164
1 BGIÁO DC VÀ ĐÀO TO TÀI LIUTP HUN PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUT TCHC HOT ĐỘNG HC THEO NHÓM VÀ HƯỚNG DN HC SINH THC MÔN TIN HC (Dành cho cán bqun lí, giáo viên trung hc phthông) LƯU HÀNH NI BHà Ni, tháng 7 năm 2017

MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TÀI LIỆUTẬP HUẤN

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC

THEO NHÓM VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC

MÔN TIN HỌC (Dành cho cán bộ quản lí, giáo viên trung học phổ thông)

LƯU HÀNH NỘI BỘ

Hà Nội, tháng 7 năm 2017

Page 2: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

2

Page 3: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

3

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

GDTrH Giáo dục Trung học

GV Giáo viên

HS Học sinh

HT Học tập

KN Kỹ năng

KT Kiến thức

KQ Kết quả

PPDH Phương pháp dạy học

SGK Sách giáo khoa

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

BĐTD Bản đồ tư duy

BĐKN Bản đồ khái niệm

CNTT Công nghệ thông tin

Page 4: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

4

MỤC LỤC

Trang

Mục lục 4

Lời nói đầu 6

PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

8

I. Một số vấn đề chung về đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá 8

II. Quy trình xây dựng bài học 22

III. Các bước phân tích hoạt động học của học sinh 30

IV. Câu hỏi thảo luận về tiến trình bài học 31

Phần II: XÂY DỰNG BÀI HỌC VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC THEO NHÓM VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC MÔN TIN HỌC

33

I. Tổ chức hoặt động học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

33

1. Các hình thức học tập và học tập theo nhóm 33

2. Hướng dẫn học sinh tự học 42

II. Xây dựng bài học minh họa môn TIN HỌC THPT 52

2.1. Một số đặc điểm về chương trình và phương pháp dạy học môn Tin học

52

2.2. Con đường (quan điểm) dạy học Tin học ở trường THPT 55

2.3. Dạy học bài học Tin học theo chủ đề 57

Page 5: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

5

2.4. Đánh giá trong dạy học Tin học 60

2.5. Ví dụ minh họa về xây dựng bài học môn Tin học 71

PHẦN III: HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN, QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG

BÀI HỌC TRÊN MẠNG "TRƯỜNG HỌC KẾT NỐI"

105

PHỤ LỤC 124

Tài liệu tham khảo 134

Page 6: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

6

Page 7: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

7

LỜI NÓI ĐẦU

Việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được triển khai từ hơn 30 năm qua. Hầu hết giáo viên hiện nay đã được trang bị lí luận về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm cũng như quá trình bồi dưỡng, tập huấn hằng năm. Tuy nhiên, việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực trong thực tiễn còn chưa thường xuyên và chưa hiệu quả. Nguyên nhân là chương trình hiện hành được thiết kế theo kiểu "xoáy ốc" nhiều vòng nên trong nội bộ mỗi môn học, có những nội dung kiến thức được chia ra các mức độ khác nhau để học ở các cấp học khác nhau (nhưng không thực sự hợp lý và cần thiết); việc trình bày kiến thức trong sách giáo khoa theo định hướng nội dung, nặng vềlập luận, suy luận, diễn giảihình thành kiến thức; cùng một chủ đề/vấn đề nhưng kiến thức lại được chia ra thành nhiều bài/tiết để dạy học trong 45 phút không phù hợp với phương pháp dạy học tích cực; có những nội dung kiến thức được đưa vào nhiều môn học; hình thức dạy học chủ yếu trên lớp theo từng bài/tiết nhằm "truyền tải" hết những gì được viết trong sách giáo khoa, chủ yếu là "hình thành kiến thức", ít thực hành, vận dụng kiến thức.

Để khắc phục những hạn chế trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn “Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán về phương pháp dạy học và phương pháp hướng dẫn học sinh tự học” nhằm hướng dẫn giáo viên các môn học chủ động lựa chọn nội dung sách giáo khoa hiện hành để xây dựng các bài học theo chủ đề; thiết kế tiến trình dạy học theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học. Ngoài các vấn đề chung về đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức, kĩ thuật tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tài liệu tập trung vào việc xây dựng bài học theo chủ đề gồm 6 bước:

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong dạy học chủ đề sẽ xây dựng

Bước 2: Lựa chọn nội dung từ các bài học trong sách giáo khoa hiện hành của một môn học hoặc các môn học có liên quan để xây dựng nội dung bài học

Bước 3: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành; dự kiến các hoạt động học sẽ tổ chức cho học sinhđể xác định các năng lực và phẩm chất chủ yếu có thể góp phần hình thành/phát triển trong bài học

Page 8: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

8

Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.

Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả ở Bước 4 để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chủ đề bài học

Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học bài học thành các hoạt động học theo tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cựcđể tổ chức cho học sinh thực hiện ở trên lớp và ở nhà.

Trong sinh hoạt chuyên môn dựa trên "Nghiên cứu bài học", các tổ/nhóm chuyên môn có thể vận dụng quy trình này để xây dựng và thực hiện "Bài học minh họa".Các bài học được xây dựng và trình bày trong tài liệu không phải là "mẫu" mà được xem là các "Bài học minh họa" để giáo viên trao đổi, thảo luận, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thức tiễn của các địa phương, nhà trường.Việc phân tích, rút kinh nghiệm bài học được thực hiện theo các tiêu chí tại Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014.

Tuy đã hết sức cố gắng nhưng tài liệu không tránh khỏi những thiếu sót. Các tác giả mong nhận được ý kiến góp ý của các thầy giáo, cô giáo để tài liệu được hoàn thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Trân trọng cảm ơn./.

Nhóm biên soạn

Page 9: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

9

Page 10: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

10

PHẦN I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP,

HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

I. Một số vấn đề chung về đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá

1. Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.

- Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI:“Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.

- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”; “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các

Page 11: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

11

tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”. - Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ: "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học"; "Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi".

- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Theo tinh thần đó, các yếu tố của quá trình giáo dục trong nhà trường trung học cần được tiếp cận theo hướng đổi mới.

- Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển”...

Thực hiện định hướng nêu trên việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực người học trong giáo dục phổ thông cần được thực hiện một cách đồng bộ. Cụ thể như sau:

Page 12: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

12

a) Về nội dung dạy học

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên áp dụng thường xuyên và hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương giao quyền tự chủ xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục, phát huy vai trò sáng tạo của nhà trường và giáo viên. Theo đó, các cơ sở giáo dục trung học, tổ chuyên môn và giáo viên được chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng của học sinh. Nhà trường tổ chức cho giáo viên rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa, điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản; xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn nhằm khắc phục hạn chế về cấu trúc chương trình kiểu "xoáy ốc" dẫn đến một số kiến thức học sinh đã được học ở lớp dưới có thể lại được tác giả đưa vào sách giáo khoa lớp trên theo lôgic của vấn đề khiến học sinh phải học lại một cách chưa hợp lý, gây quá tải.

Kế hoạch giáo dục của mỗi trường được xây dựng từ tổ bộ môn, được phòng, sở góp ý và phê duyệt để làm căn cứ tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra. Kế hoạch như vậy tạo điều kiện cho các trường được linh hoạt áp dụng các hình thức tổ chức giáo dục, các phương pháp dạy học tiên tiến mà không bị áp đặt từ cấp trên.

b) Về phương pháp dạy học

Có nhiều năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học như: năng lực tự học; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông... Trong số đó, phát triển năng lực sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh là mục tiêu quan trọng, qua đó góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các năng lực khác. Để có thể đạt được mục tiêu đó, phương pháp dạy học cần phải đổi mới sao cho phù hợp với tiến trình nhận thức khoa học để học sinh có thể tham gia vào hoạt động tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề; góp phần đắc lực hình thành năng lực hành động, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh để từ đó bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, hình thành khả năng học tập suốt đời. Việc tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng phải được đặt như một mục tiêu của giáo dục và đào tạo.

Từ năm học 2011 - 2012, Bộ GDĐT chỉ đạo triển khai áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" ở tiểu học và trung học cơ sở. Bản chất của phương pháp

Page 13: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

13

dạy học này là tổ chức hoạt động học dựa trên tìm tòi, nghiên cứu; học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng dựa trên các hoạt động trải nghiệm và tư duy khoa học. Tăng cường chỉ đạo việc hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua "Dạy học dựa trên dự án", tổ chức các "Hoạt động trải nghiệm sáng tạo"; tổ chức câu lạc bộ âm nhạc, mỹ thuật, thể thao… có tác dụng huy động các bậc cha mẹ, các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh toàn diện. Các phương pháp dạy học tích cực như vậy đều là dạy học thông qua tổ chức hoạt động học. Trong quá trình dạy học, học sinh là chủ thể nhận thức, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học tập của học sinh theo một chiến lược hợp lý sao cho học sinh tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức. Quá trình dạy học các tri thức thuộc một môn khoa học cụ thể được hiểu là quá trình hoạt động của giáo viên và của học sinh trong sự tương tác thống nhất biện chứng của ba thành phần trong hệ dạy học bao gồm: Giáo viên, học sinh và tư liệu hoạt động dạy học.

Hoạt động học của học sinh bao gồm các hành động với tư liệu dạy học, sự trao đổi, tranh luận với nhau và sự trao đổi với giáo viên. Hành động học của học sinh với tư liệu hoạt động dạy học là sự thích ứng của học sinh với tình huống học tập đồng thời là hành động chiếm lĩnh, xây dựng tri thức cho bản thân mình. Sự trao đổi, tranh luận giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên nhằm tranh thủ sự hỗ trợ xã hội từ phía giáo viên và tập thể học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Thông qua các hoạt động của học sinh với tư liệu học tập và sự trao đổi đó mà giáo viên thu được những thông tin liên hệ ngược cần thiết cho sự định hướng của giáo viên đối với học sinh.

Hoạt động của giáo viên bao gồm hành động với tư liệu dạy học và sự trao đổi, định hướng trực tiếp với học sinh. Giáo viên là người tổ chức tư liệu hoạt động dạy học, cung cấp tư liệu nhằm tạo tình huống cho hoạt động của học sinh. Dựa trên tư liệu hoạt động dạy học, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động của học sinh với tư liệu học tập và định hướng sự trao đổi, tranh luận của học sinh với nhau.

Trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh.

Page 14: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

14

Như vậy, phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Phương pháp dạy học tích cực nhấn mạnh việc lấy hoạt động học làm trung tâm của quá trình dạy học, nghĩa là nhấn mạnh hoạt động học và vai trò của học sinh trong quá trình dạy học, khác với cách tiếp cận truyền thống lâu nay là nhấn mạnh hoạt động dạy và vai trò của giáo viên. Mặc dù có thể được thể hiện qua nhiều phương pháp khác nhau nhưng nhìn chung các phương pháp dạy học tích cực đều có những đặc trưng cơ bản sau:

- Dạy học là tổ chức các hoạt động học tập của học sinh: Trong phương pháp dạy học tích cực, học sinh được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, học sinh trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mâu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động.

- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học: Các phương pháp dạy học tích cực coi việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, cần phải nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên.

- Dạy học tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác: Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực phải có sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi hoạt động độc lập. Áp dụng phương pháp tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân

Page 15: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

15

hóa này càng lớn. Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp giáo viên - học sinh và học sinh - học sinh, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Được sử dụng phổ biến trong dạy học hiện nay là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung.

- Dạy học có sự kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò: Trong quá trình dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Trong phương pháp tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau.

Trong dạy học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có vẻ "nhàn" hơn nhưng trước đó, khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên.

c) Về kĩ thuật tổ chức hoạt động học của học sinh

Theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh, quá trình dạy - học bao gồm một hệ thống các hành động có mục đích của giáo viên tổ chức hoạt động trí óc và tay chân của học sinh, đảm bảo cho học sinh chiếm lĩnh được nội dung dạy học, đạt được mục tiêu xác định. Trong quá trình dạy học, giáo viên tổ chức định hướng hành động chiếm lĩnh tri thức của học sinh phỏng theo tiến

Page 16: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

16

trình của chu trình sáng tạo khoa học. Như vậy, chúng ta có thể hình dung diễn biến của hoạt động dạy học như sau:

- Giáo viên tổ chức tình huống, giao nhiệm vụ cho học sinh. Học sinh hăng hái đảm nhận nhiệm vụ, gặp khó khăn, nảy sinh vấn đề cần tìm tòi giải quyết. Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, vấn đề được diễn đạt chính xác hóa, phù hợp với mục tiêu dạy học và các nội dung cụ thể đã xác định.

- Học sinh tự chủ tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra. Với sự theo dõi, định hướng, giúp đỡ của giáo viên, hoạt động học của học sinh diễn ra theo một tiến trình hợp lí, phù hợp với những đòi hỏi phương pháp luận.

- Giáo viên chỉ đạo sự trao đổi, tranh luận của học sinh, bổ sung, tổng kết, khái quát hóa, thể chế hóa tri thức, kiểm tra kết quả học phù hợp với mục tiêu dạy học các nội dung cụ thể đã xác định.

Tổ chức tiến trình dạy học như vậy, lớp học có thể được chia thành từng nhóm nhỏ. Tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Các kĩ thuật dạy học tích cực như sẽ được sử dụng trong tốt chức hoạt động nhóm trên lớp để thực hiện các nhiệm vụ nhỏ nhằm đạt mục tiêu dạy học.

Như vậy, mỗi bài học bao gồm các hoạt động học theo tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng. Mỗi hoạt động học có thể sử dụng một kĩ thuật dạy học tích cực nào đó để tổ chức nhưng đều được thực hiện theo các bước như sau:

(1) Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

Page 17: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

17

(2)Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên".

(3) Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.

(4) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.

2. Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, vì sự tiến bộ của học sinh

Thực hiện chuyển từ chú trọng kiểm tra kết quả ghi nhớ kiến thức cuối kỳ, cuối năm sang coi trọng kết hợp kết quả đánh giá phong cách học và năng lực vận dụng kiến thức trong quá trình giáo dục và tổng kết cuối kỳ, cuối năm học để hướng tới phát triển năng lực của học sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh học như thế nào, có biết vận dụng không.

Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học sinh là những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh nhằm mục đích giúp học sinh tự rút kinh nghiệm và nhận xét lẫn nhau trong quá trình học tập, tự điều chỉnh cách học, qua đó dần hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức, khả năng tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề trong môi trường giao tiếp, hợp tác; bồi dưỡng hứng thú học tập và rèn luyện của học sinh trong quá trình giáo dục. Thông qua kiểm tra, đánh giá, giáo viên rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động dạy học và giáo dục ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học và giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ; phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định phù hợp về những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh.

Page 18: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

18

Đánh giá phải hướng tới sự phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh dựa trên mục tiêu giáo dục THCS; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập.Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (sau đây gọi chung là sản phẩm học tập); kết hợp đánh giá trong quá trình dạy học, giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học. Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng.Coi trọng đánh giá sự tiến bộ của mỗi học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự hứng thú, tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy năng khiếu cá nhân; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

a) Đánh giá quá trình học tập của học sinh

Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động trong bài học, giáo viên tiến hành một số việc như sau:

- Theo dõi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh theo tiến trình dạy học; quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh để áp dụng biện pháp cụ thể, kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn.

- Ghi nhận xét vào phiếu, vở, sản phẩm học tập... của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được, mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức, mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết...

- Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, quan sát các biểu hiện trong quá trình học tập, sinh hoạt và tham gia các hoạt động tập thể để nhận xét sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh; từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn; phát huy ưu điểm và các phẩm chất, năng lực riêng; điều chỉnh hoạt động, ứng xử để tiến bộ.

- Khuyến khích, hướng dẫn học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn: Học sinh tự rút kinh nghiệm ngay trong quá trình thực hiện từng

Page 19: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

19

nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác; trao đổi với giáo viên để được góp ý, hướng dẫn; Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học và hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ.

Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được tiến hành trong quá trình học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập. Mục đích và phương thức kiểm tra, đánh giá trong mỗi giai đoạn thực hiện một nhiệm vụ học tập như sau:

- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tổ chức một tình huống có tiềm ẩn vấn đề, lựa chọn một kỹ thuật học tích cực phù hợp để giao cho học sinh giải quyết tình huống. Trong quá trình chuyển giao nhiệm vụ, giáo viên cần quan sát, trao đổi với học sinh để kiểm tra, đánh giá về khả năng tiếp nhận và sẵn sàngthực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh trong lớp.

- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh hoạt động tự lực giải quyết nhiệm vụ (Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm nhỏ). Hoạt động giải quyết vấn đề có thể (thường) được thực hiện ở ngoài lớp học và ở nhà. Trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên quan sát, theo dõi hành động, lời nói của học sinh để đánh giá mức độ tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh; khả năng phát hiện vấn đề cần giải quyết và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề; khả năng lựa chọn, điều chỉnh và thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề; phát hiện những khó khăn, sai lầm của học sinh để có giải pháp hỗ trợ phù hợp giúp học sinh thực hiện được nhiệm vụ học tập.

- Báo cáo, thảo luận: Sử dụng kĩ thuật được lựa chọn, giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo và thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ, có thể là một báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập; dự án nghiên cứu khoa học, kĩ thuật; báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

b) Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Định hướng chung trong đánh giá kết quả học tập của học sinh là phải xây dựng đề thi, kiểm tra theo ma trận; đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong dạy học được thực hiện qua các bài kiểm bao gồm các loại câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu:

- Nhận biết: học sinh nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học khi được yêu cầu.

Page 20: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

20

- Thông hiểu: học sinh diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải thích, so sánh; áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập.

- Vận dụng: học sinh kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học.

- Vận dụng cao: học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.

Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kỳ và từng khối lớp, giáo viên và nhà trường xác định tỷ lệ các câu hỏi theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỷ lệ các câu hỏi ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao.

Bảng dưới đây là một ví dụ mô tả về 4 mức độ yêu cầu cần đạt của một số loại câu hỏi, bài tập thông thường:

Bảng 1: Các mức độ yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập

Loại câu hỏi/bài tập

Mức độ yêu cầu cần đạt

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

Câu hỏi/bài tập định tính

Xác định được một đơn vị kiến thức và nhắc lại được chính xác nội dung của đơn vị kiến thức đó.

Sử dụng một đơn vị kiến thức để giải thích về một khái niệm, quan điểm, nhận định... liên quan trực tiếp đến kiến thức đó.

Xác định và vận dụng được nhiều nội dung kiến thức có liên quan để phát hiện, phân tích, luận giải vấn đề trong tình huống quen thuộc.

Xác định và vận dụng được nhiều nội dung kiến thức có liên quan để phát hiện, phân tích. luận giải vấn đề trong tình huống mới.

Câu hỏi/bài

Xác định được các mối

Xác định được các mối liên hệ

Xác định và vận dụng được các

Xác định và vận dụng được các

Page 21: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

21

tập định lượng

liên hệ trực tiếp giữa các đại lượng và tính được các đại lượng cần tìm.

liên quan đến các đại lượng cần tìm và tính được các đại lượng cần tìm thông qua một số bước suy luận trung gian.

mối liên hệ giữa các đại lượng liên quan để giải quyết một bài toán/vấn đề trong tình huống quen thuộc.

mối liên hệ giữa các đại lượng liên quan để giải quyết một bài toán/vấn đề trong tình huống mới.

Câu hỏi/bài tập thực hành/thí nghiệm

Căn cứ vào kết quả thí nghiệm đã tiến hành, nêu được mục đích và các dụng cụ thí nghiệm.

Căn cứ vào kết quả thí nghiệm đã tiến hành, trình bày được mục đích, dụng cụ, các bước tiến hành và phân tích kết quả rút ra kết luận.

Căn cứ vào phương án thí nghiệm, nêu được mục đích, lựa chọn dụng cụ và bố trí thí nghiệm; tiến hành thí nghiệm và phân tích kết quả để rút ra kết luận.

Căn cứ vào yêu cầu thí nghiệm, nêu được mục đích, phương án thí nghiệm, lựa chọn dụng cụ và bố trí thí nghiệm; tiến hành thí nghiệm và phân tích kết quả để rút ra kết luận.

3. Tiêu chí đánh giá bài học

Mỗi bài học có thể được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ thực hiện một số hoạt động học trong tiến trình bài học theo phương pháp dạy học tích cực được sử dụng. Khi phân tích, rút kinh nghiệm một bài học cần sử dụng các tiêu chí phân tích, rút kinh nghiệm về kế hoạch và tài liệu dạy học đã được nêu rõ trong Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014. Bảng dưới đây đưa ra 03 mức độ của mỗi tiêu chí đánh giá.

a) Các tiêu chí đánh giá kế hoạch và tài liệu dạy học

Việc đánh giá về kế hoạch và tài liệu dạy học được thực hiện dựa trên hồ sơ dạy học theo các tiêu chí về: phương pháp dạy học tích cực; kĩ thuật tổ chức hoạt động học; thiết bị dạy học và học liệu; phương án kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh.

Page 22: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

22

Bảng 2: Các tiêu chí đánh giá kế hoạch và tài liệu dạy học

Tiêu chí Mức độ

Mức 1 Mức 2 Mức 3

Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.

Tình huống/câu hỏi/nhiệm vụ mở đầu nhằm huy động kiến thức/kĩ năng đã có của học sinh để chuẩn bị học kiến thức/kĩ năng mới nhưng chưa tạo được mâu thuẫn nhận thức để đặt ra vấn đề/câu hỏi chính của bài học.

Tình huống/câu hỏi/nhiệm vụ mở đầu chỉ có thể được giải quyết một phần hoặc phỏng đoán được kết quả nhưng chưa lí giải được đầy đủ bằng kiến thức/kĩ năng đã có của học sinh; tạo được mâu thuẫn nhận thức.

Tình huống/câu hỏi/nhiệm vụ mở đầu gần gũi với kinh nghiệm sống của học sinh và chỉ có thể được giải quyết một phần hoặc phỏng đoán được kết quả nhưng chưa lí giải được đầy đủ bằng kiến thức/kĩ năng cũ; đặt ra được vấn đề/câu hỏi chính của bài học.

Kiến thức mới được trình bày rõ ràng, tường minh bằng kênh chữ/kênh hình/kênh tiếng; có câu hỏi/lệnh cụ thểcho học sinhhoạt động để tiếp thu kiến thức mới.

Kiến thức mới được thể hiện trong kênh chữ/kênh hình/kênh tiếng; có câu hỏi/lệnh cụ thể cho học sinh hoạt động để tiếp thu kiến thức mớivàgiải quyết được đầy đủ tình huống/câu hỏi/nhiệm vụ mở đầu.

Kiến thức mới được thể hiện bằng kênh chữ/kênh hình/kênh tiếng gắn với vấn đề cần giải quyết; tiếp nối với vấn đề/câu hỏi chính của bài học để học sinh tiếp thu vàgiải quyết được vấn đề/câu hỏi chính của bài học.

Page 23: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

23

Có câu hỏi/bài tập vận dụng trực tiếp những kiến thức mới học nhưng chưa nêu rõ lí do, mục đích của mỗi câu hỏi/bài tập.

Hệ thống câu hỏi/bài tập được lựa chọn thành hệ thống; mỗi câu hỏi/bài tập có mục đích cụ thể, nhằm rèn luyện các kiến thức/kĩ năng cụ thể.

Hệ thống câu hỏi/bài tập được lựa chọn thành hệ thống, gắn với tình huống thực tiễn; mỗi câu hỏi/bài tập có mục đích cụ thể, nhằm rèn luyện các kiến thức/kĩ năng cụ thể.

Có yêu cầu học sinh liên hệ thực tế/bổ sung thông tin liên quan nhưng chưa mô tả rõ sản phẩm vận dụng/mở rộng mà học sinh phải thực hiện.

Nêu rõ yêu cầu và mô tả rõ sản phẩm vận dụng/mở rộng mà học sinh phải thực hiện.

Hướng dẫn để học sinh tự xác định vấn đề, nội dung, hình thức thể hiện của sản phẩm vận dụng/mở rộng.

Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Mục tiêu của mỗi hoạt động học và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động đó được mô tả rõ ràng nhưng chưa nêu rõ phương thức hoạt động của học sinh/nhóm học sinh nhằm hoàn thành sản phẩm học tập đó.

Mục tiêu và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học được mô tả rõ ràng; phương thức hoạt động học được tổ chức cho học sinh được trình bày rõ ràng, cụ thể, thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập cần hoàn thành.

Mục tiêu, phương thức hoạt động và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động được mô tả rõ ràng; phương thức hoạt động học được tổ chức cho học sinh thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập và đối tượng học sinh.

Page 24: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

24

Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh.

Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành nhưng chưa mô tả rõ cách thức mà học sinh hành động với thiết bị dạy học và học liệu đó.

Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành; cách thức mà học sinh hành động (đọc/viết/nghe/nhìn/thực hành) với thiết bị dạy học và học liệu đó được mô tả cụ thể, rõ ràng.

Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành; cách thức mà học sinh hành động (đọc/viết/nghe/nhìn/thực hành) với thiết bị dạy học và học liệu đó được mô tả cụ thể, rõ ràng, phù hợp với kĩ thuật học tích cực được sử dụng.

Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.

Phương thức đánh giá sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học được mô tảnhưng chưa có phương án kiểm tra trong quá trình hoạt động học của học sinh.

Phương án kiểm tra, đánh giá quá trình hoạt động học và sản phẩm học tập của học sinh được mô tả rõ, trong đó thể hiện rõ các tiêu chí cần đạt của các sản phẩm học tập trong các hoạt động học

Phương án kiểm tra, đánh giá quá trình hoạt động học và sản phẩm học tập của học sinh được mô tả rõ, trong đó thể hiện rõ các tiêu chí cần đạt của các sản phẩm học tập trung gian và sản phẩm học tập cuối cùng của các hoạt động học.

b) Các tiêu chí đánh giá hoạt động của giáo viên và học sinh

Việc phân tích, rút kinh nghiệm về hoạt động của giáo viên và học sinh được thực hiện dựa trên thực tế dự giờ theo các tiêu chí dưới đây.

- Hoạt động của giáo viên

Bảng 3: Các tiêu chí đánh giá hoạt động của giáo viên

Tiêu chí Mức độ

Page 25: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

25

Mức 1 Mức 2 Mức 3

Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập.

Câu hỏi/lệnh rõ ràng về mục tiêu, sản phẩm học tập phải hoàn thành, đảm bảo cho phần lớn học sinh nhận thức đúng nhiệm vụ phải thực hiện.

