183
Ủy ban nh}n d}n Quận 8, TPHCM NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ CÁC CHÍNH SÁCH CÔNG VGIẢM NGHÈO TỪ NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP Ở QUẬN 8, TPHCM Tháng 4 năm 2012

NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Ủy ban nh}n d}n Quận 8, TPHCM

NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

CÁC CHÍNH SÁCH CÔNG VỀ GIẢM NGHÈO TỪ NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP Ở

QUẬN 8, TPHCM

Tháng 4 năm 2012

Page 2: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu đƣợc Vùng Rhône - Alpes tài trợ trong khuôn khổ một dự án do Tổ chức đoàn kết

quốc tế Triangle Génération Humanitaire phối hợp với PADDI thực hiện.

Các tác giả của nghiên cứu

Fabienne PERUCCA, Trƣởng đại diện Triangle Génération Humanitaire

Fanny QUERTAMP, Đồng giám đốc PADDI, Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu Đô thị

Charles GALLAVARDIN, Tƣ vấn

Marie BRILLET, Trƣởng đại diện Triangle Génération Humanitaire

Đơn vị phối hợp thực hiện

Viện nghiên cứu phát triển TPHCM

LÊ VĂN THÀNH, nhà dân số học, Trƣởng phòng Văn hóa – Xã hội

TRẦN THỊ LỆ, Chuyên viên xã hội học

PHAN ĐÌNH PHƢỚC, Chuyên viên địa lý

VŨ THỊ THU HƢƠNG, Chuyên viên dân tộc học

PHẠM HOÀNG PHƢỚC, Chuyên viên xã hội học

KIỀU THUY NGỌC, Chuyên viên dân tộc học

Với sự phối hợp của UBND Quận 8

Bà NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH, Phó chủ tịch UBND Quận 8

BIÊN DỊCH : HUỲNH HỒNG ĐỨC

PHIÊN DỊCH : HOÀNG THỊ LAN ANH, HOÀNG LÊ MẠNH THẮNG

ẢNH TƢ LIỆU : Julien SMITH, Ảnh chụp: Charles GALLLAVARDIN

Page 3: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5

VIẾT TẮT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6

GIỚI THIỆU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7

1. TRÌNH BÀY VỀ BỐI CẢNH, QUẬN 8 VÀ PHƢƠNG PHÁP . . . . . . . . . . . . . . . .11

1.1. BỐI CẢNH THỂ CHẾ VÀ KINH TẾ ............................................................................. 11

1.1.1 TPHCM TRONG SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH VÀ LÃNH THỔ CỦA VIỆT NAM ..... 11

1.1.2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƢƠNG ......... 13

1.1.3. SỰ NĂNG ĐỘNG ĐÔ THỊ Ở TPHCM.................................................................................. 15

1.1.4. ĐÔ THỊ HÓA VÀ TÌNH HÌNH NGHÈO Ở TPHCM ............................................................ 19

1.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA QUẬN 8 ....................................................................... 21

1.2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH VỀ DÂN SỐ ................................................ 21

1.2.2. SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CƠ CẤU KINH TẾ : BIẾN ĐỔI VỀ KHÔNG GIAN VÀ KINH TẾ - XÃ

HỘI .............................................................................................................................................. 24

1.2.3. CHIẾN LƢỢC VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN ................................................................ 26

1.2.4. NGƢỜI NGHÈO Ở QUẬN 8 ................................................................................................. 29

1.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 30

2. CHÍNH SÁCH CÔNG VỀ GIẢM NGHÈO: CHIẾN LƢỢC QUỐC GIA

VÀ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƢƠNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .34

2.1. LỊCH SỬ CÁC CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ............................................................ 34

2.1.1. KẾT HỢP CHIẾN LƢỢC GIẢM NGHÈO VÀ CÁC CHÍNH SÁCH QUỐC GIA ................. 34

2.1.2. CHIẾN LƢỢC TĂNG TRƢỞNG VÀ GIẢM NGHÈO, 2002-2005 ........................................ 35

2.1.3. CHƢƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO, 2006-2010 ............................... 35

2.2. KHUÔN KHỔ HÀNH ĐỘNG Ở CẤP QUỐC GIA ....................................................... 37

2.2.1. NGƢỠNG NGHÈO ............................................................................................................... 37

2.2.2 KHUNG PHÁP LÝ: NGHỊ QUYẾT 80 VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG, 2011-2020 ........ 38

2.2.3. PHÂN CHIA VAI TRÕ VÀ TRÁCH NHIỆM Ở CẤP QUỐC GIA ........................................ 39

2.3. KHUÔN KHỔ HÀNH ĐỘNG Ở CẤP THÀNH PHỐ .................................................... 40

2.3.1. NGHÈO VÀ NGƢỠNG NGHÈO Ở TPHCM ......................................................................... 40

2.3.2 TIÊU CHÍ ĐƢỢC CẤP MÃ SỐ HỘ NGHÈO ........................................................................ 41

2.3.3. KHUNG PHÁP LÝ: QUYẾT ĐỊNH 22/2010/QĐ-UBND ...................................................... 43

2.3.4. PHÂN CHIA VAI TRÕ VÀ TRÁCH NHIỆM Ở CẤP THÀNH PHỐ ..................................... 50

2.4. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở CẤP QUẬN: QUẬN 8 .................................................. 51

2.4.1. TỔ CHỨC VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC Ở QUẬN 8 .............................................................. 51

Page 4: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 4

2.4.2. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH Ở QUẬN 8................................................ 55

3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .60

3.1. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI – NHÂN KHẨU HỌC CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH ĐƢỢC KHẢO

SÁT .......................................................................................................................................... 60

3.2. THU NHẬP VÀ CHI TIÊU, CÂN BẰNG NHƢNG BẤP BÊNH ................................... 62

3.3. CÓ VIỆC LÀM ỔN ĐỊNH LÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ THOÁT NGHÈO BỀN VỮNG ......... 71

3.4. TIẾP CẬN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ. ............................................................. 78

3.5. Y TẾ VÀ TIẾP CẬN CHĂM SÓC SỨC KHỎE ............................................................ 84

3.6. TIẾP CẬN NGUỒN TÍN DỤNG .................................................................................... 88

3.7. NHÀ Ở VÀ TÁI ĐỊNH CƢ ............................................................................................. 92

3.8. CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƢỜNG SỐNG ............................................................ 100

3.9. SỰ THAM GIA VÀ QUAN NIỆM VỀ NGHÈO .......................................................... 103

4. PHÂN TÍCH VÀ KIẾN NGHỊ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 108

4.1. ĐO LƢỜNG VÀ XÁC ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGHÈO ............................................... 109

4.1.1. ĐO LƢỜNG MỨC ĐỘ NGHÈO VÀ NGƢỠNG NGHÈO ................................................... 109

4.1.2. NGHÈO MANG TÍNH ĐA CHIỀU ..................................................................................... 115

4.1.3. NHẬN DẠNG NGƢỜI NGHÈO VÀ NHẬN DẠNG ĐỐI TƢỢNG MỤC TIÊU .................. 120

4.2. PHÂN TÍCH CÁC NGUỒN HỖ TRỢ CHO HỘ NGHÈO ............................................... 131

4.2.1. HỖ TRỢ CỦA GIA ĐÌNH VÀ HÀNG XÓM ....................................................................... 131

4.2.2. LĨNH VỰC Y TẾ ................................................................................................................ 132

4.2.3. GIÁO DỤC ......................................................................................................................... 133

4.2.4. ĐÀO TẠO VÀ VIỆC LÀM ................................................................................................. 135

4.2.5. TÍN DỤNG.......................................................................................................................... 137

4.2.6. NHÀ Ở VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG............................................................................................ 139

4.3. KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................................... 142

4.3.1. CÁC HƢỚNG HÀNH ĐỘNG TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CHÍNH ................................ 142

4.3.2. CÁC HƢỚNG HÀNH ĐỘNG LIÊN NGÀNH ĐỂ QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH ............... 157

TỔNG HỢP . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 162

TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 172

PHỤ LỤC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 174

Page 5: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 5

LỜI CẢM ƠN

TGH và PADDI xin chân thành cảm ơn Quận 8 và đặc biệt là Bà Nguyễn Thị

Ngọc Bích đã cho phép tiếp cận địa bàn nghiên cứu, hỗ trợ, đọc rất kỹ bản thảo và

góp ý cho nghiên cứu này.

Nghiên cứu này cũng nhận đƣợc sự hợp tác chặt chẽ của Viện nghiên cứu phát

triển (HIDS) trong việc thực hiện cuộc khảo sát. Ngoài ra, HIDS còn đóng góp ý

kiến, phân tích thêm cho bản thảo. Đây là dịp để hai bên học hỏi lẫn nhau. Những

đóng góp của các nhà nghiên cứu thuộc HIDS dƣới sự chủ trì của Ông Lê Văn

Thành giúp làm phong phú hơn và làm rõ thêm nội dung nghiên cứu.

Chúng tôi cũng chân thành cảm ơn :

- các gia đình đã dành thời gian tiếp đón đoàn khảo sát và cung cấp thông tin về

hoàn cảnh của mình,

- các cán bộ đã dành thời gian trả lời phỏng vấn và chia sẻ thông tin.

Vùng Rhône - Alpes đã hỗ trợ tài chính và rất quan tâm đến hợp tác với TPHCM.

Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ tạo nền tảng cho các dự án trong tƣơng lai.

Page 6: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 6

VIẾT TẮT

APD Viện trợ phát triển chính thức

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BAsD Ngân hàng phát triển Châu Á

BM Ngân hàng thế giới

CPRGS Chiến lƣợc toàn diện về tăng trƣởng và giảm nghèo

(Comprehensive Poverty Reduction and Growth Strategy)

DELISA Sở Lao động – Thƣơng binh – Xã hội

DoF Sở Tài chính

DPI Sở Kế hoạch – Đầu tƣ

GSO Tổng cục thống kê

HCMV TPHCM

MOLISA Bộ Lao động – Thƣơng binh – Xã hội

MPI Bộ Kế hoạch – Đầu tƣ

OMC Tổ chức thƣơng mại thế giới

OMD Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ

ONG Tổ chức phi chính phủ

PCV Đảng cộng sản Việt Nam

PIB Tổng sản phẩm quốc nội

PME Doanh nghiệp nhỏ và vừa

SEDP Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

SEDS Social Economic Development Strategy (Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội)

SRP Chiến lƣợc giảm nghèo

UE Liên minh Châu Âu

USD Đô la Mỹ

VND Đồng Việt Nam

Tỷ giá

17 tháng 10 năm 2011: 1 USD: 20.895 vnd / 1 €: 28.849 vnd

1 tháng 3 năm 2012: 1 USD: 20.915 vnd / 1 €: 27.899 vnd

Page 7: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 7

GIỚI THIỆU

Năm 2010, Việt Nam đã trở thành nƣớc có thu nhập trung bình và đang thực hiện đƣợc phần

lớn các Mục tiêu Thiên niên kỷ vì sự phát triển (ODM) ở cấp quốc gia1. Từ khi triển khai thực

hiện chính sách Đổi mới (1986), tăng trƣởng kinh tế luôn đƣợc giữ ở mức cao, 5,3% vào năm

2009 và 7% vào năm 2010.

Trong vòng chƣa đầy 20 năm, Việt Nam đã giảm đáng kể số ngƣời nghèo: thành quả của tăng

trƣởng kinh tế đã giúp cải thiện điều kiện sống của phần đông dân số. Theo ƣớc tính của

Tổng cục thống kê (GSO), tỷ lệ nghèo đã giảm từ 58% vào năm 1993 xuống 28,2% vào

năm 2002 và 14,5% vào năm 2008. Mức giảm ấn tƣợng này đồng nghĩa với việc 28 triệu

ngƣời Việt Nam đã thoát nghèo trong vòng khoảng 15 năm. Đây là bƣớc tiến rất đáng trân

trọng. Tƣơng tự, tỷ lệ những ngƣời nghèo nhất trong số những ngƣời nghèo cũng đã giảm

từ 7,9 % dân số vào năm 1993 xuống còn 1,2% vào năm 2008. Các chỉ số khác, ví dụ chỉ số

về tiếp cận dịch vụ cơ bản (y tế, điện, nƣớc, đƣờng giao thông) cũng xác nhận xu hƣớng tích

cực này (Viện Khoa học xã hội Việt Nam - VASS, 2011).

Tuy nhiên, nhƣ một số nƣớc có thu nhập trung bình và thành công trong việc vừa đảm bảo

tăng trƣởng nhanh vừa giảm đƣợc nghèo, Việt Nam cũng gặp phải nhiều khó khăn. Đó là vừa

đảm bảo tăng trƣởng đều đặn, công bằng cho mọi tầng lớp vừa tạo việc làm, với mức lƣơng

thỏa đáng cho ngƣời lao động, kể cả đối với hàng trăm ngàn ngƣời lao động mới tham gia vào

thị trƣờng lao động mỗi năm. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế quốc gia đã cho thấy rõ nhu

cầu tăng trƣởng đều đặn và có chất lƣợng tốt hơn, nhằm đảm bảo cân bằng giữa tăng

trƣởng kinh tế và các mục tiêu phát triển xã hội và nhân văn, đặc biệt là đối với những

ngƣời dễ bị tổn thƣơng và ngƣời nghèo.

ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƢỜI NGHÈO THAY ĐỔI

Sự phát triển kinh tế đã kéo theo nhiều thay đổi về mặt xã hội. Đặc điểm của ngƣời

nghèo cũng thay đổi và trở nên phức tạp hơn. Nếu nhƣ trƣớc kia, ta có thể xem phần lớn

ngƣời nghèo là ngƣời sống ở nông thôn, làm việc trong ngành nông nghiệp, có trình độ học

vấn thấp và chỉ dựa vào hoạt động nông nghiệp để sinh sống, thì trong vòng 15 năm trở lại

đây, các đặc điểm này đã có nhiều thay đổi. Xã hội Việt Nam không còn thuần nhất nữa ; cấu

trúc xã hội và hệ thống tƣơng trợ thay đổi nhanh chóng. Vì thế, các chính sách công ban hành

trƣớc đó không hẳn còn phù hợp với thực tế mới.

Tỷ lệ hộ nghèo xuất thân từ ngƣời dân tộc thiểu số gia tăng đáng kể, từ 17,7% vào năm

1993 tăng lên đến 40,7% vào năm 2008 (VASS 2011). Đây là điểm nổi bật trong bức tranh

chung về tình hình nghèo khó ở Việt Nam vào năm 2011. Ngoài ra, còn có sự mất cân đối về

địa lý : Bắc Trung bộ, Tây nguyên và Trung bộ là những nơi tập trung phần lớn ngƣời nghèo

1 Xem phụ lục 1.

Page 8: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 8

(đây cũng chính là những nơi có nhiều ngƣời dân tộc thiểu số). Đông Nam Bộ và Đồng bằng

sông Hồng là hai khu vực có tỷ lệ ngƣời nghèo thấp nhất (tƣơng ứng là 0,8% và 3,8%).

Ngoài con số tuyệt đối về số lƣợng ngƣời nghèo, còn có sự gia tăng bất bình đẳng giữa nhóm

những ngƣời giàu nhất với nhóm những ngƣời nghèo nhất. Hiện tƣợng này diễn ra gần đây và

mang lại một số yếu tố mới. Tỷ lệ hộ nghèo giảm ở cả khu vực đô thị lẫn khu vực nông thôn,

nhƣng tốc độ giảm ở nông thôn (66,4% vào năm 1993 giảm còn 18,7% vào năm 2008) mạnh

hơn nhiều so với ở đô thị (25,% vào năm 1993 giảm còn 3,3% vào năm 2008). Nhƣ vậy,

nghèo ở đô thị là một dạng thức mới trong bức tranh nghèo ở Việt Nam, và đây chính là

điểm mà nghiên cứu này quan tâm đến. Thật vậy, vì nghèo ở Việt Nam có rất nhiều dạng,

nên cần xác định rõ từng dạng để đề ra các cách tiếp cận mới với các giải pháp giảm nghèo

mới.

NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP: QUẬN 8, TPHCM

TPHCM là một địa bàn rất tốt để nghiên cứu các biến đổi và tính phức tạp của các yếu tố liên

quan đến tình trạng nghèo. Là Trung tâm kinh tế, TPHCM cũng là nơi tập trung nhiều

nguồn lực và có tốc độ tăng trƣởng đô thị cao (từ năm 1999 đến năm 2009, tốc độ tăng dân

số đô thị trung bình là 3,6 % mỗi năm, UNDP 2010). Việc tập trung các hoạt động sản xuất ở

TPHCM cùng với tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao đặt ra vấn đề mối liên hệ giữa tăng trƣởng

kinh tế và giảm nghèo: tỷ lệ nghèo ở TPHCM giảm một phần là nhờ sự đi lên nói chung trong

xã hội hơn là nhờ các chính sách của nhà nƣớc, điều này cho thấy tác động của các chƣơng

trình giảm nghèo cũng còn mang tính tƣơng đối. Sự năng động và cơ hội phát triển kinh tế

làm tăng thêm sức hấp dẫn của TPHCM, đặc biệt là đối với ngƣời dân ở các tỉnh lân cận :

TPHCM là nơi ngƣời nhập cƣ tìm đến (theo ƣớc tính, số ngƣời nhập cƣ vào TPHCM là hơn

200.000 ngƣời/năm) với hy vọng có đƣợc cuộc sống tốt đẹp hơn. Mối liên hệ giữa tình trạng

nghèo và ngƣời nhập cƣ là một khía cạnh khác trong vấn đề nghèo và cần đƣợc nghiên cứu

sâu thêm.

Để giải quyết các thách thức về kinh tế và dân số, nhiều khoản đầu tƣ lớn đã đƣợc thực hiện

trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, một bộ phận ngƣời lao động

không tiếp cận đƣợc với các khoản đầu tƣ này. Đó là những ngƣời làm việc trong khu vực phi

chính thức, chiếm gần 50% việc làm, và nằm ngoài tầm bao phủ của hệ thống an sinh xã hội

chính thức. Một trong những đặc điểm chính của TPHCM là hiện nay Thành phố là nơi chứng

kiến và tạo ra các thay đổi về văn hóa và xã hội.

TPHCM là nơi tập trung những ngƣời thuộc tầng lớp giàu nhất và cũng là nơi sinh sống của

những ngƣời rất nghèo. Ngoài những biểu hiện nghèo thông thƣờng (nhà cửa lụp xụp, sống ở

vùng ven), ta còn thấy có những biểu hiện nghèo mới (việc làm bấp bênh, bệnh tật, mối đe

dọa của biến đổi khí hậu). Ngoài thu nhập thấp, nhiều biểu hiện khác của tình trạng

nghèo nhƣ chất lƣợng môi trƣờng sống, điều kiện làm việc, nhà ở tạm bợ, cảm thấy không

đƣợc an toàn, cũng đƣợc ghi nhận ở TPHCM và các quận nghèo của Thành phố. Do đó,

chúng tôi thấy sẽ rất thú vị khi tiếp tục các suy nghĩ đã có từ khoảng 10 năm nay về những

biểu hiện mới này.

Page 9: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 9

Địa bàn đƣợc chọn nghiên cứu là Quận 8, một quận còn tƣơng đối bị cô lập và đứng thứ

4 trong số những quận nghèo nhất của Thành phố (ngƣời nghèo chiếm 7,9% dân số toàn

quận2) và là quận nghèo nhất trong số các quận trung tâm. Quận 8 dƣờng nhƣ đã bị

« thiệt thòi » trong quá trình đô thị hóa và biến đổi kinh tế - xã hội: nền kinh tế của quận đã

chuyển từ thƣơng mại và giao thông thủy sang công nghiệp. Nhƣng công nghiệp chƣa thật

phát triển và ngành dịch vụ chƣa thật sự năng động. Mạng lƣới kênh, rạch trên địa bàn đã trở

thành rào cản và làm cho quận bị cô lập so với khu trung tâm Thành phố. Ngoài ra, Quận 8

cũng là nơi nhiều ngƣời nhập cƣ tìm đến. Ủy ban nhân dân (UBND) Quận 8 nhận thức đƣợc

những khó khăn về kinh tế và xã hội của một bộ phận đáng kể ngƣời dân trong quận. Mặc dù

Quận 8 đang triển khai thực hiện chƣơng trình quốc gia về giảm nghèo, nhƣng tác động trong

dài hạn của các hành động đã thực hiện vẫn chƣa nhƣ mong muốn. Vì thế, Quận 8 đề nghị

đƣợc hỗ trợ để thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo.

THÁCH THỨC

Tổ chức tƣơng trợ quốc tế (Tổ chức phi chính phủ) Triangle Génération Humanitaire (TGH)

và PADDI, Trung tâm dự báo và nghiên cứu đô thị phối hợp với Quận 8 để hỗ trợ quận trong

suy nghĩ thực hiện. Bằng việc tập trung vào một địa bàn cụ thể, nghiên cứu mong muốn hiểu

rõ hơn các vấn đề của tình trạng nghèo ở đô thị và các thành tố của nó nhằm hành động vì 3

mục tiêu: (1) hỗ trợ tốt hơn cho ngƣời nghèo nhất, (2) mang đến các hình thức hỗ trợ phù hợp

cho các hộ gia đình để giúp họ thoát nghèo và (3) chấm dứt tình trạng tái nghèo. Không có

tham vọng tìm đƣợc ngay giải pháp cho vấn đề phức tạp này, TGH, PADDI và Quận 8 đã

chọn nhân tố chính của nghiên cứu là ngƣỡng nghèo. Thật vậy, chúng tôi xuất phát từ yếu tố

trung tâm này vốn là yếu tố quyết định hiện nay xem một ngƣời có thuộc diện ngƣời nghèo

hay không. Ở TPHCM, ngƣỡng nghèo hiện nay là mức thu nhập 1.000.000 VND/ngƣời/tháng.

(Báo cáo của UNBD TPHCM).

Ngƣỡng nghèo do chính phủ xác định và các chính sách hỗ trợ tùy thuộc vào ngƣỡng này. Do

đó, cần nghiên cứu về cơ chế hỗ trợ để phân tích những trƣờng hợp đƣợc hỗ trợ phù hợp nhất

và xác định các nhu cầu cần đƣợc hỗ trợ trong tƣơng lai. Nhƣ vậy, ý tƣởng ở đây là cần phân

tích kỹ hiện trạng để xây dựng các chính sách một cách cụ thể hơn và xác định tốt hơn các

hoạt động hỗ trợ, nhằm giúp cho việc sử dụng ngân sách hỗ trợ cho ngƣời nghèo ở Quận 8 tốt

hơn và cải thiện rõ nét điều kiện sống của ngƣời dân.

Ngoài ra, việc chọn ngƣỡng nghèo là đầu vào nghiên cứu cũng cho phép đề cập một cách

tổng quát đến tình trạng nghèo ở đô thị, thậm chí có thể xem xét lại tiêu chí ngƣỡng nghèo,

vốn chỉ dựa trên duy nhất yếu tố thu nhập. Nếu các yếu tố phi tiền tệ (ô nhiễm, an toàn, việc

làm, điều kiện nhà ở, nguy cơ bị lạm dụng…) đƣợc xem xét một cách xác đáng trong đánh giá

về tình trạng nghèo, thì bức tranh nghèo ở đô thị có thể thay đổi một cách đáng kể (VASS,

2011).

2 Số liệu cuối năm 2010

Page 10: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 10

MỤC TIÊU

Nhờ vào hỗ trợ tài chính của Vùng Rhône-Alpes, TGH và PADDI tiến hành nghiên cứu theo

hƣớng này trong năm 2011 và 2012. Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM (HIDS) cũng tham

gia thực hiện nghiên cứu trong khuôn khổ các hoạt động của Viện về chủ đề nghèo ở đô thị và

đã hỗ trợ thực hiện khảo sát thực địa cũng nhƣ phƣơng pháp nghiên cứu. Chính quyền Quận 8

cũng tham gia vào nghiên cứu này (xây dựng đề cƣơng nghiên cứu, theo dõi khảo sát thực địa,

đọc và góp ý cho bản thảo, tham gia hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu). Nội hàm trong

thực tế của khái niệm « nghèo ở đô thị » sẽ đƣợc xác định thông qua nghiên cứu kinh tế - xã

hội này nhằm đề ra nhiều cấp độ can thiệp có thể đƣợc các chủ thể thụ hƣởng nghiên cứu này

thực hiện. Trƣớc hết là UBND Quận 8, nghiên cứu này giúp cho UBND Quận 8 nắm bắt thêm

về tình hình trên địa bàn. Kế đến là Vùng Rhône - Alpes, nghiên cứu này giúp cho Vùng

Rhône - Alpes xác định hƣớng hành động để tiếp tục hợp tác với TPHCM trong lĩnh vực hỗ

trợ phát triển. TGH, PADDI, HIDS và các chủ thể khác có liên quan đến mảng nghiên cứu –

hành động và triển khai thực hiện dự án cũng có thể sử dụng kết quả nghiên cứu này. Mỗi chủ

thể hành động ở mỗi cấp độ và khía cạnh khác nhau với các mục tiêu khác nhau (hành động

trên thực địa, nghiên cứu, xác định dự án) và thời hạn hành động cũng khác nhau (đề xuất các

dự án ngắn hạn, trung hạn và dài hạn). Nghiên cứu này mong muốn đáp ứng đƣợc yêu cầu của

các chủ thể nêu trên.

Mục tiêu là xác định các yếu tố chính của tình trạng nghèo, phân biệt rõ đặc điểm của

các nhóm hộ nghèo và đề xuất một số khuyến nghị nhằm cải thiện chính sách giảm

nghèo. Đặc biệt, nghiên cứu cũng sẽ xác định các chính sách công nên tập trung vào những

mảng nào để tạo đòn bẩy giúp các hộ gia đình thoát nghèo bền vững.

Trong phần một, chúng tôi sẽ trình bày bối cảnh thể chế và kinh tế ở TPHCM để hiểu rõ hơn

các xu hƣớng phát triển đô thị. Các đặc điểm của Quận 8 về mặt địa lý, dân số, kinh tế và đặc

biệt là ngƣời nghèo trên địa bàn quận cũng sẽ đƣợc trình bày. Ngoài ra, phƣơng pháp nghiên

cứu cũng sẽ đƣợc mô tả chi tiết.

Phần hai sẽ trình bày tổng quan về khuôn khổ hành động của nhà nƣớc, về các chính sách

giảm nghèo. Sau khi nhắc lại lịch sử chính sách giảm nghèo, các cơ chế hỗ trợ triển khai thực

hiện ở cấp quốc gia, cấp thành phố và cấp quận cũng nhƣ các chủ thể tham gia cải thiện điều

kiện sống của ngƣời dân cũng sẽ đƣợc mô tả cụ thể.

Để làm rõ thực tế cuộc sống của ngƣời nghèo ở Quận 8, các kết quả quan trọng nhất của cuộc

khảo sát thực địa sẽ đƣợc trình bày trong phần ba. Ngoài đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ

đƣợc khảo sát, phần này cũng trình bày các khía cạnh của tình trạng nghèo : thu nhập, việc

làm, giáo dục, y tế, đào tạo nghề, tín dụng, nhà ở, cơ sở hạ tầng, sự tham gia.

Trong phần bốn, chúng tôi sẽ trình bày một số kết luận chính rút ra từ nghiên cứu : các phân

tích tập trung vào các giải pháp và ngƣỡng nghèo, khoảng cách giữa các chính sách và việc

triển khai thực hiện. Điều này sẽ giúp đề ra một số khuyến nghị cho các chủ thể đang hoặc sẽ

hoạt động trên địa bàn Quận 8.

Page 11: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 11

1. TRÌNH BÀY VỀ BỐI CẢNH, QUẬN 8 VÀ

PHƯƠNG PHÁP

Các thành phố ở Việt Nam vừa là chứng nhân vừa là chủ thể của sự thay đổi ở Việt Nam hiện

nay. TPHCM, trung tâm kinh tế, nơi tập trung tăng trƣởng kinh tế và ngƣời nghèo, là

một địa bàn thích hợp để nghiên cứu các thay đổi về dân số, kinh tế và xã hội.

Trƣớc hết, phần giới thiệu này nhằm nhắc lại vị trí của TPHCM trong tổ chức thể chế và kinh

tế của cả nƣớc. Tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày địa bàn nghiên cứu ở Quận 8, một Quận

nghèo nằm trong khu vực Trung tâm Thành phố, nơi bức tranh nghèo ở đô thị sẽ đƣợc phân

tích dƣới nhiều góc độ khác nhau. Cuối cùng, các vấn đề chính và phƣơng pháp nghiên cứu

cũng sẽ đƣợc trình bày chi tiết.

1.1. BỐI CẢNH THỂ CHẾ VÀ KINH TẾ

1.1.1 TPHCM TRONG SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH VÀ LÃNH THỔ CỦA VIỆT NAM

CÁC CẤP HÀNH CHÍNH. Việt Nam có 63

tỉnh/thành phố trong đó có 5 thành phố trực

thuộc trung ƣơng (TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng,

Hải Phòng, Cần Thơ). Các tỉnh/thành phố là cấp

hành chính địa phƣơng lớn nhất ở Việt Nam và

đƣợc chia thành nhiều quận/huyện. Quận/huyện

sau đó lại đƣợc chia thành phƣờng/xã/thị trấn.

Phƣờng/xã/thị trấn tiếp tục đƣợc chia thành khu

phố và tổ dân phố, khu phố và tổ dân phố không

phải là cấp hành chính.

TPHCM có 7,4 triệu dân vào năm 20103,

trong đó có 6 triệu dân ở đô thị, chiếm 8,5%

dân số cả nƣớc. Thành phố sẽ đạt 10 triệu dân

vào năm 2020. TPHCM đƣợc chia thành 24

Quận/Huyện trong đó có 19 quận và 5 huyện.

Quận 8, địa bàn nghiên cứu, có 16 phƣờng.

Bốn cấp hành chính ở Việt Nam

3 Central population and housing census steering committee, GSO, 2010.

TRUNG ƯƠNG

Tỉnh - Thành phố (TPHCM)

Quận/Huyện (vd. Quận 8)

Phường (vd. Phường 14) / xã / thị trấn

Page 12: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 12

Bản đồ 1: cấu trúc hành chính của TPHCM

CƠ CẤU TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH Ở ĐỊA PHƢƠNG. Về mặt pháp lý, chính quyền địa phƣơng

là phân nhánh của chính quyền Trung ƣơng để tổ chức thực hiện các chính sách quốc

gia tại địa phƣơng và ngân sách của địa phƣơng chỉ là một phần của ngân sách Trung

ƣơng. Mô hình tổ chức của chính quyền địa phƣơng tuân theo mô hình tổ chức của chính

quyền Trung ƣơng, với các sở, ban ngành địa phƣơng tƣơng ứng với các Bộ ngành Trung

ƣơng (Tài chính, Kế hoạch - Đầu tƣ, Xây dựng, Y tế, Giáo dục, ...). Tuy nhiên, sự phát triển

gần đây của Việt Nam đã dẫn đến thay đổi dần dần của chính quyền địa phƣơng theo hƣớng

tăng cƣờng thẩm quyền và sự tự chủ cho cấp tỉnh/thành phố.

Là thành phố trực thuộc trung ƣơng, TPHCM chịu trách nhiệm về phần lớn các dịch vụ công

tại địa phƣơng (giao thông công cộng, cơ sở hạ tầng, y tế và giáo dục, cấp - thoát nƣớc, rác

thải,…).

Chính quyền địa phƣơng đƣợc tổ chức thành Hội đồng Nhân dân (cơ quan quyền lực nhà

nƣớc ở địa phƣơng) và Ủy ban Nhân dân (về mặt hành pháp). Trên thực tế, trách nhiệm tập

trung vào một số thành viên chủ chốt của cơ quan hành pháp (Chủ tịch UBND và các thành

viên của UBND).

Page 13: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 13

(Theo Albrecht, Hocquard, Papin, 2010)

Chủ tịch UBND Thành phố điều phối hoạt động của các Sở, ban ngành và UBND

quận/huyện. Hoạt động của các Sở, ban ngành đôi lúc còn chƣa có sự phối hợp chặt chẽ với

nhau ; các công cụ quản lý và chia sẻ thông tin còn ít đƣợc sử dụng.

Đảng Cộng sản và Mặt trận tổ quốc là các chủ thể ít đƣợc nhìn thấy hơn, nhƣng đóng

vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị. Mặt trận tổ quốc tập hợp các lực lƣợng, tổ

chức xã hội - nghề nghiệp và là cơ quan bổ trợ cho Đảng. Các tổ chức đoàn thể (Hội phụ nữ,

Hội cựu chiến binh…) đều có ở tất cả các cấp hành chính và góp phần triển khai thực

hiện các chính sách.

1.1.2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG

TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ MẠNH MẼ. Chính sách Đổi Mới (1986) đánh dấu bƣớc đầu của quá

trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng

XHCN. Từ năm 1990 đến năm 2010, kinh tế Việt Nam đã tăng trƣởng với tốc độ tăng

trung bình hàng năm là 7,3%, có giảm một chút trong các năm có khủng hoảng (1998,

2011) và thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng gần 15 lần, đạt 1.160 USD/ngƣời vào năm

20104.

Là quốc gia có thu nhập trung bình vào năm 2010, Việt Nam đặt ra mục tiêu trở thành nƣớc

công nghiệp vào năm 2020. Chính phủ đã đầu tƣ rất mạnh từ hơn 15 năm nay thông qua nhiều

chƣơng trình giảm nghèo. Thành công trong công tác giảm nghèo là rất đáng ghi nhận. Các dữ

liệu cho thấy tỷ lệ nghèo đã giảm từ 58,1% vào năm 1993 còn 14,5% vào năm 2008. Các tiến

bộ đã thực hiện nhằm đạt đƣợc các mục tiêu Phát triển của Thiên niên kỷ. Các bất bình đẳng

chƣa quá sâu, mặc dù có xu hƣớng gia tăng (hệ số Gini : 0,385). Hầu hết các đô thị là khu

vực thụ hƣởng nhiều nhất từ sự tăng trƣởng này vì đô thị cũng là nơi tập trung nhiều

4 GDP năm 2010: 106 tỉ USD; GDP bình quân đầu ngƣời năm 2010: 1.160 USD (Ngân hàng Thế giới

http://data.worldbank.org/country/vietnam). 5 Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS), 2008.

