18
Nghĩa địa Y -Pha-Nho Khi đến các khu du lịch thuộc bán đảo Sơn Trà, du khách có thể dành mươi phút ghé thăm nghĩa địa Y -Pha-Nho - di tích đặc biệt ở Đà Nẵng mà cả nước không nơi nào có, nằm trên đường Yết Kiêu (đường ra cảng Tiên Sa). Đây là ngôi mộ chung của nhiều binh lính Pháp và Tây Ban Nha tử trận từ 1858- 1860 đánh chiếm Đà Nẵng, mở màn cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Hiện nay còn

Nghĩa Trang Y Pha Nho

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Khi đến các khu du lịch thuộc bán đảo Sơn Trà, du khách có thể dành mươi phút ghé thăm nghĩa địa Y -Pha-Nho - di tích đặc biệt ở Đà Nẵng mà cả nước không nơi nào có, nằm trên đường Yết Kiêu (đường ra cảng Tiên Sa). Đây là ngôi mộ chung của nhiều binh lính Pháp và Tây Ban Nha tử trận từ 1858-1860 đánh chiếm Đà Nẵng, mở màn cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Hiện nay còn một căn nhà nhỏ, mặt tiền có chiếc thánh giá với một từ tiếng Pháp OSSUAIRE (đồi hài cốt, nhiều lớp chồng lên nhau)chạm nổi; nhà có bề ngang hơn 3m, dài trên 12m, cao 3,5m; cuối tường là bàn thờ theo nghi thức Thiên chúa giáo. Xung quanh là 32 ngôi mộ lớn nhỏ có bia hoặc không bia.

Citation preview

Page 1: Nghĩa Trang Y Pha Nho

Nghĩa địa Y -Pha-Nho

Khi đến các khu du lịch thuộc bán đảo Sơn Trà, du khách có

thể dành mươi phút ghé thăm nghĩa địa Y -Pha-Nho - di tích

đặc biệt ở Đà Nẵng mà cả nước không nơi nào có, nằm trên

đường Yết Kiêu (đường ra cảng Tiên Sa). Đây là ngôi mộ

chung của nhiều binh lính Pháp và Tây Ban Nha tử trận từ

1858-1860 đánh chiếm Đà Nẵng, mở màn cho cuộc chiến

tranh xâm lược Việt Nam. Hiện nay còn một căn nhà nhỏ,

mặt tiền có chiếc thánh giá với một từ tiếng Pháp

OSSUAIRE (đồi hài cốt, nhiều lớp chồng lên nhau)chạm

nổi; nhà có bề ngang hơn 3m, dài trên 12m, cao 3,5m; cuối

Page 2: Nghĩa Trang Y Pha Nho

tường là bàn thờ theo nghi thức Thiên chúa giáo. Xung

quanh là 32 ngôi mộ lớn nhỏ có bia hoặc không bia.

Page 3: Nghĩa Trang Y Pha Nho

Sau đây là bài viết cảm nhận về nghĩa địa Y-Pha-Nho sau một

lần ghé thăm Đà Nẵng.

Page 4: Nghĩa Trang Y Pha Nho

Cách đây bốn năm tôi dịp đến Đà Nẵng lần đầu tiên. Kỳ đó tôi

cùng người bạn đồng nghiệp thuê một chiếc xe honda cùng nhau

khám phá Đà Nẵng. Bạn tôi dù đã có 5 năm học ở đây, nhưng

chị vẫn khá bở ngỡ khi nhiều năm rồi mới ra lại Đà Nẵng vì sự

thay đổi nơi đây. Chúng tôi qua bán đảo Sơn Trà đi về hướng

cảng Tiên Sa. Con đường khi ấy chưa được mở rộng, chật chội

bởi các xe chở hàng xoay trở ngược xuôi, chen lấn vào ra cảng.

Tôi nhớ chị bạn có nói: “Ở đây có một di tích khá thú vị, nhưng

để lên đến hơi khó phải qua từ cổng biên phòng. Mình đã lên

một lần, cây cối um tùm rậm rạp khó đi lắm”. Và tôi được biết

đó là nghĩa địa chôn những binh lính Pháp và Tây Ban Nha tử

nạn trong trận đánh vào Đà Nẵng mở màn cho cuộc chiến tranh

xâm lược Việt Nam những năm 1858 – 1860. Người pháp gọi

Page 5: Nghĩa Trang Y Pha Nho

nơi này là “Đồi hài cốt” (OSSUAIRE), người dân địa phương

vẫn gọi nơi này là “mả Tây Ban Nha” hay Y Pha Nho. Trước

đây vì nằm trong khu quân sự, lại ở khuất trên cao, cỏ hoang

rậm rạp, dây thép gai chằng chịt nên ít người có dịp tìm đến.

Đây là một di tích đặc biệt chỉ có ở Đà Nẵng.

