163
TRưỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THưƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI -------***------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ TẠI THÁI LAN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

TRưỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THưƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI-------***-------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài: PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ TẠI THÁI LAN VÀ BÀI

HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Thúy Mai

Lớp : Anh 4

Khoá : 42A – KT&KDQT

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hải Yến

Hà Nội – Tháng 11/2007

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 2: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 3: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Kí hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt

IUOTO International Union of Offical

Travel Organization

Liên hiệp Quốc tế các tổ chức

chính thức về du lịch.

OECD Organization for Economic

Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển

kinh tế

PATA Pacific Asian Travel

Assocition

Hiệp hội lữ hành các nước Châu

á - Thái Bình Dương

TAT Thailand Authority of Tourism Tổng cục du lịch Thái Lan

UNESCO United Nation Educational,

Scientific and Cultural

Organization

Tổ chức giáo dục, khoa học và

văn hóa của Liên hiệp quốc

UNICEF United Nations

Children‟s Fund

Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc

UNWTO United Nation World Travel

Organization

Tổ chức du lịch quốc tế

WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới

WTTC World Travel and Tourism

Council

Hội đồng lữ hành quốc tế

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 4: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ

Số hiệu Tên Trang

Bảng 1.1Đóng góp của ngành du lịch vào kinh tế thế giới

năm 201017

Bảng 2.1Lượng du khách đến Thái Lan và Việt Nam từ 1997

đến 200639

Bảng 2.2Doanh thu từ du lịch quốc tế của Thái Lan và Việt

Nam từ 1998 đến 200642

Bảng 2.3Chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch của Thái Lan và

Việt Nam46

Biểu đồ 2.1 Lượng khách đến Thái Lan và Việt Nam 40

Biểu đồ 2.2Doanh thu từ du lịch quốc tế của Thái Lan và Việt

Nam từ 1998 đến 200643

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 5: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, du lịch đã trở thành hoạt động phổ biến ở khắp nơi trên thế

giới. Theo đánh giá của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), hoạt động du

lịch ngày càng có tác động quan trọng đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi

trường trên phạm vi toàn cầu. Du lịch được khẳng định là một trong những

ngành kinh tế – xã hội quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các

ngành liên quan, đóng góp cho hòa bình thế giới, thúc đẩy giao lưu, tăng

cường hiểu biết giữa các quốc gia, giữa các dân tộc vì mục tiêu hòa bình, hợp

tác cùng phát triển. Du lịch cũng là ngành kinh tế tăng trưởng nhanh trong

thời gian vừa qua và đem đến cho nhiều quốc gia nguồn lợi nhuận khổng lồ.

Thái Lan hiện là một trong những nước trong khu vực và trên thế giới

đang phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những thành tựu về phát triển công

nghiệp, thu hút vốn đầu tư thì ngành du lịch của đất nước này cũng đang được

đánh giá cao và thu hút rất nhiều du khách cũng như sự đầu tư của các nước

khác trên thế giới. Với tài nguyên sẵn có cùng những biện pháp hợp lý trong

việc phát triển du lịch, Thái Lan thật sự đã thành công và là một tấm gương

sáng cho các nước trên thế giới phải ngưỡng mộ và học tập.

Với tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa cũng như bản sắc dân

tộc, Việt Nam cũng đã bắt tay vào việc xây dựng và phát triển ngành du lịch.

Nhưng cho đến nay, những gì Việt Nam đạt được vẫn chưa tương xứng với

tiềm năng của mình. Vậy trong thời gian tới, Việt Nam phải làm gì để đưa

ngành du lịch của mình sánh ngang với các quốc gia trong khu vực và thế

giới? Biện pháp hiệu quả nhất luôn là phát huy nội lực và tìm một lối đi cho

riêng mình. Đồng thời cũng nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của những

quốc gia có hoạt động du lịch phát triển như Thái Lan - đất nước có nhiều

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 6: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

điểm tương đồng với Việt Nam. Do vây, em lựa chọn đề tài “Phát triển du

lịch quốc tế tại Thái Lan và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” làm

khoá luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế tại Thái Lan.

Đánh giá những đường lối và biện pháp mà Thái Lan đã áp dụng để

phát triển du lịch quốc tế.

Rút ra những bài học từ thực trạng phát triển du lịch quốc tế của Thái

Lan

Đề xuất những phương hướng để phát triển du lịch quốc tế tại Việt

Nam trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khoá luận: thực trạng du lịch và những biện

pháp mà Thái Lan đã áp dụng để thúc đẩy phát triển hoạt động du lịch quốc

tế, đồng thời đưa ra định hướng cho thị trường du lịch Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu của khoá luận: tìm hiểu thị trường du lịch của Thái

Lan và Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài, người viết đã sử dụng một số phương

pháp chính bao gồm phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, phương pháp

thống kê, phương pháp phân tích và dự báo, phương pháp so sánh và đối

chiếu.

5. Bố cục của khoá luận

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 7: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận

gồm 3 phần chính:

Chương I: Khái quát về du lịch và định hướng phát triển của du lịch trên thế

giới

ư II: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch quốc tế tại Thái Lan và Việt NamChương III: Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan và giải pháp đối với Việt Nam

Để hoàn thành được khóa luận này em xin chân thành cảm ơn sự hướng

dẫn và chỉ bảo tận tình của cô giáo thạc sỹ Nguyễn Thị Hải Yến cùng các thầy

cô giáo trong Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế.

Mặc dù bản thân em cũng đã có nhiều cố gắng nhưng do hiểu biết còn

hạn chế và chưa có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu khoa học nên chắc

chắn khóa luận của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong sự chỉ bảo cũng như

góp ý của thầy cô và bạn bè để luận văn của em được hoàn thiện hơn.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 8: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

ư I: KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH VÀ XU HƯỚNG PHÁT

TRIỂN CỦA DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI

I. Khái quát về du lịch

1. Một số khái niệm

1.1. Du lịchNgày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế – xã hội phổ biến

không chỉ ở các nước phát triển mà ở cả những nước đang phát triển. Du lịch

đã trở thành ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của mỗi nước nói

riêng, của toàn cầu nói chung. Mặc dù hoạt động du lịch đã có nguồn gốc

hình thành từ rất lâu và phát triển nhanh như vậy nhưng cho đến nay khái

niệm “du lịch” vẫn được hiểu rất khác nhau tại nhiều quốc gia khác nhau và

dưới nhiều góc độ khác nhau.

Tuy chưa có một nhận thức thống nhất về khái niệm “du lịch” trên thế

giới cũng như ở Việt Nam, song trước thực tế phát triển của ngành du lịch về

mặt kinh tế - xã hội cũng như trong lĩnh vực đào tạo, việc nghiên cứu, thảo

luận để đi đến thống nhất khái niệm “du lịch” cũng như một số khái niệm cơ

bản khác về du lịch là một đòi hỏi khách quan.

Khái niệm “du lịch” có nghĩa đầu tiên là sự khởi hành và lưu trú tạm

thời của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Nhưng du lịch là

một hiện tượng kinh tế – xã hội phức tạp và trong quá trình phát triển, nội

dung của nó không ngừng mở rộng và ngày càng phong phú. Việc đưa ra một

định nghĩa của hiện tượng vừa mang tính chất bao quát, vừa mang tính chất lý

luận và thực tiễn là điều khó khăn.

Thuật ngữ du lịch bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “đi một vòng”.

Thuật ngữ này được Latinh hoá thành “tourisme” trong tiếng Pháp và tourism

trong tiếng Anh. Trong tiếng Việt, thuật ngữ “tourism” được hiểu thông qua

tiếng Hán, “du” có nghĩa là chơi, “lịch” có nghĩa là từng trải, tuy nhiên người

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 9: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

Trung Quốc gọi tourism là “du lãm” với nghĩa là để đi chơi nhằm nâng cao

nhận thức1.

Trên những góc độ tiếp cận khác nhau người ta đưa ra những định

nghĩa khác nhau về du lịch. Đối với du lịch có bao nhiêu học giả nghiên cứu

thì có bấy nhiêu định nghĩa về du lịch. Dưới đây là một số định nghĩa tiêu

biểu về du lịch:

Giáo sư tiến sỹ Hunziker và giáo sư tiến sỹ Krapf – hai người được coi

là những người đặt nền móng cho lý thuyết về du lịch đưa ra định nghĩa: “Du

lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc

hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó

không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”.

Định nghĩa này đã thành công trong việc trong việc mở rộng và bao quát đầy

đủ hiện tượng du lịch và ngày nay vẫn được nhiều nhà kinh tế sử dụng để giải

thích từng mặt và cả hiện tượng. Tuy nhiên, định nghĩa này vẫn chưa giới hạn

được đầy đủ đặc trưng về lĩnh vực của các hiện tượng và của mối quan hệ du

lịch (các mối quan hệ và hiện tượng nào thuộc loại kinh tế, chính trị, văn hoá

v.v…). Ngoài ra, định nghĩa này bỏ sót hoạt động của các công ty giữ nhiệm

vụ trung gian; nhiệm vụ tổ chức du lịch và nhiệm vụ sản xuất hàng hoá và

dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Hai ông có phân biệt rõ sự khác

nhau giữa du lịch thụ động và du lịch chủ động nhưng khi định nghĩa du lịch

là hiện tượng kinh tế, các ông đã bỏ sót khía cạnh quan trọng về các tổ chức

du lịch.

Từ điển bách khoa quốc tế về du lịch – Le Dictionnaire international du

tourisme do Viện hàn lâm khoa học quốc tế về du lịch xuất bản: “Du lịch là

tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành

trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thoả mãn các nhu cầu của họ”. Định

1 Từ điển Anh – Việt, Việt – Hoa

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 10: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

nghĩa này chỉ xem xét chung hiện tượng du lịch mà ít phân tích nó như một

hiện tượng kinh tế.

Michael Coltman người Mỹ đã đưa ra định nghĩa ngắn gọn như sau:

“Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục

vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ, cư dân sở tại và chính

quyền nơi đón khách du lịch”.

Có thể hiểu mối quan hệ đó bằng sơ đồ:

Du khách

Dân cư sở tạiChính quyền địa phương nơi đón khách du lịch

Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch tổ chức tại Otawa, Canada vào

tháng 6/1991 với 250 đại biểu đến từ 90 quốc gia đã thống nhất định nghĩa về

du lịch như sau : “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài

môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một khoảng

thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước,

mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền

trong phạm vi vùng tới thăm”.

Trong định nghĩa này đã quy định rõ mấy điểm:

Ngoài “môi trường thường xuyên”, có nghĩa là loại trừ các chuyến đi

trong phạm vi nơi ở thường xuyên các chuyến đi có tổ chức thường xuyên

hàng ngày, các chuyến đi thường xuyên định kỳ có tổ chức phường hội giữa

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Nhà cung ứng dịch vụ du lịch

Page 11: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

nơi ở và nơi làm việc, và các chuyến đi phường hội khác có tổ chức thường

xuyên hàng ngày.

“Khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch

quy định trước” – sự quy định này nhằm loại trừ di cư trong một thời gian dài.

“Không phải là tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng

tới thăm” – có nghĩa là loại trừ việc hành nghề lâu dài hoặc tạm thời.

Điều 10 Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam: “Du lịch là hoạt động của

con người ngoài nơi lưu trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu

tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Tuy nhiên, khái niệm du lịch ngày càng phát triển và mang những hình

thái mới và có những loại hình du lịch mới ra đời như du lịch công vụ, du lịch

hội nghị, du lịch khám chữa bệnh…Có những quan điểm xem xét du lịch trên

góc độ xã hội, một số khác nhìn nhận trên góc độ kinh tế cho nên du lịch

không chỉ còn là một hiện tượng kinh tế xã hội đơn thuần mà nó luôn gắn chặt

với các hoạt động kinh tế và ngày càng chứng tỏ được vai trò của mình trong

nền kinh tế quốc dân của hầu hết các nước trên thế giới.

Trên cơ sở những quan điểm riêng về du lịch, Tổ chức du lịch thế giới

(UNWTO) đã đưa ra một khái niệm thống nhất về du lịch. Trên phương diện

xem xét du lịch là một ngành công nghiệp hàng đầu của nhiều quốc gia trên

thế giới, UNWTO cho rằng: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện

tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú

của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài

nước họ với mục đích hoà bình và hợp tác. Nơi họ đến lưu trú không phải là

nơi làm việc của họ”.

Khái niệm này đã bao hàm được những khía cạnh về xã hội cũng như

kinh tế của hoạt động du lịch.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 12: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

1.2. Du lịch quốc tếCó cái nhìn khái quát về du lịch, chúng ta sẽ dễ dàng hiểu được thế nào

là du lịch quốc tế. Yếu tố quốc tế của bất kỳ lĩnh vực nào cũng được hiểu là

có sự vượt qua ngoài biên giới lãnh thổ, có sự trao đổi ngoại tệ và trao đổi yếu

tố văn hoá, lịch sử. “Du lịch quốc tế là việc những du khách đi từ quốc gia

này đến quốc gia khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị

tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với nơi mình đang sinh sống”.

Còn theo Luật du lịch Việt Nam thì du lịch quốc tế được định nghĩa

đơn giản là hoạt động du lịch liên quan đến người nước ngoài đi du lịch đến

quốc gia nhận khách. Trong đó, du lịch nước ngoài là hoạt động du lịch liên

quan đến người thường trú ở quốc gia gửi khách đi du lịch đến quốc gia khác.

Du lịch quốc tế đồng thời cũng mở rộng phạm vi của định nghĩa du lịch

bởi loại hình du lịch khác với du lịch quốc tế là du lịch nội địa. Du lịch nội

địa là việc du khách chuyển từ vùng này sang vùng khác của một quốc gia,

không mang lại những giá trị trao đổi những yếu tố văn hoá lịch sử các

vùng miền trên thế giới, trao đổi ngoại tệ cũng như làm phát sinh nhiều loại

hình. Còn du lịch quốc tế là hình thức du lịch chỉ dành riêng cho du khách

nước ngoài.

Nói như vậy để thấy rằng, du lịch hiện nay được coi là một ngành kinh

doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt. Nó góp phần nâng cao hiểu biết

về thiên nhiên, đất nước, về truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, thắt chặt

hơn sự gắn bó, hữu nghị giữa các quốc gia, là lĩnh vực kinh doanh đem lại

hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ,

đem lại nguồn thu ngoại tệ đang kể cho nền kinh tế quốc dân.

1.3. Khách du lịch

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 13: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

Định nghĩa về khách du lịch xuất hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ thú

XVIII tại Pháp. Thời ấy, khách du lịch được hiểu là những người thực hiện

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 14: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

cuộc hành trình lớn (cuộc hành trình lớn là cuộc hành trình theo bờ Địa Trung

Hải, xuống phía Tây Nam nước Pháp và vùng Bourone).

Năm 1800 tại Vương Quốc Anh, khách du lịch cũng được định nghĩa là

người thực hiện cuộc hành trình lớn trên đất liền xuyên nước Anh.

Vào đầu thế kỷ XX, nhà kinh tế học người Áo, Iozef Stander định

nghĩa: “khách du lịch là hành khách xa hoa ở lại theo ý thích, ngoài nơi cư

trú thường xuyên để thỏa mãn những nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không

theo đuổi các mục đích kinh tế”.

Một người Anh, ông Morval cho rằng, khách du lịch là những người

đến đất nước khác theo nhiều nguyên nhân khác nhau, những nguyên nhân đó

khác biệt với những nguyên nhân phát sinh để cư trú thường xuyên và để làm

thương nghiệp, và ở đó họ phải tiêu tiền đã kiếm ra ở nơi khác.

Nhìn chung, các định nghĩa nêu trên đều mang tính chất phiến diện,

chưa đầy đủ, chủ yếu mang tính chất phản ánh sự phát triển của du lịch đương

thời và xem xét không đầy đủ, hạn chế nội dung thực của khái niệm “khách

du lịch”.

Năm 1937, Liên hiệp các quốc gia (League of Nations) đưa ra định

nghĩa về khách du lịch nước ngoài (foreign tourists): “Bất cứ ai đến thăm một

đất nước khác nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít

nhất là 24h”.

Theo định nghĩa này, tất cả những người được coi là khách du lịch là:

những người khởi hành để giải trí, vì những nguyên nhân gia đình, sức

khỏe…; những người khởi hành để gặp gỡ, trao đổi các mối quan hệ về khoa

học, ngoại giao, tôn giáo, thể thao, công vụ…; những người khởi hành vì mục

đích kinh doanh (business reason); những người cập bến từ các chuyến hành

trình du ngoại trên biển, thậm chí cả khi họ dừng lại trong khoảng thời gian ít

hơn 24h.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 15: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

Những người không được coi là khách du lịch là: những người đến lao

động, kinh doanh có hoặc không có hợp đồng lao động; những người đến với

mục đích định cư; sinh viên hay những người đến học ở các trường; những

người ở biên giới sang làm việc; những người đi qua một nước mà không

dừng lại mặc dù cuộc hành trình đi qua nước đó có thể kéo dài 24h.

Theo định nghĩa của Luật du lịch Việt Nam: “Khách du lịch là những

người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc

hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. Khách du lịch lại bao gồm khách du

lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.

“Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư

trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”.

“Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở

nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư

trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”.

1.4. Sản phẩm du lịch và đặc điểm của sản phẩm du lịch

1.4.1. Định nghĩa sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch quốc tế là các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho du

khách quốc tế, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự

nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao

động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó[3].

1.4.2. Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch:

Qua khái niệm trên ta có thể thấy sản phẩm du lịch bao gồm cả yếu tố

vô hình và hữu hình. Yếu tố hữu hình là hàng hóa, yếu tố vô hình là dịch vụ.

Xét theo quá trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến hành trình

du lịch thì ta có thể tổng hợp các thành phần của sản phẩm du lịch theo những

nhóm cơ bản sau:

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 16: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

Dịch vụ vận chuyển

Dịch vụ lưu trú, ăn uống

Dịch vụ tham quan, giải trí

Hàng hoá tiêu dùng và hàng lưu niệm

Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch

1.4.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch

Từ định nghĩa và phân loại các sản phẩm du lịch, ta rút ra các đặc điểm

sau đây của sản phẩm du lịch:

Tính phi vật thể

Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạng

vật thể. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thường chiếm

khoảng 80% - 90% về mặt giá trị), hàng hoá chiếm tỷ trọng nhỏ [3].

Cũng chính vì đặc điểm này mà việc đánh giá chất lượng sản phẩm du

lịch rất khó khăn, vì thường mang tính chủ quan và phần lớn không phụ thuộc

vào người kinh doanh mà phụ thuộc vào người sử dụng những sản phẩm này

– khách du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch được xác định dựa vào sự chênh

lệch mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lượng của khách du lịch.

Như vậy, trong lĩnh vực du lịch, thuật ngữ, sản phẩm du lịch ‟để chỉ kết

quả của quá trình lao động du lịch và kết quả này được đánh giá bởi những

người sử dụng những sản phẩm này.

Gắn liền với yếu tố tài nguyên

Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên du

lịch. Do vậy, sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển được. Trên thực tế

không thể đưa sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt buộc khách

du lịch phải đến nơi có sản phẩm du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình thông

qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch. Đặc điểm này của sản phẩm du lịch là

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 17: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho các nhà kinh doanh du lịch

trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính mùa vụ

Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng các sản phẩm du lịch trùng nhau

về thời gian và không gian. Chúng không thể cất đi, để tồn kho như các hàng

hoá thông thường khác.

Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra không đều đặn mà chỉ có thể

tập trung vào những thời gian nhất định trong ngày (đối với sản phẩm ở bộ

phận nhà hàng), trong tuần (đối với sản phẩm của thể loại du lịch cuối tuần),

trong năm (đối với sản phẩm một số loại hình du lịch như du lịch biển, du lịch

nghỉ núi…).

Vì vậy, hoạt động kinh doanh du lịch mang tính chất mùa vụ. Sự dao

động (về thời gian) trong tiêu dùng du lịch gây khó khăn cho việc tổ chức

hoạt động kinh doanh và từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các nhà

kinh doanh du lịch. Khắc phục tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch luôn là

vấn đề bức xúc cả về mặt thực tiễn, cũng như về mặt lý luận trong lĩnh vực du

lịch.

