75
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN HOÀI NGUYÊN ÂM VỊ HỌC Chuyên đề Cao học, chuyên ngành Ngôn ngữ học VINH 2007

ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

  • Upload
    ngonhi

  • View
    216

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN HOÀI NGUYÊN

ÂM VỊ HỌC

Chuyên đề Cao học, chuyên ngành Ngôn ngữ học

VINH 2007

Page 2: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

LỜI NÓI ĐẦU

Âm vị học, từ pháp học và cú pháp học là ba bộ môn đỉnh cao, đem lại

cho ngành khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ cái uy tín như ngày nay là nhờ

sự thức nhận làm cơ sở cho cách tiếp cận chức năng và cấu trúc trong ngôn

ngữ. Âm vị học là bộ môn của ngôn ngữ học nghiên cứu mặt chức năng của

âm thanh ngôn ngữ với tư cách là phương tiện phân biệt vỏ âm thanh (hay sự

biểu hiện) của hình vị và từ; nghiên cứu khả năng khu biệt của kí hiệu và các

thuộc tính chức năng của âm thanh, tổ hợp âm thanh và các phương tiện

ngôn điệu. Âm vị học có nhiệm vụ nghiên cứu những sự khác biệt nào về

ngữ âm gắn liền với sự khu biệt ý nghĩa trong ngôn ngữ, xem xét các yếu tố

khu biệt liên quan với nhau như thế nào và kết hợp với nhau theo những quy

tắc nào trong khi cấu tạo các từ và câu. Do vậy, ở một mức độ nhất định,

chuyên đề Âm vị học nhằm cung cấp cho người học bức tranh chung về bộ

môn Âm vị học, cho thấy những cố gắng của các nhà âm vị học đã cách tân

bộ môn Ngữ âm học (truyền thống) khi họ phát hiện ra đối tượng đích thực

của bộ môn này.

Nhưng theo giáo sư Cao Xuân Hạo, lí thuyết âm vị học cổ điển, về cơ bản

được xây dựng trên cơ sở những ấn tượng chủ quan của người bản ngữ do

cấu trúc âm vị học của các ngôn ngữ biến hình quy định. Bởi vậy, trong

công trình Âm vị học và tuyến tính, tác giả đã tổng kết lí thuyết âm vị học cổ

điển để phê phán và lập thức lại những định đề của âm vị học dưới dạng hiển

ngôn nhất, trình bày nó thành một hệ thống mạch lạc với mục đích Vì một lí

thuyết âm vị học đại cương đích thực. Chúng tôi giới thiệu ở phần sau của

chuyên đề (Bài 5) để người học tham khảo.

TÁC GIẢ

Page 3: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

Bài 1. NGỮ ÂM HỌC VÀ ÂM VỊ HỌC

1. Ngôn ngữ, lời nói và chữ viết

1.1. Về mối quan hệ

Trong giao tiếp hàng ngày, người ta dùng lời nói (parole) và chữ viết

(character). Lời nói và chữ viết do cá nhân tạo nên trên cơ sở những nguyên

tắc chung, những quy luật chung của ngôn ngữ được cả cộng đồng chấp

nhận. Như vậy, về một phương diện nào đó, có thể hiểu ngôn ngữ (langue)

là sự khái quát hoá, trừu tượng hoá thành những quy luật chung từ lời nói và

chữ viết; chúng được đúc kết từ lời nói và chữ viết của cộng đồng. Vậy thì,

lời nói và chữ viết theo cách hiểu trên là sự vận dụng cụ thể những quy luật

chung mang tính xã hội trở lại vào quá trình giao tiếp cụ thể. Về mối quan hệ

giữa lời nói, chữ viết và ngôn ngữ, chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến

những khía cạnh sau đây:

- Lời nói là có trước, chữ viết có sau. Chữ viết không nằm trong cơ chế

nội tại của ngôn ngữ mặc dù nó có tác dụng rất quan trọng trong việc tăng

thêm hiệu lực giao tiếp của ngôn ngữ qua không gian, thời gian.

- Ngôn ngữ là sự trừu tượng hoá thành những quy luật chung, những

phép tắc chung, những quy định chung vốn nằm sẵn trong lời nói. Như vậy,

ngôn ngữ là một thực thể trừu tượng, là mặt bằng chung, bó buộc và chi phối

về cách dùng lời ăn tiếng nói để tổ chức giao tiếp trong xã hội.

- Một người trong quá trình trưởng thành, qua tiếp xúc với môi trường ăn

nói xung quanh (xã hội) bao giờ cũng tiếp thu cho cá nhân mình một vốn

liếng ngôn ngữ nhất định. Trong khi làm việc này, anh ta có khả năng cá thể

hoá cái tài sản ngôn ngữ chung của xã hội vào bản thân mình, tạo cho mình

một năng lực ngôn ngữ nhất định. Chính năng lực ngôn ngữ của từng cá

Page 4: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

nhân, đặc biệt, những cá nhân có trình độ văn hoá cao lại tác động đến ngôn

ngữ, làm cho ngôn ngữ ngày càng đa dạng, phong phú và hoàn thiện.

- Khi sử dụng vốn ngôn ngữ chung được tích luỹ cho bản thân, người sử

dụng có thể dùng nó ở dạng lời nói hoặc chữ viết để giao tiếp. Dùng ngôn

ngữ ở dạng lời nói và chữ viết sẽ tạo nên ngôn bản (ngôn phẩm/ diễn ngôn),

còn dùng chữ viết sẽ cho văn bản. Do đó, bên cạnh việc phân chia ngôn ngữ

và lời nói như lâu nay, có lẽ nên phân chia theo hướng sau đây để dễ nhận

biết: ngôn ngữ và hành động ngôn ngữ (còn gọi hành vi ngôn ngữ); hành

động ngôn ngữ lại phân chia thành dạng ngôn bản và dạng văn bản.

1.2. Phân biệt ngôn ngữ và lời nói

Để xây dựng bộ môn khoa học về ngôn ngữ, F. de Saussure [4] phân

biệt trước hết nguyên liệu của nó là toàn bộ những hiện tượng phát sinh từ

việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày với đối tượng của nó được coi như hệ

thống các yếu tố quyết định sự tồn tại của những hiện tượng kia. Ông gọi hệ

thống các yếu tố quyết định sự tồn tại của các hiện tượng kia là ngôn ngữ.

Còn nguyên liệu (tức là toàn bộ những hiện tượng phát sinh từ việc sử dụng

ngôn ngữ hàng ngày) là những hiện tượng của lời nói. Sự phân biệt có tính

xã hội này dựa trên một loạt các tiêu chí sau đây:

- Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu tồn tại trong bộ óc của tất cả những

người cùng nói một thứ tiếng. Nó chỉ được thể hiện ra trong lời nói và bằng

lời nói. Ngôn ngữ là cái mã chung cho một cộng đồng, nó làm cho hình ảnh

thính giác ăn khớp với những khái niệm. Còn lời nói chỉ là sự vận dụng cái

mã (code) này của người nói và chỉ là sự biểu hiện cụ thể của cái hệ thống

tiềm năng kia.

- Ngôn ngữ là một sản phẩm mà người nói ghi nhận một cách thụ động,

sản phẩm được tàng trữ nhờ có kí ức dưới dạng tiềm năng. Vậy là, sự chiếm

lĩnh ngôn ngữ và làm chủ nó chỉ là sự vận dụng những năng lực tàng trữ duy

Page 5: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

nhất ấy của trí óc con người. Do đó, mọi hành động ngôn ngữ đều thuộc

phạm vi lời nói, hành động cá nhân, hành động có ý thức, tự do và sáng tạo

của cá nhân.

- Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, một sản phẩm tập thể được hình

thành trong quá trình lao động sản xuất của xã hội. Nó tồn tại dưới dạng

tiềm năng trong bộ óc của mỗi thành viên cộng đồng như một pho từ điển

mà tất cả các bản in đều giống nhau, được phân phối cho từng cá nhân. Như

vậy, ngôn ngữ là phương tiện chung cho mọi người, cho tất cả người nói lẫn

người nghe và hoạt động như một thể chế đặc biệt với tính chất bắt buộc.

Mỗi cá nhân không tự mình sáng tạo ra ngôn ngữ và cũng không thể thay đổi

được nó. Cá nhân phải trải qua một quá trình học tập mới nắm bắt được

ngôn ngữ và sử dụng một cách có hiệu quả.

Lời nói chỉ là những hành động cụ thể, thay đổi từ người này sang người

khác, nó là một hoạt động sinh lí của mỗi cá nhân (sự phát âm) và kết quả

của hành động này cho ta âm thanh (hiện tượng vật lí) nhằm thể hiện tư

tưởng, tình cảm, nguyện vọng và ý chí cá nhân (hiện tượng tâm lí). F.de

Saussure [4] cho rằng, tách ngôn ngữ ra khỏi lời nói là đồng thời cũng tách

ra: a/ Cái có tính chất xã hội và cái có tính chất cá nhân, b/ Cái có tính chất

cốt yếu và cái có tính chất phụ thuộc hay ít nhiều có tính chất ngẫu nhiên.

- Để đảm nhiệm chức năng làm cộng cụ giao tiếp xã hội, ngôn ngữ có

tính chất ổn định trong một thời gian tương đối lâu dài, còn lời nói có tính

nhất thời và luôn luôn thay đổi. Nó được hiện ra trong thiên hình vạn trạng

của những hành động nói năng cụ thể (lời nói là có sự sáng tạo để đáp ứng

những biến chuyển của thực tế khách quan).

2. Ngữ âm học và âm vị học

2.1. Ngữ âm học (phonetic)

Page 6: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên cứu các đơn vị âm thanh của lời

nói về mặt phát âm, nghĩa là nghiên cứu bản chất âm học (cảm thụ - vật lí)

và những phương thức cấu âm (nguồn gốc - sinh lí), tức là mặt tự nhiên của

các đơn vị âm thanh ngôn ngữ. Ngữ âm học được hoàn thiện vào cuối thế kỉ

XIX khi các nhà ngữ học biết áp dụng những phương pháp thực nghiệm của

các ngành khoa học tự nhiên với những máy móc ngày càng tinh xảo.

Dựa vào tính năng của một số công cụ thuộc ngành vật lí, y học và một

số công cụ riêng biệt để quan sát âm thanh ngôn ngữ như máy quay phim ghi

bằng tia X, ngạc đồ để ghi vị trí của các bộ phận phát âm, máy quang phổ,

máy hiện sóng để ghi và phân tích âm thanh, máy ghi lại âm thanh bằng mặt

sáp, mặt nhựa, băng từ tính,... nên bộ môn ngữ âm học ngày càng có những

bước tiến mới trong việc miêu tả ngữ âm.

Những kết quả nghiên cứu về ngữ âm cho thấy, khi nói, âm thanh được

cấu tạo bằng luồng hơi đi từ phổi qua thanh hầu. Ở trong thanh hầu, hai dây

thanh - hai tổ chức cơ nằm sóng đôi chấn động cho phép luồng hơi thoát ra

thành từng đợt nối tiếp nhau tạo thành các sóng âm. Tuỳ theo tốc độ chấn

động của dây thanh mà tạo ra những âm cao/thấp khác nhau. Những âm mà

dây thanh tạo nên còn được biến đổi do cộng hưởng của các khoang thanh

hầu, khoang miệng và khoang mũi nằm ở phía trên thanh hầu. Những âm

nào thoát ra một cách tự do thì chúng có âm hưởng êm ái, dễ nghe, có tần số

xác định và có đường cong biễu diễn tuần hoàn (tức là có chu kì), đó là tiếng

thanh, cơ sở cấu tạo các nguyên âm (vocalic).

Trong quá trình thoát ra, nếu luồng hơi gặp phải một chướng ngại nào đó

như sự thu hẹp khe hở của các dây thanh, sự tiếp xúc của lưỡi và răng, hoặc

sự khép chặt của hai môi thì nó phải lách qua khe hở hoặc phải phá vỡ

chướng ngại nên tạo ra một tiếng cọ xát hay một tiếng nổ. Những tiếng này

có đặc điểm ồn, khó nghe, có tần số không ổn định và được biểu diễn bằng

Page 7: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

những đường cong không tuần hoàn. Đó là tiếng động, cơ sở để tạo nên các

phụ âm (consonant).

Với các phụ âm, đặc điểm cơ bản của cơ chế phát âm là sự cản trở của

luồng hơi thoát ra, là sự tạo nên tiếng động. Song, khi phát âm một số phụ

âm, dây thanh cũng có hoạt động và cung cấp thêm tiếng thanh. Tuỳ theo tỉ

lệ giữa tiếng thanh và tiếng động mà ta có các phụ âm vô thanh, hay phụ âm

điếc (được tạo bằng tiếng động), phụ âm hữu thanh, hay phụ âm kêu (ngoài

tiếng động còn có tiếng thanh nhưng tiếng động là chính). Hai loại phụ âm

này được gọi là phụ âm ồn, đối lập với loại thứ ba có tỉ lệ tiếng thanh lớn

hơn, gọi là phụ âm vang (resonnant).

Các nguyên âm do dây thanh tạo nên (vốn là tiếng thanh) khi phát ra

được biến đổi đi thành những đơn vị khác nhau. Sự khác nhau giữa các

nguyên âm là về âm sắc của cùng tiếng thanh. Tiếng thanh là một âm phức

tạp gồm nhiều âm đơn giản trong đó có âm trầm nhất gọi là âm cơ bản và

nhiều âm cao hơn gọi là các hoạ âm. Âm cơ bản và hoạ âm, khi thoát ra qua

các khoang rỗng trên thanh hầu sẽ có thêm sự cộng hưởng. Do hoạt động

của lưỡi, môi, các khoang này luôn có khả năng thay đổi hình dáng và thể

tích, lối thoát không khí (luồng hơi) và vì vậy có khả năng cộng hưởng khác

nhau. Trong mỗi trường hợp cụ thể, với một vị trí nhất định của lưỡi, môi thì

hiện tượng cộng hưởng đối với một số hoạ âm nào đó khiến cho chúng được

tăng cường. Cũng vậy, trong một số trường hợp khác, nhóm hoạ âm khác

cũng sẽ có sự cộng hưởng và sẽ được tăng cường. Như vậy, mỗi khi thay đổi

mối tương quan giữa âm cơ bản và các hoạ âm về cao độ và cường độ là một

lần thay đổi âm sắc, tức là, ta có một nguyên âm khác. Sự khác nhau giữa

các nguyên âm là do những nhóm hoạ âm được tăng cường bởi có sự cộng

hưởng khác nhau của các khoang trên. Các dải tần số được tăng cường đặc

trưng cho mỗi nguyên âm như thế gọi là phoocmăng (formant). Các nguyên

Page 8: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

âm trong mọi ngôn ngữ đều có ít nhất hai phoocmăng (F1, F2) để phân biệt

nhau.

2.2. Âm vị học (phonology)

Những đặc trưng cấu âm - âm học của các đơn vị âm thanh có giá trị gì?

Nghĩa là, chúng có chức năng xã hội gì lại là một vấn đề khác hẳn. Vì rằng,

không phải tất cả các đặc trưng cấu âm - âm học đều có giá trị ngang nhau

và được sử dụng như nhau trong ngôn ngữ học. Vậy là, bên cạnh đặc trưng

cấu âm - âm học, từ năm 1926, những thành viên của Câu lạc bộ Praha đã

tìm ra trong những đặc trưng âm học ấy cái gì có chức năng xã hội trong

giao tiếp. Cũng như trong ngôn ngữ học, nhà ngữ âm học cần phân biệt: a/

cái có tính chất xã hội và cái có tính chất cá nhân, b/ cái chủ yếu và cái thứ

yếu và ít nhiều có tính ngẫu nhiên theo công thức của N.S. Trubetskoy:

ngôn ngữ âm vị học

................... = ....................

lời nói ngữ âm học

Đó là đối tượng của một bộ môn khoa học mới: âm vị học, chuyên

nghiên cứu những đơn vị âm thanh có tổ chức của tiếng nói hay những âm

thanh có chức năng xã hội - tức âm vị để tìm ra hệ thống những đơn vị biểu

đạt của ngôn ngữ. Như vậy, âm vị học là bộ môn của ngôn ngữ học nghiên

cứu mặt chức năng của âm thanh ngôn ngữ với tư cách là phương tiện phân

biệt vỏ âm thanh của từ và hình vị, nghiên cứu khả năng khu biệt của kí hiệu

và các thuộc tính chức năng của âm thanh, tổ hợp âm thanh và các phương

tiện ngôn điệu. Âm vị học có nhiệm vụ nghiên cứu những sự khác nhau nào

về ngữ âm trong ngôn ngữ gắn liền với sự khu biệt nghĩa, xem xét các yếu tố

khu biệt liên quan với nhau như thế nào và kết hợp với nhau theo quy tắc

nào trong cấu tạo từ và câu. Tuỳ theo đặc điểm riêng, mỗi ngôn ngữ chỉ chọn

lấy một số lượng các đơn vị âm thanh nhất định làm hình thức biểu đạt cho

Page 9: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

ngôn ngữ. Cho nên, trong ngôn ngữ này, yếu tố này là một âm vị nhưng

trong ngôn ngữ kia thì không. Chẳng hạn, trong tiếng Nga có âm vị /Ц/, còn

tiếng Việt thì không, nhưng trong tiếng Việt có âm vị /h/ mà tiếng Nga thì

không. Cũng vậy, /i/ và /i:/ là hai âm vị trong tiếng Anh (nguyên âm ngắn/

nguyên âm dài) còn trong tiếng Pháp, tiếng Việt và một số ngôn ngữ khác

chỉ là một. Tiếng Việt có các phụ âm /d/, /ʐ/, còn tiếng Hán lại không có,

nhưng tiếng Hán có phụ âm tắc xát /ts/, không có trong tiếng Việt, v.v..

3. Trường phái ngôn ngữ học Praha và bộ môn Âm vị học

3.1. Trường phái ngôn ngữ học Praha

Năm 1926, Câu lạc bộ ngôn ngữ học Praha được thành lập, do sáng kiến

của nhà ngôn ngữ học đại cương V. Mathesius, tập hợp nhiều nhà nghiên

cứu ngôn ngữ và ngữ văn học Slavơ và Giecman như B. Havranek, J.

Mukarovski, J. Vachek, B. Trnka, L. Novak, V. Skaliska, K. Horalek, v.v..

Tham gia vào Câu lạc bộ này còn có N.S. Trubetskoy, R. Jakobson và S.O.

Karsevski. Câu lạc bộ ngôn ngữ học Praha hoạt động mạnh mẽ từ năm 1926

đến năm 1940 nhưng sau năm 1940, do ảnh hưởng của chiến tranh và sự

biến động về chính trị trong nước nên hoạt động rời rạc dần và chấm dứt về

mặt tổ chức vào năm 1943.

Như đã biết, lí thuyết lừng danh của F. de Saussure là lưỡng phân thành

những cặp đối lập cơ bản trong ngôn ngữ và đã tuyệt đối hoá sự đối lập đó.

Nhưng nếu chủ nghĩa miêu tả, trường phái ngữ vị học xây dựng học thuyết

của mình trên cơ sở sự tuyệt đối hoá đó, đặc biệt trên những kết luận về

những mặt tiêu cực của hệ thống ngôn ngữ thì các nhà nghiên cứu trong Câu

lạc bộ Praha lại không phủ định những mặt tích cực trong những cặp đối lập

mà F. de Saussure đã phát hiện, cố gắng tìm ra tính thống nhất giữa các mặt

tiêu cực và tích cực. Xuất phát từ những luận điểm trong học thuyết của F.

Page 10: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

de Saussure, đặc biệt là luận điểm ngôn ngữ là công cụ giao tiếp xã hội, một

số nhà ngữ học đã đi sâu tìm hiểu các yếu tố, các lớp, các cơ chế xuất hiện

trong ngôn ngữ, nhấn mạnh chức năng giao tiếp của hệ thống ngôn ngữ và

xây dựng học thuyết của mình trên mối quan hệ hệ thống - chức năng. Vì

vậy, họ được gọi là những nhà chức năng luận, và trường phái ngôn ngữ học

Praha được gọi là trường phái cấu trúc - chức năng (gọi tắt là trường phái

ngôn ngữ học chức năng). Vậy là, cùng xuất phát từ F. de Saussure nhưng

chủ nghĩa miêu tả đi tìm những quy định về miêu tả, còn ngữ vị học xây

dựng lí thuyết tín hiệu học chung thì ngôn ngữ học chức năng luận hướng tới

lí thuyết về các hiện tượng và quá trình thực có của các ngôn ngữ tự nhiên.

Trong công trình Những luận điểm của Câu lạc bộ ngôn ngữ học Praha

(1929), có phần tuyên bố chương trình nghiên cứu của Câu lạc bộ Praha,

gồm những quan điểm chính:

- Là sản phẩm của hoạt động của con người, ngôn ngữ hướng tới một

mục đích nhất định mà rõ ràng nhất, thường gặp nhất là mục đích diễn đạt.

Bởi vậy, phải nghiên cứu ngôn ngữ theo quan điểm chức năng. Theo quan

điểm này thì ngôn ngữ là hệ thống những phương tiện diễn đạt phục vụ cho

mục đích nhất định nào đó. Do đó, mọi hiện tượng ngôn ngữ phải được lí

giải trong hệ thống mà nó nằm trong đó. Quan điểm này có tính chất tiền đề

phương pháp luận nhằm thống nhất hai mặt đối lập hệ thống và chức năng

của hệ thống (chủ nghĩa miêu tả và ngữ vị học bỏ qua mặt chức năng).

- Không tán thành sự cực đoan hoá, sự đối lập giữa hai mặt đồng đại và

lịch đại trong ngôn ngữ, chủ trương phải thống nhất đồng đại và lịch đại.

Nếu theo ngôn ngữ học đồng đại, các yếu tố của hệ thống ngôn ngữ phải

được xem xét về mặt chức năng thì bất cứ sự biến đổi nào trong ngôn ngữ

(lịch đại) cũng không thể tách rời khỏi hệ thống mà những biến đổi này tác

động tới. Ngôn ngữ học lịch đại không thể bỏ qua các khái niệm hệ thống và

Page 11: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

chức năng và ngôn ngữ học đồng đại không thể bỏ qua hoàn toàn khái niệm

tiến triển (biến đổi lịch đại).

- Nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ có những nhiệm vụ, trước hết có liên

quan đến phương diện âm thanh của ngôn ngữ. Trong nhiệm vụ này, có sự

phân biệt âm thanh như là những hiện tượng vật lí và như là các yếu tố của

hệ thống ngôn ngữ. Không gạt bỏ những đặc điểm thể chất của âm thanh

nhưng xem chúng là thứ yếu; chúng chỉ trở thành yếu tố của hệ thống ngôn

ngữ khi thực hiện chức năng khu biệt ý nghĩa. Các thuộc tính thể chất không

quan trọng bằng các quan hệ giữa chúng trong hệ thống. Như vậy, các nhà

ngữ học Praha hướng tới sự thống nhất hai mặt đối lập là thể chất và cấu trúc

(F. de Saussure và Ngữ vị học tuyệt đối hoá sự đối lập giữa hai mặt này).

Âm vị, theo các nhà chức năng luận là các yếu tố thanh học - vận động

nhỏ nhất, có giá trị khu biệt ý nghĩa của ngôn ngữ. Nghiên cứu hệ thống âm

vị của một ngôn ngữ là lập bảng thống kê các âm vị và xác lập các quan hệ

giữa chúng. Trong các quan hệ âm vị học, quan trọng là các tương liên âm vị

học. Một tương liên âm vị học là một kiểu đối lập giữa một cặp hai âm vị

dựa trên một tiêu chí nào đó (hữu thanh/vô thanh, cứng/mềm, dài/ngắn,...).

Nhiệm vụ nghiên cứu từ và kết hợp từ, đề xuất lí thuyết về sự định danh

của ngôn ngữ. Theo quan điểm chức năng, từ là kết quả của hoạt động định

danh của ngôn ngữ. Mỗi ngôn ngữ có một hệ thống định danh riêng và sử

dụng nhiều hình thức định danh khác nhau như cấu tạo từ, cụm từ cố định.

Nhiệm vụ nghiên cứu các phương thức tuyến tính. Theo các nhà chức

năng luận, kết hợp từ là kết quả của hoạt động tuyến tính của ngôn ngữ.

Hoạt động tuyến tính chủ yếu là hoạt động tạo vị ngữ. Bởi vậy, cú pháp học

chức năng trước hết nghiên cứu các kiểu vị ngữ có tính đến chức năng và

hình thái của chủ ngữ; sự phân đoạn câu thành đề (thème) và thuyết (rthème)

Page 12: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

và cho rằng chức năng của chủ ngữ sẽ được làm sáng tỏ nhờ sự so sánh cấu

trúc chủ ngữ/vị ngữ với cấu trúc đề/thuyết, v.v..

3.2. Sự ra đời bộ môn Âm vị học

Đóng góp lớn nhất của trường phái Praha cho ngành ngôn ngữ học là đã

khai sinh bộ môn Âm vị học. Các công trình âm vị học có tiếng vang lớn là

của N.S. Trubetskoy, R. Jakobson, V. Mathesius, B. Trnka, B. Havnanek.

Từ năm 1926, nhóm ngôn ngữ học Praha đã đưa ra một phương pháp nghiên

cứu ngữ âm khác hẳn những cách nghiên cứu trước đây. Phát triển luận điểm

của F. de Saussure [4] trong việc phân biệt ngôn ngữ và lời nói, N.S.

Trubetskoy [5] đã nêu ra lần đầu tiên lí luận về bộ môn âm vị học trên cơ sở

đối lập âm vị học với ngữ âm học theo công thức: ngôn ngữ/ lời nói và âm vị

học/ ngữ âm học.

Qua sự đối lập đó, N.S. Trubetskoy [5] đã xác định nhiệm vụ của bộ

môn âm vị học. Công trình Nguyên lí âm vị học của N.S. Trubetskoy [5] thể

hiện khá đầy đủ và toàn diện phương pháp luận xác định âm vị cùng với

cách nhìn thực chất học thuyết âm vị học: âm của lời nói mang tính chất cá

nhân và thay đổi theo người nói, còn âm của ngôn ngữ bao giờ cũng được tổ

chức chặt chẽ và thuộc về một ngôn ngữ nhất định. Học thuyết khu biệt

nghĩa được xác lập trên khái niệm thế đối lập, chiếm vị trí quan trọng. Ông

cho rằng, mỗi một thành phần của thế đối lập âm vị học được gọi là một đơn

vị âm vị học hay âm vị. Tác giả định nghĩa: Âm vị là một tập hợp các đặc

trưng khu biệt bao hàm một hình ảnh âm thanh, và ngữ âm học là khoa học

nghiên cứu mặt vật chất của các âm thuộc ngôn ngữ loài người, trong lúc

âm vị học chỉ khảo sát âm có một chức năng nhất định trong ngôn ngữ

[5,36]. Với sự phân biệt rạch ròi như vậy, N.S. Trubetskoy đã thúc đẩy việc

nghiên cứu âm thanh ngôn ngữ lên một tầm cao mới. Cùng với N.S.

Trubetskoy, các công trình của R. Jakovson, V. Mathesius tiếp tục đề cập

Page 13: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

đến các đặc trưng khu biệt, hình thái học, sự phát triển của hệ thống âm vị.

Khoa âm vị học tiếp tục được khẳng định qua các công trình sau này của L.

Novak, I. Vachek, B. Trnka, v.v..

3.3. Về mối quan hệ giữa ngữ âm học và âm vị học

Ngữ âm học truyền thống nghiên cứu âm thanh như một sự thống nhất

giữa hai mặt âm học - sinh lí học và xã hội (ngôn ngữ học). Mặt xã hội trong

ngữ âm cũng như bất kì hiện tượng ngôn ngữ học nào, vốn đóng vai trò chủ

đạo. Ngữ âm học chỉ có lí do tồn tại trong trường hợp nó nghiên cứu âm

thanh của tiếng nói như một hiện tượng ngôn ngữ, tức là chỉ khi nào nó là

một ngành của ngôn ngữ học. Cố nhiên, trong mỗi trường hợp cụ thể, người

nghiên cứu có thể tập trung sự chú ý vào một mặt nào đó của âm thanh ngôn

ngữ. Có thể nghiên cứu các thuộc tính âm học và sinh lí học của âm thanh

ngôn ngữ mà trừu tượng hoá đến một mức độ nhất định cái chức năng của

nó trong ngôn ngữ, và mặt khác, có thể nói đến chức năng của các đơn vị âm

thanh ngôn ngữ mà không đi sâu vào những chi tiết về tính chất âm học -

sinh lí học của nó; song trong mỗi trường hợp như vậy mà hoàn toàn không

đếm xỉa gì đến mặt kia thì không thể được. Sau này, I.A. Baudouin de

Courtenay là người đầu tiên đề nghị phân biệt khoa ngữ âm học quan sát và

thí nghiệm trong lĩnh vực các khí quan phát âm và các khí quan thính giác

(khoa nhân âm học) với khoa tâm lí ngữ âm học quan sát và khái quát hoá

những sự kiện ngữ âm học có tính chất tinh thần trong lĩnh vực vận dụng

ngôn ngữ của trí óc. Dựa vào tư tưởng của I.A. Baudouin de Courtenay, các

nhà kết cấu luận cũng cho rằng cần phải phân biệt hai mặt trong ngữ âm học.

N.S. Trubetskoy [5] khẳng định: Việc tách rời âm vị học ra khỏi ngữ âm học

là cần thiết về nguyên tắc và trong thực tiễn có thể thực hiện được nhưng khi

trình bày lí luận về âm vị học, ông lại dựa vào những cứ liệu của ngữ âm

học. Điều đó cho thấy giữa âm vị học và ngữ âm học theo nghĩa hẹp của từ

Page 14: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

này vốn gắn bó khăng khít với nhau. L.V. Sherba là người kiên quyết phản

đối khuynh hướng tách rời hai mặt đó. Tác giả khẳng định: Có một điều cần

dứt khoát phản đối, là lối tách rời âm vị học với ngữ âm học theo nghĩa hẹp

của từ này (...) Một số người tưởng rằng có thể nghiên cứu âm vị học mà

tách hẳn ra khỏi ngữ âm học. Điều đó không thể làm được cũng như không

thể nghiên cứu chức năng của một hình thái nào mà tách rời ra khỏi những

trường hợp sử dụng cụ thể hình thái đó trong lời nói /Dẫn theo [6,14]/.

Thật vậy, bất kì sự đối lập âm vị học nào, tức là bất kì sự khu biệt nào

(dùng để phân biệt các từ) giữa các âm tố, hay là những loại hình trọng âm,

hay thanh điệu đều căn cứ trên những đặc trưng ngữ âm học nhất định.

Chẳng hạn, khi nói có sự đối lập giữa các phụ âm hữu thanh và vô thanh,

ngạc hoá và không ngạc hoá, lưỡi trước và lưỡi sau, v.v., hay có sự đối lập

giữa nguyên âm tròn môi và không tròn môi, v.v., giữa ngữ điệu đi xuống và

ngữ điệu đi lên, v.v. thì nói cho cùng là người ta đang vận dụng thuần tuý

những khái niệm ngữ âm học, tức là phẩm chất âm học - sinh lí học của các

hiện tượng tương ứng. Khi phân tích và miêu tả các đặc tính cấu âm của một

âm tố nhất định cũng như hiệu quả âm học do nó gây ra không những là sự

phân tích ngữ âm học mà còn đồng thời cũng là việc phân tích âm vị học. Vì

rằng, không thể phân tích âm vị học mà không đếm xỉa đến ngữ âm học. Mặt

khác, việc nghiên cứu mặt âm học - sinh lí học của ngữ âm cũng lệ thuộc

vào mặt âm vị học, tuy điều này không hiển nhiên bằng. Trước hết, khái

niệm âm tố vốn là đơn vị cơ bản của ngữ âm học, thực chất cũng là khái

niệm âm vị học. Bộ môn ngữ âm học khi chưa ra đời âm vị học, tuy chưa nói

đến khái niệm âm vị nhưng đã vận dụng khái niệm này một cách tự phát. Vì

khi nhận xét rằng trong ngôn ngữ này có âm tố nọ, âm tố kia thì đó không

chỉ là liệt kê các đơn vị âm thanh mà còn liệt kê các âm vị khác nhau trong

một ngôn ngữ. Khi nêu các đặc điểm của một âm tố (tức âm vị), một mặt,

Page 15: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

dựa vào các đặc điểm cấu âm - âm học làm cho nó phân biệt với âm tố khác,

mặt khác, dựa vào việc nó được sử dụng như một đơn vị khu biệt với các âm

tố khác để phân biệt nghĩa. Như vậy, ngay việc miêu tả một âm tố, ta thấy

hai mặt ngữ âm học và âm vị học gắn bó khăng khít với nhau.

Có thể kể thêm, ngữ âm học lệ thuộc vào âm vị học ở chỗ, các thuộc

tính ngữ âm học của âm vị lệ thuộc ở một mức độ nhất định vào vị trí của nó

trong hệ thống âm vị của một ngôn ngữ nào đó. Chẳng hạn, trong tiếng

Beludzhi có hai âm vị nguyên âm dài /i:/ và /e:/ khu biệt với nhau một phần

vì /i:/ có thể rút ngắn trong một số vị trí ngữ âm nào đấy, trong khi /e:/

không bao giờ rút ngắn đến mức như vậy. Từ góc độ ngữ âm học theo nghĩa

hẹp thì không thể cắt nghĩa hiện tượng này được mà chỉ có thể lí giải hiện

tượng này trong quan hệ với các âm vị nguyên âm khác, đặc biệt với nguyên

âm /i/ (nguyên âm ngắn). Nguyên âm /i/ (ngắn) khác với nguyên âm /i:/

tương ứng không những về trường độ mà còn cả về phẩm chất nữa: nó rộng

hơn nguyên âm /i:/. Trong vị trí ngữ âm học mà /i:/ rút ngắn đến mức tối đa,

và về trường độ trùng với /i/ thì âm vị này lại cấu âm rộng đến nỗi trùng với

/e/ về phẩm chất và không lẫn lộn với /i:/. Mặt khác, trong những trường hợp

này, nó vẫn không lẫn lộn với /e:/ vì /e:/ bao giờ cũng dài hơn. Cho nên, đặc

điểm về lượng khác nhau của của hai âm vị nguyên âm dài /i:/ và /e:/ trong

tiếng Beludzhi - cụ thể là /e:/ không có biến thể ngắn - sở dĩ có là vì trong

các biến thể của /i/ (ngắn) trùng với /e:/ về phẩm chất.

Tính chất lệ thuộc của ngữ âm học đối với âm vị học còn thể hiện ở chỗ

khi miêu tả các thuộc tính cấu âm - âm học của các âm vị. Chẳng hạn, trong

tiếng Gruzi và tiếng Nivkhe đều có phụ âm /p'/ giống nhau về các thuộc tính

ngữ âm học: phụ âm tắc, môi, vô thanh, bật hơi. Song, trong khi nêu rõ đặc

điểm của phụ âm Gruzi cần phải nói thêm nó cấu tạo không kèm theo âm tắc

thanh hầu vì trong tiếng Gruzi còn có một âm môi, vô thanh khác có tiếng

Page 16: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

tắc thanh hầu. Còn đối với âm /p'/ trong tiếng Nivkhe vốn không có âm tắc

thanh hầu thì nói thêm điều đó là thừa.

Bài 2: PHÂN ĐOẠN TUYẾN TÍNH

VÀ THỦ PHÁP PHÂN TÍCH ÂM VỊ HỌC

1. Âm tiết, âm tố và âm vị

1.1. Âm tiết (syllable)

Âm tiết (syllable) và âm tố (sound) là hai khái niệm cơ sở cho sự hình

thành bộ môn khoa học nghiên cứu âm thanh tiếng nói loài người cũng như

về cơ cấu ngữ âm của một ngôn ngữ cụ thể. Trong bất cứ công trình ngữ âm

học nào, dù chuyên về thực nghiệm hay xác lập các đơn vị ngữ âm, xây

dựng lí thuyết âm vị học, v.v. bao giờ cũng phải làm việc với hai khái niệm,

hai thuật ngữ cơ bản này.

Trong ngữ âm học cổ điển, âm tố là khái niệm chiếm vị trí trung tâm.

Còn sự khác nhau giữa các trường phái âm vị học đương đại là ở cách quan

niệm về mối quan hệ giữa âm vị và âm tố. Đối với trường phái này, đó là

mối quan hệ giữa khái quát và cá biệt (chủng loại và cá thể); đối với trường

phái kia, đó là mối quan hệ giữa sự kiện tâm lí và sự kiện thể chất, giữa cái lí

tưởng và cái hiện thực giữa sự kiện ngôn ngữ và sự kiện lời nói, v.v..

Đối với các nhà âm vị học, âm tiết dường như chỉ là đơn vị ở vào vị trí ít

được quan tâm, đơn giản chỉ là một đại lượng do các âm vị tổ hợp với nhau

theo một quy tắc nhất định mà thành. Chẳng hạn, theo Connr H. và Trim

Y.L.N. Về mặt âm vị học tốt hơn hết là nên xem âm tiết như là đơn vị cấu

Page 17: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

trúc, trong đó thể hiện một cách tiết kiệm nhất các khả năng tổ hợp giữa các

nguyên âm và phụ âm. Còn theo R. Jakobson: Âm tiết là mô hình cơ bản

trong bất kì sự tổ hợp nào giữa các âm vị /Dẫn theo Nguyễn Quang Hồng,

[2, 42]/. Cách hiểu như vậy về âm tiết đã có một lịch sử lâu dài trong ngôn

ngữ học châu Âu để miêu tả các quy luật liên kết âm vị học trong từng ngôn

ngữ khác nhau. Song, theo cách lập thức trên thì âm tiết hầu như không có

chức năng gì khác ngoài mỗi một chức năng là làm cái tổ cho các âm vị có

sẵn liên kết tụ họp lại với nhau để tạo thành vỏ âm thanh của từ ngữ. Trong

thực tế, âm tiết có thể mang nhiều chức năng, song có thể quy thành ba chức

năng chính: a/ Là đơn vị nhỏ nhất dùng để tạo thành lời nói và đồng thời

cũng là đơn vị nhỏ nhất để tiếp nhận lời nói thành tiếng; b/ Âm tiết là đơn vị

nhỏ nhất trong cơ cấu nhịp điệu của lời nói; c/ Trong một số ngôn ngữ, âm

tiết có thể có chức năng tạo lập vỏ tiếng cho các đơn vị ngôn ngữ ở cấp độ

hình thái và do đó, có thể được xem như một đơn vị đặc biệt của hệ thống

ngôn ngữ. Chức năng (a) và (b) là phổ quát cho mọi ngôn ngữ, còn chức

năng (c) chỉ có ở một số ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập âm tiết

tính. Như vậy, trong ngôn ngữ học đại cương, rõ ràng, âm tiết là là một đơn

vị ngữ âm khá phức tạp. Nó có thể được nghiên cứu và xác định hoặc là

thuần tuý vật chất cấu âm - âm học, hoặc từ bình diện chức năng ngôn ngữ

học. Hệ quả, các nhà ngữ học đã đưa ra nhiều định nghĩa về âm tiết trên từng

khía cạnh đó. Cố nhiên, cũng có những nhà ngữ học mong muốn tìm đến

một định nghĩa sao cho bao hàm được hầu hết tính chất của âm tiết. Chẳng

hạn, R. K. Potarova (1975): Đó là một tổng thể các đơn vị đoạn tính và siêu

đoạn tính, tạo thành một cấu trúc tương đối ổn định mang những đặc trưng

khách quan nhất định (về cấu âm và âm học), hoạt động trong lời nói và

được người bản ngữ phân định ra trong quá trình tiếp nhận dòng ngữ lưu

/Dẫn theo Nguyễn Quang Hồng, 2, 53/. Thế nhưng, cũng có nhiều nhà ngữ

Page 18: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

học nghi ngờ tính hiệu quả của những định nghĩa tổng hợp như thế về âm

tiết và cho rằng không thực hiện được và chẳng cần thiết phải làm cái công

việc đó (L.V. Zlatoustova, A.A. Banin, 1978, v.v.).

Liên quan đến đơn vị âm tiết còn có các vấn đề như nhận diện âm tiết

trong ngữ lưu, cấu tạo âm tiết, phân loại âm tiết, v.v.. Vấn đề gây tranh cãi

nhiều nhất trong lí thuyết về âm tiết là vấn đề phân giới âm tiết. Từ trước

đến nay, các nhà ngữ học đã đưa ra nhiều lí thuyết nhận diện âm tiết mà

phần lớn trong số đó đều tiếp cận trên quan điểm ngữ âm học, tức là dựa vào

cứ liệu về cấu âm - âm học của hiện tượng âm tiết. Dựa trên cơ sở cấu âm có

lí thuyết ngắt hơi của R.H. Stéton (Mĩ), lí thuyết độ căng của L. Roudet và

N. Grammont (Pháp), được L.V. Sherba (Nga) phát triển đầy đủ. Theo tiêu

chí âm học, có lí thuyết độ vang mà đại biểu là O. Jespersen (Đức), lí thuyết

về cường độ của N.T. Jinkin. Một số nhà ngữ học như B. Hala, N.T. Jinkin,

L.A. Chistovich,... kết hợp các tiêu chí cấu âm và âm học, cố gắng nhận diện

âm tiết một cách tổng hợp. Một số nhà ngữ học khác như E.N. Vinarskaja,

N.I. Lepskaja, E.B. Trofimova, v.v. đặt vấn đề phân giới âm tiết (trong tiếng

Nga) theo cách tiếp cận của ngôn ngữ học tâm lí (tức là cảm thức của người

bản ngữ). Đối với vấn đề cấu tạo âm tiết, các nhà ngữ học xuất phát từ cách

hình dung âm tiết như là một sự tổ hợp các âm tố (âm vị) để tạo nên âm tiết

trong từng ngôn ngữ cụ thể. Thế là, người ta đã xác lập nhiều lí thuyết khác

nhau về cấu trúc âm tiết. Trong các ngôn ngữ khác nhau, âm tiết được cấu

tạo theo nhiều kiểu đa dạng, được quy định bởi số lượng và trật tự phân bố

của các phụ âm so với nguyên âm trong thành phần âm tiết. Trong mỗi ngôn

ngữ cũng có thể có nhiều kiểu cấu trúc âm tiết khác nhau nhưng có thể coi

kiểu CVC (phụ âm + nguyên âm + phụ âm) và CV (phụ âm + nguyên âm) là

những kiểu cấu trúc phổ quát cho các ngôn ngữ trên thế giới.

Page 19: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

Vấn đề phân loại âm tiết, có thể trong từng ngôn ngữ có nhiều cách phân

loại âm tiết theo từng tiêu chí được xác lập nhưng cách phân loại âm tiết có

tính phổ quát là phân loại theo cách kết thúc âm tiết, theo đó cho ta hai loại

âm tiết là âm tiết mở (âm tiết hở) và âm tiết khép (âm tiết đóng).

1.2. Âm tố và âm vị

Âm tố là đơn vị âm thanh ngắn nhất của lời nói, không thể chia cắt được

nữa về thời gian, phẩm chất của nó được tai ta tri giác một cách ổn định, một

đại lượng tách biệt. Theo cách hiểu thông thường của các nhà ngữ học, âm

tố là sự kiện vật chất (cấu âm - âm học) có thể được phân định rạch ròi bằng

vào sự phân tích thuần tuý về mặt cấu âm hoặc âm học trong dòng ngữ lưu.