Vừa qua, tôi có chuyến công tác tại Đà Nẵng và có dịp đi

trên con đường ra cảng Tiên Sa. Con đường mới mở rộng gấp ba

lần con đường cũ, những gì khuất lấp bên trong giờ lồ lộ ra

ngoài. Hai bên đường một bên là biển, một bên là vách đá taluy

ôm lấy chân núi Sơn Trà, phía bên trên trồng cỏ vetiver đã lên

cao xanh um, trông thật ngoạn mục như những con đường dẫn

vào các khu du lịch tôi thường thấy ở khắp nơi. Tất cả đã được

Page 6: Nghĩa Trang Y Pha Nho

làm mới! Và ngạc nhiên làm sao, đứng từ dưới đường, ngay ngã

ba rẽ xuống bãi tắm Tiên Sa vô tình ngước nhìn lên gò đất cao,

tôi thấy thấp thoáng một cây thánh giá màu trắng ẩn hiện trong

những tán lá cây. Linh tính mách bảo cho tôi rằng đây chính là

di tích mà chị bạn đã nói năm nào, chân tôi cứ thế mà đi men

theo con đường mòn. Chỉ vài bước chân tôi đã thấy bức tường

thành thấp, có một ngôi nhà nguyện nhỏ nhô lên. Trên cây thánh

giá của ngôi nhà nguyện có khắc chữ “SPES UNICA”, bên dưới

có những dòng chữ La-tinh uốn lượn theo hoa văn hình vòm và

cuối cùng phía trên đường viền của cửa chính có chạm nổi chữ

“OSSUAIRE”, như một cái tên của di tích có nghĩa là: đồi hài

cốt, nhiều lớp chồng lên nhau. Xung quanh ngôi nhà nguyện là

những ngôi mộ xây bằng xi măng thật đơn sơ.

Page 7: Nghĩa Trang Y Pha Nho

Bước qua cánh cổng sắt nhỏ có khóa cao khoảng 5 tấc, là

đến hai cánh cổng sắt nhỏ của nhà nguyện giống hệt cánh cổng

bên ngoài. Ngôi nhà nguyện có bề ngang khoảng 3m, dài

khoảng 12m và cao khoảng 3,5m, bên trong chỉ có một cái bàn

Page 8: Nghĩa Trang Y Pha Nho

thờ theo nghi thức công giáo, phía trên có một dòng chữ La –

tinh được khắc theo hình vòm đối xứng, cân đối với bàn thờ.

Theo thời gian dòng chữ bị rêu phủ và sứt mẻ nhiều. Trên bức

tường bên tay trái có một bảng đá khắc những giòng chữ tiếng

Pháp: “A la mémoire des combattants Fran(ais et Espagnols de

l’Expédition Rigault de Genouilly. Mort en 1858 – 59 – 60 et

ensevelissement en lieux“. Tạm dịch: “Để tưởng niệm những

chiến binh Pháp và Tây Ban Nha của cuộc viễn chinh Rigault de

Genuoilly. Chết những năm 1858 – 59 – 60 và được an táng ở

đây”.

Có tài liệu nói rằng nhà nguyện này là mộ chung của nhiều

binh lính mà người ta đã khai quật và tập trung về đây. Tường

Page 9: Nghĩa Trang Y Pha Nho

và trần nhà nguyện đã có những vết nứt khá lớn, in đậm dấu thời

gian dù đã có bàn tay người tu sửa, quét vôi. Hai bên hông có

hai cửa sổ có chấn song sắt nhìn ra bên ngoài. Hai ô cửa sổ này

đã làm cho không khí bên trong ngôi nhà nguyện rất sáng sủa,

thông thoáng.

Page 10: Nghĩa Trang Y Pha Nho

Nhà nguyện

Xung quanh nhà nguyện nhỏ là 32 ngôi mộ nằm ngang dọc

được đắp bằng xi măng, khó đoán được thứ tự sắp xếp theo thời

gian chôn cất hay chức vị của người nằm bên dưới. Có những

tấm bia rất lớn so với mộ nhưng cũng có những tấm bia bé tí. Tò

mò tôi đọc những giòng chữ ghi trên những tấm bia và biết được

có những người chết năm 1858, cũng có những người chết năm

1859, 1860.

Tôi đứng ở một góc đồi hài cốt và nhìn bao quát chung

quanh. Đây không phải là một nghĩa trang bình thường. Trong

không gian thật êm ả của buổi chiều tôi chợt thấy mình như một

kẻ đang rất nhàn rỗi đi tìm dấu xưa để hoài cổ. Những gì thuộc

Page 11: Nghĩa Trang Y Pha Nho

về quá khứ đã vĩnh viễn nằm sâu dưới lòng đất, hiện tại và

tương lai ở bên trên không mang dáng vẻ u ám của một nghĩa

trang mà ngược lại như đang mời gọi khách tham quan. Màu vôi

trắng còn mới của ngôi nhà nguyện lấp lóa trong nắng chiều, cỏ

được xén tỉa và những đóa hoa vàng li ti trải đầy xung quanh. Sự

yên tĩnh nơi đây khiến lòng người thật thanh thản. Mặc dù chỉ

vài bước chân thôi, bên dưới kia một cảng biển hoạt động không

lúc nào ngơi nghỉ, và phía bên kia là một thành phố đang thay da

đổi thịt từng giờ.

Trên đường về, người lái xe ôm nói với tôi: “Hàng năm vào

ngày 25/12, những người khách phương Tây lại đến. Họ đến

Page 12: Nghĩa Trang Y Pha Nho

đông lắm để cầu nguyện cho những người nằm bên dưới”. Tôi

nghĩ đến một quá khứ đầy những chiến thuyền cập bến và những

họng súng đen ngòm khởi đầu cho những cuộc chiến tranh. Tất

cả mọi điều đã đến và đã đi cho dù là rất ồn ào hay lặng lẽ, chỉ

có mặt đất là bình thản, vững chãi và bao dung. Hôm nay trên

bán đảo bình yên này, người ta đã đến và cầu nguyện vì sự hòa

bình; chắc chắn họ sẽ cám ơn tấm lòng rộng lượng của người Đà

Nẵng đã giữ gìn cho họ một nơi chốn tìm về khang trang như

thế!

Nguồn: Nghĩa trang Y Pha Nho