165
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... i 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... i 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. iii 3. Nhiệm vụ của luận án ............................................................................................ iii 4. Đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu ............................................................ iv 5. Phương thức tiếp cận ............................................................................................... v 5.1 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................v 5.2. Các bước tiếp cận vấn đề nghiên cứu của luận án ......................................... viii 6. Tư liệu của luận án .............................................................................................. viii 7. Ý nghĩa/đóng góp của luận án ............................................................................... ix 8. Bố cục của luận án ..................................................................................................x CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................................................................... 1 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................1 1.1.1. Khẩu hiệu ............................................................................................................... 1 1.1.2. Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn ......................................................................12 1.2. Những cơ sở lý luận chủ yếu và liên quan được áp dụng để phân tích diễn ngôn khẩu hiệu ........................................................................................................14 1.2.1. Những luận điểm cơ bản của Lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán (Critical Discourse Analysis - CDA)...........................................................................................15 1.2.2. Những căn cứ ngôn ngữ học của việc Phân tích Diễn ngôn Phê phán ............20 1.2.3. Một vài cơ sở lý luận liên quan khác để phân tích và so sánh - đối chiếu diễn ngôn khẩu hiệu ...............................................................................................................26 1.3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...............................................................................30 1.3.1. Về khẩu hiệu quảng cáo ......................................................................................30 1.3.2. Về khẩu hiệu chính trị - xã hội ..........................................................................33 1.4. Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 35

MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... i

1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... i

2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. iii

3. Nhiệm vụ của luận án ............................................................................................ iii

4. Đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu ............................................................ iv

5. Phương thức tiếp cận ............................................................................................... v

5.1 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... v

5.2. Các bước tiếp cận vấn đề nghiên cứu của luận án ......................................... viii

6. Tư liệu của luận án .............................................................................................. viii

7. Ý nghĩa/đóng góp của luận án ............................................................................... ix

8. Bố cục của luận án .................................................................................................. x

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA

ĐỀ TÀI ...................................................................................................................................... 1

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 1

1.1.1. Khẩu hiệu ............................................................................................................... 1

1.1.2. Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn ...................................................................... 12

1.2. Những cơ sở lý luận chủ yếu và liên quan được áp dụng để phân tích diễn

ngôn khẩu hiệu ........................................................................................................ 14

1.2.1. Những luận điểm cơ bản của Lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán (Critical

Discourse Analysis - CDA) ........................................................................................... 15

1.2.2. Những căn cứ ngôn ngữ học của việc Phân tích Diễn ngôn Phê phán ............ 20

1.2.3. Một vài cơ sở lý luận liên quan khác để phân tích và so sánh - đối chiếu diễn

ngôn khẩu hiệu ............................................................................................................... 26

1.3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 30

1.3.1. Về khẩu hiệu quảng cáo ...................................................................................... 30

1.3.2. Về khẩu hiệu chính trị - xã hội .......................................................................... 33

1.4. Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 35

Page 2: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA DIỄN NGÔN KHẨU HIỆU CHÍNH

TRỊ - XÃ HỘI TIẾNG ANH DUỚI GÓC NHÌN CỦA LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH

DIỄN NGÔN PHÊ PHÁN ................................................................................................... 37

2.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 37

2.2. Khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh – một số vấn đề chung ....................... 38

2.2.1. Bối cảnh xã hội của khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh ............................. 38

2.2.2. Nội dung chủ đề của khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh ............................ 39

2.2.3. Khẩu hiệu chính trị - xã hội - đối tượng nghiên cứu của CDA ........................ 41

2.3. Những đặc điểm sử dụng từ ngữ của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội

tiếng Anh theo quan điểm của Lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán ................ 42

2.3.1. Giá trị kinh nghiệm của từ ngữ ........................................................................... 42

2.3.2. Giá trị quan hệ của từ ngữ ................................................................................... 51

2.3.3. Giá trị biểu cảm của từ ngữ ................................................................................. 55

2.3.4 Sử dụng biện pháp ẩn dụ ...................................................................................... 57

2.4. Những đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội

tiếng Anh theo quan điểm của Lý thuyết Phân tích Diễn ngôn phê phán .............. 62

2.4.1. Giá trị kinh nghiệm của các hiện tượng ngữ pháp ............................................ 62

2.4.2. Giá trị quan hệ của ngữ pháp .............................................................................. 67

2.4.3. Giá trị biểu cảm của ngữ pháp ............................................................................ 70

2.4.4. Đặc điểm liên kết câu/ mệnh đề ......................................................................... 72

2.5. Các đặc điểm cấu trúc diễn ngôn ..................................................................... 75

2.5.1. Độ dài văn bản của diễn ngôn khẩu hiệu ........................................................... 75

2.5.2. Tính mạch lạc của diễn ngôn khẩu hiệu ............................................................. 76

2.5.3 Cấu trúc tổ chức vi mô của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh . 80

2.6. Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 81

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA DIỄN NGÔN KHẨU HIỆU CHÍNH

TRỊ-XÃ HỘI TIẾNG VIỆT DUỚI GÓC NHÌN CỦA LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH

DIỄN NGÔN PHÊ PHÁN ................................................................................................... 82

3.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 82

3.2. Khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt – một số vấn đề chung ....................... 82

Page 3: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

3.2.1. Bối cảnh xã hội của khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt .............................. 82

3.2.2. Nội dung chủ đề của khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt ............................ 83

3.3. Những đặc điểm sử dụng từ ngữ của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội

tiếng Việt theo quan điểm của Lý thuyết Phân tích Diễn ngôn phê phán .............. 85

3.3.1. Giá trị kinh nghiệm của từ ngữ ........................................................................... 85

3.3.2. Giá trị quan hệ của từ ngữ ................................................................................... 95

3.3.3. Giá trị biểu cảm của từ ngữ ................................................................................. 98

3.3.4. Sử dụng biện pháp ẩn dụ ..................................................................................... 98

3.4. Những đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội

tiếng Việt theo quan điểm của Lý thuyết Phân tích Diễn ngôn phê phán ............ 100

3.4.1. Giá trị kinh nghiệm của các hiện tượng ngữ pháp .......................................... 100

3.4.2. Giá trị quan hệ của ngữ pháp ............................................................................ 104

3.4.3. Giá trị biểu cảm của ngữ pháp .......................................................................... 106

3.4.4. Đặc điểm liên kết câu/ mệnh đề ....................................................................... 108

3.5. Các đặc điểm cấu trúc diễn ngôn ................................................................... 111

3.5.1. Độ dài văn bản của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội ............................ 111

3.5.2. Tính mạch lạc của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội .............................. 112

3.5.3. Cấu trúc tổ chức vi mô của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội................ 115

3.6. Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 116

CHƯƠNG 4: SO SÁNH ĐỐI CHIẾU CÁC ĐẶC ĐIỂM DIỄN NGÔN CỦA KHẨU

HIỆU CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT .................................. 117

4.1. Đặt vấn đề ...................................................................................................... 117

4.2. Những đặc điểm tương đồng của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng

Anh (viết tắt KHTA) và khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt (viết tắt KHTV) 118

4.2.1. Chủ đề ................................................................................................................ 118

4.2.2. Từ ngữ ................................................................................................................ 119

4.2.3. Cấu trúc ngữ pháp ............................................................................................. 119

4.2.4. Cấu trúc diễn ngôn ............................................................................................ 120

4.3. Những đặc điểm khác biệt của diễn ngôn KHTA và KHTV ......................... 121

4.3.1. Phương thức sử dụng ........................................................................................ 121

Page 4: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

4.3.2. Chủ đề ................................................................................................................ 123

4.3.3. Từ ngữ ................................................................................................................ 127

4.3.4. Cấu trúc ngữ pháp ............................................................................................. 132

4.3.5. Cấu trúc diễn ngôn ............................................................................................ 140

4.4 Tiểu kết chương 4 ........................................................................................... 143

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................................ 144

Kết luận ................................................................................................................... 144

Đề nghị .................................................................................................................... 147

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Page 5: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

i

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong xã hội hiện đại, ngôn ngữ được sử dụng để phát huy tối đa các chức năng

giao tiếp. Ở những nơi những lúc cần sự tác động đến suy nghĩ, thái độ và hành vi của

người tham gia giao tiếp, khẩu hiệu được dùng để cung cấp thông tin, vận động hay

thuyết phục người khác. Khẩu hiệu là những thông điệp được soạn thảo với độ chính

xác và ý nghĩa biểu cảm của từ ngữ rất cao, với sự lựa chọn cấu trúc ngữ pháp rất tinh

tế, gọn nhẹ và với những cấu trúc văn bản phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp. Ngôn ngữ

sử dụng trong khẩu hiệu được yêu cầu đạt đến độ chuyển tải ý nghĩa cao và tron vẹn.

Khẩu hiệu có mục đích hướng dẫn mọi người thực hiện những hành vi giao tiếp một

cách chính xác và đúng yêu cầu, cảnh báo trước những tình huống nguy hiểm, hoặc

để thông báo những thay đổi, thông tin mới, cung cấp cho mọi người những thông tin

cần thiết trong những tình huống cụ thể, và để thuyết phục, vận động mọi người thực

hiện một công việc hoặc thay đổi một hành vi, thói quen nào đó. Khẩu hiệu vì thế

đóng vai trò quan trọng trong đời sống giao tiếp của xã hội văn minh, đặc biệt là ở nơi

công cộng, có sự tham gia giao tiếp của nhiều người. Vì tính chất, phạm vi sử dụng

và mục đích của khẩu hiệu khá đa dạng, khái niệm khẩu hiệu được chọn để nghiên

cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-

XH) – vấn đề sẽ được định nghĩa và phân tích cụ thể hơn trong các trang chính luận

của luận án này.

Ở Việt Nam, trong thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cũng như

trong giai đoạn đổi mới hiện nay, vai trò của KH CT-XH đã được khẳng định trong

chức năng tác động, dẫn dắt, huy động sức mạnh của thể chế và động viên nguồn lực

của toàn dân vì sự nghiệp chung. Bên cạnh đó, quan sát các KH CT-XH được dùng

trong các xã hội nói tiếng Anh (tiêu biểu là xã hội Mỹ), chúng tôi nhận thấy cho dù

thể chế chính trị có khác nhau, nhưng việc sử dụng khẩu hiệu cũng có những nét

chung, bên cạnh những nét khác biệt mang tính đặc thù ngôn ngữ, văn hóa, và cả

cách tư duy. Những điểm tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng loại văn bản

đặc biệt này được thể hiện trong các chiến lược dùng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp hay

Page 6: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

ii

cấu trúc diễn ngôn … và đặc biệt là kết quả đó còn xuất phát từ những nguyên nhân

khác biệt hay tương đồng về văn hóa, chính trị, xã hội. Việc chọn hay không chọn

một số từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp, các kiểu phát ngôn… trong từng tình huống cụ

thể đã giúp cho người phát ngôn khẩu hiệu KH CT-XH ở mỗi nền văn hóa thể hiện

thái độ, tư tưởng và những ý đồ phát ngôn khác nhau. Riêng về địa hạt ngôn ngữ

học, trong vài thập kỷ qua, khi mà chủ nghĩa cấu trúc luận đang dần bị thay thế bởi

đường hướng nghiên cứu mới là chức năng luận với các đại diện như phân tích diễn

ngôn, dụng học, ngôn ngữ học tri nhận, ngôn ngữ học xã hội…, quan hệ giữa ngôn

ngữ và tư tưởng, tri thức, thái độ, khả năng tri nhận của con người đã dần được

quan tâm và nhanh chóng trở thành những lĩnh vực nghiên cứu thú vị. Phân tích

diễn ngôn phê phán, một đường hướng phân tích diễn ngôn giúp bộc lộ các mối

quan hệ xã hội và hệ tư tưởng của người phát ngôn đã thổi một luồng gió mới vào

trong nghiên cứu ngôn ngữ học, đặc biệt là việc đường hướng nghiên cứu này thừa

nhận vai trò của ngôn ngữ trong cơ cấu quan hệ quyền lực trong xã hội và góp phần

chứng minh ngôn ngữ là một thực tiễn xã hội. Khuynh hướng này đã tạo cảm hứng

cho chúng tôi bắt tay vào nghiên cứu diễn ngôn khẩu hiệu KH CT-XH trên cơ sở sử

dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán.

Ngoài ra, cho đến thời điểm hiện tại tuy đã có một số công trình nghiên cứu

trong và ngoài nước phân tích, đối chiếu khẩu hiệu quảng cáo hoặc nghiên cứu về

KH CT-XH nhưng hầu hết chỉ tập trung vào một lĩnh vực cụ thể; hoặc hướng

nghiên cứu chỉ dừng lại ở liệt kê, mô tả định lượng, hoặc phân tích theo đường

hướng ngữ pháp truyền thống. Thực tế cho thấy vẫn chưa có công trình nghiên cứu

nào đi theo hướng phân tích các KH CT-XH trên cơ sở phân tích diễn ngôn (thể loại

diễn ngôn chính trị - xã hội) theo đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán, và

chưa có công trình nào đi sâu phân tích cách mà những tập quán xã hội tác động vào

ngôn ngữ KH CT-XH.

Với những lý do trên đây, tôi mong muốn tiến hành nghiên cứu đề tài “Đối

chiếu đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng Việt” (Tên tiếng

Anh là “A contrastive analysis of discourse features of slogans in English and

Vietnamese”) để thực hiện luận án tiến sĩ của mình.

Page 7: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

iii

2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ các đặc điểm diễn ngôn của KH

CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt; tìm ra sự tương đồng và những khác biệt trong các

chiến lược sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn giữa KH CT-XH

tiếng Anh và tiếng Việt; góp phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn

là sự thể hiện của các mặt xã hội đó; giúp những cơ quan, tổ chức hay cá nhân thiết kế

KH CT-XH có những chiến lược xây dựng các khẩu hiệu đúng, thuyết phục vừa mang

tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật và có giá trị giao tiếp cao.

3. Nhiệm vụ của luận án

Luận án đặt ra những nhiệm vụ sau:

+ Xác lập khái niệm khẩu hiệu chính trị - xã hội và các nội hàm của khái niệm

này để làm cơ sở cho việc nghiên cứu.

+ Mô tả một cách hệ thống các đặc điểm ngôn ngữ của khẩu hiệu chính trị - xã

hội KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt, sử dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn theo

đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán. Các đặc điểm sử dụng từ ngữ, cấu trúc

ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn của KH CT-XH sẽ được phân tích theo khung lý

thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống trên cơ sở các siêu chức năng của ngôn ngữ để

chứng minh rằng diễn ngôn KH CT-XH là một thực tiễn xã hội và là công cụ để thể

hiện tư tưởng, thái độ, thực thi quyền lực của người phát ngôn. Đây cũng chính là

nền tảng của nội dung nghiên cứu.

+ So sánh - đối chiếu KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt để tìm ra những

tương đồng và khác biệt trong chiến lược sử dụng. Trên cơ sở đó, luận án đặt mục

tiêu giải thích một số nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt trên cơ sở các

điều kiện lịch sử, chính trị, văn hóa xã hội của mỗi quốc gia, cũng nhằm chứng

minh rằng do các điều kiện khác nhau về chính trị, văn hóa, xã hội và các tập quán,

thói quen của hai nền văn hóa Đông - Tây mà các phát ngôn khẩu hiệu của hai ngôn

ngữ có những khác biệt nhất định.

+ Trình bày những nhận xét tổng quát mang tính lý luận về vấn đề nghiên cứu

và những kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án.

Page 8: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

iv

Trên cơ sở các nhiệm vụ trên, luận án tập trung làm rõ các câu hỏi nghiên

cứu như sau:

(1) Khẩu hiệu CT-XH tiếng Anh có những đặc điểm từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp

và cấu trúc diễn ngôn nào?

(2) Khẩu hiệu CT-XH tiếng Việt có những đặc điểm từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp

và cấu trúc diễn ngôn nào?

(3) Khẩu hiệu CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt có những điểm tương đồng và

khác biệt nào trong đặc điểm diễn ngôn? Nguyên nhân của những tương đồng và dị

biệt đó là gì?

4. Đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn KH

CT-XH, bao gồm chiến lược sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn.

Phạm vi nghiên cứu là diễn ngôn khẩu hiệu (thể loại KH CT-XH) tiếng Anh và

tiếng Việt được sử dụng ở những nơi công cộng như đường phố, công sở - văn

phòng, trường học… cho những mục đích giáo dục hay thuyết phục riêng. Nghiệm

thể tiếng Anh bao gồm những khẩu hiệu được sử dụng ở Hoa Kỳ trong phạm vi thời

gian 50 năm từ khoảng 1960 - 2014. Nghiệm thể tiếng Việt được thu thập trong giai

đoạn xây dựng và phát triển đất nước Việt nam từ sau 1975 - 2014.

Khẩu hiệu được lựa chọn là thể loại khẩu hiệu chính trị - xã hội được các tổ

chức, nhóm cá nhân có chung mục đích sử dụng để làm công cụ thực thi quyền lực

thông qua việc tuyên truyền, giáo dục, vận động về chính sách và các vấn đề khác

trong xã hội. Phạm vi lựa chọn tư liệu bao gồm khẩu hiệu hoặc các biểu ngôn, biểu

ngữ chứa khẩu hiệu chính trị - xã hội có thể hiện nhiều cấp độ quyền lực khác nhau

của người phát ngôn.

Trong phạm vi nghiên cứu đã xác định của luận án, chúng tôi dự định tập

trung vào nội dung phân tích diễn ngôn KH CT-XH theo đường hướng phân tích

diễn ngôn phê phán (PTDNPP) để tìm ra những thể hiện của tư tưởng, thái độ và

quyền lực của người phát ngôn thông qua cách sử dụng ngôn ngữ, mà cụ thể là

chiến lược sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn. Từ đó, chứng

Page 9: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

v

minh diễn ngôn là một thực tiễn xã hội, phản ánh các mặt của đời sống xã hội và

chịu sự tác động trở lại của xã hội đó.

5. Phương thức tiếp cận

5.1 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các nhóm phương pháp sau:

+ Phương pháp chủ yếu:

- Phương pháp miêu tả ngôn ngữ (từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc diễn

ngôn), vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn (theo đường hướng PTDNPP)

- Phương pháp so sánh - đối chiếu (để làm nổi bật những điểm tương đồng và

khác biệt giữa hai nghiệm thể diễn ngôn)

+ Phương pháp hỗ trợ: thu thập tư liệu, phân tích tư liệu, phương pháp thống kê,

phương pháp quy nạp.

Cụ thể, luận án chọn đường hướng PTDNPP chức năng hệ thống do Norman

Fairclough [68] khởi xướng với các phương pháp phân tích diễn ngôn dựa trên cơ sở lý

thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống của M.A.K Halliday [83] để phân tích các đặc

điểm diễn ngôn của KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt bao gồm cách sử dụng từ ngữ,

cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn theo mạng lưới các giá trị trong diễn ngôn như

giá trị kinh nghiệm, giá trị quan hệ và giá trị biểu cảm như các câu hỏi gợi ý của

Norman Fairclough [68] và thông qua việc lý giải cơ chế họat động của ngôn ngữ gắn

với các thực tiễn xã hội có thể liên quan đến các chức năng ý niệm/kinh nghiệm

(ideational/experiential), liên nhân (interpersonal) và tạo văn bản (textual).

* Vấn đề đối chiếu trong luận án

Lý thuyết ngôn ngữ học đối chiếu đã được phát triển về chất lẫn về lượng

trong nhiều năm qua cả trong nước và trên thế giới. Nói về so sánh - đối chiếu từ

góc độ văn hóa, đối chiếu phạm trù chức năng ngôn ngữ, hay hướng phân tích đối

chiếu ứng dụng, Nguyễn Thiện Giáp [10] dẫn các nghiên cứu về đối chiếu trên thế

giới của Lehman (1977), James (1980), Lado (2003) hay trong nước như của

Nguyễn Văn Chiến (1992), Lê Quang Thiêm (2004)…để minh chứng cho những

phạm trù nghiên cứu đối chiếu mà luận án của chúng tôi mong muốn được áp dụng.

Page 10: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

vi

Về vấn đề đối chiếu được sử dụng trong luận án, đối tượng được xác định để

đối chiếu của luận án là đối chiếu diễn ngôn. Quan điểm của James (1980) (trích

trong [10]) là muốn đối chiếu diễn ngôn, trước hết cần chứng minh sự tồn tại của

liên kết trong văn bản. Công việc này cần phải được thực hiện dựa trên việc áp dụng

các quan điểm chức năng về cấu trúc câu. Đối chiếu diễn ngôn, theo Nguyễn Thiện

Giáp [10], đặt trọng tâm vào tính chức năng của ngôn ngữ. Lê Quang Thiêm

[39:195] đã phân loại một số bình diện đối chiếu ngôn ngữ Anh - Việt hay Việt -

Anh trong đó có bình diện chức năng với vai trò xem xét ngôn ngữ trong mối tương

quan với mục đích và công dụng phát ngôn, hay xem xét cách cấu tạo ngôn ngữ

trong từng hoàn cảnh cụ thể với các chức năng xác định. Tác giả này xác định các

địa hạt đối chiếu “không còn giới hạn trong kết học mà còn lan sang cả nghĩa học và

dụng học”, tức là xem xét hiệu quả giao tiếp của ngôn ngữ trong các mối quan hệ

chức năng liên nhân giữa người nói và người nghe. Tương tự, quan điểm của Bùi

Mạnh Hùng [21: 217] là việc đối chiếu các ngôn ngữ không còn giới hạn như những

hệ thống khép kín “trong bản thân nó và vì nó” (Saussure [129]) mà còn đối chiếu

các phương tiện giao tiếp, hành chức trong những ngữ cảnh cụ thể và trong các bối

cảnh văn hóa nhất định.

Cụ thể trong luận án này, chúng tôi sử dụng quan điểm phân tích đối chiếu

diễn ngôn để tìm hiểu những tương đồng và khác biệt trong hệ thống diễn ngôn và

những đặc điểm của văn hóa, xã hội thể hiện qua diễn ngôn; đồng thời cũng tiếp cận

quan điểm đối chiếu từ góc độ ngữ dụng. Trong thực tế, hướng nghiên cứu này đã

được nhiều người quan tâm và đề cao trong xu hướng ngôn ngữ học hiện đại vì nó

chú trọng đến “thẩm năng giao tiếp” và vì nó giúp chúng ta tiếp cận công tác đối

chiếu từ góc độ giao tiếp cho nên có thể làm rút ngắn “con đường từ miêu tả lý

thuyết đến thực tiễn dạy học” các ngôn ngữ (Faerch, 1977- trích trong [22]). Nói

khác đi, vấn đề đối chiếu ở đây thuộc phạm trù chức năng và các công việc so sánh

đối chiếu đều dựa trên các chức năng giao tiếp trong từng bối cảnh cụ thể của ngôn

ngữ thể hiện trong các nghiệm thể.

Hai nghiệm thể được sử dụng cho mục đích đối chiếu trong luận án này thuộc

hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Đây là hai ngôn ngữ mà nhiều nhà nghiên

Page 11: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

vii

cứu cho rằng có nhiều điểm khác xa nhau trong nền văn hóa gắn liền với mỗi ngôn

ngữ. Vì thế việc đối chiếu từ bình diện ngữ dụng và cả bình diện phân tích diễn

ngôn có rất nhiều ứng dụng thực tiễn cụ thể. Trong luận án này, hướng đối chiếu

ngữ dụng được khai thác thông qua đối chiếu các phương tiện ngôn ngữ để thực hiện

các hành động ngôn từ (mà chủ yếu là các lực ngôn trung), để biểu hiện các hiện tượng

văn hóa xã hội trong hai nền văn hóa, để thể hiện tính lịch sự … Quan trọng và chủ

đạo hơn, hướng phân tích đối chiếu diễn ngôn - hướng tiếp cận chính của luận án - sẽ

quan tâm đến đối chiếu tính mạch lạc của diễn ngôn (là bình diện vừa có tính phổ quát

vừa mang những nét đặc thù của một ngôn ngữ cụ thể), cấu trúc vi mô của diễn ngôn

và việc tạo lập văn bản với những khía cạnh xuyên văn hóa. Bùi Mạnh Hùng [21:230]

phát biểu rằng ở bình diện diễn ngôn, sự khác nhau giữa các ngôn ngữ tuy không nhiều

nhưng lại tinh tế hơn nếu so với đối chiếu các bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và

ngữ dụng, bởi những vấn đề của diễn ngôn liên quan đến các phổ quát của tư duy nhân

loại nhiều hơn là những nét đặc thù của từng ngôn ngữ.

* Phương pháp thu thập tư liệu

- Tư liệu của nghiên cứu này gồm 1.000 KH CT-XH được thu thập ở cả 2

thứ tiếng Anh và Việt, thông qua các phương tiện chủ yếu như quan sát-ghi chép,

quay phim, chụp ảnh, tìm kiếm trên internet, tìm kiếm trong sách, báo, phim ảnh,

truyền hình…

- Địa bàn thu thập tư liệu bao gồm những nơi công cộng như nhà ga, bến

tàu, nhà máy, công sở-văn phòng, cơ quan, trường học, bệnh viện, khách sạn,

công viên, đường phố v.v… Các tư liệu tiếng Anh được thu thập từ trong môi

trường chính trị - xã hội Mỹ. Các tư liệu tiếng Việt được thu thập từ một số tỉnh

thành chủ yếu của Việt Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,

Cần Thơ, Thừa Thiên Huế…

- Nguồn tư liệu: tư liệu KH CT-XH được thu thập từ trong các kho tư liệu

(archive) bao gồm bản in và bản điện tử thông qua internet, các tác phẩm văn

học, báo chí, mạng xã hội cũng như từ thực tế xã hội như thu thập từ các băng-

rôn, biểu ngữ trên đường phố và nơi công cộng… Ngoài ra phim, truyền hình (tư

liệu, bản tin, phim truyện) có phụ đề cũng là một kênh quan trọng giúp tìm kiếm

tư liệu tiếng Anh.

Page 12: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

viii

* Phân tích tư liệu

- Theo hướng định lượng, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê để đếm số

lượng và tần số xuất hiện của các từ ngữ, các mẫu câu, các cấu trúc ngữ pháp, ngữ

cảnh sử dụng của KH CT-XH bằng hai thứ tiếng, rồi phân loại và thống kê thành

biểu bảng tương ứng, phục vụ cho việc mô tả ở từng thứ tiếng và so sánh - đối chiếu

trên từng cặp phạm trù.

- Theo hướng định tính, chúng tôi sử dụng phương pháp miêu tả và phân tích

diễn ngôn (theo đường hướng PTDNPP) để tìm ra các đặc điểm sử dụng từ ngữ, cấu

trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn trong diễn ngôn khẩu hiệu; rồi tiến hành đối

chiếu các phạm trù trên của KH CT-XH ở cả hai thứ tiếng để tìm ra những điểm

tương đồng và khác biệt trong cách lựa chọn chủ đề, chiến lược sử dụng từ ngữ, cấu

trúc ngữ pháp, cấu trúc diễn ngôn.

5.2. Các bước tiếp cận vấn đề nghiên cứu của luận án

(1) Tổng hợp tài liệu liên quan đến KH CT-XH và các lý luận, lý thuyết liên quan

trực tiếp đến việc phân tích diễn ngôn KH CT-XH

(2) Thu thập tư liệu nghiên cứu trên hai ngôn ngữ Anh - Việt (1000 mẫu KH CT-XH)

(3) Miêu tả các đặc điểm diễn ngôn của KH CT-XH thông qua việc phân tích diễn

ngôn (theo đường hướng PTDNPP) bao gồm đặc trưng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và

cấu trúc diễn ngôn.

(4) So sánh - đối chiếu rồi đi đến kết luận về các tương đồng và khác biệt của

KHTA và KHTV.

6. Tư liệu của luận án

- Phần cơ sở lý luận của luận án được đúc kết thông qua tiếp cận các tài liệu lí

luận ngôn ngữ học đại cương, ngôn ngữ học ứng dụng, lí thuyết giao tiếp.... bằng

tiếng Anh và tiếng Việt.

- Phần phân tích khẩu hiệu được tiến hành trên tư liệu KH CT-XH thu thập

được từ tiếng Anh và tiếng Việt, cụ thể như sau:

* Tiếng Anh: các KH CT-XH được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền như

các bộ, ngành, tổ chức, cơ quan nhà nước và một số nhóm cá nhân có chung lợi ích.

Kênh thu thập là internet, báo chí, phim ảnh, quan sát thực tế (ở Hoa Kỳ), sách tư liệu,

Page 13: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

ix

cơ sở dữ liệu của Bộ ngoại giao (Hoa Kỳ), của một số trường phổ thông, trường Đại

học, trang web cơ sở dữ liệu KH CT-XH (http://www.thinkslogans.com).

* Tiếng Việt: các KH CT-XH được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền

như chính phủ, các cơ quan ngôn luận của Đảng, chính quyền, các cơ quan đoàn

thể, các bộ ngành, các cơ quan thông tin tuyên truyền. Kênh thu thập là internet, báo

chí, phim ảnh, quan sát thực tế (ở các thành phố Huế, Tp.HCM, Hà Nội, Đà

Nẵng…), cơ sở dữ liệu của phòng - sở Văn hóa Thông tin và truyền thông, các văn

bản chỉ đạo của các cơ quan đoàn thể trong các chiến dịch vận động.

7. Ý nghĩa/đóng góp của luận án

Trong bối cảnh các công trình nghiên cứu trước đây ở địa hạt phân tích diễn ngôn

và nghiên cứu về KH CT-XH chỉ mới tập trung mô tả các đặc điểm ngôn ngữ theo các

đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng hoặc theo đường hướng ngữ pháp truyền

thống - trường phái cấu trúc luận, với công trình này, tác giả hy vọng sẽ đem lại các

đóng góp mới, đó là:

- Mô tả đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt

trên cơ sở của lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống, tức là xem ngôn ngữ là một

hiện tượng xã hội, là tập quán xã hội và chịu sự tác động của các điều kiện chính trị,

văn hóa xã hội. Ngôn ngữ được xem là nguồn lực tạo nghĩa, là công cụ để thể hiện

hệ tư tưởng, tri thức, niềm tin, thái độ, là công cụ để thực thi quyền lực.

- Tìm ra sự tương đồng và khác biệt trong chiến lược sử dụng từ ngữ, cấu trúc

ngữ pháp và cách thức tổ chức của diễn ngôn giữa KH CT-XH tiếng Anh và tiếng

Việt; đồng thời lý giải các nguyên nhân của sự lựa chọn đặc điểm ngôn ngữ dựa

trên các cơ sở đặc trưng về chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia. Việc áp

dụng cùng một khung phân tích cho cùng một thể loại trong hai ngôn ngữ (Anh và

Việt) có thể dẫn đến nhiều nét tương đồng từ góc độ các nguồn lực ngôn ngữ được

sử dụng như từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn. Chính vì thế, mục tiêu

của việc sử dụng khung lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán trong luận án này là

để nhận diện cơ chế tạo nghĩa của ngôn ngữ thông qua các nguồn lực xã hội, tìm

hiểu vai trò của diễn ngôn trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa

và giải thích được sự tương đồng và khác biệt trên cơ sở các thực tiễn xã hội mà

Page 14: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

x

ngôn ngữ KH CT-XH đang phản ánh. Đặc điểm của thể chế chính trị, văn hóa xã

hội sẽ góp phần quy định quyền phát ngôn và kiểu phát ngôn ở mỗi khẩu hiệu. Và

luận án có nhiệm vụ làm rõ sự phản ánh này. Đây chính là đóng góp chủ yếu nhất

của luận án mà tác giả mong muốn đạt được. Ngoài ra, thông qua việc chứng minh

rằng quan điểm của M.A.K Halliday về các quá trình trong quan hệ chuyển tác có

thể chưa hoàn toàn trùng khớp với trường hợp khảo sát khẩu hiệu CT-XH cũng

được hy vọng đóng góp một phần nhỏ về mặt thực tiễn hóa các lý luận liên quan

đến lý thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống.

- Nêu được các đề xuất để KH CT-XH được biên soạn theo cách đạt được hiệu

quả giao tiếp cao nhất, thực sự là công cụ thực thi quyền lực và là công cụ tuyên

truyền hiệu quả trong xã hội hiện đại.

8. Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận-đề nghị và phụ lục, luận án được triển khai thành

4 chương sau đây:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận của luận án.

Chương này trình bày một cách chi tiết tổng quan vấn đề nghiên cứu bao gồm khái

niệm khẩu hiệu và các nội hàm tương ứng như chức năng, phân loại, ý nghĩa…; cơ

sở lý luận của phương pháp phân tích diễn ngôn theo đường hướng phân tích diễn

ngôn phê phán; và lịch sử vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nước.

Chương 2: Các đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh

dưới góc nhìn của lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán. Ở chương 2, các đặc

điểm sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn của KH CT-XH tiếng

Anh được phân tích theo đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán theo mô hình

của Norman Fairclough, dựa trên cơ sở của lý thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống

của M.A.K. Halliday. Mục đích là làm rõ thái độ, hệ tư tưởng và quyền phát ngôn

của người phát ngôn khẩu hiệu.

Chương 3: Các đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Việt

dưới góc nhìn của lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán. Chương này được

tiến hành với các bước và trình tự y hệt như chương 2, nhưng trên tư liệu là KH CT-

XH tiếng Việt.

Page 15: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

xi

Chương 4: So sánh - đối chiếu các đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn KH

CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt. Đây là phần cốt lõi nhất của luận án. Chương này

tập trung so sánh- đối chiếu để tìm ra những tương đồng và khác biệt của KH CT-XH

tiếng Anh và KH CT-XH tiếng Việt trong chiến lược lựa chọn chủ đề, sử dụng từ ngữ,

cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc tổ chức vi mô của diễn ngôn, và giải thích một số hiện

tượng khác biệt trên cơ sở sự khác biệt về đường lối chính sách cũng như các giá trị

văn hóa của hai nền văn hóa Đông - Tây.

Page 16: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

1

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Khẩu hiệu

1.1.1.1. Khái niệm khẩu hiệu (slogan)

Khái niệm khẩu hiệu (tiếng Việt) hay “slogan” (tiếng Anh) tồn tại trong

nhiều ngôn ngữ và nền văn hóa trên thế giới. Có thể hiểu khái niệm này dưới nhiều

hình thức và khía cạnh ngữ nghĩa, ngữ dụng khác nhau nhưng trước hết hãy cùng

tìm hiểu cách mà các từ điển định nghĩa khẩu hiệu nói chung.

Theo từ điển Merriam-Webster [111], từ slogan được cho là biến thể của từ

slogorn - xuất phát từ tiếng Xen-tơ của người Xcốt-len là sluagh-ghairm (trong đó

sluagh là “army/ war” (quân đội/chiến tranh) còn ghairm là “cry” (khóc/ kêu la).

Đây chính là tiếng hô lớn trước khi xung trận của các chiến binh Xcốt-len cuối thời

Trung Cổ, với mục đích động viên binh sĩ và làm cho quân thù khiếp sợ. Từ này lần

đầu được dùng đến là vào năm 1513. Theo thời gian, từ này được biến đổi thành

sluggorne, slughorn rồi đến slogurn. Ở xã hội hiện đại, cùng với khái niệm mới

nhất “slogan” (khẩu hiệu), từ điển này định nghĩa là “từ, ngữ thu hút sự chú ý được

dùng để quảng bá một cái gì đó (có thể là chiến dịch hoặc sản phẩm)”. Với cách

hiểu như vậy, “slogan” còn được đồng hóa nghĩa với từ “banner” (dải băng, biểu

ngữ) với những nét nghĩa và chức năng tương tự “banner là tên gọi, khẩu hiệu hay

mục đích gắn liền với một nhóm riêng biệt hay một hệ tư tưởng cụ thể”. Trong tự

điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary of Current English [63:1201],

Crowther đã định nghĩa rằng “Khẩu hiệu là một từ hoặc một cụm từ dễ nhớ để thu

hút sự chú ý của người khác hoặc đề xuất một ý kiến nhanh chóng”, trong khi Collin

Cobuild’s Advanced Learner’s English Dictionary lại cho rằng “Khẩu hiệu là một

ngữ đoạn ngắn gọn dễ nhớ, được dùng trong quảng cáo hay bởi các đảng phái

chính trị và các tổ chức khác mong muốn người dân nhớ những gì họ nói hoặc rao

Page 17: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

2

bán” [60;1363]. Có thể nói cách định nghĩa có tính bao hàm nhất là của Từ điển

American Heritage Dictionary, nơi mà khẩu hiệu được định nghĩa là “một cụm

từ/ngữ thể hiện mục đích hoặc bản chất của một cơ quan, đoàn thể hoặc một ứng cử

viên”; “là câu nói được dùng đi dùng lại nhiều lần trong các chiến dịch quảng cáo

hay quảng bá”; “là câu nói đặc biệt và có chủ đề, dễ thu hút người khác, được dùng

trong quảng cáo, chính trị để vận động cho một sản phẩm, thí sinh hay một nguyên

do nào đó. (phiên bản trực tuyến, tham khảo ngày 10/6/2013). Trong các nghiên

cứu từ thập kỷ 30 (của thế kỷ 20) đến nay về khẩu hiệu, một số tác giả trên thế giới

đã cụ thể hóa các định nghĩa trên của từ điển bằng những liên hệ vào thực tiễn.

Theo họ, khẩu hiệu được xem là một cách ngôn được thiết kế để làm tăng tính phổ

quát của sản phẩm và khuyến khích người khác mua các sản phẩm ở đủ thể loại

[52], [122]; là những diễn đạt ngắn gọn trong quảng cáo thương mại hay quảng bá

chính trị được dùng để thể hiện ý tưởng, mục đích tôn chỉ của một cá nhân hay tổ

chức, đôi khi chỉ để cho người khác nhớ đến [93], [129]; đóng vai trò hỗ trợ quan

trọng trong việc xây dựng hình ảnh của một thương hiệu – là vấn đề sống còn của

một doanh nghiệp [95], [141],[122]; hay giúp lưu lại trong trí nhớ khách hàng-người

tiêu dùng những hình ảnh về một thương hiệu [149]. Như vậy khái niệm khẩu hiệu đã

được định nghĩa và minh họa về chức năng nhiệm vụ trong phạm vi tương đối rộng

về cả chính trị, xã hội, quảng cáo thương mại và cả trong văn hóa, quân sự…

Trong khi đó, ở Việt Nam, khái niệm khẩu hiệu trong từ điển tiếng Việt do

Hoàng Phê chủ biên được hiểu là “một hay nhiều câu ngắn gọn có nội dung tuyên

truyền, cổ động để tập hợp quần chúng, để tỏ quyết tâm để đấu tranh” [32:461], ví

dụ như “Mỗi người làm việc bằng hai!”; trong khi Đại từ điển tiếng Việt của

Nguyễn Như Ý lại định nghĩa khẩu hiệu là “câu ngắn gọn, thôi thúc hành động

nhiều người” [43:894], ví dụ: “Hãy cùng nhau chung tay vì cộng đồng”. Nguyễn

Lân trong từ điển “Từ điển Từ và ngữ Việt Nam” đã định nghĩa khẩu hiệu như sau:

“khẩu hiệu là câu tóm tắt một nhiệm vụ quan trọng, một thái độ chính trị tại một

thời điểm cụ thể, đưa ra để động viên quần chúng” [26]. Còn Đinh Kiều Châu [7]

giải thích “khẩu hiệu là sản phẩm ngôn từ thường dùng trong truyền thông chính trị

và các vận động xã hội”. Tác giả này nêu một số ví dụ như “tất cả cho tiền tuyến,

Page 18: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

3

tất cả vì miền Nam”, “Giai cấp công nhân đi đầu trong sự nghiệp cách mạng”... để

minh họa cho định nghĩa hẹp của mình. Tóm lại có thể thấy rằng hầu hết các định

nghĩa về khẩu hiệu đều chú trọng đến yếu tố ngắn gọn của câu nhằm mục đích dễ

ghi nhớ, dễ nắm bắt.

Tùy vào những mục đích cụ thể, khẩu hiệu được định nghĩa theo nhiều cách.

Ví như trong quảng cáo thương mại, khẩu hiệu thương mại của một công ty được

xem là một câu nói hay đoạn văn ngắn chứa đựng và truyền tải những thông tin mang

tính mô tả và thuyết phục về một thương hiệu. Theo đó, khẩu hiệu được xem như một

cách thức quảng bá thương hiệu, là một công cụ cực kỳ hiệu quả trong việc tạo dựng

giá trị thương hiệu. Khẩu hiệu có thể giúp khách hàng hiểu một cách nhanh chóng

thương hiệu đó là gì và nó khác biệt với các thương hiệu khác như thế nào. Khẩu hiệu

có thể đóng góp vào giá trị thương hiệu bằng cách tăng cường nhận thức của khách

hàng về thương hiệu thông qua việc tác động mạnh mẽ đến các lợi ích của họ khi tiêu

dùng sản phẩm, giúp lưu lại hình ảnh của thương hiệu trong trí nhớ của khách hàng

để tạo ra kỳ vọng và thúc đẩy động cơ mua sắm của khách hàng. Đồng thời, khẩu

hiệu còn giúp một công ty khẳng định sự cam kết của họ đối với việc phục vụ khách

hàng và giúp củng cố thương hiệu thông qua xác định sự khác biệt của họ với các

công ty khác trên thị trường. Ví dụ như khẩu hiệu quảng cáo của công ty in ấn thiệp

chúc mừng Hallmark “When you care enough to send the very best” (Khi mà bạn có

đủ quan tâm để gửi đi những gì tốt đẹp nhất). Bên cạnh khẩu hiệu quảng cáo, còn có

một lĩnh vực khác chiếm vị trí quan trọng trong đời sống xã hội của các quốc gia trên

thế giới, đó là khẩu hiệu chính trị - xã hội. Với mục đích tuyên truyền các chính sách xã

hội và mục tiêu chính trị, khẩu hiệu chính trị - xã hội được xem là những “tuyên ngôn”

của các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quyền lực nhà nước hay các nhóm cá nhân

mong muốn thể hiện quyền thuyết phục, vận động người khác làm theo những đường

lối, ý muốn của họ. Ví dụ: “Hãy chung tay vì cộng đồng.”, “Smoking takes life. Then it

kills.” (Hút thuốc tước đi cuộc sống. Rồi nó mới giết chết.)

Trên cơ sở tiếp thu các định nghĩa trên đây và vì luận án đặt mục tiêu tập

trung phân tích diễn ngôn đối với thể loại khẩu hiệu chính trị - xã hội, bản thân tác

giả có thể rút ra một định nghĩa khái quát nhất làm cơ sở cho nhiệm vụ nghiên cứu

Page 19: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

4

KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt của luận án sau này là “Khẩu hiệu chính trị -

xã hội là thể loại diễn ngôn đặc biệt với lối diễn đạt súc tích, ngắn gọn, dễ nhớ

được dùng bởi các tổ chức chính trị - xã hội và các nhóm cá nhân để kêu gọi,

tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục người khác làm theo các đường

hướng, chính sách của họ nhằm thay đổi hiện trạng sống hay các thực tiễn chính

trị - xã hội ở các quốc gia.”

1.1.1.2. Tiêu chí để xác định khẩu hiệu nói chung và KH CT-XH nói riêng

Tiêu chí hình thức của khẩu hiệu - căn cứ vào các chức năng, vai trò, ý nghĩa

nói trên - là các phát ngôn ngắn gọn, có tính cố định để thực hiện chức năng hô hào,

vận động và đảm bảo tính dễ nghe, dễ nhớ. Các phát ngôn này phải ngắn gọn để có

thể trình bày ra trước công chúng không phải chỉ ở lời nói (hô khẩu hiệu) mà còn là

để in ấn trên các băng-rôn, biểu ngữ cho các đoàn người diễu hành mang theo nơi

công cộng trong các đợt tuyên truyền. Hơn nữa, phát ngôn khẩu hiệu phải có tính cố

định bởi chúng được các cơ quan chức năng hay người phát ngôn biên soạn có chủ

ý tuyên truyền giáo dục hay thuyết phục, được sử dụng đi sử dụng lại nhiều lần cho

một chủ điểm tuyên truyền, và được chịu trách nhiệm về mặt tư tưởng và ý định của

người phát ngôn. Chính vì thế, khẩu hiệu được phân biệt với các phát ngôn tự do

(free utterances/ expressions) như “Bush, I don’t like you.” (“Tổng thống Bush, tôi

không thích ông.”) hoặc “You aren’t my choice.” (Ông không phải là lựa chọn của

tôi”) mà một số người biểu tình chống đối tổng thống G. Bush (NK 2005-2009) đã

viết trên những tờ giấy nhỏ và mang đến cắm trước tòa nhà Capitol Hill ở

Washington D.C, Hoa Kỳ tháng 3 năm 2005. Trường hợp đặc biệt, khẩu hiệu có thể

là những phát ngôn khá dài với nhiều từ ngữ so với tiêu chuẩn ngắn gọn của khẩu

hiệu, đó là trường hợp của các KH CT-XH tuyên truyền cho các hoạt động chính trị

- bầu cử trong tiếng Việt. Vì tính chất tuyên truyền của các KH CT-XH này là chiến

lược quan trọng của nhà nước, và vì chúng được lưu lại tại các trụ sở chính quyền

và trên các tuyến phố trong một thời gian khá lâu, với mục đích giáo dục và tuyên

truyền nhận thức cho người dân (chứ không phục vụ cho mục đích hô hào) nên có

thể có độ dài đáng kể, ví như trong trường hợp khẩu hiệu “Bầu cử đại biểu Quốc hội

Page 20: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

5

khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 là trực tiếp

góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân!”

Tuy nhiên, cho dù bao hàm các phát ngôn ngắn hay dài thì khẩu hiệu vẫn

được xem là diễn ngôn và là một thể loại diễn ngôn đặc biệt. Các phát ngôn trong

khẩu hiệu là những phát ngôn có chủ đích với đầy đủ các chức năng giao tiếp trọn

vẹn và chứa đựng một thông điệp cần chuyển tải. Vì thế độ dài của văn bản khẩu

hiệu không phải là yếu tố quyết định việc khẩu hiệu có phải là diễn ngôn hay không,

mà chính các giá trị giao tiếp trong những bối cảnh chính trị xã hội nhất định của

khẩu hiệu đã xác nhận vấn đề đó, cũng như các thể loại diễn ngôn khác mà nhiều

nhà nghiên cứu quan tâm như diễn ngôn thơ, diễn ngôn chính trị, diễn ngôn tin…

Sau đây là một số đặc điểm về hình thức KH CT-XH

1.1.1.2.1. Kết cấu ngữ pháp

KH CT-XH là thể loại diễn ngôn tương đối ngắn gọn nên các kết cấu ngữ

pháp của nó cũng tuân thủ các nguyên tắc của thể loại diễn ngôn đặc biệt này.

Thông thường, KH CT-XH có thể thuộc một trong số các kết cấu ngữ pháp sau đây:

(a) Diễn ngôn đơn (văn bản một câu)

- Câu cầu khiến: loại kết cấu này hầu như chiếm lĩnh chủ yếu kiểu cấu trúc của KH

CT-XH. Vì tính chất hô hào, kêu gọi, thuyết phục, nên khẩu hiệu đa số đều được

biên soạn với cấu trúc câu cầu khiến.

Ví dụ: Hãy hành động vì một hành tinh xanh!

Don’t be a fool, use the proper tool !

- Câu tuyên bố/ thông báo: với chức năng thông tin, các kiểu câu tuyên bố, thông

báo cũng là một phần quan trọng của kết cấu ngữ pháp của khẩu hiệu.

- Câu đơn - khẩu hiệu được tạo thành bởi một kết cấu Chủ - Vị

Ví dụ: The safe way is the best way.

Trẻ em có quyền được đến trường.

- Câu phức - khẩu hiệu được tạo thành bởi từ hai kết cấu Chủ - Vị trở lên

Ví dụ: You’re a fool if you think smoking is cool.

Page 21: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

6

Rừng là tài sản vốn quý, chúng ta phải bảo vệ rừng.

(b) Diễn ngôn phức (văn bản từ hai đến bốn câu)

Khẩu hiệu được cấu tạo dưới dạng thức văn bản dài hầu như rất hiếm gặp.

Thông thường, để đạt được tính dễ nhớ, khẩu hiệu được thiết kế khoảng từ một đến

bốn câu. Trong thực tế, diễn ngôn khẩu hiệu phức gồm hai câu là khá phổ biến,

trong khi ba, bốn câu thì hơi hiếm gặp. Tuy nhiên, vấn đề cấu tạo văn bản hay tính

chất diễn ngôn không phải quá “câu nệ” số câu trong văn bản đó. Đã có nhiều công

trình nghiên cứu đề cập việc công nhận văn bản một câu, tuy nó hiếm gặp [4] và nó

được xem là văn bản đặc biệt [116].

Diễn ngôn phức trong trường hợp này được xác định là các văn bản có độ dài

từ hai đến bốn câu. Một số ví dụ diễn ngôn phức của KH CT-XH có thể kể đến là:

Ví dụ:

- Đến với Vườn Quốc gia Cúc Phương, bạn hãy:

* Không lấy gì ngoài những bức ảnh!

* Không để lại gì ngoài những dấu chân!

* Không giết gì ngoài thời gian!

(Tuyên truyền trên bảng tin ở Vườn quốc gia Cúc Phương)

- Phía trước tay lái là cuộc sống. Nhanh một phút, chậm cả đời.

- An average smoker will smoke this (*) away in just a few years. Smoking is an

expensive habit. Please quit. (Trung bình một người hút hết chừng này thuốc trong

chỉ một vài năm. Hút thuốc là một thói quen tốn nhiều tiền. Hãy bỏ hút thuốc.)

(c) Dạng thức kết cấu đặc biệt

Ngoài ra, các kết cấu ngữ pháp trên đây có thể thuộc vào các dạng thức kết cấu

đặc biệt. Đây là kiểu khẩu hiệu điệp vần, hoặc biểu đạt theo kiểu thành ngữ/ tục ngữ. Với

những kiểu thức đặc biệt như thế, KH CT-XH đạt được sự gần gũi về văn phong và văn

hóa, phong tục, tập quán... nên càng có giá trị cao trong việc đi vào lòng người dân.

(*) Khẩu hiệu này đi kèm hình ảnh của chiếc xe hơi được làm từ hàng triệu điếu thuốc lá sắp

chung quanh tạo nên vỏ xe, để nâng giá trị thuyết phục của sự tốn kém. Trường hợp này trong phân

tích diễn ngôn được gọi là “multimodal dimension” (theo hướng đa bình diện- kết hợp nhiều hính

thức ký hiệu diễn ngôn)

Page 22: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

7

Ví dụ: - Đi bên phải, lẽ phải về ta.

- Người Hà Nội, đi đâu mà vội.

- Drinking kills driving skills.

Hơn nữa, KH CT-XH tuân thủ những nguyên tắc về mặt kết nối, liên kết

trong diễn ngôn và sử dụng một số phép liên kết như: tỉnh lược, thế, đối, lặp..., cụ

thể như trong một số ví dụ sau đây:

- More candy, less climate change (tỉnh lược)

- An toàn để sản xuất - sản xuất phải an toàn (đối)

- Save the world, save yourself (lặp)

- Rừng là vàng, chúng ta phải gìn giữ nó như tài sản của mỗi người (thế)

1.1.1.2.2. Ngôn ngữ KH CT-XH

Ngôn ngữ khẩu hiệu có một vài đặc điểm chuyên biệt khi phân biệt với ngôn

ngữ của các thể loại diễn ngôn khác. Riêng khái niệm khẩu hiệu hiểu theo tiếng Hán

Việt, thì “khẩu” là miệng cho nên khẩu hiệu là những câu có tính hô hào bằng

miệng. Đã là câu hô hào bằng miệng thì nhất thiết phải ngắn gọn, không dài dòng để

dễ phát ngôn và đồng thời để cho người nghe dễ nắm bắt, dễ nhớ... dẫn đến dễ tác

động, dễ kêu gọi. Ở một vài từ điển ngoài định nghĩa khái niệm khẩu hiệu, còn nhấn

mạnh rằng ngôn ngữ của khẩu hiệu bao hàm lối diễn đạt ngắn gọn, súc tích và có

tác dụng thôi thúc hành động, kêu gọi, tuyên truyền... Theo Lipman, một công ty

quảng cáo có tên là Jordan McGrath, Case & Taylor đã phát triển thủ thuật “mẹo

nhớ” (mnemonics) nhằm giúp cho mọi người dễ nhớ những tên gọi, con số hay

những hình ảnh liên quan đến việc quảng bá sản phẩm của họ [104]. Điều này có

nghĩa đã là khẩu hiệu, thì nhất thiết phải dễ đọc, dễ hô và muốn làm được điều này,

nhất thiết người đọc, người hô phải có thể nhớ hết những nội dung hay thông điệp

chuyển tải. Đinh Kiều Châu [7] cho rằng ngôn ngữ khẩu hiệu là một hình thái giao

tiếp bằng lời trên cơ sở ngôn ngữ toàn dân. Với các chức năng của một sản phẩm

truyền thông như đã nêu trên, ngôn ngữ khẩu hiệu thường ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ;

súc tích, cô đọng để có tính trọng tâm, và có tiêu điểm thông tin; được cụ thể hóa

dưới dạng hành động ngôn từ cụ thể và mang chức năng liên nhân; và khẩu hiệu

Page 23: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

8

phải là các biểu ngôn có chiến lược giao tiếp, gắn với từng ngữ cảnh cụ thể, có tính

lịch sự và mang đặc trưng văn hóa bản ngữ.

Vì đối tượng tiếp nhận sự vận động từ KH CT-XH là người dân, là cộng

đồng nên khẩu hiệu phải bao gồm các phát ngôn có tính đại chúng, phổ thông và

đặc trưng cho đơn vị phát hành. Từ các mục đích phát ngôn của đơn vị phát hành

mà các chức năng ngôn từ của KH CT-XH được xác lập. Các yêu cầu cơ bản về mặt

ngôn ngữ của khẩu hiệu, do đó, phải “ ngắn gọn - dễ hiểu - dễ nhớ” và phải làm

được chức năng “thông báo - vận động - thuyết phục”. Ngoài ra một trong những

đặc trưng ngôn ngữ quan trọng khác của ngôn ngữ KH CT-XH đó là phải gắn với

ngữ cảnh giao tiếp, dùng biện pháp tuyên truyền thông qua hành động ngôn từ và

dựa trên nền tảng bối cảnh chính trị - văn hóa - xã hội.

1.1.1.2.3. Chức năng của KH CT-XH

Mô hình của Jakobson [88] (trong Hebert [86]) về chức năng của ngôn ngữ

bao gồm sáu yếu tố, nhằm đảm bảo cho giao tiếp có thể xảy ra, đó là (1) ngữ cảnh;

(2) người gửi; (3) người nhận; (4) tiếp xúc; (5) mã thông thường và (6) thông điệp.

Trên cơ sở đó, ngôn ngữ thực hiện các chức năng sau: (a) tham chiếu; (b) xúc cảm,

(c) nhận cảm; (d) kết nối; (e) siêu ngôn ngữ và (f) thi pháp. Đây chính là các chức

năng cơ bản nhất mà ngôn ngữ có thể thực hiện để phục vụ mục đích giao tiếp.

Một trong những mục đích rõ rệt nhất của KH CT-XH là đưa thông điệp của

người phát ngôn đến với cộng đồng, làm cho mọi người nhớ và trở nên quen thuộc

với thông điệp. Đó có thể là thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thí sinh, ứng cử viên hay

một chương trình cộng đồng nào đó. Để đạt được mục đích tuyên truyền, khẩu hiệu

của một đơn vị phải có sự khác biệt với các kiểu thông tin tuyên truyền khác hoặc

khác với đơn vị đang cạnh tranh với mình; trong khi vẫn phải đảm bảo các yếu tố về

chức năng tuyên truyền và thông báo.

Vì thế, với tư cách là một công cụ hoặc sản phẩm tuyên truyền, KH CT-XH

cần có 2 chức năng chủ yếu là thông tin và tác động. Barton [50] khẳng định khẩu

hiệu giúp chia sẻ thông tin và quan điểm đối với thông tin đó; đồng thời tác động để

thiết lập sự liên kết giữa các thành viên cũng như điều phối các vấn đề phức tạp

Page 24: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

9

giữa họ. Quả thực, KH CT-XH có nhiệm vụ thông tin để cho người tiếp nhận thông

điệp hiểu được thông điệp, qua đó tác động, thuyết phục cộng đồng làm theo, hướng

tới những giá trị mà người ban hành thông điệp muốn nhắm đến. Các chức năng này

khi được “soi chiếu” vào thuyết Hành động ngôn từ, được thể hiện bởi một số tiểu

chức năng cụ thể như:

(1) Chức năng thông tin - thông báo

Ví dụ: - Trái đất của chúng ta đang nóng dần lên.

- Rửa tay có thể cứu được bệnh nhân. (kết hợp biện pháp nói quá)

(2) Chức năng vận động - thuyết phục

Ví dụ: - Tiết kiệm điện là ích nước lợi nhà (lời khuyên gián tiếp)

- Hãy nói không với ma túy (lời khuyên trực tiếp)

(3) Chức năng cảnh báo - đe dọa

Ví dụ: - Lái xe lạng lách, đánh võng gây tai nạn là tội ác.

- Để xe mô tô gắn máy ở lòng đường bị phạt tiền đến 200.000 đ

(4) Chức năng hô hào - kêu gọi

Ví dụ: - Hãy hành động vì một tương lai xanh

- Giúp đỡ, chăm sóc người nhiễm HIV/ AIDS là trách nhiệm của gia đình và

cộng đồng

(5) Chức năng động viên - khuyến khích

Ví dụ: - Luôn rèn luyện, xây dựng lối sống lành mạnh, không sa vào tệ nạn

xã hội

- Sống chung thủy một vợ - một chồng, phòng tránh bệnh AIDS

(6) Chức năng khẳng định giá trị thực - Chân/ Thiện/ Mỹ

Ví dụ: - Tuân thủ luật giao thông đường bộ là nét đẹp của người tham gia

giao thông

- Mỗi Thầy Cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo.

Đinh Kiều Châu [7:105] nhận xét “trong lĩnh vực chính trị khẩu hiệu thường

được sử dụng như một công cụ tuyên truyền hiệu quả có sức thu hút cao…”. Đây

chính là chức năng tuyên truyền - chức năng quan trọng nhất của KH CT-XH mà

những người ban hành luôn chú ý để sử dụng ngôn ngữ một cách phù hợp, đạt hiệu

quả cao nhất.

Page 25: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

10

Khẩu hiệu là sản phẩm của ngôn ngữ truyền thông

Truyền thông là quá trình truyền đạt, tiếp nhận và trao đổi thông tin nhằm

thiết lập các mối liên hệ giữa con người với con người; là một kiểu tương tác xã hội

trong đó có ít nhất hai đối tượng giao tiếp tương tác lẫn nhau. Khi phân tích một sản

phẩm truyền thông người ta thường chú trọng vào nội dung, hình thức và mục tiêu.

Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết,

đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh. Các hành động này được thể hiện qua nhiều hình

thức như bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình. Hầu hết các sản phẩm

truyền thông xã hội đều sử dụng phương tiện nghe - nhìn để truyền tải nội dung mà

ngôn ngữ thể hiện. Đinh Kiều Châu [7: 36] nêu những nguyên tắc để thiết kế thông

điệp hàm chứa bên trong sản phẩm truyền thông xã hội, đó là: truyền tải được nhiều

thông tin; lôi cuốn được đông đảo quần chúng tham gia vào mục tiêu; đạt được khả

năng làm thay đổi suy nghĩ, hành vi...

Truyền thông có thể được thực hiện trong các nhóm nhỏ (một vài cá nhân)

nhưng cũng có thể là sự trao đổi giữa những nhóm lớn hơn như tổ chức, công ty hay

cộng đồng. Ở mức độ cao hơn, truyền thông đại chúng là hình thức gửi thông điệp

đến một lượng rất lớn các cá nhân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Ngôn ngữ của các sản phẩm truyền thông là sự kết hợp thể hiện các chức năng

thông tin, tác động và liên nhân. Để chuyển tải nội dung thông điệp, chức năng

thông tin phải được tối ưu hóa bằng các hình thức ngôn ngữ như lựa chọn từ ngữ,

ngữ nghĩa, kết cấu ngữ pháp, liên kết văn bản. Ngoài ra, để truyền thông thực sự

được tiếp nhận bằng con đường tự nguyện; làm tốt chức năng tác động, ngôn ngữ

truyền thông phải nhắm đến các đối tượng chủ đích để hướng thay đổi hành vi hay

nhận thức... thông qua việc sử dụng hành động ngôn từ và những biện pháp tu từ

khác. Ngoài ra, truyền thông là để thay đổi nhận thức và hành vi, nên yếu tố con

người và sự hiểu biết lẫn nhau là yếu tố không thể thiếu. Giao tiếp liên nhân hay

chiến lược giao tiếp chính là nền tảng cốt lõi của vấn đề lựa chọn và thể hiện ngôn

ngữ trong các sản phẩm truyền thông.

Page 26: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

11

Từ các tính chất, đặc điểm của truyền thông cũng như vai trò của nó trong

đời sống chính trị xã hội, có thể nói rằng KH CT-XH có đủ điều kiện để trở thành

một sản phẩm của ngôn ngữ truyền thông.

1.1.1.2.4. Chủ đề của KH CT-XH

Rất nhiều nhà nghiên cứu về tuyên truyền và truyền thông cho rằng đối với

KH CT-XH cần thiết nhất vẫn là tính chủ đề hay tính thời sự (topical). Chủ đề của

KH CT-XH phản ánh tác động của điều kiện chính trị - xã hội của mỗi quốc gia đến

cách vận động, thuyết phục người dân. Rõ ràng, các đặc điểm chính trị, văn hóa, xã

hội đã có những ảnh hưởng nhất định đến chủ đề của KH CT-XH ở mỗi nước. Ngoài

ra, cũng do các tác động văn hóa - xã hội của mỗi quốc gia mà chủ đề của KH CT-

XH còn có tính cá biệt về thời điểm xuất hiện, trong một số hoàn cảnh đặc biệt như

khẩu hiệu kêu gọi kháng chiến của Việt Nam trong giai đoạn 2 cuộc đấu tranh chống

Pháp và chống Mỹ; khẩu hiệu phòng chống cháy rừng (xuất hiện ở Việt Nam từ

năm 2012); khẩu hiệu về “cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh” (xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2010); hay khẩu hiệu biểu tình trên

phố Wall - New York thời khủng hoảng kinh tế (giai đoạn 2009-2011) và khẩu

hiệu tẩy chay súng đạn mới xuất hiện gần đây ở một số tiểu bang ở Mỹ sau hàng

loạt vụ việc bê bối liên quan đến việc các cá nhân có quyền sở hữu và sử dụng

súng xảy ra (cuối năm 2012).

Nhìn vào mức độ phổ biến về chủ đề của KH CT-XH, người ta có thể đoán

được mục tiêu tuyên truyền, quảng bá của một quốc gia ở một thời điểm cụ thể là

gì; các chiến lược mục tiêu quốc gia trọng tâm và thường niên hay của một năm cụ

thể ra sao; và đâu là chương trình tuyên truyền cần thiết của một tổ chức.

Chủ đề của KH CT-XH cũng được thể hiện chủ yếu thông qua tập hợp từ ngữ

thuộc một hệ thống nhất định. Ví dụ, chủ đề là an toàn lao động thì khẩu hiệu tuyên

truyền cho chủ đề này phải bao gồm các cụm từ ngữ như an toàn, tai nạn, cẩn trọng,

kiểm tra, giám sát, an ninh, phòng chống, cháy nổ v.v... hoặc chủ đề là môi trường

(environment) thì trong KH CT-XH tiếng Anh thường có các từ ngữ như pollution,

pollutants, polluted, clean, non-toxic, emission,gas, water, land, protect, save, energy,

Page 27: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

12

sources, filter, ozone layer.... Hơn thế, các từ ngữ này còn xuất hiện với tần số cao và

được lặp đi lặp lại nhằm chủ ý nhấn mạnh chủ đề tuyên truyền của KH CT-XH.

1.1.1.3. Phân loại khẩu hiệu

Có hai dạng khẩu hiệu chủ yếu, đó là khẩu hiệu quảng cáo và khẩu hiệu

chính trị - xã hội. Cần phân biệt rõ giữa khẩu hiệu quảng cáo và khẩu hiệu chính trị

- xã hội về mặt vai trò, ý nghĩa, và chức năng. Nếu khẩu hiệu quảng cáo là những

câu nói (có thể kèm hình ảnh) tác động vào đối tượng người tiêu dùng, sử dụng sản

phẩm để họ nhớ tới sản phẩm, dịch vụ của nhà sản xuất; đôi khi là những câu hóm

hỉnh, hài hước để đạt mục đích dễ nhớ… thì khẩu hiệu chính trị - xã hội là những

câu nói thuộc dạng “tuyên ngôn” của các tổ chức chính trị - xã hội. Ngôn ngữ KH

CT-XH cần thiết phải ngắn gọn nhưng phải trau chuốt, có tính vận động-tuyên

truyền cao, và có khả năng tác động trực tiếp vào tinh thần thái độ, nhiệm vụ, tính

tự giác, tính cộng đồng của người dân. Khẩu hiệu chính trị - xã hội có nhiệm vụ

“nặng nề” hơn khẩu hiệu quảng cáo là ở chỗ, nó tác động vào đối tượng toàn dân,

và tạo ra hiệu quả cho toàn bộ nền chính trị, kinh tế - xã hội để thực hiện những

nhiệm vụ mang tính quốc gia và chiến lược dài lâu. Đây là công cụ và là kênh

truyền thông hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã hội trong các cuộc vận động,

các chương trình, chiến dịch quốc gia mà các nhà lãnh đạo các tổ chức nói trên đặt

biệt quan tâm sử dụng. Trong khi đó, tác động của khẩu hiệu quảng cáo chỉ nhắm

đến đối tượng người tiêu dùng và hiệu quả của khẩu hiệu quảng cáo cũng chỉ phục

vụ đối tượng nhà sản xuất.

1.1.2. Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn

Khái niệm diễn ngôn được các nhà ngôn ngữ học định nghĩa theo nhiều cách

khác nhau. Nếu các nhà cấu trúc luận quy diễn ngôn cho một loại đơn vị nào đó như

câu, đoạn văn, chương sách… thì các nhà chức năng luận lại xem xét khái niệm này

một cách tổng thể hơn như ngôn ngữ hành chức hay tương tác xã hội. Diễn ngôn

(discourse) trong thực tế thường đi kèm với một khái niệm song hành khác là văn

bản (text). Foucault quy khái niệm diễn ngôn cho cách kiến tạo tri thức, cùng với

thực tiễn xã hội, những hình thái khách quan và quan hệ quyền lực gắn với các tri

Page 28: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

13

thức và quan hệ giữa chúng [73]. Widdowson [156] đồng nghĩa hóa diễn ngôn với

cách dùng chuỗi các câu để tạo nên các hành vi giao tiếp nối kết thành các đơn vị

giao tiếp lớn hơn. Brown & Yule [54] coi diễn ngôn hay văn bản là sự thể hiện ngôn

từ của một hành động giao tiếp. Trong khi đó, Crystal [56] cũng nhấn mạnh yếu tố

chuối ngôn ngữ liên tục lớn hơn câu trong diễn ngôn. Halliday & Hasan [84:10] chỉ

đơn giản định nghĩa diễn ngôn gắn với chức năng giao tiếp của nó, đó là “văn bản

(hay diễn ngôn) là đơn vị ngôn ngữ chức năng giao tiếp”. Cho dù bằng cách này hay

cách khác, các định nghĩa về diễn ngôn cũng tập trung vào các khía cạnh chuỗi

nhiều câu liên tục và chức năng giao tiếp của ngôn ngữ của văn bản đó. Cũng từ

khái niệm này, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các hướng dẫn cho công tác phân

tích diễn ngôn (PTDN). Theo đó, những đặc điểm chung nhất của phân tích diễn

ngôn, theo Nunan [115], Brown & Yule [54], Paltridge [116] là

- PTDN là miêu tả cách khám phá các cơ chế cấu trúc mà người viết/người nói

xử lý khi phát ngôn; tập trung vào kiến thức về ngôn ngữ vượt ra khỏi phạm vi từ,

ngữ, cú và câu cần thiết cho cuộc giao tiếp thành công.

- PTDN là làm rõ những gì chúng ta đọc được trong các văn bản, hiểu được

những gì người phát ngôn nói, nhận biết được những chuỗi câu liên kết và mạch lạc,

cũng như có thể tham gia vào các cuộc hội thoại một cách thành công.

- PTDN là phân tích chức năng ngôn ngữ và cách nó chi phối các quan niệm

và nhận thức, cách nó phân phối quyền lực cho những người có ít quyền hơn.

- PTDN là nghiên cứu những biểu thức ngôn ngữ và quan tâm đến mối quan

hệ giữa ngôn ngữ và bối cảnh văn hóa - xã hội; là tìm hiểu cách mà ngôn ngữ thể

hiện những cách nhìn và cách hiểu khác nhau về thế giới. PTDN còn xem xét

phương thức mà ngôn ngữ bị chi phối bởi mối quan hệ giữa các thành viên cũng

như xem xét tác động của việc sử dụng ngôn ngữ lên các mối quan hệ xã hội.

Có nhiều lĩnh vực thuộc nội hàm của diễn ngôn. Tuy nhiên, trong khuôn khổ

của luận án, chúng tôi chỉ đề cập đến khái niệm diễn ngôn nói chung và diễn ngôn

với tư cách là một tập quán xã hội cũng như diễn ngôn phản ánh tập quán xã hội mà

nó là một bộ phận. Trên cơ sở đó, luận án xem xét KH CT-XH với tư cách là một

Page 29: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

14

thể loại diễn ngôn đặc biệt và chọn phân tích diễn ngôn KH CT-XH thông qua áp

dụng các phương pháp và nguyên lý của phân tích diễn ngôn để tiến hành phân tích

diễn ngôn KH CT-XH chính trị - xã hội tiếng Anh và tiếng Việt. Ngoài việc tuân

thủ các nguyên tắc cơ bản của công việc phân tích diễn ngôn, luận án còn áp dụng

đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán để nhận diện rõ cơ chế quyền lực trong

diễn ngôn mà các chi tiết về phương thức tiếp cận cũng như phương pháp luận sẽ

được đề cập trong mục 1.2 dưới đây.

1.2. Những cơ sở lý luận chủ yếu và liên quan được áp dụng để phân tích diễn

ngôn khẩu hiệu

Nghiên cứu về khẩu hiệu đã được một số nhà nghiên cứu trên thế giới và ở

Việt Nam quan tâm từ lâu. Nếu không xét đến tính chất chuyên biệt của mỗi loại

khẩu hiệu, thì cả khẩu hiệu quảng cáo và khẩu hiệu chính trị - xã hội đều được quan

tâm nghiên cứu bằng cách sử dụng các lý thuyết khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là

theo cách tiếp cận cấu trúc luận. Xuất phát từ những luận điểm của học thuyết

Saussure coi ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu võ đoán và đối tượng nghiên cứu của

ngôn ngữ là hệ thống ngôn ngữ; hay quan điểm của Chomsky coi đối tượng của ngôn

ngữ là tri năng (competence) chứ không phải là dụng năng (performance), chủ nghĩa

cấu trúc luận tồn tại trong nhiều thập kỷ và kết quả là hầu hết các nghiên cứu trên đối

tượng khẩu hiệu cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Các khung lý thuyết được sử

dụng để phân tích các đối tượng như khẩu hiệu và những thể loại tương đương…

trong những năm trước thập kỷ 70 ở các nước khác trên thế giới và trong khoảng

những năm đầu của thế kỷ 21 khi trào lưu phân tích các đối tượng nói trên trở nên nở

rộ ở Việt Nam vẫn chủ yếu đi theo trường phái cấu trúc luận. Không thể phủ nhận

rằng các khung lý thuyết này đã một thời gian “thống trị” công việc nghiên cứu và

phân tích các đặc điểm ngôn ngữ và đã để lại nhiều kết quả quan trọng trong phân

tích ngôn ngữ, nhưng Firth, Halliday và một số học giả khác vẫn cho đây là cách nhìn

phiến diện đối với bản chất ngôn ngữ. Những đổi thay biện chứng của xã hội loại

người đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận ngôn ngữ như một nguồn lực và hành động.

Các nguồn lực ngôn ngữ này được sử dụng trong các tình huống xã hội nhất định, và

ngôn ngữ phải là một công cụ giao tiếp, thực hiện các siêu chức năng như kinh

Page 30: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

15

nghiệm, liên nhân và tạo văn bản. Ngoài các phê bình đến từ Bakhtin, Firth, Halliday

và Hymes, Brown & Yule [54] còn khẳng định tính chất “chức năng” của ngôn ngữ

bằng nhận xét “Phân tích diễn ngôn nhất thiết là sự phân tích ngôn ngữ hành chức”.

Từ thách thức này, hệ cấu trúc luận buộc phải nhường chỗ cho một cách tiếp cận mới,

đó là hệ chức năng luận với các hướng tiếp cận ngôn ngữ như xã hội học, dụng học,

ngôn ngữ học xã hội… Tuy nhiều nhà nghiên cứu đã đối lập hai hệ và chỉ ra những

ưu thế vượt trội của hệ chức năng luận, song Nguyễn Hòa [19] lại đề xuất sự kết hợp

của hai hệ hình nghiên cứu này, vì “khó có thể tách bạch giữa cấu trúc và chức năng”

[16:275]. Từ đây, chúng tôi chọn lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán (CDA) làm

khung lý thuyết cho nghiên cứu KH CT-XH trong luận án của mình, bởi lẽ CDA là

một đại diện tiêu biểu cho trường phái nghiên cứu theo hệ chức năng luận. Hơn thế,

CDA không phải chỉ là những phê bình theo cảm tính mà nó được dựa trên căn cứ

ngôn ngữ học và nó quan tâm đến mối quan hệ quyền lực xã hội và vai trò của diễn

ngôn trong đời sống xã hội.

1.2.1. Những luận điểm cơ bản của Lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán

(Critical Discourse Analysis - CDA)

Khuynh hướng phát triển của các trường phái ngôn ngữ học kể từ những năm

50 đến cuối thể kỷ XX đã có nhiều chuyển biến đáng kể, đặc biệt là việc chủ nghĩa

cấu trúc luận với đối tượng nghiên cứu là hệ thống ngôn ngữ và tri năng

(competence) đã lộ rõ khiếm khuyết là ít quan tâm đến khía cạnh sử dụng của ngôn

ngữ... đã dần nhường bước cho xu hướng chức năng luận với các trường phái lý

thuyết chủ yếu là phân tích diễn ngôn, dụng học, ngữ nghĩa học, ngôn ngữ học chức

năng và phân tích diễn ngôn phê phán. Nguyễn Hòa [19] cho rằng sự chuyển mình

này là tất yếu và đang trở thành trào lưu nổi trội hiện nay, nhưng không thể phủ

nhận giá trị đóng góp nhất định của đường hướng cấu trúc luận bởi cho dù chức

năng luận đã giải quyết được vấn đề khía cạnh sử dụng ngôn ngữ thì với cấu trúc

luận, tính tổ chức của ngôn ngữ đã được định danh và sẽ làm nền tảng cho những

hiểu biết của con người về bản thể ngôn ngữ và việc phân tích ngôn ngữ về sau.

Từ việc ra đời của Phân tích diễn ngôn trong môi trường Chức năng luận,

đường hướng Phân tích diễn ngôn phê phán (PTDNPP) - Critical Discourse

Page 31: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

16

Analysis (CDA) (là một đại diện của Khoa học phê phán) đã được hình thành từ

những năm 70 của thế kỷ XX trên nền tảng của Ngữ pháp chức năng và được xem

là “một hướng tiếp cận, hệ lý luận, giải quyết các vấn đề xã hội, hệ tư tưởng, thái

độ…” [17:14]. Các nhà ngôn ngữ học chính đã có công trong việc đặt nền tảng cho

đường hướng này cũng như sau này đã họp bàn và tạo ra mạng lưới các nhà nghiên

cứu Diễn ngôn phê phán là Kress & Hodge [97], van Dijk [142], Fairclough [68] và

Wodak [154]. Trong số các nhà khoa học đó, van Dijk là người có nhiều công lao

nhất và đã có nhiều bài nghiên cứu, đã định nghĩa, định danh cho hướng tiếp cận

Diễn ngôn Phê phán từ thuở khai sinh đến những giai đoạn phát triển về sau.

Có nhiều học giả đã định nghĩa hoặc lý giải ý nghĩa cơ bản của CDA, nhưng

tựu trung lại các định nghĩa hay giải thích đều hướng đến những giá trị chính của

đường hướng này như nghiên cứu có phê phán, phân tích diễn ngôn có thái độ, xem

xét vai trò của diễn ngôn trong việc tạo ra và tái tạo quyền lực. Có thể hiểu CDA

một cách cơ bản nhất thông qua phát biểu của Fairclough [69]:

“Phân tích diễn ngôn phê phán, theo tôi, là phân tích diễn ngôn nhằm mục

đích khám phá có hệ thống các mối quan hệ không rõ ràng của tính nguyên nhân và

quy định giữa thực tế suy diễn, sự kiện và văn bản với các cấu trúc xã hội và văn

hóa, các mối liên hệ và quá trình rộng hơn; nhằm xem xét các thực tiễn, sự kiện và

văn bản như thế được phát sinh hay định hình bởi các mối quan hệ về quyền lực và

đấu tranh để đạt được quyền lực như thế nào; và nhằm khám phá bằng cách nào

mà tính không rõ ràng của các mối quan hệ giữa diễn ngôn và xã hội lại là một yếu

tố đảm bảo cho việc tranh giành quyền lực và quyền bá chủ.” [69:132]:

Từ khi ra đời, CDA đã đặt trọng tâm vào việc phân tích quan hệ quyền lực

“được thể hiện, tái tạo hay bị phản kháng qua văn bản và hội thoại trong hoàn cảnh

xã hội và chính trị” [18:20]. Các cơ sở lý thuyết chính của CDA bao gồm (1) quan

niệm bắt nguồn từ chủ nghĩa hậu cấu trúc luận, trong đó diễn ngôn được xem là

đang họat động bên cạnh các thiết chế và văn bản có vai trò kiến tạo và định hình

các hành động và đặc điểm riêng của con người; (2) lý luận xã hội học của

Bourdieu (lý luận này khai thác sự hiểu biết về thói quen sử dụng diễn ngôn cùng

mối tương quan với văn bản đã trở thành các hình thức “tư bản văn hóa” gắn với giá

Page 32: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

17

trị trao đổi trong các lĩnh vực xã hội cụ thể); và (3) lý luận văn hóa Marxist – coi

diễn ngôn là kết quả được tạo ra và sử dụng trong các hệ thống kinh tế - chính trị và

rằng diễn ngôn tạo ra và thể hiện các hình thái xã hội cũng như lợi ích tư tưởng.

Phân tích diễn ngôn phê phán có nguồn gốc và mối quan hệ với khoa học phê

phán hay Ngôn ngữ học phê phán (Critical Linguistics), mà theo trường phái

Frankkfurt hay Habernas, “phê phán” chính là làm rõ tính quan hệ của sự vật hiện

tượng. Các nhà ngôn ngữ học thuộc đường hướng CDA chịu nhiều ảnh hưởng bởi

lý thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống của M.A.K Halliday , nên các xu hướng chủ

yếu của CDA từ đó trở về sau đều dựa trên 3 siêu chức năng của ngôn ngữ là chức

năng kinh nghiệm, chức năng liên nhân và chức năng tạo văn bản. Vì ngữ pháp

chức năng của Halliday coi trọng mặt nghĩa của câu, nên việc đặt nền tảng của CDA

trên lý thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống chính là quan tâm đến việc hiểu nghĩa

trong văn bản như là sự thể hiện các quá trình xã hội. Thật vậy, lịch sử phát triển

cho thấy CDA nhìn nhận ngôn ngữ như một tập quán và thực tiễn xã hội; trong đó

coi trọng hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ, và vì thế quan tâm đến mối quan hệ giữa

ngôn ngữ và quyền lực, cũng như coi diễn ngôn không chỉ là quá trình tương tác,

mà còn là một thực tiễn xã hội và sự phản ánh các tập quán này.

Fairclough và Wodak [70:280] đã đúc rút kinh nghiệm và phát triển thành

tám nguyên lý quan trọng (tenets) của CDA như sau:

CDA phản ánh các vấn đề xã hội

Quan hệ quyền lực là suy diễn được (discursive)

Diễn ngôn cấu thành xã hội và văn hóa

Diễn ngôn mang tính tư tưởng

Diễn ngôn mang tính lịch sử

Mối quan hệ giữa văn bản và xã hội là mối quan hệ qua trung gian

Phân tích diễn ngôn phải có khả năng hiểu và tường giải

Diễn ngôn là một dạng của hành động xã hội

Fowler và các cộng sự [75] chính là những người tìm ra cơ sở cho việc sử

dụng lý thuyết chức năng hệ thống của M.A.K Halliday [83] để làm rõ các cấu trúc

ngôn ngữ thể hiện quyền lực trong các văn bản. Chouliariki và Fairclough [58] đã

Page 33: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

18

chỉ ra rằng hoàn toàn có thể dùng CDA để bộc lộ bản chất ngôn ngữ thể hiện qua sự

thay đổi văn hóa và xã hội. Trong khi đó, van Dijk là nhà ngôn ngữ quan tâm đặc

biệt đến diễn ngôn của các phương tiện đại chúng, đặc biệt là báo chí, là một trong

hai nhà khoa học đã tạo ra các mô hình nhận thức để giải thích quá trình kiến tạo

nghĩa ở cấp độ xã hội.

Đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, ngôn ngữ học phê phán hay CDA đã

xác định được đối tượng, mục tiêu nghiên cứu và hình thành các phương pháp phân

tích liên ngành. Đến lúc này, thì Wodak [154] cũng đã nhìn nhận rằng các nhà ngôn

ngữ học đã dần có cái nhìn thống nhất về các khái niệm cơ bản của CDA như quyền

lực, tư tưởng và lịch sử. Wodak còn giải thích rằng, dựa trên các nguyên tắc của

ngữ pháp chức năng, lý luận ngôn ngữ xã hội học, lí luận phê bình văn học và triết

học, CDA mang tính liên ngành là một điều tất yếu.

Fairclough và Wodak [70] mô tả một số nguyên tắc của CDA dùng làm cơ sở

cho các nghiên cứu về lĩnh vực này như sau:

Những vấn đề chính trị - xã hội được kiến tạo và phản ánh trong diễn ngôn

CDA nêu ra các vấn đề chính trị - xã hội và khảo sát phương thức những vấn đề này

được kiến tạo cũng như được phản ánh trong cách chọn ngôn ngữ.

Mối quan hệ về quyền lực được đàm phán và thực hiện qua diễn ngôn

Cách thức tiếp cận CDA chính là phân tích xem ai sẽ kiểm soát các giao dịch hội

thoại, ai cho phép những người khác nói và họ thực hiện điều đó bằng cách nào.

Diễn ngôn vừa phản ánh vừa tái tạo quan hệ xã hội

Điều này có nghĩa là các mối quan hệ xã hội vừa được thiết lập và gìn giữ thông qua

cách dùng Diễn ngôn. Paltridge [116] dẫn các kết quả nghiên cứu của Stokoe (2003)

và Page (2003) về phương tiện thông tin đại chúng và về cách sử dụng diễn ngôn

của bà Cherry Blair - vợ Thủ tướng Anh Tony Blair để minh chứng cho vấn đề này.

Hệ tư tưởng được tạo ra và phản ánh trong cách dùng diễn ngôn

Bao gồm các phương thức mô tả và kiến tạo xã hội như là quan hệ quyền lực, quan

hệ dựa trên giới tính, giai cấp hoặc sắc tộc.

Phương pháp luận về PTDNPP đã có nhiều bước chuyển biến đáng kể và bao

gồm nhiều trường phái kể từ khi ra đời cách đây trên bốn thập kỷ. Trước hết, xuất

Page 34: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

19

phát từ sự đối lập của hệ cấu trúc luận và hệ chức năng luận và các biến thể của

chúng mà hệ quả là những hướng nghiên cứu và phân tích ngôn ngữ đối lập nhau,

dẫn đến sự bỏ qua không xem xét mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ và xã hội,

nhiều nhà nghiên cứu đã bắt đầu quan tâm đến tương tác xã hội và tìm hiểu các

hành động xã hội. Đây cũng chính là khởi nguồn cho những nghiên cứu sau đó khi

mà các tác giả như Chouliaraki và Fairclough xác định diễn ngôn như là một tập

quán xã hội. Từ đây, PTDNPP được coi như là một đường hướng liên ngành cả

trong phương pháp và trong khung lý luận, vì PTDNPP áp dụng nhiều lí thuyết của

các ngành khác nhau như ngôn ngữ học, triết học, tâm lí học, xã hội học… Ngay

trong bản thân đường hướng PTDNPP cũng đã bao hàm nhiều phạm trù khác nhau

của ngôn ngữ học như ngữ pháp chức năng hệ thống của M.A.K Halliday , nghiên

cứu liên văn bản… Nguyễn Hòa [18:134] đã tổng hợp các đường hướng phân tích

diễn ngôn phê phán chính của các tác giả có công lớn trong phương pháp luận như

sau:

- Jager U. M với đường hướng PTDNPP Duisburg;

- Van Dijk, T.A với đường hướng PTDNPP nhận thức - xã hội;

- Wodak R. với đường hướng PTDNPP theo quan điểm lịch sử;

- Scollon, R. với đường hướng PTDNPP xã hội học vi mô; và

- Fairclough, N. đại diện cho trường phái PTDNPP theo quan điểm chức năng

- hệ thống.

Trong hệ thống lý luận làm cơ sở cho việc phân tích diễn ngôn KH CT-XH của

luận án này, chúng tôi chọn đường hướng PTDNPP theo mô hình của Norman

Fairclough [68], dựa trên cơ sở của lí thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống của M.A.K.

Halliday để làm nền tảng lý luận. Fairclough quan niệm rằng PTDNPP cần làm rõ mối

quan hệ biện chứng giữa các hệ thống kí hiệu (mà ngôn ngữ là một ví dụ) với các thành

tố này của thực tiễn xã hội. Các mặt kí hiệu này của thực tiễn xã hội tạo ra các thể loại

văn phong khác nhau. Từ những quan niệm này, đường hướng PTDNPP của Fairclough

chủ yếu sử dụng khung lí thuyết của ngữ pháp chức năng hệ thống của M.A.K Halliday .

Trong quy trình PTDNPP của đường hướng này, nhiều nhà nghiên cứu cũng quan điểm

cho rằng trước hết cần (1) xác định các vấn đề quyền lực/ xã hội; (2) tìm hiểu hoàn cảnh

Page 35: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

20

của vấn đề và (3) phân tích diễn ngôn theo ba bước (đề nghị của Fairclough) bao gồm

miêu tả, hiểu, giải thích; và cuối cùng là (4) đánh giá công việc PTDNPP.

Các vấn đề có liên quan với hoạt động thực tiễn xã hội có thể liên quan đến

các chức năng ý niệm (ideational), liên nhân (interpersonal) và tạo văn bản

(textual), trong đó chức năng ý niệm phản ánh thế giới kinh nghiệm của người kiến

tạo diễn ngôn, chức năng liên nhân mô tả các mối quan hệ xã hội giữa các tham thể

trong cấu trúc diễn ngôn và cuối cùng chức năng tạo văn bản cho phép hiểu các kiểu

kết cấu của cấu trúc diễn ngôn. Đây chính là thao tác phân tích diễn ngôn dựa trên 3

siêu chức năng của ngôn ngữ của lý thuyết SFG (xem mục 1.6.2.1) và cũng nhờ đó,

mà khung lí thuyết đã được cụ thể hóa bằng việc người PTDNPP sẽ đi tìm câu trả

lời cho các câu hỏi trong thao tác miêu tả như:

(1) Từ ngữ có giá trị kinh nghiệm, quan hệ, biểu cảm gì? Có các phép ẩn dụ

không?

(2) Ngữ pháp có giá trị kinh nghiệm, quan hệ, biểu cảm gì? Các câu/ mệnh

đề được liên kết như thế nào?

(3) Cấu trúc diễn ngôn có quy ước giao tiếp nào? Sử dụng cấu trúc vi mô nào?

Để công việc PTDNPP được tiến hành đúng quy trình trên cơ sở những

phương pháp luận chính xác, cần thiết phải tìm hiểu các cơ sở ngôn ngữ học của

đường hướng này, bao gồm Lý thuyết Ngữ pháp Chức năng Hệ thống mà M.A.K

Halliday đã nghiên cứu và phát triển trong những năm 60 của thế kỷ 20; ngữ nghĩa

học tri nhận và con đường tiếp cận bằng dụng học.

1.2.2. Những căn cứ ngôn ngữ học của việc Phân tích Diễn ngôn Phê phán

1.2.2.1. Lý thuyết Ngữ pháp Chức năng Hệ thống (Systemic Functional Grammar- SFG)

Để có thể phân tích CDA, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nên áp dụng lý

thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống của M. A. K. Halliday. Nguyễn Hòa [19] và

Diệp Quang Ban [3] xem SFG như là một căn cứ ngôn ngữ học quan trọng của phân

tích diễn ngôn phê phán. Nguyễn Hòa [18], [19] giải thích rằng CDA chú trọng đến

tính chất ký hiệu của diễn ngôn bởi vì chỉ có như vậy thì CDA mới đảm bảo tính

ngôn ngữ học và khác với phê bình văn học [18:18]. Trước đó, ngôn ngữ học phê

phán (Critical Linguistics) do Fowler khởi xuớng cũng được dựa trên lý luận của lý

Page 36: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

21

thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống. Giải thích về vấn đề này, Nguyễn Hòa [18] nói

rằng lí do cơ bản là SFG có cách nhìn ngôn ngữ giống với CDA và khoa học xã hội

phê phán. Tác giả còn nhận định “khả năng ứng dụng của lý thuyết SFG trong CDA

được chấp nhận là do SFG về bản chất là ngữ pháp hệ hình, nhìn nhận ngôn ngữ như

nguồn lực tạo nghĩa, và việc sử dụng ngôn ngữ là sự lựa chọn các nguồn lực.” [17:19]

Theo M.A.K Halliday, phân tích ngữ pháp là một quan điểm 3 bình diện, là

phân tích nghĩa theo 3 cấp độ. Nếu chúng ta nhìn từ bình diện Ngữ pháp từ vựng,

chúng ta còn có thể phân tích theo hai cấp độ nữa, đó là “”trên” (ngữ nghĩa) và

“dưới” (âm vị). Ngữ pháp kiểu này là ngữ pháp nhìn từ bên trên. Đối với Halliday,

ngữ pháp được xem là hệ thống, chứ không phải là các quy tắc. Ông quan niệm

rằng, ngôn ngữ là một tiềm lực về nghĩa. Ông đồng hóa nghĩa với chức năng và ông

sử dụng cú như là một đơn vị cơ sở để giải thích chức năng ngôn ngữ. Halliday

tranh luận rằng tổ chức chức năng của ngôn ngữ quyết định hình thức và quy tắc

ngữ pháp. Ông khẳng định ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp, và phải thực hiện 03

chức năng (siêu chức năng). Ba chức năng này vốn không phải tự thân, mà là để

phục vụ chức năng giao tiếp - nhiệm vụ chính của ngôn ngữ, đó là:

(a) Chức năng kinh nghiệm trả lời các câu hỏi Ai? Làm gì? Ở đâu? Là sự

thể hiện kinh nghiệm của con người về thế giới xung quanh và trong bản thân người

phát ngôn; là để thể hiện nội dung giao tiếp.

- M.A.K Halliday chia chức năng ý niệm này thành siêu chức năng lô-gic và

kinh nghiệm. Siêu chức năng lô-gic là những nguồn lực cấu trúc để xây dựng các

tiểu cú trở thành câu. Còn siêu chức năng kinh nghiệm là những nguồn lực cấu trúc

liên quan đến phân tích dòng chảy của kinh nghiệm qua đơn vị cú trong câu.

- Cú được xem là một sự trình bày về các sự tình mà ta đã trải nghiệm trong

thế giới, những hành động, biến cố, những quá trình tâm lý và những mối quan hệ.

Mỗi sự tình gồm có Quá trình (*) + Tham thể+ Chu cảnh

(b) Chức năng liên nhân, là thứ nghĩa có hình thức như một sự tác động để

xác lập quan hệ giữa người nói và người nghe. Chức năng liên nhân của câu là luân

phiên thay đổi vai trò trong những cách tác động lẫn nhau bằng ngôn từ: những

nhận định, những câu hỏi, những đề nghị, những mệnh lệnh, kèm theo những tình

thái nhất định.

Page 37: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

22

- Chức năng này xét xem người nói hoặc người viết có thái độ trung lập hay

không, thể hiện qua việc dùng ngôn ngữ tích cực hay tiêu cực. Những khoảng cách,

giai tầng, cấp bậc xã hội sẽ buộc người nói dùng một mức độ “thân mật” đúng mực.

- Cú được xem như là một sự trao đổi giữa người cho (giver) và người nhận

(receiver). Trao đổi có thể là trao đổi thông tin (Vd: Hôm nay trời đẹp), trao đổi đề

nghị (Vd: Mời anh uống nước) và trao đổi thao tác (Vd: Anh mở cửa giúp tôi)

- Mỗi sự tình gồm có Phần thức + Phần dư

(c) Chức năng tạo văn bản: là tính liên quan đối với văn cảnh, sự kết nối

phần văn bản đi trước, phần văn bản đi sau và đối với tình huống bên ngoài. Chức

năng văn bản của câu là để xây dựng một thông điệp. Trong mỗi sự tình, cần xác lập

văn cảnh xem cái nào là đề, cái nào là thuyết.

- Cú được xem là sự kết hợp giữa Phần đề + Phần thuyết. Phần đề chỉ ra cái

được nói đến trong câu. Cái được nói đến thường là cái đã biết trong quá trình diễn ra

hoạt động giao tiếp giữa hai người. Đề là cơ sở, là điểm xuất phát cho hoạt động

thông báo ở trong câu. Phần Thuyết chứa đựng nội dung nói về phần đề. Nó chứa

đựng phần thông tin mới, là trọng tâm thông báo của câu. Ranh giới để phân biệt

phần đề và phần thuyết được dựa trên nhiều tiêu chí như phương tiện, ý nghĩa chức

năng, vị trí, từ loại ... mà điển hình nhất vẫn là tiêu chí về phương tiện.

- Việc chọn đề phụ thuộc vào yếu tố đứng trước, đứng sau quy định. Điều

này làm cho văn bản có tính mạch lạc về chủ đề.

M.A.K Halliday [83] còn bàn đến khái niệm “tiêu điểm thông tin”

(information focus) trong số những đơn vị thông tin độc lập xuất hiện trong ngữ

pháp cú (clause grammar) và đại diện cho phần thành phần nổi bật của một đơn vị

thông tin bất kỳ trong cú. Việc xác định các thông tin cũ hay thông tin mới cũng

hàm ý sự liên hệ mật thiết giữa cấu trúc thông tin và cấu trúc Đề - Thuyết. Tuy

nhiên, hai cấu trúc này không thật sự giống nhau. Trong khi cấu trúc Đề - Thuyết là

sự lựa chọn từ cái Tôi của người nói, thì cấu trúc thông tin Cũ - Mới lại hướng đến

người nghe.

Như vậy, nói tóm lại cả ba bình diện trong mô hình ngữ pháp chức năng của

M.A.K Halliday đều nhấn mạnh mặt nghĩa. Halliday đồng hóa nghĩa (meaning) với

Page 38: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

23

chức năng (function). Ngữ pháp chức năng của Halliday dùng Cú (clause) như là

đơn vị cơ sở để giải thích chức năng ngôn ngữ - một cú phải thực hiện đủ cả 3 chức

năng khác nhau này. Quan niệm này của Halliday khác với phần lớn các trường

phái ngữ pháp khác khi đề cập cấu trúc câu chỉ cho rằng câu chỉ có một cấu trúc mà

thôi.

1.2.2.2. Ngữ nghĩa học tri nhận (cognitive semantics)

Một trong những xu hướng chính của ngữ nghĩa học nhận thức là cách tiếp

cận kinh nghiệm, thông qua việc miêu tả nghĩa theo hướng thực tế và kinh nghiệm

để tái hiện những gì xảy ra trong đầu người phát ngôn và người tiếp nhận, gắn với

kinh nghiệm của họ về thế giới bên ngoài. Điều này khá giống với cách mô tả thế

giới kinh nghiệm trong lý thuyết SFG của Halliday. Tuy nhiên, việc nhận thức về

thế giới kinh nghiệm có khi còn mang nhiều yếu tố chủ quan. Nhờ thế, cách tiếp cận

này được vận dụng để phân tích sự thể hiện tư tưởng, thái độ hay chính kiến của

người tạo diễn ngôn.

1.2.2.3. Cách tiếp cận dụng học (pragmatics)

Cách tiếp cận dụng học là một trong những đường hướng phân tích diễn

ngôn có liên quan nhiều đến CDA bởi CDA coi trọng tính ngữ cảnh và quan tâm

đến tác động của diễn ngôn đối với thực tại xã hội, trong khi dụng học nhìn nhận

ngôn ngữ như là sự thực hiện các hành động. Cách tiếp cận dụng học này có thể xảy

ra theo hai cách: hành động ngôn từ (của Austin) và dụng học theo nguyên tắc cộng

tác (của Grice).

Lý thuyết hành động ngôn từ (Speech acts theory)

Từ khi ngữ dụng học ra đời, giao tiếp ngôn ngữ được nghiên cứu với tư cách

là công cụ để thực thi hành vi ngôn ngữ - hay hành động ngôn từ. Hành động ngôn

từ là những hành động được thực hiện thông qua các phát ngôn. Lyons [105] đã

định nghĩa rằng những phát ngôn khi được hiểu theo cách nhấn mạnh vào quá trình

phát ngôn ra câu nói (hơn là để chỉ các thành phẩm phát ngôn) thì đó chính là hành

động ngôn từ. Còn Đỗ Hữu Châu [6] thì nhận định: “Khi chúng ta nói năng là

chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phương tiện

Page 39: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

24

là ngôn ngữ. Người nói có thể dùng các phát ngôn của mình để thực hiện một hành

động như xin lỗi, khen chê, mời mọc, tuyên bố... Xuất phát từ quan điểm “phát

ngôn là hành động” hay “hành động là sản phẩm của phát ngôn”, nhà triết học J. L.

Austin đã có những nhận định đặt cơ sở cho thuyết hành động ngôn từ trong tập bài

giảng của mình sau này được xuất bản dưới cái tên How to do things with words

[46]. Tuy các công trình của ông để lại chưa cho thấy rõ rằng ông đã xác định được

một lý thuyết hoàn hảo về vấn đề ông đã khởi xướng thì ông cũng đã làm rõ hai

khái niệm mà hiện nay mọi người vẫn rất quan tâm đó là phát ngôn tường thuật

(constative)- là phát ngôn nêu nhận định và phát ngôn ngôn hành (performative) -

là phát ngôn mà khi nói chúng, người nói đã làm được một điều gì đấy (hơn là chỉ

nói) (thuật ngữ của Nguyễn Văn Hiệp [14]). Sau này, Searle [135] đã từng bước

làm rõ và hệ thống hóa các khái niệm của Austin và đồng thời đã đưa ra các tác

động của thuyết hành động ngôn từ trong lĩnh vực ngôn ngữ học. Dik, Van Valin và

một số tác giả khác cũng đã tiếp tục kế thừa và phát triển thuyết hành động ngôn từ,

làm cho nó trở thành một lí thuyết nổi tiếng trong ngôn ngữ học Chức năng luận.

Hành động ngôn từ còn được xem là các hành vi giao tiếp. Trong giao tiếp,

một hành động ngôn từ được xem là thành công khi người nghe hiểu được ý định và

thái độ của người nói. Bach [47] cho rằng Hành động ngôn từ cũng có thể không

nhất thiết phải bắt nguồn từ ý định giao tiếp, mà có khi chỉ thực hiện các chức năng

do tình huống giao tiếp quy định.

Austin phân loại và thảo luận ba lĩnh vực chính của hành động ngôn từ, đó là

hành động tạo lời (locutionary act), hành động tại lời (illocutionary) và hành động

mượn lời (perlocutionary). Trên bình diện ngữ dụng học, như Đỗ Hữu Châu [6:96]

đã kết luận, việc biểu đạt sự tình của hành động tại lời là biểu hiện rõ nét nhất, vì nó

thay đổi tư cách pháp nhân của người giao tiếp.

Searle [136] đưa ra các điều kiện sử dụng các hành động tại lời (quy định mối

quan hệ giữa người phát ngôn và người nghe) gồm: (1) điều kiện nội dung mệnh đề, (2)

điều kiện chuẩn bị, (3) điều kiện chân thành, và (4) điều kiện căn bản. Theo Austin,

hành động ngôn từ được chia thành năm nhóm: (1) phán xử; (2) hành xử; (3) cam kết;

Page 40: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

25

(4) trình bày và (5) ứng xử. Searle lại chia hành động ngôn từ (hành vi tại lời) thành

năm loại: (1) trình bày; (2) điều khiển; (3) cam kết; (4) biểu cảm; và (5) tuyên bố.

Cách tiếp cận CDA theo đường hướng dụng học này cũng là cơ sở để giải

thích quan niệm rằng: trong quá trình giao tiếp, con người không chỉ phát ngôn để

miêu tả sự tình, mà còn thực hiện một số hành động nhất định. Đây là một cơ sở

quan trọng cho việc tiếp cận tư liệu nghiên cứu của luận án về sau.

Nguyên tắc cộng tác của Paul Grice

Dụng học theo Grice đặt căn cứ trên ý nghĩa của người nói và các quy tắc

cộng tác trong giao tiếp. Trong mỗi môi trường ngữ cảnh tình huống nhất định, ý

định của người phát ngôn có thể giúp chuyển tải các ý nghĩa khác nhau vào trong

diễn ngôn mà anh ta sử dụng. Trong công trình Logic and Conversation [80]), Grice

đã bày tỏ quan tâm của mình đến yếu tố lô-gic và cho rằng hội thoại được đặt nền

tảng trên các nguyên lý hợp tác được chia sẻ. Nguyên lý này được cụ thể hóa theo

bốn phương châm giao tiếp:

Phương châm về lượng: người nói được yêu cầu chia sẻ cho đủ thông

tin đúng như được đòi hỏi; và đừng chia sẻ nhiều hoặc ít hơn cần thiết.

Phương châm về chất: đảm bảo tính trung thực, nghĩa là đừng nói

những gì mình cho là sai; và đừng nói những gì thiếu chứng cứ.

Phương châm liên quan: chỉ nói những gì liên quan, không vô cớ lạc đề.

Phương châm cách thức: nói rõ ràng, minh bạch; tránh mơ hồ; nói ngắn

gọn; có trình tự.

Tuy nhiên, Nguyễn Hòa [19] cho rằng từ góc độ lý luận phê phán, dụng học

vẫn có những điểm yếu là do tính chất cá nhân của hành động. Các hành động ngôn

từ cũng được cho là bắt nguồn thuần túy từ các cá nhân, và cho dù các nguyên tắc

cộng tác của Grice có được yêu cầu đảm bảo trong giao tiếp, thì trong thực tế người

tham gia giao tiếp không phải khi nào cũng tuân theo các nguyên tắc này. Cho nên

dụng học chưa thực sự quan tâm đến tác động của phía người nghe đối với việc sản

sinh diễn ngôn ở phía người nói.

Page 41: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

26

1.2.3. Một vài cơ sở lý luận liên quan khác để phân tích và so sánh - đối chiếu

diễn ngôn KH CT-XH

1.2.3.1. Quan niệm về Thể diện (Face concept) và Thuyết Lịch sự (Politeness Theory)

Không thể nhắc đến thuyết hành động ngôn từ như là một cơ sở ngôn ngữ học

để hiểu và phân tích diễn ngôn KH CT-XH nếu không đồng thời thừa nhận tầm

quan trọng của luận thuyết lịch sự trong mối quan hệ liên nhân. Lý thuyết giao tiếp

hay lý thuyết truyền thông đều coi trọng tính lịch sự trong các sản phẩm ngôn từ.

Khái niệm lịch sự được coi là một chiến lược kĩ thuật trong giao tiếp ngôn từ cá

nhân và đồng thời được hiểu là một trục trong giao tiếp xã hội [7]. Đại diện cho các

quan điểm trong vấn đề này, có thể kể đến Lakoff [99], Leech [103], Brown và

Levinson [55].

Lịch sự là một nhu cầu trong xã hội, mà đặc biệt là xã hội văn minh. Chiến

lược lịch sự là chiến lược giao tiếp hiệu quả nhất trong các các chiến lược giao tiếp

của xã hội văn minh - hiện đại. Lịch sự cũng là một thuộc tính của diễn ngôn. Lịch

sự thường gắn với các nghi thức lời nói_ những khuôn mẫu mang đặc thù văn hóa

dân tộc_ nhằm xác lập mối quan hệ giữa các thành viên giao tiếp trong một hoàn

cảnh cụ thể [37].

Trong chuyên luận “Những nguyên lý của dụng học” (Principles of Pragmatics),

Leech [103] cho rằng, lịch sự là sự bù đắp những hao tổn, thiệt thòi do hành động nói

năng của người nói gây ra cho người đối thoại. Leech cụ thể hóa nguyên tắc lịch sự

trong sáu phương châm: khéo léo, hào hiệp, tán thưởng, khiêm nhường, tán đồng và

cảm thông. Các phương châm này mang tính đặc thù cho những hành động tại lời

(illocutionary act) nhất định.

Trong khi đó, xuất phát từ quan niệm về thể diện (face concept) của Erving

Goffman khi ông xem xét mối quan hệ giữa hoạt động giao tiếp và ứng xử ngôn

ngữ, Brown và Levinson [55] đã đưa ra thuyết Lịch sự (Politeness) và thuyết này

được xem là có nhiều ảnh hưởng trong lịch sử nghiên cứu về ứng xử ngôn ngữ.

Goffman cho rằng “thể diện là giá trị xã hội tích cực mà một người muốn người

khác nghĩ mình có trong một tình huống giao tiếp cụ thể.” Còn theo Hoàng Phê

[32:516] là “những cái làm cho người ta coi trọng mình khi tiếp xúc”. Thể diện

Page 42: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

27

trong mô hình của Brown và Levinson tồn tại dưới hai dạng: thể diện dương tính

(positive face) và thể diện âm tính (negative face). Thể diện dương tính là mong

muốn được tán thưởng và tôn trọng, là giao hòa giữa người nói và người đối thoại.

Trong khi đó, thể diện âm tính là mong muốn được tự do hành động, và tránh bị

người khác áp đặt. Trong quá trình giao tiếp, theo Brown và Levinson, cả hai bên

tham gia giao tiếp đều phải luôn quan tâm đến hai mặt của thể diện, và tránh tạo ra

những hành động đe dọa thể diện (face-threatening acts) để giảm thiểu những tác

động ảnh hưởng đến thể diện. Hành động ngôn từ lịch sự là những hành động thể

hiện ý thức giữ thể diện trong giao tiếp. Tóm lại, chiến lược giao tiếp hành động

ngôn từ cần đạt được mục tiêu tránh xung đột trong quan hệ liên nhân, và đó chính

là thể hiện của phép lịch sự trong giao tiếp và ứng xử ngôn ngữ.

1.2.3.2. Khái niệm quyền lực (power) và hệ tư tưởng (ideology) trong diễn ngôn

Vì tính chất và phương pháp phân tích CDA có những đặc thù riêng, nên

việc xác định khái niệm quyền lực cũng như hệ tư tưởng - những nền tảng xã hội

của công tác CDA - khi thực hiện CDA có ý nghĩa quan trọng. Lịch sử phát triển

của xã hội văn minh đã chứng minh rằng quyền lực là một phạm trù cơ bản nhất của

chính trị học và nó mô tả thực chất các hoạt động chính trị của xã hội có giai cấp

(theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin). Thực tế cũng đã cho thấy nhiều xã hội có

giai cấp đã sử dụng ngôn ngữ để đấu tranh nhằm mục đích duy trì hay bảo vệ quyền

lực của mình. Tuy nhiên khái niệm quyền lực (hay quyền thế) trong diễn ngôn được

hiểu trên nền tảng xã hội học và ngôn ngữ học là một khái niệm có những phạm trù

nghĩa rất rộng lớn, chứ không chỉ gói gọn trong phạm vi quyền lực chính trị.

Van Dijk đồng nghĩa hóa quyền lực với khả năng tiếp cận và sở hữu nguồn

lực có giá trị cao trong xã hội như của cải, địa vị, sức mạnh hay tri thức; đôi khi còn

là khả năng tiếp cận diễn ngôn và môi trường giao tiếp với công chúng. Theo ông,

quyền lực xã hội bao hàm sự kiểm soát của một nhóm xã hội này đối với một nhóm

xã hội khác trên các phương diện hành động hay suy nghĩ, và vì thế mà giới hạn sự

tự do hành động của người khác hoặc tác động đến tri thức, thái độ và hệ tư tưởng

của họ. Van Dijk còn nhấn mạnh rằng việc thực thi và duy trì quyền lực xã hội đã

bao hàm một nền tảng tư tưởng mà ở đó, những nhận thức liên quan đến lợi ích hay

Page 43: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

28

quyền lợi được chia sẻ trong xã hội của một nhóm người chủ yếu được xác lập và

thay đổi thông qua quá trình giao tiếp và diễn ngôn, trên nền những đổi thay của

lịch sử và xã hội. Fairclough [68] và Bachrach & Botwinick [48] cũng đã chia sẻ

với van Dijk về những nhận định này. Fairclough [68] xem khái niệm diễn ngôn là

sản phẩm của quá trình giao tiếp xã hội và cho rằng việc tái tạo các quan hệ quyền

lực qua diễn ngôn rất phức tạp và có khi chỉ được ngầm định tiến hành bởi các bên

tham gia. Và Fairclough còn quan niệm “việc kiểm soát các trật tự diễn ngôn của

những người nắm giữ quyền lực chính là yếu tố quan trọng trong việc xác lập và gìn

giữ quyền lực của họ” [68: 24,37]. Ông định nghĩa quyền lực trong diễn ngôn chính

là việc kiểm soát và chế ngự sự đóng góp của những thành viên có ít quyền lực hơn

(hoặc không có) trong nội dung giao tiếp, quan hệ giữa các bên tham gia giao tiếp,

chủ thể và các hình thức thể hiện của ngôn ngữ [68] [70]. Fairclough đi đến định

nghĩa này là do Ông dựa trên những tìm tòi phân tích đối với những diễn ngôn trực

diện có tồn tại sự không cân xứng giữa các vai giao tiếp. Ở đó, ông quan sát thấy sự

chế ngự của người có “nhiều quyền” hơn đối với người có “ít quyền” hơn lên trên

các vấn đề lượt lời hay mức độ đóng góp thông tin. Từ đây có thể thấy quan niệm

về quyền lực trong diễn ngôn, theo Fairclough, van Dijk và một số nhà nghiên cứu

khác là một quan niệm rất chung. Theo đó, quyền lực, hay nói đúng ra là quyền

không phải chỉ là quyền lực về chính trị (giữa một đảng phái chính trị với người

dân, giữa người có chức quyền với người không có chức quyền), mà quyền còn bao

hàm những giá trị rộng lớn hơn, phong phú hơn về nghĩa và phạm vi áp dụng.

Quyền lực ở đây được hiểu là sự kiểm soát của nhóm người có nhiều quyền lực (về

của cải, vật chất, địa vị xã hội, tri thức...) hơn đối với nhóm người có ít (hoặc không

có) quyền lực hơn. Do đó, các phạm trù quyền lực có thể được hiểu rất rộng như

quyền lực về giới, về chủng tộc, hay thậm chí còn là các phạm trù khác như bản

quyền, quyền tác nghiệp, quyền phát ngôn ...

Tương tự, Brown & Levinson [55:77] xác định yếu tố quyền lực theo đường

hướng dụng học rằng “quyền lực là mức độ mà người nói có thể áp đặt kế hoạch và

sự tự đánh giá của mình mà không tính đến kế hoạch và sự tự đánh giá của người

khác”. Trong khi đó, Nguyễn Hòa [18:58] xem khái niệm quyền lực như là “năng

Page 44: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

29

lực kiểm soát hành vi của người khác hay bắt họ phải phục tùng”, là “mối quan hệ

chi phối và bị chi phối”. Trong xã hội văn minh và thông tin ngày nay, việc thực thi

quyền lực và kiểm soát hành động của người khác bằng sức mạnh vũ lực xem ra

không còn hiệu quả. Đó chỉ là giải pháp cuối cùng khi hành động thuyết phục bằng

diễn ngôn thất bại. Điều thực sự tạo nên sức mạnh chính là tri thức và nhận thức của

người nắm giữ quyền lực; và quyền lực chính là ở khả năng điều khiển hành vi, đặc

biệt là tư tưởng của người khác. Chính vì thế CDA, theo Fairclough, Van Dijk,

Wodak hay một số nhà nghiên cứu khác, là rất có ý nghĩa bởi nó xem xét chức năng

của ngôn ngữ trong việc điều khiển tư duy của người khác.

Ngoài ra, khái niệm hệ tư tưởng (ideology) trong diễn ngôn cũng được các nhà

phân tích CDA quan tâm. Van Dijk đã từng phân biệt những quan niệm sai lệch và

thiên kiến về hệ tưởng (đặc biệt là hệ tư tưởng Mác-xít) với những quan niệm rộng lớn

và bao hàm nhiều phạm trù hơn. Trong các quan điểm theo trường phái chủ nghĩa Mác

này, khái niệm hệ tư tưởng đã bị giai cấp thống trị cố tình làm sai lạc để hợp lý hóa

hiện trạng và bộc lộ các điều kiện kinh tế - xã hội thực sự của giai cấp công nhân. Gần

đây quan niệm thiên lệch (chỉ phục vụ cho một nhóm chi phối) này đã trở nên phổ biến

hơn trong các lĩnh vực khoa học xã hội nơi khái niệm này được hiểu theo cách trái

ngược với cách nhìn khoa học. Cũng vì cách hiểu sai lệch đó mà có một thời người ta

thường gắn cách hiểu khái niệm tư tưởng với chủ nghĩa cộng sản. Để đối lập với cách

hiểu như trên, van Dijk đã phân tích “hệ tư tưởng” hay “ý thức hệ” như là một khái

niệm mang tính phổ quát. Đó là hệ tư tưởng theo hướng suy nghĩ tích cực và tiến bộ

hơn, ví như ý thức hệ về nữ giới hay về chống phân biệt chủng tộc… chung quy lại là

những cách để bày tỏ ý thức chống lại sự thống trị và những bất công trong xã hội.

Cách nhìn hệ tư tưởng này hoàn toàn khách quan và tích cực ở chỗ nó cho phép người

ta nhìn nhận khái niệm này một cách linh hoạt hơn và ở một trường tư tưởng rộng lớn

hơn. Từ đó, khái niệm tư tưởng được van Dijk xem như là một cơ sở cho thực tiễn xã

hội của mỗi thành viên trong nhóm và hai khái niệm này có mối quan hệ mật thiết với

nhau. Cuối cùng van Dijk đưa ra định nghĩa mang tính đa ngành rằng “hệ tư tưởng là

những hình thức nhận thức xã hội được các nhóm xã hội chia sẻ. Hệ tư tưởng vì thế

Page 45: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

30

hình thành cơ sở cho sự đại diện và các nhiệm vụ xã hội của các thành viên trong

nhóm, bao gồm cả diễn ngôn, và đồng thời là phương tiện để tạo ra và tái tạo hệ tư

tưởng [144:8]. Luận án sử dụng quan niệm phổ quát về hệ tư tưởng này của van Dijk

và sau này được các tác giả khác như Fairclough và Wodak đồng tình.

1.3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Với mục tiêu xem xét các vấn đề thực tiễn thuộc phạm vi tư liệu nghiên cứu

là diễn ngôn KH CT-XH, phần này của chương 1 sẽ trình bày tóm tắt lịch sử vấn đề

nghiên cứu về KH CT-XH ở Việt Nam và trên thế giới.

1.3.1. Về khẩu hiệu quảng cáo

Các nghiên cứu về khẩu hiệu quảng cáo trên thế giới rất phong phú. Trong

Tạp chí Business Horizons số tháng 5-6/1993, Harvey [85] đã có bài viết phân biệt

rõ quan niệm quảng cáo thương mại và khẩu hiệu chính trị, đặc biệt là khi các chiến

dịch quảng cáo sản phẩm của nước khác nhập vào Hoa Kỳ lại chủ yếu dùng tiếng

Anh và đưa các hình ảnh mang đậm bản sắc văn hóa chính trị của quốc gia này. Tuy

khái niệm chính trị là còn hoàn toàn ẩn ý, ngôn từ và các chiến lược diễn ngôn cho

khẩu hiệu quảng cáo vẫn là trọng tâm chính của nghiên cứu này.

Trong một nghiên cứu từ rất lâu ở thập niên 70, Katz và cộng sự [93] đã chỉ

ra cách làm cho một khẩu hiệu quảng cáo được người tiêu dùng nhận biết và chấp

nhận qua bài viết “Is your slogan identifiable?” (Khẩu hiệu của bạn có được biết

đến không?) Trong công trình này, các tác giả đã không những bàn nghệ thuật sáng

tạo, tính đại chúng và cái nhìn trực quan của khẩu hiệu mà còn quan tâm nhiều đến

cách sử dụng từ ngữ để làm cho công chúng nhận dạng được khẩu hiệu, qua đó

nâng cao tính thuyết phục của khẩu hiệu quảng cáo.

