32
1 © RBC Ministries - Viet Discovery Series Đ Giữ Giờ Hẹn Với CHúa Đ iều gì sẽ diễn ra nếu chúng ta tìm được một nơi tĩnh lặng để gặp gỡ người yêu – người chấp nhận con người thật dù biết chúng ta rõ hơn chính chúng ta biết về mình? Và sẽ ra sao khi chúng ta đến gặp gỡ người thường làm vơi đi những lo âu, những mặc cảm, sự bất an và chán nản của chúng ta? Nếu nơi đó và người đó xuất hiện, chắc chắn kẻ thù sẽ tìm cách ngăn trở chúng ta. Nhưng qua các bài học, tác giả của RBC Dennis Fisher sẽ cho thấy thật sự nơi chốn và Người như vậy đang chờ đợi chúng ta. Điều còn lại là chúng ta phải tìm ra phương cách cụ thể để tạo lập một lối đi quen thuộc để dẫn chúng ta đến gần Ngài. Nguyện Chúa của mọi bình an đổ đầy trong bạn niềm vui khi bạn cùng bước với Ngài trong sự tĩnh lặng và bộn bề của thời gian. Martin R. De Haan II Mục Lục Căng Thẳng Bởi Những Đòi Hỏi Của Cuộc Sống .... 2 Phương Cách Tiếp Cận Mối Quan Hệ Bằng Việc Dành Thời Gian Với Chúa ................ 4 Xây Dựng Mối Quan Hệ ..6 Thay Sức Lực Con Người Bằng Năng Lực Thiên Thượng ............... 8 Nuôi Dưỡng Sự Truyền Thông Hai Chiều ....... 10 Cần Thời Gian Để Thức Ăn Được Tiêu Hóa ..... 12 Ghi Chép ............. 13 Dùng Những Phương Pháp Khác Nhau ....... 14 Chúa Giê-xu Ưu Tiên Cho Thì Giờ Cầu Nguyện . . 16 Tìm Nơi Vắng Vẻ Và Giao Thông Với Cha .... 16 Đem Buổi Nói Chuyện Với Chúa Vào Ngày Mới ................... 19 Bật Lên Lời Ngợi Khen.............. 26 Bạn Đã Bắt Đầu Hành Trình Với Đấng Christ Chưa? ............ 28

Mục Lục Giữ Giờ Hẹn Căng Thẳng Bởi Những Với CHúa Đ filenhận con người thật dù biết chúng ta rõ hơn chính chúng ta biết về mình? Và sẽ ra

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1© RBC Ministries - Viet Discovery Series

ĐGiữ Giờ Hẹn Với CHúa

Điều gì sẽ diễn ra nếu chúng ta tìm được một nơi tĩnh lặng để gặp

gỡ người yêu – người chấp nhận con người thật dù biết chúng ta rõ hơn chính chúng ta biết về mình? Và sẽ ra sao khi chúng ta đến gặp gỡ người thường làm vơi đi những lo âu, những mặc cảm, sự bất an và chán nản của chúng ta? Nếu nơi đó và người đó xuất hiện, chắc chắn kẻ thù sẽ tìm cách ngăn trở chúng ta. Nhưng qua các bài học, tác giả của RBC Dennis Fisher sẽ cho thấy thật sự nơi chốn và Người như vậy đang chờ đợi chúng ta. Điều còn lại là chúng ta phải tìm ra phương cách cụ thể để tạo lập một lối đi quen thuộc để dẫn chúng ta đến gần Ngài. Nguyện Chúa của mọi bình an đổ đầy trong bạn niềm vui khi bạn cùng bước với Ngài trong sự tĩnh lặng và bộn bề của thời gian.

Martin R. De Haan II

Mục LụcCăng Thẳng Bởi Những Đòi Hỏi Của Cuộc Sống . . . .2Phương Cách Tiếp Cận Mối Quan Hệ Bằng Việc Dành Thời Gian Với Chúa . . . . . . . . . . . . . . . .4

Xây Dựng Mối Quan Hệ . .6Thay Sức Lực Con Người Bằng Năng Lực Thiên Thượng . . . . . . . . . . . . . . .8Nuôi Dưỡng Sự Truyền Thông Hai Chiều . . . . . . .10Cần Thời Gian Để Thức Ăn Được Tiêu Hóa . . . . .12Ghi Chép . . . . . . . . . . . . .13Dùng Những Phương Pháp Khác Nhau . . . . . . .14

Chúa Giê-xu Ưu Tiên Cho Thì Giờ Cầu Nguyện . .16

Tìm Nơi Vắng Vẻ Và Giao Thông Với Cha . . . .16

Đem Buổi Nói Chuyện Với Chúa Vào Ngày Mới . . . . . . . . . . . . . . . . . . .19Bật Lên Lời Ngợi Khen . . . . . . . . . . . . . .26Bạn Đã Bắt Đầu Hành Trình Với Đấng Christ Chưa? . . . . . . . . . . . .28

2 © RBC Ministries - Viet Discovery Series

M

mỗi người đều ở môi trường khiến việc dành thời gian chất lượng với Chúa qua việc cầu nguyện và đọc Kinh Thánh thật khó khăn. Khi những đòi hỏi của cuộc sống khiến chúng ta căng thẳng lại chính những giây phút đó là là thời gian cho đời sống tâm linh lại càng cần thiết hơn. Nhiều người trong chúng ta sống với cảm giác có tội vì đã bỏ qua thì giờ tĩnh nguyện. Trước những đòi hỏi không ngừng của cuộc sống, chúng ta rất dễ gạt nhu cầu tâm linh qua một bên.

Tĩnh nguyện là vấn đề của tấm lòng hơn là kỷ

luật với giờ giấc.

Nhưng nếu đánh giá đời sống thuộc linh bằng số lần gặp gỡ Chúa mỗi tuần thì chúng ta đã trật mục tiêu. Tĩnh nguyện là vấn đề của

căng Thẳng Bởi những Đòi hỏi của cuộc Sống

Một nhân sự độ tuổi trung niên của bộ phận hành chính lên

kế hoạch làm việc cho tuần mới một cách căng thẳng vì ông mới được biết tháng tới công ty sẽ bắt đầu cắt giảm nhân viên bậc trung. Một người mẹ trẻ có hai đứa con sinh đôi mới chập chững biết đi đang cố gắng dành chút thời gian cho mình trong khi hai đứa nhỏ cứ đánh thức nhau dậy. Cậu thanh niên mới tốt nghiệp cấp ba với cái đầu mới cạo trọc lóc vật lộn để có chút thì giờ riêng tư trên chiếc giường của cậu tại trung tâm huấn luyện cơ bản Binh chủng Lính thủy. Đó là những minh họa về những người bận rộn tranh chiến để có thời gian trò chuyện với Chúa. Nhưng cả ba đều có một điểm chung:

3© RBC Ministries - Viet Discovery Series

ủi và hướng dẫn của Ngài. Điều kỳ diệu là khi dành thời gian cho Chúa, chúng ta sẽ

“đều phản chiếu vinh quang của Chúa và được biến đổi theo hình ảnh Ngài” (2 Côr. 3:18). Chúng ta nhận ra rằng dành thời gian với Chúa thực sự thay đổi nhân cách chúng ta.

“Chúng ta yêu, vì Chúa đã

yêu chúng ta trước.”

I Giăng 4:19

Đây là một cuốn sách ngắn và thực tế nhằm chỉ dẫn cách để “tái liên lạc với Chúa.” Nó được viết ra nhằm giúp bạn tìm kiếm Đấng tạo dựng bạn với mục đích bạn sống trong mối quan hệ với Ngài. Sách này cũng sẽ khích lệ bạn sống một đời sống tâm linh tăng trưởng dựa trên sức lực của Chúa. Tóm lại, cuốn sách này

tấm lòng hơn là kỷ luật với giờ giấc. Ngay sau khi dựng nên người nam và nữ đầu tiên, Đức Chúa Trời đã “đi ngang qua vườn vào buổi chiều” (Sáng 3:8). Đấng tể trị hoàn vũ không ẩn mình phía sau cánh cửa đóng kín với thiên sứ canh giữ không cho tạo vật của Ngài bước vào. Ngược lại, Ngài chủ động tìm kiếm A-đam và Ê-va để làm bạn đồng hành thuộc linh của ông bà. Thì giờ tĩnh nguyện đều đặn và hiệu quả là cách quan trọng để đáp ứng trước lòng ao ước của Đức Chúa Trời cùng tản bước với chúng ta. Người đang yêu không dành thời gian cho nhau vì bị ép uổng. Họ luôn ao ước được sống trong mối quan hệ với nửa kia của mình. Khi cuộc sống khiến họ phải xa cách, họ luôn mong có cơ hội được gặp lại. Đó chính là tinh thần của giờ tĩnh nguyện. Chúng ta dành thời gian với Chúa để kinh nghiệm sự hiện diện, yên

4 © RBC Ministries - Viet Discovery Series

H

mối quan hệ đời đời với chúng ta. Vì mỗi chúng ta có cá tính, cách tư duy và mức độ trưởng thành thuộc linh khác nhau nên mối quan hệ của mỗi người với Chúa cũng khác nhau. Chúa Giê-xu, Đấng Chăn hiền lành, biết rõ mỗi người và Ngài muốn dành cho chúng ta những gì chúng ta cần để trưởng thành trên bước đường chúng ta theo Ngài. Khi học Kinh Thánh, càng ngày chúng ta càng biết thêm về đặc tính và lòng thương xót tuyệt diệu của Ngài dành cho chúng ta. Và để đáp ứng lại trước tình yêu đó, chúng ta sẽ mong muốn dành thời gian cho Ngài. Chính Đức Chúa Trời Đấng tìm kiếm một mối tâm giao, Đấng tản bộ trong vườn vào buổi chiều với A-đam và Ê-va đến với chúng ta ngày hôm nay. Vậy khi nào thì chúng ta mới dành thời gian cho Ngài? Nhiều người nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tĩnh nguyện khi bước vào ngày mới. Tôi nghe một người nói

nhằm chỉ dẫn bạn cách “giữ giờ hẹn với Chúa” xuất phát từ những gì Ngài đã làm cho bạn.

