122
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN QUỐC SƠN HÌNH THÁI ĐÁ TAI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA GIỐNG CÁ LÓC (Channa) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Embed Size (px)

DESCRIPTION

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI ĐÁ TAI CỦA HỌ CÁ LÓC (Channidae)VÀ TƯƠNG QUAN GIỮA ĐÁ TAI VỚI SINH TRƯỞNG CỦA CÁ DÀY (Channa lucius)

Citation preview

Page 1: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠKHOA THỦY SẢN

NGUYỄN QUỐC SƠN

HÌNH THÁI ĐÁ TAI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA GIỐNG CÁ LÓC (Channa)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2011

Page 2: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠKHOA THỦY SẢN

NGUYỄN QUỐC SƠN

HÌNH THÁI ĐÁ TAI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA GIỐNG CÁ LÓC (Channa)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪNTS. HÀ PHƯỚC HÙNGTS. TRẦN ĐẮC ĐỊNH

2011

Page 3: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Luận văn kèm theo đây với tựa đề là “Hình thái đá tai và một số đặc điểm sinh

học của giống cá lóc (Channa)”, do học viên Nguyễn Quốc Sơn thực hiện và báo

cáo đã được Hội đồng chấm luận văn thông qua.

Page 4: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

LỜI CẢM TẠ

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Hà Phước Hùng và thầy Trần Đắc Định đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Xin cám ơn quý thầy cô và cán bộ đang công tác tại Bộ môn Kinh tế và Quản lý nguồn lợi thủy sản thuộc Khoa thủy sản, trường Đại học Cần Thơ đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô của khoa Thuỷ Sản trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt những bài học quý báu trong những ngày học tập tại trường.

Xin chân thành cảm ơn tập thể lớp Cao học Nuôi trồng thủy sản khóa 16 đã tận tình giúp đỡ, khuyến khích và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.

Cuối cùng, xin chúc quý thầy cô, bạn bè, các anh chị, người thân dồi dào sức khỏe.

Cần Thơ, ngày 01 tháng 10 năm 2011

Nguyễn Quốc Sơn

i

Page 5: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

TÓM TẮT

Đề tài “Hình thái đá tai và một số đặc điểm sinh học của giống cá lóc (Channa)” được thực hiện từ tháng 10/2010 đến tháng 09 năm 2011. Kết quả khảo sát được 3 loài thuộc giống cá lóc phân bố ở Đồng bằng Sông Cửu Long: cá lóc đen (Channa striata, Bloch, 1795), cá lóc bông (Channa micropeltes, Cuvier, 1831) và cá dầy (Channa lucius, Cuvier, 1831). Đặc điểm hình thái đá tai của mỗi loài đã được mô tả chi tiết. Hình thái đá tai của mỗi loài đều có đặc điểm riêng khác biệt. Mối tương quan giữa sự phát triển đá tai và sự phát triển cơ thể cá được xác định qua các phương trình tương quan hồi qui. Mối tương quan này có quan hệ rất chặt chẽ.

Đề tài cũng đã nghiên cứu mối tương quan giữa chiều dài thân cá và khối lượng thân cá của 3 loài thuộc giống cá lóc. Mối tương quan này có quan hệ chặt chẽ. Đối với cá lóc đen, phương trình tương quan hồi qui là W = 0,0498L2,4811, hệ số b < 3, số mẫu cá lóc thu được đa số là cá trưởng thành và phát triển về khối lượng hơn chiều dài. Đối với cá lóc bông, phương trình tương quan hồi qui là W = 0,0081L3,0964, hệ số b > 3, số mẫu cá lóc bông thu được phát triển về chiều dài hơn về khối lượng. Đối với cá dầy, phương trình tương quan hồi qui là W = 0,0193L2,8305, phương trình này cho thấy số mẫu cá thu được có sự phát triển về khối lượng hơn chiều dài.

Sự phát triển tuyến sinh dục của cá dầy đã được nghiên cứu. Hệ số CF của cá Dầy trong thời gian nghiên cứu dao động từ 0,00288 – 0,0463. CF cao nhất vào tháng 6 (0,0463) và thấp nhất vào tháng. Kết quả khảo sát sự phát triển tuyến sinh dục của cá dầy (Channa lucius)(Cuvier, 1931) cho thấy: Hệ số thành thục GSI cao nhất vào tháng 6 (2,1%), Các kết quả cho thấy mùa vụ sinh sản tập trung của cá dầy vào tháng 4 đến tháng 7 trong năm. Sức sinh sản tuyệt đối của cá dao động từ 3.451 đến

7.886 trứng/cá cái và sức sinh sản tương đối từ 9.251 đến 34.971 trứng/kg cá cái.

Từ khóa: Channidae, Channa lucius, đá tai, mùa vụ sinh sản và sức sinh sản.

ii

Page 6: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

ABSTRACT

The study on “Otolith morphology and some biological characteristics of snakehead fishes of the genus Channa” was conducted from November 2010 to September 2011. Three species of snakehead fish distributed in the Mekong Delta were sampled, including Channa striata (Bloch, 1795), Channa micropeltes (Cuvier, 1831) and Channa lucius (Cuvier, 1831). The morphological characteristics of otolith was described for each species. Corelations between otolith development and growth of fish were determined by the regression equation correlations. These relationships were very closely related.

This study also investigated the relationship between fish body length and body weight of fish. For Channa striata (Bloch, 1795), correlation regression equation was W = 0,0498L2,4811, value b < 3, most of fish samples collected were mature fish and developed more in weight than in length. For Channa micropeltes ( Curvier, 1831), correlation regression equation was W= 0,00813L3,0964, value b > 3, fish samples collected grew more in length than in weight. For Channa lucius (Cuvier, 1931), correlation regression equation was W = 0,0193L2,8305, value b < 3, indicating that the number of fish samples collected grew more in weight than in length.

The results also showed that the condition factor (CF) of Channa lucius (Curvier, 1931) ranged from 0,00288 to 0,0463 with the highest of 0,0463 in June and the lowest CF of 0,00288 in October. Study on the maturation of Channa lucius (Curvier, 1931), results showed that the highest values of GSI (2,1%) was observed in June, indicating that the spawning season of Channa lucius (Curvier, 1931) may occur from April to July. The absolute fecundity of Channa lucius ranged from 3.451 to 7.886 eggs/ fish and the relative fecundity from 9.251 to 34.971 eggs/ kg of female fish.

Keywords: Channidae, Channa lucius, Otolith, Spawning season and Fecundity.

iii

Page 7: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của chính mình và kết quả này chưa được dùng cho bất kì luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày 01 tháng 10 năm 2011

Nguyễn Quốc Sơn

iv

Page 8: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM TẠ..........................................................................................................i

TÓM TẮT..............................................................................................................ii

ABSTRACT..........................................................................................................iii

LỜI CAM KẾT…………………………………………………………………..iv

MỤC LỤC..............................................................................................................v

DANH SÁCH HÌNH...........................................................................................vii

DANH SÁCH BẢNG...........................................................................................ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................x

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU...................................................................................1

1.1 Đặt vấn đề....................................................................................................1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................1

1.3 Nội dung nghiên cứu..................................................................................1

1.4 Giới hạn của đề tài......................................................................................2

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................3

2.1 Đặc điểm hình thái của một số loài cá thuộc họ cá lóc phân bố ở đồng bằng Sông Cửu Long........................................................................................3

2.1.1 Đặc điểm chung và thành phần loài của họ cá lóc.................................32.1.2 Đặc điểm hình thái.................................................................................5

2.2 Đặc điểm đá tai...........................................................................................92.2.1 Giới thiệu chung về đá tai......................................................................92.2.2 Hình dạng về đá tai..............................................................................112.2.3 Ứng dụng đá tai trong khoa học nghề cá.............................................13

2.3 Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng.......................................14

2.4 Đặc điểm sinh học sinh sản của một số loài cá thuộc giống cá lóc đã được nghiên cứu.......................................................................................................14

2.4.1 Đặc điểm sinh sản chung của các loài cá nước ngọt ở ĐBSCL..........142.4.2 Đặc điểm sinh sản của cá lóc đen (Channa striata, Bloch, 1795).......15

v

Page 9: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

2.4.3 Đặc điểm sinh sản của cá lóc bông (Channa micropeltes, Cuvier, 1831)......................................................................................................................15

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................16

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu...........................................................163.1.1 Thời gian nghiên cứu...........................................................................163.1.2 Địa điểm nghiên cứu............................................................................16

3.2 Vật liệu nghiên cứu...................................................................................17

3.3 Phương pháp thu mẫu và phân tích số liệu............................................173.3.1 Phương pháp thu mẫu..........................................................................173.3.2 Phương pháp định danh và phương pháp lấy đá tai.............................173.3.3 Phương pháp theo dõi sự phát triển tuyến sinh dục của cá dầy...........183.3.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu...............................................23

CHƯƠNG IV : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................25

4.1 Một số chỉ tiêu hình thái của 3 loài cá lóc..............................................25

4.2 Mối quan hệ tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân cá của 3 loài cá lóc thuộc giống Channa.............................................................................26

4.3 Mô tả hình thái đá tai của các loài cá thuộc giống cá lóc Channa.......28

4.4 Mối quan hệ tương quan giữa chiều dài và khối lượng đá tai với chiều dài và khối lượng của thân cá..............................................................................34

4.5 Đặc điểm phát triển tuyến sinh dục của cá dầy (Channa lucius).........384.5.1 Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục........................................384.5.2 Sự biến động các giai đoạn thành thục của tuyến sinh dục cá qua các tháng trong năm............................................................................................394.5.3 Hệ số thành thục (GSI)........................................................................414.5.4 Hệ số điều kiện (CF)............................................................................424.5.5 Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối................................43

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT..........................................................44

5.1 Kết luận.....................................................................................................44

5.2 Đề xuất.......................................................................................................44

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................45

PHỤ LỤC............................................................................................................48

vi

Page 10: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

vii

Page 11: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

DANH SÁCH HÌNH

Tên Hình Trang

Hình 2.1: Hình ảnh cá lóc đen (Channa striata, Bloch, 1795)...........................5

Hình 2.2: Hình ảnh cá chành dục (Channa gachua, Hamilton, 1822).............6

Hình 2.3: Hình ảnh cá lóc bông (Channa micropeltes, Cuvier, 1831)...............7

Hình 2.4: Hình ảnh cá dầy (Channa lucius, Cuvier, 1831)................................8

Hình 2.5: Tai trong của cá (Popper and Coombs (1982))...................................9

Hình 2.6: Cấu trúc đá tai chính (Sagitta) của cá Epigonus denticulastu........10

Hình 2.7: Hình dạng của một số đá tai (Tuset et al, 2008)...............................11

Hình 2.8: Hình dạng các dạng rãnh trung tâm (Tuset et al, 2008)..................12

Hình 2.9: Các loại đuôi, tùy thuộc vào hình dạng và độ cong (Tuset et al, 2008)..............................................................................................................................12

Hình 3.1: Địa điểm thu mẫu...............................................................................16

Hình 3.2: Phương pháp lấy đá tai của các loài cá lóc......................................18

Hình 4.1: Hình dạng bên ngoài của cá lóc đen.................................................25

Hình 4.2: Hình dạng bên ngoài của cá lóc bông...............................................25

Hình 4.3: Hình dạng bên ngoài của cá dầy.......................................................25

Hình 4.4: Tương quan chiều dài tổng và khối lượng thân cá lóc đen.............27

Hình 4.5: Tương quan chiều dài tổng và khối lượng thân cá lóc bông...........27

Hình 4.6: Tương quan chiều dài tổng và khối lượng thân cá dầy...................28

Hình 4.7: Hình dạng đá tai cá lóc đen...............................................................28

Hình 4.8: Kích cỡ và hình dạng đá tai khác nhau ứng với nhóm chiều dài khác nhau của cá lóc đen............................................................................................29

Hình 4.9: Hình dạng đá tai cá lóc bông.............................................................30

Hình 4.10: Kích cỡ và hình dạng đá tai khác nhau ứng với nhóm chiều dài khác nhau của cá lóc bông..........................................................................................31

Hình 4.11: Hình dạng đá tai cá dầy...................................................................32

viii

Page 12: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Hình 4.12: Kích cở và hình dạng đá tai khác nhau ứng với nhóm chiều dài khác nhau của cá dầy..................................................................................................33

Hình 4.13: Tương quan chiều dài đá tai và chiều dài thân cá lóc đen............34

Hình 4.14: Tương quan chiều dài đá tai và chiều dài thân cá lóc bông..........35

Hình 4.15: Tương quan chiều dài đá tai và chiều dài thân của cá dầy...........35

Hình 4.16: Tương quan chiều đá tai và khối lượng thân cá lóc đen...............36

Hình 4.17: Tương quan chiều đá tai và khối lượng thân cá lóc bông.............36

Hình 4.18: Tương quan chiều dài đá tai và khối lượng thân cá dầy...............36

Hình 4.19: Tương quan chiều dài thân cá và khối lượng đá tai cá lóc đen.....37

Hình 4.20: Tương quan chiều dài thân cá và khối lượng đá tai cá lóc bông. .37

Hình 4.21: Tương quan chiều dài thân cá và khối lượng đá tai cá dầy...........38

Hình 4.23: Mô tế bào trứng cá dầy giai đoạn III và giai đoạn IV....................39

Hình 4.24: Biến động các giai đoạn thành thục của cá dầy cái theo thời gian40

Hình 4.25: Biến động các giai đoạn thành thục của cá dầy đực theo thời gian41

Hình 4.26: Đường biểu diễn sự biến động hệ số CF qua thời gian của cá dầy....43

ix

Page 13: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

DANH SÁCH BẢNG

Tên Bảng Trang

Bảng 3.1: Bậc thang thành thục sinh dục cho cá đẻ trứng theo Qasim (1957) Crossland (1977).............................................................................................19

Bảng 4.1: So sánh một số chỉ tiêu hình thái của 3 loài cá lóc.....................26

Bảng 4.2: Tần suất xuất hiện (%) các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá cái................................................................................................................39

Bảng 4.3: Tần suất xuất hiện (%) các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá đực...............................................................................................................40

Bảng 4.4: Hệ số thành thục của cá dầy trong thời gian nghiên cứu..........42

Bảng 4.5 Hệ số CF của cá dầy trong thời gian nghiên cứu.........................42

Bảng 4.6: Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối.......................43

x

Page 14: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long

A: Vi hậu môn (Anal)

P: Vi ngực (Pecvil)

V: Vi bụng (Ventral)

D: Vi lưng (Dorsal)

CF: Hệ số điều kiện (Condition factor)

GSI: Hệ số thành thục sinh dục (Gonado Somatic Index)

F: Sức sinh sản tuyệt đối

FA: Sức sinh sản tương đối

FL: Chiều dài thân cá

FW: Khối lượng thân cá

OL: Chiều dài đá tai

OW: Khối lượng đá tai

TB: Trung bình

xi

Page 15: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề

Nguồn lợi thủy sản Việt Nam với nhiều thành phần loài, đa dạng và phong phú về cá nước ngọt. Một trong những họ cá nội địa góp phần tạo nên tính đa dạng về thành phần loài đó là họ cá lóc (Channidae). Ở Việt Nam, họ cá lóc (Channidae) có 8 loài, trong đó ở ĐBSCL có 4 loài là cá lóc đen (Channa striata), cá chành dục (Channa gachua), cá lóc bông (Channa micropeltes) và cá dầy (Channa lucius). Hiện nay, loài cá dầy phân bố ít rộng rãi. Hơn nữa, nguồn lợi loài cá dầy hiện nay có xu hướng suy giảm. Chính vì thế, loài cá dày cần được khảo sát và nghiên cứu.

Mỗi loài cá có một hình thái bên ngoài nhất định, giúp cho các nhà nghiên cứu nhận ra hình thái bên ngoài dễ dàng và phân loại chúng theo loài. Chính vì vậy, nghiên cứu đặc điểm hình thái bên ngoài của cá là một việc rất quan trọng trong việc đánh giá về thành phần loài cá. Qua đó giúp nắm bắt được những thông tin về nguồn lợi thủy sản và định hướng phát triển nghề cá trong tương lai. Tuy nhiên, dựa vào hình thái bên ngoài để xác định thành phần loài là một phương pháp. Một phương pháp khác cũng có thể giúp xác định được thành phần loài cá, đó là phương pháp xác định hình thái đá tai của cá. Đá tai của cá nằm trong tai trong của cá. Với mỗi loài khác nhau thì hình thái đá tai của mỗi loài cũng khác nhau.

Trên thế giới, vài năm gần đây có rất nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về hình thái đá tai như Campana SE (1999), Wilson và Larkin (1980)…Tuy nhiên, ở Việt Nam nghiên cứu về hình thái của đá tai còn hạn chế. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu về: “Hình thái đá tai và một số đặc điểm sinh học của giống cá lóc (Channa)” đã được tiến hành.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài đã được tiến hành nhằm cung cấp những thông tin về hình dạng đá tai và một số đặc điểm sinh học của những loài cá thuộc giống cá lóc (Channa) trong vùng ĐBSCL. Qua đó, dựa vào hình thái đá tai để phân loại cá theo loài. Đồng thời, kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung những thông tin trong những việc nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học, đánh giá thành phần loài, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tương lai.