2. Các lĩnh vực kinh doanh trong hoạt động du lịch quốc tế

Để tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau

của khách du lịch quốc tế, đòi hỏi cần phải có các loại hình kinh doanh du

lịch quốc tế tương ứng. Cho đến nay, về phương diện lý thuyết cũng như thực

tế được chấp nhận ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam có 4 loại hình du

lịch tiêu biểu sau đây:

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 18: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

2.1. Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business)

Về mặt lý thuyết, khi nói đến hoạt động kinh doanh lữ hành nói chung

là đề cập đến hoạt động chính như: làm nhiệm vụ giao dịch, ký kết với các tổ

chức kinh doanh du lịch trong nước và ngoài nước để xây dựng và thực hiện

các ư trình du lịch đã bán cho khách du lịch.

Tuy nhiên, trên thực tế, khi nói đến hoạt động kinh doanh lữ hành

chúng ta thường thấy song song tồn tại hai hoạt động phổ biến sau:

Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business): Là việc thực hiện các

hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói

hay từng phần; quảng cáo và bán các chương trình trực tiếp hay gián tiếp qua

các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và

hướng dẫn du lịch.

Kinh doanh đại lý lữ hành (Travel Sub-Agency Business): Là việc thực

hiện các dịch vụ đưa đón, đăng ký nơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn, tham

quan, bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp

thông tin du lịch và tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng.

Cách phân định như trên chỉ mang tính chất tương đối. Không có nghĩa

là chỉ tồn tại các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành với các hoạt động kể trên

và chỉ tồn tại các doanh nghiệp kinh doanh đại lý lữ hành với các hoạt động

kể trên.

2.2. Kinh doanh khách sạn (Hostibility Business)

Ở Việt Nam trước đây thường tồn tại một số tranh cãi xung quanh vấn

đề thuật ngữ “kinh doanh khách sạn” và thuật ngữ “kinh doanh lưu trú”. Một

số chuyên gia về du lịch cho rằng, nếu chấp nhận thuật ngữ “kinh doanh

khách sạn” sẽ dẫn đến bó hẹp phạm vi của lĩnh vực hoạt động kinh doanh

muốn đề cập và khái niệm “khách sạn” được hiểu từ nghĩa tiếng Anh là

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 19: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

“hotel”, và như vậy chỉ đề cập được một loại hình kinh doanh lưu trú. Còn

một số chuyên gia khác lại cho rằng, nếu chấp nhận thuật ngữ “kinh doanh

lưu trú” sẽ bó hẹp phạm vi của lĩnh vực hoạt động kinh doanh muốn đề cập.

Vì ngoài hoạt động kinh doanh lưu trú (accommodation) ra, trong lĩnh vực

hoạt động kinh doanh này còn có cả các hoạt động kinh doanh khác như ăn

uống, vui chơi giải trí, bán hàng dành cho khách du lịch,v.v…

Theo nguyên bản tiếng Anh “hospitality industry” có thể được hiểu là

“ngành khách sạn”. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn là hiểu đúng nội dung

của lĩnh vực hoạt động kinh doanh mà chúng ta muốn đề cập.

Theo quy chế quản lý lữ hành của Tổng cục du lịch ban hành ngày

29/04/1995, thuật ngữ “kinh doanh khách sạn” được hiểu là việc tổ chức đón

tiếp, phục vụ việc lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, bán hàng cho khách du

lịch.

Theo Luật Du lịch Việt Nam ban hành tháng 6 năm 2005, tại chương

VI mục 4 điều 61, lĩnh vực kinh doanh này được quy định là “kinh doanh cơ

sở lưu trú du lịch”. Trên thực tế chúng ta có thể bắt gặp các khái niệm “kinh

doanh khách sạn, nhà hàng” hoặc “kinh doanh khách sạn”, “kinh doanh nhà

hàng”…

Nói tóm lại, nói đến hoạt động “kinh doanh khách sạn” là nói đến các

hoạt động kinh doanh lưu trú cho khách du lịch, kinh doanh các dịch vụ ăn

uống và bán hàng lưu niệm cho các du khách.

2.3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch (Transportation)

Đặc trưng nổi bật của hoạt động du lịch là sự di chuyển của con người

từ nơi này đến nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Do vậy, khi đề

cập đến hoạt động du lịch nói chung, đến hoạt động kinh doanh du lịch nói

riêng không thể không nói đến hoạt động kinh doanh vận chuyển.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 20: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

Kinh doanh vận chuyển là hoạt động kinh doanh, nhằm giúp cho du

khách dịch chuyển được từ nơi cư trú của mình đến điểm du lịch cũng như di

chuyển tại điểm du lịch.

Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh này có nhiều phương tiện vận

chuyển khác nhau như ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay. Thực tế, rất ít doanh

nghiệp du lịch có thể đảm nhiệm toàn bộ việc vận chuyển khách du lịch từ nơi

cư trú của họ đến điểm du lịch và tại điểm du lịch. Do đó, khách du lịch sử

dụng kết hợp dịch vụ vận chuyển của các phương tiện giao thông đại chúng

và của các công ty chuyên kinh doanh dịch vụ vận chuyển.

2.4. Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác (Other Tourism Business)

Ngoài các hoạt động kinh doanh lữ hành như đã nêu trên, trong lĩnh

vực kinh doanh du lịch còn có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ, như kinh

doanh các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí; tuyên truyền, quảng cáo du lịch;

tư vấn đầu tư du lịch, v.v…

Cùng với xu hướng phát triển ngày càng đa dạng những nhu cầu của

khách du lịch, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự gia tăng mạnh của các

doanh nghiệp du lịch, dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường thì

các hoạt động kinh doanh bổ trợ này ngày càng có xu hướng phát triển mạnh.

3. Các tác động về kinh tế và xã hội của du lịch quốc tế

Để hiểu rõ về những tác động kinh tế xã hội của hoạt động du lịch

chúng ta cần thấy rõ những nét đặc trưng của hoạt động du lịch. Đó là:

Nhu cầu trong tiêu dùng du lịch là những nhu cầu đặc biệt. Nhu cầu đó

là hiểu biết kho tàng văn hoá, lịch sử, nhu cầu vãn cảnh thiên nhiên, bơi và

tắm biển, hồ sông của con người. Tiêu dùng du lịch thoả mãn các nhu cầu về

hàng hoá (thức ăn, hàng hoá mua sắm, hàng lưu niệm v.v…) và đặc biệt là các

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 21: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

nhu cầu về dịch vụ (lưu trú, vận chuyển hành khách, dịch vụ y tế, thông tin

v.v…).

Việc tiêu dùng du lịch thoả mãn những nhu cầu thứ yếu, những nhu cầu

không thiết yếu đối với con người (với ngoại lệ ở thể loại du lịch chữa bệnh,

khi đó du lịch có ý nghĩa sống còn đối với người bệnh). Tuy nhiên thức ăn,

chỗ ngủ, quần áo v.v…cũng là những nhu cầu thiết yếu đối với du khách.

Song, chúng không đóng vai trò quyết định cho một chuyến đi du lịch.

Việc tiêu dùng các dịch vụ du lịch và hàng hoá (chủ yếu là thức ăn) xảy

ra trong cùng một thời gian và tại cùng một địa điểm sản xuất ra chúng.

Trong kinh doanh du lịch, nhà kinh doanh không phải vận chuyển dịch vụ

và hàng hoá đến cho khách hàng mà ngược lại, tự khách du lịch phải đến nơi

có hàng hoá. Tiêu dùng du lịch xảy ra thông thường theo thời vụ.

Với những đặc điểm trên, các mối quan hệ trong tiêu dùng du lịch được

chia làm hai loại:

Các mối quan hệ vật chất nảy sinh khi khách đến nơi du lịch và mua

dịch vụ, hàng hoá ở đó bằng tiền tệ

Các mối quan hệ phi vật chất nảy sinh khi khách tiếp xúc với con

người, văn hoá và phong tục tập quán của dân địa phương.

3.1. Ý nghĩa về mặt kinh tế của du lịch quốc tế

Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (World Travel and Tourism

Council – WTTC) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế

giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với

một số quốc gia, du lịch là ngành thu ngoại tệ lớn nhất trong ngoại thương.

Tại nhiều quốc gia khác, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu.

Du lịch đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc

gia trên thế giới. Du lịch ngày nay đã trở thành một đề tài hấp dẫn và vấn đề

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 22: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

mang tính chất toàn cầu. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là

một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của cuộc sống.

Theo báo cáo của Tổ chức du lịch thế giới WTO ước tính đóng góp của

ngành du lịch vào nền kinh tế thế giới năm 2010 như sau:

Bảng 1.1: Đóng góp của ngành du lịch vào kinh tế thế giới năm 2010

Các nội dung đóng góp của ngành du

lịch quốc tế vào nền kinh tế thế giớiNăm 2010 (tỷ USD)

Tiêu dùng cá nhân 4470,0

Chi phí vận chuyển 897,9

Chi tiêu của Chính phủ 542,1

Đầu tư 1709,3

Xuất khẩu 2276,5

Tổng sản phẩm quốc nội 8008,4

Nhập khẩu 1954,4

Số lượng lao động (triệu người) 328.0

Nguồn: Tổ chức du lịch quốc tế[52]

Nhiều chính phủ đã nhận ra tiềm năng và sự ảnh hưởng to lớn của

ngành du lịch đến phát triển kinh tế nói chung và ngành dịch vụ nói riêng đã

hợp tác để xây dựng nên những chính sách phát triển du lịch nhằm tăng cường

tính cạnh tranh, khuyến khích sử dụng lao động và tăng thu cho ngân sách nhà

nước. Xét một cách cụ thể du lịch quốc tế mang lại một số lợi ích kinh tế sau:

Tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân thông qua

thu ngoại tệ, đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh

toán quốc tế.

Tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa

các vùng. Hay nói cách khác, du lịch tác động tích cực vào việc làm

cân đối cấu trúc của thu nhập và chi tiêu của nhân dân theo các vùng.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 23: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

Khai thác những sản phẩm và tài nguyên quốc gia sẵn sàng có tại các

địa phương.

Thu hút nhiều vốn đầu tư vào phát triển du lịch và cơ sở hạ tầng đồng

bộ, hiện đại trang thiết bị vật chất tại các cơ sở du lịch.

Du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế.

Du lịch quốc tế phát triển tạo nên sự phát triển của giao thông quốc tế.

3.2. Ý nghĩa xã hội của việc phát triển du lịch quốc tế

Mục đích phát triển một ngành kinh tế nào xét đến cùng cũng nhằm đạt

đến một hiệu quả xã hội nhất định. Hiệu quả xã hội của phát triển du lịch quốc

tế thể hiện ở các mặt:

Du lịch góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động trong ngành

dịch vụ và lao động địa phương theo mùa vụ.

Cải thiện đời sống nhân dân nhờ gia tăng mức thu nhập tiêu chuẩn sống

cho người dân.

Khuyến khích phát triển và bảo tồn các di sản truyền thống cũng như

đánh thức các ngành nghề cổ truyền của dân tộc, phục vụ đắc lực cho

quá trình giới thiệu hình ảnh quốc gia đến với bạn bè trên thế giới;

thông qua du lịch nhiều vùng còn khai thác được nhiều giá trị nhân văn

hấp dẫn còn tiềm ẩn, làm giàu thêm văn hoá của các dân tộc.

Giảm bớt sự khác biệt giữa các quốc gia, là cầu nối văn hoá các quốc

gia trên thế giới. Du lịch bản thân nó ở bất kỳ đâu cũng là những giá trị

được nhiều người ghi nhận. Chính vì thế khuyến khích sự hiểu biết lẫn

nhau vì sự phát triển và hoà bình giữa các dân tộc trên thế giới.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 24: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

3.3. Các tác hại về kinh tế và xã hội do việc khai thác phát triển du

lịch quá tải đem lại

Phát triển du lịch quốc tế quá tải sẽ dẫn đến việc làm mất thăng bằng

cho cán cân thanh toán quốc tế, sẽ gây áp lực cho lạm phát.

Tạo ra sự phụ thuộc của nền kinh tế vào ngành dịch vụ du lịch. Ngành

du lịch là ngành tạo ra dịch vụ là chủ yếu, việc tiêu thụ dịch vụ phụ thuộc vào

nhiều yếu tố chủ quan và khách quan (khách du lịch tiềm năng rất dễ từ chối

một chuyến đi du lịch đã định). Do đó, việc đảm bảo doanh thu và phát triển

của ngành du lịch là khó khăn hơn so với các ngành sản xuất khác. Nếu tỷ

trọng của ngành du lịch là lớn trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một

nước thì nền kinh tế của nước đó có nhiều khả năng bấp bênh hơn.

Tạo ra sự mất cân đối và mất ổn định trong một số ngành và trong việc

sử dụng lao động du lịch. Nguyên nhân chính ở đây, là do ngành du lịch có

liên kết mật thiết với nhiều ngành của nền kinh tế quốc dân (sử dụng sản

phẩm công, công nghiệp v.v…) mà thường thì việc tiêu dùng du lịch lại xảy

ra theo thời vụ. Chính tính thời vụ đó cũng làm ảnh hưởng đến việc sử dụng

lao động của du lịch.

Làm ô nhiễm môi trường hoặc làm ảnh hưởng đến tài nguyên thiên

nhiên của đất nước cũng là một trong những tác hại khác của du lịch.

Gây ra một số tệ nạn xã hội (do kinh doanh các hình thức du lịch không

lành mạnh) và các tác hại sâu xa khác trong đời sống tinh thần của một dân

tộc.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 25: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

II. Xu hướng phát triển của du lịch trên thế giới và tác động của nó

1. Nhóm các xu hướng phát triển của cầu du lịch

1.1. Thay đổi về hướng và phân bố của luồng khách du lịch quốc tế

Việc quần chúng hóa trong hoạt động du lịch và khả năng đi du lịch xa

kéo theo nhiều biến đổi trong hướng vận động của khách du lịch.

Trước chiến tranh thế giới thứ hai, nguồn khách du lịch chủ yếu tập

trung vào vùng biển Địa Trung Hải, Biển Đen, Hawaii, vùng Caribê. Hiện

nay, hướng vận động của khách du lịch ở khắp nơi trên toàn cầu. Nguồn

khách du lịch ngoài những nơi quen biết đã phân toả đến những nước mới

phát triển du lịch để tìm hiểu và phát hiện những vấn đề mới mẻ như vùng

châu Á - Thái Bình Dương v.v…[3]

Sự phân bố của luồng khách du lịch quốc tế cũng có sự thay đổi rõ rệt.

Tỷ trọng khách du lịch đến châu Âu và châu Mỹ (là hai khu vực có vị trí quan

trọng nhất của ngành du lịch trên thế giới) có xu hướng giảm rõ rệt trong vòng

hơn 40 năm trở lại đây. Nếu như năm 1960 số lượng khách du lịch quốc tế

đến khu vực châu Âu và châu Mỹ chiếm 96,7% lượng khách du lịch quốc tế

trên toàn thế giới, thì vào đầu những năm 2000 giảm xuống còn khoảng 80%.

Năm 2000, châu Âu là khu vực đứng đầu với 57,8% thị phần khách du lịch

quốc tế. Cũng trong thời gian đó khu vực Đông Á - Thái Bình Dương thu hút

ngày một đông khách hơn (tỷ lệ khách đến đã tăng từ 0,98% lên 12%). Như

vậy, khu vực Đông Á - Thái Bình Dương có tốc độ phát triển của ngành du

lịch cao hơn rất nhiều so với tốc độ phát triển trung bình của toàn ngành du

lịch trên thế giới. Theo dự đoán của Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO, đến

năm 2010 thị phần đón khách du lịch quốc tế của khu vực Đông Á - Thái

Bình Dương đạt 22,8% thị trường toàn thế giới, sẽ vượt châu Mỹ, trở thành

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 26: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

khu vực đứng thứ hai sau châu Âu, và đến năm 2020 khu vực này sẽ chiếm thị

phần 27,34% toàn thế giới[52].

Trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, du lịch các nước Đông

Nam Á (ASEAN) có vị trí quan trọng, chiếm khoảng 34% lượng khách và

38% thu nhập du lịch toàn khu vực[52]. Theo dự báo của UNWTO, năm 2010

lượng khách quốc tế đến khu vực Đông Nam Á là 72 triệu lượt, với mức tăng

trưởng bình quân giai đoạn 2000-2010 là 7%/năm.

Trong khu vực Đông Nam Á, các nước Singapore, Malaysia, Thái Lan,

Indonesia, Brunei là những nước có tốc độ tăng trưởng về lượng khách du

lịch quốc tế lớn nhất thế giới[52].

Như vậy, luồng khách du lịch thế giới đang trong giai đoạn biến động

toàn cầu. Các điểm đến du lịch không chỉ dừng lại ở châu Âu, châu Mỹ mà

châu Á, châu Mỹ mà châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á đang là điểm đến của

luồng khách du lịch.

1.2. Thay đổi trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch

Những năm trước đây tỷ trọng chi tiêu của khách du lịch dành cho các

dịch vụ cơ bản (ăn, ở, vận chuyển) chiếm phần lớn. Hiện nay, tỷ trọng chi tiêu

khách du lịch cho các dịch vụ bổ sung (mua sắm hàng hoá, đồ lưu niệm, tham

quan, giải trí) tăng lên. Nhiều tài liệu trên thế giới đã tổng kết tỷ trọng dịch vụ

cơ bản trên dịch vụ bổ sung trước đây là 7/3 thì nay là 3/7[52]. Điều đó có

nghĩa là tỷ trọng của chi tiêu dịch vụ cơ bản ngày càng giảm, hay nói cách

khác là mức chi tiêu của du khách ngày càng tăng.

1.3. Thay đổi trong hình thức tổ chức chuyến đi của khách du lịch

Khách du lịch chỉ sử dụng một phần dịch vụ các tổ chức kinh doanh du

lịch. Nhiều khi họ không mua chương trình du lịch trọn gói, nhất là khách

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 27: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

châu Âu. Vì theo phương thức này khách được hoàn toàn tự do trong chuyến

đi, không phụ thuộc vào người khác. Họ được quyết định những vấn đề như

ăn, ngủ, thời gian lưu lại điểm du lịch dài ngày hay ngắn ngày, và thực hiện

được việc tiết kiệm trong chuyến đi du lịch vì không phải trả các phí dịch vụ

khác cho tổ chức lữ hành.

1.4. Gia tăng các điểm đến du lịch trong một chuyến đi

Trong những năm gần đây khách du lịch có xu hướng thích đi nhiều

nước, thăm nhiều điểm du lịch trong chuyến đi du lịch của mình.

Nắm bắt được xu hướng này, các quốc gia, các nhà kinh doanh du lịch

đã nghiên cứu nhu cầu của khách và không ngừng khai thác các điều kiện tự

về tài nguyên, các điều kiện hiện có và tiềm ẩn để xây dựng các tuyến du lịch

phù hợp, hấp dẫn khách du lịch.

2. Nhóm xu hướng phát triển của cung du lịch

2.1. Đa dạng hoá sản phẩm du lịch

Do cuộc cạnh tranh quyết liệt trong việc thu hút và phục vụ khách du

lịch nên các quốc gia phát triển du lịch cũng như các doanh nghiệp kinh

doanh du lịch đưa ra chính sách đa dạng hoá sản phẩm, đưa ra thị trường sản

phẩm du lịch độc đáo như đa dạng hoá các dịch vụ bổ sung, đưa các sản phẩm

mang bản sắc dân tộc vào sản phẩm du lịch của mình…Trong những năm trở

lại đây, các quốc gia đều phát triển mạnh loại hình du lịch văn hoá thể hiện

bản sắc văn hóa dân tộc của mình.

2.2. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong du lịch

Nhiều nước coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, có chiến lược đưa du

lịch thành ngành công nghiệp hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân. Ở những

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 28: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

nước du lịch phát triển mạnh đã và đang diễn ra quá trình công nghiệp hoá và

hiện đại hoá ngành du lịch, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ

cao như điện tử tin học, vô tuyến viễn thông, tự động hoá, công nghệ sinh học

v.v…để phát triển công nghiệp lữ hành, công nghiệp khách sạn, công nghiệp

vận chuyển khách du lịch. Đội ngũ lao động của các tổ chức kinh doanh được

đào tạo cơ bản, có kiến thức, hiểu biết rộng, chuyên môn vững vàng và ngoại

ngữ thông thạo. Trang thiết bị, phương tiện ở các khâu tác nghiệp rất hiện đại.

Công nghệ phục vụ từng lĩnh vực ngày càng được cải thiện và nâng cao, đi

sâu vào chuyên môn hoá ngành nghề.

