118
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 1 Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Luận văn

Thiết kế hệ thống xử lý nước

thải chung cho CCN Bình

Đông

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 1Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 2: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-----***----- ______________

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ và tên:Đào Sỹ Hiệp Số hiệu sinh viên: 09370016

Lớp: CNMT K50-QN Khoá: 50

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

Ngành: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

1. Đầu đề thiết kế

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải CCN Bình Đông – Tiền Giang

2. Các số liệu ban đầu

Theo tiêu chuẩn nước thải đầu vào của cụm công nghiệp

3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán

A- Phần lý thuyết.

Hiện trạng phát triển các KCN ở việt nam và các vấn đề môi trường liên

quan.

Giới thiệu chung về CCN Bình Đông-tỉnh Tiền Giang.

Nghiên cứu đánh giá hệ thống xử lý nước thải của 1 số KCN ở việt

nam.Phân tích và lựa chọn công nghệ

B- Phần tính toán.

a.Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho CCN

Các thiết bị chính

Các thiết bi phụ

b.Tính toán chi phí thiết bị và vận hành.

4. Các bản vẽ đồ thị :

- Mặt bằng hệ thống xử lý nước thải.

- Mặt cắt dọc theo nước .

- Bể aeroten

- Bể lắng I

- Bể lắng II

- Bể keo tụ.

5. Cán bộ hướng dẫn

Thạc sỹ : Nguyễn Lan Phương

6. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 15/3/2010

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 2Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 3: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

7. Ngày hoàn thành đồ án: 17/06/2010

Ngày tháng năm 2010

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

(Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên)

Sinh viên đã hoàn thành và nộp đồ án tốt nghiệp ngày tháng năm 2010

Người duyệt

(ký, ghi rõ họ tên)

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 3Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 4: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

LỜI CẢM ƠN

Đây là bài báo cáo tốt nghiệp quan trọng nhất của em sau 5 năm được học tập.Em

vô cùng sung sướng và xúc động lời đầu tiên em xin được cảm ơn đến các thầy cô ở

trường Đại Học Quy Nhơn và trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã cho em những

kiến thức thật bổ ích, những điều kiện học tập tốt nhất , được tìm hiểu và tiếp xúc 1

cách cụ thể trong suốt 5 năm học tập.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc sỹ Nguyễn Lan Phương đã nhiệt tình

hướng dẫn chỉ bảo cung cấp cho em những nhiều kiến thức giúp em hoàn thành tốt

đồ án tốt nghiệp này.

Xin cảm ơn ba mẹ những người sinh thành con ra, tạo điều kiện cho con được học

hành tốt nhất, luôn an ủi giúp đỡ con trong lúc khó khăn.

Cuối cùng xin cảm ơn Quý thầy cô và bạn bè đã động viên, và đóng góp ý kiến quý

báu cho đồ án tốt nghiệp này.

Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2010

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 4Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 5: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

KÝ HIỆU VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Aeroten: Bể xử lý sinh học hiếu khí bằng bùn hoạt tính

BOD Biological Oxygen Demand- Nhu cầu sinh học

BOD5 Nhu cầu sinh học trong 5 ngày

COD Chemical Oxygen Denmand- Nhu cầu oxy hóa học

CCN Cụm công nghiệp

KCN Khu công ngiệp

ĐTNN Đầu tư nước ngoài

HTXLNT Hệ thống xử lý nước thải

KCX Khu chế xuất

KKT Khu kinh tế

F/M Food/Microorganismratio- tỷ lệ thức ăn (hay chất thải) trên

một đơn vị sinh vật trong bể aeroten

MLSS Mixed liquor Suspended solids – Nồng độ vi sinh vật (bùn hoạt

tính)

SS Suspended solids – chất rắn lơ lửng.

SVI chỉ số thể tích bùn- Một thông số dùng để xác định khả năng

lắng của bùn hoạt tính

VNĐ Việt nam đồng

VSV Vi sinh vật

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

GDP Chỉ số tăng trưởng kinh tế.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 5Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 6: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

MỤC LỤCNhiệm vụ đồ án...........................................................................................................1

Lời cảm ơn..................................................................................................................3

Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt.......................................................................................4

Danh mục các bảng ....................................................................................................8

Danh mục các hình......................................................................................................9

Lời nói đầu.................................................................................................................10

Chương I Định hướng phát triển các KCN ở Việt Nam và các vấn đề môi trường

liên quan.....................................................................................................................11

I.Hiện trạng phát triển của các khu công nghiệp tại việt nam..................................11

II.Định hướng phát triển của KCN............................................................................14

III.Vấn đề môi trường ở các khu công nghiệp.........................................................16

III.1 Hiện trạng về ô nhiễm môi trường.......................................................16

III.2 Hiện trạng về quản lý môi trường........................................................18

Chương II Giới thiệu chung về cụm công nghiệp Bình Đông- tỉnh Tiền Giang.....21

II.1 Giới thiệu chung về tỉnh Tiền Giang..................................................................21

II.1.1 Vị trí địa lí ..........................................................................................21

II.1.2 Địa hình...............................................................................................21

II.1.3 Khí hậu thời tiết..................................................................................21

II.1.3.1 Nhiệt độ không khí...........................................................22

II.1.3.2 Độ ẩm không khí tương đối.............................................23

II.1.3.3 Chế độ gió.........................................................................23

II.2 Khái quát chung về cụm công nghiệp Bình Đông.............................................23

II.2.1 Vị trí địa lí...........................................................................................23

II.2.2 Quy hoạch tổng thể về cụm công nghiệp Bình Đông........................24

II.2.2.1 Phân khu chức năng.........................................................24

II.2.2.2 Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật..............................................26

II.2.2.2.1 Hệ thống giao thông..............................................27

II.2.2.2.2 Hệ thống thông tin liên lạc....................................27

II.2.2.2.3 Hệ thống cấp nước................................................28

II.2.2.2.4 Hệ thống cấp điện..................................................30

II.2.2.2.5 Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải

nguy hại.................................................................................30

II.2.2.3 Các cơ sở công nghiệp đầu tư vào CCN Bình Đông.......31

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 6Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 7: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

II.2.3 Vấn đề nước thải của cụm công nghiệp Bình Đông............................31

II.2.3.1 Hiện trạng hệ thống thoát nước của cụm công nghiệp Bình

Đông...........................................................................................................................32

II.2.3.2 Đặc tính nước thải của cụm công nghiệp.........................32

II.2.3.3 Đặc trưng của nước thải sinh hoạt...................................33

Chương III Nghiên cứu đánh giá HTXLNT của 1 số KCN ở Việt Nam- Phân tích và

lựa chọn công nghệ....................................................................................................35

III.1 Giới thiệu một số dây chuyền công nghệ xử lý nước thải tại một số khu công

nghiệp ở việt nam......................................................................................................35

III.1.1 Nghiên cứu đánh giá HTXLNT của KCN Trảng Bàng- Tây Ninh.....36

III.1.2 Nghiên cứu đánh giá HTXLNT của KCN Nhơn Trạch 2...................36

III.1.3 Nghiên cứu đánh giá HTXLNT KCN Biên Hòa 2..............................39

III.1.4 Nghiên cứu đánh giá HTXLNT của KCN Phú Bài.............................41

III.2 Xác định tham số tính toán cho hệ thống xử lý nước thải CCN Bình Đông....43

III.2.1 Lưu lượng nước thải..............................................................................43

III.2.2 Các thông số đặc trưng nước thải.........................................................44

III.2.3 Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn phương án xử lý nước thải cho

cụm công nghiệp Bình Đông.....................................................................................44

III.3 Các phương pháp xử lý nươc thải cho CCN.....................................................44

III.3.1 Phương pháp xử lý cơ học....................................................................44

III.3.1.1 Song chắn rác......................................................................45

III.3.1.2 Lưới lọc...............................................................................45

III.3.1.3 Bể lắng cát............................................................................45

III.3.1.4 Bể tách dầu mỡ.....................................................................46

III.3.1.5 Bể điều hòa...........................................................................46

III.3.1.6 Bể lắng.................................................................................47

III.3.1.7 Bể lọc....................................................................................47

III.3.2 Phương pháp xử lý hóa học...................................................................48

III.3.2.1 Đông tụ và keo tụ..................................................................48

III.3.2.2 Trung Hòa.............................................................................49

III.3.2.3 Oxy hóa khử..........................................................................50

III.3.2.4 Điện hóa................................................................................50

III.3.3 Phương pháp xử lý hóa lý.....................................................................50

III.3.3.1 Tuyển nổi...............................................................................50

III.3.3.2 Hấp phụ..................................................................................51

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 7Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 8: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

III.3.3.3 Trích ly...................................................................................51

III.3.3.4 Trao đổi ion............................................................................51

III.3.4 Phương pháp xử lý băng phương pháp sinh học..................................52

III.3.4.1 Công trình xử lý trong điều kiện tự nhiên..............................52

III.3.4.1.1 Ao hồ sinh học......................................................52

III.3.4.1.2 phương pháp xử lý qua đất...................................52

III.3.4.2 Công trình xử lý sinh học hiều khí aeroten...........................52

III.3.4.2.1 Bể phản ứng sinh học hiếu khí –aeroten..............52

III.3.4.2.2 Mương oxy hóa.....................................................55

III.3.4.2.3 Lọc sinh học –Biofiler..........................................56

III.3.4.2.4 Đĩa quay sinh học RBC........................................56

III.3.4.2.5 Bể sinh học theo mẻ SBR.....................................56

III.3.4.3 Công trình xử lý sinh học kị khí............................................57

III.3.4.3.1 Phương pháp kị khí với sinh trưởng lơ lửng........58

III.4 Lựa chọn dây chuyền.........................................................................................59

III.4.1 lựa chọn sơ đồ dây chuyền....................................................................60

III.4.2 Nguyên lý hoạt động của dây chuyền xử lý nước thải.........................60

Chương IV Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho cụm công nghiệp.......64

IV.1 các thông số yêu cầu thiết kế............................................................................64

IV.2 Tính toán thiết bị...............................................................................................64

IV.2.1 Song chắn rác.........................................................................................64

IV.2.2 Hố thu gom.............................................................................................67

IV.2.3 Bể tách dầu.............................................................................................68

IV.2.4 Bể điều hòa.............................................................................................68

IV.2.5 Bể đông keo tụ.......................................................................................72

IV.2.6 Bể lắng I.................................................................................................77

IV.2.7 Bể trung hòa...........................................................................................83

IV.2.8 Bể Aeroten..............................................................................................84

IV.2.9 Bể lắng II................................................................................................94

IV.2.10 Bể chứa bùn..........................................................................................99

IV.2.11 Bể nén bùn......................................................................................... 99

IV.2.12 Máy ép bùn.....................................................................................

102

IV.2.13 Bể tiếp xúc.......................................................................................... 102

IV.2.14 Hồ xử lý bổ sung ............................................................................... 105

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 8Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 9: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

IV.3 Tính toán các thiết bị phụ .............................................................................. 105

Chương 5 Chi phí quản lý và vận hành

V.1 Chi phí xây dựng .............................................................................................112

V.2 Chi phí máy móc thiết bị.................................................................................113

DANH MỤC CÁC BẢNGBảng 2.1: lượng mưa trung bình các tháng trong năm tỉnh Tiền Giang........................

Bảng 2.2: Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm tỉnh Tiền Giang..........

Bảng 2.3 Quy hoạch sử dụng đất của CCN Bình Đông.................................................

Bảng 2.4 Tổng hợp thông tin liên lạc.............................................................................

Bảng 2.5 Tổng hợp nhu cầu dùng nước CCN Bình Đông.............................................

Bảng 2.6 Nước thải của các ngành sản xuất công nghiệp..............................................

Bảng 2.7 Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt..................................................

Bảng 2.8 Quy định chất lượng nước thải cho các nhà máy nằm trong CCN................

Bảng 3.1 Thông số tính chất nước thải KCN Trảng Bàng- Tây Ninh...........................

Bảng 3.2 Thông số tính chất nước thải KCN Nhơn Trạch 2..........................................

Bảng 3.3 Thông số tính chất nước thải KCN Biên Hòa 2..............................................

Bảng 3.4 Thông số tính chất nước thải KCN Phú Bài...................................................

Bảng 3.5 Thông số chất lượng đầu vào và đâu ra của CCN Bình Đông.......................

Bảng 4.1 Thông số tính toán cho song chắn rác làm sạch băng phương pháp thủ

công.................................................................................................................................

Bảng 4.2 Thông số thiết kế đặc trưng cho bể lắng dầu..................................................

Bảng 4.3 Thông số thiết kế đặc trưng cho bể lắng.

Bảng 4.4 Thông số thiết kế cho bể tiếp xúc Clo

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 9Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 10: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

DANH MỤC CÁC HÌNHHình 1.1 Bản đồ vị trí dự án cụm công nghiệp Bình Đông.

Hình 1.2 Hiện trạng sử dụng đất của khu vực dự án.

Hình 1.3 Sơ đồ mặt bằng tổng thể của dự án.

Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCN Trảng Bàng- Tây Ninh

Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCN Nhơn Trạch

Hình 3.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCN Biên Hòa

Hình 3.4 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCN Phú Bài

Hình 3.5 Song chắn rác cơ giới

Hình 3.6 Bể lắng cát

Hình 3.7 Bể lắng ngang

Hình 3.8 Bể lọc

Hình 3.9 Quá trình tạo bông cặn của các hạt keo

Hình 3.10 Bể tuyển nổi kết hợp với cô đặc bùn

Hình 3.11 Sơ đồ công nghệ đối với aeroten truyền thống

Hình 3.12 Sơ đồ làm việc của bể aeroten có ngăn tiếp xúc

Hình 3.13 Sơ đồ làm việc của bể aeroten làm thoáng kéo dài

Hình 3.14 Sơ đồ làm việc của bể aeroten khuấy trộn hoàn chỉnh

Hình 3.15 oxytank

Hình 3.16 Bể lọc sinh học nhỏ giọt

Hình 3.17 Quá trình vận hành của bể SBR

Hình 3.18 Bể UASB

Hình 3.19 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải CCN Bình Đông

Hình 4.1 Song chắn rác.

Hình 4.2 Bể điều hòa

Hình 4.3 Máng thu nước bể lắng

Hình 4.4 Máng thu nước răng cưa

Hình 4.5 Mặt cắt bể lắng II

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 10Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 11: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay vấn đề môi trường là vấn đề tập trung sự quan tâm của nhiều nước trên

thế giới trong đó mục tiêu là tiến tới quá trình phát triển bền vững. Môi trường

nước là một trong những thành phần môi trường quan trọng đối với cuộc sống của

mọi sinh vật nói chung cũng như của loài người nói riêng trên trái đất này.Chính vì

vậy có nhiều nội dung trong việc bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường nước,

nhưng trước hết là phải xử lý những nguồn nước thải của các quá trình sản xuất

công nghiệp.

Cùng với sự gia tăng nhanh của các ngành công nghiệp một mặt nó cũng nâng cao

đời sống kinh tế văn hóa của xã hội, mặt khác nó cũng là nguyên nhân chính gây

tác hại nghiêm trọng tới môi trường.Việc hình thành các KCN, KCX,CCN tập trung

là 1 hướng đi đúng đắn mà Thế Giới và việt nam đã và đang tiến hành và gia tăng

nhanh chóng bởi nó tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý các hoạt động

công nghiệp thành 1 khối góp phần tăng trưởng kinh tế và giảm được rất nhiều chi

phí về vận chuyển các nguyên vật liệu và sản phẩm giữa các nhà máy có liên quan.

Tuy nhiên việc tập trung các ngành công nghiệp lại sẽ tạo ra những điểm có nguồn

thải lớn đặc biệt phát sinh 1 lượng nước thải vào môi trường sẽ làm ô nhiễm các

nguồn nước ngầm nước mặt tại các ao hồ, kênh mương và các con sông, con suối

làm tăng số lượng các vi trùng gây bệnh thậm chí xuất hiện các mầm bệnh nguy

hiểm cho cả con người và các vi sinh vật. Do đó vấn đề cần được quan tâm hiện nay

là sớm có biện pháp hạn chế, khắc phục kịp thời. Sự hình thành và phát triển của

CCN Bình Đông cũng đặt ra thách thức về môi trường. Xuất phát từ mục tiêu giảm

thiểu tốc độ gia tăng ô nhiễm chất thải, giảm tác động của chất thải đến môi trường

và sức khỏe cộng đồng nâng cao chất lượng môi trường sống, góp phần vào chiến

lược phát triển bền vững cũng như chấp hành những yêu cầu ngày càng cao của

luật bảo vệ môi trường. Mà đặc trưng ô nhiễm ở CCN Bình Đông hiện nay đó là

vấn đề nước thải do đó việc “Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho

CCN Bình Đông” là mục tiêu cần được quan tâm bây giờ.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 11Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 12: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

CHƯƠNG I: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KCN Ở VIỆT NAM VÀ

CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN.

I. Hiện trạng phát triển của các khu công nghiệp tại việt nam.

Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta sự ra đời của mô hình khu công

nghiệp( KCN ) là không thể thiếu được. Mô hình này đã không ngừng phát triển về

số lượng và chất lượng. Nếu như vào thời điểm năm 1991 bắt đầu xuất hiện quy chế

về KCN và chỉ chứng kiến sự ra đời của hai khu chế xuất, Tân Thuận và Linh Trung

thì cho đến tháng 12/2008 cả nước có 219 khu công nghiệp được thủ tướng Chính

phủ quyết định thành lập trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

phân bố rộng khắp cả nước.Trong đó miền bắc chiếm 29%, miền nam chiếm 54%,

miền trung chiếm 15%. Chính sự phát triển mạnh này đã khẳng định hiệu quả kinh

tế của một mô hình. Qua hơn 19 năm phát triển vai trò của KCN trong sự phát triển

kinh tế đất nước là rất lớn. Nó đã góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu của đất

nước, thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới, tạo

điều kiện tăng trưởng GDP nhanh chóng và vững chắc, tạo việc làm, phát triển KCN

theo quy hoạch, bảo vệ môi trường, tiết kiệm và phát huy hiệu quả sử dụng các

nguồn lực khác, hình thành các khu đô thị mới và giảm bớt khoảng cách giữa các

vùng nông thôn và thành thị. KCN là mô hình phù hợp để thực hiện cơ chế quản lý “

một cửa tại chỗ” và “hội nhập quốc tế” không chỉ nhằm thu hút đầu tư nước ngoài,

mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước hoạt động. Bên cạnh

những thành tựu đáng trân trọng ấy các KCN tại Việt Nam vẫn tồn đọng những khó

khăn, thách thức mà vấn đề nổi cộm hiện nay chính là việc vắng bóng của các nhà

đầu tư trong các KCN, hầu hết các khu công nghiệp vẫn chưa được lấp đầy. Nguyên

nhân dẫn tới thực trạng trên có nhiều, nhưng tập trung chủ yếu vào một số nguyên

nhân như: Giá thuê đất còn đắt, cơ sở hạ tầng còn kém, cơ chế chính sách còn chưa

thông thoáng, và một trong những lực cản lớn nhất hiện nay chính là vẫn chưa có

cách nhìn nhận tổng quát và đầy đủ về các KCN như là một bộ phận không thể tách

rời trong nền kinh tế đất nước .

Trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2010, hoạt động của các KCN trong

nước đã đạt những thành tựu quan trọng sau:

Khu công nghiệp đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của thành phần kinh tế

trong nước trong và ngoài nước, phục vụ cho công cuộc CNH, HĐH đất nước.

Việc áp dụng các chính sách ưu đãi và những điều kiện thuận lợi về hạ tầng kinh tế

kĩ thuật, các KCN ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Số dự án ĐTNN và tổng vốn

đăng ký vào KCN ngày càng được mở rộng. Giai đoạn 5 năm 1991-1995, số dự án

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 12Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 13: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

ĐTNN có 155 dự án, đến năm 2001-2005 là 1377 dự án với tổng vốn đầu tư tăng

thêm đạt 8080 dự án và 12% về tổng vốn đầu tư so với kế hoạch 5 năm 1996-2001.

Tính đến 31/12/2008, các KCN trong cả nước thu hút được 3.564 dự án có vốn đầu

tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 42,667 tỷ USD; trong năm 2008, các KKT cả

nước thu hút 18,23 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, trong đó cấp mới 18 dự án với

tổng vốn đầu tư đăng ký là 15,78 tỷ USD và 12 dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư

là 2,45 tỷ USD.

Dẫn đầu trong thu hút đầu tư nước ngoài năm 2008 là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với

tổng vốn đầu tư thu hút là 4,5 tỷ USD. Ngoài ra có 3 tỉnh thu hút được trên 1 tỷ

USD là Bắc Ninh (1,14 tỷ USD), Bình Dương (1,08 tỷ USD), Đồng Nai (1,01 tỷ

USD).

Cơ cấu vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm cho thấy trong năm 2008, tại các KCN có

nhiều nhà đầu tư mới, lần đầu đầu tư vào Việt Nam triển khai các dự án làm cho vốn

đầu tư cấp mới tăng 4,45 lần so với vốn đầu tư mở rộng. Trong khi đó tại các KKT

vốn đầu tư mở rộng gấp trên 13 lần so với vốn đăng ký mới.

Về thu hút đầu tư trong nước, năm 2008, các KCN đã thu hút 59.199,57 tỷ

đồng (gần 3,5 tỷ USD), trong đó có 524 dự án mới với tổng vốn đăng ký là 53.254,

87 tỷ đồng và điều chỉnh 173 dự án với tổng vốn đầu tăng thêm đạt 5.944,7 tỷ đồng.

Lũy kế đến 31/12/2008, các KCN của cả nước thu hút được 3.588 dự án đầu tư

trong nước với tổng vốn đăng ký là 251.541,57 tỷ đồng (tương đương 14,8 tỷ USD).

Nhiều KCN hoàn thành cơ bản hạ tầng kỹ thuật, nhanh chóng thu hút đầu tư, góp

phần nâng cao lấp đầy diện tích đất công nghiệp và hiệu quả sử dụng đất

Một trong những điểm nổi bật trong năm 2008 là số lượng các KCN triển khai xong

công tác xây dựng hạ tầng và có mặt bằng cho nhà đầu tư thuê khá nhiều, trong đó

phải kể đến một số KCN ở Đồng Nai, Bình Dương như Nhơn Trạch II-Lộc Khang,

Bàu Xéo, Thạnh Phú. Đặc biệt là một số KCN ở địa bàn có điều kiện khó khăn như

Gia Lai, Vĩnh Long, Bến Tre, Quảng Bình, Quảng Trị đã thu hút đầu tư và lấp đầy

diện tích đất công nghiệp tương đối tốt.

Trong số 219 KCN cả nước có 118 KCN đã đi vào hoạt động, 101 KCN đang

xây dựng cơ bản chủ yếu là các KCN mới thành lập trong hai năm gần đây (2007,

2008). Tổng diện tích đất đã cho thuê của các KCN đã đi vào hoạt động đạt 14.904

ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 64% diện tích đất công nghiệp. Tính chung các KCN cả nước

thì tỷ lệ lấp đầy đạt 46% với 17.107 ha đất công nghiệp đã cho thuê. Như vậy, mặc

dù số lượng KCN bắt đầu có đất hoàn chỉnh hạ tầng cho thuê trong năm 2008 lớn, tỷ

lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp của nhóm các KCN đã vận hành vẫn tiếp tục

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 13Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 14: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

tăng so với năm 2007. Giá trị sản xuất kinh doanh trên 1 ha diện tích đất công

nghiệp đã cho thuê đạt 1,68 triệu USD/ha. KCN tiếp tục góp phần vào giải quyết

việc làm và thu ngân sách. Tại thời điểm 31/12/2008, các KCN đã thu hút trên 1

triệu lao động trực tiếp. Các doanh nghiệp KCN năm 2008 đã nộp Ngân sách

khoảng 1,3 tỷ USD.

KCN đã tạo ra hệ thống kết cấu hạ tầng mới, hiện đại, có giá trị lâu dài không

chỉ đối với địa phương có KCN mà còn góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ

tầng trên cả nước.

Tại các KCN hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế hạ tầng nói chung khi hoàn chỉnh, một

số đạt tiêu chuẩn quốc tế nhất là đường sá , kho bãi, điện, giao thông, thông tin liên

lạc và các cơ sở hạ tầng thuộc các hình thức với các doanh nghiệp thuộc mọi thành

phần kinh tế: đơn vị sự nghiệp nhà nước doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong đó,

các KCN do doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm chủ đầu tư chiếm số lượng lớn

nhất: 45 KCN với tổng số vốn đầu tư 15673 tỷ đồng; 33 KCN được đầu tư theo cơ

chế đơn vị sự nghiệp có thu hút vốn đầu tư hạ tầng đạt trên 7424 tỷ đồng các KCN

còn lại do doanh nghiệp nhà nước làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 9835 tỷ

đồng (34KCN). Đã hình thành một đội ngũ doanh nghiệp phát triển hạ tầng có kinh

nghiệm và năng lực quản lý, điển hình là công ty phát triển KCN Thăng Long, Công

ty phát triển KCN Biên Hòa (sonadezi), công ty cổ phần KCN Tân Tạo..

Các KCN, KKT tiếp tục tăng trưởng nhanh và ổn định về sản xuất kinh doanh và

thực hiện vốn đầu tư .

Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn do sự biến động tiêu cực của thị trường thế giới,

song các dự án trong KCN, KKT vẫn triển khai với tốc độ khá cao. Trong năm

2008, các dự án đầu tư nước ngoài trong KCN, KKT đã thực hiện thêm được 2,5 tỷ

USD, bằng 22% tổng số vốn đầu tư nước ngoài giải ngân được trong năm. Tỷ trọng

vốn giải ngân này cho thấy các KCN, KKT đã đóng góp đáng kể vào hiệu quả thực

hiện vốn đầu tư nước ngoài trên cả nước.

Tính đến cuối tháng 12/2008, các KCN cả nước đã có 2.250 dự án FDI và 2.258 dự

án trong nước đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 16,2 tỷ

USD và 121,1 nghìn tỷ đồng, tương ứng 38% và 49% tổng vốn đầu tư nước ngoài

và trong nước đăng ký vào KCN.

Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của các KCN trong năm 2008 đã đạt mức tăng

trưởng cao so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp KCN đã đạt tổng doanh thu

28,9 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 14Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 15: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

nghiệp KCN đạt 14,5 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2007 và chiếm 24,7% giá trị

xuất khẩu của cả nước.

KCN đã góp phần nhất định vào việc bảo vệ môi trường sinh thái.Ngoài ra cùng với

việc phát triển kinh tế thì khu công nghiệp đã góp phần nhất định vào việc bảo vệ

môi trường sinh thái như sau:

KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, do đó có điều kiện tập trung

các chất thải do các doanh nghiệp thải ra để xử lý, tránh tình trạng khó kiểm soát

hoạt động của các doanh nghiệp do phân tán về địa điểm sản xuất. KCN góp phần

trong việc kiểm soát ô nhiễm và có biện pháp xử lý kịp thời đối với hành vi gây ô

nhiễm của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp ngoài KCN.

Thực tế cho thấy một số KCN thực hiện rất tốt và hài hòa mục tiêu thu hút đầu tư

với giải quyết vấn đề về môi trường, đây là điều đáng được hoan nghênh để xây

dựng một môi trường trong sạch hơn.

II. Định hướng phát triển của KCN.

1. Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và

định hướng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây :

Theo quyết định của thủ tướng chính phủ số 1107/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm

2006 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở việt nam:

a) Mục tiêu tổng quát:

Mục tiêu phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam đến năm 2015 và định

hướng đến năm 2020 là hình thành hệ thống các khu công nghiệp chủ đạo có vai trò

dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các khu công

nghiệp có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch

cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp GDP thấp.

Đưa tỷ lệ đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp

từ trên 24% hiện nay lên khoảng 39 - 40% vào năm 2010 và tới trên 60% vào giai

đoạn tiếp theo. Tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp của các khu công nghiệp từ

19,2% giá trị xuất khẩu toàn quốc hiện nay lên khoảng 40% vào năm 2010 và cao

hơn vào các giai đoạn tiếp theo.

b) Mục tiêu cụ thể:

Giai đoạn đến năm 2010:

Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản lấp đầy các khu công nghiệp đã được thành

lập; thành lập mới một cách có chọn lọc các khu công nghiệp với diện tích tăng

thêm khoảng 15.000 ha - 20.000 ha, nâng tổng diện tích các khu công nghiệp đến

năm 2010 lên khoảng 45.000 ha - 50.000 ha.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 15Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 16: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp hiện

có, đặc biệt là các công trình xử lý nước thải và đảm bảo diện tích trồng cây xanh trong

các khu công nghiệp theo quy hoạch xây dựng được duyệt nhằm bảo vệ môi trường và

phát triển bền vững.

