62
- 1 - MỤC LỤC Trang phụ bìa………………………………………………………………………….... i Mục lục…………………………………………………………………………………1 Danh mục các chữ viết tắt……………………………………………………………...3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………………………..4 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài……………………………………………………....5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………………..5 4. Giả thuyết khoa học………………………………………………………………….5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………………………..5 6. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………….....6 7. Đóng góp của đề tài ………………………………………………………………....6 8. Cấu trúc của luận văn ……………………………………………………………….6 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỌC CHO SINH VIÊN THÔNG QUA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBSITE TRONG DẠY HỌC 1.1. Tự học.......................................................................................................................8 1.2. Các hình thức tự học và các loại tự học.................................................................10 1.3. Các nhóm năng lực tự học......................................................................................12 1.4. Quy trình tự học và các nhân tảnh hưởng tới quá trình.......................................15 1.5. Một số khái niệm liên quan đến website................................................................16 1.6. Tiêu chí đánh giá Website dạy học............................................................................19 1.7. Những hạn chế khi sử dụng Website dạy học........................................................20 1.8. Tình hình nghiên cứu xây dựng và sử dụng website hỗ trợ dạy học ở trường Đại học Đồng Tháp..............................................................................................................21 Kết luận chương 1..………………………………………………………………….24

ÊN THÔNG QUA VI WEBSITE TRONG D - Trường Đại học

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

- 1 -

MỤC LỤC

Trang phụ bìa…………………………………………………………………………....i

Mục lục…………………………………………………………………………………1

Danh mục các chữ viết tắt……………………………………………………………...3

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………………………..4

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài……………………………………………………....5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………………..5

4. Giả thuyết khoa học………………………………………………………………….5

5. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………………………..5

6. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………….....6

7. Đóng góp của đề tài ………………………………………………………………....6

8. Cấu trúc của luận văn ……………………………………………………………….6

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ

HỌC CHO SINH VIÊN THÔNG QUA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG

WEBSITE TRONG DẠY HỌC

1.1. Tự học.......................................................................................................................8

1.2. Các hình thức tự học và các loại tự học.................................................................10

1.3. Các nhóm năng lực tự học......................................................................................12

1.4. Quy trình tự học và các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình.......................................15

1.5. Một số khái niệm liên quan đến website................................................................16

1.6. Tiêu chí đánh giá Website dạy học............................................................................19

1.7. Những hạn chế khi sử dụng Website dạy học........................................................20

1.8. Tình hình nghiên cứu xây dựng và sử dụng website hỗ trợ dạy học ở trường Đại

học Đồng Tháp..............................................................................................................21

Kết luận chương 1..………………………………………………………………….24

- 2 -

CHƯƠNG 2

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CHO SINH VIÊN CHƯƠNG “NĂNG

LƯỢNG – CƠ HỌC CHẤT LƯU” THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG WEBSITE

2.1. Nội dung kiến thức và những kỹ năng trong chương “Năng lượng và Cơ học chất

lưu”……………………………………………………………………………………25

2.2. Sơ đồ cấu trúc của chương………………………………………………………31

2.3. Qui trình tổ chức hoạt động tự học cho SV thông qua việc vận dụng website trong

dạy học………………………………………………………………………………...33

2.4. Hình thức triển khai website trong dạy học………………………………………36

2.5. Những giải pháp bồi dưỡng năng lực tự học của SV trong quá trình dạy học…...37

2.6. Tổ chức hoạt động tự học cho SV nhờ việc xây dựng và sử dụng webstie dạy học

thông qua chương “Năng lượng – Cơ học chất lưu” VLĐC………………………….39

Kết luận chương 2…………………………………………………………………...52

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ......................................................................53

3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm .....................................................................53

3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.......................................................................54

3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm................................................................................55

Kết luận chương 3.......................................................................................................59

PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................................60

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................61

PHỤ LỤC

- 3 -

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Chữ viết tắt

BGĐT

CNH - HĐH

CNTT

DH

ĐC

GV

HS

NXB

PPDH

PTDH

QTDH

SV

TH

THPT

TN

TNSP

SGK

Viết đầy đủ

Bài giảng điện tử

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Công nghệ thông tin

Dạy học

Đối chứng

Giáo viên

Học sinh

Nhà xuất bản

Phương pháp dạy học

Phương tiện dạy học

Quá trình dạy học

Sinh viên

Tự học

Trung học phổ thông

Thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm

Sách giáo khoa

- 4 -

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Đất nước ta đang trong thời kì CNH – HĐH, viễn cảnh đang sôi động, tươi đẹp

nhưng cũng nhiều thách thức đòi hỏi cần phải đổi mới một cách toàn diện trong nhiều

lĩnh vực, đặc biệt trong ngành Giáo dục – Đào tạo phải có những đổi mới cơ bản,

mạnh mẽ vươn tới ngang tầm với sự phát triển chung của khu vực.

Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nhằm đào tạo ra con người

có trí tuệ phát triển, tích cực, năng động, sáng tạo, thể hiện tinh thần hợp tác và tính

nhân văn cao,... đáp ứng yêu cầu đào tạo con người trong thời kỳ CNH – HĐH đất

nước. Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã vạch rõ: “…đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo

dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều. Rèn luyện thành nếp tư duy sáng

tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện

đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho

học sinh…”. [4]

Mục đích của nhiệm vụ và giải pháp thứ hai trong “ Đề án đổi mới giáo dục đại

học Việt Nam” có viết : “Triển khai một cuộc vận động đổi mới dạy và học theo quan

điểm về mục tiêu, nội dung và phương pháp nhằm tạo nên con người có các loại tiềm

năng: Để học tập sáng tạo; Để phát triển cá nhân gắn kết với xã hội; Để tìm và tạo

việc làm. Đổi mới phương pháp dạy và học theo các phương châm: Dạy cách học;

Phát huy tính chủ động của người học; Tận dụng công nghệ thông tin và truyền thông

mới”.[2]

Để nâng cao chất lượng đào tạo, dạy học môn Vật lý ở bậc Đại học, Cao đẳng

và trung học phổ thông cũng đã có một số tài liệu của một số tác giả trong nước bàn

đến vấn đề tự học, dạy – tự học. Nâng cao chất lượng đào tạo là một nhiệm vụ hết sức

cấp thiết bởi vì sản phẩm đào tạo đóng góp quan trọng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã

hội của đất nước. Có thể khẳng định lợi thế thuộc về những quốc gia có nguồn nhân

lực bậc cao đáp ứng nhu cầu khoa học công nghệ trong thời đại mới. Đổi mới phương

pháp dạy học sẽ mang lại những hiệu quả vượt trội hơn khi có sự hỗ trợ của máy vi

tính (MVT) trong tiến trình dạy học. MVT sẽ kích thích hứng thú học tập thông qua

các khả năng kĩ thuật (kĩ thuật đồ họa; công nghệ Multimedia, phần mềm chuyên

dụng, trình chiếu PowerPoint, website....); góp phần tổ chức, điều khiển tiến trình dạy

- 5 -

học; hợp lí hoá công việc của thầy và trò. Sự kết hợp giữa các lý thuyết mới và sự hỗ

trợ của website trong tiến trình dạy học sẽ tạo nên một tiến trình dạy học mới mà trong

tiến trình đó người học chủ động, tích cực hơn trong việc xây dựng hệ thống tri thức

cho bản thân.

Qua quá trình nghiên cứu lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý, lý

luận dạy học và vai trò của website trong đổi mới phương pháp dạy học tôi nhận thấy

cần thiết phải xây dựng website dạy học, với sự hỗ trợ của website vào dạy học bộ

môn Vật lý sẽ giúp cho sinh viên xây dựng được cho mình một hệ thống kiến thức có

cấu trúc riêng và có khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các vấn đề

đặt ra góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Với mục tiêu đó mà tôi lựa chọn đề tài

“Bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên thông qua việc xây dựng và sử dụng

website trong dạy học chương “Năng lượng – Cơ học chất lưu”

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên với sự

hỗ trợ của website dạy học.

Xây dựng được qui trình tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên thông qua việc

xây dựng và sử dụng website trong dạy học.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động dạy và học chương “Năng lượng – Cơ học chất lưu”, vật lí đại

cương với sự hỗ trợ của website.

* Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các hình thức tổ chức hoạt động tự học cho sinh

viên với sự hỗ trợ của website thể hiện qua chương “Năng lượng – Cơ học chất lưu”

trong quá trình dạy học.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu vấn đề tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên thông qua việc sử dụng

website được xây dựng thì sinh viên rèn luyện được các kĩ năng tự học, tự tìm tòi

nghiên cứu và năng lực tự học được nâng lên, từ đó nâng cao chất lượng dạy học

chương “Năng lượng – Cơ học chất lưu”, vật lí đại cương.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đề ra đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- 6 -

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về tự học với sự hỗ trợ của website.

- Nghiên cứu nội dung chương trình vật lý đại cương dành cho sinh viên các

trường Cao đẳng, Đại học quan tâm chương “Năng lượng – Cơ học chất lưu”.

- Xây dựng được qui trình tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên thông qua việc

xây dựng và sử dụng website trong dạy học vật lí.

- Thực nghiệm sư phạm, xử lí số liệu và đánh giá hiệu quả của việc tổ chức hoạt

động tự học cho sinh viên thông qua việc xây dựng và sử dụng website trong dạy học

vật lí.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, luật giáo dục, các tạp chí giáo dục, các tài

liệu về lí luận dạy học, các phương pháp dạy học vật lí, các luận văn liên quan đến đề

tài nghiên cứu.

- Nghiên cứu nội dung, chương trình chương “Năng lượng – Cơ học chất lưu”,

vật lí đại cương.

6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Điều tra tình hình sử dụng các phương pháp dạy học ở trường Đại học Đồng

Tháp.

- Điều tra mức độ tự học của sinh viên ở trường Đại học Đồng Tháp.

6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Thực hiện các phương án đã xây dựng vào dạy học để kiểm tra giả thuyết khoa

học của đề tài.

6.4. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp toán học để xử lý thông tin, các số liệu thu được trong

quá trình nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm. Từ đó rút ra kết luận, đồng thời đề xuất

việc vận dụng cho các phần khác của chương trình vật lí đại cương ở trường Đại học.

7. Đóng góp của đề tài

- Bổ sung cơ sở lý luận về việc sử dụng website vào tổ chức hoạt động tự học

trong dạy học.

- Xây dựng được website hỗ trợ tổ chức, bồi dưỡng năng lực tự học khi dạy học

chương “Năng lượng – Cơ học chất lưu”, vật lí đại cương.

8. Cấu trúc của đề tài

- 7 -

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, về nội dung luận văn bao gồm :

Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên

thông qua việc xây dựng và sử dụng website trong dạy học

Chương 2. Tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên chương “Năng lượng – Cơ học chất

lưu” thông qua việc sử dụng website

Chương 3. Thực nghiệm sư phạm

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

- 8 -

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ

HỌC CHO SINH VIÊN THÔNG QUA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG

WEBSITE TRONG DẠY HỌC

1.1. Tự học (TH)

Trong tâm lí học thì TH là một hoạt động học tập, ở đó người học tự tiến hành

các hoạt động nhận thức mà không chịu sự điều khiển trực tiếp từ GV. Trong lí luận

dạy học, TH được xem xét dưới nhiều mức độ khác nhau, có nhiều quan điểm khac

nhau về TH nhưng tất cả đều thống nhất ở mốt số quan điểm như sau:

Theo Tác giả Thái Duy Tuyên: “TH là hoạt động độc lập chiếm lĩnh tri thức, kĩ

năng, kĩ xảo...và kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người nói chung và của chính bản

thân người học” [22]

Tác giả Bùi Hiền: “TH là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học

và rèn luyện kĩ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV và sự quản lí

trực tiếp của cơ sở giáo dục- đào tạo” [8]

Tác giả Vũ Văn Tảo: “Học cốt lõi là tự học, là quá trình phát triển nội tại, trong

đó chủ thể tự thể hiện và biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị con người bằng cách

thu nhận, xử lí và điều chỉnh thông tin từ môi trường sống của chủ thể”

Tác giả Nguyễn cảnh Toàn, “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các

năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ), cùng các phẩm chất

của nình, rồi cả động cơ tình cảm, cả nhân sinh quan (như trung thực, khách quan, có

chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý

muốn thi đỗ, biết biến khó khăn thành thuận lợi…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu

biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”[17]

Theo quan điểm này tự học là do chủ thể người học phải tự hoạt động để chiếm

lĩnh vực tri thức nào đó, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình mà không có sự

hướng dẫn trực tiếp của các nhà giáo dục. TH thể hiện qua việc học tập từ việc tham

khảo tài liệu, đọc sách, báo các nguồn thông tin đại chúng, hay từ thực tế cuộc sống.

Tuy nhiên người học phải biết tự tìm tài liệu, lựa chọn tài liệu, và phải biết ghi chép

lại, tóm tắt lại những điểm chính cần ghi nhớ tài liệu tham khảo...

- 9 -

Tự học đòi hỏi ở người học phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và tính kiên

trì cao thì mới đạt được mục đích chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kĩ năng. Do đó, mỗi

người học cần hình thành cho mình phương pháp học tập đúng đắn.

Trong các quan điểm trên, dù cách diễn đạt khác nhau nhưng cùng khẳng định

tự học là quá trình người học tự giác, tự chủ, nỗ lực hoạt động nhằm chiếm lĩnh tri

thức.

1.2. Các hình thức tự học và các loại tự học

1.2.1. Các hình thức tự học

- Tự học hòan tòan: Là hình thức tự học ở mức độ cao nhất, người học không đến

trường, không cần sự hướng dẫn của giáo viên, người học tự lựa chọn mục tiêu học

tập, lựa chọn các hoạt động học tập và các hình thức phương pháp kiểm tra, đánh giá,

từ đó tổ chức, xây dựng, kiểm tra, kiểm soát tiến trình học tập của cá nhân với ý thức

trách nhiệm.

