525
NHẬT KÝ THỜI CHIẾN VIỆT NAM

lichsu.hcmussh.edu.vnlichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain... · MụC lụC Bộ sách Nhật ký thời chiến Việt Nam như một tượng đài di sản phi vật

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

  • NHẬT KÝT H Ờ I C H I Ế N V I Ệ T N A M

  • N H I Ề U T Á C G I Ả Đ Ặ N G V Ư Ơ N G H Ư N G ( C h ủ b i ê n )

    NHẬT KÝT H Ờ I C H I Ế N V I Ệ T N A M

    2

    NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN

    Copyright @ Các tác giả, 2020

    Không phần nào trong xuất bản phẩm này được phép sao chép hay phát hành dưới bất kỳ hình thức hoặc phương tiện nào mà không có sự

    cho phép trước bằng văn bản của các tác giả, thân nhân tác giả và nhóm sưu tầm, biên soạn.

  • MụC lụC

    Bộ sách Nhật ký thời chiến Việt Nam như một tượng đài di sản phi vật thể ..........7

    lời thưa của nhóm sưu tầm, biên soạn và những người thực hiện bộ sách ...............................................................9

    C H U C Ẩ M P H O N G Nhật ký chiến tranh / 23

    lời biên soạn ................................................................................................25

    Chu Cẩm Phong – Nhật ký chiến tranh, những dòng chữ máu thiêng liêng ............................................................28

    Nhật ký chiến tranh (Ghi từ 11/7/1967 đến 27/4/1971) ...............................44

    V Ũ V Ă N C H I Ế N Ra đi từ sông Thương / 648

    lời biên soạn ..............................................................................................649

    Ra đi từ sông Thương ................................................................................651

    H O À N G T H Ư Ợ N G l  N Tài hoa ra trận / 690

    Một cuộc đời huyền thoại và một người lính tài hoa .............................692

    Phần thứ nhất: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước... ” .............................700

    Phần thứ hai: Nơi bom rơi đạn nổ rung chuyển mặt đất .......................733

    Phần thứ ba: Hai lá thư – Nhật ký thay cho di chúc ...............................744

    Phần thứ tư: Nơi gian gian khổ ác liệt và cái chết luôn cận kề ..............760

    Phần thứ năm: Ba mẹ và các em yêu quý của con! ..................................800

    N H Ữ N G N G Ư Ờ I T H Ự C H I Ệ N

    Trần Hồng Dung (Tổ chức bản thảo và ấn hành)TS. lS. Đồng Xuân Thụ – TS. Nhà văn Phạm Việt longNhà thơ Bùi Minh Quốc – CCB. Nhà báo Ngô Văn Học

    PGS, TS. Nhà văn lê Thị Bích Hồng – ThS. Trần Trung HiếuNhà văn Chu Thị Thơm – Nhà báo Đặng Vương Hạnh

    TS. Ngô Vương Anh – TS. Trần Bách HiếuNguyễn Hương Giang – Nguyễn Thị Nguyệt Nga

    H ợ p t á c x u Ấ t b ả n

    nHÀ xuẤt bản HỘI nHÀ VĂnQuỸ “MÃI MÃI tuỔI 20”

    cLb “tRáI tIM nGƯỜI LÍnH”

    cÔnG tY cp VĂn HÓA tRuYỀn tHÔnG SỐnG

  • BỘ SÁCH NHậT ký THỜI CHIẾN VIỆT NAM NHƯ MỘT TƯỢNG ĐÀI DI SẢN PHI VậT THể

    SAU Sự kIỆN xuất bản 2 cuốn nhật ký chiến trường nổi tiếng Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và Nhật ký Đặng Thùy Trâm của Anh hùng, liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm năm 2005, theo đề xuất của một nhóm các Cựu chiến binh và Văn nghệ sĩ, Trí thức Thủ đô Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2005, Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” đã ra đời, nhằm tiếp tục duy trì phong trào “Tiếp lửa truyền thống – Mãi mãi tuổi 20” của các Cựu chiến binh và thế hệ trẻ Việt Nam. Quỹ vinh dự được Nhà thơ, Cựu chiến binh Phạm Tiến Duật (1941-2007; Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật) làm Chủ tịch Hội đồng Quản lý đầu tiên.

    Với tinh thần Khát vọng – Nghị lực – Cống hiến, trong 15 năm qua, bước chân của các thành viên Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” đã in dấu ở hầu khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa; trong những ngày kỷ niệm lịch sử, truyền thống, trở lại chiến trường xưa, hay về nguồn, kể cả sau những đợt thiên tai, lũ lụt… Bất cứ thời gian nào, ở đâu cần là đại diện của Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” sẽ có mặt; để mong có thêm nhiều những ngôi Nhà tình nghĩa; để tiếng chuông “Mãi mãi tuổi 20” vang xa và ngân mãi từ Tháp Tri ân Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn…

    Sự thành công của Quỹ “Mãi mãi tuổi 20”, không chỉ là việc huy động số tiền xã hội hóa nhiều tỷ đồng để trao thưởng, lớn hơn thế nữa là mang tinh thần của các Anh hùng – liệt sĩ đã hy sinh xương máu trong chiến tranh, mang tình cảm của các cựu chiến binh đến với cuộc sống hòa bình hôm nay; góp phần dựng xây, vun đắp những yêu thương, lan tỏa những giá trị nhân văn tốt đẹp hơn cho cộng đồng và

    Phần thứ sáu: Viết dưới làn đạn pháo và viết trong chiến hào .............807

    Phần thứ bảy: Một ông cán bộ xấu và những chiến sĩ tốt .....................823

    Phần thứ tám: Tạm biệt chiến trường đầy bom đạn và cái chết............836

    Phần thứ chín: Trở về Hà Nội tìm lại kỷ niệm xưa người yêu “sao em nỡ vội lấy chồng” .......................................................852

    Phần thứ mười: lần thư hai vào chiến trường và những trang viết cuối cùng ..................................................................862

    Thay cho đoạn kết ......................................................................................881

    Những chuyện ly kỳ xung quanh việc tìm hài cốt Hoàng Thượng lân ..... 882

    V Ư Ơ N G T H Ị T H U Tháng ngày thương nhớ / 891

    lời biên soạn ..............................................................................................892

    Tháng ngày thương nhớ ...........................................................................893

    N G U Y Ễ N T H A N H Bên bờ sông Thạch Hãn / 901

    Hai ngôi mộ bên bờ sông Thạch Hãn và nhật ký liệt sĩ Nguyễn Thanh .... 903

    Bên bờ sông Thạch Hãn ............................................................................906

    N G U Y Ễ N k H Ắ C X U Â N 12 danh hiệu “dũng sĩ” / 959

    lời biên soạn ..............................................................................................961

    12 danh hiệu “dũng sĩ” ...............................................................................963

    T R Ầ N M A I H Ạ N H Những ngày trong vòng vây / 987

    lời biên soạn ..............................................................................................989

    Những ngày trong vòng vây .....................................................................991

    Như một bộ hồ sơ của văn hóa Việt .......................................................1045

  • 8 Bộ sách Nhật ký thời chiến Việt Nam...

    lỜI THƯA CủA NHóM SƯU TẦM, BIêN SOẠN VÀ NHữNG NGƯỜI THựC HIỆN BỘ SÁCH

    01

    THÁNG 12 NĂM 2004, vào đúng dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, thay mặt một nhóm các nhà văn và cựu chiến binh, chúng tôi đã chính thức phát động Cuộc vận động Sưu tầm và Xuất bản bộ sách Những lá thư và Nhật ký thời chiến Việt Nam, trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    ý tưởng trên đã được các đồng nghiệp và bạn đọc gần xa hưởng ứng nồng nhiệt. Các tác phẩm Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Sống để yêu thương và dâng hiến, Gửi lại mai sau, Tài hoa ra trận,

    Nhật ký Vũ Xuân, Trở về trong giấc mơ, Tây tiến viễn chinh… chính là kết quả của cuộc phát động này. Và đó cũng là những tác phẩm tiêu biểu, cùng hàng trăm cuốn sách khác của Tủ sách Mãi mãi tuổi 20.

    Đặc biệt, việc xuất bản hai cuốn sách Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã trở thành một trong 10 sự kiện văn hóa tiêu biểu của Việt Nam trong năm 2005, do Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) tổ chức bình chọn. Cũng năm đó, cùng với báo Tuổi trẻ, Nhà văn Đặng Vương Hưng vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch). Năm 2012, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã xác nhận: Đặng Vương Hưng là Nhà văn Việt Nam đầu tiên tổ chức Cuộc vận động Sưu

    tầm và Xuất bản bộ sách Những lá thư và Nhật ký thời chiến Việt Nam. Năm

    xã hội. Tinh thần ấy là từ ngọn lửa nhiệt huyết của các cựu chiến binh và tuổi trẻ. Tình cảm đó chỉ có thể là từ trái tim đã chạm tới và kết nối các trái tim của cả triệu người Việt Nam đã đi qua chiến tranh và yêu cuộc sống hòa bình hôm nay.

    kỷ niệm 45 năm ngày kết thúc chiến tranh, Hòa bình và Thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020), tiến tới kỷ niệm 15 năm ngày Truyền thống của Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” (16/8/2005 – 16/8/2020), Hội đồng Quản lý Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” đã quyết định giao cho nhà văn, cựu chiến binh Đặng Vương Hưng chịu trách nhiệm chính việc tổ chức Sưu tầm và Biên soạn Bộ sách quý Nhật ký thời chiến Việt Nam, gồm 4 tập, với dung lượng hàng ngàn trang, được ấn hành bằng kinh phí xã hội hóa. Đây là công trình, có giá trị cao về nội dung tư tưởng, mang thông điệp về cái đẹp và mang tính nhân văn sâu sắc. Chúng tôi kỳ vọng: Bộ sách Nhật ký Thời chiến Việt Nam sẽ như một Tượng đài Di sản phi vật thể, mà các Anh hùng – liệt sĩ, các cựu chiến binh đã để lại dấu ấn của tâm hồn mình cho thế hệ sau. Công trình này sẽ có tác dụng thiết thực phục vụ phong trào và sự nghiệp Cách mạng; có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài trong đời sống nhân dân; đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng Tổ quốc và phát triển nhận thức xã hội; góp phần bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa của dân tộc...

    Bộ sách được in trang trọng, bằng giấy tốt, không nhằm mục đích kinh doanh. Bởi đây sẽ là món quà tặng vô giá và hết sức ý nghĩa, để tri ân các tập thể, cá nhân; đặc biệt là các gia đình liệt sĩ, thương binh, các cựu chiến binh cùng các bạn trẻ cả nước đã, đang và sẽ đồng hành với Quỹ “Mãi mãi tuổi 20”.

    Thành phố Hà Nội, mùa Xuân năm Canh Tý – 2020 Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Mãi mãi tuổi 20

    Tiến sĩ Khoa học Quân sự, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân,

    Trung tướng ĐOÀN SINH HƯởNG

  • 10 Lời thưa Nhật ký thời chiến Việt Nam 11

    02

    Tại sao lại là nhật ký mà không phải là hồi ký hay những thể loại văn học phi hư cấu khác? Vâng, quả thực là có những người, vì nhiều lý do, mà trong suốt cuộc đời không viết một trang nhật ký, không ghi chép một trang sổ tay nào. Nhưng với nhiều người khác thì ghi nhật ký lại là một nhu cầu không thể thiếu, thậm chí lại là sự đam mê, nhất là ở thời kỳ còn ghi chép chủ yếu bằng bút mực và giấy trên sổ tay, chưa có internet, chưa có máy tính và điện thoại thông minh như thời công nghệ số hiện nay.

