8
Ômôn (Cần Thơ) quê hương tôi qua hình ảnh ngày nay Tiểu Đệ (bài này đã đăng trong đặc san 17 đại hội PTG ĐTĐ Boston USA tháng 10-2012 từ trang 73 đến trang 77) LTS : Thời xa xưa, Ông bà mình thường khuyên các con cháu, liệu cơm gấp mắm để áp dụng cho sự sống ở đời, tức Tri túc, tri chỉ 知 足, 知 止 (Biết đủ, biết thôi), đến thời Cụ Nguyễn Khuyến (sanh 15-2-1835 và mất 5-2-1909), quê làng Yên Đổ, nay huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. biệt danh Tam nguyên Yên Đổ, (Bởi vì, năm 1864, Cụ đỗ đầu cử nhân (Giải Nguyên) tại Hà Nội mãi đến năm 1871, Cụ mới đỗ Hội Nguyên Đình Nguyên (Hoàng Giáp) cho nên được thiên hạ gọi Cụ Tam Nguyên Yên Đổ). Cụ đã làm bài thơ trào phúng Mẹ mốc để gởi cái tôi của mình rất tài tình. Riêng Học Giả Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ, sanh năm 1943 Quý Mùi, giáo sư toán đệ nhị cấp, nhiệm sở cuối cùng Trường Trung Học Nguyễn Trung Trực Rạch Giá Kiên Giang. trước khi vượt biên đến Pháp mùa hè 1979 Kỷ Mùi. Ông có ý chí, tận tâm tận lực nghiên cứu chuyên cần để học hỏi qua nhiều tài liệu, tác phẩm giá trị của các tác giả hữu danh xem như bậc thầy đi trước và các bậc thức giả, các thân hữu xa gần khắp nơi khuyến khích, Ông bắt đầu mạnh dạng cầm bút từ năm 1980 Canh Thân đến nay trên 30 năm, đã đóng góp rất nhiều đề tài khác nhau về : Phong Tục Tập Quán, Tử Vi Đẩu Số Ngôn Ngữ học, nhờ vậy, các báo và trang nhà Việt Ngữ thường thấy các bài viết của Ông, xin trích dẫn đơn cử như sau : http://hlnguyenphuthu.over-blog.com/ http://www.nuiansongtra.com/index.php?c=author&a=187 http://www.phatgiaodaichung.com/Bai2011_04/003Hanlamnguyenphuthu.htm http://minhho.minhhodao.perso.neuf.fr/page117.0.html http://my.opera.com/aihuuninhthuan2/blog/index.dml/tag/nguyen%20phu%20thu-van http://www.vietnamexodus.info/vne0508/modules.php? name=News&file=categories&op=newindex&catid=5 http://daovang.free.fr/VanHoaLacViet.html http://vietnam4all.net/viet_culture.htm - http://vietnam4all.net/video_Tet.htm http://huongduongtxd.com/trang_don_xuan_thin.html http://www.trieuthanhweeklymagazine.com/bienkhao/bienkhao.html http://son-trung.blogspot.com/2012/01/tieu-e-phong-tuc-tet.html http://www.hophap.net/hp/?15659=5&596=48&759=2910&59615=4 http://ucchau.ndclnh.com/index.php?option=com_content&view=category&id=17&Itemid=36 http://www.saigonecho.com/main/doisong/tailieu/3256 http://www.google.com/search? tbm=isch&hl=fr&source=hp&biw=1440&bih=686&gbv=2&oq=Han+lam+Nguyen+Phu +Thu+&aq=f&aqi=&gs_sm=12&gs_upl=4922l4922l0l6625l1l1l0l0l0l0l78l78l1l1l0&q=Ha n%20lam%20Nguyen%20Phu%20Thu Sau đó, dùng con Chuột nhấn nơi hình ảnh, thì nó sẽ hiện lên bài viết đó. Hơn nữa, với nhiều công trình biên soạn và hoạt động Văn hóa Việt Pháp, cho nên được trang nhà Tự Điển La Rousse giới thiệu như dưới đây :

