33
LUẬT CHƠI TRÒ CHƠI NGOẠI GIAO (Bản thứ tư, năm 2000) Trò chơi của những âm mưu quốc tế Lấy bối cảnh châu Âu trước Đại chiến thế giới lần thứ nhất Người thiết kế trò chơi: Allan B. Calhamer Người dịch: Nguyễn Quang Tiệp ([email protected]) - Người chơi: 2-7 (người hoặc nhóm) - Tuổi: từ 12 - Mức độ phức tạp: thách thức Đầu thế kỷ 20, châu Âu là một mớ hỗn độn của những âm mưu chính trị. Bạn sắp được quay trở lại thời kỳ đó và thay đổi lịch sử theo ý muốn của mình NGƯỜI CHƠI VÀ CÁC QUỐC GIA Trò chơi NGOẠI GIAO thú vị nhất khi được chơi với 7 người. Luật chơi cho ít người hơn được miêu tả trong phần “Các cách chơi khác” của tài liệu này. Mỗi người chơi sẽ đại diện cho một “Siêu cường” của châu Âu vào thời điểm 1 năm trước Thế chiến I. Các Siêu cường này bao gồm Anh, Đức, Nga, Pháp, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ và đế quốc Phổ(Áo – Hungary). Khi bắt đầu trò chơi, người chơi sẽ lựa chọn ngẫu nhiên Siêu cường mà mình đại diện. Đây là nhân tố may mắn duy nhất trong trò chơi này. Chú ý: Trong nhiều đoạn của luật chơi, khái niệm “quốc gia” được dùng để đại diện cho “Siêu cường”. MỤC TIÊU CỦA TRÒ CHƠI Khi nào một Siêu cường kiểm soát được 18 cứ điểm, nó được coi là đã giành quyền kiểm soát toàn bộ châu Âu. Người chơi đại diện cho Siêu cường đó sẽ là người chiến thắng. Tuy nhiên, người chơi có thể thỏa thuận dừng trò chơi trước khi người chiến thắng được xác định. Trong trường hợp này, tất cả những người chơi vẫn còn quân trên bàn sẽ được xử hòa. BẢN ĐỒ Đường biên giới: Biên giới giữa các quốc gia được đánh dấu bằng đường đậm nét màu trắng. Các Siêu cường cũng được chia thành các tỉnh có và không có cứ điểm bằng các đường nét mảnh màu đen. Tất cả các đại dương và đường thủy cũng được chia thành các tỉnh bằng các đường nét mảnh màu đen. Tất cả các quốc gia và các tỉnh (trên mặt đất và mặt nước) đều được xác định bằng tên. 1

Luat choi Diplomacy - Full

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Luat choi Diplomacy - Full

LUẬT CHƠI TRÒ CHƠI NGOẠI GIAO(Bản thứ tư, năm 2000)

Trò chơi của những âm mưu quốc tế

Lấy bối cảnh châu Âu trước Đại chiến thế giới lần thứ nhất

Người thiết kế trò chơi: Allan B. Calhamer

Người dịch: Nguyễn Quang Tiệp ([email protected])

- Người chơi: 2-7 (người hoặc nhóm)

- Tuổi: từ 12

- Mức độ phức tạp: thách thức

Đầu thế kỷ 20, châu Âu là một mớ hỗn độn của những âm mưu chính trị. Bạn sắp được quay trở lại thời kỳ đó và thay đổi lịch sử theo ý muốn của mình

NGƯỜI CHƠI VÀ CÁC QUỐC GIA

Trò chơi NGOẠI GIAO thú vị nhất khi được chơi với 7 người. Luật chơi cho ít người hơn được miêu tả trong phần “Các cách chơi khác” của tài liệu này. Mỗi người chơi sẽ đại diện cho một “Siêu cường” của châu Âu vào thời điểm 1 năm trước Thế chiến I. Các Siêu cường này bao gồm Anh, Đức, Nga, Pháp, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ và đế quốc Phổ(Áo – Hungary). Khi bắt đầu trò chơi, người chơi sẽ lựa chọn ngẫu nhiên Siêu cường mà mình đại diện. Đây là nhân tố may mắn duy nhất trong trò chơi này.

Chú ý: Trong nhiều đoạn của luật chơi, khái niệm “quốc gia” được dùng để đại diện cho “Siêu cường”.

MỤC TIÊU CỦA TRÒ CHƠI

Khi nào một Siêu cường kiểm soát được 18 cứ điểm, nó được coi là đã giành quyền kiểm soát toàn bộ châu Âu. Người chơi đại diện cho Siêu cường đó sẽ là người chiến thắng. Tuy nhiên, người chơi có thể thỏa thuận dừng trò chơi trước khi người chiến thắng được xác định. Trong trường hợp này, tất cả những người chơi vẫn còn quân trên bàn sẽ được xử hòa.

BẢN ĐỒ

Đường biên giới: Biên giới giữa các quốc gia được đánh dấu bằng đường đậm nét màu trắng. Các Siêu cường cũng được chia thành các tỉnh có và không có cứ điểm bằng các đường nét mảnh màu đen. Tất

cả các đại dương và đường thủy cũng được chia thành các tỉnh bằng các đường nét mảnh màu đen. Tất cả các quốc gia và các tỉnh (trên mặt đất và mặt nước) đều được xác định bằng tên.

Các loại tỉnh: Có ba loại tỉnh khác nhau: nội địa, mặt nước và duyên hải. Chỉ có lục quân mới di chuyển được ở các tỉnh nội địa, và chỉ có hải quân mới di chuyển được ở các tỉnh mặt nước. Tỉnh duyên hải là một vùng đất tiếp giáp với một hay nhiều tỉnh mặt nước. Ví dụ: Denmark (Đan Mạch), Brest và Spain (Tây Ban Nha) là các tỉnh duyên hải. Một đơn vị lục quân hoặc hải quân có thể chiếm đóng một tỉnh duyên hải.

CÁC CỨ ĐIỂM: 34 tỉnh nội địa và duyên hải trên bản đồ được xác định làm cứ điểm. Mỗi cứ điểm được đánh dấu bằng một chấm tròn (hoặc ngôi sao). Một Siêu cường có số lượng đơn vị Lục quân và/hoặc Hải quân tương đương với số lượng cứ điểm mà nó kiểm soát được sau lượt đi mùa Thu gần nhất. Do vậy, sẽ không bao giờ có nhiều hơn 34 đơn vị Lục quân và Hải quân trên bản đồ trong cùng 1 thời điểm. Một quốc gia sẽ có thêm hoặc mất đi các đơn vị tương ứng với số cứ điểm nó kiểm soát. Chúng ta sẽ quay lại vấn đề này sau.

CÁC ĐƠN VỊ QUÂN ĐỘI (LỤC QUÂN HOẶC HẢI QUÂN)

1

Page 2: Luat choi Diplomacy - Full

Mỗi đơn vị Lục quân được ký hiệu bởi một khẩu pháo (hoặc xe tăng, hoặc ngôi sao). Mỗi đơn vị Hải quân (có thể gọi là Hạm đội) được ký hiệu bởi một mô hình tàu chiến (hoặc cái mỏ neo). Màu sắc cho các đơn vị của mỗi quốc gia được biểu thị trên bản đồ và diễn giải trong bảng dưới đây. Nếu một Siêu cường phát triển nhanh tới mức hết các quân ký hiệu của mình, thì có thể sử dụng quân của một quốc gia đã bị tiêu diệt.

Tất cả các đơn vị đều có sức mạnh tương đương nhau. Không đơn vị Lục quân nào mạnh hơn đơn vị khác. Không đơn vị Hải quân nào mạnh hơn đơn vị khác. Lục quân cũng không mạnh hơn Hải quân,

và ngược lại. Trong suốt trò chơi, các đơn vị sẽ hỗ trợ nhau để tăng cường sức mạnh và tấn công các đối thủ yếu hơn. Chỉ có duy nhất một đơn vị ở một tỉnh trong một thời điểm. Không có ngoại lệ.

VỊ TRÍ XUẤT PHÁT

Các cứ điểm: Lúc khởi đầu trò chơi, mỗi quốc gia kiểm soát 3 cứ điểm, trừ nước Nga kiểm soát 4 cứ điểm. Đặt các quân lên bản đồ theo mô tả trong bảng sau. Chú ý là “A” chỉ một đơn vị Lục quân (Army), “F” chỉ một đơn vị Hải quân (Fleet).

12 cứ điểm còn lại không bị chiếm đóng khi bắt đầu trò chơi

Quốc gia Màu sắc Nơi đóng quân Nơi đóng quân Nơi đóng quân

Áo-Hung Đỏ A Vienna A Budapest F Trieste

Anh Xanh đậm F London F Edinburgh A Liverpool

Pháp Xanh nhạt A Paris A Marseilles F Brest

Đức Đen A Berlin A Munich F Kiel

Ý Xanh lá cây A Rome A Venice F Naples

Nga Trắng A Moscow F Sevastopol A Warsaw

F St. Petersburg (Bờ biển phía nam)

Thổ Nhĩ Kỳ Vàng F Ankara A Constantinople

A Smyrna

2

Page 3: Luat choi Diplomacy - Full

CÁCH CHƠI

KHÁI QUÁT

NGOẠI GIAO là một trò chơi của những cuộc đàm phán, những liên minh, những lời hứa được giữ, và những lời hứa bị phá vỡ. Để chiến thắng, một người chơi cuối cùng phải đứng một mình. Biết tin ai, và khi nào thì nên tin họ, hứa hẹn điều gì và khi nào thì hứa chính là trái tim của trò chơi. Nên nhớ, bạn phải là nhà ngoại giao trước khi làm một vị tướng.