Câu hỏi/lệnh rõ ràng về mục tiêu, sản phẩm học tập, phương thức hoạt động gắn với thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng; đảm bảo cho hầu hết học sinh nhận thức đúng nhiệm vụ và hăng hái thực hiện.

Câu hỏi/lệnh rõ ràng về mục tiêu, sản phẩm học tập, phương thức hoạt động gắn với thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng; đảm bảo cho 100% học sinh nhận thức đúng nhiệm vụ và hăng hái thực hiện.

Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh.

Theo dõi, bao quát được quá trình hoạt động của các nhóm học sinh; phát hiện được những nhóm học sinh yêu cầu được giúp đỡ hoặc có biểu hiện đang gặp khó khăn.

Quan sát được cụ thể quá trình hoạt động trong từng nhóm học sinh; chủ động phát hiện được khó khăn cụ thể mà nhóm học sinh gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Quan sát được một cách chi tiết quá trình thực hiện nhiệm vụ đến từng học sinh; chủ động phát hiện được khó khăn cụ thể và nguyên nhân mà từng học sinh đang gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau

Đưa ra được những gợi ý, hướng dẫn cụ thể cho học sinh/nhóm học sinh vượt qua khó khăn và hoàn thành được nhiệm vụ học tập được giao.

Chỉ ra cho học sinh những sai lầm có thể đã mắc phải dẫn đến khó khăn; đưa ra được những định hướng khái quát để nhóm học sinh tiếp tục hoạt

Chỉ ra cho học sinh những sai lầm có thể đã mắc phải dẫn đến khó khăn; đưa ra được những định hướng khái quát; khuyến khích được học sinh hợp tác, hỗ

Page 26: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

26

khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

động và hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.

Có câu hỏi định hướng để học sinh tích cực tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung, hoàn thiện sản phẩm học tập lẫn nhau trong nhóm hoặc toàn lớp; nhận xét, đánh giá về sản phẩm học tập được đông đảo học sinh tiếp thu, ghi nhận.

Lựa chọn được một số sản phẩm học tập của học sinh/nhóm học sinh để tổ chức cho học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung, hoàn thiện lẫn nhau; câu hỏi định hướng của giáo viên giúp hầu hết học sinh tích cực tham gia thảo luận; nhận xét, đánh giá về sản phẩm học tập được đông đảo học sinh tiếp thu, ghi nhận.

Lựa chọn được một số sản phẩm học tập điển hình của học sinh/nhóm học sinh để tổ chức cho học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung, hoàn thiện lẫn nhau; câu hỏi định hướng của giáo viên giúp hầu hết học sinh tích cực tham gia thảo luận, tự đánh giá và hoàn thiện được sản phẩm học tập của mình và của bạn.

- Hoạt động của học sinh

Bảng 4: Các tiêu chí đánh giá hoạt động của học sinh

Tiêu chí Mức độ

Mức 1 Mức 2 Mức 3

Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học

Nhiều học sinh tiếp nhận đúng nhiệm vụ và sẵn sàng bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ được giao, tuy nhiên vẫn còn một số học sinh bộc lộ chưa hiểu rõ nhiệm

Hầu hết học sinh tiếp nhận đúng và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, tuy nhiên còn một vài học sinh bộc lộ thái độ chưa tự tin trong việc thực hiện

Tất cả học sinh tiếp nhận đúng và hăng hái, tự tin trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

Page 27: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

27

sinh trong lớp.

vụ học tập được giao.

nhiệm vụ học tập được giao.

Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Nhiều học sinh tỏ ra tích cực, chủ động hợp tác với nhau để thực hiện các nhiệm vụ học tập; tuy nhiên, một số học sinh có biểu hiện dựa dẫm, chờ đợi, ỷ lại.

Hầu hết học sinh tỏ ra tích cực, chủ động, hợp tác với nhau để thực hiện các nhiệm vụ học tập; còn một vài học sinh lúng túng hoặc chưa thực sự tham gia vào hoạt động nhóm.

Tất cả học sinh tích cực, chủ động, hợp tác với nhau để thực hiện nhiệm vụ học tập; nhiều học sinh/nhóm tỏ ra sáng tạo trong cách thức thực hiện nhiệm vụ.

Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Nhiều học sinh hăng hái, tự tin trình bày, trao đổi ý kiến/quan điểm của cá nhân; tuy nhiên, nhiều nhóm thảo luận chưa sôi nổi, tự nhiên, vai trò của nhóm trưởng chưa thật nổi bật; vẫn còn một số học sinh không trình bày được quan điểm của mình hoặc tỏ ra không hợp tác trong quá trình làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập.

Hầu hết học sinh hăng hái, tự tin trình bày, trao đổi ý kiến/quan điểm của cá nhân; đa số các nhóm thảo luận sôi nổi, tự nhiên; đa số nhóm trưởng đã biết cách điều hành thảo luận nhóm; nhưng vẫn còn một vài học sinh không tích cực trong quá trình làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập.

Tất cả học sinh tích cực, hăng hái, tự tin trong việc trình bày, trao đổi ý kiến, quan điểm của cá nhân; các nhóm thảo luận sôi nổi, tự nhiên; các nhóm trưởng đều tỏ ra biết cách điều hành và khái quát nội dung trao đổi, thảo luận của nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện

Nhiều học sinh trả lời câu hỏi/làm bài tập đúng với yêu cầu của giáo viên về thời gian, nội dung và

Đa số học sinh trả lời câu hỏi/làm bài tập đúng với yêu cầu của giáo viên về thời gian,

Tất cả học sinh đều trả lời câu hỏi/làm bài tập đúng với yêu cầu của giáo viên về thời gian, nội dung và

Page 28: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

28

nhiệm vụ học tập của học sinh.

cách thức trình bày; tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh chưa hoặc không hoàn thành hết nhiệm vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ còn chưa chính xác, phù hợp với yêu cầu.

nội dung và cách thức trình bày; song vẫn còn một vài học sinh trình bày/diễn đạt kết quả chưa rõ ràng do chưa nắm vững yêu cầu.

cách thức trình bày; nhiều câu trả lời/đáp án mà học sinh đưa ra thể hiện sự sáng tạo trong suy nghĩ và cách thể hiện.

II. Quy trình xây dựng bài học

1. Định hướng chung

Căn cứ vào những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực, khi xây dựng các bài học theo chủ đề cần dựa trên một phương pháp dạy học tích cực cụ thể được lựa chọn để hình dung chuỗi hoạt động học sẽ tổ chức cho học sinh thực hiện. Nhìn chung các phương pháp dạy học tích cực đều dựa trên việc tổ chức cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua các nhiệm vụ học tập. Chuỗi hoạt động học trong mỗi chuyên đề vì thế đều tuân theo con đường nhận thức chung như sau:

- Hoạt động giải quyết một tình huống học tập: Mục đích của hoạt động này là tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong tài liệu hướng dẫn học; làm bộc lộ "cái" học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết.

- Hoạt động tìm tòi, khám phá, lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng mới hoặc/vàthực hành, luyện tập, củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được nhằm giải quyết tình huống/vấn đề học tập.

- Hoạt động vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để phát hiện và giải quyết các tình huống/vấn đề thực tiễn.

Dựa trên con đường nhận thức chung đó và căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành, tổ/nhóm chuyên môn tổ chức cho giáo viên thảo luận, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp.

Page 29: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

29

2. Quy trình xây dựng bài học

Mỗi bài học theo chủ đề phải giải quyết trọng vẹn một vấn đề học tập. Vì vậy, việc xây dựng mỗi bài học cần thực hiện theo quy trình như sau:

a) Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học.

Vấn đề cần giải quyết có thể là một trong các loại sau:

- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới.

- Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức.

- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức mới.

Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa của môn học và những ứng dụng kĩ thuật, hiện tượng, quá trình trong thực tiễn, tổ/nhóm chuyên môn xác định các nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số bài/tiết hiện hành, từ đó xây dựng thành một vấn đề chung để tạo thành một chuyên đề dạy học đơn môn. Trường hợp có những nội dung kiến thức liên quan đến nhiều môn học, lãnh đạo nhà trường giao cho các tổ chuyên môn liên quan cùng nhau lựa chọn nội dung để thống nhất xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn.

Tùy nội dung kiến thức; điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường; năng lực của giáo viên và học sinh, có thể xác định một trong các mức độ sau:

Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh.

Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.

Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết, giải pháp và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.

Mức 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề cần giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.

Page 30: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

30

b) Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học

Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng để tổ chức hoạt động học cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã xây dựng, dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học của học sinh, từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chủ đề bài học. Lựa chọn các nội dung của chủ đề từ các bài/tiết trong sách giáo khoa của một môn học hoặc/và các môn học có liên quan để xây dựng chuyên đề dạy học. Thông thường, các bài học thuộc cùng một chủ đề trong sách giáo khoa hiện hành được đặt gần nhau, trong cùng một chương, gồm: các bài học lí thuyết mới; bài học luyện tập; bài học thực hành; bài ôn tập, củng cố… Về thực chất, mỗi bài học này tương ứng với 1 loại hoạt động học theo tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực.

c) Bước 3: Xác định mục tiêu bài học

Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong chuyên đề sẽ xây dựng.

d) Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao)

Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.

đ) Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập

Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chủ đề đã xây dựng.

e) Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học

Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề thành các hoạt động học được tổ chức cho học sinh có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật

Page 31: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

31

dạy học được sử dụng. Trong chuỗi hoạt động học, đặc biệt quan tâm xây dựng tình huống xuất phát.

Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học mỗi chuyên đề theo phương pháp dạy học tích cực, học sinh cần phải được đặt vào các tình huống xuất phát gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ tham gia giải quyết các tình huống đó. Trong quá trình tìm hiểu, học sinh phải lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tập thể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết mà nếu chỉ có những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên. Những hoạt động do giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập. Các hoạt động này làm cho các chương trình học tập được nâng cao lên và dành cho học sinh một phần tự chủ khá lớn. Mục tiêu chính của quá trình dạy học là giúp học sinh chiếm lĩnh dần dần các khái niệm khoa học và kĩ thuật, học sinh được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói. Những yêu cầu mang tính nguyên tắc nói trên của phương pháp dạy học tích cực là sự định hướng quan trọng cho việc lựa chọn các chuyên đề dạy học. Như vậy, việc xây dựng các tình huống xuất phát cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau đây:

- Tình huống xuất phát phải gần gũi với đời sống mà học sinh dễ cảm nhận và đã có ít nhiều những quan niệm ban đầu về chúng.

- Việc xây dựng tình huống xuất phát cần phải chú ý tạo điều kiện cho học sinh có thể huy động được kiến thức ban đầu để giải quyết, qua đó hình thành mâu thuẫn nhận thức, giúp học sinh phát hiện được vấn đề, đề xuất được các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề.

Tiếp theo tình huống xuất phát là các hoạt động học như: đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề; thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề; báo cáo, thảo luận; kết luận, nhận định, hợp thức hóa kiến thức...

Tóm lại, mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá của quá trình giáo dục có liên quan chặt chẽ với nhau nên cần phải đổi mới một cách đồng bộ, trong đó khâu đột phá là đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng chuyển từ chú trọng kiểm tra kết quả ghi nhớ kiến thức sang coi trọng kết hợp kết quả đánh giá phong cách học và năng lực vận dụng kiến thức trong quá trình giáo dục và tổng kết cuối kỳ, cuối năm học để hướng tới phát triển năng lực của học sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học. Việc

Page 32: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

32

kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh học như thế nào, có biết vận dụng không.

Page 33: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

33

PHẦN II XÂY DỰNG BÀI HỌC VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC

THEO NHÓM VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC MÔN TIN HỌC

2.1. Bài học theo chủ đề trong dạy học Tin học ở trường THPT

Trong dạy học Tin học, bài học theo chủ đề là một thành tố của quá trình dạy học chứa đựng những nội dung kiến thức khoa học (về cơ bản bao gồm các kiến thức được kể trên) được gắn với một bối cảnh của đời sống hàng ngày. Việc dạy học bài học theo chủ đề tạo điều kiện để học sinh được trải qua các giai đoạn: Xuất phát từ thực tiễn cuộc sống để xây dựng các mô hình khoa học, từ đó ứng dụng vào thực tiễn đời sống. Một bài học theo chủ đề gắn với một số kiến thức của một môn học hoặc của nhiều môn học (chủ đề tích hợp liên môn).

Việc tổ chức dạy học bài học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống theo tiết học được thực hiện ở trường học với mô hình dạy học mở trên lớp học, trong phòng thí nghiệm và ngoài lớp học. Vì vậy, thời gian thực hiện bài học có thể được kéo dài, có thể từ vài tuần cho đến vài tháng…

Dạy học bài học theo chủ đề tạo ra cho học sinh những trải nghiệm học tập có ý nghĩa và hiệu quả, đòi hỏi học sinh phải lựa chọn các hoạt động xây dựng kiến thức, phát triển sự hiểu biết và phát triển kỹ năng của mình. Đồng thời, dạy học bài học theo chủ đề tạo cơ hội cho giáo viên, các cấp quản lí giáo dục thu thập các bằng chứng của sự học tập, giúp đánh giá chính xác được học sinh. Phương pháp thu thập bằng chứng cho việc đánh giá có thể bao gồm các quan sát thông qua các bảng kiểm của giáo viên, qua việc thực hiện các bài kiểm tra, qua viêc các bạn đồng học đánh giá (đánh giá đồng đẳng) và qua việc tự đánh giá thể hiện ở các bài tự đánh giá, tự cảm nhận của mỗi học sinh. Ngoài ra, cũng có thể là các hoạt động đánh giá có cấu trúc hơn trên diện rộng như tham gia các đánh giá quốc tế (ví dụ đánh giá PISA).

Việc lựa chọn và xây dựng bài học theo chủ đề để tổ chức dạy học là rất mở, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như: Yêu cầu của chương trình, trình độ hiện có của học sinh, đặc điểm vùng miền, cơ sở vật chất và các điều kiện cho việc tổ

Page 34: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

34

chức thực hiện, điều kiện về thời gian…Việc xây dựng bài học theo chủ đề cần tuân thủ các định hướng để phát huy cao nhất ưu điểm của kiểu dạy học này.

2.2. Nguyên tắc xây dựng bài học theo chủ đề trong dạy học Tin học

- Nội dung khoa học của kiến thức sẽ được trình bày tương đối trọn vẹn với các mức độ từ thấp lên cao hoặc có nhiều khía cạnh.

- Xây dựng nhiều hoạt động đa dạng của học sinh, đặc biệt là các hoạt động đặc thù của bộ môn.

- Phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, về thời gian thực hiện, khả năng tổ chức hoạt động.

- Liên hệ được với thực tiễn, có ý nghĩa và lợi ích cho cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất của học sinh và cộng đồng.

2.3. Quy trình xây dựng bài học theo chủ đề và thiết kế hoạt động dạy học

Một bài học được lựa chọn và thực hiện nhằm phát triển năng lực của học sinh cần thực hiện theo một cấu trúc thống nhất và có thể thường xuyên cập nhật, điều chỉnh. Các bước để xây dựng bài học và thiết kế hoạt động học như bảng sau đây.

Bảng 5: Các bước xây dựng bài học và thiết kế hoạt động học

Bước Yêu cầu

1. Lựa chọn chủ đề bài học

Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình, nội dung của sách giáo khoa của môn Tin học tổ/nhóm chuyên môn xác định các nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số bài/tiết hiện hành (thường trong cùng một chương), từ đó xây dựng thành một bài học theo chủ đề chung trong môn học. Trường hợp có những nội dung kiến thức liên quan đến nhiều môn học, các tổ chuyên môn liên quan cùng nhau lựa chọn nội dung để thống nhất xây dựng một bài học theo chủ đề liên môn.

Page 35: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

35

2. Thiết kế nội dung, xây dựng bài học;

xác định nội dung các hoạt động chính của bài học

Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng để xác định chuỗi các hoạt động học cho học sinh: từ tình huống xuất phát, dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học của học sinh bao gồm cả hoạt động lí thuyết và thực nghiệm, có thể thực hiện cả ở lớp và ở nhà. Trên cơ sở đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chủ đề. Lựa chọn các nội dung của bài học từ các bài/tiết trong sách giáo khoa của một môn học hoặc/và các môn học có liên quan để xây dựng bài học.

3. Xác định mục tiêu đầu ra cho bài học

Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, từ đó xác định các mục tiêu về năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong bài học sẽ xây dựng.

4. Mô tả mức độ yêu cầu kiểm tra, đánh giá

Xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.

5. Biên soạn các câu hỏi/bài tập/phiếu học tập

Căn cứ vào nội dung của chủ đề đã lựa chọn, dựa trên trình độ hiện có của học sinh, các mục tiêu năng lực được xác định để biên soạn các phiếu học tập, câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo bài học đã xây dựng.

6. Thiết kế tiến trình dạy học

Thiết kế tiến trình dạy học bài học theo các giai đoạn của dạy học giải quyết vấn đề thành các hoạt động học cụ thể và được tổ chức cho học sinh có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà. Trong chuỗi hoạt động học, đặc biệt quan tâm xây dựng tình huống xuất phát. Các hoạt động tiếp theo trong tiến trình dạy

Page 36: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

36

học thể hiện tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học được lựa chọn.

2.4. Đánh giá trong dạy học Tin học

Trong dạy học, để đánh giá phát huy được hiệu quả của nó trong việc điều chỉnh hoạt động dạy học và trong việc xác nhận trình độ của học sinh sau một thời gian học tập thì đánh giá nên có cả hai loại ‘đánh giá quá trình’ và ‘đánh giá kết quả’. Đánh giá quá trình chủ yếu là định kỳ, thường xuyên và liên tục trong suốt thời lượng của chủ đề.

Các phương pháp đánh giá có thể bao gồm: quan sát không chính thức của giáo viên, đặt câu hỏi, đánh giá bạn cùng lớp, tự đánh giá, cũng như các hoạt động đánh giá có kết cấu hơn như là: chữa bài tập về nhà, phiếu cho điểm và bài tập, kiểm tra vấn đáp, kiểm tra trắc nghiệm, viết luận và các bài tập viết khác.

2.4.1. Đánh giá trong quá trình học tập (đánh giá thường xuyên)

Đánh giá thường xuyên trong suốt quá trình học tập sẽ cung cấp thông tin chính xác về kết quả học tập, và cho phép can thiệp sớm để có thể khắc phục kịp thời các thiếu sót hoặc hỗ trợ cho học sinh có thành tích yếu.

Page 37: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

37

Một số mẫu phiếu đánh giá quá trình

Phiếu ĐG 1. Bảng kiểm quan sát để đánh giá hoạt động trao đổi thảo luận của nhóm học sinh

Nhóm …………………………………………………. Ngày…… Tháng…….năm…………

Thứ tự

Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm đạt được Ghi chú

1 Số lượng thành viên đầy đủ 10

2 Tổ chức làm việc nhóm: phân công tổ trưởng, thư kí; phân công nhiệm vụ; xây dựng kế hoạch…

10

3 Các thành viên tham gia tích cực 10

4 Không khí làm việc sôi nổi, khẩn trương, đồng thuận…

10

5

Nhóm báo cáo:

-Trình bày rõ ràng, dễ hiểu

20

Page 38: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

38

- Trả lời được các câu hỏi của GV và của các bạn khác

Nhóm không báo cáo

-Tập trung lắng nghe, ghi chép

- Đưa ra được các câu hỏi

20

6 Thực hiện tốt các yêu cầu trong phiếu học tập

20

Tổng 100

Phiếu ĐG 2. Đánh giá việc phát biểu vấn đề nghiên cứu (Dựa trên phiếu học tập hoặc kết quả báo cáo, trao đổi của nhóm)

Mức độ

Tiêu chí 4 3 2 1 0

Xác định được khó khăn, mâu thuẫn, yêu cầu…từ tình huống

Tự nêu được khó khăn, mâu thuẫn hay đặt ra yêu cầu

Tự nêu gần đủ khó khăn, mâu thuẫn hay đặt ra yêu cầu

Thấy khó khăn, mâu thuẫn hay đặt ra yêu cầu khi GV nêu ra

Chỉ thấy một phần khó khăn, mâu thuẫn hay đặt ra

Không nhận ra yêu cầu, khó khăn gì

Page 39: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

39

yêu cầu khi GV nêu ra

Phát biểu được vấn đề dưới dạng câu hỏi hoặc bài toán hay nhiệm vụ cơ bản

Phát biểu được vấn đề rõ ràng mạch lạc

Phát biểu được vấn đề nhưng còn diễn đạt dài dòng

Phát biểu vấn đề nhưng diễn đạt còn dài và còn đôi chỗ chưa chính xác về từ ngữ

Phát biểu vấn đề nhưng sử dụng ngôn ngữ không phù hợp, còn chưa đầy đủ

Không diễn đạt đúng vấn đề

Xác định được phạm vi nghiên cứu

Nêu được phạm vi của vấn đề về không gian, thời gian, cấu trúc hệ Tin học

Nêu được phạm vi của vấn đề nhưng chưa chỉ rõ được một số yếu tố

Chỉ nêu được một số thông tin về phạm vi nghiên cứu

Nêu phạm vi nghiêm cứu bằng các thuật ngữ chưa phù hợp

Không chỉ ra được phạm vi nghiên cứu

Phiếu ĐG 3_1. Rubric đánh giá hoạt động giải quyết vấn đề trong dạy học Tin học

Mức độ

Tiêu chí 4 3 2 1 0

Page 40: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

40

1. Về quá trình lựa chọn giải pháp

Tự đề xuất được giải pháp thực hiện dựa trên các căn cứ của vấn đề

Đề xuất được giải pháp dựa trên gợi ý ban đầu của GV

Đề xuất được giải pháp nhưng cần có chỉ dẫn chi tiết của GV

Hiểu được giải pháp do GV đưa ra và giải thích

Không hiểu được giải pháp do GV đưa ra và giải thích rất kĩ

1. Về quá trình tiếp cận các kiến thức Tin học

Xác định được đúng cơ sở lí thuyết và thực hiện được suy luận tối ưu để đưa ra được mô tả lí thuyết hợp lí.

Xác định được đúng cơ sở lí thuyết nhưng suy luận còn dài dòng để đưa ra được mô tả lí thuyết hợp lí.

Lúng túng khi xác định cơ sở lí thuyết và khi thực hiện suy luận logic cần GV hỗ trợ để đưa ra được mô tả lí thuyết .

Lúng túng khi xác định cơ sở lí thuyết và hiểu được suy luận logic do GV thực hiện

Không xác định được cơ sở lí thuyết và không biết suy luận lôgic để rút ra được kết quả.

2. Về quá trình xây dựng phương án thí nghiệm

Lựa chọn được các chi tiết của thiết bị; vẽ cách bố trí thí nghiệm và đề ra kế hoạch tiến hành hợp lí.

Lựa chọn được các chi tiết nhưng việc vẽ cách bố trí thí nghiệm và đề ra kế hoạch tiến hành chưa rõ ràng.

Lựa chọn thiếu một số chi tiết, vẽ cách bố trí thí nghiệm và lên kế hoạch tiến hành chưa hợp lí.

Hầu như chưa chọn được các chi tiết và chưa vẽ cách bố trí thí nghiệm, không đề ra kế hoạch tiến hành hợp lí

Không tham gia hoạt động hoặc không thực hiện được yêu cầu nào.

Page 41: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

41

2. Về hoạt động lựa chọn, chế tạo, lắp ráp thiết bị

Tự lựa chọn và lắp ráp (hoặc chế tạo) thiết bị thí nghiệm hợp lí theo thiết kế, thuận tiện cho việc tiến hành.

Lựa chọn và lắp ráp (hoặc chế tạo) thí nghiệm gần theo theo thiết kế, còn khó khăn khi tiến hành.

Còn lúng túng mất nhiều thời gian khi lắp ráp (hoặc chế tạo) thiết bị vận hành được.

Cần nhiều sự hỗ trợ để lắp ráp được thiết bị và vận hành.

Không lắp ráp được như thiết kế, yêu cầu thực hiện

4. Về việc tiến hành thí nghiệm thu thập kết quả và xử lí số liệu

Tự thực hiện được thí nghiệm theo kế hoạch và thu được các số liệu hợp lí.

Tự thực hiện được thí nghiệm nhưng còn có lỗi về vận hành và thu thập số liệu.

Thực hiện được thí nghiệm và thu thập được số liệu nhưng cần hỗ trợ của giáo viên.

Cần có sự hướng dẫn theo mẫu thì mới thực hiện được thí nghiệm và thu thập được số liệu.

Không thể thực hiện được thí nghiệm dù đã có chỉ dẫn

5. Về việc khái quát kết quả và rút ra nhận xét và báo cáo kết quả

Tự khái quát kết quả để rút ra được nhận xét, đánh giá so với kết quả lí thuyết

Cần gợi ý để rút ra được nhận xét, đánh giá so với kết quả lí thuyết

Cần hướng dẫn xem xét khái quát mới rút ra được nhận xét, đánh giá so với kết quả lí thuyết

Cần hướng dẫn cụ thể với số liệu thực nghiệm để rút ra được một nhận xét

Hướng dẫn nhưng vẫn không nhận ra được mối quan hệ gì từ bảng số liệu

Page 42: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

42

Phiếu ĐG 3_2. Bảng tự chấm điểm của học sinh khi hoạt động nhóm

Tiêu chí

Họ và tên

Sự nhiệt tình tham gia công việc

Đưa ra ý kiến và ý tưởng mới để thực hiện nhiệm vụ

Tạo môi trường hợp tác, thân thiện

Tổ chức và hướng dẫn cả nhóm

Hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả

Tổng điểm

Page 43: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

43

Phiếu ĐG_3.3. Phiếu đánh giá bài trình bày đa phương tiện

PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI TRÌNH BÀY ĐA PHƯƠNG TIỆN

(điểm tối đa: 100, sau đó quy đổi ra thang điểm 10)

Tên nhóm:………………

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

ĐIỂM

TỐI ĐA

ĐIỂM

CỦA GV

ĐIỂM CỦA HỌC SINH

NHẬN XÉT

Nội dung

Hoàn thành tất cả các phần của nhiệm vụ

20

Nội dung đã trả lời bộ câu hỏi định hướng

20

Hình thức

Trang trí cho powerpoint phù hợp với nội dung

15

Có hình ảnh minh họa và video kèm theo.