- Tự học qua phương tiện truyền thông: Người học không tiếp xúc trực tiếp với

thầy mà chủ yếu nghe giáo viên giảng giải qua phương tiện truyền thông.

- Tự học có hướng dẫn qua tài liệu hướng dẫn: Người học trực tiếp làm việc với tài

liệu hướng dẫn. Trong tài liệu trình bày mục tiêu, nội dung, phương pháp xây dựng

kiến thức, chỉ dẫn cách tra cứu tìm kiếm, bổ sung kiến thức.

- Tự học trong một giai đọan hay một khâu của quá trình học tập: Học bài và làm

bài ở nhà theo nhiệm vụ học tập là việc thường xuyên của bất kỳ người học nào.

- Tự học trong quá trình học tập ở trường có hướng dẫn của giáo viên – biến quá

trình tự học thành quá trình tự đào tạo hay nói cách khác là quá trình dạy – tự học.

- Tự học làm bài tập ở nhà: Người học tự tìm kiếm những bài tập và nghiên cứu

tìm cách giải. [17]

1.2.2. Các loại tự học

Hình thức và đối tượng tự học là rất đa dạng và phong phú, đối với mỗi người

chúng ta chắc hẳn ai cũng chảy qua quá trình tự học, sau đây là 3 hình thức tự học:

- Học giáp mặt với GV.

- Tự học có hướng dẫn, có hỗ trợ.

- Học với sách, không có thầy bên cạnh.

a) Học giáp mặt với GV

- 10 -

GV và học sinh giáp mặt nhau trên lớp, việc tự học của HS được diễn ra dưới

sự điều khiển của GV. GV tổ chức, hướng dẫn các hoạt động trên lớp để HS biết cách

tư duy tự tìm ra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.

Hình thức tự học này được áp dụng phổ biến vì HS có vấn đề gì không hiểu có

thể hỏi trực tiếp ngay GV hoặc trao đổi với bạn bè để được giải đáp và làm sáng tỏ vấn

đề đó. Tuy nhiên, hình thức tự học này cũng có mặt hạn chế là nó được diễn ra trên lớp

với trình độ HS không đồng đều, GVphải dạy theo kiến thức đại trà, do đó không phát

huy tối đa khả năng tư duy của HS. Thời gian trên lớp cũng rất hạn chế, thêm vào đó là

sự ỷ lại của HS vào GV khi gặp vấn đề khó, làm giảm khả năng tư duy của học sinh.

b) Tự học có hướng dẫn, có hỗ trợ

Đây là hình thức rèn luyện kĩ năng cho HS: GV giúp cho HS thực hiện đúng

hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành

động ấy (hoạt động học cụ thể) cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ.

Ví dụ kĩ năng ghi chép tài liệu và kĩ năng phân tích các tài liệu trong ý nghĩ, trong

óc,... Để hình thành được kĩ năng, trước hết GV cần giúp HS nắm được kiến thức, có

kiến thức hiểu biết làm cơ sở cho sự hiểu biết, luyện tập từng thao tác riêng lẻ cho đến

khi thực hiện được một hành động theo đúng mục đích yêu cầu.

Ở hình thức này cá nhân được sự giúp đỡ và tăng cường của GV, công nghệ

giáo dục hiện đại.

c) Học với sách, không có thầy bên cạnh

Đối với các HS ngoài hình thức trên, tự học còn thể hiện bằng cách tự lập làm

các bài tập chuyên môn, tham gia các công việc trong các tổ học chuyên môn, các câu

lạc bộ, các nhóm thực nghiệm, sáng tạo và các hoạt động ngoại khóa khác, cũng có thể

thông qua các tài liệu như sách giáo khoa, sách báo các loại,... Hầu như việc học với

sách là một trong những lựa chọn hành đầu và đây cũng là hình thức tự học ở mức độ

cao, sách là do thầy viết ra do đó học với sách chính là học gián tiếp với thầy. Tuy

nhiên, khi gặp những vấn đề khó khăn HS không thể trực tiếp hỏi thầy, không có thầy

hướng dẫn. Vì vậy, HS phải tự tư duy, tự nghiên cứu thêm để có thể giải quyết được

vấn đề đó.

Hình thức tự học này đòi hỏi khả năng tự giác và quyết tâm của người học rất

cao, cách học này là tiền đề dẫn đến việc nghiên cứu khoa học.

1.3. Các nhóm năng lực tự học

- 11 -

Theo từ điển Tiếng Việt: “Năng lực là phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con

người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”

Xét theo sự chuyên môn hóa, năng lực gồm hai loại: Năng lực chung và năng lực

riêng. Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều hoạt động khác nhau; năng lực

riêng là những năng lực có tính chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu của một lĩnh vực

chuyên biệt nào đó. [5]

PGS.TS Lê Công Triêm cho rằng: “Năng lực tự học là khả năng tự mình tìm tòi,

nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng

cao” [20]

Năng lực TH của người học bao gồm các nhóm sau:

- Nhóm năng lực nhận biết, tìm tòi và phát hiện vấn đề: Năng lực này đòi hỏi người

học phải nhận biết, hiều, phân tích, tổng hợp, so sánh các sự vật, hiện tượng được tiếp

xúc; suy xét từ nhiều góc độ, có hệ thống trên cơ sở lí luận và hiểu biết đã có của

mình; phát hiện ra những khó khăn, mâu thuẩn xung đột, các điểm chưa hoàn chỉnh

cần giải quyết...

- Nhóm năng lực giải quyết vấn đề: Bao gồm khả năng trình bày giả thuyết; xác định

cách thức giải quyết và lập kế hoạch giải quyết vần đề; khảo sát các khía cạnh, tiếp

nhận và xử lí thông tin; đề xuất các giải pháp, kiến nghị các kết luận. Kĩ thuật giải

quyết vấn đề vừa là công cụ nhận thức đồng thời là mục tiêu của việc dạy cho người

học phương pháp tự học.

- Nhóm năng lực xác định những kết luận đúng: Đây là một năng lực quan trọng cần

cho người học đạt đến những kết luận đúng của quá trình giải quyết vấn đề hay nói

cách khác các tri thức cần lĩnh hội sau khi giải quyết vấn đề sẽ có được khi chính bản

thên người học có năng lực này. Năng lực này bao gồm các khả năng khẳng định hay

bác bỏ một giả thuyết, hình thành kết quả và đề xuất vấn đề mới hoặc áp dụng.

- Nhóm năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Kết quả sau cùng của việc học tập

phải được thể hiện ở chính ngay trong thực tiễn cuộc sống hoặc người học vận dụng

kiến thức đã học để nhận thức, cải tạo thực tiễn hoặc trên cơ sở kiến thức và phương

thức đã có, nghiên cứu, khám phá, thu nhận thêm kiến thức mới. Điều đó đòi hỏi

người học phải có năng lực vận dụng kiến thức.

- Nhóm năng lực đánh giá và tự đánh giá: Trong dạy học tập trung vào người học, đòi

hỏi phải tạo điều kiện, cơ hội và khuyến khích người học đánh giá và tự đánh giá. Có

- 12 -

như vậy thì người học mới dám nghĩ, dám chịu trách nhiệm và luôn tìm tòi sáng tạo,

tìm ra cái mới, cái hợp lí, cái hiệu quả hơn. Năng lực đánh giá và tự đánh giá giúp

người học xác định chính xác điểm mạnh, yếu, cái đúng, cái sai của mình từ đó có thể

chủ động phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh những điểm yếu, vững bước trên con

đường học tập của mình.

1.4. Quy trình tự học và các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình tự học

- Tự học giúp sinh viên nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo về nghề nghiệp tương lai.

Ở đây sinh viên đã thể hiện ở mức độ cao vai trò chủ thể nhận thức của mình, kết hợp

và thống nhất một cách hài hòa vai trò của chủ thể nhận thức với vai trò đối tượng

trong điều khiển dạy học.

- Tự học còn giúp sinh viên hình thành niềm tin khoa học, rèn luyện ý chí phấn đấu,

đức tính kiên trì, óc phê phán, bồi dưỡng hứng thú học tập, lòng say mê nghiên cứu

khoa học…Để xây dựng được qui trình tự học một cách hợp lí có thể chia thành ba

bước như sau :

1.4.1. Xây dựng kế hoạch tự học

Trên cơ sở quỹ thời gian chung và quỹ thời gian TH nói riêng, SV cần xây dựng

kế hoạch TH và từ đó xây dựng thời gian biểu TH để thực hiện kế hoạch tự học.

- Đảm bảo thời gian tự học cho từng môn phù hợp với khối lượng thông tin tương ứng.

Ở đại học, SV phải học nhiều bộ môn và các chuyên đề. Mỗi bộ môn có vị trí

và khối lượng thông tin cũng như tính chất, nội dung thông tin khác. Do đó, SV cần

phân phối thời gian tự học cho từng bộ môn một cách hợp lý

- Đảm bảo xen kẽ, luân phiên một cách hợp lý các dạng tự học, các bộ môn khác.

Khi tiến hành hoạt động tự học, cần thay đổi và luân phiên các dạng hoạt động

tự học. Chẳng hạn từ đọc sách, nghiên cứu lý thuyết sang làm bài tập…Đồng thời, các

bộ môn với tính chất khác nhau cũng cần được xen kẽ, luân phiên nhau như : từ bộ

môn khoa học tự nhiên sang khoa học xã hội, từ môn đòi hỏi tư duy trừu tượng cao

đến môn đòi hỏi tư duy trừu tượng thấp hoặc ngược lại.

- Đảm bảo xen kẽ, luân phiên một cách hợp lý giữa tự học và nghỉ ngơi

Trong quá trình tự học, SV tiến hành lao động trí óc căng thẳng sẽ dần dần có

sự mệt nhọc cũng như sự mệt mõi. Để phòng và tránh mệt nhọc cũng như mệt mõi,

một trong những biện pháp quan trọng là nghỉ ngơi một cách hợp lý trong quá trình tự

- 13 -

học. Nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cho các chức năng hoạt động của cơ thể nói chung, của

vỏ não nói riêng được phục hồi.

Điều đáng chú ý phải đảm bảo tốt việc nghỉ ngơi dưới hình thức ngủ ban đêm.

Vì giấc ngủ được coi là một hình thức nghỉ ngơi có giá trị nhất sau một ngày làm việc

nói chung đặc biệt là lao động trí óc nói riêng, nó giúp cho cơ thể, cho não phục hồi

khả năng làm việc bình thường.

- Đảm bảo tính mềm dẻo và tính thực tế của kế hoạch và thời gian biểu tự học

Mỗi cá nhân SV cần có kế hoạch và thời gian biểu riêng, vì mỗi SV có những

đặc điểm riêng về nhận thức, tình cảm, ý chí, sức khỏe và hoàn cảnh sống.

Xây dựng kế hoạch và thời gian biểu cần mềm dẻo và có tính thực tế: cần phân

biệt những công việc khác có tầm quan trọng khác nhau và có tính chất thiết khác

nhau.

1.4.2. Thực hiện kế hoạch và thời gian biểu tự học

Khi thực hiện kế hoạch và thời gian biểu tự học, sinh viên cần chú ý:

- Phải làm việc độc lập: Hoạt động TH đòi hỏi SV phải nắm được cách thức làm việc

độc lập, đọc sách và tài liệu học tập, hoàn thành các bài tập, chuẩn bị xêmina, thực tập,

thực hành…

- Biết tập trung tư tưởng: Khi bắt tay vào TH, SV cần tạo cho mình thói quen tập trung

tư tưởng nhanh chóng, không dễ dàng lãng phí thời gian học hoặc giảm thời gian lãng

phí đến mức thấp nhất trong những tình huống đặc biệt. Để tập trung tư tưởng tốt khi

tự học, cần:

+ Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, hiểu được ý nghĩa, tầm quan

trọng của từng bộ môn, từng hoạt động học tập đối với nghề nghiệp tương lai của mình

+ Gây được sự say mê học tập, tạo được cảm giác thoải mái, phấn khởi trong tự

học

+ Kiên trì rèn luyện tập trung tư tưởng học tập tránh dao động, nản lòng, kiên

quyết loại trừ các yếu tố nhiễu làm phân tán sự tập trung tư tưởng.

- Biết tiết kiệm thời gian: Để TH đạt kết quả cao, SV cần biết sử dụng thời gian một

cách hợp lý. Để tiết kiệm thời gian trong tự học cần:

+ Làm việc một cách tự giác, tích cực chủ động không lơ là, hời hợt.

- 14 -

+ Tổ chức ngăn nắp, có trật tự nơi tự học để có thể dễ dàng, nhanh chóng tìm

kiếm được những thứ cần dùng (Sách vở, tài liệu, học cụ…) tránh thói quen lộn xộn,

bừa bãi.

+ Biết tận dụng những thời gian dự trữ bằng cách tận dụng cả những thời gian

ngắn, cả những thời gian tưởng chừng như bỏ đi ( như tranh thủ xem sách, báo lúc chờ

đợi tàu xe, lúc đi trên tàu…)

+ Biết làm việc khẩn trương, biết hợp lý hóa công việc…

1.4.3. Có ý thức tự kiểm tra kết hợp với kiểm tra của thầy

Việc SV tự kiểm tra hoạt động TH của mình có tầm quan trọng đặc biệt: nó sẽ

tạo ra mối liên hệ ngược trong. Những tín hiệu này càng thường xuyên, càng có hệ

thống, càng phong phú chính xác thì càng giúp sinh viên có cơ sở thực tế với độ tin

cậy cao để tự đánh giá kết quả học tập của mình cũng như khắc phục những sai lầm,

thiếu sót, những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình học tập. Từ đó, họ sẽ tự

khẳng định mình, sẽ cũng cố lòng tin ở chính mình, đồng thời tự mình đề xuất những

biện pháp thỏa đáng để điều khiển và thúc đẩy hoạt động học của mình phát triển tốt

hơn.