Khi bắt đầu một lượt chơi, người chơi có thể gặp tay đôi hoặc trong nhóm nhỏ để thảo luận kế hoạch và chiến lược của mình. Liên minh giữa những người chơi có thể được lập công khai hay bí mật, và (hy vọng là) các mệnh lệnh quân sự được phối hợp. Ngay sau giai đoạn “ngoại giao” này, mỗi người chơi bí mật viết một mệnh lệnh cho mỗi đơn vị của anh/cô ta trên một mảnh giấy. Khi tất cả người chơi đã nộp lệnh, các mệnh lệnh sẽ được công khai cùng một lúc, và sau đó sẽ được khớp lệnh. Một số đơn vị được di chuyển, một số phải rút lui, và một số phải giải tán. Khớp lệnh là phần khó khăn nhất của trò chơi, và đòi hỏi sự hiểu biết toàn diện về luật chơi.

Mỗi lượt chơi đại diện cho 6 tháng ngoài thực tế. Lượt thứ nhất (và các lượt số lẻ) được gọi là lượt chơi mùa Xuân, lượt tiếp theo (và các lượt số chẵn) được gọi là lượt chơi mùa Thu. Sau mỗi lượt mùa Thu, mỗi Siêu cường đều phải điều chỉnh số đơn vị quân đội cho phù hợp với số cứ điểm mà nó kiểm soát. Lúc này, một số đơn vị sẽ bị loại bỏ và một số mới lại được hình thành.

Mỗi lượt lại có một số giai đoạn. Đây là các bước trong một năm đầy đủ với hai lượt đi.

Lượt đi mùa Xuân có 4 giai đoạn:

1. Giai đoạn ngoại giao

2. Giai đoạn viết lệnh

3. Giai đoạn khớp lệnh

4. Giai đoạn lui quân và giải tán quân

Lượt đi mùa Thu có 5 giai đoạn:

1. Giai đoạn ngoại giao

2. Giai đoạn viết lệnh

3. Giai đoạn khớp lệnh

4. Giai đoạn lui quân và giải tán quân

5. Giai đoạn bỏ và nhận thêm các đơn vị

Sau một lượt đi mùa Thu, nếu một Siêu cường kiểm soát được 18 cứ điểm, trò chơi sẽ kết thúc và người chơi đại diện cho nước đó được tuyên bố là người thắng cuộc.

1. GIAI ĐOẠN NGOẠI GIAO

Trong giai đoạn này, người chơi gặp nhau để thảo luận về kế hoạch cho các lượt sắp tới. Các liên minh được dựng lên và các chiến lược được vạch ra. Vòng “đàm phán ngoại giao” này diễn ra trước mỗi lượt chơi. Việc đàm phán kết thúc 30 phút trước lượt chơi thứ nhất và 15 phút trước các lượt chơi sau. Việc đàm phán cũng có thể kết thúc sớm hơn nếu người chơi đồng ý.

Những trao đổi, giao ước, thỏa thuận giữa những người chơi với nhau sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cục diện trò chơi. Trong các cuộc đàm phán ngoại giao, người chơi có thể nói bất cứ thứ gì mình muốn. Một số người chơi có thể sang phòng khác hoặc tổ chức họp nhóm 2 hoặc 3 người. Họ có thể cố gắng giữ bí mật về các cuộc đàm phán đó. Họ có thể cố gắng nghe trộm các cuộc đàm phán của người khác. Những cuộc trao đổi này thường bao gồm thương lượng và kế hoạch quân sự chung, nhưng cũng có thể đơn giản là trao đổi thông tin, đe dọa nhau, phát tán tin đồn vv… Người ta có thể thông báo rộng rãi, viết các tài liệu và công bố công khai hoặc giữ bí mật, theo bất cứ cách nào thấy phù hợp. Tuy nhiên, những tài liệu và thỏa thuận này không trói buộc bất cứ người chơi nào vào những gì mà anh/cô ta nói. Biết tin tưởng đúng người vào các tình huống khác nhau cũng là một phần quan trọng của trò chơi.

Sử dụng Bản đồ chiến sự trong khi đàm phán ngoại giao là một cách rất tốt để theo dõi vị trí, chiến lược và liên minh.

2. GIAI ĐOẠN VIẾT LỆNH

Mỗi người chơi bí mật viết lệnh cho mỗi đơn vị quân đội của mình trên một mảnh giấy. Sau đó tất cả các lệnh phải được công bố cùng một lúc. Nếu một lệnh là hợp lệ thì phải được thực thi. Một lệnh viết do nhầm lẫn, nhưng hợp lệ, phải được thực thi. Một lệnh không hợp lệ hoặc tối nghĩa hoặc bị xử là không thành công thì không được thực thi. Một đơn vị không nhận được lệnh nào, hoặc nhận một lệnh không hợp lệ, sẽ giữ nguyên vị trí cũ (coi như phòng thủ).

THỜI GIAN CỦA LỆNH

Page 4: Luat choi Diplomacy - Full

Bộ lệnh đầu tiên là “Mùa xuân 1901”. Bộ lệnh thứ hai là “Mùa thu 1901”. Bộ lệnh thứ ba là “Mùa xuân 1902” và cứ thế tiếp diễn.

ĐỊNH DẠNG LỆNH

Người chơi nên viết danh sách các đơn vị và địa điểm mà nó chiếm đóng để tiện tham khảo trong quá trình đàm phán. Trong mỗi bộ lệnh, ký hiệu binh chủng sẽ được viết trước (“A” hoặc “F”), tiếp theo là tỉnh mà đơn vị đó chiếm đóng. Ví dụ, “A Paris” hay “A Par” là viết tắt của “Đơn vị lục quân tại Paris”. Tiếp theo là mệnh lệnh mà đơn vị đó phải thực hiện. Ví dụ “A Par Holds” nghĩa là đơn vị Lục quân ở Paris phải phòng thủ, hoặc giữ nguyên vị trí. Việc viết ký hiệu “A” hoặc “F” là nhằm nhắc người chơi về các đạo quân của mình. Nếu bạn không viết ký hiệu binh chủng trong lệnh thì lệnh đó cũng không bị loại vì chỉ có một đơn vị chiếm một tỉnh trong một thời điểm.

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Người chơi có thể tham khảo danh sách các chữ viết tắt tên các quốc gia và các tỉnh ở phần cuối của tài liệu này để viết lệnh. Một số tỉnh bắt đầu bằng 3 chữ cái tương tự nhau, vì vậy có nhiều tỉnh có cách viết tắt đặc biệt. Nếu bạn nghi ngờ thì hãy viết rõ cả tên ra.

Nên nhớ rằng chỉ có 1 đơn vị ở 1 tỉnh (mặt nước, nội địa hay duyên hải) trong cùng 1 thời điểm – vì vậy không nên có nhầm lẫn gì về việc đơn vị nào được nhận lệnh.

NGƯỜI QUẢN TRÒ

Nếu một người có kiến thức tốt về trò chơi, người đó có thể làm quản trò. Người quản trò có nhiệm vụ theo dõi thời gian đàm phán, nhận và đọc lệnh, khớp lệnh và phân xử nếu cần thiết. Vai trò này phải cực kỳ vô tư và công tâm.

CÁC LOẠI LỆNH

Trong mỗi lượt đi, mỗi quốc gia có thể yêu cầu tất cả, một vài, hoặc không đơn vị nào trong số các đơn vị mà nó có thực hiện một trong số các lệnh sau1:

- Hold (Phòng thủ)

- Move (Di chuyển/tấn công)

- Support (Trợ giúp)

- Convoy (Chuyên chở)

o Chú ý: Chỉ có các đơn vị hải quân mới được thực hiện các lệnh Convoy

CÁC KẾT QUẢ ĐƯỢC GẠCH CHÂN

Các lệnh ví dụ được nêu ra trong cả tài liệu này. Những lệnh không được thực thi (do có sự xung đột với các lệnh khác) được gạch chân. Đây là một chuẩn của trò chơi Ngoại giao, đã có hiệu lực trong nhiều năm. Trong khi chơi, không cần thiết phải gạch chân các lệnh.

LỆNH HOLD (PHÒNG THỦ)

Bạn có thể ra lệnh cho một đơn vị dừng ở một vị trí qua lệnh Hold. Không ra một lệnh nào cho một đơn vị sẽ được hiểu là ra lệnh cho đơn vị đó phòng thủ.

Dưới đây là một ví dụ của lệnh Hold:

F London Holds (hoặc) F Lon Holds

Chú ý: trong tài liệu này, các ví dụ của các lệnh Hold bị hỏng sẽ được gạch chân nhằm thể hiện đơn vị đó không thể thủ hoặc dừng quân tại một tỉnh.

Những thông tin thêm về lệnh Hold sẽ được làm rõ hơn trong các phần sau.

LỆNH MOVE (DI CHUYỂN/TẤN CÔNG)

Trong suốt trò chơi, các đơn vị thường được ra lệnh di chuyển tới những tỉnh đã bị chiếm đóng. Những di chuyển này được coi là “tấn công”, và sẽ được bàn luận chi tiết trong luật chơi ở phần sau

Viết lệnh Move

Một lệnh Move thường được viết với một cái gạch ngang giữa địa điểm hiện tại của đơn vị với điểm cần đến. Bạn có thể viết như sau:

A Paris-Burgundy (hoặc) A Par-Bur

Chú ý: cái gạch ngang này có thể được thay thế bằng chữ Move

Cách di chuyển của lục quân

Một đơn vị lục quân có thể được ra lệnh tấn công một tỉnh nội địa hay duyên hải lân cận. Lục quân không thể tấn công một tỉnh mặt nước. Vì trong một thời điểm, chỉ có một đơn vị chiếm đóng một tỉnh, nên có thể một đơn vị lục quân sẽ không thể di chuyển đi đâu được (vì

1 Chú ý: nhằm đảm bảo sự tương thích với phần mềm bằng tiếng Anh, người dịch sẽ giữ nguyên tên lệnh bằng tiếng Anh (cùng với ký hiệu binh chủng và tên các địa danh)

Page 5: Luat choi Diplomacy - Full

vị trí và lệnh của các đơn vị khác). Trường hợp này sẽ được giải thích trong phần Tranh chấp của bộ luật.