Ômôn (Cần Thơ) quê hương - daovang.free.frdaovang.free.fr/OMon.pdf · bay lượn để bỏ các thiệp Chúc Tết, bởi vì, có những đứa con đều sĩ quan cấp

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Ômôn (Cần Thơ) quê hươngtôi qua hình ảnh ngày nay

Tiểu Đệ (bài này đã đăng trong đặc san 17 đại hội PTG ĐTĐ Boston USA

tháng 10-2012 từ trang 73 đến trang 77)

LTS : Thời xa xưa, Ông bà mình thường khuyên các con cháu, liệu cơm gấp mắm để áp dụng cho sự sống ở đời, tức Tri túc, tri chỉ 知 足, 知 止 (Biết đủ, biết thôi), đến thời Cụ Nguyễn Khuyến (sanh 15-2-1835 và mất 5-2-1909), quê làng Yên Đổ, nay huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. biệt danh Tam nguyên Yên Đổ, (Bởi vì, năm 1864, Cụ đỗ đầu cử nhân (Giải Nguyên) tại Hà Nội mãi đến năm 1871, Cụ mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng Giáp) cho nên được thiên hạ gọi Cụ Tam Nguyên Yên Đổ). Cụ đã làm bài thơ trào phúng Mẹ mốc để gởi cái tôi của mình rất tài tình. Riêng Học Giả Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ, sanh năm 1943 Quý Mùi, giáo sư toán đệ nhị cấp, nhiệm sở cuối cùng Trường Trung Học Nguyễn Trung Trực Rạch Giá Kiên Giang. trước khi vượt biên đến Pháp mùa hè 1979 Kỷ Mùi. Ông có ý chí, tận tâm tận lực nghiên cứu chuyên cần để học hỏi qua nhiều tài liệu, tác phẩm giá trị của các tác giả hữu danh xem như bậc thầy đi trước và các bậc thức giả, các thân hữu xa gần khắp nơi khuyến khích, Ông bắt đầu mạnh dạng cầm bút từ năm 1980 Canh Thân đến nay trên 30 năm, đã đóng góp rất nhiều đề tài khác nhau về : Phong Tục Tập Quán, Tử Vi Đẩu Số và Ngôn Ngữ học, nhờ vậy, các báo và trang nhà Việt Ngữ thường thấy các bài viết của Ông, xin trích dẫn đơn cử như sau :

http://hlnguyenphuthu.over-blog.com/http://www.nuiansongtra.com/index.php?c=author&a=187http://www.phatgiaodaichung.com/Bai2011_04/003Hanlamnguyenphuthu.htmhttp://minhho.minhhodao.perso.neuf.fr/page117.0.html http://my.opera.com/aihuuninhthuan2/blog/index.dml/tag/nguyen%20phu%20thu-vanhttp://www.vietnamexodus.info/vne0508/modules.php?name=News&file=categories&op=newindex&catid=5http://daovang.free.fr/VanHoaLacViet.htmlhttp://vietnam4all.net/viet_culture.htm - http://vietnam4all.net/video_Tet.htmhttp://huongduongtxd.com/trang_don_xuan_thin.htmlhttp://www.trieuthanhweeklymagazine.com/bienkhao/bienkhao.htmlhttp://son-trung.blogspot.com/2012/01/tieu-e-phong-tuc-tet.htmlhttp://www.hophap.net/hp/?15659=5&596=48&759=2910&59615=4http://ucchau.ndclnh.com/index.php?option=com_content&view=category&id=17&Itemid=36http://www.saigonecho.com/main/doisong/tailieu/3256http://www.google.com/search?tbm=isch&hl=fr&source=hp&biw=1440&bih=686&gbv=2&oq=Han+lam+Nguyen+Phu+Thu+&aq=f&aqi=&gs_sm=12&gs_upl=4922l4922l0l6625l1l1l0l0l0l0l78l78l1l1l0&q=Han%20lam%20Nguyen%20Phu%20Thu

