36
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ----- ----- BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI Đề tài: Giới thiệu về mô hình thương mại điện tử B2B và mô hình B2B thành công của Alibaba Thành viên nhóm: 1. Nguyễn Thị Thùy Dương MSV: 11120789 1

Mô hình B2B

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Không có gì

Citation preview

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

----------

BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC

QUẢN TRỊ KINH DOANH

THƯƠNG MẠI

Đề tài: Giới thiệu về mô hình thương mại điện tử B2B và mô

hình B2B thành công của Alibaba

Thành viên nhóm:

1. Nguyễn Thị Thùy Dương MSV: 11120789

2. Nguyễn Văn Quân MSV: 11123266

3. Nguyễn Văn Hoàn MSV: 11121518

Hà Nội, 04/2015

M C L CỤ Ụ

1

LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B.....................4

1. Khái niệm TMĐT B2B...........................................................................4

2. Tình hình phát triển TMĐT trên thế giới.............................................5

3. Một số loại hình giao dịch B2B..............................................................6

3.1. Loại hình giao dịch bên mua chủ đạo................................................7

3.2. Loại hình giao dịch bên bán chủ đạo.................................................7

3.3. Loại hình giao dịch qua trung gian (sàn giao dịch)..........................7

3.4. Loại hình thương mại cộng tác:.........................................................7

4. Lợi ích và hạn chế của mô hình TMĐT B2B:......................................8

4.1. Lợi ích................................................................................................8

4.2. Hạn chế............................................................................................13

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH KINH DOANH B2B CỦA

ALIBABA.COM....................................................................................................15

1. Giới thiệu chung về alibaba.com.........................................................15

2. Mô hình kinh doanh B2B của Alibaba.com.......................................16

2.1. Ứng dụng và mô tả mô hình.............................................................16

2.2. Các công cụ, phương tiện, dịch vụ mà Alibaba.com cung cấp........17

2.3. Thuận lợi và khó khăn gặp phải của công cụ, phương tiện và dịch vụ

mà alibaba.com cung cấp...................................................................................19

3. Lợi ích mà B2B đem lại khi Alibaba áp dụng mô hình trên:

KẾT LUẬN

2

LỜI MỞ ĐẦU

Thế kỉ 21 được biết đến như là thế kỉ của nền kinh tế tri thức, một thế kỉ đã tạo

ra những bước ngoặt to lớn về khoa học kĩ thuật. Đặc biệt trong thế kỉ này, loài người

đã có những bước tiến mạnh mẽ về công nghệ nói chung cũng như trong lĩnh vực

công nghệ thông tin nói riêng. Một trong những phát minh vĩ đại của loài người đó là

sự ra đời và phát triển của mạng Internet – điều này đã góp phần thúc đẩy thương mại

điện tử phát triển.

Thương mại điện tử ra đời đã mang lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế thế

giới, đóng vai trò như một ngôn ngữ chung trong giao dịch thương mại. Sự xuất hiện

của nó tạo nên một môi trường kinh doanh mới, xóa nhòa đi mọi gianh giới quốc gia

khiến cho các quốc gia trở nên gần gũi nhau hơn và mở đường cho giao thương quốc

tế.

Ở các quốc gia phát triển trên thế giới, TMĐT đang được ứng dụng ngày càng

rộng rãi và tốc độ phát triển ngày càng cao với hiệu quả hết sức to lớn. Có thể nói

TMĐT đã thổi một luồng gió hoàn toàn mới vào cách thức tiến hành kinh doanh

truyền thống.

Đối với các công ty khi tham gia kinh doanh bằng phương thức TMĐT thường

sử dụng hai hình thức chính là: B2B và B2C. Hiện nay trên thế giới xu hướng thương

mại điện tử B2B đang chiếm ưu thế vượt trội hơn, nó thực sự đã đem lại những lợi

ích to lớn cho các công ty kinh doanh trực tuyến trên thế giới nói chung và Việt Nam

nói riêng.

3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B

1. Khái niệm TMĐT B2B

B2B là viết tắt của thuật ngữ Business to Bussiness – mô hình kinh doanh

thương mại điện tử trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp với

nhau. Giao dịch của các công ty với nhau thường được bắt đầu từ các giao tiếp điện

tử, trong đó có giao tiếp qua các sàn giao dịch điện tử.

Trên thế giới, xu hướng TMĐT B2B chiếm ưu thế vượt trội so với B2C trong

việc lựa chọn chiến lược phát triển của các công ty kinh doanh trực tuyến. B2B được

coi như là một kiểu “phòng giao dịch ảo”, nơi sẽ thực hiện việc mua bán trực tuyến

giữa các công ty với nhau, hoặc cũng có thể gọi là sàn giao dịch mà tại đó, các doanh

nghiệp có thể mua bán hàng hoá trên cơ sở sử dụng một nền công nghệ chung. Khi

tham gia vào sàn giao dịch này, khách hàng có cơ hội nhận được những giá trị gia

tăng như dịch vụ thanh toán hay dịch vụ hậu mãi, dịch vụ cung cấp thông tin về các

lĩnh vực kinh doanh, các chương trình thảo luận trực tuyến và cung cấp kết quả

nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng cũng như các dự báo công nghiệp đối với

từng mặt hàng cụ thể.

Phân biệt B2B và B2C:

Thứ nhất, B2C chỉ bao gồm các giao dịch thương mại trên Internet giữa doanh

nghiệp với khách hàng mà trong đó, đối tượng khách hàng của loại hình này là các cá

nhân mua hàng. Tuy nhiên, cần phải xem xét chữ C trong B2C là người tiêu dùng

cuối cùng. Nghĩa là C còn bao gồm cả những doanh nghiệp mua sắm hàng hóa về để

tiêu dùng. Chẳng hạn như doanh nghiệp mua bàn ghế phục vụ cho công việc văn

phòng.

Thứ hai, khác biệt về đàm phán, giao dịch: Việc bán hàng cho các doanh

nghiệp (B2B) phải bao gồm các yếu tố như đàm phán về giá cả, việc giao nhận hàng

và xác định quy cách, các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm. Bán hàng cho người tiêu

dùng (B2C) không nhất thiết phải bao gồm tất cả các yếu tố như vậy.