Chú ý: Một đơn vị lục quân có thể di chuyển qua các tỉnh mặt nước từ một tỉnh duyên hải này đến một tỉnh duyên hải khác nhờ sự chuyên chở của một hay nhiều đơn vị hải quân. Đây được gọi là lệnh Convoy và được giải thích ở phần lệnh Convoy ở phần sau.

Ví dụ di chuyển lục quân: Một đơn vị lục quân ở Paris có thể tới Brest, Picardy, Burgundy hoặc Gascony. Xem Diagram 1

Cách di chuyển của Hải quân

Một đơn vị hải quân có thể được ra lệnh di chuyển đến một tỉnh mặt nước hay duyên hải lân cận. Hải quân không thể đi vào các tỉnh nội địa. Hình 2 cho thấy một đơn vị hải quân ở eo biển Anh có thể di chuyển tới Irish sea, Wales, London, Belgium, Picardy, Brest, North Sea và Mid-Atlantic.

Khi một hạm đội hải quân đang ở một tỉnh duyên hải, các tàu chiến của nó được coi là có mặt ở bất kỳ điểm nào trên đường bờ biển của tỉnh đó. Một hạm đội chỉ có thể di chuyển tới một tỉnh duyên hải lân cận chỉ khi hai tỉnh này có đường bờ biển tiếp giáp nhau (coi như hạm đội đó đi dọc bờ biển). Ví dụ, trong hình 3, một hạm đội ở Rome có thể được lệnh tới Naples hay Naples (hay tới biển Tyrrhenian), nhưng không thể tới Venice hay Apulia vì mặc dù các tỉnh này có cùng đường biên giới trên đất liền với Rome, chúng lại không có đường bờ biển tiếp giáp nhau.

Page 6: Luat choi Diplomacy - Full

Các di chuyển bị hạn chế:

Bất cứ điểm nào không có tên trên bản đồ thì không thể bị chiếm đóng. Thụy Sĩ là nước trung lập, vì vậy không thể đem quân đi qua hay chiếm đóng. Trừ nước Anh, các đạo quân không thể trú tại các hòn đảo.

Làm rõ một số di chuyển:

Trên bản đồ có một số khu vực đặc biệt. Làm thế nào để tiến quân vào và ra khỏi các khu vực đó được giải thích dưới đây:

Bulgaria, Spain và St. Petersburg: Chỉ những tỉnh này có 2 đường bờ biển tách biệt nhau. Một hạm đội tiến vào một bờ biển và sau đó chỉ có thể di chuyển đến một tỉnh khác lân cận với bờ biển đó mà thôi. Tuy nhiên, hạm đội đó được coi là chiếm đóng toàn bộ tỉnh này. Một hạm đội như vậy cần được đặt ở trên đường bờ biển hơn là ở chính giữa tỉnh đó. Ví dụ, một hạm đội ở bờ phía bắc Tây Ban Nha thì không thể đi vào Western Miditerranian (phía tây Địa Trung Hải) hay Gulf of Lyon (vịnh Lyon) hay Marseilles. Tuy nhiên, nó được coi là đang chiếm cả Tây Ban Nha.

Nếu một hạm đội được lệnh chuyển đến một trong các tỉnh này, và vị trí hiện tại cho phép nó chuyển đến cả hai bờ biển một lúc, thì lệnh Move phải ghi rõ bờ biển nào, nếu không hạm đội không di chuyển được. Ví dụ, một hạm đội ở Constantinoples có thể tới bờ biển phía Đông hay phía Nam của Bulgaria. Vì vậy lệnh Move

phải ghi “F Con – Bul EC” (East Coast) hay “F Con – Bul SC” (South Coast). Tương tự, một hạm đội ở Mid-Atlantic có thể tới bờ Bắc hoặc bờ Nam Tây Ban Nha, vì vậy cần phải ghi rõ trong lệnh.

Kiel và Constantinoples: Vì có kênh đào chạy qua 2 tỉnh này, nên chúng được coi là chỉ có một đường bờ biển. Các hạm đội có thể đi vào một bờ biển và được coi là có mặt ở bất kỳ đâu dọc đường bờ biển của tỉnh đó. Ví dụ, một hạm đội có thể đi từ Black Sea vào Constantinoples trong một lượt đi (F Bla-Con) và từ Constantinoples đi biển Aegen hoặc các tỉnh duyên hải lân cận. Tương tự, một hạm đội có thể từ Holland đến Kiel trong một lượt, và từ Kiel đi Berlin trong lượt tiếp theo (qua kênh đào Kiel) mà không cần phải đi vòng quanh hay tới Denmark. Các đơn vị lục quân cũng có thể vào và ra khỏi các tỉnh này qua các cây cầu bắc qua kênh đào. Điều này không có nghĩa là các đơn vị có thể nhảy qua các tỉnh này.

Sweden và Denmark: Lục quân hoặc Hải quân có thể đi từ Sweden sang Denmark (hoặc ngược lại) trong một lượt. Một hạm đội từ biển Baltic không thể đi trực tiếp sang tỉnh Skaggerak (hoặc ngược lại), mà trước tiên phải tới Sweden hoặc Denmark. Đường biên chung với Denmark không tách đường bờ biển của Sweden thành hai phần. Denmark không có biên giới chung với Berlin.

Bất phân thắng bại

Những tình huống thường gặp sau đây liên quan tới các đạo quân có sức mạnh tương đương cùng cố chiếm một tỉnh trong cùng một thời điểm. Những tình huống này được gọi là Bất phân thắng bại. Các điều luật này được áp dụng khi một hay nhiều quốc gia tham chiến. Có một số ngoại lệ sẽ được giải thích ở phần sau.

Nếu các đơn vị có cùng sức mạnh cùng cố chiếm một tỉnh, chúng sẽ giữ nguyên vị trí ở tỉnh cũ của mình. Nếu hai hay nhiều đơn vị được lệnh di chuyển tới cùng một tỉnh, không đơn vị nào trong số đó có thể di chuyển. (Điều này cũng đúng với các đơn vị được hỗ trợ tương đương nhau. Chi tiết sẽ được giải thích ở phần tiếp theo.) Ở Diagram 4, nếu Lục quân Đức ở Berlin được lệnh đến Silesia và lục quân Nga ở Warsaw cũng được lệnh đến Silesia, không đơn vị nào được di chuyển và Silesia vẫn trống.

Page 7: Luat choi Diplomacy - Full

Chú ý: Trong tài liệu này, các ví dụ về các lệnh Move bị hỏng sẽ được gạch chân. (Đơn vị đó sẽ không di chuyển tới tỉnh cần tới như trong lệnh)

Tình huống Bất phân thắng bại sẽ không sẽ không đánh bật đơn vị đã chiếm đóng sẵn ở tỉnh mà tình huống Bất phân thắng bại xảy ra. Nếu hai đơn vị (hoặc các lực lượng có sức mạnh tương đương) cùng tấn công một tỉnh thì cả hai bên sẽ đứng yên ở chỗ cũ, và một đơn vị đã chiếm tỉnh đó từ trước sẽ không bị đánh bật ra. Như vậy, trong Diagram 4, nếu ở Silesia đã có 1 đơn vị chiếm đóng sẵn, kết quả sẽ tương tự và đơn vị ở Silesia sẽ ở nguyên chỗ cũ.

Một đơn vị không di chuyển có thể ngăn một đơn vị hay một loạt các đơn vị di chuyển. Nếu một đơn vị A được lệnh phòng thủ, hoặc không di chuyển được, và các đơn vị khác được lệnh di chuyển tới tỉnh của đơn vị A, các đơn vị khác sẽ không di chuyển được. Ở Diagram 5, có một đơn vị Lục quân Nga ở Prussia. Người chơi đại diện nước Nga nói với nước Đức rằng anh ta sẽ di chuyển khỏi Prussia (nhưng anh ta nói dối và ra lệnh cho đơn vị ở Prussia phòng thủ). Nước Đức ra lệnh cho Lục quân của mình từ Berlin tới Prussia và Hải quân từ Kiel tới Berlin. Kết quả là không đơn vị nào di chuyển được.

Các đơn vị không thể tráo đổi vị trí cho nhau nếu không có lệnh Convoy. Nếu hai đơn vị được lệnh chuyển tới tỉnh mà đối phương hiện đang chiếm giữ, không đơn vị nào có thể di chuyển được. Ví dụ, trong Diagram 6, không đơn vị nào di chuyển được. (Có một cách để vượt qua tình huống này là dùng lệnh Convoy, sẽ được giải thích ở phần sau).

Ba đơn vị hoặc nhiều hơn có thể hoán đổi vị trí cho nhau trong cùng một lượt đi quân với điều kiện không có cặp nào hoán đổi trực tiếp vị trí như đã trình bày ở trên. Trong Diagram 7, tất cả các lệnh đều thành công vì không có cặp nào đổi vị trí trực tiếp.

Page 8: Luat choi Diplomacy - Full

LỆNH SUPPORT (TRỢ GIÚP)

Đây là phần quan trọng nhất và phức tạp nhất trong luật chơi. Luật chơi về “trợ giúp” và “cắt trợ giúp” phải được hiểu thấu đáo để giải quyết hầu hết các lệnh khác.

