15
Nhóm Trái Tư - lớp 11D2 Với sự góp mặt của các nghệ sĩ lớn: Lê Anh Quân Bùi Việt Dũng Hà Tiến Trung Nguyễn Hùng Anh Nam Cao - nhà văn tài hoa

Nam cao nhà văn tài hoa

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Đây là phần làm về tác gia Nam Cao cho phần Văn học lớp 11, mong mọi người cho chúng tôi những nhận xét chân thành.

Citation preview

Page 1: Nam cao   nhà văn tài hoa

Nhóm Trái Tư - lớp 11D2Với sự góp mặt của các nghệ sĩ lớn:

Lê Anh Quân

Bùi Việt Dũng

Hà Tiến Trung

Nguyễn Hùng Anh

Nam Cao - nhà văn tài hoa

Page 2: Nam cao   nhà văn tài hoa

- Ông tên thật Trần Hữu Tri, sinh năm 1915 trong giấy khai

sinh là (29/10/1917) trong một gia đình công giáo bậc trung .

- Quê ông ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân ( nay là xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân, Hà Nam). Bút danh Nam Cao chính là được ông ghép lại từ tên quê hương mình.

* Trước khi tham gia cách mạng:

- Ông học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và trung học, gia đình gửi ông xuống Nam Định để học ở đó. Vì thể chất yếu,Nam Cao đã phải về nhà chữa bệnh mà không kịp thi Thành chung. Ông cưới vợ năm 18 tuổi.

- Ra Bắc, ông tự học để thi lấy bằng Thành chung rồi dạy học ở trường tư thục Công Thành trên đường Thuỵ Khuê, Hà Nội. Khi Nhật kéo đến Đông Dương, trưòng bị trưng dụng và ông về trường tư thục Kỳ Giang, Thái Bình và về lại quê nhà.

I. Cuộc đời

Page 3: Nam cao   nhà văn tài hoa

* Sau khi tham gia cách mạng:

- Tháng 4/1943, Nam Cao gia nhập “Hội văn hoá cứu quốc” và là một trong những thành viên đầu tiên của tổ chức này.

- Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở phủ Lí Nhân rồi được cử làm chủ tịch xã của chính quyền mới ở địa phương.

- 1946, Nam Cao ra Hà Nội hoạt động trong hội Văn hoá cứu quốc. Sau đó, ông vào Nam với tư cách phóng viên và ông được nhận công tác ở Ty Văn hoá Hà Nam làm báo “Giữ Nước” và “Cờ chiến thắng” khi trở ra Bắc.

- Mùa thu 1947, Nam Cao lên Việt Bắc,làm thư kí toà soạn báo “Cứu quốc Việt Bắc”. Ông gia nhập đảng cộng sản năm 1948 cũng tại Việt Bắc.

- 1950, ông làm việc ở hội văn nghệ Việt Nam, trong toà soạn tạp chí “Văn nghệ”.

- Nam Cao mất vào ngày 28/11/1951 khi ông bị quân Pháp phục kích và giết hại tại làng Vũ Đại, Hoàng Đan, Ninh Bình

- Ông bắt đầu viết văn từ năm 1936, từ làm thơ viết truyện cho đến soạn kịch. Đến năm 1941, Nam Cao mới thật sự thể hiện tài năng và xác định được con đường nghệ thuật của mình qua “Chí Phèo”. Sau Cách mạng tháng Tám, ông hăng hái đem ngòi bút phục vụ cách mạng và kháng chiến , chân thành đặt lợi ích của đất nước lên trên hết.

- Năm 1996, Nam Cao được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.