10

Nói Thực tập trước khi nói. 5

Nói rõ và dễ hiểu 5

Trình bày tự tin 5

Dùng từ chính xác 5

Giải thích ý nghĩa hình vẽ 5

Page 44: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

44

Trả lời các câu hỏi 5

Đúng yêu cầu về hình thức trình bày

5

Tổng 100

Phiếu ĐG_3.4. Phiếu đánh giá sản phẩm nhóm

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM NHÓM

(Điểm tối đa: 100, sau đó quy đổi ra thang điểm 10)

Tên nhóm:…………………………..…………………….

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐIỂM TỐI ĐA

ĐIỂM

CỦA GV

NHẬN XÉT

Nội dung

Nội dung đầy đủ 20

Phù hợp với mục tiêu

20

Có sự sáng tạo 10

Hình thức

Trình bày đẹp 10

Hình ảnh minh họa phù hợp

10

Sáng tạo 10

Page 45: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

45

Có logic 10

Cuốn hút 10

Tổng 100

2.4.2. Đánh giá cuối giai đoạn học tập

Việc đánh giá cuối mỗi giai đoạn học tập được thực hiện dựa theo hình thức thực hiện bài kiểm tra dựa trên các căn cứ:

- Thời gian học tập; sau dạy học một chủ đề, một phần, một chương, một học kì, một năm học hay một khóa học

- Quy mô thực hiện ở các mức độ như trên lớp học, trên khối lớp, trong toàn trường, trên toàn khu vực hoặc cả nước thông qua các đề kiểm tra

2.4.3. Quản lý hồ sơ theo các bài học để đánh giá học sinh

Định hướng dạy học theo mục tiêu năng lực và đánh giá người học liên tục cần đòi hỏi có các hệ thống lưu trữ hồ sơ tốt.

a) Chủ đề học tập

• Các chủ đề được liên kết với nhau để hình thành một chuỗi chương trình gắn kết. Các chủ đề được lưu trữ trong một hệ thống lưu trữ hồ sơ được tổ chức tốt

• Các giáo viên nên đảm bảo rằng chương trình sẽ theo với các đầu ra của chương trình giảng dạy và giáo án mà Bộ GD&ĐT đã đưa ra.

• Các chủ đề học tập cần được hoàn thiện theo một mẫu chuẩn hóa và được lưu giữ bởi quản lý của nhà trường.

• Các tài liệu lưu trữ này sẽ khả dụng cho các giáo viên bộ môn khác và cho các giáo viên cùng bộ môn trong tương lai. Sau đó các tài liệu này sẽ được tiếp tục chỉnh sửa và cải thiện...

Page 46: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

46

b) Các bản ghi đánh giá

• Các giáo viên nên sử dụng bảng tính Excel hoặc một mẫu bảng tiêu chuẩn để ghi chép hồ sơ đánh giá học sinh.

• Lãnh đạo nhà trường sẽ có trách nhiệm lưu giữ các cơ sở dữ liệu đánh giá của nhà trường mà đã chuẩn hóa cho tất cả các lớp.

• Các hồ sơ đánh giá có thể in ra cho mỗi một học sinh và gửi cho các phụ huynh qua đó phụ huynh có thể biết được quá trình tiến bộ của con mình.

c) Việc xác định điểm số để đánh giá

Các căn cứ, minh chứng là sản phẩm của các hoạt động học tập của học sinh nên được quy ra điểm số (có thể theo thang điểm 10 hoặc một loại thang điểm khác). Ta gọi điểm đánh giá quá trình, sau khi đã quy theo thang điểm 10, là điểm ĐG1 và điểm của bài kiểm tra kiến thức, khả năng vận dụng kiến thức gọi là điểm ĐG2.

Hai loại điểm thu được có thể gộp chung thành điểm trung bình với hệ số 2 tính cho điểm ĐG1 hoặc để tách thành 2 loại điểm đánh giá cho việc hoạt động học tập của học sinh.

Page 47: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

47

2.5. Ví dụ minh họa về xây dựng bài học môn Tin học

2.5.1. Xây dựng bài học về câu lệnh lặp, Tin học lớp 11, THPT

Bước 1. Xác định chủ đề bài học

Tên chủ đề: Câu lệnh lặp trong lập trình Pascal

Khái quát các hoạt động học tập: Khung công việc chung của dạy học câu lệnh lặp trong lập trình Pascal do dựa trên quan điểm hoạt động bao gồm các hoạt động chính như chỉ ra dưới đây. Trong đó, mỗi hoạt động gắn liền với một bước chuẩn trong dạy học một câu lệnh điều khiển của ngôn ngữ lập trình.

Hoạt động khởi động: Hoạt động này được thực hiện khi tiến hành bước thứ nhất của quá trình dạy học một câu lệnh điều khiển, đó là Giới thiệu cấu trúc điều khiển. Tại bước này, GV đưa ra tình huống có vấn đề gợi cho HS nhu cầu muốn tìm hiểu cấu trúc điều khiển và khám phá câu lệnh tương ứng để giải quyết tình huống đã nêu. Vấn đề được nêu ra nên gắn với thực tế gần gũi xung quanh HS hoặc thực tế đời sống xã hội. Vấn đề được nêu ra nếu thuận lợi sẽ được liên hệ với nội dung giáo dục để HS thấy được ý nghĩa, tác dụng của bài học và yêu thích môn học hơn.

Hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập: Hai hoạt động này được thực hiện khi tiến hành bước thứ hai và thứ ba của quá trình dạy học một câu lệnh điều khiển, đó là Giới thiệu câu lệnh và Củng cố câu lệnh.

Trong bước giới thiệu câu lệnh, GV dẫn dắt HS khám phá cú pháp và hoạt động của câu lệnh. Có hai cách để thực hiện điều này. Cách thứ nhất: GV giới thiệu cú pháp và hoạt động của câu lệnh, rồi lấy ví dụ minh họa. Tiếp theo, GV nêu ví dụ khác hoặc đề nghị HS nêu ví dụ khác và yêu cầu HS giải thích hoạt động của câu lệnh trong ví dụ đó. Cách thứ hai: GV lấy một số ví dụ hoặc tình huống cụ thể mà ở đó câu lệnh được sử dụng. Tiếp theo GV đề nghị HS khái quát thành cú pháp tổng quát và nêu hoạt động của câu lệnh. Cách thứ hai phát huy được tính tích cực học tập của HS.

Page 48: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

48

Trong bước củng cố câu lệnh, GV tổ chức cho HS hai hoạt động chủ đạo đó là nhận dạng và thể hiện câu lệnh. Hoạt động nhận dạng giúp HS viết đúng câu lệnh, tránh được các sai sót mà HS thường mắc phải ghi viết câu lệnh. Hoạt động thể hiện rèn luyện cho HS cách áp dụng trực tiếp câu lệnh để giải quyết một yêu cầu đơn giản; hoặc vận dụng câu lệnh để giải quyết các yêu cầu phức tạp hơn, đòi nhiều thao tác tư duy hơn.

Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng: Hoạt động vận dụng được thực hiện khi tiến hành bước thứ tư của quá trình dạy học một câu lệnh điều khiển, đó là Ứng dụng câu lệnh để giải quyết bài toán. Tại bước này, GV đưa ra một số bài toán đơn giản và gần gũi với HS, rồi hướng dẫn HS sử dụng kết hợp câu lệnh vừa học với những câu lệnh khác để cài đặt thuật toán giải quyết bài toán.

Hoạt động tìm tòi, mở rộng dành cho đối tượng HS khá và có thể không thực hiện đối với lớp mà trình độ chung của HS là thấp. Có hai cách để tiến hành hoạt động này. Cách thứ nhất là tiến hành như một bước độc lập (bước thứ năm - mở rộng, đào sâu - của quá trình dạy học một câu lệnh điều khiển); Cách thứ hai là thực hiện lồng ghép như một pha phía sau (phrase of deep learning) ngay trong hoạt động vận dụng. Nội dung của hoạt động tìm tòi, mở rộng là những bài toán được GV gợi ra nhằm hướng dẫn HS vận dụng kết hợp các câu lệnh điều khiển với nhau để giải quyết các vấn đề phức tạp hoặc các vấn đề của liên môn.

Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình, nội dung của sách giáo khoa của môn Tin học tổ/nhóm chuyên môn xác định các nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số bài/tiết hiện hành (thường trong cùng một chương), từ đó xây dựng thành một bài học theo chủ đề chung trong môn học. Trường hợp có những nội dung kiến thức liên quan đến nhiều môn học, các tổ chuyên môn liên quan cùng nhau lựa chọn nội dung để thống nhất xây dựng một bài học theo chủ đề liên môn.

Page 49: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

49

Bước 2. Thiết kế nội dung bài học

Niklaus Wirth - nhà khoa học máy tính nổi tiếng người Thụy Sĩ, tác giả của bộ sách “Nghệ thuật lập trình” đã viết: “Thuật toán + cấu trúc dữ liệu = chương trình máy tính”. Trong đó, có thể coi “thuật toán” được xây dựng bởi “các cấu trúc điều khiển”. Các cấu trúc điều khiển trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể được thể hiện bằng “các câu lệnh điều khiển”. Sử dụng các câu lệnh điều khiển, có thể tạo ra các chương trình máy tính để giải quyết hầu hết những bài toán của khoa học và thực tiễn.

Ngôn ngữ lập trình Pascal bao gồm các câu lệnh điều khiển sau đây:

- Câu lệnh quyết định (decision statements) if-then và if-then-else - Câu lệnh ghép hay câu lệnh hợp thành (block statement) begin-end - Câu lệnh lặp (loop statements) gồm ba câu lệnh lặp sau: - Lặp với số lần biết trước for-to-do và for-downto-do - Lặp với số lần không biết trước, kiểm tra điều kiện trước while-do - Lặp với số lần không biết trước, kiểm tra điều kiện sau repeat-until

Trừ câu lệnh cuối cùng, các câu lệnh còn lại trên đây được giới thiệu trong chương III, SGK Tin học 11 hiện hành. Như vậy, chủ đề bài học tập trung vào tìm hiểu cấu trúc và câu lệnh lặp, được dạy sau cấu trúc và câu lệnh rẽ nhánh. Do vậy chủ đề học tập có thể được thiết kế với các nội dung cụ thể như sau:

Thứ tự nội dung Nội dung kiến thức Số tiết

Nội dung 1 Cấu trúc lặp 2

Nội dung 2 Câu lệnh lặp for-do

Nội dung 3 Câu lệnh lặp while-do 1

Bài tập, thực hành và ôn tập 3

Bước 3. Xác định mục tiêu đầu ra cho bài học

Chủ đề và nội dung học tập trên đây dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng sau:

Kiến thức

Page 50: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

50

- Hiểu nhu cầu của cấu trúc lặp trong biểu diễn thuật toán - Hiểu cấu trúc lặp kiểm tra điều kiện trước, cấu trúc lặp với số lần định trước - Biết cách vận dụng đúng đắn từng loại cấu trúc lặp vào tính huống cụ thể - Bước đầu hình thành được khái niệm về lập trình có cấu trúc.

Kĩ năng

- Mô tả được thuật toán của một số bài toán đơn giản có sử dụng lệnh lặp. - Viết đúng các lệnh lặp kiểm tra điều kiện trước, lệnh lặp với số lần định

trước. - Viết được thuật toán của một số bài toán đơn giản.

Bước 4. Mô tả mức độ yêu cầu kiểm tra, đánh giá

Bảng dưới đây xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học chủ đề bài học “Câu lệnh trong lập trình Pascal”

BẢNG THAM CHIẾU CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Nội dung Câu

hỏi/bài tập

Nhận biết (Mô tả yêu

cầu cần đạt)

Thông hiểu (Mô tả yêu cầu

cần đạt)

Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu cần

đạt)

Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu

cần đạt)

1. Cấu trúc lặp

Câu hỏi/ bài tập định tính (Trắc nghiệm, Tự luận)

HS chỉ ra được trong một tình huống cụ thể có cấu trúc lặp hay không và nó được biểu diễn đúng không.

HS giải thích được ý nghĩa và hoạt động của một cấu trúc lặp trong một tình huống cho trước.

HS lấy được ví dụ sử dụng cấu trúc lặp để giải quyết một tình huống cụ thể được đặt ra.

2. Câu lệnh lặp for-do

Câu hỏi/ bài tập định tính

HS mô tả được cú pháp và ngữ nghĩa của câu

HS giải thích được hoạt động của câu lệnh for-

Page 51: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

51

Nội dung Câu

hỏi/bài tập

Nhận biết (Mô tả yêu

cầu cần đạt)

Thông hiểu (Mô tả yêu cầu

cần đạt)

Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu cần

đạt)

Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu

cần đạt)

(Trắc nghiệm, Tự luận)

lệnh for-do (2 dạng for-to-do và for-downto-do.)

do (hai dạng) trong một tình huống cụ thể

Bài tập định lượng (Trắc nghiệm, Tự luận)

HS nhận ra được một câu lệnh for-do (2 dạng) viết đúng hay sai trong một tình huống cụ thể.

HS giải thích được hoạt động của một đoạn chương trình cụ thể chứa câu lệnh for-do (một trong hai dạng).

HS sử dụng câu lệnh for-do (một trong hai dạng) để viết được một đoạn chương trình thực hiện một tình huống quen thuộc.

HS sử dụng câu lệnh for-do (một trong hai dạng) để viết được một đoạn chương trình thực hiện một tình huống mới.

Bài tập thực hành

HS sửa được lỗi cú pháp của câu lệnh for-do (2 dạng) trong chương trình có lỗi.

HS sửa được lỗi ngữ nghĩa của câu lệnh for-do (2 dạng) trong chương trình có lỗi.

HS sử dụng câu lệnh for-do và các câu lệnh khác để viết được chương trình giải quyết vấn đề trong tình huống quen thuộc.

HS sử dụng câu lệnh for-do và các câu lệnh khác để viết được chương trình giải quyết vấn đề trong tình huống mới.

3. Câu lệnh lặp while-do

Câu hỏi/ bài tập định tính (Trắc nghiệm, Tự luận)

HS mô tả được cú pháp và ngữ nghĩa của câu lệnh while-do.

HS giải thích được hoạt động của câu lệnh while-do trong một tình huống cụ thể

Page 52: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

52

Nội dung Câu

hỏi/bài tập

Nhận biết (Mô tả yêu

cầu cần đạt)

Thông hiểu (Mô tả yêu cầu

cần đạt)

Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu cần

đạt)

Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu

cần đạt)

Bài tập định lượng (Trắc nghiệm, Tự luận)

HS nhận ra được một câu lệnh while-do viết đúng hay sai trong một tình huống cụ thể.

HS giải thích được hoạt động của một đoạn chương trình cụ thể chứa câu lệnh while-do.

HS sử dụng câu lệnh while-do và các câu lệnh khác để viết được chương trình giải quyết vấn đề trong tình huống quen thuộc.

HS sử dụng câu lệnh while-do và các câu lệnh khác để viết được chương trình giải quyết vấn đề trong tình huống mới.

Bài tập thực hành

HS sửa được lỗi cú pháp của câu lệnh while-do trong chương trình có lỗi.

HS sửa được lỗi ngữ nghĩa của câu lệnh while-do trong chương trình có lỗi.

HS sử dụng câu lệnh while-do và các câu lệnh khác để viết được chương trình giải quyết vấn đề trong tình huống quen thuộc.

HS sử dụng câu lệnh while-do và các câu lệnh khác để viết được chương trình giải quyết vấn đề trong tình huống mới.

MÃ CÂU HỎI CỦA BẢNG THAM CHIẾU KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Nội dung Câu hỏi/bài

tập

Nhận biết (Mô tả yêu

cầu cần đạt)

Thông hiểu (Mô tả yêu

cầu cần đạt)

Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu

cần đạt)

Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu

cần đạt) Bài tập định

lượng ND1.ĐL.NB.* ND1.ĐL.TH.* ND1.ĐL.VDT.* ND1.ĐL.VDC.*

Bài tập thực hành

ND1.TH.TH.* ND1.TH.VDT.* ND1.TH.VDT.*

Page 53: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

53

1. Cấu trúc lặp

Câu hỏi/ bài tập định tính

ND1.ĐT.NB.* ND1.ĐT.TH.* ND1.ĐT.VDT.*

2. Câu lệnh lặp for-do

Câu hỏi/ bài tập định tính

ND2.ĐT.NB.* ND2.ĐT.TH.*

Bài tập định lượng

ND2.ĐL.NB.* ND2.ĐL.TH.* ND2.ĐL.VDT.* ND2.ĐL.VDC.*

Bài tập thực hành

ND2.TH.NB.* ND2.ĐL.TH.* ND2.ĐL.VDT.* ND2.ĐL.VDC.*

3. Câu lệnh lặp while-do

Câu hỏi/ bài tập định tính ND3.ĐT.NB.* ND3.ĐT.TH.*

Bài tập định lượng

ND3.ĐL.NB.* ND3.ĐL.TH.* ND3.ĐL.VDT.* ND3.ĐL.VDC.*

Bài tập thực hành

ND3.TH.NB.* ND3.TH.TH.* ND3.TH.VDT.* ND3.TH.VDT.*

Bước 5. Biên soạn các câu hỏi/bài tập/phiếu học tập

Căn cứ vào nội dung của chủ đề đã lựa chọn, dựa trên trình độ hiện có của học sinh, các mục tiêu năng lực được xác định để biên soạn các phiếu học tập, câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo bài học đã xây dựng. Các câu hỏi bài tập cho 3 nội dung trên đây của chủ đề học tập khá dài nên sẽ được trình bày ở sau bước 6.

Bước 6. Thiết kế tiến trình dạy học

Căn cứ vào các hoạt động học tập của HS được giới thiệu trong phần “Xác định chủ đề học tập” và căn cứ vào các nội dung học tập được giới thiệu trong phần “Thiết kế nội dung chủ đề”, tiến trình dạy học chủ đề “Các câu lệnh lặp trong lập trình Pascal” được mô tra như bảng dưới đây:

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Chủ đề: Các câu lệnh lặp trong lập trình Pascal

Page 54: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

54

Tiết thứ

Tên bài và nội dung Hoạt động học tập của HS

1, 2

Bài 2: Câu lệnh lặp với số lần biết trước (02 tiết) ND1. Cấu trúc lặp với số lần lặp biết trước

HĐ khởi động

ND2. Câu lệnh for-do HĐ hình thành kiến thức và luyện tập HĐ vận dụng và tìm tòi, mở rộng

3

Bài 3: Câu lệnh lặp với số lần không biết trước (01 tiết) ND3. Câu lệnh while-do

- Cấu trúc lặp với số lần không biết trước

- Câu lệnh while-do

HĐ khởi động HĐ hình thành kiến thức và luyện tập HĐ vận dụng và tìm tòi, mở rộng

4, 5 Bài tập và thực hành (02 tiết) HĐ luyện tập và vận dụng 6 Ôn tập (01 tiết)

Chú ý: Các hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng có thể không thực hiện hết các nội dung được nêu trong bài học, và có thể hướng dẫn HS học ở nhà.

Về phương pháp dạy học

Các bước dạy học một câu lệnh của ngôn ngữ lập trình được thực hiện dựa trên quan điểm hoạt động như sau:

Ở hoạt động hình thành kiến thức (giới thiệu các câu lệnh điều khiển), GV có thể tiếp cận dạy học dựa trên thuyết kiến tạo bằng cách đi từ các ví dụ cụ thể để HS khái quát thành cú pháp và ngữ nghĩa của câu lệnh.

Ở hoạt động luyện tập và vận dụng (củng cố câu lệnh), GV có thể tiếp cận dạy học theo định hướng tích hợp bằng cách thay các ví dụ trong SGK hiện hành bằng các bài toán của các môn học khác, đặc biệt là Toán, Vật lí, và Hóa học ở chương trình các lớp dưới hoặc của học kì 1, lớp 11. Ngoài ra, GV có thể sử dụng phương pháp “dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề” (problem posing and problem solving) để dẫn dắt HS tìm tòi, khám phá cách giải quyết các bài toán phù hợp được GV nêu ra.

Page 55: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

55

Ở các tiết bài tập, thực hành và ôn tập, GV có thể tiến hành các PPDH tích cực khác như: dạy học hợp tác (cooperation learning); dạy học dựa trên tình huống (situation based learning); hoặc dạy học dựa trên trường hợp (case based learning).

Nội dung tiếp theo trong tài liệu này sẽ chỉ giới thiệu minh họa tiến trình dạy học của một tiết học nhưng có với nội dung trọn vẹn một bài học.

6.1. Tiến trình dạy học bài 1: CÂU LỆNH LẶP FOR-DO

Tiết 1: Hoạt động khởi động và Hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập

Tiết 2: Hoạt động vận dụng và Hoạt động tìm tòi, mở rộng

Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt của bài 2

Về kiến thức

Học sinh cần:

- Hiểu được vai trò của cấu trúc lặp trong biểu diễn thuật toán;

- Hiểu cấu trúc lặp với số lần biết trước;

- Hiểu được câu lệnh lặp với số lần biết trước for-do trong Pascal.

Về kỹ năng

- Viết đúng các câu lệnh lặp với số lần biết trước for-do ở dạng tiến và dạng lùi (trong ngôn ngữ Pascal);

Về tư tưởng, tình cảm

- Học sinh hiểu bài và hứng thú với bài học.

- Học sinh ngày càng say mê lập trình hơn.

Phương pháp dạy học, phương tiện dạy học chủ yếu

- Dạy học theo quan điểm hoạt động

- Sử dụng máy chiếu, slide bài giảng, SGK, máy tính cài đặt môi trường lập trình để minh họa, giấy khổ lớn và các bảng phụ

Page 56: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

56

A. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

(1) Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức của bài học trước về câu lệnh rẽ nhánh (câu lệnh if-then và if-then-else)

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, vấn đáp.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.

(5) Sản phẩm: Học sinh phân tích được các đoạn chương sử dụng cấu trúc rẽ nhánh để phát hiện đoạn chương trình sai (mức độ vận dụng cao).

Nội dung hoạt động

Để tính max là giá trị nhỏ nhất trong ba số a, b, c có hai bạn học sinh đã viết hai đoạn trình sau đây:

Đoạn trình 1:

max := a;

if max < b then max := b;

if max < c then max := c;

Đoạn trình 2:

if a < b then max := b

else

begin

max := a;

if max < c then max:=c;

end;

Hãy cho biết đoạn trình nào sai? Hãy giải thích?

Page 57: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

57

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc lặp

(1) Mục tiêu: HS hiểu được nhu cầu sử dụng và ý nghĩa của cấu trúc lặp. HS hiểu hai loại cấu trúc lặp: lặp với số lần biết trước và lặp với số lần không biết trước.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Dạy học nêu vấn đề (learrning problem posing)

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu, các chương trình nguồn mẫu.

(5) Sản phẩm: HS được giao nhiệm vụ tìm hiểu tình huống phát sinh cấu trúc lặp thông qua bài toán tính tổng một dãy số với hai trường hợp: (1) Biết trước số số hạng của dãy; (2) không biết trước số số hạng của dãy. Từ đó các em trả lời được phiếu câu hỏi được GV nêu ra. GV sẽ chính xác lại các câu trả lời của các HS (cá nhân hoặc nhóm) để các em hiểu và phân biệt được hai loại cấu trúc lặp. Chú ý, chỉ ở cuối hoạt động này, GV mới liên hệ, đề cập ngay đến câu lệnh lặp trong Pascal.

Nội dung hoạt động

Cấu trúc rẽ nhánh mà ta đã được học ở bài trước, cùng với cấu trúc tuần tự, chưa đủ để biểu thị được tất cả các thuật toán mà ta đã được giới thiệu từ lớp 10. Để biểu thị được tất cả các thuật toán, cần có thêm một cấu trúc điều khiển nữa, đó là các cấu trúc lặp. Để tìm hiểu về các cấu trúc này, ta hãy xem xét hai bài toán sau đây và trả lời câu hỏi cho bên dưới:

Bài toán 1: Tính và đưa ra màn hình tổng sau, với a > 2:

1001...

21

111

+++

++

++=

aaaaS

Bài toán 2:

Tính và đưa ra màn hình tổng sau, với a > 2:

...1...21

111

++

+++

++

+=Naaaa

S cho đến khi 0001,01<

+ Na (*)

PHIẾU CÂU HỎI

Page 58: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

58

Để tính tổng S trong hai bài toán trên đây:

(1) Ban đầu ta cần khởi tạo S bằng biểu thức nào?

(2) Tiếp theo, cần cộng S với số hạng có dạng như thế nào? (Với N lần lượt nhận các giá trị bao nhiêu?)

(3) Xét quá trình cộng dần S với số hạng ở dạng tổng quát như đã tìm được ở câu 2 trên đây:

- Đối với bài toán 1, việc cộng đó lặp bao nhiêu lần?

- Đối với bài toán 2, việc cộng đó thực hiện mãi mãi không?

Giáo viên chính xác câu trả lời của HS như sau:

(1) Ban đầu, S được khởi gán giá trị 1/a

(2) Tiếp theo, cộng vào tổng S một giá trị 1/(a+N) với N = 1, 2, 3, ...

(3) Quá trình cộng dần S với số hạng ở dạng tổng quát 1/(a+N) được lặp lại một số lần, cụ thể như sau:

- Đối với bài toán 1, số lần lặp biết trước là 100 và việc cộng vào tổng S sẽ kết thúc sau khi thực hiện việc cộng 100 lần, tức là khi N = 100

- Đối với bài toán 2, số lần lặp không biết trước, nhưng việc cộng vào tổng S sẽ kết thúc khi điều kiện (*) được thỏa mãn.

Giáo viên nhận xét

- Tồn tại các thuật toán mà có những thao tác phải được thực hiện lặp đi lặp lại một số hữu hạn lần;

- Cấu trúc lặp mô tả thao tác lặp được chia làm hai loại: lặp với số lần biết trước (ví dụ bài toán 1) và lặp với số lần không biết trước (ví dụ bài toán 2).

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP

Hoạt động 3: Tìm hiểu thuật toán giải bài toán 1

(1) Mục tiêu: HS thực hiện được một phần thuật toán thể hiện cấu trúc lặp với số lần biết trước.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Rèn tư duy phân tích và so sánh tương tự.

Page 59: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

59

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.

(5) Sản phẩm: Học sinh tìm hiểu thuật toán thứ nhất tính tổng dãy số (biết trước số số hạng) để từ đó hoàn chỉnh thuật toán thứ hai cũng đạt được mục tiêu như thuật toán thứ nhất. (mức độ vận dụng thấp).