    Anh lính Binh nhì Nguyễn Văn Thạc, ngày 18/4/1972, đã tâm sự về điều này trong nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi:

    “Nếu như người viết nhật ký là viết cho mình, cho riêng mình đọc thì cuốn

    nhật ký đó sẽ chân thực nhất, sẽ bề bộn và sầm uất nhất. Người ta sẽ mạnh dạn

    ghi cả vào đấy những suy nghĩ tồi tệ nhất mà sự thực họ có. Nhưng nếu nhật ký

    mà có thể có người xem nữa thì nó sẽ khác và khác nhiều. Họ không dám nói

    thật, nói đúng bản chất sự kiện xẩy ra trong ngày, không dám nói hết và đúng

    những suy nghĩ đã nẩy nở và thai nghén trong lòng họ. Mà đó chính là điều tối

    kỵ khi viết nhật ký – Nó sẽ dạy cho người viết tự lừa dối ngòi bút của mình, tự

    lừa dối lương tâm của mình – Tóm lại, tạo ra 2 con người. Người ta viết nhật ký

    có rất nhiều phương pháp. Và mỗi người tuỳ theo ý thích và sự quen thuộc của

    mình mà ghi chép. Có người chỉ thích viết ý nghĩ, có người hoàn toàn ghi những

    sự kiện nhỏ nhặt hàng ngày. Còn mình, mình không biết thế nào, có lẽ vừa ghi

    những sự kiện, vừa ghi những suy nghĩ. Nhiều lúc cũng khó mà phân biệt đâu là

    suy nghĩ, đâu là sự kiện. Và sự trộn lẫn ấy là một điều rất quý.”

    Thực ra, ghi nhật ký (kể cả của các nhà văn) không phải là làm văn, mà trước hết đó chính là cuộc đời. không có một người nào khi đặt bút viết những dòng chữ ấy lại nghĩ rằng, sau mấy chục năm nữa chúng sẽ được in thành sách và họ trở thành tác giả của nhật ký... Bởi thế, tất cả đều chân thực và sinh động đến lạ kỳ.

    2017, tổng kết Cuộc vận động Sáng tác Văn học, nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh – liệt sĩ, Nhà văn Đặng Vương Hưng là một trong ba cá nhân được nhận Giải Tôn vinh đặc biệt, do Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Bộ lao động – Thương binh và Xã hội trao tặng.

    Riêng mảng sách tư liệu về Những lá thư thời chiến Việt Nam, sau khi cho xuất bản những tập lẻ của nhiều tác giả và của riêng một số cá nhân, chúng tôi đã xuất bản Những lá thư thời chiến Việt Nam – Tuyển tập (NXB Công an Nhân dân, 2015), dày gần ngàn trang in, khổ lớn, được dư luận bạn đọc đồng thuận và đánh giá cao. Giờ đây, chỉ cần tìm kiếm trên mạng internet, gõ cụm từ Những lá thư thời chiến Việt Nam sẽ nhanh chóng cho ra hàng triệu kết quả!

    là một nhà văn, đồng thời cũng là một người lính đã từng trực tiếp cầm súng bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc, như nhiều cựu chiến binh khác, tôi hiểu thế nào là chiến tranh cùng sự hy sinh và mất mát. Nghề làm báo đã giúp tôi đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, để tìm hiểu nhiều sự kiện, nhân chứng và sưu tầm tư liệu...

    Công việc viết văn đã giúp tôi “ngộ” ra một điều: Đôi khi, chính những trang nhật ký, ghi chép sổ tay... tưởng chừng rất đỗi riêng tư, xưa cũ, lại mang đến cho chúng ta những thông tin và tư liệu cực kỳ quý báu; chúng có thể gợi mở biết bao điều về đời sống tinh thần, vật chất và cả văn hóa của xã hội trong quá khứ; góp phần lý giải những bí mật của lịch sử, làm cho cuộc sống hiện tại và tương lai của chúng ta tốt đẹp hơn!

    ý tưởng làm một bộ sách tư liệu về chiến tranh qua những trang nhật ký được viết trong thời chiến của chúng tôi đã hình thành như thế, từ nhiều năm nay. Đó là một bộ sách tư liệu chân thực về các cuộc kháng chiến giành độc lập tự do cho dân tộc và cuộc chiến tranh vệ quốc chống xâm lược bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc. Những cuộc chiến đó đã kết thúc từ lâu trên đất nước ta, nhưng dấu ấn của nó vẫn còn in đậm trong mỗi gia đình Việt Nam, nhất là với những gia đình Thương binh – liệt sĩ và Cựu chiến binh.

  • 12 Lời thưa Nhật ký thời chiến Việt Nam 13

    thấm đẫm nước mắt. Ta biết được đã có lúc người lính phân vân, thậm chí hoang mang, vì bản năng sống, vì anh có thể đón nhận những điều phũ phàng nhất do chiến tranh mang lại. Thậm chí, đã có phút giây anh nghĩ tới cái chết. Nhưng đó là những tình cảm rất thật của con người.

    Nếu đọc Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong, nhật ký Những ngày trong vòng vây của Trần Mai Hạnh, Nhật ký chiến trường của Dương Thị Xuân Quý, Nhật ký Bê trọc của Phạm Việt long, hay Nhật ký đi B của Triệu Bôn… chúng ta sẽ thấy các tác giả giống nhau ở một điểm: Họ đều là những phóng viên chiến trường, nhật ký đều được viết trong nửa cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70 tại chiến trường miền Nam. Nhưng mỗi người một góc nhìn, bổ sung cho nhau, phản ánh sự thật ác liệt đến trần trụi. Những trang viết đầy máu lửa ấy, bao năm rồi vẫn như nóng hổi hơi thở chiến trường, bởi sự sống và cái chết là ranh giới quá mỏng manh, mà nhiều trong số các anh chị đã không thể trở về.

    Còn đọc nhật ký Tây tiến viễn chinh của Trần Duy Chiến, được viết đầu thập niên 80 tại chiến trường Campuchia, bạn sẽ thấy tác giả viết rất nhiều về những “thói hư tật xấu” trong sinh hoạt của người Tiểu đội trưởng Đại Bảng và những đồng đội trong đơn vị. Điều bi tráng là sau chiến tranh, hầu hết các nhân vật nhiều “thói hư tật xấu” đó và kể cả tác giả, đều hy sinh. khi cùng thân nhân gia đình liệt sĩ Trần Duy Chiến đi tìm mộ ở nghĩa trang liệt sĩ Sông Bé, một điều kỳ lạ, rất khó giải thích: Mộ của các anh được quy tập thành hàng, Tiểu đội trưởng “đứng” đầu tiên, như là khi còn sống, họ vẫn trong một hàng quân, cùng đội ngũ…

    Trong mỗi người lính thời đất nước có chiến tranh, đều có những niềm vui, nỗi buồn và tình yêu không bao giờ vơi cạn. Điều quan trọng là họ vẫn tiếp tục chiến đấu cho tới ngày toàn thắng. không ai có thể phủ nhận được lý tưởng cao đẹp và tình yêu quê hương đất nước của các anh, những người đã ngã xuống và những người còn sống sót trở về sau trận đánh! Sẽ không có bút mực và cũng không có nhà văn nào

    Có lẽ, giá trị của thể loại nhật ký, trước hết là ở sự chân thực của cảm xúc người viết, sự trung thực với chính mình, trung thực với các nhân vật và sự kiện được phản ánh. Nhật ký là những trang viết đáng tin cậy. Tất cả những gì ta đọc được ở đây đều là sự thật, dù nó có thể thô tháp, nhưng tươi ròng và sống động, bởi hoàn toàn là những con người thật, những địa chỉ thật, những sự việc thật và những tâm trạng rất thật! không ai có thể buộc được người ta phải nói thật suy nghĩ của lòng mình, nhất là sự ấm ức, bất công và nỗi buồn nản trong cuộc đời; kể cả tâm trạng “sống trong sợ hãi” tại chiến trường. Nhưng với nhật ký thì người viết tự nguyện nói ra tất cả những điều ấy. Họ coi sổ tay nhật ký như một người bạn tin cậy để tâm tình, để trút bầu tâm sự vào đó, như một cách giải tỏa cho nhẹ lòng và để không còn bị ức chế. Bởi vô vàn những bất cập trong cuộc sống, chiến đấu hằng ngày, có thể khiến người ta không hài lòng, thậm chí là bực tức và đau buồn.

    Chẳng vậy mà trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm, đoạn viết ngày 15/6/1968, có nội dung như sau: “Nhật ký ơi! Đừng trách Thùy nghe, nếu như Thùy cứ ghi vào nhật ký những dòng tâm sự nặng trĩu đau buồn. Tiếng

    súng chiến thắng đang nổ giòn khắp chiến trường Nam Bắc. Thắng lợi đã đến

    gần chúng ta rồi… Nhưng trên mảnh đất Đức Phổ này vẫn còn nặng những

    đau thương, ngày từng ngày máu vẫn rơi xương vẫn đổ. Điều đáng buồn nhất

    là trong những hy sinh gian khổ ấy Th. chưa thấy được sự công bằng, sự trung

    thực. Chưa có một sự đấu tranh để thắng được những cái ty tiện đớn hèn cứ

    xảy ra làm sứt mẻ danh dự của hai chữ Đảng viên và làm mòn mỏi niềm vui

    say công tác của mọi người trong bệnh xá. Thùy ơi! Th. chịu thua sao? Khi

    mà anh em quần chúng đảng viên, thanh niên đều ủng hộ Th. mà vẫn không

    thắng được một vài cá nhân đang hoành hành trong đội ngũ cán bộ của bệnh

    xá. Cả mùa khô ác liệt không một lúc nào mình thấy bi quan, mình luôn cười

    trong gian khổ vậy mà bây giờ mình đau khổ quá đi. Kẻ thù phi nghĩa không

    sợ mà sợ những nọc độc của kẻ thù còn rớt lại trong đồng chí của mình”.