Trong tạp chí Quản lý Sản phẩm và Thương hiệu, Pryor [122] đã có bài viết

“Làm thế nào để các quảng cáo thương mại có thể tối ưu hóa các đánh giá của

thương hiệu”. Tác giả đã phân tích nhiều mẫu quảng cáo với các đặc trưng của

chúng rồi đưa ra các bằng chứng về việc các khẩu hiệu quảng cáo có thể hoặc hỗ trợ

hoặc phá hỏng chiến lược quảng bá nhân rộng thương hiệu ra với thị trường.

Page 46: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

31

Fuertes - Olivera và cộng sự [76] đã nghiên cứu mối tương quan giữa tính

thuyết phục và ngôn ngữ quảng cáo rồi đi đến khẳng định siêu diễn ngôn

(metadiscourse) đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức diễn ngôn để thu hút người

nghe, nên đương nhiên là thành tố quan trọng trong thể loại văn phong thuyết phục.

Điều này càng có lợi cho các thể loại văn phong quảng cáo, đặc biệt là trong quảng cáo

thương mại và những hình thức giao tiếp ẩn ý trong quảng cáo. Nhóm nghiên cứu này

còn đi sâu khảo sát các chiến lược giao tiếp như cá nhân hóa thông qua đại từ nhân

xưng, giao tiếp liên văn bản, giảm nhẹ chiến lược thuyết phục bằng rào đón mà các nhà

ngôn ngữ học như Leech, 1966; Williamson, 1978; Dyer, 1982; Vestergaard and

Schroder, 1985; Jhally, 1987; Leiss et al., 1988; Cook, 1992; Goldman, 1992; Myers,

1994; Campos Pardillo, 1994; Forceville, 1996; Rush,1998; Peiia Perez, 1999; Velasco

Sacristan, 1999… đã đề cập trước đó. (Dẫn theo Fuertes - Olivera và cộng sự [76])

Công trình nghiên cứu của Maria Kim [94] tại Đại học Indiana - Hoa Kỳ đã

tập trung khảo sát thể loại diễn ngôn thuyết phục (convincing discourse) của các tạp

chí tiêu dùng ở Mỹ dưới góc độ của lý thuyết ngôn ngữ xã hội học. Những chiến

lược dụng học được phân tích và áp dụng vào trong ngôn từ và các hình thức biến

đổi diễn ngôn nhằm tạo hiệu ứng cao nhất trong thuyết phục người tiêu dùng bỏ tiền

ra mua sản phẩm. Luận án còn tập trung phân tích các đặc trưng tương tác của ngôn

ngữ quảng cáo, phương tiện liên kết, số lượng từ ngữ, phép lịch sự… và các tổ chức

thông tin giải quyết vấn đề phục vụ cho diễn ngôn quảng cáo. Tương tự, luận văn của

Jana Lapsanská [100] đã nghiên cứu các đặc điểm của ngôn ngữ quảng cáo như các

khía cạnh ngữ âm,, ngữ nghĩa, từ vựng, cấu trúc của loại hình ngôn ngữ quảng cáo.

Nghiên cứu về khẩu hiệu tổng hợp của các tập đoàn ở Trung Quốc đại lục của tác

giả Lee và đồng sự [102] đã chỉ ra rằng để thiết lập nên hình ảnh thương hiệu của các tập

đoàn thương mại qua khẩu hiệu quảng cáo, cần thiết phải căn cứ vào các đặc tính, bản

chất của tập đoàn đó đồng thời phải nằm trong giao diện văn hóa của quốc gia.

Kohli và cộng sự [95] đã đề cập tầm quan trọng của việc tạo ra một khẩu hiệu,

đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. Từ đó nhóm tác giả đã đề xuất 7 nguyên tắc cơ

bản để tạo ra khẩu hiệu đạt hiệu quả tối ưu trong đó ưu tiên nhất vẫn là các yếu tố súc

Page 47: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

32

tích, rõ ràng, lặp đi lặp lại, liên quan và sáng tạo. Tương tự, những hướng dẫn để

thiết kế khẩu hiệu quảng cáo có hiệu quả cao và phải đưa được hình ảnh của một

công ty hay một tổ chức thương mại đến với người tiêu dùng do Kohli và cộng sự

[95] đề xuất đó chính là phải nhận diện được hình ảnh đích thực và độc đáo của một

thương hiệu và nhiệm vụ của khẩu hiệu chính là làm cầu nối hoàn hảo để cố định

cách nhìn cách nghĩ của công chúng về thương hiệu đó bằng những lối diễn đạt đơn

giản, dễ hiểu, rõ ràng nhất và cần thiết phải lặp đi lặp lại. Ngoài ra, Verboven [149]

cho rằng khi thiết kế các khẩu hiệu sứ mạng của các công ty dược, cần thiết phải thể

hiện các trách nhiệm xã hội và trách nhiệm dân sự trong ngôn từ, chứ không chỉ

nhắm đến việc quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Những cam kết của các công

ty dược trong việc tạo ra sự bình ổn và phát triển của xã hội cần được thể hiện trong

khẩu hiệu quảng cáo thuốc và dược phẩm, đó mới gọi là khẩu hiệu sứ mạng.

Trong nước, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về khẩu hiệu thương mại

- quảng cáo. Với bài viết “Một cái nhìn xã hội ngôn ngữ học về quảng cáo, tác giả

Bùi Khánh Thế (trong Nguyễn Kiên Trường [41])” đã nêu bật những đặc điểm và

bản chất của loại hình diễn ngôn quảng cáo, đồng thời cung cấp cho người đọc

những nhận định về ngôn ngữ trong hoạt động quảng cáo. Tác giả còn nêu lên vai

trò của ngôn ngữ học xã hội (sociolinguistics) đối với quảng cáo trong mối tương

quan giữa người sản xuất - nhà quảng cáo - người tiêu dùng.

Chuyên luận Ngôn ngữ Quảng cáo dưới ánh sáng của lý thuyết giao tiếp của

tác giả Mai Xuân Huy [24] đã cung cấp một cái nhìn khá mới mẻ và toàn cảnh về

ngôn ngữ quảng cáo - một thể loại diễn ngôn đặc biệt. Công trình này phân tích

ngôn ngữ quảng cáo dưới ánh sáng của lý thuyết giao tiếp và đi sâu phân tích diễn

ngôn quảng cáo từ những yếu tố nhỏ nhất đến những đơn vị cấu trúc - ngữ nghĩa

chức năng lớn hơn. Các nghiên cứu khác có liên quan đến khẩu hiệu quảng cáo gồm

có: Lê Huy Lâm - Phạm Văn Thuận [25] với Học và sử dụng tiếng Anh trong lĩnh

vực quảng cáo thương mại, các đề tài Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Phước Đa

[114] về Lựa chọn từ vựng trong hiệu quả tuyên truyền thông qua bản tin ngắn,

Ngô Thị Hồng [113] về Lựa chọn từ ngữ trong quảng cáo thương mại, Phan Thị

Page 48: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

33

Uyên Uyên [118] về Các phương tiện phong cách học trong Quảng cáo trên báo

tiếng Anh và tiếng Việt... đã cho thấy độ quan tâm rất lớn của các học viên cao học

cũng như các nhà nghiên cứu về chủ đề này.

1.3.2. Về khẩu hiệu chính trị - xã hội

Nghiên cứu về khẩu hiệu chính trị có từ rất sớm trong lịch sử của xã hội văn

minh. Từ những năm 30 của thế kỷ XX đã có các bài viết đề cập mục đích và các

đặc trưng nổi bật của khẩu hiệu, trong môi trường văn hóa - xã hội Hoa Kỳ.

Bernstein [52] đã khảo sát rất nhiều bài diễn văn của các chính trị gia và đi đến kết

luận KH CT-XH cần được xác định mục đích kêu gọi và thuyết phục công chúng

bằng ngôn ngữ đặc biệt.

Lu [106] đã sử dụng mô hình mối quan hệ giữa hệ tư tưởng và biểu tượng

chữ viết để nghiên cứu cách sử dụng các khẩu hiệu chính trị của Đảng Cộng sản

Trung Quốc từ những năm 60 đến những năm 80. Tác giả mô tả những tác động của

các khẩu hiệu này đến việc thay đổi hệ tư tưởng của người Trung quốc từ học thuyết

Khổng tử và Nho giáo. Việc thiết kế khẩu hiệu cũng được thay đổi để đáp ứng nhu

cầu xã hội và nhu cầu của nhà cầm quyền trong thiết chế quyền lực. Ngoài ra việc

sử dụng rộng khắp các khẩu hiệu này cũng đã thay đổi phần nào nét văn hóa Trung

Quốc cũng như ảnh hưởng đến lối suy nghĩ của người Trung Quốc.

Vaes và cộng sự [141] đã nghiên cứu tác động của yếu tố xúc cảm con người

đến những thông điệp trong khẩu hiệu chính trị, thể hiện rõ nét nhất trong các chiến

dịch vận động tranh cử. Những yếu tố xúc cảm này được các nhà vận động tranh cử

phát huy trong cách dùng từ và vận dụng từ ngữ vào đúng trường hợp hoàn cảnh

ban hành các khẩu hiệu vận động.

Phân tích cách quân đội Hoa Kỳ sử dụng KH CT-XH kêu gọi tuyển quân,

Miller và cộng sự [112] đã làm rõ mối quan hệ giữa động cơ, nhu cầu cũng như các

yếu tố liên quan của một cá nhân và sự đáp lại tinh thần tuyển quân. Các tác giả này

cho rằng nếu quân đội muốn tuyển những người có động cơ xuất phát từ lý tưởng,

lòng trung thành hay danh dự, thì khẩu hiệu của họ phải đạt những phẩm chất kêu

gọi tương tự mới có thể động viên được đông đảo quần chúng tham gia. KH CT-XH

sử dụng trong quân đội cũng đã được các tác giả khác như Garfield (2001a, 2001b);

Page 49: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

34

Rosenberg (2001), Peckenpaugh (2001) (trích trong Miller và cộng sự [112]) nghiên

cứu trước đó, và sử dụng các đường hướng kêu gọi tương tự.

Young [157] đã nghiên cứu sự phát triển của các khẩu hiệu bầu cử ở Úc trong

vòng năm thập kỷ (1949 - 2004) và kết luận rằng khẩu hiệu đã từ việc xuất hiện tự

phát, nhỏ lẻ, mang tính địa phương (ở thập kỷ 40 - 50) đã không ngừng phát triển và trở

nên chuyên nghiệp hóa. Đến thập kỷ 70 - 80, các tổ chức chính trị đã thiết chế các dạng

vừa nghiêm túc vừa tập trung. Và thập kỷ 90 đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của

khẩu hiệu thông qua một công cuộc thăm dò thị trường trên quy mô lớn, giúp khẩu

hiệu trở thành một phương tiện mới của truyền thông và công nghệ.

Bên cạnh các nghiên cứu về khẩu hiệu chính trị, còn có các nghiên cứu về

khẩu hiệu xã hội. Barton [50] đã khảo sát yếu tố “lặp” trong diễn ngôn bằng cách

miêu tả các chức năng đa dạng của cách dùng lặp đi lặp lại các khẩu hiệu trong

nhóm cha mẹ và trẻ khuyết tật tham gia nghiên cứu. Biện pháp này tỏ ra là đã thực

hiện tốt chức năng truyền đạt thông tin và chức năng tương tác giữa các thành viên

trong nhóm. Cũng chính tác giả này tìm ra hai chức năng chính của khẩu hiệu đó là

chức năng thông tin và chức năng tương tác. Ngoài việc cung cấp các thông tin cần

thiết, khẩu hiệu còn giúp tác động quan điểm, cách nhìn của mọi người đối với

thông tin đó, và chúng còn thực thi chức năng tương tác để thiết lập sự gắn kết chặt

chẽ giữa các thành viên tham gia trong cuộc giao tiếp đó.

Tác giả Marlow [107] với bài viết “Phân tích khẩu hiệu để trợ giúp học sinh

thành công” đã phân tích cách tạo ra các khẩu hiệu có ý nghĩa về mặt ngôn từ để

không chỉ hô hào “suông”, mà có thể hiểu được bản chất vấn đề nỗ lực học tập trong

các trường trung học để từ đó, viết được những khẩu hiệu thực sự giúp kích hoạt sự

tự thân vận động và khám phá bản thân của học sinh trong trường học.

Gonzales và cộng sự [79] khảo sát cách dùng khẩu hiệu để tạo ra các thay đổi

chiến lược trong một cơ quan, tổ chức. Đặc biệt, nhóm nghiên cứu đã vạch ra được

các khẩu hiệu mà lãnh đạo trường Đại học Border - tọa lạc ở biên giới Mexico và

Hoa Kỳ - đã dùng để giải thích và biện luận cho việc dịch chuyển trường đại học từ

một trường đại học vùng chỉ chuyên giảng dạy sang một trường đại học quốc gia

danh tiếng. Nhóm nghiên cứu còn chỉ ra rằng các khẩu hiệu mà lãnh đạo nhà trường

Page 50: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

35

sử dụng trong chiến lược quản lý được xây dựng trên các nguyên tắc về lô-gic nhưng

hết sức mềm dẻo về ngôn từ, từ đó kích thích được những người tham gia đưa ra các

câu hỏi cũng như ý kiến phê bình đóng góp về sự thay đổi có lợi cho nhà tổ chức.

Trong nước, luận văn thạc sĩ của Trương Thành Khải [140] về đặc điểm

ngôn ngữ của khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng Việt cũng đã cung cấp cho người đọc

một cái nhìn khá tổng quan về các đặc điểm ngôn ngữ (ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ

dụng) của khẩu hiệu cũng như so sánh đối chiếu các đặc điểm này của khẩu hiệu

trên tư liệu tiếng Anh và tiếng Việt. Luận văn đã chỉ ra các đặc trưng ngữ pháp, ngữ

nghĩa và ngữ dụng của 500 mẫu khẩu hiệu thu thập được ở cả hai thứ tiếng.

Từ lịch sử vấn đề nghiên cứu về khẩu hiệu nói trên, có thể thấy rằng hầu hết

các nghiên cứu về khẩu hiệu đều thuộc về lĩnh vực khẩu hiệu quảng cáo; các nghiên

cứu về khẩu hiệu chính trị - xã hội thì thiên về phân tích đặc điểm ngôn ngữ theo

khung lý thuyết của hệ cấu trúc luận vốn đã bộc lộ nhiều hạn chế trong cách nhìn

nhận ngôn ngữ và vai trò của ngôn ngữ trong đời sống xã hội. Một số nghiên cứu

khác thì phân tích khẩu hiệu theo hướng ngôn ngữ truyền thông. Qua đó, bản thân

tác giả nhận thấy vẫn còn vấn đề bỏ ngỏ liên quan đến khẩu hiệu, đặc biệt là KH

CT-XH, tạo điều kiện cho chúng tôi đi sâu nghiên cứu đó là: Phân tích diễn ngôn

khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh và tiếng Việt theo đường hướng Phân tích

diễn ngôn phê phán để nhận diện cơ chế sử dụng quyền lực trong diễn ngôn và

việc thể hiện tư tưởng, thái độ của những người soạn thảo và ban hành KH CT-

XH cũng như những vấn đề chính trị - xã hội phản ánh thông qua diễn ngôn, từ

đó giúp người phát ngôn kiến tạo những khẩu hiệu đảm bảo các chức năng và độ

thuyết phục về mặt ngôn ngữ, đồng thời phát huy được các chức năng của ngôn

ngữ để làm thông điệp tuyên truyền hiệu quả trong đời sống chính trị - xã hội

của mỗi quốc gia.

1.4. Tiểu kết chương 1

Như vậy với việc tìm hiểu những vấn đề thuộc về lý luận và thực tiễn liên

quan đến diễn ngôn khẩu hiệu, chương 1 đã phân tích và làm rõ những khái niệm cơ

bản và cốt lõi nhất của khẩu hiệu cũng như các vấn đề liên quan, xác lập được một

định nghĩa khu biệt về khẩu hiệu chính trị - xã hội phục vụ cho mục tiêu và nhiệm

Page 51: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

36

vụ của luận án. Theo đó, các khái niệm khẩu hiệu nói chung, khẩu hiệu quảng cáo

và khẩu hiệu chính trị - xã hội được làm rõ và phân biệt, các tiêu chí hình thức và

nội dung của khẩu hiệu, tính chất, đặc điểm kết cấu ngữ pháp, chức năng nhiệm

vụ… của khẩu hiệu được giải thích và chứng minh. Tiếp đến, chương 1 còn trình

bày một khung lý luận bao gồm các lý thuyết chủ đạo phục vụ cho công trình

nghiên cứu và các lý thuyết bổ trợ cho việc giải thích những tương đồng và dị biệt

giữa hai nghiệm thể. Các lý thuyết này bao gồm lý thuyết phân tích diễn ngôn,

đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán với các khái niệm về quyền / thế, hệ tư

tưởng và các nguyên tắc cơ bản, phương pháp và các bước tiến hành phân tích diễn

ngôn. Phần cơ sở lý luận còn nêu những hiểu biết của tác giả về công tác phân tích

CDA dựa trên nền tảng ngôn ngữ học là lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống. Lý

thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday là cơ sở ngôn ngữ học để tiến hành

phân tích diễn ngôn và tìm hiểu các đặc điểm ngôn ngữ của KH CT-XH như cách sử

dụng từ ngữ, các cấu trúc ngữ pháp và kết cấu diễn ngôn của khẩu hiệu chính trị - xã

hội. Trên cơ sở ba siêu chức năng của ngôn ngữ đó là chức năng ý niệm (kinh nghiệm

của người nói về thế giới), chức năng liên nhân (quan hệ xã hội của người nói và người

nghe) và chức năng tạo văn bản (cấu trúc diễn ngôn), luận án chọn mô hình PTDNPP

của Norman Fairclough để tiến hành các bước phân tích và thuyết giải. Đồng thời,

với việc áp dụng một số ứng dụng ngữ dụng học như lý thuyết hành động ngôn từ

và lý thuyết giao tiếp với tương tác xã hội và các giá trị liên nhân, luận án mong

muốn phân tích đối chiếu đặc điểm diễn ngôn của KH CT-XH ở hai thứ tiếng; lý

giải sự tương đồng và khác biệt của hai nghiệm thể diễn ngôn khẩu hiệu dưới góc

độ tập quán xã hội, cũng như nhận diện cơ chế sử dụng quyền lực và thái độ, hệ tư

tưởng, các quy tắc ứng xử xã hội… của cơ quan quyền lực trong việc ban hành KH

CT-XH với các kiểu ngôn ngữ tương ứng.

Page 52: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

37

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA DIỄN NGÔN KHẨU HIỆU

CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TIẾNG ANH DUỚI GÓC NHÌN CỦA

LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN PHÊ PHÁN

2.1. Đặt vấn đề

Chương 2 của luận án dành cho việc nghiên cứu các đặc điểm ngôn ngữ của

diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh theo quan điểm của lý thuyết phân tích

diễn ngôn phê phán. Bằng cách áp dụng lý thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống,

chương này thể hiện phần phân tích các giá trị kinh nghiệm, giá trị quan hệ, và giá trị

biểu cảm của từ ngữ, các hiện tượng ngữ pháp và các kiểu liên kết câu, mệnh đề...

trong diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh; qua đó khám phá và bộc lộ các mối quan hệ

giữa hệ tư tưởng, thái độ của người phát ngôn - cơ quan ban hành khẩu hiệu - với

ngôn ngữ trong diễn ngôn khẩu hiệu.

Ngữ liệu dùng cho chương này là 500 mẫu diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh

dựa trên sự tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau (tài liệu viết, tài liệu mạng, kho lưu trữ

thông tin của cơ quan ban hành, biểu ngôn biểu ngữ trên đường phố và ở các cơ quan -

công sở, trường học, chỗ công cộng, trong các áp phích cổ động và trong báo chí). KH

CT-XH tiếng Anh trong phạm vi nghiên cứu của luận án chủ yếu được thu thập từ xã

hội Mỹ cho nên bối cảnh chính trị xã hội được dùng để phân tích cũng là nền văn hóa

của đất nước nói tiếng Anh này. Ngoại trừ các khẩu hiệu chính trị liên quan đến công

tác vận động bầu cử ở Mỹ được tập hợp trong một giai đoạn khá dài (từ thập kỷ 50 đến

đầu thế kỷ 21), còn những khẩu hiệu khác chủ yếu được sử dụng trong giai đoạn từ

1990 đến nay. Thể loại khẩu hiệu được lựa chọn là khẩu hiệu chính trị - xã hội và phản

ánh nhiều nội dung chủ đề khác nhau. Tất cả các khẩu hiệu này đều đã và đang được sử

dụng trong thực tế và cũng đã phát huy được tác dụng to lớn trong công tác tuyên

truyền, giáo dục, thuyết phục vận động quần chúng nói chung và một số đối tượng

chuyên biệt nói riêng trong hơn 50 năm qua.

Page 53: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

38

2.2. Khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh – một số vấn đề chung

2.2.1. Bối cảnh xã hội của khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh

Bối cảnh xã hội chủ đạo của KH CT-XH tiếng Anh là nền văn hóa Hoa Kỳ. Ở

Hoa Kỳ, KH CT-XH được xem là một trong những kênh thông tin tuyên truyền chủ

yếu và là công cụ cho rất nhiều chiến dịch truyền thông quan trọng trên nhiều mặt của

đời sống chính trị - xã hội. Thông qua các phương tiện này, KH CT-XH thể hiện

được vai trò giáo dục ý thức và góp phần làm điều chỉnh hành vi của người tham gia

giao tiếp. Hơn thế, KH CT-XH còn giúp thể hiện uy quyền của người phát ngôn ở

một tình huống xã hội nhất định. Để chuyển tải những thông điệp giáo dục và vận

động ấy đến người dân và các đối tượng đặc biệt khác, các cơ quan ban hành và biên

soạn KH CT-XH đã có sự cân nhắc kỹ việc lựa chọn ngôn từ và cách thể hiện các đặc

trưng ngôn ngữ cũng như đặc trưng diễn ngôn. Thực tế còn cho thấy rằng các giá trị

chính trị, văn hóa, xã hội của một dân tộc có những tác động đáng kể đến việc ban

hành những KH CT-XH đến với công chúng.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có thể chế chính trị xã hội

có nhiều khác biệt so với Việt Nam. Điều này có thể dẫn đến những khác biệt trong

việc thiết kế nội dung vận động của KH CT-XH sẽ được bàn luận trong chương 4

của công trình. Điều đáng nói nhất ở đây là thái độ tiếp nhận của người dân ở nước

này đối với KH CT-XH. Các quy định trong thể chế chính trị và một số quyền phát

ngôn của con người trong xã hội Mỹ đã làm cho việc thể hiện quyền phát ngôn

trong KH CT-XH cũng như việc chấp hành và tiếp nhận của người dân đối với khẩu

hiệu thuộc dạng này không phải lúc nào cũng thuộc quyền kiểm soát của cơ quan

quyền lực trực tiếp ban hành khẩu hiệu đó. Cho nên bối cảnh chính trị xã hội dùng

để làm nền tảng phân tích ở chương này là dựa trên nền văn hóa xã hội Mỹ.

Ngoài ra, KH CT-XH tiếng Anh không chỉ do các cơ quan quyền lực hay các

tổ chức nhà nước ban hành, mà một phần không nhỏ là do người dân tự phát viết trên

các băng-rôn, biểu ngữ và mang theo trong các cuộc tuần hành, biểu tình hay đơn

giản chỉ treo ở những nơi công cộng để nhiều người được biết đến. Mục tiêu của các

khẩu hiệu này là sự đòi hỏi của người dân cho các vấn đề chính trị - xã hội được

Page 54: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

39

chính quyền xem xét, giải quyết; hoặc một số khác là để bày tỏ sự chống đối với các

chính sách chưa phù hợp. Ví dụ như các khẩu hiệu biểu tình đòi đánh thuế người giàu

trên phố Wall - New York - Mỹ; khẩu hiệu phản đối việc cảnh sát da trắng bắn chết

nam thanh niên da màu ngay cả khi người này đã đưa tay lên hàng…

2.2.2. Nội dung chủ đề của khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh

Rất nhiều nhà nghiên cứu về tuyên truyền và truyền thông cho rằng đối với

KH CT-XH cần thiết nhất vẫn là tính chủ đề hay tính thời sự (topical). Chủ đề của

KH CT-XH phản ánh tác động của điều kiện chính trị - xã hội của mỗi quốc gia đến

cách vận động và thuyết phục người dân. Đối tượng tiếp nhận sự vận động này cũng

có nhiều đặc điểm khác nhau ở mỗi quốc gia. Việc một chính quyền, cơ quan ban

ngành chủ trương tập trung vào một số chủ đề này hoặc quyết định phát sinh một số

chủ đề mới cũng phản ánh những thay đổi về mặt chủ trương, đường lối, chính sách,

các thể chế chính trị và các tập quán xã hội khác nhau. Chủ đề của KH CT-XH tiếng

Anh cũng không nằm ngoài quy luật đó. Các khẩu hiệu thuần túy về chủ đề chính trị

như khẩu hiệu quốc gia (national slogan), khẩu hiệu liên bang (state slogan) (là những

khẩu hiệu chính thức và là biểu tượng của liên bang đó) và khẩu hiệu tranh cử tổng

thống (president election slogan) đã có từ rất sớm trong lịch sử phát triển Hoa Kỳ (từ

1840) và vẫn tồn tại qua nhiều giai đoạn (thế kỷ 18, 19, 20) cho đến ngày nay. Tuy

nhiên, đa số các KH CT-XH thuộc các chủ đề khác đều xuất hiện đúng vào nhiều thời

điểm lịch sử khác nhau và tồn tại cho đến khi giá trị thuyết phục vận động của chúng

vẫn còn có tác dụng trong các mặt của đời sống chính trị xã hội. Khẩu hiệu chống

phân biệt chủng tộc có thể đã có mặt vào khoảng thế kỷ thứ 17 khi mà cuộc đấu tranh

này bắt đầu diễn ra ở Mỹ vào những năm đầu thế kỷ 16. Tuy nhiên đến đầu thế kỷ 21,

vẫn còn khá nhiều khẩu hiệu chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ khi vấn đề này đến nay

vẫn còn nhức nhối trong đời sống chính trị của người dân Mỹ. Tương tự, vấn đề

quyền động vật xuất phát từ các luận điểm của học thuyết Darwin và sự phản ứng của

người dân phương Tây đối với sự đối xử tàn bạo với động vật. Đến thế kỷ 20, phong

trào bảo vệ quyền động vật đã có những chuyển biến quan trọng và đặc biệt là sang

đầu thế kỷ 21, trở thành nhiều làn sóng mạnh mẽ cũng như có nhiều tổ chức bảo vệ

Page 55: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

40

quyền động vật được hình thành trên quy mô quốc gia và quốc tế. Trước tình hình đó,

chủ đề quyền động vật cũng được đưa vào thành một nhóm chủ đề của KH CT-XH

tiếng Anh và chiếm một vị trí tương đối chủ đạo.

Thực tiễn xã hội của các nước nói tiếng Anh trong 50 năm sau của thế kỷ 20

cũng đã được thể hiện trong các nhóm chủ đề mà KH CT-XH tiếng Anh phản ánh.

Bên cạnh đó, xuất hiện thêm nhiều vấn đề chính trị xã hội nóng bỏng mà các quốc

gia phải đối mặt trong bối cảnh toàn cầu hóa. Thế giới phẳng đầu thế kỷ 21 đã tạo ra

cho cả thế giới cơ hội lẫn thách thức không thể lường trước được, và tất cả đều được

phản ánh vào trong diễn ngôn khẩu hiệu.

Kết quả khảo sát 500 mẫu diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh

cho thấy chủ đề của khẩu hiệu phân bố trên một số lĩnh vực chính sau đây:

Bảng 2.1 Chủ đề chính của khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh

Stt Chủ đề khẩu hiệu Số lượng khẩu

hiệu (N=500)

Tỉ lệ (%)

1 Môi trường và năng lượng 89 17,8 2 An toàn lao động 68 13,6 3 Chính trị - Bầu cử 66 13,2 4 An toàn giao thông - Tác hại của bia rượu 58 11,6 5 Tác hại của thuốc lá 39 7,8 6 Quyền động vật 39 7,8 7 Quan hệ thân tộc, bằng hữu 28 5,6 8 Sức khỏe - Vệ sinh 22 4,4 9 Thể thao - Tinh thần cộng đồng 25 5,0

10 Gây quỹ - Từ thiện 19 3,8 11 Chống phân biệt chủng tộc 16 3,2 12 Chống khủng bố - Tẩy chay súng đạn 16 3,2 13 Chống buôn người và di dân bất hợp pháp 15 3,0

Như được chỉ ra ở bảng 2.1, chủ đề của khẩu hiệu tiếng Anh thể hiện sự đa

dạng và ưu tiên về trọng tâm. Đây là cách phản ánh các đặc điểm trong chính sách

tuyên truyền của Hoa Kỳ. Nhóm 3 chủ đề có số lượng khẩu hiệu nhiều nhất đã phản

ánh sự ưu tiên hàng đầu của các quốc gia phát triển hàng đầu của thế giới này vẫn là

các vấn đề về môi trường - năng lượng, an toàn lao động và chính trị - bầu cử. Ngoài

việc vấn đề môi trường là sự quan tâm chung của toàn cầu, thì vấn đề an toàn lao

động cũng thể hiện sự quan tâm của các nước phát triển tới nhân tố con người và đảm

Page 56: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

41

bảo sự an toàn cho người lao động-nguồn nhân lực. Cuối cùng vấn đề chính trị - bầu

cử cũng là mối quan tâm lớn của cơ quan quyền lực cũng như người dân ở các nước

này bởi thể chế chính trị ở các nước nói tiếng Anh này có những quy định riêng đối

với công tác bầu cử và vận động tranh cử. Nhóm chủ đề chiếm sự quan tâm đứng vào

hàng thứ hai là tác hại của bia rượu đối với vấn đề an toàn giao thông, tác hại của

thuốc lá, quyền động vật và quan hệ thân tộc-bằng hữu. Cuối cùng, tuy có số lượng

khẩu hiệu không nhiều nhưng nhóm chủ đề thuộc quan tâm hàng thứ 3 cũng phản ánh

những nội dung về chiến lược tuyên truyền ở các nước nói tiếng Anh đó là vấn đề gây

quỹ - công tác thiện nguyện, chống phân biệt chủng tộc và chống nạn buôn người - di

dân bất hợp pháp, chống khủng bố và tẩy chay súng đạn (đề tài đang nóng trở lại

trong nhiều năm nay). Điểm mới về chủ đề ở đây là sự tồn tại của các chủ đề này qua

thời gian gần 4-5 thập kỷ đã chứng tỏ sự quan tâm thường xuyên của chính phủ các

quốc gia trong công tác tuyên truyền và đấu tranh để đem đến một xã hội công bằng,

văn minh và đầy tính nhân văn hơn cho mỗi người dân, đảm bảo cho họ những quyền

lợi chính đáng nhất về con người.

Từ thực tế này, có thể thấy rằng việc lựa chọn các chủ đề cho KH CT-XH là

nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan thông tin tuyên truyền hay bộ máy quản lý hành

chính nhà nước của bất kì một quốc gia nào. Từ những ưu tiên trong chính sách tuyên

truyền, các cơ quan chức năng sẽ thiết kế nội dung khẩu hiệu trên các chủ đề nhằm

mục đích làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động cộng đồng về thực hiện

đúng chính sách, chủ trương đã được nhà nước ban hành.

2.2.3. KH CT-XH - đối tượng nghiên cứu của CDA

Xuất phát từ ý nghĩa, chức năng nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu, đối tượng

của phân tích diễn ngôn phê phán thường là các bài phát biểu của các chính khách

trước công chúng, các cuộc nói chuyện, những cuộc trả lời phỏng vấn, bài báo và

những lĩnh vực tuyên truyền chính trị nhằm thực hiện mục tiêu phô diễn quyền lực

hay bộc lộ hệ tư tưởng, thái độ, những suy nghĩ nhận xét của cá nhân người phát

ngôn… qua đó thuyết phục người nghe chấp nhận và ủng hộ các quan điểm chính trị,

các nội dung tuyên truyền hay các giá trị văn hóa-xã hội.

Page 57: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

42

Khẩu hiệu chính trị - xã hội là loại hình tuyên truyền phổ biến trong xã hội hiện

đại nhằm mục đích giáo dục và thuyết phục cộng đồng về những vấn đề chính trị - xã

hội của một quốc gia. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, khẩu hiệu truyền thông càng

chứng tỏ là một trong những kênh tuyên truyền quan trọng nhằm giúp các cơ quan

chức năng tuyên truyền giáo dục việc thực hiện tốt các nhiệm vụ, chủ trương, chính

sách pháp luật của nhà nước hoặc các nhóm cá nhân muốn bày tỏ quan điểm với các cơ

quan quyền lực. Lời lẽ súc tích, ngắn gọn, cách sử dụng từ ngữ văn phong khúc chiết,

có giá trị biểu cảm cao đã làm cho KH CT-XH trở thành công cụ tuyên truyền hiệu quả

khi thực hiện các chức năng của nó bao gồm tuyên truyền, vận động, thuyết phục, giáo

dục… Cũng thông qua các chức năng này của KH CT-XH mà hệ tư tưởng, suy nghĩ,

thái độ cũng như các giá trị văn hóa-xã hội của các tổ chức chính quyền, cơ quan đoàn

thể ban hành khẩu hiệu cũng được bộc lộ. Chính vì thế, KH CT-XH đã trở thành đối

tượng của phân tích diễn ngôn phê phán vì việc phân tích sẽ giúp bộc lộ các quan hệ

quyền - thế và các quan hệ xã hội khác ẩn chứa đằng sau việc sử dụng ngôn ngữ trong

khẩu hiệu. CDA theo đường hướng chức năng hệ thống với ứng dụng của ngữ pháp

chức năng sẽ giúp làm rõ những đặc điểm ngôn ngữ của khẩu hiệu chính trị - xã hội

tiếng Việt với mục đích khám phá các mối quan hệ giữa hệ tư tưởng, thái độ của người

phát ngôn, ban hành khẩu hiệu với ngôn ngữ trong diễn ngôn khẩu hiệu.

2.3. Những đặc điểm sử dụng từ ngữ của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội

tiếng Anh theo quan điểm của Lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán

2.3.1. Giá trị kinh nghiệm của từ ngữ

Quan điểm phân tích diễn ngôn phê phán của Fairclough (được áp dụng

trong công trình luận án này) có điểm khác nhau cơ bản với quan điểm của Foucault

[73], [74] ở chỗ nhấn mạnh vai trò về mặt kí hiệu của diễn ngôn. Trong khi

Foucault ít chú trọng đến mặt kí hiệu diễn ngôn thì phân tích diễn ngôn phê phán,

theo Fairclough, là giải quyết các vấn đề xã hội và là những vấn đề được kí hiệu

hóa. Phân tích diễn ngôn là phân tích mặt biểu đạt của các quan hệ xã hội (phân tích

ngôn ngữ). Fairclough động viên những người phân tích CDA phân tích văn bản từ

góc độ ngôn ngữ học với các yếu tố ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và

các hình thức tổ chức diễn ngôn. CDA bắt nguồn từ sự nhận thức về thực tiễn xã hội

Page 58: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

43

có liên quan đến diễn ngôn. Các vấn đề xảy ra trong hoạt động thực tiễn xã hội có

thể liên quan đến chức năng kinh nghiệm, liên nhân hay tạo văn bản. Và đây chính

là cách mà ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday tiếp cận ngôn ngữ. Trước hết,

chúng tôi muốn bàn luận về chức năng kinh nghiệm của ngôn ngữ, mà cụ thể là giá

trị kinh nghiệm của từ ngữ trong KH CT-XH tiếng Anh.

Fairclough [68] xác định rõ khái niệm “kinh nghiệm” được sử dụng trong mô

hình phân tích diễn ngôn này tương tự như ngữ pháp kinh nghiệm của Halliday. Thế

giới kinh nghiệm trong ngữ pháp chức năng của Halliday là kinh nghiệm của các tham

thể về thế giới tự nhiên và thế giới xã hội, là nội dung thông báo, tri thức và niềm tin.

Kinh nghiệm của người phát ngôn về thế giới tự nhiên và xã hội cùng những sự việc

xảy ra chung quanh họ đã được phản ánh vào cách kiến tạo diễn ngôn. KH CT-XH

tiếng Anh tập trung phản ánh những vấn đề chính trị - xã hội đang được quan tâm nên

trường diễn ngôn là các vấn đề chính trị - xã hội. Bảng 2.2 chỉ ra các trường từ vựng

chính trị - xã hội ở mỗi chủ đề của khẩu hiệu tiếng Anh.

Bảng 2.2 Trường từ vựng của các chủ đề KH CT-XH tiếng Anh

Stt Chủ đề khẩu hiệu Trường từ vựng chính trị - xã hội Tần suất (*)

1 Environment-Energy

(Môi trường và năng lượng)

water, conserve, save, recycle, energy,

power, earth, waste, trash, turn off the

lights, electricity, cut trees , protect,

better

95/89

2 Safety (An toàn lao động) safe/safety, save, life, protect, fire 71/68

3 Politics - Election

(Chính trị - Bầu cử)

change, people, power, believe, leader,

proper (name of countries)

27/66

4 Road safety - Drinking (An

toàn giao thông và tác hại của

uống bia rượu đến việc lái xe)

driving, drinking, drunk, live, accident,

kill, alcohol/alcoholic/alcoholism, drug

60/57

5 Anti-smoking

(Tác hại của thuốc lá)

smoke/smoking, cigarette, die/death,

addictive, harm/ful, say yes/no, tobacco,

kill, drug, suicide/suicidal

53/39

6 Animal rights

(Quyền động vật)

animal, bird/pet, right, sake, kill, fake,

neglect, respect, care

33/39

7 Relations - Family & Friends

(Quan hệ thân tộc - bằng hữu)

friend, family , together 33/28

8 Health - Hygiene

(Sức khỏe - Vệ sinh)

health/ healthy, best , clean 8/22

Page 59: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

44

9 Sports (Thể thao - Tinh thần

cộng đồng)

team, champion, achieve, pain 17/25

10 Fund-raising (Gây quỹ - Từ

thiện)

give, contribute, need 12/19

11 Anti-racism (Chống phân

biệt chủng tộc)

race, racism, racial, racist, color,

discrimination, fight

18/16

12 Anti-terrorism and gun

boycott (Chống khủng bố -

tẩy chay súng đạn)

terrorism, terrorist, gun, violence,

security religion, risk, protest

22/16

13 Anti-trafficking and Illegal

Immigration (Chống buôn

người và di dân bất hợp pháp)

human, traffick, illegal, immigrate, stolen 19/15

(*) số lượt xuất hiện của từ ngữ trên tổng số diễn ngôn khẩu hiệu ở mỗi chủ đề

Các vấn đề chính trị - xã hội được chính phủ các nước nói tiếng Anh và giới

truyền thông quan tâm đầu tiên là nhóm các vấn đề môi trường - năng lượng, an toàn

lao động, và chính trị-vận động bầu cử. Trước hết, đối với vấn đề môi trường-năng

lượng, nỗi lo về tác hại to lớn của ô nhiễm môi trường, sự thiếu hụt nguồn năng lượng

từ thiên nhiên và năng lượng dự trữ cho tương lai đã trở nên thường trực trong quốc

sách của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển như Hoa Kỳ. KH

CT-XH về lĩnh vực này có khá nhiều các từ ngữ phản ánh sự quan tâm của con người

đối với vấn đề này như water, conserve, save, recycle, energy, power, earth, waste,

trash, turn off the lights, electricity, cut trees , protect, better. Trong đó, hai khái niệm

water (nước) và conserve (bảo tồn) được sử dụng với tần suất rất cao. Đây là những

quan sát của con người đã được phản ánh qua lăng kính thế giới kinh nghiệm của họ.

Qua đây cũng có thể thấy việc phản ánh các vấn đề thuộc chủ đề môi trường và năng

lượng của các nước nói tiếng Anh nói lên rằng bên cạnh những vấn đề chung khác

liên quan đến bảo vệ môi trường và tiết kiệm nguồn năng lượng thì vấn đề ưu tiên

nhất của họ vẫn là sự thiếu hụt nguồn nước sạch và sự cần thiết phải tiết kiệm nước.

Bên cạnh đó, tuy các nước này rất phát triển ngành công nghiệp điện, thậm chí đã sử

dụng cả điện hạt nhân nên nguồn năng lượng điện và sản lượng điện dự trữ có thể rất

dồi dào, nhưng trong chính sách về môi trường và năng lượng, khái niệm turn off

lights (tắt đèn) được kêu gọi rất thường xuyên. Khẩu hiệu về môi trường tiếng Anh

luôn được kết nối với chủ đề năng lượng điện và tài nguyên nước. Có 33,7% khẩu

hiệu về môi trường nhắc đến những cụm từ ngữ energy (năng lượng), save power

Page 60: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

45

(tiết kiệm điện), turn off lights (tắt đèn), conserve water sources (bảo vệ nguồn nước),

save water (tiết kiệm nước).

Ngoài ra một vấn đề khác thú vị nữa là một số khẩu hiệu môi trường lại kết

nối với hậu quả của việc tăng dân số (5,6%) với các từ ngữ overpopulation (đông

dân), population explosion (bùng nổ dân số), và adopt children (xin con nuôi). Rất

nhiều người dân Hoa Kỳ bày tỏ quan tâm đến vấn đề môi trường. Trong các cuộc bầu

cử các chức danh cấp bang hay cấp quốc gia, các ứng viên đều nói về vấn đề môi

trường trong chiến dịch vận động của họ. Mỗi năm, công dân và các doanh nghiệp

đóng góp hàng triệu đô la, cũng như hàng tỉ đô la tiền thuế quốc gia cũng được chi ra

để thực thi các chính sách về môi trường và kiểm soát nguồn năng lượng. Những thập

kỷ gần đây Hoa Kỳ đã nỗ lực giảm thiểu các kiểu ô nhiễm và làm tăng chất lượng

nước sạch ở nhiều nơi. Với cục bảo vệ môi trường ra đời vào những năm 70, qua hơn

4 thập kỷ họ đã làm được tất cả những điều đó bằng các chính sách lớn nhỏ, thông

qua hàng chục đạo luật khác nhau (đạo luật chính sách năng lượng, đạo luật chất

lượng không khí, chất lượng nước, quản lý rác thải và chất thải độc hại…) và được

phối hợp thực hiện bởi hàng chục cơ quan bộ, ngành, ủy ban từ trung ương tới địa

phương (lập pháp, hành pháp, quốc phòng, tài chính, y tế, môi trường, nông nghiệp,

giao thông…). Đặc biệt là cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973 đã đẩy nước Mỹ vào

tình trạng căng thẳng. Từ đây, nhiều chương trình kiểm soát và thúc đẩy việc sử dụng

nhiên liệu hiệu quả ở mỗi tiểu bang đã trở thành nột thành tố quan trọng trong quốc

sách của Hoa Kỳ. Nhiều vị tổng thống Hoa Kỳ, trong đó có ông Obama, đã kí các đạo

luật hướng đến việc giảm thiểu lượng khí thải CO2 ra môi trường, đồng thời khuyến

khích phát triển các loại nhiên liệu-năng lượng mới bền vững. Và cũng chính nhờ

những sách kịp thời và hiệu quả về công nghệ mà năm 2014, Hoa Kỳ đã trở lại vị trí

chủ chốt trước đây của họ trên thị trường sản xuất dầu lửa của thế giới.

Một sự liên hệ thực tế với thế giới kinh nghiệm khác được thể hiện trong diễn

ngôn khẩu hiệu về môi trường là một số khẩu hiệu kêu gọi bảo vệ môi trường thông

qua việc cắt giảm dân số, với các từ ngữ adopt a child (nuôi con nuôi), overpopulation

(đông dân), population explosion (bùng nổ dân số). Cách kêu gọi bảo vệ môi trường

Page 61: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

46

của khẩu hiệu tiếng Anh gắn với những khía cạnh năng lượng như đã nêu trên là rất rõ

ràng. Bên cạnh đó, tuy vấn đề dân số ở Hoa Kỳ không phải là vấn đề đáng quan ngại,

nhưng các cơ quan tuyên truyền vẫn ý thức được mối liên hệ khăng khít giữa việc khai

thác năng lượng và các nguồn tài nguyên để phục vụ con người với tình trạng xuống

cấp của môi trường và sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên này. Cho nên, đưa vấn đề dân

số vào KH CT-XH để cảnh báo về tình trạng môi trường đối với đời sống xã hội Mỹ là

một vấn đề dễ hiểu và là phương thức phản ánh khá trung thực thực tiễn xã hội Mỹ vào

trong diễn ngôn. Tình hình và điều kiện này cho thấy việc ban hành các khẩu hiệu về

môi trường và năng lượng là một trong những biện pháp cấp bách để giúp tuyên truyền

thực thi các chủ trương chính sách của chính phủ Hoa Kỳ trong nhiều thập kỉ qua.

Tiếp đến, hai vấn đề nổi bật khác thuộc nhóm ưu tiên hàng đầu là khẩu hiệu an

toàn lao động và khẩu hiệu chính trị - vận động bầu cử. An toàn lao động là một trường

diễn ngôn về vấn đề xã hội với hơn 300 diễn ngôn KH CT-XH riêng biệt (trong luận án

này so với tương quan tổng số khẩu hiệu, chúng tôi chỉ chọn 68 mẫu). Với trường diễn

ngôn này, các từ ngữ phản ánh giá trị kinh nghiệm gồm safe, safety (an toàn) (với tần

suất 56 lần trong 68 diễn ngôn), save (cứu), life (cuộc sống), protect (bảo vệ), security

(an ninh), fire (hỏa hoạn). Những từ ngữ này nhằm hướng người nghe đến những giá trị

của việc đảm bảo an toàn trong lao động và công việc. Phạm vi của vấn đề an toàn trong

KH CT-XH tiếng Anh có thể là an toàn thực phẩm, an toàn cho sức khỏe và tính mạng

con người, an toàn với mạng máy tính của cơ quan hoặc an toàn cho các tòa nhà công

cộng… Nhưng chung quy thì các chỉ số đảm bảo an toàn đều hướng đến yếu tố con

người (human factor) và các khẩu hiệu về an toàn lao động vẫn là đại đa số. Chính sách

an toàn lao động được chính phủ ban hành đưa ra điều kiện cho tất cả các công ty, cơ

quan phải thực hiện nghiêm vấn đề an toàn lao động. Ở một nước phát triển, nơi mà

vấn đề con người được chú trọng như ở Hoa Kỳ, cần thiết phải đảm bảo tính mạng và

sức khỏe của người lao động - nguồn nhân lực - gắn liền với việc thực hiện các biện pháp

an toàn. Để hiểu vấn đề này, hãy cùng xem tổ chức Y tế thế giới định nghĩa yếu tố con

người: “là những yếu tố liên quan đến công việc, tổ chức hay môi trường, cũng như liên

quan đến từng cá nhân con người có thể ảnh hưởng đến công việc theo cách chúng tác

động đến sức khỏe và sự an toàn”. Như vậy, có thể thấy rằng diễn ngôn KH CT-XH

Page 62: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

47

trong chủ đề an toàn đã phản ánh đúng những chính sách quốc gia về an toàn lao động, đặc

biệt là sử dụng các từ ngữ phản ánh sự liên hệ giữa yếu tố an toàn và yếu tố con người.

Trong khi đó, chủ đề chính trị - vận động bầu cử lại là một lĩnh vực khá thú

vị. Khẩu hiệu thuộc lĩnh vực này có độ dài văn bản tương đối ngắn gọn nhưng mỗi

từ ngữ đều chứa đựng nhiều yếu tố phản ánh sâu sắc thế giới kinh nghiệm của người

phương Tây - mà cụ thể là người dân Anh-Mỹ khi họ thể hiện lập trường chính trị.

Cho nên có thể thấy có nhiều từ ngữ thuộc trường diễn ngôn ở lĩnh vực này như

change (thay đổi), people (người dân), power (quyền lực), believe (tin, lòng tin),

leader (lãnh đạo), empire (đế chế), the rich (người giàu), the poor (người nghèo),

Black (người da đen), Red (cộng sản), agree (đồng ý), vote (bỏ phiếu), overtake (lật

đổ), war (chiến tranh), tên các ứng viên bầu tổng thống (Roosevelt, Clinton,

Obama), tên các nước (America, Australia, Scotland…). Ở Hoa Kỳ hay Anh Quốc,

việc bầu ra một người đứng đầu một đảng phái hay nhà nước là một quá trình tranh

cử công khai, kéo dài với nhiều chiến dịch rầm rộ, quy mô và với sự đầu tư thích

đáng. Ở các quốc gia có nhiều hơn một đảng phái chính trị như Hoa Kỳ và Anh

quốc chẳng hạn, sự lựa chọn của cử tri và vấn đề tranh cử giữa các đảng phái chính

trị là điều đương nhiên và đúng luật. Khẩu hiệu chính trị và vận động tranh cử tiếng

Anh đã thể hiện được tư tưởng chính trị của những người đại diện cho các đảng

phái đó trong việc vận động người khác nghe theo hay làm theo các chủ trương bầu

cử của mình. Những từ ngữ quan trọng đã giúp bộc lộ những suy nghĩ và thái độ,

qua đó thể hiện quyền lực của các đảng phái trong khi vận động tranh cử thông qua

những góc nhìn về giai cấp (the rich, the poor, class war), về các đảng phái

(Labour), về những vấn đề thời sự (Wall street, bucks, mine, liquor, oil) và cả về

những điều mà người dân thực sự mong muốn tổng thống mới phải cam kết cho

quốc gia (change). Cũng trong trường từ vựng này, nhiều từ ngữ trái nghĩa đã được

sử dụng để thể hiện sự đối lập trong thái độ, tư tưởng và cách nhìn nhận về các giai

cấp trong sự đấu tranh để giành thế vượt trội ở các cuộc vận động tranh cử như the

poor-the rich (nghèo-giàu), poorer-richer (nghèo hơn-giàu hơn) (đối lập hoàn toàn),

hay deeds - words (hành động - lời nói) (đối lập ẩn dụ), peace/love-war (hòa

bình/yêu thương - chiến tranh), danger-chance (hiểm họa - cơ hội). Những quan hệ

Page 63: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

48

đồng nghĩa, trái nghĩa được sử dụng khéo léo, và được đặt cạnh nhau trong mỗi diễn

ngôn khẩu hiệu để tạo ra một hiệu ứng tức thời đối với người đọc.

Trong quá trình giúp bộc lộ các giá trị kinh nghiệm của đời sống văn hóa-chính

trị xã hội, KH CT-XH tiếng Anh đặc biệt phản ánh đúng bức tranh về thế giới của xã

hội Hoa Kỳ với nhóm các chủ đề rất thời sự qua một thời gian dài, bao gồm Anti-

racism (chống phân biệt chủng tộc), Anti-terrorism & gun boycott (chống khủng bố -

tẩy chay súng đạn ) và Anti-trafficking & Illegal Immigration (chống buôn người và di

dân bất hợp pháp). Các từ ngữ giúp phản ánh đúng bức tranh này là terrorism, gun,

religion, violence, security, stop, risk, protest (chủ đề chống khủng bố và tẩy chay súng

đạn); race, racism, racial, racist, color, discrimination, fight (chủ đề chống phân biệt

chủng tộc) và human, traffick, illegal, immigrate (chủ đề chống buôn người và di dân

bất hợp pháp). Trước hết, cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc là một cuộc chiến

trường kì của những người da màu đòi công bằng và sự khẳng định tại Mỹ. Từ giữa thế

kỉ thứ 19, hàng triệu người châu Phi thuộc nhiều nhóm chủng tộc khác nhau bị đưa đến

Mỹ dưới hình thức mua bán hay trao đổi nô lệ và dần hình thành cộng đồng người Mỹ

gốc Phi với đầy đủ các tín ngưỡng, ngôn ngữ và văn hóa của riêng họ. Từ đó đến nay

trải qua hơn 1,5 thế kỉ, vấn đề sắc tộc và sự kì thị, đối xử phân biệt với người Mỹ gốc

Phi đã tạo ra bao nhiêu cảnh lầm than và đã được nhiều người cũng như nhiều tổ chức

chính trị - xã hội đấu tranh không ngơi nghỉ, nhưng vấn đề này vẫn cứ âm ỉ tồn tại

trong lòng xã hội Mỹ. Khẩu hiệu chống phân biệt chủng tộc vẫn cứ được sử dụng trong

các cuộc đấu tranh bền bỉ liên tục của những người Mỹ gốc Phi và cả những người “da

trắng” yêu chuộng hòa bình. Người Mỹ gốc Phi đòi được đối xử công bằng và được

công nhận như những người Mỹ da trắng khác. Chỉ mới đây vào tháng 8/ 2014, ngay

sau vụ cảnh sát bắn chết một công dân Mỹ người da đen tên Michael Brown, đã có

ngay các khẩu hiệu xuất hiện trong các cuộc tuần hành phản đối như “Stop the racist

killer, cops!” [66] (Hãy dừng ngay các vụ giết chóc mang tính sắc tộc, cảnh sát” hay

“Hands up, don’t shoot” (Đã giơ tay rồi, đừng bắn) và “Say no to racist cops” [A68]

(nói không với cảnh sát phân biệt chủng tộc). Trong các khẩu hiệu này, có thể nhận ra

một số từ ngữ phản ánh kinh nghiệm của một sự việc có tính thời sự hơn trước đó là

“racist killer”, “racist cops”, “hands up”. Những từ ngữ này cho người nghe người

Page 64: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

49

đọc thấy một bức tranh kinh nghiệm mới mẻ hơn trong cuộc chiến chống phân biệt

chủng tộc, mà muốn hiểu được nội dung khẩu hiệu, cần phải hiểu được tính chất của sự

việc hay ngữ cảnh tình huống của các sự tình. Vào thời điểm trên, một thanh niên da

màu Michael Brown, 18 tuổi đã bị cảnh sát bắn chết tại thành phố Ferguson (Hoa Kỳ).

Việc một người da màu bị cảnh sát da trắng bắn chết trong khi các nhân chứng cho biết

thanh niên này đã đưa tay lên hàng ngay sau khi bị cảnh sát trấn áp, đã làm bùng lên

làn sóng biểu tình sắc tộc ở Ferguson, bang Missouri. Thành phố này được cho là từng

có quá khứ phân biệt chủng tộc trong những năm 70 - 80 của thế kỉ 20. Như vậy, các

khái niệm cảnh sát phân biệt chủng tộc, kẻ giết người phân biệt chủng tộc… chỉ có giá

trị về mặt nghĩa và có tính tư tưởng trong phạm vi của các tình huống ngữ cảnh trên.

Tiếp đến, đầu thế kỉ 20 khi mà hiện tượng toàn cầu hóa đã lan tỏa và ảnh

hưởng đến hầu khắp các châu lục, toàn thế giới “giật mình” trước những thảm họa

khủng bố cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân vô tội, gây bất ổn trong an

ninh, chính trị và đe dọa nền hòa bình, thịnh vượng của nhiều quốc gia. Trước sự

kiện 11/9 (vụ tấn công khủng bố vào tòa tháp đôi thương mại thế giới WTC), hiện

tượng khủng bố đã được nhen nhóm và xảy ra ở đâu đó trên thế giới. Nhưng phải

thừa nhận rằng từ sự kiện này trở đi, quy mô và tính chất khủng bố đã lên đến đỉnh

điểm đến nỗi người ta luôn bị ám ảnh bởi thuật ngữ terrorism (khủng bố). Mọi việc

đều có nguyên do của nó, khi mà các chính sách chính trị - ngoại giao, kinh tế, tôn

giáo, xã hội giữa các quốc gia vẫn còn nhiều vướng mắc cần giải quyết. Nhưng để

cho người dân vô tội không phải hứng chịu thảm họa, cần thiết phải có những

phong trào chống khủng bố, các biện pháp đấu tranh vẫn cứ phải được tiến hành, và

một trong các biện pháp đó là tuyên truyền bằng hình thức biểu ngữ - KH CT-XH.

Một điều đáng chú ý nữa đó là sự xuất hiện của các từ ngữ liên quan đến tôn giáo

trong khẩu hiệu chống khủng bố (religion, religious, God). Điều này ám chỉ rằng

nguồn gốc sâu xa nhất của khủng bố vẫn là do các cuộc xung đột về tôn giáo, và các

cuộc thánh chiến. Đó cũng là cách thể hiện quyền lực mà các cơ quan ngôn luận

muốn sử dụng nhằm một mặt thể hiện tư tưởng thái độ lên án, mặt khác quy tội cho

các hành động khủng bố và các tổ chức khủng bố đang đi theo các con đường tôn

giáo cực đoan. Mặt khác, khẩu hiệu chống sử dụng súng thiếu kiểm soát hoặc tẩy

Page 65: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

50

chay súng đạn ở một số bang ở Hoa Kỳ được thực sự quan tâm khi mà các sự kiện

giết người hàng loạt bằng súng liên tục diễn ra ở các trường học. Từ cuộc tấn công

bằng súng lần đầu tiên xảy ra ở tại đại học Hoa Kỳ vào năm 1966, khi một sinh viên

25 tuổi Đại Học University of Texas - Austin leo lên nóc của một tòa nhà để bắn

chết 16 người, nạn giết người hàng loạt bằng xả súng hiện xảy ra thường xuyên

và làm chết nhiều người hơn so với các thập niên trước. Thông tin của thông tấn xã

Hoa Kỳ cho thấy 14 vụ nổ súng đầu tiên của năm 2014 trong tất cả các trường học

tại Hoa Kỳ diễn ra trong hai tuần lễ đầu của năm. Từ đại học công lập đến đại học

tư nhân, Bắc hay Nam, Đông hay Tây, trường nào cũng có thể là địa điểm tiếp theo

cho một vụ tấn công bằng súng. Hoa Kỳ có số vụ thảm sát ở trường đại học cao hơn

tất cả các nơi khác. Trong các vụ nổ súng giết chết hàng ngàn người Mỹ mỗi thập

niên, theo tài liệu của FBI, cứ mười vụ thì có ba vụ là diễn ra trong khuôn viên

trường học. Từ thực tế này, các khẩu hiệu tẩy chay súng đạn đã phản ánh bằng các

từ ngữ gun control (kiểm soát súng), gun boycott (tẩy chay súng), violence (bạo

lực), stop handguns (thôi sử dụng súng)… để cho thấy những mặt trái của chính

sách cho phép người dân sở hữu súng đạn và sự cần thiết phải kềm chế bạo lực cũng

như tình trạng dùng súng giết người hàng loạt như đã nêu. Đồng thời, diễn ngôn KH

CT-XH đã cho phép người ban hành thể hiện thái độ quan ngại và không đồng tình

với một số khía cạnh trong luật sử dụng súng của người dân thường ở Hoa Kỳ.

