12

lý thuyết căn bản

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: lý thuyết căn bản
Page 2: lý thuyết căn bản

LÝ THUYẾT CĂN BẢN

Nốt nhạc (note)

Như các bạn đã biết, mỗi âm thanh mà ta cảm nhận dc đều là những dao động trong không

gian tại một tần số xác định nào đó. (Tần số ( frequency) của âm thanh biểu diễn số dao động trong

mỗi giây, đơn vị Hertz(Hz)). Cao độ của mỗi âm thanh sẽ được quyết định bởi chính tần số của nó.

Mỗi nốt nhạc có nhiệm vụ biểu thị âm thanh với tần số xác định nào đó

Người ta dùng thuật ngữ quãng ( interval) để miêu tả khoảng cách tương đối giữa các nốt.

Trong đó khoảng cách từ một nốt thấp tới một nốt cao hơn có tần số đúng bằng 2 lần nốt đó thì được

gọi là một quãng tám ( octave).

Trong âm nhạc phương Tây, người ta chia 1 quãng tám thành 12 phần bằng nhau, đây là đơn

vị nhỏ nhất để đo khoảng cách giữa các nốt nhạc, được gọi là nửa cung (semitone), tất cả các quãng

khác lớn hơn đều là bội số của nửa cung ( vd : 1 cung, 3 cung rưỡi,…).

Chú ý :Tương quan này được tính theo cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng, tức là một nốt cao

hơn nốt kia a nửa cung thì tần số của nó bằng 2a/12 lần tần số của nốt kia.

Để gọi tên các nốt nhạc, theo lý thuyết

phương Tây, họ dùng 7 chữ cái A, B, C, D, E

,F , G ( tương đương với bên ta là la , si, đô,

rê, mi, pha, son) và các dấu hóa. Trong đó :

Các nốt cơ bản, không có dấu hóa thì

nốt sau thì cao hơn nốt trước 1 cung, trừ

khoảng cách B – C và E – F là nửa cung.

Các nốt có dấu hóa thì chịu ảnh

hưởng của dấu hóa như sau :

Thăng (Sharp): tăng nốt lên nửa cung.

Giảm (Flat): giảm nốt xuống nửa cung.

Bình (Natural) : đưa về bình thường.

Kết thúc mỗi chu kì thì các kí hiệu này lại lặp lại và cứ 2 nốt cách nhau một quãng tám thì sẽ

cùng có 1 kí hiệu ( nhưng có số chỉ ở bên cạnh,vd : C4 cao hơn C3 1 quãng 8).

Hiện tại, nốt A4 được dùng làm chuẩn và có tần số là 440Hz

A B C D E F G A B C D E F G A

…1 1 ½ 1 1 1 ½ 1 … (Khoảng cách, đv : cung)

A3 A4 (440Hz) A5

Page 3: lý thuyết căn bản

Quãng ( interval)

Để diễn tả khoảng cách giữa 2 nốt bất kì, ta hoàn toàn có thể chỉ cần sử dụng khoảng cách

tính theo cung giữa các nốt đó ( VD: C – D cách nhau 1 cung, E – G cách nhau 1,5 cung,…). Tuy

nhiên, việc gọi theo tên quãng còn giúp diễn tả được nhiều hơn tính chất của nó.

Các quãng cơ bản :

Khoảng cách (tính theo nửa

cung)

Ví dụ Tên quốc tế Kí hiệu quốc tế Tên thuần Việt @@

0 C – C Unison P1 Quãng một

1 B – C Minor second m2 Quãng hai thứ

2 C – D Major second M2 Quãng hai trưởng

3 E – G Minor third m3 Quãng ba thứ

4 C – E Major third M3 Quãng ba trưởng

5 C – F Perfect fourth P4 Quảng bốn đúng

6

F – B Augmented fourth A4 Quãng bốn tăng

B – F Diminished fifth d5 Quãng năm giảm

7 C – G Perfect fifth P5 Quãng năm đúng

8 B – G Minor xixth m6 Quãng sáu thứ

9 C – A Major xixth M6 Quãng sáu trưởng

10 B – A Minor seventh m7 Quãng bảy thứ

11 C – B Major seventh M7 Quãng bảy trưởng

12 C – C Octave P8 Quãng tám

Qui tắc gọi tên :

