83
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ngô Ngc Hi NGHIÊN CU MT SĐẶC ĐIỂM SINH THÁI LOÀI THCH SÙNG MÍ CÁT BÀ GONIUROSAURUS CATBAENSIS VÀ ĐỀ XUT BIN PHÁP BO TN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Ngô Ngọc Hải

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI

LOÀI THẠCH SÙNG MÍ CÁT BÀ GONIUROSAURUS CATBAENSIS

VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2015

Page 2: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Ngô Ngọc Hải

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI LOÀI

THẠCH SÙNG MÍ CÁT BÀ GONIUROSAURUS CATBAENSIS

VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN

Chuyên ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. Lê Đức Minh

TS. Nguyễn Quảng Trường

Hà Nội - 2015

Page 3: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu

trong luận án là trung thực và chưa từng được bảo vệ trước bất kỳ hội đồng nào trước

đây.

Tác giả

Ngô Ngọc Hải

Page 4: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin dành lời cảm ơn đặc biệt tới TS. Lê Đức Minh và TS.

Nguyễn Quảng Trường đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát

thực địa, phân tích số liệu và hoàn thiện luận văn.

Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô của Khoa Môi trường và Bộ môn Sinh thái

học (Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã giúp đỡ tôi

trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tôi xin cảm ơn các đồng

nghiệp của Phòng Bảo tồn thiên nhiên (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam) đã giúp đỡ,

cung cấp tài liệu và trang thiết bị trong quá trình thực hiện đề tài. Xin được cảm ơn

Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp

đỡ và trao đổi những kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu.

Trong quá trình thực địa và phân tích số liệu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của

ThS. Phạm Thế Cường (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật), KS. Nguyễn Xuân

Khu (VQG Cát Bà), CN. Leon Barthel và ThS. Mona van Schingen (Vườn thú

Cologne, CHLB Đức), TS. Phạm Thị Nhị (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật),

ThS. Nguyễn Trường Sơn (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật), TS. Nguyễn Thiên

Tạo (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam), PGS.TS. Thomas Ziegler (Vườn thú Cologne,

CHLB Đức). Xin được trân trọng cảm ơn.

Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc, các cán bộ kiểm lâm của VQG Cát Bà, người

dân địa phương các xã thuộc VQG Cát Bà đã cung cấp thông tin và tạo điều kiện thuận

lợi cho tôi trong quá trình khảo sát thực địa.

Xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và người thân đã động viên và ủng

hộ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này.

Nghiên cứu thực địa trong năm 2014 và 2015 được hỗ trợ bởi Vườn thú

Cologne (CHLB Đức)

Hà Nội, tháng năm 2015

Học viên

Ngô Ngọc Hải

Page 5: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 2

1.1. Tổng quan về nghiên cứu bò sát ở Việt Nam ................................................ 2

1.1.1. Đa dạng loài bò sát ở Việt Nam ......................................................................... 2

1.1.2. Các nghiên cứu về bò sát ở vùng Đông Bắc....................................................... 2

1.1.3. Nghiên cứu về bò sát ở đảo Cát Bà .................................................................... 3

1.1.4. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài bò sát ........................ 4

1.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên ở khu vực nghiên cứu .............................. 4

1.2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................... 5

1.2.2. Địa hình .............................................................................................................. 5

1.2.3. Khí hậu ............................................................................................................... 8

1.2.4. Đa dạng sinh học ................................................................................................ 9

1.3. Tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu ............................................................. 10

1.3.1. Phân loại giống Thạch sùng mí Goniurosaurus ............................................... 10

1.3.2. Các loài Thạch sùng mí phân bố ở Việt Nam .................................................. 13

CHƢƠNG II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 14

2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 14

2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 14

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 15

2.3.1. Dụng cụ khảo sát thực địa ................................................................................ 15

2.3.2. Khảo sát thực địa .............................................................................................. 15

2.3.3. Ước tính mật độ và kích cỡ quần thể ............................................................... 17

2.3.3.1. Phương pháp bắt – đánh dấu – thả – bắt lại ..................................................... 17

2.3.3.2. Ước tính mật độ quần thể. ................................................................................ 19

Page 6: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

2.3.3.3. Ước tính kích cỡ quần thể ................................................................................ 19

2.3.4. Đặc điểm hình thái ........................................................................................... 20

2.3.5. Đặc điểm sinh thái ............................................................................................ 22

2.3.6. Phân tích thành phần thức ăn ........................................................................... 22

2.4. Phân tích thống kê ......................................................................................... 24

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................... 26

3.1. Đặc điểm hình thái của loài Thạch sùng mí cát bà ..................................... 26

3.1.1. Đặc điểm nhận dạng ......................................................................................... 26

3.1.2. Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng ...................................................... 33

3.1.3. Thể trạng cơ thể theo nhóm tuổi....................................................................... 34

3.2. Hiện trạng quần thể ....................................................................................... 36

3.2.1. Hiện trạng phân bố ........................................................................................... 36

3.2.2. Ước tính mật độ quần thể của loài Thạch sùng mí cát bà ................................ 38

3.2.3. Ước tính kích cỡ quần thể của loài Thạch sùng mí cát bà ............................... 41

3.2.4. Cấu trúc quần thể .............................................................................................. 43

3.3. Một số đặc điểm sinh thái của loài Thạch sùng mí cát bà .......................... 48

3.3.1. Sinh cảnh sống. ................................................................................................. 48

3.3.2. Đánh giá phạm vi hoạt động của loài ............................................................... 54

3.3.3. Thành phần thức ăn .......................................................................................... 55

3.4. Đánh giá các nhân tố tác động đến loài Thạch sùng mí cát bà .................. 57

3.4.1. Nhân tố tác động đến quần thể của loài ........................................................... 57

3.4.2. Nhân tố tác động đến sinh cảnh sống của loài ................................................. 57

3.5. Các vấn đề bảo tồn ......................................................................................... 57

3.5.1. Bảo tồn quần thể ............................................................................................... 58

3.5.2. Bảo vệ sinh cảnh ............................................................................................... 59

3.5.3. Tuyên truyền và nâng cao nhận thức ................................................................ 60

Page 7: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 61

1. Kết luận ........................................................................................................... 61

2. Kiến nghị ......................................................................................................... 62

2.1. Đối với công tác nghiên cứu tiếp theo .............................................................. 62

2.2. Đối với công tác bảo tồn .................................................................................. 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 8: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

DANH LỤC HÌNH

Hình 1: Số lượng các loài bò sát được ghi nhận ở Việt Nam qua các năm. .................... 2

Hình 2: Bản đồ VQG và Khu Dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà (Nguồn: Dự án bảo

tồn Voọc Cát Bà) ............................................................................................................. 6

Hình 3: A) Cảnh quan núi đá vôi đá vôi bị biển xâm lấn; B) Sinh cảnh núi đá vôi trên

quần đảo Cát Bà ............................................................................................................... 7

Hình 4: Các loài thuộc nhóm Thạch sùng mí lui A: G.kwangsiensis; B:

G.kadoorieorum; C: G.araneus; D: G.bawalingensis; E: G.luii; F: G.liboensis; G:

G.catbaensis; H: G.huuliensis (Nguồn ảnh A-F: Yang và Chan, 2015) ....................... 12

Hình 5: Phân bố của các loài thuộc giống Thạch sùng mí ở Việt Nam ........................ 13

Hình 6: A) Bản đồ các tuyến khảo sát ở đảo Cát Bà; B) Bản đồ vùng phân bố của hai

loài G.catbaensis và G.luii tại Việt Nam và Trung Quốc; C) Sinh cảnh núi đá vôi ở

tuyến T-1; D) Cá thể non (G-9.1) quan sát được ở tuyến T-1. ...................................... 16

Hinh 7: A) Đánh dấu cá thể bằng bút xóa; B) Chụp ảnh cá thể sau khi đánh dấu; C) Cá

thể được đánh dấu G.catbaensis (G-13.1); D) Cá thể bắt gặp lại đã mất dấu (G-

13.1)….. ......................................................................................................................... 18

Hình 8: Đo đạc các đặc điểm hình thái của loài Thạch sùng mí cát bà trên thực địa ... 21

Hình 9: Thụt dạy dày cá thể Thạch sùng mí cát bà ngoài thực địa ............................... 23

Hình 10: Xác định và đo đếm kích thước mẫu thức ăn dưới kính lúp soi nổi .............. 24

Hình 11: Phân tích PCA về kích thước theo nhóm tuổi của loài Thạch sùng mí cát

bà……………………………………………………………………………………..28

Hình 12: Đánh giá ảnh hưởng của các chỉ số đo hình thái tới sự khác biệt giữa các

nhóm tuổi của loài Thạch sùng mí cát bà ...................................................................... 29

Hình 13: Trọng lượng của loài Thạch sùng mí cát bà theo nhóm tuổi .......................... 29

Hình 14: Phân tích PCA (PC1) so sánh về kích thước giữa 2 loài G.catbaensis và loài

G.luii (kiểm định T-test, P=0,11>0,05) ......................................................................... 30

Hình 15: Sai khác có ý nghĩa giữa 2 loài G.catbaensis và G.luii về chỉ số Loading

PCA-2…. ....................................................................................................................... 31

Hình 16: Đánh giá ảnh hưởng của các chỉ số đo tới sự khác biệt về hình thái giữa hai

loài G.catbaensis và G.luii bằng chỉ số PC2 loading .................................................... 31

Page 9: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

Hình 17: So sánh trọng lượng hai loài G.catbaensis và G.luii ...................................... 32

Hình 18: Tỷ lệ dài đầu với rộng đầu (HL/HW) giữa loài G.catbaensis và loài

G.luii…….. ..................................................................................................................... 33

Hình 19: Sự tương quan sinh trưởng giữa chiều dài cơ thể (SVL) và trọng lượng

(W)……………………………………………………………………………………34

Hình 20: Thể trạng cơ thể theo cấu trúc quần thể của loài Thạch sùng mí cát bà ........ 35

Hình 21: Biến thiên thể trạng cơ thể của loài Thạch sùng mí cát bà theo các tháng .... 35

Hình 22: Thể trạng cơ thể ở 2 loài G.catbaensis và G.luii ............................................ 36

Hình 23: Bản đồ vùng phân bố của loài Thạch sùng mí cát bà. .................................... 37

Hình 24: A) Sinh cảnh ghi nhận cá thể sát ven biển; B) Sinh cảnh nhỏ ghi nhận cá thể

bám; C) Hình ảnh cá thể đánh dấu. ............................................................................... 38

Hình 25: Bản đồ ghi nhận số lượng cá thể theo các tuyến khảo sát tại VQG Cát Bà ... 39

Hình 26: A) Mật độ cá thể của loài Thạch sùng mí cát bà trên đơn vị chiều dài (km);

B) Mật độ quần thể loài trên đơn vị diện tích (km2) theo tháng. ................................... 41

Hình 27: Cấu trúc theo nhóm tuổi dựa trên sự khác biệt về chiều dài SVL .................. 44

Hình 28: Biến thiên giá trị SVL của các cá thể Thạch sùng mí cát bà quan sát theo các

tháng…. ......................................................................................................................... 45

Hình 31: Phân bố theo độ cao của loài G.catbaensis tại 2 điểm nghiên cứu ở VQG Cát

Bà và của loài G.luii tại huyện Hạ Lang, Cao Bằng ..................................................... 49

Hình 32: Tần suất bắt gặp các cá thể loài Thạch sùng mí cát bà theo độ cao ............... 49

Hình 33: Tần suất bắt gặp của loài Thạch sùng mí cát bà theo độ che phủ .................. 50

Hình 34: Tỉ lệ phân bố theo nơi ở của 2 loài G.catbaensis và G.luii ............................ 51

Hình 35: Độ cao từ vị trí bám so với mặt đất của loài Thạch sùng mí cát bà theo nhóm

tuổi và giữa các cá thể cái mang trứng và cá thể trưởng thành ..................................... 52

Hình 36: Tần suất ghi nhận các cá thể trên các dạng mặt bám theo nhóm tuổi của loài

Thạch sùng mí cát bà …… ............................................................................................ 52

Hình 37: Độ cao từ vị trí bám của các cá thể Thạch sùng mí cát bà so với mặt đất theo

từng loại mặt bám…….. ................................................................................................ 53

Hình 38: Tỉ lệ (%) thành phần thức ăn trong dạ dày của loài Thạch sùng mí cát bà .... 56

Hinh 39: Cá thể Thạch sùng mí cát bà nuôi nhốt tại Trạm Đa dạng Sinh học Mê

Linh…………………………………………………………………………………..59

Page 10: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

DANH LỤC BẢNG

Bảng 1: Các đặc điểm hình thái đo đạc trên mẫu Thạch sùng mí cát bà ....................... 21

Bảng 2: Đặc điểm hình thái của loài G.catbaensis và loài G.luii.................................. 27

Bảng 3: Ước tính mật độ quần thể của loài Thạch sùng mí cát bà theo thời gian ......... 40

Bảng 4: Ước tính tỷ lệ ẩn nấp của loài Thạch sùng mí cát bà ....................................... 41

Bảng 5: Ước tính mật độ quần thể của loài Thạch sùng mí cát bà theo phương pháp chỉ

số Schnabel .................................................................................................................... 42

Bảng 6: Thông số vi khí hậu của loài Thạch sùng mí cát bà ......................................... 54

Bảng 7: Phạm vi di chuyển của các cá thể Thạch sùng mí cát bà ................................. 55

Bảng 8: Tần suất, số lượng, khối lượng và chỉ số quan trọng của các dạng thức ăn của

loài Thạch sùng mí cát bà .............................................................................................. 56

Page 11: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CS Cộng sự

DTSQ Dự trữ sinh quyển

GPS Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System)

IEBR Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

IUCN Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (The World Conservation

Union)

MVP Quần thể tối thiểu để tồn tại (Minimum Viable Population)

PCA Phân tích thành phần chính (Principal Component Analysis)

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (United

Nations Educational Scientific and Cultural Organization)

VQG Vườn Quốc gia

Page 12: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

1

MỞ ĐẦU

Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có khu hệ bò sát đa dạng

nhất trên thế giới với khoảng hơn 450 loài bò sát được ghi nhận (Uetz & Hošek, 2015)

[54]. Số lượng các loài bò sát được ghi nhận ở Việt Nam không ngừng tăng trong

những năm gần đây với hàng trăm loài mới và ghi nhận mới được phát hiện, đặc biệt là

các nhóm còn ít được nghiên cứu như các loài thuộc họ Tắc kè (Gekkonidae) (Nguyen

và cs, 2009) [37]. Tuy nhiên, quần thể của các loài bò sát trong tự nhiên bị suy giảm

nghiêm trọng, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng do mất và suy

thoái sinh cảnh sống. Ngoài ra, nhiều loài bò sát có giá trị kinh tế cao (rùa, rắn, tắc kè)

bị săn bắt cạn kiệt phục vụ nhu cầu của con người như làm thực phẩm, dược liệu, nuôi

làm cảnh nên quần thể của nhiều loài đã bị suy giảm nhanh chóng (IUCN, 2015) [22].

Theo ước tính của Böhme và cs (2013), có khoảng 20% tổng số loài bò sát đã ghi nhận

trên toàn cầu có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng [12]. Bên cạnh đó hiểu biết của chúng

ta về hiện trạng quần thể của các loài, đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài bò sát

còn rất hạn chế khiến cho công tác bảo tồn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở các khu

vực xa xôi hẻo lánh hoặc đối với các loài mới được phát hiện trong những năm gần

đây.

Loài Thạch sùng mí cát bà Goniurosaurus catbaensis mới được phát hiện và

mô tả vào năm 2008 dựa trên bộ mẫu chuẩn thu được tại đảo Cát Bà, thành phố Hải

Phòng (Ziegler và cs, 2008) [62]. Loài này cũng là một trong 21 loài đặc hữu của đảo

Cát Bà nên có giá trị đặc biệt đối với bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Cát

Bà cũng như của Việt Nam (Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Cát Hải, 2012) [2]. Tuy nhiên

cho đến nay, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về kích cỡ quần thể cũng như đặc điểm

sinh thái của loài Thạch sùng mí này. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu

một số đặc điểm sinh thái loài Thạch sùng mí cát bà Goniurosaurus catbaensis và

đề xuất biện pháp bảo tồn”. Kết quả của đề tài không chỉ cung cấp thông tin khoa

học về đặc điểm sinh thái học của một loài bò sát đặc hữu mà còn làm cơ sở phục vụ

công tác quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của VQG Cát Bà.

Page 13: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

2

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về nghiên cứu bò sát ở Việt Nam

1.1.1. Đa dạng loài bò sát ở Việt Nam

Việt Nam nằm trong vùng Indo-Burma, là một trong 34 điểm nóng trên thế giới

về đa dạng sinh học (Conservation International 2013) [16]. Việt Nam cũng được đánh

giá là một trong 25 quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao nhất thế giới (Myers và

cs, 2000) trong đó có khu hệ bò sát [29]. Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc

ghi nhận 258 loài bò sát, số lượng loài tăng lên 368 loài vào năm 2009 (Nguyễn và cs,

2009) và lên tới 420 loài vào năm 2013 [37]. Chỉ tính riêng trong hai năm trở lại đây

có tới hơn 30 loài mới được công bố hoặc ghi nhận tại Việt Nam (tính đến tháng 7-

2015 theo Uetz & Hošek, 2015) [54] (Hình 1). Số lượng loài tăng lên nhanh chóng và

những phát hiện mới chứng tỏ khu hệ bò sát của Việt Nam rất đa dạng và cần tiếp tục

những nghiên cứu chi tiết hơn.

Hình 1: Số lƣợng các loài bò sát đƣợc ghi nhận ở Việt Nam qua các năm

1.1.2. Các nghiên cứu về bò sát ở vùng Đông Bắc

Trong khoảng 15 năm trở lại đây, có rất nhiều công trình công bố về bò sát ở

khu vực Đông Bắc Việt Nam nhưng hầu hết các nghiên cứu tập trung điều tra về thành

phần loài hoặc đa dạng khu hệ.