Cuối cùng, một minh chứng khác cho việc phản ánh thế giới kinh nghiệm và

cách người ta nhìn nhận các vấn đề chính trị - xã hội trong diễn ngôn. Đó là trường

hợp của các khẩu hiệu về an toàn giao thông và chống lạm dụng bia rượu. Thống kê

của ủy ban an toàn quốc gia Hoa Kỳ cho thấy một trong những khu vực dễ xảy ra

tai nạn nhất là đường bộ. Và nguyên nhân chủ yếu của tai nạn giao thông càng ngày

càng gia tăng chính là người tham gia giao thông quên các nguyên tắc an toàn. Nhìn

vào khẩu hiệu về an toàn giao thông mà tiếng Anh gọi là “road satety slogans” (khẩu

hiệu an toàn đường bộ), chúng ta thấy có rất nhiều khẩu hiệu phản ánh các vấn đề an

toàn lái xe đường bộ gắn với việc lạm dụng bia ruợu và một số ít gắn với tốc độ hay

việc thắt dây an toàn. Các từ ngữ alcohol/ alcoholism/ alcoholic (rượu/ thức uống có

cồn), drink/drunk (uống rượu/say) có số lượt sử dụng ngang bằng với từ ngữ driving

Page 66: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

51

(lái xe) là 24-25 lượt/56 khẩu hiệu. Như vậy, khi mà hệ thống đường sá và các biển

báo giao thông cũng như những yếu tố khách quan khác trên đường bộ đã được đảm

bảo ở một quốc gia phát triển và văn minh như Hoa Kỳ, thì vấn đề còn lại chỉ nằm ở

ý thức người tham gia giao thông mà thôi. Đây là một phản ánh trung thực về thực

trạng xã hội hay thế giới kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn giao thông.

Như vậy việc sử dụng trường từ vựng ở cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực

(thông qua biện pháp sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa) đều được chú trọng nhằm

thể hiện rõ nét tư tưởng và thái độ của người phát ngôn trong các khẩu hiệu tuyên

truyền tiếng Anh. Điều này cho thấy diễn ngôn KH CT-XH đã phản ánh đúng thế

giới kinh nghiệm của con người ở các nước nói tiếng Anh.

2.3.2. Giá trị quan hệ của từ ngữ

Đồng thời với các giá trị kinh nghiệm, mỗi từ ngữ còn sở hữu các giá trị khác,

trong đó có giá trị quan hệ. Giá trị quan hệ của từ ngữ, theo Fairclough, được thể hiện

qua cách mà người kiến tạo diễn ngôn lựa chọn từ ngữ để duy trì hay tạo ra các mối quan

hệ xã hội giữa các thành viên tham gia giao tiếp [68]. Để tạo ra các hiệu ứng quan hệ cho

từ ngữ, người phát ngôn có thể sử dụng các chiến lược nhắc đến hoặc tránh nhắc đến một

số từ ngữ có khả năng biểu cảm cao. Một trong những cách để đạt được điều này là dùng

uyển ngữ để tránh đề cập những khái niệm tiêu cực, và để tạo nên sự lịch sự (politeness),

nhằm duy trì quan hệ giữa người nói và người nghe. Ví dụ như trong các bài phát biểu

chính trị, diễn giả thường dùng từ “coloured” (người da màu) thay cho “black” (người

da đen) khi ám chỉ người Mỹ gốc Phi. Nếu dùng từ “Negro” (người da đen) thì dễ làm

cho người nghe hiểu nhầm là người nói tỏ thái độ khinh miệt, vì từ “Negro” mang sắc

thái biểu cảm tiêu cực. Lúc này, vấn đề duy trì mối quan hệ xã hội giữa người nói chuyện

và khán giả càng trở nên phức tạp. Ngoài ra, Fairclough còn đề nghị khai thác yếu tố

trang trọng của từ ngữ (formality) và cố gắng gìn giữ thể diện (face saving) cho các bên

giao tiếp để tạo nên các hiệu ứng tốt về quan hệ, như các hình thức xưng hô lịch sự, các

từ ngữ trang trọng, các từ ngữ học thuật…

Ứng dụng vào trong ngôn ngữ khẩu hiệu, có thể thấy được cách nhìn nhận các

mối quan hệ xã hội giữa người phát ngôn và người tiếp nhận phát ngôn cũng đã được

thể hiện thông qua cách chọn sử dụng từ ngữ, nếu quy chiếu theo những chiến lược mà

Page 67: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

52

Fairclough [68] đã đề nghị. Ngoại trừ một số rất ít KH CT-XH là do người dân tự thiết

kế và mang theo trong các cuộc tuần hành hay biểu tình, hầu hết KH CT-XH do các cơ

quan tuyên truyền và các tổ chức chuyên môn thiết kế và ban hành, căn cứ trên các

thể chế, luật lệ và các chính sách kinh tế, xã hội tương ứng. Như vậy quan hệ giữa

người phát ngôn và người tiếp nhận ở đây là mối quan hệ lịch sự và trang trọng.

Hơn nữa, tính trang trọng ở đây cần được chú ý vì KH CT-XH thường được trình

bày giữa công chúng. Tuy khẩu hiệu là để hô hào, để nói, nhưng ngôn ngữ của loại

hình diễn ngôn này cần đảm bảo không có nhiều từ ngữ thiếu trang trọng để duy trì

mối quan hệ lịch sự giữa các bên. Sau đây là một số ví dụ về việc thể hiện mối quan

hệ giữa những người tham gia trong giao tiếp của diễn ngôn KH CT-XH trên một số

chủ đề bằng các uyển ngữ và các từ ngữ thể hiện tính trang trọng, học thuật hay từ

ngữ không trang trọng:

Bảng 2.3. Giá trị quan hệ của từ ngữ thể hiện qua cách dùng uyển ngữ và

từ ngữ trang trọng hoặc thiếu trang trọng

Stt Biện

pháp Giá trị quan hệ của từ ngữ Ý nghĩa quan hệ

(relational meanings)

1

Uyển

ngữ

Protest against the spectacular

exterior and inner emptiness.

Ẩn dụ từ vựng - ngữ nghĩa, hàm ý phê phán sự trái

ngược giữa cái được hô hào và thực chất công cuộc

chống khủng bố của Hoa Kỳ.

2 Terrorism has no religion Dùng ẩn dụ từ vựng- ngữ nghĩa để phê phán hành

động khủng bố. “Không tôn giáo” là cách nói giảm

đi của “vô nhân đạo” vì tôn giáo là đức tin thiêng

liêng của con người. Ngoài ra, cụm từ này còn

mang ý nghĩa kết tội việc một số phần tử quá khích

trong tôn giáo là nguyên nhân dẫn đến khủng bố

3 A hamburger stops a beating

heart

Từ ngữ hoán dụ với ý nghĩa phê phán hành vi ăn

thịt gia súc, gia cầm của con người.

4 Everyone should be colorblind

to see the beauty of people.

Laundry is the only thing that

should be separated by color.

Some people need to accept

that the world is colorful.

Ẩn dụ từ vựng-ngữ nghĩa để kêu gọi chống chia rẽ

sắc tộc, chống sự kì thị đối với người da màu, mà

chủ yếu là da đen.

5 White America has a Black

history.

Ẩn dụ từ vựng - ngữ nghĩa và dùng từ trái nghĩa để

nhắc nhở nguồn gốc của nước Mỹ ngày nay chính

là từ người Mỹ gốc Phi di cư từ những thế kỉ trước.

Mục đích là chống kì thị sắc tộc Black is beautiful/ Black Power.

6 Alcoholism is an equal opportunity destroyer

Ẩn dụ từ vựng-ngữ nghĩa. Gọi người sử dụng thức uống có cồn là “người làm mất cơ hội”, thay vì phê phán gay gắt hơn.

Page 68: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

53

7 Chance takers are accident makers.

Ẩn dụ từ vựng-ngữ nghĩa. Gọi người có hành vi lái xe nhanh hoặc lấn chiếm đường là “người chớp thời cơ”, thay vì gọi họ là người phóng nhanh vượt ẩu”

8 Life don't have Reset button. Drive safe.

Ẩn dụ từ vựng-ngữ nghĩa. Dùng hiện tượng ẩn dụ “khởi động lại” cuộc sống để kêu gọi những người lái xe dành sự trân trọng cho cuộc sống.

9 Better dead than Red Ẩn dụ từ vựng-ngữ nhĩa. Dùng từ “Đỏ” (Red) để hàm ý cộng sản (communism), một cách mà đối tượng chống đối cộng sản làm giảm nhẹ căng thẳng trong KH CT-XH.

10 We are the 99% Nêu một con số phần trăm gần tuyệt đối để khẳng định sự lớn mạnh, sự thống trị của một tổ chức trong cuộc biểu tình đòi chiếm phố Wall (New York - Mỹ) năm 2011. (Chúng tôi chiếm 99%", hàm ý rằng

thủ phạm gây nên những khó khăn của nền kinh tế Mỹ hiện nay là những người giàu có - vốn chỉ chiếm 1% dân số nhưng lại nắm giữ hơn 40% tổng tài sản của toàn nước Mỹ, trong khi 99% người dân còn lại lại phải chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng này - mất việc, mất nhà… )

11 Human Trafficking is modern day slavery

Ẩn dụ từ vựng - ngữ nghĩa, hàm ý việc buôn người trong thế giới hiện đại cũng tương đương như chế độ nô lệ ngày xưa.

12

Ngôn n

gữ

tra

ng t

rọng/

thiế

u t

rang t

rọng

“I choke with smoke” - said Mr.Lungs

Dùng cách xưng hô trang trọng “Ngài” cho một bộ phận cơ thể để thể hiện sự trân trọng đối với sức khỏe con người.

13 There is a sufficiency in the world for man’s need, but not for man’s greed.

Dùng từ trang trọng để thể hiện tính chất nghiêm trọng của sự việc.

14 Safety doesn't slow the job down but mishaps do.

15 Deeds Not Words

16 Hey, Hey, LBJ, how many kids you kill today?

Dùng từ hô gọi “hey” và từ ngữ “giết” là cách nói thiếu trang trọng để thể hiện sự coi thường đối với Lyndon B. Johnson - tổng thống thứ 36 của Hoa Kỳ và chống đối cuộc chiến tranh của ông tại Việt Nam

17 Eat the Rich Dùng từ “ăn” để thế hiện sự không tôn trọng đối với nhóm người giàu ở xã hội Mỹ.

18 In Your Guts, You Know He's Nuts

Dùng lối nói nhại từ câu "In Your Heart, You know He's Right" thể hiện sự thiếu trang trọng, coi thường đối với Thượng nghị sĩ Mỹ Barry Goldwater, ứng cử viên tổng thống Mỹ năm 1964

20 Giving is the best therapy Dùng từ học thuật để thể hiện sự trang trọng, cách nhìn nhận vấn đề “cho-tặng-làm từ thiện”

21 Don’t hop into bed, until you are wed.

Dùng từ thiếu trang trọng để thể hiện sự coi thường với hiện tượng sống như vợ chồng trước khi cưới của các cặp đôi.

22 Stop the racist killer, cops Dùng từ ngữ thiếu trang trọng (cops thay cho police) để phê phán hành vi của các cảnh sát phân biệt chủng tộc)

Page 69: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

54

Từ bảng 2.3 có thể thấy rằng đa số các từ ngữ có chức năng bộc lộ các giá trị

quan hệ trong KH CT-XH tiếng Anh đều thuộc hai lĩnh vực uyển ngữ và ngôn ngữ

trang trọng hoặc không trang trọng (lịch sự). Trong biện pháp uyển ngữ, hầu hết các từ

ngữ được sử dụng đều thuộc ẩn dụ từ vựng-ngữ nghĩa vì đây là phạm trù có khả năng

thay thế rất cao cho các từ vựng để giảm nhẹ hoặc nói tránh. Trong khi duy trì hoặc

phát huy các mối quan hệ giữa người phát ngôn và người tiếp nhận, biện pháp uyển

ngữ thông qua ẩn dụ từ vựng trong các KH CT-XH tiếng Anh vừa khảo sát đã có tác

dụng khá cao trong việc truyền đi thông điệp phê phán, hoặc tỏ thái độ, bộc lộ hệ tư

tưởng của người phát ngôn. Cụ thể ở các khẩu hiệu trong bảng 2.3, chúng ta luôn thấy

có sự khéo léo chọn lựa từ ngữ (uyển ngữ và ngôn ngữ trang trọng) một là để tránh

nhắc đến các vấn đề tế nhị hoặc cấm kị, hai là để duy trì (hay làm mất đi) yếu tố lịch sự

giữa các bên tham gia giao tiếp. Tất cả nhằm đảm bảo cho các mục tiêu giao tiếp được

thực hiện thành công: truyền tải thông điệp của KH CT-XH đến với người tiếp nhận.

Tiếp đến, giá trị quan hệ của từ ngữ còn được thể hiện thông qua cách dùng

các từ tình thái quan hệ và tình thái biểu cảm với các trợ từ tình thái như “should”

(6 lượt) để cho lời khuyên, “must” (3 lượt) để thể hiện sự bắt buộc của một hành

động, “can/could” (64 lượt) để diễn tả sự cho phép hoặc khả năng có thể xảy ra của

sự việc, hay “may/ might” (8 lượt)… để thể hiện mức độ có thể xảy ra của sự

việc… Đây là những phương tiện để (1) thể hiện tính lịch sự thông qua yếu tố giả

định cách (subjunctive), (2) thể hiện quyền lực của người phát ngôn, và (3) diễn tả

các yếu tố cho phép hay cấm đoán trong diễn ngôn KH CT-XH. Ở đây, quyền lực

được thực thi giữa hai đối tượng người nói và người nghe, thông qua yếu tố liên

nhân trong từ ngữ tình thái. Đây là kiểu quyền lực ẩn dấu (hidden power) mà

Fairclough [68] đã thảo luận trong công trình nghiên cứu “Language and Power”

của mình. Fairclough cho rằng không giống như giao tiếp trực diện (face-to-face),

các diễn ngôn kiểu truyền thông đại chúng (truyền hình, báo chí, phát thanh…)

thường hay chứa đựng những mối quan hệ ẩn dấu của quyền lực, nơi mà yếu tố

“một phía” (one-sidedness) chiếm ưu thế. Ở môi trường “một phía” này, khi không

có đủ hai bên cùng tranh luận để thực thi quyền lực trong diễn ngôn, phía chiếm ưu

thế (dominating side) rất dễ tỏ rõ quyền lực, và thường hàm chứa bên trong các kiểu

từ ngữ như vậy. Fairclough giải thích rằng sở dĩ có điều đó là do các kiểu truyền

Page 70: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

55

thông đại chúng này có một vài đặc điểm cơ bản giống với bản chất hàng hóa

(commodity) và là sự trao đổi giữa người sản xuất và người tiêu thụ [68:49].

2.3.3. Giá trị biểu cảm của từ ngữ

Giá trị biểu cảm của từ ngữ thể hiện sự đánh giá của con người đối với vấn

đề chính trị - xã hội có thể thông qua các từ ngữ hiển ngôn hoặc hàm ngôn, nhưng

tất cả đều mang tính tư tưởng. Khi có sự đánh giá từ hai mặt của vấn đề, ví như mặt

tích cực và tiêu cực, hoặc diễn ngôn là để thể hiện sự đấu tranh giữa hai phía, dùng

từ ngữ biểu cảm là cách để mỗi bên thể hiện quan điểm, tư tưởng của mình.

Fairclough [69:119] đã từng cho rằng “giá trị biểu cảm của từ ngữ luôn là mối bận

tâm lớn nhất của những ai quan tâm đến ngôn ngữ thuyết phục”. Ngôn ngữ thuyết

phục ở đây chính là sử dụng các từ ngữ để thể hiện các hệ tư tưởng trái ngược nhau,

và từ đó có thể quyết định loại hình diễn ngôn mà người nói sẽ sử dụng.

Khảo sát diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh, có thể thấy một số

từ ngữ thể hiện sự đánh giá của người sử dụng diễn ngôn cũng như qua đó thể hiện

thái độ đối với các vấn đề chính trị - xã hội của các nước nói tiếng Anh như sau:

- Turn in your arms. The government will take care of you. [A14]

- Donation shows Appreciation. [A461]

- Cruelty is one fashion statement we can do without. [A30]

- Discrimination is a disease. [A70]

- Labour is not Working. [A354]

- Everything Within the State, Nothing Outside the State. [A339]

Trong hai ví dụ đầu, từ ngữ “take care” (chăm sóc) và “appreciation” (cảm

kích, biết ơn) mang nghĩa đánh giá tích cực; trong khi đó trong các ví dụ tiếp theo,

khẩu hiệu lại sử dụng hình thức từ ngữ mang nghĩa đánh giá tiêu cực (cruelty - tàn

bạo; disease - căn bệnh, not working-không hiệu quả)… Những cách lựa chọn từ ngữ

ở cả hai thái cực như vậy một mặt giúp thể hiện sự đánh giá tích cực hay tiêu cực đối

với vấn đề; mặt khác, còn là hình thức ngôn ngữ thuyết phục nhằm làm cho người

nghe ngẫm nghĩ, thuyết phục họ có cái nhìn phản biện hơn (critical look) đối với vấn

đề chính trị - xã hội đang được vận động. Trong những trường hợp như vậy, việc

dùng một số từ ngữ khá “đanh thép” trong khẩu hiệu ví dụ như (cruelty - sự tàn bạo,

Page 71: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

56

disease-bệnh hoạn…) không chỉ để mang tính chất kêu gọi, động viên mà còn mang

một nhiệm vụ khác - nhiệm vụ lên án, đấu tranh chống những điều sai trái.

Ngoài ra, trên một khẩu hiệu bài trừ hiện tượng sử dụng súng thiếu kiểm soát (in

trên báo) còn nêu một loạt các số liệu thuyết phục về số người chết là hậu quả của việc

dùng súng:

Hình 2.1 Một poster trình bày khẩu hiệu tẩy chay súng ở Hoa Kỳ.

(Nguồn: poster tuyên truyền của ủy ban kiểm soát dùng súng quốc gia ở Hoa Kỳ NCCP -

National Concealed Carry Permit)

Ở trong khẩu hiệu thể hiện trên poster ở hình 2.1 này, các con số tăng dần

miêu tả số người chết ở các nước do súng chỉ trong một năm, đồng thời đối lập khá

xa với số người chết vì súng ở Mỹ (gấp hàng trăm lần) đã là một dạng ngôn ngữ

thuyết phục nhằm bày tỏ thái độ lên án việc dùng súng thiếu kiểm soát ở Mỹ và các

nước khác trên thế giới; kèm theo một lời cầu nguyện (God bless America) và khẩu

hiệu vận động (Stop handguns before they stop you!).

Page 72: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

57

Cuối cùng, giá trị biểu cảm của từ ngữ trong KH CT-XH tiếng Anh còn đạt được

thông qua cách chơi chữ (play with words) như sử dụng từ đồng âm (homophones), biến

âm (phonetic variant) hay điệp vần (rhythm)... cụ thể như trong các khẩu hiệu:

Bảng 2.4 Một số ví dụ về cách chơi chữ và ý nghĩa biểu cảm từ ngữ

trong khẩu hiệu CT-XH tiếng Anh

Stt Khẩu hiệu Dịch nghĩa Ý nghĩa biểu cảm Tần suất

1 Behind the wheel,

anger is QH one

letter away from

danger.[A262]

Sau tay lái, giận

dữ chỉ cách xa

hiểm họa một chữ

cái.

Chơi chữ - dùng cặp từ

anger-danger để so sánh

mối tương quan giữa trạng

thái giận dữ-hiểm họa khi

lái xe

11/500

2 Cancer is a word,

not a

sentence.[A484]

Ung thư là một từ,

không phải một

câu / bản án

Sử dụng từ đồng âm:

sentence (câu) và sentence

(bản án; lời tuyên án)

3 I put the fun in

funeral. [A140]

Tôi đã để niềm

vui lại trong đám

tang

Chơi chữ - fun và funeral

(hai từ ngữ mang nghĩa đối

lập)

4 You booze, you

cruise, you

lose.[A122]

Bạn uống say, bạn

đi “du ngoạn”,

bạn mất tất cả.

Dùng từ ngữ có cùng vần

điệu để tạo hiệu ứng biểu

cảm

23/500

Với những kiểu dùng từ ngữ đặc biệt như vừa nêu, ý nghĩa biểu cảm hay giá

trị thuyết phục sẽ tăng lên rất nhiều, vì thói quen của những người tham gia vào văn

hóa cộng đồng là dễ nhớ những gì đặc biệt, như trường hợp điệp vần, chơi chữ hay

đồng âm như trên.

Tóm lại để đạt được mục tiêu thuyết phục bằng cách bày tỏ thái độ, tư tưởng

hay cách nhìn nhận, đánh giá đối với các vấn đề chính trị - xã hội đương thời, việc

lựa chọn từ ngữ cho khẩu hiệu cần đạt được những giá trị biểu cảm cao để dễ có giá

trị thuyết phục, tác động vào suy nghĩ của người tiếp nhận.

2.3.4 Sử dụng biện pháp ẩn dụ

Trong CDA, ẩn dụ là cách để diễn đạt một khía cạnh kinh nghiệm dưới dạng

một khái niệm khác, chứ không nhất thiết phải là cách diễn ngôn theo nghĩa đen của

nó; và mỗi kiểu ẩn dụ khác nhau đều tạo ra những hệ quả tư tưởng khác nhau tương

ứng ([68], [98]). Mặc dù công nhận là CDA với nhiều nhấn mạnh về hệ tư tưởng,

quyền lực và ngôn ngữ ([68], [145], [155]) cũng như những cấu trúc ý niệm đằng

Page 73: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

58

sau diễn ngôn; và mặc dù những nhà phân tích CDA chú ý đến những thành tố nội

diễn ngôn như từ ngữ, ngữ pháp, tình thái… thì các yếu tố tổng quát hơn về tính

đồng nhất hay ẩn dụ trong diễn ngôn chính trị cũng được quan tâm không kém (ví

dụ như nghiên cứu của Wilson [153] và Chilton-[57]).

Lakoff & Johnson [98] cho rằng ẩn dụ không những làm cho những suy nghĩ

của con người càng thêm sâu sắc và thú vị mà chúng còn giúp định hình những

nhận thức và hiểu biết của họ. Họ còn cho rằng ẩn dụ ý niệm là một phương thức

của tư duy. Chính vì thế nghiên cứu khía cạnh sử dụng ẩn dụ trong diễn ngôn và

cách sử dụng ẩn dụ để bộc lộ hệ tư tưởng và thái độ là hoàn toàn phù hợp với công

tác CDA vì theo các tác giả này, ẩn dụ không chỉ đơn thuần là vấn đề của ngôn ngữ

mà còn là vấn đề của tư duy. Ẩn dụ ý niệm được hiểu là một phương thức chuyển

nghĩa trong cách tư duy, nơi mà các ý niệm trừu tượng được làm cho người khác

hiểu thông qua các ý niệm ít trừu tượng và gắn với tư duy đời thường của họ hơn.

KH CT-XH là một thể loại diễn ngôn thuyết phục công chúng. Khẩu hiệu hướng tới

chức năng tác động trong khi ẩn dụ ý niệm, đặc biệt là các ẩn dụ cấu trúc (structural

metaphors) có chức năng tác động rất lớn. Cho nên việc sử dụng các ẩn dụ ý niệm

có tác dụng to lớn trong việc kêu gọi, vận động người khác.

Ví dụ trong khẩu hiệu vận động tranh cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1936

“Sunflowers die in November” (Hoa hướng dương tàn vào tháng 11), việc dùng

hiện tượng ẩn dụ với các từ ngữ sunflower, die, November có ý nghĩa ẩn dụ rất sâu

sắc. Theo ẩn dụ ý niệm thì ý niệm “die” (chết, tàn) là một hiện tượng tự nhiên. Hoa

hướng dương (hay bất kì loại hoa nào khác và xa hơn là bất kỳ sinh vật nào khác)

thường có chu kì, hết nở lại tàn; cũng như đời người được sinh ra, lớn lên và rồi

cũng sẽ qua đời. Nhưng nếu xét về tình hình chính trị - xã hội của Hoa Kỳ lúc bấy

giờ, có thể thấy những người ủng hộ ứng cử viên Franklin D. Roosevelt đang cố

gắng vận động tranh cử cho người của mình bằng cách nói về đối thủ Alf Landon,

người sinh ra và lớn lên ở bang Kansas, và bang này đang chọn hoa hướng dương

làm biểu tượng hoa của bang. Tháng 11 năm đó lại là thời điểm diễn ra cuộc bầu cử.

Cho nên ý nghĩa ẩn dụ của khẩu hiệu này là ý niệm về cuộc đời - diễn tả một sự việc

được cho là thuận theo lẽ tự nhiên là quy luật sinh - tử của cuộc đời. Qua ẩn dụ này,

Page 74: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

59

người phát ngôn mong muốn thể hiện sự dự đoán cho kết quả bầu cử của đối thủ

trong tương lai, đồng thời để vận động mọi người ủng hộ ứng cử viên của mình là

Roosevelt. Ở đây, ý niệm “thất bại” được ẩn dụ bằng ý niệm “hoa tàn cuối độ” hay

“sinh vật chết cuối đời” để người nghe hiểu được ngụ ý “ứng viên Alf Landon sẽ thất

bại là lẽ đương nhiên”.

Tương tự, hãy cùng xét các ẩn dụ ý niệm trong các khẩu hiệu:

- An ounce of prevention is worth a pound of cure. [A260] (khẩu hiệu an toàn)

- When you gamble with safety you bet your life. [A320] (khẩu hiệu an toàn)

- A hamburger stops a beating heart. (khẩu hiệu quyền động vật) [A44]

- Think globally, act locally. [A382] (khẩu hiệu môi trường)

Trong ví dụ [A260], ý niệm trừu tượng về số lượng (ít / nhiều) đã được miêu

tả bằng một ý niệm ít trừu tượng hơn và là đại lượng ước đoán chính xác hơn. Đó là

“ao- xơ” và “pao” (hai đơn vị đo lường khối lượng của Mỹ). Một ao-xơ tương

đương khoảng 28g và một pao tương đương khoảng 453g (gấp khoảng 16 lần một

ao-xơ). Khi sử dụng ước lượng với hai đại lượng chính xác và đã được quy định

như thế này, người nghe có thể hình dung được sự đối lập trong giá trị của việc

phòng và chống ở khẩu hiệu an toàn này. Ẩn dụ ý niệm ở đây nhằm tập trung sự

chú ý của người nghe vào giá trị cao hơn gấp nhiều lần của việc phòng chống bệnh

tật hoặc tai nạn nghề nghiệp so với việc khắc phục hậu quả của các tai nạn hoặc

bệnh tật nói trên. Hay trong ví dụ [A320], giá trị của sự an toàn đối với cuộc sống là

một ý niệm trừu tượng, đã được ẩn dụ bằng một ý niệm ít trừu tượng hơn là sự cá

cược trong đánh bạc. Đa số những người trưởng thành đều hiểu được việc đánh bạc

bao hàm những cá cược mà người chơi (người đi tìm thú vui trong đánh bạc)

thường không có nhiều cơ hội thắng, thậm chí có khi họ còn mất tất cả. Người ta

dùng từ gamble (đánh bạc) vốn dĩ trong nghĩa gốc cũng đã hàm ý một sự ẩn dụ rồi,

bởi hành vi này có thể bao gồm các hành vi tiêu khiển bình thường khác như chơi

bài, chơi xúc xắc, chơi quay số… Nhưng khi dùng từ đánh bạc, bản thân người nói

đã hàm ý một sự may rủi hay dựa vào vận may để tìm kiếm lợi ích cho bản thân chứ

không đơn thuần là các trò tiêu khiển giải trí bình thường khác. Khi đem so sánh

Page 75: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

60

việc vi phạm các quy tắc an toàn với hành vi đánh bạc, dẫn đến hậu quả có thể là

mất đi mạng sống so sánh với việc thua một khoản tiền lớn trong đánh bạc, hình

thức ẩn dụ này ngụ ý rằng nếu chúng ta không tôn trọng các quy tắc an toàn hoặc

xem đó là những thú vui (như đánh bạc), thì có khi chúng ta sẽ có thể cá cược cả

mạng sống của mình (một việc rất thường xuyên xảy ra trong đánh bạc). Từ việc

phân tích các ví dụ trên, có thể thấy rằng người phát ngôn có thể phát huy các ẩn dụ

ý niệm để làm tăng chức năng tác động của KH CT-XH - một nhiệm vụ rất quan

trọng trong tuyên truyền.

Bên cạnh các hiện tượng ẩn dụ ý niệm, KH CT-XH tiếng Anh vẫn phát huy

các kiểu hiện tượng ẩn dụ truyền thống, như được phân tích trong một số ví dụ sau:

- Protest against the spectacular exterior and inner emptiness.

Trong khẩu hiệu chống khủng bố này, có hai khái niệm vừa là từ trái nghĩa

vừa mang ý niệm ẩn dụ đó là spectacular exterior (bên ngoài hào nhoáng) và inner

emptiness (bên trong rỗng tuếch). Sự đối lập về nghĩa của hai từ ngữ này trước hết

đã cho thấy một sự không hài lòng của người dân đối với thực trạng chống khủng

bố ở Hoa Kỳ. Thêm vào đó ý nghĩa ẩn dụ của sự đối lập này được nhấn mạnh bởi

người phát ngôn đã cố tình đưa ra hai hình ảnh bên ngoài hào nhoáng và bên trong

rỗng tuếch (với nghĩa đen là sự trái ngược vẻ bề ngoài và thực chất bên trong) để

hàm ý về sự đối lập của những cái nhìn thấy được từ bên ngoài và thực chất của vấn

đề. Với hai yếu tố từ ngữ ẩn dụ (bên ngoài/ bên trong) và hai tính từ bổ trợ nghĩa

(hào nhoáng/rỗng tuếch), tác giả khẩu hiệu muốn người ta liên tưởng đến một sự bất

ngờ khi thấy được những gì rất tốt đẹp bên ngoài nhưng lại hiểu được sự trống vắng

bên trong - đó là bản chất của việc chống khủng bố ở thời điểm đó. Thành công của

việc đưa ra yếu tố ẩn dụ này là nếu liên tưởng đến vẻ đẹp ngoại thất (khi mới quan

sát) và vẻ trống trải về nội thất của một ngôi nhà (khi bước vào bên trong), chắc

chắn nhiều người sẽ hiểu được thực chất của công tác chống khủng bố là chỉ mang

tính chất hô hào, chư chưa thực sự mang lại các kết quả hữu hiệu, hoặc thậm chí là

còn không đi đến kết quả (rỗng tuếch). Và từ kết quả của ẩn dụ tư tưởng này, khẩu

hiệu trên muốn bày tỏ thái độ phản đối với cách hành động của chính phủ-hoặc một

nhóm người có chức năng đối với công tác chống khủng bố. Qua đó, họ mong muốn

Page 76: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

61

công tác này không cần phải phô trương hào nhoáng với vẻ bề ngoài mà chỉ cần tập

trung vào thực chất và chú trọng để đạt được kết quả mong đợi.

Tương tự như vậy, trong khẩu hiệu “laundry is the only thing that should be

separated by color” (chỉ có công việc giặt giũ mới cần phân biệt màu sắc), yếu tố ẩn dụ

nằm ở từ ngữ “color”, nhưng toàn bộ ý nghĩa của ẩn dụ này phải đặt trong tương quan

của cả khẩu hiệu. Nếu nói về nghĩa đen (literary meaning) thì khẩu hiệu này diễn đạt

một sự tình mà ai cũng công nhận từ thế giới kinh nghiệm của họ. Khi cho tất cả đồ cần

giặt giũ vào máy giặt, người giặt cần lưu ý phân loại các vật phẩm có thể bị hoen màu

vì có khả năng nó sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của các vật phẩm khác. Và đây là nguyên

tắc cơ bản nhất trong khi giặt giũ. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống, đặc biệt là ở xã

hội Mỹ nơi mà sự kì thị, phân biệt chủng tộc vẫn còn là vấn đề nóng bỏng qua nhiều

thập kỉ, thì ý nghĩa ẩn dụ ở đây lại có nghĩa là ngoài công việc giặt giũ là đáng phân

loại màu sắc ra, chẳng có điều gì cần phân biệt màu sắc cả. Điều này hàm ý vấn đề

phân biệt sắc tộc là không đáng có, là bất bình thường, bất bình đẳng… và vấn đề

mang tính quốc gia như vậy lại được đem ra so sánh với một công việc rất bình thường

là “giặt giũ”, để hàm ý rằng công việc của những người theo đuổi chính sách phân biệt

chủng tộc là không đáng trân trọng, chỉ đáng như là một công việc nhà.

Một số ví dụ khác về hiện tượng ẩn dụ là:

- Killing for recreation is obscene. [A45]

- Everyone should be colorblind to see the beauty of people. (mù màu) [A55]

- Some people need to accept that the world is colorful.(đầy màu sắc) [A57]

- Discrimination is a disease. (bệnh tật) [A70]

- White America has a Black history. (quá khứ đen - đen tối) [A59]

- A tree never hits an automobile except in self defense. (tự vệ) [A73]

- Human Trafficking is modern day slavery. (nô lệ thời hiện đại) [A425]

- Plant your seeds now, reap your rewards later. (gieo - gặt) [A208]

Tần suất của các kiểu ẩn dụ này chiếm khoảng 8% của 500 mẫu diễn ngôn KH

CT-XH tiếng Anh. Việc dùng các kiểu ẩn dụ này trong diễn ngôn đã ít nhiều giúp

người phát ngôn thể hiện “quyền lực” để một mặt bày tỏ thái độ, tư tưởng của mình;

Page 77: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

62

mặt khác các kiểu ẩn dụ này còn đạt giá trị biểu cảm và giá trị quan hệ (liên nhân) rất

cao, giúp cho họ đạt được các mục tiêu giao tiếp trong tuyên truyền của khẩu hiệu.

2.4. Những đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã

hội tiếng Anh theo quan điểm của Lý thuyết Phân tích Diễn ngôn phê phán

Quan điểm của lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán mà Fairclough theo

đuổi và nghiên cứu là dựa trên việc xem xét các yếu tố nội diễn ngôn như từ ngữ, ngữ

pháp, và cấu trúc diễn ngôn. Để giải quyết công việc CDA trên cơ sở ngôn ngữ học,

đặc biệt là trong khi xem xét các cấu trúc ngữ pháp trong diễn ngôn, Fairclough đã đề

nghị áp dụng khung lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday vì theo

Halliday [83: xvi], dù mục tiêu cuối cùng là gì, thì việc phân tích văn bản trên bình

diện ngữ pháp cũng là bước đầu tiên. Và bình diện ngữ pháp ở đây chính là ngữ

pháp chức năng hệ thống do Halliday khai thác và phát triển. Để làm được điều đó,

công việc của các nhà CDA là đi phân tích các giá trị kinh nghiệm, quan hệ và biểu

cảm của các cấu trúc ngữ pháp, các vấn đề liên kết câu/ mệnh đề … tương ứng với

ba siêu chức năng của ngôn ngữ.

2.4.1. Giá trị kinh nghiệm của các hiện tượng ngữ pháp

Halliday [83:106] quan niệm rằng ngôn ngữ là phương tiện giúp người ta xây

dựng bức tranh tinh thần về thực tế, hiểu được những gì xảy ra xung quanh họ hay cả

trong thế giới nội tâm của họ. Theo ông, kinh nghiệm là những gì đang diễn ra như các

sự kiện, hành động, cảm giác, ý nghĩa , tồn tại và các sự việc đang dần trở thành. Tất cả

những sự việc đang diễn ra được ngữ pháp của cú lựa chọn. Và hệ thống ngữ pháp mà

qua đó phương thức phản ánh được thể hiện được gọi là hệ thống chuyển tác.

Quan hệ chuyển tác là một trong những khái niệm quan trọng của ngữ pháp

chức năng hệ thống của Halliday. Quan hệ này phản ánh các sự kiện, trạng thái hay

hành động xảy ra trong thế giới tự nhiên. Thế giới kinh nghiệm được hệ thống chuyển

tác phân thành một tập hợp các kiểu quá trình bao gồm 3 thành phần: quá trình,

tham thể và chu cảnh. Halliday phân chia các quá trình thành các kiểu: vật chất,

hành vi, tinh thần, phát ngôn, quan hệ và hiện hữu. Theo ngữ pháp chức năng của

Page 78: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

63

Halliday, có một số đặc điểm ngữ pháp của câu cần được quan tâm như quá trình,

tác nhân, thể bị động/ chủ động, hay các câu khẳng định/ phủ định.

Kết quả phân tích các quan hệ chuyển tác trong khẩu hiệu chính trị - xã hội

tiếng Anh, có thể thấy các kiểu quá trình chủ yếu được sử dụng để làm nổi bật tính

tư tưởng là quá trình vật chất và quan hệ. Kết quả khảo sát 897 cú phức thuộc 500

mẫu diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh cho kết quả như sau:

Bảng 2.5. Tóm tắt kết quả khảo sát các kiểu quá trình của các câu có quan hệ

chuyển tác trong KH CT-XH tiếng Anh.

Kiểu quá trình Số lượng

N = 857

Tỉ lệ phần trăm

(%)

Vật chất 453 52,86

Quan hệ 216 24,20

Hành vi 59 6,88

Tinh thần 51 5,95

Hiện hữu 31 3,62

Phát ngôn 12 1,40

Danh hóa

(quá trình ẩn)

35 4,08

Nhìn vào bảng tóm tắt các kiểu quá trình thể hiện quan hệ chuyển tác của

khẩu hiệu, ta thấy thế giới kinh nghiệm trong khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh

là thế giới của vật chất và các mối quan hệ. Thế giới này được hình thành chủ yếu

bởi quá trình vật chất bao gồm các hành động tạo dựng, thay đổi, tác động và các

hành động. Bên cạnh đó, quá trình quan hệ là quá trình có tiềm năng lớn thứ hai trong

việc mô tả kinh nghiệm với tác dụng kết nối mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng và

kết nối các mối quan hệ sở hữu giữa các thuộc tính của chúng. Thế giới kinh nghiệm

trong trường hợp KH CT-XH tiếng Anh đã phần nào phản ánh đúng nhận định của

Halliday [83:107] rằng vật chất, quan hệ và tinh thần là ba kiểu quá trình chính trong hệ

thống chuyển tác tiếng Anh. Tuy nhiên, như Halliday và sau này là nhiều học giả khác

đã phân tích, ranh giới giữa các quá trình này không có sự phân biệt rõ ràng, nên mới

nảy sinh các quá trình trung gian như hành vi, phát ngôn và hiện hữu.

Page 79: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

64

Bảng 2.6 Một số ví dụ minh họa của hai quá trình chuyển tác chủ yếu trong

khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh Kiểu quá

trình

Tỉ lệ Một số ví dụ

VẬT

CHẤT

~

50% Terrorism - Fight them there so we don’t have to fight them here.[A9]

He who sows the seed of murder and pain cannot reap joy and love. [A9]

QUAN

HỆ

~

24% The problem with drinking and driving is …the MOURNING after. [A115]

Drugs drag you down down down… till you’re under the ground. [A138]

Như vậy, trong trường hợp thế giới kinh nghiệm của KH CT-XH tiếng Anh,

công việc khảo sát đã cho kết quả phần nào trùng khớp với quan điểm của Halliday

về các kiểu quá trình chủ yếu (vật chất và quan hệ). Tuy nhiên, quá trình tinh thần

xuất hiện không đáng kể. Khác với các kiểu bài xã luận, phát biểu chính trị… nơi

mà quá trình tinh thần được sử dụng khá nhiều để bày tỏ thái độ và quan điểm chính

trị của người phát ngôn thì ở KH CT-XH, quá trình vật chất và quan hệ lại giúp xác

định các giá trị và thực hiện các chức năng chính của khẩu hiệu, đó là giáo dục và

thuyết phục. Có thể dễ dàng hiểu được tại sao quá trình vật chất chiếm vị trí tiềm

năng nhất trong diễn tả kinh nghiệm của KH CT-XH, đứng thứ hai là quá trình quan

hệ và sau đó là quá trình hành vi. Hai quá trình vật chất và hành vi với ranh giới

cách biệt không mấy rõ ràng này đã giúp biến sự hiểu biết của người phát ngôn về

các vấn đề chính trị xã hội đương thời thành những hành động cụ thể làm “thay đổi,

tạo dựng” những giá trị hay và đẹp cho cuộc sống, cũng như giúp “điều chỉnh

những ứng xử” của con người cho phù hợp với các quy tắc xã hội - đó cũng chính là

đang thực hiện 2 chức năng chủ yếu của KH CT-XH. Trong ba quá trình chủ yếu

mà Halliday đã khẳng định, tinh thần vẫn là một quá trình quan trọng để mô tả kinh

nghiệm. Tuy nhiên, đối với trường hợp diễn ngôn KH CT-XH, đối tượng được khai

thác thuộc thế giới kinh nghiệm bên ngoài chủ thể phát ngôn, chứ không phải là thế

giới nội tâm của con người. Trong khi đó, quá trình tinh thần (như ở trường hợp các

động từ think, believe, want…) lại thiên về bày tỏ thái độ đánh giá chủ quan hoặc

các chính kiến của người phát ngôn, nên nó không phải là một quá trình nổi trội

trong KH CT-XH tiếng Anh.

Page 80: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

65

Ngoài ra, các kiểu quá trình khác như phát ngôn và hiện hữu cũng được sử

dụng khá khiêm tốn trong KH CT-XH tiếng Anh (các kiểu quá trình hiện hữu chiếm

3,62%; còn quá trình phát ngôn chiếm 1,40 %). Cũng có thể hiệu được các vị từ

phát ngôn như say, ask, speak, tell, address… không hiện diện trong các cấu trúc

trần thuật của KH CT-XH vì bản thân mỗi diễn ngôn khẩu hiệu đã là một lời nói -

hành động ngôn từ. Vì các phát ngôn này đã được “trực tiếp hóa” trong các hành

động tại lời nên không thường thấy xuất hiện các vị từ phát ngôn như trên.

Theo kết quả khảo sát, các kiểu cấu trúc câu chủ yếu là loại kết cấu S + V

hoặc S + V + O để thể hiện quá trình vật chất “ai làm gì” (gần 50%) hoặc một số ít

diễn đạt quá trình tinh thần. Tiếp đến, kết cấu S + V + C để chỉ các kiểu quá trình

quan hệ “ai là gì” hay “ai thế nào” (gần 25%) với các nội dung mô tả tính chất,

phẩm chất, đặc điểm hoặc xác định kiểu dạng (identity) của sự vật-hiện tượng làm

chủ ngữ, như trong một số ví dụ sau:

- Hunting (S) is not (V) a sport (O). In a sport, both sides (S) should know (V)

they’re in the game (C). [A22] (Đi săn không phải là môn thể thao. Trong thể

thao, cả hai người chơi đều biết họ đang chơi)

- Together we (S) quit (V) smoking (O). A healthy country (S) is (V) a happy

country (C).[A160] (Chúng ta cũng nhau bỏ thuốc lá. Một quốc gia khỏe mạnh

là một quốc gia hạnh phúc)

Bên cạnh quan hệ chuyển tác, giá trị kinh nghiệm của các hiện tượng ngữ pháp

còn được thể hiện trong việc sử dụng các hiện tượng danh hóa trong KH CT-XH

tiếng Anh. Chính Billig [53] cũng đã nghiên cứu về ngôn ngữ của CDA và cuối cùng

đưa ra nhận xét về vai trò của các hiện tượng danh hóa trong việc tạo dựng hệ tư

tưởng của người phát ngôn. Nhìn lại bảng 2.5 thể hiện các kiểu quá trình trong KH

CT-XH tiếng Anh, có thể thấy có 4,2% các kiểu quá trình ẩn (không có động từ thể

hiện một quá trình cụ thể). Đó chính là trường hợp khẩu hiệu sử dụng các hiện tượng

danh hóa. Theo Fairclough [68:124] ngoài việc xuất hiện dưới hình thức ngữ pháp

của một câu, một quá trình có thể xuất hiện dưới dạng rút gọn là danh hóa (tức là một

quá trình đã được chuyển đổi thành một danh từ hoặc cụm danh từ). Khi xuất hiện

dưới dạng một danh từ như vậy, một số yếu tố giúp chúng ta suy diễn nghĩa trong câu

Page 81: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

66

sẽ bị mất đi, ví dụ như yếu tố thì của động từ, yếu tố tình thái, hoặc yếu tố tác nhân

của hành động (Fairclough [68]; Billig [53]). Chính sự vắng mặt của các yếu tố này là

cách giúp người phát ngôn thể hiện tư tưởng, thái độ bởi vấn đề nguyên nhân và tính

chịu trách nhiệm về hành động đã không còn rõ ràng.

Ví dụ:

- Over the limit - under arrest. (If you go over the speed limit - you are arrested.

Nếu bạn chạy quá tốc độ - bạn sẽ bị bắt) [A103]

- Weapons of mass destruction - cigarettes - 5 million deaths each year.

(Cigarettes are weapons that destroy lives of 5 million people each year. Thuốc

lá là vũ khí hủy diệt 5 triệu mạng người mỗi năm) [A164]

Xét trong tương quan bối cảnh chính trị - xã hội của KH CT-XH tiếng Anh,

thì vấn đề sử dụng các hiện tượng danh hóa không nhiều là do KH CT-XH là thể

loại diễn ngôn của công chúng, dành cho công chúng, thuyết phục công chúng.

Chúng ta càng làm cho mọi vấn đề (tác nhân, trách nhiệm…) sáng tỏ bao nhiêu thì

lại càng dễ hiểu, dễ thuyết phục công chúng bấy nhiêu. Mặt khác, không giống như

các văn bản khoa học, học thuật (academic), các văn bản với văn phong trang trọng

thường có xu hướng sử dụng nhiều hiện tượng danh hóa (và cấu trúc bị động - đề

cập dưới đây), KH CT-XH với yêu cầu rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ thường ít sử dụng

các hiện tượng danh hóa.

Cuối cùng, việc sử dụng các cấu trúc câu chủ động và bị động trong KH CT-

XH tiếng Anh cũng cho thấy nhiều yếu tố thuộc thế giới kinh nghiệm của loại hình

diễn ngôn này. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp phát hiện các nguồn

lực tạo nghĩa, theo lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán. Trong số 805 cú phức

của 500 mẫu KH CT-XH tiếng Anh được khảo sát, có 97.14% câu chủ động và chỉ

có 2.86% câu bị động. Như vậy, với cách chỉ rõ tác nhân hành động trong tuyệt đại

đa số các câu chủ động, khẩu hiệu đã đạt được một trong những nhiệm vụ quan

trọng của văn phong quần chúng. Đó là thể loại diễn ngôn gần gũi, không quá trang

trọng và gò bó với lối diễn đạt giấu đi tác nhân để càng làm tăng giá trị của những

lời kêu gọi, thuyết phục. Điều này càng làm tăng tính trách nhiệm của người tuyên

Page 82: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

67

truyền và hành động thuyết phục trong khẩu hiệu. Hãy cùng xem xét một số ví dụ

của kiểu câu chủ động trong KH CT-XH tiếng Anh:

- Terrorism has no religion. (tác nhân là “sự khủng bố”)

- Killing for recreation is obscene. (tác nhân là “việc giết động vật cho mục

đich tiêu khiển”)

- Smoking takes life. Then it kills. (tác nhân là “thuốc lá”)

- Talent wins games. Teamwork wins Championships! (tác nhân là “tài

năng”/ “tinh thần đồng đội”.

Trong các ví dụ trên, việc nhấn mạnh tác nhân của hành động là rất quan

trọng trong chiến lược sử dụng cấu trúc ngữ pháp của KH CT-XH. Giá trị kinh

nghiệm ở đây chính là ở chỗ người phát ngôn muốn nhấn mạnh các hành động như

khủng bố, giết động vật”, “hút thuốc lá” chính là người/ vật thể/ sự vật/ sự việc phải

chịu trách nhiệm trực tiếp về có các hành động được nhắc đến (phê bình, khen chê)

trong khẩu hiệu. Nhấn mạnh tác nhân là thật sự cần thiết và phù hợp với mục tiêu

của khẩu hiệu, bởi đó chính là đối tượng mà KH CT-XH nhắm đến cho mục đích

vận động, thuyết phục của mình.

2.4.2. Giá trị quan hệ của ngữ pháp

Trong CDA của Fairclough, các đặc điểm ngữ pháp của diễn ngôn mang giá

trị quan hệ có thể là kiểu phát ngôn/ kiểu câu (thông báo, câu hỏi, câu cầu khiến),

quan hệ tình thái và cách sử dụng đại từ xưng hô trong diễn ngôn. Với tư cách là

một công cụ hoặc sản phẩm tuyên truyền, KH CT-XH cần có 2 chức năng chủ yếu

là thông tin và tác động. Các kiểu phát ngôn của khẩu hiệu luôn chịu sự chi phối của

hai chức năng thông tin và tác động thông qua việc chia sẻ thông tin và quan điểm

cũng như tác động để thiết lập liên kết giữa các thành viên cũng như điều phối các

vấn đề phức tạp giữa họ [50]. Kết quả khảo sát 593 câu thuộc 500 diễn ngôn KH

CT-XH cho thấy các kiểu phát ngôn chủ yếu của khẩu hiệu tiếng Anh là câu mệnh

lệnh, câu trần thuật và câu hỏi tu từ, với tỉ lệ như sau:

Page 83: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

68

Bảng 2.7 Các kiểu phát ngôn chủ yếu trong KH CT-XH tiếng Anh

Kiểu phát

ngôn

Số lượng

N=595

Tỉ lệ Ví dụ Ý nghĩa (quan hệ)

Trần

thuật

368 61,85 Terrorists won’t

succeed if someone

reports suspicious

activity. [A8]

Thiết lập quan hệ giữa người nói

và người nghe; đó là cung cấp

thông tin để giáo dục về hành

động cần làm để chống khủng bố.

Cầu

khiến

203 34,11 Kill the cigarrettes

before they kill you.

[A143]

Thiết lập quan hệ giữa người nói

và người nghe; đó là kêu gọi,

thuyết phục dừng hút thuốc lá để

tránh tổn hại sức khỏe.

Câu hỏi

tu từ

24 4,04 If you know you are

driving to your death

- would you still drive

so fast? [A95]

Thiết lập quan hệ hoặc thuyết

phục hoặc giáo dục bằng hình

thức câu hỏi mà không cần trả lời.

Tương ứng với mỗi chức năng của khẩu hiệu, kiểu câu phát ngôn có thể giúp

đạt được ý định của người phát ngôn. Kiểu câu trần thuật là kiểu câu kể, có chức

năng nêu, thông báo các thông tin nhằm phục vụ công tác giáo dục nhận thức cộng

đồng, làm cho người khác hiểu và nắm được các thông điệp cần thiết. Bên cạnh đó,

kiểu câu cầu khiến là dạng thức mệnh lệnh, đề nghị… có chức năng hô hào, kêu gọi,

động viên, thuyết phục cộng đồng đi theo một đường hướng quan điểm nào đó.

Cuối cùng, dạng thức câu hỏi tu từ có ý nghĩa đặc biệt bởi thông thường câu hỏi

thường yêu cầu câu trả lời. Nhưng trong trường hợp câu hỏi tu từ, thì câu trả lời đã

được hàm ngôn giữa người nói và người nghe. Các câu hỏi được đặt ra nhằm nhấn

mạnh ý nghĩa của câu trả lời mà cả hai bên đều ngầm hiểu. Quan hệ liên nhân nhờ

có những kiểu phát ngôn này mà được thiết lập. Quan hệ này được hình thành do

một sự kết nối giữa chủ ý của người phát ngôn đó là một mặt là thông báo, thông tin

về chế độ, chính sách, những điều hay lẽ phải cần làm; mặt khác là tác động qua

khuyến khích, động viên người dân thực thi pháp luật, trật tự xã hội và không vi

phạm pháp luật; với thái độ tiếp nhận của người nghe, nhờ vào tác dụng của các

kiểu phát ngôn trần thuật hay câu cầu khiến trong tuyên truyền.

Để xem xét giá trị quan hệ của các hiện tượng ngữ pháp, Fairclough còn đề

nghị khảo sát lượt sử dụng các đại từ I/ We/ You (Tôi/ chúng tôi/ chúng ta/ các bạn)

trong diễn ngôn để thấy mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Trong 500 mẫu

Page 84: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

69

diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh, có 60 lượt sử dụng đại từ I/We (chiếm 12%) và

132 lượt sử dụng đại từ you (chiếm 26,4%). Cách xưng hô như vậy là để thiết lập

quan hệ giữa người phát ngôn và người tiếp nhận. Trong một số trường hợp, khẩu

hiệu với đại từ nhân xưng vẫn có nhiều giá trị thuyết phục (mang tính giao tiếp liên

nhân hơn) là các diễn ngôn khẩu hiệu vô nhân xưng. Cụ thể, đại từ “I” là để xác

định tính chịu trách nhiệm cũng như thể hiện chính kiến của người nói (đặc biệt là

trong các kiểu quá trình tinh thần như I think, I believe…). Còn đại từ “We” có thể

diễn đạt hai kiểu ý đồ của người phát ngôn để tạo lập quan hệ: một là we - chúng

tôi, với ý nghĩa tương tự như đại từ “I”, ngoại trừ khả năng gia tăng số lượng người

cùng chịu trách nhiệm và mang tính tập thể hơn; hai là we - chúng ta, với ý nghĩa

liên nhân là một sự ràng buộc giữa người phát ngôn và nhóm người tiếp nhận phát

ngôn. Ví dụ: liên hệ của chủ báo với bạn đọc, của chính khách với dân chúng, của

công ty quảng cáo với khách hàng tiềm năng của họ. Ngoài ra, việc sử dụng đại từ

“you” chiếm tỉ lệ tương đối cao như vậy là một dạng thể hiện tư tưởng thông qua

mối quan hệ liên nhân. Đại từ “you” thường để chỉ đối tượng người dân nói chung

trong diễn ngôn chính trị - xã hội. Tuy nhiên, trong mỗi trường hợp cụ thể, ví dụ

như trong diễn ngôn KH CT-XH, khi ý đồ người phát ngôn là muốn nhắc đến đối

tượng giáo dục hoặc thuyết phục của mình, việc nêu đại từ “các bạn” thể hiện sự

quan tâm, sự thấu hiểu và có ý nghĩa thuyết phục đối với người nghe rất lớn, chứ

không đơn thuần chỉ mang nghĩa “người dân” nói chung. Ví dụ: The fascination of

shooting as a sport depends on whether you are at the right or wrong end of a gun.

[A2] (cái thú vị của việc bắn súng với tư cách là một môn thể thao nằm ở chỗ bạn

đang ở vào phía đầu đúng hay đầu sai của khẩu súng đó). Khi nhắc đến đại từ

“bạn” ở đây, người nói không nói đến những người có sử dụng súng nói chung mà

muốn ám chỉ những người thực chất là đi săn thú, nhưng lại ngụy trang là chơi thể

thao bắn súng.

Ngoài ra, cách dùng kiểu phát ngôn mệnh lệnh để hô hào vận động với số

lượng tương đối lớn (gần 35%) và kiểu dùng ngôn ngữ vận động “let’s” (hãy cùng)

trong các khẩu hiệu khảo sát cũng cho thấy giá trị quan hệ của các hiện tượng ngữ

Page 85: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

70

pháp trong khẩu hiệu quan trọng như thế nào trong việc giúp người phát ngôn thể

hiện tư tưởng và thái độ.