Giai đoạn đến năm 2015:

Đầu tư đồng bộ để hoàn thiện các khu công nghiệp hiện có, thành lập mới một

cách có chọn lọc các khu công nghiệp với tổng diện tích tăng thêm khoảng 20.000

ha - 25.000 ha; nâng tổng diện tích các khu công nghiệp đến năm 2015 khoảng

65.000 ha - 70.000 ha. Phấn đấu đạt tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp bình quân

trên toàn quốc khoảng trên 60%.

Có các biện pháp, chính sách chuyển đổi cơ cấu các ngành công nghiệp trong

các khu công nghiệp đã và đang xây dựng theo hướng hiện đại hoá phù hợp với tính

chất và đặc thù của các địa bàn lãnh thổ.

Xây dựng các công trình xử lý rác thải công nghiệp tập trung quy mô lớn ở những

khu vực tập trung các khu công nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào các khu công

nghiệp, phấn đấu thu hút thêm khoảng 6.500 - 6.800 dự án với tổng vốn đầu tư đăng

ký khoảng trên 36 - 39 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư thực hiện khoảng 50%.

Giai đoạn đến năm 2020:

Quản lý tốt và có quy hoạch sử dụng hợp lý diện tích đất dự trữ cho xây dựng

khu công nghiệp.

Hoàn thiện về cơ bản mạng lưới khu công nghiệp trên toàn lãnh thổ với tổng

diện tích các khu công nghiệp đạt khoảng 80.000 ha vào năm 2020.

Quản lý, chuyển đổi cơ cấu đầu tư phát triển các khu công nghiệp đã được thành

lập theo hướng đồng bộ hoá.

hơn vào các giai đoạn tiếp theo.

2. Việc hình thành các khu công nghiệp trên các địa bàn lãnh thổ phải đáp ứng

các điều kiện và tiêu chí sau:

- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và tình hình phát triển kinh tế - xã hội; quy

hoạch và kế hoạch sử dụng đất của từng địa phương.

- Có các điều kiện thuận lợi hoặc có khả năng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ

thuật và hạ tầng xã hội, triển khai đồng bộ và kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát

triển khu công nghiệp, khu chế xuất với quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cư,

nhà ở và các công trình xã hội phục vụ công nhân trong khu công nghiệp, khu chế xuất.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 16Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 17: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

- Có quỹ đất dự trữ để phát triển và có điều kiện liên kết thành cụm các khu công

nghiệp; riêng đối với các địa phương thuần tuý đất nông nghiệp, khi phát triển các khu

công nghiệp để thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế cần tiến hành phân kỳ đầu

tư chặt chẽ nhằm đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả.

- Có khả năng thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước

ngoài.

- Có khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về lao động.

- Đảm bảo các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.

- Đối với các địa phương đã phát triển khu công nghiệp, việc thành lập mới các khu

công nghiệp chỉ được thực hiện khi tổng diện tích đất công nghiệp của các khu công

nghiệp hiện có đã được cho thuê ít nhất là 60%.

- Việc mở rộng các khu công nghiệp hiện có chỉ được thực hiện khi tổng diện tích

đất công nghiệp của khu công nghiệp đó đã được cho thuê ít nhất là 60% và đã xây

dựng xong công trình xử lý nước thải tập trung.

- Đối với khu công nghiệp có quy mô diện tích trên 500 ha và có nhiều chủ đầu tư

tham gia đầu tư xây dựng - kinh doanh kết cấu hạ tầng, phải tiến hành lập quy hoạch

chung xây dựng khu công nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng trước khi lập

quy hoạch chi tiết khu công nghiệp để đảm bảo tính thống nhất và tính đồng bộ của

hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp.

- Trong khu công nghiệp, khu chế xuất không có khu dân cư. Trong khu công

nghiệp có thể có khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.

III. Vấn đề môi trường ở các khu công nghiệp:

III.1 Hiện trạng về ô nhiễm môi trường:

Hiện nay, đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các khu

công nghiệp ngày càng nhiều, tốc độ đô thị hóa phát triển, một vấn đề cũng được đặt

ra là ô nhiễm môi trường đã ở mức báo động. Làm sao vừa đảm bảo cho sự phát

triển kinh tế xã hội, vừa ngăn ngừa ô nhiễm môi trường vẫn luôn là câu hỏi đặt ra

cho các cấp các ngành có liên quan phải giải quyết.

Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang diễn ra tương đối nhanh, đặc biệt ở ba

vùng trọng điểm phát triển kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, TP Hồ Chí

Minh - Vũng Tàu - Đồng Nai, Quảng Nam-Đà Nẵng và khu miền Trung. Môi

trường đô thị và khu công nghiệp nước ta biến đổi hàng năm theo chiều hướng bất

lợi vì chất thải từ sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt đô thị ngày

càng tăng về số lượng, chủng loại và tính độc hại.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 17Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 18: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

ô nhiễm về nước thải:

Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng

được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi

trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư,

nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt

với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn

ô nhiễm chất thải công nghiệp...

Theo thống kê sơ bộ theo ước tính, mỗi KCN thải khoảng từ 3.000-10.000 m3

nước thải/ngày đêm. Như vậy, tổng lượng nước thải công nghiệp của các KCN trên

cả nước lên khoảng 600.000-2.000.000m3/ngày đêm, khu vực Đông Nam Bộ chiếm

khoảng 54%. Nhưng chỉ có hơn 70% lượng nước thải từ các KCN, KCX không

được xử lý trước khi xả thẳng ra môi trường. Hiện chỉ có 60 trên 219 KCN, KCX

trên toàn quốc có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nhiều KCN như Vĩnh Lộc,

Tân Phú Trung, Bình Chiểu có thời điểm nước thải vượt mức cho phép trên 100 lần.

Kênh Bàu Lăng (Quảng Ngãi) vốn là nơi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp,

sau nhiều năm tiếp nhận nước thải của KCN Quảng Phú đã biến thành kênh nước

thải ô nhiễm nghiêm trọng.

Khu vực TP Hồ Chí Minh -Biên Hòa là một trung tâm công nghiệp và kinh tế lớn

nhất nước ta. Mỗi năm khu công nghiệp này thải ra môi trường 795,8 tấn dầu mỡ,

45691 tấn chất lơ lửng, 323,2 tấn dung môi, 103 tấn phenol; 68,5 tấn lignin, 99.600

tấn chất hữu cơ, 65 tấn H2S, 80 tấn axit, 4715 tấn kiềm, hàng chục tấn kim loại nặng

và các chất độc hại khác.

Hầu hết các kênh rạch bị ô nhiễm trầm trọng. Có thể lấy ví dụ hệ thống sông Hồng,

nơi có khu công nghiệp Việt Trì, nước sông ô nhiễm nặng do lượng nước thải có

nhiều chất gây ô nhiễm của các nhà máy giấy, đường, hóa chất, mì chính, dệt,

nhuộm... Trung bình mỗi ngày đêm tổng lượng nước thải ra sông Hồng của các nhà

máy đó là 45.000 m3. Hàng năm các cơ sở công nghiệp thải ra khoảng 100 tấn axit

sunfuric, 4000 tấn HCl, 300 tấn NaOH, 300 tấn benzen, 25 tấn thuốc bảo vệ thực vật

và nhiều chất thải khác.

ô nhiễm chất thải rắn:

Song song với vấn đề ô nhiễm nước, ô nhiễm do các chất thải rắn, và việc xử lý, tiêu

huỷ các chất thải độc hại đang trở thành những vấn đề quan trọng. Hiện tại và trong

tương lai, các ngành liên quan đến hoá chất sử dụng và sản xuất các chất thải độc

hại ngày càng nhiều, sự phát triển công nghệ đó sẽ phát sinh các chất thải độc hại.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 18Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 19: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Nếu không có sự quản lý đúng đắn các loại chất thải nói trên, sự ô nhiễm môi

trường đặc biệt nhiễm đất, nước sẽ xảy ra nghiêm trọng.

Đó là chưa kể, các KCN khi xây dựng thiếu biện pháp bảo vệ môi trường nên

các chất thải rắn không có hệ thống xử lý, làm cho môi trường càng ô nhiễm. Theo

số liệu thống kê từ năm 2007, chất thải công nghiệp mỗi năm trong các KCN là 1,2

triệu tấn và khối lượng chất thải nguy hại chiếm 175.000 tấn, nhưng lượng thu gom

xử lý không được 50%. Tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía

Nam, đến năm 2010, nếu tất cả 74 khu công nghiệp đều sử dụng hết diện tích, thì

các xí nghiệp sẽ thải ra một lượng chất thải rắn lên tới khoảng 3500 tấn/ngày tức là

gấp 29 lần so với hiện nay, trong đó có khoảng 700 tấn chất thải độc hại.

Thực tế hiện nay, việc chôn lấp xả bừa bãi các chất thải này vào các bãi không được

kiểm soát chặt chẽ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường. Vấn đề đặt ra

là cần xây dựng một hệ thống bãi thải thích hợp để quản lý các chất thải độc hại, có

như vậy mới tránh được các mặt tiêu cực về môi trường.

ô nhiễm khí thải:

Ngoài ra, tại các KCN, KCX, ô nhiễm khí bụi và tiếng ồn là loại hình ô nhiễm khó

kiểm soát và không được quan tâm. Khí thải của các cơ sở sản xuất chứa nhiều chất

độc hại được xả trực tiếp vào môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân

quanh vùng.

Theo kết quả quan trắc, nồng độ chất SO2, CO, NO2 gần KCN hoặc trong các KCN

đang gia tăng. Nồng độ bụi tại ven các trục giao thông chính đều đã vượt tiêu chuẩn

cho phép từ 2-6 lần. Tại nhiều nhà máy cơ khí, luyện kim, công nghiệp hoá chất,

công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến khoáng sản... trong KCN,

nồng độ bụi và khí độc hại (điển hình là khí SO2) trong không khí, vượt tiêu chuẩn

cho phép từ 2-5 lần.

III.2 Hiện trạng về quản lý môi trường:

Bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình CNH, HĐH hiện nay là yêu cầu

cấp thiết đặt ra đối với cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh

nghiệp và của mọi công dân. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, những

năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ

môi trường, điển hình là Nghị định 80/2006/NĐ-CP (Về việc quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường); Nghị định

81/2006/NĐ-CP (Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường);

Thông tư 08/2006/TT-BTNMT (Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược,

đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường).

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 19Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 20: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Quá trình quản lý môi trường đối với các KCN trong thời gian qua, đã cho thấy một

số khó khăn, vướng mắc như sau:

Việc thu hút dự án đầu tư vào KCN bộc lộ một số bất cập. Cụ thể, nhiều dự án đầu

tư được thu hút, hay thậm chí đã triển khai hoạt động nhưng không phù hợp với

ngành nghề và các nội dung có liên quan (đặc biệt về phương án xử lý chất thải)

theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt.

Trong quá trình hoạt động, nhìn chung cơ sở hạ tầng KCN (đặc biệt là mạng lưới

thu gom, thoát nước, trạm xử lý nước thải) chưa được đầu tư đồng bộ, kịp thời, chưa

đầy đủ theo yêu cầu quy định về bảo vệ môi trường. Trên thực tế, trạm xử lý nước

thải tập trung của các KCN thường được bắt đầu triển khai xây dựng, vận hành khi

diện tích đất cho thuê đã có hoạt động đầu tư lấp đầy khoảng 70%. Thực trạng này

là một trong những bất cập nổi bật trong thực hiện Quy chế bảo vệ môi trường KCN

(2002) trong thời gian qua ở các KCN. Ngoài ra, các phương tiện và nhân sự cũng

chưa sẵn sàng hay chưa được chuẩn bị đầy đủ cho việc ứng cứu các sự cố môi

trường đối với KCN, tức chưa đáp ứng tốt theo khoản 6, điều 17 của Quy chế bảo vệ

môi trường KCN.

Trong giai đoạn hoạt động của KCN, nhiều dự án, nhà máy đi vào hoạt động

nhưng chưa xây dựng hoàn chỉnh và vận hành sử dụng đạt yêu cầu đối với các hạng

mục công trình xử lý về môi trường theo Quyết định phê chuẩn Báo cáo đánh giá

tác động môi trường hay Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cấp.

Việc phối hợp về đấu nối thoát nước và thu gom xử lý nước thải giữa doanh nghiệp

phát triển hạ tầng KCN và các doanh nghiệp bên trong KCN cũng chưa được phân

định trách nhiệm rõ ràng.

Công tác thu gom, xử lý chất thải trong KCN

Về thu gom và xử lý khí thải: nhìn chung việc thu gom và xử lý hơi, khí thải

độc hại tại các KCN được thực hiện theo phương thức tự xử lý cục bộ tại các doanh

nghiệp trong KCN.Các vụ kiêu kiện về ô nhiễm do khói bụi, hơi khí thải từ các kcn

ít hơn rất nhiều so với việc thu gom nước thải.

Về thu gom và xử lý chất thải rắn:

Hầu hết các doanh nghiệp đã tổ chức phân loại, kí hợp đồng kinh tế vơi các tổ chức

cá nhân có chức năng kinh doanh về thu gom và vận chuyển chất thải (nguy hai hay

không nguy hại) để đưa chất thải ra khỏi nhà máy.Tuy nhiên qua thực tế, hoạt động

này đã bộc lộ nhiều trường hợp vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong thu

gom, vận chuyển chất thải ở những nội dung sau:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 20Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 21: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Các doanh nghiệp chưa phân loại ngay tại nguồn đối với các dạng chất thải (chất

thải nguy hại lẫn với chất thải không nguy hại); chưa thực hiện đầy đủ biện pháp

bảo vệ môi trường trong tồn trữ, chứa chất thải nguy hại; chưa thực hiện đầy đủ

trách nhiệm đăng ký về chủ nguồn thải đối với chất thải nguy hại theo quy định.

Các doanh nghiệp có ký hợp đồng kinh tế về thu gom, vận chuyển chất thải nguy

hại nhưng lại giao dịch với các đơn vị dịch vụ không có chức năng đúng quy định

bảo vệ môi trường.

Về thu gom và xử lý nước thải và tiêu thoát nước: hiện tại nhiều doanh

nghiệp kinh doanh, phát triển hạ tầng KCN chưa thực hiện đầu tư trạm xử lý nước

thải tập trung cho KCN một cách đồng bộ, kịp thời. Nhiều doanh nghiệp trong KCN

chưa tự giác đầu tư công trình xử lý nước thải cục bộ hay ký hợp đồng phối hợp các

đơn vị chức năng về xử lý nước thải để thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải, bảo vệ

môi trường đã cam kết thông qua thủ tục đánh giá tác động môi trường ban đầu.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 21Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 22: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CỤM CÔNG NGHIỆP BÌNH

ĐÔNG-TỈNH TIỀN GIANG.

II.1 Giới thiệu chung về tỉnh Tiền Giang.

II.1.1 Vị trí địa lí

- Tiền Giang nằm trong tọa độ 105050’-10604’ đông và 10035’-10012’ bắc.

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An và Thành phố Hồ Chí Minh.

- Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.

- Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long.

- Phía Đông giáp Biển Đông.

II.1.2 Địa hình ,

- Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng.

Diện tích đất tự nhiên: 2481,8 km2. Đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền,

chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho nhiều loại cây trồng và vật

nuôi.

II.1.3 Khí hậu, thời tiết:

- Tiền Giang nằm trong dải ít mưa, cụ thể chế độ mưa khu vực dự án có thể được

tóm tắt như sau :

Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô tháng 12 đến tháng 4 (thường có hạn Bà

Chằng tháng 7 và tháng 8 ) và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.

Lượng mưa bình quân là 1210-1424 mm/năm. Tổng lượng mưa cả năm 2007 là

1395,9 mm. So với các khu vực ở miền Đông và miền cực Tây của đồng bằng sông

cửu long, Tiền Giang thuộc khu ít mưa (nhỏ hơn 1500mm). Nguồn địa chỉ Tiền

Giang (htpp:/www/tiengiang.gov.vn)

Bảng2.1 Lượng mưa trung bình các tháng trong năm tại tỉnh Tiền Giang

Thời gianNăm

2000 2001 2005 2006 2007Tháng 1 11,8 1,6 - 3,5 10,5Tháng 2 - 0,2 - 0,1 -Tháng 3 25,3 22,8 2,5 33,7 6,3Tháng 4 68,6 54,0 3,4 87,7 6,3Tháng 5 94,8 169,9 150,7 115,5 271,7Tháng 6 149,8 414,2 124,7 222,9 211,5Tháng 7 223,5 141,6 167,3 94,6 167,2Tháng 8 272,9 266,6 221,0 284,7 222,3Tháng 9 133,6 191,9 218,3 355,0 279,6Tháng 10 358,0 206,3 381,9 191,1 184,6Tháng 11 166,4 53,1 232,1 94,3 31,0Tháng 12 135,4 16,9 204,0 48,3 4,9

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 22Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 23: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

( Nguồn: công ty cổ phần Xây dựng Thương mại dịch vụ Khang Thông 2008)

I.1.3.1 Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khi ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa và phát tán

các chất ô nhiễm trong không khí. Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ phản ứng

hóa học diễn ra càng nhanh, từ đó kéo theo thời gian tồn lưu của chất ô nhiễm càng

ngắn. Hơn nữa, sự biến thiên về nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến sự phát tán bụi và khí

thải, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động.

Với lương bức xạ dồi dào đã quyết định Tiền Giang là tỉnh có nền nhiệt độ cao và

ổn định. Do nền nhiệt độ cao nên một trong những đặc điểm nổi bật của khí hậu ở

Tiền Giang là tính chất nóng.

Bảng2.2 Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm của tỉnh Tiền Giang

Thời gianNăm

2000 2001 2005 2006 2007Cả năm 26,7 26,9 27,0 27,0 26,9Tháng 1 25,9 26,0 24,8 25,9 25,9Tháng 2 26,3 26,2 26,4 26,9 25,5Tháng 3 27,4 27,5 26,9 27,4 27,5Tháng 4 28,1 28,8 28,8 28,7 28,8Tháng 5 27,8 28,2 28,9 28,3 27,7Tháng 6 26,2 27,0 27,9 27,2 27,9Tháng 7 26,0 27,0 26,4 27,3 27,2Tháng 8 27,2 26,8 27,0 26,8 26,8Tháng 9 27,1 27,3 27,2 26,7 26,8Tháng 10 26,3 26,9 27,0 26,8 26,5Tháng 11 26,3 25,6 26,7 27,3 25,8Tháng 12 26,1 26 25,5 25,0 26,0

( Nguồn: công ty cổ phần Xây dựng Thương mại dịch vụ Khang Thông 2008)

II.1.3.2 Độ ẩm không khí tương đối

Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự

nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô

nhiễm trong khí quyển, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao

động.

Đặc trưng về độ ẩm không khí của khu vực dự án được tóm tắt như sau:

- Độ ẩm trung bình 80-85%.

- Độ ẩm trung bình trong năm 2007 :83%

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 23Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 24: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

- Độ ẩm không khí tối đa: 86%

- Độ ẩm không khí tối thiểu: 77%

II.1.3.3 Chế độ gió;

Gió là yếu tố quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyền các chất trong

khí quyển. Vận tốc gió càng lớn thì khả năng lan truyền bụi và chất ô nhiễm càng

xa, khả năng pha loãng với không khí sạch càng lớn. Vì vậy, khi tính toán và thiết

kế các hệ thống xử lý ô nhiễm cần tính trong trường hợp gió nguy hiểm.

Gió ở Tiền Giang thuộc về chế độ gió mùa. Một năm có 2 mùa tương ứng với 2 mùa

nắng mưa.

Trong mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, hướng gió thịnh hành là hướng Tây Nam.

Trong mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, hướng gió thịnh hành là

hướng Đông Bắc.

II.2 Khái quát chung về cụm công nghiệp (CCN) Bình Đông:

II.2.1 Vị trí địa lí

Cụm công nghiệp Bình Đông sẽ được xây dựng trên địa bàn xã Bình Đông thuộc thị

xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Vị trí tiếp giáp của CCN Bình Đông;

+ Phía Bắc giáp sông Vàm Cỏ.

+ Phía Đông giáp sông Vàm Cỏ.

+ Phía Nam giáp Khu tái định cư Bình Đông.

+ Phía Tây giáp sông Vàm Cỏ và ấp Hồng Rạng.

Khoảng cách từ vị trí dự án đến các công trình xung quanh.

+ Cách Quốc lộ 50 khoảng 150m.

+ Cách thị xã Gò Công khoảng 11 km theo đường Quốc Lộ 50.

+ Khoảng cách nhỏ nhất từ dự án đến tỉnh Long An là 1,2 đến 1,5 km.

+ Cách trung tâm Tp.HCM khoảng 35 km theo hướng chim bay.

+ Cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 65 km theo đường bộ.

+ Cách cảng Hiệp Phước khoảng 45 km theo đường sông.

II.2.2 Quy hoạch tổng thể về cụm công nghiệp Bình Đông;

II.2.2.1 Phân khu chức năng:

CNN Bình Đông gồm các khu chức năng sau:

Bảng2.3 Quy hoạch sử dụng đất của CCN Bình Đông

TT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1Khu sản xuất công nghiệp theo các

loại hình khác nhau.139.2 65.6

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 24Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 25: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

2 Trung tâm điều hành, quản lí 3.76 1.8

3 Giao thông 26.12 12.3

4 Đất cây xanh 22.58 10.8

5 Đất công trình đầu nối kĩ thuật 5.2 2.5

6 Kho tàng, bến cảng 14.88 7Tổng cộng 211.83 100

1. Khu sản xuất công nghiệp;

Diện tích: 139,02 ha, chiếm 65,5% tổng diện tích đất quy hoạch CCN Bình Đông.

Mật độ xây dựng: 60-70%.

Các loại hình công nghiệp trong CCN Bình Đông được chia thành 4 tiểu khu sau;

Tiểu khu 1:

+ Công nghiệp lắp ráp điện tử, đồ điện gia dụng, hàng kim loại.

+ Công nghiệp sản xuất công nghệ kỹ thuật cao.

+ Công nghệ cơ khí chính xác.

+ Công nghệ lắp ráp ô tô ( không có xi mạ).

Bố trí tại các khu A2, A3, A4. (hình 1.3 phần phụ lục)

Tiểu khu 2:

+ Công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm;

+ Công nghệ chế biến nông sản (không chế biến tinh bột sắn)

Bố trí tại các khu B4, B5 (nhằm thuận tiện cho quá trình sản xuất do gần khu

vực cảng và kho bãi). (hình 1.3 phần phụ lục)

Tiểu khu 3:

+ Công nghệ may mặc, dệt (không nhuộm)

+ Công nghệ giày da (không thuộc da tươi).

+ Các ngành tiểu thủ công nghiệp như sản xuất đồ gốm, các sản phẩm từ gỗ

Bố trí tại các khu A5,A6 (khu vực này gần KTĐC Bình Đông và khu vực

công cộng nên thuận lợi cho quá trình làm việc và đi lại của công nhân). (hình 1.3)

Tiểu khu 4

- Các ngành nghề khác: Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (như gạch

ngói..), gia công sản xuất bao bì, gia công đóng gói sản phẩm, văn phòng phẩm (

tập vở, sổ tay, sản xuất hàng tiêu dùng.

Bố trí tại các khu A1, B1, B2 và B3.

2. Khu điều hành dịch vụ

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 25Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 26: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Tổng diện tích: 3,76 ha

Bố trí tại khu vực cổng vào, sát khu tái định cư Bình Đông.

Bao gồm:

+ Văn phòng Ban quản lý KCN.

+ Văn phòng tuyển lao động;

+ Trung tâm thương mại-dịch vụ; Khu vực giới thiệu, trình bày sản phẩm, cửa

hàng, hải quan, thuế, ngân hàng, bưu điện, câu lạc bộ thể dục thể thao, nhà ăn.

+ Trung tâm dịch vụ;

+ Trung tâm triển lãm, hội nghị, giới thiệu sản phẩm.

+ Trạm cứu hỏa.

3. Khu cảng, kho bãi;

Tổng diện tích: 14,88 ha.

Bố trí tại khu vực phía Đông dự án.

Bao gồm:

+ Cảng.

+ Các kho bãi.

4. Khu công trình đầu mối kỹ thuật:

Tổng diện tích: 5,23 ha.

Bố trí tại khu vực phía Tây dự án.

Bao gồm:

+ Trạm lưu trữ tạm thời và trung chuyển chất thải rắn;

Mục đích: lưu giữ tạm thời và trung chuyển chất thải rắn cho các hoạt động của

trạm XLNT và các hạng mục công trình do chủ đầu tư quản lý. Ngoài ra, nếu các

nhà máy trong CCN có nhu cầu thì sẽ ký hợp đồng với chủ đầu tư để sử dụng dịch

vụ này.

Diện tích khoảng 2500 m2

Vị trí: nằm gần trạm XLNT tập trung của CCN (khu vực phía Tây của CCN Bình

Đông khu A3).

Trạm xử lý nước thải (XLNT) tập trung:

+ Diện tích 4,35 ha (bao gồm cả đất dự phòng mở rộng trạm xử lý NT).

+ Vị trí: nằm gần ở phía Tây CCN, gần khu vực trung tâm, phía Tây đường D6 gần

sông Vàm Cỏ (thuận tiện thoát ra sông Vàm Cỏ).

+ Nước thải của CCN sẽ được xử lý đạt QCVN 24-2009 cột A trước khi thải ra

sông Vàm Cỏ.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 26Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 27: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Trạm điện: Bố trí ở khu kỹ thuật nằm gần trục chính, nhận diện từ trạm biến áp Gò

Công công suất 220 KV.

Trạm bơm tăng áp:

+ Công suất; 8000 m3/ngày.

+ Diện tích: 0,58 ha.

+ Lấy nước từ nguồn cấp nước thủy cục cung cấp cho CCN.

5.Khu cây xanh.

Tổng diện tích: 22,85 ha. Nếu tính diện tích cây xanh của các nhà máy thành viên và

cây xanh ngoài đê, tỷ lệ cây xanh sẽ lớn hơn 15%.

Mục đích: Cây xanh được trồng nhằm mục đích bảo vệ môi trường, lọc không khí,

chắn bụi, tạo cảnh quan cho khu công nghiệp, có tác dụng tốt về tâm lý đối với

người lao động..

Cây xanh được trồng bao gồm:

+ Cây xanh cách ly khu dân cư, khu hạ tầng kỹ thuật.

+ Cây xanh tập trung.

+ Cây xanh tạo cảnh quan.

II.2.2.2 Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật.

II.2.2.2.1 Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông CCN Bình Đông.

Định hướng quy hoạch là nghiên cứu thiết kế và phát triển mạng lưới giao thông

trong CCN Bình Đông bao gồm các tuyến đường chính, đường khu vực và đường

nội bộ cụ thể như sau:

+ Đường đối ngoại: Có nhiệm vụ đảm bảo liên hệ giữa các khu vực nhà máy với

mạng lưới giao thông bên ngoài, bao gồm:

Đường bộ: tuyến đường bộ toàn bộ CCN Bình Đông và KTĐC Bình Đông với

quốc lộ 50. Có giới hạn từ 28 đến 40m, có dải cây xanh phân cách 4m ở giữa.

Đường thủy: CCN Bình Đông có một tuyến đường thủy rất quan trọng là sông Vàm

Cỏ bao quanh phía Đông, Tây và Bắc khu đất thiết kế. Giao thông thủy đóng vai trò

quan trọng trong vận tải hàng hóa, nông sản và vật liệu xây dựng. Chủ đầu tư sẽ tiến

hành xây dựng mới bến vận tải hàng hóa đường thuỷ và kho bãi chứa hàng dọc theo

bờ Tây sông Vàm Cỏ với diện tích khoảng 14,88 ha để phục vụ vận chuyển hàng

hóa và hành khách từ CCN đến các vùng lân cận. Công trình này sẽ được công ty

lập dự án đầu tư riêng và lập báo cáo ĐTM riêng trình cơ quan chức năng về môi

trường để phê duyệt

+ Đường nội bộ:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 27Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 28: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Chủ yếu phục vụ giao thông trong phạm vi CCN và nối với đường chính có lộ giới

18m ( trong đó vỉa hè mỗi bên là 4,5m; lòng đường 9,0m)

Đường nội bộ dùng cho công nhân để tránh chống chéo với đường vận chuyển hành

hóa đồng thời dùng như hành lang kỹ thuật cho cả 2 khu nhà máy, xí nghiệp đối với

bên ngoài.

