25
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------- NGUYỄN ĐÌNH HÙNG NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ Mã số: 62220101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2014

NGGHHIIÊÊNN DCC ỨỨUU ĐĐỊỊAA DAANNHH TTỈỈNNHH …vannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/08/Nghiên-cứu-địa-danh...1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Địa

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------------

NGUYỄN ĐÌNH HÙNG

NNGGHHIIÊÊNN CCỨỨUU ĐĐỊỊAA DDAANNHH TTỈỈNNHH QQUUẢẢNNGG BBÌÌNNHH

Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ

Mã số: 62220101

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2014

Công trình được hoàn thành tại:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC

QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Trí Dõi

Phản biện 1: ……………………………………….

Phản biện 2: ……………………………………….

Phản biện 3: ……………………………………….

Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo

họp tại Trƣờng Đại học KHXH&NV Thành phố Hồ Chí Minh

vào hồi….giờ….tháng….năm…..

Có thể tìm luận án tại:

Thư viện Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia

Thành phố Hồ Chí Minh

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Địa danh học là một bộ phận đặc biệt của từ vựng học, chuyên nghiên cứu

nguồn gốc, ý nghĩa và đặc điểm cấu tạo các tên gọi chỉ các đối tƣợng địa lý tự nhiên

và nhân văn. Nghiên cứu địa danh có thể chỉ ra các phƣơng thức, nguyên tắc tạo địa

danh đặc thù gắn với mỗi vùng phƣơng ngữ và các khu vực địa - văn hóa khác nhau.

1.2. Quảng Bình là nơi ghi nhận nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng của đất nƣớc,

nơi giao thoa tiếp biến của nhiều nền văn hóa. Từ thế kỷ thứ 10, vùng đất này từng

bƣớc hội nhập vào nền văn hóa Đại Việt. Chính vì thế, địa danh - một chứng tích

ngôn ngữ học - sẽ phản ánh những biến đổi văn hóa ở vùng đất mở đầu cho sự thống

nhất văn hóa Việt Nam nhƣ ngày nay.

1.3. Luận án hƣớng đến một nguyện vọng thiết thực: góp phần nghiên cứu

những đặc trƣng ngôn ngữ - văn hóa Quảng Bình bằng việc khảo sát hệ thống địa

danh trên địa bàn, đóng góp cho việc nghiên cứu vùng lãnh thổ, một cách tiếp cận

đang đƣợc ƣa chuộng hiện nay trong các khoa học xã hội và nhân văn.

2. Lịch sử vấn đề

Trên thế giới, việc nghiên cứu địa danh đã có từ rất lâu. Sách lịch sử, địa lý

Trung Quốc ghi chép địa danh, chỉ ra cách đọc, ý nghĩa, vị trí, diễn biến quy luật của

tên gọi. Đầu thời Đông Hán (32-92 SCN), Ban Cố đã ghi chép hơn 4000 địa danh.

Thời Bắc Ngụy (380-535), Lịch Đạo Nguyên viết Thuỷ kinh chú sớ, ghi chép và miêu

tả hơn hai vạn địa danh.

- Địa danh học xuất hiện ở phƣơng Tây vào cuối thế kỷ XIX với việc thành lập

các cơ quan nghiên cứu địa danh, xuất bản những tác phẩm chú trọng về khảo chứng

nguồn gốc ngôn ngữ và ghi chép địa danh: Địa danh học (1872) của Eggli, Địa danh

học (1903) của Nagh. Bắt đầu từ thế kỷ XX, J.Gilliéron (1854 - 1926) đã viết Atlat

ngôn ngữ Pháp, nghiên cứu địa danh theo hƣớng phát triển địa lý học. A.Dauzat với

tác phẩm Nguồn gốc và sự phát triển của địa danh, đề xuất phƣơng pháp địa lý học

để nghiên cứu niên đại của địa danh.

- Đi tiên phong trong việc xây dựng hệ thống lý thuyết về địa danh học là các

nhà địa danh học Xô Viết: N.I.Niconov với Các khuynh hướng nghiên cứu địa danh

(1964); A.I.Popov nêu ra Những nguyên tắc cơ bản của công tác nghiên cứu địa danh

(1964)... Đáng chú ý nhất là tác phẩm Địa danh học là gì? của A.V.Superanskaja

(1985), công trình mang tính tổng hợp, trình bày toàn diện những kết quả nghiên cứu,

làm cơ sở vững chắc cho nghiên cứu địa danh trong những năm tiếp theo.

- Ở châu Âu, châu Mỹ cũng có những công trình nghiên cứu về nguồn gốc ý

nghĩa của địa danh. Tiêu biểu là Toponymy - the Lore, Laws and Language of

Geographical Names của Naftali Kadmon, đã đƣa ra hệ thống lí luận nghiên cứu địa

danh về cả lý thuyết lẫn thực tiễn, đƣợc xem nhƣ cẩm nang về nguyên tắc và ngôn

ngữ đặt tên cho các đối tƣợng địa lý, có giá trị về mặt phƣơng pháp luận đối với

nghiên cứu địa danh hiện nay.

Ở nước ta, địa danh cũng đã đƣợc đề cập nhiều trong các công trình về lịch sử,

địa lý, địa chí nhƣ Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Lịch triều hiến chương loại chí của

Phan Huy Chú (1821), Việt sử thông giám cương mục (1878), Đại Nam nhất thống

2

chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, Việt sử xứ Đàng Trong của Phan Khoang, Đại

Việt địa dư toàn biên của Phƣơng Đình Nguyễn Văn Siêu v.v.

- Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam đƣợc đặt ra từ thế kỷ trƣớc. Những

công trình tiêu biểu gần đây là: Địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh (1991) và Địa

danh học Việt Nam (2006) của Lê Trung Hoa, Sổ tay địa danh Việt Nam của Đinh

Xuân Vịnh, Việt Nam - những thay đổi địa danh và địa giới hành chính 1945 - 1997

của Nguyễn Quang Ân, Một số vấn đề địa danh học Việt Nam của Nguyễn Văn Âu,

Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX thuộc các tỉnh từ Nghệ An trở ra của Dƣơng

Thị The và Phạm Thị Thoa. Tiếp sau đó là các luận án khảo sát địa danh của Nguyễn

Kiên Trƣờng, Từ Thu Mai, Phan Xuân Đạm...

- Gần đây, tác giả Hoàng Thị Châu, Trần Trí Dõi, Lê Trung Hoa với những

công trình về địa danh theo hƣớng nghiên cứu so sánh lịch sử, ngôn ngữ-văn hóa, đã

có những đóng góp sâu sắc khi tiếp cận vấn đề địa danh dƣới góc nhìn ngôn ngữ học,

cung cấp một cách khá toàn diện về phƣơng pháp nghiên cứu địa danh theo hƣớng

khoa học liên ngành.

Liên quan đến địa danh ở Quảng Bình có Ô Châu cận lục của Dƣơng Văn An,

Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang

Định (1806), Đồng Khánh dư địa chí (1885) của Quốc sử quán triều Nguyễn, Quảng

Bình thắng-tích-lục của Trần Kinh và Nguyễn Kinh Chi (1998)... Những tác phẩm đó

đã giới thiệu về địa danh làng xã, mô tả cảnh quan vùng đất, đề cập đến địa danh ở

Quảng Bình dƣới góc độ văn hóa, địa lý, lịch sử và du lịch.

- Tuy nhiên, vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách qui mô, toàn

diện về địa danh tỉnh Quảng Bình dƣới góc độ ngôn ngữ học. Chính vì thế, luận án

Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình là một công trình bù đắp cho tình trạng đó.

3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Mục đích:

- Luận án sẽ góp phần nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa xã hội của vùng đất, cung

cấp dữ liệu cho việc nghiên cứu lý thuyết về địa danh cả nƣớc.

- Từ những cứ liệu đƣợc thu thập, tiếp tục đi sâu nghiên cứu xây dựng từ điển

từ nguyên địa danh tỉnh Quảng Bình.

Luận án có 4 nhiệm vụ giải quyết:

- Trình bày cơ sở lí luận và tổng quan nghiên cứu địa danh, về địa bàn nghiên

cứu và phƣơng pháp tiếp cận địa danh tỉnh Quảng Bình.

- Khảo sát điền dã địa danh trong phạm vi tỉnh Quảng Bình, kể cả những vùng

rừng núi có dân tộc thiểu số sinh sống.

- Nhận diện đặc điểm cấu trúc địa danh tỉnh Quảng Bình qua thống kê miêu tả

thành tố chung và tên riêng địa danh tỉnh Quảng Bình.

- Nhận diện đặc điểm định danh địa danh tỉnh Quảng Bình ở các khía cạnh

phƣơng thức định danh, đặc điểm ý nghĩa.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án là những vấn đề về cấu tạo và ý

nghĩa của địa danh tự nhiên và xã hội tỉnh Quảng Bình.

4. Đóng góp mới của luận án

- Luận án cho thấy địa danh ở Quảng Bình vừa là sự phản ánh chung địa danh

của ngƣời Việt, vừa mang dấu ấn đặc thù của cƣ dân đã cƣ trú ở vùng đất này từ thời

xa xƣa.

3

- Theo đó, địa danh Quảng Bình có đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa, phƣơng thức

định danh và đặc trƣng ngôn ngữ - văn hóa riêng mang đặc trƣng của tiếng địa

phƣơng Quảng Bình.

5. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu

Nguồn tư liệu:

- Tƣ liệu lƣu trữ hành chính ở tỉnh, huyện, xã; trên các loại bản đồ.

- Tƣ liệu điều tra điền dã trực tiếp ở các địa phƣơng Quảng Bình.

Các phương pháp nghiên cứu:

- Phƣơng pháp nghiên cứu điền dã của ngôn ngữ học; phƣơng pháp miêu tả

phân tích.

-Thủ pháp thống kê, so sánh; trong đó có so sánh lịch đại để nghiên cứu nguồn

gốc và nhận diện giá trị văn hóa địa danh tỉnh Quảng Bình.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận án có cấu trúc 3 chƣơng:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về địa danh và những vấn đề hữu quan về địa danh tỉnh

Quảng Bình.

Chương 2: Những đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của địa danh tỉnh Quảng Bình.

Chương 3: Một vài đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của địa danh tỉnh Quảng Bình.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ HỮU QUAN

VỀ ĐỊA DANH TỈNH QUẢNG BÌNH

1.1. Cơ sở lý thuyết về địa danh

Những nội dung của luận án đƣợc giải quyết trên cơ sở kế thừa, vận dụng một

cách hợp lý lý thuyết về địa danh, địa danh học của các tác giả trong và ngoài nƣớc.

1.1.1. Về khái niệm địa danh

Hiện vẫn chƣa có một định nghĩa thống nhất về địa danh. Do đó, khái niệm

đƣợc chúng tôi sử dụng: Địa danh là những từ, cụm từ dùng làm tên riêng cho các

đối tượng địa lý khác nhau, có vị trí xác định thiên về không gian hai chiều trên bề

mặt trái đất.

1.1.2. Vấn đề phân loại địa danh

Luận án đã giới thiệu cách phân loại địa danh của các tác giả trong và ngoài

nƣớc: G.P.Xmolixkaja, A.V.Superanskaja, A.Dauzat, Ch.Rostaing, Nguyễn Văn Âu,

Trần Thanh Tâm, Lê Trung Hoa, Nguyễn Kiên Trƣờng, Từ Thu Mai, Phan Xuân

Đạm. Mỗi tác giả tùy theo mục đích và phƣơng pháp nghiên cứu riêng mà đƣa ra

những tiêu chí phân loại khác nhau.