•Tổng bí thư và Bộ chính trị; Ban chấp hành Trung Ương Đảng; Ủy ban thường vụ Quốc hội; Thủ tướng

Đảng / Quốc hội/Chính phủ

•Đảng (Bí thư thành ủy, Ban thường vụ Thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ Tp)

•UBND (Chủ tịch, Thường trực Ủy ban ;) TPHCM

•Đảng (Bí thư; Ban thường vụ quận ủy, Ban chấp hành đảng bộ quận)

•UBND (Chủ tịch ; Ban Thường trực ; ) Quận/Huyện

•Đảng

•UBND Phường/xã/thị trấn

Page 14: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 14

nhất các bất bình đẳng xã hội. Ngƣời nghèo cũng là ngƣời chịu tác động mạnh nhất của các

biến động về kinh tế.

Thật vậy, trong những năm gần đây, Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn biến động về kinh

tế vĩ mô : lạm phát ở mức hai con số, phá giá đồng nội tệ, nhà đầu tƣ quốc tế mất lòng tin, rút

vốn đầu tƣ. Mức nợ công (42% GDP) đƣợc Ngân hàng Thế giới đánh giá là ở ngƣỡng trung

bình và tƣơng tự với các nƣớc khác trong khu vực ASEAN (Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á).

Tốc độ tăng trƣởng cao của Việt Nam dựa trên các yếu tố tích cực nhƣ sự phát triển đô thị, ổn

định chính trị, giá nhân công thấp, chỉ số giáo dục cơ bản tốt (tỷ lệ ngƣời biết đọc, biết viết là

92,5%). Tuy nhiên, sự tăng trƣởng này cũng làm lộ rõ một số vấn đề mới về cơ cấu, đặc biệt

là về chất lƣợng tăng trƣởng và tính bền vững của tăng trƣởng : ô nhiễm nặng, thiếu đa dạng

hóa, giá trị gia tăng trong hàng xuất khẩu chƣa cao, tính cạnh tranh bị đe dọa do sản xuất điện

sẽ không đáp ứng đƣợc nhu cầu trong tƣơng lai, chi phí vận tải và giá bất động sản tăng cao,

thiếu nhân lực có chuyên môn,…

CƠ CẤU KINH TẾ. Sự phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào kinh tế nhà nƣớc. Hiện nay, kinh tế

nhà nƣớc chiếm hơn 1/3 GDP, 50% đầu tƣ toàn xã hội, 50% vốn tín dụng và khoảng 10% số

việc làm (Albrecht, Hocquard, Papin, 2010). Sự trổi dậy của khu vực kinh tế tƣ nhân năng

động tạo ra một đầu tàu mới cho tăng trƣởng trong những năm gần đây. Kinh tế tƣ nhân

đƣợc tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thông qua việc tái cơ cấu khu vực kinh tế nhà

nƣớc để nhà nƣớc chỉ tập trung vào các ngành « chiến lƣợc ». Điều này đƣợc thể hiện cụ

thể bằng việc số doanh nghiệp tƣ nhân đƣợc thành lập mới và số vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc

ngoài tăng lên.

Nông nghiệp vẫn còn là lĩnh vực kinh tế chủ đạo của Việt Nam và cũng đã có nhiều thay đổi,

năng suất lao động tăng cao. Điều này giúp ngành nông nghiệp trở thành ngành xuất khẩu. Từ

năm 1995 đến năm 2005, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP đã giảm từ 27% xuống

còn 21%, trong khi đó tỷ trọng ngành công nghiệp tăng từ 29% lên 41%. Các sản phẩm

xuất khẩu chủ yếu của ngành công nghiệp chế tạo là may mặc, giày dép và gỗ.

Kinh tế phi chính thức là một mảng khá quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và góp phần

đáng kể vào sự năng động của nền kinh tế nhờ vào chi phí thấp và khả năng dễ thay đổi, linh

hoạt. Ở Hà Nội và ở TPHCM, kinh tế phi chính thức tạo ra 50% số việc làm trong các ngành

thƣơng mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.

ĐẦU TƢ CÔNG Ở ĐỊA PHƢƠNG. Quá trình chuyển đổi kinh tế đi liền với việc tổ chức lại thể

chế, đặc biệt là công tác quản lý tài chính công. Quốc hội phê duyệt ngân sách, kể cả việc

phân bổ ngân sách cho các địa phƣơng. Hiện nay, đầu tƣ công do chính quyền địa phƣơng

thực hiện chiếm 62% so với 42% cách đây 15 năm.

Các nguồn lực ở địa phƣơng gồm thuế (tiền sử dụng đất, thuế đất, thuế chuyển nhƣợng quyền

sử dụng đất, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân), phí và lệ phí.

Chính quyền địa phƣơng giữ lại một phần ngân sách thu đƣợc và phân bổ cho các hoạt

Page 15: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 15

động của mình. Tiền sử dụng đất là một nguồn thu lớn của những địa phƣơng năng

động nhƣ TPHCM.

TPHCM, ĐẦU TÀU KINH TẾ. Theo Quyết định 22/2010/QĐ-UBND phê duyệt Chƣơng trình

giảm hộ nghèo, tăng hộ khá của TPHCM giai đoạn 2009 – 2015, tăng trƣởng kinh tế của

TPHCM trong giai đoạn 2006 – 2010 đƣợc dự báo là khoảng 12%/năm, và khoảng 11%/năm

cho giai đoạn 2011 – 2015. Tổng kim ngạch xuất khẩu (không kể dầu thô) đạt 11 tỷ USD

(năm 2010) và 26 tỷ USD (năm 2015). Theo GSO, thu nhập bình quân đầu ngƣời của

TPHCM đã đƣợc cải thiện trong những năm gần đây và tăng từ 10,8 triệu vnd/ngƣời/năm vào

năm 2002 lên 32,8 triệu vnd/ngƣời/năm vào năm 2010, tức khoảng 1.600 USD/ngƣời/năm.

TPHCM phấn đấu đạt thu nhập bình quân đầu ngƣời 6.000 USD/ngƣời/năm vào năm 2020.

Cơ cấu việc làm ở TPHCM không phản ánh cơ cấu việc làm ở quy mô quốc gia: 2% số

việc làm trong ngành nông nghiệp, 36% trong ngành công nghiệp và 62% trong ngành

dịch vụ. Mỗi năm, có từ 230.000 đến 240.000 ngƣời có đƣợc việc làm trong đó có 120.000 –

150.000 việc làm mới. Tỷ lệ thất nghiệp là 5,5% vào năm 2008, và mục tiêu là giảm còn 5%

vào năm 2010 và 4% vào năm 2020.

1.1.3. SỰ NĂNG ĐỘNG ĐÔ THỊ Ở TPHCM

TĂNG TRƢỞNG DÂN SỐ VÀ ĐÔ THỊ. Những thay đổi quan trọng về dân số đi liền với các

chuyển biến về kinh tế. Năm 2010, dân số của Việt Nam là 86,9 triệu ngƣời6, với tốc độ tăng

dân số hàng năm vào khoảng 1,2 %. Tăng dân số mang lại lợi ích cho các khu vực: đô thị,

hai vùng đồng bằng, vùng ven biển miền Trung và khu vực Đông Nam Bộ. Sự mở rộng

của các thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn, mang dáng dấp của bùng nổ đô thị. Việc cải

cách đất đai đã đƣợc tiến hành từng bƣớc vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 (đất

nông nghiệp và đô thị). Sau đó, Luật đất đai năm 2003 đã góp phần thúc đẩy các giao dịch bất

động sản. Những yếu tố này đã tạo thuận lợi cho sự phát triển đô thị nói trên.

Tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 23,7% vào năm 1999 lên 29,6% vào năm 2009, tức 3,4%/năm. Ở

Vùng Đông Nam Bộ, dân số đô thị tăng từ 30% lên 57% trong giai đoạn từ 1999 đến

2009 nhờ vào sức hút của TPHCM. Trên quy mô cả nƣớc, 62,7% dân số đô thị tập trung ở 5

thành phố lớn (TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ). Tuy Việt Nam vẫn còn là

một nƣớc có tỷ lệ đô thị hóa thấp so với các nƣớc ở khu vực Đông Nam Á và tuy tăng trƣởng

đô thị trong giai đoạn 1999 đến 2009 chủ yếu là do việc sáp nhập địa giới hành chính, nhƣng

áp lực lên cơ sở hạ tầng đô thị vẫn ngày càng tăng và trong tƣơng lai sẽ còn tăng hơn

nữa. Theo Quyết định 445/QĐ-TTg, ngày 7 tháng 4 năm 2009, dân số đô thị sẽ đạt 38% vào

năm 2015 và 45% vào năm 2020.

Sự gia tăng dân số kéo theo việc mỗi năm có khoảng 1 triệu thanh niên tham gia thị

trƣờng lao động và các thành phố lớn nhƣ TPHCM là nơi thu hút ngƣời dân không có

việc làm ở nông thôn. Từ năm 1989 đến năm 2009, dân số thƣờng trú ở TPHCM tăng từ 3,92

triệu lên 7,12 triệu. Nếu trong giai đoạn 1979 – 1989, tốc độ tăng dân số ở các quận vào

6 Ngân hàng Thế giới http://data.worldbank.org/country/vietnam.

Page 16: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 16

khoảng 2%, thì trong giai đoạn 1989 – 1999, tốc độ gia tăng dân số cơ học ở các quận rất cao.

Trái lại, từ cuối thập niên 1990, ta thấy có hiện tƣợng tái phân bố dân cƣ từ khu Trung

tâm ra vùng ven. Cụ thể, dân số ở các quận thuộc khu Trung tâm lịch sử giảm, trong khi dân

số ở các quận vùng ven tăng. Khu Trung tâm vẫn là nơi có mật độ dân số cao nhất, lớn hơn

15.000 ngƣời/m2.

Bản đồ 2: phân bổ dân số đô thị ở TPHCM năm 2009

Page 17: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 17

QUY CHẾ CƢ TRÖ VÀ « DÂN SỐ VÃNG LAI »7. Khái niệm thƣờng trú liên quan đến hệ thống

hành chính về đăng ký cƣ trú. Mỗi phƣờng đƣợc chia thành nhiều khu phố và mỗi khu phố có

nhiều tổ dân phố. Ở khu vực nội thành, mỗi tổ dân phố có khoảng từ 30 đến 100 hộ. Mỗi gia

đình có một sổ hộ khẩu. Trên lý thuyết, việc thay đổi địa chỉ cƣ trú phải đƣợc khai báo

cho chính quyền nơi ở cũ và chính quyền nơi ở mới. Có 4 dạng cƣ trú : từ KT1 đến KT48.

Các hộ sống trong một tổ đƣợc xếp vào một trong bốn dạng (KT1, KT2, KT3 và KT4).

Những ngƣời thuộc diện KT3 và KT4 chỉ đƣợc ghi nhận sau khi đăng ký với chính quyền địa

phƣơng.

Luật cƣ trú năm 20069 đã giảm đáng kể các điều kiện để có hộ khẩu thƣờng trú. Việc có hộ

khẩu thƣờng trú vẫn còn đƣợc hƣởng một số thuận lợi trong cuộc sống hàng ngày, nhƣng các

thuận lợi gắn với hộ khẩu thƣờng trú đã giảm bớt. Trong điều kiện đó, nhiều ngƣời quyết định

không làm các thủ tục cần thiết để hợp pháp hóa tình trạng cƣ trú của mình ; một số ngƣời

khác không muốn có hộ khẩu thƣờng trú ở thành phố vì có thể sau này họ sẽ trở về quê.

(Gubry & al., 2011).

Do đó, ngoài dân số thƣờng trú ở đô thị, còn có thêm một bộ phận dân số sống ở thành

phố, tham gia vào nền kinh tế đô thị, sản xuất, tiêu dùng, sử dụng cơ sở hạ tầng và dịch

vụ công, mà ta không biết rõ số lƣợng là bao nhiêu. Phần lớn trong số họ có lẽ làm việc

trong khu vực phi chính thức và có thể chiếm phần đông trong số những ngƣời nghèo ở

đô thị. Phần lớn những ngƣời này không đƣợc tính đến trong các số liệu thống kê chính thức.

Ở TPHCM, theo ƣớc tính, có ít nhất 15 % dân số là ngƣời nhập cƣ từ nông thôn lên, không có

quy chế cƣ trú hợp pháp và làm nghiêm trọng thêm tình hình nhà ở phi chính thức. Việc đánh

giá hiện tƣợng này và đƣa nó vào trong các chính sách là một điều kiện để đảm bảo công

tác quản lý và sự phát triển của thành phố.

7Dân số vãng lai là những người sống một khoảng thời gian ở thành phố và một khoảng thời gian ở

quê. Ta không biết chính xác lượng dân số vãng lai, nhưng có cơ sở để ước tính đây là một lượng lớn và phần lớn trong số đó sống một khoảng thời gian khá dài trong năm ở thành phố. Những người này

không được thống kê trong các cuộc điều tra dân số. Vấn đề nằm ở sự khác biệt về quan điểm giữa

nhân viên điều tra dân số (họ tuân theo yêu cầu là phải thống kê tất cả những người thường trú từ 6 tháng trở lên, họ lập luận dưới góc độ “tình trạng cư trú”) và người dân (một số người khẳng định họ

không phải là người thường trú vì họ còn hộ khẩu ở quê, họ lập luận dưới góc độ “tình trạng đăng ký

cư trú”). Do đó, các cuộc điều tra dân số ở Việt Nam không tính đến những người thuộc dạng “vãng

lai”. (Gubry & al., 2011, p.16). 8 KT là viết tắt của từ « Kiểm tra ». Có 4 dạng KT (Gubry & al., 2011).

KT1: ngƣời thƣờng trú là ngƣời sống ở nơi đăng ký hộ khẩu thƣờng trú;

KT2: có 2 dạng :

- ngƣời sống ở một phƣờng, nhƣng đăng ký hộ khẩu thƣờng trú ở một phƣờng khác cùng quận ;

- ngƣời sống ở một quận, nhƣng đăng ký hộ khẩu thƣờng trú ở quận khác ;

KT3: ngƣời tạm trú trong một thời gian dài (trên thực tế là có xu hƣớng ở lâu dài) ;

KT4: ngƣời tạm trú trong một thời gian ngắn hoặc vãng lai (sẽ đi khỏi nơi tạm trú). 9 Luật cƣ trú đã đƣợc phiên họp thứ 10, quốc hội khóa 11 thông qua và ngày 29 tháng 11 năm 2006, có

hiệu lực vào tháng 7 năm 2007.

Page 18: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 18

CÁC ĐỊNH HƢỚNG CHÍNH TRONG ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG

TPHCM

Quy hoạch chung xây dựng TPHCM năm 1998 đã đƣợc điều chỉnh và đƣợc Thủ tƣớng phê

duyệt vào tháng 1 năm 2010. Tầm nhìn trong Đồ án này đƣợc mở rộng về thời gian, đến năm

2025 và về không gian, có tính đến sự phát triển của các tỉnh lân cận TPHCM.

Bản đồ 3: Quy hoạch chung xây dựng TPHCM đến năm 2025

Trung tâm Thành phố sẽ bao gồm khu trung tâm lịch sử và khu đô thị mới Thủ Thiêm, bốn

trung tâm phụ cũng sẽ đƣợc phát triển. Đô thị hóa sẽ đƣợc tập trung ở 4 hành lang chính : phát

triển đô thị mật độ cao ở khu vực phía Đông, dọc theo đƣờng cao tốc TPHCM – Long Thành

– Dầu Giây và dọc theo quốc lộ 1 và hƣớng phía Nam, dọc đƣờng Nguyễn Hữu Thọ ra cảng

Hiệp Phƣớc. Các dự án đô thị lớn nhƣ Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu Nam Sài Gòn, Khu đô

thị Tây Bắc, dọc theo bờ sông Sài Gòn sẽ thu hút nhiều nhà đầu tƣ và tạo ra diện mạo mới cho

Thành phố. Năm tuyến metro đang đƣợc nghiên cứu xây dựng cũng sẽ tăng cƣờng năng lực

vận tải hành khách công cộng của Thành phố.

TPHCM đang quy hoạch, mở rộng đô thị, lập các khu đô thị mới, xây dựng và cải tạo cơ sở

hạ tầng kỹ thuật và xã hội để đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân. 1/3 vốn đầu tƣ là từ ngân sách.

Tuy nhiên, sự phát triển cơ sở hạ tầng và công trình công cộng vẫn còn thấp so với nhu

cầu của nền kinh tế thị trƣờng và cần phải huy động nguồn tài chính lớn, đặc biệt là trong

các lĩnh vực cấp nƣớc, xử lý rác và môi trƣờng.

Page 19: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 19

Bốn xu hƣớng đƣợc ghi nhận:

- « Cải tạo » khu Trung tâm : xóa bỏ các khu nhà ở lụp xụp dọc theo kênh, rạch và tái

định cƣ ngƣời dân ra vùng ven (ví dụ : dự án Nhiêu Lộc-Thị Nghè);

- Giảm mật độ, đặc biệt là ở khu Trung tâm, nơi có mật độ rất cao;

- Quyết tâm « quốc tế hóa » và « dịch vụ hóa » khu Trung tâm, với mục tiêu đƣa Hà Nội

và TPHCM trở thành các « thành phố quốc tế »;

- Các chƣơng trình xây dựng ở vùng ven : vùng ven của TPHCM là nơi phát triển các

chƣơng trình xây dựng các khu dân cƣ (Khu Phú Mỹ Hƣng « Nam Sài Gòn » Quận 7,

khu Thủ Thiêm, Quận 2).

Các xu hƣớng chính và tác động đối với TPHCM

(Theo ITS Consultancy, HIDS 2011)

1.1.4. ĐÔ THỊ HÓA VÀ TÌNH HÌNH NGHÈO Ở TPHCM

Di dân, phát triển đô thị ở vùng ven chƣa có cơ sở hạ tầng đầy đủ, phát triển kinh tế đã

dẫn đến nhiều biến đổi về cơ cấu kinh tế và xã hội của TPHCM. Các hộ nghèo rất đa

dạng: hộ thành thị/nông thôn, ngƣời nhập cƣ, hộ gia đình đông con, hộ có nhiều ngƣời bị

bệnh, khuyết tật…Tác động của nghèo đến các hộ này cũng khác nhau.

Đô thị hóa nhanh cùng với những thuận lợi về mặt khí hậu, thời tiết tạo cho thành phố Hồ Chí

Minh trở thành miền đất hứa cho ngƣời dân từ các tỉnh phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên

Việt Nam. Từ sau những năm chín mƣơi, làn sóng ngƣời nhập cƣ ào ạt đổ về thành phố, họ

sống trong những khu nhà trọ lụp xụp hay khá hơn là mua đất và định cƣ ở những vùng ven.

Điều này làm cho cơ sở hạ tầng đô thị không đáp ứng đủ nhu cầu.

•Năm 2050, gần 20% dân số của Việt Nam và của TPHCM sẽ hơn 65 tuổi, điều này dẫn đến tỉ lệ phụ thuộc tăng lên

Thay đổi về dân số

•Theo WB, tốc độ tăng trưởng trung bình của Việt Nam sẽ là 5,8% cho đến năm 2050, và 6,6% đối với TPHCM

Tăng trưởng kinh tế

•Tỉ lệ tăng hàng năm 2000 - 2009 : xe gắn máy 11,2%, xe hơi cá nhân : 13,5%, điều này làm tăng ùn tắc giao thông và nhu cầu giao thông công cộng có sức chở lớn.

Gia tăng tỉ lệ cơ giới hóa

•Xu hướng hiện đại hóa đe dọa các di sản kiến trúc, cuộc sống cộng đồng và có thể ảnh hưởng đến đặc trưng của thành phố.

Thách thức và nguy cơ đồng hóa các thành phố

•Tỉ lệ đô thị hóa ở Việt Nam vẫn còn thấp, 28% nhưng có thể vượt 60% vào năm 2050. TPHCM đón nhận thêm 200.000 người nhập cư mỗi năm

Đô thị hóa

•Xuất nhập khẩu tăng mạnh hơn GDP, dấu hiệu cho thấy Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới

Toàn cầu hóa

•Theo OECD, TPHCM là một trong 5 thành phố có nguy cơ bị ngập cao nhất do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu

Page 20: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 20

Nhiều nghiên cứu về tình hình nghèo đã chứng tỏ nghèo ở đô thị phức tạp hơn và

thƣờng nghiêm trọng hơn so với ở nông thôn, nơi sự giúp đỡ lẫn nhau trong gia đình

đóng vai trò quan trọng. Ngoài yếu tố thành phần gia đình, còn có các yếu tố khác mang

tính đặc trƣng của tình trạng nghèo ở đô thị : nơi ở, tiếp cận các dịch vụ và cơ sở hạ tầng, nhà

ở bấp bênh. Do đó, cần lồng ghép vào tiêu chí kinh tế, các tiêu chí khác để có thể đánh giá

tình trạng nghèo một cách toàn diện hơn, ví dụ nhƣ :

- Sống ngoài lề xã hội (sống dọc theo kênh rạch, sống trên tàu),

- Bị phân biệt về mặt xã hội (ngƣời nhập cƣ, sống trên tàu, ngƣời khuyết tật, ngƣời già,

ngƣời bệnh, ngƣời liên quan đến tệ nạn xã hội, ngƣời mù chữ…),

- Mức độ dễ bị tổn thƣơng (về bệnh tật, nợ nần, khủng hoảng gia đình…),

- Việc làm bấp bênh,

- Điều kiện môi trƣờng (ô nhiễm),

- Chƣa tham gia vào các hoạt động xã hội,

- Không đƣợc bảo đảm an toàn về đất đai, nhà cửa (tái định cƣ…).

Bản đồ 4: Tỷ lệ nghèo ở TPHCM năm 2009

PADDI, 2012, Theo dữ liệu của UBND TPHCM năm 2009 (ngưỡng nghèo là 12 triệu vnd/người/năm)

Page 21: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 21

Trên địa bàn TPHCM, tỷ lệ hộ nghèo ở các quận nội thành và các huyện ngoại thành là

khác nhau: tỷ lệ hộ nghèo ở nội thành là khoảng 8%, trong khi đó ở ngoại thành là 30%.

Hơn nữa, sự phân bổ này theo dạng vết dầu loang với tâm nằm ở các quận trung tâm lịch sử

(Quận 1, Quận 3, Quận 5…) nơi có tỷ lệ hộ nghèo khoảng 4% đến 6%, sau đó đến các quận

gần khu Trung tâm nhƣ Quận 10, Quận 11, Quận 8, Quận Phú Nhuận, Quận Gò Vấp…và cuối

cùng là đến các quận ven nhƣ Thủ Đức, Quận 9, 12 và 2 nơi có tỷ lệ hộ nghèo khoảng từ 10%

đến 20%.

TPHCM, trung tâm kinh tế, nơi có sự biến đổi đô thị mạnh mẽ và thu hút rất nhiều

ngƣời nhập cƣ: thách thức về dung hòa giữa phát triển kinh tế và giảm nghèo;

Vai trò của chính quyền cấp tỉnh/thành phố ngày càng quan trọng trong việc triển

khai thực hiện các chính sách phát triển;

Biến đổi đô thị, cần cải thiện cơ sở hạ tầng.

1.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA QUẬN 8

Theo báo cáo Quy hoạch chung xây dựng Quận 8 đến năm 2020, Viện Quy hoạch đô thị TPHCM và

Quyết định 706/QĐ-UBND ngày 4 tháng 2 năm 2009 về việc ban hành Đề án thực hiện chương trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Quận 8 (giai đoạn 2009 – 2011, định hướng đến 2015 – 2020)

1.2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH VỀ DÂN SỐ

Quận 8 nằm ở khu vực Tây – Nam của TPHCM, phía Đông giáp với Quận 7 (theo rạch Ông),

phía Nam và phía Tây giáp với Huyện Bình Chánh và phía Bắc giáp với quận 5 và 6. Với diện

tích 19,18 km2 (2009), Quận 8 trải dài từ Đông sang Tây, dọc theo hai kênh – Bến Nghé-

Tàu Hủ và Kênh Đôi – và là một trong những quận đang đô thị hóa với tốc độ nhanh,

chịu ảnh hƣởng của sự phát triển của khu Nam Sài Gòn (huyện Bình Chánh, Quận 7).

Quận 8 có 16 phƣờng và dân số là 411.574 ngƣời (30/06/2010). Từ sau đợt điều tra dân số

năm 1979, tỷ lệ dân số của quận 8 trong tổng dân số đô thị ở TPHCM không ngừng tăng lên.

Từ những năm 1990, dân số Quận 8 tăng mạnh10

. Tỷ lệ tăng dân số trong giai đoạn 2006-2010

là khoảng 3%. Mật độ trung bình lớn hơn 20.000 ngƣời/km², tƣơng đối thấp hơn so với các

quận ở khu trung tâm (27.000 ngƣời/km²). Có sự mất cân đối lớn giữa 16 phƣờng. Thật vậy,

các phƣờng 1, 2, 3, 8, 9, 10, 12, 13 và 14, nằm gần khu Trung tâm, phát triển năng động hơn

(tốc độ tăng trƣởng từ 1% đến 2%/năm) và có mật độ dân số cao (từ 35.000 đến gần 90.000

ngƣời/km²). Các phƣờng nằm ở phía Nam kênh Đôi và phía Tây Nam của Quận, có nhiều đất

nông nghiệp, có mật độ dân số thấp hơn (phƣờng 7 : 400 ngƣời/km²).

10

2,42%/năm từ 1989 - 1999, 1,6%/năm từ 1999 - 2006 (GSO, 1989, 1999).

Page 22: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 22

Bản đồ 5: phân bổ dân số của quận 8

Hơn 65% số hộ có từ 4 nhân khẩu trở lên (trong đó 7,5% số hộ có hơn 10 nhân khẩu). 21%

dân số dƣới 14 tuổi và mỗi năm, 14.000 ngƣời tham gia thị trƣờng lao động. Ngƣời nhập cƣ

dƣới 5 năm chiếm 11% tổng dân số của quận. Cƣ dân của Quận 8 đông nhất là ngƣời Kinh

(chiếm khoảng 85,4%), kế đến là ngƣời Hoa (14,3%) có mặt ở Quận 8 từ rất sớm. Ngoài ra,

còn có ngƣời Chăm, Khmer (0,3%).

Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 73,04% dân số toàn quận. Lực lƣợng này gồm công nhân

tự đào tạo và lao động có tay nghề (16%), kỹ thuật viên trung cấp chuyên nghiệp, ngƣời có

trình độ đại học (8.5%) và lao động phổ thông không có tay nghề (62%).

Quận 8 là quận duy nhất ở đô thị có mạng lƣới kênh, rạch phục vụ giao thông đƣờng

thủy dày đặc. Trƣớc kia, mạng lƣới này đóng góp lớn cho sự phát triển của Quận,

nhƣng hiện nay nó đƣợc xem là rào cản và các tiềm năng của nó chƣa đƣợc khai thác.

Page 23: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 23

Bản đồ 6: mạng lưới đường thủy ở Quận 8

Tổng chiều dài của mạng lƣới kênh, rạch là 106 km, với 21 đƣờng nƣớc và chiếm hơn 13%

diện tích của Quận. Tàu, thuyền đều qua lại đƣợc trên phần lớn các kênh, rạch ở đây : sông

Chợ Đệm – Bến Lức, Cần Giuộc, kênh Đôi, kênh Tẻ, kênh Tàu Hủ - Lò Gốm, rạch Ông Lớn,

Xóm Củi…Theo đánh giá của Viện quy hoạch đô thị TPCHM, mạng lƣới kênh rạch là một

thế mạnh của Quận 811

: « Mạng lưới kênh rạch cho phép phát triển giao thông đô thị bằng

đường thủy và quy hoạch công viên cũng như không gian thư giãn. Quận 8 cũng là địa bàn có

vị trí chiến lược, là nút giao thông đường bộ và đường thủy. Ngoài ra, các kho hàng, bến bãi

trên địa bàn tạo thành quỹ đất dự trữ rất tốt cho sự phát triển hiện nay và trong tương lai của

Quận 8. »

Tuy nhiên, chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới và thủy triều, và với độ cao địa hình chỉ từ

0,5m đến 2m, nên Quận 8 là một trong những quận có nguy cơ bị ngập nặng nhất. Lƣợng

mƣa trung bình hàng năm là 1.743 mm và đỉnh triều dao động từ 1,36 m đến 1,46 m. Các khu

vực có nguy cơ bị ngập lớn nhất nằm dọc theo kênh Tàu Hủ, dọc theo đƣờng Phạm Thế Hiển

và chủ yếu nằm ở phƣờng 15.

Kênh Tàu Hủ và đại lộ Võ Văn Kiệt tạo nên ranh giới về mặt địa hình và tâm lý giữa

Quận 8 với các quận có hoạt động thƣơng mại sầm uất (quận 1 và quận 5) và không tạo thuận

lợi cho việc giao thƣơng giữa hai bờ kênh. Rào cản thứ hai là kênh Đôi, chia quận 8 thành hai

khu vực : khu vực phía Bắc hƣớng về Trung tâm thành phố ở điểm phía Đông, và chƣa đƣợc

kết nối tốt với phần còn lại của thành phố ở khu vực trung tâm và phía Tây ; phần phía Nam,

giáp với quận 7 ở phía Đông, nơi có sự phát triển nhanh, phần còn lại chuyển tiếp với khu vực

đô thị của huyện Bình Chánh và có triển vọng đô thị hóa mạnh mẽ.

11 Phỏng vấn tháng 9 năm 2011.

Page 24: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 24

1.2.2. SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CƠ CẤU KINH TẾ: BIẾN ĐỔI VỀ KHÔNG GIAN VÀ KINH TẾ - XÃ

HỘI

Nằm giữa khu Trung tâm Thành phố đầy năng động, hƣớng đến phát triển dịch vụ và khu

Nam Sài Gòn, nên không gian đô thị của Quận 8 đã có nhiều biến đổi trong vòng 15 năm gần

đây. Từ 1996 đến 2006, diện tích đất nông nghiệp đã giảm một nửa (từ 28% còn 15%) để

chuyển thành đất ở (từ 26% lên 38%) và đất công nghiệp (từ 4% lên 10%). Sự biến đổi

này thể hiện quá trình đô thị hóa và thay đổi về kinh tế-xã hội theo hƣớng tăng cƣờng hoạt

động thƣơng mại, dịch vụ và công nghiệp. Năm 2008, tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh

vực thƣơng mại – dịch vụ là 69%, công nghiệp 31%. Tỷ lệ bình quân hộ kinh doanh hoạt

động trong lĩnh vực thƣơng mại là 54%, dịch vụ 21% và công nghiệp 25%. Hoạt động nông

nghiệp (lúa và hoa màu) giảm (năng suất thấp) và chủ yếu tập trung ở các phƣờng 7, 15 và 16.

Hiện nay, một phần lớn đất nông nghiệp đƣợc chuyển đổi mục đích sử dụng để phục vụ cho

các dự án lớn.

Thƣơng mại: doanh thu thƣơng mại chiếm tỷ trọng bình quân 66% tổng doanh thu trên

địa bàn12

. Thƣơng mại và dịch vụ chủ yếu đáp ứng các nhu cầu tại chỗ, ở khu vực lân

cận, đƣợc phát triển dọc theo các tuyến đƣờng và tuyến kênh, rạch.

Hoạt động thƣơng mại chủ yếu tập trung ở 16 chợ13

đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân địa

phƣơng, với thu nhập thấp và không ổn định.

12

Năm 2008, doanh thu thƣơng mại đạt 18.830,69 tỉ đồng, tăng 45% so với trung bình trong giai đoạn

2006 – 2008. 13

16 chợ gồm : 01 chợ đầu mối, 03 chợ loại II và 12 chợ loại III), tổng số sạp kinh doanh là trên 4.349 (chợ Bình Điền có trên 1.000 sạp). Bình quân, mỗi chợ phục vụ cho 24.015 ngƣời (tỷ lệ này tƣơng đối

cao), nhƣng hiệu suất sử dụng mặt bằng kinh doanh không cao do : phần lớn dân cƣ trên địa bàn quận

8 có mức sống thấp, sức mua kém; công tác quản lý nhà nƣớc chƣa thật sự hiệu quả; các phƣờng và cơ

quan chức năng chƣa kiên quyết xử lý các trƣờng hợp lấn chiếm lòng lề đƣờng; hệ thống trung tâm thƣơng mại, siêu thị phát triển ở các quận lân cận.

Hình 1

Cơ sở công nghiệp bị

bỏ hoang ở Quận 8.

Có rất nhiều cơ sở

khác cũng ở tình

trạng tương tự. Đây

là quỹ đất rất lớn và

có thể đưa vào phục

vụ phát triển đô thị

trong các thập kỷ

tới.

Page 25: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 25

Dịch vụ: trong thời gian qua, do chƣa đƣợc sự quan tâm đúng mức, nên hoạt động dịch vụ

trên địa bàn quận 8 chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng của quận. Tỷ trọng ngành dịch

vụ còn thấp, chiếm 7,34% tổng doanh thu của quận14

và tốc độ tăng trƣởng hàng năm là

34,33%. Dịch vụ chủ yếu tập trung vào ngành : ăn uống chiếm 3,27%, vận tải chiếm 23,89%,

các dịch vụ khác chiếm 72,84% bao gồm : dịch vụ kho bãi, tin học, môi giới địa ốc, lƣu

trú…trên tổng doanh thu ngành dịch vụ. Mạng lƣới dịch vụ do các hộ kinh doanh chiếm tỷ

trọng lớn. Các văn phòng môi giới bất động sản (gần 200 đơn vị) và khách sạn cũng đƣợc

phát triển trong thời gian gần đây.