1. Quãng một và quãng tám có tên riêng, ngoài ra có thể gọi bằng tên theo qui tắc.

2. Các quãng còn lại tên gồm 2 thành phần là bậc và tính chất (còn gọi là chất lượng) :

a. Bậc được tính bằng số lượng vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc giữa 2 nốt.

b. Phần tính chất (Đúng(P), trưởng(M), thứ(m), tăng(A), giảm(d)) :

i. Quãng 1, 4, 5, 8 có tính chất đúng (perfect), không có tính trưởng, thứ.

ii. Các quãng còn lại (2 ,3 , 6, 7) có tính trưởng (major), thứ (minor), không có

tính đúng. Quãng trưởng thì lớn hơn quãng thứ một nửa cung.

iii. Mọi quãng đều có tính tăng (Aug), giảm (Dim). Quãng giảm thấp hơn quãng

thứ (hoặc quãng đúng) nửa cung. Quãng tăng thì cao hơn quãng trưởng

(hoặc quãng đúng) nửa cung.

Như vậy cùng một khoảng cách

như nhau nhưng tùy thuộc vào 2

nốt tạo nên quãng đó mà chúng

ta có những quãng khác nhau,

những quãng này được gọi là

quãng trùng (enharmonic). Ví dụ:

Number of semitones

Interval name Staff positions

1 2 3 4

4 Major third C E

4 Diminished fourth C Fb

4 Doubly augmented second

C D#

Page 4: lý thuyết căn bản

Quãng đơn (simple interval), quãng ghép (compound interval):

1. Quãng đơn là những quãng mà độ lớn không quá một quãng tám.

2. Quãng ghép có độ lớn lớn hơn 1 quãng tám, có thể coi như là tổng của các quãng đơn.

a. Bậc của quãng ghép : khi chồng các quãng lên nhau thì do có 1 nốt trùng tại điểm

giao nhau nên bậc của quãng mới sẽ bằng tổng số bậc của 2 quãng trừ đi 1

b. Chất lượng của quãng ghép : tính chất của quãng ghép bằng tính chất của quãng

đơn tạo thành nó sau khi đã loại bỏ quãng tám.

VD : C4 – E5 (10 trưởng) : Bậc : 8 + 3 – 1 = 10

Chất lượng : tương tự C4 – E4 : trưởng

D3 – A4 (12 đúng) : Bậc : 8 + 5 – 1 = 12

Chất lượng : tương tự D3 – A4 : đúng

Đảo quãng (inversion) :

Mỗi quãng đơn đều có thể bị đảo bằng cách nâng âm thấp lên 1 quãng tám hoặc hạ

âm cao xuống một quãng tám để tạo ra quãng đảo của nó.

1. Với quãng đơn :

a. Bậc của quãng đảo và bậc của quãng gốc có tổng là 9

b. Quãng đảo và quãng gốc có tính chất đối lập nhau :

i. Đảo của quãng thứ là quãng trưởng và ngược lại

ii. Đảo của quãng tăng là quãng giảm và ngược lại

iii. Đảo của quãng đúng là quãng đúng

2. Với quãng ghép : đưa về quãng đơn sau khi loại bỏ các quãng tám và áp dụng

như trên.

Quãng giai điệu (melodic) và quãng hòa điệu (harmonic):

Quãng giai điệu là quãng mà hai nốt vang lên kế nhau

Quãng hòa điệu là quãng mà hai nốt vang lên đồng thời

Quãng thuận (consonant) và quãng nghịch (Dissonant) :

Quãng thuận là quãng mà khi cất lên ta nghe hòa hợp, êm tai, quãng nghịch là quãng

gây cảm giác chói tai, căng thẳng, muốn giải quyết; còn việc quãng nào là quãng thuận,

quãng nào là quãng nghịch thì theo thời gian có nhiều tranh cãi và thay đổi cho đến tận bây

giờ. Tuy nhiên, hiện tại nó đang được phân chia và chấp nhận với đại đa số như sau :Các

quãng thuận gồm P1, P8, P5, M3, m3, M6, m6; còn lại là các quãng nghịch.