1.3 Nội dung nghiên cứu

Gồm các nội dung nghiên cứu sau:

- Mô tả và so sánh đá tai của các loài cá thuộc giống cá lóc (Channa)

Page 16: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

- Phân tích mối tương quan chiều dài và khối lượng của các loài thuộc giống cá lóc.

- Theo dõi sự phát triển tuyến sinh dục của cá dầy (Channa lucius, Cuvier, 1831).

1.4 Giới hạn của đề tài

Do điều kiện nghiên cứu của đề tài có hạn chế nên đề tài chỉ nghiên cứu hình thái đá tai của 3 loài cá lóc là cá lóc đen (Channa striata), cá lóc bông (Channa micropeltes) và cá dầy (Channa lucius). Đặc điểm sinh học chỉ nghiên cứu đặc điểm sinh sản của cá dầy ((Channa lucius) và đặc điểm hình thái của 3 loài cá lóc là cá lóc đen (Channa striata), cá lóc bông (Channa micropeltes) và cá dầy (Channa lucius).

2

Page 17: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Đặc điểm hình thái của một số loài cá thuộc họ cá lóc phân bố ở đồng bằng Sông Cửu Long

2.1.1 Đặc điểm chung và thành phần loài của họ cá lóc

● Đặc điểm chung của cá lóc

Đầu giống đầu rắn, cơ thể hình trụ, thon dài, phần sau dẹp bên

Gốc vi lung và vi hậu môn dài

Cá có thể hô hấp khí trời bằng màng nhày ở xoang miệng hầu

● Thành phần loài của họ cá lóc (Channidae)

Hệ thống phân loại chung của họ cá lóc như sau:Ngành: Chordata Ngành phụ: VerterbrataLớp: Actinopterygii

Bộ: PercifomesHọ: Channidae

Trên thế giới, họ cá lóc (Channidae) có 2 giống là Channa, Parachanna● Giống Channa phân bố ở Châu Á gồm các loài:

Channa amphibeus (McClelland, 1845)Channa argus argus (Cantor, 1842)Channa argus warpachowskii (Berg, 1909)Channa asiatica (Linnaeus, 1758)Channa aurantimaculata Musikasinthorn, 2000Channa bankanensis (Bleeker, 1852)Channa baramensis (Steindachner, 1901)Channa barca (Hamilton, 1822)Channa bleheri Vierke, 1991Channa burmanica Chaudhuri, 1919Channa cyanospilos (Bleeker, 1853)Channa diplogramma (Day, 1865)Channa gachua (Hamilton, 1822)Channa harcourtbutleri (Annandale, 1918)Channa lucius (Cuvier, 1831)Channa maculate (Lacepède, 1801)Channa marulioides (Bleeker, 1851)Channa marulius (Hamilton, 1822)

3

Page 18: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Channa melanoptera (Bleeker, 1855)Channa melasoma (Bleeker, 1851)Channa micropeltes (Cuvier, 1831)Channa nox Zhang, Musikasinthorn & Watanabe, 2002Channa orientalis Bloch & Schneider, 1801Channa ornatipinnis Britz, 2008Channa panaw Musikasinthorn, 1998Channa pleurophthalma (Bleeker, 1851)Channa pulchra Britz, 2007Channa punctate (Bloch, 1793)Channa stewartii (Playfair, 1867)Channa striata (Bloch, 1793)● Giống Parachanna phân bố ở Châu Phi gồm các loài:

Parachanna africana (Steindachner, 1879).Parachanna insignis (Sauvage, 1884).Parachanna obscura (Günther, 1861). (Nguồn www.fishbase.org)

Theo sách định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc (1978) của giáo sư Mai Đình Yên thì họ cá lóc ở vùng này thì có 4 loài là:

Cá xộp (Channa striata) phân bố rộng trong cá thuỷ vực miền núi, đồng bằng và nước lợ có nồng độ muối thấp. Kích thước tối đa 90 cm.

Cá chuối suối (Channa gachua) sống ở miền núi các tỉnh phái Bắc Việt Nam. Loài này có vây bụng nhỏ. Kích thước tối đa 20 cm.

Cá chuối (Channa maculata) phân bố tương tự cá xộp. Kích thước tối đa 20 cm.

Cá chèo đồi (Channa asiatica) phân bố ở các tỉnh phía Bắc. Loài này không có vây bụng. Kích thước tối đa 20 cm.

Theo sách định loại cá nước ngọt vùng ĐBSCL (1993) của các tác giả Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương thì ĐBSCL có 4 loài cá Lóc là:

Cá lóc đen (Channa striata)

Cá chành dục (Channa gachua)

Cá lóc bông (Channa micropeltes).

Cá dầy (Channa lucius)

4

Page 19: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

2.1.2 Đặc điểm hình thái

2.1.2.1 Cá lóc đen (Channa striata, Bloch, 1795)

Kích thước: 133 – 327 mm

D: 41 – 43 A: 24 – 27 P: 16 – 18 V: 6

Hình 2.1: Hình ảnh cá lóc đen (Channa striata, Bloch, 1795)(Nguồn www.fishbase.org)

Đầu lớn, đỉnh đầu rất rộng, dẹp bằng. Mõm ngắn. Miệng to, hướng lên, rạch miệng xiên và kéo dài qua đường thẳng đứng kẻ từ bờ sau của mắt. Răng bén nhọn, răng hàm dưới và vòm miệng có xen kẻ một số răng chó, còn răng hàm trên không có. Cá không có râu. Lỗ mũi trước mở ra ngoài bằng một ống ngắn. Mắt lớn vừa nằm lệch về nửa trên của đầu, rất gần chót mõm và xa điểm cuối nắp mang. Phần trán giữa hai mắt rộng và phẳng. Lỗ mang lớn.

Thân dài, hình trụ ở phía trước và dẹp bên ở phần sau. Vảy lược lớn phủ khắp thân và đầu, có một số vảy nhỏ phủ lên gốc vi đuôi và vi ngực. Đường bên hoàn toàn, gãy khúc ở hai nơi khoảng vảy 15 – 20 và thụt xuống hai hàng vảy.

Gốc vi lưng dài, dài gốc vi lưng tương đương 58,2% dài chuẩn. Khởi điểm vi lưng ở trên vảy đường bên thứ 5 và chấm dứt ở gần gốc vi đuôi ở khoảng vảy 48 – 52. Vi hậu môn ngắn hơn vi lưng, khởi điểm vi hậu môn ngang với vảy đường bên thứ 20 và chấm dứt ở vảy đường bên 45 – 49. Dài gốc vi hậu môn tương đương 37,7% chiều dài mõm. Vi đuôi tròn, không chẻ hai.

Lúc cá sống có màu xanh đen, nâu đen đến đen ở mặt lưng và nhạt dần xuống bụng, bụng cá có màu trắng sữa. Ở cá nhỏ hai bên hông có từ 10 – 14 sọc đen lợt vắt xéo ngang thân và cái sọc này lợt dần và mất hẳn ở cá lớn. Vi lưng, vi hậu môn có các vệt đen cắt ngang qua các tia vi.

Phân bố: Cá sống nước ngọt, có thể sống được ở nước lợ với nồng độ muối nhỏ hơn 15%0. Chúng sống ở sông suối, ao đìa, đồng ruộng, chịu đựng được môi trường thiếu Oxy nhờ có cơ quan thở khí trời. Thức ăn là các loài cá có kích thước nhỏ, giáp xác, nhuyễn thể, côn trùng, lưỡng thê… Cá có tập tính làm tổ sinh sản và giữ

5

Page 20: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

con. Vùng phân bố rộng từ Trung Quốc đến Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ, Philippin.

Giá trị kinh tế: Ở ĐBSCL có sản lượng rất cao, thịt ngon và là món hàng xuất khẩu có giá trị. Đây là loài có giá trị kinh tế. (Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993)

2.1.2.2 Cá chành dục (Channa gachua, Hamilton, 1822)

Kích thước: 139 – 176 mm

D: 33 – 34 A: 22 – 23 P: 15 V: 6

Đầu to, rộng, dẹp bằng. Mõm ngắn. Miệng rộng hướng lên, rạch miệng xiên, kéo dài quá đường thẳng đứng kẻ từ bờ sau của mắt. Có răng chó ở hàm dưới, xương khẩu cái, xương lá mía, răng hàm trên mịn hơn. Không có râu, lỗ mũi trước mở ra bằng một ống ngắn. Mắt tròn nằm lệch về nửa trên của đầu và chót mõm hơn gần điểm cuối xương nắp mang. Phần trán giữa hai mắt phẳng, rộng và lớn hơn hai lần đường kính mắt.

Hình 2.2: Hình ảnh cá chành dục (Channa gachua, Hamilton, 1822)

(Nguồn www.snakeheads.org)

Phần trước thân có tiết diện tròn, phần sau thân dẹp bên. Đường lưng gần như thẳng từ chót mõm đến gốc vi đuôi. Vảy lớn vừa, phủ khắp thân và đầu, có một số vảy nhỏ phủ lên gốc vi ngực và đuôi. Đường bên hoàn toàn nhưng bị gãy khúc và thụt xuống một hàng từ vảy thứ 14 – 16, đoạn sau của đường bên nằm trên trục giữa thân. Cuống đuôi ngắn.

Dài gốc vi lưng tương đương 50,5% dài chuẩn. Dài gốc vi hậu môn ngắn hơn dài gốc vi lưng. Vi đuôi tròn, không chẻ hai.

Cá có màu xám đen ở mặt lưng và lợt gần xuống bụng, bụng có màu trắng. Rìa vi lưng, vi hậu môn, vi đuôi có màu đỏ cam đến đỏ huyết.

6

Page 21: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Cá sống nước ngọt, hiện diện ở ao, đìa, kênh rạch, đồng ruộng, có tập tính làm tổ sinh sản, chăm sóc và bảo vệ con cái, phân bố java, Sumatra, Borneo, Ấn độ, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam (Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).

2.1.2.3 Cá lóc bông (Channa micropeltes, Cuvier, 1831)

Kích thước: 212 – 374 mm

D: 42 – 44 A: 36 – 37 P: 17 V: 6

Hình 2.3: Hình ảnh cá lóc bông (Channa micropeltes, Cuvier, 1831)(Nguồn www.fishbase.org)

Đầu dài, đỉnh đầu phẳng. Mõm nhọn, ngắn. Miệng cận trên rạch miệng gần như nằm ngang và kéo dài quá đường thẳng đứng kẻ từ bờ sau của mắt. Răng nanh bén nhọn và xếp thành một hàng trên hàm, trên xương khẩu cái, xương lá mía. Cá không có râu. Lỗ mũi trước mở ra bằng một ống ngắn. Mắt tròn nằm lệch về phía trên của đầu và gần chót mõm hơn gần điểm cuối nắp mang. Phần trán giữa hai mắt rộng, phẳng.

Thân dài, phần trước tròn, phần sau dẹp bên. Vảy nhỏ phủ khắp thân và đầu, có một số vảy nhỏ nằm chồng lên gốc vi đuôi và vi ngực. Đường bên hoàn toàn tuy có uốn cong nhưng không gãy khúc.

Gốc vi lưng rất dài, dài chuẩn tương đương 1,6 lần dài gốc vi lung, khởi điểm vi lưng nằm ngang với vảy đường bên thứ tư, năm. Vi hậu môn ngắn hơn, dài chuẩn tương đương 2,8 lần dài gốc vi hậu môn. Khởi điểm vi hậu môn gần như cách đều chót mõm và điểm giữa gốc vi đuôi. Vi đuôi tròn.

Lúc còn nhỏ trên thân cá có hai sọc đen chạy từ mõm đến cuối vi đuôi, sọc phía trên ngang qua mắt, sọc phía dưới ngang qua gốc vi ngực. Phần lưng cá có màu xám nâu và bụng có màu trắng. Các sọc của cá và chăm sóc, bảo vệ con cái. Thức ăn là động vật sống trong nước như cá con, tôm cua, ếch nhái…cá phân bố ở Ấn độ, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia và ĐBSCL Việt Nam.

7

Page 22: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Cá có kích thước lớn, là một trong những đối tượng nuôi bè. Đây là một đối tượng có giá trị kinh tế của vùng ĐBSCL Việt Nam (Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).

2.1.2.4 Cá dầy (Channa lucius, Cuvier, 1831)

Kích thước: 163 – 289 mm

D: 38 – 41 A: 27 – 29 P: 15 - 17 V: 6

Đầu dài, nhọn, hơi dẹp bằng, đỉnh đầu phẳng. Mõm ngắn hơi hướng lên. Miệng ngắn, rạch miệng kéo dài chạm đến đường thẳng đứng kẻ từ bờ sau của mắt. Răng nhọn chắc, răng hàm dưới và răng vòm miệng có dạng răng chó. Cá không có râu. Lỗ mũi trước mở ra bằng một ống ngắn. Mắt nhỏ, nằm lệch về phía trên của đầu và gần chót mõm hơn gần điểm cuối xương nắp mang. Phần trán giữa hai mắt rộng, phẳng và lớn hơn hai lần đường kính mắt.

Thân phần trước có tiết diện tròn, phần sau hơi dẹp bên. Vảy lớn vừa, phủ khắp thân và đầu, có một số vảy nhỏ phủ lên gốc vi đuôi và ngực. Đường bên hoàn toàn, nhưng bị gãy khúc ở hai nơi, một ở khoảng vảy thứ 18 và một ở khoảng thứ 25, ở mỗi nơi gãy đường bên thụt xuống một hàng vảy đoạn sau của đường bên nằm trên trục giữa thân, cuống đuôi ngắn.

Gốc vi lưng rất dài, dài gốc vi lưng tương đương 65% dài chuẩn. Dài gốc vi hậu môn ngắn hơn. Vi đuôi tròn, không chẻ hai.

Hình 2.4: Hình ảnh cá dầy (Channa lucius, Cuvier, 1831)(Nguồn www.fishbase.org)

Mặt lưng cá có màu nâu đen đến xanh đen và nhạt dần xuống bụng. Mặt bên thân cá có những đốm đậm màu xanh đen. Vi ngực, vi bụng, vi đuôi, vi hậu môn có các vệt đen trắng xen kẽ vắt ngang các tia vi.

8

Page 23: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Cá sống nước ngọt, thích sống ở các ao đìa có bóng tối. Có tập tính làm tổ sinh sản, chăm sóc và bảo vệ con cái. Phân bố ở các quần đảo giữa Ấn độ và châu Úc, Sumatra, Borneo, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Trung Quốc (Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).

2.2 Đặc điểm đá tai

2.2.1 Giới thiệu chung về đá tai

Theo Hortle (2003), Cá có cấu tạo tai trong hoàn chỉnh, trong đó đá tai là bộ phận then chốt. Chuyển động nhỏ của đá tai kích thích những tế bào lông giác quan ở tai trong, từ đó truyền tín hiệu thần kinh lên não. Những chuyển động của đá tai thông báo cho não biết về thăng bằng của cá.

Đá tai là những cấu trúc tinh thể, bao gồm chủ yếu của canxi cacbonat. Đá tai tăng sự lắng đọng liên tục của cacbonat canxi, mà tạo nên các vòng tăng trưởng trên đá tai. Vì vậy mà một đá tai cung cấp những thông tin tăng trưởng trong suốt thời gian sống của cá.

Hình 2.5: Tai trong của cá (Popper and Coombs (1982))

Vị trí của đá tai được nằm trong tai trong của cá. Tai trong của cá được chia và ngăn cách bởi các kênh bán nguyệt hoặc các túi. Phần phía trên tai trong của cá là bao gồm có 3 kênh bán nguyệt và các kênh bán nguyệt này được định hướng vuông góc với nhau. Phía dưới 3 kênh bán nguyệt gồm có 3 túi: một túi gọi là Utriculus, bên trong chứa 1 cặp đá tai Utricular hay Lapillus; 2 túi khác là sacculus và lagena. Ở túi sacculus chứa một cặp đá tai lớn nhất gọi là Sagitta. Ở túi lagena cũng chứa một cặp đá tai gọi là Asteriscus (Hình 2.5). Như vậy mỗi loài cá đều có 3 cặp đá tai là

9

Page 24: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Sagitta, Lapillus và Asteriscus. Trong đó Sagitta là viên đá tai lớn nhất và đây là viên đá tai được sử dụng trong nghiên cứu hình thái và ứng dụng của nó (Popper and Coombs, 1980, 1982; Platt and Popper, 1981; Popper, 1983).

Đá tai có một cấu trúc theo chiều dọc được gọi là rãnh trung tâm. Các rãnh có thể được chia thành hai khu vực, khu vực phía trước được gọi là chủy và khu vực phía sau được gọi là đuôi. Phía trên chủy có một đầu hơi nhọn nhô ra gọi là đối chủy. Phía trên đối chủy là mép lưng. Ở mặt lưng của đá tai có một vùng hơi lõm gọi là vùng lõm mặt. Phía dưới của phân đuôi là mép bụng. Phía bụng có một chỗ hơi lõm gọi là vùng lõm ở bụng. Đối với những loài khác nhau thì hình dáng đá tai cũng khác nhau nhưng cấu trúc đá tai vẫn giống nhau (Harkonen, 1986).

Hình 2.6: Cấu trúc đá tai chính (Sagitta) của cá Epigonus denticulastu

(Aguilega, 2008)

Đá tai thay đổi về hình dạng và kích thước trong các nhóm khác nhau của các loài cá. Nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến hình thái đá tai và những ảnh hưởng của sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng gây ra bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ nước, độ sâu, và khoáng sản và thực phẩm sẵn có (Wilson, 1985; Lombarte, 1992; Lombarte và Lleonart, 1993;. Arellano và ctv, 1995; Aguirre và Lombarte, 1999).