258 296

368

420 450

0

50

100

150

200

250

300

350

400

450

500

Nguyen & Ho(1996)

Nguyen và cs.(2005)

Nguyen và cs.(2009)

Uetz & Hošek(Tháng 3-2013)

Uetz & Hošek(Tháng 7-2015)

Page 14: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

3

Về thành phần loài, Orlov và cs (2000) ghi nhận hơn 80 loài rắn ở Tam Đảo,

tỉnh Vĩnh Phúc [40]. Năm 2008, Trần Thanh Tùng thống kê 89 loài bò sát ở khu vực

Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang [10]. Hoàng Văn Ngọc (2010) đã ghi nhận 101 loài bò sát

ở 3 tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Hà Giang [7]. Hecth và cs (2014) thống kê ở

vùng núi Tây Yên Tử (tỉnh Bắc Giang) có 40 loài Bò sát [20].

Về mô tả loài mới và ghi nhận mới cho Việt Nam: Le & Ziegler (2003) lần đầu

tiên ghi nhận loài Shinisaurus crocodilurus ở Việt Nam [25]. Darevsky và cs (2004)

mô tả loài mới Sphenomorphus devorator ở Quảng Ninh [19]. Böhme và cs (2005) mô

tả mới loài Tylototriton vietnamensis ở Bắc Giang [13]. Vu và cs (2006) ghi nhận bổ

sung loài Goniurosaurus luii cho khu hệ bò sát của Việt Nam [59]. Ziegler và cs

(2008) mô tả mới Goniurosaurus catbaensis ở đảo Cát Bà [62]. Ziegler và cs (2008)

phát hiện loài mới Opisthotropis tamdaoensis ở Tam Đảo [61]. Năm 2009, Orlov và cs

mô tả loài rắn mới Protobothrops trungkhanhensis với mẫu chuẩn thu tại tỉnh Cao

Bằng [41]. Nguyen và cs (2010) mô tả loài mới Scincella apraefrontalis tại tỉnh Lạng

Sơn [32]. Rosler và cs (2010) mô tả loài Gekko canhi thu tại tỉnh Lạng Sơn [46].

David và cs (2012) mô tả mới loài Oligodon nagao tại tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng

[17]. Nguyen và cs (2012) ghi nhận bổ sung loài Sphenomorphus incognitus cho khu

hệ bò sát của Việt Nam với mẫu vật thu tại tỉnh Bắc Giang [35]. Orlov và cs (2013)

mô tả loài mới Azemiops kharini với mẫu vật thu tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và

Vĩnh Phúc [42].

1.1.3. Nghiên cứu về bò sát ở đảo Cát Bà

Darevsky (1990) ghi nhận 7 loài bò sát phân bố trên đảo Cát Bà [18]. Năm

1993, Bobrov ghi nhận 18 loài bò sát ở các đảo thuộc vịnh Bắc Bộ, trong đó có đảo

Cát Bà [11]. Nguyen và Shim (1997) ghi nhận 20 loài, bao gồm cả 2 loài rùa biển [38].

Gần đây nhất, Nguyen và cs (2011) đã ghi nhận 40 loài bò sát trong đó có 1 loài rùa,

19 loài thằn lằn và 20 loài rắn ở đảo Cát Bà [34]. Về loài mới, Ziegler và cs (2008)

công bố loài Thạch sùng mí cát bà Goniurosaurus catbaensis [62]. Nguyen và cs

(2011) công bố loài Thằn lằn phê-nô bắc bộ Sphenomorphus tonkinensis với mẫu

chuẩn thu ở Cát Bà (Hải Phòng), đảo Ba Mùn (Quảng Ninh), Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và

đảo Hải Nam (Trung Quốc) [31].

Page 15: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

4

Như vậy các nghiên cứu về bò sát ở Việt Nam tập trung ghi nhận về thành phần

loài ở các khu vực khác nhau và khám phá loài mới.

1.1.4. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài bò sát

Số lượng các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài bò sát

ở Việt Nam còn khá hạn chế, chủ yếu là nghiên cứu về thành phần thức ăn trong tự

nhiên và trong điều kiện nhân nuôi như: Nghiên cứu dinh dưỡng của Rắn ráo trâu

Ptyas mucosa trong điều kiện nuôi tại Nghệ An thực hiện bởi Ông Vĩnh An và cs

(2012) [1]; Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng và sinh dục của rắn nước Xenochrophis

flavipunctatus của Ngô Đắc Chứng và Lê Anh Tuấn (2012) [5]. Ngo và cs (2014) tiến

hành nghiên cứu thành phần thức ăn của loài Eutropis multifasciatus (Kuhl, 1820)

[30]. Một vài nghiên cứu tiến hành theo dõi đặc điểm sinh sản trong điều kiện nuôi

nhốt như: nghiên cứu của Trần Quốc Dung và Ngô Quốc Trí (2012) ở loài Nhông cát

Leiolepis guentherpetersi [6].

Nghiên cứu về kích cỡ và cấu trúc quần thể các loài bò sát còn rất hạn chế ở

Việt Nam. Van Schingen và cs (2014a, b, 2015) đã công bố một số công trình về hiện

trạng quần thể, thành phần thức ăn và tình hình buôn bán loài Thằn lằn cá sấu

(Shinisaurus crocodilurus) ở Việt Nam [56; 57; 58]. Như vậy, có thể nói hướng nghiên

cứu về đặc điểm sinh thái quần thể còn khá mới mẻ ở Việt Nam và có ý nghĩa quan

trọng đối với công tác bảo tồn, đặc biệt là những loài bò sát quý hiếm và có nguy cơ bị

đe dọa tuyệt chủng.

1.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên ở khu vực nghiên cứu

Theo số liệu của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà (2013), Quần

đảo Cát Bà thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng, chính thức được tổ chức

Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là khu dự trữ

sinh quyển vào ngày 10/07/2003. Đây cũng là khu dự trữ sinh quyển thứ 3 tại Việt

Nam. Quần đảo Cát Bà tiêu biểu cho các hệ sinh thái nhiệt đới, cận nhiệt đới, và nổi

trội là hệ sinh thái quần đảo đá vôi lớn nhất Châu Á. Đây cũng là khu vực có mức độ

đa dạng cao nhất của hệ sinh thái nhiệt đới và cận nhiệt đới điển hình, liền kề và kế

Page 16: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

5

tiếp nhau. Vườn quốc gia Cát Bà chiếm phần lớn diện tích của quần đảo đá vôi thuộc

khu dự trữ sinh quyển [3] (Hình 2).

1.2.1. Vị trí địa lý

VQG Cát Bà có tọa độ địa lý: 20°41' - 22°53' vĩ độ Bắc, 106°58' - 107°14' kinh

độ Đông; phía Đông, Đông Nam và Đông Bắc giáp vịnh Hạ Long được ngăn cách bởi

lạch Ngăn và lạch Đầu Xuôi của tỉnh Quảng Ninh; phía Tây và Tây Nam là sông Bạch

Đằng, sông Cấm và biển Đồ Sơn. Đảo Cát bà cách trung tâm thành phố Hải Phòng

khoảng 50 km về phía Đông, cách Hà Nội khoảng 150 km về phía Đông Bắc, nằm

giáp ranh với Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long (Birdlife International 2004)

[3].

1.2.2. Địa hình

₋ Diện tích

Tổng diện tích Khu dự trữ sinh quyển Quần đảo Cát Bà 26.241 ha (17.041 ha

phần đảo và 9.200 ha phần biển) bao gồm hầu hết 366 hòn đảo lớn nhỏ thuộc quần đảo

Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng (Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Quần

đảo Cát Bà, 2013). Khu Dự trữ Sinh quyển có đầy đủ 3 vùng chức năng: Vùng lõi

(8.500 ha), vùng đệm (7.741 ha) và vùng chuyển tiếp (10.000ha) [3] (Hình 2).

Nghiên cứu của chúng tôi tập trung trên địa bàn của VQG Cát Bà. Theo Quyết

định số 79/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký ngày 31/03/1986 thì VQG Cát Bà

có tổng diện tích là 15.200 ha, bao gồm khu vực đất liền trên đảo 9.800 ha và vùng

biển 5.400 ha (Birdlife International 2004) [3].

Page 17: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

6

Hình 2: Bản đồ VQG và Khu Dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà

(Nguồn: Dự án bảo tồn Voọc Cát Bà)

₋ Địa mạo, địa chất

Vịnh Hạ Long, trong đó có quần đảo Cát Bà tách biệt từ lục địa trong khoảng

thời gian tương đối ngắn khoảng 7000-8000 năm khi quá trình tan chảy băng đạt đỉnh

điểm và mực nước biển dâng cao. Trước đó, vào khoảng thời gian cách nay 17.000

năm, mực nước biển thấp hơn so với hiện nay khoảng 100-200 m, vịnh Hạ Long và

nhiều đảo thuộc vịnh Bắc Bộ lúc đó vẫn còn nối liền với lục địa (Tran & Waltham

2001) [53].

Đặc điểm địa mạo nổi trội nhất của quần đảo Cát Bà là cảnh quan núi đá vôi

(karst) trưởng thành, trước kia phát triển trên cạn, sau đó bị biển xâm lấn và tiếp tục

biến cải. Quần đảo Cát Bà nói riêng và quần thể đảo trong vịnh Hạ Long nói chung là

một trong những thí dụ điển hình nhất trên thế giới về cảnh quan núi đá vôi bị biển

xâm lấn với những dãy núi đá vôi có dạng hình chóp nón (fengling) và các khối núi đá

vôi hình tháp có đỉnh tương đối bằng phẳng, biệt lập (fengcong) (Tran & Waltham

2001) [53] (Hình 3-A), chúng ngăn cách với nhau bởi các tùng hay thung và áng. Quần

Page 18: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

7

đảo Cát Bà còn tồn tại một dạng địa hình đặc biệt, đó là các vỉa san hô cao trên mực

nước 1m, bề mặt lộ tảng cuội, các sạn sỏi và vụn vỏ sò, ốc… Hệ thống hang động

trong khu vực rất phong phú, đa dạng và phức tạp còn chưa được nghiên cứu đánh giá

đầy đủ (Hình 3-B) (Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà, 2013) [3].

Hình 3: A) Cảnh quan núi đá vôi đá vôi bị biển xâm lấn; B) Sinh cảnh núi đá vôi

trên quần đảo Cát Bà

Quần đảo Cát Bà gồm 366 hòn đảo lớn, nhỏ quây quần xung quanh nó là di chỉ

của một nếp lồi lớn thuộc phức nếp lồi Quảng Ninh có trục phát triển theo hướng Tây

Bắc-Nam. Tại đây còn lộ ra các đá cổ hơn so với các đảo còn lại của Vịnh Hạ Long.

Hoạt động đứt gãy, phá hủy xảy ra mạnh mẽ ở khu vực quần đảo Cát Bà, làm dịch

chuyển các thành tạo địa chất và làm biến dạng các nếp uốn, đồng thời khống chế sự

phát triển của địa hình, tạo nên những thung lũng dạng tuyến kéo dài. Hoạt động đứt

gãy đồng thời tạo nên khe nứt trong đá vôi, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đá

vôi hóa (Tran & Waltham, 2001) [53].

Đảo Cát Bà là đảo lớn nhất, có độ cao phổ biến khoảng 100 m, những đỉnh có

độ cao trên 200 m không nhiều, cao nhất có đỉnh Cao Vọng 322 m. Các đảo nhỏ có

Page 19: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

8

đầy đủ các dạng địa hình của một miền đá vôi bị ngập nước biển. Nhìn chung, Cát Bà

có các kiểu địa hình chính: Địa hình núi đá vôi, địa hình đồi đá phiến, kiểu địa hình

thung lũng giữa các núi, địa hình bồi tích ven biển.

Các loại đá trên quần đảo Cát Bà được chia thành 3 hệ tầng hình thành trong

các kỷ từ Devon qua Carbon đến Permi, tức là khoảng thời gian từ 385 triệu năm đến

248 triệu năm trước. Ngay trên đảo lớn Cát Bà có thể quan sát được ranh giới thời địa

tầng chuyển tiếp Devon-Carbon (khoảng 360 triệu năm trước) (Khu Dự trữ sinh quyển

thế giới Quần đảo Cát Bà, 2013) [3].

1.2.3. Khí hậu

₋ Nhiệt độ

Theo số liệu của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà (2013), nhiệt

độ trung bình năm ở khu vực đảo Cát Bà là 23,60C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là

tháng 7, nhiệt độ trung bình từ 28-290C, cao nhất 32

0C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là

tháng 1, nhiệt độ trung bình từ 16-170C, thấp nhất 10

0C, đôi khi xuống tới 5

0C. Mùa

nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, giữa

hai mùa chênh lệch từ 11-120C. Tổng số ngày nắng trong năm dao động từ 150 đến

160 ngày, tháng cao nhất có 188 giờ nắng (tháng 5, tháng 7) [3].

₋ Lượng mưa

Theo số liệu của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà (2013):

Lượng mưa trung bình năm từ 1.500-2.000 mm. Một năm có hai mùa rõ rệt:

mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) với lượng mưa trong mùa này chiếm 80-90% tổng

lượng mưa cả năm, tập trung vào các tháng 7, 8, 9; mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4

năm sau), đầu mùa khô thường hanh, cuối mùa ẩm ướt và có mưa phùn (từ tháng 2 đến

tháng 4) [3].

Độ ẩm không khí trung bình cả năm là 86%, thấp nhất vào tháng 1 (73%), cao

nhất tháng 4 (91%). Lượng bốc hơi nước hàng năm khoảng 700 mm, trong các tháng

khô hanh thường xảy ra khô hạn thiếu nước [3].

Page 20: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

9

Sương mù thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân từ tháng 12 đến tháng

4 năm sau. Thời gian này còn có mưa phùn (20-40 ngày/năm) đã làm giảm đáng kể

chế độ khô hạn trong vùng [3].

₋ Gió bão

Trong vùng, có hai loại gió chính: về mùa khô là gió Đông-Đông Bắc, về mùa

mưa là gió Đông - Đông Nam. Ngoài ra, bão thường xuất hiện từ tháng 6 đến tháng

10, bình quân có 2,5 trận bão/năm. Bão thường kéo theo mưa lớn gây lụt lội, nhất là

trong các thung, áng. Bão kèm theo mưa lớn gây ảnh hưởng nặng đến các hệ thống đê,

các khu vực canh tác nuôi trồng thuỷ sản (Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo

Cát Bà, 2013) [3].

1.2.4. Đa dạng sinh học

- Hệ sinh thái

Khu DTSQ quần đảo Cát Bà hội tụ nhiều hệ sinh thái tiêu biểu của Việt Nam

như: rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, vùng triều, hồ nước mặn

(tùng, áng), rạn san hô, đáy mềm (động thực vật phù du, thảm rong, cỏ biển,…) và hệ

thống các hang động đá vôi.

Những hệ sinh thái này trải khắp quần đảo Cát Bà như khu vực trung tâm VQG

Cát Bà, Ao Ếch, Đồng Công, Vạn Tà, Tai Kéo, và các đảo thuộc vịnh Lan Hạ (Khu

Dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà, 2013) [3].

- Hệ động, thực vật

Theo tài liệu Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà (2013), đã ghi

nhận 3.885 loài động vật và thực vật (trên cạn 2.163 loài, dưới biển 1.711 loài, cá nước

ngọt 11 loài). Đặc biệt từ năm 2004 đến tháng 7/2013 tại đảo Cát Bà đã ghi nhận 4 loài

mới cho khoa học gồm hai loài dơi Dơi mũi xám lớn (Hipposideros grandis), Dơi nếp

mũi Grip-phin (Hipposideros griffin), một loài Thằn lằn phê-nô bắc bộ

(Sphenomorphus tonkinensis) và loài Thạch sùng mí cát bà (Goniurosaurus

catbaensis) [3; 36].

Page 21: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

10

Các loài sinh vật cạn đã ghi nhận gồm 55 loài thú, 160 loài chim, 47 loài bò sát,

21 loài ếch nhái, 1 loài giáp xác cạn, 274 loài côn trùng, và 1.561 loài thực vật bậc cao,

44 loài nấm [3].

Sinh vật biển gồm 196 loài cá, 193 loài san hô, 658 loài động vật đáy và 131

loài động vật phù du, 400 loài thực vật phù du, 102 loài rong biển, 31 loài thực vật

ngập mặn [3].

Đã ghi nhận ở quần đảo Cát Bà có 130 loài quý hiếm (15 loài thú, 1 loài chim,

70 loài thực vật, 12 loài bò sát và lưỡng cư, 32 loài sinh vật biển). Có 21 loài động vật

và thực vật đặc hữu cho khu vực, trong đó loài Voọc Cát Bà (Trachypithecus

poliocephalus) là một trong 25 loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế

giới theo xếp hạng trong Danh lục Đỏ của IUCN (2014), hiện chỉ còn dưới 60 cá thể bị

phân tán thành nhiều tiểu quần thể tại quần đảo Cát Bà (Khu Dự trữ sinh quyển thế

giới Quần đảo Cát Bà, 2013) [3].

1.3. Tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu

1.3.1. Phân loại giống Thạch sùng mí Goniurosaurus

Theo Nguyen và cs. (2009), giống Thạch sùng mí (Goniurosaurus) thuộc họ

Tắc kè mí (Eublepharidae), bộ Có vảy (Squamata), lớp Bò sát (Reptilia) [37].

Hiện nay trên thế giới đã ghi nhận 17 loài thuộc giống Thạch sùng mí (Orlov và

cs, 2008; Ziegler và cs, 2008; Yang và cs, 2015). Trong các năm 2014-2015, có 3 loài

mới được mô tả với mẫu vật thu ở Nam Trung Quốc gồm: G. zhelongi Wang, Jin, Li &

Grismer, 2014, G. kadoorieorum Yang & Chan, 2015 và G. kwangsiensis Yang &

Chan, 2015. Các loài thạch sùng mí phân bố ở Đông Nam châu Á, ghi nhận ở vùng

Đông Bắc Việt Nam (kể cả các đảo trong Vịnh Hạ Long), Nam Trung Quốc (kể cả đảo

Hải Nam) và quần đảo Ryukyu của Nhật Bản (Ziegler và cs, 2008; Nguyen và cs,

2009; Yang và cs, 2015) [37; 43; 60; 62].

Các loài thuộc giống Thạch sùng mí được phân thành 4 nhóm:

Nhóm G. lichtenfelderi bao gồm loài G. lichtenfelderi (Mocquard, 1897) phân

bố ở Đông Bắc Việt Nam và loài G. hainanensis Barbour, 1908 phân bố ở đảo

Hải Nam, Trung Quốc.