4

Thứ ba, khác biệt về vấn đề tích hợp: Các công ty trong B2C không phải tích

hợp hệ thống của họ với hệ thống của khách hàng. Trái lại công ty khi bán hàng cho

các doanh nghiệp (B2B) cần phải đảm bảo rằng các hệ thống của họ có thể giao tiếp

được với nhau mà không cần sự can thiệp trực tiếp của con angười dẫn đến nhu cầu

phải tích hợp hệ thống của doanh nghiệp bán hàng và doanh nghiệp mua hàng.

Cả hai hình thức TMĐT này đều được thực hiện trực tuyến trên mạng Internet,

tuy nhiên, giữa chúng tồn tại sự khác biệt. Trong khi TMĐT B2B được coi là hình

thức kinh doanh bán buôn với lượng khách hàng là các doanh nghiệp, các nhà sản

xuất thì TMĐT B2C lại là hình thức kinh doanh bán lẻ với đối tượng khách hàng

chính là các cá nhân. Trong TMĐT B2B, việc giao dịch giữa một doanh nghiệp với

một doanh nghiệp khác thường bao gồm nhiều công đoạn: từ việc chào bán sản

phẩm, mô tả đặc tính kỹ thuật của sản phẩm cho đến đàm phán giá cả, điều kiện giao

hàng, phương thức thanh toán… . Chính vì vậy mà các giao dịch này được coi là

phức tạp hơn so với việc bán hàng cho người tiêu dùng.

2. Tình hình phát triển TMĐT trên thế giới

Về tình hình phát triển Internet:

Tổng số người sử dụng Internet tăng lên nhanh chóng. Đã có 226 triệu người

sử dụng Internet trong năm 2010, trong đó, 162 triệu người là ở các nước đang phát

triển. Theo thống kê, mức độ phổ biến của Internet tại các nước đang phát triển khá

thấp – chỉ 13.5% dân số, trong khi tại các nước phát triển là 65%.

5

Theo Dan Olds, chuyên viên phân tích của tập đoàn Gabriel, đây là một cột

mốc đánh dấu sự phát triển chóng mặt của Internet, bởi 1/3 dân số thế giới đã được

dùng Internet, so với xuất phát điểm là con số 0 của 20 năm về trước.

Khoảng 1,6 tỉ người sử dụng Internet tại nhà, tăng 0.2 tỉ so với năm 2009. Dự

kiến đến cuối năm 2010, 71% dân số ở các nước phát triển và 21% ở các nước đang

phát triển sẽ được sử dụng Internet.

Tính riêng từng khu vực, 65% dân số sử dụng Internet ở châu Âu, 55% ở châu

Mỹ, 21.9% tại khu vực châu Á Thái Bình Dương và chỉ có 9.6% dân số sử dụng

Internet ở châu Phi. Số người sử dụng Internet ở châu Á và châu Phi ngày càng tăng

nhanh nhưng vẫn có khoảng cách khá lớn so với các nước phát triển.

Về tình hình phát triển TMĐT trên thế giới

Hiện nay, Mỹ chiếm hơn 80% tỷ lệ TMĐT toàn cầu, và tuy dung lượng này sẽ

giảm dần, song Mỹ vẫn có khả năng lớn cho việc chiếm tới trên 70% tỷ lệ TMĐT

toàn cầu trong 10-15 năm tới. Mặc dù một số nước châu Á như Singapore và Hong

Kong đã phát triển rất nhanh và hiệu quả, TMĐT từ các nước khác ở châu lục này

đều còn phát triển chậm.

TMĐT không chỉ giải quyết những yêu cầu thiết yếu, cấp bách trên các lĩnh

vực như hệ thống giao dịch hàng hóa, điện tử hóa tiền tệ và phương án an toàn thông

tin…mà hoạt động thực tế của nó còn tạo ra những hiệu quả và lợi ích mà mô hình

phát triển của thương mại truyền thống không thể sánh kịp. Chính vì tiềm lực to lớn

của TMĐT nên chính phủ các nước đều hết sức chú trọng vấn đề này. Nhiều nước

đang có chính sách và kế hoạch hành động để đẩy mạnh sự phát triển của TMĐT ở

nước mình, nhằm nắm bắt cơ hội của tiến bộ công nghệ thông tin nâng cao năng lực

cạnh tranh quốc tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước, giành lấy vị trí thuận

lợi trong xã hội thông tin tương lai.

3. Một số loại hình giao dịch B2B

Bốn loại hình giao dịch B2B cơ bản phân biệt theo mức độ chủ đạo trong quan

hệ giao dịch của các bên:

6

3.1. Loại hình giao dịch bên mua chủ đạo

Đối với các công ty lớn thường mua nhiều hàng hóa và dịch vụ nguyên vật

liệu, giải pháp tốt nhất là mở riêng cho mình một chợ điện tử và mời những người

bán hàng tìm xem và thực hiện đơn đặt hàng.

Một số phương pháp mua sắm hàng hóa và dịch vụ cụ thể:

- Mua ở các site đấu giá tư nhân.

- Kết hợp vào hệ thống mua theo nhóm.

- Mua trên một sàn giao dịch.

- Hợp tác với nhà cung ứng.

3.2. Loại hình giao dịch bên bán chủ đạo

Thị trường điện tử bên bán: một thị trường điện tử (e-marketplace) dựa trên

web, trong đó một doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nhiều doanh nghiệp

(doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ hoặc sản xuất) hoặc người tiêu dùng.

Ba phương thức bán chính:

- Bán qua catalogue điện tử

- Bán thông qua đấu giá tăng dần

- Bán một tới một, thường thông qua đấu giá dài hạn.

3.3. Loại hình giao dịch qua trung gian (sàn giao dịch)

Loại hình giao dịch qua trung gian (sàn giao dịch): nhiều người bán cho nhiều

người mua. Các sàn giao dịch thường được một bên thứ ba, hay một consortium vận

hành, mở cửa cho tất cả người mua và người bán, nên thường được gọi là thị trường

điện tử công cộng.