Phương cách TiếP cận Mối Quan hệ Bằng Việc Dành Thời gian Với chúa

Hôn nhân hạnh phúc có nhiều hình thái khác nhau. Người làm công

tác thể thao thường lập gia đình với những người làm nghệ thuật còn những người hoạt bát giao thiệp rộng lại kết hôn với người rụt rè, nhút nhát. Sự khác biệt rõ rệt có thể gây ra xung đột. Tuy nhiên, khi dần hiểu chính mình và người bạn đời của mình, họ có thể học cách thích nghi với cá tính của người kia để sống với nhau được lâu bền. Theo Chúa cũng giống như hôn nhân thuộc linh. Chú rể, Chúa Giê-xu, tìm kiếm một

5© RBC Ministries - Viet Discovery Series

thuận tiện nhất cho bạn. Cá nhân tôi, hiện tại tôi thấy buổi sáng là thời điểm tốt nhất. Sáng tôi thường đọc một đoạn Kinh Thánh, trong ngày tôi suy gẫm về nó và buổi tối tôi ôn lại. Cách này giúp tôi suy gẫm phân đoạn Kinh Thánh trong suốt ngày đó. Điều quan trọng trước hết là phải thiết lập thì giờ cố định trong ngày khi Chúa có thể nói với bạn qua Lời Ngài và bạn đáp ứng với Ngài qua sự cầu nguyện.

Ấn định một thì giờ mỗi ngày

cho Chúa là điều quan trọng.

Khi bạn đã chọn được một thời điểm thích hợp, thật quan trọng đối với kỷ luật trong việc giữ giờ hẹn với Chúa của bạn. Nhưng bạn phải kỷ luật bằng cách nào?

rằng nguyên tắc tĩnh nguyện của anh là “Chưa có Lời Chúa thì chưa được dùng bữa điểm tâm.” Tuy nhiên, tĩnh nguyện giờ nào dựa vào thể chất sinh học và thói quen của bạn. Có thể bạn tỉnh táo hơn vào buổi trưa, cũng có thể vào ban đêm. Mỗi người mỗi khác. Kinh Thánh khích lệ chúng ta đến với Chúa vào bất cứ thì giữ nào trong ngày. Đa-vít viết, “Hỡi Đức Chúa Trời, Chúa là Đức Chúa Trời tôi, vừa sáng tôi tìm cầu Chúa” (Thi 63:1). Nê-hê-mi, một nhà cải chánh vĩ đại, “đọc trong quyển ấy từ rạng đông cho đến trưa” (Nê 8:3). Đa-vít nói đến việc suy gẫm Lời Chúa trong những “canh đêm” (Thi 119:148). Thi thiên đầu tiên trong Cựu Ước nói về một người được phước, là người

“vui vẻ về luật pháp của Đức Giê-hô-va” (Thi 1:2). Kinh Thánh cho chúng ta sự tự do lựa chọn thời điểm đến với Chúa. Điều quan trọng không phải là thể chất sinh học của bạn thế nào mà thì giờ nào trong ngày là

6 © RBC Ministries - Viet Discovery Series

Trong I Cô-rinh-tô 9, sứ đồ Phao-lô sử dụng hình ảnh cuộc thi đấu thể thao để minh họa cho nhu cầu kỷ luật thuộc linh. Thuật ngữ được dùng

“kỷ luật”, “chừng mực” có nghĩa là “sức mạnh của sự chừng mực; kiêng cữ.” Khi các vận động viên đồng ý bước vào cuộc thi Thế Vận Hội, họ phải nói không với những điều khiến họ xao lãng. Chế độ kiêng ăn và tập luyện nghiêm khắc là cách duy nhất để chiến thắng trong môn thể thao họ chọn để thi đấu. Tương tự, khi việc thiết lập tính kỷ luật tĩnh nguyện hằng ngày và đặt nó làm ưu tiên thì chúng ta cũng sẽ có những thói quen tích cực khác. Dưới đây là một vài cách để thiết lập thì giờ tĩnh nguyện trước khi bạn bắt đầu: Ấn Định Thời Điểm cho chúa Mỗi ngày. Dù muốn có một thời khóa biểu đòi hỏi kỷ luật cao hay thong thả hơn một chút, chúng ta cũng đều cần lên kế hoạch. Nếu bạn sử dụng chương trình lập kế hoạch trong sổ tay, trên

Xây Dựng Mối Quan hệ“Mỗi lực sĩ đều theo kỷ luật khắt khe về đủ mọi thứ” (1Cô 9:25).

Hai người yêu nhau đều chú ý trong việc dành thời gian chất lượng cho nhau. Để có được thời gian đó đòi hỏi cả kỷ luật lẫn tình yêu. Nó cũng đòi hỏi việc lên kế hoạch một cách cẩn thận. Nuôi dưỡng thì giờ ý nghĩa với Chúa cũng cần được quan tâm đúng mức như vậy. Thường thường bắt đầu ngày mới chúng ta biết mình phải tĩnh nguyện theo thời gian đã ấn định. Nhưng một ngày trôi qua, việc này đến việc kia cấp bách dồn dập kéo đến. Kết quả là giờ tĩnh nguyện của chúng ta phải đợi đến ngày mai. Tuy nhiên, khi chúng ta đặt thì giờ tĩnh nguyện lên hàng ưu tiên một, thì đời sống đặt Chúa làm trọng tâm sẽ giúp chúng ta biết đặt những ưu tiên khác đúng chỗ. Mối quan hệ với Chúa như vậy đòi hỏi phải có tính kỷ luật.

7© RBC Ministries - Viet Discovery Series

lượng, hãy ghi thời gian đó vào lịch của bạn. Tìm Một nơi yên Tĩnh. Mỗi người có thể tập trung và bị phân tâm bằng những cách khác nhau. C. S. Lewis đưa ra một đề nghị đáng kinh ngạc trong cuốn Thư Gửi Malcolm. Lời khuyên của ông cho giờ tĩnh nguyện là phải dành thời gian cho sự phân tâm để sau đó chúng ta có thể tập trung. Lewis kể câu chuyện về một người nọ thích tĩnh nguyện trên tàu điện ngầm vì khi hoàn toàn yên lặng, ông lại phân tâm bởi những tiếng ồn bên trong. Ngược lại, ông tập trung tốt hơn khi có điều gì đó thách thức độ tập trung của ông một chút. Điều này có nghĩa là không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tìm được một nơi tĩnh mịch như trong cái hang chưa ai phát hiện ra. Luôn luôn có những điều nho nhỏ có thể làm chúng ta xao lãng. Cần tìm một nơi yên tĩnh đủ để giúp mình tập trung. Bây giờ hãy viết xuống

phần mềm máy tính hoặc các cách chia lịch khác, hãy dành ra thời gian để bạn có thể gặp gỡ Chúa mỗi ngày. Quyết Định Thời Lượng. Khi tôi học đàn guitar cổ điển, thầy tôi nói: “mỗi ngày tập 15 phút đều đặn thì tốt hơn là tập mấy giờ đồng hồ mà chỉ trong vài ngày.” Thầy tôi nói đúng, đặc biệt khi áp dụng nguyên tắc đó cho việc thiết lập một thói quen mới. Thiết lập thói quen mới không dễ. Không phải tình cờ mà tác giả của sách Hê-bơ-rơ viết rằng chúng ta chớ “bỏ qua sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm” (Hê-bơ-rơ 10:25a). Tác giả hiểu rằng cũng giống như bất kỳ hoạt động nào khác, việc tham dự nhóm lại với Hội thánh là một thói quen cần phải được nuôi dưỡng. Nguyên tắc này cũng được áp dụng cho giờ tĩnh nguyện. Dành ra 15 phút và trung tín giữ giờ đó thì tốt hơn là để kỷ luật mỗi ngày này bị những điều khác đánh cắp. Sau khi cầu nguyện với Chúa về thời

8 © RBC Ministries - Viet Discovery Series

Thời gian tĩnh nguyện vừa đủ

khả thi sẽ dẫn đến sự đều đặn.