Page 22: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

11

Nhóm G. kuroiwae gồm 5 loài phân bố ở quần đảo Ryukyu của Nhật Bản: G.

kuroiwae (Namiye, 1912), G. orientalis (Maki, 1931), G. splendens (Nakamura

& Uano, 1959), G. toyamai Grismer, Ota và Tanaka, 1994, và G. yamashinae

(Okada, 1936).

Nhóm G.luii gồm 8 loài: G. araneus Grismer, Viets & Boyle, 1999 phân bố ở

Đông Bắc Việt Nam và phía Tây Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), G.

bawanglingensis Grismer, Haitao, Orlov & Anajeva, 2002 ở đảo Hải Nam; G.

catbaensis Ziegler, Nguyen, Schmitz, Stenke & Rosler, 2008 ở đảo Cát Bà

(Việt Nam), G. huuliensis Orlov, Ryabov, Nguyen, Nguyen & Ho, 2008 ở tỉnh

Lạng Sơn (Việt Nam), G. liboensis Wang, Yang & Grismer, 2013 phân bố ở

Quảng Tây và Quý Châu (Trung Quốc), G. luii Grismer, Viets & Boyle, 1999 ở

khu vực Tây Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và các tỉnh Cao Bằng, Lạng

Sơn (Việt Nam) và 2 loài mới mô tả gần đây G. kadoorieorum và

G.kwangsiensis Yang & Chan, 2015 phân bố ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)

(Hình 4).

Nhóm G. yingdeensis bao gồm 2 loài: G. yingdeensis Wang, Yang & Cui, 2010

và loài G. zhelongi Wang, Jin, Li & Grismer, 2014 phân bố ở tỉnh Quảng Đông

(Trung Quốc) [60].

Page 23: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

12

Hình 4: Các loài thuộc nhóm Thạch sùng mí lui A: G. kwangsiensis; B: G.

kadoorieorum; C: G. araneus; D: G. bawalingensis; E: G. luii; F: G. liboensis; G:

G. catbaensis; H: G. huuliensis (Nguồn ảnh A-F: Yang và Chan, 2015)

Page 24: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

13

1.3.2. Các loài Thạch sùng mí phân bố ở Việt Nam

Ở Việt Nam, hiện đã ghi nhận 5 loài gồm: Goniurosaurus araneus, G.

catbaensis, G. huuliensis, G. lichtenfederi, và G. luii (Nguyen và cs. 2009) [37] (Hình

5).

Hình 5: Phân bố của các loài thuộc giống Thạch sùng mí ở Việt Nam

Page 25: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

14

CHƢƠNG II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

₋ Bổ sung đặc điểm hình thái của loài Thạch sùng mí cát bà dựa trên số liệu mới

thu thập.

₋ Đánh giá hiện trạng và ước tính kích cỡ quần thể của loài Thạch sùng mí cát bà

ở VQG Cát Bà.

₋ Xác định sinh cảnh sống, đặc điểm sinh thái và thành phần thức ăn của loài

Thạch sùng mí cát bà.

₋ Đề xuất các giải pháp bảo tồn loài Thạch sùng mí cát bà.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Mô tả một số đặc điểm hình thái của loài Thạch sùng mí cát bà.

₋ Mô tả đặc điểm nhận dạng của loài

₋ Xác định mối tương quan giữa chiều dài và cân nặng

₋ Xác định thể trạng cơ thể của loài

Nội dung 2: Đánh giá hiện trạng và ước tính kích cỡ quần thể của loài Thạch

sùng mí cát bà.

₋ Xác định các điểm phân bố của loài ở VQG Cát Bà

₋ Ước tính mật độ của loài

₋ Ước tính kích cỡ quần thể của loài

₋ Xác định cấu trúc quần thể theo nhóm tuổi và giới tính

Nội dung 3: Xác định một số đặc điểm sinh thái của loài Thạch sùng mí cát bà

₋ Mô tả sinh cảnh sống của loài

₋ Đánh giá phạm vi hoạt động của loài

₋ Xác định thành phần thức ăn và dạng thức ăn ưa thích của loài

Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp bảo tồn loài

₋ Đánh giá mức độ đe dọa của loài

₋ Đánh giá các nhân tố tác động đến loài

₋ Các biện pháp bảo tồn quần thể

Page 26: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

15

₋ Đề xuất bảo vệ sinh cảnh sống của loài

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Dụng cụ khảo sát thực địa

Các dụng cụ phục vụ cho công tác điều tra thực địa gồm có: máy định vị GPS

Garmin 62s, thước đo điện tử độ chính xác 0,01 mm, phiếu giám sát, máy đo nhiệt độ,

độ ẩm, máy ảnh, đèn đội đầu, ống tiêm, xilanh, ống thụt dạ dày, thước dây, bút đánh

dấu, cồn, ống tuýp đựng mẫu sục dạ dày và mẫu DNA.

2.3.2. Khảo sát thực địa

₋ Khảo sát theo tuyến

Nguyên tắc lập tuyến: Tuyến điều tra được lập dựa vào bản đồ địa hình, thảm

thực vật và sinh cảnh sống của thạch sùng mí ở VQG Cát Bà. Các tuyến điều tra đi qua

các dạng sinh cảnh, độ cao khác nhau của khu vực nghiên cứu, đặc biệt quan tâm đến

các điểm có hang và vách đá, các thung lũng giữa các dãy núi đá vôi trong rừng. Mỗi

tuyến điều tra, nhóm nghiên cứu đánh dấu điểm đầu và điểm cuối trên GPS.

Chúng tôi tiến hành khảo sát thực địa theo 5 tuyến trên địa bàn VQG Cát Bà:

Tuyến 1 (T-1): Hang Quân Y – Hang Ủy Ban – Hang Trung Trang, dài

1,45 km.

Tuyến 2 (T-2): Việt Hải – Áng Vòng, dài 3 km.

Tuyến 3 (T-3): Việt Hải – Ao Ếch, dài 4,2 km.

Tuyến 4 (T-4): trụ sở VQG – Mây Bầu, dài 2,9 km.

Tuyến 5 (T-5): trụ sở VQG -Rừng Kim Giao, dài 1,1 km.

Trong đó, tuyến 1, tuyến 4 và tuyến 5 thuộc khu vực rừng gần trụ sở VQG Cát

Bà, tuyến 2 và tuyến 3 thuộc xã Việt Hải (Hình 6-A và Hình 6-B).

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng so sánh kết quả của nghiên cứu này với loài Thạch

sùng mí lui (Goniurosaurus luii) ở rừng trên núi đá vôi thuộc huyện Hạ Lang, tỉnh Cao

Bằng (Hình 6-B).

Page 27: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

16

Hình 6: A) Bản đồ các tuyến khảo sát ở đảo Cát Bà; B) Bản đồ vùng phân bố của

hai loài G.catbaensis và G.luii tại Việt Nam và Trung Quốc; C) Sinh cảnh núi đá

vôi ở tuyến T-1; D) Cá thể non (G-9.1) quan sát đƣợc ở tuyến T-1.

₋ Phương pháp thu mẫu

Để đo đếm các chỉ tiêu hình thái, đánh dấu cá thể bắt gặp, thụt rửa dạ dày chúng

tôi tiến hành thu thập mẫu vật của loài Thạch sùng mí cát bà dọc theo các tuyến khảo

sát. Mẫu vật được thu thập bằng tay và các dụng cụ chuyên dụng như kẹp có bọc cao

su nhằm tránh gây tổn thương đến con vật. Mẫu vật sau khi đo đếm được thả lại tại

đúng điểm đã thu thập.

- Thời gian khảo sát thực địa

Tiến hành khảo sát vào các thời điểm khác nhau từ tháng 5 đến tháng 9, vào

thời gian loài Thạch sùng mí ra hoạt động. Nghiên cứu đã thực hiện 3 đợt với tổng

cộng 23 ngày khảo sát tại VQG Cát Bà:

Đợt 1 từ ngày 9 đến ngày 15 tháng 7 năm 2014;

Đợt 2 từ ngày 24 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9 năm 2014;

Page 28: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

17

Đợt 3 từ ngày 7 đến ngày 14 tháng 5 năm 2015.

Để thu thập mẫu và các số liệu sinh thái có liên quan chúng tôi tiến hành khảo

sát cả ban ngày và ban đêm

Ban ngày: Từ 9h đến 11h30, khảo sát các tuyến đường và chụp ảnh sinh

cảnh, thả cá thể bắt từ tối hôm trước (sau khi đo đếm số liệu hình thái).

Ban đêm: Từ 19h đến 24h, khảo sát và đo đếm chỉ số sinh thái tại sinh

cảnh thu được cá thể Thạch sùng mí.

2.3.3. Ước tính mật độ và kích cỡ quần thể

2.3.3.1. Phương pháp bắt – đánh dấu – thả – bắt lại

Để tính được chính xác kích cỡ quần thể của một loài bò sát trong tự nhiên bằng

phương pháp thống kê, ghi nhận trực tiếp là rất khó nếu không muốn nói là gần như

không thể thực hiện được. Do tập tính sống ẩn nấp, hoạt động và kiếm ăn chủ yếu là

vào ban đêm, một số loài có kích thước nhỏ rất khó để phát hiện và ghi nhận

(Schlüpman & Kupfer, 2009; Van Schingen và cs, 2014b) [47; 55; 57]. Do đó, phương

pháp “bắt – đánh dấu – thả – bắt lại” được áp dụng để ước tính kích cỡ quần thể một

cách gián tiếp nhưng lại thu được kết quả tương đối gần với thực tế (Schlüpman và

Kupfer, 2009; Van Schingen và cs, 2014) [47; 55] . Phương pháp này bao gồm việc

ghi nhận những cá thể bắt gặp, đánh dấu chúng và ghi nhận lại những cá thể đã đánh

dấu. Các phương pháp “đánh dấu – bắt lại” đều dựa vào giả thiết khi mẫu động vật

trong một quần thể được đánh dấu rồi được thả lại vào giữa những động vật chưa đánh

dấu, thì tỷ lệ chờ đợi của động vật đánh dấu so với chưa đánh dấu trong một mẫu thích

hợp sẽ tương đương với tỷ lệ động vật đánh dấu trong một quần thể.

₋ Đánh dấu

Theo Van Schingen và cs (2014) thì phương pháp gắn chip điện tử vào cá thể

được giám sát là phương pháp hiện đại và phổ biến hiện nay, bởi nó đáp ứng được các

tiêu chí sau:

Vật đánh dấu phải đảm bảo tồn tại lâu dài để có thể theo dõi.

Vật đánh dấu không hạn chế khả năng gặp lại mẫu.

Không ảnh hưởng đến khả năng sinh tồn của cá thể được đánh dấu.

Xác suất thu mẫu giữa các cá thể là ngẫu nhiên [55].

Page 29: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

18

Tuy nhiên, trong nghiên cứu giám sát loài Thạch sùng mí cát bà thì phương

pháp gắn chíp lại không hiệu quả bởi loài này thường sống trong các kẽ hoặc hang hốc

núi đá vôi nên việc dò tìm và phát hiện cá thể được đánh dấu không khả thi. Bên cạnh

đó, chi phí để gắn chip (máy đọc chip và chip đánh dấu) cũng khá lớn. Do vậy, chúng

tôi đánh dấu bằng phương pháp sử dụng bút xóa (Edding, CHLB Đức). Mẫu vật khi

bắt gặp được ghi ký hiệu trên đầu cá thể theo số thứ tự theo tuyến và theo cá thể được

phát hiện (Hình 7-A). Mỗi cá thể được chụp ảnh trước và sau khi đánh dấu để dễ nhận

diện lại trong các lần khảo sát khác nhau.

Ở loài Thạch sùng mí có hiện tượng thay da, nên đánh dấu bút xóa có thể bị mất

hoặc mờ sau mỗi lần thay da. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian khảo sát không quá

dài (7-9 ngày/mỗi đợt khảo sát), nên dấu chưa bị mờ hoặc mất trong khoảng thời gian

khảo sát lặp lại ở mỗi tuyến. Do vậy việc đánh dấu bằng bút xóa vẫn đảm bảo số liệu

thống kê. Trong trường hợp dấu bằng bút xóa bị mờ hoặc mất giữa các đợt khảo sát do

thời gian dài, chúng tôi xác định cá thể bắt gặp lại dựa vào sự tương đồng về kích

thước, so sánh màu sắc, địa điểm bắt gặp bởi loài này ít di chuyển và thường không

thay đổi địa điểm nơi ở (Hình 7-B; C; D).

Hinh 7: A) Đánh dấu cá thể bằng bút xóa; B) Chụp ảnh cá thể sau khi đánh dấu;

C) Cá thể đƣợc đánh dấu G.catbaensis (G-13.1); D) Cá thể bắt gặp lại đã mất dấu

(G-13.1)

Page 30: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

19

2.3.3.2. Ước tính mật độ quần thể

Mật độ quần thể được ước tính là số lượng động vật phân bố trên một đơn vị

diện tích nghiên cứu hoặc trên một đơn vị chiều dài tuyến khảo sát. Chúng tôi ước tính

mật độ quần thể của loài Thạch sùng mí cát bà theo tháng (tháng 5, tháng 7 và tháng 8)

và từng điểm nghiên cứu (rừng xung quanh trụ sở VQG Cát Bà và xã Việt Hải). Theo

Van Schingen và cs (2014) [55], mật độ quần thể trên đơn vị diện tích được tính theo

công thức:

D = ns/2LW

Trong đó

D: Mật độ quần thể ước tính (số cá thể quan sát/km2)

n: Số lượng cá thể

s: Số cá thể quan sát (s = 1)

L: Chiều dài tuyến khảo sát.

W: Khoảng cách vuông góc từ vị trí quan sát tới vị trí nhìn thấy con vật.

Mật độ quần thể trên đơn vị chiều dài:

D = n/L (cá thể quan sát/km).

Chiều dài tuyến được tính bằng cách đo trên máy GPS (GPSmap Garmin 62s).

Dữ liệu về bản đồ các tuyến sẽ được trích xuất sang phần mềm Mapsource để tính toán

chiều dài tuyến (Regassa và cs, 2013; Van Schingen và cs, 2014) [45; 55].

2.3.3.3. Ước tính kích cỡ quần thể

Để ước tính kích cỡ quần thể, chúng tôi sử dụng chỉ số Schnabel và chỉ số tỷ lệ

ẩn nấp Lincoln & Petersen để tính toán. Chúng tôi sử dụng cả hai phương pháp này để

so sánh kết quả ước tính tương đối.

₋ Chỉ số Schnabel

Theo Ngô Đắc Chứng và Nguyễn Quảng Trường (2015), chỉ số Schnabel

thường được áp dụng với những nghiên cứu được lặp lại khảo sát nhiều lần (có thực

hiện thêm lần dánh dấu mới) theo công thức:

Page 31: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

20

Trong đó: Mi = tổng số cá thể đã đánh dấu ở lần khảo sát thứ i

Ci = số cá thể bắt gặp ở lần khảo sát thứ i

Ri = số cá thể bắt gặp lại ở lần khảo sát thứ i

Với độ mức độ sai số là:

Trong đó k = số cá thể bắt lại, Pi = số cá thể bắt gặp ở lần khảo sát I

(Schlüpmann & Kupfer 2009) [4; 47].

₋ Chỉ số tỷ lệ ẩn nấp (chỉ số Lincoln & Petersen)

Huang và cs (2008) đã áp dụng phương pháp ước tính số lượng cá thể của loài

thằn lằn cá sấu mà không cần ghi nhận số lượng cá thể bắt gặp lại thông qua chỉ số “tỷ

lệ ẩn nấp” (i), nó thể hiện cho bất kỳ cá thể hiện diện mà có thể không quan sát thấy

trong đợt khảo sát. Phương pháp thường áp dụng trong trường hợp không bắt gặp lại

những cá thể đã đánh dấu trên tuyến khảo sát hoặc số lần lặp lại các tuyến khảo sát

không bằng nhau [21]. Công thức:

N = ∑ [n ∙ (1 + i)]

Trong đó, n: Số lượng cá thể được ghi nhận trên một tuyến trong lần khảo sát

đầu tiên, i: Tỷ lệ cá thể ẩn nấp.

Với i = [∑(bn – an)] / ∑ an

Trong đó: a: Số lượng cá thể trong lần khảo sát đầu tiên, b: Tổng số lượng cá

thể ghi nhận trong các lần khảo sát trên một tuyến.

2.3.4. Đặc điểm hình thái

Xây dựng bảng dữ liệu hình thái cho loài Thạch sùng mí cát bà theo Ziegler và

cs (2008) [62]. Các số đo được đo bằng thước kẹp điện tử Alpha-Tool với độ chính

xác là 0,01 mm. Đo trọng lượng của từng cá thể bằng cân điện tử với độ chính xác là

0,01 g (Hình 8). Giới tính được xác định dựa trên đặc điểm hình thái ngoài đối với

mẫu ghi nhận trên thực địa: cá thể đực thường có phần sau gốc đuôi phình to hơn hẳn

so với cá thể cái và trong mùa sinh sản, cá thể đực thường có lỗ trước hậu môn rõ hơn

và cá thể cái thường có trứng trong ổ bụng (Ziegler và cs. 2008) [62]. Bên cạnh đó,

học viên cũng đã giải phẫu ổ bụng của một số mẫu ngâm đang lưu giữ ở Viện Sinh

Page 32: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

21

thái và Tài nguyên sinh vật, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam để kiểm tra và so sánh sai

khác về mặt giới tính.

Các chỉ tiêu hình thái của mẫu vật sẽ được sử dụng để xác định độ tuổi, giới

tính và kiểm chứng việc ghi nhận lại các cá thể đánh dấu qua các đợt khảo sát. So sánh

chỉ số dựa trên việc so sánh tương quan về trọng lượng và chiều dài cơ thể SVL (chiều

dài mút mõm đến lỗ huyệt).

Hình 8: Đo đạc đặc điểm hình thái của loài Thạch sùng mí cát bà trên thực địa

Chúng tôi đo đếm các đặc điểm hình thái cơ bản (8 chỉ tiêu) sau đó nhập vào

phiếu giám sát như ở Bảng 1.