Căn cứ vào mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và tình hình thu thập cứ

liệu địa danh ở tỉnh Quảng Bình, luận án phân loại địa danh tỉnh Quảng Bình theo 2

tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên và nguồn gốc ngôn ngữ. Theo tiêu chí thứ nhất, địa

danh ở Quảng Bình đƣợc chia thành: địa danh chỉ địa hình tự nhiên gồm những đối

tƣợng địa lý nổi trên bề mặt (rú/núi, đồi, cồn, đôộng, bại....) và những đối tƣợng lõm

so với bề mặt quả đất (sông, hồ, đầm, phá, hói, khe...); địa danh không tự nhiên gồm:

địa danh cư trú-hành chính và địa danh công trình xây dựng. Theo tiêu chí thứ hai,

địa danh tỉnh Quảng Bình đƣợc phân chia thành: địa danh Hán Việt, địa danh thuần

4

Việt (tiếng Việt phổ thông và tiếng địa phƣơng Quảng Bình), địa danh có nguồn gốc

ngôn ngữ các dân tộc thiểu số.

1.1.3. Về chức năng của địa danh

Địa danh có ba chức năng cơ bản: Chức năng cá thể hóa đối tƣợng; chức năng

phản ánh hiện thực; chức năng bảo tồn.

1.1.4. Vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học

Luận án đã mô hình hóa vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học theo quan

điểm tán đồng với sơ đồ vị trí địa danh của Lê Trung Hoa.

1.1.5. Hướng tiếp cận khi nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình

Hƣớng tiếp cận địa danh dƣới góc độ ngôn ngữ - văn hóa là vấn đề thời sự hiện

nay; nó phân tích xem địa danh đã phản ánh những đặc điểm văn hóa, thực tiễn cuộc

sống nhƣ thế nào, và ngƣợc lại, văn hóa đƣợc phản ánh qua địa danh ra sao. Nghiên

cứu địa danh tỉnh Quảng Bình trong sự tìm hiểu khả năng tương tác giữa địa danh và

các thành tố văn hóa là điểm đến của luận án với mong muốn góp phần bổ sung cho

sự nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa trong từng vùng lãnh thổ.

1.2. Những vấn đề có liên quan đến địa danh tỉnh Quảng Bình

Luận án đã trình bày những đặc điểm chính về văn hóa, lịch sử, địa lý, địa giới

hành chính, nguồn gốc dân cƣ, tiếng địa phƣơng Quảng Bình.

- Lịch sử Quảng Bình là lịch sử đầy biến động vì sự nghiệp mở mang bờ cõi

của dân tộc.

- Văn hóa Quảng Bình là kết quả của sự giao thoa tiếp biến, phân chia và hội tụ

của nhiều luồng văn hóa, là ga trung chuyển các giá trị văn hóa truyền thống từ Bắc

vào Nam và ngƣợc lại. Cùng với tầng văn hóa vỏ ốc, văn hóa Bàu tró, văn hóa Chăm

v.v. nơi đây là một tiểu vùng văn hóa riêng, và tất yếu còn lƣu lại trong địa danh.

- Tiếng địa phƣơng Quảng Bình còn lƣu giữ những đảo thổ ngữ, thể hiện một

quá trình tiếp xúc ngôn ngữ riêng ở địa bàn.

1.3. Kết quả thu thập và phân loại địa danh tỉnh Quảng Bình Luận án đã thu thập đƣợc 7009 địa danh, các địa danh này đƣợc xác định trên

sự phân bố theo không gian trên địa bàn toàn tỉnh.

TT Loại hình địa danh Số lượng Tỷ lệ %

1 Các đối tƣợng địa lý tự nhiên 2742 39,12

2 Các đối tƣợng địa lý cƣ trú-hành chính 2985 42,59

3 Các công trình xây dựng 1282 18,29

Cộng 7009 100

1.3.1. Địa danh tỉnh Quảng Bình theo tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên

Tiêu chí Phân loại dịa danh Số lượng Tỷ lệ %

Tự nhiên Loại hình địa danh tự nhiên 2742 39,12

Không tự

nhiên

Địa danh

cƣ trú

hành

chính

Tên gọi dân gian 1136

2985

16,21

42,59 Tên hành chính cũ 487 6,95

Tên gọi hành chính hiện

nay

1362 19,43

Công trình

xây dựng

Liên quan đến đời sống

vật chất

1145

1282

16,34

18,29

Liên quan đến đời sống

tinh thần

137 1,66

Cộng 7009 7009 100 100

5

1.3.2. Địa danh tỉnh Quảng Bình theo tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ

Địa danh có nguồn gốc thuần Việt xuất hiện ở 2804 trƣờng hợp, chiếm 40%.

Trong đó các địa danh tự nhiên là 1437 trƣờng hợp (20,50%); địa danh cƣ trú hành

chính có 895 trƣờng hợp (12,77%); địa danh công trình xây dựng là 472 trƣờng hợp

(6,73%). Ví dụ: đồng Bàu, đồng Côi…

Địa danh có nguồn gốc Hán Việt là 3612 trƣờng hợp, chiếm 51,53%. Trong

đó, địa danh tự nhiên có 1131 trƣờng hợp (16,13%); địa danh cƣ trú hành chính

gồm 1905 trƣờng hợp (27,18%); địa danh công trình xây dựng có 576 trƣờng hợp

(8,22%). Ví dụ: làng Thuận Bài, làng Thổ Ngọa, xã Quang Phú, xã Bảo Ninh.

Địa danh có nguồn gốc hỗn hợp gồm 425 trƣờng hợp, chiếm 6,06%, địa danh

tiếng dân tộc thiểu số 96 trƣờng hợp (1,37%). Một số địa danh tạm thời chƣa xác

định nguồn gốc: động Chấn, xóm Dum, xóm Đồm, Chày Lập, Hà Lời, Trằm Mé,

bản Lòm, bản Rì Rị, bản Ón, Ta Leng, Rôông, Noòng...

1.4. Tiểu kết

1. Luận án đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh lí luận về vấn đề địa danh học

và tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam, xác định cách tiếp cận hợp lý để

nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình, góp phần khẳng định vai trò và giá trị của

phƣơng pháp miêu tả nội dung địa danh trên cơ sở vận dụng tri thức của nhiều ngành

khoa học nhƣ: văn hóa, lịch sử, địa lí và ngôn ngữ.

2. Quảng Bình là vùng đất có nhiều đặc điểm riêng về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ. Là

vùng đất cổ, với sự có mặt của con ngƣời từ rất xa xƣa, nhiều lần thay đổi địa giới

hành chính và địa danh. Từ lớp ngƣời Chăm, ngƣời Việt cổ thời sơ sử, Quảng Bình là

nơi tụ cƣ của nhiều lớp cƣ dân Đại Việt. Đến nay, đại đa số cƣ dân Quảng Bình là ngƣời

Kinh với một nền văn hóa đặc sắc, tích hợp từ văn hóa Việt, văn hóa Hán, mang dấu ấn

văn hóa của các dân tộc thiểu số, văn hóa Chăm, tạo nên một tiểu vùng văn hóa riêng.

3. Khảo sát địa danh tỉnh Quảng Bình theo tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên đã

chỉ ra các đặc trƣng phong phú về địa hình (đầy đủ các loại hình đồi núi, sông suối, đồng

bằng và biển), về các vùng đất cƣ trú hành chính.

4. Kết quả thống kê địa danh Quảng Bình theo nguồn gốc ngôn ngữ cho thấy ở

Quảng Bình có một tỷ lệ lớn các địa danh có nguồn gốc thuần Việt (tiếng Việt phổ thông

và tiếng địa phƣơng Quảng Bình), phản ánh việc bảo lƣu đƣợc tiếng Việt địa phƣơng,

tiếng Việt cổ. Nhƣng quá trình “Hán Việt hóa” cũng đã diễn ra khá sâu sắc. Tần số hoạt

động của các yếu tố Hán Việt là cao nhất, yếu tố có nguồn gốc ngôn ngữ các dân tộc

thiểu số không đáng kể.

Chương 2

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ CẤU TẠO VÀ Ý NGHĨA

CỦA ĐỊA DANH TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1. Giới thuyết chung về cấu tạo địa danh và phương thức định danh

- Về bản chất, phƣơng thức định danh là nhằm trả lời câu hỏi dựa vào đâu và bằng

cách nào để định danh (đặt tên cho đối tƣợng).

- Thao tác định danh gồm: xác định những đặc tính chung để phân nhóm, tức là

lựa chọn thành tố chung (danh từ chung) và những đặc tính riêng (nét riêng) để xác lập

tên riêng (địa danh) cho đối tƣợng.

6

- Phƣơng thức định danh, cấu tạo và ý nghĩa của địa danh luôn có mối quan hệ

chặt chẽ, gắn bó. Cấu tạo của một địa danh liên quan đến hai yếu tố: cấu trúc nội bộ và

nguyên tắc đặt tên. Cấu trúc nội bộ là đặc điểm về cấu tạo (hình thức), nguyên tắc đặt

tên là đặc điểm về ý nghĩa (nội dung).

2.2. Cấu tạo địa danh tỉnh Quảng Bình

2.2.1. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh

Khi xem xét mô hình cấu trúc của một phức thể địa danh, quan điểm của luận án

là một địa danh, hay một phức thể địa danh luôn gồm 2 thành tố: thành tố chung chỉ loại

và tên riêng cụ thể hóa loại hình địa danh. Cả hai thành tố đều có vai trò và chức năng

khác nhau trong việc tạo lập một phức thể địa danh. Mô hình cấu trúc phức thể địa

danh ở Quảng Bình nhƣ sau:

Thành tố chung (A)

(loại hình địa danh)

Tên riêng (B)

(địa danh - đối tƣợng khu biệt)

Số lƣợng âm tiết tối đa Số lƣợng âm tiết tối đa

1 2 3 4 1 2 3 4 5 6 7

Nghĩa trang liệt sỹ Thị Trấn Nông Trƣờng Việt Trung

Trận địa Đại Đội Nữ Pháo Binh Ngƣ Thủy

2.2.2. Thành tố chung

2.2.2.1. Khái niệm thành tố chung

Theo chúng tôi: thành tố chung trong phức thể địa danh là những danh từ (hay

danh ngữ) dùng để chỉ một lớp sự vật, đối tượng cùng loại hình và cùng thuộc tính bản

chất. Ví dụ: làng (trong làng Thổ Ngọa)

2.2.2.2. Cấu tạo của thành tố chung trong địa danh tỉnh Quảng Bình

Dựa vào các nguồn tƣ liệu, luận án đã thu thập 7009 địa danh ghi bằng tiếng

Việt với 149 thành tố chung. Kết quả thống kê cấu tạo:

TT Số lượng âm tiết Số lượng thành tố chung Tỷ lệ%

1 Một âm tiết 113 75,8

2 Hai âm tiết 28 18,8

3 Ba âm tiết 7 4,7

4 Bốn âm tiết 1 0,7

Cộng 149 100

- Kết quả thống kê tần số xuất hiện của các địa danh đi kèm với các loại thành

tố chung:

TT Số lượng âm tiết Tần số xuất hiện Tỷ lệ % Ví dụ

1 Một âm tiết 6344 90,51 Làng Thuận Bài

2 Hai âm tiết 455 6,49 Di chỉ Cồn Nền

3 Ba âm tiết 123 1,76 Khu kinh tế Hòn La

4 Bốn âm tiết 87 1.24 Nghĩa trang liệt sỹ Ba Dốc

Cộng 7009 100

7

2.2.2.3. Chức năng của thành tố chung

- Chức năng phân biệt các loại hình đối tƣợng địa lí

- Chức năng hạn định cho tên riêng

- Chức năng chuyển hoá

Kết quả về sự chuyển hóa của thành tố chung vào tên riêng địa danh:

Loại địa danh chia theo

thành tố chung

Tổng hợp sự chuyển hoá

Thành

tên riêng

Vào một vị trí (VT) của B Cộng

VT1 VT 2 trở đi

Địa danh địa hình thiên nhiên 68 237 51 356

Địa danh cƣ trú hành chính 27 61 39 127

Địa danh công trình liên quan

đến đời sống vật chất 21 41 25 87

Địa danh công trình liên quan

đến đời sống tinh thần 17 25 19 61

Tổng cộng 133 364 134 631

2.2.3. Tên riêng

Trong một phức thể địa danh, tên riêng là thành tố thứ hai luôn đứng sau danh từ

chung (thành tố A), có chức năng cụ thể hóa các đối tƣợng địa lí mà thành tố chung đã

khái quát.

