70
Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 1 Nghiên cu xây dng hquy ước báo cáo nghiên cu khoa hc tại trường Đại học Đà Lạt theo các hquy ước quc tế MLA và APA –––––––––––––––––––––––––––––––––– Đề tài nghiên cu khoa hc trọng điểm cấp trường 2007 Ngành khoa hc xã hội và nhân văn Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh Trường Đại học Đà Lạt ĐÀ LẠT THÁNG BA 2008

MLA Translation

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 1

Nghiên cứu xây dựng hệ quy ước báo cáo nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Đà Lạt

theo các hệ quy ước quốc tế MLA và APA

––––––––––––––––––––––––––––––––––

Đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp trường 2007

Ngành khoa học xã hội và nhân văn

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh

Trường Đại học Đà Lạt

ĐÀ LẠT

THÁNG BA 2008

Page 2: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 2

TÓM TẮT

Đề tài này hướng đến nghiên cứu xây dựng hệ quy ước trình bày báo cáo nghiên cứu khoa

học tại trường Đại học Đà Lạt theo hệ thống hiện hành của các hệ quy ước quốc tế MLA và

APA. Phần đầu cuả báo cáo nghiên cứu trình bày tổng quát lý do nghiên cứu, cơ sở lý luận,

mục tiêu, phương pháp và phạm vi nghiên cứu, đồng thời với một số chú dẫn về trích yếu

dịch thuật trong toàn văn báo cáo. Phần 2 của văn bản được chia thành 4 chương, với chương

1 trình bày những nội dung cơ bản về bài viết nghiên cứu và các hệ quy ước nghiên cứu, cùng

với những nội dung quy định hướng dẫn về đạo văn. Chương 2 hướng dẫn các kỹ thuật trình

bày và định dạng văn bản báo cáo nghiên cứu. Chương 3 hướng dẫn các quy chuẩn trích dẫn

trong văn bản, và các quy chuẩn trình bày đề mục và danh mục tài liệu trích dẫn được hướng

dẫn cụ thể ở chương 4. Phần Kết luận đúc kết những kết quả đạt được của đề tài, đồng thời

chỉ ra những mặt còn hạn chế và phương hướng phát triển đề tài trong các nghiên cứu tiếp

theo.

Page 3: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 3

PHẦN 1

GIỚI THIỆU

1. Lý do nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu trong mục

tiêu sứ mạng của các cơ sở giáo dục. Ở trường Đại học Đà Lạt, công tác nghiên cứu khoa học

tuy phát triển mạnh về số lượng và chất lượng chuyên môn, nhưng nhìn chung vẫn còn chưa

mang tính hệ thống, quy trình. Một trong những điểm yếu còn tồn tại ở nghiên cứu khoa học

cán bộ và sinh viên trường là công tác trình bày báo cáo nghiên cứu.

Việc ―chuẩn hoá‖ các khâu quy trình nghiên cứu trong công tác nghiên cứu khoa học

của cán bộ và sinh viên trường Đại học Đà Lạt đang được đặt ra như một đòi hỏi cấp thiết.

Một khâu tuy chỉ đóng vai trò ―hình thức‖ nhưng rất quan trọng trong quy trình nghiên cứu

khoa học là soạn thảo và trình bày báo cáo nghiên cứu khoa học. Khâu này cũng cần được đặt

ra những tiêu chuẩn nhất định, đặc biệt là vấn đề tham khảo chuẩn quốc tế.

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, một trong những khó khăn, trở ngại lớn của các đề

tài nghiên cứu nước ta nói chung và của trường nói riêng là khả năng tiếp cận và đáp ứng

những quy chuẩn nói trên để từng bước ―quốc tế hoá‖ các thành quả nghiên cứu và nâng cao

uy tín khoa học của cơ sở nghiên cứu. Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống quy chuẩn

cho trình bày báo cáo khoa học, bên cạnh việc hoàn thiện các quy trình nghiên cứu, là việc

làm cần thiết cho sự phát triển cả về chất lượng nội dung lẫn hình thức cho các đề tài nghiên

cứu về sau của cán bộ và sinh viên Đại học Đà Lạt.

Trước tình hình đó, nhóm nghiên cứu chúng tôi quyết định đặt ra đề tài nghiên cứu

xây dựng hệ thống quy chuẩn trong báo cáo nghiên cứu khoa học cho trường Đại học Đà Lạt,

nhằm góp phần nâng cao chất lượng các đề tài nghiên cứu và từng bước ―chuẩn hoá‖ hình

Page 4: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 4

thức các công trình nghiên cứu trên cơ sở các quy ước thế giới, giúp nâng cao uy tín và chất

lượng khoa học của trường.

2. Cơ sở lý luận

Ở các cơ sở giáo dục và nghiên cứu trên thế giới, các nghiên cứu khoa học được báo cáo và

trình bày theo những quy ước riêng mang tính bắt buộc mà người nghiên cứu phải tuân thủ,

trong đó phổ biến nhất là hệ quy chuẩn MLA (MLA Style), do Hiệp hội Ngôn ngữ hiện đại

(Modern Language Association) quy định, thường được áp dụng cho các đề tài nghiên cứu

khoa học xã hội và nhân văn, ngôn ngữ học, văn chương, xã hội học, v.v… Hệ quy ước thứ

hai là hệ quy ước APA (APA Style), được áp dụng cho các đề tài thuộc khối khoa học tự

nhiên và công nghệ ứng dụng, tâm lý học, v.v… và được quy định bởi Hiệp hội Tâm lý học

Hoa kỳ (American Psychological Association). Phần lớn các nhà nghiên cứu khi viết báo cáo

khoa học đều sử dụng một trong hai hệ quy chuẩn nói trên, giúp mang lại tính thống nhất và

khoa học trong nghiên cứu.

Ở nước ta, ngoài hệ thống quy chuẩn trong báo cáo nghiên cứu khoa học do Bộ Khoa

học và Công nghệ ban hành thì đa số các cơ sở giáo dục và nghiên cứu lớn đều có những quy

định riêng về soạn thảo và trình bày báo cáo khoa học. Tuy nhiên, nhìn chung những ―hệ quy

chuẩn‖ đó vẫn chưa đáp ứng được tính nhất quán và yêu cầu chính xác, vì vậy rất nhiều các

công trình nghiên cứu khác nhau đều được trình bày một cách ―thiên hình vạn trạng‖ khi

được đối chiếu so sánh. Và khi so sánh với các hệ quy chuẩn MLA và APA thì đều chưa đầy

đủ và tồn đọng nhiều điểm bất cập, không tương đồng.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài xoay quanh một số nội dung chủ yếu như sau:

- Giới thiệu tổng quát nằm nâng cao nhận thức của cán bộ nghiên cứu về tầm quan

trọng của báo cáo nghiên cứu

Page 5: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 5

- Hướng các báo cáo nghiên cứu tại trường Đại học Đà Lạt đến quy cách trình bày

chuyên nghiệp, thông qua đó nâng cao chất lượng của công trình nghiên cứu

- Tác động chuyển giao quy trình xây dựng hệ quy ước, để định hướng rõ ràng hơn

trong quy cách trình bày, giúp nâng cao khả năng xuất bản và tăng khả năng tham gia các

diễn đàn khoa học trong nước và quốc tế của các công trình nghiên cứu tại trường.

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính, với hình thức tham khảo và dịch các tài

liệu hiện hành về quy ước trình bày báo cáo nghiên cứu của các tổ chức MLA và APA, sau

đó đối chiếu, so sánh và tổng hợp thành hệ quy ước thống nhất về trình bày báo cáo nghiên

cứu khoa học để đưa vào áp dụng trong quy trình nghiên cứu khoa học các cấp tại trường Đại

học Đà Lạt.

Sản phẩm hoàn thành là tài liệu hướng dẫn trình bày báo cáo nghiên cứu khoa học,

được xuất bản dưới dạng sách tham khảo. Một hội thảo khoa học sẽ được tổ chức ở giai đoạn

cuối của quá trình nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chuyên gia và thông tin phản hồi từ phía

các cơ sở khoa học, giáo dục nhằm có những chỉnh lý và sửa chữa phù hợp.

5. Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn nghiên cứu của đề tài chỉ bao gồm những hệ quy ước trình bày báo cáo nghiên cứu

khoa học hiện hành của hai tổ chức MLA (Modern Language Association, Hiệp hội Ngôn

ngữ hiện đại Hoa Kỳ) và APA (American Psychological Association, Hiệp hội Tâm lý học

Hoa Kỳ). Ngoài phạm vi của đề tài này, người đọc có thể tham khảo thêm một số hệ quy ước

phổ biến khác như CMS (Chicago Manual of Style, Hệ quy ước trình bày Chicago), v.v… để

tiện đối chiếu so sánh và áp dụng đồng bộ trong quy cách trình bày.

6. Chú dẫn về dịch thuật

Trong phần tiếp theo của bài viết này, chúng tôi sẽ tuần tự trình bày các nội dung chính của

đề tài Xây dựng hệ quy ước báo cáo nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Đà Lạt theo các

Page 6: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 6

hệ quy ước quốc tế MLA và APA, phần khảo cứu này chủ yếu được dịch, tổng hợp và biên

soạn lại từ những tài liệu hướng dẫn quy ước quốc tế là Sổ tay hướng dẫn MLA dành cho

người viết báo cáo khoa học (The MLA Handbook for Writers of Research Papers), ấn bản

thứ 5, của Joseph Gibaldi (New York: Hiệp hội Ngôn ngữ học hiện đại Hoa kỳ, 1999) và tài

liệu đối chiếu Sổ tay Penguin (The Penguin Handbook) của tác giả Lester Faigley (New

York: Longman, 2003) để tra cứu liên hệ giữa hai hệ quy ước nói trên. Để thuận tiện cho độc

giả khi tham khảo tài liệu này, chúng tôi không trình bày chi tiết các trích dẫn trực tiếp trong

văn bản mà tách rời thành một phần phụ dẫn riêng biệt như sau:

Phần khái quát về bài viết nghiên cứu khoa học (1.1, 1.2, 1.4) được dịch trực tiếp từ

chương ―Nghiên cứu và viết‖ (Gibaldi, 2–4, 42–43); tương tự, nội dung trình bày về đạo văn

(Plagiarism) được tổng hợp cũng từ nguồn nói trên (Gibaldi, 30–34), có tham khảo và thay

thế bằng một số tài liệu trích dẫn tiếng Việt để thuận tiện hơn cho người đọc áp dụng (như

trình bày trong văn bản). Ngoài ra, người đọc cũng có thể tham khảo một số tài liệu khác, như

Wikipedia tiếng Việt, hay chương 19 của cuốn Sổ tay Penguin (Faigley, 327–342), để nắm rõ

hơn về nạn đạo văn và những quy phạm trích dẫn có thể bị xem như là đạo văn.

Phần giới thiệu sơ lược về các hệ quy ước báo cáo nghiên cứu thông dụng (1.5) được

tổng hợp giới thiệu chủ yếu từ nguồn tư liệu điện tử (Wikipedia), ngoài ra còn tham khảo

phần giới thiệu sơ lược về hệ CMS (Faigley, 446) và CSE (Feigley, 461). Thông tin tra cứu

về hai hệ quy ước này có thể được tìm thấy tại các nguồn tài liệu xuất bản (Feigley) hoặc các

nguồn thông tin điện tử, như Wikipedia: The Free Encyclopedia, địa chỉ

<http://en.wikipedia.org>; Modern Language Association (MLA): Format, Bibliography,

Style, Convention tại địa chỉ <http://www.mla.org>; American Psychological Association

(APA), địa chỉ <http://www.apa.org>; The Chicago Manual of Style Online (CMS, tại địa chỉ

<http://www.chicagomanualofstyle.org>), và Council of Science Editors (CSE, tại

<http://www.councilscienceeditors.org>) v.v…

Page 7: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 7

Nội dung chính của bài viết, phần giới thiệu chi tiết về kỹ thuật trình bày và soạn

thảo, trích dẫn theo các hệ quy ước APA và MLA (các chương 2, 3, 4), được biên soạn dựa

theo nội dung trình bày các chương 2, 3, 4 của cuốn Sổ tay hướng dẫn MLA dành cho người

viết báo cáo khoa học (Gibaldi, 73–202) có lược bỏ một số nội dung và thay thế bằng các ví

dụ tiếng Việt trực tiếp. Phần đối chiếu với hệ quy ước APA được tham khảo và trích dẫn từ

cuốn Sổ tay Penguin (Faigley, 356–396, 416–445), với các ví dụ được thay thế bằng thông tin

của một số tài liệu tiếng Việt như đã trình bày trong văn bản.

Page 8: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 8

PHẦN 2

XÂY DỰNG QUY CHUẨN BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THEO CÁC HỆ QUY ƯỚC MLA

VÀ APA HIỆN HÀNH

Chương 1

Khái quát về bài viết báo cáo nghiên cứu khoa học và các hệ quy ước báo cáo nghiên cứu

1.1. Bài viết nghiên cứu khoa học là một hình thức khám phá

Trong suốt quãng đời đi học của mình, có lẽ chúng ta đã viết khá nhiều các bài tiểu luận cá

nhân để trình bày suy nghĩ, cảm nghĩ và chính kiến mà không cần liên hệ khảo cứu một

nguồn thông tin hay ý tưởng nào. Tuy vậy, một số môn học và các bài tập được giao đòi hỏi

chúng ta phải vượt ra ngoài tầm hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân mình. Chúng ta tiến

hành nghiên cứu khi cần khai triển ý tưởng, khảo sát tâm điểm, giải quyết vấn đề, hoặc trình

bày biện lý cần có nguồn trợ giúp từ bên ngoài. Từ đó chúng ta tìm kiếm, khảo cứu, và sử

dụng những tài liệu nằm ngoài những nguồn thông tin cá nhân của mình. Những kết quả và

kết luận từ những quá trình tìm hiểu như vậy được trình bày trong bài viết nghiên cứu. Khái

niệm bài viết nghiên cứu (hay bài báo cáo nghiên cứu) mô tả một dạng trình bày nghiên cứu

sinh viên có thể ở dạng ấn phẩm, sản phẩm điện tử hay sản phẩm đa phương tiện.

Bài viết nghiên cứu có thể được dựa trên dạng nghiên cứu sơ cấp (primary research),

nghiên cứu thứ cấp (secondary research), hoặc kết hợp cả hai dạng. Nghiên cứu sơ cấp là

nghiên cứu về một chủ đề bằng những quan sát và điều tra đầu tiên, ví như phân tích một văn

bản văn học hoặc lịch sử, một bộ phim, hoặc một trình diễn nghệ thuật; tiến hành điều tra

hoặc phỏng vấn; hoặc thực hiện một thí nghiệm. Những nguồn sơ cấp bao gồm số liệu thống

kê, các tài liệu lịch sử và các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Nghiên cứu thứ cấp là quá trình

tìm hiểu các nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu khác đã thực hiện về cùng một chủ đề.

Page 9: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 9

Những ví dụ về nguồn thứ cấp bao gồm sách và các bài báo về các vấn đề chính trị, các sự

kiện lịch sử, các cuộc tranh luận khoa học hoặc các tác phẩm văn chương.

Hầu hết các bài viết nghiên cứu ít nhất đều dựa trên nghiên cứu thứ cấp. Cho dù đề tài

nghiên cứu là gì đi nữa, việc học cách điều tra, nhận xét, và sử dụng hiệu quả những thông

tin, ý tưởng và chính kiến của những nhà nghiên cứu khác sẽ đóng vai trò rất quan trọng

trong việc phát triển cá nhân ở cương vị người học. Các dạng hoạt động để hình thành nghiên

cứu khoa học—định dạng, định vị, đánh giá và nắm bắt sử dụng nghiên cứu của người khác

để từ đó phát triển và trình bày những ý tưởng của chính mình một cách rõ ràng và thuyết

phục—chính là tâm điểm của hoạt động giáo dục.

Những khả năng này hoàn toàn không chỉ là kỹ năng học đường. Cũng như những bài

viết nghiên cứu được thực hiện ở trường học, rất nhiều những báo cáo và đề xuất được yêu

cầu trong kinh doanh, hành chính nhà nước và các ngành nghề khác đều dựa trên nghiên cứu

thứ cấp. Vì vậy, việc học cách viết một báo cáo nghiên cứu có thể giúp chúng ta thực hiện

những công việc cho nghề nghiệp sau này. Thật khó để nghĩ ra bất cứ nghề nghiệp gì mà

không đòi hỏi người làm phải tra cứu những nguồn thông tin về một chủ đề xác định, kết hợp

thông tin đó với những ý tưởng của mình, và trình bày suy nghĩ, cảm tưởng và kết quả tìm

hiểu một cách hiệu quả.

Nghiên cứu nâng cao kiến thức và hiểu biết của bản thân về một chủ đề. Đôi khi

nghiên cứu sẽ củng cố những ý tưởng và chính kiến của chúng ta; đôi khi lại lay chuyển và

thay đổi chúng. Nhưng nghiên cứu hầu như luôn luôn giúp ta thành hình tư duy của mình.

Trừ phi giảng viên hay người hướng dẫn chỉ định cụ thể chúng ta làm khác đi, những nghiên

cứu của ta thường không nên chỉ nhận xét các ấn phẩm và rút ra một loạt các trích dẫn từ các

ấn phẩm đó; mà chúng ta cần phải tìm kiếm những nguồn cung cấp thông tin mới có thể giúp

khảo sát một cách hữu ích nhiều luận điểm khác nhau đã được trình bày trên cùng một luận

đề, để quan điểm của chúng ta vững chắc hơn, để mở rộng và làm rõ ý tưởng của mình, để

Page 10: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 10

đưa ra những phương pháp hoặc hình thái tư duy mà chúng ta có thể áp dụng cho các dữ liệu

hay chủ đề mới, hoặc đáp ứng cho những phản kiến mà chúng ta muốn tranh luận. Tuy vậy,

khi ta sử dụng và dẫn kỹ lưỡng các nguồn tài liệu, chúng ta cần nhớ rằng mục đích chính của

nghiên cứu khoa học không phải là tóm tắt các công trình của người khác mà là thu nhận và

phát triển chúng để từ đó đạt được hiểu biết của riêng mình về vấn đề.