+ Tổng chiều dài đường giao thông các loại là 12263m với tổng diện tích dành cho

giao thông là 26,12 ha (chiếm 12,3% diện tích đất dành cho CCN)

II.2.2.2.2 Hệ thống thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc của CCN Bình Đông

Hệ thống thông tin liên lạc sẽ là một hệ thống viễn thông được phép nối vào mạng

viễn thông của Bưu điện tỉnh Tiền Giang, hệ thống này bao gồm mạng điện thoại,

cáp truyền hình…

Bảng2.4 Tổng hợp thông tin liên lạc

TT Hạng mụcChỉ tiêu

(máy /ha)

Diện tích

(ha)

Số lượng

(máy)

1Đất xây dựng xí nghiệp công

nghiệp10 139,2 1390

2 Đất khu điều hành, dịch vụ 20 3,76 773 Giao thông - 26,12 -4 Đất cây xanh - 22,85 -5 Đất công trình đầu nối kỹ thuật 2 5,23 116 Cảng, kho bải 05 14,88 74

7 Số máy cho 10% dự phòng154

Tổng cộng - 211,83 1706( Nguồn: công ty cổ phần Xây dựng Thương mại dịch vụ Khang Thông 2008)

II.2.2.2.3Hệ thống cấp nước

a) Hệ thống cấp nước CCN Bình Đông

Tổng nhu cầu dùng nước tối đa: 6090 m3/ngày đêm, dựa trên định mức dùng nước

cho khu chức năng:

+ Cho nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp: 25m3/ngày;

+ Cho khu vực văn phòng, dịch vụ: 25 m3/ha/ngày;

+ Cho khu vực cây xanh, kho bãi, công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối:

25m3/ha/ngày;

+ Nước dữ trữ phòng cháy chữa cháy: 20l/s cho 1 đám cháy, 2 đám cháy xảy

ra đồng thời.

Bảng2.5 Tổng hợp nhu cầu dùng nước CCN Bình Đông

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 28Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 29: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

TT Hạng mục

Diện tích

quy hoạch

(ha)

Định mức

dùng nước

(m3/ha.ngày)

Lưu lượng

(m3/ngày)

1 Các nhà máy, xí nghiệp 139,2 25 3476

2 Khu điều hành 3,76 25 94

3Khác(cây xanh , kho bãi, công

trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối…)69,05 25 1726

4Nước phòng cháy chữa cháy,

nước dự phòng và rò rỉ- - 794

Nhu cầu dùng nước tối đa (làm

tròn)- - 6090

( Nguồn: công ty cổ phần Xây dựng Thương mại dịch vụ Khang Thông 2008)

Nguồn cấp nước: Nguồn cung cấp nước cho CCN Bình Đông được lấy từ nguồn

nước cấp thủy cục theo quy hoạch chung, qua trạm bơm tăng áp có công suất 8000

m3/ngày đêm.

Các công trình đấu mối:

+ Đầu nối vào đường ống cấp nước thủy cục theo quy hoạch chung của CCN Bình

Đông.

+ Sử dụng các tuyến ống phân phối cấp 3 (lấy nước từ các tuyến ống chạy dọc

đường tiếp giáp CCN phía Tây) để cung cấp cho các hộ trong khu tái định cư.

+ Ống cấp nước bố trí hai bên đường để thuận tiện trong việc cung cấp nước cho các

công trình.

Mạng lưới phân phối:

+ Từ trạm bơm tăng áp xây dựng các tuyến ống cấp nước chính cấp cho CCN Bình

Đông và KTĐC Bình Đông

+ Các tuyến ống được đấu nối với nhau tạo thành các vòng cấp nước chính, các

tuyến ống cấp nước tới từng lô đất xây dựng.

+ Trên mạng lưới cấp nước, bố trí các trụ cứu hoả dọc theo các tuyến ống có

khoảng cách giữa các trụ cứu hỏa từ 120-150 m theo quy phạm.

+ Sử dụng mạng lưới vòng để cấp nước cho toàn khu. Mạng lưới cấp nước được

thiết kế mới.

b) Hệ thống thoát nước mưa CCN Bình Đông .

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 29Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 30: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Hệ thống thoát nước mưa được xây dựng mới hoàn toàn bằng cống tròn bê

tông cốt thép (BTCT), tách riêng với hệ thống thoát nước thải, hướng thoát nước

cho toàn CCN phù hợp với địa hình tự nhiên và qui hoạch san nền chia làm 2 lưu

vực chính thoát ra 11 miệng xả.

+ Lưu vực 1: Theo hướng từ trục đường chính D2 sang hướng Đông, thu gom toàn

bộ nước mưa trên lưu vực tập trung về các trục giao thông chính trước khi xả thẳng

ra nguồn tiếp nhận Sông Vàm Cỏ.

+ Lưu vực 2: Theo hướng từ trục đường chính D2 chính sang hướng Tây, thu gom

toàn bộ nước mưa trên lưu vực tập trung về các trục giao thông chính trước kh xả

thẳng ra nguồn tiếp nhận sông Vàm Cỏ thông qua các cửa xả.

c) Hệ thống thu gom và xử lý nước thải CCN Bình Đông .

Hệ thống thu gom nước thải trong cụm công nghiệp được chia làm 2 phần:

+ Hệ thống thu gom riêng trong từng nhà máy.

+ Hệ thống thu gom bên ngoài nhà máy dẫn đến hệ thống XLNT tập trung.

Nước thải được thu gom bằng hệ thống thu gom nước thải tách riêng với hệ thống

thoát nước mưa dẫn đến trạm XLNT tập trung của CCN.

Tại các nhà máy nước thải được xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn qui định của CCN trước

khi thải vào hệ thống thu gom nước thải chung của CCN.

Nước thải được xử lý tập trung tại trạm XLNT tập trung của CCN đạt tiêu chuẩn về

môi trường trước khi thải vào sông Vàm Cỏ.

Nhà máy xử lý nước thải tập trung:

- Xác định lưu lượng nước thải

Lượng nước thải của KCN được xác định bằng 80% lượng nước cung cấp

cho sinh hoạt và sản xuất.

Tiêu chuẩn cấp nước cho các xí nghiệp sản xuất ( nhu cầu sản xuất và

sinh hoạt): 25 m3/ngày.

Nhu cầu dùng nước cho sản xuất và sinh hoạt của các nhà máy:

Lưu lượng nước cấp trung bình cho các nhà máy:⇒ 25 x 212,01 = 5300 (m3/ngày)

Lưu lượng nước thải trung bình của toàn bộ nhà máy:

Q= 5300 x 0,8 =4240 m3/ngày.

Chọn lưu lượng nước thải ra là 4200 m3/ ngày. (Làm cơ sở để xây dựng trạm xử lý

nước thải tập trung cho CCN)

Nhà máy xử lý nước tập trung có tổng công suất xử lý 4200 m3/ngày để xử lý toàn

bộ nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của CCN.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 30Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 31: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 24:2009- cột A trước khi chảy ra sông

Vàm Cỏ..

II.2.2.2.4 Hệ thống cấp điện

Hệ thống cấp điện CCN Bình Đông

Tổng công suất điện yêu cầu cho toàn khu là 44283 KW

Nguồn cấp điện

+ Nguồn cấp điện cho CCN Bình Đông là nguồn điện từ mạng lưới điện quốc gia

thông qua trạm giảm trung gian Gò Công, công suất từ 25-40 MVA.

+ Chủ đầu tư sẽ xây dựng các tuyến trung thế 22KW tạo thành các mạng vòng để

đảm bảo cho việc cấp điện liên tục.

+ Chủ đầu tư sẽ xây dựng lưới điện 0,4KV cho từng khu và đấu nối trực tiếp vào

mạng lưới 22KV thông qua máy biến áp 22/0,4KV.

+ Xây dựng các trạm biến áp 560 KVA cấp điện cho chiếu sáng giao thông và các

công trình công cộng phục vụ cho CCN Bình Đông.

Hệ thống chiếu sáng đường giao thông dùng loại đèn cap áp sodium 250W lắp trên

trụ thép tráng kẽm cao 8m, khoảng cách giữa các trụ đèn từ 25-30 m, các tuyến cá

chiếu sáng sử dụng cáp XLPE/PVC -3Mx16 mm2 +1x10 mm2 đi ngầm.

II.2.2.2.5 Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại .

Chất thải rắn và chất thải nguy hại của các công ty thành viên sẽ được các công

ty thu gom và lưu trữ tạm thời tại các công ty. Các công ty sẽ đăng kí chủ nguồn

thải theo đúng quy định hiện hành và ký hợp đồng với công ty dịch vụ có chức năng

để thu gom và vận chuyển đi xử lý theo đúng quy định.

Riêng các chất thải rắn và chất thải nguy hại phát sinh từ khu vực công cộng, khu

điều hành- dịch vụ, bùn dư từ các trạm xử lý nước thải sẽ được chủ đầu tư tổ chức

thu gom và lữu trữ tạm thời tại khu vực phát sinh, sau đó chủ đầu tư sẽ kí hợp đồng

với công ty công trình thị xã Gò Công để thu gom và vận chuyển xử lý theo đúng

quy định.

II.2.2.3 Các cơ sở công nghiệp đầu tư vào CCN Bình Đông .

Các ngành nghề thu hút đầu tư vào CCN Bình Đông.

CCN Bình Đông là CCN tập trung, quy hoạch chủ yếu các ngành sản xuất tiểu thủ

công nghiệp (TTCN), các ngành công nghiệp nhẹ… ít gây ô nhiễm môi trường. Cụ

thể về danh mục các ngành nghề dự kiến thu hút đầu tư vào CCN Bình Đông.

o Nhóm ngành công nghiệp loại 1

+ Công nghiệp lắp ráp điện tử, đồ điện gia dụng, hàng kim loại.

+ Công nghiệp sản xuất công nghiệp kỹ thuật cao.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 31Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 32: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

+ Công nghiệp cơ khí chính xác.

+ Công nghệ lắp ráp ô tô (không có xi mạ).

o Nhóm ngành công nghiệp loại 2

+ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm;

+ Công nghệ chế biến nông sản (không chế biến tinh bột sắn).

o Nhóm ngành công nghiệp loại 3

+ Công nghiệp may mặc, dệt (không nhuộm) ;

+ Công nghệ giày da ( không thuộc da tươi)

+ Các ngành tiểu thủ công nghiệp như sản xuất đồ gốm, các sản phẩm từ

gỗ.

o Loại 4 các ngành nghề khác như:

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (như gạch, ngói..), gia công sản xuất bao bì,

gia công đóng gói sản phẩm, văn phòng phẩm (tập vở, sổ tay), sản xuất hàng tiêu

dùng.

o Các ngành nghề sau sẽ không được phép đầu tư vào CCN Bình Đông.

+ Ngành xi mạ.

+ Ngành nhuôm;

+ Ngành thuộc da;

+ Ngành chế biến tinh bột sắn

+ Ngành chế biến mủ cao su;

Ngoài ra, CCN Bình Đông có đặc điểm là giá nước cấp rất cao (khoảng hơn 10000

đồng/m3) nên dự kiến CCN Bình Đông sẽ rất khó thu hút các ngành nghề công

nghiệp có sử dụng nhiều nước như chế biến thủy sản, nước giải khát

II.2.3 Vấn đề nước thải của cụm công nghiệp Bình Đông.

II.2.3.1 Hiện trạng hệ thống thoát nước của cụm công nghiệp Bình Đông.

Hiện trạng hệ thống thu gom và xử lý nước thải: Hiện tại CCN chưa có hệ

thống xử lý nước thải, nước thải của các cơ sở sản xuất không được xử lý mà thải

thẳng ra sông, kênh rạch. Đây cũng là một trong những nguồn góp phần làm cho

hàm lượng các chất ô nhiễm trong sông Vàm Cỏ tăng lên. Vì vậy khi dự án đi vào

hoạt động và vận hành, nước thải của khu vực sẽ được thu gom xử lý.Do đó mà việc

xây dựng hệ thống xử lý nước thải thì sẽ giải quyết được vấn đề ô nhiễm này.

II.2.3.2 Đặc tính nước thải của cụm công nghiệp

Bảng 2.6 Nước thải của các ngành sản xuất trong cụm công nghiệp Bình Đông.

TT Loại hình sản xuất Đặc tính nước thải 1 Công nghệ chế biến thực phẩm Là các ngành chế biến thực phẩm như bánh

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 32Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 33: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

kẹo, thực phẩm sấy khô, đồ hộp, ngành sản

xuất nước giải khát…

Nước thải các ngành này có hàm lượng BOD,

COD rất cao, màu đậm đặc, nito, NO3, NH3

mùi hôi. Lượng nước thải của ngành này rất

lớn, chứa chủ yếu là các chất hữu cơ ở dạng lơ

lửng hòa tan.2 Ngành công nghệ sản xuất hàng

tiêu dùng

Là các ngành dệt may, thiết bị điện tử, ngành

giày da, thủ công mỹ nghệ. Các ngành công

nghiệp này ít phát sinh nước thải trong quá

trình sản xuất, nước thải chủ yếu phát sinh là

nước thải sinh hoạt vì số lượng công nhân các

ngành này đông.

3 Ngành cơ khí, chế tạo máy Là các ngành sản xuất khung thép,kèo, giàn

giáo, sản xuất và chế biến khung cửa nhôm,

chế tạo máy, lắp ráp xe máy. Nước thải của

các ngành công nghiệp này chủ yếu phát sinh

từ việc dùng nước để giải nhiệt máy móc,

thiết bị nhà xưởng, thành phần nước thải ít và

có chứa hàm lượng các kim loại như Cu, Ni,

Cr, dầu mỡ khoáng.

II.2.3.3 Đặc trưng của nước thải sinh hoạt

Trong các ngành sản xuất nằm trong CCN có 1 số ngành như là may mặc và da

dày thì có số lượng công nhân tham gia sản xuất lớn do đó sẽ sinh ra 1 lượng nước

thải dùng trong sinh hoạt đây cũng là nguồn nước thải cần được xử lý.

Nước thải sinh hoạt của toàn bộ công nhân viên trong CCN có thành phần chủ yếu

chứa cặn bã, các chất lơ lửng (SS),các hợp chất hữu cơ COD, BOD, các chất dinh

dưỡng ( N,P) và các loại vi sinh vật

Bảng 2.8 Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt: Theo thống kế khối lượng

chất thải ô nhiễm do một người thải ra môi trường hàng ngày

Chât ô nhiễmKhối lượng

(g/người/ngày)Vi sinh vật (MPN/100ml)

BOD5 45-145 -

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 33Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 34: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

COD 72-102 -SS 70-145 -

Tổng Nitơ 6-12 -Amoni 2,4-4,8 -

Tổng phôtpho 0,8-4,0 -Tổng colifom - 106-109

Feacal Colifom - 105-106

Do tính chất phức tạp của các dòng thải từ các cơ sở sản xuất trong cụm công

nghiệp gồm nhiều thành phần khác nhau. Do đó để thiết kế hệ thống xử lý nước thải

có hiệu quả cao, theo quy định của Ban quản lý Cụm công nghiệp, các cơ sở thải ra

dòng thải phải được xử lý cục bộ, các chất độc hại như các kim loại nặng Cr, Ni,

Cu, Hg.. phải đạt QCVN 24:2009 cột A, các thông số còn lại đạt tiêu chuẩn như

trong bảng sau:

Bảng 2.7 Quy định chất lượng nước thải cho các nhà máy thành viên nằm trong CCN

TT Tên thông số đơn vị tính Nước thải đầu vào

1 Nhiệt độ oC 45

2 pH - 5-9

3 BOD5 (20oC) mg/l ≤ 300

4 COD mg/l 500≤

5 Chất rắn lơ lửng mg/l 300≤

6 Tổng nitơ mg/l ≤ 60

7 Tổng phôtpho mg/l ≤ 8

8 Coliform MPN/100ml 5000

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 34Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 35: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

9 Dầu mỡ khoáng mg/l 20

9 Kim loại nặng mg/lĐạt QCVN 24:2009

Cột A

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HTXLNT CỦA 1 SỐ KCN Ở VIỆT

NAM-PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ

III.Phân tích lựa chọn công nghệ:

III.1 Giới thiệu một số dây chuyền công nghệ xử lý nước thải tại một số khu công

nghiệp ở Việt Nam.

III.1.1 Nghiên cứu đánh giá HTXLNT của KCN Trảng Bàng-Tây Ninh :

- Lưu lượng trung bình ngày đêm: Q= 3000 m3/ngày

- Lưu lượng giờ lớn nhất: hQmax, = 125 m3/ h

Bảng 3.1 Thông số tính chất nước thải KCN Trảng Bàng- Tây Ninh.

Thông số Trước xử lý Sau xử lýBOD5 (mg/l) 180 20

COD5 (mg/l) 350 50

SS (mg/l) 200 50

pH 6-9 6-9

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 35Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 36: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Tổng N (mg/l) 40 30

Tổng P (mg/l) 10 4

Yêu cầu xử lý nước thải loại A QCVN 24:2009.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 36Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 37: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCN Trảng Bàng

Nhận xét:

• Hệ thống xử lý hoạt động với công suất 3000 m3/ ngày, nước thải sau khi

xử lý đạt loai A. Hệ thống xử lý bằng phương pháp sinh học hiếu khí với

công trình tiêu biểu là bể Aeroten đã xử lý các thông số BOD, COD, SS

theo yêu cầu và hệ thống hoạt động ít gây mùi. Nhờ vậy, hệ thống đảm bảo

về mặt môi trường.

• Xét về mặt kĩ thuật, hệ thống này dễ vận hành, quy trình phổ biến, có khả

năng mở rộng trong tương lai..

III.1.2 Nghiên cứu đánh giá HTXLNT của KCN Nhơn Trạch 2

Công suất thiết kế: 5000 (m3/ngày)

Các ngành nghề chủ yếu:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 37Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Hầm bơm tiếp nhậnHầm bơm tiếp nhận

Nguồn tiếp nhận

Hồ sinh học hiếu

khí

Hồ sinh học hiếu

khí

Sân phơi cátSân phơi cát

Thiết bị ép bùnThiết bị ép bùn

Bể chứa bùnBể chứa bùn

Bể aeroten Bể aeroten

Bể keo tụBể keo tụ

Bể trung hòaBể trung hòa

Bể điều hòaBể điều hòa

Bể lắng cátBể lắng cát

Nước thải vào

Song chắn rácSong chắn rác

Bể nén Bể

nén

BL IIBL II

BL IBL I

Bùn khô

Page 38: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

- Công nghệ sợi dệt, may và da giầy.

- Kho bãi chứa vật liệu xây dựng.

- Sản xuất hóa mỹ phẩm: hóa chất cơ bản, hóa chất tiêu dùng, hương liệu kem

đánh răng, dầu gội.

- Sản xuất kết cấu thép, thép hình, bulon, ốc vít có công đoạn xi mạ.

- Chế biến thực phẩm: thịt, hải sản khác, rượu, bia, nước giải khát.

- Sản xuất các thiết bị điện, điện gia dụng, điện lạnh.

Bảng 3.2 Thông số tính chất nước thải KCN Nhơn Trạch 2

STT Chỉ tiêu Đơn vị Đầu vào Đầu ra1 pH 5-9 6-8,52 BOD (200) mg/l 250 203 COD mg/l 450 504 TSS mg/l 250 100

5 Kim loại nặng mg/lĐạt TCVN 5945-2005

(cột C)

Đạt QCVN 24:2009

(Cột A)

6 Tổng phosphor mg/l 20 46 Tổng Nito mg/l 80 607 Coliform MPN/100 ml 30000 5000

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 38Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 39: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Công nghệ xử lý nước thải KCN Nhơn Trạch 2 :

1. Bước 1: Xử lý sơ bộ bằng phương pháp cơ học và đông keo tụ: Xử lý kim

loại nặng, COD, SS bằng phương pháp keo tụ bằng phèn nhôm và chất trợ

Polyme, điều chỉnh pH bằng NaOH hoặc H2SO4.

2. Bước 2: Xử lý COD, BOD bằng phương pháp oxi hóa sinh học hiếu khí bằng

bùn hoạt tính.

3. Bước 3: Bổ sung chất khử trùng NaClO để loại bỏ các vi sinh vật có hại đến

môi trường. Nước thải qua bể khử trùng đạt QCVN 24:2009, cột A

Đánh giá hệ thống xử lý nước thải KCN Nhơn Trạch 2

Hệ thống XLNT của KCN Nhơn Trạch 2 là công nghệ giải pháp xử lý hóa lý đông

keo tụ kết hợp xử lý sinh học bùn hoạt tính hiếu khí khi vận hành đáp ứng được nhu

cầu thực tế, giải quyết được cơ bản các vấn đề ô nhiễm về COD, BOD, SS và hàm

lượng các kim loại nặng khi nước thải đầu vào không vượt quá ngưỡng của các

thông số thiết kế. Hệ thống hoạt động ổn định quá trình vận hành dễ dàng.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 39Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 40: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Hình 3.2 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của kcn nhơn trạch 2

III.1.3 Nghiên cứu đánh giá hệ thống xử lý nước thải của KCN Biên Hòa 2:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 40Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

SONG CHẮN RÁC TỰ ĐỘNG

BỂ ĐIỀU HÒA NƯỚC THẢI

THIẾT BỊ ĐO LƯU LƯỢNG

BỂ KHUẤY TRỘN VÀ ĐÔNG KEO TỤ

BỂ LẮNG SƠ BỘ

BỂ TÁI SINH VÀ ỔN ĐỊNH BÙN

BỂ AEROTEN DÒNG LIÊN TỤC

BỂ LẮNG THỨ CẤP

BỂ KHỬ TRÙNG

HỒ HOÀN THIỆN

NƯỚC SAU XỬ LÝ

BỂ NÉN BÙN HÓA LY VÀ SINH HỌC

MÁY ÉP BÙN

BỂ THU GOM NƯỚC THẢI

NƯỚC THẢI TỪ CÁC NHÀ MÁY KCN NHƠN TRẠCH

Page 41: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Công suất xử lý là 4000 m3/ngày.

Các loại hình công nghiệp.

o Loại hình công nghiệp thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc: gây ô nhiễm chủ

yếu COD, BOD5, N-NH3, nito tổng, phospho tổng và coliform

o Loại hình hóa chất: gây ô nhiễm COD, BOD5, kim loại

o Loại hình chế tạo sản phẩm cơ khí, xi mạ, điện-điện tử: gây ô nhiễm kim

loại, dầu khoáng.

o Loại hình may mặc, vải sợi: gây ô nhiễm chất rắn lơ lửng, COD, BOD5

o Loại hình công nghiệp nhựa và chất dẻo, sản xuất dược phẩm:gây ô nhiễm

chủ yếu COD, BOD5, chất rắn lơ lửng, nito tổng, phospho tổng.

Bảng 3.3 Thông số tính chất nước thải KCN Biên Hòa 2

Thông số Đơn vị đo Nước thải

chưa xử lý

Nước thải sau xử lý

(Theo QCVN 24:2009)

Lưu lượng m3/ngày 4000 4000

pH Số 5-9 6.5-8.5Nhiệt độ oC 45

BOD mg/l 500 20COD mg/l 800 50SS mg/l 300 50

N tổng mg/l 30 30NH4-N mg/l 0.1P tổng mg/l 4 4

P hữu cơ mg/l 0.2Chất béo/dầu/mỡ mg/l 10 5

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 41Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 42: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Hình 3.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của kcn Biên Hòa 2

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 42Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Hố gom

Sàng lọc ráctrống quay

Bể điều hòaBể báo động

Bể keo tụ, tạo bông

Bể lắng

Bể UNITANK

Bể thu nước ra

Hồ hoàn thiện

Khử trùng

NaOH

FeCl3

An-PE

NaClO

Nước thải

Bể nén bùn

Ly tâm bùn

Bãi chôn lấp

Ca-PE

SCRHóa chất

Nước thải

Bùn thải

Nước đi ra sau xử lý

váng nổi

Page 43: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của KCN Biên Hòa 2 :

Ưu điểm: Công nghệ Unitank khác về cơ bản với hệ thống xử lý theo mẻ truyền

thống (SBR) là ở chổ mực nước cho phép xử lý liên tục và chế độ thủy lực trong các

bể xử lý luôn ổn định. Điều này cho phép có thể sử dụng được cả máy thổi khí nổi

và máy thổi khí chìm.

Công nghệ Unitank có khả năng cơ động điều chỉnh thời gian hoạt động giữa các

pha trong 1 chu kỳ (thổi khí, khuấy lắng) tùy theo chất lượng nước thải đầu vào để

đạt hiệu quả xử lý cao nhất. Điều này cho phép tăng hệ số an toàn của công trình,

giảm chi phí năng lượng cho xử lý mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng nước

đầu ra.

Công nghệ Unitank linh hoạt cùng tạo ra các điều kiện xử lý hiếu khí/yếm khí/thiếu

khí trong cùng 1 chu kỳ. Điều này cho phép xử lý tốt các chất nitơ và phospho trong

nước thải.

Nhược điểm: Đòi hỏi kĩ thuật về vận hành, kính phí đầu tư lớn.

III.1.4 Đánh giá hệ thống xử lý của KCN Phú Bài:

Bảng 3.4 Thông số tính chất nước thải KCN Phú Bài:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 43Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Thành phần Đơn vị Nồng độ

Lưu lượng m3/ngày 6000

COD mg/l 1000

BOD5 mg/l 500

SS mg/l 300

Tổng N mg/l 60

P vô cơ mg/l 25-35

Diện tích Ha 1.4

Page 44: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Hình 3.4 Sơ đồ công nghệ KCN Phú Bài

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 44Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Nước thải từ các nhà máy

Bể tự hoại

Song chắn rác

Bể gom

Trống quay

Bể điều hòa

Bể keo tụ tạo bông

Bể lắng I

Bể trung hòa

Bể lọc sinh học

Bể lắng II

Hồ xử lý bổ sung

Nước thải sinh hoạt

Thùng rác

Không khí

Phèn FeCl3

Dung dịch NaoH

Dung dịch H2SO

4

Bể tuần hoàn

Bể phân hủy bùn hiếu khí

Máy ép bùn

Bùn thải dạng bánh

Nguồn tiếp nhận

Nước dư

Page 45: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Nhận xét:

Ưu điểm: công nghệ tiêu tốn ít nhiên liệu, hiệu quả xử lý cao hàm lượng BOD,COD

đạt tiêu chuẩn loại A khi thải ra nguồn tiếp nhân, vận hành hệ thống xử lý đơn giản,

diện tích xây dựng nhỏ phù hợp với diện tích sử dụng đất.

Nhược điểm: sinh ra mùi trong quá trình xử lý, do đó cần chú ý để có biện pháp xử

lý, vật liệu lọc thường bị tắc nghẽn do đó phải có hệ thống rửa ngược.

Nhìn chung hệ thống xử lý tập trung tại các khu công nghiệp đang được áp

dụng hiện nay là xử lý bằng phương pháp sinh học hiếu khí aeroten kết hợp với quá

trình đông keo tụ. Tuy thực hiện bằng phương pháp truyền thống nhưng hệ thống

hoạt động tốt, kinh phí xây dựng hệ thống hợp lí. Quá trình vận hành đơn giản và có

thể sữa chữa khi gặp sự cố.

III.2 Xác định tham số tính toán cho hệ thống xử lý nước thải CCN Bình Đông:

III.2.1 Lưu lượng nước thải:

Trạm xử lý nước thải CCN Bình Đông: có công suất 4200 m3/ngày, được đầu tư xây

dựng theo 2 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1:Công suất :2500 m3/ngày.

Giai đoạn 2: Công suất: 1700 m3/ngày.

Trong đồ án thiết kế này ta chọn lưu lượng là giai đoạn 1, Q=2500m3/ngày.

III.2.2 Các thông số đặc trưng nước thải;

Chất lượng nước thải quy định cho các nhà máy thành viên khi thải vào CCN Bình

Đông (chất lượng nước đầu vào trạm XLNT) và chất lượng nước thải sau xử lý của

trạm XLNT tập trung CCN Bình Đông được thực hiện như trong bảng 3.5

Bảng 3.5 Thông số chất lượng đầu vào và đầu ra của CCN Bình Đông.

TT Tên thông số đơn vị tính Nước thải đầu vào

Nước thải sau xử lý

(cộtA của

QCVN24:2009,

Kq=1,1; Kf=1,0)1 Nhiệt độ oC 45 402 pH - 5-9 6 đến 93 Mùi - Không khó chịu4 BOD5 (20oC) mg/l ≤ 300 335 COD mg/l 500≤ 556 Chất rắn lơ lửng mg/l 300≤ 557 Tổng nitơ mg/l ≤ 60 159 Tổng phôtpho mg/l ≤ 8 4

10 Coliform 100MPN/ml 5000 20011 Kim loại nặng mg/l Đạt QCVN 24:2009

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 45Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 46: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Cột AIII.2.3 Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn phương án xử lý nước thải cho cụm

CCN Bình Đông.