2.2.3.1. Về số lượng các âm tiết trong tên riêng

Trong tổng số 7009 địa danh thu thập, số lƣợng các âm tiết trong tên riêng là

khác nhau, tên riêng dài nhất có 7 âm tiết. Dƣới đây là bảng thống kê tên riêng địa

danh theo số lƣợng âm tiết:

TT Số lượng

âm tiết

Loại hình địa danh Tổng

cộng

Tỷ lệ

% Địa danh

địa hình

Địa danh cư trú

hành chính

Địa danh

công trình

1 Một âm tiết 1143 584 278 2005 28,60

2 Hai âm tiết 1506 2087 764 4357 62,08

3 Ba âm tiết 81 276 116 473 6,75

4 Bốn âm tiết 12 34 53 99 1,41

5 Năm âm tiết 0 3 46 49 0,72

6 Sáu âm tiết 0 1 24 25 0,42

7 Bảy âm tiết 0 0 1 1 0,02

Cộng 2742 2985 1282 7009 100

8

2.2.3.2. Các kiểu cấu tạo tên riêng

Tên riêng trong địa danh Quảng Bình có hai kiểu cấu tạo: cấu tạo đơn và cấu tạo

phức. Căn cứ vào số lƣợng các loại hình địa danh thu thập đƣợc, có thể lập bảng thông

kê địa danh theo kiểu cấu tạo nhƣ sau:

Loại hình địa danh

Số lượng địa danh theo kiểu cấu tạo Cộng

Cấu tạo

đơn

Cấu tạo phức SL TL %

CP ĐL C - V

Địa danh tự nhiên 1143 1389 171 39 2742 39,12

Địa danh cƣ trú hành

chính 584 1586 792 23 2985 42,59

Địa danh công trình 278 726 266 12 1282 18,29

Tổng cộng SL 2005 3701 1229 74

7009 100% TL % 28,60 52,80 17,54 1,06

2.3. Phương thức định danh

Địa danh ở Quảng Bình đƣợc luận án miêu tả theo hai phƣơng thức: tự tạo và

chuyển hóa. Kết quả khảo sát tƣ liệu địa danh cho thấy phần lớn địa danh tỉnh Quảng

Bình đƣợc hình thành theo phƣơng thức tự tạo (hơn 70% trong tổng số hơn 7000 địa

danh), số còn lại đƣợc tạo ra theo phƣơng thức chuyển hóa. Chỉ có một vài địa danh

đƣợc đặt theo tiếng nƣớc ngoài do các khám phá khoa học đối với các đối tƣợng địa

lý mới nhƣ: hang Over, hang Pygmy (tiếng Anh) ở vƣờn Quốc gia Phong Nha - Kẻ

Bàng.

2.3.1. Phương thức tự tạo

Là phƣơng thức mà ngƣời định danh sử dụng các yếu tố ngôn ngữ có sẵn để

tạo ra một tên gọi địa danh theo cách của mình. Sau đây là một số cách thức cụ thể:

- Đặt tên dựa vào hình dáng của đối tƣợng: núi Răng Lược, rú Mồng Gà, vực

Tròn, cầu Bánh Tét, cầu Bôộng, chợ Ống...

- Dựa vào tính chất, đặc điểm chính của đối tƣợng: vụng Lành, khe Gát, rào

Đá, suối Nước Mọoc, xóm Mới, cống Phóng Thủy...

- Dựa vào thời gian hoạt động của đối tƣợng nhƣ: chợ Hôm, chợ Mai, chợ Rằm

Tháng Ba...

- Gọi tên theo tính chất hoạt động của đối tƣợng nhƣ: chợ Đón, chợ Chạy, chợ

Nấp, chợ Bến...

- Dựa vào sản vật đặc trƣng mua bán tại địa phƣơng: chợ Tru (Trâu), chợ Chè,

chợ Cá, chợ Củi (chất đốt), chợ Gộ (gỗ)...

- Dựa vào hoạt động đặc thù của đối tƣợng trong một hoàn cảnh và giai đoạn

cụ thể: đường Gùi, đường Xe Đạp Thồ, đường Kín, đường Hở...

- Dựa vào kích thƣớc của đối tƣợng: cầu Ngắn, cầu Dài, đôộng Nậy (lớn),

đôồng Mén (nhỏ), roọng Mọn (bé)...

- Đặt tên gắn với màu sắc đối tƣợng: sông Son (màu phù sa), bản Đất Đỏ, sông

Vàng (Hoàng Giang), Lục Sơn, Hồng Giang, Lục Giang...

9

- Đặt tên theo vật liệu xây dựng:cầu Sắt, cầu Gỗ, cầu Ván...

- Đặt tên theo vị trí của đối tƣợng này so với đối tƣợng khác: xã Tây Trạch, xã

Nam Trạch, đồng Đá Mài Trong, đồng Đá Mài Ngoài...

- Đặt tên theo công trình xây dựng gần đối tƣợng: ngã ba Tam Tòa, bến đò

Cổng Thượng, đôồng Phủ, giếng Đình…

- Đặt theo tên vật thể có nhiều ở nơi đó: dốc Sỏi, khe Đá Mài, rú Đá Đen,

giăng Đá Chát...

- Đặt tên theo cầm thú sống hoặc nuôi ở đó: lòi Hổ, cồn Trai, quán Hàu, cồn

Ngựa, cồn Thân, cồn Tý...

- Đặt theo tên thực vật mọc hoặc trồng nhiều trong vùng: suối Khe Mưng, suối

Cây Sy, hói Tre, hoang Năn, làng Lệ Sơn (Núi Vải)...

- Dựa vào các giai đoạn, biến cố lịch sử: khu Giao Tế, dinh Mười, thôn Nam

Tiến, thôn 19/5, tiểu khu Thống Nhất, làng Trung Nghĩa.

- Địa danh dùng số từ chiếm số lƣợng nhiều: đường 20 Quyết Thắng, quốc lộ

15, tỉnh lộ 760, tổ dân phố 8, cống 10, Quốc lộ 12C, đồi 26…

- Ghép địa danh với số thứ tự và ngƣợc lại: Cầu Trại Gà 1, cầu Trại Gà 2, thôn

1 Thanh Lạng, thôn 2 Thanh Lạng, thôn 3 Thanh Lạng...

- Ghép địa danh với địa danh: bản Eo Bù - Chút Mút, khu du lịch Phong Nha -

Kẻ Bàng...

- Đặt tên trên cơ sở ghép các yếu tố Hán Việt cho các đơn vị hành chính nhƣ:

Thọ Linh, Lộc Long, An Xá, Mỹ Cảnh, Mỹ Duyệt...

2.3.2. Phương thức chuyển hóa

Chuyển hóa là phƣơng thức chuyển một địa danh này thành một hoặc nhiều địa

danh khác. Sau khi chuyển hóa, địa danh cũ có thể mất đi hoặc cùng tồn tại với địa

danh mới. Có những hình thức chuyển hóa nhƣ sau:

- Chuyển hóa từ địa danh chỉ địa hình tự nhiên sang địa danh cƣ trú hành

chính: bản Khe Giữa, bản Rào Con, thôn Cồn Năn, thôn Cồn Sẻ...

- Chuyển hóa từ địa danh lịch sử văn hóa sang địa danh cƣ trú hành chính hoặc

ngƣợc lại: chiến khu Trung Thuần – làng Trung Thuần, làng Văn La - địa đạo Văn

La.

- Chuyển hóa từ nhân danh thành địa danh: thôn Hoàng Trung Lộc, thôn

Hoàng Đàm, thôn Ông Chinh, lũy Thầy, đường Mẹ Suốt...

- Chuyển hóa từ tên các nhân vật trong truyền thuyết thần thoại, tín ngƣỡng

dân gian: núi Cu Lôông (tên thần núi), eo Ôông Đùng (truyền thuyết ngƣời Nguồn),

thác Pụt (tín ngƣỡng thờ Pụt của ngƣời Nguồn)...

- Chuyển hóa trong nội bộ địa danh, lấy tên làng gốc đặt tên làng thành lập sau:

xã Cự Nẫm có tên gốc là làng Cự Nẫm, sau đó tách chia thành các thôn Sen Nẫm,

Trung Nẫm, Tân Nẫm.

- Chuyển hóa thành tố chung thành một yếu tố cấu tạo tên riêng địa danh: thôn

Bàu, xóm Bến, xóm Cồn, xóm Cầu, thôn Làng, xóm Thôn...

- Chuyển hóa từ địa danh ở địa phƣơng khác: làng Bắc Sơn, Bắc Giang, Hòa

Bình, Phú Xuân, Thuận hóa, Cảnh Dương...

2.4. Đặc điểm về ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo địa danh tỉnh Quảng Bình 2.4.1. Vấn đề ý nghĩa của địa danh

10

Vấn đề “ý nghĩa” của địa danh chỉ mang tính tƣơng đối. Trong cách nhìn

chung nhất, mỗi địa danh ra đời đều gắn với một lí do nhất định. Hay nói cách khác,

mỗi địa danh đều mang một ý nghĩa khác nhau trong việc phản ánh hiện thực.

2.4.2. Cách thức xác định nghĩa của địa danh

- Căn cứ vào ngữ nghĩa của từ, có chú ý đến sự biến đổi.

- Dùng phƣơng pháp so sánh lịch sử để xác lập mối quan hệ ngữ âm của các

đơn vị có liên quan.

- Căn cứ vào kết quả điền dã tại địa bàn khảo sát, vận dụng tri thức liên ngành.

2.4.3. Đặc điểm ý nghĩa của các yếu tố trong địa danh

2.4.3.1. Tính rõ ràng về nghĩa của các yếu tố thể hiện qua nguồn gốc ngôn ngữ

của địa danh tỉnh Quảng Bình

Những địa danh có ý nghĩa rõ ràng là những địa danh đƣợc tất cả mọi ngƣời

bản ngữ hiểu một cách dễ dàng, là những kiểu tên gọi rõ lí do tuyệt đối, thƣờng đƣợc

tạo ra từ sự lựa chọn các đặc trƣng lí do khách quan để định danh. Trong tổng số hơn

7000 địa danh thu thập đƣợc, có 90% địa danh rõ lí do tuyệt đối, có nghĩa rõ ràng. Đa

số các địa danh Hán Việt, thuần Việt trên địa phận Quảng Bình đều rõ về nghĩa.

2.4.3.2. Về hiện tƣợng địa danh chƣa đƣợc xác định rõ ràng về nghĩa

Là những địa danh có ý nghĩa mờ nhạt, nghĩa của chúng không rõ ràng ngay cả

với những ngƣời bản ngữ, thƣờng chứa các yếu tố ngôn ngữ cổ, ngoại lai, những yếu

tố ngôn ngữ bị biến âm, hoặc các đặc điểm có liên quan đến đối tƣợng đƣợc định

danh cũng không còn hiện diện. Một số địa danh tiếng địa phƣơng Quảng Bình và

nhiều địa danh thuộc ngôn ngữ các dân tộc thiểu số thƣờng không rõ ràng về nghĩa.