Công nghiệp: hoạt động công nghiệp chủ yếu tập trung vào các ngành nghề sản xuất thực

phẩm, đồ uống (chiếm 19,8% tổng giá trị sản xuất công nghiệp) chủ yếu ở các phƣờng 4, 10,

12, 14 ; dệt may (chiếm 6,9%) chủ yếu ở các phƣờng 6,12,16 ; các sản phẩm từ da thuộc

(16,4%) tại phƣờng 2,3,6,10 ; chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ (9,3%) ; in và các sản phẩm

từ giấy (7,2%) ; sản xuất – gia công các sản phẩm từ cao su – plastic (18,14%) tại các phƣờng

6, 7,11, 16 ; sản xuất các sản phẩm từ kim loại (8,7%) tại các phƣờng 3, 7, 11, 13, 14. Ngành

dệt may chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị xuất khẩu của Quận (bình quân 52,25%), kế đến

là ngành chế biến thủy sản 11,18% và sản xuất – gia công giày, dép 17,48%. Ngành công

nghiệp có các doanh nghiệp lớn nhƣ nhà máy bột mì Bình Đông, giấy Vĩnh Tiến, Nhôm Kim

Hằng, Giày Hiệp Hƣng và có cụm công nghiệp Bình Đăng nằm ở phƣờng 6 với 59 doanh

nghiệp hoạt động trên diện tích 33 ha.

Do việc di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm, nên số hộ làm việc trong ngành công

nghiệp đã giảm trong những năm gần đây. Các kho hàng, nhà xƣởng cũ và nguồn lao động

dồi dào là thế mạnh của Quận 8. Thật vậy, Quận 8 có 159 kho bãi, với tổng diện tích là

58.361,9m2 tập trung ở các phƣờng 11, 13, 14, 15. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng kho bãi

không cao và hầu hết đang trong tình trạng xuống cấp. Các kho bãi này có thể đƣợc sử dụng

cho chƣơng trình chỉnh trang đô thị, phát triển sản xuất và thƣơng mại. Ngoài ra, việc san lấp

một nhánh của rạch Ụ Cây (phƣờng 10 và 11) sẽ tạo ra mặt bằng khoảng 20ha phục vụ cho

công tác xây dựng.

Một số nhà xƣởng trong cụm công nghiệp Bình Đăng đã đƣợc chuyển đổi công năng (văn

phòng, dịch vụ, tái định cƣ…). Cảng Phú Định ở phƣờng 16, với diện tích 50 ha, đang suy

giảm hoạt động và sẽ đƣợc phát triển trở lại. Việc giảm hoạt động của cảng tác động đến việc

làm trong khu vực và có nguy cơ làm tăng tình trạng nghèo. Điều này cho thấy những biến

đối về kinh tế có ảnh hƣởng lớn đến tính chất của việc làm: trƣớc kia, công việc yêu cầu

chủ yếu là phải có sức khỏe (ví dụ: khuân vác phục vụ cho vận tải đƣờng thủy); hiện nay,

học vấn là yêu cầu hàng đầu (dịch vụ hóa dần dần). Quá trình đô thị hóa dƣờng nhƣ làm

cho Quận 8 suy yếu hơn xét dƣới góc độ tính năng động kinh tế và cơ hội tạo ra của cải

vật chất; hiện nay, Quận 8 cần tìm ra điểm tựa cho sự phát triển của mình.

CƠ SỞ HẠ TẦNG. Nhìn chung, mạng lƣới giáo dục và y tế của Quận 8 có chất lƣợng chƣa cao,

chƣa đáp ứng đƣợc các chỉ tiêu. Quận 8 có 17 trƣờng mầm non công lập, 5 trƣờng mầm non

tƣ thục, 29 nhóm trẻ gia đình, 21 trƣờng tiểu học, 11 trƣờng THCS và 5 trƣờng THPT. Ngoài

ra, quận còn có 6 cơ sở đào tạo nghề, 1 trƣờng đại học tƣ thục (Đại học công nghệ Sài Gòn), 1

trƣờng trung cấp chuyên nghiệp lƣơng thực, thực phẩm.

14

Năm 2008, doanh thu dịch vụ là 1.756,78 tỷ đồng, tăng 39,50% so với năm 2007.

Page 26: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 26

Điều kiện vệ sinh môi trƣờng vẫn còn rất thấp do mạng lƣới đƣờng thủy dày đặc và do các cơ

sở công nghiệp cũ. Ô nhiễm nƣớc khá nghiêm trọng, làm ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời

dân trong khu vực. Không gian xanh theo quy hoạch cũng không đƣợc xây dựng vì ngân sách

hạn chế.

1.2.3. CHIẾN LƯỢC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Hiện nay, Quận 8 chƣa đƣợc hƣởng lợi từ sự phát triển của khu trung tâm Thành phố và của

khu Nam. Sự phát triển của các khu vực bên ngoài chƣa tác động đến Quận 8. Tuy nhiên, tiềm

năng phát triển của Quận là có thật. Sự phát triển của Khu Nam Sài Gòn đóng vai trò quan

trọng trong việc thúc đẩy đô thị hóa ở Quận 8. Ngoài ra, Đại lộ Võ Văn Kiệt, cảng Phú Định

và mạng lƣới đƣờng giao thông thủy cũng góp phần thu hút đầu tƣ nhằm hiện đại hóa Quận 8.

Quận 8 là cửa ngõ ra vào Thành phố cho các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL. Mạng lƣới cầu và

giao thông đƣờng thủy sẽ đƣợc phát triển mạnh trong 10 năm tới để liên kết Quận 8 với các

quận 1 và 5 nằm ở khu vực Trung tâm thành phố, quận 7 ở phía Đông (đầu tàu phát triển) và

Huyện Bình Chánh ở phía Nam (cũng có tiềm năng đô thị hóa mạnh trong 10 năm tới). Chủ

tịch UBND phƣờng 14 nói về các thế mạnh của Quận 815

:

«Quận 8 nằm ở vị trí chiến lược giữa Quận 5 và Quận 7. Hệ thống kênh rạch cũng là

một thế mạnh của Quận vừa tạo hình ảnh đô thị vừa tạo thu nhập cho địa phương vào dịp

Tết. Việc cho thuê bờ kênh để bán hoa kiểng có thể mang lại 500 triệu đồng thu nhập chỉ

trong vòng 1 tuần. Cũng có thể dự kiến phát triển giao thông công cộng bằng đường thủy và

phát triển du lịch. Việc cải tạo bờ kênh đã thật sự thành công».

Chiến lƣợc của Quận 8 trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế là ƣu tiên phát triển dịch vụ, thƣơng

mại và công nghiệp. Sự phát triển này sẽ tập trung vào các trục đƣờng chính nhƣ đƣờng Tạ

Quang Bửu, Phạm Thế Hiển, đƣờng Nguyễn Văn Cừ mở rộng ; vào việc xây dựng các khu

dân cƣ mới ; vào việc cải tạo, chỉnh trang các khu vực hiện hữu ; thực hiện kết nối với các

quận 5, 6, 7 và Bình Chánh. Chƣơng trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng nhắm đến việc tổ

chức lại đầu tƣ một cách tốt hơn, thông qua việc phát triển các trung tâm thƣơng mại và khách

sạn gắn với sự phát triển dịch vụ ở cảng Phú Định, chợ đầu mối Bình Điền, dọc theo kênh Tàu

Hủ - Kênh Đôi và Trung tâm thƣơng mại – dịch vụ Bình Đăng.16

UBND Quận 8 mong muốn

đƣa quận trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa của Thành phố và của các tỉnh lân cận.

Kế hoạch phát triển một số ngành, lĩnh vực sẽ đƣợc soạn thảo (dịch vụ phân phối, quảng cáo,

công nghệ thông tin, du lịch, ngân hàng, vận tải, kho bãi và cảng).

15

Phỏng vấn ngày 11/7/2011. 16

Các trục thƣơng mại theo hƣớng chuyên doanh cũng đƣợc dự kiến phát triển : tuyến đƣờng Ba Đình,

Bình Đông phát triển văn phòng cho thuê, quảng cáo, trƣng bày – bán sản phẩm, nhà hàng – khách

sạn, dịch vụ ăn uống, kinh doanh bất động sản ; đƣờng Phạm Thế Hiển, Tạ Quang Bửu phát triển các ngành : mua bán hàng may mặc, hàng điện tử, dịch vụ ăn uống, trang trí nội thất, dịch vụ y tế… ; các

khu vực quanh trung tâm thƣơng mại Bình Điền và cảng Phú Định khuyến khích phát triển các dịch vụ

triển lãm, cho thuê văn phòng, ăn uống, lƣu trú, nhà cho ngƣời lao động ở thuê, tài chính – ngân hàng,

vận tải, kho bãi, vận tải hàng hóa… ; khu vui chơi giải trí Đồng Diều tập trung phát triển nhà hàng, quán ăn, cà phê, mua sắm, khách sạn…

Page 27: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 27

Chính sách di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh, môi

trƣờng của quận, vốn đang có nhiều biến động kinh tế và diện mạo. Các cơ sở công nghiệp cũ,

kho tàng và đất nông nghiệp sẽ tạo thành quỹ đất phục vụ cho các dự án phát triển đô thị (chủ

yếu ở các phƣờng 16, 15 và 7). Ngoài ra, theo dự kiến, quỹ đất dọc kênh, rạch và mặt nƣớc

cũng sẽ đƣợc khai thác tốt hơn sau khi xóa các khu nhà lụp xụp để cải thiện cảnh quan và môi

trƣờng của Quận. Mạng lƣới kênh, rạch và các khu vực trũng thấp vừa là yếu tố cản trở sự

phát triển vừa là thế mạnh, tiềm năng để phát triển giao thông đƣờng thủy và các dự án cải tạo

bờ kênh thành các không gian công cộng cho ngƣời dân.

Bản đồ 7: đất chưa có công trình xây dựng ở Quận 8 – 2011

Thực hiện C. Gallavardin, 2011, từ Google maps.

Toàn bộ các khu vực ẩm thấp tạo thành quỹ đất cho chính quyền địa phƣơng để thực hiện phát

triển bền vững, Tuy nhiên, cần chú ý đến vấn đề ngập nƣớc để tránh việc « bê tông hóa » quá

mức. Đây là vấn đề đáng lo ngại ở Quận 8 vì mức nƣớc kênh, rạch khá cao và một số khu vực

trong quận thƣờng xuyên bị ngập khi triều cƣờng. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng làm cho đất

mất đi chức năng tự nhiên của nó (thấm, lọc nƣớc, điều tiết vi khí hậu…). Tốc độ bê tông hóa

càng tăng, thì khả năng thấm nƣớc của đất càng giảm. Điều này làm tăng nguy cơ ngập nƣớc

và làm cho đất mất ổn định.

Ngoài vấn đề san lấp mặt bằng chuẩn bị cho các dự án trong tƣơng lai, Viện quy hoạch đô thị

TPHCM cũng nêu lên vấn đề thiếu diện tích thấm nƣớc so với lƣợng nƣớc trên địa bàn. Do

đó, vấn đề là làm thế nào để quản lý dòng chảy nƣớc mƣa (dự kiến đủ độ dốc).

Quy hoạch chung xây dựng Quận 8 dự kiến 4 khu vực phát triển.

Đất nông nghiệp hoặc tự nhiên

Đất đã có cơ sở hạ tầng nhƣng chƣa

có công trình xây dựng

Ranh giới của Quận

Page 28: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 28

Bản đồ 8: quy hoạch các khu vực phát triển của Quận 8

Mặc dù quỹ đất dự trữ vẫn còn nhiều và có tiềm năng phát huy giá trị, nhƣng một lƣợng lớn

nhà ở lụp xụp dọc theo kênh, rạch, cùng với chi phí cho tái định cƣ ngày càng cao dƣờng nhƣ

đã làm chùn bƣớc các nhà đầu tƣ. Quận 8 vẫn mang hình ảnh là quận nghèo và ít phát triển so

với các Quận khác.

Page 29: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 29

1.2.4. NGƯỜI NGHÈO Ở QUẬN 8

Năm 2010, Quận 8 có 98.948 hộ, trong đó có 5.455 hộ nghèo, chiếm 5,5% tổng số hộ. Năm

2011, Quận có 3.915 hộ nghèo, chiếm 4% tổng số hộ.

Bảng 1 : Tỷ lệ và số hộ nghèo theo từng phường (2010 và 2011)

Phƣờng Số hộ

% hộ/

tổng

dân số

Số hộ

nghèo

năm 2009

Số hộ

nghèo

năm 2010

Số hộ

nghèo

năm

2011

Tỷ lệ hộ

nghèo

năm 2009

Tỷ lệ hộ

nghèo năm

2010

Tỷ lệ hộ

nghèo năm

2010

1 6055 6,1 361 323 230 6,0 5,3 3,8

2 5171 5,2 316 232 134 6,1 4,5 2,6

3 6214 6,3 256 203 140 4,1 3,3 2,3

4 11406 11,5 354 299 165 3,1 2,6 1,4

5 10023 10,1 817 671 470 8,2 6,7 4,7

6 7817 7,9 652 459 346 8,3 5,9 4,4

7 8065 8,2 578 395 297 7,2 4,9 3,7

8 2400 2,4 272 248 178 11,3 10,3 7,4

9 4669 4,7 393 383 310 8,4 8,2 6,6

10 4252 4,3 417 270 113 9,8 6,3 2,7

11 2052 2,1 105 64 53 5,1 3,1 2,6

12 4214 4,3 273 198 140 6,5 4,7 3,3

13 1909 1,9 203 166 113 10,6 8,7 5,9

14 4584 4,6 524 433 394 11,4 9,4 8,6

15 9663 9,8 927 785 635 9,6 8,1 6,6

16 10545 10,7 384 326 197 3,6 3,1 1,9

Tổng 98948 100,0 6832 5455 3915 6,9 5,5 4,0

Nguồn: Báo cáo « Tổng kết chương trình giảm hộ nghèo và tăng hộ khá năm 2011 và Kế hoạch hành

động cho năm 2012» của UBND QUẬN 8 – năm 2011 - dữ liệu ngày 31/12/2010.

Năm 2011, các phƣờng có nhiều hộ nghèo nhất là phƣờng 8, 9, 14 và 15 (hơn 6,6% hộ

nghèo). Các phƣờng khá nhất là 2, 3, 4, 10, 11 và 16 (dƣới 3% hộ nghèo). Năm 2009 - 2011,

số hộ nghèo đã giảm 2.917 hộ, tức giảm 42,7%. Phƣờng 14, đƣợc chọn cho cuộc khảo sát hộ

gia đình, là phƣờng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất Quận 8 (8,6% dân số). Bản đồ nghèo đặc điểm

của tình trạng nghèo ở đô thị về mặt mật độ so với dân số và tỷ lệ hộ nghèo theo phƣờng.

Page 30: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 30

Bản đồ 9: phân bổ người nghèo ở Quận 8, năm 2010

Về mặt dân số, không gian và xã hội, Quận 8 là một trong những quận có nhiều điểm

tƣơng phản nhất (năng động Đông/Tây và Bắc/Nam) và nằm ở vùng đệm giữa khu

Trung tâm lịch sử và khu đô thị mới đang phát triển ở phía Nam;

4% tổng số hộ trong Quận đƣợc chính thức công nhận là hộ nghèo. Mức độ nghèo ở

các phƣờng khác nhau.

1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu xoay quanh ngƣỡng nghèo và các chiều kích của tình trạng nghèo ở đô thị, áp

dụng cho Quận 8. Điều này dẫn đến việc cần đào sâu thông tin liên quan đến các chính sách

quy hoạch của Quận 8 (không gian, cơ sở hạ tầng, dân số…), và các chính sách hỗ trợ xã hội,

theo định hƣớng giảm nghèo.

THU THẬP DỮ LIỆU. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào các dữ liệu định tính

hơn là dữ liệu định lƣợng vì để có dữ liệu định lƣợng có ý nghĩa thật sự cần triển khai thực

Page 31: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 31

hiện khảo sát hộ gia đình ở quy mô lớn. Dữ liệu định tính cho phép chúng ta đánh giá sâu hơn

một số khía cạnh.

Việc thu thập và phân tích dữ liệu đƣợc thực hiện bằng nhiều cách:

- Khai thác các tài liệu hiện có để làm rõ một số vấn đề cụ thể;

- Phân tích đô thị và bản đồ;

- Phân tích các chính sách công hiện hữu;

- Phỏng vấn sâu các đại diện của chính quyền Quận và các chủ thể phụ trách triển khai

thực hiện các chính sách xã hội17

;

- Một phóng sự ảnh đƣợc thực hiện ở Quận 8 để minh họa các vấn đề mà những hộ

nghèo đang gặp phải;

- Thực hiện khảo sát thực địa trên 100 gia đình.

Phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn bộ Quận 8 (phỏng vấn các cán bộ hành chính của quận) và

phƣờng 14, Quận 8 (khảo sát thực địa). Phƣờng 14 đã đƣợc chọn dựa trên các tiêu chí cụ thể :

dữ liệu thống kê số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo, kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo,

tỷ trọng nhà ở tạm bợ, cơ sở hạ tầng, trình độ học vấn của ngƣời dân.

PHƢƠNG PHÁP CHỌN MẪU KHẢO SÁT HỘ GIA ĐÌNH. Tổng mẫu có 100 hộ.

Danh sách mẫu bao gồm 1.000 hộ ở phƣờng 14 nằm trong danh sách do UBND phƣờng 14

cung cấp. Dựa trên dach sách mẫu đó, chúng tôi chọn mẫu theo phƣơng pháp ngẫu nhiên đơn

giản với bƣớc nhảy 10. Ngoài 100 hộ đƣợc chọn thì còn chọn thêm 20 hộ dự phòng. Khi bắt

đầu phỏng vấn, các chuyên viên khảo sát nhận thấy một số hộ có thu nhập cao hơn nhiều so

với ngƣỡng nghèo. Đại diện của phƣờng đi cùng với các chuyên viên khảo sát xuống thực địa

để chỉ cho họ các hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo trên danh sách 100 hộ đã chọn. Cuối cùng, có

50 hộ trong danh sách ban đầu đã đƣợc phỏng vấn, 10 hộ trong số đó có thu nhập hơn 16 triệu

vnd/ngƣời/năm.

Ở lần khảo sát thứ 2, danh sách 1.000 hộ đƣợc UBND phƣờng 14 và các chuyên viên khảo sát

lấy lại và lập ra danh sách 552 hộ đƣợc phân bổ nhƣ sau : 478 hộ đã đƣợc ghi nhận là hộ

nghèo và 74 hộ vừa thoát nghèo trong những năm gần đây. Cách chọn ngẫu nhiên với bƣớc

nhảy là 5. Nhƣ vậy, đã chọn đƣợc 50 hộ trong đó có 42 hộ nghèo và 8 hộ đã thoát nghèo trong

những năm gần đây.

Các chủ hộ đƣợc phỏng vấn là ngƣời thƣờng trú hoặc tạm trú và có tên trong danh sách

của phƣờng 14. Mỗi hộ gồm một hoặc nhiều nhân khẩu cùng sống chung trong một căn nhà,

cùng ngân sách và sống ở Quận 8, bất kể thời gian cƣ trú là bao lâu.

17

Xem danh sách ở phần phụ lục.

Page 32: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 32

Bảng dƣới đây thể hiện sự phân bổ của các hộ đƣợc phỏng vấn theo thu nhập :

Bảng 2: Phân bổ tỷ lệ hộ được phỏng vấn theo thu nhập

Nguồn : Bảng được thực hiện từ kết quả khảo sát hộ gia đình

Hai nhận xét đƣợc rút ra từ bảng trên :

- 27% số hộ đƣợc phỏng vấn thuộc nhóm nghèo nhất (dƣới 6 triệu vnd/ngƣời/năm)18

, số

lƣợng hộ thuộc nhóm này đang giảm nhanh ;

- 26% số hộ đƣợc phỏng vấn có thu nhập trên ngƣỡng nghèo. Có hai cách giải thích việc

này: hoặc đây là những hộ có tên trong danh sách hộ nghèo của năm trƣớc và đã thoát

nghèo vào năm thực hiện khảo sát này (tăng thu nhập), hoặc có sự ƣu ái trong đăng ký

nên một số hộ không thuộc diện hộ nghèo cũng đƣợc có tên trong danh sách19

.

Thu nhập của hộ gia đình đƣợc tính trên cơ sở tổng cộng các khoản thu của gia đình do chủ

hộ khai lúc phỏng vấn. Do đó, có thể có một chút sai lệch vì ngƣời dân thƣờng có xu hƣớng

khai thu nhập thấp hơn so với thực tế. Vì vậy, số hộ nằm trong nhóm thu nhập thấp nhất (0 - 8

triệu) có thể nhiều hơn so với số liệu thống kê của Quận 8.

THỰC HIỆN KHẢO SÁT VÀ NHẬP DỮ LIỆU. Sau khi lập và đƣợc Quận 8 phê duyệt, bảng câu

hỏi đã đƣợc thử nghiệm trên 4 hộ ở phƣờng 14. Công tác khảo sát hộ gia đình đƣợc thực hiện

trong 3 tuần vào tháng 7 năm 2011 và việc thu thập thông tin đƣợc thực hiện trên cơ sở phỏng

vấn sâu. 5 chuyên viên khảo sát của HIDS đều đƣợc đại diện của Ban điều hành Khu phố đi

cùng để gặp các chủ hộ mà họ đã hẹn trƣớc đó. Việc nhập dữ liệu đƣợc HIDS thực hiện trên

phần mềm SPSS để khai thác sau này.

HẠN CHẾ VỀ PHƢƠNG PHÁP. Theo dự kiến ban đầu, cuộc khảo sát sẽ đƣợc thực hiện trên 200

hộ ở phƣờng 14 và phƣờng 9. Phƣờng 14 nằm trong nhóm các phƣờng có số lƣợng và tỷ lệ

ngƣời nghèo giảm thấp nhất (-9% từ năm 2010 đến năm 2011) và Phƣờng 9 là đại diện cho

những phƣờng còn nghèo nhƣng đã đạt kết quả tích cực (giảm 19,1% hộ nghèo từ năm 2010

đến năm 2011). Tuy nhiên, công tác khảo sát hộ gia đình đã bị hủy bỏ trƣớc khi tiến hành 18 Trong số này có một số hộ thuộc diện hƣởng bảo trợ xã hội (Nghị định 67, Nghị định 13). Tuy nằm trong danh

sách hộ nghèo, nhƣng họ là đối tƣợng đƣợc để riêng để chăm lo đặc biệt. 19

Theo dữ liệu của UBND Quận 8, năm 2011, Phƣờng 14 có 73 hộ nghèo mới, 152 hộ thoát nghèo và

394 hộ nghèo trong đó có 66 hộ trong nhóm thu nhập từ 6 – 8 triệu đồng, 231 hộ trong nhóm 8 – 10 triệu và 97 hộ trong nhóm 10 – 12 triệu.

Mức thu nhập của hộ vnd/ngƣời/năm % số hộ % lũy kế

0-6 Triệu 27

6-8 Triệu 19 46

8-10 Triệu 16 62

10-12 Triệu 12 74

12-16 Triệu 16 90

16 Triệu trở lên 10 100

Tổng cộng 100

Page 33: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 33

thực hiện khảo sát ở phƣờng 9. Mặc dù các chủ thể tham gia nghiên cứu đều thống nhất với

nhau rằng nhìn chung phƣờng 14 có nhiều điểm chung với các phƣờng khác của Quận 8,

nhƣng phƣờng 14 cũng có một số điểm đặc thù (đặc biệt là việc mua bán và sử dụng ma túy),

do đó, phƣờng 14 ít mang tính đại diện cho tình hình chung ở Quận 8. Ngoài ra, do quy mô

mẫu (100 hộ) và với cách tiếp cận thiên về định tính, nên các kết quả của cuộc khảo sát chủ

yếu cho thấy các xu hƣớng, chứ không có các con số định lƣợng mang tính đại diện cho

tất cả các hộ nghèo ở Quận 8. Các cuộc phỏng vấn sâu với cán bộ địa phƣơng và thành phố

đã giúp bù lại đƣợc phần nào hạn chế này.

Về mẫu khảo sát, danh sách 1000 hộ nghèo hoặc cận nghèo của UBND phƣờng 14 chỉ bao

gồm những hộ thƣờng trú, do đó cuộc khảo sát đã không đề cập đến tình trạng nghèo của

các hộ không đăng ký cƣ trú (hộ vãng lai). Không có chủ hộ nào trong danh sách khảo sát

thuộc dạng hộ vãng lai (không đăng ký tạm trú). Tuy nhiên, một vài thành viên trong một số

hộ có thể thuộc nhóm khách vãng lai. Vì thế, rất khó để biết đƣợc Quận 8 chịu ảnh hƣởng nhƣ

thế nào của hiện tƣợng này và hiểu đƣợc các đặc điểm của nhóm đối tƣợng vãng lai.

Page 34: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 34

2. CHÍNH SÁCH CÔNG VỀ GIẢM NGHÈO: CHIẾN LƯỢC

QUỐC GIA VÀ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG

Chính phủ Việt Nam đã xem giảm nghèo là một hoạt động liên ngành và đƣa nó vào chiến

lƣợc phát triển kinh tế - xã hội. Các chính sách giảm nghèo đƣợc lồng ghép trong các chiến

lƣợc ở cấp quốc gia và cấp tỉnh/thành phố cũng nhƣ trong các tài liệu quy hoạch (Chiến lƣợc

phát triển kinh tế xã hội 10 năm, 2001-2010, 2011-2015 và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã

hội 5 năm 2001-2005, 2006-2010, 2011-2015).

Trƣớc tiên, chúng tôi sẽ trình bày lịch sử của các chính sách giảm nghèo. Sau đó, chúng tôi sẽ

phân tích việc triển khai thực hiện chƣơng trình giảm nghèo ở 3 cấp (cấp quốc gia, cấp thành

phố và cấp quận/huyện) ở các mặt : khuôn khổ pháp lý, ngân sách, các chủ thể và các chính

sách đã đƣợc thực hiện. Các tiêu chí xác định ngƣỡng nghèo và đƣợc nhận mã số cũng sẽ

đƣợc trình bày.

2.1. LỊCH SỬ CÁC CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO

Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ trong cuộc chiến giảm nghèo, bằng cách triển khai

thực hiện các chƣơng trình mục tiêu ngay từ năm 1998, sau đó xây dựng các chƣơng trình đặc

biệt, phù hợp và đồng bộ với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở cấp quốc gia. Để hiểu

rõ hơn khuôn khổ của nghiên cứu này, chúng tôi sẽ trình bày các giai đoạn trƣớc kia trong

phần ngay bên dƣới.

2.1.1. KẾT HỢP CHIẾN LƯỢC GIẢM NGHÈO VÀ CÁC CHÍNH SÁCH QUỐC GIA

Chiến lƣợc tổng thể của Việt Nam đƣợc xác định trong các kế hoạch 5 năm và 10 năm bao

gồm các mục tiêu và tiêu chí rõ ràng. Các chƣơng trình mục tiêu gắn với kế hoạch tổng thể,

nhƣ Chƣơng trình xóa đói giảm nghèo (Hunger Eradication and Poverty Reduction - HEPR)

đƣợc chính phủ thông qua vào năm 1998. Chƣơng trình này nhằm xác định các chính sách và

tìm giải pháp cho vấn đề đói và nghèo xuất hiện vào đầu những năm 1990. Với chƣơng trình

mục tiêu quốc gia này, lần đầu tiên, chính phủ đã đƣa các mục tiêu cụ thể về xóa đói giảm

nghèo vào quy hoạch và xác định cơ chế giám sát, các hoạt động và nguồn lực ở tất cả các

cấp. Điều này thể hiện cam kết của Việt Nam trong cuộc chiến giảm nghèo.

Page 35: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 35

2.1.2. CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG VÀ GIẢM NGHÈO, 2002-2005

Năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã quyết định xây dựng quy trình lập Chiến lƣợc giảm

nghèo. Một ủy ban liên bộ đã đƣợc thành lập để xây dựng Chiến lược toàn diện về Tăng

trưởng và Xoá đói giảm nghèo (Comprehensive Poverty Reduction and Growth Strategy-

CPRGS). Ủy ban này gồm 52 đại diện chính thức của 16 cơ quan thuộc chính phủ, và do Bộ

Kế hoạch và Đầu tƣ (MPI) chỉ đạo. Các nhà tài trợ song phƣơng và đa phƣơng, các đại diện

của xã hội dân sự cũng đã đƣợc tham vấn trong quá trình này. Trƣớc khi xây dựng CPRGS,

chỉ có Bộ Lao động – Thƣơng binh – Xã hội (MOLISA) phụ trách công tác giảm nghèo.

Trong CPRGS, công tác giảm nghèo đƣợc xem là một trục quan trọng trong chính sách của

các Bộ.

Tài liệu Chiến lƣợc Giảm nghèo đã đƣợc công bố vào năm 2002 và đƣợc bổ sung thêm vào

năm 2003 bằng một phần về cơ sở hạ tầng. Đây là bƣớc đầu tiên của chƣơng trình. Các trục

chính của chiến lƣợc này nằm trong kế hoạch hành động để triển khai thực hiện Quy hoạch

phát triển kinh tế xã hội 2001-2005.

2.1.3. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO, 2006-2010

Trong giai đoạn 2 (2006-2010), Chƣơng trình giảm nghèo đã đƣợc chính phủ đổi tên thành

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Chƣơng trình nằm trong Chiến lƣợc phát triển

kinh tế xã hội 2006-2010, nhằm mục tiêu đƣa Việt Nam từ một nƣớc thu nhập thấp thành một

nƣớc có thu nhập trung bình vào năm 2010. Về mặt pháp lý, chƣơng trình này dựa trên Quyết

định 20/2007/QĐ-TTg của Chính phủ, ban hành ngày 5/2/2007.

MỤC TIÊU

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 22% năm 2005 xuống còn 10-11% năm 2010 ;

- Thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng 1,45 lần so với năm 2005 ;

- Giảm 50% số xã đặc biệt khó khăn.

TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GỒM :

- Ban Chỉ đạo của Chính phủ thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và

Chƣơng trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân

tộc và miền núi (Chƣơng trình 135) với sự tham gia của các Bộ, ngành, các tổ chức

đoàn thể có liên quan ;

- Văn phòng điều phối Chƣơng trình giúp Ban Chỉ đạo của Chính phủ (đặt tại Bộ Lao

động - Thƣơng binh và Xã hội) và Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội tại các địa

phƣơng triển khai thực hiện chƣơng trình.

Trách nhiệm đƣợc phân chia giữa cấp trung ƣơng, cấp địa phƣơng và các tổ chức đoàn thể.

Page 36: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 36

CÁC CHÍNH SÁCH LỚN VÀ HÀNH ĐỘNG TRONG CHƢƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

GIẢM NGHÈO 2006 - 2010

TỔNG VỐN CHO CHƢƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO LÀ 43.488 TỶ ĐỒNG, trong đó 3.456 tỷ (8%)

trực tiếp dành cho chƣơng trình. Kinh phí lồng ghép với các chính sách khác vào khoảng

40.032 tỷ đồng (tín dụng, y tế, giáo dục, hỗ trợ sản xuất, nhà ở và tiếp cận nƣớc sạch cho đồng

bào dân tộc thiểu số) trong đó 10.332 tỷ do ngân sách trung ƣơng cấp.

Biểu đồ: phân bổ nguồn vốn cho chương trình mục tiêu giảm nghèo quốc gia 2006-2010

CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CẦN ĐẠT ĐƢỢC

- Xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo, đặc biệt khó khăn ;

- Có 6 triệu lƣợt hộ nghèo đƣợc vay vốn tín dụng ƣu đãi ;

- Thực hiện khuyến nông - lâm - ngƣ, chuyển giao kỹ thuật, hƣớng dẫn cách làm ăn cho

4,2 triệu lƣợt ngƣời nghèo ;

- Miễn, giảm học phí học nghề cho 150.000 ngƣời nghèo ;

- 100% nguời nghèo đƣợc Nhà nƣớc cấp thẻ bảo hiểm y tế ;

- Miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trƣờng cho 19 triệu lƣợt học sinh

nghèo, trong đó có 9 triệu học sinh tiểu học ;

Chính sách, dự án và hoạt động nhằm tăng thu nhập

•Tiếp cận tín dụng ưu đãi

•Hỗ trợ cho hộ nghèo là người dân tộc thiểu số

•Dự án khuyến nông - lâm - ngư và phát triển sản xuất thủ công

•Xây dựng cơ sở hạ tầng ở các địa phương nghèo.

Chính sách tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các dịch

vụ xã hội

•Chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực y tế

•Chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực giáo dục

•Chính sách hỗ trợ nhà ở và tiếp cận nước sinh hoạt

•Chính sách hỗ trợ pháp lý

Nhóm dự án nâng cao năng lực và nhận thức

•Dự án nâng cao năng lực giảm nghèo (đào tạo cán bộ giảm nghèo và hoạt động truyền thông);

•Hoạt động giám sát, đánh giá

60% 29%

5% 5% 1%

Tín dụng

Ngân sách trung ương

Huy động từ cộng đồng

Ngân sách địa phương

Huy động quốc tế

Page 37: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 37

- Tập huấn nâng cao năng lực cho 170.000 cán bộ tham gia công tác giảm nghèo ở các

cấp, trong đó 95% là cán bộ cấp cơ sở;

- Hỗ trợ để xoá nhà tạm cho 500.000 hộ nghèo;

- Phấn đấu 98% ngƣời nghèo có nhu cầu đƣợc trợ giúp pháp lý miễn phí.

Quan tâm đến tình hình nghèo từ 15 năm nay;

Chính sách ngày càng mang tính liên ngành với sự chủ trì của MOLISA;

Hiện nay, chƣơng trình đang ở giai đoạn 3;

Vốn tín dụng là chủ yếu.

2.2. KHUÔN KHỔ HÀNH ĐỘNG Ở CẤP QUỐC GIA

2.2.1. NGƯỠNG NGHÈO

Việc cải thiện điều kiện sống của ngƣời nghèo đƣợc thể hiện trong các số liệu thống kê. Theo

đó, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 22% năm 2005 còn 9,45% năm 2010. Nhƣ vậy, Việt Nam còn

khoảng 8,2 triệu ngƣời nghèo.

Hiện nay, có hai cách tiếp cận cho phép phân tích tình trạng nghèo ở Việt Nam : cách của

Tổng cục thống kê (GSO) và cách của Bộ Lao động – Thƣơng binh – Xã hội (MOLISA).