Tập tài liệu này không thể trình bày tất cả những cách nghiên cứu khoa học hữu dụng.

Không phải vì tài liệu này nhấn mạnh những hệ thống để chuẩn bị hiệu quả những bài báo

cáo mà chúng ta lầm tưởng rằng quá trình nghiên cứu và viết báo cáo khoa học phải theo một

khuôn mẫu cố định. Thực tế cho thấy rằng có thể thực hiện thành công những báo cáo nghiên

cứu khoa học bằng các con đường khác nhau. Nhiều nhà nghiên cứu có thể tuân theo một tiến

trình các bước nghiêm chỉnh, trong khi một số khác có thể làm việc ít theo tiến trình hơn.

Thêm vào đó, một số nghiên cứu thường tự hướng mình vào một phương pháp chuẩn, trong

khi đó những nghiên cứu khác đòi hỏi những hướng giải quyết khác nhau. Từ nhận thức sự

khác nhau giữa các công trình nghiên cứu và các nhà nghiên cứu, tài liệu này sẽ trình bày

những phần việc mà gần như tất cả những người làm nghiên cứu thực hiện, như lựa chọn chủ

đề thích hợp, tiến hành nghiên cứu, thảo mục tài liệu trích dẫn, viết và trình bày bài viết.

Nếu như bạn chưa làm nghiên cứu bao giờ, những phần việc trên ít nhiều sẽ làm

chúng ta cảm thấy phức tạp. Nhưng khi bạn thực hiện những hướng dẫn nghiên cứu từ tài liệu

này, như là định vị những nguồn trích dẫn, hay định dạng văn bản báo cáo, bạn sẽ dần nhìn

nhận viết báo cáo nghiên cứu khoa học như một dạng luyện tập thực hiện hệ thống. Thực ra,

nghiên cứu khoa học được ví như một cuộc phiêu lưu trí tuệ để giải đáp một điều bí ẩn: đó là

một cuộc khai hoang để tìm ra những khám phá mới—ít ra là với bạn, nếu như không là với

người khác. Dù cơ chế nghiên cứu quan trọng là vậy, nó cũng không thể nào bỏ qua thách

thức trí tuệ của việc theo đuổi một chủ đề hấp dẫn chính bạn. Dù rằng bạn chỉ học cách thực

hiện một bài báo cáo nghiên cứu khoa học, rất có thể bạn sẽ cảm thấy thích thú khi theo đuổi

Page 11: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 11

và phát triển các ý tưởng—một trong những điều tuyệt vời nhất trong nghiên cứu và học

thuật.

1.2. Bài viết nghiên cứu khoa học là một dạng văn viết

Bài viết nghiên cứu là một hình thức giao tiếp chữ viết. Như những dạng văn viết không hư

cấu khác như thư từ, báo cáo, tiểu luận, sách, báo…, nó cần chuyển tải thông tin và ý tưởng

một cách rõ ràng và hiệu quả. Không phải vì những quy trình đòi hỏi trong việc trích dẫn, ghi

chép và bố cục văn bản khoa học mà chúng ta quên đi kỹ năng viết căn bản khi thực hiện bài

báo cáo khoa học.

Quyển sách này là tài liệu hướng dẫn cách viết báo cáo khoa học chứ không phải sách

hướng dẫn cách viết văn chính luận. Tuy vậy, không có những hệ quy ước trình bày văn bản

nào có thể thay thế cách viết sống động và thông minh, cũng như không có những chừng mực

nghiên cứu hay định dạng văn bản nào có thể bù lấp cho cách trình bày ý tưởng tệ hại. Cho

dù bạn phải thể hiện văn bản đầy đủ những sự kiện và quan điểm chúng ta thu được từ nghiên

cứu, việc thể hiện văn bản này chỉ là hỗ trợ cho những lập luận của chúng ta và đưa ra thông

tin xúc tích nhất về các nguồn trích dẫn; không nên để việc định dạng văn bản làm tối đi các

ý tưởng của chúng ta hoặc làm cho người đọc bị xao nhãng khỏi các ý tưởng đó.

1.3. Đạo văn (Plagiarism)

Chúng ta đã từng nghe nói về những hình phạt cho nạn ―đạo‖ (văn, nhạc…) từ các tranh cãi

trong các ngành công nghiệp thâu âm và xuất bản. Chúng ta cũng có thể đã thảo luận tại lớp

về đạo văn học đường. Từ ―plagiarism‖ (đạo văn) bắt nguồn từ từ Latin plagiarius (kẻ bắt

cóc), chỉ ra một loại hình gian lận được định nghĩa là ―mạo nhận là tác giả: hành vi sai trái

khi lấy thành quả từ lao động trí óc của người khác và trình bày là của mình‖ (Alexander

Lindley, Plagiarism and Originality [New York: Harper, 1952], 2) Sử dụng ý tưởng hay diễn

giải của người khác trong bài viết của mình mà không đưa ra nguồn trích dẫn là đạo văn. Đạo

văn, từ đó, trở thành ăn cắp trí thức. Nói một cách nghiêm túc, đạo văn là một vấn đề vi phạm

Page 12: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 12

luân lý và đạo đức nhiều hơn là vi phạm pháp luật, bởi vì phần lớn các trường hợp đạo văn

đều nằm trong các kẽ hở của luật bản quyền. Nhưng dù vậy, tệ đạo văn có thể đón nhận

những hình phạt nghiêm trọng, kể như bị đánh rớt một môn học hay bị đuổi học.

Hiện trạng đạo văn trong học đường thường là không có chủ ý, như trường hợp học

sinh tiểu học, khi được giao bài tập về nhà về một chủ điểm nào đó, thường chỉ chép—từng

chữ một—từ bách khoa toàn thư vào vở. Rủi thay, nhiều học sinh vẫn quen sử dụng ―phương

pháp nghiên cứu‖ đó trong suốt thời trung học và cả đại học, mà không biết rằng mình phạm

phải tệ đạo văn. Nên trong quá trình nghiên cứu và viết bài, cần phải sáng suốt xác định đâu

là tư duy, suy nghĩ của riêng mình và đâu là suy nghĩ ta thu nhập từ người khác. Đạo văn còn

có thể là khi ta không cung cấp được nguồn trích dẫn chính xác khi sử dụng lại cách dùng từ

hay cấu trúc câu đặc biệt của người khác, khi tái hiện lại lập luận—hoặc khi trình bày dòng tư

duy—của họ.

Hiển nhiên là bạn có thể dùng ngôn từ và tư tưởng của người khác trong bài nghiên

cứu của mình, nhưng tài liệu vay mượn này sẽ nghe như không có vẻ là sáng tạo của riêng

bạn. Ví như, trong trường hợp bạn muốn trích đoạn sau đây của Hoài Thanh và Hoài Chân

viết về thơ Thế Lữ ở trang 51 cuốn Thi nhân Việt Nam:

Thơ Thế Lữ là nơi hẹn hò của hai nguồn thi cảm. Thế Lữ đã băn khoăn trước hai nẻo

đường: nẻo về quá khứ với mơ mộng, nẻo tới tương lai và thực tế. Đáng lẽ Thế Lữ

nên rẽ nẻo thứ hai này. Sau một hồi mộng mị vẩn vơ, thơ Thế Lữ như một luồng gió

lạ xui người ta biết say sưa với cái sán lạn của cuộc đời thực tế, biết cười cùng hoa nở

chim kêu, biết yêu và biết yêu tình yêu. Thế Lữ đã làm giáo sư dạy khoa tình ái cho cả

một thời đại.

Nếu như viết như thế này, mà không có trích yếu cụ thể, thì đã là phạm đạo văn:

Thơ Thế Lữ biểu hiện sự băn khoăn giữa hai nẻo đường, giữa lối về quá

khứ mộng mơ và đường đến tương lai thực tế.

Page 13: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 13

Nhưng chắc chắn là bạn có thể trích yếu tác phẩm nếu có đưa ra nguồn tài liệu, theo hệ quy

ước MLA,

Như nhận định của Hoài Thanh và Hoài Chân, thơ Thế Lữ biểu hiện sự

băn khoăn giữa hai nẻo đường, giữa lối về quá khứ mộng mơ và đường

đến tương lai thực tế (51).

hoặc theo hệ quy ước APA,

Thơ Thế Lữ biểu hiện sự băn khoăn giữa hai nẻo đường, giữa lối về quá

khứ mộng mơ và đường đến tương lai thực tế (Hoài Thanh & Hoài Chân,

1988).

Chính vì vậy, trong bài viết nghiên cứu của mình, bạn cần trình bày tất cả các nguồn mà mình

có trích dẫn—không chỉ là thông tin trực tiếp hoặc tái diễn đạt, mà còn là các ý tưởng và

thông tin. Dĩ nhiên, lương tri và tính đạo đức sẽ chỉ ra những gì chúng ta phải trình bày. Ví

như, hiển nhiên chúng ta không cần phải trình bày nguồn tài liệu khi trích dẫn một câu tục

ngữ (như ―Tốt gỗ hơn tốt nước sơn‖), hoặc một câu nói nổi tiếng (như ―Không có gì quý hơn

độc lập, tự do‖), hay một kiến thức phổ quát, như ―Lý Công Uẩn cho dời đô về Thăng Long,‖

v.v… Nhưng chúng ta cần phải chỉ rõ ra những nguồn trích dẫn mà độc giả có thể nhầm lẫn

là của chính chúng ta. Nếu như chúng ta có chút ngờ vực không rõ mình có phạm đạo văn

hay không, tốt hơn hết là nên trình bày các nguồn trích dẫn cụ thể.

Có hai trường hợp đạo văn không có liên quan đến nguồn trích dẫn bên ngoài. Trường

hợp thứ nhất xảy ra khi sinh viên nộp một bài tập môn này mà đã nộp cho môn khác. Mặc dù

rõ ràng là không giống như trường hợp ăn cắp ý tưởng của người khác, hành động này thể

hiện tệ tự đạo văn và nghiễm nhiên là một hình thức gian lận. Nếu như thực sự ta muốn tái sử

dụng một bài viết đã nộp trong khoá học trước, hãy xin ý kiến giảng viên hiện tại để được

phép làm như vậy.

Trường hợp còn lại liên quan đến hoạt động tập thể, ví dụ như một bài tập nhóm bạn

thực hiện cùng những sinh viên khác. Những bài tập tập thể như thế trong nghiên cứu và viết

Page 14: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 14

văn thường rất phổ biến và thực ra là còn được khuyến khích trong nhiều khoá học và ngành

nghề khác nhau, và nó không hẳn là đạo văn nếu xét rằng công thực hiện là của chung tất cả

thành viên. Một cách trích dẫn—trong trường hợp phân công tác vụ không đồng đều—là chỉ

ra ai đã thực hiện những việc gì. Cách khác, trong trường hợp phân công đồng đều và được

chia sẻ, là trích dẫn tất cả thành viên đồng đều nhau. Nếu như không rõ nên trích yếu thế nào,

hãy xin lời khuyên từ thầy cô của bạn.

Trường hợp sau đây cũng có liên quan đến vi phạm bản quyền. Vì tính đa dụng của

Internet và tiện ích nó mang lại trong việc tải về và sử dụng các tài liệu, nhiều người cho rằng

tài liệu trên mạng thường được tuỳ ý tái sử dụng và phát tán. Sự thật là những tài liệu này,

cũng như hầu hết các ấn bản bình thường khác, đều được bảo hộ bới luật bản quyền. Hãy lưu

ý kỹ những chỉ dẫn hoặc những chỉ định hạn chế sử dụng in tài liệu hoặc đăng tải trên trang

web đó. Mặc dù được cho phép trích yếu và tái thể hiện một phần của tác phẩm trong bài viết

nghiên cứu khoa học, việc sao chép toàn bộ hoặc phần lớn một tác phẩm nào đó mà không

được sự cho phép của tác giả chính là vi phạm bản quyền và vi phạm pháp luật.

1.4. Ngôn ngữ và văn phong

Văn viết hiệu quả lệ thuộc nhiều vào tính rõ ràng và dễ đọc cũng như nội dung. Chất lượng

của bài báo cáo nghiên cứu lệ thuộc nhiều vào văn phong, cách dùng từ, ngắt câu, ngữ nghĩa,

tình thái của văn bản, v.v… để mang lại sự thích thú cho người đọc. Cần đảm bảo sử dụng

văn phong khoa học và tính trung lập khách quan trong bài viết báo cáo khoa học của mình.

Những lối hành văn thể hiện thái quá định kiến về chính trị, tuổi tác, giới tính, tôn giáo, tầng

lớp xã hội, chủng tộc, v.v… đều không được đánh giá cao và ở chừng mực nào đó có thể

được xem là vi phạm đạo đức nghiên cứu.

1.5. Các hệ quy ước báo cáo nghiên cứu thông dụng

Có nhiều cách khác nhau để soạn thảo và trình bày bài viết nghiên cứu, nhưng yêu cầu chung

khi hoàn thành bài viết là văn bản được trình bày nhất quán từ đầu đến cuối theo một hệ

Page 15: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 15

thống quy ước nhất định. Có khá nhiều hệ quy ước phổ biến hiện hành; và tuỳ theo lãnh vực

nghiên cứu và kinh nghiệm của tác giả mà từng bài viết nghiên cứu có thể được trình bày

theo từng hệ quy ước khác nhau. Các đề tài nghiên cứu thuộc các lĩnh vực nhân văn thường

được áp dụng hệ quy ước MLA, được hướng dẫn cụ thể trong cuốn Sổ tay hướng dẫn ấn bản

học thuật MLA (1998), xuất bản dưới quyền Hiệp hội ngôn ngữ hiện đại Hoa kỳ bởi Joseph

Gibaldi, là tái bản lần hai của cuốn Sổ tay quy ước MLA (1985). Đây là quyển sách hướng

dẫn quy ước hàn lâm được sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ, Canada, và một số quốc gia khác,

hướng dẫn quy cách soạn thảo và trình bày văn bản nghiên cứu khoa học trong các ngành

khoa học nhân văn, đặc biệt là trong các nghiên cứu về tiếng Anh, những nghiên cứu về ngôn

ngữ và văn chương hiện đại, bao gồm văn học đối chiếu, phê bình văn học, truyền thông học,

văn hoá học và các ngành khoa học liên quan. Theo Hiệp hội Ngôn ngữ hiện đại Hoa kỳ, ―Kể

từ khi được ấn hành năm 1985, cuốn Sổ tay quy ước MLA đã trở thành tài liệu hướng dẫn

chuẩn cho các nghiên cứu sinh, giáo viên và học giả trong các ngành khoa học nhân văn và

các tác giả chuyên nghiệp trong nhiều lãnh vực khác nhau.‖

Cuốn Sổ tay quy ước MLA là một trong hai ấn bản chính thức của Hiệp hội Ngôn ngữ

hiện đại Hoa kỳ về quy ước trình bày báo cáo nghiên cứu, được viết bởi Joseph Gibaldi, Chủ

nhiệm chương trình Tiếp nhận và Phát triển sách, đồng tác giả với Walter Achtert trong ấn

bản thứ nhất. Đối tượng độc giả chủ yếu là các nghiên cứu sinh, các nhà học giả hàn lâm, các

giáo sư, các tác giả chuyên nghiệp và các biên tập gia.

Ấn bản còn lại là cuốn Sổ tay Hướng dẫn báo cáo khoa học, mà đối tượng độc giả chủ

yếu là học sinh trung học, sinh viên hay các giáo viên. Những ấn bản gần đây nhất của hai tác

phẩm nói trên đã được cập nhật và chỉnh sửa cho phù hợp với những phát triển trong công

nghệ soạn thảo văn bản máy tính, xuất bản điện tử và những công nghệ xuất bản kỹ thuất số

có liên quan.

Page 16: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 16

Hình 1: Trang bìa Sổ tay Hướng dẫn ấn bản học thuật MLA, Hiệp hội Ngôn ngữ Hiện đại

Hoa Kỳ. 2008.

Bên cạnh hệ quy ước MLA, những đề tài nghiên cứu thuộc nhóm ngành khoa học xã hội, như

tâm lý học, lịch sử, khảo cổ học, chính trị học, nhân chủng học, v.v… thường sử dụng hệ quy

ước APA, được giới thiệu bởi Hiệp hội Tâm lý học Hoa kỳ (American Psychological

Association). Hệ quy ước này quy định tên gọi và cách trình bày bố cục, định dạng, và cách

trích dẫn tài liệu tham khảo bên cạnh các trình bày bảng biểu, số liệu, chú thích, phụ lục,

v.v…, cũng như một số các tính năng soạn thảo và trình bày khác. Hệ quy ước APA sử dụng

quy cách trích dẫn Harvard, hay còn gọi là quy cách trích dẫn tác giả––năm hay quy cách

trích dẫn trong ngoặc, dẫn đến một danh mục ―Tài liệu tham khảo‖ (References). Cuốn Ấn

bản hướng dẫn trình bày APA hướng dẫn người đọc cách soạn thảo các văn bản khoa học ở

dạng in lẫn ấn bản điện tử.

Page 17: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 17

Hình 2. Trang bìa cuốn Hướng dẫn xuất bản của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ. Hiệp hội Tâm

lý học Hoa Kỳ.

Ngoài ra, tương ứng với mỗi lĩnh vực nghiên cứu còn có thể áp dụng những hệ quy ước khác

nhau, ví dụ như các nghiên cứu trong các ngành kinh tế, luật học, chính trị học, các ngành

khoa học xã hội và nhân văn ngoài ngôn ngữ học có thể sử dụng hệ tham chiếu Hướng dẫn

Quy cách Chicago (Chicago Manual of Style, CMS). Hệ quy ước này hướng dẫn người viết

sử dụng các cước chú và phụ chú (không như APA và MLA, sử dụng hệ thống trích dẫn

trong văn bản) đối với các trích dẫn, tổng kết và tường thuật.

