

Hƣơng Sơn, số ngày mƣa trong năm đạt trên 182 ngày, lƣợng mƣa ngày cực đại có thể

đạt khoảng 500 mm vào tháng 5. Còn vào mùa ít mƣa (từ tháng 1, 2 và kết thúc vào

tháng 4), các CQ thuộc lớp CQ đồng bằng còn nhận đƣợc lƣợng mƣa trung bình xấp xỉ

40 mm/tháng.

* Biến đổi cấu trúc CQ dưới tác dộng của con người

Sự biến đổi về cấu trúc và chức năng theo thời gian dƣới tác động của con ngƣời là

sự biến đổi không trở lại trạng thái ban đầu, biến đổi này chỉ theo một phía hay theo một

hƣớng, tạo nên sự thay đổi về lƣợng và sự tích luỹ của những biến đổi này dẫn đến sự

biến đổi về chất, tạo nên chất lƣợng mới của CQ. Ví dụ, khi xem xét loại CQ số 16

Page 104: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

94

(thuộc khu vực núi Hồng Lĩnh) cho thấy: vào năm 2000, loại CQ 16 là loại CQ rừng

trồng trên khối núi thấp dạng sót do bóc mòn, cấu tạo chủ yếu bởi đá xâm nhập axit

thuộc lớp CQ núi. Nhƣng đến năm 2010, đây trở thành loại CQ loại CQ cây bụi, trảng

cỏ trên khối núi thấp dạng sót do bóc mòn, cấu tạo chủ yếu trên đá xâm nhập axit thuộc

lớp CQ núi. Nhƣ vậy, loại CQ 16 đã bị biến đổi này hoàn toàn. Nhân tố đóng vai trò chủ

đạo tạo nên sự thay đổi này chính là tác động của con ngƣời. Việc đẩy mạnh quá trình

khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng ở khu vực này đã làm thay đổi bề mặt địa

hình, phá hủy thảm thực vật rừng trồng, thay vào đó là thảm thực vật trảng cỏ, cây bụi.

Do đó, chức năng sản xuất của loại CQ này cũng bị phá hủy. Tuy nhiên, loại CQ này

hiện đang nằm trong quy hoạch phát triển rừng của Hà Tĩnh đến năm 2020. Chính vì

thế, trong tƣơng lai có thể thay đổi trạng thái CQ này theo chiều hƣớng tích cực.

Nhƣ vậy, mối tác động tƣơng hỗ giữa các thành phần cấu trúc CQ rất phức tạp.

Nhận thức đƣợc các quá trình tác động tƣơng hỗ trong CQ có thể xem xét động lực

phát triển CQ và chỉ ra các thành phần cấu tạo chủ đạo hay phụ thuộc để ĐGCQ, nhất

là đánh giá độ bền vững của các CQ.

2.2.3. Sự phân hóa cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh

CQ ở Hà Tĩnh mang đậm tính chất nhiệt đới gió mùa thể hiện qua những điểm

sau: (i) Đặc điểm và sự phân bố các yếu tố khí hậu, thủy văn mang tính chất nhiệt đới

ẩm gió mùa; (ii) Đất feralit chiếm DT ƣu thế trong lớp phủ thổ nhƣỡng, quá trình

feralit là quá trình phổ biến trong thành tạo đất; (iii) Thảm thực vật phát sinh ƣu thế ở

đai chân núi là kiểu rừng kín thƣờng xanh nhiệt đới mƣa mùa. Tuy vậy, với quy mô

DT nhỏ, sự thay đổi góc nhập xạ rất nhỏ theo vĩ độ từ Bắc xuống Nam ở Hà Tĩnh dẫn

đến hệ quả là điều kiện nhiệt ẩm và tổng thể CQ không thay đổi rõ nét dƣới tác động

của quy luật địa đới.

Trong khi đó, CQ tỉnh Hà Tĩnh thể hiện sự phân hóa khá rõ theo quy luật phi địa

đới, thể hiện ở sự phân hóa CQ theo đai cao và theo chiều Đông - Tây do ảnh hƣởng

của biển và địa hình.

a) Phân hóa CQ theo đai cao

Theo đai cao, CQ tỉnh Hà Tĩnh phân hóa thành đai CQ nhiệt đới gió mùa và đai

CQ á nhiệt đới gió mùa. Trong các đai CQ còn có sự phân hóa của các hợp phần

thành tạo CQ và tổng thể CQ theo các bậc độ cao.

- Các loại CQ thuộc đai dưới 100 m: nằm trong nền nhiệt độ trung bình khá cao,

trên 230C, có DT khoảng 360755,8 ha (chiếm 60,2% DTTN), tập trung phần lớn thuộc

Page 105: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

95

các huyện Nghi Xuân, Can Lộc, thị xã Hồng Lĩnh, Đức Thọ, Thạch Hà, Lộc Hà, thành

phố Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, một phần thuộc thung lũng Hƣơng Sơn, Vũ Quang

và Hƣơng Khê. Các loại CQ này đặc trƣng bởi quá trình bồi tụ vật liệu, vật chất do dòng

chảy mang xuống với các quá trình hình thành đất thủy thành. Phần lớn CQ đƣợc hình

thành trên các loại đất chính nhƣ đất phù sa không đƣợc bồi, phù sa đƣợc bồi hàng năm,

đất mặn, đất phèn và đất cát biển. Ở những khu vực gò, đồi cao có thêm các loại đất

feralit đỏ vàng trên các loại đá mắcma axit, đá phiến sét, đá cát kết,… Hiện trạng thảm

thực vật tự nhiên hầu nhƣ đã hoàn toàn biến đổi, thay vào đó là thảm thực vật nhân tác

với nhiều loại cây khác nhau nhƣ: lúa, hoa màu, cây hàng năm, cây ăn quả, cây lâu năm,

rừng trồng,… Các loại CQ này đảm bảo ở mức độ cao chức năng kinh tế.

- Các loại CQ thuộc đai 100-700 m: có DT 211396,6 ha (chiếm 35,2% DTTN),

thể hiện sự thay đổi khá rõ về đặc điểm CQ. Lúc này, nền nhiệt đã hạ xuống ở mức 20-

230C, không còn thấy sự xuất hiện của các loại đất ở vùng thấp (nhƣ đất phù sa, đất

phèn, mặn). Các loại đất chiếm ƣu thế gồm: đất feralit đỏ vàng trên các loại đá mắcma

axit, trên đá phiến sét và trên đá cát kết. Thảm thực vật nhân tác thu hẹp dần về DT,

rừng trồng chỉ còn tồn tại thành các dải nhỏ. Thảm thực vật rừng kín thƣờng xanh

nhiệt đới mƣa mùa đã xuất hiện ở những khu vực có độ cao khoảng 100 m và tăng dần

ở những đai tiếp theo. Các loại CQ trong đai này tập trung chủ yếu ở huyện Hƣơng

Sơn, Vũ Quang, Hƣơng Khê và Kỳ Anh.

- Các loại CQ thuộc đai 700-1100 m: CQ lúc này đã có sự chuyển biến rõ nét.

Nhiệt độ trung bình năm đã xuống dƣới 200C, thảm thực vật chính lúc này đã mang

tính chất chuyển tiếp lên thảm thực vật rừng kín thƣờng xanh á nhiệt đới núi thấp. Các

loại thổ nhƣỡng chính ở đây là đất feralit đỏ vàng trên đá mắcma axit và trên đá phiến

sét. Tuy nhiên, ở đai này bắt đầu có sự xuất hiện của đất mùn vàng đỏ trên núi. Các

loại CQ thuộc đai này có DT nhỏ, chỉ khoảng 14103,85 ha (chiếm 2,3% DTTN), tập

trung ở phía Tây huyện Hƣơng Sơn, Vũ Quang và Hƣơng Khê.

- Các loại CQ thuộc đai 1100-1800 m: CQ đã hoàn toàn thay đổi. Nền nhiệt ở

khu vực này dƣới 180C. Đất mùn vàng đỏ trên đá mắcma axit và trên đá phiến sét đã

thay thế hoàn toàn các loại đất feralit đỏ vàng. Thảm thực vật đã chuyển hẳn sang rừng

kín thƣờng xanh á nhiệt đới núi thấp [80]. Các loại CQ thuộc đai này có DT rất nhỏ,

chỉ khoảng 13460,9 ha (chiếm 2,2% DTTN), tập trung sát biên giới Việt - Lào, thuộc

địa phận huyện Vũ Quang và Hƣơng Khê .

Page 106: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

96

b) Sự phân hóa CQ theo chiều Đông - Tây trong mối tương tác lục địa - biển

- Sự phân bố thành tạo địa hình đã làm cho CQ lãnh thổ Hà Tĩnh phân hóa đa dạng:

+ Khu vực Đèo Ngang - núi ăn lan ra biển, tạo thành một bức chắn địa hình

vuông góc với hƣớng gió, gây mƣa lớn. Lƣợng mƣa ở đây trung bình >2500 mm/năm,

khiến khu vực Kỳ Anh trở thành tâm mƣa của cả vùng và cả nƣớc. Ở đây, loại CQ số 3

(rừng kín thƣờng xanh trên đá mắcma axit) mang tính đặc trƣng của Hà Tĩnh. Đèo

Ngang cũng chính là ranh giới khí hậu của vùng Bắc Trung Bộ [50, 53].

+ Núi Hồng Lĩnh - thuộc kiểu địa hình núi thấp dạng sót do bóc mòn, khá đặc

trƣng cho địa hình Hà Tĩnh. Mặc dù độ cao núi trung bình chỉ khoảng 250-500 m

nhƣng cũng trở thành một bức chắn khí hậu. Lƣợng mƣa ở khu vực bị khuất gió nhƣ

Linh Cảm (Đức Thọ) có giảm đi đáng kể so với các khu vực xung quanh, chỉ đạt 1938

mm/năm, thấp nhất trong lãnh thổ nghiên cứu và cũng là nơi khô nhất Hà Tĩnh (số

tháng khô lên đến 3 tháng).

+ Dải đồi ở khu vực trung tâm Hà Tĩnh có hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, gây mƣa

lớn ở sƣờn đón gió (khu vực ven biển) và mƣa ít hơn ở khu vực khuất gió (chính là

khu vực thung lũng Hƣơng Sơn, Hƣơng Khê, Vũ Quang). Ở đây, địa hình trũng do bị

kẹp giữa các dạng địa hình cao nên khí hậu nóng và khô hơn các khu vực lân cận, bắt

đầu xuất hiện các khu vực có mùa khô ngắn (1 tháng). Sự thay đổi về độ ẩm cũng nhƣ

lƣợng mƣa khiến cho CQ ở các khu vực này cũng thay đổi theo. Thảm thực vật chính

là rừng trồng, CCN lâu năm (chè, cao su) và cây ăn quả.

+ Dãy Trƣờng Sơn Bắc phân bố dọc biên giới Việt - Lào đã tạo thành bức chắn

địa hình, gây ra hiện tƣợng ―gió phơn Tây Nam‖ khô nóng đặc trƣng cho lãnh thổ Hà

Tĩnh. Trong khoảng tháng 4 đến tháng 9, gió Tây khô nóng hoạt động mạnh, ở dải

đồng bằng ven biển kéo dài khoảng 39 ngày, còn ở thung lũng sông Cả lên đến 58

ngày; nhiệt độ không khí thƣờng cao trên 35°C và độ ẩm tƣơng đối xuống dƣới 55%,

làm cây cối khô héo, giảm năng suất, tích luỹ nhiều sắt, nhôm gây thoái hoá đất.

- Tác động của biển thể hiện rất rõ qua thành tạo địa hình nguồn gốc biển (các

đồng bằng dạng gò, đụn và đồng bằng lƣợn sóng trên tích tụ cát biển) và địa hình nguồn

gốc sông biển.

Phía ngoài là kiểu địa hình dạng cồn cát chịu tác động vun cao và thổi mòn của

gió, chạy dọc bờ biển Hà Tĩnh. Ở một số nơi thuộc huyện Lộc Hà, cồn cát có thể cao từ

15-20 m. Thổ nhƣỡng ở đây chính là cồn cát trắng vàng điển hình, có phản ứng chua

Page 107: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

97

toàn phẫu diện, hàm lƣợng các chất hữu cơ và đạm rất nghèo. Thảm thực vật thƣờng gặp

ở đây chính là rừng phi lao và cây bụi các loại.

Tiếp đến là kiểu địa hình đồng bằng lƣợn sóng trên tích tụ cát biển. Trong khu vực

này, các cồn cát chạy song song với nhau nhƣng chiều cao trung bình chỉ khoảng 4-10

m, xen giữa là các khu vực trũng, thấp. Khu vực này dân cƣ tập trung khá đông đúc và

thảm thực vật phong phú hơn. Một số khu vực đƣợc sử dụng để trồng lúa, cây ngắn

ngày. Các loại CQ phân bố dọc ven biển, đƣợc bổ sung lƣợng ẩm lớn từ biển nên độ ẩm

không khí cao, thƣờng 85-90%, có lƣợng mƣa lớn (>2000 mm), không có mùa khô. Các

loại CQ này phân bố ở phía Đông các huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà, Thạch Hà,

Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.

Đi sâu vào lãnh thổ là kiểu địa hình đồng bằng có nguồn gốc hỗn hợp sông, biển.

Ảnh hƣởng của biển đến khu vực này đã yếu hơn, địa hình tƣơng đối bằng phẳng. Phần

lớn đƣợc cấu tạo bởi đất phù sa, đất mặn, đất phèn. Khu vực này cũng có lƣợng mƣa

nhiều và không có tháng khô nào. Thi thoảng bắt gặp một số cồn cát nhỏ nằm sâu trong

nội đồng. Thảm thực vật chính ở đây là lúa, hoa màu và CCN ngắn ngày.

2.3. PHÂN VÙNG CẢNH QUAN TỈNH HÀ TĨNH

2.3.1. Cơ sở phân vùng cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh

a) Sự cần thiết phải phân vùng CQ

Phân vùng CQ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của địa lý tự nhiên, là

khâu nối có quy luật của việc NCCQ và ứng dụng của nó trong mỗi vùng lãnh thổ.

“Mỗi vùng CQ có đặc tính thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất nội tại bởi khái

quát chung vị trí địa lý và lịch sử phát triển, bởi sự thống nhất của các quá trình địa lý

cũng như tập hợp các phần cấu tạo - các CQ” [26].

Tại sao cần thiết phải phân vùng CQ sau khi đã có hệ thống phân loại CQ?

- Phân loại CQ chỉ xem xét đến tƣơng đồng về chất mà không tính đến tƣơng

quan phân bố của các CQ cũng nhƣ mối quan hệ lãnh thổ của chúng. Kết quả đánh giá

các loại CQ là cơ sở định hƣớng sử dụng cho từng loại CQ cụ thể cho các mục đích

khác nhau. Do đó, việc định hƣớng trên các loại CQ cho phát triển nông lâm nghiệp

chỉ thể hiện các kết quả đánh giá riêng lẻ cho từng loại CQ, không thể hiện đƣợc mối

quan hệ khi sử dụng các loại CQ trong mối quan hệ với các loại CQ khác cũng nhƣ với

các khu vực còn lại trên lãnh thổ.

- Phân vùng CQ phản ánh một cách có hệ thống, có quy luật đặc điểm các

ĐKTN, TNTN của mỗi vùng đƣợc phân chia. Khi phân vùng CQ, điểm cần quan tâm

Page 108: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

98

đầu tiên chính là đặc điểm toàn vẹn phát sinh của lãnh thổ, trong khi đó mức độ tƣơng

đồng về chất lại trở thành thứ yếu. Việc phân vùng cho phép chỉ ra tính phức tạp về

cấu trúc của các địa tổng thể và từ đó nâng cao hiểu biết một cách đầy đủ về các vùng

CQ phục vụ cho sử dụng hợp lý lãnh thổ.

Trên cơ sở phân vùng CQ, luận án tiến hành định hƣớng theo các TVCQ để thể

hiện hiệu quả hơn các kết quả ĐGCQ cho từng mục đích riêng lẻ trong mối liên hệ

chặt chẽ nhằm sử dụng TNTN và BVMT giữa các vùng. Hay nói cách khác, trên cơ sở

bản đồ phân loại CQ và ĐGCQ theo loại, tác giả tiến hành xây dựng bản đồ phân

vùng CQ và đưa ra định hướng sử dụng theo TVCQ để thể hiện rõ hơn mối liên hệ

chặt chẽ giữa các ngành, các vùng để sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong phát triển

nông lâm nghiệp. Chính vì thế, phân vùng CQ có vai trò ứng dụng to lớn trong việc sử

dụng TNTN và BVMT trong sử dụng hợp lý lãnh thổ. Phân vùng CQ vừa là cơ sở

khoa học, là cơ sở thực tiễn cho việc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn khác nhau [26].

b) Các nguyên tắc và phương pháp phân vùng CQ

* Các nguyên tắc phân vùng

Phân vùng CQ khác với phân vùng địa lý tự nhiên ở nguyên tắc mang tính cốt lõi

là phải dựa trên bản đồ CQ đã đƣợc xây dựng. Về bản chất, phân vùng CQ sẽ nhóm

gộp các đơn vị CQ có sự tƣơng đồng về nguồn gốc phát sinh và các đặc điểm chung về

CQ thành các đơn vị phân vùng CQ. Đồng thời, phân vùng CQ cũng phải tuân thủ các

nguyên tắc của phân vùng địa lý tự nhiên, bao gồm: nguyên tắc khách quan, nguyên

tắc phát sinh, nguyên tắc tổng hợp, nguyên tắc đồng nhất tƣơng đối, nguyên tắc cùng

chung lãnh thổ (tính toàn vẹn không chia cắt),… Những nguyên tắc trên, thực chất

không hoàn toàn cùng thứ bậc và không sử dụng một cách đơn lẻ mà đƣợc sử dụng

một cách tổng hợp trong quá trình phân vùng.

- Nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ: đảm bảo cho vùng đƣợc phân chia có khoanh vi

khép kín, có ranh giới xác định, biểu hiện trong tính toàn vẹn của các đơn vị phân vùng

CQ, vừa thể hiện tính thống nhất nhƣng cũng biểu hiện cả tính cá biệt của mỗi đơn vị

phân vùng. Không thể có một vùng lại nằm ở những nơi khác nhau, những khoanh vi

khác nhau.

- Nguyên tắc thống nhất phát sinh: đƣợc dùng để sắp xếp các đơn vị CQ có chung

nguồn gốc phát sinh vào một vùng. Nguyên tắc thống nhất phát sinh phải đƣợc vận

dụng cho tất cả các cấp phân vị từ lớn đến nhỏ trong phân vùng CQ, tạo nên sự thống

Page 109: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

99

nhất chung của diễn trình phát triển và hình thành những đặc tính cơ bản, quan trọng

nhất của CQ trong đơn vị lãnh thổ đó.

- Nguyên tắc đồng nhất tƣơng đối: sử dụng trong những trƣờng hợp đặc biệt để

hợp nhất hoá những đơn vị chức năng có DT quá nhỏ vào các đơn vị lớn hơn bên cạnh,

sự đồng nhất này không chỉ đồng nhất về mặt lãnh thổ mà đồng nhất về chức năng chủ

đạo của các đơn vị tự nhiên cấp cao hơn. Bởi vì, các sự vật, các hiện tƣợng trong thiên

nhiên không ngừng biến đổi theo thời gian và theo không gian, vì thế ranh giới các

đơn vị lãnh thổ trong phân vùng mang tính tƣơng đối; các tiêu chí phân vùng cũng

không thể áp dụng tuyệt đối cho tất cả các lãnh thổ.

- Nguyên tắc phân tích tổng hợp: đòi hỏi trong khi thực hiện công tác phân vùng

không chỉ chú ý tới một vài hợp phần thành tạo CQ mà phải cân nhắc tới tất cả các

thành phần. Đặc biệt, cần chú ý đến các mối quan hệ tổng hoà của tất cả các yếu tố đó

trong một thể thống nhất, mà trong đó các tác động của các yếu tố, các thành phần

mang tính nhân quả. Đồng thời, nguyên tắc này còn đƣợc sử dụng để phân tích các đặc

tính chung của các TVCQ. Vì thế, cơ sở tổng hợp các đơn vị CQ thành vùng là chúng

có chung đặc điểm về chức năng sản xuất, phát triển kinh tế cơ bản.

- Nguyên tắc khách quan: đƣợc áp dụng để phân chia các vùng trên cơ sở phân dị

lãnh thổ vốn có của chúng, phát triển của tự nhiên là nguyên nhân khách quan gây nên

phân hoá CQ theo lãnh thổ.

- Nguyên tắc tập hợp của các nhân tố địa đới và phi địa đới: dùng trong phân

vùng CQ tỉnh Hà Tĩnh nhằm xác lập các đặc tính tự nhiên của vùng.

Phân vùng chính là sự phân chia ra những địa tổng thể cá biệt, có ranh giới kép kín

và không lặp lại trong không gian. Giữa phân vùng và phân loại CQ có mối quan hệ

nhất định. Một vùng hay TVCQ thƣờng chứa nhiều đơn vị CQ cùng một loại hoặc gồm

nhiều loại CQ khác nhau. Nhƣ vậy, phân vùng vừa thể hiện sự phân hoá, vừa thể hiện

tính liên kết lãnh thổ thông qua tính địa đới và phi địa đới trong cấu trúc CQ.

* Các phương pháp CQ

Phân vùng CQ thƣờng áp dụng hàng loạt các phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp

phân tích và so sánh các bản đồ phân vùng bộ phận, các thành phần CQ, phƣơng pháp

phân tích nhân tố trội, phƣơng pháp thực địa,…Trong đó, phƣơng pháp phân tích nhân

tố trội đƣợc thể hiện trong việc phản ánh các đặc trƣng của tự nhiên. Bởi nó giải thích

sự không đồng nhất cũng nhƣ vai trò của từng yếu tố hợp phần của các CQ trong đó

nhấn mạnh đến vị trí, tầm quan trọng của yếu tố này hay yếu tố khác, cũng nhƣ mối

Page 110: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

100

liên quan, ràng buộc chặt chẽ giữa chúng với nhau trong một hệ thống đồng nhất của

tự nhiên. Các phƣơng pháp còn lại mang tính kỹ thuật bổ trợ.

b) Chỉ tiêu phân vùng phân vùng CQ

- Việc ứng dụng các kết quả NCCQ cho mục tiêu xây dựng các định hƣớng lớn

cho phát triển kinh tế thƣờng phụ thuộc nhiều vào độ chính xác trong phân chia các

vùng và nhất là việc lựa chọn các chỉ tiêu cụ thể. Thông thƣờng các chỉ tiêu phân vùng

CQ đƣợc lựa chọn từ các đặc điểm đặc trƣng của các thành phần và yếu tố tự nhiên, mối

tƣơng quan và tác động tƣơng hỗ, cũng nhƣ mặt bất đồng nhất, đối kháng giữa chúng.

- Hiện nay, có một số hệ thống phân vùng địa lý tiêu biểu nhƣ: Grigoriev (1957),

A.G. Ixatsenco (1965), V.I. Prokaev (1967), Vũ Tự Lập (1976) [dẫn theo 47], Trƣơng

Quang Hải (1991) [119], Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thƣợng Hùng, Nguyễn Ngọc

Khánh (1997) [26], Nguyễn Văn Vinh (2002), Nguyễn Ngọc Khánh [45],… Ở đây,

luận án không đi sâu phân tích các hệ thống phân vùng địa lý của những tác giả trong

và ngoài nƣớc, mà chỉ xem xét một số hệ thống phân vùng CQ có liên quan đến lãnh

thổ và hƣớng nghiên cứu của luận án:

+ Vũ Tự Lập (1976) khi NCCQ miền Bắc Việt Nam đã tổng kết và xây dựng một

hệ thống phân vị đầy đủ, từ cấp lớn nhất đến cấp nhỏ nhất. Hệ thống phân vị đƣợc tác

giả xây dựng kết hợp phân dãy và phân đoạn với phân nhánh. Mỗi đơn vị đều có chỉ tiêu

xác định để có thể sử dụng cho phân vùng ở mọi tỷ lệ (lớn, trung bình và nhỏ) trên mọi

quy mô của một lãnh thổ (toàn cầu, châu lục, một quốc gia hay một khu vực). Trong đó,

Hà Tĩnh đƣợc xếp vào khu Nghệ Tĩnh thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ [47].

+ Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thƣợng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997) khi

NCCQ nhiệt đới gió mùa Việt Nam đã xây dựng hệ thống phân vùng CQ Việt Nam tỷ

lệ 1:1.000.000 gồm 4 cấp: Đới Á đới Miền Vùng CQ với các chỉ tiêu cụ thể

(bảng 2.13). Theo cách phân chia này, lãnh thổ Hà Tĩnh nằm trong vùng CQ Rào Cỏ

và vùng CQ đồng bằng Nghệ An, Hà Tĩnh thuộc miền CQ Bắc Trung Bộ [26].

+ Nguyễn Văn Vinh và nnk (2001) khi tiến hành phân vùng lãnh thổ Việt Nam ở tỷ

lệ 1/1.000.000 đã xếp Hà Tĩnh vào hai miền, trong đó phần lãnh thổ phía Tây nằm trong

miền núi Trƣờng Sơn Bắc, còn phần đồng bằng ven biển Hà Tĩnh nằm trong miền đồng

bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.

+ Gần đây, một vài công trình NCCQ của một số tác giả có đề cập đến vấn đề

phân vùng CQ cho các lãnh thổ cụ thể: Nguyễn Thị Thúy Hằng (2011) khi NCCQ

Ninh Bình tỷ lệ 1/100.000 đã nhóm các loại CQ theo các đặc trƣng chung về địa chất,

Page 111: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

101

địa hình thành 7 TVCQ trên lãnh thổ Ninh Bình [32]; Nguyễn Quang Tuấn (2013) khi

NCCQ huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở sự khác nhau thứ cấp về nền tảng nhiệt

- ẩm theo các kiểu địa hình bên trong vùng đã phân chia khu vực này thành 5 TVCQ

[82],… Các công trình này đều xem xét lãnh thổ nghiên cứu là một lãnh thổ toàn vẹn

nhƣ một vùng CQ, sau đó chia thành các TVCQ cụ thể, chủ yếu đƣợc tiến hành bằng

cách nhóm gộp các CQ từ dƣới lên.

Bảng 2.13: Phân vùng CQ lãnh thổ Việt Nam (tỷ lệ 1/1.000.000)

T

T

Cấp

phân

vùng

Dấu hiệu đặc trƣng Các đơn vị phân

vùng CQ

1 Đới

CQ

- Các chỉ tiêu nhiệt - ẩm, cụ thể:

+ Các chỉ tiêu về sự đồng nhất của khí hậu trên lãnh thổ

Việt Nam đƣợc quy định bởi nền nhiệt cao.

+ Sự khác biệt của khí hậu theo mùa đƣợc quy định bởi

nền nhiệt cao.

Việt Nam thuộc đới

CQ nhiệt đới gió

mùa Bắc bán cầu

2 Á đới

CQ

Chỉ tiêu SKH, tức là tổng hòa của hoàn lƣu, của địa hình

và lịch sử phát triển của giới sinh vật (chủ yếu là thảm

thực vật)

Á đới rừng nhiệt đới

gió mùa phía Bắc và

á đới rừng gió mùa á

xích đạo phía Nam

vĩ tuyến 160 vĩ Bắc.

3 Miền

CQ

Cơ sở để phân chia miền CQ dựa vào đặc điểm tác động phi

địa đới và dựa trên cơ sở nhóm gộp các vùng CQ, cụ thể:

- Tập hợp các vùng CQ tƣơng đồng về mặt phát sinh.

- Có cùng cấu trúc địa chất - địa mạo, cùng một lịch sử

phát triển và cấu trúc của các quần hệ thực vật.

- Có cùng đặc điểm chung về cộng đồng dân tộc tạo nên

mức độ tƣơng đồng về tác động kỹ thuật vào tự nhiên.

Lãnh thổ Việt Nam

chia thành 8 miền

CQ

4 Vùng

CQ

Là một bộ phận cấu thành của miền CQ, đƣợc phân chia

trên cơ sở kết hợp các nhóm loại CQ theo các chỉ tiêu đặc

trƣng sau:

- Trên cùng một lãnh thổ đồng nhất về mặt phát sinh, phát

triển tạo nên sự đồng nhất về vật chất và hƣớng tác động

của các quá trình tự nhiên.

- Khá đồng nhất về chế độ nhiệt - ẩm đƣợc tạo nên bởi sự

thống nhất tác động của hoàn lƣu theo không gian và thời

gian.

- Có nhịp điệu tuần hoàn khá đồng nhất, tạo nên sự thống

nhất tƣơng đối của động lực phát triển vùng.

- Mức độ khai thác, sử dụng lãnh thổ đồng nhất

- Cộng đồng dân tộc xã hội đồng nhất

- Hƣớng sử dụng lãnh thổ khá đồng nhất

Lãnh thổ Việt Nam

phân hóa thành 66

vùng CQ

(Nguồn: Tổng hợp theo Phạm Hoàng Hải và nnk, 1997 [26])

Page 112: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

102

- Qua xem xét một số hệ thống chỉ tiêu phân vùng CQ nêu trên cho thấy:

+ Các nghiên cứu của Vũ Tự Lập (1976), Phạm Hoàng Hải và nnk (1997) mang

tính lý luận cao, có khả năng áp dụng vào các lãnh thổ với các quy mô khác nhau. Các

hệ thống phân vùng đều đảm bảo tính logic theo một trình tự các cấp từ lớn đến nhỏ;

mỗi cấp có chỉ tiêu xác định rõ ràng. Trong khi đó, các nghiên cứu gần đây lại cho

thấy xu hƣớng phân vùng CQ theo hƣớng CQ ứng dụng, áp dụng cho các lãnh thổ cụ

thể. Khi nghiên cứu các lãnh thổ nhỏ với tỷ lệ bản đồ lớn thƣờng đi vào xác định các

TVCQ. Có thể thấy, việc xác định hệ thống phân vùng đƣợc xây dựng phải dựa vào

mức độ phân hoá lãnh thổ nghiên cứu, dựa vào mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.

+ Mặc dù số lƣợng các cấp phân vị trong phân vùng CQ của các tác giả chƣa thật

sự đồng nhất, tuy nhiên các đơn vị bậc cao nhƣ cấp đới, á đới đƣợc phân chia khá

thống nhất. Các đới CQ đƣợc xác định theo chỉ tiêu nhiệt - ẩm. Với các chỉ tiêu này

cho phép xác định lãnh thổ Việt Nam nằm trong một đới CQ duy nhất - đới CQ nhiệt

đới gió mùa Bắc bán cầu [26]. Việc xác định các đơn vị bậc thấp sẽ phức tạp nhƣng lại

chính là vấn đề cấn thiết của phân vùng, bởi vì cấp phân vùng càng thấp thì ý nghĩa

khoa học và thực tiễn càng cao.

+ Việc phân vùng CQ có thể tiến hành theo 2 phƣơng pháp phổ biến là từ trên

xuống (nghĩa là xác định các địa tổng thể bậc cao, phức tạp trƣớc và sau đó tìm ra các

đơn vị nhỏ hơn trong các địa tổng thể bậc cao đó) và từ dƣới lên (tức là nhóm các địa

tổng thể nhỏ thành các địa tổng thể lớn hơn).

- Trên cơ sở phân tích hệ thống phân vùng CQ của các tác giả trong và ngoài nƣớc

kết hợp với mục tiêu ứng dụng NCCQ phục vụ sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong

phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, luận án đã kế thừa các chỉ tiêu và kết quả phân

vùng lãnh thổ ở các cấp Đới Á đới Miền Vùng của tác giả Phạm Hoàng Hải và

nnk (1997) để xây dựng hệ thống phân vùng CQ lãnh thổ Hà Tĩnh. Nhƣ vậy, lãnh thổ Hà

Tĩnh thuộc vùng CQ Rào Cỏ và vùng CQ đồng bằng Nghệ An, Hà Tĩnh nằm trong miền

CQ Bắc Trung Bộ, thuộc đới CQ nhiệt đới gió mùa Bắc bán cầu [26].

+ Vùng CQ Rào Cỏ phân bố chủ yếu ở khu vực phía Tây của các tỉnh Nghệ An

và Hà Tĩnh. Các CQ có sự phân hóa đa dạng nhƣng chủ yếu là CQ rừng nguyên sinh,

Page 113: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

103

rừng thứ sinh, cây bụi trảng cỏ hoặc rừng trồng, hình thành trên các loại đất feralit đỏ

vàng là chính.

+ Vùng CQ đồng bằng Nghệ An, Hà Tĩnh phân bố ở khu vực phía Đông của các

tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, với đặc trƣng là các loại CQ đồi hình thành chủ yếu trên các

loại đất xám, đất feralit và các loại CQ đồng bằng trên đất phù sa, đất cát, đất mặn,…

Vùng CQ này phân hóa ít phức tạp hơn so với vùng CQ Rào Cỏ.