Nhưng nếu có thì giờ và địa điểm định sẵn và bạn cũng ngồi đó nhưng không có tâm trạng tĩnh nguyện thì phải làm sao?

Thay Sức Lực con người Bằng năng Lực Thiên Thượng“Nhưng ai trông đợi Đức Giê-hô-va thì chắc được sức mới” (Ê-sai 40:31).

Ê-sai tin rằng trông đợi Chúa không phải là một tiến trình thụ động. “Nguồn năng lực lâu bền” đòi hỏi một sự trao đổi triệt để từ sức con người sang nguồn năng lực thiên thượng. Từ “được sức mới” trong tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa là thay thế, trao đổi, thể hiện sự tươi mới hoặc phát triển.” Người đó không phải là người khuấy động sức mạnh của ý chí cá nhân, nhưng phải

lịch của bạn địa điểm bạn có thể gặp gỡ Chúa. Thực Tế hóa những Mong Đợi của Bạn. Cách đây vài năm tôi có quen một em sinh viên có khiếu viết văn rất giỏi. Nhưng em này có một vấn đề là luôn nộp bài trễ. Tại sao? “Hoặc làm tốt hoặc em không làm!” cậu bảo thế. Tính cầu toàn đã khiến cậu trở nên thiếu nhất quán. Đây cũng là một vấn đề của việc giữ giờ tĩnh nguyện. Đó là kiểu “vứt cả thứ quý giá lẫn thứ đáng vứt bỏ.” Đó là cách tiếp cận tĩnh nguyện “có tất cả hoặc không có gì cả.” Trên thực tế, tĩnh nguyện mỗi ngày là một tiến trình, không phải một sự hoàn thiện. Tĩnh nguyện ngắn tuy chưa được tốt lắm vào ngày giờ đã định vẫn tốt hơn bỏ qua thì giờ đó vì đặt tiêu chuẩn quá cao. Đợi cho hoàn cảnh lý tưởng để có “thì giờ chất lượng” với Chúa thì hiếm khi thời điểm đó sẽ đến. Thời gian tĩnh nguyện vừa đủ, khả thi sẽ dẫn đến sự đều đặn.

9© RBC Ministries - Viet Discovery Series

nhận rằng sự thờ ơ trước Lời Ngài này là tội lỗi, và sau đó tôi cảm ơn Chúa vì sự tha thứ của Ngài (I Giăng 1:9). Sau đó tôi trình tâm trạng tôi cho Chúa và xin Ngài thay đổi. Tôi bắt đầu lệ thuộc vào Ngài hơn và xin Ngài biến đổi sự ù lì này bằng sức sống của Ngài. Tôi đọc lại phân đoạn Kinh Thánh của ngày đó. Tôi tái cam kết cầu nguyện xin Chúa biến đời tôi. Sau khoảng 20 phút, tôi bắt đầu cầu nguyện cho những vấn đề mà tôi phải quan tâm trong ngày hôm đó. Tôi nói với Chúa về bài tập tôi không muốn làm và xin Chúa ban cho tôi năng lực cần thiết để làm. Khi rảo bước đến trường, tôi bắt đầu cảm nhận một nguồn năng lực, một sự tập trung và quan trọng nhất, một kỷ luật mà trước đây tôi không có được. Học kỳ đó điểm của tôi đạt được cao hơn. Tôi đã tìm ra cách để thay vì dùng sức lực của tôi, tôi nương dựa vào sức của Đức Chúa Trời hằng sống.

thay sức lực con người bằng năng lực thiên thượng. Khi tôi đang là sinh viên học đại học năm thứ hai, tôi gặp một nan đề kỷ luật trong việc học hành. Tôi tìm thấy được tất cả các loại hoạt động khác nhau với những người bạn của tôi đang cạnh tranh trong việc làm bài tập đúng giờ và những kỳ thi được chuẩn bị cách đầy đủ. Một đêm nọ sau khi tan học, tôi chia sẻ với giáo sư của tôi về nan đề này. Sau khi chuyện trò, tôi thấy cần đưa thì giờ tĩnh nguyện hàng ngày lên ưu tiên hàng đầu. Sáng dậy, việc tôi sẽ làm trước tiên là tĩnh nguyện. Ngày hôm sau khi tôi bắt đầu thực hiện cam kết đó, quyết tâm của tôi lại bị chùng xuống. Tôi chẳng thấy hứng thú chút nào. Tôi không có tâm trạng tĩnh nguyện. Dựa vào Ê-sai 40:31, tôi quyết định nói với Chúa tất cả và “thay sức tôi” bằng sức lực của Ngài. Tôi nói với Chúa rằng lòng tôi đang nguội lạnh, tôi chẳng có động lực để dành thời gian với Ngài. Tôi xưng

10 © RBC Ministries - Viet Discovery Series

Sa-mu-ên, khiến cho người biết lời của Ngài.” Từ Hê-bơ-rơ cho chữ “hiện ra” nghĩa là “bày tỏ hoặc mở ra.” Đấng Tạo Hóa đã tỏ bày suy nghĩ, bản tánh và ý muốn của Ngài qua Lời Ngài. Trong lịch sử, Đức Chúa Trời hoặc nói trực tiếp hoặc truyền tải ý Ngài qua Kinh Thánh. Ngày nay, Thánh Linh Ngài soi dẫn để chúng ta hiểu Kinh Thánh. Khi tiếp cận với một phân đoạn Kinh Thánh, cần tuân thủ một tiến trình theo trình tự rõ ràng để giúp chúng ta học lời Chúa một cách hiệu quả. Trước hết, cần hỏi: “Phân đoạn này nói gì?” Để trả lời câu hỏi này, chúng ta xem xét những từ ngữ của phân đoạn chúng ta đang học. Hãy để phân đoạn Kinh Thánh tự nói về bối cảnh văn hóa và lịch sử của nó vào thời đó. Ví dụ, để nhân vật trong Kinh Thánh mặc áo choàng dài và đi giày quai hậu thay vì mong đợi nhân vật đó mặc đồ công sở. Bước thứ hai, bạn hãy đặt câu hỏi: “Điều đó có nghĩa gì?” Phân đoạn Kinh Thánh

nuôi Dưỡng Sự Truyền Thông hai chiều Bạn đã bao giờ viết một lá thư tuôn đổ cả nỗi lòng mình cho ai đó? Lúc đợi hồi âm hẳn bạn thấy mình rất nhạy cảm. Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu lá thư phúc đáp chẳng đá động gì đến những điều bạn nói mà toàn nói về người khác thôi? Nhiều người dù tĩnh nguyện mỗi ngày nhưng cũng nhìn chuyện niềm tin y như vậy. Kinh Thánh là lá thư tình được Cha Thiên Thượng gửi tới. Tuy nhiên, lời cầu nguyện của chúng ta thường không phản ánh phân đoạn Kinh Thánh chúng ta vừa đọc. Thay vào đó, chúng ta khẩn thiết dâng lên Chúa danh sách dài về những nhu cầu cấp thiết của mình mà làm ngơ nội dung của lá thư tình vừa đọc. Chúng ta cần biết rằng tĩnh nguyện là một sự truyền thông hai chiều. chúa Trò chuyện Với chúng Ta Qua Lời ngài. I Sa-mu-ên 3:21 nói rằng

“Đức Giê-hô-va hiện ra cùng

11© RBC Ministries - Viet Discovery Series

nguyện như vậy và định dựa vào đó để lập mưu hãm hại ông ấy. Họ tức tối và ghen tị vì đức vua có ý định ban cho Đa-ni-ên quyền bính chính trị. Vì thế họ muốn tác động để vua thông qua một sắc lệnh mà qua đó những ai cầu nguyện với bất cứ vị thần nào khác ngoài đức vua sẽ bị xử tội chết. Dù sắc lệnh đe dọa vậy nhưng Đa-ni-ên vẫn giữ hẹn với Chúa tại nơi cánh cửa sổ mở ra như anh vẫn thường làm trước đó. Trong thời gian đã định cho sự cầu nguyện này, chắc chắn Đa-ni-ên sẽ kêu nài cho những nhu cầu cá nhân và cầu thay cho người khác. Khi Đa-ni-ên dâng trình những vấn đề của mình lên cho Chúa, một tinh thần cảm tạ tràn ngập giờ cầu nguyện của ông. Cảm tạ là sự đáp ứng xuất phát từ lòng biết ơn Chúa về sự ban cho của Ngài. Đó là phần để bày tỏ lòng biết ơn của buổi trò chuyện. Ngập tràn trong Lời Chúa là cách để bật lên lời ngợi ca Chúa vì bản tính của Ngài và vì những