    Bởi thế, ngoài những trang viết phơi phới lạc quan chiến thắng, đây đó ta còn bắt gặp cả những “Nỗi buồn chiến tranh”, những trang viết

  • 14 Lời thưa Nhật ký thời chiến Việt Nam 15

    bầm,... Cả cách viết tắt, thói quen dùng dấu gạch nối (-), hay gạch chéo (/), hoặc chấm (.) giữa các chữ số, khi đề ngày tháng trong sổ tay, v.v... đều được giữ nguyên1. Chúng tôi cũng giữ nguyên cả những chữ viết tắt như “V/đề”, “T/Sơn”, “k.chiến”, “TB”, “N.Anh”, “N.A”… thay cho cách viết đầy đủ là “vấn đề”, “Trường Sơn”, “kháng chiến”, “tái bút”, “Như Anh”; giữ nguyên cả những chữ mà người viết đã cố ý viết hoa chữ cái đầu hoặc viết hoa toàn bộ, như Hòa bình, Thắng lợi, Tổ quốc, Chung thủy, HẠNH PHÚC, CHIẾN THẮNG, MẸ, TỔ QUỐC,… hoặc những dòng, những đoạn mà người viết đã gạch chân để nhấn mạnh…

    Chúng tôi giữ nguyên cả cách viết số thay cho chữ trong tổ hợp tên riêng ví dụ như “anh 8 Trần”, “anh 6 Di” thay vì viết “anh Tám Trần”, “anh Sáu Di”… Bởi chúng tôi hiểu cách viết ấy rất có thể ghi dấu một hoàn cảnh, một tính cách, gửi gắm một ước vọng, một nỗi niềm và tâm trạng cụ thể. Chúng tôi cũng giữ nguyên cách đặt vị trí dấu ghi thanh điệu (trên chữ ghi âm vị bán âm trong những âm tiết không có âm cuối, như khỏe, hòa, xòe, thủy), hoặc cách viết “y” của nguyên âm /i/ trong các âm tiết mở của những từ Hán Việt (như lý luận, kỹ thuật, hy sinh, chiến sỹ). Bởi vì chúng tôi hiểu đấy là hình thức chính tả, thói quen của một thời, ta có thể tìm thấy ở đấy dáng dấp của một kiểu chính tả của những năm của thế kỷ XX. Hơn thế, như chúng tôi đã trình bày ở trên: luôn tôn trọng đến mức tối đa văn bản gốc. Cũng trong cái mạch chung là tôn trọng tối đa văn bản gốc, ở những trang nhật ký có những dòng viết thêm bên lề, hoặc những dòng viết lưu bút của người thân, chúng tôi đều có chú thích cụ thể.

    khi tuyển chọn đưa các tác phẩm riêng lẻ vào bộ sách, chúng tôi làm theo nguyên tắc: Cố gắng giữ nguyên lời giới thiệu, hoặc lời dẫn ở những lần xuất bản trước. Ngoài phần nội dung chữ, mỗi tác phẩm

    1. Cách trình bày ngày, tháng và năm trong Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc là một ví dụ như thế. (Chú thích của Đặng Vương Hưng)

    viết được tác phẩm như thế, trừ những người trong cuộc viết ra trong một khoảnh khắc nào đó, đáp ứng nhu cầu của tình cảm riêng tư. Đó là những trang viết máu thịt của cuộc đời. Đọc lên, ta có thể hình dung ra từng số phận con người. Và cao hơn nữa là hơi thở của cả thời đại. Chính vì thế, qua những trang nhật ký ấy, ta có thể hiểu được phần nào quan niệm, lý tưởng, lẽ sống, sự cống hiến và hy sinh vì Tổ quốc của nhiều thế hệ, đã góp phần làm nên ngày kết thúc chiến tranh và Hòa bình 30/4/1975 vĩ đại của dân tộc!

    03

    NHữNG THÂN NHÂN của các liệt sĩ khi gửi cho chúng tôi những trang nhật ký và di vật còn lại của người thân trong gia đình mình, bên cạnh mục đích để biên soạn vào bộ sách Nhật ký thời chiến Việt Nam, còn có mong muốn được lưu giữ lại kỷ vật (nhiều khi là di vật cuối cùng và duy nhất) của người cha, người chồng, người anh, người em yêu quý... cho thế hệ sau. Nhiều người có chung ý nghĩ và bày tỏ: Từ lâu tôi vẫn muốn gửi những trang viết và cuốn sổ tay ấy cho một bảo tàng nào đó để lưu giữ. Nhưng tôi cứ phân vân liệu nó có được trân trọng hay không? Tôi cứ nghĩ nếu có một bảo tàng nào đó chuyên sưu tập và bảo quản những trang Nhật ký thời chiến và Những lá thư thời chiến thì hay biết mấy. Chúng tôi sẵn sàng hiến tặng… Nhiều người mong muốn được lưu giữ lại những kỷ vật hào hùng và đau thương của một thời chiến tranh. Bởi đó chính là di sản, là bài học tinh thần, bài học lịch sử cho những thế hệ mai sau. Đấy cũng là tâm nguyện của nhiều người khi cung cấp tư liệu cho bộ sách Nhật ký thời chiến Việt Nam nhiều tập…

    khi tập hợp và biên soạn tư liệu cho bộ sách này, chúng tôi giữ nguyên tắc: Tôn trọng tối đa văn bản gốc – từ cách diễn đạt và câu chữ thường dùng của người viết; đến những từ địa phương như: gởi (gửi), mần (làm), rứa, vầy (vậy), ràn (chuồng), đọi (bát), ba, má, me, bu, u, đẻ,

  • 16 Lời thưa Nhật ký thời chiến Việt Nam 17

    cùng các nhân vật, sự kiện mà những trang nhật ký được giới thiệu trong sách đã đề cập đến. Thậm chí, còn cố gắng giải đáp những câu hỏi: khi viết những trang nhật ký này tác giả là ai, nhân vật là ai? Họ đang làm gì, ở đâu, hiện còn sống, hay đã mất? Thậm chí, tại một số trang, chúng tôi đã để nguyên văn lời giới thiệu của những người đã cung cấp tư liệu cho cuốn sách. Để thêm sức thuyết phục, chúng tôi còn công khai cả địa chỉ của người cung cấp. Tuy nhiên, sau 15 năm của cuộc sưu tầm, chắc chắn nhiều địa chỉ trong số đó đã thay đổi. Thậm chí, một số người cung cấp tư liệu và nhân chứng có thể đã không còn nữa…

    Những trang nhật ký mà chúng tôi sưu tầm được nhờ sự nhiệt tình của đồng nghiệp và bạn đọc, đều được viết trong thời gian đất nước có chiến tranh. Chúng tôi gọi đó là Nhật ký thời chiến Việt Nam. Những trang viết đó, nếu trong kháng chiến chống Mỹ, thì tuổi “trẻ” nhất cũng đã 45 năm. Có nhiều trang viết xuất hiện cách đây hơn nửa thế kỷ. Bản gốc của chúng hầu hết là những trang giấy đã bạc màu, nét mực đã nhòe, mờ vì thời gian, mưa nắng, vì cả mồ hôi và nước mắt, hầu hết đã được lưu giữ trong các bảo tàng có uy tín ở Việt Nam và cả ở nước ngoài.

    Một điều đặc biệt là: 2/3 tác giả góp mặt trong bộ sách này đã không còn nữa. Nhiều anh chị đã ngã xuống ngoài chiến trường, hoặc bị thương và vì di chứng chiến tranh, nên đã mất sau khi trở về. Ngoài sổ tay nhật ký (bản chính hoặc bản sao) mà thân nhân của các anh chị đã tin tưởng, trân trọng chuyển cho chúng tôi, còn có cả những di ảnh, di bút của người đã khuất. Đó là những di vật thiêng liêng của gia đình, với hy vọng: Sau khi cuốn sách được phát hành, biết đâu sẽ tìm được phần mộ liệt sĩ, hoặc thông tin mất tích của người thân…

    Thứ tự trước sau của những tác phẩm nhật ký có trong bộ sách này được sắp xếp không có sự phân biệt chức vụ, hay nhân thân tác giả đã viết ra chúng: Dù là một cựu lãnh đạo cao cấp, một vị Tướng, hay anh lính Binh nhì; là cán bộ, trí thức, hay sinh viên bình thường... cũng đều bình đẳng như nhau. Chúng tôi cũng không xếp thứ tự theo vần tên tác giả A, B, C...

    nhật ký còn in kèm không quá 2 trang ảnh tư liệu và bút tích liên quan đến tác phẩm và tác giả. Những tác phẩm nhật ký mới, lần đầu công bố, chúng tôi cố gắng cung cấp cho bạn đọc thông tin ngắn gọn về xuất xứ tác giả và tác phẩm.

    Độ dài của các tác phẩm nhật ký có trong bộ sách này cũng không giống nhau: Từ vài chục trang, cho tới vài trăm trang. Nhưng chúng tôi cho rằng: Giá trị của mỗi tác phẩm không phụ thuộc vào độ dài hay ngắn, dung lượng số chữ nhiều hay ít. Bởi mỗi người một góc nhìn, một suy nghĩ và một cách tiếp cận khác nhau về chiến tranh. Các tác phẩm sẽ bổ sung cho nhau, cung cấp cho bạn đọc những góc nhìn đa chiều, mang tính toàn cảnh về xã hội Việt Nam trong thời chiến, cả ở chiến trường và hậu phương.

    04

    HẦU HẾT NHữNG NGƯỜI có nhật ký trong bộ sách này là các văn nghệ sĩ, trí thức, chiến sĩ Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân trực tiếp sống và chiến đấu thời kháng chiến chống Mỹ và một phần của chiến tranh bảo vệ biên giới. Hy vọng ở những tập sau của bộ sách này, còn có cả nhật ký của những người thuộc “phía bên kia” chiến tuyến. Tại sao không, khi mà chiến tranh phải có sự tham gia từ nhiều phía. Nếu nhìn dưới góc độ tình cảm cá nhân, gia đình… thì những người lính ra trận đều có vợ con, cha mẹ và nỗi nhớ nhung giống nhau. Nếu họ không may ngã xuống, thì dù ở bên nào cũng đều để lại nỗi mất mát, trống vắng và đau đớn không thể bù đắp được cho người thân. Bởi thế, để làm cho tác phẩm nhân văn, đầy đủ và ý nghĩa hơn, chúng tôi rất muốn sưu tầm, biên soạn và bổ sung thêm vào bộ sách những trang nhật ký từ phía “bên kia” chiến tuyến, để góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, hòa hợp dân tộc và bảo vệ hòa bình thế giới.

    Để bạn đọc dễ hiểu, ở một số bản thảo khi biên soạn chúng tôi đã đặt tít phụ cho từng phần và cung cấp thêm thông tin, tư liệu về tác giả

  • 18 Lời thưa Nhật ký thời chiến Việt Nam 19

    sĩ Công an Vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) đầu tiên; nhật ký Trời xanh không biên giới của Đặng Sỹ Ngọc là của lực lượng Pháo Cao xạ ở chiến trường khu Bốn cũ; nhật ký Bão lửa cầu vồng của Nguyễn Văn Thân là của lực lượng Pháo binh mặt đất; còn Nhật ký Hoàng Công Sơn thì đại diện cho binh chủng Đặc công; nhật ký Tây tiến viễn chinh đại diện cho thế hệ các chiến sĩ làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia thập niên 80…

    Dù sự xuất hiện của các tác giả có khác nhau về tuổi tác, trình độ văn hóa và những trang ghi chép khác nhau về chiến trường, về thời gian, nhưng các trang nhật ký trong bộ sách này đều giống nhau ở một điểm chung: Đó là tâm sự của những người con đã hiến dâng tuổi thanh xuân, hiến dâng cả cuộc đời mình cho tương lai đất nước. Qua những trang nhật ký, những lời tâm tình gan ruột của những người anh, người cha, người chồng, người vợ, người con, người thầy, người bạn với những người thân yêu của mình, trong phút dừng chân trên chặng đường hành quân ra trận, trong khoảnh khắc yên lặng giữa hai trận đánh…

    Bạn sẽ gặp những dòng nhật ký như những lời thơ ngân vang, trong trẻo, đầy thiết tha ước vọng về một cuộc sống thanh bình; bạn sẽ gặp những lời dặn dò như những lời di chúc, những lời thề quyết tâm thắng quân xâm lược, những lời hứa bảo toàn danh dự của những người con yêu quý của Tổ quốc trong cảnh đất nước có chiến tranh, những niềm thương yêu cháy bỏng, những nỗi nhớ thương da diết, khắc khoải, những bồn chồn lo âu, mong đợi… Bạn sẽ được biết những tâm sự dịu dàng, đằm thắm yêu thương xen lẫn tự hào trong những trang viết riêng tư, nhưng mang cả tinh thần dân tộc và hơi thở của thời đại.