Page 4: Nam cao   nhà văn tài hoa

Quan điểm về nghệ thuật

Trước cách mạng Sau cách mạng

Về nghề văn

+ Nam Cao luôn coi nghề văn là một nghề cao quý và đầy trách nhiêm xã hội; nhà văn phải có lương tâm, có nhân cách xứng đáng với cái nghiệp của mình: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi, nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện” (Đời thừa)+ Viết văn là lao động sáng tạo. Nam Cao luôn tìm tòi cái mới cho những tác phẩm của mình, ông luôn cố gắng tạo một nét riêng cho chúng: “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chua ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”(Đời thừa)

II. Sự nghiệp sáng tác

Page 5: Nam cao   nhà văn tài hoa

Về văn học

+ Nam Cao phê phán thứ văn chương (mà ông gọi là “ánh trăng lừa dối”)thi vị hoá cuộc sống đen tối, bất công, phục vụ thị hiếu lãng mạn của bọn trưởng giả no nê, nhàn rỗi.

Ông luôn tâm niệm văn chương phải phản ánh chân thực và sâu sắc đời sống cực khổ của nhân dân trên tinh thần nhân đạo chủ nghĩa : “ Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dôi lên mạnh mẽ trong lòng Điền”(Giăng sáng)

Ông coi văn chương không chỉ phản ánh đời sống cực khổ của người nông dân mà còn phản ánh được cuộc đấu tranh của nhân dân, được tinh thần cao cả của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

=> Quan điểm “Nghệ thuật vị nhân sinh”

Page 6: Nam cao   nhà văn tài hoa

Ông quan niệm về văn học hiện thực chủ nghĩa: hoàn cảnh sống quyết định tâm lí, tính cách con người :(Hỡi ôi! Thì ra lòng khinh, trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến cái nhân cách của người khác nhiều lắm. Nhiều người không biết gì là tự trọng, chỉ vì khôngđược ai trọng cả; làm nhục người là một cách rất diệu để khiến người sinh đê tiện...-Tư cách mõ)

Ông còn quan niệm: chính con người cũng có thể tác động tới và cải tạo lại hoàn cảnh ( qua cách nhìn nhận, đánh giá của nhân vật Hoàng và Độ về con người trong “Đôi mắt”).

=> Ông có được cái nhìn sâu sắc về con người, về nhân dân lao động, nhìn không chỉ bằng lòng thương mà còn bằng đôi mắt đầy cảm phục. Đây là một trong những đặc điểm cơ bản của sáng tác Nam Cao.

Page 7: Nam cao   nhà văn tài hoa

Người trí thức nghèo

Người trí thức trong suy nghĩ của Nam Cao là những con người có tri thức văn hoá, có nhân cách văn hoá, có tâm hồn, biết rung cảm với cái đẹp. Họ có lòng tự trọng của mình và họ coi đó là một niềm hạnh phúc,

tự hào của con người.

Nam Cao viết về cái “chết mòn” hay “sống mòn” của những người trí thức nghèo; đó là sự mòn mỏi về tinh thần, hủy hoại dần những “phẩm chất người” nói trên

bởi cuộc sống nghèo khổ “áo cơm ghì sát đất” đã khiến tâm hồn họ không sao cất cánh lên được (Đời

thừa, Nước mắt, Quên điều độ, Cười, Sống mòn, Giăng sáng,...).

- Các đề tài chính:

Page 8: Nam cao   nhà văn tài hoa

Tính triết lí sâu sắc:+ Triết lí trong các tác phẩm của Nam Cao xuất phát từ cuộc sống thực và từ tâm tư đầy đau đớn dằn vặt của nhà văn nên không hề khô khan.+ Truyện của Nam Cao không chỉ nằm gọn trong đề tài hay nội dung xã hội trực tiếp mà còn bao chứa những tư tưởng được phát biểu qua hình tượng và những mệnh đề triết lí ông rút ra từ thực tế.