Cách tiếp cận của GSO giống cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới, với ngƣỡng nghèo lƣơng

thực (chi tiêu để có đƣợc tối thiểu 2100 calo/ngƣời/ngày) và ngƣỡng nghèo tổng quát (chi tiêu

cho nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm - khoảng 70% và chi tiêu cho phi thực phẩm –

khoảng 30%). GSO thực hiện khảo sát về tình trạng nghèo, chứ không xác lập chuẩn nghèo

của Việt Nam. MOLISA chọn cơ sở để xác định ngƣỡng nghèo là mức chi tiêu cần thiết để

một ngƣời có thể sống đƣợc và điều chỉnh ngƣỡng nghèo tùy vào lạm phát hàng năm. Chính

phủ đã phê duyệt và công bố ngƣỡng nghèo quốc gia cho các giai đoạn :1996-2000, 2001-

2005, 2005-2010 và 2011-2015, trên cơ sở đề xuất của MOLISA.

Bảng 3: các ngưỡng nghèo đã được chính phủ phê duyệt

Giai

đoạn

Quyết định của Thủ

tƣớng

Ngƣỡng nghèo ở nông

thôn (vnd/ngƣời/tháng)

Ngƣỡng nghèo ở đô thị

(vnd/ngƣời/tháng)

2001-

2005

143/2001/QĐ-TTg ngày

27/09/2001 100.000 150.000

2006-

2010

170/2005/QĐ-TTg ngày

08/07/2005 200.000 260.000

2011-

2015

09/2011/QĐTTg ngày

30/01/2011 400.000 500.000

Nguồn : Phan Thùy Linh, 2011, dữ liệu được thu thập trên báo điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam

Page 38: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 38

Theo các tiêu chí mới để xác định hộ nghèo, một hộ đƣợc xem là nghèo khi thu nhập hàng

tháng của từng ngƣời không vƣợt quá 400.000 vnd ở nông thôn, và 500.000 vnd ở đô thị. Tuy

nhiên, đối với hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM, năm 2011, ngƣỡng nghèo là 1.000.000

vnd/ngƣời/tháng, tức 12 triệu vnd/ngƣời/năm. Điểm này sẽ đƣợc phân tích sâu hơn ở phần

cuối.

2.2.2 KHUNG PHÁP LÝ: NGHỊ QUYẾT 80 VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG, 2011-2020

Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2015 tập trung vào ba thách thức : kiểm soát lạm

phát và ổn định kinh tế vĩ mô, tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng và cải

thiện cơ sở hạ tầng.

NGHỊ QUYẾT 80/NQ-CP NGÀY 19 THÁNG 5 NĂM 2011, về giảm nghèo bền vững cho giai đoạn

2011-202020

đƣa ra các định hƣớng và mục tiêu cho giai đoạn 3 của chƣơng trình. Nghị quyết

nhìn nhận : mặc dù điều kiện sống của ngƣời nghèo đã đƣợc cải thiện và tỷ lệ hộ nghèo trên

bình diện quốc gia đã giảm, nhƣng vẫn còn một số điểm hạn chế. Nghị Quyết này cũng đề ra

một số hƣớng cải thiện tình hình nhƣ sau :

- kết quả giảm nghèo chƣa thực sự bền vững ;

- số hộ đã thoát nghèo nhƣng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái

nghèo hàng năm còn cao ;

- chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cƣ vẫn còn khá lớn ;

- đời sống ngƣời nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực miền núi,

vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ;

- mặc dù Nhà nƣớc luôn dành nguồn lực lớn cho giảm nghèo, nhƣng vẫn chƣa đáp ứng

đƣợc nhu cầu ;

- một số chƣơng trình, chính sách giảm nghèo chƣa đồng bộ, còn mang tính ngắn hạn,

thiếu sự gắn kết chặt chẽ ;

- cơ chế quản lý, chỉ đạo điều hành, phân công phân cấp còn chƣa hợp lý ;

- việc tổ chức thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở một số nơi chƣa sâu sát ;

- một bộ phận ngƣời nghèo còn tâm lý ỷ lại.

CÁC MỤC TIÊU CỤ THỂ CỦA NGHỊ QUYẾT 80

20

Xem phụ lục.

1. Thu nhập bình quân đầu người

của các hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm,

riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo

từng giai đoạn

2. Điều kiện sống của người nghèo được cải

thiện rõ rệt, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh

hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã

hội cơ bản

3. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở

các huyện nghèo; xã

nghèo, thôn, bản đặc biệt khó

khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông

thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như:

giao thông, điện, nước sinh hoạt.

4. Khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông

thôn, giữa các vùng, các dân

tộc và các nhóm dân cư được thu

hẹp

Page 39: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 39

MOLISA - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

• Là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo chương trình giảm nghèo, giúp Thủ tướng Chính phủ thống nhất chỉ đạo công tác giảm nghèo trong cả nước;

• Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn tiếp theo, bao gồm các Đề án/Dự án giảm nghèo; hệ thống tiêu chí đánh giá công tác giảm nghèo quốc gia ;

• Chủ trì chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án/Dự án Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo ;

• Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện chính sách dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động cho người nghèo.

MPI - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

• Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng trình ban hành tiêu chí phân bổ nguồn lực giảm nghèo; xây dựng, hướng dẫn cơ chế quản lý chương trình giảm nghèo,kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc thực hiện cơ chế quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia của các Bộ, ngành, địa phương gắn với việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

• Hàng năm, căn cứ vào định mức, tiêu chí được duyệt, chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc lập kế hoạch, trình Chính phủ phân bổ nguồn lực giảm nghèo cho các địa phương, ưu tiên cho các địa phương có địa bàn đặc biệt khó khăn.

MoF - Bộ Tài chính

• Hướng dẫn và bố trí vốn thực hiện chương trình, dự án và chính sách giảm nghèo theo quy định về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành và yêu cầu của Nghị quyết này; hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Các Bộ và cơ quan ngang bộ khác cùng tham gia

• Bộ Y tế

• Ủy ban Dân tộc

• Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

• Bộ Quốc phòng

• Bộ Giáo dục và Đào tạo

• Bộ Xây dựng

• Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

• Bộ Nội vụ

• Bộ Tư pháp

• Bộ Tài nguyên Môi trường

Ngân hàng nhà nước Việt Nam

•Xây dựng, kiểm tra, trình ban hành chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, và các chính sách của Ngân hàng chính sách xã hội.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

• Kiện toàn hệ thống Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp trên địa bàn;

• Phân bổ nguồn lực ưu tiên cho các huyện, xã nghèo, nghiên cứu, bổ sung chính sách phù hợp để hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo trên địa bàn nhằm mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

• Chỉ đạo các cấp hội cơ sở tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động hỗ trợ giảm nghèo như phong trào “Ngày vì người nghèo”; phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”; xây dựng “Quỹ khuyến học”; vận động thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới .

2.2.3. PHÂN CHIA VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM Ở CẤP QUỐC GIA

Page 40: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 40

2.3. KHUÔN KHỔ HÀNH ĐỘNG Ở CẤP THÀNH PHỐ

2.3.1. NGHÈO VÀ NGƯỠNG NGHÈO Ở TPHCM

Đến cuối năm 2010, theo kết quả khảo sát do Sở Lao động – Thƣơng binh – Xã hội

(DELISA) thực hiện, TPHCM có chính thức 105.328 hộ nghèo với thu nhập dƣới 12 triệu

vnd/ngƣời/năm, chiếm 8,4% dân số toàn thành. Trong số này, có khoảng 30.000 hộ thu nhập

dƣới 8 triệu vnd/ngƣời/năm. Song song với việc nâng cao thu nhập, điều kiện sống của ngƣời

nghèo cũng đã đƣợc cải thiện nhờ vào các chính sách xã hội và các dự án đầu tƣ cơ sở hạ

tầng.

Từ năm 1992, chƣơng trình giảm nghèo đã 6 lần điều chỉnh ngƣỡng nghèo cho phù hợp với

thực tế kinh tế-xã hội của TPHCM. Ở cấp thành phố, DELISA là cơ quan tham mƣu xác định

ngƣỡng nghèo. Năm 2004, ngƣỡng nghèo đã đƣợc điều chỉnh lên 6 triệu vnd/ngƣời/năm

(500.000 vnd hàng tháng) không phân biệt nội thành hay ngoại thành, sau đó tiếp tục điều

chỉnh lên 12 triệu vnd/ngƣời/năm (1 triệu vnd hàng tháng) vào năm 2010. Theo Ông Nguyễn

Văn Xê, DELISA TPHCM21

, ngƣỡng nghèo ở TPHCM cao hơn ở các địa phƣơng khác là vì

mức sống cao hơn.

« Sau khi ban hành chuẩn nghèo, lạm phát tăng lên và do đó phải tính toán lại.

TPHCM đã quyết định điều chỉnh ngưỡng nghèo là 16 triệu đồng/người/năm, nhưng chưa

được phê duyệt chính thức. TPHCM có 92.000 hộ dưới ngưỡng 12 triệu đồng/người/năm và

57.000 hộ dưới 16 triệu đồng/người/năm. Như vậy, so với chuẩn nghèo mới, TPHCM có 9%

dân số thuộc diện nghèo. »

Mặc dù đã có bƣớc tiến đáng kể, nhƣng ngƣỡng nghèo hiện nay chỉ vừa đủ đáp ứng nhu cầu

lƣơng thực, thực phẩm của các hộ, và không đủ để đáp ứng nhu cầu về y tế, giáo dục. Triển

vọng điều chỉnh ngƣỡng nghèo 2009-2015 phụ thuộc vào tình hình kinh tế. Thật vậy, tình

hình kinh tế quyết định mức độ tổn thƣơng của ngƣời nghèo và các nguồn lực của Thành phố.

Ƣu tiên của DELISA là : chƣơng trình hiện nay cần tập trung vào nhóm gần ngƣỡng nghèo,

tức có thu nhập từ 10 đến 12 triệu đồng để giúp họ thoát nghèo. Có hai phƣơng án tùy theo

tình hình phát triển kinh tế của Thành phố. Mỗi phƣơng án đƣợc chia thành 3 giai đoạn chủ

yếu :

21 Phỏng vấn ngày 9 tháng 1 năm 2012

Page 41: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 41

Bảng trên phản ánh các suy nghĩ của DELISA, cơ quan nắm giữ dữ liệu nghèo trên địa bàn

Thành phố và các điều chỉnh tùy theo tình hình kinh tế. Một dấu hiệu khác thể hiện quyết tâm

đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình, đó là các hộ dƣới ngƣỡng nghèo đƣợc xếp theo nhóm

thu nhập (0-6 triệu vnd/ngƣời/năm, 6-8, 8-10, 10-12, và hơn 12), điều này giúp phân tích kỹ

hơn.

2.3.2 TIÊU CHÍ ĐƯỢC CẤP MÃ SỐ HỘ NGHÈO

Trên lý thuyết, các hộ có thu nhập dƣới ngƣỡng nghèo đƣợc nhận hỗ trợ xã hội trực tiếp và

đƣợc vay vốn ƣu đãi. Do đó, việc có sổ hộ nghèo là một vấn đề quan trọng đối với những hộ

có thu nhập không đủ đáp ứng toàn bộ nhu cầu của mình. Điều kiện để đƣợc cấp mã số hộ

nghèo nhƣ sau :

- có hộ khẩu hoặc KT322

,

- có mức thu nhập nằm trong ngƣỡng nghèo đã quy định.

22

Công tác giảm nghèo không xem KT3 là ngƣời nhập cƣ. Do đó, Hộ KT3 cũng nhận đƣợc hỗ trợ của

Chƣơng trình giảm nghèo. Các điều kiện để có KT3 :

Đối với ngƣời ở nhà thuê :

- phải thuê nhà có giấy tờ hợp pháp (giấy hồng)

- phải có bảo lãnh của chủ nhà

- phải khai báo tạm trú tại Công an phƣờng hoặc tại các điểm khai báo tạm trú theo quy định

- phải ở ít nhất 12 tháng tại một địa chỉ cố định.

Đối với ngƣời có nhà :

- phải có giấy tờ nhà đầy đủ

- phải khai báo tạm trú tại Công an phƣờng hoặc tại các điểm khai báo tạm trú theo quy định

- phải ở ít nhất 12 tháng tại một địa chỉ cố định.

Phương án 1. Kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng trong điều kiện bình thường

•2009-2010

•Tập trung hỗ trợ cho hộ nghèo có mức thu nhập từ 8 triệu đồng/người/năm trở xuống (113.000 hộ)

•Mục tiêu: 10 quận nội thành cơ bản không còn hộ có mức thu nhập dưới 8 triệu. Tỉ lệ hộ nghèo của Thành phố còn 7,2%.

•2011-2012

•Tập trung cho các hộ có thu nhập dưới 10 triệu

•Mục tiêu : 10 quận nội thành không còn hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố là 4,2%.

•2013-2015

•Tập trung cho những hộ có mức thu nhập từ 10 đến 12 triệu đồng

•Mục tiêu : Không còn hộ nghèo

Phương án 2. Kinh tế Thành phố diễn biến không thuận lợi

•2009-2010

•Tập trung cho các hộ có thu nhập từ 8 triệu vnd/người/năm (113. 000 hộ). Tiếp tục hỗ trợ cho các hộ rất nghèo (< 6 triệu)

•Mục tiêu : 10 quận nội thành không còn hộ có thu nhập dưới 8 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố là 7,2%.

•2011-2012

•Tập trung vào các hộ có thu nhập dưới 8 triệu đồng

•Mục tiêu : Không còn hộ nghèo (dưới 8 triệu)

•2013-2015

•Tập trung vào các hộ có thu nhập từ 10 đến12 triệu

•Mục tiêu : 3% hộ nghèo (không còn hộ có thu nhập dưới 10 triệu đồng)

Page 42: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 42

Chính quyền có nhiệm vụ thống kê số hộ nghèo, lập danh sách hộ nghèo và ƣớc tính mức thu

nhập của mỗi hộ. Tiêu chí cơ bản là thu nhập hàng tháng của từng ngƣời. Do số ngƣời

làm việc trong khu vực phi chính thức rất lớn, nên điều này tạo thêm khó khăn cho việc ƣớc

tính thu nhập của hộ. Ta phân biệt hộ với gia đình : một hộ có thể có nhiều gia đình. Trong

một hộ, nếu có nhiều gia đình và mỗi gia đình có thu nhập và kinh tế riêng, thì chỉ những gia

đình có thu nhập dƣới ngƣỡng nghèo mới đƣợc ghi nhận là gia đình nghèo. Phƣơng pháp

đƣợc chính quyền địa phƣơng sử dụng để xác định hộ nghèo đƣợc mô tả chi tiết bên dƣới.

QUY TRÌNH THỐNG KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CỦA CÁC HỘ NGHÈO

Ngƣời phụ trách lập danh sách hộ nghèo công nhận rằng luôn luôn có một số hộ che dấu thu

nhập thực tế của mình. Tuy nhiên, các khía cạnh khác của tình trạng nghèo (nhà ở, trình độ

học vấn), thì khó che dấu hơn. Do đó, Mặt trận tổ quốc cho rằng phƣơng pháp xác định hộ

nghèo, đƣợc sử dụng từ năm 1992- 1993, có độ tin cậy khoảng 80-90%.

TRƢỜNG HỢP NGƢỜI NHẬP CƢ, (hộ KT4 và hộ không đăng ký cƣ trú) chủ yếu là những

ngƣời từ nông thôn lên thành phố (chiếm khoảng 75%, 25% còn lại là những ngƣời từ các

thành phố khác hoặc từ các quận khác) để tìm việc làm. Họ đi một mình hoặc với cả gia đình.

Những ngƣời này liên quan trực tiếp đến vấn đề nghèo ở đô thị. Nguyên tắc quản lý hộ khẩu

yêu cầu khi tách hộ, ngƣời dân phải đến đăng ký ở thành phố hoặc phƣờng nơi cƣ trú. Tuy đã

có nhiều đổi mới, cải cách trong thủ tục nhập hộ khẩu, đăng ký KT3, nhƣng điều này vẫn

chƣa thật sự thông thoáng đối với tất cả ngƣời nhập cƣ. Vì vậy, vẫn còn nhiều ngƣời nhập cƣ

Tổ tự quản giảm nghèo (cấp khu

phố)

•Tổ gồm người dân trong khu phố, có nhiệm vụ xác định các hộ nghèo trong khu phố. Mỗi tổ phụ trách tối đa 30 hộ. Do đó, tổ biết rõ hoàn cảnh của từng hộ.

Ban giảm nghèo, tăng hộ khá (cấp

phường)

•Ban giảm nghèo tổng hợp thông tin về các hộ gia đình từ các báo cáo. Ban có thể đi xuống thực địa để kiểm tra danh sách do các tổ tự quản trình lên và thu thập { kiến của các hộ hàng xóm để có thông tin đầy đủ về hộ nghèo hoặc về một trong các thành viên của hộ nghèo.

•Ban giảm nghèo gồm : chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND Phường, một cán bộ chuyên trách về chính sách xã hội, một đại diện của UBMTTQ, Hội Phụ nữ và đại diện của khu phố phụ trách các hộ nghèo.

Ban giảm nghèo, tăng hộ khá (cấp

quận)

•Lập danh sách chính thức các hộ nghèo sau khi kiểm tra danh sách do các cấp dưới đề xuất. Ở Quận 8, Ban này gồm : Phó chủ tịch UBND Quận, 2 đại diện của Phòng LĐTBXH , 4 đại diện của các đơn vị liên quan về tài chính, kinh tế, giáo dục và y tế, 1 đại diện của Ngân hàng chính sách xã hội, đại diện của đoàn thể (MTTQ, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh) và một đại diện của Trường trung cấp kỹ thuật Nam Sài Gòn.

Page 43: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 43

chƣa làm đƣợc thủ tục đăng ký thƣờng trú, tạm trú, KT3. Tuy nhiên, họ vẫn đƣợc các đoàn

thể, MTTQ Quận, phƣờng, các tổ chức tôn giáo (chùa, nhà thờ…), một số hội, tổ chức phi

chính phủ hỗ trợ. UBMTTQ Quận 8 cũng cho biết, trong những năm qua, UBMTTQ Quận

cũng đã hỗ trợ cho những hộ không có mã số nghèo theo chủ trƣơng của nhà nƣớc « không để

một trƣờng hợp nào vì khó khăn mà không đƣợc đến trƣờng ». Cụ thể, UBMTTQ Quận 8 đã

hỗ trợ hàng năm từ 1.500 đến 1.700 suất học bổng trong đó có gần 500 suất dành cho các hộ

nghèo chƣa có mã số. Thêm vào đó, hàng năm UBMTTQ Quận 8 cũng chăm lo Tết cho

khoảng 500 - 600 hộ nghèo trong đó có từ 100 đến 200 hộ nghèo chƣa có mã số. Nguồn tài

chính để thực hiện các hoạt động này đƣợc UBMTTQ Quận 8 vận động từ các nhà hảo tâm,

các doanh nghiệp, đình, chùa… có quan tâm đến ngƣời nghèo. Trong dịp tết nguyên đán,

UBND các phƣờng đều vận động để chăm lo tết cho những hộ nghèo không có mã số. Mỗi

phƣờng dành ít nhất 20 suất quà tết cho đối tƣợng này.

2.3.3. KHUNG PHÁP LÝ: QUYẾT ĐỊNH 22/2010/QĐ-UBND

CÁCH TIẾP CẬN MỚI

CÁCH TIẾP CẬN TOÀN DIỆN HƠN. Quyết định 22/2010/QĐ-UBND đánh dấu một bƣớc tiến

quan trọng trong việc xây dựng và triển khai thực hiện chƣơng trình giảm nghèo. Thật vậy,

Quyết định này cho thấy chính quyền đã tiếp cận vấn đề một cách toàn diện hơn, không chỉ

dựa trên các chỉ số định lƣợng đơn thuần. Cách tiếp cận này lồng ghép nhiều khía cạnh của

tình trạng nghèo (kinh tế, dân số, xã hội, tâm lý).

Với dự báo tăng trƣởng trung bình là 11%/năm trong giai đoạn 2011-2015, triển vọng trong

tƣơng lai khá lạc quan. Mục tiêu tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời hàng năm lên 6.000

USD/ngƣời/năm vào năm 2020 và giảm tỷ lệ thất nghiệp còn 4% vào năm 2020. Tuy nhiên,

các nhà lãnh đạo cũng ý thức đƣợc rằng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và tài chính, các

tác động sẽ mạnh hơn đối với những ngƣời dễ bị tổn thƣơng (mất việc làm…), đặc biệt là

những ngƣời có thu nhập quanh ngƣỡng nghèo. Phân tích của DELISA cũng ghi nhận : mức

độ phát triển cơ sở hạ tầng vẫn còn thấp so với nhu cầu. Các khoản đầu tƣ này phải đáp ứng

đƣợc sự gia tăng dân số, các vấn đề xã hội, công bằng xã hội và hỗ trợ phát triển kinh tế.

DELISA cũng nhìn nhận : chỉ với tiêu chí thu nhập thôi thì chƣa đủ để đánh giá tình trạng

nghèo và việc cải thiện cơ sở hạ tầng (y tế, giáo dục, môi trƣờng, dịch vụ đô thị, nhà ở) là yếu

tố cơ bản để cải thiện điều kiện sống của ngƣời dân.

Quyết định cũng đề cập đến sự cần thiết phải đảm bảo tính bền vững của chƣơng trình thông

qua nhiều hành động, chú ý đến những hộ nghèo mới và những hộ vừa thoát nghèo : mọi nổ

lực và đầu tƣ nhằm giúp đỡ ngƣời nghèo phải có hiệu quả về lâu dài. Khái niệm về tính bền

vững là khá mới so với các cách tiếp cận trƣớc kia. Ông Nguyễn Văn Xê, DELISA TPHCM,

nhấn mạnh : các hoạt động trong thời gian qua đã mang lại kết quả, nhƣng đôi khi chƣa bền

vững.

Page 44: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 44

Ngoài ra, theo các cơ quan nhà nƣớc, cam kết về giảm nghèo không thể chỉ dựa trên các chính

sách trực tiếp, các nghiên cứu và phân tích về hộ nghèo, mà còn phải xuất phát từ bản thân

ngƣời nghèo.

Page 45: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 45

CÁC THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN. Chính quyền Thành phố đã xác định các thuận lợi, khó khăn

và thách thức nhƣ sau :

THUẬN LỢI KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC

Kinh tế thành phố tiếp tục giữ mức tăng

trƣởng hợp lý, đời sống của nhân dân từng

bƣớc đƣợc cải thiện. Thành phố luôn ƣu

tiên tập trung huy động các nguồn lực đầu

tƣ cho mục tiêu giảm hộ nghèo và tạo mọi

điều kiện để giảm nghèo toàn diện và bền

vững.

Qua thực tiễn của 16 năm thực hiện

chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, Thành

phố đã thu đƣợc nhiều kết quả và bài học

kinh nghiệm về cơ chế, chính sách, quản

lý, điều hành, huy động nguồn lực và chỉ

đạo, thực hiện. Đặc biệt trong giai đoạn 2,

chƣơng trình đã đẩy mạnh đƣợc các biện

pháp hỗ trợ nâng thu nhập và mở rộng các

hoạt động chăm lo cho hộ nghèo thiết thực

và toàn diện hơn; thể hiện đƣợc sự chủ

động, linh hoạt trong tiếp cận với nhu cầu

đa dạng của ngƣời nghèo, hộ nghèo. Cơ

chế, chính sách không chỉ dừng lại ở nâng

thu nhập, giảm hộ nghèo trong chuẩn

nghèo mà còn mở rộng ra diện cận nghèo

để ngăn chặn tái nghèo; Đây là những tiền

đề quan trọng để xây dựng Chƣơng trình

Giảm nghèo, tăng hộ khá của thành phố

giai đoạn 2009 - 2015.

Ngƣời nghèo, hộ nghèo thành phố ngày

càng có nhận thức đúng đắn, có ý thức tự

phấn đấu vƣơn lên giảm nghèo; biết thực

hành tiết kiệm, học hỏi cách làm ăn, tận

dụng các cơ hội và sử dụng có hiệu quả sự

hỗ trợ trên các mặt của Nhà nƣớc và cộng

đồng.

Mạng lƣới cán bộ làm công tác giảm nghèo

ở các cấp ngày càng đƣợc củng cố và phát

triển đi sâu về chất, có trình độ nghiệp vụ,

hiểu rõ tình hình các hộ nghèo ở địa

phƣơng.

Khoảng cách giữa ngƣời nghèo và ngƣời

giàu ngày càng lớn.

Tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa của

Thành phố phát sinh những tác động tiêu

cực ảnh hƣởng đến một bộ phận ngƣời

nghèo và rất nghèo. Tốc độ gia tăng dân

số tiếp tục gây sức ép lớn lên hệ thống hạ

tầng kỹ thuật và xã hội (giáo dục và đào

tạo, y tế, văn hóa,…) của Thành phố, một

bộ phận ngƣời nghèo, lao động nhập cƣ

đang sinh sống tại Thành phố chƣa có

điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ

bản.

Những kết quả đạt đƣợc trong công tác

xóa đói, giảm nghèo thời gian qua vẫn

mới chỉ là những thành công bƣớc đầu.

Chuẩn nghèo theo tiêu chí của Thành phố

với mức bình quân thu nhập đầu ngƣời

dƣới 6 triệu đồng/ngƣời/năm (500.000

đồng/ngƣời/tháng) ở thời điểm hiện nay

chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu cuộc sống;

không đủ tích lũy để đề phòng tai nạn, ốm

đau, mất việc làm…; nguy cơ tái nghèo

còn khá cao.

Các cơ chế, chính sách để hỗ trợ cho

ngƣời nghèo chƣa thống nhất, đồng bộ ở

một số ngành; chƣa thích ứng với điều

kiện cụ thể của một số địa phƣơng và

chƣa đƣợc kịp thời sửa đổi, bổ sung hoàn

thiện.

Ngƣời nghèo, hộ nghèo, nhất là ở khu vực

nông thôn có trình độ học vấn thấp, thiếu

tay nghề kỹ thuật và việc dạy nghề gặp

khó khăn. Thị trƣờng lao động của Thành

phố khó kiểm soát, khó quản lý, làm ảnh

hƣởng lớn đến cơ hội làm ăn và chất

lƣợng cuộc sống của hộ nghèo.

Page 46: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 46

1. Tạo sự chuyển biến tích cực hơn về mức sống, điều kiện sống và chất lượng cuộc sống của người nghèo

2. Điều chỉnh ngưỡng nghèo theo các tiêu chuẩn quốc

tế

3. Thu hẹp hơn nữa khoảng cách giữa

hộ giàu và hộ nghèo, giảm dần

cách biệt giữa thành thị và nông

thôn

4. Bảo đảm cho mọi người dân Thành phố đều được đáp

ứng các nhu cầu tối thiểu về ăn, mặc, ở; được chăm sóc sức

khỏe, giáo dục.

BỐN MỤC TIÊU CHÍNH rút ra từ phân tích và cách tiếp cận ở trên :

CÁC NGUỒN LỰC VÀ CHÍNH SÁCH

Để đạt đƣợc các mục tiêu, căn cứ vào bối cảnh và triển vọng nêu trên, các nguồn lực và chính

sách ở TPHCM nhƣ sau :

NGUỒN LỰC

Dự kiến năm 2010, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình giảm nghèo, tăng hộ

khá của Thành phố đạt khoảng 2 500 tỷ. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2015, mỗi năm

tăng thêm 350 - 400 tỷ đồng. Đến năm 2015, tổng nguồn vốn huy động đạt khoảng 4 000 tỷ

đồng.

Tín dụng ƣu đãi và tín dụng nhỏ trên địa bàn Thành phố chiếm 83% nguồn vốn, tƣơng đƣơng

2.139 tỷ đồng. Từ nay đến năm 2015, dự kiến tỷ lệ này sẽ là 92%, tƣơng đƣơng với 3 680 tỷ

đồng. Các nguồn lực khác gồm quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho ngƣời có đất bị

thu hồi trên địa bàn Thành phố (Quỹ 156) với khoảng 200 tỷ đồng/năm trong đó cho vay ƣu

đãi từ 150 tỷ - 180 tỷ đồng/năm. Nguồn ngân sách Thành phố và quận - huyện đầu tƣ trực tiếp

cho chƣơng trình: năm 2009 đạt 168 tỷ đồng. Nguồn vốn vận động trong dân khoảng 60 – 70

tỷ đồng/năm.

Tiếp tục đẩy mạnh cho vay vốn thông qua 4 quỹ (Quỹ hỗ trợ giảm nghèo, Quỹ quốc gia về

việc làm, Ngân hàng chính sách xã hội, Quỹ tín dụng của các đoàn thể). Ngoài ra, Chƣơng

trình cũng dự kiến hƣớng dẫn hộ nghèo sử dụng tốt vốn tín dụng để phát triển các hoạt động

sản xuất.

- Quỹ hỗ trợ giảm nghèo tập trung cho vay nhóm hộ có thu nhập từ 8 triệu

đồng/ngƣời/năm trở xuống có nhu cầu vay vốn để sản xuất làm ăn.

- Quỹ Quốc gia về việc làm (dành 30% vốn theo kế hoạch hàng năm cho nhóm hộ thu

nhập từ trên 8 triệu đến 12 triệu đồng/ngƣời/năm vay) để phát triển hoạt động sản

xuất.

- Ngân hàng Chính sách xã hội và Quỹ tín dụng của các đoàn thể tập trung cho nhóm

hộ nghèo thu nhập từ trên 8 triệu đến 12 triệu đồng/ngƣời/năm vay.

- Chương trình hỗ trợ lãi vay cho nông dân Thành phố.

- Chương trình hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất để thực

hiện các dự án đầu tƣ trên địa bàn Thành phố.

Page 47: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 47

HAI NHÓM GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

1. Hỗ trợ kinh tế

- Hỗ trợ tìm việc làm và học nghề ;

- Phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngƣời nghèo,

phát triển kinh tế hộ gia đình;

- Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng tại các phƣờng - xã nghèo, khu vực nông

thôn và vùng nghèo (quy hoạch và quản lý đất đai, tiếp cận nƣớc sạch, nhà vệ sinh,

hầm biogas…)

• Xây dựng cơ chế quy định trách nhiệm của Chính quyền địa phƣơng trong việc

quản lý, duy tu, bảo dƣỡng các công trình cơ sở hạ tầng;

• Tiếp tục nỗ lực hành động ở các khu vực có mạng lƣới thủy lợi nội đồng (kênh

Đông - Củ Chi, bờ bao sông Sài Gòn) và các khu vực có nguy cơ bị ngập.

2. Các hỗ trợ để cải thiện chất lượng sống: giáo dục, đào tạo nghề, y tế, môi trƣờng, văn

hóa, thông tin…

Các hộ có sổ nghèo, tùy theo mức thu nhập so với ngƣỡng nghèo, đều đƣợc vay vốn ƣu đãi,

đƣợc nhận hỗ trợ xã hội trực tiếp (miễn, giảm học phí, cấp thẻ bảo hiểm y tế). Năm 2010,

1 900 ngƣời đƣợc đào tạo nghề và 51 ngƣời đƣợc đƣa đi xuất khẩu lao động. Thành phố đã

tham gia cải thiện nhà ở (chủ yếu là chống dột) và xây dựng nhà tình thƣơng cho các hộ

không có khả năng tài chính để tiếp cận nhà ở. Thành phố cũng đã tặng hơn 120 000 phần quà

vào dịp Tết.

Page 48: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 48

Giáo dục và đào tạo nghề

•Hỗ trợ học bổng từ Quỹ Vì người nghèo, Quỹ khuyến học và các Quỹ xã hội, từ thiện khác cho học sinh nghèo, giảm ít nhất 50% các khoản đóng góp khác cho nhà trường. Cụ thể :

• Đối với hộ nghèo có thu nhập dưới 10 triệu đồng/người/năm: miễn 100% học phí và tiền cơ sở vật chất đối với các em học sinh từ mẫu giáo đến hết bậc phổ thông trung học đang học tại các trường công lập. Đối với các trường ngoài công lập, mức học phí được miễn tương đương với mức học phí của các trường công lập cùng cấp. Hộ có con thứ 3 trở lên đi học chỉ được giảm 50% học phí và tiền cơ sở vật chất trường học.

•Đối với hộ nghèo có thu nhập trên 10 triệu đến 12 triệu đồng/người/năm: giảm 50% học phí và tiền cơ sở vật chất cho tất cả học sinh từ mẫu giáo đến hết bậc phổ thông trung học. Hộ có con thứ ba trở lên đi học sẽ không giảm học phí và cơ sở vật chất trường học.

•Phối hợp với các trường cao đẳng, đại học thực hiện giảm học phí và cấp học bổng cho sinh viên thuộc diện hộ nghèo, ưu tiên cho vay vốn…

•Khuyến khích và tạo cơ hội cho thanh niên nghèo (nhất là khu vực nông thôn) học tập (văn hóa và học nghề) và tìm việc làm, có thu nhập ổn định cuộc sống sau khi tốt nghiệp; tổ chức đào tạo nghề mới cho những người thất nghiệp hoặc chuyển đổi nghề, nhất là lao động nghèo ở khu vực nội thành và các quận mới.

Y tế

•Miễn phí bảo hiểm y tế bắt buộc cho thành viên của hộ nghèo có mức thu nhập từ 8 triệu đồng/người/năm trở xuống; hỗ trợ người nghèo 50% chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế bắt buộc đối với hộ có thu nhập trên 8 triệu đến 12 triệu đồng/người/năm.

•Hỗ trợ khám, chữa bệnh, chăm lo sức khỏe cho người nghèo. Thiết lập hệ thống cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người nghèo; cải thiện, nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo các nhân viên y tế .

•Tăng cường phòng chống các bệnh nguy hiểm thường gặp như: sốt rét, lao. Đảm bảo cung cấp nước sạch. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sống.

•Chính sách kế hoạch hóa gia đình.

Hỗ trợ nhà ở và chính sách về môi trường

•Xây dựng nhà tình thương, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo.

•Tái định cư cho 3.000 đến 5.000 hộ nghèo sống trên kênh rạch, các khu nhà lụp xụp trong hẻm sâu theo quy hoạch chỉnh trang đô thị. Nâng cấp các khu dân cư đã xuống cấp và xây dựng các khu chung cư mới.

•Hoàn thành chương trình di dời hộ dân sống ven sông biển và vùng trũng thấp có nguy cơ sạt lở và các khu dân cư mới ở huyện Cần Giờ và Nhà Bè.