Trong quá trình học tập, sinh viên thu được hai tín hiệu ngược trong :

-Tín hiệu ngược trong thứ nhất thu được nhờ kết quả tự kiểm tra.

-Tín hiệu ngược trong thứ hai thu được nhờ kết quả kiểm tra.

Thực tiễn đã chứng minh, tín hiệu ngược trong càng thường xuyên thì sự điểu

khiển và tự điều khiển càng liên tục, sinh viên sẽ học tập có hệ thống, đạt được kết quả

càng cao. Vì vậy, sinh viên cần có ý thức tận dụng việc kiểm tra của thầy và đồng thời

lại tiến hành việc tự kiểm tra có hệ thống.

Trong quá trình tự học, việc kiểm tra của SV phải được thực hiện có hệ thống

bằng nhiều hình thức như: Tái hiện những điều đã học theo bố cục, đề cương nhất định

và tập trình bày cho bản thân hay cho người khác; Làm các bài tập; Trả lời những câu

hỏi kiểm tra trong sách giáo khoa hoặc tài liệu hướng dẫn học tập; Có thể biểu diễn

quy trình tự học theo sơ đồ sau:

- 15 -

Các giai đoạn nêu trên trong qui trình tự học không tách rời nhau mà đan

xen nhau, liên hệ với nhau một cách biện chứng. Quá trình tự học ở mỗi người là một

quá trình phủ định biện chứng liên tục, giải quyết các mâu thuẫn tạo nên quá trình biến

đổi bên trong người học, là quá trình tích luỹ tri thức để người học đi đến một trình độ

cao hơn. [17]

1.4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tự học

* Nhóm nhân tố bên trong:

- Năng lực tự học: Trong các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quá trình tự học,

năng lực tự học của bản thân người học là quan trọng nhất, vì người học là chủ thể

chiếm lĩnh tri thức, chân lí bằng hành động của chính mình.

- Động cơ, hứng thú học tập: Động cơ học tập quyết định kết quả học tập của sinh

viên.

- Phương pháp tự học: Để tự học mang lại hiệu quả cao đòi hỏi mỗi người học phải

có phương pháp tự học, tự nghiên cứu theo phương pháp của mình.

* Nhóm nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến tự học, đó là:

- Phương pháp giảng dạy của giáo viên: Qúa trình dạy học ở Cao đẳng, Đại học là

dạy cho SV cách tự học, để sinh viên có được tư duy độc lập và phương pháp công tác

độc lập, ngay khi đang học ở trong trường và cả ngay khi ở giai đoạn hành nghề dạy

Lí. Chính sự thay đổi cách dạy đòi hỏi mức độ làm việc độc lập của sinh viên rất cao.

Nếu giáo viên làm thay, ít khuyến khích sinh viên làm việc độc lập, không đề ra yêu

cầu cao cho sinh viên, thì dù giáo viên có tích cực đến đâu mà sinh viên không nổ lực

học thì dạy học không có kết quả.

- Yêu cầu của xã hội, nhà trường: Xã hội hiện đại, cộng nghệ thông tin phát triển

cần phải có phương tiện, phương pháp giao lưu mới. Đồng thời tri thức của loài người

Sơ đồ 1.1. Quy trình tự học

THỰC HIỆN

NGƯỜI HỌC

TỰ KIỂM TRA

TỰ ĐIỀU CHỈNH

LẬP KẾ HOẠCH

- 16 -

đang tăng nhanh về khối lượng, đổi mới nhanh về chất lượng và nội dung. Dù kéo dài

thời gian học trong nhà trường bao nhiêu cũng chưa đủ để thích ứng với cuộc sống

luôn thay đổi, mà phải biết cách học để tiếp tục tự học suốt đời.

- Cơ sở vật chất: Trong tự học, tự nghiên cứu điều quan trọng là phải có sách, đồ

dùng và trang thiết bị học tập cần thiết.

- Thời gian: Trong quá trình đào tạo, SV phải học nhiều môn, mỗi môn có vị trí,

tính chất, nội dung, khối lượng thông tin khác nhau. Để học tốt SV phải quản lí thời

gian hợp lí.

Hai nhóm nhân tố trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ, bổ

sung cho nhau tạo điều kiện để tự học đạt kết quả cao. [7]

1.5. Một số khái niệm liên quan đến website

1.5.1. Internet

Internet là sự kết nối của hệ thống các mạng máy tính thông qua các phương

tiện viễn thông trên toàn thế giới như vệ tinh viễn thông, cáp quang, đường điện

thoại... Khả năng truyền tải của những phương tiện này rất lớn, có thể chứa được nhiều

loại thông tin như dữ liệu, hình ảnh, tiếng nói, hình ảnh động...

1.5.2. Công nghệ World Wide Web (WWW)

WWW (World Wide Web) là một dịch vụ thông tin mới và hấp dẫn nhất trên

Internet dựa trên kỹ thuật biểu diễn thông tin có tên gọi là “siêu văn bản” (HyperText).

WWW không phải là một hệ thống cụ thể mà là một tập hợp các công cụ tiện ích và

các siêu giao diện (Meta Interface) giúp người sử dụng có thể tạo ra các siêu văn bản

và cung cấp cho những người sử dụng khác trên Internet, người ta gọi tắt là công nghệ

Web. Công nghệ Web cho phép truy cập và xử lý các trang dữ liệu đa phương tiện

(Hypermedia) trên Internet. [13] [19]

1.5.3. Trang Web và ngôn ngữ HTML (HyperText Markup Language)

Trang Web (Web page) là trang tin trên mạng Internet. Nội dung thông tin được

diễn tả một cách sinh động bằng văn bản, đồ họa, ảnh tĩnh, ảnh động, phim, âm

thanh,… . Mỗi trang Web được đánh dấu bằng một địa chỉ để phân biệt với các trang

khác và giúp mọi người truy cập đến. Để xây dựng các trang thông tin đa phương tiện,

Web sử dụng một ngôn ngữ có tên là HTML . HTML cho phép đọc và liên kết các dữ

liệu khác nhau trên cùng một trang thông tin. HTML sử dụng các khóa được gọi là các

thẻ để định dạng và định nghĩa các đoạn văn bản trong trang web. Trình duyệt sẽ dịch

- 17 -

các khóa này thành các đoạn văn bản và các hình ảnh trang Web nhìn thấy trên màn

hình. Các thẻ HTML còn có nhiều vai trò khác ngoài việc định dạng và hình ảnh, ví

dụ, các siêu liên kết giúp các trình duyệt xác định vị trí các trang Web khác trên

Internet và thể hiện nó trên màn hình. Một cách thức mới và tiên tiến hơn là sử dụng

HTML động (DHTML). DHTML có thể tạo ra các hiệu ứng khác nhau và các ảnh

động đơn giản.

1.5.4. Siêu liên kết (hyperlink)

Hyperlink là liên kết phổ biến nhất gặp trên web. Hyperlink có thể là một từ

hoặc một câu xuất hiện trong các hồ sơ điện tử (file) và được liên kết với thông tin

trong hồ sơ khác. Khi chọn siêu văn bản màn hình sẽ tự động hiển thị các hồ sơ và các

thông tin khác liên kết với từ hoặc câu đó. Các trình duyệt hiển thị các hồ sơ (browser)

trong đó các siêu liên kết được đánh dấu. Để định vị thông tin, Web dùng bộ định vị

nguồn thông tin đồng dạng (uniform resouse locators – URLs). Một URLs tiêu biểu

cho thông tin về công cụ Internet, về địa chỉ Internet của máy tính chủ từ xa, về đường

dẫn đôi khi cả tên của tập tin. Khi tiến hành lựa chọn trên màn hình, WWW dùng

URLs để đi tới mối liên kết mới. Các URLs có dạng: Công cụ Internet://máy

chủ/đường dẫn/tên file.

1.5.5. Website hỗ trợ dạy học

Website hỗ trợ dạy học là một phương tiện dạy học dưới dạng phần mềm máy

tính được tạo ra bởi các siêu văn bản (đó là các tài liệu điện tử ở dạng văn bản, đồ họa,

âm thanh, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động…) để hỗ trợ việc dạy và học và cung cấp cho

những người sử dụng khác trên mạng các máy tính.

* Vai trò của website trong việc hỗ trợ dạy học vật lý

Thực tế dạy học cho thấy PPDH đang được sử dụng phổ biến hiện nay trong

các trường phổ thông vẫn là thuyết giảng, coi nhẹ hoạt động tích cực, chủ động của

HS. Bên cạnh đó, thói quen học tập của trò ảnh hưởng tới cách dạy của thầy, cơ sở vật

chất chưa được trang bị một cách đầy đủ, trình độ tin học của GV còn hạn chế thì việc

dạy học theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học thực sự là một trở ngại.

Dạy học bằng website, GV có thể điều khiển, định hướng người học vào quá

trình tìm kiếm và xử lý thông tin, đưa ra phương án để giải quyết nội dung bài học,

tăng thời gian dành cho trao đổi, thảo luận trên lớp, giao tiếp giữa HS với nhau…đồng

thời tạo nên những chuyển biến căn bản trong hoạt động dạy và học: Chuyển từ hoạt

- 18 -

động thông báo và ghi nhớ sang hoạt động độc lập tìm kiếm, khám phá, nổ lực hợp

tác; phá bỏ sự ràng buộc về không gian và thời gian đối với QTDH; phát huy tối đa

tính tích cực, chủ động của người học. Bên cạnh đó, HS có thể dễ dàng tìm thấy các

kiến thức cần thiết tại mỗi thời điểm học tập và tra cứu những kiến thức mở rộng, bổ

trợ cho bài học. Việc sử dụng website DH sẽ tạo điều kiện thuận lợi để HS chương

trình hóa không chỉ nội dung tri thức mà cả con đường tìm tòi và nắm tri thức.

a) Sử dụng Website như công cụ hỗ trợ giảng dạy

GV có thể sử dụng trang website trình bày bài giảng với những tính năng đa

phương tiện (văn bản, âm thanh, hình ảnh,…) làm cho bài giảng sinh động hơn. Những

hiện tượng khó quan sát, những thí nghiệm khó thực hiện do các lý do kỹ thuật và tài

chính, GV có thể đưa ra các đoạn băng hình vào web để giúp người học tiếp cận với

các phương tiện hiện đại mà với điều kiện của một trường phổ thông, thậm chí các

trường đại học trong nước khó thể thực hiện được. Thông qua Website, GV cũng có

thể kiểm soát việc học tập của người học qua những lần truy cập vào trang Web, hoặc

các phần mềm kiểm tra trên Website.

b) Sử dụng Website như công cụ hỗ trợ học tập

Khi thiết kế Website hỗ trợ DH, người thiết kế phải luôn đặt ra các yêu cầu về

mặt sư phạm và kỹ thuật, ngoài các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn website phải đảm

bảo các cơ sở lý luận dạy học bộ môn. Chính vì lẽ đó, Website luôn có những tác dụng

tích cực khi sử dụng với chức năng hỗ trợ hoạt động học tập của HS.

Việc xây dựng website học tập một nội dung, một chương, thậm chí cả

chương trình học một môn học. Người học tự học tập thông qua website với các trình

tự giảng dạy được lập sẵn hoặc người học làm việc với website có sự trợ giúp của GV,

giúp cho người học có thói quen học tập tự chủ. Thông qua các website kiểm tra, phiếu

học tập, ôn tập người học còn có thể tự đánh giá khả năng của mình. Ngoài ra, người

học còn học được cách điều khiển website, đây cũng là một yếu tố quan trọng trong

việc truy tìm thông tin trên Internet.

c) Sử dụng Website như công cụ quản lý học tập

Các chương trình ứng dụng có khả năng kiểm soát được việc sử dụng, truy cập

vào Website của HS, kiểm tra và lưu trữ kết quả học tập,… thuận lợi trong việc quản

lý việc học tập của HS. Các ứng dụng trên website có khả năng cung cấp thông tin

chọn lọc, chính xác, nhanh chóng. Điều này càng trở nên quan trọng hơn khi lượng

- 19 -

thông tin ngày càng lớn, phức tạp và vượt quá khả năng bao quát của GV. Đặc biệt,

Website có tác dụng rất lớn trong công tác đào tạo từ xa.

1.6. Tiêu chí đánh giá Website dạy học

Qua thực tiễn xây dựng và sử dụng Website dạy học, theo chúng tôi các tiêu chí

để đánh giá chất lượng của một Website dạy học gồm có: [6]

Các tiêu chí về mặt khoa học: Tiêu chí này thể hiện ở tính chính xác về nội

dung khoa học chứa đựng trong Website. Các nội dung trong Website phải đáp ứng

tính đa dạng phong phú (tài liệu học tập và các tài liệu tra cứu), phù hợp với chương

trình đào tạo, kiến thức và khả năng tiếp thu của người học. Các thuật ngữ khoa học,

các khái niệm, định nghĩa… phải chính xác và nhất quán với giáo trình hiện hành, các

nội dung trong Website phải nhằm thực hiện mục đích dạy học đề ra.

Các tiêu chí về LLDH: Website dạy học phải thực hiện được các chức năng

LLDH mà phần mềm đảm nhận, phải thực hiện đầy đủ các giai đoạn của QTDH, từ

khâu củng cố trình độ xuất phát, hình thành tri thức mới, ôn tập, hệ thống hoá kiến

thức cho đến kiểm tra đánh giá kiến thức của người học. Có sự phối hợp giữa lý

thuyết, thực tiễn và các PPDH với sự hỗ trợ của Website. Tính chuẩn mực trong

Website cho phép GV chủ động về kiến thức và phương pháp tổ chức lớp học. Các

BGĐT trong Website phải thể hiện được tiến trình của một giờ học.