Khái quát

Vì các đơn vị đều có cùng sức mạnh, nên một đơn vị không thể tấn công và đánh bại đơn vị khác nếu không có sự giúp đỡ. Sự “giúp đỡ” đó được gọi là Support (trợ giúp). Nếu một cuộc tấn công thành công, đơn vị tấn công sẽ di chuyển vào tỉnh mà nó được lệnh điều đến. Nếu đơn vị bị tấn công không được lệnh di chuyển đi nơi khác, thì nó sẽ bị đánh bại và bị trục xuất ra khỏi tỉnh đó. Đơn vị này sau đó phải lui quân hoặc bị giải tán. Việc lui quân sẽ giải thích sau.

Một đơn vị Lục quân hoặc Hải quân có thể trợ giúp cho một đơn vị Lục quân hoặc Hải quân khác. Sự trợ giúp này có thể là phục vụ tấn công (trợ giúp lệnh Move) hoặc phòng thủ (trợ giúp lệnh Hold, Support hoặc Convoy). Nhờ sự trợ giúp, các đơn vị tấn công hay phòng thủ được tăng thêm sức mạnh. Ví dụ, một đơn vị đang phòng thủ với hai sự trợ giúp sẽ có sức mạnh bằng ba đơn vị: chính nó cộng với hai đơn vị trợ giúp. Sự trợ giúp có thể là cho một đơn vị trong nước mình hoặc cho một đơn vị của nước khác. Sự trợ giúp có thể được đưa ra mà không cần sự cho phép của bên nhận trợ giúp, và không thể bị từ chối được! Điều này sẽ dẫn tới một vài tình huống bất ngờ nhưng rất vi diệu trong trò chơi.

Một đơn vị di chuyển với sức mạnh của mình kết hợp với tất cả các sự trợ giúp hợp lệ thì không thể bị ngăn chặn, trừ phi nó gặp phải sự kháng cự của một đơn vị được trợ giúp tương đương hoặc nhiều hơn. Một đơn vị có một sự trợ giúp sẽ có sức mạnh bằng 2 và sẽ thắng một đơn vị không được trợ giúp. Tương tự, một đơn vị được 2 sự trợ giúp (sức mạnh bằng 3) sẽ thắng một đối phương chỉ có 1 sự trợ giúp (sức mạnh bằng 2).

Làm thế nào để trợ giúp

Nếu một đơn vị giúp đỡ một đơn vị khác trong một lượt đi thì nó không thể di chuyển trong lượt đó. Tỉnh mà đơn vị đó đưa ra sự giúp đỡ phải là tỉnh mà đơn vị đó có thể di chuyển tới một cách hợp lệ trong lượt chơi đó. Như vậy, một đơn vị Lục quân ở Brest không thể hỗ trợ một Hạm đội ở English Channel vì đơn vị Lục quân không thể di chuyển sang một tỉnh mặt nước. Tương tự, một Hạm đội ở Rome không thể trợ giúp sự di chuyển của một đơn vị khác tới Venice bởi vì mặc dù tiếp giáp nhau trong đất liền nhưng Hải quân không thể di chuyển tới Venice từ Rome trong 1 lượt đi.

Một hạm đội mà có thể di chuyển tới một tỉnh có hai đường bờ biển biệt lập (một hạm đội ở Mid-Atlantic chẳng hạn) có thể hỗ trợ một đơn vị Lục quân hoặc Hải quân tiến vào tỉnh đó (trong trường hợp này là Spain), không quan tâm tới các đường bờ biển biệt lập.

Viết lệnh Support

1. Viết binh chủng của đơn vị (A hoặc F)

2. Tiếp theo viết tên tỉnh mà đơn vị đó đang đóng quân

3. Sau đó viết một chữ “S” (Support) hoặc viết cả chữ Support

4. Cuối cùng, viết binh chủng, vị trí hiện tại, và đích đến của đơn vị nhận trợ giúp (nếu đơn vị đó được lệnh di chuyển)

Ví dụ: “A Par S A Mar-Bur” (hoặc “A Par Supports A Mar-Bur”) là lệnh yêu cầu đơn vị Lục quân ở Paris hỗ trợ Lục quân ở Marseilles tiến vào Burgundy.

Hỗ trợ một đơn vị

Một đơn vị không được lệnh di chuyển có thể được trợ giúp bởi một lệnh Support mà chỉ đề cập đến tên tỉnh nó đang đóng quân. Một đơn vị được lệnh phòng thủ, chuyên chở, trợ giúp hay không được lệnh gì có thể được trợ giúp để giữ vững vị trí của nó. Ví dụ: nếu lệnh

Page 9: Luat choi Diplomacy - Full

được viết “F Den S F Bal”, thì hạm đội ở Denmark sẽ hỗ trợ hạm đội ở Baltic Sea với điều kiện là hạm đội ở Baltic đang phòng thủ, chuyên chở hay giúp đỡ một đơn vị khác. Nếu hạm đội ở Baltic được lệnh di chuyển thì lệnh Support từ Denmark không hợp lệ.

Một đơn vị được lệnh di chuyển chỉ có thể được trợ giúp bởi một lệnh Support tương ứng với sự di chuyển đó. Ví dụ, một đơn vị Lục quân ở Bohemia được lệnh trợ giúp Lục quân ở Munich di chuyển tới Silesia (A Boh S A Mun-Sil). Tuy nhiên, Lục quân ở Munich lại được lệnh di chuyển tới Tyrolia (A Mun-Tyr). Như vậy lệnh Support bị hỏng vì hướng chuyển quân mà nó trợ giúp không phải là hướng mà đơn vị nhận trợ giúp di chuyển. Lệnh trợ giúp này cũng không thể vì thế mà trở thành lệnh trợ giúp cho phòng thủ.

Trợ giúp đơn giản

Trong Diagram 8, Lục quân Pháp ở Gascony hỗ trợ Lục quân ở Marseilles tới Burgundy. Lục quân Đức ở Burgundy sẽ bị đánh bật.

Ở Diagram 9, Lục quân Đức ở Silesia được trợ giúp bởi hạm đội ở Baltic để đánh bật Lục quân Nga ra khỏi Prussia. Nên nhớ rằng đơn vị Lục quân và Hải quân Đức đều ở các tỉnh tiếp giáp với Prussia, nhưng không tiếp giáp với nhau. Một đơn vị không cần phải ở tiếp giáp với đơn vị mà nó đang trợ giúp. Tuy nhiên, nó phải tiếp giáp với tỉnh mà nó đang đưa ra sự trợ giúp vào đó và phải có thể tự mình di chuyển tới tỉnh đó một cách hợp lệ.

Trợ giúp trong trường hợp Bất phân thắng bại

Diagram 10 và 11 cho ta thấy hai trường hợp Bất phân thắng bại thường gặp. Trong cả hai tình huống, một lực lượng có sức mạnh bằng 2 đơn vị gặp một lực lượng mạnh tương đương và tất cả các đơn vị đều phải đứng yên tại chỗ. Trong Diagram 10, nếu giả sử ở Tyrrhenian có 1 hạm đội thì nó sẽ không bị đánh bật bởi tình huống Bất phân thắng bại này.

Page 10: Luat choi Diplomacy - Full

Bất phân thắng bại trong trường hợp bị đánh bật

Một đơn vị bị trục xuất (đánh bật) vẫn có thể tạo ra tình huống Bất phân thắng bại ở một tỉnh khác với tỉnh mà nó vừa bị đánh bật ra. Khi hai hoặc nhiều đơn vị được trợ giúp tương đương nhau nhận lệnh di chuyển tới cùng một tỉnh thì không đơn vị nào được di chuyển – kể cả nếu một trong số chúng bị đánh bật khỏi một tỉnh khác với tỉnh nơi tình huống Bất phân thắng bại xảy ra trong cùng một lượt.

Trong Diagram 12, quân Áo tấn công từ Bohemia đã đánh bật Lục quân Đức ở Munich. Tuy nhiên, đơn vị Lục quân ở Munich vẫn có thể tạo ra tình huống Bất phân thắng bại với Lục quân Nga đang tìm cách tiến vào Silesia.

Một đơn vị bị trục xuất, kể cả với sự giúp đỡ, không ảnh hưởng được gì lên tỉnh (mà có đơn

vị) đã trục xuất nó. Nếu hai đơn vị được lệnh tới cùng một tỉnh và một trong số đó bị trục xuất bởi một đơn vị tới từ chính tỉnh đó, đơn vị tấn công còn lại có thể di chuyển. Tình huống này không gây ra một trường hợp Bất phân thắng bại vì đơn vị bị trục xuất không thể ảnh hưởng gì tới tỉnh đã trục xuất nó.

Trong Diagram 13, Lục quân Nga ở Rumania đánh bật Lục quân Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi Bulgaria. Trong khi đó, đơn vị Lục quân Thổ Nhĩ Kỳ này, và Lục quân Nga ở Sevastopol đều được lệnh tới Rumania, trường hợp này nếu bình thường có thể tạo ra tình huống Bất phân thắng bại. Tuy nhiên, vì (đơn vị ở) Rumania đã trục xuất Lục quân Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi Bulgaria, nên nó không có ảnh hưởng gì lên Rumania. Điều này cho phép Lục quân từ Sevastopol tiến vào Rumania. Lục quân TNK ở Bulgaria phải lui quân (retreat).

Ở Diagram 14, mặc dù đơn vị của TNK được trợ giúp, nhưng nó không thể ngăn quân Nga từ Sevastopol tiến vào Rumania vì đơn vị từ Rumania đã đánh bật đơn vị của TNK ra khỏi Bulgaria.

Page 11: Luat choi Diplomacy - Full

Ở hai ví dụ trên, nếu Nga không đặt lệnh “A Sev-Rum”, thì có lẽ Rumania đã bị bỏ trống, nhưng không phải là kết quả của tình huống Bất phân thắng bại (thực ra là không có tình huống Bất phân thắng bại nào ở đây). Tình huống này sẽ được thảo luận kỹ hơn ở phần Lui quân ở sau.