Những trƣờng hợp này cần tiếp tục nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số đầy đủ

hơn nữa mới có thể nhận biết đƣợc.

2.4.3.3. Vấn đề phân loại ý nghĩa địa danh tỉnh Quảng Bình

a) Về tiêu chí phân loại ý nghĩa địa danh

Luận án sử dụng tiêu chí phân loại ý nghĩa địa danh của tác giả A.V.

Superanskaja, phân chia ý nghĩa địa danh thành 4 loại:

- Địa danh kí hiệu về mặt hình thức là những kí hiệu, có thể là số hay chữ cái.

Ví dụ: đồi A1, thôn 5.

- Địa danh mô tả là địa danh chỉ dựa trên một trong những dấu hiệu của đối

tƣợng để định danh (màu sắc, hình dáng hoặc cách thức kiến tạo đối tƣợng địa lí). Ví

dụ: bản Đất Đỏ là bản có thổ nhƣỡng màu đỏ.

- Địa danh đăng kí xác định tình trạng nhất định của sự vật, gắn sự tồn tại của

đối tƣợng với một đối tƣợng lân cận khác. Ví dụ: đôồng Tiền Phủ là đồng có vị trí

phía trƣớc phủ lỵ Quảng Ninh thời nhà Nguyễn.

- Địa danh ước vọng thể hiện cách định danh trên cơ sở lí do chủ quan xuất

phát từ tình cảm, mong muốn của chủ thể định danh. Ví dụ: thôn Hòa Bình, thôn

Hưng Lộc (ƣớc vọng sự bình yên, giàu có, phát triển).

b) Các nhóm ý nghĩa trong địa danh tỉnh Quảng Bình

Căn cứ vào tƣ liệu thu thập, luận án phân chia địa danh ở Quảng Bình thành:

b.1. Nhóm địa danh không có nghĩa từ vựng

Các địa danh bằng số, chữ cái (địa danh kí hiệu) gọi tên một số địa điểm, công

trình (đèo 1001, đường 12A, đường 10, kênh 186, bến phà 1, 2,…), tên hành chính

các tổ, xóm, tiểu khu (bằng số 1, 2, 3,…), đều không có nghĩa mô tả (ý nghĩa từ

vựng). Chúng chỉ có chức năng đánh dấu, cá thể hóa đối tƣợng, không nói lên đƣợc

11

những dấu ấn về lịch sử, văn hóa liên quan, không thể hiện thông tin gì thêm về đối

tƣợng đƣợc định danh.

b.2. Nhóm các địa danh mang ý nghĩa miêu tả (ý nghĩa từ vựng)

Là lớp địa danh có tính rõ lí do cao nhất, liên quan chặt chẽ với các đặc điểm

địa hình, các đặc trƣng không gian, hay bắt nguồn từ chính những đặc điểm có liên

quan đến đối tƣợng, thƣờng rơi vào 3 tiểu nhóm:

- Nhóm địa danh có ý nghĩa rõ ràng (a transparent name): làng Sạt, khe Cơn

Trường, cầu Dài, lèn Trúc...

- Nhóm địa danh có ý nghĩa không rõ ràng (non-transparent): chợ Thón, lùm

Toán, bản Lòm, xóm Dum…

- Địa danh có thành tố chung (generic element) rõ ràng về ý nghĩa từ vựng

(lexical-transparent), còn tên riêng (specific element) mờ nghĩa: thành phố Đồng Hới,

chợ Tréo, Bàu Tró.

Địa danh dù có ý nghĩa rõ ràng hay chƣa rõ ràng thì chúng cũng luôn mang ý

nghĩa từ vựng - miêu tả, phần lớn đƣợc tạo nên bằng phương thức định danh tự tạo.

b.3. Nhóm các địa danh mang ý nghĩa liên tưởng (ngữ dụng)

Một địa danh mang ý nghĩa liên tƣởng, chúng sẽ mất đi chức năng nổi bật nhất

(the most salient function) của nó là ý nghĩa định vị, xác định vị trí (locational value).

Loại ý nghĩa này, do vậy, đƣợc hình thành dựa trên điều kiện hiện thực cuộc sống đặc

biệt liên quan tới địa danh, đó chính là ý nghĩa liên tƣởng hay ý nghĩa ngữ dụng.

- Số lƣợng địa danh mang ý nghĩa liên tƣởng phổ biến trong địa danh Hán

Việt: thôn Quyết Tiến, núi Phúc Sơn, lèn Tiên Giới...

- Một số địa danh kí hiệu tìm thấy ở Quảng Bình cũng có ý nghĩa liên tƣởng:

đồi 26, đường 20, cống 10, làng 19/5.

- Địa danh tiếng địa phƣơng Quảng Bình biểu thị tình cảm gần gũi, thân tộc:

Chùa Thầy Rộông, hòn Độông Gioi, truông Cha Màn, đồi Mạ Ca, đồng Con Rọong,

O Mò, Chú Se…

2.5. Tiểu kết

1. Cũng nhƣ các nơi khác, địa danh ở Quảng Bình đều đƣợc tạo ra bởi các

phƣơng thức định danh phổ biến: phương thức tự tạo, phương thức chuyển hoá.

Phƣơng thức tự tạo đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra phần lớn các địa danh ở

Quảng Bình.

2. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh Quảng Bình thể hiện đặc trƣng chung của

địa danh trên cả nƣớc. Mỗi địa danh luôn có hai thành tố: thành tố chung và tên riêng. Các

thành tố chung trong địa danh tỉnh Quảng Bình đã khái quát đƣợc các loại hình địa

danh của nhiều đối tƣợng địa lý khác nhau. Có những thành tố chung thuộc tiếng địa

phƣơng Quảng Bình phản ánh những nét riêng biệt về địa hình, bản sắc văn hóa, thổ

ngữ địa phƣơng nhƣ: rú, đôộng, trôổng, trằm, đôồng, bỉ, dồng, trọt, hung, rục, rôộc,

lèn, hoang, mội, phôốc...

4. Tên riêng địa danh Quảng Bình thuộc các nguồn gốc ngôn ngữ khác nhau

(trong đó chủ yếu thuần Việt và Hán Việt). Số lƣợng tên riêng cấu tạo bởi hai yếu tố

chiếm ƣu thế với quan hệ chủ yếu là quan hệ chính phụ, mang đặc điểm chung của

cấu tạo từ tiếng Việt theo xu hƣớng song tiết. Có những mô hình cấu tạo tên riêng

làng xã Quảng Bình đặc trƣng nhƣ: Quảng + X, X + Thủy, X + Ninh, X + Hóa, Kẻ +

X, Nhà + X, X + Xá, Vạn + X (hiếm), phản ánh quá trình di dân, tụ cƣ trong lịch sử

Quảng Bình: Quảng Xuân, Liên Thủy, kẻ Sạt, kẻ Hạ, Nhà Mòi, Nhà Vàng...

12

5. Địa danh ở tỉnh Quảng Bình hầu hết có “nghĩa” và đƣợc quy về 3 loại ý

nghĩa: ý nghĩa từ vựng - mô tả, ý nghĩa ngữ pháp và ý nghĩa liên tƣởng (ý nghĩa ngữ

dụng). Bất cứ địa danh có nghĩa nào cũng có ý nghĩa mô tả (ý nghĩa từ vựng) và

nghĩa ngữ pháp (từ loại), nhƣng không phải địa danh nào cũng có ý nghĩa liên tƣởng.

Một số địa danh kí hiệu ở Quảng Bình có ý nghĩa liên tƣởng, có tính lí do (đặc

điểm riêng trong cách định danh ở địa danh tỉnh Quảng Bình). Địa danh có nguồn

gốc tiếng dân tộc thiểu số thƣờng rõ ràng về nghĩa đối với ngƣời bản địa, nhƣng lại

không rõ ràng về nghĩa với đa số những ngƣời khác. Một số địa danh mờ nghĩa, hoặc

không xác định đƣợc nghĩa vì quá trình tiếp xúc ngôn ngữ, bị biến âm, sai lệch âm

gốc, không còn cứ liệu, cần có những nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn để nhận diện

nghĩa và giá trị phản ánh hiện thực của chúng.

Chương 3

MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ - VĂN HÓA

CỦA ĐỊA DANH TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1. Dẫn nhập

Địa danh tuy là một hiện tƣợng của ngôn ngữ học, nhƣng nó chính lại là hình

thức thể hiện văn hóa của một cộng đồng cƣ dân đã từng hiện diện trong vùng lãnh

thổ có các địa danh. Địa danh đƣợc sinh ra, phát triển cùng văn hoá, và cũng là một

hiện tƣợng văn hóa bởi vì ngôn ngữ là sản phẩm/thành phần của văn hóa: "chính trị

qua đi, văn hóa ở lại" (Les poliques passent, les cultures restent)".

Đặc trƣng văn hóa của địa danh tỉnh Quảng Bình trong chƣơng này đƣợc luận

án trình bày từ cách tiếp cận liên ngành ngôn ngữ - văn hoá về một vùng địa lý có sự

giao thoa, tiếp biến, phân chia, hội tụ từ nhiều nền văn hóa của các lớp cƣ dân sinh

sống trên địa bàn. Đây là những vấn đề có nội dung liên quan mật thiết với đặc điểm

ý nghĩa của các thành tố cấu tạo nên địa danh.

3.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ trong nghiên cứu địa danh

3.2.1. Về khái niệm văn hóa

Để có một khái niệm công cụ nghiên cứu địa danh, luận án lựa chọn cách định

nghĩa về văn hoá của Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị

vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động

thực tiễn, trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội”.

3.2.2. Ngôn ngữ trong mối quan hệ với văn hóa

Từ góc độ ngôn ngữ học cho thấy, mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ,

thƣờng đƣợc thể hiện trong 3 phƣơng diện:

a. Ngôn ngữ biểu hiện (express) hiện thực văn hóa.

b. Ngôn ngữ là hiện thân (embody) của hiện thực văn hóa.

c. Ngôn ngữ biểu trƣng (symbolize) hiện thực văn hóa.

3.2.3. Địa danh và văn hóa

Địa danh là một hiện tƣợng ngôn ngữ, về bản chất nó là một hiện tƣợng văn

hóa, phát triển cùng văn hóa và là vật dẫn của văn hóa. Khi tìm hiểu đặc trƣng văn

hóa thể hiện trong địa danh, chúng ta thƣờng đề cập đến những khía cạnh cụ thể sau:

- Đặc trƣng văn hóa thể hiện qua thành tố ngôn ngữ trong địa danh.

- Sự thể hiện các dạng tồn tại của văn hóa trong địa danh.

13

- Sự thể hiện các phƣơng diện văn hóa trong địa danh qua ngữ nghĩa và giá trị

phản ánh hiện thực.

