20
Trang 1 : Bìa, Mục lục Trang 02 : Tin trong tỉnh Trang 03 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm Trang 04-07 : Xuất nhập khẩu Trang 08 : Sản xuất kinh doanh Trang 09-12 : Tin thế giới Trang 13-15 : Doanh nghiệp cần biết Trang 16-20 : Thương mại điện tử Mc lc Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Thöông maïi ñieän töû m m m m m m m SOÁ 17 T9-2013

Mục lục - ninhthuan.gov.vn 17.pdf · của người dân, được sử dụng làm cơ sở để thanh toán trong hoạt động mua, bán điện giữa bên bán điện

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Trang 1 : Bìa, Mục lục Trang 02 : Tin trong tỉnhTrang 03 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâmTrang 04-07 : Xuất nhập khẩuTrang 08 : Sản xuất kinh doanhTrang 09-12 : Tin thế giới Trang 13-15 : Doanh nghiệp cần biết Trang 16-20 : Thương mại điện tử

Muc luc

Tin trong tænhThò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaànXuaát nhaäp khaåuSaûn xuaát kinh doanhTin theá giôùiDoanh nghieäp caàn bieátThöông maïi ñieän töû

m

m

m

m

m

m

m

SOÁ 17T9-2013

Soá 17 thaùng 09 naêm 2013

TIN TRONG TỈNH

TIN TRONG TÆNHKẾT QUẢ KIỂM TRA ĐO

LƯỜNG CÔNG TƠ ĐIỆNCông tơ điện là phương

tiện đo gắn liền với đời sống của người dân, được sử dụng làm cơ sở để thanh toán trong hoạt động mua, bán điện giữa bên bán điện và bên mua điện theo các điều khoản đã quy định trong Hợp đồng mua bán điện; vì điện năng là dạng năng lượng đặc biệt không có hình dạng vật chất cụ thể, nên việc đo đếm năng lượng điện phải được đo gián tiếp qua phương tiện đo đặc biệt; với phương tiện đo này phải đạt được các yêu cầu về tính chính xác, ổn định; vì vậy nó rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi cho cả bên mua và bên bán điện; Đối với công tơ điện (điện kế), Nhà nước đã ban hành một số tiêu chuẩn kỹ thuật cho thiết bị đo đếm điện, trong đó có quy định bắt

buộc kiểm định định kỳ đối với phương tiện đo là điện kế theo Quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 06/7/2007 của Bộ Trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;

Ngày 02/8/2013, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng phối hợp thanh tra sở Công thương lập Đoàn Kiểm tra về đo lường đối với công tơ điện, để sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về đo lường và tuyên truyền đến cả bên bán điện và khách hàng sử dụng điện những quy định của Nhà nước về lĩnh vực đo lường điện; đồng thời thông qua công tác kiểm tra, Đoàn tiếp thu phản hồi từ phía bên bán điện và khách hàng sử dụng điện những quy định liên quan đến lĩnh vực đo lường công tơ điện về những bất cập khi áp dụng vào thực tiễn; từ đó kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền sửa đổi,

Kiểm tra đo lường của điện kế và kiểm tra hồ sơ pháp lý điện kế

bổ sung hợp lý hơn.Qua kết quả kiểm tra tại

05 Điện lực thuộc Công ty Điện lực Ninh Thuận (Điện lực Phan Rang – Tháp Chàm, Điện lực Ninh Hải, Điện lực Ninh Sơn, Điện lực Ninh Phước, Điện lực Thuận Bắc) với tổng số 81 công tơ điện (trong đó gồm: 57 công tơ điện 01 pha cảm ứng, 24 công tơ điện 03 pha) thì tất cả 81 công tơ điện đều có hồ sơ pháp lý đầy đủ như: hồ sơ mua bán điện, biên bản treo, tháo điện kế, phiếu kiểm định…;

Về đo lường thực tế tại khách hàng sử dụng điện thì, 57 công tơ điện 01 pha cảm ứng đều đạt yêu cầu về kỹ thuật và đo lường, sai số đo lường đều nằm trong giới hạn cho phép (± 2%);

Huỳnh Chơn ThànhThanh tra Sở Công Thương

Soá 17 thaùng 09 naêm 2013

Tỷ giá sẽ không điều chỉnh thêm quá 1% trong năm nay

Đây là dự báo của các chuyên gia tại Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCBS) trong báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 7 mới được công bố.

Sau đợt điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng vào cuối tháng 6, tăng từ 20.828 VND/USD lên 21.036 VND/USD, thị trường ngoại hối đã có những dấu hiệu căng thẳng nhất định trong nửa đầu của tháng 7.

Cụ thể, trong khoảng thời gian này, tỷ giá bán của nhiều ngân hàng thương mại, trong đó có VCB, thường xuyên ở mức trần (+1% so với tỷ giá liên ngân hàng, tương đương 21,246 VND/USD). Theo nhận định của các chuyên gia tại Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCBS), điều này bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là do các ngân hàng thương mại có xu hướng thay đổi trạng thái ngoại tệ khi chênh lệch lãi suất giữa VND và USD không còn hấp dẫn như trước. Thứ hai là do yếu tố tâm lý và kỳ vọng tỷ giá có thể sẽ tiếp tục được điều chỉnh trong nửa cuối năm 2013 .

Mặc dù vậy, sức ép từ thâm hụt thương mại là không lớn

khi 2 tháng gần đây Việt Nam đã nhập siêu trở lại. Do vậy, với công cụ dồi dào trong tay, NHNN đã có những bước đi can thiệp khá cứng rắn trong việc đảm bảo sự ổn định của thị trường ngoại hối. Có thể kể đến như tổ chức cuộc họp với 14 NHTM, cam kết đảm bảo ổn định tỷ giá, bán USD cho các NHTM để bình ổn thị trường, và đặc biệt đã hút một lượng tiền lớn trên thị trường mở một phần nhằm ngăn các ngân hàng có biểu hiện sử dụng thanh khoản dồi dào tiền VND để mua đầu cơ ngoại tệ trục lợi sự tăng nhiệt của tỷ giá .

Kết quả là từ cuối tháng 7, thị trường ngoại hối đã hạ nhiệt nhanh chóng. Điều này không chỉ góp phần đảm bảo mục tiêu ổn định nền kinh tế mà còn tạo niềm tin vào chính sách. Đây cũng là một trong những cơ sở quan trọng để các chuyên gia đưa ra dự báo thị trường ngoại hối sẽ duy trì sự ổn định và tỷ giá sẽ không điều chỉnh thêm quá 1% trong năm nay.

Dự báo này cũng dựa trên căn cứ về cả hai yếu tố cung và cầu ngoại tệ trong thời gian tới. Bên cạnh nhu cầu cho nhập khẩu vàng và xăng dầu, cầu ngoại tệ nhiều khả năng sẽ tăng lên với kỳ vọng nhập siêu trở lại trong những tháng tới khi nền kinh tế tiếp tục ghi nhận sự phục hồi. Trong khi đó, để đáp ứng

lại, nguồn cung vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục ổn định khi vốn FDI giải ngân đạt 6,65 tỷ USD (tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước), dự trữ ngoại hối ở mức 12 tuần nhập khẩu và kiều hối trong năm 2013 dự kiến sẽ vượt con số 10 tỷ USD của năm 2012.

CPI tháng 8 của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tăng mạnh

Báo cáo của Cục Thống kê TP Hà Nội cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2013 của TP Hà Nội tăng 3,16% so tháng 7/2013 và tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2012.

CPI tháng 8 tăng cao là do sự tăng giá của 10 nhóm hàng, trong đó có 3/11 nhóm hàng có chỉ số tăng cao, trong đó tăng cao nhất là nhóm y tế lên đến 63,94%.Theo lãnh đạo Cục Thống kê Hà Nội, nếu không tăng giá y tế, CPI tháng 8 chỉ tăng 0,59%.Tiếp đến là nhóm giao thông, tăng 1,13% so với tháng trước do giá xăng dầu tăng vào giữa tháng 7. Nhóm có chỉ số tăng cao thứ ba là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng, tăng 0,95% so tháng trước, do trong nhóm giá gas và dầu hoả tăng; cùng với giá điện tăng từ 1/8.

Trong khi đó, tại TP Hồ Chí Minh chỉ số CPI tháng 8 có mức tăng 0,31% so với tháng trước và tăng 3,17% so với cùng kỳ năm 2012.