Bên cạnh đó, đối với các nhóm nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa

học ứng dụng, nơi mà những quy cách trình bày có độ chuyên biệt hoá cao, có thể tham khảo

hệ quy ước được giới thiệu bởi Hội đồng biên tập gia khoa học (Council of Sience Editors,

CSE), trước đây là Hội đồng biên tập gia Sinh học (Council of Biology Editors), trong cuốn

Quy cách và trình bày khoa học: Sổ tay hướng dẫn CBE dành cho các tác giả, nhà biên tập

Page 18: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 18

và nhà xuất bản, ấn bản thứ sáu (1994). Tài liệu này được sử dụng rộng rãi bởi các nhà

nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học.

Nhắm tiến tới xây dựng một hệ quy chuẩn thống nhất trong nghiên cứu khoa học tại

trường Đại học Đà Lạt, trong phạm vi của đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ trình bày sơ

lược những quy cách trình bày, biên tập và quy cách trích dẫn của hai hệ quy ước chủ đạo là

MLA và APA, vì trên thực tế, quy cách trình bày của MLA, dù được chỉ định áp dụng cho

các nghiên cứu về ngôn ngữ và các nhóm ngành nhân văn, vẫn có thể được áp dụng rộng rãi

trong một số ngành khoa học xã hội khác, và hệ quy ước APA vẫn cho phép tác giả trình bày

một cách thuận tiện các nghiên cứu trong các nhóm ngành khoa học tự nhiên, bên cạnh các

nghiên cứu về khoa học xã hội như đã được chỉ định. Các trường hợp nghiên cứu chuyên biệt

trong một lĩnh vực nhất định, đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt quy cách một hệ quy ước trình

bày khác, có thể tham khảo qua một số hệ quy ước phổ dụng như đã giới thiệu ở trên.

Page 19: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 19

Chương 2

Định dạng văn bản báo cáo nghiên cứu khoa học

Trừ phi giảng viên giảng dạy có yêu cầu cụ thể về định dạng trình bày báo cáo nghiên cứu

trong môn học của mình, những hướng dẫn sau đây là phổ biến nhất trong định dạng văn bản

báo cáo nghiên cứu.

2.1. Đánh máy hoặc in ấn

Nếu sử dụng máy tính để trình bày văn bản báo cáo, cần sử dụng máy in cho chất lượng bản

in cao. Luôn sử dụng một phông chữ chuẩn, chân phương dễ đọc. Không được canh đều biên

phải văn bản; tắt chế độ gạch nối (–) tự động trong máy tính. Nếu sử dụng máy đánh chữ,

phải đảm bảo là ruy-băng (ribbon) tốt, cho bản in đậm, rõ nét. Chỉ in hoặc đánh máy trên một

mặt của tờ giấy, không sử dụng mặt còn lại vào bất cứ mục đích gì. Những giảng viên nào

chấp nhận bài viết tay cần yêu cầu trình bày gọn gàng, dễ đọc, viết mực xanh dương đậm

hoặc mực đen, và chỉ viết trên một mặt của tờ giấy.

Trên đây là những yêu cầu đánh máy hoặc in ấn phổ quát của hầu hết các hệ quy ước

trình bày phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, về thực tế, phần lớn các cơ sở nghiên cứu và đào tạo

trên thế giới đều có những quy định chung nhất như sau:

Chỉ sử dụng nhất quán một phông chữ xuyên suốt toàn bộ văn bản. Phần lớn các quy

ước trình bày văn bản khoa học hiện nay khuyến cáo sử dụng phông chữ Times New Roman,

cỡ chữ 12 pt. Với sự ra đời của bảng mã Unicode hiện nay, việc sử dụng phông chữ chuẩn

này không còn gây nhiều khó khăn cho người dùng khi soạn thảo văn bản tiếng Việt nữa.

Trong trường hợp không có phông chữ Times New Roman, có thể thay bằng một trong

những phông chữ sau đây: Arial, Courrier, Tahoma, Verdana… Tuyệt đối không sử dụng các

phông chữ thảo nhiều nét, cầu kỳ, ngay cả đối với trang bìa và các tiêu đề.

Tắt chế độ gạch nối (–) tự động trên máy tính.

Page 20: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 20

Tắt chế độ đánh dấu hoa thị tự động trên máy tính.

Tắt chế độ đánh số thứ tự tự động trên máy tính.

Trình bày văn bản bằng chữ viết tay hầu như ít được chấp nhận đối với các cơ sở

nghiên cứu và đào tạo chuyên nghiệp.

2.2. Chọn giấy

Chỉ sử dụng giấy trắng, cỡ 21,59 cm x 27,94 cm (chuẩn Letter), chất lượng tốt. Không được

nộp bài viết trên loại giấy có thể xoá được, vì rất dễ làm hỏng bản in. Nếu sinh viên trình bày

bài viết cuối cùng trên loại giấy này thì phải nộp một bản photocopy chất lượng cao.

Các hệ quy ước đều khuyến cáo sử dụng loại giấy chuẩn Letter (21,59 cm x 27,94

cm), không phổ biến tại Việt Nam, nên có thể thay bằng loại giấy A4 (21 cm x 29,7 cm)

2.3. Canh biên

Trừ phi có đánh số trang, canh đều 1 inch (2,54 cm) ở phía trên, dưới và hai bên văn bản. Lùi

vào 0.5 inch (1.27 cm) từ biên trái khi bắt đầu một đoạn. Nguyên đoạn trích dẫn cách biên

trái 1 inch (2, 54 cm).

Trong trường hợp có đánh số trang, phần số sẽ nằm ở phần trống tính từ biên trên đến

mép trên văn bản (header), cách mép trên 0,5 inch (1,27 cm). Hai hệ quy chuẩn APA và

MLA quy định cách trình bày tên và số trang khác nhau.

2.4. Giãn dòng

Bài viết báo cáo nghiên cứu khoa học phải được giãn hàng đôi toàn bộ văn bản, kể cả trang

bìa (nếu có), trích dẫn, ghi chú và tài liệu tham khảo. Trong trường hợp viết tay, cứ hết một

dòng lại bỏ cách một dòng kẻ.

2.5. Tiêu đề và đầu mục

Bài viết nghiên cứu khoa học theo quy ước MLA không cần phải có trang tiêu đề. Thay vào

đó, từ lề phía trên (2,54 cm) và nằm ngay biên trái (2,54 cm), đánh máy tên tác giả, tên giảng

viên, tên (và mã) môn học, ngày tháng theo từng dòng một, giãn hàng đôi toàn bộ. Chừa

Page 21: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 21

trống hàng tiếp theo, ở hàng kế tiếp canh giữa và trình bày tiêu đề bài viết (giãn hàng đôi,

không viết hoa, đặt trong dấu nháy kép ―…‖, in nghiêng hay gạch dưới tiêu đề).

Hình 3. Phần đầu trang nhất của bài báo cáo nghiên cứu.

Theo yêu cầu riêng của giảng viên, sinh viên có thể trình bày thêm những thông tin khác

trong đoạn đầu, như mã số sinh viên, lớp, học kỳ v.v…

Chỉ in nghiêng (hay gạch dưới, trong trường hợp sử dụng máy đánh chữ) một phần

tiêu đề trong trường hợp bắt buộc (ví dụ như tên của một tác phẩm khác), như:

Đánh giá khả năng đọc hiểu các trích đoạn Truyện Kiều trong chương

trình Văn học 10 của học sinh lớp 10 chuyên Văn tại trường Trung học

phổ thông Chuyên Thăng Long, Đà Lạt

Màu sắc trong thơ Xuân Diệu qua nhận định của Hoài Thanh và Hoài Chân

trong Thi nhân Việt Nam

Không sử dụng dấu chấm câu (.) ở cuối tiêu đề.

Trong trường hợp áp dụng hệ quy ước MLA, nếu như giảng viên có yêu cầu trang tiêu

đề, trình bày trang tiêu đề theo hướng dẫn của giảng viên.

Phan Tuấn Anh 1

Phan Tuấn Anh

TS. Phan Gia Anh Vũ

Đánh giá trong giáo dục

26 tháng Ba 2007

Áp dụng hình thức vấn đáp trong đánh giá khả năng ngôn ngữ của học

sinh trường Trung học phổ thông Bùi Thị Xuân, Đà Lạt

Trong những năm gần đây, việc dạy và học ngoại ngữ ở bậc

Trung học phổ thông nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt, song

song với việc bồi dưỡng kiến thức văn phạm và ngữ pháp, các kỹ

2,54 cm

2,54 cm

1,27 cm

2,54 cm

Page 22: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 22

Hệ quy ước APA, trái lại, lại yêu cầu người viết có trình bày trang tiêu đề, cũng với

cách thức canh lề tương tự như trên. Ở dòng đánh số trang không sử dụng tên tác giả mà trình

bày đầu mục (tiêu đề rút gọn, running head). Ở dòng đầu tiên, canh đều bên trái, gõ đầu đề

bằng chữ in hoa toàn bộ. Ở phần giữa trang giấy, canh giữa, gõ đầy đủ tiêu đề; trình bày tên

tác giả và trường học, canh giữa, trong các dòng tiếp theo.

Hình 4. Trang tiêu đề bài viết báo cáo nghiên cứu (APA)

2.6. Đánh số trang

Đánh số các trang trong toàn bộ văn bản ở góc trên bên phải, cách 0,5 inch (1,27 cm) so với

biên trên đều với biên phải. Gõ tên tác giả và số trang trong cùng một hàng (MLA) hoặc tiêu

đề rút gọn của bài viết và số trang (APA). Việc làm này giúp tránh lẫn lộn bài viết hoặc thứ

tự bài viết. Chỉ có một khoảng trống, không có dấu câu và ký tự nào giữa tên tác giả và số

Vấn đáp trong đánh giá 1

Đầu mục: VẤN ĐÁP TRONG ĐÁNH GIÁ

Áp dụng hình thức vấn đáp trong đánh giá khả năng ngoại ngữ của

học sinh trường Trung học phổ thông Bùi Thị Xuân, Đà Lạt

Phan Tuấn Anh

Đại học Đà Lạt

2,54 cm

2,54 cm

1,27 cm

2,54 cm

Page 23: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 23

trang. Trong trường hợp sử dụng máy đánh chữ, cần lưu ý canh đúng khoảng cách đến các

biên. Một số giảng viên có thể yêu cầu không đánh số trang ở trang đầu tiên, trong trường

hợp này cần tuân theo yêu cầu cụ thể của giảng viên.

Hình 5. Phần trên văn bản báo cáo nghiên cứu (MLA).

Hình 6. Phần trên văn bản báo cáo nghiên cứu (APA).

Hai hệ quy ước MLA và APA, cũng như một số hệ quy ước phổ biến khác, có những yêu cầu

trình bày mục đánh số trang (header) khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo tính nhất quán và

thuận tiện trong trình bày bài viết nghiên cứu ở trường Đại học Đà Lạt, chúng tôi đề nghị sử

dụng một kiểu trình bày thống nhất theo chuẩn MLA cho toàn bộ các văn bản báo cáo nghiên

cứu khoa học.

2.7. Bảng biểu và hình minh hoạ

Đặt các bảng biểu và hình minh hoạ gần nhất có thể với phần nội dung liên quan. Một bảng

biểu thường được chú thích là Bảng, đi kèm theo một chữ số và có chú thích tên bảng. Đánh

máy cả chú thích bảng và tên bảng tách biệt từng hàng ở phía trên bảng, và viết hoa như viết

hoa tiêu đề (không sử dụng chữ in hoa toàn bộ). Ngay bên dưới bảng ghi rõ nguồn trích dẫn

của bảng biểu. Tránh trường hợp nhầm lẫn cước chú của bảng với cước chú của văn bản, sử

dụng chữ cái để cước chú cho bảng biểu và chữ số để cước chú cho văn bản.

Vấn đáp trong đánh giá 3

sát thực tế tại các lớp học tiếng Anh ở trường Trung học phổ thông Bùi

Phan Tuấn Anh 2

sát thực tế tại các lớp học tiếng Anh ở trường Trung học phổ thông Bùi

Page 24: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 24

Bảng 1

Tỷ lệ biết chữ của người lớn ở 5 nước đông dân, thống kê theo giới 1990—

1994 và 2000—2004a.

Nam Nữ

Tỉ lệ biết chữ (%) Thay đổi Tỉ lệ biết chữ (%) Thay đổi

1990—1994 2000—2004 1990—1994 2000—2004

Braxin 80.1 88.0 7.9 79.7 88.3 8.6

Trung Quốc 87.0 95.1 8.1 68.1 86.5 18.4

Ấn Độ 61.6 --- --- 33.7 --- ---

Inđônêxia 88.0 92.5 4.5 75.3 83.4 8.1

Pakixtan 52.8 53.4 0.6 23.8 28.5 4.7

Nguồn: UNESCO, Giáo dục cho Mọi người, Báo cáo giám sát toàn cầu về GDCMN

2005, Giáo dục cho Mọi người: Yêu cầu khẩn thiết về chất lượng (Hà Nội: Uỷ

ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, 2004)

a Số liệu 2000—2004 là xuất phát từ bản đánh giá xoá mù chữ 3/2004

của Viện thống kê UNESCO, có trực tiếp sử dụng số liệu cùng với ước tính

của Viện này. Đối với những quốc gia không có số liệu năm 2000—2004 thì

Viện thống kê UNESCO sử dụng số liệu năm 2002.

Hình 7. Một bảng biểu trong bài viết nghiên cứu

Bất cứ những loại tư liệu biểu thị hình ảnh nào khác—như hình chụp, bản đồ, hình vẽ, đồ thị

hay biểu đồ—đều được trình bày là Hình, kèm theo một chữ số đánh dấu thứ tự, và có kèm

theo chú thích hay tiêu đề: ―Hình 1. Tô Ngọc Vân, Thiếu nữ bên hoa huệ. Bảo tàng Mỹ thuật

Việt Nam.‖ Chú dẫn minh hoạ này thường nằm ngay dưới phần minh hoạ và cũng cách lề trái

1 inch (2,54 cm) như phần nội dung văn bản (xem hình 8).

Nếu như bài viết nghiên cứu của bạn cón nhiều hình ảnh, có thể bạn sẽ cần làm quen

với nhiều chương trình soạn thảo khác nhau để trình bày những bảng biểu, đồ thị, hình vẽ,

v.v… trên máy tính. Những chương trình này sẽ tự động đánh số hình vẽ và bảng biểu, trình

Page 25: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 25

bày chúng hợp lý trong văn bản, và tạo ra một danh mục tất cả những bảng biểu và minh hoạ

cho toàn văn báo cáo.

Hình 1. Bảng phân loại động từ dựa trên thang phân loại Bloom. Hoa Kỳ. Bộ

Giáo dục. Chương trình Đào tạo giáo viên tương lai sử dụng công nghệ. Dự án

CalstateTEACH Technology Enhancement.

Hình 8. Một hình minh hoạ trong bài viết nghiên cứu.

Những minh hoạ ký âm được trình bày là Ví dụ (thường viết tắt là VD), cùng với một chữ số,

theo sau là tiêu đề hay chú thích: ―VD 1. Pyotr Ilich Tchaikovsky, Bản giao hưởng số 6 cung

Si trưởng, bản 74 (Pathétique), hồi kết.‖ Phần chú dẫn này cũng nằm ngay sau minh hoạ ký

âm và được canh biên như phần nội dung văn bản.

Page 26: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 26

VD 1. Ludwig van Beethoven, Bản giao hưởng số 5, bản 61, hồi thứ nhất, dành

cho dàn nhạc giao hưởng. Breitkopf và Hartel, 1962—1965.

Hình 9. Một trích đoạn ký âm trình bày trong báo cáo nghiên cứu.

2.8. Chỉnh lý và bổ sung

Đọc lại toàn bộ văn bản báo cáo nghiên cứu thật cẩn thận trước khi giao nộp. Nếu phát hiện

lỗi trên văn bản soạn thảo bằng máy tính, mở lại tập tin đó, xác định vị trí lỗi, chỉnh sửa cho

hợp lý và in lại trang có lỗi. Nhớ lưu trữ thay đổi trên bản điện tử. Hiện có một số phần mềm

hữu dụng giúp kiểm tra lỗi chính tả trong soạn thảo văn bản. Trong trường hợp không sử

dụng máy tính để soạn thảo, và nếu giảng viên cho phép chỉnh sửa đơn giản trong bài viết,

viết những chỉnh sửa gọn gàng và dễ đọc bằng bút mực ngay trên dòng cần sửa, sử dụng dấu

móc bổ sung (^) để chỉ ra chỗ cần thêm vào. Không viết lên trên các phần lề hoặc ở phía dưới

dòng cần sửa. Nếu có quá nhiều lỗi cần sửa trong một trang thì đánh máy lại toàn bộ trang đó.

2.9. Đóng tập

Bài viết nghiên cứu có thể bị thất lạc hoặc bị lẫn lộn nếu như bạn không đóng tập nó lại. Mặc

dù có nhiều hình thức hấp dẫn khác nhau như bìa nhựa, hoặc dùng kẹp tài liệu nhựa để đóng

Page 27: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 27

tập văn bản, nhiều giảng viên sẽ thấy không cần thiết và khó đọc. Nhiều người thậm chí chỉ

yêu cầu bài báo cáo được đóng bằng một cái kim kẹp giấy ở góc trái, có thể tháo ra và gắn lại

dễ dàng.

Đối với các báo cáo đơn giản và ngắn gọn, như bài tập nghiên cứu và tiểu luận môn

học, có thể sử dụng cách đóng tập đơn giản nói trên, nhưng với những đề tài nghiên cứu ở

mức cao hơn, như nghiên cứu khoa học sinh viên, khoá luận, luận văn tốt nghiệp, nghiên cứu

khoa học cấp trường, trọng điểm cấp trường, v.v… có thể có trang bìa và đóng gáy tập văn

bản. Những yêu cầu khác như chất liệu trang bìa, hình thức in, v.v… có thể thay đổi tuỳ theo

yêu cầu của các giảng viên, các khoa, ban, bộ môn. Ở các cấp nghiên cứu cao hơn (đề tài hợp

tác, cấp Bộ, cấp Nhà nước) cần tuân theo những yêu cầu về trình bày từ phía cơ quan chủ

quản.