Chính đặc điểm và sự phân hóa của hai vùng CQ nêu trên dẫn đến các định

hƣớng sử dụng khác nhau ở mỗi vùng. Tuy nhiên, với mục tiêu NCCQ ứng dụng để

giải quyết cho các mục đích cụ thể trên lãnh thổ nghiên cứu ở tỷ lệ 1/100.000, căn cứ

vào sự khác nhau thứ cấp về nền tảng nhiệt - ẩm theo các kiểu địa hình bên trong

vùng, tác giả đã phân chia lãnh thổ Hà Tĩnh thành đơn vị bậc thấp hơn vùng, chính là

các TVCQ. Trên cơ sở các nguyên tắc và phƣơng pháp nêu trên, đặc biệt là việc phân

chia các TVCQ đƣợc thực hiện chủ yếu theo phƣơng pháp từ dƣới lên đã nhóm gộp

109 loại CQ thành 5 TVCQ:

+ TVCQ núi Giăng Màn

+ TVCQ đồi Hƣơng Sơn - Hƣơng Khê

+ TVCQ thung lũng Ngàn Phố - Ngàn Sâu

+ TVCQ đồi núi Cẩm Xuyên - Kỳ Anh

+ TVCQ đồng bằng ven biển Hà Tĩnh

2.3.2. Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh

Mỗi TVCQ mang những đặc trƣng khác nhau về địa chất, địa hình, khí hậu, thổ

nhƣỡng, sinh vật,… và chính sự khác nhau về đặc điểm của các TVCQ quy định chức

năng của mỗi tiểu vùng (bảng 2.14).

Tổng số loại CQ trong 5 TVCQ trên lãnh thổ Hà Tĩnh là 175 loại CQ, bởi vì: hệ

thống phân loại CQ Hà Tĩnh đƣợc xây dựng trên quan điểm CQ là đơn vị kiểu loại.

Theo đó, các đơn vị phân loại CQ là sự phối hợp, thống nhất biện chứng của các hợp

phần thành tạo, đƣợc xem xét không phụ thuộc vào phạm vi phân bố và không phụ

thuộc vào không gian. Do đó, một số loại CQ có nhiều khoanh vi có thể lặp lại trong

nhiều TVCQ, vì nguyên tắc cơ bản của phân vùng CQ là cùng chung lãnh thổ (ví dụ,

loại CQ số 12, 31,… xuất hiện ở 2 TVCQ khác nhau).

Page 114: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

104

Bảng 2.14: Đặc điểm và chức năng của các TVCQ tỉnh Hà Tĩnh

STT Các

TVCQ

Diện

tích

Các

loại

CQ

Đặc điểm Chức

năng

1

TVCQ

núi

Giăng

Màn

107887,3

ha

- chiếm

17,99%

DTTN

Gồm

14

loại

CQ

- Khu vực này bao gồm toàn bộ vùng núi phía

Tây, chạy sát biên giới Việt - Lào.

- Có cấu trúc địa chất rắn chắc, đƣợc cấu tạo

chủ yếu trên đá xâm nhập axit thuộc Phức hệ

Trƣờng Sơn, đá trầm tích và biến chất thuộc hệ

tầng sông Cả. Phần lớn TVCQ này thuộc loại

SKH lạnh (nhiệt độ trung bình năm dƣới

200C), mƣa rất nhiều, mùa lạnh kéo dài trên 3

tháng và không có mùa khô. Khu vực này có 5

loại đất chính nhƣ sau: Hs, Ha, Fs, Fa, Fq.

Thảm thực vật chủ yếu là rừng kín thƣờng

xanh á nhiệt đới núi thấp (có VQG Vũ Quang).

Phòng

hộ,

lâm

nghiệp

2

TVCQ

đồi

Hƣơng

Sơn -

Hƣơng

Khê

108190,5

ha

- chiếm

18,04%

DTTN

Gồm

39

loại

CQ

- Khu vực này mang tính chất chuyển tiếp

giữa vùng núi phía Tây với vùng thung lũng

trung tâm Hà Tĩnh

- Phát triển chủ yếu trên đá trầm tích thuộc hệ

tầng sông Cả, phần lớn TVCQ thuộc loại

SKH ấm, mƣa nhiều, mùa lạnh 2-3 tháng,

không có mùa khô. Thổ nhƣỡng gồm 3 loại

đất: Fs, Fa, Fq. Thảm thực vật rừng kín

thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới chiếm ƣu thế.

Ngoài ra còn có rừng hỗn giao gỗ, tre nứa và

trảng cỏ, cây bụi, rừng trồng nhƣng DT nhỏ.

Lâm

nghiệp

, nông

- lâm

kết

hợp

3

TVCQ

thung

lũng

Ngàn

Phố -

Ngàn

Sâu

53639,3

ha

- chiếm

8,94%

DTTN

Gồm

27

loại

CQ

- Khu vực này chạy dọc theo thung lũng sông

Ngàn Phố và Ngàn Sâu, bị kẹp giữa hai

TVCQ đồi.

- Đƣợc phát triển chủ yếu trên trầm tích

Holocen thƣợng và Holocen hạ - trung, thuộc

loại SKH nóng, lƣợng mƣa 2000-2500 mm,

mùa lạnh 1 tháng và có mùa khô có thể kéo

dài 2 tháng. Đặc điểm thổ nhƣỡng phân hóa

Nông

nghiệp

Page 115: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

105

STT Các

TVCQ

Diện

tích

Các

loại

CQ

Đặc điểm Chức

năng

khá đa dạng với các loại đất: Pb, P, D, Fs, Fq,

E, Fl. Thảm thực vật tự nhiên ở khu vực này

đã bị biến đổi hoàn toàn dƣới sự tác động của

con ngƣời.

4

TVCQ

đồi núi

Cẩm

Xuyên

– Kỳ

Anh

167859,0

ha

- chiếm

27,99%

DTTN

Gồm

63

loại

CQ

- TVCQ này kéo dài thành dải ở vùng trung

tâm Hà Tĩnh.

- Đƣợc phát triển chủ yếu trên hệ tầng Đồng

Trầu và đá trầm tích thuộc hệ tầng sông Cả,

thuộc loại SKH ấm, mƣa rất nhiều (>2500

mm), mùa lạnh kéo dài từ 2-3 tháng, không có

mùa khô. Thổ nhƣỡng chủ yếu là đất feralit:

Fs, Fa, Fq, Fp. Thảm thực vật gồm rừng kín

thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới, rừng trồng,

thảm cỏ, cây bụi, CCN lâu năm, cây ăn quả,…

Lâm

nghiệp

, nông

lâm

kết

hợp

5

TVCQ

đồng

bằng

ven

biển

Tĩnh

162150,9

ha

- chiếm

27,04%

DTTN

Gồm

32

loại

CQ

- Khu vực này đƣợc phát triển chủ yếu bởi

trầm tích Holocen thƣợng, Holocen hạ - trung

và trầm tích Đệ tứ không phân chia. Ở khu vực

núi sót rải rác trong đồng bằng đƣợc cấu tạo

chủ yếu bởi đá xâm nhập axit thuộc Phức hệ

Trƣờng Sơn. Phần lớn khu vực này thuộc loại

SKH nóng, mùa lạnh khoảng 1 tháng, không

có mùa khô, lƣợng mƣa >2500 mm. Các loại

đất chính ở đây là Pb, P, C, Cc, M, Sj. Thảm

thực vật nhân tác chiếm ƣu thế tuyệt đối.

Nông

nghiệp

phòng

hộ

Tiểu kết chƣơng 2

1. Sự tƣơng tác giữa vị trí địa lý, cấu trúc địa chất phức tạp, tƣơng tác lục địa –

biển và hoạt động nhân sinh dẫn đến sự phân hóa đa dạng của các hợp phần tự nhiên

tỉnh Hà Tĩnh với 23 kiểu địa hình khác biệt về nguồn gốc hình thái, 10 loại SKH theo

sự kết hợp giữa nền nhiệt, lƣợng mƣa, độ dài mùa lạnh và độ dài mùa khô; 9 nhóm đất

Page 116: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

106

theo nguồn gốc phát sinh và 7 kiểu thảm thực vật. Chính sự kết hợp và tác động qua lại

lẫn nhau của các hợp phần này đã quy định đặc điểm và sự đa dạng CQ tỉnh Hà Tĩnh.

2. CQ tỉnh Hà Tĩnh mang đặc thù của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (thể hiện

qua đặc điểm và sự phân bố của các hợp phần thành tạo CQ), nhƣng chịu sự chi phối

mạnh mẽ của các yếu tố phi địa đới (nền địa chất, địa hình và các quá trình địa mạo,

tƣơng tác lục địa biển, độ cao địa hình,…). Dƣới sự tác động của quy luật địa đới và

phi địa đới, lãnh thổ nghiên cứu có sự khác biệt mang tính quy luật theo hƣớng Đông

Bắc – Tây Nam và theo độ cao từ CQ đồng bằng ven biển đến CQ đồi và CQ núi. CQ

Hà Tĩnh gồm 6 cấp phân loại (Phụ hệ CQ Kiểu CQ Lớp CQ Phụ lớp CQ

Hạng CQ Loại CQ), phân hóa thành 109 loại CQ trên 23 hạng CQ thuộc 7 phụ lớp

CQ nằm trong 3 lớp CQ thuộc 1 kiểu CQ trên bản đồ CQ tỉnh Hà Tĩnh tỷ lệ 1/100.000.

3. Trên cơ sở nhóm gộp các CQ có cùng nguồn gốc phát sinh theo phƣơng thức từ

dƣới lên, thống nhất với sơ đồ phân vùng CQ lãnh thổ Việt Nam theo Phạm Hoàng Hải

và nnk (1997) đã xác định lãnh thổ Hà Tĩnh phân hóa thành 5 TVCQ (TVCQ núi Giăng

Màn; TVCQ đồi Hƣơng Sơn - Hƣơng Khê; TVCQ thung lũng Ngàn Phố - Ngàn Sâu;

TVCQ đồi núi Cẩm Xuyên - Kỳ Anh và TVCQ đồng bằng ven biển Hà Tĩnh) nằm trong

2 vùng CQ (vùng CQ Rào Cỏ và vùng CQ đồng bằng Nghệ An, Hà Tĩnh) thuộc miền

CQ Bắc Trung Bộ. Các TVCQ là cơ sở cho định hƣớng không gian sử dụng hợp lý

TNTN và BVMT trong phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.

Page 117: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

107

Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN

THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG PHÁT TRIỂN

NÔNG LÂM NGHIỆP TỈNH HÀ TĨNH

Trong chƣơng 3, luận án tiến hành định hƣớng không gian cho phát triển nông

lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh. Để tiến hành định hƣớng không gian lãnh thổ nói chung hay

Hà Tĩnh nói riêng không những cần dựa trên những phân tích tổng hợp về đặc điểm,

sự phân hóa ĐKTN, TNTN (chƣơng 2) mà còn xem xét đến hiện trạng KT-XH, môi

trƣờng, hệ thống chính sách cụ thể của địa phƣơng, định hƣớng phát triển của tỉnh đến

năm 2020. Tuy nhiên, trong phạm vi luận án, nghiên cứu sinh không thể đề cập đầy đủ

các vấn đề nêu trên mà sẽ tập trung vào các vấn đề sau:

- ĐGCQ cho phát triển nông lâm nghiệp, cụ thể: trong nông nghiệp, ĐGCQ cho

phát triển các nhóm cây, loại cây chủ đạo: cây lâu năm (chè, cao su), cây ăn quả (cam,

chanh, bƣởi), cây hàng năm (lạc, đậu, vừng), cây lƣơng thực (lúa nƣớc); trong lâm

nghiệp, xác định mức độ ƣu tiên phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng sản xuất.

Kết quả ĐGCQ là cơ sở để định hƣớng sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong phát

triển nông lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.

- Phân tích hiện trạng sử dụng TNTN, các vấn đề môi trƣờng liên quan trong phát

triển nông lâm nghiệp theo các TVCQ.

- Phân tích định hƣớng phát triển nông lâm nghiệp và xu hƣớng tổ chức không

gian BVMT của Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2020.

- Đề xuất định hƣớng không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT phát triển

nông lâm nghiệp theo các TVCQ tỉnh Hà Tĩnh.

3.1. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP

ĐGCQ là khâu quan trọng để đƣa ra những kết quả NCCQ ứng dụng vào thực

tiễn nhằm xác định mức độ thích hợp của các đơn vị CQ cho định hƣớng không gian

sử dụng hợp lý TNTN và BVMT.

3.1.1. Xác định mục đích và lựa chọn đơn vị đánh giá

a) Xác định mục đích đánh giá

* Trong nông nghiệp

Căn cứ vào: (i) Định hƣớng quy hoạch các loại cây trồng chủ lực của Hà Tĩnh

trong giai đoạn 2010-2020: Hà Tĩnh đã xác định các nông sản chiến lƣợc của tỉnh

gồm: lúa gạo, lạc, gỗ, cao su, chè, cam, bƣởi,… trên cơ sở xem xét tới khả năng cạnh

tranh, phân tích nhu cầu trong và ngoài tỉnh; tiềm năng chế biến tại Hà Tĩnh của mỗi

Page 118: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

108

sản phẩm,…[89]; (ii) Các kết quả phân tích đặc điểm, chức năng CQ tỉnh Hà Tĩnh (ở

chƣơng 2), đề tài luận án đã lựa chọn 4 nhóm cây trồng để đánh giá: (a) CCN lâu năm

(chè, cao su), (b) cây ăn quả (cam, chanh, bƣởi), (c) CCN hàng năm (lạc, đậu, vừng),

(d) cây lƣơng thực (lúa). Vì đây là 4 nhóm cây trồng có DT, sản lƣợng và hiệu quả kinh

tế chiếm ƣu thế hơn hẳn so với các cây trồng khác hiện có trong tỉnh, là những cây trồng

chủ đạo, đƣợc ƣu tiên mở rộng DT trong quy hoạch tổng thể phát triển các cây trồng

chính của Hà Tĩnh đến năm 2020 [87, 91].

- Tiến hành ĐGTN sinh thái các loại CQ chung cho nhóm cây ăn quả và cây

hàng năm, vì các lý do sau:

+ Nhóm cây ăn quả ở Hà Tĩnh gồm bƣởi, cam bù, cam chanh đều thuộc cây ăn

quả nhiệt đới, có nhu cầu sinh thái tƣơng tự nhau [13, 64]. Do vậy, tác giả tiến hành

ĐGTN sinh thái các CQ chung cho các loại cây này.

+ Nhóm cây hàng năm ở Hà Tĩnh gồm lạc, đậu, vừng đều là những cây hàng năm

chịu hạn, có nhu cầu sinh thái tƣơng tự nhau [13, 64], do đó tác giả tiến hành ĐGTN

sinh thái chung cho cả nhóm cây này.

+ Đối với cây lƣơng thực: luận án lựa chọn ĐGTN sinh thái các loại CQ cho cây lúa

vì đây là cây trồng chủ đạo trong các cây lƣơng thực (chiếm 97,5% DT cây lƣơng thực).

- Riêng đối với cây lâu năm, luận án tiến hành đánh giá riêng cho 2 loại cây: cây

cao su và cây chè. Vì chè và cao su là hai loại cây lâu năm có giá trị kinh tế cao đồng

thời lại có nhu cầu sinh thái khác nhau nên không thể gộp 2 loại cây này chung thành

một nhóm để đánh giá.

* Trong lâm nghiệp

Căn cứ vào kết quả phân tích đặc điểm, chức năng CQ (ở chƣơng 2) cho thấy Hà

Tĩnh có thế mạnh để phát triển lâm nghiệp nhƣng đây cũng là khu vực có độ dốc lớn,

lƣợng mƣa nhiều nên rất dễ xảy ra lũ quét, sạt lở đất,… Vì thế, luận án đã tiến hành

ĐGCQ cho mục đích phát triển lâm nghiệp, trong đó lựa chọn ĐGCQ cho phát triển

rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng sản xuất. Đối với rừng phòng hộ ven biển, rừng đặc

dụng, luận án kế thừa kết quả quy hoạch phát triển của Hà Tĩnh đã đƣợc Chính phủ

phê duyệt [9].

Đối với mục đích phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, luận án đánh giá yêu cầu

phòng hộ đầu nguồn, hay nói cách khác là xác định mức độ ưu tiên xác lập rừng

phòng hộ đầu nguồn trên các loại CQ chứ KĐG khả năng phòng hộ đầu nguồn hiện tại

của các loại CQ. Kết quả đánh giá đƣợc so sánh với hiện trạng thảm thực vật của các

loại CQ để làm cơ sở đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý CQ trên lãnh thổ.

Page 119: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

109

b) Lựa chọn đơn vị đánh giá

Lựa chọn đơn vị đánh giá phụ thuộc vào mục tiêu và mức độ chi tiết của công việc

đánh giá. Trên cơ sở phân tích đặc điểm CQ cũng nhƣ sự phân hóa CQ tỉnh Hà Tĩnh ở tỷ

lệ nghiên cứu 1/100.000, đối tƣợng lựa chọn để đánh giá là 109 loại CQ.

Ở phạm vi lãnh thổ cấp tỉnh (ở tỷ lệ nghiên cứu trung bình 1/100.000), loại CQ

chỉ biểu hiện sự kết hợp của các quần xã thực vật với các loại đất qua các tác động của

con ngƣời. Do đó, để có kết quả đánh giá một cách chính xác, luận án không chỉ sử

dụng bản đồ CQ mà còn sử dụng các bản đồ thành phần để đánh giá nhằm sử dụng

thêm các yếu tố quan trọng từ các bản đồ chuyên đề để đánh giá cho các mục đích ở

trên. Cụ thể, tác giả đã so sánh loại CQ với bản đồ đất để lấy các chỉ số về độ dốc, tầng

dày, thành phần cơ giới,… ƣu thế của các loại CQ, đồng thời có so sánh với bản đồ

SKH để cung cấp thêm các yếu tố lƣợng mƣa, nhiệt độ ƣu thế trong các loại CQ.

Trong quá trình tiến hành đánh giá, tùy theo mục đích đánh giá và đặc biệt dựa vào

các tiêu chí là các yếu tố giới hạn của các đối tƣợng, luận án đã loại bớt những CQ có

nhân tố giới hạn đối với một mục đích nào đó (tức là nhân tố tạo nên điều kiện hoàn toàn

bất lợi đối với một loại cây trồng nào đó) và loại bỏ chúng trƣớc khi tiến hành đánh giá.

3.1.2. Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá

a) Nông nghiệp

* Nhu cầu sinh thái của các loại cây trồng

- Nhu cầu sinh thái của cây cao su (tên khoa học: Hevea brasiliensis thuộc họ

Thầu Dầu: Euphorbiaceae). Theo tài liệu nghiên cứu [13], nhu cầu sinh thái của cây

cao su đƣợc xác định nhƣ sau: cao su có thể trồng trên các loại đất khác nhau song rất

thích hợp với nhóm đất đỏ trên đá bazan, đất vàng đỏ trên đá mắcma bazơ đến trung

tính, giàu mùn, tơi xốp, thoát nƣớc,... Loại cây này thích hợp với nhiệt độ trung bình từ

25-300C, phát triển tối ƣu ở 25

0C. Ở nhiệt độ >40

0C và <10

0C, cây cao su bị khô héo,

rụng chồi và ngừng tăng trƣởng. Độ cao thích hợp nhất để trồng cây cao su là <200 m

hoặc độ dốc <50. Nếu độ dốc từ 5-9

0 phải trồng theo đƣờng đồng mức và trồng cây phủ

đất, chống xói mòn. Đất có tầng dày >100 cm là đạt yêu cầu, thành phần cơ giới thịt

trung bình đến sét nhẹ là rất thích hợp đối với cao su. Lƣợng mƣa trung bình thuận lợi

cho loại cây này phát triển là khoảng 1500-1800 mm với điều kiện phân bố đều trong

năm và số ngày mƣa 100-150 ngày/năm. Điều kiện khô hạn ảnh hƣởng xấu đến quá

trình sinh trƣởng, làm cho cao su rụng lá.

Page 120: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

110

Căn cứ vào nhu cầu sinh thái của cây cao su, luận án không tiến hành đánh giá

các CQ ở mức giới hạn, gồm 82 loại CQ với tổng DT là 561368,1 ha.

- Nhu cầu sinh thái của cây chè (tên khoa học: Camelia sinensis thuộc họ Chè:

Theaceae). Chè là cây cận nhiệt đới, đƣợc trồng để lấy lá và búp. Nhu cầu sinh thái

của cây chè [13] đƣợc xác định nhƣ sau: Cây chè thích hợp với các loại đất feralit vàng

đỏ đƣợc phát triển trên đá granit, gnai, phiến sét và mica. Đất trồng phải có độ sâu ít

nhất là 80 cm, mực nƣớc ngầm phải dƣới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thƣờng.

Yêu cầu tổng lƣợng mƣa trung bình năm khoảng 1500-2000 mm và phân bố đều trong

các tháng. Bình quân lƣợng mƣa của các tháng trong thời kỳ sinh trƣởng phải ≥100

mm, nếu <100 mm chè sinh trƣởng sẽ không tốt. Chè bắt đầu sinh trƣởng và ra búp

nhiều khi nhiệt độ không khí đạt từ 170C trở lên. Giới hạn nhiệt độ cực thuận từ 19-

220C nhƣng vẫn sinh trƣởng đƣợc khi nhiệt độ vào khoảng dƣới 30

0C. Cây chè cho

búp có chất lƣợng tốt khi biên độ nhiệt ngày đêm khoảng từ 6,5-8,50C. Cây chè không

chịu đƣợc úng và nƣớc đọng, có khả năng chịu đƣợc hạn nhƣng nếu quá khô hạn năng

suất chè búp sẽ giảm sút. Trong trƣờng hợp gió Tây khô nóng thổi nhiều ngày với tần

suất liên tục lá chè sẽ bị khô héo và có thể làm chết cây.

Căn cứ vào nhu cầu sinh thái của cây chè, luận án không tiến hành đánh giá các

CQ ở mức giới hạn, gồm 80 loại CQ với tổng DT là 565933,5 ha.

- Nhu cầu sinh thái của cây ăn quả (cam, bưởi): qua các tài liệu nghiên cứu về

nhu cầu sinh thái của cây cam, bƣởi [13, 22, 64] cho thấy: cam, bƣởi thích hợp trồng ở

những vùng gò đồi có độ cao dƣới 100 m, đặc biệt là những vùng đất nhƣ phù sa cổ,

phiến thạch, bazan, đất dốc tụ với điều kiện đất có tầng dày 0,5-1 m, dễ thoát nƣớc

trong mùa mƣa và có mực nƣớc ngầm thấp. Cây ăn quả này có thể sống đƣợc trong

phạm vi 12-390C, thích hợp nhất là 23-27

0C. Ở nhiệt độ <5

0C hoặc >40

0C cây hầu nhƣ

ngừng sinh trƣởng. Loại cây này rất cần nƣớc cho các thời kỳ sinh trƣởng, thời kỳ nẩy

mầm, phân hóa mầm hoa, thời kỳ ra quả và phát triển nhƣng nếu thừa nƣớc rễ cây sẽ

bị thối. Lƣợng mƣa hàng năm thích hợp nhất trong khoảng 1500-2000 mm.

Căn cứ vào nhu cầu sinh thái của cây ăn quả, luận án không tiến hành đánh giá

các CQ ở mức giới hạn, gồm 66 loại CQ với tổng DT là 494997,9 ha.

- Nhu cầu sinh thái của cây hàng năm (lạc, đậu, vừng): Các cây hàng năm (lạc,

đậu, vừng) đƣa vào đánh giá ở Hà Tĩnh có nhu cầu sinh thái tƣơng tự nhau. Trong đó,

lạc là cây trồng chủ đạo, chiếm DT, năng suất và sản lƣợng lớn nhất trong 3 nhóm cây

này, còn đậu, vừng là các cây bổ trợ, có thể trồng xen. Do đó, khi xác định nhu cầu

Page 121: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

111

sinh thái của nhóm cây này, luận án dựa vào nhu cầu sinh thái của cây lạc là chủ yếu.

Theo các tài liệu nghiên cứu [13, 21, 34], cho thấy tiêu chuẩn đầu tiên chọn đất trồng

lạc là đất nhẹ, có thành phần cát thô cát mịn nhiều hơn đất sét, tơi xốp, khả năng giữ

nƣớc và thoát nƣớc tốt. Tổng lƣợng mƣa trong chu kỳ sinh trƣởng thuận lợi để phát

triển là >650 mm, thích hợp là 450-650 mm, ít thích hợp là 350-450 mm. Các loại cây

này thích hợp với nhiệt độ không khí trung bình các tháng mùa gieo trồng khoảng 20-

250C. Nếu nhiệt độ xuống tới 0

0C trong thời gian ngắn, cây có thể bị chết.

Căn cứ vào nhu cầu sinh thái của cây lạc, luận án không tiến hành đánh giá các

CQ ở mức giới hạn, gồm 63 loại CQ với tổng DT là 599622,9 ha.

- Nhu cầu sinh thái của cây lúa: Lúa là cây thích nghi trên nhiều loại đất, có độ

pH, độ mặn và thành phần cơ giới khác nhau. Thông thƣờng thành phần cơ giới từ thịt

trung bình đến sét, độ pH từ 4,5-7,0, độ mặn nhỏ hơn 0,5% tổng số muối hòa tan. Đất

thích hợp để trồng lúa là đất phù sa không đƣợc bồi, đất phù sa đƣợc bồi, đất dốc tụ,…

có thành phần cơ giới thịt trung bình và thịt nhẹ, tƣới tiêu chủ động, thời gian ngập

úng từ 30-60 cm dƣới 15 ngày. Nhiệt độ không khí trung bình thích hợp nhất trong

thời kỳ sinh trƣởng là 25-300C, khi nhiệt độ <17

0C lúa sinh trƣởng chậm, khi nhiệt độ

<130C lúa ngừng sinh trƣởng. Trong trƣờng hợp nhiệt độ thấp kéo dài, cây lúa có thể

bị chết. Những vùng có lƣợng mƣa trung bình năm từ 1000 mm trở lên và số tháng

mƣa từ 5-6 tháng/năm rất thích hợp để trồng lúa [13].

Căn cứ vào nhu cầu sinh thái của cây lúa, luận án không tiến hành đánh giá các

CQ ở mức giới hạn, gồm 83 loại CQ với tổng DT là 490868,3 ha.

* Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá

Trên cơ sở các nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá; căn cứ vào nhu cầu sinh

thái của các nhóm cây trồng; căn cứ vào kết quả nghiên cứu đặc điểm (tiềm năng sinh

thái) và xác định chức năng của các đơn vị CQ tỉnh Hà Tĩnh, tác giả đã tiến hành lựa

chọn 8 chỉ tiêu để đánh giá: loại đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, nhiệt độ

(theo trung bình năm hoặc theo trung bình mùa sinh trƣởng), lƣợng mƣa (theo trung

bình năm hoặc theo mùa sinh trƣởng), số tháng khô và khả năng thoát nƣớc. Tuy nhiên

chỉ tiêu cụ thể đƣợc xác định dựa trên nhu cầu sinh thái của các loại hình sản xuất (các

dạng sử dụng) cụ thể. Ngoài ra các chỉ tiêu nhƣ độ cao địa hình, hiện trạng sử dụng

đất, các loại hình thời tiết đặc biệt, vị trí,... đƣợc xếp vào nhóm những chỉ tiêu tham

khảo trong kiến nghị xây dựng định hƣớng sử dụng lãnh thổ.

Page 122: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

112

Với mục đích ĐGCQ cho phát triển các nhóm cây trồng trên lãnh thổ tỉnh Hà

Tĩnh, tác giả lựa chọn 8 chỉ tiêu chính để phân cấp:

1. Loại đất: đây là chỉ tiêu tổng hợp, thể hiện khái quát đƣợc đặc điểm địa chất,

địa hình, khí hậu đặc trƣng hình thành đất và khả năng sử dụng. Hà Tĩnh có các loại

đất: Ha, Hs, Fs, Fa, Fq, Fp, Fl, Ba, Bq, Pb, P, D, E, C, Cc, M và Sj.

2. Ðộ dốc: Ðộ dốc liên quan đến vấn đề xói mòn, điều kiện canh tác, khả năng

tƣới tiêu và thiết kế đồng ruộng. Trên lãnh thổ Hà Tĩnh, độ dốc đƣợc phân ra 4 cấp:

dƣới 30, 3-8

0, 8-15

0 và >15

0. Ðộ dốc ở đây phân bố một cách có quy luật và liên quan

chặt chẽ với các kiểu địa hình. Ðối với địa hình đồi, thung lũng và đồng bằng thì chủ

yếu có độ dốc dƣới 150, còn kiểu địa hình núi chủ yếu là độ dốc trên 15

0.

3. Tầng dày: Ðộ dày tầng đất liên quan chặt chẽ với lƣợng mƣa, độ dốc địa

hình, chiều dài sƣờn, loại đất, chế độ canh tác,... Ðiều tra, nghiên cứu tầng dày đất

giúp cho việc đánh giá tiềm năng dự trữ dinh dƣỡng của đất, quản lý và quy hoạch sử

dụng đất một cách hợp lý. Ðối với lãnh thổ tỉnh Hà Tĩnh độ dày tầng đất đƣợc chia

làm 5 cấp là: >100 cm, 70-100 cm, 50-70 cm, 30-50 cm và <30 cm.

4. Thành phần cơ giới: Liên quan đến mức độ giữ nƣớc và thoát nƣớc, độ tơi xốp

và khả năng hấp phụ của đất. Mỗi loại cây trồng thích nghi với các loại đất có thành

phần cơ giới khác nhau. Ở lãnh thổ Hà Tĩnh, thành phần cơ giới đƣợc chia thành 5

cấp: cát, cát pha, thịt nhẹ, thịt trung bình và thịt nặng.

5. Nhiệt độ trung bình:

- Đối với CCN dài ngày (chè, cao su) và cây ăn quả: là những cây trồng lâu năm,

do đó sử dụng chỉ tiêu về nhiệt độ trung bình năm là phù hợp. Cây lúa nƣớc ở Hà Tĩnh

đƣợc trồng quanh năm trong 3 vụ: vụ đông - xuân, vụ hè thu và lúa mùa nên có thể sử

dụng nhiệt độ trung bình cả năm để đánh giá. Theo sự phân hóa SKH, lãnh thổ Hà

Tĩnh phân thành 4 cấp nhiệt độ: >230C, 20-23

0C, 18-20

0C và <18

0C.

- Đối với cây hàng năm (lạc, đậu, vừng): là những cây trồng mùa vụ, do đó căn

cứ vào nhu cầu sinh thái đối với cây hàng năm [13], cần phải xác định chỉ tiêu nhiệt độ

trung bình các tháng trong mùa gieo trồng. Ở đây, lạc là cây hàng năm chủ đạo còn

đậu, vừng là các cây có thể trồng xen, cũng có nhu cầu sinh thái tƣơng tự. Do đó, luận

án sử dụng chỉ tiêu về nhiệt độ trung bình các tháng (từ tháng 1 đến tháng 5 theo nhu

cầu sinh thái của cây lạc) và phân thành các cấp nhƣ sau: 18-200C, 20-23

0C, trên 23

0C.

Page 123: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

113

6. Lƣợng mƣa:

- CCN dài ngày (chè, cao su) và cây ăn quả: là những cây trồng lâu năm, nên sử

dụng chỉ tiêu về lƣợng mƣa trung bình năm. Theo sự phân hóa SKH, lãnh thổ Hà Tĩnh

phân thành 3 cấp lƣợng mƣa: trên 2500 mm, từ 2000-2500 mm và dƣới 2000 mm.

- Đối với cây hàng năm (lạc, đậu, vừng): ở Hà Tĩnh, thời gian gieo trồng chính

của lạc, đậu, vừng thƣờng vào vụ xuân (từ tháng 1 đến tháng 5). Theo đó, tổng lƣợng

mƣa trung bình mùa sinh trƣởng (từ tháng 2 đến tháng 4) trên lãnh thổ Hà Tĩnh chia ra

3 cấp nhƣ sau: 350-450 mm, 450-650 mm, > 650 mm.

7. Số tháng khô: là một chỉ tiêu quan trọng đối với cây trồng. Theo sự phân hóa

SKH, số tháng khô đƣợc chia thành 3 cấp: không có tháng khô nào, có ít hơn hoặc

bằng 2 tháng, có trên 3 tháng khô.

8. Khả năng thoát nƣớc: Lãnh thổ tỉnh Hà Tĩnh chia làm 4 mức độ về khả năng

thoát nƣớc về mùa mƣa lũ là: khả năng thoát nƣớc tốt đối với địa hình núi và đồi; khả

năng thoát nƣớc trung bình đối với các khu vực ở ven chân núi, chân đồi có độ dốc

tƣơng đối lớn; khả năng thoát nƣớc kém đối với khu vực bằng phẳng; ngập lụt đối với

các khu vực địa hình trũng, ao hồ,...