2.3. Đẩy mạnh quá trình khu vực hoá, quốc tế hoá

Xu hướng khu vực hoá, quốc tế hoá trong mọi lĩnh vực kinh doanh

ngày càng trở nên tất yếu và ngành du lịch cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Các tuyến du lịch giữa các nước được gắn kết với nhau đáp ứng nhu cầu đi du

lịch nhiều nước trong một chuyến hành trình của khách.

Bên cạnh đó, sản phẩm và các dịch vụ du lịch đã được quốc tế hoá cao.

Nhiều tập đoàn kinh tế du lịch như chuỗi khách sạn, tập đoàn lữ hành có mặt

ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều tổ chức du lịch khu vực hay toàn cầu được

hình thành, giúp đỡ các nước thành viên phát triển, khai thác tiềm năng sẵn có

và chuyển giao công nghệ cho những quốc gia chậm phát triển hơn.

Những nước đang phát triển tuy gặp khó khăn về điểm xuất phát thấp

của nền kinh tế, trình độ dân trí chưa cao, ít kinh nghiệm, phần lớn chỉ nhận

được sự chuyển giao công nghệ không hiện đại từ các nước đi trước. Nhưng

các nước đó lại có lợi thế của người đi sau, rút kinh nghiệm phát triển du lịch

của nhiều nước, tiếp thu công nghệ mới, có thể rút ngắn thời gian để phát

triển và hội nhập với du lịch thế giới.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 29: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

Hiện đại hoá, công nghiệp hoá du lịch nhưng các nước vẫn chú trọng

giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường trong hoạt động của

mình.

2.4. Hạn chế tính thời vụ trong du lịch

Du lịch là ngành kinh doanh dịch vụ là chủ yếu, hoạt động kinh doanh

ở đây chủ yếu là phục vụ chứ không phải sản xuất. Do tác động của nhiều

nhân tố khác nhau mà hoạt động du lịch mang tính thời vụ. Tính thời vụ đó đã

gây ra những tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh du lịch.

Các nước du lịch tiên tiến trên thế giới ngày một tiến hành nhiều biện

pháp hữu hiệu hơn để hạn chế các tác động bất lợi của tính thời vụ trong du

lịch và kéo dài thời vụ du lịch nhằm tối đa hoá lợi ích trong việc kinh doanh

du lịch.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 30: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG VÀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ TẠI THÁI LAN VÀ

VIỆT NAM

I. Tiềm năng phát triển du lịch của Thái Lan và Việt Nam

1. Tiềm năng du lịch tự nhiên

Để có thể phát triển được du lịch, các quốc gia cần có một vị trí địa lý,

địa hình và tài nguyên thiên nhiên, tự nhiên hấp dẫn và đa dạng. Không thể có

một Hawaii nổi tiếng mà không cần một bờ biển dài và đẹp nhất châu lục,

hình ảnh một Trung Hoa hùng vĩ luôn gắn liền với Vạn Lý Trường Thành và

hàng ngàn ngôi đền mang ý nghĩa cả về cảnh quan lẫn tâm linh. Ở bất kỳ nơi

đâu thiên nhiên dành tặng cho một thế núi, một bãi biển, một quần thể di tích

lịch sử hay một vị trí dễ giao thương và gặp gỡ là ngay lập tức có thể có hình

ảnh của ngành du lịch ở đấy. Việt Nam và Thái Lan là hai đất nước có địa

hình đa dạng, có tài nguyên phong phú. Đó là một lợi thế của cả hai nước

trong hoạt động kinh doanh du lịch.

1.1. Vị trí địa lý và địa hình

Vị trí địa lý và địa hình của hai nước là một trong những tiềm năng để

phát triển du lịch quốc tế.

Thái Lan

Nằm ở vị trí chiến lược giữa châu Âu, Australia, châu Phi và châu Á,

Thái Lan được coi là cửa ngõ vào châu Á, diện tích 513.115km2.

Từ điểm cực bắc đến điểm cực nam là 2.500 km2; từ điểm cực đông

sang điểm cực tây là 1.250km2. Thái Lan có bờ biển dài khoảng 1.840km

theo bờ vịnh Thái Lan và 865km theo bờ Ấn Độ Dương.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 31: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

Thái Lan nằm ở trung tâm của Đông Nam Á, giáp Cộng hoà dân chủ

nhân dân Lào và Liên bang Myanma ở phía Bắc, Campuchia và vịnh Thái

Lan ở phía Đông, Liên bang Myanma và Ấn Độ Dương ở phía Tây, Malaixia

ở phía Nam.Thái Lan được chia làm 4 khu vực địa lý: miền núi phía Bắc;

đồng bằng màu mỡ phía Trung là vựa lúa của đất nước, miền cao nguyên

vùng Đông Bắc; khu vực đồi núi phía Nam giàu tài nguyên thiên nhiên và

những cánh rừng nguyên sinh (đồng thời đây cũng là nơi trồng cao su thiên

nhiên và các cây nhiệt đới khác).

Miền bắc là vùng đồi núi, bao gồm những dãy núi tiếp nối cao nguyên

Vân Nam theo hướng Bắc – Nam. Có 4 con sông chính là Nam, Yom, Oang,

Ping hợp lại thành sông MêNam ở đồng bằng trung tâm. Các con sông đều

chảy theo hướng Bắc – Nam; ngoại trừ vùng núi cực Bắc, sông chảy về phía

Bắc đổ vào sông Mêkông, và ở biên giới Myanma, sông chảy về phía Tây đổ

vào sông Xaluen ở Myanma.

Miền Đông Bắc có cao nguyên Còrạt có hình lòng chảo tứ giác hơi

nghiêng về phía sông MêKông, với hai sông chính là Xêmun và NởmXi chảy

vào sông MêKông. Khí hậu khô khan, đất đai kém phì nhiêu vì thiếu nước.

Người Lào chiếm đại đa số. Đây là vùng chăn nuôi trâu bò cung cấp cho đồng

bằng Trung tâm.

Miền đồng bằng màu mỡ miền Trung có thể chia thành hai miền nhỏ là:

- Đồng bằng tâm: được bồi đắp phù sa mới vào mỗi mùa mưa lũ từ

tháng 6 đến tháng 12 hàng năm; sau các trận lụt, những luồng lạch ở hạ lưu

sông MêNam lại đổi dòng.

- Miền Đông Nam hay còn gọi là vùng Chantaburi bị ngăn cách với

Campuchia và đồng bằng trung tâm bởi những dãy núi đồi không liên tục cao

550 – 1.500m. Đây là một vùng bờ biển nhỏ giáp với vịnh Thái Lan.

Miền Nam là một bộ phận bán đảo kéo dài từ đồng bằng Trung tâm đến

biên giới Malayxia ở phía Nam, chiều rộng 16 – 217km. Phía Tây là dãy núi

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 32: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

Tênatxêrim chạy dọc bán đảo, ngăn cách bán đảo với Myanma. Bờ biển phía

Tây có nhiều dốc đá khúc khuỷu, nhiều đảo rất đẹp. Bờ biển phía Đông có

nhiều vịnh rộng, đồng bằng duyên hải rộng 5 – 30 km, bờ biển bằng phẳng.

Với vị trí địa lý thuận lợi, Thái Lan có cảnh quan rất phong phú. Mở ra

theo hình nan quạt chung quanh khu đồng bằng trung tâm quanh sông Chao

Phraya, bốn vùng địa lý khác biệt rõ rệt của Thái Lan bao gồm vùng cao

nguyên cao và khô ráo của Đông Bắc, dãy núi chạy dọc theo hướng Bắc Nam

của khu vực phía Bắc và phía Tây, và eo đất hẹp ở phía Nam. Trong eo đất

phía Nam này có vô số những khu rừng nhiệt đới với nhiều loại động vật

hoang dã.

Những đặc điểm về địa lý và địa hình trên đã mang lại cho Thái Lan sự

đa dạng về hệ động vật và thực vật. Đó là những điều kiện thuận lợi để phát

triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm và những loại hình du

lịch khác.

Việt Nam

Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam

châu Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc theo bờ biển phía Đông của bán đảo

này.

Việt Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc, Lào, Campuchia và bờ

biển dài 3.260 km tiếp giáp vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan.

Việt Nam có diện tích 331.668 km2, bao gồm khoảng 327.480 km2 đất

liền và hơn 4.200 km2 nội thuỷ, với hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ,

gần và xa bờ. Việt Nam có vùng lãnh thổ, vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc

quyền kinh tế và thềm lục địa gấp ba lần diện tích đất liền, khoảng trên 1 triệu

km2.

Địa hình Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa,

phản ánh lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài trong môi trường gió

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 33: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

mùa, nóng ẩm, phong hoá mạnh mẽ. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc -

Đông Nam, được thể hiện rõ qua hướng chảy của các dòng sông lớn.

Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

Địa hình thấp dưới 1.000 m chiếm tới 85% lãnh thổ. Núi cao trên 2.000m chỉ

chiếm 1%. Đồi núi Việt Nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển

Đông, chạy dài 1.400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Những dãy núi đồ sộ

nhất đều nằm ở phía Tây và Tây Bắc với đỉnh Phan – xi – phăng cao nhất bán

đảo Đông Dương. Càng ra phía đông, các dãy núi càng thấp dần và thường

kết thúc bằng một dải đất thấp ven biển. Từ đèo Hải Vân vào Nam, địa hình

đơn giản hơn. Ở đây không có những dãy núi đá vôi dài mà có những khối đá

hoa cương rộng lớn, thỉnh thoảng nhô lên thành đỉnh cao, còn lại là những cao

nguyên liên tiếp tạo thành Tây Nguyên, rìa phía đông được nâng lên thành

dãy Trường Sơn.

Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách

thành nhiều khu vực. Ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu

là đồng bằng Bắc Bộ (lưu vực sông Hồng, rộng 16.700 km2) và đồng bằng

Nam Bộ (lưu vực sông Mêkông, rộng 40.000 km2). Nằm giữa hai châu thổ đó

là một chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miền Trung, từ

đồng bằng thuộc lưu vực sông Mã (Thanh Hoá) đến Phan Thiết với tổng diện

tích 15.000 km2.

Việt Nam có ba mặt Đông, Nam và Tây – Nam trông ra bờ biển dài

3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần biển

Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía Đông và Đông Nam, có

thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Chỉ riêng Vịnh Bắc Bộ đã

tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực vịnh Hạ Long, Bái

Tử Long, các đảo Cát Hải, Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ…Xa hơn là quần đảo

Hoàng Sa và Trường Sa. Phía Tây Nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc

và Thổ Chu.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 34: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

Có thể thấy, Việt Nam và Thái Lan có vị trí địa lý và địa hình tương đối

giống nhau. Cả hai đất nước đều có vị trí thuận lợi và là trung tâm của châu

Á, tuy nhiên Thái Lan nằm ở cửa ngõ của châu Á nên thuận lợi hơn Việt

Nam. Địa hình của hai nước cũng rất đa dạng với nhiều dạng địa hình, chủ

yếu là đồi núi. Đây là một nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch sinh

thái, du lịch mạo hiểm…

1.2. Khí hậu

Khí hậu cũng là một thuận lợi để hai nước phát triển du lịch.

Thái Lan

Thái Lan nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu khá khô.

Mùa mưa ngắn nhưng lượng mưa dồi dào, 900 – 1.500 mm/năm. Nhiệt độ

trung bình là 19 – 38 độ C, nhiệt độ cao nhất trong năm từ tháng 3 đến tháng

5, thấp nhất là vào tháng 12 và tháng 1.

Khí hậu Thái Lan có ba mùa rõ ràng: mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng

2), mùa nóng (từ tháng 4 đến tháng 5) và mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 10).

Gió mùa có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu của Thái Lan. Độ ẩm không

khí của Thái Lan khá cao, khoảng 66% - 82%, phụ thuộc vào từng thời gian

trong ngày và từng mùa trong năm. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa

trong năm là khá lớn, khoảng 19 độ C.

Nhìn chung khí hậu Thái Lan phù hợp với sức khỏe của con người,

thuận lợi cho tổ chức, triển khai nhiều hoạt động du lịch, tạo nhiều tài nguyên

du lịch phong phú, hấp dẫn. Sự đa dạng trong đặc điểm khí hậu của Thái Lan

đã tạo ra sự đa dạng trong hệ động thực vật và phong cảnh tự nhiên. Sự đa

dạng về khí hậu này cũng kéo theo sự đa dạng về các loại hình du lịch của

Thái Lan, thoả mãn những nhu cầu của khách du lịch và giảm tính mùa vụ

trong việc kinh doanh du lịch.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 35: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

Việt Nam

Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nhiệt độ trung bình năm từ

23 – 27 độ C, lượng mưa trung bình năm từ 500 – 2.000 mm, độ ẩm trung

bình trên 80%. Khí hậu có sự phân hoá theo mùa, rõ nhất là sự phân hóa

lượng mưa. Có tới 90% lượng mưa tập trung từ tháng 6 đến tháng 9. Miền

Trung mưa nhiều vào tháng 9 đến tháng 12. Do đó thường xảy ra lũ lụt, lở đất

gây khó khăn cho hoạt động du lịch.

Khí hậu nước ta có sự phân hoá theo vĩ độ:

Từ đèo Hải Vân trở ra Bắc là khí hậu á nhiệt, có một mùa đông lạnh

mưa ít và một mùa hạ nóng mưa nhiều. Giữa mùa đông và mùa hạ là hai mùa

chuyển tiếp thu, xuân.

Từ đèo Hải Vân đến mũi Cà Mau nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình

từ 27 – 28 độ C, có một mùa mưa và một mùa khô.

Khí hậu còn có sự phân hóa theo độ cao. Cứ lên cao 1000m nhiệt độ hạ

từ 5- 6 độ C. Cùng với nhiều tài nguyên khác, nhiệt độ hạ thấp đã tạo nên cho

đất nước ta nhiều điểm phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ như Sapa, Đà Lạt,

Tam Đảo, Ba Vì, Bạch Mã, Bà Nà…hấp dẫn nhiều du khách.

Nhìn chung khí hậu nước ta phù hợp với sức khoẻ con người, thuận lợi

cho tổ chức, triển khai nhiều hoạt động du lịch, tạo nhiều tài nguyên du lịch

phong phú, hấp dẫn.

Như vậy, khí hậu của Việt Nam có phần đa dạng hơn Thái Lan. Khí

hậu của Việt Nam có cả nhiệt và ôn đới trong khi khí hậu Thái Lan chỉ có

nhiệt đới. Thái Lan lại có mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9. Trong

những tháng này ở Thái Lan rất vắng khách trong khi ở Việt Nam lượng

khách vẫn không biến động so với những tháng khác. Đây là điểm thuận lợi

của Việt Nam so với Thái Lan để có thể thu hút khách du lịch đến với đất

nước mình.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 36: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

1.3. Phong cảnh tự nhiên

Thái Lan

Thái Lan được tạo hóa ưu đãi với những phong cảnh đẹp trải dài khắp

đất nước. Đặc biệt, những bãi biển đã trở thành một điểm để khẳng định

thương hiệu du lịch Thái Lan trên thế giới. Những điểm du lịch hàng đầu của

Thái Lan là Bangkok, Chon Buri (Pattaya – nơi có đảo san hô Coral nổi

tiếng), hay Phunket, Chieng Mai, nơi có những bãi tắm và hòn đảo tuyệt đẹp.

Bên cạnh đó, còn có Udon Thani – hòn ngọc của vịnh Thái Lan, biển

Andaman – nơi có bãi tắm Cha – am nổi tiếng hay những bãi biển, những hòn

đảo tuyệt đẹp ở Prachuap Khiri Kha, Surat Thani hay Krabi – nơi được mệnh

danh là hòn ngọc bích của biển Andaman.

Bên cạnh tài nguyên du lịch biển, Thái Lan còn hấp dẫn du khách bởi

những dãy núi tuyệt đẹp trải dài theo bãi biển với bờ cát trắng. Những dãy núi

ở cao nguyên Còrạt hay những dãy núi trải ở phía đông bắc đã trở thành

những điểm du lịch nổi tiếng của Thái Lan.

Một tài nguyên tự nhiên nữa không thể không kể đến của Thái Lan là

tài nguyên rừng. Cả nước Thái Lan có ít nhất 8 loại rừng khác nhau, trong đó

không những chỉ có rừng mưa nhiệt đới với các loại rừng rụng lá hỗn hợp và

rừng đước trên nước thuỷ triều, mà còn có các loại rừng tre, rừng thông và

một số dạng rừng ôn đới ở độ cao trên 1.600m. Sự phong phú của các loài

thực vật này còn tạo thêm môi trường sống cho các loài động vật hoang dã

cùng với các loài côn trùng và thuỷ sản rất đa dạng về chủng loại.

Tất cả những tài nguyên về rừng, biển và núi là những nguồn lực vô

cùng quý giá góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển của du lịch

Thái Lan cũng như đa dạng các loại hình du lịch tại đất nước này.

Việt Nam

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 37: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

Việt Nam có phong cảnh tự nhiên tươi đẹp trải dài từ Bắc vào Nam.

Việt Nam có bờ biển dài 3.260km với nhiều bãi biển nổi tiếng như Cửa Lò,

Nha Trang, Vũng Tàu, Mũi Né…Những hòn đảo như đảo Tuần Châu ở Hạ

Long, đảo Phú Quốc, đảo Cát Bà…cũng là những địa điểm thu hút rất nhiều

khách du lịch.

Việt Nam còn có những khu rừng nguyên sinh như rừng quốc gia Cúc

Phương, rừng ngập mặn U Minh, vườn quốc gia Bạch Mã, rừng Bình Châu –

Phước Bửu, rừng nguyên sinh Bằng Tạ…Và còn rất nhiều những cảnh quan

rất đẹp là nơi thu hút nhiều du khách đến tham quan thưởng lãm.

Có thể nói, phong cảnh tự nhiên của Việt Nam cũng không kém cạnh gì

Thái Lan. Thậm chí, còn có những nét hoang sơ hơn vì chưa bị khai thác triệt

để và điều đó cũng làm cho du khách rất thích thú. Như bãi biển Nha Trang

và Pattaya thì Nha Trang trong xanh, sạch và thoáng đãng hơn so với biển

Pattaya. Hay như đảo san hô ở Pattaya không thể so với Bãi Trũ, Hòn Tằm

của Nha Trang.

2. Tiềm năng du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn của Thái Lan và Việt Nam rất phong phú,

đa dạng, mang các giá trị lịch sử văn hóa. Đó cũng là những tiềm năng để hai

nước phát triển ngành du lịch của mình.

Thái Lan

Nằm ở điểm giao nhau giữa đông và tây, và giữa nền văn hoá cổ như

Ấn Độ, Campuchia và Trung Quốc, Thái Lan có sự pha trộn khéo léo, duy

nhất của những sức hút lịch sử cũng như di sản còn sót lại từ các vương triều

Khơme. Hiện tại, 3 vị trí lịch sử được UNESCO xếp hạng là công viên

Sukhotha – Sri Satchnalai – Khamphaeng Phet; công viên Ayuthaya và khu

bảo tồn thiên nhiên hoang dã Patung Yai – Huai Kha Kaeng.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 38: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

Thái Lan là một đất nước của Phật giáo và tín ngưỡng, vì vậy mà Thái

Lan còn nổi tiếng với đền chùa, miếu mạo…Thái Lan còn được gọi là “nước

Phật hoàng bào” với 95% dân số theo đạo Phật. Bangkok còn được gọi là

“kinh đô của chùa Phật”, chỉ riêng thành phố Bangkok đã có hơn 400 ngôi

đền chùa, với kiến trúc đẹp lộng lẫy. Trong đó Ngọc Phật Tự, Kim Phật Tự là

những ngôi chùa được coi là quốc bảo của Thái Lan. Đây là những nơi thu hút

du khách ở khắp nơi trên thế giới đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiện đại mà vẫn

cổ kính của Thái Lan.

Thái Lan còn nổi tiếng với những lễ hội truyền thống, tháng nào cũng

diễn ra những ngày lễ văn hoá. Mỗi tháng có một chủ đề riêng, các lễ hội thì

phong phú và trải dài từ Bangkok đếng Chiang Mai. Đây cũng là cơ hội để

Thái Lan thu hút khách du lịch.

Phù hợp với một chế độ quân chủ, ngày sinh của đức vua và hoàng hậu

Thái Lan là những ngày quốc lễ quan trọng. Khắp nơi trên đất nước được

trang hoàng lộng lẫy, quanh khu vực hoàng cung ở Bangkok thắp đèn rực rỡ,

kèm theo là bắn pháo bông. Người Thái cũng tôn vinh ngày Chakri, tức là

ngày thành lập của triều đại hiện nay, và ngày đăng quang, tức là ngày nhà

vua Bhumihal lên ngai vàng. Vào những dịp như thế này, Thái Lan đã thiết kế

những chương trình để thu hút khách du lịch và đã thu được những thành

công lớn.