3.3. Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa trong địa danh tỉnh Quảng Bình

3.3.1. Thành tố chung trong phức thể địa danh phản ánh đặc trưng địa - văn

hóa của vùng đất

Với 149 thành tố chung đƣợc thống kê và phân chia theo các loại hình địa danh

và nguồn gốc ngôn ngữ, chúng ta có đƣợc bức tranh địa danh sinh động, phản ánh

đặc trƣng địa hình địa vật của không gian văn hóa Quảng Bình, trong đó, nổi bật nhất

là sự phân bố các đối tƣợng địa lý sông, núi, thể hiện ở các phƣơng diện sau:

3.3.1.1. Đặc trƣng địa - văn hóa qua các thành tố chung về sông nƣớc

Với một mật độ dày đặc các sông, suối, khe, hồ, bàu, đầm, đập, hói, trọt, lạch,

trộ, rào, vực, thác, ghềnh, ao, đìa, phá …và bờ biển kéo dài ở phía đông, tạo nên sự

khác biệt giữa Quảng Bình với các khu vực khác ở nhiều mặt: địa hình, thổ nhƣỡng

và văn hóa. Chính yếu tố nước đã tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cƣ

trú, tâm lý ứng xử cũng nhƣ sinh hoạt cộng đồng ở Quảng Bình.

3.3.1.2. Đặc trƣng địa - văn hóa qua các thành tố chung về đồi núi

Quảng Bình có hệ thống núi, đồi trải khắp địa bàn, địa hình đa dạng, bốn bề

hiểm trở, giao thông khó khăn, làm cho phía tây Quảng Bình biệt lập với bên ngoài

trong một thời gian dài. Về văn hóa, Quảng Bình trở thành địa bàn bảo lƣu rất tốt nét

văn hóa “gốc”, văn hóa bản địa. Trên bình diện ngôn ngữ, Quảng Bình là khu vực

còn lƣu lại nhiều yếu tố tiếng Việt cổ, quá trình Hán hóa ngôn ngữ ở đây không sâu

sắc nhƣ một số địa phƣơng khác.

Tính chất địa hình đặc biệt làm cho Quảng Bình trở thành khu vực có cảnh

quan tự nhiên “thi vị”, “sơn thủy hữu tình”. Động Phong Nha, đèo Ngang, sông Loan

núi Phượng, non Mâu bể Hạc…là nguồn cảm hứng cho tao nhân mặc khách tạo nên

“nếp đất văn chƣơng”, khí thiêng “địa linh nhân kiệt”.

3.3.2. Đặc trưng văn hóa thể hiện qua ý nghĩa và sự phản ánh hiện thực của

tên riêng địa danh

3.3.2.1. Sự phản ánh phƣơng diện không gian văn hoá

a. Phản ánh đặc điểm địa hình tự nhiên

Về địa thế: núi Đầu Voi, eo Trâu Chẹt, đồông Kiêu, dốc Ba Dốc, dãy Hoành

Sơn, dăng Đá Chát, Lệ Thủy, Phong Giang, Hà Dương, Hải Đông…; về vị trí và

phƣơng hƣớng: núi Đèo Ngoài, núi Đèo Trong, khe Giữa, thôn Ngọn Rào, Minh Cầm

Nội, Sen Đông…; về màu sắc của môi trƣờng tự nhiên: núi Lèn Bạc, khe Ry, Thanh

Hà, Bạch Thạch, Hoàng Sa…

b. Phản ánh tên các loài thực vật có trên địa bàn cư trú

Thế giới thực vật đƣợc phản ánh một cách phong phú: núi Thù Lù, Trầm Kỳ,

Trâm Bầu, Mù U, vụng Nổ, xóm Sạt, cồn Vang…

c. Phản ánh tên các loài động vật có trên địa bàn cư trú

Các địa danh tên các loài động vật cũng trở nên quen thuộc, gần gũi và phổ

biến: đồi Ông Khái, lòi Hổ, bàu Rồng, cồn Kéc, cồn Trai, dốc Con Cầy, đảo Yến,

đồông Chó Câu, hang Dơi, khe Bò Niệng, eo Trâu Chẹt…

Môi trƣờng tự nhiên hội đủ các đặc điểm về tính chất và địa hình vùng đất -

một thế giới động thực vật phong phú gắn với đặc trƣng vùng miền. Tất cả đều đƣợc

hóa thân thành địa danh, khắc họa một không gian văn hóa Quảng Bình đa dạng, đặc

sắc.

14

3.3.2.2. Sự phản ánh các giá trị văn hóa lịch sử của địa danh ở Quảng Bình

a. Phản ánh quá trình di trú

Cách đây khoảng 4-5 nghìn năm, vùng đất Quảng Bình là địa bàn của nƣớc

Việt cổ. Tƣ liệu điền dã cho thấy hiện còn 65 làng mang tên kẻ: kẻ Chao, kẻ Giang,

kẻ Chung, kẻ Sô, kẻ Nghẹn… Các địa danh di chỉ khảo cổ học Yên Lạc, Kim Bảng,

Xóm Thón, Xóm Thâm và Đức Thi có thể khẳng định các tộc ngƣời Bru-Vân Kiều,

Chứt, Nguồn đã có mặt lâu đời ở vùng rừng núi phía tây Quảng Bình.

Cho đến nay, chƣa có một căn cứ nào cho phép nhận diện sự tồn tại một loại

hình làng Chăm cổ nào ở Quảng Bình. Tuy nhiên, trên đất Quảng Bình vẫn còn lƣu

lại vết tích của ngƣời Chăm qua các địa danh: lũy Hoàn Vương, lò gạch Chuyên

Lũng, chợ Thùi, thành Nhà Ngo, thành Lồi…

Sau thế kỷ XI, lịch sử làng xã Quảng Bình có thể tóm tắt thành ba thời kì hình

thành và phát triển: thời kỳ thứ nhất vào năm 1075, thời kỳ thứ hai vào thời Trần - Hồ

- Lê, thời kỳ thứ ba vào thế kỷ XVII. Tƣ liệu địa danh còn cho thấy quá trình di trú ở

Quảng Bình còn diễn ra theo hƣớng từ miền xuôi lên miền ngƣợc, từ Quảng Bình vào

miền Nam.

b. Phản ánh các biến cố, sự kiện lịch sử đã xảy ra trên vùng đất chứa địa

danh

- Các địa danh cổ có yếu tố pù (chuyển âm thành rú theo tiếng Việt-Mƣờng):

pù Quan, pù Cây, pù Nha…; có yếu tố sách: sách Hung Đằng, sách Thanh Lãng…;

có yếu tố kẻ: kẻ Sạt, kẻ Xét, kẻ Trem, kẻ Pộôc… phản ánh vùng đất Quảng Bình (xƣa)

thuộc nhà nƣớc Văn Lang-Âu Lạc.

- Các địa danh hành chính cổ xƣa: Tây Quyển, Tỷ Ảnh, Vô Lao, Thọ Linh..;

các thành lũy cổ: lũy Hoàn Vương, thành Khu Túc, thành Nhà Ngo… phản ánh thời

Quảng Bình thuộc vƣơng quốc Chăm Pa, chứng kiến nhiều cuộc giao tranh với các

triều đại phong kiến Trung Quốc.

- Thời cận đại, hàng loạt các địa danh: cửa sông Nhật Lệ, hệ thống lũy Thầy,

đầm Võ Xá….là chứng tích của một thời Trịnh-Nguyễn phân tranh. Ngày nay, vùng

chiến địa Trịnh-Nguyễn vẫn còn đầy ắp những địa danh liên quan đến cuộc chiến:

đồông Mồ Ma, đồông Mộc Sắt, độông Chòi, độông Cháy, cồn Hội, lòi Voi v.v.

- Nhiều địa danh phía tây Quảng Bình còn ghi dấu triều đình Hàm Nghi

kháng chiến chống Pháp: tôộng Pua Ngự, hang Quan Tán, Pạn Chuối, tộông Ải , eo

Lập Cập, rục Mòn, thác Dài, hón Róoc…

- Quảng Bình có hàng trăm địa danh phản ánh hai cuộc kháng chiến thần

thánh của dân tộc chống Pháp và Mỹ: Cha Lo, Cổng Trời, đèo Mụ Dạ, ngầm Rinh,

sân bay Khe Gát, sân bay Đồng Hới (Bờ Hơ), hang Tám Cô, đường Gùi, đường Cơ

Giới, đường Kín, đường Hở…

c. Phản ánh những thay đổi về địa giới hành chính trên địa bàn

Quảng Bình, một trong những tỉnh có địa giới hành chính thay đổi nhiều nhất

trong suốt chiều dài lịch sử. Thời Nhà Mạc năm 1553, Quảng Bình có 236 xã, 7 sách,

2 nguồn, 4 trang; năm 1776 thống kê đƣợc 18 tổng, 200 xã, 28 thôn, 80 phƣờng, 11

trang; thời Đồng Khánh có 2 phủ, gồm 7 huyện, 24 tổng 324 xã, thôn, phƣờng, ấp,

giáp, trang; ở vùng đầu nguồn có 2 nguyên (nguồn), 7 sách.

Hiện ở Quảng Bình có 275 địa danh làng xã vẫn giữ nguyên tên gọi cũ nhƣ:

làng Xuân Hồi, Cỗ Liễu, Qui Hậu, Uẩn Áo, có 154 địa danh đặt mới hoàn toàn, có

395 tiểu khu, thôn, tổ, đội, chòm, xóm, khu phố, đường đƣợc đặt tên theo kiểu số hóa.

15

3.3.2.3. Sự phản ánh đặc điểm chủ thể văn hóa của địa danh ở Quảng Bình

a. Địa danh phản ánh tên người

Từ xa xƣa, con ngƣời đã muốn lấy tên ngƣời, tên dòng họ đặt tên cho các đối

tƣợng địa lý nơi cƣ trú thể hiện sự tri ân.

- Có 15 làng mang tên dòng họ khai khẩn: Trần Xá, Lê Xá, Đặng Xá, Mai Xá,

Võ Xá, Hoàng Xá…

- Có những địa danh, công trình đƣợc đặt tên của ngƣời kiến tạo: lũy Thầy, lũy

Ông Ninh, điền trang Hoàng Hối Khanh, đường Ông Trụ, đồng Quan Hoàng, giếng

Mụ Tộ, bến đò Mẹ Suốt, bến đò Cu Bu…

- Nhiều con đƣờng đƣợc đặt tên của các danh nhân, lãnh tụ, anh hùng dân tộc:

Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Hồ Chí Minh, Nguyễn Du…

- Địa danh dân tộc thiểu số ở Quảng Bình phản ánh văn hóa đặt tên ngƣời theo

truyền thuyết thần thoại, thần thánh hoặc những ngƣời khai phá làng bản: núi Cu

Lôông, eo Ôông Đùng, thác Pụt, hang Pua Son…

b. Phản ánh đặc điểm tâm lý văn hóa tộc người

- Khát vọng cuộc sống thanh bình, vùng đất trƣờng tồn, yên ổn với các yếu tố:

Bình Giang, An Náu, Trường Dục, Thọ Linh, Vĩnh Tuy…

- Mong muốn sự thịnh vƣợng: Phú Lộc, Phú Định, Di Lộc, Lộc Ninh, Hưng

Lộc, Tân Lợi, Hòa Ninh….

- Mong ƣớc sự trẻ trung, đổi mới với: Tân Tiến, Tân Hạ, Xuân Kiều, Xuân

Dục,Cảnh Dương, Dương Xá….

- Khát vọng về một quê hƣơng non nƣớc hữu tình, tƣơi đẹp: Mỹ Lộc, Mỹ Cảnh,

Tiên Lệ, Tiên Giới, Tú Loan, Vân Tiền…

- Ƣớc vọng vẽ đẹp trong tâm hồn: Nghĩa Ninh, Nhân Trạch, Chánh Hòa, Đức

Phổ, Cổ Hiền, Lương Ninh, Hóa Lương…

c. Phản ánh những tác động về mặt chính trị, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng

trong cách đặt địa danh

- Tục kiêng tên húy thời phong kiến: Tân Lang - Tiên Lang, Thủy Lan - Thủy

Liên, Phù Tông - Phù Chính.