Vậy, âm tố là một chiết đoạn âm thanh, một âm đoạn có thể được ghi lại

bằng một chữ cái của mẫu tự ngữ âm học quốc tế, còn gọi là ký hiệu API

(API = Alphabet Phonétique Internationale). Ngữ âm học truyền thống châu

Âu hình dung ngữ lưu như một dãy âm tố đoạn tính nối tiếp nhau thành một

tuyến theo thời gian, nghĩa là, những âm tố như những chất liệu dễ dàng tách

riêng ra; người ta tưởng tượng có thể cắt ra được như cắt bằng kéo. Nhưng

trên thực tế, dòng âm thanh được phát ra không hề hiện diện những khúc

đoạn âm thanh tối thiểu tách bạch như vậy. Các âm tố trong ngữ lưu không

hề giống như những hạt cườm trong chuỗi cườm hay như những viên gạch

nối tiếp nhau trong mạch tường mà chúng chuồi lẫn vào nhau, khó lòng phân

định rạch ròi ranh giới giữa các âm tố. Kết quả của các nghiên cứu thực

nghiệm cũng cho thấy không thể xác định được ranh giới giữa các âm tố nếu

chỉ dựa thuần tuý vào cấu âm - âm học. Dù trên bình diện cấu âm hay âm

học, ngữ lưu đều cho thấy một sự chuyển động liên tục. Các âm tố làm thành

một âm tiết không hề được phát ra lần lượt âm trước âm sau và cũng không

nghe ra lần lượt như thế. Mọi hoạt động cấu âm nhằm chuyển giao những

thông báo cần thiết cho việc nhận diện các đơn vị ngôn ngữ đều được thực

Page 20: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

hiện đồng thời. Vì vậy, một số nhà nghiên cứu sinh lí học và âm thanh học

thậm chí còn đề nghị trong khoa ngữ âm học nên bỏ khái niệm âm tố vì nó là

một cái gì không hiện thực. Từ cuối thế kỉ XIX, một số nhà ngữ học, chẳng

hạn, G. Pau (Đức) cho rằng: Chia tách từ ra các yếu tố hợp thành nó là một

công việc không chỉ là khó khăn mà không thể làm được. Từ không phải là

một hợp nhất cơ giới một số lượng các âm tố đơn lẻ được thể hiện dưới dạng

các chữ cái mà hoàn toàn ngược lại bao giờ cũng là một chuỗi liên tục của

một tập hợp các yếu tố âm thanh mà chữ cái ở một chừng mực nào đó đánh

dấu những điểm đặc trưng nhất định trong chuỗi âm thanh đó mà thôi /Dẫn

theo Nguyễn Quang Hồng, [2,13]/.

Thế nhưng, việc sáng tạo và xây dựng các hệ thống chữ viết ghi âm

trong thế giới cổ đại rõ ràng không thể tách rời sự hình dung về các âm tố

tách biệt trong lời nói. Khi nảy sinh ý định đặt ra chữ viết ghi âm, trước hết,

phải có được những ấn tượng nhất định về sự tách bạch của các âm tố và đó

là tiền đề làm nảy sinh và bảo đảm cho nhu cầu xây dựng chữ viết ghi âm

được thực hiện. Sau đó, hoạt động thực tiễn của chữ viết ghi âm có tác dụng

củng cố những ấn tượng về sự tồn tại của các âm tố tách biệt trong lời nói.

Trước thực tế này, các nhà ngữ học đã lí giải sự tồn tại khách quan của các

âm tố theo nhiều cách khác nhau nhưng đều cho rằng âm tố là một chiết

đoạn âm thanh dễ dàng phân xuất trong ngữ lưu chỉ cần dựa vào cấu âm hay

âm học. Ngay cả F. de Saussure cũng xem ngữ lưu như một chuỗi âm thanh

tuyến tính và được tác giả đề lên thành một nguyên lí cơ bản của ngôn ngữ.

Mặt năng biểu của ngôn ngữ, vốn có tính âm thanh từ bản chất, chỉ diễn ra

trên một chiều thời gian mà thôi và mang những đặc tính mà nó vay mượn

của thời gian: a. nó có một kích thước, và b. cái kích thước ấy chỉ có thể đo

trên một chiều: đó là một đường thẳng (F. de Saussre, 1916).

Page 21: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

Ở đây ta có thể thấy một đặc tính tối quan trọng của chất liệu âm thanh

chưa được nêu lên thật rõ, là nó xuất hiện trước mắt ta như một chuỗi, và do

đó tất nhiên phải mang một đặc tính của thời gian chỉ là một chiều duy nhất.

Có thể gọi đặc tính đó là tính hình tuyến hay tuyến tính, và điều đó có một

tầm quan trọng vô cùng đối với tất cả các quan hệ được xác lập về sau.

Những sự khu biệt về chất chỉ có thể được thể hiện lần lượt mà thôi (...). Tất

cả đều làm thành một tuyến cũng như trong âm nhạc vậy (F. de Saussre

trong Godel, 1957).

Tuyến âm thanh phải được cắt ra như cắt bằng kéo (...). Chính nhờ đó

mà các đơn vị được khẳng định (F. de Saussre trong Godel, 1957).

Một ngữ đoạn, dù ngắn dài ra sao, cũng bao hàm một trật tự, một sự kế

tiếp tuyến tính (...). Sở dĩ ta có thể cắt rời các từ ra được chính là nhờ một

trong những hệ quả của nguyên lí này (F. de Saussre, 1916).

Có lẽ, L.V. Sherba là người đầu tiên lí giải trên quan điểm chức năng về

tính tách biệt và khả năng phân định các âm tố trong lời nói thành những

đơn vị âm thanh riêng biệt. Theo L.V. Sherba, mọi đơn vị âm thanh của lời

nói, trong đó có âm tố, đều có thể phân xuất ra khi có sự tác động của nhân

tố ý nghĩa. Sở dĩ, chúng ta có được ấn tượng về sự chia tách lời nói vì có sự

lỉên hệ nào đó giữa các nhân tố ý nghĩa với các yếu tố âm thanh. Kết quả,

chúng ta phân xuất ra được các âm như a, e, i, o, k, b, l, m, v.v..

Năm 1912, trong công trình Những nguyên âm Nga, L.V. Sherba đã

chứng minh chính mối quan hệ giữa các yếu tố âm thanh với các yếu tố ý

nghĩa là điểm xuất phát để phân chia ngữ lưu ra thành các âm tố riêng biệt.

Tác giả viết: Nhưng số là các yếu tố biểu tượng về ý nghĩa thường được liên

hệ với các yếu tố biểu tượng về âm thanh, chẳng hạn, âm l trong các từ пил

(uống), Бил (đánh), дала (cho) được liên hệ với biểu tượng thời quá khứ, a

Page 22: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

trong các từ корова (con bò), вода (nước), liên hệ với biểu tượng chủ ngữ,

u trong các từ корову, ваду liên hệ với biểu tượng đối tượng (...). Nhờ

những sự liên hội như vậy mà các yếu tố biểu tượng về âm thanh có được

một tính chất độc lập nhất định /Dẫn theo [6,44]/.

Như vậy, việc phân chia ngữ lưu là do những nhân tố thuần ngôn ngữ

học quy định, nghĩa là, nó lệ thuộc vào hệ thống của từng ngôn ngữ cụ thể

(cấu trúc và chức năng của ngôn ngữ). Điều đó, phải dùng đến khái niệm âm

vị (phoneme) - đơn vị âm thanh nhỏ nhất không thể chia theo chiều dọc của

một ngôn ngữ. Trong trường hợp này, âm tố chỉ là sự phản ánh âm vị, là

hình thức tồn tại của âm vị trong lời nói. Cả hai khái niệm này tuy có đối lập

nhau như ngôn ngữ và lời nói nhưng lại liên hệ khăng khít với nhau.

Tuy nhiên, nếu triệt để đi theo nguyên tắc này ta phải tính đến một tình

huống, trong một ngôn ngữ nào đó, không phải là các âm tố (âm vị) mà là

các âm tiết nguyên vẹn mới có khả năng liên hệ với các yếu tố ý nghĩa thì

thay vào các ấn tượng âm tố, trong cảm thức của người bản ngữ sẽ nổi lên

các ấn tượng âm tiết riêng biệt. Điều này đã được E.D. Polivanov (1935)

chứng minh trên tài liệu tiếng Hán.

Trở lại vấn đề trên, ta thấy, L.V. Sherba và trường phái của ông coi

nguyên lí trên chẳng những có ý nghĩa về nhận thức luận mà quan trọng hơn

còn có vai trò quyết định trong việc xây dựng phương pháp phân chiết âm vị

học, từ đó, xác lập các âm vị như những đơn vị ngữ âm ngắn nhất của một

hệ thống ngôn ngữ nhất định. Trên quan điểm này mà xét, việc phân chia

ngữ lưu thành những âm tố riêng biệt, về nguyên tắc, cũng là việc phân chiết

âm vị học để có các âm vị độc lập. Bởi lẽ, khi bắt tay nghiên cứu hệ thống

ngữ âm của một ngôn ngữ nào đó, nhà khoa học buộc phải phân chia lời nói

thành âm tố với sự chấp nhận ở đây khái niệm âm tố lời nói ít nhiều mang

Page 23: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

tính giả định và quy ước được coi như một đại lượng siêu ngôn ngữ để làm

chỗ dựa cho công việc phân tích ngôn ngữ học tiếp theo. Theo Baudouin de

Courtenay, khái niệm âm tố bao gồm ba nhân tố sau đây: a/ Một thực thể cấu

âm - âm học đơn chất mà bao giờ cũng mang tính chất tương đối, bởi vì,

trong đó cũng có những động tác cấu âm và âm hưởng chuyển tiếp, b/ Một

yếu tố tâm lí nào đó khiến người bản ngữ và cả nhà khoa học nhận định rằng

những động tác cấu âm và âm hưởng chuyển tiếp như vậy là không quan yếu

cho việc xác định âm tố đang xét, c/ Một tính chất ngoài ngôn ngữ, tức là,

âm tố đang xét chưa được xác nhận giá trị đích thực của nó trong một hệ

thống ngôn ngữ nhất định /Dẫn theo Nguyễn Quang Hồng, [2,21-22]/. Áp

dụng định nghĩa của Baudouin de Courtenay về âm tố vào công việc phân

định âm tố trong ngữ lưu, chúng ta phải đụng chạm đến một loạt các thao tác

khác như:

Theo nhân tố (a), cần phải dựa vào định đề về ba giai đoạn cấu âm gồm

giai đoạn tiến, giai đoạn giữ và giai đoạn lùi. Theo nhân tố (b), phải đề cập

đến việc phân chiết và đồng quy tiền âm vị học đối với các cứ liệu âm thanh

lời nói. Còn nhân tố (c), nhắc nhở ta phải khách quan trong việc xử lí các kết

quả đã đạt được (tức các âm tố) trước khi thực sự bắt tay vào việc phân tích

âm vị học đối với các cứ liệu đó.

Nói đến âm vị là ta đang bàn đến câu chuyện hết sức phức tạp. Khái

niệm âm vị (phoneme) - vấn đề trung tâm của các lí thuyết âm vị học được

các nhà ngữ học xác lập bằng nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau.

Người đầu tiên đưa ra cách xác lập âm vị, đặt nền móng cho sự ra đời của bộ

môn âm vị học sau này là Baudouin de Courtenay. Theo ông, có thể gọi âm

vị là những yếu tố sống động của ngôn ngữ, được thể hiện ra trên phương

diện phát âm vốn là đơn giản nhất, không thể chia cắt được nữa về mặt ngôn

ngữ. Đó là những đơn vị âm - tâm lí khác với âm tố chỉ đơn giản là những

Page 24: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

đơn vị âm thanh không phụ thuộc vào ý thức ngôn ngữ. Theo Baudouin de

Courtenay, âm vị là những đơn vị ngữ âm nhỏ nhất của một hệ thống ngôn

ngữ nhất định mà người bản ngữ có thể phân định và nhận diện được.

N.S. Trubetskoy cho ta hai cách lập thức: 1/ Các đơn vị âm vị học mà xét

trên quan điểm của thứ tiếng đang xét không thể cắt ra thành những đơn vị

kế tiếp ngắn hơn, 2/ Các tập hợp gồm những nét đặc trưng quan yếu của một

âm thanh (Nguyên lí âm vị học, 1939).

R. Jakobson định nghĩa: Một bộ gồm những nét khu biệt cùng xuất hiện

(...). Các nét khu biệt được xếp thành từng chùm đồng thời xuất hiện gọi là

âm vị; các âm vị được ghép lại với nhau thành những chuỗi kế tiếp

(Jakobson và Halle, 1956).

A. Martinet (1940) định nghĩa âm vị như một chùm nét khu biệt được

thực hiện đồng thời.

Còn trường phái Praha định nghĩa âm vị: Âm vị là đơn vị khu biệt âm

thanh nhỏ nhất có tham gia vào thế đối lập âm vị học về trật tự thời gian.

Âm vị là đơn vị âm vị học tuyến tính nhỏ nhất.

Tác giả Đoàn Thiên Thuật thì cho rằng: Đơn vị nhỏ nhất của hệ thống

biểu đạt thành tiếng của một ngôn ngữ, được quan niệm như một tổng thể

của những nét khu biệt được thể hiện đồng thời (Đoàn Thiện Thuật - Ngữ

âm tiếng Việt, Nxb ĐH & THCN, H.1977, tr.49).

Cao Xuân Hạo tổng kết: Trong các lí thuyết không vật lí luận của âm vị

học hiện đại, đơn vị âm vị học cơ bản của ngôn ngữ - âm vị - được định

nghĩa bằng những định tính thuộc hai bình diện khác nhau: bình diện chức

năng (khu biệt), tức một bình diện của ngôn ngữ học, hay hình thức; và bình

diện thời gian, tức một bình diện thể chất hay vật lí. Âm vị, một là được định

nghĩa như đơn vị âm vị học (nghĩa là có tác dụng khu biệt) không thể phân

tích thành những đơn vị nhỏ hơn kế tiếp nhau theo thời gian, hai là được

Page 25: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

định nghĩa như một tập hợp (một bộ, một chùm) nét khu biệt được thực hiện

đồng thời - thật ra, đó là hai cách trình bày khác nhau của chính hai cái

định tính ấy mà thôi [1,28-29].

Cũng theo Cao Xuân Hạo, khái niệm âm vị được định tính bằng các biểu

thức tính đồng thời và tính kế tiếp là chứa đầy những sự nhầm lẫn, là một ảo

giác khi hình dung về tính chiết đoạn của ngữ lưu dựa vào các dữ kiện vật lí

khách quan. Khái niệm âm vị theo các nhà ngôn ngữ học chức năng luận

(N.S. Trubetskoy, A. Martinet, R. Jakobson) là thiếu minh xác, chưa thức

nhận bằng những định tính thực sự ngôn ngữ học. Cách duy nhất để làm việc

đó là thay những định tính hư ảo như tính đồng thời, tính kế tiếp đang hiện

diện hay hàm ẩn trong các định nghĩa trên bằng các biểu thức hiển ngôn hoá:

Một tập hợp gồm những nét khu biệt có tham gia thế đối lập về trật tự thời

gian bên trong các đơn vị ở cấp cao hơn mà nó khu biệt; hay diễn đạt một

cách ngắn gọn hơn: đơn vị âm vị học nhỏ nhất mà sự hoán vị có tác dụng

khu biệt [1,45]. Tác giả còn giải thích thêm:

Khi một đơn vị ngôn ngữ tham gia vào thế đối lập về trật tự thời gian,

nghĩa là, trong một ngôn ngữ mà sự khác nhau giữa hai tổ hợp ab và ba là

quan yếu, thì tổ hợp ấy được phân xuất ra một cách tự phát trong cảm thức

của người bản ngữ, và hai thành phần của nó được tri giác như hai âm đoạn

kế tiếp nhau trên tuyến thời gian. Sở dĩ người bản ngữ của các thứ tiếng châu

Âu tách được âm tiết ra thành hai hay nhiều âm tố và tri giác các âm tố ấy

như những chiết đoạn kế tiếp nhau chính là vì lẽ ấy. (So sánh, tiếng Nga: kot

(con mèo), kto (ai), tok (dòng), ta thấy, trật tự trước sau của các âm tố [k],

[t], [o] có tác dụng khu biệt nghĩa của các hình vị).

1.3. Truyền thống ngôn ngữ học châu Âu và Trung Hoa với việc xác lập các

đơn vị ngôn ngữ

Page 26: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

Nhà ngôn ngữ học hiện đại Ba Lan J. Kurylowicz khẳng định một cách

xác đáng rằng, một ngôn ngữ bao giờ cũng thể hiện dưới dạng những câu

nói và dưới dạng những âm tiết. Theo ông, khoa học về ngôn ngữ phải đi

theo cái trình tự là: bắt đầu từ những chỉnh thể (tức những câu nói và những

âm tiết) rồi từ đó phân chiết ra các đơn vị hợp thành những chỉnh thể ấy theo

từng cấp bậc cấu trúc khác nhau, chẳng hạn, từ câu xác định từ, từ âm tiết

xác định âm vị, v.v.. Thế nhưng, ngôn ngữ học cổ điển châu Âu đã thực hiện

theo một trình tự ngược lại trong việc xác lập các đơn vị ngôn ngữ. Quả là,

trong việc xác lập các đơn vị thuộc cấp độ cấu trúc ngữ âm, truyền thống

ngôn ngữ học châu Âu kể từ ngữ văn học cổ điển Hi - La cho đến các công

trình âm vị học hiện đại đều đi theo một trình tự ngược chiều. Người ta chú

ý trước tiên đến các âm tố (nguyên âm và phụ âm), qua đó, xác lập các âm vị

(trong sự liên hệ với chữ cái), rồi cuối cùng mới thuyết minh về các âm tiết

như những đại lượng âm thanh do sự tổ hợp giữa các âm vị (âm tố) mà

thành. Âm tố, trong quá trình này, từ đầu chí cuối được hình dung như một

khúc đoạn âm thanh ngắn nhất có thể quan sát được mà không cần biện giải.

Trên đại thể, công việc của nhà nghiên cứu chỉ ghi chép các âm tố trong

những từ riêng lẻ (theo quan niệm ngôn ngữ của mình) bằng các kí hiệu kế

tiếp nhau rồi trên cơ sở đó tiến hành quy loại chúng thành những tập hợp

nhất định - những âm vị. Như vậy, nội dung chủ yếu của việc xác lập các

đơn vị ngữ âm cơ bản trong một ngôn ngữ là đồng quy các âm tố cho sẵn

thành những âm vị theo một số tiêu chí âm thanh và chức năng nhất định.

Nếu âm tố - đại lượng âm thanh tỏ ra mập mờ vì tính khúc đoạn và tính

phân giới của nó không hề được chứng minh nhưng được ngôn ngữ học châu

Âu đưa lên hàng đầu và làm điểm xuất phát để phân tích âm vị học thì âm

tiết là đại lượng âm thanh tỏ ra hiển nhiên hơn nhiều trong lời nói lại không

Page 27: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

được châu Âu chú ý. Đối với âm tiết, điều mà châu Âu quan tâm lại là vấn

đề phân giới âm tiết trong ngữ lưu.

Một quang cảnh khác hẳn hiện lên trước mắt chúng ta khi nhìn vào ngôn

ngữ học cổ điển Trung Hoa. Khác với truyền thống châu Âu, ở đây, người ta

xác lập các đơn vị ngữ âm trong sự độc lập hoàn toàn với chữ viết và ngữ

pháp, song lại có phần gắn liền với việc khảo sát âm vận thi ca. Do đó, ngữ

âm học cổ điển Trung Hoa được gọi là âm vận học. Trong âm vận học Trung

Hoa, hoàn toàn vắng mặt khái niệm âm tố nguyên âm và phụ âm, ngược lại,

âm tiết mang thanh điệu (thường được gọi đơn giản là âm hay tự âm, tức là

âm đọc một chữ vuông Hán) được đưa ra khảo sát ngay từ đầu như một

chỉnh thể cho sẳn. Những chỉnh thể âm thanh như vậy đều được miêu tả và

phân loại thông qua việc phân tích cấu trúc của chúng một cách tỉ mỉ, và kết

quả là lập nên các vận thư (sách vần, như Quảng vận, thế kỉ XI), đặc biệt,

các vận đồ (bảng tra vần, như Vận kính, thế kỉ XV), trong đó, mỗi âm tiết

đều được sắp xếp vào một vị trí xác định. Vấn đề phân giới âm tiết không hề

được chú ý, trái lại, việc phân chia âm tiết ra thành các đơn vị ngắn hơn

trong thành phần cấu trúc của nó được các nhà âm vận học Trung Hoa thực

hiện một cách nghiêm ngặt và rõ ràng. Với biện pháp phiên âm chữ Hán, gọi

là phiên thiết (hay phản thiết), thí dụ, đông: đức + hồng, người Trung Hoa

đã tiến hành phân chiết mỗi âm tiết trong ngôn ngữ của mình thành hai đơn

vị tiếp nối nhau và có vị trí cố định trong cấu trúc âm tiết là thanh mẫu (âm

đầu) như đ- và h- trong ví dụ trên, và vận mẫu (vần cái) như -ưc và -ông.

Mặt khác, thông qua quy tắc song thanh điệp vận (láy âm đầu, láy vần),

trong gieo vần thơ, v.v., người Trung Hoa đã đồng quy các âm đoạn này

thành một số lượng hữu hạn các đơn vị ngữ âm ở cấp độ dưới âm tiết, tương

đương phần nào với cấp độ âm vị trong ngôn ngữ học châu Âu.

Page 28: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

Sau này, khi tiếp xúc với ngữ âm học châu Âu, người Trung Hoa mới bắt

đầu phân tích cấu trúc các âm tiết tiếng Hán theo mô hình bốn thành tố kế

tiếp nhau (đoạn tính) tương đương với bốn âm tố (và một thành tố thanh

điệu siêu âm đoạn tính). Song, dẫu vậy, người ta vẫn tiếp tục hình dung mỗi

âm tiết mang thanh điệu như một chỉnh thể nguyên vẹn qua cách gọi tên bốn

thành tố là đầu (đầu), cổ (cảnh), mình (phúc), đuôi (vĩ), và thanh điệu gọi là

hồn (thần).

Tóm lại, trong khi xác lập và miêu tả các đơn vị ngữ âm, âm vận học

Trung Hoa đã đi theo một trình tự xuôi chiều, từ chỉnh thể (âm tiết) đến các

tạo tố, một trình tự hoàn toàn khác hẳn truyền thống ngữ âm học châu Âu.