Thành phần chính của đá tai là canxi cacbonat, là aragonit, và protein được gọi là otolin (Degens el al. 1969). Trong đó, các thành phần chính của đá tai là canxi

10

Page 25: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

cacbonat (khoảng 99%), các thành phần hữu cơ khác (<1%) đóng vai trò quan trọng trong sự lắng đọng của CaCO3 và kết hợp các yếu tố khác từ endoymph vào cấu trúc đá tai.

2.2.2 Hình dạng về đá tai

Ở mỗi loài cá thì đá tai có hình dạng khác nhau giữa các loài. Ở hình 2.7 hiển thị 24 đá tai khác nhau về hình dạng. Các đá tai điển hình là một cấu trúc theo chiều ngang nén, thường chiều dài hơn nhiều so với chiều rộng và chiều rộng hơn dày.

Hình 2.7: Hình dạng của một số đá tai (Tuset et al. 2008)

11

Page 26: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Các rãnh trung tâm là một phần quan trọng vì một số đặc điểm của nó là một trong những tính năng quan trọng nhất đối với xác định các loài cá. Các loại được hiển thị bởi các rãnh, mối quan hệ hình thái học giữa chủy - đuôi rãnh, và vị trí của các rãnh đặc biệt quan trọng. Các rãnh có thể được phân loại như sau (Hình 2.8):

Hình 2.8: Hình dạng các dạng rãnh trung tâm (Tuset et al, 2008)

Hình 2.9: Các loại đuôi, tùy thuộc vào hình dạng và độ cong (Tuset et al. 2008)

12

Page 27: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Hình dạng của đuôi có thể được chia thành ba loại: hình ống, hình elip hay hình tròn bầu dục. Một số phần có thể được xem xét tùy thuộc vào độ lớn của độ cong sau: thẳng, hơi cong, cong, cong rõ rệt, cuộn tròn (khoảng <30º, 30-60º, 6-10º, >100º tương ứng) hoặc quanh co. Các đường cong có thể bắt đầu từ trước, giữa hoặc các vùng sau của đuôi (Hình 2.9).

2.2.3 Ứng dụng đá tai trong khoa học nghề cá

Các nhà khoa học nghiên cứu đá tai để có được những thông tin về tuổi tác, phân loại và kích thước của cá. Điều này là rất quan trọng bởi vì tuổi tác, tốc độ tăng trưởng, và tỷ lệ tử vong là ba trong những đặc điểm lịch sử có ảnh hưởng nhất đến cuộc sống của các quần thể cá. Bên cạnh việc xác định tuổi tác và phát triển của cá, đá tai đã được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như sinh học cá (nghe và sự cân bằng trong cá), sinh thái ấu trùng cá, nhận dạng loài, xác định và tái tạo môi trường của các môi trường sống của cá.

Theo Hortle (2003), đá tai được cấu tạo bởi những vòng protein và canxi cacbonat nhỏ xen kẽ gọi là vòng năm. Vì tốc độ lớn của đá tai tỉ lệ thuận với tốc độ sinh trưởng của cá nên đá tai được sử dụng để xác định tuổi cá trong nhiều thập niên trở lại đây.Vòng năm lớn lên hàng ngày cho nên có thể tính được tuổi ngay cả đối với cá chưa trưởng thành. Xác định sự giảm sinh trưởng hàng ngày rõ ràng nhất là của cá vùng ôn đới trong mùa đông, khi đó sinh trưởng bị chậm lại, hình thành nên vòng năm rõ ràng. Cá ở vùng nhiệt đới xác định tuổi khó hơn nếu căn cứ theo mùa hoặc một số yếu tố làm ức chế sự sinh trưởng khác.Holden và Raitt (1974) nhận xét rằng trong khu vực ôn đới của trái đất, sự khác biệt giữa mùa hè và mùa đông được đánh dấu bằng sự thay đổi về nhiệt độ nước và số lượng thức ăn sẵn có. Đánh dấu những thay đổi xảy ra cũng không kém ở vùng nhiệt đới, ví dụ, nhiều con sông có thể lũ lụt theo mùa. Trong mùa lũ lụt, thực phẩm dồi dào và các cá phát triển nhanh chóng. Trong mùa khô, thực phẩm trở nên khan hiếm và các loài cá thường xuyên đói. Tuy nhiên, một số cá sống trong môi trường nhất định, đặc biệt là ở những vùng cực và nhiệt đới và do đó không có vòng nào được quy định trong cấu trúc đá tai của chúng (Holden và Raitt, 1974). Gia tăng hàng ngày của tăng trưởng đã được xác định trên đá tai cá. Độ rộng trung bình của các gia số 1-2 μm ở ấu trùng cá cơm (Engraulis mordax) và 3-4 μm trong cá tuyết lớn (Merluccius sp.)(Moyle và Cech, 2004). Trong một nghiên cứu gần đây, gia tăng hàng ngày cũng được tìm thấy trong những đá tai cá Ngừ vằn chưa trưởng thành được đo khoảng 15 - 40 μm (Tanabeet al, 2003).

13

Page 28: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Hình dáng đá tai của các loài cá khác nhau thì khác nhau. Đá tai bị tiêu hóa rất chậm nên nó tồn tại khá lâu trong ruột cá dữ. Điều này cho phép nhà sinh học cá xác định được chuỗi thức ăn của sinh vật. Đá tai tích tụ chất ôxy đồng vị theo tỷ lệ khác nhau phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

2.3 Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng

Mối quan hệ chiều dài - khối lượng có tầm quan trọng rất lớn trong việc đánh giá nghề cá (Goncalves và ctv, 1996). Mối quan hệ này được áp dụng để đánh giá trữ lượng cá và quần đàn (Ricker, 1968). Các mối quan hệ chiều dài - khối lượng giúp đánh giá điều kiện, lịch sử sinh sản, chu kỳ sống và sức khỏe nói chung của các loài cá (Pauly, 1993). Tuy nhiên, các thông số chiều dài - khối lượng của cùng một loài có thể khác nhau trong quần đàn vì thức ăn, các hoạt động sinh sản và đánh bắt cá… Vì vậy, chúng ta cần phải biết mối quan hệ chiều dài - khối lượng của cá được khảo sát ở một nơi nhất định trong một thời gian nhất định. Trong các nghiên cứu mối quan hệ chiều dài - khối lượng cá, khối lượng cơ thể cá có một mối quan hệ theo cấp số nhân với chiều dài của nó. Công thức tính W = aL b

được sử dụng để đại diện cho các mối quan hệ chiều dài - khối lượng (Khi đó, W = tổng khối lượng của cá; L = tổng chiều dài; a = hằng số; b = hệ số tăng trưởng của cá, thường dao động từ 2 đến 4).

b = 3: sự tăng trưởng về khối lượng và chiều dài cân bằng nhau.

b > 3: sự tăng trưởng về khối lượng chậm hơn so với sự tăng trưởng chiều dài

b < 3: sự tăng trưởng về khối lượng nhanh hơn so với sự tăng trưởng chiều dài.

2.4 Đặc điểm sinh học sinh sản của một số loài cá thuộc giống cá lóc đã được nghiên cứu

2.4.1 Đặc điểm sinh sản chung của các loài cá nước ngọt ở ĐBSCL

● Tính mùa vụ trong sinh sản của cá

Sự biến đổi những yếu tố khí hậu, kéo theo những biến đổi của môi trường theo mùa trong năm đã tạo cơ sở hình thành các nhịp sinh học, các mùa sinh học. Trải qua quá trình lịch sử hình thành, vận động và phát triển, các loài cá đã thích nghi cao độ với điều kiện sống, thể hiện sự thích nghi cao nhất là quá trình sinh sản. Những biến đổi của điều kiện môi trường theo quy luật mùa đã hình thành nên tập tính sinh sản theo mùa của cá. Do sự biến đổi của các yếu tố môi trường có liên quan đến các biến đổi của khí hậu theo mùa mà hầu hết cá nuôi ở ĐBSCL trong giai đoạn trưởng thành có tuyến sinh dục ở giai đoạn II vào tháng 12 và tháng 1, ở giai

14

Page 29: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

đoạn III vào tháng 2 và tháng 3, ở giai đoạn IV vào tháng 4 và tháng 5 (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).

Ở ĐBSCL cá tập trung sinh sản vào đầu mùa mưa (tháng 5). Thời điểm này, nhiệt độ nước có dấu hiệu giảm, chuyển từ nóng cuối mùa khô sang mát đầu mùa mưa, mực nước thủy vực dâng cao do những lần mưa đầu mùa. Đó là những điều kiện cần thiết, quan trọng được coi là tín hiệu sinh thái sinh sản của hầu hết các loài cá ở ĐBSCL. Tuy nhiên, do đặc tính khí hậu ở nước ta nên vào những tháng khác vẫn thấy cá sinh sản nhưng đó không phải là mùa sinh sản chính, năng suất và hiệu quả sinh sản không cao (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).● Sức sinh sản của cá

Sức sinh sản của cá tính bằng lượng trứng được đẻ ra của một cá thể (sức sinh sản tuyệt đối) hoặc một đơn vị khối lượng cơ thể (sức sinh sản tương đối). Sức sinh sản của cá tùy thuộc vào điều kiện môi trường sống (nhất là dinh dưỡng và nhiệt độ) và mang đặc tính loài rõ rệt. Những loài cá đẻ trứng kích thước lớn hoặc có bảo vệ trứng và ấu trùng thì có sức sinh sản thấp. Những loài cá có trứng nhỏ, lượng noãn hoàng ít và những loài cá không bảo vệ trứng, không bảo vệ con thì có sức sinh sản cao hơn (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).

2.4.2 Đặc điểm sinh sản của cá lóc đen (Channa striata, Bloch, 1795)Cá dễ thành thục và thành thục sớm lúc 10-12 tháng tuổi. Mùa vụ thành thục trong tự nhiên từ tháng 3 - 4 và kéo dài tới tháng 9 - 10. Cá thường đẻ những tháng đầu mùa mưa lớn, tập trung nhất tháng 5 đến tháng 7. Hệ số thành thục trung b�ình từ 0,5 - 1,5%, số trứng của buồng trứng cá cái có thể đạt 5.000 đến 20.000 trứng. Cá đực và cá cái tự ghép đôi khi thành thục, cá đực thường có kích thước nhỏ hơn cá cái cùng lứa. Cá thường chọn nơi cây cỏ thủy sinh kín đáo nhưng thoáng để đẻ trứng và thụ tinh. Trứng cá lóc màu vàng sậm, có chứa hạt dầu nên nổi được trên mặt nước. Sau khi đẻ, cá đực và cái đều canh giữ tổ trứng và cá con cho đến khi cá con bắt đầu có tập tính sinh sống độc lập (Phạm Văn Khánh, 2003).

2.4.3 Đặc điểm sinh sản của cá lóc bông (Channa micropeltes, Cuvier, 1831)

Cá thành thục vào 23-24 tháng tuổi. Mùa vụ phát dục và sinh sản kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, tập trung vào tháng 6 - 7 dương lịch. Cá đẻ tái phát dục 3 - 4 lần trong năm. Lượng trứng có thể dạt từ 7.000-15.000 trứng. Cá đực, cá cái ghép cặp và đẻ trứng trong tổ và bảo vệ tổ trứng rất kỹ, cho đến khi cá con đă có thể sống độc lập và chủ động bắt mồi (Phạm Văn Khánh, 2003).

15

Page 30: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

3.1.1 Thời gian nghiên cứu

Thời gian thực hiện đề tài được thực hiện từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 09 năm 2011.

3.1.2 Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm thu mẫu đã thu mẫu ở các tỉnh là Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp.

Hình 3.1: Địa điểm thu mẫu

Địa điểm thu mẫu

16

Page 31: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

3.2 Vật liệu nghiên cứu

Các loại vật liệu dụng cụ chính được hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu bao gồm như sau:

- Vật liệu cho thu mẫu: Thùng ướp lạnh. Dung dịch formol.

- Vật liệu xác định các chỉ tiêu hình thái cá: Thước Panme, cân điện tử.

- Vật liệu lấy đá tai: dao mổ, cưa sắt, kẹp, kim mũi nhọn, cồn Ethanol 700, giấy bóng mờ, tuýp Eppendoff 1,5 ml.

- Quan sát giai đoạn phát triển tuyến sinh dục: dung dịch Bouin, acid picric, Acid acetic, dung dịch formol – saline, cồn, nước cất, paraffin, muối (sodium chloride), xylen, lưỡi dao cạo, dung dịch albumen, dung dịch Mayer’s Hematoxylin, dung dịch nhuộm eosin, glycerol, lòng trắng trứng, giấy lọc, sodium iodate (NaIO3), tinh thể thymol, acid citric và chloral hydrate, kính hiển vi.

- Và một số dụng cụ chuyên dụng khác trong phòng thí nghiệm.

3.3 Phương pháp thu mẫu và phân tích số liệu

3.3.1 Phương pháp thu mẫu

Mẫu cá đã thu từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 09 năm 2011. Mẫu cá đã thu từ các nghề khai thác như lưới cào, giăng lưới, giăng câu, đặt dớn, chài, đặt lợp…và thu từ các chợ lân cận.

Số mẫu thu được: Cá lóc đen đã thu 46 mẫu (tại Thốt Nốt – Cần Thơ), cá lóc bông đã thu 50 mẫu (tại Tam Nông – Đồng Tháp)

Đối với cá dày thì thu mẫu tại thị xã Vị Thanh – Hậu Giang. Số mẫu đã thu được là 355 mẫu trong suốt 12 tháng, mỗi tháng 30 mẫu để xem sự tăng trưởng của tuyến sinh dục và sự tăng trưởng của đá tai.

Mẫu sau khi thu đã được ướp lạnh bảo quản và vận chuyển về phòng thí nghiệm của Khoa Thủy Sản trường Đại học Cần Thơ để nghiên cứu phân tích.

3.3.2 Phương pháp định danh và phương pháp lấy đá tai

Phương pháp định danh: Đo các chỉ tiêu về hình thái (chiều dài (cm), khối lượng (g),...). Định danh loài cá theo khóa phân loại loài của Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993 (Phụ lục 1).

17

Page 32: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Phương pháp lấy đá tai: Dùng cưa sắt (đối với cá trưởng thành) hoặc có thể dùng dao mổ (đối với cá nhỏ) cắt ngay chính giữa đỉnh đầu của cá. Khi cắt gần chạm hộp sọ của cá thì dùng tay tách hộp sọ của cá ra. Sau khi hộp sọ của cá được tách ra thì dùng kẹp di chuyển phần óc ra ngoài. Kế tiếp, dùng kim mũi nhọn lấy đá tai ra ngoài. Đá tai được lấy ra ngoài sẽ được rửa sạch với cồn Ethanol 700 và lưu trữ bằng giấy chuyên dụng, sau đó bỏ vào tuýp Eppendoff 1,5 ml để đi phân tích.

Hình 3.2: Phương pháp lấy đá tai của các loài cá lóc

3.3.3 Phương pháp theo dõi sự phát triển tuyến sinh dục của cá dầy

Quan sát tuyến sinh dục của cá để phân biệt giới tính, phương pháp thường được áp dụng là quan sát bằng mắt nếu cần thiết thì có thể sử dụng kính lúp. Thông thường, tinh sào có dạng dẹp và quăn dợn song trong khi noãn sào có dạng ống, màu hồng nhạt và có hạt. Màu sắc của tuyến sinh dục cũng là một đặc điểm quan trọng để xác định giới tính đối với cá chưa thành thục, tinh sào thường có màu trắng hay xám, trong khi đó noãn sào thường có màu hồng nhạt hay hơi đỏ. Để khảo sát sự phát triển tuyến sinh dục qua các giai đoạn thì sử dụng kính hiển vi để quan sát là chính xác nhất.

18

Page 33: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Phương pháp theo dõi sự phát triển tuyến sinh dục của cá dầy dựa vào bậc thang thành thục sinh dục cho cá đẻ trứng theo Qasim (1957) Crossland (1977) như sau:

Bảng 3.1: Bậc thang thành thục sinh dục cho cá đẻ trứng theo Qasim (1957) Crossland (1977)

Giai

đoạn

Mức độ

thành thụcMô tả

I Chưa thành thục

Tuyến sinh dục dài khoảng 1/3 chiều dài xoang

bụng. Noăn sào như một dăy băng mỏng, màu hồng

nhạt, khó nhận thấy bằng mắt thường. Tinh sào là

một sợi mảnh màu trắng.

II Trưởng thành

Tuyến sinh dục chiếm khoảng ½ thể tích xoang

bụng. Noăn sào có màu hồng nhạt, hơi đục, co thể

nh�n thấy các hạt trứng bằng kính lúp. Tinh sào có

màu trắng như kem và dày lên.

III Đang chín

Tuyến sinh dục chiếm khoảng 2/3 xoang bụng.

Trứng to và dễ dàng nh�n thấy bằng mắt thường.

Noăn sào có màu hồng nhạt đến vàng. Tinh sào phát

triển to ra, có màu trắng nhạt đến màu kem.

IV Chín muồi

Tuyến sinh dục chiếm hầu hết thể tích xoang bụng.

Noãn sào căng phồng với trứng to và trong mờ. Tinh

sào to, mềm có màu trắng kem.