Căn cứ vào tình hình khí hậu thì ta thấy điều kiện khí hậu tại khu vực xây

dựng hệ thống xử lý thì có lượng mưa tương đối cao (nhất vào tháng 8,9,10) sẽ xảy

ra tình trạng tăng lượng nước mưa chảy tràn về hệ thống nên sẽ ảnh hưởng đến khả

năng thoát nước mưa và vệ sinh công nghiệp. Do vậy việc thiết kế hệ thống thoát

nước mưa cũng như hệ thống quản lý và xử lý chất thải cần đặc biệt quan tâm.

Chế độ nhiêt khá cao và ổn định quanh năm vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến

các bồn chứa nhiên liệu lỏng đặt trong hệ thống xử lý của cụm công nghiệp.

Lớp đất trong khu vực cụm công nghiệp chưa trãi qua quá trình nén chặt tự

nhiên nên có cường độ chịu lực kém, tính nén lún hơn, khả năng biến dạng lớn. Do

đó việc việc đặt nền móng công trình có tải trọng lớn cần phải được chú ý.

Diện tích mặt bằng xây dựng cho hệ thống xử lý là 4,35 ha, diện tích xây

dựng khá lớn có thể được mở rộng nâng cấp công suất xử lý khi cần thiết.Vì diện

tích rộng nên việc xây dựng thêm hồ xử lý bổ sung để tăng khả xử lý của hệ thống

là có thể được, nó có thể được sử dụng cho công tác tưới cây dọc các trục giao

thông.

Hệ thống xử lý nước thải của cụm công nghiệp với kinh phí đầu tư hơn 100

tỷ đồng nên xây dựng hệ thống với máy móc thiết bị hiện đại là có thể .

Ngoài ra công nghệ xử lý cần phải đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý

đạt tiêu chuẩn thải vào nguồn thải.

Công nghệ đảm bảo mức an toàn cao trong trường hợp có sự thay đổi lớn về

lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm giữa mùa mưa và mùa khô.

Công nghệ xử lý phải mang tính hiện đại và có khả năng sử dụng trong một

thời gian khoảng 20- 50 năm.

III.3 Lựa chọn phương pháp cho CCN:

III.3.1.Phương pháp xử lý cơ học

Xử lý cơ học (hay còn gọi là xử lý bậc I) nhằm mục đích loại bỏ các tạp chất

không tan (rác, cát nhựa, dầu mỡ, cặn lơ lửng, các tạp chất nổi…) ra khỏi nước thải;

điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải.

Các công trình xử lý cơ học xử lý nước thải thông dụng:

III.3.1.1Song chắn rác :

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 46Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 47: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Song chắn rác thường đặt trước hệ thống xử lý nước thải hoặc có thể đặt tại các

miệng xả trong phân xưởng sản xuất nhằm giữ lại các tạp chất có kích thước lớn

như: nhánh cây, gỗ, lá, giấy, nilông, vải vụn và các loại rác khác, đồng thời bảo vệ

các công trình bơm, tránh ách tắc đường ống, mương dẫn.

Hình 3.5: Song chắn rác cơ giới

Dựa vào khoảng cách các thanh, song chắn được chia thành 2 loại:

Song chắn thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 ÷100mm.

Song chắn mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 ÷25mm.

III.3.1.2 Lưới lọc

Lưới lọc dùng để khử các chất lơ lửng có kích thước nhỏ, thu hồi các thành

phần quý không tan hoặc khi cần phải loại bỏ rác có kích thước nhỏ. Kích thước mắt

lưới từ 0,5÷1,0mm.

Lưới lọc thường được bao bọc xung quanh khung rỗng hình trụ quay tròn (hay còn

gọi là trống quay) hoặc đặt trên các khung hình dĩa.

III.3.1.3 Bể lắng cát

Bể lắng cát đặt sau song chắn, lưới chắn và đặt trước bể điều hòa, trước bể lắng

đợt I. Nhiệm vụ của bể lắng cát là loại bỏ cặn thô nặng như cát, sỏi, mảnh vỡ thủy

tinh, kim loại, tro tán, thanh vụn, vỏ trứng… để bảo vệ các thiết bị cơ khí dễ bị mài

mòn, giảm cặn nặng ở các công đoạn xử lý tiếp theo. Bể lắng cát gồm 3 loại:

- Bể lắng cát ngang;

Ưu điểm: dùng để loại những hạt cặn lớn vô cơ chứa trong nước thải.

Nhược điểm : chiếm diện tích xây dựng lớn

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 47Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 48: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Hình 3.6: Bể lắng cát ngang

- Bể lắng cát thổi khí

Ưu điểm: Nhờ có sục khí mà nước thải ở trong bể chuyển động vưa quay vưa tịnh

tiến tạo nên chuyển động xoắn ốc làm hiệu quả xử lý của loại bể này rất cao.

Nhược điểm:Chi phí cao, tốn năng lượng.

- Bể lắng cát ly tâm

Ưu điểm: Nước được chuyển động vòng tròn chiếm ít diện tích xây dựng hơn bể

lắng ngang thông thường.

Nhược điểm:Chi phí xây dựng cao.

III.3.1.4 Bể tách dầu mỡ

Các loại công trình này thường được ứng dụng khi xử lý nước thải công nghiệp,

nhằm loại bỏ các tạp chất có khối lượng riêng nhỏ hơn nước. Các chất này sẽ bịt kín

lỗ hổng giữa các hạt vật liệu lọc trong các bể sinh học…và chúng cũng phá hủy cấu

trúc bùn hoạt tính trong bể Aerotank, gây khó khăn trong quá trình lên men cặn.

III.3.1.5 Bể điều hòa

Bể điều hòa được dùng để duy trì dòng thải và nồng độ vào công trình xử lý ổn

định, khắc phục những sự cố vận hành do sự dao động về nồng độ và lưu lượng của

nước thải gây ra và nâng cao hiệu suất của các quá trình xử lý sinh học. Bể điều hòa

có thể được phân loại như sau:

- Bể điều hòa lưu lượng:

- Bể điều hòa nồng độ

- Bể điều hòa cả lưu lượng và nồng độ:Thường đặt sau bể lắng cát, trước bể

lắng đợt I, loại bể này phải có đủ dung tích để điều hòa lưu lượng và nồng độ và bên

trong phải có thiết bị khuấy để đảm bảo sự xáo trộn đều toàn bộ thể tích.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 48Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 49: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

III.3.1.6 Bể lắng

Dùng để tách các chất không tan ở dạng lơ lửng trong nước thải theo nguyên tắc

trọng lực. Các bể lắng có thể bố trí nối tiếp nhau. Quá trình lắng tốt có thể loại bỏ

đến 90 ÷ 95% lượng cặn có trong nước thải. Vì vậy đây là quá trình quan trọng

trong xử lý nước thải, thường bố trí xử lý ban đầu hay sau khi xử lý sinh học. Để có

thể tăng cường quá trình lắng ta có thể thêm vào chất đông tụ sinh học.

Bể lắng được chia làm 3 loại:

Bể lắng ngang (có hoặc không có vách nghiêng):

Hình 3.7: Bể lắng ngang

Nước thải theo máng tràn phân phối vào bể qua đập tràn mỏng hoặc tường đục lỗ

xây dựng ở đầu bể dọc theo suốt chiều rộng. Bể lắng ngang có dạng hình chữ nhật

có thể làm một hố thu cặn ở đầu bể và cũng có thể làm nhiều hố thu cặn theo chiều

dài bể nên hiệu suất lắng cao.

Ưu điểm:Có hiệu suất xử lý cao, thường được sử dụng

Nhược điểm: chiếm diện tích xây dựng lớn.

Bể lắng đứng: mặt bằng là hình tròn hoặc hình vuông. Trong bể lắng hình

tròn nước chuyển động theo phương bán kính (radian).

Bể lắng đứng có ưu điểm so với bể lắng ngang: thuận tiện trong công việc xả cặn,

chiếm ít diện tích xây dựng.

Nhược điểm: chiều cao xây dựng lớn làm giá xây dựng tăng.

Bể lắng li tâm: mặt bằng là hình tròn. Nước thải được dẫn vào bể theo chiều

từ tâm ra thành bể rồi thu vào máng tập trung rồi dẫn ra ngoài.

Máng phân phối có chiều rộng cố định, nhưng chiều cao giảm dần từ đầu đến cuối

máng. Loại bể này đã sử dụng triệt để việc lắng nước trong điều kiện thủy tĩnh.

Nước xả và thu nhờ máng quay tự do. Máng quay chia làm 2 phần phân phối và thu

nước.

Ưu điểm: hiệu quả xử lý cao.

III.3.1.7. Bể lọc

Công trình này dùng để tách các phần tử lơ lửng, phân tán có trong nước thải với

kích thước tương đối nhỏ sau bể lắng bằng cách cho nước thải đi qua các vật liệu lọc

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 49Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 50: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

như cát, thạch anh, than cốc, than bùn, than gỗ, sỏi nghiền nhỏ… Bể lọc thường làm

việc với hai chế độ lọc và rửa lọc. Quá trình lọc chỉ áp dụng cho các công nghệ xử

lý nước thải tái sử dụng và cần thu hồi một số thành phần quí hiếm có trong nước

thải. Các loại bể lọc được phân loại như sau:Lọc qua vách lọc,bể lọc với lớp vật liệu

lọc dạng hạt,thiết bị lọc chậm, thiết bị lọc nhanh.

Hình 3.8 Bể lọc

III.3.2.Phương pháp xử lý hoá học

III.3.2.1 Đông tụ và keo tụ

Phương pháp đông tụ-keo tụ là quá trình thô hóa các hạt phân tán và nhũ tương, độ

bền tập hợp bị phá hủy, hiện tượng lắng xảy lắng.

Sử dụng đông tụ hiệu quả khi các hat keo phân tán có kích thước 1-100µm. Để tạo

đông tụ, cần có thêm các chất đông tụ như:

- Phèn nhôm Al2(SO4)3.18H2O. Độ hòa tan của phèn nhôm trong nước ở 200C là 362

g/l. pH tối ưu từ 4.5-8.

- Phèn sắt FeSO4.7H2O.Độ hòa tan của phèn sắt trong nước ở 200C là 265 g/l. Quá

trình đông tụ bằng phèn sắt xảy ra tốt nhất ở pH >9.

- Muối FeCl3.6H2O, Fe2(SO4)3.9H2O, MgCl2.6H2O, MgSO4.7H2O,

- Vôi.

Khác với đông tụ, keo tụ là quá trình kết hợp các hạt lơ lửng khi cho các hợp chất

cao phân tử vào. Chất keo tụ thường sử dụng như: tinh bột, ester, cellulose, … Chất

keo tụ có thể sử dụng độc lập hay dùng với chất đông tụ để tăng nhanh quá trình

đông tụ và lắng nhanh các bông cặn. Chất đông tụ có khả năng làm mở rộng phạm

vi tối ưu của quá trình đông tụ, làm tăng tính bền và độ chặt của bông cặn, từ đó làm

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 50Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 51: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

giảm được lượng chất đông tụ, tăng hiệu quả xử lý. Hiện tượng đông tụ xảy ra

không chỉ do tiếp xúc trực tiếp mà còn do tương tác lẫn nhau giữa các phân tử chất

keo tụ bị hấp phụ theo các hạt lơ lửng. Khi hòa tan vào nước thải, chất keo tụ có thể

ở trạng thái ion hoặc không ion, từ đó ta có chất keo tụ ion hoặc không ion.

Ưu điểm; có thể tách được các hạt cặn nhỏ như các chất gây ô nhiễm ở dạng keo và

hòa tan, được sử dụng để xử lý hàm lượng kim loại nặng ở trong nước thải như Cr,

Ni,Hg,Cu… với hiệu suất xử lý cao.

Nhược điểm: Phải tiến hành quá trình keo tụ ở điều kiện pH thích hợp với từng loại

phèn sử dụng.Như phèn nhôm Al2(SO4)3 thì ở khoảng pH= 5-7,5.

Phèn Fe2(SO4)3 thì ở khoảng pH=4,5- 8,5.

Hình 3.9: Quá trình tạo bông cặn của các hạt keo

III.3.2.2 Trung hòa

Nước thải của một số ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp hóa chất, do các quá

trình công nghệ có thể có chứa các acid hoặc bazơ, có khả năng gây ăn mòn vật liệu,

phá vỡ các quá trình sinh hóa của các công trình xử lý sinh học, đồng thời gây các

tác hại khác, do đó cần thực hiện quá trình rung hòa nước thải.

Các phương pháp trung hòa bao gồm:

Trung hòa lẫn nhau giữa nước thải chứa acid và nước thải chứa kiềm.

Trung hòa dịch thải có tính acid, dùng các loại chất kiềm như: NaOH, KOH,

NaCO3, NH4OH, hoặc lọc qua các vật liệu trung hòa như CaCO3, dolomit,…

- Đối với dịch thải có tính kiềm thì trung hòa bởi acid hoặc khí acid.

- Để lựa chọn tác chất thực hiện phản ứng trung hòa, cần dựa vào các yếu tố:

- Loại acid hay bazơ có trong nước thải và nồng độ của chúng.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 51Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 52: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

- Độ hòa tan của các muối được hình thành do kết quả phản ứng hóa học.

III.3.2.3 Oxy hoá khử

Đa số các chất vô cơ không thể xử lý bằng phương pháp sinh hóa được, trừ các

trường hợp các kim loại nặng như: Cu, Zn, Pb, Co, Fe, Mn, Cr,…bị hấp phụ vào

bùn hoạt tính. Nhiều kim loại như : Hg, As,…là những chất độc, có khả năng gây

hại đến sinh vật nên được xử lý bằng phương pháp oxy hóa khử. Có thể dùng các

tác nhân oxy hóa như Cl2, H2O2, O2 không khí, O3 hoặc pirozulite ( MnO2). Dưới tác

dụng oxy hóa, các chất ô nhiểm độc hại sẽ chuyển hóa thành những chất ít độc hại

hơn và được loại ra khỏi nước thải.

III.3.2.4 Điện hóa

Cơ sở của sự điện phân gồm hai quá trình: oxy hóa ở anod và khử ở catod. Xử

lý bằng phương pháp điện hóa rất thuận lợi đối với những loại nước thải có lưu

lượng nhỏ và ô nhiễm chủ yếu do các chất hữu cơ và vô cơ đậm đặc. Ưu điểm :

- Không cần pha loãng sơ bộ nước thải.

- Không cần tăng thành phần muối của chúng.

- Có thể tận dụng lại các sản phẩm quý chứa trong nước thải.

- Diện tích xử lý nhỏ.

Nhược điểm:

- Tốn kém năng lượng.

- Phải tẩy sạch bề mặt điện cực khỏi các tạp chất.

III.3.3. Phương pháp xử lý hóa lý

Trong dây chuyên công nghệ xử lý, công đoạn xử lý hóa lý thường được áp

dụng sau công đoạn xử lý cơ học. Phương pháp xử lý hóa lý bao gồm các phương

pháp hấp phụ, trao đổi ion, trích ly, chưng cất, cô đặc, lọc ngược,…. Phương pháp

hóa lý được sử dụng để loại khỏi dịch thải các hạt lơ lửng phân tán, các chất hữu cơ

và vô cơ hòa tan, có một số ưu điểm như:

Loại được các hợp chất hữu cơ không bị oxi hóa sinh học.

- Không cần theo dõi các hoạt động của vi sinh vật.

- Có thể thu hồi các chất khác nhau.

- Hiệu quả xử lý cao và ổn định hơn.

III.3.3.1 .Tuyển nổi

Là quá trình dính bám phân tử của các hạt chất bẩn đối với bề mặt phân chia

của hai pha khí-nước và xảy ra khi có năng lượng tự do trên bề mặt phân chia, đồng

thời cũng do các hiện tượng thấm ướt bề mặt xuất hiện theo chu vi thấm ướt ở

những nơi tiếp xúc khí-nước-

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 52Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 53: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

- Tuyển nổi dạng bọt: được sử dụng để tách ra khỏi nước thải các chất không

tan và làm giảm một phần nồng độ của một số chất hòa tan.

- Phân ly dạng bọt: được ứng dụng để xử lý các chất hòa tan có trong nước

thải, ví dụ như chất hoạt động bề mặt.

Ưu điểm của phương pháp tuyển nổi là có thể thu cặn với độ ẩm nhỏ, có thể thu tạp

chất. Phương pháp tuyển nổi được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như:

tơ sợi nhân tạo, giấy cellulose, thực phẩm,…

Hình 3.10: Bể tuyển nổi kết hợp với cô đặc bùn

III.3.3.2 Hấp phụ

Hấp phụ là thu hút chất bẩn lên bề mặt của chất hấp phụ, phần lớn là chất hấp

phụ rắn và có thể thực hiện trong điều kiện tĩnh hoặc động

Quá trình hấp phụ là một quá trình thuận nghịch, nghĩa là chất bị hấp phụ có thể bị

giải hấp và chuyển ngược lại vào chất thải. Các chất hấp phụ thường được sử dụng

là các loại vật liệu xốp tự nhiên hay nhân tạo như tro, mẫu vụn than cốc, than bùn,

silicagen, keo nhôm, đất sét hoạt tính,… và các chất hấp phụ này còn có khả năng

tái sinh để tiếp tục sử dụng.

III.3.3.3 Trích ly

Phương pháp tách chất bẩn hữu cơ hòa tan chứa trong nước bằng cách trộn lẫn với

dung môi nào đó, trong đó, chất hữu cơ hòa tan vào dung môi tốt hơn vào nước.

III.3.3.4 Trao đổi ion

Các chất cấu thành pha rắn, mà trên đó xảy ra sự trao đổi ion, gọi là ionit. Các ionit

có thể có nguồn gốc nhân tạo hay tự nhiên, là hữu cơ hay vô cơ và có thể được tái

sinh để sử dụng liên tục. Được sử dụng để loại các ion kim loại trong nước thải.

III.3.4 Phương pháp xử lý sinh học

Thực chất của phương pháp sinh học để xử lý nước thải là sử dụng khả năng

sống và hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải.

Chúng chuyển hóa các chất hữu cơ hòa tan và những chất dễ phân hủy sinh học

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 53Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 54: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

thành những sản phẩm cuối cùng như : CO2, H2O,NH4,.. Chúng sử dụng một số hợp

chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng nhằm

duy trì quá trình, đồng thời xây dựng tế bào mới.

Công trình xử lý sinh học thường được đặt sau khi nước thải đã được xử lý sơ bộ qua các

quá trình xử lý cơ học, hóa học, hóa lý.

III.3.4.1.Công trình xử lý trong điều kiện tự nhiên

III.3.4.1.1 Ao hồ sinh học ( ao hồ ổn định nước thải)

Đây là phương pháp xử lý đơn giản nhất và đã được áp dụng từ xưa. Phương

pháp này cũng không yêu cầu kỹ thuật cao, vốn đầu tư ít, chí phí hoạt động rẻ tiền,

quản lý đơn giản và hiệu quả cũng khá cao.Quy trình được tóm tắt như sau:

Nước thải→ loại bỏ rác, cát sỏi,..→ Các ao hồ ổn định→ Nước đã xử lý

- Hồ hiếu khí

- Hồ kị khí

- Hồ tùy nghi

- Hồ ổn định bậc III

III.3.4.1.2.Phương pháp xử lý qua đất

Thực chất của quá trình xử lý là: khi lọc nước thải qua đất các chất rắn lơ lửng và

keo sẽ bị giữ lại ở lớp trên cùng. Những chất này tạo ra một màng gồm rất nhiều vi

sinh vật bao bọc trên bề mặt các hạt đất, màng này sẽ hấp phụ các chất hữu cơ hòa

tan trong nước thải. Những vi sinh vật sẽ sử dụng ôxy của không khí qua các khe

đất và chuyển hóa các chất hữu cơ thành các hợp chất khoáng.

- Cánh đồng tưới

- Cánh đồng lọc

III. 3 .4.2.Công trình xử lý sinh học hiếu khí .

Xử lý sinh học trong điều kiện hiếu khí có thể kể đến hai quá trình cơ bản :

– Quá trình xử lý sinh trưởng lơ lửng.

– Quá trình xử lý sinh trưởng bám dính.

Các công trình tương thích của quá trình xử lý sinh học hiếu như: bể Aerotank bùn

hoạt tính (vi sinh vật lơ lửng), bể thổi khí sinh học tiếp xúc (vi sinh vật dính bám),

bể lọc sinh học, tháp lọc sinh học, bể sinh học tiếp xúc quay…

III.3.4.2.1 Bể phản ứng sinh học hiếu khí – Aerotank

Quá trình xử lý nước thải sử dụng bùn hoạt tính dựa vào hoạt động sống của vi

sinh vật hiếu khí. Trong bể Aerotank, các chất lơ lửng đóng vai trò là các hạt nhân

đế cho vi khuẩn cư trú, sinh sản và phát triển dần lên thành các bông cặn gọi là bùn

hoạt tính. Bùn hoạt tính là các bông cặn có mầu nâu sẫm chứa các chất hữu cơ hấp

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 54Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 55: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

thụ từ nước thải và là nơi cư trú để phát triển của vô số vi khuẩn và vi sinh vật sống

khác. Các vi sinh vật đồng hoá các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất

dinh dưỡng cung cấp cho sự sống. Trong quá trình phát triển vi sinh vật sử dụng các

chất để sinh sản và giải phóng năng lượng, nên sinh khối của chúng tăng lên nhanh.

Như vậy các chất hữu cơ có trong nước thải được chuyển hoá thành các chất vô cơ

như H2O, CO2 không độc hại cho môi trường.

Quá trình sinh học có thể diễn tả tóm tắt như sau :

Chất hữu cơ + vi sinh vật + ôxy ⇒ NH3 + H2O + năng lượng + tế bào mới

hay có thể viết :

Chất thải + bùn hoạt tính + không khí ⇒ Sản phẩm cuối + bùn hoạt tính dư

Một số loại bể aerotank thường dùng trong xử lý nước thải:

Bể Aerotank truyền thống :

Xaû buøn töôi

Nöôùc thaûi

Tuaàn hoaøn buøn hoaït tính

Beå laéngñôït 2

Beå Aerotanknguoàn tieáp nhaän

Xaû ra

Xaû buøn hoaït tính thöøa

Beå laéngñôït 1

Hình 3.11: Sơ đồ công nghệ đối với bể Aerotank truyền thống

Bể Aerotank tải trọng cao:

Hoạt động của bể aerotank tải trọng cao tương tự như bể có dòng chảy nút,

chịu được tải trọng chất bẩn cao và cho hiệu suất làm sạch cũng cao, sử dụng

ít năng lượng, lượng bùn sinh ra thấp.

Nước thải đi vào có độ nhiễm bẩn cao, thường là BOD>500mg/l. tải trọng

bùn hoạt tính là 400 – 1000mg BOD/g bùn (không tro) trong một ngày đêm.

Bể Aerotank có hệ thống cấp khí giảm dần theo chiều dòng chảy

(bể có dòng chảy nút )

Nồng độ chất hữu cơ vào bể Aerotank được giảm dần từ đầu đến cuối bể do

đó nhu cầu cung cấp ôxy cũng tỉ lệ thuận với nồng độ các chất hữu cơ. Ưu

điểm :

Giảm được lượng không khí cấp vào tức giảm công suất của máy thổi khí.

Không có hiện tượng làm thoáng quá mức làm ngăn cản sự sinh trưởng của

vi khuẩn khử các hợp chất chứa Nitơ.

Có thể áp dụng ở tải trọng cao (F/M cao), chất lượng nước ra tốt hơn.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 55Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 56: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Bể Aerotank có ngăn tiếp xúc với bùn hoạt tính đã ổn định

(Contact Stabilitation)

Bể có 2 ngăn : ngăn tiếp xúc và ngăn tái sinh

Tuaàn hoaøn buøn

Beå Aerotank

Ngaên taùi sinh buøn hoaït tính

Ngaên tieáp xuùcBeå

laéngñôït 1

Nöôùc thaûi

Xaû buøn töôi

nguoàn tieáp nhaän

Beå laéngñôït 2

Xaû buøn hoaït tính thöøa

Xaû ra

Hình 3.12 : Sơ đồ làm việc của bể Aerotank có ngăn tiếp xúc.

Ưu điểm của dạng bể này là bể Aerotank có dung tích nhỏ, chịu được sự dao

động của lưu lượng và chất lượng nước thải, có thể ứng dụng cho nước thải

có hàm lượng keo cao.

Bể thông khí kéo dài

Khi nước thải có tỉ số F/M ( tỉ lệ giữa BOD5 và bùn hoạt tính-mgBOD5/mg

bùn hoạt tính) thấp, tải trọng thấp, thời gian thông khí thường là 20-30h

Tuaàn hoaøn buøn hoaït tính

Beå Aerotank laøm thoaùng keùo daøi 20 -30 giôø löu nöôc trong beå

Nöôùc thaûi

Löôùi chaén raùc

Beå laéngñôït 2

Xaû ranguoàn tieáp nhaän

Ñònh kyø xaû buøn hoaït tính thöøa

Hình 3.13: Sơ đồ làm việc của bể Aerotank làm thoáng kéo dài.

Bể Aerotank khuấy trộn hoàn chỉnh :

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 56Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 57: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Xaû buøn töôi

Beå laéngñôït 1

Nöôùc thaûi

Xaû buøn hoaït tính thöøa

Tuaàn hoaøn buøn

Beå laéngñôït 2 nguoàn tieáp nhaän

Xaû ra

Maùy khuaáy beà maët

Hình 3.14 : Sơ đồ làm việc của bể Aerotank khuấy trộn hoàn chỉnh.

Ưu điểm: pha loãng ngay tức khắc nồng độ của các chất ô nhiễm trong toàn

thể tích bể, không xảy ra hiện tượng quá tải cục bộ ở bất cứ phần nào của bể,

áp dụng thích hợp cho loại nước thải có chỉ số thể tích bùn cao, cặn khó lắng.

Oxytank

Dựa trên nguyên lý làm việc của aerotank khuấy đảo hoàn chỉnh người ta

thay không khí nén bằng cách sục khí oxy tinh khiết

Hình 3.15: Oxytank

Ưu điểm:

- Hiệu suất cao nên tăng được tải trọng BOD

- Giảm thời gian sục khí

- Lắng bùn dễ dàng

- Giảm bùn đáng kể trong quá trình xử lý

III. 3.4.2.2.Mương oxy hóa

Mương ôxy hóa là dạng cải tiến của bể Aerotank khuấy trộn hoàn chỉnh có

dạng vòng hình chữ O làm việc trong chế độ làm thoáng kéo dài với dung dịch bùn

hoạt tính lơ lửng trong nước thải chuyển động tuần hoàn liên tục trong mương.

III.3.4.2.3.Lọc sinh học – Biofilter

Là công trình được thiết kế nhằm mục đích phân hủy các vật chất hữu cơ có

trong nước thải nhờ quá trình ôxy hóa diễn ra trên bề mặt vật liệu tiếp xúc. Trong bể

chứa đầy vật liệu tiếp xúc, là giá thể cho vi sinh vật sống bám. Có 2 dạng:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 57Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 58: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Bể lọc sinh học nhỏ giọt: là bể lọc sinh học có vật liệu lọc không ngập trong nước.

Giá trị BOD của nước thải sau khi làm sạch đạt tới 10 ÷ 15mg/l với lưu lượng nước

thải không quá 1000 m3/ngđ.

Bể lọc sinh học cao tải: lớp vật liệu lọc được đặt ngập trong nước. Tải trọng nước

tới10 ÷ 30m3/m2ngđ tức là gấp 10 ÷ 30 lần ở bể lọc nhỏ giọt.

Tháp lọc sinh học cũng có thể được xem như là một bể lọc sinh học nhưng có chiều

cao khá lớn.

Hình 3.16 : Bể lọc sinh học nhỏ giọt

III.3.4.2.4.Đĩa quay sinh học RBC ( Rotating biological contactors)

RBC gồm một loại đĩa tròn xếp liền nhau bằng polystyren hay PVC. Những

đĩa này được nhúng chìm trong nước thải và quay từ từ. Trong khi vận hành, sinh

vật tăng trưởng sẽ dính bám vào bề mặt đĩa và hình thành một lớp màng nhày trên

toàn bộ bề mặt ướt của đĩa.

Đĩa quay làm cho sinh khối luôn tiếp xúc với chất hữu cơ trong nước thải và với

không khí để hấp thụ oxy, đồng thời tạo sự trao đổi oxy và duy trì sinh khối trong

điều kiện hiếu khí.