•Đẩy mạnh các chương trình cho vay vốn để người nghèo tự sửa chữa nhà, mua nhà dành cho người thu nhập thấp. Dự kiến mỗi năm, giải quyết từ 5.000 đến 10.000 trường hợp vay tiền để sửa chữa nhà; cho từ 200 đến 300 hộ vay tiền để mua nhà.

•Cho vay vốn xây dựng nhà vệ sinh tự hoại.

•Điều chỉnh nội dung dự án và triển khai lắp đặt đồng hồ nước cho hộ nghèo ở các quận - huyện.

•Vận động doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nước, tổ chức nước ngoài và nhân dân xây dựng trạm cung cấp nước sinh hoạt cho những khu vực ưu tiên.

Chương trình trợ giúp pháp lý

• Mở rộng mạng lưới trợ giúp pháp luật để người nghèo có thể tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp pháp luật.

•Khuyến khích các tổ chức xã hội tham gia các hoạt động trợ giúp pháp l{ cho người nghèo để thường xuyên và kịp thời phổ biến những quy định của pháp luật, chính sách của nhà nước.

•Kiến nghị Trung ương có chính

sách miễn hoặc giảm thuế hợp l{ cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có dự án hỗ trợ tạo việc làm cho người nghèo, hộ nghèo. Đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của hộ nghèo đề nghị được miễn thuế 2 năm đầu và giảm 50% cho từ một đến hai năm tiếp theo.

•Kiến nghị Trung ương miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp kể từ năm 2010.

•Tiếp tục thực hiện việc miễn, giảm thu thủy lợi phí, miễn thu tiền đóng góp Quỹ phòng chống lụt bão đối với một số đối tượng nông dân, công dân ngoại thành.

Các chính sách khác

•Đối với hộ có thành viên là người khuyết tật, bại liệt, người bệnh tâm thần, người già yếu nuôi dưỡng tại nhà mà hộ không có khả năng nâng thu nhập thì ngoài tiền trợ cấp xã hội (theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ) hưởng 150.000 đồng/tháng/suất, vận động quỹ xã hội từ thiện hỗ trợ thêm từ 350.000 đến 500.000 đồng/tháng/hộ để đảm bảo ổn định cuộc sống.

•Bình đẳng giới :

•Tăng cường phát triển nguồn lực, đào tạo nghề cho phụ nữ nghèo, ưu tiên tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ, tạo điều kiện cho chủ hộ nghèo là phụ nữ tiếp cận đầy đủ và bình đẳng các dịch vụ xã hội cơ bản.

•Hỗ trợ phụ nữ làm kinh tế, tạo việc làm và giảm nghèo thông qua việc mở rộng huy động vốn và hình thành Quỹ tín dụng hỗ trợ phụ nữ nghèo; khuyến nông, khuyến lâm, đào tạo nghề phi nông nghiệp cho phụ nữ.

•Hỗ trợ phụ nữ trong lĩnh vực y tế, giáo dục, sử dụng tiền tiết kiệm.

•Chính sách về văn hóa :

•Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với Chương trình mục tiêu “3 giảm”; phòng, chống các loại tệ nạn xã hội…; từng bước nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho người nghèo.

•Tổ chức các hoạt động tuyên truyền (văn hóa, thư viện…).

•Tăng cường thông tin, truyền thông về chương trình giảm nghèo (mô hình phát triển kinh tế, kinh nghiệm thoát nghèo).

•Khuyến khích các hoạt động văn hóa – nghệ thuật.

Chính sách ƣu đãi về thuế và

miễn giảm các đóng góp cho

hộ nghèo

Page 49: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 49

Tăng cường quản l{ chương trình

Tập trung sự chỉ đạo của chính quyền, các đoàn thể các cấp, nhất là cấp quận - huyện. Tăng cường vai trò của Nhà nước để mở rộng sự tham gia của các chủ thể trong xã hội. Kết hợp chương trình giảm nghèo với chương trình phát triển kinh tế, tập trung chỉ đạo các dự án, ưu tiên cho các địa phương nghèo nhất. Rút ra bài học kinh nghiệm từ các mô hình kinh tế hiệu quả giúp thoát nghèo từ các tổ, nhóm đã thoát nghèo (tổ/kinh nghiệm cá nhân).

Nghiên cứu các đối tượng được nhắm đến

Tổ chức điều tra, nghiên cứu đối với hộ có thu nhập dưới 12 triệu VND, kể cả các hộ không đăng k{ tạm trú. Lập danh sách các hộ thụ hưởng, thường xuyên cập nhật, kiểm tra và giám sát chặt chẽ.

Nâng cao năng lực

Chuyển đổi mô hình tổ hợp tác kinh tế thành mô hình hợp tác xã, hoặc doanh nghiệp nhỏ. Nâng cao năng lực cán bộ chuyên trách giảm nghèo để cán bộ có thể tham mưu cho UBND (xác định mục tiêu, chỉ số).

Phối hợp với MTTQ hợp tác với chính quyền địa phương, thảo luận về kinh tế, các tệ nạn xã hội...

Khuyến khích người có kinh nghiệm tham gia tích cực vào chương trình. Giúp đỡ người dân tộc Hoa, Chăm và phát triển cách tiếp cận về giới.

Đánh giá và tuyên truyền

Tập trung hoạt động đánh giá bằng cách sử dụng cùng tiêu chí, xem lại ngưỡng nghèo, xem lại nội dung chương trình để nâng cao hiệu quả và tính bền vững. Tăng cường hoạt động tuyên truyền.

PHƢƠNG THỨC QUẢN LÝ

Theo Ông Nguyễn Văn Xê, « Chương trình giảm nghèo là trọng tâm trong hoạt động của các

Sở, Ban ngành của Thành phố. Ban chỉ đạo Chương trình giảm hộ nghèo, tăng hộ khá do Phó

Chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng ban. Điều này cho thấy tầm quan trọng của công tác

giảm nghèo. TPHCM là địa phương duy nhất trong cả nước thành lập văn phòng chuyên

trách giảm nghèo (Ở các địa phương khác, các hoạt động giảm nghèo được lồng ghép vào

hoạt động của các cơ quan hành chính). Ở cấp quận/huyện cũng có Ban giảm nghèo, tăng hộ

khá dưới sự chỉ đạo của UBND Quận và phối hợp chặt chẽ với Phòng LĐTBXH. »

Để quản lý hiệu quả nhất chƣơng trình giảm nghèo, Thành phố nhận thức đƣợc rằng các chính

sách phải gắn chặt với đặc thù của từng khu vực : khu vực đô thị, nông thôn hoặc đang đô thị

hóa nhanh. Công tác đào tạo cũng đƣợc quan tâm đặc biệt, kể cả đào tạo cho cán bộ triển khai

thực hiện và cho ngƣời nghèo (đào tạo nghề). Một khía cạnh rất quan trọng trong công tác

điều hành chƣơng trình giảm nghèo cũng rất đƣợc quan tâm. Đó là tăng cƣờng sự phối hợp

giữa các chủ thể. Các yếu tố nêu trên (chính sách phù hợp với đặc thù của địa phƣơng, đào

tạo, phối hợp) là những yếu tố quan trọng nhất trong công tác tổ chức thực hiện nhằm cải

thiện công tác quản lý, điều hành chƣơng trình giảm nghèo :

Page 50: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 50

DELISA - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

• Tham mưu giúp Thành ủy, Ủy ban nhân dân và Ban chỉ đạo giảm nghèo, tăng hộ khá Thành phố quản lý, điều hành chương trình trên địa bàn thành phố và phối hợp với các sở, ban ngành khác.

• Thực hiện các nghiên cứu, điều tra, lập danh sách và quản lý hộ nghèo theo chuẩn nghèo của thành phố từng giai đoạn; nghiên cứu cơ chế chính sách, chỉ đạo hướng dẫn các quận - huyện xây dựng và thực hiện chương trình.

• Trực tiếp điều phối các dự án đào tạo nghề và giải quyết việc làm (kể cả xuất khẩu lao động); đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp; xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả.

• Quản lý các quỹ hỗ trợ giảm nghèo và quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất; dự toán và cấp kinh phí cho các hoạt động của chương trình; quản lý hệ thống cán bộ chuyên trách giảm nghèo,

• Tổng hợp các kiến nghị về cơ chế, giải pháp bổ sung hoàn chỉnh chương trình.

DPI - Sở Kế hoạch - Đầu tư

• Cân đối nguồn lực phục vụ chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá của thành phố theo kế hoạch hàng năm, 5 năm; theo dõi giám sát việc tổ chức thực hiện của các quận - huyện;

• Cấp vốn cho các địa phương thực hiện chương trình giảm nghèo, ưu tiên cho các địa phương khó khăn nhất.

DoF - Sở Tài chính

• Chủ trì xây dựng cơ chế phối hợp và quản lý sử dụng các nguồn vốn tín dụng ưu đãi và các nguồn tài trợ từ thiện cho người nghèo, hộ nghèo trên địa bàn thành phố.

Các Sở, ban ngành khác có liên quan

• Sở Y tế: Chủ trì các chương trình chăm sóc sức khỏe cho người nghèo; mua và thanh toán kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo ; đẩy mạnh công tác truyền thông về kế hoạch hóa gia đình cho các hộ nghèo.

• Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì và hướng dẫn thực hiện các dự án, chương trình khuyến nông - lâm cho hộ nghèo; phát triển các ngành nghề nông thôn; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; phối hợp xây dựng phát triển các tổ hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp có sự tham gia của người nghèo, hộ nghèo.

• Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì thực hiện các giải pháp bảo đảm nâng cao dân trí, trình độ nghề nghiệp cho lao động nghèo; hướng dẫn thực hiện chính sách miễn giảm học phí và tiền cơ sở vật chất trường lớp cho học sinh, sinh viên diện hộ nghèo; phối hợp với Hội Khuyến học xây dựng cơ chế khuyến học, khuyến tài cho học sinh nghèo.

• Viện Nghiên cứu phát triển thành phố: Chủ trì nghiên cứu dự báo tình hình phát triển kinh tế -xã hội gắn với giảm nghèo của thành phố theo từng giai đoạn; nghiên cứu các đề tài khoa học có tính chuyên sâu về các lĩnh vực: giảm nghèo đô thị, giảm nghèo ở nông thôn; phân hóa giàu nghèo, khoảng cách giàu nghèo… trên địa bàn thành phố để phục vụ có hiệu quả cho việc xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp của Chương trình mục tiêu giảm nghèo của thành phố.

• Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch.

• Sở Xây dựng.

• Sở Nội vụ : bố trí cán bộ làm công tác giảm nghèo theo hệ thống từ thành phố xuống đến quận - huyện, phường - xã, thị trấn.

• Sở Tư pháp : hỗ trợ pháp lý miễn phí.

• Sở Tài nguyên – Môi trường.

• Sở Thông tin – Truyền thông : Chỉ đạo các cơ quan báo, đài tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng, ý nghĩa của chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá của thành phố giai đoạn 2009 - 2015; tuyên truyền về các mô hình, các cách làm hay, sáng tạo, có hiệu quả về giảm nghèo.

Ngân hàng chính sách xã hội

• Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức quản lý, điều hành tốt các quỹ quốc gia về việc làm, quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm; đảm bảo thực hiện cung cấp nguồn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ.

UBND các quận/huyện

• Căn cứ Chương trình mục tiêu Giảm nghèo, tăng hộ khá của thành phố giai đoạn 2009 - 2015, tiến hành xây dựng Chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá của địa phương giai đoạn 2009 – 2015 ; xây dựng kế hoạch hàng năm, thông qua cấp ủy để thống nhất và chỉ đạo triển khai thực hiện trên địa bàn quận - huyện, phường - xã, thị trấn. Tổ chức huy động, vận động các nguồn lực và thực hiện các chỉ tiêu, giải pháp của Chương trình mục tiêu Giảm nghèo, tăng hộ khá theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố và hướng dẫn chuyên môn của các sở - ban - ngành liên quan.

Các đơn vị khác

• Bảo hiểm xã hội : Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế (Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo) tổ chức cấp phát và thanh toán Thẻ bảo hiểm y tế (bắt buộc) cho người nghèo

• Liên minh các Hợp tác xã thành phố: Tổ chức tập huấn, hướng dẫn xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã trong các tổ giảm nghèo của hộ nghèo; phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các quận - huyện triển khai thí điểm các hình thức hợp tác trong một số ngành nghề phù hợp với người nghèo, hộ nghèo theo từng khu vực, nhất là các quận nội thành và quận đô thị hóa để rút kinh nghiệm, từng bước nhân rộng mô hình.

2.3.4. PHÂN CHIA VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM Ở CẤP THÀNH PHỐ

Việc triển khai thực hiện Chƣơng trình giảm nghèo dựa trên nhiều chủ thể có liên quan trong

chính sách giảm nghèo của Thành phố. Sự đa dạng này vừa thể hiện tính liên ngành của vấn

đề vừa là thách thức cho công tác điều hành.

Page 51: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 51

Cách tiếp cận liên ngành, quyết tâm đảm bảo tính bền vững;

Thách thức trong công tác điều phối và đào tạo;

DELISA là cơ quan chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện các chƣơng trình

giảm nghèo;

Tín dụng là nguồn tài chính chủ yếu;

Mỗi ngành cấp hỗ trợ tùy theo mức thu nhập của hộ nghèo.

2.4. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở CẤP QUẬN : QUẬN 8

Cuối năm 2011, 3.915 hộ (20.866 ngƣời) đƣợc công nhận là hộ nghèo (chiếm 4% dân số

Quận 8). Các hành động đƣợc triển khai thực hiện nhằm giảm nghèo ở Quận 8 là cụ thể hóa

Chƣơng trình giảm nghèo của Thành phố, nhƣ trong báo cáo tổng kết Chương trình giảm

nghèo và tăng hộ khá ở Quận 8 năm 2011.

2.4.1. TỔ CHỨC VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Ở QUẬN 8

Theo tài liệu Triển khai thực hiện chương trình giảm hộ nghèo và tăng hộ khá năm 2011 và

kế hoạch hành động năm 2012 , của UBND Quận 8, các mục tiêu của Chƣơng trình là :

- Tiếp tục thực hiện Chƣơng trình giảm hộ nghèo, tăng hộ khá quận 8 giai đoạn 3 (2009

– 2015) tập trung thực hiện giảm hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Thành phố (thu nhập

bình quân đầu ngƣời là 12 triệu đồng/ngƣời/năm trở xuống) một cách toàn diện, căn

cơ, bền vững, chống tái nghèo.

- Từng bƣớc tạo sự chuyển biến nâng cao về mức sống, điều kiện sống và chất lƣợng

cuộc sống của dân nghèo trên địa bàn quận 8.

CÁC KẾT QUẢ đạt đƣợc từ năm 2009 đến năm 2011 cho thấy tỷ lệ hộ nghèo giảm dần. Từ

năm 2009 đến năm 2010, số hộ nghèo đã giảm 20%, và giảm 28,2% từ năm 2010 đến năm

201123

.

Bảng 4 : Biến động số hộ nghèo theo nhóm thu nhập ở quận 8 từ năm 2010 đến năm 2011

Số hộ Số hộ nghèo Số hộ < 8 triệu

vnd/ngƣời/năm

Số hộ từ 8 đến

10 triệu

vnd/ngƣời/năm

Số hộ từ 10 đến

12 triệu

vnd/ngƣời/năm.

2010 98.948 5.455 2.283 (41,9%) 1.983 (36,3%) 1.189 (21,8%)

2011 3.915 697 (17,8%) 1.884 (48,1%) 1.334 (34,1%)

23

Năm 2009 và 2010, 1.491 hộ đã thoát nghèo (trong đó 320 hộ thoát nghèo nhờ tái định cƣ hoặc chuyển nơi ở) và 119 hộ nghèo mới đƣợc ghi nhận. Năm 2010 và 2011, 1.727 hộ đã thoát nghèo.

Page 52: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 52

Trong hai năm, 2010 và 2011, 1.727 hộ đã thoát nghèo là nhờ đã vƣợt qua ngƣỡng nghèo

(87%) và bán nhà (12,5%). Việc vƣợt ngƣỡng nghèo chủ yếu đƣợc thực hiện thông qua cải

thiện thu nhập (32%), nhờ tín dụng (29%), phát huy tín dụng trong nhiều năm và việc làm.

Hiệu quả của chính sách này phụ thuộc vào sự ổn định của kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, lạm phát

tăng cao trong giai đoạn này (khoảng 20% trong vòng 1 năm) đã có tác động đáng kể đến sức

mua và điều kiện sống của các hộ nghèo. Điều này đã khiến nhiều hộ tái nghèo.

Bản đồ 10 : Biến động số hộ nghèo từ năm 2009 đến năm 2011

Page 53: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 53

Dù ngân sách của Chƣơng trình giảm nghèo, tăng hộ khá còn hạn chế so với nhu cầu, nhƣng

Chính quyền Quận 8 vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ các chính sách giảm nghèo phù hợp với

hoàn cảnh của mình và tuân theo đúng các quy định. Theo Phòng LĐTBXH Quận 824

, mục

tiêu chính của giai đoạn 3 Chƣơng trình giảm nghèo, tăng hộ khá 2009 – 2015 là đến năm

2015 không còn hộ có thu nhập dƣới 12 triệu/ngƣời/năm. Các hoạt động hỗ trợ tập trung vào

từng nhóm thu nhập và có trọng tâm trong từng năm : năm 2009, trọng tâm là các hộ có thu

nhập dƣới 6 triệu đồng/ngƣời/năm ; năm 2010, tập trung vào các hộ có thu nhập từ 6 đến 8

triệu đồng/ngƣời/năm ; năm 2011, tập trung vào các hộ có thu nhập từ 8 đến 10 triệu

đồng/ngƣời/năm. Phòng LĐTBXH lập kế hoạch hành động cụ thể cho từng nhóm thu nhập và

hiện tại đã không còn hộ có thu nhập dƣới 6 triệu đồng/ngƣời/năm.

NGÂN SÁCH

1. Quỹ xóa đói giảm nghèo đã huy động gần 780.000.000 vnd vào năm 2011 trong đó

65% từ ngân sách của Quận (2010). Chiến dịch tăng quỹ hỗ trợ cho hộ nghèo đã giúp huy

động đƣợc 9 tỷ đồng. Quỹ này do Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Quận 8 quản lý và cấp

vốn cho ngƣời nghèo, phụ nữ (thông qua Hội phụ nữ), tài trợ cho các dự án tạo việc làm cho

ngƣời nghèo, cho các cơ sở đào tạo nghề (Trƣờng Nam Sài Gòn).

Bảng 5 : phân bổ nguồn vốn của quỹ giảm nghèo ở quận 8

2010 2011

Ngân sách UBND TPHCM 17,6% 16,2%

Ngân sách UBND QUẬN 8 40,4% 40,2%

Chiến dịch vận động – quận 10,2% 9,5%

Chiến dịch vận động – phƣờng 30,9% 33,2%

Lãi tiền gửi ngân hàng của Quận 0,6% 0,6%

Lãi tiền gửi ngân hàng của Phƣờng 0,3% 0,3%

Tổng cộng 16.978.860.204 vnd 18.203.964.749 vnd

2. Quỹ tín dụng Ngân hàng Chính sách Xã hội

Năm 2011, gần 1.500 hộ đã đƣợc cấp vốn tín dụng với tổng số vốn trên 90 tỷ đồng với hình

thức cho vay trực tiếp hoặc thông qua Quỹ tạo việc làm, Quỹ tín dụng cho học sinh, sinh viên,

Quỹ 156 dành cho các hộ bị thu hồi đất và tái định cƣ.

CÁC CHỦ THỂ

Có nhiều cơ chế hỗ trợ cho ngƣời nghèo, do các chủ thể công nhƣ Phòng LĐTBXH và các tổ

chức đoàn thể (Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh) thực

24 Phỏng vấn ngày 18/07/2011 và 11/01/2012.

Page 54: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 54

Tín dụng: Phòng LĐTBXH (thông qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Trường đào tạo nghề Nam Sài Gòn, Hội phụ nữ, Ngân hàng chính sách xã hội, Công đoàn quận 8, Hội cựu chiến binh quận 8.

Đào tạo nghề : Tổ chức phi chính phủ, Trường Trung cấp, Phòng LĐTBXH

Hướng nghiệp : Phòng LĐTBXH, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Trường dạy nghề Nam Sài Gòn, Hội cựu chiến binh quận 8.

Bảo hiểm y tế : Phòng LĐTBXH, Hội chữ thập đỏ, Hội bệnh nhân nghèo, Tổ chức phi chính phủ. MTTQ Quận

Hỗ trợ về nhà ở (xây dựng nhà tình thương, sửa chữa, chống dột) : MTTQ và các đoàn thể như Đoàn thanh niên, Công đoàn, Hội cựu chiến binh..., Phòng LĐTBXH.

Giáo dục (Miễn, giảm học phí và cấp học bổng) : MTTQ, Phòng LĐTBXH, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội bệnh nhân nghèo, Chi Hội Thiện Nhân.

Quà tết - Phòng LĐTBXH, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, MTTQ, Đoàn thanh niên, các doanh nghiệp và các nhà hảo tâm

hiện. Phần lớn các chủ thể này đều hoạt động theo cùng nguyên tắc, sự khác biệt nằm ở chỗ

thành viên trong hộ nghèo đƣợc nhận hỗ trợ (phụ nữ, trẻ em, ngƣời khuyết tật).

CÁC CHỦ THỂ CỦA QUẬN 8 THEO LOẠI HỖ TRỢ

Mục tiêu của chính quyền là tất cả các hộ nghèo đều đƣợc hỗ trợ phù hợp với nhu cầu. Một

cán bộ phƣờng25

cho biết mô hình tổ chức nhƣ sau : « Mỗi phòng, ban và tổ chức đoàn thể

quản lý người thụ hưởng chương trình dưới sự chỉ đạo của UBND Phường. UBND Phường

quản lý toàn bộ chương trình trên địa bàn phường, MTTQ thực hiện và báo cáo cho UBND.

« Theo Sở LĐTBXH TPHCM, mỗi tổ tự quản giảm nghèo có từ 10 đến 30 hộ và tổ trưởng có

thể là hộ nghèo. Tổ hiểu rõ nhất nhu cầu của từng hộ nghèo trong tổ. Đây là nơi để thiết lập

các mối quan hệ xã hội và giúp đỡ lẫn nhau. Việc cấp tín dụng phải thông qua các tổ này.

Hiện nay, TPHCM có khoảng 5000 tổ và các tổ này họp 2-3 tháng một lần ».

25 Phỏng vấn ngày 12/01/2012, P.8, Q.8

Page 55: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 55

2.4.2. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH Ở QUẬN 8

Có hai mảng mang tính bổ sung cho nhau trong việc triển khai thực hiện các chính sách ở cấp

quận. Một là, tạo điều kiện sống thuận lợi (cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, phát triển kinh

tế). Hai là, hỗ trợ cho các hộ nghèo về mặt giáo dục, đào tạo nghề và tiếp cận tín dụng để tăng

sự tự chủ cho ngƣời nghèo.

Các cuộc phỏng vấn các cán bộ phƣờng và quận đã giúp làm rõ các giải pháp giảm nghèo đã

thực hiện.

Nghị định 13 của Chính phủ có dự kiến các khoản hỗ trợ xã hội cho những ngƣời dễ bị tổn

thƣơng (ngƣời già, phụ nữ đơn thân, ngƣời khuyết tật…) Với mức hỗ trợ là 240.000

đồng/tháng và cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí26

. Vì mức hỗ trợ này không đủ để đáp ứng nhu

cầu hàng ngày của ngƣời nghèo, nên UBND phƣờng 14 huy động thêm nguồn hỗ trợ của các

nhà hảo tâm để có thể trợ cấp thêm 1 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, cách làm này chỉ đến đƣợc

khoảng 2-3% hộ nghèo.

HÀNH ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

Bảo hiểm y tế: Mức phí bảo hiểm y tế là 450.000 vnd/năm. Hộ có thu nhập dƣới 8 triệu

vnd/ngƣời/năm đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế (100% số hộ thuộc nhóm này có thẻ bảo hiểm y

tế). Hộ có thu nhập từ 8 đến 12 triệu vnd/ngƣời/năm đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ 50% (225.000

vnd). Để giúp các hộ này có thể chi trả 50% phí bảo hiểm y tế còn lại, Quận 8 vận động các

doanh nghiệp, nhà hảo tâm đóng góp. Nhờ đó, khoảng hơn 40% số hộ thuộc nhóm này cũng

đã đƣợc bảo hiểm y tế27

. Trẻ em dƣới 6 tuổi đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Điều này

cho phép ngƣời nghèo tiếp cận các trạm y tế hoặc bệnh viện công để đƣợc điều trị : bảo hiểm

y tế thanh toán 80%, bệnh nhân thanh toán 20%.

Hỗ trợ của Hội chữ thập đỏ28

. Hội chữ thập đỏ kết hợp với mạng lƣới các phòng khám có

bác sĩ chăm sóc, điều trị miễn phí cho ngƣời nghèo. Hội cũng tham gia xác định ngƣời thụ

hƣởng. Mỗi năm, Hội tổ chức các chuyến khảo sát ở các phƣờng để đánh giá nhu cầu. Đối

tƣợng đƣợc thống kê là ngƣời khuyết tật, trẻ mồ côi, hộ gia đình đông con, học sinh có nhu

cầu học bổng, hộ có nhà ở xuống cấp. Việc này phụ thuộc vào thời gian của tình nguyện viên

và đại diện hội Chữ thập đỏ ở địa phƣơng.

Hội tặng xe lăn cho ngƣời khuyết tật, trao thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho hộ nghèo hoặc thiết

lập mối liên hệ giữa hộ nghèo không có thẻ bảo hiểm y tế với các cơ sở từ thiện, ví dụ nhà

chùa, để nhà chùa hỗ trợ 450.000 vnd phí bảo hiểm y tế. Theo các cán bộ hội chữ thập đỏ, vấn

đề thƣờng gặp ở những hộ vừa trên ngƣỡng 8 triệu đồng/ngƣời/năm (những hộ sẽ phải đóng

50% phí bảo hiểm y tế), là họ không đóng 50% còn lại để đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế.

26 Theo Chủ tịch UBND Phƣờng 14, Quận 8, hiện nay Phƣờng 14 còn 66 hộ có thu nhập dƣới 8 triệu. Phƣờng có

chính sách hỗ trợ riêng cho các hộ này. 27 Sở LĐ-TB-XH yêu cầu các quận, huyện phấn đấu đạt từ 30% hộ nghèo trong nhóm từ 8 đến 12 triệu có thẻ

bảo hiểm y tế. 28 Phỏng vấn chủ tịch hội chữ thập đỏ Quận 8, tháng 7 năm 2011

Page 56: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 56

Trung tâm y tế dự phòng Quận 829

, chủ yếu đƣợc nhà nƣớc và Quỹ FHI tài trợ. Trung tâm

cũng nhận đƣợc tài trợ của tổ chức phi chính phủ World Vision cho chƣơng trình HIV (đào

tạo về truyền thông cho nhân viên y tế).

Hoạt động của Trung tâm y tế dự phòng chủ yếu tập trung vào chƣơng trình phòng chống

HIV, chƣơng trình phòng chống ma túy, chƣơng trình chống lao phổi. Chƣơng trình

Methadone đang đƣợc thực hiện thí điểm ở Quận 8 và một số Quận khác tại các thành phố

trên cả nƣớc. Tùy theo kết quả đạt đƣợc, chƣơng trình có thể đƣợc mở rộng. Mục tiêu là giúp

cho ngƣời nghiện ma túy không phải dùng kim tiêm, vốn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh

nhƣ : HIV, viêm gan,…

HÀNH ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

Quận 8 thực hiện chế độ miễn, giảm học phí và tiền cơ sở vật chất theo quy định nhƣ sau :

miễn học phí tiểu học và THCS đối với con của các hộ có thu nhập dƣới 10 triệu/ngƣời/năm ;

giảm 50% đối với những hộ có thu nhập từ 10 đến 12 triệu/ngƣời/năm. Tổ chức cấp, phát

sách, vở và dụng cụ học tập.

Quỹ hội PHHS ở các trƣờng (mỗi phụ huynh đóng từ 100.000 đến 120.000 mỗi năm) cũng

giúp hỗ trợ cho các hộ nghèo và khen thƣởng học sinh khá, giỏi.

Đối với các hộ nghèo mà không có sổ nghèo, tổ chức World Vision hỗ trợ học phí, đồng

phục, sách vở….

HÀNH ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO NGHỀ

Các Trung tâm đào tạo nghề, lớp học ban đêm, lớp học tình thƣơng:

- Trƣờng Trung cấp Kỹ thuật và nghiệp vụ Nam Sài Gòn là trung tâm đào tạo chính, do

Thành phố quản lý ;

- Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ;

- Các lớp phổ cập đƣợc tổ chức trong các trƣờng tiểu học, THCS và THPT ;

- Lớp học tình thƣơng tổ chức ở nhà ngƣời dân hoặc ở các chùa ;

- Lớp học phổ cập tin học : 50 học viên hàng tháng trong đó có 50% là con, em hộ

nghèo.

Trƣờng Trung cấp Kỹ thuật và nghiệp vụ Nam Sài Gòn30

Đƣợc thành lập năm 1999, Trƣờng đào tạo 3.000 học sinh/năm. Trƣờng có 60 ngành

nghề với 3 cấp độ đào tạo : sơ cấp, trung cấp và chuyên sâu với mục tiêu đào tạo kỹ

thuật viên chuyên nghiệp.

Tiêu chí tuyển sinh: học sinh học hết lớp 9 và tối thiểu 15 tuổi.

Thời gian đào tạo: 2, 4 hoặc 6 tháng đối với các khóa ngắn hạn và từ 1 đến 3 năm đối với

các khóa dài hạn.

29 Phỏng vấn Giám đốc trung tâm y tế dự phòng Quận 8, tháng 7 năm 2011 30 Phỏng vấn Hiệu phó trƣờng trung cấp kỹ thuật và nghiệp vụ Nam Sài Gòn, tháng 10 năm 2011 ; và Phòng

LĐTBXH Quận 8, tháng 7 năm 2011.

Page 57: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 57

Học phí cho một khóa ngắn hạn (2 đến 3 tháng) là từ 400.000 đến 800.000 vnd. Ví dụ,

chƣơng trình đào tạo sửa xe gắn máy gồm từ 4 đến 5 khóa với học phí tổng cộng khoảng

3 triệu vnd.

Hiệu phó của nhà trƣờng cho biết các ngành có đầu ra tốt là : may công nghiệp, sửa xe

gắn máy. Hiện nay, một nghiên cứu đang đƣợc thực hiện để xem các ngành nghề đào tạo

của trƣờng có phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp hay không. Kết quả nghiên cứu sẽ

đƣợc công bố vào năm 2012.

Việc truyền thông, giới thiệu về Trƣờng Nam Sài Gòn đƣợc thực hiện trên phƣơng tiện

thông tin đại chúng, quảng cáo ở cổng trƣờng, và thông qua các hội thảo, ngày hội việc

làm…

Mỗi năm, Trƣờng đều tổ chức hội chợ việc làm. Có rất nhiều ngƣời đến tìm việc, nhƣng

chỉ có một số ít đƣợc tuyển dụng vì trình độ của các ứng viên khá thấp. Vấn đề thƣờng

gặp là học viên sau tốt nghiệp khó thích nghi với môi trƣờng làm việc mới. Hơn nữa, học

viên chủ yếu đƣợc đào tạo để làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hơn là làm tại

các doanh nghiệp lớn.

Quận 8 cũng đã giao cho Trƣờng nhiệm vụ thiết lập mối quan hệ giữa nhà trƣờng với

doanh nghiệp và ngƣời lao động. Doanh nghiệp trả phí tuyển dụng khoảng 80.000-

100.000 vnd để đƣợc liên hệ với ứng viên phù hợp. Mỗi năm Trƣờng giới thiệu việc làm

cho khoảng 600 ứng viên trong đó có từ 200 đến 300 ngƣời có đƣợc việc làm.

Quận 8 triển khai chƣơng trình đào tạo nghề miễn phí hoặc giảm học phí cho các hộ nghèo, từ

trình độ sơ cấp (thời gian đào tạo từ 6 đến 12 tháng) đến trung cấp (18 tháng đến 2 năm). Tuy

nhiên, cần có sự phối hợp của nhiều đơn vị mới thực hiện đƣợc chƣơng trình này. Năm 2010,

30 học bổng đào tạo nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn đã đƣợc cấp.

Ví dụ: Trƣờng nghiệp vụ nhà hàng Sésame, dành cho thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn,

đƣợc chính quyền Quận 8 xem là sáng kiến hay cho thanh, thiếu niên của Quận. Nhƣng

Trƣờng ở quá xa đối với các học viên (ở quận Bình Thạnh). Năm 2011, Quận 8 đã thí điểm

gửi 25 thanh, thiếu niên của Quận đến dự tuyển ở Trƣờng Sésame, và những học sinh đƣợc

tuyển sẽ đƣợc hỗ trợ về chi phí đi lại nhằm giúp các em có thể theo học. Kết quả đạt đƣợc rất

tích cực và cách làm này sẽ đƣợc tiếp tục.

Các cán bộ của Quận 8 khẳng định có nhiều chƣơng trình đào tạo nghề, nhƣng khó khăn nằm

ở chỗ tìm đƣợc ngƣời học (trình độ học vấn thấp, không có động cơ học và nhanh chóng bỏ

học để đi làm).

HÀNH ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC TIẾP CẬN VIỆC LÀM

Thiết lập mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngƣời tìm việc thông qua các thông báo của

UBND. Một số doanh nghiệp khi có nhu cầu tuyển dụng lao động sẽ thông báo cho UBND

Quận 8, sau đó Quận sẽ thông báo cho các phƣờng và phƣờng sẽ thông báo cho ngƣời dân

thông qua hệ thống phát thanh của phƣờng. Hỗ trợ về việc làm cũng đƣợc thực hiện thông qua

các hội chợ việc làm. Theo các cán bộ địa phƣơng, vấn đề nằm ở chỗ suy nghĩ sống qua ngày

của ngƣời nghèo.

