15
Tác giả Phùng văn Tráng Trưởng Ban Liên Lạc Cựu Sinh Viên Khóa Một (1970-1974) Trường Đại Học Khoa Học Kỹ Thuật Minh Đức, Saigon, VN Đang về hưu tại Saigon, VN

Nam vang phung van trang phan mot

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nam vang phung van trang phan mot

Tác giả Phùng văn Tráng

Trưởng Ban Liên Lạc Cựu Sinh Viên Khóa Một (1970-1974)

Trường Đại Học Khoa Học Kỹ Thuật Minh Đức, Saigon, VN

Đang về hưu tại Saigon, VN

Page 2: Nam vang phung van trang phan mot
Page 3: Nam vang phung van trang phan mot

Cambodia tên do người Anh gọi hay mình còn quen gọi là Căm Bốt (theo âm

Cambodge do Pháp gọi) hay Cao Mên (do người Việt xưa gọi- người

Kampuchea rất ghét tên gọi này, xin đừng dùng! hay là người Khmer, đọc là

Khơ Me) hoặc bây giờ là Kăm Pu Chia (Kampuchea) là nước láng giềng của

VN.

Từ VN, có nhiều đường bộ sang KPC: có thể đi từ Mộc Bài (Trảng Bàng)

sang Bavet (Mỏ Vẹt), khoảng hơn 200 km, minibus chạy khoảng 4 tiếng là

đến thủ đô Phnom Penh (Nam Vang) của KPC, cũng có thể đi từ Tịnh Biên

(An Giang) sang hoặc từ Hà Tiên (Rạch Giá) sang.

Đi từ Mộc Bài, đường khá tốt, xe chạy bon bon, đối với người VN thì không

cần entry visa nhưng đối với Việt Kiều thì tùy theo quốc tịch. Điều quan trọng

là đừng quên xin re-entry visa nếu còn quay lại VN. Đã có một cặp vợ chồng

Việt Kiều quên điều này nên đã "giam" đoàn mất hơn 1 tiếng đồng hồ để xin

lại entry visa vào VN.

Page 4: Nam vang phung van trang phan mot

Đất nước Kampuchea

Theo thông tin người viết có đươc, Kampuchea có diện tích nhỏ hơn VN, dân

số cũng ít hơn, khoảng 16 triệu người, chủ yếu sống nhờ nông nghiệp (đồn điền

cao su, lúa gạo, nhưng vì chưa có hệ thống dẫn thủy nhập điền nên chỉ có một

mùa/ năm so với VN, 3 mùa/năm), ngư nghiêp (chủ yếu ở Biển Hồ) và một ít kỹ

nghệ: chỉ có một nhà máy xi măng, hai nhà máy đường, không có nhà máy dệt nào. Xe hơi, chủ yếu là nhập xe đã qua sử dụng (second-hand) nên giá rất rẻ.

Nhờ giá rẻ nên dân trung lưu ở Phnom Penh đều có thể mua xe để đi làm việc,

kinh doanh và đi chơi.

Hiện nay, KPC là một Vương Quốc.

Thủ đô Phnom Penh của Kampuchea

Phnom Penh nhỏ hơn SG, bắt đầu có nạn kẹt xe. Phnom Penh là viết tắt của

Núi Chùa Tháp (Phnom – tiếng Khmer có nghĩa là Núi, Penh = đúng là tên gọi

của một người đàn bà góa chồng tên là Penh đã cất một ngôi chùa nhỏ ở trên

ngọn đồi, tọa lạc ngay trung tâm thành phố Phnom Penh thời xưa. Ngôi chùa

nổi tiếng này tên là Wat Phnom (Wat = tiếng khmer là Chùa, hay là Chùa Tháp,

theo danh xưng ngày xưa của người Việt).

Page 5: Nam vang phung van trang phan mot

Thành phố nhỏ, đẹp nhưng chỉ trong khoảng trung tâm thành phố, trong bán

kính khoảng 3 km. Ngoài khu vực này, thất rõ sự nghèo nàn, nhà cửa nhếch

nhác. Người KPC phần lớn theo đạo Phật, ảnh hưởng từ Ấn Độ và có một sắc

thái đặc biệt.

