734
1 MÙA XUÂN TRONG THƠ THIỀN Sưu Tập của www.chuaphatgiaovietnam.com 1. Tản Mạn Về Xuân, Thuần Nguyê n – 3 2. Phật Hoàng Trần Nhân Tông và một góc thơ thiền, Hoài Trân – 6 3. Xuân dưới nhiều cách nhìn, Thích Trí Nguyệt – 12 4. Gởi lại ñóa Xuân, Hạnh Chiếu – 17 5. Mùa Xuân Miên Viễn, Thích Thông Phương – 19 6. Thiền và Thi Ca trong thi Mãn Giác Thiền Sư, Như Hùng – 28 7. Xuân Thiền,Thích Thông Huệ - 37 8. Tản mạn mùa Xuân Di Lặc Lục Tặc, Thích Nguyên Hùng – 46 9. ðâu là mùa Xuân, Hạnh Chiếu – 51 10. Mùa Xuân mien viễn, Thích Thanh Từ - 53 11. Bồ Tát Di Lặc trước thềm Xuân mới, Thích Huyền Lan – 57 12. Cành mai vô tướng, Hạo Nhiên – 61 13. Nhứt Chi Mai, Thích Chân Tuệ - 64 14. Mùa Xuân với cành mai, Thích Thông Huệ - 69 15. Về một bài thơ Thiền mùa Xuân, Vĩnh Hảo – 73 16. Ẩn dụ một ñóa mai, ðại Lãn – 94 17. Cành mai Mãn Giác, Thích Lệ Thọ - 99 18. CÁNH ðÀO VÀ Cành mai,Nguyễn Hòa – 103 19. TẠC DẠ NHẤT CHI MAI, Nguyên Giác Phan Tấn Hải – 107 20. Cảm nhận ñầu Xuân, Tánh Cần – 115 21. Hoa Mai trong thơ Việt Nam cổ ñiển, Trần Ngọc Tính – 119 22. Mùa Xuân trên Côn Sơn, Hạnh Chiếu – 125 23. Hoa Mai ñâu dễ ngát mùi hương, Mang Viên Long – 128 24. MÙA XUÂN CÔNG ÁN, Hà Thượng Chi – 130 25. Theo Quách Tấn tìm về núi cũ xem mai nở, Thích Phước An – 134 26. Linh Vân Thiền Sư thấy hoa ñào nở mà ngộ ñạo, Trí Không – 146 27. TẾT NÓI CHUYỆN HOA MAI, Hà Xuân Liêm – 149 28. BIỂU TƯỢNG HOA ðÀO, Nguyễn Phương Châm – 155 29. MAI VÀNG MẤY ðỘ, Như Nguyệt – 165 30. HOA ðÀO NGÀY XUÂN, Nguyễn Khuê – 168 31. Ý XUÂN, KD – 174 32. TÂM XUÂN, KD – 178 33. ðÂU CHỈ ðÀO NGUYÊN CÓ CỘI ðÀO, Nhật Chiêu – 181 34. Những cành mai xa xứ, Nguyễn Hữu Vinh – 187 35. ði tìm mùa Xuân trong thơ Bùi Giáng, Nguyên Cẩn – 190 36. Bốn mùa như như, Nhật Chiêu – 199 37. Mùa Xuân của ñời tôi, KOBAYASHI ISSA (1763-1827): THƠ VÀ ðỜI – 206 38. Ba Tiểu Phẩm – ðón Năm Mới/ Chú Tiểu Takamara/ Cây Hạt Dẻ – 220 39. Thẩm mỹ mùa Xuân, Thích Thông Huệ – 225 40. Xuân Trên Núi, Hạnh Chiêu – 230 41. Hoa Mai Và Thơ, Dã Hạt – 233 42. Xuân Thiền, Thích Thông Huệ – 236 43. Ngôi chùa trong tâm tưởng hay một thoáng của mùa Xuân vĩnh cữu, Thích Phước An – 248 44. Hoa Mai Và ðạo Tình, ðỗ Tùng Bách – 268 45. HẸN NHAU MÙA HOA ðÀO SANG NĂM, Thích Nhất Hạnh – 272

MÙA XUÂN TRONG THƠ THIỀN Sưu Tập của …chuaphatgiaovietnam.com/download-upload/THICAMUAXUAN_1.pdf · làng quê ñều hết sức tuyệt vời. Nếu mùa Xuân nào

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

  • 1

    MÙA XUÂN TRONG THƠ THIỀN

    Sưu Tập của www.chuaphatgiaovietnam.com

    1. Tản Mạn Về Xuân, Thuần Nguyê n – 3 2. Phật Hoàng Trần Nhân Tông và một góc thơ thiền, Hoài Trân – 6 3. Xuân dưới nhiều cách nhìn, Thích Trí Nguyệt – 12 4. Gởi lại ñóa Xuân, Hạnh Chiếu – 17 5. Mùa Xuân Miên Viễn, Thích Thông Phương – 19 6. Thiền và Thi Ca trong thi Mãn Giác Thiền Sư, Như Hùng – 28 7. Xuân Thiền,Thích Thông Huệ - 37 8. Tản mạn mùa Xuân Di Lặc Lục Tặc, Thích Nguyên Hùng – 46 9. ðâu là mùa Xuân, Hạnh Chiếu – 51 10. Mùa Xuân mien viễn, Thích Thanh Từ - 53 11. Bồ Tát Di Lặc trước thềm Xuân mới, Thích Huyền Lan – 57 12. Cành mai vô tướng, Hạo Nhiên – 61 13. Nhứt Chi Mai, Thích Chân Tuệ - 64 14. Mùa Xuân với cành mai, Thích Thông Huệ - 69 15. Về một bài thơ Thiền mùa Xuân, Vĩnh Hảo – 73 16. Ẩn dụ một ñóa mai, ðại Lãn – 94 17. Cành mai Mãn Giác, Thích Lệ Thọ - 99 18. CÁNH ðÀO VÀ Cành mai,Nguyễn Hòa – 103 19. TẠC DẠ NHẤT CHI MAI, Nguyên Giác Phan Tấn Hải – 107 20. Cảm nhận ñầu Xuân, Tánh Cần – 115 21. Hoa Mai trong thơ Việt Nam cổ ñiển, Trần Ngọc Tính – 119 22. Mùa Xuân trên Côn Sơn, Hạnh Chiếu – 125 23. Hoa Mai ñâu dễ ngát mùi hương, Mang Viên Long – 128 24. MÙA XUÂN CÔNG ÁN, Hà Thượng Chi – 130 25. Theo Quách Tấn tìm về núi cũ xem mai nở, Thích Phước An – 134 26. Linh Vân Thiền Sư thấy hoa ñào nở mà ngộ ñạo, Trí Không – 146 27. TẾT NÓI CHUYỆN HOA MAI, Hà Xuân Liêm – 149 28. BIỂU TƯỢNG HOA ðÀO, Nguyễn Phương Châm – 155 29. MAI VÀNG MẤY ðỘ, Như Nguyệt – 165 30. HOA ðÀO NGÀY XUÂN, Nguyễn Khuê – 168 31. Ý XUÂN, KD – 174 32. TÂM XUÂN, KD – 178 33. ðÂU CHỈ ðÀO NGUYÊN CÓ CỘI ðÀO, Nhật Chiêu – 181 34. Những cành mai xa xứ, Nguyễn Hữu Vinh – 187 35. ði tìm mùa Xuân trong thơ Bùi Giáng, Nguyên Cẩn – 190 36. Bốn mùa như như, Nhật Chiêu – 199 37. Mùa Xuân của ñời tôi, KOBAYASHI ISSA (1763-1827): THƠ VÀ ðỜI – 206 38. Ba Tiểu Phẩm – ðón Năm Mới/ Chú Tiểu Takamara/ Cây Hạt Dẻ – 220 39. Thẩm mỹ mùa Xuân, Thích Thông Huệ – 225 40. Xuân Trên Núi, Hạnh Chiêu – 230 41. Hoa Mai Và Thơ, Dã Hạt – 233 42. Xuân Thiền, Thích Thông Huệ – 236 43. Ngôi chùa trong tâm tưởng hay một thoáng của mùa Xuân vĩnh cữu, Thích

    Phước An – 248 44. Hoa Mai Và ðạo Tình, ðỗ Tùng Bách – 268 45. HẸN NHAU MÙA HOA ðÀO SANG NĂM, Thích Nhất Hạnh – 272

  • 2

    46. Xuân Trong Thơ Thiền - 277 47. Mùa Xuân Và Thi Nhân - 282 48. Mùa Xuân Chân Như Qua Thi Ca Huyền Không, Ngọc Liên - Kỷ yếu Khánh

    Thọ 77, t.40 - 289 49. Chuyến xe thời gian qua Mãn Giác Thiền Sư và bài kệ cáo tật thị chúng, Thích

    Mãn Giác, t.72 - 298 50. Thiền Sư Huyền Quang, Thích Thanh Từ - 309 51. Thơ thiền và những vấn ñề ẩn chứa, Chân Luận - 319 52. CẢM HỨNG THIỀN VÀ TÂM TRẠNG HỒI CỐ TRONG MỘT CHÙM THƠ

    XUÂN, Nguyễn Huệ Chi - 334 53. Một cách hiểu khác về bài thơ “Xuân nhật tức sự” của Thiền sư Huyền Quang,

    Viên Như - 351 54. NHẤT CHI MAI, Nguyễn Như Hải - 361 55. Thơ, thiền - những ñường bay và những chân trời, Minh ðức Triều Tâm Ảnh -

    367 56. Nhân Bài Thơ Xuân của Thiền Sư Mãn Giác, Lưu Trung Khảo - 381 57. Quan niệm con người trong thơ Thiền của Trần Nhân Tông, Hà Ngọc Hòa -

    387 58. Mãn Giác Thiền Sư, Chuyển Luân - 397 59. Mãn Giác và bài thơ thiền nổi tiếng của ông, Nguyễn Huệ Chi - 401 60. Những ñoá mai vàng ñẹp mãi ngàn năm, Trần Quê Hương - 410 61. Ngắm hoa mai chờ khách, Ngô Phan Lưu - 416 62. Thôi Hộ Và Thiền Sư Huyền Quang, Lê Phạm Trung Dung - 419 63. ðôi nét về văn hóa và giao lưu thời ðinh-Tiền Lê-Lý, Trần Ninh Hồ - 423 64. Tâm sự ngày Xuân, Trần Chánh Trực - 434 65. Vô Thường Và Thường Qua Thi Kệ Cáo Tật Thị Chúng, Thích Nữ An Trí - 441 66. Thì cành mai vẫn nở, Minh ðức Triều Tâm Ảnh - 447 67. ðừng tưởng Xuân tàn hoa rụng hết, Vương Quân Hoàng - 455 68. Mùa Xuân nói chuyện hoa mai, Tuyết Mai - 459 69. ðầu xuân nói chuyện hoa mai, Nguyễn Ngọc Bảo - 467 70. Tản mạn với hoa mai, Văn Hóa - 483 71. Ý nghĩa "Vô vị chân nhân” trong thơ thiền Lý-Trần, Trần Hoàng Hùng - 491 72. Cảm nhận mùa Xuân qua thơ văn Lý - Trần, Minh Hoàn - 505 73. Vài bài thơ thiền ñời trần, Lê Phạm Trung Dung - 510 74. Trần Nhân Tông - Một góc thơ thiền, Hoài Nam - 516 75. ðoá hoa vàng thơm ngát hương xuân, Trần Quê Hương - 522 76. Bùi Giáng - Nguồn xuân, ðặng Tiến - 525 77. Ngày xuân ñọc thơ haiku, Toại Khanh - 550 78. Ngày Xuân Việt ñọc thơ Nhật Bản, Toại Khanh - 574 79. ðuổi bắt mùa Xuân, Cư Sĩ Liên Hoa - 617 80. Xuân hạnh phúc, Thích Trừng Sỹ - 623 81. Vũ Hoàng Chương, "Thoát Hình", Thích Nhất Hạnh - 639 82. Nguyễn Bính, "Hoa Với Rượu", Thích Nhất Hạnh - 669 83. Những cánh hoa xuân, Trần ðan Hà - 705 84. Bên mé rừng ñã nở rộ hoa mai, Thích Nhất Hạnh – 722 85. Bùi Giáng - Nguồn xuân, Tiểu Vũn ed. - 725 86. Bộ tranh chăn trâu - 730