2. Thực tế ngữ liệu và phân tích âm vị học

2.1. Dẫn nhập

Cá hai nền ngôn ngữ học cổ điển châu Âu và Trung Hoa đều cùng thực

hiện nhất quán một nguyên tắc miêu tả ngôn ngữ học chung là miêu lả từ

bên trong, tức là từ bản thân ngôn ngữ đang xét, phù hợp với cảm thức của

người bản ngữ. Qua tìm hiểu chung về hai truyền thống, chúng ta tiếp tục

tìm hiểu sâu hơn về cách xử lí các ngữ liệu thực tế ở mỗi truyền thống trong

việc phân tích ngôn ngữ học. Trước hết, chúng ta hãy so sánh truyền thống

ngôn ngữ học cổ điển châu Âu, mà cụ thể là truyền thống âm vị học Nga với

âm vận học cổ điển Trung Hoa.

2.2. Truyền thống ngôn ngữ học châu Âu

Khi đặt nền móng cho lí thuyết âm vị, Baudouin de Courtenay đã xây

dựng những khái niệm cơ bản cho âm vị học trên thực tế ngữ liệu của các

ngôn ngữ châu Âu như tiếng Nga, tiếng Ba Lan, tiếng Litva, tiếng Latinh,..,

trong đó, cứ liệu quan trọng nhất mà tác giả dựa vào để xác lập các phạm trù

âm vị học chính là hiện tượng luân phiên ngữ âm, tức là sự chuyển hoán các

âm tố theo các lớp lang khác nhau. Để thuyết minh về các hiện tượng ngữ

Page 29: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

âm, Baudouin de Courtenay đã tiến hành phân loại ở diện đồng đại tất cả các

loại luân phiên ngữ âm, trong đó, có ba loại chính: a/ luân phiên ngữ âm liên

quan đến ngữ pháp, như hodit (nó đi) - rashazhivaet (nó đi đi lại lại), trong

đó, có sự chuyển hoán các âm [o] với [a], [d'] (d) với [z'] (zh); b/ luân phiên

ngữ âm tự nhiên như voda (nước), nguyên cách - vodu (nước), thuộc cách,

trong đó, âm [o] (o) mang trọng âm chuyển đổi thành [a] (o) không mang

trọng âm; c/ luân phiên ngữ âm bất thường như muha (ruồi nhặng) - moshka

(ruồi con), trong đó, có sự chuyển đổi [u] với [o] một cách hơi ngẫu nhiên.

Một học trò của Baudouin de Courtenay là N.V. Krushevskij đã cố gắng xác

định rõ hơn tính chất của từng loại luân phiên ngữ âm và đưa ra những thuật

ngữ mới. Chẳng hạn, những âm tố chuyển hoán với nhau theo điều kiện vị

trí xuất hiện gọi là biến dạng, biến thể (divergent). Còn các âm tố thuộc hai

nhóm luân phiên khác, không bị vị trí xuất hiện chi phối thì gọi là thế tương

liên (correlat). Chính sự đổi mới cách phân loại các hiện tượng luân phiên

ngữ âm như thế đã đặt nền móng cho sự ra đời khoa âm vị học (M.V.

Panov).

Thế là, đối với các nhà ngôn ngữ học Nga, ngữ liệu thực tế đầu tiên để

xác lập các đơn vị ngữ âm là những âm tố chuyển hoán với nhau theo sự chi

phối của vị trí xuất hiện của chúng (tức là hiện tượng divergent). Để khái

quát và đồng quy các âm tố như thế thành những đơn vị ngữ âm cơ sở của hệ

thống ngữ âm, theo Baudouin de Courtenay là phải gạt bỏ kì hết những gì là

ngẫu nhiên trong sự luân phiên ngữ âm và thay tất cả những biến dạng khác

nhau của cùng một âm duy nhất bằng cách dùng một cách biểu đạt chung

cho nó. Một khái niệm bao quát như thế không thể là khái niệm thuộc về bản

thể vật chất của âm tố mà phải là một sự khái quát ngữ âm. Kết quả của sự

khái quát ngữ âm như thế, Baudouin de Courtenay gọi là âm vị (phoneme).

Rõ ràng là, từ thực tế luân phiên, chuyển hoán các âm tố một cách có quy tắc

Page 30: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

trong hình vị để thực hiện tạo từ hoặc tạo dạng từ chính là những cuộc tìm

kiếm trong lịch sử âm vị học thuộc truyền thống âm vị học Nga.

Luân phiên ngữ âm còn gọi là trắc nghiệm giao hoán. Vì âm vị, do chính

định nghĩa của nó là đơn vị tự mình có thể phân biệt các đơn vị mang nghĩa,

cho nên, để kiểm nghiệm tư cách âm vị của các âm tố, người ta sử dụng thủ

pháp giao hoán, một thủ pháp còn có tác dụng phân xuất âm vị trong ngữ

lưu. Chẳng hạn, cho một khối tư liệu gồm toàn bộ vốn từ của một ngôn ngữ

nhất định được phiên âm bằng kí hiệu API, trong đó, liệt kê cả thảy bốn

nguyên âm a, i, ɨ và u. Vấn đề đặt ra là, kiểm nghiệm tính quan yếu của sự

khác nhau giữa bốn âm tố ấy, tức là mỗi âm tố với tất cả các âm tố còn lại.

Muốn vậy, người ta tìm trong vốn từ ngữ của ngôn ngữ đang xét những từ

khác nhau nhờ các nguyên âm ấy.

Trong số những từ ấy, ta thấy ba từ gần đồng âm bat, bit, but, làm thành

ba cặp tối thiểu là bat/bit, bit/but, và but/bat. Nếu quả thật, trong mỗi cặp

như thế, hai từ được người bản ngữ công nhận là có nghĩa khác nhau, người

ta nói rằng, có sự giao hoán giữa a và i, giữa i và u, giữa u và a (các nguyên

âm ấy có thể giao hoán với nhau hoặc ở vào thế giao hoán với nhau). Nghĩa

là, nếu trong một từ, ta thay thế nguyên âm này bằng nguyên âm kia, ta sẽ có

một từ khác của thứ tiếng đang xét. Ta có thể kết luận rằng, sự khác nhau về

vật chất được ghi nhận trong khi phiên âm các từ này có khả năng tự mình

phân biệt các từ của ngôn ngữ đang xét, nó có tính chất quan yếu ngôn ngữ

học, các nguyên âm hữu quan được thừa nhận là ở vào thế đối lập âm vị học

trong một chu cảnh đồng chất, và do đó, là hai âm vị khác nhau.

Vì trong khối tư liệu không có từ bɨt, mà chỉ có bɨk, và mặt khác, từ bik

lại không thấy có trong ngôn ngữ đó, vậy nên, không thể tìm ra một cặp từ

tối thiểu cho thấy có sự đối lập giữa i và ɨ, ta nói rằng, hai âm này ở vào thế

Page 31: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

bổ sung cho nhau, rằng giữa hai âm này không có sự giao hoán (không thể

giao hoán với nhau), như thế có nghĩa là, nếu trong một từ, ta thay âm này

bằng âm kia thì sự thay thế đó không cho ta một từ khác của ngôn ngữ đang

xét. Vậy, sự khác nhau về vật chất mà ta đã ghi nhận khi phiên âm hai từ

này, tự nó không thể phân biệt các từ trong ngôn ngữ đó, tức nó không có

tính quan yếu ngôn ngữ học thì không phải là hai âm vị khác nhau mà chỉ là

hai biến thể kết hợp (variantes cmbinatoires), hay biến thể chu cảnh

(variantes contexuelles) của một âm vị. Sau khi làm trắc nghiệm giao hoán,

ta có được một cách phiên âm phản ánh được tất cả những sự phân biệt quan

yếu trong ngôn ngữ đang xét, tức là xác lập được cấu trúc âm vị học của

ngôn ngữ đó.

2.3. Âm vận học cổ điển Trung Hoa

Trong lĩnh vực miêu tả âm vị học, lí thuyết âm vận học cổ điển Trung

Hoa tỏ ra hết sức cần thiết đối với các ngôn ngữ không biến hình, đặc biệt là

các ngôn ngữ đơn lập âm tiết tính ở phương Đông. Rất tiếc là, lí thuyết này,

cho đến nay, vẫn chưa được đánh giá một cách đầy đủ và thoả đáng trên

quan điểm của âm vị học đại cương. Âm vận học Trung Hoa, trên thực tế đã

đặt ra và giải quyết ba nhiệm vụ miêu tả và phân tích âm vị học (âm vận

học) đối với các âm tiết mang thanh điệu trong các ngôn ngữ thuộc loại hình

ngôn ngữ đơn lập: a/ chia tách âm tiết ra thành các đại lượng nhỏ hơn, tức là

những đơn vị ngữ âm (hay những đơn vị miêu tả âm vị học dưới cấp độ âm

tiết), b/ xác lập và miêu tả các thành tố đoạn tính và siêu đoạn tính trong cấu

trúc âm tiết, c/ miêu tả và phân tích hệ thống âm tiết của ngôn ngữ trên diện

đồng đại và cả lịch đại (nhiệm vụ này thường được giải quyết đồng thời với

nhiệm vụ thứ hai).

Thật vậy, âm vận học cổ điển Trung Hoa nghiên cứu mặt âm thanh của

chữ vuông Hán mà trên thực tế là trùng khít với âm tiết mang thanh điệu. Bộ

Page 32: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

môn này thực sự quan tâm đến việc phân tích âm tiết trên phương diện ngữ

âm - âm vị học, về thực chất là một thứ ngữ âm - âm vị học về âm tiết, trong

đó, bao giờ cũng xuất phát từ âm tiết và lấy âm tiết làm trung tâm (một thứ

ngữ âm - âm vị học khác hẳn với truyền thống ngôn ngữ học châu Âu lấy âm

tố làm trung tâm cho mọi sự phân tích và miêu tả).

Trước hết, để phân đoạn âm tiết tiếng Hán (phân chiết âm tiết), âm vận

học Trung Hoa dùng phép phiên thiết , còn gọi là phản thiết .

Theo phép phiên thiết, mỗi chữ Hán sẽ được chú âm thông qua hai chữ Hán

khác mà âm đọc của chúng có phần tương đồng với chữ đã cho theo công

thức chung X: AB thiết ( ), trong đó:

X: chữ Hán cần chú ý âm đọc

A, B: hai chữ Hán dùng để phiên

thiết: có nghĩa là chia cắt (hoặc láy lại) đối với A và B

Ví dụ, chữ điền (ruộng) được chú âm bằng hai chữ khác là đồ (đường

đi) và niên (năm) như sau: điền, đồ niên thiết. Theo cách

này, để có được âm đọc chữ điền, ta phải chia cắt âm đọc của chữ đồ

và chữ niên thành từng phần rồi chỉ lấy phần âm đầu của âm đọc chữ

phiên thứ nhất và phần sau của âm đọc chữ phiên thứ hai, kể cả thanh điệu.

Ghép hai phần này lại sẽ cho ta một âm tiết mới, đó là âm đọc chữ điền:

điền (đ+iên) = đồ (đ+ô) niên (n+iên).

Như vậy, phép phiên thiết đã thực hiện một thao tác tách đôi âm tiết đã

cho, tức là, chia cắt các âm tiết theo quan hệ tuyến tính thành âm đầu (thanh

mẫu) và vần cái (vận mẫu). Phép phiên thiết được hình dung như một thủ

pháp ngôn ngữ học để chú âm cho chữ Hán, nhưng đồng thời cũng là cách

phân tích ngữ âm - âm vị học, đặt nền móng cho bộ môn âm vận học Trung

Hoa. Kết quả của sự phân tích các âm tiết Hán được phản ánh qua phép

phiên thiết cho thấy: mỗi âm tiết tiếng Hán hầu như bao giờ cũng có thể tách

Page 33: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

làm đôi thành âm đầu (thanh mẫu) và phần vần (vận mẫu), đồng thời cũng

phân xuất ra điệu (thanh điệu) và một dạng tiếp hợp giữa thanh mẫu và vận

mẫu được gọi là hô (âm đệm). Điệu và hô là những đặc trưng âm thanh

chung cho toàn bộ âm tiết (đơn vị siêu đoạn).

2.4. Khái luận về âm vị học âm tiết

Trong các ngôn ngữ phương Đông, khái niệm âm vị (âm tố) nguyên âm và

phụ âm không thực sự cần yếu, ngược lại, âm tiết và cấu trúc của nó mới là

đối tượng nghiên cứu chủ yếu của ngữ âm học ở các ngôn ngữ này. Người

đầu tiên trong ngôn ngữ học phương Đông thực hiện một miêu tả âm vị học

không có âm vị là nhà ngữ học Nga E.D. Polivanov (1930) khi ông tiến hành

nghiên cứu ngữ âm tiếng Hán và tiếng Nhật. Ông đề ra khái niệm syllabeme

(âm tiết - âm vị), và lí thuyết syllabeme hay âm vị học âm tiết áp dụng cho

các ngôn ngữ đơn lập có thanh điệu phương Đông. Về sau, lí thuyết

syllabeme được phát triển qua các công trình của A.A. Dragunov, M.V.

Gordina, V.B. Kasevich, v.v..

2.4.1. Syllabeme - đơn vị ngữ âm cơ bản

Luận điểm mang tính chất chủ đạo của âm vị học âm tiết (syllabic

phonology) là: coi âm tiết là đơn vị cơ bản của hệ thống ngữ âm, tức là, đơn

vị thuộc hệ thống ngôn ngữ. E.D. Polivanov gọi là syllabeme, mà có thể dịch

là tiết vị (âm vị âm tiết). Khi nghiên cứu tiếng Hán, tác giả đã coi âm tiết

tiếng Hán là đơn vị ngữ âm cơ bản, đối sánh nó với âm vị (phoneme) trong

các ngôn ngữ châu Âu. Ông nhấn mạnh đến tính độc lập và tối thiểu của

chúng trong vai trò tạo lập vỏ tiếng của hình vị và từ trong hệ thống ngôn

ngữ. Do đó, phải tiến hành tính đếm số lượng âm tiết trong một ngôn ngữ,

quan tâm đến các âm tiết được sử dụng tương đối phổ biến để tạo lập nên tín

hiệu ngôn ngữ trong hệ thống ngôn ngữ đang xét. Cần phải phân biệt âm tiết

ngoại lai với âm tiết bản ngữ và xem xét các âm tiết ngoại lai riêng, không

Page 34: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

đưa chúng vào danh sách thống kê. Khi thống kê, cần gạt bỏ các âm tiết

trong các trường hợp sau (chứng minh bằng tư liệu tiếng Việt).

- Thoảng hoặc có mặt trong một vài văn bản nào đó mà không tham gia

vào vốn từ ngôn ngữ văn hoá toàn dân. Đó là các trường hợp như kện, mòm

trong câu thơ của Năm Sài Gòn (Bỉ vỏ - Nguyên Hồng): Anh đây công tử

không vòm/ Ngày mai kện rập biết mòm đi đâu.

- Chỉ có mặt trong từ địa phương, từ ngữ cổ ít dùng, âm tiết trong một số

tên riêng, v.v.. Ví dụ, sốm trong Kẻ Sốm (làng cổ nay thuộc xã Phú Lãm,

Thanh Oai, Hà Tây), tiểng trong Huỳnh Văn Tiểng, ruệ trong Nguyễn Thế

Ruệ, ngươn trong Nguyễn Văn Ngươn, v.v. (tên riêng chỉ người).

Với sự cân nhắc như trên, áp dụng vào tiếng Việt, có thể thống kê các

âm tiết được sử dụng tương đối phổ biến trong thành phần từ ngữ toàn dân

tiếng Việt hiện đại, con số tính tròn hàng chục là 5890 âm tiết, theo Nguyễn

Quang Hồng (1994); 6900, theo Vương Hữu Lễ (1974); 6100, theo Hoàng

Tuệ, Hoàng Minh (1978); 5440, theo Hoàng Cao Cương (1993); 5434, theo

Nguyễn Thị Hằng (2005); 6718, theo Hoàng Phê (1999).

2.4.2. Cấu trúc syllabeme và vấn đề phân xuất các đơn vị ngữ âm

Như đã biết, phân tích âm vị học đối với một thực thể ngữ âm phải được

thực hiện dựa trên cơ sở chức năng nhất định. Một đại lượng ngữ âm chỉ có

thể mang tư cách một đơn vị âm vị học chừng nào nó đảm nhận một chức

năng nhất định đối với các đơn vị mang nghĩa (hình vị, từ) trong một ngôn

ngữ. Có hai chức năng cơ bản mà các đơn vị ngữ âm có thể đảm nhận là

chức năng tạo lập và chức năng khu biệt đối với vỏ tiếng của các đơn vị

mang nghĩa trong hệ thống ngôn ngữ. Trong tiếng Hán, tiếng Việt, thực hiện

chức năng cấu tạo vỏ tiếng cho các đơn vị mang nghĩa phải là âm tiết

nguyên vẹn. Tuy nhiên, có một loạt sự kiện ngôn ngữ chứng minh rằng,

trong khi vẫn giữ chặt biên giới của mình, các âm tiết có thể tự chia tách nội

Page 35: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

bộ ra thành những thành phần khác nhau và thực hiện việc trao đổi những

thành phần tương tự như thế với các âm tiết lân cận. Kết quả đó, một mặt

cho ta cái ấn tượng âm tiết như là một chỉnh thể nguyên vẹn, mặt khác, lại

cho phép ta nói tới cấu trúc đoạn tính của cái chỉnh thể đó và có thể phân

xuất từ âm tiết ra các đại lượng ngữ âm khác nhau. Dựa vào các cứ liệu như

cách cấu tạo từ láy, iêc hoá, nói lái, v.v., ta sẽ phân xuất được hai đại lượng

âm thanh trong thành phần cấu trúc âm tiết là âm đầu và vần cái. Ngoài ra,

giữa âm đầu và vần cái còn có sự tiếp hợp mà lâu nay ta vẫn mô tả như một

âm đệm trong bước trung chuyển từ âm đầu sang vần cái. Khó mà có thể coi

âm đệm là một đơn vị đoạn tính. Khi chia tách âm tiết thành hai phần thì yếu

tố được gọi là âm đệm có thể gắn cho âm đầu nhưng cũng có thể gắn cho

phần vần. Trong các trường hợp cho/áng v/áng, b/âng khu/âng, ta phải quy

âm đệm cho âm đầu để phần vần đồng nhất. Nhưng trong các trường hợp

l/ập l/oè, x/um x/oe thì âm đệm cần phải quy cho phần vần (láy âm đầu).

Trong nhiều trường hợp, âm đệm khó lòng xác định thuộc thành phần nào,

bởi vì, nó gắn với cả hai bên, chẳng hạn, khoác loác/ khoác lác, luẩn quẩn/

lẩn quẩn, loanh quanh/ lanh quanh, v.v.. Như vậy, âm đệm không phải là

thành phần đoạn tính trong cấu trúc âm tiết mà là một dạng màu sắc âm

thanh của âm tiết nói chung.

Thêm nữa, dựa vào các sự kiện từ láy, nói lái, ta có thể phân xuất một

đại lượng ngữ âm như là cái khung âm điệu cho toàn âm tiết (đặc trưng độ

cao), đó là thanh điệu (đầu tiên/ tiền đâu, đấu tranh, tránh đâu, v.v.).

Như vậy, tiến hành phân tích cấu trúc âm tiết Hán và Việt, ta có thể

phân xuất các đại lượng ngữ âm ở cấp độ dưới âm tiết làm thành tố trực tiếp

trong cấu trúc âm tiết ở các ngôn ngữ này. Có thể hình dung cấu trúc âm tiết

tiếng Hán và tiếng Việt bằng sơ đồ sau:

Page 36: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

T

M

I R

I (Initian): âm đầu, R (Rhyme): vần cái, T (Ton): thanh điệu, M (Mendian):

âm đệm.

Trong sơ đồ cấu trúc trên, âm đầu (initian) và âm đệm (mendian) có thể

được thể hiện dưới dạng zêrô, còn vần cái (rhyme) và thanh điệu (ton) thì

bao giờ cũng được thể hiện bằng những âm thanh hiện thực.

Dĩ nhiên, phần vần cái còn được tiếp tục xem xét chứ chưa thể dừng lại

ở đây. Bởi vì, nếu quan sát kĩ các cứ liệu thực tế trong các ngôn ngữ đang

xét, ta có thể tìm thấy những sự kiện ít nhiều đến chức năng tạo lập tín hiệu

ngôn ngữ của các yếu tố âm thanh trong phạm vi vần cái. Trước tiên, đó là

sự kiện chuyển hoán các yếu tố âm thanh thuộc vần cái trong việc tạo lập

các dạng từ láy trong tiếng Việt. Chẳng hạn, có sự chuyển đổi âm thanh chỉ

diễn ra ở đỉnh vần như mủm mỉm, hổn hển, lóp lép, v.v., hoặc có sự chuyển

đổi chỉ diễn ra ở kết vần như hèm hẹp, mồn một, long lóc, v.v. nhằm mục

đích làm cho hai âm tiết trở nên tương quan, gắn bó với nhau thành một thể

thống nhất. Như vậy, sự chuyển đổi âm thanh ở đây chỉ đụng chạm đến một

vài đặc trưng nào đó, hoặc ở đỉnh vần, hoặc ở kết vần. Những sự chuyển đổi

các đặc trưng âm thanh như vậy còn có thể bắt gặp trong một số dạng thức

nói lái kiểu như con vịt > vin cọt, gắng sức > gứng sắc, v.v.. Từ các sự kiện

trên, cho phép nói đến khả năng có thể phân xuất vần cái tiếng Việt ra những

đặc trưng âm thanh nhất định thể hiện chủ yếu ở đỉnh vần và kết vần.