Là một nước theo đạo Phật, Thái Lan cử hành những ngày lễ quan

trọng với những nghi lễ trang trọng như lễ magha Oụa vào tháng 2, lễ Khao

Phansa vào tháng 7. Không thể không kể đến tết năm mới của người Thái,

được biết nhiều hơn với cái tên Tết té nước Songkran được tổ chức từ ngày 13

– 15/4 hàng năm. Đó là dịp không chỉ để làm công đức mà còn để vui chơi.

Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều cuộc diễu hành, thi sắc đẹp được tổ chức.

Ngoài ra, người ta còn nấu các món ăn truyền thống và mặc trang phục nhiều

màu sắc. Tết té nước của Thái Lan mang tính cộng đồng cao nên được du

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 39: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

khách rất hưởng ứng. Do đó, lễ hội Songkran là một dịp lý tưởng để du khách

tới chứng kiến và tham gia ngày hội này.

Ngoài những lễ hội truyền thống, Thái Lan còn rất nhiều lễ hội vùng, lễ

hội Trung Hoa, lễ hội bộ lạc cũng thu hút không ít khách du lịch.

Nghệ thuật ẩm thực Thái Lan nổi tiếng trên khắp thế giới. Khách du

lịch đến Thái Lan không thể không thưởng thức những món ăn mang đậm

chất Thái. Dù món đó là món cay hay món rất nhạt, sự hài hòa là nguyên tắc

xuyên suốt trong mỗi món ăn. Về cơ bản, nghệ thuật ẩm thực Thái Lan là sự

pha trộn giữa ảnh hưởng phương Đông và phương Tây được kết tinh qua

nhiều thế kỷ để tạo nên một nét rất “Thái Lan”. Các món ăn đặc trưng của

Thái như Tipit, salad, Pla Tab Thim Samros, Som Tom, Koong Phad, Phong

Cari, Khao Phad Saparos, canh chua Tom yam gung…đã xây dựng nên một

hình ảnh về văn hóa ẩm thực của Thái Lan. Và nét văn hóa đó cũng là một

trong những nét thu hút khách du lịch và để lại ấn tượng tốt trong lòng du

khách.

Việt Nam

Việt Nam có một nền văn hoá dân tộc rất phong phú, đa dạng, đặc sắc,

mang các giá trị lịch sử văn hoá gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển

của đất nước.

Đến nay, Việt Nam có 7 di sản được UNESCO xếp hạng di sản văn hoá

thế giới, bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể và rất nhiều tài nguyên du

lịch nhân văn quý giá khác.

Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể ở nước ta gồm di tích khảo cổ, di

tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử, di tích khảo cổ, các công trình đương

đại. Trong đó, các di tích kiến trúc nghệ thuật như chùa, đình, nhà thờ, nhà cổ,

lăng tẩm, cung điện chiếm số lượng lớn, lưu giữ nhiều giá trị lịch sử. Kiến

trúc nghệ thuật văn hóa có giá trị là những điểm tham quan, nghiên cứu hấp

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 40: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

dẫn khách du lịch. Có thể kể đến một số chùa nổi tiếng như chùa Thiên Mụ,

chùa Trấn Quốc, chùa Một Cột…

Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể: với sự đa dạng phong phú về

điều kiện tự nhiên, bề dày lịch sử và văn hóa nên nước ta cũng giàu có về tài

nguyên du lịch phi vật thể.

- Lễ hội

Việt Nam có gần 400 lễ hội lớn gắn liền với sự tưởng nhớ các anh hùng

dân tộc, những người có công với đất nước, các danh nhân và thường diễn ra

tại các di tích lịch sử văn hóa, gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian truyền

thống. Hiện nay nước ta còn lưu giữ, tổ chức nhiều lễ hội lớn hấp dẫn du

khách như lễ hội Đền Hùng, lễ hội Chùa Hương, lễ hội đền Kiếp Bạc, lễ hội

đền Quan Âm (ở Ngũ Hành Sơn), lễ hội Ka Tê (của người Chăm)…

- Văn hóa nghệ thuật

Nước ta có nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật đã được phát triển lâu

đời và có giá trị về nhiều mặt, là tài nguyên hấp dẫn để phát triển du lịch như

Quan họ Bắc Ninh, Nhã nhạc cung đình Huế, hát Chèo, hát Bội, hát bài Chòi,

ca tài tử và rất nhiều nhiều loại hình nghệ thuật khác.

- Nghệ thuật ẩm thực

Việt Nam có rất nhiều món ăn ngon được chế biến khéo léo, tinh tế.

Mỗi vùng quê Việt Nam có các đặc sản nông nghiệp riêng. Vì vậy, Việt Nam

là quốc gia có nhiều món ăn ngon đồ uống ngon như phở Hà Nội, cốm, bánh

cốm Hà Nội, bánh cuốn Thanh Trì, chả cá Lã Vọng…bánh phu thê, nem chua

Từ Sơn, rượu làng Vân (Bắc Giang), Trương Xá (Cẩm Giàng - Hải Dương),

bánh gai Ninh Giang, bánh đậu Hải Dương, tương Bần (Hưng Yên), bún bò

Huế, cơm hến Huế, cao lầu Hội An, mỳ Quảng, hủ tiếu Nam Bộ, phở chua

Lạng Sơn, vịt quay Thất Khê…

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 41: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

Nghệ thuật ẩm thực của nước ta được thể hiện từ khâu chọn nguyên

liệu, chế biến, bày đặc món ăn, cách ăn, cách uống tạo sự hấp dẫn với du

khách.

- Làng nghề cổ truyền

Việt Nam có trên 6.000 làng nghề, các địa phương có nhiều làng nghề

nổi tiếng như Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Nam, Thái Bình…

Như vậy, qua nghiên cứu về Thái Lan và Việt Nam, chúng ta thấy cả

hai nước có một nền văn hóa đa dạng và phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đó là nguồn tài nguyên để phát triển du lịch nói chung, du lịch quốc tế nói

riêng.

3. Nguồn nhân lực

Thái Lan

Dân số Thái Lan hiện nay khoảng 70 triệu người. Cấu trúc dân số theo

độ tuổi của Thái Lan là cấu trúc trẻ, 25% dân số trong độ tuổi dưới 15. Lực

lượng lao động khoảng gần 40 triệu người, phần lớn là lao động dưới 30 tuổi,

hàng năm có khoảng gần 1 triệu người tham gia vào lực lượng lao động. Với

những đặc điểm về dân số như vậy, Thái Lan có nguồn lao động hiện tại dồi

dào, nguồn bổ sung lớn. Hơn nữa, nguồn nhân lực trong hoạt động du lịch của

Thái Lan được đào tạo một cách cơ bản và chuyên nghiệp, giỏi chuyên môn,

ngoại ngữ, am hiểu phép lịch sự và phong tục tập quán văn hoá của khách du

lịch, tinh thần thái độ phục vụ chu đáo. Đây cũng là một tiền đề quan trọng, vì

nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sự phát triển của bất

kỳ lĩnh vực nào.

Việt Nam

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 42: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

Với dân số trên 80 triệu người, cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ trong độ tuổi lao

động cao. Đây là nguồn lực dồi dào để phát triển các ngành kinh tế nói chung

và ngành dịch vụ du lịch nói riêng.

Tuy nhiên, so với Thái Lan thì lực lượng lao động hoạt động trong

ngành du lịch của chúng ta còn rất nhiều yếu kém. Trong khi ở Thái Lan, lao

động được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ, am hiểu văn hoá ứng

xử thì ở Việt Nam hiện nay còn thiếu các trường đào tạo lao động cho ngành

du lịch. Ngoài việc yếu kém về chất lượng, lao động trong ngành này còn

thiếu về chất lượng. Hiện nay có khoảng 400 công ty lữ hành quốc tế và hơn

10.000 công ty lữ hành nội địa đang hoạt động nhưng chỉ có 6.000 lao động

được cấp thẻ hành nghề. Trung bình một tháng Việt Nam đón trên dưới 40

vạn khách Trung Quốc nhưng các công ty lữ hành chỉ đáp ứng được 17% nhu

cầu, và chỉ có vài chục hướng dẫn viên cho 20 vạn khách Nhật Bản và Hàn

Quốc.

Có thể thấy, Thái Lan và Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào để phát

triển ngành du lịch. Tuy nhiên, nguồn nhân lực phục vụ du lịch của Việt Nam

chưa được đào tạo tốt. Vì vậy, cần thiết phải có chính sách đào tạo nhân lực

để đây thực sự trở thành một tiềm năng phát triển du lịch.

II. Những kết quả ngành du lịch Thái Lan và Việt Nam đạt được

Hiện nay, ngành dịch vụ du lịch đóng một vai trò rất quan trọng trong

nền kinh tế quốc dân của hai nước và đóng góp một tỷ lệ cao trong GDP hàng

năm. Trong quá trình phát triển của mình, Thái Lan và Việt Nam đã đạt được

những thành tựu đáng kể.

Với những mục tiêu về số lượng khách du lịch đặt ra hàng năm, Thái

Lan đều đạt chỉ tiêu và có những năm còn vượt chỉ tiêu. Thái Lan đã thuyết

phục thế giới trong lĩnh vực du lịch bằng vị trí dẫn đầu khu vực Đông Nam Á

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 43: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

và nhận giải “Quốc gia du lịch tốt nhất thế giới năm 2006” (“The world‟s best

tourist coủnty 2006) do tạp chí Travel News (Nauy) trao tặng. Giải thưởng

này được tổ chức liên tục 11 năm qua do 300 thành viên ngành công nghiệp

du lịch Nauy bầu chọn. Ngoài ra, tạp chí The Lexury Travel (Úc) cũng đã

công bố “Danh sách vàng năm 2006” cho các giải thưởng trong ngành du lịch

và Thái Lan cũng giành được thứ hạng cao, xếp thứ 8 và là quốc gia châu Á

duy nhất nằm trong danh sách 10 nước đạt giải “Quốc gia tốt nhất”, Bangkok

được xếp thứ 8 trong số các thành phố giành giải “Thành phố tốt nhất”, 8 khu

nghỉ mát của Thái Lan lọt vào top 30 “Khu nghỉ mát tốt nhất”. Trong năm

2007, Bangkok đã vinh dự được xếp hạng nhất trong số “Thành phố tốt nhất”,

Thái Lan cũng giành giải vàng về môi trường do PATA trao tặng cùng rất

nhiều giải thưởng khác…Những thành tích xứng đáng trên đã phản ánh đúng

thực lực tiềm năng của ngành du lịch Thái Lan và dự báo trong tương lai

không xa, đất nước này thực sự là thiên đường của khách du lịch quốc tế.

Việt Nam với 47 năm hình thành và phát triển ngành du lịch, được

Đảng và Nhà nước quan tâm, các ngành, các cấp phối hợp, giúp đỡ, nhân dân

hưởng ứng, bạn bè quốc tế ủng hộ, cùng với sự cố gắng nỗ lực của cán bộ,

công nhân viên toàn ngành đã có những tiến bộ đáng ghi nhận.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 1975, non sông thu về một

mối, hoạt động du lịch được mở rộng trên phạm vi toàn quốc. Ngành du lịch

đã tăng cường phát triển nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật,

chuẩn bị điều kiện để mở rộng quy mô và đa dạng hoá các hình thức hoạt

động, hoàn thiện bộ máy quản lý và cơ chế chính sách, từng bước thích nghi

với cơ chế mới và khẳng định vai trò, vị trí của một ngành kinh tế tổng hợp.

Trong những năm qua, du lịch Việt Nam tăng trưởng tương đối ổn định

với tốc độ tăng trưởng trung bình ở mức tương đối cao (khoảng 20%), thị

phần du lịch của Việt Nam trong khu vực đã tăng từ 5% năm 1995 lên 8%

năm 2005, thu nhập từ ngành du lịch tăng lên nhiều lần. Đây là một thành

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 44: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

công lớn giúp du lịch trở thành một trong những ngành có đóng góp lớn vào

GDP (riêng GDP du lịch hiện chiếm khoảng 4% GDP cả nước, theo cách tính

của UNWTO) thì con số này khoảng 10%). Du lịch là một trong số ít những

ngành kinh tế ở nước ta mang lại nguồn thu trên 2 tỷ/năm.

Hơn 10 năm trước, du lịch Việt Nam đứng vào hàng thấp nhất khu vực,

nhưng đến nay khoảng cách này đã được rút ngắn, đã đuổi kịp và vượt

Philipin, chỉ còn đứng sau Malaysia, Singapore, Indonesia và Thái Lan. Theo

UNWTO, hiện nay Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng

cao nhất khu vực và thế giới. Năm 2004, du lịch Việt Nam được Hội đồng du

lịch và lữ hành thế giới xếp thứ 7 thế giới về tăng trưởng lượng khách trong

tổng số 174 nước, Việt Nam được xếp vào nhóm 10 điểm đến hàng đầu thế

giới.

Có thể thấy, lượng khách và thu nhập từ du lịch quốc tế của Việt Nam

đã có những bước tiến vượt bậc, nhưng so với tiềm năng của Việt Nam thì kết

quả này vẫn chưa tương xứng. Chúng ta càng thấy rõ sự nhỏ bé của những kết

quả mà Việt Nam thu được khi so sánh với những gì mà Thái Lan đã đạt

được.

Sau đây là tình hình cụ thể:

1. Lượng khách quốc tế

Nền công nghiệp du lịch của Thái Lan đóng một vai trò quan trọng

trong sự phát triển của nền kinh tế Thái Lan trong suốt hơn 40 năm qua. Sau

chiến tranh vùng vịnh 1991, du lịch Thái Lan tăng trưởng mạnh và liên tục.

Số lượng khách du lịch từ 1,2 triệu năm 1977 lên đến 5,7 triệu năm 1993. Từ

năm 1996, số du khách quốc tế đến Thái Lan tiếp tục tăng mạnh. Thái Lan trở

thành một trong 20 nước dẫn đầu có số khách du lịch lớn nhất thế giới. Chiến

dịch “Amazing Thailand” năm 1998 – 1999 được coi là một sự thành công

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 45: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

lớn, đóng góp một phần khồn nhỏ giúp Thái Lan lập kỷ lục về số lượng du

khách và số ngoại tệ mà ngành du lịch đã thu được. Số du khách tăng từ 5,29

triệu năm 1998 đến 8,58 triệu năm 1999. Ngành công nghiệp du lịch Thái Lan

phát triển không ngừng từ năm 1999 đến 2002.

Năm 2003 được coi là năm tồi tệ nhất trong lịch sử ngành du lịch Thái

Lan. Lần đầu tiên trong vòng 12 năm, ngành công nghiệp không khói phải

chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng về số lượng khách du lịch và khoản lỗ

khổng lồ 4 tỷ Baht. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do cuộc chiến

tranh tại Irắc và sự bùng nổ của nạn dịch SARS. “Hoạn nạn kép” trên đã làm

cho lượng khách du lịch vào Thái Lan nhanh chóng giảm. Lượng khách trong

tháng 4 năm 2003 giảm 46% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ còn 320.000 lượt

khách. Đầu tháng 5, số lượng khách tiếp tục giảm 55%. Sự sụt giảm ấy kéo

dài suốt năm 2003 làm cho lượng khách troang năm 2003 giảm 10%, tổng

doanh thu giảm khoảng 12%, lượng khách du lịch từ châu Á giảm 69% trong

tháng 4 ở hầu hết các thị trường du lịch chính, trong đó du khách Nhật Bản

giảm nhiều nhất.

Về tình hình kinh doanh du lịch quốc tế tại Việt Nam, giai đoạn 1990 –

2000 có thể khẳng định là giai đoạn bứt phá trong tăng trưởng khách du lịch

của Việt Nam. Khách quốc tế tăng trên 9 lần, từ 250 nghìn lượt năm 1990

tăng lên 2,05 triệu lượt năm 2000. 5 năm gần đây (2001 – 2005), tuy phải đối

mặt với rất nhiều khó khăn như chiến tranh, khủng bố, dịch SARS và cúm gia

cầm, nhưng nhờ áp dụng những biện pháp kịp thời nên lượng khách và thu

nhập du lịch hàng năm vẫn tiếp tục tăng trưởng 2 con số. Khách quốc tế năm

2001 đạt 2,33 triệu lượt, năm 2005 đạt gần 3,47 triệu lượt, năm 2006 đạt 3,58

triệu lượt và chỉ trong 9 tháng đầu năm 2007, lượng khách quốc tế đạt 3,2

triệu lượt, tăng khoảng 17%, ước tính năm 2007 đạt 4,3 triệu lượt.

Chúng ta hãy theo dõi bảng dưới đây để thấy được sự tăng trưởng về

lượng khách của Thái Lan và Việt Nam.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 46: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

Bảng 2.1: Lượng du khách đến Thái Lan và Việt Nam từ 1997 đến 2006

Năm

Thái Lan Việt Nam

Lượng khách

(triệu người)Biến động(%)

Lượng khách

(triệu người)Biến động(%)

1997 7,22 +0,41 1,72 +7,51998 7,76 +7,53 1,52 -11,61999 8,58 1050 1,78 +172000 9,51 +10,82 2,15 +202001 10,06 +5,82 2,33 +8,42002 10,80 +7,33 2,63 +12,82003 10,00 -7,36 2,43 -7,62004 11,65 +16,46 2,93 +20,52005 11,52 -1,51 3,47 +18,52006 15,12 +13,00 3,58 +3,2

Nguồn: Tổng cục du lịch Thái Lan TAT[47], Tổng cục du lịch Việt Nam[40]

Qua bảng trên, chúng ta đã có thể thấy chênh lệch lượng khách đến

Thái Lan và Việt Nam. Hãy theo dõi biểu đồ dưới đây để thấy rõ hơn sự

tương quan về khách đến Thái Lan và Việt Nam.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 47: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

Biểu đồ 2.1: Lượng khách đến Thái Lan và Việt Nam

TriÖu ng•êi16

14

12

10

8

6

4

2

0N¨m

L•îng kh¸ch ®Õn Th¸i Lan L•îng kh¸ch ®Õn ViÖt Nam

Nguồn: Tổng cục du lịch Thái Lan[47], Tổng cục du lịch Việt Nam[40]

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ về tình hình khách du lịch quốc tế của

Thái Lan và Việt Nam ở trên ta thấy:

Tổng số khách du lịch của Thái Lan tăng qua các năm, chỉ có năm 2003

và 2005 là giảm với lượng khách quốc tế giảm lần lượt là -7,63% và -1,51%

so với năm trước do nguyên nhân cơ bản: chiến tranh Irắc đã làm cản trở tình

hình du lịch chung của thế giới và nguyên nhân trực tiếp là nạn dịch SARS ở

khu vực Châu Á vào năm 2003 và thảm họa sóng thần vào năm 2005. Năm

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 48: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

2006, với nhiều biện pháp khắc phục, ngành du lịch Thái Lan đã dần hồi phục

và lại tiếp tục phát triển.

Trong khi đó, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng qua các

năm tuy sự tăng trưởng này không đều, chỉ có năm 1998 và năm 2003 lượng

khách giảm lần lượt là 11,6% và 7,6% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng

tài chính tiền tệ năm 1998 và nạn dịch SARS ở khu vực châu Á vào năm

2003. Năm 2005, trong khi các nước trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan bị

ảnh hưởng bởi nạn sóng thần thì Việt Nam, được đánh giá là một điểm đến an

toàn vẫn thu hút khách du lịch. Do đó, lượng khách đến Việt Nam trong năm

đó vẫn tăng trưởng cao.

Nhìn vào biểu đồ chúng ta cũng có thể thấy, lượng khách du lịch đến

Việt Nam tăng trưởng cao hơn Thái Lan nhưng lượng khách đến Việt Nam ít

hơn lượng khách đến Thái Lan rất nhiều. Năm 1997, lượng khách của Thái

Lan là 7,22 triệu người, gấp hơn 4 lần lượng khách của Việt Nam (1,72 triệu

người), năm 2000 lượng du khách của Thái Lan là 9,51 triệu người, gấp gần

4,5 lần lượng khách của Việt Nam (2,15 triệu người) . Năm 2003, lượng

khách của cả 2 nước đều sụt giảm nhưng lượng khách của Thái Lan vẫn gấp

hơn 4 lần lượng khách của Thái Lan. Năm 2005, lượng khách của Thái Lan

sụt giảm do ảnh hưởng của sóng thần, chỉ còn 11,52 triệu người nhưng vẫn

gấp gần 3,5 lần lượng khách của Việt Nam (3,47 triệu người). Năm 2006, nhờ

những chính sách khắc phục hậu quả của sóng thần, Thái Lan đã thu hút du

khách trở lại đất nước mình. Lượng khách tăng đến 15,12 triệu lượt người,

gấp hơn 4 lần lượng khách của Việt Nam (3,58 triệu người).