Bảng 1: Các đặc điểm hình thái đo đạc trên mẫu Thạch sùng mí cát bà

STT Kí hiệu Giải thích

1 SVL Chiều dài từ mút mõm đến lỗ huyệt: đo từ mút mõm

đến rìa trước hậu môn

2 TAL Chiều dài đuôi: đo từ rìa sau lỗ huyệt đến mút đuôi

3 HW Rộng đầu: Đo phần rộng nhất của đầu

4 HH Chiều cao tối đa của đầu

5 HL Dài đầu: Đo từ mút mõm đến góc sau của xương hàm dưới

6 Forearm Chiều dài chi trước: đo từ hốc nách đến mút ngón 4

7 Hindlimb Chiều dài chi sau: đo từ hốc háng đến mút ngón 4

8 Weight Cân nặng

Page 33: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

22

2.3.5. Đặc điểm sinh thái

₋ Ghi nhận về điều kiện vi khí hậu

Nhiệt độ và độ ẩm không khí được đo bằng nhiệt kế và ẩm kế điện tử TFA.

Nhằm đánh giá sự thay đổi nhiệt của động vật biến nhiệt theo nhiệt độ bề mặt bám,

nhiệt độ của cá thể bắt gặp và nhiệt độ mặt bám được đo bằng nhiệt kế Measupro

IRT20 (Hình 8-B).

₋ Ghi nhận về sinh cảnh sống

Thạch sùng mí cát bà thường bám trên cách vách đá vôi, cửa hang, khe đá, tảng

đá có độ che phủ cao tránh nơi ẩm ướt.

Nghiên cứu tiến hành đo đạc và ghi nhận chỉ số về sinh cảnh nơi bắt gặp từng

cá thể, từ đó xác định sinh cảnh ưa thích của loài Thạch sùng mí cát bà, và so sánh với

từng nhóm tuổi (trưởng thành, sắp trưởng thành, con non), giữa đực và cái. Nghiên

cứu đưa ra các chỉ số giám sát về sinh cảnh sống như:

Độ cao của điểm ghi nhận so với mực nước biển [m].

Bề mặt bám: vách đá, tảng đá, cành hoặc rễ cây, trên mặt đất.

Khoảng cách từ con vật đến mặt đất [m].

Vị trí so với hang đá (trong hang, ngoài hang).

Độ che phủ [%] ước tính thông qua quan sát trực tiếp.

2.3.6. Phân tích thành phần thức ăn

Nguồn thức ăn chính của đa số các loài bò sát nói chung và các loài thạch sùng

mí nói riêng là những loài côn trùng như: giun, dế, nhện, mối,… Để xác định tập hợp

các con mồi có khả năng là thức ăn của loài Thạch sùng mí cát bà, chúng tôi ghi nhận

và chụp ảnh những cá thể động vật không xương sống có kích thước nhỏ ở xung quanh

địa điểm bắt gặp các cá thể của loài Thạch sùng mí cát bà.

₋ Phương pháp thụt dạ dày

Để nghiên cứu thành phần thức ăn của loài Thạch sùng mí cát bà nhưng không

gây chết đối với mẫu vật, chúng tôi áp dụng phương pháp sục rửa dạ dày. Phương

pháp này được áp dụng khá phổ biến trong nghiên cứu thành phần thức ăn các loài bò

Page 34: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

23

sát và lưỡng cư (James và cs, 1990; Norval và cs, 2012; Van Schingen và cs, 2014)

[24; 39; 55].

Mẫu vật sau khi thu thập được đo đếm đặc điểm hình thái, đánh dấu và thụt rửa

dạ dày ngay tại hiện trường. Chúng tôi không thụt dạ dày với những cá thể cái mang

trứng hoặc cá thể chưa trưởng thành vì có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hoặc

sinh trưởng của chúng. Nước được sử dụng cho việc thụt dạ dày đảm bảo tinh sạch.

Phương pháp thực hiện theo hướng dẫn của Sole và cs (2005) như sau: giữ cá thể cố

định, dùng panh nhỏ có quấn cao su để mở miệng mẫu vật, nhẹ nhàng luồn ống dẫn

nước có đường kính 2 mm qua thực quản xuống dạ dày, dùng bơm tiêm xối nước để

thức ăn trào ra ngoài. Lượng nước và thức ăn trào ra ngoài được hứng bởi cốc đựng

nước có màng lọc (Hình 9) [50]. Toàn bộ mẫu thức ăn thu được sau khi thụt dạ dày sẽ

được bảo quản trong cồn 70% để phân tích sau.

Hình 9: Thụt dạy dày cá thể Thạch sùng mí cát bà ngoài thực địa

- Xác định thành phần thức ăn

Các mẫu thức ăn được phân loại, sau đó đặt trên đĩa Petri và định loại dưới kính

lúp soi nổi (Leica S6E) ở Phòng thí nghiệm của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và

Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Hình 10). Mẫu thức ăn được đo đếm, chụp ảnh

và định loại đến bộ theo tài liệu của Đặng Ngọc Thanh và cs (1980), Achterberg và cs

(1991) [9]. Chúng tôi cũng tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia của Phòng Hệ

thống học Côn trùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật trong quá trình định loại

các mẫu thức ăn.

Page 35: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

24

Các thông số quan trọng trong quá trình phân tích thành phần thức ăn gồm: tần

suất, số lượng, và khối lượng thức ăn. Tần số (F) thể hiện sự phong phú của một loại

con mồi thu được từ thụt dạ dày. Số lượng (N) được cho là số dạ dày có cùng loại con

mồi cụ thể. Khối lượng của mỗi mẩu thức ăn thu được (V) được ước tính bằng công

thức theo tài liệu của Magnusson và cs (2003) và Van Schingen và cs (2014):

V=

*π*

*(

)

2

Trong đó, L: là chiều dài của mẫu thức ăn, W: là chiều rộng của mẫu thức ăn

[26; 55].

Chỉ số quan trọng (Ix) của mỗi loại con mồi được tính theo công thức mô tả

trong tài liệu của Caldart và cs (2012) và Van Schingen và cs (2014) [15; 55]:

Ix (%) = (F%+N%+V%)/3

Hình 10: Xác định và đo đếm kích thƣớc mẫu thức ăn dƣới kính lúp soi nổi

2.4. Phân tích thống kê

Để thực hiện phân tích thống kê, xây dựng biểu đồ và thuật toán kiểm định,

chúng tôi sử dụng các phần mềm thống kê như: phần mềm PAST Statistics, R, SPSS

và Excel.

Page 36: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

25

Để kiểm tra sự khác nhau giữa hai nhóm đối tượng, chúng tôi sử dụng thuật

toán t-Test. Trong trường hợp không đồng nhất về phương sai, Welsh-Test được sử

dụng để kiểm định. Những biến số mô tả môi trường sống được kiểm định sự khác

nhau giữa các nhóm tuổi và địa điểm khác nhau bằng thuật toán One-Way ANOVA

kết hợp với Tukey-Test. Kiểm định Barlett được thực hiện để kiểm tra tính đồng nhất

phương sai. Chi2-Test được sử dụng để kiểm tra phân bố khác nhau của các biến (ví

dụ: tỷ lệ các nhóm tuổi khác nhau giữa các địa điểm). Sự khác nhau đáng kể được

công nhận khi chỉ số ý nghĩa (P-value) có giá trị <0.05. Để phân tích đa biến các yếu

tố môi trường và các biến hình thái, nghiên cứu sử dụng phân tích thành phần chính

PCA (Principal Component Analysis) để mô tả tổng hợp các đặc trưng của thông số

môi trường sống và hình thái học với việc tổng hợp hóa và xác định mối trương quan.

Mối tương quan giữa hai biến được áp dụng với tương quan Pearson.

Page 37: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

26

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm hình thái của loài Thạch sùng mí cát bà

Dựa vào bộ mẫu vật đang lưu giữ ở bảo tàng động vật của Viện Sinh thái và

TNSV và Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, chúng tôi mô tả lại và bổ sung thêm số liệu

về đặc điểm hình thái của loài Thạch sùng mí cát bà như dưới đây.

3.1.1. Đặc điểm nhận dạng

Kể từ khi loài Thạch sùng mí cát bà được Ziegler và cs công bố vào năm 2008

và Nguyen Quang Truong (2011) [34; 62], cho đến nay chưa có nghiên cứu bổ sung

nào về đặc điểm hình thái của loài này. Chúng tôi đã đo đạc thông số về hình thái của

41 cá thể loài Thạch sùng mí cát bà ngoài thực địa (kể cả những cá thể bắt gặp lại)

trong các đợt khảo sát.

Chiều dài mút mõm-lỗ huyệt (SVL) 106,4-130,41 mm; cơ thể và chân mảnh; 5-

6 vảy quanh mũi; 1 hàng vảy có nốt sần lớn phía trên ổ mắt; vảy ở mặt trên mí mắt có

kích thước tương đương với các vảy trên đỉnh đầu; không có vảy gian mũi; 7-9 vảy

môi dưới; 8-10 vảy môi trên; 11-12 vảy trước ổ mắt; 52-55 vảy quanh mí mắt, dạng

hạt; 2-3 vảy sau cằm, tiếp xúc với 6-8 vảy nhỏ ở phía sau; 33-35 hàng nốt sần dọc sống

lưng ở khoảng giữa chi trước và chi sau; 112-127 hàng vảy quanh giữa thân; 23-25

hàng nốt sần quanh giữa thân; mỗi nốt sần bao quanh bởi 8-11 vảy nhỏ; 22-24 bản

mỏng dưới ngón chân thứ 4; con đực có 19-21 lỗ trước hậu môn; có 1-3 gai nhỏ phía

sau lỗ huyệt. Màu sắc mẫu khi còn sống: mống mắt màu nâu vàng; phần trên của đầu,

lưng và chân có màu xám nâu và các đốm màu xám đen; sọc ngang phía sau gáy hẹp,

hình chữ V; trên lưng có 3-4 sọc ngang, màu vàng nhạt, hẹp, không có các đốm đen;

đuôi nguyên vẹn màu xám đen, có 5 khoanh màu trắng; cằm, họng và bụng màu trắng

đục; vùng cổ có chấm màu nâu.

Theo Ziegler và cs (2008), loài Thạch sùng mí cát bà và loài Thạch sùng mí lui

có đặc điểm hình thái khá giống nhau và cùng thuộc một nhánh tiến hóa theo kết quả

phân tích sinh học phân tử (sai khác khoảng 6,4% trên đoạn gen ty thể 16S) [62].

Trong nghiên cứu này, học viên tiến hành so sánh đặc điểm hình thái của 2 loài trên

nhằm cung cấp thông tin bổ sung về đặc điểm hình thái và sinh thái của loài Thạch

Page 38: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

27

sùng mí cát bà với 11 cá thể của loài G.luii trưởng thành đo đạc ngoài thực địa (Bảng

2).

Bảng 2: Đặc điểm hình thái của loài G.catbaensis và loài G.luii

G.catbaensis

(n=30 trưởng

thành)

G.catbaensis

(n=8 sắp

trưởng thành)

G.catbaensis

(n= 3 con non)

G.luii

(n=2 đực)

G.luii

(n=9 cái)

SVL 106,4-130,4

(115,5±5,7)

89,0-103,2

(96,6±4,57)

69,2-81,34

(75,05±6,1)

116,6-118,3

(117,5±1,2)

100,3-119,7

(112±7,3)

TaL 85,3-104,02

(93,7±4,9)

(n=15)

81,66-83

(82,3±0,95)

(n=2)

56,7-68,7

(61,8±6,1)

- 89-101,9

(94,5±6,2)

(n=5)

HW 21,3-28,23

(23,2±1,3)

17,2-22,04

(20,1±1,5)

13,9-16,2

(15,2±1,2)

20,8-22,1

(21,5±0,93)

19-22,1

(20,86±1,5)

HH 9,53-14,28

(12,8±1,9)

9,9-13,02

(11,6±0,93)

8,2-10,30

(9,1±1,07)

10,1-11,1

(10,6±0,65)

9,2-19,81

(12,6±3,36)

HL 29,1-34,2

(31,6±1,5)

24,3-28,5

(26,6±1,8)

17,8-22,95

(20,7±2,7)

30,3-32,9

(31,6±1,8)

27,8-34

(31,2±1,84)

SVL/TaL 1,16-1,27

(1,22±0,06)

(n=15)

1,17-1,26

(1,22±0,06)

(n=2)

1,18-1,24

(1,21±0,03)

- 0,98-1,34

(1,16±0,14)

(n=5)

SVL/HL 3,28-4,3

(3,6±0,23)

3,34-4,04

(3,6±0,21)

3,47-3,89

(3,6±0,22)

3,55-3,91

(3,73±0,26)

2,95-3,93

(3,6±0,3)

HL/HW 1,1-1,51

(1,36±0,09)

1,2-1,45

(1,33±0,1)

1,28-1,42

(1,35±0,07)

1,45-1,49

(1,47±0,02)

1,39-1,56

(1,49±0,06)

HL/HH 1,87-3,31

(2,52±0,4)

2,03-2,8

(2,3±0,3)

2.17-2.43

(2.27±0,13)

2,97-2,99

(2,98±0,01)

1,6-3,7

(2,62±0,66)

Weight 18,3-31,6

(23,7±3,3)

10,0-20,8

(13,4±3,6)

4,5-7,9

(6,2±1,7)

18,19-26,32

(22,3±5,8)

16,4-27,58

(21,4±3,99)

Forearm 45,3-54,04

(49,7±2,5)

41,3-49,4

(45,3±2,4)

29,7-36,58

(34,3±3,96)

42,9-46,6

(44,7±2,66)

37,92-54,8

(42,65±5,88)

Hindlimb 56,8-65,0

(60,6±3,1)

48,7-58,5

(53,6±2,9)

36,2-47,33

(41,4±5,6)

53,4-57,9

(55,2±2,6)

42,11-57

(50,77±5,6)

Ghi chú: Đơn vị đo mm. Hàng trên là giá trị min-max. Hàng dưới là giá trị trung bình ± độ

lệch chuẩn. Ký hiệu viết tắt xem Bảng 1.

Page 39: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

28

Học viên lựa chọn một số đặc điểm hình thái để phân tích PCA như chiều dài

mút mõm-lỗ huyệt (SVL), rộng đầu (HW), dài đầu (HL), cao đầu (HH), chi trước

(Forearm), chi sau (Hindlimb). Do các loài thằn lằn có thể bị đứt đuôi hoặc có đuôi

mọc lại nên chúng tôi không sử dụng số đo chiều dài đuôi (TaL) vào các phân tích

thống kê. Phân tích PCA về sai khác kích thước giữa các nhóm tuổi của loài Thạch

sùng mí cát bà chỉ ra sự khác biệt rõ rệt lên tới 77,4% (kiểm định ANOVA, F=50,66,

df=4,52, p=0,0008<0,05, Hình 11).

Hình 11: Phân tích PCA về kích thƣớc theo nhóm tuổi của loài

Thạch sùng mí cát bà

Sự khác biệt về kích thước giữa các nhóm tuổi của loài Thạch sùng mí cát bà rất

rõ ràng ở 4 chỉ số sau: chiều cao đầu (HH), chiều dài chi sau (Hindlimb), chiều dài đầu

(HL), và chiều dài mút mõm-lỗ huyệt (SVL) với giá trị Loading PCA vượt trội so với

các giá trị khác (Hình 12).

Page 40: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

29

Hình 12: Ảnh hƣởng của các chỉ số hình thái tới sự khác biệt giữa các nhóm tuổi

của loài Thạch sùng mí cát bà

Phân tích sai khác về trọng lượng (W) giữa các nhóm tuổi của loài Thạch sùng

mí cát bà cũng chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa: cá thể con non 6,2±1,7 g (n=3); sắp

trưởng thành 13,4±3,6 g (n=8); trưởng thành 23,7±3,3 g (n=30) (Kiểm định ANOVA,

F=108,8; df=6,7; p<0,001, Hình 13).

Hình 13: Trọng lƣợng của loài Thạch sùng mí cát bà theo nhóm tuổi

Phân tích về đặc điểm hình thái ở những cá thể trưởng thành giữa hai loài

Thạch sùng mí cát bà và Thạch sùng mí lui cho thấy không có sự khác biệt về kích

thước với thành phần 1 (PC1) trong phân tích PCA (kiểm định T-test, P=0,11>0,05,

Hình 14).

Page 41: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

30

Tuy nhiên, phân tích PCA chỉ ra có những sai khác có ý nghĩa với thành phần 2

(PC2) (kiểm định T-test, P<0,001, Hình 14, Hình 15). Sự khác biệt rõ rệt thể hiện ở

các đặc điểm sau: chiều dài chi sau (Hindlimb), chiều dài chi trước (Forearm), chiều

rộng đầu (HW) do các đặc điểm này có giá trị Loading PCA vượt trội so với các giá trị

khác (Hình 16) tương ứng với số đo thực tế như sau: Chi trước của loài G.catbaensis

49,72±2,48 mm (n=30) dài hơn so với G.luii 43,07±3,11 mm (n=11); Chi sau dài hơn

(Hind limb) 60,58±3,04 mm (n=30) so với 51,66±5,33 mm (n=11); Chiều rộng đầu lớn

hơn (HW): 23,14±1,37 mm (n=30) so với 20,98±1,02mm (n=11).

Hình 14: Phân tích PCA (PC1) so sánh về kích thƣớc giữa 2 loài G.catbaensis và

loài G.luii (kiểm định T-test, P=0,11>0,05)

Page 42: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

31

Hình 15: Sai khác có ý nghĩa giữa 2 loài G.catbaensis và G.luii về chỉ số

Loading PC2

Hình 16: Đánh giá ảnh hƣởng của các chỉ số đo tới sự khác biệt về hình thái giữa

hai loài G.catbaensis và G.luii bằng chỉ số PC2 loading

Page 43: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

32

Chúng tôi so sánh trọng lượng cơ thể giữa 2 loài G. catbaensis và G.luii cho kết

quả với sự khác biệt không đáng kể (Kiểm định T-test, P=0,177>0,05, Hình 17).

Hình 17: So sánh trọng lƣợng hai loài G.catbaensis và G.luii

Bên cạnh các đặc điểm chẩn loại đã nêu trong công bố của Ziegler và cs (2008),

kết quả phân tích thống kê của chúng tôi cũng chỉ ra sự sai khác có ý nghĩa về tỉ lệ

tương quan giữa chiều dài đầu và chiều rộng đầu (HL/HW) ở những cá thể trưởng

thành giữa loài G.catbaensis (giá trị trung bình 1,36±0,09, n=30) và loài G.luii

(1,49±0,06, n=11) (Kiểm định T-test, P<0,001, Hình 18).