Page 37: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

Bài 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ÂM VỊ HỌC

1. Một số vấn đề chung

1.1. Âm vị và biến thể

Âm vị thực chất là những đơn vị ngắn nhất của bình diện biểu thị, do

đó, quá trình phân tích cần phải phân chia ngữ lưu thành những âm đoạn tối

thiểu. Để thực hiện việc phân đoạn ngữ lưu, nhà âm vị học cần dùng đến

những tiêu chí ngôn ngữ học. Sự cần thiết phải dùng đến những tiêu chí

ngôn ngữ học được suy ra từ bản chất kí hiệu ngôn ngữ. Các âm vị không

phải là kí hiệu ngôn ngữ nhưng chức năng của chúng là xây dựng các kí

hiệu. Do đó, cần phải xem xét các âm vị thực hiện chức năng của mình trong

thành phần của các kí hiệu như thế nào. Dưới góc độ âm vị học, chuỗi âm

thanh được phân xuất thành những âm đoạn tối thiểu phải được xem xét theo

cách nhìn hình thái học. Cụ thể, để xác định ranh giới âm vị học, cần làm

sáng tỏ ranh giới hình thái học đi qua đâu. Một âm đoạn thống nhất về mặt

âm vị học cần phải xác định xem âm đoạn ấy có được tách ra thành một ranh

giới hình thái học hay không.

Nếu áp dụng tiêu chí phân đoạn đã được hình thái học hoá (còn gọi là

tiêu chuẩn phân âm đoạn chức năng), ta sẽ phân chia ngữ lưu thành những

âm đoạn tối thiểu về mặt âm vị học, tức là các âm vị. Song, rõ ràng, số lượng

các âm vị trong một ngôn ngữ bao giờ cũng ít hơn các âm được phân xuất

trong ngữ lưu. Trong ngữ lưu, các âm vị được thể hiện bằng các biến thể của

mình. Do đó, cần phải xác định xem những âm đoạn nào là những biến thể

của một âm vị, nghĩa là quy những âm đoạn đồng nhất thể hiện một âm vị.

Trong ngôn ngữ học, có hai kiểu tiêu chí đồng nhất các âm đoạn. Kiểu

1, là những tiêu chí phân bố bổ sung và là sự biến dạng tự do.

Page 38: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

Phân bố là phân phối các đơn vị đối với nhau và/ hoặc đối với những đơn

vị nào đó. Chẳng hạn, sự phân bố các phụ âm hữu thanh trong tiếng Nga cho

phép chúng ta kết hợp với các nguyên âm, các phụ âm hữu thanh khác

nhưng không kết hợp được với các phụ âm vô thanh và không xuất hiện ở

đầu từ trước chỗ ngừng.

Phân bố bổ sung là mối quan hệ giữa các đơn vị khi mỗi một đơn vị

trong số đó chỉ có thể xuất hiện được trong bối cảnh, ngữ cảnh của mình mà

không xuất hiện trong bối cảnh khác. Nếu biểu thị hai âm đoạn là x và y, còn

bối cảnh tương ứng của chúng là A - B và C - D thì có thể nói rằng x và y

nằm trong quan hệ phân bố bổ sung nếu x xuất hiện trong bối cảnh A - B và

không xuất hiện ở bối cảnh C - D, còn y thì ngược lại, xuất hiện ở bối cảnh

C - D mà không xuất hiện ở bối cảnh A - B. Chẳng hạn, trong tiếng Nga, [æ]

có thể xuất hiện trong bối cảnh các phụ âm mềm (caбъ hãy ngồi xuống)

nhưng không thể xuất hiện trong bối cảnh các phụ âm cứng, trong khi đó, [a]

lại xuất hiện trong bối cảnh các phụ âm cứng (caб vườn) nhưng lại không

xuất hiện trong bối cảnh các phụ âm mềm. Từ đó, ta rút ra kết luận, các âm

đoạn này thực chất là những biến thể của một âm vị, nghĩa là [æ] và [a] thực

chất là hai biến thể của một âm vị /a/ trong tiếng Nga. Hay trong tiếng Anh,

các phụ âm tắc bật hơi [p'], [t'], [k'] không bao giờ xuất hiện sau [s], còn các

phụ âm không bật hơi [p], [t], [k] không bao giờ xuất hiện ở đầu từ. Do đó,

trong các cặp từ spot (vết) - pot (cái ấm), stop (dừng lại) - top (đỉnh, chóp),

school (trường học) - cool (mát); ta có: [p'] và [p] là hai biến thể của âm vị

/p/, [t'] và [t] là hai biến thể của âm vị /t/, [k'] và [k] là hai biến thể của âm vị

/k/ trong tiếng Anh.

Biến dạng tự do là quan hệ giữa các âm đoạn khi chúng thay thế được

cho nhau, bao giờ cũng có thể dùng âm đoạn này để thay thế cho âm đoạn

Page 39: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

khác. Ví dụ: [a] ở vào vị trí đầu từ trong tiếng Nga bao giờ cũng được thay

thế bằng ['a] (một nguyên âm có phần đầu tắc thanh quản) và ngược lại:

[ana] và ['ana] (oнa: chị ấy). Quan hệ biến dạng tự do còn xác nhận rằng các

âm đoạn này đều thuộc một âm vị. Thật vậy, [a] và ['a] trong tiếng Nga thực

chất là hai biến thể của âm vị /a/.

Kiểu 2 là những tiêu chí đồng nhất các âm đoạn dựa trên kiến giải có

tính chức năng. Theo tiêu chí này, người ta đồng nhất các âm đoạn được

luân chuyển trong thành phần cái biểu đạt của cùng một hình vị. Chẳng hạn,

cùng một tiền tố được truyền đạt trên chữ viết bằng o có thể thể hiện với tư

cách là âm đoạn [a] hoặc ['a] (ocaбok cặn), là [ai ] (ocябem làm bằng), là

[iai], hay khác đi là [æ] (мym ocяб cặn lắng xuống), v.v.. Như vậy, tất cả các

âm trong những trường hợp này được thừa nhận là những biến thể của âm vị

/a/. Nhờ áp dụng những tiêu chí trên, người nghiên cứu tách ra được các lớp

hoặc nhóm âm đoạn đồng nhất về mặt âm vị học. Mỗi lớp (nhóm) như vậy

tương ứng với một khách thể trừu tượng gọi là âm vị. Dĩ nhiên, tập hợp thu

được của các âm vị tự thân nó là một bộ, một bản liệt kê chứ chưa phải là

một hệ thống.

1.2. Âm vị và hệ thống âm vị

Để xác lập hệ thống âm vị của một ngôn ngữ phải phát hiện và xác lập

những mối liên hệ và quan hệ giữa chúng, tức là xác lập cấu trúc âm vị học.

Phương pháp phổ biến để xác lập và trình bày cấu trúc âm vị học của một

ngôn ngữ là miêu tả các âm vị theo các dấu hiệu khu biệt của chúng. Dấu

hiệu khu biệt (còn gọi là nét khu biệt) là cái (nét) có khả năng phân biệt ít

nhất hai âm vị trong hệ thống ngôn ngữ đang xét. Cố nhiên, các âm vị được

đặc trưng bằng những bộ dấu hiệu khu biệt phần nào giống nhau sẽ được tập

hợp thành các nhóm (các lớp con). Kết quả, ta sẽ tìm được một tổ chức nhất

Page 40: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

định ở bên trong lớp chung của các âm vị, tức là tìm được cấu trúc của hệ

thống âm vị. Mỗi âm vị có một bộ dấu hiệu khu biệt riêng của mình, phân

biệt với các âm vị khác trong ngôn ngữ đang xét. Chẳng hạn, âm vị /b/ trong

tiếng Nga được đặc trưng bằng những dấu hiệu khu biệt như: môi (dấu hiệu

này khu biệt với các âm vị /d/, /ɣ/), tắc (khu biệt với âm vị /v/), cứng (khu

biệt với âm vị /bь/), hữu thanh (khu biệt với âm vị /p/), không mũi (khu biệt

với âm vị /m/).

Theo R.Jakobson, tất cả các dấu hiệu khu biệt là những dấu hiệu nhị

nguyên, dấu hiệu đôi, tức là, mỗi dấu hiệu khu biệt chỉ nhận hai ý nghĩa.

Chẳng hạn, có thể nói đặc trưng vô thanh/ hữu thanh, chứ không có đặc

trưng độ nâng cao/ độ nâng trung bình/ độ nâng thấp. Hay nói cách khác,

đây là thế đối lập có/ không. Quan niệm này được R.Jacobson và một số nhà

ngữ học khác gọi là lí thuyết âm vị học lưỡng phân. Theo lí thuyết này, có

thể xác lập một bộ dấu hiệu khu biệt dùng để miêu tả các âm vị của bất kì

ngôn ngữ nào (có 12 dấu hiệu khu biệt).

N.S.Trubetskoy, khi bàn về chức năng khu biệt các âm thanh (tức là xác

định các âm vị) đã xây dựng lí luận về sự khu biệt. Theo tác giả, khái niệm

khu biệt giả định khái niệm đối lập. Hai vật chỉ có thể khu biệt với nhau

chừng nào nó đối lập với nhau, nghĩa là hai vật đó có quan hệ đối lập. Cho

nên, một đặc trưng âm thanh chỉ có thể có chức năng khu biệt chừng nào nó

là một vế đối lập âm thanh. Những sự đối lập âm thanh có giá trị khu biệt

nghĩa của hai từ trong một ngôn ngữ nhất định thì ta gọi là sự đối lập âm vị

học, hay đối lập âm vị học khu biệt (gọi tắt là đối lập khu biệt). Ngược lại,

những sự đối lập không có khả năng này thì sẽ gọi là không thoả đáng âm vị

học (hay không khu biệt).Tác giả tiến hành phân loại các thế đối lập âm vị

Page 41: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

học và xác định tính hệ thống âm vị học qua những thế đối lập âm thanh có

tác dụng khu biệt nghĩa trong ngôn ngữ (các tiêu chí nguyên âm và phụ âm).

2. Các phương pháp miêu tả âm vị học

2.1. Học thuyết âm vị học lưỡng phân của R.Jakobson

2.1.1. Nhận xét chung

R.Jakobson và những người ủng hộ lí thuyết của ông đều cho rằng có

thể xác lập bộ dấu hiệu khu biệt dùng để miêu tả các âm vị trong bất kì ngôn

ngữ nào. Bộ dấu hiệu đó gồm 12 dấu hiệu khu biệt. Trong âm vị học lưỡng

phân, cái có ý nghĩa quan trọng chính là xác lập các yếu tố tương liên âm

học và cấu âm của các dấu hiệu khu biệt nên khi miêu tả các dấu hiệu, người

ta đưa vào một số đặc trưng ngữ âm tương ứng với chúng. Tất cả các dấu

hiệu khu biệt (12 dấu hiệu) được phân thành hai lớp, gồm các đặc trưng về

độ kêu và đặc trưng về thanh sắc.

2.1.2. Bộ dấu hiệu khu biệt

a. Đặc trưng về độ kêu

(1) Tính nguyên âm / không nguyên âm

Những âm tố đại diện của các âm vị có dấu hiệu tính nguyên âm được

đặc trưng bằng một cấu trúc phoocmăng rõ ràng, tức là, bằng sự tồn tại của

những vùng được tăng cường được biểu hiện rõ rệt trong quang phổ (tức là

các dải tần số được tăng cường đặc trưng cho mỗi nguyên âm). Ngược lại,

dấu hiệu tính không nguyên âm không đòi hỏi sự có mặt của một cấu trúc

phoocmăng rõ ràng. Về mặt cấu âm, tính nguyên âm vắng mặt chướng ngại

trong ống dẫn thanh, còn tính không nguyên âm đòi hỏi xuất hiện chướng

ngại trong ống dẫn thanh.

(2) Tính phụ âm / không phụ âm

Dấu hiệu tính phụ âm đòi hỏi một mức năng lượng chung thấp, còn dấu

hiệu tính không phụ âm đòi hỏi mức năng lượng chung cao. Về mặt cấu âm,

Page 42: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

ở đây, cái quan trọng là sự có mặt hoặc vắng mặt của vật chướng ngại xuất

hiện trong ống dẫn thanh.

(3) Tính đặc / tính loãng

Về mặt âm học, tính đặc được đặc trưng bởi sự tập trung năng lượng vào

phần trung tâm của quang phổ. Tính đặc được đặc trưng về quang phổ là các

phoocmăng xuất hiện gần nhau. Về mặt cấu âm, lưỡi chia khoang miệng và

khoang yết hầu thành hai khoang có thể tích gần bằng nhau, làm cho các

phoocmăng ở những vùng tần số gần bằng nhau. Ví dụ: các âm đặc có thể là

/a/ (trong số các nguyên âm), và /k/ (trong số các phụ âm). Tính loãng, về

mặt âm học, các phoocmăng xuất hiện xa nhau, một phoocmăng xuất hiện ở

tần số cao, một phoocmăng xuất hiện ở vùng tần số thấp. Về mặt cấu âm, do

vị trí của lưỡi quá cực đoan làm cho thể tích khoang miệng và khoang yết

hầu lệch nhau, chi phối các phoocmăng. Người ta xếp vào âm loãng như /i/

(trong số các nguyên âm), âm /t/ (trong số các phụ âm).

(4) Tính căng / không căng

Các phụ âm căng được tạo nên khi có áp suất âm thanh cao, khi các

vách ngăn ống dẫn thanh có độ căng lớn. Các âm căng thường có trường độ

lớn. Trong số các phụ âm, các âm /p/, /t/, /k/ trong tiếng Anh được xếp vào

phụ âm căng.

(5) Tính hữu thanh / tính vô thanh

Tính hữu thanh là có sự tham gia của tiếng thanh vào việc cấu âm, tức

có sự tham gia của dây thanh. Tính vô thanh, nghĩa là không có sự tham gia

của dây thanh (dây thanh không hoạt động). Dấu hiệu này dùng để phân biệt

các âm, chẳng hạn: /d/ - /t/, /b/ - /p/, v.v. trong tiếng Nga.

(6) Tính mũi / tính miệng

Tính mũi là có sự cộng hưởng của hộp cộng hưởng mũi. Tính miệng là

có sự cộng hưởng của hộp cộng hưởng miệng. Theo dấu hiệu này, có thể

Page 43: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

phân biệt các phụ âm mũi / không mũi (miệng), tức là giữa các phụ âm /m/ -

/b/, / n/ - /d/, v.v. (phổ biến ở nhiều ngôn ngữ), phân biệt các nguyên âm mũi

/ không mũi trong tiếng Pháp, Ba Lan, v.v..

(7) Tính gián đoạn / không gián đoạn

Về mặt cấu âm, dấu hiệu tính gián đoạn biểu thị bằng động tác mở ra

đột ngột của chướng ngại, hoặc bằng chỗ nghỉ trong quá trình cấu âm. Tiêu

biểu cho tính gián đoạn là các phụ âm tắc và rung, còn các phụ âm xát và âm

lướt tiêu biểu cho tính không gián đoạn.

(8) Tính thé / không thé

Tính thé biểu thị cường độ tiếng ồn lớn hơn tính không thé. Các âm tắc -

xát là những âm thé. Chẳng hạn, trong tiếng Đức, âm /c/ là âm thé, còn âm

/t/ là âm không thé.

(9) Tính thanh quản / không thanh quản

Dấu hiệu này dựa trên sự tham gia vào việc cấu âm một yếu tố tắc -

thanh quản bổ sung. Dấu hiệu này dùng để phân biệt các phụ âm (phụ âm tắc

hầu).

b. Đặc trưng về tiếng thanh

(10) Thanh trầm / thanh bổng

Về mặt âm học, đặc trưng của âm chứa thanh trầm là sự tập trung năng

lượng vào những vùng quang phổ thấp, còn các âm mang thanh bổng thì tập

trung vào những vùng quang phổ cao. Về mặt cấu âm, đặc trưng của những

âm mang thanh trầm là thể tích của hộp cộng hưởng miệng lớn và độ phân

chia của nó nhỏ. Chẳng hạn, /p/, /k/ là những âm trầm, còn /t/, /c/ là những

âm bổng (các âm lưỡi trước và giữa lưỡi).

(11) Tính giáng / không giáng

Tính giáng đánh dấu sự hạ thấp một số, thậm chí tất cả các phoocmăng

của quang phổ (xẩy ra do hiện tượng môi hoá - tròn môi). Các nguyên âm

Page 44: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

giáng là những nguyên âm tròn môi, đối lập với những nguyên âm không

giáng là nguyên âm không tròn môi, chẳng hạn: /y/ - /i/.

(12) Tính thăng / không thăng

Tính thăng biểu thị sự nâng cao hoặc tăng cường một phần của các

phoocmăng cao (bắt đầu từ phoocmăng thứ hai). Về mặt cấu âm, tính thăng

biểu hiện trước hết ở sự ngạc hoá. Các phụ âm mềm tiếng Nga khác với các

phụ âm cứng như phụ âm thăng khác với các phụ âm không thăng.

2.2. Lí luận về sự khu biệt của N.S.Trubetskoy

2.2.1. Đơn vị âm vị học khu biệt - âm vị

Theo N.S.Trubetskoy [5], âm vị là đơn vị âm vị học, đứng về phía ngôn

ngữ đang xét không thể phân tích thành những đơn vị âm vị học nhỏ hơn kế

tiếp nhau. Vậy là, âm vị là đơn vị âm vị học nhỏ nhất của một ngôn ngữ.

Mỗi từ tồn tại trong ngôn ngữ, với tư cách là yếu tố biểu hiện (singifiant)

đều có thể phân tích ra thành từng âm vị và được hình dung như một chuỗi

âm vị nhất định. Dĩ nhiên, không thể hình dung âm vị như những viên gạch

xếp lại thành từ ngữ. Trái lại, mỗi từ là một tổng thể ngữ âm, một diện mạo

và cũng được người nghe tri giác như một diện mạo, tương tự như người ta

nhận ra một người quen ngoài đường phố nhờ cái bóng dáng chung của họ.

Nhưng nói nhận ra diện mạo tức giả định rằng nó khu biệt với các diện mạo

khác, và điều đó chỉ có thể có được khi các diện mạo đều khu biệt với nhau

nhờ những đặc trưng nào đấy. Do vậy, âm vị là những đặc trưng khu biệt của

diện mạo các từ. Mỗi từ đều chứa đựng một số âm vị kế tiếp nhau theo một

trật tự nhất định và với một số lượng đủ để cho nó khu biệt với bất cứ từ nào

khác. Toàn bộ cái tổ hợp âm vị này thì chỉ riêng từ ấy mới có nhưng mỗi

đơn vị tách riêng ra trong tổ hợp thì có thể xuất hiện trong những từ khác

cũng với tư cách là những đặc trưng khu biệt. Quả là, trong bất cứ ngôn ngữ

nào cũng vậy, số âm vị được dùng làm đặc trưng khu biệt vốn ít hơn số từ

Page 45: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

rất nhiều, thành thử, mỗi từ riêng lẻ bao giờ cũng chỉ là một tổ hợp nhất định

gồm những âm vị vốn được dùng trong nhiều từ khác.

Bây giờ, ta cần xác định nội dung âm vị học của từng âm vị trong một

ngôn ngữ. Theo N.S.Trubetskoy, nội dung âm vị học là toàn bộ những tiêu

chí thoả đáng của âm vị để khu biệt với các âm vị khác trong ngôn ngữ đang

xét. Chẳng hạn, âm /k/ tiếng Đức có những đặc trưng sau đây là thoả đáng:

1. Sự bế tắc hoàn toàn của luồng hơi (khác với /f/), 2. Đường lên mũi bị

đóng kín (khác với /ŋ/), 3. Trạng thái căng thẳng của các cơ lưỡi và trạng

thái buông lơi của dây thanh (khác với /d/), 4. Sự tham gia của mặt lưỡi, cụ

thể là phần gốc lưỡi (khác với /b/). Do đó, có thể thấy rằng, xác định nội

dung âm vị học của âm vị tức là đặt nó vào các hệ thống của những thế đối

lập tồn tại trong một ngôn ngữ. Việc xác định nội dung âm vị học của một

âm vị lệ thuộc vào vị trí của nó trong hệ thống đang xét, nghĩa là, đặt âm vị

đó trong sự đối lập với các âm vị khác.

2.2.2. Phân loại các thế đối lập

Thành phần âm vị của một ngôn ngữ, về thực chất chỉ là hệ luận của hệ

thống những thế đối lập của ngôn ngữ đó. Trong âm vị học, cái đóng vai trò

quan trọng không phải là âm vị mà là các thế đối lập khu biệt nghĩa. Sỡ dĩ,

một âm vị nào đó có được một nội dung âm vị học vì nó nằm trong hệ thống

của những thế đối lập âm vị học. Tuy nhiên, một thế đối lập âm vị học giả

định không phải chỉ những đặc trưng làm cho các vế đối lập khu biệt với

nhau mà còn có những đặc trưng chung cho cả hai vế đối lập nữa. Những

đặc trưng như vậy có thể coi là một cơ sở để so sánh. Hai vật không có cơ sở

để so sánh (tức là không có những đặc trưng chung) tuyệt nhiên không thể

đối lập với nhau được. Trong những hệ thống đối lập như hệ thống âm vị

học, trước hết, cần phân biệt hai loại hình đối lập: đối lập một chiều và đối

lập nhiều chiều.

Page 46: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

Trong các thế đối lập một chiều, toàn bộ những đặc trưng chung (cơ sở

để so sánh) mà cả hai vế đối lập đều có như nhau, chỉ có trong hai vế đối lập

này mà thôi chứ không tìm thấy có trong một thành viên khác của hệ thống.

Trái lại, trong thế đối lập nhiều chiều, toàn bộ những đặc trưng chung không

chỉ hạn chế trong hai vế đối lập đang xét mà còn lan rộng ra trong các thành

viên khác của hệ thống. Chẳng hạn, trong tiếng Đức, thế đối lập /r/ - /l/ là

đối lập một chiều, vì đây là hai âm nước duy nhất trong tiếng Đức. Hay, thế

đối lập /n/ - /d/ là thế đối lập một chiều vì đây là hai âm tắc - răng, hữu thanh

duy nhất trong hệ thống. Trái lại, thế đối lập /d/ - /b/ trong ngôn ngữ này là

thế đối lập nhiều chiều, vì những nét chung trong hai âm vị này là tư thế tắc

yếu còn thấy có trong một âm vị khác của tiếng Đức, đó là âm vị /g/. Theo

N.S.Trubetskoy [5], hệ thống phụ âm tiếng Đức tiêu chuẩn gồm 20 âm vị, có

thể có 190 thế đối lập nhưng chỉ có 13 thế đối lập một chiều, còn lại là thế

đối lập nhiều chiều. Có những âm vị có thể không tham gia vào thế đối lập

một chiều (chẳng hạn, phụ âm /h/ tiếng Đức) nhưng bất cứ âm vị nào cũng

đều phải tham gia vào những thế đối lập nhiều chiều /xem thêm [5, 81]/.