Giọng điệu:+ Nam Cao luôn thay đổi giọng điệu, trong đó có hai giọng cơ bản nhất: Giọng tự sự lạnh lúng với những đại từ nhân xưng có sắc thái dửng dưng hay khinh bạc: y, thị, hắn, ... Giọng trữ tình sôi nổi tha thiết, thường mở đầu bằng những thán từ như “chao ôi”, “hỡi ôi”, ...=> Hai giọng văn đối lập chuyển hoá qua lại tạo nên những trang viết thú vị, lôi cuốn.+ Ngoài ra là giọng điệu khác nhau của nhân vật được trần thuật bằng lời kể trực tiếp hay nửa trực tiếp

+ Nam Cao còn có đóng góp lớn đối với sự phát triển phong phú của ngôn ngữ văn xuôi ở nước ta.+ Bên cạnh đó, Truyện ngắn của ông thể hiện đầy đủ tính hiện đại, đồng thời đạt tới độ hoàn thiện - truyện ngắn mà sức khái quát lớn, khắc hoạ được những tính cách sâu sắc và đầy góc cạnh. Đặc biệt, truyện ngắn Đôi mắt xứng đáng được xem là tác phẩm vào loại xuất sắc nhất của văn xuôi Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

Nghệ thuât viết truyện của Nam

Cao

Page 9: Nam cao   nhà văn tài hoa

Về quan điểm nghệ thuật (bổ sung thêm cho phần trên):

- “ Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn.”(Đời thừa)

Về quan niệm sống :- “Than thở chẳng ích gì cho ai, cái bọn dân đinh suốt đời bị đè nén sở dĩ bị đè nén

suốt đời chỉ vì khi bị đè nén chúng chỉ biết than thở chứ không biết làm gì khác.” (Chí Phèo)

- “Người ta hay ăn năn hối lỗi về tội ác khi không còn đủ sức để ác nữa” (Chí Phèo)- “ Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác, phải là kẻ mạnh.” (Chí Phèo)- “ Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta

chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thương...Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.” (Lão Hạc)

III. Những câu văn, đoạn văn

Page 10: Nam cao   nhà văn tài hoa

- “ Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thoả mãn lòng vị kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác lên trên đôi vai của mình.” (Đời thừa)

- “ Chao ôi ! Nào có cứ gì phải là những người tư tưởng! Ngay ở những người không tư tưởng cũng đã có sự chia rẽ tư tưởng rồi!” (Dì Hảo)

- “Âý! Sự đời lại thường như vậy đấy. Người ta đã định rồi chẳng bao giờ người ta làm được.” (Lão Hạc)

- “ Cái khổ làm héo một phần những tính tình tươi đẹp của người ta” (Giăng sáng)

- “ …khi đầu người ta lúc nào cũng rối tung vì trăm thứ tiền, trăm nghìn công việc phải lo toan, rồi lại còn phải luật quật suốt ngày, chẳng ngơi chân tay một lúc nào, mải miết cả trong lúc ăn, thế mà đêm đến cũng chưa được ngủ yên lành, còn bị con quấy rối, lúc khóc, lúc giãy, lúc day vú như con chó day giẻ... thì người ta bình tĩnh làm sao được. Người ôn hoà đến đâu cũng phải sinh ra gắt gỏng.” (Cười)

- “Người ta đói đến đâu cũng không thể chết nhưng no một bữa là đủ chết.” (Một bữa no)

- “ Chao ôi ! Nếu người ta không ăn thì đời sẽ giản dị biết bao. Thức ăn không bao giờ tự nhiên chạy vào mồm. Có làm thì mới có.” (Một bữa no) “

- “ Sự đời không thể cứ mù mịt mãi thế nào đâu. Tương lai phải sáng sửa hơn. Một rạng đông đã báo rồi.” (Điếu văn)

Page 11: Nam cao   nhà văn tài hoa

Về nghệ thuật viết văn:

- Giọng kể trực tiếp:

+ “Tôi vừa thở khói, vừa gà gà đôi mắt của người say, nhìn lão, nhìn để làm ra vẻ chú ý đến câu nói của lão đó thôi. Thật ra thì trong lòng tôi rất dửng dưng. Tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi.” (Lão Hạc)