Page 58: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 58

Chƣơng trình xuất khẩu lao động, đặc biệt sang các nƣớc Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc,

Malaysia) mở rộng cho ngƣời nghèo và ngƣời có thu nhập sát ngƣỡng nghèo. Chƣơng trình

này tỏ ra rất có hiệu quả vì sau 3 năm ở nƣớc ngoài, ngƣời lao động trở về với khoản tiền tiết

kiệm rất lớn : 300 – 500 triệu đồng31

. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là phải tìm đƣợc ngƣời

biết ngoại ngữ vì đó là một trong các tiêu chí chọn ứng viên. Theo quy định, hộ nghèo đƣợc

giảm học phí còn 3 triệu trên tổng học phí là 10 triệu cho thời gian đào tạo. Ngoài ra, cũng có

thể tìm đƣợc các nguồn hỗ trợ thêm. Tuy nhiên, có rất ít học viên tốt nghiệp trong năm 2011

và chỉ có một ngƣời đƣợc đi xuất khẩu lao động trong số rất nhiều ứng viên.

HÀNH ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC TÍN DỤNG

Tín dụng ưu đãi. Các khoản tín dụng này lấy từ Quỹ giảm nghèo, Ngân hàng chính sách xã

hội, Quỹ CEP, Ngân hàng nông nghiệp và Quỹ tạo việc làm. Các tổ chức đoàn thể nhƣ Hội

phụ nữ hoặc Công đoàn Quận 8 hỗ trợ triển khai thực hiện các chƣơng trình này.

Đối với các hộ nghèo, các tổ chức này cấp tín dụng ƣu đãi với lãi suất (0,5%). Mỗi tổ chức có

mức cho vay khác nhau : ví dụ, Hội phụ nữ cho vay từ 2 đến 5 triệu vnd ; Ngân hàng chính

sách xã hội cho vay đến 30 triệu vnd. Phƣơng thức hoàn vốn cũng rất đa dạng và đƣợc điều

chỉnh cho từng trƣờng hợp cụ thể : có thể góp theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng. Theo

Phòng LĐTBXH Quận 8, mục tiêu của các khoản tín dụng là nhằm phát triển hoạt động kinh

tế, thƣơng mại ; sửa chữa nhà, mua trang thiết bị nhƣ xe gắn máy, máy may…Mức cho vay

trung bình là 10 triệu đồng và tối đa là 50 triệu đồng. Nhìn chung, các hộ có thông tin về các

nguồn tín dụng hiện hữu. Tuy nhiên, có thể có 3 trƣờng hợp sau :

- các hộ gia đình không quan tâm đến tín dụng vì họ không có dự án ;

- một số hộ lạm dụng vốn vay để sử dụng vào các mục đích khác : mua TV, đánh đề…

- một số hộ không đƣợc cấp tín dụng vì họ đã mắc nợ khá nhiều.

Tín dụng nhỏ. Chƣơng trình tín dụng nhỏ đƣợc khởi xƣớng vào năm 2005 với sự hỗ trợ của

tổ chức Các thành phố đang phát triển (VeT) và đƣợc duy trì đến hôm nay. Hiện nay, Chƣơng

trình này UBMTTQ Phƣờng 14 quản lý. Chƣơng trình có khoảng 25 nhóm, mỗi nhóm 5 thành

viên và đã đƣợc mở rộng cho tất cả các khu phố của phƣờng. Vốn cho vay của chƣơng trình

dùng để phát triển các hoạt động thƣơng mại hoặc thủ công, sửa chữa nhà và đào tạo nghề

(hiện chƣa có nhu cầu). Điểm tích cực của chƣơng trình là các hộ tham gia đã học đƣợc cách

tự quản chƣơng trình của mình.

HÀNH ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC NHÀ Ở

Chƣơng trình « Nhà tình thƣơng » hỗ trợ thi công phần móng và phần thô (chỉ đối với nhà

trệt). Mỗi nhà đƣợc hỗ trợ khoảng 25 triệu vnd. Trong vòng 3 năm, MTTQ đã xây dựng 400

căn cho các hộ nghèo và DELISA cũng đã xây hơn 100 căn nữa cho các hộ chính sách (cựu

chiến binh…). Chƣơng trình có hiệu quả tích cực vì sau khi có nhà mới, cuộc sống của các hộ

nghèo đƣợc ổn định, và từ đó có thể thoát nghèo.

31

Theo nội dung trả lời phỏng vấn của Chủ tịch UBND Phƣờng 14, tháng 7 năm 2011.

Page 59: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 59

Một dạng hỗ trợ khác của Quận 8 là hỗ trợ sửa chữa, cải tạo nhà ở, chủ yếu là chống ngập và

chống dột.

Nhìn chung, Quận 8 chịu tác động trực tiếp của các chƣơng trình tái định cƣ, tuy không dễ có

đƣợc các dữ liệu chính xác về nơi tái định cƣ và thời gian thực hiện tái định cƣ. Ví dụ : việc

tái định cƣ cho 800 hộ sống dọc theo kênh, rạch ở Phƣờng 10.

Ngân sách tăng từng năm. 33% ngân sách đƣợc huy động ở phƣờng, 40% từ do Quận

cấp ;

Tình hình nghèo giảm dần ở Quận 8, với mức độ giảm khác nhau tùy theo phƣờng ;

Chính sách và hành động đƣợc triển khai ở nhiều ngành, nhƣng đôi khi chƣa có sự

phối hợp chặt chẽ và có sự chồng chéo giữa các chủ thể. Nên phân chia rõ ràng hơn

nữa trách nhiệm của từng chủ thể;

Vấn đề tác động của các chính sách ở địa phƣơng: có nguồn lực và có nhu cầu, nhƣng

đôi khi nguồn lực và nhu cầu chƣa thật sự gặp nhau.

Page 60: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 60

3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT

Phƣờng 14, địa bàn đƣợc khảo sát, là một trong các phƣờng có tỷ lệ nghèo cao nhất quận 8

(9,4% dân số), tập trung rất nhiều ngƣời nghèo (2019 ngƣời nghèo sống rải rác trong 394 hộ

gia đình vào năm 2011). Cuộc khảo sát này không có tham vọng khái quát tình hình chung ở

quận 8 (mẫu khảo sát là 100 chủ hộ đại diện cho 641 nhân khẩu) nhƣng qua đó giúp ta thấy

đƣợc đặc trƣng của ngƣời nghèo nói chung và ngƣời nghèo của quận 8 nói riêng. Hộ gia đình

là chìa khóa của nghiên cứu vì đó là nơi phản ánh tốt nhất tình hình nghèo khó.

Đặc điểm của các hộ gia đình đƣợc trình bày ở phần đầu. Phần hai chúng tôi sẽ trình bày về

thu nhập và chi tiêu, vốn là yếu tố quyết định ngƣỡng nghèo. Phần ba chúng tôi sẽ trình bày

các kết quả khảo sát về công tác hỗ trợ (y tế, giáo dục, việc làm, nhà ở, cơ sở hạ tầng). Các

vấn đề nổi lên trong phần này cho phép xác định rõ hơn những đặc điểm của vấn đề nghèo ở

đô thị, những nhân tố làm gia tăng tình trạng nghèo và giúp nhận dạng các hộ nghèo.

3.1. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI – NHÂN KHẨU HỌC CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH

ĐƯỢC KHẢO SÁT

Giới tính: Số lƣợng nam và nữ đƣợc khảo sát bằng nhau (50%)

Tuổi: Chia thành 4 nhóm tuổi chính theo tỷ lệ sau :

Bảng 6 : phân bổ đối tượng được khảo sát theo độ tuổi

Nhóm tuổi Tỷ lệ %

0-14 tuổi 19%

15-39 tuổi 40,8%

40-59 tuổi 28,5%

60 tuổi trở lên 11,7%

TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN CỦA CÁC CHỦ HỘ : 57% đã kết hôn. Các chủ hộ goá chiếm 36% các

trƣờng hợp. Các chủ hộ đã li dị chiếm 4%, các chủ hộ độc thân chiếm 3%, vậy, 40% các hộ là

gia đình đơn thân.

Page 61: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 61

Biểu đồ 2:Biểu đồ tình trạng hôn nhân của các chủ hộ theo nhóm thu nhập

Biểu đồ trên cho thấy số hộ góa chiếm ƣu thế áp đảo trong số những hộ có thu nhập

dƣới ngƣỡng nghèo. Các chủ hộ của những hộ có thu nhập trên ngƣỡng nghèo phần lớn là đã

lập gia đình (75% so với 50% ở các hộ nghèo). 42% chủ hộ góa bụa trong số các hộ nghèo so

với 20% chủ hộ góa bụa trong số những hộ nằm trên ngƣỡng nghèo. Việc đơn thân nuôi con

là một yếu tố làm giảm thu nhập (thiếu một ngƣời đóng góp vào ngân sách của gia đình)

và bất lợi về mặt tâm lý.

SỐ NHÂN KHẨU TRONG MỖI HỘ: Có một sự khác biệt rõ ràng giữa mặt bằng chung ở quận 8

(4,1 nhân khẩu/hộ) với các hộ nghèo đƣợc khảo sát (6,4 nhân khẩu/hộ), tức cao hơn 2 nhân

khẩu/hộ so với mức trung bình của quận 8. Mối liên hệ giữa số nhân khẩu và nghèo đƣợc thể

hiện nhƣ dƣới đây, thực tế này đã đƣợc chính quyền địa phƣơng xác nhận.

Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện số nhân khẩu trong các hộ gia đình

Hơn nữa, số hộ đông con (hơn 8

ngƣời/hộ), chiếm 20% số hộ đƣợc khảo

sát, số liệu này cao nhiều so với mức

trung bình của các quận nội thành, nơi số

hộ đông con chiếm 3,5%32

. Điều này

khẳng định rằng các gia đình đông con

chiếm đại đa số các hộ nghèo.

THÀNH PHẦN TRONG GIA ĐÌNH: Ngoài các gia đình hạt nhân (cha mẹ và con cái), các gia

đình còn lai có hơn 40% nhân khẩu thuộc nhóm ông bà, con riêng, các cháu hoặc thuộc nhóm

anh, chị, em của chủ hộ hoặc ngƣời bà con. Tuy đây là văn hoá của Việt Nam, nhƣng còn một

lý do nữa góp phần làm tăng hiện tƣợng này : họ là những gia đình nghèo. Hiện nay, vẫn còn

nhiều hộ nghèo ở quận 8 có nhiều thế hệ sống chung trong cùng một mái nhà. Điều này khác

với xu hƣớng “ra riêng” đƣợc ghi nhận ở thành phố Hồ Chí Minh trong vài năm gần đây,

trong tầng lớp trung và thƣợng lƣu.

32

Điều tra dân số và nhà ở, GSO, 2009.

0

10

20

30

40

50

0-8 triệu đồng 8-12 triệu đồng 12-16 triệu đồng > 16 triệu đồng

Góa

Ly dị hoặc ly thân

Đã lập gia đình

Độc thân

38%

40%

13%

9% 1 - 4 người

5 - 8 người

9 - 12 người

13 - 19 người

Page 62: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 62

TÌNH TRẠNG CƢ TRÖ VÀ NHẬP CƢ : Trong số 641 ngƣời đƣợc khảo sát, có 42 ngƣời (7%)

thuộc diện KT2, KT3, KT4 và 1 ngƣời không đăng ký cƣ trú. Về chủ hộ, tỷ lệ này còn thấp

hơn nữa (4% trên tổng số chủ hộ đƣợc phỏng vấn). Ngoài ra, chúng tôi cũng ghi nhận thêm là

những hộ tạm trú này đã sống ở TPHCM trên 5 năm. Mặc dù rất khó để rút ra kết luận do đặc

tính của mẫu khảo sát, nhƣng một giả thuyết đƣợc đƣa ra: tình trạng nghèo ở phƣờng 14

chủ yếu liên quan đến các hộ dân sống lâu năm ở quận 8, thậm chí là sống cố định một

chỗ. Trái ngƣợc với một số địa phƣơng khác, nơi tình trạng nghèo gắn liền với việc nhập cƣ,

đặc điểm nổi bật của tình trạng nghèo ở phƣờng 14 là nghèo từ thế hệ này sang thế hệ

khác.

Chỉ có 5 hộ trong số các hộ đƣợc khảo sát là từ nơi khác đến, do đó không mang tính đại diện

cho ngƣời nhập cƣ. Những hộ nhập cƣ vào Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây

cho rằng cuộc sống của họ đã khá hơn (1 hộ cho rằng cuộc sống không thay đổi, 3 hộ nói cuộc

sống có tốt hơn một chút và 1 hộ nói tốt hơn nhiều). Họ mong muốn tiếp tục sống ở thành phố

Hồ Chí Minh. 4/5 hộ không có ý định sẽ quay về quê sống.

3.2. THU NHẬP VÀ CHI TIÊU, CÂN BẰNG NHƯNG BẤP BÊNH

THU NHẬP VÀ HỖ TRỢ

Biểu đồ 4: tỷ lệ các hộ được phỏng vấn trong từng nhóm thu nhập

Biểu đồ trên thể hiện tỷ lệ các hộ đƣợc phỏng vấn theo nhóm thu nhập. Điều đáng chú ý là

vẫn còn có những hộ có thu nhập từ 0-6 triệu đồng (nhƣ đã trình bày ở trên). Các hộ trong

nhóm từ 6 – 12 triệu đồng là đối tƣợng chính của các chính sách giảm nghèo với các mức độ

hỗ trợ khác nhau tùy theo mức thu nhập. Tiếp đến là nhóm thu nhập từ 12 – 16 triệu đồng,

những hộ thuộc nhóm này chỉ đƣợc xem là nghèo khi ngƣỡng nghèo tăng lên 16 triệu

vnd/ngƣời/năm. Nhóm có thu nhập từ 16 triệu trở lên cũng có trong mẫu khảo sát, mặc dù

những hộ thuộc nhóm này lẽ ra không nằm trong danh sách hộ nghèo.

Qua việc phân chia các hộ theo từng nhóm thu nhập ta thấy có 46% các gia đình có thu nhập

dƣới 8 triệu đồng/ngƣời/năm. Các hộ này cần nỗ lực rất lớn để đạt đƣợc mức thu nhập ở

ngƣỡng nghèo, nếu không họ có nguy cơ nghèo lâu dài. Tuy nhiên, đây là nhóm dân cƣ đƣợc

27%

19%

16%

12%

16%

10% 0-6 triệu đồng

6-8 triệu đồng

8-10 triệu đồng

10-12 triệu đồng

12-16 triệu đồng

> 16 triệu đồng

Page 63: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 63

hƣởng trợ cấp xã hội nhiều nhất (bảo hiểm y tế, hỗ trợ trực tiếp, học bổng, v.v..), và nhờ đó

hạn chế đƣợc tình trạng quá nghèo.

28% gia đình có thu nhập xung quanh ngƣỡng nghèo, thấp hơn (tức là khoảng 10-12 triệu

đồng) hoặc cao hơn ngƣỡng nghèo (12-16 triệu đồng). Họ có thể thoát nghèo trong những

năm tới vì không cần nỗ lực quá lớn để vƣợt qua ngƣỡng nghèo hay duy trì mức thu nhập trên

ngƣỡng nghèo. Tuy nhiên, họ rất dễ bị ảnh hƣởng khi có các biến cố (lạm phát, tai nạn, bệnh

tật).

Khi đƣợc hỏi với mức thu nhập bao nhiêu thì có thể thoát nghèo, các chủ hộ trả lời mức

đó là 2.380.000 đồng/ngƣời/tháng (tức là khoảng 28,5 triệu đồng/ngƣời/năm), tƣơng

đƣơng với gấp đôi ngƣỡng nghèo hiện nay. Tuy con số này có thể hơi quá cao, nhƣng nó

cũng cho thấy ngƣỡng nghèo hiện nay là chƣa hoàn toàn phù hợp với thực tế cuộc sống.

CÁC NGUỒN THU NHẬP: Biểu đồ dƣới dây cho thấy phần lớn thu nhập của các hộ xuất

phát từ công việc chính, phần thu nhập từ « công việc tay trái » rất thấp (khoảng từ 77.000

đồng/tháng/hộ đến 169.000 đồng/tháng/hộ).

Biểu đồ 5: phân bố các nguồn thu nhập (không tính trợ giú p) giữa các nhóm thu nhập

Thu nhập trung bình hàng tháng của các hộ từ việc làm chính (đôi khi việc làm chính

cũng không ổn định và theo mùa vụ) vào khoảng 4.945.000 đồng. Đối với các hộ trong

nhóm thu nhập 0-8 triệu đồng/ngƣời/năm, mức thu nhập trung bình từ công việc chính vào

khoảng 2.292.000 đồng. Đối với nhóm thu nhập từ 8 – 12 triệu/ngƣời/năm, mức thu nhập

trung bình vào khoảng 5.196.000 đồng. 15 hộ có thu nhập 8.827.000 đồng/ngƣời/năm thuộc

nhóm thu nhập 12-16 triệu/ngƣời/năm. 10 hộ có thu nhập 10.330.000 đồng/tháng/hộ thuộc

nhóm thu nhập cao nhất. Tiền trợ cấp (lƣơng hƣu và trợ cấp y tế, 625.000 đồng/tháng/hộ)

cũng là một nguồn thu nhập quan trọng (chiếm 1/4 tổng thu nhập) đối với nhóm thu

nhập thấp nhất.

TIỀN TRỢ CẤP LÀ MỘT NGUỒN THU NHẬP PHỤ: Thu nhập từ việc làm không thể đảm bảo

một mức sống khá giả. Các khoản hỗ trợ của Nhà nƣớc cho phép có nguồn thu nhập bổ

sung để chi tiêu vào các nhu cầu cơ bản và tiếp cận các dịch vụ xã hội.

0% 20% 40% 60% 80% 100%

0-8 triệu đồng

8-12 triệu đồng

12-16 triệu đồng

>16 triệu đồng

% thu nhập từ công việc chính

% thu nhập từ công việc phụ

% thu nhập từ lương hưu hoặc trợ cấp

y tế

Page 64: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 64

Biểu đồ 6: phân bố các nguồn thu nhập giữa các nhóm thu nhập

Thu nhập của các hộ nghèo và cận nghèo đa phần từ việc làm chính thức, nhƣng có một sự

chênh lệch đáng kể giữa các nhóm thu nhập. Thật vậy, hộ càng nghèo thì thu nhập từ việc

làm càng thấp so với thu nhập từ các khoản trợ cấp xã hội (trợ cấp từ nhà nƣớc, gia đình,

hàng xóm). Tiền trợ cấp chiếm 42% tổng thu nhập của nhóm gia đình nghèo nhất (0-8 triệu

đồng), nhƣng chỉ chiếm 4% tổng thu nhập các hộ khá giả (thu nhập hơn 16 triệu đồng). Điều

này cho thấy sự phụ thuộc quá lớn của nhóm gia đình nghèo nhất vào hỗ trợ từ bên ngoài.

Nhóm này cũng chính là nhóm ít có khả năng thoát nghèo nhất. Đây sẽ là một gánh nặng cho

nhà nƣớc. Mặc dù tiền trợ cấp rất đa dạng và phân bố không đều, tùy theo hoàn cảnh của các

gia đình (số con, số ngƣời bệnh, hoặc ngƣời cao tuổi, v.v…), nhƣng nguyên tắc chung là tiền

trợ cấp càng giảm nếu thu nhập của gia đình càng cao. Các chính sách xã hội luôn luôn ƣu

tiên cho các gia đình có thu nhập dƣới 8 triệu đồng/ngƣời/năm.

Bảng 7: phân bổ nguồn thu nhập và trợ cấp hằng tháng

Nhóm thu nhập triệu

đồng/ngƣời/năm Số hộ

Thu nhập trung

bình của hộ/tháng

Các khoản hỗ trợ và

thu nhập thêm của

hộ/tháng

% hỗ trợ trong

tổng thu nhập

0-8 Triệu 46 3 086 000 2 271 000 24%

8-12 Triệu 29 5 619 000 995 000 9%

12-16 Triệu 15 8 945 000 545 000 4%

>16 Triệu 10 13 697 000 623 000 3%

Nguồn : Số liệu dựa theo kết quả khảo sát các hộ gia đình.

Bảng trên cho thấy các hộ có thu nhập trên ngƣỡng nghèo cũng đƣợc hƣởng trợ cấp xã hội,

nhƣng với mức trợ cấp giảm dần theo nhóm thu nhập. Điều này nhằm tránh việc cắt hỗ

trợ đột ngột, khi các hộ vừa mới thoát nghèo, và tạo ra lƣới an toàn nhằm tránh tình trạng tái

nghèo. Nhiều hộ thuộc nhóm thu nhập thấp nhất phụ thuộc rất nhiều vào trợ cấp xã hội và thu

nhập thêm (tiền hỗ trợ chiếm ¼ tổng thu nhập). Ngƣợc lại, nhóm kế tiếp (có thu nhập từ 8-12

triệu đồng) hƣởng trợ cấp ít hơn (9%). Điều này cho thấy các hộ thuộc nhóm này rất dễ bị tổn

thƣơng.

0% 20% 40% 60% 80% 100%

0-8 triệu đồng

8-12 triệu đồng

12-16 triệu đồng

>16 triệu đồng

% thu nhập từ công việc + lương hưu + trợ cấp y tế

% thu nhập từ các khoản hỗ trợ và nguồn thu nhập bổ sung

Page 65: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 65

Để xác định tỷ lệ của các khoản trợ cấp trong tổng thu nhập, các hộ cho biết các nguồn thu

nhập (tiền trợ cấp, ngƣời thân, tiền thuê nhà, v.v…) nhƣ sau :

Bảng 8: phân bổ các nguồn thu nhập từ tiền trợ cấp và các khoản phụ (ngoại trừ thu nhập

từ việc làm và lương hưu) theo nhóm thu nhập

Nhóm thu

nhập triệu

vnd/ngƣời

/năm

Số

hộ

Tiền trợ cấp

của nhà nƣớc

trung bình

VND/hộ/tháng

Tiền hỗ trợ

của ngƣời

thân hoặc

bạn bè

VND/hộ/th

áng

Tiền cho

thuê đất

hoặc nhà

VND/hộ/thá

ng

Tiền lãi

(tiết kiệm,

chơi hụi)

VND/hộ/th

áng

Tiền đền

bù (hẻm)

vnd/hộ/thá

ng

Thu nhập

khác

vnd/hộ/th

áng

Tổng tiền

trợ cấp và

các thu

nhập khác

vnd/hộ/thá

ng

0-8 Triệu 46 1 280 000 794 000 0 133 000 0 64 000 2 271 000

8-12

Triệu 29 626 000 169 000 0 0 0 200 000 995 000

12-16

Triệu 15 345 000 200 000 0 0 0 0 545 000

>16

Triệu 10 410 000 50 000 0 0 0 163 000 623 000

Nguồn : Số liệu dựa theo kết quả khảo sát các hộ gia đình.

69% các gia đình nghèo đƣợc hƣởng trợ cấp của Nhà nƣớc. Các hộ nghèo không có nguồn

thu nhập phụ (từ việc cho thuê bất động sản, hay tiền lãi tiết kiệm, v.v…). Các hộ này

thƣờng nhờ đến sự giúp đỡ của bà con thân thuộc, hàng xóm khi cần thiết.

Câu chuyện cuộc sống số 1 – Phỏng vấn ngày 12/07/11 ; P.14, Q.8

Chủ hộ là Ông Giang Nho, sống với gia đình người con trai. Là người Hoa, gia đình anh

được cấp mã số hộ nghèo vào năm ngoái. Cả gia đình sống nhờ vào thu nhập của vợ,

chồng người anh làm nghề buôn bán hoa và trái cây ở chợ. Thu nhập của họ trung bình

vào khoảng 3 triệu đồng/tháng, trong khi đó chi tiêu của cả gia đình trung bình là

5.700.000 đồng. Do trong gia đình có một bé mắc bệnh down nhẹ, nên gia đình được

chính quyền hỗ trợ 360.000 đồng/tháng (kể từ tháng 3 năm 2011) và được tặng

5.800.000 đồng để nâng nền nhà và chống dột. Ngoài ra, 3 thành viên trong gia đình cũng

được hưởng bảo hiểm y tế. Trước kia, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên cháu Sơn đã

phải nghỉ học vào cuối năm lớp 9, nhưng chưa đi làm được vì chưa đến tuổi lao động.

Nguyện vọng của gia đình là được vay khoản 20 triệu đồng với lãi suất thấp để có thể mua

trọn vườn cây trái vì đó là cách duy nhất để tăng thêm thu nhập.

Page 66: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 66

Sự giúp đỡ từ thân quyến chiếm gần 35% các nguồn thu nhập bổ sung của các gia đình

nghèo (gia đình có thu nhập dƣới 8 triệu), nhƣng chỉ chiếm 8% nguồn thu nhập của nhóm

gia đình có thu nhập trên 16 triệu. Vì vậy, vai trò của thân quyến và bạn bè đƣợc đề cao.

Để phân tích sâu hơn các khoản hỗ trợ của nhà nƣớc, bảng sau đây sẽ trình bày chi tiết số tiền

của từng loại hình trợ giúp.

Bảng 9: số tiền trợ giúp và tỷ lệ hộ được hưởng

Loại hỗ trợ của nhà

nƣớc

Tổng mức hỗ trợ/năm

của các hộ đã đƣợc

phỏng vấn

% hộ đƣợc hỗ trợ Mức hỗ trợ trung

bình/năm nhận đƣợc

Học bổng 23.400.000 Vnd 24 975.000 Vnd

Bảo hiểm y tế 86.600.000 Vnd 71 1.220.000 Vnd

Tín dụng cho hoạt

động thƣơng mại

44.500.000 Vnd 10 4.450.000 Vnd

Hỗ trợ về nhà ở 61.000.000 Vnd 6 10.1667.000 Vnd

Hỗ trợ khác : ngƣời cao

tuổi, ngƣời khuyết tật,

quà..

24.100.000 Vnd 10 2.410.000 Vnd

TỔNG 239.500.000 Vnd

Nguồn : Số liệu dựa theo kết quả khảo sát các hộ gia đình.

Mức độ hỗ trợ nhà nƣớc cho các hộ gia đình là khác nhau, tùy theo hoàn cảnh của từng

hộ. Bảo hiểm y tế là loại hỗ trợ phổ biến nhất (71% hộ nghèo đƣợc hỗ trợ về bảo hiểm y tế).

Số tiền hỗ trợ cho sửa chữa nhà là cao nhất trong các khoản hỗ trợ, nhƣng chỉ có một số hộ

đƣợc hƣởng. Trong số 24% các hộ đƣợc hƣởng học bổng, hơn phân nửa khẳng định rằng tiền

học bổng không thể trang trải hơn 50% tiền học, và gia đình phải tự chi trả các khoản khác

(dụng cụ học tập, đồng phục, v.v…).

Câu chuyện cuộc sống số 2 – Phỏng vấn ngày 11/07/11, P.14, Q.8

« Gia đình chị Huznh có 4 người chị sống chung với nhau. Tất cả có 6 người chị em

trong gia đình, nhưng 2 người đã kết hôn và sinh sống tại quận 6. Hiện nay, thu

nhập của 4 chị em đến từ một cửa hàng tạp hoá nhỏ bán một số hàng thực phẩm

như mì ăn liền, bánh kẹo,… Tuy nhiên, nguồn thu nhập này cũng không đủ để họ

sinh sống, vì vậy họ đã nhờ đến người em gái đã lập gia đình. Mỗi tuần, cô em gái

mang thực phẩm đã chế biến (như thịt, cá…) đến. Nguyện vọng của họ rất đơn

giản: có đủ gạo để ăn ( tức là 10-30kg gạo/tháng) và 200 gram thịt mỗi ngày để

đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu của họ ». Ở tuổi 70, nhưng các cụ Bà không

có con, cháu và Bà thổ lộ đó là cái nghèo lớn nhất.

Page 67: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 67

Số liệu chi tiết về các khoản hỗ trợ trong 3 lĩnh vực chủ chốt (nhà ở, y tế, giáo dục) đƣợc thể

hiện rõ trong bảng dƣới đây :

Bảng 10: Thống kê các gia đình được hưởng hỗ trợ của nhà nước theo nhóm thu nhập

Nhóm thu nhập

Vnd/ngƣời/năm

Bảo hiểm y tế Học bổng Hỗ trợ nhà ở (sửa nhà,

nhà tình thƣơng)

Số hộ đƣợc

hƣởng %

Số hộ đƣợc

hƣởng %

Số hộ đƣợc

hƣởng %

0-8 Triệu VND 36 78% 12 26% 2 4%

8-12 Triệu VND 19 67% 7 25% 3 11%

12-16 Triệu VND 10 62% 4 25% 1 6%

16 Triệu VND trở lên 6 60% 1 10% 0 0%

Tổng cộng 71 24 6

Nguồn : Số liệu dựa theo kết quả khảo sát các hộ gia đình.

Bảng trên cho thấy 22% các hộ nghèo nhất (0-8 triệu đồng/ngƣời/năm) không đƣợc hƣởng

bảo hiểm y tế, và chỉ có 26% các gia đình có thu nhập dƣới ngƣỡng nghèo đƣợc hƣởng học

bổng. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cho biết tất cả các hộ có thu nhập dƣới 8 triệu

đồng/ngƣời/năm đều đƣợc nhà nƣớc cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Sự chênh lệch giữa các

số liệu có thể đƣợc giải thích nhƣ sau : ngƣời đƣợc hỏi hiểu sai câu hỏi hoặc không biết gia

đình mình có đƣợc bảo hiểm y tế hay không, nên đã trả lời không, ngƣời đƣợc hỏi thƣờng có

xu hƣớng khai thu nhập của mình thấp hơn thực tế (xem thêm phần 1.3). Vì thế, theo kết quả

khảo sát, họ đƣợc xếp vào nhóm có thu nhập dƣới 8 triệu đồng/ngƣời/năm, nhƣng theo danh

sách của chính quyền, họ thuộc nhóm có thu nhập hơn 8 triệu đồng/ngƣời/năm và do đó

không đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ 100% phí bảo hiểm y tế.

Về trợ cấp nhà ở, chiến lƣợc của phƣờng 14 là trợ cấp cho các gia đình cận nghèo, nhất là các

gia đình ngay dƣới ngƣỡng nghèo để cho họ ổn định nơi ở, từ đó an tâm hơn về tƣơng lai và

bắt đầu đầu tƣ cho các hoạt động tạo thu nhập. Trong số những hộ đƣợc hỗ trợ về nhà ở, có

50% hộ có thu nhập trong nhóm 8 – 12 triệu đồng.

Ngoài trợ cấp của Nhà nƣớc, 28 hộ đƣợc khảo sát nhận đƣợc sự giúp đỡ từ các tổ chức tôn

giáo (nhƣ đình chùa, giáo xứ). Các tổ chức này giúp đỡ chủ yếu về mặt tài chính (hỗ trợ về

bảo hiểm y tế, học bổng hay tiền mặt) hoặc dƣới dạng « quà tặng ».

TRẺ EM ĐI LÀM ĐỂ ĐÓNG GÓP VÀO THU NHẬP CỦA GIA ĐÌNH: Trong các gia đình đƣợc

khảo sát, có 11 trẻ em đi làm để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Đối với các gia đình này,

đóng góp của trẻ em rất quan trọng nhằm cải thiện thu nhập vì các khoản thu nhập từ lao động

của các em đóng góp 31% tổng thu nhập của hộ. Các em làm phục vụ, làm công, giữ xe gắn

máy, hay làm đồ thủ công (hạt cƣờm, hoa giả). Trẻ em trong độ tuổi đến trƣờng mà phải đi

làm là một dự báo không tốt cho tƣơng lai của các em bởi vì có thể các em sẽ phải nghỉ học

sớm để đi làm và do vậy thất học sẽ làm cho tình trạng nghèo kéo dài từ thế hệ này sang thế

hệ khác.

Page 68: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 68

CHI TIÊU VÀ TRANG THIẾT BỊ TRONG NHÀ

Chi tiêu có thể bao gồm chi tiêu trung bình hàng tháng, và các chi tiêu phụ hàng năm.

Biểu đồ 7: phân bố các chi tiêu thông thường hàng tháng của các hộ

Trong số các chi tiêu hàng tháng, chi tiêu cho ăn uống (ăn tại nhà hay ở ngoài) và cho nhu

yếu phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất. Các khoản chi này chiếm 65% thu nhập, vào khoảng 3,1

triệu đồng/hộ/tháng, tức là khoảng 500.000 đồng/ngƣời/tháng. Bên cạnh đó, cần lƣu ý đến

một khoản chi cũng không nhỏ : chi phí đi lại (chiếm 12% trong tổng chi), trong khi các chi

phí về các dịch vụ đô thị (tiền điện, tiền nƣớc, tiền rác) chỉ chiếm 11% chi tiêu cả tháng.

Chi tiêu thƣờng xuyên hàng tháng khoảng 4,7 triệu đồng/gia đình, tƣơng đƣơng 750.000

đồng/ngƣời.

Ngoài các khoản chi tiêu hàng tháng, các hộ còn phải chi trả các loại chi phí phát sinh không

nhỏ trong năm.

Biểu đồ 8: phân bố các chi phí bất thường trong năm

45%

20%

12%

8%

5%

3%

3% 2% 1% 1% Đi chợ (thực phẩm, nhu yếu phẩm)

Ăn tiệm

Đi lại

Lặt vặt (cà phê, thuốc lá, nhậu)

Tiền điện

Tiền điện thoại

Tiền nước

Tiền rác

Hàng gia dụng

Tiền thuê nhà

Thuế

Giải trí (báo, CD, DVD…)

khác

26%

17%

15%

14%

10%

9%

3% 2%

2% 1%

1%

Sửa nhà

Điều trị bệnh

Lãi, vốn vay, nợ

Mua trang thiết bị

Quần áo

Sự kiện (cưới hỏi, ma chay, quà…)

Về thăm quê

Gửi tiền về quê

Đi chơi

Đóng góp cho phường

Khác

Page 69: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 69

Các số liệu về chi tiêu dƣới đây là do các hộ đƣợc khảo sát cung cấp. Trong số các chi tiêu

phát sinh hằng năm, việc sửa sang nhà cửa tốn nhiều tiền nhất (26% chi tiêu, tức là khoảng

3.332.000 đồng/hộ/năm), tiếp theo là chi phí về khám chữa bệnh (17% chi phí phát sinh hằng

năm, tƣơng đƣơng 2.207.000 đồng/hộ/năm) ; hoàn vốn vay và trả nợ đứng vị trí thứ 3 (chiếm

15%, tƣơng đƣơng 1.855.000 đồng/hộ/năm). Từ các khoản chi tiêu này, ta có thể xác định

nhu cầu của các hộ nghèo và các ƣu tiên hành động: nhà ở, y tế, vốn vay.