2.4.3. Giá trị biểu cảm của ngữ pháp

Thông thường giá trị biểu cảm của các hiện tượng ngữ pháp được thể hiện

thông qua sự cảm nhận vấn đề và hiện thực hóa vấn đề vào trong cách đánh giá của

người sử dụng ngôn ngữ. Với Fairclough, giá trị biểu cảm của ngữ pháp thường tập

trung vào tính tình thái biểu cảm (expressive modality), và trong một số trường hợp

cũng cần phân biệt rõ với tình thái quan hệ (relational modality) [68:128], ví dụ như

động từ “may” vừa có nghĩa tình thái quan hệ là đánh giá khả năng xảy ra của vấn

đề (như trong “The bridge may collapse” - Cây cầu có thể gãy), hoặc có nghĩa tình

thái biểu cảm là biểu thị sự cho phép (như trong “you may go out with Jones now” -

Con có thể ra ngoài cùng Jones). Fairclough [68] cho rằng muốn thể hiện quan điểm

tư tưởng trong cấu trúc ngữ pháp, thông thường chúng ta hay dùng các biểu hiện

tình thái, thông qua phương tiện các động từ, trợ động từ hay trạng từ tình thái như:

may / might, must / have to, can / could…. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc

biệt, ví dụ như trong diễn ngôn tin (news discourse) thì yếu tố tình thái dường như

là “bằng 0” và các động từ đều thường ở thì hiện tại để tường thuật sự thật, sự kiện,

dữ liệu… Đối với các trường hợp này, việc thiếu vắng các yếu tố tình thái là để chứng

tỏ quan điểm nhìn thế giới với cái nhìn khách quan, minh bạch. Việc sử dụng các tình

thái từ để chỉ những mức độ chắc chắn khác nhau trong nhận thức của người phát ngôn

về thế giới giúp bộc lộ tư tưởng và tri thức của họ về những gì đang diễn ra chung

quanh mình. Fairclough còn cho rằng không phải chỉ có các trợ động từ tình thái mới

giúp chuyển tải thông điệp tình thái biểu cảm này mà ngay cả trong động từ thường hay

trạng từ tình thái đều có thể được phát huy. Tuy nhiên, việc tìm hiểu các hệ tư tưởng và

thái độ người phát ngôn tiềm ẩn bên trong cần phải được chính người tiếp nhận diễn

ngôn khám phá. Trong trường hợp của KH CT-XH, có 12,8% lượt sử dụng các từ tình

thái (đa số là các động từ tình thái) để thể hiện quan điểm về các vấn đề chính trị - xã

hội đang được quan tâm. Ví dụ:

- Lips that touch liquor must never touch mine. [A357]

Page 86: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

71

- If today you will burn fossil fuel tomorrow you might be fossil under the sea

[A191]

- Don’t leave private information on a public computer screen. That information is

private and should not be seen. [A270]

Tiếp đến, bên cạnh sử dụng yếu tố tình thái, các hiện tượng ngữ pháp trong

KH CT-XH tiếng Anh còn trực tiếp hay gián tiếp thể hiện các chức năng giao tiếp

của ngôn ngữ như đã được Jakobson [88] đề xuất bao gồm quy chiếu (nhận thức,

biểu nghĩa), biểu cảm, yêu cầu (hướng tới người nhận), duy trì (giữ hoặc cho thôi

giao tiếp), siêu ngôn ngữ (ngôn ngữ nói về ngôn ngữ) và chức năng thơ (hướng về

chính bản thân thông điệp, chức năng này thống trị trong ngôn ngữ văn học). Ngôn

ngữ của KH CT-XH cũng hướng đến thuyết phục người đọc bằng các giá trị biểu

cảm thông qua chức năng thơ, thể hiện trong một số khẩu hiệu có lối diễn đạt có

vần, có điệu như (khẩu hiệu dạng này chiếm 5% tổng số diễn ngôn KH CT-XH):

- Do not neglect, protect! Slowly see the affect, as the animals reconnect! [A24]

- Allow life to thrive, don’t drink and drive. [A75]

- Be alert! Accidents hurt. [A77]

- Drinking isn’t cool. It makes you act like a fool. [A88]

- Don’t throw it away, it can be used in some other way. [A183]

- Trees on, carbon dioxide gone! [A236]

- Turn off the light. Don’t let the energy bill give you a fright. [A239]

- Washington Wouldn't, Grant Couldn't, Roosevelt Shouldn't. [A385]

- Champions train, endure pain, and never complain. [A415]

Một số khẩu hiệu còn sử dụng các con số và công thức toán học để làm tăng

tính biểu cảm và dễ tác động cũng như thành công trong thông tin như:

- Water = Life, Conservation = Future! [A244]

- You are 60% water. Save 60% of YOURSELF. [A254]

- FAMILY = Father And Mother I Love You. [A450]

Một số khẩu hiệu khác còn trích dẫn các tục ngữ, danh ngôn để đạt giá trị

biểu cảm như “Blood’s thicker than water”. [A458]

Page 87: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

72

Cuối cùng, cấu trúc biền ngẫu (paralellism) cũng đã được sử dụng thường

xuyên để nâng cao giá trị biểu cảm của các cấu trúc câu trong diễn ngôn KH CT-

XH. Torresi [139:123] định nghĩa cấu trúc biền ngẫu như là một sự tương thích về

mặt cấu trúc câu mà ở đó, các bộ phận của câu hoặc các câu khác nhau được trình

bày theo một cách giống nhau để chỉ ra rằng các ý tưởng trong mỗi phần hay mỗi

câu đó đều có sự tương đương về mức độ quan trọng. Corbette & Connors [61:381]

thì cho rằng “cấu trúc biền ngẫu là sự tương tự trong cấu trúc của một cặp câu hay

mệnh đề” và rằng “cấu trúc này là một trong các nguyên tắc cơ bản nhất của ngữ

pháp và tu từ học”. Jakobson [89: 600] cũng phát biểu rằng hệ thống nghệ thuật

ngôn từ kiểu biền ngẫu như thế cho phép người phân tích hiểu tường tận nhận thức

của người nói về những giá trị tương đương trong ngữ pháp. Thật vậy, cấu trúc biền

ngẫu cho phép người sử dụng ngôn ngữ nhấn mạnh thêm về nghĩa thông qua việc

lặp lại các mẫu câu hoặc các mẫu câu đối ngẫu. KH CT-XH tiếng Anh sử dụng

khoảng 12% cấu trúc thuộc dạng này. Ví dụ:

- God loved the birds and created trees, humans loved the birds and created

cages. [A16]

- No compassion, No peace. Know Compassion, Know Peace. [A28]

- Say yes to life. Say no to tobacco. [A151]

- Winners never quit and quitters never win. [A409]

Tóm lại, chức năng biểu cảm của từ ngữ hay các quan hệ ngữ pháp đều giúp

phản ánh thực tiễn xã hội mà thực tiễn này chứa đựng một mạng lưới các kinh

nghiệm về thế giới vật chất, tinh thần hay những quan hệ liên nhân giữa những cá

nhân tham gia giao tiếp. Trong KH CT-XH tiếng Anh, những thực tiễn kinh nghiệm

cuộc sống cũng như những giá trị văn hóa, giao tiếp của những nước nói tiếng Anh

đã được phản ánh trong việc sử dụng từ ngữ và cấu trúc ngữ pháp có tính biểu cảm,

thuyết phục cao như đã được phân tích ở trên.

2.4.4. Đặc điểm liên kết câu/ mệnh đề

Liên kết câu/mệnh đề xét trong lý thuyết CDA được nghiên cứu từ quan điểm

chức năng chứ không phải từ quan điểm cấu trúc. Halliday và Hasan [84:2] đã từng xác

định thực chất của văn bản là hoàn toàn khác với thực chất câu-văn bản không phải

Page 88: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

73

khác với câu về độ lớn, mà là khác về chủng loại. Như vậy quan điểm cấu trúc thiên về

xem xét kích cỡ văn bản với những đơn vị câu kết nối với nhau, trong khi quan điểm

chức năng lại xem việc liên kết các câu, mệnh đề ở cách chúng hiện thực hóa vấn đề

trong văn bản. Quan điểm này dẫn dắt đến việc xem văn bản như là một đơn vị nghĩa,

chứ không phải là một đơn vị hình thức. Nói đúng hơn như Diệp Quang Ban [4:270]

đã nhận định “một văn bản là một đơn vị nghĩa có cấu trúc. Halliday [83] cho rằng cái

tạo cho ngôn bản sự mạch lạc không chỉ là sự xuất hiện của các chuỗi liên kết từ vựng,

mà là sự tương tác giữa chúng với nhau.

Các phương tiện liên kết có thể mang tính nội văn bản hoặc quy chiếu ngoài văn

bản. Khi ở bên trong văn bản, các phương tiện liên kết hay các đặc điểm liên kết có

thể có nhiều hình thức khác nhau. Trước tiên, xét về mặt các liên ngữ logic, kết quả

khảo sát 500 mẫu diễn ngôn KH CT-XH với 304 cú phức cho thấy, các liên ngữ logic

được sử dụng làm phương tiện liên kết là “and” (và) với 36 lượt, “nhưng” (but) với

20 lượt, “because” với 4 lượt, “so” (vì thế) với 7 lượt và “or” (hoặc) với 6 lượt sử

dụng. Các phép quy chiếu, phép thế, phép tỉnh lược, phép nối, phép liên kết từ

vựng… được sử dụng như các phương tiện liên kết trong và ngoài văn bản chỉ được

khảo sát trong phạm vi 304 cú phức của 259 diễn ngôn phức (diễn ngôn chứa 2 cú

phức trở lên hoặc 2 câu trở lên). Dựa trên đặc điểm liên kết trong tiếng Anh được

Halliday & Hasan [84] gợi ý, chúng tôi mô tả một số đặc điểm liên kết của các diễn

ngôn phức thuộc KH CT-XH tiếng Anh trong bảng sau:

Bảng 2.8 Một số đặc điểm liên kết diễn ngôn phức trong KH CT-XH tiếng Anh

Các đặc điểm liên kết Số lượng

diễn ngôn

N= 304

Tỉ lệ

(%) Ví dụ

Phép tỉnh lược 12 3,94 Cruelty is one fashion statement we can do

without. (without cruelty) [A30]

Phép lặp 62 20,39 You don’t fight racism with racism, the best way to

fight racism is with solidarity.[A65]

Phép quy chiếu 82 26,97 Religion should be used to bring people together.

Not blow them apart.[A7]

Phép thế 4 1,31 Man made global warming, the biggest scam in the

history of mankind to fulfill his greediness?

Understand this Or Nature will teach you. [A201]

Phép đối (song song) 37 12,17 No safety - know pain. Know safety - no pain[A287]

Phép nối 107 35,19 Your health is in your own hands, so be sure to

wash them. [A500]

Page 89: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

74

Nhìn vào bảng thống kê, có ba phương thức được sử dụng phổ biến nhất để liên

kết mệnh đề/ câu trong KH CT-XH tiếng Anh, đó là phép nối (35,19%), phép quy

chiếu (26,97%) và phép liên kết từ vựng (20,39%). Phép nối được sử dụng nhiều nhất

với các liên ngữ logic như so, and, but, or… để cho phép thiết lập các kiểu mệnh đề

chính phụ và đẳng lập trong câu phức và diễn ngôn phức của khẩu hiệu. Bên cạnh đó,

quy chiếu cũng là một cách để nối các cú/câu lại với nhau mà không phải lặp từ ngữ.

Cuối cùng, liên kết từ vựng với các kiểu dùng từ trái hay đồng nghĩa, lặp từ, phối hợp

từ đã giúp cho KH CT-XH có những liên kết câu và mệnh đề để tạo tính mạch lạc.

Trong toàn bộ 500 diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh, số khẩu hiệu có trên

một câu chỉ có khoảng 75, nên liên kết trên cấp độ câu chỉ xuất hiện trong khoảng

15 % mẫu nghiên cứu. Số còn lại là các liên kết trong nội bộ câu, bao gồm liên kết

về nghĩa giữa các ý, vế câu hoặc trong câu phức.

Một trong những yêu cầu về tác dụng của khẩu hiệu nói chung hay KH CT-

XH nói riêng là phải dễ hiểu, dễ nhớ để giúp thông điệp đến với người dân nhanh

hơn, hiệu quả hơn, và một trong những cách làm cho khẩu hiệu dễ nhớ dễ hiểu là lối

nói giản dị, điệp vần, thông qua phép đối song song. Theo số liệu khảo sát có thể

thấy KH CT-XH tiếng Anh sử dụng vừa phải một lượng phép đối (xấp xỉ 13%). Ví

dụ: “No safety - know pain. Know safety - no pain”; hoặc sử dụng các biện pháp từ

ngữ như lặp từ, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa (xấp xỉ 20%) và cách nói ngắn gọn, tỉnh

lược (4%) như trong “Immigrants welcome , racists not” để đạt được mục tiêu đó.

Diễn ngôn KH CT-XH là một thể loại diễn ngôn đặc biệt. Đây có thể được xem

là một diễn ngôn nói kiểu thuyết phục nhưng người người nghe không trực tiếp tiếp

nhận thông điệp, mà phải thông qua công cụ là chữ viết và trưng bày ở nơi công cộng.

Các kiểu câu phức, cú phức của khẩu hiệu tiếng Anh chủ yếu thể hiện mối quan hệ

đẳng lập, bằng cách dùng các liên ngữ “and”, “but”, “or” hoặc đơn giản chỉ là hai cú

đứng cạnh nhau và ngăn cách nhau bằng dấu phẩy. Đây là các kiểu quan hệ có ý nghĩa

về mặt tư tưởng, nhất là quan hệ bình đẳng và đối lập trong tương tác giữa người nói và

người nghe. Ngoài ra, cũng có khoảng gần 8% kiểu câu phức, cú phức thể hiện mối

quan hệ chính-phụ, cho thấy sự phụ thuộc về nghĩa trong một số kiểu diễn đạt thái độ,

có phân định rõ ràng đâu là trọng tâm vấn đề cần được thuyết phục.

Page 90: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

75

Ví dụ:

- Animals are my friends and I don’t wear my friends (quan hệ đẳng lập)[A19]

- No one wants to see you black & blue or dead, so how about letting a sober

friend drive instead. (quan hệ chính-phụ) [A101]

2.5. Các đặc điểm cấu trúc diễn ngôn

Theo Nguyễn Hòa [17], [19], cấu trúc diễn ngôn là sự tổ chức các yếu tố quan

yếu, hoặc một mạng lưới các mối quan hệ được tạo dựng bởi các yếu tố tham gia vào

hệ thống [18:66]. Bên cạnh đó, kết cấu văn bản không chỉ là sự sắp đặt vị trí các yếu

tố nội dung mà còn là việc tổ chức nghĩa của văn bản dựa trên mạng lưới các mối

quan hệ logic giữa các yếu tố nội dung ([5], [4]). Trong quan điểm của ngữ pháp chức

năng hệ thống, việc tổ chức hình thức ngôn từ trong văn bản chính là chức năng tạo

lập văn bản (textual metafunction) của ngôn ngữ. Chức năng này là một trong ba

chức năng cơ bản của ngôn ngữ, cùng với chức năng ý niệm và chức năng liên nhân.

Hơn thế, chức năng tạo văn bản còn được xem là một chức năng làm phương tiện

chuyển tải hai chức năng còn lại. Chính vì thế, kết cấu diễn ngôn có vai trò đặc biệt

quan trọng trong quá trình chuyển tải nội dung và kết cấu này chịu sự chi phối bởi

mục đích giao tiếp và các vấn đề ngữ cảnh, ngôn cảnh.

Halliday và Hasan [84] đề cập khái niệm mạng mạch với 3 hợp phần là (1) cấu

trúc văn bản nội tại của câu; (2) liên kết; và (3) cấu trúc diễn ngôn. Trong phần khảo

sát cấu trúc diễn ngôn của khẩu hiệu này, chúng tôi sẽ bàn bạc vấn đề mạng mạch và

mạch lạc trong diễn ngôn qua việc phân tích hai hợp phần cấu trúc văn bản nội tại

của câu thể hiện trong cấu trúc đề - thuyết và cấu trúc diễn ngôn hay cấu trúc vĩ mô

của văn bản. Riêng đối với hợp phần liên kết chúng tôi sẽ bàn bạc vấn đề liên kết chủ

đề của từng nhóm khẩu hiệu (thay cho phần liên kết câu/mệnh đề đã được đề cập và

phân tích ở tiểu mục 3.4.4 của chương này)

2.5.1. Độ dài văn bản của diễn ngôn KH CT-XH

Trước khi đi sâu tìm hiểu cấu trúc vi mô của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh,

chúng tôi muốn mô tả đôi nét về đặc điểm cấu trúc tính về độ dài văn bản, được mô

tả trong bảng 2.9.

Page 91: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

76

Bảng 2.9 Độ dài văn bản của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh

Độ dài của diễn ngôn khẩu hiệu tiếng Anh Số lượng

N=500

Tỉ lệ

(%)

Diễn ngôn khẩu hiệu gồm 1 câu 424 84,8

Diễn ngôn khẩu hiệu gồm 2 câu 68 13,6

Diễn ngôn khẩu hiệu gồm 3 câu 8 1,6

Nhìn vào kết quả khảo sát, có thể thấy tỉ lệ diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh

có cấu trúc diễn ngôn đơn gồm một câu là khá cao (chiếm khoảng 85%). Các chức

năng của khẩu hiệu đòi hỏi thể loại diễn ngôn này phải hết sức cô đọng, ngắn gọn

và súc tích. Khẩu hiệu thuộc thể loại diễn ngôn phức có độ dài từ 2 câu trở lên

không chiếm ưu thế (15%). Xét về thực tế, khẩu hiệu có độ dài 2-3-4 câu thường

không có nhiều giá trị thực tiễn nếu được viết trên các băng-rôn, biểu ngữ để mang

theo trong các cuộc tuần hành. Hoặc nếu đây là khẩu hiệu để vừa mang theo vừa hô

vang ở những nơi công cộng thì độ dài văn bản lại càng là vấn đề cần được hạn chế

trong các khẩu hiệu. Tuy nhiên độ dài của văn bản khẩu hiệu hoàn toàn không ảnh

hưởng đến tính chất giao tiếp trọn vẹn của các khẩu hiệu. Văn bản ở đây được xem

xét là một đơn vị của ngôn ngữ trong sử dụng, và là một đơn vị nghĩa chứ không

phải là một đơn vị ngữ pháp [84:2]. Về mặt nghĩa mà nói, mỗi văn bản khẩu hiệu

đều diễn đạt một đơn vị nghĩa trọn vẹn vì nó là một thông điệp với đầy đủ các chức

năng giao tiếp được truyền đến đối tượng công chúng.

2.5.2. Tính mạch lạc của diễn ngôn khẩu hiệu

Trong phân tích cấu trúc nội tại của văn bản KH CT-XH, chúng tôi phân tích

hai yếu tố để tạo tính mạch lạc cho thể loại diễn ngôn đặc biệt này, đó là liên kết

chủ đề (liên kết hướng ngoại) và cấu trúc đề-thuyết.

Trong thực tế giao tiếp, mỗi văn bản thường xoay quanh một chủ đề. Chủ đề

trong liên kết chủ đề được hiểu như đề tài - vật, việc được nói đến; và liên kết chủ đề

được xem như là sợi dây nối kết hợp lý giữa những vật, việc được nói đến trong các

câu có liên kết với nhau. Đối với khẩu hiệu, khi mà độ dài của mỗi diễn ngôn khẩu

hiệu riêng biệt là không đáng kể, liên kết bên trong diễn ngôn không được thể hiện rõ.

Lúc đó, liên kết chủ đề được thực hiện khi nhóm các diễn ngôn khẩu hiệu thuộc cùng

một chủ đề có chứa các yếu tố ngôn ngữ lặp lại hoặc có cùng miền nghĩa. Trường hợp

này còn được gọi là liên kết ngoài văn bản khi mà từng diễn ngôn khẩu hiệu đơn lẻ

Page 92: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

77

trong hệ thống mỗi nhóm chủ đề chung đều có sự liên kết về mặt ngữ nghĩa với

những diễn ngôn khác trong cùng chủ đề, thể hiện trong bảng 2.10 dưới đây.

Bảng 2.10 Các yếu tố thể hiện tính liên kết chủ đề của từng nhóm

KH CT-XH tiếng Anh

Stt Chủ đề Yếu tố liên kết chủ đề

Lặp từ ngữ Tần suất lặp lại (*)

1 Anti-terrorism and gun

boycott (Chống khủng bố và

tẩy chay súng đạn)

terrorism, terror, terrorist 7/15

protest, stop, against 6/15

gun, violence 6/15

2 Animal rights (quyền động

vật)

human, beings, species, animals, birds, cats 27/39

eat beans/ vegetables/ tofu, wear fake fur/ fashion 18/39

adopt, rescue, love, abuse, hunt, neglect, protect 10/39

3 Anti-racism

(Chống phân biệt chủng tộc)

color, colorful, colorblind, white, black, brown,

yellow, red

11/16

race, racism, racist, superiority, inferiority,

discrimination

12/16

4 Anti-alcohol and Driving (56) alcohol, acoholic, alcoholism, drug 9/56

drink, drinking, drunk, sober 21/56

drive, driving, accident, safe 35/56

hurt, lose, injury 8/56

5 Anti-smoking (tác hại thuốc lá)

smoker, smoking, smoke, cigarette, nicotine 29/42

cancer, disease, lung, body, tissue 16/42

destroy, poison, destruction, burn, kill, harm, fatal, suicide, suicidal, death

18/42

6 Environment - Energy - water (Môi trường và năng lượng)

energy, water, air, tree, nature, light, ozone, fossil, ocean, melt, pollute, pollution, global warming, green

54/89

conserve, keep, avoid, turn off, survive, save, conservation, recycle, reduce, reuse

34/89

7

Safety (An toàn lao động)

accident, danger 13/68

safety, safe, secure 42/68

8 Politics -Election (Chính trị -

bầu cử)

power, leader, empire, leaders’ proper names 11/68

9 Human trafficking and illegal

immigration (buôn người - di

dân bất hợp pháp)

steal, stole, stolen, sale, kidnap, own 5/15

humans, human trafficking, slavery, illegal

immigration

9/15

10 Relations - Family & Friends

(Quan hệ thân tộc - bằng hữu)

friend, friendship, love, family, home, joy, life,

lives

26/28

11 Fund-raising

(gây quỹ)

contribution, donation, giving, give, 10/19

help, care, change, need 10/19

12 Health - Hygyne

(Sức khỏe - vệ sinh)

body, health, healthy, hands, mouth, waist, heart,

breast, wealth

16/22

cancer, disease, stroke, illness, danger 8/22

exercise, workout, early to bed, early to rise,

strong, live long, cure

8/22

Ghi chú: (*) số lần xuất hiện của mẫu khảo sát trên tổng số diễn ngôn;

Page 93: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

78

Từ kết quả nghiên cứu về độ dài văn bản trong diễn ngôn khẩu hiệu là không

đáng kể, và liên kết nội tại trong bản thân mỗi diễn ngôn khẩu hiệu chưa đủ độ thuyết

phục, thì việc liên kết ngữ nghĩa bằng từ ngữ và cấu trúc giữa các diễn ngôn cùng

nhóm chủ đề như mô tả ở bảng 2.10 giúp thể hiện tính mạch lạc trong cấu trúc diễn

ngôn KH CT-XH tiếng Anh. Ở mỗi đợt vận động hay tổ chức tuyên truyền, tuần hành,

biểu tình người phát ngôn thường đưa ra một nhóm khoảng từ 15-60 khẩu hiệu khác

nhau cho mỗi chủ đề cụ thể. Những diễn ngôn khẩu hiệu này vừa hoạt động như một

diễn ngôn độc lập vừa tương tác và liên kết với các diễn ngôn khẩu hiệu khác trong cùng

nhóm chủ đề để tạo thành một thể thống nhất. Có thể xem đây là một trong những đặc

điểm cấu trúc văn bản của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh mà người phát ngôn chủ ý

sử dụng để thể hiện tính tư tưởng và thái độ trong tuyên truyền vận động của mình.

Thứ tự xuất hiện của các phần trong một văn bản/ diễn ngôn làm nên cấu trúc

nội tại của diễn ngôn đó và trật tự này không được quy định theo một ước lệ nào cả.

Trật tự của mỗi diễn ngôn cụ thể phản ánh các giá trị văn hóa xã hội và quy ước

diễn ngôn với mục đích giao tiếp. Fairclough phát biểu rằng sự mong đợi của người

đọc đối với cấu trúc giao tiếp xã hội và đối với diễn ngôn mà họ tiếp nhận là một

nhân tố quan trọng trong việc hiểu và lý giải nội dung diễn ngôn [68:138]. Vấn đề

quyết định đưa thông tin nào lên trước thông tin nào theo thứ tự xuất hiện trong một

văn bản được quyết định bởi ý định phát ngôn và mục đích giao tiếp của văn bản

đó. Đây là lúc chúng ta vận dụng lý thuyết thông tin cũ-mới của ngữ pháp chức

năng Halliday trong ngữ cảnh văn bản. Ví dụ trong các bản tin-thời sự, người viết

báo có thể chọn nêu các thông tin về hậu quả của một sự việc nghiêm trọng trước,

sau đó mới đưa các thông tin khác để lý giải nguyên nhân hoặc cách giải quyết vấn

đề. Chính vì vậy, khi áp dụng vào phân tích giá trị tạo văn bản của KH CT-XH,

chúng tôi nhận thấy cấu trúc nội tại của diễn ngôn khẩu hiệu còn được thể hiện

thông qua việc sử dụng đầu đề, câu dẫn và cả cấu trúc thông tin hay cấu trúc đề

ngữ-thuyết ngữ. Đối với diễn ngôn khẩu hiệu, việc chọn lựa thông tin cũ, thông tin

mới và xác định đâu là đề ngữ, đâu là thuyết ngữ cũng phản ánh khá nhiều thái độ,

tư tưởng, mục đích và quyền lực của người phát ngôn cũng như nội dung cần

chuyển tải. Áp dụng nguyên tắc này để khảo sát 500 mẫu diễn ngôn KH CT-XH

Page 94: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

79

tiếng Anh chúng tôi nhận thấy yếu tố nội dung chủ đề của khẩu hiệu được thể hiện

trong phần đề ngữ chiếm tỉ lệ khoảng 56,27% và 43,73% là nội dung chủ đề được

giới thiệu trong phần thuyết ngữ. Việc đưa yếu tố nội dung chủ đề vào phần đề ngữ

hay thuyết ngữ phản ánh tư tưởng thái độ của người kiến tạo diễn ngôn khẩu hiệu bởi

các ý đồ khác nhau như muốn đưa thông tin trọng tâm phản ánh chủ đề trước hay sau

trong trật tự diễn ngôn nhằm khai thác hoặc thỏa mãn sự mong đợi của người đọc.

Tuy nhiên, khi xét về yếu tố thông tin cũ - mới và liên hệ với hai chức năng

chủ yếu của khẩu hiệu, chúng tôi nhận thấy rằng có 60,04% khẩu hiệu mang chức năng

thông tin và 39,96% khẩu hiệu mang chức năng thuyết phục. Vậy việc đặt thông tin cũ

- mới trong phần đề ngữ - thuyết ngữ của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh không có sự

phân hóa rõ ràng. Cụ thể có 56,27% khẩu hiệu chứa nội dung chủ đề nằm trong phần

đề, trong đó 69,88% là khẩu hiệu giáo dục (kiến thức, nhận thức), số còn lại là khẩu

hiệu vận động, thuyết phục (hành vi). Còn trong 43,73% khẩu hiệu có nội dung chủ đề

được giới thiệu trong phần thuyết ngữ, thì có 48,32% khẩu hiệu mang chức năng giáo

dục và 51,68% khẩu hiệu mang chức năng tác động. Sau đây là một số ví dụ:

Bảng 2.11 Một số ví dụ về nội dung chủ đề giới thiệu trong phần đề ngữ - thuyết ngữ

Nội dung chủ đề: Chống nạn buôn người và di dân bất hợp pháp

Mục tiêu 1: thuyết phục, vận động

End the missery. Stop human trafficking.

[A418]

Phần đề ngữ Phần thuyết ngữ Phần đề ngữ Phần thuyết ngữ

Nội dung chủ đề: Chống nạn buôn người và di dân bất hợp pháp

Mục tiêu 2: giáo dục nhận thức

Taking someone away means taking away their dreams. [A424]

Phần đề ngữ Phần thuyết ngữ

Nội dung chủ đề: An toàn lao động

Mục tiêu: giáo dục kiến thức

Safety isn't just a slogan. It 's a way of life. [A306]

Phần đề ngữ Phần thuyết ngữ Phần đề ngữ Phần thuyết ngữ

Cách chọn các cấu trúc thông tin và cấu trúc đề ngữ - thuyết ngữ như trong

trường hợp của KH CT-XH đã giúp người phát ngôn có điều kiện linh hoạt sử dụng

tiếng nói của mình để nhấn mạnh những nội dung cần tuyên truyền và cũng là cách

để lưạ chọn chức năng của từng khẩu hiệu: giáo dục hay thuyết phục.

Page 95: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

80

Ngoài ra, việc đưa ra một danh từ hoặc cụm danh từ nêu đích danh chủ đề làm

câu đề trong các diễn ngôn phức (2 câu trở lên) của KH CT-XH tiếng Anh cũng là cách

để dẫn dắt sự hiểu biết của người đọc đối với vấn đề cần tuyên truyền và để nhấn mạnh

chủ đề của diễn ngôn ngay từ đầu văn bản. Cách vận động kiểu này khá thuyết phục và

phổ biến (chiếm khoảng 13%) bởi sự trực tiếp của vấn đề cần nêu, ví dụ như:

- Terrorism. Fight them there so we don’t have to fight them here.[A9]

- Safety first. Think before you act. Keep your hands clear. [A298]

- Safety first. Others are depending on you. Don’t take chances. [A299]

- Safety first. Someone will need you tomorrow. [A300]

Tóm lại, với việc triển khai các nội dung tuyên truyền một cách cụ thể, trực

tiếp, có chọn lọc; đồng thời tạo lên sự liên kết logic, hợp lý và mạch lạc giữa các nội

dung trong diễn ngôn KH CT-XH, hệ tư tưởng và thái độ chấp hành các chủ trương

đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cũng như ý thức thực thi các

vấn đề xã hội của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực tuyên truyền đã được bộc lộ rõ

nét. Qua đó cấu trúc diễn ngôn hợp lý này còn làm tăng tính thuyết phục đối với người

nghe, người đọc trong quá trình tiếp nhận các ý tưởng và hành động vận động này.

2.5.3 Cấu trúc tổ chức vi mô của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh

Cấu trúc tổ chức vi mô của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh thể hiện tính đơn

giản bởi tính chất đặc điểm của thể loại diễn ngôn đặc biệt này. Với mục đích tuyên

truyền vận động, giáo dục thuyết phục, KH CT-XH buộc phải đảm bảo tính ngắn gọn

nên cấu trúc tổ chức vi mô của thể loại diễn ngôn này một mặt cũng tuân thủ những

quy định về liên kết, trật tự văn bản, cấu trúc đề-thuyết; mặt khác thể hiện tính tư

tưởng của người phát ngôn trong việc chọn mô hình kết cấu diễn ngôn đơn giản, ngắn

gọn và trực tiếp thông qua kiểu tổ chức thông tin cũ-mới. Việc sử dụng các cấu trúc

diễn ngôn phù hợp để dẫn dắt người nghe/người đọc và thuyết phục họ chấp nhận

quan điểm của người phát ngôn là để đạt được mục đích phát ngôn của mình. Cũng

do có sự hạn chế về độ dài của diễn ngôn, cho nên hiện tượng rào đón hay giới thiệu

vòng vo về mục đích của phát ngôn không hiện diện trong KH CT-XH tiếng Anh.

Đối với đa số diễn ngôn khẩu hiệu đơn, ở trong phần mở đầu có thể thấy ngay đơn vị

thông tin quan trọng cần giáo dục hay cần thuyết phục. Ví dụ: “Cruelty is one fashion

Page 96: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

81

statement we can do without”. Còn đối với các diễn ngôn khẩu hiệu có độ dài lớn hơn

(2-3 câu) thì tiêu điểm thông tin thường cũng được ưu tiên nằm ở phần đầu của văn

bản (gần 87%), với mục đích thu hút sự chú ý của người tiếp nhận khẩu hiệu.

2.6. Tiểu kết chương 2

Trong phần trình bày trên đây, chúng tôi đã cố gắng dựa trên các nguyên tắc

cơ bản nhất của lý thuyết Phân tích Diễn ngôn phê phán, mà cụ thể là đuờng hướng

của Fairclough cũng như sử dụng các phương pháp phân tích ngữ pháp theo khung

lý thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday để làm rõ các mối quan hệ

chính trị - xã hội, các quan hệ quyền-thế ẩn chứa đằng sau việc sử dụng ngôn ngữ

của diễn ngôn KH CT-XH. Việc thể hiện tư tưởng, thái độ của người phát ngôn

trong các khẩu hiệu cũng thông qua cách lựa chọn các kiểu quá trình trong quan hệ

chuyển tác, sử dụng các hiện tượng danh hóa, kiểu câu phát ngôn, cấu trúc câu bị

động, chủ động… đã được chỉ ra và thảo luận nhằm chứng minh giá trị của diễn

ngôn trong bối cảnh xã hội. Theo đó diễn ngôn không những là thực tiễn và tập

quán xã hội, mà còn là sự phản ánh thực tiễn đó. Quan hệ hỗ tương này càng chứng

tỏ tầm quan trọng và vai trò vị trí của ngôn ngữ trong đời sống của xã hội loài

người. Tuy nhiên, cho dù diễn ngôn có thể giúp làm nổi bật vấn đề tư tưởng thì

diễn ngôn cũng chỉ là sự thể hiện thực tiễn xã hội và làm nhiệm vụ giải thích về các

hiện tượng xã hội cho công chúng hiểu, chứ tự thân diễn ngôn chưa phải là đã tạo

nên được thực tại đó. Điều này hàm ý rằng nếu muốn biến diễn ngôn thành công cụ

mạnh mẽ làm thay đổi thực tiễn xã hội, thì vai trò là ở chỗ người sử dụng ngôn ngữ

chứ không phải tự thân diễn ngôn. Qua đó, vấn đề quyền lực trong diễn ngôn rõ

ràng được thể hiện qua nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của những người nắm giữ

quyền lực. Trường hợp KH CT-XH cũng không nằm ngoài quy luật đó. Những

người sử dụng ngôn ngữ đã biết cách dùng diễn ngôn khẩu hiệu để thể hiện quyền

lực kiểm soát và làm thay đổi thực trạng của mình thông qua con đường giáo dục và

thuyết phục- hướng cộng đồng tới những giá trị tốt đẹp hơn của cuộc sống.

Page 97: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

82

CHƯƠNG 3

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA DIỄN NGÔN KHẨU HIỆU

CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TIẾNG VIỆT DUỚI GÓC NHÌN CỦA

LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN PHÊ PHÁN

3.1. Đặt vấn đề

Chương 3 của luận án tập trung nghiên cứu các đặc điểm ngôn ngữ của diễn

ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt theo quan điểm của lý thuyết phân tích

diễn ngôn phê phán. Nói cách khác, chương này thể hiện phần phân tích các giá trị

kinh nghiệm, giá trị quan hệ, và giá trị biểu cảm của từ ngữ, các hiện tượng ngữ pháp

và các kiểu liên kết câu, mệnh đề... trong diễn ngôn KH CT-XH tiếng Việt; qua đó

khám phá và bộc lộ các mối quan hệ giữa hệ tư tưởng, thái độ của người phát ngôn -

cơ quan ban hành khẩu hiệu - với ngôn ngữ trong diễn ngôn khẩu hiệu.

Ngữ liệu dùng cho chương này là 500 mẫu diễn ngôn KH CT-XH tiếng Việt

dựa trên sự tập hợp lựa chọn trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước (1980-

2014) từ nhiều nguồn khác nhau (tài liệu viết, tài liệu mạng, kho lưu trữ thông tin của

cơ quan ban hành, biểu ngôn biểu ngữ trên đuờng phố và ở các cơ quan-công sở,

trường học, chỗ công cộng, trong các áp phích cổ động và trong báo chí). Thể loại khẩu

hiệu là Khẩu hiệu chính trị - xã hội và phản ánh nhiều nội dung chủ đề khác nhau. Tất

cả các KH CT-XH này đều đã và đang được sử dụng trong thực tế và cũng đã phát huy

được tác dụng to lớn trong công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục vận động quần

chúng nói chung và một số đối tượng chuyên biệt nói riêng trong hơn 30 năm qua.

3.2. Khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt – một số vấn đề chung

3.2.1. Bối cảnh xã hội của khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt

KH CT-XH là một thể loại diễn ngôn ngắn gọn nhằm chuyển tại đến công

chúng những thông điệp qua đó khuyến khích, động viên mọi người thực hiện những

hành vi để làm thay đổi điều kiện và hiện trạng sống. Trong công cuộc xây dựng và

bảo vệ đất nước ở Việt Nam, cũng như trong một số chiến dịch truyền thông ở các

nước nói tiếng Anh, khẩu hiệu có một vai trò quan trọng làm điều chỉnh hành vi của

người tham gia giao tiếp. Hơn thế, KH CT-XH còn thể hiện uy quyền của người phát

Page 98: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

83

ngôn ở một tình huống xã hội nhất định. Việc lựa chọn ngôn từ và cách thể hiện các

đặc trưng ngôn ngữ cũng như đặc trưng diễn ngôn vào trong khẩu hiệu, làm cho

khẩu hiệu đến được với công chúng là nhiệm vụ quan trọng của các cá nhân và cơ

quan ban hành khẩu hiệu. Thực tế còn cho thấy rằng các giá trị chính trị, văn hóa,

xã hội của một dân tộc có những tác động đáng kể đến việc ban hành những khẩu

hiệu đến với công chúng.

Đơn vị phát hành KH CT-XH tiếng Việt là các cơ quan tuyên huấn, thông tin

tuyên truyền từ cấp quốc gia đến địa phương hoặc các bộ ngành chuyên biệt, cơ

quan tổ chức thuộc bộ máy nhà nước dưới sự chỉ đạo của chính phủ hoặc các cơ

quan chính quyền từ trung ương đến địa phương. Không có đơn vị, cá nhân hoặc tổ

chức cá nhân nào có chức năng hoặc được khuyến khích phát hành khẩu hiệu.

Trường hợp tự phát chỉ mang tính nhỏ lẻ nhưng chịu sự kiểm soát, kiểm duyệt về

mặt nội dung và quy mô của cơ quan chức năng.

3.2.2. Nội dung chủ đề của khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt

Chủ đề của KH CT-XH phản ánh tác động của điều kiện chính trị - xã hội

của mỗi quốc gia đến cách vận động và thuyết phục người dân. Việc một chính

quyền, cơ quan ban ngành chủ trương tập trung vào một số chủ đề này hoặc quyết

định phát sinh một số chủ đề mới cũng phản ánh những thay đổi về mặt chủ trương,

đường lối, chính sách, các thể chế chính trị và các tập quán xã hội khác nhau. Nếu

trong giai đoạn hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp, khẩu hiệu kháng

chiến đã hết sức quan trọng với vai trò hô hào kêu gọi tập trung sức người, sức của

cho công cuộc kháng chiến cứu nước và cổ vũ tinh thần chiến đấu vì Tổ quốc quyết

sinh, thì trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, khẩu hiệu chính trị - xã hội

càng phải mang trọng trách thực hiện nhiều nhiệm vụ tuyên truyền to lớn, quan

trọng hơn và trên nhiều lĩnh vực hơn. Thực tiễn xã hội những năm sau chiến tranh,

xây dựng đất nước vừa mới bước ra từ bom đạn và đang dần thay da đổi thịt đã tạo

mảnh đất màu mỡ cho chủ đề của KH CT-XH trải nghiệm. Từ các phong trào vận

động về đóng góp, xây dựng đất nước sau thống nhất, mô hình kinh tế hợp tác xã

(thập kỷ 80) đến các phong trào tuyên truyền về phổ cập giáo dục, phong trào thanh

niên xung kích, kế hoạch hóa gia đình (thập kỷ 90)…và hiện nay là các cuộc vận

động về học tập tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh, về đổi mới toàn diện

Page 99: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

84

nền giáo dục, về thực hiện các chế độ an sinh-xã hội, bảo đảm an ninh - trật tự xã

hội… chủ đề của KH CT-XH liên tục được cập nhật và bổ sung, thay đổi, hoàn

thiện cũng như thêm mới cho phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội và đảm bảo

thực hiện các chủ trương chính sách đường lối của Đảng và nhà nước.

Kết quả khảo sát 500 mẫu diễn ngôn KH CT-XH tiếng Việt cho thấy chủ đề

của khẩu hiệu phân bố trên một số lĩnh vực chính sau đây:

Bảng 3.1 Chủ đề chính của khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt

Stt Chủ đề khẩu hiệu Số lượng Tỉ lệ (%)

1. Môi trường - Năng lượng 91 18,2%

2. Chăm sóc sức khỏe - Bảo hiểm y tế 62 12,4%

3. Xây dựng và bảo vệ đất nước, củng cố các tổ chức

chính trị - xã hội

60 12,0%

4. An toàn giao thông 49 9,8%

5. Gia đình-hôn nhân-bình đẳng giới 38 7,6%

6. Tệ nạn xã hội (phòng-chống ma túy) 36 7,2%

7. Phụ nữ và trẻ em 35 7,0%

8. Văn minh đô thị và trật tự xã hội 35 7,0%

9. An toàn - Vệ sinh lao động - An toàn thực phẩm 19 3,8%

10. Giáo dục (Chính trị-tư tưởng, giáo dục toàn diện) 17 3,4%

11. Dân số - Kế hoạch hóa gia đình 15 3,0%

12. Vận động bầu cử - Dân vận - Báo chí 12 2,4%

13. Xây dựng nông thôn mới 11 2,2%

14. An ninh - Chủ quyền 9 1,8%

15. Nghề nghiệp – Việc làm 6 1,2%

16. Thuế và nộp thuế 5 1,0%

Rõ ràng chủ đề của khẩu hiệu đã có những trọng tâm khác nhau và sự đa dạng

về chủ đề này cũng phản ánh các ưu tiên của chính sách tuyên truyền quốc gia vào

mỗi thời điểm nhất định. Bảng 3.1 chỉ ra các ưu tiên của nhà nước và các cơ quan

thông tin tuyên truyền về một số chủ đề quan trọng trong thời điểm xây dựng và bảo

vệ đất nước hiện nay. Bốn chủ đề có số lượng khẩu hiệu nhiều nhất đã phản ánh một

thực tiễn xã hội là trong điều kiện phát triển của bất kỳ quốc gia nào, bên cạnh những

thành tựu, phát triển về kinh tế-xã hội cũng tiềm ẩn những nguy cơ về chính trị, và

những rủi ro có thể đe dọa tính mạng con người như thiên tai, dịch bệnh, tai nạn…

Ngoài ra, tuy số lượng khẩu hiệu ở mỗi chủ đề có thể ít hoặc nhiều, nhưng tần suất sử

dụng còn là vấn đề đáng bàn. Ví dụ: vào thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, khi mà vấn đề

kế hoạch hóa gia đình đang là trọng tâm tuyên truyền của công tác dân số, người dân

Page 100: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

85

có thể thấy rất nhiều áp-phích, băng-rôn, biểu ngữ khắp các khu vực công cộng tuyên

truyền về vấn đề này. Những khẩu hiệu này không chỉ xuất hiện trong một thời gian

nhất định nào đó, mà có khi có mặt tại một địa điểm suốt cả năm hoặc từ năm này

qua năm khác (Vd: khẩu hiệu kế hoạch hóa gia đình ở trước một trạm Y tế Huyện

Phú Lộc - Thừa Thiên Huế-TTH). Nhưng hiện nay, khi ý thức của người dân về vấn

đề dân số và kế hoạch hóa gia đình đã được nâng cao, việc tuyên truyền chủ đề này

có thể giảm đi độ “nóng” nên số lượng khẩu hiệu không còn cao. Tương tự, giao

thông đang là vấn đề nổi cộm nhất hiện nay, nên khẩu hiệu an toàn giao thông có tần

suất sử dụng khá cao, và cũng xuất hiện nhiều nơi với thời gian hầu như không giới

hạn (ví dụ: khẩu hiệu an toàn giao thông ở chân đèo Phú Gia-TTH).

Từ thực tế này, có thể thấy rằng KH CT-XH đã trở thành một công cụ phát

huy quyền lực của các cơ quan công quyền hay quản lý hành chính nhà nước. Khi các

quyết sách của xã hội đã được Đảng và nhà nước ta phê duyệt, các cơ quan chức năng

(mà thông thường là Ban tuyên giáo các cấp, sở văn hóa-thể thao-và du lịch, phòng

thông tin-truyền thông…) sẽ thiết kế nội dung khẩu hiệu trên các chủ đề đã được thảo

luận và đưa vào kế hoạch, quyết định. Và đó là lúc họ thể hiện “quyền lực” của cơ

quan hành pháp, đó là giáo dục, tuyên truyền cho cộng đồng về việc thực thi pháp

luật, thực hiện chính sách, chủ trương đã được nhà nước ban hành; thậm chí kể cả

tuyên truyền việc xử phạt nếu không chấp hành tốt các chủ trương này.

3.3. Những đặc điểm sử dụng từ ngữ của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội

tiếng Việt theo quan điểm của Lý thuyết Phân tích Diễn ngôn phê phán

3.3.1. Giá trị kinh nghiệm của từ ngữ

Thế giới kinh nghiệm trong ngữ pháp chức năng của Halliday là kinh nghiệm

của các tham thể về thế giới tự nhiên và thế giới xã hội, là nội dung thông báo, tri

thức và niềm tin. Kinh nghiệm là những cái xảy ra trong đầu người kiến tạo diễn

ngôn. Những quá trình xảy ra trong đầu người nói/nghe gắn với kinh nghiệm của họ

với thế giới bên ngoài. Khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt chủ yếu phản ánh

những vấn đề xã hội và việc thực thi pháp luật, cũng như những chủ trương chính

sách của Đảng, Nhà nước ta… nên trường diễn ngôn là các vấn đề chính trị-văn hóa

Page 101: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

86

- xã hội. Có thể thấy ở mỗi chủ đề cụ thể, có nhiều từ vựng thuộc về lĩnh vực chủ

trương-chính sách, pháp luật hay các vấn đề xã hội đang được quan tâm.

Trước hết, vấn đề môi trường đang là vấn đề đáng lo ngại không chỉ ở Việt

Nam, mà ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới bất kể giàu nghèo, phát triển hay đang

phát triển. Ở Việt Nam, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng đã được Đảng và Nhà nước

ta quan tâm đưa vào trong các chương trình nghị sự để bàn bạc các giải pháp tháo gỡ

tình hình cũng như cải thiện chất lượng môi trường sống, đồng thời tạo ra sự ổn định

bền vững cho môi trường - mái nhà chung của nhân loại. Khẩu hiệu về lĩnh vực môi

trường - năng lượng đã có nhiều từ ngữ phản ánh kinh nghiệm về thế giới của các

tham thể về lĩnh vực này như các khái niệm môi trường, trái đất, đại dương, di sản

thiên nhiên, sự sống, cuộc sống, sức khỏe, bền vững, tài nguyên biển, rừng, biến đổi

khí hậu, đa dạng sinh học, hệ sinh thái biển, kinh tế ít các bon, năng lượng sạch, tiết

kiệm năng lượng, giảm phát thải, chất thải, nước sạch, hành tinh xanh, tài nguyên, trí

tuệ xanh, đầu tư xanh, kinh tế xanh, an toàn, tương lai bền vững, sạch, đẹp, trong

lành, túi ni-lông, rác… hay một loạt các hành động liên quan đến môi trường như

bảo vệ, nghĩa vụ, nhiệm vụ, chung tay, liên kết, phòng chống, chống lại, cứu, cháy

rừng, lãng phí, tàn phá, tiết kiệm, hành động, bảo vệ, chặt cây, trồng rừng… và một

số cụm từ chỉ quy mô quan tâm và trách nhiệm đối với vấn đề môi trường như toàn

Đảng, toàn quân, toàn dân, sự nghiệp, trách nhiệm toàn xã hội, trách nhiệm của

chúng ta, chính quyền và nhân dân, cộng đồng … Vấn đề môi trường là vấn đề có

tính thời sự khá cao. Trong khi ở những thập niên 80-90, chúng ta chỉ biết đến ô

nhiễm không khí và ít nghe nói đến các vấn đề như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm

tiếng ồn, tài nguyên đất, tài nguyên biển… thì đến đầu thế kỷ 21 không những những

khái niệm này mà còn vô số khái niệm khác xuất hiện như kinh tế xanh, biến đổi khí

hậu, phát triển bền vững, năng lượng sạch… Việc xuất hiện nhiều cụm từ mới này

phản ánh sự thay đổi trong nhận thức của con người về thế giới vật chất và tự nhiên

xung quanh, về vấn đề môi trường nói riêng và các vấn đề khác nói chung. Các từ

ngữ chủ yếu mô tả thế giới kinh nghiệm trong vấn đề môi trường được lặp lại khá

nhiều trong các diễn ngôn khẩu hiệu về chủ đề này với tần suất như sau:

Page 102: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

87

Bảng 3.2 Tần suất xuất hiện của các từ ngữ thuộc trường từ vựng

về môi trường và năng lượng

Stt Từ ngữ Số lần xuất hiện (*) Tỉ lệ phần trăm

1 Môi trường 42 46,66

2 Bảo vệ 34 37,77

3 Xanh 21 23,33

4 Sạch 19 21,11

5 Cuộc sống/ sự sống 19 21,11

6 Rác/ chất thải/ rác thải 13 14,44

7 Đẹp/ làm đẹp (môi trường) 12 13,33

Chú thích: (*) số lần xuất hiện trong tổng số 90 khẩu hiệu về môi trường-năng lượng.

Bên cạnh đó, các từ ngữ trái nghĩa cũng được sử dụng khá nhiều như ô

nhiễm (trái nghĩa với sạch) được sử dụng 8 lần, tàn phá/ hủy hoại (trái nghĩa với

bảo vệ) được sử dụng 7 lần (trên tương quan về số lượng khẩu hiệu cùng chủ đề)

cũng đã thể hiện sự đối lập trong thái độ và cách nhìn nhận về trạng thái biến đổi

của tự nhiên cũng như hành vi tàn phá môi trường của con người.

Tiếp đến, an toàn giao thông và vấn đề dân số, hạnh phúc gia đình, quyền trẻ

em đang là những vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây.

Thực tế xã hội cho thấy mỗi năm tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của hàng

ngàn người, để lại những nỗi đau về thể xác và tinh thần cho không biết bao nhiêu

gia đình trên khắp cả nước. Bên cạnh đó, áp lực dân số tăng nhanh khiến cho xã hội

mất cân bằng về cơ cấu việc làm, nhà ở, an sinh xã hội và cũng gián tiếp dẫn đến

các hiện tượng bất bình đẳng trong gia đình, bạo lực nảy sinh, trẻ em chưa được

quan tâm đúng mức... Khẩu hiệu nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức về vấn đề

an toàn giao thông và giảm áp lực dân số, tăng cường các biện pháp bảo vệ trẻ em

và hạnh phúc gia đình vì thế có nhiệm vụ quan trọng trong việc chuyển tải các

thông điệp xã hội của các cơ quan quyền lực đến với người dân. Để đạt được mục

đích giao tiếp này, việc sử dụng từ ngữ có nhiệm vụ phản ánh các kinh nghiệm

trong thực tiễn đời sống xã hội làm cho người dân hiểu và thấy được mối liên hệ

giữa khẩu hiệu với lợi ích trong đời sống của họ. Do trường diễn ngôn ở đây là các

vấn đề xã hội, và mục tiêu của diễn ngôn là hướng đến các giá trị tốt đẹp nên trong

Page 103: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

88

KH CT-XH tiếng Việt xuất hiện rất nhiều từ vựng thuộc lĩnh vực này như: an toàn,

kỷ cương, hạnh phúc, văn hóa, tương lai, tươi sáng, bình đẳng, tôn trọng, chia sẻ,

hiểu, quyết tâm, tỏa sáng, phát triển, phồn vinh, ổn định, giá trị đích thực, lành

mạnh, tổ ấm, bình yên, hoài bão, nét văn hóa giao thông...

Bên cạnh đó, để có tính răn đe và nêu bật được những tác hại của mặt trái của

các vấn đề xã hội này, khẩu hiệu còn chứa các từ ngữ có mối quan hệ ngữ nghĩa mang

giá trị tư tưởng như dùng từ trái nghĩa như nâng niu - làm tổn thương (các thành viên

gia đình); chăm lo/bảo vệ - bỏ rơi (trẻ em); (sinh) con gái-con trai; (vai trò) nam giới -

nữ giới; bình đẳng - bất bình đẳng, hạnh phúc - bạo lực (gia đình), (đi) chậm - vội,

chấp hành - vi phạm (pháp luật). Việc dùng những từ ngữ trái nghĩa này giúp cho khẩu

hiệu có thể thể hiện một cách nổi bật sự khác biệt về tư tưởng trong đánh giá các vấn đề

xã hội cũng như nhận thức và sự chấp hành của người dân đối với pháp luật.

Số liệu thống kê cho thấy các trường từ vựng có tính tích cực để miêu tả các giá

trị tốt đẹp của hôn nhân-gia đình, công tác dân số, quyền phụ nữ và trẻ em … đạt 93

lượt/ 136 khẩu hiệu thuộc các chủ đề này; trong khi đó, các từ ngữ trái nghĩa để thể

hiện sự đối lập về tư tưởng và thái độ đánh giá các mặt trái của các hiện tượng xã hội

này cũng đạt đến 37 lượt/ 136 khẩu hiệu. Đặc biệt, một số từ ngữ chủ chốt giúp làm bật

nội dung chủ đề ở mỗi khía cạnh cụ thể được sử dụng với tần số rất cao. Ví dụ:

Bảng 3.3. Những từ ngữ chủ chốt giúp làm nổi bật nội dung chủ đề

Stt Chủ đề Từ ngữ chủ chốt Số lượng

diễn ngôn

khẩu hiệu

Số lượt xuất

hiện của từ

ngữ chủ chốt

1 Dân số dân số; kế hoạch hóa gia đình 15 14

2 Hôn nhân - gia

đình

hạnh phúc; gia đình 36 61

3 Bình đẳng giới bình đẳng; bất bình đẳng; giới, bạo lực 36 38

Như vậy việc sử dụng trường từ vựng ở cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực

(thông qua biện pháp sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa) đều được chú trọng nhằm thể

hiện rõ nét tư tưởng và thái độ của người phát ngôn trong các khẩu hiệu tuyên truyền.

Đặc biệt khi nói về quyền trẻ em và giáo dục trẻ em, khẩu hiệu năm 2013 đã xuất

hiện yếu tố mới nhằm thể hiện tính tư tưởng trong quan điểm của Đảng và Nhà nước ta,

Page 104: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

89

đó là trẻ em dân tộc. Nói khái niệm này mới là do chúng ta so sánh nó với khái niệm trẻ

em được dùng với nghĩa chung trong các khẩu hiệu thuộc chủ đề này trước đây. Điều

này thể hiện việc cụ thể hóa những chính sách quan tâm phát triển đối với các vùng dân

tộc thiểu số của Đảng và Nhà nước ta vào trong các công cụ tuyên truyền xã hội. Một

trong những nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc là “tương trợ giúp đỡ lẫn nhau

cùng tiến bộ giữa các dân tộc”; và một trong những nội dung hành động là “Chính sách

xã hội tập trung vào các vấn đề giáo dục - đào tạo, văn hóa, y tế... nhằm nâng cao năng

lực, tạo tiền đề và các cơ hội để các dân tộc có đầy đủ các điều kiện tham gia vào quá

trình phát triển, để trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của

đồng bào” (Trích chuyên luận Chính sách dân tộc của Đảng trong thời kì đổi mới [30].

Tác giả Lâm Bá Nam cho rằng thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta cho thấy

có sự chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội nên cần thiết phải kêu gọi sự tương trợ

giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc. Đây vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của sự phát triển,

vì sự phát triển bền vững của cộng đồng quốc gia dân tộc. Cho nên trong các văn kiện

của Đảng, nguyên tắc tương trợ được bổ sung các thành tố tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng

phát triển, cùng tiến bộ, và trong nhiều đề cương, Đảng ta xem đây là một nguyên tắc đối

với vấn đề dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.

Đó cũng chính là lí do xuất hiện khẩu hiệu “Quyết tâm đưa trẻ em nghèo khó, trẻ em

dân tộc đến trường” [V365] hoặc “Vì một tương lai tươi sáng, hãy chăm sóc trẻ em

nghèo, trẻ em dân tộc”[V373]. Nếu so với trước đây, từ 2012 trở về trước các khẩu

hiệu nói về quyền trẻ em chỉ đề cập “trẻ em” nói chung, thì cách dùng từ có tính cá

thể hóa, khu biệt hóa này đã thể hiện quan điểm và hệ tư tưởng của Đảng ta khi

hướng đến các chính sách dân tộc.

Ngoài ra khi nói về giá trị của hạnh phúc gia đình và cuộc sống hôn nhân,

khẩu hiệu sử dụng rất nhiều từ đồng nghĩa và từ gần nghĩa để nhấn mạnh thông điệp

và tạo ra hiệu ứng tu từ học, giúp nhấn mạnh và làm rõ nhận thức về tầm quan trọng

của xây dựng hạnh phúc gia đình trong xã hội văn minh. Tỉ lệ sử dụng từ đồng nghĩa,

gần nghĩa này trên cùng một chủ đề (Vd: hôn nhân - hạnh phúc gia đình) đạt hơn

30%. Đó là những từ nền tảng, gốc rễ, chiếc nôi, điểm tựa... trong các khẩu hiệu:

Page 105: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

90

- “Gia đình hạnh phúc là chiếc nôi nuôi dưỡng, phát triển những hoài bão

ước mơ của mỗi người.” [V89]

- “Bất bình đẳng giới là gốc rễ của bạo lực gia đình.” [V81]

- “Bình đẳng nam nữ là nền tảng của văn hóa của xã hội văn minh - gia đình

hạnh phúc.” [V83]

- “Gia đình - điểm tựa của hạnh phúc.” [V88]

Và các từ ngữ gia đình, tổ ấm, mái ấm, tế bào xã hội, hôn nhân, ngôi nhà,

thành viên gia đình, ông bà-con cháu trong các khẩu hiệu:

- “Đừng làm tổn thương các thành viên trong gia đình bạn.” [V86]

- “Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội.” [V91]

- “Hãy để tình yêu thương sưởi ấm ngôi nhà của bạn.” [V96]

- “Hôn nhân không tự nguyện và tảo hôn là một nguyên nhân dẫn đến tan vỡ

hạnh phúc.” [V99]

- “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền.” [V108]

- “Vì một mái ấm gia đình không có bạo lực.” [V116]

Thế giới kinh nghiệm của chúng ta thay đổi hàng ngày hàng giờ quá thực

tiễn sản xuất và đời sống xã hội. Thay đổi là tất yếu của cuộc sống tự nhiên và xã

hội, và thực tiễn này ngay lập tức được phản ánh vào trong diễn ngôn. Xét trong

thuật ngữ tuyên truyền của chủ đề sức khỏe cộng đồng, cụm từ sàng lọc trước sinh

trong khẩu hiệu “sàng lọc trước sinh, sơ sinh góp phần hạn chế dị tật bẩm sinh ở

trẻ em” [V366] là một thuật ngữ chuyên môn của ngành Y và chăm sóc sức khỏe

cộng đồng chỉ mới được đưa vào khẩu hiệu gần đây (khoảng từ năm 2010 trở đi).

Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân được Quốc hội ban hành vào năm 1989, nhưng phải

đến năm 2010, trong dự thảo chiến lược quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao

sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, Bộ Y tế mới có những đánh giá xác thực

về kết quả thực hiện công tác này trong 10 năm (2001-2010). Kết luận nêu rõ tỉ lệ tử

vong trẻ sơ sinh còn cao, tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc các dị tật bẩm sinh khá cao đã làm ảnh

hưởng đến chất lượng dân số và giống nòi. Dự thảo chiến lược cũng đồng thời đưa

ra những dự định mới cho công tác chăm sóc sức khỏe, trong đó có chiến lược chăm

Page 106: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

91

sóc sức khỏe bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh và vấn đề sàng lọc trước sinh để đảm

bảo chất lượng dân số. Đây chính là những tiền đề cho việc thông tin tuyên truyền

công tác dân số phải có những cụm thuật ngữ chuyên môn như vậy nhằm mục đích

giáo dục hiểu biết và nâng cao nhận thức cho người dân, góp phần ổn định và nâng

cao chất lượng dân số.

Tương tự, khái niệm xây dựng nông thôn mới hay các từ ngữ tương tự diễn

đạt khái niệm này cũng chỉ mới xuất hiện trong kế hoạch ban hành KH CT-XH của

các ủy ban quốc gia và địa phương kể từ 2010-2011 bởi vào tháng 8 năm 2008,

Đảng ta ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về Chương trình mục tiêu quốc gia về

xây dựng nông thôn mới và đã xác định quan điểm chỉ đạo là: “Nông nghiệp, nông

dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,

xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng trong phát triển kinh

tế - xã hội bền vững, gìn giữ ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, gìn

giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất

nước. Nông dân là chủ thể của quá trình phát triển; xây dựng nông thôn mới là căn

bản, phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là khâu then chốt”.

Sự thay đổi này còn thể hiện không chỉ ở sự xuất hiện của các khẩu hiệu mới

mà còn ở việc giảm và gần như biến mất một số khẩu hiệu đã một thời rất phổ biến.