  • 3

    Tản Mạn Về Xuân • Thuần Nguyên

    Lớn lên ở làng quê nên với tôi mùa Xuân là những hương ñồng, gió nội và những cơn mưa phùn rả rích. Từ trong một ký ức rất xa, tôi luôn thấy những hình ảnh của một làng quê nhỏ bé, xưa cũ và phảng phất buồn trong mưa. Có ai ñó viết về làng quê của tôi là “làng lúa, làng hoa” nên mùa xuân ở làng quê tôi cũng là mùa của sắc màu. Tôi yêu những ñiều giản dị ấy, những ñiều mà chỉ riêng mùa Xuân ở làng quê tôi mới có. Khi cái rét buốt của mùa ðông ñang ñậm bỗng nhường chỗ trong giây lát cho một chút ấm nồng, bỗng nhiên trời xanh lên cao và những tia nắng phớt nhẹ “thế rồi mùa Xuân ñến”. Trong chúng ta ai cũng mong ñợi mùa xuân ñể xóa ñi cái lạnh của những ngày ñông giá, vậy mà khi Xuân ñếnvẫn cứ luôn bất ngờ. Bởi vì xuân quá ñỗi dịu dàng. Mùa xuân ở làng quê tôi ñẹp như một nàng thiếu nữ, trên môi luôn chúm chím sắc màu vàng của cánh ñồng lúa chín và ánh mắt long lanh như giọt sương buổi sớm. Xuân ñẹp mơ màng, mong manh. Bởi vì xuân là giao hưởng của ñất trời nên hoa lá tưng bừng mở hội. Trong những con ñường làng, trên những cánh ñồng, trên những mái nhà, tràn cả ra khắp thôn xóm là hoa và lá. Làng quê tôi mùa Xuân ñến là yêu kiều ñến thế, làm cho người ta phải sững sờ và ñam mê. Mùa xuân ở làng quê chỉ cần ñơn giản ngồi lại dưới hiên nhà, bên một chén trà, lắng nghe tiếng chim hót, tiếng gió thổi thì ta cảm thấy cuộc sống thật chan hòa và ñẹp ñẽ vôcùng. Mùa Xuân ở quê tôi thơ mộng ñến vô cùng, nó ñã cho tôi một sự ñồng “Cảm Xuân” với Bảo ðịnh Giang: Ngồi ngắm chim ca trong nắng sớm Nằm nghe suối hát khoảng ñêm dài Yêu ñời ra sức chăm vườn cũ Cho khúc nhạc Xuân trỗi giữa ñời. Xuân cứ ñi rồi trở lại. Mỗi mùa Xuân là một mùa khác, mỗimùa qua là một tôi khác. Xuân về, tức nhiên là Tết ñến rồi. Những ngày lễ Tết thì lúc nào cũng thật hay, thật thích. Tôi cũng thích ñược dành một chút thời gian ở làng quê trong mùa Xuân ñể cảm nhận cái cảm giác ấm áp của tình làng, nghĩa xóm. Mọi cảm giác cùng làng quê ñều hết sức tuyệt vời. Nếu mùa Xuân nào chúng tôi cũng cùng nối tay nhau ñi dạo quanh cánh ñồng ñể ngắm những bông lúa vàng trĩu hạt, ñể ngửi mùi hương của những hoa cỏ dại và ñể cho những cọng cỏ quấn vào chân một cách thích thú thì hay biết mấy.

  • 4

    Xuân ở làng quê tôi là như thế, còn mùa Xuân ở thành phố thì không thơ mộng như vậy mà rất nhộn nhịp. Trong những nẻo ñường thành phố, ñèn ñường cũng không soi tỏ mọi thứ. Thành phố dịp Xuân sang là một bức tranh ñủ màu. Những gam màu sáng nổi bật lên bởi những gam màu tối. Và những gam màu tối chìm dần ñi trong ánh sáng mập mờ. Người thành phố cũng sắp ñón Tết rồi! Mỗi người lại mang trong mình những thứ tình cảm khác nhau giống như bức tranh mà họ ñang vẽ nên. Ngoài sân ga, bến xe và bến tàu những người xa quê trở về nhà. Họ lục tục kéo nhau trở về quê hương. Họ ñã xa quê bao nhiêu năm rồi nhỉ? Năm năm, mười năm hay chỉ mới vài tháng. Thành phố nay vắng người hơn khi họ ñi tìm những ngôi nhà với khoảng vườn trước ngõ, với nắng trưa nhè nhẹ, và tiếng chim thi thoảng ñưa theo gió. Những người ở lại với thành phố mỗi người cũng mang một tâm trạng khác nhau. Có người vừa mất ñi người thân, niềm vui ñón Xuân chưa ñến, nỗi buồn ñã chợt dâng trào, biết bao ñiều muốn nói với người ra ñi cũng không còn nói ñược. Có người ở nhà suốt những ngày tết, tưởng chừng Xuân không ñến bên mình, không ñi chơi cùng bạn bè, không lang thang qua những ñường phố lung linh bao ánh ñèn. Xuân sẽ ñến và xoa dịu nỗi ñau cho họ. Xuân sẽñến thành phố bằng hoa mai màu vàng, câu ñối màu ñỏ, bằng nụ cười trẻ thơ, bằng gió lạnh của phương xa. Xuân sẽ ñến, sẽ ñến... Và khi Xuân ñến trong chúng ta ai cũng thích chúc tụng và muốn nghe những câu an lành, may mắn gặp nhiều ñiều như ý trong cuộc sống. Nhưng rồi khi chim én thôi liệng trên trời cao, xác pháo nằm xơ xác, im lìm dưới gốc mai vàng buồn bã từng cánh rơi tàn theo cơn gió Hạ, và rồi lại ñến mùa Thu dịu dàng cười mỉm, làm ñắm say bao lòng người thi sĩ. Chưa thỏa long giao cảm tình Thu với bao luyến lưu sông núi, cỏ cây, thì lại ñến cái giá lạnh của mùa ðông. Xoay vần bốn mùa cứ thế nối tiếp hợp tan làm cho con người cũng vì ñó mà trôi theo dòng ñời sanh diệt. Càng bị thời gian cuốn trôi và sống trong sự chi phối của ngoại cảnh, chúng ta càng trầm luân trong hợp tan, thương ghét, hạnh phúc, khổ ñau. Cứ thế mà ñi trong ñêm dài vô minh với con ñường lầm kiến, chấp trước. Bởi lẽ không thoát ngoài ràng buộc của vọng niệm, nên mùa Xuân của chúng ta chỉ quanh quẩn trong món ăn ngon, quần áo mới và những bóng dáng màu sắc tạm bợ của thế gian. Cho nên nếu chúng ta càng dấn thân vào vòng vây giới hạn của mùa Xuân thì chúng ta càng bị thời gian vô thường quay cuồng trong sự khổ ñau triền miên thì không bao giờ ñược sống với “Xuân bất tận” của Nhất Tâm: Nghe gió ðông về trong trở trăn Chuyển mình vạn vật ñón Xuân hoàng Thời gian vô tận Xuân vô tận

  • 5

    Vũ trụ vĩnh hằng ñời vĩnh hằng Cũ mới xoay dần cơ tiến hóa Mất còn tiếp nối cuộc tuần hoàn ðất trời rạng rỡ mùa giao hội Thu mãn ðông tàn Xuân lại sang. Như vậy, từ Xuân ở làng quê cho ñến Xuân ở thành phố thì tất cả cũng ñều là Xuân thôi! Tôi luôn cảm thấy mình bối rối và không tài nào diễn tả ñược hết những gì mà mùa Xuân ñã khiến tôi cảm thấy, những ngôn từ khốn khổ, những nốt nhạc sai khuông... làm cho tôi phải ngoảnh nhìn lại những năm tháng sống xa quê hương với bao nghiệt ngã thăng trầm, trong cuộc sống vốn nhiềunhững danh lợi, hơn thua, quyền chức. Trong chúng ta nào ai có ñược phút giây huyền diệu, thiêng liêng nghe tiếng chuông chùa vọng ñưa theo làn gió nhẹ giữa trời khuya với tiếng suối chảy rì rào, hòa ñiệu cùng âm thanh của muôn côn trùng, và càng không thể nào thấy ñược ánh trăng thanh hiền hòa, dịu mát trên mái chùa trong những ñêm rằm, cho nên khi nhẹ bước trên ñất mẹ, là khi chúng ta ñược trở lại cố hương của chính mình mà sống lại với những gì êm ái, sâu lắng, ñậm ñà nhất cho cuộc ñời mình trong tràn ñầy sức sống Xuân như tâm sự của Hải Phương: Cây cối tiết Xuân chồi lộc lá Rêu phong mái ngói, dấu thời gian Khói hương thoang thoảng ñưa theo gió Ngan ngát hoa lan cạnh cổng chùa. Chúng ta hãy dành cho mình một giây phút ñể quay về với tâm linh của chính mình thì thấy lòng mình thật êm ả và sống với cái hằng hữu mà nhìn Xuân như ðặng Hữu Ý: Buổi sáng trước liêu vắng Không một cánh mai vàng Nhà sư thức dậy sớm Tự biết Xuân vừa sang. Trong mùa Xuân tươi ñẹp tô thắm núi sông và giữa ñất trời bát ngát một sức sống mãnh liệt với muôn ngàn kỳ hoa, dị thảo, thì chúng ta hãy ñể hồn mình hòa vào núi sông cho thêm nhiều ý nghĩa và thi vị. Giữa cuộc ñời vốn lắm nhiều ñau thương, bi lụy, chỉ có giác ngộ và thật sự giải thoát thì mới có một mùa “Xuân không hạn cuộc”. Vậy, chúng ta hãy thức tỉnh và trở lại cuộc sống bình thường ñể lắng nghe hơi thở của mình với nhịp ñập quả tim trong từng giờ, từng phút thì lòng chúng ta mới nhỏ nhẹ gọi “Xuân ơi”.

  • 6

    Phật Hoàng Trần Nhân Tông

    và một góc thơ thiền

    Hoài Trân

    Nhìn lại lịch sử mười thế kỷ của chế ñộ quân chủ trung ương tập quyền Việt Nam, có thể mạnh dạn khẳng ñịnh rằng, thời ñại Lý -Trần là thời ñại phát triển rực rỡ nhất với những chiến công chống ngoại xâm vô cùng oanh liệt và những thành tựu to lớn về chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế. ðiều ñáng nói nữa ở thời ñại này là một dấu ấn tinh thần ñặc thù in ñậm trong lịch sử, một thứ dấu ấn tinh thần rất khó gặp lại ở các giai ñoạn sau cho dẫu trình ñộ văn minh phát triển ngày càng cao hơn. Dấu ấn tinh thần ấy thể hiện ở hình ảnh của những con người tràn ñầy tự tin, hào hùng, phóng khoáng.

    Có khi, rất nhiều con người hợp thành trong một con người: Là hoàng ñế, là anh hùng cứu nước, là triết gia, là thiền sư, là thi sĩ... ðạt tới ñộ ñiển hình cho kiểu con người như vậy, không ai khác, chính là Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 - 1308): Người anh hùng ñã lãnh ñạo toàn dân hai lần kháng Nguyên thắng lợi (1285 và 1288), người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - ñỉnh cao tư tưởng của Thiền học Việt Nam, một thi sĩ ñặc sắc của văn học giai ñoạn Lý - Trần.

    Theo "Toàn Việt thi lục", "Thánh ñăng ngữ lục" và "Lịch triều hiến chương loại chí", trước tác của Trần Nhân Tông bao gồm: "Trần Nhân Tông thi tập", "ðại hương hải ấn thi tập", "Thiền lâm thiết chủy ngữ lục", "Tăng già toái sự", "Thạch thất mị ngữ" và "Trung hưng thực lục". Tuy vậy, hiện chỉ còn tìm thấy của ông 31 bài thơ, một bài minh, một bài tán và hai bài văn Nôm biền ngẫu.

    Về thơ, từ 31 tác phẩm còn lại có thể nhìn ra ở Nhân Tông hoàng ñế hai cảm hứng cơ bản, tương ứng với hai mảng ñề tài: Thế sự và Thiền. Mảng thơ Thiền của Trần Nhân Tông chính là một ñặc phẩm, không phải chỉ của riêng Trần Nhân Tông, mà là của thi ca Việt Nam trung ñại nói chung. (Ngay cả mảng thơ thế sự của ông cũng rất ñặc biệt nếu ñặt cạnh thơ của những ông vua hay chữ như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Minh Tông, Lê Thánh Tông, Tự ðức: Thơ ông tuyệt không có một chút "khẩu khí ñế vương" như thơ của các tác giả nói trên).

  • 7

    Trước hết, ta hãy thử ñọc một bài tuyệt thi có tựa "Xuân cảnh":

    "Dương liễu hoa thâm ñiểu ngữ trì Họa ñường thiềm ảnh mộ vân phi Khách lai bất vấn nhân gian sự Cộng ỷ lan can khán thúy vi."

    Dịch thơ:

    "Chim nhẩn nha kêu, liễu trổ dày Thềm hoa chiều rợp bóng mây bay Khách vào chẳng hỏi chuyện nhân thế Cùng tựa lan can nhìn núi mây."

    (Cảnh xuân - Nguyễn Huệ Chi dịch)

    Hai câu ñầu của bài thơ trình ra kết quả tri giác cụ thể của con người trước thế giới: Cái nghe (ñiểu ngữ trì - chim hót chậm rãi), và cái nhìn (mộ vân phi - mây chiều lướt bay). Con người ở ñây có thể là chính tác giả, nhưng do sự tỉnh lược chủ ngữ trong câu, ñó cũng có thể là "không ai cả": Thiên nhiên tự phô diễn vẻ ñẹp của chính mình theo trục thời gian, một cách "tự nhiên nhi nhiên".