Cắt Hỗ trợ

Sự hỗ trợ có thể bị cắt đứt. Điều đó dẫn tới lệnh Support bị hỏng và sự hỗ trợ không được đưa ra.

Chú ý: Trong tài liệu này, các ví dụ của lệnh Support bị hỏng sẽ được gạch chân để cho thấy sự hỗ trợ bị cắt chứ không phải cho thấy lệnh Support của đơn vị hỗ trợ không hợp lệ.

Sự trợ giúp bị cắt nếu đơn vị trợ giúp bị tấn công từ các tỉnh khác, ngoại trừ tỉnh mà sự trợ giúp hướng tới. Sự trợ giúp này bị cắt bất kể cuộc tấn công lên đơn vị trợ giúp có thành công hay không.

Trong Diagram 15, sự hỗ trợ từ đơn vị Lục quân ở Silesia bị cắt bởi đợt tấn công từ Bohemia. Lưu ý là chỉ cần tấn công đơn vị hỗ trợ là đủ để cắt sự hỗ trợ này chứ không cần thiết phải đánh bật đơn vị hỗ trợ để cắt sự hỗ trợ của nó.

Sự hỗ trợ bị cắt nếu đơn vị hỗ trợ bị trục xuất. Nếu một đơn vị được lệnh hỗ trợ một đơn vị khác nhưng bị trục xuất bởi một đợt tấn công từ bất cứ tỉnh nào (kể cả tỉnh mà sự hỗ trợ của nó hướng tới) thì sự hỗ trợ bị cắt. Đơn vị lẽ ra phải nhận sự hỗ trợ thì không nhận được.

Trong Diagram 16, sự trợ giúp của quân Đức bị cắt bởi đợt tấn công từ Warsaw bởi vì đó là tỉnh mà sự hỗ trợ hướng tới. Để cắt sự hỗ trợ này, đạo quân ở Warsaw cần phải đánh bật đơn vị Lục quân ở Silesia chứ không đơn thuần là chỉ tấn công nó.

Trong Diagram 17, Lục quân Nga từ Prussia đánh bật đơn vị Lục quân ở Silesia. Sự hỗ trợ của Lục quân ở Silesia vì thế mà bị cắt và quân Đức ở Berlin bị đứng yên vì đụng độ với hạm đội của Nga từ biển Baltic cũng tìm cách tiến vào Prussia.

Page 12: Luat choi Diplomacy - Full

Một đơn vị bị trục xuất bởi (một đơn vị ở) tỉnh khác có thể vẫn cắt sự trợ giúp của một đơn vị khác. Giống như khi một đơn vị bị trục xuất bởi một tỉnh vẫn có thể gây nên trường hợp Bất phân thắng bại ở một tỉnh khác, một đơn vị vẫn có thể cắt sự hỗ trợ ngay cả khi nó bị trục xuất. Chỉ cần chắc chắn rằng sự trục xuất không đến từ tỉnh mà sự trợ giúp hướng tới. (Nên ghi nhớ luật này: một đơn vị bị trục xuất, kể cả được trợ giúp, cũng không thể ảnh hưởng đến tỉnh (mà có đơn vị) đã trục xuất nó).

Trong Diagram 18, mặc dù thậm chí Lục quân Đức ở Munich bị trục xuất bởi cuộc tấn công của quân Nga, nó vẫn có thể cắt sự hỗ trợ của Lục quân Nga ở Silesia. Điều này ngăn không cho Lục quân Nga từ Prussia tiến vào Berlin.

Chú ý: Trong các tình huống phức tạp, sẽ rất hữu ích nếu xác định được sự hỗ trợ nào, nếu có, bị cắt. Khi đã xác định được rồi, thì sẽ dễ dàng hơn để khớp lệnh.

LỆNH CONVOY (CHUYÊN CHỞ)

Chuyên chở một đơn vị Lục quân vượt qua một tỉnh mặt nước

Một hạm đội ở một tỉnh mặt nước (không phải là ở tỉnh duyên hải) có thể chuyên chở một đơn vị Lục quân từ bất cứ tỉnh duyên hải nào tiếp giáp với tỉnh mặt nước mà nó đang đóng quân tới bất cứ tỉnh duyên hải nào khác cũng tiếp giáp với tỉnh mặt nước đó. Để thực hiện được điều này, đơn vị Lục quân phải được lệnh di chuyển tới điểm đích và hạm đội cũng phải được lệnh chuyên chở Lục quân.

Một hạm đội không thể chuyên chở một hạm đội.

Viết lệnh Convoy

Giống như chữ “S” để chỉ Support, chữ “C” được dùng để chỉ Convoy. Dưới đây là ví dụ về một lệnh convoy:

F Bla C A Ank-Sev.

Một hạm đội không thể chuyên chở nhiều hơn 1 đơn vị Lục quân trong cùng 1 lượt chơi. Lệnh phát ra cho hạm đội đó phải gồm đủ cả nơi đóng quân và đích tới của đơn vị Lục quân được chuyên chở. Cũng giống như với lệnh Support, lệnh Convoy cũng phải tương thích với hướng di chuyển của đơn vị Lục quân. Ví dụ, một đơn vị Lục quân ở Rumania được lệnh tới Armenia (A Rum-Arm) và lệnh chuyên chở ghi là chở nó tới Ankara (F Bla C A Rum-Ank) thì khi đó lệnh Convoy này bị hỏng và đơn vị Lục quân phải ở lại Rumania.

Chú ý: Một hạm đội ở bất kỳ tỉnh duyên hải nào (kể cả Constantinople, Denmark và Kiel) không thể chuyên chở.

Trong Diagram 19, hạm đội ở North Sea chuyên chở Lục quân ở London tới Norway.

Page 13: Luat choi Diplomacy - Full

Sự hỗ trợ không thể chuyên chở đi đâu được

Chỉ có các đơn vị Lục quân mới được chuyên chở. Sự trợ giúp không thể được vận chuyển từ một đơn vị Lục quân này qua một đơn vị Hải quân chuyên chở tới một đơn vị khác. Ví dụ, những lệnh được bôi đậm trong các lệnh nêu sau đây là những lệnh không hợp lệ:

Quân Anh: A Pic-Bre, A Lon S A Pic-Bre

F Eng C A Lon S A Pic Bre

Quân Pháp: F Bre Holds

Chuyên chở một đơn vị Lục quân qua nhiều tỉnh mặt nước

Nếu các hạm đội đóng quân ở các tỉnh mặt nước tiếp giáp nhau thì một đơn vị Lục quân có thể được chuyên chở băng qua tất cả các tỉnh mặt nước này trong một lượt chơi, đổ bộ xuống một tỉnh duyên hải tiếp giáp với tỉnh mặt nước cuối cùng trong cả chuỗi.

Trong Diagram 20, Lục quân Anh từ London có thể đi thẳng tới Tunis trong một lượt chơi với sự trợ giúp của Hải quân Pháp

Ngăn cản một cuộc vận chuyển quân

Nếu một hạm đội bị đánh bật khỏi vị trí của nó khi nó đang chuyên chở thì việc chở quân qua biển sẽ không thực hiện được, và đơn vị Lục quân được chuyên chở sẽ ở nguyên vị trí cũ. Một cuộc tấn công vào hạm đội chuyên chở nhưng không thể đánh bật nó khỏi vị trí đang có thì không làm gián đoạn quá trình chuyên chở quân.

Nếu đơn vị được chuyên chở qua biển tấn công một tỉnh duyên hải, nhưng không thể chiếm tỉnh đó được do gặp phải lực lượng kháng cự mạnh tương đương (tức là gặp tình huống Bất phân thắng bại), thì nó sẽ vẫn ở nguyên vị trí cũ của nó trước lượt chơi. (Nó vẫn có thể bị đánh bật ra khỏi vị trí đóng quân cũ này nếu có cuộc tấn công thành công diễn ra ở đó. Đơn vị Lục quân vừa được chuyên chở qua biển đó cũng có thể nhận được sự trợ giúp của các đơn vị khác để tấn công đích đến.

Chú ý: Trong tài liệu này, các ví dụ về các lệnh Convoy bị thất bại được gạch chân để thể hiện rằng

Page 14: Luat choi Diplomacy - Full

hạm đội được gạch chân bị đánh bật khỏi vị trí của nó. Những hạm đội khác trong chuỗi hạm đội cùng vận chuyển sẽ không bị gạch chân.

Trong Diagram 21, Hạm đội ở Tyrrhenian bị đánh bật, nên Lục quân Pháp không thể đi từ Spain tới Naples.

Các trường hợp hiếm và các tình huống phức tạp

Những điều luật trên thường giúp giải quyết hầu hết các trường hợp nảy sinh trong trò Ngoại giao này. Tuy nhiên, ở đây vẫn còn một vài ngoại lệ và các trường hợp hiếm có thể xảy ra. Chúng được diễn giải dưới đây:

Tự trục xuất

Một quốc gia không thể tự trục xuất hoặc hỗ trợ để trục xuất một đơn vị của chính mình, kể cả khi sự trục xuất đó là ngoài mong đợi. Đây là một trường hợp mà sự hỗ trợ bị từ chối hoặc phủ nhận khi nó có thể được coi là hợp lệ trong một trường hợp khác. Tuy nhiên, những mệnh lệnh như vậy có thể được viết vì những lý do khác, ví dụ như để tạo ra tình huống Bất phân thắng bại. Dưới đây là một vài ví dụ để giải thích điều luật này:

Trong Diagram 22, Lục quân Pháp ở Paris, được trợ giúp bởi Lục quân ở Marseilles không thể trục xuất Lục quân của chính nước Pháp ở Burgundy.