3.4. Loại hình thương mại cộng tác:

Sử dụng công nghệ số cho phép các công ty cộng tác trong việc lập kế hoạch,

thiết kế, phát triển, quản lý và nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ và các ứng dụng mới

của TMĐT. Hình thức này sử dụng các phần mềm phục vụ làm việc theo nhóm và

các công cụ hợp tác được thiết kế đặc biệt khác

Một số hình thức thương mại cộng tác:

7

- Trung tâm cộng tác (Collaborative Hubs)

- Các mạng cộng tác (Collaborative Networks)

- Thương mại cộng tác và quản trị tri thức

4. Lợi ích và hạn chế của mô hình TMĐT B2B:

4.1. Lợi ích

4.1.1. Giúp tạo ra các cơ hội mua bán mới:

Nếu như trong thương mại truyền thống quá trình mua hàng của DN được tiến

hành chậm chạp bởi rất nhiều lí do như thời gian, địa lý, cách thức tìm kiếm nguồn

hàng… Với thương mại điện tử B2B, các DN hoàn toàn có cơ hội mua bán mới mà

không bị hạn chế về không gian và thời gian.

Các DN có thể có nhiều phương pháp quảng cáo, bán hàng của mình như bán

hàng trực tiếp qua catalogue của công ty hoặc bán thông qua đấu giá (tự DN tổ chức

hoặc thông qua website trung gian đấu giá trực tuyến). Ngược lại, bên mua có thể tìm

ra cho mình nhà cung cấp ưng ý nhất bằng cách tìm hiểu về thông tin của nhà cung

cấp và nguyên liệu, sản phẩm của họ thông qua website của DN đó hoặc tìm ra mức

giá ưng ý nhất thông qua sàn giao dịch trực tuyến.

Tại việt nam số DN có website chiếm tới 45% trên tổng số và 36% trong số

này có thực hiện mua bán hàng hóa và dịch vụ. Với việc ra đời các trung gian trực

tuyến như eBay.com, Alibaba.com các DN có nhiều cơ hội mua bán nhiều hơn. Ra

đời từ năm 1999 nhưng cho đến nay alibaba.com được coi là website trung gian B2B

lớn nhất thế giới với sự tham gia của hơn 38 triệu thành viên đến từ hơn 240 quốc gia

và vùng lãnh thổ. Do đó, cơ hội mua bán của các DN là rất lớn khi giới hạn về không

gian địa lý cũng như thời gian đã được xóa bỏ. Các thành viên khi tham gia vào các

sàn giao dịch đó có thể tham khảo thông tin của nhau, và mỗi thành viên cũng có thể

tự giới thiệu về bản thân DN của mình và các mặt hàng thuộc lĩnh vực kinh doanh

của DN. Từ đó, các đối tác sẽ dễ dàng tìm đến với nhau và có thể tiến hành các đàm

phán giao dịch.

8

4.1.2. Tham gia vào môi trường TMĐT B2B giúp các DN có thể loại bỏ bớt được

các loại giấy tờ và cắt giảm chi phí quản lý

Khi DN tham gia vào các sàn giao dịch TMĐT B2B, đưa ứng dụng trao đổi dữ

liệu điện tử vào trong quá trình hoạt động. Khi giao dịch được thực hiện bằng EDI,

hệ thống máy tính của DN sẽ hoạt động như một kho dự trữ các dữ liệu cần thiết để

hỗ trợ các giao dịch đó. Khi được sử dụng, EDI rút thông tin từ những ứng dụng của

công ty và truyền tải các chứng từ giao dịch phi giấy tờ dưới dạng máy tính đọc được

qua đường dây điện thoại và các thiết bị viễn thông khác. Ở đầu nhận, dữ liệu có thể

nhập trực tiếp vào hệ thống máy tính của đối tác, được tự động xử lý với các ứng

dụng nội bộ tại nơi nhận. Toàn bộ quá trình này diễn ra trong vài phút mà không cần

phải gõ lại thông tin và tránh cho các bên những điều phiền toái về giấy tờ đi kèm với

việc xử lý văn bản bằng tay. Sử dụng EDI qua đó sẽ giúp tăng giá trị khoản đầu tư

của DN cho việc ứng dụng phần mềm giao dịch. Hơn nữa việc tạo, gửi và nhận các

chứng từ giao dịch EDI có thể được tự động hóa và tích hợp với những ứng dụng

máy tính hiện hành trong nội bộ công ty. Với EDI, các phần mềm ứng dụng của DN

có thể gửi cứng từ giao dịch trực tiếp đến hệ thống máy tính của đối tác mà không

cần sự can thiệp của con người. EDI giúp giảm thiểu công sức của nhân viên và hạn

chế những chậm trễ hay lỗi thường đi kèm với việc xử lý chứng từ bằng tay. Bằng

cách đơn giản hóa và tinh giảm các quy trình giao dịch, EDI có thể giúp DN kiểm

soát được chi phí, tăng tính hiệu quả và cải thiện trình độ phục vụ khách hàng.

Hills Discount Chain là một công ty gồm một loạt cửa hàng giảm giá. Công ty

này đã trao đổi điện tử với các đối tác thương mại điện tử nhiều năm nay theo tiêu

chuẩn Truyền thông liên kỹ nghệ tự nguyện, tức chuẩn ANSI X12 cho ngành công

nghiệp bán lẻ. Dùng EDI cho các phiếu đặt hàng là vô cùng quan trọng đối với công

ty vì tính phức tạp của chúng. Một phiếu đặt hàng có thể đặt mua tới 200 mặt hàng

cho một hoặc một số của hàng là chuyện thường tình. Do đó, vì số lượng lớn các

phiếu đặt và độ phức tạp của chúng nên rất dễ bị lỗi khi vào dữ liệu và người bán

hàng thường mất khoảng 2 tuần để chuyển đúng đắn các phiếu đến hệ thống nhấp

9

phiếu. Nhưng với việc thực hiện EDI, các vấn đề như nguy cơ bị lỗi gây ra thừa hàng

hoặc thiếu hàng trong kho vận chuyển chậm bị giảm đi đáng kể hoặc bị loại trừ hoàn

toàn. Mặt khác hệ thống lập hóa đơn của công ty Hills cũng rất phức tạp. Đó là vì nơi

bán hàng không những phải chuyển hàng tới nhiều địa điểm khác nhau trong cùng

một đơn hàng, mà còn phải gửi cả hóa đơn bán hàng cho các địa điểm khác nhau đó.

4.1.3. Giúp giảm chi phí tìm kiếm và tiết kiệm thời gian cho người mua

Thông qua máy vi tính, người mua hàng có thể tiếp cận những thông tin đầy

đủ và tổng quát về sản phẩm, việc đặt hàng, xác nhận giao dịch tự động, và cập nhật

thông tin về việc thực hiện đơn hàng một cách thường xuyên.