Quãng diatonic và quãng chromatic :

Quãng Diatonic là quãng tạo bởi những

nốt trong âm giai diatonic

Quãng Chromatic là quãng tạo bởi nốt

không nằm trong âm giai diatonic và nằm trong

âm giai chromatic

( cần căn cứ vào âm giai diatonic đang

xét là âm giai nào, VD E – F là quãng diatonic

trong âm giai đô trưởng tự nhiên ( C major

scale) nhưng là quãng chromatic trong âm giai

Sol trưởng tự nhiên ( G major scale) Diatonic intervals in C major scale

Page 5: lý thuyết căn bản

Qua khảo sát các quãng trong âm giai đô trưởng (hình trên) ta thấy được quãng diatonic bao

gồm các quãng đúng, trưởng, thứ và 4 tăng, 5 giảm ( chính là các loại quãng đã được đề cập trong

bảng “các quãng cơ bản”). Như vậy các quãng tăng, giảm trừ A4 và d5 luôn là các quãng nghịch dù

có xét đến nốt tạo thành hay không.

Quãng ổn định, quãng không ổn định :

Quãng ổn định và quãng không ổn định là khái niệm tương đối, căn cứ vào âm giai

diatonic đang xét là âm giai nào. Trong đó các quãng thuận được hình thành bởi các nốt ổn

định của âm giai (các nốt bậc 1,3,5 – chi tiết xem phần âm giai) được gọi là các quãng ổn

định, mọi quãng khác được coi là các quãng không ổn định.

Page 6: lý thuyết căn bản

Hợp âm (Chord)

Theo cách đơn giản gần gũi nhất, hợp âm là “tập hợp âm thanh”, bất kì một bộ nốt, tập hợp

nốt nào (có một số quan niệm cho rằng nếu có 2 nốt thì chỉ là 1 quãng, hợp âm phải từ 3 nốt trở lên)

được chơi cùng với nhau( có thể các nốt vang lên cùng lúc hoặc lần lượt) đều được coi là hợp âm.

Có nhiều cách để biểu diễn các hợp âm, trong đó đơn giản

nhất là kí hiệu trực tiếp các nốt của hợp âm lên khuông nhạc. Cách

này có lợi thế là bất kì một hợp âm với cấu tạo gồm các nốt như thế

nào cũng có thể diễn tả một cách dễ dàng, tuy nhiên, nó cũng có

những hạn chế nhất định. Vì nó cung cấp quá nhiều thông tin, không

chỉ là các nốt trong hợp âm mà còn cả cao độ chính xác của các nốt

phải chơi nên sẽ hạn chế sự ngẫu hứng, sáng tạo của người chơi.

Đồng thời, việc chơi chính xác các nốt được diễn tả không phải là

luôn thực hiện được trên mọi nhạc cụ, ví dụ một hợp âm với 7 nốt cất

lên đồng thời có thể dễ dàng chơi trên piano nhưng lại bất khả thi trên

những cây đàn guitar chỉ có 6 dây.

Cách thứ hai là sử dụng tên gọi và kí hiệu ngắn gọn của các hợp âm. Cách này có lợi thế là

giúp dễ dàng ghi chép, chia sẻ các hợp âm, tuy nhiên hạn chế của nó chính là việc chúng ta phải

hiểu các qui tắc gọi tên, kí hiệu của chúng thì mới xác định được hợp âm ( VD Đô Trưởng có kí hiệu

là C và gồm các nốt C,E,G). Đồng thời, do các tên gọi được đặt ra chủ yếu để gọi các hợp âm thông

dụng, thường gặp, nên việc gọi tên, kí hiệu một số hợp âm khác có thể trở nên phức tạp. Do việc đọc

hợp âm kí hiệu trên khuông nhạc chỉ đơn giản là đọc nốt nên chúng ta sẽ tập trung vào cách gọi tên

và kí hiệu các hợp âm.

