14
Nhm đáp ng nhu cu ca quý đồng hương Pht tmun thc tp Thin và Khí Công để điu chnh bnh Tâm Th. Ðng thi đáp ng nguyn vng ca các thin sinh đã thông qua các khoá tu hc Căn Bn mong mun được theo hc nhng lp Bát Nhã cao cp, nên Hi Thin Tánh Không ti Houston đã cung thnh Hoà Thượng Thích Thông Trit và Tăng đoàn tThin Vin Tánh Không Nam Cali sang Houston hướng dn cho đại chúng các khoá tu tp Thin như sau: Khoá Thin Căn Bn, khoá Thin Bát Nhã lp trung cp 1, trung cp 2, trung cp 4 btúc và khoá Tâm Lý Pht Giáo kéo dài t04-7 đến 09-8-2009. Sư Cô Thích NTrit Như

ằm đáp ứng nhu cầu c a quý ng hương Phật tử muốn thực … tay Tanh Khong _An Nhu 07-09.pdfNhằm đáp ứng nhu cầu của quý đồng hương Phật tử muốn

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ằm đáp ứng nhu cầu c a quý ng hương Phật tử muốn thực … tay Tanh Khong _An Nhu 07-09.pdfNhằm đáp ứng nhu cầu của quý đồng hương Phật tử muốn

Nhằm đáp ứng nhu cầu của quý đồng hương Phật tử muốn thực tập Thiền và Khí Công để điều chỉnh bệnh Tâm Thể. Ðồng thời đáp ứng nguyện vọng của các thiền sinh đã thông qua các khoá tu học Căn Bản mong muốn được theo học những lớp Bát Nhã cao cấp, nên Hội Thiền Tánh Không tại Houston đã cung thỉnh Hoà Thượng Thích Thông Triệt và Tăng đoàn từ Thiền Viện Tánh Không Nam Cali sang Houston hướng dẫn cho đại chúng các khoá tu tập Thiền như sau: Khoá Thiền Căn Bản, khoá Thiền Bát Nhã lớp trung cấp 1, trung cấp 2, trung cấp 4 bổ túc và khoá Tâm Lý Phật Giáo kéo dài từ 04-7 đến 09-8-2009.

Sư Cô Thích Nữ Triệt Như

Page 2: ằm đáp ứng nhu cầu c a quý ng hương Phật tử muốn thực … tay Tanh Khong _An Nhu 07-09.pdfNhằm đáp ứng nhu cầu của quý đồng hương Phật tử muốn

Thiền sinh lớp Căn Bản

Lớp tu học thiền Căn Bản khoá 59 do Ni Sư Thích Nữ Triệt Như hướng dẫn liên tục 7 ngày từ 04-7 đến 10- 7-2009. Ngày đầu tiên Hoà Thượng Thích Thông Triệt khai tâm giới thiệu tổng quát những chủ đề thuộc khoá Căn Bản. Những ngày sau Ni Sư Thích Nữ Triệt Như

Page 3: ằm đáp ứng nhu cầu c a quý ng hương Phật tử muốn thực … tay Tanh Khong _An Nhu 07-09.pdfNhằm đáp ứng nhu cầu của quý đồng hương Phật tử muốn