Trên cơ sở các chỉ tiêu đƣợc phân cấp, tác giả tiến hành đánh giá riêng các chỉ

tiêu cho các loại cây trồng ở Hà Tĩnh (bảng 3.1).

Bảng 3.1: Kết quả đánh giá riêng cho một số cây trồng và nhóm cây trồng

Mục

đích sử

dụng

Các chỉ tiêu

Mức độ thích hợp

Rất thích hợp

(3 điểm)

Thích hợp

(2 điểm )

Kém thích hợp

(1 điểm)

Cao

Su

1. Loại đất Fa Fs Fp, Fq, Ba, Bq

2. Độ dốc (độ) 0-3 3-8 8-15

3. Tầng dày (cm) > 100 70 - 100 50 - 70

4. Thành phần cơ giới Thịt nặng Thịt trung bình Thịt nhẹ

5. Nhiệt độ trung bình năm (0C) > 23 20 - 23 18 - 20

6. Lƣợng mƣa (mm) < 2000 2000 - 2500 >2500

7. Số tháng khô (tháng) < 2 2-3 >3

8. Khả năng thoát nƣớc Tốt Trung bình Kém

Chè

1. Loại đất Fs, Fp, Fa, Fq Ba, Bq D, P

2. Độ dốc (độ) 3-8 0-3 8-15

3. Tầng dày (cm) > 100 70 - 100 50 - 70

4. Thành phần cơ giới Thịt trung bình Thịt nặng Cát pha, thịt nhẹ

Page 124: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

114

Mục

đích sử

dụng

Các chỉ tiêu

Mức độ thích hợp

Rất thích hợp

(3 điểm)

Thích hợp

(2 điểm )

Kém thích hợp

(1 điểm)

5 Nhiệt độ trung bình năm (0C) 20-23 18-20, >23 < 18

6. Số tháng khô (tháng) < 2 2-3 -

7. Lƣợng mƣa trung bình năm

(mm) 2000-2500 1500-2000 > 2500

8. Khả năng thoát nƣớc Tốt Trung bình Kém

Cây ăn

quả

(cam,

chanh,

bƣởi)

1. Loại đất P, Pb D Fs, Fa, Fq, Fp, Ba,

Bq

2. Độ dốc (độ) 3-80

0-30 8-15

3. Tầng dày (cm) >100 70-100 50-70

4. Thành phần cơ giới Thịt trung bình Thịt nhẹ Cát pha, thịt nặng

5. Nhiệt độ trung bình năm (0C) >23 20-23 18-20

6. Lƣợng mƣa trung bình (mm) 2000-2500 <2000 >2500

7. Khả năng thoát nƣớc Tốt Trung bình Kém

Cây

hàng

năm

(lạc,

đậu,

vừng)

1. Loại đất C, Pb P, Fp, D, Ba,

Bq Fa, Fs, Fq,

2. Độ dốc địa hình (độ) 0-3 3-8 8-15

3. Tầng dày (cm) >70 50-70 30-50

4. Thành phần cơ giới Thịt nhẹ, cát pha Thịt trung bình Cát, thịt nặng

5. Nhiệt độ trung bình mùa sinh

trƣởng (0C)

20-23 >23 18-20

6. Tổng lƣợng mƣa mùa sinh

trƣởng (mm) > 650 450-650 350-450

7. Khả năng thoát nƣớc Tốt Trung bình Kém

Cây

lƣơng

thực

(lúa

nƣớc)

1. Loại đất P, Pb Sj, D Ba, Bq, M, C, Fp,

Fl

2. Độ dốc địa hình (độ) 0-3 3-8 8-15

3. Tầng dày (cm) >70 50-70 30-50

4. Thành phần cơ giới Thịt nhẹ Thịt trung bình Cát pha, thịt nặng

5. Nhiệt độ trung bình năm (0C) >23 20-23 18-20

6. Lƣợng mƣa trung bình (mm) >2500 2000 - 2500 <2000

7. Khả năng thoát nƣớc Kém Trung bình Tốt

Page 125: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

115

b) Trong lâm nghiệp

Căn cứ vào các Quy định về tiêu chí phân loại rừng, cẩm nang ngành lâm nghiệp

cũng nhƣ các Quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [9, 10, 11] và đặc

điểm, chức năng các đơn vị CQ, luận án đã lựa chọn các tiêu chí và xác định chỉ tiêu

đánh giá cụ thể nhƣ sau:

* Các tiêu chí để để xác định yêu cầu phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn

- Rừng phòng hộ đầu nguồn có chức năng điều tiết nguồn nƣớc cho các dòng

chảy, các hồ chứa nƣớc để hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi đắp

các lòng sông, lòng hồ. Các tiêu chí đƣợc lựa chọn để xác định yêu cầu phòng hộ đầu

nguồn gồm [9, 10]:

+ Mƣa: đƣợc xem là nhân tố có ảnh hƣởng lớn tới xói mòn đất và dòng chảy. Tuy

nhiên, ảnh hƣởng của nhân tố mƣa tƣơng đối phức tạp và phụ thuộc vào đặc điểm của

mƣa, trong đó lƣợng mƣa và độ tập trung lƣợng mƣa là ảnh hƣởng nhất. Căn cứ vào

lƣợng mƣa bình quân hàng năm và độ tập trung để chia mức độ ảnh hƣởng của mƣa đến

xói mòn đất và dòng chảy thành 3 cấp nhƣ sau: >2500 mm, 2000-2500 mm <2000 mm.

+ Độ dốc là nhân tố tự nhiên quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến xói mòn đất và

dòng chảy. Độ dốc càng lớn thì xói mòn đất cũng nhƣ dòng chảy càng lớn và ngƣợc lại.

Phân chia mức độ ảnh hƣởng của độ dốc đến xói mòn đất, dòng chảy và khả năng điều

tiết nguồn nƣớc nhƣ sau: > 250, 20-25

0 và 15-20

0.

+ Thành phần cơ giới: đƣợc xác định bằng hàm lƣợng các hạt có kích thƣớc khác

nhau chứa trong đất. Khả năng ngấm nƣớc của đất phụ thuộc nhiều vào thành phần cơ

giới, qua đó ảnh hƣởng tới khối lƣợng dòng chảy mặt. Dựa vào thành phần cơ giới với

sự lƣu ý đến độ dày tầng đất để chia mức độ độ ảnh hƣởng tới đất khi bị dòng chảy tác

động thành 3 cấp: đất cát, cát pha hoặc thịt nặng; đất thịt trung bình và đất thịt nhẹ.

+ Độ dày tầng đất: ảnh hƣởng đến khả năng kháng xói mòn của đất, có thể chia

thành 3 cấp: <30 cm, 30-70 cm và >70 cm.

Căn cứ vào tiêu chí để xác định rừng phòng hộ đầu nguồn, luận án không tiến

hành đánh giá đối với 70 loại CQ có DT 250218 ha.

Các chỉ tiêu đƣợc phân cấp theo mức độ xung yếu cho rừng phòng hộ đầu nguồn

ở Hà Tĩnh đƣợc thể hiện ở bảng 3.2.

Page 126: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

116

Bảng 3.2: Kết quả đánh giá phân cấp xung yếu rừng phòng hộ đầu nguồn

Mục đích

sử dụng Các chỉ tiêu

Phân cấp xung yếu

Rất xung yếu

(3 điểm)

Xung yếu

(2 điểm )

Ít xung yếu

(1 điểm)

Rừng

phòng

hộ đầu

nguồn

Lƣợng mƣa TB năm (mm) >2500 2000-2500 <2000

Độ dốc (độ) >25 20-25 15-20

Tầng đất (cm) <30 30-70 >70

Thành phần cơ giới Cát, thịt nặng Thịt trung bình Thịt nhẹ

Kiểu địa hình Núi trung bình Núi thấp Đồi

- Rừng sản xuất: có thể là rừng trồng, rừng tự nhiên hoặc rừng đang tái sinh,

phục hồi, đƣợc xác định chủ yếu để xây dựng, phát triển rừng cho mục đích sản xuất,

kinh doanh lâm sản (gỗ, các loại đặc sản rừng) và kết hợp phòng hộ môi trƣờng, cân

bằng sinh thái [9]. Các tiêu chí đƣợc lựa chọn để đánh giá gồm:

+ Địa hình: Dạng địa hình, độ dốc là yếu tố vừa quyết định đến điều kiện sản

xuất, khai thác; vừa là yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển rừng nói chung.

+ Thổ nhƣỡng: loại đất, tầng dày đất là các yếu tố liên quan đến khả năng sinh

trƣởng, phát triển của rừng.

+ Khí hậu: các yếu tố nhƣ lƣợng mƣa, số tháng mƣa, nhiệt độ trung bình ảnh

hƣởng đến khả năng sinh trƣởng và phát triển của cây rừng.

+ Thảm thực vật: rừng giàu, rừng thứ sinh phục hồi, rừng trồng là yếu tố ảnh

hƣởng đến khả năng sản xuất, khai thác rừng.

Căn cứ vào tiêu chí để xác định rừng sản xuất, luận án không tiến hành đánh giá

đối với 36 loại CQ có DT 37856,4 ha. Các chỉ tiêu đƣợc phân cấp theo mức độ thích

hợp cho mục đích phát triển rừng sản xuất ở Hà Tĩnh đƣợc thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Kết quả đánh giá riêng cho phát triển rừng sản xuất

Mục đích

sử dụng Các chỉ tiêu

Mức độ thích hợp

Rất thích hợp

(3 điểm)

Thích hợp

(2 điểm )

Kém thích hợp

(1 điểm)

Rừng

sản xuất

Độ dốc (độ) 8-15 15-20 20-25

Loại đất Ha, Hs Fs, Fa, Fp, Fq,

Fl, Ba, Bq C, Cc P, Pb

Tầng đất (cm) >100 50-100 30-50

Nhiệt độ trung bình năm (0C) >23 20-23 18-20

Lƣợng mƣa trung bình năm (mm) >2500 2000-2500 <2000

Thảm thực vật Rừng tự nhiên Rừng trồng Trảng cỏ, cây bụi

Kiểu địa hình Đồi trung bình,

đồi thấp Đồi cao Núi thấp

Page 127: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

117

3.1.3. Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp

Việc đánh giá đƣợc tiến hành bằng phƣơng pháp tính trung bình nhân với số chỉ

tiêu cụ thể cho từng đối tƣợng. Kết quả của bài toán trung bình nhân là điểm đánh giá

tổng hợp của mỗi loại CQ đối với các mục đích nghiên cứu cụ thể. Điểm từng chỉ tiêu

đƣa vào đánh giá đƣợc lấy từ bảng chuẩn đánh giá riêng (xem bảng 3.1, 3.2, 3.3). Giá

trị điểm trung bình nhân của các chỉ tiêu sẽ cho kết quả đánh giá tổng hợp của từng

loại CQ. Mức độ thích hợp có giá trị điểm nhƣ sau: rất thích hợp (3 điểm), thích hợp (2

điểm), kém thích hợp (1 điểm).

Khoảng cách điểm của mỗi mức thích nghi trong thang điểm phân hạng thích

nghi đƣợc tính theo công thức:

H

XXX MinMax

Kết quả là:

+ Mức kém thích hợp (S3): có điểm đánh giá 1,00-1,66.

+ Mức thích hợp (S2): có điểm đánh giá từ 1,67-2,33.

+ Mức rất thích hợp (S1): có điểm đánh giá từ 2,34-3,00.

a) Tổng hợp kết quả đánh giá theo các loại CQ

Kết quả đánh giá của các loại CQ cho các mục đích cụ thể đƣợc phân hạng theo

mức độ thích hợp S1, S2, S3 (trình bày trong phần phụ lục 2) và đƣợc đƣợc thể hiện

tổng hợp theo các mục đích sử dụng cụ thể (bảng 3.4).

* Kết quả ĐGCQ cho các nhóm cây trồng

- Cây cao su: mức độ rất thích hợp (S1) có 1 loại CQ với DT 236,1 ha; mức độ

thích hợp (S2) có 22 loại CQ với tổng DT là 34765,4 ha; mức độ kém thích hợp (S3)

có 4 loại CQ với DT 3347,4 ha.

- Cây chè: mức độ S1 có 3 loại CQ với DT là 2427,3 ha; mức độ S2 có 22 loại

CQ với DT 30051 ha; mức độ S3 có 2 loại CQ với DT 2127,7 ha.

- Cây ăn quả: mức độ S1 có 2 loại CQ với DT là 2052,6 ha; mức độ S2 có 38 loại

CQ với DT 89590,9 ha; mức độ S3 có 8 loại CQ với DT là 10489,3 ha.

- Cây trồng hàng năm: mức độ S1 có 3 loại CQ với DT 22885,7 ha, mức độ S3

có 5 loại CQ với DT 9251,8 ha và 38 loại CQ xếp ở mức độ S2 với DT 89590,9 ha.

- Cây lúa nƣớc: mức độ S1 có 16 loại CQ với DT 66315,5 ha, mức độ S2 có 10

loại CQ với DT 42533,2 ha và không loại CQ nào xếp ở mức độ kém thích hợp.

Page 128: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

118

Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả ĐGCQ cho các mục đích sử dụng ở Hà Tĩnh

Mục đích

sử dụng

Kết quả đánh giá

Phân

hạng

Số

loại

CQ

Loại CQ

Diện

tích

(ha)

Cây cao su

S1 1 73 236,1

S2 22 26, 29, 38, 40, 41, 44, 45, 50, 54, 58-63, 67, 72, 74,

75, 76, 86-91 34765,4

S3 4 29, 45, 59, 87 3347,4

Cây chè

S1 3 58, 72, 73 2427,3

S2 22 26, 29, 38, 40, 41, 45, 54, 59, 60, 61-63, 66, 67, 74,

75, 78, 79, 85, 86, 88-91 30051

S3 2 94, 95 2127,7

Cây ăn

quả

S1 2 58, 73 2052,6

S2 33 38, 40, 41, 44, 45, 50, 54, 66, 67, 72, 74-76, 78-86,

88-91, 94-96, 101, 102, 107, 108 92177,2

S3 8 26, 29, 59, 60-63, 87 10489,3

Cây hàng

năm

S1 3 96, 99, 100 22885,7

S2 38 26, 29, 44, 45, 54, 58-63, 66-68, 72-76, 78-86, 88-

91, 94, 95, 101, 102, 107, 108 89590,9

S3 5 38, 40, 41, 50, 87 9251,8

Cây lúa

nước

S1 16 66, 78-85, 91, 94-96, 101-104 66315,5

S2 10 76, 89-91, 99, 100, 105-108 42533,2

S3 0 - -

Rừng

phòng hộ

đầu nguồn

S1 3 3, 4, 5 6336,7

S2 18 1, 2, 6-18, 20, 21, 32 109916,6

S3 18 24, 27, 31, 33-37, 39, 42, 47, 48, 51, 52, 56, 64, 69,

70 149126,7

Rừng sản

xuất

S1 14 27, 31, 33, 47, 69, 36, 48, 57, 56, 59-61, 70, 71 84397,4

S2 32 8, 11-14, 17, 21, 24-26, 28, 30, 32, 34, 35, 37, 39,

40, 43, 44, 46, 51, 52, 55, 64, 76, 77, 87, 92, 97 124606,7

S3 1 15 5099,5

* Kết quả ĐGCQ nhằm mục đích phát triển rừng

- Rừng phòng hộ đầu nguồn: cấp rất xung yếu có 3 loại CQ với DT 6336,7 ha;

cấp xung yếu có 18 loại CQ có tổng DT là 109916,6 ha; cấp ít xung yếu có 18 loại CQ

với DT 149126,7 ha.

Page 129: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

119

- Rừng sản xuất: mức độ rất thích hợp có 14 loại CQ với DT 84397,4 ha; mức độ

thích hợp có 32 loại CQ có tổng DT là 124606,7 ha; mức độ kém thích hợp có 1 loại

CQ với DT 5099.5 ha.

b) Tổng hợp diện tích thích nghi S1, S2 theo các TVCQ

* Tổng hợp kết quả ĐGCQ các cây trồng, nhóm cây trồng theo TVCQ

Trên cơ sở bảng tổng hợp các kết quả đánh giá của các loại CQ cho các mục đích

cụ thể, luận án tiến hành tổng hợp DT các loại CQ có điểm đánh giá rất thích hợp và

thích hợp cho các nhóm cây, cây trồng phân theo TVCQ (bảng 3.5).

Bảng 3.5: Tổng hợp DT các loại CQ có điểm đánh giá rất thích hợp và thích hợp

(S1, S2) đối với các cây trồng, nhóm cây trồng phân theo các TVCQ ở Hà Tĩnh

Cây trồng

Các

TVCQ

Cây cao su Cây chè Cây ăn quả Cây hàng

năm

Cây lúa

nƣớc

Diện

tích

(ha)

Tỷ

lệ

%

Diện

tích

(ha)

Tỷ

lệ

%

Diện

tích

(ha)

Tỷ

lệ

%

Diện

tích

(ha)

Tỷ

lệ

%

Diện

tích

(ha)

Tỷ

lệ

%

TVCQ núi

Giăng Màn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

TVCQ đồi

Hƣơng Sơn -

Hƣơng Khê

2817,7 8 2454,5 7,6 5201,7 5,5 4374,6 3,9 2993,8 2,8

TVCQ thung

lũng Ngàn Phố

- Ngàn Sâu

7403,0 21,2 4543,6 14,0 27775,4 29,5 25567,3 22,7 23590,9 21,7

TVCQ đồi núi

Cẩm Xuyên –

Kỳ Anh

18253 52,1 18129,9 58,4 13622 14,5 17834,2 15,9 3641,4 3,3

TVCQ đồng

bằng ven biển

Hà Tĩnh

6527,8 18,7 6527,8 20,0 47627,3 50,5 64700,5 57,5 78567,8 72,2

Tổng DT thích

hợp S1 và S2

toàn tỉnh

35001,5 100 32478,3 100 94229,8 100 112476,6 100 108793,9 100

Kết quả cho thấy:

- TVCQ đồi núi Cẩm Xuyên - Kỳ Anh là khu vực có thế mạnh để phát triển cao

su và chè. DT các loại CQ có điểm rất thích hợp và thích hợp (S1 và S2) cho phát triển

cây cao su đạt 18253 ha (chiếm 52,1% tổng DT thích hợp S1, S2 của cả tỉnh Hà Tĩnh);

Page 130: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

120

cho cây chè đạt 18129,9 ha (chiếm 58,4% tổng DT thích hợp S1, S2 của cả tỉnh Hà

Tĩnh). Riêng cây ăn quả và cây hàng năm mức độ S1 và S2 không lớn, xấp xỉ 14-15%

tổng DT thích nghi toàn tỉnh. Có thể thấy rằng, TVCQ này có nhiều tiềm năng để hình

thành các vùng chuyên canh cây lâu năm quy mô lớn.

- TVCQ thung lũng Ngàn Phố - Ngàn Sâu và TVCQ đồng bằng ven biển Hà Tĩnh

có nhiều lợi thế để phát triển cây ăn quả, cây hàng năm và lúa. DT các loại CQ có

điểm đánh giá rất thích hợp và thích hợp cho cây ăn quả ở 2 TVCQ này tƣơng tự là

29,5% và 50,5%, cây hàng năm ở 2 TVCQ là 22,7% và 57,7%, cây lúa ở 2 TVCQ là

21,7% và 72,2% tổng DT thích hợp cho các loại cây này trên toàn tỉnh.

* Tổng hợp kết quả ĐGCQ cho mục đích phát triển rừng theo các TVCQ

Tổng hợp kết quả ĐGCQ cho mục đích phát triển rừng theo các TVCQ đƣợc thể

hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6: Tổng hợp DT các loại CQ có điểm đánh giá S1 và S2 đối với

mục đích phát triển rừng phân theo các TVCQ ở Hà Tĩnh

Mục đích phát triển

Các TVCQ

Rừng phòng hộ

đầu nguồn Rừng sản xuất

Diện

tích (ha)

Tỷ lệ

%

Diện

tích (ha)

Tỷ lệ

%

Tổng DT thích hợp S1 và S2 toàn tỉnh 116253,3 100 203492,2 100

Chia

ra

TVCQ núi Giăng Màn 63047,3 54,2 30376,1 14,9

TVCQ đồi Hƣơng Sơn - Hƣơng Khê 8209,3 7,1 70454,7 34,6

TVCQ thung lũng Ngàn Phố - Ngàn Sâu 0 0 9073,6 4,5

TVCQ đồi núi Cẩm Xuyên - Kỳ Anh 32535,3 28,0 88739 43,6

TVCQ đồng bằng ven biển Hà Tĩnh 12461,0 10,7 4848,8 2,4

- TVCQ núi Giăng Màn: phần lớn DT các loại CQ trong TVCQ này thuộc cấp rất

xung yếu và xung yếu cho rừng phòng hộ đầu nguồn, vì đây là các loại CQ nằm ở độ

dốc >200, mƣa lớn >2500 mm, lại là khu vực thƣợng nguồn của các con sông lớn ở Hà

Tĩnh. TVCQ này có 54,4% DT các loại CQ có điểm đánh giá S1 và S2 cho rừng phòng

hộ đầu nguồn và 14,9% DT các loại CQ có điểm đánh giá S1 và S2 cho mục đích phát

triển rừng sản xuất trên toàn tỉnh Hà Tĩnh.

- TVCQ đồi Hƣơng Sơn - Hƣơng Khê và TVCQ đồi núi Cẩm Xuyên - Kỳ Anh

có 28,1% và 43,6% tổng DT rất thích hợp và thích hợp cho rừng sản xuất của tỉnh.

Page 131: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

121

Như vậy, TVCQ núi Giăng Màn, TVCQ đồi Hƣơng Sơn - Hƣơng Khê là khu vực

có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo chức năng phòng hộ của tỉnh Hà Tĩnh. Trong khi

đó, TVCQ đồi Hƣơng Sơn - Hƣơng Khê và TVCQ đồi núi Cẩm Xuyên - Kỳ Anh là

khu vực có tiềm năng lớn để phát triển rừng sản xuất.

3.1.4. Kiểm tra kết quả đánh giá cảnh quan với hiện trạng phân bố

a) Trong nông nghiệp

* Hiện trạng phát triển và phân bố các cây trồng ở Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển các loại cây trồng nhƣ cao su,

chè, cây ăn quả, cây hàng năm và cây lƣơng thực. Đặc biệt, trong những năm gần đây,

với nhu cầu thị trƣờng ngày càng cao nên DT một số loại cây trồng đã tăng đáng kể.

- Cây cao su: là cây trồng chủ lực của Hà Tĩnh. Tuy mới đƣợc trồng trên địa bàn

tỉnh từ năm 1997 nhƣng đến năm 2006, DT cây cao su toàn tỉnh đạt 4326 ha và đã đƣa

vào khai thác 491 ha, cho sản lƣợng 243 tấn mủ khô, chất lƣợng mủ tốt; đến năm

2011, DT tăng lên 9770 ha, DT khai thác mủ 2305 ha (tăng hơn 4,5 lần so với năm

2006) với sản lƣợng đạt 2305 tấn (tăng khoảng 9,5 lần so với năm 2006). Nhƣ vậy, DT

cao su tăng lên nhanh chóng và liên tục. Hiện cao su đƣợc trồng chủ yếu ở huyện

Hƣơng Khê, Vũ Quang, Kỳ Anh, Hƣơng Sơn,...[91].

3010 2420

20615

100480

3283 2492

19414

99000

3166 2294

17065

99240

0

20000

40000

60000

80000

100000

120000

Chè Cam Lạc Lúa

cây

ha

2008 2010 2012

Hình 3.8: Diện tích một số loại nông sản chủ lực của Hà Tĩnh

trong năm 2007 và năm 2011

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh, 2012 [58])

- Cây chè: là cây truyền thống của Hà Tĩnh, đƣợc trồng chủ yếu dƣới 2 hình thức,

trồng phân tán ở các hộ gia đình làm nƣớc uống và trồng tập trung cho chế biến ở các

nông trƣờng 20/4, 12/9, Tây Sơn,… của huyện Hƣơng Sơn, Hƣơng Khê. DT trồng chè

có nhiều biến động: năm 2004 là 1091 ha nhƣng đến năm 2006 giảm xuống còn 788

ha. Những năm gần đây, chè đƣợc chú trọng phát triển. Năm 2011, DT trồng mới chè

Page 132: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

122

đạt 80 ha, nâng DT hiện có lên 1177 ha, trong đó DT cho sản phẩm là 800 ha; năng

suất 72 tạ/ha; sản lƣợng búp tƣơi đạt 5760 tấn, tăng 31% so với năm 2010.

- Cây ăn quả: bƣởi, cam bù, cam chanh là những cây ăn quả chủ yếu ở Hà Tĩnh.

+ Bƣởi: là cây ăn quả đặc sản, phân bố chủ yếu ở huyện Hƣơng Khê, ngoài ra

còn đƣợc trồng ở các xã thuộc vùng thƣợng Can Lộc. DT trồng bƣởi cũng đang tăng

nhanh. Năm 2007, Hà Tĩnh có đến 1500 ha trồng bƣởi, sản lƣợng đạt 7400 tấn. Đến

năm 2011, DT trồng mới đạt 120 ha, nâng tổng DT bƣởi lên 1800 ha, năng suất đạt

100 tạ/ha; sản lƣợng đạt 12500 tấn, tăng 1,7 lần so với năm 2007.

+ Cam là cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. Năm 2007, Hà Tĩnh có khoảng 2000

ha cam bù và cam chanh. Năm 2011, DT trồng mới đạt 100 ha, nâng tổng DT trồng

cam lên 2500 ha, DT cho sản phẩm 1850 ha; năng suất 84 tạ/ha; sản lƣợng đạt 15540

tấn, tăng 10% so với năm 2010. Hiện cam đƣợc trồng chủ yếu Hƣơng Sơn, Hƣơng

Khê, vùng bán sơn địa các huyện Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh.

- Lạc, đậu và vừng: là các cây hàng năm đƣợc chú trọng nhƣng DT, năng suất và

sản lƣợng có sự biến động lớn. Lạc là cây có DT và sản lƣợng cao trong các cây trồng

hàng năm. Việc đƣa các giống mới nhƣ L14, V79, QĐ12,… vào sản xuất thay thế các

giống địa phƣơng đã làm tăng năng suất khá rõ nét. Còn đối với đậu, vừng: năm 2007, DT

trồng đậu là 11857, đến năm 2011 giảm còn 9384 ha, năng suất đạt 7,57 tạ/ha và sản

lƣợng 7860 tấn; năm 2004, DT trồng vừng đạt 2229 ha, sản lƣợng 893 tấn nhƣng đến

năm 2010, DT giảm xuống còn 1004 ha, sản lƣợng đạt 508 tấn. Hiện lạc, đậu, vừng

đƣợc trồng nhiều ở Thạch Hà, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.

0

100000

200000

300000

400000

500000

600000

Chè Cam Lạc Lúa

cây

tấn

2008 2010 2012

Hình 3.9: Sản lượng một số loại nông sản chủ lực của Hà Tĩnh

trong năm 2007 và năm 2011

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh, 2012 [58])

Page 133: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

123

- Lúa nước: là cây lƣơng thực chủ đạo của Hà Tĩnh, chiếm hơn 90% tổng DT và

sản lƣợng các cây lƣơng thực. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, DT lúa đang có

chiều hƣớng sụt giảm: Năm 1995, DT lúa đạt 107184 ha, năm 2007 giảm 148 ha còn

107083,2 ha, đến năm 2011 chỉ đạt 99237 ha. Nguyên nhân là do chuyển dịch DT lúa

năng suất thấp sang cây trồng cạn. Tuy nhiên, năng suất lúa vẫn không ngừng tăng lên:

năm 2007 đạt 46,8 tạ/ha đến năm 2011 đạt 48,54 tạ/ha, đáp ứng đƣợc tƣơng đối đầy đủ

nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh. Lúa đƣợc gieo trồng trong ba vụ: đông xuân, hè thu và

mùa. Tuy nhiên, hiện nay cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi theo hƣớng tăng vụ lúa

đông xuân và hè thu, giảm vụ lúa mùa vì thƣờng hay gặp thiên tai. Lúa đƣợc trồng chủ

yếu ở huyện Can Lộc, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, Đức Thọ,...

Như vậy, DT trồng cao su và cây ăn quả có xu hƣớng tăng lên nhanh chóng vì

hiệu quả kinh tế rõ rệt. DT trồng chè và cây hàng năm có nhiều biến động, một phần

do ngƣời dân ƣu tiên quỹ đất để trồng cao su, trồng dó trầm, mặt khác do thời tiết thất

thƣờng, sâu bệnh làm giảm năng suất cây trồng. Riêng DT trồng lúa có xu hƣớng sụt

giảm do chuyển đổi các DT trồng lúa kém năng suất sang các loại cây trồng khác.

* So sánh kết quả đánh giá ĐGTN sinh thái các CQ cho các cây trồng với hiện

trạng phân bố ở Hà Tĩnh

Trên cơ sở phân tích hiện trạng phân bố các loại cây, nhóm cây trồng đã đƣa vào

đánh giá, luận án tiến hành so sánh hiện trạng phân bố các loại cây, nhóm cây trồng ở

Hà Tĩnh với kết quả ĐGTN sinh thái các CQ (bảng 3.7). Đây chính là một cơ sở quan

trọng để định hƣớng không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT của tỉnh Hà Tĩnh.

Thực tế, ngƣời dân đã không sử dụng các loại CQ ở hạng không thích nghi (có

những nhân tố sinh thái hạn chế) cho mục đích phát triển các loại cây trồng nói trên.

Những khu vực đƣa vào khai thác là những khu vực thuộc mức đánh giá rất thích hợp

hoặc thích hợp (S1, S2). Các loại CQ này vừa có các chỉ tiêu sinh thái thích hợp với

các loại cây trồng, lại thuận tiện về đƣờng giao thông, thị trƣờng tiêu thụ. Tuy nhiên,

một phần DT ở dạng thích hợp (S2) vẫn chƣa đƣợc khai thác hết, đây chính là cơ sở để

mở rộng DT các loại cây trồng theo quy hoạch đến năm 2020 của Hà Tĩnh.

Page 134: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

124

Bảng 3.7: So sánh hiện trạng phân bố các cây trồng, nhóm cây trồng

ở Hà Tĩnh với kết quả ĐGCQ

Loại

hình

sử

dụng

Kết quả đánh giá Hiện trạng phân bố Hiện

trạng so

với tiềm

năng

(%)

Phân

hạng

thích

nghi

Loại CQ DT

(ha) Loại CQ

Diện

tích

(ha)

Cây

cao

su

S1 73 236,1 - - -

S2

26, 29, 38, 40, 41, 44, 45, 50,

54, 58-63, 67, 72, 74, 75, 76,

86-91

34765,4

29, 38, 45,

50, 54, 58,

72

9777 28,1

S3 29, 45, 59, 87 3347,4 - - -

Cây

chè

S1 58, 72, 73 2427,3 50, 58, 72 926 38,1

S2

26, 29, 38, 40, 41, 45, 54, 59,

60, 61-63, 66, 67, 74, 75, 78,

79, 85, 86, 88-91

30051 41, 45, 58,

62 851 2,8

S3 94, 95 2127,7 - - -

Cây

ăn

quả

S1 58, 73 2052,6 58 - -

S2

38, 40, 41, 44, 45, 50, 54, 66,

67, 72, 74-76, 78-86, 88-91,

94-96, 101, 102, 107, 108

92177,2 38, 41, 45,

50, 72 4300 4,7

S3 26, 29, 59, 60-63, 87 10489,3 - - -

Cây

hàng

năm

S1 96, 99, 100 22885,7 66, 78, 80,

99, 101 4521 19.75

S2

26, 29, 44, 45, 54, 58-63, 66-

68, 72-76, 78-86, 88-91, 94,

95, 101, 102, 107, 108

89590,9

63, 67, 75,

84, 85, 86,

89, 90, 94,

107

2385

1 26,62

S3 38, 40, 41, 50, 87 9251,8 - - -

Cây

lúa

nƣớc

S1 66, 78-85, 91, 94-96, 101-104 66315,5

79, 81-83,

91, 95, 96,

102-106, 108

5326

2,8 80,3

S2 76, 89-91, 99, 100, 105-108 42533,2 91, 100 1142

8,29 26,9

S3 - - - - -

Page 135: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

125

- Cây cao su: hiện đang đƣợc trồng ở các loại CQ 29, 38, 50, 54, 58, 72 với DT

gần 9800 ha, phân bố chủ yếu ở huyện Hƣơng Khê, Kỳ Anh. Nhƣ vậy, cây cao su

đang đƣợc trồng ở những loại CQ có mức rất thích nghi và thích nghi trung bình,

chiếm 28,1% DT có điểm thích nghi S1 và S2. Do vậy, còn 71,9% DT thích hợp còn

lại phù hợp với mục tiêu tăng DT trồng cao su lên 23207 ha vào năm 2020.