Các thành phần của tên, kí hiệu hợp âm:

Trong hầu hết các thể loại nhạc, từ pop cho đến Jaz, Rock,…tên của hợp âm cũng

như kí hiệu tương ứng thường gồm một hoặc nhiều các thành phần sau:

1. Tên nốt chủ ( the root note): VD C,D,…

2. Tính chất hợp âm ( chord quality) : VD Trưởng(major, M), thứ(minor, m),…

3. Bậc của quãng : VD 7,9,11,…

4. The altered fifth (cái này chưa tìm dc từ tương ứng, nôm na là thay thế cái nốt ở

quãng 5 :p) : VD sharp 5, ♯5,♭5,…

5. Bậc của quãng trong Add tone chord( dùng nhiều cơ mà k biết dịch) : VD Add9,…

Tính chất của hợp âm :

Tên tính chất của hợp âm tương ứng với cả tính chất của những quãng nằm trong hợp

âm đó và quyết định phần lớn cấu tạo của một hợp âm, bao gồm :

1. Major ( trưởng). Kí hiệu “maj”, “M”, “∆” hoặc không kí hiệu gì thì mặc định là major.

2. Minor ( thứ). Kí hiệu “min”, “m”, “-“.

3. Augmented ( tăng). Kí hiệu “Aug”, “+”.

4. Diminished ( giảm). Kí hiệu “dim”, “o “.

5. Half – Diminished ( không biết dịch ntn). Kí hiệu “Ø “.

6. Dominant ( không biết dịch sao, VD C7 là “C dominant seventh”, ở VN gọi mỗi “đô

bảy” @@). Kí hiệu “dom”.

Hợp âm Đô trưởng ( C Major)

Page 7: lý thuyết căn bản

Quy tắc chung đối với tên và kí hiệu của hợp âm :

1. Quy tắc 1 : quy tắc chung với những thông tin cơ bản nhất về cấu tạo hợp âm

a. Đối với hợp âm cơ bản 3 nốt ( gồm nốt chủ, nốt ở quãng 3 và nốt ở quãng 5),

Major( trưởng) và minor( thứ) cho biết các tính chất của quãng 3, còn augmented

(tăng) và diminished( giảm) cho biết các tính chất của quãng 5.

b. Đối với mọi hợp âm khác, nếu các tính chất trên nằm ở đầu tên, kí hiệu hợp âm

hoặc ngay nốt chủ thì áp dụng tương tự. Nếu các tính chất đó không nằm ở vị trí

đã đề cập thì nó quyết định tính chất của quãng chứ không phải là của hợp âm.

VD: Cm/M7 ( minor – major seventh chord), “m” cho biết hợp âm có quãng 3 là

minor, còn “M” cho biết hợp âm có quãng 7 là major.

2. Quy tắc 2 : quy tắc chung với những thông tin bị thiếu cho cấu tạo của hợp âm

a. Nếu không có thông tin miêu tả đối với quãng 3 hoặc quãng 5 thì ta mặc định

quãng 3 là trưởng và quãng 5 là đúng. VD Cm nghĩa là quãng 3 là thứ, quãng 5 là

đúng, C nghĩa là quãng 3 là trưởng và quãng 5 là đúng.

b. Quy tắc này có 1 ngoại lệ duy nhất, sẽ được đề cập ở quy tắc 3.