giảng dạy và khai triển chi tiết phần lý thuyết và hướng dẫn các thiền sinh thực tập, hành thiền, to1 thiền, nhìn ánh sáng nắng.. v.v... và .. v.v... Các thiền sinh theo học lớp này gồm có: Bùi Văn Nhanh (Tuệ Cường), Ðặng Văn Thành (Tâm Giác Tâm), Ðoàn Thị Ánh (Diệu Phước), Hà Minh Tiến, Hà Tuyết Anh Phương, Hà Văn Hải, Hoàng Oanh, Hoàng Sang, Tân Khanh, Lâm Amy, Lê Ngọc Sang, Lê Quốc Trọng, Mã Tân Lee, Ngô Cát Liên (Vạn Ngọc), Nguyễn Ánh Tuyết (Diệu Mai), Nguyễn Thị Hương (Diệu Tú), Nguyễn Thị Kim Yến, Nguyễn Thị Thu Vân, Nguyễn Thọ (Minh Lạc), Phạm Nguyễn Anh Ðào (Phổ Chiếu), Phan Thị Ngọc Tịnh (Tâm Bình), Phương Ðông (Diệu Âm), Tạ Muội (Minh Chánh), Mã Tony, Trần Bill, Trần Thị Mỹ Hiền (Nguyên Hoà), Trang Kim Cúc, Trương Văn Hiến, Lâm Tuyết (Diệu Phước), Nguyễn Thanh Thảo (Chúc Phương), Tan Karen. Mở đầu Hoà Thượng Thích Thông Triệt cho biết phương pháp hoằng hoá của thầy là truyền dạy và đòi hỏi thiền sinh phải thông suốt về lý thuyết và kỹ thuật. để thực hành Thiền không bị sai lạc. Hòa Thượng nói Thiền đúng sẽ giúp cho hành giả trị được nhiều chứng bệnh và cuộc sống được hài hòa an vui nhưng nếu hành giả thực hành thiền sai lạc sẽ đưa đến rối loạn thần kinh, sẽ bị bệnh cao máu, tiểu đường, tai biến mạch máu não và nhiều căn bệnh khác, có khi còn bị "tẩu hoả nhập ma" nữa! Vì vậy trong những khoá tu học từ Căn Bản lên Bát Nhã các cấp, Hoà Thượng đều giảng dạy rất kỹ phần lý thuyết và kỹ thuật thực hành.

Hoà Thượng Thích Thông Triệt

Page 4: ằm đáp ứng nhu cầu c a quý ng hương Phật tử muốn thực … tay Tanh Khong _An Nhu 07-09.pdfNhằm đáp ứng nhu cầu của quý đồng hương Phật tử muốn

Về lý thuyết thì Hoà Thượng Thích Thông Triệt dựa vào Giáo lý của Phật và Tổ qua các hệ: Nguyên Thuỷ, Theravada, Ðại Thừa và Thiền Tông để hướng dẫn các thiền sinh. Lớp căn bản thì học bài kinh "Nhứt Dạ Hiền Giả" trong kinh Trung Bộ, Nikàya và kinh Bãhiya thuộc hệ kinh Nguyên Thủy để đối chiếu lời Phật dạy khi ứng dụng trong Thiền. Về việc hành thiền, Hòa Thượng thường nhắc nhở các thiền sinh mới cũng như cũ là: "Vấn đề quan trọng của Thiền là kỹ thuật thực hành chứ không phải những nghĩa lý mô tả về những phần kỳ diệu của Thiền đối với thân, tâm và trí tuệ tâm linh. Nhiều người thực hành Thiền vài chục năm rồi, mà vẫn không biết làm sao dừng được niệm khởi. Hễ vừa tọa thiền xong là vọng tưởng cũng theo đó khởi lên liên tục, khi nhanh, khi chậm, khi ào ạt như từng cơn sóng vỗ vào bờ biển. Càng cố gắng xua đuổi, vọng tưởng lại càng khởi lên. Bởi vì chính sự xua đuổi vọng, từ trong bản chất, nó cũng chính là vọng, nhưng thuộc loại vọng tưởng mang bản chất thiện. Vì thế càng "xô vọng tưởng" này ra thì vọng tưởng khác lại lù lù hiện đến. Nếu biết rõ vọng tưởng chính là sự nói thầm trong não, thì ý niệm "xô vọng tưởng" cũng chỉ là vọng tưởng mà thôi! Tại sao? Tại vì Nó cũng giống như dùng "niệm thiện" để đuổi "niệm ác" đi, nhưng thế vào đó "niệm thiện" lại xuất hiện. Như vậy cuối cùng "vọng" vẫn hiện hữu trong ta bằng sự nói thầm. Trên thực tế, lý thiền rất cần thiết cho người thực hành. Nó là kim chỉ nam hay la bàn của thuyền trưởng. Không có nó, ta không biết lái con tàu "nội tâm" của ta đi về hướng nào. Không có nó, ta không biết "lối về nhà" phải bắt đầu khởi hành từ đâu, điểm cuối cùng là điểm nào. Do đó, lý thuyết không phải là những câu nói để ta học thuộc lòng rồi hờ hững việc dụng công. Vì vậy, dù thực hành thiền theo phương pháp nào, ta phải nắm vững kỹ thuật thực hành." Ở lớp căn bản, Hòa Thượng hướng dẫn cho thiền sinh một số kỹ thuật như: "Không Ðịnh Danh Ðối Tượng", "Không Dán Nhãn Ðối Tượng", "Chú Ý Trống Rỗng", "Chỉ Biết" ..v.v... Nói về mục tiêu của Thiền, Hòa Thượng Thích Thông Triệt đã nhiều lần giảng như sau: "Thiền là một KHOA HỌC TÂM LINH. Tùy theo sự kinh nghiệm của người thực hành, khoa học này có những mục tiêu: 1. Trên đại cương, Thiền có khả năng giúp con người đạt được những mức độ: tỉnh thức, ngộ, nội chứng, đào thải tập khí hay lậu hoặc, tự tại hay giải thoát (gồm giải thoát tâm, giải thoát tri kiến), không còn tái sinh vào bất cứ cảnh giới nào trong vũ trụ, tức nhập Niết Bàn. 2. Nói theo Thiền tông, Thiền có khả năng giúp người thực hành thiền "kiến tánh", bật ra vô sư trí, làm cho tánh giác hiển lộ trong 4 oai nghi, hay phát triển tiềm năng giác ngộ, tức Phật tánh. 3. Một cách thiết thực là Thiền có khả năng giúp ta thành tựu các mục tiêu: - Dẹp bỏ quán tính suy luận trí năng, tư duy nhị nguyên và ý thức phân biệt.