    Qua những trang nhật ký sinh động, cụ thể từng ngày từng tháng của các văn nghệ sĩ, bạn đọc có thể hình dung ra cuộc sống, chiến đấu vô cùng ác liệt, thiếu thốn ở chiến trường trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nơi đầy bom đạn, hiểm nguy, sự sống và cái chết cận kề bên nhau và hầu như không có ranh giới. Họ thật sự là những người con

    Nhóm Biên soạn đã thống nhất: lấy thời gian xuất hiện trang đầu tiên của nhật ký để làm tiêu chí thứ tự trước sau. Nghĩa là trong một tập, nhật ký nào xuất hiện trước, dù chỉ một ngày, cũng sẽ đứng trước. Tuy nhiên, trong lần in đầu tiên của bộ sách Nhật ký thời chiến Việt Nam được tạm chia làm 4 tập, về cơ bản đó là những trang nhật ký được viết trong thập niên 60 đến thập kỷ 80 của thế kỷ trước…

    05

    lẦN ĐẦU TIêN, những tác phẩm Nhật ký thời chiến Việt Nam hay nhất, nổi tiếng nhất một thời, đã đứng chung trong một bộ sách, với 30 tác phẩm của 30 tác giả. không chỉ có 2 cuốn nhật ký lừng danh, với hàng triệu bản in đã được phát hành, được dịch ra nhiều thứ tiếng: Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thùy Trâm; mà còn có cả những cuốn nhật ký đầy máu lửa chiến trường: Gửi lại mai sau của tác giả Nguyễn Hải Trường (tức liệt sĩ Công an Nhân dân Vũ trang Nguyễn Minh Sơn); đặc biệt là những trang viết của các văn nghệ sĩ nổi tiếng: Nhật ký chiến trường của Dương Thị Xuân Quý, Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong, Những ngày trong vòng vây của Trần Mai Hạnh, Nhật ký Bê trọc của Phạm Việt long và Nhật ký đi B của Triệu Bôn. Bạn đọc còn được tiếp cận những trang viết hiếm hoi mang đầy chất văn hóa tâm linh trong nhật ký Trở về trong giấc mơ của Trần Minh Tiến – chàng cầu thủ bóng đá đẹp trai, có mối tình đẫm nước mắt với cô văn công xung kích xứ Hà Đông xưa; hoặc nhật ký Tài hoa ra trận đầy chất văn chương lãng mạn của chàng họa sĩ Hoàng Thượng lân (bạn cùng lứa của hai họa sĩ nổi tiếng là họa sĩ Thành Chương, họa sĩ lê Trí Dũng) và hàng chục nhật ký cảm động khác…

    Xét về sự đa dạng, bộ sách cũng tập hợp hầu hết đại diện các quân binh chủng: Nếu như Mãi mãi tuổi hai mươi đại diện cho thế hệ lính sinh viên nhập ngũ 6/9/71 tại chiến trường Quảng Trị, thì nhật ký Gửi lại mai sau của Nguyễn Hải Trường – đại diện cho thế hệ những chiến

  • 20 Lời thưa Nhật ký thời chiến Việt Nam 21

    tính, hoặc điện thoại thông minh là có thể lưu giữ cảm xúc, suy nghĩ, hoặc gửi cho nhau cách xa hàng vạn cây số. Và trong nhật ký không chỉ có nội dung câu chữ, mà còn có cả hình ảnh, âm thanh sống động…

    Nhưng có lẽ vì thế mà những trang nhật ký viết tay, đặc biệt là Nhật ký thời chiến Việt Nam, lại càng có giá trị hơn! Giữa sự im lặng của những con chữ và từ những trang giấy mỏng manh đã cũ kỹ và ố vàng vì thời gian ấy, ta bỗng nhận ra khí phách Việt Nam trong quá khứ hào hùng và cả trách nhiệm với những người đã hy sinh, cống hiến và thời đại chúng ta đang sống! Bộ sách này chỉ là sự tiếp nối trong bộ sách tư liệu Những Lá thư và Nhật ký thời chiến Việt Nam nhiều tập, mà chúng tôi đã, đang biên soạn và xuất bản trong thời gian tới.

    Những tập đầu tiên của bộ sách ra đời đúng dịp kỷ niệm 45 năm Ngày kết thúc chiến tranh, Hòa bình và Thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020) – Một dấu mốc thời gian hết sức có ý nghĩa với không chỉ những anh Bộ đội Cụ Hồ, mà là của chung cả dân tộc Việt Nam anh hùng!

    Trân trọng cảm ơn thân nhân các liệt sĩ – Thương binh và Cựu chiến binh; các đồng nghiệp và bạn đọc gần xa đã hiến tặng và ủng hộ tư liệu cho cuốn sách này. Cảm ơn các thành viên trong nhóm Sưu tầm, Hội đồng Biên soạn và những người Thực hiện đã đóng góp công sức, trí tuệ và nhiều ý kiến quý báu trong việc hoàn thành bản thảo và phát hành bộ sách này tới bạn đọc gần xa. Đặc biệt, cảm ơn Hội đồng Quản lý Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” đã không chỉ tổ chức bản thảo, vận động kinh phí ấn hành sách, mà còn kết nối, tổ chức gặp mặt các nhân chứng, đồng thời cũng là nhân vật và tác giả của bộ sách Nhật ký thời chiến Việt Nam – Nhiều tập, nhân kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Quỹ (16/8/2005 – 16/8/2020). Cảm ơn Nhà xuất bản Hội Nhà văn đã cấp phép miễn phí cho bộ sách này. Cảm ơn các bạn trẻ của Công ty Cổ phần Văn hóa Truyền thông Sống – Alpha Books đã giúp đỡ chúng tôi đọc lỗi, dàn trang cho bộ sách này với tinh thần là những Tình nguyện viên của “Mãi mãi tuổi 20”.

    của Tổ quốc, của dân tộc trong những ngày đạn bom và máu lửa, với những nỗi niềm chung vì hòa bình, hạnh phúc của nhân dân, đất nước, và cả những nỗi niềm riêng tư của mỗi người, mỗi nhà, mỗi cảnh…

    Cũng qua bộ sách Nhật ký thời chiến Việt Nam, người đọc có thể hình dung phần nào cảnh sống, sinh hoạt của những người dân khu Bốn “tuyến lửa” nói riêng và miền Bắc nói chung trong những năm chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ: hình ảnh chiếc mũ rơm, căn hầm chữ A, hầm ếch, giao thông hào, hình ảnh chiếc đèn dầu hỏa “chui vào” ống tre, ống nứa, chui vào hộp gỗ, thậm chí “chui vào” cả ống pháo sáng của Mỹ, bí mật rọi phần sáng còn lại trên trang sách em thơ, lên cối gạo mẹ giã để nuôi quân, hình ảnh Hội Mẹ chiến sĩ, hình ảnh dân làng cùng góp sức với bộ đội bắn máy bay Mỹ... Cả hình ảnh nghĩ suy của người lớn lẫn trẻ nhỏ đối với những kẻ “Bê quay” hèn nhát... Nhưng bao trùm và xuyên suốt vẫn là tấm lòng yêu thương, nỗi nhớ mong tha thiết của người lính đối với gia đình, Tổ quốc, vẫn là ước vọng hòa bình và đoàn tụ...

    Đặc biệt, những trang viết vô cùng sinh động của các phóng viên chiến trường: Chu Cẩm Phong, Dương Thị Xuân Quý, Trần Mai Hạnh, Phạm Việt long, Triệu Bôn… đã cung cấp cho bạn đọc nhiều chi tiết cụ thể về cuộc sống, chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các dân tộc ở chiến trường miền Nam trong những năm gian khổ, ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

    06

    BẠN ĐọC kíNH MẾN! Cùng với sự phát triển của internet, máy tính nối mạng và điện thoại thông minh, những trang nhật ký được viết bằng bút mực trên giấy, ngày một hiếm dần đi. Thay vào đó là những dòng nhật ký, suy nghĩ, cảm nhận được viết hằng ngày trên máy tính, điện thoại thông minh. Chúng có thể được bí mật, riêng tư và cũng có thể được công khai trên các website và mạng xã hội. Ngày nay, công nghệ số hóa cho phép người ta chỉ cần vài thao tác đơn giản trên máy

  • 22 Lời thưa Nhật ký thời chiến Việt Nam 23

    C H U C Ẩ M P H O N G

    Nhật ký chiến tranh

    Anh hùng, liệt sĩ, nhà văn Chu Cẩm Phong (1941 – 1971).

    Vì là xuất bản lần đầu tiên, bản thảo lại được tổ chức trong một thời gian ngắn, nên bộ sách còn thiếu một số tác phẩm Nhật ký thời chiến Việt Nam đã xuất bản, hoặc đang còn trong sổ tay; đặc biệt là nhật ký được viết trong thời kỳ diễn ra cuộc chiến tranh Trung Quốc xâm lược Biên giới phía Bắc Việt Nam (1979 – 1989). Chúng tôi cũng mong muốn những tập tiếp theo, hoặc khi có điều kiện tái bản, bộ sách sẽ được bổ sung thêm những tác phẩm của những tác giả một thời thuộc “phía bên kia” chiến tuyến nhưng giờ đây đều là Người Việt Nam, để cùng góp phần làm sáng tỏ những trang sử oai hùng dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

    Chúng tôi rất mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ về tư liệu, sự góp ý và phê bình để những lần tái bản sau bộ sách này được đầy đủ, hoàn thiện hơn và phục vụ bạn đọc tốt hơn!

    Thay mặt Nhóm Sưu tầm, biên soạn và thực hiện bộ sách.

    Hà Nội, mùa xuân Canh Tý – 2020

    Cựu chiến binh – Nhà văn ĐẶNG VƯƠNG HƯNG

  • 24 Lời thưa

    lỜI BIêN SOẠN

    ANH HùNG, lIỆT Sĩ , NHÀ VĂN CHU CẨM PHONG (1941 – 1971), tên thật là Trần Tiến, sinh năm 1941, tại Hội An (Quảng Nam), cha là cán bộ chỉ huy quân sự của Hội An thời kháng chiến chống Pháp, mẹ là cơ sở cách mạng hoạt động bí mật cũng tại thị xã này thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Năm 1954 Chu Cẩm Phong theo cha tập kết ra miền Bắc, học phổ thông tại các trường học sinh miền Nam và học đại học tại khoa Ngữ văn (khóa 5) Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, được kết nạp vào Đảng lao Động Việt Nam năm 1963, khi đang học năm thứ ba. Tốt nghiệp đại học vào hàng xuất sắc, được chọn đi làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài, nhưng Chu Cẩm Phong đã không chọn con đường ấy mà xin về Nam chiến đấu từ cuối năm 1964.