Trung tâm TTCN&TM

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Soá 17 thaùng 09 naêm 2013

Kim ngạch xuất khẩu vào EU đạt 13,5 tỷ USD

7 tháng đầu năm, kim ngạch XNK giữa Việt Nam và EU đạt 19 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó Việt Nam đang xuất siêu với kim ngạch 13,5 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong các tháng cuối năm, dự báo hàng hóa Việt Nam sẽ còn tăng hơn nữa vào thị trường EU, dựa trên việc các nước khu vực Tây Âu như Đức, Anh, Hà Lan... đã tăng nhập hàng Việt Nam trong 7 tháng qua.

Đáng chú ý, một số thị trường có kim ngạch nhập khẩu tăng cao: Áo tăng 121,23%, Slovenia tăng 49,62%, Luxembua tăng 59,49%, Lítva tăng 50,65%... Bên cạnh đó, các nước Đông Âu cũng đang trên đà hồi phục kinh tế nên cũng sẽ tăng nhập hàng hóa, trong đó sẽ có hàng hóa từ Việt Nam.

Hiện hàng hóa Việt Nam sang EU vẫn có lợi thế nhờ sự hỗ trợ của

hành lang pháp lý GSP (Ưu đãi phổ cập thuế quan). Trong tương lai, hàng Việt Nam vào EU còn có thêm lợi thế là Hiệp định Thương mại tự do song phương (EVFTA).

Dự kiến, hai phía sẽ kết thúc đàm phán EVFTA vào năm 2014. Lúc đó khả năng tiếp cận thị trường EU của doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng mạnh hơn do 90% dòng thuế của các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường EU được giảm còn 0%.

Doanh nghiệp da giày đón nhiều cơ hội tăng tốc

Theo tin từ Hiệp hội Da giày Việt Nam, trên thị trường đang xuất hiện xu hướng dịch chuyển các đơn hàng da giày từ Trung Quốc sang Việt Nam ngày càng nhiều, trong đó có cả những khách hàng từ Nhật Bản.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang bước vào những vòng đàm phán cuối để gia nhập TPP (Hiệp định Thương mại xuyên Thái

Bình Dương) và đang khởi động vòng đàm phán hiệp định FTA (các nước trong khối EU), là những cơ hội tạo làn sóng đầu tư vào lĩnh vực da giày, tăng khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến và các thương hiệu lớn về giày dép, túi xách thế giới.

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật Bản giảm mạnh

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, 6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 293,7 triệu USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của cá ngừ Việt Nam khi chiếm đến 37% thị phần, đạt 108,6 triệu USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái; tiếp đến là EU và Nhật Bản.

Nếu như 6 tháng đầu năm 2012, Nhật Bản là nhà nhập khẩu lớn thứ hai của cá ngừ Việt Nam thì nửa đầu năm 2013 Nhật Bản đã tụt xuống vị trí thứ

XUẤT NHẬP KHẨU

Soá 17 thaùng 09 naêm 2013

ba. Cụ thể, giá trị xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nhật trong thời gian này chỉ đạt 31,6 triệu USD, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Các chuyên gia cho rằng, do sự mất giá của đồng yên nên thời gian qua, các nhà nhập khẩu cá ngừ của Nhật Bản không thể đẩy mạnh nhập khẩu cá ngừ từ các nước, trong đó có Việt Nam.

Dự báo thời gian tới, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường Nhật sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn khi các rào cản kỹ thuật đang được thị trường này đặt ra ngày càng khắt khe hơn. Ngoài 3 thị trường trên, theo các chuyên gia, thị trường Canada cũng rất tiềm năng. Trong 3 năm qua Canada luôn có tên trong danh sách 10 nước nhập khẩu cá ngừ nhiều nhất của Việt Nam.

Năm tháng đầu năm 2013, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Canada đạt 5,725 triệu USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm khoảng 2,3% tỷ trọng giá trị nhập khẩu cá ngừ của nước này. Từ đầu năm tới nay, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Cana-da tăng trưởng đều đặn

qua các tháng. Tuy nhiên, riêng tháng 5 vừa qua, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Canada giảm nhẹ khoảng 1,2%.

Vasep cho biết, dự báo triển vọng xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang đây rất lớn vì đang có lợi thế. Tuy nhiên, để thâm nhập vào thị trường thủy sản Canada, Vasep cho rằng, nhà xuất khẩu phải luôn luôn cạnh tranh gay gắt với các đối thủ đã có mặt ở thị trường này từ nhiều năm qua.

Vasep phản đối kết quả thuế chống trợ cấp tôm

Ngày 14-8, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết đã phản đối quyết định về thuế chống trợ cấp (CVD) đối với tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) bởi đây là một quyết định không công bằng đối với ngành tôm Việt Nam.

Vasep cũng đề nghị Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) xem xét công tâm và đưa ra quyết định đúng đắn nhằm chấm dứt hoàn toàn vụ kiện vô lý này.

Vào ngày 12-8-2013, DOC đã ra quyết định cuối cùng vụ kiện CVD đối với tôm nước ấm từ Việt Nam. Theo đó, DOC áp mức thuế CVD lên các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tôm của Việt Nam gồm: Mức thuế suất đối với 2 bị đơn bắt buộc là Công ty Thủy sản Minh Quý là 7,88%; Công ty Thủy sản Nha Trang 1,15% và tất cả các công ty khác của Việt Nam chịu mức thuế suất 4,52%.

Theo Vasep, quyết định áp thuế CVD là một sự áp đặt bất công bởi các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động theo cơ chế thị trường, không nhận trợ cấp của Nhà nước. Quyết định này, cùng với việc đánh thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ, là một quyết định không công bằng bởi đánh hai loại thuế lên cùng một sản phẩm.

Top 10 nhóm hàng xuất khẩu có “hàm lượng” FDI cao nhất

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, 7 tháng đầu năm 2013 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 44,3 tỷ

XUẤT NHẬP KHẨU

Soá 17 thaùng 09 naêm 2013

XUẤT NHẬP KHẨU

USD, tăng mạnh 27,2% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện tiếp tục dẫn đầu về giá trị xuất khẩu trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm, đạt giá trị 11,5 tỷ USD. Có 8 nhóm hàng, mặt hàng có giá trị xuất khẩu hơn 1 tỷ USD tính chung 7 tháng đầu năm.

Xét về hàm lượng FDI trong mỗi nhóm sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu: máy ảnh, máy quay phim và điện thoại các loại cùng linh kiện là 2 mặt hàng xuất khẩu có hàm lượng FDI cao nhất, chiếm hơn 99% giá trị xuất khẩu của cả nước.

Điều đáng ngạc nhiện là giá trị xuất khẩu mặt hàng đá quý, kim loại quý và các sản phẩm 7 tháng đầu năm cả nước đạt gần 320 triệu USD, nhóm doanh nghiệp FDI đã xuất khẩu hơn 299,4 triệu USD. Hàm lượng FDI chiếm 93,7% tổng giá trị xuất khẩu của nhóm hàng này, xếp thứ 5 trong top 10 nhóm hàng xuất khẩu có “hàm lượng” FDI cao nhất .

Ngoại trừ dầu thô và gạo, thủy sản và cao su là 2 nhóm hàng xuất khẩu có trị giá trên 1 tỷ USD có hàm lượng FDI thấp,

lần lượt 8% và 8,8%. Cà phê là hàng xuất khẩu giá trị cao có hàm lượng FDI chiếm 29,2%.

Các nhóm hàng có giá trị xuất khẩu cao trên tỷ USD còn lại có hàm lượng FDI 50 – 77% gồm: gỗ và sản phẩm gỗ; hàng dệt, may; xơ sợi dệt các loại; túi xách, ví, vali, mũ, ô dù; giày dép các loại.

Các mặt hàng như chè, hạt điều, sắn, sản phẩm mây tre cói, nguyên phụ liệu may, than đá, quặng chỉ có doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu.