Page 44: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

33

Hình 18: Tỷ lệ dài đầu với rộng đầu (HL/HW) giữa loài G.catbaensis và loài G.luii

3.1.2. Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng

Để đánh giá mối tương quan sinh trưởng của loài Thạch sùng mí cát bà, chúng

tôi so sánh chiều dài cơ thể (SVL) và trọng lượng (W) theo phương pháp của Meiri

(2010) [27]. Kích thước cơ thể là một trong những đặc điểm có mối liên hệ rất mật

thiết với hình thái của động vật cũng như đặc điểm sinh lý, chức năng sinh thái và đặc

điểm thích nghi. Chúng tôi chọn hai chỉ số: SVL vì đây là chỉ số hình thái ổn định,

thường được dùng để đánh giá sự phát sinh loài, có sự khác biệt giữa các giai đoạn

phát triển (Meiri, 2010) và trọng lượng (W) là một chỉ số quan trọng có liên quan tới

nhiều quá trình sinh lý của động vật [27].

Dựa trên các số liệu đo đạc trên 41 mẫu vật chúng tôi đã xây dựng được biểu đồ

mối tương quan sinh trưởng của giữa SVL (mm) và trọng lượng (mg) ở loài Thạch

sùng mí cát bà, biểu thị qua hàm số: Trọng lượng = 0,01 x SVL3,09

(Kiểm định

Pearson, P<0,0001, Hình 19). Khoảng 92% những biến thể được giải thích bởi công

thức này chứng tỏ mối tương quan chặt giữa chiều dài cơ thể và trọng lượng của loài

Thạch sùng mí cát bà.

Page 45: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

34

Hình 19: Tƣơng quan sinh trƣởng giữa chiều dài cơ thể (SVL) và trọng lƣợng(W)

3.1.3. Thể trạng cơ thể theo nhóm tuổi

Thể trạng của cơ thể được tính toán và ước tính dựa trên mối quan hệ giữa trọng

lượng và chiều dài cơ thể (SVL) của các nhóm độ tuổi khác nhau (Briggs và cs 2012,

Van Schingen và cs 2014) [14; 55]. Tuy nhiên, việc tính toán chỉ số thể trạng cơ thể

không áp dụng với những cá thể cái đang mang thai. Nghiên cứu chỉ ra những cá thể

trưởng thành có thể trạng cơ thể (203,184±24,61 mg/mm, n=30) cao hơn đáng kể so

với các cá thể sắp trưởng thành (135,79±35,57 mg/mm, n=8) và con non (81,75±16,09

mg/mm, n=3) (Hình 20). Kết quả trên có thể được giải thích bởi những cá thể trưởng

thành linh hoạt và khả năng kiếm ăn cũng như săn mồi tốt hơn so với cá thể non, bởi

vậy chúng ưu tiên phát triển về trọng lượng còn kích thước cơ thể chỉ phát triển đến

giá trị tới hạn và nhằm đảm bảo độ linh hoạt và khả năng ẩn nấp nên sự thay đổi không

quá lớn.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng tiến hành đánh giá sự khác biệt thể trạng

cơ thể của loài Thạch sùng mí cát bà theo từng tháng khác nhau. Kết quả phân tích cho

thấy có sự tương đồng về thể trạng cơ thể giữa các tháng 5, tháng 7 và tháng 8 (Kiểm

định ANOVA, P=0,894>0,05). Biến thiên về thể trạng cơ thể cho thấy rõ mức độ dao

y = 0.01x3.09

R² = 0.9164

0

5000

10000

15000

20000

25000

30000

35000

40000

0 20 40 60 80 100 120 140

Trọ

ng lƣợ

ng [

mg]

SVL [mm]

Page 46: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

35

động không lớn vào tháng 5 với nhiều cá thể trưởng thành, dao động lớn vào tháng 7

và 8 khi có nhiều con non xuất hiện (Hình 21).

Hình 20: Thể trạng cơ thể theo cấu trúc quần thể của loài Thạch sùng mí cát bà

Hình 21: Biến thiên thể trạng cơ thể của loài Thạch sùng mí cát bà theo các tháng

Page 47: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

36

Chúng tôi so sánh thể trạng cơ thể giữa 2 loài G. catbaensis ở Cát Bà và G.luii

ở Hạ Lang (Cao Bằng) cũng cho kết quả tương ứng với sự khác biệt không đáng kể

(Kiểm định T-test, P=0,98>0,05, Hình 22).

Hình 22: Thể trạng cơ thể ở 2 loài G.catbaensis và G.luii

3.2. Hiện trạng quần thể

3.2.1. Hiện trạng phân bố

Chúng tôi đánh giá hiện trạng phân bố của loài Thạch sùng mí cát bà ở 2 vùng

chính trên địa bàn VQG Cát Bà: khu vực rừng gần trụ sở VQG và khu vực rừng trên

núi đá vôi ở xã Việt Hải (Hình 23).

Ziegler và cs (2008) ghi nhận loài này ở các địa điểm tại Áng Ông Bỉ gần Trạm

kiểm lâm Trà Báu, Hang Trung Trang, Áng Dài [62]. Nghiên cứu của chúng tôi đã ghi

nhận thêm địa điểm tại hai tuyến thuộc xã Việt Hải, tuyến rừng Kim Giao, tuyến Mây

Bầu, và tại Hang Quân Y và Hang Ủy Ban.

Page 48: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

37

Hình 23: Bản đồ vùng phân bố của loài Thạch sùng mí cát bà

Qua khảo sát trên 5 tuyến với tổng thời gian khảo sát là 23 ngày vào các tháng

7/2014, tháng 8/2014, và tháng 5/2015, đã ghi nhận Thạch sùng mí cát bà ở các địa

điểm sau:

- Rừng trên núi đá vôi xung quanh trụ sở VQG Cát Bà, trên 3 tuyến: tại Hang

Quân Y-Hang Ủy Ban-Hang Trung Trang, tuyến Mây Bầu, tuyến rừng Kim Giao

(Hình 23, Hình 25).

- Xã Việt Hải chúng tôi ghi nhận các cá thể Thạch sùng mí cát bà ở 2 tuyến: Việt

Hải - Áng Vòng, Việt Hải - Ao Ếch (Hình 23, Hình 25).

Điểm đáng chú ý trong đợt khảo sát vào tháng 5/2015, nhóm nghiên cứu đã ghi

nhận một cá thể cái trưởng thành ở độ cao 8 m so với mực nước biển và chỉ cách mép

nước khoảng 1 m. Do đó, chúng tôi phỏng đoán loài Thạch sùng mí cát bà có thể phân

bố ở các đảo nhỏ, sát với bờ biển ở trong khu DTSQ quần đảo Cát Bà. Tuy nhiên, do

thời gian và điều kiện nghiên cứu hạn chế nên giả thuyết này cần được kiểm chứng

trong các chuyến khảo sát tiếp theo (Hình 24-A; B; C).

Page 49: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

38

Hình 24: A) Sinh cảnh ghi nhận cá thể sát ven biển; B) Sinh cảnh nh ghi

nhận cá thể bám; C) Hình ảnh cá thể đánh dấu.

3.2.2. Ước tính mật độ quần thể của loài Thạch sùng mí cát bà

Qua 3 đợt khảo sát thực địa, nghiên cứu ghi nhận tất cả 41 cá thể Thạch sùng

mí, trong đó có 6 cá thể bắt gặp lại; lần lượt trong tháng 7/2014, tháng 8/2014 và tháng

5/2015 ghi nhận 17 cá thể, 12 cá thể và 16 cá thể (bao gồm cả cá thể bắt gặp lại trong

lần khảo sát trước, Bảng 3). Có thể thấy sự vượt trội về số lượng cá thể ghi nhận tại xã

Việt Hải (28 cá thể) so với với các tuyến gần trụ sở VQG Cát Bà (13 cá thể), đặc biệt

là trong tháng 7/2014 và tháng 5/2015 (Hình 25, Bảng 3).

Page 50: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

39

Hình 25: Bản đồ ghi nhận số lƣợng cá thể theo tuyến khảo sát tại VQG Cát Bà

Ước tính mật độ quần thể của loài Thạch sùng mí cát bà ở khu vực nghiên cứu

thuộc VQG Cát Bà đưa ra kết quả biến thiên D1 (370; 243; 285 cá thể/km2) và D2 (1,3;

0,95; và 1,3 cá thể/km) lần lượt trong tháng 5, tháng 7, và tháng 8 (Bảng 3). Sự biến

thiên mật độ quần thể tỷ lệ thuận với sự biến thiên quần thể ở xã Việt Hải, khi số

lượng cá thể ghi nhận có sự vượt trội trong tháng 7. Xu hướng gia tăng số lượng cá thể

từ tháng 5 đến tháng 7, sau đó giảm ở tháng 8 (Hình 26-A và B). Như vậy loài Thạch

sùng mí cát bà hoạt động mạnh vào khoảng tháng 7, có thể đây là cao điểm trong mùa

sinh sản của loài này. Số lượng cá thể trưởng thành bắt gặp giảm dần vào tháng 8

chứng tỏ chúng giảm hoặc ngừng giao phối và đẻ trứng vào dịp này. Việc đẻ trứng

trong mùa mưa có khả năng do thuận lợi về nhiệt độ và độ ẩm, đồng thời con non cũng

có khoảng thời gian đủ dài để phát triển trước khi vào mùa trú đông ở miền Bắc. Tuy

nhiên, cần có thêm các chương trình giám sát dài hơn hoặc bố trí các thí nghiệm theo

dõi tập tính và đặc điểm sinh sản của loài Thạch sùng mí cát bà trong điều kiện nuôi

nhốt để khẳng định chính xác thời điểm ngừng sinh sản của loài này.

Page 51: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

40

Bảng 3: Ƣớc tính mật độ quần thể của loài Thạch sùng mí cát bà theo tháng

Tháng 7/2014 Tháng 8/2014 Tháng 5/2015

Vùng nghiên cứu ở VQG Cát Bà

Cá thể quan sát 17 12 16

Chiều dài L[km] 12,65 12,65 12,65

Khoảng cách W[m] 1,82 1,95 2,2

D1[Cá thể/km2] 370 243 285

D2[cá thể/km] 1,3 0,95 1,3

Khu vực rừng xung quanh trụ sở VQG Cát Bà

Cá thể quan sát 5 6 3

Chiều dài L[km] 5,45 5,45 5,45

Khoảng cách W[m] 1,7 1,98 1,9

D1[Cá thể/km2] 272,5 277,5 241,4

D2[cá thể/km] 0,9 1,1 0,9

Khu vực rừng ở Xã Việt Hải

Cá thể quan sát 12 6 11

Chiều dài L[km] 7,2 7,2 7,2

Khoảng cách W[m] 1,88 1,93 2,35

D1[Cá thể/km2] 442,5 216,5 325,6

D2[cá thể/km] 1,7 0,8 1,5

Page 52: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

41

Hình 26: A) Mật độ cá thể của loài Thạch sùng mí cát bà trên đơn vị chiều dài

(km); B) Mật độ quần thể loài trên đơn vị diện tích (km2) theo tháng

3.2.3. Ước tính kích cỡ quần thể của loài Thạch sùng mí cát bà

₋ Ước tính kích cỡ quần thể theo chỉ số ẩn nấp (chỉ số Lincoln – Peterson)

Tính toán giá trị tỷ lệ ẩn nấp dựa trên việc ghi nhận cá thể bắt gặp và gặp lại

trong 3 đợt khảo sát. Đáp ứng được tiêu chí này chỉ có tuyến T-1, T-4 thuộc khu vực

rừng xung quanh trụ sở VQG Cát Bà, và tuyến T-2, T-3 thuộc xã Việt Hải. Giá trị tỷ lệ

ẩn nấp áp dụng cho ước tính kích kích cỡ quần thể là i = 1,29 (Bảng 4).

Bảng 4: Ƣớc tính tỷ lệ ẩn nấp của loài Thạch sùng mí cát bà (* ghi nhận mới)

Tuyến

Tần suất

T-1 T-2 T-3 T-4

Đợt 1 1+3* 6* 6* 2*

Đợt 2 1+3*

1+4* 1+1* 1

Đợt 3 3* 6* 2+5* 0

∑cá thể ghi nhận mới 8 16 12 3

Tỷ lệ ẩn nấp (i): [(8-3) + (16-6) + (12-6) + (3-2)] / (3+6+6+2) = 1,29

Với giá trị tỷ lệ ẩn nấp i = 1,29, chúng tôi ước tính kích cỡ quần thể của loài

Thạch sùng mí cát bà là 39 cá thể tại khu vực rừng gần trụ sở VQG Cát Bà và xã Việt

Hải. Như vậy, kích cỡ quần thể của loài Thạch sùng mí Cát Bà ở 2 khu vực nghiên cứu

trên là rất thấp.

Page 53: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

42

- Ước tính kích cỡ quần thể theo chỉ số Schnabel

Phương pháp này thường có độ chính xác gần với thực tế hơn so với phương

pháp chỉ số ẩn nấp Lincoln-Peterson, tuy nhiên khi áp dụng lại yêu cầu số lần khảo sát

lặp lại từ 4 lần trở lên. Trong các tuyến nghiên cứu thì tuyến T-5 có số lần khảo sát ít

hơn 4 nên chỉ ước tính kích cỡ quần thể tại 2 vùng: khu vực rừng gần trụ sở VQG Cát

Bà với 2 tuyến T-1 và T-4, và xã Việt Hải với 2 tuyến T-2 và T-3. Ước tính kích cỡ

quần thể của loài Thạch sùng mí cát bà ở VQG Cát Bà theo chỉ số Schnabel là: 57 cá

thể ở khu vực rừng gần trụ sở VQG và 88 cá thể ở xã Việt Hải. Tổng số cá thể ước tính

ở cả hai địa điểm là 145 cá thể (Bảng 5).

Bảng 5: Ƣớc tính mật độ quần thể loài Thạch sùng mí cát bà

theo phƣơng pháp chỉ số Schnabel

Lần khảo sát Ci Ri Đánh dấu mới Mi

Lần 1 3 0 3 0

Lần 2 3 1 2 3

Lần 3 2 1 1 5

Lần 4 2 0 2 6

Lần 5 2 0 2 8

Lần 6 1 0 1 10

Kích cỡ quần thể ở khu vực rừng gần trụ sở VQG Cát Bà: ∑(Mi x Ci))/∑Ri = 57 cá thể

Lần 1 12 0 12 0

Lần 2 5 1 4 12

Lần 3 2 1 1 16

Lần 4 8 0 8 17

Lần 5 5 2 3 25

Kích cỡ quần thể ở xã Việt Hải: ∑(Mi x Ci))/∑Ri = 88 cá thể

Tổng số: 88+57=145 (cá thể).

Page 54: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

43

Giá trị ước tính kích cỡ quần thể theo phương pháp chỉ số Schnabel là 145 cá

thể, với mức độ sai số 5% thì kích cỡ quần thể loài Thạch sùng mí cát bà tại hai khu

vực nghiên cứu trong khoảng từ 138–152 cá thể, cao hơn hẳn so với kích cỡ quần thể

ước tính theo chỉ số Licoln-Peterson (39 cá thể). Nguyên nhân là do số cá thể ghi nhận

lại rất ít, mà trong công thức Schnabel thì kích cỡ quần thể tỷ lệ nghịch với tổng số cá

thể bắt gặp lại nên giá trị ước tính cao hơn hẳn. Do vậy chúng tôi cung cấp dẫn liệu

của cả 2 cách tính trên để có cái nhìn khách quan hơn khi tham khảo về kích cỡ quần

thể của loài Thạch sùng mí cát bà.

Mặc dù chúng tôi mới chỉ có điều kiện khảo sát 5 tuyến ở 2 khu vực chính trên

địa bàn VQG Cát Bà nhưng số liệu trên cho thấy quần thể của loài Thạch sùng mí cát

bà ở VQG Cát Bà rất nhỏ. Theo Traill và cs (2010) thì nếu quần thể của loài có số

lượng <5000 cá thể trưởng thành thì được cho là có nguy cơ tuyệt chủng cao [52].

3.2.4. Cấu trúc quần thể

- Cấu trúc theo độ tuổi

Việc đánh giá cấu trúc độ tuổi của quần thể loài Thạch sùng mí cát bà sẽ giúp

cho nhận định về khả năng tồn tại và phát triển của một quần thể. Quần thể có số

lượng cá thể trưởng thành và con non không quá chênh lệch chứng tỏ chúng đang phát

triển ổn định. Do vậy phân tích cấu trúc độ tuổi cũng là cơ sở để đánh giá mức độ đe

dọa đối với loài nghiên cứu.

Chúng tôi đánh giá độ tuổi dựa trên kích thước cơ thể của loài Thạch sùng mí

cát bà. Chiều dài mút mõm-lỗ huyệt (SVL) được coi là kích thước nhận dạng khác biệt

giữa những cá thể có độ tuổi khác nhau. Chiều dài đuôi không được sử dụng để phân

biệt độ tuổi do các loài thằn lằn có thể bị đứt đuôi và có đuôi tái sinh (Meiri, 2010;

Mir, 2012) [27; 28]. Qua thu thập các mẫu vật, chúng tôi coi các cá thể là trưởng thành

khi có SVL từ 105,62 mm đến 130,4 mm, gần trưởng thành khi có SVL 83,34-103,17

mm, và con non khi có SVL < 83,34 mm (Kiểm định one-way ANOVA, p<0,0001)

(Hình 27).

Page 55: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

44

Hình 27: Cấu trúc theo nhóm tuổi dựa trên sự khác biệt về chiều dài SVL

Chúng tôi không ghi nhận sự khác biệt đáng kể về giá trị SVL của loài Thạch

sùng mí cát bà trong 3 đợt khảo sát (tháng 7/2014, tháng 8/2014 và tháng 5/2015)

(Hình 28). Tuy nhiên, giá trị SVL cao hơn vào khoảng thời gian đầu tháng 5 (bắt đầu

mùa mưa) do loài Thạch sùng mí cát bà bắt đầu vào mùa sinh sản nên ghi nhận nhiều

cá thể trưởng thành hơn (một số cá thể cái có mang trứng). Trong đợt khảo sát tháng 7,

chúng tôi bắt đầu ghi nhận sự có mặt của một số cá thể non và khá nhiều cá thể cái

mang trứng. Trong tháng 8, số cá thể non ghi nhận giảm dần và thay vào đó là số

lượng cá thể sắp trưởng thành tăng lên và không còn ghi nhận các cá thể cái mang

trứng (Hình 28).