3. Quy tắc 3 : Các trường hợp đặc biệt

a. Nếu quãng 5 được chỉ ra là Diminished ( 5 giảm) thì quãng 3 sẽ là minor ( 3 thứ),

đây là trường hợp ngoại lệ của quy tắc 2.

b. Nếu các hợp âm có nốt chủ âm và số chỉ bậc của quãng( không có chú thích

trưởng, thứ, tăng, giảm,..) thì sẽ được hiểu như sau :

i. Nếu là các số 2, 4, 6,… thì hợp âm này là một Major add tone chord( không

biết dịch@@), cấu tạo bởi hợp âm trưởng cộng thêm quãng 2 trưởng, 4

đúng, hoặc 6 trưởng,….( VD : C6 = CM6 = Cadd6)

ii. Nếu là các số 7,9,11,13,… thì hợp âm này là Dominant ( VD : C7=Cdom7),

cấu tạo bởi một hợp âm trưởng cộng thêm 1 hoặc nhiều quãng dưới theo

thứ tự lần lượt là 7 thứ, 9 trưởng, 11 đúng,…

(VD : C9 = C7 + M9 = Cmajor + m7 + M9)

c. Các số 2,4,6,9,11,13,… luôn đại diện cho các quãng trưởng và đúng, để biểu thị

các quãng khác ta kết hợp thêm các dấu hóa

Các Trường hợp cụ thể đối với những hợp âm phổ biến : (mọi ví dụ lấy C là nốt chủ)

Hợp âm cơ bản ( Triad)

Đây là những hợp âm căn bản nhất, cấu tạo gồm 3 nốt ( chủ, bậc 3, bậc 5)

Name Symbols (Long, short, Altered fifth)

Component intervals Note(Exp)

Third Fifth

Major Trưởng

Cmaj, C, CM, C∆ Major Perfect C E G

Minor Thứ

Cmin, Cm, C- Minor Perfect C E♭ G

Augmented Tăng

Caug, C+, CM♯5, CM+5 Major Augmented C E G♯

Diminished Giảm

Cdim, Co, Cm♭5, Cmº5 Minor Diminisher C E♭ G♭

Page 8: lý thuyết căn bản

Hợp âm 7 ( seventh chord)

Hợp âm 7 cũng là những hợp âm vô cùng phổ biến, gần bằng với cả những hợp âm cơ bản.

Nó là những hợp âm 4 nốt, xây dựng trên các nốt là nốt chủ, bậc 3, bậc 5 và bậc 7.

Chú ý : với những hợp âm từ có cấu tạo phức tạp, các thành phần của kí hiệu hợp âm có thể

viết liền nhau hoặc phân cách bằng các cách như dùng gạch chéo, đưa vào trong ngoặc, viết nhỏ ở

phía trên ( VD CmM7 có thể viết Cm/M7, Cm(M7), CmM7,…)

Name Symbols (Long, short, Altered fifth)

Component intervals Note(Exp)

Third Fifth Seventh

Augmented major seventh

C+(M7), CM7+5, CM7♯5, Major Augmented Major C E G♯ B

Augmented seventh Hợp âm bảy tăng

Caug7, C+7, C7+, C7+5,

C7♯5

Major Augmented Minor C E G♯ B♭

Major seventh Hợp âm trưởng bảy

Cmaj7, CM7, CΔ7 Major Perfect Major C E G B

Dominant seventh/seventh Hợp âm bảy

C7, Cdom7 Major Perfect Minor C E G B♭

Minor major seventh

Cm(M7), Cm maj7, C−M7 Minor Perfect Major C E♭ G B

Minor seventh Hợp âm thứ bảy

Cm7, Cmin7, C−7 Minor Perfect Minor C E♭ G B♭

Half-diminished seventh

Cø7, Cm7♭5 Minor Diminished Minor C E♭ G♭ B♭

Diminished seventh Hợp âm bảy giảm

Co7, Cdim7 Minor Diminished Dimished C E♭ G♭ B♭♭

Hợp âm mở rộng ( Extended chord)

Hợp âm mở rộng bao gồm các hợp âm 9 (5 nốt), hợp âm 11 (6 nốt), hợp âm 13 (7 nốt)

Hợp âm 9 có cấu tạo từ một hợp âm 7 cộng thêm quãng 9 trưởng. Tên, kí hiệu của hợp âm 9

là tên, kí hiệu của hợp âm 7 cấu thành nên nó cộng với kí hiệu quãng 9 ở cuối cùng.