Xuất khẩu cá ngừ gặp khó vì “đói” nguyên liệu

Nhiều DN XK mặt hàng này đang gặp khó khăn vì thiếu nguyên liệu cho chế biến XK. Nguyên nhân là do việc đánh bắt cá ngừ đại dương từ các ngư trường trên cả nước đã giảm mạnh từ đầu năm đến nay.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho hay, kim ngạch XK cá ngừ của Việt Nam chỉ tăng nhẹ trong 6 tháng đầu năm do số lượng XK mặt hàng này của Việt Nam đã giảm mạnh ở một số thị trường

chính. Cụ thể, theo VASEP, 6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch XK cá ngừ của Việt Nam đạt 293,7 USD, chỉ tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam khi chiếm đến 37% thị phần, đạt 108,6 triệu USD nhưng giảm đến 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nếu như 6 tháng đầu năm 2012, Nhật Bản là nhà nhập khẩu cá ngừ Việt Nam lớn thứ hai thì nửa đầu năm 2013 nhập khẩu của nước này tụt xuống vị trí thứ ba chỉ đạt 31,6 triệu USD, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Từ những báo cáo của các địa phương như Bình Định, Phú Yên cho thấy, sản lượng đánh bắt cá ngừ đã giảm. Cụ thể, tại Bình Định, sản lượng cá ngừ đại dương 7 tháng đầu năm đạt 5.481 tấn, bằng 97,2 % so với cùng kỳ; Phú Yên sản lượng cá ngừ đạt 4.115 tấn, bằng 68,6% so với cùng kỳ. Nhiều tàu cá của ngư dân Phú Yên đang nằm bờ, chưa tổ chức hoạt động khai thác tiếp, tính đến đầu tháng 7 toàn tỉnh chỉ có 117/973 tàu trên 90CV đang tham gia khai thác hải sản xa bờ.

Soá 17 thaùng 09 naêm 2013

XUẤT NHẬP KHẨU

Trung tâm TTCN&TM

Một số công ty chuyên XK cá ngừ đại dương ở tỉnh Bình Định cho biết, hiện các đơn vị chỉ hoạt động khoảng 50% công suất chế biến vì thiếu nguyên liệu, sản lượng XK cũng đã giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Một số DN XK cá ngừ ở tỉnh Phú Yên cũng cho hay, kim ngạch XK của công ty giảm do nguồn cung nguyên liệu không ổn định, chất lượng nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn XK. Ngoài ra, một lý do khác ảnh hưởng đến sản lượng XK cá ngừ của Việt Nam là do lượng tồn kho của thế giới cao sau khi tăng mạnh nhập khẩu vào 2012; trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ ở một số thị trường chính như Nhật, Mỹ và châu Âu giảm mạnh.

Lý giải về việc sản lượng đánh bắt cá ngừ giảm, các DN cho rằng, giá nhiên liệu xăng, dầu tăng mạnh trong thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc ra khơi của các chủ tàu đánh cá. Trong bối cảnh XK chững lại, nên giá bán cá ngừ đại dương giảm mạnh đã làm nhiều chủ tàu lỗ vốn dẫn đến phá sản.

Bị đánh thuế nhiều, xuất khẩu tôm vẫn tăng

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), dù gặp nhiều rào cản như thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá… nhưng xuất khẩu tôm vẫn tăng trưởng mạnh trong thời gian qua.

Cụ thể, xuất khẩu tôm trong tháng 7 đạt 291 triệu USD, tăng hơn 45% so với tháng 7.2012 và tăng gần 22% so với tháng 6.2013. Lũy kế đến hết tháng 7, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2012. Dự kiến xuất khẩu tôm năm 2013 sẽ đạt trên 2,4 tỷ USD.

Giá tôm xuất khẩu trong tháng 7 cũng đã tăng nhẹ so với trước do nguồn cung bị hạn hẹp. Cụ thể, giá trung bình tôm cỡ 20/30 trên thế giới hiện ở mức 9 USD/kg, tăng so với mức 7 – 7,5USD/kg tháng trước đó.

Dệt may: Thách thức mục tiêu xuất khẩu 32 tỷ USD

Theo dự thảo chiến lược phát triển của ngành dệt may Việt Nam mà Bộ Công thương đang soạn thảo, mục tiêu đến

năm 2020 phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt từ 31 tỷ đến 32 tỷ đô la Mỹ.

Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp tới 8% vào GDP. Tuy nhiên, những yếu tố nội tại như thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao cộng với nguồn nguyên phụ liệu phụ thuộc lớn vào nhập khẩu... đã ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển bền vững của ngành.

Theo các chuyên gia, trong “Quy hoạch ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2020, tầm nhìn 2030” do Bộ Công Thương soạn thảo nếu những bất cập trên không được giải quyết thì mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu đạt 32 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020, tương ứng nội địa hóa đạt 60% sẽ là một thách thức không nhỏ.

Đây cũng chính là nội dung được đưa ra “mổ xẻ” tại hội thảo đóng góp ý kiến cho bản “Quy hoạch ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030” do Bộ Công Thương tổ chức hôm nay (20/8).

Soá 17 thaùng 09 naêm 2013

Tổng vốn đầu tư của kiều bào về nước đạt 8,6 tỷ USD

Phần lớn tập trung vào các lĩnh vực thương mại, du lịch, xây dựng, bất động sản, sản xuất hàng xuất khẩu, nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản.

Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho biết: Đến nay, đã có 51/63 tỉnh (thành phố) có dự án đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài với hơn 3.600 doanh nghiệp, tổng số vốn đầu tư khoảng 8,6 tỷ USD. Phần lớn tập trung vào các lĩnh vực thương mại, du lịch, xây dựng, bất động sản, sản xuất hàng xuất khẩu, nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản. Nhiều doanh nhân, doanh nghiệp kiều bào đã mang những dự án đầu tư lớn về cho đất nước, họ là cổ đông chính trong một số ngân hàng lớn tại Việt Nam như Techcombank, VPbank; trong các dự án như VinG-roup, SunGroup, Melinh Plaza, Eurowindow, Masan, Eden Dalat Resort, Furama... Góp phần tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề, phát triển kinh tế xã hội và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Gia tăng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp

Trong 6 tháng đầu năm 2013, tại Việt Nam đã có 120 thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) và phát hành cổ phần riêng lẻ. Thông tin được cho biết tại “Diễn đàn M&A Việt Nam 2013” diễn ra ngày 8-8 tại TP Hồ Chí Minh.

Công nghiệp là ngành có số lượng thương vụ M&A nhiều nhất với 30 vụ, tiếp đó là hàng tiêu dùng và tài chính, mỗi lĩnh vực có 16 vụ, bất động sản 14 vụ… Từ năm 2008 đến nay, số lượng và giá trị các thương vụ M&A luôn tăng đều, riêng năm 2012, giá trị các thương vụ này đã đạt mức 5 tỷ USD. Nhật Bản là quốc gia đứng đầu về các thương vụ M&A tại Việt Nam thời gian qua; bên cạnh đó xu hướng vốn nội địa tham gia vào M&A cũng ngày càng nhiều cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã đánh giá cao hoạt động này để tham gia mở rộng hoạt động của mình.

Tập đoàn dệt may Hồng Kông sẽ đầu tư vào KCN Lai Vu khoảng 500 triệu USD

Tập đoàn Crystal của Hồng Kong sẽ đầu tư khoảng 425 triệu USD vào dự án dệt Pacific Crystal và 120 triệu USD vào dự án may Tinh Lợi mở rộng, sử dụng khoảng hơn 70 hecta đất.

Chiều ngày 20/08/2103, tại phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội trong khuôn khổ phiên họp thứ 20 Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội khóa XIII, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường – Nguyễn Minh Quang cho biết: Hiện có 2 doanh nghiệp dệt may sẽ đầu tư vào KCN Lai Vu khoảng 500 triệu đôla, có thể thu hút lao động nông nghiệp vào đây.

Ngày 15/08/2013, trong cuộc họp báo thông tin về tình hình thực tế và việc đảm bảo an ninh trật tự, hỗ trợ thi công tại KCN Lai Vu do chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương chủ trì, đại diện tỉnh Hải Dương cho biết: hiện nay một số nhà đầu tư đang chuẩn bị thực hiện 2 dự án lớn trong KCN Lai Vu. Cụ thể,

Dự án dệt Pacific Crystal có tổng vốn đầu tư 425 triệu USD – tương đương khoảng 8.882,5 tỷ đồng, sử dụng 35,1 ha đất (giai đoạn 1 sử

SẢN XUẤT KINH DOANH

Soá 17 thaùng 09 naêm 2013

dụng 17 ha, giai đoạn 2 sử dụng 18,1 ha), dự kiến thu hút khoảng 6.000 lao động.

Dự án may Tinh Lợi mở rộng có vốn đầu tư 120 triệu USD – tương đương khoảng 2.340 tỷ đồng, sử dụng 35 ha đất (giai đoạn 1 sử dụng 13,5 ha, giai đoạn 2 sử dụng 21,5 ha), dự kiến thu hút khoảng 16.900 lao động, chủ yếu là lao động địa phương. Hai dự án trên là tổ hợp dệt may lớn nhất Việt Nam.

2 dự án này đã được tỉnh Hải dương cấp giấy chứng

nhận đầu tư. Được biết chủ đầu tư của 2 dự án này là những doanh nghiệp thuộc Tập đoàn dệt may Crystal của Hồng Kông.