- Cây chè: hiện đang đƣợc trồng ở các loại CQ 45, 50, 58, 62. Đây là những loại

CQ có điểm đánh giá rất thích hợp và thích hợp - với DT 1777 ha, phân bố chủ yếu ở

huyện Hƣơng Sơn, Hƣơng Khê, Vũ Quang, chỉ chiếm 5,5% tiềm năng sẵn có đối với

loại CQ có điểm đánh giá S1, S2.

- Cây ăn quả: hiện đang đƣợc trồng ở các loại CQ 38, 41, 45, 50, 58, 72 với DT

hơn 4300 ha, phân bố chủ yếu ở huyện Vũ Quang, Hƣơng Sơn, Hƣơng Khê. So với

tiềm năng thì hiện nay đã sử dụng đƣợc 4,7% DT các loại CQ để phát triển cây ăn quả.

- CCN hàng năm: hiện đang đƣợc trồng trên các loại CQ 63, 66, 67, 72, 75, 78,

80, 84, 85, 86, 89, 90, 94, 99, 101 và 107 với DT 28372 ha, chủ yếu nằm ở loại CQ có

mức rất thích hợp và thích hợp, chiếm 25,2% tiềm năng sẵn có.

- Cây lúa: hiện đang đƣợc trồng trên nhiều ở loại CQ số 79, 81-83, 88, 91, 95, 96,

100, 102-106, 108 với DT 64691,09 ha, chủ yếu nằm ở loại CQ có mức rất thích hợp

và thích hợp, chiếm gần 59,4% tiềm năng sẵn có.

b) Trong lâm nghiệp

* Hiện trạng phát triển các loại rừng ở HàTĩnh

- DT trồng rừng mới bình quân đạt 7000-8000 ha/năm, khoanh nuôi xúc tiến tái

sinh, bảo vệ hàng chục nghìn ha nhờ đó mà DT rừng tăng nhanh, đặc biệt đã trồng thêm

hơn 38000 ha rừng sản xuất, đƣa độ che phủ rừng từ 47,7% năm 2006 lên 53,23% năm

2011 (bình quân cả nƣớc 40,0%). Giá trị kinh tế từ rừng ngày càng đƣợc khẳng định.

Giá trị sản xuất và xuất khẩu tăng nhanh, năm 2006 giá trị sản xuất theo giá so sánh đạt

187 tỷ đồng, xuất khẩu đạt 10,2 triệu USD thì đến năm 2010 giá trị sản xuất đạt 210,43

tỷ đồng (chiếm 9,5% giá trị sản xuất nông nghiệp và bằng 1,4% GDP của tỉnh), giá trị

xuất khẩu đạt 32,3 triệu USD, chiếm 51,7% tổng giá trị xuất khẩu của Hà Tĩnh [9].

Page 136: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

126

- Quy hoạch 3 loại rừng đã xác lập đƣợc các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ

đầu nguồn, phòng hộ CQ môi trƣờng, chắn sóng chắn cát ven biển và phòng hộ chắn

sóng ven sông; rừng đƣợc giao cho các Ban quản lý rừng và các tổ chức quản lý bảo

vệ và phát triển, góp phần to lớn BVMT sinh thái, hạn chế thiên tai. Rừng sản xuất

tăng nhanh đã tạo thành các khu rừng liền vùng, liền khoảnh; các tổ chức, hộ gia đình

đã tích cực thuê và nhận đất, nhận rừng để đầu tƣ phát triển sản xuất.

Hiện tại, Hà Tĩnh có 350882,67 ha đất lâm nghiệp (chiếm 58,5% DTTN), trong đó,

đất rừng đặc dụng 74597,81 ha (chiếm 12,43% DTTN), đất rừng phòng hộ 115040,48

ha (chiếm 19,18% DTTN), đất rừng sản xuất 161244,38 ha (chiếm 26,88% DTTN) [58].

* So sánh kết quả ĐGCQ với hiện trạng phân bố các loại rừng ở HàTĩnh

Bảng 3.7: So sánh hiện trạng phân bố các loại rừng ở Hà Tĩnh với kết quả ĐGCQ

Loại

hình

sử

dụng

Kết quả đánh giá Hiện trạng phân bố Hiện

trạng

so với

tiềm

năng

(%)

Phân

hạng

thích

nghi

Loại CQ DT

(ha) Loại CQ

Diện tích

(ha)

Rừng

phòng

hộ đầu

nguồn

S1 3, 4, 5 6336,7 3, 4, 5 4987,2 78,70

S2 1, 2, 6-18, 20, 21, 32 109916,6

1, 2, 8, 10-

13, 15-18,

20, 21

89752,48 81,8

S3

24, 27, 31, 33-37, 39, 42,

47, 48, 51, 52, 56, 64, 69,

70

149126,7 - - -

Rừng

sản

xuất

S1 27, 31, 33, 47, 69, 36, 48,

57, 56, 59-61, 70, 71 84397,4

27, 31, 33,

36, 47, 48,

56, 57, 60,

61, 69

73469,15 87,05

S2

8, 11-14, 17, 21, 24-26,

28, 30, 32, 34, 35, 37, 39,

40, 43, 44, 46, 51, 52, 55,

64, 76, 77, 87, 92, 97

124606,7

14, 21, 24-

26, 28, 32,

35, 37, 40,

42-44, 51-53

87775,23 70,44

S3 15 5099,5 - - -

Page 137: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

127

- Rừng phòng hộ: hiện đang đƣợc trồng ở các loại CQ 1-5, 8, 10-13, 27, 34, 97 với

DT gần 94739,68 ha, phân bố chủ yếu ở huyện Hƣơng Khê, Vũ Quang và Hƣơng Sơn,

đều thuộc các loại CQ có mức độ thích hợp S1 và S2. Nhƣ vậy, Hà Tĩnh đã sử dụng

81,6% DT thích hợp S1 và S2 cho phát triển rừng phòng hộ trên toàn tỉnh.

- Rừng sản xuất: hiện đang đƣợc phát triển ở các loại CQ 14, 21, 24-28, 31-33, 35-

37, 40, 42-44, 47, 48, 51-53, 56, 57, 60, 61, 69 với DT gần 161244,4 ha, phân bố chủ

yếu ở huyện Hƣơng Khê, Vũ Quang, Hƣơng Sơn, Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Hồng

Lĩnh, Can Lộc,… đều ở các loại CQ có mức độ thích hợp S1, S2. Hà Tĩnh đã sử dụng

77,14% DT thuận lợi để phát triển rừng sản xuất; 22,86% DT thích hợp còn lại là cơ sở

để mở rộng trong giai đoạn tiếp theo.

3.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ CÁC VẤN ĐỀ

MÔI TRƢỜNG LIÊN QUAN TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP

TẠI CÁC TIỂU VÙNG CẢNH QUAN TỈNH HÀ TĨNH

3.2.1. Tiểu vùng cảnh quan núi Giăng Màn

a) Hiện trạng sử dụng tài nguyên

Đây là TVCQ có tổng DT 107887,3 ha, có rất ít dân cƣ sinh sống và các cơ sở

kinh tế hoạt động. Các loại tài nguyên ở khu vực này hiện đang mới đƣợc khai thác để

phát triển ngành lâm nghiệp. Tài nguyên rừng: có DT lớn nhất toàn tỉnh với 104206,3

ha (ở các loại CQ 1, 2, 5-7, 9-13, 33, 34, 69, 70). Tuy nhiên, phần lớn DT rừng hiện

nay là rừng trung bình và rừng nghèo. Tình trạng khai thác, chặt phá rừng trái phép gia

tăng trong những năm gần đây đe dọa đến môi trƣờng sống của sinh vật, giảm khả

năng điều hòa dòng chảy, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến chức năng phòng hộ, bảo tồn

trong TVCQ. Trong tiểu vùng, VQG Vũ Quang hiện đang đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt để

bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm. Các hoạt động du lịch ở đây cũng chỉ mới bắt

đầu đƣợc đầu tƣ. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội kém phát triển,

ngay cả khu vực cửa khẩu Cầu Treo. Tài nguyên đất: phần lớn các loại đất có độ dốc

>200 và đang đƣợc sử dụng cho mục đích lâm nghiệp. Đất ở và đất chuyên dùng rất ít,

chỉ tập trung ở khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Tài nguyên đất không có dấu

hiệu ô nhiễm bởi hoạt động của con ngƣời, song do độ dốc lớn nên có nguy cơ về trƣợt

lở đất rất cao. Tài nguyên nước dồi dào, là vùng thu nƣớc từ các sƣờn núi dốc từ các

Page 138: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

128

đỉnh núi cao chạy dọc biên giới Việt - Lào, nên rất dễ gây ra hiện tƣợng trƣợt lở đất,

nhất là vào mùa mƣa.

b) Hiện trạng môi trường và tai biến thiên nhiên

Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc, không khí, đất,… nhìn chung vẫn đạt tiêu chuẩn

cho phép. Tuy nhiên, do độ dốc lớn, mạng xâm thực dày và mức độ tập trung nƣớc cao

nên trên phạm vi tiểu vùng rất dễ xảy ra các quá trình lũ quét, trƣợt lở đất,... ảnh hƣởng

đến sản xuất và sinh hoạt của TVCQ phía dƣới. Do đó, cần đặt vấn đề bảo tồn và phát

triển tài nguyên rừng để đảm bảo chức năng BVMT, phòng tránh thiên tai.

3.2.2. Tiểu vùng cảnh quan đồi Hƣơng Sơn - Hƣơng Khê

a) Hiện trạng sử dụng tài nguyên

Đây là TVCQ có tổng DT 108190,5 ha, dân cƣ cũng nhƣ các các cơ sở kinh tế

không nhiều nhƣng CQ tự nhiên ở khu vực này cũng bị tác động khá mạnh. Các loại

tài nguyên ở khu vực này đƣợc khai thác phục vụ phát triển nông lâm nghiệp. Tài

nguyên đất đƣợc sử dụng chủ yếu cho lâm nghiệp với DT khoảng 91622,6 ha, chiếm

84,6% DT của tiểu vùng (ở các loại CQ số 10, 13, 14, 20, 21, 31, 33-35, 37, 39, 42, 43,

46-47, 51-53, 55, 64, 65, 69, 70). Bên cạnh đó, ngƣời dân đã sử dụng lớp đất màu mỡ

để phát triển các cây hàng năm (ở các loại CQ 66, 75) nhƣng DT nhỏ. Hiện nay, một

số DT rừng nghèo đang có chủ trƣơng chuyển đổi để trồng CCN lâu năm (cây cao su),

nhƣng đòi hỏi phải cân nhắc kỹ lƣỡng để không làm suy thoái tài nguyên đất. Đáng

chú ý, DT đất trống, đồi núi trọc tăng lên trong loại CQ 37, 44, 49, 65 do việc khai

thác không đi đôi với phục hồi chất lƣợng đất. Tài nguyên nước phong phú, vì đây là

vùng trung lƣu của sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố,… Tài nguyên rừng có tiềm năng khá

lớn, trong đó rừng tự nhiên có DT 62745,7 ha (ở loại CQ số 10, 13, 20, 21, 31, 33-35,

39, 42, 47, 51, 55, 64, 69, 70) và rừng trồng có DT 27154,7 ha (ở loại CQ 14, 36, 40,

43, 46, 48, 52, 53, 55, 57, 64, 71, 76). Hiện nay, tài nguyên rừng đang đƣợc khai thác

và sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, nhƣng cũng chỉ ở mức độ khai thác nguyên liệu

thô cung cấp cho một số cơ sở chế biến nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế thấp. Những năm

gần đây, hiện tƣợng khai thác, chặt phá rừng trái phép, du canh du cƣ diễn ra ngày

càng nhiều, làm DT rừng tự nhiên có nguy cơ giảm sút và DT thảm thực vật trảng cỏ,

cây bụi có xu hƣớng tăng lên.

Page 139: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

129

b) Hiện trạng môi trường và tai biến thiên nhiên

Nhìn chung, chất lƣợng môi trƣờng nƣớc, không khí, đất,… ở mức tiêu chuẩn cho

phép, tuy nhiên một số chỉ tiêu đã bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm. Việc chặt phá rừng, đốt

nƣơng làm rẫy, du canh, du cƣ; việc canh tác trên vùng đất dốc,… đã gây xói mòn, rửa

trôi làm suy thoái đất. Các hoạt động khai thác gỗ, vận chuyển gỗ,… có tác động xấu

đến môi trƣờng. Bên cạnh đó, các hoạt động phát triển công nghiệp chế biến trên cơ sở

nguồn lâm sản tại chỗ với nguồn nƣớc thải không đƣợc xử lý cũng làm ô nhiễm môi

trƣờng nƣớc và đất.

Đây là TVCQ thu nƣớc từ các sông, suối nhánh Ngàn Sâu, Ngàn Trƣơi, Ngàn Phố,

độ chênh cao mặt nƣớc đáng kể, do đó cần đặc biệt chú ý đề phòng các sự cố môi

trƣờng, nhất là lũ quét và sạt lở đất. Khu vực có một số hồ chứa nƣớc đƣợc xây dựng

để điều tiết dòng chảy, đáng chú ý là hồ Ngàn Trƣơi. Với khối lƣợng nƣớc lớn trong

hồ chứa, nếu xảy ra rủi ro về an toàn đập sẽ gây thiệt hại rất lớn về ngƣời và của cho

vùng hạ lƣu đập.

3.2.3. Tiểu vùng cảnh quan thung lũng Ngàn Phố - Ngàn Sâu

a) Hiện trạng sử dụng tài nguyên

Đây là TVCQ có tổng DT 53639,3 ha với lịch sử khai thác lâu đời. Dân cƣ tập

trung khá đông, nhất là sau khi hoàn thành đƣờng Hồ Chí Minh. CQ tự nhiên trong

tiểu vùng bị thay đổi mạnh mẽ, DT đất thoái hoá có xu hƣớng tăng. Việc khai thác tài

nguyên đất, nƣớc, khí hậu, rừng vào phát triển nông lâm nghiệp đã đem lại nhiều hiệu

quả to lớn, thúc đẩy kinh tế và nâng cao thu nhập của ngƣời dân trong tiểu vùng. Tài

nguyên đất đƣợc khai thác phần lớn phục vụ mục đích nông nghiệp, tập trung ở đất

trồng CCN hàng năm, hoa màu (ở loại CQ 73, 75, 80, 84, 85), đất trồng CCN lâu năm,

cây ăn quả (ở loại CQ 38, 41, 45, 58, 72) và đất trồng lúa (ở loại CQ 79, 81, 83).

Những năm gần đây, một số gia đình chú trọng vào việc trồng keo, dó trầm,… nên DT

đất lâm nghiệp tăng lên (ở loại CQ số 35, 36, 39, 40, 40, 55, 57, 71, 76, 77, 87). DT

đất ở và đất chuyên dùng ít nhƣng có xu hƣớng tăng khá nhanh, nhất là ở khu vực thị

trấn Phố Châu và thị trấn Hƣơng Khê. Tài nguyên nước phong phú vì đây là tiểu vùng

tập trung nƣớc của sông Ngàn Phố, Ngàn Trƣơi. Tài nguyên khí hậu khá thuận lợi cho

phát triển các loại cây trồng, nhƣng lại là vùng chịu ảnh hƣởng sâu sắc của gió Tây

khô nóng khiến việc sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Tài nguyên rừng

không lớn, chủ yếu là rừng trồng (ở loại CQ số 35, 36, 39, 40, 40, 55, 57, 71, 76, 77,

Page 140: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

130

87). Hiện nay, một phần DT rừng nghèo đang đƣợc chuyển sang trồng cao su và các

loại cây trồng có giá trị khác.

b) Hiện trạng môi trường và tai biến thiên nhiên

Việc sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu,… không đúng liều lƣợng và quy

trình đã làm cho môi trƣờng đất, nƣớc ở một số khu vực trong TVCQ có dấu hiệu ô

nhiễm. Tại một số điểm quan trắc trên các lƣu vực sông, các chỉ số DO dao động từ

5,8-7,7 mg/l, BOD5 dao động từ <2-14 mg/l, COD dao động từ 4-24 mg/l [78]. Đồng

thời, dƣ lƣợng các chất độc hại này theo dòng nƣớc còn ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi

trƣờng của TVCQ đồng bằng ven biển Hà Tĩnh.

TVCQ thung lũng Ngàn Phố - Ngàn Sâu là nơi thu nƣớc từ các sông, suối nhánh

đổ về, đƣợc xem là ―túi nƣớc‖ của Hà Tĩnh. Quãng đƣờng khá xa vận chuyển nƣớc lũ

từ các suối nhánh đổ về sông Ngàn Sâu, rồi đến Ngàn Trƣơi, kết hợp với nƣớc lũ từ

sông Ngàn Phố, rồi mới đến sông La (quãng đƣờng gần 100 km), trên đƣờng đi của lũ

lại gặp khá nhiều vật cản đó là hệ thống công trình giao thông, nhà cửa, cây trồng,... nên

nƣớc thƣờng ứ đọng, ngập úng nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày. Vì thế, ngập úng và mất

mùa là nguy cơ thƣờng trực đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp trong TVCQ này.

Do đó, cần đặc biệt chú ý đến biện pháp thủy lợi và bảo vệ rừng trong các TVCQ khác.

3.2.4. Tiểu vùng cảnh quan đồi núi Cẩm Xuyên - Kỳ Anh

a) Hiện trạng sử dụng tài nguyên

Đây là TVCQ có tổng DT 53639,3 ha, CQ tự nhiên trong TVCQ này bị biến đổi

khá mạnh mẽ. Nhìn chung, các loại tài nguyên đã đƣợc khai thác phục vụ phát triển

nông lâm nghiệp. Tài nguyên đất phong phú, trong đó đất lâm nghiệp có DT lớn

(khoảng 138913,9 ha, chiếm 82,7% DTTN của tiểu vùng), thuộc các loại CQ số 3, 4,

10, 12, 13, 20, 21, 24, 25, 27, 28, 30-33, 35, 36, 43, 46-48, 51-53, 55-57, 59-61, 64,

71, 76, 77, 87. Đất nông nghiệp có tỷ trọng nhỏ, nhƣng có xu hƣớng tăng lên. Đặc biệt,

DT đất trồng CCN lâu năm và cây ăn quả tăng nhanh, tập trung ở loại CQ 29, 38, 41,

50, 54, 58, 62, 72. Kinh tế trang trại nông lâm kết hợp phát triển, chủ yếu là trồng

rừng, trồng cây ăn quả và chăn nuôi. Đáng chú ý, trên các vùng đất dốc đang đƣợc

chuyển đổi để trồng cây cao su. Đất trồng CCN hàng năm cũng chiếm DT đáng kể (tập

trung trong các loại CQ số 63, 67, 68, 73, 74, 78, 84-86, 89, 90) và DT đất trồng lúa rất

ít (ở loại CQ số 88, 92, 93, 95). Đất chƣa sử dụng trong loại CQ 26, 37, 49, 65 có DT

khá lớn (1478,7 ha). Tài nguyên nước rất phong phú với nhiều hồ lớn, nhƣ: hồ Kẻ Gỗ

(350 triệu m3), hồ Sông Rác (109 triệu m

3), hồ Bộc Nguyên (18 triệu m

3), có giá trị

Page 141: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

131

điều hoà dòng chảy, cung cấp để tƣới cho các TVCQ đồng bằng ven biển Hà Tĩnh. Tài

nguyên rừng khá lớn, nhất là rừng tự nhiên với DT 79076,7 ha, tập trung ở loại CQ số

3, 4, 10, 12, 13, 20, 21, 24, 27, 31, 33, 35, 47, 51, 56, 60; rừng trồng 54882,1 ha tập

trung ở loại CQ 25, 28, 30, 32, 36, 43, 46, 48, 52, 53, 55, 57, 59, 61, 64, 71, 76, 77, 87.

Trong TVCQ này có khu BTTN hồ Kẻ Gỗ thuộc các loại CQ 24, 27, 56, 60. Mặc dù,

tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp trong TVCQ này khá lớn nhƣng hiện tại đời

sống của ngƣời dân ở đây vẫn còn thấp, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng sẵn có.

b) Hiện trạng môi trường và tai biến thiên nhiên

Nhìn chung, các chỉ số về môi trƣờng nƣớc, đất, không khí trong TVCQ này đều

ở mức cho phép, tuy nhiên môi trƣờng đất ở đây đang có biểu hiện ô nhiễm. Việc sử

dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, các loại thuốc diệt cỏ,… quá liều lƣợng quy

định đã khiến cho các hóa chất độc hại này có thể đƣợc tích tụ trong bùn, trong các cơ

thể thủy sinh, nƣớc,... làm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, đất. Hơn nữa, hàm lƣợng các

chất độc hại này theo dòng nƣớc làm ô nhiễm tài nguyên của các TVCQ thung lũng và

đồng bằng. Bên cạnh đó, việc chặt phá rừng, làm sạch DT đất để trồng cao su đang

diễn ra một cách tự phát, làm suy giảm tài nguyên rừng, tăng nguy cơ sạt lở đất, gây lũ

lụt ở TVCQ đồng bằng và thung lũng.

3.2.5. Tiểu vùng cảnh quan đồng bằng ven biển Hà Tĩnh

Đây là TVCQ có lịch sử khai thác lâu đời, tập trung đông dân cƣ (với những

trung tâm KT-XH nhƣ thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh,…) và phát triển năng

động nhất Hà Tĩnh với nhiều cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Do đó, quy mô

sử dụng tài nguyên ngày càng gia tăng, các bức xúc về môi trƣờng nảy sinh ngày càng

nhiều. Các loại CQ tự nhiên ở khu vực này bị biến đổi rất sâu sắc và bị thay thế hoàn

toàn bởi các loại CQ nhân tác.

a) Hiện trạng sử dụng tài nguyên

TVCQ này có lợi thế về tài nguyên đất, nƣớc, khí hậu cho phát triển nông nghiệp.

Tài nguyên đất là 162.150,9 ha, trong đó DT đƣợc sử dụng cho mục đích nông nghiệp

khoảng 129.549,7 ha - chiếm 79,9% DTTN (chủ yếu là cây hàng năm và lúa); DT đất

phi nông nghiệp (nhất là đất ở và đất chuyên dùng) cao hơn hẳn so với các TVCQ

khác và có xu hƣớng tăng lên (do quá trình mở mang các đô thị, các KCN). Bên cạnh

đó, DT đất lâm nghiệp không nhỏ, khoảng 27872,5 ha (17,2% DTTN tiểu vùng), tập

trung ở các loại CQ 15, 17, 18, 22, 61, 64 (thuộc khu vực núi sót) và loại CQ 87, 97

(thuộc khu vực rừng phòng hộ ven biển). DT đất chƣa sử dụng còn khoảng 2099,8 ha

Page 142: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

132

ở các loại CQ 16, 19, 23, 98 tập trung ở khu vực núi sót (Hồng Lĩnh) hoặc cồn cát ven

biển. Tài nguyên rừng không lớn, chủ yếu là rừng trồng trong các loại CQ 15, 17, 18,

22, 61, 64, 87 với DT gần 27000 ha, phân bố ở những khu vực núi sót. Ngoài ra còn có

DT rừng phi lao chắn cát ở ven biển trong loại CQ số 97. Hiện nay, ngƣời dân đang

tích cực trồng thêm rừng phi lao chắn cát để bảo vệ mùa màng và phục vụ du lịch.

b) Hiện trạng môi trường và tai biến thiên nhiên

Nhìn chung, môi trƣờng đất, nƣớc, không khí ở TVCQ này đều đang ở mức cho

phép, tuy nhiên ở một số điểm quan trắc đã xuất hiện các dấu hiệu ô nhiễm.

- Môi trường nước: Tại các điểm quan trắc, một số thông số về chất lƣợng nƣớc

sông biến động tiêu cực. Nồng độ chất hữu cơ, amoni, sắt trên sông Nghèn tại cầu

Nghèn (Can Lộc), kênh nhà Lê đoạn chảy qua làng nghề Thái Yên (thành phố Hà

Tĩnh) đang có xu hƣớng tăng cao. Đối với nƣớc ngầm, đã có hiện tƣợng gia tăng nồng

độ clorua, độ cứng, mangan tại một số vị trí quan trắc, đặc biệt cần cảnh báo chỉ số

clorua và độ cứng tại điểm quan trắc xã Thạch Kim (huyện Lộc Hà) và xã Xuân Lộc

(huyện Can Lộc) [78]. Ngoài ra, nguồn nƣớc dƣới đất tại xã Đức Lạng (Đức Thọ) còn

bị ô nhiễm xăng dầu do hậu quả chiến tranh.

- Môi trường không khí: nồng độ bụi, độ ồn đã vƣợt quá giới hạn quy định theo

QCVN 26:2010/BTNMT từ 1-1,2 lần tại các vị trí làng nghề Trung Lƣơng, ngã ba Bãi

Vọt, cổng bến xe thành phố Hà Tĩnh, thị trấn Kỳ Anh [78].

- Môi trường đất: Đây là khu vực có hệ số sử dụng đất cao nhất trong toàn tỉnh,

tuy nhiên việc sử dụng lƣợng phân bón hóa học, bón phân không đúng kỹ thuật làm dƣ

thừa trên 50% lƣợng đạm, 50% lƣợng kali và xấp xỉ 80% lƣợng lân trong đất gây ô

nhiễm môi trƣờng. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý: K2SO4, KCl,

(NH4)2SO4,… còn tồn dƣ axit làm chua đất, giảm các cation kiềm và xuất hiện nhiều

độc tố trong môi trƣờng đất (Al3+, Fe3+, Mn2+), giảm hoạt tính sinh học của đất và

năng suất cây trồng.

Lịch sử khai thác lâu đời, mức độ tập trung dân số cũng nhƣ mức độ tâp trung

các cơ sở sản xuất công nghiệp cao làm cho các vấn đề môi trƣờng trong TVCQ này

trở nên báo động. Đồng thời, đây là khu vực chịu ảnh hƣởng rõ nhất của biến đổi khí

hậu thể hiện ở tình trạng xâm nhập mặn và xâm thực bờ biển ngày càng gia tăng, nhất

là ở khu vực các xã ven biển của huyện Lộc Hà, Thạch Hà và Kỳ Anh [14]. Bên cạnh

đó, TVCQ đồng bằng còn là vùng tụ thuỷ và thƣờng bị ngập lụt vào mùa mƣa, đặc biệt

là ở khu vực hạ lƣu sông La [60].

Page 143: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

133

Tóm lại:

- Mức độ tác động của con ngƣời vào các TVCQ rất khác nhau: TVCQ núi Giăng

Màn là nơi CQ ít bị biến đổi trong khi TVCQ thung lũng Ngàn Phố - Ngàn Sâu và

TVCQ đồng bằng ven biển Hà Tĩnh thì ngƣợc lại. Vì thế, CQ tự nhiên tập trung chủ

yếu ở TVCQ núi Giăng Màn, còn ở TVCQ thung lũng và đồng bằng đã bị thay thế

hoàn toàn bằng CQ nhân tác.

- Mỗi TVCQ đều ẩn chứa các tài nguyên đất, nƣớc, khí hậu, rừng,... nhất định.

Khi khai thác, sử dụng một loại tài nguyên, con ngƣời không chỉ làm làm biến đổi sâu

sắc chính tài nguyên đó mà còn làm thay đổi các tài nguyên khác. Ví du nhƣ khai thác

đất cho nông nghiệp trong TVCQ đồng bằng ven biển Hà Tĩnh làm ảnh hƣởng đến

chất lƣợng nƣớc trong TVCQ đó. Hay nói cách khác, hoạt động khai thác, sử dụng tài

nguyên của đã làm thay đổi toàn bộ cấu trúc đứng của CQ tỉnh Hà Tĩnh. Vì thế, việc

sử dụng hợp lý một TNTN cụ thể trong mỗi TVCQ phải bảo hàm cả việc sử dụng hợp

lý tất cả các TNTN trong TVCQ đó.

- Quá trình khai thác, sử dụng TNTN trong TVCQ còn có ảnh hƣởng sâu sắc đến

các TVCQ khác. Ví dụ, việc khai thác TNTN rừng quá mức ở TVCQ núi Giăng Màn

sẽ làm gia tăng lũ lụt, sạt lở đất ở TVCQ đồi và đồng bằng phía dƣới. Điều này chứng

minh mối liên hệ chặt chẽ trong cấu trúc ngang CQ, thể hiện tính liên kết vùng trong

phát triển kinh tế. Do đó, việc sử dụng hợp lý TNTN và BVMT của một TVCQ đòi

hỏi phải bao gồm cả ý nghĩa đảm bảo sự phát triển vững của các TVCQ khác.

- Hiện trạng khai thác TNTN phục vụ phát triển nông lâm nghiệp của các TVCQ

chƣa tƣơng xứng với tiềm năng hiện có (đã đƣợc xác định thông qua việc nghiên cứu

và ĐGCQ).

3.3. ĐỊNH HƢỚNG KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ

BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở TỈNH HÀ TĨNH

3.3.1. Xu thế biến động không gian trong quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp

và bảo vệ môi trƣờng ở tỉnh Hà Tĩnh

a) Mục tiêu phát triển nông lâm nghiệp của Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2020

Theo ―Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2010-2020‖,

các mục tiêu phát triển nông lâm nghiệp và BVMT đƣợc xác định cụ thể nhƣ sau [87]:

* Trong nông nghiệp: Thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hƣớng gia tăng

phát triển các nông sản chủ lực, tăng hiệu quả sử dụng đất đai, đƣa giá trị trồng trọt

trên một ha đất canh tác tăng dần, đạt 50 triệu đồng giá trị sản xuất/ha năm 2020, đảm

Page 144: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

134

bảo lƣơng thực bình quân từ 400-450 kg/ngƣời/năm. Định hƣớng phát triển các cây

trồng chủ lực trong nông nghiệp đƣợc xác định rất cụ thể (bảng 3.8).

Bảng 3.8: Định hướng phát triển các loại cây trồng chủ lực

của Hà Tĩnh giai đoạn 2015-2020

Cây

trông

chủ

lực

Định hƣớng phát triển

Diện tích

(ha)

Sản lƣợng

(tấn) Vùng sản xuất Năm

2015

Năm

2020

Năm

2015

Năm

2020

Cao

su 19750 23207 10400 22200

- Chú trọng chuyển đổi DT rừng trồng kém hiệu

quả hoặc đã hết chu kỳ kinh tế, rừng tự nhiên

nghèo kiệt có điều kiện thích hợp và đất chƣa sử

dụng sang trồng cao su.

- Tập trung chủ yếu tại các huyện: Hƣơng Khê,

Hƣơng Sơn, Kỳ Anh, Vũ Quang, Can Lộc, Cẩm

Xuyên, Thạch Hà và Đức Thọ.

Chè 1500 2278 13500 20000

- Trồng tập trung ở các vùng đã có truyền thống

nhƣ Hƣơng Sơn, Hƣơng Khê, Kỳ Anh và Vũ

Quang, không phát triển ở các vùng khác.

Bƣởi 1600 2200 16800 25200 - Duy trì các vùng trồng cam, bƣởi truyền thống.

- Mở rộng ra ở nhiều khu vực thuộc huyện:

Hƣơng Khê, Vũ Quang, Hƣơng Sơn, Can Lộc,

Cẩm Xuyên

Cam 2950 4050 36300 69300

Lạc 18000 20000 47900 58000

- Mở rộng DT và hình thành các vùng trồng lạc

tập trung ở các huyện: Hƣơng Sơn, Kỳ Anh,

Hƣơng Khê, Nghi Xuân, Thạch Hà, Lộc Hà, Đức

Thọ, Cẩm Xuyên, Vũ Quang và Can Lộc.

- Đậu, vừng trồng luân canh với đất trồng lạc.

Lúa 20000 25500 208100 278800

- Tập trung ở các huyện Đức Thọ, Can Lộc,

Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, thị xã Hồng

Lĩnh và thành phố Hà Tĩnh.

- Trồng lúa chất lƣợng cao ở những vùng đất tốt,

tƣới tiêu chủ động;

- Chuyển đổi DT trồng lúa trên đất cao, năng suất

thấp sang cây trồng có giá trị nhƣ lạc, đậu.

- Giảm dần và tiến tới ổn định DT trồng lúa, giảm

dần DT lúa mùa, tăng DT lúa hè thu nhằm né

tránh thiên tai.

Nguồn: Tổng hợp theo Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, 2008, 2012, 2013 [87, 89, 91])

Page 145: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

135

* Trong lâm nghiệp:

- Rà soát, bổ sung qui hoạch vùng trồng rừng nguyên liệu gắn với cơ sở chế biến

bột giấy, chế biến đồ gỗ xuất khẩu, gỗ xây dựng, gỗ gia dụng,... Áp dụng phƣơng thức

quản lý rừng bền vững, ổn định, lâu dài. Tiếp tục triển khai việc tăng cƣờng các biện

pháp bảo vệ rừng. Xác định tập đoàn cây trồng chính là keo, phi lao, bạch đàn và một số

cây bản địa quý hiếm nhƣ trầm gió, lim, táu,... [87]. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020, rừng

và đất rừng cơ bản đƣợc quản lý ổn định, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt khoảng 70

triệu USD, giải quyết việc làm cho 70000 lao động [9]. Cần chú ý đến công tác trồng và

bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, kết hợp khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng.