Bên cạnh việc phân biệt thế đối lập một chiều và nhiều chiều, theo N.S.

Trubetskoy [5] cần phân biệt những thế đối lập tỉ xứng (tỉ lệ) và những thế

đối lập biệt lập. Thế đối lập tỉ xứng là những thế đối lập tồn tại giữa một số

cặp âm vị đồng chất. Mỗi một cặp trong số các cặp của nhóm này đều được

đặc trưng bởi cùng một dấu hiệu khu biệt. Kết quả, ta thu được các thế đối

lập tỉ xứng kiểu như /b/ - /p/ = /d/ - /t/ = /z/ - /s/ = hữu thanh - vô thanh trong

tiếng Nga. Cũng vậy, trong tiếng Đức, thế đối lập /p/ - /t/ là thế đối lập tỉ

xứng vì có /b/ - /d/, /m/ - /n/ = âm môi - âm đầu lưỡi.

Thế đối lập biệt lập là những thế đối lập mà mối quan hệ giữa hai vế đối

lập đồng chất không tìm thấy trong những cặp đối lập khác. Chẳng hạn,

Page 47: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

trong tiếng Đức, thế đối lập /p'/ - /s'/ là thế đối lập biệt lập vì /p'/ và /s'/ là

những âm tắc, bật hơi không tìm thấy trong một cặp đối lập nào khác.

Nếu phân loại các thế đối lập theo mối quan hệ giữa các vế đối lập ta có

thế đối lập có/không và thế đối lập thành bậc. Thế đối lập có/không là những

thế đối lập, trong đó, đặc điểm của một vế là ở chỗ có một đặc trưng nào đấy

(vế có), còn đặc điểm của vế kia là ở chỗ không có đặc trưng ấy (vế không).

Chẳng hạn, hữu thanh/vô thanh, mũi hoá/không mũi hoá, môi hoá/không

môi hoá, v.v.. Vế đối lập mà đặc điểm là có đặc trưng ấy gọi là vế có, còn vế

kia gọi là vế không. Còn thế đối lập thành bậc là những thế đối lập, trong đó,

đặc điểm của mỗi vế là ở chỗ cũng có đặc trưng như vế kia nhưng ở mức độ

(bậc) khác nhau. Chẳng hạn, đối lập hai mức độ rộng/hẹp của nguyên âm, về

cao độ của thanh điệu.

2.2.3. Phân loại các tiêu chí âm thanh khu biệt nghĩa

Những tiêu chí âm thanh làm thành những thế đối lập khu biệt nghĩa

trong các ngôn ngữ có thể chia làm ba loại: tiêu chí nguyên âm, tiêu chí phụ

âm và tiêu chí điệu tính. Những âm vị nguyên âm gồm có những tiêu chí

nguyên âm, còn những âm vị phụu âm gồm có những tiêu chí phụ âm.

Những tiêu chí điệu tính, tuỳ từng ngôn ngữ, hoặc gắn liền với một nguyên

âm, hoặc gắn với một phụ âm, hoặc với cả một loạt âm vị. Do đó, trước khi

xác định các loại tiêu chí khu biệt nghĩa phải xem xét các khái niệm nguyên

âm, phụ âm. Như đã biết, đặc điểm của phụ âm (cấu âm - âm học) là ở sự

hình thành một chướng ngại và cách khắc phục chướng ngại đó, còn đặc

điểm của nguyên âm là ở chỗ không có chướng ngại. Vì vậy, những tiêu chí

biệt loại của phụ âm liên quan đến những kiểu chướng ngại khác nhau và

những cách khắc phục những chướng ngại đó, nghĩa là, những tiêu chí gắn

liền với những phương thức khắc phục chướng ngại. Trái lại, những tiêu chí

loại biệt của nguyên âm chỉ liên quan đến những trạng thái thiếu chướng

Page 48: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

ngại khác nhau, nghĩa là, những tiêu chí gắn liền với khai độ (độ mở) khác

nhau. Bên cạnh những tiêu chí trên, các nguyên âm và phụ âm còn có những

tiêu chí khác nữa, đó là những tiêu chí định vị, vì rằng, những phương thức

khắc phục chướng ngại trong các phụ âm và những khai độ khác nhau trong

các nguyên âm sẽ được định vị vào những vị trí khác nhau.

Với nguyên âm, các tiêu chí khai độ và định vị thuộc bình diện cấu âm

có thể thay bằng các tiêu chí âm lượng, tiêu chí âm sắc (hiệu quả âm học)

thuộc bình diện âm học. Trong thực tế, các nhà ngữ học dùng song song các

thuật ngữ trên. Theo các tiêu chí định vị (âm sắc), ta có sự đối lập giữa

nguyên âm hàng trước (âm sắc bổng) với các nguyên âm hàng sau (âm sắc

trầm). Trong hầu hết các ngôn ngữ đều có sự đối lập giữa nguyên âm hàng

trước (âm sắc bổng) như /i/, /e/, /ɛ/ với các nguyên âm hàng sau (âm sắc

trầm) như /u/, /o/, /ɔ/. Hai loạt nguyên âm này có thể gọi là hai loại cực đoan,

vì giữa hai loại này, trong những hoàn cảnh nhất định có thể có loại trung

bình (hàng giữa, âm sắc trung hoà). Theo các tiêu chí khai độ (âm lượng),

người ta phân biệt các nguyên âm có khai độ rộng (âm lượng lớn) và khai độ

hẹp (âm lượng bé), đó là sự đối lập giữa một bên là /a/ với một bên là /i/, /u/.

Giữa hai bậc âm lượng có tính chất cực đoan, có thể có những bậc ở giữa

nhưng phần lớn các ngôn ngữ trên thế giới có một hệ thống nguyên âm ba

bậc theo hình tam giác sau đây:

a

e o

i u

Với phụ âm, dùng tiêu chí định vị (bộ phận và vị trí xuất hiện chướng

ngại), ta thấy hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới đều có phụ âm môi, phụ âm

đầu lưỡi, phụ âm mặt lưỡi và phụ âm thanh hầu.

Page 49: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

Các phụ âm môi như /p/, /b/, /m/, /v/

Các phụ âm đầu lưỡi như /t/, /d/, /n/, /s/, v.v..

Phụ âm mặt lưỡi như /c/, /k/, /ŋ/, v.v..

Phụ âm thanh hầu như /h/, /?/

Sử dụng các tiêu chí phương thức (cách khắc phục chướng ngại), người

ta phân biệt các phụ âm tắc như /p/, /b/, /m/, /t/, /n/, /c/, /k/, /ŋ/, v.v. với các

phụ âm xát như /v/, /f/, /z/, /s/, /h/, v.v.. Ngoài ra, ở một số ngôn ngữ còn có

phụ âm tắc - xát như /ts/ trong tiếng Hán, phụ âm rung như /r/ trong tiếng

Nga.

Tóm lại, theo N.S.Trubetskoy, có thể dựa vào một số tiêu chí để xác lập

các âm vị nguyên âm và phụ âm trong các ngôn ngữ.

3. Các đơn vị ngôn điệu

Trong âm vị học, ngoài các đơn vị âm đoạn tính còn có các đơn vị siêu

âm đoạn tính hay ngôn điệu. Các đơn vị âm đoạn tính gồm âm vị (âm tố),

âm tiết; đối với các ngôn ngữ đơn lập âm tiết tính là âm đầu và vần cái. Các

đơn vị ngôn điệu đóng vai trò là phương thức muôn màu muôn vẻ để tổ chức

các đơn vị âm đoạn tính thành những thể thống nhất lớn hơn, cũng như để

phân biệt các kí hiệu ngôn ngữ. Các đơn vị ngôn điệu gồm trọng âm, thanh

điệu và ngữ điệu.

Trọng âm là đơn vị siêu đoạn tính, là phương tiện âm vị học chồng lên

các đơn vị đoạn tính để tạo nên vỏ âm thanh của từ. Tuỳ thuộc vào các đơn

vị đoạn tính đóng vai trò, chức năng gì mà trọng âm dược phân chia thành

trọng âm từ, trọng âm câu. Trọng âm từ là sự tách biệt một trong các âm tiết

trong thành phần một từ đa tiết bằng các phương tiện ngữ âm nào đó. Trong

các ngôn ngữ như tiếng Nga, việc nhấn giọng (trọng âm) một âm tiết nào đó

kéo theo hiện tượng nhược hoá cùng một lúc tất cả các âm tiết còn lại, có tác

Page 50: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

dụng đạt tới sự thống nhất về mặt ngữ âm của từ, tách biệt tương đối từ

trong ngữ lưu, đôi khi kéo theo sự phân biệt về ýnghĩa từ vựng của từ (chẳng

hạn, мýka: bột - мyká: sự đau khổ). Trọng âm còn có trọng âm logic, là sự

tách biệt một từ nào đó trong câu bằng cách nhấn mạnh từ đó để nhấn mạnh

ý nghĩa. Chẳng hạn, cho câu: Hôm nay nó về nhà. Có thể nhấn mạnh Hôm

nay (thời gian), có thể nhấn mạnh nó (chủ thể), v.v..

Thanh điệu là âm vị siêu đoạn tính, một dấu hiệu của toàn bộ âm tiết

(đặc trưng độ cao). Mỗi thanh điệu đều được xác định bằng các dấu hiệu khu

biệt về âm vực (cao/ thấp), về âm điệu (bổng/ trầm), về đường nét (bằng

phẳng/ gãy). Cần phân biệt thanh điệu với trọng âm. Thanh điệu là đặc trưng

mang tính chất âm điệu của mỗi âm tiết trong từ. Khi biết thanh điệu thuộc

âm tiết nào đó của từ thì nói chung, không xác định được thanh điệu của âm

tiết khác. Còn trọng âm lại là đặc trưng của một âm tiết của từ, khi biết vị trí

của trọng âm và số lượng âm tiết thì có thể xác định được đặc trưng ngôn

điệu của những âm tiết còn lại trong từ. Các thanh điệu dùng để phân biệt ý

nghĩa của từ, còn đối với trọng âm thì việc phân biệt ý nghĩa từ vựng của từ

chỉ là thứ yếu.

Ngữ điệu là tổng hoà những sự diễn biết âm thanh bao gồm độ cao (lên/

xuống giọng), độ mạnh (nhấn/ lướt giọng), độ dài (ngắt/ kéo giọng) trong

một câu nói, có chức năng thể hiện và phân biệt các câu nói. Trọng âm và

thanh điệu chỉ có ở một số ngôn ngữ, còn ngữ điệu có trong tất cả các ngôn

ngữ. Ngữ điệu gồm ba yếu tố là độ cao (âm điệu), độ dài (ngừng giọng) và

độ mạnh (trọng âm). Yếu tố quan trọng nhất của ngữ điệu là độ cao, tức là

sự chuyển động lên/ xuống của thanh cơ bản của giọng nói. Cùng với độ dài,

độ cao là một phương tiện phân đoạn lời nói.

Page 51: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

Bài 4. VẤN ĐỀ ÂM VỊ TRONG TIẾNG VIỆT

1. Các khuynh hướng miêu tả ngữ âm tiết Việt

Từ trước đến nay đã có không ít các công trình nghiên cứu về ngữ âm

tiếng Việt, trong đó thể hiện nhiều xu hướng khác nhau khi bắt tay mô tả hệ

thống ngữ âm tiếng Việt. Những xu hướng đó, trước hết phản ánh những

quan điểm, những cách nhìn nhận khác nhau (hoặc có phần khác nhau) giữa

các tác giả về các đơn vị ngữ âm cơ bản của tiếng Việt, trong đó có vấn đề

âm vị. Chính ở đây, trong cách làm việc của mình, các tác giả cho thấy một

cách trực tiếp hay gián tiếp thái độ của họ đối với việc xác định đơn vị âm vị

học trong tiếng Việt- âm vị. Có thể kể ra các xu hướng nghiên cứu sau đây:

1.1. Theo cách hình dung của truyền thống ngữ âm học cổ điển châu Âu, cái

hiển nhiên đối với các nhà nghiên cứu là các âm vị nguyên âm và phụ âm,

tương ứng với các chữ cái a, b, c trên mặt giấy. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ

của phương pháp phân tích âm vị học vốn được áp dụng cho các ngôn ngữ

châu Âu, một số tác giả đã hình dung hệ thống ngữ âm tiếng Việt như bất kì

một hệ thống ngữ âm nào thuộc các loại hình ngôn ngữ châu Âu. Từ đó, họ

đi đến xác lập hệ thống nguyên âm và phụ âm tiếng Việt. Thậm chí, (phụ)

âm đầu và (phụ) âm cuối cũng quy vào một đơn vị thuộc hệ thống phụ âm.

Đại diện cho quan điểm này là hai tác giả Lê Văn Lí (1948) và M.B.

Emeneau (1951). Kết quả của hướng miêu tả này cho ta thấy âm tiết tiếng

Việt được miêu tả như một tổ hợp của các phụ âm và nguyên âm, trong đó,

nhất thiết phải có một nguyên âm, còn thanh điệu không được tính đến.

Theo Lê Văn Lí (1948), một kí hiệu thanh tính đơn trong tiếng Việt có thể

tồn tại bốn kiểu khác nhau: V, VC, CV, CVC (V là nguyên âm, C là phụ

âm). Tác giả M.B. Emeneau (1951) cũng có quan điểm tương tự khi ông đưa

ra lược đồ âm tiết là một tổ hợp âm đoạn gồm phụ âm + nguyên âm + phụ

Page 52: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

âm. Cho đến thập kỉ sáu mươi thế kỉ XX, chúng ta còn bắt gặp cách phân

tích và mô tả hệ thống ngữ âm tiếng Việt tương tự ở tác giả Hoàng Tuệ

(1962). Theo Hoàng Tuệ, lược đồ âm tiết tiếng Việt sẽ là C1VC2, trong đó:

C1 là thuỷ âm (âm đầu), C2 là chung âm (âm cuối), còn V là nguyên âm.

Như vậy, rõ ràng là đối với Lê Văn Lí, M.B. Emeneau và Hoàng Tuệ, cái

nổi bật trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt là nguyên âm và phụ âm.

1.2. Tiếp thu thành tựu của Âm vận học Trung Hoa, tác giả Nguyễn Quang

Hồng (1994) khẳng định âm tiết tiếng Việt, một mặt giữ chặt biên giới của

mình trong ngữ lưu nhưng mặt khác lại khẳng định cấu trúc đoạn tính của

chỉnh thể âm tiết và có thể phân xuất từ âm tiết ra thành các đại lượng ngữ

âm khác nhau. Dựa vào các cứ liệu như cấu tạo từ láy, iếc hoá, nói lái,..., tác

giả phân xuất hai đại lượng âm thanh trong thành phần cấu trúc âm tiết là âm

đầu và vần cái, và cùng với hai thành phần đoạn tính đó là hai thành phần

như cái khung âm điệu của âm tiết, hai đại lượng âm thanh siêu đoạn tính là

âm đệm và thanh điệu. Lược đồ âm tiết của tác giả được hình dung như sau:

thanh điệu

âm

đầu

vần

âm

đệm

âm

chính

âm

cuối

Tác giả tiến hành tính đếm số lượng các đơn vị âm thanh (âm vị) gồm âm

đầu là 21 đơn vị, còn vần cái gồm 124, trong đó có 12 vần đơn (vần mở),

112 vần phức (bao gồm vần nửa mở, vần nửa khép và vần khép).

1.3. Tiếp thu những kết quả nghiên cứu của các nhà Đông phương học Xô

Viết như E.Polivanov, A.A.Dragunov, E.N.Dragunova, M.V.Gordina,..., các

Page 53: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

nhà Việt ngữ học đã không xây dựng hệ thống ngữ âm tiếng Việt thành các

hệ thống nguyên âm và phụ âm, cũng không thừa nhận theo cách mô tả của

Âm vận học cổ điển Trung Hoa mà tiến hành xác lập hệ thống bốn thành tố

cấu trúc âm tiết gồm âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối. Công thức xác

lập bốn thành tố này gọi là công thức Polivanov. Bởi lẽ, năm 1930, khi

Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Hán hiện đại, ông là người khởi xướng quan

điểm không coi âm vị tiếng Hán như trong các ngôn ngữ châu Âu. Ông đề

xuất thuật ngữ syllabeme (tiết vị), và mỗi syllabeme có thể chia thành bốn

thành tố. Bởi vậy, khi nghiên cứu về Vấn đề âm vị tiếng Việt, M.V.Gordina

(1976) cũng tán thành công thức của Polivanov, chia âm tiết tiếng Việt thành

bốn thành tố. Có thể nói, quan điểm bốn thành tố ảnh hưởng rất lớn đối với

nhiều nhà ngữ học Việt Nam và đã được thể hiện ở các giáo trình giảng dạy

ở bậc đại học. Hướng nghiên cứu này đã phá vỡ cách hình dung lấy châu Âu

làm trung tâm, và phần nào cho thấy diện mạo ngữ âm tiếng Việt là không

thể đồng nhất với diện mạo ngữ âm các ngôn ngữ châu Âu. Xu hướng phân

tích và mô tả các đơn vị ngữ âm tiếng Việt theo bốn thành tố tuy không còn

phỏng theo hai hệ thống nguyên âm và phụ âm như các ngôn ngữ châu Âu

nhưng đồng thời cũng chưa thoát khỏi ấn tượng về các chữ cái. Thêm nữa,

những người đi theo hướng phân tích âm tiết tiếng Việt thành bốn thành tố

cũng có những cách nhìn khác nhau trong cấu trúc âm tiết. Các tác giả Cù

đình Tú, Hoàng Văn Thung và Nguyễn Nguyên Trứ (1972) không hình dung

cấu trúc từng bậc của âm tiết mà chỉ hình dung bốn thành tố như những âm

đoạn kế tiếp nhau theo trật tự tuyến tính. Ngoài bốn thành tố đoạn tính, yếu

tố đặc trưng độ cao (thanh điệu) chỉ gắn với phần vần của âm tiết. Hầu hết

các tác giả đều chỉ ra cấu trúc hai bậc của âm tiết nhưng các thành tố trong

bậc lại có sự khác nhau. Theo Hoàng Thị Châu (1989), bốn thành tố được

sắp xếp thành hai bậc: bậc 1 có âm đầu, âm đệm, vần và thanh điệu; bậc 2 có

Page 54: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

nguyên âm và âm cuối. Còn các tác giả Đoàn Thiện Thuật (1977), Hữu

Quỳnh (1980), Vương Hữu Lễ và Hoàng Dũng (1994),..., lại cho rằng bậc 1

gồm âm đầu, phần vần và thanh điệu; bậc 2 gồm âm đệm, âm chính và âm

cuối. Sau khi đã chỉ rõ cấu trúc hai bậc của âm tiết tiếng Việt, các tác giả

tiến hành mô tả các đối hệ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh

điệu; phân biệt các âm tiết tiếng Việt theo từng đối hệ.

1.4. Đặt vấn đề có phải trong thứ tiếng nào âm vị cũng được thể hiện bằng

một âm tố không, tác giả Cao Xuân Hạo (1974, 1985) khẳng định kích thước

của cái đại lượng ngữ âm thể hiện âm vị có thể khác nhau tuỳ theo từng

ngôn ngữ, và cái mà ta gọi là âm tố chỉ có được cương vị âm vị trong một số

ngôn ngữ thuộc một loại hình ngôn ngữ nhất định mà thôi. Tác giả cho rằng

âm vị có hai loại là đoản âm vị và trường âm vị. Các ngôn ngữ đoản âm vị

và các ngôn ngữ trường âm vị khác nhau một cách sâu sắc về cách tổ chức

và sử dụng chất liệu âm thanh. Trong các ngôn ngữ châu Âu, âm vị có kích

thước của âm tố (nguyên âm và phụ âm) là những âm đoạn nhỏ nhất được

phân xuất trong ngữ lưu dựa vào tiêu chí chức năng- chức năng tạo lập vỏ

tiếng cho các kí hiệu ngôn ngữ (hình vị, từ). Còn trong tiếng Việt và các

ngôn ngữ cùng loại hình như tiếng Việt, âm vị có kích thước âm tiết, vì âm

tiết mới là âm đoạn nhỏ nhất. Trong ngữ lưu, chỉ có các âm tiết mới kế tiếp

nhau theo tuyến tính. Chỉ trong âm tiết, các nét khu biệt mới được thực hiện

đồng thời, hay ít nhất là gần đồng thời. Tóm lại, trong tiếng Việt, các âm tiết

nguyên vẹn là đơn vị âm vị học cơ bản - âm vị. Đơn vị âm vị học cơ bản này

sẽ được định nghĩa là đơn vị âm vị học đoạn tính nhỏ nhất không thể phân

chia thành những đơn vị kế tiếp nhỏ hơn, hay một tập hợp nét khu biệt được

thực hiện đồng thời. Thay vì một lí thuyết xoay quanh âm vị- âm tố, trong

tiếng Việt sẽ là lí thuyết xoay quanh âm vị- âm tiết (syllabeme).

2. Hệ thống ngữ âm tiếng Việt

Page 55: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

2.1. Âm tiết là điểm xuất phát để phân tích âm vị học

Như đã biết, một đại lượng ngữ âm nào đó sẽ có tư cách là đơn vị âm vị

học chừng nào nó đảm nhận một chức năng nhất định đối với đơn vị mang

nghĩa (hình vị, từ) trong một hệ thống ngôn ngữ. Có hai chức năng cơ bản

mà các đơn vị ngữ âm có thể đảm nhận là chức năng tạo lập (constitutive) và

chức năng khu biệt (distinctive) đối với vỏ tiếng của các đơn vị mang nghĩa

(tức là các kí hiệu ngôn ngữ) trong một ngôn ngữ nhất định. Trong tiếng

Việt, thực hiện chức năng tạo lập vỏ tiếng cho các đơn vị mang nghĩa phải là

các âm tiết nguyên vẹn, nhưng khi nói đến chức năng khu biệt vỏ tiếng cho

các đơn vị mang nghĩa trong tiếng Việt ta có thể nói đến cái đại lượng ngữ

âm dưới âm tiết. Trong các ngôn ngữ châu Âu, các nhà ngữ học dựa vào

ranh giới hình thái học đi qua giữa các âm trong ngữ lưu để phân xuất các

âm vị, nghĩa là người ta xuất phát từ hình vị để phân tích âm vị học. Còn

trong tiếng Việt, hầu hết các âm tiết đều trùng với hình vị, nghĩa là hình thức

biểu đạt của hình vị và âm tiết là một, cho nên, có thể xuất phát từ âm tiết để

phân tích âm vị học.