đó chứa đựng chân lý thuộc linh đời đời có ý nghĩa cho mọi thời đại. Ý chính của phân đoạn đó không bị bó hẹp trong khoảng thời gian cách đây vài trăm năm nhưng vẫn có giá trị cho thời hiện tại của chúng ta. Cuối cùng, chúng ta cần đặt câu hỏi “Phân đoạn này cần được áp dụng ra sao?” Đức Thánh Linh Đấng cư ngụ trong chúng ta sẽ thay đổi suy nghĩ, lời nói và hành vi của chúng ta khi chúng ta để Ngài sử dụng những nguyên tắc thuộc linh tìm được nơi Lời Ngài. Câu hỏi chính cần phải hỏi là “sau khi học phân đoạn này, đời sống tôi cần thay đổi cụ thể ra sao?” Bây giờ chúng ta sẽ đến phần đáp ứng với Chúa bằng cách trò chuyện với Ngài. hãy Đáp ứng Với Lời chúa Bằng Sự cầu nguyện. Đa-ni-ên 6:10 nói rằng: Đa-ni-ên “cầu nguyện, xưng tạ trước mặt Đức Chúa Trời mình, như vẫn làm khi trước.” Nhóm người cố vấn cho vua biết Đa-ni-ên có thói quen cầu

12 © RBC Ministries - Viet Discovery Series

chúng ta cần đọc chậm rãi để mình làm quen với phân đoạn đó cho tới khi nó được cất giữ tận sâu trong lòng chúng ta. Giờ đây phân đoạn Kinh Thánh đó trở thành một trong những phần thú vị nhất của kinh nghiệm nấu nướng – được thưởng thức đồ ăn ngon lành đó. Từ “ăn” có nghĩa là “ăn ngấu nghiến, ăn đến hết” cũng có nghĩa “đốt cháy nhiên liệu.” Khi chúng ta bắt đầu “nhai” một phân đoạn Kinh Thánh, chúng ta bắt đầu thưởng thức hương vị thuộc linh tuyệt vời chứa đựng trong nó. Có khi nào đang đói bụng và bạn tìm thấy mình được ngồi trước bao nhiêu là món ăn với hương vị thật đặc biệt? Khi dạ dày đã no nê với các chất đạm, chất béo, hydrat-cacbon, và thực sự bạn bắt đầu cảm nhận tâm trạng của mình được nâng lên với một cảm xúc. Giê-rê-mi cảm nhận như một cuộc đua của niềm vui và hoan hỉ khi ông tiêu hóa Lời Chúa trong lòng. Từ ông dùng cho chữ “lòng” có

gì Ngài đã làm cho chúng ta.

cần Thời gian Để Thức ăn Được Tiêu hóa“Tôi vừa nghe những lời Ngài, thì đã ăn lấy rồi; lời Ngài là sự vui mừng hớn hở của lòng tôi vậy. Hỡi Giê-hô-va Đức Chúa Trời vạn quân, vì tôi được xưng bằng danh Ngài!” (Giê-rê-mi 15:16)

Một bữa ăn ngon sẽ mất ngon nếu bạn chỉ tiêu hóa sau khi ăn. Tiếp nhận Lời Chúa từ từ bằng cách suy gẫm cẩn thận là điều cần thiết. Khi gặp một phân đoạn Kinh Thánh, rất dễ mà chúng ta đọc lướt qua và không thấy tầm quan trọng của nó. Với lòng yêu mến Lời Chúa một cách sâu đậm, tiên tri Giê-rê-mi đã đặt Lời Chúa lên ưu tiên hàng đầu. Trong tiếng Hê-bơ-rơ, từ “nghe” vừa có nghĩa

“có được và được cất giữ cẩn thận” vừa mang ý nghĩa “gặp gỡ và đối diện.” Khi xem xét một phân đoạn Kinh Thánh,

13© RBC Ministries - Viet Discovery Series

ghi chéP Tuy không cứng nhắc với giấy tờ nhưng việc ghi lại thời gian riêng tư với Chúa có nhiều điểm lợi. Ý tưởng và cảm xúc của chúng ta là một cái cửa xoay liên tục quanh những kinh nghiệm khác nhau của đời sống. Khi chúng ta ghi lại những gì chúng ta đã học trong giờ tĩnh nguyện, một số đặc điểm quen thuộc trong hành trình đức tin của chúng ta sẽ được biểu lộ. Thêm vào đó, chúng ta sẽ thấy những tiến triển diễn ra trong những lĩnh vực khác nhau của đời sống mà nếu không ghi lại thì chúng ta sẽ không nhận ra. Bạn có thể dùng phần chỉ dẫn bên dưới, viết nó vào cuốn sổ tay để ghi chép giờ tĩnh nguyện hằng ngày của mình.

HƯỚNG DẪN TĨNH NGUYỆNNgày:___________________Phân đoạn Kinh Thánh hôm nay:____________________

nghĩa là “con người, suy nghĩ, sự suy gẫm nội tâm nơi bệ chân của sự khao khát.” Lời Chúa nuôi dưỡng ý tưởng, cảm xúc và mang đến sự vui mừng. Nền tảng cho niềm vui khi nuôi dưỡng bằng Lời Chúa có thể tìm thấy trong phần kết của câu Kinh Thánh ngắn nhưng đầy ý nghĩa: “Hỡi Giê-hô-va Đức Chúa Trời vạn quân, vì tôi được xưng bằng danh Ngài!” Đối với Giê-rê-mi, thì giờ ý nghĩa dành cho Lời Chúa có liên hệ mật thiết với mối quan hệ của chúng ta với Ngài. Khi tĩnh nguyện, một lần nữa chúng ta sẽ ý thức rằng mình được kêu gọi bởi Đức Chúa Trời đời đời của trời và đất. Và nhận thức này biến sự khô hạn thuộc linh trở nên một cuộc gặp gỡ đầy thú vị với Đấng tạo dựng nên chúng ta cho sự giao thông với Ngài.

14 © RBC Ministries - Viet Discovery Series

tài liệu tĩnh nguyện mỗi ngày khá phổ biến. Không xa lạ với chúng ta đó là cuốn Tất Cả Của Tôi Cho Sự Cao Cả Của Ngài của Oswald Chambers, một tài liệu tĩnh nguyện kinh điển. Xa xa một chút thì có tài liệu đọc Kinh Thánh xuyên suốt trong một năm. Hầu hết những cuốn sách như vậy chứa đựng một trích đoạn hoặc một câu chuyện minh họa theo bài học từ phần Kinh Thánh đưa ra. Lý do tại sao những loại tài liệu tĩnh nguyện như vậy được sử dụng rộng rãi là vì nó chứa đựng một bài học ngắn, dễ nhớ, vừa khích lệ vừa có thể áp dụng vào đời sống hằng ngày. Một điều cần lưu ý khi sử dụng loại tài liệu này là cám dỗ chỉ đọc câu chuyện trong đó mà bỏ qua phần Kinh Thánh cần đọc mỗi ngày. Khi điều này trở thành thói quen, người đó sẽ nhận ra đời sống mình được xây dựng dựa trên những ý tưởng hay thay vì dựa trên Lời Chúa. Đời sống thuộc linh của người đó đang được xây dựng trên một cái

Bản Kinh Thánh sử dụng: ________________________Phân đoạn hoặc câu Kinh Thánh cần quan tâm:_______________________________Điều tôi học được:_________

________________________________________________________________________Áp dụng:_________________________________________________________________________________________Thì giờ cầu nguyện:________________________________________________________________________________

Dùng những Phương PháP Khác nhau Mới đây khi tôi đi tìm thấy vài quyển sách ở một nhà sách Cơ Đốc, tôi hỏi cô nhân viên về sách hướng dẫn tĩnh nguyện mỗi ngày. Cô dẫn tôi đến nguyên một khu vực sách với nhiều chỉ dẫn khác nhau để có một thì giờ tĩnh nguyện. Gần chỗ tôi đứng có một

15© RBC Ministries - Viet Discovery Series

Để phương pháp tĩnh nguyện ích lợi, chúng ta cần nhắc nhở chính mình về động cơ tĩnh nguyện. Dành thời gian với Chúa để kinh nghiệm sự hiện diện, an ủi và hướng dẫn của Ngài luôn là mục tiêu của chúng ta – không phải để chúng ta “thiêng liêng” hơn hay để xoa dịu mặc cảm tội lỗi gây ra bởi sự thiếu sót của chúng ta. Hãy luôn nhớ đến gương của Chúa Giê-xu Christ. Ngài hoàn hảo và không phạm tội, nhưng Ngài luôn tìm kiếm thời gian không bị ai hay điều gì làm Ngài phân tâm để ở với Cha Ngài. Tại sao? Vì Chúa Giê-xu sống trọn vẹn như cách mà ai cũng cần phải sống – sống lệ thuộc hoàn toàn vào Cha. Chúng ta cùng nhau xem thử cách Ngài dành thời gian để giao thông với Chúa Cha.

nền dễ lung lay. Nếu bạn sử dụng một trong những tài liệu tĩnh nguyện dạng này, phải đảm bảo rằng bạn đọc phân đoạn Kinh Thánh rồi mới đến câu chuyện minh họa cho chân lý đó. Nếu bạn xây dựng đời sống mình dựa trên những câu chuyện và những trích đoạn mà không dựa trên Lời Chúa, bạn sẽ xây dựng một quan điểm không xứng hợp với đời sống Cơ Đốc và vì thế bạn đang xây đời sống mình để rồi sẽ bị sụp đổ. Chúa hứa Ngài sẽ chúc phước cho Lời Ngài, không phải cho những câu chuyện minh họa cho Lời Ngài (2 Tim 3:15-16). Ngoài những nguồn tài liệu tĩnh nguyện tuyệt vời bạn có thể tìm thấy ở bất cứ hiệu sách Cơ Đốc nào, có một số website mà bạn có thể được chỉ dẫn thêm (xem trang web www.gospelcom.net). Với rất nhiều phương pháp để có thì giờ tĩnh nguyện và học Kinh Thánh hiệu quả đó, chắc chắn sẽ có một phương pháp phù hợp với bạn.