- Rừng phòng hộ đầu nguồn cần đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt, ngăn chặn khai thác

rừng trái phép nhằm đảm bảo chức năng điều tiết dòng chảy, hạn chế nguy cơ xói

mòn, rửa trôi đất và giảm lũ lụt cho các vùng hạ lƣu. Đối với rừng phòng hộ ven biển

hiện đang phát triển và định hƣớng bảo vệ ở loại CQ số 97 nhằm chặn cát bay, phòng

hộ nông nghiệp, bảo vệ các khu dân cƣ, các khu đô thị và các công trình khác [92].

- Rừng đặc dụng bao gồm VQG; khu BTTN, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn

loài - sinh cảnh,… đƣợc xác định chủ yếu để bảo tồn nguồn gen sinh vật rừng; nghiên

cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi,

du lịch, kết hợp BVMT [11]. Theo định hƣớng của tỉnh Hà Tĩnh, rừng đặc dụng đƣợc

quy hoạch với DT là 74600 ha vào năm 2020, nằm trong các loại CQ 1, 7, 9, 10, 12,

24, 27, 31, 33, 34, 56, 69, 70,... thuộc khu vực VQG Vũ Quang và Khu BTTN Kẻ Gỗ,

trên địa phận của huyện Vũ Quang, Hƣơng Sơn, Kỳ Anh [9]. Luận án kế thừa định

hƣớng phát triển rừng đặc dụng và rừng phòng hộ ven biển của tỉnh Hà Tĩnh.

- Rừng sản xuất đƣợc quy hoạch thành các khu vực sản xuất nguyên liệu gỗ để

khai thác tối đa tiềm năng về lâm nghiệp của tỉnh, phát triển rừng sản xuất theo hƣớng

hình thành các vùng sản xuất tập trung gắn với chế biến [92].

b) Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2020

Quy hoạch sử dụng đất của Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2020 đã đƣợc chính phủ phê

duyệt trong Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 30/5/2013 chính là một trong những căn cứ

quan trọng để tác giả đƣa ra các định hƣớng phát triển nông lâm nghiệp ở Hà Tĩnh.

Theo đó, hiện trạng sử dụng đất của Hà Tĩnh đến năm 2020 có nhiều sự thay đổi đáng

kể (bảng 3.9).

Page 146: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

136

Bảng 3.9: Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2020

S

T

T

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2020

Diện tích

(ha)

cấu

(%)

Quốc

gia

phân bổ

Địa

phƣơng

xác

định

Diện tích

(ha)

cấu

(%)

Tăng

/giảm so

với năm

2010

Tổng DTTN 599717,7 100 599718 599717,7 100

1 Đất nông nghiệp 476157,6 79,4 478887 481156 80,23 4998,45

1.1 Đất trồng lúa 64691,09 10,79 56500 56500 9,42 -8191,09

1.2 Đất trồng cây lâu

năm 33838,72 5,64 33885 33885 5,65 46,28

1.3 Đất rừng sản xuất 161244,4 26,89 167621 5660 173281 28,89 12036,62

1.4 Đất rừng phòng hộ 115040,5 19,18 118223 3361 114862 19,15 -178,48

1.5 Đất rừng đặc dụng 74597,81 12,44 74600 74600 12,44 2,19

1.6 Đất làm muối 423,7 0,07 380 380 0,06 -43,7

1.7 Đất nuôi trồng thuỷ

sản 4096,18 0,68 5486 5486 0,91 1389,82

1.8 Đất NN còn lại 22225,19 3,71 22162,0 22162,0 3,7 -63,19

2 Đất phi nông nghiệp 84961,15 14,17 100575 100575 16,77 15613,85

2.1 Đất trụ sở cơ quan,

CT sự nghiệp 293,09 0,05 380,61 380,61 0,06 87,52

2.2 Đất quốc phòng 1892,5 0,32 5000 5000 0,83 3107,5

2.3 Đất an ninh 111,87 0,02 170 170 0,03 58,13

2.4 Đất khu công nghiệp 2111,66 0,35 4915 4915 0,82 2803,34

2.5 Đất cho hoạt động

khoáng sản 1236,2 0,21 1661,66 1661,66 0,28 425,46

2.6 Đất di tích, danh

thắng 152,15 0,03 350 350 0,06 197,85

2.7 Đất bãi thải, xử lý

chất thải 42,68 0,01 302 302 0,05 259,32

2.8 Đất tôn giáo, tín

ngƣỡng 337,01 0,06 336,64 336,64 0,06 -0,37

2.9 Đất nghĩa trang 4783,45 0,8 4842,77 4842,77 0,81 59,32

2.1 Đất phát triển hạ

tầng 34873,85 5,82 40224 40224 6,71 5350,15

2.11 Đất ở tại đô thị 1154,04 0,19 1775 1775 0,3 620,96

2.12 Các loại đất phi

nông nghiệp còn lại 37972,65 6,33 40617,32 40617,32 6,77 2644,67

3 Đất chƣa sử dụng

3.1 Đất chƣa sử dụng

còn lại 38598,96 6,44 20256 2269,34 17986,66 3 -20612,3

3.2 Đất chƣa sử dụng

đƣa vào sử dụng 18343 2269,3 20612,3 3,44

4 Đất đô thị 18968,18 3,16 23035,92 23035,92 3,84 4067,74

5 Đất khu BTTN 74597,81 12,44 74600 12,44 2,19

6 Đất khu du lịch 2682,04 0,45 5390 5390 0,9 2707,96

(Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, 2013 [92])

Page 147: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

137

- DT đất nông nghiệp của Hà Tĩnh tăng khá mạnh, từ 476157,6 ha lên 481156 ha

(tăng 4998,45 ha, bảng 3.9), tập tung ở việc tăng DT đất rừng sản xuất và đất nuôi trồng

thủy sản. Đáng chú ý, DT đất trồng lúa có xu hƣớng giảm mạnh (từ 64691,09 ha năm

2010 xuống 56500 ha năm 2020, tức là giảm 8191,09 ha) do chuyển mục đích sử dụng

sang đất phi nông nghiệp. DT đất trồng cây lâu năm tăng không đánh kể, vào khoảng

46,28 ha (tăng từ 33838,72 ha năm 2010 lên 33885 ha vào năm 2020) [92].

- Trong cơ cấu đất lâm nghiệp: DT đất rừng sản xuất tăng nhiều, đạt khoảng

12036,62 ha (từ 161244,4 ha năm 2010 lên 173281 ha năm 2020); còn DT đất rừng

phòng hộ có xu hƣớng giảm nhƣng DT giảm ít, khoảng 178,48 ha (từ 115040,5 năm

2010 xuống 114862 ha năm 2020) [92].

- DT đất phi nông nghiệp ở Hà Tĩnh sẽ tăng 15613,85 ha trong thời kỳ 2010-

2020, tập trung vào việc tăng DT đất KCN, đất ở đô thị với 4067,74 ha (tăng từ

18968,18 ha - năm 2020 lên 23035,92 ha - năm 2020).

- Đất chƣa sử dụng ở Hà Tĩnh đƣợc định hƣớng khai thác cho các mục đích khác

khoảng 20612,3 ha. Trong đó, kế hoạch chuyển đất chƣa sử dụng đƣa vào mục đích sử

dụng nông nghiệp là 16803 ha [92].

c) Quy hoạch BVMT của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2020

- Mục tiêu về BVMT: phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; nâng cao tỷ lệ che phủ

rừng và chất lƣợng độ che phủ đạt 55% vào năm 2010 và 58-60% vào năm 2020; giải

quyết tốt vấn đề vệ sinh môi trƣờng cho cả khu vực đô thị và khu vực nông thôn, các

khu kinh tế, KCN, khu vực khai thác khoáng sản, khu du lịch,... Đến năm 2020, có

trên 90% dân cƣ đƣợc dùng nƣớc sạch, 95-100% rác thải đô thị, công nghiệp đƣợc thu

gom, xử lý [87]. Căn cứ vào hiện trạng môi trƣờng, Hà Tĩnh đã thành lập quy hoạch

môi trƣờng giai đoạn 2007-2010 và định hƣớng đến năm 2020 [60].

- Định hướng BVMT theo lãnh thổ: Hà Tĩnh đã tiến hành quy hoạch và đề ra các

giải pháp để BVMT (đất, nƣớc, không khí), quy hoạch bảo vệ tài nguyên rừng và đa

dạng sinh học, các điểm quan trắc môi trƣờng và quy hoạch ứng phó với các sự cố môi

trƣờng cho từng vùng cụ thể nhƣ sau [60]:

+ Vùng núi phía Tây (I): cần áp dụng các biện pháp ứng phó với sự cố lũ quét, lũ

ống trên toàn vùng, một trong những giải pháp phi công trình là đảm bảo mức độ che

phủ rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; Áp dụng các biện pháp đồng bộ và kiên

quyết, có chế tài mạnh để ngăn chặn, xử lý hành động săn bắn động vật hoang dã,…

Page 148: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

138

+ Vùng gò đồi xen thung lũng trung tâm (II): cần rà soát lại các quy hoạch chuyển

đổi rừng nghèo thành rừng cao su để đảm bảo hài hòa mục tiêu BVMT, làm tốt công tác

trồng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng, hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng rừng,… Xem

xét, đánh giá và tiến hành quan trắc thƣờng xuyên (định kỳ và không định kỳ) về an toàn

đập, an toàn của các hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa nƣớc lớn.

+ Vùng ĐB ven biển (III): cần hạn chế đầu tƣ thêm các dự án có khối lƣợng khí

thải lớn ngoài quy hoạch luyện thép và nhiệt điện đã đƣợc phê duyệt. Những dự án đã có

trong quy hoạch phải đầu tƣ công nghệ tốt, xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn môi trƣờng cao

để hạn chế ô nhiễm; cần chú ý đến liều lƣợng và quy trình sử dụng phân bón hóa học,

thuốc bảo vệ thực vật,… để ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng.

+ Vùng cát ven biển (IV): cần xem xét lại các dự án khai thác vùng cát (khai thác

cát ilmenit; nuôi trồng thủy, hải sản trên cát; phát triển du lịch) trên quan điểm BVMT

và cần có quy hoạch tổng thể cấp vùng và quy hoạch chi tiết các dự án phát triển phù

hợp với mục tiêu và các tiêu chí BVMT.

d) Dự báo xu hướng biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với Hà Tĩnh

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2012) dự báo: theo kịch bản phát thải trung bình,

đến năm 2100, nhiệt độ trung bình năm của Hà Tĩnh sẽ tăng khoảng 3,10C, trong đó giai

đoạn 2020-2050 tăng từ 0,6-1,70C, giai đoạn 2050-2100 tăng từ 1,7-3,1

0C (bảng 3.10).

Mức thay đổi (%) lƣợng mƣa trung bình năm theo kịch bản phát thải trung bình

từ năm 2020 đến 2100 dao động từ 0,7-3,6%. Theo kịch bản này, lƣợng mƣa mùa xuân

trên toàn tỉnh Hà Tĩnh có xu hƣớng giảm, lƣợng mƣa trong các mùa còn lại có xu

hƣớng tăng.

Bảng 3.10: Dự báo xu hướng biến đổi khí hậu ở Hà Tĩnh trong thế kỷ XXI

so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình

Các chỉ số

Các mốc thời gian của thế kỷ XXI

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Mức tăng nhiệt độ (0C)

trung bình năm 0,6 0,9 1,3

1,7

(1,4-1,8) 2,0 2,4 2,7 2,9

3,1

(2,5-3,4)

Về thay đổi (%) lƣợng

mƣa cả năm 0,7 1,0 1,5

1,9

(1,0-3,0) 2,3 2,7 3,0 3,3

3,6

(3,0-6,0)

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012 [14])

Page 149: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

139

Bên cạnh đó, theo dự báo dựa trên kịch bản phát thải trung bình, đến năm 2050 mực

nƣớc biển dâng ở khu vực Hà Tĩnh từ 20-24 cm, đến năm 2100 là 49-65cm (bảng 3.11).

Bảng 3.11: Dự báo mực nước biển dâng ở Hòn Dáu - Đèo Ngang

theo các kịch bản có sẵn (cm)

Mực nƣớc biển dâng

theo các kịch bản

Các mốc thời gian của thế kỷ XXI

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

- Phát thải thấp 8-9 11-13 15-17 19-23 24-30 29-37 34-44 38-51 42-58

- Phát thải trung bình 7-8 11-13 15-18 20-24 25-32 31-39 37-48 43-56 49-65

- Phát thải cao 8-9 12-14 16-19 22-27 30-36 38-47 47-59 56-72 66-86

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012 [14])

Nhƣ vậy, xu hƣớng tăng nhiệt độ, thay đổi lƣợng mƣa theo mùa và theo năm, nƣớc

biển dâng sẽ ảnh hƣởng lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp, làm tăng diện tích ngập

lụt,… ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống ngƣời dân. Chính vì thế, trong định hƣớng

không gian phát triển kinh tế, cần thiết phải phải xem xét đến những ảnh hƣởng của biến

đổi khí hậu đối với các lãnh thổ, nhằm tiến tới mục tiêu phát triển bền vững.

3.3.2. Định hƣớng phát triển nông lâm nghiệp và bảo vệ môi trƣờng theo các loại

cảnh quan

a) Nguyên tắc đề xuất

Trên cơ sở các kết quả ĐGCQ so sánh với hiện trạng phân bố, xu thế phát triển

lãnh thổ kết hợp với các nghiên cứu về đặc điểm và sự phân hóa các hợp phần (địa chất,

địa mạo, thổ nhƣỡng, thủy văn,…) và CQ, luận án đã tiến hành định hƣớng sử dụng các

loại CQ cho phát triển nông lâm nghiệp ở Hà Tĩnh. Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá,

có những loại CQ có mức rất thích hợp hoặc thích hợp với nhiều mục đích sử dụng,

hoặc có điểm ĐGTN nhƣ nhau, khi đó việc đề xuất các loại CQ cho các mục đích cụ thể

cần phải dựa vào các nguyên tắc nhất định nhƣ sau:

- Đối với loại CQ có mức rất thích hợp hoặc thích hợp cho nhiều mục đích thì ƣu

tiên đề xuất cho mục đích mang hiệu quả kinh tế cao, có ý nghĩa về mặt xã hội, môi

trƣờng, đồng thời phù hợp với định hƣớng quy hoạch sử dụng đất cũng nhƣ định

hƣớng phát triển nông lâm nghiệp của Hà Tĩnh trong giai đoạn 2010-2020.

- Đối với các loại CQ cây bụi, trảng cỏ: nếu phân bố ở lớp CQ đồi và có kết quả

đánh giá không thích nghi cho các mục đích đánh giá vẫn cần ƣu tiên trồng rừng để

Page 150: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

140

BVMT; nếu phân bố ở lớp CQ đồng bằng nhƣng không thích hợp cho các cây trồng

đƣợc đƣa vào đánh giá thì có thể chuyển sang các mục đích sử dụng khác.

- Đối với các loại CQ đƣợc xác định cho mục đích phát triển rừng đặc dụng và rừng

phòng hộ ven biển đƣợc kế thừa theo quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh đến năm 2020.

b) Định hướng sử dụng các loại CQ cụ thể

* Các loại CQ vẫn giữ nguyên trạng mục đích sử dụng đất

Trên cơ sở các căn cứ và nguyên tắc đề xuất ở trên, tác giả đã tiến hành định

hƣớng phát triển các loại CQ cho các mục đích nhƣ sau (bảng 3.10):

- Các loại CQ hiện đang có rừng gồm: 1-15, 17, 18, 20-22, 24, 25, 27, 28, 30-36,

39, 40, 42, 43, 46-48, 51-53, 55-57, 59-61, 64, 69-71, 77, 87, 92, 97 đƣợc giữ nguyên

hiện trạng. Đây là những loại CQ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng, phát triển trên các

loại đất mùn hoặc đất feralit đỏ vàng, độ dốc >150 trong điều kiện mƣa lớn. Trong đó,

cần phát triển rừng phòng hộ ở các loại CQ số 1-10, 12, 13, 15, 17, 18, 20, 21, 97; phát

triển rừng sản xuất ở các loại CQ: 11, 14, 22, 24, 25, 27, 28, 30-36, 39, 40, 42, 43, 46-

48, 51-53, 55-57, 59, 64, 69-71, 77, 87, 92.

- Các loại CQ hiện đang trồng cây lâu năm (29, 38, 41, 45, 50, 54, 58, 62, 72)

đƣợc giữ nguyên trạng. Đây là những loại CQ cây trồng lâu năm trên đất đỏ vàng, độ

dốc <150, tầng đất dày. Cụ thể, các loại CQ số 38, 41, 54, 62 dành cho mục đích mở

rộng DT trồng cây cao su; các loại CQ số 29, 50, 58, 72 dành cho mục đích trồng chè

và cây ăn quả.

- Các loại CQ hiện đang trồng cây hàng năm gồm các loại CQ số 66-68, 78, 84,

85, 94, 99, 101, 107. Đây là những loại CQ cây hàng năm trên các loại đất cát, đất

feralit đỏ vàng, đất dốc tụ, đất phù sa và đất xám,… ở độ dốc <150, tầng đất khá dày,

đất thịt nhẹ hoặc pha cát. Loại CQ số 89, 90, mặc dù thích hợp để phát triển cây cao

su, song phân bố ở gần biển - nơi thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng nặng nề của các cơn

bão, do đó không nên chuyển đổi loại CQ này sang trồng cao su.

- Các loại CQ hiện đang trồng lúa gồm 79, 81-83, 91, 95, 96, 102-106, 108 phát

triển chủ yếu trên đất phù sa không đƣợc bồi, phù sa đƣợc bồi,… tầng đất khá dày và

thuận lợi về nguồn nƣớc đƣợc giữ nguyên trạng nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực.

* Các loại CQ định hướng chuyển đổi mục đích sử dụng

Các loại CQ định hƣớng chuyển đổi mục đích sử dụng bao gồm loại CQ số 16,

19, 23, 26, 37, 44, 49, 63, 65, 73-76, 80, 86, 88, 89, 90, 93, 98, 100. Trong đó:

Page 151: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

141

- Các loại CQ trảng cỏ cây bụi gồm 16, 19, 23, 26, 37, 44, 49, 65, 93, 98 cần

chuyển sang các mục đích khác. Cụ thể: loại CQ số 16, 19, 23, 37, 49, 65, 93, 98 - loại

CQ trảng cỏ, cây bụi trên đất xói mòn trơ sỏi đá và đất feralit, độ dốc lớn (>150), mƣa rất

nhiều, không thích hợp cho các loại cây trồng nông nghiệp. Do đó, cần trồng rừng ở các

loại CQ này để BVMT sinh thái, nhất là trồng rừng phòng hộ đầu nguồn ở loại CQ 16;

Riêng loại CQ trảng cỏ, cây bụi trên đất feralit đỏ vàng trên đất mắcma axit (26, 44) có

tầng dày >75 cm, thành phần cơ giới thích hợp cần chuyển đổi sang trồng các cây lâu

năm (cao su, chè). Loại CQ 98 - loại CQ trảng cỏ, cây bụi không thích hợp cho các loại

cây trồng, có DT lớn ở khu vực Kỳ Anh và hiện đang đƣợc định hƣớng để chuyển sang

mục đích phi nông nghiệp (đặc biệt là mở rộng KCN), do đó tác giả tôn trọng định

hƣớng quy hoạch này.

- Loại CQ 76 - loại CQ rừng trồng cần chuyển đổi sang trồng cây lâu năm. Bởi

hiện trạng rừng ở đây phần lớn là rừng nghèo, nằm ở khu vực đồi thấp, tầng đất khá

dày, độ dốc <150, thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nhẹ, rất thích hợp cho cây

lâu năm (cao su và cây ăn quả). Do đó, cần xem xét để chuyển đổi mục đích sử dụng

sang các loại cây lâu năm có hiệu quả kinh tế cao hơn, phù hợp với chủ trƣơng chung

của Hà Tĩnh.

- Các loại CQ cây hàng năm (số 63, 73-75, 80, 86, 88-90) trên các loại đất khác

nhau có độ dốc từ 3-150, tầng đất khá dày, thoát nƣớc tốt, rất thích hợp cho cây ăn quả

và CCN lâu năm (cao su và cây ăn quả). Chính vì thế, cần xem xét để chuyển đổi loại

CQ này sang trồng các loại cây lâu năm cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Loại CQ số 100 hiện đang trồng lúa là loại CQ trên đất cát phân bố chủ yếu ở

khu vực Nghi Xuân, Can Lộc, Kỳ Anh,… nhƣng năng suất lúa không cao, hiệu quả

kinh tế thấp, nên chuyển đổi sang trồng cây hàng năm, nhất là lạc để nâng cao thu

nhập cho ngƣời dân.

c) Định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp theo các loại CQ

Từ việc định hƣớng sử dụng các loại CQ cụ thể, tác giả tiến hành tổng hợp định

hƣớng không gian phát triển nông lâm nghiệp theo các loại CQ (bảng 3.12).

Page 152: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

142

Bảng 3.12: Định hướng khai thác và sử dụng các loại CQ cho phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh

Các loại CQ Đặc điểm CQ Định hƣớng sử

dụng

Hiện trạng sử

dụng

Một số biện pháp cải tạo và giải pháp phát

triển

1-10, 12, 13, 15-18,

20, 21, 97

Các loại CQ rừng phát triển trên các loại đất

Ha, Hs, Fa, Fs, Fq, E và Cc; có độ dốc trung

bình từ 20-250, do đó khả năng xói mòn, rửa

trôi đất rất cao.

Bảo vệ, khôi phục

và phát triển rừng để

phòng hộ và bảo tồn

các loài, các nguồn

gen động, thực vật

quý hiếm.

Rừng tự nhiên,

rừng trồng và

trảng cỏ, cây

bụi

- Khoanh nuôi và bảo vệ nghiêm ngặt rừng,

phòng chống cháy rừng ở những khu vực hiện

đang có rừng và tiến hành trồng rừng ở những

khu vực chỉ còn lại trảng cỏ cây bụi.

- Ngăn chặn du canh, du cƣ

- Nghiêm cấm săn bắn động vật trái phép,...

11, 14, 19, 22-25,

27, 28, 30-37, 39,

40, 42, 43, 46-49,

51-53, 55-57, 59-

61, 64, 65, 69-71,

77, 87, 92, 93

Đây là các loại CQ rừng tự nhiên và rừng

trồng phát triển chủ yếu trên các loại đất đỏ

vàng, độ dốc từ 15- 250, kém thích hợp cho

CCN, phân bố ở khu vực núi thấp và đồi cao

Đẩy mạnh phát triển

và kinh doanh rừng

Rừng tự nhiên,

rừng trồng và

trảng cỏ, cây

bụi

- Tái tạo và trồng mới rừng ở khu vực rừng

nghèo, trảng cỏ, cây bụi.

- Có kế hoạch khai thác rừng phù hợp và hiệu

quả.

- Lựa chọn các loại cây lâm nghiệp có giá trị

cao,...

26, 38, 41, 54, 60-

63, 73, 75, 76, 88 Các loại CQ này nằm ở khu vực đồi trung

bình và gò, đồi thấp trên các loại đất feralit đỏ

vàng, đất xám, có độ dốc trung bình từ 3-80,

thoát nƣớc tốt., tầng đất khá dày,..

Tập trung phát triển

cao su Cây hàng năm,

rừng tự nhiên,

rừng trồng,

trảng cỏ, cậy

bụi.

- Chọn các giống cao su có khả năng chống

chịu gió và cho sản lƣợng mủ cao;

- Tuân thủ quy trình kỹ thuật trồng cây để tạo

khoảng trống cho gió lùa; Thiết lập đai chắn gió

nhiều tầng,...

29, 44, 50, 58 Hình thành vùng

trồng chè

- Phát triển công nghiệp chế biến

- Tìm kiếm thị trƣờng 45, 74, 80, 86, 89,

90

Phát tiển vùng trồng

cây ăn quả tập trung

- Chú trọng xử lý bệnh greening (vàng lá).

- Duy trì và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ ổn định

66-68, 78, 84, 85,

94, 99-101, 107

Các loại CQ này nằm ở khu vực đồi hoặc gò,

đồi thấp, trên các loại đất feralit đỏ vàng, đất

xám và đất phù sa,... độ dốc thƣờng < 30

Phát triển vùng

chuyên canh cây

hàng năm

Cây hàng năm

và lúa

- Mở rộng và tìm kiếm các thị trƣờng xuất khẩu.

- Tăng cƣờng khâu chế biến sản phẩm,...

79, 81-83, 91, 95,

96, 102-106, 108

Các loại CQ này nằm ở khu vực đồng bằng

hoặc thung lũng, trên các loại đất phù sa, đất

mặn, đất phèn,... độ dốc thƣờng < 30

Tập trung sản xuất

lúa để đảm bảo an

ninh lƣơng thực

Cây lúa và cây

hàng năm

- Đầu tƣ giống lúa cao sản, cho năng suất cao.

142

Page 153: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

143

* Trong nông nghiệp

- Chuyên trồng CCN lâu năm và cây căn quả: cần tiếp tục duy trì và mở rộng DT

trồng CCN lâu năm và cây ăn quả ở các loại CQ số 26, 29, 38, 41, 44, 45, 50, 54, 58,

62, 63, 72-76, 80, 86, 88-90. Trong đó, nên phát triển cao su ở các loại CQ số 26, 38,

41, 54, 62, 63, 73, 75, 76, 88 với tổng DT là 16704,6 ha; phát triển cây chè ở những

khu vực truyền thống ở các loại CQ 29, 44, 50, 58 với DT 3323 ha và cây ăn quả ở các

loại CQ 45, 74, 80, 86, 89, 90 với DT 9149,4 ha.

- Chuyên trồng cây hàng năm gồm các loại CQ 66-68, 78, 84, 85, 94, 99-101,

107 ha với tổng DT khoảng 33058,8 ha.

- Chuyên trồng cây lương thực: ở các loại CQ số 79, 81-83, 91, 95, 96, 102-106,

108 với DT là 57754,9 ha. Đây là các loại CQ có điểm đánh giá rất thích hợp và thích

hợp cho việc trồng lúa, phân bố chủ yếu ở TVCQ đồng bằng và TVCQ thung lũng.

* Trong lâm nghiệp

Trên cơ sở kết quả phân tích CQ cho phát triển lâm nghiệp, đối chiếu với quy

hoạch ba loại rừng của Hà Tĩnh giai đoạn 2008-2020, đề án quản lý, bảo vệ và phát

triển rừng bền vững giai đoạn 2012-2015 và định hƣớng đến 2020 [9], tác giả đề xuất

định hƣớng không gian phát triển lâm nghiệp nhƣ sau:

- Sử dụng vào mục đích phòng hộ: Cần phải khoanh nuôi và bảo vệ nghiêm ngặt

để đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn ở các loại CQ 1-10, 12, 13, 15-18, 20, 21,

phân bố chủ yếu ở khu vực núi trung bình và thấp thuộc phía Tây Hà Tĩnh, có độ dốc

trung bình là trên 250, do đó khả năng xói mòn, rửa trôi đất rất cao. Bên cạnh đó, việc

bảo vệ và phát triển rừng ở loại CQ 97 sẽ đảm bảo khả năng chắn cát bay, bảo vệ mùa

màng và sản xuất của ngƣời dân.

- Sử dụng vào mục đích bảo tồn rừng đặc dụng: bảo vệ và phát triển rừng đặc

dụng với mục tiêu BVMT sinh thái, CQ, bảo tồn quỹ gen ở các loại CQ 1, 7, 9, 10, 12,

24, 27, 31, 33, 34, 56, 69, 70. Đặc biệt chú ý đến không gian ƣu tiên bảo tồn ở VQG

Vũ Quang và Khu BTTN Kẻ Gỗ.

- Sử dụng vào mục đích sản xuất và kinh doanhh rừng: gồm các loại CQ 11, 14,

19, 22-25, 27, 28, 30-37, 39, 40, 42, 43, 46-49, 51-53, 55-57, 64, 65, 69-71, 77, 87, 92,

93 có tổng DT là 177.498,4 ha. Đây là các loại CQ có độ dốc từ 15-250, kém thích hợp

Page 154: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

144

cho CCN, phân bố ở khu vực núi thấp và đồi thuộc địa phận các huyện Hƣơng Sơn,

Hƣơng Khê, Vũ Quang, Kỳ Anh, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên,...

d) Đối chiếu kết quả định hướng với quy hoạch tổng thể của Hà Tĩnh giai

đoạn 2010-2020

Kết quả đối chiếu DT định hƣớng sử dụng các loại CQ cho phát triển nông lâm

nghiệp với Quy hoạch tổng thể của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2020 nhƣ sau:

- Cây cao su: Trên cơ sở kết quả ĐGCQ cho thấy nên duy trì và mở rộng DT

trồng cao su ở các loại CQ 26, 38, 41, 54, 62, 63, 73, 75, 76, 88 với tổng DT là

16704,6 ha. So với DT quy hoạch cao su của Hà Tĩnh đến năm 2020 là 23207 ha, DT

định hƣớng ít hơn DT quy hoạch của tỉnh là 6502,4 ha. Trên cơ sở đó, luận án kiến

nghị rà soát lại các DT rừng có dự định chuyển đổi sang trồng cao su, không nên quá

gƣợng ép đƣa những DT kém thích nghi hoặc phân bố sát biển vào trồng cao su sẽ

mang lại hiệu quả thấp. Đặc biệt, đối với một khu vực thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng

của bão biển, cần chọn các giống cao su có khả năng chống chịu gió và cho sản lƣợng

mủ cao; tuân thủ quy trình kỹ thuật trồng cây để tạo khoảng trống cho gió lùa; Thiết

lập đai chắn gió nhiều tầng với sự kết hợp các loại cây nhƣ tràm, keo lai, phi lao và các

cây bụi tầng thấp,...

- Cây chè: kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy nên trồng chè ở các loại CQ

29, 44, 50, 58 với DT là 3323 ha. So với DT định hƣớng phát triển cây chè ở Hà Tĩnh

lên 2278 ha năm 2020 thì DT định hƣớng nhiều hơn 1045 ha. Trong quá trình phát triển

cần lƣu ý đến vấn đề giống, kỹ thuật, công nghiệp chế biến và tìm kiếm thị trƣờng.

- Cây ăn quả: cần đƣợc duy trì và phát triển ở các loại CQ 45, 74, 80, 86, 89, 90

với DT 9149,4 ha. Nhƣ vậy, so với DT quy hoạch cây ăn quả của tỉnh là 8061 ha thì

DT định hƣớng trong luận án vƣợt lên 1088,4 ha. DT tăng thêm này là cơ sở để tỉnh có

thể xem xét mở rộng DT trồng các cây ăn quả để nâng cao thu nhập cho ngƣời dân Hà

Tĩnh. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển cần lƣu ý đến phòng chống các loại bệnh

cho cây ăn quả (nhất là bệnh vàng lá Greening), đầu tƣ vào công nghiệp chế biến và

mở rộng thị trƣờng tiêu thụ.

- Cây hàng năm: các loại CQ định hƣớng phát triển cho cây hàng năm gồm 66-

68, 78, 84, 85, 94, 99-101, 107 ha với tổng DT khoảng 33058,8 ha, cao hơn DT định

hƣớng quy hoạch của Hà Tĩnh đến năm 2020 là 1896,8 ha.

Page 155: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

145

- Cây lương thực: định hƣớng phát triển ở các loại CQ 79, 81-83, 91, 95, 96, 102-

106, 108 với DT là 57754,9 ha. Mặc dù so với DT hiện tại, DT định hƣớng có suy

giảm đáng kể, tuy nhiên sự sụt giảm này phù hợp với xu thế chung khi quá trình mở

mang đô thị và công nghiệp hóa đƣợc đẩy nhanh và phù hợp với định hƣớng quy

hoạch DT đất trồng lúa của Hà Tĩnh. Do đó, cần giữ nguyên trạng các loại CQ có mức

điểm rất thích nghi kể trên để trồng lúa nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực của tỉnh.

- Rừng phòng hộ: đƣợc định hƣớng ở các loại CQ 1-10, 12, 13, 15-18, 20, 21, 97

có tổng DT là 119157,6 ha. So với DT 114862 ha đƣợc quy hoạch cho rừng phòng hộ

đến năm 2020 thì kết quả định hƣớng này cũng vƣợt lên so với DT quy hoạch là 4295,6

ha. Đây là cơ sở để tỉnh xem xét việc gia tăng DT rừng phòng hộ trong các phƣơng án

quy hoạch tiếp theo.