2.10. Nộp ấn bản điện tử

Hiện tại chưa có quy ước chuẩn nào về việc nộp ấn bản điện tử báo cáo nghiên cứu khoa học.

Nếu được yêu cầu nộp ấn bản điện tử báo cáo, xin ý kiến của giảng viên về hình thức định

dạng văn bản, cách thức giao nộp (như đĩa mềm, e-mail, v.v…) và tuân theo chặt chẽ những

yêu cầu đó.

Để thuận tiện hơn cho việc tra cứu và thảo luận đề tài nghiên cứu của mình, người

viết có thể đánh số tự động những trích dẫn của mình trong ấn bản điện tử, để từ đó người

đọc có thể liên hệ với tài liệu trích dẫn dễ dàng hơn. Phần lớn các chương trình soạn thảo văn

bản đều có hệ thống đánh số tự động và cho phép chúng ta thực hiện điều này. Nếu sử dụng

hệ thống này, đặt chữ số thích hợp trong dấu móc vuông, như ―[8]‖, theo sau là một khoảng

trống, ở đầu mỗi đề mục tài liệu trích dẫn.

Page 28: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 28

Chương 3

Trích dẫn trong bài viết

3.1. Cách sử dụng và độ chính xác của các trích dẫn trong bài viết

Những trích dẫn trong văn bản (từ đây trở đi được gọi là trích dẫn) thường rất hiệu quả nếu

biết cách sử dụng có chọn lọc. Chỉ trích dẫn những từ, cụm từ, dòng, hay đoạn văn đặc biệt

thú vị, sống động, đặc biệt, hoặc thông minh, và cố trích dẫn càng ngắn gọn càng tốt. Việc

lạm dụng trích dẫn sẽ làm chán người đọc và sẽ khiến họ cho rằng người viết không có tư

duy độc đáo hoặc kỹ năng viết điêu luyện.

Tính chính xác của các trích dẫn trong bài viết nghiên cứu là rất quan trọng. Nó phải

thể hiện lại nguồn trích dẫn gốc một cách chính xác. Ngoại trừ trường hợp được chỉ định

trong dấu ngoặc hoặc ngoặc vuông, không được phép thay đổi chính tả, cách viết hoa, hoặc

dấu câu trong trích dẫn. Bạn phải viết một câu rõ ràng, đúng ngữ pháp để giới thiệu hoặc kèm

theo trích dẫn với mức độ chính xác tuyệt đối. Ngược lại, bạn cũng có thể viết lại trích dẫn

gốc và dẫn vào câu một cách dễ dàng hơn. Dù bằng cách nào bạn thay đổi trích dẫn, đảm bảo

là nó phải rõ ràng với người đọc, và theo những quy tắc, gợi ý dưới đây.

3.2. Trích dẫn văn xuôi

Nếu một trích dẫn dài không quá bốn dòng và không cần nhấn mạnh đặc biệt, đặt nó trong

dấu nháy kép (―…‖).

―Đó là thời tốt đẹp nhất, đó là thời mạt hại nhất,‖ Charles Dickens

đã nói như vậy về thế kỷ thứ XVIII.

Không nhất thiết lúc nào cũng phải trích dẫn cả câu, mà người viết có thể tách nhỏ câu ra như

sau để viết được trôi chảy hơn:

Dưới ánh mắt của Charles Dickens, thế kỷ XVIII vừa là ―thời tốt đẹp

nhất,‖ vừa là thời ―mạt hại nhất.‖

Page 29: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 29

Bạn có thể đặt trích dẫn ở bất cứ vị trí nào trong câu tuỳ theo lối hành văn của mình mà

không làm thay đổi nội dung trích dẫn, ví dụ:

Hoài Thanh và Hoài Chân đã nhận định trong Thi nhân Việt Nam, ―Trong

làng thơ mới, Vũ Đình Liên là một người cũ.‖

hoặc:

―Trong làng thơ mới, Vũ Đình Liên‖--như nhận định của Hoài Thanh và

Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam--―là một người cũ.‖

Nếu như trích dẫn có yêu cầu thông tin tra cứu, kèm theo thông tin đó (số trang) trong ngoặc

ngay sau trích dẫn. Ví dụ:

Dưới ánh mắt của Charles Dickens, thế kỷ XVIII vừa là ―thời tốt đẹp

nhất,‖ vừa là thời ―mạt hại nhất‖ (35).

Hoài Thanh và Hoài Chân đã nhận định trong Thi nhân Việt Nam, ―Trong

làng thơ mới, Vũ Đình Liên là một người cũ‖ (63).

Nếu đoạn trích dài hơn bốn dòng, tách biệt nó ra khỏi đoạn văn bản, thụt cách lề trái 1 inch

(2,54 cm, hoặc 10 ký tự trống nếu dùng máy đánh chữ), giãn hàng đôi, không dùng dấu nháy

kép. Dấu hai chấm (:) thường được dùng để giới thiệu phần trích dẫn theo cách này, dù trong

một số trường hợp có thể dùng một dấu chấm câu khác hoặc không dùng dấu nào cả. Nếu

trích dẫn chỉ bao gồm trong một đoạn, không cần phải thụt vào dòng đầu của đoạn. Thông tin

trích dẫn trong ngoặc được đặt ở cuối và tách biệt khỏi đoạn trích.

Trong tác phẩm Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh và Hoài Chân đã giải

thích nỗi băn khoăn thể hiện trong thơ Thế Lữ như sau:

Thơ Thế Lữ là nơi hẹn hò của hai nguồn thi cảm. Thế Lữ đã

băn khoăn trước hai nẻo đường: nẻo về quá khứ với mơ

mộng, nẻo tới tương lai và thực tế. Đáng lẽ Thế Lữ nên rẽ

nẻo thứ hai này. Sau một hồi mộng mị vẩn vơ, thơ Thế Lữ

như một luồng gió lạ xui người ta biết say sưa với cái

sán lạn của cuộc đời thực tế, biết cười cùng hoa nở chim

Page 30: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 30

kêu, biết yêu và biết yêu tình yêu. Thế Lữ đã làm giáo sư

dạy khoa tình ái cho cả một thời đại. (51)

Nếu bạn muốn trích dẫn nhiều hơn hai đoạn trích, những dòng đầu mỗi đoạn được thụt vào

trong 1/4 inch (0,635 cm, hoặc 3 ký tự trống trên máy đánh chữ). Tuy nhiên, nếu dòng đầu

của đoạn trích không bắt đầu một đoạn thì không được thụt lùi vào, mà chỉ áp dụng đối với

các đoạn tiếp theo.

Sau khi phân tích những trường hợp sử dụng sai lệch ngôn ngữ trong

chương đầu của cuốn Phân tâm học nhập môn, tác giả đã kết luận như

sau:

Khuynh hướng biến đổi hay đọc sai này [những trường

hợp ví dụ] thường thấy có ở những người muốn đùa chơi hay

muốn tỏ ra mình thông minh. Và mỗi khi gặp trường hợp này

chúng ta thường phải tìm hiểu xem có phải là người nói

câu đó muốn pha trò hay không hay chính đó là một sự lỡ

lời thực sự.

Như vậy tức là chúng ta đã giải quyết được một cách

tương đối dễ dàng những điều bí mật của những hành vi sai

lạc. Đó không phải là một sự bất thường mà là những hành

vi tinh thần đúng đắn, có ý nghĩa phát sinh ra do sự

trùng hợp hay nói đúng hơn do sự phải trái giữa hai ý

muốn khác nhau. [...] (Freud, 39)

3.3. Trích dẫn thơ

Nếu muốn trích dẫn chưa đến một dòng hay một dòng thơ mà không cần nhấn mạnh, đặt nó

trong dấu nháy kép và kèm trong câu. Cũng có thể trích dẫn hai hoặc ba dòng theo cách này,

sử dụng dấu xổ dọc với 1 ký tự trống ở mỗi bên ( / ) để ngăn dòng. Phần thông tin trong

ngoặc chỉ số dòng của phần trích dẫn trong bài thơ. Ví dụ:

Xuân Diệu mở đầu bài thơ với cả một nỗi tham vọng: ―Tôi muốn tắt nắng

đi‖ (1).

Page 31: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 31

Mở đầu Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn đã khắc hoạ thân phận người phụ

nữ trong thời chiến: ―Thưở trời đất nổi cơn gió bụi / Khách má hồng

lắm nỗi truân chuyên‖ (1-2).

Trích dẫn từ ba dòng trở lên cần được tách biệt thành đoạn trích. Trừ trường hợp cấu trúc bài

thơ có yêu cầu đặc biệt, cách đều các dòng 1 inch (2,54 cm, hoặc 10 ký tự trống nếu sử dụng

máy đánh chữ, không thêm dấu nháy kép nếu không có xuất hiện trong văn bản gốc. Thông

tin trích dẫn trong ngoặc nằm tách biệt khỏi đoạn trích, như trích dẫn văn xuôi:

Đoạn cuối bài thơ ―Ông đồ‖ là một nén hương tưởng nhớ ngậm ngùi mà Vũ

Đình Liên thắp cho ―những người muôn năm cũ,‖

Năm nay hoa đào nở,

Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ? (17-20)

Dòng thơ dài nào chạy quá biên phải của trang giấy sẽ được kéo dài sang dòng tiếp theo với

phần kéo dài được thụt vào 1/4 inch (0,635 cm, hay 3 ký tự trống trên máy đánh chữ). Bạn

cũng có thể giảm khoảng cách thụt vào của phần trích dẫn nếu như làm như vậy giúp cho

phần thơ trích dẫn không bị chạy sang hàng. Nếu như phần thơ trích dẫn được trình bày khác

thường theo chủ ý của tác giả, trình bày lại theo đúng nguyên bản

Nỗi buồn trong đoạn kết của bài thơ ―Hoa xương rồng nở‖ đã được Trần

Đăng Khoa khắc hoạ bằng hình ảnh hoa xương rồng, với màu sắc hết sức

độc đáo và tương phản hoàn toàn với hình ảnh xuất hiện ở đầu bài thơ:

Miên man anh lại về nhà

Giếng thu với mảnh trăng ngà có nhau

Tưởng như em mới gội đầu

Gương con treo vội lệch sau cột nhà

Tưởng như em mới bước ra

Nghe đâu sang ngoại biếu bà bát canh

Hoa xương rồng

Page 32: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 32

nở

xanh xanh... (26-34)

Khi một phần đoạn trích được bắt đầu từ giữa một dòng thơ, trình bày đoạn trích theo đúng vị

trí của câu:

Chúng ta không ít lần bắt gặp mối liên hệ giữa trăng và nỗi buồn

trong thơ Xuân Diệu, ví như trong bài ―Lời kỹ nữ‖:

Trăng từ viễn xứ

Đi khoan thai lên ngự đỉnh trời tròn;

Gió theo trăng từ biển thổi qua non;

Buồn theo gió lan xa từng thoáng gợn. (10-13)

3.4. Dấu ngoặc vuông

Khi muốn lược bỏ một phần không cần thiết nào trong văn bản trích dẫn (có thể là một từ,

một cụm từ, một câu hoặc nhiều câu), dùng ký hiệu ―[…]‖ để hàm ý phần lược bỏ.

Bên cạnh đó, khi cần thêm các phụ chú khác trong nội dung trích dẫn, dấu ngoặc

vuông cũng được sử dụng, với nội dung chú thích ở bên trong. Ví dụ:

Sau khi phân tích những trường hợp sử dụng sai lệch ngôn ngữ trong

chương đầu của cuốn Phân tâm học nhập môn, tác giả đã kết luận như

sau:

Khuynh hướng biến đổi hay đọc sai này [những trường

hợp ví dụ] thường thấy có ở những người muốn đùa chơi hay

muốn tỏ ra mình thông minh. Và mỗi khi gặp trường hợp này

chúng ta thường phải tìm hiểu xem có phải là người nói

câu đó muốn pha trò hay không hay chính đó là một sự lỡ

lời thực sự.

Như vậy tức là chúng ta đã giải quyết được một cách

tương đối dễ dàng những điều bí mật của những hành vi sai

lạc. Đó không phải là một sự bất thường mà là những hành

vi tinh thần đúng đắn, có ý nghĩa phát sinh ra do sự

Page 33: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 33

trùng hợp hay nói đúng hơn do sự phải trái giữa hai ý

muốn khác nhau. [...] (Freud, 39)

3.5. Dịch trích dẫn

Nếu người viết tiên đoán rằng độc giả không quen thuộc với ngôn ngữ gốc của nguyên bản

trích dẫn, có thể thêm vào phần dịch trích dẫn. Nếu phần dịch này không do người viết dịch,

cần thêm vào sau phần trích đoạn dịch thông tin về nguồn trích dẫn dịch thuật. Nếu đoạn dịch

trích dẫn nằm ngay trong văn bản, đặt nó bên trong dấu nháy kép nằm trong dấu ngoặc đơn.

Ví dụ:

Từ sự tích kể trên, câu nói ―Honi soit qui mal y pense‖ (―Xấu xa thay

cho kẻ nào nghĩ bậy việc này‖) đã trở thành câu quốc dụ của nước Anh.

Nếu đoạn trích dẫn quá dài, đặt phần dịch đoạn trích ngay sau phần trích dẫn.

Thông qua kỹ thuật diễn tả nội tâm đặc sắc với tư tưởng của người bố

khi lái xe từ bệnh viện về nhà, Raymond Carver đã đưa người đọc đến

với trạng thái khủng hoảng của nhân vật, đồng thời phần nào gợi mở

mối liên hệ giữa nỗi lo sợ và tựa đề truyện ngắn ―The Bath‖:

The man drove home from the hospital. He drove the

streets faster than he should. It had been a good life

till now. There had been work, fatherhood, family. The

man had been lucky and happy. But fear made him want a

bath. (49)

Người đàn ông lái xe từ bệnh viện về nhà. Ông ấy lái

qua các con phố nhanh hơn mức an toàn. Cho đến giờ thì

cuộc đời là tốt đẹp. Đã có công việc, được làm cha, có

gia đình. Người đàn ông đã may mắn và hạnh phúc. Nhưng

nỗi sợ khiến cho ông muốn đi tắm.

3.6. MLA và APA

Các phần trích dẫn trên được trình bày theo hệ quy ước MLA, cần lưu ý rằng phần trích dẫn

trong văn bản trong hai hệ MLA và APA là khá giống nhau, chỉ có khác biệt ở phần thông tin

Page 34: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 34

trích dẫn trong ngoặc, ví dụ ―(Freud, 39)‖ theo hệ quy ước MLA, và ―(Freud, 2002)‖ hoặc

―(Freud, 2002, tr. 39)‖ theo hệ quy ước APA.

Nếu tên tác giả đã được đề cập trong văn bản, phần thông tin trích dẫn trong ngoặc

theo APA chỉ bao gồm số năm và số trang (nếu cần thiết), như:

Hoài Thanh và Hoài Chân đã nhận định trong Thi nhân Việt Nam, ―Trong

làng thơ mới, Vũ Đình Liên là một người cũ‖ (1988, tr. 63).

Đối với thông tin trích dẫn thơ, ký hiệu d. là quy ước cho số dòng trích dẫn, ví dụ:

Đoạn cuối bài thơ ―Ông đồ‖ là một nén hương tưởng nhớ ngậm ngùi mà Vũ

Đình Liên thắp cho ―những người muôn năm cũ,‖

Năm nay hoa đào nở,

Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ? (d. 17-20)

Các tiêu chuẩn trích dẫn khác, như khoảng cách thụt dòng, dịch trích dẫn v.v… sử dụng như

hệ quy ước MLA.

Page 35: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 35

Chương 4

Trích dẫn tài liệu: Chuẩn bị danh mục tài liệu trích dẫn

4.1. Trích dẫn các nguồn tài liệu

Hầu như tất cả các nghiên cứu đều được xây dựng dựa trên những nghiên cứu khác. Những

nhà nghiên cứu thường bắt đầu một đề tài bằng cách nghiên cứu những công trình đã có trong

lĩnh vực đó, từ đó khai triển những thông tin và ý tưởng liên quan với những người đi trước.

Quá trình này có ý nghĩa to lớn trong việc mở rộng không ngừng kiến thức nhân loại. Trong

khi trình bày tác phẩm của mình, nhà nghiên cứu rộng rãi bày tỏ lòng biết ơn của mình đến

những người đi trước bằng cách cẩn thận chỉ ra từng nguồn tài liệu trích dẫn, vì vậy những

đóng góp trước đó sẽ được người đọc nhìn nhận đúng đắn.

Khi bạn chuẩn bị công trình nghiên cứu, bạn cần tìm kiếm phát triển nó dựa trên

những công trình của các nhà nghiên cứu hay bút giả trước đó. Và bất cứ khi nào bạn phác

hoạ lại công trình của một người khác, bạn phải trình bày nguồn trích dẫn để cho biết bạn đã

mượn cái gì—hoặc là dữ kiện, ý kiến, hoặc trích dẫn—và mượn chúng từ đâu. Nếu bạn chưa

từng làm như vậy trong bài nghiên cứu của mình, có thể xem lại mục nói về đạo văn (1.3) để

biết được mình phải trình bày thế nào trong bài nghiên cứu.

4.2. Các hệ quy ước trích dẫn

Trong hệ quy ước MLA, người viết hàm ân những nguồn trích dẫn của mình bằng cách gán

từ khoá cho những thông tin trích dẫn trong ngoặc để đưa đến một danh mục công trình được

xếp theo thứ tự alphabet ở cuối bài viết. Như ví dụ sau đây là điển hình cho quy cách trích

dẫn MLA:

Mặc dù sống trong thời loạn và phê phán đạo đức ở thời của mình,

Khổng Tử vẫn tin ở con người và yêu người thắm thiết (Nguyễn Hiến Lê,

99).