- Các đƣờng phố Đồng Hới đặt lại tên: Huỳnh Côn (Rue Huynh Con) - Cô

Tám, Quảng Bình Quan (Rue Porte Quang Binh) - Mẹ Suốt, Thuộc Địa số 1 (Route

coloniale no 1) - Lý Thường Kiệt…

- Địa danh hành chính: làng Phù Lưu xƣa kia gồm 3 làng: Phù Lưu, Vân Tiền,

Tam Đa; làng Di Luân sát nhập làng Di Lộc thành Liên Di...

- Các di sản hữu thể về tôn giáo tín ngƣỡng: cồn Chùa, giếng Đình, bến Chùa

Non, ruộng Nghè, lòi Miệu,….Riêng yếu tố “nhà thờ” Thiên chúa giáo hầu nhƣ

không lƣu dấu ấn vào địa danh, thể hiện thái độ chính trị.

d. Phản ánh đặc trưng văn hóa sản xuất

Phản ánh nghề trồng lúa: có 360 địa danh đồông, 83 địa danh rọong, 286 địa

danh xứ. Nhiều địa danh liên quan đến tƣới tiêu ruộng đồng: 72 hồ, 90 bàu, 76 hói, và

hơn 300 khe, mƣơng, kênh. Địa danh còn lƣu lại dấu hiệu các loại cây trồng trong sản

xuất nông nghiệp nhƣ: cồn Dưa, cồn Dâu, hung Mít, bản Cây Cà, bản Chuối, hồ

Muống, bàu Sen, nương Cau…

Yếu tố văn hóa sản xuất còn thể hiện qua các địa danh có liên quan đến làng

nghề. Các nghề thủ công đó đã tạo nên các địa danh nổi tiếng nhƣ các làng mộc Trúc

ly, Quảng Cư, Hòa Ninh, Mai Xá; các làng rèn Hoàng Giang, Phan Xá; làng đan Thọ

16

Đơn; làng giấy Tuy Mộc, Đại Phong, làng dệt Lũ Phong, Võ Xá, Khương Hà, làng đồ

gốm Mỹ Cương, làng muối Diêm Điền, Phú Lộc, làng làm nƣớc mắm Cảnh Dương,

Bảo Ninh…

Làng ở Quảng Bình đã vƣợt ra khỏi mô hình làng truyền thống của vùng Bắc

Bộ do tính chất, đặc điểm địa văn hóa của vùng đất, mang đặc trƣng văn hóa sản xuất

mở, không hoàn toàn dựa vào sản xuất nông nghiệp.

3.3.2.4. Đặc trƣng văn hóa thể hiện qua các yếu tố ngôn ngữ của địa danh ở

Quảng Bình

a. Địa danh phản ánh sự biến âm của tiếng địa phương Quảng Bình so với

tiếng Việt phổ thông (TPT)

(1). Trong địa danh tỉnh Quảng Bình, hiện tƣợng biến âm các phụ âm đầu của

âm tiết là rất phổ biến, có tính hệ thống theo sự tƣơng ứng đƣợc phân bố với sự xuất

hiện của các âm. Điển hình nhƣ:

- Âm /b-/ trong TPT tƣơng ứng /m-/: cồn Mùa Cua - Bồ Quân

- Âm /ş-/ trong TPT tƣơng ứng / t’/ hoặc /ʈ/: rọong Đất Théc - Đất Sét, cồn

Trèng - Sành .

- Âm /t-/ tƣơng ứng /ʈ-/: đầm Trít - Tịt

- Âm /t’/ tƣơng ứng /l-/: bàu Lủng - Thủng

- Âm /z-/ tƣơng ứng /d-/: rú Dẻ - Đẻ, đồng Dưới - Đưới…

(2). Hiện tƣợng biến âm ở phụ âm cuối:

- Yếu tố lách trong TPT đƣợc phát âm thành léc: rọong Léc - ruộng Lách, vùng

Hà Lẹc - Hà Lạch (lạch nƣớc).

- Yếu tố chếch tƣơng ứng chếc: độông Chếc - động Chếch.

Cách phát âm cổ này tiêu biểu cho phƣơng ngữ Trung. Ở vùng Bắc Bình Trị

Thiên (giữa hai con sông Bến Hải và sông Gianh) vẫn giữ [-ng, -k] sau nguyên âm

ngắn [-ing -ik], [-ênh, -êk], [-eng -ek].

(3). Sự biến âm ở các âm chính trong địa danh ở Quảng Bình thể hiện dấu vết

bảo lƣu của tiếng Việt cổ từ nguồn gốc ngôn ngữ Việt - Mƣờng.

Ví dụ: rọong Cơn Mưng - Cây Mưng, roọng Troong - Trong, suối Nước Moọc

- Mọc, chợ Côộc - Gốc, cầu Bôộng- Bộng, cồn Du -Dâu, hang Trù -Trầu, Hà Su -

Sâu, đôộng Chủ- Chổi, roọng Đàng Quan - Đường Quan, đôộng Rò - Rùa.

(4). Sự biến đổi thanh điệu cũng thể hiện khá phổ biến trong địa danh tỉnh

Quảng Bình:

- Thanh ngã nhập vào thanh nặng: roọng Cộ - ruộng Cũ.

- Thanh sắc nhập vào thanh nặng: roọng Miệu - ruộng Miếu.

- Thành huyền nhập vào thanh nặng: roọng Bợc Cụ Lại - Ruộng Bờ Cụ Lại

- Thanh hỏi nhập vào thanh nặng: yếu tố cựa tƣơng ứng cửa trong địa danh

đôồng Cựa Hói…

b. Địa danh phản ánh hiện tượng dùng từ ngữ tiếng địa phương Quảng

Bình tương ứng với từ đồng nghĩa trong TPT

- Yếu tố lớn đƣợc biểu thị bằng: nậy, đùng, cấy, đôộc, côộc, cồ, lôộng (nguồn

Côộc, đôộng Nậy, khe Cấy, lèn Ôông Đùng, cồn Cồ, rú Đôộc, làng Cấy Đôộc, đồng

Lôộng…)

- Yếu tố nhỏ, bé: roọng Mọn, đôồng Mén, đập Con, ao Chút…

- Các từ chỉ sự vật: cồn Nôốc, đồi Úp Lịp, dốc Vọt, rú Trôốc Tru…

- Các từ chỉ ngƣời: đèo Mụ Dạ, lèn Mệ Ngó, bến đò Cu Bu...

17

- Chỉ phƣơng hƣớng: xóm Côi, xóm Trữa, cồn Vèn .

- Động vật: đồi Ôông Khái, chợ Tru.

- Độ cao, độ sâu: nương Lùm, roọng Tròi, đôốc Dôn, bàu Cơi.

- Màu sắc: khe Ri. Ri còn có nghĩa là rừng: gà ri, chim ri.

c. Đặc trưng văn hóa thể hiện qua địa danh ngôn ngữ dân tộc thiểu số

Địa danh có nguồn gốc tiếng dân tộc thiểu số ở đây thƣờng rõ ràng về nghĩa

đối với ngƣời bản địa, nhƣng lại mờ nghĩa với đa số những ngƣời không biết và

không hiểu ngôn ngữ dân tộc thiểu số khi chúng đƣợc dùng trong tiếng Việt dƣới

dạng quốc ngữ hóa.

- Tên làng bản của dân tộc nào đều đặt theo ngôn ngữ của dân tộc đó: Ka Ai,

Taleng, Pa Chong, Nạ, Tá Páo, Mó O, Lòm…(dân tộc Chứt), AKy, Noòng, Cà Roòng,

Chăm Pu…(dân tộc Ma Coong), Lồ Ô, Pơ Loang, Rìn Rìn…(dân tộc Vân Kiều)

- Thƣờng đặt tên theo cây cỏ, muông thú, tƣợng hình, tƣợng thanh, thể hiện sự

phân cắt thực tại theo kiểu tri nhận trực tiếp: thác Dài, khe Pun, hón Roóc, hang Ton,

chôông Soóc, phôốc Tru Tầm, tôộng Dạ Dấm, xóm Pấy, hung Mệ Ngó…

d. Địa danh thể hiện quá trình biến đổi, tiếp xúc, vay mượn ngôn ngữ tạo

nên các tên gọi, các biến thể ngữ âm - chữ viết của cùng một địa danh.

- Sông Gianh, còn có tên: Thọ Linh (壽齡), Trường Giang, Đại Linh (大靈江),

Thanh Hà, Linh Giang (靈江). Tên sông Gianh ra đời cách đây khoảng 100 năm.

Năm 1906, trong bản đồ Quảng Bình thời Pháp thuộc của sách Bulletin de L’F.E.O

còn ghi sông Linh Giang. Đến sách Ấu học - Địa dư của Hồ Đắc Hàm (năm 1916) đã

xuất hiện tên sông Gianh. Có ý kiến cho rằng hai bên bờ sông nhiều cỏ tranh nên đặt

tên sông Tranh (thuần Việt) sau đó đọc chệch thành Gianh. Theo chúng tôi, từ Gianh

bắt nguồn từ ranh (ranh giới) hoặc tranh (tranh đấu, tranh chấp).

- Động Phong Nha còn gọi: động Thầy Tiên, động Núi Thầy, động Troóc

(suối), động Hang Trùa (Chùa). Các văn tự khắc trên vách đá bằng ngôn ngữ Chăm

cổ cho thấy động Phong Nha đƣợc ngƣời Chăm phát hiện khi vùng đất này còn

thuộc vƣơng quốc Chăm Pa. Có ý kiến cho rằng tên gọi Phong Nha có nghĩa

là gió (風), răng (牙). Theo Lê Quý Đôn, Phong Nha là tên một làng miền núi ngày

xƣa (nay thuộc xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch). Theo Đại Nam nhất thống chí,

Phong Nha (Gia) nghĩa là nhà gió. GS.Trần Quốc Vƣợng nghĩ tên Phong Nha (Gia)

gắn với tính chất Phật giáo của chùa Hang có vết tích chữ Chàm trong động.

Sách Phủ biên tạp lục và Đồng khánh dư địa chí chép Phong Nha: 峰衙.

Phong (峰)nghĩa là đỉnh núi, ngọn núi; Nha (衙) là nơi ở, nơi làm việc quan, làm việc

công. Vì vậy, theo chúng tôi Phong Nha có nghĩa là những đỉnh núi - nơi ở, nơi làm

việc của các bậc thánh thần, tiên, Phật.

- Sông Nhật Lệ hợp lƣu từ sông Kiến Giang (建江, kiến hiểu theo nghĩa kiến

thiết, xây dựng, còn có tên gọi là nguồn Đợi) và sông Long Đại, hay nguồn Côộc

(tiếng địa phƣơng, nghĩa là gốc, cái, lớn). Về nghĩa của tên sông Nhật Lệ vẫn là vấn

đề bàn cãi, ngƣời thì cho lệ là đẹp, ngƣời cho lệ là nước mắt, ý kiến khác nói Nhật Lệ

là sông đẹp của quận Nhật Nam (theo Thủy kinh chú). Sách Đại Việt sử ký toàn thư

và Việt sử lược đời Trần ghi tên sông Nhật Lệ bằng chữ Hán: 日麗.

Theo chúng tôi, chữ lệ ở đây nghĩa là đẹp, chữ nhật nghĩa bóng là ánh sáng

mặt trời rạng rỡ lung linh, cũng có nghĩa đẹp nhƣ: mỹ lệ, tráng lệ. Qua sử liệu có thể

đoán định tên sông Nhật Lệ có trƣớc năm 1069.