Page 5: ằm đáp ứng nhu cầu c a quý ng hương Phật tử muốn thực … tay Tanh Khong _An Nhu 07-09.pdfNhằm đáp ứng nhu cầu của quý đồng hương Phật tử muốn

- Chấm dứt phiền não, khổ đau trong đời này. - Làm cho tánh giác trở thành một Năng Lực Biết thường trực trong tự thân. - Khi năng lực Biết trở thành hiện thực, an lạc thực sự có mặt thường trực trong tâm ta. Cuộc sống của ta và gia đình ta trở nên an vui và bình thường.Từ bi và trí huệ sẽ tròn đủ trong ta." Có một điểm quan trọng khác nữa là Hoà Thượng Thông Triệt kết hợp Thiền và Khí Công để hướng dẫn thiền sinh, nhằm giúp cho thiền sinh được khoẻ mạnh, riêng những thiền sinh có vấn đề về sức khoẻ, khí công và thiền giúp tự điều chỉnh và trị bệnh tâm thể của mình.

************ Bảy ngày tu học trôi qua nhanh chóng, sáng hôm nay là thứ Sáu 10-7-2009 trước khi làm Lễ Bế Giảng lớp học Căn Bản khoá 59, Hoà Thượng Thích Thông Triệt đặt một số câu hỏi nhằm mục đích ôn lại tổng quát những điều Ni Sư Triệt Như đã giảng dạy trong mấy ngày qua. Những câu hỏi đó liên quan về kiến thức Thiền học, Khoa học. Trong đó có câu hỏi tại sao hành thiền mà cần kết hợp với khí công? Mỗi thiền sinh góp một ý kiến. Và sau cùng Hòa Thượng tổng hợp lại câu trả lời chung như sau: - Lý do là vì cơ thể chúng ta có nhiều bệnh tật. Nếu bằng Thiền thì điều chỉnh lâu lắm. Thí dụ như những ai bị bệnh về gân cốt, thấp khớp, hay cao máu, thần kinh, Thiền chữa những bệnh này rất lâu. Nhưng tập khí công thì trị được liền, vì nhờ sự nén khí, các cơ bắp gồng cứng sẽ tạo ra hệ thống bạch huyết bào giúp tăng cường miễn nhiễm. Các cơ bắp, cơ tim có chất CQ-10 khi tập khí công sẽ bị kích thích tiết ra nhiều giúp cho cơ thể chúng ta được khoẻ mạnh. Một chi tiết quan trọng khác là máu trong cơ thể con người có khuynh hướng quy tâm (tụ về tim). Khí công giúp cho máu ly tâm để dinh dưỡng da, tiêu diệt những loại nấm ngoài da, ngừa bệnh stroke, cao máu ..v.v... Một vài căn bệnh trên Thiền cũng có thể trị được, nhưng đòi hỏi thiền sinh phải thực tập lâu dài và phải vô Ðịnh sâu mới có kết quả tốt. Nhiều câu hỏi có tính cách "truy bài" cũng được Hòa Thượng nêu ra thể "thẩm định" khả năng hiểu bài của thiền sinh như thế nào? Sau đó là một vài trao đổi thân mật giữa "thầy và các trò" về con đường tu của thầy trong thời gian chưa sáng đạo nhằm xách tấn tinh thần tu học của thiền sinh cũ cũng như mới!