III.3.4.2.5.Bể sinh học theo mẻ SBR ( Sequence Batch Reactor)

SBR là một dạng của bể Aerotank. Khi xây dựng bể SBR nước thải chỉ cần đi

qua song chắn, bể lắng cát và tách dầu mỡ nếu cần, rồi nạp thẳng vào bể. Ưu điểm

là khử được các hợp chất chứa nitơ, photpho khi vận hành đúng các quy trình hiếu

khí, thiếu khí và yếm khí.

Bể SBR hoạt động theo 5 pha:

Pha làm đầy ( fill ): thời gian bơm nước vào kéo dài từ 1-3 giờ.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 58Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 59: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Dòng nước thải được đưa vào bể trong suốt thời gian diễn ra pha làm đầy. Trong bể

phản ứng hoạt động theo mẻ nối tiếp nhau, tùy theo mục tiêu xử lý, hàm lượng BOD

đầu vào, quá trình làm đầy có thể thay đổi linh hoạt: làm đầy – tĩnh, làm đầy – hòa

trộn, làm đầy – sục khí.

Pha phản ứng, thổi khí ( React ): Tạo phản ứng sinh hóa giữa nước thải và

bùn hoạt tính bằng sục khí hay làm thoáng bề mặt để cấp ôxy vào nước và khuấy

trộn đều hỗn hợp. Thời gian làm thoáng phụ thuộc vào chất lượng nước thải, thường

khoảng 2 giờ. Trong pha phản ứng, quá trình nitrat hóa có thể thực hiện, chuyển

Nitơ từ dạng N-NH3 sang N-NO22- và nhanh chóng chuyển sang dạng N-NO3

-

Pha lắng (settle): Lắng trong nước. Quá trình diễn ra trong môi trường tĩnh,

hiệu quả thủy lực của bể đạt 100%. Thời gian lắng trong và cô đặc bùn thường kết

thúc sớm hơn 2 giờ.

Pha rút nước ( draw): khoảng 0.5 giờ.

Pha chờ : Chờ đợi để nạp mẻ mới, thời gian chờ đợi phụ thuộc vào thời

gian vận hành 4 quy trình trên và vào số lượng bể, thứ tự nạp nước nguồn vào bể.

Xả bùn dư là một giai đoạn quan trọng không thuộc 5 giai đoạn cơ bản trên, nhưng

nó cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất của hệ. Lượng và tần suất xả bùn được xác

định bởi năng sất yêu cầu, cũng giống như hệ hoạt động liên tục thông thường.

Trong hệ hoạt động gián đoạn, việc xả bùn thường được thực hiện ở giai đoạn lắng

hoặc giai đoạn tháo nước trong. Đặc điểm duy nhất là ở bể SBR không cần tuần

hoàn bùnhoạt hoá. Hai quá trình làm thoáng và lắng đều diễn ra ở ngay trong một

bể, cho nên không có sự mất mát bùn hoạt tính ở giai đoạn phản ứng và không phải

tuần hoàn bùn hoạt tính từ bể lắng để giữ nồng độ

Hình 3.17: Quá trình vận hành của bể SBR

III.3.4.3.Công trình xử lý sinh học kỵ khí

Phân hủy kỵ khí (Anaerobic Descomposotion) là quá trình phân hủy các chất

hữu cơ thành chất khí (CH4 va CO2) trong điều kiện không có ôxy. Việc chuyển hoá

các axit hữu cơ thành khí mêtan sản sinh ra ít năng lượng. Lượng chất hữu cơ

chuyển hoá thành khí vào khoảng 80 ÷ 90%.

Hiệu quả xử lý phụ thuộc vào nhiệt độ nước thải, pH, nồng độ MLSS. Nhiệt độ

thích hợp cho phản ứng sinh khí là từ 32 ÷ 35 oC.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 59Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 60: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Ưu điểm nổi bật của quá trình xử lý kỵ khí là lượng bùn sản sinh ra rất thấp, vì thế

chi phí cho việc xử lý bùn thấp hơn nhiều so với các quá trình xử lý hiếu khí.

Trong quá trình lên men kỵ khí, thường có 4 nhóm vi sinh vật phân hủy vật chất hữu

cơ nối tiếp nhau:

Các vi sinh vật thủy phân (Hydrolytic) phân hủy các chất hữu cơ dạng

polyme như các polysaccharide và protein thành các monomer. Kết quả của

sự “bẻ gãy” mạch cacbon này chưa làm giảm COD.

Các monomer được chuyển hóa thành các axit béo (VFA) với một lượng nhỏ

H2 . Các axit chủ yếu là Acetic, propionic và butyric với những lượng nhỏ

của axit Valeric. Ơ giai đoạn axit hóa này, COD có giảm đi đôi chút (không

quá 10%).

Tất cả các axit có mạch carbon dài hơn axit acetic được chuyển hóa tiếp

thành acetac và H2 bởi các vi sinh vật Acetogeni

III.3.4.3.1.Phương pháp kị khí với sinh trưởng lơ lửng

Phương pháp tiếp xúc kị khí

Bể lên men có thiết bị trộn và bể lắng riêng

Quá trình này cung cấp phân ly và hoàn lưu các vi sinh vật giống, do đó cho phép

vận hành quá trình ở thời gian lưu từ 6 ÷ 12 giờ.

Cần thiết bị khử khí (Degasifier) giảm thiểu tải trọng chất rắn ở bước phân ly.

Để xử lý ở mức độ cao, thời gian lưu chất rắn được xác định là 10 ngày ở nhiệt độ

32oC, nếu nhiệt độ giảm đi 11oC, thời gian lưu đòi hỏi phải tăng gấp đôi.

Bể UASB ( upflow anaerobic Sludge Blanket)

Nước thải được đưa trực tiếp vào phía dưới đáy bể và được phân phối đồng đều, sau

đó chảy ngược lên xuyên qua lớp bùn sinh học dạng hạt nhỏ (bông bùn) và các chất

hưũ cơ bị phân hủy.

Các bọt khí mêtan và NH3, H2S nổi lên trên và được thu bằng các chụp thu khí để

dẫn ra khỏi bể. Nước thải tiếp theo đó chuyển đến vùng lắng của bể phân tách 2 pha

lỏng và rắn. Sau đó ra khỏi bể, bùn hoạt tính thì hoàn lưu lại vùng lớp bông bùn. Sự

tạo thành bùn hạt và duy trì được nó rất quan trọng khi vận hành UASB.

Thường cho thêm vào bể 150 mg/l Ca2+ để đẩy mạnh sự tạo thành hạt bùn và 5 ÷ 10

mg/l Fe2+ để giảm bớt sự tạo thành các sợi bùn nhỏ. Để duy trì lớp bông bùn ở trạng

thái lơ lửng, tốc độ dòng chảy thường lấy khoảng 0,6 ÷ 0,9 m/h.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 60Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 61: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Hình 3.18: Bể UASB

III.3.4.3.2Phương pháp kị khí với sinh trưởng gắn kết

Lọc kị khí với sinh trưởng gắn kết trên giá mang hữu cơ (ANAFIZ)

Lọc kỵ khí gắn với sự tăng trưởng các vi sinh vật kỵ khí trên các giá thể. Bể

lọc có thể được vận hành ở chế độ dòng chảy ngược hoặc xuôi.

Giá thể lọc trong quá trình lưu giữ bùn hoạt tính trên nó cũng có khả năng

phân ly các chất rắn và khí sản sinh ra trong quá trình tiêu hóa.

Lọc kị khí với lớp vật liệu giả lỏng trương nở (ANAFLUX)

Vi sinh vật được cố định trên lớp vật liệu hạt được giãn nở bởi dòng nước dâng lên

sao cho sự tiếp xúc của màng sinh học với các chất hữu cơ ttrong một đơn vị thể

tích là lớn nhất. Ưu điểm:

- Ít bị tắc nghẽn trong quá trình làm việc với vật liệu lọc.

- Khởi động nhanh chóng

- Không tẩy trôi các quần thể sin học bám dính trên vật liệu

Có khả năng thay đổi lưu lượng trong giới hạn tốc độ chất lỏng

III.4 Lựa chọn dây chuyền :

Dựa trên những tính chất nước thải đã tính toán, khảo sát, ta thấy BOD trong

nước thải không cao và nồng độ một số chất nguy hại ít do các nhà máy trong Khu

CCN Bình Đông đã xử lý cục bộ trước khi thải về trạm xử lý nước thải tập trung

nên ta có thể sử dụng công nghệ xử lý sinh học bùn hoạt tính cho CCN Bình Đông.

Nước thải đầu vào của khu xử lý nước thải tập trung đã được các nhà máy xử lý

cục bộ đạt nồng độ ô nhiễm như bảng 3.5 trước khi thải vào hệ thống kênh chung để

đi vào nhà máy xử lý nước thải. Tuy nhiên, để đề phòng sự cố có thể xảy ra, ta thiết

kế một hệ thống xử lý sơ bộ khi nguồn nước thải có kim loại nặng hoặc các độc tố

gây ảnh hưởng đến bùn hoạt tính.

III.4.1 Lựa chọn sơ đồ dây chuyền

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 61Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 62: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Công nghệ xử lý nước thải gồm các bước chính

Bước 1: Xử lý sơ bộ bằng phương pháp cơ học: loại bỏ rác, cặn thô cặn tinh bằng

song tách rác, điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải tại bể điều hòa

Bước 2: Xử lý bằng phương pháp hóa lý đông keo tụ: Xử lý độ màu, COD, Chất lơ

lửng bằng phương pháp keo tụ bằng phèn sắt và chất trợ keo Polymer, điều chỉnh

pH = 7 ÷ 7,5 bằng NaOH hoặc H2SO4. Do COD, độ màu và hàm lượng các chất lơ

lửng giảm, kéo theo nồng độ BOD5 cũng giảm ở bước xử lý này.

Bước 3: Xử lý COD, BOD bằng phương pháp oxi hóa sinh học hiếu khí bằng bùn

hoạt tính. Sử dụng bể Aeroten có hệ thống cấp khí lắp cố định dưới đáy bể cung cấp

Oxy cho quá trình phát triển của vi sinh vật và đảo trộn đều bùn hoạt tính với nước

thải.

Bước 4: Bổ sung chất khử trùng NaClO để loại bỏ các vi sinh vật có hại đến môi

trường. Nước thải qua bể khử trùng đạt tiêu chuẩn QCVN 24:2009, cột A trước khi

được thải ra môi trường.

III.4.2. Nguyên lý hoạt động của dây chuyền xử lý nước thải

Nước thải từ các nhà máy trong CCN được xử lý bằng phương pháp đông

keo tụ kết hợp với phương pháp xử lý sinh học hiếu khí gồm các hạng mục chính

như sau:

Nước thải từ các nhà máy trong cụm công nghiệp được thu gom bằng hệ

thống thu gom nước thải theo nguyên lý tự chảy đưa về bể gom nước thải của

HTXLNT tập trung. Trước khi vào bể gom nước thải được tách rác sơ bộ bởi song

chắn rác thô (Song chắn rác có tác dụng tách các loại rác thô như: giẻ, gỗ đá…có

kích thước > 5 mm ra khỏi dòng thải trước khi vào vào các bước xử lý tiếp theo)

Mục đích của song chắn rác là giữ lại các vật thể rắn trong nước thải để đề phòng sự

cố làm tắc bơm, đường ống đảm bảo an toàn.

Nước thải sau khi qua hố gom thì được chảy qua bể tách dầu nhằm loại bỏ

phần dầu mỡ khoáng, nếu không xử lý lượng dầu mỡ khoáng sẽ làm ảnh hưởng đến

quá trình lắng và đặc biệt là sự phát triển của vi sinh vât làm giảm hiệu suất xử lý.

Nước thải sau đó được đưa vào bể điều hoà. Bể này có tác dụng chính là điều hoà

lưu lượng và ổn định nồng độ dòng thải tạo điều kiện thuận lợi, tăng hiệu quả cho

các bước xử lý tiếp theo. Trong bể điều hoà có lắp hệ thống phân phối khí dưới đáy

cấp không khí từ máy thổi khí để trộn đều nước thải, ngoài ra còn có tác dụng cung

cấp oxy để oxy hóa một phần chất ô nhiễm ngăn cản quá trình phân hủy yếm khí

nước thải phát sinh mùi. Nước thải từ bể điều hòa được bơm lên bể đông keo tụ

(gồm 2 ngăn).

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 62Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 63: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Tại ngăn thứ nhất (ngăn phản ứng) của bể đông keo tụ, nước thải được bổ

sung Axit, kiềm để điểu chỉnh pH và phèn sắt để keo tụ. Lượng Axit, kiềm bổ sung

được dựa vào các thông số do thiết bị đo pH phản hồi về hệ thống điều khiển trung

tâm. Hoá chất được bơm từ các thùng chứa hoá chất lên bằng các bơm định lượng.

Ngăn này có lắp thiết bị khấy trộn, tốc độ khuấy 100 ÷ 150 vòng/phút nhằm trộn

đều hoá chất với nước thải.

Sau đó, nước thải tự chảy sang ngăn thứ hai (ngăn tạo bông), nước thải được

bổ sung chất trợ keo tụ Polymer (PAA). Ngăn này lắp thiết bị khuấy trộn tốc độ 30

÷ 60 vòng/phút, có tác dụng trộn lẫn Polymer với nước thải, tạo các bông keo nhỏ

kết hợp lại thành các bông keo lớn, dễ lắng mà không phá vỡ liên kết của các bông

keo.

Nước thải tiếp tục được chảy sang bể lắng sơ cấp (bể lắng I). Bể lắng I được

thiết kế có tác dụng tạo môi trường tĩnh cho bông keo lắng xuống và thu cặn nổi,

dầu mỡ trên mặt. Với đáy bể có độ dốc cao giúp bùn trượt về đáy bể và bùn được

bơm về bể chứa bùn theo định kỳ. Nước thải sau lắng được thu theo phương pháp

chảy tràn và đi về bể Aeroten.

Bể Aeroten là công trình xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo, vi sinh vật và nước

thải nhiễm bẩn hữu cơ sẽ được xáo trộn liên tục và hoàn toàn nhờ vào hệ thống phân

phối khí đặt dưới đáy bể nhằm mục đích:

Đảm bảo độ oxy hoà tan cao giúp cho vi sinh vật thực hiện quá trình oxy hoá

các chất hữu cơ.

Duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng trong nước cần xử lý tạo hỗn hợp

lỏng huyền phù giúp cho sinh vật tiếp xúc tốt với chất hữu cơ tăng hiệu quá làm

sạch nước thải.

Trong quá trình oxy hoá, các chất hữu cơ bị phân huỷ tạo thành khí CO2, H2O

và sản sinh ra tế bào mới (hay lượng bùn hoạt tính tăng lên tạo lượng bùn dư).

Nước thải từ bể aeroten được đưa sang bể lắng thứ cấp nước thải được tách

bùn hoạt tính, chất lơ lửng, bùn hoạt tính lắng xuống đáy bể được làm đặc bùn đến

nồng độ mong muốn tuần hoàn một phần về bể Aeroten để duy trì nồng độ của bùn

hoạt tính trong bể Aeroten đáp ứng với yêu cầu vận hành đặt ra. Phần bùn dư thải ra

được đưa vào bể nén bùn để giảm thể tích bùn cần xử lý. Bùn sau khi được tách

nước được chứa vào xe chứa bùn và đưa đi thải bỏ. Thuê công ty môi trường đô thị

xử lý đem đi chôn lấp theo đúng quy định về môi trường.

Phần nước trong lấy ra ở trên bể lắng thứ cấp qua hệ thống máng tràn, sau đó

tự chảy sang Bể khử trùng để xử lý tiếp, tại đây nước thải được bổ sung chất khử

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 63Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 64: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

trùng NaClO (Javen) để loại bỏ các vi sinh vật có hại, gây bệnh trước khi thải ra môi

trường. Nước thải sau khi khử trùng được đưa qua công đoạn cuối là cho chảy vào

hồ xử lý bổ sung nhằm đạt được tiêu chuẩn thải trước khi thải vào sông Vàm Cỏ.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 64Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Bể tách dầu

Hố thu gomNước chưa xử lý

SCR

Thùng chứa dầu

Page 65: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Hình 3.19: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải CCN Bình Đông

CHƯƠNG 4 :TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CHO CỤM CÔNG NGHIÊP.

IV.1 Các thông số yêu cầu thiết kế:

Các thông thiết kế:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 65Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Bể trung hòa

Bể điều hòa

Bể keo tụ/tạo bông

Bể lắng I

Aerotank

Bể lắng II

Hồ xử lý bổ sung

Bể chứa bùn

Bể nén bùn

Nguồn tiếp nhận

Bùn tuần hoàn

Bể tiếp xúc Clorine

Bãi chôn lấp

Máy ép bùn

Không khí

NaOH, PAAFeCl3

H2SO4

Page 66: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

COD đầu vào là ≤ 500 mg/l.

BOD đầu vào là ≤ 300 mg/l.

TSS đầu vào là ≤ 300 mg/l.

Lưu lượng thiết kế hệ thống cho giai đoạn 1: Q= 2500 m3/ ngày.

Lưu lượng trung bình giờ là: QhTB= 104,2 m3/h.

Lưu lượng ngày lớn nhất là : Qngmax= 2 x 104,2=208,4 m3/h.

Hệ thống xử lý làm việc 24 h/ ngày.

IV.2. Tính toán các thiết bị

IV.2.1. SONG CHẮN RÁC.

Cấu tạo của song chắn rác bao gồm các thanh chắn rác bằng thép không rỉ,

xếp cạnh nhau và hàn cố định trên khung thép, được đặt ở trên mương dẫn nước,

nghiêng một góc 60o.Chọn song chắn có tiết diện hỗn hợp, cạnh vuông ở phía sau và

cạnh tròn ở phía trước hướng đối diện với dòng chảy.

Bs

h

Bk

L1 L3 L2

Hình 4.1. song chắn rác

Bảng 4.1:Thông số tính toán cho song chắn rác làm sạch bằng thủ công [ 1 ]

Thông số tính toán Song chắn làm sạch

bằng thủ công

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 66Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 67: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Kích thước song chắn

- Chiều rộng (mm)

- Chiều sâu (mm)

Khe hở giữa các thanh (mm)

Độ dốc theo phương đứng

Tốc độ dòng chảy trong mương (m/s)

Tổn thất áp lực cho phép (mmH2O)

5,08 ÷ 15,24

25,4 ÷ 38,1

25,4 ÷ 50,8

30 ÷ 45°0,3 ÷ 0,6

152,4

Số lượng song chắn:

Số khe hở song chắn:

n 01s

qk

V h b= [1]

Trong đó:

q- Lưu lượng tính toán nước thải, axmhQ = 208,4 m3/h= 0,058 m3/s

Vs- Tốc độ nước chảy qua song chắn rác, Vs=0,7-0,9 m/s [1]

chọn Vs = 0,8 m/s;

h1- Độ sâu nước ở chân song chắn, chọn h1 = 0,2 m;

k0- Hệ số tính toán đến sự thu hẹp dòng chảy, thường lấy k0= 1,05

b- Chiều rộng khe hở song chắn, chọn b = 16mm.

Thay số ta có:

n = 0,058

1,050,8 0,2 0,016

×× × = 23,7

Lấy tròn n = 24 khe hở, vậy số lượng song chắn là 24

Tổn thất áp suất của dòng thải khi đi qua song chắn:

hp = 2

02

Vk

gξ [1]

3

4Ssin

bξ β α = ÷

Trong đó:

hp- Tổn thất áp suất, m.

V - Vận tốc dòng thải trước song chắn, chọn V = 0,8m/s.

k0 - Hệ số tính đến tăng trở lực do song chắn bị bít kín bởi vật thải

( thường lấy k0 ≈ 3).

ξ - Trở lực cục bộ của song chắn.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 67Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 68: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

g - Gia tốc trọng trường, lấy g = 9,8m/s2.

S - Chiều dày song chắn.

b - Chiều rộng khe hở song chắn.α - Góc nghiêng của song chắn so với mặt phẳng ngang, α = 60o.

β - Hệ số phụ thuộc vào hình dạng của thanh chắn, chọn β = 1.79.

Thay số ta được:

ξ =4

30,011,79 sin 60

0,016

× × ÷ =1,12 [1]

Vậy :

hp = 1,1220,8

2 9,8× ×

× 3 = 0,1 (m).

Chiều sâu xây dựng của mương đặt song chắn rác:

H = h1 + hp + hbv = 0,2 + 0,1 + 0,3 = 0,6 m

h1 : Chiều sâu lớp nước qua song chắn , m , h1 = 0,2m.

hp : thất áp suất qua song chắn , hp = 0,1m.

hbv : Chiều sâu bảo vệ, chọn hbv = 0,3m.

Kích thước máng đặt song chắn rác

Chiều rộng buồng đặt song chắn rác

Bs=S(n-1)+bn [1]

Với : S :là chiều dày song chắn, chọn S = 10mm = 0,01 (m).

n :là số lượng khe hở song chắn , n = 24.

Thay số ta được :

Bs = 0,01× ( 24-1) + 0,016× 24 = 0,614(m).

Chọn Bs= 0,62m

Chiều dài đoạn mở rộng :

L1= 02 20S KB B

tg

−=1,37(BS– BK) [1]

BK - Chiều rộng của mương dẫn nước trước song chắn rác

Chọn BK = 0,1m

Thay số ta được:

L1 = 1,37(0,62 - 0,1) = 0,685 (m).

Chiều dài đoạn thu hẹp sau song chắn:

L2 = 0,5L1 = 0,342 (m)

IV.2.2 HỐ THU GOM:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 68Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 69: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

1.Nhiệm vụ:

Bể thu gom: tập trung nước thải từ hệ thống cống được tiếp nhận và phân

phối cho các công trình xử lý phía sau, nhằm bảo đảm lưu lượng tối thiểu cho bơm

hoạt động, giảm diện tích đào sâu không hữu ích cho bể điều hòa khi không có bể

thu gom.

Hố gom có dạng hình chữ nhật được xây dựng bằng bê tông cốt thép, bên

trong có lắp bơm chìm.

2. Tính toán:

Thể tích hữu ích của hầm bơm tiếp nhận:

Vb = QhTB .t [ 3]

Với : t là thời gian lưu nước trong hầm bơm, t = 10÷ 30phút

Chọn t = 30 phút

⇒ Vb = 104,2 x 3060

1 = 52,1 m3

Kích thước hầm bơm tiếp nhận

Chọn chiều sâu hữu ích H = 4 m

Chiều cao bảo vệ hbv = 0,3 m

⇒ BxL = h

V b = 52,1

4 = 13,025 m2

Chọn B = 3,6 m , L = 3,6 m

Vậy thể tích hầm bơm tiếp nhận là: V = 4,5 x 3,6 x 3,6= 58,32m3

Tần suất hoạt động bơm:

Z= max

2. 2 52,1

208,04b

h

V x

Q= = 0,5 h [ 1]

Thông số thiết kế hố thu gom

1. Thể tích tính toán 52,1 m3

2. Chiều dài 3,6 m3. Chiều rộng 3,6 m4. Chiều cao chứa nước 4 m5. Chiều cao bảo vệ 0,5 m

IV.2.3 BỂ TÁCH DẦU [5]

Bảng 4.2 Chỉ tiêu thiết kế mẫu của Viện Dầu Hoa Kì

Nhiệt độ nước 370CTỷ trọng của dầu 0,94 0,90 0,87

Vận tốc nổi của giọt dầu150 mµ (m/h) 5 7,4 9

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 69Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 70: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Hệ số điều chỉnh α 1,5 1,52 1,38

Ta có;

- Tỷ trọng dầu :0,925

- Vận tốc nổi của giọt dầu 150 µ m ở 370C. chọn v=5m/h (theo bảng 4.2)

- chọn vận tốc nước chảy trong bể V=45 m/h.

- Hệ số hiệu chỉnh α đối với 45

95

V

v= = ;

ta có 1 21,27; 1,2α α= = [5]

1,2 1,27 1,54α = × =

- Diện tích hiện hữu của mặt nước 21,54 104, 232, 23

5F m

×= =

- Diện tích mặt cắt ngang bể 104,2

2,3245

A = = m2

- Chọn chiều rộng bể 4 m.

- Chọn chiều sâu bể 1,5 m.

- Chiều dài của bể 8 m

- Thời gian lưu nước 47,25

0,45104,2

t h= =

IV.2.4 BỂ ĐIỀU HÒA

1.Chức năng:

Do tính chất nước thải thay đổi theo thời gian. Vì vậy cần thiết xây dựng bể

điều hòa về lưu lượng và nồng độ , tạo điều kiện tối ưu cho các công trình phía sau.

Bể điều hòa có cấu tạo hình chữ nhật, được xây dựng bằng vật liệu bê tông

cốt thép. Bên trong bể điều hòa được thiết kế hệ thống phân phối khí, các máy nén

khi cung cấp oxy vào trong nước thải hệ thống phân phối khí gồm, 1 ống dẫn khí

chính được chia làm nhiều ống nhánh đặt theo chiều dài của bể. Sau khi qua bể điều

hòa thì hàm lượng chất hữu cơ giảm khoảng 5-10% có trong nước thải

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 70Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 71: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Hình 4.2 mặt cắt bể điều hòa

2.Tính toán kích thước bể điều hòa:

Để xác định chính xác dung tích của bể điều hòa, ta cần có các số liệu về độ

biến thiên lưu lượng nước thải theo từng khoảng thời gian trong ngày. Ở đây, do

không có điều kiện để điều tra cụ thể về độ biến thiên lưu lượng nước thải của nhà

máy theo từng khoảng thời gian trong ngày. Nên ta chọn phương pháp tính thể tích

bể điều hoà bằng công thức một cách gần đúng với các thông số đầu vào như sau:

Thể tích bể điều hòa:

W = QhTB x tđh = 104,2 × 5 = 521 (m3). [2]

Trong đó:

QhTB : Lưu lượng giờ trung bình của nước thải 104,2 (m3/h).

tđh : thời gian lưu nước trong bể điều hòa, lấy bằng 5 h.

Đặc tính kỹ thuật chính của bể điều hòa:

6. Số lượng 1 Bể7. Thời gian lưu 5 giờ8. Thể tích tính toán 521 m3

9. Chiều dài 15 m1

0.Chiều rộng 7 m

1

1.Chiều cao chứa nước 5 m

1

2.Chiều cao bảo vệ 0.4 m

Thể tích xây dựng bể điều hòa: 15 x 7 x5 = 525 m3.

Tính toán hệ thống cấp khí cho bể điều hòa:

Lượng không khí cần thiết:

Lkhí = QhTB

x a [6]

Với :

QhTB

: lưu lượng nước thải trung bình giờ, Qhmax = 125,04 m3/h

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 71Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 72: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

a :lưu lượng không khí cấp cho bể điều hòa, a=3,74 m3khí/m3nước thải

⇒ Lkhí = 125,04 x 3,74 = 467,6 m3/h

Chọn hệ thống cấp khí bằng ống PVC có gắn đĩa sục khí ,gồm 1 ống

chính và 5 ống nhánh đặt theo chiều dài bể diều dài bể (15m), các ống cách nhau

1m, 2 ống đặt cách tường 1m.