Như vậy, sau nhiều năm phần lớn diện tích đất của KCN bị bỏ hoang và khai thác kém hiệu quả, với sự tham gia của 2 dự án kỳ vọng sẽ giúp tỉnh Hải Dương khắc phục tình trạng đất bỏ hoang, giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ cũng như thu hút thêm sự tham gia của các nhà đầu tư khác vào KCN này.

Khu công nghiệp Lai Vu trước đây là Cụm Công nghiệp Tàu thủy Hải Dương được xây dựng hoàn chỉnh vào năm 2009, triển khai theo Đề án Phát triển Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam - Vinashin giai đoạn 2001-2010. Sau khi Vinashin được Thủ tướng Chính phủ cho tái cơ cấu, KCN này được chuyển giao nguyên trạng cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và đổi tên thành KCN Lai Vu.

Trung tâm TTCN&TM

FAO: Giá lương thực toàn cầu có thể tiếp tục giảm

Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) vừa nhận định giá lương thực toàn cầu có thể tiếp tục giảm trong những tháng tới, sau khi đã xuống tới mức thấp nhất trong hơn một năm vào tháng Bảy vừa qua, do nguồn cung dồi dào.

Theo FAO, giá lương thực đã vọt lên trong suốt mùa Hè 2012 do hạn hán lịch sử tại Mỹ, song triển vọng nguồn cung niên vụ 2013-2014 khả quan hơn sẽ đảo ngược diễn biến giá cả trong năm nay.

Tổ chức này nhận định sản lượng ngũ cốc có thể cao hơn nhiều so với dự báo năm tháng trước, nhờ điều kiện thời tiết khá thuận lợi ở nhiều nơi. FAO đã nâng dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu trong tháng Bảy, với mức tăng được đưa ra là trên 7%, lên 2,479 tỷ tấn trong niên vụ 2013-2014.

Nhà kinh tế kỳ cựu của FAO Abdolreza Abbassian nói triển vọng lạc quan về sản lượng ngô ở Mỹ, Ar-gentina và Biển Đen có nghĩa giá ngô có thể kéo giá các loại ngũ cốc khác xuống trong mùa Hè này, sau khi là yếu tố đẩy giá lên trong mùa Hè năm ngoái.

Ông cho rằng lương thực có thể đứng trước sức ép xuống giá nếu đồng USD mạnh lên.

Chỉ số giá lương thực của FAO, căn cứ để đánh giá sự thay đổi hàng tháng về giá cả của giỏ hàng hóa gồm ngũ cốc, hạt có dầu, bơ sữa, thịt và đường, giảm gần 2% trong tháng Bảy, tháng giảm thứ ba liên tiếp, xuống mức 205,9 điểm, so với 210 điểm trong tháng Sáu, chủ yếu do giá ngũ cốc, đậu tương và dầu cọ trên thế giới giảm, trong khi giá đường, thịt và bơ sữa cũng giảm.

Chỉ số giá lương thực của FAO chạm mức đỉnh 238

TIN THẾ GIỚI

Soá 17 thaùng 09 naêm 2013

điểm vào tháng 2/2011, khi giá lương thực cao là nguyên nhân của phòng trào “mùa Xuân Arập” ở Trung Đông và Bắc Mỹ. Trong mùa Hè 2012, chỉ số này bắt đầu tăng lên gần mức của năm 2008./.

Quy định mới của FDA về thực phẩm nhập khẩu

Mới đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã thông báo sẽ áp dụng quy định quản lý mới đối với tất cả các loại thực phẩm NK, bao gồm cả thủy sản.

Đây là những quy định cuối cùng nằm trong hệ thống quy định của Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm (FSMA).

Hai quy định mới yêu cầu các công ty NK của Mỹ phải tiến hành xác minh các nhà cung cấp nước ngoài, đảm bảo họ thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm theo hướng phòng ngừa và đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm tương đương tiêu chuẩn của các nhà sản xuất và chế biến tại Mỹ. Các đơn vị thẩm định an toàn thực phẩm của nước ngoài cũng nằm trong phạm vi quy định này.

Các DN sẽ phải xác định các mối nguy có thể xảy ra đối với từng loại thực phẩm, ghi chép và lưu trữ tư liệu để phục vụ quá trình thẩm

định. Các cơ sở đã được FDA chứng nhận sẽ tiến hành hoạt động thẩm định.

Đây là lần đầu tiên FDA chính thức có quy định về điều này. FDA không quy định DN phải có chứng nhận cho sản phẩm, nhưng theo quy định mới, chứng nhận có thể được FDA sử dụng khi xác định có nên cho phép NK một số loại thực phẩm có nguy cơ cao vào Mỹ hay không.

Quy định mới sẽ được áp dụng cho mọi loại thực phẩm NK vào thị trường Mỹ, gồm cả thủy sản. Theo báo cáo, hơn 90% thủy sản tiêu thụ trên thị trường được NK từ nước ngoài.

Bà Margaret A. Ham-burg, Cao ủy tại FDA phát biểu: “FDA cần thực hiện xây dựng các biện pháp toàn cầu đối với an toàn thực phẩm để đảm bảo dù tiêu thụ hàng nội địa hay NK. người tiêu dùng vẫn có thể tin tưởng về an toàn thực phẩm. Hai quy định mới sẽ giúp giải quyết được những thách thức trong hệ thống cung cấp thực phẩm toàn cầu. Thành công của FDA phụ thuộc vào sự hợp tác giữa các quốc gia, giữa các ngành công nghiệp và giữa các lĩnh vực khác nhau.”

Với quy định mới, FDA sẽ triển khai hoạt động của theo hướng phòng ngừa khi đối phó với vấn đề an toàn thực phẩm. Nếu có hiệu lực, FSMA sẽ tăng cường sức

mạnh của FDA trong thanh tra các cơ sở sản xuất và tăng cường việc tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. FDA sẽ tiếp tục thực hiện thanh tra thực phẩm tại biên giới và tăng cường thanh tra các cơ sở ở nước ngoài.

Quy định của FDA được nhiều tổ chức hoan nghênh như Hiệp hội Tiếp thị sản xuất, Tổ chức The Pew Charitable Trusts. Tuy nhiên, FDA hiện đang bị chậm tiến độ triển khai thực hiện luật thực phẩm mới. Tháng 6/2013, thẩm phán Tòa án Liên bang tại bang California đã yêu cầu FDA phải công bố tất cả các quy định còn đang bị chậm trễ trong Luật FSMA trước ngày 30/11/2013 và hoàn tất luật này trước 30/6/2015.

Nga cấm nhập khẩu thực phẩm từ hơn 20 quốc gia

Cơ quan Vệ sinh dịch tễ Nga mới đây đã phát hiện những vi khuẩn nguy hiểm có trong thịt, cá và các sản phẩm sữa nhập khẩu vào Nga từ hơn 20 quốc gia; trong đó có Việt Nam.

Theo Đài Tiếng nói nước Nga, vi khuẩn độc hại đã được tìm thấy trong phomat Hà Lan và cá tầm Armenia.

Nhà chức trách Nga cho biết các nghiên cứu trong

TIN THẾ GIỚI

Soá 17 thaùng 09 naêm 2013

phòng thí nghiệm cũng phát hiện vi khuẩn E.Coli, khuẩn hình que Listeria và Salmo-nella trong các sản phẩm này. Ngoài ra, vi khuẩn nguy hiểm còn “ẩn náu” trong các loại thịt đông lạnh như thịt lợn từ Canada, Bồ Đào Nha, Ireland, Đan Mạch và Bỉ; thịt cừu từ New Zealand và Uruguay; thịt bò từ Argen-tina, Ireland, Uruguay và Paraguay; thịt mỡ muối của Áo và lưỡi lợn nhập từ Italy.

Các nghiên cứu còn phát hiện nguy cơ gây bệnh từ thịt gia cầm của Mỹ và Bỉ và vi sinh vật độc hại trong các loại thủy sản từ Trung Quốc, Thái Lan, Chile, Es-tonia, Đan Mạch, Việt Nam và Mỹ, cá tầm từ Armenia và cá hồi từ Na Uy.

Trong danh sách thực phẩm bị cấm còn có bơ từ Lítva, phomat Hà Lan, giămbông và váng sữa đặc từ Belarus.

Theo nhà chức trách Nga, Cơ quan Vệ sinh dịch tễ và thú y ở các nước nói trên đã được cảnh báo về việc Nga không chấp nhận những hành vi vi phạm quy tắc an toàn thực phẩm, và hạn chế nhập một số sản phẩm nhất định.