    Thời gian đầu anh làm phóng viên TTXVN, sau đó chuyển sang làm phóng viên, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Giải phóng Trung Bộ (khu Năm), Bí thư chi bộ Tiểu ban Văn nghệ Ban Tuyên huấn khu Năm. Trong công tác cũng như trong đời sống hằng ngày, ở đâu làm gì Chu Cẩm Phong cũng luôn luôn là một đảng viên, một cán bộ rất gương mẫu.

    Ngày 1 tháng 5 năm 1971, trong một cuộc chiến đấu tuyệt đối không cân sức từ dưới hầm bí mật tại thôn Vinh Cường xã Xuyên Phú (nay là Duy Tân) huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, với lực lượng đối phương đông gấp bội tấn công từ bên trên, Chu Cẩm Phong cùng bốn chiến sĩ khác đã anh dũng hy sinh, để lại tấm gương ngời sáng của một nhà báo, nhà văn chiến sĩ, cùng những trang viết giá trị.

    Di bút của Anh hùng, liệt sĩ Chu Cẩm Phong.

  • 26 CHU CẨM PHONG | Nhật ký chiến tranh Nhật ký thời chiến Việt Nam 27

    Việt Nam Cộng hòa – nhà giáo Hoàng Đình Hiểu và sau cùng là nhà thơ Bùi Minh Quốc.

    – “Nhật ký chiến tranh” xuất bản lần đầu năm 2000 do nhà xuất bản Văn học, in lần thứ hai năm 2005 trong “Tuyển tập Chu Cẩm Phong” do Nhà xuất bản Đà Nẵng và in lần thứ ba do Nhà xuất bản Hội Nhà văn năm 2011.

    Bản in “Nhật ký chiến tranh” lần này, được nhà thơ Bùi Minh Quốc – một người đồng đội thân thiết của Anh hùng, liệt sĩ nhà văn Chu Cẩm Phong hiệu đính – và gửi cho nhà văn Đặng Vương Hưng, Chủ biên của bộ sách, tháng 9 năm 2019.

    ĐẶNG VƯƠNG HƯNG

    Đặc biệt cuốn nhật ký cuối cùng mà nhà văn đem theo bên mình tưởng đã bị mất vĩnh viễn không ngờ đã được một sĩ quan quân đội Sài Gòn trân trọng gìn giữ, sau ngày giải phóng Đà Nẵng tìm đến trao lại cho nhà thơ Bùi Minh Quốc.

    “Nhật ký chiến tranh”, là di sản tinh thần quan trọng nhất của nhà văn Chu Cẩm Phong. Năm 2000 tập hợp với các phần nhật ký Chu Cẩm Phong viết trước đó (do các nhà thơ Thanh Quế và Ngô Thế Oanh bảo quản tại cơ quan trên núi sau trao lại cho gia đình) in thành sách, mang tên “Nhật ký chiến tranh” (NXB Văn học xuất bản), đã được Hội Nhà văn Việt Nam trao Tặng thưởng. Năm 2005, Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản “Tuyển tập Chu Cẩm Phong” bao gồm truyện ngắn, bút ký và cả “Nhật ký chiến tranh” của Chu Cẩm Phong. Tháng 2 năm 2007, nhà văn Chu Cẩm Phong được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

    Tháng 3 năm 2010, nhà văn liệt sĩ Chu Cẩm Phong được Nhà nước truy phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, là nhà văn đầu tiên trong Hội Nhà văn Việt Nam được phong Anh hùng với tư cách nhà văn.

    Theo nhà thơ Bùi Minh Quốc, “Nhật ký chiến tranh” của Anh hùng liệt sĩ Chu Cẩm Phong được chuẩn bị bản thảo từ các nguồn tư liệu gốc sau đây:

    – Bản photocopy các cuốn nhật ký của Chu Cẩm Phong ghi từ ngày 11/7/1967 đến ngày 11/1/1970, các cuốn này được nhà văn Chu Cẩm Phong gửi cho nhà thơ Thanh Quế trước ngày đi công tác vào cuối tháng 3/1971, bảo quản tại cơ quan trên núi, khi nhà thơ Thanh Quế đi công tác giao cho nhà thơ Ngô Thế Oanh, năm 1975 nhà thơ Ngô Thế Oanh trao lại cho gia đình nhà văn Chu Cẩm Phong tại Hội An.

    – Cuốn nhật ký cuối cùng ghi từ ngày 12/01/1970 đến ngày 27/04/1971 được lấy lên từ hầm bí mật rồi lưu chuyển đến cựu sĩ quan

  • Nhật ký thời chiến Việt Nam 29

    – một đảng viên cộng sản, một cán bộ đảng, người chiến sĩ tiền phong gương mẫu của nhân dân, một đảng viên chiến đấu bằng ngòi bút.

    Có điều thật lạ, vượt ra ngoài ý định của người ghi, như một nét riêng của văn học Việt Nam chiến đấu, “Nhật ký chiến tranh” của Chu Cẩm Phong tự thân nó chứa đựng một giá trị văn học độc đáo cần được tiếp tục khám phá. Và không cần chờ thêm sự sàng lọc của thời gian, không cần dựa vào số lượng sách được in được mua nhiều hay ít, một sự thật hiển nhiên đã hiện ra với chúng ta: cái lớn lao hơn hết ở Chu Cẩm Phong là chính con người anh, là sự hòa quyện tự nhiên nhuần nhuyễn giữa tác giả và tác phẩm mà “Nhật ký chiến tranh” là bằng chứng mãi mãi tươi ròng sự sống.

    Anh lê Yến, tức Sáu Yến, vào thời điểm nhà văn Chu Cẩm Phong về công tác tại xã Xuyên Phú (Duy Tân), là chính trị viên xã đội, là người cùng rúc hầm bí mật với Chu Cẩm Phong và may mắn sống sót, đã kể về những giây phút cuối của Chu Cẩm Phong (được nhà văn Hồ Duy lệ ghi lại) như sau:

    “Anh Phong khoát tay bảo: “Bình tĩnh! Khi mô hắn phát hiện khui hầm

    thì mình chiến đấu. Súng ống cẩn thận, mất bình tĩnh làm sẩy cò thì nguy”.”

    “Anh Phong dặn: “Chiến đấu đến cùng. Ai thoát được thì tốt, không được

    đầu hàng”.”

    “… Địch thì đã vây quanh la ré hù doạ (…). Chúng vừa bắn tiểu liên vừa

    ném lựu đạn tới tấp vào bụi tre. Địch ném liên tục, có khi năm bảy quả một

    lần, nhiều quả lọt xuống nổ tung toé (… ). Cả Ca và Ta đều bị thương rất nặng.

    Ca rên to. Anh Phong động viên: “Ca đừng rên, ráng chịu đau”. Rồi bảo anh

    em băng cho Ca và Ta, còn anh thì tự băng lấy (…) Anh lục gùi lấy tài liệu

    xé, moi đất lấp lại”.

    Đó là động tác cuối cùng của Chu Cẩm Phong. Thực ra anh đã bị thương nặng lắm ở thắt lưng mà anh em cứ tưởng anh chỉ bị nhẹ ở chân. Mấy giây sau động tác cuối cùng ấy, anh tắt thở.

    CHU CẨM PHONG – NHậT ký CHIẾN TRANH, NHữNG DòNG CHữ MÁU THIêNG lIêNG

    (Đề dẫn của Bùi Minh Quốc)

    THÁNG 3 NĂM 2010, nhà văn liệt sĩ Chu Cẩm Phong được Nhà nước truy phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong lịch sử Hội Nhà văn Việt Nam thành lập từ 1957, Chu Cẩm Phong là nhà văn đầu tiên được truy tặng danh hiệu Anh hùng với tư cách nhà văn (xin phép lưu ý bạn đọc: trong Hội cũng có nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ được truy phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân với tư cách nhà quân sự).

    Đời văn của Chu Cẩm Phong quá ngắn, chỉ có ba năm rưỡi, mà lại là ba năm rưỡi chồng chất biết bao công việc ngoài văn chương, nên anh chưa có điều kiện biểu lộ đầy đủ năng lực sáng tác trong một số bút ký, truyện ngắn. Tuy nhiên, chỉ qua những trang nhật ký Chu Cẩm Phong ghi vội giữa khói lửa chiến trường, chúng ta chẳng những đã được thừa hưởng một khối tư liệu hết sức phong phú đồng thời cũng thấy rõ ở anh một cặp mắt quan sát rất sắc sảo, một trực giác nắm bắt tâm lý bén nhạy, tinh tế, với một lối ghi chân mộc và sinh động, hứa hẹn những tác phẩm xứng tầm. Cùng với khối tư liệu quý rất phong phú, rất sinh động ấy, xuyên suốt những trang nhật ký, ta gặp một con người với toàn bộ cuộc sống hằng ngày của anh, cuộc chiến đấu hằng ngày của anh, với những ứng xử, lo toan, những vui buồn, yêu giận, suy tư.

    Con người đó chính là Chu Cẩm Phong.

    Và ta gặp không phải một con người bình thường. Đúng hơn, ta gặp một con người vừa bình thường vừa cao hơn sự bình thường rất nhiều

  • 30 CHU CẨM PHONG | Nhật ký chiến tranh Nhật ký thời chiến Việt Nam 31

    đến điều này một cách nghiêm túc. Nếu mình ngã xuống như Phương Thảo,

    Văn Cận, Xuân Quý, thì ba mình, nhất là mẹ mình sẽ đau khổ đến chừng

    nào. Mình biết điều đó. Mình là con trai được cả nhà yêu thương… Nhưng

    dầu thế nào mình cũng không xê dịch cái phương châm sống của mình: Dũng

    cảm say sưa quên mình như những chiến sĩ cộng sản chân chính đi trước. Dẫu

    ngã xuống một giờ, nửa giờ trước khi ta giành thắng lợi hoàn toàn cũng hạnh

    phúc lắm thay!”.

    Đấy là tâm nguyện thầm kín của anh, anh ghi trong nhật ký cho riêng mình, và cái thầm kín ấy đã hiện thành hành động sống hằng ngày. là bạn cùng học đại học với Chu Cẩm Phong rồi lại là bạn cùng chiến trường, cùng cơ quan, cùng chi bộ với anh mà anh là Bí thư, tôi thấy rõ anh đã sống đúng như thế: dũng cảm, say sưa, quên mình. ở đâu, việc gì anh cũng gương mẫu, miệng nói tay làm. Chu Cẩm Phong đi nhiều và luôn đi phía trước, rất xông xáo, anh đến cho bằng được những nơi – như hồi đó chúng tôi thường gọi – mũi nhọn của mũi nhọn. Năm 1966 anh có mặt ở Hòa Hải, một xã trọng điểm (về sau 2 lần được tuyên dương anh hùng), ở đấy số lính Mỹ đông bằng số dân nhưng nhân dân và lực lượng vũ trang lại là ngọn cờ tiêu biểu trên vành đai diệt Mỹ bao quanh Đà Nẵng ngay khi chúng mới đổ quân vào. Trên một mảnh đất như vậy, người cầm bút muốn cầm cho vững được cây bút đương nhiên cũng phải biết cầm súng và thích nghi được với nếp sống đặc biệt của một thế trận đặc biệt: địch ta xen kẽ sít rịt. Chu Cẩm Phong mau chóng thích nghi và thích nghi thuần thục, anh cũng như các cán bộ địa phương, ngày rúc hầm bí mật, đêm đội nắp hầm lên đi gặp dân làm công tác tuyên truyền, xây dựng lực lượng. Năm 1967 Chu Cẩm Phong xuống vùng đông Sơn Tịnh (tỉnh Quảng Ngãi). Xuân – hè năm 1968 anh về vùng ven Hội An. Xuân – hè năm 1969, anh bám đất Bình Dương (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) cũng là xã đánh Mỹ tiêu biểu được tuyên dương anh hùng, rồi tiếp đó trở lại Hòa Hải khi cuộc vật lộn giữa ta và địch ở đây ác liệt hơn bao giờ hết. Chuyến ấy, có lần anh đã phải mặc giả phụ nữ để theo các em gái giao liên vượt

    lời nói cuối cùng của Chu Cẩm Phong là lời xác định ý chí chiến đấu, nhắc nhở, động viên và chỉ đạo đồng đội chiến đấu. Động tác cuối cùng của anh cũng là một động tác chiến đấu, trong sự trầm tĩnh nén xuống nỗi đau dữ dội của một vết thương quá nặng dẫn đến cái chết. Thân xác anh cùng thân xác hai nữ chiến sĩ hy sinh trước anh lập tức trở thành chiến lũy che chở cho đồng đội tiếp tục chiến đấu. Họ đã hiến dâng trọn vẹn.