    Trên dòng trôi chảy ấy, "khách" xuất hiện, một sự xuất hiện trong im lặng (bất vấn - không hỏi) và hòa ñồng (cộng ỷ - cùng dựa vào) tuyệt ñối vào cảnh vật. Cuối bài thơ, màu xanh biếc (thúy vi) của thiên nhiên mùa xuân bao trùm lên tất cả, cũng giống như cái tâm Thiền an lạc ñang tràn ngập hồn người. Chỉ miêu tả chứ không diễn giảng, bài thơ ñã "chừa chỗ" cho người ñọc cộng hưởng với khoảnh khắc "vong ngã" của tác giả trước vẻ ñẹp ngất ngây của thế giới...

    Có thể nói, "Xuân cảnh" là bài thơ khá tiêu biểu cho phong cách thơ Thiền của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Nó không trực tiếp hoặc gián tiếp thuyết giảng về yếu chỉ Thiền tông (như thường thấy ở những bài kệ của các thiền sư), mà nó thiên về bày tỏ cảm xúc Thiền của con người ñạt ñạo trước cái ñẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống.

    Thuộc về phong cách thơ Thiền Trần Nhân Tông như bài "Xuân cảnh", có thể kể ñến bài thơ có tựa "Nguyệt":

    "Bán song ñăng ảnh mãn sàng thư Lộ trích thu ñình dạ khí hư Thụy khởi châm thanh vô mịch xứ

  • 8

    Mộc tê hoa thượng nguyệt lai sơ."

    Dịch thơ:

    "ðèn song chếch bóng, sách ñầy giường ðêm vắng sân thu lác ñác sương Thức dậy tiếng chày ñâu chẳng biết Trên cành hoa quế nguyệt lồng gương."

    (Trăng - ðào Phương Bình dịch)

    Không gian ñược phác lên trong bài thơ là một không gian bao la khoáng ñạt, trong trẻo và lặng lẽ, ñặc trưng cho cái "không" của thiền. Thời gian ở ñây là thời gian ban ñêm, mùa thu - thời ñiểm thuận lợi cho sự bừng ngộ, khi cái tâm của con người ñược lắng ñọng và gạt bỏ ñi lớp màn bụi bặm vô minh che phủ thường ngày.

    Trong cái không - thời gian ấy, con người tỉnh giấc (thụy khởi) với dư vang của tiếng chày nện vải (châm thanh). Tiếng chày không phải là thực tại - nói ñúng hơn thì nó ñã từng là thực tại - nó bị không gian "nuốt chửng", và vì thế mà không gian trống không lại càng trở nên vô tận.

    Từ cái "tĩnh" mà cái "ñộng" sinh ra: Hình ảnh ánh trăng vừa ghé ñến bên bông hoa hé nở giữa ñêm khuya vừa là hình ảnh thực, vừa như một ẩn dụ về sự bừng sáng của trí tuệ giữa khoảng không bao la của vũ trụ - tâm hồn.

    Ta bắt gặp một lần nữa ánh trăng, nhưng lần này là trăng xuân, trong thơ của Trần Nhân Tông qua bài luật thi có nhan ñề "ðăng Bảo ðài sơn":

    "ðịa tịch ñài du cổ Thời lai xuân vị thâm Vân sơn tương viễn cận Hoa kính bán tình âm Vạn sự thủy lưu thủy Bách niên tâm ngữ tâm Ỷ lan hoành ngọc ñịch Minh nguyệt mãn hung khâm."

    Dịch thơ:

    "ðất vắng ñài thêm cổ Ngày qua, xuân chửa nồng

  • 9

    Gần xa, mây núi ngất Nắng rợp, ngõ hoa lồng Muôn việc nước trôi nước Trăm năm lòng như lòng Tựa hiên, nâng sáo ngọc ðầy ngực ánh trăng trong."

    (Lên núi Bảo ðài - Ngô Tất Tố dịch)

    Cảnh núi Bảo ðài qua cái nhìn của tác giả tuy u tịch nhưng vẫn mang nét ñẹp nên thơ sinh ñộng, cái sinh ñộng bởi có sự chuyển ñộng: Ngọn núi phủ mây thì khi xa khi gần, con ñường hoa thì nửa sáng nửa tối (Vân sơn tương viễn cận/ Hoa kính bán tình âm). Thế nhưng, con người trong cảnh lại thường tại, an nhiên, dường như không hề bị biến ñổi theo sự biến ñổi của ngoại cảnh (Bách niên tâm ngữ tâm - trăm năm lòng nói với lòng).

    Con người ấy, ở hai câu kết của bài thơ, ñã tan hòa trong ánh trăng tràn ngập không gian, lặng lẽ mà dào dạt vô biên. Nếu căn cứ trên cú pháp của câu thơ (Minh nguyệt mãn hung khâm - trăng sáng rọi ñầy cả ngực, bụng), ta sẽ thấy trong bối cảnh này trăng mới chính là chủ thể: Trăng chủ ñộng bao phủ lấy người, tắm gội cho người bằng ánh sáng trong trẻo của nó. Thiền vị của bài thơ, có thể nói, toát ra từ chính sự giao hòa tự nhiên giữa người và cảnh.

    Trong một vài trường hợp, thơ Thiền của Phật hoàng Trần Nhân Tông lại là sự bày tỏ trạng thái tinh thần, tâm tư, hoặc nhận thức của một con người ñã giác ngộ chân lý. Ông hướng tới việc miêu tả sự vi diệu của thế giới bên trong hơn là quan tâm ñến sự phong phú sống ñộng của thế giới hình sắc tồn tại khách quan, bên ngoài. Hai bài thơ cùng mang nhan ñề "Sơn phòng mạn hứng" có thể ñược xem là một ví dụ:

    Bài 1:

    "Thùy phục cánh tương cầu giải thoát Bất phàm, hà tất mịch thần tiên? Viên nhàn, mã quyện, nhân ưng lão Y cựu vân trang nhất tháp thiên."

    Bài 2:

    "Thị phi niệm trục triêu hoa lạc Danh lợi tâm tùy dạ vũ hàn Hoa tận vũ tình sơn tịch tịch

  • 10

    Nhất thanh ñề ñiểu hựu xuân tàn."

    Dịch thơ:

    Bài 1:

    "Ai trói buộc chi, tìm giải thoát? Khác phàm ñâu phải kiếm thần tiên Vượn nhàn, ngựa mỏi, ta già lão Như trước, am mây chốn tọa thiền?"

    Bài 2:

    "Phải trái rụng theo hoa buổi sớm Lợi danh lạnh với trận mưa ñêm Hoa tàn, mưa tạnh, non im ắng Xuân cỗi còn dư một tiếng chim."

    (Mạn hứng ở sơn phòng - ðỗ Văn Hỷ dịch)

    Dưới dạng những câu hỏi phản biện, qua hai câu ñầu của bài thơ thứ nhất, tác giả ñã thể hiện một quan ñiểm phá chấp triệt ñể - phá cái chấp vào Phật và cái chấp vào giải thoát, hướng tới sự giải phóng hoàn toàn cho cá nhân.

    Thật ra, ñây là một quan ñiểm ñã trở thành "truyền thống", mang nét ñặc trưng cho tinh thần khai phóng của Thiền học Việt Nam thời Lý - Trần. Ta có thể nhận thấy ñiều ñó trong thơ của Bảo Giám thiền sư thời Lý (? - 1173): "Thành ñược chính giác ít khi dựa vào tu hành/ Tu hành chỉ là giam cầm sự ưu việt của trí tuệ" (Cảm hoài 1). Hoặc trong trước tác của Tuệ Trung thượng sĩ Trần Tung (1230 - 1291): "Lông mày nằm ngang lỗ mũi nằm dọc/ Phật và chúng sinh ñều cùng một bộ mặt/ Ai là phàm, ai là thánh?/ Tìm tòi trong nhiều kiếp cũng không thấy căn tính" (Phàm thánh bất dị).

    Nhưng ở Trần Nhân Tông, dường như cách diễn ñạt của cùng một nội dung ñã trở nên nhu nhuyễn hơn, và dường như cách ông triển khai sự khế hội chân lí của mình cũng khác. Có vẻ như ông gần với triết lí "pháp tự nhiên" (thuận theo tự nhiên) của Lão Trang hơn. ðiều ñó thấy khá rõ ở bài thơ "Sơn phòng mạn hứng" thứ hai.

    Trần Nhân Tông nói ñến hoa buổi sớm (triêu hoa), trận mưa ñêm (dạ vũ), và những yếu tố thuộc về tự nhiên này, với ông, ñã trở thành vật quy chiếu cho những yếu tố thuộc về con người: Sự biện

  • 11

    biệt cái ñúng cái sai (thị phi niệm), suy nghĩ về danh và lợi (danh lợi tâm).

    Khi hoa ñã rụng hết, mưa ñã tạnh, núi ñã trở nên vắng lặng, thì một tiếng chim báo hiệu mùa xuân sắp hết: Quy luật sinh diệt tất yếu của thế giới vô thường là như vậy, trên dòng chảy vô thường ñó, con người chỉ có thể ñạt tới sự an lạc tự tại khi hiểu rõ chân tướng của nó, thuận theo nó, như nước chảy mây trôi...

    Trước tác của Phật hoàng Trần Nhân Tông còn lại ñến nay không nhiều, bộ phận thơ ca nói chung và thơ ca mang cảm xúc, cảm hứng Thiền trong ñó lại càng ít hơn nữa. Nhưng, ñó là cái ít vô cùng cần thiết ñể hiểu cho rõ và cho ñủ về một nhân cách văn hóa vĩ ñại trong lịch sử dân tộc. (Xin nói thêm là trong toàn bộ lịch sử của chế ñộ quân chủ chuyên chế ở ðông Á, Trần Nhân Tông là trường hợp duy nhất mang diện mạo kép: Vừa là Hoàng ñế, vừa là Giáo chủ của một tôn giáo).

    Qua một góc nhỏ thơ Thiền, ông ñã neo lại, và neo lại ñược trên dòng nước bạc thời gian hình ảnh một con người ñạt ñạo, một con người vượt khỏi cái chấp vào Không hay Có ñể nhập vào cuộc sống bình dị và có ý nghĩa trong "cuộc ñời này", một con người tu dưỡng cái tâm hài hòa cùng mạch sống của dân tộc: Ăn, ngủ, làm việc ñời, ñánh giặc cứu nước, vinh danh nước ðại Việt vào thiên cổ!

  • 12

    Xuân dưới nhiều cách nhìn

    Thích Trí Nguyệt

    Xuân về, rồi Xuân ñi. Hôm nay Xuân lại về nữa. Nói ñến Xuân, chúng ta liền nghĩ ngay ñến mùa ñổi mới, hay mùa cuối hoặc mùa ñầu tiên của năm. Nhưng, dù là cuối hay ñầu tiên, Xuân cũng làm cho chúng ta ý thức rằng cuộc ñời ñã mất ñi một phần nào cái gì ñáng quý nhất: ñó là mạng sống của chúng ta.

    Sự thật chua chát ấy ñã ñược bộc lộ trong bài thi Cảnh sách các thiền sinh của Phật giáo Nhật Bản:

    Thị nhật dĩ quá, Mạng diệc tùy giảm, Như thiểu thủy ngư, Tư hữu hà lạc?

    (Ngày nay ñã trôi qua, mạng sống cũng giảm dần, như cá cạn nước, nào có vui gì?)

    Vì thế, khi Xuân về, trong lúc thiên hạ biết bao người vui chơi thỏa thích, thì ở lãnh vực suy tưởng, lại có kẻ nát lòng rỏ lệ vì Xuân. Kẻ ấy khi thấy Xuân lộng lẫy huy hoàng, nhưng giả ảo chóng tàn, mà than:

    Xuân trần gian! Xuân trần gian! Mấy ñộ phôi pha mấy ñộ tàn.

    Chính vì sự chuyển dịch nhanh chóng của thời gian, vì cái kiếp ngắn ngủi của Xuân, mà khi Xuân sang lại có người rất thờ ơ lãnh ñạm:

    Ngoài kia Xuân ñã bén duyên chưa? Trời ñất trong ñây chẳng có mùa.

    (Hàn Mặc Tử)

    Chẳng có mùa thì không phiền lụy. ðúng vậy! Xuân về là Xuân về, còn tiếp ñón hay không, vui hay buồn là việc của ta. Chế Lan Viên hình như không chịu chia sớt quan ñiểm này, cho nên âu sầu,

  • 13

    khổ não, thi sĩ thốt:

    Tôi có chờ ñâu, có ñợi ñâu, ðem chi Xuân lại gợi thêm sầu. Với tôi tất cả ñều vô nghĩa, Tất cả không ngoài nghĩa khổ ñau.

    Thế nhưng, Xuân Diệu nhìn Xuân dưới một góc ñộ khác:

    Xuân ñang tới nghĩa là Xuân ñang qua, Xuân còn non nghĩa là Xuân sẽ già. Mùa Xuân hết là ñời ta cũng mất.