Nếu những năm 1985-2000, chúng ta thấy khẩu hiệu về kế hoạch hóa gia đình

“bùng nổ” với nhiều từ ngữ thuyết phục người dân thực hiện quy mô gia đình ít con

như “chỉ sinh từ 1 đến 2 đứa con”, “dừng lại ở 2 con”, “kế hoạch hóa gia đình”…

thì gần 15 năm trở lại đây (2001-2014) các khẩu hiệu như thế này không còn phổ

biến ở những nơi công cộng nữa. Có chăng, các khẩu hiệu tương tự chỉ được treo ở

trước các cơ sở y tế cấp phường, xã, huyện thị nhằm duy trì tính vận động và giáo

dục đối với một bộ phận người dân. Sự giảm sút và hầu như biến mất của khẩu hiệu

thuộc chủ đề này bắt nguồn từ kết quả làm tốt công tác dân vận về kế hoạch hóa gia

đình và nâng cao nhận thức xã hội. Các điều kiện về pháp chế, an sinh xã hội và

thực tiễn cuộc sống đã góp một phần vào thay đổi nhận thức của người dân trong

vấn đề này. Thế là từ chỗ diễn ngôn ra đời từ thực tiễn xã hội rồi đến lượt, thực tiễn

Page 107: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

92

xã hội đã quay trở lại tác động vào diễn ngôn. Khẩu hiệu thuộc chủ đề này hiện nay

có quy mô phổ biến nhỏ và ngôn từ đã được biểu cảm hóa bằng các kiểu ẩn dụ, ví

dụ như “quy mô gia đình ít con”, chứ không trực tiếp và thẳng thắn như “mỗi gia

đình chỉ nên có 1-2 đứa con” mà trước đây vẫn thường xuyên được sử dụng. Tuy

nhiên mới đây, tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình thuộc Bộ Y tế đã có quyết

định rằng khẩu hiệu về KHHGĐ trong năm 2014 sẽ không còn có tính ép buộc mà

sẽ chuyển sang tính khuyến khích vận động, và đồng thời còn vận động người dân

sinh đủ 2 con theo mức mà pháp lệnh dân số đã quy định. Trong thông điệp mới,

cụm từ “chỉ có 1 đến 2 con” sẽ được thay thế bằng cụm từ “hãy nên sinh 2 con”.

Đây chính là một biểu hiện của sự thay đổi trong thế giới kinh nghiệm của con

người dẫn đến thay đổi chiến lược dùng từ ngữ trong diễn ngôn. Giải thích về sự

thay đổi này, đại diện của cơ quan thẩm quyền cho biết trước đây, nếu quy định

“mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con” mang tính ép buộc thì nay, người dân được

khuyến khích và vận động “mỗi gia đình hãy nên sinh đủ 2 con”. Ngoài ra, việc

thay đổi cụm từ “từ 1 đến 2 con” thành cụm từ “sinh 2 con” cũng có tính chiến lược

cần thiết, bởi sinh 2 con là đảm bảo cơ cấu dân số trong tương lai và sự hài hòa cân

đối giữa các lứa tuổi. Theo tổng cục trưởng tổng cục dân số - KHHGĐ, “chính vì lo

ngại dân số già nên chúng ta phải đưa ra thông điệp để mọi người nhận thấy việc

sinh đẻ như một quyền lợi và nghĩa vụ của gia đình, dòng họ và dân tộc, đảm bảo

sự trường tồn của gia đình và xã hội thì phải sinh con đẻ cái.” Đồng thời, có một

hiện trạng là hiện nay, mức sinh của các vùng miền trên cả nước không đồng đều.

Có nhiều gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội chỉ chọn sinh 1 con. Nếu

các gia đình chọn mức sinh thấp như vậy thì tốc độ già hóa dân số đã rất nhanh như

hiện nay sẽ càng nhanh hơn, nguồn nhân lực trong tương lai gần sẽ bị thiếu hụt. Về

mặt ngôn ngữ học mà nói, thì từ khuyến nghị có cơ sở khoa học như vậy, cụm từ

ngữ “sinh đủ hai con” có giá trị nhất định trong việc đưa vấn đề xã hội vào trong

diễn ngôn để phản ánh một thực tại xã hội và những chính sách liên quan của đất

nước ta trong một thời kỳ nhất định.

Tương tự, các vấn đề chính trị - xã hội đang được toàn xã hội quan tâm đều liên

tục được phản ánh vào trong diễn ngôn khẩu hiệu. Khẩu hiệu “Sự hài lòng của nhân dân

Page 108: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

93

là mục tiêu phục vụ của cơ quan nhà nước” [V481] và một số khẩu hiệu khác có

bao hàm nội dung “sự hài lòng, tín nhiệm của dân” đã được tỉnh Khánh Hòa chọn

tuyên truyền tại các cơ quan hành chính nhà nước trong toàn tỉnh từ tháng 8-2013.

Từ khi Nghị quyết Trung ương 4 (TW4) về những vấn đề cấp bách trong xây dựng

Đảng ra đời vào thời điểm tháng 01 năm 2012 cho đến việc lần đầu Quốc hội bỏ

phiếu tín nhiệm dành cho 47 người giữ các chức danh do Quốc hội bầu và phê

chuẩn tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 13 (11- 06-2013), trong toàn xã hội đã bắt

đầu xuất hiện các thông tin tuyên truyền chung quanh vấn đề này. Nội dung cốt lõi

của nghị quyết đã chỉ ra rằng các nhiệm vụ cấp bách của xây dựng Đảng trong thời

kỳ mới là làm trong sạch đội ngũ, khắc phục các sai sót, hạn chế, yếu kém trong bộ

máy các cấp lãnh đạo, và hướng đến sự “hài lòng” hay “tín nhiệm” thực sự của

người dân, những người mà đội ngũ lãnh đạo đang phục vụ. Nghị quyết TW4 đặc

biệt nhấn mạnh những vấn đề như thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các

cấp lãnh đạo do Quốc hội bầu và phê chuẩn và nâng cao chất lượng công tác phê và

tự phê bình. Đây là những đối sách của Đảng nhằm làm tốt công tác xây dựng Đảng

trong tình hình hiện nay. KH CT-XH với tôn chỉ phục vụ nhân dân không phải đến

những năm của thế kỉ 21 mới có. Trước đây trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất

nước ở những năm 80, chúng ta cũng đã có những khẩu hiệu nêu cao tinh thần phục

vụ nhân dân như thế. Nhưng vấn đề ở đây là sự thay đổi về trọng tâm từ ngữ. Nếu

trước đây những khẩu hiệu chỉ nói chung chung về khái niệm phục vụ nhân dân như

“Vì nước quên thân, vì dân phục vụ.” hoặc “trung thành với sự nghiệp cách mạng

của dân, do dân, vì dân”, thì nay tiêu điểm thông tin đã hướng đến một giá trị khác

của xã hội mà Đảng và nhà nước ta đang tích cực xây dựng: “đo lường chất lượng

công tác lãnh đạo qua sự hài lòng của dân”. Vì thế sự thay đổi về tiêu điểm thông

tin với cách chọn từ ngữ thể hiện đúng tinh thần của nghị quyết, của các quy định như

vậy đã giúp biến diễn ngôn thành công cụ thực thi hoặc động viên thực thi pháp luật.

Cùng thời điểm xuất hiện các từ ngữ phản ánh các giá trị kinh nghiệm liên

quan việc chống đối chính sách bành trướng của Trung quốc trên biển Đông, khẩu

hiệu tháng 6,7/2014 xuất hiện một số từ ngữ khác liên quan đến các khái niệm ngư

dân, ngư trường, bám biển, biển Đông. Rõ ràng sự vi phạm về chủ quyền của Trung

Page 109: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

94

quốc trên vùng biển đảo của nước ta trong thời gian này trực tiếp đe dọa các công

tác khai thác hải sản của ngư dân trên các ngư trường truyền thống quanh quần đảo

Hoàng Sa của Việt Nam. Và để góp thêm tiếng nói vận động, giáo dục toàn dân về

vấn đề này, khẩu hiệu trong hai tháng 6,7/2014 đã xuất hiện nhiều từ ngữ liên quan

đến biển Đông và công việc của các ngư dân trên biển.

- Chăm sóc sức khỏe của ngư dân là hành động thiết thực để bảo vệ chủ

quyền biển đảo. [V7]

- Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông. Kiên quyết hỗ trợ ngư dân bám

biển, làm giàu từ biển. [V4]

Rõ ràng khẩu hiệu về an ninh - chủ quyền quốc gia của năm 2013 trở về trước

không có những khái niệm này. Ví dụ: “Bảo vệ chủ quyền biển đảo” hay “Bảo vệ vững

chắc chủ quyền biên giới” là những khái niệm khá chung trong các khẩu hiệu bảo vệ chủ

quyền. Nay khi vấn đề biển Đông đã trở thành vấn đề chính trị nóng bỏng trên nghị trường

thế giới, KH CT-XH ở Việt Nam đã có sự hưởng ứng bằng cách khu trú khái niệm này

thành “bảo vệ chủ quyền biển Đông”; hoặc bổ sung các khái niệm “hỗ trợ ngư dân” và

“chăm sóc sức khỏe ngư dân” để toàn xã hội thấy được tầm quan trọng của việc ngư dân

bám biển đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tương tự, một số khái niệm chỉ mới

xuất hiện trong những thời điểm gần đây (khi mà vấn đề được khái niệm đó phản ánh) đã

nói lên tầm quan trọng của diễn ngôn là phản ánh thế giới kinh nghiệm, như là: “tiết kiệm

thực phẩm - bảo vệ môi trường”, “lãng phí thực phẩm”, “nền kinh tế ít các bon”, “giúp

người cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng” hay “ngày đất ngập nước thế giới”.

Như vậy, qua một số ví dụ vừa phân tích, chúng ta có thể thấy rằng diễn

ngôn là một phần của thực tiễn xã hội, và vì thế bị quy định bởi cấu trúc xã hội.

Diễn ngôn KH CT-XH rõ ràng đã phản ánh những giá trị kinh nghiệm từ thực tiễn

đời sống xã hội, phản ánh cách nhìn nhận thế giới của những người kiến tạo diễn

ngôn.

Việc bộc lộ quan hệ quyền - thế ở KH CT-XH còn được thể hiện trong việc sử

dụng từ đồng nghĩa và gần nghĩa có sự gia tăng về cấp độ quyền lực trong phát ngôn.

Nếu xem xét diễn ngôn chỉ dẫn, biển báo… chúng ta thấy những từ ngữ thể hiện sự

Page 110: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

95

“ngăn cấm” được sử dụng thường xuyên bao nhiêu, thì ở KH CT-XH lại càng thấy

hiếm có những từ ngữ này bấy nhiêu. Tuy nhiên, từ sau năm 2010 đến nay, khẩu hiệu

ở một số nơi đã xuất hiện nhiều thuật ngữ thể hiện sự ngăn cấm. Tuy nhiên, việc thể

hiện quyền lực của những cơ quan chức năng trong việc ngăn cấm người dân làm trái

pháp luật không chỉ được thể hiện trong mỗi một từ “cấm”. Trong trường hợp này,

khẩu hiệu thể hiện các mức độ từ khuyên răn, giáo dục... đến cấm đoán và kết tội như

các từ ngữ hãy, nên (lời khuyên) cấm (cấm đoán) nghiêm cấm (cấm ở mức độ

cao hơn) ... là tội ác, là vi phạm pháp luật (quy tội, kết tội) trong một loạt các khẩu

hiệu về an toàn giao thông, về bình đẳng giới, về trật tự an toàn xã hội.... Đây là sự bộc

lộ tính quyền lực thông qua các hành động ngôn từ có giá trị biểu cảm cao. Các kiểu

hành động ngôn từ thuộc hành động ở lời này đã được Đỗ Hữu Châu [6] khái quát khá

rõ trong khi phân loại các hành vi ở lời, đó là khuyên bảo, ra lệnh, yêu cầu, cấm đoán...

Một nghiên cứu mới đây của Đỗ Thị Xuân Dung và cộng sự [8] cũng đã chỉ ra rằng khi

xem xét dưới góc độ hành động ngôn từ, khẩu hiệu thực hiện một số chức năng cơ bản

của nó chủ yếu thông qua hành động thông tin và hành động cầu/ khiến. Các hành động

tại lời của khẩu hiệu mang chức năng khuyến cáo, ra lệnh, hay thông tin, tuyên bố đều

thuộc các nhóm hành vi tại lời mà Austin [46] và Searle [135] đã phân loại bao gồm

phán xử, hành xử, cam kết, trình bày, ứng xử (cách phân loại của Austin) và đại diện,

điều khiển, cam kết, biểu cảm, tuyên bố (cách phân loại của Searle). Để đạt được mục

tiêu thông tin và tác động đó, cần thiết phải sử dụng các động từ ngữ vi thuộc thế giới

kinh nghiệm của cả người phát ngôn và người tiếp nhận. Nhưng trong khẩu hiệu các

hành vi khuyến cáo, răn đe, thuyết phục… chúng ta thấy ít khi xuất hiện các động từ

ngữ vi như thông báo, khuyến cáo… (ngoại trừ một số ít từ ngữ như “cấm…”) mà bản

thân hành động tại lời đã được hàm chứa bên trong các cấu trúc ngữ pháp, như “phóng

nhanh, vượt ẩu, gây tai nạn là tội ác” [V148] (hành vi khuyến cáo, kết tội).

3.3.2. Giá trị quan hệ của từ ngữ

Fairclough [68:116] cho rằng, xác định giá trị quan hệ của từ ngữ là sự lựa

chọn từ sử dụng trong diễn ngôn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hay duy

trì các mối quan hệ xã hội giữa các thành viên tham gia giao tiếp. Trong ngôn ngữ

khẩu hiệu, quan hệ xã hội giữa người phát ngôn và người tiếp nhận phát ngôn cũng

Page 111: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

96

đã được thể hiện trong cách chọn sử dụng từ ngữ. Từ trước đến nay, khẩu hiệu về

an toàn giao thông (ATGT) thường có các dạng: mệnh lệnh hoặc nghiêm cấm như

“Cấm phóng nhanh, vượt ẩu”, “Nghiêm cấm chạy quá tốc độ”); hoặc cảnh báo như

“Lạm dụng rượu, bia - hiểm họa ATGT”, kêu gọi, nhắc nhở như “Hãy đội mũ bảo

hiểm khi đi môtô, xe gắn máy”. Những biện pháp này cũng đã phần nào có tác dụng

nhưng vẫn có vẻ hơi “thô cứng” và chưa lịch sự nếu xét về khía cạnh tác động vào

quan hệ giữa người nói và người nghe. Thông thường mệnh lệnh được ban hành bởi

người có nhiều quyền lực tới người có ít quyền lực hơn. Và cách dùng này dường

như không phải lúc nào cũng có tác dụng, đôi khi có cả tác dụng phụ. Một số diễn

ngôn khẩu hiệu theo dạng mệnh lệnh như vậy đã vi phạm một nguyên tắc cơ bản

trong giao tiếp, đó là lịch sự (face saving/ politeness), trong khi lịch sự là một chiến

lược cần thiết để tạo nên giá trị quan hệ. Gần đây, chiến lược sử dụng từ ngữ của

khẩu hiệu đã có thay đổi với thông điệp “mềm hóa” khi hướng đến tinh thần trách

nhiệm trong lòng mỗi người, tác động đến tình cảm và văn hóa của người dân như

“Lái xe bằng cả trái tim” [V150], “Đằng sau tay lái là gia đình, người thân”,

[V131] “Một người có ý thức chấp hành Luật Giao thông đem lại hạnh phúc cho

nhiều người”, [V146] “Mọi người ủng hộ bạn nói không với rượu, bia khi tham

gia giao thông”… hoặc tác động vào lòng tự trọng của người tiếp nhận như “Sử

dụng còi đúng cách là ứng xử có văn hóa” [V152], hoặc có nhận dạng bản sắc

riêng như “Người Hà Nội không vội được đâu!” [V145]. Với cách sử dụng từ ngữ

thể hiện sự tôn trọng người nghe, người đọc trong các khẩu hiệu như vậy, người

phát ngôn đã tác động vào mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng, giữa

người ban hành và người tiếp nhận “mệnh lệnh”. Chính sự mềm hóa này đã giúp

thông điệp dễ đến với người dân hơn khi chúng ta hiểu được thói quen và tập quán

của người Việt Nam là có thiên hướng về tình cảm, coi trọng gia đình, người thân.

Một lời nói “dễ nghe” bao giờ cũng có hiệu quả tác động lớn hơn; và họ cũng có

khuynh hướng chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ nếu họ nghĩ đến gia

đình và người thân đang chờ mong họ ở nhà.

Giá trị quan hệ của từ ngữ trong KH CT-XH không phải lúc nào cũng hiển

ngôn. Trường hợp sự thay đổi của từ ngữ để thể hiện sự thuyết phục trong khẩu hiệu

Page 112: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

97

tuyên truyền tiết kiệm điện là một ví dụ. Quan hệ giữa người nói và người nghe

(hay người vận động và người tiếp nhận) được thể hiện thông qua môt chuỗi hành

động khuyên nhủ với mức độ tăng tiến về thuyết phục và với chiến lược tác động

đến tâm lý và lợi ích của người sử dụng năng lượng như:

Bảng 3.4 Mục đích thuyết phục và tác dụng của từ ngữ thuyết phục thông qua

mối quan hệ giữa người nói và người nghe

Stt Mục đích Khẩu hiệu Tác dụng

1 Thuyết phục về

lợi ích chung cho

cả cộng đồng,

1. Tiết kiệm năng lượng để bảo vệ môi trường. [V255]

2. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhằm bảo

vệ môi trường và phát triển bền vững [V250]

Lợi ích không

được nói rõ,

chưa thấy được

trước mắt

2 Thuyết phục về

lợi ích của cá

nhân-gia đình và

tập thể-xã hội

1. Tiết kiệm điện là ích nước lợi nhà [V253]

2. Tiết kiệm điện là giảm chi phí [V253]

3. Tiết kiệm điện là tiết kiệm ngân quỹ gia đình & tài

nguyên đất nước [V254]

4. Hãy sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả vì lợi ích của

mỗi nhà, mỗi đơn vị và toàn xã hội. [V403]

Lợi ích được

nói rõ cụ thể,

thấy được trước

mắt, tác động

trực tiếp tới

người nghe

trước.

3 Thuyết phục theo

nguyên tắc,

hướng dẫn

1. Sử dụng điện theo nguyên tắc bốn đúng: đúng lúc,

đúng chỗ, đúng cách và đúng nhu cầu. [V251] (khẩu

hiệu đạt Giải Nhất cuộc thi sáng tác khẩu hiệu tiết

kiệm điện năm 2012)

Lợi ích có được

nếu tuân thủ

nguyên tắc.

Ngoài ra, nhắc đến sự ứng xử có văn hóa trong giao thông cũng chính là

nhắc nhở nêu cao lòng tự trọng của mỗi người. Tương tự, nhắc đến giá trị bản sắc

cá nhân hay nhóm, tập thể như “người Hà Nội”, “tuổi trẻ Thừa Thiên Huế...”,

“thanh niên…” thì đó chính là cách làm dấy lên trong lòng người dân sự tự giác

chấp hành Luật giao thông. Đây chính là chiến lược sử dụng từ ngữ mang giá trị

quan hệ của KH CT-XH. Ngoài ra, trong các cấu trúc câu cầu khiến mà khẩu hiệu

sử dụng để kêu gọi cộng đồng “hãy + động từ” (15,2% lượt), thì bản thân phụ từ

hãy vừa làm chức năng hô, gọi, vừa là yếu tố liên nhân ngầm ẩn để kết nối giữa

người phát ngôn và người tiếp nhận khẩu hiệu. Khi kêu gọi với phụ từ hãy người

phát ngôn đã hàm ý cam kết sự tham gia của bản thân (cá nhân/ tập thể) vào trong

hành động, cùng với cộng đồng. Chính yếu tố những liên nhân này thể hiện mối

quan hệ giữa người nói và người nghe, và cũng chính là nâng giá trị quan hệ của từ

ngữ trong KH CT-XH lên cao. Bên cạnh đó động từ “chung tay” (dùng với phụ từ

Page 113: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

98

hãy với khoảng 2% lượt sử dụng trong khẩu hiệu cũng có giá trị quan hệ không kém

phần hiệu quả khi người phát ngôn muốn nhấn mạnh sự liên kết, tương tác giữa

người kêu gọi và người tiếp nhận trong cùng một hành động chung là hướng tới các

giá trị tốt đẹp của đời sống chính trị - xã hội.

3.3.3. Giá trị biểu cảm của từ ngữ

Trong ngôn từ của KH CT-XH, giá trị thuyết phục của ngôn ngữ là chức năng

trọng tâm. Do yêu cầu vận động, tuyên truyền các giá trị văn hóa, xã hội cho cộng đồng

nên người biên soạn khẩu hiệu cần quan tâm nhiều đến ngôn ngữ thuyết phục

(persuasive language). Fairclough [68:199] cho rằng những người chú ý đến ngôn ngữ

thuyết phục sẽ có thể giúp diễn đạt các giá trị biểu cảm của từ ngữ. Để đạt được điều

đó, việc lựa chọn từ ngữ cho khẩu hiệu cần đạt được những giá trị biểu cảm cao để dễ

đi vào lòng người dân, tác động vào tâm tư tình cảm và nhận thức của họ, thông qua

khả năng biểu đạt sự đánh giá của người sử dụng ngôn ngữ. Ví dụ như trong khẩu hiệu

về an toàn giao thông, bên cạnh việc dùng các từ ngữ có tính tích cực để động viên các

giá trị văn hóa cao trong ý thức giao thông như nét đẹp, văn hóa (giao thông), lành

mạnh, tính răn đe khuyến cáo của khẩu hiệu về an toàn giao thông còn được khái quát

hóa trong việc dùng các từ ngữ trái nghĩa có giá trị biểu cảm cao như

- Phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn là tội ác. [V148]

- Hiểm họa tai nạn giao thông, hãy hành động ngay. [V138]

- Tai nạn giao thông hàng năm cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người. [V153]

Với các yếu tố biểu cảm đi từ đơn giản, đến trung tính và cuối cùng đạt đến

cao trào như trong các KH CT-XH vừa nêu, giá trị thuyết phục đã được phát huy rất

nhiều. Tính thuyết phục của khẩu hiệu trong trường hợp này không chỉ thể hiện ở sự

kêu gọi có tính động viên các giá trị văn hóa cao (dùng từ nghĩa tích cực) mà còn ở

việc khuyến cáo, thậm chí răn đe (dùng từ nghĩa tiêu cực), nhằm mục đích đạt được

hiệu quả cao nhất về tính giáo dục và động viên của KH CT-XH.

3.3.4. Sử dụng biện pháp ẩn dụ

Halliday [10:610] cho rằng những “nét của lời nói” hay “biểu thức mỹ từ” là

những hình thức khái quát việc chuyển nghĩa ngôn từ, và được gọi là ẩn dụ hoặc thể

Page 114: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

99

đối lập của nó, hoán dụ. Những hình thức chuyển nghĩa này dù cách sử dụng có

khác nhau nhưng cũng đều chỉ những nét nghĩa “không theo nghĩa đen” của từ ngữ.

Ẩn dụ là phương tiện thể hiện khía cạnh kinh nghiệm bằng một hình thức khác, và

thông qua đó người phát ngôn có thể thể hiện tư tưởng và thái độ của mình. Vì thế

sử dụng nhiều kiểu ẩn dụ khác nhau có thể giúp đem lại các giá trị tư tưởng khác

nhau trong diễn ngôn. Nhiệm vụ của người làm CDA là tìm ra các biểu thức mỹ từ

(ẩn dụ) trong diễn ngôn, để hiểu được những ý định, suy nghĩ, thái độ của người

phát ngôn thông qua ẩn dụ hàm ngôn hoặc hiển ngôn. Ngôn ngữ của KH CT-XH là

ngôn ngữ dành cho công chúng, nên giá trị thuyết phục càng phải chịu nhiều tác

động của sự đánh giá từ nhiều phía đối tượng tiếp nhận. Chính vì thế, KH CT-XH

tiếng Việt dùng khá nhiều các kiểu ẩn dụ từ vựng như:

- Bất bình đẳng giới là gốc rễ của bạo lực gia đình. [V81]

- Gia đình là tổ ấm của mối người, là tế bào lành mạnh của xã hội. [V91]

- Bảo vệ rừng là bảo vệ lá phổi của chính mình. (hoán dụ) [V194]

- Phía trước tay lái là cuộc sống. Nhanh một phút, chậm cả đời. [V147]

- Rừng là vàng. Nếu chúng ta biết bảo vệ thì rừng rất quý [V248]

Tần suất của các hiện tượng ẩn dụ này chiếm khoảng 11,2 % của 500 mẫu diễn

ngôn KH CT-XH tiếng Việt. Việc hiểu các giá trị tư tưởng hàm ẩn trong các hiện

tượng ẩn dụ này là nhờ vào khả năng tri nhận về thế giới kinh nghiệm của người nghe.

Ẩn dụ và hoán dụ là các phương tiện làm nền tảng ho hệ thống khái niệm của con

người từ góc độ kinh nghiệm và cho phép con người thể hiện sáng tạo trong diễn ngôn

[98]. Và chính khả năng sáng tạo này giúp khẩu hiệu trở lại với đặc tính vốn dĩ của nó

là “nói ít hiểu nhiều”. Bên cạnh ẩn dụ từ vựng, ẩn dụ ngữ pháp bao gồm ẩn dụ tư tưởng

và ẩn dụ liên nhân lại bao hàm các thay đổi về quan hệ chuyển tác, diễn đạt thức và

diễn đạt tình thái với các quan điểm liên quan đến khả năng và xác suất, lại càng dễ trở

thành công cụ để diễn đạt thái độ và bày tỏ suy nghĩ cá nhân. Tuy nhiên, trường hợp ẩn

dụ ngữ pháp trong khẩu hiệu rất ít, đối với tiếng Việt gần như không có, và đa số các

hiện tượng ẩn dụ này chỉ xuất hiện trong các khẩu hiệu vận động, thuyết phục. Các

khẩu hiệu giáo dục, tuyên truyền nhận thức thường không có nhiều ẩn dụ, vì đây không

phải là thể loại diễn ngôn văn học nơi mà sự suy ngẫm là yếu tố để tạo tính bất ngờ và

Page 115: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

100

cảm nhận sâu sắc ở người nghe. Đồng thời, việc không sử dụng nhiều yếu tố ẩn dụ

trong khẩu hiệu là để đảm bảo tính đơn giản, dễ hiểu của vấn đề được giáo dục đối với

đối tượng người nghe là tuyệt đại đa số quần chúng nhân dân.

3.4. Những đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã

hội tiếng Việt theo quan điểm của Lý thuyết Phân tích Diễn ngôn phê phán

Mô hình phân tích diễn ngôn phê phán của Fairclough sử dụng ngữ pháp chức

năng hệ thống của Halliday làm khung lý thuyết đã xem xét các cấu trúc ngữ pháp

theo các giá trị kinh nghiệm, quan hệ và biểu cảm, liên kết câu/ mệnh đề, cũng như

các tổ chức vi mô của diễn ngôn… tương ứng với ba siêu chức năng của ngôn ngữ.

3.4.1. Giá trị kinh nghiệm của các hiện tượng ngữ pháp

Tác giả Nguyễn Hòa [17:21] cho rằng trong quan niệm của SFG, chuyển tác là

công cụ để làm nổi bật trước tính “tác nhân” của các tham thể. Halliday [83] phân chia

các quá trình thành các kiểu: quá trình vật chất, hành vi, tinh thần, phát ngôn, quan hệ và

hiện hữu. Hoàng Văn Vân [42] khẳng định rằng khung lí thuyết về các quan hệ chuyển

tác này phổ quát cho mọi ngôn ngữ, do đó có thể áp dụng vào phân tích cách thể hiện

kinh nghiệm trong cú tiếng Việt.

Ứng dụng để phân tích các quan hệ chuyển tác trong KH CT-XH tiếng Việt,

có thể thấy các kiểu quá trình chủ yếu được dùng trong khẩu hiệu là quá trình vật

chất, hành vi và quan hệ. Kết quả khảo sát 624 cú phức thuộc 500 mẫu diễn ngôn

KH CT-XH tiếng Việt cho kết quả như sau:

Bảng 3.5. Tóm tắt kết quả khảo sát các kiểu quá trình của các câu có quan hệ

chuyển tác trong KH CT-XH tiếng Việt

Kiểu quá trình Số lượng

N = 624

Tỉ lệ phần trăm

(%)

Vật chất 265 42,46

Quan hệ 197 31,57

Hành vi 86 13,78

Tồn tại 46 7,37

Tinh thần 20 3,2

Phát ngôn 10 1,6

Nhìn vào bảng tóm tắt các kiểu quá trình thể hiện quan hệ chuyển tác của khẩu

hiệu, ta thấy thế giới kinh nghiệm trong khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt là thế giới

Page 116: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

101

của vật chất, hành vi và các mối quan hệ. Thế giới này được hình thành chủ yếu bởi quá

trình vật chất bao gồm các hành động tạo dựng, thay đổi, tác động và các hành động. Bên

cạnh đó, quá trình quan hệ là quá trình có tiềm năng lớn thứ hai trong việc mô tả kinh

nghiệm với tác dụng kết nối mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng và kết nối các mối

quan hệ sở hữu giữa các thuộc tính của chúng. Kế đến, các quá trình hành vi cũng là cách

thể hiện sự ứng xử của xã hội đối với các vấn đề chính trị - xã hội đang diễn ra. Tuy

nhiên, như Halliday và sau này là nhiều học giả khác đã phân tích, các quá trình hành vi

có khi không thể xác định ranh giới giữa nó và quá trình vật chất (trước nó) hoặc quá

trình tinh thần (sau nó), nên một số quá trình hành vi cũng rất khó để xác định.

Bảng 3.6 Tổng hợp 3 quá trình tiềm năng nhất và một số ví dụ minh họa.

Vị trí tiềm

năng

Kiểu quá

trình Tỉ lệ Một số ví dụ

Thứ nhất VẬT

CHẤT

~ 43% - Toàn xã hội hãy hành động vì cuộc sống an toàn, lành

mạnh của trẻ em. [V368]

- Hãy để tình yêu thương sưởi ấm ngôi nhà bạn. [V96]

- Tuổi trẻ Thừa Thiên Huế chung tay xây dựng nông thôn

mới. [V435]

Thứ hai QUAN

HỆ

~ 32% - Phóng nhanh vượt ẩu, gây tai nạn là tội ác. [V148]

- Chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi là truyền thống

tốt đẹp của dân tộc. [V84]

Thứ ba HÀNH

VI

~ 14% - Không khoan nhượng với hành vi ngược đãi phụ nữ và

trẻ em gái. [V350]

- Mỗi gia đình, mỗi địa phương, đơn vị cùng có những

việc làm cụ thể để biểu thị tình thương và trách nhiệm với

trẻ em. [V103]

Theo Halliday [83] quá trình tinh thần, vật chất và quan hệ là những quá trình

chính tạo nên thế giới kinh nghiệm. Ba quá trình còn lại (phát ngôn, hành vi và tồn

tại) chỉ là các quá trình trung gian và thứ yếu. Tuy nhiên trong trường hợp thế giới

kinh nghiệm của khẩu hiệu, công việc khảo sát lại cho kết quả chưa hoàn toàn đúng

với quan điểm của Ông. Khác với các kiểu bài xã luận, phát biểu chính trị… nơi mà

quá trình tinh thần được sử dụng khá nhiều để bày tỏ thái độ và quan điểm chính trị

của người phát ngôn thì ở khẩu hiệu, quá trình vật chất, hành vi và quan hệ lại giúp

xác định các giá trị và thực hiện các chức năng chính của khẩu hiệu, đó là giáo dục và

thuyết phục. Có thể dễ dàng hiểu được tại sao quá trình vật chất chiếm vị trí tiềm

năng nhất trong diễn tả kinh nghiệm của khẩu hiệu, đứng thứ hai là quá trình quan hệ

và sau đó là quá trình hành vi. Hai quá trình vật chất và hành vi với ranh giới cách

Page 117: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

102

biệt không mấy rõ ràng này đã giúp biến sự hiểu biết của người phát ngôn về các vấn

đề chính trị xã hội đương thời thành những hành động cụ thể làm “thay đổi, tạo

dựng” những giá trị hay và đẹp cho cuộc sống, cũng như giúp “điều chỉnh những ứng

xử” của con người cho phù hợp với các quy tắc xã hội - đó cũng chính là đang thực

hiện 2 chức năng chủ yếu của khẩu hiệu. Thực ra Halliday vẫn cho rằng tinh thần là

một quá trình chính để mô tả kinh nghiệm. Tuy nhiên, do chúng tôi chọn phân tích

khẩu hiệu chính trị - xã hội, nên chắc chắn những nhận định chỉ mang tính đặc trưng

trong thế giới kinh nghiệm của riêng diễn ngôn KH CT-XH. Trong các văn bản này,

đối tượng được khai thác thuộc thế giới kinh nghiệm bên ngoài chủ thể phát ngôn,

chứ không phải là thế giới nội tâm của con người, ví như trong văn chương hay thi

ca. Đây là các văn bản sẽ được đưa ra công chúng nhằm mục đích thuyết phục và

hướng dẫn thực hiện các quy tắc xã hội, nên độ khách quan và tin cậy cần được đảm

bảo. Trong khi đó, quá trình tinh thần lại thiên về bày tỏ thái độ đánh giá chủ quan,

hoặc bình luận của người phát ngôn, nên nó không được sử dụng đáng kể trong khẩu

hiệu. Ngoài ra, các kiểu quá trình khác như phát ngôn và tồn tại cũng được sử dụng

trong khẩu hiệu nhưng không mang tính đại diện cao (ví dụ: các kiểu quá trình tồn tại

là 7,37%; tinh thần là 3,2 %, và phát ngôn là 1.6 %). Các phát ngôn trong KH CT-XH

tiếng Việt đã được “trực tiếp hóa” trong các hành động tại lời nên không thường thấy

xuất hiện các vị từ như nói, hỏi, phát biểu, cho rằng… hoặc là xuất hiện các cấu trúc

tường thuật các phát ngôn trong khẩu hiệu, mặc dù thoạt nghe ai cũng nghĩ đã là khẩu

hiệu thì phải “hô”, phải “nói”.

Bên cạnh quan hệ chuyển tác, giá trị kinh nghiệm của các hiện tượng ngữ

pháp còn được thể hiện trong việc sử dụng các hiện tượng danh hóa trong KH CT-

XH. Tác giả Đinh Văn Đức (1986) nhận xét “trong tiếng Việt, mỗi động từ, tính từ

có khả năng có một danh từ tương ứng bằng cách kết hợp với yếu tố ngữ pháp

chuyên dùng”. Còn Nguyễn Thị Bích Ngoan [31] thì giải thích “hiện tượng danh

hóa là quá trình ngữ pháp để biến đổi và thành lập danh từ hoặc cụm từ từ tính từ

hay động từ hoặc một mệnh đề bằng cách thêm vào động từ, tính từ, hay mệnh đề

đó một yếu tố danh hóa thuộc phạm vi khảo sát là danh hóa động từ. Và trong tình

huống mà các danh từ hoặc tổ hợp danh từ đó có nguồn gốc là động từ, thì chúng

Page 118: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

103

thường xuất hiện ở vị trí đề ngữ, nhằm mục đích thông báo các thông tin mới, phục

vụ cho mục tiêu thông tin và vận động của KH CT-XH. Còn lại, một số trường hợp

khác là các danh từ được danh hóa từ tính từ thường xuất hiện ở vị trí thuyết ngữ

trong khẩu hiệu, nhằm cung cấp thêm các thông tin bổ sung cho đề ngữ trước đó.

Nhờ hiện tượng danh hóa mà câu văn đạt được sự chặt chẽ và mạch lạc hơn, và cho

phép người viết gói gọn thông tin hơn trong phạm vi cụm từ được danh hóa. Hơn

nữa, hiện tượng danh hóa trong KH CT-XH không cần có thêm những yếu tố danh

hóa như việc, sự, nỗi… để tối ưu hóa sự ngắn gọn và nâng tính khúc chiết của khẩu

hiệu lên cao, nhằm đạt được mục tiêu tuyên truyền hiệu quả (dễ hiểu, dễ nhớ).

Trong một số trường hợp khác, danh hóa là để che dấu tác nhân của hành động, một

cách để thể hiện tính tư tưởng trong phát ngôn khẩu hiệu.

Cuối cùng, chúng tôi bàn về việc sử dụng các cấu trúc câu chủ động và bị

động trong KH CT-XH tiếng Việt. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp

phát hiện các nguồn lực tạo nghĩa, theo lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán.

Trong số 624 cú phức của 500 mẫu KH CT-XH được khảo sát, có 97.92% câu chủ

động và chỉ có 2.08% câu bị động. Thông qua cách dùng tuyệt đại đa số các câu chủ

động, khẩu hiệu tỏ rõ tác nhân hành động của những lời kêu gọi, thuyết phục. Điều

này càng làm tăng tính trách nhiệm của người tuyên truyền và hành động thuyết

phục trong khẩu hiệu. Cụ thể như:

- Hạnh phúc sẽ tỏa sáng trong gia đình không có bạo lực. [V94]

- Sử dụng còi đúng cách là ứng xử có văn hóa. [V152]

- Tuổi trẻ Đại học Đà Nẵng tích cực hưởng ứng thập kỷ hành động vì đường bộ

2011-2020. [V161]

Trong các ví dụ trên, việc nhấn mạnh tác nhân của hành động là rất quan

trọng trong chiến lược sử dụng cấu trúc ngữ pháp của KH CT-XH tiếng Việt. Chủ

thể của các hành động trên cũng chính là người có trách nhiệm thực hiện các hành

động được kêu gọi trong khẩu hiệu. Nhấn mạnh tác nhân là thật sự cần thiết và phù

hợp với mục tiêu của khẩu hiệu, bởi đó chính là đối tượng mà khẩu hiệu nhắm đến

cho mục đích vận động, thuyết phục của mình.

Page 119: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

104

Việc khẩu hiệu xuất hiện một số ít mẫu câu bị động cũng là do lí do đã chỉ ra

trên đây, khi mà người phát ngôn mong muốn được chỉ rõ tác nhân hơn là đề cao hành

động. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, cấu trúc bị động cũng đã được khéo léo sử

dụng để đề cao chủ thể của hành động như trong khẩu hiệu về quyền trẻ em “Trẻ em

cần được chăm sóc, bảo vệ tốt” (lúc này “trẻ em” mới chính là yếu tố được quan tâm

nhấn mạnh, chứ không phải người chăm sóc hay hành động chăm sóc); hoặc như trong

khẩu hiệu “Hãy báo tin cho cán bộ nơi bạn cư trú nếu bạn bị bạo lực gia đình” (“bạn”-

người phụ nữ bị tác động bởi bạo lực gia đình - mới là yếu tố được quan tâm hơn cả

người gây ra bạo lực và hành động bạo lực). Kế đến, một số cú sử dụng cấu trúc bị

động để miêu tả khuynh hướng xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật (bạo lực gia

đình, an toàn giao thông, trật tự xã hội…) hoặc diễn đạt các quyền lợi cơ bản của con

người (thụ hưởng các chế độ chính sách, quyền trẻ em, quyền công dân…). Khi linh

hoạt chuyển đổi các vế câu chủ động và bị động, ý đồ của người phát ngôn trong khẩu

hiệu sẽ liên tục dịch chuyển để khéo léo tạo ra hiệu ứng cho người nghe, người đọc.

Tuy nhiên, vẫn không thể phủ định một điều rằng đối với diễn ngôn KH CT-XH tiếng

Việt, câu chủ động vẫn có nhiều giá trị thuyết phục hơn câu bị động.

3.4.2. Giá trị quan hệ của ngữ pháp

Trong CDA, theo Fairclough, để khảo sát các giá trị ngữ pháp của diễn ngôn,

người phân tích cần xem xét các kiểu phát ngôn và cách sử dụng đại từ xưng hô

trong diễn ngôn. Trở lại với chức năng của khẩu hiệu, có thể nhận thấy một trong

những mục đích rõ rệt nhất của khẩu hiệu là đưa thông điệp của người phát ngôn

đến với cộng đồng, làm cho mọi người nhớ và trở nên quen thuộc với thông điệp.

Với tư cách là một công cụ hoặc sản phẩm tuyên truyền, khẩu hiệu cần có 2 chức

năng chủ yếu là thông tin và tác động. Barton [50] khẳng định khẩu hiệu giúp chia

sẻ thông tin và quan điểm đối với thông tin đó; đồng thời tác động để thiết lập sự

liên kết giữa các thành viên cũng như điều phối các vấn đề phức tạp giữa họ. Chính

hai chức năng chính này đã quy định các kiểu phát ngôn cho KH CT-XH. Kết quả

khảo sát 541 câu thuộc 500 diễn ngôn KH CT-XH tiếng Việt cho thấy hai kiểu phát

ngôn chủ yếu của khẩu hiệu là câu mệnh lệnh và câu trần thuật. Có 60,62% kiểu

phát ngôn mệnh lệnh và 39,38% kiểu phát ngôn trần thuật.

Page 120: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

105

Ví dụ: - Gia trưởng là nguyên nhân chính dẫn đến bạo hành trong gia đình (câu

trần thuật khẳng định giúp thông tin đến người nghe về một trong các

nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình)

- Không kết hôn sớm, kết hôn cận huyết thống để đảm bảo hạnh phúc gia

đình và tương lai của các con. (câu mệnh lệnh phủ định giúp khuyến cáo

những người sắp sửa hoặc có ý định kết hôn về hậu quả của một việc làm

thiếu hiểu biết trong sức khỏe hôn nhân và sức khỏe sinh sản).

Đây là chủ ý của người phát ngôn khi sử dụng kiểu phát ngôn trần thuật và

mệnh lệnh, cầu khiến trong tuyên truyền nhằm một mặt là thông báo, thông tin về

chế độ, chính sách, những điều hay lẽ phải cần làm; mặt khác là tác động qua

khuyến khích, động viên, (hoặc biện pháp mạnh hơn là bắt buộc, nghiêm cấm)

người dân thực thi pháp luật, trật tự xã hội và không vi phạm pháp luật. Đa số các

câu trần thuật là để thực hiện chức năng thông tin của khẩu hiệu. Còn đa số các câu

mệnh lệnh là thực hiện chức năng tác động. Ở đây, trong khi xét các kiểu phát

ngôn, khẩu hiệu còn được xem là những hành động ngôn từ với lực ngôn trung

trong các hành động tại lời. Đối với KH CT-XH, hành động ngôn từ với các kiểu

hành động tại lời hiện diện trong đa số các kiểu câu của khẩu hiệu (hơn 60%).

Hơn nữa, tuy việc xưng hô “chúng tôi” - “các bạn”, “chúng ta” không xuất hiện

phổ biến trong khẩu hiệu với tỉ lệ là 3,2% lượt dùng đại từ “chúng ta”/“chúng tôi” và

4,6% lượt dùng từ “bạn”/“các bạn”, nhưng mối quan hệ giữa người phát ngôn với

người tiếp nhận không vì thế mà trở nên kém hiệu quả thuyết phục, do sự thân tình và

đồng cảm còn được thể hiện trong việc dùng phụ từ “hãy” trong cấu trúc hô gọi ở khẩu

hiệu (15,2 % lượt). Cấu trúc này với phụ từ “hãy” đã tỏ rõ sự cam kết trách nhiệm và

kết nối “chúng tôi” với “các bạn”, tạo nên sự đồng cảm và cho thấy người phát ngôn đã

kết nối với cộng đồng để cùng nhau gánh vác trách nhiệm thực hiện các vấn đề xã hội.

Như vậy, KH CT-XH đã trở thành công cụ nói lên tiếng nói và thái độ của

người ban hành - ở đây là các cơ quan chức năng - và nhằm mục đích sâu xa hơn là

thể hiện hệ tư tưởng của giai cấp - cơ quan quyền lực thông qua việc tuyên truyền

thực thi pháp luật, các chế độ chính sách xã hội mà Đảng và nhà nước ban hành.

Page 121: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

106

3.4.3. Giá trị biểu cảm của ngữ pháp

Như đã trình bày ở chương 2, giá trị biểu cảm của các hiện tượng ngữ pháp

được thể hiện thông qua sự cảm nhận vấn đề và hiện thực hóa vấn đề vào trong cách

đánh giá của người sử dụng ngôn ngữ. Mục tiêu của những người phát ngôn khẩu

hiệu là đạt đến giá trị cao nhất của hành vi thông tin và vận động đối với người tiếp

nhận thông điệp. Cho nên việc lựa chọn cấu trúc câu cũng nhằm phục vụ mục đích

đó, phải đạt được mức độ biểu cảm tình thái cao để nâng tính thuyết phục. Trong

tiếng Việt, tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, cầu

khiến, cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói như đi, thay, ạ,

nhé, với, hãy… Từ đây, khi ứng dụng vào phân tích KH CT-XH tiếng Việt, có thể

thấy rằng khẩu hiệu sử dụng khá nhiều cấu trúc câu cầu khiến với các yếu tố tình

thái được thể hiện thông qua phụ từ hãy. Trong các hiện tượng ngữ pháp được sử

dụng trong khẩu hiệu, cấu trúc câu cầu khiến với phụ từ hãy được sử dụng lặp lại

trong rất nhiều diễn ngôn khẩu hiệu, với tần suất là hơn 15%. Đó là lời kêu gọi tha

thiết và cũng là cách vận động dễ đi vào lòng người nhất, dễ đạt đựợc hiệu ứng biểu

cảm cao nhất. Trong khi sử dụng cấu trúc này, người phát ngôn đã hàm ý kết nối cả

yếu tố liên nhân, nghĩa là vừa kêu gọi người khác, vừa tự cam kết bản thân cùng

tham gia. Như vậy sẽ càng đạt giá trị biểu cảm và thuyết phục cao vì người nghe sẽ

nhận thấy một “sự cam kết đồng lòng, chung tay thực hiện” trong lời kêu gọi đó.

Tuy nhiên, ngoài việc sử dụng yếu tố tình thái, các hiện tượng ngữ pháp

trong KH CT-XH tiếng Việt còn trực tiếp hay gián tiếp thể hiện các chức năng giao

tiếp của ngôn ngữ như đã được Jakobson [88] đề xuất trong bài phát biểu kết thúc

một hội nghị về Thi ca tại Warsaw năm 1960. Theo Jakobson, các chức năng ngôn

ngữ được xây dựng trên cơ sở của lý thuyết thông tin (bao gồm thông điệp, người

phát, người nhận, sự quy chiếu hay văn cảnh, mã, và sự tiếp xúc). Từ đó, ông phân

biệt ra thành các chức năng như tham chiếu (nhận thức, biểu nghĩa), xúc cảm, nhận

cảm, kết nối (hướng tới người nhận); siêu ngôn ngữ (ngôn ngữ nói về ngôn ngữ) và

thi pháp hay chức năng thơ (hướng về chính bản thân thông điệp, chức năng này

thống trị trong ngôn ngữ văn học). Trở lại vấn đề, ngôn ngữ của khẩu hiệu là thể

loại ngôn ngữ thuyết phục với mục tiêu tác động, gây ảnh hưởng và làm thay đổi ý

Page 122: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

107

định cũng như nhận thức của người tiếp nhận. Nếu áp dụng vào lý thuyết chức năng

ngôn ngữ của Jakobson, có thể thấy rằng ngôn ngữ của khẩu hiệu đã thực hiện

nhiều chức năng và cũng không “quên” thực hiện chức năng thơ (poetic function)

để thu hút độc giả đến với cấu trúc ngữ pháp và thành tố câu của nó. Các kiểu biến

diễn ngôn khẩu hiệu thành diễn ngôn thơ hay văn vần, hoặc chọn kiểu trích dẫn các

câu danh ngôn và cách nói trào phúng, bình dân… cũng làm cho thông điệp khẩu hiệu

đến được với người dân một cách tự nhiên mà không hề khiên cưỡng. Đa số người dân

đều cảm thấy dễ bị thuyết phục bởi lối sử dụng văn phong này, bởi họ cho rằng cách

dùng những câu chữ cổ động truyền thống vừa mang tính nghiêm túc vừa mang tính

mệnh lệnh khó làm người ta để ý và nhớ, chứ chưa nói đến chuyện tự giác thực hiện.

Ví dụ: Một pa-nô hai mặt ở trung tâm thị trấn Sao Đỏ, Chí Linh - tỉnh Hải Dương

có hai khẩu hiệu là trích dẫn hai câu của Nguyễn Trãi “Việc nhân nghĩa cốt ở yên

dân” và “Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Đây là kiểu trích dẫn danh ngôn hoặc

các tác phẩm kinh điển để dễ tác động đến người đọc.

Những khẩu hiệu giao thông được gieo vần “ngộ nghĩnh” theo kiểu thơ hoặc vè … (tần

số xuất hiện là 12/500 mẫu diễn ngôn) ở Hà nội và Thừa Thiên Huế:

- Người Hà Nội, không vội được đâu. [V145]

- Đi thong thả cho đỡ vất vả. Đi theo làn, thấy thật an nhàn. [V129]

- Dừng đèn đỏ, chứng tỏ văn minh [V123]

- Đốt rừng như thể đốt nhà. Cháy rừng như thể cháy da thịt mình. [V208]

Khẩu hiệu giao thông ở Bình Dương lại sử dụng hai câu lục bát với ngôn ngữ rất

“bình dân”:

- Xi nhan không phải là “hâm”. Xi-nhan để khỏi bị đâm vỡ đèn. [V165]

Ở Đà Nẵng xuất hiện khẩu hiệu (kèm hình ảnh một người đàn ông rất đĩnh đạc, tự tin):

- Mình là đàn ông, mình hiểu bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật (kiểu xưng

danh và thể hiện cái tôi, cái tự trọng của đàn ông) [V102]

Ngoài ra, cấu trúc biền ngẫu (paralellism) đã được khai thác tương đối thú vị

và là cách để nâng cao giá trị biểu cảm của các cấu trúc câu trong diễn ngôn khẩu

Page 123: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

108

hiệu. Điều này là cực kì quan trọng trong việc nâng cao các giá trị thuyết phục của

khẩu hiệu. Giá trị của cấu trúc biền ngẫu đã được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định

([139], [61], [89]). Cấu trúc biền ngẫu cho phép người sử dụng ngôn ngữ nhấn

mạnh về nghĩa thông qua việc lặp lại các mẫu câu hoặc các mẫu câu đối ngẫu.

Trong trường hợp khẩu hiệu, đây là biện pháp quan trọng trong việc nâng cao các

giá trị thuyết phục của khẩu hiệu. KH CT-XH tiếng Việt sử dụng 4% cấu trúc thuộc

dạng này. Ví dụ:

- An toàn là bạn. Tai nạn là thù [V8]

- Thi đua là yêu nước. Yêu nước là phải thi đua. [V62]

- An toàn mọi lúc - Hạnh phúc mọi nơi. [V120]

- Ông bà mẫu mực - con cháu thảo hiền. [V108]

- Môi trường là cuộc sống - cuộc sống là môi trường. [V233]

Theo Nguyễn Hòa [19], thuật ngữ “biểu cảm” là thể hiện sự đánh giá về thực

tại, và đối tượng đánh giá có thể là “kinh nghiệm” hay “quan hệ”. Trong phân tích

các giá trị biểu cảm của từ ngữ (ở mục 2.3.3) và của các hiện tượng ngữ pháp (mục

2.4.3) chúng tôi nhận thấy rõ ràng ranh giới của hai thế giới này (kinh nghiệm và

quan hệ) không mấy tách biệt. Chức năng biểu cảm của từ ngữ hay các quan hệ ngữ

pháp đều giúp phản ánh thực tiễn xã hội mà thực tiễn này chứa đựng một mạng lưới

các kinh nghiệm về thế giới vật chất, tinh thần hay những quan hệ liên nhân giữa

những cá nhân tham gia giao tiếp. Trong khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt cũng

vậy, những thực tiễn kinh nghiệm cuộc sống cũng như những giá trị văn hóa, giao

tiếp của con người Việt Nam rõ ràng đã được phản ánh trong việc sử dụng các từ ngữ

và các cấu trúc câu có tính biểu cảm, thuyết phục cao như đã được phân tích ở trên.

3.4.4. Đặc điểm liên kết câu/ mệnh đề

Fairclough hướng dẫn các nhà phân tích CDA khảo sát các đặc điểm liên kết

câu/ mệnh đề trong diễn ngôn để hiểu thêm về đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của chúng.

Trần Ngọc Thêm [38] và Diệp quang Ban [1] đã đưa ra các nhận định về khái niệm

liên kết của văn bản và tính mạch lạc của diễn ngôn. Theo đó, liên kết hình thức và liên

kết nội dung là các phương tiện để thể hiện tính mạch lạc. Mạch lạc là yếu tố quyết

định sự triển khai văn bản, dẫn dắt văn bản theo những định hướng, mục tiêu đã định.

Page 124: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

109

Dựa trên những quan điểm ngữ pháp theo hướng chức năng này, chúng tôi cũng cố

gắng khảo sát mức độ liên kết câu/ mệnh đề trong 500 KH CT-XH làm tư liệu nghiên

cứu. Về phương diện liên kết câu/mệnh đề, các phương thức liên kết cụ thể có thể

được thực hiện bằng phép quy chiếu, phép thế, phép tỉnh lược, phép nối, phép liên kết

từ vựng... Qua kết quả khảo sát cho thấy các phương tiện liên kết hay phương tiện

quy chiếu trong và ngoài văn bản được sử dụng để tạo tính mạch lạc cho diễn ngôn

khẩu hiệu tuy phản ánh các yếu tố và tính chất chung như các thể loại diễn ngôn khác,

vẫn có một số tính chất khác biệt do độ dài của văn bản-diễn ngôn khẩu hiệu là không

đáng kể. Diễn ngôn khẩu hiệu là một thể loại diễn ngôn ngắn gọn, có thể bao gồm 1

cụm từ, 1 câu hoặc 2 câu. Rất ít KH CT-XH có độ dài lên đến ba (3) hay bốn (4) câu.

Tuy nhiên, tính ngắn gọn của khẩu hiệu như thế này không hề ảnh hưởng đến tính

chất văn bản của diễn ngôn và các kiểu liên kết bao hàm; bởi theo Bax (2011), “diễn

ngôn liên quan đến ngôn ngữ “thực” (authentic) trong ngữ cảnh cụ thể và bao gồm

văn bản thuộc tất cả các thể loại và bất kể “kích cỡ” (size) ...” (tr. 27). Việc văn bản

có độ dài một hay nhiều câu không hề ảnh hưởng đến tính chất của diễn ngôn, như

Halliday và Hasan [84] đã nhận định và Diệp Quang Ban [1] đã xác nhận.

Dựa trên các quan điểm và lý thuyết nói trên, đặc biệt là các tiêu chí phân loại liên

kết mà Trần Ngọc Thêm [38] đã xác định, chúng tôi chọn khảo sát 122 diễn ngôn phức

của KH CT-XH (diễn ngôn chứa 2 cú phức trở lên hoặc 2 câu trở lên) và mô tả một số

đặc điểm liên kết của các diễn ngôn phức thuộc KH CT-XH tiếng Việt trong bảng sau:

Bảng 3.7: Một số đặc điểm liên kết diễn ngôn phức trong KH CT-XH tiếng Việt

Các đặc điểm liên kết Số lượng

diễn ngôn

N=122

Tỉ lệ

(%) Ví dụ

Phép tỉnh lược 20 16,39 - Sử dụng ma tuý là tự sát. hãy dừng lại

khi chưa muộn. Phép lặp 56 45,9 - Việc làm là cơ hội thoát nghèo, lập thân, lập

nghiệp.

- Xanh biển-xanh rừng-xanh đất nước

Phép quy chiếu 3 2,4 - Bác Hồ là vị cha già dân tộc. Người sống

mãi trong sự nghiệp của chúng ta.

Phép thế 1 0,8 - Môi trường có trong lành hơn hay

không, điều đó tùy thuộc ở bạn. Phép đối (biền ngẫu) 16 13,11 - An toàn là bạn, tai nạn là thù

Phép nối 26 21,31 - Vì sức khỏe cộng đồng, hãy rửa tay với xà

phòng

Page 125: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

110

Theo số liệu ở bảng thống kê, có thể thấy rằng KH CT-XH tiếng Việt có xu

hướng diễn đạt đầy đủ, trọn vẹn ý nên biện pháp tỉnh lược chỉ chiếm tỉ lệ khiêm tốn.

Thêm vào đó, người Việt chuộng lối nói hoa mỹ, diễn đạt dài, vòng vo nên KH CT-

XH tiếng Việt có khuynh hướng sử dụng các phép liên kết từ vựng nhiều nhất với

các hình thức đồng nghĩa, trái nghĩa, lặp từ hay phối hợp từ ngữ kiểu như đồng vị

(collocation). Ví dụ: “tăng cường lãnh đạo, giữ vững cam kết, quyết tâm đẩy lùi

AIDS” hoặc “Phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Các phép liên kết khác

được sử dụng tương đối đồng đều nhau nhưng tổng tỉ lệ là không đáng kể. Do số

lượng khẩu hiệu có một câu chiếm đa số, nên liên kết trên cấp độ câu chỉ xuất hiện

trong khoảng 10% mẫu nghiên cứu. Số còn lại là các liên kết trong nội bộ câu, bao

gồm liên kết về nghĩa giữa các ý, vế câu hoặc trong câu phức. Tính mạch lạc vì thế

được thể hiện một cách rất đơn giản, không quá cầu kỳ mà vẫn đảm bảo làm cho

văn bản được thông suốt về nghĩa và “kết dính” về cả mặt nội dung lẫn hình thức.

Một trong những yêu cầu về tác dụng của khẩu hiệu là phải dễ hiểu, dễ nhớ để

giúp thông điệp đến với người dân nhanh hơn, hiệu quả hơn, và một trong những

cách làm cho khẩu hiệu dễ nhớ dễ hiểu là lối nói giản tiện, điệp vần, thông qua phép

đối song song. Theo số liệu khảo sát có thể thấy KH CT-XH tiếng Việt dùng khá

nhiều phép đối (trong tương quan so sánh với các phép liên kết ít gặp). Ví dụ: “An

toàn là bạn - tai nạn là thù”. Phép đối được sử dụng trong các khẩu hiệu nói trên

phản ánh tập quán xã hội của người Việt đã có từ lâu đó là hát đồng dao, ca dao, hò

vè… Thói quen này khi áp dụng vào việc tiếp nhận thông điệp của khẩu hiệu cho

phép người đọc, người nghe dễ tự nhẩm và nhớ lâu, từ đó ghi nhớ và hành động theo

tinh thần kêu gọi của khẩu hiệu. Việc các phép liên kết văn bản được sử dụng khiêm

tốn trong khẩu hiệu một lần nữa cho thấy diễn ngôn khẩu hiệu không phải là loại hình

giao tiếp cần nhiều từ, ngữ và nhiều câu để chuyển tải thông điệp. Đây là một loại

diễn ngôn đặc biệt với những tính năng đặc biệt. Bản thân các từ ngữ đã phải mang

tính liên kết cao về chủ đề, mạch lạc trong ý, cú và các mối liên hệ nội bộ câu khác

nhằm hạn chế việc giải thích dài dòng bằng một văn bản có “kích cỡ” lớn hơn.