    Những giây phút cuối cùng lẫm liệt của Chu Cẩm Phong không phải là một khoảnh khắc đột khởi trong một tình huống đột xuất; nó là kết tinh rất lô-gích toàn bộ vẻ đẹp tinh thần những năm tháng sống rất đẹp của anh trước đó giữa một chiến trường dồn dập thử thách, mỗi người phải đối mặt với cái đói, cái đau, cái chết từng ngày từng giờ. Những năm tháng ấy, trừ một số những kẻ lánh nặng tìm nhẹ, lén lút khôn khéo luồn lỏi lui lại phía sau đỡ ác liệt, còn hầu hết những con người vốn coi sự dấn thân vì đại nghĩa như một nhu cầu tự thân mà Chu Cẩm Phong là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất, thì không ai không chuẩn bị tinh thần sẵn sàng một lúc nào đó chính mình sẽ ngã xuống.

    Hãy đọc lại những dòng Chu Cẩm Phong ghi ngày 11 tháng 9 năm 1968, khi nghe tin Nguyễn Trọng Định hy sinh:

    “Thêm một thằng bạn – lại là bạn văn – hy sinh, thật xót xa. Trong

    giai đoạn quyết liệt này, sắp đến còn có những thử thách lớn lao hơn. Mình

    cũng đã nghĩ – nghĩ từ lâu rồi – trên đường công tác mình cũng có thể ngã

    xuống như các đồng chí bạn bè mình đã hy sinh. Nhưng mình hoàn toàn

    không e ngại”.

    Và đây, những dòng Chu Cẩm Phong ghi ngày 8 tháng 1 năm 1970, kỷ niệm 7 năm anh vào Đảng:

    “Sắp đến mình sẽ đi công tác, mình nhận đi lại Quảng Đà, một nơi ác

    liệt nhất. Mình có thể hy sinh trong mùa xuân lịch sử này lắm. Mình nghĩ

  • 32 CHU CẨM PHONG | Nhật ký chiến tranh Nhật ký thời chiến Việt Nam 33

    của Chu Cẩm Phong, tạt vào rừng, cắt rừng đoán hướng mà đi, vừa đi vừa nghe hơi địch. Và đi trước dẫn đầu anh em, lại vẫn luôn là Chu Cẩm Phong, với khẩu súng ngắn k54 lên đạn sẵn lăm lăm trong tay.

    Ham đi nhiều và ham đi phía trước, nhưng Chu Cẩm Phong cũng sẵn sàng nén lòng ở lại căn cứ “giữ gôn” cho anh em khác được đi. “Giữ gôn” có nghĩa là vừa lo trực công việc của tờ Tạp chí Văn nghệ Giải phóng Trung trung bộ, vừa lo tổ chức sản xuất tự túc, mà công việc thứ hai này thì Chu Cẩm Phong là trụ cột của cả cơ quan, không có ai đảm nhiệm nổi thay anh. Chu Cẩm Phong nói thạo tiếng kà Dong và một ít tiếng kà Tu, thuộc cả nhiều bài ca nữa. Anh có mối quan hệ tình nghĩa ruột rà với đồng bào, từ các cụ già đến các em bé ở các nóc dân tộc thiểu số chung quanh cơ quan hoặc bất kỳ nơi nào anh đặt chân tới. Tôi không bao giờ quên được cái mùa rẫy đông – xuân năm 1970 – 1971. Nghị quyết Chi bộ Văn Nghệ – mà Chu Cẩm Phong làm Bí thư – là phải tổ chức sản xuất đảm bảo tự túc được thức ghế (sắn, ngô) cho cả năm và tự túc 4 tháng gạo trong năm. Muốn có đủ số gạo ấy, phải phát rẫy rừng già. Nhưng phát rẫy rừng già phải hạ những cây rất lớn, đâu phải chuyện đùa. Chu Cẩm Phong vào nóc nhờ các cụ già người kà Dong giàu kinh nghiệm chỉ cho cách tìm rừng có đất tốt, cách bắc giàn, cốt cây, hạ chái1. Rồi một mình anh đã là chủ lực hạ hết những cây lớn, nhiều cây cỡ người ôm, có cả những cây lớn hơn. Sáng ra ăn vài khúc sắn, đùm theo vài khúc ăn trưa, tiếng rìu hạ cây của anh vang lên, ngày này sang ngày khác, nhẫn nại và quyết liệt. Mà sức anh nào có khoẻ khoắn gì. Anh vốn người mảnh khảnh cao gầy, lại bị những trận sốt rét triền miên hành hạ nhiều năm, nước da lúc nào cũng xanh mét, người càng thêm gầy nhẵng. Nhưng bên trong cái thân thể còm nhom bệnh tật ấy là một sức mạnh phi thường. Thời gian biểu làm việc hằng ngày của Chu Cẩm Phong hồi đó như sau:

    1. Các từ chuyên môn trong phát rẫy rừng già.

    qua những đoạn đường sát địch giữa ban ngày. lần đó anh cùng một phóng viên quay phim và một phóng viên ảnh thoát chết nhờ sự hy sinh anh dũng của 4 nữ chiến sĩ giao liên. Hè – thu năm 1970, anh lên sống với đồng bào các dân tộc vùng cao huyện Nam Giang (miền tây Quảng Đà, nay thuộc Quảng Nam), giáp biên giới Việt lào.

    lúc nào, ở đâu Chu Cẩm Phong cũng luôn là con người mẫu mực về sức chịu đựng và lòng can đảm, nhận lấy trước hết về mình những gian khổ, những hiểm nguy. Đi vùng sâu, trong những chuyến vượt đường rất dễ đụng các ổ phục kích của giặc, người ta hay đùn đẩy nhau đi trước, thì anh liền nhận đi trước, sát gót giao liên. Anh chị em ở cơ quan Văn nghệ khu Năm chúng tôi không bao giờ quên được cái đói gay gắt của các năm 1968, 1969, 1970 và nửa đầu năm 1971. Rẫy sản xuất tự túc của Văn Nghệ ở Đăk Bui liên tiếp bị địch rải chất độc hóa học. Những tháng ngày triền miên phải ăn thân cây dớn (một loại dương xỉ), củ nưa (còn gọi củ móng ngựa), nếu có sắn thì cũng là thứ sắn bị ngấm chất độc hoá học đắng ngắt. Họa hoằn lắm mới có được chút gạo. Nhật ký của Chu Cẩm Phong ghi ngày 24-2-1971: “Chạy đổi ít lon gạo ăn mấy ngày nay, hôm nay chỉ còn 19 lon. Bọn mình tối qua họp Chi

    ủy bàn nhiều chuyện trong đó có chuyện sử dụng 19 lon gạo. Quyết định của

    bọn mình thế này: trích 5 lon bồi dưỡng cho Tam vừa đi bệnh viện về, còn 14

    lon giao cho y tá giữ để dành, có ai ốm thì ăn cháo. Bắt đầu từ nay, cả cơ quan

    lại ăn sắn mỗi ngày ba bữa”.

    Một lần, chúng tôi nhận được phiếu cấp gạo. Phải vào tận vùng sông Xà lò để cõng gạo, vừa đi vừa về mất cả gần chục ngày đường nếu thông suốt. Bảy anh em khấp khởi ra đi. Đến gần giáp bờ sông Xà lò, chẳng ngờ địch đã đổ quân tại đây từ hồi nào mà chúng tôi vì quá ham có gạo nên đã chẳng suy xét kỹ về những tin tức đáng ngại nghe ở dọc đường. Vừa vượt qua một cánh đồng trống, lên khỏi một mỏm đồi thấp thì thấy phía bên kia lố nhố những tên Mỹ đang đóng tăng, đào công sự. Hú vía! Tất cả lặng lẽ quay lui, dưới sự chỉ huy rất bình tĩnh và sắc sảo

  • 34 CHU CẨM PHONG | Nhật ký chiến tranh Nhật ký thời chiến Việt Nam 35

    đày để cho mau gần lại ngày đoàn tụ. Anh hy vọng chuyến này về sẽ được gặp mẹ. Trên đường đi Quảng Đà, Chu Cẩm Phong dừng lại một ngày bên bờ sông Đăk Vin để chia tay với người yêu mà lời đính ước hợp hôn chỉ vừa mới trao nhau trước đó hai tuần. Tìm thấy ở nhau một mối hòa quyện mãnh liệt cả tâm hồn và lý tưởng, đôi bạn trẻ đã quyết đến với nhau sau bao nhiêu trăn trở day dứt bởi những trở lực nảy sinh từ một cảnh ngộ đặc biệt, mà vì một lý do riêng chưa thể kể rõ hơn cùng bạn đọc. Tôi dám đoan chắc rằng đây là một trong những mối tình đẹp nhất thời chiến và cũng hết sức tiêu biểu của thế hệ chúng tôi. Bạn bè đồng chí ở cơ quan Văn nghệ Giải phóng khu Năm chúng tôi đã chờ đợi để chuẩn bị sau chuyến đi đó của Chu Cẩm Phong sẽ tổ chức một đám cưới thật tuyệt vời.

    Nhưng…

    Chu Cẩm Phong đã không được ăn chén cơm từ cái rẫy lúa bội thu do chính anh là chủ lực khai phá, không bao giờ còn được gặp mẹ, không bao giờ trở thành chú rể. Ba mươi ngày sau buổi chia tay với người vợ sắp cưới, anh hy sinh.

    *

    Trong thâm tâm, có lẽ Chu Cẩm Phong cũng coi những sáng tác đầu tay của mình mới chỉ như một cuộc tự thăm dò, một cuộc chuẩn bị – nói theo cái tên một bài bút ký nổi tiếng của nhà văn liệt sĩ Trần Đăng – để hướng tới những tiểu thuyết tầm cỡ sau này. Cuộc chuẩn bị ấy, trước hết là sống – hãy sống đã, sống thực sự cuộc sống của nhân dân – như Trần Đăng trước kia từng tự dặn mình.