Nội dung hoạt động

Ta gọi Tong_1a là thuật toán tính tổng S theo yêu cầu bài toán 1. Dưới đây là mô tả thuật toán:

Thuật toán Tong_1a

Bước 1: S ¬ 1/a; N ¬ 0;

Bước 2: N ¬ N + 1;

Bước 3: Nếu N > 100 thì chuyển đến bước 5;

Bước 4: S ¬ S + 1/(a+N); rồi quay lại bước 2;

Bước 5: Đưa S ra màn hình, rồi kết thúc.

Ta cũng có thể mô tả thuật toán tính tổng S theo yêu cầu bài toán 1 bằng cách thứ hai. Ta gọi thuật toán cách hai này là Tong_1b. Hãy hoàn thành thuật toán này

Thuật toán Tong_1b

Bước 1: S ¬ …… ; N ¬ 101;

Bước 2: N ¬ N - 1;

Bước 3: Nếu ….. thì chuyển đến bước 5;

Bước 4: S ¬ S + …….; rồi quay lại bước ……;

Bước 5: Đưa S ra màn hình, rồi kết thúc.

Hoạt động 4: Tìm hiểu câu lệnh lặp for-do

(1) Mục tiêu: HS nắm được câu lệnh lặp for-do ở mức độ biết.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình.

Page 60: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

60

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cả lớp.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu và chương trình mẫu.

(5) Sản phẩm: Học sinh được giao nhiệm vụ tìm hiểu câu lệnh lặp for-do từ đó phát biểu được ý nghĩa, hoạt động của câu lệnh lặp này. (mức độ biết).

Nội dung hoạt động

Để giải bài toán 1 theo thuật toán Tong_1a hoặc Tong_1b, ta có thể sử dụng câu lệnh lặp for-do, là câu lệnh lặp với số lần biết trước. Có hai dạng lặp for-do như sau:

Dạng lặp tiến

for <biến đếm> := <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>;

Dạng lặp lùi

for <biến đếm> := <giá trị cuối> downto <giá trị đầu> do <câu lệnh>;

Trong đó:

- <biến đếm> là biến đơn thường có kiểu nguyên; không được thay đổi giá trị của biến đếm sau từ khóa do.

- <giá trị đầu> và <giá trị cuối> là các biểu thức cùng kiểu với biến đếm; Trong dạng lặp tiến, giá trị đầu không lớn hơn giá trị cuối; Trong dạng lặp lùi, giá trị đầu không nhỏ hơn giá trị cuối;

Hoạt động của câu lệnh lặp for-do:

+ Ở dạng lặp tiến: với biến đếm lần lượt tăng dần từ giá trị đầu đến giá trị cuối, câu lệnh viết sau từ khóa do sẽ được thực hiện lặp lại một lần.

+ Ở dạng lặp lùi: với biến đếm lần lượt giảm dần từ giá trị cuối đến giá trị đầu, câu lệnh viết sau từ khóa do sẽ được thực hiện lặp lại một lần.

Hoạt động 5: Trả lời câu hỏi về câu lệnh lặp for-do

(1) Mục tiêu: HS nắm được câu lệnh lặp for-do ở mức độ hiểu.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Rèn luyện tư duy phân tích, tổng hợp.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm.

Page 61: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

61

(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu và chương trình minh họa.

(5) Sản phẩm: Học sinh trả lời được các phiếu câu hỏi về câu lệnh lặp for-do từ đó hiểu rõ được ý nghĩa, hoạt động của câu lệnh lặp này. (mức độ hiểu).

Nội dung hoạt động

PHIẾU CÂU HỎI 1

(1) Hãy giải thích hoạt động của các câu lệnh sau đây với i là biến kiểu byte:

a) for i:= 1 to 10 do <câu lệnh>;

b) for i:= 10 downto 1 do <câu lệnh>;

(2) Hãy so sánh hoạt động của hai câu lệnh sau đây với c là biến kiểu char

a) for c := 'a' to 'j' do <câu lệnh>;

b) for c := 'j' downto 'a' do <câu lệnh>;

PHIẾU CÂU HỎI 2

(3) Hãy chọn câu khẳng định đúng trong các câu sau:

Trong câu lệnh lặp for-do tổng quát

A. biến đếm là biến phải có giá trị kiểu số;

B. giá trị của biến đếm có thể được sử dụng trong câu lệnh trong thân vòng lặp;

C. nếu giá trị đầu bằng giá trị cuối thì câu lệnh thân vòng lặp không được thực hiện lần nào;

D. giá trị đầu và giá trị cuối có thể khác kiểu dữ liệu với biến đếm.

(4) Đoạn chương trình nàu dưới đây tính S là tổng của N số tự nhiên đầu tiên:

A. S:=0; for i=1 to N do S := S + i;

B. S:=0; for i:=1 to N do S = S + i;

C. S:=0; for i:=1 downto N do S := S + i;

Page 62: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

62

D. S:=0; for i:=1 to N do S := S + i;

C. VẬN DỤNG

Hoạt động 6: Lập trình giải bài toán 1

(1) Mục tiêu: HS nhận dạng được câu lặp for-do trong một chương trình cụ thể. Hơn nữa, HS hiểu được thuật toán được cài đặt như thế nào thông qua câu lệnh này (mức độ vận dụng thấp).

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Rèn luyện tư duy phân tích, tổng hợp.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu và chương trình minh họa.

(5) Sản phẩm: Học sinh trả lời được phiếu câu hỏi về chương trình vận dụng câu lệnh lặp for-do để giải quyết bài toán (mức độ vận dụng thấp).

Nội dung hoạt động

Hãy tìm hiểu chương trình dưới đây để giải bài toán 1 theo thuật toán Tong_1a:

TT Lệnh #1 #2 #3 #4 #5 #6 #7 #8 #9 #10 #11 #12 #13

program Tong_1a; uses crt; var S: real; a, N : integer; begin

clrscr; write('Nhap gia tri a: '); readln(a); S := 1.0/a; for N := 1 to 100 do S := S + 1.0/(a+N); writeln('Tong S la: ', S:8:4); readln;

Page 63: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

63

#14 end.

PHIẾU CÂU HỎI

(1) Chương trình Tong_1a có thể chia thành những phần nào (từ dòng lệnh nào đến dòng lệnh nào)? Nhiệm vụ/công việc của từng phần đó là gì?

(2) Chương trình Tong_1a đã sử dụng câu lệnh for-do dạng lặp tiến hay lùi?

(3) Để có chương trình thể hiện thuật toán Tong_1b ta sẽ sử dụng câu lệnh for-do dạng lùi. Khi đó, cần sửa lại các dòng lệnh nào? Hãy viết các dòng lệnh đó?

Hoạt động 7: Lập trình giải bài toán tính tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ M đến N

(1) Mục tiêu: HS thể hiện được câu lặp for-do trong một tình huống cụ thể. Nói cách khác, HS sử dụng được câu lệnh for-do để cài đặt thuật toán giải bài toán mới (vận dụng mức cao).

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Rèn luyện tư duy phân tích, qui lạ về quen.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu và chương trình minh họa.

(5) Sản phẩm: Học sinh thực hiện yêu cầu được nêu trong phiếu câu hỏi về vận dụng câu lệnh lặp for-do để giải quyết bài toán mới (mức độ vận dụng cao).

Nội dung hoạt động

PHIẾU CÂU HỎI

Bài toán: Viết chương trình thực hiện việc hai số nguyên dương M và N (M<N), tính và đưa lên màn hình tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ M đến N.

Hãy đọc gợi ý hoặc câu hỏi gợi ý ở cột bên trái để hoàn thành chương trình giải bài toán đã nêu ở cột bên phải

Gợi ý/Câu hỏi gợi ý Chương trình

Page 64: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

64

(1) Chương trình gồm những phần chính hay các công việc chính sau:

- Nhập M, N từ bàn phím;

- Tính tổng T;

- In ra màn hình tổng T;

(2) Hãy viết các lệnh (hay đoạn trình) làm công việc nhập M và N?

(3) Để tính tổng T, ta sẽ dùng biến đếm i lần lượt tăng dần từ giá trị đầu M đến giá trị cuối N, với mỗi giá trị của i, ta dùng phép toán mod để tiến hành kiểm tra xem nếu i chia hết cho 3 hoặc i chia hết cho 5 thì thực hiện câu lệnh cộng i cho tổng T. Ban đầu T được khởi tạo bằng 0.

(4) Hãy lệnh in ra màn hình giá trị của T.

#1: program Vi_du_2;

#2: uses crt;

#3: var M, N, i: integer;

#4: T : longint;

#5: begin

#6: clrscr;

#7: write('Nhap so M nho hon N');

#8: write('M = '); ………..;

#9: ……………; readln(N);

#9: T := 0;

#10: for i := …. to ….. do

#11: if (i mod 3 = 0) or (…………) then

#12: T := ……..;

#13: ……………….;

#14: readln;

#15: end. C. TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Hoạt động 8: Tìm hiểu các đoạn chương trình sử dụng câu lệnh for-do

(1) Mục tiêu: HS thực hiện được các hoạt động nhận dạng và thể hiện câu lặp for-do trong các tình huống cụ thể.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu và bảng phụ.

(5) Sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi về vận dụng câu lệnh lặp for-do để giải quyết các tình huống cụ thể (mức độ vận dụng thấp và cao).

Page 65: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

65

Nội dung hoạt động

Câu 1. Cho p, q và i là các biến nguyên. Khi thực hiện đoạn chương trình sau đây:

p := 0; q:=0;

for i := 1 to 6 do p := p + i; q := q+ i;

writeln(p, ’, ’ ,q);

Kết quả in lên màn hình có trong phương án nào dưới đây:

A. 6, 6

B. 21, 6

C. 21, 21

D. 6, 21

Câu 2. Những đoạn chương trình nào dưới đây tính tổng S = 12 + 22 + ... + 92.

A. S := 0; for i := 1 to 9 do S := S + i*i;

B. S := 1; for i := 1 to 9 do S := S + i*i;

C. S := 0; for i := 9 downto 1 do S := S + i*i;

D. S := 5; for i:=9 downto 3 do S := S + sqr(i);

Hoạt động 9: Tìm hiểu câu lệnh for-do lồng nhau

(1) Mục tiêu: HS hiểu được câu lệnh for-do lồng nhau.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu và bảng phụ.

(5) Sản phẩm: Dưới sự gợi ý giảng giải của GV, học sinh viết được đoạn chương trình sử dụng câu lệnh for-do lồng nhau để giải quyết được một bài toán đơn giản. (mức độ vận dụng thấp và cao).

Nội dung hoạt động

Page 66: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

66

Hình bên là đoạn chương trình sử dụng câu lệnh lặp for-do lồng nhau để giải bài toán “Vừa gà vừa chó, bó lại cho tròn, 36 con, 100 chân chẵn. Hỏi có bao nhiêu gà, bao nhiêu chó?”.

for c := 1 to 36 do

for g := 0 to 36 – c do

if c*4 + g *2 = 100 then

writeln(‘so ga: ’,g, ‘so cho: ’,c);

Hãy viết đoạn chương trình giải bài toán “Trăm trâu trăm cỏ, trâu đứng ăn năm, trâu nằm ăn ba, lụ khụ trâu già 3 con một bó. Hỏi số trâu mỗi loại?”.

D. Hướng dẫn học ở nhà - Ôn lại bài học hôm nay; - Chuẩn bị trước cho tiết thứ ba của bài học này: mục 3: Lặp với số lần chưa

biết trước và câu lệnh while-do.

6.2. Tiến trình dạy học bài 3: CÂU LỆNH LẶP WHILE-DO

Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt của bài 2

Về kiến thức

Học sinh cần:

- Hiểu được vai trò của cấu trúc lặp trong biểu diễn thuật toán;

- Hiểu cấu trúc lặp với số lần không biết trước, kiểm tra điều kiện trước;

- Hiểu được câu lệnh lặp while-do trong Pascal.

- Bước đầu biết vận dụng đúng đắn từng loại cấu trúc lặp vào tình huống cụ thể.

Về kỹ năng

- Viết đúng các câu lệnh lặp với số lần không biết trước (kiểm tra điều kiện trước) while-do.

- Viết được một số chương trình của một số bài toán đơn giản có sử dụng câu lệnh lặp.

Về tư tưởng, tình cảm

- Học sinh hiểu bài và hứng thú với bài học.

Page 67: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

67

- Học sinh ngày càng say mê lập trình hơn, đặc biệt là sau khi đã biết tất cả các các cấu trúc điều khiển cơ bản trong chương trình.

Phương pháp dạy học, phương tiện dạy học chủ yếu

- Dạy học theo quản điểm hoạt động

- Sử dụng máy chiếu, slide bài giảng, SGK, máy tính cài đặt môi trường lập trình để minh họa, giấy khổ lớn và các bảng phụ

A. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

(1) Mục tiêu: HS nhớ được cú pháp và hiểu được hoạt động của câu lệnh for-do trong bài học trước.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Vấn đáp.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.

(5) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra bài cũ..

Nội dung hoạt động

Sau khi chạy chương trình cho trong hình bên phải dưới đây, kết quả in ra màn hình là gì, hãy chọn phương án đúng

A. 15

B. 9

C. 20

D. 5

var S, i, j :integer;

begin

S := 0;

for i:=1 to 4 do

for j:=1 to 5 do S := S + 1;

writeln(S):

readln;

end.

Page 68: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

68

Hoạt động 2: Tìm hiểu thuật toán giải bài toán 2

(1) Mục tiêu: HS hiểu được cấu trúc lặp với số lần không biết trước.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện; Rèn luyện tư duy so sánh, phân tích.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.

(5) Sản phẩm: HS trả lời được phiếu câu hỏi và qua đó HS hiểu được cấu trúc lặp với số lần không biết trước.

Nội dung hoạt động

Cột bên phải trong bảng dưới đây là thuật toán Tong_2 tính tổng S của dãy số theo yêu cầu của bài toán 2. Thuật toán Tong_1a giải bài toán 1 được trình bày ở cột bên cạnh để tiện so sánh. Hãy quan sát hai thuật toán này và trả lời các câu hỏi cho ở Phiếu câu hỏi bên dưới.

Thuật toán Tong_1a

Bước 1: S ¬ 1/a; N ¬ 0;

Bước 2: N ¬ N + 1;

Bước 3: Nếu N > 100 thì chuyển đến bước 5;

Bước 4: S ¬ S + 1/(a+N); rồi quay lại bước 2;

Bước 5: Đưa S ra màn hình, rồi kết thúc.

Thuật toán Tong_2

Bước 1: S ¬ 1/a; N ¬ 0;

Bước 2: Nếu 1/(a+N) < 0.0001 thì chuyển đến bước 5;

Bước 3: N ¬ N + 1;

Bước 4: S ¬ S + 1/( a+N); rồi quay lại bước 2;

Bước 5: Đưa S ra màn hình, rồi kết thúc.

PHIẾU CÂU HỎI

(1) Như đã mô tả cách tính tổng S trong bài toán 2 ở những tiết học trước, có thể thấy thuật toán giải bài toán 2 chỉ khác thuật toán giải bài toán 1 ở một điểm duy nhất. Hãy phát hiện điểm khác duy nhất đó?

(2) Để thu được thuật toán Tong_2 từ thuật toán Tong_1a, ta sẽ thay điều kiện ở bước 3 thành điều kiện nào?

Page 69: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

69

(3) Sau khi sửa thuật toán Tong_1a để thu được thuật toán Tong_2, có nên thay đổi thứ tự bước 2 và bước 3 cho nhau không? tại sao?

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP

Hoạt động 3: Tìm hiểu câu lệnh lặp while-do

(1) Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa và hoạt động của câu lệnh lặp while-do.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện;

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.

(5) Sản phẩm: HS phát biểu được hoạt động của câu lệnh lặp với số lần không biết trước, kiểm tra điều kiện trước while-do.

Nội dung hoạt động

Để giải bài toán 2 theo thuật toán Tong_2 ta có thể sử dụng câu lệnh lặp while-do, là câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước, cú pháp như sau:

while <điều kiện> do <câu lệnh>;

Trong đó:

- <điều kiện> là một biểu thức quan hệ hoặc logic;

- <câu lệnh> là một câu lệnh của Pascal;

Việc thực hiện câu lệnh while-do được thể hiện như sơ đồ dưới đây. Hãy giải thích hoạt động của câu lệnh while-do qua sơ đồ này.

Điều

kiện

Câulệnh

đúng

sai

sai

Page 70: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

70

Hoạt động 4: Tìm hiểu sơ đồ thuật toán biểu thị câu lệnh while-do để giải bài toán 2

(1) Mục tiêu: HS hiểu được thuật toán thể hiện cấu trúc và câu lệnh lặp với số lần không biết trước, kiểm tra điều kiện trước.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện;

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.

(5) Sản phẩm: HS trả lời được phiếu câu hỏi, từ đó các em hiểu được thuật toán giải bài toán sử dụng câu lệnh lặp while-do.

Nội dung hoạt động

PHIẾU CÂU HỎI

Dưới đây là sơ đồ thuật toán giải bài toán 2. Hãy tìm hiểu sơ đồ thuật toán và trả lời các câu hỏi sau đây:

(1) Giá trị cho S và N trước vòng lặp là gì?

(2) Điều kiện điều khiển quá trình lặp là gì?

(3) Hãy chỉ ra những câu lệnh cần thực hiện ứng với trường hợp điều kiện đúng?

(4) Hãy chỉ ra câu lệnh cần thực hiện ứng với trường hợp điều kiện sai?

Page 71: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

71

Hoạt động 5: Xây dựng chương trình giải bài toán 2

(1) Mục tiêu: HS tham gia xây dựng được chương trình thể hiện thuật toán sử câu lệnh lặp while-do để giải quyết bài toán quen thuộc.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện;

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.

(5) Sản phẩm: HS trả lời được phiếu câu hỏi, từ đó các em có thể xây dựng được chương trình giải quyết bài toán quen thuộc bằng cách sử dụng câu lệnh lặp while-do.

Nội dung hoạt động

PHIẾU CÂU HỎI

Để tiến đến cài đặt chương trình hoàn chỉnh cho sơ đồ thuật toán giải bài toán 2, hãy thực hiện các công việc sau:

1/(a+N)

<0,0001?

ĐưaraS;

Kếtthúc

đúng

sai

Nhậpa

S¬1/a;

N¬0;

N¬N+1;

S¬S+1/(a+N);

sai

Page 72: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

72

(1) Viết đoạn trình nhập a từ bàn phím

(2) Viết đoạn trình khởi tạo giá trị cho các biến S và N

(3) Viết đoạn trình thể hiện việc tính tổng S như đã mô tả trong thuật toán bằng cách sử dụng câu lệnh while-do

(4) Viết câu lệnh in ra màn hình giá trị của S.

(5) Hoàn thiện chương trình giải bài toán 2 dưới đây.

#1: program Tong_2;

#2: uses crt;

#3: const e = 0.0001;

#4: var S: real;

#5: …. : integer;

#6: begin

#7: clrscr;

#8: …………..;

#9: …………..;

#10: S := 1.0/a; N := 0;

#11: while not (1/(a+N)<e) do

#12: begin

#13: …………..;

#14: ……………;

#15: end;

#16: writeln('Tong S la: ', S:8:4);

#17: readln;

#18: end.

Page 73: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

73

Hoạt động 6: Trả lời câu hỏi về câu lệnh lặp

(1) Mục tiêu: HS hiểu rõ cách sử dụng câu lệnh lặp while-do.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện;

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.

(5) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm về câu lệnh lặp while-do. (Mức độ hiểu và vận dụng thấp)

Nội dung hoạt động

Câu 1. Hãy chọn câu trả lời đúng trong các phương án trả lời dưới đây:

Trong cú pháp tổng quát của câu lệnh lặp for-do và while-do của Pascal, câu lệnh sau từ khóa do có thể là

A. câu lệnh đơn, như câu lệnh gán, câu lệnh gọi thủ tục vào/ra;

B. câu lệnh ghép begin-end;

C. câu lệnh có cấu trúc, như câu lệnh if-then, câu lệnh for-do hoặc while-do khác.

D. tất cả các khả năng trên

Câu 2. Hãy chỉ ra câu trả lời sai trong các câu trả lời dưới đây:

Trong câu lệnh lặp while-do

A. điều kiện điều khiển vòng lặp là một biểu thức quan hệ hoặc biểu thức logic;

B. biểu thức biểu thị điều kiện phải được một trong các lệnh ở thân vòng lặp làm thay đổi giá trị sau một số hữu hạn vòng lặp.

C. câu lệnh ở thân vòng lặp có thể là một câu lệnh có cấu trúc như if-then, for-do, nhưng không thể là câu lệnh while-do khác.

D. câu lệnh ở thân vòng lặp nếu là một câu lệnh if-then thì câu lệnh sau từ khóa then có thể không thực hiện đủ số lần lặp thực sự diễn ra trong quá trình lặp.

Page 74: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

74

Câu 3. Xét chương trình sau:

var a : integer;

begin

...

while a = 0 do

begin

write(‘nhap so a: ‘);

readln(a);

end;

end.

Để lệnh readln(a) trong chương trình thực hiện ít nhất một lần thì tại chỗ ba chấm (...) trong chương trình, ta sẽ chọn lệnh nào trong số các lệnh sau:

A. a := 0; B. a := 1;

C. a := -1; D. a <> 0;

C. VẬN DỤNG

Hoạt động 7: Khám phá thuật toán tìm ước chung lớn nhất

(1) Mục tiêu: HS có thể tham gia vào quá trình giải quyết bài toán mới bằng cách sử dụng câu lệnh lặp while-do. (Mức độ hiểu và vận dụng thấp

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện;

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.

(5) Sản phẩm: Dưới sự hướng dẫn của GV, HS trả lời phiếu câu hỏi.

Nội dung hoạt động

PHIẾU CÂU HỎI

Page 75: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

75

Ý tưởng thuật toán “trừ liên liên tiếp” để tìm ước chung lớn nhất của hai số nguyên dương M và N như sau: Ta lặp quá trình thay số lớn hơn bằng nó trừ đi số bé hơn. Kết thúc quá trình lặp thì hai số bằng nhau và một trong chúng là ước chung lớn nhất (UCLN) cần tìm.

Ví dụ M = 6, N = 9

Quá trình biến đổi M và N như sau: (6, 9) ® (6, 3) ® (3 , 3) Þ UCLN = 3

Dựa vào ý tưởng trên, hãy trình bày thuật toán (liệt kê từng bước hoặc sơ đồ khối) để tìm UCLN của hai số nguyên dương M và N cho trước.

GV chính xác hóa lại thuật toán cho HS như sau

Thuật toán trừ liên tiếp

Bước 1: Nhập M, N;

Bước 2: Nếu M = N thì lấy giá trị chung này làm UCLN rồi chuyển đến bước 5;

Bước 3: Nếu M > N thì M ¬ M - N rồi quay lại bước 2;

Bước 4: N ¬ N - M rồi quay lại bước 2;

Bước 5: Đưa ra kết quả UCLN, rồi kết thúc.

Page 76: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

76

Hoạt động 8: Lập trình tìm ước chung lớn nhất

(1) Mục tiêu: HS có thể tham gia vào quá trình giải quyết bài toán tương tự bằng cách sử dụng câu lệnh lặp while-do. (Mức độ hiểu và vận dụng thấp)

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện; Rèn tư duy so sánh tương tự.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.

(5) Sản phẩm: Dưới sự hướng dẫn của GV, HS trả lời phiếu câu hỏi.

Nội dung hoạt động

PHIẾU CÂU HỎI

(1) Chương trình cài đặt thuật toán tìm UCLN của hai số nguyên M và N cho trước sẽ gồm các công việc chính nào trong các công việc sau

- Nhập M, N từ bàn phím;

M=N?

ĐưaraM;

Kếtthúc

đúng

NhậpM

và N

N¬N-M; M>N? M¬M-N;

sai sai

đúngsai

Page 77: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

77

- Kiểm tra nếu M lớn N thì gán M bằng M - N

- Kiểm tra nếu N lớn M thì gán N bằng N - M

- Tìm UCLN của M và N;

- In ra màn hình UCLN;

(2) Hãy viết các lệnh nhập M và N?

(3) Hãy sử dụng câu lệnh while-do để viết đoạn trình thể hiện cách tính UCLN như đã mô tả trong thuật toán?

(4) Hãy viết câu lệnh in ra màn hình giá trị của M.

(4) Hãy lập trình tìm UCLN của hai số nguyên M và N cho trước

GV chính xác lại chương trình cho HS như sau:

#1: program UCLN;

#2: uses crt;

#3: var M, N: integer;

#4: begin

#5: clrscr;

#6: write('M, N: ');

#7: readln(M, N);

#8: while M <> N do

#9: if M>N then M := M - N

#10: else N := N - M;

#11: writeln('UCLN la: ', M);

#12: readln;

#13: end.

D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ

- Ôn lại bài học hôm nay;

Page 78: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

78

- Làm các bài tập 5, 6 trong SGK trang 51;

- Chuẩn bị trước bài: “Bài tập và thực hành 2".

NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP CHỦ ĐỀ CÂU LỆNH LẶP

NỘI DUNG 1. Cấu trúc lặp

Câu ND1.ĐT.NB.1

Trong các tình huống sau, tình huống nào cần đến cấu trúc lặp để mô tả một hay một số hoạt động được lặp đi lặp lại:

A) Khi sử dụng điện thoại di động có mật khẩu đăng nhập, ta phải nhập mật khẩu một số lần nếu mật khẩu đưa vào không đúng

B) Khi sử dụng thang máy, thang máy được điều khiển đi lên hay đi xuống đến các tầng dựa trên nguyên tắc ưu tiên những khách gọi thang máy trước.

C) Lập trình tính tổng S của dãy n số tự nhiên đầu tiên theo công thức S = n(n+1)/2

D) Lập trình tính số mol của một chất A biết nguyên tử khối của A khi lần lượt nhập khối lượng (gam) của A từ bàn phím.

Câu ND1.ĐT.NB.2

Trong các mô tả dưới đây, mô tả nào biểu diễn đúng cấu trúc lặp:

Mô tả 1

Nhập số gam P và số lít O2 tham gia phản ứng hóa học là mP và VO2 Tính số mol P tham gia phản ứng theo công thức nP = mP/31 Tính số mol O2 tham gia phản ứng theo công thức nO2 = VO2/22.4

Mô tả 2

Thực hiện các công việc sau đây 5 lần để đưa 150 khách từ địa điểm A đến địa điểm B bằng xe ô tô 30 chỗ ngồi.