( VD: C9 = C7 + M9, Cm9 = Cm7 + M9, Cmaj9 = Cmaj7 + M9,…)

Hợp âm 11 và 13 có cấu tạo tương tự. Hợp âm 11 thì cộng vào hợp âm 7 cấu thành nên nó 1

quãng 9 trưởng và 1 quãng 11 đúng; Hợp âm 13 thì cộng vào hợp âm 7 cấu thành nên nó 1 quãng 9

trưởng, 1 quãng 11 đúng và 1 quãng 13 trưởng.

Chú ý : Các quãng M9,P11,M13 cho các nốt tương tự các quãng M2,P4,M6, chỉ khác ở chỗ là

cao hơn 1 quãng 8, tuy nhiên, khi chơi các hợp âm, điều này không có nghĩa là bắt buộc phải chơi

các nốt cao hơn, vd M9 có thể chơi bằng M2.

Page 9: lý thuyết căn bản

Chord Component interval

Notes

Csus2 M2 P5 C D G

Cmin m3 P5 C E♭ G

Cmaj M3 P5 C E G

Csus4 P4 P5 C F G

Positions Bass note

Order of notes

symbols

Root position

M2 C E G C

1st

invertion m3 E G C C/E

2nd

invertion

M3 G C E C/G

Add tone chord

Đây là những hợp âm cơ bản được thêm vào những quãng bất kì theo nhu cầu của người sử

dụng, có 2 cách để biểu diễn các hợp âm này.

1. Muốn thêm quãng nào thì ta viết quãng đó sau kí hiệu “add”. VD : Cadd9 = C + M9.

2. Bản thân các hợp âm 2,4,6 là các add tone chord :

C2 = Cadd9; C4 = C add 11; C6 = Cadd13.

Suspended chord

Suspended chord là những hợp âm mà nốt ở

quãng 3 được thay thế bằng quãng 2 hoặc quãng 4.

Sus2 nghĩa là thay thế bằng nốt ở quãng 2 trưởng,

Sus4 (kí hiệu sus hiểu là sus4) nghĩa là thay thế bằng

nốt ở quãng 4 đúng.

Hợp âm 5 ( power chord)

Hợp âm 5 kí hiệu bằng tên nốt chủ cộng với “5”, cấu tạo chỉ gồm có 2 nốt là nốt chủ âm và nốt

ở quãng 5 đúng. (VD : C5 gồm C và G; A5 gồm A và E)

Hợp âm đảo ( inversion)

Một hợp âm bình thường sẽ chơi nốt gốc ở vị trí

thấp nhất, nếu nốt chơi thâp nhất không phải là nốt gốc

mà là một nốt khác trong hợp âm thì hợp âm này đang

chơi ở dạng đảo. Như vậy, hợp âm 3 nốt sẽ có 3 dạng

khác nhau, 4 nốt có 4 dạng khác nhau,…

Page 10: lý thuyết căn bản

Âm Giai ( Scale )

Âm giai là bất kì một chuỗi các nốt nhạc nào đó

được sắp xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm, hoặc có cả

phần tăng và phần giảm (VD: Âm giai thứ giai điệu).

Phần lớn các âm giai có dạng “octave – repeating”,

nghĩa là các nốt của âm giai nằm trong 1 quãng tám và

nó lặp lại tương tự nhau ở mọi quãng 8.

Bậc trong âm giai ( scale degree) cho biết thứ tự các nốt trong âm giai.

1. Nốt đầu tiên gọi là nốt bậc một, nốt thứ 2 gọi là nốt bậc hai,…

2. Người ta thường kí hiệu bậc bằng chữ số la mã.( VD bậc 1 kí hiệu là I, bậc năm kí

hiệu là V, bậc bảy kí hiệu là VII,….)