16 © RBC Ministries - Viet Discovery Series

T

TìM nơi Vắng Vẻ Và giao Thông Với cha“Sáng hôm sau, trời còn mờ

mờ, Ngài chờ dậy, bước ra, đi vào nơi vắng vẻ, và cầu nguyện tại đó” (Mác 1:35).

Có bao giờ bạn nghĩ tại sao ngay cả Chúa Giê-xu cũng cần thì giờ tĩnh nguyện? Chúng ta ai cũng đều ý thức sự yếu đuối và tội lỗi của mình. Nhu cầu cần được thanh tẩy và làm mới lại con người chúng ta là nhu cầu quan trọng của người tín hữu tận trung theo Chúa. Nhưng Kinh Thánh nói rằng Chúa Giê-xu không có tội – Ngài “vốn chẳng biết tội lỗi” (2 Cô-rinh-tô 5:21). Vậy tại sao Chúa Giê-xu phải đi vào nơi vắng vẻ trong khi các môn đệ Ngài đang ngon giấc? Trong suốt những năm tháng chức vụ trên đất, Chúa Giê-xu tĩnh nguyện là Ngài giới hạn việc sử dụng những thuộc tánh thần tánh của Ngài. Ngài là Đức Chúa Trời trọn vẹn, nhưng Ngài chọn để sống lệ thuộc vào Chúa Cha và vào sự vận hành của Đức Thánh

chúa giê-Xu ưu Tiên cho Thì giờ cầu nguyện

Trong Phúc Âm Mác 1:35-39 chúng ta thấy Chúa Giê-xu đặt thì giờ

cầu nguyện lên ưu tiên hàng đầu. Sau một ngày mệt nhoài vì chữa bệnh và đuổi quỷ mãi đến khuya, sáng hôm sau Chúa Giê-xu dậy sớm, bước vào nơi vắng vẻ và cầu nguyện. Tôi tin rằng Chúa Giê-xu sử dụng thì giờ này để lấy lại trọng tâm thuộc linh. Phi-e-rơ đã làm gián đoạn thì giờ tĩnh nguyện của Chúa bằng việc nói về nhu cầu của đoàn dân đang cần Ngài. Thay vì đáp ứng với nhu cầu trước mắt, Chúa Giê-xu đã tái xác nhận cam kết đến với những làng xã khác. Nếu xem xét phân đoạn này kỹ hơn một chút, chúng ta sẽ thấy những điều bên trong đời sống tĩnh nguyện của Chúa chúng ta.

17© RBC Ministries - Viet Discovery Series

Lắng nghe Sự chỉ Dẫn của chúa giữa những Tiếng Ồn Khác

“Si-môn cùng đồng bạn đi tìm Ngài. Khi kiếm được thì thưa rằng: Hết thảy đương tìm thầy. Ngài phán: Chúng ta hãy đi nơi khác, trong những làng xung quanh đây, để ta cũng giảng đạo ở đó nữa; vì ấy là cốt tại việc đó mà ta đã đến” (Mác 1:36-38).

Cách dịch đúng nguyên gốc của từ kiếm được trong câu 37 là “lùng sục.” Bạn có thể tưởng tượng ra cảnh nào bực mình hơn thế không? Phi-e-rơ là người biết rõ nhất thời gian đó Chúa đang làm gì, thế mà ông lại sẵn sàng làm gián đoạn thì giờ cầu nguyện của Chúa để nói Ngài nên làm gì. Nhu cầu mà Si-môn Phi-e-rơ trình bày với Chúa thật ra là nhu cầu cấp bách “mọi người đang tìm thầy.” Không một người hầu việc Chúa nào (dù là trọn thời gian hay tình nguyện) có thể

Linh qua Ngài. Ngài sống như vậy để tỏ cho chúng ta cách chúng ta cần phải sống lệ thuộc vào Đức Chúa Cha. Sự lệ thuộc này được thấy trong cách Chúa Giê-xu tìm kiếm thời gian ở riêng với Cha Ngài. Thuật ngữ được dịch là “nơi vắng vẻ” có nghĩa là

“sa mạc, mảnh đất hoang, nơi không người ở.” Sau những cuộc gặp gỡ yêu thương như chữa lành người què và người bệnh từ tối hôm trước, Đấng Christ cũng cần nơi vắng vẻ để sự giao thông với Cha Ngài thật sự hiệu quả. Hành trình đức tin đòi hỏi thường xuyên đến với Đức Chúa Trời để nhận được sự hướng dẫn của Ngài. Kết quả của thì giờ Chúa Giê-xu ở riêng với Đức Chúa Trời tái định hướng khải tượng của Ngài từ nhu cầu của một nơi sang truyền giảng cho những vùng rộng lớn hơn.

18 © RBC Ministries - Viet Discovery Series

Thực hành những gì học Được“Ngài trải khắp xứ Ga-li-lê, giảng dạy trong các nhà hội và đuổi quỉ” (Mác 1:39).

Rất dễ mà chúng ta bỏ qua tầm quan trọng của câu cuối của phân đoạn này. Nó không chỉ là phần ôn lại những gì đã được nói ở câu trước. Quan trọng hơn thế! Câu 39 là kết quả của cả đoạn. Chúa Giê-xu đã thật sự làm những gì Ngài nói Ngài sẽ làm. Ngài đến các nhà hội và giảng dạy tại đó. Từ giảng dạy được lặp đi lặp lại nhiều lần trong Tân Ước khi các sứ đồ học từ Chúa cách thức rao truyền tin mừng trong các vòng truyền giáo rộng lớn. Khu vực tâm điểm trong chức vụ của Chúa Giê-xu được mở rộng bao gồm “khắp xứ Ga-li-lê.” Sau này, khi các môn đồ theo bước chân Ngài thì nó sẽ được mở rộng “đến đầu cùng đất” (Công vụ 1:8). Áp dụng những gì học được trong giờ cầu nguyện của chúng ta là phần quan trọng. Mối thông công ý

tránh được áp lực của công tác chăm sóc gây dựng. Nhu cầu đó luôn chính đáng và đôi khi những người cần được chăm sóc này còn có cả người đại diện giúp họ thỉnh cầu được đáp ứng ngay tức khắc. Nhưng thử xem cách Chúa Giê-xu làm. Ngài không ngại để người ta nghĩ rằng Ngài là người không đáp ứng trước nhu cầu trước mắt. Vì sức lực và thời gian có hạn, chỉ dẫn của Cha dành cho Ngài là Ngài cần đi nơi khác. Có lẽ bạn nghĩ rằng lẽ ra thì giờ tĩnh nguyện của Chúa Giê-xu phải giúp Ngài nhạy bén hơn với những người ở tới chỗ đó. Tuy nhiên, chỉ đáp ứng trước những nhu cầu trực tiếp trước mắt là làm lơ việc Đức Chúa Trời luôn mở rộng phạm vi quan tâm đến những người hư mất. Thời gian với Chúa Cha đem Chúa Giê-xu trở lại với chính mục đích mà Ngài phải đến thời gian là “tìm và cứu người lạc mất” (Lu-ca 19:10).

19© RBC Ministries - Viet Discovery Series

C

ĐeM Buổi nói chuyện Với chúa Vào ngày Mới

Cuộc gặp gỡ giữa Chúa và hai môn đồ trên đường Em-ma-út trong

Lu-ca 24:13-32 chứa đựng nhiều bài học thật sâu sắc về cách chúng ta tiếp tục giữ cuộc đối thoại thiên thượng với Chúa trong suốt ngày mới.gẶP gỡ chúa Qua những nan Đề của cuộc Sống Có khi nào bạn chỉ tập trung cho đời sống thuộc linh vào giờ tĩnh nguyện và chẳng đá động gì đến nó khi bạn dùng sức riêng của mình đối diện với những nan đề trong ngày không? Điều này được gọi là phân chia đời sống thành ngăn hay giới hạn đời sống thuộc linh trong một thời điểm trong ngày. Nhưng Chúa Giê-xu không bao giờ muốn chúng ta giới hạn nó như thế. Ngài mong muốn giúp chúng

nghĩa với Đấng Christ sẽ đến khi chúng ta sống theo gương của Ngài (1 Phi-e-rơ 2:21) và áp dụng Lời Ngài bằng năng lực của Thánh Linh. Chúa Giê-xu phán, “Ai có các điều răn của ta và vâng giữ lấy, ấy là kẻ yêu mến ta; người nào yêu mến ta sẽ được Cha ta yêu lại, ta cũng sẽ yêu người, và tỏ cho người biết ta” (Giăng 14:21). Nếu chúng ta coi giờ tĩnh nguyện chỉ là một ốc đảo thuộc linh nơi chúng ta viếng thăm một lần trong ngày, chúng ta sẽ rơi vào cái bẫy của việc giới hạn đời sống thuộc linh. Từ thời tạo dựng vườn Ê-đen đến nay, Đức Chúa Trời luôn ước ao được bước với con dân Ngài trong hành trình cuộc đời của họ (Sáng 3:8). Do vậy, việc chúng ta đem những gì học được trong giờ tĩnh nguyện vào suốt một ngày của chúng ta là điều vô cùng cần thiết.