18

- Địa danh Đồng Hới xuất hiện khi ngƣời Pháp chiếm đóng lỵ sở tỉnh Quảng

Bình ngày 19/7/1885. Trƣớc đó, đất Đồng Hới thuộc làng Động Hải, huyện Khang

Lộc, phủ Tân Bình. Đến năm 1774, tên đồn Động Hải xuất hiện. Đồng Hới trƣớc

tháng 8 năm 1945 còn đƣợc gọi: Động Hải doanh, dinh Quảng Bình, Quảng Bình

phủ lỵ.

Về “nghĩa” của Đồng Hới, có ngƣời nói trƣớc đó có tên Động Hồi, sau đó

phiên sang Hán Việt thành Động Hải. Theo Bình Nguyên Lộc, trƣớc đây vùng này là

Đồng Hời bị biến âm thành Đồng Hới. Cũng có ý kiến cho rằng chữ động (洞) nghĩa

là vùng. Ở Quảng Bình xƣa có vùng Hời (nơi ngƣời Hời sinh sống), từ Vùng Hời

thành Động Hời, rồi thành Đồng Hới. Theo Nguyễn Tú, ngƣời làng Động Hải có

nguồn gốc từ làng Hới (Nga Sơn-Thanh Hóa) di cƣ vào cũng thƣờng gọi làng của họ

là làng Hới, trong văn tự lại viết Hới là Hải (海). Làng Hới ở Thanh Hóa cũng viết là

Hải. Khi ngƣời Pháp chiếm vùng này, viết Động Hải thành Donghoi (phiên âm tiếng

Pháp), sau đó ngƣời Việt đọc biến âm thành Đồng Hới.

Khảo sát sự biến âm của thanh điệu tiếng Quảng Bình cho thấy tƣơng ứng

thanh huyền- thanh nặng là có tính phổ biến. Chẳng hạn nhƣ: (con) lằng / (con)

nhặng, (ăn) chùng / (ăn) vụng....Vì vậy, chữ Động mà nói thành Đồng là rất có khả

năng xảy ra, ghép với chữ Hới (chỉ nguồn gốc dân di cƣ từ làng Hới, Thanh Hóa) mà

thành Đồng Hới. Làng Động Hải là viết theo Hán tự (洞海村), còn ngƣời dân địa

phƣơng ở đây không nói là Động Hải, mà họ gọi làng họ là làng Đồng Hải, cũng có

khi họ gọi là làng Đồng Hới theo truyền thống “ly hƣơng bất ly tổ”.

- Bàu Tró, có ngƣời cho là bàu gốm, có ngƣời lại cho là bàu lúa. Theo chúng

tôi, vị trí bàu Tró nằm trong vùng đầm phá Nhật Lệ trƣớc đây. Phá là hệ sinh thái

nƣớc lợ ven biển miền Trung nên chắc chắn không phù hợp để trồng lúa. Vì vậy, bàu

Tró không thể là “bàu lúa”. Địa danh bàu Tró có từ trƣớc năm 1806, di chỉ khảo cổ

Bàu Tró phát hiện sớm nhất vào năm 1923, do đó bàu Tró không thể là “bàu gốm”.

Bàu Tró còn có tên bàu Rõ. Sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (1806)

chép là bàu Tró (泡注). Bàu là chữ Pao, bào (泡), dùng làm tên hồ; Tró là chữ Zhu,

Chú (注): nghĩa là rót vào, trút vào,tiếp vào. Âm Việt đọc Bào Chú, rồi thành Bàu

Tró. Chữ bàu và chữ tró đều có bộ thủy, chỉ liên quan đến nƣớc, nên nghĩa là cái hồ

để tiếp các nguồn nước về.

- Vụng (vũng) Chùa-Đảo Yến, nằm dƣới chân dãy Hoành Sơn, cách đèo

Ngang về phía nam gần 10km. Vũng Chùa còn có tên gọi vụng La, vịnh La Sơn, vịnh

Hòn La, vụng Từ, dân địa phƣơng còn gọi là vụng Lành. Từ vũng Chùa nhìn ra biển

có 3 hòn đảo nhỏ: đảo Yến (hòn Nồm, hòn Chùa, hòn Lành), hòn La (còn gọi đảo

Chim) và hòn Gió.

Các yếu tố hòn, vụng, Nồm, Gió, Lành, Chim, Từ, Chùa đều là tiếng địa

phƣơng, nghĩa gắn với đặc điểm các đối tƣợng địa lý. Riêng yếu tố La có nguồn gốc

từ tiếng Chăm. Từ La phiên âm từ gốc Chăm Rah có nghĩa là Yến sào. Các từ Đảo,

Cù Lao, ... đều bắt nguồn ở một từ gốc Mã Lai - Chàm là "Pulao". Bên cạnh đó, vùng

đất này còn lƣu lại nhiều dấu vết ngƣời Chăm để lại nhƣ: cổ thành Lâm Ấp, cánh

đồng Chăm, giếng Chàm. Nhƣ vậy, đi từ Rah đến La, rồi đến Yến sào là quá trình tiếp

xúc ngôn ngữ, biến đổi ngữ âm, đƣợc phản ánh trong địa danh vùng này.

- Thành Lồi ở làng Cao Lao Hạ, còn có tên: thiềng (thành) Kẻ Hạ, thành Lồi

Kẻ Hạ, thành Cao Lao Hạ, và theo định đoán của Đào Duy Anh, thành Khu Túc đƣợc

19

miêu tả trong Thủy kinh chú chính là thành Lồi ở Cao Lao Hạ, nằm khoảng giữa sông

Gianh và sông Tróoc.

Từ “lồi” hiện có nhiều cách giải thích khác nhau. Lồi là sản phẩm của ngƣời

Việt dùng để chỉ ngƣời Chàm, chứ không phải ngƣời Việt vay mƣợn một từ Chàm

nào đó (theo Hoàng Dũng); theo L.Cadière, lồi có nghĩa là chui ra từ đất (sortir de

terre), thông thƣờng gắn với những kỷ vật Chàm; theo Đại Nam quốc âm tự vị, từ

người Lồi có nghĩa là người Chàm…Theo chúng tôi, thành Lồi, có thể là thành của

ngƣời Chàm xƣa, nên ngƣời Việt gọi là thành Lồi - thành của ngƣời Lồi.

- Địa danh hai huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, theo Đinh Xuân Vịnh, đều đặt

năm 1874 cùng vùng đất thƣợng lƣu huyện Minh Chánh. Có phải hai huyện đó là

một? Vua Hàm Nghi húy là Nguyễn Phúc Ƣng Lịch và còn có tên là Nguyễn Phúc

Minh, nhà vua đến Minh Hóa năm 1885. Vì vậy, có thể thấy, hai huyện Tuyên Hóa,

Minh Hóa thời đó chỉ là một (cùng địa giới), lúc đầu tên là Minh Hóa, sau đó khoảng

10 năm (1884) đổi tên thành Tuyên Hóa vì kiêng kị chữ Minh (tên vua Hàm Nghi).

Theo đó, Minh Chính huyện cũng đổi thành Tuyên Chính huyện (phủ Quảng Trạch).

- Địa danh đèo Mụ Giạ tiếng Nguồn là Mụ Dạ. Theo cứ liệu điền dã, địa danh

này đƣợc đặt theo sự tích của ngƣời Nguồn (Minh Hóa). Dạ tiếng Nguồn có nghĩa

tàn lụi. Trong tiếng Nguồn không có phụ âm đầu viết “gi”. Vì vậy, nếu địa danh này

viết “Mụ Giạ” sẽ sai lạc về nghĩa.

3.3. Tiểu kết Việc nghiên cứu đặc trƣng ngôn ngữ - văn hoá của địa danh tỉnh Quảng Bình

đã góp phần đào sâu những tầng văn hoá ẩn chứa đằng sau các địa danh qua các thời

kỳ khác nhau trong lịch sử của một vùng đất, thể hiện trên mấy khía cạnh sau:

- Có sự hội nhập, đan xen văn hoá của những lớp cƣ dân có nguồn gốc ngôn

ngữ khác nhau sinh sống trên địa bàn: văn hoá Việt, văn hóa Hán, văn hoá Môn-

Khmer. Những sự giao thoa và tiếp xúc, vay mƣợn ngôn ngữ - văn hoá giữa dân tộc

Kinh (Việt) với các dân tộc Bru-Vân Kiều, Chứt, Chăm, tộc Nguồn đƣợc thể hiện

sinh động qua địa danh. Chúng trở thành những vật dẫn văn hoá, ký thác nhiều giá trị

lịch sử quan trọng cũng nhƣ đặc điểm tâm lí tộc ngƣời của các chủ thể định danh.

- Nghiên cứu các phƣơng diện văn hoá của địa danh Quảng Bình, chúng ta có

thể biết đƣợc đặc điểm địa lí tự nhiên, lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất

chứa địa danh, ghi dấu những sự kiện quan trọng đã xảy ra trên địa bàn. Những thay

đổi về dân cƣ và địa lí từng là vùng đất “phên dậu”, “chiến địa” đƣợc bảo lƣu và ghi

dấu trong địa danh.

- Địa danh tỉnh Quảng Bình thể hiện rõ nét sự gắn bó lẫn nhau giữa các phƣơng

diện văn hóa sinh hoạt, văn hóa lao động sản xuất và văn hóa vũ trang, thể hiện sự

giao thoa, tiếp biến, phân chia và hội tụ của nhiều luồng văn hóa. Đây là hệ quả của

quá trình cộng cƣ của các lớp cƣ dân đến từ các vùng văn hóa sông Hồng, sông

Lam…và lớp cƣ dân bản địa từ ngàn xƣa. Trong quá trình giao lƣu văn hóa, các yếu

tố văn hóa ngoại sinh dần bị lu mờ chỉ còn nổi bật một cấu trúc, một thiết chế văn hóa

có tính chất tổng hòa mang đặc trƣng riêng của vùng đất Quảng Bình.

- Nghiên cứu cũng cho thấy việc quốc ngữ hóa địa danh ở nƣớc ta là cần thiết

và có giá trị về mặt tổng thể. Tuy nhiên, điều đó sẽ là khó khăn cho việc nhận diện

những đặc trƣng của ngữ âm địa phƣơng phản ánh trong địa danh, làm “mờ” đi nét

nghĩa của địa danh tiếng địa phƣơng, nếu không nói là làm sai lệch cách hiểu về

nguồn gốc, ý nghĩa các địa danh này. Có nhiều địa danh chỉ tồn tại trong tâm thức,

20

đời sống của cƣ dân địa phƣơng, chƣa có trong các văn bản hành chính, cần đƣợc

thống kê, sắp xếp lại và bảo tồn nguyên dạng thì chúng mới có giá trị đích thực trong

sự phản ánh các giá trị hiện thực của cuộc sống.

KẾT LUẬN

Từ thực tế khảo sát, mô tả và phân tích các địa danh ở Quảng Bình, chúng tôi

đi đến những kết luận chính:

1. Luận án đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh lí luận về vấn đề địa danh học,

tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam và ở địa phƣơng Quảng Bình, xác định

cách tiếp cận hợp lý để nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình, góp phần khẳng định

vai trò và giá trị của phƣơng pháp miêu tả nội dung địa danh trên cơ sở vận dụng tri

thức của nhiều ngành khoa học nhƣ: văn hóa, lịch sử, địa lí và ngôn ngữ.