Page 6: ằm đáp ứng nhu cầu c a quý ng hương Phật tử muốn thực … tay Tanh Khong _An Nhu 07-09.pdfNhằm đáp ứng nhu cầu của quý đồng hương Phật tử muốn

Thiền sinh Tuệ Giác & Thiền sinh Tuệ Như thuộc Ban Kỹ Thuật của đạo tràng, lo

âm thanh cho lớp học.

Page 7: ằm đáp ứng nhu cầu c a quý ng hương Phật tử muốn thực … tay Tanh Khong _An Nhu 07-09.pdfNhằm đáp ứng nhu cầu của quý đồng hương Phật tử muốn

Các thiền sinh trong Ban Tổ Chức Tu Học

& Sư Cô Triệt Như Mười hai giờ trưa Ban Tổ Chức tu học khoản đãi tất cả mọi người một buổi cơm chay thanh khiết nhưng đầy đủ chất bổ dưỡng như: cơm gạo lức muối mè, sà lách, cà rốt, táo tươi trộn sauce, bánh bột lọc, bánh ích trần, miến xào nấm, rong biển trộn mè trắng, cam tươi, trà hoa cúc ..v.v...

********* Sau hai giờ đồng hồ nghỉ trưa. Thiền sinh lại vào lớp. Như thông lệ trước khi chấm dứt khoá tu học, Hoà Thượng cho tổ chức một buổi Lễ Bế Giảng. Tiết mục quan trọng trong buổi Lễ Bế Giảng là phần tổng kết trọn khoá học của Trưởng Lớp và phần nhận định chứng minh của Hoà Thượng Thiền Chủ. Những phần linh tinh khác như trình kinh nghiệm của thiền sinh mới hoặc những chia sẻ của một vài thiền sinh cũ và phần văn nghệ góp vui nếu có thì tốt không có cũng không sao! Thông thường có cắt bánh bế giảng và cả lớp chụp hình lưu niệm với Hoà Thượng cùng tăng đoàn.

Page 8: ằm đáp ứng nhu cầu c a quý ng hương Phật tử muốn thực … tay Tanh Khong _An Nhu 07-09.pdfNhằm đáp ứng nhu cầu của quý đồng hương Phật tử muốn

TS. An Như Trưởng Ban Tu Học

Ðiều hợp chương trình Lễ Bế Giảng lớp tu học Thiền Căn Bản khoá 59 là thiền sinh An Như, Trưởng Ban Tu Học Ðạo Tràng Thiền Tánh Không Houston Texas. Thiền sinh An Như đã mời trưởng lớp là anh Ðặng Văn Thành pháp danh Tâm Giác Tâm lên bục tổng kết toàn bộ những gì anh và các thiền sinh đã được học hỏi trong sáu ngày rưỡi qua. Bằng một giọng nói lưu loát, thiền sinh Tâm Giác Tâm đã trình bày rõ ràng thứ tự những đề tài Sư Cô Triệt Như giảng dạy. Ðặc biệt là anh đã rút ra được những sự ích lợi từ mỗi đề tài để áp dụng cho bản thân. Ðiều này khiến cho những vị hiện diện nhận ra rằng anh hiểu thấu đáo hầu hết mọi vấn đề, và "ngộ" ra những gì mà Sư Cô đã giảng dạy mấy ngày qua.