20 © RBC Ministries - Viet Discovery Series

nhu cầu cần được giúp đỡ này, Chúa Giê-xu đến gần hai người khi họ đang đi trên đường. “Chúa Giê-xu đến gần, cùng đi đường với họ” (c.15). Câu nói tuyệt vời làm sao! Chúa Đấng sống thật sự muốn can thiệp vào hoàn cảnh của chúng ta và trò chuyện với chúng ta. Cuộc sống là một hành trình và Đấng Christ muốn là người đồng hành với bạn trên hành trình đó, chứ không chỉ là một người chúng ta trò chuyện ở một góc nào đó.

hiểu BiếT Đường Lối chúa Một trong những thách thức lớn nhất của đời sống người Cơ Đốc là hiểu được những điều có vẻ rất mâu thuẫn và những thất bại chúng ta phải đối diện. Sự bối rối phần lớn xảy đến do chúng ta chỉ thấy một phần nhỏ của một bức tranh rộng lớn, điều này khiến cho cái nhìn của chúng ta đôi khi bị méo mó. Hai người trên đường Em-ma-út minh họa sự hiểu biết không

ta giải quyết những nan đề trong cuộc sống. Thử xem cách Ngài làm trên đường Em-ma-út.“Cũng trong ngày ấy, có hai

môn đồ đi đến làng kia, gọi là Em-ma-út, cách thành Giê-ru-sa-lem sáu mươi ếch-ta-đơ; họ đàm luận về những sự đã xảy ra. Đang khi nói và cãi lẽ nhau, chính Đức Chúa Jêsus đến gần, cùng đi đường với họ. Nhưng mắt hai người ấy bị che khuất không nhìn biết Ngài được” (Lu-ca 24:13-16).

Chúng ta biết rất ít về hai người bước trên con đường mòn từ Giê-ru-sa-lem về làng Em-ma-út. Nhưng Kinh Thánh cho biết lòng họ đang nặng trĩu. Trong họ đang có một cuộc chiến nội tâm, tranh chiến đó đã xảy đến bởi sự nản lòng. Hai người bạn này đang nói với nhau về vấn đề đó. Theo bản tính tự nhiên, con người là người giải quyết nan đề, và thông thường thì họ không giải quyết một mình. Chính trong bối cảnh có

21© RBC Ministries - Viet Discovery Series

mồ, không thấy xác Ngài, thì về báo rằng có thiên sứ hiện đến, nói Ngài đương sống. Có mấy người trong vòng chúng tôi cũng đi thăm mồ, thấy mọi điều y như lời họ nói; còn Ngài thì không thấy” (Lu-ca 24:17:24).

Đáp ứng trước câu hỏi của Chúa Giê-xu, hai người nói rõ cho Ngài điều gì làm lòng họ nặng nề. Tóm lại họ nói rằng họ hy vọng Chúa Giê-xu Na-xa-rét là Đấng Cứu Thế sẽ giải cứu dân tộc Do Thái. Tuy nhiên, Ngài đã bị xử tội chết dưới hình thức tàn nhẫn nhất – bị đóng đinh. Họ càng bối rối hơn nữa khi có người nói về việc ngôi mộ không có xác Ngài và về sự xuất hiện của thiên sứ nơi mộ phần. Hai người bước đi bên cạnh Chúa với tâm trạng rối bời vì hy vọng tràn đầy của họ lại bị theo sau đó là những ước mơ tiêu tan. Kinh nghiệm đó giống những gì nhiều người trong chúng ta trải qua. Con người chỉ có thể nhìn những biến cố của đời sống qua một khe hở nhỏ. Mỗi chúng ta là

đầy đủ này và Chúa Giê-xu đã thay đổi cái nhìn của họ.“Ngài phán cùng họ rằng: Các ngươi đương đi đường, nói chuyện gì cùng nhau vậy? Họ dừng lại, buồn bực lắm. Một trong hai người tên là Cơ-lê-ô-ba, trả lời rằng: Có phải chỉ ngươi là khách lạ ở thành Giê-ru-sa-lem, không hay việc đã xảy đến tại đó cách mấy bữa rày sao? Ngài hỏi rằng: Việc gì vậy? Họ trả lời rằng: Ấy là việc đã xảy ra cho Jêsus Na-xa-rét, một đấng tiên tri, có quyền phép trong việc làm và trong lời nói, trước mặt Đức Chúa Trời và cả chúng dân; làm sao mà các thầy tế lễ cả cùng các quan đề hình ta đã nộp Ngài để xử tử, và đã đóng đinh trên cây thập tự. Chúng tôi trông mong Ngài sẽ cứu lấy dân Y-sơ-ra-ên; dầu thể ấy, việc xảy ra đã được ba ngày rồi. Thật có mấy người đàn bà trong vòng chúng tôi đã làm cho chúng tôi lấy làm lạ lắm: Khi mờ sáng, họ đến

22 © RBC Ministries - Viet Discovery Series

trong cuộc đời chúng ta. Mối quan hệ với Ngài cho phép chúng ta trò chuyện với Ngài về tất cả những trải nghiệm của đời sống chúng ta.

hãy Để chính chúa giê-Xu giải Thích Thật là điều khinh khủng khi những hy vọng và ước mơ của người theo Chúa bị nghiền nát ngay trước mắt họ. Nhưng khi họ để Đấng Christ soi sáng kinh nghiệm của họ qua sự hiểu biết Lời Ngài, họ sẽ bắt đầu có cái nhìn tươi mới về hoàn cảnh họ gặp phải.“Đức Chúa Jêsus bèn phán rằng: Hỡi những kẻ dại dột, có lòng chậm tin lời các đấng tiên tri nói! Há chẳng phải Đấng Christ chịu thương khó thể ấy, mới được vào sự vinh hiển mình sao? Đoạn, Ngài bắt đầu từ Môi-se rồi kế đến mọi đấng tiên tri mà cắt nghĩa cho hai người đó những lời chỉ về Ngài trong cả Kinh thánh” (Lu-ca 24:25-27).

con người hữu hạn và chúng ta chỉ có thể nắm được một phần rất nhỏ trong bức tranh sự kiện diễn ra.

Con người hữu hạn chỉ có thể

nhìn những biến cố của đời sống

qua một khe hở nhỏ.

Trong cái nhìn giới hạn của mình về một thảm kịch nào đó, những gì chúng ta tin Kinh Thánh dạy có vẻ không hợp lý. Dù đó là mong đợi cách Chúa nhậm lời cầu nguyện của chúng ta hay cách chúng ta nhìn thấy những bất hạnh của đời sống, sự hiểu biết của chúng ta đều giới hạn. Nhưng Chúa Giê-xu muốn chúng ta nói với Ngài về những điều chúng ta ưu tư. Ngài muốn nghe và Ngài quan tâm đến mọi chi tiết

23© RBC Ministries - Viet Discovery Series

chúng ta để khép lại nan đề của chúng ta. Trong một số trường hợp, chúng ta sẽ không có lời giải đáp cho đến khi gặp Chúa mặt đối mặt trong cõi đời đời. Nhưng vì cuộc sống trên đất chỉ là trại huấn luyện thuộc linh, chúng ta cần phải sẵn sàng để được vị Thầy này dạy dỗ và cần thường xuyên liên lạc với Ngài. Khi đó đức tin và sự hiểu biết của chúng ta sẽ ngày càng tăng.

học cách giữ cuộc Trò chuyện Luôn Được Liên Tục Mối quan hệ ý nghĩa với Đấng sống khiến chúng ta luôn muốn được tiếp tục ở trong sự hiện diện của Ngài. Khi hai người đến nơi họ cần đến, họ muốn tiếp tục gần gũi với Đấng Cứu Thế.“Khi hai người đi gần đến làng mình định đi, thì Đức Chúa Jêsus dường như muốn đi xa hơn nữa. Nhưng họ ép Ngài dừng lại, mà thưa rằng: Xin ở lại với chúng

Cách đáp ứng của Chúa có vẻ thô lỗ. Nhưng trên thực tế, đó là một tình huống cần học trong giáo dục. Hãy xem thử cách dùng từ. “Những kẻ dại dột” là một từ ghép, nghĩa đen là những người “không biết.” Các môn đồ trên đường Em-ma-út đã bị khuyết tật vì họ chỉ có một phần thông tin. “Có lòng chậm tin” là lời quở trách vì họ đã chậm tin cậy nơi những gì Chúa đã hứa. Rồi Chúa Giê-xu đưa ra cách duy nhất chữa trị cho sự thiếu hiểu biết thuộc linh

– thêm thông tin. Vị Thầy này tập trung sự chú ý của họ vào những phân đoạn quan trọng của Cựu Ước để giải thích rằng Đấng Cứu Thế phải bị đau đớn trước khi được vinh hiển. Bài học cho chúng ta ngày nay: nguyên nhân làm chúng ta thất vọng là vì chúng ta thường không có đủ thông tin để hiểu vấn đề vào lúc đó. Cuối cùng có thể Chúa đem người khác hoặc đem những thông tin cần thiết đến cho

24 © RBC Ministries - Viet Discovery Series

trưởng thành thuộc linh của mình. Cần nhạy bén nhận ra những thời điểm chúng ta bắt đầu mất “liên lạc” với Chúa. Lúc đó chúng ta cần tìm cách thích nghi với hoàn cảnh để chúng ta có thể tái thiết lập sự gần gũi với Ngài.