Những ghi nhận về tần suất xuất hiện của các cá thể theo độ tuổi phù hợp với sự

phát triển của loài Thạch sùng mí cát bà như đã phân tích ở phần trên. Mùa sinh sản

của loài Thạch sùng mí cát bà có thể bắt đầu vào dịp cuối tháng 4, đầu tháng 5, đỉnh

điểm vào tháng 7, và giảm dần vào cuối tháng 8. Như vậy các cá thể non có thời gian

để phát triển trước khi mùa đông đến. Nghiên cứu trên loài Thạch sùng mí

Goniurosaurus araneus của Seufer và cs (2005) cho thấy thời gian phát triển từ trứng

thành con non khoảng 100 ngày [23].

Page 56: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

45

Hình 28: Biến thiên giá trị SVL của các cá thể Thạch sùng mí cát bà qua các

tháng (phân tích sự tƣơng đồng ANOVA, p = 0,783>0,05)

Page 57: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

46

Ghi nhận cấu trúc quần thể loài Thạch sùng mí cát bà giữa 2 điểm nghiên cứu

trong VQG Cát Bà có sự khác biệt đáng kể (Chi2=6,497, P= 0,039<0,05, df=2, Hình

29). Ở khu vực rừng gần trụ sở VQG Cát Bà ghi nhận tần suất gặp cá thể trưởng thành

và sắp trưởng thành tương tự nhau, rất ít cá thể non (tương ứng 4; 4; 1 cá thể, Hình

29). Tại xã Việt Hải ghi nhận số cá thể trưởng thành lớn hơn nhiều so với nhóm trưởng

thành và con non (tương ứng 24; 3; và 2 cá thể, Hình 29).

Hình 29: Cấu trúc quần thể loài Thạch sùng mí cát bà ở hai điểm nghiên cứu

(Kiểm định Chi2=6,497, df=2, P= 0,039<0,05)

Kết quả phân tích thống kê cho thấy cấu trúc quần thể của loài Thạch sùng mí

cát bà có tỉ lệ con trưởng thành, sắp trưởng thành và con non tương ứng là: 77%, 17%,

6%. So sánh cấu trúc quần thể theo độ tuổi của G. catbaensis với loài G.luii (tương

ứng theo nhóm tuổi 84%, 5%, 11%) không có sự khác biệt (Chi2= 4,645; df= 4; p=

0,326>0,05) (Hình 30).

Page 58: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

47

Hình 30: Phần trăm cấu trúc theo độ tuổi của hai loài G.catbaensis và G.luii

- Cấu trúc theo giới tính

Điều tra về quần thể loài G. catbaensis chủ yếu ghi nhận là cá thể cái trưởng

thành, theo sau là số lượng cá thể đực trưởng thành, sắp trưởng thành và con non, tỉ lệ

tương ứng là 45%, 32% 17%, 6% tổng số cá thể ghi nhận (Hình 30).

Nhóm nghiên cứu cũng đã thực hiện khảo sát tương tự đối với loài G.luii ở Hạ

Lang (Cao Bằng) vào tháng 6/2014 cho thấy tỉ lệ phần trăm giảm dần theo đối tượng:

cái trưởng thành, đực trưởng thành, sắp trưởng thành và con non tương ứng 67%, 17%,

11%, 5% tổng số cá thể ghi nhận (Hình 30).

Như vậy, cấu trúc quần thể chủ đạo ở cả 2 loài Thạch sùng mí cá bà và Thạch

sùng mí lui là cá thể cái trưởng thành chiếm đa số. Nguyên nhân có thể là do tập tính

đánh dấu lãnh thổ hoạt động hoặc sự cạnh tranh giữa các cá thể đực mà có thể chúng

Page 59: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

48

phân tán nhiều hơn so cá thể cái. Tỷ lệ đực cao hơn ở loài G. catbaensis tại VQG Cát

Bà so với loài G.luii ở huyện Hạ Lang có thể giải thích bởi khả năng phát tán hạn chế

hơn ở đảo do sự giới hạn về không gian và cũng tương ứng với số lượng cá thể cái

mang trứng cao hơn ở trên đảo so với ở đất liền.

3.3. Một số đặc điểm sinh thái của loài Thạch sùng mí cát bà

Theo Ziegler et al. (2008) và Nguyen (2011) thì loài Thạch sùng mí cát bà có

quan hệ gần gũi nhất với loài Thạch sùng mí lui phân bố ở Nam Trung Quốc và Đông

Bắc Việt Nam (Cao Bằng) cả về đặc điểm hình thái và di truyền (sai khác 6,4% trên

đoạn gen ty thể 16S). Do vậy chúng tôi so sánh đặc điểm sinh thái giữa 2 loài trên để

thấy rõ hơn sự khác biệt của chúng [34; 62].

3.3.1. Sinh cảnh sống.

G. catbaensis thường hoạt động vào buổi tối, bắt gặp bám trên các vách đá, cửa

hang đá, cách mặt đất từ 0,3-1,5 m hay các đường mòn trong rừng trên núi đá vôi

(Ziegler và cs. 2008) [62]. Dưới đây chúng tôi mô tả chi tiết hơn về môi trường sống

của loài này.

- Độ cao phân bố

Ziegler và cs (2008) và Nguyen (2011) ghi nhận loài G. catbaensis phân bố ở

độ cao 10-70 m so với mực nước biển [34; 62]. Kết quả khảo sát của chúng tôi ghi

nhận loài này ở độ cao từ 4-132 m (Hình 31). Đa số các cá thể Thạch sùng mí cát bà

được ghi nhận trong độ cao từ 4-50 m, tập trung ở độ cao từ 20-30 m (ghi nhận 13 cá

thể), càng lên cao tần suất bắt gặp càng giảm (Hình 32). Trong khi đó loài G. luii, phân

bố ở độ cao 435-601 m (Hình 31).

Page 60: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

49

Hình 31: Phân bố theo độ cao của loài G.catbaensis tại 2 điểm nghiên cứu ở VQG

Cát Bà và của loài G.luii tại huyện Hạ Lang, Cao Bằng

(Kiểm định ANOVA, P<0.0001)

Hình 32: Tần suất bắt gặp các cá thể loài Thạch sùng mí cát bà theo độ cao

Page 61: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

50

- Độ che phủ

Sinh cảnh của loài Thạch sùng mí cát bà chủ yếu là trên những vách đá và vách

hang trong rừng thứ sinh với mặt bám khô, do vậy độ che phủ sinh cảnh là rất quan

trọng đối với loài này. Chúng tôi ghi nhận 41 cá thể phân bố ở sinh cảnh có độ che phủ

từ 81-100%, 3 cá thể trong sinh cảnh có độ che phủ từ 71-80%, và 3 cá thể phân bố ở

sinh cảnh có độ che phủ từ 50-70%, không ghi nhận cá thể nào phân bố ở sinh cảnh có

độ che phủ dưới 50% (ghi nhận sinh cảnh của cá thể bắt gặp lần đầu và bắt gặp lại)

(Hình 33). Như vậy, yêu cầu về sinh cảnh của loài này là các vách đá, hang hốc đá

trong rừng trên núi đá vôi có chất lượng khá tốt với độ che phủ trên 50%.

Hình 33: Tần suất bắt gặp của loài Thạch sùng mí cát bà theo độ che phủ

Về vị trí nơi ở, nghiên cứu phân chia hai dạng là trong hang và ngoài hang. Hầu

hết cá thể của loài Thạch sùng mí cát bà ghi nhận ở bên ngoài hang (70% số cá thể ghi

nhận) trong khi đó tỉ lệ này là 50% ở loài Thạch sùng mí lui (Kiểm định Kruskal

Wallis-Test với P = 0,121>0,05, Hình 34). Rất có thể là do mặt bám khô ráo bên ngoài

hang khô ráo hơn, nguồn thức ăn (các loài côn trùng) ở bên ngoài hang phong phú và

có kích cỡ phù hợp hơn với loài Thạch sùng mí cát bà.

Page 62: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

51

Hình 34: Tỉ lệ phân bố theo nơi ở của 2 loài G.catbaensis và G.luii

- Đặc điểm mặt bám phân bố

Loài Thạch sùng mí cát bà sống trong sinh cảnh rừng trên núi đá vôi (Ziegler và

cs, 2008), chúng có khả năng bám và di chuyển trên các tảng đá và vách đá có độ dốc

lớn [62]. Bởi vậy, ghi nhận về khoảng cách từ vị trí bám so với mặt đất sẽ giúp xác

định khoảng cách ưa thích và giới hạn di chuyển của các cá thể. Chúng tôi ghi nhận

các cá thể ở 0 m (trên mặt đất) cho đến độ cao 3 m trên vách đá so với mặt đất (Hình

35). Vị trí bám của các cá thể trưởng thành và sắp trưởng thành không có sự khác biệt

về độ cao (kiểm định ANOVA, P=0,216>0,05). Tuy nhiên, có sự khác biệt rất lớn về

độ cao của vị trí bám ở cá thể non (T-test, P<0,005) và cá thể cái mang trứng so với cá

thể trưởng thành (T-test, P=0,026<0,05) vì khả năng di chuyển của những cá thể non

và con cái có trứng thường hạn chế nên chúng thường bám ở những vị trí thấp hơn.

Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng thống kê các loại mặt bám của loài Thạch

sùng mí vào thời điểm bắt gặp. Đã ghi nhận ba loại mặt bám chính là: vách đá vôi, trên

tảng đá và trên nền đất. Tần suất bắt gặp các cá thể nhiều nhất ở trên vách đá với 32 cá

thể, tảng đá ghi nhận là 13 cá thể và trên mặt đất chỉ ghi nhận 2 cá thể (Hình 36). Điều

đáng chú ý là không ghi nhận cá thể nào bám trên thân hoặc cành cây mặc dù trong

sinh cảnh rừng thứ sinh trên núi đá vôi có rất nhiều cây bụi và dây leo. Phân tích thống

kê cho thấy không có sự khác biệt về sự lựa chọn mặt bám ở các nhóm tuổi khác nhau

(Chi2=7,764, df=4, P=0,1>0,05, Hình 36).

0%

20%

40%

60%

80%

100%

G.catbaensis G.luii

Phần trăm

Ngoài hang

Trong hang

Page 63: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

52

Hình 35: Độ cao từ vị trí bám so với mặt đất của loài Thạch sùng mí cát bà theo

nhóm tuổi (kiểm định ANOVA, P=0,216>0,05) và giữa các cá thể cái mang trứng

và cá thể trƣởng thành (kiểm định T-test, P=0,026<0,05)

Hình 36: Tần suất ghi nhận các cá thể trên các dạng mặt bám theo nhóm tuổi của

loài Thạch sùng mí cát bà (Kiểm định Chi2=7,764, df=4, P=0,1>0,05)

Page 64: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

53

Khoảng cách từ vị trí bám so với mặt đất cũng có sự khác biệt đối với từng loại

mặt bám khác nhau: ở dạng mặt bám là vách đá thì vị trí bám từ 0,2-3 m so với mặt

đất, ở dạng mặt bám là những tảng đá hay trên mặt đất khoảng cách phần lớn từ 0-0,5

m (Kiểm định ANOVA, sai khác có ý nghĩa với P=0,008< 0,05, Hình 37).

Hình 37: Độ cao từ vị trí bám của các cá thể Thạch sùng mí cát bà so với mặt đất

theo từng loại mặt bám

- Điều kiện vi khí hậu

Số liệu về điều kiện vi khí hậu của loài trong tự nhiên là cơ sở quan trọng khi

tiến hành nuôi nhốt hoặc duy trì điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát

triển quần thể của loài.

Chúng tôi ghi nhận nhiệt độ và độ ẩm không khí ở tất cả các điểm bắt gặp và

bắt gặp lại các cá thể thạch sùng mí trong cả 3 đợt khảo sát: nhiệt độ không khí dao

động trong khoảng: 21,5-31,30C (28,1±1,62

0C) (n=43), độ ẩm không khí trung bình:

70-99% (86,16±6,8%) (n=44). Biên độ nhiệt và độ ẩm tương ứng ở tháng 7/2014 là

21,8-31,30C (28,4±1,93

0C), 75-88 % (84,4±3,03); tháng 8/2014 là 27,5-29,8

0C

(28,34±1,050C), 82-95% (91,85±4,7%); và tháng 5/2015 là 21,5-30,1

0C (27±2,39

0C),

75-99% (83,2±8,12%).

Page 65: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

54

Nhiệt độ cơ thể của từng cá thể và nhiệt độ mặt bám chỉ được thực hiện trong

chuyến khảo sát vào tháng 5/2015 nên hiện mới có số liệu của 13 cá thể (Bảng 8). Số

liệu trên cho thấy nhiệt độ cơ thể của Thạch sùng mí cát bà (27,4±2,30C) thường thấp

hơn so với nhiệt độ không khí (28,1±1,620C) nhưng cao hơn nhiệt độ mặt bám chút ít

(25,6±2,20C).

Bảng 6: Thông số vi khí hậu của loài Thạch sùng mí cát bà

Thông số khí hậu Số cá thể theo dõi Min-Max (TB±Độ lêch chuẩn)

Độ ẩm (%) n=44 70-99 (86,16±6,8)

Nhiệt độ không khí (0C) n=43 21,5-31,3 (28,1±1,62)

Nhiệt độ cơ thể (0C) n=10 23,6-30,6 (27,4±2,3)

Nhiệt độ mặt bám (0C) n=13 22,2-30,7 (25,6±2,2)

3.3.2. Đánh giá phạm vi hoạt động của loài

Để đánh giá phạm vi hoạt động của loài, chúng tôi ghi nhận trạng thái bắt gặp

và phạm vi di chuyển của từng cá thể thông qua khoảng cách di chuyển của cá thể bắt

gặp lại so với lần ghi nhận trước đó. Tuy nhiên, trong số 41 cá thể ghi nhận chúng tôi

chỉ bắt gặp lại 6 cá thể nên các tính toán liên quan đến phạm vi hoạt động của loài

Thạch sùng mí cát bà phần nào bị hạn chế.

Trong số 47 cá thể (bao gồm 41 cá thể bắt gặp và 6 cá thể bắt gặp lại) Thạch

sùng mí cát bà ghi nhận trong 3 đợt khảo sát có 33 cá thể ở trạng thái đứng im (chiếm

70,2%) và 14 cá thể ở trạng thái di chuyển với tốc độ rất chậm. Điểm đáng chú ý là

phản ứng của Thạch sùng mí cát bà chậm chạp hơn so với các loài thằn lằn khác (Tắc

kè chân vịt Gekko palmatus hay các loài thằn lằn bóng thuộc họ Scincidae) khi gặp các

nhân tố tác động như ánh sáng đèn hoặc tiếng động. Đây chính là yếu điểm làm cho

quần thể của loài này rất dễ bị tổn thương một khi có tác động của việc săn bắt hoặc

trở thành con mồi của loài động vật khác (ví dụ rắn hoặc thú ăn thịt nhỏ).

Khoảng cách bắt gặp lại so với vị trí ghi nhận trước cũng rất hạn chế, từ 1,5-3,5

m, trung bình khoảng 2,5m so với vị trí ban đầu (n = 6). Có 2 cá thể (ký hiệu G-13.1

và G-14.2) ghi nhận lại trong đợt khảo sát thứ 2, có khoảng thời gian cách lần ghi nhận

Page 66: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

55

trước là 41 ngày và 44 ngày, tuy nhiên vị trí mới ghi nhận chỉ cách vị trí ban đầu tương

ứng là 3 m và 2 m (Bảng 7). Những dẫn liệu trên cho thấy loài Thạch sùng mí cát bà

có phạm vi hoạt động rất hẹp.

Bảng 7: Phạm vi di chuyển của các cá thể Thạch sùng mí cát bà

Ký hiệu

cá thể

Thời gian bắt gặp

lần đầu

Thời gian bắt

gặp lại

Khoảng thời

gian (ngày)

Khoảng cách

(m)

G-9.1 9/07/2014 11/07/2014 2 1,5

G-13.1 13/07/2014 25/08/2014 41 3

G-14.2 14/07/2014 29/08/2014 44 2

G-26.2 26/08/2014 29/08/2014 3 3

G-8.1 08/05/2015 10/05/2014 2 2

G-8.4 08/05/2015 11/05/2014 3 3,5

Trung bình 2,5±0,78 m

3.3.3. Thành phần thức ăn

Nghiên cứu trước đây của Nguyen (2011) trên 2 mẫu dạ dày của loài Thạch

sùng mí cát bà chỉ ghi nhận mẫu thức ăn của nhóm côn trùng cánh cứng Coleoptera

[34]. Trong nghiên cứu này chúng tôi đã thu mẫu thức ăn của 37 cá thể bằng phương

pháp thụt dạ dày, trong đó có 11 mẫu dạ dày có thức ăn. Hầu hết các mẫu thức ăn đã bị

nghiền nhỏ và đã bị phân hủy một phần nên việc định loại và đo đạc rất khó khăn. Số

dạng mẫu thức ăn của một cá thể tối đa là 2 dạng và chủ yếu là các bộ phận của động

vật không xương sống. Đáng chú ý chúng tôi thấy các mẩu thực vật trong dạ dày, rất

có thể các mẫu lá này đã bị nuốt kèm theo trong quá trình nuốt con mồi. Loại thức ăn

ghi nhận nhiều nhất là 2 lần gồm: Arthropod, Isoptera, và Orthoptera, còn lại các dạng

còn lại chỉ ghi nhận 1 lần (Hình 38).

Page 67: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

56

Hình 38: Tỉ lệ (%) thành phần thức ăn trong dạ dày của loài G.catbaensis (n = 11)

Về dạng thức ăn ưa thích và chỉ số quan trọng của các loại thức ăn, phân tích

thống kê cho thấy Orthoptera, Isoptera và Lumbricidae là 3 nhóm thức ăn quan trọng

đối với loài Thạch sùng mí cát bà, lần lượt chiếm tỉ lệ là 20,8%, 17,9% và 16,8%

(Bảng 8).