Các tiêu chí về mặt sư phạm: Website DH phải thể hiện được tính ưu việt về

mặt tổ chức DH so với hình thức lớp - bài truyền thống. Tính ưu việt của Website DH

so với các phần mềm DH khác là khai thác triệt để khả năng hỗ trợ, truyền tải thông tin

đa dạng, trực quan hoá các hiện tượng, quá trình Vật lý,... kích thích động cơ học tập,

tính tích cực và khả năng sáng tạo của người học. Thông qua việc trình bày kiến thức

một cách trực quan, dễ hiểu với các chương trình mô phỏng giúp người học đào sâu

nội dung học tập. Các tài liệu trong Website phải giúp người học khắc sâu kiến thức đã

lĩnh hội, rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, mở rộng nội dung kiến

thức đã học và đi sâu vào bản chất vấn đề nghiên cứu.

Các tiêu chí về mặt kỹ thuật: Giao diện trên màn hình thân thiện, cấu trúc site rõ

ràng, các đối tượng phải được sắp xếp hợp lí phù hợp với tiến trình của một giờ học,

có hệ thống liên kết, điều hướng và chỉ dẫn rõ ràng. Khả năng tương tác, cập nhật

thông tin nhanh chóng, thuận tiện, chính xác và thể hiện được tính mở. Việc sử dụng

các tương tác âm thanh, màu sắc phải khéo léo, không nên lạm dụng khả năng trình

- 20 -

diễn thông tin dưới dạng hình ảnh của máy tính. Đặc biệt Website phải dễ sử dụng,

phần mềm thiết kế ổn định và có khả năng thích ứng cao với các thế hệ máy tính và

các hệ điều hành.

1.7. Những hạn chế khi sử dụng Website dạy học

Không có phương pháp, PTDH vạn năng, nó có thể tốt cho người này, mục đích

này nhưng chưa hẳn đã tốt với người khác và mục đích khác. Với vai trò là PTDH hiện

đại, Website DH tỏ ra có nhiều ưu thế nổi trội. Tuy nhiên, cần hiểu rằng nó không phải

là “chìa khóa vạn năng”, và dù phát triển đến mức độ nào cũng không thể thay thế vai

trò của người GV. Như vậy phải khẳng định rằng Website DH là một PTDH đa năng

chứ không phải vạn năng, vì vậy trong QTDH phải biết sử dụng một cách hợp lý để

phát huy tối đa những thế mạnh và hạn chế những yếu điểm của nó. Sau đây là những

hạn chế khi sử dụng Website làm PTDH và phương án khắc phục chúng:

- Thực tiễn cho thấy, sử dụng Website có sẵn nhiều khi còn tuỳ thuộc vào sự

hiểu biết của một số người. Về mặt kiến thức mặc dù đã được chuẩn hóa, tuy nhiên

nếu xét về góc độ sư phạm thì chưa hẳn đã có giá trị cao. Vì vậy có thể phù hợp với

người này nhưng lại không thể áp đặt cho người khác. Đây là hạn chế lớn khi sử dụng

Website dạy học được thiết kế sẵn. Khi sử dụng Website dạy học nếu GV không hiểu

chủ đích của nhà thiết kế sẽ dễ xa rời định hướng của bài học, còn người học khi độc

lập sử dụng Website để học tập có thể có hiện tượng “nhảy cóc” giữa các nội dung của

bài học, người học có thể chỉ đọc những phần mình thích mà bỏ qua những phần khác,

hoặc chỉ tìm những thông tin có sẵn để giải quyết yêu cầu của GV. Để khắc phục

những hạn chế này, khi xây dựng Website cần chú ý tới các yêu cầu sư phạm đồng

thời có hướng dẫn sử dụng cụ thể, còn người sử dụng phải thực hiện các yêu cầu đó

một cách chặt chẽ và tự giác.

- Các Website được cài đặt và sử dụng trên MVT vì vậy nó cũng có những

hạn chế như khi sử dụng MVT làm PTDH. Ngoài ra còn có nhược điểm: bảo mật dữ

liệu, các kết nối bị hỏng hóc bất thường,…có thể làm mất dữ liệu. Bên cạnh đó, tốc độ

MVT cũng như đường truyền Internet cũng ảnh hưởng ít nhiều nhất là việc tải các mô

phỏng Vật lý, các hình ảnh động,…

- Khi người học học tập độc lập với Website cài đặt trên MVT sẽ hạn chế về

mặt giao tiếp giữa GV và người học. GV không phải là người trực tiếp dẫn dắt, hướng

dẫn người học từng bước cụ thể do vậy không thu được những ý kiến phản hồi từ

- 21 -

người học. Khi sử dụng Website dạy học với nhiều nội dung phong phú dễ dẫn dắt

người học xa rời định hướng của bài giảng GV đang dạy. Mặt khác, những liên kết và

rẽ nhánh phong phú của Website đòi hỏi GV phải có kiến thức bao quát rộng, phải

theo dõi tất cả các liên kết có ích cũng như các liên kết làm sai lệch trọng tâm kiến

thức. Vì vậy, GV sẽ rất khó thực hiện một giáo án cố định như cách thức tổ chức dạy

học truyền thống.

- Trong Website dạy học việc kiểm tra, đánh giá thường bằng hình thức trắc

nghiệm khách quan. Ngoài những ưu thế nổi trội thì cũng có những hạn chế: kết quả

kiểm tra GV nhận được từ người học thường là cuối cùng, những lí luận, phép tính trung

gian hầu như không được giới thiệu, vì vậy GV không phát hiện được sai sót trong quá

trình tư duy của người học, còn người học không được rèn luyện khả năng trình bày, để

khắc phục GV cần phối hợp với hình thức kiểm tra tự luận.

Trên đây là một số hạn chế khi sử dụng Website làm PTDH. Tuy nhiên nếu biết

sử dụng hợp lý thì có thể khắc phục đáng kể các hạn chế trên. [6]

1.8. Tình hình nghiên cứu xây dựng và sử dụng website hỗ trợ dạy học ở trường

Đại học Đồng Tháp

Từ kết quả khảo sát, điều tra lấy ý kiến của các bạn SV ớ các lớp

ĐHSLY08A,B; ĐHSLY09A,B; ĐHSLY10 và CĐSLY 11, chúng tôi nêu ra một số

nhận định khi tiến hành tìm hiểu hoạt động tự học cho SV với sự hỗ trợ của website

dạy học như sau:

1.8.1. Thuận lợi

- Phần lớn GV và SV đều nhận thấy được vai trò quan trọng của việc tự học

trong quá trình học tập nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.

- Hầu hết GV ý thức được việc đưa CNTT vào đổi mới PPDH là rất cần thiết

nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay.

- Được sự quan tâm của các cấp quản lí giáo dục. Trong năm học 2008 – 2009,

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định lấy chủ đề năm học là "Năm học ứng dụng công

nghệ thông tin". Chỉ thị số 47/2008/CT-BGDĐT của Bộ GD & ĐT về năm học 2008-

2009 cũng nêu rõ: "Đẩy mạnh một cách hợp lí việc triển khai ứng dụng công nghệ

thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học".

- 22 -

Để thực hiện tốt chỉ thị này, trường Đại học Đồng Tháp đã tích cực triển khai

ngay từ đầu năm học. Trường đã đưa nội dung, kế hoạch và biện pháp ứng dụng

CNTT vào kế hoạch công tác, kế hoạch giảng dạy.

Về quan điểm chỉ đạo: Trước hết mọi cán bộ - giảng viên phải biết Tin học.

Nhà trường thường xuyên tổ chức những lớp bồi dưỡng kiến thức tin học cho toàn bộ

cán bộ và giảng viên. Qua các lớp bồi dưỡng này, giảng viên được học cách soạn thảo

văn bản trên word, xử lý bảng tính trên Excel, soạn giáo án điện tử trên PowerPoint và

cách tìm kiếm, tải thông tin từ Internet,…Bên cạnh đó, Trường còn kêu gọi và tích cực

vận động giảng viên sử dụng CNTT vào đổi mới PPDH.

Khuyến khích các giảng viên chọn đề tài nghiên cứu khoa học hàng năm là các

đề tài có liên quan đến việc đổi mới phương pháp dạy và học có chú trọng đến việc

ứng dụng CNTT trong DH.

Trong năm học 2008-2009, nhà trường đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất và

thời gian cho tất cả giảng viên, viên chức trong trường để chuẩn hóa và nâng cao trình

độ tin học. Mặt khác, nhà trường yêu cầu mọi viên chức và giảng viên phải ứng dụng

CNTT vào quản lí, dạy học và nghiên cứu khoa học giáo dục.

1.8.2. Khó khăn

Phần lớn SV chưa nắm rõ những khái niệm tự học, năng lực tự học, kĩ năng tự

học. Năng lực TH của SV còn hạn chế, đa số SV cho rằng ý thức và khả năng TH của

mình chưa tốt, tự học mất nhiều thời gian, không biết phương pháp TH và không biết

website để hỗ trợ tự học.

Kĩ năng tự học của SV còn hạn thấp, các kĩ năng đọc sách, kĩ năng xử lí thông

tin, kĩ năng quan sát, kĩ năng tự kiểm tra đánh giá, kĩ năng vận dụng kiến thức để giải

quyết vấn đề học tập của SV chưa cao

Bên cạnh đó, việc xây dựng và sử dụng website phục vụ cho việc dạy học đòi

hỏi chi phí đầu tư ban đầu cho trang thiết bị, cơ sở vật chất tương đối lớn. Hơn nữa, để

khai thác sử dụng tốt website day học thì GV và SV cần có những kiến thức, kĩ năng

thiết yếu nhất về tin học và ý thức tự giác làm việc cao. Trong khi đó lịch học của SV

gần như khép kín không có nhiều thời gian cho việc TH, SV đã quen với cách dạy học

truyền thống nên khá thụ động trong việc suy ngĩ, tìm tòi, phát biểu ý kiến.

Mặt khác, vật lí là môn học gắn liền với thực tiễn và đời sống nên khi tổ chức

các hoạt động TH cho SV với sự hỗ trợ của website đòi hỏi GV phải đầu tư thời gian,

- 23 -

công sức xây dựng website sao cho phù hợp với từng đơn vị kiến thức, phù hợp với

trình độ của SV, qua đó rèn luyện được các kĩ năng TH và năng lực TH của các em SV

cũng được nâng lên.

- 24 -

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Sau khi nghiên cứu cơ sở lí luận về tự học trong quá trình dạy học với sự hỗ trợ

của website, Chúng tôi đã làm được những việc cụ thể sau đây:

Làm rõ được các khái niệm tự học, năng lực tự học, các hình thức tự học, qui

trình tự học và các nhân tố ảnh hưởng đến qúa trình tự học. Tự học đóng vai trò quan

trọng trong quá trình dạy học, đối với SV ở các trường Đại học và Cao đẳng, tự học là

động lực biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Tự học gắn liền với hoạt

động tư duy và hoạt động nhận thức độc lập, tự lực của người học.

Muốn tự học tốt phải biết các phương pháp tự học (phương pháp đọc, phương

pháp ghi chép, cách đặt câu hỏi, cách trả lời câu hỏi,…); phương pháp phát hiện vấn

đề và phương pháp giải quyết vấn đề.

Quá trình tự học người học phải biết: Lập kế hoạch – Thực hiện kế hoạch – Tự

kiểm tra – Tự điều chỉnh, các hoạt động này được tiến hành theo một chu trình kín.

Hệ thống một số khái niệm liên quan đến website dạy học, vai trò của website đối

với dạy học, các tiêu chí đánh giá website dạy học, những hạn chế khi sử dụng website

dạy học. Cuối cùng, nêu ra những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng website

cho dạy học.

- 25 -

CHƯƠNG 2

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CHO SINH VIÊN CHƯƠNG “NĂNG

LƯỢNG – CƠ HỌC CHẤT LƯU” THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG WEBSITE

2.1. Nội dung kiến thức và những kỹ năng trong chương “Năng lượng và Cơ học

chất lưu”

2.1.1. Đặc điểm chung của môn học

Vật lý học là ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu những qui luật và bản chất

của sự vận động, trong đó Cơ học đi sâu nghiên cứu sự chuyển động của các vật thể,

tức là sự thay đổi vị trí của vật trong không gian theo thời gian.

Trong chương trình VLĐC, Cơ học là môn khoa học cơ bản, là học phần rất

quan trọng, những kiến thức của môn học này chính là cơ sở và tiền đề rất cần thiết để

học tốt các môn tiếp theo.

Phần lớn những kiến thức của môn Cơ học đã được SV làm quen từ bậc phổ

thông, do đó những khái niệm, những công thức, những định luật, định lí,…đã khá

quen thuộc với SV. Tuy nhiên, ở bậc phổ thông, SV chỉ nắm được những lý thuyết cơ

bản và vận dụng được vào những bài tập rất đơn giản. Phần Cơ học ở VLĐC sẽ giúp

cho SV nắm kỹ hơn, đào sâu hơn những kiến thức đó và có thể vận dụng chúng nhiều

hơn trong thực tiễn đời sống và kỹ thuật.

Mặc khác, đây là môn học mang tính chất nhập môn cho SV bắt đầu học vật lý,

do đó đối với giảng viên khi giảng dạy học phần này phải tạo được sự hứng thú học tập

cho SV, giúp SV làm quen với các phương pháp nhận thức vật lý, nhất là phương pháp

thực nghiệm. Đó là một việc hết sức quan trọng mang ý nghĩa quyết định đến việc gây

hứng thú học tập và nghiên cứu vật lý của SV sau này.

2.1.2. Vị trí đặc điểm của chương “Năng lượng – cơ học chất lưu”

Theo đề cương môn học VLĐC dành cho các lớp không chuyên thì môn học

này gồm 2 tín chỉ và được giảng dạy trong 30 tiết. Chương “Năng lượng” và chương

“Cơ học chất lưu” thuộc chương thứ IV và thứ VI trong đề cương môn học, tổng số lí

thuyết trong 2 chương này 10 tiết lí thuyết và 6 tiết bài tập.