    Sống và ghi. Chu Cẩm Phong rất chịu khó ghi nhật ký. Những trang nhật ký này – mà chúng tôi tập hợp lại thành sách và đặt tên “Nhật ký chiến tranh” – Chu Cẩm Phong ghi không phải để cho người khác đọc, càng không phải để in ra. Nhưng giá trị lại trước hết chính ở chỗ ấy, ở tính chân thực đáng tin cậy. Tất cả những gì ta đọc được ở đây đều là sự

    – 5 giờ dậy.

    – 6, 30 – 9 giờ: viết, làm công tác chuyên môn.

    – 9 – 17, 30 giờ: lao động sản xuất (trừ giờ nghỉ trưa)

    – 18, 15 – 20 giờ: nghe đài, nghỉ

    – 20 – 1g30: viết.

    Cộng: công tác chuyên môn 8 tiếng

    Lao động sản xuất 6, 30 tiếng.

    Ngủ 3, 30 tiếng.

    (Nhật ký ngày 14-8-1970)

    Một vài anh em chúng tôi ở cơ quan Văn nghệ Giải phóng khu Năm có được số trang viết nhiều hơn chính là nhờ sự hy sinh của Chu Cẩm Phong. khi chúng tôi ngồi viết thì anh đi làm rẫy, khi chúng tôi nghỉ ngơi thì anh ngồi viết. Chưa kể anh phải lo toan đủ chuyện, sự lo toan ấy bao trùm toàn bộ đời sống hằng ngày của cả cơ quan, từ củ sắn, cọng rau, lon muối cho đến một vài hiện tượng chây lười, vô kỷ luật, một vài va chạm, xích mích… Cứ thế, ngày phát rẫy, đêm anh chong đèn ngồi viết, chống chọi và vượt lên tất cả mệt mỏi, và nhất là phải vượt qua cái cảm giác bất lực đến dễ nản lòng thường có ở một người biết rõ những yêu cầu nghiêm khắc của nghề nghiệp đã trở thành sự khe khắt của mình với chính mình. Những trang viết của anh còn lại đến hôm nay, đều là được viết trong những đêm dài như thế trên rừng núi chiến khu, hoặc dưới tầm đạn giặc, có khi ngay bên miệng hầm bí mật ở đồng bằng.

    Cuối tháng ba năm 1971, rẫy đốt vừa xong, lúa vừa trỉa xuống, Chu Cẩm Phong hăm hở ba lô lên đường trở lại đồng bằng Quảng Đà – chiến trường trọng điểm, miền quê máu thịt vô cùng gắn bó của anh, ở đó trong cái thành phố cổ Hội An ven biển Cửa Đại, anh có người mẹ ngót hai mươi năm đau đáu ngóng chồng chờ con. Và không chỉ ngóng chờ, chính mẹ cũng tham gia hoạt động, thường xuyên phải chịu tù

  • 36 CHU CẨM PHONG | Nhật ký chiến tranh Nhật ký thời chiến Việt Nam 37

    Những trang nhật ký ngày 26 tháng 4 năm 1971 của Chu Cẩm Phong ghi khi vòng càn quét của giặc đang dần siết chặt cho biết: Hôm ấy Sáu Hoàng, một cán bộ địa phương đã đề nghị anh tạm lánh sang Đại lộc bên kia sông Thu Bồn là nơi ít căng thẳng hơn, nhưng anh đã quyết định ở lại trong cuộc chiến đấu của cán bộ và nhân dân địa phương. Những dòng ghi ngày 27 tháng 4 năm 1971, ngày cuối cùng trong cuốn nhật ký (sau được lấy lên từ hầm bí mật) – cũng là những dòng cuối cùng trong cuộc đời cầm bút ngắn ngủi của Chu Cẩm Phong, là ghi trong tầm nhìn thấy giặc đang kéo tới.

    Chu Cẩm Phong đã cầm chắc cây bút chiến đấu của mình cho tới phút không thể cầm bút được nữa thì cầm súng. Và bắn đến viên đạn cuối cùng. Từng trang viết của anh, từng ngày sống của anh, một dòng sống trong trẻo như pha lê, cho đến phút cuối, mỗi lúc càng ngời lên sáng láng cái phẩm chất làm người, phẩm chất người chiến sĩ – nghệ sĩ ưu tú của nhân dân. Có thể nói những dòng nhật ký của Chu Cẩm Phong là những dòng chữ máu, và khi anh ngã xuống, từng chữ từng chữ đều đau đáu hồn thiêng của anh, của đồng đội, đồng chí anh, những con người đã trọn vẹn hiến mình vì đại nghĩa của dân tộc và nhân loại.

    *

    Trong không gian thanh bình của hôm nay, giữa một đời sống văn hóa mà nhu cầu giải trí (lành mạnh và không lành mạnh) luôn được đáp ứng kịp thời và phong phú, một bạn đọc trẻ nào đó khi lần giở lại những trang “Nhật ký chiến tranh” này có thể sẽ lấy làm khó hiểu và ngỡ ngàng tự hỏi: Chu Cẩm Phong lấy đâu ra cái nghị lực phi thường đến vậy trong khi anh chỉ là một chàng thư sinh gầy yếu sốt rét triền miên, để có thể sống gương mẫu không phải chỉ vài ngày vài tháng vài năm mà suốt cả cuộc đời?

    Tôi nghĩ nghị lực phi thường ấy bắt nguồn từ chính cái lẽ sống của anh, cũng là của cả thế hệ chúng tôi, được khơi nguồn từ những chiến sĩ cộng sản chân chính đi trước đã nêu gương: sống là dâng hiến,

    thật, cái sự thật thô tháp tươi ròng và sống động. Những con người thật, những địa chỉ thật, những sự việc thật, những tâm trạng thật.

    Ta gặp ở đây – nhờ mối quan tâm da diết không muốn bỏ sót một chi tiết nào dù là nhỏ nhặt nhất cùng với năng lực quan sát thật sắc sảo và tinh tế của tác giả – một khối tư liệu rất phong phú, rất sinh động về chiến tranh, cuộc chiến tranh nhân dân ở tận thôn xóm, ở cái nơi đối đầu trực tiếp giữa những người dân thường với kẻ địch vũ trang đến tận răng, cuộc vật lộn dai dẳng mà tất cả sống chết, đói no, tiếng khóc, tiếng cười đã thành chuyện thường ngày.

    lần theo từng ngày sống của Chu Cẩm Phong những năm tháng ấy, qua mỗi dòng nhật ký, ta đến những vùng đất, gặp những con người với bao nhiêu cảnh ngộ, với cơ man những thử thách hằng ngày của một thời mà người của thời khác khó lòng hình dung nổi nếu không có người ghi lại. Với những ai đã trải qua chiến tranh, nhưng nếu chỉ ở hậu phương hoặc ở cơ quan chỉ huy, ở các lực lượng đứng tuyến sau, qua đây sẽ hiểu được phần nào những mất mát, những chịu đựng, những hy sinh và sức quật cường của nhân dân, của bộ đội và du kích ở tuyến trước, đặc biệt là cái thế trận chiến tranh nhân dân rất kỳ lạ, rất Việt Nam, mà, theo nhận xét của riêng tôi, chưa có mấy tác phẩm văn học về chiến tranh tái hiện thành công. Với lớp người lớn lên hoặc sinh ra sau chiến tranh, qua đây sẽ hiểu, tất nhiên cũng chỉ phần nào, cái thời đau thương khôn xiết và rất đỗi hào hùng của tiền nhân. Cần nói thêm, tôi tin rằng “Nhật ký chiến tranh” của Chu Cẩm Phong sẽ là và phải là cái không thể thiếu đối với các nhà nghiên cứu về chiến tranh nhân dân, các nhà Việt Nam học. Và tôi cũng tin rằng, sau tất cả những điều đó, bao trùm hơn hết là sự hòa quyện nhuần nhuyễn giữa con người tác giả và tác phẩm, như một sinh thể nghệ thuật hoàn chỉnh, sẽ còn làm rung động nhiều thế hệ bạn đọc.

    Quan niệm sống, quan niệm thẩm mỹ của Chu Cẩm Phong đã được anh khẳng định bằng chính đời sống của mình.

  • 38 CHU CẨM PHONG | Nhật ký chiến tranh Nhật ký thời chiến Việt Nam 39

    đang hằng ngày lao động, chiến đấu và hy sinh. Anh yêu thương nhân dân vô hạn và ở đâu, đi đâu anh cũng được nhân dân yêu thương đùm bọc, từ ông già trên núi cao A-xò đến các em thiếu niên và bà con ven biển Hòa Hải, đông Sơn Tịnh… Ta hãy đọc đoạn ghi ngày 13 tháng 9 năm 1968:

    “… Thế là thím Ba Mân và thằng Thụy bị bọn Nam Triều Tiên giết hại

    rồi, cái xóm đó giờ tan tành, toàn mộ… Thảo1

    kể rằng, cái đêm hai đứa mình

    vượt lên đường số 1 để về tây Sơn Tịnh, thím Ba không ngủ cứ ngồi nhắc mãi

    và lo hai đứa bị phục kích. Đến khi nhận được thư mình viết về, thím mừng quá,

    ăn mừng! Thảo về, chú Ba đến bàn thờ thím nói lầm rầm, khấn vái không biết

    những gì, trở ra chú bảo Thảo:

    – Mày vào nói với bả biết đi, thằng Phong đang ở đâu và có khoẻ

    không. ”

    Chính là tấm lòng và sự hy sinh vô bờ bến của đồng bào, đồng chí mà anh chứng kiến hằng ngày đã thường xuyên truyền cho anh sức mạnh. Đồng thời sức mạnh của anh cũng bắt nguồn từ ý thức thường trực rằng mình là một đảng viên, hơn nữa, là một cán bộ lãnh đạo. Dù chỉ là cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở cơ quan tuyên huấn khu, nhưng mỗi khi xuống địa phương, Chu Cẩm Phong đều có chủ đích đem sự hiểu biết phương hướng chủ trương ở tầm cao hơn để giúp các đồng chí địa phương, anh bất chấp nguy hiểm vào tận khu đồn An Hòa luôn được canh phòng cẩn mật để xem xét tại chỗ tình hình thực tế bên trong: “Bọn tôi nghĩ, anh đi kiểm tra xem chúng tôi báo cáo có thật không” – anh lê Yến kể. Cái cách đi sâu đi sát nghiêm nhặt chẳng kém gì mà có thể còn hơn cán bộ chỉ đạo tác chiến như vậy, tại chiến trường khu Năm, ngoài hai nhà văn Nguyên Ngọc và Nguyễn Chí Trung ra, tôi chỉ thấy ở Chu Cẩm Phong. Anh đã tự xác định dứt khoát, trong một trang nhật ký: “Mình trước hết là một đảng viên rồi sau đó mới là người văn nghệ”. Mà làm đảng viên thời ấy, chỉ có nghĩa là phải biết quên mình, quên mình và quên mình, hy sinh, hy sinh và hy sinh, kể cả cái quý nhất là

    1. Nhà văn Cao Duy Thảo.

    là quên mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng con người. Độc lập cho dân tộc và tự do cho mỗi con người.