Ngoài ra, nếu cộng các khoản chi tiêu liên quan đến các « sự kiện » (1.200.000 đồng/hộ/năm),

về thăm quê (370.000 đồng/hộ/năm) và gửi tiền về quê (243.000 đồng/hộ/năm), thì ta sẽ thấy

phần chi tiêu liên quan đến các mối quan hệ trong gia đình chiếm 15% các chi tiêu phát

sinh hàng năm của từng hộ, một dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng của gia đình.

Tổng cộng các chi phí phát sinh hằng năm của mỗi hộ vào khoảng 12,6 triệu đồng, bình

quân khoảng 2 triệu đồng cho một nhân khẩu. Vậy, chi tiêu trung bình hằng năm khoảng

11 triệu đồng /ngƣời (bao gồm 9 triệu đồng chi tiêu thƣờng xuyên cho sinh hoạt + 2 triệu

đồng dành cho chi phí phát sinh trong năm). Tuy số liệu này có tính tƣơng đối, nhƣng phù

hợp với thu nhập của các đối tƣợng đƣợc khảo sát (thu nhập dƣới 12 triệu đồng/ngƣời/năm).

Xếp vị trí thứ tƣ là tiền mua sắm trang thiết bị (1.739.000 đồng/hộ/năm), số liệu cụ thể đƣợc

thể hiện trong biểu đồ dƣới đây, qua đó phản ánh tỷ lệ sở hữu thiết bị gia dụng phổ biến trong

các gia đình ở Việt Nam.

Biểu đồ 9: thống kê trang thiết bị ở các hộ được khảo sát

Từ bảng trên cho thấy 60% các gia đình sở hữu ti vi, 47% sở hữu quạt máy. Phƣơng tiện đi lại

(xe đạp, hay xe máy) giữ vị trí tiếp theo, rất ít hộ sở hữu tủ lạnh (18%), máy tính (7%), máy

giặt (6%), hay ghế sofa (1%). Mặt khác, các trang thiết bị của các hộ nghèo thực tế đều cũ

kỹ, do nhặt lại, hay mua lại từ ngƣời khác.

0 10 20 30 40 50 60 70

TV

Quạt máy

Xe máy

Xe đạp

Bếp gas

Điện thoại

Đầu video

Tủ lạnh

Nồi cơm điện

Radio

Máy vi tính

Máy giặt

DVD player

Ghế sofa

Page 70: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 70

Hình 2: nội thất của một hộ ở phường 14

Nội thất của ngôi nhà thuộc phường 14 này là đại diện cho mức độ trang bị và tiện nghi cho

các hộ nghèo ở quận 8 : tường bằng tôn, được dán giấy màu, 1 cây quạt máy để chóng chọi

cái nóng, một cái ti vi màu cũ kỹ, cũng như một chiếc xe gắn máy đời cũ được để trong phòng

khách. Mọi người đều ngồi dưới đất, và võng thay cho giường, nhưng cũng chỉ vài người

được ngủ trên võng (nhà chỉ có một phòng). Nhà thường bị ngập khi triều cường.

Cần xem xét chi tiết việc đi lại, vì 12% chi tiêu hàng tháng dành cho việc đi lại. Xe đạp và xe

gắn máy là một trong những trang thiết bị đƣợc sở hữu nhiều nhất.

Bảng 11: thống kê phương tiện di chuyển của các hộ

Phƣơng tiện đi lại Tỷ lệ các hộ sở hữu (%)

Hoàn toàn không có (xe đạp lẫn xe gắn máy) 45

Chỉ có xe đạp 10

Chỉ có xe gắn máy 18

Có cả hai (xe đạp lẫn xe gắn máy) 25

Nguồn: Số liệu dựa theo kết quả khảo sát các hộ gia đình.

Chúng ta thấy: 45% các hộ đƣợc khảo sát hoàn toàn không sở hữu phƣơng tiện di chuyển nào,

kể cả xe đạp và xe máy, điều này hạn chế việc di chuyển hoặc bắt buộc học phải sử dụng

phƣơng tiện di chuyển công cộng hay tƣ nhân (chủ yếu là xe ôm). Có nhiều yếu tố để giải

Page 71: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 71

thích cho con số nêu trên : tiền mua xe, tiền xăng (giá xăng không ngừng tăng). Ngoài ra,

ngƣời nghèo ở Quận 8 thƣờng chỉ di chuyển trong quận, ít đi sang các quận lân cận. Do đó, họ

không cảm thấy cần thiết phải có phƣơng tiện đi lại. Vấn đề di chuyển có ảnh hƣởng tiêu

cực ở một chừng mực nào đó đến việc làm và học hành.

Thu nhập hầu nhƣ đƣợc chi cho các nhu cầu thiết yếu;

Chi phí dành cho nhà ở (gồm tất cả các phí liên quan) và chi phí dành cho sức khoẻ là

hai khoản chi quan trọng nhất, sau đó là việc chi trả các khoản vay, nợ;

Một vài gia đình có thu nhập trên ngƣỡng nghèo vẫn nhận đƣợc trợ cấp;

Nhóm thu nhập dƣới 8 triệu đồng/năm rất lệ thuộc vào các khoản trợ cấp xã hội, và

nhóm thu nhập từ 8 đến 12 triệu đồng/năm ít lệ thuộc hơn;

Việc làm là nguồn thu nhập chính. Gia đình và hàng xóm là nơi tƣơng trợ chủ yếu;

Vấn đề đi lại đang là một trở ngại lớn với ngƣời dân nơi đây.

3.3. CÓ VIỆC LÀM ỔN ĐỊNH LÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ THOÁT NGHÈO BỀN

VỮNG

Các số liệu về thu nhập cho thấy: có việc làm ổn định là một trong những điều kiện để đảm

bảo một cuộc sống đầy đủ, nhƣng phần lớn các hộ đƣợc khảo sát đều không có việc làm ổn

định. Các dữ liệu sau đây cho thấy rõ hơn hoàn cảnh của các hộ nghèo và vấn đề việc làm.

LỰC LƢỢNG LAO ĐỘNG VÀ CÁC LĨNH VỰC LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC. Trong số các đối

tƣợng đƣợc khảo sát, có 69,2% trong độ tuổi lao động chính thức (từ 15 đến 59 tuổi) so với

74,7% ở các quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh. Điều này chƣa phản ảnh hết thực tế,

vì trên thực tế, có lao động trẻ em và lao động lớn tuổi.

Biểu đồ 10: tỷ lệ của khu vực phi chính thức

78% số ngƣời đƣợc khảo sát làm việc

trong khu vực phi chính thức, 3% số ngƣời

đƣợc khảo sát hiện đang thất nghiệp. Điều

này cho thấy việc làm của họ rất bấp bênh.

Công việc trong khu vực phi chính thức tuy

đôi khi có thể ổn định nhƣng không đƣợc

hƣởng các phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, nó

cũng khá bấp bênh.

78%

19%

3%

Phi chính thức

Chính thức

Không có việc làm

Page 72: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 72

PHÂN BỐ VIỆC LÀM THEO LĨNH VỰC KINH TẾ. Chúng ta thấy lĩnh vực dịch vụ chiếm ƣu

thế (70%). Công nghiệp vẫn là lĩnh vực tạo nhiều việc làm (18% số việc làm), nhƣng tỷ lệ đã

giảm nhiều trong những năm gần đây, do các nhà máy di dời vào các khu công nghiệp ở ngoại

thành. Ngành thủ công chiếm một vị trí không nhỏ (10%). Tỷ trọng của ngành nông nghiệp

rất thấp (2%), điều này khác với mặt bằng chung của quận 8, vì trên địa bàn quận vẫn còn

nhiều khu vực làm nông nghiệp, đặc biệt là khu vực phía Nam và Tây Nam.

Lĩnh vực phi chính thức và lĩnh vực dịch vụ (chính thức hoặc phi chính thức) có tỷ trọng

cao một phần là vì các hoạt động thƣơng mại trên kênh, rạch đã giảm đáng kể từ khi

xây dựng Đại lộ Đông-Tây phía quận 5 và do việc cải tạo hai bờ Kênh Tàu Hủ. Các công

trình này, nhất là việc phá huỷ các cây cầu từ thời Pháp thuộc, đã có những ảnh hƣởng tiêu

cực đến việc trao đổi thƣơng mại với bờ phía quận 5. Các cây cầu dành cho ngƣời đi bộ (bậc

thang thay thế cho đƣờng dẫn), đã ngăn cản việc đi lại bằng xe máy và xe đẩy của những

ngƣời bán hàng rong.

PHÂN BỐ VIỆC LÀM THEO NGHỀ NGHIỆP. Công việc phổ biến nhất là công nhân trong các

ngành (luyện kim, cơ khí, xây dựng, các ngành công nghiệp nhỏ, nghề mộc) (30% trong tổng

số 245 ngƣời đã khảo sát). Tiếp theo là các công việc nhƣ giúp việc nhà, rửa chén, giặt đồ

(31 ngƣời), và bán hàng (bán trái cây, bán vé số, bán cá). Không quá ngạc nhiên khi lao động

phi chính thức lại đa dạng nhƣ vậy, nhất là lao động thủ công làm việc tại nhà nhƣ : lột vỏ

hành, sản xuất nhang, lựa đậu hay cà phê, may, làm hoa giả,… Những việc làm tại nhà này

chủ yếu do bàn tay phụ nữ thực hiện, trong đó có cả ngƣời già. Đây cũng là dạng công việc

phụ thƣờng gặp nhất.

Câu chuyện cuộc sống số 3 và 4 – Phỏng vấn ngày 12/07/11,P.14, Q.8

Gia đình Ông Huznh Văn Châu có 11 nhân khẩu, sống trong cùng một căn nhà gồm

vợ, gia đình con trai, gia đình con gái, người em trai chưa lập gia đình. Người được

phỏng vấn là chị Huznh Thị Lệ, con gái Ông Châu. Chị có hai con, con lớn đã bỏ học

từ lâu vì gia đình gặp khó khăn về kinh tế. Chị Lệ và chồng có trình độ học vấn thấp

và không có việc làm ổn định. Chị làm nhang và thu nhập từ 20.000 đến 22.000

ngày. Chồng chị làm phụ hồ. Chị không có mong muốn gì đặc biệt để thoát nghèo,

thậm chí không muốn vay tiền để cải thiện thu nhập vì làm ăn không giỏi nên chị

sợ thất bại và không có khả năng hoàn vốn. Khi gặp khó khăn lớn, chị vay tiền của

những người cho vay nặng lãi trong xóm vì đó là nguồn duy nhất có thể tiếp cận

được một cách nhanh chóng.

* * *

Bà Châu Thị Sáu và cháu nội Nguyễn Thanh Qu{ ở nhà, các thành viên khác trong

gia đình đều đi làm. Công việc khá thuận lợi và thu nhập của gia đình tương đối ổn

định. Danh làm nghề giao hàng ở Công ty bột giặt (3.500.000 vnd/tháng). Tiền là

thợ làm kính (3.000.000 vnd/tháng). Tuyền làm xây dựng. Nhung bán đồ trang sức

ở chợ. Qu{ là thợ tiện.

Page 73: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 73

Hình 3: một người phụ nữ bóc vỏ hành, ở phường 14, quận 8

Một người phụ nữ bóc vỏ hành trước cửa nhà mình, thuộc phường 14. Đây là loại hình công

việc tại nhà, chủ yếu do bàn tay phụ nữ thực hiện, trong đó có cả người già, hiện rất phổ

biến tại địa bàn quận 8, và chiếm đại đa số các công việc phụ. Tiền công bóc 1 kg hành

khoảng 3 000 đồng, tương đương 0,15 USD/kg, trong khi tiền công sản xuất nhang hay tăm

vào khoảng 20 000 ( tương đương 1 USD) cho 5 giờ làm việc.

NGUỒN CUNG CẤP VIỆC LÀM VÀ KĨ NĂNG YÊU CẦU. Nguồn cung cấp việc làm chính cho

thành phần trong tuổi lao động ở các hộ đƣợc phỏng vấn chủ yếu là láng giềng (44%) và

gia đình (25%), chiếm tổng cộng 69% các nguồn việc làm. Điều này giải thích cho việc lao

động phi chính thức chiếm tỷ lệ vƣợt trội và chỉ có 19% các trƣờng hợp thuê lao động là có

hợp đồng trong đó dƣới một nửa là hợp đồng dài hạn, tức chỉ có 5% ngƣời lao động có hợp

đồng dài hạn. Trong khu vực phi chính thức (làm việc không có hợp đồng), ngƣời lao động

không có bảo hiểm xã hội và công việc bấp bênh tùy theo tình hình kinh tế. Thu nhập không

đều. Trong khu vực chính thức (làm việc có hợp đồng xác định thời hạn hoặc không xác định

thời hạn), ngƣời lao động có thu nhập đều đặn hơn và đƣợc hƣởng bảo hiểm xã hội.

Page 74: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 74

Biểu đồ 1: biểu đồ thể hiện thực trạng việc làm của người lao đồng

Biểu đồ 12: các kỹ năng cần thiết cho việc đang làm

70% việc làm của những ngƣời đƣợc khảo

sát không đòi hỏi kĩ năng nào cả. Các công

việc không đòi hỏi có tay nghề thực tế không

có khả năng thăng tiến, đồng nghĩa với việc

đây là lực lƣợng lao động tay nghề thấp và

đƣợc trả lƣơng ít. Khó khăn của ngƣời sử

dụng lao động là tìm lao động lành nghề,

thông thƣờng họ tuyển những ngƣời ở nơi

khác. Những công việc đòi hỏi trình độ

chuyên môn cao tập trung chủ yếu trong lĩnh

vực công nghiệp (cơ khí, may mặc), nghề

thủ công (nghề mộc), chăm sóc sức khoẻ và

một vài dịch vụ (kế toán).

41%

22%

15%

11%

5% 3% 3% không có hợp đồng

làm việc trong gia đình (không khai báo)

việc làm không ổn định (làm việc dưới 9 tháng/năm)

hợp đồng có thời hạn xác định (tối thiểu 6 tháng)

hợp đồng dài hạn

hợp đồng ngắn hạn

thất nghiệp

70%

15%

6% 6% 3%

Không cần tay nghề

Đào tạo ngắn hạn

Có tay nghề

Có kinh nghiệm

Tay nghề + kinh nghiệm

Page 75: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 75

Hình 4, 5, 6: lao động không có tay nghề và khu vực phi chính thức

Công nhân làm việc trong một xưởng cơ khí ở phường 14. Điều kiện làm việc và mức độ an

toàn lao động vẫn còn sơ sài.

Công nhân đang dỡ hàng trên tàu chở than đá từ Đồng bằng sông Cửu Long. Công nhân được

trả công theo ngày hoặc theo công việc (vì đây là loại hình lao động không chính thức).

Page 76: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 76

Một xưởng sản xuất kẹp áo bằng nhựa với 50 nhân công, chủ yếu là phụ nữ. Lương trung bình

khoảng 3 triệu đồng/tháng(cho ngày làm việc 8 giờ) và tính dựa trên thành phẩm. Nhân viên được

bao ăn trưa, với bữa cơm trị giá 20 000 đồng. Các sản phẩm họ làm ra được xuất khẩu sang Nhật.

VIỆC TIẾP CẬN VÀ THAY ĐỔI CÔNG VIỆC. Khi gặp khó khăn về việc làm, 92% số hộ

nghèo đƣợc phỏng vấn tìm đến sự giúp đỡ của gia đình và hàng xóm. Chỉ có 8% tìm đến

chính quyền và tổ chức đoàn thể đƣợc đƣợc giúp đỡ.

Trong số những ngƣời lao động đƣợc khảo sát, có 46% ngƣời đã không thay đổi việc làm

trong 5 năm gần đây, và 50% ngƣời chỉ thay đổi công việc 1 lần. Có 2 nguyên nhân giải thích

điều này :

- khả năng thay đổi nghề rất hạn chế vì trình độ thấp và kĩ năng yếu ;

- lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao, nhiều ngƣời trong số họ mới có việc làm lần đầu nên

chƣa có cơ hội thay đổi việc làm.

Biểu đồ 13: tổng hợp lý do thay đổi công việc

28%

20% 19%

13%

6%

5%

3% 3% 3% Mất việc làm

Gặp vấn đề về sức khỏe

Chuyển sang làm việc khác tốt hơn

Làm việc gần nhà hơn

Lương cao hơn

Chuyển đổi nghề

Giờ làm việc tốt hơn

Về hưu

Sinh con

Page 77: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 77

Có 2 nguyên nhân chính để thay đổi việc làm : mất việc (chiếm 28%), và gặp vấn đề về sức

khoẻ (20%). Vì vậy, trong gần phân nửa các trƣờng hợp, ngƣời lao động bị buộc phải

thay đổi công việc. Điều này cho thấy ngƣời nghèo ở đây chỉ nghĩ những việc trƣớc mắt. Nó

cũng cho thấy kinh tế ở địa phƣơng đã có biến đổi, việc làm trong ngành công nghiệp dần

mất đi. Việc ngƣời lao động mất việc làm cũng có thể do tình hình kinh tế hoặc do những thay

đổi trong quy định của nhà nƣớc. Ví dụ, việc cấm xe ba, bốn bánh tự chế trên các tuyến

đƣờng của TPHCM đã cắt đi nguồn thu nhập của những ngƣời lái xe này ở Quận 8.

Tuy nhiên, ta thấy rằng 46% số ngƣời đƣợc phỏng vấn thay đổi việc làm để cải thiện chất

lƣợng cuộc sống (tăng thu nhập, giờ làm việc phù hợp, gần nhà, v.v…). Việc chủ động thay

đổi việc làm cho thấy quyết tâm và ý thức của ngƣời lao động nghèo.

Biểu đồ 14: những khó khăn trong việc tiếp cận việc làm

50% chủ hộ đƣợc hỏi cho biết không gặp khó khăn gì. Đối với một số ngƣời, điều này có

nghĩa là họ không thật sự nhận thức đƣợc tính bấp bênh trong công việc của mình. Đây là tín

hiệu cho thấy họ phụ thuộc vào các trợ cấp xã hội.

Ngoài ra, còn có thêm một bộ phận ngƣời dân phải đối mặt với các vấn đề nhƣ bệnh tật, tuổi

già, v.v…, điều đó cản trở nỗ lực của họ trong việc thoát nghèo. Tuy nhiên, có 26% nhận thức

đƣợc những nguyên nhân ngăn cản họ có một công việc tốt hơn (nhƣ trình độ học vấn thấp,

trình độ chuyên môn không cao, thiếu vốn). Việc xác định đƣợc nguyên nhân cho thấy các hộ

này có thể thay đổi tình hình của mình trong tƣơng lai. Tuy nhiên, mặc dù xác định rõ nguyên

nhân, nhƣng một số hộ không có phƣơng tiện để tìm đƣợc việc làm tốt hơn.

Khi đƣợc hỏi về ý định cải thiện tình hình việc làm của gia đình, 77% chủ hộ trả lời rằng

họ không có ý định cải thiện nào. Điều này cho thấy họ hầu nhƣ không có khả năng cải

thiện điều kiện làm việc của mình. 23% mong muốn cải thiện bằng cách yêu cầu tăng lƣơng

(5%), chuyển sang khu vực kinh tế khác (5%), thay đổi việc làm (5%), thay đổi dạng hợp

đồng lao động (2%), hay mong muốn nhiều thành viên trong gia đình có việc làm (6%).

50%

7%

16%

7%

7%

3% 3%

2% 2% 1%

Không có khó khăn

Thiếu tư vấn

Trình độ học vấn thấp

Trình độ chuyên môn thấp

Tuổi quá cao

Thiếu vốn

Không đủ sức khỏe

Thủ tục hành chính

Tốn nhiều chi phí để có việc làm

Có tiền án

Thiếu thông tin

Ngoại hình: béo phì

Page 78: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 78

Công việc là kế sinh nhai hàng ngày;

Công việc của ngƣời nghèo vẫn còn bấp bênh (thu nhập thấp, không có hợp đồng lao

động);

Một bộ phận ngƣời nghèo có quan niệm sống ngày nào hay ngày đó và chấp nhận

điều kiện sống hiện tại nhƣ là số phận của mình;

Những điểm nói trên khiến họ không đầu tƣ vào tƣơng lai (nhƣ đào tạo nghề, và đi

học). Tuy nhiên, một bộ phận ngƣời lao động ý thức đƣợc những lý do kìm hãm họ có

đƣợc công việc tốt hơn: vì vậy, đây chính là những ngƣời sẽ thoát nghèo trong những

năm tới và chƣơng trình đào tạo nghề có thể sẽ phát huy hiệu quả.

3.4. TIẾP CẬN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ.

Các số liệu liên quan đến việc làm cho thấy học vấn và trình độ chuyên môn là yếu tố then

chốt để có việc làm ổn định.

Biểu đồ 15: trình độ học vấn của các chủ thể được khảo sát (lớn hơn 10 tuổi)

Nhìn tổng thể nhóm dân cƣ trong độ

tuổi đi học (lớn hơn 10 tuổi), ta thấy

có đến 12% ngƣời mù chữ, và 79%

không học đến THPT. Mặc dù tỷ lệ

tốt nghiệp tú tài thấp hơn mặt bằng

chung ở Thành phố Hồ Chí Minh,

nhƣng chúng ta cần lƣu ý, nơi đây có

đến 9% ngƣời dân học đại học.

Hơn nữa, giữa các nhóm tuổi khác nhau của dân số, ta thấy đƣợc tỷ lệ mù chữ ở nhóm tuổi

trên 60 là 42%, và ở nhóm tuổi 20-30 là 5%. Điều này cho thấy đã có sự phát triển tích cực.

Tƣơng tự, 22% ngƣời trẻ (từ 20 – 30 tuổi) tốt nghiệp tú tài, điều đó giúp họ bƣớc vào đời dễ

hơn, và có thể có thu nhập tốt hơn. Tuy nhiên, 63% những ngƣời đƣợc khảo sát trong độ

tuổi từ 20 đến 30 chƣa học đến cấp 3. Do đó, họ có thể sẽ khó khăn khi muốn tìm đƣợc một

công việc ổn định và lâu dài. Học vấn thấp là một trong những nguyên nhân làm cho vòng

nghèo khó lặp đi lặp lại từ thế hệ này sang thế hệ khác và tiềm ẩn nguy cơ vƣớng vào các tệ

nạn xã hội.

12%

34% 33%

12% 9%

Mù chữ

Tiểu học

THCS

THPT

Cao đẳng, đại học

Page 79: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 79

GIÁO DỤC VÀ THU NHẬP

Bảng 12 :mối liên hệ giữa trình độ học vấn và thu nhập của các chủ hộ

Mù chữ Tiểu học THCS THPT Sau tú tài

Tổng số

chủ hộ trả

lời

Nhóm thu nhập Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ %

0-8 Triệu VND 16 36% 15 34% 5 12% 8 18% 0 0% 44

8-12 Triệu

VND 6 26% 10 44% 6 26% 1 4% 0 0% 23

12-16 Triệu

VND 2 15% 5 38% 3 23% 1 7% 2 15% 13

> 16 Triệu

VND 1 12% 4 50% 1 13% 2 25% 0 0% 8

Tổng 25 28 34 39% 15 17% 12 2 8% 88

Nguồn : Số liệu dựa theo kết quả khảo sát các hộ gia đình.

Khi xét mối tƣơng quan giữa trình độ học vấn và mức thu nhập của ngƣời dân, ta nhận thấy

rằng hộ nghèo có trình độ học vấn thấp hơn hộ có thu nhập trên ngƣỡng nghèo. Thật vậy,

70% các chủ hộ nghèo chƣa học đến cấp 2, trong khi 58% các chủ hộ có thu nhập trên ngƣỡng

nghèo học đến cấp 2. Chủ hộ thu nhập trên ngƣỡng nghèo đa phần học đến cấp 3 (lớp 10).

Vậy, trình độ học vấn càng thấp, thì nguy cơ rơi vào cảnh nghèo càng cao.

BẢN CHẤT CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO DỤC. 71% các hộ đƣợc phỏng vấn cho biết

gặp khó khăn khi cho con đi học. Khó khăn lớn nhất là chi phí cho học hành (70 ngƣời

trả lời), kế đến là có nhiều thành viên trong gia đình đang ở độ tuổi đi học. 5% các hộ cho

rằng việc nhà quá xa trƣờng là một khó khăn khi cho con đi học. Các vấn đề khác liên quan

Câu chuyện cuộc sống số 5 – Phỏng vấn ngày 06/07/11, P.14, Q.8

Gia đình Ông Trần Văn Hùng có 4 thành viên. Hai cô con gái có trình độ học vấn

nhất định. Cô con gái lớn là sinh viên năm thứ 3, Trường ĐHSP và cô em đã lập

gia đình, cũng đã học hết trung học. Công việc chuyên chở hàng của Ông Hùng

và của người chị cả (4,5 triệu đồng/tháng) là nguồn thu nhập chính của gia

đình. Người chị cả đã từng đi lao động ở Malaysia trong 3 năm. Công việc rất

cực nhọc, nhưng lương chỉ cao hơn ở Việt Nam một chút. Do đó, chị đã quay về

nước và tìm được việc làm ở cửa hàng túi xách Miti. Chị đang xin được hỗ trợ

để tiếp tục vừa học vừa làm với mục tiêu sau này sẽ làm cho một doanh nghiệp

tư nhân. Hiện nay, gia đình đang mắc nợ: 2 cây vàng (vay để điều trị bệnh cho

vợ ông những năm trước và lo tiền học cho các cô con gái) và 5 triệu đồng vay

của Chương trình giảm nghèo để sửa chữa nhà.

Page 80: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 80

đến điều kiện sống bấp bênh (nhƣ thu nhập thấp, khó khăn đi lại, thiếu không gian để học ở

nhà).

Hình 7 : điều kiện sống ảnh hưởng đến học tập

Một bé gái ở phường 14 trong gia đình 15 nhân khẩu, trong đó có 6 người con nhỏ hơn 8

tuổi. Vì thiếu không gian để học, nên em buộc phải làm bài tập về nhà ngay trên nền gạch.

Chính quyền cũng nhận thấy chi phí cho học hành là một rào cản và đã tăng cƣờng các khoản

hỗ trợ. Một cán bộ của chƣơng trình giảm nghèo ở Quận 8 lấy ví dụ của « một gia đình 2 con

(4 nhân khẩu) có thu nhập 13 triệu đồng/người/năm. Trên lý thuyết, hộ gia đình này không

được nhận hỗ trợ do thu nhập của họ nằm trên ngưỡng nghèo. Nhưng họ gặp khó khăn trong

trang trải chi phí học hành cho con, do đó con của họ có nguy cơ phải bỏ học, mặc dù đã thi

đậu đại học. Do đó, chính quyền đã tìm cách đưa hộ này vào danh sách các hộ nghèo để có

thể giúp họ thoát nghèo trong vài năm tới, khi đó con của họ đã học xong và có thể tìm được

việc làm ».

Ngoài việc hỗ trợ học phí, ý kiến trên còn cho thấy tính « linh hoạt » trong việc lập danh sách

hộ nghèo.

Page 81: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 81

TÌNH TRẠNG BỎ HỌC. Theo trả lời của các hộ đƣợc khảo sát, 38% thanh thiếu niên trong

các gia đình nghèo đƣợc phỏng vấn có thể đã bỏ học (không đi học nữa) và 8% học ở các

lớp phổ cập. Con số khá cao này có lẽ là do các hộ đƣợc phỏng vấn hiểu chƣa đúng về

khái niệm bỏ học.

Biểu đồ 16: quá trình học tập

Trong số các em bỏ học, 20% bỏ học trƣớc lớp 4, 28% bỏ học trƣớc khi học đến cấp 2 và

86% bỏ học trƣớc khi học đến cấp 3.

Biểu đồ 17: tổng hợp các lý do bỏ học của trẻ.

Chi phí cho việc học là lí do chính (63% ngƣời trả lời) ). Vấn đề không chỉ nằm ở học phí

(hộ nghèo đƣợc miễn học phí) và mà nằm ở tất cả các chi phí liên quan đến việc học.

Các khoản chi phí cho việc học ở các trƣờng của quận 8 nhƣ sau33

:

Công lập: 17 trƣờng mẫu giáo : 500-600.000 đồng/tháng;

21 trƣờng tiểu học : miễn phí cho tất cả học sinh (theo luật giáo dục). Đối với học sinh

học bán trú : 16-18.000 đồng tiền ăn + 30-50.000 đồng/tháng (tiền phục vụ) + 20.000

đồng tiền tăng tiết (2 giờ) ; Đối với học sinh học 1 buổi : chỉ đóng tiền tăng tiết (nếu có

học).

11 trƣờng THCS : 40-50 000 đồng/tháng ;

Trường tư: 37 trƣờng (chủ yếu là nhà trẻ/trƣờng mầm non): 1 đến 1,1 triệu đồng/tháng

(2,5 triệu đồng/tháng đối với một số trƣờng) ;

33

Phỏng vấn Phó phòng giáo dục Quận 8, tháng 7 năm 2011

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Bỏ học

Học lớp phổ cập

Học lớp chính quy

63%

25%

7%

3%

1%

1% Chi phí cho việc học

Khó khăn về mặt hành chính

Không muốn đi học

Bệnh

Học không theo kịp

Phải đi làm

Page 82: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 82

Các khoản khác: Sách : 130-150.000 đồng/năm; đồng phục: 100-120.000 đồng/năm; Vở

: 30.000 đồng/2 tháng, tƣơng đƣơng với khoảng 300.000 đồng/năm; Bảo hiểm tai nạn:

15.000 đồng/năm; Bảo hiểm y tế: 50.000 đồng/năm.

Các hộ đƣợc phỏng vấn nói họ gặp khó khăn trong việc học cho con, em vì thủ tục hành

chính. Tuy nhiên, phía chính quyền khẳng định không có liên hệ giữa giấy khai sinh và giấy

đăng ký kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn cũng rất đơn giản. Do đó, ví dụ trên cho thấy

ngƣời nghèo còn hiểu biết chƣa đầy đủ về các quyền của mình và có khoảng cách giữa nhận

thức của họ với nhìn nhận của chính quyền.

Việc trẻ em phải đi làm kiếm tiền chiếm 1% lý do bỏ học, nhƣ « gia đình ông Phạm, có bốn

nhân khẩu, trong đó 2 người con đang độ tuổi đến trường. Nhưng các em phải bỏ học để đi

làm kiếm tiền tăng thêm thu nhập cho gia đình.»

Điều này giải thích hiện tƣợng nghèo từ thế hệ này sang thế hệ khác : trình độ học vấn thấp

đồng nghĩa với công việc không ổn định, do đó thu nhập thấp và bấp bênh, điều này làm cản

trở các hộ nghèo cho con ăn học đến nơi đến chốn.

Câu chuyện cuộc sống số 6– Phỏng vấn ngày 07/07/11, P.14, Q.8

Gia đình chị Huznh có 3 thành viên, hai vợ chồng và 1 con gái. Họ sống trong một căn

hộ cho thuê, hai vợ chồng đều làm bốc vác, công việc không ổn định và thu nhập thấp.

Hai vợ chồng mất giấy đăng k{ kết hôn và nghĩ rằng không thể làm giấy khai sinh cho

con được. Do đó, con của anh, chị Huznh không học ở trường công lập mà phải theo

học bổ túc buổi tối ở nhà thờ. Hai vợ chồng rất mong muốn làm thủ tục đăng k{ hôn

lại để con gái có thể vào học các trường công lập như các bạn khác trong xóm.

Page 83: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 83

Hình 8: trẻ bỏ học

Con gái của một người bán hàng rong (khu vực phi chính thức) vào một ngày trong tuần

trên một tuyến đường bị ngập do triều cường, ở phường 16.

TIẾP CẬN ĐÀO TẠO NGHỀ. Khi đƣợc hỏi có biết một trung tâm đào tạo nghề nào ở quận 8

không, thì 92% chủ hộ không có câu trả lời. Những ngƣời khác đều trả lời là Trung tâm

Đào tạo Nam Sài Gòn và Trƣờng Hùng Vƣơng. Tuy nhiên, trong số 100 hộ đƣợc khảo sát, chỉ

có 4 hộ có thành viên đang đi học nghề trong đó có 3 ngƣời thuộc nhóm các hộ nghèo nhất.

Những dữ liệu này cho thấy một mặt, nhà nƣớc rất khó thu hút các hộ nghèo cử ngƣời

đi học nghề và mặt khác cũng cho thấy nhiều hộ nghèo không quan tâm đến hình thức

hỗ trợ này. Việc ngƣời nghèo ít đi học nghề có thể đƣợc giải thích nhƣ sau :

- Vì trình độ học vấn thấp, nên có rất ít ngƣời nghèo có thể đƣợc đăng ký học nghề.

Bằng tốt nghiệp THCS là điều kiện để học nghề. Ngoài ra, một số cán bộ quản lý khi

đƣợc phỏng vấn đã cho biết : có trƣờng hợp đã đạt yêu cầu về trình độ, nhƣng một số

ngƣời học nghề vẫn gặp khó khăn, vì trình độ của họ ở mức trung bình thấp nên không

theo kịp các bạn học cùng lớp;

- Chi phí học nghề cũng là một cản trở đối với các hộ nghèo. Mặc dù đƣợc nhà nƣớc hỗ

trợ học phí nếu thỏa một số điều kiện, nhƣng nhiều chi phí gián tiếp (đồ dùng học tập,

đi lại…) đã làm cho việc học nghề trở nên khá tốn kém ;

- Việc các trung tâm dạy nghề ở xa nơi ở của hộ nghèo cũng là một yếu tố cản trở việc

học nghề.

Trình độ học vấn của ngƣời dân nghèo còn thấp, 12% ngƣời nghèo mù chữ. Những

ngƣời nghèo nhất cũng chính là những ngƣời có trình độ học vấn thấp nhất;

Page 84: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 84

Chi phí học hành là khó khăn chính cho việc học và làm tăng nguy cơ bỏ học;

Có nguồn cung về đào tạo nghề, nhƣng khó tuyển ngƣời học.