2.2. Cấu trúc âm tiết và các đơn vị ngữ âm tiếng Việt

Âm tiết tiếng Việt không phải là một khối đông kín bất khả phân mà là

một chỉnh thể có cấu trúc từ các yếu tố nhỏ hơn. Có nhiều sự kiện ngôn ngữ

chứng tỏ rằng có thể phân giải âm tiết tiếng Việt thành các đơn vị ngữ âm

nhỏ hơn. Dựa vào các sự kiện ngôn ngữ như cách cấu tạo từ láy, iếc hoá, nói

lái, mô phỏng ngữ âm, hiệp vần trong thơ, ta thấy âm tiết tiếng Việt có thể

chia tách ra thành ba bộ phận trực tiếp tạo thành là âm đầu, vần và thanh

điệu. Ba bộ phận này được tách ra nhờ các sự kiện cấu tạo từ láy, iếc hoá,

mô phỏng ngữ âm có liên quan đến hình thái học (cấu tạo từ), hay đây còn

gọi là hiện tượng hình âm vị học. Phần vần cũng được tách ra (bằng các ranh

Page 56: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

giới ngữ âm học thuần tuý) thành ba yếu tố là âm đệm, âm chính và âm cuối.

Tóm lại, cấu trúc âm tiết tiếng Việt có thể được hình dung bằng lược đố sau:

thanh điệu

âm

đầu

vần

âm

đệm

âm

chính

âm

cuối

Hệ thống ngữ âm tiếng Việt hiện đại là một cơ chế gồm các tiểu hệ thống:

âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu. Năm hệ thông con này là

nét cố hữu của âm tiết, cấu tạo nên âm tiết (hình vị) tiếng Việt. Ngoài ra, còn

có một đại lượng âm thanh thuộc về ngữ lưu, đó là ngữ điệu.

2.2.1. Âm đầu

Âm đầu đều là phụ âm và là phụ âm đơn. Đảm nhận vị trí âm đầu do 22

phụ âm, trong đó có một phụ âm tắc bật hơi, một âm tắc thanh hầu (không

có chữ viết ghi lại); không có âm tắc- xát và âm rung. Trong các âm đầu

tiếng Việt, âm /p/ không nhập hệ. Bởi vì, tuy /p/ có trong tiếng Việt cổ (bằng

chứng là âm /p/ vẫn tồn tại trong tiếng Mường) nhưng đến thế kỉ XXII thì /p/

biến mất. Trong tiếng Việt hiện đại, âm /p/ tái xuất hiện để phiên âm các đơn

vị nước ngoài.

Các âm đầu tiếng Việt gồm:

- Các âm môi /b/, /m/, /f/, /v/

- Các âm đầu lưỡi /t/, /t'/, /s/, /z/, /d/, /n/, /l/ (các âm đầu lưỡi bẹt); /ƫ/,

/ʂ/,/ʐ/ (các âm quặt lưỡi).

- Các âm mặt lưỡi /c/, /ɲ/ (giữa lưỡi); /k/, /ŋ/, /x/, /ɣ/.

- Các âm họng /h/, /?/.

Page 57: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

Sự thể hiện trên chữ viết: b, m, ph, v, t, th, x, d/ gi, tr, đ, n, l, s, r, ch, nh, c/

k/ q, ng/ ngh, kh, g/ gh, h.

2.2.2. Âm đệm

Âm đệm chỉ có một đơn vị, đó là bán âm /w/, có tác dụng làm trầm hoá âm

sắc của âm tiết. Cũng có quan niệm cho rằng, tiếng Việt có hai âm đệm: bán

âm /w/ và âm đệm zêro (so sánh tuấn và tấn).

2.2.3. Âm chính

Âm chính do nguyên âm đảm nhiệm. Âm chính, cùng với thanh điệu bao

giờ cũng có mặt trong mọi âm tiết Việt. Âm chính gồm 14 đơn vị, trong đó

có 11 nguyên âm thuần sắc (nguyên âm đơn) và 3 nguyên âm chuyển sắc

(nguyên âm đôi). Cụ thể:

- Các nguyên âm hàng trước (không tròn môi) /i/, /e/, /ɛ/

- Các nguyên âm hàng sau, không tròn môi /ɯ/, /ɤ/,/ɤ/, /a/, /ă/

- Các nguyên âm hàng sau, tròn môi /u/, /o/, /ɔ/

- Các nguyên âm chuyển sắc /ie/, /ɯɤ/, /uo/

Sự thể hiện trên chữ viết: i/ y, ê, e, ư, ơ, â, a, ă/ a (trong au ay), u, ô, o/ oo,

ia/ ya/ yê/ iê, ưa/ ươ, ua/ uô.

2.2.4. Âm cuối

Các âm cuối tiếng Việt gồm 10 đơn vị, trong đó có 8 phụ âm và 2 bán

âm. Tất cả các phụ âm làm âm cuối đều có đặc điểm chung là tắc và không

buông (nghĩa là bộ phận cấu âm tiến đến vị trí cấu âm rồi cố định ở đó chứ

không trở về chỗ cũ). Âm cuối gồm:

- Các phụ âm tắc miệng (tắc điếc) /p/, /t/, /c/, /k/

- Các phụ âm tắc mũi (tắc vang) /m/, /n/, /ɲ /, /ŋ/

- Các bán âm /j/, /w/

Hệ thống âm cuối thể hiện trên chữ viết: p, t, ch, c, m, n, nh, ng, i/ y, o/ u.

Page 58: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

2.2.5. Thanh điệu

Tiếng Việt có 6 thanh nhưng trên chữ viết chỉ có 5 kí hiệu (dấu thanh) vì

thanh ngang không có kí hiệu chữ viết. Các thanh điệu tiếng Việt được khu

biệt bởi các tiêu chí âm vực và đường nét (tuyền điệu).

- Tiêu chí âm vực: các thanh cao gồm /1/, /3/, /5/; các thanh thấp /2/, /4/, /6/

- Tiêu chí đường nét: bằng phẳng /1/, /2/; không bằng phẳng /3/, /4/ (gãy),

/5/, /6/ (không gãy).

2.3. Phân bố âm vị học trong tiếng Việt

2.3.1. Phân bố âm đầu

a. Trước âm đệm

- Các âm đầu /b/,/m/, /f/, /v/, /n/, /ʐ /, /ɣ/ không bao giờ xuất hiện trước âm

đệm. Ngoại lệ: boa, (xe) buýt, moa, (thùng) phuy, (khăn) voan, noãn (bào),

roàn roạt, goá (bụa).

- Các âm đầu còn lại phân bố được trước âm đệm. Chẳng hạn, toàn, thuỷ,

xuân, duyên, truyền, khoa, huệ,...

b. Trước âm chính

Hầu hết các âm đầu đều có khả năng xuất hiện trước âm chính, trừ hai

trường hợp sau:

- Âm đầu /f/ không xuất hiện trước âm chính là /uo/, ngoại lệ: phuốc (tăng)

- Âm đầu /ɣ/ không xuất hiện trước âm chính là /ie/, ngoại lệ: (gớm) ghiếc

2.3.2. Phân bố âm đệm

a. Sau âm đầu

Âm đệm không bao giờ xuất hiện sau các âm đầu /b/, /m/, /f/, /v/, /n/, /ʐ /,

/ɣ/, trừ các ngoại lệ như đã trình bày ở mục âm đầu. Âm đệm có thể được

phân bố sau các âm đầu còn lại.

b. Trước âm chính

Page 59: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

- Âm đệm không bao giờ xuất hiện trước các âm chính là nguyên âm dòng

sau, tròn môi /u/, /o/, /ɔ/, /uo/.

- Âm đệm không bao giờ xuất hiện trước các âm chính là nguyên âm hàng

sau, không tròn môi /ɯ/, /ɯɤ/.

- Âm đệm có thể được phân bố trước âm chính /ɤ/ nhưng hết sức hạn chế,

vì chỉ xuất hiện trong các âm tiết quơ, quờ, quở, thuở (nhưng thuở có biến

thể thủa thì không có âm đệm).

- Âm đệm có thể xuất hiện trước các âm chính là /i/, /e/, /ɛ/, /ie/ (các

nguyên âm hàng trước, không tròn môi), các âm chính là /a/, /ă/, /ɤ/ (các

nguyên âm hàng sau, không tròn môi).

2.2.3. Phân bố âm chính

a. Sau âm đệm (xin xem ở phần trình bày âm đệm phân bố trước âm chính).

b. Sau âm đầu

Hầu hết âm chính đều xuất hiện sau âm đầu, trừ hai trường hợp: âm chính

/uo/ không phân bố sau âm đầu /f/; âm chính /ie/ không phân bố sau âm đầu

/ɣ/ (trừ hai ngoại lệ).

c. Trước âm cuối

- Âm chính /ɯ/ không xuất hiện trước hai âm cuối /p/ và /m/

- Âm chính /ɤ/ không xuất hiện trước hai âm cuối /k/ và /ŋ/

- Các âm chính là /u/, /o/, /ɔ/, /uo/ và /ɤ/ không xuất hiện trước âm cuối là

/w/ (bán âm).

- Các âm chính là /i/, /e/, /ɛ/, /ie/ không xuất hiện trước âm cuối là /j/ (bán

âm)

- Trừ các trường hợp trên, các âm chính còn lại đều có thể phân bố trước

các âm cuối.

Page 60: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

2.2.4. Phân bố âm cuối

Phân bố âm cuối như đã trình bày ở mục phân bố âm chính trước âm cuối.

2.2.5. Phân bố thanh điệu

Sáu thanh trong tiếng Việt có khả năng phân bố khác nhau. Thanh /5/

(sắc) và thanh /6/ (nặng) có khả năng xuất hiện trong mọi loại hình âm tiết:

tá, tạ (mở), tái, tại (nửa mở), tám, tạm (nửa khép), táp, tạp (khép). Các

thanh /1/ (ngang), /2/ (huyền), /3/ (ngã), /4/ (hỏi) không bao giờ xuất hiện

trong các âm tiết khép.

Từ những điều trình bày trên, có thể rút ra luật phân bố ngữ âm tiếng Việt

là: các âm được phân bố theo nguyên tắc xa nhau về cấu âm, nghĩa là, những

âm có cấu âm giống nhau hoặc gần nhau thì không bao giờ kết hợp với nhau.

2.2.6. Kết luận

Hệ thống ngữ âm tiếng Việt hiện đại gồm có 53 âm (vị), là kết quả biến đổi

và phát triển của hệ thống ngữ âm tiếng Việt ở những giai đoạn trước đó.

Trong phát âm tiếng Việt hiện nay, có thể khẳng định rằng không có một

vùng địa phương nào thể hiện và phân biệt đầy đủ các đơn vị của hệ thống

như đã được phản ánh trong chữ viết và chính tả. Trong phát âm của vùng

Bắc Bộ, các âm đầu tiếng Việt mất khả năng khu biệt ở một số trường hợp.

Với các phát âm của vùng Nam Bộ, âm đệm gần như bị lược bỏ. Còn cách

phát âm của vùng Bắc Trung Bộ cho thấy các hình thái ngữ âm tiếng Việt ở

những giai đoạn trước đó vẫn còn tồn tại song song với hệ thống ngữ âm

tiếng Việt hiện đại. Vấn đề đặt ra là cần phải chuẩn hoá phát âm tiếng Việt

hiện nay để đảm bảo tính thống nhất ngôn ngữ và chính tả.

3. Tự pháp và quy tắc chính tả tiếng Việt

3.1. Một số vấn đề chung

3.1.1. Tự pháp, tự vị, chính âm, chính tự

Page 61: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

- Tự pháp là các quy tắc, các phép phiên chuyển các âm (vị) trong ngôn

ngữ nói thành các con chữ trong ngôn ngữ viết, tức là quan tâm đến mối

quan hệ giữa âm và chữ. Đối tượng nghiên cứu của tự pháp là các quy luật

phiên chuyển các âm vị trong ngôn ngữ nói thành các tự vị trong ngôn ngữ

viết. Vì vậy, tự pháp quan tâm đến cách đọc (giá trị âm thanh) của các chữ.

Còn chính tả chủ yếu quan tâm đến cách viết, vì nó giúp cho người bản ngữ

biết cách lựa chọn cách viết chuẩn theo những quy tắc được xã hội thừa

nhận.

Muốn nắm vững chính tả quốc ngữ cần phải nắm vững tự pháp vì: a/ chữ

viết là để ghi lại hệ thống ngữ âm (tức là giữa chữ và âm có một sự tương

ứng nào đó) nên muốn viết đúng chính tả phải biết quy tắc phiên chuyển từ

âm thành chữ cái; b/ đối với việc dạy học tiếng mẹ đẻ thì hiểu biết trên lại

hết sức quan trọng, vì người học trước khi viết chính tả một từ nào đó phải

có một hình ảnh âm thanh về từ đó xuất hiện trong trí não. Chẳng hạn, người

học cần viết chính tả tổ hợp quê cũ thì phải chuyển âm đầu /k/ thành chữ cái

nào trong các chữ cái c, k, q; c/ hệ thống chữ viết lí tưởng phải có sự tương

ứng 1-1 giữa âm và chữ. Nhưng trên thức tế, không có một hệ thống chữ viết

ghi âm nào đạt được yêu cầu đó, nảy sinh những bất hợp lí về vấn đề chính

tả. Để giải quyết những bất hợp lí trong chính tả cần phải chú ý tự pháp.

- Tự vị là những đơn vị cơ sở (có số lượng nhất định) tạo thành một hệ

thống chữ viết. Tự vị khác chữ cái, tuy hai khái niệm này có mối quan hệ

gắn bó mật thiết: chữ cái chỉ có quan hệ với bộ chữ cái, còn tự vị có quan hệ

đến ngôn ngữ viết nói chung; tự vị có thể là một chữ cái hoặc một tổ hợp

chữ cái (th, nh, ch, tr,...) nhưng có thể không phải chữ cái mà chỉ là kí hiệu

đặc biệt như dấu thanh, dấu câu, trọng âm,....

- Chính âm và chính tự. Chính âm là âm tiêu chuẩn trong hệ thống ngữ âm

của một ngôn ngữ. Đọc có cơ sở chuẩn mực là chính âm (âm chuẩn), còn

Page 62: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

chính tả có cơ sở là chính tự. Chính tự là sự biểu hiện quy tắc chính tả ở một

đơn vị từ ngữ. Một từ xét về mặt chính tả là một chính tự.

3.1.2. Những vấn đề của tự pháp

Tự pháp đặt ra và làm sáng tỏ ba vấn đề: a/ Tương ứng giữa âm và chữ, b/

Giá trị biểu thị âm của chữ.

a. Tương ứng âm - chữ

- Một số chữ cái có sự tương ứng giữa âm và chữ. Có hai mức độ tương

ứng: tương ứng lí tướng, nghĩa là một âm được ghi bằng một chữ theo quan

hệ 1-1: b, m, v, t, n, l, h, u; có một sự tương ứng nào đấy, nghĩa là một âm

được ghi lại bằng một chữ: e, ê, ư, ơ, â, ô, x, s, r,...

- Ghép hai ba con chữ để biểu thị một âm. Đó là các tổ hợp con chữ: ph,

th, tr, ch, nh ng/ ngh, kh,...

- Dùng nhiều con chữ đơn hoặc kép để biểu thị cùng một âm. Đó là các

trường hợp i/y, c/k/q, ng/ngh, g/gh, d/gi,....

Cùng một chữ cái nhưng biểu thị nhiều âm khác nhau. Đó là các trường

hợp a, o, i, y, u.

Đối với những chữ có tương ứng lí tưởng giữa âm và chữ thì nguyên tắc tự

pháp nghe sao viết vậy, viết sao đọc vậy. Các trường hợp dùng nhiều con

chữ đơn hoặc kép để biểu thị cùng một âm là điều bất hợp lí. Đây là hệ quả

của nhận thức ngữ âm học và tự pháp của người nước ngoài khi họ chế tác

chữ quốc ngữ. Những trường hợp không có sự tương ứng giữa chữ và âm

phải tìm ra quy tắc chính tả. Chẳng hạn, khi nào viết o để biểu thị /ɔ/, khi

nào để biểu thị /-w-/ hoặc /-w/(giá trị của con chữ o trong Trước sau nào

thấy bóng người/ Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông là khác nhau).

b. Giá trị biểu thị âm của chữ

Vì trong nhiều trường hợp không có sự tương ứng lí tưởng (1-1) giữa chữ

và âm dẫn đến hệ quả:

Page 63: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

- Có những chỉ biểu thị một âm duy nhất, chẳng hạn: b /b/, đ /d/, ơ /ɤ/, hay

c, k, q /k/, i, y /i/,...

- Có những chữ cái có hai hay nhiều giá trị; có thể phân chia thành hai loại

giá trị là giá trị chính và giá trị phụ. Giá trị chính là giá trị vốn có của chữ.

Còn giá trị phụ là giá trị được xác lập do vị trí và chức năng mà chữ thể hiện

trong cấu trúc âm tiết (tiếng). Chẳng hạn, chữ u biểu thị âm /u/ là giá trị

chính; còn biểu thị bán âm /w/ ở vị trí âm đệm /-w-/ hay âm cuối /-w/ là giá

trị phụ.

3.2. Quy tắc chuyển âm thành chữ

Tiếng Việt có hai quy tắc chuyển âm thành chữ (tự pháp) cơ bản và một

quy tắc phụ.

3.2.1. Quy tắc tiến (đệ quy) x - a

Quy tắc tiến x - a, nghĩa là đọc chữ cái x nào đó là dựa vào chữ cái a đi sau

nó. Trong tự pháp chữ quốc ngữ, quy tắc tiến được sử dụng phổ biến (chủ

yếu). Thí dụ, trong các cặp âm tiết hai - hay, cao - cau, đọc chữ a (âm chính)

khác nhau tuỳ thuộc vào sau nó là chữ i hay y, chữ o hay u.

3.2.2. Quy tắc lùi (hồi quy) a - x

Quy tắc lùi a - x, nghĩa là đọc chữ x nào đó là dựa vào chữ cái a đi trước.

Thí dụ, chữ o và u ở cuối tiếng bao, beo và bêu đọc giống nhau vì khi đứng

trước chữ o là hai chữ a và e thì o phải đọc giống u ghi bán âm /w/ làm âm

cuối. Trong tự pháp tiếng Việt, quy tắc lùi ít được sử dụng.

3.2.3. Quy tắc về thành phần của âm tiết (tiếng)

Quy tắc này dùng để đọc và viết một số tổ hợp chữ cái ghi nguyên âm ở vị

trí âm chính tuỳ theo: a/ trước đó có chữ ghi âm đệm hay âm đầu không; b/

sau đó có chữ ghi âm cuối không. Quy tắc này dùng để bổ trợ cho hai quy

tắc trên, chỉ dùng để đọc và viết các tổ hợp ia, ya, yê, iê ghi nguyên âm /ie/.

Page 64: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

Cụ thể: viết yê khi trước nó không có chữ cái ghi âm đầu, nghĩa là khi nó

đứng đầu từ, chẳng hạn, yên, yêu, yết, yếm,...; viết iê khi trước và sau nó có

chữ cái ghi âm đầu và âm cuối, chẳng hạn, hiểu, biết, nhiều, tiếng, Việt,...;

viết ia khi sau nó không có chữ cái ghi âm cuối, nghĩa là khi nó đứng cuối

từ, chẳng hạn, chia, lìa, mía, bia,... Theo quy tắc lùi, viết yê, ya khi trước nó

có chữ cái ghi âm đệm, chẳng hạn, uyên, tuyết, khuya,... Theo quy tắc về

thành phần của âm tiết, viết ya khi sau nó không có chữ cái ghi âm cuối,

chẳng hạn, khuya, (xanh) tuya,...; viết yê khi sau nó có chữ cái ghi âm cuối,

chẳng hạn, huyền, nguyệt, tuyên,...

3.2.4. Một số trường hợp chính tả cần lưu ý

a. Theo quy tắc tiến

- Trường hợp c/ k/ q, g/ gh, ng/ ngh

trước i, ê, e, iê (ia) trước ư, ơ, â, a, ă, ươ

(ưa), u, ô, o, uo, (ua)

trước hai chữ ghi bán

âm o, u

c, k, q k c q

g, gh gh g

ng, ngh ngh ng

- Trường hợp ia/ iê, ưa/ ươ, ua/ uô

Trước chữ ghi âm cuối Trước zêrô (không có chữ ghi âm cuối)

iê: hiếu, hiền, tiến ia: chia, mía, bìa

ươ: hương, nước, mượt ưa: mưa, lửa, hứa

uô: chuông, buồn, ruột ua: lúa, mùa, chúa

Ngoại lệ, khi không có chữ ghi âm đầu thì iê được viết là yê, chẳng hạn,

yêu, yếm, yểng,...

- Trường hợp a/ ă ghi nguyên âm /ă/. Viết a trước hai con chữ ghi âm cuối

là u, y, chẳng hạn, sau. này, đau, tay, cau, mày,...; viết ă trước các chữ cái

ghi các âm cuối khác, chẳng hạn, ăn, mặn, mắt, sắc, thẳng, tắp,...