    “Mùa Xuân hết là ñời ta cũng mất”, rõ là câu nói vô cùng thống thiết, phát xuất từ ñáy lòng của những kẻ lo âu, phập phồng cho kiếp sống. Có người ñã nói rằng: “Ai cũng cho mùa Xuân là tươi ñẹp, nhưng theo tôi thì trái lại, nó không vui ñẹp chút nào, mà chính nó là lưỡi dao sắc bén nhất ñang kề ñến cổ chúng ta”. Vì một lần Xuân qua là con người mất ñi một năm thay vì ñược một tuổi. Như thế bảo sao con người không ñau khổ hay khóc lóc khi Xuân sang. Thế nhưng cũng có kẻ lại rộn lên một niềm giao cảm, vì nơi họ ñã dứt hết bao nhiêu phiền não dao ñộng:

    Chầm chậm Xuân về lòng ñất chuyển, Nhạc trời thanh thoát rộn muôn phương. Tâm linh một thoáng bừng giao cảm, Lặng hết bao nhiêu lớp sóng cồn.

    (Nhất Hạnh)

    Ở trường hợp khác người ta không phủ nhận Xuân, vì người ta thấy rằng ngoài mùa Xuân thông thường của thế gian, còn một mùa Xuân linh diệu vĩnh cửu:

    Ai bảo lòng ta khóc cảnh Xuân, Nhưng không, hoa ñẹp, khói hương trầm. Về trong linh diệu, trong tươi sáng, Là cả muôn ñời Xuân tượng trưng.

    (Hoàng Hoa)

    Không khóc cảnh Xuân không có nghĩa là phải cười với bất cứ mùa Xuân nào. Vì tất cả cảnh linh diệu tiềm tàng trong mùa Xuân lý tưởng, hoặc phô bày ra bên ngoài, nếu bị vài nét tang thương gạch một lằn ñen, thì ñứng trên quan niệm thông thường, tương

  • 14

    ñối, nó là một cớ ñể cho khóc với Xuân ñược:

    Ai bảo lòng ta vui với Xuân. Mưa hoa trắng quá ñẹp trong ngần. Và tang thương ấy còn ghi dấu, Bướm trắng còn bay trên núi sông.

    (Trích Ánh Xuân Vàng - Hoàng Hoa)

    Trong một hoàn cảnh khác, ñầy trái ngược nhưng giàu ý nghĩa sâu sắc, nhiệm mầu, thi sĩ Hoàng Hoa lại có những ý nghĩ rất là thoát trần:

    Ai ñã thấy ánh Xuân vàng muôn thuở? Mà tang thương che chấp tự lâu rồi. Không! Chỉ tại lòng người vương trọng nghiệp, Mà chưa từng nhìn nhận áng mây trôi. Này lá cỏ, cành cây, dòng suối cạn. Này chim ca, hoa nở, bướm vàng bay. Này tiếng súng rền vang trời quang ñãng, Vẫn là Xuân vàng thắm bấy lâu nay.

    (Hoàng Hoa)

    Lúc tuổi còn nhỏ chưa thấu ñạt lẽ có không, ta chỉ nhìn Xuân và ñắm Xuân qua trăm hoa ñua nở. Nay ñã thấy bản lai diện mục của chúa Xuân rồi, ta có thể an nhiên ngồi ngắm từng cánh hoa rơi rụng trước thềm, mỗi mỗi ñều thể hiện chân lý tuyệt vời:

    Niên thiếu hà tằng liễu sắc không, Nhất Xuân tâm sự bách hoa trung, Như kim khám phá ðông hoàng diện, Thiền bản bồ ñoàn khán trụy hồng.

    (ðiều Ngự Giác Hoàng)

    (Tuổi nhỏ chưa từng rõ sắc không, Ngày Xuân hoa nở rộn tơ lòng. Chúa Xuân nay ñã tìm ra mặt, Thiền tọa an nhiên ngắm cánh hồng).

    ðón Xuân như thế thì ñịa vị của mùa Xuân không bao giời mất trong tâm linh con người. Mùa Xuân là mùa vui tươi tịch mịch, bất khứ bất lai, không tuổi tác. Mùa Xuân là bản thể nhiệm mầu của

  • 15

    vạn pháp:

    Chư pháp tùng bản lai, Thường tự tịch diệt tướng. Xuân ñáo bách hoa khai, Hoàng oanh ñề liễu thượng.

    (Các hiện tượng xưa nay, Bản tánh thường vắng lặng, Xuân ñến trăm hoa cười, Oanh vàng ca liễu thắm).

    Như thế thì mùa Xuân lý tưởng ñã về ngự trị nơi lòng của mỗi người, và mọi người không còn tin tưởng, hy vọng một mùa Xuân nào khác. Với chúng ta, người phàm mắt thịt, có Xuân tới, có Xuân ñi, nhưng ñối với các vị thiền sư thì tới ñi ñều là biến chuyển mộng ảo, không nên bận lòng:

    Xuân lai hoa ñiệp thiện tri thì, Hoa ñiệp ưng tu tiện ứng kỳ, Hoa ñiệp bản lai giai thị huyễn, Mạc tu hoa ñiệp vấn tâm trì.

    (Giác Hải thiền sư)

    (Xuân sang hoa bướm khéo quen thì, Bướm liệng hoa cười vẫn ñúng kỳ, Nên biết bướm hoa ñều huyễn cả, Thây hoa mặc bướm ñể lòng chi).

    Vì biết màu sắc mùa Xuân huyễn ảo như thế, ñến ñể rồi ñi, cho nên một Thiền sư khác không luyến tiếc mà lạnh lùng ngồi xem:

    Thân như ñiện ảnh hữu hoàn vô, Vạn mộc Xuân vinh thu hựu khô. Nhậm vận thạnh suy vô bố úy, Thịnh suy như lộ thảo ñầu phô.

    (Vạn Hạnh thiền sư)

    (Thân như bóng chớp chiều tà, Cỏ Xuân tươi tốt, Thu qua rụng rời, Sá chi suy thịnh việc ñời, Thịnh suy như hạt sương rơi ñầu cành).

  • 16

    ði sâu vào cái chuyển dịch, tàn phá, là bộ áo ngoài của Xuân, một Thiền sư khác thấy trong ấy có cái không thể chuyển dịch, không thể tàn phá ñược, ñó là bản thể thường trú của Xuân vậy:

    Xuân khứ bách hoa lạc. Xuân ñáo bách hoa khai. Sự trục trục nhãn tiền quá. Lão tùng ñầu thượng lai. Mạc vị Xuân tàn hoa lạc tận. ðình tiền tạc dạ nhất chi mai.

    (Mãn Giác thiền sư)

    (Xuân ñi lưu lại cánh hoa rơi. Xuân ñến trăm hoa nở nụ cười. Thế sự thoáng qua rồi mất biệt. ðầu xanh ñã ñiểm nét sương rồi. Có ñâu Xuân lụi hoa tàn mãi. ðêm trước sân cười một nhánh mai).

    Vâng! Sự sống bất diệt, không vì sự thay ñổi, tàn tạ của hiện tượng mà tiêu tan. Vì không tiêu tan, nên nhánh mai này có khô là có nhánh mai khác nở cười…

  • 17

    Gởi lại ñóa Xuân Hạnh Chiếu

    Lật lại trang Yên Tử hơn 700 năm mà nhớ Tổ sư. Nhớ nên sẽ về. ðiều ñó ñối với tôi tự nhiên như con nhớ mẹ, như mây nhớ núi, như kẻ tha hương nhớ nhà. Tôi ao ước già mình sẽ về núi, núi nào thì không biết. Có khi là một ngọn núi rất riêng của chính mình. Hồi trước, Trần Thái Tông hay nhớ non Yên, nhất là mỗi lần trong lòng bất an. Bởi vì ñó là nơi tĩnh tại, bình an, cõi hồng trần không lên tới ñược. Mấy hôm nay lật lại trang sách cũ, thấy vua mới như tân. Bởi vì trong vua có một trái tim không bao giờ cũ. Trái tim ñồng cảm với tha nhân, chung một con ñường sanh lão bệnh tử.

    Vua bảo tướng sinh của người là mùa xuân của năm, liễu biếc hoa xinh, rực rỡ thắm tươi. ðẹp lắm. Nhưng bất ngờ vua lại kết hai câu thơ buồn ñứt ruột:

    Lang thang làm khách phong trần mãi, Ngày cách quê hương muôn dặm trình.

    Không hiểu tại sao chúng ta có sinh ra là có lang thang trong cát bụi tử sinh. Vui buồn, ñược mất, thương ghét… cứ thay nhau dẫn mình chạy loạn trong sáu nẻo. Vọng tưởng như bộc lưu, quen vậy rồi nên ñứng lại không ñược. Phải tìm ñường chạy thôi, dù có bứt hơi, có thở hổn hển, có té lên té xuống… cũng cứ chạy! ðạp nhau mà chạy. ðôi lúc ñuối sức, Phật thương biểu ñừng chạy nữa thì mình giận Phật luôn. Lạ lùng chưa? Cái nghiệp nó như thế.

    Thật ra cũng không phải vô cớ, Phật bảo chúng sinh vì vô minh vọng ñộng mà tạo nghiệp xoay vần lên xuống trong sáu nẻo. Song, dù có ñi ñâu cũng không ra khỏi bản tâm của mình. Bởi thế ñến lúc mệt quá cũng phải dừng lại, tự nhiên vậy thôi. Chỉ có ñiều sớm hay muộn. Nếu ñể muộn quá, gió thu se lạnh, rét ñông kéo về, ñôi con mắt sụp tắt. Có tiếc cũng ñã rồi. Một ñời phong trần cho tới gối mỏi lưng còng vẫn biệt tích vô âm, không thấy ñâu là nhà. Bấy giờ chiếc bóng ly hương mới quạnh quẽ làm sao. ðến sông không thuyền, nỗi khổ này biết thố lộ cùng ai!

    Cho nên không phải ngẫu nhiên mà vua Trần lại bảo tướng già của người là mùa hạ của năm, hoa tàn liễu úa. Tướng bệnh của người là mùa thu của năm, núi trơ non trọi. Tướng chết của người là mùa ñông của năm, tất cả ñều trở về không. Bốn mùa ñi qua một ñời người, xoay tròn cái vòng sanh lão bệnh tử. Chuyện này ñâu phải của riêng ai. Nhà vua thấm thía lắm mới nói lên ñược sự thật ấy.

    Vẫn biết ñông tàn thì xuân sang. Nhưng phải là một mùa xuân như

  • 18

    thế nào ñể không lẩn quẩn nữa ñây? Chỗ này, ñợi ñến vua Nhân Tông xuất hiện mới thật sự mãn túc.

    Thân như hơi thở ra vào mũi, ðời giống mây trôi ñỉnh núi xa, Tiếng quyên từng chập vầng trăng sáng, ðâu phải tầm thường một xuân qua. (Thân như hô hấp tỷ trung khí, Thế tợ phong hành lãnh ngoại vân, ðỗ quyên ñề ñoạn nguyệt như trú Bất thị tầm thường không quá xuân) Hòa thượng Thanh Từ - Thiền sư Việt Nam

    Chiếc thân mong manh như hơi thở, cuộc ñời phù du tựa mây trôi. Thì kệ nó, có sao ñâu. Bởi vì còn có vầng trăng sáng riêng treo một cõi, còn có tiếng quyên kêu vang dội một phương. Và hơn thế nữa, cả một trời xuân ảnh hiện sắc thân Như Lai, bất sinh bất diệt, hiển hiện tròn ñầy qua mắt qua tai, qua trái tim nồng ấm của Thiền tăng ñầu núi.

    Bao nhiêu ñó ñủ rồi, còn lại thì mặc nhiên, các pháp từ duyên sinh thì cũng từ duyên diệt. Ném hết thị phi là chấm dứt muộn phiền. “Buông bốn ñại chừ dừng nắm bắt. Tỉnh một ñời chừ thôi chạy quàng” (Thượng sĩ Tuệ Trung), chẳng còn gì có thể câu thúc thân tâm. Bởi vậy ðiều Ngự mới sung sướng mà reo:

    Chúa xuân nay bị ta khám phá, Chiếu trải giường thiền ngắm cánh hồng.

    Vua Trần Nhân Tông hoàn thành tâm nguyện một ñời mình mà cũng là tâm nguyện của Thái Tông, của lịch ñại Tổ sư. Nhà vua không còn nhớ núi như ông nội hồi ñó nữa, bởi vì ngài chính là Thiền tăng ở núi. Sống sức sống của núi, thở hơi thở của núi, ñi ñứng ngồi nằm ở trong chánh ñịnh tựa như núi. Trầm mà hùng. ðạm mà thanh. ðể từ ñó Yên Tử sơn mãi mãi là linh hồn của Phật giáo Việt Nam. Và mùa xuân miên viễn ñọng lại trên ñài hoa năm uẩn, phi sắc phi hương mà bát ngát thinh không, dâng lên cúng dường mười phương các ñấng Như Lai. Trong ñó có những vị Phật ñã thành, ñang thành và sẽ thành ở chốn nhân gian.

    Nhờ thế chúng sinh muôn ñời sau vẫn trọn niềm tin tưởng - Giữa cuộc ñời bọt bèo huyễn hóa, trong ta còn ngát một ñóa xuân.