V Thoái hóa

Tuyến sinh dục có nhiều khoảng trống rỗng và bắt

đầu co lại. Noăn sào còn sót lại vài trứng chín có

màu sậm hay trong mờ. Tinh sào mềm nhũn.

Ngoài ra, để xác định các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục, ta có thể quan sát mô của tuyến sinh dục dưới kính hiển vi. Phương pháp xử lý mẫu mô tuyến sinh dục gồm các bước sau: cố định mẫu, cắt tỉa định hướng mẫu, khử nước, ngấm vào trong paraffin, đúc khối, cắt lát mỏng, dán lát cắt vào phiến kính và nhuộm màu.

Cố định mẫu: Sau khi thu mẫu tinh sào cần phải đo chiều dài (mm), cân khối lượng (g) và cho vào dung dịch Bouin trong thời gian 12h và sau đó chuyển sang cố

19

Page 34: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

định trong cồn 700. Buồng trứng sau khi thu cũng cần phải cân và đo sau đó xẻ dọc để cho dung dịch cố định thấm vào. Dung dịch Bouin được pha gồm các dung dịch sau: Dung dịch axit picric bão hòa 750 mL, formol 40% 250 mL và Acid acetic 50 mL. Việc bảo quản trứng có thể thực hiện trong dung dịch formol – saline (Hancock, 1979)(trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004). Dung dịch này có thể chuẩn bị bằng cách pha 100 mL formol 40% với 900 mL nước cất và bổ sung thêm 100 g muối (sodium chloride).

Cắt tỉa định hướng mẫu: Mẫu mô đã cố định thường phải được cắt tỉa trước khi đúc khối. Việc cắt tỉa được cắt bằng lưỡi dao cạo hoặc dao mổ để đạt được kích cở mong muốn.

Sau đó loại nước, làm trong mẫu và ngấm paraffin. Quá trình loại nước được thực hiện bằng cách nhúng mẫu mô qua một loạt các dung dịch cồn (ethanol) với các nồng độ gia tang (10% cho mỗi bước) từ cồn 50% đến 80%, sau đó nhúng mẫu vài lần trong cồn 95% và cuối cùng là chuyển sang cồn 100%. Sau khi hoàn thành quá trình khử nước, cồn cũng cần phải loại ra khỏi mẫu mô bởi vì cồn không thể hòa lẫn với paraffin (Drury và Wallington 1980, Gabe 1976). Do đó cần làm ngấm vào trong mẫu mô một loại dung môi trung gian có thể hòa tan được paraffin và cồn. Quá trình này gọi là quá trình làm trong mẫu. Mục đích chính của bước này là dùng dung môi hòa tan paraffin để đẩy cồn ngấm trong mô ra. Dung môi thường được sử dụng là xylen, toulen, benzen…Mẫu mô cần ngâm trong dung môi từ 30 phút đến 2 giờ. Sau khi làm trong, mẫu mô sẽ được chuyển sang bước ngấm paraffin. Mẫu được ngâm trong các lọ paraffin nóng chảy (570 – 600) với thời gian thay đổi từ 1 đến 3 giờ tùy theo kích thước mẫu mô.

Cắt mẫu: Trước khi cắt mẫu, mẫu mô phải được giữ chặt trong một khung cố định, thường thì đặt trong khung bằng paraffin. Mẫu mô đã được ngấm paraffin tốt sẽ được đặt trong khuôn bằng nhựa hay inox. Khi miếng mô đã được vùi vững chắc vào paraffin, làm rắn paraffin lại bằng cách đặt khuôn vào trong tủ lạnh, sau đó tách khối paraffin ra khỏi khuôn. Tiến hành cắt mô đúc trong khối paraffin gồm các bước sau: Đặt dao vào máy cắt, vận óc thật chặt. Độ lệch của lưỡi dao với mặt cắt của khối mẫu tạo thành 1 góc khoảng 15 – 300. Trước khi tiến hành cắt, phải điều chỉnh độ dày của lát cắt theo nghiên cứu mà mong muốn.

Dán lát cắt vào phiến kính: Sau khi cắt thì tiến hành dán lát cắt vào phiến kính (slide): cho 1 giọt rất nhỏ dung dịch albumen (dung dịch albumen gồm lòng trắng trứng và glycerol với tỷ lệ 1:1 theo thể tích, trộn đều sau đó lọc qua giấy lọc thô hay bông gòn, thêm vào 1 ít tinh thể thymol để ngăn vi sinh vật phát triển (Kiernan, 1990)) lên phiến kính, dùng tay tay xoa đều để tạo thành một màng mỏng albumen

20

Page 35: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

trên phiến kính. Sau khi làm giản thẳng lát cắt trong chậu nước ấm, nhúng phiến kính vào chậu nước ấm ngay bên dưới lát cắt. Cẩn thận đính một đầu của lát cắt vào phiến kính, điều chỉnh lát cắt dung hướng, từ từ rút phiến kính khỏi nước, lát cắt sẽ được dán chặt vào phiến kính. Phiến kính cần phải được làm sạch trước khi dán lát cắt vào. Sau khi dán lát cắt vào tiến hành làm khô phiến kính bằng cách sấy khô phiến kính 12 giở (1 đêm) trong tủ sấy ở nhiệt độ 370C để loại bỏ paraffin.

Nhuộm màu: Các bước nhuộm mẫu gồm các bước sau:

- Chuẩn bị dung dịch Mayer’s Hematoxylin: hòa tan 1 g tinh thể hematoxylin trong 750 mL nước cất. Thêm vào 0,2 g sodium iodate (NaIO3); 1 g acid citric và 50 g chloral hydrate. Thêm nước vào cho đủ 1 lít.

- Dung dịch chuẩn 1% eosin: 1 g eosin, 20 mL nước cất và 80 mL cồn (ethanol) 95%. Dung dịch nhuộm eosin được chuẩn bị như sau: 1 thể tích dung dịch chuẩn 1% eosin + 3 thể tích cồn 80%. Trước khi sử dụng thêm vào 0,5 ml acid acetic cho mỗi 100 mL dung dịch nhuộm eosin.

- Nhúng phiến mẫu vào xylen 2 – 3 phút

- Chuyển sang xylen sạch 1 – 2 phút

- Nhúng trong cồn tuyệt đối 1 – 2 phút

- Chuyển sang lần lượt các dung dịch cồn 95%, 70%, và 50%, 1 phút cho mỗi dung dịch.

- Rửa mẫu trong nước cất

- Nhúng phiến mẫu trong dung dịch Mayer’s Hematoxylin 15 phút

- Rửa phiến mẫu dưới vòi nước 20 phút

- Nhúng phiến mẫu vào dung dịch nhuộm eosin từ 15 giây đến 2 phút tùy vào mức độ bắt màu của mẫu.

- Chuyển phiến mẫu sang 2 lần cồn 95%, mỗi lần 2 phút để rửa hết eosin thừa. Quan sát phiến mẫu bằng kính hiển vi, mẫu đạt yêu cầu khi nền mẫu trong và tế bào chất bắt màu từ hồng nhạt đến cam.

- Rửa phiến mẫu lại trong cồn 95%, sau đó chuyển phiến mẫu sang 2 lần cồn tuyệt đối, mỗi lần 2 phút. Làm trong mẫu bằng xylen 2 lần mỗi lần 2 phút. Sau khi nhuộm, dán phiến kính mỏng lên trên.

21

Page 36: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Phương pháp xác định hệ số thành thục (GSI)

Hệ số thành thục phải được tính toán cho từng tháng và phải được tính toán riêng biệt cho từng giới. GSI được tính bằng công thức sau:

GSI(%) = (Wg/Wn) x 100

Trong đó:

GSI: Hệ số thành thục

Wg: Khối lượng tuyến sinh dục

Wn: Khối lượng thân cá bỏ nội quan (gam)

Phương pháp lấy tuyến sinh dục: Dùng kéo cắt mổ bụng của cá sao cho không cắt chạm đến tuyến sinh dục và nội quan của cá. Cận thận cắt tách nội quan của cá ra khỏi thân cá. Dùng kẹp tách tuyến sinh dục ra khỏi nội quan. Sau đó rữa sạch và làm khô tuyến sinh dục bằng giấy thấm. Tiến hành cân tuyến sinh dục sau khi được làm khô.

Theo dõi hệ số CF (nhân tố điều kiện) qua công thức sau:

CF = W/Lb

Trong đó:

W: Khối lượng trung bình của cá (g) theo tháng

L: Chiều dài trung bình cơ thể cá (cm) theo tháng

b: Hệ số tăng trưởng của cá nghiên cứu

Phương pháp xác định sức sinh sản của cá

Phân tích sức sinh sản tuyệt đối theo công thức của Bagenad (1967):

F = n.G/g

Trong đó:

F là sức sinh sản tuyệt đối

n là số lượng trứng giai đoạn IV trở lên trong mẫu đại diện

G là khối lượng buồng trứng (gam)

g là khối lượng mẫu đại diện (gam)

22

Page 37: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Phương pháp đếm số trứng trong mẫu đại diện: Tất cả các trứng chín (giai đoạn IV trở lên) trong buồng trứng được tách riêng ra khỏi các trứng chưa chín và các mô liên kết của buồng trứng. Làm khô bằng giấy thấm sau khi làm sạch, tiến hành đếm số trứng.

Phân tích sức sinh sản tương đối theo công thức của Hardisty (1964):

FA = F/A

Trong đó:

FA là sức sinh sản tương đối

F là sức sinh sản tuyệt đối

W là khối lượng cá

3.3.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

● Xác định mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của 3 loài cá theo công thức (Trích dẫn của (Ricker, 1968))

W = aLb

Trong đó:

W: Khối lượng của cá (g)

a: Hằng số

L: Chiều dài cơ thể cá (cm)

b: Hệ số tăng trưởng của cá

● Xác định mối tương quan giữa chiều dài thân cá và chiều dài đá tai qua phương trình của Harkonen (1986):

FL = c + d.OL

Trong đó:

- FL là chiều dài thân cá

- OL là chiều dài đá tai

- c, d là tham số tăng trưởng

● Xác định mối tương quan giữa khối lượng thân cá và đá tai qua phương trình của Harkonen (1986):

23

Page 38: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

FW = g.OLh

Trong đó:

- FW là khối lượng thân cá

- OL là chiều dài đá tai

- g, h là tham số tăng trưởng

● Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu thu được đã được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel 2010. Xử lý các số liệu thu được dưới hình thức chạy các phương trình tương quan hồi qui, tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.

24

Page 39: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

CHƯƠNG IV : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Một số chỉ tiêu hình thái của 3 loài cá lóc

Căn cứ vào tài liệu của Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) (xem Phụ lục 1), mẫu thu của các loài cá lóc thuộc giống Channa phân bố ở ĐBSCL đã được định danh, gồm có loài cá lóc đen, lóc bông và cá dầy (Hình 4.1, Hình 4.2 và Hình 4.3).

Hình 4.1: Hình dạng bên ngoài của cá lóc đen

Hình 4.2: Hình dạng bên ngoài của cá lóc bông

Hình 4.3: Hình dạng bên ngoài của cá dầy

25

Page 40: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Kết quả đếm một số chỉ tiêu hình thái của 3 loài được ghi nhận và so sánh với kết quả định danh của Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) (Bảng 4.1)

Bảng 4.1: So sánh một số chỉ tiêu hình thái của 3 loài cá lóc

Loài

Chỉ tiêu hình thái

Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993)

Mẫu cá nghiên cứu

Số mẫu (con)

Kết quảSố mẫu (con)

Kết quả

Channa striata

D

24

41 - 43

10

42A 24 - 27 25 - 26V 6 6P 16 - 18 16

Channa micropeltes

D

12

42 - 44

10

42 - 43A 36 - 37 35V 6 6P 17 17

Channa lucius

D

24

38 - 41

10

40 - 41A 27 - 29 27V 6 6P 15 - 17 15 - 17

Qua bảng 4.1 cho thấy, mẫu cá của 3 loài cá lóc trong nghiên cứu này có các chỉ tiêu hình thái giống với nghiên cứu của Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993). Vì vậy, có thể kết luận số mẫu của các loài cá lóc thu được đã được định danh đúng theo phân loại loài.

4.2 Mối quan hệ tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân cá của 3 loài cá lóc thuộc giống Channa

Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân cá của 3 loài cá lóc đã được xác định trong thời gian nghiên cứu.

Mối tương quan chiều dài và khối lượng thân cá của 3 loài cá lóc là cá lóc đen, cá lóc bông và cá dầy được xác định 3 phương trình tương quan hồi quy (Hình 4.4, Hình 4.5 và Hình 4.6). Mối tương quan này có quan hệ rất chặt chẽ với tuân theo quy luật đường cong tăng trưởng với hệ số R2 dao động từ 0,94 đến 0,97 và hệ số b dao động từ 2,4811 đến 3,0964. Đối với cá lóc đen và cá dầy, hệ số b đều nhỏ hơn 3, cho thấy số mẫu cá thu được là những cá thể trưởng thành nhiều hơn cá nhỏ. Theo quy luật đường cong tăng trưởng thì cá ở giai đoạn nhỏ phát triển chủ yếu về chiều dài, khi cá lớn dần lên thì chiều dài thân cá phát triển chậm lại và cá chủ yếu

26

Page 41: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

phát triển về khối lượng. Vì vậy, theo phương trình tương quan hồi qui trên, số mẫu cá lóc đen và cá dầy thu được có sự phát triển về khối lượng hơn về chiều dài. Đối với cá lóc bông, hệ số b > 3, số mẫu cá thu được là cá chưa trưởng thành nên tốc độ tăng trưởng về chiều dài nhanh hơn so với khối lượng.

Hình 4.4: Tương quan chiều dài tổng và khối lượng thân cá lóc đen

Hình 4.5: Tương quan chiều dài tổng và khối lượng thân cá lóc bông

Qua các đường cong tăng trưởng thể hiện mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng, cho thấy rằng ứng với một điểm thể hiện cho 1 cặp chiều dài – khối lượng thân cá thì các điểm này không hoàn toàn nằm trên đường cong lý thuyết mà có một số điểm nằm ngoài đường cong. Điều này là lẽ tự nhiên, một số cá thể không tuân theo quy luật của lý thuyết đường cong. Bởi vì thực tế, các yếu tố môi trường (nhiệt độ, ánh sang, dòng chảy…), thức ăn, mầm bệnh, di cư, tác động con người…ảnh

27

Page 42: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

hưởng ít nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cá. Mỗi cá thể có khả năng chống chọi những ảnh hưởng đó là khác nhau, kể cả cùng loài. Chính vì thế, trong một quần đàn cá có các các cá thể cá phát triển không đồng đều.

Hình 4.6: Tương quan chiều dài tổng và khối lượng thân cá dầy

4.3 Mô tả hình thái đá tai của các loài cá thuộc giống cá lóc Channa

Loài 1 : Cá lóc đen (Channa striata, Bloch, 1795)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hình dạng đá tai bên ngoài của cá lóc đen có dạng elip. Đá tai có màu trắng đục và có kích thước lớn. Mặt trong đá tai là một mặt lồi. Phần nhô ra nơi miệng rãnh là chủy. Phía trên miệng rãnh có phân nhô ra là đối chủy. Đối diện rãnh là phần đuôi. Rãnh trung tâm là đường dài, có đuôi uốn cong thon nhỏ. Rãnh trung tâm của đá tai cạn. Trên mép lưng có những điểm nhô lên xuống tạo nên răng cưa. Mặt ngoài đá tai là mặt lõm có bề mặt nhám. Đá tai rất dày (Hình 4.7).

Hình 4.7: Hình dạng đá tai cá lóc đen

28

Page 43: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Sau đây là một số hình ảnh về cấu trúc mặt ngoài và mặt trong của đá tai cá lóc đen

ứng với chiều dài thân cá (Hình 4.8)

Nhóm 1: Nhóm cá có chiều dài thân FL < 20 cm

Nhóm 2: Nhóm cá có chiều dài thân 20 cm < FL < 27 cm

Nhóm 3: Nhóm cá có chiều dài thân 27 cm < FL < 35 cm

Hình 4.8: Kích cỡ và hình dạng đá tai khác nhau ứng với nhóm chiều dài khác nhau của cá lóc đen

29

Page 44: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Sự khác biệt của đá tai giữa các nhóm theo chiều dài thân là:

Nhóm 1: Mép lưng đá tai phân thùy và nhô lên cao.

Nhóm 2: Phần đuôi đá tai có nhiều răng và nhô ra cưa.

Nhóm 3: Trên mép lưng đá tai có nhiều răng cưa.

Loài 2: Cá lóc bông (Channa micropeltes, Cuvier, 1831)

Với số mẫu quan sát cho thấy, hình dạng đá tai của cá lóc bông lúc nhỏ có hình dạng tam giác, khi lớn có dạng hình thoi. Hơi mỏng. Mặt trong đá tai là một mặt lồi. Miệng rãnh rất nhỏ. Phần nhô ra nơi miệng rãnh là chủy. Từ chủy đến đối chủy như một đường liền không có phần lõm vào.

Rãnh trung tâm là một đường dài, đi từ đầu rãnh trung tâm có kích thước rộng và hẹp ở chính giữa trung tâm đá tai và đến đuôi rãnh có kích thước rộng, đuôi rãnh rất cong và có hình bầu dục. Mép bụng và mép lưng của đá tai có nhiều điểm nhô lên xuống tạo nên răng cưa. Mặt ngoài đá tai là mặt lõm và nhám.