Page 126: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

111

Diễn ngôn khẩu hiệu là một thể loại diễn ngôn đặc biệt. Đây có thể được

xem là một diễn ngôn nói kiểu thuyết phục nhưng người nghe không trực tiếp tiếp

nhận thông điệp, mà phải thông qua công cụ là chữ viết và trưng bày ở nơi công

cộng. Chính vì đặc điểm này mà các kiểu câu phức, cú phức của khẩu hiệu chủ yếu

thể hiện mối quan hệ đẳng lập, bằng cách dùng các liên ngữ “và” và một số cú

phức sử dụng liên ngữ “nhưng”, “tuy nhiên”. Đây là các kiểu quan hệ có ý nghĩa về

mặt tư tưởng, nhất là quan hệ bình đẳng và đối lập trong tương tác giữa người nói

và người nghe.

Ví dụ:

- Tai nạn của bạn chỉ là 1% hoặc nhỏ hơn nữa so với toàn công ty, nhưng

thương tật nó mang lại là tất cả so với gia đình của bạn!

3.5. Các đặc điểm cấu trúc diễn ngôn

3.5.1. Độ dài văn bản của diễn ngôn KH CT-XH

Trước khi tìm hiểu cấu trúc vi mô của diễn ngôn khẩu hiệu, chúng tôi muốn mô

tả đôi nét về đặc điểm cấu trúc tính về độ dài văn bản, được mô tả trong bảng 2.8

Bảng 3.8: Độ dài văn bản của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Việt

Độ dài của diễn ngôn khẩu hiệu tiếng Việt Số lượng

N=500

Tỉ lệ

(%)

Khẩu hiệu gồm 1 câu 452 90.4

Khẩu hiệu gồm 2 câu 43 8.6

Khẩu hiệu gồm 3-4 câu 5 1.0

Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ khẩu hiệu có cấu trúc diễn ngôn đơn gồm một

câu là rất cao (chiếm khoảng 90%). Chức năng thông tin và chức năng tác động của

khẩu hiệu đòi hỏi thể loại diễn ngôn này phải hết sức cô đọng, ngắn gọn và súc tích.

Điều đó được thể hiện ở chỗ chỉ có khoảng 10% khẩu hiệu có độ dài 2-3-4 câu.

Khẩu hiệu là một văn bản đặc biệt. Tuy độ dài khá khiêm tốn, khẩu hiệu vẫn đạt các

chuẩn mực của một văn bản giao tiếp trọn vẹn. Văn bản ở đây được xem xét là một

đơn vị của ngôn ngữ trong sử dụng, và là một đơn vị nghĩa chứ không phải là một

đơn vị ngữ pháp (Theo Halliday & Hasan [84:2]). Về mặt nghĩa mà nói, mỗi văn

bản khẩu hiệu đều diễn đạt một đơn vị nghĩa trọn vẹn vì nó là một thông điệp với

Page 127: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

112

đầy đủ các chức năng giao tiếp được truyền đến đối tượng công chúng. Đây là một

dạng diễn ngôn đặc biệt với đủ các thành phần tham gia giao tiếp và các mục đích

giao tiếp như bất kì một diễn ngôn nào khác. Xét về tính thực tế, nếu khẩu hiệu

được diễn đạt dài dòng với nhiều câu thì hiệu quả tác động sẽ không cao do người

tiếp thu không thể nhớ hết nội dung được vận động. Hơn nữa, khẩu hiệu đa số được

viết hoặc in trên băng-rôn, biểu ngữ và treo trên các tuyến phố, trước các tòa nhà

công cộng hoặc mang theo trong các cuộc diễu hành, viết trên bảng nhỏ cầm tay …

nên những câu có độ dài 3-4 câu là không mấy hiệu quả về mặt tuyên truyền. Từ

đây có thể thấy chủ ý của người phát hành khẩu hiệu cũng đã tuân thủ nguyên tắc

cơ bản nhất của khẩu hiệu, đó là “là một hay nhiều câu nói ngắn gọn, dễ nhớ” để

phát huy tối đa hiệu quả vận động và thuyết phục.

3.5.2. Tính mạch lạc của diễn ngôn khẩu hiệu CT-XH tiếng Việt

Tính mạch lạc của diễn ngôn khẩu hiệu trong trường hợp thể loại diễn ngôn có

độ dài văn bản tương đối ngắn gọn thì vấn đề liên kết ngoài văn bản vẫn là vấn đề chủ

đạo. Trong hệ thống mỗi nhóm chủ đề chung đều có sự liên kết về mặt ngữ nghĩa giữa

các khẩu hiệu thuộc nhóm chủ đề đó, như thể hiện trong bảng 3.9 dưới đây.

Bảng 3.9 yếu tố thể hiện tính liên kết chủ đề của từng nhóm khẩu hiệu

Stt Chủ đề Yếu tố liên kết chủ đề

Từ ngữ Tần suất lặp lại (*)

1 An ninh-chủ quyền bảo vệ, gìn giữ 6/9

biển, biển đảo 7/9 biên giới, biên cương, lãnh thổ 7/9

an ninh 4/9

chủ quyền 4/9

2 An toàn - Vệ sinh lao động

an toàn 9/16

tai nạn, độc hại 8/16

phòng chống, bảo vệ 7/16

3 Chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm y tế

bảo hiểm y tế 7/16

khỏe, sức khỏe 6/16

4 Dân số dân số 6/15

kế hoạch hóa gia đình 6/15

hạnh phúc 5/15

5 Gia đình - Hôn nhân - Bình đẳng giới

gia đình 29/39

hạnh phúc 13/39

bạo lực, xâm hại, ngược đãi 9/39

bình đẳng, bất bình đẳng 7/39

6 Giao thông giao thông 29/49

an toàn 13/49

Page 128: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

113

tuân thủ, kỹ cương, luật 8/49

7 Môi trường - năng lượng

môi trường 41/91

xanh, sạch, đẹp 51/91

bảo vệ 35/91

rừng, biển 20/91

8 Phòng chống HIV-AIDS

AIDS 18/36

HIV 46/36 nhiễm, lây nhiễm, lây truyền 32/36

phòng, chống 21/36

9 Phòng chống ma túy

ma túy 25/35

phòng, chống 30/35

10 Phụ nữ và trẻ em trẻ em 23/35

phụ nữ 12/35

11 Mít-tinh-phong trào chống, đả đảo, nhiệt liệt, quyết tâm

~ 85% tổng số khẩu hiệu ở mỗi

nhóm Ghi chú: (*) số lần xuất hiện trên tổng số diễn ngôn.

Trong khi mà liên kết nội tại trong bản thân mỗi diễn ngôn khẩu hiệu chưa đủ

độ thuyết phục (do độ dài văn bản của diễn ngôn khẩu hiệu là không đáng kể), thì việc

liên kết ngữ nghĩa giữa các diễn ngôn cùng nhóm chủ đề như mô tả ở bảng 3.9 có ý

nghĩa rất lớn trong việc thể hiện tính mạch lạc trong cấu trúc diễn ngôn khẩu hiệu. Đối

với khẩu hiệu mà nói, điều này là hoàn toàn có thể thực thi, bởi không có hiện tượng

xuất hiện một diễn ngôn khẩu hiệu đơn lẻ nào trong từng đợt vận động cả. Ở mỗi đợt

vận động, trên mỗi chủ đề cụ thể, người phát ngôn thường đưa ra một nhóm khoảng từ

10-50 khẩu hiệu khác nhau. Những diễn ngôn khẩu hiệu này vừa hoạt động như một

diễn ngôn độc lập vừa tương tác và liên kết với các diễn ngôn khẩu hiệu khác trong

cùng nhóm chủ đề để tạo thành một thể thống nhất.

Cấu trúc nội tại của diễn ngôn khẩu hiệu còn được thể hiện thông qua việc sử

dụng đầu đề, câu dẫn và cả cấu trúc thông tin hay cấu trúc đề ngữ-thuyết ngữ. Đối với

diễn ngôn khẩu hiệu, việc chọn lựa thông tin cũ, thông tin mới và xác định đâu là đề

ngữ, đâu là thuyết ngữ cũng phản ánh khá nhiều thái độ, tư tưởng, mục đích và quyền

lực của người phát ngôn cũng như nội dung cần chuyển tải. Trong 500 mẫu diễn ngôn

KH CT-XH được khảo sát, yếu tố nội dung chủ đề của khẩu hiệu có khuynh hướng

được thể hiện trong phần đề ngữ (với tỉ lệ lên đến 77,6%) và số còn lại (22,4%) là chủ

đề được giới thiệu trong phần thuyết ngữ. Nếu xét về độ mới của thông tin, thì có một

thực tế là hầu hết các khẩu hiệu chứa nội dung chủ đề trong phần đề ngữ là khẩu hiệu

giáo dục (kiến thức, nhận thức), với các thông tin cũ được chọn làm tiêu điểm thông tin

Page 129: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

114

và thường đứng đầu câu; trong khi đó, tuyệt đại đa số các khẩu hiệu chứa nội dung chủ

đề trong phần thuyết ngữ là những khẩu hiệu tuyên truyền vận động (về hành vi).

Bảng 3.10 Một số ví dụ về chủ đề giới thiệu trong phần đề ngữ - thuyết ngữ

Nội dung chủ đề : AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

Mục tiêu: thuyết phục, vận động Mỗi người tiêu dùng hãy là một giám sát viên đấu tranh với các hành vi vi phạm

chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. [V18] Phần đề ngữ Phần thuyết ngữ

Nội dung chủ đề: AN TOÀN GIAO THÔNG

Mục tiêu: giáo dục kiến thức/ nhận thức

Hãy đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.

[V135]

Xe đi với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải [V164] Phần đề ngữ Phần thuyết ngữ

Cách chọn các cấu trúc thông tin và cấu trúc đề ngữ - thuyết ngữ như trong

trường hợp của khẩu hiệu đã giúp người phát ngôn có điều kiện linh hoạt sử dụng

tiếng nói của mình để nhấn mạnh những nội dung cần tuyên truyền và cũng là cách

để lựa chọn chức năng của từng khẩu hiệu: giáo dục hay thuyết phục.

Ngoài ra, việc định danh hay xưng danh trong khẩu hiệu như “Tuổi trẻ Thừa

Thiên Huế...”, “Thanh niên thành phố Hồ Chí Minh….”, “Mình là đàn ông…..”,

“Người Hà Nội….”, “Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Hải Dương ….” , “Ngành Giáo

dục và Đào tạo….”, “Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa…” trong phần đề ngữ (hiện

tượng này có khoảng 8%) càng nêu rõ quyết tâm và đề cao trách nhiệm của một tổ

chức hay một nhóm người đại diện cho một tầng lớp nào đó trong xã hội trong việc

thể hiện thái độ cam kết thực thi các vấn đề chính trị xã hội của quốc gia. Bên cạnh

đó, việc xưng danh còn có ý nghĩa người phát ngôn gánh lấy trách nhiệm trong khi

đề cao cái “tôi” một cách tích cực, bất kể đối với việc làm tốt hay chưa tốt. Ví dụ

như khẩu hiệu của một số người dân thành phố Biên Hòa treo tại vòng xoay Tam

Hiệp - nơi xảy ra vụ “hôi bia” sau khi một tài xế chở bia gặp nạn ở đây mấy ngày

trước đó: “Là dân Biên Hòa, là người Việt Nam, tôi thấy xấu hổ cho những ai đã

“cướp vài lon bia” ở đây trưa 4/12”. Việc xưng danh ở phần đề ngữ này cho thấy

người phát ngôn cố ý đặt tiêu điểm thông tin của khẩu hiệu ngay đầu câu để nhấn

mạnh lời kêu gọi đối với đối tượng quy chiếu danh tính đó.

Page 130: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

115

Tóm lại, với việc triển khai các nội dung tuyên truyền một cách cụ thể, trực

tiếp, có chọn lọc; đồng thời tạo lên sự liên kết logic, hợp lý và mạch lạc giữa các nội

dung trong diễn ngôn khẩu hiệu, hệ tư tưởng và thái độ chấp hành các chủ trương

đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, cũng như ý thức thực thi

các vấn đề xã hội của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực tuyên truyền đã được

bộc lộ rõ nét. Qua đó cấu trúc diễn ngôn hợp lý này còn làm tăng tính thuyết phục

đối với người nghe, người đọc trong quá trình tiếp nhận các ý tưởng và hành động

vận động này.

3.5.3. Cấu trúc tổ chức vi mô của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Việt

Kết quả khảo sát cấu trúc tổ chức vi mô của diễn ngôn khẩu hiệu cho thấy

KH CT-XH tiếng Việt có tính đơn giản và kết cấu gọn nhẹ. Chúng ta đã biết, mục

đích của diễn ngôn quy định cấu trúc của nó. Trong trường hợp này, mục đích chính

của khẩu hiệu là hô hào, vận động, giáo dục, thuyết phục cộng đồng về những vấn

đề chính trị - xã hội của quốc gia, nên những người kiến tạo diễn ngôn khẩu cũng sử

dụng các cấu trúc diễn ngôn phù hợp để dẫn dắt người nghe/người đọc và thuyết

phục họ chấp nhận quan điểm của mình. Vì sự hạn chế về độ dài của diễn ngôn, nên

hiện tượng rào đón hay giới thiệu vòng vo về mục đích của phát ngôn trong các

khẩu hiệu phức (3-4 câu) là không thể có. Thay vào đó, mở đầu mỗi diễn ngôn khẩu

hiệu phức hoặc là trong phần đề ngữ của các diễn ngôn đơn (1 câu), người ta có thể

thấy đơn vị thông tin quan trọng cần giáo dục cho người dân hay vấn đề cần phải

thuyết phục họ (tỉ lệ đưa tiêu điểm thông tin ngay trong câu đầu tiên của văn bản là

54,2%). Ví dụ: “Bất bình đẳng - gốc rễ của bạo lực gia đình” hay “Thi đua là yêu

nước. Yêu nước là phải thi đua!”. Tiêu điểm thông tin khi được ưu tiên nằm ở phần

đầu của văn bản nhằm mục đích thu hút sự chú ý của người tiếp nhận khẩu hiệu.

Tuy nhiên, con số còn lại 45,8% khẩu hiệu có phần tiêu điểm thông tin hay từ ngữ

phản ánh chủ đề khẩu hiệu nằm ở câu thuyết cũng là một con số thuyết phục. Điều

này chứng minh những cách nêu bật yếu tố chủ đề khác nhau của khẩu hiệu là để

phục vụ mục đích giáo dục hay thuyết phục.

Page 131: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

116

3.6. Tiểu kết chương 3

Như vậy, với việc làm rõ các đặc điểm ngôn ngữ của các nguồn lực như từ

ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cách thức tổ chức diễn ngôn của 500 mẫu diễn ngôn

KH CT-XH tiếng Việt, dựa trên các nguyên tắc cơ bản nhất của lý thuyết Phân

tích Diễn ngôn phê phán, mà cụ thể là đuờng hướng của Fairclough cũng như sử

dụng các phương pháp phân tích ngữ pháp theo khung lý thuyết Ngữ pháp chức

năng hệ thống của M.A.K Halliday, chương 3 đã tập trung chứng minh mối quan

hệ giữa thực tiễn xã hội, chính trị, văn hóa với diễn ngôn, cũng như làm rõ các

quan hệ quyền-thế ẩn chứa đằng sau việc sử dụng ngôn ngữ của diễn ngôn khẩu

hiệu. Theo đó, người phát ngôn khẩu hiệu tiếng Việt đã thể hiện tư tưởng, thái độ

trong các khẩu hiệu thông qua chiến lược dùng từ ngữ đồng nghĩa, phản nghĩa;

cách lựa chọn các kiểu quá trình trong quan hệ chuyển tác, sử dụng các hiện

tượng danh hóa, kiểu câu phát ngôn, cấu trúc câu bị động, chủ động… trong diễn

ngôn khẩu hiệu càng giúp chứng minh giá trị của diễn ngôn trong bối cảnh xã

hội. Diễn ngôn không những là thực tiễn và tập quán xã hội, mà còn là sự phản

ánh thực tiễn đó. Trường hợp khẩu hiệu tiếng Việt đã cho thấy rằng những

người sử dụng ngôn ngữ đã biết cách dùng diễn ngôn khẩu hiệu để thể hiện

quyền lực kiểm soát và làm thay đổi thực trạng của mình thông qua con đường

giáo dục và thuyết phục. Và kết quả của những chính sách tuyên truyền chính trị

- xã hội trong mấy thập kỷ qua của Việt Nam đã chứng tỏ công cụ thể hiện quyền

lực này có giá trị nhất định riêng của nó. Các cuộc tuyên truyền vận động đã

giúp giáo dục kiến thức và nâng cao ý thức cho người dân, góp phần tăng các

thành quả, chất lượng cuộc sống và giảm thiểu những rủi ro, bất lợi để ngày càng

tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, văn minh, tươi đẹp hơn.

Page 132: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

117

CHƯƠNG 4

SO SÁNH ĐỐI CHIẾU CÁC ĐẶC ĐIỂM DIỄN NGÔN

CỦA KHẨU HIỆU CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI

TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 4.1. Đặt vấn đề

Chương 4 của luận án với mục đích so sánh - đối chiếu diễn ngôn KH CT-

XH tiếng Anh và tiếng Việt sẽ chỉ ra sự giống nhau và khác nhau trong các đặc

điểm ngôn ngữ của thể loại diễn ngôn đặc biệt này, đồng thời lý giải một số sự khác

biệt trên cơ sở các thực tiễn xã hội và các yếu tố nội hàm chi phối như đặc điểm lịch

sử, thể chế chính trị, đặc trưng văn hóa - dân tộc, các đặc điểm xã hội… của mỗi

nền văn hóa (Anh - Mỹ và Việt Nam).

Phương thức tiếp cận so sánh - đối chiếu trong chương 4 của luận án dựa trên

đường hướng chức năng luận với các luận điểm cơ bản của ngữ pháp chức năng,

bởi đường hướng này cho phép nghiên cứu ngôn ngữ (miêu tả và giải thích các quy

tắc chi phối hoạt động) trong mối liên hệ có tính chức năng trong các tình huống

giao tiếp xã hội, chứ không nghiên cứu hình thức ngôn ngữ tách rời khỏi chức năng

của nó. Từ quan điểm này, các luận điểm so sánh và đối chiếu trong chương này

dựa trên các nguyên tắc cơ bản của nghiên cứu diễn ngôn từ các góc độ kết học,

dụng học và khía cạnh xã hội. So sánh - đối chiếu diễn ngôn, theo Nguyễn Hòa

[15:122], cần phải “miêu tả được sự hoạt động của ngôn ngữ thông qua diễn ngôn

trong mối quan hệ với các yếu tố dụng học, chiến lược giao tiếp và giá trị văn hóa”.

Vì vậy, ngoài việc so sánh - đối chiếu các yếu tố hình thức ngôn ngữ như từ vựng,

ngữ pháp…, đối chiếu diễn ngôn cần tham khảo một số tham biến văn hóa như hình

thức/nội dung, ngôn ngữ nói/viết, nhịp điệu diễn ngôn, cấu trúc diễn ngôn, trừu

tượng/ cụ thể hay chủ quan/ khách quan trong cách biểu đạt [15:123].

Cũng với quan điểm xem diễn ngôn là một thực tiễn xã hội, những lý giải về

sự khác biệt sẽ được đặt nền tảng trên các giá trị văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia,

và tất nhiên, không thể tách khỏi bối cảnh chính trị xã hội của mỗi nước. Trong

tiếng Việt, Nguyễn Văn Quang [1999] hay gần đây là Phạm Thị Hồng Nhung [32]

Page 133: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

118

là những người đã có những công trình nghiên cứu khẳng định vai trò quyết định

của các giá trị văn hóa như quyền lực, phép lịch sự, thể diện… trong chiến lược

giao tiếp giữa hai nền văn hóa của người nói tiếng Anh và nói tiếng Việt. Bùi Mạnh

Hùng [21:234] khẳng định văn hóa không chỉ ảnh hưởngđến khả năng tiếp nhận, mà

còn ảnh hưởng đến cả việc tạo lập diễn ngôn. Thực tế cũng cho thấy rằng các giá trị

văn hóa chiếm ưu thế trong việc giúp giải thích các hiện tượng xã hội thể hiện qua

diễn ngôn, cho nên cơ sở để so sánh - đối chiếu trong chương này cũng chủ yếu dựa

trên các giá trị như thế. Trong chương này, chúng tôi chọn nghiệm thể KH CT-XH

tiếng Anh với quốc gia đại diện là Mỹ và nó đại diện cho nền văn hóa phương Tây;

trong khi đó, KH CT-XH tiếng Việt của người Việt là đại diện cho nền văn hóa

phương Đông, để giải thích các hiện tượng ngôn ngữ trên cơ sở các giá trị văn hóa.

Việc so sánh - đối chiếu sẽ được tiến hành dựa trên các kết quả chủ yếu và

nổi bật của hai chương (2 và 3) trước đó. Các luận điểm so sánh - đối chiếu sẽ được

sử dụng để làm rõ các giá trị xã hội của diễn ngôn KH CT-XH, và hy vọng rằng sẽ có

thể đưa ra những gợi ý cho việc biên soạn và phát hành KH CT-XH trong tương lai.

4.2. Những đặc điểm tương đồng của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh (gọi tắt

là KHTA) và KH CT-XH tiếng Việt (gọi tắt là KHTV)

4.2.1. Chủ đề

Cả KH CT-XH tiếng Anh (KHTA) và tiếng Việt (TV) đều phản ánh trên

diện rộng một khối lượng khá lớn các chủ đề mang tính thời sự chính trị - xã hội

cao. Hầu hết các lĩnh vực quan trọng của đời sống chính trị - xã hội của hai quốc gia

(Hoa Kỳ - Việt Nam) đều được phản ánh vào trong khẩu hiệu. Ngoài các lĩnh vực

quan trọng của đất nước, chính quyền, KH CT-XH còn phản ánh các chủ đề thuộc

quan tâm của các cơ quan, đoàn thể hay các tổ chức, nhóm cá nhân có mang tính đại

diện cao như cơ quan truyền thông địa phương, các tổ chức phi chính phủ (NGO),

các tổ chức nhân đạo…

Điểm giống nhau nổi bật nhất về tính chủ đề của khẩu hiệu là 4 nhóm khẩu

hiệu có số lượng nhiều nhất ở cả hai thứ tiếng đều tương tự nhau về cả nội dung chủ

đề lẫn thứ tự ưu tiên về số lượng của mỗi nhóm khẩu hiệu cùng chủ đề. Theo đó,

Page 134: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

119

thứ tự của các chủ đề KHTA (xếp theo tiêu chí số lượng) là Môi trường - Năng

lượng, An toàn lao động, Chính trị - Bầu cử , và An toàn giao thông - Tác hại của

bia rượu. Tương tự, thứ tự ưu tiên của các chủ đề trong KHTV cũng là Môi trường -

Năng lượng, Chăm sóc sức khỏe - Bảo hiểm y tế, Xây dựng bảo vệ đất nước - Củng

cố các tổ chức chính trị - xã hội , và An toàn giao thông.

Để làm nổi bật tính chủ đề, cả KHTA và KHTV đều sử dụng tập trung những

từ vựng phản ánh rõ nét các chủ đề đó. Đây cũng chính là yếu tố chung giúp làm nổi

bật tính liên kết chủ đề của khẩu hiệu trong cả hai nghiệm thể.

4.2.2. Từ ngữ

Trong chiến lược sử dụng từ ngữ, cả KHTA và KHTV đều thể hiện sự khéo

léo để đạt được các giá trị kinh nghiệm, quan hệ, và biểu cảm. Cả hai đều sử dụng

nhiều chiến lược từ ngữ khác nhau để mô tả kinh nghiệm của người phát ngôn về

thế giới tự nhiên và xã hội cùng những sự việc xảy ra chung quanh họ; mô tả mối

quan hệ giữa các đối tượng tham gia giao tiếp, các giá trị biểu cảm tình thái… bao

gồm sử dụng trường từ vựng tập trung từng chủ đề, dùng từ đồng nghĩa/ trái nghĩa,

các hiện tượng ẩn dụ… nhằm giúp người phát ngôn đạt được các giá trị kinh

nghiệm, quan hệ và biểu cảm của từ ngữ trong giao tiếp và qua đó, thể hiện được

tính tư tưởng, thái độ và chính kiến cũng như quyền lực của người phát ngôn.

Trường hợp KHTA và KHTV đã thực hiện đầy đủ các nguyên tắc này, càng cho

thấy khẩu hiệu chính trị - xã hội là đối tượng của phân tích diễn ngôn phê phán.

4.2.3. Cấu trúc ngữ pháp

Nghiên cứu cấu trúc ngữ pháp, theo quan điểm của ngữ pháp chức năng và

quan điểm của lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán, chính là xem xét các kiểu

quá trình và tham thể chủ yếu được sử dụng trong diễn ngôn; yếu tố tác nhân có rõ

ràng không thông qua các hiện tượng danh hóa hay cấu trúc câu bị động/ chủ động;

các yếu tố tình thái, các kiểu phát ngôn.... Đây chính là những phương thức giúp

người phát ngôn bộc lộ hệ tư tưởng và thái độ đối với người tiếp nhận diễn ngôn.

Tất cả các bước phân tích cấu trúc ngữ pháp cũng tuân theo quy trình tìm hiểu các

giá trị kinh nghiệm, liên nhân và tạo văn bản của các cấu trúc ngữ pháp như

Page 135: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

120

Halliday đã đề xuất. Trường hợp nghiên cứu diễn ngôn KHTA và KHTV cho thấy

cả hai đều sử dụng các hiện tượng ngữ pháp chủ yếu như vừa nêu, cụ thể:

- Hai loại quá trình chủ yếu được sử dụng trong cả KHTA và KHTV đều là

quá trình vật chất và quá trình quan hệ (hai trong 3 kiểu quá trình chính mà

Halliday đã xác nhận)

- Cả KHTA và KHTV đều có sử dụng hiện tượng danh hóa và cấu trúc bị động

để thực hiện sự lựa chọn làm rõ hay không làm rõ tác nhân của các hành động.

- Kiểu câu khẳng định và phủ định đều được sử dụng ở cả hai bên nhằm nêu

bật hệ tư tưởng và thái độ đối lập trong phát ngôn.

- Các yếu tố tình thái đều được sử dụng để xác định quyền lực phát ngôn của

người phát ngôn KH CT-XH

- Cả hai thể loại diễn ngôn đều có hiện tượng dùng đại từ I/ tôi, we/ chúng tôi, you/

bạn, các bạn… để thiết lập quan hệ giữa người phát ngôn và người tiếp nhận.

- Các kiểu phát ngôn chủ yếu và thông thường như câu trần thuật, câu cầu

khiến… được sử dụng khá đồng đều ở cả hai nghiệm thể.

4.2.4. Cấu trúc diễn ngôn

Xét về cấu trúc diễn ngôn, cả KHTA và KHTV đều có chung một số đặc

điểm như có độ dài văn bản không đáng kể (từ 1 đến 4 câu/ mỗi văn bản), có yếu tố

tạo nên mạch lạc chủ đề, sử dụng một số phương thức liên kết cơ bản trong các diễn

ngôn phức, và việc sắp xếp các thông tin cũ-mới ở đầu mỗi văn bản với những ý đồ

khác nhau …

Riêng đối với độ dài văn bản, cả diễn ngôn KHTA và KHTV đều có xấp xỉ 85-

90% khẩu hiệu có 1 câu, số còn lại là 2-4 câu. Trường hợp 4 câu khá hiếm gặp và chỉ

có trong KHTV. Điều này phản ánh tính chất và đặc điểm của diễn ngôn khẩu hiệu có

liên hệ với chức năng giao tiếp của nó. KH CT-XH là để hô hào, để ghi nhớ, để vận

động, tuyên truyền nên những diễn ngôn có độ dài đáng kể là không có tính thực tiễn.

Mạch lạc diễn ngôn của cả KHTA và KHTV đều có chung đặc điểm là liên

kết hướng ngoại bởi độ dài văn bản của hai loại hình này là không đáng kể nên liên

kết nội văn bản không phải là vấn đề mấu chốt. Cả hai bên đều có nhiều hình thức

Page 136: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

121

liên kết chủ để để tạo mạch lạc trong diễn ngôn khẩu hiệu, với sự lặp lại của nhiều

từ ngữ trong trường diễn ngôn liên quan.

Ngoài ra, nét tiêu biểu nhất của sự giống nhau giữa hai nghiệm thể diễn ngôn

này là sự hiện diện của đa số (90-95%) các kiểu diễn ngôn đơn (chỉ có 1 câu) đứng

độc lập với ý nghĩa và chức năng giao tiếp trọn vẹn cũng như tương đối nhiều (8-

12%) diễn ngôn phức (2-3 câu) với cấu trúc biền ngẫu, ví dụ như:

Ví dụ: - An toàn là bạn - Tai nạn là thù. [A8]

- More candy - Less climate change. [A202]

4.3. Những đặc điểm khác biệt của diễn ngôn KHTA và KHTV

4.3.1. Phương thức sử dụng

KHTA và KHTV khác nhau về phương thức sử dụng, cơ quan ban hành và

quyền phát ngôn của chủ thể phát ngôn. Trước hết nói về cơ quan quản lý và ban

hành, nếu ở KHTA, vai trò này phân bố đều cho các cơ quan của nhà nước, chính

phủ, các tổ chức như tập đoàn, hội, nhóm chung lợi ích, trường học… và cả cá nhân

trong các cuộc biểu tình, tuần hành tự phát… thì ở KHTV, phần lớn (90%) khẩu

hiệu (thuộc tư liệu nghiên cứu) là do các cơ quan thông tin truyền thông từ cấp

trung ương đến địa phương ban hành, theo chỉ thị của các tổ chức đoàn thể, chính

quyền… Số còn lại là do người dân tự phát in ấn và trình bày trước công chúng như

khẩu hiệu phê bình những người “hôi bia” ở Bình Dương năm 2013 (thuộc phạm vi

tư liệu luận án) hay khẩu hiệu phản đối việc đặt giàn khoan HD981 trên Biển Đông

(ngoài phạm vi tư liệu luận án). Trong khi đó, ở KHTA, dạng khẩu hiệu do từng

nhóm cá nhân tự biên soạn và mang theo hô hào trong các cuộc biểu tình hoặc các

cuộc vận động là khá phổ biến (khẩu hiệu trên phố Wall đòi đánh thuế người giàu,

khẩu hiệu động viên tinh thần thể thao trong các cuộc thi tài, khẩu hiệu chống

khủng bố và tẩy chay súng đạn trong các cuộc biểu tình ở Mỹ trong vòng 2-3 năm

qua). Thứ hai là nói đến phương thức sử dụng KH CT-XH. Ở Hoa Kỳ, KH CT-XH

được nhiều cơ quan, tổ chức và cả cá nhân chịu trách nhiệm biên soạn cho mục đích

thuyết phục vận động của riêng họ. Các tổ chức hay cá nhân tự thiết kế khẩu hiệu và

có sự lựa chọn về từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp hay văn phong riêng do họ có quyền

Page 137: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

122

phát ngôn riêng. Trong khi đó, người Việt thường hay sử dụng KH CT-XH do cơ

quan nhà nước ban hành qua nhiều cấp. Ở mỗi đợt vận động, thông thường là vào

các ngày lễ hay ngày kỉ niệm của các ban ngành (giao thông, y tế, giáo dục, phòng

chống ma túy-tệ nạn xã hội…), cơ quan tuyên giáo, tuyên huấn các cấp có những kế

hoạch tuyên truyền kèm theo một loạt các khẩu hiệu dành cho đợt vận động cụ thể

đó. Khẩu hiệu này có thể được sử dụng tiếp tục cho những năm tiếp theo, hoặc bổ

sung cho phù hợp với điều kiện tình hình mới mỗi năm. Các cơ quan thông tin

tuyên truyền sau đó mới đưa các khẩu hiệu ra với công chúng bằng nhiều hình thức,

mà điển hình nhất vẫn là biểu ngữ, băng-rôn treo trên các tuyến phố và trước các tòa

nhà, tụ điểm công cộng.

Những hiện tượng khác nhau này một phần do thói quen và văn hóa thuyết

phục khác nhau ở mỗi nước. Nhưng phần lớn là do các điều kiện chính trị xã hội

khác nhau quy định. Văn hóa biểu tình ở Mỹ đã được luật pháp công nhận từ lâu

nên thói quen biểu tình để đòi các quyền lợi hoặc chống đối những điều chưa thỏa

đáng trong chính sách, chế độ cũng tồn tại trong hành vi cuộc sống hàng ngày của

họ. Trong khi đó, ở Việt Nam vấn đề biểu tình còn được thận trọng xem xét và đang

được dự thảo luật, cũng như trưng cầu dân ý. Do điều kiện chính trị và xã hội, biểu

tình ở Việt Nam tùy theo từng thời kỳ và địa phương diễn ra với quy mô và tần suất

khác nhau. Đa số các cuộc biểu tình (nếu có) cũng chỉ mang tính tự phát và với quy

mô nhỏ lẻ, hay xuất phát từ các động cơ cá nhân. Gần đây nhất, trong khi bày tỏ

thái độ chống đối với hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung quốc,

nhiều người dân Việt Nam đã tham gia biểu tình hòa bình (phi bạo lực) hay biểu

tình yêu nước trong tháng 6-7/2014, nhưng biểu tình vẫn chưa phải là một nét văn

hóa hay thói quen của người Việt. Cho nên việc tổ chức từng đoàn người cầm theo

băng-rôn, biểu ngữ cùng với việc hô hào khẩu hiệu trên đường phố hay nơi công

cộng là không phổ biến ở Việt Nam. Từ đây, có thể thấy quyền phát ngôn trong KH

CT-XH ở hai nền văn hóa là có sự khác biệt.

Ngoài ra, trong KHTA, chúng ta có thể thấy ngoài mục đích tuyên truyền,

giáo dục ý thức cộng đồng, KH CT-XH của một số tổ chức và cá nhân còn thực

Page 138: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

123

hiện chức năng chống đối, phản đối mà trong KHTV hầu như không có. Có thể nhìn

nhận điều này từ nhiều hướng. Theo hướng tích cực, chúng ta nghĩ rằng do các vấn

đề chính trị - xã hội ở Việt Nam đã được giải quyết khá thỏa đáng và mềm dẻo nên

hiện tượng chống đối, phản đối là không đáng kể. Mặt khác, vấn đề này cũng do sự

lựa chọn quyền phát ngôn quy định nữa. Nếu cá nhân hoặc các tổ chức nhỏ người

Việt Nam không có thói quen biên soạn KH CT-XH, thì đây rõ ràng không phải là

kênh để họ thể hiện sự phản đối. Tuy nhiên, theo hướng tiêu cực, có thể hiểu vấn đề

này là do người Việt Nam ít thực hành tư duy phản biện (critical thinking) hơn

người Mỹ. Văn hóa Mỹ động viên mọi người có cái nhìn phản biện đối với hầu hết

vấn đề, và người Mỹ cũng có thói quen làm như vậy trong nhiều tình huống (giáo

dục, nghiên cứu, hội họp, phát biểu chính trị…). Hơn nữa, thể chế chính trị của hai

nước khác nhau cũng góp phần giải thích điều này. Trong khi ở Việt Nam, chính

sách và pháp luật của nhà nước được chỉ đạo định hướng cho người dân trên cơ sở

lắng nghe ý kiến phản hồi của người dân từ nhiều kênh; thì ở Mỹ, sự tự do dân chủ

cực đoan và chế độ đa nguyên đa đảng tạo điều kiện cho các xung đột chính trị và

quyền lợi nhóm phát triển, dẫn đến sự chống đối, phản đối trong các khẩu hiệu đi

kèm trong các cuộc biểu tình.

Rõ ràng sự khác nhau này về phương thức ban hành và sử dụng cũng như

người phát ngôn có ảnh hưởng to lớn đến việc thể hiện hệ tư tưởng của người phát

ngôn. Một tổ chức hay cá nhân phát ngôn sẽ chọn khẩu hiệu để thể hiện thái độ

chính trị và mục đích vận động của chính tổ chức hay cá nhân đó. Cho nên, việc lựa

chọn quyền phát ngôn sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc thể hiện các giá trị của diễn

ngôn thông qua ngôn ngữ.

4.3.2. Chủ đề

Tuy mức độ bao quát hầu hết các chủ đề chính trị - xã hội của khẩu hiệu cả

tiếng Anh và tiếng Việt là như nhau, mỗi bên đều có những ưu tiên riêng về những

chủ đề cho các cuộc vận động.

KHTA và KHTV phản ánh thế giới kinh nghiệm trên các mảng chủ đề tương

đối khác nhau (xếp theo thứ tự ưu tiên của chủ đề có số lượng khẩu hiệu nhiều nhất

đến ít nhất):

Page 139: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

124

Bảng 4.1 So sánh chủ đề KHTA và KHTV

Chủ đề KHTA Chủ đề KHTV

1 Environment-Energy (Môi trường - Năng

lượng)

1 Môi trường - Năng lượng

2 Safety (An toàn lao động) 2 Chăm sóc sức khỏe - Bảo hiểm y tế

3 Politics - Election (Chính trị - bầu cử) 3 Xây dựng và bảo vệ đất nước, củng cố các

tổ chức chính trị - xã hội

4 Road safety - Drinking (An toàn giao thông

và tác hại của uống bia rượu đến việc lái xe)

4 An toàn giao thông

5 Anti-smoking (Tác hại của thuốc lá) 5 Gia đình - Hôn nhân - Bình đẳng giới

6 Animal rights (Quyền động vật) 6 Tệ nạn xã hội (phòng-chống ma túy)

7 Relations - Family & Friends (Quan hệ thân

tộc - bằng hữu)

7 Phụ nữ và trẻ em

8 Health - Hygiene (Sức khỏe - vệ sinh) 8 Văn minh đô thị và trật tự xã hội

9 Sports (Thể thao - tinh thần cộng đồng) 9 An toàn - Vệ sinh lao động - An toàn thực

phẩm

10 Fund-raising (Gây quỹ - Từ thiện) 10 Giáo dục (Chính trị - Tư tưởng, Giáo dục

toàn diện)

11 Anti-racism (Chống phân biệt chủng tộc) 11 Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

12 Anti-terrorism and gun boycott (Chống

khủng bố - tẩy chay súng đạn)

12 Vận động bầu cử - Dân vận - Báo chí

13 Anti-trafficking and Illegal Immigration

(Chống buôn người và di dân bất hợp pháp)

13 Xây dựng nông thôn mới

14 An ninh - Chủ quyền

15 Nghề nghiệp - Việc làm

16 Thuế và nộp thuế

Nhìn vào bảng 4.1 mô tả sự phân bố của các chủ đề KH CT-XH ở cả hai thứ

tiếng, có thể thấy rằng ngoài 4 chủ đề đầu tiên (theo thứ tự ở cả hai cột) là giống

nhau, các chủ đề còn lại tương đối khác biệt thể hiện sự khác nhau trong thế giới kinh

nghiệm của hai nền văn hóa. Trong khi KHTA tập trung phản ánh tác hại thuốc lá,

quyền động vật, quan hệ thân tộc-bằng hữu, chăm sóc sức khỏe (ở nhóm các chủ đề

ưu tiên thứ hai) thì KHTV lại phản ánh các chủ đề gia đình-bình đẳng giới, tệ nạn xã

hội, phụ nữ-trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình, Sự ưu tiên về chủ đề này cũng là

tấm gương phản ánh thế giới kinh nghiệm đời sống văn hóa người Mỹ và người Việt.

Trong khi các vấn đề còn gặp nhiều khó khăn và cần được thuyết phục cộng đồng để

cải thiện tình hình ở Việt Nam là gia đình, bình đẳng giới, chăm sóc trẻ em và giải

quyết các tệ nạn xã hội, thì ở xã hội Mỹ, công tác vận động thuyết phục lại được

hướng về những chủ đề khác như quyền động vật và thể thao - tinh thần cộng đồng.

Điểm khác biệt lớn nhất trong chủ đề khẩu hiệu của hai nền văn hóa là một số

chủ đề phản ánh đặc trưng thể chế chính trị và văn hóa Đông - Tây. Trong khi ở Mỹ

Page 140: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

125

các chủ đề mang tính đặc trưng rõ nét cho thể chế chính trị và nền văn hóa phương

Tây như President election (bầu cử tổng thống), Fund-raising (Gây quỹ - Từ thiện)

Anti-racism (chống phân biệt chủng tộc), Anti-terrorism and gun boycott (chống

khủng bố - tẩy chay súng đạn) hay Anti-trafficking and Illegal Immigration (chống

buôn người và di dân bất hợp pháp). Ngược lại, các chủ đề rất đặc trưng cho văn hóa

Việt Nam và tương tự ở một số nước khác thuộc nền văn hóa phương Đông, đó

là giáo dục chính trị - tư tưởng, xây dựng nông thôn mới, và chủ quyền lãnh thổ.

Tương tự, một số chủ đề KH CT-XH chỉ tồn tại trong nền văn hóa này mà không

có trong nền văn hóa kia cũng đã cho thấy những nét văn hóa và chính sách xã

hội đặc trưng như chủ đề Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (bối cảnh văn hóa-

chính trị ở Việt Nam) và Chống phân biệt chủng tộc/ Tranh cử tổng thống (bối

cảnh văn hóa-chính trị Mỹ).

Ngoài ra, cùng một khái niệm được phản ánh trong chủ đề này của nền văn

hóa này thì lại được phản ánh trong một chủ đề khác của nền văn hóa kia. Ví dụ trong

KHTV, khái niệm tăng dân số được phản ánh trong chủ đề bùng nổ dân số và kêu gọi

việc kiểm soát sinh đẻ (ví dụ: Dân số ổn định, xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc,

tuổi trẻ tích cực thực hiện chính sách dân số - Kế hoạch hóa gia đình); trong khi ở

KHTA, khái niệm này được lồng ghép trong khẩu hiệu kêu gọi bảo vệ môi trường, ví

dụ như “Overpopulation leads to frustration” (Đông dân sẽ dẫn đến khủng hoảng.),

“Population explosion leads to starvation” ( Bùng nổ dân số sẽ dẫn đến đói

nghèo”) , “If you want more than two children, adopt!” (Nếu bạn muốn có nhiều

hơn hai đứa con - hãy nhận con nuôi).(*) Hoặc các khẩu hiệu về phòng cháy chữa

cháy ở KHTA được cụ thể hóa dưới các hình thức an toàn (safety) như an toàn cháy

nổ và các nhóm chủ đề nhỏ khác như an toàn điện – khí đốt (gas), an toàn trong

công sở, an toàn với các thiết bị lao động với các từ ngữ cảnh báo về an toàn

(safety) tương ứng…, thì trong KHTV khái niệm này lại được cụ thể hóa dưới dạng

những kêu gọi mang tính phong trào và với những từ ngữ phong trào tương ứng

(*)Ở đây nói khái niệm dân số được lồng ghép vào khẩu hiệu môi trường trước hết là do nguồn gốc

xuất xứ của các KH này là CSDL của ủy ban môi trường quốc gia Mỹ. Thứ hai là do sự liên tưởng

giữa tình trạng ô nhiễm môi trường với các nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng môi trường như đông

dân, ý thức con người, sự tàn phá của con người…

Page 141: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

126

(Ví dụ: Thực hiện tốt pháp lệnh phòng cháy và chữa cháy là đóng góp thiết thực

vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước). Sự khác biệt này cho thấy

chủ trương của mỗi quốc gia về kêu gọi thuyết phục đều phản ánh thế giới kinh

nghiệm của riêng họ, là kết quả của việc thực thi những vấn đề mà riêng mỗi quốc

gia quyết định trên cơ sở những thực tiễn xã hội của chính quốc gia đó. Nói đến vấn

đề này không thể không đề cập đến sự khác biệt trong phản ánh thế giới kinh

nghiệm của khẩu hiệu xét trên bình diện ngữ nghĩa học nhận thức.

Trong quá trình phản ánh các giá trị kinh nghiệm, các nguồn lực được sử

dụng trong KH CT-XH như từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cách thức tổ chức của diễn

ngôn ở cả hai nghiệm thể đều đã thực hiện trọn vẹn chức năng của mình, đó là phản

ánh các cách nhìn của con người ở mỗi nền văn hóa về thế giới xung quanh vào

trong ngôn ngữ của KH CT-XH. Halliday xem cách phản ánh này là sự thực hiện

chức năng kinh nghiệm - một trong ba siêu chức năng của ngôn ngữ, nhưng cũng

có nhiều quan niệm khác cho rằng việc nhận thức về thế giới kinh nghiệm có khi

còn mang nhiều yếu tố chủ quan. Trong trường hợp này, một cách tiếp cận từ bình

diện ngữ nghĩa học nhận thức với cách giải thích dựa trên cơ sở tri nhận của con

người về thế giới (tương tự như cách tiếp cận kinh nghiệm của Hallilday) được vận

dụng để phân tích sự thể hiện tư tưởng, thái độ hay chính kiến của người tạo diễn

ngôn. Ứng dụng các quan niệm của ngữ nghĩa học nhận thức vào trong kiến giải các

giá trị kinh nghiệm của KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy hai

nghiệm thể đã thể hiện sự khác biệt trong cách thức thể hiện tư tưởng, thái độ và

chính kiến của người phát ngôn thông qua thể hiện cách nhìn của họ (tri nhận) về

thế giới vào trong các nguồn lực ngôn ngữ như từ vựng và cấu trúc ngữ pháp. Kinh

nghiệm tích lũy qua lịch sử, qua nhiều thế hệ, qua cuộc sống mà chính họ đang trải

qua đã hình thành cho họ những nhận thức nhất định về chức năng và công cụ tuyên

truyền hay thể hiện quyền lực, dẫn đến tự nhiên hình thành trong đầu họ một số

chiến lược về sử dụng ngôn ngữ để thể hiện thái độ và tư tưởng của riêng họ, làm

cho việc phát ngôn KH CT-XH đạt được mục tiêu tuyên truyền tối ưu nhất trong bối

cảnh đời sống chính trị của riêng quốc gia họ. Để có thể phản ánh được bức tranh về

thế giới bằng ngôn ngữ đòi hỏi họ phải có những kiến thức, tri thức nhất định về

Page 142: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

127

văn hóa, xã hội. Kiến thức đó chính là sự thể hiện về tri nhận của họ đối với các vấn

đề chính trị xã hội của thế giới xung quanh và xây dựng bức tranh thế giới đặc biệt

tạo thành cơ sở cho hành vi của con người. Tri nhận là tất cả những quá trình trong

đó những dữ liệu cảm tính được сải biến khi truyền vào trong não dưới dạng những

biểu tượng tinh thần để có thể lưu lại trong trí nhớ con người. Nói theo quan điểm

của ngôn ngữ học tri nhận thì con người đã hình thành được bức tranh ngôn ngữ về

thế giới, hay các biểu hiện thế giới quan của con người được phát họa bằng những

chất liệu ngôn ngữ. Bức tranh này được vẽ ra phản ánh một phần của đời sống

người bản ngữ nên mang những đặc trưng của nền văn hóa dân tộc. Đó là lý do giải

thích tại sao cùng một khái niệm tuyên truyền về dân số thì người Mỹ tuyên truyền

bằng một chiến lược từ ngữ và cấu trúc ngữ pháp khác với người Việt Nam, thể hiện

qua hai cách phản ánh thế giới kinh nghiệm như vừa được trình bày ở phân đoạn trên.

Như vậy, thế giới kinh nghiệm của mỗi nền văn hóa đã được lăng kính diễn

ngôn phản ánh rất khách quan. Trường hợp của KH CT-XH cũng vậy. Chúng ta có

thể thấy sự khác biệt về điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội… của hai quốc gia thông

qua các mảng chủ đề mà khẩu hiệu phản ánh. Từ đó có thể chứng minh diễn ngôn

khẩu hiệu là một phần của thực tiễn xã hội, mà cụ thể là thực tiễn đấu tranh để mang

lại một xã hội tốt đẹp hơn bằng văn hóa thuyết phục.

4.3.3. Từ ngữ

Chiến lược sử dụng từ ngữ trong KHTA và KHTV tuy có một vài điểm chung

như thể hiện các giá trị kinh nghiệm, quan hệ và biểu cảm nhất định, vẫn có nhiều điểm

khác biệt, xét theo quan điểm so sánh - đối chiếu theo đường hướng chức năng.

Trong thể hiện chức năng kinh nghiệm của từ ngữ, KHTA có xu hướng dùng

ít cặp từ trái nghĩa để thể hiện hệ tư tưởng và diễn đạt các chức năng kinh nghiệm

hoặc sử dụng ít hơn các từ ngữ cùng một trường nghĩa trong cùng một nhóm chủ đề

hơn KHTV (tỉ lệ giữa KHTA và KHTV là 1:5). Ví dụ trong chủ đề môi trường của

KHTV, để phản ánh kinh nghiệm về thế giới của các tham thể, khẩu hiệu sử dụng

nhiều từ ngữ thuộc trường nghĩa môi trường như môi trường, trái đất, đại dương, di

sản thiên nhiên, sự sống, cuộc sống, sức khỏe, bền vững, tài nguyên biển, rừng, biến

Page 143: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

128

đổi khí hậu, đa dạng sinh học, hệ sinh thái biển, kinh tế ít các bon, năng lượng sạch,

tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải, chất thải, nước sạch, hành tinh xanh, tài

nguyên, trí tuệ xanh, đầu tư xanh, kinh tế xanh, an toàn, tương lai bền vững, sạch,

đẹp, trong lành, bảo vệ, nghĩa vụ, nhiệm vụ, chung tay, liên kết, phòng chống, chống

lại, cứu, cháy rừng, lãng phí, tàn phá, tiết kiệm, hành động, bảo vệ, chặt cây, trồng

rừng… Hay trong chủ đề bảo vệ phụ nữ và trẻ em, để nêu bật được những tác hại của

mặt trái của các vấn đề xã hội này, KHTV đã dùng các từ ngữ có mối quan hệ ngữ

nghĩa mang giá trị tư tưởng như dùng từ trái nghĩa như nâng niu - làm tổn thương

(các thành viên gia đình); chăm lo/bảo vệ - bỏ rơi (trẻ em); (sinh) con gái-con trai;

(vai trò) nam giới, nữ-giới; bình đẳng - bất bình đẳng, hạnh phúc-bạo lực (gia đình),

(đi) chậm - vội, chấp hành - vi phạm (pháp luật). Điều này là do trong hệ thống tiếng

Việt có nhiều từ ngữ và cách diễn đạt các khái niệm đồng nghĩa và trái nghĩa phong

phú hơn trong tiếng Anh. Ngoài ra, văn hóa Việt Nam với lối diễn đạt rào đón có thể

cho phép thể hiện nghĩa biểu hiện của một sự vật, hiện tượng bằng nhiều hình thức

diễn đạt ngôn ngữ khác nhau.

Xét về các giá trị quan hệ của từ ngữ thể hiện qua cách dùng uyển ngữ và các

từ ngữ không trang trọng (informal) trong khẩu hiệu, kết quả khảo sát cho thấy

KHTA khai thác giá trị này bằng lối nói giảm (nhờ vào hiện tượng ẩn dụ) và lối

dùng từ thiếu trang trọng nhiều hơn hẳn so với KHTV (9,8% so với 1,2%) . Đây là

những phương thức giúp cho người phát ngôn thể hiện tư tưởng, thái độ hay quyền

lực đối với người tiếp nhận. Trong thông điệp của KHTA, do một số chủ đề là

những vấn đề mà quyền lợi của người phát ngôn là rõ ràng minh bạch hơn như bầu

cử, thể thao, chống phân biệt chủng tộc (người vận động cũng chính là người phát

ngôn), nên họ phát huy tối đa phương thức ẩn dụ từ vựng-ngữ nghĩa hoặc dùng

các từ ngữ trang trọng/ thiếu trang trọng để thể hiện uy quyền, chính kiến và thái

độ của mình.

Ví dụ:

- Eat the Rich (Ăn/ nuốt tươi/ nuốt chửng kẻ giàu) [A336]

- White America has a Black history (Người Mỹ da trắng có một lịch sử (da) đen).[A59]

Page 144: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

129

Trong khi đó, đa số KHTV không phải do người dân hay các tổ chức cá nhân

tự ban hành, tiếng nói của người phát ngôn là đại diện cho cả tập thể, cộng đồng

chứ không vì lợi ích của một nhóm nào cả nên không có nhiều phương tiện thể hiện

tư tưởng và thái độ của người phát ngôn bằng phương tiện uyển ngữ hay từ ngữ

trang trọng/ thiếu trang trọng. Tuy nhiên, KHTV lại có lối khai thác giá trị quan hệ

của từ ngữ độc đáo hơn KHTA. Đó là sử dụng các từ ngữ tác động vào tâm lý người

nghe (tâm lý tiêu dùng, tâm lý gia đình) để đạt mục đích thuyết phục và phát huy tác

dụng của từ ngữ thuyết phục thông qua mối quan hệ giữa người nói và người nghe.

Hiện tượng này xuất hiện trong rất nhiều chủ đề của KHTV như dân số - KHHGĐ,

giao thông, môi trường-năng lượng.

Có một giá trị quan hệ khác của từ ngữ được khai thác theo hai cách khác

nhau ở hai nghiệm thể. Trong khi ở KHTA, có khá nhiều hiện tượng sử dụng động

từ tình thái như can/ could, may/might, should… để diễn tả các khả năng, sự cho

phép, cho lời khuyên… nhằm thể hiện tính lịch sự (thông qua yếu tố giả định cách)

và thể hiện quyền lực của người phát ngôn, sự cho phép hay cấm đoán… qua đó xác

định quan hệ giữa người phát ngôn và người tiếp nhận với phương tiện quyền lực ẩn

dấu, thì ở KHTV, hiện tượng sử dụng từ ngữ thể hiện quyền lực rất hiển ngôn thông

qua sự cấm đoán đối với các hành vi không phù hợp trong một số bối cảnh xã hội

trong khẩu hiệu. Mặc dù chúng ta thường thấy ngôn ngữ cấm đoán xuất hiện chủ

yếu trong biển báo, biển chỉ dẫn… nhưng ở KHTV, lại có rất nhiều từ ngữ thể hiện

sự cấm đoán đối với các hành vi nói trên (Ví dụ: Nghiêm cấm bán hàng rong, chèo

kéo khách trong các tụ điểm du lịch, trên các tuyến phố. [V412]; Nghiêm Cấm chạy

quá tốc độ, lạng lách, đánh võng trên đường phố [V144]: Cán bộ, công chức thực

hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc lá nơi làm việc. [V382]; Không được băng

qua đường ngang khi rào chắn đã đóng.[V121]). Nếu so sánh với KHTA, ta thấy sự

cấm đoán này là mang tính hàm ngôn trong KHTA. Trong khi có khoảng 2%

KHTV dùng các từ ngữ thể hiện sự cấm đoán thì hiện tượng này hầu như không hề

hiện diện trong KHTA. Như vậy, ngoài các chức năng động viên, khuyến khích,

hướng dẫn, khuyến cáo, KH CT-XH trong trường hợp tiếng Việt còn bao hàm cả

chức năng cấm đoán. Nhưng trong bối cảnh văn hóa-xã hội của mỗi nước, sự cấm

Page 145: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

130

đoán này có thể hàm ngôn hay hiển ngôn. Trong văn hóa Việt, người ta xem việc

được hoặc bị người khác điều khiển hành vi (theo pháp luật hay theo các chuẩn mực

xã hội) là không có gì lạ. Tuy nhiên, ở Mỹ, nếu muốn cấm người khác một điều gì

thì đó cũng phải là những điều viết trong luật hoặc nội quy, quy định, chứ không

phải là trong khẩu hiệu nhằm mang tính khuyến khích (kêu gọi) như vậy. Cơ sở để

hiểu những khác biệt đề cập trên đây là mong muốn được gìn giữ thể diện trong văn

hóa của hai quốc gia. Trong thực tế, con người ai cũng có nhu cầu về thể diện và

giữ thể diện. Thế nhưng cách thức thực hành thể diện lại có sự khác biệt giữa hai

nền văn hóa Đông-Tây. Trong văn hóa Mỹ, nếu muốn giữ thể diện cho người đối

thoại và duy trì tính lịch sự, người phát ngôn có thể sử dụng một số chiến lược như

dùng giả định cách, lối nói trực tiếp, giải thích tường minh, tránh áp đặt suy nghĩ cá

nhân lên người khác. Trong văn hóa Việt, hành động giữ thể diện và duy trì lịch sự

lại đi theo một lối khác. Người Việt có thể giữ lịch sự hoặc giữ thể diện cho người

đối thoại bằng lối nói rào đón, ẩn ý, hoặc từ chối không nhận lời khen tặng… nhưng

thực ra bản thân họ cũng đang chấp nhận một sự “hy sinh” nào đó xuất phát từ quan

điểm “giữ thể diện cho mình cũng chính là giữ thể diện cho người khác”. Mặt khác,

trong văn hóa Việt, người Việt còn có thói quen “chấp nhận được” những thông

điệp có có khả năng gây mất thể diện đối với người phương Tây như sự cấm đoán,

sự phê bình chỉ trích trực tiếp. Điều này giải thích tại sao một số KH CT-XH với

những từ ngữ thể hiện sự ngăn cấm một cách tường minh như vậy lại có thể được

đưa ra trước công chúng và được người dân tiếp nhận. Nếu nhìn nhận từ góc độ

phát ngôn, người phát ngôn có thể hy vọng rằng việc sử dụng các từ ngữ ngăn cấm

tường minh như thế chỉ là để giúp cho người dân nâng cao ý thức tuân thủ luật

pháp. Tuy nhiên, điều này lại có nguy cơ làm mất thể diện của người tiếp nhận khẩu

hiệu mà chính người phát ngôn khẩu hiệu cũng có thể không lường tới được. Đây

cũng chính là lúc hai kiểu lịch sự âm tính và lịch sự dương tính (mà Brown &

Levinson đã phân loại) đan xen lẫn nhau, giữa một bên là mong muốn được tán

thưởng và tôn trọng, hòa hợp với người khác và một bên là mong muốn được tự do

hành động, và tránh bị người khác áp đặt.