Chọn đĩa phân phối khí dạng đĩa xốp đường kính 170mm, diện tích bề

mặt F = 0.02m2. Lưu lượng riêng phân phối khí của đĩa thổi khí Ω= 150 – 200

l/phút. Chọn Ω = 200l/phút

Chọn vận tốc qua đường ống chính với Lkhí = 467,6 m3/h là v = 15 m/s

Đường kính của ống chính là:

D = 4Q 4 467,6

3600 v 3600 3,14 15

x

x xπ= = 0,105 m

Chọn D = 105 mm

Tính lại vận tốc trong ống chính:

v = 2 2

4Q 4x467,515

3600 D 3600x3,14x0,1=

π m/s

Vận tốc thỏa mãn nằm trong khoảng 9 ÷ 15 m/s

Lưu lượng khí của mỗi ống ống nhánh :

q2 = khiL 467,6

5 5= = 93,52 m3/h

Chọn vận tốc qua ống là 8 m/s

Đường kính ống nhánh dẫn khí trong bể điều hòa :

d1 = 4 4 93,52

3600 3600 3,14 8ong

q x

v x xπ= = 0,06 m

⇒ chọn φ60mm

Số đĩa khí trên một nhánh

N = 393,52x10

60x200 = 7,79 đĩa

Khoảng cách các đĩa

l =15/8=1,87 m

Hàm lượng BOD5 qua bể điều hoà giảm 10%

BOD5 = 300(1 – 10%) = 270 mg/l

COD = 500 (1 – 10%) = 450 mg/l

Lượng SS giảm 5%

SS = 300(1-5%)= 285 mg/l

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 72Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 73: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Máy thổi khí

Công suất máy thổi khí tính theo quá trình nén đoạn nhiệt:

= 1

pp

29,7.n.eW.R.TP

0,283

1

21 (kW) [ 2 ]

Trong đó:

W : khối lượng không khí mà hệ thống cung cấp trong 1 giây (kg/s)

W=Q x ρ

Với:

Q: Lưu lượng không khí Q = 467,6 m3/h = 0,13 m3/s

ρ : khối lượng riêng của không khí, ρ = 1,2 kg/m3

⇒ W = 0,13 m3/s x 1,2 kg/m3 = 0,156 kg/s

R : hằng số khí lý tưởng, R = 8,314 KJ/KmoloK

T1 : nhiệt độ tuyệt đối của không khí đầu vào, T1 = 273 + 25= 298K

p1 : áp suất tuyệt đối của không khí đầu vào, p1 = 1 atm

p2 : áp suất tuyệt đối của không khí đầu ra:

p2 = pm + 1 = 110,12

Hd + = 6,3

1+ =1 ,6210,12 atm [2]

Với:

pm : áp lực của máy thổi khí tính theo atmotphe, (atm)

Hd : áp lực cần thiết cho hệ thống thổi khí :

Hd = (hd + hc) + hf + H = 0,4 + 0,5 + 5,4 = 6,3 m

hd, hc : tổn thất áp lực do ma sát dọc theo chiều dài trên đường ống dẫn và tổn thất

cục bộ tại các điểm uốn, khúc quanh, (m). Tổng tổn thất do hd và hc không quá

0,4m.

hf : tổn thất qua các lỗ phân phối, không vượt quá 0,5m

H : độ ngập sâu của ống sục khí. H = 5,4 m.

n = K1K −

= 0,283 (K = 1,395 đối với không khí)

29,7 : hệ số chuyển đổi.

e : hiệu suất của máy thổi khí , chọn e = 0,8

Vậy công suất của máy thổi khí là:

= − = ÷

0,2830,156 x 8,314 x 298 1,62P 129,7 x 0,283 x 0,8 1 8,4 (kW)

Sử dụng 3 máy thổi khí công suất 8 kw , 2 máy hoạt động liên tục, 1 máy dự phòng

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 73Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 74: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

IV.2.5 BỂ ĐÔNG KEO TỤ: gồm2 ngăn

a)Tính thể tích các ngăn

Tính thể tích ngăn phản ứng:

Chọn thời gian lưu nước thải trong ngăn phản ứng: t = 1-5 phút, chọn t = 5 phút → Thể tích ngăn phản ứng:

( )5 3104,2 8,6860

hV Q t mpu tb

= × = × = [2]

→ Xây dựng ngăn phản ứng là bể hình vuông:

Chọn H = 2→ diện tích bể ( )28,684,34

2pu

VF m

H= = =

→ Chọn: H = 2 m

B = 2,08 m

L = 2,08m

Tính thể tích ngăn keo tụ:

Chọn thời gian lưu nước thải trong ngăn keo tụ là : t = 20-60 phút, chọn t = 20 phút

Thể tích ngăn keo tụ:

( )3hkt tb ktV Q t m= × [2]

Chọn thời gian keo tụ: tkt = 20 phút

→ ( )320104,2 34,43

60h

kt tb ktV Q t m= × = × =

Chọn H = 3,4 m

Diện tích ngăn phản ứng:

( )243,3312,74

3,4kt

VF m

H= = =

Xây dựng bể ngăn keo tụ hình vuông:

H = 3,4 m

B = 3,6 m

L = 3,6 m

b)Tính toán hóa chất

Tính lượng phèn săt cần dùng trong quá trình keo tụ:

+ Pha chế FeSO4.7H2O thành FeSO4 40%

+ Liều lượng phèn cần dùng cho quá trình đông keo tụ tùy thuộc vào nồng độ tạp

chất có trong nước thải (COD).

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 74Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 75: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Nồng độ COD trong nước thải: COD = 450 mg/l,

Với nồng độ COD: 401 - 600 mg/l thì lượng phèn cần thiết là: 45 - 70mg/l → chọn

lượng phèn cần dùng: 60 mg/l nước thải [3]

- Lượng phèn cần xử lý nước thải:

4

3 360 10 104,2 60 10 6,3hFeSO TBm Q − −= × × = × × = (kg/ngày)

→ Lượng 4

11,5.7

2m

FeSO H O= (kg/ngày)

+ Pha chế thành dung dịch FeSO4 40%:

4

42

% 100% 40%FeSO

FeSO

mC

m mH O

= × =+

→ 4

6,3100 15,75

.7 402m

FeSO H O= × = (kg/ngày)

→ 15,75 11,5 4,22

mH O

= − = (kg/ngày)

Lượng PAA:

PAA là các polymer mạch dài giúp quá trình keo tụ xảy ra nhanh hơn do tạo ra các

khối bông lớn hơn và lắng xuống nhanh hơn, thường dùng là 5(mg/l) PAA 0,2%

nước thải → Lượng PAA2% cần dùng trong ngày:

35 10 2500 12,5( / à )m kg ng yPAA

−= × × =

Tính lượng NaOH:

Lượng NaOH, thông thường người ta dùng NaOH 40%

NaOH cho vào vừa góp phần ổn định pH vừa là chất keo tụ:

Lượng phèn được sử dụng là 60 mg/l.

FeSO4 +3NaOH→ Fe(OH)3 ↓ + 3Na2SO4

Liều lượng NaOH=60 3 40

152

× ×=47,36 (mg/l)

Nồng độ sử dụng của NaOH là 40% ,trọng lượng riêng của dung dịch là 1,45 kg/l

Lượng NaOH =347,36 10000 10

0,4 1,45

−× ××

=816,6 (l/d)

c) Tính toán cánh khuấy

Tính cánh khuấy ngăn phản ứng:

Cánh khuấy trong ngăn phản ứng đòi hỏi phải có vận tốc quay lớn nhằm đảm

bảo chế độ làm việc của ngăn

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 75Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 76: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

→ Sử dụng cánh khuấy chân vịt 3 cánh và đặt giữa bể gồm các kích thước sau:

2,5 4Dd = − → Chọn 4D

d =

0,2 0,33hd = − , chọn 0,25h

d =

0,33sd =

Với: ( ) ( )2,082,08 0,52

4 4pu

DD L m d m= = → = = =

( )0,25 0,25 0,52 0,13h d m→ = × = × =

( )0,33 0,33 0,52 0,17s d m→ = × = × = [4]

Chọn bề rộng cánh khuấy: ( )0,1 0,1 0,52 0,052B d m= × = × =

Tính toán số vòng quay vận tốc của cánh khuấy:

( )0,5

1pG s

Vµ− = ÷×

[4]

Trong đó:

G: Gradient vận tốc(s-1)

µ : Độ nhớt động học của nước, ( ) ( )0235 0,7225 NsC

mµ =

P: Năng lượng tiêu hao tổng cộng ( )Js

V: Thể tích bể phản ứng (m3)

Trong thực tế điều hòa có hiệu quả giá trị gradien vận tốc thường lấy 200 - 1.000s -1

với thời gian trong bể phản ứng t = 5 phút, chọn G = 200s-1

→ Năng lượng tiêu hao tổng cộng:

( )3 5 wp K n dρ= × × × [4]

Trong đó:

P: Năng lượng tiêu hao tổng cộng (w)ρ : Khối lượng riêng của nước (kg/m3)

d: Đường kính cánh khuấy(m)

n: Số răng quay của cánh khuấy

k: Hệ số sức cản của nước, lấy k = 0,32 với cánh khuấy chân vịt 3 cánh [4]

( )2 2 3

335 5

200 0,7225 10 8,68 òng4,54 ây0,32 997,06 0,52

G V vn giK d

µρ

−× × × × ×= = =× × × ×

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 76Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 77: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

∗ Tính toán công suất của động cơ cánh khuấy:

→ Chuẩn số Reynol: 2 2

33

997,06 4,54 0,521694,1 10 4.000

0,7225 10e

n dR

ρµ −

× × × ×= = = × >×

Nên nước thải trong ngăn phản ứng nằm trong vùng chảy xoáy

-Công suất tiêu tốn cho cánh khuấy là:3 5 3 50,62 4,54 0,52 997,06 15641,8( )N A n d wρ= × × × = × × × = [4]

Trong đó: A: Hệ số, A = 0,62 [4]

- Công suất mở máy:

( )wc g mN N N= + [4]

Trong đó:

Nm: Công suất khắc phục ma sát giữa chất lỏng và cánh khuấy (w)

Nm = N= 15641,8(w)

Ng: Công suất khắc phục trở lực (w)

( )3 5 wgN K n d ρ= × × ×

0,32 0,6215641,8 23714,9

0,62c

K AN N

A

+ + = × = × = ÷ ÷ (w)

→ Công suất động cơ điện:

23714,936484,6

0,65c

dc

NN

η= = = (w)

Trong đó:η : Hiệu suất truyền lực từ động cơ sang cánh khuấy,

0,6 0,7 0,65η η= − → =

Tính cánh khuấy ngăn đông keo tụ:

Cánh khuấy trong ngăn đông keo tụ đòi hỏi phải có vận tốc nhỏ nhằn đảm bảo chế

độ làm việc của ngăn và tránh làm vỡ các bông keo tụ→ Chọn cánh khuấy mái chèo

2,5 4Dd = − → Chọn 3D

d =

0,2 0,33hd = − , Chọn 0,25h

d =

0,33sd = [ ]4

Với: ( ) ( )3,43,4 1,2

4 3kt

DD B m d m= = → = = =

( )0,25 0,25 1,2 0,3h d m→ = × = × =

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 77Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 78: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

( )0,33 0,33 1,2 0,215s d m→ = × = × =

Chọn bề rộng cánh khuấy ( )0,1 0,1 1,2 0,12B d m= × = × = → chọn cánh khuấy 2 tầng

*Tính toán số vòng quay vận tốc của cánh khuấy:

( )0,5

1pG s

Vµ− = ÷×

[4]

Các phản ứng tạo bông cặn thủy lực thường có cường đọ khuấy trộn nhỏ, giá trị

gradien vận tốc trung bình từ 30-70s-1 với thời gian trong bể keo tụ là t = 20 phút

→ ChọnG = 50s-1

Trong đó:

G: Gradient vận tốc(s-1)

µ : Độ nhớt động học của nước, ( ) ( )0235 0,7225 NsC

mµ =

P: Năng lượng tiêu hao tổng cộng ( )Js

V: Thể tích bể phản ứng (m3)→ Năng lượng tiêu hao tổng cộng:

( )3 5 wp K n dρ= × × × [4]

Trong đó:

P: Năng lượng tiêu hao tổng cộng (w)

ρ : Khối lượng riêng của nước (kg/m3)

d: Đường kính cánh khuấy(m)

n: Số răng quanh của cánh khuấy

k: Hệ số sức cản của nước, lấy k = 1,7 với cánh khuấy chân vịt 3 cánh

2 3

335 5

50 0,7225 10 34,730,17( ò / â )

1,7 1,2 997,06

G Vn v ng gi y

K d

µρ

−× × × × ×= = =× × × ×

∗ Tính toán công suất của động cơ cánh khuấy:2

e

n dR

ρµ

× ×= =2

3

997,06 0,17 1,2

0,7225 10−

× × =×

337,8.103 >104 [4]

Nên nước thải trong ngăn phản ứng nằm trong vùng chảy xoáy

Công suất tiêu tốn cho cánh khuấy là:3 5 3 51,95 0,17 1,2 997,06 23,76( )N A n d wρ= × × × = × × × =

Trong đó: A = 1,95 hệ số [4]

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 78Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 79: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Do cánh khuấy 2 tầng nên 2 2 23,76 47,53tN N= × = × = (w)

- Công suất mở máy:

( )wc g mN N N= + [4]

Trong đó:

Nm: Công suát khắc phục ma sát giữa chất lỏng và cánh khuấy (w)

Nm= Nt= 47,53 (w)

Ng: Công suất khắc phục trở lực (w)

( )3 5 wgN K n d ρ= × × ×

1,7 1,95

47,53 88,961,95c

K AN N

A

+ + = × = × = ÷ ÷ (w)

Công suất động cơ điện:

88,96127

0,7c

dc

NN

η= = = (w)

Trong đó:η : Hiệu suất truyền lực từ động cơ sang cánh khuấy,

7,07,06,0 =→−= ηη

STT Tên thông số Đơn vị Bể phản ứng Bể keo tụ1 Chiều rộng m 2 3,62 Chiều dài m 2,08 3,63 Chiều cao cột

nước

m 2,08 3,4

4 Chiều cao tổng m 0,3 0,35 Thể tích thực m3 10 48

IV.2.6 BỂ LẮNG I

1. Chức năng:

Loại bỏ các tạp chất lơ lửng trong nước thải qua bể keo tụ. Ở đây, các chất lơ lửng

có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của nước sẽ lắng xuống đáy.Ta chọn bể lắng đứng để

thiết kế cho bể lắng đợt 1 vì bể lắng đứng có ưu điểm là khả năng lắng tốt, dễ thiết

kế thi công.

Bể lắng đứng có cấu tạo hình trụ tròn, được xây dựng bằng vật liệu bê tông cốt thép,

phần nước sau khi lắng đi qua máng răng cưa và vào máng thu nước đi qua công

trình tiếp theo, bên trên có hố thu váng nổi.

2. Tính toán:

Bảng 4.1 : Các thông số thiết kế đặc trưng cho bể lắng [ 2]

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 79Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 80: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Thông số Giá trịTrong khoảng Đặc trưng

Thời gian lưu nước, giờ 1,5 ÷ 2,5 2,0Tải trong bề mặt, m3/m2.ngày

+ Lưu lượng trung bình

+ Lưu lượng cao điểm

31 ÷ 50

81 ÷ 122

40

89

Tải trọng máng tràn, m3/m.ngày 124 ÷ 490 248Ống trung tâm

+ Đường kính

+ Chiều cao

15 ÷ 20%D

55 ÷ 65%H

Chiều sâu H của bể lắng, m 3,0 ÷ 4,8 4,2Đường kính D của bể lắng, m 3,0 ÷ 60 12 ÷ 45Độ dốc đáy, mm/m 1 ÷ 10 - 1 ÷ 13 1 ÷ 12Tốc độ thanh gạn bùn, vòng/phút 0,02 ÷ 0,05 0,03

Chọn tải trọng bề mặt thích hợp cho loại cặn tươi này là 40 m 3/m2.ngày. Vậy diện

tích bề mặt bể lắng là:ng 3tb

3 2A

Q 2500m / ngàyF

L 40m / m .ngày= = = 62,5m2

Trong đó:

ngQtb : Lưu lượng trung bình ngày, m3/ngày

LA: Tải trọng bề mặt, m3/m2.ngày

Đường kính bể lắng:

4 F 4 62,5D

3,14

× ×= = =π

8,9 m

Chọn D = 9 m

Đường kính ống trung tâm:

d = 20%D = 0,2×9 = 1,8 m

Chọn: Chiều cao lớp bùn lắng hn = 4,1m; chiều cao bảo vệ hbv = 0,3m; chiều cao lớp

trung hòa hth = 0,2m và chiều sâu hữu ích bể lắng là H1 = 5 m.

Vậy chiều cao tổng cộng của bể lắng đợt 1 là:

1 n bv thH H h h h 5 4,1 0,5 0,2 9,8= + + + = + + + = m

Chiều cao ống trung tâm:

1h 60%H 0,6 5= = × = 3m

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 80Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 81: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Kích thước mỗi bể lắng: D×H = 9m×9,8m

Đường kính phần loe ống trung tâm.

1,35 1,35 1,8 2,43( )loed d m= = × =

Đường kính tấm hắt.

dh= 1,3d = 1,3×1,8 =2,34 m.

Khoảng cách từ mép ngoài của miệng loe đến mép ngoài của bể mặt tấm hắt

theo mặt phẳng qua trục.

( )4

k n

QL

v D dπ×=

× × + [1]

Trong đó

vk= 0,02 m/s tốc độ dòng nước chảy qua khe hở giữa miệng loe ống trung

tâm và bề mặt hắt.

dn:đường kính đáy nhỏ của hình chóp cụt; chọn dn=0,6m

( )4 2500

0,2( )0,02 9 0,6 24 3600

L mπ

×= =× × + × ×

Chiều cao phần hình nón:

2n

n

D dh tgα− = × ÷

[1]

Chọn α = 45o

( )09 0,645 4,1

2nh tg m− = × = ÷

Vận tốc giới hạn trong vùng lắng.

1

28 ( 1)H

K g dV

f

δ × − × ×=

[2]

VH: Vận tốc giới hạn trong vùng lắng (m/s)

K: Hằng số phụ thuộc vào tính chất cặn, chọn k = 0,06 đối với các hạt cặn có

khả năng kết dính

δ : Tỷ trọng của các hạt, 1,2 1,6δ = − → chọn 1, 25δ =

g: Gia tốc trọng trường, g = 9,8 m/s2

d: Đường kính trương đương của hạt, chọn d = 10-4 m

f: f = 0,002 - 0,003, chọn f = 0,025

→ ( ) ( ) ( )11

4 228 1 8 0,06 1, 25 1 9,8 100,069

0,025H

K g d mV sf

δ − × − × × × − × = = =

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 81Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 82: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Kiểm tra lại thời gian lưu nước của bể lắng:

Thể tích phần lắng:

2 2 2 2

1

3,14W (D d ) H (9 1,8 ) 5

4 4

π= − × = − × = 305 m3

Thời gian lưu nước:

htb

W 305t

Q 104, 2= = = 2,9h >1,5h

Tải trọng máng tràn:

π= = =

× ×32500 88,46( / )

3,14 9

tbng

s

QL m ng

D<500(m3/m.ng)

Thể tích ngăn chứa cặn tươi của bể lắng I (bể lắng li tâm) :

0 100

100

tbng

b

C Q E tW

P

× × × ×=

− [1]

Trong đó

C0: Hàm lượng chất lơ lửng sau khi qua bể điều hòa

E: Hiệu suất lắng(%), chọ 80%

T: Thời gian tích lũy cặn(t=8 h)

P: Độ ẩm của cặn ( bùn) tươi

P=95%: Nếu xả bằng tự chảy

P=93% :Nếu xả cặn bằng máy bơm

0

6

100 285 2500 0,8 100

(100 ) 1000 1000 (100 95) 10 24

tbng

b

C Q EW

P

× × × × × ×= =− × × − × ×

= 0,5 (m3/h)

Tính toán máng thu nước

Chọn

Bề rộng máng bm =0,25 (m)

Chiều sâu : hm=0,3 (m)

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 82Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 83: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Ñeäm cao su daøy 50 mm

250

300

200

750

150

Hình 4.3: Máng thu nước bể lắng

Đường kính trong của máng thu

2 9 2 0,2 9,4( )mtD D b m= + × = + × = [1]

Với b : Bề dày thành bể ; b= 0,2 ( Theo TCXD51-84 )

Đường kính ngoài của máng thu:

9,4 0,25 9,65( )mn mt mD D b m= + = + =

Chiều dài máng thu theo chu vi bể: [1]

3,14 9,4 29,51( )m mtL D mπ= = × =

Tải trọng thu nước trên bề mặt máng:

3250084,7( / . )

29,51

tbng

mm

Ql m m ngay

L= = =

Tính máng răng cưa

9( )rcD D m= =

Chiều dài máng răng cưa.

3,14 9 28,27( )m rcl D mπ= = × =

Chọn

Số khe : 4khe/1m dài , khe tạo góc 900

Bề rộng răng cưa : brăng=100 (mm)

Bề rộng khe : bk=150( mm)

Chiều sâu khe : hk=bk/2= 150/2= 75(mm)

Chiều cao tổng cộng của máng răng cưa : 200( )tch mm=

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 83Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 84: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Tổng số khe : 4 4 28,27 112,68( )mn l khe= = × = → Chọn n=113(khe)

Hình4.4: Máng thu nước bể lắng

Lưu lượng nước chảy qua một khe3

32500( / )22( / . )

113

tbng

k

Q m ngq m khe ng

n= = =

Tải trọng thu nước trên một máng tràn3

32500( / )88, 43( / . )

28,27( )

tbng

mm

Q m ngL m m ng

l m= = =

Bể lắng có bố trí thanh gạt váng nổi và máng thu váng nổi.

Tổng chiều dài máng thu váng nổi

(0.7 0.8) 0.7 9 6,3( )m rcL D m= ÷ = × =

Bố trí 1 máng thu vang nổi máng dài

Chiều cao máng : hm=0,7(m)

Đường kính ống thu váng nổi: Dvn=250(mm)

Vận tốc của thanh gạt váng nổi và thanh gạt bùn v = 0,03 vòng/phút

Đường kính ống dẫn nước từ bể lắng ra ngoài

Chọn vận tốc nước trong ống dẫn v=0,8(m/s)( theo điều 2.6.2 TCVN51-84).

Đường kính ống dẫn nước

4 4 2500215( )

3,14 0,8 3600 24

tbngQ

D mmvπ

× ×= = =× × × ×

[1]

Vậy chọn ống uPVC có φ = 215 mm

Chọn đường kính ống dẫn bùn φ = 215 mm

Xác định lượng bùn sinh ra:

Lượng bùn tươi sinh ra mỗi ngày là:

Mtươi = 285gSS/m3×2500m3/ngày×0,8×1kg

1000g= 570 kgSS/ngày

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 84Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

20

0

150 1007

5

D(ñaët theo chu vi )

Page 85: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Giả sử bùn tươi của nước thải bia có hàm lượng cặn 5% (độ ẩm = 95%), tỷ số

VSS:SS =0,8 và khối lượng riêng của bùn tươi 1,053kg/l .

Vậy lượng bùn tươi cần xử lý là:

Qtươi =570kg / ngày

0,05 (1,053kg / l)=

× 10,8 m3/ngày

Lượng bùn tươi có khả năng phân hủy sinh học:

Mtươi(VSS) = 570 kgSS/ngày×0,8 = 456 kgVSS/ngày

Xác định hiệu quả xử lý:

Hiệu quả xử lý của bể lắng 1 kết hợp bể đông keo tụ:

Hàm lượng SS giảm từ 70%-90% chọn hiệu suất xử lý là 70%

BOD5 là 30%, hàm lượng BOD5 còn lại trong bể:

BOD5 = 270(1 – 30%) = 189 mg/l

Hiệu quả xử lý COD là 30%, hàm lượng COD còn lại là:

COD = 450( 1 – 30%) = 315 mg/l

Hiệu quả xử lý SS là 70%, hàm lượng SS còn lại:

SS = 285( 1- 70%) = 85,5 mg/l

Các thông số thiết kế lắng 1:

Thông số thiết kế Đơn vị Kích thướcĐường kính bể lắng m 9Chiều cao bể lắng m 9,8

Đường kính ống trung tâm m 1,8Thời gian lưu nước giờ 2,9

Đường kính máng răng cưa m 9Chiều cao ống trung tâm m 3

IV2.7 BỂ TRUNG HÒA ;

Mục đích thiết kế bể trung hòa là để điều chỉnh pH sau khi qua bể keo tụ pH=9, phải

trung hòa pH=7 trước khi cho vào bể aeroten. Bể được thiết kế dạng hình vuông vật

liệu là bê tông cốt thép.

Lưu lượng vào TBhQ =104,2 m3/h

pHvào =9

pHtrung hòa=7

K= 0,000005 mol/l

Khối lượng phân tử H2SO4=98 (g/mol)

Nồng độ dung dịch H2SO4 =98%

Trọng lượng riêng của dung dịch.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 85Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 86: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Liều lượng H2SO4 châm vào = 0,000005 98 104,2 1000

0,02898 1,84 10

× × × =× × (l/h) [1]

Thời gian lưu là 15 ngày

Thể tích cần thiết của bể chứa V=0,028.15.24=10,19 (lit)

Chọn thời gian lưu nước trong bể trung hòa là 15 phút.

Thể tích bể trung gian;

32500 1526,04( )

24 60V Q t m

×= × = =×

Bể trung gian được thiết kế như sau :LxBxH=3x3x3 m3

IV2.8 BỂ AEROTEN :

1.Nhiệm vụ

Bể aeroten có dạng hình chữ nhật, được xây dựng bằng vật liệu bê tông

cốt thép, bể có nhiêm vụ loại bỏ các hợp chất hữu cơ hoà tan có khả

năng phân huỷ sinh học nhờ quá trình vi sinh vật lơ lửng hiếu khí.

Vì nước thải cần xử lý theo đơn nguyên của Khu CCN Bình Đông có công suất

giai đoạn 1 là 2500m3/ngày đêm, nồng độ nhiễm bẩn trung bình (BOD5 = 300 mg/l)

nên có thể lựa chọn bể Aeroten khuấy trộn hoàn toàn để xử lý sinh học là phù hợp

nhất. Trong bể này, nước thải – bùn hoạt tính – oxy hòa tan được khuấy trộn đều tức

thời sao cho nồng độ các chất được phân bố đều ở mọi phần tử trong bể nên không

để xảy ra hiện tượng quá tải cục bộ ở bất cứ phần nào của bể, áp dụng tốt cho loại

nước thải có cặn khó lắng .

2.Tính toán:

Các thông số nước thải đi vào bể aeroten:

TT Tên thông số đơn vị

tính

Nước thải đầu vào

Bể aeroten

Nước thải sau xử lý

(cộtA của

QCVN24:2009,

Kq=1,1; Kf=1,0)1 Nhiệt độ oC 45 402 pH - 5-9 6 đến 93 BOD5 (20oC) mg/l 189 334 COD mg/l 315 555 Chất rắn lơ lửng mg/l 85,5 556 Tổng nitơ mg/l ≤ 60 157 Tổng phôtpho mg/l ≤ 8 4

0,6

BOD

COD− =

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 86Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 87: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

- Tỷ số giữa lượng chất rắn lơ lững bay hơi ( MLVSS) với lượng chất rắn

lơ lững trong nước thải( MLSS) là MLVSS

0,7MLSS

= , Tức độ tro của bùn

hoạt tính Z=0,3 [2]

- Lượng bùn trong nước thải đầu vào: X0 =0.

- Cặn lơ lửng đầu ra : SS ≤ 55 (mg/l), chất rắn trong cặn có 65% là cặn có

thể phân hủy sinh học.

- Tỉ số chuyển đổi: BOD5 = 0,68 x BOD20

- Nồng độ bùn hoạt tính tuần hoàn ( tính theo cặn lơ lững) là 10000 (mg/l)

- Nồng độ chất rắn lơ lững bay hơi hay nồng độ bùn hoạt tính (MLVSS)

được duy trì trong bể Aerotank là X=3000(mg/l)

- Thời gian lưu bùn trong bể Aerotank là cθ =3-15 (ngày)

chọn cθ = 10 ngày

- Với hàm lượng BOD5=189 mg/l

- Lượng nito cần là :189 5

9,45100

N×= = mg/l

- Lượng photpho cần là P =1 189

1,89100

× = mg/l

- Lượng nito tổng là =60 mg/l

- Lượng photpho tổng là =8 mg/l

- Do đó lượng N dư cần phải khử là : 60- (15+9,45)=35,55 (mg/l)

- Lượng P dư là : 8- (4+1,89) = 2,11 (mg/l)

- Nước thải đầu vào đã điều chỉnh đủ chất dinh dưỡng và pH thích hợp

điều kiện xử lý sinh học

- Giá trị các thông số động học

- Hệ số phân huỷ nội bào Kd=0,02-0,1 ngày-1

Chọn Kd = 0,06 ngày-1 [2]

- Hệ số sản lượng tối đa ( tỷ số giữa lượng tế bào được tạo thành với

lượng cơ chất bị tiêu thụ) Y = 0,6 (5

mgVSS

mgBOD)

Chọn thiết bị xử lý sinh học hiếu khí nước thải là loại bể Aeroten thông khí

theo phương pháp thông thường có tuần hoàn bùn hoạt tính.

Mô hình bể aeroten phương pháp thông thường có khuấy trộn hoàn chỉnh.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 87Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Q+QT, X, SQ, X0, S0

V, X

BỂLẮNG THỨCẤP

QT, XT QX, XX

QR, SRQ+QT, X, SQ, X0, S0

V, X

BỂLẮNG THỨCẤP

QT, XT QX, XX

QR, SR

Page 88: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Tính nồng độ BOD trong nước thải sau xử lý sinh học

Lượng cặn hữu cơ trong nước ra khỏi bể lắng II=×3365,0 21,45 ( mg/l)

C5H7NO2 + 5O2 +++→ 322 25 NHOHCO năng lượng

113 5 32×

114 1g ⇒ g42,1113/3251 =××

Vậy: 1 mg tế bào bị oxy hoá cần tiêu thụ 1,42mg oxy.