Địa danh tỉnh Quảng Bình là sự phản ánh chung địa danh của ngƣời Việt, vừa

là sự phản ánh nét kế thừa của cƣ dân ở vùng đất này thời xa xƣa. Lần đầu tiên, toàn

bộ địa danh tỉnh Quảng Bình đƣợc thống kê, mô tả và khái quát một cách toàn

diện.Quảng Bình, vùng đất cổ của Đại Việt, nơi giao thoa tiếp biến của nhiều luồng

văn hóa, đã ghi dấu nhiều sự kiện trọng đại của đất nƣớc và trở thành một “tiểu vùng

văn hóa” đa dân tộc, đa ngôn ngữ, đƣợc phản ánh một cách sinh động trong địa danh

ở vùng đất này. Nếu nói “văn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên đi tất cả”, thì

địa danh ở Quảng Bình là một trong những “cái còn lại” đó. Các loại hình và các đối

tƣợng địa lí đƣợc thể hiện trong địa danh Quảng Bình rất phong phú, đa dạng, đƣợc

định danh bằng những phƣơng thức, những yếu tố thuộc các nguồn gốc ngôn ngữ

khác nhau (chủ yếu thuần Việt và Hán Việt). Các địa danh tiếng địa phƣơng cho thấy

sự “đa dạng” trong cơ cấu dân cƣ ở Quảng Bình, ngoài đại đa số là ngƣời Kinh còn

có sự hiện diện của các lớp cƣ dân của các tộc ngƣời khác. Có đƣợc một bộ mặt văn

hóa khá thống nhất nhƣ ngày nay với văn hóa Việt - văn hóa ngƣời Kinh là chủ đạo,

thì văn hóa Quảng Bình còn mang dấu ấn rõ nét văn hóa của các dân tộc khác. Có thể

xem đây là một đặc điểm riêng của Quảng Bình so với địa bàn cả nƣớc.

2. Về đặc điểm cấu tạo, mỗi phức thể địa danh luôn luôn có thành tố chung và

tên riêng (địa danh), tồn tại gắn bó với nhau theo quan hệ giữa cái đƣợc hạn định và

cái hạn định. Thành tố chung có khả năng chuyển hóa vào các vị trí khác nhau của

tên riêng, cho thấy sự linh hoạt, sáng tạo của chủ thể định danh, tạo nên tính tầng bậc

đa dạng cho địa danh về cấu tạo cũng nhƣ chức năng phản ánh hiện thực. Hệ thống

các thành tố chung và tên riêng trong địa danh Quảng Bình, ngoài sự tƣơng đồng so

với địa danh các vùng miền khác, còn có những thành tố mang tính “điển hình” của

tiếng địa phƣơng Quảng Bình nhƣ đôộng, trôốc, bỉ, roọng, trọt, mội, truông, ... và các

tên riêng kiểu bợc, nậy, lịp, leéc, rục, phôốc... cho thấy những nét đặc trƣng về ngôn

ngữ cũng nhƣ cách nhìn nhận, phân cắt thế giới thực tại đặc thù của ngƣời Quảng

Bình trong việc định danh.

Tên riêng địa danh mang đặc điểm của cấu tạo từ tiếng Việt theo quan hệ chính

phụ, quan hệ đẳng lập và quan hệ chủ - vị. Số lƣợng địa danh có cấu tạo phức theo

quan hệ chính - phụ chiếm số lƣợng lớn, phản ánh xu hƣớng “song tiết hóa” trong

cấu tạo từ tiếng Việt.

21

3. Về mặt định danh và đặc điểm ngữ nghĩa, địa danh tỉnh Quảng Bình đƣợc

tạo ra bởi phƣơng thức tự tạo, phƣơng thức chuyển hóa, trong đó, phƣơng thức tự tạo

là chủ yếu. Trong địa danh tiếng Việt, lối định danh gián tiếp có tính chất ẩn dụ hóa,

hoán dụ hóa chiếm tỉ lệ cao; trong khi đó, đối với địa danh gốc dân tộc thiểu số, lối

định danh trực tiếp lại chiếm đa số. Địa danh Hán Việt có xu hƣớng lựa chọn mỹ từ ý

nghĩa tốt đẹp, trừu tƣợng để định danh; còn địa danh gốc dân tộc thiểu số lại thiên về

sử dụng các từ ngữ có ý nghĩa trung hòa, mộc mạc, dễ hiểu đối với ngƣời bản ngữ,

phản ánh lối tƣ duy khác nhau của mỗi tộc ngƣời trong định danh.

Địa danh tỉnh Quảng Bình hầu hết có “nghĩa” và đƣợc quy về 3 loại ý nghĩa: ý

nghĩa từ vựng-mô tả, ý nghĩa ngữ pháp và ý nghĩa liên tƣởng. Bất cứ địa danh có

nghĩa nào cũng có ý nghĩa từ vựng-mô tả và ý nghĩa ngữ pháp, nhƣng không phải địa

danh nào cũng có ý nghĩa liên tƣởng. Địa danh kí hiệu thƣờng không có ý nghĩa từ

vựng, nhƣng vẫn có thể có ý nghĩa liên tƣởng. Mỗi địa danh ra đời đều có tính lí do,

đó có thể là lí do khách quan, cũng có thể là lí do chủ quan, liên quan đến chủ thể

định danh. Những địa danh có ý nghĩa rõ ràng thƣờng là những địa danh mà các lí do

định danh cũng dễ nhận biết; còn những địa danh không rõ ràng về nghĩa thì cũng

khó chỉ ra lí do định danh.

Địa danh tiếng địa phƣơng Quảng Bình với những sắc thái biểu đạt vừa tƣơng

đồng vừa khác biệt với TPT, đã tạo nên những đặc trƣng riêng. Sự phong phú của các

từ khác nhau trong việc truyền tải cùng một nội dung cho phép chủ thể định danh có

nhiều lựa chọn trong việc gọi tên sự vật hiện tƣợng, trƣờng hợp cùng một đối tƣợng

địa lí nhƣng có nhiều tên gọi khác nhau là khá phổ biến.

4. Về đặc trưng văn hóa, địa danh ở Quảng Bình phản ánh sự hội nhập, đan

xen ngôn ngữ - văn hoá của những lớp cƣ dân có nguồn gốc khác nhau sinh sống trên

địa bàn, trở thành những vật dẫn văn hoá, ký thác nhiều giá trị lịch sử quan trọng

cũng nhƣ phản ánh rõ nét đặc điểm tâm lí tộc ngƣời, các chủ thể định danh.

Nghiên cứu sự phản ánh các phƣơng diện văn hoá của địa danh Quảng Bình,

chúng ta có thể biết đƣợc đặc điểm địa lí tự nhiên, lịch sử hình thành và phát triển của

vùng đất, ghi dấu những sự kiện quan trọng đã xảy ra trên địa bàn, những thay đổi về

dân cƣ và địa giới. Đặc biệt, các giá trị xã hội-ngôn ngữ học, đặc điểm địa hình, địa

vật, những dấu ấn văn hóa các cƣ dân Môn-Khmer bản địa đƣợc bảo lƣu qua các địa

danh Quảng Bình một cách rõ nét.

Luận án chỉ ra một số đặc điểm về nguồn gốc hình thành và nguyên nhân biến

đổi địa danh ở Quảng Bình, nhiều từ cổ, từ địa phƣơng Quảng Bình hoặc biến âm của

từ phổ thông đƣợc giải thích cặn kẽ, đồng thời phân tích những biểu hiện về ngữ âm

lịch sử tiếng Việt thông qua hệ thống địa danh, gợi ý cho những nghiên cứu tiếp về

vấn đề này.

Khảo sát địa danh ở tỉnh Quảng Bình cho thấy có những đối tƣợng địa lý vẫn

chƣa có tên gọi, hoặc có tên gọi, nhƣng chỉ tồn tại trong dân gian; có những địa danh

tiếng địa phƣơng bị “biến dạng” qua thời gian, không còn ý nghĩa, lý do đặt tên ban

đầu cũng mờ nhạt; lại có những địa danh cổ rất có giá trị để nghiên cứu đặc trƣng văn

hóa vùng miền và ngữ âm lịch sử tiếng Việt, nhƣng đa số đã “bị” chuẩn hóa theo

chính tả tiếng Việt, có nguy cơ bị “lãng quên” dần. Đối với những trƣờng hợp này, để

đƣa địa danh về đúng giá trị, luận án đề xuất những giải pháp sau:

22

Thứ nhất, khảo sát toàn diện những đối tƣợng địa lý ở tỉnh Quảng Bình chƣa

có tên gọi chính thức, thống kê phân loại và đề xuất cách đặt tên cho chúng sao cho

phù hợp với văn hóa - ngôn ngữ của địa phƣơng.

Thứ hai, thu thập tối đa, bảo tồn nguyên dạng các địa danh tiếng Việt cổ, địa

danh tiếng địa phƣơng/thổ ngữ và tiếng dân tộc thiểu số ở Quảng Bình, điều chỉnh lại

các địa danh bị sai lạc về âm và chữ viết để nhận diện chính xác về các giá trị phản

ánh hiện thực của chúng.

Thứ ba, trên cơ sở kết quả của luận án, căn cứ vào tƣ liệu địa danh thu thập,

xây dựng Từ điển Từ nguyên địa danh tỉnh Quảng Bình.

5. Nghiên cứu địa danh từ sự tiếp cận ngôn ngữ - văn hóa là tìm hiểu những

đặc trƣng văn hóa thể hiện trong từng địa danh cụ thể, trong từng loại hình địa danh

cũng nhƣ trong tổng thể địa danh nói chung. Đây là lĩnh vực nghiên cứu mới mẻ và

gặp không ít khó khăn, nhƣng cũng không kém phần hấp dẫn, thú vị. Cần có những

nghiên cứu tiếp theo, cần sự đào sâu, khai thác cơ tầng văn hóa, vận dụng linh hoạt

các qui luật biến đổi ngữ âm lịch sử để bóc tách, nhận diện các lớp trầm tích “hóa

thạch” trên địa danh. Có nhƣ vậy, địa danh học mới thực sự có giá trị “soi sáng” văn

hóa, lịch sử của nhân loại.

23

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Đình Hùng (2014), “Đặc điểm ngữ âm tiếng địa phƣơng Quảng

Bình khảo cứu qua lớp từ địa danh”, Tạp chí Khoa học, Trƣờng Đại học Sƣ

phạm thành phố Hồ Chí Minh, số 55(89), 02-2014, tr.82-90.

2. Nguyễn Đình Hùng (2014), “Một vài đặc điểm về cấu tạo địa danh tỉnh

Quảng Bình”, Tạp chí Khoa học, Trƣờng Đại học Vinh, tập 43, số 2B, 03-

2014, tr. 34-43.

3. Nguyễn Đình Hùng (2014), “Nghiên cứu địa danh trên bình diện ngông ngữ

- văn hóa” (Trƣờng hợp địa danh ở Quảng Bình), Tạp chí Khoa học Ngoại

ngữ, Trƣờng Đại học Hà Nội, số 38, 03-2014, tr.115-126.

4. Nguyễn Đình Hùng (2014), “Phƣơng thức định danh cho các đối tƣợng địa

lý ở tỉnh Quảng Bình”, Tạp chí Khoa học, Trƣờng Đại học Trà Vinh, số 15,

09-2014, tr.48-52.

5. Nguyễn Đình Hùng (2013), “Địa danh Quảng Bình với sự phản ánh quá

trình di trú của các tộc ngƣời”, Tập san Khoa học xã hội & nhân văn, Trƣờng

Đại học KHXH&NV thành phố Hồ Chí Minh, số 60, 12-2013, tr.154-159.

6. Nguyễn Đình Hùng (2013), “Địa danh Quảng Bình với sự phản ánh các sự

kiện lịch sử”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Trƣờng Đại học Quảng Bình,

số 4/2013, tr.99-106.