  • 19

    MÙA XUÂN MIÊN VIỄN Thích Thông Phương

    I. THẾ GIAN KẸT TRONG THỜI GIAN VÔ THƯỜNG Nói mùa xuân miên viễn là muốn gợi lại một cái gì mà người người ñang bỏ quên. Bởi người thế gian luôn sống trong tâm vô thường, nên thấy nhìn cái gì cũng theo chiều vô thường và buồn vui theo ngoại cảnh. Chúng ta thường tán tụng xuân về hoa nở, chim ca hót, ca ngợi tuổi xuân ñẹp như thơ v.v…, nhưng rồi một lúc xuân cũng ñi qua và nhớ lại liền tiếc nuối! Năm mới thì chúc tụng, mừng tuổi, ngờ ñâu lên một tuổi là mất một năm, là bớt ñi một tuổi thọ, nghĩa là rút ngắn bớt thời gian mình có mặt trên ñời. Thiền sư Thiên Tùng có hai câu thơ nói về xuân: Kim triêu tận ñạo thiêm nhất tuế, Ngô ñạo như kim giảm nhất niên. Nghĩa: Sáng nay người bảo thêm một tuổi, Tôi nói ngày này bớt một năm. Lẽ thật là như thế. Bởi con người chúng ta luôn sống trong tưởng tượng quá nhiều hơn sự thật. Bảo xuân về, nhưng xuân ở ñâu mà về? Rồi ñi ñâu? Chỉ là thời tiết ñến thì hoa nở, nở xong thì tàn, một dòng trôi chảy liên tục vậy thôi. Chúng ta lại chặn ngang một ñoạn, gán cho nó cái tên “mùa xuân” ñể tạm vui với nhau. Song mùa xuân có ñến, có ñi, ñó là mùa xuân của sự vô thường sinh diệt, nó gạt con mắt phàm vui buồn trong ñó; với người hiểu ñạo thì ñâu thể lầm mê! Với người hiểu ñạo, phải thấy cái gì cao siêu hơn, không thể giam mình trong cái tầm thường hư ảo này! Thượng Sĩ Tuệ Trung có bài kệ nói về: KHUYÊN ðỜI VÀO ðẠO: Tứ tự tuần hoàn xuân phục thu, Xâm xâm dĩ lão thiếu niên ñầu. Vinh hoa khẳng cố nhất trường mộng, Tuế nguyệt không hoài vạn hộc sầu. Khổ thú luân hồi như chuyển cốc, Ái hà xuất một ñẳng phù âu. Phùng trường diệc bất mô lai tỷ, Vô hạn lương duyên chỉ ma hưu. Nghĩa: Thời tiết xoay vần xuân tới thu, Tuổi già vùn vụt phủ lên ñầu. Giàu sang nhìn lại một cơn mộng, Năm tháng ôm suông muôn hộc sầu. Nẽo khổ luân hồi vành xe chuyển, Sông yêu chìm nổi tợ bọt xao.

  • 20

    Gặp dịp chẳng liền sờ lên mũi, Thôi thế duyên lành bao thuở nào! ðây là Thượng Sĩ ân cần nhắc nhở mọi người, chớ ñắm mê theo cuộc vô thường của thế gian này, say ñắm ở trong ñó mà tạo tác lăng xăng, rốt cuộc chỉ ôm khổ, ôm sầu, tay không cũng hoàn tay không. Theo ñó, tức là theo hòn bọt nổi mà lên xuống, chìm nổi trong vòng luân hồi, quên mất biển cả thênh thang. Ngay ñây ñã gặp dịp ñánh thức cho mình, phải tỉnh lại, sờ lên mũi xem! Một lẽ thật muôn thuở ngàn ñời vẫn hằng sẵn ñó mà không chịu nhận, lại nhớ ñâu ñâu, ñuổi theo bắt bóng tìm bọt, cuối cùng trả về cho KHÔNG! ðành bỏ qua duyên lành hy hữu này sao? Mã Tổ một hôm cùng Hoài Hải ñi dạo, thấy bầy vịt trời bay qua, Mã Tổ liền chỉ ñó hỏi: - ðó là cái gì? Hoài Hải thưa: - Bầy vịt trời. Mã Tổ hỏi: - Bay ñi dâu? Hoài Hải thưa: - Bay qua. Mã Tổ bèn nắm mũi Hoài Hải vặn mạnh, ñau quá Sư la lên. Mã Tổ bảo: - Lại nói bay qua ñi! Ngay câu ñó, Hoài Hải tỉnh ngộ. Hoài Hải ban ñầu theo thường tình cứ lo nhớ bầy vịt trời, quên mất chính mình ñang hiện hữu. Mã Tổ thấy thấu ñược ñiểm ấy nên nhéo mũi ñánh thức Sư trở lại. Hoài Hải ñau ñiếng la lên, mới hay lẽ thật từ xưa vẫn sờ sờ ñó thôi, chưa từng thiếu vắng bao giờ! Có bay ñi ñâu? Chớ quên mình theo vật ñành chịu lang thang rất ñáng thương! II. XUÂN TRONG TỰ TÁNH Quả thật, ai ai cũng ñều có một quê hương sáng ngời với mùa xuân muôn thuở, chưa từng có ñến ñi, nở tàn, thay ñổi theo thời gian mà ñành bỏ quên một cách ñáng thương! Thiền sư thấy ñược lẽ thật ấy nên dùng mọi phương tiện ñánh thức chúng ta sống lại chỗ này, chính ñó là nguồn sống vĩnh viễn không cùng tận. Thiền sư Tiên ðỗ hiệu Vô Kiến có bài thơ Ở NÚI: Trang Sanh hữu ý năng tề vật, Ngã dã vô tâm dữ vật tề. ðộc tọa bồ ñoàn xuân nguyệt noãn, Nhất thanh u ñiểu cách song ñề. Nghĩa: Trang Chu có ý hay tề vật, Ta chỉ vô tâm cùng vật tề. ðộc tọa bồ ñoàn ngày xuân ấm, Một tiếng chim kêu xa vọng về.

  • 21

    Nghĩa là, Trang Chu ñem tâm muốn an bài vật, khiến cảnh vật theo ý mình; ñâu biết rằng, càng khởi tâm thì cảnh càng ñộng, càng loạn, càng sai biệt thôi. Vừa khởi tâm tề vật, là vật ñã sai biệt rồi! Chỉ tự vô tâm thì cảnh tự an bài, vật tự tề, núi tự là núi, sông tự là sông. Ngày xuân ấm, ngồi một mình trên bồ ñoàn, chợt một tiếng chim kêu cách cửa sổ, từ xa vọng về! Xa vọng về ñâu? Tức vọng về “Con Người Mãi Xuân” ñang ngồi ñó! Ô kìa! Bên song cửa sáu căn thấy nghe hiểu biết, “Người ấy” ñang ngồi ñây! Người này không có trẻ già, ñâu lo còn mất? Có Ai ñã nghe tiếng chim xa vọng về ñó chăng? Tuy nhiên, trong ñây vừa có “Ý” liền sai. ðến Thiền sư Nhân Dũng ở Bảo Ninh thì nhân ngày tết, Sư dạy chúng: Tạc nhật khứ niên khứ, Kim nhật kim niên lai. Khứ niên khứ bất khứ, Kim niên lai bất lai. Biến dã doanh xích tuyết, ðại ñịa vong tiêm ai. Vô danh vô tự nhân, Cử mục liêu bồi hồi! Nghĩa: Hôm qua năm cũ ñi, Ngày nay năm mới ñến. Năm cũ ñi chẳng ñi, Năm mới ñến chẳng ñến. Khắp ñồng trắng ñầy tuyết, Cõi ñất bặt mảy trần. Người không tên không chữ, ðưa mắt nhìn bồi hồi. Năm nào là năm cũ? Năm nào là năm mới? Chỉ cách có một ñêm, sáng ra liền chia thành năm cũ, năm mới. Quả là sống trong ảo tưởng quá nhiều! Rồi tại sao năm cũ ñi chẳng ñi? Năm mới ñến chẳng ñến? Vì ñến ñi ñó là cái thấy ảo tưởng theo thời gian vô thường, nhưng sự thật ngay trước mắt ñây, vốn hiện bày một màu sáng ngời, không một hạt bụi che. Trong ñó, có “người không tên, không chữ” ñang ñưa mắt nhìn bồi hồi kia kìa! Năm cũ, năm mới làm sao ñến ñược chỗ này! Ai thấy chăng? Song, vì sao mà người ấy nhìn bồi hồi? Bởi vì, vẫn ngồi ñó mà không ai ngó tới! Người người cứ lo ñuổi theo hoa nở, hoa rụng ñể tự vui buồn theo ñó, còn người chủ của mùa xuân bất diệt vẫn ngồi ñây mà không ai hay. Thật quá phũ phàng! Vậy có ai biết người ñó ở ñâu chăng? ðây, Thiền sư Pháp Diễn ở Ngũ Tổ chỉ thêm cho thấy, Sư thượng ñường bảo:

  • 22

    - Hôm qua lão tăng vào trong thành thấy một giàn xiếc với người gỗ máy, bèn ñến gần trước xem, hoặc thấy ñẹp ñẽ lạ kỳ, hoặc thấy rất xấu xí, chuyển ñộng khi ñi khi ngồi, xanh vàng ñỏ trắng. Thấy rõ mọi thứ xong, ñến khi xem kỹ lại thì vốn là tấm màn vải xanh bọc lại, bên trong có người. Sơn tăng nhịn không nổi, liền bước tới hỏi: - Ông tên họ gì? Y bảo: Ông Hoà thượng này, thấy là xong, còn hỏi tên họ làm gì? ðại chúng! Sơn tăng bị y hỏi một câu ñành câm miệng không lời có thể ñáp, không lý có thể bày. Có ai vì Sơn tăng nói ñược chăng? Người nào ở trong tấm vải bọc lại? Tại sao hỏi tên họ thì bị quở? Ai thấy ñược người ấy chưa? Hãy chú ý nghe kỹ: “Thấy là xong, còn hỏi tên họ làm gì?” Ngay trong thân hiện tại ñây, nhận thấy là xong, khỏi hỏi tên họ, tuổi tác! Hòa thượng Thạch ðầu từng bảo Duy Nghiễm: Từ lâu chung ở chẳng biết tên, ði ñứng theo nhau cứ mặc tình. Chư thánh từ xưa còn chẳng biết Kẻ phàm thô vội ñâu thể rành! Âm: Tùng lai cộng trụ bất tri danh Nhậm vận tương tương chỉ ma hành Tự cổ thượng hiền du bất thức, Tạo thứ phàm lưu khởi khả minh. Cái gì tùy thời luôn luôn theo sát bên mình trong mọi cử chỉ, hành ñộng chưa từng tạm rời? Tại sao từ lâu xa vẫn ở chung với nó mà không biết tên nó? Có phải ñó là người không tên không chữ ñang nhìn bồi hồi chăng? Nó vốn không tên, nếu biết tên nó, lại thành kẻ thứ hai rồi! Chỗ này chư thánh còn chẳng biết kia mà! ðơn giản, vì ñây không phải là cái bị biết. Do ñó nếu ñứng bên ngoài mà suy luận thì không bao giờ cảm thông ñược. Cần phải một phen thẳng vào sống trong ấy. Song, muốn sống chỗ này, phải dám quên cái vô thường kia, và bừng dậy ngay trong vô thường vẫn hằng thường, không sanh niệm thứ hai chen vào thì hiện tiền sáng ngời không nghi. Thiền sư Chân Tịnh có bài kệ: Lão dã tu tri bất lão thân, ðồng hành ñồng tọa hữu tinhthần Tuy nhiên vô tướng vô dung mạo Năng vị quần sanh tác chủ ông. Nghĩa: Già ñó nên biết thân chẳng già. ði ñứng nằm ngồi vẫn theo ta Tuy nhiên không tướng, không hình mạo Làm chủ muôn loài vốn từ xưa.