- Rừng sản xuất: trong luận án định hƣớng phát triển ở các loại CQ 11, 14, 19,

22-25, 27, 28, 30-37, 39, 40, 42, 43, 46-49, 51-53, 55-57, 64, 65, 69-71, 77, 87, 92, 93

có tổng DT là 177498,4 ha. Nhƣ vậy, so với DT định hƣớng phát triển là 173281 ha thì

DT rừng sản xuất theo định hƣớng lớn hơn 4217,4 ha. Nhƣ vậy, cần cân nhắc và rà

soát thật kỹ DT rừng nghèo sang trồng các loại cây lâu năm, đặc biệt ở các khu vực đất

đã bị thoái hóa, bạc màu. DT tăng thêm chính là DT mà tác giả kiến nghị để tỉnh cân

nhắc trong việc điều chỉnh DT rừng sản xuất.

Những loại CQ và DT định hƣớng trong luận án hoàn toàn dựa trên kết quả đánh

giá khách quan. Đây là cơ sở tin cậy để các nhà quản lý xem xét để lựa chọn các

phƣơng án trong việc định hƣớng sử dụng lãnh thổ.

3.3.3. Định hƣớng không gian phát triển nông lâm nghiệp và bảo vệ môi trƣờng

theo các tiểu vùng cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh

Trên cơ sở kết quả đề xuất, định hƣớng sử dụng các loại CQ cho phát triển nông

lâm nghiệp, kết hợp với kết quả phân tích hiện trạng sử dụng TNTN, môi trƣờng tại

các TVCQ và lồng ghép với quy hoạc tổng thể phát triển KT-XH, BVMT của Hà

Tĩnh, luận án đã tiến hành định hƣớng không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT

cho phát triển nông lâm nghiệp theo các TVCQ ở tỉnh Hà Tĩnh (bảng 3.13).

a) TVCQ núi Giăng Màn

- Cần giữ nguyên trạng rừng và đảm bảo DT rừng phòng hộ đầu nguồn ở các loại

CQ 1, 2, 5-10, 12, 13, đồng thời cần bảo vệ nghiêm ngặt một phần DT rừng đặc dụng

Page 156: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

146

ở các loại CQ 1, 7, 9, 10, 69, 70 thuộc VQG Vũ Quang - là khu vực có đa dạng sinh

học cao trong cả nƣớc.

- Đây là vùng có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất nên cần đặc biệt chú ý đến

công tác bảo vệ và trồng rừng; Ngăn chặn du canh, du cƣ; nâng cao công tác quản lý

và bảo vệ rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng; Hạn chế tới mức thấp nhất nạn chặt

phá rừng bừa bãi; ngăn chặn săn bắn động vật trái phép,...

b) TVCQ đồi Hương Sơn - Hương Khê

- Phát triển lâm nghiệp theo hƣớng khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về rừng,

gắn phát triển kinh tế với bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn ở các loại CQ 6, 7, 9, 10,

12, 13, 20, 21; bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng ở các loại CQ 9, 10, 31, 33, 34, 69

kết hợp với phát triển rừng sản xuất ở các loại CQ 11, 14, 31, 33-37, 39, 40, 42, 43,

46-49, 51-53, 55, 57, 64, 65, 69-71; Nâng cao công tác quản lý và bảo vệ rừng; Kết

hợp giữa trồng rừng mới, đẩy mạnh cải tạo DT rừng hiện có để xây dựng vùng nguyên

liệu gỗ lâu dài cho các cơ sở chế biến.

- Phòng tránh sạt lở đất vào mùa mƣa lũ, kiểm soát việc xây dựng các hồ thủy

điện cũng nhƣ vấn đề an toàn của các hồ chứa nƣớc,…

c) TVCQ thung lũng Ngàn Phố - Ngàn Sâu

- Hình thành các vùng nông sản hàng hóa theo quy mô lớn, cụ thể là phát triển

các vùng sản xuất CCN và cây ăn quả ở các loại CQ 38, 45, 58, 72, 73, 75, 80, 86;

Phát triển các loại cây hàng năm trên các loại CQ 78, 84, 85 và tận dụng DT các loại

CQ số 79, 81-83 để trồng lúa.

- Chú ý liều lƣợng và quy trình sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón,… để tránh nguy

cơ làm ô nhiễm đất, nƣớc; đặc biệt chú ý đến các biện pháp để chống ngập úng vào

mùa mƣa.

d) TVCQ đồi núi Cẩm Xuyên - Kỳ Anh

- Bảo vệ rừng đặc dụng trong loại CQ 10, 12, 31; phát triển lâm nghiệp theo

hƣớng ổn định, lâu dài ở các loại CQ: 24, 25, 27, 28, 30-33, 35-37, 43, 46-49, 51-53,

55-57, 59, 64, 65. Cần đặc biệt lƣu ý đến vấn đề canh tác trên đất dốc, rà soát lại quy

hoạch chuyển đổi rừng nghèo thành rừng cao su để đảm bảo hài hòa mục tiêu BVMT,

thực hiện tốt công tác trồng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng, đặc biệt ở Khu BTTN Kẻ Gỗ.

Page 157: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

147

Bảng 3.13: Định hướng không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT theo các TVCQ của Hà Tĩnh

Định

hƣớng

phát

triển

TVCQ

Nông nghiệp Lâm nghiệp

Các vấn đề

môi trƣờng

cần lƣu ý

Cao su Chè Ăn quả Hàng năm Lúa Rừng phòng

hộ

Rừng đặc

dụng

Rừng sản

xuất

Diện

tích (ha) Tỉ lệ

%

Diện tích

(ha) Tỉ lệ

%

Diện

tích (ha) Tỉ lệ

%

Diện

tích (ha) Tỉ lệ

%

Diện

tích (ha) Tỉ lệ

%

Diện tích

(ha) Tỉ lệ

%

Diện tích

(ha) Tỉ lệ

%

Diện

tích (ha) Tỉ lệ

%

1. TVCQ

núi Giăng

Màn

0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 63047,3 54,8 34649,1 46,4 30376,1 17,1 - Đề phòng lũ

quét, sạt lở đất

2. TVCQ

đồi Hƣơng

Sơn-Hƣơng

Khê

1817,7 10,9 172,8 5,2 473 5,1 1412,5 4,4 498,6 0,8 7479,0 6,5 19268,2 25,8 66658,3 37,6 - Đề phòng lũ

quét, sạt lở đất

3. TVCQ

thung lũng

Ngàn Phố-

Ngàn Sâu

59944 35,9 631,2 18,5 3326,4 33,4 7554,9 23,3 6527,4 11,3 0 0 0 0 9073,6 5,1

- Đề phòng lũ

quét, ngập úng.

- Ô nhiễm môi

trƣờng

4. TVCQ

đồi núi Cẩm

Xuyên-Kỳ

Anh

8627,5 51,6 2537 76,3 2991,2 32,7 3903,1 12,1 254,6 0,4 27195,8 23,6 20682,7 27,8 66541,8 37,5

- Đề phòng lũ

quét, sạt lở đất.

- Ô nhiễm môi

trƣờng

5. TVCQ

đồng bằng

ven biển Hà

Tĩnh

265,4 1,6 0 0 2358,8 25,8 19492,6 60,2 50474,3 87,3 17419,7 15,1 0 0 4848,6 2,7

- Đề phòng

ngập úng, xâm

nhập mặn.

- Ô nhiễm môi

trƣờng

Tổng diện tích

có thể phát

triển

16704,6 100 3323 100 9149,4 100 32364,5 100 57755,7 100 115142,4 100 74600 100 177498,4 100 -

147

Page 158: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

148

- Hình thành các vùng chuyên canh sản xuất CCN và cây ăn quả ở quy mô lớn tại các

loại CQ 26, 29, 38, 50, 54, 58, 60-63, 72, 73. Việc ƣu tiên phát triển cây cao su cần có kế

hoạch, phù hợp với nhu cầu thị trƣờng, đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chú ý hơn đến mật độ

cây trồng cũng nhƣ các vành đai chắn gió để đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Việc phát triển nông lâm nghiệp ở TVCQ đồi núi Cẩm Xuyên - Kỳ Anh có mối

liên hệ chặt chẽ đối với các TVCQ đồng bằng và thung lung, do đó cần chú ý đến vấn đề

bảo vệ rừng, vấn đề sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón trong nông nghiệp trong TVCQ

này, để không ảnh hƣởng xấu đến các TVCQ khác.

e) TVCQ đồng bằng ven biển Hà Tĩnh

- Giữ nguyên trạng các loại CQ số 91, 95, 96, 102-106, 108 hiện đang đƣợc trồng lúa

nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực cả vùng. Các CQ số 90, 94, 99, 101, 107 thích hợp để mở

rộng DT trồng cây hàng năm, ngoài ra có thể trồng cây ăn quả ở loại CQ 86 và 89 để nâng

cao thu nhập cho ngƣời dân.

- Bảo vệ và phát triển rừng ở các loại CQ số 15-19, 22, 23 và 97, đặc biệt ƣu tiên

phát triển rừng phòng hộ ven biển ở loại CQ 97 (CQ rừng chắn cát ven biển) để đảm bảo

mùa màng và sinh hoạt cho ngƣời dân ven biển.

- Lƣu ý đến vấn đề nƣớc thải từ các KCN cũng nhƣ việc sử dụng phân hóa học trong

nông nghiệp.

Tiểu kết chƣơng III

1. Kết quả ĐGTN sinh thái các CQ với phƣơng pháp tính điểm tổng hợp bằng bài

toán trung bình nhân đã xác định đƣợc: cây cao su có 23 loại CQ với DT 35001 ha có

mức thích nghi S1 và S2; tƣơng tự: cây chè có 25 loại CQ với DT 32478,3 ha; cây ăn

quả có 35 loại CQ với DT 94229 ha, cây hàng năm có 41 loại CQ với DT 112476,6 ha,

cây lúa nước có 26 loại CQ với DT 108793,9 ha, rừng phòng hộ đầu nguồn có 21 loại

CQ với DT 116253,3 ha, rừng sản xuất có 46 loại CQ với 203492,2 ha.

2. Trong quá trình phát triển KT-XH, TNTN và môi trƣờng ở các TVCQ bị biến đổi

mạnh mẽ. Mặc dù, các loại tài nguyên đã đƣợc khai thác cho phát triển nông lâm nghiệp

nhƣng hiệu quả còn thấp, có dấu hiệu suy thoái và nảy sinh nhiều vấn đề môi trƣờng. Đó là

vấn đề sạt lở đất, lũ quét ở TVCQ núi Giăng Màn, TVCQ đồi Hƣơng Sơn - Hƣơng Khê,

Page 159: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

149

TVCQ đồi núi Cẩm Xuyên - Kỳ Anh; vấn đề ngập lụt, ô nhiễm môi trƣờng ở TVCQ thung

lũng Ngàn Phố - Ngàn Sâu, TVCQ đồng bằng ven biển Hà Tĩnh,…

3. Trên cơ sở kết quả định hƣớng không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT

trong phát triển nông lâm nghiệp theo các loại CQ, luận án tiến hành định hƣớng sử dụng

tại các TVCQ tỉnh Hà Tĩnh nhƣ sau:

- TVCQ núi Giăng Màn: ƣu tiên bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn,

rừng đặc dụng, chú ý đến các vấn đề lũ quét, sạt lở đất.

- TVCQ đồi Hƣơng Sơn - Hƣơng Khê: tập trung phát triển rừng sản xuất và chú ý

đến vấn đề lũ quét, sạt lở đất.

- TVCQ thung lũng Ngàn Phố - Ngàn Sâu: phát triển nông nghiệp hàng hóa, chú ý

đến vấn đề ô nhiễm môi trƣờng do việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón,… và đề phòng

ngập úng.

- TVCQ đồi núi Cẩm Xuyên - Kỳ Anh: bảo tồn rừng đặc dụng, phát triển rừng sản

xuất, đẩy mạnh mô hình nông - lâm kết hợp, hình thành các vùng chuyên canh cây lâu

năm (cây cao su, chè, cây ăn quả) với quy mô lớn; rà soát lại vấn đề chuyển đổi rừng

nghèo sang trồng cao su và đề phòng sạt lở đất.

- TVCQ đồng bằng ven biển Hà Tĩnh: phát triển nông nghiệp và rừng phòng hộ ven

biển, chú ý đến vấn đề lũ lụt, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trƣờng do sử dụng phân bón,

thuốc trừ sâu và tập trung dân số đông.

Page 160: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

150

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

A. KẾT LUẬN

1. Cơ sở CQ học cho nghiên cứu sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong phát triển

nông lâm nghiệp chính là nghiên cứu cấu trúc lãnh thổ (cấu trúc đứng, cấu trúc ngang và

cấu trúc thời gian) dựa trên phân tích và ĐGCQ. Đây chính là cơ sở khoa học cho các

định hƣớng không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong phát triển nông lâm

nghiệp.

2. Trên lãnh thổ gần 80% DT là đồi núi, địa hình nghiêng từ Tây sang Đông, sông

ngắn, dốc, mƣa lớn,… cùng hoạt động nhân sinh đã tạo nên sự đa dạng về tự nhiên, thể

hiện rõ nét qua các yếu tố thành tạo CQ tỉnh Hà Tĩnh với 23 kiểu địa hình khác biệt về

nguồn gốc hình thái; 10 loại SKH theo sự kết hợp giữa nhiệt độ, lƣợng mƣa, độ dài mùa

lạnh, độ dài mùa khô; 9 nhóm đất chính theo nguồn gốc phát sinh và 7 kiểu thảm thực

vật trên lãnh thổ nghiên cứu. Chính sự phân hóa của các hợp phần tự nhiên đã hình thành

nên sự đa dạng của CQ tỉnh Hà Tĩnh thuộc 1 kiểu CQ, 3 lớp CQ, 7 phụ lớp CQ, 23 hạng

CQ và 109 loại CQ. Loại CQ là đơn vị cơ sở để tiến hành ĐGCQ cho mục đích phát

triển nông lâm nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ đặc điểm, sự phân hóa có tính quy

luật của CQ tỉnh Hà Tĩnh theo quy luật phi địa đới (phân hóa theo đai cao và phân hóa

dƣới sự tƣơng tác của lục địa - biển).

Trên cơ sở nhóm gộp các CQ có cùng nguồn gốc phát sinh theo phƣơng thức từ

dƣới lên, thống nhất với sơ đồ phân vùng CQ lãnh thổ Việt Nam theo Phạm Hoàng Hải

và nnk (1997) đã xác định lãnh thổ Hà Tĩnh phân hóa thành 5 TVCQ (TVCQ núi Giăng

Màn; TVCQ đồi Hƣơng Sơn - Hƣơng Khê; TVCQ thung lũng Ngàn Phố - Ngàn Sâu;

TVCQ đồi núi Cẩm Xuyên - Kỳ Anh và TVCQ đồng bằng ven biển Hà Tĩnh) nằm trong

2 vùng CQ thuộc miền CQ Bắc Trung Bộ.

3. Kết quả ĐGTN sinh thái các CQ tỉnh Hà Tĩnh đã cho thấy tỉnh có nhiều thế mạnh

trong phát triển nông lâm nghiệp. Trong nông nghiệp, DT các loại CQ có mức đánh giá rất

thích hợp (S1) và thích hợp (S2) cho phát triển các nhóm cây và loại cây trồng chủ đạo

nhƣ sau: cây cao su có 35001 ha (thuộc 23 loại CQ), chè có 32478,3 ha (thuộc 25 loại

CQ), cây ăn quả có 94229 ha (thuộc 35 loại CQ), cây hàng năm có 112476,6 ha (thuộc 41

loại CQ), cây lúa nƣớc có 108793,9 ha (thuộc 26 loại CQ). Phần lớn DT này tập trung chủ

Page 161: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

151

yếu ở TVCQ thung lũng Ngàn Phố - Ngàn Sâu, TVCQ đồi núi Cẩm Xuyên - Kỳ Anh và

TVCQ đồng bằng ven biển Hà Tĩnh. Trong lâm nghiệp, DT 21 loại CQ đƣợc đánh giá rất

xung yếu và xung yếu cho mục đích phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn là 116253,3 ha,

tập trung chủ yếu ở TVCQ núi Giăng Màn; DT 46 loại CQ đƣợc đánh giá rất thích hợp và

thích hợp cho phát triển rừng sản xuất là 203492,2 ha, tập trung chủ yếu ở TVCQ đồi

Hƣơng Sơn - Hƣơng Khê và TVCQ đồi núi Cẩm Xuyên - Kỳ Anh.

4. Trên cơ sở phân tích đặc điểm, sự phân hóa CQ; kết quả ĐGCQ; hiện trạng sử

dụng TNTN, các vấn đề môi trƣờng trong các TVCQ đối chiếu với quy hoạch phát triển

nông lâm nghiệp và BVMT của Hà Tĩnh để đề xuất sử dụng các loại CQ và làm cơ sở

định hƣớng không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong phát triển nông lâm

nghiệp theo các TVCQ nhƣ sau: (i) TVCQ núi Giăng Màn: ƣu tiên bảo vệ và phát triển

rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng, đề phòng lũ quét và sạt lở đất; (ii) TVCQ đồi

Hƣơng Sơn - Hƣơng Khê: phát triển rừng sản xuất, đề phòng lũ quét và sạt lở đất; (iii)

TVCQ thung lũng Ngàn Phố - Ngàn Sâu: phát triển CCN lâu năm (cao su, chè) và cây ăn

quả quy mô lớn, chú ý đến vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và đề phòng ngập úng;

(iv) TVCQ đồi núi Cẩm Xuyên - Kỳ Anh: bảo vệ rừng đặc dụng, đẩy mạnh phát triển

rừng sản xuất, nông lâm kết hợp; cân nhắc việc chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su

và chống xói mòn đất; (v) TVCQ đồng bằng ven biển Hà Tĩnh: phát triển cây lƣơng

thực, CCN hàng năm, rừng phòng hộ ven biển, chú ý đến vấn đề lũ lụt, xâm nhập mặn và

ô nhiễm môi trƣờng.

B. KIẾN NGHỊ

1. Về mặt lý luận:

- Cần tiếp tục nghiên cứu sự thay đổi CQ theo thời gian để làm cơ sở cho định

hƣớng sử dụng hợp lý TNTN và BVMT ở tỉnh Hà Tĩnh. Do vậy, cần có những công

trình đi sâu vào nghiên cứu về lý luận và phƣơng pháp luận về tính biến đổi (động lực

phát triển) CQ theo thời gian một cách cụ thể hơn để áp dụng cho các lãnh thổ ở các quy

mô khác nhau.

- Cần nghiên cứu sự phân hóa của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan để tránh những

hậu quả nghiêm trọng đối với việc sản xuất các loại cây lâu năm (nhất là cao su) mà

trong luận án không đủ thời gian tiến hành.

Page 162: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

152

2. Đối với địa phƣơng:

- Cần tận dụng triệt để DT cây cao su, chè, cây ăn quả ở loại CQ có mức đánh giá

rất thích hợp hoặc thích hợp đƣợc định hƣớng trong các TVCQ để phát triển các vùng

chuyên môn hóa sản xuất, không nên mở rộng quá ồ ạt ở các khu vực ít thuận lợi. Đặc

biệt, đối với việc duy trì và mở rộng vùng trồng cao su cần lƣu ý đến vấn đề chọn giống,

kỹ thuật trồng và thiết lập đai chắn gió,... Bên cạnh đó, cần định hƣớng xây dựng và phát

triển các ngành công nghiệp chế biến để nâng cao chất lƣợng nông sản.

- Cần tiến hành ĐGCQ ở bản đồ tỷ lệ lớn nhằm xác định các không gian cụ thể hơn

cho các loại cây trồng ở từng địa phƣơng của tỉnh Hà Tĩnh.

- Cần tiếp tục tiến hành mở rộng ĐGCQ cho các mục đích phát triển công nghiệp

và dịch vụ để cung cấp kết quả toàn diện hơn cho công tác định hƣớng không gian sử

dụng hợp lý lãnh thổ Hà Tĩnh.

Page 163: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

153

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Minh Nguyệt (2012), ―Tiềm năng và hiện trạng phát triển ngành nông nghiệp

tỉnh Hà Tĩnh‖, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VI, tr. 251-258.

2. Nguyễn Minh Nguyệt, Nguyễn Ngọc Khánh (2012), ―Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng

ở Hà Tĩnh theo hƣớng bền vững‖, Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, tr. 55-60.

3. Nguyễn Khanh Vân, Nguyễn Minh Nguyệt (2012), ―Đặc điểm phân hóa của tài

nguyên sinh khí hậu lãnh thổ Hà Tĩnh‖, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc

lần thứ VI, tr. 785-793.

4. Nguyễn Minh Nguyệt (2013), ―Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu cho sự phát triển

của cây chè ở tỉnh Hà Tĩnh‖, Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, tr. 57-65.

5. Nguyễn Minh Nguyệt (2013), ―Phát triển du lịch ở Hà Tĩnh theo hƣớng bền vững‖,

Tập báo cáo Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VII, tr. 677 - 680.

6. Nguyễn Minh Nguyệt (2013), ―Đánh giá thích nghi các loại sinh khí hậu cho phát

triển cây ăn quả ở Hà Tĩnh‖, Tập báo cáo Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần

thứ VII, tr. 119-126.

7. Nguyễn Minh Nguyệt, Nguyễn Ngọc Khánh (2013), ―Đặc điểm và vai trò của địa

hình trong thành tạo cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh‖, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn

quốc lần thứ VII, tr. 63-68.

8. Nguyễn Minh Nguyệt, Trƣơng Quang Hải (2013), ―Đánh giá cảnh quan cho phát triển

cây cao su ở Hà Tĩnh‖, Tạp chí Khoa học và Giáo dục - Trường Đại học Huế, tr. 48-54.

9. Nguyễn Minh Nguyệt, Trƣơng Quang Hải, Nguyễn Ngọc Khánh (2013), ―Đặc điểm

các đơn vị phân loại cảnh quan và phân vùng cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh‖, Các Khoa học

Trái đất và Môi trường - Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 29(4), tr. 53-65.

Page 164: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

154

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Đức An (2000), Đánh giá các điều kiện địa lý tự nhiên - nguồn tài nguyên thiên

nhiên và định hướng khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung

Bộ từ nay đến năm 2010, Viện địa lý, Hà Nội.

2. Phạm Quang Anh (1996), Bước đầu nghiên cứu địa sinh thái và định hướng tổ chức

sản xuất một số cây công nghiệp dài ngày ở Việt Nam, Đề tài cấp Bộ, mã số B93-

05-09, Hà Nội.

3. Phạm Quang Anh (1996), Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan ứng dụng định

hướng tổ chức du lịch xanh ở Việt Nam, Luận án Phó Tiến sĩ Địa lý - Địa chất, Đại

học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Hà Nội.

4. D.L. Armand (1983), Khoa học về CQ (Ngƣời dịch: Nguyễn Ngọc Sinh và Nguyễn

Xuân Mậu), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

5. Đào Đình Bắc (2000), Địa mạo đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Nguyễn Đăng Bằng (2002), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Trung Bộ theo

hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Bộ Khoa học công nghệ và môi trƣờng (2001), Đánh giá hiện trạng các điều kiện tự

nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên thiên nhiên khu vực Bắc Trung Bộ, Viện Địa

lý, Hà Nội.

8. Bộ Khoa học công nghệ và môi trƣờng (2007), Sách đỏ Việt Nam phần thực vật, phần

động vật, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Cẩm nang ngành lâm nghiệp - Phân loại

sử dụng, lập quy hoạch và giao đất lâm nghiệp, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Bản Quy định về tiêu chí phân cấp

Rừng phòng hộ (Kèm theo Quyết định số 61 /2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm

2005), Hà Nội.

11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Bản Quy định về tiêu chí phân cấp

Rừng Đặc dụng (Kèm theo Quyết định số 61 /2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10

năm 2005), Hà Nội.

12. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Quy định tiêu chí xác định và phân loại

rừng (Thông tƣ số 34/2009/TT-BNNPTNT, ngày 10 tháng 6 năm 2009), Hà Nội.

13. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008), Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp,

NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

14. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng

cho Việt Nam, NXB Tài nguyên - Môi trƣờng và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội.

Page 165: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

155

15. Tôn Thất Chiểu, Đỗ Đình Thuận (1996), Đất Việt Nam (Bản chú giải bản đồ đất Việt

nam tỷ lệ 1/1.000.000), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Phạm Vũ Chung (2008), Nghiên cứu đặc điểm SKH tỉnh Hà Tĩnh phục vụ phát triển

một số cây trồng nông, lâm nghiệp, Luận văn Thạc sĩ Địa lý - Đại học Sƣ phạm I

Hà Nội, Hà Nội.

17. Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam (1996), Bản đồ Địa chất khoáng sản tờ Kỳ

Anh - Hà Tĩnh, tỉ lệ 1/200.000, Lƣu trữ Cục Địa Chất, Hà Nội.

18. Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam (1996), Bản đồ Địa chất khoáng sản tờ Ma

Ha Xay - Đồng Hới, tỉ lệ 1/200.000, Lƣu trữ Cục Địa Chất, Hà Nội.

19. Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam (1996), Bản đồ Địa chất khoáng sản tờ Vinh,

tỉ lệ 1/200.000, Lƣu trữ Cục Địa Chất, Hà Nội.

20. Trần Ngọc Cung, Hoàng Nghĩa Lợi, Nguyễn Công Khanh (1985), Lúa hè thu ở Nghệ

Tĩnh, NXB Nghệ Tĩnh, Nghệ Tĩnh.

21. Nguyễn Đức Cƣờng (2009), Kỹ thuật trồng lạc (đậu phộng), NXB Khoa học Tự

nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

22. Nguyễn Đức Cƣờng (2010), Kỹ thuật trồng cam, quýt, bưởi, NXB Khoa học Tự

nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

23. Đài khí tƣợng Hà Tĩnh (2005), Đặc điểm khí hậu tỉnh Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.

24. Đài khí tƣợng Hà Tĩnh (2011), Số liệu thống kê khí tượng thủy văn các trạm tỉnh Hà

Tĩnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.

25. Nguyễn Xuân Độ (2003), Nghiên cứu, đánh giá các điều kiện địa lý phục vụ phát

triển cây công nghiệp dài ngày tỉnh ĐakLak, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Viện Khoa

học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.

26. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thƣợng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997), Cơ sở cảnh

quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh

thổ Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

27. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Khánh (1998), ―Quy hoạch và tổ chức lãnh thổ trên

cơ sở nghiên cứu, đánh giá cảnh quan‖, Tạp chí các Khoa học về Trái Đất Tập 20

(2), tr. 81-85.

28. Phạm Hoàng Hải (2004), Đánh giá cảnh quan trong địa lý (phƣơng pháp đánh giá

thích nghi các đối tƣợng địa lý), Bài giảng Cao học, Hà Nội.

29. Trƣơng Quang Hải và nnk (2008), Nghiên cứu và xác lập cơ sở khoa học cho việc sử

dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững vùng núi đá vôi Ninh

Bình, Đề tài trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Page 166: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

156

30. Trƣơng Quang Hải, Nguyễn An Thịnh, Nguyễn Thị Thúy Hằng (2008), ―Mô hình

STCQ nhiệt đới gió mùa Việt Nam và ứng dụng nghiên cứu đa dạng cảnh quan‖,

Tạp chí Các khoa học Trái Đất Tập 30 (4), tr. 545-555.

31. Hà Văn Hành (2002), Nghiên cứu và đánh giá tự nhiên phục vụ cho công tác phát

triển kinh tế, xã hội bền vững ở huyện vùng cao A Lưới, Luận án Tiến sĩ Địa lí, Đại

học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Hà Nội.

32. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2011), Nghiên cứu cấu trúc sinh thái cảnh quan phục vụ tổ

chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Ninh Bình

với sự trợ giúp của công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý, Luận án Tiến sĩ Địa

lí, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Hà Nội.

33. Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Khanh Vân (1995), Tài nguyên khí hậu vùng Bắc Trung

Bộ, Báo cáo lƣu trữ tại Viện Địa lý, Hà Nội.

34. Hội phổ biến khoa học Hà Tĩnh (1967), Kỹ thuật trồng lạc ở Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.

35. Hội khoa học đất Việt Nam (2002), Báo cáo thuyết minh bản đồ đất tỉnh Hà Tĩnh, Sở

Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.

36. Nguyễn Cao Huần, Trần Anh Tuấn (2002), ―Nghiên cứu phân loại cảnh quan nhân

sinh Việt Nam‖, Thông báo khoa học của các trường đại học, tr. 59-63.

37. Nguyễn Cao Huần (2004), ―Nghiên cứu hoạch định tổ chức không gian phát triển

kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên, BVMT cấp tỉnh, huyện (nghiên cứu mẫu tỉnh

Lào Cai)‖, Tạp chí Khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội (4), tr. 55-65.

38. Nguyễn Cao Huần (2005), Đánh giá cảnh quan (theo hướng tiếp cận kinh tế sinh

thái), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

39. Nguyễn Cao Huần và nnk (2009), Nghiên cứu phân vùng cảnh quan lãnh thổ Việt

Nam - Lào với sự trợ giúp của công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý, Đề tài

khoa học, Mã số: QGTĐ.06.04, Hà Nội.

40. Ixatsenko A.G (1969), Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên (ngƣời dịch:

Vũ Tự Lập, Trịnh Sanh, Nguyễn Phi Hạnh, Lê Trọng Túc), NXB Khoa học, Hà Nội.

41. Ixatsenko A.G (1985), Cảnh quan học ứng dụng, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội.

42. Kalexnik X.V. (1973), “Các quy luật địa lý chung của Trái Đất” (bản dịch tiếng

Việt của Đào Trọng Năng), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

43. Đào Công Khanh (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của rừng lá rộng

thường xanh ở Hương Sơn - Hà Tĩnh làm cơ sở đề xuất các biện pháp lâm sinh

phục vụ khai thác và nuôi dưỡng rừng, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học nông nghiệp,

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

44. Nguyễn Ngọc Khánh (1992), ―Nghiên cứu cảnh quan sinh thái nhân sinh ở Việt

Nam‖, Kỷ yếu Hội thảo về sinh thái cảnh quan, tr. 87- 93.

Page 167: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

157

45. Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Hồng Anh (2012), Những vấn đề cơ bản về môi

trường và phát triển bền vững vùng Trung Bộ giai đoạn 2011 - 2020, NXB Từ điển

Bách khoa, Hà Nội.

46. Phạm Ngọc Kính (1968), Tổng kết một số vấn đề về sản xuất nông nghiệp của Hà

Tĩnh, Ty nông nghiệp Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.

47. Vũ Tự Lập (1976), Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ

thuật, Hà Nội.

48. Vũ Tự Lập (1978), Địa lý tự nhiên Việt Nam (phần khu vực), NXB Giáo dục, Hà Nội.

49. Vũ Tự Lập (2004), Sự phát triển của khoa học Địa lý trong thế kỷ XX, NXB Giáo

dục, Hà Nội.

50. Vũ Tự Lập (2006), Địa lý tự nhiên Việt Nam, NXB Đại học sƣ phạm I Hà Nội, Hà Nội.

51. Trần Thế Liên (2007), Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học ở hệ

thống rừng đặc dụng vùng Bắc Trung bộ Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp,

Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

52. Phan Liêu (1978), Phát sinh và đặc điểm đất cát miền Bắc Trung bộ, Luận án Phó

Tiến sĩ Sinh học, Đại học Nông nghiệp II, Hà Nội.

53. Đặng Duy Lợi (chủ biên), Nguyễn Thị Kim Chƣơng, Đặng Văn Hƣơng, Nguyễn

Thục Nhu (2001), Giáo trình Địa lý tự nhiên Việt Nam 2 (phần khu vực), NXB Đại

học sƣ phạm I Hà Nội, Hà Nội.

54. Đặng Duy Lợi, Nguyễn Thục Nhu (2001), Địa lý tự nhiên Việt Nam 2 (phần khái

quát), NXB Giáo dục, Hà Nội.

55. Nguyễn Thành Long và nnk (1993), Nghiên cứu xây dựng bản đồ CQ các tỉ lệ trên

lãnh thổ Việt Nam, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.

56. Luật BVMT Việt Nam, số 52 năm 2005.

57. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (1998), Phân vùng khí hậu Việt Nam, NXB

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

58. Niên giám Thống kê tỉnh Hà Tĩnh 2012, NXB Thống kê, Hà Nội.

59. Lê Văn Phƣợng (1982), Một số đặc điểm khí hậu Nghệ Tĩnh có liên quan nhiều đến

sản xuất nông nghiệp, NXB. Nghệ Tĩnh, Nghệ Tĩnh.

60. Sở Tài nguyên và môi trƣờng tỉnh Hà Tĩnh (2008), Quy hoạch bảo vệ môi trường

tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020, Hà Tĩnh.

61. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Hà Tĩnh (2013), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến

năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.

62. Nguyễn Thanh Sơn (2010), Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Page 168: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

158

63. Hoàng Danh Sơn (2007), Nghiên cứu xác lập cơ sở địa lý cho việc sử dụng hợp lý

lưu vực vịnh Cửa Lục, tỉnh Quảng Ninh, Luận án Tiến sĩ Địa lí, Đại học Khoa học

Tự nhiên Hà Nội, Hà Nội.