Sau đó, dùng con Chuột nhấn nơi hình ảnh, thì nó sẽ hiện lên bài viết đó. Hơn nữa, với nhiều công trình biên soạn và hoạt động Văn hóa Việt Pháp, cho nên được trang nhà Tự Điển La Rousse giới thiệu như dưới đây :

http://www.larousse.fr/encyclopedie/article/Nguyen_Phu-Thu/11027558

Học giả Hàn Lâm Nguyễn-Phú-ThứGiáo Sư & Nhà Văn (Professeur & Écrivain)Huy Chương và Hội Viên :Chương Mỹ Bội Tinh 2010Chevalier dans l’Ordre des Arts et des Lettres Bắc Đẩu Bội Tinh 2007Chevalier dans l’Ordre de la Légion d’HonneurĐệ Ngũ Đẳng Hàn Lâm 2003Chevalier dans l’Ordre des Palmes Académiques

Được biết, năm 2010 Canh Dần, Ông đã cầm bút được 30 năm (1980 – 2010), với bút hiệu Hàn Lâm, đến năm 2012 này Ông bước vào thất thập cổ lai hy, là cư sĩ tại gia đã hiểu biết cuộc đời vô thường, mỗi con người chỉ sống một thời gian mà thôi, cho nên không một ai tránh khỏi Sanh Lão Bịnh Tử. Từ đó, Ông noi gương người xưa, phải Tri túc, tri chỉ 知 足, 知 止 (Biết đủ, biết thôi), vì thế Ông không dùng bút hiệu Hàn Lâm nữa mà

thay vào bút hiệu mới Tiểu Đệ cho tới ngày nay, bằng chứng Ông vừa bổ túc tác phẩm chót TÌM HIỂU ĐỜI SỐNG AN LẠC năm 2012 đã hoàn thành, nghe đâu Ông sẽ ngưng viết và chuyển sang làm phó nhòm, không khác Cụ NGUYỄN KHUYẾN đã làm bài thơ Mẹ mốc để gởi cái tôi của mình thật tuyệt vời đáng ngưỡng mộ nêu trên.

Trân trọng giới thiệu tác phẩm TÌM HIỂU ĐỜI SỐNG AN LẠC của Tiểu Đệ đến quý bà con đổng hương bốn phương.

Ban Biên Tập Đặc San PTG & ĐTĐ

Trong thời gian vừa qua, Học Giả Cư Sĩ Nguyễn Phú Thứ đã gởi các bài viết rất đắc dụng và hữu ích được đăng các Đặc San PTG & ĐTĐ vừa qua và Đặc San 16 mới đây đăng bài Tưởng Nhớ Ông Thủ Khoa Nghia từ trang 176 đến trang 185

Tôi đã gặp được trong Đại Hội PTG& ĐTĐ Atlanta, tháng 7-2005, anh chị Hai Trang tức nhà văn/Đại Tá QLVNCH Long Tuyền Nguyễn Phước Trang, là người sống kỳ cựu tại Ômôn cũng là niên trưởng PTG& ĐTĐ, đã viết loạt bài kể lại những chuyện xa xưa một thời, đã được đăng trên tạp chí Văn Hóa Việt Nam, do anh Phạm Quang Tân, Chủ

nhiệm và anh Lê Cần Thơ, Chủ bút, phát hành tại Houston, TX. và Đặc San 16 PTG & ĐTĐ mới đây đăng bài Chợ Quận Ômôn Ngày Xưa (1938 -1945) từ trang 185 đến trang 192, nhờ vậy, tôi mới biết Quận Ô môn ngày xưa. Sau này, tôi sanh sống ở đây một thời và trong dịp Tết Tân Mão 2011 vừa qua tôi có dịp trở lại thăm thân mẫu tôi cùng thăm thân bằng quyến thuộc, bạn bè xa gần cho nên thấy sanh hoạt Chợ Ômôn ngày nay khác xa nhiều.