    Vâng, còn gì cao đẹp hơn người chiến sĩ dâng hiến đời mình để góp phần đưa dân tộc thoát ách nô lệ ngoại bang rồi đưa con người từ vương quốc của tất yếu đến vương quốc của tự do! Cũng cần nói luôn để khỏi hiểu lầm: Sự quên mình của Chu Cẩm Phong không hề đồng nghĩa với sự đánh mất bản ngã (xin hãy đọc những dòng nhật ký thể hiện tư duy độc lập của anh đối với cấp trên trong lãnh đạo văn nghệ). Càng quên mình, Chu Cẩm Phong càng rất Chu Cẩm Phong.

    Đối với Chu Cẩm Phong, lẽ sống ấy không phải là một dòng tư tưởng khô lạnh, một thứ ý thức hệ trừu tượng, mà đã nhuần thấm trong anh thành máu thịt, thành tình yêu, và một cách tự nhiên, trở thành hành động sống bình thường hằng ngày. Tất nhiên anh phải thường xuyên phấn đấu tự vượt lên chính mình để thường xuyên gương mẫu, nhưng ở đây không có chút gì là sự gồng mình, sự lên gân, sự trình diễn, bởi anh đã coi sự quên mình là hạnh phúc, thậm chí dẫu ngã xuống một giờ, nửa giờ trước khi ta giành thắng lợi hoàn toàn cũng hạnh phúc, như anh đã ghi trong nhật ký – chữ “hạnh phúc” anh viết hoa. Đó là những suy nghĩ riêng của anh, lời thề nguyền riêng của anh, mà cũng lại là của cả một thế hệ, cả một lớp những chiến sĩ ưu tú của thời đại mình dấn thân trọn vẹn vì nghĩa lớn, và họ coi đó là hạnh phúc. Trước đó hơn một năm, Dương Thị Xuân Quý đã ghi trong nhật ký ngày 15 tháng 12 năm 1968 những suy nghĩ gần y như thế: “Sống giữa không khí mặt trận đầy nguy hiểm nhưng cảm giác của mình là say mê và thú vị. Lạ thế, biết là

    nguy hiểm lắm nhưng sẵn sàng lao vào, dù có hy sinh. Đời người ai chả chết. Dĩ

    nhiên mình có nghĩ đến đau khổ của anh và Ly. Nhưng cái gì rồi cũng sẽ qua

    thôi. Đó là ý nghĩ của mình khi được phân công đi công tác Quảng Đà từ nay

    đến cuối tháng 3-1969”.

    Như thế cũng chưa đủ. Nghị lực sống, chiến đấu của Chu Cẩm Phong sẽ mau chóng vơi cạn nếu anh không có mối gắn bó máu thịt với nhân dân

  • 40 CHU CẨM PHONG | Nhật ký chiến tranh Nhật ký thời chiến Việt Nam 41

    Tôi đón lấy cái gói hình chữ nhật được bọc cẩn thận từ tay người khách lạ, hồi hộp mở ra và sửng sốt đến không dám tin ở mắt mình. Trước mắt tôi là những nét chữ quen thuộc của Chu Cẩm Phong trên nền giấy pơ-luya cũng rất quen thuộc. Hình ảnh tôi không bao giờ quên được cái dáng người bạn gầy gò lỏng khỏng vì thiếu đói và sốt rét triền miên giữa bao công việc bộn bề của một Bí thư chi bộ cơ quan, tranh thủ chút thời gian rảnh rỗi hiếm hoi ngồi cặm cụi gấp từng xấp giấy pơ-luya và xâu chỉ luồn kim đóng lại thành cuốn sổ để dùng ghi nhật ký.

    Đây, rõ ràng trước mắt tôi đây, chính là cuốn nhật ký cuối cùng mà Chu Cẩm Phong đem theo bên mình, tưởng đã bị mất đi vĩnh viễn khi anh hy sinh, không ngờ giờ đây lại hiện ra trước mắt tôi, trên tay tôi, như trong một huyền thoại, mà lại là thực, hoàn toàn thực. Vết xé còn xém đen chắc chắn là do mảnh lựu đạn hoặc đạn cối cá nhân M79 chém vào suốt chiều dày mép trên cuốn sổ là chứng tích không lời, nóng rực trên tay tôi, sáng rực trước mắt tôi những giây phút cuối cùng lẫm liệt của Chu Cẩm Phong. Cuốn nhật ký này, người cựu sĩ quan ở Phòng Chiến tranh chính trị Sư đoàn 3 được một người bạn mình là sĩ quan tác chiến tham gia cuộc càn quét cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm 1971 ở vùng tây Duy Xuyên lấy được đem về cho. khởi đầu vì hiếu kỳ mà đọc, nhưng càng đọc anh càng cảm thấy một niềm khâm phục không cưỡng nổi đối với tác giả. Cuốn sổ đã được bao một lớp bìa mới với hình trang trí một cái cây hiên ngang vươn thẳng dưới ánh mặt trời và được giữ gìn trân trọng trong hoàn cảnh không ít hiểm nguy suốt bốn năm qua chứng tỏ điều ấy.

    Người cựu sĩ quan – nhà giáo ấy là anh Hoàng Đình Hiếu. Sau này, anh Hoàng Đình Hiếu kể cho nhà báo Đặng Ngọc khoa (báo Thanh Niên) rằng anh giữ cuốn nhật ký Chu Cẩm Phong là nhằm bảo quản một tài liệu sống của thế hệ mình, vì nó mang tính thời đại, nó chứa đựng nét tiêu biểu cho một thế hệ thanh niên, nó là văn hóa. Những điều chia sẻ từ cuốn nhật ký ấy, Hoàng Đình Hiếu không thầm lặng giữ riêng cho mình.

    mạng sống, không tính toán so đo, mỗi ngày sống là mỗi ngày tận tụỵ phục vụ Nhân Dân, phục vụ Tổ Quốc.

    Nhấn mạnh con người đảng viên trước con người nghệ sĩ, Chu Cẩm Phong không hề coi nhẹ những yêu cầu cao mang tính đặc thù của sáng tạo nghệ thuật. Trái lại, chính vì ý thức rất rõ những yêu cầu nghiệt ngã của sáng tạo nghệ thuật – một con đường đặc thù hướng tới cái đẹp không vụ lợi – mà anh càng đòi hỏi sự rèn luyện nhân cách ở người nghệ sĩ với những chuẩn mực cao, và những chuẩn mực ấy anh quyết tự mình xác lập qua con người đảng viên ở chính mình và tấm gương anh noi theo là những chiến sĩ cộng sản chân chính đi trước. Anh không thể quan niệm được một người cầm bút truyền bá những điều cao cả mà bản thân anh ta lại sống thấp hèn, ti tiện.

    Con người anh chính là cái đẹp không vụ lợi mà ngòi bút anh hướng tới.

    Bây giờ, mọi người đều đã biết cuốn nhật ký cuối cùng của Chu Cẩm Phong mà anh đem theo bên mình có một số phận thật kỳ lạ, chẳng khác gì số phận cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm.

    Trên kia tôi đã viết: Những dòng nhật ký của Chu Cẩm Phong là những dòng chữ máu, và khi anh ngã xuống, từng chữ, từng chữ đều đau đáu hồn thiêng của anh, của đồng đội, đồng chí anh. Vâng, tôi vững tin như thế. Phải chăng chính hồn thiêng ấy đã tạo tác nên số phận kỳ lạ của cuốn nhật ký và dun dủi đến một cuộc gặp gỡ không ngờ mà càng về sau tôi càng cảm nhận rõ như là một duyên mệnh của đời mình.

    Sau ngày giải phóng Đà Nẵng (29-3-1975) không lâu, tại trụ sở Hội Văn Nghệ Giải Phóng Trung Trung Bộ, một người khách lạ đến tìm tôi. Anh tự giới thiệu là cựu sĩ quan của Phòng Chiến tranh chính trị Sư đoàn 3 (quân đội Sài Gòn), sau biệt phái về dạy học tại trường nữ trung học Hồng Đức – Đà Nẵng, vừa rồi có dự một buổi tôi nói chuyện và đọc thơ về các văn nghệ sĩ kháng chiến chống Mỹ đã hy sinh, nên muốn gặp để trao một vật quý.

  • 42 CHU CẨM PHONG | Nhật ký chiến tranh Nhật ký thời chiến Việt Nam 43

    uy nghi của một số những người gánh vác việc dân việc nước, một trạng thái dũng cảm ngược, say sưa ngược, quên mình ngược.

    không còn là dũng cảm chiến đấu vì dân vì nước, vì lẽ phải mà dũng cảm dám đê tiện, dám làm những việc đê tiện tày đình mà không chút xấu hổ. không còn là say sưa với lý tưởng nhân văn mà chỉ say sưa đến điên cuồng mê muội lao theo những tham vọng tầm thường nhất. không còn là quên mình vì dân vì nước mà chỉ leo lẻo “quên mình” trên đầu lưỡi để lợi dụng sự quên mình của số đông cốt sao thực hiện trót lọt một thứ chủ nghĩa cá nhân vị kỷ ngoan cố nhất, lì lợm nhất, xảo quyệt và trâng tráo nhất.

    Phẩm chất làm người mà Chu Cẩm Phong năm xưa nêu gương thật cao đẹp giờ đây đang phải đương đầu với những thách thức mới khi nền đạo đức xã hội xuống cấp ghê gớm chưa từng thấy. Giữa bầu không khí náo nức làm giầu bằng mọi cách, mọi kiểu hôm nay lại luôn nghe vang lên tiếng kêu “làm người khó quá!”, ngay sự tử tế tối thiểu của con người đối với nhau cũng ngày càng trở nên hiếm hoi nói gì đến sự làm người thật ngay ngắn. Sự xé rào đạo đức xổ ra như một thứ dịch, kẻ bất lương cao giọng lương tâm, sự dối trá gian lận đểu cáng nhơn nhơn thách thức, sự xấu hổ bị tê liệt, sức chiến đấu ở bao con người đáng lẽ phải chiến đấu cũng tê liệt, bệnh vô cảm hờ hững dửng dưng lây lan dễ sợ, tâm hồn con người bị sa mạc hóa từng ngày.

    Giới trí thức, trước hết là giới nhà văn, những người tự coi và được coi là đại diện cho lương tri của dân tộc, hằng ngày vẫn luôn lớn tiếng về tình trạng băng hoại đạo đức xã hội nhưng có lúc nào tự nhìn vào tình trạng đạo đức của chính bản thân mình?

    Và trong Hội Nhà văn Việt Nam không chỉ có một anh hùng Chu Cẩm Phong. Tôi nghĩ đến Trần Mai Ninh, Nam Cao, Trần Đăng, đến Nguyễn Thi, Dương Thị Xuân Quý, lê Anh Xuân…

    Đà Lạt, 22/03/2010

    BùI MINH QUỐC

    Một cựu nữ sinh trường Hồng Đức kể với nhà báo Đặng Ngọc khoa: Chính chị và các bạn cùng lớp đã được nghe thầy giáo Hoàng Đình Hiếu nói về nhật ký Chu Cẩm Phong ngay trên bục giảng từ trước năm 1975, một việc rất dễ phải gánh chịu tai họa. Vậy đó, đối với tôi, sở dĩ những dòng chữ máu trong cuốn nhật ký cuối cùng của Chu Cẩm Phong mà tôi ngỡ đâu đã bị vĩnh viễn cuốn đi vô tăm tích trong bão lửa chiến tranh bỗng lại châu về hợp phố như bởi một p