Page 146: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

131

Ngòai ra có một sự khác biệt nữa về giá trị quan hệ của từ ngữ đó là trong

KHTA, các yếu tố kêu gọi sự gắn kết liên nhân giữa người nói và người nghe như

(together, let’s …) chỉ xuất hiện rất hạn chế (chưa đến 2% lượt) thì KHTV thường

hay dùng phụ từ “hãy” hoặc “hãy cùng” (15,2% lượt) trong các khẩu hiệu vận động

thuyết phục để kêu gọi sự gắn kết này. Điều này là do văn hóa Việt Nam bị ảnh

hưởng văn hóa phương Đông nên luôn đề cao tính tập thể (collectivism) và tôn

trọng các giá trị do tập thể mang lại trong khi văn hóa phương Tây lại đề cao tính cá

nhân và bản sắc (originality) nên khi khai thác các giá trị liên nhân người ta không

chọn các kiểu từ ngữ này. Cũng với giá trị văn hóa này, có thể giải thích thêm một

sự khác biệt tương tự nữa nếu so sánh từ ngữ dùng trong chủ đề chính trị-bầu cử

trong KHTA với chủ đề xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội trong KHTV. Ở

đây, có thể thấy sự khác biệt giữa việc đề cao yếu tố tập thể trong KHTV với các

cụm từ như “toàn Đảng, toàn quân, toàn dân”, “thanh niên Việt Nam”, “tuổi trẻ

thành phố HCM”, “Hội nông dân”… (19,6%) và việc đề cao yếu tố cá nhân như

trong khẩu hiệu chính trị của tiếng Anh với các tên gọi của các ứng viên tổng thống

hoặc các vị đại diện các đảng phái hoặc tổ chức chính trị (4,5%). Ngoài khác biệt về

dấu ấn cá nhân và dấu ấn tập thể, sự khác biệt này còn phản ánh sự khác nhau về

các điều kiện chính trị - xã hội, đặc biệt là trong thể chế xây dựng và quy tắc hoạt

động của hai thể chế chính trị hoàn toàn khác nhau.

Cuối cùng, kết quả khảo sát còn cho thấy sự khác biệt về giá trị biểu cảm của

từ ngữ trong KHTA và KHTV. KHTA có 10% các hiện tượng chơi chữ thông qua

các hình thức đồng âm, từ đa nghĩa, từ biến âm, tách âm tiết… trong khi KHTV chỉ

có 1% thuộc dạng này. Để lý giải cho sự khác biệt này, hãy cùng xem xét nguồn

gốc ngôn ngữ của tiếng Anh và tiếng Việt. Tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ

biến hình, trong khi tiếng Việt lại thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Ngôn ngữ biến

hình thường sử dụng các phụ tố. Mỗi phụ tố có thể đồng thời mang nhiều ý nghĩa và

ngược lại, cùng một ý nghĩa có thể diễn đạt bằng các phụ tố khác nhau. Chính vì

yếu tố này mà khả năng biểu cảm của từ ngữ bằng cách chơi chữ như đã trình bày

trên đây trong KHTA là phổ biến hơn trong tiếng Việt. Lý do thứ hai là KHTV đã

Page 147: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

132

có lịch sử từ lâu đời là do các cơ quan nhà nước ban hành đối với đối tượng là công

chúng nên vẫn có sự dè dặt trong việc chơi chữ. Gần đây mới xuất hiện một số khẩu

hiệu do Đoàn Thanh niên CSHCM phát động trong các cuộc vận động phong trào

an toàn giao thông nên mới có những khẩu hiệu dí dỏm và sử dụng hình thức chơi

chữ như vậy.

Ngoài ra, KHTV dùng nhiều từ ngữ biểu cảm có tác dụng thuyết phục người

nghe hơn KHTA. Ví dụ: KHTV có sự thay đổi các từ ngữ trong khẩu hiệu an toàn

giao thông từ phóng nhanh, vượt ẩu, tội ác, hiểm họa…. thành các từ ngữ (phía sau

tay lái là) gia đình, (lái xe bằng) trái tim… nhằm mục đích kêu gọi ý thức giao

thông trong khi kiểu thay đổi tương tự như vậy là khá hiếm gặp trong KHTA (2,6%

so với 0,04%) đã cho thấy việc dùng “lời nói dễ nghe” để thuyết phục người dân-

người tiếp nhận khẩu hiệu là một nét văn hóa riêng của người Việt hay văn hóa

phương Đông.

4.3.4. Cấu trúc ngữ pháp

Xét về cấu trúc ngữ pháp theo quan điểm ngữ pháp chức năng, có thể thấy

KHTA và KHTV tuy cùng chia sẻ hai vị trí chủ chốt về các kiểu quá trình chủ yếu

là vật chất và quan hệ. Nhưng số lượng khẩu hiệu của hai loại quá trình này ở mỗi

nền văn hóa là khác nhau. KHTA có nhiều cấu trúc thể hiện quá trình vật chất hơn

KHTV (52,86% so với 42,46%). Trong khi đó, KHTV có nhiều kiểu quá trình quan

hệ hơn so với KHTA (31,57% so với 24,2%). Một khác biệt đáng quan tâm hơn nữa

là trong khi ở KHTA số kiểu quá trình hành vi khá khiêm tốn (6,88%) thì ở KHTV

nó chiếm một vị trí đáng kể và trở thành quá trình tiềm năng thứ ba trong các kiểu

quá trình (13,78%). Có thể hiểu hiện tượng này nếu hiểu tính chất của quá trình

hành vi và tương quan văn hóa Việt. Quá trình hành vi là quá trình trung gian giữa

quá trình vật chất và quá trình…, nó chỉ các hiện tượng tâm sinh lý của con người.

Đối với người Việt, việc kêu gọi ý thức về hành vi là một việc rất bình thường trong

cuộc sống hàng ngày, cho nên dễ dàng thấy có nhiều khẩu hiệu sử dụng quá trình

hành vi hơn trong tiếng Anh, nơi mà các thông lệ văn hóa không cho phép người ta

nhắc nhở nhiều đến hành vi con người.

Page 148: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

133

Về quan điểm thể hiện hay che dấu yếu tố tác nhân và sử dụng hiện tượng

danh hóa, bị động nhằm thực hiện mục đích này trong KHTA và KHTV không có

nhiều khác biệt. Hiện tượng danh hóa và cấu trúc câu bị động chỉ chiếm một phần

không đáng kể trong KH CT-XH của cả hai thứ tiếng. Quan điểm này của CDA và

ngữ pháp chức năng thường được thể hiện rất rõ trong các bài phát biểu chính trị

nơi mà hệ tư tưởng của người phát ngôn được định hình rõ trong ngôn từ và cấu

trúc ngữ pháp mà các chính khách sử dụng. Những bài phát biểu vận động tranh cử

cũng vậy, để che dấu tác nhân hành động, người ta có xu hướng sử dụng các hiện

tượng danh hóa và bị động. Trong trường hợp KH CT-XH, quan hệ giữa người phát

ngôn với người tiếp nhận và việc thể hiện thế giới kinh nghiệm cần được làm rõ

thông qua việc chỉ rõ tác nhân hành động hơn là che giấu.

Trong khi xem xét các giá trị quan hệ của các hiện tượng ngữ pháp, lý thuyết

CDA đề xuất khảo sát các kiểu phát ngôn để thể hiện tư tưởng. Có hai sự khác biệt

lớn trong các kiểu phát ngôn giữa KHTA và KHTV. Thứ nhất, nếu KHTA có

khoảng 35% kiểu câu cầu khiến và hơn 60% kiểu câu trần thuật thì con số này là

hoàn toàn ngược lại ở trong KHTV ( với kiểu câu cầu khiến chiếm khoảng hơn 60%

và kiểu câu trần thuật là khoảng 40%. Khác biệt thứ hai là trong khi không hề có

kiểu phát ngôn câu hỏi trong KHTV thì lại có khoảng gần 5% kiểu câu hỏi tu từ

trong KHTA (Ví dụ: The question is not, “Can they reason?” nor, “Can they

talk?” but rather, “Can they suffer?”). Có thể hiểu điểm khác biệt thứ nhất (câu

trần thuật, câu cầu khiến) này bằng hai cách. Thứ nhất là do sự lựa chọn về mục

đích giao tiếp của khẩu hiệu. Nếu chính sách tuyên truyền cần chú trọng vào giáo

dục kiến thức, nhận thức thì khẩu hiệu sẽ thực hiện chức năng đó chủ yếu thông qua

việc sử dụng kiểu phát ngôn trần thuật (cung cấp thông tin để giáo dục kiến thức),

còn nếu khẩu hiệu muốn đặt trọng tâm tuyên truyền vào chức năng thuyết phục sự

thay đổi trong hành vi thì chủ yếu lại sử dụng kiểu phát ngôn cầu khiến. Thứ hai,

cũng có thể hiểu thông qua sự khác biệt trong giao tiếp giữa hai nền văn hóa. Trong

quan hệ giao tiếp của người Việt, việc một cơ quan quyền lực yêu cầu cấp dưới hay

người dân thực thi một mệnh lệnh hay yêu cầu nào đó là thuộc lẽ thường. Cấp dưới

có nhiệm vụ phục tùng cấp trên và người dân cũng được cho là tuân thủ các quy

Page 149: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

134

định do các cơ quan nhà nước ban hành. Trường hợp KHTV chủ yếu là do các cơ

quan nhà nước ban hành, nên việc có nhiều câu cầu khiến, mệnh lệnh không phải là

một sự việc trái với lẽ thường. Trong văn hóa phương Tây, việc yêu cầu, áp đặt

hoặc ra lệnh cho người khác sẽ có nguy cơ làm mất thể diện và vi phạm sự tự do cá

nhân của họ. Ngoài ra, việc KHTA có 4% câu hỏi tu từ mà trong KHTV không có

cũng phần nào được giải thích nếu chúng ta dựa vào các đặc điểm của loại câu hỏi

này. Corbette [61] định nghĩa câu hỏi tu từ là loại câu hỏi có dụng ý mà không yêu

cầu câu trả lời. Câu trả lời có thể là đã hiển nhiên hoặc ngay lập tức được người hỏi

cung cấp sau đó. Nhưng tác dụng của câu hỏi tu từ là khá lớn. Nó có thể là công cụ

thuyết phục hiệu quả, được cố ý đưa ra nhằm khai thác các phản ứng khác nhau của

người nghe. Còn Koshik [96] thì nhận xét rằng câu hỏi tu từ có những điểm chung

là không phải để hỏi, không phải để hiểu như các câu hỏi tìm kiếm thông tin thông

thường, mà đó là cách để nêu lên những nhận định, chính kiến, khẳng định… đặc

biệt là khẳng định với đối phương của câu hỏi đó. Chúng ta đều đồng ý rằng văn

hóa phương Tây thường động viên tư duy phản biện. Trường hợp câu hỏi tu từ với

mục đích làm cho người đọc phải suy nghĩ, nhận thức hoặc kích thích sự phản hồi

và sự mong đợi từ người đọc/ người nghe … đã có tác dụng nhấn mạnh vào vấn đề

cần diễn đạt. Ở môi trường văn hóa xã hội của Việt Nam, nhiều người cho rằng việc

đặt một câu hỏi cho khẩu hiệu không phải là một sự lựa chọn an toàn khi mà vấn đề

lịch sự và tư duy phản biện của người Việt không giống như trong văn hóa người Mỹ,

nên có thể thấy câu hỏi ít hoặc hầu như không xuất hiện trong khẩu hiệu tiếng Việt.

Cùng ở phạm vi xem xét các kiểu phát ngôn, chúng tôi khảo sát sự khác biệt

trong cách sử dụng ngôn ngữ thể hiện qua các lực ngôn trung ở các hành động tại

lời của KHTA và KHTV. Trước hết là đối với hành động cầu khiến, và khuyến cáo

trong các 328 cấu trúc câu mệnh lệnh của KHTV với các động từ ngữ vi mang ý

nghĩa động viên người khác làm hay không làm một việc gì, có 8,2% lượt sử dụng

hành động khuyến cáo phủ định (với các từ ngữ “không làm gì” và “đừng làm gì”)

và 91,8% sử dụng hành động khuyến cáo khẳng định. Con số này trong KHTA lại

có sự khác biệt. Trong số 203 cấu trúc cầu khiến, có đến 20,2% lượt sử dụng hành

động khuyến cáo phủ định với cách dùng từ “don’t” hoặc “never” để diễn đạt mệnh

lệnh. Trong tiếng Việt, KH CT-XH là thể loại diễn ngôn của công chúng. Ngôn từ

Page 150: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

135

phải đạt đến một mức độ lịch sự và tránh làm mất thể diện của các vai giao tiếp

nhằm mục đích phát huy tối đa hiệu quả của các hành động ngôn từ. Đó chính là lý

do tại sao các hành động cầu khiến phủ định trực tiếp không được dùng nhiều trong

KHTV. Trong khi đó, hiện tượng này ở KHTA có tần số sử dụng cao hơn nhiều

(gấp 2,5 lần), bởi trong tương quan ngôn ngữ-văn hóa của người Mỹ, các cấu trúc

cho lời khuyên hoặc yêu cầu với từ “DO” (hãy làm) và “DON’T” (đừng làm) tồn tại

song song và rất thường xuyên trong các kiểu hành động ngôn từ khuyên bảo và

khuyến cáo. Tương tự, cấu trúc câu hỏi chứa các hành động ngôn từ động viên,

khuyến khích (chứ không phải là câu hỏi lấy thông tin) như “why don’t you …?”

hay “How about letting a sober friend drive instead? [A101] để biểu thị lời khuyên,

“how far can you reach…?” để động viên các vận động viên chẳng hạn, cũng xuất

hiện chủ yếu trong KHTA (chiếm hơn 60% trong các kiểu câu hỏi tu từ) chứ không

hề tồn tại trong KHTV. Điều này là do sự khác nhau trong cách sử dụng ngôn ngữ

để thể hiện các lực ngôn trung trong các hành động tại lời ở hai nghiệm thể khẩu

hiệu. Câu hỏi phủ định “why don’t we…” (tại sao chúng ta không…?) trong tiếng

Anh có thể dùng để cầu khiến, đề nghị, nhưng trong tiếng Việt lại không hoàn toàn

là như vậy, đặc biệt là sử dụng trong diễn ngôn KH CT-XH, nơi mà các chuẩn mực

về văn phong trang trọng được yêu cầu và yếu tố lịch sự được đảm bảo. Một câu hỏi

tương tự trong KHTV có thể được xem là không trang trọng và có thể gây ra yếu tố

làm mất thể diện - vi phạm nguyên tắc lịch sự giữa các bên tham gia giao tiếp.

Trong khi xem xét các giá trị quan hệ của hiện tượng ngữ pháp, chúng tôi

cũng chú ý khảo sát một số trường hợp vô ý hay chủ ý vi phạm các phương châm

giao tiếp trong các lượt phát ngôn của khẩu hiệu. Bùi Minh Toán [23] đã nêu rõ các

cơ chế tạo hàm ý cho phát ngôn có liên quan đến việc tuân thủ hay vi phạm phương

châm giao tiếp. Tác giả đã phân loại rõ rằng ngoài các phát ngôn vô ý vi phạm các

phương châm giao tiếp, thì vẫn có rất nhiều trường hợp người nói chủ ý vi phạm

trong khi giả định rằng người nghe cũng ý thức được vi phạm đó của mình. Những

trường hợp vi phạm chủ ý như vậy được xem là cơ sở để tạo nên hàm ý. KHTA và

KHTV cũng có khoảng 1-2% các trường hợp chủ ý vi phạm phương châm giao tiếp

để tạo hiệu ứng tuyên truyền với các hàm ý quan trọng trong một số chủ đề. Tuy

nhiên nếu trong KHTA, toàn bộ các diễn ngôn khẩu hiệu cố ý vi phạm phương

Page 151: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

136

châm về cách thức (không nói rõ ràng, thường mập mờ, mơ hồ, giải thích vòng vo,

lấp lửng) thì phần lớn các trường hợp này trong KHTV lại vi phạm về lượng (nói

không đủ, thiếu lượng thông tin cần thiết). Xem xét một số ví dụ về chủ ý vi phạm

phương châm giao tiếp trong KHTA và KHTV sau đây:

- Terrorism has no religion. [A5] (khẩu hiệu chống khủng bố)

- Black is beautiful.[A330] (khẩu hiệu chính trị - chống phân biệt chủng tộc)

- Rửa tay có thể cứu được bệnh nhân. [V43](khẩu hiệu Y tế - sức khỏe)

- Hưởng ứng ngày đái tháo đường thế giới. [V45] (khẩu hiệu Y tế - sức khỏe)

- Xách giỏ đi chợ - phong cách người nội trợ.[V269] (khẩu hiệu bảo vệ môi trường)

- Các em gái không thể tự mình mang thai. Các em trai và nam giới phải là một

phần của giải pháp. [V341]

Trong ví dụ [A5] (dịch sát nghĩa: Khủng bố không có tôn giáo) hay ví dụ

[A330] (dịch sát nghĩa: Đen là đẹp), người phát ngôn các khẩu hiệu này cố tình vi

phạm phương châm cách thức bằng cách nói mập mờ, tối nghĩa nhằm hàm ý chê bai

chủ nghĩa khủng bố là không có lương tâm (vì không có đức tin) và ca ngợi người

da đen đã làm nên lịch sử nước Mỹ. Trong khi đó, ở 3 ví dụ [V43], [V45] và

[V269], các KHTV đã được người phát ngôn cố ý vi phạm phương châm về lượng

để gây chú ý trong người nghe thông qua biện pháp nói quá ở [V43] hay biện pháp

tỉnh lược ở [V269]. Trường hợp vi phạm ở [V45] theo chúng tôi có thể không phải

là cố ý. Việc không cung cấp đủ thông tin trong [V45] đã có thể làm người nghe

khó lòng hiểu rõ thế nào là “ngày đái tháo đường thế giới” và cũng có thể làm mất

đi tác dụng tuyên truyền thực sự. Có thể lý giải sự khác biệt này bằng cách liên hệ

với việc KHTA dùng nhiều từ ngữ ẩn dụ hơn KHTV. Tuy nhiên, vì khẩu hiệu là thể

loại diễn ngôn một chiều (người nghe không có sự tham gia trực tiếp vào các lượt

giao tiếp) cho nên xét về một góc độ nào đó, việc chủ ý vi phạm các phương châm

giao tiếp này có thể đã không tạo được hiệu ứng giao tiếp bằng hàm ý, mà trái lại

còn có thể gây hiểu lầm và dẫn đến phản tác dụng tuyên truyền.

Trong các giá trị liên nhân của hiện tượng ngữ pháp, kết quả so sánh - đối chiếu

còn cho thấy KHTA dùng nhiều từ ngữ tình thái quan hệ (ví dụ: must, should, might/

may, can/ could - 12,8%) hơn KHTV (ví dụ: phải, nên - 3%). Trường hợp tương tự xảy

Page 152: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

137

ra với cách sử dụng đại từ I/ we/ you trong diễn ngôn để thiết lập mối quan hệ giữa

người nói và người nghe. Nếu trong diễn ngôn KHTV chỉ có 7,8% lượt sử dụng các đại

từ này thì ở KHTA, có đến 38,4% (trong đó đại từ “You” đã chiếm đến 26,4%). Điều

này là do đại từ “I” (tôi) là để xác định tính chịu trách nhiệm cũng như thể hiện chính

kiến của người nói (đặc biệt là trong các kiểu quá trình tinh thần như I think, I

believe…). Còn đại từ “We” có thể diễn đạt hai kiểu ý đồ của người phát ngôn để tạo

lập quan hệ. Giải thích này được dựa trên quan điểm chịu trách nhiệm về thông tin phát

ngôn mà Hinds và một số tác giả khác đã nghiên cứu. Hinds [87:141] đã nghiên cứu về

mối quan hệ giữa người kiến tạo diễn ngôn và độc giả hay thính giả của nó và đưa ra

nhận xét rằng: “thông thường thì tiếng Anh được xem là ngôn ngữ đẳng lập trong khi

các thứ tiếng châu Á khác như Nhật, Trung quốc… lại là ngôn ngữ chính-phụ”. Hinds

gọi tiếng Anh là ngôn ngữ mà trong đó tác giả chịu trách nhiệm hoàn toàn với độc giả

(writer-responsible) và là người chịu trách nhiệm về sự thành công của cuộc giao tiếp

bằng cách cung cấp đầy đủ thông tin cho độc giả, biện luận hay giải thích. Trong khi

đó, người châu Á lại sở hữu loại hình ngôn ngữ mà trách nhiệm hiểu và suy diễn nằm ở

người đọc (reader-responsible). Khi đó, nhiệm vụ của người đọc là hiểu ý của người

viết và tự diễn giải quá trình giao tiếp thông qua việc suy đoán, suy luận từ các dữ liệu

của người viết. Scollon [132] cũng đã có nghiên cứu tương tự để tìm ra sự khác nhau

giữa yếu tố nhận diện diễn ngôn (discourse identity) của báo chí bằng tiếng Trung và

tiếng Anh ở Hồng Kông. Kết quả cũng cho thấy rằng trong các bản tin báo chí bằng

tiếng Trung, người viết không được trao trọn quyền tác giả và cũng không tự chịu trách

nhiệm với độc giả về phần trình bày của mình. Ngược lại, những tác giả người Mỹ lại

tự chịu trách nhiệm với độc giả về bản tin mình viết.

Kết quả so sánh giá trị biểu cảm của các hiện tượng ngữ pháp ở KHTA và

KHTV cho thấy việc sử dụng cấu trúc biền ngẫu thể hiện sự khác biệt trong cả số

lượng và cách thức dùng các biện pháp tu từ để diễn đạt. Trong khi KHTA dùng

12% kiểu cấu trúc biền ngẫu thì chỉ có 4% kiểu dùng tương tự trong KHTV. Điều

này cho thấy trong xu thế toàn cầu hóa, đã có sự giao lưu các giá trị văn hóa giữa

các nước. Trước đây, văn hóa Việt bị ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa Trung Quốc.

Các kiểu văn phong biền ngẫu được yêu chuộng là hệ quả của việc chúng ta bị ảnh

Page 153: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

138

hưởng bởi lối viết câu đối trong văn hóa Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. Tuy

nhiên, gần đây hiện tượng này không còn giới hạn trong phạm vi văn hóa Việt mà

đã lan sang các nền văn hóa khác. Cụ thể trong trường hợp KH CT-XH tiếng Anh,

cấu trúc biền ngẫu được ưa chuộng gấp ba lần trong KH CT-XH tiếng Việt. Ngoài

ra sự giao lưu văn hóa này còn thể hiện trong việc khẩu hiệu tiếng Việt ngày nay

đã có rất nhiều dạng cấu trúc tương tự như tiếng Anh với văn phong hiện đại như

“Nói không với ….”, tương đương với “Say no to …”. Thứ hai, việc KHTV dùng

tương đối nhiều cấu trúc cầu khiến với phụ từ “hãy” (15%) để thể hiện sự thuyết

phục hay lời kêu gọi tha thiết và KHTA dùng 12,8% kiểu cấu trúc tình thái để thực

hiện một mục đích tương tự đã cho thấy sự khác biệt trong chiến lược sử dụng các

cấu trúc ngữ pháp có giá trị biểu cảm cao ở mỗi quốc gia.

Trong 60 diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh có 87 lượt dùng các biện pháp tu từ

tương tự cùng với một số biện pháp khác như dùng cặp quan hệ từ, nhân hóa, và đồng

âm. Trong 20 diễn ngôn KHTV có sử dụng cấu trúc biền ngẫu, có 40 lượt dùng các

biện pháp tu từ chủ yếu để diễn đạt bao gồm lặp từ, lặp cấu trúc, cấu trúc đối ngẫu, từ

đồng nghĩa, từ trái nghĩa, đồng nghĩa ẩn dụ và điệp vần. Số luợng của mỗi loại biện

pháp tu từ dùng để tạo lập cấu trúc biền ngẫu được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.2 So sánh số lượt sử dụng biện pháp tu từ để tạo lập các cấu trúc

biền ngẫu trong KHTA và KHTV

KHTA KHTV

Biện pháp tu từ Số lượng

N=40

Tỉ lệ

(%)

Biện pháp tu từ Số lượng

N=87

Tỉ lệ

(%)

Lặp từ 13 32,5 Lặp từ 33 37,9

Lặp cấu trúc 11 27,5 Lặp cấu trúc 13 14,9

Từ trái nghĩa 5 12,5 Từ trái nghĩa 13 14,9

Cấu trúc đối ngẫu 4 10 Điệp vần 6 6,9

Từ đồng nghĩa 3 7,5 Từ đồng nghĩa 6 6,9

Đồng nghĩa ẩn dụ 2 5 Cấu trúc đối ngẫu 5 5,7

Điệp vần 2 5 Đồng âm 5 5,7

Cặp quan hệ từ 3 3,4

Đồng nghĩa ẩn dụ-

nhân hóa

3 3,4

Page 154: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

139

Như vậy, ngoài các biện pháp tu từ được sử dụng với tần số tương đối đồng

đều ở cả hai nghiệm thể khẩu hiệu, thì các biện pháp tu từ trong KHTA có phần đa

dạng và phong phú hơn trong KHTV với các kiểu dùng từ đồng âm, cặp quan hệ từ

và hiện tượng nhân hóa trong hai (hoặc hơn hai) vế biền ngẫu để tạo hiệu quả “đối”

và qua đó tăng tính biểu cảm của các hiện tượng ngữ pháp trong khẩu hiệu.

Xét về hiện tượng liên kết câu/ mệnh đề trong khẩu hiệu ở cả hai thứ tiếng,

cần lưu ý rằng phạm vi khảo sát chỉ gói gọn trong các diễn ngôn phức của khẩu hiệu

hoặc diễn ngôn đơn có chứa câu phức có từ hai cú trở lên.

Bảng 4.3 So sánh các đặc điểm liên kết trong các diễn ngôn phức hoặc chứa cú phức

của KHTA và KHTV Các đặc điểm

liên kết KHTA

N= 304

Tỉ lệ

(%) Ví dụ KHTV

N=122

Tỉ lệ

(%) Ví dụ

Phép tỉnh lược 12 3,94 Cruelty is one fashion statement we can do without.

20 16,39 - Sử dụng ma tuý là tự sát. hãy dừng lại khi chưa muộn.

Phép lặp 62 20,3

9

You don’t fight racism with racism, the best way to fight racism is with solidarity.

56 45,9 - Việc làm là cơ hội thoát nghèo, lập thân, lập nghiệp. - Xanh biển-xanh rừng-xanh đất nước.

Phép quy chiếu 82 26,9

7

Religion should be used to bring people together. Not blow them apart.

3 2,4 - Bác Hồ là vị cha già dân tộc. Người sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.

Phép thế 4 1,31 Man made global warming, the biggest scam in the history of mankind to fulfill his greediness? Understand this Or Nature will teach you.

1 0,8 - Môi trường có trong lành hơn hay không, điều đó tùy thuộc ở bạn.

Phép đối (song song hay biền ngẫu

37 12,17

No safety- know pain. Know safety- no pain

16 13,11 - An toàn là bạn, tai nạn là thù

Phép nối 107 35,1

9

Your health is in your own hands, so be sure to wash them.

26 21,31 - Vì sức khỏe cộng đồng, hãy rửa tay với xà phòng

Theo số liệu ở bảng thống kê có thể thấy người Việt chuộng lối nói hoa mỹ,

diễn đạt dài, vòng vo nên khẩu hiệu tiếng Việt có khuynh hướng sử dụng các phép

liên kết từ vựng nhiều nhất (gần 46%) với các hình thức đồng nghĩa, trái nghĩa, lặp

từ hay phối hợp từ ngữ kiểu như đồng vị (collocation). Ví dụ: “tăng cường lãnh

đạo, giữ vững cam kết, quyết tâm đẩy lùi AIDS” hoặc “Phát triển nhân lực, bồi

dưỡng nhân tài”. Thêm vào đó, tỉ lệ dùng từ đồng nghĩa trong khẩu hiệu tiếng Việt

còn cao hơn trong tiếng Anh bởi hệ thống tiếng Việt có nhiều từ đồng nghĩa và lối

diễn đạt đồng nghĩa hơn trong tiếng Anh. Trong khi đó trong KHTA, khuynh hướng

sử dụng phép nối là nổi bật nhất (gần 36%) với các liên ngữ lô-gic như so, and, but,

Page 155: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

140

or… để cho phép thiết lập các kiểu mệnh đề chính phụ và đẳng lập trong câu phức

và diễn ngôn phức của khẩu hiệu. Điều này là hết sức hợp lý khi mà kết quả khảo

sát trước đó (chương 3) đã cho thấy các kiểu câu phức, cú phức của khẩu hiệu tiếng

Anh chủ yếu thể hiện mối quan hệ đẳng lập, bằng cách dùng các liên ngữ “and”,

“but”, “or” hoặc đơn giản chỉ là hai cú đứng cạnh nhau và ngăn cách nhau bằng dấu

phẩy. Đây là các kiểu quan hệ có ý nghĩa về mặt tư tưởng, nhất là quan hệ bình

đẳng và đối lập trong tương tác giữa người nói và người nghe.

Một trong những yêu cầu về tác dụng của khẩu hiệu là phải dễ hiểu, dễ nhớ

để giúp thông điệp đến với người dân nhanh hơn, hiệu quả hơn. Một trong những

cách làm cho khẩu hiệu dễ nhớ dễ hiểu là lối nói giản tiện, điệp vần, thông qua phép

đối song song hoặc cấu trúc biền ngẫu (parallelism). Theo số liệu khảo sát có thể

thấy cả KH CT-XH tiếng Anh và KH CT-XH tiếng Việt đều dùng khá nhiều phép

đối song song – lối nói biền ngẫu (trong tương quan so sánh với các phép liên kết ít

gặp) (8-12%). Ví dụ: “An toàn là bạn - tai nạn là thù” [V8] và “More candy - less

climate change”[A202] (thêm kẹo ngọt - bớt thay đổi thời tiết). Phép đối trong các

khẩu hiệu nói trên cho phép người đọc, người nghe dễ tự nhẩm và nhớ lâu, từ đó ghi

nhớ và hành động theo khẩu hiệu. Tuy số lượng sử dụng các cấu trúc biền ngẫu là

không nhiều ở cả hai nghiệm thể khẩu hiệu, rõ ràng vẫn có một sự chênh lệch đáng

kể là KHTA có 12% kiểu cấu trúc này trong khi KHTV chỉ chiếm một phần ba số

đó (4%). Việc các phép liên kết văn bản được sử dụng khiêm tốn trong khẩu hiệu

một lần nữa cho thấy diễn ngôn khẩu hiệu không phải là loại hình giao tiếp cần

nhiều từ, ngữ và nhiều câu để chuyển tải thông điệp. Đây là một loại diễn ngôn đặc

biệt với những đặc tính đặc biệt. Bản thân các từ ngữ đã phải mang tính liên kết cao

về chủ đề, mạch lạc trong ý, cú và các mối liên hệ nội bộ câu khác nhằm hạn chế

việc giải thích dài dòng bằng một văn bản có “kích cỡ” lớn hơn.

4.3.5. Cấu trúc diễn ngôn

Trước khi đi vào so sánh - đối chiếu cấu trúc diễn ngôn khẩu hiệu tiếng Anh

và tiếng Việt, chúng tôi muốn làm rõ nguồn gốc của một số sự khác biệt. Tiếng Anh

và mô hình tư duy văn hóa của ngôn ngữ này có nguồn gốc từ văn hóa Anglo-

Page 156: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

141

European. Mạch tư duy trong tiếng Anh có xuất xứ từ mạch tư duy Platonic-

Aristolian, bắt nguồn từ các triết gia Hy lạp cổ đại và được các học giả Roman,

Châu Âu trung cổ, phương Tây (sau này) phát triển. Trong khi đó, mô hình tư duy

của tiếng Việt lại xuất xứ từ nền văn minh lâu đời của Đông Nam Á, chịu ảnh

hưởng của hai đạo Khổng Tử và Lão Tử. Từ những cơ sở này, chúng ta có thể dễ

dàng hiểu ra sự khác biệt giữa kiểu tư duy văn hóa phương Tây (đại diện là tiếng

Anh) và văn hóa Đông Nam Á (đại diện là Việt Nam). Tác giả Hoàng Xuân Hoa

[14:111] đã có nghiên cứu về sự khác biệt trong cách diễn ngôn của hai đại diện

ngôn ngữ này và đã nhận xét: “Kiểu tư duy văn hóa của một cộng đồng ngôn ngữ

thường được thể hiện rõ nét trong cách diễn ngôn của cộng đồng ngôn ngữ đó”.

Nghiên cứu của Kaplan năm 1966 [91] về đối chiếu diễn ngôn viết trên cơ sở phân

tích hơn 600 bài luận của sinh viên từ nhiều nền văn hóa khác nhau đang theo học ở

Mỹ. Kết quả nghiên cứu của ông cho thấy cấu trúc diễn ngôn (cũng là cách tư duy

văn hóa) của tiếng Anh có hình của một đường thẳng; trong khi cấu trúc diễn ngôn

của các ngôn ngữ phương Đông có hình vòng xoáy trôn ốc. Kaplan ([91], [92]) cho

rằng mỗi nền văn hóa đều phát triển mỗi lô-gic hay kiểu suy nghĩ riêng biệt. Và lối

suy nghĩ bị chi phối bởi các yếu tố văn hóa đó được phản ánh vào trong cách tổ

chức ý tưởng đoạn văn hay các văn bản dạng viết. Thế là mỗi nền văn hóa khác

nhau đều có những cách phát triển đoạn văn khác nhau. Giải thích cho hai kiểu sơ

đồ tư duy này là các biểu hiện về cấu trúc tổ chức ý, bố cục đoạn văn và các đặc

điểm của đoạn. Cấu trúc đoạn trong tiếng Anh đi theo hướng đường thẳng, nên

được gọi là có tính trực tiếp (directness), và có các ý sắp xếp theo trình tự thời gian,

không gian và logic, các diễn đạt rõ ràng chi tiết bằng các luận điểm trong từng

đoạn riêng biệt. Ngược lại, cấu trúc đoạn diễn ngôn tiếng Việt thường được tổ chức

không theo đường thẳng, mà thường lại theo đường vòng. Để tránh các xung đột về

mặt thể diện, đạt được tính lịch sự, tạo sự hài hòa với độc giả, các ý được diễn đạt

theo lối gián tiếp (indirectness), tránh đưa ra các tranh luận mang tính chủ quan và

thường là không đi thẳng vào vấn đề.

Bên cạnh đó, Purves [123], Hinds [87], và Scollon [132] cũng là các tác giả

nghiên cứu về sự khác biệt giữa cấu trúc diễn ngôn của phương Tây và phương

Page 157: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

142

Đông. Các nghiên cứu tập trung vào sự khác biệt giữa tính mạch lạc đoạn văn,

mong đợi của độc giả có ảnh hưởng đến cách tổ chức trật tự ý trong đoạn văn và sự

gián tiếp/ trực tiếp trong bố cục đoạn, bài văn. Ngoài ra các nghiên cứu về tính lịch

sự hay thể diện của Goffman [78], Brown & Levinson [55] cũng là cơ sở lý luận

cho các giải thích về khác biệt giữa cấu trúc diễn ngôn của hai ngôn ngữ đại diện

cho hai nền văn hóa Đông - Tây này. Tóm lại, sự khác biệt về văn hóa đã được phản

ánh vào trong cấu trúc diễn ngôn hay nói chung là các sản phẩm viết của các nền

văn hóa khác nhau là có cơ sở khoa học.

Liên hệ các lý thuyết nói trên vào so sánh và đối chiếu cấu trúc vi mô diễn

ngôn của KHTA và KHTV, có thể thấy sự khác nhau trong việc đưa tiêu điểm

thông tin vào phần đề ngữ hay câu đề (trong diễn ngôn phức) giữa hai nghiệm thể

đó là: KHTA có xu hướng đưa tiêu điểm thông tin vào phần đề ngữ trong diễn ngôn

đơn hoặc câu đề trong diễn ngôn phức hơn so với KHTV (87% so với 54%). Sự

khác biệt này đã phần nào được giải thích do thói quen người Việt (hay người châu

Á) thường ít đề cập đến tiêu điểm thông tin của vấn đề cần phát ngôn mà thường để

lại cho các phần sau của văn bản hoặc tránh lối nói quá trực tiếp sợ gây mất thể

diện. Tuy nhiên chỉ số khác biệt là xấp xỉ 33% cũng không phải là một khoảng cách

quá lớn và có thể được giải thích bằng việc xem xét các tính chất, đặc trưng và chức

năng của KH CT-XH. Khẩu hiệu là một thể loại diễn ngôn viết nhưng mục tiêu ban

đầu cũng là để hô hào, vận động hoặc in trên biểu ngữ cho nên văn phong phần nào

mang đặc điểm của diễn ngôn nói. Trong trường hợp này, các tiêu chí trực tiếp hay

gián tiếp, lịch sự và thể diện (mà các lý thuyết trên đã phân tích) không có nhiều giá

trị thực tiễn bởi các luận điểm của các học giả nêu ra chủ yếu dựa trên các nghiên

cứu trên văn bản-diễn ngôn viết. Mặt khác, chức năng của KH CT-XH là thuyết

phục, vận động, cung cấp thông tin để giáo dục, hoàn toàn khác với chức năng của

thi ca hay văn học, nên việc “giấu” tiêu điểm thông tin và “để dành” cho đến cuối

văn bản không những không có tác dụng kích thích trí tưởng tượng và lòng mong

đợi của người đọc (như trong thi ca, văn học) mà còn có thể có tác dụng ngược gây

ra hiểu lầm hoặc nản lòng làm giảm khả năng thuyết phục người đọc, người nghe.

Page 158: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

143

4.4 Tiểu kết chương 4

Như vậy, thông qua quá trình so sánh - đối chiếu dựa trên các tiêu chí phân

tích diễn ngôn theo đường hướng PTDNPP và với cơ sở lý thuyết của ngữ pháp

chức năng hệ thống chương 4 đã chỉ ra các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa

diễn ngôn KHTV và diễn ngôn KHTA, đồng thời lý giải một số nguyên nhân của

các hiện tượng tương đồng và khác biệt đó. Theo đó, các đặc điểm giống nhau chủ

yếu giữa hai nghiệm thể chính là sử dụng trường từ vựng cùng chủ đề và các kiểu

quá trình khác nhau để phản ánh các giá trị kinh nghiệm của đời sống văn hóa-xã

hội ở mỗi quốc gia; sử dụng các chiến lược từ ngữ và cấu trúc ngữ pháp chủ chốt để

thể hiện tư tưởng, quan hệ liên nhân giữa người phát ngôn và người tiếp nhận cũng

như tạo tính mạch lạc trong diễn ngôn để đạt được mục đích giao tiếp của KH CT-

XH. Bên cạnh đó có nhiều điểm khác biệt giữa chiến lược dùng từ ngữ và cấu trúc

ngữ pháp để đạt các giá trị kinh nghiệm, quan hệ và biểu cảm giữa KHTA và

KHTV. Hơn nữa, lối phát triển cấu trúc diễn ngôn ở hai nghiệm thể cũng có những

khác biệt đáng kể thể hiện ở sự lựa chọn đặt tiêu điểm thông tin. Tất cả những khác

biệt này được lý giải dựa trên sự khác biệt của hai nền văn hóa Đông – Tây mà cụ

thể là điều kiện lịch sử, thể chế chính trị và đặc điểm văn hóa xã hội của hai quốc

gia đại diện cho hai nền văn hóa này.

Page 159: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

144

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận

Từ kết quả khảo sát, phân tích diễn ngôn và so sánh - đối chiếu khẩu hiệu chính

trị - xã hội tiếng Anh và tiếng Việt trên cơ sở lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán

và căn cứ ngôn ngữ học của lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống, luận án đi đến

các kết luận sau:

1. KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt là thể loại diễn ngôn chính trị - xã hội

đặc biệt với độ dài văn bản tương đối ngắn gọn và với lối diễn đạt súc tích, dễ nhớ

được các tổ chức chính trị - xã hội thiết kế và sử dụng nhằm mục đích tuyên truyền,

giáo dục, vận động, thuyết phục người khác làm theo các đường hướng, chính sách

của họ. Đối tượng của sự vận động, giáo dục này chủ yếu là công chúng với số

lượng đông đảo hoặc một số tổ chức chính trị - xã hội chiếm vị trí quan trọng trong

đời sống của mỗi quốc gia. Tùy vào các điều kiện lịch sử, chính trị, xã hội, văn

hóa… và tùy vào từng thời điểm khác nhau mà các tổ chức này quyết định chọn các

chủ đề cho khẩu hiệu và quyết định có bao nhiêu diễn ngôn khẩu hiệu trong cùng

một chủ đề được ban hành ra với công chúng. KH CT-XH có thể được dùng dưới

hình thức diễn ngôn nói thông qua cách hô khẩu hiệu, nhưng phần lớn KH CT-XH

vẫn đến với công chúng qua con đường diễn ngôn viết (trên băng-rôn, biểu ngữ) và

có thể tồn tại với công chúng trong một thời gian ngắn hoặc dài. Hai mục đích chính

của KH CT-XH là giáo dục và thuyết phục, tuy nhiên lại được cụ thể hóa bằng các

chức năng như thông tin -thông báo, vận động - thuyết phục, cảnh báo-khuyến cáo,

hô hào - kêu gọi, động viên - khuyến khích, khẳng định các giá trị chân-thiện-mỹ …

dưới dạng các hành động ngôn từ tại lời.

2. KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt đều có những điểm giống nhau trong

một số lĩnh vực (theo quan điểm của ngữ pháp chức năng) như sau:

(1) Cách lựa chọn các chủ đề phù hợp với từng điều kiện lịch sử, chính trị, xã

hội của mỗi quốc gia cho từng đợt vận động;

(2) Việc phản ánh các giá trị kinh nghiệm, liên nhân và tạo văn bản của ngôn

ngữ khẩu hiệu;

(3) Các chiến lược sử dụng từ ngữ để thể hiện những tư tưởng đối lập như sử

dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, dùng từ ngữ có giá trị thiết lập quan hệ giữa người

Page 160: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

145

nói và người nghe, dùng các biểu thức mỹ từ hay các từ ngữ biểu cảm để thể hiện sự

đánh giá của con người đối với các vấn đề chính trị - xã hội được phản ánh trong

khẩu hiệu;

(4) Các chiến lược sử dụng cấu trúc ngữ pháp để diễn đạt thế giới xung quanh

thông qua lăng kính diễn ngôn khẩu hiệu như quan hệ chuyển tác thông qua các

kiểu cấu trúc câu chủ yếu của hai quá trình vật chất và quan hệ như “Ai làm gì?” và

“Ai là gì?” hoặc “Ai thế nào?”; hiện tượng danh hóa; cấu trúc câu chủ động/ bị

động; kiểu phát ngôn chủ yếu để thiết lập quan hệ giữa các bên tham gia giao tiếp;

sử dụng đại từ xưng hô như tôi/chúng tôi/ chúng ta/ các bạn…, sử dụng cấu trúc

biền ngẫu hay các kiểu câu trích dẫn trong văn học, thi ca và các kiểu câu có vần có

điệu nhằm tạo hiệu ứng biểu cảm;

(5) Sử dụng một số lượng vừa phải các phép liên kết để tạo văn bản hay nói cụ

thể hơn là tạo sự mạch lạc cho văn bản diễn ngôn khẩu hiệu. Các từ nối chủ yếu

được sử dụng để kết nối câu hoặc mệnh đề sử dụng ở cả hai nghiệm thể chủ yếu là

“và”, “nhưng”, “hoặc”… là những từ nối để giúp thể hiện mối quan hệ đẳng lập và

có ý nghĩa về mặt tư tưởng.

(6) Các đặc điểm cơ bản của cấu trúc diễn ngôn như độ dài văn bản, cách tạo

mạch lạc chủ đề bằng yếu tố liên kết chủ đề; đưa tiêu điểm thông tin vào phần đề

ngữ của diễn ngôn đơn hay câu đề của các diễn ngôn phức.

3. Tùy vào điều kiện lịch sử, chính trị, văn hóa và xã hội của mỗi nước mà

KHTA và KHTV có những sự khác biệt trong chiến lược sử dụng từ ngữ, cấu trúc

ngữ pháp hay cấu trúc diễn ngôn thể hiện trên các giá trị kinh nghiệm, liên nhân và

tạo văn bản. Một số khác biệt giữa diễn ngôn KHTA và KHTV được so sánh theo

quan điểm ngữ pháp chức năng là:

(1) Phương thức sử dụng, điều kiện sử dụng và chủ thể phát ngôn khẩu hiệu;

(2) Các chủ đề ưu tiên trong các cuộc vận động, do đặc thù phản ánh thế giới

xung quanh, mà cụ thể là phản ánh đời sống chính trị, văn hóa xã hội của mỗi quốc gia;

(3) Chiến lược sử dụng từ ngữ để thể hiện các giá trị kinh nghiệm, liên nhân

và tạo văn bản, cụ thể là số lượng từ trái nghĩa/ đồng nghĩa để phản ánh tư tưởng,

các biểu thức mỹ từ, số lượng từ ngữ để thiết lập mối quan hệ liên nhân, số lượng từ

Page 161: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

146

ngữ ẩn dụ và số lượng từ ngữ thuộc về cách gieo vần, chơi chữ… ở mỗi nghiệm thể.

Sự khác biệt này được giải thích trên cơ sở điều kiện khác nhau về chính trị, văn

hóa, xã hội và các tập quán, thói quen của hai nền văn hóa Đông - Tây.

(4) Chiến lược sử dụng các cấu trúc ngữ pháp để đạt được các giá trị kinh

nghiệm, liên nhân và tạo văn bản, thể hiện trong kết quả khảo sát các quan hệ chuyển

tác, các kiểu phát ngôn và số lượng mỗi kiểu, cách dùng đại từ xưng hô và một số

phụ từ khác để thiết lập quan hệ giữa chủ thể phát ngôn và chủ thể tiếp nhận, cách

khai thác các kiểu cấu trúc đặc biệt để tạo giá trị biểu cảm. Sự khác biệt về chiến lược

này được thể hiện không chỉ ở số lượng khác nhau của mỗi nghiệm thể trên mỗi lĩnh

vực mà còn ở cách khai thác mỗi kiểu cấu trúc ngữ pháp ở mỗi diễn ngôn khẩu hiệu

đều có những đặc trưng riêng, do các điều kiện văn hóa, xã hội quy định.

(5) Số lượng yếu tố tạo mạch lạc văn bản và liên kết chủ đề, cũng như số

lượng diễn ngôn khẩu hiệu của từng thứ tiếng đưa nội dung thông tin phản ánh chủ

đề khẩu hiệu vào phần đề ngữ của diễn ngôn đơn hay vào câu đề của diễn ngôn

phức để tạo sự thu hút của người đọc.

4. Kết quả phân tích diễn ngôn KH CT-XH đã cho phép chúng tôi đi đến kết

luận về vai trò của ngôn ngữ trong đời sống vật chất và xã hội của con người. Diễn

ngôn không những là một tập quán xã hội mà còn là sự thể hiện các mặt của xã hội

đó, của nền văn hóa gắn liền với xã hội đó. Sự quan hệ hỗ tương giữa chức năng

của ngôn ngữ trong mối tương tác với xã hội với sự tác động trở lại của ngôn ngữ

lên các mối quan hệ này đã chứng tỏ rằng ngôn ngữ không thể tách rời và là một bộ

phận của thực tại xã hội, cũng như các tập quán xã hội ngày càng có xu hướng dựa

vào ngôn ngữ. Nhờ vào phân tích diễn ngôn phê phán (là hệ phương pháp có khả

năng giúp bộc lộ các mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ và xã hội) mà các đặc

điểm ngôn ngữ và các nét đặc trưng của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng

Anh và tiếng Việt đã được làm rõ trên các phương diện kinh nghiệm, liên nhân và tạo

văn bản. Qua đó, nét đặc trưng cơ bản nhất của diễn ngôn đã được minh chứng rõ

ràng: “ngôn ngữ không chỉ thể hiện quyền lực xã hội, mà còn là công cụ thực thi

quyền lực”.

Page 162: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

147

Đề nghị

Từ kết quả nghiên cứu trên đây, một số hàm ý và đề xuất có thể rút ra là:

1. Công tác xác định các chủ đề cần thiết của KH CT-XH và người phát ngôn

là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa đối với việc duy trì mục đích giao tiếp của khẩu

hiệu. Cho nên ở mỗi đợt vận động, các cơ quan quyền lực, các tổ chức hay cá nhân

có chức năng ban hành khẩu hiệu cần nghiên cứu kỹ các chủ đề cần vận động và

xác định người phát ngôn rõ ràng. Bởi vì việc xác định này sẽ giúp cho việc hoạch

định chiến lược ngôn ngữ sau đó với các yếu tố định hướng của tư tưởng, thái độ,

các điều kiện chính trị xã hội liên quan.

2. Người thiết kế KH CT-XH cần khéo léo thể hiện tư tưởng, thái độ của

mình để đạt các mục tiêu giao tiếp thông qua việc lựa chọn từ ngữ trong khẩu hiệu.

Các nguyên tắc cần nắm là:

- Dùng từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa trong cùng một chủ đề để làm nổi bật

tính tư tưởng. Đặc biệt dùng lặp lại các từ ngữ trong trường từ vựng thuộc mỗi chủ

đề để càng có cơ hội thiết lập sự hiểu biết về vấn đề cần thuyết phục, giáo dục trong

KH CT-XH. Việc dùng nhiều từ đồng nghĩa và gần nghĩa sẽ giúp thiết lập sự nhấn

mạnh về chủ đề và làm tăng giá trị giáo dục, thuyết phục.

- Lựa chọn các từ ngữ có tính đại diện cao cho các giá trị kinh nghiệm, phản

ánh thế giới thực tại ở mỗi thời điểm sống dựa trên cơ sở kết quả khảo sát các hoàn

cảnh thực tế của đời sống chính trị - xã hội. Những chính sách, chủ trương mới cần

được đưa vào khẩu hiệu tuyên truyền vận động với những khái niệm liên quan

thông qua cách dùng từ ngữ phản ánh giá trị kinh nghiệm

- Để duy trì mối quan hệ xã hội giữa các thành viên tham gia giao tiếp, KH

CT-XH cần được khéo léo lồng ghép các giá trị liên nhân. Phương thức có thể khác

nhau giữa các ngôn ngữ nhưng cần lưu ý đến yếu tố thiết lập quan hệ giữa các bên

tham gia giao tiếp là một yếu tố mang tính văn hóa-xã hội cao. Một số giá trị văn

hóa của ngôn ngữ này có thể không phù hợp hoặc phản tác dụng khi áp dụng vào

nền văn hóa của ngôn ngữ khác nên cần cẩn trọng lựa chọn những giá trị liên nhân

trong văn hóa giao tiếp của mỗi nền văn hóa để áp dụng vào sử dụng từ ngữ.

Page 163: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

148

- Cuối cùng để nâng cao giá trị thuyết phục của khẩu hiệu, từ ngữ biểu cảm

cũng cần được chú ý sử dụng trong KH CT-XH. Khi biên soạn khẩu hiệu, người

viết cần lưu ý các hình thức dùng từ có giá trị biểu cảm nhằm mục đích thuyết phục

cao như dùng từ trái nghĩa để thể hiện hệ tư tưởng trái ngược hoặc các biện pháp

chơi chữ… Những biện pháp này một mặt dễ thu hút người nghe/ người đọc khi

mới tiếp cận, và về lâu về dài càng có tình thuyết phục vì chúng làm cho họ nhớ lâu

các khẩu hiệu cần tuyên truyền.

- Sử dụng những biện pháp ẩn dụ trong diễn ngôn thuộc về tài năng của người

phát ngôn. Trong các diễn ngôn có tính chính trị - xã hội như bài phát biểu, diễn

ngôn tin, diễn ngôn khẩu hiệu, người phát ngôn cần chú ý khéo léo sử dụng các biện

pháp ẩn dụ tư tưởng và ẩn dụ liên nhân để thể hiện được chính kiến và hệ tư tưởng

của mình. Cách so sánh ví von thường có giá trị rất lớn khi chúng ta muốn đề cao

mặt tốt hay phê bình, “ám chỉ” mặt chưa tốt của vấn đề. Chính vì thế, trong các

khẩu hiệu có tính phê bình các hành vi chưa tốt, chưa phù hợp với các chuẩn mực

đạo đức trong xã hội, người phát ngôn cần phát huy dùng nhiều từ ngữ ẩn dụ.

3. Để đạt được các giá trị vận động và thuyết phục cao trong KH CT-XH,

người biên soạn khẩu hiệu cần chú ý sử dụng các cấu trúc ngữ pháp phù hợp để đạt

được mục tiêu. Một số gợi ý cần thiết về sử dụng cấu trúc ngữ pháp là:

Như nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét, thế giới xung quanh chúng ta là thế

giới của vật chất và các mối quan hệ. Trường hợp nghiên cứu của KH CT-XH cũng

đã minh chứng điều đó. Các kiểu quá trình được sử dụng trong khẩu hiệu để mô tả

thế giới kinh nghiệm của các tham thể cũng chủ yếu là vật chất và quan hệ. Các nhà

biên soạn và thiết kế khẩu hiệu cần tập trung mô tả thế giới kinh nghiệm của mình

bằng các quá trình này. Thông qua sử dụng hai kiểu quá trình chủ yếu này, các giá

trị kinh nghiệm của thế giới vật chất (và cũng chính là hệ tư tưởng) cũng như các

quan hệ giữa các tham thể sẽ được chuyển tải vào bên trong diễn ngôn. Đối với diễn

ngôn chính trị xã hội như khẩu hiệu, vấn đề thể hiện hệ tư tưởng là cực kì quan

trọng. Cho nên các kiểu quá trình cần được cân nhắc để đạt hiệu quả tối ưu trong

giáo dục tư tưởng và tuyên truyền vận động. Ngoài ra, việc chứng minh rằng quan

điểm của M.A.K Halliday về các kiểu quá trình trong quan hệ chuyển tác có thể

Page 164: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

149

chưa hoàn toàn trùng khớp với trường hợp khảo sát giá trị kinh nghiệm các hiện

tượng ngữ pháp trong khẩu hiệu CT-XH cũng được hy vọng đóng góp một phần

nhỏ về mặt thực tiễn hóa các lý luận liên quan đến lý thuyết Ngữ pháp chức năng hệ

thống. Theo đó, không phải lúc nào thì ba quá trình tinh thần, vật chất và quan hệ

cũng đóng vai trò là ba quá trình chủ yếu. Quá trình tinh thần có vẻ không phù hợp

trong trường hợp các phát ngôn khẩu hiệu là các phát ngôn của công chúng, đại diện

cho tập thể phát ngôn, nên việc thể hiện chính kiến cá nhân như kiểu quá trình tinh

thần là không phù hợp. Và đây cũng chính là một trong những vấn đề cần cân nhắc

của người biên soạn hay phát ngôn khẩu hiệu.

- Để đạt được giá trị quan hệ cho việc sử dụng các cấu trúc ngữ pháp, cần thiết

phải chú ý đến việc lựa chọn kiểu phát ngôn trong KH CT-XH. Với hai nhiệm vụ

chủ yếu của khẩu hiệu là giáo dục và thuyết phục, tùy vào từng mục tiêu cụ thể của

từng đợt vận động mà những nhà tuyên truyền cần chú ý lựa chọn kiểu phát ngôn

phù hợp: câu cầu khiến hay câu trần thuật. Thông thường câu cầu khiến có tác dụng

vận động thuyết phục nhiều hơn; trong khi câu trần thuật lại có tác dụng giáo dục

hay khuyến cáo. Ngoài ra nên lựa chọn một số kiểu câu hỏi tu từ để nâng giá trị

thuyết phục của phát ngôn nhưng cần quan tâm đến yếu tố văn hóa của mỗi ngôn

ngữ. Trong trường hợp KHTV, cần lưu ý một số câu hỏi sẽ có thể gây hiểu lầm

hoặc có tác dụng ngược nên cần hết sức thận trọng. Cách sử dụng đại từ chúng tôi-

các bạn trong diễn ngôn khẩu hiệu cũng là một cách để kết nối giữa người phát

ngôn và người tiếp nhận. Khi kêu gọi và vận động, những khẩu hiệu có chứa từ các

bạn nhằm giúp thể hiện sự đánh giá tích cực, tôn trọng hay đề cao người nghe, và

qua đó càng làm tốt đẹp hơn mối quan hệ giữa các bên tham gia giao tiếp, giúp cho

khẩu hiệu đạt được trọn vẹn mục đích tuyên truyền vận động. Cần chú ý dùng các

đại từ này đúng chỗ, đúng lúc để tăng tính thuyết phục của khẩu hiệu.

- Ngoài ra, tùy thuộc vào đặc trưng văn hóa-xã hội của từng ngôn ngữ mà khẩu

hiệu có thể phát huy tối đa tính thuyết phục của các hiện tượng ngữ pháp thông qua

tình thái biểu cảm hay một số chức năng khác của ngôn ngữ như chức năng thơ (văn

vần), hoặc thậm chí là cả công thức toán học như trong trường hợp KH CT-XH

Page 165: MỤC LỤC - hueuni.edu.vn€¦ · cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được

150

tiếng Anh. Sự vận dụng này còn tùy thuộc vào điều kiện văn hóa-xã hội của mỗi

quốc gia mới quyết định được mức độ chấp nhận của người dân ở đó.

- Dùng nhiều phép đối song song hay cấu trúc biền ngẫu trong KH CT-XH

cũng là một đề nghị khác bởi đây là lối nói giản tiện nhưng dễ nghe, dễ nhớ, và từ

đó dễ thực hiện, dễ đạt được hiệu quả thuyết phục một cách tối ưu.

4. Cấu trúc diễn ngôn KH CT-XH không cần quá “cồng kềnh” với độ dài văn

bản lớn, nhưng nhất thiết cần có ý đồ phát ngôn trong việc quyết định nêu tiêu điểm

thông tin trong phần đề hay phần thuyết của diễn ngôn đơn, và tiêu điểm thông tin

trong câu đề hay câu thuyết của diễn ngôn phức. Căn cứ vào các điều kiện chính trị,

xã hội, thói quen và sự mong đợi của người đọc/ người nghe, vào văn hóa của mỗi

ngôn ngữ, lối nói trực tiếp hay gián tiếp mà lựa chọn nhiều kiểu cấu trúc diễn ngôn

phù hợp để dễ dàng tạo hiệu ứng hay sự đồng cảm, tiếp nhận nơi người dân. Việc

nêu tiêu điểm thông tin trong phần đề ngữ hay câu đề trong diễn ngôn khẩu hiệu

được đề xuất nên sử dụng với tần suất cao hơn so với hướng ngược lại, bởi chức

năng chủ yếu của thể loại diễn ngôn này là giáo dục và thuyết phục chứ không phải

là chức năng văn học hay thi ca. Hình thức trực tiếp này là hoàn toàn có lợi trong

việc gây sự chú ý của đối tượng được thuyết phục vận động trong điều kiện cần có

sự ngắn gọn của diễn ngôn KH CT-XH.

Ngoài ra, ở mỗi đợt vận động hoặc trên từng chủ đề cụ thể, cần có sự liên kết

chủ đề bằng các từ ngữ hay cấu trúc ngữ pháp tương quan, giống nhau, lặp lại… để

tạo nên một thể thống nhất trong một loạt các khẩu hiệu cùng chủ đề. Cách làm này

sẽ tạo hiệu quả là làm cho người nghe, người đọc dễ nắm bắt và nhớ lâu thông điệp

thông qua một loạt khẩu hiệu cùng chủ đề.