3. Nốt đầu tiên còn được gọi là nốt chủ, nốt gốc (root, tone)

Đặc tính quan trọng nhất của một âm giai là cấu

trúc của âm giai đó ( interval structure), nó cho biết mối

liên hệ tương quan giữa các nốt trong một âm giai, từ

đó mà tạo ra tính chất của một âm giai. Ví dụ nếu đặt 1

là nửa cung, 2 là một cung thì cấu trúc của âm giai

trưởng tự nhiên là 2 2 1 2 2 2 1, công thức trên được

hiểu là nốt bậc I và II cách nhau 1 cung, III và II cách

nhau 1 cung, IV và III cách nhau nửa cung,….

Có rất nhiều loại âm giai khác nhau, mỗi âm giai đó có những cấu tạo nhất định và từ đó tạo

ra những màu sắc, cảm xúc, tính chất riêng; thậm chí bạn cũng có thể tạo ra một âm giai riêng theo

cách của mình. Vì vậy, ở đây ta không thể thống kê và phân tích hết các âm giai khác nhau mà sẽ

tập trung vào những âm giai cơ bản và phổ biến nhất.

Chromatic Scale

Đây là âm giai đơn giản nhất, gồm toàn bộ 12 nốt trong 1 quãng 8, các nốt cách đều nhau

nửa cung, bắt đầu từ nốt chủ cho đến khi hết một quãng 8.

C chromatic scale – ascending

C chromatic scale – desending

Âm giai đô trưởng ( C Major scale)

2 2 1 2 2 2 1

C major scale

Page 11: lý thuyết căn bản

Diatonic scale

Âm giai Diatonic là âm giai chủ đạo của phương tây, vô cùng quen thuộc với chúng ta (nó bao

gồm âm giai trưởng tự nhiên và thứ tự nhiên) gồm tất cả các âm giai 7 nốt, nằm trong 1 quãng 8, và

các nốt có thể đưa về sắp xếp với cấu trúc của âm giai trưởng tự nhiên.

Âm giai trưởng tự nhiên ( được gọi tắt là âm giai trưởng – major scale) là âm giai diatonic cơ

bản nhất, nó có cấu trúc là : 2 2 1 2 2 2 1. Ví dụ đô trưởng có các nốt là : C D E F G A B, Sol trưởng

có các nốt là : G A B C D E F♯, Fa trưởng có các nốt là F G A B♭ C D E,…. Tất cả đều phải thỏa mãn

cấu trúc 2 2 1 2 2 2 1.

Mode – the ancient scale

Ngoài những âm giai phổ biến hiện nay, còn có nhiều âm giai thuộc hệ thống diatonic từ thời

Hy Lạp cổ đại mà nay ít được sử dụng trong âm nhạc bình dân, do chung một hệ thống nên ta có thể

dễ dàng xây dựng các âm giai này từ âm giai trưởng.Từ âm giai trưởng tự nhiên, nếu ta lần lượt thay

các nốt khác trong âm giai thành nốt chủ, bắt đầu từ nốt đó cho đến hết một quãng 8 ta sẽ có một

chuỗi nốt mới với cấu trúc khác hẳn, được coi là một âm giai Diatonic khác, tuy nhiên, vì được biến

đổi ra từ âm giai trưởng nên ta gọi nó là các mode, và coi âm giai trưởng là âm giai gốc( parent

scale). Mode được đặt số theo bậc của nốt mà nó bắt đầu và được đặt tên như sau.

Mode Name Example Structure Also known as

I Ionian C D E F G A B (C) C Ionian ( C Major)

2 2 1 2 2 2 1 Major scale

II Dorian D E F G A B C (D) D Dorian

2 1 2 2 2 1 2

III Phrygian E F G A B C D (E) E Phrygian

1 2 2 2 1 2 2

IV Lydian F G A B C D E (F) F Lydian

2 2 2 1 2 2 1

V Mixolydian G A B C D E F (G) G Mixolydian

2 2 1 2 2 1 2

VI Aeolian A B C D E F G (A) A Aeolian ( A Minor)