Hình 4.9: Hình dạng đá tai cá lóc bông

30

Page 45: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Ứng với khoảng chiều dài thân cá nhất định, thì hình dáng đá tai cũng thay đổi hình dạng theo khoảng chiều dài thân cá đó. Số mẫu cá lóc bông thu được chia chiều dài thân cá theo 3 nhóm ứng với 3 hình dạng khác nhau (Hình 4.10)

Nhóm 1: Nhóm cá có chiều dài thân 10 cm < FL < 15 cm

Nhóm 2: Nhóm cá có chiều dài thân 15 cm < FL < 20 cm

Nhóm 3: Nhóm cá có chiều dài thân 20 cm < FL < 25 cm

Hình 4.10: Kích cỡ và hình dạng đá tai khác nhau ứng với nhóm chiều dài khác nhau của cá lóc bông

31

Page 46: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Sự khác biệt của đá tai giữa các nhóm theo chiều dài thân là:

Nhóm 1: Đá tai có hình dạng hình tam giác. Mép lưng nhô lên rất cao.

Nhóm 2: Đá tai có dạng hình thoi. Phần chủy nhô ra nhiều

Nhóm 3: Hình dạng đá tai cân đối hơn.

Loài 3: Cá dầy (Channa lucius, Cuvier, 1831)

Đá tai của dá dầy có hình dạng elip. Đá tai có màu trắng trong và có kích thước nhỏ. Mặt trong đá tai là mặt lồi. Đá tai có phần chủy nhô ra rất rõ rệt. Miệng rãnh trung tâm rộng. Đá tai có rãnh trung tâm sâu. Rãnh trung tâm là một đường dài và có đuôi hơi cong. Phần đuôi của đá tai hơi nhô ra và có những điểm tạo nên răng cưa. Mặt ngoài đá tai là mặt lõm (Hình 4.11).

Hình 4.11: Hình dạng đá tai cá dầy

Cũng như cá lóc đen và cá lóc bông, đá tai của cá dầy có hình dạng khác nhau ứng với mỗi chiều dài thân cá nhất định (Hình 4.12).

Nhóm 1: Nhóm cá có chiều dài 19 cm < FL < 25 cm

32

Page 47: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Nhóm 2: Nhóm cá có chiều dài 25 cm < FL < 30 cm

Nhóm 3: Nhóm cá có chiều dài 30 cm < FL < 35 cm

Nhóm 4: Nhóm cá chiều dài > 35 cm

Hình 4.12: Kích cở và hình dạng đá tai khác nhau ứng với nhóm chiều dài khác nhau của cá dầy

Sự khác biệt của đá tai giữa các nhóm theo chiều dài thân là:

Nhóm 1: Miệng rãnh nhỏ. Mép lung nhô cao bầu dục

Nhóm 2: Miệng rãnh rất nhỏ. Mép lưng và mép bụng rất nhiều phân thùy dạng răng cưa.

Nhóm 3: Miệng rãnh trung tâm rộng. Đường rãnh trung tâm sâu và nhìn rất rõ.

Tóm lại, đá tai của mỗi loài đều có hình dạng đặc trưng riêng. Về mặt cấu trúc mặt trong và mặt ngoài đá tai của đá tai vẫn gồm các phần chính như phần đuôi, chủy,

33

Page 48: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

đối chủy, phần lung và phần bụng. Cấu trúc đá tai mặt trong đá tai là mặt lồi, mặt ngoài là mặt lõm. Từ những đặc điểm được mô tả, có thể dựa vào một số đặc điểm hình dạng và cấu trúc đá tai để nhận dạng theo khóa tra định loại loài như sau:

1a. Đá tai khi nhỏ có dạng hình tam giác, đá tai lớn có dạng hình thoi, rãnh trung tâm là đường thẳng dài có đuôi rãnh to và rất uốn cong hình chữ J, mép bụng và mép lưng có nhiều răng cưa (Hình 4.9 và 4.10)………..………..Channa micropeltes

1b. Đá tai có hình dạng elip, rãnh trung là đường thẳng dài, đuôi rãnh hơi uốn cong hình chữ J

2a. Đá tai có màu trắng đục, dày, mặt ngoài rất lõm, có rãnh trung tâm hơi cạn (Hình 4.7 và Hình 4.8)……………………………………………….Channa striata

2b. Đá tai có màu trắng trong, mỏng, rất dễ bị gãy, có rãnh trung tâm khá sâu (Hình 4.11 và 4.12)…………………………………………….....................Channa lucius

4.4 Mối quan hệ tương quan giữa chiều dài và khối lượng đá tai với chiều dài và khối lượng của thân cá

● Mối tương quan chiều dài đá tai và chiều dài thân cá

Kết quả nghiên cứu này đã xác định được mối tương quan giữa chiều dài đá tai và chiều dài thân cá của 3 loài cá lóc: cá lóc đen, cá lóc bông và cá dầy.

Mối tương quan giữa chiều dài đá tai và chiều dài thân cá của 3 loài cá lóc có mối quan hệ rất chặt chẽ và mối tương quan chiều dài đá tai với chiều dài thân cá của cá lóc bông chặt chẽ hơn cá lóc đen và cá dầy. Mối quan hệ này được thể hiện qua các phương trình tương quan hồi qui tuân theo quy luật đường thẳng và hệ số R 2 dao động từ 0,9241 đến 0,9726 (Hình 4.13, Hình 4.14 và Hình 4.15).

Hình 4.13: Tương quan chiều dài đá tai và chiều dài thân cá lóc đen

34

Page 49: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Khi chiều dài thân cá tăng lên thì chiều dài đá tai của cá cũng tăng lên tương ứng.

Ứng với mỗi điểm thể hiện một cặp chiều dài đá tai – chiều dài thân cá thì các điểm

không hoàn toàn nằm trên một đường thẳng mà có một số điểm nằm ngoài đường

thẳng. Do thực tế một số cá thể cá chịu bởi nhiều yếu tố ảnh hưởng như môi trường,

thức ăn,..mà ảnh hưởng đến sự phát triển chiều dài thân cá và chiều dài đá tai. Qua

phương trình tương quan hồi quy, khi ta biết chiều dài của đá tai của cá thì ta có thể

ước đoán được chiều dài thân cá tương ứng. Đây là một điều rất ý nghĩa trong việc

nghiên cứu về đá tai.

Hình 4.14: Tương quan chiều dài đá tai và chiều dài thân cá lóc bông

Hình 4.15: Tương quan chiều dài đá tai và chiều dài thân của cá dầy

35

Page 50: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

● Mối tương quan chiều dài đá tai với khối lượng thân cá

Khi chiều dài đá tai phát triển thì khối lượng thân cá cũng phát triển tương ứng. Mối

tương quan này khá chặt chẽ và được thể hiện qua phương trình tương quan hồi qui

của 3 loài cá lóc: lóc đen, lóc bông và cá dầy (Hình 4.16, Hình 4.17 và 4.18).

Hình 4.16: Tương quan chiều đá tai và khối lượng thân cá lóc đen

Hình 4.17: Tương quan chiều đá tai và khối lượng thân cá lóc bông

Hình 4.18: Tương quan chiều dài đá tai và khối lượng thân cá dầy

36

Page 51: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Mối tương quan chiều dài đá tai với khối lượng thân cá của 3 loài cá tuân theo quy luật đường cong hàm số mũ với hệ số R2 dao động từ 0,905 đến 0,9402. Mối tương quan này cho thấy, cá ở giai đoạn nhỏ thì tốc độ chiều dài đá tai phát triển nhanh hơn khối lượng thân cá và khi cá dần dần trưởng thành thì tốc độ phát triển về chiều dài đá tai chậm lại.

● Mối tương quan chiều dài thân cá và khối lượng đá tai

Mối tương quan giữa chiều dài thân cá với khối lượng đá tai của 3 loài cá lóc được thể hiện qua các phương trình tương quan hồi quy tuân theo quy luật đường cong hàm số mũ (Hình 4.19, Hình 4.20 và Hình 4.21) và mối tương quan này khá chặt chẽ.

Hình 4.19: Tương quan chiều dài thân cá và khối lượng đá tai cá lóc đen

Hình 4.20: Tương quan chiều dài thân cá và khối lượng đá tai cá lóc bông

Cũng giống như mối tương quan giữa chiều dài đá tai với khối lượng thân cá. Khi chiều dài thân cá phát triển lên một khoảng nhất định thì khối lượng đá tai cũng

37

Page 52: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

phát triển lên tương ứng một khoảng nhất định. Mối tương quan này của 3 loài cá lóc cho thấy tốc độ phát triển về chiều dài thân cá và khối lượng đá tai đều gần như cân bằng nhau. Tuy nhiên, ở giai đoạn cá nhỏ thì tốc độ tăng tưởng về chiều dài thân cá nhanh hơn tốc độ tăng trưởng về khối lượng đá tai.

Hình 4.21: Tương quan chiều dài thân cá và khối lượng đá tai cá dầyTóm lại, tương quan giữa chiều dài – khối lượng của thân cá với chiều dài – khối lượng của đá tai thì có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Ý nghĩa của việc xác định mối tương quan này là từ một phương trình tương quan hồi quy, khi biết trước kích cỡ (chiều dài và khối lượng) của một viên đá tai cá thì ta có thể ước đoán được kích cỡ (chiều dài và khối lượng) của thân cá tương ứng. Điều này có thể giúp cho các nhà khoa học có thể ước đoán và xác định kích cỡ của một quần đàn cá trong tự nhiên khi biết trước kích cỡ đá tai của chúng.

4.5 Đặc điểm phát triển tuyến sinh dục của cá dầy (channa lucius)

4.5.1 Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục

Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá dầy được phân tích từ mẫu cá thu được và cho thấy đặc điểm phát triển tuyến sinh dục của loài này phát triển theo 5 bậc thang thành thục sinh dục của Qasim (1957) Crossland (1977). Số mẫu thu được chỉ quan sát được từ giai đoạn I đến IV. Mô tế bào trứng có các đặc điểm qua các giai đoạn được biểu thị qua Hình 4.22 và Hình 4.23.

Giai đoạn I: Buồng trứng chứa rất nhiều tế bào trứng rất nhỏ. Tế bào trứng chưa có hình thái ổn định và có nhiều góc cạnh.

Giai đoạn II: Kích cỡ tế bào trứng phát triển dần lên và mất đi nhiều góc cạnh. Bên trong chính giữa tế bào trứng có chứa nhân. Trong tế bào trứng có hạch noãn hoàng.

38

Page 53: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Giai đoạn III: Kích cỡ tế bào trứng phát triển nhanh. Tế bào trứng có hình bầu dục, số ít tế bào trứng có hình tròn. Tế bào trứng chứa nhiều hạt noãn hoàng. Số hạch nhân tăng lên.

Giai đoạn IV: Kích cỡ của tế bào trứng gần như đạt kích cỡ tối đa. Nhân của tế bào trứng gần như tan biến. Noãn bào chứa đầy noãn hoàng.

Hình 4.22: Mô tế bào trứng cá dầy giai đoạn I và II

Hình 4.23: Mô tế bào trứng cá dầy giai đoạn III và giai đoạn IV

4.5.2 Sự biến động các giai đoạn thành thục của tuyến sinh dục cá qua các tháng trong năm

Dựa vào bậc thang thành thục và quan sát mô trứng mà ta xác định được sự biến động các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá dầy như sau:

Bảng 4.2: Tần suất xuất hiện (%) các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá cái

Tháng Số mẫuTần suất xuất hiện các giai đoạn (%)

I II III IV10/2010 17 41,2 23,5 11,8 23,5

11/2010 18 39 27,8 22,2 1112/2010 14 21,4 35,7 28,6 14,301/ 2011 11 18,2 36,3 27,3 18,202/ 2011 9 22 34 33 1103/ 2011 15 13,3 20 46,7 2004/2011 17 11,8 23,5 29,4 35,305/2011 19 10,5 21 26,3 42,2

39

Page 54: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Tháng Số mẫuTần suất xuất hiện các giai đoạn (%)

I II III IV06/2011 21 9,5 14,3 23,8 52,407/2011 13 7,7 15,4 30,8 46,108/2011 14 21,4 14,3 21,4 42,909/2011 16 31,3 12,5 18,7 37,5

Bảng 4.3: Tần suất xuất hiện (%) các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá đực

Tháng số mẫuTần suất xuất hiện các giai đoạn (%)I II III IV

10/2010 12 25 16,7 25 33,311/2010 11 33 34 11 2212/2010 16 31 44 19 601/ 2011 19 26,3 36,8 31,6 5,302/ 2011 21 23,8 33,3 28,6 14,303/ 2011 15 26,7 33,3 26,7 13,304/2011 13 7,7 23,1 53,8 15,405/2011 11 18,2 18,2 27,3 36,306/2011 9 12,5 37,5 5007/2011 17 5,9 17,7 35,3 41,108/2011 13 15,4 15,3 30,8 38,509/2011 14 28,6 14,3 21,4 35,7

Hình 4.24: Biến động các giai đoạn thành thục của cá dầy cái theo thời gian

Kết quả nghiên cứu cho thấy, giai đoạn cá dầy thành thục tập trung từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm. Ở cá cái, tỉ lệ thành thục giai đoạn IV cao nhất là tháng 6 với 52,4 %. Ở cá đực, tỉ lệ thành thục giai đoạn IV cao nhất là tháng 6 với 50%. Đây là dấu hiệu để dự đoán rằng mùa vụ sinh sản của cá dầy tập trung từ tháng 4 đến tháng

40

Page 55: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

9 (Bảng 4.2 và 4.3). Tuy nhiên để biết chính xác hơn về mùa vụ sinh sản thì cần thông qua hệ số GSI.

Sự biến động các giai đoạn thành thục của cá dầy cái và đực theo thời gian được thể hiện qua Hình 4.24 và Hình 4.25. Các giai đoạn thành thục của tuyến sinh dục: ở giai đoạn II cao nhất vào tháng 12 và tháng 1 (ở cá cái và cá đực), giai đoạn III cao nhất vào tháng 2 và tháng 3 (ở cá cái và cá đực) và giai đoạn IV ở cá cái cao nhất vào tháng 6 và 7 (ở cá đực cao nhất vào tháng 5 và 6). Điều này cho thấy các giai đoạn thành thục của cá dầy rất giống và phù hợp với đặc điểm chung của các giai đoạn thành thục của các loài cá nước ngọt ở ĐBSCL (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).

Hình 4.25: Biến động các giai đoạn thành thục của cá dầy đực theo thời gian

4.5.3 Hệ số thành thục (GSI)

Hệ số thành thục (GSI) là một chỉ số để dự đoán mùa vụ sinh sản của cá. Sự thay

đổi theo mùa của khối lượng tuyến sinh dục có thể thấy rõ ràng ở trên cá cái do gia

tăng nhanh chóng khối lượng sản phẩm sinh dục.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ số thành thục của cá dầy cái và cá dầy đực biến đổi

theo thời gian (Bảng 4.4). Ở cá dầy cái, hệ số thành thục cao nhất vào tháng 6 (3,87

%). Ở cá dầy đực, hệ số thành thục cao nhất vào tháng 4 và tháng 6 (2,1 %). Hệ số

thành thục cá dầy đực nhỏ hơn cá cái. Nguyên nhân trong giai đoạn thành thục, khối

lượng tuyến sinh dục cá cái lớn nhiều hơn so với tuyến sinh dục đực.

So với các nghiên cứu trước đây, hệ số thành thục của cá dầy (dao động từ 0,72 đến

3,87%) cao hơn hệ số thành thục của cá lóc đen (từ 0,5 đến 1,5%). Nguyên nhân có

thể do kích cỡ của cá dầy không lớn như cá lóc đen. Khi cá thành thục, đá số cá lóc

41

Page 56: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

đen có khối lượng lớn hơn cá dầy. Và tuyến sinh dục của cá dầy khi thành thục có

khối lượng khá cao.

Bảng 4.4: Hệ số thành thục của cá dầy trong thời gian nghiên cứu

Tháng Cá cái Cá đựcSố mẫu GSI (%) Số mẫu GSI (%)

10/2010 17 1,91 12 0,7211/2010 18 1,54 11 0,8312/2010 14 1,85 16 0,941/2011 11 2,16 19 1,062/2011 9 2,39 21 1,133/2011 15 2,76 15 1,34/2011 17 3,17 13 2,15/2011 19 3,58 11 1,96/2011 21 3,87 9 2,17/2011 13 2,93 17 1,78/2011 14 2,16 13 0,89/2011 16 1,72 14 0,9

4.5.4 Hệ số điều kiện (CF)

Hệ số điều kiện của cá dầy trong thời gian nghiên cứu biến đổi theo từng tháng.