Sàn giao dịch thương mại điện tử giúp cho người mua giảm chi phí mua hàng

và tiếp cận thị trường một cách nhanh hơn. Bằng cách tham khảo thông tin từ nhiều

bộ phận phòng ban và công ty, người mua hàng có nhiều cơ hội giành được các điều

khoản thương mại ưu đãi hơn từ phía các nhà cung cấp. Bằng cách tham khảo thông

tin từ nhiều nhà cung cấp, người mua hàng có thể tiết kiệm cho phí của mình. Thêm

vào đó, sàn giao dịch thương mại điện tử còn giúp giảm thiểu thời gian tiếp cận thị

trường thông qua hệ thống cung cấp hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ. Các công cụ

phân tích của thương mại điện tử cũng thúc đẩy xu hướng hợp tác giữa các nhà cung

cấp. Người mua có thể biết được sản phẩm nào được mua, nơi nào mua…từ đó họ có

thể loại ra các nhà cung cấp không phù hợp và đàm phán với những nhà cung cấp còn

lại để đạt được những điều kiện mua hàng có lợi hơn.

Với những nhà phân phối trực tuyến, người mua chỉ phải đặt hàng một lần và

chỉ phải trả một hóa đơn. Đó là lí do họ luôn thích thú được làm việc với những nhà

phân phối trực tuyến.

4.1.4. Giảm sai sót và tăng chất lượng dịch vụ, cải tiến chất lượng sản phẩm

Thông qua các đơn đặt hàng qua webdite thường ít sai sót hơn so với các đơn

đặt hàng theo các phương tiện khác nhất là qua điện thoại. Vì khi đặt hàng qua web

khách hàng có thể kiểm tra lại hàng hóa mà mình muốn đặt hàng hoặc có thể thay đổi

quyết định của mình. Trong trường hợp hàng hóa không đúng với yêu cầu của người

10

mua, hàng hóa bị lỗi, hàng hóa giao chậm hoặc thiếu…người mua có thể từ chối việc

nhận hàng và hủy bỏ giao dịch.

Thông qua máy vi tính, người mua hàng có thể tiếp cận những thông tin đầy

đủ và tổng quát về sản phẩm, việc đặt hàng, xác nhận giao dịch tự động, và cập nhật

thông tin về việc thực hiện đơn hàng một cách thường xuyên. Điều này giúp cho các

phòng ban phụ trách việc thu mua hàng hóa có thể áp dụng những quy tắc kinh

doanh, giảm chi phí do các vụ giao dịch lừa đảo gây ra, và đàm phán để được nhà

cung cấp giảm giá nhiều hơn thông qua các công cụ quản lý việc mua hàng trực

tuyến.

Thông qua các phương tiện điện tử, khách hàng có thể tham gia vào quá trình

sản xuất sản phẩm của mình. Sản phẩm cuối cùng thỏa mãn được nhu cầu của khách

hàng, bên cạnh đó sự liên lạc thường xuyên giữa khách hàng và nhà sản xuất giúp

DN cập nhật liên tục phản hồi của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của mình. Nếu

có khuyết tật trên sản phẩm có thể nhanh chóng tiến hành sửa chữa. Đảm bảo có

những sản phẩm tốt nhất. Vì chỉ khi đưa vào sử dụng, sản phẩm mới bộc lộ những

khuyết tật của nó, mà trong quá trình thử nghiệm chưa phát hiện được.

Trong thị trường TMĐT, khách hàng có thể cùng lúc tiếp cận được với nhiều

loại sản phẩm có cùng tính năng. Những cộng đồng thế giới ảo giúp cho người tiêu

dùng có nhiều kiến thức hơn trong mua sắm. Họ có thể nhận được lời khuyên từ

những người đã sử dụng sản phẩm nào đó, từ đó có những cân nhắc cho bản thân.

Bất kể một sự cố nào của sản phẩm đều có thể lan truyền rất nhanh, vì thế yêu cầu

luôn luôn nâng cao và cải tiến chất lượng sản phẩm là yêu cầu cấp thiết với mọi DN.

Bất kể một sự hấp tấp nào cũng đều phải trả giá rất đắt.

4.1.5. Giảm mức dự trữ và chi phí liên quan dự trữ, giá thành

Nhờ vào tính thông suốt của thị trường mà DN có thể nâng cao hiệu quả hoạt

động KD của mình và tìm kiếm được những nguồn nguyên liệu mà mình cần từ

những nhà cung cấp tốt nhất.

11

Sàn giao dịch thương mại điện tử cho phép DN vượt qua những rào cản về địa

lý, vươn ra thị trường toàn cầu, việc mà trước đây họ khó có thể đạt được. Bên cạnh

đó, sàn giao dịch giúp tiến trình mua hàng được tiến hành thuận lợi hơn, nâng cao

hiệu quả hoạt động mua hàng, giảm bớt chi phí hành chính của việc mua hàng truyền

thống.

Nhờ vào môi trường KD mạng, các DN sẽ tiến hành nhận đơn hàng và sản

xuất theo đơn đặt hàng hoặc dự trữ một số nguồn hàng thiết yếu theo số lượng hàng

đặt trung bình của các kì trước. Như vậy, DN có thể tiết kiệm được các hi phí liên

quan đến dự trữ như chi phí nhà kho, chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến kho, chi

phí bảo quản… Chi phí đầu vào cho sản phẩm sẽ được giảm bớt, DN có thể hạ giá

thành sản phẩm và tăng tính cạnh tranh về giá của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh

trên thị trường.

4.1.6. Tăng tính linh hoạt trong hoạt động sản xuất

Sự trao đổi thông tin liên tục giữa nhà cung ứng, nhà sản xuất, khách hàng,

giữa DN có thể dự báo tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Phản ứng linh hoạt

với những thay đổi bất lợi. Chủ động trong sản xuất, nhanh chóng nắm bắt cơ hội.

TMĐT đang thay đổi hệ thống sản xuất từ sản xuất đại trà để sản xuất chỉ tỏng thời

gian theo nhu cầu và có thể tùy chỉnh. Hơn nữa, hệ thống sản xuất được tích hợp với

tài chính, tiếp thị, và các hệ thống chức năng khác, cũng như với các đối tác kinh

doanh và khách hàng. Sử dụng web dựa trên hệ thống ERP, đơn đặt hàng được lấy từ

các khách hàng có thể được dẫn đến nhà thiết kế và đến tầng sản xuất, trong vòng vài

giây. Thời gian chu kỳ sản xuất được cắt giảm 50% hoặc nhiều hơn trong nhiều

trường hợp, đặc biệt là khí sản xuất được thực hiện ở một nước khác nơi các nhà thiết

kế và kĩ sư được đặt.