⇒ Để oxy hoá toàn bộ lượng cặn có khả năng phân huỷ sinh học ở dòng ra

cần lượng oxy: )/(46,3042,145,21 lmg=×

Lượng BOD5 có trong cặn ra khỏi bể lắng

30,46 0,6 18,27( / )mg l× =

Lượng BOD5 hoà tan ra khỏi bể lắng II bằng tổng BOD5 cho phép ở đầu ra

trừ đi lượng BOD5 có trong cặn lơ lững :

S=33 – 18,27 =14,724 (mg/l).

Hiệu quả xử lý

Hiệu quả xử lý tính theo BOD5 hoà tan:

0

0

S S 189 14,7E 100% 100% 92,2%

S 189

− −= × = × = [2]

Hiệu quả xử lý tính theo BOD5 tổng cộng:

Etc = 300 33

*100 89%300

− =

Kích thước bể Aerotank

Thể tích bể Aerotank:

3c 0

d c

Q Y (S S) 10 2500 0,6 (189 14,7)V 453,9(m )

X(1 k ) 3000(1 0,06 10)

θ × × × − × × × −= = =+ θ + × [2 ]

Trong đó:

Q: Lưu lượng tính toán, Q = 2500 m3/ngày

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 88Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 89: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

cθ : Thời gian lưu bùn, cθ = 10 ngày

Y: Hệ số tải lượng bùn,Y=0,4-0,6 chọn Y = 0,6 mg VSS/mg BOD5

S0: Hàm lượng BOD5 của nước thải đầu vào, S0 = 189 mg/l

S: Hàm lượng BOD5 của nước thải đầu ra, S = 14,7 mg/l

X: Nồng độ VSS trong hỗn hợp bùn, X = 3000 mg VSS/l

kd: Hệ số phân hủy nội bào, kd = 0,06 ngày -1

Chọn

Chiều cao hữu ích của bể từ 3,0 – 4,5m. Chọn h = 4m

Chiều cao bảo vệ: 0,5m

Chiều cao tổng cộng của bể : 4 + 0,5 = 4,5 m

Diện tích bề mặt bể Aerotank

2V 453,9A 94,7(m )

h 4,5= = =

⇒ Chọn kích thước bể : dài x rộng x cao = 15m x 8 m x4,5m.

Thể tích bùn xả hàng ngày

Từ công thức cW r e e

VX

Q X Q Xθ =

+

e e cW

c r

VX Q X 453,9 3000 2500 23,1 10Q 11,2

X 10 7000

− θ × − × ×⇒ = = =θ × (m3/ngày) [2]

Trong đó:

cθ : Thời gian lưu bùn ( ngày)

V: Thể tích của bể Aerotank, m3

X: Nồng độ bùn hoạt tính trong bể Aerotank, mg/l

WQ : Lưu lượng bùn thải bỏ, m3/ngày

eQ : Lưu lượng nước thải sau xử lý ( nước ra khỏi lắng II), coi như thất thoát

nước theo bùn là không đáng kể eQ = Q = 2500( m3/ngày)

eX : Nồng độ bùn hoạt tính trong nước đã xử lý, mg/l

Sinh khối của bùn hoạt tính được tính bằng khối lượng chất lơ lững bay hơi

trong tổng hàm lượng bùn nên:

⇒ eX = 0,7 x 33 = 23,1 mg/l

Xr: Nồng độ bùn hoạt tính ở đáy bể lắng II cũng chính là nồng độ bùn hoạt

tính tuần hoàn, tính theo VSS:

rX = )/(7000100007,0 lmg=×

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 89Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 90: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Lượng bùn thải bỏ hàng ngày

Hệ số tạo bùn từ BOD5:

0,60,375

1 1 0,06 10obsd c

YY

k θ= = =

+ + × [3]

Lượng bùn sinh ra mỗi ngày do khử BOD5 ( Tính theo VSS)3

0 10)( −×−××= SSQYP obsx

30,375 2500 (189 14,7) 10 163,4−= × × − × = (kg/ ngày)

Lượng tăng sinh khối tổng cộng mỗi ngày tính theo MLSS:

xxl

P 163,4P 233,43

0,7 0,7= = = ( kg/ngày) [3]

Với: 7,0=MLSS

MLVSS ⇒ MLSS= 7,0

MLVSS

Hệ số tuần hoàn

Xác định tỷ số tuần hoàn bằng cách viết phương trình cân bằng vật chất

đối với bể Aerotank:

Phương trình cân bằng vật chất cho bể Aerotank:

QX0 + QrXr = (Q +Qr)X

Trong đó:

Q : Lưu lượng nước thải, Q = 2500m3/ngày

Qr: Lưu lượng bùn hoạt tính tuần hoàn

X0: Nồng độ VSS trong nước thải dẫn vào Aerotank, mg/l

− Giá trị X0 thường rất nhỏ so với X và Xr, do đó trong phương trình

cân bằng vật chất ở trên có thể bỏ qua đại lượng QX0

− X: Nồng độ VSS trong bể Aeroten, X = 3000 mg/l

− Xr: Nồng độ VSS trong bùn tuần hoàn: Xr=7000mg/l

Khi đó phương trình cân bằng vật chất có dạng:

QrXr= (Q+Qr)X ⇒ 75,030007000

3000 =−

=−

==XX

X

Q

Q

r

0,75 2500 1875rQ Qα= × = × = (m3/ngày)

Thời gian lưu nước

t = V 453,9

0,18Q 2500

= = (ngày) = 0,18 x 24 = 4,32(giờ)

Kiểm tra tỷ số F/M và tải trọng hữu cơ:

Tỷ lệ BOD5 có trong nước thải và bùn hoạt tính:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 90Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 91: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

0SF 1890,35

M t X 0,18 3000= = =

× × (g BOD5/gVSS)

Giá trị này nằm trong khoảng cho phép thiết kế bể khuấy trộn hoàn chỉnh

là 0,21-1(g BOD5/g bùn hoạt tính).(Tính toán thiết kế các công trình xử lý

nước thải- Trịnh Xuân Lai)

Tải trọng thể tích:

0a

QS 2500 189L

V 453,9 1000

×= = =×

1,04(kg BOD5/m3ngày) [1]

Giá trị này nằm trong khoảng cho phép thiết kế bể khuấy trộn hoàn chỉnh

là 0,8- 1,9 (kg BOD5/m3.ngày) (Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước

thải- Trịnh Xuân Lai)

Lượng không khí cấp cho bể Aerotank

Lượng oxy cần thiết cho quá trình khử các họp chất chứa

Cacbon( CBOD) [2]3

0 00

( )10 4,57 ( )1, 42

1000x

Q S S Q N NOC P

f

−− × × −= − +

32500(189 14,7)10 4,57 2500 (50,55 15)1,42 163,4

0,68 1000

−− × × −= − × +

814,8= (kg/ngày)

Trong đó:

Q: Lưu lượng nước thải, Q = 2500m3/ngày

S0: Hàm lượng BOD5 của nước thải đầu vào, S0 = 189 mg/l

S: Hàm lượng BOD5 của nước thải đầu ra, S = 14,7 mg/l

f: là hệ số chuyển đổi từ BOD5 sang COD

Px: Phần tế bào dư xả ra theo bùn dư, Px = 163,4 kg/ngày

N0 tổng hàm lượng nito đầu vào trừ đi lượng nito do VSV sử dụng (mg/l)

N0= (60-9,45)= 50,55 mg/l

N tổng hàm lượng nito đầu ra là N=15 mg/l

Thiếu oxy sẽ cản trở quá trình phát triển của VSV, làm cho các VS dạng sợi

phát triển làm giảm khả năng lắng cũng như chất lượng của bùn hoạt tính. Do đó,

nồng độ oxy duy trì ở mức 1,5 ÷ 4 mg/l ( giá trị thường dùng là 2 mg/l) trong bể

Aerotank. Nếu DO ≥ 4 mg/l thì không những không làm tăng hiệu quả xử lý của bể

mà còn tăng đáng kể giá thành của việc sục khí

Lượng oxy cần thiết để duy trì lượng DO = 2 mg/l, trong điều kiện nhiệt

độ 26 - 300C trong bể Aerotank:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 91Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 92: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

( )S26

t 0 T 20S26 d

C 1OC OC ( )

C C 1,024 −= × ×−

= 5

9,08 1814,8x 928,1

9,08 2 1,024× =

−(kg/ngày)

Trong đó:

CS26: Nồng độ oxy bão hoà ở trong nước ở 600C, CS20 = 9,08 (mg/l)

Cd: Nồng độ oxy hoà tan cần duy trì trong bể, Cd= 2 (mg/l)

Lượng không khí cần thiết:

Chọn hệ thống phân phối bọt khí nhỏ, công suất hoà tan oxy vào nước thải

dựa vào bảng sau:

Bảng 4.2 : Công suất hoà tan oxy vào nước của thiết bị bọt khí mịn [3]

Điều kiện thí nghiệm Điều kiện tối ưu(Ou) Điều kiện trung bình (Ou)gO2/m3.m gO2/m3.m

Nước sạch ở điều kiện

T = 20oC

Nước thải α =0.7

12

8.5

10

7

⇒ Ou = 7 gO2/m3.m

Công suất hoà tan của thiết bị:

OU = Ou . h = 7 ×4 = 28 gO2/m3

Trong đó: h: là chiều sâu ngập nước của bể aeroten, h = 4m.

Lượng không khí cần thiết:

Qkk= t3 3

OC 928f 1,5 49724

OU.10 (kg / g) 28 10− −× = × =×

m3/ngày

Trong đó: f: hệ số an toàn, chọn f = 1.5

Chọn đĩa phân phối khí dạng đĩa xốp đường kính 170mm, diện tích bề mặt F

= 0.02m2. Lưu lượng riêng phân phối khí của đĩa thổi khí Ω= 150 – 200 l/phút,

chọn Ω= 200 l/phút.

Lượng đĩa thổi khí trong bể aeroten:

N = 3 3 3

kk10 .Q (m / ngày) 10 49724172,1

24.60. (l / phút) 24 60 200

×= =Ω × ×

đĩa. chọn N = 172 đĩa

Trong đó: Qkk: Là thể tích không khí, Qkk =49724 m3/ngày.

Phân phối đĩa thành 9 hàng theo chiều dài bể, mỗi hàng 19 đĩa , mỗi đĩa cách

nhau 0,75 m, các ống cách nhau 0,8m.

Lưu lượng không khí cần để khử 1kg BOD5:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 92Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 93: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

5BOD kkkk 3 3

o

Q 49724q

Q(S S).10 2500 (189 14,7) 10− −= =− × − ×

= 114,1 m3khí/kgBOD5

Trong đó:

Q : Lưu lượng nước thải, Q =2500m3/ngày

Qkk : Thể tích không khí , Qkk= 49724 m3/ngày

So : BOD5 trong nước thải đầu vào, So= 189 mg/l

S : BOD5 trong nước thải đầu ra, S = 14,7 mg/l

Máy thổi khí:

Áp lực cần thiết cho hệ thống ống nén khí được xác định theo công thức:

Ho = hd + hc + hf + H = 0,4 + 0,5 +4 = 4.9m [1]

Trong đó:

hd, hc: Tổn thất áp lực dọc theo chiều dài ống và tổn thất cục bộ tại các điểm

uốn, khúc quanh(m), Tổng tổn thất hd và hc không vượt quá 0.4m

hf : Tổn thất qua các đĩa phân phối (m), giá trị này không vượt quá 0.5m

H: Độ ngập sâu của đĩa phân phối , bằng chiều cao ngập nước của bể:H = 4m

Áp lực của máy nén khí tính theo atmphotphe:

Pm = 4.9

10,12 10,12oH = = 0,4842atm. [2]

Công suất của máy:

Pw =

−1

17.29

.. 283.02P

ne

TRG

Trong đó:

G: Khối lượng của dòng không khí, kg/s

G = Qkhixγ = 0,57x1,3 = 0,75 kg/s

Qkhi : Lưu lượng không khí,

Qkhi=49724 m3/ngày = 0,57m3/sγ : Khối lượng riêng của không khí, γ = 1.3kg/s

R: Hằng số lý tưởng, R = 8,314 KJ/Kmol.oK

T: Nhiệt độ tuyệt đối không khí, T= 25 +273 = 298oK

P1: Áp suất tuyệt đối không khí đầu vào, P1 =1atm.

P2: Áp suất tuyệt đối không khí đầu ra

P2= Pm+ 1 = 0,4842 + 1 = 1,4842 atm.

n = 1 1,395 1

0,2831,395

k

k

− −= =

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 93Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 94: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

k : Hệ số đối với không khí, k= 1.395

e: Hiệu suất của máy nén khí, n=0.7 – 0.9, chọn n =0.8

⇒0,283

w

0,75x8,314x298 1,4842P 1 32,67kW

29,7x0,283x0,8 1

= − = ÷

Ống phân phối khí:

Ống dẫn khí chính:

Dchính=v

Qkhi

.

4

π =

4x0,57

3,14x15=0,22m =220 mm

Trong đó:

Qkhi: Lưu lượng khí ở ống chính, Qkhi= 0,57m3/s

v : Vận tốc khí trong ống chính, v = 10 – 15 m/s, chọn v =15m/s

⇒ Chọn ống thép không gỉ đường kính φ=220 mm

Ống dẫn khí nhánh:

Lưu lượng khí ở ống nhánh Qn = kkQ 0,570,063

9 9= = m3/s

dn = v

Qn

.

4

π=

4x0,063

3,14x12=0,08 m = 80 mm.

Trong đó:

Qn: Lưu lượng khí trên ống nhánh

Qn = 0,063 m3/s

n: Số hàng phân phối đĩa sục khí n=9

v: Vận tốc khí, chọn v =12m/s

⇒ Chọn ống thép không gỉ đường kính φ= 80 mm

Tính ống dẫn nước thải và ống dẫn bùn tuần hoàn:

Ống dẫn nước thải vào:

Chọn vận tốc nước thải chảy trong ống: v = 0.7m/s

Đường kính ống dẫn là:

D = π××

×v

Q hTB

3600

4=

4 104,2

3600 0,7 3,14

×× ×

= 0,23 m = 230 mm

Trong đó:

QTB: Lưu lượng nước thải, TBhQ = 104,2 m3/h

Chọn ống nhựa PVC đường kính ống Φ= 230 mm

Ống dẫn bùn tuần hoàn:

Chọn vận tốc bùn chảy trong ống: v = 1m/s

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 94Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 95: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Lưu lượng tuần hoàn : Qr = Qxα = 2500 x 0,75 = 1875 m3/ngày = 78,13 m3/h

Đường kính ống dẫn là:

D = π..3600

.4

v

Qr=

4 78,13

3600 1 3,14

×× ×

= 0,166 m =166 mm

Chọn ống nhựa PVC đường kính ống Φ= 170 mm

Tổng hợp tính toán bể aeroten.

Thông số Giá trịThể tích bể: 453,9Lưu lượng bùn thải Qw (m3/ngày) 11,2Tỷ số tuần hoàn bùn, α 0,75Lưu lượng bùn tuần hoàn, Qr(m3/ngày) 1875Thời gian lưu nước, t(h) 4,4Lượng không khí cần, Gkk(m3/ngày) 49724Lượng không khí cần để khử 1kg BOD5, qkk(m3/kg

BOD5)

114,1

Số đĩa sứ khuyếch tán khí, N (đĩa) 172Đường kính ống dẫn khí chính, D(mm) 220Đường kính ống nhánh dẫn khí, d(mm) 80Công suất máy nén khí, (kw) 32,67F/M (ngày-1) 0,35Tải trọng thể tích (kgBOD5/m3.ngày) 1,04

IV.2.9 BỂ LẮNG THỨ CẤP

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 95Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 96: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Hình 4.5 Mặt cắt bể lắng

1.Chức năng;

Sau khi qua bể aeroten, hầu hết các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải bị loại hoàn

toàn. Tuy nhiên , lượng bùn hoạt tính trong nước thải là rất lớn, do đó bùn hoạt tính

và các chất rắn lơ lửng sẽ được tách ở bể lắng đợt II

Bể lắng bậc hai thường thiết kế theo dạng tròn (bể lắng đứng, bể Radian) và

dạng hình chữ nhật (bể lắng ngang). Bể lắng ngang thường có hiệu quả lắng thấp

hơn bể lắng tròn nên ít được sử dụng. Bể lắng tròn có thể phân phối nước vào theo

ống thẳng đứng đặt ở tâm bể và thu nước ra bằng máng thu đặt vòng quanh chu vi

bể. Bể lắng tròn có hiệu quả lắng cao nên trong trường hợp này, ta chọn bể lắng tròn

để làm thiết bị lắng 2..

2.Tính toán

a. Diện tích bể tính toán

Slắng = 0

t L

Q (1α) C

C V

× + ××

[2]

Trong đó

Q: lưu lượng nước thải xử lý Q = 2500 m3/ngày = 104,2 m3/h

C0 : Nồng độ bùn hoạt tính duy trì trong bể (tính theo chất răn lơ lửng) C0=X / β = 3000/0,7 = 4285 mg/l = 4285 g/m3

α : Hệ số tuần hoàn α = 0,75

Ct : Nồng độ bùn trong dòng tuần hoàn Ct = 7000 mg/L = 7000 g/m3

VL : Vận tốc lắng của bề mặt phân chia ưng với CL,xác định bằng thực

nghiệm. Tuy nhiên do không có điều kiện thí nghiệm nên ta xác định VL

bằng công thức sau:VL theo công thức thực nghiệm của Lee-1982 và Wilsn-

1996

Trong đó

CL : Nồng độ cặn tại mặt cắt L (bề mặt phân chia)

tL CC2

1= = 1

7000 35002

× = mg/l = 3500 (g/m3)

Vmax = 7 m/h

K = 600 (cặn có chỉ số thể tích 50 < SVI < 150)6600 3500 10

LV 7 e−− × ×= × = 0,857 m/h

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 96Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

610max

tKCLV V e

−−= ×

Page 97: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Vậy diện tích bể tính toán

S =104,2 (1 0,75) 4285

7000 0,857

× + ×× = 114 m2

Diện tích của bể nếu thêm buồng phân phối trung tâm

S’ = 1,1 × 114 = 125,4 (m2)

b. Kích thước bể lắng

Đường kính bể2D S' 125,4

S'π D 2 2 12,6( )4π 3,14

m= ⇒ = = =

c.Xác định chiều cao bể

Chọn chiều cao bể H = 5 m , chiều cao dữ trữ trên bề mặt thoáng h 1=0,3.

Chiều cao cột nước trong bể 4,7 m bao gồm

Chiều cao phần nước trong h2 = 2 m

Chiều cao phần chóp có độ dốc 2% về tâm

h3 = 0,02 × (D/2) = 0,02× (12,6/2) = 0,126 (m)

chiều cao chứa bùn phần hình trụ

h4 = 4,7 – h2 – h3 = 4,7 – 2 – 0,126 = 2,574 (m)

d.Thể tích phần chứa bùn trong bể

Thể tích phần chứa bùn

Vb = S’ ×h4 = 125,4 x2,574 = 322,7 (m3)

Nồng độ bùn trong bể

Ctb = 2CC tL +

= 3500 7000

2

+ = 5250 mg/l = 5,25 kg/m3 [2]

Lượng bùn chiếm trong bể lắng

Gbùn = Vb × Ctb = 322,7x 5,25 = 1694,1 (kg)

e.Ống trung tâm

Đường kính phân phối ống trung tâm

dtt = 0,25×D = 3,15 (m) [2]

Đường kính ống loe

d’ = 1,35×dtt = 1,35×3,15 = 4,25

chiều cao ống loe (h’= 0,2 ÷ 0,5 m); chọn h’= 0,3 m.

Đường kính tấm chắn

d’’= 1,3×d’ = 1,3× 4,25 = 5,53 m

chiều cao từ ống loe đến tấm chắn (h’’ =0,2÷ 0,5m); Chọn h’’=0,3 m

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 97Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 98: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Diện tích buồng phân phối trung tâm

F = πd2/4 = 3,14× ( 3,15)2/4 = 7,8 (m2)

Diện tích vùng lắng

SL = 125,4 – 7,8 = 117,6 (m2)

Tải trọng thủy lực

a = Q

S =

2500

114 = 22 (m3/m2ngaøy)

Vận tốc đi lên của dòng nước trong bể

v = 22

24 24

a= = =0,9 (m/h)

f.Thời gian lưu nước trong bể

Dung tích bể lắng

V = 3,7 × S’ = 3,7 125,4 = 463,9 (m3)

Lượng nước di vào bể lắng

QL = (1+α).Q = (1 + 0,75).2500 = 4375 (m3/ngày)

Thời gian lắng: t = LQ

V =

463,9 24

4375 × = 2,5 h

g.Máng thu nước

chọn

Bề rộng máng bm =0,25 (m)

Chiều sâu: hm=0,3 (m)

Đường kính trong máng thu

2 12,6 2 0,2 13( )mtD D b m= + × = + × =

Với b: Bề dày thành bể; b= 0,2 Theo TCXD51-84).

Đường kính ngoài máng thu

13 0,25 13,25( )mn mt mD D b m= + = + =

Chiều dài máng thu đặt theo chu vi bể

3,14 13,25 41,6( )m mtL D mπ= = × =

Tải trọng thu nước trên bề mặt máng

2500

41,6

tbng

mm

Ql

L= = = 60 (m3/ m.ngày)

h.Máng răng cưa

Đường kính máng răng cưa

dm = Dmáng = 12,6 m

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 98Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 99: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Chiều dài máng răng cưa

3,14 6m ml dπ= = × = 39,56 (m)

Chọn

Số khe: 4khe/1m dài , khe tạo góc 900

Bề rộng răng cưa : brăng=100 (mm)

Bề rộng khe: bk=150( mm)

Chiều sâu khe : hk=bk/2= 150/2= 75(mm)

Chiều cao tổng cộng của máng răng cưa : 200( )tch mm=

Tồng số khe : 4 4 39,56 158,2( )mn l khe= = × = → Chọn n = 158(khe)

Lưu lượng nước chảy qua 1 khe3

32500( / )15,8( / . )

158

tbng

k

Q m ngq m khe ng

n= = =

Tải trọng thu nước trên 1 máng tràn

3250063, 2( / . )

39,56

tbng

mm

QL m m ng

l= = =

i.Tính ống dẫn bùn và bơm bùn

Ống dẫn bùn

Chọn vận tốc chảy trong ống v = 0,7m/s

Lưu lượng bùn

Qb = Qt + Qxa = 11,2 + 1875 = 1886,2 m3/ngày

Đường kính ống

4 4 1886,20, 2 200

3600 24 3600 24 0,7 3,14bQ

D m mmv π

× ×= = = =× × × × × ×

Chọn ống thép không gỉ đường kính φ = 200 mm

j.Tính bơm bùn

Bơm bùn tuần hoàn

Công suất bơm [4]

1000 0,02 9,81 51,22

1000 1000 0,8tQ gH

N KWρ

η× × ×= = =

×

Qt : lưu lượng tuần hoàn Qt = 1875 m3/ngày = 0,02m3/s

H : chiều cao cột áp; H = 5 mη : hiệu suất máy bơm; chọn η = 0,8

Công suất thực của máy bơm 120% công suất tính toán

Nthuc = 1,2×N = 1,2×1,22 = 1,464 kW

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 99Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 100: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

k.Tính toán ống dẫn nước ra khỏi bể

chọn vận tốc nước thải chảy trong ống v = 0.7m/s

Lưu lượng nước thải ra Q = 2500m3/ngày

Đường kính ống.

4 4 2500

24 3600 24 3600 0,7 3,14

QD

v π× ×= = =

× × × × × × 0,22 mm

Chọn ống nhựa uPVC có đường kính φ = 220 mmKết quả tính toán

Thông số Đơn vị Kích thướcĐường kính m 12,6Chiều cao cột nước m 5Chiều cao tổng m 5Chiều cao phần chóp đáy 2% m 0,126Đường kính máng thu nước (Dmáng) m 13Đường kính máng răng cưa (Drăngcua) m 12,6Đường kính ống dẫn nước ra bể (Ddẫn nước) mm 220Đường kính ống dẫn bùn ra bể (Dbùn) mm 200

IV.2.10 BỂ CHỨA BÙN:

Chức năng:

Được thiết kế để tiếp nhận lượng bùn tuần hoàn và bùn thải ra từ bể aeroten, đồng

thời bùn tươi từ bể lắng I,bùn lắng từ bể lắng II.Có tác dụng làm ổn định bùn trước

khi cho vào bể nén bùn.

Bể chưa bùn có dạng hình chữ nhật, có kết cấu bằng bê tông cốt thép

1. Kích thước ngăn thứ nhất:

Tổng thể tích bùn được chuyển qua ngăn thứ nhất trong 1 ngày:

31 11,2 1875 0,5 24 1898,2( / ày)b w r blQ Q Q Q m ng= + + = + + × =

rQ : Lưu lượng bùn tuần hoàn : rQ =1875 (m3/ngày).

wQ : Lưu lượng bùn xả hàng ngày wQ = 11,2 (m3/ngày).

Chọn thời gian lưu bùn ngăn thứ nhất là t1 = 15 phút.

Vậy thể tích ngăn thứ nhất là:

( )31 1

1898, 2 1519

24 60bV Q t m×= × = =

×

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 100Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 101: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Kích thước ngăn thứ nhất: B × L × H = 3m × 3m × 2,1m

2. Kích thước ngăn thứ hai:

Chọn thời gian lưu bùn ngăn thứ hai là t2 = 10h

- Thể tích ngăn thứ hai:

( )32 w 1 2

(11, 2 0,5.24) 10( ) 144

24blV Q Q t m+ ×= + × = = → chọn V2 = 144 m3

- Kích thước ngăn thứ nhất: B × L × H = 6m × 6m × 4m

IV.2.11 BỂ NÉN BÙN:

1 Nhiệm vụ

Bùn dư từ bể lắng đợt II được đưa về bể nén bùn. Dưới tác dụng của trọng

lực, bùn sẽ lắng và kết chặt lại. Sau khi nén, bùn được lấy ra ở đáy bể. Chon bể nén

bùn ly tâm hình tròn, độ ẩm được giảm xuống khoảng 60-70%

2. Tính toán

Khối lượng cặn từ bể chứa bùn chuyển tới bể nén [3]

bun hh bun w sm V S P 11,2 1,005 1000 1,3% 146kg / ngày= × ×ρ × = × × × =

Trong đó:

Vhh : Là hỗn hợp nước và bùn xả từ bể lắng 2. Vhh = Qw = 11,2 m3/ngày.

Sbun : Là tỉ trọng bùn so với nước. Sbun = 1,005

wρ : Là khối lượng riêng của nước. wρ =1000kg/m3

Ps : Nồng độ cặn tính theo cặn khô, %. Ps = 0,8 – 2,5%. Chọn Ps = 1,3%

Lượng bùn cực đại dẫn tới bể nén bùn

max bunM k m 1,2 146 175kg / ngày= × = × =

Trongđó: k là hệ số không điều hòa tháng của bùn hoạt tính dư. k =1,15-1,2.

Chọn k = 1,2.

Diện tích bể nén bùn

2maxM 175S 4,4m

U 40= = =

Trong đó: U: Tải trọng chất rắn, U = 29– 49 (kg/m2.ngày) chọn U = 40 (kg/m2.ngày)

Diện tích bể nén bùn tính luôn phần ống trung tâm2

tS 1,2 S 1,2 4,4 5,26m= × = × =

Đường kính bể nén bùn

t4 S 4 5,26D 2,6m

3,14

× ×= = =π

Chọn D = 2,6 m

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 101Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 102: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Đường kính ống trung tâm

d 0,15D 0,15 2,6 0,39m= = × =

Đường kính phần loe của ống trung tâm

d1 = 1,35d = 1,35 x 0,39= 0,527m

Đường kính tấm chắn

dch= 1,3d1 = 1,3 x 0,527 = 0,68m

Chiều cao phần lắng của bể

mtvH lang 8,13600101005,0 3 =×××=×= −

Trong đó:

t : Là thời gian lưu bùn trong bể nén. Chọn t = 10h.

v : Là vận tốc bùn dâng. v = 0,05 m/s ( )/1,0 smv ≤

Chiều cao phần nón với góc nghiêng 45o, đường kính bể D = 2,6m và chọn

đường kính của đáy bể 0,6m sẽ bằng:

h2 = D/2 – 0,6 /2 = 2,6/2 – 0,3 = 1m

Chiều cao phần bùn hoạt tính đã nén :

Hb = h2 - ho - hth = 1 – 0,25 – 0,3 = 0,45 m

Trong đó:

ho: Khoảng cách từ đáy ống loe đến tâm tấm chắn, ho = 0,25 – 0,5 m,

chọn ho =0,25m

hth : Chiều cao lớp trung hoà, hth = 0,3m

Chiều cao tổng cộng của bể nén bùn

Htc = Hlắng + h2 + h3 = 1,8 + 1 + 0,4 = 3,2 m

Trong đó :

Hlắng : Là chiều cao phần lắng của bể

h2 : Là chiều cao phần nón với góc nghiêng 45o

h3: Là khoảng cách từ mực nước trong bể đến thành bể , h3 = 0.4m

Nước tách ra trong bể nén bùn được đưa về bể điều hoà để tiếp tục xử lý.