Page 9: ằm đáp ứng nhu cầu c a quý ng hương Phật tử muốn thực … tay Tanh Khong _An Nhu 07-09.pdfNhằm đáp ứng nhu cầu của quý đồng hương Phật tử muốn

Trưởng lớp Ðặng Văn Thành (Tâm Giác Tâm)

tổng kết bài học trong buổi Lễ Bế Giảng. Trưởng lớp Tâm Giác Tâm cho biết lớp này có tổng cộng 32 thiền sinh. Có khoảng 28 hoặc 29 thiền sinh đi học đều đặn mỗi ngày. Vị lớn tuổi nhất trong lớp là 78 tuổi. Nhỏ nhất là 18 tuổi. Thăm hỏi kỹ thì anh được biết là có đại gia đình Việt Hoa gồm năm chị em gái cùng tham dự khoá tu học rất siêng năng mà anh gọi các chị đó là "Ngũ Long Công Chúa", anh nói rằng đây là một phước đức lớn của gia đình Việt Hoa. Tưởng cũng xin nhắc lại nơi đây là đại gia đình Việt Hoa đã giành cho Trung Tâm Hội Thiền Tánh Không Houston một phòng rộng trên 1,000 sqf trên lầu hai của Trung Tâm Thương Mại Việt Hoa không lấy tiền thuê phòng, chỉ nhận tiền "CAM" bên ngoài khoảng 300 mỹ kim mỗi tháng mà thôi. Nhờ sự phát tâm quý hoá này của đại gia đình Việt Hoa mà Trung Tâm Hội Thiền Tánh Không có nơi sinh hoạt từ gần một năm qua. Hằng tuần tại nơi đây có lớp khí công cho đại chúng và thiền sinh vào buổi tối từ 7 giờ đến 9 giờ ngày thứ Hai, Tư, Sáu. Riêng Chủ Nhật h ng tuần, các thiền sinh cùng nhau sinh hoạt tại nơi đây từ 9 giờ sáng đến 10 giờ 30 hoặc lâu hơn tuỳ nhu cầu. Trở lại chương trình tu học, Trưởng lớp Tâm Giác Tâm nói rằng anh "có cảm tưởng như Sư Cô chỉ giảng dạy hoặc nói riêng với mình" khiến cho anh cảm thấy được an vui ngay trong giờ tu học, mặc dù Sư Cô đang giảng dạy cho 32 thiền sinh trong lớp! Ðiều này khiến cho mọi người liên tưởng đến các đại đệ tử của Phật ngày xưa khi nghe Phật thuyết pháp tưởng như Phật đang giảng riêng cho mình vậy! Trưởng lớp Tâm Giác Tâm ngầm đưa ra nhận xét khéo léo như vậy

Page 10: ằm đáp ứng nhu cầu c a quý ng hương Phật tử muốn thực … tay Tanh Khong _An Nhu 07-09.pdfNhằm đáp ứng nhu cầu của quý đồng hương Phật tử muốn