+ “Cả làng Vũ Đại nhao lên. Họ bàn tán rất nhiều về vụ án không ngờ ấy. Có nhiều kẻ mừng thầm. Không thiếu kẻ mừng ra mặt.” (Chí Phèo)

+ “Trung vẫn lặng lẽ cười, vẫn cái cười lặng lẽ của y. Mão thì cười hô hố. Hộ không cười, mặt căng lên vì hứng khởi.” (Đời thừa)

- Giọng nửa trực tiếp:

+ “Bây giờ thì sự im lặng bất tuyệt đã bịt chặt đôi tai anh, chán nghe những lời mai mỉa của đời rồi. Bóng tối đời đã phủ kìn đôi mắt anh, mở thao láo nhiều đêm để nhìn trong bóng tối những cảnh nó làm anh nhục nhã.” (Điếu văn)

+ “Tỉnh dậy, hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lí nào như thế được ? Hắn đã già rồi hay sao ? Ngoài bốn mươi tuổi đầu... Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời.” (Chí Phèo)

+ “Bà bỗng trở nên hoảng hốt. Bà nhục cho ông cha nhà bà. Cũng có lẽ bà tủi thân cho bà. Bà nghĩ đến cái đời dài dằng dặc của bà, không có chồng.” (Chí Phèo)

Page 12: Nam cao   nhà văn tài hoa

- Giọng tự sự lạnh lùng:

+ “Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như một thằng ‘săng đá’ . ” (Chí Phèo)

+ “Con vợ bé vừa nhổ bột vừa nói cằn nhằn. Anh đàn ông hõm má vào và lõ mũi ra. Hắn vừ khoăm mắt vừa văng tục.” (Dì Hảo)

+ “ Hắn uống cả chai. Rồi hắn đập chai ra, và chửi. Hắn chửi bâng quơ. Hắn chửi số kiếp hắn. Hắn chửi đàn bà. Hắn chửi con vợ bé.” (Dì Hảo)

+ “ Hắn đi thẳng lại trước mặt Từ, hắn cúi xuống quắc mắt nhìn Từ, gõ gõ một ngón tay trỏ vào trán Từ và doạ như người ta doạ trẻ con:...” (Đời thừa)

- Giọng trữ tình sôi nổi:

+ “Bây giờ mới nguy! Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao. ” (Chí Phèo)

+ “ Tỉnh ra, chao ôi, buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành.” (Chí Phèo)

+ “Ôi! Cái gì thế này ? Tiếng đấm, tiếng đá nhau bình bịch. Thôi, cứ gọi là tan xương! ” (Chí Phèo)

+ “Ôi chao! Hắn khóc! Hắn khóc nức nở, khóc như thể không ra tiếng khóc. ” (Đời thừa)

+ “Chao ôi! Trông Từ nằm thật đáng thương! Hèn chi mà Từ khổ cả một đời người.” (Đời thừa)

Page 13: Nam cao   nhà văn tài hoa

Nam Cao là một nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn tiêu biểu nhất thế kỉ XX của Việt Nam. Ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX. Nam Cao đã để lại nhiều kiệt tác với những tìm tòi độc đáo, những sáng tạo mới mẻ về tư tưởng và nghệ thuật “khiến cho Nam Cao không lặp lại những Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Tô Hoài... Và đưa Nam Cao lên hàng đầu dòng văn học hiện thực Việt Nam đang đi vào chặng cuối cùng của nó, trước khi vào bản lề Cách mạng tháng Tám.”. Cuộc đời ông là một tấm gương sáng về tinh thần phấn đấu, tu dưỡng tư tưởng và về nhân cách của nhà văn cách mạng.

IV. Kết luận

Page 14: Nam cao   nhà văn tài hoa

Tìm hiểu thêm:Nam Cao - quê hương và những tác phẩm

Page 15: Nam cao   nhà văn tài hoa

Bài thuyết trình của nhóm chúng tôi đến đây là hết. Xin trân trọng cảm ơn cô giáo và các bạn đã lắng nghe !