Trong Diagram 23, Lục quân Pháp ở Paris, mặc dù được trợ giúp bởi Lục quân Đức ở Ruhr, không thể trục xuất Lục quân của chính nước Pháp ở Burgundy.

Trong Diagram 24, Lục quân Đức ở Ruhr, được trợ giúp bởi Lục quân Pháp ở Paris, không thể trục xuất Lục quân Pháp ở Burgundy bởi vì quân Pháp không thể trợ giúp cho một cuộc tấn công chống lại một đơn vị quân của chính mình. Tuy nhiên, nếu quân Đức được hỗ trợ bởi lực lượng của mình (từ Munich) thì Lục quân Pháp ở Burgundy sẽ bị trục xuất.

Page 15: Luat choi Diplomacy - Full

Trong Diagram 25, Lục quân Đức ở Munich và Lục quân Áo tại Tyrolia cùng ở trong tình huống Bất phân thắng bại, vì vậy không đơn vị nào được di chuyển. Lục quân Đức ở Ruhr và Silesia cố gắng tạo ra một tình huống Bất phân thắng bại với nhau tại Munich. Tuy nhiên, Lục quân Áo ở Bohemia lén hỗ trợ đơn vị quân Đức từ Silesia tới Munich. Trong hầu hết các trường hợp khác, cuộc tấn công được hỗ trợ từ Silesia tới Munich sẽ thắng hướng tấn công không được hỗ trợ từ Ruhr. Nhưng trong trường hợp này, kết quả sẽ là nước Đức tự trục xuất quân đội của mình ở Munich, nên việc chuyển quân không được chấp nhận.

Ví dụ tiếp theo thể hiện một tình huống mà ở đó bạn có thể viết các mệnh lệnh tự trục xuất để tạo ra tình huống Bất phân thắng bại. Việc này đôi khi lại là một chiến thuật điều quân để phòng thủ đầy khôn ngoan.

Trong Diagram 26, quân Anh không thể tự trục xuất quân đội của mình, nhưng cuộc tấn công có hỗ trợ vào

Denmark là cần thiết để chặn đứng (thông qua tình huống Bất phân thắng bại) quân Nga tấn công (cũng có 1 hỗ trợ) vào cùng địa phương này.

Tự đưa mình vào tình huống Bất phân thắng bại

Tuy một nước không thể tự trục xuất quân đội của mình khỏi 1 tỉnh, thì nó lại có thể tự tạo ra tình huống bất phân thắng bại bằng cách ra lệnh cho hai đạo quân có sức mạnh tương đương cùng tấn công một tỉnh. Chiến thuật này thường được sử dụng để duy trì sự kiểm soát 3 tỉnh chỉ với 2 đạo quân. Tuy nhiên, nếu một cánh quân được hỗ trợ nhiều hơn thì nó sẽ thắng và chiếm được tỉnh đó.

Trong Diagram 27, quân Áo đang cố gắng kiểm soát Serbia, Budapest và Vienna với 2 đơn vị, giữ Budapest không bị chiếm đóng. Tuy nhiên, hướng tấn công “A Ser-Bud” thành công vì sự trợ giúp không mong đợi từ quân Nga. Nếu như ở Budapest đã có sẵn một đơn vị Lục quân Áo, thì cuộc tấn công này đã không thành công vì vi phạm điều luật tự trục xuất. Nhưng trong trường hợp của Diagram 27, cuộc tấn công đã thành công bất kể sự trợ giúp đó là từ một đơn vị của nước khác hay của nước mình.

Page 16: Luat choi Diplomacy - Full

Tự cắt hỗ trợ (được tạo ra bởi các đơn vị) của mình

Sự tấn công của quân đội một nước nhằm vào các đơn vị của chính nó không cắt được sự hỗ trợ. Điều luật này có cùng tinh thần với điều luật Tự trục xuất. Một quốc gia không thể tự trục xuất các đơn vị của mình hay tự cắt hỗ trợ của mình.

Hoán đổi vị trí thông qua việc chuyên chở

Hai đơn vị có thể hoán đổi vị trí cho nhau nếu một trong hai hoặc cả hai đơn vị đều được chuyên chở. Đây là một ngoại lệ cho điều luật đã nói từ trước: “Hai đơn vị không thể hoán đổi vị trí cho nhau nếu không được chuyên chở”.

Trong Diagram 28, tất cả các hướng chuyển quân đều thành công.

Các hành trình chuyển quân đường bộ và nhờ chuyên chở

Trong một số trường hợp hiếm, cả lệnh Move và lệnh Convoy (thường bởi 1 quốc gia khác) được viết ra, làm cho một đơn vị Lục quân có thể đi đến đích bằng cả đường bộ hoặc đường thủy. Khi trường hợp này xảy ra, những tiêu chí sau sẽ được áp dụng:

Nếu ít nhất một trong số các hạm đội tham gia chuyên chở là của người điều khiển đơn vị Lục quân đó, thì hành trình chuyển quân nhờ chuyên chở qua đường thủy được thực thi, và hành trình đi trên bộ bị loại bỏ.

Nếu không có hạm đội tham gia chuyên chở nào thuộc về người điều khiển đơn vị Lục quân, thì hành trình trên bộ được thực thi. Tuy nhiên, người điều khiển đơn vị Lục quân có thể sử dụng hành trình chuyển quân nhờ chuyên chở nếu anh/cô ta ghi rõ “nhờ chuyên chở” trong lệnh Move của mình.

Điều này sẽ tránh cho các nước khác “bắt cóc” đơn vị Lục quân đó và chuyên chở trái với mong muốn của nó.

Nhiều hành trình chuyên chở

Một đơn vị Lục quân được chuyên chở có thể sử dụng các hành trình chuyên chở khác nhau để đến được điểm đích của mình với điều kiện ít nhất phải có một hành trình chuyên chở trong đó vẫn hợp lệ. Nhiều mệnh lệnh có thể được viết để tạo nên nhiều hành trình chuyên chở đường thủy khác nhau cùng một lúc cho một đơn vị Lục quân để tới được điểm đích. Đơn vị Lục quân đó sẽ không bị ngăn cản trừ phi tất cả các hành trình chuyên chở được ghi trong lệnh bị phá vỡ.

Trong Diagram 29, Lục quân ở London có 2 hành trình chuyên chở. Vì chỉ có 1 trong số đó bị phá vỡ, nên Lục quân Anh vẫn đổ bộ được vào Belgium.

Page 17: Luat choi Diplomacy - Full

Một cuộc tấn công nhờ chuyên chở không thể cắt một số sự hỗ trợ nhất định

Một đơn vị Lục quân được chuyên chở không thể cắt hỗ trợ của một đơn vị đang hỗ trợ cho cuộc tấn công vào một trong những hạm đội tham gia quá trình chuyên chở.

Đây là một tình huống phức tạp và hiếm gặp, nhưng nếu thiếu điều luật này (dùng Diagram 30 làm ví dụ), tranh cãi chắc chắn sẽ xảy ra.

Trong các lệnh được nêu dưới đây, người Pháp có thể cãi rằng Lục quân của nó cắt hỗ trợ của hạm đội ở Naples, nhờ đó tránh cho hạm đội chuyên chở bị trục xuất. (Người Pháp có thể viện dẫn luật “Hỗ trợ bị cắt nếu đơn vị hỗ trợ bị tấn công từ bất cứ tỉnh nào trừ tỉnh mà sự hỗ trợ của nó hướng tới”.) Người Ý có thể tranh cãi là vì Hạm đội bị trục xuất nên hành trình chuyên chở bị phá vỡ, Lục quân Pháp không thể tới Naples mà tấn công được. (Người Ý có thể dùng điều luật: “Một hạm đội tham gia chuyên chở bị trục xuất sẽ làm quá trình chuyên chở thất bại”). Vì cả hai luật trên trái ngược nhau trong trường hợp này, nên điều luật vừa được nói ở trên sẽ được áp dụng trước. Vì vậy, việc chuyên chở không được thực hiện và hỗ trợ không bị cắt.

Hai tình huống phức tạp nữa

Dưới đây là hai tình huống liên quan tới luật về “Nhiều hành trình chuyên chở” và luật “Tấn công nhờ chuyên chở”. Những tình huống này rất hiếm gặp và không xuất hiện trong hầu hết các trò chơi, nhưng nếu chúng xuất hiện thì đây là các điều luật để giải quyết:

Một đơn vị Lục quân với ít nhất một hành trình chuyên chở thành công sẽ cắt được sự hỗ trợ của đơn vị ở đích đến cho một cuộc tấn công nhằm vào một hạm đội đang nằm trong một hành trình chuyên chở khác dành cho đơn vị Lục quân đã nói ở trên. Chỉ cần có 1 hành trình chuyên chở thành công thì đơn vị Lục quân được chuyên chở sẽ cắt được bất kỳ sự hỗ trợ nào được đưa ra bởi đơn vị ở tỉnh đích đến. Trong Diagram 31, quân Pháp viết lệnh để đưa đơn vị Lục quân của mình đến Naples bằng một trong hai hành trình chuyên chở. Cuộc chuyển quân từ Tunis không thành (bởi vì tình huống Bất phân thắng bại với hạm đội ở Naples), nhưng nó cắt được sự hỗ trợ của hạm đội ở Naples vì cuộc tấn công được hỗ trợ của hạm đội đó không cắt được hành trình chuyên chở thành công qua biển Ionian. Bởi vậy, hạm đội ở Rome bất phân thắng bại với hạm đội ở Tyrrhenian Sea.