(1) Đón 30 khách ở địa điểm A (2) Chở khách và trả khách ở địa điểm B (3) Quay về bến A

Mô tả 3

Page 79: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

79

(1) Viết ra dãy số 2016 (không viết dấu ngăn cách giữa các số) (2) Viết số tiếp theo có giá trị bằng chữ số hàng đơn vị của tổng 4 chữ số đứng ngay trước đó (3) Nếu số vừa viết là số 0 thì kết thúc công việc viết dãy số, nếu không thì quay lại thực hiện công việc 2 trên đây.

Câu ND1.ĐT.TH.1

Hãy giải thích hoạt động của cấu trúc lặp trong mô tả dưới đây và cho biết cấu trúc lặp này thực hiện công việc gì, giá trị của biến i và biến S bằng bao nhiêu khi thực hiện xong quá trình lặp.

Khởi gán giá trị 1 cho biến i, giá trị 0 cho biến S; Lặp quá trình sau đây khi giá trị của i còn nhỏ hơn 5

(1) Cộng giá trị của S với giá trị của i2 rồi gán kết quả cho S (2) Tăng giá trị của i lên 1 đơn vị

Câu ND1.ĐT.TH.2

Hãy giải thích hoạt động của các câu lệnh trong sơ đồ khối sau đây:

(Giải thích được hoạt động của cấu trúc lặp kiểm tra điều kiện trước trong một sơ đồ thuật toán cụ thể)

Câulệnh1

Điều

kiện

Câulệnh2

đúng

sai

Câulệnh3

Page 80: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

80

Câu ND1.ĐT.TH.3

Hãy giải thích hoạt động của các câu lệnh trong sơ đồ khối sau đây:

(Giải thích được hoạt động của cấu trúc lặp kiểm tra điều kiện sau trong một sơ đồ thuật toán cụ thể)

Câu ND1.ĐT.VDT.1

Hãy chuyển phát biểu dưới đây sang mô tả thuật toán tính tích của n số tự nhiên đầu tiên bằng cách sử dụng cấu trúc lặp.

“Để tính giá trị của T là tích của n số tự nhiên đầu tiên ta thực hiện như sau: Với mỗi giá trị của i bằng 1, 2, …, n, ta lấy T nhân với i rồi gán kết quả cho T. Ban đầu T được khởi tạo giá trị là 1.”

NỘI DUNG 2. Câu lệnh lặp for-do

Câu ND2.ĐT.NB.1

Hãy phát biểu cú pháp và hoạt động của câu lệnh for-to-do trong ngôn ngữ lập trình Pascal?

(Tái hiện được chính xác nội dung đơn vị kiến thức)

Câulệnh1

Điều

kiện

Câulệnh2

đúng

sai

Câulệnh3

Page 81: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

81

Câu ND2.ĐT.NB.2

Hãy chọn các phương án trả lời đúng trong các phương án sau:

A) Cú pháp tổng quát của câu lệnh while-do được viết như sau:

while <điều kiện> do <câu lệnh>;

B) Trong câu lệnh while-do, <điều kiện> là một biểu thức logic có giá trị đúng (true) hoặc sai (false).

C) Trong câu lệnh lặp while-do, <câu lệnh> sẽ được thực hiện lặp đi lặp lại khi <điều kiện> có giá trị đúng

D) Quá trình lặp trong câu lệnh while-do chỉ dừng lại khi <điều kiện> có giá trị đúng.

(Tái hiện được chính xác nội dung đơn vị kiến thức)

Câu ND2.ĐT.TH.1

Hãy giải thích hoạt động của câu lệnh sau đây và cho biết nó thực hiện công việc gì?

for i := 1 to 9 do writeln(2*i);

(Giải thích được hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh khuyết trong một tình huống cụ thể)

Câu ND2.ĐL.NB.1

Câu lệnh nào dưới đây viết đúng:

A) for i = 1 to 10 do writeln(i*i);

B) for i := 1, 2, …, 10 do writeln(i*i);

C) for i := 1 to 10 do writeln(i*i);

D) for i := 1 downto 10 do writeln(i*i);

(Nhận biết được câu lệnh for-do viết đúng hay sai; ở đây có 2 giá trị dùng để lượng hóa là đúng và sai )

Câu ND2.ĐL.TH.1

Sau khi thực hiện đoạn chương trình dưới đây, giá trị của S là gì?

readln(a, n);

Page 82: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

82

S := 1;

for i := 1 to n do S := S * a;

(Có nhiều đơn vị kiến thức và có suy luận trung gian)

Câu ND2.ĐL.VDT.1

Hãy viết đoạn chương trình để tính giá trị biểu thức sau

! = 1 + 12 +13 +⋯

1(

(Vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống quen thuộc)

Câu ND2.ĐL.VDC.1

Hãy viết đoạn chương trình để đếm xem có bao nhiêu số chia hết cho 9 trong đoạn [a, b], với các số nguyên a và b nhập từ bàn phím.

(Vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống mới: Sau câu lệnh lặp cần đến câu lệnh rẽ nhánh)

Câu ND2.TH.NB.1

Hãy sửa một lỗi cú pháp trong chương trình dưới đây rồi chạy thực hiện chương trình và thông báo kết quả

var i, n, S : longint;

begin

S := 0;

for i = 1 to n do

if i mod 2 > 0 then S := S + i;

writeln(‘Tong cua cac so le trong n so tu nhien dau tien la:’, S);

readln;

end.

(HS phát hiện và sửa được lỗi cú pháp khi quan sát thao tác giải quyết vấn đề)

Page 83: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

83

Câu ND2.TH.TH.1

Chương trình sau đây tính nhiệt độ trung bình của 7 ngày, nhưng kết quả đưa ra không đúng. Hãy giải thích tại sao và sửa lại chương trình cho đúng

var x, y, z : integer;

begin

for i:=1 to 7 do

begin

write(‘nhap nhiet do ngay thu ’, i, ‘: ’);

readln(t);

end;

S := S + t;

Writeln(‘Nhiet do trung binh cua 7 ngay la: ’, S/7:0:2);

readln

end.

(HS phát hiện và sửa được lỗi ngữ nghĩa khi quan sát thao tác giải quyết vấn đề)

Câu ND2.TH.VDT.1

Cho một bàn cờ với các ô vuông. Ô thứ thứ nhất chứa 1 hạt gạo, số hạt gạo của ô thứ hai trở đi gấp đôi số hạt gạo của ô ngay trước đó. Hãy viết chương trình tìm số hạt gạo ở ô thứ n của bàn cờ. Số nguyên dương n được nhập từ bàn phím.

(HS vận dụng được kiến thức tổng hợp để giải quyết vấn đề trong tình huống quen thuộc)

Câu ND2.TH.VDC.1

Hãy viết chương trình in màn hình bảng cửu chương của các số từ 2 đến 9. Các bảng cửu chương cách nhau một dòng trống.

(HS vận dụng được kiến thức tổng hợp để giải quyết vấn đề trong tình huống mới: sử dụng câu lệnh lặp for-do lồng nhau kết hợp với câu lệnh ghép)

Page 84: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

84

NỘI DUNG 3. Câu lệnh lặp while-do

Câu ND3.ĐT.NB.1

Hãy phát biểu cú pháp và hoạt động của câu lệnh while-do trong ngôn ngữ lập trình Pascal?

(Tái hiện được chính xác nội dung đơn vị kiến thức)

Câu ND3.ĐT.NB.2

Hãy phát biểu cú pháp và hoạt động (ngữ nghĩa) của câu lệnh for-downto-do trong ngôn ngữ lập trình Pascal?

(Tái hiện được chính xác nội dung đơn vị kiến thức)

Câu ND3.ĐT.TH.1

Hãy giải thích hoạt động của câu lệnh sau đây và cho biết nó thực hiện công việc gì?

while a > 0 do

begin

r := a mod 10;

write(r);

a := a div 10;

end;

(Giải thích được hoạt động của câu lệnh lặp while-do trong một tình huống cụ thể)

Câu ND3.ĐL.NB.1

Câu lệnh nào dưới đây viết đúng:

A) while a mod 10 := 10 do a := a - 1;

B) while a <> b then if a > b then a := a – b else b := b – a;

C) while a > b do a := a – 1;

D) while a mod b > 0 do if a > b then a := a – b else b := b – a;

Page 85: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

85

(Nhận biết được câu lệnh while-do viết đúng hay sai; ở đây có 2 giá trị dùng để lượng hóa là đúng và sai )

Câu ND3.ĐL.TH.1

Sau khi thực hiện đoạn chương trình dưới đây, giá trị của S là gì?

S := 0;

while a > 0 do

begin

r := a mod 10;

if r mod 2 = 0 then S := S + r;

a := a div 10;

end;

writeln(r);

(Có nhiều đơn vị kiến thức và có suy luận trung gian)

Câu ND3.ĐL.VDT.1

Hãy viết đoạn chương trình để tìm ước số chung lớn nhất của hai số nguyên dương a và b cho trước.

(Vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống quen thuộc)

Câu ND3.ĐL.VDC.1

Hãy viết đoạn chương trình để tìm bội số chung nhỏ nhất của hai số nguyên dương a và b cho trước.

(Vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống mới)

Câu ND3.TH.NB.1

Hãy sửa hai lỗi cú pháp trong chương trình dưới đây rồi chạy thực hiện chương trình và thông báo kết quả với các giá trị của a và b nhập từ bàn phím là

a) a = 84, b = 63

b) a = 120, b = 64

Page 86: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

86

var i, n, S : longint;

begin

r := a mod b

while r > 0

begin

a := b;

b := r;

r := a mod b;

end;

writeln(b);

readln

end.

(HS phát hiện và sửa được lỗi cú pháp khi quan sát thao tác giải quyết vấn đề)

Câu ND3.TH.TH.1

Chương trình sau đây tìm chữ số có giá trị lớn nhất trong các chữ số của số nguyên dương a, nhưng kết quả đưa ra không đúng. Hãy giải thích tại sao và sửa lại chương trình cho đúng

var a, r, max : integer;

begin

write(‘Nhap so a: ’); readln(a);

max := 0;

while a > 0 do

begin

r := a mod 10;

if max > r then max := r;

Page 87: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

87

a := a div 10;

end;

write(‘chu so lon nhat la ’, max);

readln

end.

(HS phát hiện và sửa được lỗi ngữ nghĩa khi quan sát thao tác giải quyết vấn đề)

Câu ND3.TH.VDT.1

Dân số của một quốc gia năm 2000 là 80 triệu người. Giả sử tốc độc tăng dân số hàng năm là 3%. Hãy lập chương trình để cho biết đến năm nào thì quốc gia đó sẽ có dân số không ít hơn 85 triệu người.

(HS vận dụng được kiến thức tổng hợp để giải quyết vấn đề trong tình huống quen thuộc)

Câu ND3.TH.VDC.1

Một người gửi tiết kiệm không kì hạn với số tiền là A đồng với lãi suất 0.5% và chu kì tính lãi là C tháng. Hãy lập chương trình để cho biết sau bao nhiêu tháng, người đó rút hết tiền thì sẽ nhận được số tiền ít nhất là B đồng. Biết rằng với việc gửi tiết kiệm có kì hạn thì lãi suất được cộng vào vốn. Các số A, B, C được nhập từ bàn phím.

(HS vận dụng được kiến thức tổng hợp để giải quyết vấn đề trong tình huống mới)

2.5.2. Xây dựng bài học về thao tác trên đối tượng bảng của cơ sở dữ liệu, Tin học lớp 12, THPT

1. Lựa chọn nội dung chủ đề học tập

Thao tác với dữ liệu trong bảng. Nội dung của bài học bao gồm bài 5: Các thao tác cơ bản trên bảng (trang 41) và bài thực hành số 3: Thao tác trên bảng (trang 48). Nội dung bao gồm:

Page 88: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

88

- Mục 1. Cập nhật dữ liệu (Thêm bản ghi mới; Chỉnh sửa; Xóa bản ghi). - Mục 2: Sắp xếp và lọc. - Mục 3: Tìm kiếm đơn giản. - Mục 4: In dữ liệu - Luyện tập và thực hành số 3.

2. Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng

Kiến thức: Biết các lệnh làm việc với bảng: Cập nhật dữ liệu, sắp xếp và lọc, tìm kiếm đơn giản,

Kĩ năng: Thực hiện được: Mở bảng ở chế độ trang dữ liệu, cập nhật dữ liệu, sắp xếp và lọc, tìm kiếm đơn giản, tạo biểu mẫu bằng Wizard, định dạng và in trực tiếp (Học sinh cần có kĩ năng bước đầu thực hiện những công việc này với việc sử dụng thích hợp hai chế độ: Tự thiết kế và dùng Thuật sĩ). Cụ thể

(1) HS biết được các bước và thực hiện được cập nhật dữ liệu ở chế độ hiển thị trang dữ liệu: § Thêm bản ghi mới (Add) § Chỉnh sửa bản ghi hiện thời (Edit) § Xoá bản ghi hiện thời (Delete) .

(2) HS thực hiện được quy các bước và thực hiện được việc sắp xếp và lọc: § Sắp xếp ở chế độ hiển thị trang dữ liệu. Sử dụng nút lệnh sắp xếp tăng dần hoặc

giảm dần trên thanh công cụ dựa trên giá trị của trường được chọn. § Lọc ở chế độ hiển thị trang dữ liệu. Sử dụng các nút lệnh tương ứng trên thanh

công cụ Table Datasheet để thực hiện lọc theo ô dữ liệu đang chọn và lọc theo mẫu.

3. Kết quả đầu ra

Bảng 3.1. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu của kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học bài 5 “Các thao tác cơ bản với bảng”

Nội dung Câu hỏi/bài tập

Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu cần đạt)

1. Khái niệm cập nhật dữ liệu

Câu hỏi/ bài tập định tính

HS nhận biết được thông tin thực tiễn có thể thay đổi nên

HS hình dung được các công việc thêm bản ghi mới, sửa

HS nhận ra được được trong những những tình huống thực

Page 89: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

89

Nội dung Câu hỏi/bài tập

Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu cần đạt)

(TN/TL) thông tin của bảng cũng có thể thay đổi

thông tin một bản ghi đã có, xóa một bản ghi không còn cần lưu trữ, sắp xếp, lọc… là những công việc của cập nhật dữ liệu

tiễn, tình huống nào ăn khớp với thao tác cập nhật dữ liệu.

2. Thao tác thêm bản ghi mới

Câu hỏi/ bài tập định tính

(TN/TL)

HS nêu được ý nghĩa của thao tác thêm bản ghi mới

HS mô tả được các bước của thao tác thêm bản ghi mới

HS chỉ ra được được những tình huống thực tiễn, dẫn đến việc cần thêm bản ghi mới

Bài tập định lượng

(TN/TL)

HS nhận ra được một dãy các bước thực hiện có đúng với các bước của thao tác thêm bản ghi mới hay không

HS giải thích được những nội dung cần thực hiện ứng với mỗi bước của thao tác thêm bản ghi mới.

HS biết được những thao tác, nội dung cần thực hiện để hoàn thành việc thêm một bản ghi mới theo thông tin có sẵn.

HS biết phân tích tình huống thực tiễn và thông tin đối tượng để thao tác và hoàn thành việc thêm một bản ghi mới

Bài tập thực hành

HS biết chọn (nhận dạng) đúng các biểu tượng chức năng trên thanh công cụ, các tên lệnh trên

HS biết chọn đúng các biểu tượng chức năng trên thanh công cụ, các tên lệnh trên menu để thêm một bản

HS biết chọn đúng các biểu tượng chức năng trên thanh công cụ, các tên lệnh trên menu để thêm

Page 90: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

90

Nội dung Câu hỏi/bài tập

Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu cần đạt)

menu để thêm một bản ghi mới

ghi mới theo thông tin có sẵn

một bản ghi mới đáp ứng nhu cầu công tác quản lý

3. Thao tác chỉnh sửa

Câu hỏi/ bài tập định tính

(TN/TL)

HS nêu được ý nghĩa của thao tác chỉnh sửa giá trị một trường của một bản ghi

HS mô tả được các của thao tác chỉnh sửa giá trị một trường của một bản ghi

HS chỉ ra được được những tình huống thực tiễn dẫn đến việccần chỉnh sửa dữ liệu

Bài tập định lượng

(TN/TL)

HS nhận ra được một dãy các bước thực hiện có đúng với các bước của thao tác chỉnh sửa hay không

HS giải thích được những nội dung cần thực hiện ứng với mỗi bước của thao tác chỉnh sửa

HS nhận dạng chính xác các biểu tượng chức năng trên thanh công cụ, các ô dữ liệu để chỉnh sửa chính xác giá trị một trường của một bản ghi theo thông tin có sẵn

HS biết chọn đúng biểu tượng chức năng trên thanh công cụ, các ô dữ liệu, chỉnh sửa chính xác giá trị một trường của một bản ghi đáp ứng nhu cầu công tác quản lý

Bài tập thực hành

HS biết chọn (nhận dạng) đúng các biểu tượng chức năng trên thanh công cụ, các tên lệnh trên menu để chỉnh

HS thao tác chính xác để hoàn thành việc chỉnh sửa chính xác một trường của một bản ghi theo thông tin có sẵn

HS biết phân tích tình huống thực tiễn và thông tin đối tượng để thao tác và hoàn thành việc chỉnh chỉnh

Page 91: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

91

Nội dung Câu hỏi/bài tập

Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu cần đạt)

sửa giá trị của một trường của của bản ghi

sửa giá trị một trường của một bản ghi.

4. Thao tác xóa bản ghi

Câu hỏi/ bài tập định tính

(TN/TL)

HS nêu được ý nghĩa của thao tác xóa một bản ghi

HS mô tả được các bước của thao tác xóa một bản ghi

HS chỉ ra được được những tình huống thực tiễn dẫn đến việc phảixóa bản ghi

Bài tập định lượng

(TN/TL)

HS nhận ra được một dãy các bước thực hiện có đúng với các bước của thao tác xóa bản ghi hay không

HS giải thích được những nội dung cần thực hiện ứng với mỗi bước của thao tác xóa bản ghi.

HS nhận dạng chính xác các biểu tượng chức năng trên thanh công cụ, để xóa một bản ghi theo yêu cầu có sẵn

HS biết chọn đúng biểu tượng chức năng trên thanh công cụ, để xóa một bản ghi đáp ứng nhu cầu công tác quản lý

Bài tập thực hành

HS biết chọn (nhận dạng) đúng các biểu tượng chức năng trên thanh công cụ, các tên lệnh trên menu để xóa một bản ghi

HS thao tác chính xác để hoàn thành việc để xóa một bản ghi theo yêu cầu có sẵn

HS biết phân tích tình huống thực tiễn và thông tin đối tượng để xóa một bản ghi đáp ứng nhu cầu công tác quản lý

5. Thao tác sắp xếp

Câu hỏi/ bài tập định tính

(TN/TL)

HS nêu được ý nghĩa của thao tác sắp xếp

HS mô tả được các bước của thao tác sắp xếp

HS nhận biết được những tình huống thực tiễn

Page 92: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

92

Nội dung Câu hỏi/bài tập

Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu cần đạt)

đòi hỏi phải sắp xếp dữ liệu.

Bài tập định lượng

(TN/TL)

HS nhận ra được một dãy các bước thực hiện có đúng với các bước của thao tác sắp xếp hay không

HS giải thích được những nội dung cần thực hiện ứng với mỗi bước của thao tác sắp xếp

HS nhận dạng và chọn đúng biểu tượng chức năng trên thanh công cụ tương ứng, tên trường chọn làm khóa tương ứng với phương án sắp xếp cần thực hiện theo chỉ dẫn có sẵn

HS biết chọn đúng biểu tượng chức năng trên thanh công cụ tương ứng, tên trường chọn làm khóa tương ứng với phương án sắp xếp cần thực hiện đáp ứng nhu cầu công tác quản lý

Bài tập thực hành

HS biết chọn (nhận dạng) đúng các biểu tượng chức năng trên thanh công cụ, các tên lệnh trên menu đê thực hiện thao tác sắp xếp

HS chọn đúng biểu tượng chức năng trên thanh công cụ tương ứng, tên trường chọn làm khóa tương ứng với phương án sắp xếp cần thực hiện theo chỉ dẫn có sẵn

HS biết phân tích tình huống thực tiễn và thông tin đối tượng để HS chọn đúng biểu tượng chức năng trên thanh công cụ tương ứng, tên trường chọn làm khóa tương ứng với phương án sắp xếp cần thực hiện

Page 93: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

93

Nội dung Câu hỏi/bài tập

Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu cần đạt)

6. Thao tác lọc

Câu hỏi/ bài tập định tính

(TN/TL)

HS mô tả được ý nghĩa của thao tác lọc

HS mô tả được các bước của thao tác lọc

HS nhận biết được những tình huống thực tiễn đòi hỏi phải lọc dữ liệu.

Câu hỏi/Bài tập định lượng

(TN/TL)

HS nhận ra được một dãy các bước thực hiện có đúng với các bước của thao tác lọc hay không

HS giải thích được những nội dung cần thực hiện ứng với mỗi bước của thao tác lọc

HS biết chọn đúng biểu tượng chức lọc năng trên thanh công cụ, các trường của bảng để lọc dữ liệu chính xác theo yêu cầu có sẵn

HS biết chọn đúng biểu tượng chức năng trên thanh công cụ, các trường của bảng để lọc dữ liệu chính xác đáp ứng nhu cầu công tác quản lý

Bài tập thực hành

HS biết chọn (nhận dạng) đúng các biểu tượng chức năng trên thanh công cụ, các tên lệnh trên menu để thực hiện thao tác lọc

HS thao tác và hoàn thành việc lọc dữ liệu chính xác theo yêu cầu có sẵn

HS biết phân tích tình huống thực tiễn và thông tin đối tượng để để lọc dữ liệu chính xác bảng đáp ứng nhu cầu công tác quản lý.

Page 94: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

94

4. Xây dựng các câu hỏi kiểm tra, đánh giá

4.1. Ma trận câu hỏi

Nội dung Câu hỏi/bài tập

Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu cần đạt)

1. Khái niệm cập nhật dữ liệu

Câu hỏi/ bài tập định tính

ND1.ĐT.NB.* ND1.ĐT.TH.* ND1.ĐT.VDT.*

2. Thao tác thêm bản ghi mới

Câu hỏi/ bài tập định tính

ND2.ĐT.NB.* ND2.ĐT.TH.* ND2.ĐT.VDT.*

Câu hỏi/ Bài tập định lượng

ND2.ĐL.NB.* ND2.ĐL.TH.* ND2.ĐL.VDT.* ND2.ĐL.VDC.*

Bài tập thực hành

ND2.TH.TH.* ND2.TH.VDT.* ND2.TH.VDC.*

3. Thao tác chỉnh sửa

Câu hỏi/ bài tập định tính

ND3.ĐT.NB.* ND3.ĐT.TH.* ND3.ĐT.VDT.*

Câu hỏi/ Bài tập định lượng

ND3.ĐL.NB.* ND3.ĐL.TH.* ND3.ĐL.VDT.* ND3.ĐL.VDC.*

Bài tập thực hành

ND3.TH.TH.* ND3.TH.VDT.* ND3.TH.VDC.*

4. Thao tác xóa bản ghi

Câu hỏi/ bài tập định tính

ND4.ĐT.NB.* ND4.ĐT.TH.* ND4.ĐT.VDT.*

Câu hỏi/ Bài tập định lượng

ND4.ĐL.NB.* ND4.ĐL.TH.* ND4.ĐL.VDT.* ND4.ĐL.VDC.*

Page 95: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

95

Bài tập thực hành

ND4.TH.TH.* ND4.TH.VDT.* ND4.TH.VDT.*

5. Thao tác sắp xếp

Câu hỏi/ bài tập định tính

ND5.ĐT.NB.* ND5.ĐT.TH.* ND5.ĐT.VDT.*

Câu hỏi/ Bài tập định lượng

ND5.ĐL.NB.* ND5.ĐL.TH.* ND5.ĐL.VDT.* ND5.ĐL.VDC.*

Bài tập thực hành

ND5.TH.TH.* ND5.TH.VDT.* ND5.TH.VDT.*

6. Thao tác lọc bản ghi

Câu hỏi/ bài tập định tính

ND6.ĐT.NB.* ND6.ĐT.TH.* ND6.ĐT.VDT.*

Câu hỏi/ Bài tập định lượng

ND6.ĐL.NB.* ND6.ĐL.TH.* ND6.ĐL.VDT.* ND6.ĐL.VDC.*

Bài tập thực hành

ND6.TH.TH.* ND6.TH.VDT.* ND6.TH.VDT.*

4.2. Câu hỏi, bài tập

Việc biên soạn các câu hỏi, bài tập là cụ thể hóa Bảng tham chiếu các mức yêu cầu của kiểm tra, đánh giá (Bảng 3.1) và Hệ thống câu hỏi (Bảng 3.2).

Với quan điểm khai thác tối đa nguồn học liệu sách giáo khoa tin học lớp 12 Sách bài tập tin học lớp 12, hầu hết các câu hỏi/ bài tập được chúng tôi sử dụng, phát triển từ hai tài liệu chính này. Các câu hỏi, bài tập theo bảng ma trận câu hỏi trên đây khá dài nên sẽ được trình bày thành mục 7 (sau mục 6.)

Page 96: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

96

6. Thiết kế tiến trình dạy học

6.1. Khung tiến trình dạy học

Hoạt động

Nội dung Hoạt động học tập của HS Thời gian

(Phút)

Khởi động

N1. Tình huống xuất phát N1.HĐ1: Tạo động cơ xuất phát 10

Hình thành kiến thức

N2: Thao tác: Thêm bản ghi mới

N2.HĐ1. Giới thiệu thao tác thêm bản ghi mới

N2.HDD2. Nhận dạng và thể hiện thao tác thêm bản ghi mới

10

N3: Thao tác: Chỉnh sửa

N3.HĐ1. Giới thiệu thao tác chỉnh sửa

N3.HDD2. Nhận dạng và thể hiện thao tác chỉnh sửa

10

N4: Thao tác: Xóa bản ghi

N4.HĐ1. Giới thiệu thao tác xóa bản ghi mới

N4.HDD2. Nhận dạng và thể hiện thao tác xóa bản ghi mới

10

N5: Thao tác: Sắp xếp

N5.HĐ1. Giới thiệu thao tác sắp xếp

N5.HDD2. Nhận dạng và thể hiện thao tác sắp xếp

10

N6: Thao tác: Lọc N6.HĐ1. Giới thiệu thao tác lọc 10

Page 97: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

97

N6.HDD2. Nhận dạng và thể hiện thao tác lọc

Luyện tập

Vận dụng N7:Thực hành những nội dung đã được học theo hướng dẫn của giáo viên

N7. HĐ1. Graph hóa nội dung bài học

30

N8: Vận dụng kiến thức vào tình huống cụ thể

N7.HĐ2. Giao nhiệm vụ chuẩn bị cho tiết sau và tiết bài tập thực hành số 3 (Đề án học tập.