Giá đường tăng do Brazil dùng mía sản xuất ethanol

Trong phiên giao dịch ngày 12/8, giá đường thế giới đã vọt lên mức cao nhất

trong 6 tuần qua trong bối cảnh có nhiều dấu hiệu cho thấy Brazil - nước sản xuất đường lớn nhất thế giới - đã tăng cường sử dụng mía đường để sản xuất ethanol. Vào lúc 5 giờ 13 phút sáng 12/8 (giờ địa phương) tại sàn giao dịch ICE Futures ở New York, giá đường thô giao tháng 10/2013 tăng 0,4% lên 17,05 cent/pound (1 pound = 0,45 kg).

Trước đó, có thời điểm, giá nông sản này đã chạm ngưỡng 17,1 cent, mức cao nhất kể từ ngày 28/6. Trong 4 tuần qua, giá đường ở sàn giao dịch này đã liên tục tăng. Đây là chuỗi ngày tăng giá dài nhất kể từ tháng 7/2012.

Trong khi đó, tại sàn giao dịch NYSE Liffe (London), giá đường trắng giao cùng kỳ hạn cũng tăng 0,2% lên 499 USD/tấn.

Trước đó, ngày 9/8, Hiệp hội Mía đường Bra-zil (Unica) tại Sao Paulo cho biết các nhà máy tinh chế đường tại phía Nam Brazil - vùng sản xuất mía đường chính của nước này - đã tăng tỷ lệ sử dụng mía để chế biến ethanol trong nửa cuối tháng 7/2013 lên 55%, cao hơn rất nhiều so với con số 49,4% một năm trước đó.

Nhà phân tích Robin Shaw của tập đoàn Marex Spectron Group có trụ sở ở London cho rằng các con số trên đã khiến thị trường

tăng nhẹ. Điều này cho thấy các nhà máy chế biến vẫn ưu tiên sử dụng mía để sản xuất ethanol hơn là để sản xuất đường.

Không giống như đường, giá cacao giao tháng 12/2013 trên sàn NYSE Liffe (New York), giảm 0,2% xuống 2.476 USD/tấn, trong khi giá càphê arabica giao tháng 9/2013 không đổi, đứng ở mức 1,2295 USD/pound.

Tại sàn NYSE Liffe, giá cacao giao tháng 9/2013 giảm 0,1% xuống 2.547 USD/tấn và giá cà phê ro-busta giao tháng 11/2013 giảm 0,5% xuống 1.940 USD/tấn./.

Mỹ đưa ra phán quyết cuối cùng về thuế chống trợ giá tôm đông lạnh nhập khẩu

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa thông báo quyết định cuối cùng về đánh thuế chống trợ giá vào sản phẩm tôm nhập khẩu vào thị trường nước này. Trong đó, sản phẩm tôm từ Ma-laysia chịu mức thuế cao nhất 54,5%, Trung Quốc là 18,16%, Ecuador là 13,51%, Ấn Độ là 11,14%. Sản phẩm tôm của công ty Thủy sản Minh Phú, Việt Nam chịu mức thuế 7,88%.

Indonesia và Thái Lan không bị đánh thuế lần này do Bộ Thương mại Mỹ đánh giá các sản phẩm từ 2 quốc

TIN THẾ GIỚI

Soá 17 thaùng 09 naêm 2013

TIN THẾ GIỚI

gia này không nhận hỗ trợ từ chính phủ.

Quyết định đánh thuế chống trợ giá lần này đánh vào các sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của các quốc gia châu Á. Kim ngạch nhập khẩu loại tôm này của Mỹ năm ngoái là 3,5 tỷ USD. Quy định không bao gồm các sản phẩm tôm tươi, tôm đóng hộp hay tôm tẩm bột.

DOC có quyền đưa ra mức thuế đánh vào sản phẩm nhập khẩu trong khi Ủy ban thương mại quốc (IPC) tế tiếp tục đánh giá mức độ thiệt hại của các nhà nhập khẩu trong nước. Ủy ban này dự kiến sẽ công bố báo cáo về vấn đề này ngày 19/9 tới.

Kỷ nguyên “gạo rẻ” của các nước châu Á đã kết thúc

Viện Phát triển Hải ngoại (ODI) - cơ quan nghiên cứu của Anh - vừa khẳng định kỷ nguyên “gạo rẻ” kéo dài nhiều thập niên qua có thể đã kết thúc.

Tuy nhiên, đây dường như là thông tin tốt cho người nông dân.

Trong báo cáo công bố ngày 15/8, ODI cho biết từ đầu những năm 1970 đến đầu những năm 2000, giá gạo đã giảm xuống nhờ những tiến bộ công nghệ.

Tuy nhiên, kể từ năm 2012, giá gạo đã bắt đầu

tăng và chưa bao giờ quay trở về mức giá trước đây sau khi tăng vọt trong giai đoạn khủng hoảng lương thực toàn cầu 2007-2008 - thời điểm giá gạo trên thị trường thế giới tăng gấp 3 lần.

Vào đầu năm 2013, giá gạo leo lên mức đỉnh 550 USD/tấn, gấp đôi mức giá hồi năm 2000.

Báo cáo trên cho rằng giá gạo tăng là do chi phí sản xuất đang tăng, chi phí nhân công cao hơn, chi phí nhiên liệu và phân bón đắt đỏ hơn và động thái tăng cường dự trữ gạo của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan.

Việc Chính phủ Ấn Độ áp đặt các biện pháp hạn chế xuất khẩu gạo trong giai đoạn từ cuối năm 2007 đến năm 2011 và chương trình trợ giá lúa gạo của Chính phủ Thái Lan đã làm chệch hướng dòng ngũ cốc, khiến dự trữ gạo ngày càng tăng, trong khi lượng gạo xuất khẩu lại giảm.

Trong khi đó, Trung Quốc đã bắt đầu nhập khẩu một lượng gạo đáng kể từ Việt Nam trong hai năm qua.

Theo các số liệu năm 2008 mà ODI trích dẫn, khoảng 1,3 tỷ trong số những người nghèo ở châu Á sống phụ thuộc vào nghề nông.

Tuy nhiên, ở nhiều nơi tại châu lục này, nhất là

ở Trung Quốc, tình trạng thiếu hụt lao động có thể đang nổi lên do đô thị hóa và sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo đang lôi kéo một bộ phận nông dân bỏ nghề nông.

Trong 5 năm trở lại đây, tiền công đối với các lao động nông nghiệp ở Ấn Độ đã tăng lên khoảng 1/3.

ODI nhận định mặc dù giá gạo tăng cao sẽ tác động xấu đến người tiêu dùng nghèo ở khu vực thành thị, nhất là tại nhiều vùng ở châu Phi, nơi vẫn phải nhập khẩu gạo từ châu Á, nhưng tiền công tăng có thể giúp nhiều lao động nông nghiệp ở châu Á thoát khỏi đói nghèo.

Ông Kevin Watkins, Giám đốc ODI, nói: “Hàng triệu người lao động trong ngành nông nghiệp sẽ được hưởng lợi nhờ tiền công tăng cao và điều này có thể sẽ giúp ích cho công cuộc xóa đói giảm nghèo. Nhiều hộ gia đình nghèo sẽ phải đối mặt với các hóa đơn thực phẩm cao hơn và các nước tại châu Phi sẽ phải nhập khẩu gạo với chi phí đắt đỏ hơn.”

Theo ODI, trong bối cảnh giá gạo tại châu Á tăng, nhiều nơi ở Mỹ Latinh và châu Phi có thể sẽ phải đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng cả nhu cầu trong nước và thế giới.

Trung tâm TTCN&TM

Soá 17 thaùng 09 naêm 2013

Báo cáo kế hoạch vốn đầu tư NSNN từ 1-11

Bộ Tài chính vừa có Thông tư hướng dẫn chế độ báo cáo kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-11-2013.

Thông tư áp dụng đối với Kho bạc Nhà nước, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị quản lý tài chính thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Theo Thông tư, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản các dự án thuộc các bộ, ngành và địa phương định kỳ hằng tháng, hằng quý, cả năm là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền nắm tình hình, phục vụ cho công tác chỉ đạo quản lý, điều hành vốn theo kế hoạch được giao; đồng thời là cơ sở để thực hiện việc điều hoà, điều chuyển vốn giữa các bộ, ngành và các địa phương.

Bộ Tài chính quy định chế độ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ gồm: Báo

cáo nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao hằng năm cho các bộ, ngành và địa phương để triển khai thực hiện các dự án trong năm kế hoạch; báo cáo nguồn vốn trái phiếu Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ giao hằng năm cho các bộ, ngành và địa phương bố trí cho các dự án thực hiện trong năm kế hoạch.