Trong chương “Năng lượng” chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu sự thay đổi của vật về

mặt năng lượng: Xác định công, công suất của động cơ; Độ biến thiên năng lượng của

hệ khi chịu và không chịu tác dụng của ngoại lực; Độ biến thiên động năng của hệ khi

- 26 -

chịu tác dụng của ngoại lực; Tìm vận tốc của hệ sau va chạm trong va chạm đàn hồi

hoàn toàn xuyên tâm và va chạm mềm; Tìm sự thay đổi cơ năng của vật trong trường

lực thế.

Trong chương “Cơ học chất lưu” chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu đặc điểm của chất

lưu; Nguyên nhân gây ra áp suất; Đặc điểm của áp suất chất lưu; Đường dòng, ống

dòng, định luật bảo toàn dòng; Định luật Bécnuli.

2.1.3. Mục tiêu dạy học của chương

Trong dạy học, việc xác định mục tiêu dạy học của môn học nói chung và mục

tiêu dạy học của từng chương, từng bài học nói riêng đóng vai trò rất quan trọng, nó

quyết định đến chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học.

Mục tiêu dạy học của chương “Năng lượng – Cơ học chất lưu” VLĐC, sau khi

học xong 2 chương này SV sẽ:

* Chương Năng lượng

Về kiến thức:

- Định nghĩa và viết được biểu thức công, công suất

- Phát biểu và viết được biểu thức định luật bảo toàn năng lượng

- Thiết lập và phát biểu được định lí động năng trong trường hợp vật rắn chuyển động

tịnh tiến và chuyển động quay

- Định nghĩa được trường lực thế và viết được biểu thức tính công trong trường lực thế

- Đinh nghĩa và viết được biếu thức thế năng trong trường lực thế

- Thiết lập và phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng trong trường lực thế

- Đinh nghĩa được thế nào là va chạm, va chạm đàn hồi, va chạm không đàn hồi

- Thiết lập được công thức tính vận tốc sau va chạm của các quả cầu trong 2 trường

hợp: va chạm đàn hồi và va chạm không đàn hồi.

- Thiết lập được công thức nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình va chạm trong va chạm

mềm

Về kĩ năng:

- Vận dụng các kiến thức trong chương để giải các bài tập liên quan đến nội dung học

tập trong chương như: tính công, công suất của động cơ; tính lực cản trung bình của gỗ

tác dụng lên đạn; tìm vận tốc của các quả cầu sau va chạm trong 2 trường hợp: va

chạm đàn hồi và va chạm không đàn hồi…

Về thái độ:

- 27 -

- Tích cực nâng cao trình độ nhận thức về các vấn đề vật lí .

- Có sự hứng thú học tập môn vật lí, lòng yêu thích khoa học.

- Có tác phong làm việc khoa học, cẩn thận, tỉ mĩ.

- Chủ động vận dụng các kiến thức đã học trong phân tích và giải quyết các vấn đề vật

lí.

* Chương “ Cơ học chất lưu”

Về kiến thức:

- Phát biểu được chất lưu là gì ? Đặc điểm của chất lưu và chất lưu lí tưởng là gì ?

- Trình bày được nguyên nhân gây ra áp suất; Đặc điểm của áp suất chất lưu; Đường

dòng, ống dòng

- Viết được biểu thức áp suất thủy tĩnh

- Phát biểu được nguyên lí Pascal và viết biểu thức

- Phát biểu được định luật Acsimet và viết biểu thức

- Thiết lập được định luật bảo toàn dòng (phương trình liên tục) và phát biểu định luật

- Thiết lập được định luật Bécnuli và phát biểu định luật

Về kĩ năng:

- Vận dụng các kiến thức trong chương để giải các bài tập liên quan đến nội dung học

tập trong chương như: tính vận tốc của chất lưu, đường kính của bình chứa chất lưu, áp

suất, thời gian chảy của chất lưu…

Về thái độ:

- Tích cực nâng cao trình độ nhận thức về các vấn đề vật lí .

- Có sự hứng thú học tập môn vật lí, lòng yêu thích khoa học.

- Có tác phong làm việc khoa học, cẩn thận, tỉ mĩ.

- Chủ động vận dụng các kiến thức đã học trong phân tích và giải quyết các vấn đề vật

lí.

2.1.4. Nội dung kiến thức của chương

* Chương “Năng lượng”

1. Công

Khi lực Fr

không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời

một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực một góc thì công thực hiện bởi lực

đó được tính theo công thức:

. cosA F s

- 28 -

2. Công suất

Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.

tAPtb

Công suất tại từng thời điểm tAP

t

0

lim

hay dtdAP = vF

dtdsF

..

Công suất bằng tích vô hướng của lực tác dụng với vectơ vận tốc của chuyển dời.

3. Công và công suất của lực tác dụng trong chuyển động quay

Theo định nghĩa r.Ft = M là mômen của lực tF

đối với trục quay , do đó ta có công

nguyên tố trong chuyển động quay của vật

dA = M d

Từ đó ta có thể suy ra biểu thức công suất

dtdM

dtdAP

hay

.MP

4. Năng lượng

Độ biến thiên nặng lượng của một hệ trong quá trình nào đó có giá trị bằng công mà

hệ nhận được từ bên ngoài trong quá trình đó.

W2 – W1 = A

Nếu A > 0 năng lượng của hệ tăng, hệ nhận công từ bên ngoài.

Nếu A < 0 năng lượng hệ giảm, hệ sinh cho công cho bên ngoài.

Trong trường hợp hệ cô lập, tức A = 0 (hệ không trao đổi năng lượng với môi trường

bên ngoài).

W2 = W1= const

Năng lượng của hệ cô lập được bảo toàn.

Nội dung của định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự mất đi mà cũng

không tự sinh ra, năng lượng chỉ chuyển từ hệ này sang hệ khác.

5. Động năng

* Động năng trong trường hợp vật chuyển động tịnh tiến

- 29 -

Định lí động năng: Độ biến thiên động năng của chất điểm trên một chuyển dời nào

đó bằng công của ngoại lực tác dụng lên chất điểm ấy trên chuyển dời đó.

Wđ2 - Wđ1 = A

Định nghĩa động năng: Động năng là dạng năng lượng mà vật có được do chuyển

động và được đo bằng nữa tích khối lượng với bình phương vận tốc. 2

2dmvW

* Động năng trong trường hợp vật rắn chuyển động quay

Biểu thức định lí động năng 2 22 1

2 2I IA

Biểu thức động năng của vật rắn quay 2

2IWđ

Trong trường hợp tổng quát vật rắn vừa chuyển động tịnh tiến, vừa chuyển động quay.

22

22 ImvWđ

6. Trường lực thế

Định nghĩa: Một chất điểm được gọi là chuyển động trong một trường lực nếu tại mọi

vị trí của chất điểm đều xuất hiện lực F

tác dụng lên chất điểm ấy hay lực F

tác

dụng lên chất điểm phụ thuộc vào vị trí của chất điểm.

Thế năng trong trường lực thế: Thế năng là dạng năng lượng đặc trưng cho sự tương

tác giữa trái đất và vật. Nó phụ thuộc vào vị trí của vật.

Định luật bảo toàn cơ năng trong trường lực thế: Khi chất điểm chuyển động trong

trường lực thế mà không chịu tác dụng của một lực nào khác thì cơ năng của chất

điểm là một đại lượng bảo toàn”

Biểu thức: W = Wđ + Wt = const

7. Va chạm

Va chạm đàn hồi: Va chạm mà sau va chạm các vật không bị thay đổi hình dạng, kích

thước thì được gọi là va chạm hoàn toàn đàn hồi.

Biểu thức vận tốc của hai quả sau va chạm

221

2

21

121'1

2)(v

mmm

mmvmm

v

; 121

1

21

212'2

2)(v

mmm

mmvmm

v

- 30 -

Va chạm mềm: Va chạm mà sau va chạm hai quả cầu dính vào nhau chuyển động

cùng vận tốc gọi là va chạm mềm

Biểu thức vận tốc sau va chạm và nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình va chạm

)( 21

11

mmvmV

; )(2 21

221

mmvmmQ

* Chương “Cơ học chất lưu”

1. Đặc điểm của chất lưu

Chất lỏng và chất khí thì được gọi là chất lưu, chất lưu có đặc điểm chung là

không có hình dạng cố định và dễ dàng lưu thông từ nơi này đến nơi khác khi có áp

lực tác dụng lên nó.

2. Khối lượng riêng

Tại một điểm bất kì trong chất lưu, nếu ta tách một thể tích V bao quanh điểm

đó và đo được khối lượng m của chất lưu chứa trong thể tích đó thì khối lượng riêng

sẽ là.

Vm

3. Áp suất

Nguyên nhân gây ra áp suất chất lưu: Do các phân tử chất lưu chuyển động hỗn

loạn nên va chạm với nhau và va chạm với thành bình. Trong quá trỉnh va chạm đó các

phân tử chất lưu đã gây ra biến thiên xung lượng tạo thành lực tác dụng lên thành bình.

SFp hay

dSdFp

Đặc điểm của áp suất chất lưu: Áp suất do chất lưu gây ra có đặc điểm là: Tại một vị

trí trong chất lưu có áp suất như nhau theo mọi hướng. Điểm khác nhau giữa áp suất

do chất lưu gây ra và áp suất do vật rắn gây ra là: áp suất do vật rắn gây ra chỉ có

hướng theo hướng của áp lực tác dụng.

4. Sự thay đổi theo độ sâu. Áp suất thủy tĩnh

Biểu thức: p = pa + gh

Áp suất thủy tĩnh p tại một điểm trong lòng chất lỏng lớn hơn áp suất khí quyển

trên bề mặt chất lỏng. Độ chênh áp suất bằng gh trong đó h là độ sâu của điểm đó so

với mặt thoáng của chất lỏng.

5. Nguyên lí Pascal

- 31 -

Phát biểu: Độ tăng áp suất lên một chất lỏng chứa trong bình kín được truyền nguyên

vẹn cho mọi điểm của chất lỏng và thành bình.

Biểu thức: p = png + gh

png là áp suất từ bên ngoài nén lên mặt chất lỏng.

6. Định luật Acsimet

Phát biểu: Một vật chìm một phần hay toàn bộ trong một chất lỏng đều chịu một lực

đẩy hướng lên trên bằng trọng lượng của khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Lực đẩy này

gọi là lực đẩy Acsimet.

Biểu thức: F Vg r r

7. Đường dòng, ống dòng và đặc điểm của chất lưu trong ống dòng

Đường dòng:

- là đường vạch bởi một phần tử rất nhỏ của hạt chất lưu.

- Vectơ vận tốc tại một điểm bất kì bao giở cũng tiếp tuyến với đường dòng tại điểm

đó.

- Các đường dòng không thể cắt nhau, nếu chúng cắt nhau thì vận tốc các phân tử càng

lớn và ngược lại

Ống dòng: Các đường dòng tựa trên một đường cong kín tạo thành ống dòng.

Đặc điểm của chất lưu trong ống dòng: Các phần tử chất lưu ở trong ống dòng

không thể đi ra khỏi ống dòng và ngược lại, các phần tử chất lưu ở ngoài ống dòng thì

không thể lọt vào trong ống dòng. Nếu thoát ra được là trường hợp đường dòng cắt

nhau.

8. Định luật bảo toàn dòng (phương trình liên tục)

Biểu thức định luật: 1 1v S = 2 2v S hay vS const

Phát biểu: “Dọc theo ống dòng ở nơi có tiết diện lớn thì vận tốc nhỏ và ngược lại”

9. Định luật Bécnuli

Biểu thức định luật: 2 21 2

1 1 22 2v vP gy P gy

hay 2

2vP gy const

Phát biểu: “Trong một ống dòng tổng áp suất tĩnh, áp suất động của một đơn vị thể

tích và thế năng của một đơn vị thể tích chất lỏng là không đổi”

2.2. Sơ đồ cấu trúc của chương

* Chương “Năng lượng”

- 32 -

* Chương “Cơ học chất lưu”

Sơ đồ 2.1. Sơ cấu trúc của chương “Năng lượng”

Năng lượng

Cơ năng

Nhiệt năng

Thế năng hấp dẫn

Công Động năng Thế năng

Thế năng đàn hồi

Định lí động năng

ĐLBT cơ năng

ĐLBT Năng lượng

Công phát động

Công cản

Công trong trường lực thế

ĐLBT công

Vận dụng

- 33 -

2.3. Qui trình tổ chức hoạt động tự học cho SV thông qua việc vận dụng website

trong dạy học

Trong giai đoạn hiện nay đổi mới PPDH là một trong những việc làm rất cần

thiết, trong đó TH là một trong những vấn đề được các nhà giáo dục quan tâm nghiên

cứu. Thực tế cho thấy rằng năng lực TH của HS, SV còn hạn chế, ý thức và sự hiểu

biết về TH của HS, SV chưa cao. Do vậy, nếu SV không biết phương pháp TH thì sẽ

không rèn luyện được các kĩ năng TH của mình. Ngoài ra, khi tổ chức hoạt động TH

cho SV, GV cần chú trọng nhiều đến việc tổ chức cho SV tự lực nắm nội dung kiến

thức như hướng dẫn các em thu thập thông tin, xử lí thông tin, vận dung thông tin giải

học

chất

lưu

Đặc điểm chất lưu

Khối lượng riêng

Áp suất

Chất lưu lí tưởng

Đường dòng

Ống dòng

ĐL bảo toàn dòng

ĐL Bécnuli

Áp suất thủy tĩnh

Áp suất chất lỏng

Định luật Pascal

Định luật Acsimet

Ứng dụng

Sơ đồ 2.2. Sơ cấu trúc của chương “Cơ học chất lưu”

- 34 -

quyết vấn đề, trao đổi và phổ biến thông tin như thế nào trong quá trình TH để TH

thực sự có hiệu quả cao. Cuối cùng là tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả học tập của

SV, qua đó kích thích hứng thú, tạo ra động cơ TH để SV học tập tốt hơn.