Ngoài lớp học

Mở rộng Tìm hiểu một số chức năng nâng cao

Nghiên cứu tài liệu và thực hành ở nhà

6.2. Hướng dẫn cụ thể tiến trình dạy học

1. Hoạt động Khởi động

(1) Mục tiêu: Tạo động cơ để HS có nhu cầu tạo, và thao tác với dữ liệu trong bảng.

(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Cá nhân, thảo luận nhóm.

(3) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.

(4) Sản phẩm: Học sinh có nhu cầu mong muốn được học thêm cách nhập, thêm, sửa, xóa dữ liệu trong bảng.

Nội dung hoạt động

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Chiếu bảng HỌC_SINH của tuần trước cho cả lớp theo dõi.

? Hãy cho biết các bước để (1) thêm bạn mới; (2) một bạn chuyển trường hoặc (3) một bạn sai điểm toán.

- Nếu thêm bạn mới ta phải thêm bản ghi mới.

- Nếu một bạn chuyển trường ta có thể xóa bản ghi chứa thông tin về bạn đó.

Page 98: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

98

- Nếu sai điểm toán thì phải sửa lại cho đúng.

Để làm được các công việc đó ta cần phải nắm và thực hiện được các thao tác thêm, bớt hoặc sửa chữa nội dung các bản ghi còn gọi là cập nhật dữ liệu.

-Ghi khái niệm mới:

Cập nhật dữ liệu là thay đổi dữ liệu trong các bảng gồm thêm bản ghi mới, chỉnh sửa, xóa các bản ghi.

2. Hình thành kiến thức

2.1. Cập nhật dữ liệu dữ liệu

(1) Mục tiêu: Giúp HS hiểu ý nghĩa và cách thức để thực hiện các thao tác cập nhật dữ liệu.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với tin học

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, Thảo luận nhóm.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.

(5) Kết quả: Học sinh biết cách thao tác cập nhật dữ liệu: Thêm, sửa, xóa.

Nội dung hoạt động

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Giới thiệu thao tác thêm, xóa, chỉnh sửa các bản ghi.

- Bước 1: Chọn tên bảng CSDL cấn cập nhật dữ liệu.

Quan sát giao diện và ghi:

Page 99: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

99

- Bước 2: Chọn nút hiển thị bảng ở chế độ trang dữ liệu.

Quan sát biểu tượng nút lệnh, giao diện ở chế độ trang dữ liệu và ghi.

Bước 3: Nhấp chuột chọn thao tác cần thực hiện.

Quan sát nhận dạng các nút lênh, giao diện khi thực hiện và ghi nhớ:

Thao tác

Nút Bảng chọn lệnh

Thêm

Insert\New record

Xóa

Chọn bản ghi, nháy chuột phải \ Delete

Chỉnh sửa

- Nháy chuột vào ô chứa dữ liệu, thực hiện các thay đổi cần thiết.

Luyện tập

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Chiếu giao diện table "Diem" lên màn hình và lần lượt đưa ra các tình huống:

- Bổ sung học sinh "Nguyễn Thị Khanh, sinh ngày 20/06/1991 với kết quả điểm các môn lần lượt là: 6,5; 8,1; 6,4; 7,1; 6,8; 7,2.

- Xóa học sinh "Phan Anh Tuấn"

- Lần lượt nhận dạng thao tác cần thực hiện, lựa chọn thao tác với nút hay bảng chọn rồi thực hiện việc cập nhật dữ liệu.

Page 100: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

100

- Sửa điểm lý của học sinh "Trương Hồng Hà" từ 7,0 thành 7,5.

2.2. Sắp xếp và lọc dữ liệu

(1) Mục tiêu: Giúp HS hiểu ý nghĩa, các bước để sắp xếp và lọc dữ liệu với những điều kiện cụ thể, thường gặp trong thực tiễn.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với tin học

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, Đàm thoại; Thảo luận nhóm.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.

(5) Sản phẩm: Học sinh biết cách thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu

Nội dung hoạt động

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Phương án 1: Lọc theo ô dữ liệu đang chọn.

Bước 1: Chọn ô dữ liệu có chứa giá trị cần lọc (ví dụ giá trị "Nguyễn" trong cột họ tên)

Bước 2: Nháy chuột vào nút

Quan sát màn hình và ghi:

Phương án 2: Lọc theo mẫu, điều kiện được trình bày dưới dạng mẫu. Ví dụ tìm những học sinh có điểm toán từ 8 trở lên.

Quan sát giao diện và ghi

Page 101: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

101

Bước 1: Nháy chuột vào nút

Bước 2: Xuất hiện hộp thoại "Filter by Form" ta nhập điều kiện lọc > 8 vào cột điểm toán.

Bước 3: Nháy chuột vào nút

để thực hiện lọc, ta được kết quả cần có.

Kết quả thực hiện thao tác lọc:

Nháy chuột vào nút để bỏ lọc.

Ta có thể kết hợp nhiều điều kiện lọc.

? Hãy lọc ra những nữ học sinh là đoàn viên Đoàn TNCS HCM

Thực hiện các thao tác và xác lập điều kiện lọc:

Nhận dạng được 2 điều kiện lọc là: GT="Nữ" đồng thời DOAN_VIEN =True (có dấu chọn).

2.3. Tìm kiếm đơn giản và in dữ liệu

(1) Mục tiêu: Giúp HS biết cách tìm kiếm dữ liệu và biết in dữ liệu từ bảng

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, Đàm thoại; Thảo luận nhóm.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.

(5) Sản phẩm: Học sinh biết cách tìm kiếm và dữ liệu từ bảng

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

B1. Giới thiệu các cách có thể sử dụng để tìm kiếm dữ liệu: Sử dụng menu Edit à

Quan sát màn hình và thực hành theo hướng dẫn

Page 102: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

102

Find; Tổ phím ^F hoặc sử dụng công cụ tìm kiếm.

B2. Gõ nội dung cần tìm vào hộp Find What

B3. Lựa chọn các phím chức năng

Sử dụng chức năng In ấn dữ liệu tương tự như trong phần mềm Word.

Học sinh nhắc lại và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

3. Hoạt động Luyện tập, Vận dụng

(1) Mục tiêu: Giúp HS nhận dạng thực hiện việc cập nhật dữ liệu với những kiện cụ thể, thường gặp trong thực tiễn.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, Khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với tin học

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thực hành trên máy.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.

(5) Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống thực tiễn cụ thể có nội dung trong bài thực hành số 3.

4. Hoạt động tìm tòi mở rộng

(1) Mục tiêu: Giúp những học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: làm việc cá nhân, nhóm

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học

(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.

(5) Học sinh biết cách mở rộng các kiến thức của mình thông qua một dự án thực tế

Hướng dẫn

Page 103: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

103

GV có thể giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu các thao tác thường gặp và ý nghĩa của các thao tác này trong công tác quản lý thông qua việc tổ chức cho HS tham gia dự án học tập, cụ thể:

Bước 1:Xác định chủ đề, nhiệm vụ học tập và nghiên cứu

Nhiệm vụ của các nhóm là: Tìm đọc thông tin trên mạng, trao đổi với các thầy, cô giáo làm công tác chủ nhiệm, công tác giáo vụ và BGH để tìm hiểu, thu thập các thông tin liên quan đến công tác quản lý HS.

Bước 2: Hình thành đề cương DAHT

GV giao nhiệm vụ cho các nhóm bằng phiếu học tập gồm các nội dung: Tên DA, mục tiêu DA, nhiệm vụ cụ thể, kết quả cần đạt và thời gian báo cáo.

• Mục tiêu của DAHT: Hệ thống hóa các công việc thường gặp khi quản lí thông tin của một HS, một lớp HS và toàn trường. • Nhiệm vụ cụ thể của DAHT:

- Tìm hiểu công tác quản lí học sinh theo phương thức truyền thống áp dụng đối với hầu hết các trường PT hiện nay.

- Đưa ra các yêu cầu mà phần mềm quản lý HS cần phải có để đáp ứng thực tiễn công tác quản lý HS của Nhà trường.

Thời gian

- Thời gian chuẩn bị: một tuần.

- Thời gian báo cáo: trong tiết 14 “Các thao tác cơ bản trên bảng”.

Bước 3: Triển khai DAHT để hoàn thiện sản phẩm.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS tìm hiểu thực trạng công tác quản lí HS trong nhà trường PT với hiệm vụ cụ thể sau:

• Tìm hiểu công tác quản lí học sinh của nhà trường. • Các tiện ích cần có của chương trình quản lí HS.

- Giới thiệu tài liệu tham khảo cần thiết cho HS.

Page 104: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

104

- Trưởng các nhóm họp xây dựng kế hoạch thực hiện DAHT, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và xác định các mốc thời gian phải hoàn thành sau đó báo cáo GV và chỉnh sửa kế hoạch theo góp ý của GV.

- Từng thành viên trong nhóm nghiên cứu tài liệu, gặp gỡ các thầy, cô giáo làm công tác quản lý trong nhà trường, tìm kiếm thông tin mạng và xử lí dữ liệu thu được để hoàn thành nhiệm vụ của mình và nộp báo cáo cho nhóm trưởng.

- Nhóm trưởng tổng hợp kết quả của từng thành viên viết báo cáo DAHT, thông qua toàn nhóm để hoàn thành báo cáo.

Bước 4: Báo cáo kết quả thực hiện DAHT

Việc các nhóm báo cáo kết quả DAHT được tích hợp trong kịch bản sư phạm của bài giảng GV.

Trong tiến trình lên lớp, GV đưa ra các vấn đề (có thể liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến kết quả thực hiện DAHT của các nhóm) và gọi đại diện của nhóm lên trình bày quan điểm của nhóm đồng thời khuyến khích các HS trong lớp lớp đưa ra các câu hỏi và thảo luận xung quanh nội dung trình bày của HS.

Kết thúc mỗi giai đoạn đàm thoại ngắn, GV đánh giá và xác định nội dung tri thức cần ghi nhớ.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1:Tìm hiểu công tác quản lí HS

? Hãy trình bày kết quả tìm hiểu về công tác quản lý HS của nhà trường

Nhóm thứ nhất báo cáo, các nhóm còn lại bổ sung:

Kết quả tìm hiểu:

- Công tác quản lí HS gồm nhiều công việc:

- Khi nhập học, HS phải cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân theo quy định

- Nhà trường phân lớp (việc phân lớp thường tham khảo các thông như: nơi ở, học lực, năng khiếu, sở thích, thiên hướng tự nhiên hay xã hội…

Page 105: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

105

? Làm thế nào để hoàn thành khối lượng công việc khổng lồ như vậy một cách chính xác, nhanh chóng

-Khi có sự thay đổi các thông tin (chuyển lớp, chuyển trường, thôi học, thay đổi về lí lịch học sinh…): phải cập nhật và ghi lại sự thay đổi đó.

- Lưu trữ kết quả học tập: GV bộ môn có một sổ điểm cá nhân riêng, lưu điểm của các lớp đang dạy. Mỗi lớp có một sổ gọi tên và ghi điểm (sổ điểm lớn), lưu lại toàn bộ điểm các môn của HS trong lớp.

- Việc nhập điểm tính điểm trung bình môn học sẽ do GV bộ môn tính. GV chủ nhiệm có trách nhiệm tính điểm trung bình học kì hoặc cả năm.

- GV chủ nhiệm xếp loại học tập và hạnh kiểm.

- Khi có yêu cầu về tìm kiếm, thống kê, phân loại HS theo một tiêu chí nào đó, bộ phận giáo vụ phải tiến hành đối chiếu thông tin trong sổ sách một cách thủ công.

Phải tin học hóa công tác quản lí.

GV nhận xét: Công tác quản lý HS ở trường phổ thông rất quan trọng và phức tạp, cần phải tin học hóa việc quản lý HS để nâng cao hiệu quả công tác này.

Hoạt động 2:Tìm hiểu về các tiện ích (chức năng) của chương trình quản lí HS.

? Căn cứ vào kết quả tìm hiểu, theo Em, chương trình quản lý HS cần phải có những chức năng nào

Nhóm thứ hai báo cáo, các nhóm còn lại bổ xung:

Kết quả tìm hiểu:

- Tạo lập dữ liệu mới. - Cập nhật dữ liệu (thêm, xóa, sửa…). - Xem thông tin. - Tra cứu, tìm kiếm thông tin - Sắp xếp thông tin. - Lọc thông tin. - Thống kê

Page 106: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

106

- Lập báo cáo theo nhu cầu người quản lý - In ấn. - Bảo mật hệ thống…

GV nhận xét: Các kết quả tìm hiểu trên cho thấy rõ các thao tác người quản lý thường sử dụng.

Nếu có điều kiện, GV có thể cho các nhóm HS trình bày các kết quả tìm hiểu của nhóm dưới dạng các slide và copy sẵn vào máy tính của GV để việc trình bày được sinh động, khoa học.

Bước 5:Đánh giá kết quả DAHT:

GV Đánh giá chung, các nhóm cũng như từng HS đã hoàn thành nhiệm vụ của DAHT. Kết quả thực hiện DAHT tìm hiểu thực trạng công tác quản lí học sinh ở trường PT, toàn thể chúng ta đã thấy rõ:

• Việc lưu trữ và xử lí thông tin một cách chính xác, kịp thời đóng vai trò quan trọng trong quản lí.

• Cần phải biết và sử dụng thành thạo các thao tác thêm bản ghi mới, chỉnh sửa, xóa bản ghi, sắp xếp, lọc, tìm kiếm bản ghi…

7. NỘI DUNG CÂU HỎI, BÀI TẬP CHỦ ĐỀ BẢNG, TIN HỌC 12

NỘI DUNG 1. Khái niệm cập nhật dữ liệu

Câu ND1.ĐT.NB

Giả sử lớp 12 A1 đã xảy ra một số các tình huống sau, tình huống nào sẽ dẫn tới danh sách lớp có sự thay đổi:

A). Bạn Bình từ trường khác chuyển đến.

B). Cô giáo chủ nhiệm đổi chỗ ngồi hai bạn trong lớp cho nhau.

C). Có một bạn thiếu phần đệm.

D). Có một bạn chuyển đi học trường khác.

E). Có một bạn xin nghỉ phép 2 ngày để tham gia Hội khỏe Phù Đổng.

Câu ND1.ĐT.TH

Cập nhật dữ liệu là:

Page 107: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

107

A). Thay đổi dữ liệu trong các bảng.

B). Thay đổi dữ liệu trong các bảng gồm: thêm bản ghi mới, chỉnh sửa, xóa bản ghi.

C). Thay đổi cấu trúc của bảng.

D). Thay đổi cách hiển thị dữ liệu trong bảng.

Câu ND1.ĐT.VDT

Hãy hình dung thao tác cần thực hiện đối với bảng HOC_SINH tương ứng với mỗitình huống sau bằng cách thực hiện việc ghép đôi.

Tình huống Thao tác cần thực hiện trên bảng

1 Bạn Bình từ trường khác chuyển đến a Chỉnh sửa nội dung bản ghi

2 Có một bạn thiếu phần đệm b Xóa bản ghi

3 Có một bạn chuyển đi học trường khác

c Lọc trích ra danh sách những HS có tên là “Hải”

4 Cô giáo cần có danh sách lớp được thể hiện theo vần a, b, c

d Thêm bản ghi mới

5 Cô giáo cần sanh sách các bạn có tên là “Hải”

e Cần sắp xếp lại bảng sao cho cột tên học sinh sắp theo vần a, b, c

NỘI DUNG 2. Thao tác thêm bản ghi mới

Câu ND2.ĐT.NB

Thao tác “Thêm bản ghi mới” là thao tác dùng để:

A). Thêm một trường (field) vào cấu trúc bảng.

B). Thêm một bản ghi vào bảng hiện thời.

C). Thay đổi dữ liệu của bản ghi.

Câu ND2.ĐT.TH

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai:

Page 108: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

108

A). Có thể thêm một bản ghi mới vào vị trí bất kỳ trong bảng

B). Chỉ có thể thêm bản ghi mới vào cuối bảng

C). Có thể thêm bản ghi mới vào cuối bảng

Câu ND2.ĐT.VDT

Hãy lấy các tình huống trong quản lý học sinh, quản lý bán hàng… dẫn đến việc thêm bản ghi mới.

Câu ND2.ĐL.NB

Trong khi nhập dữ liệu cho bảng, muốn chèn thêm một bản ghi mới, ta thực hiện : Insert ®...........

A) . Record B). New Rows

C). Rows D). New Record

Câu ND2.ĐL.TH

Hãy mô tả giao diện sau khi thực hiện thao tác: Insert à New Record (hoặc nháy nút ). Khi nhập thông tin cho bản ghi mới có cần lưu ý đến kiểu dữ liệu của trường hay không?

Câu ND2.ĐL.VDT

Xét bảng HOC_SINH.

Hãy mô tả các thao tác cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ bổ sung vào bảng HS: Trần Thị Thu Bình, sinh ngày 12 tháng 8 năm 1991, là Đoàn viên, hiện đang ở tại số 191 Trần Hưng Đạo và là tổ viên tổ 2.

Câu ND2.ĐL.VDC

Xét bảng HOC_SINH.

Có thể thêm một bản ghi mới để nhập thông tin: Nguyễn Thị Dung, sinh ngày 18 tháng 11 năm 1991, có chiều cao 1,60 m, cân nặng 48kg, chưa là Đoàn viên, hiện đang ở tại số 191 Trần Hưng Đạo và là tổ viên tổ 2 hay không? Tại sao.

Page 109: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

109

Câu ND2.TH.TH

Muốn chèn thêm một bản ghi mới, ta thực hiện:

A). Insert à New Record

B). Nháy nút

C). Nháy chuột trực tiếp vào bản ghi trống ở cuối bảng rồi gõ dữ liệu tương ứng

D). Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu ND2.TH.VDT

Xét bảng HOC_SINH. Hãy thao tác để hoàn thành nhiệm vụ bổ sung vào bảng HS: Trần Thị Thu Bình, sinh ngày 12 tháng 8 năm 1991, là Đoàn viên, hiện đang ở tại số 191 Trần Hưng Đạo và là tổ viên tổ 2.

Câu ND2.TH.VDC

Xét bảng HOC_SINH.

Hãy sử dụng thao tác thêm bản ghi mới để bổ sung vào danh sách lớp 02 bạn học sinh nữ vào tổ 1 và tổ 3.

NỘI DUNG 3. Thao tác chỉnh sửa

Câu ND3.ĐT.NB

Chỉnh sửa dữ liệu là:

A). Thay đổi kiểu dữ liệu trường.

B). Thay đổi giá trị một trường của một bản ghi.

C). Thay đổi độ rộng của trường.

D). Thay đổi cách hiển thị dữ liệu các bản ghi của bảng.

Câu ND3.ĐT.TH

Chỉnh sửa giá trị một trường của một bản ghi cho phép:

A).Thay toàn bộ giá trị của bản ghi

B). Chỉ thay đổi một phần giá trị của bản ghi

Page 110: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

110

C). Thay đổi giá trị một trường của một bản ghi.

D). Xóa bỏ bản ghi.

Câu ND3.ĐT.VDT

Xét bảng HOC_SINH

Hãy đưa ra một vài tình huống giả định để bắt buộc phải thực hiện chức năng chỉnh sửa giá trị một trường của một bản ghi.

Câu ND3.ĐL.NB

Muốn chỉnh sửa giá trị một trường của một bản ghi ta có thể thao tác:

A). Insert à New Record

B). Nháy chuột trực tiếp vào ô chứa dữ liệu tương ứng và thực hiện các thay đổi cần thiết.

C). Nháy nút

D). Nháy nút

Câu ND3.ĐL.TH

Khi thực hiện thao tác chỉnh sửa giá trị một trường của một bản ghi có cần quan tâm đến kiểu dữ liệu của trường tương ứng không? Tại sao?

Câu ND3.ĐL.VDT

Xét bảng HOC_SINH

Giả sử HS Nguyễn An đã chuyển địa điểm từ sô 6 Nghĩa Tân về số 12 Trần Hưng Đạo. Làm thể nào để thực hiện các thao tác cần thiết để thể hiện sự thay đổi đó.

Câu ND3.ĐL.VDC

Xét bảng HOC_SINH

Giả sử trong việc lưu trữ địa chỉ HS có quy định mới: Số nhà phải đầy đủ ba chữ số, ví dụ 001, 011, 111. Hãy mô tả các thao tác cần thực hiện để cập nhật quy định mới trên.

Page 111: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

111

Câu ND3.TH.TH

Xét bảng HOC_SINH

Giả sử bảng HOC_SINH đang ở hiện trạng như hình 24 (trang 42, SGK Tin học lớp 12). Làm thế nào để bổ sung họ đệm cho HS “Cao Ngọc Trinh” thành “Cao Thị Ngọc Trinh”? và sửa ngày sinh cho HS Trương Hồng Hà cho đúng là “ ngày 28 tháng 2 năm 1991”).

Câu ND3.TH.VDT

Xét bảng HOC_SINH

Giả sử bảng HOC_SINH đang ở hiện trạng như hình 24 (trang 42, SGK Tin học lớp 12). Hãy thực hiện các thao tác cần thiết để bổ sung họ đệm cho HS “Cao Ngọc Trinh” thành “Cao Thị Ngọc Trinh”? và sửa ngày sinh cho HS Trương Hồng Hà cho đúng là “ ngày 28 tháng 2 năm 1991”).

Câu ND3.TH.VDC

Xét bảng HOC_SINH

Giả sử trong việc lưu trữ địa chỉ HS có quy định mới: Số nhà phải đầy đủ ba chữ số, ví dụ 001, 011, 111. Hãy thực hiện các thao tác cần thực hiện để cập nhật quy định mới trên.

NỘI DUNG 4. Thao tác xóa bản ghi

Câu ND4.ĐT.NB

Xóa bản ghi là:

A). Xóa bỏ dữ liệu của một số trường của một bản ghi

B). Thay đổi giá trị một trường của một bản ghi.

C). Xóa bỏ một trường.

D). Xóa bỏ toàn bộ dữ liệu của một bản ghi.

Câu ND4.ĐT.TH

Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau?

A). Bản ghi đã bị xóa thì không thể khôi phục lại được.

Page 112: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

112

B). Có thể xóa nhiều bản ghi một lúc.

C). Bản ghi đã xóa vẫn có thể khôi phục lại.

D). Để thực hiện thao tác xóa bản ghi cần phải xác định sẽ xóa bằng cách chọn Yes trong hộp thoại

Câu ND4.ĐT.VDT

Xét bảng HOC_SINH

Hãy đưa ra các giả định dẫn đến việc cần thực hiện thao tác xóa bản ghi.

Câu ND4.ĐL.NB

Để xóa một bản ghi ta thực hiện thao tác nào sau đây?

A). Chọn Insert → Delete Record rồi chọn Yes.

B). Nháy trên thanh công cụ rồi chọn Yes.

C). Nháy trên thanh công cụ rồi chọn Yes.

D). Cả A và B đều đúng.

Câu ND4.ĐL.TH

Trong khi nhập dữ liệu cho bảng, muốn xóa một bản ghi đã được chọn, ta thực hiện:

A). Edit/Delete B). Edit/Delete Record

C). Nhấn phím Delete D). Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu ND4.ĐL.VDT

Xét bảng HOC_SINH

Hãy mô tả các thao tác để xóa khỏi danh sách HS Lê Kiến Quốc vì lý do HS này đã chuyển trường.

Câu ND4.DL,VDC

Xét bảng HOC_SINH

Page 113: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

113

Do có trường THPT mới mở nên các bạn có địa chỉ tại Tây Sơn sẽ được chuyển về học tại trường mới. Hãy mô tả thao tác để cập nhật danh sách lớp sau khi các bạn HS này đã chuyển đi..

Câu ND4.TH.TH

Xét bảng HOC_SINH

Hãy thực hiện các thao tác để xóa khỏi danh sách HS Lê Kiến Quốc vì lý do HS này đã chuyển trường.

Câu ND4.TH.VDT

Xét bảng HOC_SINH

Do có trường THPT mới mở nên các bạn có địa chỉ tại Tây Sơn sẽ được chuyển về học tại trường mới. Hãy thực hiện các thao tác để cập nhật danh sách lớp sau khi các bạn HS này đã chuyển đi..

Câu ND4.TH,VDC

Xét bảng HOC_SINH

Hãy đưa ra các giả định và thực hiện thao tác xóa bản ghi để thực hiện giả định trên.

NỘI DUNG 5. Thao tác sắp xếp

Câu ND5.ĐT.NB

Sắp xếp bản ghi là:

A). Thay đổi giá trị các bản ghi.

B). Sắp xếp lại tên các trường theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần.

C). Sắp xếp các bản ghi theo thứ tự khác với thứ tự chúng được nhập.

D). Sắp xếp các bản ghi theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần đối với dữ liệu của một trường nào đó.

Câu ND5.ĐT.TH

Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau?

Page 114: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

114

A). Sắp xếp bản ghi không làm thay đổi giá trị của các bản ghi.

B). Sắp xếp bản ghi làm thay đổi giá trị của các bản ghi.

C). Trước khi sắp xếp các bản ghi cần xác định sẽ sắp xếp theo trường nào.

D). Trước khi sắp xếp thì chỉ trường được chọn dữ liệu mới thay đổi.

Câu ND5.ĐT.VDT

Xét bảng HOC_SINH

Hãy đưa ra các giả định dẫn đến việc cần thực hiện thao tác sắp xếp các bản ghi.

Câu ND5.ĐL.NB

Để sắp xếp dữ liệu trường nào đó tăng dần ta chọn biểu tượng nào sau đây?

A). Biểu tượng B). Biểu tượng

C). Biểu tượng D). Biểu tượng

Để sắp xếp dữ liệu trường nào đó giảm dần ta chọn biểu tượng nào sau đây?

A). Biểu tượng . B). Biểu tượng

C). Biểu tượng D). Biểu tượng

Câu ND5.ĐL.TH

Bảng đã được hiển thị ở chế độ trang dữ liệu, với một trường đã chọn, muốn sắp xếp các bản ghi theo thứ tự tăng, thao tác thực hiện lệnh nào sau đây là đúng?