Đồng thời, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN, vốn trái phiếu Chính phủ thuộc kế hoạch năm trước chưa thanh toán hết, được cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài thanh toán sang năm sau (năm kế hoạch) cũng phải báo cáo.

Trên cơ sở các báo cáo, Bộ Tài chính phân tích đánh giá kết quả thực hiện thanh toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN, vốn trái phiếu Chính phủ; tình hình nợ xây dựng cơ bản, kết quả thực hiện các dự án của các bộ, ngành, địa phương.

DN có vốn đầu tư nước ngoài đã hết hạn hoạt động được đăng ký lại

Theo Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ

1/8/2013, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập trước ngày 1/7/2006, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 170, có quyền thực hiện theo một trong hai cách.

Thứ nhất, đăng ký lại để tổ chức quản lý, hoạt động theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

Cụ thể, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước ngày 1/7/2006, đã hết thời hạn hoạt động quy định tại Giấy phép đầu tư sau ngày 1/7/2006, chưa thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp và có đề nghị được tiếp tục hoạt động phải đăng ký lại trước ngày 1/2/2014 theo các điều kiện do Chính phủ quy định. Trong trường hợp này, việc đăng ký lại có hiệu lực kể từ ngày hết hạn hoạt động ghi trên Giấy phép đầu tư.

Thứ hai, không đăng ký lại; trong trường hợp này, doanh nghiệp tổ chức quản lý, hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Điều lệ doanh nghiệp. Đối với những nội dung không quy định tại Giấy phép đầu tư, Điều lệ doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Soá 17 thaùng 09 naêm 2013

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Doanh nghiệp bị giám sát tài chính đặc biệt trong 4 trường hợp

Theo Nghị định về Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn Nhà nước có hiệu lực từ 15/8/2013, có 4 trường hợp doanh nghiệp bị giám sát tài chính đặc biệt.

Cụ thể, doanh nghiệp được đặt vào tình trạng giám sát tài chính đặc biệt nếu tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm hoặc qua công tác giám sát tài chính, kiểm toán phát hiện có tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc một trong 4 trường hợp sau:

Thứ nhất, kinh doanh thua lỗ, có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu vượt quá mức an toàn theo quy định.

Thứ hai, có số lỗ phát sinh từ 30% vốn chủ sở hữu trở lên hoặc số lỗ lũy kế lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu.

Thứ ba, có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn nhỏ hơn 0,5.

Thứ tư, báo cáo không đúng thực tế về tài chính, làm sai lệch lớn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Thành lập ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách

Ngày 15/8, Bộ Tài chính đề nghị Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách và đôn

đốc thu hồi nợ đọng trên ở địa phương sẽ trực tiếp do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố làm trưởng ban.

Bộ Tài chính vừa gửi Công văn số 10343/BTC-TCT cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác chỉ đạo thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2013.

Nhằm đảm bảo nguồn thu, Bộ Tài chính đề nghị lãnh đạo các địa phương chỉ đạo sở, ban, ngành phối hợp với cơ quan thuế, hải quan đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế. Trong đó, một trong những lĩnh vực ngành tài chính nhấn mạnh là việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc hoàn thuế giá trị gia tăng, đặc biệt là những doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế.

Ngoài ra, để tăng cường công tác thu ngân sách, Bộ Tài chính cũng đề nghị các địa phương tập trung cải cách hành chính, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giúp các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Đặc biệt, Bộ Tài chính cho rằng, các địa phương cần loại bỏ những rào cản, đơn giản hóa các thủ tục và giấy phép bất hợp lý gây khó khăn cho hoạt động các doanh nghiệp.

Đây là một trong những đề nghị được Bộ Tài chính

gửi tới các tỉnh, thành phố trong điều kiện tình hình kinh tế cả nước vẫn còn khó khăn ở nhiều lĩnh vực và địa bàn.

Phát hiện nhiều sai phạm trong kinh doanh xăng, dầu, gas

Nhiều doanh nghiệp (DN) trong quá trình kinh doanh xăng, dầu, gas đã có những sai phạm liên quan đến chất lượng, hoạt động phân phối và điều kiện kinh doanh…

Đó là nhận định của Đoàn kiểm tra liên ngành của Ban Chỉ đạo 127/TW sau khi tiến hành kiểm tra một số DN kinh doanh mặt hàng này trên địa bàn cả nước.Qua kiểm tra 6 DN là tổng đại lý, đại lý kinh doanh xăng, dầu đã phát hiện 5/6 DN vi phạm các quy định như: Chưa đăng ký hệ thống phân phối với với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền; chưa có bình chuẩn đối chứng, mua, bán xăng, dầu ngoài hệ thống; thiếu chứng chỉ chuyên môn của người bán hàng... Trước những sai phạm này, đoàn đã chuyển chi cục quản lý thị trường (QLTT) địa phương xử phạt với số tiền 115 triệu đồng.

Những sai phạm tương tự cũng diễn ra tại các DN kinh doanh gas khi phát hiện 6/7 DN kiểm tra có vi phạm. Kiểm tra tại TP Hà Nội, Đoàn cũng phát hiện Công ty CP dầu khí An pha không đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên... Với những sai

Soá 17 thaùng 09 naêm 2013

Trung tâm TTCN&TM

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

phạm này, đoàn đã chuyển chi cục QLTT các địa phương xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 92 triệu đồng.

Theo Ban Chỉ đạo 127/TW, DN kinh doanh xăng, dầu, gas vi phạm các quy định là do nhiều địa phương chưa quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh gas theo Nghị định số 107/2009/NĐ- CP của Chính phủ. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều cửa hàng gas đặt trong khu đông dân cư, ảnh hưởng đến an toàn phòng chống cháy nổ và không thuận tiện cho việc chữa cháy nếu có sự cố xảy ra. Ngoài ra, việc đăng ký hệ thống phân phối với sở công thương của các DN kinh doanh xăng, dầu chưa thực hiện đầy đủ và thường xuyên nên khó khăn trong việc theo dõi, quản lý. Để khắc phục những bất cập trên, theo ông Nguyễn Cẩm Tú - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 127/TW, trong thời gian tới, Bộ Công Thương cần chỉ đạo Vụ Thị trường trong nước, Cục QLTT tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh DN đầu mối rà soát các điều kiện làm tổng đại lý, tránh tình trạng DN đầu mối ký hợp đồng tổng đại lý với DN không đủ điều kiện làm tổng đại lý theo quy định; xử lý DN mua, bán xăng, dầu ngoài hệ thống. Sở công thương các tỉnh tiến hành rà soát quy hoạch kinh doanh xăng, dầu và gas, tăng cường quản lý hệ thống phân phối các DN kinh doanh gas và xăng, dầu trên

địa bàn.

Kiểm tra xuất khẩu nông, lâm, thủy, hải sản

Theo tin từ Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Lạng Sơn vừa chỉ đạo các đơn vị tăng cường quản lý đối với các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu nông, lâm, thủy, hải sản.

Theo đó, các chi cục hải quan trực thuộc cần tổ chức kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi thông quan đối với DN có dấu hiệu rủi ro, kiểm tra đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất của các chỉ tiêu trên tờ khai hải quan và hồ sơ hải quan theo quy định. Đồng thời, thực hiện và chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa khi thực hiện việc xác nhận “thực xuất” trong tờ khai hải quan và làm căn cứ cho cơ quan thuế xem xét, hoàn thuế GTGT theo quy định.

Bên cạnh đó, các đơn vị: Phòng thanh tra, phòng chống buôn lậu và xử lý, đội kiểm soát hải quan và chi cục kiểm tra sau thông quan cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hải quan, kiểm soát chống buôn lậu đối với các DN có độ rủi ro cao về xuất khẩu nông, lâm, thủy, hải sản qua địa bàn sang Trung Quốc.

Ngân hàng không được sử dụng vàng giữ hộ

Ngày 19.8, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố dự thảo Thông tư

hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ bảo quản vàng miếng của ngân hàng (NH) thương mại, chi nhánh NH nước ngoài (gọi chung là tổ chức tín dụng - TCTD).