Bảng 8: Tần suất (F), số lƣợng (N), khối lƣợng (V) và chỉ số quan trọng (I) của

các dạng thức ăn của loài Thạch sùng mí cát bà

F F(%) N N(%) V V% I(%)

Arthropod 2 15,38 2 15,38 0,75 0,016 10,26

Archaeognatha 1 7,69 1 7,69 30,78 0,64 5,34

Coleoptera 1 7,69 1 7,69 70,51 1,46 5,62

Isoptera 2 15,38 2 15,38 1099,45 22,806 17,85

Orthoptera 2 15,38 2 15,38 1529,908 31,73 20,83

Scutigeridae 1 7,69 1 7,69 5,57 0,12 5,167

Lumbricidae 1 7,69 1 7,69 1680,73 34,86 16,75

Larva 1 7,69 1 7,69 30,78 0,63 5,34

Arachnida 1 7,69 1 7,69 221,42 4,59 6,65

Eupolyphaga 1 7,69 1 7,69 150,99 3,13 6,17

15%

7%

8%

15%

15%

8%

8%

8%

8%

8%

Arthropod

Archaeognatha

Coleoptera

Isoptera

Orthoptera

Scutigeridae

Lumbricidae

Larva

Arachnida

Eupolyphaga

Page 68: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

57

3.4. Đánh giá các nhân tố tác động đến loài Thạch sùng mí cát bà

3.4.1. Nhân tố tác động đến quần thể của loài

Nhân tố chính trực tiếp tác động tới các loài thạch sùng mí là hoạt động săn bắt

phục vụ nhu cầu buôn bán. Do có đặc điểm hình thái đẹp với màu sắc và hoa văn nổi

bật, kích thước không quá lớn, nên nhiều loài thạch sùng mí thuộc giống

Goniurosaurus là đối tượng ưa thích để nuôi làm cảnh. Hiện tại nhân tố tác động này

chưa xảy ra đối với loài Thạch sùng mí cát bà do loài này mới được mô tả gần đây,

hơn nữa quần thể của loài này phân bố bên trong VQG Cát Bà nên được bảo vệ tốt

hơn. Tuy nhiên ở Trung Quốc, quần thể của loài Thạch sùng mí lui (G. lui) đã bị săn

bắt cạn kiệt phục vụ nhu cầu buôn bán nội địa và quốc tế (Yang và cs, 2015) [60]. Nếu

hiện tượng săn bắt xảy ra thì quần thể của loài Thạch sùng mí cát bà sẽ nhanh chóng bị

suy giảm do số lượng cá thể rất ít.

3.4.2. Nhân tố tác động đến sinh cảnh sống của loài

Các hoạt động du lịch phần nào ảnh hưởng đến sinh cảnh sống của loài Thạch

sùng mí cát bà. Các tuyến đường thăm quan các hang, đèn thắp sáng trong hang, rác

thải và các hoạt động quấy nhiễu của khách du lịch đã làm suy thoái sinh cảnh sống

(độ che phủ, nơi ở, vùng hoạt động) của loài Thạch sùng mí cát bà sống xung quanh và

trong hang đá vôi như khu vực hang Quân Y, Động Trung Trang. Kết quả khảo sát 2

hang tách biệt thuộc cùng một quả núi ghi nhận 4 cá thể Thạch sùng mí cát bà ở bên

hang không có hoạt động du lịch, ngược lại bên phía kia thuộc hang Quân Y có hoạt

động du lịch (đốt hương, rác thải, sơn tượng) không ghi nhận cá thể nào. Tương tự ở

hang Tự Đức thuộc xã Việt Hải, nơi thường có hoạt động thờ cúng, chỉ ghi nhận 1 cá

thể. Như vậy, có thể nói loài Thạch sùng mí cát bà rất nhạy cảm với khói và tác động

quấy nhiễu của con người.

Số lượng cá thể ghi nhận ở khu vực rừng thuộc xã Việt Hải nơi có chất lượng

rừng tốt hơn (cây gỗ lớn và vừa, độ che phủ cao hơn và ít bị tác động của khách du

lịch) so với tuyến động Trung Trang, hang Quân Y, rừng Kim Giao (rừng thứ sinh cây

gỗ nhỏ và cây bụi và rừng trồng, chịu tác động của hoạt động du lịch) chứng tỏ chất

lượng sinh cảnh có ảnh hưởng lớn đến số lượng cá thể của loài.

3.5. Các vấn đề bảo tồn

Page 69: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

58

Theo Reed và cs (2003) và Traill và cs (2007) thì các loài có kích cỡ quần thể

nhỏ và sinh cảnh sống hạn chế rất có khả năng bị đe dọa tuyệt chủng. Khái niệm về

một “quần thể tối thiểu” (MVP- Minimum Viable Population) được áp dụng trong các

chương trình phục hồi loài và quản lý bảo tồn [44; 52]. “MVP” được định nghĩa là

kích thước ở ngưỡng nhỏ nhất cần thiết cho một quần thể hoặc một loài có khả năng

tồn tại, và duy trì trong một khoảng thời gian nhất định (Shaffer, 1981) [48]. Đối với

các loài bò sát và lưỡng cư, Traill và cs (2007) đã tổng kết giá trị MVPs dao động từ

3.611-6.779 cá thể; Traill và cs (2010) kết luận rằng kích cỡ quần thể tối thiểu gồm

5.000 cá thể trưởng thành là cần thiết để duy trì số lượng dài hạn của loài [51;52].

Theo kết quả ước tính kích cỡ quần thể của loài Thạch sùng mí cát bà bằng

phương pháp tỉ lệ ẩn nấp Lincoln & Petersen ở hai vùng nghiên cứu thuộc VQG Cát

Bà cho thấy số lượng cá thể khoảng 39 cá thể. Ước tính diện tích của 2 vùng nghiên

cứu trên khoảng 247,2 ha (ước tính trên bản đồ, bằng phương pháp khoanh vùng nối

tất cả các điểm mút của tuyến nghiên cứu). Giả sử, mật độ phân bố của loài này là

tương đồng nhau ở tất cả các dạng sinh cảnh và đồng thời áp dụng cách tính trên cho

toàn bộ diện tích của VQG Cát Bà (17.041 ha) thì kích cỡ quần thể của loài Thạch

sùng mí cát bà khoảng 2.689 cá thể. Số lượng cá thể này vẫn nhỏ hơn kích cỡ quần thể

tối thiểu (5000 cá thể) the Traill và cs (2010) [51]. Như vậy, mặc dù mới được phát

hiện nhưng loài Thạch sùng mí cát bà đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao.

Hơn nữa, loài này hiện chỉ ghi nhận ở VQG Cát Bà nên các hoạt động bảo tồn quần

thể đặc hữu càng trở nên cấp bách.

3.5.1. Bảo tồn quần thể

Trước hết để thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý và các chuyên gia bảo

tồn, các nhà nghiên cứu cần xem xét, đánh giá đưa loài Thạch sùng mí cát bà vào danh

mục các loài quý hiếm trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ IUCN càng sớm càng

tốt. Trong trường hợp có hiện tượng buôn bán xảy ra, có thể đưa loài này vào danh

sách các loài động vật được bảo vệ trong các văn bản pháp luât.

Tăng cường tuần tra nhằm kiểm soát săn bắt động vật trái phép. Loài thạch sùng

mí cát bà sống ở sinh cảnh rừng trên núi đá vôi, cùng sinh cảnh với loài Tắc kè (Gekko

reevesii) là loài đang bị săn bắt và rất phổ biến trên thị trường buôn bán động vật

Page 70: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

59

hoang dã để ngâm rượu, nên chúng có thể bị săn bắt nhầm hoặc thu hút thợ săn do màu

sắc bắt mắt. Hiện tại, quần thể loài Thạch sùng mí cát bà phân bố trong VQG Cát Bà

nên vẫn được bảo vệ rất tốt.

Nghiên cứu nhân nuôi sinh sản loài Thạch sùng mí cát bà là hoạt động rất cần

thiết. Nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin khoa học cho nhân nuôi sinh sản của loài này

và các loài Thạch sùng mí khác. Trong trường hợp quần thể loài bị suy giảm nghiêm

trọng về số lượng ở đảo Cát Bà, nhân nuôi sinh sản sẽ cung cấp nguồn giống dự phòng

để thả lại tự nhiên khi cần thiết. Chúng tôi đã tiến hành nhân nuôi thử nghiệm loài này

ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, bước

đầu đã nuôi giữ ổn định 1 cá thể đực và 1 cá thể cái của loài Thạch sùng mí cát bà từ

tháng 7 năm 2012 đến nay (Hình 39). Trong tháng 6/2015, 2 cá thể Thạch sùng mí này

đã giao phối trong chuồng nuôi và đẻ trứng trong khoảng thời gian mùa sinh sản. Tuy

nhiên việc ấp trứng vẫn đang tiếp tục được theo dõi.

Hinh 39: Cá thể Thạch sùng mí cát bà nuôi nhốt tại

Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh

3.5.2. Bảo vệ sinh cảnh

Chúng tôi ghi nhận hầu hết các cá thể Thạch sùng mí cát bà ở sinh cảnh có độ

che phủ cao. Do vậy bảo vệ sinh cảnh rừng là rất cần thiết nhằm bảo tồn quần thể của

Page 71: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

60

loài này ở đảo Cát Bà. Cần hạn chế tác động của con người đến sinh cảnh sống, các

vách đá và cửa hang nơi sinh sống của loài. Hạn chế tối đa việc khai thác gỗ, củi đun.

Loài Thạch sùng mí cát bà rất nhạy cảm với khói và tác động quấy nhiễu của

con người từ hoạt động du lịch. Bởi vậy, giảm thiểu tác động tới sinh cảnh là việc làm

rất cần thiết để bảo vệ loài Thạch sùng mí cát bà. Kiểm soát tác động tiêu cực của các

hoạt động du lịch: thu gom rác thải, hạn chế tối đa đốt lửa, thắp hương ở các hang

động nơi có loài Thạch sùng mí cát bà sinh sống (như hang Trung Trang, hang Quân

Y, hang Ủy Ban). Đối với các tuyến du lịch đi bộ như tại xã Việt Hải, tuyến Mây Bầu

có thể tổ chức đi thăm quan theo các nhóm ít người dưới sự hướng dẫn và giám sát của

hướng dẫn viên đi kèm.

3.5.3. Tuyên truyền nâng cao nhận thức

Có thể xem xét thiết kế áp phích và tư liệu giới thiệu chung về đa dạng sinh học

của VQG Cát Bà trong đó có loài Thạch sùng mí cát bà. Xây dựng biển báo và khuyến

cáo bảo vệ môi trường (không xả rác, không đốt lửa, giảm thiểu tối đa hoạt động quấy

nhiễu và tác động đến sinh cảnh sống của các loài động vật) dọc theo các tuyến du lịch

sinh thái bên trong VQG.

Page 72: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

61

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Đặc điểm hình thái

Ngoài bổ sung số liệu về đặc điểm hình thái của loài Thạch sùng mí cát bà,

chúng tôi đã so sánh sự sai khác về kích thước giữa các nhóm tuổi và giới tính. Kết

quả phân tích PCA cho thấy các đặc điểm sai khác có ý nghĩa bao gồm chiều cao đầu,

chiều dài chi sau, chiều dài đầu, và chiều dài mút mõm tới lỗ huyệt. So sánh về hình

thái của loài G.catbaensis với loài G.luii cho thấy không có sự sai khác về trọng lượng,

nhưng có sự khác biệt về chiều dài chi trước, chiều dài chi sau và tỷ lệ chiều dài đầu so

với chiều rộng đầu.

Chúng tôi đã xây dựng được hàm tương quan giữa chiều dài cơ thể (SVL) với

trọng lượng ở loài Thạch sùng mí cát bà theo công thức: W=0,01 x SVL3,09

.

So sánh về thể trạng cơ thể cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa giữa các nhóm

tuổi của loài Thạch sùng mí cát bà, nhưng không có sự khác biệt theo tháng nghiên

cứu và so với loài G.luii.

1.2. Hiện trạng quần thể

Qua 3 đợt khảo sát thực địa, nghiên cứu đã ghi nhận 41 cá thể, bắt gặp lại 6 cá

thể. Ghi nhận ở xã Việt Hải 28 cá thể và ở khu vực rừng xung quanh trụ sở VQG Cát

Bà 13 cá thể.

Mật độ quần thể của loài Thạch sùng mí cát bà ở khu vực nghiên cứu thuộc

VQG Cát Bà biến thiên: D1 (370; 243; 285 cá thể/km2) và D2 (1,3; 0,95; và 1,3 cá

thể/km) lần lượt trong tháng 5, tháng 7, và tháng 8.

Ước tính kích cỡ quần thể loài Thạch sùng mí cát bà ở 2 điểm nghiên cứu theo

phương pháp chỉ số ẩn nấp Lincoln – Peterson cho kết quả là 39 cá thể, còn theo

phương pháp chỉ số Schnabel thì số lượng cá thể trong khoảng 138 đến 152. Kết quả

trên cho thấy quần thể loài Thạch sùng mí cát bà có kích cỡ rất nhỏ và có nguy cơ

tuyệt chủng cao.

Page 73: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

62

Cấu trúc quần thể theo giới tính có sự vượt trội về số lượng cá thể cái so với cá

thể đực trưởng thành, và lớn hơn nhiều so với cá thể sắp trưởng thành và con non ở

loài Thạch sùng mí cát bà (tương ứng 45 %, 32 %, 17 % và 6 %).

1.3. Đặc điểm sinh thái

Nghiên cứu ghi nhận sự mở rộng dải độ cao phân bố so với mực nước biển của

loài Thạch sùng mí cát bà từ 4-132 m, đa số phân bố ở độ cao 4-50 m.

Đã ghi nhận 41 cá thể phân bố ở khu vực có độ che phủ từ 81-100%, không ghi

nhận cá thể nào ở khu vực có độ che phủ dưới 50%. Các cá thể phân bố ở ngoài hang

nhiều hơn ở trong hang (tương ứng 70%, 30%). Loài này chủ yếu bám trên vách đá

(32 cá thể), tảng đá (13 cá thể), 2 cá thể trên mặt đất, và không ghi nhận cá thể nào

bám trên cây.

Loài Thạch sùng mí cát bà hoạt động trong khoảng nhiệt độ không khí dao

động: 21,5-31,30C (28,1±1,62

0C), độ ẩm trung bình không khí: 75-99% (86,16±6,8%).

Phạm vi hoạt động của loài Thạch sùng mí cát bà rất hẹp, trung bình trong bán

kính 2,5±0,78 m.

Thành phần thức ăn trong dạ dày của loài Thạch sùng mí cát bà gồm 10 dạng

thức ăn, trong đó các nhóm thức ăn quan trọng gồm Orthoptera, Isoptera, và

Lumbricidae (chỉ số quan trọng I tương ứng là 20,8 %, 17,9 %, và 16,8 %).

Dựa vào số liệu về sự biến thiên cấu trúc nhóm tuổi theo tháng thì mùa sinh sản

của loài Thạch sùng mí cát bà khoảng từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 8.

1.4. Vấn đề bảo tồn

Quần thể loài Thạch sùng mí cát bà đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao

do kích cỡ quần thể quá nhỏ và vùng phân bố hẹp.

Chúng tôi ghi nhận và cảnh báo những tác động tới quần thể như hoạt động tác

động tới sinh cảnh từ các hoạt động du lịch như thắp hương, xả rác thải.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với công tác nghiên cứu tiếp theo

Page 74: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

63

Cần đánh giá, xem xét đưa loài Thạch sùng mí cát bà vào danh mục các loài

quý hiếm trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ IUCN.

Do hạn chế về thời gian trong nghiên cứu nên chúng tôi tập trung trong nghiên

cứu này ở đảo chính thuộc VQG Cát Bà. Do đó cần tổ chức khảo sát bổ sung ở các đảo

nhỏ để đánh giá chính xác trên quy mô rộng hơn về hiện trạng quần thể của loài bò sát

đặc hữu này. Đồng thời, tiếp tục tiến hành giám sát để theo dõi sự biến đổi của quần

thể Thạch sùng mí cát bà.

2.2. Đối với công tác bảo tồn

Địa điểm ưu tiên bảo tồn: Chúng tôi kiến nghị ưu tiên bảo vệ một số địa điểm

ghi nhận nhiều cá thể Thạch sùng mí cát bà như tại xã Việt Hải, tuyến Mây Bầu, hang

Quân Y.

Hoạt động ưu tiên bảo tồn:

Bảo vệ sinh cảnh: Thường xuyên tuần tra để ngăn chặn các vi phạm có tác động

đến sinh cảnh rừng, các vách đá và hang.

Giảm thiểu tác động du lịch: Tổ chức các nhóm nhỏ thăm quan du lịch ở những

tuyến ưu tiên bảo tồn có sự hướng dẫn và giám sát của hướng dẫn viên. Kiểm soát các

tác động tiêu cực của hoạt động du lịch như xả rác và quấy nhiễu khác.

Hạn chế hoạt động thắp hương trong hang động nơi có sự phân bố của loài

Thạch sùng mí cát bà.

Nhân nuôi sinh sản: Tiếp tục theo dõi và triển khai hoạt động nghiên cứu nhân

nuôi loài Thạch sùng mí cát bà ở trạm Đa dạng sinh học Mê Linh để chuẩn bị nguồn

giống phục vụ công tác bảo tồn.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức: Thiết kế xây dựng các áp phích và tài liệu về

bảo tồn động vật hoang dã của VQG Cát Bà trong đó có loài Thạch sùng mí cát bà.

Page 75: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Ông Vĩnh An, Hoàng Xuân Quang, Đăng Huy Huỳnh (2012), “Kết quả nghiên

cứu dinh dưỡng của Rắn ráo trâu trưởng thành Ptyas mucosa (Linnaeus, 1758)

trong điều kiện nuôi tại Nghệ An”, Hội thảo quốc gia về lưỡng cư bò sát Việt

Nam lần thức hai.

2. Ban Tuyên giáo Huyện Uỷ Cát Hải (2012), Tuyên truyền về quần đảo Cát Bà

trên lộ trình đón nhận danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới.

3. Ban Quảng lý Khu DTSQ Cát Bà (2013), Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Quần

đảo Cát Bà.