64. Lê Xuân Thanh (2008), Giáo trình cây ăn quả, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

65. Hà Huy Thành (chủ biên) và nnk. (2008), Quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi

trường, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

66. Lê Bá Thảo và nnk (1983), Cơ sở địa lí tự nhiên (tập 1, 2, 3), NXB Giáo dục, Hà Nội.

67. Lê Bá Thảo (2002), Thiên nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

68. Lê Văn Thăng (1995), Đánh giá, phân hạng điều kiện sinh thái tự nhiên lãnh thổ trung

du Quảng Trị và Thừa Thiên Huế cho nhóm cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày,

Luận án PTS Địa lý - Địa chất, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Hà Nội.

69. Trần Xuân Thiệp (1996), Đánh giá hiệu quả phương thức khai thác chọn tại lâm

trường Hương Sơn - Hà Tĩnh giai đoạn 1960-1990, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học

nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

70. Nguyễn An Thịnh (2007), Phân tích cấu trúc STCQ phục vụ phát triển bền vững

nông, lâm nghiệp và du lịch huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Đại

học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.

71. Lê Thông (chủ biên) và nnk. (2010), Việt Nam các tỉnh và thành phố, NXB Giáo

dục, Hà Nội.

72. Nguyễn Dũng Tiến (1996), Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai vùng Bắc

Trung bộ, Luận án Phó Tiến sĩ Địa lý - Địa chất, Đại học Sƣ phạm I Hà Nội, Hà Nội.

73. Nguyễn Xuân Tình (chủ biên) và nnk (2006), Tài nguyên đất tỉnh Hà Tĩnh, NXB

Nông nghiệp, Hà Nội.

74. Phạm Hữu Tình (2012), ―Hà Tĩnh tích cực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu‖,

Tập san Khoa học công nghệ Hà Tĩnh, (1), tr. 57-60.

75. Tổ phân vùng địa lý tự nhiên thuộc UB Khoa học và Kỹ thuật Nhà nƣớc (1970), Phân

vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

76. Phạm Ngọc Toàn (1976), Khí hậu nước ta, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

77. Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trƣờng (2007), Kết quả quan trắc chất lượng

môi trường nước mặt, nước ngầm và môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Hà

Tĩnh năm 2007, Hà Tĩnh.

78. Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trƣờng (2012), Kết quả quan trắc chất lượng

môi trường nước mặt, nước ngầm và môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Hà

Tĩnh năm 2011, Hà Tĩnh.

79. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trƣờng - Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật

(2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam tập I, II, III, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Page 169: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

159

80. Thái Văn Trừng (1999), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, NXB Khoa

học và Kỹ thuật, Hà Nội.

81. Phạm Quang Tuấn (2003), Nghiên cứu đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ

định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng,

tỉnh Lạng Sơn, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Hà Nội.

82. Nguyễn Quang Tuấn (2013), Xác lập cơ sở địa lý cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên

thiên nhiên và BVMT huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Đại học

Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Hà Nội.

83. Trần Tuất, Trần Thanh Xuân, Nguyễn Đức Nhật (1987), Địa lý thủy văn, sông ngòi

Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

84. Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên) và nnk (2009), Địa lý các vùng kinh tế Việt Nam, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

85. Trƣơng Thị Tƣ (2012), Nghiên cứu cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lí tài nguyên

thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình, Luận án Tiến sĩ Địa lí, Viện Địa

lí - Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.

86. Ruzichka M. và Miklas M. (1988), Phương pháp đánh giá cảnh quan sinh thái nhằm

mục đích phát triển tối ưu lãnh thổ, (ngƣời dịch Hứa Chính Thắng), Ủy ban Khoa

học và Kỹ thuật Nhà nƣớc, Hà Nội.

87. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Hà Tĩnh đến

năm 2020, Hà Tĩnh.

88. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà

Tĩnh đến 2020, tầm nhìn đến năm 2050 (Phân tích của Monitor), Hà Tĩnh.

89. UNBD tỉnh Hà Tĩnh (2012), Quyết định về việc phê duyệt danh mục sản phẩm hàng

hóa nông nghiệp chủ lực tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 và định hướng phát triển đến

năm 2020 (số 853/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2012), Hà Tĩnh.

90. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2012), Quyết định về việc phê duyệt Đề án quản lý, bảo vệ và

phát triển rừng bền vững giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020 (số

2311/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2012), Hà Tĩnh.

91. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2013), Quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát

triển cao su trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2020 (số 1811/QĐ-UBND

ngày 24 tháng 6 năm 2013), Hà Tĩnh.

92. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2013), Báo cáo công bố quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hà Tĩnh

đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 - 2015 (Tài liệu phục vụ

hội nghị trực tuyến công bố quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020,

ngày 11/6/2013 tại UBND tỉnh), Hà Tĩnh.

Page 170: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

160

93. Nguyễn Khanh Vân (chủ biên), Nguyễn Thị Hiền, Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp

(2000), Các biểu đồ SKH Việt Nam, NXB ĐHQGHN, Hà Nội.

94. Nguyễn Khanh Vân (2006), Giáo trình cơ sở sinh khí hậu, NXB Đại học Sƣ phạm I

Hà Nội, Hà Nội.

95. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ Việt Nam, NXB Khoa

học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

96. Nguyễn Văn Viết (2009), Tài nguyên khí hậu nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông

nghiệp, Hà Nội.

97. Phùng Đức Vinh (1993), Phân tích và đánh giá chế độ mưa, ẩm khu vực Bắc Trung

Bộ, Luận án Phó Tiến sĩ Địa lý - Địa chất, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội.

98. Nguyễn Văn Vinh (1996), Đặc điểm cảnh quan - sinh thái và phương hướng sử dụng

hợp lý tài nguyên thiên nhiên vùng gò đồi Quảng Bình, Luận án Phó Tiến sĩ Địa lý

- Địa chất, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Hà Nội.

99. Nguyễn Văn Vinh và nnk (2001), Phân vùng tự nhiên Việt Nam (đất liền và biển),

Báo cáo khoa học, Viện địa lý, Hà Nội

100. Phạm Thế Vĩnh (2004), Nghiên cứu cảnh quan sinh thái dải ven đồng bằng sông

Hồng phục vụ cho việc sử dụng hợp lý lãnh thổ, Luận án Địa lý, Viện Địa lý, Hà Nội.

101. Trần Thanh Xuân (2008), Đặc điểm thủy văn và nguồn nước sông Việt Nam, NXB

Nông nghiệp, Hà Nội.

102. Mai Thị Thanh Xuân (2004), Những giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp ở Hà

Tĩnh, Kinh tế và dự báo (7), tr. 27-28.

Tài liệu tiếng Anh

103. Angelstam P., Elbakidze M., Axelsson R., Dixelius M., To¨rnblom J. (2013),

―Knowledge Production and Learning for Sustainable Landscapes: Seven Steps

Using Social-Ecological Systems as Laboratories‖, Ambio 42 (1), pp. 116-128.

104. Angelstam, P., Andersson K., Isacson M., Gavrilov D.V., Axelsson R., Ba¨ckstro¨m

M., Degerman E., Elbakidze M. (2013b), ―Learning about the history of landscape

use for the future: Consequences for ecological and social systems in Swedish

Bergslagen‖, Ambio 42 (2), pp. 146-159.

105. Antrop M. (2000), ―Background concepts for integrated landscape analysis‖,

Agriculture, Ecosystems & Environment 77 (1-2), pp. 17-28.

106. Antrop M. (2000), ―Geography and landscape science‖, Special Issue: 29th

International Geographical Congress, Belgeo 1-2-3-4, pp. 9-36.

107. Antrop M. (2006), ―Sustainable landscapes: contradiction, fiction or utopia?‖,

Landscape and Urban Planning 75 (3-4), pp. 187-197.

Page 171: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

161

108. Bastian O. (2000), ―Landscape classification in Saxony (Germany) — a tool for

holistic regional planning‖, Landscape and Urban Planning 50 (1-3), pp. 145-155.

109. Berg. L. S (1915), ―The Objectives and Tasks of Geography‖ (Translated by

Alexander V.Khoroshev and Sergie Andronikov), Foundation paper in Landscape

ecology, pp. 11-18.

110. Brown W. P., Schulte A. L.(2011), ―Agricultural landscape change (1937-2002) in

three townships in Iowa, USA‖, Landscape and Urban Planning 100 (3), pp. 202-212.

111. Farina A. (1993), ―Editoral comment - from global to regional landscape ecology‖,

Landscape Ecology 8 (3), pp. 153-154.

112. Frondoni R., Mollo B., Capotorti G. (2011), ―A landscape analysis of land cover

change in the Municipality of Rome (Italy): Spatio-temporal characteristics and

ecological implications of land cover transitions from 1954 to 2001‖, Landscape

and Urban Planning 100 (1-2), pp. 117-128.

113. Fukamachi Katsue, Oku Hirokazu, Kumagai Yoichi, Shimomura Akio (2000),

―Changes in landscape planning and land management in Arashiyama National

Forest in Kyoto‖, Landscape and Urban Planning 52 (2-3), pp. 73-87.

114. Fujihara M., Kikuchi T. (2005), ―Changes in the landscape structure of the Nagara

River Basin, central Japan‖, Landscape and Urban Planning 70 (3-4), pp. 271-281.

115. Fujihara Michiro, Hara Keitarou, Short M. K. (2005), ―Changes in landscape

structure of ―yatsu‖ valleys: a typical Japanese urban fringe landscape‖, Landscape

and Urban Planning 70 (3-4), pp. 261-270.

116. Gonzalo de la Fuente de Val, José A. Atauri, José V. de Lucio (2006),

―Relationship between landscape visual attributes and spatial pattern indices: A test

study in Mediterranean-climate landscapes‖, Landscape and Urban Planning 77

(4), pp. 393-407.

117. Groot.R. (2006), ―Function-analysis and valuation as a tool to assess land use

conflicts in planning for sustainable, multi-functional landscape‖, Landscape and

Urban Planning 75 (3-4), pp. 175-186.

118. Truong Quang Hai (2007), ―Spatial organization for rational land use and

environmental protection in Uong Bi Town by functional sub-areas‖, VNU Journal

of Science, Earth Sciences (23), pp. 88-95.

119. Trƣơng Quang Hải (1991), ―Landscape typology of Southern Vietnam, Problems of

Geography‖, Bulgarian Academy of Sciences (2), pp. 65-70.

120. Klapka P., B. Fratal, M. Halas, J. Kunc (2010), ―Spatial organisation: development,

structure and approximation of geographical systems‖, Moravian geographical 18

(3), pp. 53-65.

Page 172: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

162

121. Hong S He, Zhanqing Hao, David R Larsen, Limin Dai, Yuanman Hu, Yu Chang

(2002), ―A simulation study of landscape scale forest succession in northeastern

China‖, Ecological Modelling 156 (2-3), pp. 153-166.

122. Levin N., Lahav H., Ramon U., Heller A., Nizry G., Tsoar A., Sagi Y.(2007),

―Landscape continuity analysis: A new approach to conservation planning in

Israel‖, Landscape and Urban Planning 79 (1), pp. 53-64.

123. Liu Hu, Zhao Zhi Wen, Chang Li Xue, Zhang Jie Li, He Bin Zhi (2009),

―Characterizing landscape dynamics of a small catchment under ecological

rehabilitation interventions in Northwestern China‖, Landscape and Urban

Planning 93 (3-4), pp. 201-209.

124. Louise Willemen, Peter H. Verburg, Lars Hein, Martinus E.F. van Mensvoort

(2008), ―Spatial characterization of landscape functions‖, Landscape and Urban

Planning 88 (1), pp. 34-43.

125. Lubo G., Lei Y., Yi R., Zhewei C., Huaxing B. (2011), ―Spatial and Temporal

Change of Landscape Pattern in the Hilly-Gully Region of Loess Plateau‖,

Procedia Environmental Sciences (8), pp.103-111.

126. Matsushita Bunkei, Xu Ming, Fukushima Takehiko (2006), ―Characterizing the

changes in landscape structure in the Lake Kasumigaura Basin, Japan using a high-

quality GIS dataset‖, Landscape and Urban Planning 78 (3), pp. 241-250.

127. Marcucci J. D. (2000), ―Landscape history as a planning tool‖, Landscape and

Urban Planning 49 (1-2), pp. 67-81.

128. Meeus J.H.A. (1995), ―European landscapes‖, Landscape and Urban Planning 31

(1-3), pp. 57-79.

129. Ouyang Wei, Skidmore A. K., Hao Fanghua, Toxopeus A.G., Abkar Ali (2009),

―Accumulated effects on landscape pattern by hydroelectric cascade exploitation in

the Yellow River basin from 1977 to 2006‖, Landscape and Urban Planning 93 (3-

4), pp. 163-171.

130. Naveh Z. (2001), ―Ten major premises for a holistic conception of multifunctional

landscape‖, Landscape and Urban Planning 57 (3-4), pp. 269-284.

131. Pacione M. (2009), ―Applied Geography‖, International Encyclopedia of Human

Geography, pp. 174-178.

132. Schlaepfer R., Iorgulescu I., Glenz C. (2002), ―Management of forested landscape

in mountain areas: an ecosystem-based approach‖, Forest Policy and Economics 4

(2), pp. 89-99.

Page 173: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

163

133. Schmid A. W. (2001), ―The emerging role of visual resource assessment and

visualisation in landscape planning in Switzerland‖, Landscape and Urban

Planning 54 (1-4), pp. 213-221.

134. Shaw D.J.B., Oldfield J. (2007), ―Landscape science: a Russian geographical

tradition‖, Annals of the Association of American Geographers 97 (1), pp. 111-126.

135. Su Shiliang, Jiang Zhenlan, Zhang Qi, Zhang Yuan (2011), ―Transformation of

agricultural landscapes under rapid urbanization: A threat to sustainability in Hang-

Jia-Hu region, China‖, Applied Geography 31 (2), pp. 439-449.

136. Solnetsev N.A (1948), ―The Natural Geographic Landscape anh Some of Its

General Rules‖ (Translated by Alexander V.Khoroshev and Sergie Andronikov),

Foundation paper in Landscape ecology, pp. 19-27.

137. Tissen R, Deprez F.L. (2008), Towards a Spatial Theory of Organizations Creating

new organizational forms to improve business performance, Nyenrode Research

Group (NRG), the Netherlands.

138. Tress B., Tress G (2001), Capitalising on multiplicity: a transdisciplinary systems

approach to landscape research, Landscape and Urban Planning 57 (3-4), pp. 143-157.

139. Rodiek J.E. (1978), ―Landscape analysis - A technique for ecosystem assessment

and land use planning‖, Landscape Planning 5 (1), pp. 27-44.

140. Ueda Hirofumi, Nakajima Toshihiro, Takayama Norimasa, Petrova Elena,

Matsushima Hajime, Furuya Katsunori, Aoki Yoji (2012), ―Landscape image

sketches of forests in Japan and Russia‖, Forest Policy and Economics 19, pp. 20-30.

141. Veerle Van Eetvelde, Antrop M.(2004), ―Analyzing structural and functional

changes of traditional landscapes - two examples from Southern France‖,

Landscape and Urban Planning 67 (1-4), pp. 79-95.

142. Zaizhi Zhou (2000), ―Landscape changes in a rural area in China‖, Landscape and

Urban Planning 47 (1-2), pp. 33-38.

143. Wu Jun-Xi, Cheng Xu, Xiao Hong-Sheng, Wang Hongqing, Yang Lin-Zhang, Ellis

C. Erle (2009), ―Agricultural landscape change in China's Yangtze Delta, 1942-

2002: A case study‖, Agriculture, Ecosystems & Environment 129 (4), pp. 523-533.

Page 174: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

i

PHỤ LỤC 1: ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI CẢNH QUAN TỈNH HÀ TĨNH

(Sử dụng kết hợp bản đồ cảnh quan và các bản đồ hợp phần để lấy các yếu tố độ dốc, tầng

dày, thành phần cơ giới, loại sinh khí hậu ưu thế của các loại CQ)

Loại

CQ

Loại

đất

Độ

dốc

(0C)

Tầng

dày

(cm)

Thành phần cơ

giới

Loại

SKH

Khả

năng

thoát

nƣớc

Thảm thực vật

Diện

tích

(ha)

1 Ha 20-25 >100 Thịt nhẹ IVA4a* Tốt Rừng tự nhiên 21664,3

2 Hs 20-25 70-100 Thịt trung bình IIIA3a* Tốt Rừng tự nhiên 4150,5

3 Ha >25 30-50 Thịt nhẹ IVA4a* Tốt Rừng tự nhiên 128,2

4 Fa >25 30-50 Thịt nhẹ IIIA3a* Tốt Rừng tự nhiên 5270,1

5 Hs >25 70-100 Thịt trung bình IVB4a* Tốt Rừng tự nhiên 938,4

6 Fs >25 70-100 Thịt trung bình IIB3a* Tốt Rừng tự nhiên 21390,4

7 Fa >25 >100 Thịt nhẹ IIB2a* Tốt Rừng tự nhiên 18696,1

8 Fa 20-25 >100 Thịt nhẹ IIB2a* Tốt Rừng trồng 319,1

9 Fq >25 >100 Thịt nhẹ IIB2a* Tốt Rừng tự nhiên 2096,4

10 Fs >25 70-100 Thịt trung bình IIB2a* Tốt Rừng tự nhiên 17311,3

11 Fs 20-25 >100 Thịt trung bình IIB2a* Tốt Rừng trồng 999,8

12 Fa 20-25 >100 Thịt nhẹ IIB2a* Tốt Rừng tự nhiên 28044,1

13 Fq 20-25 70-100 Thịt nhẹ IIB2a* Tốt Rừng tự nhiên 5229,7

14 Fq 20-25 >100 Thịt nhẹ IIB2a* Tốt Rừng trồng 448,1

15 Fa 20-25 70-100 Thịt trung bình IIB2a* Tốt Rừng trồng 5099,5

16 Fa >25 70-100 Thịt trung bình IIB2a* Tốt Cây bụi 413,1

17 Fs 20-25 >100 Thịt trung bình IIB2a* Tốt Rừng trồng 1451,3

18 E 20-25 <30 Thịt nhẹ IIB2a* Tốt Rừng trồng 5511,9

19 E 8-15 <30 Thịt nhẹ IIB2a* Tốt Cây bụi 366,3

20 Fs >25 >100 Thịt trung bình IIB2a* Tốt Rừng tự nhiên 9306,4

21 Fq 20-25 >100 Thịt nhẹ IIB2a* Tốt Rừng tự nhiên 3663,7

22 E 8-15 <30 Thịt nhẹ IIA2a* Tốt Rừng trồng 1662,2

23 E 8-15 <30 Thịt nhẹ IIA2a* Tốt Cây bụi 1253,2

24 Fa 20-25 >100 Thịt nhẹ IIA2a* Tốt Rừng tự nhiên 2802,7

25 Fa 8-15 30-50 Thịt nhẹ IIA2a* Tốt Rừng trồng 2600,6

26 Fa 8-15 >100 Thịt nhẹ IIA2a* Tốt Cây bụi 841,9

27 Fs 15-20 >100 Thịt trung bình IIA2a* Tốt Rừng tự nhiên 11703,9

28 Fs 8-15 30-50 Thịt trung bình IIA2a* Tốt Rừng trồng 4873,9

29 Fq 8-15 >100 Thịt nhẹ IIA2a* Tốt Cây lâu năm 728

30 E 8-15 <30 Thịt nhẹ IIA2a* Tốt Rừng trồng 1181,9

31 Fs 15-20 70-100 Thịt trung bình IIA2a* Tốt Rừng tự nhiên 32707,2

32 Fs 20-25 70-100 Thịt trung bình IIA2a* Tốt Rừng trồng 1110,9

33 Fa 15-20 >100 Thịt nhẹ IIB2a* Tốt Rừng tự nhiên 11663,4

34 Fq 15-20 70-100 Thịt nhẹ IIB2a* Tốt Rừng tự nhiên 6630,1

35 Fs 20-25 >100 Thịt trung bình IIB2a* Tốt Rừng tự nhiên 22533,3

Page 175: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

ii

Loại

CQ

Loại

đất

Độ

dốc

(0C)

Tầng

dày

(cm)

Thành phần cơ

giới

Loại

SKH

Khả

năng

thoát

nƣớc

Thảm thực vật

Diện

tích

(ha)

36 Fs 15-20 >100 Thịt trung bình IA1a* Tốt Rừng trồng 12931,1

37 Fs 20-25 >100 Thịt trung bình IB1a Tốt Cây bụi 1116,9

38 Fs 8-15 70-100 Thịt trung bình IA1a* Tốt Cây lâu năm 4839,4

39 Fq >25 <30 Thịt nhẹ IIB2a* Tốt Rừng tự nhiên 1855,8

40 Fq 8-15 70-100 Thịt nhẹ IB1a Tốt Rừng trồng 1586,7

41 Fq 8-15 70-100 Thịt nhẹ IB1a Tốt Cây lâu năm 1368,3

42 Fa 15-20 30-50 Thịt nhẹ IIB2a* Tốt Rừng tự nhiên 3096,6

43 Fa 8-15 30-50 Thịt nhẹ IIB2a* Tốt Rừng trồng 1963,8

44 Fa 8-15 >100 Thịt nhẹ IIB2a* Tốt Cây bụi 167,3

45 Fp 3-8 50-70 Thịt nhẹ IB1a TB Cây lâu năm 1132,1

46 E 8-15 <30 Thịt nhẹ IB1a Tốt Rừng trồng 562,8

47 Fs 15-20 70-100 Thịt trung bình IIB2a* Tốt Rừng tự nhiên 7751,8

48 Fs 15-20 >100 Thịt trung bình IA1a* Tốt Rừng trồng 11824

49 Fs 8-15 5 Thịt nhẹ IB1a* Tốt Cây bụi 884

50 Fs 8-15 70-100 Thịt trung bình IA1a* Tốt Cây lâu năm 236,5

51 Fq 20-25 70-100 Thịt trung bình IIB1a* Tốt Rừng tự nhiên 2578,4

52 Fq 15-20 50-70 Thịt nhẹ IA1a* Tốt Rừng trồng 1176,7

53 Fa 8-15 30-50 Thịt nhẹ IA1a* Tốt Rừng trồng 1178,7

54 Fa 8-15 >100 Thịt nhẹ IA1a* Tốt Cây lâu năm 664,7

55 E 8-15 <30 Thịt nhẹ IA1a* Tốt Rừng trồng 6696,7

56 Fs 15-20 >100 Thịt trung bình IIA2a* Tốt Rừng tự nhiên 4195,8

57 Fs 8-15 30-50 Thịt trung bình IIA2a* Tốt Rừng trồng 13948,6

58 Fs 3-8 >100 Thịt trung bình IB1a TB Cây lâu năm 1816,5

59 Fq 8-15 70-100 Thịt nhẹ IA1a* Tốt Rừng trồng 266,4

60 Fa 8-15 >100 Thịt nhẹ IIA2a* Tốt Rừng tự nhiên 887,2

61 Fa 8-15 70-100 Thịt nhẹ IA1a* Tốt Rừng trồng 4909,2

62 Fa 8-15 50-70 Thịt nhẹ IA1a* Tốt Cây lâu năm 822,5

63 Fa 8-15 70-100 Thịt nhẹ IA1a* Tốt Hàng năm 813,2

64 E 20-25 <30 Thịt nhẹ IA1a* Tốt Rừng trồng 5711,8

65 E 8-15 <30 Thịt nhẹ IC1b Tốt Cây bụi 203,8

66 D 0-3 >100 Thịt nhẹ IB1a Kém Hàng năm 54,8

67 Fp 3-8 >100 Thịt nhẹ IA1a* TB Hàng năm 571,1

68 Fq 3-8 <30 Thịt nhẹ IA1a* TB Hàng năm 1480,4

69 Fs 15-20 70-100 Thịt trung bình IIB2a* Tốt Rừng tự nhiên 5863,5

70 Fa 15-20 >100 Thịt nhẹ IIB2a* Tốt Rừng tự nhiên 2983,7

71 Fs 8-15 >100 Thịt trung bình IIB2a* Tốt Rừng trồng 3638,6

72 Fs 8-15 >100 Thịt trung bình IB1a* Tốt Cây lâu năm 374,7

73 Fs 3-8 >100 Thịt trung bình IB1a* TB Hàng năm 236,1

74 Fa 3-8 50-70 Thịt nhẹ IB1a* Tốt Hàng năm 1394,4

Page 176: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

iii

Loại

CQ

Loại

đất

Độ

dốc

(0C)

Tầng

dày

(cm)

Thành phần cơ

giới

Loại

SKH

Khả

năng

thoát

nƣớc

Thảm thực vật

Diện

tích

(ha)

75 Fq 3-8 50-70 Thịt nhẹ IB1a Tốt Hàng năm 1162,1

76 Bq 3-8 >100 Thịt nhẹ IC1b TB Rừng trồng 5510,8

77 E 8-15 <30 Thịt nhẹ IB1a Tốt Rừng trồng 873,8

78 D 0-3 >100 Thịt nhẹ IB1a Kém Hàng năm 296,2

79 D 0-3 >100 Thịt nhẹ IB1a Kém Lúa 510,1

80 P 0-3 >100 Thịt nhẹ IB1a Kém Hàng năm 2631

81 P 0-3 >100 Thịt nhẹ IB1a Kém Lúa 1582,3

82 P 0-3 >100 Thịt nhẹ IB1a Kém Lúa 3755,9

83 Pb 0-3 >100 Thịt nhẹ IB1a Kém Lúa 4178,4

84 Pb 0-3 >100 Thịt nhẹ IB1a Kém Hàng năm 7458,2

85 P 0-3 >100 Thịt nhẹ IB1a Kém Hàng năm 3001,4

86 Fq 3-8 70-100 Thịt trung bình IA1a* TB Hàng năm 1353,7

87 Fs 8-15 50-70 Thịt nhẹ IC1b Tốt Rừng trồng 1220,9

88 Fs 3-8 >100 Thịt nhẹ IA1a* TB Hàng năm 445,6

89 Bq 3-8 >100 Thịt nhẹ IA1a* TB Hàng năm 866

90 Ba 3-8 >100 Thịt nhẹ IA1a* TB Hàng năm 1772,2

91 Ba 0-3 >100 Thịt nhẹ IA1a* TB Lúa 2361,4

92 E 8-15 <30 Thịt nhẹ IA1a* Tốt Rừng trồng 1114,8

93 E 3-8 <30 Thịt nhẹ IA1a* TB Cây bụi 2621,8

94 D 0-3 >100 Thịt nhẹ IA1a* Kém Hàng năm 822,4

95 D 0-3 >100 Thịt nhẹ IA1a* Kém Lúa 1305,3

96 P 0-3 >100 Thịt nhẹ IA1a* Kém Lúa 7356,8

97 Cc 0-3 >100 Thịt trung bình IA1a* Kém Rừng trồng 5463,1

98 Cc 0-3 >100 Thịt trung bình IA1a* Kém Cây bụi 236,4

99 C 0-3 >100 Cát pha IA1a* Kém Hàng năm 2794,6

100 C 0-3 >100 Cát pha IA1a* Kém Lúa 12734,3

101 P 0-3 >100 Thịt nhẹ IB1a* Kém Hàng năm 514,3

102 P 0-3 >100 Thịt nhẹ IB1a* Kém Lúa 28722,9

103 Sj 0-3 >100 Thịt trung bình 1B1a* Kém Lúa 3413,7

104 M 0-3 >100 Thịt trung bình 1B1a* Kém Lúa 711,8

105 Sj 0-3 >100 Thịt nhẹ 1B1a* Kém Lúa 8008,2

106 Sj 0-3 >100 Thịt nhẹ 1B1a* Kém Lúa 4305,5

107 Pb 0-3 >100 Thịt nhẹ IC1b Kém Hàng năm 2636,8

108 Pb 0-3 >100 Thịt nhẹ IC1b Kém Lúa 1543,4

109 Mặt

nƣớc - - - - - Thủy sản 18932.8

Page 177: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

iv

PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN

Bảng 1: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái các loại CQ cho phát triển

cây cao su ở Hà Tĩnh

TT Loại

CQ Đất

Độ

dốc

Tầng

dày

Thành

phần

giới

Nhiệt

độ TB

Lƣợng

mƣa

TB

Khả

năng

thoát

nƣớc

Số

tháng

khô

Điểm

đánh giá

Mức độ

thích

nghi

1 26 3 1 3 1 2 1 3 3 1.888815 S2

2 29 1 1 3 1 2 1 3 3 1.646453 S3

3 38 2 1 2 2 3 1 3 3 1.957973 S2

4 40 1 1 2 1 3 2 3 2 1.706737 S2

5 41 1 1 2 1 3 2 3 2 1.706737 S2

6 44 3 1 3 1 2 2 3 3 2.059767 S2

7 45 1 2 1 1 3 2 2 2 1.62239 S3

8 50 2 1 2 2 3 1 3 3 1.957973 S2

9 54 3 1 3 1 3 1 3 3 1.987013 S2

10 58 2 2 3 2 3 2 2 2 2.213364 S2

11 59 1 1 2 1 3 1 3 3 1.646453 S3

12 60 3 1 3 1 2 1 3 3 1.888815 S2

13 61 3 1 2 1 3 1 3 3 1.888815 S2

14 62 3 1 1 1 3 1 3 3 1.732051 S2

15 63 3 1 2 1 3 1 3 3 1.888815 S2

16 67 1 2 3 1 3 1 2 3 1.795469 S2

17 72 2 1 3 2 3 2 3 3 2.246192 S2

18 73 2 2 3 2 3 2 2 3 2.328436 S2

19 74 3 2 1 1 3 2 3 3 2.059767 S2

20 75 1 2 1 1 3 2 3 2 1.706737 S2

21 76 1 2 3 1 3 3 2 1 1.795469 S2

22 86 1 2 2 2 3 1 2 3 1.86121 S2

23 87 2 1 1 1 3 3 3 1 1.646453 S3

24 88 2 2 3 1 3 1 2 3 1.957973 S2

25 89 1 2 3 1 3 1 2 3 1.795469 S2

26 90 1 2 3 1 3 1 2 3 1.795469 S2

27 91 1 3 3 1 3 1 2 3 1.888815 S2

Page 178: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

v

Bảng 2: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái các loại CQ cho phát triển

cây chè ở Hà Tĩnh

TT Loại

CQ Đất

Độ

dốc

Tầng

dày TPCG

Nhiệt

độ TB

Lƣợng

mƣa

TB

Khả

năng

thoát

nƣớc

Số

tháng

khô

Điểm

đánh giá

Mức độ

thích

nghi

1 26 2 1 3 1 3 1 3 3 1.888815 S2

2 29 2 1 3 1 3 1 3 3 1.888815 S2

3 38 3 1 2 3 2 1 3 3 2.059767 S2

4 40 2 1 2 1 2 3 3 2 1.86121 S2

5 41 2 1 2 1 2 3 3 2 1.86121 S2

6 44 2 1 3 1 3 3 3 3 2.166853 S2

7 45 3 3 1 1 2 3 2 2 1.957973 S2

8 50 3 1 2 3 2 1 3 3 2.059767 S2

9 54 2 1 3 1 2 1 3 3 1.795469 S2

10 58 3 3 3 3 2 3 2 2 2.576838 S1

11 59 2 1 2 1 2 1 3 3 1.706737 S2

12 60 2 1 3 1 3 1 3 3 1.888815 S2

13 61 2 1 2 1 2 1 3 3 1.706737 S2

14 62 2 1 1 1 2 2 3 3 1.706737 S2

15 63 2 1 2 1 2 1 3 3 1.706737 S2

16 66 1 2 3 1 2 3 1 2 1.706737 S2

17 67 3 3 3 1 2 1 2 3 2.059767 S2

18 72 3 1 3 3 2 3 3 3 2.48582 S1

19 73 3 3 3 3 2 3 2 3 2.710806 S1

20 74 2 3 1 1 2 3 3 3 2.059767 S2

21 75 2 3 1 1 2 3 3 2 1.957973 S2

22 78 1 2 3 1 2 3 1 2 1.706737 S2

23 79 1 2 3 1 2 3 1 2 1.706737 S2

24 86 2 3 2 3 2 1 2 3 2.135185 S2

25 88 3 3 3 1 2 1 2 3 2.059767 S2

26 89 2 3 3 1 2 1 2 3 1.957973 S2

27 90 2 3 3 1 2 1 2 3 1.957973 S2

28 91 2 2 3 1 2 1 2 3 1.86121 S2

29 94 1 2 3 1 2 1 1 3 1.565085 S3

30 95 1 2 3 1 2 1 1 3 1.565085 S3

Page 179: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

vi

Bảng 3: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái các loại CQ cho phát triển