Bảng 4.5 Hệ số CF của cá dầy trong thời gian nghiên cứu

ThángSố mẫu (con)

Chiều dài TB (cm)

Khối lượng TB (g)

Hệ số CF

Đực Cái Đực cái Đực Cái Đực Cái10 12 17 24,8 26,4 178,85 194,82 0,01896 0,0155011 11 18 26,43 24,58 172,27 173,91 0,02249 0,0206512 16 14 25,27 23,43 173,68 164,56 0,02383 0,0231301 19 11 26,21 24,35 167,61 165,95 0,02551 0,0240502 21 9 25,6 27,18 191,06 210,49 0,01822 0,0122403 15 15 28,98 29,99 249,57 279,55 0,00689 0,0048904 13 17 33,58 31,5 290,8 301,71 0,00514 0,0039405 11 19 27,58 29,04 268,23 275,38 0,00502 0,0041406 9 21 28,32 27,18 276,6 345,23 0,00482 0,0019007 17 13 30,4 29,37 235,63 279,83 0,00980 0,0047108 13 14 27,64 25,57 204,81 248,93 0,01292 0,0059509 14 16 25,86 26,93 183,84 231,76 0,01849 0,00838

Qua Bảng 4.5 và Hình 4.26, hệ số CF của cá dầy cao nhất ở tháng 1 (ở cá cái là 0,2405 và ở cá đực là 0,0255). Các tháng có hệ số CF cao là do cá đã tích lũy đầy

42

Page 57: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

đủ dinh dưỡng và chuyển sang hết cho tuyến sinh dục để chuận bị bước vào mùa sinh sản, do đó các tháng sau đó thì hệ số CF giảm dần. Như vậy, dựa vào hệ số CF, hệ số GSI và các giai đoạn biến đổi thành thục tuyến sinh dục của cá dầy đã nghiên cứu ở trên mà có thể dự đoán mùa vụ sinh sản của dầy là từ tháng 4 đến tháng 7 và tập trung sinh sản vào tháng 5 và 6. So với đặc điểm mùa vụ sinh sản chung của các loài cá nước ngọt ở ĐBSCL thì mùa vụ sinh sản của cá dầy hoàn toàn giống và phù hợp.

Hình 4.26: Đường biểu diễn sự biến động hệ số CF qua thời gian của cá dầy

4.5.5 Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đốiTrong nghiên cứu này, sức sinh sản tuyệt đối của cá có chỉ số trung bình là 5.002 trứng/cá cái và biến động từ 3.451 đến 7.886 trứng/cá cái. Sức sinh sản tương đối trung bình là 24.173 trứng/ kg cá cái và có chỉ số dao động từ 9.251 đến 34.971 trứng/kg cá cái (Bảng 4.6)Bảng 4.6: Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối

Khối lượng cá (gram)

Khối lượng buồng trứng

(gram)

Đường kính trứng (mm)

Sức sinh sản tuyệt đối

(trứng/cá thể)

Sức sinh sản tương đối

(trứng/kg cá cái)TB 232 ± 111 8,72 ± 2,5 1,28 ± 0,12 5.002 ± 1.413 24.173 ± 6.943Dao

Động104 - 421 5,94 - 13,8 1,1 – 1,4 3.451 – 7.886 9.251 – 34.971

So với cá lóc bông và cá lóc đen thì cá dầy có sức sinh sản thấp hơn. Do đa số cá dầy khi trưởng thành có kích cỡ nhỏ hơn cá lóc đen và cá lóc bông. Đồng thời do các yếu tố như điều kiện môi trường sống mà ảnh hưởng đến tập tính sinh sản của loài.

43

Page 58: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

5.1 Kết luận

Xác định được mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân cá của 3 loài thuộc họ cá lóc đó là cá lóc đen (Channa striata), cá lóc bông (Channa micropeltes) và cá dầy (Channa lucius). Mối tương quan của 3 loài rất chặt chẽ. Hệ số tang trưởng (b) của 3 loài lóc đen, lóc bông và cá dầy lần lượt là 2,4811; 3,0964; 2,8305.

Đặc điểm hình thái đá tai đã được mô tả. Đối với cá lóc đen, đá tai có hình dạng elip, màu trắng đục và đá tai dầy. Đối với đá tai cá lóc bông, lúc nhỏ có dạng hình tam giác, lúc lớn có dạng hình thoi. Đá tai của cá dầy có hình dạng elip, màu trắng trong và đá tai mỏng. Rãnh trung tâm của 3 loài có điểm giống nhau là đường thẳng dài, chỉ khác là đuôi rãnh của 3 loài khác nhau rõ rệt.

Tương quan giữa chiều dài và khối lượng đá tai với chiều dài và khối lượng thân cá của 3 loài thuộc giống cá lóc Channa rất chặt chẽ.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy mùa vụ sinh sản của cá dầy từ tháng 4 đến tháng 7 và tập trung nhất vào tháng 6. Sức sinh sản tuyệt đối của cá dao động từ 3.451 đến 7.886 trứng/cá cái và sức sinh sản tương đối từ 9.251 đến 34.971 trứng/kg cá cái.

5.2 Đề xuất

Tiếp tục nghiên cứu đặc điểm hình thái đá tai của các loài cá thuộc họ cá lóc và các loài cá thuộc họ cá khác vì đây là lĩnh vực nghiên cứu mới, rất có ích cho các nhà khoa học ứng dụng trong phân loại, xác định quần đàn…

44

Page 59: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Aguirre, H., and A. Lombarte. 1999. Ecomorphological comparisons of sagittae in Mulus barbatus and M. surmuletus. Journal of Fish Biology 55:105-114.

Aguilera, 2008. Elasmobranchii teeth and Teleostei otoliths. (http://porites.geology.uiowa.edu/database/teleost/preface.htm, cập nhật ngày 6 tháng 9 năm 2008)

Arellano, R.V., O. Hamerlynck, M. Vinex, J. Mees, K. Hostens, and W. Gijselinck. 1995. Changes in the ratio of the sulcus acusticus area to the sagitta area of Pomatoschistus minutus and P. lozanoi (Pisces, Gobiidae). Marine Biology 122:355-360.

C.A.R.E (Committee of Age Reading Experts), 2006. Manual on genegallized age determination. The Canada/U.S. Groundfish Committee.

Campana SE (1999) Chemistry and composition of fish otoliths: pathways, mechanisms and applications. Mar Ecol Prog Ser 188:263–297

Degens, E.T., W.G. Deuser, and R.L. Haedrich. 1969. Molecular structure and composition of fish otoliths. Marine Biology 2:105-113.

Drury, R.A.B., and E.A., Wallington, 1980. Caleton’s histological techniques, 5th

edition. Oxford University Press, London.

Gauldie, R.W. 1988. Function, form and time-keeping properties of fish otoliths. Comparative Biochemistry and Physiology 91A(2):395-402.

Gonçalves, J.M.S., Bentes, L., Lino, P.G., Ribeiro, J., Canario, A.V.M. and Erzini, K. 1996. Weight–length relationships for selected fish species of the small-scale demersal fisheries of the south and south-west coast of Portugal. Fish. Res., 30: 253-256.

Harkonen T, 1986. Guide to the Otoliths of the Bony Fishes of the Northeast Atlantic. Hellerup: Danbiu ApS. - 1986. - 256 pp.

Holden, M. J., Raitt, D. F. S. (1974): Manual of Fisheries Science. Part 2 Methods of Resource Investigation and their Application. FAO, Rome.

Kent Hortle, 2003. Otoliths: There's more to fish ears than meets the eye. Mekong Fisheries Network Newsletter

45

Page 60: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Kesteven, G.L. (Ed.), 1960. Manual of field methods in fisheries biology. F.A.O Manuals in Fisheries Sciences, No. 1, FAO, Rome. 152 pp.

Kierman, J.A., 1990. Histological and histochemical methods: Theory and practice. 2nd edition. Pergamon Press.

Lombarte, A. 1992. Changes in otolith area: sensory area ratio with body size and depth. Environmental Biology of Fishes 33:405-410.

Lombarte, A., and J. Lleonart. 1993. Otolith size changes related with body growth, habitat depth and body temperature. Environmental Biology of Fishes 37:297-306.

Mai Đình Yên, 1992. Định loại cá nước ngọt ở Nam bộ. Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật, 350pp

Moyle, P. B., Cech, J. J. (2004): Fishes: An introduction to ichthyology 5th ed. Pearson/Prentice Hall, New Jersey, pp 57.

Pauly, D. 1993. Fishbyte section editorial. Naga, the ICLARM Quarterly, 16: 26-27.

Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004. Phương pháp nghiên cứu sinh học cá. Khoa Thủy Sản. Đại học Cần Thơ.

Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Cơ sở khoa học và kĩ thuật sản xuất cá giống. Nhà xuất bản nông nghiệp.

Phạm Văn Khánh, 2003. Kĩ thuật nuôi một số loài cá xuất khẩu. Nhà xuất bản nông nghiệp.

Popper, A. N. (2003): Effects of anthropogenic sounds on fishes. Fisheries, 28, 24–31.

Popper, A. N., Ramcharitar, J., Campana, S. E. (2005): Why otoliths? Insights from inner ear physiology and fisheries biology.

Popper, A.N. 1983. Organization of the inner ear and auditory processing. Pages 126-178 in R.G. Northcutt, and R.E. Davis (eds.). Fish Neurobiology, Vol. 1, Brain stem and sense organs. The University of Michigan Press. Ann Arbor.

Popper, A.N., and S. Coombs. 1982. The morphology and the evolution of the ear in actinopterygian fishes. American Zoologist 22:311-328.

Popper, A.N., S. Coombs. 1980. Auditory mechanisms in teleost fishes. American Scientist 68:429-440.

46

Page 61: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Ricker, W.E. 1968. Methods for Assessment of Fish Production in Freshwaters. Blackwell Scientific Publications, Oxford, 313 pp.

Tanabe, T., Kayama, S., Ogura, M., Tanaka, S. (2003): Daily increment formation in otoliths of juvenile skipjack tuna Katsuwonus pelamis.

Thorrold, S. R., Jones, C. M., Campana, S. E., McLaren, J. W., Lam, J. W. H. (1998): Trace element signatures in otoliths record natal river of juvenile American shad (Alosa sapidissima). Limnol. Oceanogr., 43, (8), 1826–1835.

Thorrold, S. R., Jones, G. P., Planes, S., Hare, J. A. (2006): Transgenerational marking of embryonic otoliths in marine fishes using barium stable isotopes. Can. J. Fish. Aquat. Sci., 63, 1193–1197.

Trương Thủ Khoa và Trần Thị thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng ĐBSCL. Khoa Thủy Sản. Trường Đại học Cần Thơ

Victor M. Tuset, Antoni Lombarte And Carlos A. Assis, 2008. Otolith atlas for the western Mediterranean, north and central eastern Atlantic. Scientia Marina 72S1

Wilson, K.H., and Larkin, P.A. 1980. Daily growth rings in the otoliths of juvenile sockeye salmon (Oncorhynchus nerka). Canadian Journal of Fisheries and Aquatic Sciences 37:1495–1498.

Wilson, R.R., Jr. 1985. Depth related changes in sagitta morphology in six macrourid fishes of the Pacific and Atlantic oceans. Copeia 1985(4):1011-1017.

47

Page 62: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: KHÓA PHÂN LOẠI LOÀI CỦA CÁC LOÀI

THUỘC HỌ CÁ LÓC

Ở ĐBSCL Việt Nam có 4 loài được nhận dạng theo khóa phân loại loài như sau:

1.a – Vảy nhỏ, đường bên không bị gãy đột ngột mà chỉ uốn cong; vảy đường bên 82 – 95, răng khẩu cái và răng lá mía có hoặc không có răng chó………………………………………………………………………..micropeltes

1.b - Vảy lớn vừa, đường bên bị gãy đột ngột và thụt xuống 1 hoặc 2 hàng vảy; Vảy đường bên 41 – 65. Răng khẩu cái, răng lá mía có hoặc không có răng chó

2.a – Đường bên bị gãy đột ngột tại một điểm và thụt xuống một hàng vảy. Rìa vây lưng, vây đuôi, vi hậu môn có màu đỏ……………………………...………..gachua

2.b – Đường bên bị gãy đột ngột tại một điểm và thụt xuống hai hàng vảy. Rìa vi lung, vi đuôi, vi hậu môn không có màu đỏ.

3.a – Vảy đường bên 55 – 58 , xương khẩu cái, xương lá mía không có răng nanh…………………………………………………………………..……….striata

3.b – Vảy đường bên 62 – 68 , xương khẩu cái, xương lá mía có răng nanh……………………………………………………………………………lucius