A). Record/Sort/Sort Descending B). Insert/New Record

C). Edit/ Sort Ascending D). Record/Sort/Sort Ascending

Câu ND5.ĐL.VDT

Xét bảng HOC_SINH

Page 115: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

115

Hãy mô tả các thao tác để sắp xếp danh sách theo chiều tăng dần của trường “Tên”

Câu ND5.DL,VDC

Xét bảng HOC_SINH

Hãy mô tả các thao tác để sắp xếp danh sách theo chiều tăng dần của tuổi.

Câu ND5.TH.TH

Xét bảng HOC_SINH

Hãy thực hiện các thao tác để sắp xếp danh sách theo chiều tăng dần của trường “Tên”

Câu ND5.TH.VDT

Xét bảng HOC_SINH

Hãy thực hiện các thao tác để sắp xếp danh sách theo chiều tăng dần của tuổi HS.

Câu ND5.TH,VDC

Xét bảng HOC_SINH

Hãy hoàn thành bài tập số 3 (trang 49-SGK Tin học lớp 12).

NỘI DUNG 6. Thao tác lọc

Câu ND6.ĐT.NB

Lọc là công cụ của hệ QTCSDL cho phép:

A). Sắp xếp các bản ghi theo thứ tự khác với thứ tự chúng được nhập.

B). Tìm ra những bản ghi thỏa mãn một điều kiện nào đó

C). Tìm ra những trường thỏa mãn một điều kiện nào đó

D). Tìm ra những bản ghi thỏa mãn một hoặc một số điều kiện nào đó

Câu ND6.ĐT.TH

Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau?

Page 116: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

116

A). Việc lọc không làm thay đổi số lượng các bản ghi có trong bảng

B). Việc lọc làm thay đổi số lượng các bản ghi có trong bảng

C). Sau khi lọc không đưa bảng về hiện trạng trước khi lọc được.

D). Sau khi lọc hoàn toàn có thể đưa bảng về hiện trạng trước khi lọc.

Câu ND6.ĐT.VDT

Xét bảng HOC_SINH

Hãy đưa ra các giả định dẫn đến việc cần thực hiện thao tác lọc.

Câu ND6.ĐL.NB

Để lọc dữ liệu theo ô đang chọn, ta chọn biểu tượng nào sau đây?

A). Biểu tượng B). Biểu tượng

C). Biểu tượng D). Biểu tượng

Để thực hiện việc hủy lọc dữ liệu, ta chọn biểu tượng nào sau đây :

A). Biểu tượng B). Biểu tượng

C). Biểu tượng D). Biểu tượng

Câu ND6.ĐL.TH

Bảng đã được hiển thị ở chế độ trang dữ liệu, muốn lọc theo mẫu, thao tác thực hiện lệnh nào sau đây là đúng?

A. Record/Fillter/Fillter By Form B. Insert/Colum

C. Record/Sort/Sort Ascending D. Record/Fillter/Fillter By Selection

Câu ND6.ĐL.VDT

Cho các thao tác sau:

(1) Nháy nút (2) Nháy nút (3) Nhập điều kiện lọc vào từng trường tương ứng theo mẫu

Page 117: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

117

Trình tự các thao tác để thực hiện được việc lọc theo mẫu là:

A). (2) à (3) à (1) B). (3) à (2) à (1)

C). (1) à (2) à (3) D). (1) à (3) à (2)

Cho các thao tác sau:

(1) Nháy nút (2) Nháy nút (3) Chọn ô có dữ liệu cần lọc

Trình tự các thao tác để thực hiện được việc lọc theo ô dữ liệu đang chọn là:

A). (3) à (1) à (2) B). (3) à (2) à (1)

C). (3) à (1) D). (3) à (2)

Câu ND6.DL.VDC

Xét bảng HOC_SINH

Để lọc danh sách học sinh của hai tổ 1 và 2 của lớp, ta chọn lọc theo mẫu, trong trường “Tổ” ta gõ vào:

A). 1 or 2 B). Không làm được

C). 1 and 2 D). 1 , 2

Câu ND6.TH.TH

Để lọc ra danh sách học sinh “Nam” trong lớp, ta thực hiện:

A). Trên trường (Giới Tính) ta nháy nút

B). Nháy nút , rồi gõ vào chữ (“Nam”) trên trường (Giới Tính), sau đó

nháy nút

C). Trên trường (Giới Tính) ta click chuột vào một ô có giá trị là (Nam), rồi nháy nút

D). Cả B và C đều đúng

Page 118: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

118

Câu ND6.TH.VDT

Xét bảng HOC_SINH

Hãy hoàn thành bài tập số 3 (trang 47-SGK Tin học lớp 12).

Câu ND6.TH,VDC

Xét bảng HOC_SINH

Hãy hoàn thành bài tập số 2 (trang 48-SGK Tin học lớp 12).

TIN HỌC 10 - CHƯƠNG 3: SOẠN THẢO VĂN BẢN

Chủ đề 3: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN

(3 tiết)

I. Mục tiêu

Theo chương trình giáo dục phổ thông môn Tin học lớp 10, chủ đề "ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN" gồm 3 tiết gồm các nội dung như sau:

Bài 16 (1 tiết): Định dạng văn bản;

Bài tập và thực hành 7 (2 tiết)

Để thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, có thể thiết kế nội dung dạy học của chủ đề này thành 01 bài học như sau:

- Tên bài học: Định dạng văn bản

- Vấn đề cần giải quyết trong bài học này là "Tại sao phải định dạng văn bản và làm thế nào để định dạng văn bản?"

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a) Kiến thức

- Hiểu được mục đích, yêu cầu của việc định dạng văn bản; b) Kỹ năng

Page 119: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

119

- Thực hiện được các thao tác định dạng kí tự, định dạng đoạn vàd dịnh dạng trang văn bản.

c) Thái độ

- Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học. - Có tác phong của nhà khoa học.

2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc trao đổi, thảo luận lựa chọn giải pháp

- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn. - Năng lực làm việc cộng tác - Năng lực trình bày thông tin. - Năng lực thực hành: các thao tác và an toàn khi thực hành với máy tính.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Bài giảng, máy chiếu,... 2. Học sinh

- SGK, vở ghi bài, giấy nháp... III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh

1. Hướng dẫn chung

Nội dung bài học được thiết kế gồm chuỗi hoạt động: Khởi động – Hình thành kiến thức- Luyện tập. Phần Vận dụng và Tìm tòi mở rộng được GV giao cho học sinh tự tìm hiểu ở nhà.

Hoạt động khởi động bắt đầu với việc so sánh hai văn bản trong đó một văn bản đã được định dạng và một văn bản chưa định dạng. Từ việc so sánh nhận xét HS nêu được chu cầu cần định dạng văn bản

Hoạt động hình thành kiến thức lần lượt trang bị cho HS những thao tác cơ bản định dạng lí tự, định dạng đoạn và định dạng trang văn bản. HS được yêu cầu

Page 120: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

120

vận dụng ngay các thao tác này vào giải quyết những tình huống cụ thể. Các hoạt động vận dụng trực tiếp này nhằm củng cố kiến thức, kĩ năng ngay trong tiến trình bài học.

Hoạt động luyện tập HS thực hành củng cố các kiến thức và kỹ năng thu được từ hoạt động hình thành kiến thức.

Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng HS tự tạo sản phẩm của riêng mình phục vụ học tập và đời sống.

Có thể mô tả chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau:

Các bước Hoạt động Tên hoạt động Thời lượng dự kiến

Khởi động Hoạt động 1 Tạo tình huống có vấn đề để HS nhận ra sự cần thiết phải định dạng văn bản

10 phút

Hình thành kiến thức

Hoạt động 2 Định dạng kí tự 15 phút

Hoạt động 3 Định dạng đoạn 20 phút

Hoạt động 4 Định dạng trang 20 phút

Luyện tập Hoạt động 5 Thực hành 60 phút

Vận dụng

Hoạt động 6 Hướng dẫn thực hiện hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng ở nhà

10 phút Tìm tòi mở rộng

2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động

HĐ1: Tạo tình huống học tập dẫn đến yêu cầu cần định dạng văn bản

a) Mục tiêu hoạt động: HS thấy được yêu cầu cần định dạng văn bản

Page 121: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

121

Nội dung: Giáo viên cho HS xem hai văn bản, trong đó một văn bản được định dạng, một văn bản chưa được định dạng. Từ đó HS hình thành nhu cầu cần định dạng văn bản và cần học những kỹ năng để thực hiện yêu cầu này.

Gợi ý nội dung hoạt động khởi động

Hai văn bản dưới đây có cùng nội dung nhưng hình thức trình bày khác nhau. Em

chọn cách trình bày nào và tại sao?

Biển đẹp Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.

Rồi một ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc…

(Theo Vũ Tú Nam)

Biển đẹp

Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.

Rồi một ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc…

(Theo Vũ Tú Nam)

b) Gợi ý phương thức tổ chức hoạt động:

GV đặt vấn đề bằng cách cho các em so sánh hai văn bản, sau đó cho HS thảo luận nhóm để tìm câu trả lời.

HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình. Sau đó được thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở của mình. Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự đoán này, thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở các nhân ý kiến của nhóm.

Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.

Page 122: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

122

c) Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS.

HĐ2: Định dạng kí tự

a) Mục tiêu hoạt động: HS thực hiện được các thao tác định dạng kí tự.

Nội dung:

HS đọc SGK để tìm hiểu về các nội dung định dạng kí tự.

GV lưu ý về phiên bản phần mềm Ms Word 2003 được sử dụng trong SGK có thể không còn phù hợp với thực tế khi các máy tính đã cài bộ công cụ phiên bản 2007 trở lên. Khi đó GV cần có hướng dẫn bổ sung nội dung này theo phiên bản phần mềm mới. Có thể bổ sung như sau:

- Bước 1: Chọn phần văn bản cần định dạng - Bước 2: Chọn nút lệnh tương ứng như minh học trong hình sau:

Hình thức chủ yếu của hoạt động của học sinh trong phần này là tự học qua tài liệu. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên (trực tiếp tại lớp, hướng dẫn tự học ở nhà, thảo luận trên lớp để "chốt" kiến thức.

b) Gợi ý phương thức tổ chức hoạt động:

GV đặt vấn đề bằng cách cho các em đọc thêm SGK thực hiện nhiệm vụ học tập.

Page 123: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

123

Sau đó yêu cầu HS thực hiện bài tập sau đây.

Bài tập: Trong hình dưới đây, phần văn bản được đánh số 1, 2, 3 đã được định dạng kí tự. Em hãy quan sát các phần văn bản đó và điền các từ: tăng cỡ chữ, kiểu chữ đậm, kiểu chữ nghiêng, thay đổi màu chữ vào cột “Yêu cầu định dạng kí tự” trong bảng bên dưới cho phù hợp.

Phần văn bản

Yêu cầu định dạng kí tự

1.

2.

3.

GV yêu cầu HS thực hành soạn thảo văn bản và định dạng ký tự như yêu cầu trên.

Trong quá trình hoạt động, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân

Page 124: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

124

c) Sản phẩm hoạt động: kết quả làm bài tập hoặc kết quả thực hành bài tập trên máy tính.

HĐ3: Định dạng đoạn

a) Mục tiêu hoạt động: Hiểu mục đích, yêu cầu của việc định dạng đoạn văn bản, thực hiện được các thao tác định dạng đoạn văn bản

Nội dung:

HS đọc SGK để tìm hiểu về các nội dung định dạng đoạn.

GV lưu ý bổ sung nội dung này theo phiên bản phần mềm Ms Word phù hợp với điều kiện thực tế. Thí dụ như sau:

Để định dạng đoạn văn bản, thực hiện như sau:

- Bước 1: Chọn đoạn văn bản cần định dạng - Bước 2: chọn các nút lệnh trên thẻ Paragraph như hình dưới đây:

Ngoài việc sử dụng nút công cụ ở trên, em có thể dùng hộp thoại Paragraph để định dạng đoạn. Khi em nháy chuột vào nút mũi tên ở góc dưới bên phải của thẻ Paragraph thì hộp thoại này sẽ xuất hiện. Khi đó em có thể chọn các khoảng cách thích hợp trong các ô như hình dưới đây:

Page 125: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

125

b) Gợi ý phương thức tổ chức hoạt động:

GV đặt vấn đề bằng cách cho các em đọc thêm SGK thực hiện nhiệm vụ học tập.

Sau đó yêu cầu HS thực hành định dạng đoạn cho bài tập đã thực hiện ở hoạt động 2.

c) Sản phẩm hoạt động: kết quả làm bài tập hoặc kết quả thực hành bài tập trên máy tính.

HĐ4: Định dạng trang

a) Mục tiêu hoạt động: Hiểu mục đích, yêu cầu của việc định dạng trang văn bản, thực hiện được các thao tác định dạng trang văn bản

Nội dung:

HS đọc SGK để tìm hiểu về các nội dung định dạng trang văn bản.

GV lưu ý nhấn mạnh một số qui định đối với định dạng trang văn bản và bổ sung nội dung này theo phiên bản phần mềm Ms Word phù hợp với điều kiện thực tế. Thí dụ: có thể bổ sung theo cách yêu cầu học sinh thực hiện các hướng dẫn sau với bài tập thực hành ở hoạt động 3.

Page 126: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

126

Công việc Hình ảnh minh hoạ

Đặt hướng trang

- Trên bảng chọn Page Layout chọn nút công cụ Orientation, sau đó chọn hướng trang nằm ngang (Landscape) hoặc trang đứng (Portrait). Quan sát sự thay đổi của trang văn bản.

Đặt lề trang

- Trên bảng chọn Page Layout chọn nút công cụ Margins, sau đó nút căn lề trang Custom Margins.

- Hộp thoại Page Setup xuất hiện. Thay đổi lề của trang văn bản trong các ô Top (2 cm), Left (3cm), Bottom (2cm), Right (2cm). Cọn hướng trang Landscape hoặc Portrait.

b) Gợi ý phương thức tổ chức hoạt động:

GV đặt vấn đề bằng cách cho các em đọc thêm SGK thực hiện nhiệm vụ học tập.

Sau đó yêu cầu HS thực hành định dạng trang cho bài tập đã thực hiện ở hoạt động 3.

c) Sản phẩm hoạt động: kết quả thực hành trên máy tính.

HĐ5: Thực hành

Page 127: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

127

a) Mục tiêu hoạt động: Vận dụng các kiến thức đã thu được từ hoạt động 2, 3 và 4 để luyện tập củng cố kiến thức

Nội dung:

GV yêu cầu HS thực hiện bài tập và thực hành 7 trong SGK

b) Gợi ý phương thức tổ chức hoạt động:

GV tổ chức hoạt động thực hành các nội dung a) và b) trong bài thực hành 7 của SGK.

c) Sản phẩm hoạt động: kết quả thực hành trên máy tính.

HĐ 6: Hướng dẫn về nhà

a) Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau.

Nội dung: Chọn các câu hỏi và bài tập để tự tìm hiểu ở ngoài lớp học:

1. Trả lời các câu hỏi sau bài học trong SGK.

2. Tự soạn thảo các văn bản phcụ vụ hoạt động học tập và cuộc sống.

b) Gợi ý phương thức tổ chức hoạt động:

GV đặt vấn đề chuyển giao nhiệm vụ đã nêu trong sách tài liệu để thực hiện ngoài lớp học. GV có thể yêu cầu HS gửi sản phẩm qua email hoặc tạo một thư mục chung để HS gửi sản phẩm của mình.

GV ghi nhận kết quả cam kết của cá nhân hoặc nhóm học sinh. Hướng dẫn, gợi ý cách thực hiện cho HS, hướng dẫn HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau (nếu có điều kiện).

c) Sản phẩm hoạt động: Bài tập HS tự làm.

IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá chủ đề

Page 128: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

128

1. Trong Microsoft Word 2010, cách nào để thay đổi cỡ chữ của một đoạn văn bản đã chọn? a) Home/ Font, chọn cỡ chữ muốn thay đổi trong mục Size, nhấn nút OK b) Home/ chọn cỡ chữ muốn thay đổi trong mục Size, nhấn nút OK c) Home/ Font, chọn cỡ chữ muốn thay đổi trong mục Font Style, nhấn nút OK d) Chọn View/ Font, chọn cỡ chữ muốn thay đổi trong mục Size, nhấn nút OK

2. Trong Microsoft Word, thực hiện thao tác nào để định dạng chữ đậm cho một đoạn văn bản? a) Chọn đoạn văn bản, chọn Home/ chọn biểu tượng Bold b) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + B c) Chọn đoạn văn bản, chọn biểu tượng Bold d) Chọn biểu tượng Bold

3. Nhóm lệnh nào của chương trình Word cho phép bạn định dạng trang văn bản? a) Page Setup b) Font c) Table d) Paragraph

4. Khi một văn bản đang mở, em làm thế nào để biết một phần văn bản có phông chữ gì và cỡ chữ bao nhiêu?

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

5. Ngoài việc sử dụng các nút công cụ, người sử dụng còn có thể định dạng văn bản

bằng cách nhấn các tổ hợp phím. Hãy ghi tác dụng của các tổ hợp phím sau đây trong việc định dạng văn bản.

Tổ hợp phím Tác dụng

Ctrl + L

Ctrl + R

Ctrl + E

Page 129: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

129

Ctrl + J

Page 130: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

130

PHẦN III HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN, QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG BÀI HỌC

TRÊN MẠNG "TRƯỜNG HỌC KẾT NỐI"

I. Truy cập và đăng nhậphệ thống

Sử dụng tài khoản được cấp của Trường học kết nối để đăng nhập và sử dụng hệ thống Soạn bài dạy Online.

- Truy cập truonghocketnoi.edu.vn;

- Kích chuột vào Banner của đợt tập huấn.

- Chuyển sang trang Tập huấn trực tuyến

- Kích chuột vào nút Đăng nhập (Xem hình): Sử dụng tài khoản Trường học

kết nối để đăng nhập;

Page 131: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

131

II. Đăng ký bài học của khóa tập huấn

Mỗi khóa học trên hệ thống được phân chia thành các chuyên mục/môn học/lĩnh vực khác nhau.

- Lựa chọn chuyên mục/môn học/lĩnh vực phù hợp với mình để bắt đầu đăng

ký tham gia khóa tập huấn.

- Mỗi chuyên mục/môn học/lĩnh vực bao gồm các bài học khác nhau. Quý thầy/cô sẽ tiến hành đăng ký từng bài học như mô tả trong hình dưới.

Page 132: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

132

Lưu ý: Khi đăng ký bài học, hệ thống sẽ yêu cầu nhập thẻ đăng ký

homeSchool do Ban tổ chức cấp như hình minh họa dưới đây.

III. Cách thức thực hiện các bài học

Sau khi đăng kí tham gia bài học, thực hiện lần lượt các hoạt động theo tiến trình bài học. Chỉ khi hoàn thành hoạt động trước thì các hoạt động sau mới mở ra. Với các hoạt động đã hoàn thành, dấu tích xanh sẽ hiện lên ở cuối tên hoạt động để

Page 133: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

133

quý thầy/cô nhận biết. Mức độ hoàn thành bài học hiển thị bằng thanh Mức độ hoàn thành trên menu bên trái.

- Với các hoạt động yêu cầu trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, tích chọn vào ô tròn trước phướng án lựa chọn của mình với từng câu hỏi.

- Với hoạt động yêu cầu trả lời các câu hỏi tự luận (yêu cầu nộp sản phẩm), kích vào nút “Trả lời” tương ứng với mỗi câu hỏi (yêu cầu).

Khung trả lời sẽ hiện ra để đánh máy câu trả lời trực tiếp hoặc đính kèm file để gửi kết quả của mình lên hệ thống.

IV. Cách thức trao đổi, thảo luận trong mỗi bài học

Hệ thống cung cấp 02 không gian trao đổi, thảo luận trong mỗi bài học:

4.1. Trao đổi với chuyên gia.

Mỗi nhóm lĩnh vực sẽ có các chuyên gia được phân công phụ trách hỗ trợ quý thầy/cô trong quá trình học. Để trao đổi với chuyên gia, quý thầy/cô chọn nút “Hỏi chuyên gia” ở góc dưới bên trái màn hình.

Khung chat sẽ hiện ra ở góc phải bên dưới màn hình để thực hiện việc trao đổi

với các chuyên gia.

4.2. Trao đổi nhóm.

Nhóm trao đổi với các thành viên khác cùng tham gia bài học có thể được thiết lập bằng cách chọn nút “Thảo luận” ở góc dưới bên trái màn hình.

Để tạo một nhóm trao đổi mới, hãy click vào dấu + hình tròn đỏ.

Page 134: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

134

Khung khởi tạo thảo luận hiện ra như hình dưới đây.

Sau khi khởi tạo, khung chat sẽ hiện lên ở góc dưới bên phải màn hìnhđể tiến

hành thảo luận.

Page 135: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

135

V. Thiết kế bài học trực tuyến

- Sau khi đăng nhập thành công, kích chuột vào biểu tượng cá nhân (Xem hình), rồi chọn “Không gian giáo viên”:

- Khi đó, bạn sẽ vào Không gian giáo viên. Tại đây, hệ thống hỗ trợ các công

cụ để bạn tạo giáo án điện tử Online (Hướng dẫn soạn chi tiết sẽ được trình bày cụ thể ở phần dưới).

Page 136: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

136

5.1. Tạo bài học mới – Nhập các thông tin cơ bản của bài học

Bước 1: Kích chuột vào nút Tạo bài học, cửa sổ nhập các thông tin thuộc tính của bài học hiện ra:

Bước 2: Nhập các thông tin cơ bản của bài học, bao gồm (xem ô màu đỏ):

- Tiêu đề của bài học;

Page 137: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

137

- Hình ảnh minh họa cho bài học;

- Mô tả, giới thiệu ngắn gọn về bài học;

- Nhập các từ khóa liên quan đến bài học;

- Lưu thông tin cơ bản của bài học bằng cách kích chuột vào nút “Lưu lại”.

5.2. Tạo hoạt động học

Sau khi lưu các thông tin cơ bản của bài học, màn hình quản lý bài học sẽ như sau:

Page 138: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

138

Để tiếp tục soạn nội dung bài học (tạo ra các hoạt động), bạn kích chuột vào

nút “Vào bài học”. Khi đó, màn hình soạn nội dung bài học xuất hiện:

5.2.1. Cấu trúc không gian soạn bài

- Khung liệt kê danh sách các hoạt động được tạo ra trong bài học;

- Mô tả chung của bài học;

- Thanh công cụ điều khiển;

Page 139: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

139

- Nút “Tạo hoạt động”.

5.2.2. Tạo hoạt động

Bước 1: Kích chuột vào nút “Tạo hoạt động” hoặc “Thêm hoạt động mới” trên thanh công cụ.

- Nhập tiêu đề của hoạt động;

- Chọn Thể loại hoạt động: Hoạt động dạy học (Đối với Hoạt động kiểm tra, đánh giá sẽ được trình bày ở phần dưới);

- Nhập nội dung của hoạt động;

- Kích chuột vào nút “Lưu lại” để ghi nội dung hoạt động vào hệ thống.

* Công cụ này hỗ trợ mọi định dạng dữ liệu (Văn bản, Video tự làm, Youtube, Flash, Hình ảnh, …) để giáo viên thực hiện soạn thảo nội dung của từng hoạt động (Xem hình).

Page 140: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

140

(1) Nhúng link Youtube:

(2) Thêm video tự làm

Page 141: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

141

(3) Thêm nội dung tương tác Flash

(4) Đặt liên kết đến Website khác

Page 142: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

142

(5) Thêm, chèn hình ảnh vào nội dung hoạt động

(6) Thêm các biểu tượng vào nội dung hoạt động

Page 143: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

143

Bước 2: Chỉnh sửa, hiệu chỉnh nội dung hoạt động

Sau khi ghi nội dung hoạt động, bạn có thể thực hiện các chỉnh sửa nếu cần thiết.

Page 144: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

144

(1) Thêm tài liệu tham khảo cho hoạt động học

Page 145: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

145

(2) Chỉnh sửa nội dung

(3) Xóa hoạt động học.

5.2.3. Tạo hoạt động kiểm tra, đánh giá

Hoạt động này cho phép giáo viên cài đặt các đánh giá trong quá trình học của học sinh. Giáo viên có thể sử dụng hoạt động này sau từng hoạt động học hoặc sau một số hoạt động học tùy vào nội dung và tiến trình dạy học.

Quy trình tạo hoạt động kiểm tra, đánh giá bao gồm các bước sau:

Bước 1: Tạo hoạt động (Tương tự như Tạo hoạt động học đã nêu trên).

Page 146: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

146

- Nhập tiêu đề của hoạt động;

- Chọn Thể loại hoạt động: Hoạt động kiểm tra, đánh giá;

- Kích chuột vào nút “Câu hỏi tự luận” hoặc “Câu hỏi trắc nghiệm” để thêm câu hỏi vào hệ thống hoặc Kích chuột vào nút “Lưu lại” để ghi nội dung hoạt động vào hệ thống.

* Công cụ này hỗ trợ mọi định dạng dữ liệu (Văn bản, Video tự làm, Youtube, Flash, Hình ảnh, …) để giáo viên thực hiện soạn thảo nội dung của từng hoạt động (Giống phần Tạo hoạt động học đã nêu ở trên).

Page 147: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

147

(1) Nội dung câu hỏi;

(2) Chọn Thể loại câu hỏi trắc nghiệm: Mặc định 4 lựa chọn và 01 lựa chọn đúng;

(3) Nội dung phương án 1;

(4) Lí giải, giải thích phương án 1 (nếu có);

(5) Xác định mức độ của câu hỏi: Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng – Vận dụng cao;

(6) Chọn phương án đúng.

Sau khi điền đủ thông tin, kích chuột vào nút (7) Lưu lại để ghi câu hỏi vào hoạt động kiểm tra, đánh giá.

Page 148: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

148

Khi đó, màn hình mới hiện ra như sau:

Giáo viên có thể:

(1) (2) Thêm câu hỏi mới;

(3) Thêm mô tả chung cho cả hoạt động;

(4) Sửa câu hỏi hiện tại.

Như vậy, để soạn bài Online, giáo viên cần chuẩn bị kịch bản (tiến trình) dạy học bao gồm một chuỗi các hoạt động liên tiếp nhau. Trong đó, giáo viên có thể tạo

Page 149: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

149

đan xen các “Hoạt động học” và “Hoạt động kiểm tra, đánh giá” để thực hiện ý đồ dạy học của mình.

Minh họa dưới đây là một bài giảng Online bao gồm 08 hoạt động, trong đó có 04 Hoạt động học và 04 Hoạt động kiểm tra, đánh giá cho bài học.