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 49: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

2. Doanh thu từ du lịch quốc tế

Do lượng khách của Thái Lan lớn hơn của Việt Nam rất nhiều lần nên

kéo theo doanh thu từ du lịch của Thái Lan cũng gấp nhiều lần so với Việt

Nam. Theo dõi bảng dưới đây để biết thêm chi tiết:

Bảng 2.2: Doanh thu từ du lịch quốc tế của Thái Lan và Việt Nam từ

1998 đến 2006

Năm

Thái Lan Việt Nam

Doanh thu

(triệu USD)Biến động(%)

Doanh thu

(triệu USD)Biến động (%)

1998 6920 -6,7 400 -3

1999 7230 +4,48 440 +10

2000 8150 +12,75 1200 +170

2001 8544 +4,83 1390 +16

2002 9242 +8,17 1530 +10

2003 8836 -4,39 1250 -18

2004 10890 +24,28 1675 +34

2005 10400 -4,42 1910 +14

2006 15088 +18,44 2400 +25,5

Nguồn: Tổng cục du lịch Thái Lan[47], Tổng cục du lịch Việt Nam[40]

Theo dõi biểu đồ dưới đây để thấy rõ hơn sự tương quan doanh thu từ

du lịch quốc tế của hai quốc gia.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 50: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

Biểu đồ 2.2: Doanh thu từ du lịch quốc tế của Thái Lan và Việt Nam

từ 1998 đến 2006

TriÖu USD

16000

14000

12000

10000

8000

6000

4000

2000

0 N¨m1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Doanh thu cña Th¸i Lan Doanh thu cña ViÖt Nam

Nguồn: Tổng cục du lịch Thái Lan[47], Tổng cục du lịch Việt Nam[40]

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ về tình hình doanh thu từ du lịch quốc

tế của Thái Lan và Việt Nam ta thấy:

Doanh thu của Thái Lan tăng qua các năm, chỉ có năm 1998, 2003 và

2005 giảm lần lượt là -6,7%, -4,39% và -4,42% so với năm trước. Năm 1998,

lượng khách du lịch đến Thái Lan vẫn tăng nhưng doanh thu từ du lịch của

Thái Lan tính theo USD giảm do năm đó Thái Lan bị ảnh hưởng bởi cuộc

khủng hoảng tài chính tiền tệ, đồng Baht Thái Lan mất giá so với USD do đó

du khách đến Thái Lan vẫn tăng nhưng doanh thu lại giảm. Hai năm 2003 và

2005 doanh thu giảm là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi trong hai năm đó, lượng

khách du lịch đến Thái Lan giảm, kéo theo doanh thu giảm là điều tất nhiên.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 51: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

Trong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có

năm 1998 và 2003 doanh thu giảm lần lượt là 3% và 18%. Năm 2000 doanh

thu của Việt Nam tăng đột biến mặc dù số khách chỉ tăng 20%. Đây là năm

đầu tiên Việt Nam thực hiện chiến lược du lịch 2000 – 2010 với những biện

pháp xúc tiến và thúc đẩy phát triển du lịch đã thu hút rất đông du khách đến

Việt Nam. Nguyên nhân thứ 2 là do chi tiêu của khách du lịch vào các dịch vụ

và hàng hóa có giá trị cao tăng lên.

Nhưng xét một cách toàn diện, doanh thu của Việt Nam tăng trưởng rất

nhanh nhưng vẫn ít hơn của Thái Lan rất nhiều lần. Nếu như năm 1998,

doanh thu của Việt Nam chỉ đạt 40 triệu USD thì cũng trong năm đó Thái Lan

đạt 6920 triệu USD về doanh thu, gấp 17,3 lần so với Việt Nam. Năm 2000,

doanh thu Việt Nam tăng đột biến, tăng 170% so với năm trước, nhưng cũng

chỉ đạt 1.200 triệu USD, bằng 1/6,8 so với Thái Lan (8150 USD). Năm 2003,

doanh thu của cả 2 nước đều giảm do nạn dịch SARS. Trong năm đó, doanh

thu của Việt Nam giảm 18%, chỉ còn 1.250 triệu USD, trong khi đó doanh thu

của Thái Lan giảm 4,39%, còn 8.836 triệu USD, gấp hơn 7 lần so với Việt

Nam. Năm 2005, do không bị ảnh hưởng của sóng thần nên du lịch Việt Nam

vẫn tiếp tục tăng trưởng, doanh thu tăng 14% so với năm trước, đạt 1.910

triệu USD. Cùng năm đó, doanh thu của Thái Lan giảm 4,42% so với năm

trước, đạt 10.400 triệu USD, gấp 5,45 lần doanh thu của Việt Nam. Năm

2006, với những biện pháp khắc phục hậu quả sóng thần, du lịch Thái Lan

tăng trưởng mạnh, đạt 15.088 triệu USD, tăng 18,44% so với năm trước, gấp

6,3 lần so với doanh thu của Việt Nam.Chỉ số năng lực cạnh tranh

Theo Từ điển thuật ngữ kinh tế học: Năng lực cạnh tranh là khả năng

giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả

năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp.

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD định nghĩa: Năng lực cạnh

tranh là khả năng của các công ty, các ngành, các vùng, các quốc gia hoặc khu

Page 52: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

vực siêu quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều

kiện cạnh tranh quốc tế trên cơ sở bền vững.

Đối với ngành du lịch, năng lực cạnh tranh được định nghĩa là “khả

năng của một điểm đến duy trì vị trí thị trường và thị phần của nó và (hoặc)

để cải thiện chúng qua thời gian”.

Hiện nay, việc đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành dịch vụ du lịch

dần trở nên vô cùng quan trọng vì ngành này đã trở thành ngành chủ chốt

trong nền kinh tế thế giới, và là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế của nhiều quốc gia. Trong giai đoạn 1950 – 2004, doanh thu của

ngành du lịch quốc tế đã tăng từ 2,1 tỷ USD lên đến mức 622,7 tỷ USD. Tính

đến năm 2006, ngành dịch vụ du lịch đã đóng góp tới 10,3% tổng giá trị GDP

của thế giới. Cũng trong năm 2006, số lao động làm việc trong ngành này là

234 triệu người, chiếm 8,2% việc làm trên toàn thế giới[52]. Ngành dịch vụ

du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới là do số

lượng khách du lịch quốc tế tăng lên đáng kể. Theo Tổ chức du lịch quốc tế

UNWTO, số lượng khách du lịch quốc tế đã tăng từ 25 triệu người năm 1950

lên 763 triệu người năm 2004, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm

trong giai đoạn trên là 6,5%.

Có thể nói, ngành dịch vụ du lịch đã trở thành một trong những hoạt

động kinh tế quốc tế quan trọng nhất, một ngành chủ chốt ở nhiều quốc gia,

đồng thời cũng là khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất nếu xét trên phương

diện thu hút ngoại tệ và tạo việc làm. Đối với các nước đang phát triển, ngành

dịch vụ du lịch còn góp phần xóa đói giảm nghèo. Trên thực tế, theo

UNWTO, hầu hết số việc làm mới được tạo ra ở các nước đang phát triển là

trong ngành dịch vụ du lịch.

Ngành dịch vụ du lịch cũng có những tác động tích cực gián tiếp đối

với phát triển kinh tế. Nhằm phát triển ngành dịch vụ du lịch, các chính phủ

có điều kiện cải thiện cơ sở hạ tầng, ví dụ xây dựng đường sá, mạng lưới điện

Page 53: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

thoại, giao thông, nâng cao khả năng cạnh tranh nói chung của cả nền kinh tế

và chất lượng cuộc sống cho người dân. Mối quan hệ giữa ngành du lịch và

môi trường tự nhiên cũng làm cho ngành này đóng vai trò quan trọng đối với

sự phát triển bền vững của môi trường.

Dựa trên những lợi ích tiềm năng to lớn của việc phát triển ngành dịch

vụ du lịch của các quốc gia trên thế giới, Tổ chức du lịch quốc tế UNWTO đã

phân tích những yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của ngành dịch vụ

du lịch.

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch, Hội đồng lữ hành

quốc tế WTTC đã đưa ra 8 chỉ số: năng lực cạnh tranh giá cả, phát triển kết

cấu hạ tầng, chất lượng môi trường, du lịch nhân văn, tiến bộ công nghệ,

nguồn nhân lực, sự mở cửa và phát triển xã hội. Dựa trên kết quả nghiên cứu

của WTTC, chúng ta có thể đánh giá tổng thể năng lực cạnh tranh của Việt

Nam so với Thái Lan như sau:

Bảng 2.3: Chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch của Thái Lan và Việt Nam

Chỉ số Thái Lan Việt Nam

Giá cả 83,12 84,75

Du lịch nhân văn 62,90 na

Cơ sở hạ tầng 49,93 36,92

Môi trường 44,06 45,56

Công nghệ 72,45 17,38

Nguồn nhân lực 57,80 48,51

Mở cửa 71,40 46,90

Xã hội 47,93 35,76

Nguồn: Tổ chức lữ hành và du lịch quốc tế (WTTC)

Page 54: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

Ghi chú: 1: khả năng cạnh tranh kém nhất

100: khả năng cạnh tranh tốt nhất

na: dữ liệu không có sẵn

Với thang điểm đã được đánh giá như trên, chúng ta có thể thấy rằng:

năng lực cạnh tranh du lịch của Việt Nam còn ở mức rất thấp so với Thái Lan.

Trong các chỉ số, Việt Nam chỉ có lợi thế về giá cả và môi trường so với Thái

Lan, tuy lợi thế đó là không nhiều. Trong khi đó, Thái Lan có lợi thế hơn Việt

Nam về rất nhiều mặt, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng và công nghệ.

Qua nghiên cứu về tiềm năng cũng như thực trạng phát triển du lịch tại

Thái Lan và Việt Nam, có thể thấy tiềm năng để phát triển du lịch của hai

nước là tương đương nhau nhưng kết quả thu được trong hoạt động kinh

doanh du lịch lại khác nhau. Cụ thể, Thái Lan vượt trội hơn Việt Nam về

lượng khách, doanh thu cũng như năng lực cạnh tranh của ngành. Vậy lý do

nào đã khiến hai nước có cùng xuất phát điểm như nhau nhưng kết quả đạt

được lại khác nhau. Lời giải đáp có thể được quy tụ tại một điều: ngành du

lịch Thái Lan hoạt động một cách thực sự linh hoạt, hiệu quả và đồng bộ giữa

các ban ngành cũng như giữa các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch. Hơn nữa,

các chính sách cũng như sự hỗ trợ của Nhà nước cũng là một động lực thúc

đẩy ngành du lịch của Thái Lan phát triển và đạt được kết quả như ngày hôm

nay.

Page 55: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

ư III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ THÁI LAN VÀ GIẢI

PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM

I. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển du lịch quốc tế

của Việt Nam

Hiện nay du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ

cấu kinh tế của nhiều nước và được coi là một trong những ngành kinh tế

hàng đầu của nền kinh tế thế giới. Theo đánh giá của Tổ chức du lịch Thế

giới, hoạt động du lịch ngày càng có tác động quan trọng đến tình hình phát

triển kinh tế, xã hội và môi trường trên phạm vi toàn cầu.

Du lịch Việt Nam đã và đang trên đà phát triển nhanh và đang tích cực

hội nhập với ngành du lịch toàn cầu. Trước sự phát triển vượt bậc của các

quốc gia trên thế giới và khu vực nói chung và của Thái Lan nói riêng, du lịch

Việt Nam cũng thu nhận được nhiều bài học quý báu. Nhưng trên thực tế,

ngành du lịch Việt Nam cũng phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu ngày càng xa

và không thể cạnh tranh được với các nền du lịch khác trong xu thế toàn cầu

hoá.

Du lịch quốc tế của Việt Nam bên cạnh những hiệu quả kinh tế và xã

hội rõ rệt cũng tồn tại nhiều tác động tiêu cực gây ảnh hưởng trực tiếp và gián

tiếp tới vẻ đẹp văn hoá truyền thống quốc gia và hình ảnh của đất nước trong

con mắt bạn bè quốc tế. Chính vì thế, để thực sự phát triển du lịch quốc tế

đúng hướng với đặc thù du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, chịu tác động

của nhiều yếu tố khác nhau, Đảng và Nhà nước ta đã có những quan điểm,

định hướng cụ thể về vấn đề phát triển du lịch quốc tế.

Page 56: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

1. Quan điểm phát triển hoạt động du lịch quốc tế

Phát triển du lịch thành một thành phần kinh tế mũi nhọn

Phát triển du lịch với vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn là hướng

tích cực để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành khác

phát triển, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Quan điểm này trước hết xuất phát từ điều kiện muốn đưa du lịch thành

một ngành kinh tế trọng điểm, phải đặt nó trên lợi thế phát triển để so sánh.

Du lịch nước ta có khả năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là vì: sự phát

triển của nó dựa trên nguồn tài nguyên du lịch to lớn của đất nước, đây chính

là lợi thế mà nhiều ngành không có. Hơn nữa quan điểm này còn dựa vào xu

hướng có tính quy luật về phát triển kinh tế trong điều kiện có sự tác động của

cuộc cách mạng khoa học – công nghệ: tỷ trọng thu nhập dịch vụ, du lịch tăng

lên nhanh chóng trong cơ cấu thu nhập quốc dân. Qua thực tiễn hoạt động của

ngành du lịch và các ngành kinh tế khác ở nước ta đã bộc lộ ngày càng rõ hơn

xu hướng phát triển có tính quy luật này.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xác định: phát triển du lịch thành

một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên

cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá

lịch sử.

Quan điểm xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, trên giác

độ kinh tế thì ngành du lịch phải đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước,

đồng thời hoạt động du lịch phải là động lực và chất xúc tác để chuyển dịch

cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, hoạt động du lịch tạo ra

nhiều việc làm cho xã hội để giải quyết vấn đề kinh tế – xã hội của đất nước

và tạo ra những định hướng cơ bản phát triển kinh tế các vùng khó khăn và

thực hiện xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, hoạt động du lịch còn phải góp phần

vào việc phục hồi và phát huy bản sắc dân tộc cũng như tạo điều kiện thuận

Page 57: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

lợi và cơ hội để các ngành hội nhập với kinh tế khu vực và quốc tế. Đạt được

những tiêu chuẩn này là Việt Nam đã đạt mục tiêu đưa ngành du lịch trở

thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch có

mối quan hệ mật thiết với nhau, hợp thành một hệ thống quan điểm lý luận

thống nhất có tác dụng chỉ đạo phát triển du lịch nước ta đạt đến vị trí ngang

tầm so với nguồn tài nguyên sẵn có.

Phát triển du lịch quốc tế nhanh và bền vững, đạt hiệu quả nhiều mặt

Phát triển du lịch quốc tế nhanh và bền vững, tranh thủ khai thác mọi

tài nguyên và nguồn lực trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp

của tất cả các thành phần kinh tế; nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản

phẩm du lịch là một yêu cầu bức thiết đối với sự phát triển của du lịch Việt

Nam.

Việc phát triển kinh tế và xã hội của nước ta đang nằm trong bối cảnh

lịch sử có nhiều thuận lợi nhưng cũng có không ít những khó khăn, thời cơ và

thuận lợi đan xen nhau ảnh hưởng xuyên suốt trong quá trình phát triển của

nền kinh tế nói chung, của ngành du lịch nói riêng.

Ngành du lịch phát triển nhanh cho thấy tiềm năng lớn của du lịch Việt

Nam. Tuy nhiên chính sự phát triển quá nhanh ấy đã lộ ra những khoảng

trống, sự mất cân đối trong quản lý và hoạt động của Nhà nước cũng như

doanh nghiệp. Đánh giá được tầm quan trọng của phát triển đi đôi với việc

bảo vệ, duy trì và củng cố các nguồn lực, cũng như việc cần thiết phải khác

thác một cách tối đa có hiệu quả các nguồn lực đó, Đảng và Nhà nước ta nêu

rõ quan điểm cần phát triển bền vững để du lịch nước ta ngày càng đủ sức

mạnh để cạnh tranh với thị trường bên ngoài và hạn chế được tối đa những tác

động tiêu cực của việc phát triển.

Page 58: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

Quan điểm phát triển du lịch quốc tế đạt hiệu quả cao về nhiều mặt xuất

phát từ đặc điểm của ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, nó không

thể tự mình phát triển mà cần sự hỗ trợ của nhiều ngành. Phát triển du lịch sẽ

thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển theo.

Quan điểm trên rất phù hợp với thực tế hiện nay ở nước ta: Phân công

lao động xã hội chưa thật sự sâu sắc, mức sống của người dân còn thấp, giải

quyết công ăn việc làm đang là yêu cầu bức xúc của xã hội. Phát triển du lịch

góp phần tích cực giải quyết những vấn đề chung đó.

Kết hợp cả hai yếu tố trên có thể thấy, phát triển du lịch quốc tế nhanh

và bền vững, đạt hiệu quả cao về nhiều mặt là một yêu cầu không dễ gì thực

hiện. Nó phải có một chiến lược cụ thể cho từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng

vùng và hoàn thành một cách chắc chắn từng khâu của chiến lược đó mới đảm

bảo mang lại hiệu quả cho toàn ngành du lịch.

Phát triển du lịch quốc tế dựa trên nền tảng phát triển du lịch nội địa

Quan điểm này bắt nguồn từ xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cũng như

đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta “Việt Nam muốn làm bạn với

tất cả các nước”. Thêm vào đó là xu hướng phát triển của du lịch trên thế giới

và đón trước thời cơ của làn sóng du lịch thế giới đang chuyển dịch về khu

vực châu Á- Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.

Chúng ta đang sống trong thời đại với sự phát triển không ngừng của

nền sản xuất xã hội. Khi trình độ kinh tế, xã hội và dân trí của con người ngày

càng phát triển thì nhu cầu của con người không chỉ dừng ở mức ăn mặc, đi

lại thông thường mà còn có cả nhu cầu vui chơi, giải trí, thưởng thức những

cái đẹp, thư giãn tinh thần, nâng cao hiểu biết xã hội v.v…Và du lịch chính là

một hoạt động giúp con người có thể thoả mãn được những nhu cầu nói trên.

Page 59: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

Phát triển du lịch nội địa xuất phát từ đời sống vật chất và văn hoá của

người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu của người dân ngày càng tăng

lên. Phát triển du lịch nội địa với thị trường hơn 80 triệu dân, có sức mua

đang tăng lên trong 10 năm tới, nhằm thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí và

tái sản xuất sức lao động xã hội, tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết về

truyền thống văn hoá, lịch sử, môi trường cho nhân dân đi đôi với việc nâng

cao hiệu quả kinh tế của ngành du lịch là một yêu cầu tất yếu và phải triển

khai thực hiện nhiều chương trình, phối hợp giữa các vùng miền trong cả

nước.

Đi đôi với phát triển du lịch nội địa là phát triển du lịch quốc tế, lấy

phát triển du lịch quốc tế làm trọng tâm, du lịch nội địa làm động lực. Trong

xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, xu hướng phát triển của các ngành

dịch vụ nói chung cũng như xu hướng phát triển của ngành du lịch nói riêng,

việc xác định phát triển du lịch quốc tế dựa trên nền tảng phát triển du lịch nội

địa là hoàn toàn đúng đắn. Thị trường quốc tế đang rộng mở, nhiều tiềm năng

của đất nước bắt đầu được đi vào khai thác, đó là cơ hội cũng như thách thức

đối với đất nước ta. Chúng ta không thể phát triển du lịch quốc tế thành một

ngành kinh tế mũi nhọn khi du lịch nội địa của chúng ta chưa phát triển và

không vững chắc.