48

Page 63: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

PHỤ LỤC 2: SỐ LIỆU ĐÁ TAI CÁ LÓC ĐEN

FL WL OL1 OL2 TB OL OW1 OW2 TB Ow

27,4 193,28 10,05 10,05 10,05 0,15 0,1518 0,1509

24 127,83 8,99 9,04 9,015 0,0873 0,0845 0,0859

26,5 148,31 9,49 9,52 9,505 0,1128 0,1136 0,1132

27 195,07 10,05 10 10,025 0,1158 0,1169 0,11635

28,5 205,25 10,25 10,25 10,25 0,1336 0,1343 0,13395

25 154,17 9,5 9,45 9,475 0,0905 0,0912 0,09085

28 191,48 10,25 10,2 10,225 0,1159 0,1127 0,1143

28,5 203,64 10,54 10,75 10,645 0,1186 0,1136 0,1161

21,5 100,6 8,05 8,15 8,1 0,0754 0,075 0,0752

27,2 188,81 10,2 10,3 10,25 0,1283 0,1299 0,1291

26,4 151,77 9,15 9,35 9,25 0,0919 0,0923 0,0921

27,3 186,56 10 10 10 0,1147 0,1095 0,1121

27,5 190,23 10,04 10,1 10,07 0,1055 0,1051 0,1053

28,5 203,87 10,34 10,35 10,345 0,1099 0,1078 0,10885

27,8 183,03 10,28 9,9 10,09 0,1162 0,1181 0,11715

27,3 176,21 9,78 9,64 9,71 0,1046 0,1085 0,10655

26,5 157,54 9,4 9,36 9,38 0,1465 0,1401 0,1433

26,5 155,28 9,75 9,8 9,775 0,1136 0,1152 0,1144

28 189,4 9,94 9,75 9,845 0,1017 0,1015 0,1016

26 152,25 9,2 9,14 9,17 0,114 0,1142 0,1141

27,5 184,45 9,9 9,9 9,9 0,114 0,1142 0,1141

24,2 169,35 9,05 9 9,025 0,0865 0,0857 0,0861

24 146,77 9,15 9,5 9,325 0,0963 0,0952 0,09575

49

Page 64: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

FL WL OL1 OL2 TB OL OW1 OW2 TB Ow

29,1 226,4 10,9 10,95 10,925 0,1557 0,1533 0,1545

26,5 185,65 10,05 10,1 10,075 0,1212 0,1183 0,11975

26,2 194,4 9,6 10 9,8 0,1245 0,1239 0,1242

27,2 179,9 9,75 9,81 9,78 0,1169 0,1187 0,1178

26 148,8 9,59 9,67 9,63 0,1093 0,1091 0,1092

23,2 114,25 8,65 8,69 8,67 0,0758 0,0755 0,07565

26,4 144,63 9,4 9,53 9,465 0,1025 0,1021 0,1023

18,2 94,68 6,93 6,94 6,935 0,0536 0,0537 0,05365

18,5 64,4 7,34 7,36 7,35 0,0574 0,0579 0,05765

18,6 61,33 6,78 6,93 6,855 0,0592 0,0595 0,05935

18,9 78,15 6,97 6,95 6,96 0,0605 0,0611 0,0608

19 73,11 6,93 7,01 6,97 0,0634 0,0639 0,06365

19,6 75,03 7,75 7,72 7,735 0,0656 0,0663 0,06595

20 65,14 7,09 7,05 7,07 0,0687 0,0683 0,0685

20,6 95,57 7,62 7,52 7,57 0,0715 0,0711 0,0713

29,8 217,08 11,52 11,55 11,535 0,1578 0,1581 0,15795

30,2 215,23 10,87 10,83 10,85 0,1593 0,1597 0,1595

31,3 258,56 10,98 10,93 10,955 0,1613 0,1616 0,16145

31,7 267,39 11,32 11,34 11,33 0,1645 0,1645 0,1645

32,6 277,92 10,96 10,89 10,925 0,1668 0,1671 0,16695

33,8 356,79 11,4 11,3 11,35 0,1687 0,1684 0,16855

34,5 354,43 11,66 11,6 11,63 0,1708 0,1703 0,17055

34,8 332,18 11,77 11,81 11,79 0,1737 0,1742 0,17395

PHỤ LỤC 3: SỐ LIỆU ĐÁ TAI CÁ LÓC BÔNG

50

Page 65: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

FL WL OL1 OL2 TB OL

OW1 OW2 TB Ow

17,4 75,96 4,95 4,7 4,825 0,0105 0,0109 0,0107

17,4 59,96 4,7 4,5 4,6 0,0099 0,0102 0,01005

16,8 45,01 4,5 4,4 4,45 0,0101 0,0105 0,0103

17,9 51,27 4,78 4,52 4,65 0,0107 0,0109 0,0108

18,6 65,27 4,93 4,6 4,765 0,0112 0,0116 0,0114

17,6 68,04 4,75 4,45 4,6 0,0104 0,0106 0,0105

16,9 40,97 4,6 4,7 4,65 0,0113 0,0109 0,0111

16,5 37,21 4,53 4,56 4,545 0,0099 0,0102 0,01005

17,5 59,99 4,52 4,42 4,47 0,0103 0,0994 0,05485

16,5 49,21 4,4 4,3 4,35 0,0096 0,01 0,0098

16,2 47,52 4,42 4,39 4,405 0,0094 0,0093 0,00935

16 38,78 4,36 4,35 4,355 0,0091 0,009 0,00905

16,7 45,07 4,75 4,67 4,71 0,0099 0,0097 0,0098

16 40,78 4,34 4,13 4,235 0,0093 0,0089 0,0091

15,3 39,08 4,25 4,2 4,225 0,0091 0,0083 0,0087

14,4 34,54 4,15 3,96 4,055 0,0085 0,0081 0,0083

14,3 34,86 3,9 4 3,95 0,0077 0,0079 0,0078

14,2 39,2 4,05 4 4,025 0,0085 0,0081 0,0083

14,5 33,22 4,15 4,25 4,2 0,0088 0,0091 0,00895

14 37,9 3,75 3,77 3,76 0,0079 0,008 0,00795

14,5 32,22 3,8 3,85 3,825 0,0087 0,0088 0,00875

13 25,01 3,7 3,8 3,75 0,0058 0,0069 0,00635

12,8 22,53 3,7 3,6 3,65 0,0062 0,006 0,0061

51

Page 66: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

FL WL OL1 OL2 TB OL

OW1 OW2 TB Ow

13,8 23,89 3,55 3,4 3,475 0,0076 0,0075 0,00755

13 25,23 3,5 3,6 3,55 0,0072 0,0074 0,0073

13 29,73 3,5 3,6 3,55 0,0071 0,0074 0,00725

12,8 21,33 3,5 3,6 3,55 0,0063 0,0062 0,00625

13,5 13,31 3,6 3,6 3,6 0,0064 0,0064 0,0064

11,8 18,76 3,45 3,6 3,525 0,0064 0,0059 0,00615

12,6 16,92 3,5 3,7 3,6 0,006 0,0058 0,0059

11,5 13,87 3,09 3,05 3,07 0,0056 0,0055 0,00555

18,7 65,47 5,04 5 5,02 0,0121 0,0117 0,0119

19,3 75,97 5,39 5,4 5,395 0,0134 0,0135 0,01345

19,5 77,58 5,24 5,25 5,245 0,0149 0,015 0,01495

19,9 83,96 5,04 5,1 5,07 0,0156 0,016 0,0158

10,6 10,46 2,76 2,75 2,755 0,0035 0,0033 0,0034

10,8 15,16 3,11 3,15 3,13 0,0048 0,0051 0,00495

11,2 15,66 3,31 3,3 3,305 0,0051 0,005 0,00505

11,4 14,46 3,56 3,55 3,555 0,0052 0,005 0,0051

18,1 73,49 4,79 4,8 4,795 0,0102 0,0104 0,0103

18,9 82,91 5,45 5,45 5,45 0,0128 0,0128 0,0128

19,6 84,91 5,27 5,3 5,285 0,0153 0,0155 0,0154

19,7 83,26 5,35 5,35 5,35 0,0154 0,0155 0,01545

20,3 95,65 5,45 5,45 5,45 0,0163 0,0163 0,0163

20,6 98,05 5,52 5,5 5,51 0,0168 0,017 0,0169

21,1 103,71 5,65 5,6 5,625 0,0173 0,0171 0,0172

21,8 125,13 5,73 5,72 5,725 0,0178 0,0176 0,0177

52

Page 67: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

FL WL OL1 OL2 TB OL

OW1 OW2 TB Ow

22,7 131,04 6,06 6,05 6,055 0,0184 0,0182 0,0183

23,6 138,45 6,08 6,1 6,09 0,0195 0,0196 0,01955

23,8 135,47 6,44 6,45 6,445 0,0198 0,02 0,0199

53

Page 68: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

PHỤ LỤC 4: SỐ LIỆU ĐÁ TAI CÁ DẦY

FL WL OL1 OL2 TB OL OW1 OW2 TB Ow

26,20 185,5 7,32 7,28 7,3 0,0325 0,0349 0,0337

23,6 151,95 7,13 7,28 7,205 0,0265 0,0304 0,02845

27,5 232,3 7,32 7,24 7,28 0,0386 0,035 0,0368

23,5 137,56 6,19 6,23 6,21 0,0246 0,0251 0,02485

24,8 161,16 6,26 6,45 6,355 0,0296 0,0268 0,0282

27,9 202,85 6,85 6,91 6,88 0,0372 0,0329 0,03505

25 170,15 7,01 7,05 7,03 0,0319 0,0395 0,0357

23 132,95 5,75 6,00 5,875 0,0262 0,0254 0,0258

24,6 190,06 7,05 7,06 7,055 0,0314 0,0334 0,0324

28,2 247,05 7,34 7,45 7,395 0,0407 0,0352 0,03795

22 107,1 5,85 5,90 5,875 0,0209 0,0215 0,0212

19,7 82,38 5,49 5,70 5,595 0,0201 0,0209 0,0205

27,5 220,56 7,75 7,80 7,775 0,0388 0,0401 0,03945

25,1 174,8 7,09 6,21 6,65 0,0301 0,0268 0,02845

26,1 207,21 7,24 7,23 7,235 0,0317 0,031 0,03135

27,5 241,7 7,7 7,75 7,725 0,0392 0,0506 0,0449

24 146,06 6,51 6,55 6,53 0,0268 0,0293 0,02805

21,5 114,24 6,34 6,37 6,355 0,0236 0,0221 0,02285

27,2 241,95 7,85 7,15 7,5 0,0362 0,0356 0,0359

22 123,25 5,78 5,77 5,775 0,0249 0,0243 0,0246

25,6 188,65 6,93 6,35 6,64 0,0316 0,0276 0,0296

27,1 214,05 7,58 7,65 7,615 0,0384 0,0398 0,0391

23 115,95 6,09 6,60 6,345 0,0273 0,0276 0,02745

54

Page 69: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

FL WL OL1 OL2 TB OL OW1 OW2 TB Ow

21 85,92 5,6 5,64 5,62 0,0204 0,0184 0,0194

25 148,49 6,92 6,88 6,9 0,0314 0,0329 0,03215

21,5 103,03 6,15 6,25 6,2 0,0218 0,0216 0,0217

21,8 110,6 6 6,04 6,02 0,0207 0,0266 0,02365

23,9 125,55 6,34 6,35 6,345 0,0288 0,0289 0,02885

21,8 108,55 5,9 6,00 5,95 0,0211 0,0371 0,0291

24,5 108,85 6,18 6,85 6,515 0,0289 0,0389 0,0339

25,04 182,15 6,84 6,79 6,815 0,0375 0,036 0,03675

26,70 216,35 7,4 7,30 7,35 0,0406 0,04 0,0403

24,80 177,50 6,56 6,58 6,57 0,0351 0,0355 0,0353

22,04 145,71 6,03 6,00 6,015 0,0242 0,024 0,0241

30,30 293,06 8,14 8,11 8,125 0,0482 0,048 0,0481

25,80 197,35 7,09 8,00 7,545 0,0369 0,038 0,03745

23,50 153,64 6,02 6,00 6,01 0,0317 0,0315 0,0316

23,70 160,76 6,37 6,35 6,36 0,0332 0,033 0,0331

23,70 157,17 6,39 6,40 6,395 0,0331 0,0335 0,0333

24,30 168,07 6,59 6,60 6,595 0,0362 0,0373 0,03675

26,35 230,77 7,38 7,35 7,365 0,0381 0,0379 0,038

25,75 196,33 7,08 7,10 7,09 0,0369 0,0372 0,03705

29,67 287,06 8,05 8,05 8,05 0,0441 0,044 0,04405

27,85 242,25 7,78 7,75 7,765 0,0407 0,0398 0,04025

23,60 146,73 6,35 6,35 6,35 0,0329 0,033 0,03295

27,65 237,61 7,71 7,70 7,705 0,0403 0,04 0,04015

24,55 154,52 6,67 6,65 6,66 0,0347 0,0342 0,03445

29,67 290,45 8,19 8,20 8,195 0,044 0,045 0,0445

55

Page 70: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

FL WL OL1 OL2 TB OL OW1 OW2 TB Ow

23,70 157,17 6,39 6,30 6,345 0,0332 0,0345 0,03385

28,90 293,07 8,03 8,00 8,015 0,0427 0,0425 0,0426

26,85 219,63 7,54 7,55 7,545 0,0398 0,04 0,0399

23,90 160,76 6,15 6,15 6,15 0,0335 0,0336 0,03355

29,60 277,56 8,07 8,05 8,06 0,0411 0,0405 0,0408

27,15 226,27 7,34 7,35 7,345 0,0394 0,0395 0,03945

29,10 272,51 8,12 8,15 8,135 0,043 0,045 0,044

28,50 262,59 7,99 8,00 7,995 0,0419 0,0423 0,0421

25,65 194,29 7,24 7,25 7,245 0,0366 0,0367 0,03665

24,50 170,87 6,75 6,75 6,75 0,0346 0,0346 0,0346

24,70 175,59 6,72 6,70 6,71 0,0349 0,0344 0,03465

27,85 242,25 7,75 7,80 7,775 0,0406 0,0413 0,04095

26,8 191,59 6,59 6,35 6,47 0,0371 0,0375 0,0373

24,8 171,38 6,85 6,75 6,8 0,0297 0,0273 0,0285

24 157,74 6,6 6,65 6,625 0,0305 0,0303 0,0304

21,2 103,61 6,45 6,44 6,445 0,0307 0,0309 0,0308

29,2 247,61 7,35 7,35 7,35 0,0451 0,0445 0,0448

26,6 193,88 7,34 7,24 7,29 0,0416 0,0424 0,042

23,4 127,35 6,5 6,75 6,625 0,0349 0,0361 0,0355

25,8 203,83 7,45 7,45 7,45 0,0449 0,0425 0,0437

26,7 229,24 7,15 7,1 7,125 0,0389 0,039 0,03895

25,2 180,21 7,07 7,49 7,28 0,0399 0,0383 0,0391

23,2 153,12 6,6 6,6 6,6 0,0354 0,0359 0,03565

22,7 133,3 6,4 6,35 6,375 0,025 0,0247 0,02485

56

Page 71: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

FL WL OL1 OL2 TB OL OW1 OW2 TB Ow

23,6 144,68 6,85 6,93 6,89 0,033 0,0327 0,03285

23,3 135,99 6,45 6,34 6,395 0,036 0,0346 0,0353

24 147,29 6,65 6,75 6,7 0,026 0,0278 0,0269

24,1 146,12 7,05 7,2 7,125 0,035 0,0343 0,03465

22,9 132,28 6,5 6,45 6,475 0,0287 0,0288 0,02875

22,6 110,31 6,3 7,85 7,075 0,0465 0,0443 0,0454

27,4 252,93 7,45 7,65 7,55 0,0361 0,0371 0,0366

29,4 239,73 7,5 7,55 7,525 0,0371 0,0389 0,038

28,6 264,56 7,75 7,95 7,85 0,0396 0,0419 0,04075

29,1 243,18 7,4 7,45 7,425 0,0359 0,0354 0,03565

29,6 279,23 8,15 8,65 8,4 0,0574 0,0571 0,05725

27,9 241,25 7,25 7,2 7,225 0,0404 0,0383 0,03935

29 328,3 8,05 8,15 8,1 0,0565 0,0552 0,05585

31,5 347,54 8,77 8,74 8,755 0,0634 0,0629 0,06315

23,3 143,05 6,35 6,35 6,35 0,0279 0,0286 0,02825

24,8 189,93 7,25 7,21 7,23 0,0376 0,0378 0,0377

26,4 206,63 7,05 7 7,025 0,0416 0,0462 0,0439

24,3 148,33 7 7 7 0,0318 0,032 0,0319

26,6 214,19 6,69 7,71 7,2 0,0394 0,0397 0,03955

25,9 199,40 6,75 6,75 6,75 0,037 0,037 0,037

32,6 369,52 8,4 8,5 8,45 0,0596 0,0598 0,0597

28,2 250,50 7,1 7,1 7,1 0,0383 0,0838 0,06105

29,6 295,70 7,92 8 7,96 0,0439 0,442 0,24295

27,7 238,77 7,03 7,03 7,03 0,0403 0,0403 0,0403

57

Page 72: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

FL WL OL1 OL2 TB OL OW1 OW2 TB Ow

28,2 250,50 7,25 7,3 7,275 0,0413 0,0415 0,0414

25,5 191,26 6,55 6,55 6,55 0,0343 0,0342 0,03425

26,4 209,89 6,83 6,8 6,815 0,038 0,037 0,0375

28,7 245,76 7,55 7,5 7,525 0,0422 0,0425 0,04235

26,1 203,56 6,57 6,55 6,56 0,0354 0,0352 0,0353

32,4 363,47 8,35 8,35 8,35 0,0552 0,0551 0,05515

30,2 301,02 7,92 7,95 7,935 0,0435 0,0338 0,03865

33,7 403,90 8,83 8,8 8,815 0,0657 0,0655 0,0656

28,8 265,05 7,58 7,6 7,59 0,0414 0,0415 0,04145

34,4 426,79 9,13 9,15 9,14 0,0731 0,0734 0,07325

31,1 325,68 8,21 8,2 8,205 0,0517 0,0514 0,05155

26,2 205,66 6,67 6,65 6,66 0,0376 0,0375 0,03755

30,4 295,70 7,85 7,85 7,85 0,0464 0,0465 0,04645

26,4 209,90 6,83 8,85 7,84 0,038 0,04 0,039

30,7 314,57 7,87 7,85 7,86 0,046 0,045 0,0455

27,9 243,42 7,49 7,5 7,495 0,0407 0,0408 0,04075

34,5 430,12 9,16 9,15 9,155 0,0683 0,0681 0,0682

34,3 423,47 9,1 9,1 9,1 0,0679 0,068 0,06795

32,9 378,70 8,65 8,65 8,65 0,0592 0,0591 0,05915

30,7 314,57 7,98 8 7,99 0,046 0,0464 0,0462

25,8 197,35 6,84 6,85 6,845 0,0349 0,03352 0,03421

26 201,48 6,64 6,65 6,645 0,0372 0,0374 0,0373

26,2 205,66 6,64 6,65 6,645 0,0346 0,0348 0,0347

35,3 443,62 9,04 9 9,02 0,0739 0,0736 0,07375

58

Page 73: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

FL WL OL1 OL2 TB OL OW1 OW2 TB Ow

37 566,72 10,08 9,91 9,995 0,0805 0,0808 0,08065

33,6 386,68 8,47 8,51 8,49 0,0671 0,0679 0,0675

32,1 364,4 8,91 8,65 8,78 0,0605 0,0613 0,0609

37,5 540,43 10 10,3 10,15 0,1037 0,1021 0,1029

37 477,75 9,81 9,85 9,83 0,0801 0,0808 0,08045

35,7 437,04 9,33 9,49 9,41 0,0784 0,0787 0,07855

33,6 421,07 8,75 8,55 8,65 0,0686 0,0694 0,069