Page 36: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 36

Phần trích dẫn ―(Nguyễn Hiến Lê, 99)‖ chỉ cho người đọc biết rằng thông tin trong câu đó

được tra cứu từ trang 99 trong một tác phẩm của một tác giả tên Nguyễn Hiến Lê. Nếu người

đọc muốn có nhiều thông tin hơn về nguồn trích dẫn này, họ có thể chuyển đến danh mục tài

liệu trích dẫn, và dưới mục tên Nguyễn Hiến Lê họ sẽ tìm thấy thông tin sau.

Nguyễn Hiến Lê. Khổng Tử. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá, 1992.

Đề mục này cho biết tác phẩm là của tác giả Nguyễn Hiến Lê, và tiêu đề của tác phẩm là

Khổng Tử. Những thông tin còn lại cho biết ngắn gọn rằng tác phẩm được xuất bản tại Hà

Nội năm 1992 bởi Nhà xuất bản Văn hoá.

Những trích dẫn theo quy cách MLA chỉ chứa đựng đủ thông tin để cho người đọc tra

cứu nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu trích dẫn. Nếu đã trình bày tên tác giả trong văn

bản, mục chú thích trích dẫn chỉ cần ghi số trang: ―(99).‖ Nếu có nhiều hơn một tác phẩm của

cùng tác giả trong danh mục tài liệu trích dẫn, thì dẫn thêm phần tựa đề đã được rút gọn, hoặc

cả tựa đề đối với tựa đề ngắn: ―(Nguyễn Hiến Lê, Khổng Tử 99)‖, ―Trần Văn Giàu, Giá trị

147).

Với cách trình bày trích dẫn đơn giản và thuận tiện như vậy, hệ quy ước soạn thảo

MLA được sử dụng rộng rãi trong các nhóm ngành nhân văn, nhưng nó không phải là hệ quy

ước duy nhất. Trên thực tế, ở mỗi nhóm lãnh vực nghiên cứu khác nhau lại có một hệ quy

ước soạn thảo riêng biệt. Nhưng hầu hết những hệ quy ước này đều có một điểm chung:

những thông tin trích dẫn được đặt trong ngoặc để liên hệ với danh mục tài liệu trích dẫn.

Nếu như bạn đã sử dụng thuần thục một hệ quy ước (như MLA hay APA) thì chuyển sang sử

dụng những hệ quy ước khác thường không mấy khó khăn.

Sử dụng các hệ quy ước trình bày khác nhau cho từng môn học khác nhau là do chúng

được hình thành từ những dạng nghiên cứu và học thuật trong lĩnh vực đó. Ví như trong các

ngành khoa học, nơi tính chính xác về thời gian được nhấn quan trọng, ngày tháng xuất bản

thường được chú trọng nhiều hơn. Vì vậy, theo hệ quy ước trích dẫn của Hiệp hội Tâm lý học

Page 37: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 37

Hoa Kỳ (American Psychological Association, APA)—hệ quy ước sử dụng phổ biến trong

trình bày bài viết nghiên cứu trong các ngành khoa học, các mục trích dẫn thường bao gồm cả

năm xuất bản, cùng với chữ viết tắt tr. trước số trang). So sánh hai quy cách trích dẫn MLA

và APA cho cùng một nguồn tài liệu.

APA

Mặc dù sống trong thời loạn và phê phán đạo đức ở thời của mình,

Khổng Tử vẫn tin ở con người và yêu người thắm thiết (Nguyễn Hiến Lê,

1992, tr. 99).

MLA

Mặc dù sống trong thời loạn và phê phán đạo đức ở thời của mình,

Khổng Tử vẫn tin ở con người và yêu người thắm thiết (Nguyễn Hiến Lê,

99).

Trong nhóm ngành nhân văn, nơi mà những hệ thống học thuyết quan trọng thường giữ

nguyên giá trị trong một thời gian dài, ngày tháng xuất bản thường ít được chú ý hơn: mặc dù

chúng vẫn xuất hiện ở danh mục tài liệu trích dẫn, chúng không được đề cập đến trong chú

thích trích dẫn. Một lý do quan trọng cho sự loại bỏ này là nhiều tác giả ngành nhân văn

muốn giữ cho văn bản của mình thật dễ đọc và càng ít bị gián đoạn càng tốt.

Trong danh mục tài liệu trích dẫn theo hệ quy ước APA, ngày tháng xuất bản theo

ngay sau tên của tác giả, chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của tiêu đề (đối với các tiêu đề tiếng

Anh, khác với hệ quy ước MLA có quy định cách viết hoa riêng, xem […]). Khác với hệ quy

ước MLA, trong đó các đề mục trong tài liệu trích dẫn có dòng đầu tiên nằm ngay biên trái,

các dòng tiếp theo được canh thụt vào 0,5 inch (1,27 cm), trong hệ quy ước APA, dòng đầu

tiên lại được thụt vào 0,5 inch (1,27 cm) và các dòng tiếp theo canh đều biên trái, như ví dụ

sau:

Trần Văn Giàu. (1993). Đất nước 4000 năm: Giá trị tinh thần

truyền thống của dân tộc Việt Nam. TP Hồ Chí Minh: NXB TP Hồ Chí

Minh.

Page 38: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 38

so sánh với hệ quy tắc trình bày MLA:

Trần Văn Giàu. Đất nước 4000 năm: Giá trị tinh thần truyền thống của

dân tộc Việt Nam. TP Hồ Chí Minh: NXB TP Hồ Chí Minh, 1993.

Chi tiết về cách thức trình bày nguồn trích dẫn theo các hệ quy ước MLA và APA được giới

thiệu trong các chương tiếp theo.

4.3. Tên tác giả

Tên tác giả được quy định khác nhau trong các hệ quy ước khác nhau, và thường chỉ tập

trung vào quy định cách trình bày tên tác giả theo tên Tây phương (tên trước, họ sau). Trong

trường hợp đó, phần trích dẫn trong bài chỉ bao gồm họ, như ―(Freud, 362)‖ (MLA) hay

―(Freud, 1914, tr. 362)‖ (APA). Khi đó, ở danh mục tài liệu trích dẫn, thông tin ấn phẩm sẽ

được trình bày, theo hệ quy ước MLA, như sau:

Freud, Sigmund. Phân tâm học nhập môn. ND. Nguyễn Xuân Hiến. Hà Nội:

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.

và theo hệ quy ước APA:

Freud, S. (2002). Phân tâm học nhập môn. (Nguyễn Xuân Hiến dịch).

Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ở đây chúng ta nhận thấy sự khác biệt trong quy cách trình bày, vì hệ quy ước APA yêu cầu

người viết viết tắt phần tên của tác giả, trong khi ở hệ quy ước APA, tên và họ vẫn được viết

đầy đủ. Cả hai tài liệu hiện hành của hai hệ quy ước này (cuốn MLA Handbook for Writers of

Research Papers và APA Manual of Styles) đều không đề cập chi tiết đến việc trình bày tên

trong các ngôn ngữ khác, khi tên đi sau họ. Trong cuốn Sổ tay MLA, tác giả Gibaldi gợi ý

tham khảo tài liệu chuyên nghiệp Hướng dẫn quy ước MLA và Hướng dẫn ấn bản học thuật

(MLA Style Manual and Guide to Scholarly Publishing) và một số tài liệu tham chiếu khác để

trình bày tên hợp lý (67). Tuy nhiên, khi tham khảo các báo cáo nghiên cứu khoa học trong

nước và quốc tế hiện nay, tên các tác giả người Việt hoặc tương tự (họ trước, tên sau) đều

Page 39: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 39

được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau, lấy ví dụ tên tác giả Nguyễn Hiến Lê trong

đề mục tài liệu tham khảo sẽ có những khả năng trình bày như sau theo hệ quy ước MLA:

Lê, Nguyễn Hiến. Khổng Tử. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá, 1992.

hoặc

Lê, Nguyễn H. Khổng Tử. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá, 1992.

và sẽ được phụ chú tra cứu trong bài là: ―(Lê, 99).‖

Cũng với cách trích yếu tên như trên, nếu trình bày theo hệ quy ước APA, ta sẽ đọc:

Lê, N. H. (1992). Khổng Tử. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá.

và trích yếu trong bài (Lê, 1992, tr. 197).

Tuy nhiên, cách trình bày này về nguyên tắc vẫn không đáp ứng được đúng yêu cầu

của cả hai hệ quy ước trên, vì chỉ đảm bảo được thứ tự của tên, trong khi khái niệm họ

(surname) và tên (first name) lại bị nhầm lẫn. Bên cạnh đó, hình thức trích yếu này rất dễ gây

nhầm lẫn và khó khăn cho người đọc trong việc tra cứu qua lại tác phẩm, tác giả trong văn

bản và tài liệu tham khảo, do đó chúng tôi đề xuất sử dụng hình thức trích yếu ghi rõ họ và

tên tác giả theo thứ tự tự nhiên trong tiếng Việt, cũng là hình thức được nhiều tài liệu quy ước

của các cơ sở nghiên cứu trong nước áp dụng. Hình thức này, tuy nhiên, vẫn chưa được đối

chiếu với hình thức được MLA gợi ý trong cuốn Hướng dẫn quy ước MLA và Hướng dẫn ấn

bản học thuật. Vậy theo cách trích dẫn này, phần danh mục tài liệu tham khảo sẽ có những đề

mục như sau:

Nguyễn Hiến Lê. Khổng Tử. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá, 1992.

theo chuẩn MLA, và:

Nguyễn Hiến Lê. (1992). Khổng Tử. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá.

theo chuẩn APA.

Mặc dầu vậy, đối với một số tài liệu của các học giả người Việt xuất bản ở nước ngoài

hoặc bằng tiếng nước ngoài, phần tên tác giả thường đường trình bày theo cách sử dụng quen

thuộc của riêng tác giả. Trong trường hợp này, sử dụng theo đúng cách trình bày của tác giả.

Page 40: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 40

Ví dụ, với bài viết của tác giả Trần Anh Tuấn được ký tên Tuan Anh Tran, có thể viết đề mục

như sau:

Tran, Tuan Anh. The Effect of Television Violence on Young Children‘s

Behavior. New York: Random House, 1998.

hoặc

Tran, Tuan A. The Effect of Television Violence on Young Children‘s

Behavior. New York: Random House, 1998.

theo quy ước MLA, và trong bài có thể chú dẫn như sau: ―(Tran, 123).‖ Đối với cách trích

dẫn APA, đề mục trong trường hợp này là:

Tran, T. A. (1998). The Effect of Television Violence on Young

Children‘s Behavior. New York: Random House.

và chú dẫn trích trong văn bản ―(Tran, 1998, tr. 123).‖

Trong trường hợp tác giả ký tên Anh-Tuan Tran, trình bày phần đề mục theo quy ước

MLA:

Tran, Anh-Tuan. The Effect of Television Violence on Young Children‘s

Behavior. New York: Random House, 1998.

và quy ước APA:

Tran, A. (1988) The Effect of Television Violence on Young

Children‘s Behavior. New York: Random House.

Đối với các tài liệu và tên tác giả tiếng nước ngoài, chúng tôi khuyến cáo trình bày theo đúng

hệ quy ước tương ứng (xem phần giới thiệu ở trên và chương tiếp theo).

Trong khi trích yếu tên tác giả, chỉ cần trích dẫn tên và loại bỏ tất những thông tin

khác như học hàm (Giáo sư, Phó giáo sư…), học vị (Tiến sĩ, Thạc sĩ…), danh hiệu (Nhà giáo

nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú…). Ví dụ:

TÊN TRÊN TRANG BÌA

GS. Trần Văn Giàu

TS. Dương Thiệu Tống

TÊN TRONG DANH MỤC

Trần Văn Giàu.

Dương Thiệu Tống.

Page 41: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 41

Deborah Tannen, Ph.D.

NGƯT. Văn Như Cương

Tannen, Deborah. (MLA) Tannen, D. (APA)

Văn Như Cương.

4.4. Tiêu đề tác phẩm

Khi trích yếu tiêu đề của ấn phẩm trong bài viết nghiên cứu của mình, hãy chọn tiêu đề ở

trang tiêu đề. Không nên chọn tiêu đề ở trang bìa hoặc ở dòng lề (running head) ở phía trên

trang sách. Không được sao y cách định dạng, kiểu chữ hoặc cách viết hoa của tiêu đề. Ví dụ,

một số tiêu đề sách trong trang tiêu đề trông sẽ như sau:

ĐẤT NƯỚC 4000 NĂM

GIÁ TRỊ TINH THẦN TRUYỀN THỐNG

CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

thi nhân

việt nam

PHÂN TÂM HỌC

nhập môn

Khi trích dẫn trong bài viết nghiên cứu, những tiêu đề đó sẽ có dạng như sau:

Đất nước 4000 năm: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt

Nam

Thi nhân Việt Nam

Phân tâm học nhập môn

Page 42: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 42

Cần lưu ý sự khác biệt trong quy tắc viết hoa tiêu đề giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Trong khi

tiêu đề tiếng Anh bắt buộc viết hoa từ đầu, từ cuối và phần lớn các từ nội dung (content

words, như danh từ, tính từ, động từ, phó từ, liên từ phức) trong tiêu đề, chỉ không viết hoa

những từ chức năng (function words, như giới từ, mạo từ, liên từ đơn). Ví dụ, với tiêu đề

tiếng Anh ta thường gặp những dạng sau:

The Flowers of Europe

Anywhere That Chance Leads

Romeo and Juliet

The Merchant of Venice

How to Play Chess

Cách viết hoa này được áp dụng bởi hệ quy ước MLA. Xem (Gibaldi, 73—74) để biết thêm

chi tiết về cách viết hoa tiếng Anh.

Hệ quy ước APA yêu cầu cách viết hoa riêng, khác với MLA. Trong đó tên của ấn

bản sách độc lập hoặc tên của bài viết nằm trong một tuyển tập lớn thường không được viết

hoa phần lớn mà chỉ viết hoa từ đầu tiên và các danh từ riêng (giống trường hợp dưới đây).

Chỉ sử dụng cách viết hoa như đã áp dụng với MLA đối với tên của các ấn phẩm định kỳ

(như báo, tạp chí, nguyệt san, v.v…). Ví dụ, trong hệ quy ước APA:

The flowers of Europe

Anywhere that chance leads

Romeo and Juliet

The merchant of Venice

American Journal of Psychology

Cách viết hoa tiếng Việt chỉ cho phép viết hoa chữ cái đầu tiên trong tiêu đề, còn lại những

chữ khác, ngoại trừ danh từ riêng, đều phải viết thường. Xem các trường hợp sau:

Đôi mắt

Đất nước đứng lên

Bản chất con người có thể thay đổi?

Thi nhân Việt Nam

Page 43: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 43

Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Chí Phèo

Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt lại nằm ngoài quy tắc này, cần chú ý đến tính chính

xác của tiêu đề tác phẩm để trích dẫn cho đúng:

Đường Kách Mệnh

Giáo dục cho Mọi người: Yêu cầu khẩn thiết về chất lượng

4.4.1. Tiêu đề gạch chân

Thông thường, gạch chân những tiêu đề của các tác phẩm được ấn hành riêng biệt. Những

trường hợp này bao gồm tên sách, kịch, tập thơ, trường thi, tài liệu hướng dẫn, ấn bản định kỳ

(báo, tạp chí, tuần san, nguyệt san v.v…), phim ảnh, chương trình truyền hình và truyền

thanh, tuyển tập nhạc, vở ba-lê, bản ô-pê-ra, và các bản trường ca, tranh vẽ, các tác phẩm

điêu khắc, tàu biển, máy bay, và tàu vũ trụ v.v… Lưu ý rằng phần gạch dưới không bị ngắt

quãng giữa các từ. Xem các ví dụ sau:

Khổng tử (sách)

Hồn Trương Ba, da hàng thịt (kịch)

Điêu tàn (tập thơ)

Sổ tay kỹ năng Đoàn Đội (tài liệu hướng dẫn)

Kiến thức ngày nay (tạp chí)

Chị Tư Hậu (phim)

Đường lên đỉnh Olympia (chương trình truyền hình)

Nỗi nhớ mùa đông (tuyển tập nhạc)

Hồ Thiên nga (vở ba-lê)

Người thợ cạo thành Seville (bản o-pê-ra)

Bản Symphony số 5 (bản giao hưởng)

Thiếu nữ bên hoa huệ (tác phẩm hội hoạ)

Bồ Tát Thích Quảng Đức (tác phẩm điêu khắc)

Page 44: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 44

Exxon Vandez (tàu thuỷ)

Challenger (tàu vũ trụ)

Hệ quy ước MLA có quy định rất nghiêm ngặt về định dạng chữ gạch chân trong văn bản.

Mặc dù các chương trình soạn thảo và định dạng văn bản ngày nay cho phép dùng chữ in

nghiêng thay cho các phần chữ gạch chân trong văn bản, nhiều nhà xuất bản vẫn yêu cầu nộp

bản thảo sử dụng chữ gạch chân thay cho chữ in nghiêng. Nếu bạn muốn sử dụng kiểu chữ in

nghiêng trong bài viết của mình, bạn phải được sự cho phép của người quản lý có thẩm

quyền. Và khi được phép làm như vậy, hãy sử dụng nhất quán trong toàn bộ văn bản. Hệ quy

ước APA, ngược lại, gợi ý sử dụng kiểu chữ in nghiêng thay cho chữ gạch chân, và chỉ thay

kiểu in nghiêng bằng chữ gạch chân khi điều kiện soạn thảo không cho phép định dạng in

nghiêng (như sử dụng máy đánh chữ hay viết tay). Các máy đánh chữ không có chức năng in

nghiêng. Trong trường hợp sử dụng hệ soạn thảo văn bản không cho phép gạch chân lẫn in

nghiêng, tác giả có thể đặt hai dấu gạch chân ở hai đầu đoạn cần gạch chân/in nghiêng.

_Chị Tư Hậu_

_Hồn Trương Ba, da hàng thịt_

Ngoài ra còn sử dụng định dạng gạch chân cho một số trường hợp khác, như khi muốn nhấn

mạnh một từ hoặc đoạn nào trong văn bản;

Bài viết nghiên cứu không được sử dụng nhiều kiểu chữ khác nhau.

khi chỉ ra từ hoặc chữ cái độc lập

Chữ ngành trong toàn bộ bài viết đều được đánh vần thừa chữ h.

khi sử dụng từ nước ngoài trong văn bản

Từ xi-nê được vay mượn từ từ tiếng Pháp ciné.