Máng thu nước

Vận tốc nước chảy trong máng: 0,6 – 0,7 m/s, chọn v = 0.7 m/s.

Diện tích mặt cắt ướt của máng:

A = 3

2Q 2500(m / ngay)0,04m

v 0.7(m / s)x86400s / ngay= =

Máng bê tông cốt thép dày 100mm, có lắp thêm máng răng cưa thép tấm không gỉ.

Máng răng cưa

Đường kính máng răng cưa được tính theo công thức:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 102Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 103: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Drc = D – (0,33 + 0,1 + 0,003)x2 = 2,6 – 0,866 = 1,734 m

Trong đó

D: Đường kính trong bể lắng I, D = 2,6 m

0,33: Bề rộng máng tràn = 330mm = 0,33m

0,1: Bề rộng thành bê tông = 100mm = 0,1m.

0,003: Tấm đệm giữa máng răng cưa và máng bê tông = 3mm

Tổng hợp tính toán bể nén bùn.

Thông số Giá trịLượng bùn cực đại dẫn tới bể nén bùn 146Đường kính bể nén bùn, D(m) 2,6Đường kính ống trung tâm, d(m) 0,39Đường kính phần loe của ống trung tâm, dl(m) 0,527Đường kính tấm chắn, dch(m) 0,68Chiều cao phần lắng, hl(m) 1,8Chiều cao phần bùn nén, Hb(m) 0,45Chiều cao tổng cộng bể nén bùn, Htc(m) 3,2

IV.2.12 MÁY ÉP BÙN:

Thông số thiết kế máy ép bùn:

Bề rộng dây đai: b = 0,5 – 3,5m

Tải trọng bùn: 90 – 680 kg/m.h

Chất kết tủa polymer khử nước cho bùn

Lượng bùn khô là 146 kg/ngày. Thời gian vận hành: 3h/ngày, 3lần/tuần. Như

vậy 2 ngày máy ép bùn hoạt động 1 lần. Suy ra lượng bùn khô cần ép trong 1 giờ là:

bùnm 146 2 / 3 97,3kg / h= × =

Liều lượng polymer sử dụng là 5kg/tấn bùn.

Suy ra liều lượng polymer tiêu thụ bằng: 97,3 5 /1000 0,486kg / h× = . Hàm

lượng polymer sử dụng là 0,2% = 2g/l.

Suy ra lượng dung dịch châm vào bằng 0,486/2 = 0,24m3/h.

Chọn 1 hệ thống châm polymer công suất 0,5 m3/h.

Đường kính ống dẫn bùn

Giả sử máy ép bùn làm việc 1h/ngày; 1 tuần 3 ngày.

Thể tích cặn sau quá trình nén bùn sau 1 ngày

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 103Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 104: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

3max

w bun s

M 146V 2,9m / ngày

S P 1000 1,005 0,05= = =

ρ × × × ×

%124 −=sP . Chọn %5=sP .

Như vậy, cứ 2 ngày máy ép bùn làm việc 1 lần, 1 lần 1 tiếng.

→ Thể tích bùn đưa vào máy trong 1h là 32,9 25,8m / h

1

× =

Đường kính ống dẫn bùn về máy ép

4 5,8d 0,045

1 3600

×= =π× ×

m = 82mm

Chọn ống thép không rỉ, đường Ф = 85 mm

IV.2.13 BỂ TIẾP XÚC

1. Chức năng:

Bể tiếp xúc có chức năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại nhằm bảo vệ vệ sinh

cho nguồn nước bằng việc sử dụng các chất có tính oxy hóa manh như; Clo, Flo

Nước thải sau khi qua các giai đoạng xử lý làm giảm nồng độ các chất ô

nhiễm đạt tiêu chuẩn quy định, thì số lượng vi trùng cũng làm giảm đáng kể 90 –

95%.Nhưng lượng vi trùng vẫn còn cao nên đượn dẫn đến bể tiếp xúc để khử trùng

bằng dung dịch NaOCl 10%.

Thời gian tiếp xúc giữa dung dịch NaOCl với nước thải là 30 phút

2. Tính toán

a. Lượng Clo cần sử dụng Luợng clo còn lại

0 1100 i

EN N = − × ÷

[1]

Với

Ni: Số colifom đi vào nước thải, ni=5000(N0/100 ml)

E: Hiệu suất quá trình trong xử lý sinh học E=90 %

0

901 1 5000 500 /100

100 100i

EN N ml

→ = − × = − × = ÷ ÷

Liều lượng clo cho vào 1

33

0 0

1(1 0,23 )

0, 23t t

t t

N NC t C t

N N

− = + × → × = ÷

Trong đó

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 104Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 105: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Nt: Số vi khuẩn coliform còn lại sau thời gian tiếp xúc t

Chọn Nt=200 ml

Ct: Lượng clo (mg/l)

t: Thời gian tiếp xúc (phút)1 1

3 3

0

1 1 2001 1 1,55

0,23 0,23 500t

t

NC t

N

− − → × = − = − = ÷ ÷

Chọn thời gian tiếp xúc t= 30 (phút); vậy Ct=0,05 (mg/l)

Bảng thông số thiết kế

Thông số Giá trịTốc độ dòng chảy(m/phút)

Thời gian tiếp xúc(phútt)

Tỉ số dài/rộng

Số bể tiếp xúc

≥ 2 - 4,5

15-30≥ 10:1

≥ 2Nguồn xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, Lâm Minh Triết.

b.Tính toán hóa chất

Lượng clo châm vào bể tiếp xúc

7 2500

1000 1000a

a QY

× ×= = = 17,5 kg/ngày [1]

Q : lưu lượng nước thải; Q = 2500m3/ngày

a : liều lượng clo hoạt tính; a = 7 g/m3

Lượng NaOCl 10% châm vào bể tiếp xúc

17,5 74,5

35,5a NaOCl

Cl

Y MM

M

× ×= = = 36,72 kg/ngày [1]

Lượng NaOCl 10%:36,72/0,1 = 367,2l/ngày = 15,3 lít/h

Thời gian lưu dung dịch NaOCl 10% chọn 2 ngày

Thể tích cần thiết của bể chứa

Vbình = 367,2l/ngày x2 ngày = 734,4 lít

Chọn bơm có lưu lượng Q = 15,3 lít/h, áp lực 1,5 bar

c.Tính thể tích bểtbngV Q t= ×

Với t thời gian tiếp xúc, t=30 (phút)

Q lưu lượng tính toán của bể nước thải; Q = 2500m3/ngày

2500 30

24 60tbngV Q t

×→ = × = =× 52,08 m3

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 105Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 106: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Chọn vận tốc dòng chảy trong bể tiếp xúc v=2,5(m/phút)

Tiết diện ngang của bể tiếp xúc

52,08

1,0

VF

h= = = 52,08 m2

Giả sử chiều cao hữu ich của bể tiếp xúc H= 1,0(m)

Chiều cao bảo vệ: hbv=0,3(m)

Chiều cao bể tiếp xúc : Hb= H+ hbv= 1,3(m)

Chiều rộng bể : chọn B = 2 m

Chiều cao tổng cộng của bể: 52,08

2

FL

B= = = 26,04m

Kiểm tra lại tỉ số L

B

26,0413,02 10

2

L

B= = > .

Để giảm chiều dài ta chia bể ra làm 10 ngăn chảy ziczac, kích thước chiều

dài mỗi ngăn là 2,6 m

Chiều dài mỗi ngăn sẽ là: 52,08

10 1 2 10

VL

H B= = =

× × × ×2,6 m

Vậy kích thước của bể tiếp xúc là

Lx B xHb=2,6 m x 2 m x 1m

d. Tính toán ống dẫn nước

vận tốc nước trong ống ra bể tiếp xúc: v=0,8(m/s)

Đường kính ống dẫn nước ra

4 4 2500

3,14 0,8 3600 24

tbng

th

QD

vπ× ×= = =

× × × ×214 mm [2]

Vậy chọn ống uPVC có Φ =215mmm .

IV.2.14 HỒ XỬ LÝ BỔ SUNG:

Nước thải tử bể tiếp xúc được dẫn vào hồ xử lý bổ sung nhằm ổn định tính chất

nước thải sau xử lý và tăng hiệu quả khử các chất bẩn hữu cơ còn sót lại trong nước

thải. Hồ này thực chất là một hồ tự nhiên, được tính toán thiết kế với thời gian lưu

nước trong hồ là 1,5 ngày.

Diện tích hữu ích của hồ là W= 2500.1,5 =3750 m3

IV.3 TÍNH BƠM NƯỚC THẢI.

- Tính toán bơm nước thải từ bể điều hòa lên bể keo tụ

- Công suất yêu cầu trên trục của bơm:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 106Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 107: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

( )w1.000

Q g HN K

ρη

× × ×=× [4]

Trong đó:

Q: Năng suất của bơm (m3/s); Q=104,2 (m3/h)= 0,0029 (m/s)ρ : Khối lượng riêng của nước thải (kg/m3), chọn ρ =997,08(kg/m3)

g: Gia tốc trọng trường (m/s2)

H: Áp suất toàn phần của bơm (m)η : Hiệu suất chung của bơm, 0,72 0,93η = − [4]

0 0,9 0,85 0,95 0,727tl ckη η η η→ = × × = × × =

Trong đó:

0η : Hiệu suất thể tích đến hao hụt chất lỏng, chọn 0,9oη =

tlη : Hiệu suất thủy lực tính đến ma sát và tạo ra dòng chảy xoáy trong bơm

→ chọn 0,85tlη =

ckη : Hiệu suất cơ khí, chọn 0,95ckη =

- Áp suất toàn phần do bơm tạo ra:

( )2 10 m

p pH H h m

gρ−= + +×

Trong đó:

H: Áp suất toàn phần do bơm tạo ra (m)

P2,P1: Áp suất trên bề mặt chất lỏng trong không gian đẩy và hút (N/m2), P2 = P1

ρ : Khối lượng riêng của nước (kg/m3)

H0: Chiều cao nâng chất lỏng (m)

hm: Áp suất tiêu tốn để thắng toàn bộ trở lực trên đường ống hút và đẩy

Tính hm:

m

ph

gρ∆=× [4]

Trong đó:

d m H t k cp p p p p p p∆ = ∆ + ∆ + ∆ + ∆ + ∆ + ∆ [4]

Trong đó:

dp∆ : Áp suất động lực học (N/m2)2

2dpρ ω×→ ∆ = [4]

ω : Vận tốc dòng nước trong ống (m/s)

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 107Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 108: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

Chọn 2( / )m sω = → d = 0,029

0,135( )0,785 0,785 2

Qm

ω= =

× ×

Tính dP∆ cho cả ống hút và ống đẩy:

2

2997,08 22 3988( / )

2dP N m×⇒ ∆ = × =

+ mP∆ : áp suất do trở lực ma sát trong đường ống:

)/(2

22

mNd

LPm

ωρλ ×××=∆ [4]

Mà 1 2mP P P∆ = ∆ + ∆

1P∆ áp suất để khắc phục trở lực trên đường ống hút, 2( / )N m

2P∆ áp suất để khắc phục trở lực trên đường ống đẩy, 2( / )N m

Tính trở lực trên đường ống hút

21 ( / )

2

LP N m

d

ρ ωλ ×∆ = × × [4]

Lấy: L = 3,5(m)

d = 0,135(m)

λ : Hệ số ma sát xác định theo chuẩn số Reynol.

- Xét chuẩn số Reynol:

Re = tddω ρµ

× ×

Với: ω = 2(m/s).

d = 0,135(m)ρ = 977,08 (kg/m3)µ : Độ nhớt của nước thải, µ (250C) = 0,8397.10-3(Ns/m2)

3

2 0,135 997,08Re 301856,36

0,897 10−

× ×= =× >4000

Nên chất lỏng chảy trong ống dẫn ở chế độ chảy xoáy.

Do đó ta tính hệ số ma sát λ theo công thức sau:

∆+

×−=

7,3Re

81,6lg2

19,0

λ [4]

Trong đó:

∆ : Độ nhám tương đối xác định theo công thức:

tdd

ε=∆ [4]

Với: 0,1( )mmε = : Độ nhám tuyệt đối của ống thép tráng kẽm mới.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 108Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 109: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

dtd = 0,135(m): Đường kính ống 3

30,1.100,74.10

0,135

−−⇒ ∆ = =

0,9 31 6,81 0,74.102 lg

301856 3,7λ

− ⇒ = − × + ÷ λ⇒ = 0,019

Vậy:

21

3,5 997,08 20,019 491( / )

0,135 2P N m

×∆ = × × =

Tính trở lực trên đường ống đẩy

22 ( / )

2

LP N m

d

ρ ωλ ×∆ = × ×

Lấy: L = 10(m)

d = 0,135(m)

∆+

×−=

7,3Re

81,6lg2

19,0

λ

0,9 31 6,81 0,74.102 lg

301856 3,7λ

− ⇒ = − × + ÷ λ⇒ = 0,019

21

10 997,08 20,019 1403( / )

0,135 2P N m

×∆ = × × =

+ CP∆ : Áp suất do trở lực cục bộ gây ra:

2

2ωρξ ××=∆ CP (N/m2) [4]

Trong đó:

ξ : Hệ số trở lực cục bộ

Trên đường ống dẫn có 4 khuỷu 900 do 3 khuỷu 300 tạo thành

Do Re=301856 >2.105 nên ξ =0,3×4=1,2

Trên đường ống còn có trở lực của van để điều chỉnh lưu lượng của dòng chảy. Nên

ta chọn van tiêu chuẩn ξ =1,54

1,2 1,54 2,74ξ→ = + =22,74 2 997,08

54642Cp

× ×→ ∆ = = (N/m2)

+ kP∆ : Áp suất cần thiết ở cuối đường ống.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 109Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 110: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

kP∆ =P1+P2

Trong đó

P1 áp suất trên bề mặt chất lỏng trong không gian hút, N/m2, P1= Pa

P2 áp suất trên bề mặt chất lỏng trong không gian đẩy, N/m2, P2= Pa

Nên kP∆ =0

+ tP∆ áp suất cần thiết để khắc phục trở lực trong thiết bị, N/m2

tP∆ =0

+ Hp∆ : Áp suất cần thiết nâng chất lỏng (N/m2).2997,08 9,81 4 39125( / )Hp g H N mρ∆ = × × = × × =

Trong đó:ρ : Khối lượng riêng của nước (kg/m3)

g: Gia tốc trọng trường (m/s2)

H: Chiều cao nâng chất lỏng → chọn H = 4 m

Vậy:

( )2491 1403 5464 39125 3988 50471 /d m c HP p p p p N m∆ = ∆ + ∆ + ∆ + ∆ = + + + + =

504715,15( )

997,08 9,81m

ph m

gρ∆⇒ = = =× ×

Vậy: ( )2 10 0 4 5,15 9,15m

p pH H h m

gρ−= + + = + + =×

- Công suất yêu cầu trên trục của bơm là:

0,029 997,08 9,81 9,153,55( W)

1000 1000 0,73

Q g HN K

ρη

× × × × × ×= = =× ×

- Công suất động cơ điện:

dctrdc

NN

ηη ×= (KW)

Trong đó:

N: Công suất của máy bơm

trη : Hiệu suất truyền động → chọn 0,9trη =

dcη : Hiệu suất động cơ → chọn 0,9dcη =

3,554,38( W)

0,9 0,9dcN K⇒ = =×

Thông thường người ta chọn công suất động cơ lớn hơn công suất tính toán:

( )1,2 4,38 5,26 wdc dcN N Kβ= × = × =

Trong đó:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 110Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 111: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

β - Hệ số dự trữ công suất, 1,5 1,2β = − → chọn 1,2β = [ ]5

→ Chọn công suất động cơ điện ( )5,3 wdcN K=

Tính bơm tuần hoàn cho bể aeroten

Lưu lượng bùn cần tuần hoàn trở lại bể Aeroten Qr=1875 (m3/ngày)

Chọn chiều dài ống dẫn là L=15m

Vận tốc bùn đi trong ống hút và đẩy bằng nhau : v=2m/s

Đường kính ống dẫn đẩy và hút

4 4 2500

2 24 3600

Qd

v π π× ×= =× × × ×

=0,117 (m)

D=117 mm

Áp suất toàn phần do bơm tạo ra:2 2

1 2 1 202 m

P PH H h

g g

ω ωρ

− −= + + +×

[4]

Trong đó

m ms cbh P P= ∆ + ∆

=2 2. . . .

2. 2td

L p

d

λ ρ ω ξ ω+ [8]

Trong đó

λ :hệ số ma sát, phụ thuộc vào chế độ chuyển động của chất lỏng và độ nhám của

thành ống.

Chiều dài ống L=15m;

tdd Đường kính ống , tdd =0,117 m

Hệ số tổn thất cục bộ :chọn 4 khuỷu, 1 van

0,32;khuyuξ = (khuỷu 90 do 2 khuỷu 45 tạo thành), 4,4vanξ = ( van tiêu chuẩn)

. .Re

dtd

ω ρ

µ= = 3

2 0,117 1,005

0,003 10−

× ×× =94068

µ độ nhớt của bùn (N/m2) . Vì nồng độ pha rắn lớn hơn 10% thể tích nên độ nhớt

được tính theo công thức

(1 4,5 )nuocµ µ ϕ= × +ϕ - nồng độ pha rắn trong hỗn hợp

18750,42

1875 2500r

r

Q

Q Qϕ = = =

+ +

Vậy µ =1,005.10-3x(1+4,5.0,42)= 0,003 (Ns/m2)

Trị số Re giới hạn trên của khu vực nhẵn được xác định

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 111Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 112: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

8877 117

Re 6 6 19259,60,1

tdgh

d

ε = × = × = ÷ ÷

Chuẩn số Re khi xuất hiện vùng nhám được xác định9988 117

Re 220 220 6224890,1

tdn

d

ε = × = × = ÷ ÷

Vậy ta có Re Re Regh n< < khi đó hệ số ma sát được xác định theo công thức

( )1 1

1,14 2lg / 1171,14 2lg

0,1tdd

λε

= =+ + ÷

=0,137

Vậy ta có :

Tổn thất áp suất do ma sát:215 1005 2

0,137 23336,42 0,177msP× ×∆ = × =×

(N/m2) =2,33 m

Tổn thất áp suất cục bộ21005 2

(4 0,32 1 4,4) 47442cbP×∆ = × + × × = (N/m2)=0,5 m

Vây H= H0 +hm=4+2,3+0,5=6,8 (m)

Công suất của bơm.

( )w1.000

Q g HN K

ρη

× × ×=×

Trong đó:

Q: Năng suất của bơm (m3/s)ρ : Khối lượng riêng của nước thải (kg/m3), chọn ρ =1.000(kg/m3)

g: Gia tốc trọng trường(m/s2)

H: Áp suất toàn phần của bơm (m)

2500 1005 9,8 6,82,6

1000 0,75 24 3600N

× × ×= =× × × (kw)

Lấy hệ số dự trữ là 1,2 thì công suất cần thiết của bơm là

1,2 2,6 3,12dN = × = (kw)

Chọn 2 bơm có công suất 5 kw, 1 hoạt động 1 dự phòng

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 112Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 113: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

CHƯƠNG 5: CHI PHÍ QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH

Phân tích giá thành

Cơ sở tính toán:

- Chi phí xây dựng các hạng mục

- Chi phí cung cấp, lắp đặt thiết bi

- Chi phí hóa chất và các khoản khác

V.1.Chi phí phần xây dựng

STT Tên công trình Thể tích

m3

Số

lượng

Đơn giá

1m3BTCT

Thành tiền

1 Hố gom 52,1 1 2.500.000 130.250.0002 Bể điều hòa 521 1 2.500.000 1.302.500.0003 Bể tách dầu 48,34 1 2.500.000 120.862.5004 Bể phản ứng 8,68 1 2.500.000 21.700.0005 Bể keo tụ 34,43 1 2.500.000 86.075.0006 Bể lắng I 330 1 2.500.000 825.000.0007 Bể trung hòa 26,04 1 2.500.000 65.100.0008 Bể aerotank 426,7 1 2.500.000 1.066.750.0009 Bể lắng 2 570 1 2.500.000 1.425.000.000

10 Bể chứa bùn 163 1 2.500.000 407.500.00011 Bể nén bùn 16,88 1 2.500.000 42.200.00012 Bể tiếp xúc 52,1 1 2.500.000 130.250.00013 Nhà điều

hành+bảo vệ+hóa

300 m2

Nền

1 1.500.000 450.000.000

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 113Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 114: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

chất Tổng cộng : 6.073.187.000

V.2 Chi phí máy móc thiết bị:

STT Tên thiết bị số

lượng

Đơn giá VNĐ/cái Thành tiền VNĐ

Hầm bơm tiếp nhận 321.470.0001 Song chắn rác 3 lớp 1 20.530.000 20.530.0002 Bơm chìm AP

100,150,170 hiệu

Grundfos

4 75.235.000 300.940.000

Bể điều hòa 975.727.0003 Bơm chìm AP

100,150,170 hiệu

Grundfos

5 75.235.000 376.175.000

5 Thiết bị đo độ dẫn 1 75.417.000 75.417.0006 Máy thổi khí 1 512.135.000 512.135.0007 Đĩa phân phối khí 40 đĩa 300.000 12.000.000

Trộn , phản ứng và trung hòa 422.600.0008 Cánh khuấy 4 24.525.000 98.100.0009 Đầu dò PH 4 81.215.000 324.500.000

Lắng 1+Lắng 2 928.037.00010 Thanh gạt 1 515.165.000 515.165.00011 Bơm hút bùn 2 46.926.000 93.852.00012 Giàn quay 2 80.000.000 160.000.00013 Tấm chắn váng bọt 1+2 4 5.000.000 20.000.00014 Máng tràn răng cưa 1+2 4 2.000.000 8.000.00015 Môtor kéo giàn gạt cặn 2 65.510.000 131.020.000

Aeroten 3.752.580.00016 Máy thổi khí 6 550.430.000 3.302.580.000

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 114Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 115: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

17 Hệ thống phân phối khí 1 350.000.000 350.000.00018 Bơm tuần hoàn bùn 2 50.000.000 100.000.00019 Đĩa phân phối khí 172 đĩa 300.000 51.600.000

Bể nén bùn 1.593.852.00020 Bơm bùn 2 46.926.000 93.852.00021 Máy ép bùn dây đai 1 1.500.000.000 1.500.000.000

Các thiết bị khác 1.783.160.00022 Bơm hóa chất 6 20.000.000 120.000.00023 Tủ điều khiển 1 13.200.000 13.200.00024 Hệ thống điều khiển 1 729.960.000 729.960.00025 Máy đo lưu lượng 1 220.000.000 220.000.00026 Hệ thống điện đường kỹ

thuật

1 300.000.000 300.000.000

27 Hệ thống đương ống +

van

1 400.000.000 400.000.000

Tổng chi phí thiết bị máy móc 9.829.026.000

Tổng chi phí xây dựng + chi phí thiết bị máy móc

= 6.073.187.000 + 9.829.026.000

= 15.902.213.000

- Chọn thời gian khấu hao 20 năm.

Chi phí cho 1m3 nước thải:

Vậy chi phí cho một ngày

N= 15.902.213.000

20x365 = 2.178.385 VNĐ/ngày

Chí hóa chất = 20% N = 435.677 VNĐ/ngày

Chi phí điện khoản 500 đông/1m3 = 2500x 500 = 1.250.000 VNĐ/ngày

Chi phí công nhân vận hành 5 người trên 1 ca, gồm 3 ca,mỗi tháng 3.000.000

VNĐ

= 5 x 3x3.000.000/30 = 1.500.000 VNĐ/ngày

Vậy chi phí cho 1 ngày

H = 2.178.385+435.677+1.250.000+1.500.000=5.364.062 VNĐ/ngày

Dự trữ sữa chưa máy móc = 10%H =536.406 VNĐ/ngày

Tổng chi phí cho 1 ngày = 5.364.062+536.46 =5.900.468VNĐ/ngày

Vậy chi phí cho 1m3 nước thải là :

f =5.900.468

2.3602500

= VNĐ/m3 nước thải.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 115Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 116: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

KẾT LUẬNHiện nay đất nước đang trong thời kì hòa nhập, nền kinh tế của đất nước ngày càng

phát triển cuộc sống của mỗi người dân ngày càng được hoàn thiện đầy đủ hơn

nhưng bên cạnh sự phát triển đi lên này thì vấn đề môi trường cần phải được quan

tâm hơn.

Việc xử lý nước thải tập trung tại các KCN,KCX, CCN càng phải được thực hiện

nghiêm túc và chặt chẽ hơn. Nếu thực tốt công tác xử lý này thì gớp phần vào bảo

vệ môi trường , giữ được cân bằng sinh thái và tiến tới phát triển bền vững.

Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu các ngành nghề sản xuất có thể đầu tư vào

cụm công nghiệp Bình Đông, và thông qua quá trình nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu

các dây chuyền công nghệ xử lý nước thải của1 số khu công nghiệp đang hoạt động

tại việt nam làm cơ sở đề xuất giải pháp xử lý nước thải phát sinh từ cụm công

nghiệp Bình Đông.

Phương án được lựa chọn công nghệ, thiết kế hệ thống được xây dựng trên cơ sở

tìm hiểu về chiến lược đầu tư, phát triển của CCN, điều kiện tự nhiên tại khu vực dự

án, mặt bằng xây dựng và các tiêu chuẩn nước thải đầu vào và các tiêu chuẩn nước

thải đầu ra theo các yêu cầu của luật định, cũng như điều kiện về kinh tế và kỹ thuật

tại khu vực. Hệ thống được lựa chọn để xử lý nươc thải tại CCN Bình Đông là:

phương pháp sinh học hiếu khí kết hợp với vơi phương pháp đong keo tụ.

Nước thải sau khi xử lý đạt theo QCVN 24-2009 cột A và được chảy ra nguồn tiếp

nhận là song Vàm Cỏ. Phương án đề xuất có lựa chọn các thông số để tính toán

thiết kế, có tính toán chi tiết các hạng mục xử lý chính và các máy móc thiết bị được

sử dụng trong hệ thống. Phương pháp lựa chọn và thiết kế hệ thống xử lý nước thải

mục đích đem lại lợi ích cao nhất là ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm nước thải phát

sinh từ hoạt động sản xuất của cụm công nghiệp đối với môi trường.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 116Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 117: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân(2004), Xử lý

nước thải đô thị và công nghiệp-Tính toán thiết kế công trình, Nhà xuất bản

ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh.

2. Trịnh Xuân Lai (2008) , Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải,

NXB Xây Dựng, Hà Nội .

3. Hoàng Văn Huệ, Trần Đức Hạ(2002), Thoát Nước tập II, NXB Khoa Học và

kĩ thuật.

4. Nguyễn Bin và các cộng sự (2006)- Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ

hóa chất tập I, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội.

5. Trịnh Xuân Lai, Nguyễn Trọng Dương (2005), Xử lý nước thải công nghiệp,

NXB xây dựng hà nội.

6. Trần Hiếu Nhuệ (2007), Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp, NXB

xây dựng hà nội.

7. Công ty cổ phần xây dựng thương mại dịch vụ khang thông (2009), Báo cáo

đánh giá tác động môi trường dự án Cụm Công nghiệp Bình Đông- tỉnh Tiền

Giang.

8. Đặng Xuân Hiển (2008), Bài giảng môn xử lý nước thải, Trường Đại học

Bách khoa Hà Nội.

9. Trần Đức Hạ (2006), Xử lý nước thải đô thị , NXB khoa học kỹ thuật.

10. Tiêu chuẩn xây dựng (2003), TCVN 51-84, Thoát nước mạng lưới bên ngoài

và công trình.

11. Trang điện tử “Tạp chí khu công nghiệp Việt Nam”,

http://www.khucongnghiep.com.vn/news_detail.asd?

ID=159&CID=159&CID=159&=105&lang=vn. Giấy phép thiết lập số:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 117Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551

Page 118: Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chung cho CCN Bình Đông – Đào Sỹ Hiệp – Lớp CNMT K50QN

60/GP-BC do bộ văn hóa- Thông tin cấp ngày 15 tháng 9 năm 2009, Việt

Nam

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Trang 118Tel: (84.4) 8681686-Fax:(84.4)8693551