Để phát triển du lịch quốc tế, thu hút du khách nước ngoài, Việt Nam

phải không ngừng học hỏi những kinh nghiệm từ sự thành công cũng như thất

bại của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia láng giềng, để đưa

ra chiến lược, liên tục xây dựng những chương trình hành động có tính quyết

định. Quan điểm của Tổng cục du lịch Việt Nam trong “Chiến lược phát triển

du lịch Việt Nam 2001-2010 “ đã nêu ra quan điểm phát triển thị trường du

lịch quốc tế là “khai thác khách từ các thị trường khu vực Đông Nam Á - Thái

Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, chú trọng thị trường ASEAN, Trung Quốc,

Page 60: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

Nhật Bản, Hàn Quốc…”, mục tiêu đến năm 2010 sẽ thu hút được 5,5 đến 6

triệu khách quốc tế.

Phát triển du lịch quốc tế trên nền tảng phát triển du lịch nội địa là

chiến lược đúng hướng bởi trước bài toán hội nhập đang ngày càng nóng

bỏng như hiện nay thì ngành du lịch Việt Nam không còn con đường nào

khác ngoài xu hướng mở cửa hội nhập và cạnh tranh với du lịch của các nước

khác. Muốn đạt được điều đó, khi thực hiện quan điểm này, không được xem

nhẹ du lịch nội địa cũng như du lịch quốc tế trong chiến lược phát triển. Với

tiềm năng du lịch to lớn của đất nước, nếu khai thác và sử dụng có hiệu quả sẽ

đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch cũng như đảm bảo lợi ích kinh tế của

ngành.

2. Định hướng phát triển du lịch quốc tế

Trên quan điểm phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước ta như trên,

Tổng cục du lịch Việt Nam trong hội nghị quyết định chương trình hành động

quốc gia về du lịch giai đoạn 2001-2010 đã vạch rõ định hướng phát triển du

lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng trong thời gian tới.

Định hướng về thị trường và phát triển sản phẩm

Để đạt được mục tiêu phát triển, chúng ta cần không ngừng củng cố và

mở rộng khai thác có hiệu quả những thị trường du lịch quốc tế trọng điểm,

song song với việc phát triển thị trường nội địa phù hợp với điều kiện cụ thể

của Việt Nam. Trên cơ sở định hướng thị trường chính xác và điều chỉnh linh

hoạt để xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo mang sắc thái riêng của

Việt Nam, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Trong đó, đặc biệt chú

trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hoá - lịch sử; đồng thời đa

dạng hoá sản phẩm du lịch với các sản phẩm chuyên đề phù hợp với từng

Page 61: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

vùng, từng địa phương để thoả mãn nhu cầu đa dạng, ngày càng tăng của các

đối tượng khách, nâng cao hiệu quả hoạt động của du lịch.

Cụ thể hoá những định hướng nói trên, chúng ta cần có kế hoạch cụ thể

khai thác thị trường quốc tế trọng điểm ở khu vực Đông Á - Thái Bình

Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ. Bên cạnh đó khôi phục và khai thác các thị trường

truyền thống các nước SNG, Đông Âu. Mặt khác, cần có những phương án

kịp thời điều chỉnh định hướng thị trường khi có biến động.

Một công tác khác cũng không thể lơ là là sát sao đánh giá thực trạng

các sản phẩm du lịch Việt Nam, gắn sản phẩm với thị trường và không ngừng

đa dạng hoá cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam.

Định hướng về đầu tư phát triển du lịch

Cơ sở hạ tầng du lịch gồm các hệ thống giao thông, các địa danh du

lịch trọng điểm, các khách sạn…Chỉ số cơ sở hạ tầng được đo bằng độ dài và

chất lượng đường sá, dịch vụ vệ sinh, cấp nước và xe lửa. Cơ sở hạ tầng yếu

kém là một nguyên nhân khiến khách du lịch quốc tế khó chịu nhất khi đi du

lịch Việt Nam. Cùng với tình trạng tắc nghẽn giao thông, quy định tốc độ giao

thông không hợp lý trên một số tuyến du lịch làm cho chỉ số cạnh tranh về cơ

sở hạ tầng của Việt Nam thấp.

Có năm yếu tố tạo nên sự thành công của ngành du lịch, đó là: phương

tiện giao thông (Accesibility); cơ sở tiện nghi (Amenities); điểm thắng cảnh

(Attraction); các dịch vụ hỗ trợ (Ancilliary services) và điều chỉnh của Chính

phủ (Adjustment).

Đầu tư du lịch là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch sẽ đáp ứng

được ba trong số năm điều kiện trên. Vì vậy, cần tạo ra những chuyển biến

tích cực trong công tác đầu tư phát triển du lịch với những chính sách ưu đãi,

hướng đầu tư vào những điểm còn hạn chế của du lịch Việt Nam và hỗ trợ các

Page 62: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

hướng phát triển ưu tiên trong việc xây dựng các khu, tuyến điểm du lịch

trong việc tôn tạo cảnh quan môi trường, các di tích lịch sử, văn hoá…Tập

trung đầu tư du lịch vào các địa bàn trọng điểm song song với việc nâng cấp

các khu, điểm du lịch ở các vùng du lịch.

Định hướng về phát triển nguồn nhân lực du lịch

Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch có trình độ và kỹ năng

nghiệp vụ, phẩm chất vững vàng, cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển

của ngành trong tiến trình hội nhập du lịch quốc tế và khu vực là vấn đề có

tính chiến lược của mọi quốc gia. Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực du lịch là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với nâng cao chất lượng

sản phẩm du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch, góp phần

nhanh chóng đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nguồn

nhân lực phải phát triển một cách có hệ thống cả về số lượng và chất lượng.

Định hướng về hợp tác khu vực và hợp tác quốc tế

Trong xu thế hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực kinh tế cũng như

đời sống xã hội, Việt Nam không thể đứng ngoài vòng hội nhập đó. Để phát

triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chúng ta cần tăng cường chủ

động hội nhập và hợp tác quốc tế, nâng cao hình ảnh, vị thế của du lịch Việt

Nam ở khu vực và thế giới. Bên cạnh đó cần đa dạng hoá, đa phương hoá hợp

tác phát triển du lịch với các nước, các cá nhân và các tổ chức quốc tế nhằm

tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tăng nguồn khách, vốn đầu tư và kinh nghiệm

cho sự phát triển du lịch Việt Nam.

Page 63: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

3. Mục tiêu phát triển du lịch quốc tế trong thời gian tới

Mục tiêu tổng quát

Phát triển nhanh và bền vững làm cho du lịch quốc tế thật sự trở thành

ngành kinh tế mũi nhọn, đẩy mạnh xúc tiến du lịch, tập trung đầu tư có chọn

lọc một số khu, tuyến, điểm du lịch trọng điểm có ý nghĩa quốc gia và quốc

tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện đại và phát triển nhanh nguồn

nhân lực, tạo sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao, giàu bản sắc dân tộc,

có sức cạnh tranh. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có

tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010 đưa du lịch Việt Nam vào nhóm

nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực; phát triển nhanh

dịch vụ du lịch chất lượng cao; đảm bảo quan hệ hài hoà giữa phát triển du

lịch và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hoá.

Mục tiêu cụ thể

Để đạt được những định hướng trên, mục tiêu phát triển du lịch của

Việt Nam trước mắt là:

- Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế: Phấn đấu năm 2010 đón

5,5 – 6 triệu lượt khách quốc tế, tăng ba lần so với năm 2000, nhịp độ tăng

trưởng bình quân 11,4%/năm và 25 triệu lượt khách nội địa, tăng hơn hai lần

so với năm 2000[40].

- Nâng cao nguồn thu nhập cho du lịch: Dự tính thu nhập du lịch năm

2010 đạt 4- 5 tỷ USD; đưa tổng sản phẩm du lịch năm 2010 đạt 6,4% tổng

GDP của cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2001 – 2010

đạt 11 – 11,5%/năm. Kết hợp chặt chẽ với các ngành và địa phương để đẩy

mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch, tăng nguồn thu ngoại tệ[40].

Với mục tiêu trên, trong năm 2005 du lịch Việt Nam đã nỗ lực phấn

đấu và thu hút được hơn 3,4 triệu lượt khách, tăng 18,4 % so với cùng kỳ năm

Page 64: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

2004; 6 tháng đầu năm 2007, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 2,15

triệu lượt người, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2006, doanh thu xã hội từ du

lịch đạt 20,7 tỷ đồng[40].

- Xây dựng mới, trang bị lại cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Xây dựng 4

khu du lịch tổng hợp quốc gia và 16 khu du lịch chuyên đề quốc gia; chỉnh

trang, nâng cấp các tuyến, điểm du lịch quốc gia và quốc tế, các khu du lịch

có ý nghĩa vùng và địa phương, đến năm 2010 cần có 130.000 phòng khách

sạn (xây mới cho thời kỳ 2006 – 2010 là 50.000 phòng). Nhu cầu vốn đầu tư

đến năm 2010 cần 2,5 tỷ USD, trong đó đầu tư cho kết cấu hạ tầng khu du

lịch là 1,58 tỷ USD[40].

- Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội: Phấn đấu đến 2010 tạo thêm 1,4

triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp cho xã hội[40].

- Du lịch còn phải đảm bảo mục tiêu về phát triển du lịch quốc tế bền

vững, tăng tốc độ phát triển du lịch đồng thời phải bảo vệ môi trường, gìn giữ

các giá trị truyền thống, giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự xã hội, bảo

tồn các phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.

II. Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan và giải pháp đối với Việt Nam

Trong những năm qua, một số nước trong khu vực với xuất phát điểm

và điều kiện tương tự nước ta nhưng nhờ có những chính sách đầu tư, cơ chế

quản lý và những biện pháp phát triển du lịch thích hợp, đã đưa ngành du lịch

lên mức phát triển khá cao, được du khách và các chuyên gia về du lịch của

thế giới đánh giá cao. Trong số các quốc gia đó, phải kể đến sự thành công

của Thái Lan. Sự phát triển của du lịch Thái Lan là một tấm gương sáng cho

các nước trong khu vực học hỏi, trong đó có Việt Nam. Những kinh nghiệm

quý báu của ngành du lịch Thái Lan có thể được rút ra từ các chính sách phát

triển chung của Tổng cục du lịch Thái Lan TAT. Những bài học đó được rút

Page 65: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

ra từ sự thành công cũng như những hạn chế của ngành du lịch Thái Lan. Và

những bài học đó là kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam để Việt Nam xây

dựng những giải pháp và đường lối để phát triển ngành du lịch non trẻ của

mình.

1. Kinh nghiệm từ sự phát triển của Thái Lan

1.1. Chất lượng dịch vụ du lịch hoàn hảo

Nhận thức được tầm quan trọng của du lịch trong nền kinh tế quốc dân,

Thái Lan đã bắt tay vào làm du lịch từ rất sớm và ngày nay được mệnh danh

là “cường quốc du lịch” của khu vực.

Chất lượng dịch vụ hoàn hảo, cách làm du lịch chuyên nghiệp là một

trong những ưu thế vượt trội thu hút khách du lịch đến Thái Lan. Các dịch vụ

du lịch của Thái Lan, từ dịch vụ chuyên chở khách du lịch, dịch vụ lưu trú

đến hướng dẫn du lịch và các dịch vụ bổ trợ cho ngành du lịch cũng được

thực hiện một cách chu đáo và hoàn hảo, tạo thuận lợi tối đa cho khách du

lịch.

Người dân Thái Lan nhận thức được du lịch là một ngành mang lại

nhiều lợi nhuận cho quốc gia và cá nhân mình nên ý thức làm du lịch của họ

rất rõ ràng. Bản thân người Thái Lan cũng là những người có bản tính hiền

lành và thân thiện, điều đấy được thể hiện qua cách làm du lịch của họ. Đến

với Thái Lan, ta sẽ thấy đó thực sự là mảnh đất của những nụ cười (“Land of

Smiles”), bởi đâu đâu, người làm du lịch hay người dân cũng đón tiếp khách

du lịch với nụ cười rạng rỡ trên môi.

Điều đầu tiên du khách sẽ ấn tượng đó là cung cách phục vụ của các

hãng hàng không Thái Lan, đúng như slogan của Thai Airways “Smooth as

silk” (“mềm mại như lụa”). Cung cách ấy được thể hiện trong từng hành động

cử chỉ phục vụ khách du lịch của tiếp viên hàng không Thái. Chỉ riêng cách

Page 66: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

nhân viên chắp tay cúi chào đã làm cho hành khách cảm thấy mình được tôn

kính. Các nam nữ tiếp viên phục vụ nhiệt tình và lịch sự không phân biệt

khách Thái, người da trắng hay da màu. Cung cách phục vụ ấy là đặc trưng

của người Thái Lan trong du lịch. Đến tất cả các điểm du lịch, trên đường

phố, khu giải trí, khách sạn, nhà hàng, khách du lịch đều được đón tiếp một

cách nồng hậu, cách phục vụ nhiệt tình, chu đáo.

Những điều tưởng chừng rất đơn giản như vậy nhưng du lịch Việt Nam

cũng chưa làm được. Nhân viên phục vụ du lịch của chúng ta vẫn cáu gắt với

khách du lịch và đôi khi có sự phân biệt giữa khách hạng sang và khách hạng

thường, hay giữa những người da trắng và da màu.

Những dịch vụ trong du lịch bao gồm như: đăng ký visa, vé máy bay,

đăng ký khách sạn, thuê xe, hướng dẫn du lịch đều được thực hiện một cách

chuyên nghiệp hoàn hảo. Chỉ riêng việc làm thủ tục hải quan của Thái Lan

cũng đáng để ta học hỏi. Dù du khách rất đông nhưng chỉ sau khoảng 10 phút

là đã làm xong thủ tục nhập cảnh, nhân viên hải quan rất cởi mở và nhiệt tình.

Thủ tục đăng ký visa của Thái Lan rất nhanh gọn, không gây phiền toái gì cho

khách du lịch. Đối với khách du lịch đi chữa bệnh, tại bệnh viện còn có dịch

vụ gia hạn visa cho những khách có visa hết hạn.

Hiện nay, chúng ta đã có những bước tiến đáng kể trong việc cải cách

những thủ tục liên quan đến khách du lịch như thủ tục hải quan, thủ tục

visa…Nhưng so với Thái Lan thì thủ tục của chúng ta vẫn còn quá rườm rà và

phức tạp. Chúng ta cần tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập cảnh, quá

cảnh đối với người và hành lý của khách du lịch phù hợp với khả năng quản

lý của nước ta và thông lệ quốc tế. Cải tiến quy trình, tăng cường trang thiết bị

hiện đại tại các cửa khẩu quốc tế trong việc kiểm tra người và hành lý; sửa

đổi, bổ sung các quy định về đồ giả cổ, đồ thủ công mỹ nghệ dân gian; mở

thêm các dịch vụ thuận tiện cho khách du lịch (đổi tiền, thu trực tiếp ngoại tệ,

cửa hàng miễn thuế, quầy thông tin du lịch…).

Page 67: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

Cho đến nay Việt Nam đã miễn thị thực cho công dân của các nước

ASEAN và một số nước khác. Điều này đã có một tác động rất lớn thúc đẩy

sự phát triển của ngành du lịch. Trên cơ sở những bước đầu như vậy, Việt

Nam cần nghiên cứu và xúc tiến để miễn visa cho khách du lịch ở những thị

trường trọng điểm khác.

Có thể thấy, chất lượng dịch vụ là một trong những yếu tố cơ bản tạo

ưu thế vượt trội và lợi thế cạnh tranh to lớn, là nền tảng vững chắc để phát

triển du lịch quốc tế. Vì vậy, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Việt

Nam cần thiết phải nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch của mình, từ dịch

vụ đón đưa khách đến các dịch vụ hướng dẫn du lịch và lưu trú nhằm thoả

mãn những nhu cầu của khách, thu hút khách du lịch quốc tế đến với đất nước

xinh đẹp của chúng ta.

1.2. Loại hình du lịch đa dạng

Trong kinh doanh du lịch, quan trọng nhất là biết tạo điều kiện thuận

lợi nhất để thu hút được nhiều lượt khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của

khách du lịch. Một trong những biện pháp hữu hiệu là đa dạng hoá sản phẩm

du lịch. Việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch hướng tới làm

phong phú và đảm bảo chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ có thể kích

thích được nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch.

Để thu hút khách du lịch đến với đất nước mình, Thái Lan đã không

ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch và đa dạng hoá các hình

thức du lịch. Trong một tour du lịch Thái thường kết hợp các loại hình du lịch

khác nhau để có thể thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách du lịch. Có thể kể đến

các hình thức du lịch mà Thái Lan có thế mạnh như:

Du lịch sinh thái (Ecotourism)

Page 68: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

Những năm gần đây, xu hướng đi du lịch sinh thái ngày càng phát triển

vì du khách ngày càng muốn gần gũi thiên nhiên. Cơ quan quản lý du lịch

Thái Lan và các bộ phận tư nhân đã nhanh chóng nắm bắt được xu hướng này

của khách du lịch và đã có những hình thức hợp lý để phát triển hình thức du

lịch này.

Thái Lan được tạo hóa ban tặng những kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp,

với những cảnh tự nhiên hoang dã thích hợp để phát triển loại hình du lịch

này. Thái Lan đã trở thành một điểm đến quen thuộc của những du khách yêu

thích khám phá và tìm hiểu tự nhiên. Trong suốt những thập kỷ phát triển du

lịch, những hoạt động như xe đạp leo núi, thả bè trên sông, cắm trại, ngắm

chim chóc, tự nhiên, lặn biển, leo núi đá…đã phát triển trong những khu du

lịch tự nhiên của Thái Lan. Và hiện tại nó lại càng được chú ý hơn do phần

lớn khách du lịch thích đến những miền đất hoang dã, ít người đặt chân đến.

Những hoạt động du lịch sinh thái như vậy có ở hầu hết các vùng miền của

Thái Lan, nổi bật là khu vực núi ở phía Bắc, Đông và Nam của Thái Lan.

Việt Nam cũng có những phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, những

điểm tham quan lý thú nhưng hiện nay ở Việt Nam, loại hình du lịch sinh thái

chưa phát triển. Hầu hết chỉ là sự phát triển tự phát và manh mún, chỉ lợi dụng

những gì sẵn có mà không có sự đầu tư lâu dài cũng như kế hoạch bảo vệ và

phát triển những nguồn tài nguyên đó. Vì vậy, trong điều kiện nguồn vốn còn

hạn hẹp, Việt Nam cần phải có kế hoạch phát triển cụ thể cũng như quy hoạch

địa bàn phát triển loại hình du lịch này.

Du lịch mạo hiểm (Adventure tourism)

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều du khách muốn khám

phá và thử thách bản thân mình qua những hình thức du lịch mạo hiểm. Nắm

bắt được nhu cầu của khách du lịch, Chính phủ cũng như Tổng cục du lịch

Thái Lan đã nghiên cứu và đầu tư để phát triển các loại hình du lịch mạo

hiểm.

Page 69: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

Với tài nguyên rừng núi cũng như thác ghềnh sông ngòi, Thái Lan đã

đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như những biện pháp đảm bảo an

toàn cho du khách tham gia du lịch mạo hiểm. Các loại hình du lịch mạo hiểm

như lướt sóng, chèo thuyền vượt thác ghềnh, leo núi hay đi xe đạp xuyên rừng

đã được triển khai ở hầu hết các tỉnh thành có tiềm năng phát triển loại hình

du lịch này. Dự báo trong tương lai không xa, đây sẽ là loại hình du lịch phát

triển và thu hút khách nhiều nhất trong các loại hình du lịch của Thái Lan.

Việt Nam với địa hình lắm đồi núi, hệ thống sông ngòi chằng chịt, các

dãy núi đá vôi, nhiều hang động đẹp, nhiều khu rừng nguyên sinh nhiệt đới

cũng như các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia rộng lớn, với hơn 3000

km bờ biển tạo nên bức tranh phong cảnh sinh động trải dài từ bắc đến nam.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã bắt đầu khai thác loại hình du

lịch này nhưng việc phát triển còn rất hạn chế do nhiều nguyên nhân khác

nhau. Để thúc đẩy sự phát triển của loại hình du lịch này trong thời gian tới,

chúng ta cần tập trung khảo sát và quy hoạch những địa điểm, khu vực thích

hợp cho việc tổ chức các chương trình du lịch mạo hiểm. Đồng thời chúng ta

cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, xác định được các đoạn thị

trường và khách hàng mục tiêu để có chiến lược quảng bá và thu hút khách.

Song song với các công tác trên là sự cần thiết phải hỗ trợ các doanh nghiệp

lữ hành xây dựng, phát triển và chào bán các chương trình du lịch mạo hiểm

và công tác bảo vệ cảnh quan môi trường tại những nơi tổ chức du lịch mạo

hiểm.