Trong nội dung tài liệu hướng dẫn này có đến hai cấp nội dung. Phần thứ nhất là văn bản

hướng dẫn, được sử dụng kiểu chữ in nghiêng thay vì gạch chân. Cấp nội dung thứ hai là các

ví dụ minh hoạ, được trình bày như bản thảo in, và được sử dụng hệ chữ gạch chân.

4.4.2. Tiêu đề trong dấu nháy kép

Page 45: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 45

Sử dụng dấu nháy kép cho những tiêu đề được xuất bản kèm trong những tác phẩm lớn hơn.

Những tiêu đề như vậy bao gồm tên bài báo, bài luận, truyện ngắn, thơ ngắn, một chương

trong sách, từng tập của một chương trình truyền thanh hay truyền hình, và các sáng tác âm

nhạc ngắn. Những tác phẩm không được xuất bản, như bài diễn văn hay bài thuyết giảng,

cũng được sử dụng dấu nháy kép.

―Nghề nuôi tôm càng xanh ở Thạnh Phú‖ (bài báo)

―Nguồn năng lượng nào cho thế kỷ 21?‖ (bài viết trong tạp chí)

―Tâm lý học‖ (đề mục trong từ điển)

―Thi pháp thơ Nguyên Sa‖ (bài viết trong sách)

―Đồng hào có ma‖ (truyện ngắn)

―Mưa xuân‖ (bài thơ ngắn)

―Từ Nghiêu Thuấn tới Khổng Tử‖ (một chương trong sách)

―Cái chết trắng‖ (một tập của chương trình truyền hình)

―Tuổi đá buồn‖ (bài hát)

―Để phỏng vấn xin việc thành công‖ (bài diễn thuyết)

4.4.3. Tiêu đề bên trong tiêu đề

Trong trường hợp tiêu đề gạch chân có đề cập đến một tiêu đề trong dấu nháy và ngược lại,

định dạng các tiêu đề tự nhiên như đã nói ở trên:

―Romeo và Juliet và chính trị thời Phục hưng‖ (bài viết về vở kịch)

―Cánh đồng bất tận‖ và các truyện ngắn khác (tuyển tập truyện ngắn)

Tuy nhiên, thay đổi sẽ xảy ra trong trường hợp có hai tiêu đề cùng một định dạng xuất hiện:

―Triết lý nhân sinh trong ‗Để gió cuốn đi‘‖ (bài viết về bài hát)

Nhận định về Thơ Mới trong Thi nhân Việt Nam (sách viết về sách)

4.4.4. Trường hợp đặc biệt

Một số trường hợp đặc biệt sau đây không cần phải gạch chân hay đặt trong dấu nháy:

Page 46: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 46

KINH SÁCH TÔN GIÁO

Thánh Kinh

Kinh Cựu Ước

Kinh Koran

Tứ Diệu Đế

LUẬT, ĐẠO LUẬT, VĂN BẢN PHÁP QUY

Luật Giáo dục

Hiến pháp

Tuyên ngôn Độc lập

Hiệp định Génève

LOẠT SÁCH

Tác gia Văn học Việt Nam hiện đại

Bồi dưỡng kiến thức văn hoá lớp 12

CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI

Hội Phụ nữ Việt Nam

Viện Nghiên cứu Sư phạm

CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

Cầu Tràng Tiền

Văn Miếu

CÁC HỘI THẢO, SEMINAR, HỘI NGHỊ, KHOÁ HỌC

Giáo dục Đại học trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập

Hội nghị thường niên MLA

Tập huấn kỹ năng xin việc

4.5. Năm xuất bản

Page 47: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 47

Nếu như tác phẩm không ghi năm xuất bản, nhưng người viết biết được tác phẩm được xuất

bản vào thời gian nào, có thể đặt năm xuất bản đó trong dấu ngoặc vuông, ví dụ ―[1999].‖

Trong trường hợp người viết không rõ năm xuất bản, có thể trình bày ước chừng năm

thời gian tác phẩm ra đời. Ví dụ, tác phẩm ra đời khoảng chừng năm 1845, đặt số năm này

trong dấu ngoặc vuông, theo sau chữ c., viết tắt của chữ circa, có nghĩa là ―khoảng,‖ ví dụ

―[c. 1845].‖ Trong trường hợp không chắc tác phẩm được xuất bản vào năm nào, đặt dấu

chấm hỏi sau số năm, như ―[1993?].‖

Trường hợp thiếu thông tin về năm xuất bản, thay năm xuất bản bằng chữ viết tắt kn.

(khuyết năm).

Trường hợp thiếu thông tin về nơi xuất bản xuất bản, thay năm xuất bản bằng chữ viết

tắt kNXB (khuyết nơi xuất bản).

Trường hợp thiếu thông tin về năm xuất bản, thay năm xuất bản bằng chữ viết tắt

kNXB (khuyết nhà xuất bản).

Trường hợp tác phẩm trích không được đánh số trang, thay năm xuất bản bằng chữ

viết tắt kst. (khuyết số trang).

Sách xuất bản trước năm 1900 không yêu cầu phải trình bày tên nhà xuất bản.

4.6. Danh mục tài liệu trích dẫn và các danh mục nguồn trích dẫn khác

Mặc dù danh mục tài liệu tra cứu xuất hiện ở cuối bài viết, người viết cần phác thảo trước

mục này để có thể sử dụng đúng thông tin khi trích dẫn trong văn bản, ví dụ như trường hợp

trích dẫn hay tác phẩm của cùng một tác giả và hai tác giả khác nhau trùng họ, tên. Chương

này hướng dẫn cho người viết cách chuẩn bị danh mục tài liệu trích dẫn, và chương tiếp theo

chỉ cho chúng ta cách trích dẫn những tài liệu trong bài báo cáo nghiên cứu.

Như đề mục Tài liệu trích dẫn (Works Cited) chỉ ra, danh mục này liệt kê tất cả những

tài liệu mà chúng ta có trích dẫn trong bài viết. Danh mục này giúp làm đơn giản hoá việc

trình bày văn bản bằng cách liên kết nhanh chóng đến những mục trích yếu trong bài viết. Ví

Page 48: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 48

dụ, khi ta có đề mục sau đây trong danh mục tài liệu trích dẫn, thì mục ―(Krishnamurti 112—

113)‖ chỉ định đích xác nguồn trích dẫn cho độc giả (với điều kiện chúng ta không trích dẫn

tác phẩm nào khác của cùng tác giả này).

Krishnamurti, Jiddu. Bản chất con người có thể thay đổi? ND. Hồng

Diễm. Hà Nội: Nhà xuất bản Tôn giáo, 2007.

theo hệ quy ước MLA, hoặc

Krishnamurti, J. (2007). Bản chất con người có thể thay đổi?

(Hồng Diễm dịch). Hà Nội: Nhà xuất bản Tôn giáo.

theo hệ quy ước APA.

Những tên gọi khác của phần này trong văn bản được sử dụng theo hệ quy ước MLA

bao gồm Sách tham khảo (Bibliography, nghĩa đen là ―phần mô tả sách‖) và Thư văn trích

yếu (Literature Cited). Tuy nhiên, thông thường cách gọi Tài liệu trích dẫn vẫn là hợp lý và

phổ biến nhất trong hệ quy ước này, vì nguồn trích dẫn của bài viết nghiên cứu khoa học

không chỉ có là sách mà còn bao gồm phim ảnh, bản thâu âm, chương trình truyền hình,

v.v…

Tên gọi cho những danh mục trích dẫn khác bao gồm Chú dẫn sách tham khảo

(Annotated Bibliography), Tài liệu tham chiếu (Works Consulted), v.v… Một danh mục sách

có chú thích, còn được gọi là Danh mục chú dẫn tài liệu trích dẫn (Annotated List of Works

Cited), thường bao gồm những mô tả ngắn hoặc ý kiến bình phẩm cho các tác phẩm trích dẫn,

ví dụ.

Hoài Thanh, Hoài Chân. Thi nhân Việt Nam. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất

bản Văn học Hà Nội và Hội nghiên cứu giảng dạy Văn học, 1988. Một

tầm nhìn phân tích, phê bình đặc sắc về phong trào Thơ mới.

Đối với những danh mục sách mà tác giả khuyên độc giả đọc thêm trong lãnh vực nghiên

cứu, có thể dùng cách gọi Danh mục sách tuyển chọn (Selected Bibliography) hay Danh mục

tài liệu tham chiếu tuyển chọn (Selected List of Works Consulted).

Page 49: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 49

Hệ quy ước APA sử dụng tên gọi đơn giản hơn cho phần danh mục trích dẫn này là

Tham khảo hoặc Tài liệu tham khảo (References). Tuỳ theo hệ quy ước áp dụng mà gọi tên

cho nhất quán.

4.7. Định dạng danh mục tài liệu trích dẫn trong bài viết nghiên cứu (MLA)

Danh mục tài liệu trích dẫn xuất hiện ở cuối văn bản bài viết nghiên cứu. Bắt đầu danh mục

trên một trang mới và đánh số từng trang tiếp theo số trang của văn bản. Ví dụ như bài báo

cáo nghiên cứu của bạn gồm 10 trang, thì trang đầu tiên của danh mục này là trang 11. Số

trang nằm ở góc trên bên phải, cách mép giấy trên 0,5 inch (1,27 cm) và canh sát lề bên phải.

Tiêu đề (Tài liệu trích dẫn) được canh giữa trang, cách 1 inch (2,54 cm) so với mép trên của

trang giấy. Giãn hàng đôi giữa tiêu đề trang và đề mục thứ nhất. Mỗi đề mục được canh đều

với lề trái; nếu có đề mục nào vượt quá hai dòng, các dòng tiếp theo được thụt vào 0,5 inch

(1,27 cm, hoặc 5 ký tự trống liên tiếp nếu sử dụng máy đánh chữ) so với lề trái. Giãn hàng

đôi toàn bộ danh mục (xem hình 8). Danh mục có thể kéo dài nhiều trang.

Hình 8. Phần trên trang đầu tiên của danh mục tài liệu trích dẫn (MLA).

4.8. Định dạng danh mục tài liệu trích dẫn trong bài viết nghiên cứu (APA)

Trần Long 28

Tài liệu trích dẫn

Freud, Sigmund. Phân tâm học nhập môn. ND. Nguyễn Xuân Hiến. Hà

Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.

Hoài Thanh và Hoài Chân. Thi nhân Việt Nam. TP. Hồ Chí Minh: Nhà

xuất bản Văn học Hà Nội và Hội nghiên cứu giảng dạy Văn học,

1988.

Krishnamurti, Jiddu. Bản chất con người có thể thay đổi? ND. Hồng

Diễm. Hà Nội: Nhà xuất bản Tôn giáo, 2007.

Nguyễn Hiến Lê. Khổng Tử. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá, 1992.

2,54 cm

2,54 cm

1,27 cm

2,54 cm

1,27 cm

Page 50: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 50

Tương tự như với hệ quy ước MLA, các yêu cầu về vị trí, đánh số trang, v.v… đều được áp

dụng trong hệ quy ước APA. Tiêu đề (Tài liệu tham khảo) được canh giữa trang, cách 1 inch

(2,54 cm) so với mép trên của trang giấy. Giãn hàng đôi giữa tiêu đề trang và đề mục thứ

nhất. Mỗi đề mục được thụt vào 0,5 inch (1,27 cm) so với lề trái; nếu có đề mục nào vượt quá

hai dòng, các dòng tiếp theo được canh đều lề trái. Giãn hàng đôi toàn bộ danh mục (xem

hình 9). Danh mục có thể kéo dài nhiều trang.

Hình 9. Phần trên trang đầu tiên của danh mục tài liệu trích dẫn (APA).

4.9. Thứ tự sắp xếp các đề mục

Các đề mục trích dẫn trong danh mục cần được sắp xếp theo thứ tự alphabet, theo hệ thống

đếm từng chữ cái một. Theo hệ thống này, thứ tự sẽ được ưu tiên cho từng chữ cái một kể từ

chữ cái đầu tiên trong tên tác giả, các dấu câu, ký tự đặc biệt hay khoảng trống đều không

được tính (ngoại trừ dấu phẩy ngăn cách họ và tên của các tác giả người nước ngoài hoặc các

tài liệu trình bày bằng tiếng nước ngoài). Tham khảo một số ví dụ sau đây:

Ái Lan

Ánh Tuyết

Phân tâm học trong văn học 28

Tài liệu tham khảo

Freud, S. (2002). Phân tâm học nhập môn (Nguyễn Xuân Hiến

dịch). Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hoài Thanh & Hoài Chân. (1988). Thi nhân Việt Nam. TP. Hồ Chí

Minh: Nhà xuất bản Văn học Hà Nội và Hội nghiên cứu giảng dạy Văn

học.

Krishnamurti, J. (2007). Bản chất con người có thể thay đổi?

(Hồng Diễm dịch). Hà Nội: Nhà xuất bản Tôn giáo.

Nguyễn Hiến Lê. (1992). Khổng Tử. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn

2,54 cm

2,54 cm

1,27 cm

2,54 cm

1,27 cm

Page 51: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 51

Nguyên Ngọc

Nguyễn Hiến Lê

Saint-Exupéry, Antoine de

St. Dennis, Ruth

(MLA), hoặc

Saint-Exupéry, A.

St. Dennis, R.

(APA)

Trần Hoàng Sơn

Trần Hồng Sơn

Trần Hùng

Theo hệ quy ước MLA, trong trường hợp trích dẫn nhiều tác phẩm của cùng một tác giả,

những tác phẩm theo sau tác phẩm đầu tiên có phần tên tác giả là (---), ví dụ:

Freud, Sigmund. The Interpretations of Dreams. 1900. Kent: Wordsworth

Editions Limited, 1995.

---. Phân tâm học nhập môn. ND. Nguyễn Xuân Hiến. Hà Nội: Nhà xuất

bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.

Trong trường hợp sử dụng hệ quy ước APA, nếu trích dẫn nhiều tác phẩm của cùng một tác

giả, căn cứ vào năm xuất bản để phân biệt chúng. Nếu có trên hai ấn bản cùng một năm, dùng

các chữ cái (a, b, c) theo sau số năm để phân biệt. Ví dụ:

Freud, S. (1995). The interpretations of dreams. Kent: Wordsworth

Editions Limited. (Nguyên tác xuất bản 1900)

Freud, S. (2002a). Phân tâm học nhập môn (Nguyễn Xuân Hiến dịch).

Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Freud, S. (2002b). Vật tổ và những điều cấm kỵ (Nguyễn Trí Thành

dịch). Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Page 52: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 52

Nếu như tài liệu không có tên tác giả, sắp xếp thứ tự theo tên tác phẩm, ví như cuốn Bách

khoa Tri thức phổ thông được xếp theo vần b. Khi tài liệu này là tiếng Anh, cần bỏ qua những

chữ A, An, hay The ở tiêu đề, ví dụ như cuốn The Oxford Guide to British and American

Cultures được xếp theo vần o thay vì vần t.

Có nhiều dạng sắp xếp khác cũng được chấp nhận. Ví dụ một số giảng viên có thể yêu

cầu tách biệt hai danh mục tài liệu trích dẫn tiếng Việt và tiếng nước ngoài, hoặc một số danh

mục tài liệu trích dẫn phụ chú, tài liệu tham chiếu, hoặc tài liệu đọc thêm có thể được sắp xếp

theo thứ tự thời gian dựa trên ngày tháng xuất bản. Một số danh mục sách tham khảo có thể

được chia thành từng tiểu mục khác nhau và các đề mục được sắp xếp theo thứ tự alphabet

trong từng tiểu mục. Danh mục cũng có thể được phân loại thành những nguồn tài liệu sơ cấp

và thứ cấp, hoặc theo các phương tiện nghiên cứu (sách, bài báo, bản thâu âm, v.v…). Tương

tự vậy, chúng cũng có thể được sắp xếp theo chủ điểm (văn học sử, sử trong văn học, văn học

trong sử…), theo giai đoạn (trung đại, cận đại, hiện đại, đương đại…), hoặc theo lãnh vực

(tích phân, đại số, giải tích, v.v…).

4.10. Trích dẫn sách và các ấn bản không định kỳ khác

Danh sách sau đây chỉ cho chúng ta biết những thông tin phổ biến nhất có thể xuất hiện trong

một đề mục sách và thứ tự xuất hiện của chúng trong hệ MLA và APA:

Bảng 1. Thứ tự xuất hiện của các thông tin trong đề mục trích dẫn sách và các ấn bản không

định kỳ.

MLA APA

1. Tên tác giả

2. Tiêu đề một phần trích của sách

3. Tiêu đề của sách

4. Tên người dịch, người biên tập, hoặc

người biên soạn

1. Tên tác giả

2. Năm xuất bản

3. Tiêu đề một phần trích của sách

4. Số ấn bản

5. Tên người dịch, người biên tập, hoặc

Page 53: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 53

5. Số ấn bản

6. Số (thứ tự) tập trích dẫn

7. Tên của loạt (series) sách

8. Nơi xuất bản, tên nhà xuất bản và năm

xuất bản

9. Số trang

10. Thông tin và phụ chú tham khảo bổ sung

người biên soạn

6. Số thứ tự và tên tập trích dẫn

7. Tên của loạt (series) sách

8. Nơi xuất bản, tên nhà xuất bản

9. Số trang

10. Thông tin và phụ chú tham khảo bổ sung

Các tài liệu hướng dẫn của cả hai hệ quy ước này đều trình bày rất cụ thể và chi tiết những

quy cách trình bày đối với từng loại hình trích dẫn khác nhau. Tuy nhiên, một số những loại

hình đó rất khó ít phổ biến trong bối cảnh xuất bản của chúng ta hiện nay, hoặc rất khó đối

chiếu giữa các gợi ý trình bày trong các tài liệu hướng dẫn với các tác phẩm tiếng Việt tương

ứng. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi không trình bày tất cả những khả năng xuất

hiện của từng loại hình trích dẫn, mà chỉ tóm lược những hình thức phổ biến và tương thích

nhất với môi trường xuất bản hiện hành.