Nhờ vậy, tôi cũng được biết trước kia có các gia đình của quý Ông Bà đại điền chủ và có quyền thế như : Ông Bùi Quang Vạng (trước kia mọi người thường gọi Cậu Tám Vạng) Ông còn đảm trách Hội Đồng Tỉnh Cần Thơ, Ông Bùi Quang Diêu là Chánh Diêu, Bà Bùi Thị Hợi….là những vị giàu có về ruộng đất Cò bay thẳng cánh, lại còn có các bất động sản trong khu phố chợ Ô môn. Riêng Ông Bà Tám Vạng đã hạ sanh rất đông con có tên như : Bùi Quang Đài, Bùi Quang Cát, Bùi Quang Kính, Bùi Quang Định, Bùi Quang Tuyến, Bùi Cẩm Hà, Bùi

Cẩm Tú, cứ vào dịp Xuân về Tết đến, nhà Ông Bà Tám Vạng được con cháu tưng bừng với các xe du lịch nối đuôi nhau về ăn Tết rất vui như đám cưới vậy, trên không trung các phi cơ bay lượn để bỏ các thiệp Chúc Tết, bởi vì, có những đứa con đều sĩ quan cấp tá không quân không có phép để về được, nay tuổi hạt từ trên dưới 80 tuổi, riêng các Anh Chị sau kế tiếp thì lớn hơn tôi vài tuổi...Thế rồi, thời cuộc vô thường đã đưa đến gia đình Ông Bà Tám Vạng phải thay đổi…

Được biết, các căn phố Chợ Ômôn đa phần của các Ông Bà: Bùi Quang Vạng, Bùi Quang Diêu và Bùi Thị Hợi, sau này các người Hoa Kiều mua lại để hành nghề buôn bán đủ loại, ngoài ra có căn phố của Ông Chủ chợ là người trúng thầu hằng năm có quyền thâu thuế hoa (Ông người Ấn tên Mohamed Meydine, có vợ là Bà Hai Nhi). Các căn phố Chợ Ômôn nằm bên bờ sông Ômôn, con sông này chạy mút xa từ Thới Lai, rồi qua các con Rạch như : Phê, Tắc Ông Thục, Ba Rích, Cao My ra đến vàm Ômôn (Xã Thới An) để chảy ra sông Cái Hậu Giang. Chợ Ômôn thường được nhóm lộ thiên trước các căn phố Chợ, cho nên mỗi ngày người ở xa thường đi bằng ghe xuồng hay tàu đến buôn bán, còn các người đi chợ hay các em đi học ở bên kia sông Ômôn phải qua đò chèo ngang sông Ômôn, nhà Chị Ngô Thị Khỏe (CHS PTG & ĐTĐ 1958-1965) ở Rạch Phê khi đi học Tiểu Học cũng phải đến bến đò này được đặt ở giữa bến Chợ, ngày nay được thay đổi đò chèo được thay thế đò có máy và được dời đầu căn phố Chợ, xin xem hình ảnh dưới đây :

Gs Võ

Hiếu Nghĩa và Gs Phạm Bến đò phía bên kia Bến đò phía bên Khắc Trí tại nhà Gs Nghĩa Sàigòn Chợ Ômôn Chợ Ô môn

Các nhà phía bên kia sông ngang chợ Ômôn, trong đó có nhà củasong thân tác giả thuộc Ấp Thới Hòa E, Quận Phong Phú (Ômôn)

Các khu nhà Ông Bà Bùi Quang Vạng trước kia,nay đang xây cất để trở thành khu Chợ Ômôn

Được biết, Bác ba Lê Hoàng có cửa tiệm Lê Hoàng buôn bán Văn phòng phẩm ở phía bên mặt nhà lồng chợ Ômôn, ngó hơi xéo ngang nhà việc Hội Đồng Xã Thới Thạnh trên đường chánh Trần Hưng Đạo liên tỉnh, là thân phụ của anh Dr Lê Hoàng Trọng, phu quân chị Kim Hương hiện ở Houston, TX USA, tôi đã gặp trong dịp đi tham dự Đại Hội PTG & ĐTĐ ở Nam California vào đầu tháng 5-2009 vừa qua, anh Dr Lê Quang Trọng, có người anh là Lê Quang Sang, đã tốt nghiệp Đốc Sự QGHC thời VNCH hiện đang ở hải ngoại.