Người KPC hiền lành, chất phác, tất nhiên khi họ không nổi giận! Họ rất kính

trọng Quốc Vương đã qua đời, Ông Hoàng Sihanouk vì trong thời gian Ông trị

vì, đất nước Kampuchea có một thời gian dài yên ổn, thịnh vượng, có lẽ nhờ sự

khôn khéo khi lèo lái đất nước giữa những thế lực quốc tế lớn chăng?

Sihanouk cũng là một Ông Vua có nhiều tính văn nghệ: quay phim, ca hát ...

Hiện nay, ở Phnom Penh vẫn có một tượng đài Sihanouk, nằm ở một vị trí đẹp

và trang trọng, nhìn về hướng sông Tonle Sap, trước (hay sau?) tượng đài kỷ

niệm rắn thần Naga. Trước thời Pol Pot, tháp này được gọi là tượng đài Độc

Lập (xây vào khoảng năm 1960-62 thời của vua Sihanouk),ngay trước mặt

khách sạn và cũng là sòng bài nổi tiếng của PP: Naga World.

Page 6: Nam vang phung van trang phan mot

Tượng đài kỷ niệm vua Sihanook

Page 7: Nam vang phung van trang phan mot

Tượng đài rắn thần Naga ở Nam Vang

Page 8: Nam vang phung van trang phan mot

Bên ngoài chợ trung tâm ở Nam Vang

Page 9: Nam vang phung van trang phan mot

Bên trong chợ Nam Vang, khu bán nữ trang

Page 10: Nam vang phung van trang phan mot

Sông Tonlé Sap chảy qua TP Phnom Penh có chiều rộng rất lớn, lớn hơn sông

SàiGòn và bờ sông thoáng đãng, rất đẹp để có thể đi dạo chơi. Có lẽ thoáng

đãng và đẹp vì Hoàng Cung nhìn ra sông.

Hiện nay, Phnom Penh là một TP du lịch nên ăn uống rất đa dạng, Âu Á có đủ,

dọc theo bờ sông là các nhà hàng, tiệm kem, tiệm café cho người ngoại quốc

có thể ngồi ăn uống, ngắm cảnh. Ngạc nhiên là lại có chen lẫn một vài cửa

hàng bán quan tài (áo quan)!. Đặc biệt là giá cả rất phải chăng, buffet tối ở

Naga World chỉ có 15 USD, với nhiều thức ăn, kể cả sea food và tráng miệng.

Giá này bao kèm các thức uống như nước sinh tố, xay tại chỗ. Ở những nơi

khác, giá rẻ hơn, chỉ khoảng 10-12 USD, ít thức ăn hơn nhưng cũng rất ngon

và sạch sẽ!

Chắc bạn có nghe nói đến mắm Bò Hóc (Prahoc) của người KPC? Mắm Bò

Hóc là một loại mắm làm từ cá tươi nhưng để cho sình lên rối mới làm mắm!

Nghe thì ghê nhưng ăn rất ngon. tất nhiên, đối với khách du lịch, mắm được

chế biến và nấu chín, ăn không ngon bằng mắm sống nhưng an toàn hơn và

vẫn còn rất ngon!

Page 11: Nam vang phung van trang phan mot

Có một điểm đặc biệt và rất ngạc nhiên là ở Phnom Penh, bạn không thể nào tìm

thấy hủ tíu Nam Vang giống như Hủ tíu Nam Vang mình vẫn ăn ở Sài gòn, chắc đây

là sản phẩm của nguời Hoa trước đây đã ở Phnom Penh chế biến ra cho dân VN ăn

chăng?!

Hoàng Cung

Đẹp và trang nghiêm, được giữ gìn tốt và phản ánh lịch sử của Vua Chúa

Kampuchea. Một chuyện vui nhỏ: các cung nữ có bảy màu áo khác nhau để mặc

mỗi ngày trong tuần, do đó, chỉ cần nhìn màu áo là có thể biết hôm nay là ngày thứ

mấy, không cần nhìn lịch. Tiếc là hình này, vì chụp vội do có quá nhiều người đến

thăm và chụp hình nên bị mờ, không rõ !

Page 12: Nam vang phung van trang phan mot

Hoàng Cung

Page 13: Nam vang phung van trang phan mot

Một phần của tổng cảnh Hoàng Cung

Page 14: Nam vang phung van trang phan mot

Bảy màu áo của cung nử

Page 15: Nam vang phung van trang phan mot

Xin xem tiếp phần hai