để thay thế lời khen tặng hay cám ơn thường tình của mình đối với một vị tu sĩ đáng kính! Qua bài học "Tiến Trình Tu Chứng Của Ðức Phật" đã giúp cho anh hiểu rõ được sự giác ngộ của Ngài như thế nào? Rồi bài "Ba Sắc Thái Biết" cũng giúp cho anh thấy rõ ràng đâu là cái Tâm vẻ vời, dính mắc. Và từ đó ta cần phải rời bỏ cái tâm phàm phu đầy vẩy lậu hoặc tập khí dán nhãn này đi... để tiếp xúc với Tánh Giác bằng cái Biết đơn thuần của mình. Anh nói Sư Cô cũng chỉ cho thiền sinh thực tập nghe chuông, nhìn ánh sáng nắng, nhìn lưng chừng ..v.v... Bài kinh Vô Ngã Tướng trong đề tài Ngủ Uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) cũng khai mở cho anh cái nhìn về vô thường, xung đột, khổ, vô ngã nên từ nay anh sẽ thay đổi quan niệm về cách sống, biết chấp nhận sự khổ đến với mình trong cuộc đời thì mình sẽ bớt khổ. Ðặc biệt anh sẽ thay đổi cung cách sống trong gia đình biết trân quý vợ con hơn. Anh cũng nhận ra Vô Thường tự nó đã có chứ không phải Phật nghĩ ra mà nói. Phần kết luận, Trưởng lớp Tâm Giác Tâm đúc kết lại như sau: "Thực tế đi thẳng vào vấn đề, nếu tất cả mọi người trong chúng ta mở tâm để học, để nghe, để thực tập thì chắc chắn chúng ta sẽ có nhiều lợi lạc vì chúng ta sẽ không bị kẹt vào ba tâm ... (ý nói tâm ba thời / vọng tâm / ở vùng bán não phía trán). Bản thân con cảm nhận được năng lượng rất tốt của đạo tràng. Dễ thương nhất của khóa tu là có nhiều người thành tâm tìm đến đạo bất chấp trở ngại ngôn ngữ. Rồi sau cùng ngôn ngữ cũng chẳng ăn nhằm gì hết. Bởi cái cốt lõi của chương trình tu học vừa qua là đi đến cái chỗ "Biết không lời". "Sau cùng là mọi người tươi vui hơn, thần sắc trong sáng hơn sau 07 ngày tu học như lời nhận xét của Thầy. Cuối cùng chúng con nhận thấy tình thương của Thầy và của Sư Cô giành cho chúng con rất là lớn. Nụ cười của Sư Cô đã trao truyền tình thương đó cho chúng con giúp cho chúng con có thêm chất liệu để tu tập. Chúng con thành kính tri ân và cảm tạ Thầy và Sư Cô." Tiếp theo lời tri ân và cảm tạ của Trưởng lớp, thiền sinh An Như đã uyển chuyển mời tất cả mọi người cùng hợp ca bài "Tạ Ơn Thầy". Bản nhạc này do Quảng Diệu, Trưởng Ban Văn Nghệ Ðạo Tràng sáng tác. Sau đó là phần trình diễn của thiền sinh Tâm Như (Ðạo Tràng Trưởng Thiền Tánh Không Houston). Thiền sinh Tâm Như là người nổi tiếng có "máu tếu". Chị hay mang bài học ra sáng tác những câu chuyện kể vừa vui nhộn vừa có tính cách ôn bài. "Câu chuyện anh Y-Tờ-Rít học thiền với thầy Thông Triệt" đã được Thầy chọn đăng trên Tạp chí Thiền Tánh Không, ai đọc qua cũng khen hay, hôm nay chị diễn lại (với phần bổ túc) đã đem lại nụ cười vui tươi cho cả lớp.

Page 11: ằm đáp ứng nhu cầu c a quý ng hương Phật tử muốn thực … tay Tanh Khong _An Nhu 07-09.pdfNhằm đáp ứng nhu cầu của quý đồng hương Phật tử muốn