Các công ty như IBM, General motors, đang lăp ráp các sản phẩm mà các

thành phần được sản xuất tại nhiều địa điểm. Sub-lắp ráp thu thập tài liệu và các bộ

phận từ nhà cung cấp của họ, và họ có thể sử dụng một hoặc nhiều tầng của các nhà

sản xuất. Thông tin liên lạc, hợp tác, và phối hợp trở nên quan trọng trong hệ thống

12

multitier đó. Sử dụng đấu thầu điện tử, lắp ráp có được phụ cụm 15% đến 20% rẻ hơn

so với trước và 80% nhanh hơn.

4.1.7. Tạo sự minh bạch về giá

Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và hạ tầng cơ sở truyền thông đặc biệt

là internet các thành phần trong mối quan hệ giao dịch TMĐT B2B các bên có thể

cung cấp cho đối tác rõ ràng các chi phí vật chất, vận chuyển và giá thành chính xác

của sản phẩm một cách rõ ràng nhất, để tạo sự tin tưởng lẫn nhau. Đối với DN

TMĐT tạo sự tin tưởng là rất quan trọng, bởi vì khách hàng và uy tín là yếu tố cần

quan tâm hàng đầu, tạo lòng tin cho khách hàng là việc không đơn giản và sự minh

bạch về giá cả là một việc cần thiết, quản trị thương mại điện tử B2B giúp tạo sự

minh bạch về giá giữa các DN mua bán trong chuỗi giao dịch này. Các khách hàng

của các DN thương mại điện tử B2B chủ yếu là các DN mua nguyên liệu về sản xuất

lại bán cho người tiêu dùng hoặc bán lại chứ ít DN mua về sử dụng trực tiếp nên số

lượng mua hàng thường lớn nên giá cả cần rõ ràng minh bạch giúp cả hai bên cùng

có lợi, bên khách hàng rất cần điều này bởi rõ ràng về giá cả sẽ giúp họ có thể tính

toán phù hợp cho giá sản phẩm đầu ra cuối cùng.

4.2. Hạn chế

4.2.1. Loại bỏ các nhà phân phối và những người bán lẻ

Với việc tham gia trực tiếp vào các sàn giao dịch TMĐT B2B, các DN có thể

dễ dàng liên hệ đàm phán giao dịch với nhau mà không cần qua trung gian. Việc các

DN liên hệ trực tiếp với nhau như vậy giúp giảm bớt chi phí giao dịch, chi phí đầu

vào. Tuy nhiên, điều đó cũng sẽ đem lại một số hạn chế cho DN. Nếu như sử dụng

trung gian marketing, qua những tiếp xúc kinh nghiệm, sự chuyên môn hóa và quy

mô hoạt động của họ sẽ đem lại cho nhà sản xuất nhiều điều lợi hơn so với việc nhà

sản xuất tự phân phối.

Để khắc phục hạn chế đó thì các DN tiến hành phát triển hệ thống marketing

đa kênh. Việc ứng dụng những hệ thống marketing đa kênh giúp DN vươn tới cùng

13

một thị trường hay những thị trường khác nhau. Chẳng hạn, ở Mỹ công ty General

Electric vừa phân phối sản phẩm cho các nhà buôn độc lập, vừa bán thẳng cho các

nhà thầu xây dựng lớn. Ở Việt Nam, công ty nước giải khát IBC vừa phân phối cho

các nhà bán buôn độc lập, vừa phân phối cho các điểm HOREKA (Hotel, Restaurant,

Karaoke)

4.2.2. Xung đột kênh

Nếu như trước đây, công ty sử dụng một kênh phân phối để bán hàng tại một

thị trường hay một phân đoạn thị trường thì ngày nay với sự đa dạng hóa khách hàng,

ngày càng có nhiều công ty sử dụng hệ thống phân phối nhiều kênh hay còn gọi là hệ

thống phân phối kép. Đây là hệ thống phân phối trong đó một công ty tạo ra cho

mình hai hay nhiều kênh phân phối để với tới 1 hay nhiều phân đoạn thị trường khác

nhau. Ví dụ, hãng máy tính IBM sử dụng rất nhiều kênh phân phối khác nhau để

phân phối sản phẩm của mình cho các đối tượng sử dụng khác nhau. Ngoài hệ thống

cửa hàng trực tiếp của IBM, máy tính IBM cũng có mặt tại các cửa hàng bán lẻ khác,

người tiêu dùng có thể mua máy tính IBM tại các cửa hàng chuyên bán máy tính

hoặc có thể mua từ những cửa hàng bán lẻ lớn như Wal-mart hoặc thậm chí họ có thể

mua trực tiếp qua mạng trên website của công ty. Sử dụng hệ thống phân phối nhiều

kênh có cái lợi là có thể tiếp cận được nhiều loại đối tượng khách hàng song hệ thống

phân phối nhiều kênh này thường rất phức tạp và khó kiểm soát, đồng thời có thể gây

ra xung đột kênh trong cùng một hệ thống vì đều cạnh tranh để bán hàng. Chẳng hạn,

khi IBM bắt đầu bán hàng trực tiếp qua mạng và qua điện thoại, các cửa hàng bán lẻ

máy tính cho rằng đó là cạnh tranh không bình đẳng và đe dọa sẽ không bán hàng

hoặc giảm lượng hàng bán của IBM.

14

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH KINH DOANH B2B

CỦA ALIBABA.COM

1. Giới thiệu chung về alibaba.com

Alibaba là công ty thương mại trực tuyến lớn nhất của Trung Quốc. Theo một

số phương pháp định giá, Alibaba còn được xếp vào dạng công ty thương mại trực

tuyến lớn nhất thế giới. Công ty sở hữu 3 trang thương mại điện tử chính: Taobao,

Tmall và Alibaba.com, với hàng triệu người dùng, phục vụ hàng triệu nhà buôn và

các doanh nghiệp. Trong đó, Alibaba.com đang là Website TMĐT B2B lớn nhất thế

giới.