Page 18: Luat choi Diplomacy - Full

Trong Diagram 32, hạm đội ở Naples bị trục xuất bởi sức mạnh kết hợp giữa đơn vị Lục quân được chuyên chở từ Tunis và đơn vị Lục quân tại Apulia. Vì Lục quân từ Tunis có thể tới Naples qua biển Ionian, nên cuộc tấn công mà hạm đội ở Naples đang hỗ trợ không nhằm vào hạm đội thực tế đang chuyên chở đơn vị Lục quân này, nên sự hỗ trợ của nó bị cắt.

Chú ý: nếu trong trường hợp này mà quân Ý thay đổi nội dung lệnh, trong đó hạm đội Naples tấn công còn hạm đội ở Rome hỗ trợ, thì hạm đội ở Tyrrheninan Sea sẽ bị trục xuất và hạm đội từ Naples sẽ chiếm được Tyrrhenian Sea.

3. GIAI ĐOẠN KHỚP LỆNH

Sau khi đã công bố tất cả các lệnh, người quản trò phải giải quyết tất cả những tranh chấp. Việc khớp lệnh này sẽ có kết quả là có các lệnh thành công, các lệnh không thành công, những tình huống Bất phân thắng bại, các đơn vị phải lui và các đơn vị phải giải tán. Một số đơn vị quân đội trên bản đồ phải lui quân hoặc bị loại bỏ theo những điều luật được miêu tả trong hai giai đoạn tiếp theo (4 và 5) của lượt chơi.

4. GIAI ĐOẠN LUI QUÂN & GIẢI TÁN QUÂN

Sau khi tất cả các lệnh đã được công bố, những xung đột được giải quyết, những lệnh chuyển quân hợp lệ được thực hiện, thì các đơn vị bị trục xuất (bị thua trận) phải tiến hành lui quân. Tất cả các lệnh lui quân này được người chơi ghi vào giấy, nộp cho quản trò, và được công bố cùng lúc. Người chơi không được đàm phán với các nước khác trước khi viết lệnh lui quân – lúc này nước nào biết nước đấy mà thôi.

Một đơn vị bị trục xuất phải lui quân về một tỉnh tiếp giáp mà nó có thể di chuyển tới đó một cách hợp lệ (như trong lệnh Move) nếu không bị ngăn cản bởi các đơn vị khác. Trong một số trường hợp, việc lui quân lại là tiến sâu vào lãnh thổ địch.

Một đơn vị không thể lui quân tới:

Một tỉnh đã bị chiếm đóng

Tỉnh mà từ đó đơn vị chiến thắng nó xuất phát cuộc tấn công

Một tỉnh bị bỏ trống do kết quả của tình huống Bất phân thắng bại trong cùng lượt chơi đó.

Nếu không có tỉnh nào hợp lệ để cho đơn vị đó lui quân thì đơn vị này sẽ ngay lập tức bị giải tán và loại bỏ khỏi bản đồ.

Viết lệnh lui quân

Nếu hai đơn vị (hoặc nhiều hơn) phải lui quân, địa điểm lui quân sẽ được những người chơi quản lý các đơn vị đó viết ra ngay lập tức (và không có sự bàn luận giữa các nước). Các lệnh lui quân này sau đó sẽ được công bố cùng lúc. Việc lui quân sẽ không được hỗ trợ hay chuyên chở. Cấu trúc lệnh lui quân cũng giống như lệnh Move, tức là gồm ký hiệu binh chủng (nếu cần), địa điểm đóng quân cũ (nơi đơn vị đó đã bị đánh bật ra) và địa điểm mà nó muốn lui về. Ví dụ “A Par-Bur”.

Page 19: Luat choi Diplomacy - Full

Giải tán quân

Nếu 2 đơn vị (hoặc nhiều hơn) cùng chọn lui quân tới cùng 1 tỉnh, tất cả các đơn vị đó đều bị giải tán. Nếu một người chơi không đưa ra lệnh lui quân khi cần thiết, thì đơn vị cần phải lui quân của anh ta sẽ bị giải tán. Một đơn vị có thể tự nguyện giải tán thay vì lui quân.

5. GIAI ĐOẠN BỎ VÀ NHẬN THÊM CÁC ĐƠN VỊ (CHỈ CÓ SAU LƯỢT ĐI MÙA THU)

Kiểm soát các cứ điểm

Sau mỗi lượt đi mùa thu, quản trò phải kiểm tra xem mỗi người chơi (mỗi nước) kiểm soát bao nhiêu cứ điểm. Một quốc gia kiểm soát một cứ điểm nếu một trong các đơn vị của nó đóng quân ở tỉnh có cứ điểm đó sau khi lượt đi mùa thu đã kết thúc.

Sau khi một quốc gia đã chiếm được một cứ điểm, nó có thể bỏ trống cứ điểm đó nhưng vẫn được coi là đang kiểm soát được cứ điểm này với điều kiện là không một nước nào khác có thể chiếm lại cứ điểm trước khi lượt đi mùa Thu kết thúc. Một đơn vị tiến vào một cứ điểm trong lượt đi mùa Xuân và ra khỏi cứ điểm đó trong lượt đi mùa Thu không làm ảnh hưởng đến quyền sở hữu cứ điểm này. Nói tóm lại, một quốc gia được coi là đang kiểm soát một cứ điểm với điều kiện là khi kết thúc mỗi lượt đi mùa Thu (bao gồm cả giai đoạn lui quân), cứ điểm đó đang bị một đơn vị của nó chiếm đóng, hoặc cứ điểm đó bị bỏ trống (trong trường hợp này, quốc gia ấy phải sở hữu cứ điểm này vào cuối lượt đi mùa Thu liền trước đó).

Điều chỉnh số lượng các đơn vị

Sau khi kết thúc lượt đi mùa Thu (bao gồm cả giai đoạn lui quân, nếu có), người chơi phải điều chỉnh số lượng các đơn vị của mình cho phù hợp với số lượng các cứ điểm mà họ kiểm soát. Điều này sẽ dẫn đến một số đơn vị phải giải tán (nếu người chơi mất một số cứ điểm trong năm đó), hoặc một số đơn vị được tạo thêm (nếu người chơi chiếm được một số cứ điểm trong năm đó).

Cũng giống như khi lui quân, việc bỏ và nhận thêm quân (được hiểu chung là “điều chỉnh”) phải được thực hiện một cách bí mật, nước nào riêng nước ấy, không bàn bạc giữa các quốc gia với nhau.

Giải tán quân

Nếu một quốc gia có ít cứ điểm hơn tổng số quân, người chơi đại diện cho quốc gia đó phải tự lựa chọn bỏ đi số lượng đơn vị bị thừa.

Tạo thêm quân

Nếu một quốc gia có nhiều cứ điểm hơn tổng số quân, nó có thể đặt thêm các đơn vị mới ở mỗi cứ điểm ở trong nước mình mà nó vẫn còn đang kiểm soát. Nó không thể xây các đơn vị mới ở các cứ điểm nằm ngoài nước mình.

Ví dụ: Nước Pháp chỉ có thể xây thêm các đơn vị mới ở Paris, Brest và Marseilles trong suốt trò chơi. Tuy nhiên, nếu Marseilles đang bị người Ý kiểm soát và Brest đang có một đơn vị quân Pháp chiếm sẵn, thì Pháp chỉ có thể xây thêm 1 đơn vị ở Paris, không quan tâm đến tổng số các đơn vị mới mà người Pháp được phép xây thêm trong lượt đó. Nếu ngay sau đó, người Pháp bỏ trống Brest và chiếm lại Marseilles, họ sẽ được xây thêm các đơn vị mới ở đó sau lượt đi mùa Thu tiếp theo (nếu họ vẫn còn đủ điều kiện để xây thêm quân trong lượt đó).

Các luật bổ sung cho luật tạo thêm quân

Tại các cứ điểm thuộc một tỉnh nội địa, chỉ có thể xây thêm các đơn vị Lục quân mới.

Khi xây thêm một đơn vị ở một cứ điểm thuộc một tỉnh duyên hải, phải ghi rõ trong lệnh Tạo quân rằng đó là đơn vị Lục quân hay Hải quân. Nếu người Nga xây thêm 1 đơn vị Hải quân ở St. Petersburg, người cho phải ghi rõ là đặt ở bờ biển phía Bắc hay phía Nam.

Nếu các cứ điểm trong nước của bạn đều bị chiếm đóng bởi các đơn vị của bạn hay của người khác, bạn sẽ không thể xây thêm quân trong lượt đi mùa Thu lần này. Hãy nhớ, phải bỏ trống các cứ điểm trong nước nếu bạn dự định xây thêm quân trong mùa Thu.

Nếu bạn được xây thêm quân nhưng bạn đã mất toàn bộ các cứ điểm trong nước, bạn vẫn có thể chiến đấu với các đơn vị hiện có. Trong trường hợp này, bạn không thể xây thêm quân cho tới khi bạn chiếm lại được những cứ điểm ở “quê hương” và kiểm soát được chúng khi kết thúc lượt đi mùa Thu.

Một quốc gia có thể từ chối xây dựng thêm bất kỳ đơn vị mới nào vì bất kỳ lý do gì (thường là lý do mang tính chất ngoại giao).

Viết lệnh xây thêm quân và giải tán quân

Người chơi sẽ viết đơn vị nào họ muốn giải tán (nếu có) và loại binh chủng nào mình muốn tạo thêm ở cứ điểm trong nước mình (nếu có). Các lệnh này được

Page 20: Luat choi Diplomacy - Full

viết mà không có sự thảo luận nào giữa các nước, và được công bố cùng lúc. Bất cứ lệnh nào mập mờ hoặc không hợp lệ sẽ không được thực hiện.

QUẢN LÝ VỀ THỜI GIAN

Tốt nhất là đặt khoảng 4 giờ để chơi trò này. Sau khi giai đoạn đàm phán ngoại giao kết thúc, người chơi có tối đa là 5 phút để viết lệnh. Trong cả quá trình viết và đọc lệnh, chuyển quân và lui quân, trong và sau lúc lui quân, và trong lúc điều chỉnh số quân, không được phép đàm phán bất cứ điều gì giữa các nước với nhau.