Trong quá trình nghiên cứu của đề tài, qui trình tổ chức TH cho SV thông qua

việc sử dụng website dạy học gồm các giai sau:

Giai đoạn chuẩn bị

Giai đoạn tổ chức cho SV tự lực tìm hiểu nội dung kiến thức gồm các giai

đoạn như: thu thập thông tin, xử lí thông tin, ứng dụng thông tin, trao đổi và phổ biến

thông tin.

Giai đoạn kiểm tra, đánh giá

Qui trình tổ chức hoạt động TH của SV có thể được tóm tắt theo sơ đồ sau:

- 35 -

Giai đoạn chuẩn bị

Xác định nhiệm vụ, mục tiêu học tập

Tìm hiểu thông tin khóa học

Lập kế hoạch tự học

Giai đoạn tổ chức cho SV tự lực tìm hiểu nội dung kiến thức

Tiếp thu bài giảng

Thu thập thông tin

Đọc tài liệu bài học trong website

Giai đoạn kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra

Đánh giá

Vận dụng thông tin Giải quyết nhiệm vụ học tập

Trao đổi và phổ biến thông tin

Trao đổi và chia sẽ nội dung học tập

Xử lí thông tin

Tóm tắt bài học

Lập sơ đồ

Phân tích – tổng hợp

So sánh

Khái quát hóa – trừu tượng hóa

- 36 -

2.4. Hình thức triển khai website trong dạy học

Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí của nhà trường mà

có thể tiến hành cài đặt và khai thác website DH dưới nhiều hình thức khác nhau như:

- Cài đặt website trên máy tính cá nhân.

- Cài đặt website lên máy chủ của hệ thống mạng LAN của nhà trường.

- Đưa website lên mạng Internet thông qua các nhà cung cấp dịch vụ Internet để

phổ biến rộng rãi website.

Mỗi hình thức triển khai đều có những thế mạnh và hạn chế nhất định. Dưới

đây giới thiệu cách cài đặt website lên máy tính cá nhân và cài đặt website lên máy

chủ của mạng LAN.

Cách cài đặt website trên máy tính cá nhân

Đặt đĩa CD chứa website DH vật lý vào CD-ROM của MVT, sau đó click vào

My Computer hoặc Window Explorer để mở CD. Khi đĩa CD được mở ra, click chuột

vào thư mục website, chọn file Trangchu.htm để mở trang chủ của website. Từ giao

diện trang chủ nhấn chọn các mục trên bảng mục lục để vào các site chính trong

website.

Cách cài đặt website lên mạng LAN của trường

- Cách cài đặt Web Server

Web Server là máy chủ có dung lượng lớn, tốc độ cao, được dùng để lưu trữ

thông tin như một ngân hàng dữ liệu chứa những website đã được thiết kế cùng với

những thông tin liên quan khác (các mã Script, các chương trình và các file

Multimedia).

Hình 2.1. Cửa sổ Windows Component Wizard

Từ Start mở Setting, chọn Control Panel, cửa sổ Control Panel mở ra, click đúp

vào Add or Remove Programs để mở cửa sổ Add or Remove Programs. Tiếp theo

- 37 -

click vào Add/Remove Windows Component, hộp thoại Windows Components Wizard

xuất hiện. Đối với Windows 2003 server, chọn Application Server. Click Next và nhấn

Finish để kết thúc việc cài đặt Web Server.

- Cách cài đặt website

Khi đã hoàn tất việc cài đặt Web Server, tiến hành cài đặt Website. Từ cửa sổ

Control Panel, click đúp vào Administrative Tools, cửa sổ Administrative Tools mở ra.

Tiếp theo click vào Internet Information Services (IIS) Manager, mở mục Web site,

nhấn chuột phải vào Default Web Site\New\Virtual directory sẽ xuất hiện cửa sổ

Virtual Directory Creation Wizard, tiếp tục chọn Next và điền tên Website vào bên

dưới Alias, chẳng hạn như webdayhocvl (tên này được đặt tùy ý, tùy theo người sử

dụng). Tiếp theo click Next, click Brown để dẫn đến thư mục chứa Website, nhấn OK

để chọn đường dẫn và click Next\Next\Finish để hoàn tất việc tạo đĩa ảo lưu trữ

Website trên Web Server. Thao tác tiếp theo nữa là nhấn chuột phải vào webdayhocvl

(trong cửa sổ IIS Manager) chọn Properties, hộp thoại webdayhocvl Properties mở ra,

chọn thẻ Document, nhấn vào Add và gõ Trangchu.htm (lưu ý phải gõ đúng tên với

file Trangchu.htm trong thư mục website)\OK . Click nút Move Up để chuyển

Trangchu.htm lên hàng đầu, nhấn Apply và chọn Ok để kết thúc.

Bây giờ, ta có thể mở Website thông qua trình duyệt. Nếu đang sử dụng máy

làm Web Server thì gõ vào ô địa chỉ (address) của trình duyệt với tên miền:

http://localhost/webdayhocvl.

Nếu đang sử dụng máy khách (Client), kết nối với máy Web Server thì gõ vào ô

địa chỉ http://[tên máy]/webdayhocvl/ hoặc http://[IP của máy]/webdayhocvl. Ví dụ:

IP của máy chủ là 198.168.0.0.11 thì ta gõ http://198.168.0.0.11/webdayhocvl vào ô

địa chỉ của trình duyệt. Website DH sẽ được mở ra và tiến hành truy cập nội dung của

Website thông qua các liên kết đã được thiết kế.

2.5. Những giải pháp bồi dưỡng năng lực tự học của SV trong quá trình dạy học

2.5.1. Tăng cường tự học trên lớp

Để giúp cho SV có thể tự học trên lớp như: nghe giảng, ghi chép được thuận

lợi, người GV nên :

- Giới thiệu trước những tài liệu, nội dung trước cần đọc để phục vụ cho bài dạy và đề

ra những yêu cầu cụ thể khi cho SV đọc các tài liệu đó.

- 38 -

- Có những hình thức, những biện pháp kiểm tra việc đọc tài liệu và tiếp thu tri thức

của SV một cách đều đặn.

- Trình bày vấn đề một cách hệ thống, rõ ràng để người nghe dễ theo dõi vấn đề và dễ

ghi chép.

Để có thể hiểu và nắm vững tài liệu qua các giờ giảng trên lớp, SV phải chú ý

lắng nghe những lời giảng của GV và các câu trả lời và giải thích của bạn. Nhưng chỉ

lắng nghe thì chưa đủ mà còn phải kết hợp với sự phân tích tổng hợp, so sánh, bằng

các thao tác tư duy và sự thông hiểu.

Để có thể nghe giảng được tốt, cần phải có một quá trình rèn luyện gồm ba

khâu sau đây:

*Khâu thứ nhất: Chuẩn bị nghe giảng

Để tiếp nhận bài giảng một cách tối ưu, SV cần làm tốt công tác chuẩn bị :

- Xem lại bài ghi lần trước.

- Nhờ việc nhớ lại và nắm vững những tài liệu đã nghe giảng, SV có thể lĩnh hội được

nội dung bài mới tốt hơn.

- Có thể nghiên cứu trước vấn đề của bài dạy mới.

*Khâu thứ hai: Nghe giảng ở trên lớp

Việc ghi chép mang sắc thái cá nhân. Hơn nữa mỗi môn học lại đòi hỏi một

phương pháp ghi chép khác nhau. Tuy nhiên cũng có thể nêu lên một số điểm chung

nhất của việc ghi chép.

- Cách ghi chép gắn liền với sự hiểu biết và trình độ lĩnh hội của SV. Xem bài ghi của

HS, ta có thể nắm được mức độ nắm bài của SV đó.

- Ghi theo cách ghi của mình là tốt, đảm bảo tính độc lập, tính sáng tạo. Muốn thế SV

phải tập trung chú ý vào mỗi luận điểm của bài giảng và nhanh chóng nắm lấy những

điều cơ bản, quan trọng nhất.

*Khâu thứ ba: Xem lại và chỉnh lí bài ghi

Mặc dầu ở trên lớp, SV đã tích cực động não để tiếp thu bài giảng và ghi chép,

nhưng nếu sau đó SV không xem lại và chỉnh lí thì việc tiếp thu bài không thể gọi là

hoàn chỉnh và tốt được. Trong các khâu nêu trên, website có thể hỗ trợ tích cực cho

việc tự học của SV.

2.5.2. Hoạt động tự học độc lập, tự lực giải quyết vấn đề ngoài giờ lên lớp

* Đối với GV

- 39 -

- Giúp cho SV có mục đích, động cơ và nhu cầu học tập.

- Hướng dẫn cho HS phương pháp tự học: cách đọc tài liệu, cách phát hiện và giải

quyết vấn đề, cách ghi chép….

- Hướng dẫn cho SV tự kiểm tra, đánh giá kiến thức tự học của mình.

* Đối với SV

- Xác định được mục đích, động cơ, nhu cầu học tập.

- Xây dựng kế hoạch học tập hợp lí: thời gian, môn học, địa điểm, hình thức học…

- Có phương pháp học tập khoa học và hợp lí: cách ghi bài khi nghe giảng, cách đọc

tài liệu, cách phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Biết cách tự kiểm tra và đánh giá kết quả tự học của mình.

Ngoài giờ lên lớp, GV và SV có thể dùng website để thực hiện việc tự học rất

đắc lực.

2.6. Tổ chức hoạt động tự học cho SV nhờ việc xây dựng và sử dụng webstie dạy

học thông qua chương “Năng lượng – Cơ học chất lưu” VLĐC

2.6.1. Tổ chức hoạt động tự học cho SV thông qua việc sử dụng webstie

Dựa trên qui trình tổ chức TH cho SV thông việc sử dụng webstie đã trình bày

ở trên, chúng tôi tổ chức hoạt động TH cho SV thông việc sử dụng webstie hỗ trợ TH

như sau:

- 40 -

MỞ ĐẦU Vận dụng website tạo tình huống học tập

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC Vận dụng website tổ chức hoạt động tự học cho SV theo các

bước cụ thể sau:

Giao nhiệm vụ học tập

Hướng dẫn SV hoạt động

Theo dõi việc tự học

Giải đáp thắc mắc

Chuẩn hóa kiến thức

VẬN DỤNG, CỦNG CỐ Vận dụng website củng cố, rèn luyện kĩ năng tự học cho SV

TỰ HỌC Ở NHÀ Giao nhiệm vụ tự học cho SV ở nhà dưới sự hỗ trợ của website

TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ Vận dụng website để tự kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của SV

- 41 -

2.6.2. Tổ chức các hoạt động tự học cho SV

Bước 1: Mở đầu, tạo tình huống học tập

GV: tạo tình huống có vấn đề trong đó có chứa mâu thuẫn gây hứng thú, phù hợp với

trình độ cuả SV, ví dụ như chiếu hình ảnh, đoạn phim…sau đó đặt câu hỏi liên quan

đến đối tượng mới đề cập.

SV: nghe, tiếp thu trả lời, thảo luận tìm cách giải quyết vấn đề và chuyển mâu thuẫn

bên ngoài thành mâu thuẫn bên trong, có nhu cầu giải quyết mâu thuẫn.

Bước 2: Giao nhiệm vụ học tập

GV: Yêu cầu SV vào mục BGĐT trong website tìm hiểu nội dung của bài học.

SV: Vào mục BGĐT trong website tìm hiểu nội dung của bài học.

Bước 3: Hướng dẫn SV hoạt động

GV: Yêu cầu SV đọc mục “hướng dẫn tự học”, sau đó hướng dẫn SV hoạt động để tự

tìm hiệu nội dung kiến thức thông qua các hình thức như thảo luận nhóm hay cá nhân

độc lập làm việc.

SV: Đọc mục “hướng dẫn tự học”, tiến hành thảo luận nhóm hay cá nhân độc lập làm

việc. Sau đó tóm tắt được nội dung cần đọc, trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp và đi

đến khái quát nội dung kiến thức vùa tìm hiểu.

Bước 4: Theo dõi việc tự học của SV

GV: Theo dõi việc tự học của SV bằng cách đặt các câu hỏi sau mỗi nội dung bài học,

phần học liên quan đến nội dung tự học.

SV: Phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo. SV có thể trao đổi, thảo luận với bạn bè

hoặc Gv để giải quyết các nhiệm vụ học tập.

Bước 5: Giải đáp thắc mắc

SV: Nêu những câu hỏi về những vấn đề chưa hiểu rõ hoặc cần hiểu thêm bằng cách

hỏi trực tiếp hoặc thông qua email, diển đàn học tập…

GV: Giải đáp những thắc mắc mà SV yêu cầu

Bước 6: Chuẩn hóa kiến thức

GV: Phân tích, khẳng định những kiến thức đúng. Bổ sung những thiếu sót, sai lầm

chuển hóa kiến thức về mặt khoa học.

SV: Sửa chữa, hoàn thiện, hệ thống hóa tri thức.

2.6.3. Xây dựng website tổ chức hoạt động tự học cho SV

* Giới thiệu Website và hướng dẫn sử dụng

- 42 -

Website vật lý cũng như các phần mềm dạy học nói chung đều cần phải khai

thác được khả năng thế mạnh của MVT và cần định rõ những khả năng ấy sẽ hỗ trợ

giải quyết nhiệm vụ gì của QTDH.