Du lịch hoa:

Du lịch hoa là một loại hình du lịch tự nhiên, du khách được tạo điều

kiện để cảm nhận giá trị cũng như tìm hiểu, nghiên cứu những bí ẩn của các

loài hoa trong thiên nhiên. Tuy nhiên, trong thực tế du lịch hoa không chỉ

nhắm tới giá trị các loài hoa trong tự nhiên mà còn được hiểu theo nghĩa rộng

với các công viên hoa chuyên đề, các làng hoa cây cảnh truyền thống đặc

Page 70: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

trưng cho mỗi quốc gia, mỗi vùng miền nơi có những đặc trưng địa lý khác

nhau.

Thái Lan với khí hậu và địa hình đa dạng đã tạo ra hệ sinh thái và thảm

thực vật đa dạng phong phú. Nắm bắt được nhu cầu của khách du lịch muốn

gần gũi với thiên nhiên, Tổng cục du lịch Thái Lan đã phát triển loại hình du

lịch hoa và đưa vào các tour du lịch. Trong thời gian ngắn, loại hình du lịch

này thu hút được sự quan tâm, trí tò mò của du khách và đã đạt được những

thành công đáng kể.

Việt Nam là đất nước có sự đa dạng cao về các hệ sinh thái và tính đa

dạng sinh học. Sự đa dạng này cũng thể hiện ở các loài hoa. Hoa ở Việt Nam

rất đa dạng và phong phú, trong đó ở những lãnh thổ địa lý, các tỉnh thành

khác nhau sẽ có những loài hoa đặc trưng. Đất nước ta có tiềm năng để phát

triển loại hình du lịch hoa như vậy nhưng thực trạng phát triển hoa còn hạn

chế, chưa tương xứng với tiềm năng.

Để có thể phát triển loại hình du lịch này, Việt Nam cần chú trọng xây

dựng phát triển các vùng hoa, các công viên của bản địa chuyên đề gắn với

các địa danh nổi tiếng và có truyền thống về hoa; xây dựng những chính sách

khuyến khích phục hồi các làng hoa, cây cảnh truyền thống, các lễ hội gắn với

hoa.

Du lịch MICE

MICE là viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng),

Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm). MICE là loại hình

du lịch hiện đại dựa trên sự kết hợp của các hoạt động hội nghị, hội thảo, triển

lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên hoặc

đối tác hoặc khách hàng thân thuộc v.v...

Theo thống kê của Tổ chức du lịch thế giới, thị trường du lịch MICE

toàn cầu hàng năm có trị giá khoảng 300 tỷ USD, và tạo ra một guồng máy

hoạt độn kinh tế trị giá 5.490 tỷ USD, chiếm khoảng 10,5% GDP thế giới, thu

Page 71: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

hút khoảng 214 triệu việc làm. Lợi điểm của du lịch MICE là mang lại giá trị

cao gấp 6 lần so với loại hình du lịch thông thường vì các đoàn khách MICE

thường rất đông, có khi đến vài trăm khách và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn

khách đi tour bình thường. Đây là ngành đem lại nguồn khách lớn, có gia trị

kinh tế cao, sử dụng tổng hợp các dịch vụ: phòng họp, hội nghị, lưu trú,

tiệc…tại các khách sạn và dịch vụ của các hãng lữ hành như phương tiện vận

chuyển, hướng dẫn, các tour du lịch tham quan kết hợp…

Nắm bắt được xu hướng này, ngành du lịch đã bắt tay vào làm loại hình

du lịch này từ rất sớm. Một mặt Thái Lan có những tiền đề để phát triển loại

hình du lịch này như cơ sở hạ tầng hiện đại, có những trung tâm hội nghị, hội

chợ triển lãm lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thêm vào đó là thủ tục xuất nhập

cảnh của Thái Lan thuận tiện, nhanh chóng và đội ngũ nguồn nhân lực hùng

hậu chuyên phục vụ du lịch MICE...

Du lịch MICE đã rất phát triển trên thế giới và Thái Lan, nhưng đối với

Việt Nam là loại hình du lịch còn mới mẻ. Trong những năm gần đây Việt

Nam đã phát triển loại hình du lịch này nhưng thực tế, hiện tại Việt Nam đang

vấp phải rất nhiều khó khăn nếu muốn đẩy mạnh khai thác loại hình du lịch

này. Đó là những khó khăn về cơ sở hạ tầng, về kinh nghiệm tổ chức, khai

thác. Đặc biệt là hiện nay tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh các trung tâm

hội nghị, triển lãm nào có đủ tầm cỡ mang tính khu vực và quốc tế như ở các

nước Thái Lan, Singapore, Malaysia…còn rất thiếu.

Để phát triển loại hình du lịch MICE, Việt Nam không thể chỉ dựa vào

hệ thống khách sạn từ 3 – 5 sao hiện có tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh

và một số điểm du lịch khác. Nhất là trong bối cảnh lượng khách quốc tế vào

Việt Nam ngày một tăng thì nhanh thì hệ thống khách sạn cao cấp này cũng

thường xuyên hết phòng. Các tổ chức nước ngoài muốn chọn Việt Nam là nơi

tổ chức một hội nghị quốc tế hay một triển lãm tầm cỡ thì cũng khó có thể

chọn được một nơi nào đáp ứng được yêu cầu của họ. Điều quan trọng nữa là

Page 72: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

Việt Nam vẫn chưa hình thành được một tổ chức chuyên nghiệp về MICE để

điều phối hoạt động của loại hình du lịch này. Hiện tại cũng đã có những hoạt

động về MICE nhưng đó chỉ là những hoạt động đơn lẻ của một số khách sạn,

công ty nên không phát huy được hiệu quả kinh tế.

Như vậy, việc sớm cho ra đời một tổ chức chuyên nghiệp của loại hình

kinh doan này và sớm xúc tiến, kêu gọi đầu tư xây dựng các trung tâm triển

lãm, hội chợ, hội nghị quốc tế mang tầm khu vực và quốc tế như các nước

trong khu vực và trên thế giới là những việc làm rất cấp thiết. Đây cũng chính

là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam

phát triển trong những năm tới.

1.3. Chính sách xúc tiến quảng bá du lịch hiệu quả của Thái Lan

Theo thống kê của Cơ quan du lịch Thái Lan TAT, hàng năm Thái Lan

đón một lượng khách quốc tế trên 10 triệu lượt người, tỷ lệ du khách quay trở

lại nước này khoảng 40 -50 %[47]. Điều này cũng dễ hiểu bởi công nghiệp du

lịch Thái Lan năng động và luôn bắt kịp thị hiếu của du khách. Đóng góp một

phần không nhỏ vào sự thành công đó là chính sách xúc tiến quảng bá du lịch.

Công tác xúc tiến quảng bá phát triển du lịch được thực hiện bởi Cơ

quan du lịch Thái Lan TAT. TAT hoạt động chuyên nghiệp gồm các đại diện

vùng và các văn phòng đại diện ở nước ngoài. Trong tổ chức bộ máy, TAT có

quy định rất rõ về nhân sự bao gồm số lượng và vị trí công tác của các đại

diện tại trung ương và địa phương tại mỗi văn phòng đại diện. Do vậy, các

chính sách và công tác quản lý thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa chính sách vĩ

mô và điều kiện triển khai của từng địa phương.

Công tác xúc tiến quảng bá đặc biệt tại các thị trường quốc tế được

ngành du lịch Thái Lan rất quan tâm và tổ chức đồng bộ từ việc mở văn

phòng đại diện tại các thị trường trọng điểm đến hoạt động thăm dò ý kiến

Page 73: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

khách du lịch để tạo ra sản phẩm đặc trưng thu hút khách, thống kê các hiệu

ứng thị trường để có những chính sách phù hợp và đem lại hiệu quả cao cho

hoạt động xúc tiến đối với từng thị trường cụ thể.

Thông qua TAT, ngành du lịch Thái Lan dành nguồn kinh phí khá lớn

cho hoạt động xúc tiến thị trường, các văn phòng đại diện hàng năm được cấp

khoảng 0,5 triệu USD cho hoạt động xúc tiến, vì vậy việc triển khai xúc tiến

quảng bá du lịch tới các thị trường được tiến hành tương đối đồng bộ[47].

Ngoài ra, để thúc đẩy hoạt động quảng bá hình ảnh quốc gia và thu hút

khách du lịch, còn có sự kết hợp chặt chẽ của cơ quan du lịch Thái Lan với

đại diện cơ quan ngoại giao và hãng hàng không quốc gia thông qua hoạt

động quảng bá truyền thống dân tộc, sự kiện thể thao, đặc biệt tận dụng vai

trò trung tâm trong khu vực ASEAN.

Dịch vụ cung cấp thông tin cho khách du lịch của Thái Lan cũng rất tốt.

Tại các sân bay, các điểm du lịch đều có Trung tâm hỗ trợ thông tin cho

khách, cung cấp nhiều loại ấn phẩm giới thiệu các sản phẩm du lịch cụ thể và

đa dạng.

Xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch là biện pháp quan trọng để tạo

lập và nâng cao hình ảnh du lịch của đất nước. Hiện nay công tác này của

Việt Nam thật sự yếu kém. Từ những kinh nghiệm của Thái Lan, Việt Nam

cần có những biện pháp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh đất nước mình

cũng như cung cấp thông tin du lịch nước ta tới du khách một cách thường

xuyên, mọi lúc, mọi nơi. Cụ thể:

Thứ nhất, cần nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng

của các đối tượng khách để có những sản phẩm phù hợp với thị trường thông

qua các hình thức tuyên truyền quảng cáo.

Thứ hai, thường xuyên tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội

thảo du lịch quốc tế ở nước ngoài; đồng thời tổ chức hội chợ, triển lãm, hội

Page 74: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

nghị, hội thảo du lịch quốc tế ở trong nước; phối hợp với các ngành, địa

phương, đơn vị liên quan tiến hành các chiến dịch phát động thị trường.

Thứ ba, đầu tư ngân sách hơn nữa trong công tác xúc tiến quảng bá du

lịch Việt Nam. Cần quảng bá du lịch Việt Nam như một thương hiệu của một

đất nước với cảnh thiên nhiên đẹp và hoang sơ, với một nền văn hoá mang

đậm tính lịch sử truyền thống và nhân văn, một đất nước Việt Nam với “vẻ

đẹp tiềm ẩn” (“The hidden charm”). Nếu không có sự đầu tư về ngân sách,

chắc chắn công tác này sẽ không thể thực hiện được hoặc thực hiện mà không

đạt hiệu quả như mong đợi. Chúng ta nên đầu tư thuê những công ty quảng

cáo quốc tế chuyên nghiệp nhằm quảng bá hình ảnh của Việt Nam đến với thế

giới; quảng bá trên những phương tiện thông tin đại chúng quốc tế như

BCC,CNN…và những tạp chí du lịch có tên tuổi trên thế giới.

Thứ tư, tiến hành thiết lập những đại diện du lịch Việt Nam ở những

nước là đầu mối giao lưu quốc tế và thị trường trọng điểm như Nhật Bản, Mỹ,

Châu Âu. Tại mỗi văn phòng đại diện cần có những chiến lược hoạt động cụ

thể để không ngừng quảng bá du lịch Việt Nam.

Thứ năm, nhóm các giải pháp quảng bá qua các công cụ chính như

quảng bá qua website, email nhằm giới thiệu về hình ảnh đất nước con người,

những cảnh quan thiên nhiên, phong tục tập quán, lễ hội sự kiện văn hoá du

lịch nổi tiếng, hấp dẫn của Việt Nam, kết nối các đoạn chương trình để khách

hàng dễ truy cập, nắm bắt thông tin cũng như liên hệ; kết nối với các trang

web nổi tiếng như Google, MSN…

1.4. Chính sách giá cả trong du lịch Thái Lan

Giá du lịch Thái Lan có thể nói là một trong những giá du lịch hấp dẫn

nhất thế giới. Từ vé máy bay đến khách sạn, rồi đến các dịch vụ, mua sắm

trên đất nước Thái Lan đều rất rẻ. Đó là lý do tại sao du khách trong khu vực

Page 75: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

từ Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc đến các nước ở lục địa khác đều đổ xô

đến Thái Lan.

Vậy lý do vì sao giá du lịch Thái Lan lại rẻ như vậy? Câu trả lời đó là:

cùng xuất phát điểm như Việt Nam nhưng chính phủ Thái Lan đã sớm bắt tay

vào làm du lịch từ nhiều năm trước. Ngành du lịch luôn nhận được sự hỗ trợ

từ phía chính phủ, từ việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, khách

sạn, các điểm du lịch cho đến việc ban hành các chính sách và thể chế hợp lý

khuyến khích mọi thành phần kinh tế cũng như nhân dân làm du lịch. Hơn

nữa, các công ty du lịch của Thái Lan được chuyên môn hoá và có mối liên

kết rất chặt chẽ với nhau tạo thành những chuỗi, những tập đoàn du lịch.

Chính phủ Thái Lan còn có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp kinh

doanh du lịch. Điều này đã khiến các doanh nghiệp yên tâm kinh doanh mà

không phải lo đương đầu với những biến động trên thị trường thế giới như giá

xăng dầu tăng hay giá thực phẩm, các mặt hàng tiêu dùng tăng. Chính vì

những lý do trên mà các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của Thái Lan luôn

giữ mức giá tour ổn định. Các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở hạ tầng khác

cũng được đầu tư lâu dài và đang trong quá trình khai thác, chịu mức khấu

hao thấp, không như ở Việt Nam các khách sạn phải chịu mức khấu hao rất

lớn. Điều này cũng làm giảm giá thành của các tour du lịch đến Thái Lan.

Để có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực, đặc biệt với Thái Lan

về chính sách giá cả, Việt Nam cần có những biện pháp về tài chính, về đầu tư

cũng như có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành liên quan.

Cụ thể:

Chính sách tài chính: ưu tiên thuế nhập khẩu với thuế suất bằng thuế

nhập khẩu tư liệu sản xuất đối với các trang thiết bị khách sạn, cơ sở vui chơi

giải trí, phương tiện vận chuyển khách du lịch, vật tư phục vụ du lịch mà

trong nước chưa sản xuất được hoặc không đáp ứng được yêu cầu hiện đại

hoá cơ sở du lịch theo nhu cầu du khách. Trước mắt ưu tiên vốn vay đầu tư

Page 76: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

đối với các dự án ưu tiên và tại các vùng trọng điểm phát triển du lịch, khu du

lịch quốc gia. Nhà nước cần có chế độ hợp lý về thuế, về giá điện, nước trong

kinh doanh khách sạn đồng thời phải tiến hành rà soát điều chỉnh các phương

pháp tính thuế, các loại phí, lệ phí, các hình thức vé liên quan đến du lịch.

Tăng cường quản lý áp dụng thống nhất chính sách một giá trong phạm vi cả

nước. Hoạt động du lịch là hoạt động xuất khẩu tại chỗ, Do đó, cho phép kinh

doanh du lịch quốc tế được hưởng chế độ ưu đãi khuyến khích xuất khẩu.

Chính sách đầu tư: Nhà nước cần có chính sách đầu tư hợp lý phát

triển kết cấu hạ tầng tại các vùng du lịch trọng điểm, các khu du lịch quốc gia

cũng như các điểm du lịch quốc gia, các điểm du lịch tiềm năng ở các vùng xa

xôi, hẻo lánh; đồng thời chú trọng đầu tư xúc tiến quảng bá du lịch. Trên cơ

sở xem xét các thế mạnh và tốc độ phát triển của từng vùng, từng lĩnh vực,

tạo cơ chế thông thoáng về đầu tư cho sự phát triển du lịch ở từng địa phương,

áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư trong nước đối với các lĩnh vực, ngành

nghề, dự án trọng điểm đầu tư du lịch.

Tăng cường phối hợp liên ngành: Là một ngành kinh tế tổng hợp mang

tính liên ngành, liên vùng nên muốn du lịch phát triển đem lại lợi ích quốc gia

cần có sự phối hợp hành động giữa các ngành với ngành Du lịch dưới một sự

chỉ đạo tập trung thống nhất. Chúng ta cần nghiên cứu tiếp tục đổi mới vai trò

và hoạt động của ban chỉ đạo nhà nước về du lịch, nhất là sự phối hợp đồng

bộ hiệu quả trong công tác hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện. Hơn

nữa, các bộ, ngành như môi trường, đầu tư, giáo dục, chính quyền địa phương

phải tham gia vào hoạt động xây dựng thể chế, các quy định và cử đại diện

vào các Uỷ ban liên ngành để cùng phối hợp quản lý, giám sát sự hoạt động

và kịp thời có những điều chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển.

Như vậy, nếu có sự liên kết giữa các ngành hàng không, các cơ sở lưu

trú và các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch thì việc tạo ra lợi thế cạnh

tranh về giá cả là một điều không quá khó để thực hiện.

Page 77: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

1.5. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong phát triển du lịch

Công nghệ thông tin hiện đang phát triển cả về cơ sở hạ tầng và dịch vụ

viễn thông, công nghiệp phần cứng và công nghiệp phần mềm. Rất nhanh

chóng, công nghệ thông tin và du lịch đã trở thành hai đối tác gắn bó chặt chẽ

với nhau.

Nhận thức được tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật và để đáp ứng

được nhu cầu thu hút, đảm bảo vị trí trong thế phát triển cạnh tranh, du lịch

Thái Lan áp dụng nhanh chóng tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại trong

các lĩnh vực hoạt động, từ quy hoạch thiết kế công trình du lịch, các công

nghệ dịch vụ du lịch đến các dịch vụ hạ tầng giao thông, bưu chính viễn

thông, ngân hàng…để tạo sự hài lòng cho khách du lịch. Đặc biệt là trong lĩnh

vực vui chơi giải trí và mua sắm được các nhà đầu tư áp dụng triệt để nhằm

tạo cảm giác “bằng lòng trả tiền” của du khách.

Chính quyền tại các khu vực phát triển du lịch đầu tư lớn để ứng dụng

công nghệ hiện đại trong quản lý du lịch như Hội đồng thành phố Pattaya có

hệ thống camera khá hiện đại để giám sát quản lý nhiều điểm tập trung đông

khách du lịch trên địa bàn để đảm bảo an ninh trật tự.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức và vận hành các

Trung tâm thông tin du lịch để cung cấp các sản phẩm du lịch ấn tượng đã

thực sự tạo môi trường thuận lợi cho du khách.

Thực tế việc ứng dụng khoa học kỹ thuật ở nước ta hiện nay còn rất

nhiều tồn tại do nguồn vốn của Việt Nam còn hạn chế, ứng dụng khoa học kỹ

thuật hiện đại một cách đồng bộ chưa thể thực hiện một sớm một chiều. Vì

vậy, trước mắt chúng ta chỉ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào những khâu cơ

bản của quá trình phát triển du lịch như công tác tuyên truyền quảng bá du

lịch.

Page 78: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

Để ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền quảng bá

du lịch có hiệu quả chúng ta cần:

Phối hợp chặt chẽ giữa các trung tâm xúc tiến du lịch – thương mại tại

các địa phương với các trung tâm tin học trong việc thống nhất cơ chế cung

cấp thông tin trên website chung của Tổng cục du lịch, đồng thời với việc duy

trì và quảng bá website du lịch riêng của các địa phương.

Tiếp tục duy trì các hoạt động hỗ trợ miễn phí cho hoạt động của các

doanh nghiệp trong ngành qua việc cung cấp các thông tin cơ bản của doanh

nghiệp trên các website chính thức của Tổng cục du lịch Việt Nam với cơ chế

linh hoạt; quảng bá rộng rãi hơn đối với các website mới lập để đông đảo

khách du lịch được biết đến.

Giới thiệu rộng rãi hơn nữa các giải pháp, công nghệ đã nghiên cứu và

ứng dụng, sẵn sàng chuyển giao công nghệ khi các đơn vị có nhu cầu.

Chủ động hơn nữa trong việc hỗ trợ các Hiệp hội du lịch tại các tỉnh

trong công tác tuyên truyền quảng bá ứng dụng công nghệ thông tin.

Ngoài ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong công tác quảng bá

xúc tiến du lịch, chúng ta cần đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin

trong việc quy hoach, thiết kế và quản lý các công trình du lịch cũng như phát

triển các ngành dịch vụ bổ trợ như ngân hàng, bưu chính viễn thông…

1.6. Phát triển nguồn nhân lực

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, muốn hội nhập sâu rộng vào

nền kinh tế thế giới nói chung và ngành du lịch quốc tế nói riêng, chúng ta

phải huy động các nguồn lực cho sự phát triển, trong đó nguồn lực quan trọng

nhất, mang tính quyết định là nguồn lực con người.

Nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố con người trong sự phát

triển, ngay từ rất sớm Thái Lan đã có những chính sách để phát triển nguồn

lực này. Thái Lan có các trường đào tạo chuyên nghiệp cũng như có các khóa

Page 79: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

học để không ngừng nâng cao nhận thức cũng như chuyên môn nghiệp vụ cho

lực lượng lao động trong ngành du lịch.

Trong khi đó, nguồn nhân lực phục vụ du lịch quốc tế của chúng ta

thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta

phải phát huy những thành tích đã đạt được và hạn chế những khuyết điểm,

yếu kém trong việc đào tạo nhân lực.

Thứ nhất, xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp

luật, các cơ chế chính sách và quy chế quản lý hoạt động đào tạo, phát triển

nguồn nhân lực du lịch, chế độ đãi ngộ nhân tài và quy định về lương, thưởng

phù hợp. Thực hiện chương trình phát triển nhân lực dài hạn giai đoạn 2002 –

2015. Bên cạnh đó hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách đào tạo, bồi dưỡng

nguồn nhân lực du lịch. Tăng cường kiểm tra, thanh tra các hoạt động đào tạo,

bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch, từng bước hiện đại hóa công tác

thống kê nhân lực du lịch và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học về đào

tạo, bồi dưỡng du lịch.

Thứ hai, tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực du lịch. Chúng ta cần xây dựng

hệ thống tiêu chuẩn đối với các chức danh và cấp bậc ngành nghề du lịch như

tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo cấp vụ, giám đốc sở, giám đốc doanh nghiệp

du lịch, tiêu chuẩn nghề du lịch làm cơ sở cho người học, cơ sở đào tạo và

người sử dụng lao động.

Thứ ba, chúng ta phải xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo du

lịch toàn quốc. Trước hết, thành lập các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ du

lịch. Song song việc đào tạo là nâng cấp cơ sở đào tạo hiện có, đầu tư mới

một số cơ sở đào tạo trọng điểm đạt tiêu chuẩn quốc tế ở các địa phương là

trọng điểm du lịch và nơi có xu hướng phát triển mạnh du lịch. Đồng thời,

hình thành bộ phận đào tạo du lịch ở các trường nghề ở địa phương và khuyến

khích mở các cơ sở đào tạo du lịch ngoài công lập và các cơ sở có vốn đầu tư

Page 80: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

nước ngoài. Phối hợp các công tác trên với việc tăng cường liên kết các cơ sở

đào tạo du lịch trong và ngoài mạng lưới.

Thứ 4, tăng cường xã hội hóa mạnh công tác đào tạo du lịch. Sử dụng

hiệu quả ngân sách nhà nước và khuyến khích các thành phần kinh tế, nhân

dân, người lao động đóng góp công sức tiền của cho đào tạo, bồi dưỡng

nguồn nhân lực du lịch. Đồng thời, tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo du lịch

lập cơ sở dịch vụ phù hợp ngành nghề đào tạo để sinh viên, học sinh thực

hành, hoạt động với thuế suất ưu đãi để tạo thêm kinh phí hoạt động cho đào

tạo. Một biện pháp hữu hiệu nữa là đa dạng hóa sở hữu các loại hình cơ sở

đào tạo, bồi dưỡng bên cạnh việc huy động kiến thức và kinh nghiệm của các

nhà khoa học đầu ngành trong nước cũng như nước ngoài để phục vụ công tác

phát triển nguồn nhân lực du lịch. Song song với những công tác trên cần tăng

cường phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với cơ quan quản lý nhà nước về

du lịch và doanh nghiệp du lịch để đào tạo, mở rộng và tăng cường liên kết

giữa cơ sở đào tạo với các ngành, địa phương, các điểm, khu du lịch, các

doanh nghiệp du lịch.

2. Kinh nghiệm từ những mặt hạn chế trong quá trình phát triển

du lịch Thái Lan

2.1. Du lịch sex và những tác động tiêu cực

Hiện nay trên thế giới có không ít các quốc gia kinh doanh loại hình du

lịch này. Thái Lan là một trong số các nước đó.

Thái Lan đã phát triển ngành công nghiệp không khói dựa trên nguồn

tài nguyên thiên nhiên phong phú và chất lượng các dịch vụ hoàn hảo. Bên

cạnh đó, Thái Lan còn thu hút một lượng lớn khách du lịch đến với loại hình

du lịch sex.

Xuất phát từ nhu cầu lớn của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch

châu Âu, coi sex như một nhu cầu cơ bản không thể thiếu trong đời sống,

Page 81: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

Thái Lan đã biến nhu cầu này trở thành một ngành công nghiệp. Ngành công

nghiệp sex tại Thái Lan được công khai, thừa nhận trước pháp luật và được

nhà nước quản lý. Có thể nói, ngành công nghiệp này đã mang về cho Thái

Lan không ít du khách mà đi kèm theo đó là lợi nhuận. Tuy nhiên mặt trái của

loại hình du lịch ăn khách này là nạn mại dâm tràn lan trong xã hội, là đại

dịch AIDS và khai thác tình dục trẻ em. Thái Lan là quốc gia ảnh hưởng bởi

bệnh AIDS nhiều nhất tại châu Á. Theo thống kê của tổ chức sức khoẻ thế

giới (WHO), mỗi năm tại Thái Lan có khoảng 60.000 người chết vì bệnh

AIDS và khiến cho khoảng 300.000 trẻ mồ côi. Theo những con số được Bộ

Y Tế Thái Lan cung cấp, tính đến tháng 5 năm 2003, Thái Lan có khoảng

217.000 người bị nhiễm virus HIV.

Tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em cũng diễn ra tương tự. Thái Lan là

một trong số các nước trên thế giới có tỷ lệ trẻ vị thành nhiên hành nghề mại

dâm lớn nhất. Theo thống kê của Quỹ nhi đồng thế giới UNICEF, số trẻ em

hành nghề mãi dâm ở Thái Lan vào khoảng 60.000 đến 200.000 em. Đây là

con số đáng báo động đối với chính quyền Thái Lan.

Hiện tại Thái Lan đã nhận ra những điều tệ hại của hình thức du lịch

này. Mặc dù không loại bỏ loại hình du lịch này nhưng Thái Lan đang cố

gắng kéo du khách tham gia vào các loại hình du lịch lành mạnh khác.

Hiện tượng này ở Việt Nam không phải là không có. Nó hoạt động ít lộ

liễu công khai, trá hình rất tinh vi dưới nhiều hình thức linh hoạt. Để ngăn

chặn mầm mống cũng như sự phát triển của hiện tượng này trong quá trình

phát triển kinh tế nói chung, du lịch quốc tế nói riêng, Việt Nam phải có

những biện pháp cứng rắn để ngăn ngừa mầm mống phát triển của loại hình

du lịch này cũng như ngăn ngừa những tác hại của du lịch đến đời sống kinh

tế xã hội. Đặc biệt tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước cũng như các bộ

ngành, địa phương về vấn đề này.

Page 82: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

2.2. Vấn đề vệ sinh môi trường trong quá trình phát triển du lịch

Thực tế cho thấy, phát triển kinh tế thường đi kèm với những tác động

đến môi trường. Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng

lượng khách du lịch tới các địa điểm tham quan du lịch, tăng cường phát triển

cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên. Từ đó dẫn đến

sự gia tăng gây áp lực đến môi trường.

Từ trước tới nay, các nước đang phát triển đều “mang tiếng” với vấn đề

bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển. Mặc dù đã có rất nhiều biện

pháp trong quá trình phát triển du lịch, Thái Lan cũng không nằm ngoài

những nước đang phát triển không kiểm soát nổi vấn đề môi trường của mình.

Tài nguyên thiên nhiên là nhân tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch.

Chính nhu cầu về sự thay đổi môi trường đã tạo ra dòng luân chuyển của du

khách ngày càng mạnh mẽ trong những năm qua. Lượng khách tham quan du

lịch lớn đã mang lại những tác động ngoài mong muốn tới môi trường: ảnh

hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước sạch, tăng lượng nước thải và rác thải,

ô nhiễm không khí, tiếng ồn…Du lịch đã mang đến cho Thái Lan nguồn lợi

nhuận khổng lồ nhưng đồng thời cũng phần nào phá huỷ môi trường cảnh

quan của Thái Lan. Có những bãi biển ở Pattaya không thể tắm được nữa vì ô

nhiễm quá nặng nề. Bãi biển Patong nổi tiếng ở Phuket đã ô nhiễm tới mức

cácc loài cá và hải sản không thể sống được. Kênh đào Mae Kah ở trung tâm

Chiang Mai cũng đen đặc rác thải và ô nhiễm nặng nề.

Đó chỉ là những ví dụ rất điển hình về sự ảnh hưởng của hoạt động du

lịch tới môi trường của đất nước Thái Lan. Do những ảnh hưởng tiêu cực này

mà đã làm giảm sự hấp dẫn của các điểm du lịch đối với du khách.

Việt Nam cũng đang trong quá trình phát triển du lịch và vấn đề môi

trường cũng là một vấn đề nóng bỏng. Sớm nhận thức được tầm quan trọng

của vấn đề môi trường du lịch, Chính phủ đã có những chỉ thị cũng như các

Page 83: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

chương trình hành động nhằm giữ gìn trật tự, trị an, vệ sinh môi trường tại các

điểm tham quan du lịch. Nhưng thực tế sau một thời gian triển khai và thực

hiện các chương trình bảo vệ môi trường du lịch thì kết quả không được như

mong muốn. Vì vậy, để công tác bảo vệ môi trường du lịch có hiệu quả thiết

nghĩ cần làm ngay những vấn đề sau:

Thứ nhất, cơ quan có trách nhiệm cần ban hành ngay hệ thống tiêu

chuẩn chất lượng môi trường du lịch Việt Nam trong từng lĩnh vực.Từ đó tạo

cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý chung và hoạt động kiểm tra, giám sát

của cơ quan nhà nước nói riêng đối với vấn đề bảo vệ môi trường du lịch.

Thứ hai, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa

phương cần tăng cường phối hợp thực hiện bảo vệ môi trường du lịch. Đặc

biệt cần có một số chế tài chính, bộ máy, con người cụ thể thực hiện công tác

này.

Thứ ba, cần tổ chức tuyên truyền việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi

trường du lịch đến toàn bộ các đơn vị quản lý khu, điểm du lịch, các đơn vị

kinh doanh trong lĩnh vực du lịch . Đồng thời tăng cường ý thức bảo vệ môi

trường trong cộng đồng dân cư.

Bảo vệ môi trường du lịch là một nhiệm vụ sống còn của ngành du lịch.

Môi trường du lịch không tách rời khỏi môi trường chung của xã hội, bởi vậy

công việc này là trách nhiệm của các ngành, các cấp và của cộng đồng dân cư,

nhưng trách nhiệm chính thuộc về ngành du lịch.

Page 84: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

KẾT LUẬNTrong phạm vi trình bày của ba chương, đến đây đề tài có thể chốt lại

các vấn đề cốt lõi sau đây:

Thứ nhất, những năm gần đây ngành du lịch phát triển với tốc độ vượt

bậc, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nhiều

quốc gia cũng như trong nền kinh tế toàn cầu. Nhu cầu về du lịch của con

người ngày càng tăng cao kéo theo những sự phát triển của ngành cũng như

làm thay đổi xu hướng phát triển của du lịch trên thế giới. Đồng thời, làm

phát sinh nhiều loại hình du lịch mô hình kinh doanh du lịch mới. Bên cạnh

những tác động tích cực do sự phát triển của hoạt động du lịch mang lại cho

nền kinh tế và xã hội cũng có không ít những tác động tiêu cực đến kinh tế, xã

hội và môi trường.

Thứ hai, Thái Lan và Việt Nam là hai đất nước giàu tài nguyên thiên

nhiên, có một nền văn hóa dân tộc đậm đà bản sắc dân tộc, nguồn nhân lực

dồi dào để phát triển hoạt động du lịch quốc tế. Cả hai nước đã đạt được

những thành tựu đáng kể trong quá trình phát triển du lịch của mình, nhưng

xét một cách toàn diện ngành du lịch của Thái Lan phát triển vượt trội hơn

hẳn Việt Nam. Điều này đặt ra một câu hỏi lớn mà chúng ta phải trả lời: cùng

có một xuất phát điểm như nhau, tại sao Thái Lan lại đạt được những thành

tựu to lớn khiến cả thế giới biết đến và khâm phục còn ngành du lịch Việt

Nam vẫn mãi chỉ là tiềm ẩn.

Thứ ba, du lịch Việt Nam nhìn chung còn hoạt động tự phát, phần lớn

dưới sự bảo hộ của Nhà nước, việc khai thác các nguồn lực không hiệu quả,

không có kế hoạch và nhiều khi gây lãng phí. Quan điểm và định hướng phát

triển ngành du lịch của Đảng và Nhà nước ta rất hợp lý nhưng việc biến

những quan điểm, mục tiêu đó thành hiện thực lại là một điều xa vời. Những

giải pháp nêu ra trong Chương III dựa trên cơ sở tham khảo những bài học

Page 85: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

kinh nghiệm từ sự thành công cũng như những hạn chế trong quá trình phát

triển du lịch quốc tế của Thái Lan - đất nước có nhiều điểm tương đồng với

Việt Nam nhưng hoạt động kinh doanh du lịch của họ lại phát triển hơn chúng

ta rất nhiều. Hy vọng những giải pháp đó sẽ thúc đẩy quá trình phát triển của

hoạt động du lịch quốc tế tại Việt Nam trong thời gian tới.

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế

thế giới, đặc biệt là sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ

chức thương mại thế giới (WTO) thì càng có nhiều vấn đề đặt ra đối với nền

kinh tế quốc dân nói chung, ngành dịch vụ du lịch nói riêng. Việt Nam sẽ có

rất nhiều cơ hội cũng như phải đối mặt với không ít thách thức. Điều quan

trọng là Việt Nam phải nắm bắt được cơ hội, phát huy lợi thế, đẩy lùi thách

thức và hạn chế những yếu kém để biến ngành du lịch Việt Nam trở thành

một ngành công nghiệp thực sự, là ngành kinh tế mũi nhọn đáp ứng được nhu

cầu của nền kinh tế quốc dân. Và để ngành du lịch của Việt Nam khẳng định

được thương hiệu của mình trên trường quốc tế, sánh ngang và vượt các nước

trong khu vực trong lĩnh vực này.

Page 86: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Thế Đạt, (2005), "Tài nguyên du lịch Việt Nam", NXB Chính trị

quốc gia.2. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Anh Tuấn, (2007), "Nâng cao năng lực

cạnh tranh của du lịch Việt Nam", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 3/2007.

3. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, (2004), "Giáo trình kinh tếdu lịch", NXB Lao động - xã hội.

4. Tú Anh, (2006), "Ứng dông c«ng nghÖ th«ng tin trong c«ng t¸c tuyªn truyÒn qu¶ng b¸ du lÞch ViÖt Nam", T¹p chÝ du lÞch ViÖt Nam, sè 9/2006.

5. Hương Bình, (2006), "Công tác tiêu chuẩn hóa trong ngành dulịch", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 10/2006.

6. Thái Bình, (2006), "Phát triển nguồn nhân lực du lịch trong hộinhập sâu và toàn diện sau khi gia nhập WTO", Tạp chí Du lịch Việt Nam số 11/2006.

7. Vũ Thế Bình, (2006), "Du lịch với công tác bảo vệ môi trường", Tạpchí du lịch Việt Nam, số 8/2006.

8. Trần Vĩnh Bảo, (2005), "Một vòng quanh các nước: Thái Lan",NXB Văn hóa thông tin.

9. Phạm Huỳnh Côn, (2006), "Để bảo vệ môi trờng du lịch", số 5/2006.10. Phong Châu, (2006), "Đẩy mạnh các hoạt động và giải pháp phòng

chống tệ nạn mại dâm”, T¹p chÝ du lÞch ViÖt Nam, sè 9/2006.11. Trịnh Xuân Dũng, (2004), "Tiêu chuẩn để đánh giá du lịch là một

ngành kinh tế mũi nhọn", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 10/2004.12. Nguyễn Mạnh Hiền, (2006), "Một thoáng Thái Lan", Tạp chí du lịch

Việt Nam, số 10/2006.13. Phạm Quang Hưng, (2007), "Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội

nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 7/2004.14. Đỗ Thanh Hoa, (2007), "Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát

triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường", Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3/2007.

15. Nguyễn Phi Lân, (2006), "Phát triển các địa bàn du lịch trọng điểmở Việt Nam", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 7/2006.

16. Phạm Trung Lương, (2007), "Cần phát triển loại hình du lịch hoa", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 6/2007.

17. Phan Đức Mấn, (2007), "Tìm tòi đa dạng hóa sản phẩm du lịch",Tạp chí du lịch Việt Nam, số 2/2007.

18. Phạm Hữu Minh, (2006), "Đổi mới cơ chế xúc tiến quảng bá du lịchViệt Nam", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 12/2006.

Page 87: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

19. Phạm Ngọc Thắng, (2006), "Một số giải pháp phát triển du lịchthành ngành kinh tế mũi nhọn", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 8/2006.

20. Võ Thị Thắng, (2006), "Cơ hội, thách thức và giải pháp phát triểndu lịch sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 12/2006..

21. Võ Thị Thắng, (2006), "Phát huy truyền thống 45 năm du lịch ViệtNam vững bớc tiến lên trong thế kỷ 21", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 1/2006.

22. Võ Thị Thắng, (2007), "Phát huy truyền thống 46 năm, quyết tâmđẩy mạnh phát triển du lịch nhanh và bền vững tron giai đoạn cách mạng mới", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 1/2007.

23. Trịnh Đăng Thanh, (2006), "Để du lịch Việt Nam nâng cao sức cạnhtranh", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 3/2007.

24. Hoàng Thị Diệu Thúy, (2006), "Thái Lan, những kế hoạch lớn nhằmgia tăng lượng khách du lịch", Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 7/2006.

25. Nguyễn Hoài Thu, (2007), "Đặc thù hóa sản phẩm du lịch để nângcao sức cạnh tranh", số 4/2007.

26. Vũ Quốc Trí, (2006), "Tác động kinh tế của du lịch", Tạp chí du lịchViệt Nam, số 4/2006.

27. Đào Duy Tuấn, (2006), "Công tác tuyên truyền quảng bá du lịchViệt Nam", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 9/2006.

28. Nguyễn Anh Tuấn, (2007), "Phát triển du lịch mạo hiểm ở ViệtNam", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 7/2007.

29. Đỗ Thị ánh Tuyết, (2007), "Bài học kinh nghiệm về tổ chức và quảnlý phát triển du lịch của một số nước", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 2/2007.

30. Phan Huy Xu, Mai Phú Thanh, 2005, "Địa lý Đông Nam Á, nh÷ng vÊn ®Ò kinh tÕ x· héi", NXB Gi¸o dôc 2005.

31. Bùi Thị Hải Yến, (2004), "Tuyến điểm du lịch Việt Nam", NXB Giáodục.

32. Tạp chí du lịch Việt Nam, (2005), "Kết luận của Phó thủ tướng VũKhoan: đa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào 2010", số 10/2005.

33. Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2005), "Tăng cường đẩy mạnh bồi dư-ỡng phát triển nhân lực du lịch", số 7/2005.

34. Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2006), "Du lịch Việt Nam đang trênđường hội nhập", số 6/2005.

35. Tạp chí Du lịch Việt nam, (2007), "Kinh nghiệm quản lý Nhà nướcvề du lịch ở Thái lan", số 8/2007.

36. Luật Du lịch Việt Nam

Page 88: Môc lôci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/24/phat-trien-du... · Web viewTrong khi đó, doanh thu của Việt Nam cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 1998 và 2003

37. http://vst.vista.gov.vn/ 38. http://www.ncseif.gov.vn 39. www.nciec.gov.vn 40. www.vietnamtourism.gov.vn/ 41. www.dulichvn.org.vn 42. www.tuoitre.com.vn 43. www.gso.gov.vn 44. www.cpv.org.vn 45. www.vneconomy.com.vn 46. www.vista.gov.vn/ 47. www.tourismthailand.org 48. www.thailandtourismdirectory.com/ 49. www.thailandtravelsearch.com 50. www.tatnews.org 51. http://www.patavietnam.org/vn/ 52. www.unwto.org 53. www.world-tourism.org