ThiE1n sinh Tâm Như

Những thiền sinh phát biểu cảm tưởng khác như thiền sinh Trang Kim Cúc cho biết sau một thời gian tu tập căn bệnh nhức đầu kinh niên của chị không còn hành hạ chị nữa. Thiền sinh Lê Ngọc Sang, cao tuổi nhất trong lớp (78 tuổi) là thân phụ của thiền sinh Tuệ Như, sau những lời phát biểu chân tình, ông đã đọc một bài thơ do ông sáng tác. Thiền sinh Hà Tuyết Anh Phương (18 tuổi trẻ nhất trong lớp) cũng cho biết lớp học này đã khai mở tâm của cô. Cô nói rằng trước kia cô chỉ biết cha mẹ đã đưa cô vào đời sống này. Bây giờ học bài Ngũ Uẩn cô biết thêm rằng tấm thân của cô do 5 phần kết hợp là Sắc. Ngoài ra còn có Danh là Tâm gồm: thọ, tưởng, hành, thức. Khi sống thì Sắc theo cô, nhưng khi chết thì thọ, tưởng, hành, thức, tức là lậu hoặc, nghiệp chướng tốt hay xấu sẽ theo cô về bên kia thế giới... Lời phát biểu của cô đã được nhiều người vỗ tay khen tặng. Sau khi cả lớp cùng hát bài "Xin Mời", nhạc và lời của thiền sinh Không Giác là phần trình bày kinh nghiệm bản thân của thiền sinh Quảng Tâm (thành viên trong Ban Chấp Hành Ðạo Tràng). Thiền sinh Quảng Tâm kể lại từng chi tiết một về căn bệnh ung thư ngực của chị. Chị nói về sự phấn đấu của chị cùng những cơ duyên từ bên ngoài tác động đã giúp cho chị vượt qua khỏi căn bệnh ung thư ngực vào thời kỳ thứ hai. Trong dịp này thiền sinh Quảng Tâm cho biết chị có soạn một quyển sách mỏng nói về bệnh trạng của mình cùng trích đăng phương pháp ăn uống ngừa chống bệnh ung thư và sưu tầm in lại một vài kinh nghiệm tự chữa bệnh của các tác giả khác với sự mong mỏi sẽ giúp những ai không mắc bệnh sẽ ngừa được bệnh, còn những ai đang mang căn bệnh ung thư này có thêm can đảm vững lòng tin chửa trị như những tác giả trong tập sách sẽ được khỏi bệnh như họ. Trong lúc thiền sinh Quảng Tâm lễ tạ Hòa Thượng ba lạy thì ông xã của chị là thiền sinh Giác Tấn đã mang sách ra phát tặng cho tất cả mọi người trong lớp.

Page 12: ằm đáp ứng nhu cầu c a quý ng hương Phật tử muốn thực … tay Tanh Khong _An Nhu 07-09.pdfNhằm đáp ứng nhu cầu của quý đồng hương Phật tử muốn

Thiền sinh Quảng Tâm

Phần sau cùng là phần đúc kết chứng minh của Hòa Thượng Thích Thông Triệt sau khi nghe các thiền sinh tường trình kinh nghiệm lên Thầy. Thầy khen lớp này có nhiều vị lớn tuổi chịu khó đi học và cũng có những người nhỏ tuổi đi học nữa. Thầy khen Trưởng lớp Tâm Giác Tâm soạn bài Tổng Kết rất đầy đủ, hiểu bài, "ngộ" được những gì Sư Cô giảng dạy, lại ăn nói lưu loát có duyên. Ðặc biệt thầy rất hài lòng về năm cô "Ngũ Long Công Chúa" đã theo học thiền bằng tiếng Việt mà không rành tiếng Việt. Ðể khuyến khích tinh thần cầu học và cầu đạo của những vị này Thầy tặng cho mấy chị em một cuốn Tự Ðiển Việt Hoa để các vị có thể tra tìm từ ngữ khó hiểu khi cần đến. Thầy cũng dặn dò tất cả mọi người nên liên lạc với nhau thường xuyên hơn, lúc có thì giờ nên quay về cái "Ô Tâm Linh" (ám chỉ Trung Tâm Hội Thiền Tánh Không) để cùng nhau tu học. Bởi vì với lớp Căn Bản chỉ có 6 ngày rưỡi không đủ thời giờ để học cho hết những gì thầy muốn truyền trao. Cùng nhau tu học có những thắc mắc không thông thì liên lạc với thầy bằng phone, thầy sẽ giải thích cho. Ðiều quan trọng là tất cả mọi người phải tinh tấn thực tập tọa thiền mỗi ngày hai lần sáng tối, mỗi lần chừng 15 phút, đều đặn, miên mật, lâu dần sẽ có kết quả tốt. Sau khi thiền sinh Giác Tấn, Tổng Thư Ký HTTK Texas đại diện Ban Tổ Chức Tu Học cảm tạ ơn Thầy và tăng đoàn.