Người mới chơi nên được cho 30 phút để làm quen với trò chơi trước khi những người chơi khác tập hợp. Một vài lượt đi nên được chơi trước nhằm giúp người mới chơi làm quen với luật lệ trước khi trò chơi bắt đầu.

BẤT ỔN CHÍNH TRỊ

Nếu bạn rời khỏi trò chơi, hoặc nếu bạn không nộp kịp lệnh cho lượt đi mùa Xuân hoặc mùa Thu, thì trò chơi sẽ coi là chính phủ của bạn đã sụp đổ. Các đơn vị của bạn được coi là phòng thủ tại chỗ, nhưng không hỗ trợ được nhau. Nếu chúng bị trục xuất thì sẽ lập tức bị giải tán. Nước của bạn sẽ không được xây thêm đơn vị nào trong lượt đi đó (nếu đó là lượt đi mùa Thu).

Nếu một nước đang bị bất ổn chính trị phải bỏ đi các đơn vị, thì đơn vị nào xa nước đó nhất sẽ bị bỏ trước. Nếu các đơn vị cùng xa như nhau, thì sẽ loại bỏ các hạm đội trước các đơn vị Lục quân, và sau đó sẽ tuân theo thứ tự bảng chữ cái của tên các tỉnh mà các đơn vị đó chiếm đóng.

CÁC CÁCH KHÁC ĐỂ CHƠI

Dưới đây sẽ là các cách khác để chơi trò chơi NGOẠI GIAO khi có ít hơn 7 người chơi

Sáu người chơi: Bỏ nước Ý. Bởi vì quân Ý thường phòng thủ tại chỗ của mình, nhưng không hỗ trợ được nhau. Trong khi đó, các đơn vị của các quốc gia khác đều có thể hỗ trợ được nhau khi phòng thủ tại chỗ. Nếu quân Ý phải lui quân trên nước mình, thì thường là bị giải tán.

Năm người chơi: Bỏ nước Đức và Ý.

Bốn người chơi: Một người nắm nước Anh, ba người còn lại quản lý 2 nước một lúc: Áo/Pháp, Đức/Thổ Nhĩ Kỳ, Ý/Nga.

Ba người chơi: Một người chơi quản lý 3 nước Anh/Đức/Áo, 1 người Nga/Ý, người thứ ba Pháp/Thổ Nhĩ Kỳ.

Hai người chơi: Cục diện này sẽ chơi như đại chiến thế giới lần thứ nhất. Một người chơi nắm Anh/Pháp/Nga trong khi người khác nắm Áo/Đức/Thổ Nhĩ Kỳ. Nước Ý là trung lập và quân Ý ban đầu không được tham gia trò chơi. Trò chơi sẽ bắt đầu năm 1914. Trước khi điều chỉnh số quân cuối lượt đi mùa Thu năm 1914, người chơi sẽ tung đồng xu, và nước Ý sẽ gia nhập liên minh của người thắng trong việc tung đồng xu vào mùa xuân năm 1915. Đây cũng là một cách thú vị để cho 2 người chơi làm quen với luật.

Trong các trò chơi cho 2, 3, 4 người chơi, việc sở hữu các cứ điểm sẽ được tính riêng rẽ cho từng quốc gia, mặc dù một người chơi có thể kiểm soát nhiều quốc gia. Như vậy, giống như luật bình thường, việc điều chỉnh số quân được thực hiện bởi mỗi quốc gia cho phù hợp với số lượng cứ điểm.

Page 21: Luat choi Diplomacy - Full

22 ĐIỀU LUẬT GIÚP BẠN TRONG VIỆC KHỚP LỆNH

Dưới đây là một số các luật cơ bản cần thiết để khớp các lệnh và giải quyết các mâu thuẫn trong trò chơi. Nếu bạn không thể giải quyết một vấn đề nào đó với các điều luật dưới đây, thì hãy quay trở lại các hướng dẫn ở trong tài liệu để có thông tin chi tiết.

1. Tất cả các đơn vị đều có cùng sức mạnh

2. Chỉ có 1 đơn vị ở 1 tỉnh trong 1 thời điểm

3. Các cánh quân có cùng sức mạnh cố gắng chiếm cùng một tỉnh sẽ làm cho các đơn vị đó đứng yên tại tỉnh cũ của mình (tình huống Bất phân thắng bại).

Page 22: Luat choi Diplomacy - Full

4. Một tình huống Bất phân thắng bại tại 1 tỉnh sẽ không trục xuất đơn vị đã ở sẵn tỉnh đó từ trước.

5. Một đơn vị không di chuyển sẽ ngăn cản một loạt các đơn vị khác di chuyển.

6. Hai đơn vị không thể hoán đổi vị trí cho nhau nếu không nhờ chuyên chở.

7. Ba hay nhiều đơn vị có thể đổi vị trí cho nhau với điều kiện không có cặp nào hoán đổi vị trí trực tiếp.

8. Một đơn vị không được lệnh di chuyển có thể được hỗ trợ bởi một lệnh hỗ trợ chỉ ghi địa điểm mà nó đang đóng quân.

9. Một đơn vị được lệnh di chuyển chỉ có thể được hỗ trợ bởi một lệnh hỗ trợ có hướng phù hợp với hướng chuyển quân của nó.

10. Một đơn vị bị trục xuất vẫn có thể gây nên tình huống bất phân thắng bại ở một tỉnh khác với tỉnh (có đơn vị) vừa trục xuất nó.

11. Một đơn vị bị trục xuất, kể cả có hỗ trợ, vẫn không thể gây được ảnh hưởng lên tỉnh (mà có đơn vị) đã trục xuất nó.

12. Một quốc gia không thể tự trục xuất hoặc hỗ trợ để trục xuất một đơn vị của chính mình, kể cả khi sự trục xuất đó là không mong đợi.

13. Sự hỗ trợ bị cắt khi nó bị tấn công từ bất cứ tỉnh nào trừ tỉnh mà sự hỗ trợ của nó đang hướng tới.

14. Sự hỗ trợ bị cắt khi đơn vị hỗ trợ bị trục xuất.

15. Một đơn vị bị trục xuất bởi một tỉnh vẫn có thể cắt hỗ trợ của một tỉnh khác.

16. Sự tấn công của một quốc gia lên một đơn vị quân đội của chính nó không cắt được hỗ trợ.

17. Nếu một hạm đội đang chuyên chở bị trục xuất thì sự chuyên chở không thực hiện được.

18. Nếu đơn vị được chuyên chở gặp phải tình huống Bất phân thắng bại ở đích đến thì nó phải trở lại nguyên vị trí ở tỉnh cũ (trước khi được chuyên chở).

19. Hai đơn vị có thể tráo đổi vị trí nếu một trong hai hoặc cả hai đều được chuyên chở (đây là ngoại lệ của điều 6)

20. Một đơn vị Lục quân sử dụng nhiều hành trình chuyên chở cùng một lúc vẫn có thể đến được đích nếu như một trong số các hành trình đó không bị phá vỡ.

21. Một đơn vị Lục quân được chuyên chở không thể cắt hỗ trợ của một đơn vị đang hỗ trợ cho cuộc tấn công vào một trong những hạm đội tham gia quá trình chuyên chở.

22. Một đơn vị Lục quân với ít nhất một hành trình chuyên chở thành công sẽ cắt được sự hỗ trợ của đơn vị ở đích đến cho một cuộc tấn công nhằm vào một hạm đội đang nằm trong một hành trình chuyên chở khác dành cho đơn vị Lục quân đã nói ở trên.

BẢNG VIẾT TẮT

Dưới đây là bảng viết tắt các địa danh trong trò chơi Ngoại giao (phiên bản Chuẩn – Châu Âu 1901).

Địa danh Viết tắt

Địa danh Viết tắt

Địa danh Viết tắt

Áo (Austria) Anh (England) Các nước trung lập

Page 23: Luat choi Diplomacy - Full

Bohemia Boh Clyde Cly Albania Alb

Budapest Bud Edinburgh Edi Belgium Bel

Galicia Gal Liverpool Lvp Bulgaria Bul

Trieste Tri London Lon Finland Fin

Tyrolia Tyr Wales Wal Greece Gre

Vienna Vie Yorkshire Yor Holland Hol

Norway Nwy

Pháp (France) Đức (Germany) North Africa NAf

Brest Bre Berlin Ber Portugal Por

Burgundy Bur Kiel Kie Rumania Rum

Gascony Gas Munich Mun Serbia Ser

Marseilles Mar Prussia Pru Spain Spa

Paris Par Ruhr Ruh Sweden Swe

Picardy Pic Silesia Sil Tunis Tun

Ý (Italy) Nga (Russia) Các tỉnh mặt nước

Apulia Apu Livonia Lvn Adriatic Sea Adr

Naples Nap Moscow Mos Aegean Sea Aeg

Piedmont Pie Sevastopol Sev Baltic Sea Bal

Rome Rom St. Petersburg

StP Barents Sea Bar

Tuscany Tus Ukraine Ukr Eastern Mediterranian

Eas

Venice Ven Warsaw War English Channel Eng

Gulf of Bothnia Bot

Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) Gulf of Lyon GoL

Page 24: Luat choi Diplomacy - Full

Ankara Ank Helgoland Bight Hel

Armenia Arm Ionian Sea Ion

Constantinople Con Irish Sea Iri

Smyrna Smy Mid-Atlantic Ocean Mid

Syria Syr North Atlantic Ocean Nat

North Sea Nth

Norwegian Sea Nrg

Skagerrak Ska

Tyrrhenian Sea Tyn

Western Mediterranian Wes