  • 23

    Thiền sư Chân Tịnh cũng nhắc nhở chúng ta, trong cái thân trẻ già này, có cái chẳng già, nó vẫn hiện hữu trong mọi cử ñộng tới lui, qua lại hằng ngày ñây. Tuy nó không có hình dáng gì ñể thấy như cái thân già trẻ, nhưng chính ñó là gốc của muôn vật, không cái gì trên thế gian này thoát ra khỏi nó. Nhưng lạ thay! Người người lại bỏ quên nó không ngó ngàng tới! Ồ! Người ấy ñang bồi hồi nhìn chúng ta kìa! Tổ Lâm Tế bảo: “Ngay cục thịt ñỏ au ñó, có con người chân thật không ngôi thứ, thường ra vào nơi cửa mặt chúng ta ñây.” Tức ngay hiện tại, thấy nghe tất cả mà vẫn nguyên vẹn là thấy nghe, không xen lẫn cái gì, ai không có? Sống trở lại với con người này thì làm chủ trong cuộc vô thường, còn gì vui sướng hơn? Mùa xuân miên viễn không năm tháng là ñó chứ gì? ðộng Sơn sắp tịch, có vị tăng hỏi: - Hòa thượng bệnh, có cái chẳng bệnh chăng? Sư ñáp: - Có. Tăng hỏi: - Cái chẳng bệnh có thấy Hòa thượng chăng? Sư ñáp: - Lão tăng xem y có phần. Tăng hỏi: - Chưa biết Hòa thượng làm sao xem y? Sư ñáp: - Khi lão tăng xem, chẳng thấy có bệnh. Khi bệnh, nhìn kỹ xem cái bệnh diễn ra như thế nào? Thấy ñược cái bệnh, cái ñó ñâu thuộc bệnh? ðâu bị vô thường chi phối? Nên nói: “Xem y có phần”. Bốn ñại năm ấm ñâu ngăn che ñược nó. Hiện tại có ai bị ngăn không có thấy nghe chăng? Tuy nhiên tối kị sanh tâm ñộng niệm. Vừa ñộng niệm liền rơi trong bệnh, chớ bảo là không dính dáng. ðến Thiền sư Vạn Hạnh thì sự thịnh suy vô thường hiện trong con mắt Sư như sau: Thân như ñiện ảnh hữu hoàn vô, Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô Nhậm vận thịnh suy vô bố uý, Thịnh suy như lộ thảo ñầu phô. Nghĩa: Thân như ñiện chớp có rồi không Cây cỏ xuân tươi thu héo tàn Mặc cuộc thịnh suy không sợ hãi, Thịnh suy ngọn cỏ hạt sương ñông. Với Thiền sư lòng vẫn bình thản trước sự thịnh suy của cuộc ñời. Nhưng tại sao Thiền sư không sợ hãi trước cuộc thịnh suy? Vì Sư thấy rõ thân không thật, cảnh sẽ nương vào ñâu ñể lập? Thịnh với

  • 24

    ai? Suy với ai? Sư thấy rõ thịnh suy tợ hạt sương buổi sớm ñọng trên ñầu ngọn cỏ, không có gì quan trọng so với con người bất tử kia. Nếu gặp thịnh liền vui, gặp suy liền buồn, ñó là vui buồn theo duyên, không có chủ, cần nên nhớ! III. NIỀM VUI CHÂN THẬT Như vậy nói mùa xuân miên viễn là ngầm chỉ cái gì? Tức ngầm chỉ một niềm vui chân thật, vui mãi không mất, không thuộc sanh diệt. ðó là niềm vui không có thời gian. Nói thẳng là, niềm vui sống ñược trong tự tánh, niềm vui làm chủ trở lại chính mình. Hòa thượng Thủy Lạo từng bảo trong chúng: “Ta từ khi bị cái ñạp của Mã Tổ ñến nay cười mãi không thôi.” ðó là niềm vui sống ñược trong cái chân thật. Nếu ngay khi bị ñạp ñó mà chợt nhớ ñến cái ta này, hẳn không thể có ñứng dậy vỗ tay cười to (Sư hỏi Mã Tổ: - Thế nào là ý Tổ Sư từ Ấn ðộ sang? Mã Tổ liền nhắm ngay ngực tống cho một ñạp té nhào. Sư liền ñại ngộ, ñứng dậy cười to ha hả). Chính lúc ñó, Sư quên mất cái Ta này, cũng không nhớ cái ñạp luôn, mới chợt nhận ra niềm vui bất diệt ấy ở ngay nơi mình từ lâu. Thiền sư Hoài Nhượng ở Nam Nhạc sai vị tăng ñến thăm dò Mã Tổ và dặn: - ðợi y thượng ñường, chỉ hỏi: “Làm cái gì?”, y trả lời thế nào ông hãy ghi nhớ về thuật lại cho ta nghe! Vị tăng liền ñến chỗ Mã Tổ làm ñúng theo lời Sư chỉ dạy. Mã Tổ liền bảo: - Từ loạn Hồ về sau ba mươi năm chưa từng thiếu tương muối. ðây là Mã Tổ nói lên niềm vui trở về nhà, hết còn lang thang tìm kiếm xin ăn bửa ñói bửa no. Chính ñó là chỗ an ổn ñời ñời, không ai có thể xâm phạm ñược. Các ngài là người, các ngài có; chúng ta cũng là người thì chúng ta cũng có ñâu thiếu! Vậy sao chúng ta không chịu sống trong ấy, mà ñành chịu giam mình trong cuộc luân hồi sanh tử khổ ñau? Hòa thượng Vân Cái có bài kệ nói lên chỗ sống chân thật ấy: Nhất niên xuân tận nhất niên xuân, Dã thảo sơn hoa kỷ ñộ tân. Thiên hiểu bất nhân chung cổ ñộng, Nguyệt minh phi vị dạ hành nhân. Nghĩa: Một năm xuân trọn một năm xuân, Hoa nội cỏ ñồng tươi mấy lần. Trời sáng chẳng do chuông trống ñộng, Trăng trong ñâu bởi khách ñi ñêm. ðến ñây, với Thiền sư Vân Cái thì thấy lúc nào cũng là xuân, khắp nơi ñâu ñâu cũng là xuân, không còn phân biệt mới cũ. ðó là mùa xuân từ trong tự tánh mà thấy, không do tạo tác từ bên ngoài, không do cái gì làm nên. TÂM XUÂN thì thấy cái gì cũng xuân. Ai bảo người tu là bi quan yếm thế?

  • 25

    IV. LÀM SAO THẤY ðƯỢC NIỀM VUI NÀY? ðã biết có niềm vui bất diệt ấy, nhưng làm sao nhận thấy, chẳng lẽ chỉ nói suông sao? ðây, Thiền sư Thử Am chỉ cho chúng ta thấy qua bài kệ: Lưu thủy hạ sơn phi hữu ý, Phiến vân qui ñộng bổn vô tâm. Nhân sanh nhược ñắc như vân thủy, Thiết thọ khai hoa biến giới xuân. Nghĩa: Nước tuôn xuống núi nào có ý, Mây bay về ñộng vốn vô tâm. Người ñời nếu ñược như mây nước, Cây sắt trổ hoa khắp cõi xuân. Nếu tâm chúng ta ñược như mây nước, ñi qua tất cả mà không lưu lại dấu vết gì, không bám dính cái gì, thì: “cây sắt trổ hoa khắp cõi xuân”, khỏi tìm ñâu khác. Nói theo kinh Kim Cang là: “Nên không chỗ trụ mà sanh tâm kia”, ñi qua tất cả sáu trần mà không dừng trụ ở bất cứ trần nào, không ñứng lại ở bất cứ chỗ nào, thì tâm thênh thang có gì phiền não? Chính ñó là sống trở lại “tâm thể tinh khôi”, lúc nào cũng mới mẻ sáng ngời, chỗ nào cũng có niềm vui bất diệt ñó. Cho nên Thiền sư Thiền Lão ñáp vua Lý Thái Tông hỏi: - Hằng ngày Hòa thượng làm gì? Sư ñáp: - Trúc biếc hoa vàng ñâu cảnh khác, Trăng trong mây bạc hiện toàn chân. (Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh, Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân) Chỗ sống hằng ngày của Thiền sư là như thế. Tâm ñã thanh tịnh sáng suốt thì thấy cái gì cũng thanh tịnh sáng suốt, cũng lộ bày chân thật ñó, chỗ nào mà chẳng xuân? Song vừa có “ý” xen vào liền hết xuân! Liền ñó Lưu Thần, Nguyễn Triệu phải trở về nhân gian thôi! Tương truyền ngày xưa có hai chàng học trò tên Lưu Thần và Nguyễn Triệu nhân ngày tết ðoan ngọ (mùng 5 tháng 5) ñi hái thuốc, bị lạc ñường ñến ñộng Thiên thai gặp Tiên nữ và kết duyên cùng Tiên nữ. Nhưng một hôm, ñang ở trên cảnh tiên vui sướng bỗng chợt nhớ nhà quá, rồi một mực ñòi về. Tiên nữ biết hai chàng lòng trần chưa dứt không thể ép ñược, nên ñưa cả hai về trần thế. Song, khi hai chàng về ñến nơi thì hỡi ôi, cảnh vật ñều biến ñổi khác lạ, quê xưa không còn nữa, người thân ñều chết cả, không người quen biết! Hai chàng buồn bã lại nhớ ñến cảnh tiên, tìm ñường muốn lên ñó ñể gặp tiên, nhưng than ôi, cảnh tiên ñâu không thấy, cuối cùng lạc lối, ñành chịu chết bỏ xác ở rừng sâu!

  • 26

    Cho thấy, dù người ñang ngồi trong cảnh tiên, vẫn không sống ñược trong ấy, là vì sao? Lỗi tại ai? Cảnh ñâu có bỏ người hay lựa người. Chỉ tại người tự sanh tâm cách biệt! Trong khi ñó thì: Hoa lưu ñộng khẩu ưng trường tại. Nghĩa là: Mãi nơi cửa ñộng hoa còn ñó. Hoa vẫn còn mãi ñó! Vẫn nở luôn nơi cửa ñộng nhưng người còn ñộng niệm nhớ trần gian nên không thấy. Chỉ cần ngay ñây, ai ñó tự mở mắt ra xem, thì, ô kìa! Hoa nở ngay trong mắt mình! Vui sướng xiết bao! Bỏ qua, rồi ñi tìm là ñành chịu chết! Có thật ñau ñớn chăng? V. TÓM KẾT Người nhận ñược niềm vui chân thật này là con ñường trở lại quê xưa. Sống ñược niềm vui này là làm chủ trở lại trong cuộc vô thường sanh tử, từ ñó có hiệu dụng thắng phiền não, ñau buồn, vì ñã có mùa xuân miên viễn nơi cố hương. Cũng từ ñây, người tỉnh ngộ hết chạy ñuổi tìm theo cái hư dối mà ngồi thẳng ngay tại quê nhà thưởng xuân, còn gì vui sướng hơn? Tuy nhiên, muốn ñược như thế, phải quên cái TA sanh diệt này, phải dám BUÔNG! Kinh Niết Bàn có nhắc chuyện Tiên nhân vì nửa bài kệ mà hy sinh thân mạng. Tức Phật khi còn tu Bồ tát hạnh, làm vị Tiên nhân ở trong núi sâu, trọn ngày hành ñạo, muốn tìm cầu kinh ñiển ñại thừa mà không nghe biết ở ñâu có. Nhân vị Tiên ấy ñang ngồi thiền tư duy, cảm ñến trời ðế Thích hiện xuống hóa làm một quỷ La Sát ñến bên ñộng dùng tiếng trong trẻo ñọc nửa bài kệ: Chư hành vô thường, Thị sanh diệt pháp Nghĩa: Các hành vô thường, Là pháp sanh diệt. Vị Tiên nghe ñược, liền xuống khỏi chỗ ngồi, ñi ra ngoài nhìn khắp nơi tìm xem ai ñọc nửa bài kệ ñó, thì thấy một hình tướng ghê sợ, ñầu tóc rối bù, mặt xanh như chàm, răng nanh lòi ra, thân to, bụng ñói teo nhỏ. Vị Tiên bèn hỏi: - Phải ông vừa ñọc hai câu kệ vừa rồi chăng? La Sát ñáp: - Chính tôi ñọc. Vị Tiên nói: - Xin ông ñọc tiếp luôn hai câu cuối, tôi sẽ ñền ơn cho. La Sát nói: - Bụng tôi ñang ñói mấy ngày, không còn sức ñể ñọc tiếp. Vị Tiên hỏi: - Thức ăn của ông là gì? La Sát nói:

  • 27

    - Thịt tươi của người và uống máu nóng, nếu ông có thể xả thân cho tôi ăn, tôi sẽ nói cho. Vị Tiên nghĩ: - “Nếu xả thân cho vị này ăn thì lấy gì ñể nghe pháp?” Bèn nghĩ ra kế, xin La Sát hãy viết bài kệ lên ñá, Ngài ở trên cây cao nhìn xuống ñồng thời gieo thân mình cho ăn. Như thế, La Sát viết hai câu tiếp: Sanh diệt diệt dĩ, Tịch diệt vi lạc. Nghĩa: Sanh diệt diệt rồi, Tịch diệt là vui. Vị Tiên ñang nhảy xuống, La Sát ñỡ lấy thân của vị Tiên, hiện lại nguyên hình trời ðế Thích, tán thán: - Lành thay! Ngài sẽ thành Vô Thượng Chánh ðẳng Chánh Giác, xin chớ quên ñộ tôi! Trong ñây, tại sao chỉ có hai câu kệ mà bắt phải hy sinh thân mạng? Hy sinh thân mạng rồi, lấy gì ñể nghe? ðó là một thâm ý! Thân này vốn thuộc các hành vô thường, là pháp hữu vi sanh diệt chứ gì! Muốn nghe nhận ñược ñến “Sanh diệt diệt rồi, tịch diệt là vui” thì phải dám BUÔNG cái TA sanh diệt này, mới nghe ñược “Tịch diệt là vui” kia! Còn quá bám víu, quá luyến tiếc cái Ta không dám buông, thì ñừng mong nghe ñược lời vi diệu kia. Vì vậy Tiên nhân buông xả thân mạng này, liền ñược thấy “Tịch diệt là vui”! Chỗ này dù lý luận hay thế mấy cũng không tới ñược, chỉ phải một phen chứng nghiệm thôi. ðể tóm tắt ý nghĩa trên, xin dẫn bài kệ của Thiền sư Tư ở Nột ðường: Xuân tuyết mãn không lai, Xúc xứ thị hoa khai. Bất tri viên lý thụ, Na cá thị chân mai? Nghĩa: Tuyết xuân ñầy trời ñến, Trúng ñâu hoa nở ñó. Chẳng rõ cây trong vườn, Gốc nào là mai thật? Tức là hơi xuân ñã sẵn khắp mọi nơi, mọi chỗ, ñụng ñến là hoa nở ngay ñó thôi. Nhưng không biết trong ñây có cây nào là mai thật chăng? ðã có, tại sao còn chưa nở? Có ñáng thương, ñáng buồn chăng? Hy vọng mỗi cây thật trong ñây ñều trúng ñược “hơi xuân bất diệt” này! Ồ! Hoa nở rồi ñây!