Ả nh lưu niệm với Dr Lê Hoàng Trọng khi tham dự Đại Hội PTG &ĐTĐ tại Nam California 2009 Mặt tiền nhà lồng chợ Ômôn đối diện nhà việc xã Thới Thạnh

Khi nhắc đến nhà việc nêu trên, tôi nhớ đến thân phụ tôi NGUYỄN NĂNG (1917 – 2003) đã từng đắc cử vào tham dự Hội Đồng Thị Xã Thới An rồi Thới Thạnh, Quận Ô môn (Phong Phú) mấy chục năm liền, nhờ vậy đã có cơ hội góp phần xây dựng, tế lễ Đình Thần Thới Thạnh cùng cúng

dường vật chất mỗi tháng cho các Chùa, mỗi lần cúng đình phải dùng ghé tàu đi rước sắc thần trên sông Ômôn đến vàm Ômôn Thới An, mời đoàn hát bộ hát xây chầu để cúng linh thần mấy ngày liên tiếp.

Ảnh thân phụ đứng Ảnh tác giả và thân phụ chụp hình trước bàn thờ đình thần lưu niệm trước đình thần Thới Thạnh Hè 2001

Chú bảy Viên Tấn Mỹ thân phụ của em Viên Thế Khiêm đảm trách du lịch cho Đại Hội PTG & ĐTĐ Úc Châu 14 vừa qua và em Viên Thế Khanh…có tiệm vàng và thuốc tây Ngọc Thạch tại chợ Ô môn, gia đình chú bảy đã dến định cư Úc Châu, nay chú đã qua đời. Chú bảy Viên Tấn Mỹ có người anh thứ tư là Ông Viên Xuân Bình chủ hảng nước đá & nhà máy xay lúa Liên Hiệp và có người chị thứ ba là bà Viên Thị Phan có tiệm vàng ở chợ Ô

môn, gia đình bà đã dến định cư tại California USA, tôi có dịp đến thăm Cô ba Phan…

Ngoài ra, thân phụ tôi còn quen thân với song thân của em Lương Trùng Hương, hội viên PTG& ĐTĐ hiện cư ngụ ở Sydney (NSW), song thân em có tiệm bán nước đá cách vài căn phố với tiệm Bác Ba Lê Hoàng và Ông Bà Sanh Mậu song thân của em Trần Trọng

Ảnh lưu niệm với em Cảnh, hội viên PTG& ĐTĐ hiện cư ngụ ở Queensland (Australia). Lương Trùng Hưng

Trở lại sanh hoạt Ômôn ngày nay trong dịp Tết có thay đổi như sau : Cầu sắt bắt qua sông Tắc Ông Thục được thay thế cầu đúc bằng ciment Cốt sắt dưới đây : (phía bên Cầu Tắc Ông Thục đi Cần Thơ, ở mé sông Ômôn, nơi đây không còn Dinh Quận trước kia)

Bà già bán ghế nồi và đồ đương bằng tre trước ChùaÔng nơi dốc cầu Tắc Ông Thục phía đi Long Xuyên

Được biết, quận Ômôn thời xưa nghe kể lại có mấy Ông Quận Trưởng, xin sơ lược các vị danh tiếng như sau : Cụ Hồ Bửu Chánh1 (1932) là nhà văn danh tiếng, hình như

có người con là Gs Hồ Văn Kỳ Trân, sanh năm 1911 ở Chợ lớn trước kia đã từng làm Hiệu Trưởng Trường Trung Học Thoại Ngọc Hầu Long Xuyên (AG), ở dốc cầu Hoàng Diệu trên đường Gia Long góc đường Đình Tiên Hoàng LX, Dân biểu thời Đệ nhứt Cộng Hòa, mất năm 1981 ở Austin, Texas USA. và có người con là Phó Đề Đốc Hố Văn Kỳ Thoại - Ông Hồ Văn Xuân (1940 – 1943) - Ông Đốc

Hồ Biểu Chánh Nguyễn Ngọc Thơ Phủ Sứ Nguyễn Ngọc Thơ 2(1946) sau này đã từng làm Phó Tổng Thống Đệ Nhứt VNCH ...kết tiếp đặc biệt thời VNCH có Ông Lê Văn Giàu cựu học sinh PTG - ĐTĐ về trấn nhậm một thời gian, đã làm vang bóng một thời ai cũng biết mà tôi có dịp gặp lại trong Đại Hội PTG - ĐTĐ Atlanta, tháng 7-2005 tay bắt mặt mừng vô cùng.