Ra đời vào tháng 3 năm 1999, sự lựa chọn thương hiệu Alibaba ban đầu đối

với Jack Ma (người sáng lập ra Alibaba) đơn giản chỉ vì ông muốn công ty của mình

phải mang tầm quốc tế, và vì thế mà ông đã chọn tên Alibaba cho dễ nhớ vì ai trên

thế giới mà chẳng biết câu chuyện thần thoại Alibaba và câu thần chú “Vừng ơi, mở

ra”.

Jack Ma cùng 17 nhà sáng lập khác hi vọng cũng như câu thần chú đó. Jack

Ma có một niềm tin mãnh liệt rằng tầm nhìn toàn cầu sẽ chiến thắng cách tư duy địa

phương. Chính vì thế ông xác định cho Alibaba một mô hình kinh doanh nhằm hỗ trợ

tối đa cho các DN vừa và nhỏ. Alibaba không sao chép lại các dự án thương mại điện

tử thành công từ Mỹ như các công ty khác với mục tiêu bán được càng nhiều hàng

càng tốt, Alibaba tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm hỗ trợ tốt hơn,

tốt hơn nữa cho DN.

Nhờ chính phương châm kết nối giao thương toàn cầu, giúp đỡ những nhà

xuất nhập khẩu trên thế giới tìm thấy nhau và tìm được những cơ hội hợp tác, website

Alibaba.com nhanh chóng phát triển vươn xa khỏi thị trường Trung Quốc.Và thương

hiệu Alibaba dần trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới và chiếm

vị trí số 1 trong mô hình TMĐT giữa DN với DN (B2B).

Chỉ sau hai năm thành lập, đến tháng 12 năm 2001, số thành viên và khách

hàng thường xuyên giao dịch trên Alibaba.com đã lên đến  1 triệu người đến từ 202

15

quốc gia. Năm 2005, con số thành viên là 7.5 triệu người, đưa Alibaba.com trở thành

Website TMĐT B2B tốt nhất và lớn nhất trên thế giới, theo đánh giá của các tạp chí

kinh tế như Forbes và các chuyên gia trong lĩnh vực TMĐT.

Đến nay, trải qua 15 năm phát triển liên tục và bền vững, Alibaba.com vẫn là

người khổng lồ chưa có đối thủ trên sàn đấu quốc tế trong mô hình thương mại điện

tử B2B. Với hàng chục triệu thành viên đến từ 242 quốc gia, và mạng lưới chi nhánh

tại hơn 20 nước trên thế giới, Alibaba.com luôn hứa hẹn những cơ hội giao thương

quốc tế hấp dẫn cho những DN xuất nhập khẩu, cũng như thúc đẩy sự phát triển của

thương mại tự do trên thế giới.

2. Mô hình kinh doanh B2B của Alibaba.com

2.1. Ứng dụng và mô tả mô hình

Hiện tại Alibaba.com đang hoạt động theo mô hình sàn giao dịch.Hoạt động

như một trung tâm trao đổi thông tin, cung cấp thông tin về hàng hóa, công ty…

Đồng thời, Alibaba đang tiến hành hỗ trợ việc trao đổi các chứng từ và hỗ trợ thêm

các dịch vụ như chứng thực hay kí kêt hợp đồng điện tử…

Alibaba là một sàn giao dịch nhưng vẫn chứa trong mình cả cổng thông tin: đó

là việc cung cấp các danh mục chào bán của các doanh nghiệp, các danh sách người

mua và hàng cần mua. Cũng như thông tin về nghành giao dịch và thông tin khác.

Hình thức hoạt động của Alibaba là sàn giao dịch theo chiều ngang. Cụ thể các dịch

vụ Alibaba đem tới cho khách hàng:

Các thông tin chào mua, chào bán được cấu trúc theo nhóm hàng (trên cơ sở

bảng mã HS-Harmonize System), sắp xếp theo thời gian hoặc theo các thứ tự ưu tiên

khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm và lựa chon của khách hàng.

Ngoài những nội dung thông tin, nếu công ty khách hàng nào có khả năng tổ chức

khai thác, xử lí thông tin tốt đều có thể xây dựng cho mình một danh sách bạn hàng

trên cơ sở các thông tin mô tả công ty đăng tải trên các Website(nghành hàng,lĩnh

vực kinh doanh, địa chỉ liên lạc, email…..)

16

Chức năng sàn giao dịch của Alibaba là tạo không gian thị trường, kết nối

người mua và người bán, cung cấp các dịch vụ và tiện ích thuận lợi hóa các giao

dịch. Alibaba.com chỉ đóng vai trò là trung gian, mọi hình thức thanh toán vận

chuyển hai bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên, Alibaba cũng tư vấn các phương pháp thanh

toán để giúp các khách hàng có sự lựa chọn phù hợp.

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp về cơ bản do Alibaba chỉ là nhà trung gian

nên người bán và người mua vẫn phải chủ động giải quyết với nhau trước, bên cạnh

đó Alibaba cũng hỗ trợ các thông tin về các bên tùy theo trường hợp, Alibaba hợp lí

trong vòng 7 ngày sau khi nhận được khiếu nại.

Hiện tại Abibaba đang trong giai đoạn bổ sung nhiều dịch vụ mới: chứng thực,

kí kết hợp đồng điện tử.

Ví dụ như dịch vụ Escorw: chứng thực, đảm bảo thanh toán được an toàn, mà

không làm lộ chi tiết thông tin tài khoản thanh toán. Và đảm bảo thông suốt quá trình

giao dịch trực tuyến được thực hiện an toàn với mức phí 3.09% tổng giá trị đơn đặt

hàng của người mua.

Doanh thu của Alibaba.com lấy từ phí giao dịch, phí thành viên, phí dịch vụ

và phí quảng cáo. Hiện nay, alibaba.com trung bình có 600.000 giao dịch/tuần, và

Alibaba đóng vai trò “chủ mạng” cho 11.000 địa chỉ web công ty, sản xuất 20.000

loại hàng hóa khác nhau, 90% số địa chỉ web này có mua quảng cáo trên Alibaba.

Giai đoạn cuối cùng alibaba.com sẽ hoạt động như sàn giao dịch của châu Âu,

châu Mỹ, tức là hỗ trợ và thực hiện tất cả các giao dịch trực tuyến.