Page 65: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

- Trường hợp o/ u để ghi bán âm /w/ làm âm đệm. Viết o trước các con

chữ a, ă, e (ghi các nguyên âm rộng, hơi rộng), chẳng hạn, hoa, xoan, xoắn,

thoắt, loè, loẹt,...; viết u trước các con chữ ghi các nguyên âm khác, chẳng

hạn, thuý, huýt, huệ, khuất, huyền, thuở,...

b. Theo quy tắc lùi

Áp dụng quy tắc này cho hai trường hợp các con chữ ghi hai bán âm /j/ và

/w/ làm âm cuối. Trường hợp i/ y ghi bán âm /j/ làm âm cuối: viết y sau các

con chữ â, a ghi các nguyên âm ngắn, chẳng hạn, đầy, mây, quấy, ngày,

nay,...; viết i sau các trường hợp khác, chẳng hạn, đời, người, tai, hại, mũi,

cuối, đồi,... Trường hợp o/ u ghi bán âm /w/ làm âm cuối: viết o sau các chữ

ghi nguyên âm a, e, chẳng hạn, thạo, chèo, đèo, cao,...; viết u sau các con

chữ ghi các nguyên âm khác, chẳng hạn, liu, điu, lêu, đêu, đầu, cầu,...

Ngoại lệ, khi chữ a ghi nguyên âm /ă/ thì không viết o mà viết u, chẳng

hạn, rau, màu, đau, cau,...

Page 66: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

Bài 5. VÌ MỘT LÍ THUYẾT ÂM VỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG ĐÍCH THỰC

1. Dẫn nhập

Như đã biết, lí thuyết âm vị học đại cương là lí thuyết được xác lập trên

các ngôn ngữ biến hình châu Âu. Đó là lí thuyết mà đơn vị âm vị học nhỏ

nhất có cách kết hợp tuyến tính được thực hiện trong một âm tố - một đại

lượng không thể xác định bằng những định tính ngữ âm học nhưng lại được

phân giới trong ngữ lưu bằng những đường biên giới hình thái học ở bên

trong các âm tiết, và bằng những đường biên giới âm tiết ở bên trong các từ

và các hình vị. Lí thuyết này, về cơ bản được xây dựng trên cơ sở những ấn

tượng chủ quan của người bản ngữ do cấu trúc âm vị học của các ngôn ngữ

biến hình quy định. Hậu quả là, người bản ngữ (và cả các nhà ngữ học) có

cảm giác như thể ngữ lưu chia sẵn ra thành những đại lượng ngữ âm làm

thành từng khúc, từng âm đoạn có biên giới dứt khoát trong thời gian gọi là

âm tố, và đại lượng âm thanh tự nhiên này được sử dụng như một đơn vị cơ

bản trong hệ thống âm vị học cổ điển đã không đặt ra được những vấn đề lẽ

ra phải đặt ra từ đầu. Sau đây, chúng tôi xin lập thức lại những định đề ấy

dưới dạng hiển ngôn nhất và cố gắng trình bày thành một hệ thống mạch lạc.

2. Những định đề của âm vị học cổ điển đương đại

2.1. Ngữ âm học

2.1.1. Ngữ lưu trong tự nhiên được chia sẵn ra thành từng âm đoạn nối tiếp

theo nhau gọi là âm tố. Trên bình diện âm vị học, âm tố là những âm đoạn

tương đối đồng chất (nghĩa là những sự thay đổi có thể có bên trong phạm vi

của nó là không đáng kể, hoặc không tri giác được) mỗi âm đoạn choán một

khoảng thời gian riêng và được phân giới với các âm đoạn lân cận bằng một

sự thay đổi về nguồn tạo âm hay chức năng chuyển âm, hoặc bằng một sự

Page 67: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

chuyển biến đột ngột về phẩm chất. Trên bình diện cấu âm, mỗi âm tố tương

ứng với một tư thế riêng của bộ máy phát âm (các khí quan phát âm).

2.1.2. Những thuộc tính đặc trưng của âm tố nằm trong phương thức cấu âm

và trong vị trí cấu âm của nó. Mỗi âm tố đều có những thuộc tính vật lí có

thể miêu tả bằng những đặc trưng về phương thức cấu âm (nguyên âm hay

phụ âm, miệng hay lưỡi, hữu thanh hay vô thanh, tắc hay xát, bên, rung,...)

hay về vị trí cấu âm (trước, sau, tròn, dẹt, môi, răng, lợi, ngạc, khẩu mạc,

tiểu thiệt, thanh hầu,...).

2.1.3. Các âm tố được phân chia thành hai loại lớn: nguyên âm và phụ âm.

Phụ âm là những âm do một tư thế khép kín hay một khe hở hẹp của đường

dẫn âm gây nên, thường làm thành một tiếng động (tạp âm) có thể nghe

được. Tiếng động này rất yếu trong các âm vang và không có mặt trong các

âm tắc không có giai đoạn buông. Nguyên âm là những âm được phát ra với

một đường dẫn âm để ngỏ hoàn toàn, cho nên chỉ có tiếng thanh thuần tuý,

không có tiếng động. Tiếng thanh này do những chấn động của dây thanh

phát ra và nó có một âm sắc đặc trưng nhờ hình dáng của các hộp cộng

hưởng ở phía trên thanh hầu (yết hầu, miệng, mũi).

2.1.4. Những thuộc tính không liên quan đến phương thức và vị trí cấu âm

hoặc trải dài trên hơn một âm tố là những sự kiện điệu tính hay siêu đoạn.

Những thuộc tính có liên quan đến cường độ hay độ dài của việc phát âm,

đến độ cao của âm thanh đều không phải là đặc trưng của âm tố mà nó

thường trải dài trên nhiều âm đoạn. Những thuộc tính này được gọi là những

yếu tố điệu tính hay những đơn vị siêu đoạn.

2.1.5. Giữa các âm tố lân cận thường có những giai đoạn chuyển tiếp ngắn

do những động tác cố ý của các khí quan phát âm từ vị trí này đến vị trí khác

gây nên. Nội dung của hoạt động phát âm là lần lượt phát ra những âm tố kế

tiếp nhau theo một trật tự nhất định, nghĩa là làm sao cho các khí quan lần

Page 68: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

lượt chiếm lĩnh các vị trí phát âm cần thiết. Muốn chuyển từ vị trí của một

âm tố này sang vị trí của một âm tố khác kế theo, các khí quan buộc lòng

phải thực hiện những động tác bất đắc dĩ sinh ra những âm thanh chuyển

tiếp có tính chất kí sinh và gây nhiễu mà thính giác phải bỏ qua để nhận diện

cho đúng các âm tố.

2.1.6. Các âm tố kế cần thường ảnh hưởng lẫn nhau. Do quán tính và do sự

vụng về của các khí quan phát âm, các động tác chuyển tiếp có thể làm cho

các âm kế cận biến dạng một cách đáng kể, nghĩa là vị trí của các khí quan

phát âm có thể xê xích một cách đáng kể so với vị trí lẽ ra phải chiếm lĩnh.

Cái ảnh hưởng không cố ý này có thể được miêu tả như những hiện tượng

đồng hoá, dị hoá, đồng cấu âm, v.v..

2.2. Âm vị học

2.2.1. Những sự khác nhau về thể chất (ngữ âm học) giữa các âm tố của một

ngôn ngữ có thể quan yếu hoặc không quan yếu đối với ngôn ngữ ấy. Một sự

khác nhau quan yếu tự nó có tác dụng phân biệt hai đơn vị có nghĩa của

ngôn ngữ đang xét. Nó làm thành một thế đối lập âm vị học. Một sự khác

nhau không có tác dụng như thế là sự khác nhau không quan yếu. Nó không

có chức năng gì trong ngôn ngữ đang xét, và do đó, không có giá trị ngôn

ngữ học.

2.2.2. Hai âm tố mà sự khác nhau có tính quan yếu trong ngôn ngữ đang xét

thì cần được coi là sự thể hiện của hai âm vị khác nhau trong ngôn ngữ ấy.

Sự khác nhau giữa các âm vị của một ngôn ngữ - tức là những thế đối lập âm

vị học- có thể được phân loại và miêu tả theo tính chất và số lượng của

những đặc trưng ngữ âm học (tức những nét khu biệt) làm thành sự khác

nhau ấy.

2.2.3. Hai âm tố mà sự khác nhau không có tính quan yếu trong ngôn ngữ

đang xét thì cần được coi là những sự thể hiện khác nhau (những biến thể)

Page 69: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

của cùng một âm vị. Trong các biến thể của một âm vị, có thể phân biệt

những biến thể tự do và những biến thể bắt buộc. Biến thể tự do là những

biến thể có thể thay thế cho nhau trong một chu cảnh đồng nhất tuỳ từng ngữ

cảnh hay tuỳ theo ý muốn người nói. Biến thể bắt buộc (hay biến thể ngữ

cảnh) là những biến thể được hệ thống ngôn ngữ quy định cho từng chu

cảnh. Trong những biến thể này, có thể phân biệt giữa biến thể kết hợp và

dạng ngữ âm do ảnh hưởng của các âm tố lân cận hay các yếu tố điệu tính

quy định, và biến thể vị trí do vị trí cấu âm âm tố đang xét trong đơn vị cấp

cao hơn (từ, hình vị, âm tiết) quy định.

2.2.4. Âm vị là đơn vị âm vị học đoạn tính nhỏ nhất của một ngôn ngữ. Hay

nói cách khác, âm vị là đơn vị nhỏ nhất có cách kết hợp tuyến tính trong một

ngôn ngữ. Một câu nói có thể phân chia triệt để thành những âm vị kế tiếp

nhau mà không để lại chút cặn nào, và từ đó không thể phân chia thành

những chiết đoạn kế tiếp nhỏ hơn nữa.

2.2.5. Âm vị bao giờ cũng được thể hiện trong một âm tố và chỉ một âm tố

mà thôi, trừ những trường hợp sau đây:

Có nhiều thứ tiếng biết đến những trường hợp mà một âm vị được thể hiện

trong hai âm tố. Trong những trường hợp đặc biệt này, hai âm tố làm thành

các âm vị hữu quan: a/ không bao giờ làm thành hai âm tiết, hay thuộc về hai

âm tiết khác nhau, b/ bao giờ cũng có cùng nguyên âm hay phụ âm, c/ nếu

cùng là phụ âm, bao giờ cũng cùng một vị trí cấu âm và âm thứ nhất bao giờ

cũng là âm tắc, còn âm thứ hai bao giờ cũng là âm xát, d/ nếu hai âm ấy

không cùng một bộ vị cấu âm thì âm thứ hai bao giờ cũng là /h/.

2.2.6. Âm vị là một tập hợp nét khu biệt được thực hiện đồng thời, nghĩa là

trong phạm vi một âm tố. Âm vị là đơn vị được cấu thành bằng những đặc

trưng quan yếu (tham gia vào thế đối lập âm vị học) chứa đựng trong một

âm tố, và do đó được gọi là những nét khu biệt. Các nét này bao giờ cũng là

Page 70: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

những nét đặc trưng về phương thức và vị trí cấu âm. Hệ luận 1, những nét

khu biệt không thể hiện đồng thời thì không thuộc về một âm vị, trừ khi âm

vị ấy được thể hiện trong hai âm tố. Hệ luận 2, một nét khu biệt chỉ có tính

quan yếu (có tác dụng khu biệt) trong phạm vi của âm đoạn chứa đựng cái

âm vị mà nét ấy là một thành tố. Nếu ra ngoài cái phạm vi ấy, nó không còn

là quan yếu nữa, dù nó có làm thành sự khác nhau duy nhất cho phép phân

biệt hai đơn vị có nghĩa. Hệ luận 3, những nét được ngữ cảnh quy định, và

do đó có thể nói trước, thì không có tính quan yếu: nếu trong một ngôn ngữ

nào đó có thể nói rằng hễ nét x xuất hiện trong âm đoạn A thì trong âm đoạn

B sẽ có nét y, thì chỉ có một trong hai nét x và y có tính quan yếu mà thôi

(nét nào là quan yếu, nét nào không là tuỳ ở giải pháp âm vị học được chọn).

2.2.7. Những đặc trưng không thể miêu tả như những nét thuộc phương thức

hay vị trí cấu âm cần được coi là những nét đặc trưng điệu tính làm thành

những điệu vị. Các điệu vị hay âm vị siêu đoạn, khác với các nét khu biệt,

được thể hiện cùng một lúc một âm đoạn không phải là nhỏ nhất trong hệ

thống (không phải là một âm tố). Các điệu vị có thể được miêu tả như những

thanh điệu, những trọng âm hay những ngữ điệu tuỳ theo những thuộc tính

cấu thành của nó và kích thước của những âm đoạn được thực hiện đồng

thời với nó làm thành những lĩnh vực dàn trải của nó. Hệ luận 1, một âm vị

choán một thời gian riêng trong ngữ lưu; một điệu vị, một đặc trưng điệu

tính hay một nét khu biệt âm vị tính không choán một khoảng thời gian nào

cho riêng nó. Hệ luận 2, không thể có những âm vị đồng thời với nhau và

những nét khu biệt hay những điệu vị kế tiếp theo nhau.

2.2.8. Âm tiết là một đại lượng ngữ âm thuần tuý do một âm vị nguyên âm,

một âm vị phụ âm âm tiết tính hay một tổ hợp âm vị làm thành. Xét trên

bình diện chất liệu, âm tiết là đơn vị tự nhiên nhỏ nhất có thể phân xuất từ

ngữ lưu bằng những nhát cắt thẳng đứng với trục thời gian, và cũng là đơn vị

Page 71: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

nhỏ nhất trên bình diện cấu trúc và tri giác, nhưng trên bình diện chức năng

nói chung, tự bản than nó không có cương vị ngôn ngữ học.Tuy nhiên, âm

tiết đôi khi cũng có thể nhờ cương vị của những đơn vị khác mà có được

một vị trí nào đó trong cấu trúc của ngôn ngữ với tư cách là lĩnh vực dàn trải

của những đơn vị ngôn ngữ học như trọng âm, thanh điệu hay ngữ điệu.

2.2.9. Có những thuộc tính ngữ âm bao giờ cũng quan yếu trong mọi loại

hình ngôn ngữ. Đó là: 1/ tính nguyên âm và tính phụ âm, 2/ tính đồng thời

và tính kế tiếp, 3/ trật tự trước sau của các đại lượng ngữ âm từ âm tố trở lên,

4/ những sự thay đổi nhanh chóng của nguồn âm và/ hay công năng truyền

âm, vốn bao giờ cũng đánh dấu những biên giới âm vị và quy định tính quan

yếu hay không quan yếu của các đặc trưng ngữ âm. Có những thuộc tính ngữ

âm không bao giờ quan yếu trong bất cứ loại hình ngôn ngữ nào, đó là: 1/

những thuộc tính về những đặc trưng của người nói, hay thuộc về cơ sở cấu

âm của ngôn ngữ đang xét, 2/ những thuộc tính có liên quan đến các động

tác của các khí quan phát âm bật ra hay khép vào, 3/ những thuộc tính cho

phép nhận diện các nguyên âm nhưng nằm trong âm đoạn phụ âm, 4/ những

thuộc tính cho phép nhận diện phụ âm nhưng nằm trong âm đoạn nguyên

âm.

2.3. Phương pháp và kỹ thuật

2.3.1. Công việc phân tích âm vị học có thể thực hiện một cách hoàn toàn

độc lập đối với cấu trúc hình thái học của ngôn ngữ đang xét. Việc ngữ lưu

được phân đoạn ra thành từng âm tố cho phép tiến hành phân tích âm vị học

mà không cần viện đến bình diện ngữ pháp của ngôn ngữ đang xét, vì đơn vị

âm vị học có thể làm cơ sở cho những thủ pháp phân tích và giải thuyết - âm

vị - có thể coi như đã được phân xuất từ trước: nó hầu như tương ứng một

đối một với âm tố, và không còn cần đến một thao tác nào khác để rút nó ra

khỏi ngữ lưu nữa.

Page 72: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

2.3.2. Việc phiên âm ngữ âm học cung cấp một cơ sở khách quan để tiến

hành phân tích âm vị học. Một bản phiên âm ngữ âm học biểu hiện ngữ lưu

đúng như thực chất của nó trong hiện thực khách quan (hay đúng như con

người nghe thấy nó, dù tiếng mẹ đẻ của người nghe có là thứ tiếng nào) với

cách phân đoạn tự nhiên của nó. Trong bản phiên âm, mỗi âm tố được biểu

hiện bằng một kí tự, không phân biệt tính quan yếu hay không quan yếu của

những sự khác nhau được ghi lại đối với ngôn ngữ đang nghiên cứu. Dĩ

nhiên, những sự khác nhau nào không thể có tính quan yếu trong bất cứ một

thứ tiếng nào thì không việc gì phải ghi lại trong bản phiên âm ngữ âm học.

2.3.3. Tính quan yếu của những thuộc tính ngữ âm học được ghi lại trong

bản phiên âm ngữ âm học có thể được kiểm tra bằng trắc nghiệm giao hoán.

Người ta kiểm tra tính quan yếu (a) của những thuộc tính đặc trưng của các

âm tố được biểu trưng bằng các kí tự phiên âm bằng cách thử lấy kí tự này

thay cho kí tự kia, và (b) của sự có mặt của một âm tố bằng cách xoá bỏ kí

tự biểu hiện âm tố ấy (giao hoán với zêro): nếu sự thay thế hay xoá bỏ ấy

cho ta một đơn vị có nghĩa khác của ngôn ngữ đang xét, thì sự khác nhau

cần kiểm tra tỏ ra có tính quan yếu. Nếu không ta sẽ có (a) những biến thể

khác nhau của cùng một âm vị, hay (b) một yếu tố phi âm vị tính của một âm

vị phức hợp về phương diện ngữ âm học.

2.3.4. Những biến thể của cùng một âm vị đều chứa đựng những nét khu biệt

như nhau. Những âm tố khác nhau vì những thuộc tính không quan yếu

(những âm tố không giao hoán với nhau được) là những biến thể của cùng

một âm vị. Nếu sự khác nhau giữa các âm tố ấy là tuỳ ý thì đó là những biến

thể tự do; nếu sự khác nhau ấy là do ngữ cảnh quy định, thì đó là những biến

thể bắt buộc, hay biến thể có điều kiện, hay biến thể vị trí, hay biến thể kết

hợp.

Page 73: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ta có thể tập hợp (quy nạp) những âm

tố không có những nét khu biệt như nhau, vì thuộc những hệ đối vị khác

nhau thành một âm vị, và giải thích sự khác nhau về cấu trúc giữa các biến

thể âm vị đó bằng sự khác nhau về vị trí (biến thể vị trí).

2.3.5. Trong những trường hợp mà một sự khác nhau quan yếu giữa hai đơn

vị có nghĩa bao giờ cũng được chứa đựng trong hai âm tố kế cận, phải gán

tính quan yếu ấy cho sự khác nhau trong một âm tố mà thôi. Sau khi chọn

âm tố được coi là mang tất cả sự khác nhau quan yếu trong đơn vị có nghĩa,

sự khác nhau chứa đựng trong âm tố kia cần được coi là không quan yếu. Sự

lựa chọn nói trên có thể căn cứ vào những tiêu chuẩn sau đây: 1/ tính đơn

giản (hay tiết kiệm) của việc miêu tả, 2/ tính hợp lí về phương diện ngữ âm

học, 3/ áp lực của những đặc trưng chung của cấu trúc âm vị học, 4/ hiệu lực

giải thích đối với các bình diện cao hơn.

2.4. Đánh giá chung

Trên đây là những định đề, nguyên lí và những chỉ dẫn về mặt kỉ thuật

được nhiều trương phái và các nhà ngữ học chấp nhận hơn cả dù trình bày

hiển ngôn hay mặc ẩn. Về phương diện kỉ thuật, những nguyên lí và định đề

này có thể làm cơ sở cho một cách biểu hiện nhất trí và tiện dùng, có thể áp

dụng cho bất kì ngôn ngữ nào.Nó đặc biệt hữu hiệu cho việc xây dựng cho

những hệ thống văn tự a, b, c. Về phương diện thực tiễn, các nguyên lí và

định đề này hoàn toàn được biện minh nhờ những kết quả thu được trong khi

phân tích các ngôn ngữ châu Âu,vốn là những thứ tiếng hoạt động theo cơ

chế này. Nhưng những nguyên lí và định đề ấy không thể làm cơ sở cho một

lí thuyêt âm vị học đại cương có hiệu lực cho mọi thứ tiếng vì chẳng khó gì

mà không nhận ra trừ một vài định đề thực sự xuất phát từ những nguyên lí

cơ bản của cách hoạt động nói năng của con ngời thì còn lại toàn là những

chuyện tiên nghiệm và cực kì võ đoán. Không có lấy một định đề ngữ âm

Page 74: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

học nào phù hợp với sự thật khách quan, đó đều là những âna tượng chủ

quan, những ảo giác của người nói thứ tiếng đoản âm vị. Cho nên, âm vị học

đại cương sẽ phải xây dựng một tập hợp những nguyên lí và định đề mới,

hoàn toàn hiển ngôn và không còn dấu vết của những nhận định tiên nghiệm,

được diễn dịch trực tiếp từ những nguyên lí cơ bản của cách hành chức của

ngôn ngữ như một hệ thống kí hiệu có cấu trúc và tôn ti. Những nguyên lí

âm vị học cơ bản mà chúng tôi trình bày sau đây là một thí nghiệm hãy còn

ngập ngừng theo hướng ấy.

Page 75: ÂM VỊ HỌCkhoaspnv.vinhuni.edu.vn/DATA/34/upload/516/document… ·  · 2016-07-19thuộc tính chức năng của âm thanh, ... Ngữ âm học là bộ môn chuyên nghiên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cao Xuân Hạo, Âm vị học và tuyến tính, tác giả dịch từ tiếng Pháp, Nxb

Đại học quốc gia Hà Nội, H. 2005.

2. Nguyễn Quang Hồng, Âm tiết và loại hình các ngôn ngữ, Nxb Khoa học

xã hội, H. 1994.

3.V.B. Kasevich, Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cương, tập thể

tác giả dịch, Trần Ngọc Thêm hiệu đính, Nxb Giáo dục, H. 1998.

4. F.de Saussure, Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Cao Xuân Hạo dịch,

Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, H. 2005.

5. N.S. Trubetskoy, Nguyên lý âm vị học, bản vi tính, Phòng tư liệu, Viện

ngôn ngữ, H. 1975.

6. L.R.Zinder, Ngữ âm học đại cương, Tổ ngôn ngữ Trường ĐHTH Hà Nội

dịch, Nxb Giáo dục, H. 1962.