Website DH chương“Năng lượng – Cơ học chất lưu” được xây dựng với mục

đích hỗ trợ và bồi dưỡng năng lực tự học cho SV khi học chương này. Các nội dung

trong website được đảm bảo bởi tính chính xác, khoa học, bám sát vào mục tiêu DH,

nội dung giáo trình, phù hợp với kiến thức và khả năng của SV. Các nội dung được

trình bày ngắn gọn, súc tích khá hấp dẫn, người sử dụng dễ dàng chuyển đổi giữa các

nội dung nhờ chức năng liên kết trong website. Website khai thác được các khả năng

của MVT: khả năng trực quan hóa hiện tượng vật lý, khả năng hiển thị và truyền tải

thông tin, nhờ tính “mới” đó mà website có thể điều khiển được khả năng học tập của

SV, giờ học sinh động hẳn lên, SV tự giác học tập hơn và do đó chất lượng dạy học

được nâng lên rõ rệt. Hơn thế, điều đó tạo cho SV lòng yêu thích môn học mà điều này

là cần thiết để các em học tiếp các phần khác của chương trình vật lí một cách thích

thú và nghiêm túc.

Hiện nay, các website DH Vật lý có nội dung và cấu trúc khá đa dạng, tùy

thuộc vào mục đích và quan điểm thẩm mỹ của nhà thiết kế. Với mục đích hỗ trợ hoạt

động dạy của GV và hoạt động học của SV cũng như khắc phục phần nào những khó

khăn của GV và SV trong DH, chúng tôi đã xây dựng Website chương “Năng lượng –

Cơ học chất lưu” với các site chính: Trang chủ, Hướng dẫn sử dụng, Mục tiêu học

tập, Nội dung bài giảng, Luyện tập, Kiểm tra, Đề thi thử, Nhà bác học, Vật lí vui, Thí

nghiệm vật lí. Dưới đây tóm tắt nội dung, chức năng, cấu trúc và cách sử dụng của các

site chính trong Website.

Trang chủ

Đây là trang đầu tiên người sử dụng nhìn thấy khi truy cập vào website DH.

Giao diện trang chủ chia thành bốn phần: Phần trên cùng chứa tiêu đề trang chủ; phần

bên trái chứa các mục lục liên kết đến các site khác trong website, phần bên phải

chiếm phần lớn diện tích của màn hình là nơi để giới thiệu về website, phần dưới cùng

chứa địa chỉ của tác giả

- 43 -

Hình 2.2. Site trang chủ

Hướng dẫn sử dụng

Site này trình bày những hướng dẫn cần thiết để người sử dụng dễ dàng hơn khi

khai thác Website, nhất là những người ít có điều kiện tiếp xúc với máy tính.

Để khai thác và sử dụng Website, từ trang chủ click vào Hướng dẫn sử dụng,

sau đó click vào các site mà người đọc cần quan tâm.

Hình 2.3. Site hướng dẫn sử dụng

- 44 -

Cơ sở vật lý

Site này trình bày các nội dung kiến thức được trích dẫn từ các tài liệu tham

khảo như tên tác giả, tên giáo trình và năm xuất bản. Đây là tài liệu tham khảo chủ yếu

dành cho GV khi cần tìm các kiến thức liên quan đến bài dạy. Đồng thời cũng là tài

liệu hữu ích cho SV trong việc mở rộng, tìm hiểu sâu thêm về nội dung kiến thức trong

bài học.

Để sử dụng site này, từ trang chủ của Website click vào mục Cơ sở vật lý, giao

diện của site được mở ra. Muốn trở về trang chủ chỉ cần click vào ô trang chủ.

Hình 2.4. Site Cơ sở vật lý

Mục tiêu học tập

Site này được thiết kế với mục đích giúp SV trình bày được các nội dung,

kiến thức sau khi học xong chương "Năng lượng - Cơ học chất lưu". Để sử dụng site

này, từ trang chủ của Website hoặc từ các trang khác người học chỉ cần click vào mục

Mục tiêu học tập, giao diện của site sẽ được mở ra. Muốn trở về trang chủ hoặc mở

các site khác người học chỉ cần click vào mục mà mình chọn.

- 45 -

Hoạt động tự học

Site này được thiết kế để hỗ trợ cho SV (người học) biết được những nội dung

nào dành cho phần tự học ở nhà và những phần nào GV trình bày trên lớp.

Nội dung bài giảng

Trong các BGĐT, chúng tôi đã đưa vào một số hình ảnh tĩnh/động, các mô

hình, phim thí nghiệm về các hiện tượng vật lý… để tăng thêm tính trực quan, sinh

động cho bài giảng, khắc phục khó khăn về trang thiết bị thí nghiệm và các thí nghiệm

- 46 -

không thể tiến hành trong QTDH. GV có thể sử dụng các bài giảng đó để dạy học trên

lớp và HS có thể dùng để tự học.

Để xem nội dung bài giảng, từ trang chủ click vào mục nội dung bài giảng, site

bài giảng hiện ra, nhấn chọn bài cần chọn. Muốn trở về site Nội dung bài giảng để

xem nội dung bài khác trong site Nội dung bài giảng thì chọn Back.

Hình 2.6. Site Nội dung bài giảng

Ôn tập

Site này được hình thành với mục đích giúp SV luyện tập, ôn tập các kiến thức

đã học một cách có hệ thống, tạo điều kiện để SV khắc sâu, ghi nhớ kiến thức. Đồng

thời rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các nhiệm vụ

học tập và kiểm tra kiến thức đã lĩnh hội.

Để truy cập vào nội dung của site, từ trang chủ hoặc từ các trang khác click vào

mục ôn tập, nội dung của site được mở ra gồm các đề ôn tập cho từng chương, đề tổng

hợp của các chương. SV có thể tự ôn tập để kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức trong

hoạt động học tập.

- 47 -

Hình 2.8. ôn tập

Đề thi thử

Để khai thác thế mạnh của MVT trong việc hỗ trợ khả năng kiểm tra, đánh giá

kết quả học tập của SV bằng hình thức tự luận. Trong site này, chúng tôi trích dẫn 4 đề

thi đã cho thi ở các lớp có học học phần VLĐC, SV có thể vào site này để tự kiểm tra

kiến thức của mình, từ đó điều chỉnh phương pháp học tập cho phù hợp.

GV có thể vào site này để tạo thêm nhiều đề thi khác dựa trên đề cương của

môn học.

Hình 2.9. Site Đề thi thử

Vật lý vui

Nội dung được trình bày trong site này là các ứng dụng của vật lý trong đời

sống, trong khoa học, kỹ thuật và những hiện tượng vật lý liên quan đến nội dung kiến

- 48 -

thức trong chương. SV được mở mang kiến thức, có ý thức vận dụng kiến thức đã học

vào thực tế, kích thích trí tưởng tượng khoa học, tạo điều kiện hình thành thói quen

“học đi đôi với hành”.

Hình 2.10. Site Vật lý vui

Nhà Bác học

Nội dung được trình bày trong site này là giới thiệu các nhà bác học vật lý có

nhiều phát minh, đóng góp trong lĩnh vực của chương trình Vật lý, những mẫu chuyện

kể về cuộc đời và sự nghiệp vừa giới thiệu cho HS gương học tập và làm việc nghiêm

túc của các nhà bác học nổi tiếng. Hơn nữa, GV có thể dùng site này để giới thiệu các

ứng dụng của vật lý ngay trong QTDH, góp phần giáo dục tư tưởng, nhân cách và lòng

yêu thích khoa học của HS.

Hình 2.11. Site Nhà Bác học

- 49 -

Thư viện vật lí

Trong site trình bày các kiến thức vật lí như: Hệ đơn vị đo lường cơ bản

(SI), một số đơn vị dẫn xuất, hằng số vật lí, hệ số chuyển đổi, tài liệu tham khảo. Để

truy cập vào nội dung của site, từ trang chủ hoặc từ các trang khác click vào mục thư

viện vật lí, nội dung của site được mở ra. Muốn trở về site thư viện vật lí để xem các

nội dung khác trong site thì chọn Back.

Hình 2.11. Site Thư viện vật lí

Từ điển vật lí

Trang này giúp cho sinh viên dễ dàng tra cứu một số định nghĩa, khái niệm...

trong vật lí đại cương. Để truy cập vào nội dung của site, từ trang chủ hoặc từ các

trang khác click vào mục từ điển vật lí, nội dung của site được mở ra, muốn xem nội

dung nào thì người học chỉ cần click vào từ hoặc cụm từ mà mình chọn. Muốn trở về

site từ điển vật lí để xem các nội dung khác trong site thì chọn Back.

- 50 -

Hình 2.12. Site Từ điển vật lí

Thư giãn

Trang này được thiết kế nhằm giúp cho sinh viên thư giãn sau thời gian học

tập, nội dung trong trang này là những mẫu chuyện vui liên quan đến kiến thức vật lí

và thực tiễn. Để truy cập vào nội dung của site, từ trang chủ hoặc từ các trang khác

click vào mục thư giãn, nội dung của site được mở ra.

Hình 2.12. Site Thư giãn

- 51 -

Trao đổi

Hình 2.12. Site Trao đổi

Site này giúp cho người thiết kế nhận được các thông tin phản hồi từ người sử

dụng cũng như người học để từ đó kip thời bổ sung, hoàn thiện về nội dung cũng như

hình thức trình bày trong website để website day học ngày được nâng cao nhằm đáp

ứng được nhu cầu dạy học hiện nay.

- 52 -

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về việc bồi dưỡng năng lực tự học cho SV trong

quá trình dạy học nói chung và dạy học vật lí nói riêng, nghiên cứu qui trình khai thác

và sử dụng website trong dạy học đã trình bày ở chương 1.

Trong chương này đề tài đề cập đến mốt số vấn đề sau:

- Tìm hiểu vị trí, đặc điểm và mục tiêu dạy học của chương “Năng lượng – Cơ

học chất lưu” VLĐC.

- Xây dựng được sơ đồ cấu trúc lôgic của chương và tóm tắt nội dung dạy học

của chương.

- Xây dựng được website dạy học của chương, hướng dẫn sử dụng và các hình

thức triển khai website trong dạy học.

- Vận dụng phương pháp dạy - tự học giúp cho mỗi SV chủ động lập kế hoạch

tự học, điều chỉnh kế hoạch tự học, tự kiểm tra đánh giá kết quả tự học qua hoạt động

thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên giao cho: Đọc nội dung của bài học mới trước

khi đến lớp, trả lời những câu hỏi, giải bài tập. SV tự lực nghiên cứu, phát hiện vấn đề,

giải quyết vấn đề cần nghiên cứu, cũng như vận dụng các nội dung kiến thức của

chương vào giải thích các hiện tượng vật lí trong thực tiễn. Ngoài site nội dung bài

giảng, SV sử dụng các site khác phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập ngoài giờ học

như ôn tập, đề thi thử, mở rộng kiến thức và kỹ năng của mình.

- Vận dụng các phương pháp tự học, dạy – tự học thực sự có tác dụng lớn đến

việc tích cực hóa hoạt động nhận thức, độc lập tự lực nghiên cứu tìm kiếm kiến thức

khoa học, phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của HS.

- Tạo ra bầu không khí học tập thoải mái đối với mỗi học sinh trong giờ học ở

lớp, mỗi học sinh bước đầu có hứng thú tự học và hợp tác với bạn bè cùng tự học.

- 53 -

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm

Mục đích của thực nghiệm sư phạm (TNSP) được tiến hành là nhằm kiểm tra

giả thuyết khoa học của đề tài. Xây dựng các tình huống dạy học thích hợp nhằm

hướng dẫn SV giải quyết vấn đề học tập theo các phương pháp nhận thức vật lí sẽ có

tác dụng bồi dưỡng, phát triển năng lực tự học và nâng cao khả năng nắm vững kiến

thức của SV. Để đạt được mục đích đó, TNSP có những nhiệm vụ sau đây:

- Sử dụng Website dạy học chương “Năng lượng – Cơ học chất lưu” VLĐC để

làm phương tiện dạy học vật lí có góp phần bồi dưỡng năng lực tự học của SV hay

không ?

- Chất lượng lĩnh hội tri thức vật lí của SV trong quá trình tự học với sự hỗ trợ

của website có cao hơn quá trình học tập bình thường không ?

- Các BGĐT, các phiếu học tập, các nội dung luyện tập, các nội dung ôn

tập…được xây dựng có phù hợp với mục tiêu dạy học và thực tế giảng dạy ở CĐ, ĐH

chưa ?

- Cần tiếp tục phát triển đề tài theo hướng nào và bằng cách nào ?

Trả lời các câu hỏi trên sẽ tìm ra những thiếu sót, từ đó kịp thời chỉnh lý, bổ

sung để đề tài được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lí và

đổi mới PPDH ở CĐ, ĐH.

3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm

Các bài học trong chương “Năng lượng – Cơ học chất lưu” VLĐC có sử dụng

website dạy học.

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong học kỳ I năm học 2011 – 2012 ở

hai lớp học phần GẸ405904 và GẸ405903 ở trường Đại học Đồng Tháp.

3.2.2. Nội dung của thực nghiệm sư phạm

Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi tiến hành dạy song song một

số bài trong chương “Năng lượng – Cơ học chất lưu” VLĐC. Trong đó có một lớp đối

chứng và một lớp thực nghiệm, số lượng, trình độ và năng lực học tập của SV hai lớp

là gần tương đương nhau. Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều do cùng một giáo

viên dạy, chỉ khác nhau ở chổ: Lớp thực nghiệm dạy theo tiến trình mà chúng tôi đã

- 54 -

sọan thảo ở chương 2, còn lớp đối chứng dạy theo phương pháp truyền thống như:

thông báo, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề …

Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã cho SV làm một bài kiểm

tra để kiểm tra trình độ nắm vững kiến thức cũng như khả năng tự học của SV.

Đối với các lớp TN: GV hướng dẫn SV tự học qua website, giao nhiệm vụ cho

SV thông qua các nội dung bài giảng, ôn tập, đề kiểm tra; yêu cầu SV khai thác các

site trong website đã thiết kế để tìm hiểu trước mục tiêu học tập, hoạt động tự học, nội

dung bài học. Sau đó, GV tổ chức tiến trình dạy học với sự hỗ trợ của website.