4.10.1. Sách bởi một tác giả

Sách được viết bởi một tác giả là đề mục trích dẫn thường thấy nhất trong các danh mục trích

dẫn. Trong hệ quy ước MLA, đề mục này thường có dạng như sau:

Tên tác giả. Tiêu đề sách. Thông tin xuất bản.

Trong đó, mục thông tin xuất bản bao gồm thông tin về nơi xuất bản, nhà xuất bản và năm

xuất bản được trình bày theo thứ tự. Ví dụ:

Nguyễn Hiến Lê. Khổng Tử. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá, 1992.

Freud, Sigmund. Phân tâm học nhập môn. ND. Nguyễn Xuân Hiến. Hà Nội:

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.

Ngoài ra, có thể bao gồm một số thông tin thêm (tên người biên tập, số trang trích dẫn, v.v…)

như sẽ được đề cập trong các mục theo sau.

Page 54: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 54

Với hệ quy ước APA, phần năm xuất bản được đặt lên trước tiêu đề, phần thông tin

còn lại—ngoại trừ những chi tiết thêm như đề cập trong bảng 1—đều được trình bày như

trên.

Tên tác giả. (Năm xuất bản). Tiêu đề sách. Nơi xuất bản: Nhà xuất

bản.

Ví dụ:

Nguyễn Hiến Lê. (1992). Khổng Tử. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá.

Freud, S. (2002). Phân tâm học nhập môn. (Nguyễn Xuân Hiến dịch).

Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

4.10.2. Một tập hợp tuyển hay tài liệu biên soạn

Theo hệ quy ước MLA, để trích dẫn một bản hợp tuyển hoặc một tài liệu biên soạn (ví dụ như

một danh mục sách) được soạn thảo bởi một tác giả có tên trên ở trang tiêu đề, hãy bắt đầu

bằng tên người biên soạn, theo sau đó là ký hiệu viết tắt BS. (biên soạn) hoặc BT./HĐ. (biên

tập, hiệu đính). Nếu như tác giả đảm nhận nhiều hơn một vai trò—như vừa là nhà biên soạn,

vừa là người tuyển chọn—trích dẫn đầy đủ cả hai vai trò đó.

Bùi Việt, BS. Thơ Việt Nam (1930—1945). Hà Nội: Nhà xuất bản văn học,

1994.

Đỗ Lai Thuý, BT. Phân tâm học và Văn hoá tâm linh. Hà Nội: Nhà xuất

bản Văn hoá thông tin, 2004.

Nguyễn Hữu Đức, Lê Bá Dũng, Phạm Quang Trung, BT. Kỷ yếu hội nghị

khoa học sinh viên: Khoa học tự nhiên và công nghệ. Đà Lạt: Đại

học Đà Lạt, 2003.

Spafford, Peter, BT và BS. Interference: The Story of Czechoslovakia

in the Words of Its Writers. Cheltenham: New Clarion, 1992.

Trong hệ quy ước APA, ký hiệu viết tắt được sử dụng chung là (BT.), được đặt sau tên tác

giả, như trong các ví dụ sau:

Bùi Việt. (1994). (BT.). Thơ Việt Nam (1930—1945). Hà Nội: Nhà

xuất bản văn học.

Page 55: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 55

Đỗ Lai Thuý. (BT.). (2004). Phân tâm học và Văn hoá tâm linh. Hà

Nội: Nhà xuất bản Văn hoá thông tin.

Nguyễn Hữu Đức, Lê Bá Dũng, Phạm Quang Trung. (BT.). (2003). Kỷ

yếu hội nghị khoa học sinh viên: Khoa học tự nhiên và công nghệ. Đà

Lạt: Đại học Đà Lạt.

Spafford, P. (BT.). (1992). Interference: The story of

Czechoslovakia in the words of its writers. Cheltenham: New Clarion.

4.10.3. Nhiều tác phẩm của cùng một tác giả

Nếu trích dẫn nhiều tác phẩm của cùng một tác giả trong danh mục trích dẫn MLA, chỉ cần

ghi tên tác giả trong đề mục đầu tiên. Tiếp sau đó, trong các đề mục tiếp theo, gõ ba dấu gạch

ngang (–––), tiếp theo là dấu chấm (.) và tiêu đề tác phẩm. Trong trường hợp tác giả đóng vai

trò nhà biên soạn, biên tập hay người dịch, thay dấu chấm bằng dấu phẩy (,) sau ba dấu gạch

ngang và ký hiệu viết tắt cho đúng vai trò (BS., BT. hay ND.) trước khi trình bày tiêu đề. Nếu

có nhiều tác phẩm được cùng một tác giả biên tập, ký hiệu viết tắt này cần được lặp lại.

Trường hợp viết tắt không làm thay đổi trình tự xuất hiện của tác phẩm. Các tác phẩm đồng

tác giả được sắp xếp thứ tự theo tiêu đề.

Nguyễn Hiến Lê. Khổng Tử. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá, 1992.

---. Kinh Dịch: Đạo của người quân tử. TB. 18. Hà Nội: Nhà xuất bản

Văn học, 2005.

---, BS. Mười câu chuyện văn chương. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học,

2005.

Đối với hệ quy ước APA, khi trích dẫn nhiều tác phẩm của cùng một tác giả, phần tên của tác

giả vẫn được giữ nguyên trong tất cả các đề mục, các ấn bản được sắp xếp theo thứ tự thời

gian (năm xuất bản). Trong trường hợp có nhiều tác phẩm được xuất bản cùng một năm, sử

dụng các chữ cái a, b, c… để phân biệt. Ví dụ:

Nguyễn Hiến Lê. (1992). Khổng Tử. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá.

Nguyễn Hiến Lê. (2005a). Kinh Dịch: Đạo của người quân tử. TB.

18. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học.

Page 56: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 56

Nguyễn Hiến Lê, (BT.) (2005b). Mười câu chuyện văn chương. Hà

Nội: Nhà xuất bản Văn học.

4.10.4. Sách có nhiều đồng tác giả

Theo hệ quy ước MLA, khi trích dẫn sách của hai hoặc ba đồng tác giả, trình bày tên của các

tác giả theo thứ tự như được thể hiện ở trang tiêu đề, không nhất thiết phải theo thứ tự

alphabet. Trong trường hợp trích dẫn các tác giả nước ngoài, chỉ đảo thứ tự họ và tên của tác

giả đầu tiên, và tên các tác giả còn lại được trình bày theo cách ghi bình thường. Nếu các tác

giả được ghi trong trang tiêu đề là người biên tập, biên soạn hay người dịch thì sử dụng các

ký tự viết tắt thích hợp sau tên tác giả cuối cùng. Ví dụ:

Arthur, Micheal, Christopher Gordon, và Nancy Butterfield. Classroom

Management: Creating Positive Learning Environment. Singapore:

Thomson, 2003.

Lê Thị Bừng và Nguyễn Thị Vân Hương. Những điều kỳ diệu về tâm lý con

người. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2005.

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh, BS. Hướng dẫn trình bày báo cáo

nghiên cứu theo hệ quy ước MLA và APA. Đà Lạt: Đại học Đà Lạt,

2008.

Ricard, Matthieu, và Trinh Xuan Thuan. The Quantum and the Lotus. New

York: Three Rivers Press, 2001.

Trịnh Xuân Thuận và Matthieu Ricard. Cái vô hạn trong lòng bàn tay.

TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tia Sáng, 2005.

Theo hệ quy ước APA, đối với trường hợp có hai đồng tác giả, viết tên hai tác giả cách nhau

bằng dấu phẩy (nếu là tác giả nước ngoài) và dấu (&). Nếu là người biên soạn, biên tập hay

người dịch thì thêm ký hiệu viết tắt tương ứng vào:

Lê Thị Bừng & Nguyễn Thị Vân Hương. (2005) Những điều kỳ diệu về

tâm lý con người. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

Phan Gia Anh Vũ & Huỳnh Quang Minh. (BS.) (2008). Hướng dẫn trình

bày báo cáo nghiên cứu theo hệ quy ước MLA và APA. Đà Lạt: Đại học Đà

Lạt.

Page 57: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 57

Ricard, M., & Thuan, T. X. (2001). The quantum and the lotus. New

York: Three Rivers Press.

Trong trường hợp từ ba đến sáu đồng tác giả, hệ quy ước APA yêu cầu liệt kê đầy đủ tất cả

các tác giả, và từ trường hợp có bảy đồng tác giả trở lên, chỉ cần ghi tên một người kèm theo

từ et al (tiếng Latin, có nghĩa ―và những người khác‖).

Hà Việt Anh, Cù Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Mai Hồng, Trần Vĩnh Phúc,

Phan Hằng Phương, & Trần Phú Thành. (BT.) (2006). Khám phá khoa học

tự nhiên. Trong Thế giới quanh ta: Tri thức bách khoa phổ thông. Tập

1. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Trần Bá Hoành et al. (2002). Áp dụng dạy và học tích cực trong

môn Toán. Hà Nội: Dự án Việt – Bỉ.

Trong khi đó, chỉ cần có trên ba tác giả, hệ quy ước MLA cho phép cách dùng như vậy:

Hà Việt Anh et al, BT. Khám phá khoa học tự nhiên. Tập 1 của Thế giới

quanh ta: Tri thức bách khoa phổ thông. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo

dục, 2006.

Trần Bá Hoành et al. Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Toán. Hà

Nội: Dự án Việt – Bỉ, 2002.

Khi có cùng nhóm tác giả cùng viết nhiều sách khác nhau, cách trích dẫn cũng như đối với

một tác giả viết nhiều sách.

MLA:

Nguyễn Hiến Lê, Thiên Giang. Thời Cận đại. Tập 2 của Lịch sử thế

giới. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, 1998.

---. Thời Thượng cổ. Tập 1 của Lịch sử thế giới. Hà Nội: Nhà xuất bản

Văn hoá Thông tin, 1998.

APA:

Nguyễn Hiến Lê & Thiên Giang. (1998a). Thời Cận đại. Trong Lịch

sử thế giới. Tập 2. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin.

Nguyễn Hiến Lê & Thiên Giang. (1998b). Thời Thượng cổ. Trong Lịch

sử thế giới. Tập 1. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin.

Page 58: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 58

4.10.5. Sách do một cơ quan xuất bản

Sách do cơ quan xuất bản có thể bao gồm các tài liệu của một tổ chức hành chính, một hiệp

hội, một hội đồng, v.v… mà trong đó tên của từng tác giả không được xác định rõ ở trang tiêu

đề. Trích dẫn sách với tên cơ quan xuất bản, kể cả trường hợp cơ quan đó là nhà xuất bản.

Trong trường hợp sử dụng hệ quy ước MLA, trích dẫn như sau:

Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật Giáo dục và các văn bản pháp luật hiện

hành về Giáo dục - Đào tạo. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê, 2003.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu hội nghị tập huấn phương pháp dạy

học Toán phổ thông. Hà Nội: Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2002.

Bộ Tài chính. Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý tài chính đối với

ngành Giáo dục. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính, 2004.

Phòng Thống kê Đà Lạt. Niên giám thống kê 2005. Đà Lạt: Phòng Thống

kê Đà Lạt, 2005.

và trích dẫn theo hệ quy ước APA:

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2002). Tài liệu hội nghị tập huấn phương

pháp dạy học Toán phổ thông. Hà Nội: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2003). Luật Giáo dục và các văn bản pháp

luật hiện hành về Giáo dục - Đào tạo. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

Bộ Tài chính. (2004). Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý tài

chính đối với ngành Giáo dục. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

Phòng Thống kê Đà Lạt. (2005) Niên giám thống kê 2005. Đà Lạt:

Phòng Thống kê Đà Lạt.

4.10.6. Tác phẩm trong một hợp tuyển

Đối với trường hợp trích dẫn một tác phẩm tách biệt từ một hợp tuyển, như một tuyển tập thơ

hay truyện ngắn, hệ quy ước MLA hướng dẫn cách trình bày đề mục như sau:

Tên tác giả. ―Tiêu đề tác phẩm‖. Tên hợp tuyển. Tên người biên

tập/biên soạn/dịch. Thông tin xuất bản. Số trang trích dẫn.

Ví dụ:

Page 59: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 59

Huỳnh Quang Minh. ―An Outline of English Accents: A Self-help

Reference for English Majors.‖ Kỷ yếu hội nghị khoa học sinh

viên: Khoa học xã hội và nhân văn. BT. Nguyễn Hữu Đức, Lê Bá

Dũng, Phạm Quang Trung. Đà Lạt: Đại học Đà Lạt, 2003. 112-119.

Cách trình bày đề mục theo hệ quy ước APA:

Tên tác giả. (Năm xuất bản). Tiêu đề tác phẩm. Trong Tên người

biên tập/biên soạn/dịch (ký hiệu viết tắt). Tên hợp tuyển (số trang

trích dẫn). Nơi xuất bản: Nhà xuất bản.

Ví dụ:

Huỳnh Quang Minh. (2003). An Outline of English Accents: A Self-

help Reference for English Majors. Trong Nguyễn Hữu Đức, Lê Bá Dũng,

Phạm Quang Trung (BT.). Kỷ yếu hội nghị khoa học sinh viên: Khoa học

xã hội và nhân văn (tr. 112-119). Đà Lạt: Đại học Đà Lạt.

4.10.7. Một đề mục trong tài liệu tra cứu

Một đề mục trong tài liệu tra cứu khi được trích dẫn trong hệ quy ước MLA sẽ có dạng như

sau:

―Kim tự tháp.‖ Bách khoa tri thức phổ thông. 2002.

―Giáo viên.‖ Đại từ điển tiếng Việt. 1999.

Khi sử dụng hệ quy ước APA, đề mục sẽ có dạng như sau:

Giáo viên. (1999). Đại từ điển tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản

Văn hoá thông tin.

4.10.8. Sách khuyết danh

Trong trường hợp không có tên tác giả ở trang tiêu đề. Bắt đầu đề mục bằng tiêu đề, và sắp

xếp thứ tự cũng theo tiêu đề. Trong trường hợp tiêu đề tiếng Anh, bỏ qua những mạo từ

(A/An/The) ở đầu mỗi tiêu đề.

Hướng dẫn phun thuốc trừ sâu cho cây ăn trái. Đà Lạt: Phòng Nông

nghiệp, 1996.

A Practical Guide to Résumé Writing. New York: Sommerset, 1993.

Hệ quy ước APA cũng hướng dẫn cách trình bày tương tự.

Page 60: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 60

Hướng dẫn phun thuốc trừ sâu cho cây ăn trái. (1996). Đà Lạt:

Phòng Nông nghiệp.

A Practical Guide to Résumé Writing. (1993). New York: Sommerset.

4.10.9. Sách tái bản

Đối với hệ quy ước MLA, bổ sung thông tin tái bản (năm tái bản, tên người dịch/biên

tập/hiệu đính) ngay sau tiêu đề.

Surrowiecki, James. Trí tuệ đám đông. 2007. ND. Nguyễn Thị Yến. Hà

Nội: Nhà xuất bản Tri thức, 2007.

Trong trường hợp sử dụng hệ quy ước APA, thông tin tái bản được trình bày trong dấu ngoặc

đơn ngay sau tiêu đề:

Surrowiecki,J. (2007). Trí tuệ đám đông (tb. lần 1). (ND. Nguyễn

Thị Yến). Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức, 2007.

4.10.10. Tác phẩm dịch

Cả hai hệ quy ước MLA và APA đều yêu cầu trình bày tên người dịch sau tên tác phẩm:

MLA:

Freud, Sigmund. Phân tâm học nhập môn. ND. Nguyễn Xuân Hiến. Hà Nội:

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.

và trong hệ quy ước APA, có thể trình bày thêm năm xuất bản của nguyên tác:

Freud, S. (2002). Phân tâm học nhập môn. (Nguyễn Xuân Hiến dịch).

Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. (Nguyên tác xuất bản 1906).

Tham khảo thêm các ví dụ đã trình bày trong những phần trước cho tác phẩm dịch.

4.10.11. Tác phẩm nhiều tập

Nếu như trích dẫn trọn bộ, trình bày như sau theo hệ MLA:

Nguyễn Hiến Lê, Thiên Giang. Lịch sử thế giới. 3 tập. Hà Nội: Nhà

xuất bản Văn hoá Thông tin, 1998.

hoặc theo hệ APA:

Nguyễn Hiến Lê & Thiên Giang. (1998). Lịch sử thế giới. (3 tập).

Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin.

Page 61: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 61

Trong trường hợp trích dẫn một tập riêng lẻ của cả bộ, MLA quy định:

Nguyễn Hiến Lê, Thiên Giang. Thời Cận đại. Tập 2 của Lịch sử thế

giới. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, 1998.

và trích dẫn như sau nếu áp dụng hệ quy ước APA:

Nguyễn Hiến Lê & Thiên Giang. (1998). Thời Cận đại. Trong Lịch sử

thế giới. Tập 2. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin.

4.10.12. Luận văn, luận án

Hệ quy ước MLA yêu cầu trình bày đối với luận văn hoặc luận án được trích dẫn:

Huỳnh Văn Thông. ―Vị từ tình thái tiếng Việt: Đối chiếu với cứ liệu

tiếng K‘Ho - Mạ ở Lâm Đồng‖. Luận án. Đại học Quốc gia TP Hồ Chí

Minh, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, 2003.

Trong khi đó, hệ quy ước APA hướng dẫn trình bày như sau:

Huỳnh Văn Thông. (2003). ―Vị từ tình thái tiếng Việt: Đối chiếu

với cứ liệu tiếng K‘Ho - Mạ ở Lâm Đồng‖. Luận án. Đại học Quốc gia TP

Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.

4.11. Trích dẫn các ấn bản định kỳ

4.11.1. Bài viết trong tạp chí

Các ấn bản định kỳ là một hình thức xuất bản thường xuyên cách nhau một khoảng thời gian

nhất định, như báo, tạp chí hay các thông tin khoa học. Đề mục trích dẫn bài viết trong các

loại hình xuất bản này thường có dạng như sau theo hệ quy ước MLA:

Tên tác giả. ―Tên bài viết.‖ Tên tạp chí số ấn bản (Năm xuất bản): Số

trang trong tạp chí.