4. Ngô Đắc Chứng, Nguyễn Quảng Trường (2015), Giáo trình điều tra và giám

sát đa dạng sinh học động vật, nhà xuất bản Đại học Huế.

5. Ngô Đắc Chứng, Lê Anh Tuấn (2012), “Đặc điểm hình thái, dinh dưỡng và sinh

dục của rắn nước Xenochrophis flavipunctatus (Hallowell, 1861) ở Thừa Thiên

Huế”, Hội thảo quốc gia về lưỡng cư bò sát Việt Nam lần thứ hai.

6. Trần Quốc Dung, Ngô Quốc Trí (2012), “Một số đặc điểm sinh sản của Nhông

cát Leiolepis guentherpetersi (Darevsky and Kuprianova, 1993) trong điều kiện

nuôi ở Thành phố Huế”, Hội thảo quốc gia về lưỡng cư bò sát Việt Nam lần thứ

hai.

7. Hoàng Văn Ngọc, Lê Nguyên Ngật, Lê Thị Lý, Trần Thanh Tùng,

(2010), “Hiện trạng Lưỡng cư, Bò sát ở vùng Đông Bắc Việt Nam”, kỷ yếu hội

thảo Quốc gia lần thứ II- Môi trường và phát triển bền vững, Trung tâm nghiên

cứu tài nguyên và môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội. Nxb Nông nghiệp, tr.

113-124.

8. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, Lê Nguyên Ngật,

Hoàng Xuân Quang, Ngô Đắc Chứng (2009), “Nghiên cứu về ếch nhái và bò

sát ở Việt Nam qua các thời kỳ”.

9. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên (1980), “Định loại động vật

không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa học Tự

nhiên, Hà Nội.

Page 76: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

10. Trần Thanh Tùng, Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng (2008), “ Sự đa dạng và

hiện trạng ếch nhái, bò sát ở vùng núi Yên Tử”, Tạp chí sinh học, tr.30.

Tài liệu Tiếng Anh.

11. Bobrov, V.V. (1993), “Zoogeographic analysis of the lizard fauna (Reptilia,

Sauria) of Vietnam”, Zoologicheskij Zhurnal, 72, PP. 70–79.

12. Bohme, M., Collen, B. Baillie, J.E.M. (2013), “The conservation status of the

world reptiles”, Biological Conservation, (157), PP. 372-385.

13. Bohme, W., Schottler, T., Nguyen, Q.T. & Kohler, J. (2005), “A new species of

salamander, genus Tylototriton (Urodela: Salamandridae), from northern

Vietnam”, Salamandra, 41(1), PP. 215-220.

14. Briggs, A.A., Young, H.S., McCauley, D.J., Hathaway, S.A., Dirzo, R. and

Fisher, R.N. (2012), “Effects of Spatial Subsidies and Habitat Structure on the

Foraging Ecology and Size of Geckos”, PLoS ONE, 7(8). e41364.

doi:10.1371/journal.pone.0041364.

15. Caldart, V.M., Iop, S., Bertaso, T.R.N. and Zanini, C. (2012), “Feeding ecology

of Crossodactylus schmidti (Anura: Hylodidae) in southern Brazil”, Zoological

studies, 51(4), PP. 484–493.

16. Conservation International (2013), “Biodiversity Hotspots”,

<http://www.biodiversity-hotspots.org> [4 October 2013].

17. David, P., Nguyen, T.Q., Nguyen, T.T., Jiang, K., Chen, T., Teynie, A. & Tho

(2012), “A new species of the genus Oligodon Fitzinger, 1862(Squamata:

Colubridae) from northern Vietnam, southern China and central Laos”, Zootaxa

(3498), PP. 45-62.

18. Darevsky, I.S (1990), “Notes on the reptiles (Squamata) of some offshore

islands along the coast of Vietnam. Vertebrates in the Tropics”, Bonn, PP. 125–

129.

19. Darevsky, I.S., Orlov, N.L., Ho, C.T. (2004), “Two new lygosomine skinks of

the genus Sphenomorphus Fitzinger, 1843 (Sauria, Scincidae) from northern

Vietnam”, Russian Journal Herpetology, 11(2), PP. 111-120.

Page 77: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

20. Hecht, V.L., Pham, C.T., Nguyen, T.T., Nguyen, T.Q., Bonkowski, M., and

Ziegler, T. (2014), “First report on the herpetofauna of Tay Yen Tu Nature

Reserve, northeastern Vietnam”, Biodiversity Journal, 4 (4), PP. 507–552.

21. Huang, C.M., Y u, H., W u, Z.J., Li, Y.B., Wei , F.W. and Gong , M.H. (2008),

“Population and conservation strategies for the Chinese crocodile lizard (S.

crocodilurus) in China”, Animal Biodiversity and Conservation, 31 (2), PP. 63–

70.

22. IUCN (2015), IUCN Red List categories and criteria. Version 3.1 2nd edition,

http://www.iucnredlist.org. [21 July 2015].

23. Seufer, H., Kaverkin, Y. & Kirschner, A. (Eds. 2005), Die Lidgeckos. Pflege,

Zucht und Lebensweise. Kirschner & Seufer, Karlsruhe.

24. James, C.D., S.R. Morton, R.W. Braithwaite, and J.C. Wombey, (1984),

“Dietary pathways through lizards of the Alligator Rivers Region, Northern

Territory”, Offic. Superv. Sci., Tech. Mem. 6.

25. Le, Q.K. & Ziegler, T. (2003), “First record of the Chinese Crocodile Lizard

from outside of China: report on a population of Shinisaurus crocodilurus Ahl,

1930 from north-eastern Vietnam”, Hamadryad, 27(2), PP. 193–199.

26. Magnusson, W.E., Lima, A.P., da Silva, W.A. and de Araújo, M.C. (2003),

“Use of geometric forms to estimate volume of invertebrates in ecological

studies of dietary overlap”, Copeia, (1), PP. 13–19.

27. Meiri, S. (2010), “Length–weight allometries in lizards”, Journal of Zoology,

(281), PP. 218–226.

28. Mir, J.I., Shabir, R. and Mir, F.A. (2012), “Length-Weight Relationship and

Condition Factor of Schizopyge curvifrons (Heckel, 1838) from River Jhelum,

Kashmir, India”, World Journal of Fish and Marine Sciences, 4(3), PP. 325–

329.

29. Myers, N., Mittermeier, R.A., Mittermeier, C.G., Da Fonseca, G.A. and Kent, J.

(2000), “Biodiversity hotspots for conservation priorities”, Nature, (403), PP.

853–858.

Page 78: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

30. Ngo, C.D., Ngo, B.V., Nguyen, T.T.T., (2014), “Dietary Ecology of The

Common Sun Skink Eutropis multifasciatus (Kuhl, 1820) In Thua Thien-Hue

Province, Vietnam”, Biology Journal, 36(4), PP. 471-478.

31. Nguyen, T.Q. (2011), Systematics, ecology, and conservation of the lizard

fauna in northeastern Vietnam, with special focus on Pseudocalotes

(Agamidae), Goniurosaurus (Eublepharidae), Sphenomorphus and

Tropidophorus (Scincidae) from this country. University of Bonn, Germany.

32. Nguyen, T.Q., Nguyen, S.V., Bohme, W., Ziegler, T. (2010), “A new species of

Scincella (Squamata: Scincidae) from Vietnam”, Folia zool, 59(2), PP. 115-

121.

33. Nguyen, T. Q., Schmitz, A., Nguyen, T. T., Orlov, N. L., Böhme, W. & Ziegler,

T. (2011), “A review of the genus Sphenormorphus Fitzinger, 1843 (Squamata:

Sauria: Scincidae) in Vietnam, with description of a new species from northern

Vietnam and Hainan Island, southern China and the first record of S. mimicus

Taylor, 1962 from Vietnam”, Journal of Herpetology, 45(2), PP. 145–154.

34. Nguyen, T. Q., Stenke, R., Nguyen, H. X. & Ziegler, T. (2011), “The terrestrial

reptilian fauna of the Biosphere Reserve Cat Ba Archipelago, Hai Phong,

Vietnam”, PP. 99–115. In: Schuchmann, K-L. (ed.), Tropical Vertebrates in a

Changing World. Bonner zoologische Monographien, 57.

35. Nguyen, T.Q., Tran, T.T., Nguyen, T.T., Bohme, W., and Ziegler, T. (2012),

“First Record of Sphenomorphus incognitus (Thompson, 1912) (Squamata:

Scincidae) from Vietnam with Some Notes on Natural History”, Asian

Herpetological Research, 3(2), PP. 147-150.

36. Nguyen, T.S., Motokawa, M., Oshida, T., Vu, D.T., Csorba, G., Endo, H.

(2015), “Multivariate analysis of the skull size and shape in tube-nosed bats of

the genus Murina (Chiroptera: Vespertilionidae) from Vietnam”, Mammal

Study, (40), PP. 79–94.

37. Nguyen, V. S., Ho, T. C. & Nguyen, Q. T. (2009), “Herpetofauna of Vietnam.

Edition Chimaira, Frankfurt am Main”.

Page 79: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

38. Nguyen, V.S., & J.H. Shim. (1997), “Herpetofauna and ecological status in Cat

Ba National Park in Vietnam”, Pp. 175–187 in Ecosystem and Biodiversity of

Cat Ba National Park and Halong Bay, Vietnam. Korean National Council for

Conservation of Nature, Survey of the natural environment in Vietnam, 12.

39. Norval, G., Huang, S.C., Mao, J.J., Goldberg, S.R., Slater, K. (2012),

“Additional notes on the diet of Japalura swinhonis (Agamidae) from

southwestern Taiwan, with comments about its dietary overlap with the

sympatric Anolis sagrei (Polychrotidae)”, Basic and Applied Herpetology, (26),

PP. 87-97.

40. Orlov, N.L., Murphy, R.W., Papenfuss, T.J. (2000), “List of snake of Tam-Dao

mountain ridge (Tonkin, Vietnam)”, Russian Journal of Herpetology, (7), PP.

69-80.

41. Orlov, N.L., Ryabov, S.A., Nguyen, T.T. (2009), “Two new species of Genera

Protobothrops Hoge et Romano-Hoge, 1983 and Viridovipera Malhotra et

Thorpe, 2004 (Ophidia: Viperidae: Crotalinae) from Karst Region in

Northeastern Vietnam. Part I. Description of a new species of Protobothrop

Genus”, Russian Journal of Herptetology, 16(1), PP. 69-82.

42. Orlov, N.L., Ryabov, S.A., Nguyen, T.T. (2013), “On the Taxonomy and the

Distribution of Snakes of the Genus Azemiops Boulenger, 1888: Description of

a New Species”, Russian Journal of Herptetology, 20(2), PP. 110-128.

43. Orlov, N.L., S.A. Ryabov, T.T. Nguyen, Q.T. Nguyen, and T.C. Ho. (2008), “A

new species of Goniurosaurus (Sauria: Gekkota: Eublepharidae) from north

Vietnam”, Russian Journal of Herpetology, (15), PP. 229–244.

44. Reed, D.H., O’Grady, J.J., Brook, B.W., Ballou, J.D. and Frankham, R., (2003),

“Estimates of minimum viable population sizes for vertebrates and factors

influencing those estimates”, Biological Conservation, (113), PP. 23–34.

45. Regassa, R., and Yirga, S. (2013), “Distribution, abundance and population

status of Burchell’s zebra (Equus quagga) in Yabello Wildlife Sanctuary,

Southern Ethiopia”, Journal of Ecology and the Natural Environment, Vol.

5(3), PP. 40-49.

Page 80: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

46. Rosler, H., Nguyen, T.Q., Van, Doan.K., Ho, C.T., Nguyen, T.T. & Ziegler, T.,

(2010), “A new species of the genus Gekko Laurenti (Squamata: Sauria:

Gekkonidae) from Vietnam with remarks on G.japonicus (Schlegel)”, Zootaxa,

(2329), PP. 56-68.

47. Schlüpmann, M. and Kupfer, A. (2009), “Methoden der Amphibienerfassung –

eine Übersicht”, Zeitschrift für Feldherpetologie, 15, PP. 7-84.

48. Shaffer, M.L. (1981), “Minimum population sizes for species conservation”,

BioScience, (31), PP. 131–134.

49. Shaffer, M.L., Watchman, L.H., Snape III, W.J. and Latchis, I.K. (2002),

“Population viability analysis and conservation policy”, In: Beissinger, S.R.,

McCullough, D.R. (Eds.), Population Viability Analysis, University of Chicago

Press. PP. 123–142.

50. Sole, M., Beckmann, O., Pelz, B., Kwet, A. and Engels, W. (2005), “Stomach-

flushing for diet analysis in anurans: an improved protocol evaluated in a case

study in Araucaria forests, southern Brazil”, Studies on Neotropical Fauna and

Environment, 40(1).

51. Traill, L.W., Barry, W. B., Frankham, R. R., Bradshaw, C. J. A. (2010),

“Pragamatic population viability targets in a rapidly changing world”,

Biological Conservation, (143), PP. 28-34.

52. Traill, L.W., Bradshaw, C.J.A. and Brook, B.W. (2007), “Minimum viable

population size: a meta-analysis of 30 years of published estimates”, Biological

Conservation, (139), PP. 159–166.

53. Tran Duc Thanh & Wailtham (2001), “The oustanding value of the geology of

Ha Long Bay”, Advances in Natural Sciences, Vol 2, No.3

54. Uetz, P., Hošek, J. (eds., 2015), “The Reptile Database”. Available at:

http://www.reptile-database.org. Last accessed July 8, 2015.

55. Van Schingen, M.V. (2014), “Population status and autecology of Shinisaurus

crocodilurus Ahl, 1930 in northeastern Vietnam”, Thesis, Master of Science.

56. Van Schingen, M., Ihlow, F., Nguyen, T. Q., Ziegler, T., Bonkowski, M.,

Zhengjun Wu, Z-J. & Rödder, D. (2014a), “Potential distribution and

effectiveness of the protected area network for the Crocodile Lizard Shinisaurus

Page 81: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

crocodilurus Ahl, 1930 (Reptilia: Squamata)”, Salamandra, 50(2), PP. 71–76.

57. Van Schingen, M., Pham, C. T., An, T. H., Bernardes, M., Hecht, V., Nguyen,

T. Q., Michael Bonkowski, M. & Ziegler, T. (2014b), Current status of the

Crocodile Lizard Shinisaurus crocodilurus Ahl, 1930 in Vietnam with

implications for conservation measures”, Revue suisse de Zoologie, 121 (3), PP.

425–439.

58. Van Schingen, M., Schepp, U., Pham, C. T., Nguyen, T. Q. & Ziegler, T.

(2015), “Last chance to see? Review of the threats and use of the Crocodile

Lizard”, Traffic Bulletin, 27(1), PP. 19–26 (ISSN: 0267-4297).

59. Vu, N.T., Nguyen, T.Q., Grismer, L.L, Ziegler, T. (2006), “First Record of the

Chinese Leopard Gecko, Goniurosaurus luii (Reptilia: Euplepharidae) from

Vietnam”, Current Herpetology, 25(2).

60. Yang, J.H., Chan, B.P. (2015), “Two new species of the genus Goniurosaurus

(Squâmta: Sauria: Eublepharidae) from southern China”, Zootaxa, 3980 (1), PP.

067-080.

61. Ziegler, T., David, P., Vu, N.T. (2008), “A new natricine snake of the genus

Opisthotropis from Tam Dao, Vinh Phuc Province, northern Vietnam

(Squamata, Colubridae)”, Zoosystematics and Evolution, 84 (2), PP. 197 -203

62. Ziegler, T., N.Q. Truong, A. Schmitz, R. Stenke, and H. Rösler. (2008), “A new

species of Goniurosaurus from Cat Ba Island, Hai Phong, northern Vietnam

(Squamata: Eublepharidae)”, Zootaxa, (1771), PP. 16–30.

Trang web

1. http://www.backwaterreptiles.com/geckos/chinese-cave-gecko-for-sale.html

2. http://catba.org.vn/index.php/vi

3. http://www.geckotime.com/three-to-get-ready-goniurosaurus/

4. http://www.iucnredlist.org/details/40793/0

5. http://reptile-database.reptarium.cz/

6. http://www.diva-gis.org/

7. : www.bioclim.org

Page 82: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

PHỤ LỤC 1

BIỂU ĐIỀU TRA GIÁM SÁT LOÀI THẠCH SÙNG MÍ CÁT BÀ

Date: Transect:

Location: Humidity:

Start time: End time: Air temperature (0C):

Elevation: Weather:

GPS start point: GPS end point:

Transect length (m): Forest type (secondary/shrub/etc):

Recorders:

Habitat

Canopy coverage (%, estimation):

Microhabitat :

Cave (Width/height of entrance): Distance from entrance:

Distance from animal to the forest path (m): Distance from animal to the đá vôi boulder (m):

Substrate (cliff/rock/tree: root/branch/on the ground)

High position to the ground (m)

Hidding place

Animal

Marking number Stomach contents number:

Coordinate at site

Status (resting/ feeding/ foraging)

Adult/ Juvenile A J

Sex M F Pregnant / eggs:

Weight

Injuries

SVL (snout vent length)

TaL (tail length)

HW (head width)

HL (head length)

HH (head height)

Forearm

Hind Limb

Color

Other remarks

Page 83: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - hus.vnu.edu.vn (104).pdf · Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và

PHỤ LỤC 2

PHIẾU GIÁM SÁT ĐA DẠNG

Phiếu số: Ngày/tháng/năm: Giờ đi: Giờ về:

Địa điểm: Tuyến khảo sát:

Tọa độ: Điểm đầu Điểm cuối: Chiều dài tuyến:

Thời tiết: Nhiệt độ:

Tên người giám sát:

Thông tin về các loài giám sát:

Thời gian

(giờ:phút)

Tên loài bắt gặp

(Tên Việt Nam/Tên khoa học)

Số lượng

(cá thể)

Địa điểm Sinh cảnh

(mô tả sơ bộ)

Độ cao

(m)

Ghi chú (quan sát, thu mẫu,

thấy dấu vết,kích cỡ mẫu,...)

Đặc điểm nhận dạng loài bắt gặp (nếu cần):

Các nhân tố tác động (tự nhiên: thiên tai, do con người: tàn phá sinh cảnh, săn bắt, bẫy, ô nhiễm,…):

Các ghi chú khác