Theo đó, khi thực hiện cung ứng dịch vụ bảo quản vàng miếng, TCTD phải ký với khách hàng hợp đồng bảo quản vàng miếng. Trên hợp đồng tối thiểu phải có các nội dung như tên, địa chỉ, số CMND (đối với khách hàng cá nhân), số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác chứng minh tư cách pháp nhân (đối với khách hàng là pháp nhân) của các bên tham gia hợp đồng; loại vàng miếng, số sê ri (nếu có), đặc điểm vàng miếng gửi bảo quản…

Thời hạn bảo quản vàng miếng phải ghi rõ trên hợp đồng, trong trường hợp không xác định thời hạn, TCTD phải trả vàng miếng theo yêu cầu của khách hàng bất cứ lúc nào và trả lại chính số vàng miếng khách hàng đã gửi bảo quản; hoặc vàng miếng cùng loại, cùng nhãn hiệu, cùng chất lượng, khối lượng với vàng miếng khách hàng đã gửi. TCTD công bố phí và không được trả lãi, lợi tức dưới mọi hình thức cho khách hàng; không được sử dụng vàng miếng nhận bảo quản của khách hàng dưới bất kỳ hình thức nào kể cả chuyển đổi thành tiền, bán, cho vay, chuyển đổi, cầm cố, thế chấp, ký quỹ bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay.

Soá 17 thaùng 09 naêm 2013

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Phát triển thương mại điện tử: Để kết quả không còn khiêm tốn

Thương mại điện tử (TMĐT) được xác định là phương thức giao dịch hiện đại trong mua bán hàng hóa và sẽ từng bước chiếm ưu thế trong thế kỷ XXI bởi tính linh hoạt, tiết giảm chi phí, thời gian cho các bên tham gia.

Tuy nhiên, việc ứng dụng, triển khai hoạt động này ở Việt Nam mới đạt kết quả khiêm tốn. Vấn đề đặt ra là làm sao đẩy nhanh quá trình ứng dụng TMĐT, tiến tới triển khai đại trà đối với doanh nghiệp (DN)…

Chưa chứng tỏ được thế mạnh

DN Việt đã làm quen với TMĐT từ hơn 10 năm trước và tỷ lệ đơn vị ứng dụng tăng dần. Trong đó, các DN hoạt động ở khu vực đô thị, nhất là tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội là những đơn vị đi đầu nhờ biết phát huy khả năng về công nghệ thông tin,

kiến thức pháp luật, ngoại ngữ cũng như tận dụng hệ thống hạ tầng thông tin phát triển hơn so với địa phương khác. Theo Sở Công thương Hà Nội, Hà Nội đạt chỉ số chung về TMĐT là 64/100 điểm, có mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT và đứng thứ hai sau TP Hồ Chí Minh. Tiếp đó là một số thành phố khác như Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang… Có thể nói, người tiêu dùng (NTD) đã bước đầu làm quen, có cơ hội tham gia mua sắm qua mạng khi họ truy cập, tìm hiểu thông tin về sản phẩm cùng những dịch vụ kèm theo. Giao dịch phần lớn tập trung vào mua sắm đồ gia dụng, quần áo, đồ dùng, chăm sóc sắc đẹp và dược phẩm. Một số khách hàng lớn tuổi nhưng có thu nhập khá và một bộ phận giới trẻ tỏ ra thích thú với loại hình TMĐT bởi sự tiện lợi, có thể mua hàng bất cứ lúc nào, ở đâu và nhận hàng tại địa chỉ theo yêu cầu. Đại diện Hiệp hội TMĐT Việt Nam nhận định, việc đẩy mạnh ứng dụng TMĐT là hướng

đi phù hợp, sẽ gia tăng mạnh trong cộng đồng DN thời gian tới.

Tuy nhiên, thực tiễn những năm qua chưa chứng tỏ được thế mạnh và sự tiện dụng của TMĐT. Tính đến năm 2012, kết quả giao dịch thương mại thông qua TMĐT mới chiếm không quá 0,5% của tổng doanh số bán lẻ của cả nước, chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường có gần 90 triệu NTD, trong đó có hơn 31 triệu người thường xuyên sử dụng in-ternet. Nói cách khác, mặc dù có một số ưu thế nhưng TMĐT vẫn chưa trở thành hoạt động phổ biến, lại càng bé nhỏ nếu so với các loại hình giao dịch thương mại truyền thống.

Tạo hành lang pháp lý để phát triển

Nguyên nhân của thực trạng trên có nhiều, gồm cả khách quan và chủ quan. Hầu hết NTD Việt Nam chưa từng tham gia, thực hiện việc mua hàng thông qua TMĐT nên chưa

THÖÔNG MAÏI ÑIEÄN TÖÛ

Soá 17 thaùng 09 naêm 2013

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

thể hình thành thói quen này. Một bộ phận khách hàng còn e ngại, thiếu tin tưởng về chất lượng hàng hóa khi mua hàng qua mạng. Hoạt động quảng bá, giới thiệu đặc điểm, tiện ích của TMĐT chưa đủ độ để đánh thức và khơi gợi niềm tin từ phía khách hàng, chủ yếu vẫn là do DN “tự biên, tự diễn”. Công tác tuyên truyền, phổ biến quy định, hướng dẫn của cơ quan quản lý về cách thức thực hiện mua bán, nhất là trách nhiệm của bên bán hàng còn hạn chế, thiếu thời lượng hoặc nội dung phù hợp. Bản thân DN chưa quan tâm, tìm hiểu kỹ để đáp ứng yêu cầu, từ đó chưa có chiến lược bài bản trong triển khai các công đoạn liên quan đến ứng dụng TMĐT. Phần lớn DN chưa thành lập bộ phận TMĐT riêng, thiếu đầu tư thỏa đáng về trang thiết bị, công nghệ, nguồn nhân lực chuyên phụ trách về kỹ thuật và tiếp thị.

Từ góc độ bảo vệ quyền lợi khách hàng, cơ quan quản lý cũng đang đúc rút kinh nghiệm, bổ sung biện pháp quản lý, xác định những hiện tượng hành vi vi phạm của một số trang web bán hàng không tuân

thủ pháp luật hoặc không làm tròn nghĩa vụ với khách hàng. Những thực tế đó đang ảnh hưởng đến uy tín của DN chân chính đồng thời gây hiệu ứng tiêu cực của xã hội đối với hoạt động TMĐT. Chính phủ đã ban hành Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định cụ thể về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực TMĐT nhằm thiết lập một hành lang pháp lý minh bạch, lành mạnh cho giao dịch TMĐT, góp phần xây dựng một tập quán thương mại hiện đại, phù hợp thông lệ quốc tế. Bộ Công thương đã và đang hỗ trợ DN khi tham gia TMĐT. Theo đó, các đơn vị phải làm thủ tục đăng ký trực tuyến về website bán hàng tại Cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT do Bộ Công thương chủ trì. Cổng sẽ công bố danh sách những website đã thực hiện đầy đủ thủ tục, đăng ký và hoạt động theo yêu cầu và sẵn sàng công bố website nào vi phạm pháp luật.

Quán triệt nội dung nghị quyết của Chính phủ, nhiều tỉnh, thành phố đã tổ chức tập huấn và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý; tuyên truyền và hỗ trợ

DN trong quá trình triển khai TMĐT. Hà Nội đã phê duyệt Đề án “Tăng cường pháp chế trong quản lý hoạt động TMĐT trên địa bàn TP Hà Nội”. Tất cả nhằm từng bước đưa hoạt động TMĐT đi vào cuộc sống như mong muốn, đáp ứng nhu cầu của hai lực lượng cung - cầu trên thị trường trong thời đại kỹ thuật số.

Cấm dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp

Bộ Công Thương vừa trình Chính phủ Dự thảo Nghị định Quản lý bán hàng đa cấp thay thế Nghị định 110 ngày 24-8-2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

Quản lý hoạt động bán hàng đa cấp qua mạng vẫn còn những lỗ hổng

Theo đó, các hành vi bị cấm bán hàng đa cấp gồm: Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc hoặc đóng một khoản tiền nhất định để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; Yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hoá dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; Yêu cầu

Soá 17 thaùng 09 naêm 2013

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

người tham gia hội nghị, hội thảo, khoá đào tạo phải trả tiền hoặc trả bất kỳ khoản phí nào, trừ chi phí hợp lý để mua tài liệu đào tạo; Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp... Dự thảo nghị định mới cũng quy định công ty bán hàng đa cấp sẽ phải có vốn pháp định là 10 tỉ đồng; phải ký quỹ 5 tỉ đồng thay vì 3 tỉ đồng như hiện nay. Dự thảo nghị định này được kỳ vọng sẽ chấm dứt những tranh cãi, mập mờ trong hoạt động kinh doanh đa cấp tại Việt Nam hiện nay.

Bán hàng đa cấp có thể phải ký quỹ gấp 5 lần

Bộ Công Thương dự kiến nâng mức ký quỹ bắt buộc từ một tỷ đồng hiện nay lên 5 tỷ nhằm chắc chắn hơn về nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh đa cấp khi chấm dứt hoạt động.