2.2. Các công cụ, phương tiện, dịch vụ mà Alibaba.com cung cấp

2.2.1. Các công cụ

Công cụ tìm kiếm: Những người sử dụng công cụ này là những người ghé

thăm website của Alibaba.com, họ có thể là những khách hàng, những người đăng kí

thành viên trên alibaba.com hoặc cũng có thể là những người chỉ ghé thăm

alibaba.com để tìm hiểu sản phẩm.

17

Công cụ cá nhân hóa thông tin người dùng: người sử dụng công cụ này là

những thành viên đã đăng kí tài khoản trên Alibaba.com để chia sẻ dữ liệu, upload

ảnh và thông tin về sản phẩm…..

Công cụ mua:

- Chào mua: Nhũng người là thành viên của alibaba.com trên phương diện

người mua sẽ thông báo cho các nhà cung cấp về các sản phẩm họ cần, họ

muốn mua, về tên sản phẩm, loại sản phẩm, giá cả, số lượng,hình ảnh…

- Trade alert: các thành viên trên alibaba.com có thể cập nhật được những

thông tin mới nhất về sản phẩm trên email họ đăng kí.

- Trade manager: công cụ này giúp các thành viên có thể trò chuyện trực

tuyến với nhau giúp cho các giao dịch diễn ra dễ dàng hơn. Công cụ này

còn giúp phá bỏ rào cản về ngôn ngữ. Sử dụng công cụ này, các thành viên

còn có thể gửi hình ảnh, sản phẩm hoặc các tập tin có kích thước bất ký

ngay lập tức cho các đối tác thương mại của mình.

- Công cụ bán: dành cho các thành viên trên phương diện người bán có thể

chào bán các sản phẩm của họ.

- Nhóm các công cụ hỗ trợ tiện ích: là những công cụ hỗ trợ chung cho mọi

thành viên để có thể mua bán, trao đổi thông tin, tham gia vào cộng

đồng…

2.2.2. Các dịch vụ

Đối với người mua:

Alibaba cung cấp một loạt các dịch vụ giúp đỡ người mua có thể tìm được

nguồn cung ứng dễ dàng hơn. Dưới đây là các dịch vụ của alibaba cung cấp cho

người sử dụng là người mua:

- Cung cấp các danh mục sản phẩm: alibaba.com cung cấp danh mục sản

phẩm trực tuyến lớn nhất thế giới với các sản phẩm từ hơn 34 ngành công

nghiệp khác nhau. Với việc phân rõ từng loại sản phẩm website

alibaba.com dễ dàng hơn trong việc kiểm duyệt và thông qua sản phẩm.

18

- Cung cấp hồ sơ công ty:Để người mua có thể tìm hiểu về năng lực của đối

tác mà mình định mua hàng.

- Xác minh kinh doanh: Điều này sẽ giúp cho người mua tranh được các rủi

ro khi mua hàng trực tuyến.

- Chào mua: Tại sao phải tìm kiếm các nhà cung cấp khi bạn có thể có một

loạt các danh sách nhà cung ứng có thể đáp ứng yêu cầu của bạn? Là một

người mua, bạn có thể post mua dẫn trên trang web của alibaba.com, mô tả

những gì bạn đang tìm kiếm. Các nhà cung cấp sau đó sẽ liên lạc với bạn

dựa trên thông số kỹ thuật của bạn, do đó tiết kiệm nhiều thời gian và công

sức cho người mua.

- Chanel chợ thương mai: Alibaba.com giới thiệu về các hội chợ thương mại

để người mua có thể tham khảo, đồng thời cung cấp các thông tin mà các

hội chợ thương mại uy tín trên thế giới cung cấp.

- Giao tiếp với nhà cung cấp: giúp hai bên trao đổi thông tin và thực hiện các

giao dịch dễ dàng hơn.

Đối với người bán:

- Đăng nhập thành viên miễn phí

- Liên hệ với đối tác: Khi đã tìm kiếm được khách hàng hay đối tác thì

người bán có thể liên hệ với họ một cách dễ dàng và miễn phí

- Hướng dẫn cách thức nâng cao hiệu quả bán hàng và cung cấp những yêu

cầu mới nhất của khách hàng cùng những câu chuyện thành công để doanh

nghiệp có thể học tập.

2.3. Ưu nhược điểm của công cụ, phương tiện và dịch vụ mà alibaba.com cung

cấp

2.3.1. Ưu điểm

Đối với trade mangaer: Khi đóng vai trò là người mua hàng, khách hàng có

thể hỏi đáp trực tiếp với nhà cung cấp lúc họ có nhu cầu nên các khó khăn, vướng

mắc của họ về sản phẩm dịch vụ sẽ được alibaba và các nhà cung cấp của mình đáp

19

ứng, giải quyết ngay lập tức làm cho họ có thể nhanh chóng đi đến quyết định mua

hàng. Còn nếu trong vai trò của một nhà cung cấp sản phẩm thì họ có thể giao dịch

với khách hàng của mình một cách dễ dàng giúp cho khách hàng hiểu biết về họ được

nhiều, quảng bá về doanh nghiệp, sản phẩm của mình được tốt hơn. Nhờ có công cụ

này mà khoảng cách giữa nhà cung cấp sản phẩm và người mua hàng trực tuyến được

rút ngắn, các giao dịch nhờ đó cũng diễn ra dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Alibaba có các giải đáp để khách hàng của mình yên tâm khi mua hàng với

các giao dịch an toàn, kiểm tra được cơ bản các gian lận trong giao dịch trên website

này. Nếu khách hàng của Alibaba bị lừa đảo thì Alibaba sẽ xác minh về các vấn đề

này, sau khi đã xác thực thì Alibaba sẽ yêu cầu các nhà cung cấp hoàn lại tiền cho

khách hàng nếu không thì các nhà cung cấp này sẽ bị alibaba chấm dứt hợp đồng về

tài khoản. Đó chính là thuận lợi lớn của Alibaba giúp họ thu hút được khách hàng và

trở thành nhà cung cấp dịch vụ và sản phẩm dịch vụ lớn như hiện nay.

Đối với Trade Alert: Khách hàng điền vào mẫu có sẵn các thông tin của mình

và sản phẩm mà mình có nhu cầu cần mua, các công ty cung cấp các sản phẩm này.