2 1 2 2 1 2 2 Minor scale

VII Locrian B C D E F G A (B) B Locryan

1 2 2 1 2 2 2

Với 7 mode ta có tất cả các âm giai Diatonic có thể tạo thành (7 âm giai khác nhau), âm giai

trưởng tương ứng với Ionian mode( mode I) và âm giai thứ tự nhiên cũng không nằm ngoại lện, nó

tương ứng với Aeolian mode( mode VI). Hiện nay, âm giai trưởng và thứ được sử dụng rất phổ biến,

còn các mode còn lại thì ít khi được sử dụng, thế nên để dễ nhớ, ta cũng có thể xây dựng các âm

giai còn lại theo âm giai trưởng và thứ như sau:

1. Nhóm trưởng

a. Lydian mode (mode IV) là âm giai trưởng có bậc IV tăng nửa cung

b. Mixolydian mode (mode V) là âm giai trưởng có bậc VII giảm nửa cung

2. Nhóm thứ

a. Dorian mode (mode II) là âm giai thứ có bậc VI tăng nửa cung

b. Phrygian mode (mode III) là âm giai thứ có bậc II giảm nửa cung

Page 12: lý thuyết căn bản

Như thấy ở trên, bất kì một âm gia nào trong các âm giai diatonic ta cũng sẽ tìm được những

âm giai khác mà có các nốt cấu thành tương tự, ta gọi các âm giai này là các âm giai song song,

tương ứng với nhau( vd C Major vs A minor, D dorian,…). Vì phổ biến hiện nay là âm giai trưởng vs

thứ nên ta có thể rút ra nhận xét riêng với trường hợp này : nốt chủ âm của âm giai trưởng cao hơn

nốt chủ âm của âm giai thứ song song 1,5 cung.( VD G major song song E minor, G hơn E 1,5 cung)

Âm giai ngũ cung ( pentatonic scale)

Nếu Diatonic là âm giai chủ đạo của phương Tây thì pentatonic lại là âm giai chủ đạo, mang

đậm màu sắc âm nhạc dân gian của phương Đông. Giống như Diatonic, có nhiểu loại pentatonic

khác nhau, nhưng điểm chung đây là âm giai gồm 5 nốt, nằm trong 1 quãng 8, ta sẽ xét 2 âm giai

pentatonic phổ biến và đang được sử dựng rất nhiều sau :

1. Âm giai trưởng ngũ cung ( major pentatonic

scale): có cấu trúc là 2 2 3 2 3; ta có thể coi nó

như là một âm giai trưởng tự nhiên ( major

diatonic) bỏ bớt đi bậc IV và bậc VII.

2. Âm giai thứ ngũ cung ( minor pentatonic scale): có

cấu trúc là 3 2 2 3 2; ta có thể coi nó như là một

âm giai thứ tự nhiên ( minor diatonic) bỏ bớt đi

bậc II và bậc VI.

Các hợp âm phổ biến xây dựng từ các nốt của âm giai trưởng

Do là công thức tổng quát nên các hợp âm sẽ có tên nốt chủ k phải là kí hiệu nốt mà sẽ là kí

hiệu bằng bậc của âm giai mà được dùng làm nốt chủ của hợp âm.

Ví dụ với hợp âm cơ bản 3 nốt xây dựng trên bậc I, ta có khoảng cách từ bậc I đến III là 2

cung( quãng 3 trưởng), từ bậc I đến V là 3,5 cung ( quãng 5 đúng) vậy hợp âm được tạo thành tư

các nốt này là hợp âm trưởng. Tương tự như vậy ta sẽ tính được tất cả các hợp âm khác.

I II III IV V VI VII

Triad Major Minor Minor Major Major Minor Dim

Seventh chord Major7 Minor7 Minor7 Major7 Dom7 (7) Minor7 Half - Diminished

Ví dụ áp dụng : với âm giai C trưởng, ta sẽ xây dựng được các hợp âm phổ biến sau :

C Dm Em F G Bdim

Cmaj7 Dm7 Em7 Fmaj7 G7 Bm7♭5

C major pentatonic

A minor pentatonic