  • 28

    THIỀN VÀ THI CA TRONG THI KỆ MÃN GIÁC THIỀN SƯ

    Như Hùng

    "Ðừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết Ðêm qua sân trước một cành mai". Mãn Giác, một thiền sư mang ñầy nghệ sỹ tính ñã ñể lại trần gian ñóa mai vụt nở trước sân mà ngàn năm vang vọng trong vô cùng vẫn không hề tan rã, ở ñó hương sắc quyện vào hư không tô thắm khung trời nghệ sỹ, trong ấy còn lại những vần thơ mang mang bao phủ ñất trời. Cả cuộc sống ñược dựng nên từ lời thơ, thế giới núp mình trong ñóa mai chớm nụ và tính chất nghệ sỹ ñượm nhuần trong hương sắc phảng phất ñi vào cõi tĩnh mịch trong vô cùng. Chỉ có lúc ñêm khuya bặt hết tiếng côn trùng, mọi vật chìm lặng trong màn ñen cô tịch mờ ảo, chỉ còn ñóa mai hé nụ ñiểm tô cho ñêm trường, những rung cảm bỗng chốc ñi vào từng thớ thịt làm ấm lại sinh ñộng cho tâm thức, cuối cùng những tinh hoa của ñất trời từ từ tuôn chảy dệt nên những vần thơ tiếng nói trong thời không. Bóng dáng và dấu vết của chặng ñường ñó bật tung ra khỏi ngưỡng cửa quyền năng, còn lại những biến hóa phù thủy quyện vào ñôi tay tung ra những vần thi kệ, mà cho ñến bây giờ cành mai của năm xưa bỗng hiện hình làm tươi mát cho ñất trời cho cuộc sống hôm nay. 1. Con người và thi ca, biên giới của mộng và thực: Sự hiện hữu của con người ñược kể như vô nghĩa nếu không nhờ thi ca làm ñẹp cuộc ñời. Con người vốn là dòng sinh mệnh trôi lăn giữa những phong ba bão tố, thỉnh thoảng dừng lại với những biến ñộng trá hình cuả hạnh phúc, mà ñúng ra là cửa ngõ của những nghịch cảnh khác. Hạnh phúc mà chúng ta ñang trực diện nếu có, chỉ là bóng dáng giữa mộng và thực, ranh giới của nó tựa như ñường tơ kẽ tóc, như nhát kiếm chém phăng vào dòng nước ñang chảy, biên giới nầy mong manh như chính thân phận con người. Thực cũng chỉ là mộng ñược dệt nên từ có của thời gian, những khởi ñộng ñi qua nhanh như tia chớp, tạo cho ta tưởng chừng ñó là hiện thực, sự thấp thoáng mờ ảo ñó, biến thế nhân trở thành ñối tượng chỉ sống với cảm quan phong phú, ñược dệt nên và hình thành từ cuộc sống vốn tràn ngập phi thực. Ý tưởng nhận thức ñược hưng khởi theo chiều hướng sai sử tác ñộng, không nằm nơi nguyên ủy của lý lẽ vượt thoát.

  • 29

    Con người sống với niềm kiêu hãnh, ôm giữ những gì có ñược trong ñôi tay, yên mình theo nghĩa thực hữu, quan cảm nếu ñược xuất hiện trở thành ñịnh lý bất di bất dịch, vì thế chặng ñường ñập vỡ thành trì cứng nhắc của tưởng quan lắm lúc trở nên bất lực. Biên giới ñược xem là ngăn cách không tạo cho con người cảm thông với sự biết và không biết, giữa say với tỉnh, giữa mộng với thực. Khi nào ranh giới này bị san bằng tiêu hủy thì mộng và thực ấy còn lại một khối duy nhất, vượt ra ngoài những biên kiến, say bới tỉnh như cơn lốc cuốn hút vào hư vô. Có ai tỉnh hoài mà không say? Có ai say hoài mà không tỉnh? nhưng, nếu tỉnh theo nghĩa tỉnh của thực tại thì ñiều này cũng chỉ trá hình của say, bởi lẽ hiện thực ñược dựng nên từ cảm quan, tưởng chừng chứ không phải là một thực tại với những tra vấn khám phá, những ñặt lại nếu có, thì thực tại này trở thành phi thực ngay. Nếu trở thành phi thực thì sự có mặt của con người há không phải ñang say hay sao? Biên giới thi ca nằm ngay khoảng ñó, tạo cho con người cách thức nhìn sự vật theo những cảm xúc lạ thường, vượt ra khỏi cuộc ñời bên cạnh lối nhìn thi vị. Với thi nhân, nếu trăng là trăng thì trăng không còn thơ mộng, huyền ảo nữa và Lý Bạch ñâu có tự mình nhảy xuống sông vì chỉ muốn ôm giữ một vầng trăng. Vầng trăng mà họ Lý muốn có ñược trong ñôi tay bé nhỏ của mình chính là vầng trăng của mộng và thực. Vì nếu, họ Lý biết là trăng chiếu rọi bóng ở dưới nước, thì ñâu tự mình tìm lấy cái chết oan uổng. Còn nếu bảo rằng trăng là thực thì ông cũng thừa hiểu rằng cỏi thực ấy chỉ có ở trên nền trời trong xanh chứ ñâu nằm ở dưới nước, nhưng họ Lý ñã thoát ra ngoài tương quan, nên tìm ñến vầng trăng mà không cần biết trăng ấy từ cõi nào. Chừng ñó cũng ñủ rồi, tra vấn nhiều thì trăng không còn thơ mộng nữa. Nhưng không có nhĩa nhìn trăng và thấy ñó là ñơn thuần thì cuộc sống và thi nhân hóa ra vô vị sao? Ngôn ngữ thi ca trở thành một thứ quyền năng biến hóa không lường. Có như thế Hàn Mặc Tử mới bắt "trăng nằm sóng sõi trên cành liễu" hay Xuân Diệu mới bắt "gió hôn trên má". Không phải thi nhân có quyền năng, nhưng sự sáng tạo ñể dệt nên thi ca trở thành quyền biến và ñưa tri giác của thi nhân thoát ra ngoài những sai biệt mà một con người bình thường không thể tìm ñược. Thi nhân là kẻ cố gắng khám phá những gì ñang bị che dấu, khuất lấp trong thực tại. Sự cố gắng này không có nghĩa phải nặn óc ñể có những vần thơ, mà ñiều này là cách nhìn mới lạ vốn ñã ñược un ñúc sẵn trong thi nhân, có cơ hội nhìn ngắm ñối tượng thì cảm xúc trào dâng, vui buồn ñối với thi nhân cũng chỉ là sự pha trộn giữa mộng và thực, khám phá truy tìm những mới lạ không có nghĩa ñể từ ñó chạy trốn cuộc ñời mà phải sống thực và gần gủi với ñời. Trong niềm hoan lạc hay trong khổ ñau ngôn ngữ thi ca ñều có mặt, diễn tả những trạng huống nầy thơ mộng ngay lúc khổ ñau ñến ñộ dư thừa:

  • 30

    "Một chiếc cùm lim chân có ðế" Ba vòng xích sắt bước thì Vương" (Cao Bá Quát) ðiều quan trọng là phải hoán chuyển những thực trạng ñó trở thành ngôn ngữ mà ñối tượng thưởng thức tìm thấy giá trị siêu việt. Thi nhân không cần phải áp dụng ñến nghệ thuật, vì thi nhân vốn ñã là một siêu nghệ thuật rồi, nếu sự chuyển hóa phải có nghệ thuật thì sự trào dâng ñể có thi ca trở nên ñè nén trong nghệ thuật. Thơ ñược xuất hiện khi ñi qua quá trình cảm nhận và rung cảm, nếu muốn xử dụng nghệ thuật thì phải xử dụng trước khi rung cảm. Một khi rung ñộng xuất hiện, thi nhân không nỡ chèn ép dù ñó là nghệ thuật ñể thi vị lời thơ. Nhưng nếu thơ ñược xuất hiện trong ngăn ngại thì hồn thơ trở nên tức tưởi và ngôn ngữ thi ca không còn dệt từ những cảm quan tuyệt diệu nữa. Nó trở thành công lệ của nghệ thuật. 2. Thiền trong thi ca: Thiền là thực thể của những sinh ñộng, biến hóa liên tục, gây chấn ñộng tâm thức ñể từ ñó ñạt ñược giác ngộ. Thiền hướng ñến trực ngộ, chứng nghiệm thực trạng trong những sinh khởi bình thường, không qua lăng kính phân biệt mà phải nhìn thẳng bằng ñịnh lực, không ñắm chìm trong những lý luận huyền ảo, quán chiếu mọi tương quan hiện tượng bằng ñôi mắt cảm thông không ngần mé, nhưng hẳn chắc không gì ngăn trở nổi. Trong hầu hết những công án của Thiền ñều ẩn mang cốt cách văn chương thi ca, như một câu nói lơ lửng, một bài thơ không hiểu nổi. Nhưng, chính cái lửng lơ ấy tạo cho kẻ ñối diện hoang mang, ray rứt, bí lối trước những suy luận và cuối cùng bỗng nhiên lăn mình trường tới cửa ngõ rỗng không. Thiền bao phủ len lõi bàng bạc trong thi ca khá nhiều, nhất là thi nhân một khi muốn hiểu cảm thông ñối tượng, trước hết phải cảm thông chính mình, và ñể từ ñó bắt nhịp, phơi bày trao gởi lời thơ. Thơ là một cách hiểu, lối sống với sự vật trong mọi hoàn cảnh gợi hứng cho thi nhân, tuy nhiên sự hiểu lắm lúc vẫn còn kẹt vào những so ño phán xét, theo bản năng lôi kéo những hiện vật trở thành sản phẩm ñơn thuần lý trí. Chỉ có sự hiểu biết của siêu nhgiệm, vượt thoát ra ngoài biên giới mọi tương quan thường nghiệm, thì mới có thể ñạt tới ñích của Thiền là tạo năng lực thể nhập vào thi ca, không còn nhị nguyên mà là một. Bởi vì trí huệ hình thành là nhờ phá tan ñi chủ thể, khách thể, những lý luận nếu không tiêu hủy sẽ thành ngăn ngại, như thế chặng ñường tìm ñến sự dung hòa hội nhập biến thành hố thẳm chôn chặt cuộc ñời. Thiền có công năng linh diệu trong việc hướng tri thức khi nhìn muôn vật trở nên siêu thực, nhìn với cách nhìn, lối nhình như thị, không thành kiến mà phải ly khai ra khỏi những ñối lập, phải biến sở hữu của riêng mình thành chung của vạn hữu - Thi nhân nếu không khơi dậy con ñường cảm xúc, rung ñộng toàn triệt thì thi ca