cây ăn quả ở Hà Tĩnh

TT Loại

CQ Đất

Độ

dốc

Tầng

dày TPCG

Nhiệt

độ TB

Lƣợng

mƣa

TB

Khả năng

thoát nƣớc

Điểm

đánh giá

Mức độ

thích

nghi

1 26 1 1 3 2 2 1 3 1.66851 S3

2 29 1 1 3 2 2 1 3 1.66851 S3

3 38 1 1 2 3 3 1 3 1.76801 S2

4 40 1 1 2 2 3 3 3 1.952042 S2

5 41 1 1 2 2 3 3 3 1.952042 S2

6 44 1 1 3 2 2 3 3 1.952042 S2

7 45 1 3 1 2 3 3 2 1.952042 S2

8 50 1 1 2 3 3 1 3 1.76801 S2

9 54 1 1 3 2 3 1 3 1.76801 S2

10 58 1 3 3 3 3 3 2 2.419943 S1

11 59 1 1 2 2 3 1 3 1.66851 S3

12 60 1 1 3 2 2 1 3 1.66851 S3

13 61 1 1 2 2 3 1 3 1.66851 S3

14 62 1 1 1 2 3 1 3 1.511209 S3

15 63 1 1 2 2 3 1 3 1.66851 S3

16 66 2 2 3 2 3 3 1 2.155229 S2

17 67 1 3 3 2 3 1 2 1.952042 S2

18 72 1 1 3 3 3 3 3 2.1918 S2

19 73 1 3 3 3 3 3 2 2.419943 S1

20 74 1 3 1 2 3 3 3 2.06845 S2

21 75 1 3 1 2 3 3 3 2.06845 S2

22 76 1 3 3 2 3 2 2 2.155229 S2

23 78 2 2 3 2 3 3 1 2.155229 S2

24 79 2 2 3 2 3 3 1 2.155229 S2

25 80 3 2 3 2 3 3 1 2.283754 S2

26 81 3 2 3 2 3 3 1 2.283754 S2

27 82 3 2 3 2 3 3 1 2.283754 S2

28 83 3 2 3 2 3 3 1 2.283754 S2

29 84 3 2 3 2 3 3 1 2.283754 S2

30 85 3 2 3 2 3 3 1 2.283754 S2

31 86 1 3 2 3 3 1 2 1.952042 S2

32 87 1 1 1 2 3 2 3 1.66851 S3

33 88 1 3 3 2 3 1 2 1.952042 S2

34 89 1 3 3 2 3 1 2 1.952042 S2

35 90 1 3 3 2 3 1 2 1.952042 S2

36 91 1 2 3 2 3 1 2 1.842185 S2

37 94 2 2 3 2 3 1 1 1.842185 S2

38 95 2 2 3 2 3 1 1 1.842185 S2

39 96 3 2 3 2 3 1 1 1.952042 S2

40 101 3 2 3 2 3 3 1 2.283754 S2

41 102 3 2 3 2 3 3 1 2.283754 S2

42 107 3 2 3 2 3 2 1 2.155229 S2

43 108 3 2 3 2 3 2 1 2.155229 S2

Page 180: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

vii

Bảng 4: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái các loại CQ cho phát triển

cây hàng năm ở Hà Tĩnh

TT Loại

CQ Đất

Độ

dốc

Tầng

dày

Thành phần

cơ giới

Nhiệt

độ TB

Lƣợng

mƣa TB

Khả năng

thoát nƣớc

Điểm

đánh giá

Mức độ

thích nghi

1 26 1 1 3 3 3 3 3 2.1918 S2

2 29 1 1 3 3 3 3 3 2.1918 S2

3 38 1 1 1 2 2 3 3 1.66851 S3

4 40 1 1 1 3 2 2 3 1.66851 S3

5 41 1 1 1 3 2 2 3 1.66851 S3

6 44 1 1 3 3 3 2 3 2.06845 S2

7 45 1 2 1 3 2 2 2 1.738511 S2

8 50 1 1 1 2 2 3 3 1.66851 S3

9 54 1 1 3 3 2 3 3 2.06845 S2

10 58 1 2 3 2 2 2 2 1.919471 S2

11 59 1 1 1 3 2 3 3 1.76801 S2

12 60 1 1 3 3 3 3 3 2.1918 S2

13 61 1 1 1 3 2 3 3 1.76801 S2

14 62 1 1 1 3 2 3 3 1.76801 S2

15 63 1 1 1 3 2 3 3 1.76801 S2

16 66 2 3 3 3 2 2 1 2.155229 S2

17 67 1 2 3 3 2 3 2 2.155229 S2

18 68 1 2 1 3 2 3 2 1.842185 S2

19 72 1 1 3 2 2 2 3 1.842185 S2

20 73 1 2 3 2 2 2 2 1.919471 S2

21 74 1 2 1 3 2 2 3 1.842185 S2

22 75 1 2 1 3 2 2 3 1.842185 S2

23 76 1 2 3 3 2 1 2 1.842185 S2

24 78 2 3 3 3 2 2 1 2.155229 S2

25 79 2 3 3 3 2 2 1 2.155229 S2

26 80 3 3 3 3 2 2 1 2.283754 S2

27 81 3 3 3 3 2 2 1 2.283754 S2

28 82 3 3 3 3 2 2 1 2.283754 S2

29 83 3 3 3 3 2 2 1 2.283754 S2

30 84 3 3 3 3 2 2 1 2.283754 S2

31 85 3 3 3 3 2 2 1 2.283754 S2

32 86 1 2 1 2 2 3 2 1.738511 S2

33 87 1 1 1 3 2 1 3 1.511209 S3

34 88 1 2 3 3 2 3 2 2.155229 S2

35 89 1 2 3 3 2 3 2 2.155229 S2

36 90 1 2 3 3 2 3 2 2.155229 S2

37 91 1 3 3 3 2 3 2 2.283754 S2

38 94 2 3 3 3 2 3 1 2.283754 S2

39 95 2 3 3 3 2 3 1 2.283754 S2

40 96 3 3 3 3 2 3 1 2.419943 S1

41 99 3 3 3 3 2 3 1 2.419943 S1

42 100 3 3 3 3 2 3 1 2.419943 S1

43 101 3 3 3 3 2 2 1 2.283754 S2

44 102 3 3 3 3 2 2 1 2.283754 S2

45 107 3 3 3 3 2 1 1 2.06845 S2

46 108 3 3 3 3 2 1 1 2.06845 S2

Page 181: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

viii

Bảng 5: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái các loại CQ cho phát triển

cây lúa nƣớc ở Hà Tĩnh

TT Loại

CQ Đất

Độ

dốc

Tầng

dày

Thành

phần

giới

Nhiệt

độ TB

Lƣợng

mƣa

TB

Khả

năng

thoát

nƣớc

Điểm

đánh giá

Mức độ

thích

nghi

1 66 2 3 3 2 3 2 3 2.521469 S1

2 76 1 2 3 2 3 1 2 1.842185 S2

3 78 2 3 3 2 3 2 3 2.521469 S1

4 79 2 3 3 2 3 2 3 2.521469 S1

5 80 3 3 3 2 3 2 3 2.671834 S1

6 81 3 3 3 2 3 2 3 2.671834 S1

7 82 3 3 3 2 3 2 3 2.671834 S1

8 83 2 3 3 2 3 2 3 2.521469 S1

9 84 2 3 3 2 3 2 3 2.521469 S1

10 85 3 3 3 2 3 2 3 2.671834 S1

11 89 1 2 3 2 3 3 2 2.155229 S2

12 90 1 2 3 2 3 3 2 2.155229 S2

13 91 1 3 3 2 3 3 2 2.283754 S2

14 94 2 3 3 2 3 3 3 2.671834 S1

15 95 2 3 3 2 3 3 3 2.671834 S1

16 96 3 3 3 2 3 3 3 2.831166 S1

17 99 1 3 3 1 3 3 3 2.1918 S2

18 100 1 3 3 1 3 3 3 2.1918 S2

19 101 3 3 3 2 3 2 3 2.671834 S1

20 102 3 3 3 2 3 2 3 2.671834 S1

21 103 1 3 3 3 3 2 3 2.419943 S1

22 104 1 3 3 3 3 2 3 2.419943 S1

23 105 1 3 3 2 3 2 3 2.283754 S2

24 106 1 3 3 2 3 2 3 2.283754 S2

25 107 2 3 3 2 3 1 3 2.283754 S2

26 108 2 3 3 2 3 1 3 2.283754 S2

Page 182: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

ix

Bảng 6: Đánh giá mức độ thích hợp của các loại CQ cho phát triển

rừng phòng hộ đầu nguồn ở Hà Tĩnh

TT Loại

CQ

Độ

dốc

Tầng

dày

Thành

phần

giới

Lƣợng

mƣa TB

Kiểu địa

hình

Điểm đánh

giá

Mức độ

thích nghi

1 1 2 1 2 3 3 2.047673 S2

2 2 2 1 3 3 3 2.220643 S2

3 3 3 3 2 3 3 2.766324 S1

4 4 3 3 2 3 2 2.550849 S1

5 5 3 1 3 3 3 2.408225 S1

6 6 3 1 3 2 2 2.047673 S2

7 7 3 1 2 2 2 1.888175 S2

8 8 2 1 2 2 2 1.741101 S2

9 9 3 1 2 2 2 1.888175 S2

10 10 3 1 3 2 2 2.047673 S2

11 11 2 1 3 2 2 1.888175 S2

12 12 2 1 2 2 2 1.741101 S2

13 13 2 1 2 2 2 1.741101 S2

14 14 2 1 2 2 2 1.741101 S2

15 15 2 1 3 2 2 1.888175 S2

16 16 3 1 3 2 2 2.047673 S2

17 17 2 1 3 2 2 1.888175 S2

18 18 2 1 3 2 2 1.888175 S2

19 20 3 1 3 2 2 2.047673 S2

20 21 2 1 2 2 2 1.741101 S2

21 24 2 1 2 3 1 1.643752 S3

22 27 1 1 3 3 1 1.551846 S3

23 31 1 1 3 3 1 1.551846 S3

24 32 2 1 3 3 1 1.782602 S2

25 33 1 1 2 2 1 1.319508 S3

26 34 1 1 2 2 1 1.319508 S3

27 35 2 1 3 2 1 1.643752 S3

28 36 1 1 3 3 1 1.551846 S3

29 37 2 1 3 2 1 1.643752 S3

30 39 1 3 2 2 1 1.643752 S3

31 42 1 3 2 2 1 1.643752 S3

32 47 1 1 3 2 1 1.430969 S3

33 48 1 1 3 3 1 1.551846 S3

34 51 2 1 3 2 1 1.643752 S3

35 52 1 2 2 3 1 1.643752 S3

36 56 1 1 3 3 1 1.551846 S3

37 69 1 1 3 2 1 1.430969 S3

38 70 1 1 2 2 1 1.319508 S3

Page 183: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

x

Bảng 7: Đánh giá mức độ thích hợp của các loại CQ cho phát triển

rừng sản xuất ở Hà Tĩnh

TT Loại

CQ

Kiểu

địa

hình

Loại

đất

Độ

dốc

Tầng

dày

Nhiệt

độ TB

Lƣợng

mƣa

TB

Thảm

thực

vật

Điểm

đánh giá

Mức độ

thích

nghi

1 8 1 2 1 3 2 2 2 1.738511 S2

2 11 1 2 1 3 2 2 2 1.738511 S2

3 12 1 2 1 3 2 2 3 1.842185 S2

4 13 1 2 2 2 2 2 3 1.919471 S2

5 14 1 2 1 3 2 2 2 1.738511 S2

6 15 1 2 1 2 2 2 2 1.640671 S3

7 17 1 2 1 3 2 2 2 1.738511 S2

8 18 1 1 2 1 2 2 2 1.485994 S3

9 19 1 1 3 1 2 2 1 1.426162 S3

10 21 1 2 1 3 2 2 3 1.842185 S2

11 22 1 1 3 1 2 3 2 1.66851 S3

12 24 2 2 1 3 2 3 3 2.155229 S2

13 25 2 2 3 1 2 3 2 2.033937 S2

14 26 2 2 3 3 2 3 1 2.155229 S2

15 27 2 2 2 3 2 3 3 2.379566 S1

16 28 2 2 3 1 2 3 2 2.033937 S2

17 30 2 1 3 1 2 3 2 1.842185 S2

18 31 2 2 3 2 2 3 3 2.379566 S1

19 32 2 2 1 2 2 3 2 1.919471 S2

20 33 2 2 3 3 2 2 3 2.379566 S1

21 34 2 2 2 2 2 2 3 2.119268 S2

22 35 2 2 1 3 2 2 3 2.033937 S2

23 36 2 2 3 3 3 3 2 2.521469 S1

24 37 2 2 1 3 3 2 1 1.842185 S2

25 39 2 2 1 1 2 2 3 1.738511 S2

26 40 2 2 3 2 3 2 2 2.245649 S2

27 42 2 2 2 1 2 2 3 1.919471 S2

28 43 2 2 3 1 2 2 2 1.919471 S2

29 44 2 2 3 3 2 2 1 2.033937 S2

30 46 2 1 3 1 3 2 2 1.842185 S2

31 47 3 2 3 2 2 2 3 2.379566 S1

32 48 3 2 2 3 3 3 2 2.521469 S1

33 51 3 2 2 2 2 2 3 2.245649 S2

34 52 3 2 1 2 3 3 2 2.155229 S2

35 53 3 2 3 1 3 3 2 2.283754 S2

36 55 3 1 3 1 3 3 2 2.06845 S2

37 56 3 2 2 3 2 3 3 2.521469 S1

38 57 3 2 3 3 2 3 2 2.521469 S1

39 59 3 2 3 2 3 3 2 2.521469 S1

40 60 3 2 3 3 2 3 3 2.671834 S1

41 61 3 2 3 2 3 3 2 2.521469 S1

42 64 3 1 1 1 3 3 2 1.76801 S2

43 69 3 2 3 2 2 2 3 2.379566 S1

44 70 3 2 2 3 2 2 3 2.379566 S1

45 71 3 2 3 3 2 2 2 2.379566 S1

Page 184: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

xi

TT Loại

CQ

Kiểu

địa

hình

Loại

đất

Độ

dốc

Tầng

dày

Nhiệt

độ TB

Lƣợng

mƣa

TB

Thảm

thực

vật

Điểm

đánh giá

Mức độ

thích

nghi

46 76 3 2 3 3 3 1 2 2.283754 S2

47 77 3 1 3 1 3 2 2 1.952042 S2

48 87 3 2 3 2 3 1 2 2.155229 S2

49 92 3 1 3 1 3 3 2 2.06845 S2

50 97 1 1 3 1 3 3 2 1.76801 S2

51 98 1 1 1 1 3 3 1 1.368738 S3

Page 185: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

xii

Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả ĐGCQ và định hƣớng sử dụng từng loại CQ

Loại

CQ

Kết quả đánh giá cho từng mục đích sử dụng

Hiện trạng Định hƣớng

phát triển Cao su Chè

Cây

ăn

quả

Cây

hàng

năm

Lúa

nƣớc

Rừng

phòng

hộ đầu

nguồn

Rừng

sản

xuất

1 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S2 KĐG RTN RPH, RĐD

2 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S2 KĐG RTN RPH

3 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S1 KĐG RTN RPH

4 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S1 KĐG RTN RPH

5 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S1 KĐG RTN RPH

6 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S2 KĐG RTN RPH

7 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S2 KĐG RTN RPH, RĐD

8 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S2 S2 Rừng trồng RPH

9 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S2 KĐG RTN RPH, RĐD

10 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S2 KĐG RTN RPH, RĐD

11 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S2 S2 Rừng trồng RSX

12 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S2 S2 RTN RPH, RĐD

13 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S2 S2 RTN RPH

14 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S2 S2 Rừng trồng RSX

15 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S2 S3 Rừng trồng RPH

16 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S2 KĐG Cây bụi RPH

17 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S2 S2 Rừng trồng RPH

18 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S2 S3 Rừng trồng RPH

19 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S3 Cây bụi RSX

20 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S2 KĐG RTN RPH

21 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S2 S2 RTN RPH

22 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S3 Rừng trồng RSX

23 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG Cây bụi RSX

24 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S3 S2 RTN RSX, RĐD

25 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S2 Rừng trồng RSX

26 S2 S2 S3 S2 KĐG KĐG S2 Cây bụi Cao su

27 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S3 S1 RTN RSX, RĐD

28 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S2 Rừng trồng RSX

29 S3 S2 S3 S2 KĐG KĐG KĐG Cây lâu năm Chè

30 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S2 Rừng trồng RSX

31 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S3 S1 RTN RSX, RĐD

32 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S2 S2 Rừng trồng RSX

33 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S3 S1 RTN RSX, RĐD

34 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S3 S2 RTN RSX, RĐD

35 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S3 S2 RTN RSX

36 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S3 S1 Rừng trồng RSX

37 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S3 S2 Cây bụi RSX

38 S2 S2 S2 S3 KĐG KĐG KĐG Cây lâu năm Cao su

39 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S3 S2 RTN RSX

40 S2 S2 S2 S3 KĐG KĐG S2 Rừng trồng RSX

41 S2 S2 S2 S3 KĐG KĐG KĐG Cây lâu năm Cao su

Page 186: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

xiii

Loại

CQ

Kết quả đánh giá cho từng mục đích sử dụng

Hiện trạng Định hƣớng

phát triển Cao su Chè

Cây

ăn

quả

Cây

hàng

năm

Lúa

nƣớc

Rừng

phòng

hộ đầu

nguồn

Rừng

sản

xuất

42 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S3 S2 RTN RSX

43 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S2 Rừng trồng RSX

44 S2 S1 S2 S2 KĐG KĐG S2 Cây bụi Chè

45 S3 S2 S2 S2 KĐG KĐG KĐG Cây lâu năm Ăn quả

46 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S2 Rừng trồng RSX

47 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S3 S1 RTN RSX

48 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S3 S1 Rừng trồng RSX

49 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG Cây bụi RSX

50 S2 S2 S2 S3 KĐG KĐG KĐG Cây lâu năm Chè

51 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S3 S2 RTN RSX

52 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S3 S2 Rừng trồng RSX

53 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S2 Rừng trồng RSX

54 S2 S2 S2 S2 KĐG KĐG KĐG Cây lâu năm Cao su

55 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S2 Rừng trồng RSX

56 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S3 S1 RTN RSX, RĐD

57 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S1 Rừng trồng RSX

58 S2 S1 S1 S2 KĐG KĐG KĐG Cây lâu năm Chè

59 S3 S2 S3 S2 KĐG KĐG S1 Rừng trồng RSX

60 S2 S2 S3 S2 KĐG KĐG S1 RTN RSX

61 S2 S2 S3 S2 KĐG KĐG S1 Rừng trồng RSX

62 S2 S2 S3 S2 KĐG KĐG KĐG Cây lâu năm Cao su

63 S2 S2 S3 S2 KĐG KĐG KĐG Hàng năm Cao su

64 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S2 Rừng trồng RSX

65 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG Cây bụi RSX

66 KĐG S2 S2 S2 S1 KĐG KĐG Hàng năm Hàng năm

67 S2 S2 S2 S2 KĐG KĐG KĐG Hàng năm Hàng năm

68 KĐG KĐG KĐG S2 KĐG KĐG KĐG Hàng năm Hàng năm

69 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S3 S1 RTN RSX, RĐD

70 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S3 S1 RTN RSX, RĐD

71 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S1 Rừng trồng RSX

72 S2 S1 S2 S2 KĐG KĐG KĐG Cây lâu năm Chè

73 S1 S1 S1 S2 KĐG KĐG KĐG Hàng năm Cao su

74 S2 S2 S2 S2 KĐG KĐG KĐG Hàng năm Ăn quả

75 S2 S2 S2 S2 KĐG KĐG KĐG Hàng năm Cao su

76 S2 KĐG S2 S2 S2 KĐG S2 Rừng trồng Cao su

77 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S2 Rừng trồng RSX

78 KĐG S2 S2 S2 S1 KĐG KĐG Hàng năm Hàng năm

79 KĐG S2 S2 S2 S1 KĐG KĐG Lúa Lúa

80 KĐG KĐG S2 S2 S2 KĐG KĐG Hàng năm Ăn quả

81 KĐG KĐG S2 S2 S1 KĐG KĐG Lúa Lúa

82 KĐG KĐG S2 S2 S1 KĐG KĐG Lúa Lúa

83 KĐG KĐG S2 S2 S1 KĐG KĐG Lúa Lúa

Page 187: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

xiv

Loại

CQ

Kết quả đánh giá cho từng mục đích sử dụng

Hiện trạng Định hƣớng

phát triển Cao su Chè

Cây

ăn

quả

Cây

hàng

năm

Lúa

nƣớc

Rừng

phòng

hộ đầu

nguồn

Rừng

sản

xuất

84 KĐG KĐG S2 S2 S1 KĐG KĐG Hàng năm Hàng năm

85 KĐG KĐG S2 S2 S1 KĐG KĐG Hàng năm Hàng năm

86 S2 S2 S2 S2 KĐG KĐG KĐG Hàng năm Ăn quả

87 S3 KĐG S3 S3 KĐG KĐG S2 Rừng trồng RSX

88 S2 S2 S2 S2 KĐG KĐG KĐG Hàng năm Cao su

89 S2 S2 S2 S2 S2 KĐG KĐG Hàng năm Ăn quả

90 S2 S2 S2 S2 S2 KĐG KĐG Hàng năm Ăn quả

91 S2 S2 S2 S2 S2 KĐG KĐG Lúa Lúa

92 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S2 Rừng trồng RSX

93 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG Cây bụi RSX

94 KĐG S3 S2 S2 S1 KĐG KĐG Hàng năm Hàng năm

95 KĐG S3 S2 S2 S1 KĐG KĐG Lúa Lúa

96 KĐG KĐG S2 S1 S1 KĐG KĐG Lúa Lúa

97 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S2 Rừng trồng RPH ven biển

98 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG S3 Cây bụi Mục đích khác

99 KĐG KĐG KĐG S1 S2 KĐG KĐG Hàng năm Hàng năm

100 KĐG KĐG KĐG S1 S2 KĐG KĐG Lúa Hàng năm

101 KĐG KĐG S2 S2 S1 KĐG KĐG Hàng năm Hàng năm

102 KĐG KĐG S2 S2 S1 KĐG KĐG Lúa Lúa

103 KĐG KĐG KĐG KĐG S1 KĐG KĐG Lúa Lúa

104 KĐG KĐG KĐG KĐG S1 KĐG KĐG Lúa Lúa

105 KĐG KĐG KĐG KĐG S2 KĐG KĐG Lúa Lúa

106 KĐG KĐG KĐG KĐG S2 KĐG KĐG Lúa Lúa

107 KĐG KĐG S2 S2 S2 KĐG KĐG Hàng năm Hàng năm

108 KĐG KĐG S2 S2 S2 KĐG KĐG Lúa Lúa

109 KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG KĐG Thủy sản Thủy sản

Ghi chú: RTN: Rừng tự nhiên; RPH: Rừng phòng hộ; RĐD: Rừng đặc dụng; RSX: Rừng sản xuất

Page 188: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

xv

Bảng 9: Diện tích của mỗi loại CQ ở các TVCQ tỉnh Hà Tĩnh

CQ

Tổng

DT

(ha)

TVCQ

núi

Giăng

Màn

TVCQ đồi

Hƣơng

Sơn -

Hƣơng

Khê

TVCQ

thung lũng

Ngàn Phố -

Ngàn Sâu

TVCQ đồi

núi Cẩm

Xuyên -

Kỳ Anh

TVCQ

đồng bằng

ven biển

Hà Tĩnh

Hiện trạng Định hƣớng

1 21664,3 21664,3 0 0 0 0 RTN RPH, RĐD

2 4150,5 4150,5 0 0 0 0 RTN RPH

3 128,2 0 0 0 128,2 0 RTN RPH

4 5270,1 0 0 0 5270 0 RTN RPH

5 938,4 938,4 0 0 0 0 RTN RPH

6 21390,4 21390,3 14,6 0 0 0 RTN RPH

7 18696,1 18668,1 28 0 0 0 RTN RPH, RĐD

8 319,1 319,1 0 0 0 0 Rừng trồng RPH

9 2096,4 2090,4 6 0 0 0 RTN RPH, RĐD

10 17311,3 3610,7 933,9 0 12766,7 0 RTN RPH, RĐD

11 999,8 998,2 1,6 0 4228,6 0 Rừng trồng RSX

12 28044,1 23810,6 4,8 0 734,1 0 RTN RPH, RĐD

13 5229,7 2676,7 1818,9 0 0 0 RTN RPH

14 448,1 0 448,1 0 0 0 Rừng trồng RSX

15 5099,5 0 0 0 0 5099,5 Rừng trồng RPH

16 413,1 0 0 0 0 413,1 Cây bụi RPH

17 1451,3 0 0 0 0 1451,3 Rừng trồng RPH

18 5511,9 0 0 0 0 5511,9 Rừng trồng RPH

19 366,3 0 0 0 0 366,3 Cây bụi RSX

20 9306,4 0 2349 0 6957,5 0 RTN RPH

21 3663,7 0 2324,4 0 1339,3 0 RTN RPH

22 1662,2 0 0 0 0 1662,1 Rừng trồng RSX

23 1253,2 0 0 0 0 1253,2 Cây bụi RSX

24 2802,7 0 0 0 2802,7 0 RTN RSX, RĐD

25 2600,6 0 0 0 2600,6 0 Rừng trồng RSX

26 841,9 0 0 0 841,9 0 Cây bụi Cao su

27 11703,9 0 0 0 11703,2 0 RTN RSX, RĐD

28 4873,9 0 0 0 4873,9 0 Rừng trồng RSX

29 728 0 0 0 728 0 Cây lâu năm Chè

30 1181,9 0 0 0 1181,9 0 Rừng trồng RSX

31 32707,2 0 13656,3 1,2 19049,6 0 RTN RSX, RĐD

32 1110,9 0 0 0 1110,9 0 Rừng trồng RSX

33 11663,4 559,5 7480,3 0 3623,7 0 RTN RSX, RĐD

34 6630,1 8,7 6621,4 0 0 0 RTN RSX, RĐD

35 22533,3 0 18532,9 544,2 3456,1 0 RTN RSX

36 12931,1 0 5500,9 297,7 7132,5 0 Rừng trồng RSX

37 1116,9 0 748,5 53,3 315,1 0 Cây bụi RSX

38 4839,4 0 0 793,6 4045,8 0 Cây lâu năm Cao su

39 1855,8 0 1855,8 0 0 0 RTN RSX

40 1586,7 0 827,1 759,5 0 0 Rừng trồng RSX

Page 189: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

xvi

CQ

Tổng

DT

(ha)

TVCQ

núi

Giăng

Màn

TVCQ đồi

Hƣơng

Sơn -

Hƣơng

Khê

TVCQ

thung lũng

Ngàn Phố -

Ngàn Sâu

TVCQ đồi

núi Cẩm

Xuyên -

Kỳ Anh

TVCQ

đồng bằng

ven biển

Hà Tĩnh

Hiện trạng Định hƣớng

41 1368,3 0 0 655 713,3 0 Cây lâu năm Cao su

42 3096,6 0 3096,6 0 0 0 RTN RSX

43 1963,8 0 1581,9 0 381,7 0 Rừng trồng RSX

44 167,3 0 167,3 0 0 0 Cây bụi Chè

45 1132,1 0 0 1132,1 0 0 Cây lâu năm Ăn quả

46 562,8 0 281,6 0 281,2 0 Rừng trồng RSX

47 7751,8 0 3547,7 0 4204,1 0 RTN RSX

48 11824 0 4980,6 0 6843,4 0 Rừng trồng RSX

49 884 0 646,1 0 237,9 0 Cây bụi RSX

50 236,5 0 0 0 236,5 0 Cây lâu năm Chè

51 2578,4 0 1249,1 0 1329,3 0 RTN RSX

52 1176,7 0 956,3 0 220,4 0 Rừng trồng RSX

53 1178,7 0 752,3 0 426,4 0 Rừng trồng RSX

54 664,7 0 0 0 664,7 0 Cây lâu năm Cao su

55 6696,7 0 2048,6 958,4 3689,7 0 Rừng trồng RSX

56 4195,8 0 0 0 4195,8 0 RTN RSX, RĐD

57 13948,6 0 2024,9 46,6 11877,1 0 Rừng trồng RSX

58 1816,5 0 5,5 316,3 1494,7 0 Cây lâu năm Chè

59 266,4 0 0 0 266,4 0 Rừng trồng RSX

60 887,2 0 0 0 887,2 0 RTN RSX

61 4909,2 0 0 0 3364,9 1544,3 Rừng trồng RSX

62 822,5 0 0 0 822,5 0 Cây lâu năm Cao su

63 813,2 0 0 0 813,2 0 Hàng năm Cao su

64 5711,8 0 1029,4 0 3713,6 968,2 Rừng trồng RSX

65 203,8 0 152,9 2,1 46,9 0 Cây bụi RSX

66 54,8 0 54,8 0 0 0 Hàng năm Hàng năm

67 571,1 0 0 0 571,1 0 Hàng năm Hàng năm

68 1480,4 0 0 0 1480,4 0 Hàng năm Hàng năm

69 5863,5 1414,4 4449,1 0 0 0 RTN RSX, RĐD

70 2983,7 588,9 2394,9 0 0 0 RTN RSX, RĐD

71 3638,6 0 1748,9 748,8 1140,8 0 Rừng trồng RSX

72 374,7 0 0 296,9 77,8 0 Cây lâu năm Chè

73 236,1 0 79,3 106,6 50,2 0 Hàng năm Cao su

74 1394,4 0 0 0 1394,4 0 Hàng năm Ăn quả

75 1162,1 0 1073,9 88,2 0 0 Hàng năm Cao su

76 5510,8 0 664,5 4350,6 495,7 0 Rừng trồng Cao su

77 873,8 0 0 855,9 17,9 0 Rừng trồng RSX

78 296,2 0 0 95,5 200,7 0 Hàng năm Hàng năm

79 510,1 0 246,5 263,6 0 0 Lúa Lúa

80 2631 0 473 2158 0 0 Hàng năm Ăn quả

Page 190: Luan an_Minh Nguyet-2014.pdf

xvii

CQ

Tổng

DT

(ha)

TVCQ

núi

Giăng

Màn

TVCQ đồi

Hƣơng

Sơn -

Hƣơng

Khê

TVCQ

thung lũng

Ngàn Phố -

Ngàn Sâu

TVCQ đồi

núi Cẩm

Xuyên -

Kỳ Anh

TVCQ

đồng bằng

ven biển

Hà Tĩnh

Hiện trạng Định hƣớng

81 1582,3 0 238,3 1344 0 0 Lúa Lúa

82 3755,9 0 0 3755,2 0 0 Lúa Lúa

83 4178,4 0 13,8 4164,6 0 0 Lúa Lúa

84 7458,2 0 483,6 5810,5 1163,3 0 Hàng năm Hàng năm

85 3001,4 0 874,1 1640,8 486,5 0 Hàng năm Hàng năm

86 1353,7 0 0 36,3 557,3 760,1 Hàng năm Ăn quả

87 1220,9 0 0 457,4 539,2 224,2 Rừng trồng RSX

88 445,6 0 0 0 180,2 265,4 Hàng năm Cao su

89 866 0 0 0 337,9 528,1 Hàng năm Ăn quả

90 1772,2 0 0 0 701,6 1070,6 Hàng năm Ăn quả

91 2361,4 0 0 0 2,1 2359,3 Lúa Lúa

92 1114,8 0 0 0 407,1 707,7 Rừng trồng RSX

93 2621,8 0 0 0 1617 1004,8 Cây bụi RSX

94 822,4 0 0 0 0 822,4 Hàng năm Hàng năm

95 1305,3 0 0 0 239,3 1066 Lúa Lúa

96 7356,8 0 0 0 8,9 7347,9 Lúa Lúa

97 5463,1 0 0 0 0 5463 Rừng trồng RPH ven biển

98 236,4 0 0 0 0 236,4 Cây bụi Mục đích khác

99 2794,6 0 0 0 0 2794,6 Hàng năm Hàng năm

100 12734,3 0 0 0 1,1 12734,3 Lúa Hàng năm

101 514,3 0 0 0 0 514,3 Hàng năm Hàng năm

102 28722,9 0 0 0 0 28722,8 Lúa Lúa

103 3413,7 0 0 0 0 3413,7 Lúa Lúa

104 711,8 0 0 0 4,3 707,5 Lúa Lúa

105 8008,2 0 0 0 0 8008,2 Lúa Lúa

106 4305,5 0 0 0 0 4305,5 Lúa Lúa

107 2636,8 0 0 8,1 0 2627 Hàng năm Hàng năm

108 1543,4 0 0 0 0 1543,4 Lúa Lúa

109 18932,8 - - - - - Thủy sản Thủy sản

Ghi chú: RTN: Rừng tự nhiên; RPH: Rừng phòng hộ; RĐD: Rừng đặc dụng; RSX: Rừng sản xuất