Page 13: ằm đáp ứng nhu cầu c a quý ng hương Phật tử muốn thực … tay Tanh Khong _An Nhu 07-09.pdfNhằm đáp ứng nhu cầu của quý đồng hương Phật tử muốn

Thầy Thích Không Như & Sư Cô Triệt Như

trong buổi Lễ Bế Giảng Lớp Tu Học Thiền khoá 59 Lễ Bế giảng Lớp Tu Học Thiền Căn Bản khóa 59 chấm dứt vào lúc 6 giờ rưỡi chiều. Quá trễ vì buổi tối thầy còn phải dạy Lớp Bát Nhã trung cấp 4 tại Thiền Thất Chân Như từ 7 giờ rưỡi tới 9 giờ rưỡi và những vị trong Ban Tổ Chức Tu Học đều là những người tham d lớp học Bát Nhã 4 tối nay. Và ngày mai 11-7-2009 cũng tại nơi này bắt đầu khai giảng Khóa Tu Học Thiền Bát Nhã lớp Trung Cấp 1 cũng do Sư Cô Triệt Như giảng dạy. Khóa Bát Nhã 1 học 7 ngày (từ 11-7 đến 17-7-2009) giành cho các thiền sinh đã học qua khóa Căn Bản. Khóa Tu Học Thiền Bát Nhã lớp Trung Cấp 2, học 10 ngày, từ 31-7 đến 09-8-2009. Ðiều kiện thiền sinh phải qua lớp20Bát Nhã 1. Khóa Tâm Lý Phật Giáo 1 (học 6 đêm & 8 ngày) từ ngày 12-7 đến 17-7 buổi tối tại Thiền Thất Chân Như. Từ ngày 28-7 đến 29-7 (sáng đến chiều) tại Trung Tâm Hội Thiền Tánh Không. Ðiều kiện phải qua khóa Bát Nhã lớp Trung Cấp 3. Ðặc biệt ngày 25-7-2009 tại Trung tâm Sinh Hoạt Hội Thiền Tánh Không, thể theo lới thỉnh cầu của các thiền sinh, Hòa Thượng Thích Thông Triệt có một buổi thuyết giảng cho đại chúng đề tài "Thiền dưới ánh sáng khoa học".

************ Nhìn chung chương trình hoằng pháp của Hòa Thượng Thích Thông Triệt hơn một tháng tại thành phố Houston này giờ giấc rất khít khao, mỗi ngày từ 9 giờ sáng đến 10 giờ đêm.

Page 14: ằm đáp ứng nhu cầu c a quý ng hương Phật tử muốn thực … tay Tanh Khong _An Nhu 07-09.pdfNhằm đáp ứng nhu cầu của quý đồng hương Phật tử muốn

Sau Houston là những nơi khác trên thế giới. Với tuổi già sức yếu mà Thầy vẫn luôn nghĩ đến sự hoằng hóa chúng sanh. Trước tấm lòng từ bi lân mẫn của thầy Thiền chủ và của Ni Sư Triệt Như, một vị Giáo Thọ xuất sắc của Tăng đoàn đã không quản ngại giờ giấc và sức khỏe đem hết khả năng hiểu biết về giáo lý nhà Phật và Pháp tu thuộc dòng Thiền Tánh Không do Hòa Thượng Thích Thông Triệt sáng lập, truyền bá lại cho chúng sanh. Là thiền sinh chúng ta có cách gì để trả ơn Thầy Tổ, ngoài việc tinh tấn tu học để lợi lạc cho mình và giúp đỡ cho mọi người. Làm được điều nhỏ mọn này chắc chắn sẽ làm cho thầy mình được hài lòng và vui vẻ. Biết như thế nên đa số các thiền sinh đã tự hứa như vậy trước khi chia tay ra về và hẹn gặp lại ngày mai!

Bài viết: AN NHƯ

Ảnh chụp: KHÔNG MINH