VI. Không gian học tập của học sinh

6.1. Không gian soạn thảo của giáo viên

Trong không gian soạn thảo của giáo viên, hệ thống cung cấp thêm công cụ xem trước “Preview”, tức là giao diện mà học sinh được tiếp cận bài học. Cụ thể như sau:

- Hiển thị chế độ học sinh: Kích chuột vào thanh “Preview”:

Page 150: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

150

- Tắt hiển thị chế độ học sinh: Kích chuột vào nút “Đóng”.

6.2. Hoạt động học của học sinh

- Sau khi soạn bài xong, giáo viên có thể cấp quyền để học sinh vào học bài.

- Học sinh thực hiện tuần tự từng hoạt động của bài học do giáo viên tạo ra. Khi học sinh kết thúc hoạt động hiện tại, hệ thống sẽ tự gọi hoạt động tiếp theo.

- Đối với các Hoạt động kiểm tra, đánh giá: Hệ thống sẽ tự chấm điểm bài làm của học sinh (đối với câu hỏi trắc nghiệm) và ghi lại sản phẩm mà học sinh nộp (đối với câu hỏi tự luận). Giáo viên có thể truy cập kết quả học tập của từng học sinh gắn với từng bài học trên hệ thống; chấm điểm; quản lý điểm; trao đổi thảo luận, ….

(a) Quản lý kết quả, chấm điểm

Page 151: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

151

(b) Trao đổi, thảo luận với học sinh

Page 152: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

152

PHỤ LỤC MỘT SỐ CHÚ Ý NHẰM KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN KHI TỔ

CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC

1. Chia nhóm học tập

Nhóm học tập rất cần thiết trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Khi học theo nhóm các em được chia sẻ ý kiến cho nhau, được hỗ trợ giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, hoàn thiện bản thân trong quá trình học tập.

Việc chia nhóm phải đảm bảo cho các em học sinh được học tập thuận lợi, chỗ ngồi của nhóm phải dễ trao đổi thảo luận với nhau để cùng nhau học tập xây dựng bài học dưới sự điều khiển của giáo viên. Các em phải được thuận lợi trong việc ghi vở và đọc các tư liệu bài học cũng như thuận lợi khi thực hành thí nghiệm. Nhóm học tập có thể 2 em ngồi cạnh nhau (cặp đôi), 3 em (ngồi bên nhau), tốt nhất là 4 em, bàn ghế kê sao cho đảm bảo các em dễ hợp tác với nhau. Ở từng môn học, từng bài học các em có thể tự ghép thành các nhóm một cách tự nhiên, không nhất thiết phải cố định nhóm học tập. Nhóm trưởng trong nhóm được giáo viên chỉ định để tất cả các em trong quá trình học đều được làm nhóm trưởng, tuyệt đối không được chia nhóm một cách hình thức tạo nên sự gò bó khiên cưỡng trong quá trình học tập.

Khi chia nhóm, giáo viên cần tránh:

- Số lượng nhóm quá lớn làm cản trở sự trao đổi và điều khiển của nhóm trưởng cũng như các thành viên trong nhóm, dẫn đến một số em bị bỏ rơi khi thảo luận hoặc không có cơ hội trình bày ý kiến của mình khi thảo luận.

Page 153: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

153

- Hình thức hóa nhóm tức là lựa chọn học nhóm không phù hợp với phương pháp, kỹ thuật mà giáo viên đưa ra, chẳng hạn như thuyết trình, trình chiếu, vấn đáp, không có thảo luận trong nhóm học sinh.

Giáo viên nên:

- Chia nhóm một cách tới ưu (nếu được 4 em một nhóm là tốt nhất) sao cho các em có thể trao đổi thảo luận và quán xuyến công việc của nhau trong quá trình học tập. Như vậy việc kê bàn ghế theo nhóm phải linh hoạt tránh gượng ép. Có thể là trên một bộ bàn ngồi 8 em sẽ được chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 4 em, hoặc ngồi theo bàn ghế truyền thống nhưng đến khi trao đổi nhóm thì có thể quay lại để trao đổi học tập...

- Vị trí đặt bàn ghế các nhóm phải thuận lợi cho việc đi lại của giáo viên và học sinh, nên để không gian trong lớp mà giáo viên có thể đi lại được xung quanh lớp học.

- Điều chỉnh những đồ đạc không cần thiết được cất đi khi tổ chức hoạt động, không nên bầy nhiều thứ làm giảm không gian của nhóm gây khó khăn khi học tập…

- Chỉ định nhóm trưởng, chỉ định thành viên báo cáo kết quả hoạt động nhóm một cách linh hoạt phù hợp với hoạt động học nhóm.

2. Hướng dẫn học sinh ghi vở

Vở ghi học sinh là tài liệu quan trọng, hỗ trợ cho học sinh trong quá trình học tập. Việc ghi vở phải khoa học, rõ ràng, thiết thực trong quá trình học tập trên lớp cũng như ở nhà. Vở ghi giúp học sinh tái hiện lại những kiến thức, kỹ năng và kết quả học tập của mình trong quá trình học tập, giúp cho giáo viên cũng như cha mẹ học sinh biết được trình độ nhận thức cũng như kết quả học tập của các em trong quá trình học ở trường phổ thông. Căn cứ vào vở ghi học sinh, giáo viên biết được việc học hành của các em đồng thời có thể sử dụng để đánh giá quá trình học tập của học sinh, điều chỉnh cách học của học sinh sao cho đạt được hiệu quả mong muốn.

Page 154: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

154

Đối với cấp THCS, trong mỗi hoạt động học, giáo viên cần chú ý hướng dẫn ngay từ đầu năm học đầu cấp, rèn luyện cho các em thói quen ghi vở, các hoạt động ghi chép này hoàn toàn chủ động, sáng tạo của học sinh, tránh trường hợp ghi chép một cách máy móc theo ý áp đặt của giáo viên như chép bảng. màn hình... vào vở mà học sinh không hiểu gì.

Để làm được điều này, ngay từ đầu, trong mỗi hoạt động học giáo viên cần lưu ý cho học sinh ghi chép vở trong mỗi hoạt động học theo 4 bước sau đây:

Bước 1: Ghi chép ý kiến chuyển giao nhiệm vụ hoạt động của thầy (cô) vào vở. Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận xem nhiệm vụ thầy (cô) giao cho đã rõ chưa? Nếu chưa rõ cần có ý kiến phản hồi kịp thời, có những ghi chép bổ sung để điều chỉnh kịp thời việc chuyển giao nhiệm vụ.

Để đạt được hiệu quả cao, giáo viên cần nghiên cứu tìm hiểu kỹ bài học, các câu lệnh chuyển giao đến học sinh phải rõ ràng, có mục đích, hợp lý phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, tránh việc giao nhiệm vụ không rõ ràng, mập mờ gây ra nhiều ý hiểu khác nhau hoặc những nhiệm vụ mà học sinh không thể làm được (không khả thi).

Nhóm trưởng cùng các bạn hỗ trợ, nhắc nhở bạn bên cạnh trong việc ghi nhiệm vụ này vào vở cá nhân.

Bước 2: Ghi chép ý kiến cá nhân của mình về nhiệm của nhóm vào vở. Trong bước này cần cho học sinh thời gian để các em suy nghĩ độc lập về nhiệm vụ học tập cũng như suy nghĩ cá nhân cách giải quyết vấn đề theo ý kiến chủ quan và trình độ của học sinh.

Khâu này đòi hỏi sự kiểm tra đôn đốc hoạt động của nhóm trưởng đến các thành viên của nhóm. Trong bước này, mỗi thành viên đều phải có ý kiến ghi vở. Học sinh có thể nhiều ý kiến hoặc ít ý kiến, nhưng bắt buộc mỗi thành viên phải có tối thiểu một ý kiến ghi vở (dù ý kiến đó là đúng hay sai) thì sau đó nhóm trưởng mới được quyền cho các bạn thảo luận nhóm.

Page 155: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

155

Như vậy trước khi thảo luận nhóm thì mỗi thành viên trong nhóm phải có ý kiến của mình để thảo luận, tránh trường hợp có bạn trong nhóm chưa có ý kiến đã thảo luận.

Bước 3: Ghi chép ý kiến giống và khác nhau của các bạn trong nhóm vào vở trong quá trình thảo luận. Trong khi thảo luận, nhóm trưởng cho các thành viên trình bày ý kiến cá nhân (đã ghi trong vở ghi cá nhân). Mỗi nhóm cần có một quyển vở cho để ghi các ý kiến của nhóm về nhiệm vụ được giao.

Giáo viên chú ý hướng dẫn cho học sinh ghi vảo vở những ý kiến giống nhau (thống nhất) và ý kiến khác nhau (không thống nhất) của các bạn trong nhóm vào vở. Ở đây chú ý những ý kiến khác nhau sau này rất có thể là ý kiến đúng về kiến thức khoa học.

Bước 4: Ghi chép phương án trình bày kết quả hoạt động (báo cáo) của nhóm. Từng thành viên đưa ra ý kiến về cách trình bày kết quả hoạt động của nhóm, thảo luận và chọn phương án báo cáo. Ví dụ khi báo cáo dùng giấy A0, giấy A4 và đèn chiếu, các slide hỗ trợ hay chỉ báo cáo miệng....

Giáo viên cần hướng dẫn, giúp đỡ các em những ý tưởng trình bày kết quả của mình, tránh trường hợp máy móc, áp đặt chung một biểu mẫu sẵn có.

Chú ý: Khi cần báo cáo hoạt động của nhóm, giáo viên nên chỉ định một học sinh (một em nào đó, nhất là các em chưa tự tin) để báo cáo. Có như vậy mới khuyến khích các em trong nhóm trách nhiệm kiểm tra lẫn nhau và giúp đỡ bạn trình bày ý kiến của nhóm mình.

Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên nên tránh:

- Nói to trước lớp, trình chiếu, hoặc giảng giải vấn đề... làm mất tập trung hoạt động của nhóm.

- Nói vu vơ và đi lại quá nhiều trong lớp học không rõ mục đích.

Giáo viên cần:

Page 156: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

156

- Chọn vị trí đứng, quan sát hoạt động của các nhóm và từng em, phát hiện kịp thời khi học sinh giơ tay cần hỗ trợ hoặc thông báo. Lúc này giáo viên không được ầm ĩ mà có trách nhiệm lặng lẽ đến nhóm hỗ trợ để tìm hiểu, hỗ trợ, gợi ý giúp các em vượt qua khó khăn, tuyệt đối không giảng giải, làm hộ các em... (chú ý chọn vị trí đứng để thường xuyên bao quát được tất cả lớp).

- Bỏ thói quen “gà bài” cho học sinh, khẳng định chân lý, chốt kiến thức cho các nhóm khi các em đang hoạt động nhóm, chưa báo cáo nhóm...

3. Kỹ thuật ghi bảng giáo viên

Bảng là một thiết bị rất hữu hiệu, thiết thực của lớp học trong quá trình dạy học. Dù sau này các kỹ thuật và phương pháp dạy học có tân tiến đến đâu thì bảng vẫn là dụng cụ gần gũi, thiết thực hỗ trợ giáo viên và học sinh trong quá trình học tập ở mọi nơi mọi chỗ.

Việc sử dụng bảng sao cho có hiệu quả hoàn toàn phụ thuộc vào chiến thuật tổ chức các hoạt động dạy học của giáo viên.

Giáo viên không nên ghi bảng theo một cấu trúc vô vị không cần thiết, không giúp được cho người học trong quá trình nhận thức.

Bảng trước đây được dùng để ghi tóm tắt, những ý kiến cần khắc sâu trong bài học để học sinh chép vào vở ghi về nhà để học. Cũng có khi bảng là nơi để học sinh hay nhóm học sinh trình bày những ý kiến của mình trong quá trình học tập.

Để sử dụng bảng hiệu quả, giáo viên nên tránh:

- Viết các tiêu đề một cách hình thức, không có nội dung khoa học, bài nào cũng giống bài nào.

- Dùng bảng như là bình phong để treo bảng phụ và các tài liệu khác mà đáng lẽ ra giáo viên hoặc học sinh có thể kẻ, vẽ nhanh được trên bảng...

- Không sử dụng gì đến bảng trong quá trình dạy học như là muốn thay thế nó bằng một cái khác như bảng phụ, sơ đồ bằng giấy A0 hoặc trình chiếu trên máy vi tình gây lãng phí không cần thiết...

Page 157: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

157

Giáo viên cần:

- Ghi bảng khi thấy cần thiết như nội dung hoạt động chung cả lớp, tên bài học, các nhiệm vụ chuyển giao cho học sinh, các ý kiến của học sinh (nếu cần thiết) và hệ thống hóa kiến thức, những gợi ý hoạt động như cách thức hoạt động, yêu cầu thiết bị và học liệu cũng như sản phẩm của hoạt động…

- Ghi những điểm cần khắc sâu như công thức, mệnh đề... để các em lưu ý khi hệ thống hóa kiến thức. Tránh ghi trùng lặp kiến thức đã có ở bảng phụ, slide và các tài liệu khác một cách quá thái không cần thiết.

- Chọn màu phấn cho thích hợp, thẩm mỹ...

- Chia bảng có ranh giới không gian sử dụng: những kiến thức hình thành ghi ở bên trái, những kiến thức đã có, hướng dẫn học ghi ở bên phải bảng hoặc theo những ý tưởng sáng tạo khác sao cho hiệu quả (Chẳng hạn dùng bản đồ tư duy...).

4. Tổ chức hoạt động khởi động

Hoạt động khởi động rất cần thiết trong dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh, phát triển năng lực tư duy nêu để giải quyết vấn đề.

Hoạt động này cần tạo ra những tình huống, những vấn đề ở đó người học cần được huy động tất cả các kiến thức hiện có, những kinh nghiệm, vốn sống của mình để cố gắng nhìn nhận và giải quyết theo cách riêng của mình và cảm thấy thiếu hụt kiến thức, thông tin để giải quyết.

Như vậy, hoạt động “khởi động” nêu vấn đề là một hoạt động học tập, nhiệm vụ chuyển giao của giáo viên phải rõ ràng, học sinh phải được bày tỏ ý kiến riêng của mình cũng như ý kiến của nhóm về vấn đề đó cũng như việc trình bày báo cáo kết quả.

Tuy nhiên, một số giáo viên còn lạm dụng hoạt động này. Chẳng hạn như tổ chức trò chơi, hát múa mà không ăn nhập với bài học hoặc chỉ là để “vào bài” với cái tên bài học mà ai cũng biết.

Để tổ chức hiệu quả hoạt động này, giao viên tránh:

Page 158: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

158

- Cho học sinh hoạt động trò chơi, múa hát không ăn nhập với bài học, nhất là lạm dụng Hội đồng tự quản để điều khiển việc này.

- Lựa chọn các tình huống không đắt giá dẫn đến các em có thể trả lời được một cách dễ dàng với các câu hỏi đặt vấn đề đơn giản (vấn đề với câu lệnh what?)…

- Thời gian cho hoạt động này quá ít vì chưa coi đó là một hoạt động học tập, chưa cho các em suy nghĩ, bầy tỏ ý kiến của mình.

- Cố gắng giảng giải, chốt kiến thức ở ngay hoạt động này!

Giáo viên cần:

- Coi hoạt động này là một hoạt động học tập, có mục đích, thời gian hoạt động và sản phẩm hoạt động.

- Chuyển giao nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể phù hợp với đối tượng học sinh, lựa chọn các tình huống, những câu hỏi đắt giá để giúp học sinh động não (vấn đề với câu lệnh why?)…

- Bố trí thời gian thích hợp cho các em học tập, bày tỏ quan điểm cũng như sản phẩm của hoạt động.

5. Hệ thống hóa kiến thức bài học

Khâu quan trọng trong bài học là hệ thống hóa kiến thức được hình thành trong bài học. Thông thường giáo viên tổ chức hoạt động này trong mục “Hình thành kiến thức” hoặc “Luyện tập”. Theo tôi, tốt nhất là cần tổ chức hoạt động hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong mục “Luyện tập”.

Trước đây chúng ta hay dạy học theo kiểu vấn đáp, trình bày bài học là ý kiến của giáo viên theo một chuỗi các câu hỏi liên tục phối hợp với sử dụng trang thiết bị dạy học và học liệu. Để giải quyết được vấn đề này sách đã viết sẵn cho giáo viên và học sinh cần phải theo. Hết từng mục đều có sự chốt kiến thức, vận dụng. Với thời lượng 1 tiết, học sinh khó lòng chủ động học tập, khó lòng được hợp tác nhóm và trình bày quan điểm của mình, dẫn đến đa số là tiếp thu một cách thụ động bằng ghi chép thụ động, giảng giải một chiều.

Page 159: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

159

Theo quan điểm hiện nay, trong bài học người giáo viên cần hệ thống hóa kiến thức. Bài học bây giờ có thể một chủ đề dạy học gồm các tiết học với các nội dung đòi hỏi người giáo viên phải chọn thời điểm thích hợp để hệ thống hóa kiến thức đảm bảo sao cho đạt được mục tiêu của bài học, đó là bài học phải đạt được mục tiêu của chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông quy định.

Thật tiếc là nhiều giáo viên trong quá trình dạy học luôn bị động và không tổ chức hoạt động hệ thống hóa kiến thức cho người học.

Theo tôi để tổ chức hệ thống hóa bài học, giáo viên nên làm như sau:

Thảo luận chung toàn lớp về những kiến thức mới được hình thành ở hoạt động “hình thành kiến thức” với những vấn đề mà các em phát hiện ra ban đầu ở hoạt động “khởi động” nêu vấn đề. Trên cơ sở đó giáo viên có những nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm, hoặc từng cá nhân học sinh, lựa chọn và ghi vào “sổ tay lên lớp” của mình. Đây chính là thời điểm hay nhất để giúp giáo viên có sự nhìn nhận, đánh giá, rút kinh nghiệm sự tổ chức hoạt động của mình.

Giáo viên phải là trọng tài, giám khảo để chốt lại kiến thức, giúp các em nhận thức ra chân lý. Nếu các em còn gặp khó khăn cần sử dụng các kỹ thuật hoặc phương pháp để trợ giúp các em, thậm chí cần giảng giải đưa ra những minh chứng thực tiễn về vấn đề đó, hoặc tiếp tục cho các em nghiên cứu tìm hiểu ở ngoài lớp học....

Giaó viên cần chú ý, khi chưa học xong “hình thành kiến thức” thì không nên chốt kiến thức nhất là hoạt động “khởi động”, và cũng không nên chốt kiến thức một cách rời rạc, cắt đoạn... thiếu tính hệ thống vừa tốn thời gian lại vất vả cho các người dạy và người học.

Hãy “cứ để yên xem sao”, tức là các em hoạt động cho đến khi xong mục “hình thành kiến thức” mới soi xét lại vấn đề và hệ thống hóa kiến thức cho người học.

Page 160: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

160

6. Kết thúc và hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà

Nhiệm vụ này rất quan trọng nhưng hình như giáo viên chúng ta chưa quán triệt rõ tư tưởng của hoạt động này. Đa số giáo viên mải dạy đến lúc trống “tùng” mới giật mình giao nhiệm vụ về nhà và kết thúc lớp học bằng cách yêu cầu học sinh học thuộc cái này và làm bài tập kia trong sách giáo khoa hoặc sách bài tập.

Theo tôi, trong giờ dạy, người giáo viên cần chủ động kết thúc và giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh. Thông thường ít nhất 3 đến 5 phút trước khi kết thúc tiết dạy (nếu không tiếp tục dạy ở tiết sau), giáo viên cần cho các em dừng việc học tập ở trên lớp lại, có thể lúc đó công việc trên lớp vẫn còn dang dở.

Vấn đề là ở chỗ cần xử lý tình huống sư phạm như thế nào cho từng nhóm, từng em ở trong lớp. Giáo viên cần căn cứ kết quả và tiến độ hoạt động của từng nhóm học sinh để giao việc về nhà cho học sinh. Việc học tập ở nhà (ngoài lớp) có thể hướng dẫn:

a) Đối với các nhóm hoạt động còn dang dở: Tiếp tục về nhà nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề chưa xong trên lớp, gợi ý các em các thực hiện ở nhà... và vận dụng vào thực tiễn. Yêu cầu các em báo cáo kết quả thực hiện ở nhà thông qua các sản phẩm học tập.

b) Đối với các nhóm đã thực hiện xong: Cần giao nhiệm vụ cho các em tiếp tục vận dụng thực tiễn, đề xuất các phương án khác đã có trong bài học. Yêu cầu các em báo cáo kết quả thực hiện ở nhà thông qua các sản phẩm học tập.

Không nên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh bằng những câu hỏi, bài tập có tính chất học thuộc lòng máy móc, mà nên lựa chọn những tình huống, nhiệm vụ học tập bổ ích liên quan đến thực tiễn đòi hỏi các em phải hợp tác với cộng đồng để tìm tòi, khám phá.

7. Hoạt động thực hành thí nghiệm

Đây là một hoạt động học quan trọng chủ đạo đối với các môn KHTN nhất là các môn có nhiều thí nghiệm thực hành như Tin học, Hoá học, Sinh học.... Hoạt động

Page 161: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

161

này giúp HS trải nghiệm, học thông qua thực hành, tạo tiền đề cho HS làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, điển hình là học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột". Ở đây HS có thể tự làm thí nghiệm, hoặc làm thí nghiệm theo nhóm.

Khi tổ chức hoạt động này, GV cần:

- Chuyển giao nhiệm vụ, cho HS xây dựng phương án thí nghiệm (bố trí thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, mẫu báo cáo), dự đoán kết quả.

- Hướng dẫn an toàn thí nghiệm, nơi bố trí thí nghiệm và thu dọn dụng cụ thí nghiệm.

- Hướng dẫn cách thu thập thông tin, phân tích kết quả và ghi báo cáo, cách trình bày báo cáo.

- Cho HS thảo luận, tính khả thi, an toàn thí nghiệm trước khi làm thí nghiệm.

Giáo viên nên tránh:

- Thực hành thí nghiệm thay cho HS (trừ thí nghiệm biểu diễn trên lớp);

- Áp đặt HS làm thí nghiệm theo kịch bản đã sắp đặt trước của GV.

8. Kĩ thuật theo dõi HS đánh giá quá trình học tập.

Theo dõi đánh giá HS trong quá trình học tập là một trong những khâu quan trọng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học. Ở đây, GV được quan sát, "mục sở thị" các hoạt động, cử chỉ, hành vi, tác phong của các em trong quá trình học ở lớp học cũng như tự học ở ngoài lớp học (nếu quan sát được). Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.

Để theo dõi đánh giá quá trình học tập của HS, GV cần:

- Có sổ theo dõi quá trình học tập, ở đó ghi có ghi những lưu ý, chú ý về khả năng phát triển cũng như các hạn chế của từng em trong quá trình học tập.

Page 162: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

162

- Theo dõi đánh giá khả năng nhận thức, thái độ học tập thông qua hoạt động học: tiếp nhận nhiệm vụ, tự học cá nhân, trao đổi thảo luận, tư duy sáng tạo học tập và trình bày sản phẩm học tập, các kỹ năng thao tác thực hành...

- Nên chuẩn bị các tiêu chí đánh giá, phân tích hướng dẫn cho HS cách tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.

- Thường xuyên tổ chức cho HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau thông qua tổ chức trò chơi học tập, đánh giá sản phẩm học tập,

- Thường xuyên xem vở ghi của HS, phát hiện những điểm yếu kém của HS, động viên khích lệ sự cố gắng, nỗ lực tiến bộ của HS so với bản thân các em.

- Đa dạng hoá các hình thức và phương pháp đánh giá...

GV cần tránh:

- Không ghi chép, đánh giá HS theo cảm tính không có minh chứng kết quả học tập.

- Thiên vị, không tạo cơ hội cho các em được đóng vai, nhất là khi tổ chức học hợp tác như làm nhóm trưởng, thư ký nhóm,...

- Bỏ qua những HS bị bỏ rơi, lười học tập mà không tìm hiểu nghuyên nhân, không có sự trợ giúp kịp thời.

- Bỏ quên những sản phẩm học tập tự làm ở nhà của HS...

9. Sử dụng CNTT trong hỗ trợ tổ chức hoạt động học

Dạy học có ứng dụng CNTT giúp GV thuận lợi trong tổ chức hoạt động học. Những phần mềm, tranh ảnh, sơ đồ, mô hình mẫu vật, thí nghiệm mô phỏng, video... có tác dụng thiết thực trong quá trình dạy học.

GV chỉ nên sử dụng CNTT để thay thế các thiết bị, thí nghiệm mà thực tế khó thực hiện, mang tính nguy hiểm... hoặc không thực hiện được: phản ứng hạt nhân, mô phỏng chuyển động của các hành tinh...

Page 163: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

163

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn GV quá lạm dụng CNTT vào dạy học. Bài học trở thành bài "trình chiếu", thuyết trình đơn điệu, chưa thực sự có tác dụng giúp và hỗ trợ học sinh trong quá trinh học tập.

Khi sử dụng CNTT tổ chức hoạt động học, GV cần:

- Chuẩn bị chu đáo các thiết bị CNTT để hỗ trợ: phần mềm, máy tính, ....

- Chỉ nên hỗ trợ trình chiếu khi chuyển giao nhiệm vụ, khi cần thuyết trình giải thích hoặc khi hệ thống hoá kiến thức bài học...

- Chọn lọc âm thanh, hình ảnh, trích đoạn clip... phù hợp với cách tổ chức hoạt động.

GV nên tránh:

- Dạy học theo kiểu trình chiếu, thuyết trình cả bài;

- Trình chiếu trong lúc học sinh học cá nhân, thảo luận nhóm....

Page 164: MÔN TIN HỌCc2tichthien.vinhlong.edu.vn/upload/21152/20180405/TAI... · 2018. 4. 5. · nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. -

164

Tài liệu tham khảo 1. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tin học THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban

hành.

2. Chuẩn kiến thức kỹ, năng môn Tin học lớp 10, 11, 12. Nhiều tác giả. Nhà XBGD Việt

Nam.

3. Sách giáo khoa Tin học lớp 10, 11, 12 . Nhiều tác giả. Nhà XBGD Việt Nam.

4. Tài liệu tập huấn đổi mới PPDH và KTĐG do Bộ GD&ĐT biên soạn.

5. Tài liệu tập huấn xây dựng chuyên đề môn Tin học THPT do Bộ GD&ĐT biên soạn.

6. Bernd Meier (2014), Lý luận dạy học hiện đại – Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và

phương pháp dạy học. Nguyễn Văn Cường. NXB Đại học Sư phạm.

7. Các tài liệu chuyên môn của một số Dự án giáo dục.