  • 31

    không ñạt ñược tận cùng vi diệu và như vậy lời thơ không trài hương, ươm mật. Thi nhân cũng có thể dệt những rung cảm của mình trên lối về thăng hoa hiện hữu, nhưng cũng có thể biến ray rứt của mình nhuộm ñen tối khổ ñay thêm cho ñời. ðiều này hoàn toàn tùy thuộc vào bản năng ñang ngự tiềm ở thi nhân. Chúng ta thử tìm những sắc thái ñặc thù trong một vào công án bằng thi ca của Thiền, như Viên Chiếu Thiền Sư có lần ñáp: "Gốc tùng trổi gió âm buồng Mưa qua lối ñó vấy bùn nẻo ñi". Ngài diễn tả thực trạng nhưng, trong ấy có một cái gì nhắn gởi bất ñộng như chính cái yên lặng trổi buồn của cây tùng. Và cũng lần khác ngài ñáp khi ñược hỏi về "Chân" "Hoa rừng vướng lệ nữ thần Gió xao cành trúc tiếng ñàn Bá Nha" Có ai hiểu ñược tiếng ñàn Bá Nga ngoài Tử Kỳ ra? Cái lơ lửng của Thiền như chính cái lơ lửng của thi ca vậy. Nếu nhìn nước với con mắt của khoa học, của lý trí thì nước ñược cấu tạo bởi H2O nhưng, với nhãn quan thi nhân lại thấy nước là bến ñò tiễn biệt, những hẹn hò chờ ñợi hoang vắng, cô quạnh trong buồn ñau, lững lờ trôi như dòng nước v.v... cách nhìn ñó xuyên qua thực thể, chặng ñường nầy gần giống với Thiền trong việc tìm những bí ẩn ñằng sau mọi tương quan. Nhưng, thi nhân hầu hết từ ñó khởi lên những hoài cảm, xót xa, thương tức, dĩ nhiên vẫn hơn những ñối tượng không tìm thấy ñược lý lẽ này, vì còn cơ may nhìn lại sư ñau thương ấy. Ngược lại, với Thiều truy cứu về hiện tượng bằng những cung cách nầy nhưng, vượt lên trên ở ñiểm Thiền không phải là thực thể chết cứng lặng thinh, mà rất linh diệu, tươi sáng, nhìn sự vật trôi qua, biến hiện, bằng con mắt thờ ơ, lãnh ñạm không hề lo sợ mảy may nào. Ngoài những ñiều trông thấy như nước chẳng hạn, nếu sự ñơn thuần nước là nước thì bình thường quá, nhưng mặt trái nuớc vẫn là cái gì có thể là ñiểm nhớ nhung, hy vọng, tùy theo trạng huống mà ñối tượng ñã gặp. Thiền lột trái bộ mặt ấy và ñưa con người nhìn thẳng vào ñó, ñừng lo sợ vu vơ và ñặt tra vấn ngay nếu, mặt trái là sự hẳn nhiên thì tại sao không từ ñó ñể thấy rằng ñàng sau những xô bồ, tan rã có một cái gì rất thực, rất thi vị, mà ngôn ngữ không diễn tả ñược. ðừng run rẩy phải ñối diện với hùng lực sẵn có trong mỗi người, dung hòa ñược ñiều này thì cuộc sống không còn ñau khổ triền miên nữa, mà phải bắt nhịp cảm thông như thi nhân ñã thi vị cuộc ñời bằng chất liệu lời thơ, phải vượt ra khỏi trói buộc, như những Thiền sư ñã từng vượt, thì cuộc ñời không còn phù vân mộng ảo nữa, có một cái gì ñáng yêu nên thơ trong ấy. 3. Sự dung hòa giữa thiền và thi ca trong Mãn Giác: Mãn Giác Thiền Sư (1052-1096) ñã tổng hợp dung hòa những sắc thái ñộc ñáo của Thiền tác ñộng và hưng khởi cho thi ca. Trong ấy

  • 32

    ta tìm ñược những vần thơ theo hình thái thi kệ một cách bình dị, thường nhật, thanh thoát, nhưng ñã chứa những nghĩa mầu thầm kín, vén mở chân trời huyền nhiệm mà thi ca ẩn mình trong ñó. Mãn Giác khơi dậy sự vật hiện hữu trước mắt với lối nhìn ñặt nguyên vị trước và sau chính nó ñã nằm, không hẳn phải tách rời ra khỏi tư thế. ðiều quan trọng từ ñó thăng hoa và ñưa nó trở nên biểu tượng tối cần ñể ngắm nhìn. Mãn Giác ñặt vấn ñề hết sức dung dị, sự tồn tại, diệt vong của nó theo quan ñiểm con người và thi nhân, cũng như giữa thi nhân với Thiền Sư. Tra vấn của Mãn Giác ñược xuất hiện ñồng lúc với thời ñiểm ngự trị của thời gian, nhưng ñiều này ñã mở bày khi hình hài, hương sắc chính nó hiện diện ở trần thế. Người nghệ sị thi nhân ñến giữa cuộc ñời không nhất thiết phải ñể lại những vần thơ bất hủ, sự có mặt của họ chính là vần thơ tô thắm cho những giá trị mà con người ít tìm thấy. Có làm thơ cũng chỉ dệt nên những rung ñộng, và sự nói năng nầy là những tiếng vọng lên, sau ñó vụt tắt qua mau, nhưng có ai dám bảo rằng kẻ ấy không gởi gấm cả một tấm lòng cho nhân thế? Hồn thơ khi ñã ñược xuất hiện, nó bàng bạc ăn sâu và thâm nhiễm vào chính ngay ñối tượng. Nếu, sự vật ñược ñôi mắt thi nhân ghé qua dù không dệt nên thi ca thì nó vẫn in dấu và tỏa ra những sắc hương hơn những sự vật khác, sự vươn lên cuả nó ñã tô thắm, làm ñẹp cuộc ñời bằng ngữ ngôn im lặng. Sắc vị ấy phảng phất bay chập chờn trong hư không, một lúc nào ñó chúng ta thật sự nhìn ngắm giải lục trắng trên nền trời xanh, hay ánh trăng lung linh huyền ảo, màu sắc và yên lặng ñó cho chúng ta những rung ñộng mà chính nó ñã ñược un ñúc những cảm nhận của thi nhân từ trước. "Cổ nhân bất kiến kim thời nguyệt Thời nguyệt năng thường chiếu cổ nhân" Người xưa không thể trông thấy ñược vầng trăng hôm nay, nhưng ánh trăng hôm nay trước ñó vốn ñã chiếu rọi người xưa. ðể rồi bây giờ hương sắc người xưa vẫn còn ñó, ẩn mình trong thăm thẳm mênh mang. Cổ nhân ñã ñi qua nhưng ánh trăng còn ở lại ñể ñiểm tô và làm ñẹp cho con người. Sự ngự trị rung ñộng của thi nhân có mãnh lực phi thường, hoán chuyển sự vật theo cách nhìn và tạo cho con người duyên theo ñi vào lối khác tràn ngập màu sắc âm thanh kỳ ảo. Mãn Giác thiền sư người ñã ñể lại một bài thơ mà ngàn năm trôi qua giá trị vượt ra ngoài tử sinh. Âm vang của nó tựa như tiếng thì thầm ñược cất lên từ ñỉnh cao chất ngất vang vọng xuống trần gian. Làm cho con người sực nhớ ñến sự tàn phá hủy diệt của thời gian, nhưng trong ñó âm hưởng vẫn tồn tại trong vô cùng, vượt thoát có không. Xuân khứ bách hoa lạc Xuân ñáo bách hoa khai

  • 33

    Sự trục nhãn tiền quá Lão tòng ñầu thượng lai Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận ðình tiền tạc dạ nhất chi mai Dịch: Xuân trỗi, trăm hoa rụng Xuân ñến, trăm hoa cười Trước mặt, việc ñi mãi Trên ñầu, già ñến rồi ðừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết ðêm qua sân trước một cành mai (Ngô Tất Tố) Thời gian là mấu chốt cột chặt, ñược con người lập nên và cũng chính từ ñó hủy hoại những hình ảnh không chút tiếc thương. Nhưng với Thiền sư kẻ thoát ra ngoài cõi sống chết thời gian không còn ñộng ñến, bốn mùa không duyên theo lấy gì mà lập. Khi tạo cho ñời sự dung hòa, Thiền sư y cứ nơi ñó hé mở cho thế nhân ñàng sau những chồng chất tàn phá ấy còn lại một cái gì rất là thơ, rất là thực. Hoa tàn rơi rụng ñể rồi chìm lặng ẩn mình trong hư vô, tạo nên kiếp lang thang trước ngưỡng cửa chờ ñợi tiếp nối. Nhưng, ñó là sự chuyển mình ñể sinh thức tồn tại ở môi giới khác. Với nhãn quan của Thiền sư nó ñã bị chiếu vào tận cùng nguyên thể mà chính nó ñã ñi qua, ñây cũng là phương cách huân trưởng cho sự vươn lên một lối và cách tồn tại khác. Sự hiển lộ nầy vẫn trá hình len lõi chứ không hẳn kết thúc một ñời. Hoa tan biến theo bản năng thông thường ñược dựng nên theo những nguyên lý thành, trụ, hoại, diệt. Nhưng ñêm qua sân trước một cành mai nở rộ, mãi mãi tồn tại trong vô cùn! g, khð4ng ai có thể tàn hủy mà chính nó ñã hiện hữu trong vượt thoát. Cành mai Mãn Giác thi sỹ trông thấy, không ñược dựng lên từ thời gian, nó ñã xuất hiện tồn tại ngay trong mọi sinh diệt của cuộc ñời. Bóng dáng của nó không nằm ở ñâu trong hay ngoài nhưng, tất cả chính là sự có mặt phi thường của nó. 4. Tính chất nghệ sĩ trong con người Mãn Giác: Mãn Giác ñược mệnh xưng là con người nghệ sỹ, nhưng vượt lên trên tất cả những gì ñược gọi là nghệ sỹ. Nghệ sỹ ở ñây ñược hiểu theo nghĩa những rung ñộng, những cảm hứng vụt khởi, ñể rồi còn chỉ lại lời thơ, một chút gì ñẹp thấp thoáng ẩn hiện trong vô cùng. Và nghệ sỹ ở ñây theo nghĩa lãng quên, làm tất cả nhưng không hề nhớ mình ñã làm cái gì cũng như không có cái gì ñể làm cả, không một vật nào có thể trói buộc ngăn ngại ñược. Nếu có nhớ thì sự nhớ ấy chỉ là cách ñể quên và ñôi khi sự nhớ nầy trở thành vô niệm trong ñó. Vượt lên trên những phê phán ngộ nhận, ñạp tung những gì ñược gọi là ñịnh thước. Những thứ ấy không cần thiết và không làm trở ngại nhất là con người nghệ sỹ giải thoát.

  • 34

    Mãn Giác ñã ñẩy lui thời gian ra khỏi ngưỡng cửa chờ mong, phóng mình tới ñích phi thời gian. ðêm trước sân cười một nhánh mai ñã chấn ñộng cả ñất trời, như tiếnng vang ñinh tai nhức óc làm con người chơi vơi giữa khoảng tử sinh. Con người ño lường cuộc sống và sự sống bằng thời gian, chờ ñợi ñể ñược trả lời những nghi vấn, thực ra nó hình thành cũng do chúng ta muốn kiểm chứng ño lường, ñể rồi sau ñó chính nó gây nên những tác ñộng, làm con người trở nên lệ thuộc và ñau khổ khi bị ñào thải, tàn phá, như Xuân Diệu chẳng hạn, xuân vừa ñến bỗng sợ xuân mất. Dù rằng Xuân Diệu ñã thấy ñược sự vô thường trong ñó. "Xuân ñang ñến nghĩa là Xuân ñang qua Xuân còn non nghĩa là Xuân sẽ già Mà Xuân hết thì ñời tôi cũng mất!" Trái với Mãn Giác bỏ ñi thời gian, quên ñi mọi vật, chỉ còn cành mai ñang phơi sắc tồn tại mãi nơi tâm thức, không còn gì có thể chi phối ñược nữa. Bản thể khi ñã thấu rõ, ñâu còn băn khoăn lo lắng, thương ñau, ngược lại có thái ñộ bình tĩnh, tự tại, an nhiên trước những ñổi thay biến hiện. Con người nếu ñạt ñược ñiều này có thể vẫy tay chào tạm biệt thời gian không một luyến tiếc như Tản ðà Nguyễn Khắc Hiếu với mấy vần thơ: "Người ñời ai cảm? Ta không biết Ta cảm thương ai viết mấy lời Thôi thì: Cùng thu tạm biệt Thu hãy tạm lui Chỉ ñể khách ña tình ña cảm Một mình thay cảm những ai ai? Tính chất nghệ sỹ ấy nếu ñược khơi mở ñúng lúc thì cuộc ñời là một cuộc thơ, thăng hoa trên lối về, làm nở những ñóa hoa trong vô cùng mà hình ảnh của nó tô thắm khung trời mơ. Mãn Giác ñã ý thức một cách thân thiết trọn vẹn về con người, những tương quan hiện hữu nếu không ñược buông bỏ ra khỏi cuộc ñời thì trở thành gánh nặng cho mình. Chỉ có tính chất nghệ sỹ mới dám ñạp tung ra khỏi ñôi vai và tâm tư chính mình. Nếu, áp dụng Thiền trong sự pha trộn thì nghệ sỹ này rong chơi dạo khắp nẻo luân hồi hỗn ñộn mà không hề bị hề hấn chùng bước. ði vào cuộc ñời tựa như ñến khu vườn với trăm ngàn hương thơm cỏ lạ ñang chờ ñón. Nếu trong ấy có những ñóa hoa nào tàn rơi rụng thì với nghệ sỹ tính không khởi lên mối thương ñau, vì ñó là cách biến dạng ñể ñến môi sinh khác. Và nếu có thương ñau thì sự thương ñau ấy chỉ là rung ñộng ñể từ ñó dệt nên lời thơ, chắc hẳn sau ñó bỗng như gió thoảng mây bay, còn lại chút gì nghệ sỹ truyền cho nhân thế. ðôi lú! c thi nhân không cần ñến sự thưởng thức của kẻ khác, bởi lẽ mấy ai rung ñộng trọn vẹn như thi nhân ñã từng rung ñộng, và nếu có, chắc gì hiểu ñược ý thơ. Với nghệ sỹ thơ nếu ñược trào dâng

  • 35

    thì ñiều ấy có nghĩa là thông lệ, không nhất t