Ngoài ra, còn có nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sanh ngày 12 tháng 9 năm 1921 tại Ô Môn, Cần Thơ, hình như Ông có các người em như Lưu Hữu Tuyến, Lưu Hữu Lộc, thuở nhỏ được cha cho học đàn kìm, về sau có chơi cả mandoline, guitare và tự học lý thuyết âm nhạc, đã sáng tác những bài ca được sữ dụng cho đến hôm nay, bằng chứng trong Golden Asia DVD 2 Hùng Ca Sử Việt sẽ thấy như : Lên đàng, Bạch Đằng Giang, Hội Nghị Diên Hồng, Hồn Tử Sĩ và đặc biệt bài Tiếng Gọi Thanh Niên thời VNCH sửa lời và chọn làm Quốc Ca VNCH, Ông mất ngày 12 tháng 6 năm 1989 tại Sàigòn, (xin mời xem lại bài Chợ Quận Ômôn Ngày Xưa (1938 -1945) nơi trang 191 của anh Long Tuyền Nguyễn Phước Trang nêu trên và

được biết thêm Trường Trung Học Công Lập Phong Phú ngày xưa do Anh Gs Trần Ngọc Xướng làm Hiệu Trưởng, tôi có dịp thăm trường này, nay đổi tên Trường Trung Học Lưu Hữu Phước, lần đến tham dự Đại Hội PTG& ĐTĐ Atlanta, tháng 7-2005 tôi gặp được anh chị Trần Ngọc Xướng đi từ Toronto, Gia Nã Đại. Đặc biệt, còn có Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Duy Xuân, quê quán Ômôn (Cần Thơ), đã từng Viện trưởng Viện đại học Cần Thơ và Tổng trưởng Kinh tế 4-11-1964 thời Thủ Tướng Trần Văn Hương. Đó là, một trong những nhân tài ở Ômôn vang danh một thời, nay đã từ trần.

Nguyễn Duy Xuân

1 Sdd Cụ Hồ Biểu Chánh tên thật là Hồ Văn Trung, tự là Biểu Chánh, bút hiệu là Thứ Tiên (thường ký trong các bài thơ), sinh ngày 1-10-1885 (năm Ất Dậu) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công... Năm 1921, Cụ thi đậu Tri huyện và năm 1927 được thăng Tri phủ. Sau đó, Cụ được đề cử làm Quận trưởng Càng Long (1927) rồi Ô Môn (1932).... 2 Sdd Ông Nguyễn Ngọc Thơ sinh ngày 26 tháng 5 năm 1908 ở Mỹ Phước, Long Xuyên, An Giang. Mất năm 1976 tại Sài Gòn. Cha Ông là Nguyễn Ngọc Chơn, gia đình rất giàu có Năm 1946 Ông được bổ nhiệm làm quận trưởng Ô Môn rồi Thốt Nốt, Châu thành Long Xuyên... kế đến Tỉnh Trưởng Long Xuyên (An Giang). Vào tháng 11 năm 1956 Ông được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Thống và kể từ tháng 11 năm 1963 đến tháng 2 năm 1964 ông Nguyễn Ngọc Thơ được đề cử làm Thủ Tướng Chánh Phủ Việt Nam Cọng Hoà... Ngày 28.2.1964 Ông Nguyễn Khánh truất phế chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ và lên làm thủ tướng...

Ômôn thời thập niên 60 – 70 là một trong những nơi có nhiều Chành lúa và nhà máy xay lúa như : Tân Phước (ở ngang Rạch Phê nằm gần sóc và Chùa Miên ở sát nhà thầy giáo Ri) ở ngang chợ Ômôn có Thuận Phước và Trường Long của Bác Hai Nhạc và đi sâu vào Rạch Tắc Ông Thục qua nhà thầy giáo Sanh, đài nước (Château d’eau) lò heo lại thấy nhà máy xay lúa hình như tên Liên Hiệp? nằm sát bên xưởng làm nước đá và Cà rem của Bác Tư Phến (Viên Xuân Bình) anh ruột Chú Bảy Viên Tấn Mỹ. Tuy rằng Ômôn có các chành lúa và nhà máy xay lúa để đáp ứng nhu cầu cung cấp lúa gạo lớn chuyển về Sài gòn cũng như các xã xung quanh quận, dù vậy đời sống các nhà nông ở nông thôn lúc bấy giờ, vẫn đơn sơ còn dùng cối xay lúa, cối giả gạo, cối xay bột... bởi vì họ không cần số lượng nhiều, cho nên chỉ xay năm ba gịa lúa bằng tay, cho nên không cần chở lúa đến nhà máy xay mất thời giờ cả ngày vô ích.