Đối với các lớp ĐC: GV sử dụng PPDH truyền thống, các tiết dạy được tiến

hành đúng theo khung phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xử lý, so sánh, đối chiếu kết quả học tập của các lớp TN và ĐC.

3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm

SV được khảo sát trong quá trình TNSP gồm 88 em thuộc 2 lớp học phần

GẸ405904 và GẸ405903 của trường Đại học Đồng Tháp. Các lớp được chọn:

Trường Đại học

Đồng Tháp Thực nghiệm Đối chứng

Lớp GẸ405903 GẸ405904

Số SV 46 42

Trong nghiên cứu khoa học giáo dục khó có thể lựa chọn được các mẫu thực

nghiệm hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên với mức độ cho phép các mẫu được lựa chọn

như trên là phù hợp, thoả mãn yêu cầu đặt ra của TNSP.

3.3.2. Phương pháp tiến hành

3.3.2.1. Quan sát giờ học

Tất cả các giờ học thực nghiệm đều được quan sát và ghi chép về hoạt động của

GV và SV theo các nội dung:

- Tiến trình dạy học của GV và hoạt động của SV trong các tiết học.

- Tính tích cực, tự lực của SV trong giờ học thông qua số lượng của các câu trả

lời.

- 55 -

- Chất lượng học tập của SV trong giờ học thông qua chất lượng của nội dung

phát biểu.

- Mức độ đạt được của các mục tiêu bài dạy thông qua các câu hỏi của GV

trong phần vận dụng.

3.3.2.2 Bài kiểm tra (xem phụ lục)

Mỗi SV làm một bài kiểm tra 60 phút. Mục đích của bài kiểm tra nhằm:

- Đánh giá định tính về mức độ lĩnh hội các khái niệm cơ bản, các hiện tượng,

quá trình vật lý, các tính chất vật lý của sự vật.

- Đánh giá định lượng mức độ lĩnh hội các công thức, các điều kiện để xảy ra

các hiện tượng vật lý, khả năng vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng vật lý,

giải một số bài tập cụ thể trong chương “Năng lượng – Cơ học chất lưu”.

- Phát hiện những quan niệm sai lầm của SV để kịp thời điều chỉnh.

Qua đó lập các bảng phân phối và đồ thị phân phối để rút ra nhận xét kết quả

TNSP.

3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.4.1. Đánh giá định tính kết quả thực nghiệm

* Đối với lớp thực nghiệm

- SV tự chủ chiếm lĩnh kiến thức và giải quyết các vấn đề trong bài học.

- SV tích cực tham gia phát biểu ý kiến ở lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng.

- Không khí học tập ở lớp thực nghiệm diễn ra sinh động hơn và có khả năng tự lực

giải quyết vấn đề tốt hơn ở lớp đối chứng.

- SV được rèn luyện và dần làm quen với phương pháp tự học, tự nghiên cứu.

* Đối với lớp đối chứng

- SV tiếp nhận kiến thức vật lí dưới dạng thông báo, nêu và giải quyết vấn đề…

- SV học tập một cách thụ động, ít phát biểu ý kiến.

- Không khí học tập ở lớp đối chứng diễn ra kém sinh động hơn so với lớp thực

nghiệm.

- Khả năng tự học, tự nghiên cứu của SV ở lớp đối chứng không bằng SV ở lớp thực

nghiệm.

3.4.2. Đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm

- 56 -

Sau khi tổ chức cho SV làm bài kiểm tra, chúng tôi tiến hành chấm bài và xử lí kết quả

thu được theo thống kê toán học. Gồm có: Các bảng thống kê điểm số; bảng thống kê

số phần trăm (%) học sinh đạt điểm Xi trở xuống; vẽ đường cong tần số tích lũy.

3.4. 3. Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm

Qua các bài kiểm tra, chúng tôi đã tiến hành thống kê, tính toán và thu được

bảng số liệu sau:

Bảng 3.1. Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra

Số bài kiểm tra đạt điểm Xi Nhóm Số SV

Số bài

KT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 42 42 0 1 3 0 0 19 12 5 2 0

TN 46 46 0 0 0 1 2 2 14 25 2 0

Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất của hai nhóm

Số % bài kiểm tra đạt điểm Xi Nhóm

Số

SV

Số

bài

KT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 42 42 0 2.38 7.14 0 0 45.24 28.57 11.9 4.76 0

TN 46 46 0 0 0 2.17 4.35 4.35 30.43 54.35 4.38 0

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân phối tần suất của hai nhóm

- 57 -

0

10

20

30

40

50

60

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Điểm

Số %

bài

kiể

m tr

a đạ

t điể

m X

i

ĐCTN

Đồ thị 3.1. Đồ thị phân phối tần suất của hai nhóm

Bảng 3.3. Bảng thống kê số học sinh đạt điểm Xi trở xuống

Số bài kiểm tra đạt điểm Xi trở xuống Nhóm Số SV

Số bài

KT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 42 42 0 1 4 4 4 23 35 40 42 42

TN 46 46 0 0 0 1 3 5 19 44 46 46

Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất lũy tích hai nhóm

Số % bài kiểm tra đạt điểm Xi trở xuống

Nhóm Số

SV

Số

bài

KT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 42 42 0 2.38 9.52 9.52 9.52 54.76 83.3 95.24 100 100

TN 46 46 0 0 0 2.17 6.52 10.87 41.3 95.65 100 100

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích của hai nhóm

- 58 -

0

20

40

60

80

100

120

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Điểm

Số %

bài

KT

đạt đ

iể X

i trở

xuố

ng

ĐCTN

Đồ thị 3.2. Đồ thị phân phối tần suất lũy tích của hai nhóm

0

20

40

60

80

100

120

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Điểm

Số %

bài

KT

đạt đ

iểm

Xi t

rở x

uống

ĐCTN

Bảng 3.5. Bảng phân loại theo học lực

* Phân tích số liệu:

+ Điểm trung bình cộng của SV lớp thực nghiệm cao hơn ở lớp đối chứng.

+ Đường tích luỹ của lớp thực nghiệm nằm bên phải và phía dưới đường tích

luỹ của lớp đối chứng, chứng tỏ chất lượng học tập của SV lớp thực nghiệm là tốt hơn.

Đồng thời tỉ lệ SV khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cũng cao hơn.

- 59 -

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau khi đã tiến hành TNSP, cùng với việc phân tích và xử lý các kết quả thu được

về mặt định tính và định lượng, chúng tôi đã có cơ sở để khẳng định giả thuyết ban

đầu về tính hiệu quả của đề tài. Bên cạnh đó chúng tôi còn dựa vào các biện pháp khác

(trao đổi với SV, quan sát hoạt động học tập của SV trong các giờ học). Chúng tôi rút

ra một số nhận xét như sau:

- Việc tự học với sự hỗ trợ của website đã kích thích hứng thú học tập, phát triển tư

duy của SV , góp phần đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức

của SV. Sinh viên có điều kiện nghiên cứu, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, có điều

kiện để ôn tập, củng cố và mở rộng kiến thức ở nhà sau khi đã học tập trên lớp và ở đó

họ vững tin hơn trong học tập, có được kỹ năng tự học cao.

- Việc sử dụng website tự học thực sự đã lôi cuốn các em HSV vào việc tham gia

xây dựng bài học để tìm ra tri thức mới.

- Chất lượng nắm kiến thức cơ bản của SV lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối

chứng. Phương pháp tư duy, khả năng giải bài tập, tính tích cực và độc lập làm việc

của SV lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc sử dụng website dạy học nhằm bồi

dưỡng năng lực tự học cho SV còn một số hạn chế:

- Trang thiết bị phục vụ cho việc tự học còn thiếu, một số SV có hoàn cảnh khó

khăn nên chưa thể trang bị được máy vi tính.

- Trình độ tin học của GV và SV còn hạn chế.

- Để các giờ học đạt được hiệu quả cao, lôi cuốn sự chú ý của SV, đòi hỏi giáo

viên phải có sự đầu tư thời gian và công sức trong việc thiết kế website dạy học theo

định hướng vận dụng phương pháp tự học và dạy – tự học cho SV.

- 60 -

PHẦN KẾT LUẬN

Đối chiếu với mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi

thu được các kết quả như sau:

- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về tự học và những phương pháp tự học, trên cơ sở

đó vận dụng một số phương pháp tự học thông qua hoạt động dạy – tự học cho SV

nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Cao Đẳng, Đại Học.

- Xây dựng được website dạy học chương “Năng lượng – Cơ học chất lưu”

VLĐC.

- Việc dạy học với sự hỗ trợ của Website là một ứng dụng mạnh mẽ của CNTT

trong DH. Với nguồn thông tin phong phú, đa dạng được thực hiện trên các PTDH hiện

đại.

- Với kết quả thực nghiệm sư phạm, cho phép rút ra những kết luận bước đầu

về hiệu quả của tiến trình dạy học đã sọan thảo nhằm gây hứng thú học tập, tạo ý thức

tự chủ chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng tự học cho SV. Kết quả này khẳng định:

Vận dụng một số phương pháp tự học nhằm nâng cao chất lượng học tập vật lí là có

tính khả thi, phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta.

Một số kiến nghị:

- Các nhà quản lí, các giáo viên ở trường đại học luôn luôn quan tâm đến việc tự

học, tự nghiên cứu của SV trong quá trình dạy học. Để SV tự học, tự nghiên cứu tốt.

Ngoài việc đổi mới phương pháp dạy học còn phải có cơ sở vật chất phục vụ cho học

sinh tự học như: thư viện, phương tiện dạy học, phòng thí nghiệm … đáp ứng theo

chuẩn các trường đại học trong khu vực và quốc tế.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng GV về nôi dung chuyên môn, về kỹ thuật sử dụng

các PTDH hiện đại, có biện pháp tích cực khuyến khích GV ứng dụng tin học trong

DH vật lý.

Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài

- Mở rộng phạm vi xây dựng website cho các nội dung khác trong chương trình

Vật lý đại cương.

- Sử dụng website xây dựng kho thư viện vật lí đại cương.

- 61 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lương Duyên Bình (2000): Vật lí đại cương - Bài tập vật lí đại cương. NXBGD.

[2]. Bộ Giáo dục – Đào tạo, Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam.

[3]. Trần Hữu Cát (2004): Phương pháp nghiên cứu khoa học Vật lý. ĐH Vinh.

[4]. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1997), Nghị quyết lần thứ II BCHTW Đảng khóa VIII,

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[5]. Lê Đình – Trần Huy Hoàng (2005), Cơ sở khoa học của việc bồi dưỡng năng lực

tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên sư phạm ngành Vật Lý, Đề tài khoa học cấp bộ,

Trường ĐHSP Huế.

[6]. Lê Trọng Dương (2006): Hình thành và phát triển năng lực tự học cho SV ngành

toán học CĐSP. Luận án TS Giáo dục. ĐH Vinh.

[7]. Phạm Thị Thanh Hằng (2009). Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh

viên. Kỷ yếu hội thảo khoa học. Đồng Tháp

[8]. Bùi Hiền (chủ biên), Nguyễn Văn Cao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo, “Giáo

trình dạy học sinh THPT tự lực tiếp cận kiến thức”, NXBĐHSP.

[9]. Nguyễn Trung Hiếu (2008), Nghiên cứu vận dụng một số phương pháp tự học

nhằm nâng cao chất lượng học môn vật lý thông qua chương “Năng lượng” thuộc

phần Cơ học vật lý đại cương cho sinh viên Cao Đẳng Cộng Đồng Đồng Tháp”. Luận

văn thạc sĩ giáo dục.

[10]. Đỗ Mạnh Hùng (1995), Thống kê toán trong khoa học giáo dục. Bài giảng cho

học viên cao học chuyên ngành phương pháp giảng dạy Vật lý. ĐH Vinh.

[11]. Nguyễn Thế Khôi - Vũ Thanh Khiết (2007), Vật lí 10 nâng cao. NXBGD.

[12]. Hà Thái Thủy Lê, website day học cơ học 2, bài giảng điện tử 2011

[13]. Nguyễn Thị Bích Liên (2008). Xây dựng và sử dụng website dạy học chương

Dòng điện trong các môi trường -Vật lý lớp 11 (nâng cao) nhằm góp phần nâng cao

chất lượng dạy học Vật lý ở trường phổ thông. Luận văn thạc sĩ giáo dục.

[14]. Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Đinh Thị Kim Thoa (2009), Tâm lý học giáo dục,

NXBĐHQG.

[15]. Phạm Thị Phú - Nguyễn Đình Thước (2001): Lôgic học trong dạy học vật lí. Tài

liệu dùng cho học viên cao học. Đại học Vinh.

[16]. Trần Thị Như Phượng (2008). Xây dựng và sử dụng Website hỗ trợ dạy học Vật

- 62 -

lý chương “Động lực học chất điểm và hệ chất điểm” Vật lý đại cương ở Trường Đại

học Đồng Tháp. Luận văn thạc sĩ giáo dục.

[17]. Nguyễn Cảnh Toàn (1998): Quá trình dạy- tự học. NXBGD.

[18]. Nguyễn Đức Thâm (2002), Phương pháp dạy học Vật lý ở trường phổ thông.

NXB ĐHSP[17].

[19]. Lê Công Triêm - Nguyễn Đức Vũ (2005): Ứng dụng CNTT trong dạy học. NXB

Giáo dục.

[20]. Lê Công Triêm (2001), “Bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên

đại học”, Tạp chí giáo dục (8), Trang 20-22

[21]. Lê Công Triêm (2005): Sử dụng máy vi tính trong dạy học Vật lý. NXB Giáo

dục.

[22]. Thái Duy Tuyên. Giáo dục học hiện đại (những nội dung cơ bản). NXBĐHQG

Hà Nội, 2001.

www.bachkim.com

www.Khoahoc.com.vn

www.tailieu.vn

www.thuvienvatly.com