Ví dụ:

Lê Thị Thuý Hằng. ―Cơ sở tiếp cận trong dạy học hoà nhập cho trẻ mù‖.

Tạp chí Giáo dục 180 (2007): 17—19.

Hệ quy ước APA định dạng đề mục như sau:

Tên tác giả. (Năm xuất bản). Tên bài viết. Tên tạp chí, số ấn

bản, số trang.

Page 62: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 62

Ví dụ:

Lê Thị Thuý Hằng. (2007). Cơ sở tiếp cận trong dạy học hoà nhập

cho trẻ mù. Tạp chí Giáo dục, 180, 17—19.

Nhìn chung, thứ tự xuất hiện của các thông tin xuất bản của các ấn bản định kỳ trong các hệ

quy ước được trình bày như sau:

Bảng 2. Thứ tự xuất hiện của các thông tin trong đề mục trích dẫn các ấn bản định kỳ

MLA APA

1. Tên tác giả

2. Tiêu đề bài viết

3. Tên ấn bản định kỳ

4. Tên hoặc số thứ tự của loạt xuất bản (nếu

có)

5. Số tập (cho thông báo khoa học)

6. Số ấn bản (nếu có)

7. Năm xuất bản

8. Số trang

9. Thông tin bổ sung

1. Tên tác giả

2. Năm xuất bản

3. Tiêu đề bài viết

4. Tên ấn bản định kỳ

5. Số tập (cho thông báo khoa học)

6. Số ấn bản

7. Số trang

8. Thông tin và phụ chú tham khảo bổ sung

14.11.2. Bài viết trong báo

Đối với trường hợp trích dẫn bài viết trong báo, hệ quy ước MLA quy định trình bày đề mục

như sau:

Tên tác giả. ―Tên bài báo.‖ Tên báo và ngày xuất bản: Số trang

Ví dụ:

Nhân Nhân. ―Cái gì gọi là ‗mùa cây mưa‘?‖ Hoa học trò 2 tháng Tư

2007: 12.

Page 63: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 63

Trong trường hợp tờ báo có chia các mục cho từng nội dung (ví dụ A, B, C, D…) và bài viết

nằm trên nhiều trang khác nhau, phần số trang trình bày rõ tên mục nội dung và trang bắt đầu

bài viết trong mục đó, kèm theo dấu cộng ―+‖ ở sau số trang này.

Lohr, Steve. ―Now Playing: Babes in Cyberspace.‖ New York Times 3

tháng Tư 1998: C1+

Trong trường hợp sử dụng hệ quy ước APA, trích dẫn như sau:

Tên tác giả. (Năm xuất bản, ngày xuất bản). Tên bài báo. Tên báo,

tr. số trang

Ví dụ:

Nhân Nhân. (2007, 2 tháng Tư). Cái gì gọi là ―mùa cây mưa‖? Hoa học

trò , tr. 12.

Lohr, S. (1998, 3 tháng Tư). Now Playing: Babes in Cyberspace. New

York Times, tr. C1, C5.

4.12. Trích dẫn các nguồn tài liệu điện tử

Trích dẫn từ các nguồn tài liệu điện tử, cũng giống như trích dẫn từ các ấn phẩm, cũng cần có

dạng quy định thống nhất và chứa đựng đầy đủ các thông tin trích dẫn yêu cầu. Tuy nhiên, so

với văn hoá in ấn, thường có những công cụ tra cứu tiêu chuẩn để xác định tài liệu trích dẫn,

những phương tiện điện tử thường thiếu những quy cách thống nhất để sắp xếp tài liệu.

Những nguồn này còn thiếu tính ổn định hơn so với những nguồn tài liệu khác, vì vậy đòi hỏi

người viết phải cung cấp nhiều thông tin hơn so với những nguồn trích dẫn thông thường.

4.12.1. Trích dẫn một dự án trực tuyến hoặc một cơ sở dữ liệu thông tin

Với một chương trình dự án học thuật trực tuyến hay một cơ sở dữ liệu thông tin, phần đề

mục trích dẫn cần liệt kê các thông tin theo thứ tự cho sau:

Bảng 3. Thứ tự xuất hiện của các thông tin trong đề mục trích dẫn dự án học thuật trực tuyến

hay cơ sở dữ liệu thông tin

MLA APA

Page 64: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 64

1. Tên của dự án hay cơ sở dữ liệu (gạch

dưới)

2. Tên của người biên tập dự án hay cơ sở dữ

liệu (nếu có)

3. Thông tin xuất bản điện tử, bao gồm số

phiên bản (nếu chính xác và không nằm trong

tên dự án), ngày xuất bản, ngày cập nhật gần

đây nhất, và tên của các cơ sở hay tổ chức

bảo hộ

4. Ngày truy cập và địa chỉ trên mạng

1. Tên tác giả, tên cơ quan hay tổ chức chủ trì

(nếu có)

2. Năm xuất bản hoặc sửa chữa gần nhất

(cũng có thể là năm cấp bản quyền). Trong

trường hợp khuyết tên tác giả, bỏ qua hai

mục này.

3. Tên dự án hay cơ sở dữ liệu

4. Ngày truy cập và địa chỉ mạng

Ví dụ:

MLA:

Wikipedia Tiếng Việt 15 tháng Năm 2007. 15 tháng Năm 2007

<http://vi.wikipedia.org>.

Trường Đại học Đà Lạt 2005. Đại học Đà Lạt. 15 tháng Năm 2007

<http://www.dlu.edu.vn/news_default.aspx>.

APA:

Wikipedia Tiếng Việt. (2007, 15 tháng Năm). Truy cập 15 tháng Năm

2007, từ http://vi.wikipedia.org

Đại học Đà Lạt. (2005). Trường Đại học Đà Lạt. Truy cập 15 tháng

Năm 2007, từ http://www.dlu.edu.vn/news_default.aspx

4.12.2. Trích dẫn một trang web cá nhân hay chuyên nghiệp

Trình bày tương tự đối với các trang web cá nhân hay chuyên nghiệp. Trong trường hợp có

thông tin tác giả, chuyển tên tác giả trang web lên đầu. Hệ quy ước MLA hướng dẫn trình bày

như sau:

Phan Văn Hoà. Ungthu.net: Ở đâu có sự sống, nơi đó có hy vọng 15

tháng Năm 2007 <http://www.ungthu.net>.

Page 65: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 65

Trịnh Công Sơn – Như một lời chia tay 10 tháng Mười 2007

<http://www.trinh-cong-son.com/index.html>.

Trung tâm an ninh mạng Bkis. Đại học Bách khoa Hà Nội. 10 tháng Mười

2007 <http://www.bkav.com.vn/default.aspx>.

và quy cách trình bày được quy định bởi hệ APA:

Phan Văn Hoà (kn.). Ungthu.net: Ở đâu có sự sống, nơi đó có hy

vọng. Truy cập 15 tháng Năm 2007, từ http://www.ungthu.net

Trịnh Công Sơn – Như một lời chia tay. (kn.). Truy cập 10 tháng

Mười 2007, từ http://www.trinh-cong-son.com/index.html

Đại học Bách khoa Hà Nội. (kn.). Trung tâm an ninh mạng Bkis.

Truy cập 10 tháng Mười 2007, từ http://www.bkav.com.vn/default.aspx

4.12.3. Trích dẫn bài viết hay tài liệu liên kết nội bộ của một cơ sở dữ liệu

Trong trường hợp trích dẫn một bài viết hay một trang tài liệu liên kết nội bộ của cơ sở dữ

liệu, đặt tên tác giả và tên bài viết lên trước các thông tin còn lại. Ví dụ:

Thích Tâm Thiện. ―Đạo Phật trong âm nhạc: Trao đổi với nhạc sĩ Trịnh

Công Sơn.‖ Trịnh Công Sơn – Như một lời chia tay 10 tháng Mười

2007 <http://www.trinh-cong-son.com/ttthien.html>.

―Lễ ký kết hợp tác giữa trường Đại học Đà Lạt và Viện An toàn Hạt

nhân Hàn Quốc.‖ Trường Đại học Đà Lạt 31 tháng Giêng 2007. Đại

học Đà Lạt. 15 tháng Năm 2007

<http://www.dlu.edu.vn/news_detail.aspx?newsId=436&newsCatId=80>.

theo hệ quy ước MLA và như sau theo hệ quy ước APA:

Thích Tâm Thiện. (kn.). Đạo Phật trong âm nhạc: Trao đổi với nhạc

sĩ Trịnh Công Sơn. Trịnh Công Sơn – Như một lời chia tay. Truy cập 10

tháng Mười 2007, từ http://www.trinh-cong-son.com/ttthien.html

Đại học Đà Lạt. (2007, 31 tháng Giêng). Lễ ký kết hợp tác giữa

trường Đại học Đà Lạt và Viện An toàn Hạt nhân Hàn Quốc. Trường Đại

học Đà Lạt. Truy cập 15 tháng Năm 2007, từ

http://www.dlu.edu.vn/news_detail.aspx?newsId=436&newsCatId=80

4.12.4. Sách trực tuyến

Page 66: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 66

Thông tin trình bày về sách trực tuyến cũng giống như sách in, với phần thông tin xuất bản

được bổ sung hoặc thay bằng thông tin truy cập trực tuyến, ví dụ đề mục được trình bày như

sau trong hệ MLA:

Brown, Dan. Mật mã Da Vinci. Đỗ Thu Hà, ND., Dương Tường, HĐ. Hà Nội:

Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, 2006. 15 tháng Năm 2007

<http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nqn3nqn4n

31n343tq83a3q3m3237nvn>.

Và tương tự được trình bày theo hệ APA:

Brown, D. (2006). Mật mã Da Vinci. (Đỗ Thu Hà dịch). Hà Nội: Nhà

xuất bản Văn hoá - Thông tin. Truy cập 15 tháng Năm 2007, từ

http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nqn3nqn4n31n34

3tq83a3q3m3237nvn

4.12.5. Trích dẫn bài viết trong báo hay tạp chí trực tuyến

Trình bày đề mục trích dẫn như sau đối với bài viết trong báo hay tạp chí trực tuyến theo hệ

quy ước MLA:

Tên tác giả. ―Tên bài viết.‖ Tên báo hay tạp chí trực tuyến ngày xuất

bản. Ngày truy cập. <địa chỉ truy cập>.

Ví dụ:

Quách Tuấn Khanh. ―Thành công đến ngay từ lời nói.‖ Thanh Niên Online

28 tháng Hai 2007. Báo Thanh Niên. 15 tháng Năm 2007.

<http://www2.thanhnien.com.vn/TNTS/TNTS4/2007/3/1/183238.tno>

Lê Thiết Cương. ―Truyền thần.‖ Tạp chí Tia Sáng 19 tháng Hai năm

2008. Bộ Khoa học và Công nghệ. 22 tháng Hai năm 2008.

<http://www.tiasang.com.vn/news?id=2407>

và theo hệ quy ước APA:

Tên tác giả. (Năm xuất bản, ngày tháng xuất bản). Tên bài viết.

Tên báo hay tạp chí trực tuyến. Ngày truy cập. <địa chỉ truy cập>.

Ví dụ:

Page 67: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 67

Quách Tuấn Khanh. (2007, 28 tháng Hai). Thành công đến ngay từ lời

nói. Thanh Niên Online. Truy cập 15 tháng Năm 2007, từ

http://www2.thanhnien.com.vn/TNTS/TNTS4/2007/3/1/183238.tno

Lê Thiết Cương. (2008, 19 tháng Hai). Truyền thần. Tạp chí Tia Sáng.

Truy cập 22 tháng Hai năm 2008, từ http://www.tiasang.com.vn/

news?id=2407

4.12.6. Trích dẫn một đề mục tra cứu trong từ điển hay bách khoa toàn thư trực tuyến

Ví dụ theo hệ quy ước MLA:

―Đoàn Thị Điểm.‖ Wikipedia Tiếng Việt 9 tháng Mười 2007. 21 tháng

Mười 2007. <http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90o%C3%A0n_

Th%E1%BB%8B_%C4%90i%E1%BB%83m>

Theo hệ quy ước APA:

Đoàn Thị Điểm. (2007). Wikipedia Tiếng Việt. Truy cập 21 tháng

Mười 2007, từ http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90o%C3%A0n_

Th%E1%BB%8B_%C4%90i%E1%BB%83m

Page 68: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 68

PHẦN 3

KẾT LUẬN

1. Kết quả đạt được

Nhìn chung, đề tài nghiên cứu Xây dựng hệ quy ước nghiên cứu khoa học tại trường Đại học

Đà Lạt đã khái quát một cách tương đối rõ nét những đặc trưng và yêu cầu cơ bản của một

bài viết báo cáo nghiên cứu khoa học. Từ những yêu cầu cụ thể đó, người thực hiện bài viết

nghiên cứu có thể tự xác định cho mình hệ quy ước phù hợp để áp dụng, từ đó dần hoàn thiện

và nâng cao kỹ năng soạn thảo và trình bày báo cáo nghiên cứu, góp phần nâng cao chất

lượng về nội dung, hình thức, cũng như tính chuyên nghiệp trong nghiên cứu khoa học.

Đề tài cũng đã giới thiệu tổng quan một số hệ quy ước báo cáo nghiên cứu khác, góp

phần tác động vào nhận thức của người thực hiện báo cáo nghiên cứu và tạo điều kiện để

người viết báo cáo có nhiều lựa chọn tham khảo và áp dụng hơn cho công trình nghiên cứu

của mình.

Bên cạnh đó, phần nội dung trình bày chính (Phần 2) cũng đã được chi tiết hoá và

biên tập chuyên biệt để có thể triển khai thành hệ tài liệu áp dụng rộng rãi cho các hoạt động

nghiên cứu khoa học trong phạm vi trường Đại học Đà Lạt.

2. Hạn chế của đề tài

Tuy nhiên, ngoài những kết quả đạt được, trong phạm vi hạn chế của đề tài, chúng tôi chưa

biên tập và hệ thống hoá một cách đầy đủ các chi tiết về quy cách trình bày và trích dẫn của

hai hệ quy ước nói MLA và APA, vì một số điều kiện khách quan như sự bất tương đồng

trong hệ thống thông tin xuất bản trong nước và ngoài nước, một số loại hình trích dẫn được

đề cập trong các hệ quy ước không có hoặc ít phổ biến trong bối cảnh học thuật của nước ta

hiện nay. Hơn nữa, phần trình bày các ví dụ tài liệu trích dẫn còn gặp nhiều hạn chế do có sự

không tương đồng trong hệ thống ví dụ các tài liệu trích dẫn tiếng Việt.

Page 69: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 69

Ngoài hai hệ quy ước phổ biến như đã trình bày trong phạm vi nghiên cứu, các đề tài

nghiên cứu khoa học ở các lĩnh vực khác nhau cũng có thể sử dụng các hệ quy ước phù hợp

khác (xem Phần 1, mục 1.5). Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi

chỉ trình bày rất khái quát về các hệ quy ước nói trên. Vì thế chưa tạo được điều kiện so sánh

và đối chiếu cho các đề tài nghiên cứu về sau này ở trường Đại học Đà Lạt.

3. Phương hướng phát triển của đề tài

Các đề tài nghiên cứu về sau trong lĩnh vực này cần chú ý mở rộng phạm vi nội dung về kỹ

thuật trình bày bài viết báo cáo nghiên cứu khoa học, đồng thời mở rộng khai thác các nguồn

tài liệu tham khảo để đảm bảo tính đồng bộ và nhất quán trong tham chiếu qua lại giữa các hệ

quy ước trình bày tiếng Việt và tiếng Anh.

Việc nghiên cứu, tổng hợp các hệ quy ước khác ngoài hệ quy ước MLA và APA cũng

là một hướng phát triển quan trọng, nhằm giúp tạo điều kiện cho những công trình nghiên

cứu về sau này có nhiều lựa chọn thuận lợi hơn trong quy cách trình bày, và tăng cơ hội và

khả năng tiếp cận với các quy chuẩn nghiên cứu khoa học quốc tế, qua đó nâng cao uy tín,

chất lượng về cả nội dung lẫn hình thức báo cáo của các công trình nghiên cứu khoa học tại

trường Đại học Đà Lạt và các cơ sở nghiên cứu, học thuật khác.

Page 70: MLA Translation

Phan Gia Anh Vũ và Huỳnh Quang Minh 70

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN

―APA Style.‖ Wikipedia: The Free Encyclopedia 12 tháng Ba 2008. Wikimedia Foundation.

13 tháng Ba 2008. <http://en.wikipedia.org/wiki/APA_Style>

APA Style Guide to Electronic References (PDF). Downloadable PDF. ISBN 1-4338-0309-7

(10). ISBN 978-1-4338-0309-3 (13). 2007.

Faigley, Lester. The Penguin Handbook. New York: Longman, 2004.

Gibaldi, Joseph. The MLA Handbook for Writers of Research Paper. New York: MLA, 1977.

Ấn bản thứ 5. New York: MLA, 2001.

–––. MLA Style Manual and Guide to Scholarly Publishing. 2nd ed. New York: MLA, 1998.

―MLA Style Manual.‖ Wikipedia: The Free Encyclopedia 4 tháng Ba 2008. Wikimedia

Foundation. 13 tháng Ba 2008. <http://en.wikipedia.org/wiki/MLA_Style_Manual>

Modern Language Association. MLA Style Manual and Guide to Scholarly Publishing. 3rd

ed. New York: MLA, 2008.

–––. Publications: Fall 2007 [and] Spring 2008. October 2007. Received 24 Oct. 2007.

―Plagiarism.‖ Wikipedia: The Free Encyclopedia 13 tháng Ba 2008. Wikimedia Foundation.

13 tháng Ba 2008. <http://en.wikipedia.org/wiki/Plagiarism>

The Publication Manual of the American Psychological Association. 5th ed. New York:

American Psychological Association, 2001.