Sau này, đời sống càng ngày biến đổi các dụng cụ nhà nông như xay lúa, cối giả gạo, cối xay bột... biến mất thay thế bằng máy móc, vì thế tôi phải đi chụp hình để viết bài Các nông cụ Việt Nam vang bóng một thời xin trích dẫn các hình ảnh tiểu biểu như sau :

đã được các

trang nhà đăng tải dưới đây : http://www.google.com/search?tbm=isch&hl=fr&source=hp&biw=1440&bih=686&gbv=2&oq=Han+lam+Nguyen+Phu+Thu+&aq=f&aqi=&gs_sm=12&gs_upl=4922l4922l0l6625l1l1l0l0l0l0l78l78l1l1l0&q=Han%20lam%20Nguyen%20Phu%20Thu Sau đó, dùng con Chuột nhấn nơi hình ảnh, thì nó sẽ hiện lên bài viết đó.

http://son-trung.blogspot.com/2011/05/tieu-e-nong-nghiep-viet-nam.htmlhttp://saigonecho.com/saigon1945/tailieu/Coixaylua.pdfhttp://www.trieuthanhweeklymagazine.com/bienkhao/bienkhao.htmlhttp://www.trieuthanhweeklymagazine.com/bienkhao/coixaylua.pdfhttp://haivannews.com/cc-nng-c-vit-nam-vang-bng-mt-thi-p11191-97.htmhttp://www.vietnamexodus.info/vne0508/vnenews2/bandocviet/nguyenphuthu/nong_cu.htmhttp://www.vietnamexodus.info/vne0508/modules.php?name=News&file=article&sid=6537http://ucchau.ndclnh.com/index.php?option=com_content&view=article&id=928:cac-nong-c-vit-nam&catid=17:bien-kho&Itemid=36http://chimvie3.free.fr/43/NPT_cacnongcuvangbong.htmhttp://my.opera.com/aihuuninhthuan2/blog/show.dml/30231712http://my.opera.com/aihuuninhthuan2/blog/index.dml/tag/nguyen%20phu%20thu-vanhttp://huongduongtxd.com/nongcuvn.pdfhttp://www.khoahoc.net/baivo/nguyenphuthu/200511-nongcuvietnam.htmhttp://vietnam4all.net/Cac%20nong%20cu%20%20VN%202011.dochttp://tonthatphusi.centerblog.net/

Các nông cụ Việt Nam vang bóng một thờihttp://chimviet.free.fr/quehuong/nguyenphuthu/NPT_cacnongcuvangbong.htmhttp://namkyluctinh.org/a-vh-vminh/npthu-nongcuvn.pdfhttp://suthatvatrithuc.multiply.com/journal/item/1144http://ucchau.ndclnh.com/index.php?option=com_content&view=article&id=928:cac-nong-c-vit-nam&catid=17:bien-kho&Itemid=36http://www.google.com/search?hl=en&q=C%C3%A1c+n%C3%B4ng+c%E1%BB%A5+Vi%E1%BB%87t+Nam+vang+b%C3%B3ng+m%E1%BB%99t+th%E1%BB%9DiTạp Chí Âu Du Mùa Hè 2011 từ trang 2 đến trang 5http://nguyenhoaivan.com/default.asp?do=news_detail&id=540&kind=0http://minhho.minhhodao.perso.neuf.fr/page117.32.htmlhttp://www.lien-hoa.net/Cac%20nong%20cu%20VN%20....pdf

Văn Hóa Lạc Việt