Những năm gần đây, bán hàng đa cấp không những gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội mà còn tạo ra nhiều vấn đề cho các cơ quan quản lý nhà nước. Hiện chỉ có Nghị định 110 ngày 24/8/2005 và Thông tư 19 ngày

8/11/2005 quy định đầy đủ nhất về quản lý hoạt động này. Cả hai văn bản trên đều đã được thực thi gần 8 năm, bộc lộ nhiều bất cập và không đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng của ngành.

Xuất phát từ những khó khăn trên, Bộ Công Thương cho biết vừa xây dựng xong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 110 ngày 24/8/2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp sẽ được giao cho Bộ Công Thương thay vì các Sở như quy định trước đây. Giấy chứng nhận cấp lần đầu có thời hạn 5 năm, sau đó doanh nghiệp được gia hạn nhiều lần, mỗi lần 5 năm.

Bên cạnh đó, hiện có hai ý kiến khác nhau liên quan đến quy định về vốn pháp định của doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Ý kiến thứ nhất cho rằng cần quy định mức vốn pháp định 10 tỷ đồng nhằm đảm bảo khả năng tài chính của doanh nghiệp trong việc xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức mạng lưới một cách bền vững và hiệu quả. Song, cũng có

ý kiến nhận định việc quy định mức vốn pháp định là 10 tỷ đồng sẽ hạn chế sự tham gia thị trường của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo Bộ Công Thương ý kiến thứ nhất sẽ hợp lý hơn bởi 10 tỷ đồng không phải quá lớn với một doanh nghiệp bán hàng đa cấp khi tính đến đầu tư về cơ sở vật chất, xây dựng mạng lưới cũng như tích trữ hàng hóa phục vụ phân phối.

Tiền ký quỹ là khoản đảm bảo cho việc thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp đối với nhà nước, người tham gia và người tiêu dùng khi doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấm dứt hoạt động.

Liên quan đến quy định về tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp, cũng có hai phương án được đưa ra. Một phía cho rằng cần phải tăng giá trị ký quỹ từ một lên 5 tỷ đồng, cân nhắc giữa rủi ro hệ thống mạng lưới bán hàng đa cấp và gánh nặng tài chính của doanh nghiệp.

Phía khác lại đề xuất cần quy định giá trị ký quỹ tương ứng với doanh thu của doanh nghiệp nhằm đảm bảo khả năng thanh toán trong trường

Soá 17 thaùng 09 naêm 2013

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

hợp phát sinh các rủi ro hệ thống.

Trước những ý kiến trên, Bộ Công Thương cho biết đang tiếp cận theo hướng thứ nhất bởi trên thực tế, một số doanh nghiệp có doanh thu lên tới hàng nghìn tỷ đồng trong khi phần còn lại chỉ ở mức 10 tỷ đồng, nếu quy định giá trị ký quỹ dựa trên doanh thu sẽ tạo ra sự chênh lệch rất lớn trong yêu cầu ký quỹ giữa các doanh nghiệp bán hàng đa cấp.

Ngoài ra, dự thảo Nghị định cũng quy định doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ được tạm ngừng hoạt động không quá 12 tháng. Quá thời hạn này, doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp. Khi tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp phải hoàn thành toàn bộ các nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp.

Đồng thời, mỗi khi tổ chức các hoạt động hội nghị, hội thảo, đào tạo liên quan tới hàng hóa bán hàng đa cấp, giới thiệu cơ hội kinh doanh và kỹ năng kinh doanh ở bên ngoài trụ sở, doanh nghiệp phải thông báo cho Sở Công

Thương nơi tổ chức các hoạt động đó. Người tham gia bán hàng đa cấp cũng không phải trả phí cho các hoạt động đào tạo, ngoại trừ chi phí hợp lý để mua tài liệu đào tạo.

Một số hành vi bị cấm trong hoạt động bán hàng đa cấp cũng được nêu trong dự thảo như không cho phép kinh doanh đa cấp đối với dịch vụ trừ trường hợp pháp luật cho phép; cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp ký nhiều hợp đồng với cùng một người bán hàng; cấm mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới trừ các trường hợp tập trung kinh tế và cấm doanh nghiệp xúi giục hoặc tiếp tay cho người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện các hành vi bị cấm...

Ứng dụng thương mại điện tử vào xuất khẩu

Bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nước khiến cho các làng nghề Việt cũng lâm vào tình cảnh thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, tình trạng hàng hóa tồn đọng ở nhiều nơi.

CôngThương - Việc ứng dụng thương mại điện tử cho xuất khẩu đang trở thành một kênh mới được kỳ vọng mang lại hiệu quả

cao để đưa mặt hàng này vươn xa hơn ra thị trường thế giới.

Nhận thấy được những lợi ích mà thương mại điện tử mang lại, ngay từ những năm 2000, Công ty Thủ công mỹ nghệ Hoa Lư đã ứng thương mại điện tử để quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp. Theo đánh giá của đại diện doanh nghiệp, việc ứng dụng thương mại điện tử vào quảng bá sản phẩm giúp cho các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về khách hàng và thị trường, giảm chi phí bán hàng và tiếp thị sản phẩm. Bên cạnh đó còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu đáng kể thời gian và chi phí giao dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập và cũng cố mối quan hệ giữa khách hàng ở khắp nơi trên thế giới.

Bà Nguyễn Tú Anh, Phó TGĐ Công ty CP thủ công mỵ nghệ Hoa Lư cho biết, nếu như những năm 2000, 2002, thương mại điện tử còn xa lạ với rất nhiều doanh nghiệp thì chúng tôi đã mạnh dạn đầu tư 1 trang web có đầy đủ thông tin về hoạt động, quy mô của công ty. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đã

Soá 17 thaùng 09 naêm 2013

Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh Thuận

Đc: Đường 16 tháng 4,Phường Mỹ Hải,

TP. Phan Rang Tháp Chàm - Ninh Thuận

Ban biên tập: Nguyễn Thanh Hoan

Tổng biên tập Nguyễn Hoàng Lưu : Phó ban

Lê Văn Nguyên : Phó ban.* Thành viên:Trần Văn Tỵ

Nguyễn Bá ĐoánNguyễn Huỳnh Lâm

Phan Văn LuôngQuảng Thị Như Tâm

Phan Ngọc Thông Nơi in:

Cty CP In Ninh Thuận Giấy phép xuất bản số:

01/GP-XBBTNgày cấp 03\12\2012

của Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Thuận

Số lượng 300 bản/số. Khổ 19x27cm,

Nộp lưu chiểu hàng số

Trung tâm TTCN&TM

THÖÔNG MAÏI ÑIEÄN TÖÛ

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

tham gia một cách rất tích cực, vào các sàn giao dịch thương mại điện tử như vatgia.com, chodientu.vn hay như sàn giao dịch quốc tế như Alibaba.com…

“Hiện tại chúng tôi đang xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ và châu Âu, đặc biệt mới đây thông qua hệ thống thương mại điện tử chúng tôi đã ký được 1 hợp đồng gần 8 tỷ với khách hàng từ Nhật Bản, điều này đánh giá rằng thương mại điện tử là một đòn bầy đổi với doanh nghiệp của chúng tôi nói riêng cũng như là các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nói chung”, bà Tú Anh khẳng định.

Có thể thấy, ứng dụng thương mại điện tử là một trong những công cụ hữu hiệu cho các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm và tìm kiếm các đơn hàng xuất khẩu. Tuy nhiên theo các chuyên gia nhận định, hiện nay không nhiều doanh nghiệp và hiệp hội làng nghề có thể tận dụng tốt

các ưu thế mà thương mại điện tử mang lại.

Chính vì vậy hiệu quả từ kênh bán hàng này chưa thực sự được như mong đợi. Nguyên nhân được cho là do thông tin về hàng hóa đưa lên còn đơn điệu và chưa sát với thực tế sản phẩm cũng như nhu cầu của khách hàng.

Về vấn đề này, ông Trần Đình Toản, Phó tổng GĐ Công ty CP Đầu tư và Công nghệ OSB cho rằng, hiện có khá nhiều các website giới thiệu các sản phẩm của làng nghề nhưng có vẻ rất tản mạn và có những giới thiệu mang tính chất hơi mang màu sắc thơ văn, không thuyết phục được người khách hàng, người mua hàng đọc những thông tin về lịch sử chỉ là một chuyện, quan trọng là họ muốn biết nó nằm ở đâu, tôi muốn mua sản phẩm đó thì tìm ai, doanh nghiệp nào, giá cả như thế nào chứ không phải chung chung như các website hiện nay.