Khi đó khách hàng sẽ được Alibaba gửi lại vào hộp thư của mình các thông tin cập

nhật mới nhất về các sản phẩm mới có trên Alibaba, danh sách, thông tin của các nhà

cung cấp sản phẩm, cùng với các chỉ dẫn thương mại khác. Điều này cũng giúp ích

rất nhiều cho khách hàng khiến họ không phải mất quá nhiều thời gian và sức lực vào

việc tìm kiếm sản phẩm và các nhà cung ứng.

Nhờ vào những việc làm trên mà Alibaba đã làm cả thế giới phải ngạc nhiên

về những bước tiến thần kỳ của mạng kinh doanh trực tuyến của mình. Alibaba đang

ngày càng ăn nên làm ra với doanh thu và lợi nhuận tăng lên không ngừng trong đó

chủ yếu doanh thu đến từ nguồn thương mại điện tử.

2.3.2. Nhược điểm

Các nhà cung cấp sản phẩm của Alibaba luôn luôn phải cung cấp đầy đủ các

thông tin chi tiết về sản phẩm của mình, điều này làm cho khách hàng có rất nhiều sự

lựa chọn nên có thể các nhà cung cấp sẽ phải điều chỉnh lại rất nhiều về giá thành sản

20

phẩm cung như chất lượng sản phẩm phải ngày càng hoàn thiện hơn. Điều này sẽ làm

giảm đi khá nhiều doanh thu của nhà cung cấp. Nếu việc này ảnh hưởng đến doanh

thu có thể họ sẽ không lựa chọn Alibaba làm trung gian bán hàng cho mình nữa.

Việc trả lời câu hỏi của khách hàng sẽ tốn rất nhiều thời gian của Alibaba, họ

phải có 1 số lượng lớn nhân viên làm công việc này, thêm vào đó là trả lời trực tuyến

với khách hàng sẽ càng trở nên vất vả hơn khi công ty ngày càng phát triển mạnh như

vậy.

3. Lợi ích mà B2B đem lại khi Alibaba áp dụng mô hình trên:

- Giúp thị trường vận hành hiệu quả hơn:

Alibaba.com là từng là một trung gian trao đổi thông tin, hiện tại đã chuyển dần

sang hỗ trợ việc trao đổi các chứng từ và cuối cùng là trở thành sàn giao dịch điện tử

hay hỗ trợ và thực hiện các giao dịch trực tuyến, bao gồm:

- Cung cấp các dịch vụ cho khách hàng và thị trường một cách hiệu quả:

Cung cấp dịch vụ hỗ trợ giao dịch, giúp các công ty mua bán dễ dàng tìm

kiếm được hàng hóa, nhà cung cấp, đối tác, khách hàng…

- Alibaba còn cung cấp các dịch vụ thành viên:

Việc đăng ký thành viên hầu hết là miễn phí, và khi trở thành thành viên

của Alibaba.com khách hàng, công ty, nhà cung ứng sẽ có được nhiều tiện

ích hơn trong việc quảng cáo, thiết kế gian hàng hay dịch vụ thanh toán,

chăm sóc đối tác…

- Cung cấp chính xác thông tin về hàng hóa và công ty cung ứng sản phẩm

trên thị trường:

Các mặt hàng trên trang Alibaba.com vô cùng đa dạng và phong phú, theo

thống kê mới nhất, lượng hàng thường xuyên được giao dịch trên trang

web ước tính khoảng hơn 400 000 mặt hàng, các mặt hàng này được phân

loại trong 27 danh mục khác nhau. Các mặt hàng do các công ty khác nhau

cung ứng, các thông tin về công ty được đi kèm với thông tin của hàng hóa

tương ứng.

- Là cầu nối giữa người bán và người mua:

Alibaba.com là sàn giao dịch thương mại mang tầm cỡ Thế giới cung cấp

các dịch vụ Marketing cho các nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Thông qua đó,

21

Alibaba.com trở thành cầu nối trực tiếp giữa người mua và nhà cung cấp,

người mua có thể tìm kiếm các nhà cung cấp khác nhau phù hợp với yêu

cầu của mình.

- Cắt giảm chi phí quản lý liên quan đến mặt hàng MRO, đẩy nhanh quá

trình giao dịch:

Alibaba thực hiện cáo giao dịch liên quan tới cung ứng và mua bán

nguyên, nhiên liệu cho sản xuất và các sản phẩm tới nhà đại lý tiêu thụ.

Các giao dịch được thực hiện thông qua mạng internet cho nên việc quản lí

và kiểm soát giao dịch được thực hiện hiệu quả và nhanh chóng với mức

chi phí thấp.

- Tạo nên hệ thống thông tin thị trường rộng lớn, thúc đẩy thương mại toàn

cầu:

Không những Alibaba.com giúp liên kết, là cầu nối giữa người mua và nhà

cung cấp mà Alibaba.com còn có vai trò đưa các doanh nghiệp sản xuất

tiếp cận với thông tin, đưa các nhà cung ứng tiếp cận với thị trường thế

giới. Tạo điều kiện giúp đẩy nhanh quá trình thương mại hóa toàn cầu.

Thay vì tiếp cận với thị trường truyền thống như trước đây, các doanh

nghiệp sản xuất, các nhà cung ứng sản phẩm có thể vươn xa hơn, hướng

tới thị trường quốc tế, mở rộng thị phần…

KẾT LUẬN

Thông qua việc tìm hiểu tổng quan về mô hình thương mại điện tử B2B và việc

tìm hiểu, đánh giá, nhận xét, phân tích mô tả website Alibaba.com. Bài đã cung cấp

một lượng lớn thông tin về mô hình B2B để người đọc hiểu hơn và nắm được lí

thuyết cơ bản về B2B. Mặt khác, thông qua việc nghiên cứu mô hình B2B được

Alibaba.com áp dụng, bài đã nêu lên được tầm quan trọng của mô hình thương mại

điện tử B2B và nhận thức được những ưu, nhược điểm trong việc áp dụng mô hình.

Thông qua đó chỉ ra được những lợi ích mà B2B đem lại cho khách hàng, nhà cung

cấp, và ý nghĩa của B2B đối với thị trường thương mại quốc tế.

22

Vì vậy, việc áp dụng và học theo mô hình B2B của Alibaba.com cần được nhân

rộng ở Việt Nam nhằm thúc đẩy nhanh quá trình thương mại quốc tế bằng công nghệ

thông tin.

23