ĐáP ứng Trước Việc chúa LàM Người khách lạ cùng đi với hai người trên đường đã ở lại dùng bữa tối với họ. Vì vị khách ấy chính là Chúa, nên bữa ăn này cũng chứa đựng nhiều điều kỳ diệu và siêu nhiên. Dành thời gian cho Chúa trong thời khóa biểu mỗi ngày của chúng ta thường giúp chúng ta thấy công việc lạ lùng của Ngài.

“Đương khi Ngài ngồi ăn cùng hai người, thì lấy bánh, chúc tạ, đoạn, bẻ ra cho họ. Mắt họ bèn mở ra, mà nhìn biết Ngài; song Ngài thoạt biến đi không thấy. Hai người nói cùng nhau rằng: Khi nãy đi đường, Ngài nói cùng chúng ta và cắt nghĩa

tôi; vì trời đã xế chiều hầu tối. Vậy, Ngài vào ở lại cùng họ” (Lu-ca 24:28-29).

Dù các môn đồ đã nghe “người khách lạ huyền bí” này nói những gì Ngài cần nói suốt mấy dặm đường, nhưng họ vẫn muốn nghe nhiều hơn nữa. “Xin ở lại với chúng tôi” là đáp ứng của họ. Họ muốn bày tỏ sự hiếu khách với Đấng đã ban cho họ sự hiểu biết sâu sắc về các lời tiên tri về Đấng Cứu Thế.

Dành thời gian cho Chúa trong thời khóa biểu mỗi ngày của

chúng ta thường dẫn chúng ta đến việc nhìn

thấy Ngài đang hành động.

Chúng ta ai cũng trải qua những hoàn cảnh có thể nuôi dưỡng hoặc ngăn chặn bước

25© RBC Ministries - Viet Discovery Series

Hy-lạp từ dùng cho chữ mở mắt để họ để nhận ra Ngài cũng được dùng để giải thích cách Ngài “mở Kinh Thánh” cho họ (c.32). Ngài giải thích cho họ hiểu. Sự hiểu biết Chúa qua Kinh Thánh và qua những trải nghiệm của cuộc sống cần được diễn ra suốt một ngày hơn là chỉ giới hạn trong một sự kiện một-lần-trong-ngày. Vậy chúng ta học được những bài học nào qua sự kiện Chúa Phục sinh về việc mở rộng thì giờ tĩnh nguyện của chúng ta ra suốt một ngày?

Học cách vừa làm việc vừa • cầu nguyện.Hãy để Chúa tham dự vào • những hoạt động giải-quyết nan-đề hằng ngày của bạn.Nhìn nhận với người khác • về nhu cầu của bạn cần sự giúp của Chúa.Mong đợi Chúa hành động • vượt ra khỏi cái nhìn giới hạn của bạn.Tiếp tục suy gẫm về chủ đề • của phân đoạn Kinh Thánh trong suốt một ngày.Hãy nắm lấy sự khích lệ vì •

Kinh thánh, lòng chúng ta há chẳng nóng nảy sao?” (c. 30-32)

Tại bữa tối đó, sau khi Chúa Giê-xu bẻ bánh và chúc tạ, mắt hai môn đồ này được mở ra và họ nhận ra Ngài. Trước đó, mắt họ “bị che khuất không nhìn biết Ngài được” (câu 16). Nhưng giờ đây mắt họ đã được mở ra. Thật thú vị khi từ “mở ra” có cùng gốc với từ “dại dột và dốt nát.” Thêm vào đó gốc của từ “mở ra” trong câu 31 còn có nghĩa “nhìn thấu được ý nghĩ.” Khi tâm trí của họ biết được Chúa Giê-xu là ai, họ nhận ra Ngài là Đấng đã gặp gỡ và đi với họ trước đó. Lạ thay khi tác giả không ghi lại nhận xét nào của hai người về sự biến mất siêu nhiên của Chúa. Ngược lại, trên chặng đường đó họ suy gẫm lại cuộc trò chuyện với Chúa về Kinh Thánh. Lòng họ nóng cháy khi họ hiểu được lời tiên tri nhờ Chúa Giê xu cắt nghĩa Cựu Ước cho họ trên suốt đoạn đường. Tương tự, trong tiếng

26 © RBC Ministries - Viet Discovery Series

L

hát khen Đức Chúa Trời” (Cô-lô-se 3:16).

Khi chúng ta để Lời Chúa thành lời riêng cho mình và tiếp nhận lời đó, chúng ta đang tạo ra trong lòng mình là nơi mà chính Ngài cảm nhận sự gần gũi và thân thuộc. Khi sống trong mối quan hệ gần gũi này mỗi ngày, chúng ta sẽ được khích lệ để dạy dỗ, khiển trách hoặc học từ người khác sự diệu kỳ trong bản tính và công việc của Đức Chúa Trời. Điều này dẫn đến việc chúng ta có thể hướng dẫn, gây dựng và khích lệ người khác cùng ngợi ca Chúa với chúng ta. Thì giờ tĩnh nguyện chất lượng và ý nghĩa sẽ tràn tuôn và dẫn đến ba lời ngợi khen.

“Thi Thiên” là “những bài ca của Kinh Thánh” đã được lấy từ những trang Thánh Kinh và được đưa vào âm nhạc.

“Thánh ca” là những giai điệu và lời hát bày tỏ mối quan hệ cá nhân với Chúa. Và những bài “linh khúc” chỉ về những ca khúc và thể loại âm nhạc thờ phượng khác nhau. Cả

Chúa Giê-xu hứa ở với bạn trong mọi tình huống của đời sống bạn.

BậT Lên Lời ngợi Khen

Làm sao chúng ta biết được liệu thời gian riêng tư với Chúa của chúng

ta có tốt hơn hay không? Dấu hiệu chính là chúng ta có càng ngày càng quý trọng Chúa và bản tính của Ngài hay không. Giờ tĩnh nguyện cá nhân của chúng ta sẽ khiến chúng ta ngợi khen Ngài. Sứ đồ Phao-lô đã dạy và có được mối liên hệ sống động giữa Lời Chúa và một nếp sống luôn ngợi khen Chúa:“Nguyền xin lời của Đấng Christ ở đầy trong lòng anh em, và anh em dư dật mọi sự khôn ngoan. Hãy dùng những ca vịnh, thơ thánh, bài hát thiêng liêng mà dạy và khuyên nhau, vì được đầy ơn Ngài nên hãy hết lòng

27© RBC Ministries - Viet Discovery Series

ước được làm vui lòng người mình yêu. Thì giờ với Chúa mỗi ngày sẽ làm cho tình yêu của chúng ta với Ngài càng sâu đậm hơn và giúp chúng ta làm vui lòng Ngài trong tất cả những gì chúng ta làm.

Thì giờ với Chúa mỗi ngày

sẽ làm cho tình yêu của chúng ta với

Chúa càng sâu đậm hơn và

giúp chúng ta làm vui lòng

Ngài trong tất cả những gì chúng ta làm.

Khi Chúa dành thời gian riêng với A-đam là người mà Ngài vừa tạo dựng, Ngài cùng bước đi với ông ấy trong vườn địa đàng, quả thật đó là quãng thời gian tuyệt vời của tình yêu, niềm vui và sự bình

ba đều có một điểm chung là chứa đựng nội dung thuộc linh chân thật dựa trên sự vĩ đại của Đức Chúa Trời.

Giờ tĩnh nguyện cá nhân của chúng ta sẽ

khiến chúng ta ngợi khen Ngài.