32,1 340,51 8,47 9,95 9,21 0,0604 0,0604 0,0604

34,4 401,6 8,94 8,65 8,795 0,0705 0,0701 0,0703

36,2 529,4 10,01 10,05 10,03 0,1018 0,1022 0,102

35,8 495,24 9,8 8,77 9,285 0,0776 0,0701 0,07385

36,4 510,26 9,55 9,3 9,425 0,0801 0,0797 0,0799

32,8 364,21 8,9 9,01 8,955 0,0786 0,0784 0,0785

26,4 215,36 7,02 7,3 7,16 0,0375 0,0387 0,0381

26,6 211,03 7,02 7,25 7,135 0,0352 0,0351 0,03515

28,4 242,93 7,41 7,45 7,43 0,0414 0,0405 0,04095

30,8 303,68 8,09 7,15 7,62 0,0458 0,0452 0,0455

29,55 302,38 7,95 7,15 7,55 0,0464 0,046 0,0462

30,53 310 8 7,85 7,925 0,0517 0,0516 0,05165

28,3 264,41 7,75 7,15 7,45 0,0425 0,0415 0,042

29,2 276,23 7,41 7 7,205 0,0458 0,042 0,0439

30,4 312,29 7,98 7,95 7,965 0,0476 0,0493 0,04845

29,2 274,85 7,5 7 7,25 0,0463 0,0484 0,04735

32,4 360,62 8,54 7,72 8,13 0,0553 0,0567 0,056

59

Page 74: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

FL WL OL1 OL2 TB OL OW1 OW2 TB Ow

32,5 366,48 8,53 8,54 8,535 0,0568 0,057 0,0569

29,1 272,51 7,47 7,45 7,46 0,0415 0,041 0,04125

30,5 309,10 7,9 7,9 7,9 0,0435 0,0435 0,0435

35,7 471,42 9,53 9,52 9,525 0,0764 0,0762 0,0763

33,8 407,12 8,94 8,95 8,945 0,0712 0,0713 0,07125

34,4 426,79 9,12 9,1 9,11 0,0711 0,0707 0,0709

22,7 118,14 6,12 6,1 6,11 0,0286 0,0284 0,0285

23,3 138,67 6,68 6,65 6,665 0,0313 0,0309 0,0311

29,4 288,3 7,88 7,85 7,865 0,0463 0,0461 0,0462

23,4 137,36 6,3 6,3 6,3 0,0355 0,0354 0,03545

21,6 140,41 5,53 5,55 5,54 0,0213 0,0216 0,02145

22,9 131,56 6,17 6,15 6,16 0,0287 0,0284 0,02855

29,1 239,87 7,8 7,8 7,8 0,0445 0,0446 0,04455

24,8 167,08 6,27 6,25 6,26 0,0335 0,0332 0,03335

26,8 210,83 7,2 7,2 7,2 0,0418 0,0418 0,0418

25 181,15 6,72 6,75 6,735 0,0393 0,0398 0,03955

24,6 163,07 6,12 6,12 6,12 0,0321 0,0321 0,0321

26,2 166,99 7,04 7,05 7,045 0,0423 0,0425 0,0424

30,1 298,65 8,06 8 8,03 0,0524 0,0526 0,0525

29,5 291,15 7,51 7,5 7,505 0,0497 0,0496 0,04965

32,2 375,59 8,62 8,62 8,62 0,0596 0,0596 0,0596

29,5 271,15 7,21 7,2 7,205 0,0477 0,0476 0,04765

34,4 455,72 9,2 9,3 9,25 0,0689 0,0692 0,06905

32,4 392,44 8,67 8,65 8,66 0,0614 0,0612 0,0613

60

Page 75: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

FL WL OL1 OL2 TB OL OW1 OW2 TB Ow

33,8 432,81 9,04 9 9,02 0,0695 0,0691 0,0693

27,8 285,31 7,36 7,4 7,38 0,0402 0,0403 0,04025

35,7 458,17 9,94 9,95 9,945 0,0785 0,0786 0,07855

28,9 274,35 7,75 7,76 7,755 0,0378 0,038 0,0379

32,5 375,9 8,7 8,75 8,725 0,0637 0,0639 0,0638

30,6 303,78 8,2 8,2 8,2 0,0527 0,0527 0,0527

29,6 284,02 7,93 7,92 7,925 0,0438 0,0436 0,0437

31,7 338,83 8,49 8,5 8,495 0,0568 0,0568 0,0568

27,8 235,31 7,96 7,95 7,955 0,0396 0,0393 0,03945

28,9 274,35 7,55 7,55 7,55 0,0413 0,0414 0,04135

27,7 232,78 7,73 7,7 7,715 0,0397 0,0394 0,03955

32,3 379,01 8,84 8,85 8,845 0,0578 0,058 0,0579

22,04 145,71 6,03 6 6,015 0,0242 0,024 0,0241

23,7 157,17 6,39 6,4 6,395 0,0331 0,0335 0,0333

27,85 242,25 7,78 7,75 7,765 0,0407 0,0398 0,04025

24,55 154,52 6,67 6,65 6,66 0,0347 0,0342 0,03445

26,85 219,63 7,54 7,55 7,545 0,0398 0,04 0,0399

27,9 243,42 7,49 7,5 7,495 0,0407 0,0408 0,04075

34,5 430,12 9,16 9,15 9,155 0,0683 0,0681 0,0682

34,3 423,47 9,1 9,1 9,1 0,0679 0,068 0,06795

32,9 378,7 8,65 8,65 8,65 0,0592 0,0591 0,05915

30,7 314,57 7,98 8 7,99 0,046 0,0464 0,0462

25,8 197,35 6,84 6,85 6,845 0,0349 0,03352 0,03421

26 201,48 6,64 6,65 6,645 0,0372 0,0374 0,0373

61

Page 76: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

FL WL OL1 OL2 TB OL OW1 OW2 TB Ow

26,2 205,66 6,64 6,65 6,645 0,0346 0,0348 0,0347

35,3 443,62 9,04 9 9,02 0,0739 0,0736 0,07375

37 566,72 10,08 9,91 9,995 0,0805 0,0808 0,08065

32,4 363,47 8,35 8,35 8,35 0,0552 0,0551 0,05515

30,2 301,02 7,92 7,95 7,935 0,0435 0,0338 0,03865

33,7 403,9 8,83 8,8 8,815 0,0657 0,0655 0,0656

28,8 265,05 7,58 7,6 7,59 0,0414 0,0415 0,04145

34,4 426,79 9,13 9,15 9,14 0,0731 0,0734 0,07325

31,1 325,68 8,21 8,2 8,205 0,0517 0,0514 0,05155

26,2 205,66 6,67 6,65 6,66 0,0376 0,0375 0,03755

30,4 295,7 7,85 7,85 7,85 0,0464 0,0465 0,04645

26,4 209,9 6,83 8,85 7,84 0,038 0,04 0,039

23,2 153,12 6,6 6,6 6,6 0,0354 0,0359 0,03565

22,7 133,3 6,4 6,35 6,375 0,025 0,0247 0,02485

23,6 144,68 6,85 6,93 6,89 0,033 0,0327 0,03285

23,3 135,99 6,45 6,34 6,395 0,036 0,0346 0,0353

24 147,29 6,65 6,75 6,7 0,026 0,0278 0,0269

24,1 146,12 7,05 7,2 7,125 0,035 0,0343 0,03465

22,9 132,28 6,5 6,45 6,475 0,0287 0,0288 0,02875

22,6 110,31 6,3 7,85 7,075 0,0465 0,0443 0,0454

27,4 252,93 7,45 7,65 7,55 0,0361 0,0371 0,0366

29,4 239,73 7,5 7,55 7,525 0,0371 0,0389 0,038

28,6 264,56 7,75 7,95 7,85 0,0396 0,0419 0,04075

29,1 243,18 7,4 7,45 7,425 0,0359 0,0354 0,03565

62

Page 77: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

FL WL OL1 OL2 TB OL OW1 OW2 TB Ow

29,6 279,23 8,15 8,65 8,4 0,0574 0,0571 0,05725

27,9 241,25 7,25 7,2 7,225 0,0404 0,0383 0,03935

26,2 205,66 6,64 6,65 6,645 0,0346 0,0348 0,0347

35,3 443,62 9,04 9 9,02 0,0739 0,0736 0,07375

37 566,72 10,08 9,91 9,995 0,0805 0,0808 0,08065

33,6 386,68 8,47 8,51 8,49 0,0671 0,0679 0,0675

32,1 364,4 8,91 8,65 8,78 0,0605 0,0613 0,0609

37,5 540,43 10 10,3 10,15 0,1037 0,1021 0,1029

37 477,75 9,81 9,85 9,83 0,0801 0,0808 0,08045

35,7 437,04 9,33 9,49 9,41 0,0784 0,0787 0,07855

33,6 421,07 8,75 8,55 8,65 0,0686 0,0694 0,069

32,1 340,51 8,47 9,95 9,21 0,0604 0,0604 0,0604

34,4 401,6 8,94 8,65 8,795 0,0705 0,0701 0,0703

36,2 529,4 10,01 10,05 10,03 0,1018 0,1022 0,102

25,1 174,8 7,09 6,21 6,65 0,0301 0,0268 0,02845

26,1 207,21 7,24 7,23 7,235 0,0317 0,031 0,03135

27,5 241,7 7,7 7,75 7,725 0,0392 0,0506 0,0449

24 146,06 6,51 6,55 6,53 0,0268 0,0293 0,02805

21,5 114,24 6,34 6,37 6,355 0,0236 0,0221 0,02285

27,2 241,95 7,85 7,15 7,5 0,0362 0,0356 0,0359

22 123,25 5,78 5,77 5,775 0,0249 0,0243 0,0246

25,6 188,65 6,93 6,35 6,64 0,0316 0,0276 0,0296

34,4 426,79 9,13 9,15 9,14 0,0731 0,0734 0,07325

31,1 325,68 8,21 8,2 8,205 0,0517 0,0514 0,05155

63

Page 78: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

FL WL OL1 OL2 TB OL OW1 OW2 TB Ow

26,2 205,66 6,67 6,65 6,66 0,0376 0,0375 0,03755

30,4 295,7 7,85 7,85 7,85 0,0464 0,0465 0,04645

26,4 209,9 6,83 8,85 7,84 0,038 0,04 0,039

30,7 314,57 7,87 7,85 7,86 0,046 0,045 0,0455

27,9 243,42 7,49 7,5 7,495 0,0407 0,0408 0,04075

34,5 430,12 9,16 9,15 9,155 0,0683 0,0681 0,0682

34,3 423,47 9,1 9,1 9,1 0,0679 0,068 0,06795

32,9 378,7 8,65 8,65 8,65 0,0592 0,0591 0,05915

30,7 314,57 7,98 8 7,99 0,046 0,0464 0,0462

25,8 197,35 6,84 6,85 6,845 0,0349 0,03352 0,03421

28,9 274,35 7,75 7,76 7,755 0,0378 0,038 0,0379

32,5 375,9 8,7 8,75 8,725 0,0637 0,0639 0,0638

30,6 303,78 8,2 8,2 8,2 0,0527 0,0527 0,0527

29,6 284,02 7,93 7,92 7,925 0,0438 0,0436 0,0437

31,7 338,83 8,49 8,5 8,495 0,0568 0,0568 0,0568

27,8 235,31 7,96 7,95 7,955 0,0396 0,0393 0,03945

28,9 274,35 7,55 7,55 7,55 0,0413 0,0414 0,04135

27,7 232,78 7,73 7,7 7,715 0,0397 0,0394 0,03955

32,3 379,01 8,84 8,85 8,845 0,0578 0,058 0,0579

22,04 145,71 6,03 6 6,015 0,0242 0,024 0,0241

23,7 157,17 6,39 6,4 6,395 0,0331 0,0335 0,0333

27,85 242,25 7,78 7,75 7,765 0,0407 0,0398 0,04025

24,55 154,52 6,67 6,65 6,66 0,0347 0,0342 0,03445

26,85 219,63 7,54 7,55 7,545 0,0398 0,04 0,0399

64

Page 79: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

FL WL OL1 OL2 TB OL OW1 OW2 TB Ow

27,9 243,42 7,49 7,5 7,495 0,0407 0,0408 0,04075

23,4 137,36 6,3 6,3 6,3 0,0355 0,0354 0,03545

21,6 140,41 5,53 5,55 5,54 0,0213 0,0216 0,02145

22,9 131,56 6,17 6,15 6,16 0,0287 0,0284 0,02855

29,1 239,87 7,8 7,8 7,8 0,0445 0,0446 0,04455

24,8 167,08 6,27 6,25 6,26 0,0335 0,0332 0,03335

26,8 210,83 7,2 7,2 7,2 0,0418 0,0418 0,0418

25 181,15 6,72 6,75 6,735 0,0393 0,0398 0,03955

24,6 163,07 6,12 6,12 6,12 0,0321 0,0321 0,0321

26,2 166,99 7,04 7,05 7,045 0,0423 0,0425 0,0424

30,1 298,65 8,06 8 8,03 0,0524 0,0526 0,0525

29,5 291,15 7,51 7,5 7,505 0,0497 0,0496 0,04965

32,2 375,59 8,62 8,62 8,62 0,0596 0,0596 0,0596

29,5 271,15 7,21 7,2 7,205 0,0477 0,0476 0,04765

34,4 455,72 9,2 9,3 9,25 0,0689 0,0692 0,06905

28,2 250,5 7,25 7,3 7,275 0,0413 0,0415 0,0414

25,5 191,26 6,55 6,55 6,55 0,0343 0,0342 0,03425

26,4 209,89 6,83 6,8 6,815 0,038 0,037 0,0375

28,7 245,76 7,55 7,5 7,525 0,0422 0,0425 0,04235

26,1 203,56 6,57 6,55 6,56 0,0354 0,0352 0,0353

32,4 363,47 8,35 8,35 8,35 0,0552 0,0551 0,05515

30,2 301,02 7,92 7,95 7,935 0,0435 0,0338 0,03865

33,7 403,9 8,83 8,8 8,815 0,0657 0,0655 0,0656

28,8 265,05 7,58 7,6 7,59 0,0414 0,0415 0,04145

65

Page 80: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

FL WL OL1 OL2 TB OL OW1 OW2 TB Ow

34,4 426,79 9,13 9,15 9,14 0,0731 0,0734 0,07325

31,1 325,68 8,21 8,2 8,205 0,0517 0,0514 0,05155

26,2 205,66 6,67 6,65 6,66 0,0376 0,0375 0,03755

30,4 295,7 7,85 7,85 7,85 0,0464 0,0465 0,04645

26,4 209,9 6,83 8,85 7,84 0,038 0,04 0,039

30,7 314,57 7,87 7,85 7,86 0,046 0,045 0,0455

30,2 301,02 7,92 7,95 7,935 0,0435 0,0338 0,03865

33,7 403,9 8,83 8,8 8,815 0,0657 0,0655 0,0656

28,8 265,05 7,58 7,6 7,59 0,0414 0,0415 0,04145

34,4 426,79 9,13 9,15 9,14 0,0731 0,0734 0,07325

31,1 325,68 8,21 8,2 8,205 0,0517 0,0514 0,05155

26,2 205,66 6,67 6,65 6,66 0,0376 0,0375 0,03755

30,4 295,7 7,85 7,85 7,85 0,0464 0,0465 0,04645

26,4 209,9 6,83 8,85 7,84 0,038 0,04 0,039

23,2 153,12 6,6 6,6 6,6 0,0354 0,0359 0,03565

22,7 133,3 6,4 6,35 6,375 0,025 0,0247 0,02485

31,7 338,83 8,49 8,5 8,495 0,0568 0,0568 0,0568

27,8 235,31 7,96 7,95 7,955 0,0396 0,0393 0,03945

28,9 274,35 7,55 7,55 7,55 0,0413 0,0414 0,04135

27,7 232,78 7,73 7,7 7,715 0,0397 0,0394 0,03955

32,3 379,01 8,84 8,85 8,845 0,0578 0,058 0,0579

22,04 145,71 6,03 6 6,015 0,0242 0,024 0,0241

34,3 423,47 9,1 9,1 9,1 0,0679 0,068 0,06795

32,9 378,7 8,65 8,65 8,65 0,0592 0,0591 0,05915

66

Page 81: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

FL WL OL1 OL2 TB OL OW1 OW2 TB Ow

30,7 314,57 7,98 8 7,99 0,046 0,0464 0,0462

25,8 197,35 6,84 6,85 6,845 0,0349 0,03352 0,03421

26 201,48 6,64 6,65 6,645 0,0372 0,0374 0,0373

26,2 205,66 6,64 6,65 6,645 0,0346 0,0348 0,0347

35,3 443,62 9,04 9 9,02 0,0739 0,0736 0,07375

37 566,72 10,08 9,91 9,995 0,0805 0,0808 0,08065

22,04 145,71 6,03 6 6,015 0,0242 0,024 0,0241

23,7 157,17 6,39 6,4 6,395 0,0331 0,0335 0,0333

27,85 242,25 7,78 7,75 7,765 0,0407 0,0398 0,04025

24,55 154,52 6,67 6,65 6,66 0,0347 0,0342 0,03445

26,85 219,63 7,54 7,55 7,545 0,0398 0,04 0,0399

27,9 243,42 7,49 7,5 7,495 0,0407 0,0408 0,04075

34,5 430,12 9,16 9,15 9,155 0,0683 0,0681 0,0682

34,3 423,47 9,1 9,1 9,1 0,0679 0,068 0,06795

32,9 378,7 8,65 8,65 8,65 0,0592 0,0591 0,05915

28,2 250,5 7,25 7,3 7,275 0,0413 0,0415 0,0414

25,5 191,26 6,55 6,55 6,55 0,0343 0,0342 0,03425

26,4 209,89 6,83 6,8 6,815 0,038 0,037 0,0375

28,7 245,76 7,55 7,5 7,525 0,0422 0,0425 0,04235

26,1 203,56 6,57 6,55 6,56 0,0354 0,0352 0,0353

32,4 363,47 8,35 8,35 8,35 0,0552 0,0551 0,05515

30,2 301,02 7,92 7,95 7,935 0,0435 0,0338 0,03865

33,7 403,9 8,83 8,8 8,815 0,0657 0,0655 0,0656

28,8 265,05 7,58 7,6 7,59 0,0414 0,0415 0,04145

67

Page 82: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

FL WL OL1 OL2 TB OL OW1 OW2 TB Ow

34,4 426,79 9,13 9,15 9,14 0,0731 0,0734 0,07325

31,1 325,68 8,21 8,2 8,205 0,0517 0,0514 0,05155

27,4 252,93 7,45 7,65 7,55 0,0361 0,0371 0,0366

29,4 239,73 7,5 7,55 7,525 0,0371 0,0389 0,038

28,6 264,56 7,75 7,95 7,85 0,0396 0,0419 0,04075

29,1 243,18 7,4 7,45 7,425 0,0359 0,0354 0,03565

29,6 279,23 8,15 8,65 8,4 0,0574 0,0571 0,05725

27,9 241,25 7,25 7,2 7,225 0,0404 0,0383 0,03935

23,4 137,36 6,3 6,3 6,3 0,0355 0,0354 0,03545

21,6 140,41 5,53 5,55 5,54 0,0213 0,0216 0,02145

22,9 131,56 6,17 6,15 6,16 0,0287 0,0284 0,02855

29,1 239,87 7,8 7,8 7,8 0,0445 0,0446 0,04455

24,8 167,08 6,27 6,25 6,26 0,0335 0,0332 0,03335

26,8 210,83 7,2 7,2 7,2 0,0418 0,0418 0,0418

25 181,15 6,72 6,75 6,735 0,0393 0,0398 0,03955

24,6 163,07 6,12 6,12 6,12 0,0321 0,0321 0,0321

26,2 166,99 7,04 7,05 7,045 0,0423 0,0425 0,0424

35,7 458,17 9,94 9,95 9,945 0,0785 0,0786 0,07855

28,9 274,35 7,75 7,76 7,755 0,0378 0,038 0,0379

68