Phần cuối của câu 16 nhấn mạnh một trong những điều đặc biệt chỉ có trong đời sống người theo Chúa – sự nhận biết ân sủng của Đức Chúa Trời. Thì giờ tĩnh nguyện của chúng ta cần luôn luôn liên hệ với lòng biết ơn Chúa về ân sủng của Ngài. Đó là sự nhận thức rằng Đức Chúa Trời đã cứu chuộc chúng ta khỏi án phạt của tội lỗi và ban cho chúng ta năng lực để sống thuận phục Ngài. Một đặc điểm hết sức kỳ diệu của việc sống trong mối quan hệ tình cảm là mong

28 © RBC Ministries - Viet Discovery Series

M

Nhưng những kinh nghiệm này không khiến một người trở thành con của Chúa. Cách đây nhiều thế kỷ, một nhà lãnh đạo tôn giáo tên là Ni-cô-đem đã đến với Chúa Giê-xu để tìm câu trả lời cho những thắc mắc về niềm tin của ông. Ni-cô-đem nói rằng:

“chúng tôi biết thầy là giáo sư từ Đức Chúa Trời đến; vì những phép lạ thầy đã làm đó, nếu Đức Chúa Trời chẳng ở cùng, thì không ai làm được” (Giăng 3:2). Câu trả lời của Chúa Giê-xu dường như chẳng liên quan gì đến lời nhận xét của Ni-cô-đem: “Đức Chúa Jêsus cất tiếng đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời” (c.3). Câu chuyện của Chúa và Ni-cô-đem nhấn mạnh sự đối lập giữa đời sống thể chất và tâm linh. Trong vườn Ê-đen, khi Chúa bắt đầu giao thông với A-đam vào buổi chiều, lúc đó A-đam chưa bất tuân mạng lệnh Chúa. Khi đó ông hoàn

yên. Ngày nay, chúng ta cũng có thể có thì giờ chuyện trò ngọt ngào với Chúa từng giây phút.

Bạn Đã BắT Đầu hành Trình Với ĐẤng chriST chưa?

Mục đích của chúng tôi qua những trang sách nhỏ này là

khuyến khích để bạn có được một mối quan hệ sâu đậm, yêu thương và hằng này với Chúa. Chúng tôi chủ yếu viết cho người đã tin Chúa nhưng muốn biết nhiều hơn về Ngài. Nhưng có lẽ một số bạn đọc vẫn chưa biết Chúa cách cá nhân qua Con Ngài. Có thể bạn nghĩ chắc mình tin Chúa rồi vì bạn đã được cha mẹ dẫn đi nhà thờ từ khi còn bé. Hoặc bạn an ủi chính mình rằng bạn đã báp-tem rồi. Nền tảng gia đình và Hội thánh là một phần rất quan trọng trong đời sống tâm linh.

29© RBC Ministries - Viet Discovery Series

ngày định mệnh đó. Tất cả chúng ta đều được tạo dựng để giao thông với Đấng Tạo Hóa, nhưng chúng ta đã chọn theo đường riêng của mình. Kinh Thánh nói rằng: “Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy” (Ês.53:6). Hậu quả bi thảm của sự phản loạn chống lại Chúa là sự chết thuộc linh. Chúa đã cảnh báo A-đam rằng ngày mà ông ăn trái cây biết điều thiện và điều ác, ông chắc chắn sẽ chết (Sáng 2:16-17). A-đam ăn trái cấm và giây phút đó ông bị chết tâm linh. Mặc dù về thể chất ông vẫn sống nhiều năm sau đó, nhưng khả năng giao thông với Chúa đã bị phá hủy bởi hậu quả của tội lỗi. Đó là lý do tại sao những lời Chúa Giê-xu nói với Ni-cô-đem quả là một tin mừng. Chúa Giê-xu nói với ông rằng con người bên trong của chúng ta có thể được làm cho sống lại. Thánh Linh của Đức Chúa Trời có thể đến bên trong chúng ta và phục

toàn không có tội lỗi. Nhưng khi A-đam không vâng lời Chúa - ăn trái cấm, một sự thay đổi lớn đã diễn ra. Một hàng rào lớn đã phân cách mối giao thông giữa Chúa và con người. Khi Chúa đến thông công với A-đam như Ngài vẫn từng làm, A-đam thể hiện sự nhận biết mình đã không vâng lời Chúa bằng cách trốn khỏi mặt Chúa (Sáng 3:8-10).

Có thể bạn nghĩ chắc mình

tin Chúa rồi vì bạn đã

được cha mẹ dẫn đi nhà thờ từ khi

còn bé.

Tội lỗi đã tạo nên một vực sâu không thể nào hàn gắn được ở chỗ mà trước đây đã có một sự giao thông thân mật giữa Chúa và con người. Sự xa cách đó vẫn tiếp diễn kể từ

30 © RBC Ministries - Viet Discovery Series

không ai có thể làm đẹp lòng Ngài. Kinh Thánh dạy rằng

“mọi việc công bình của chúng tôi như áo nhớp” (Ês. 64:6). “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta” (Rô-ma 6:23).

“Vì tiền công của tội lỗi là sự chết;

nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời

đời trong Đức Chúa Jêsus Christ,

Chúa chúng ta.. Rô-ma 6:23

Tin mừng là Đấng Christ đã chịu lấy đau đớn vì hậu quả của tội chúng ta, để chúng ta có thể có một mối giao thông với Ngài đời đời. Sứ

hồi mối giao thông của chúng ta với Đức Chúa Trời. Nhưng làm sao điều này có thể diễn ra được? Nhà toán học vĩ đại Pascal đã nói rằng sâu thẳm bên trong chúng ta là một khoảng trống mà chỉ có Chúa Giê-xu Christ mới có thể lấp đầy. Chúa rất sẵn lòng tha thứ tội lỗi, phục hồi mối quan hệ giữa chúng ta với Ngài, và ban cho chúng ta món quà sự sống đời đời. Nhưng Kinh Thánh cho biết có một số yêu cầu như sau: Đầu tiên, chúng ta phải chấp nhận rằng mình là người có tội và không thể tự cứu mình. Kinh Thánh nói rằng:

“vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Rô. 3:23). Thứ hai, chúng ta cần nhận biết mức độ nghiêm trọng của tội lỗi chúng ta. Con người có khuynh hướng lý giải và đánh giá một điều bằng cách so sánh mình với người khác. Nhưng Chúa đã lập ra tiêu chuẩn trọn vẹn mà nếu dựa trên nỗ lực của bản thân thì

31© RBC Ministries - Viet Discovery Series

Thứ ba, nếu chỉ biết rằng Chúa Giê-xu chết thay cho chúng ta thôi thì không đủ. Chúng ta cần hành động bằng cách tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa và Chủ của đời sống mình. Kinh Thánh nói rằng:

“Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài” (Giăng 1:12). Bạn đã sẵn sàng cho quyết định đó chưa? Nếu sẵn sàng, bạn có thể đến với Chúa Giê-xu qua lời cầu nguyện và nói với Ngài về mong ước được nhận sự tha tội và được bắt đầu một mối quan hệ đời đời với Ngài. Lạy Chúa Giê-xu, con xưng nhận rằng con là tội nhân. Cảm ơn Ngài vì Ngài đã chết trên thập trự giá để trả hình phạt cho tội lỗi của con. Giờ đây con tiếp nhận ngài làm Cứu Chúa và Chủ đời sống con. Xin Ngài điều khiển cuộc đời con và khiến con nên người Ngài muốn. Amen. Bạn đã cầu nguyện như

đồ Phao-lô viết “Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết” (Rô-ma 5:8). Điều này có nghĩa là Chúa Giê-xu, Đấng không làm một điều gì sai trái, đã phó mạng sống Ngài trên thập tự giá để trả xong án phạt tội lỗi và vì thế sự công chính của Ngài được chuyển sang cho chúng ta (II Côr. 5:21).

“Đức Chúa Trời đã làm cho

Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội

lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng

ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự

công bình của Đức Chúa Trời.”

II Côr. 5:21

32 © RBC Ministries - Viet Discovery Series

Lời SỐnG HẰnG nGÀYOUR DAILY BREAD

KHÁM PHÁ CÁC CHỦ ĐỀDISCOVERY SERIES

NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁONhà số 53- Tràng Thi Hoàn Kiếm - Hà Nội

Chịu trách nhiệm xuất bản:nguyễn Công Oánh

Biên tập:nguyễn Thị Hà

Trình bày - Sửa bản inTrần Thị Xuân Thủy

Đối tác liên kết: Mục sư nguyễn ngọc Thuận

Ủy ban Cơ đốc Giáo dụcHội Thánh Tin Lành Việt nam

(Miền nam)

In 3.000 bản, khổ 10x15 (cm).Tại Cty TNHH DV-TM-SX-In

Thiên NgônSXB: 259-2011/cxb/58-36/tg

In xong và nộp lưu chiểu quý II/2011

vậy chưa? Nếu rồi, bạn được đảm bảo rằng Đấng Cứu Thế ở trong đời sống bạn. Sứ đồ Giăng viết: “Ta đã viết những điều này cho các con, hầu cho các con biết mình có sự sống đời đời, là kẻ nào tin đến danh Con Đức Chúa Trời” (I Giăng 5:13). Thì giờ tĩnh nguyện mà cuốn sách nhỏ này nói đến giờ đây sẽ mang một ý nghĩa mới mẻ đối với bạn. Chúa Giê-xu Christ mong đợi được dành thời gian với bạn, và bạn cũng sẽ muốn dành thời gian với Ngài.

Tổng Biên Tập: David SperẢnh bìa: Terry BidgoodKinh thánh được trích từ bản truyền thống 1926RBC Ministries giữ bản quyềnIn tại Việt Nam