3.5. Y TẾ VÀ TIẾP CẬN CHĂM SÓC SỨC KHỎE

Chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe chiếm vị trí thứ hai trong các khoản chi tiêu bất thƣờng hàng

năm (17%). Đây cũng là một yếu tố làm cho các hộ nghèo khó thoát nghèo. Việc nhà nƣớc

cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho các hộ nghèo nhất là để giải quyết vấn đề này.

BỆNH MÃN TÍNH. 24% trong tổng số 641 ngƣời đƣợc khảo sát cho rằng mình mắc bệnh mãn

tính. Tuy nhiên, cần cẩn thận với số liệu này vì cách nhìn nhận của ngƣời đƣợc khảo sát về

bệnh mãn tính khác nhau (các bệnh liên quan đến tuổi tác, đau đầu…). Do đó, con số này có

thể cao hơn số ngƣời thật sự mắc bệnh mãn tính (ung thƣ, tiểu đƣờng…). Dù sao, các số liệu

nói trên cũng cho thấy tình trạng sức khỏe đáng lo ngại của ngƣời nghèo ở quận 8 đồng thời

khẳng định tầm quan trọng của mảng "sức khỏe" trong chi tiêu của gia đình, đặc biệt là đối

với những ngƣời không có bảo hiểm.

BẢO HIỂM Y TẾ

Biểu đồ 18: tỷ lệ người được hưởng bảo hiểm y tế

32% số ngƣời trong mẫu khảo sát

không có bảo hiểm y tế. Con số này

có lẽ cũng chƣa phản ánh hết tình

hình vì 15% số ngƣời đƣợc khảo sát

đã không trả lời câu hỏi này.

Câu chuyện cuộc sống số 7 – phỏng vấn ngày 06/07/2011, P.14, Q.8

Anh Phùng Văn Hiếu là con trai của chủ hộ. Gia đình có 7 thành viên sống trong

một căn nhà 10m2 có gác lửng. Do cha mất sớm, nên anh phải sống với mẹ và em

trai. Anh có gia đình và có 3 con nhỏ đang đi học. Do mắc bệnh thận nặng, nên anh

Hiếu mất sức lao động. Thu nhập chính của gia đình là từ người em trai làm bảo vệ

ở chung cư, từ mẹ và vợ của anh làm nghề buôn bán trái cây và cá ở chợ. Do

không có chổ ngồi cố định ở chợ, nên không có khách hàng ổn định. Nguyện vọng

của anh là có thể vay được 20 triệu đồng để thuê sạp bán quần áo ở chợ. Anh Hiếu

cho rằng nguyên nhân nghèo của gia đình anh là do thiếu vốn và do anh mắc bệnh

mãn tính (tiền thuốc, mất khả năng lao động).

53% 32%

15% Có

Không

Không trả lời hoặc không biết

Page 85: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 85

Nếu chỉ tính chủ hộ, 74% trong số họ có bảo hiểm y tế. Sự khác biệt này có thể là do chủ hộ

đƣợc các cơ quan có thẩm quyền biết đến nhiều hơn (đƣợc tiếp cận các khoản hỗ trợ của nhà

nƣớc dễ dàng hơn) và vì có tuổi nên họ quan tâm hơn đến bảo hiểm y tế.

Biểu đồ 19: tỷ lệ chủ hộ mắc bệnh mãn tính và không được hưởng bảo hiểm y tế

Biểu đồ trên cho thấy 63% chủ hộ mắc bệnh mãn tính. Tỷ lệ này cao và có thể do các

nguyên nhân sau : phần lớn chủ hộ tuổi đã cao hoặc là do nhìn nhận của từng cá nhân

về các bệnh mãn tính. Bệnh mãn tính rõ ràng là một yếu tố làm tăng gánh nặng của hộ nghèo

và có thể khiến họ phải luôn ở trong tình trạng bấp bênh và phụ thuộc. Các chuyên viên khảo

sát đã ghi nhận : "gia đình anh Tran mang nợ rất nặng : hai lượng vàng. Anh đã mượn tiền để

điều trị bệnh cho vợ trong nhiều năm và để lo cho con ăn học". 19% chủ hộ đƣợc khảo sát

vừa có ngƣời mắc bệnh mãn tính vừa không có bảo hiểm y tế. Cuộc sống của những hộ

này rất khó khăn.

Nhƣ đã trình bày trong phần 1, mức độ hỗ trợ cho bảo hiểm y tế dựa trên khung thu nhập của

hộ gia đình (100% cho các hộ gia đình có thu nhập từ 0-8 triệu đồng/ngƣời/năm, 50% cho các

hộ gia đình thuộc nhóm 8-12 triệu đồng/ngƣời/năm và không có hỗ trợ cho những ngƣời nằm

trên ngƣỡng nghèo).

Biểu đồ 20: liên hệ giữa việc có thẻ bảo hiểm y tế và thu nhập của chủ hộ

Phần lớn các chủ hộ gia đình nghèo nhất (thu nhập dƣới 8 triệu đồng/ngƣời/năm) đều đƣợc

bảo hiểm y tế (83%), trong khi đó chủ hộ thuộc các nhóm thu nhập khác đƣợc bảo hiểm rất ít

(trung bình 8%). Những con số này cho thấy mối quan hệ giữa mức hỗ trợ của nhà nƣớc

và việc sở hữu thẻ bảo hiểm y tế. Thật vậy, nếu nhà nƣớc không hỗ trợ 100% phí bảo

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Chủ hộ mắc bệnh mãn tính + không có bảo hiểm y tế

Chủ hộ có bảo hiểm y tế

Chủ hộ mắc bệnh mãn tính + không có bảo hiểm y tế

Không

83

7

9

17

93

91

< 8 triệu đồng / người / năm

8-12 triệu đồng / người / năm

> 12 triệu đồng / người / năm

Có Không

Page 86: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 86

hiểm y tế, thì đa số các chủ hộ không tự mua bảo hiểm cho mình, mặc dù đƣợc hỗ trợ

50%. Một giả thuyết đƣợc đƣa ra là mức chênh lệch giữa các hỗ trợ của nhà nƣớc quá cao

(100%, 50%, 0%), điều này không khuyến khích các hộ gia đình mua bảo hiểm trong trƣờng

hợp họ phải trả một nửa hoặc 100% phí bảo hiểm y tế.

Về những ngƣời có thẻ bảo hiểm y tế ở các hộ gia đình nghèo, trong số 329 cá nhân đƣợc

khảo sát, 67% có thẻ bảo hiểm y tế trong khuôn khổ chƣơng trình giảm nghèo, chỉ có 5% tự

mua bảo hiểm y tế ; tỷ lệ ngƣời đƣợc chủ sử dụng lao động mua bảo hiểm y tế chỉ có 12%,

điều này cho thấy tỷ lệ ngƣời làm việc trong khu vực chính thức rất thấp.

Một dữ liệu thú vị là gần một nửa số ngƣời đƣợc khảo sát (44%) nói họ đã không đƣợc sử

dụng thẻ bảo hiểm y tế của mình trong năm vừa qua. Điều này cho thấy việc sở hữu thẻ

bảo hiểm y tế không đồng nghĩa với việc đƣợc chăm sóc về sức khỏe và một bộ phận ngƣời

dân không thấy lợi ích của bảo hiểm hoặc dịch vụ bảo hiểm y tế không phù hợp với nhu cầu

của ngƣời dân. Đây cũng là một trong những điểm mấu chốt để giải thích cho việc tại sao nhà

nƣớc cho thẻ bảo hiểm thì nhận còn ngƣời dân không tự bỏ tiền ra mua.

Biểu đồ 2: lý do không mua bảo hiểm y tế

Câu chuyện cuộc sống số 8 – Phỏng vấn ngày 8/07/2011, P.14, Q.8

Gia đình này làm nông nghiệp. Người chồng mắc bệnh lao và phải điều trị tại bệnh viện

gần nhà. Căn nhà thuộc sở hữu của mẹ kế và người anh cùng cha khác mẹ. Khi gặp khó

khăn, chị thường vay mượn tiền của các thành viên khác trong gia đình. Nguyện vọng

của chị là được vay tiền để chữa bệnh cho chồng. Chị cũng mong muốn con gái được

học đến nơi đến chốn và tìm được việc làm. Do thuộc diện chỉ được nhà nước hỗ trợ

50% phí bảo hiểm y tế, nên chị chỉ mua bảo hiểm cho chồng. Hai người con mua bảo

hiểm y tế ở trường.

64% 14%

11%

4% 2%

2% 1% Quá mắc

Không có vấn đề về sức khỏe

Người tạm trú (KT3 hoặc KT4)

Không biết

Không biết mua ở đâu

Năm nay không được nhà nước hỗ trợ

Không có nhu cầu

Nơi điều trị ở quá xa

Bảo hiểm y tế chi trả thấp

Page 87: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 87

28%

37%

13%

3% 11%

8%

Không có bất kz hỗ trợ nào

Gia đình

Hàng xóm

Bạn bè, đồng nghiệp

Chính quyền, tổ chức đoàn thể

Chưa mắc bệnh

Trong số những ngƣời không có bảo hiểm y tế, lý do chính là vì phí bảo hiểm cao (64%).

Đối với ngƣời nghèo thì việc chi số tiền 450.000 đồng để mua một bảo hiểm y tế thì quả thật

không phải là chuyện đơn giản. Một điểm khác rất thú vị mà ta có thể thấy đƣợc từ biểu đồ

trên: 19% số ngƣời không có bảo hiểm y tế cho rằng mình không gặp vấn đề về sức khỏe hoặc

không có nhu cầu. Điều này cho thấy một bộ phận ngƣời dân vẫn còn hiểu sai về nguyên tắc

của bảo hiểm y tế. Họ có xu hƣớng chờ đến khi mắc bệnh mới mua bảo hiểm. Cần tăng cƣờng

thông tin và truyền thông cho ngƣời dân về vấn đề này vì có đến 6% ngƣời đƣợc khảo sát nói

rằng họ không hiểu biết về vấn đề (không biết, không biết mua bảo hiểm ở đâu...). Cũng cần

lƣu ý rằng tình trạng cƣ trú dƣờng nhƣ vẫn còn là một rào cản để có đƣợc bảo hiểm y tế. Đây

là lý do đƣợc 11% số ngƣời trả lời phỏng vấn nêu lên.

Biểu đồ 22: nguồn hỗ trợ khi gặp vấn đề về sức khỏe

Trong trƣờng hợp gặp các

vấn đề về sức khỏe, 37% số

ngƣời đƣợc khảo sát nói sẽ

nhờ sự giúp đỡ của gia đình.

Nếu thêm vào đó yếu tố

láng giềng và bạn bè, thì ta

sẽ thấy nhóm này là nguồn

hỗ trợ chính khi ngƣời

nghèo gặp vấn đề về sức

khỏe. Điều này cho thấy

tầm quan trọng của mạng

lƣới xã hội.

Biểu đồ cũng cho thấy rằng 28% số hộ đƣợc khảo sát không có ai để nhờ cậy giúp đỡ khi

gặp khó khăn. Điều này chứng tỏ họ rất dễ bị tổn thƣơng.

Một yếu tố quan trọng khác : trƣờng hợp bệnh nhẹ và không cần phải đi bệnh viện, gần một

nửa số ngƣời đƣợc khảo sát (48%) tự điều trị, hoặc tự ra nhà thuốc mua thuốc uống theo

hƣớng dẫn của dƣợc sĩ, hoặc tự mình chọn thuốc uống. 48% ngƣời đƣợc khảo sát đến các cơ

sở y tế công lập để điều trị khi mắc bệnh (6% đến các cơ sở y tế cấp thành phố, 28% đến cấp

quận/huyện, 14% đến cấp phƣờng). Điều này cho thấy rằng các cơ sở y tế công lập đóng vai

trò quan trọng trong việc phòng và điều trị bệnh cho ngƣời nghèo. Việc đi khám bác sĩ tƣ

không phổ biến lắm vì chi phí cao.

Dễ mắc bệnh: các gia đình phải lựa chọn giữa tiết kiệm chi phí phòng ngừa bệnh tật

hay vay nợ để điều trị bệnh;

Ngƣời nghèo không có bảo hiểm y tế chiếm tỷ lệ lớn (1/3 tổng số trƣờng hợp khảo sát),

mặc dù một phần trong số họ mắc bệnh mãn tính (1/4 số ngƣời đƣợc khảo sát);

Nhà nƣớc hỗ trợ bảo hiểm y tế cho những hộ nghèo. Nhƣng chỉ những hộ nghèo nhất,

mới đƣợc miễn phí bảo hiểm y tế. Các hộ có thu nhập cao hơn ít có bảo hiểm y tế (8%

Page 88: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 88

số chủ hộ đƣợc khảo sát) vì họ không có tiền để đóng 50% còn lại hoặc đóng 100%

phí bảo hiểm. Do đó, họ chọn phƣơng án tự chữa bệnh cho mình;

Nguyên tắc của bảo hiểm y tế chƣa đƣợc hiểu đúng và việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế

còn một số điểm chƣa phù hợp.

3.6. TIẾP CẬN NGUỒN TÍN DỤNG

TIẾT KIỆM

TỶ LỆ CHỦ HỘ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM. Trong số 100 hộ đƣợc khảo sát, chỉ có 5 hộ dƣờng

nhƣ đã thành công trong thực hành tiết kiệm trong vòng 12 tháng trở lại đây. Đối với họ, nơi

để tiền tiết kiệm ƣu tiên là ở nhà (60% trƣờng hợp), thuận tiện hơn để ở ngân hàng. Tiền tiết

kiệm của họ vẫn còn khá khiêm tốn, trung bình là 1.600.000 đồng/năm/hộ.

Trong số 5 hộ thực hành tiết kiệm, 3 hộ thuộc nhóm các hộ nghèo nhất (0-8 triệu

đồng/ngƣời/năm), 1 hộ thuộc nhóm 8-12 triệu đồng/ngƣời/năm và 1 hộ thuộc nhóm hơn 16

triệu đồng/ngƣời/năm. 2 hộ cho biết lý do tiết kiệm là để có tiền lo hậu sự, còn các hộ khác

cho biết tiền tiết kiệm dùng để trả nợ và dự phòng.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy 3% số hộ tham gia chơi hụi, vì theo họ, mô hình này phù hợp

với nhu cầu của mình vì họ không tiếp cận đƣợc với ngân hàng.

TÍN DỤNG

TỶ LỆ HỘ GIA ĐÌNH MẮC NỢ. 68% hộ gia đình hiện đang mắc nợ, với món nợ trung bình

khoảng 4 triệu đồng. Tiền nợ lên đến hơn 30 triệu đồng đối với các hộ mắc nợ nhiều nhất.

Điều này có tác động trực tiếp đối với tình trạng nghèo vì gia đình phải trả tiền nợ nên không

Câu chuyện cuộc sống số 9 – Phỏng vấn 09/07/2011, P.14, Q.8

Gia đình Bà Nguyễn Thị Lệ có 3 thành viên, hai vợ chồng và một người cháu. Hai

vợ chồng đã lớn tuổi nên nhận làm khuy quần jean ở nhà với mức thu nhập từ

25.000 đến 30.000 đồng/ngày. Người cháu làm cho một cơ sở làm sắt với mức

lương 1.800.000 đồng/tháng. Bà Lệ chơi hụi vì đó là cách duy nhất để bà có thêm

chút ít tiền trang trải cho các khoản chi tiêu: Đóng hụi từ 50.000 đồng đến

100.000 đồng/tuần, đến kz hốt hụi thì thu được một khoản lãi nhỏ. Bà mong

muốn vay tiền để mở sạp bán rau quả ở chợ, nhưng không biết phải vay bao

nhiêu và không có kế hoạch sử dụng số tiền vay được.

Page 89: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 89

còn tiền để tiết kiệm và nợ đè nặng lên các khoản chi tiêu của gia đình. Hoàn vốn tín dụng

hoặc trả nợ là khoản chi tiêu lớn thứ 3, ngoài các chi tiêu thƣờng xuyên hàng tháng.

TÍNH CHẤT VÀ VIỆC SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG

Biểu đồ 23: phân bổ nguồn tín dụng

Trong số các hộ vay tín dụng, một tỷ lệ đáng kể vay thông qua các chƣơng trình của nhà nƣớc

hoặc của các hội (Hội phụ nữ,…). Điểm chung của các khoản vay này là lãi suất thấp. Trong

số này, quan trọng nhất là "Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo" (thực hiện ở cấp địa

phƣơng và cung cấp 37% vốn tín dụng cho vay). Ngoài ra, chính quyền địa phƣơng (thông

qua Ngân hàng Nông nghiệp) cũng cấp vốn cho hộ nghèo. Thêm vào đó còn có các nhóm tiết

kiệm – tín dụng và các nhóm cho vay tín dụng của các tổ chức xã hội.

Theo chính quyền, mặc dù có tiến bộ, nhƣng tỷ lệ hoàn vốn của các khoản tín dụng này

chƣa đạt. Điều này cho thấy cả hai vấn đề: công tác quản lý vốn tín dụng của chính

quyền, các tổ chức đoàn thể và một số hộ có xu hƣớng xem các khoản tín dụng này nhƣ

khoản viện trợ tài chính. Tín dụng của nhà nƣớc chiếm 53% tổng các tín dụng cho các hộ

nghèo. Ngân hàng tƣ nhân ít cấp tín dụng cho hộ nghèo. Điều này mang lại lợi ích trực tiếp

cho những ngƣời cho vay tƣ nhân (16% hộ nghèo vay từ những ngƣời này), với lãi suất

thƣờng rất cao và nguy cơ mắc nợ lâu dài.

Trong số những lý do đƣợc các hộ nghèo đƣa ra để giải thích cho việc không tham gia chƣơng

trình tín dụng nhỏ, 72% cho rằng không có chƣơng trình nhƣ vậy trên địa bàn phƣờng mình.

Trong khi đó, trên thực tế ở phƣờng 14 có chƣơng trình tín dụng nhỏ do tổ chức phi chính phủ

« Các thành phố đang chuyển tiếp - VeT » khởi xƣớng vào năm 2005 và hiện đang đƣợc

UBND Phƣờng 14 quản lý. 15% cho biết không có nhu cầu. Điều này cho thấy có vấn đề về

thông tin và truyền thông hoặc có sự hiểu lầm về nguyên tắc của tín dụng nhỏ.

37%

8% 4% 4%

16%

6%

11%

7%

3% 3% 1%

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (lãi suất thấp)

Chính quyền địa phương (thông qua ngân hàng nông nghiệp)

Nhóm tiết kiệm – tín dụng (tổ chức đoàn thể)

Tổ chức xã hội (Hội chữ thập đỏ…)

Người cho vay tư nhân (không chính thức - lãi suất cao)

Ngân hàng tư nhân

Hàng xóm

Gia đình

Bạn bè

Hợp tác xã

Người sử dụng lao động

Page 90: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 90

Biểu đồ 24: lãi suất của các nguồn tín dụng

Lãi suất bình quân là 1,67%/tháng,

nhƣng biên độ của các mức lãi suất

rất lớn, từ 0% (vay của gia đình) đến

hơn 18%/tháng (15% số hộ vay).

Mức lãi suất trung bình của các

chƣơng trình tín dụng của nhà nƣớc là

0,7%/tháng.

Tiền lãi trung bình phải trả mỗi

năm là 1.066.000 VND/ngƣời.

Bảng 13: phân bổ các hộ theo nhóm thu nhập và mức lãi suất

Nhóm thu nhập Số chủ hộ trả lãi dƣới 10%/tháng % chủ hộ trả lãi hơn 10%/tháng

0-8 Triệu vnd 11 85

8-12 Triệu vnd 2 15

12-16 Triệu vnd 0 0

> 16 Triệu vnd 0 0

Tổng cộng 13 100

Nguồn : Bảng được thực hiện từ kết quả khảo sát hộ gia đình

Trong số các hộ phải chịu lãi suất trên 10%/tháng, 85% thuộc nhóm thu nhập thấp nhất (0-8

triệu) trong đó có 6 hộ phải chịu lãi vay trên 20%/tháng. Có hai lý do giải thích điều này :

- Các hộ nghèo nhất không phải lúc nào cũng nhận thức đƣợc đầy đủ "cái bẫy" khi họ vay với

lãi suất cao;

- Họ không còn chỗ nào khác để vay (không vay đƣợc ở ngân hàng và không phải lúc nào các

thành viên của gia đình hoặc hàng xóm cũng có thể giúp họ).

Tuy nhiên, số hộ vay tín dụng bên ngoài với lãi suất cao đã giảm ở phƣờng 14 nhờ vào các

chƣơng trình tín dụng của VeT và Quỹ CEP.

25%

44%

7%

9%

15%

0-0,3%/tháng

0,5-1,3%/tháng

3-5%/tháng

10-15%/tháng

18-20%/tháng

Page 91: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 91

Biểu đồ 25: sử dụng vốn tín dụng

Biểu đồ trên cho thấy các hộ nghèo (73%) sử dụng vốn tín dụng chủ yếu để trang trải

cho nhu cầu hàng ngày (thực phẩm, sửa nhà, chăm sóc sức khỏe, ...), và chỉ có 27% xem

vốn tín dụng là khoản đầu tƣ trong tƣơng lai (thƣơng mại, giáo dục). Điều này cho thấy

việc sử dụng vốn tín dụng chƣa đúng mục đích, vốn tín dụng không đƣợc sử dụng nhƣ một

công cụ để hƣớng tới một tƣơng lai tốt đẹp hơn, mà đƣợc sử dụng nhƣ một dạng "trợ cấp".

Nên tiến hành giúp đỡ các hộ nghèo trong việc xác định nhu cầu và sử dụng vốn tín dụng.

35%

25%

20%

7%

4% 3%

3% 1% 1% 1% Nhu cầu hàng ngày (ăn uống,…)

Sửa nhà

Đầu tư vào việc làm/kinh doanh

Giáo dục

Trả nợ

Điều trị bệnh

Làm thủ tục hành chính

Mua trang thiết bị

Ma chay

Sinh nở

Mua đất – mua nhà

Câu chuyện cuộc sống số 10 – Phỏng vấn ngày 6/7/2011, P.14, Q.8

Người được phỏng vấn là em của chủ hộ, chưa lập gia đình. Hộ có 8 người trong đó có 5 người

chung kinh tế, sống trong căn nhà kiên cố, diện tích 35m2. Được công nhận là hộ nghèo vào năm

2003, hiện tại, một người con trong gia đình này được học bổng (khoảng 800 000 vnd/tháng). Thu

nhập chính của gia đình là từ việc làm của 3 thành viên : một làm keo, một làm sắt và một bán chè

ở nhà. Tổng thu nhập hơn 5 triệu đồng/tháng. Nhưng, hai thành viên trong gia đình mắc bệnh

mãn tính (suyễn và bệnh tim). Anh rể và cháu gái. Mỗi tháng gia đình phải chi từ 200 000 -500 000

đồng để mua thuốc trị bệnh suyễn và thêm vào đó là tiền đi khám bệnh tim. Ngoài ra, hai người

chị cũng mắc nợ rất nhiều: 15 triệu đồng (trả chậm) với lãi suất 20% và 5 triệu đồng vay của

Chương trình giảm nghèo. 15 triệu là tiền vay để sửa nhà và chi tiêu hàng ngày. Vì không có đủ

tiền để trả nợ gốc đúng hạn, nên tiền lãi chồng chất. Chị khẳng định rằng tổng số tiền lãi đã trả

trong năm qua lên đến 20 triệu đồng, trong khi nợ gốc là 15 triệu vẫn chưa trả được. Chủ nợ đến

nhà đòi nợ và mắng nhiếc làm gia đình rất khổ tâm. Gia đình đã từng có { định cho các con nghỉ

học, nhưng vì các con học giỏi nên gia đình đã từ bỏ { định. Năm nay, thêm một bé vào lớp 1 mà

gia đình chưa biết xoay sở ra sao. Chị mong ước được vay của nhà nước 15 triệu đồng với lãi suất

thấp để trả nợ gốc và sau đó sẽ trả dần cho nhà nước. Đó là giải pháp duy nhất giúp gia đình có

thể thoát khỏi tình trạng tiền làm ra được chỉ đủ để trả lãi như hiện nay.

Page 92: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 92

7

13

8

36

36

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Chưa chuyển nhà

bao giờ

Chuyển nhà ở

cùng phường

Chuyển nhà sang

phường khác của quận 8

Chuyển nhà sang quận khác

Chuyển nhà sang tỉnh/thành phố khác

Mức thu nhập thấp, vừa đủ để trang trải các chi tiêu cơ bản và tâm lý « sống qua

ngày »; tỷ lệ thực hành tiết kiệm rất thấp (5%), hoàn cảnh bấp bênh nên không thể

đƣơng đầu với các biến cố ngoài dự kiến;

Nhiều chƣơng trình tín dụng dành cho hộ nghèo đã gặt hái thành công ; tuy nhiên

việc sử dụng vốn tín dụng (ít sử dụng để đầu tƣ) chứa đựng nhiều rủi ro mang nợ lâu

dài (68% số hộ mắc nợ);

Cần tăng cƣờng hơn nữa công tác thông tin, truyền thông, đào tạo và song hành với

ngƣời nghèo để vốn tín dụng đƣợc sử dụng vào các dự án làm ăn, chứ không phải là

một nguồn để trang trải tạm thời.

3.7. NHÀ Ở VÀ TÁI ĐỊNH CƯ

NHÀ Ở KHANG TRANG TRÊN LÔ ĐẤT ĐƢỢC ĐẢM BẢO

Nói chung, lý do các hộ gắn bó với nơi ở của mình là : 31% liên quan đến nhà ở, 30% liên

quan đến quê hƣơng, gốc gác và 27% liên quan đến láng giềng tốt. Một trong những truyền

thống tốt đẹp của ngƣời Việt là tình làng nghĩa xóm, tình cảm với quê hƣơng. Trong một vùng

đô thị mà yếu tố này vẫn còn lƣu giữ là điều đáng trân trọng. Ba yếu tố: nhà ở, quê hƣơng

và hàng xóm cho thấy vai trò quan trọng của yếu tố nhân văn và tâm lý. Đây là điều mà

các dự án tái định cƣ hoặc quy hoạch trong tƣơng lai cần chú ý.

THỜI GIAN CƢ TRÖ VÀ THAY ĐỔI VỀ NHÀ Ở

Biểu đồ 26: nơi ở cũ

Phần lớn ngƣời dân quận 8 đã sống

nhiều năm ở quận, thậm chí nhiều năm

trong cùng một ngôi nhà. Điều này phản

ánh mức độ di chuyển dân cƣ thấp (72%

chủ hộ đƣợc phỏng vấn sống từ lâu ở

phƣờng 14) và xác nhận quan điểm theo

đó tình trạng nghèo ở quận 8 có từ rất lâu

và đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ

khác.

Page 93: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 93

VỊ TRÍ NƠI Ở. 86% số hộ đƣợc phỏng vấn cảm thấy hài lòng với vị trí nơi ở của mình.

Mặc dù nơi ở của họ có thể bị ảnh hƣởng do ô nhiễm, ngập nƣớc… nhƣng việc vị trí nơi ở

gần khu trung tâm là điều quan trọng đối với họ. Đây là điều cần chú ý vì nó sẽ dẫn đến khó

khăn khi muốn di dời các hộ này đi nơi khác. 14% không hài lòng. Lý do: khó tiếp cận, không

đủ ánh sáng, ẩm thấp, khó kinh doanh, mua bán.

Biểu đồ 27: vị trí nơi ở

Phần lớn hộ nghèo

sống trong hẻm nhỏ,

không thuận lợi cho

hoạt động kinh tế

(87%).

Mặc dù có mối liên hệ giữa vị trí nơi ở với mức độ nghèo, nhƣng không hoàn toàn nhất thiết

là những ngƣời nghèo nhất thì sống trong hẻm nhỏ không thuận lợi cho hoạt động kinh tế, và

những ngƣời giàu nhất trong số ngƣời nghèo (những hộ thuộc nhóm thu nhập 12 – 16 triệu)

thì sống ở đƣờng chính. Ngay cả những hộ có thu nhập hơn 16 triệu cũng không có hộ nào

sống ở mặt tiền đƣờng, nơi thuận tiện cho hoạt động thƣơng mại.

13%

46%

41%

Đường chính (nhiều cửa hàng, dịch vụ)

Đường phụ hoặc hẻm chính

Hẻm nhỏ không thuận lợi cho hoạt động kinh tế

Page 94: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 94

Hình 9: hẻm, yếu tố đặc trưng của đô thị Việt Nam

Hẻm có nguy cơ bị biến mất trong những năm tới trong mô hình đô thị mà ở đó các tuyến

đƣờng chỉ đƣợc xem « là một công cụ thuần túy để hiện đại hóa đô thị, bỏ lại sau lƣng truyền

thống đa chức năng » (Gibert, 2010).

PHÁP LÝ VỀ ĐẤT ĐAI, NHÀ Ở

Biểu đồ 28: giấy chứng nhận sở hữu nhà và tình trạng sở hữu

50%

36%

5% 4% 3% 2% Chủ sở hữu / thừa kế hoặc cho tặng

Chủ sở hữu / mua nhà hoặc xây nhà trên đất đã mua

Thuê nhà

Ở nhờ

Nhà tình nghĩa

Chiếm đất bất hợp pháp

Hẻm ở phường 14 tiêu biểu cho

môi trường sống của nhiều hộ

nghèo. Với bề rộng nhỏ, hẻm

tạo sự gần gũi giữa những

người sống hai bên, không tạo

thuận lợi cho các hoạt động

thương mại chính quy ; mặt

khác, hẻm mang một đặc trưng

của đô thị Việt Nam trong đó

quan hệ láng giềng có tầm quan

trọng đặc biệt. Hẻm là không

gian chung cho mọi người. Điều

thú vị ở quận 8 là ngoài chức

năng là nơi công cộng, là không

gian cho cộng đồng sinh hoạt,

hẻm ở quận 8 (phường 14) còn

là nơi sinh hoạt của hộ gia đình.

Vì diện tích nhà quá nhỏ, nên

nhiều hộ gia đình đã đưa bếp

dầu và bếp than tổ ong ra hẻm

để nấu cơm. Ngoài ra, hẻm còn

là nơi rửa chén, giặt quần áo và

thậm chí là nơi cho con trẻ ăn

cơm.

Page 95: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 95

89% số hộ đƣợc khảo sát là chủ sở hữu nhà mình ở. Có 3 hộ đƣợc cấp nhà tình nghĩa. Chỉ

có 5% số hộ đƣợc khảo sát hiện đang ở thuê. 2% số hộ ở trên đất chiếm dụng bất hợp pháp.

Đây là yếu tố làm cho tình trạng nghèo của một số hộ thêm trầm trọng hơn, xét về mặt

tài chính (tiền thuê nhà) hoặc về mặt tâm lý (tái định cƣ và đền bù).

Biểu đồ 29: các giấy tờ liên quan đến nhà, đất

Biểu đồ trên cho thấy tính phức tạp của vấn đề liên quan đến sở hữu nhà ở. Chỉ có khoảng

55% số hộ đƣợc khảo sát là chủ sở hữu nhà ở hoàn toàn hợp pháp. Lý do chính mà các

hộ đƣa ra để giải thích về tình trạng nhà ở của mình là chi phí để có đƣợc đầy đủ các

giấy tờ theo yêu cầu của chính quyền là khá cao. Ngoài ra, theo thực tế khảo sát, một số ít

các hộ cho biết rằng họ không có sổ hồng là do diện tích nhà quá nhỏ34

.

34 Sổ hồng = Giấy chứng nhận sở hữu nhà. Sổ đỏ = Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

55% 23%

15%

3% 2% 2%

Có giấy hồng

Có giấy mua nhà nhưng không có giấy hồng

Mua nhà giấy tay

Có giấy hồng (nhà tình nghĩa)

Chủ sở hữu nhưng chưa sang tên

Không có giấy tờ (chiếm dụng bất hợp pháp)

Câu chuyện cuộc sống số 11 - Phỏng vấn ngày 11/07/2011, P.14, Q.8

Gia đình Ông Nguyễn Văn Chính có 10 nhân khẩu, sống trong căn nhà bán kiên cố, diện

tích 57m2. Vợ ông mất cách đây 2 năm. Hiện ông đang sống với gia đình của người con

trai và con gái. 5 thành viên đều là những người đóng góp chính vào thu nhập của gia

đình. Nhưng do trình độ học vấn thấp, nên các con trai của Ông chỉ làm phụ hồ. Hai cô

con gái tiếp tục bán quán ăn nhỏ do người mẹ để lại. Thu nhập vừa đủ để trang trải các

chi tiêu hàng ngày. Gia đình từ Tiền Giang lên TPHCM sinh sống từ năm 1989, nhưng

đến nay vẫn chưa có hộ khẩu Thành phố. Ngoài ra, căn nhà của họ lại nằm trong khu vực

sẽ bị giải tỏa, nên không thể lắp đặt đồng hồ nước. Họ phải mua nước của hàng xóm với

giá rất cao: 10.000 vnd/m3, chưa tính tiền phụ trội khi tiêu thụ quá định mức (quán ăn

tiêu thụ rất nhiều nước). Người chị lớn cho rằng gia đình có khả năng thoát nghèo nếu

được hỗ trợ. Chị mong muốn vay 30 triệu đồng với lãi suất thấp để mở rộng quán ăn, cải

thiện thu nhập và sửa chữa lại căn nhà vì hiện nay mái trên gác bị dột. Nếu bị di dời, tái

định cư, gia đình mong muốn được tái định cư trong căn hộ do nhà nước cấp.

Page 96: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 96

ĐẶC ĐIỂM NHÀ Ở

95% là nhà trệt, thƣờng đƣợc xây dựng bằng các vật liệu bán kiên cố, do đó, nhiều nhà bị

dột. Diện tích trung bình là 47m² (nhà ở của các hộ đƣợc khảo sát có diện tích từ 8m² đến

160m²), diện tích nhà ở bình quân đầu ngƣời là 7,4m². Nhiều trƣờng hợp diện tích bình

quân dƣới 4m², dẫn đến một số khó khăn nhƣ nơi ở quá chật, khó ngủ, không có không gian

học…).

Hình 10: nhà ở quá chật

Một gia đình ở phường 14 có 15 nhân khẩu sống trong một căn nhà 2 tầng với tổng diện tích là

60m², bình quân 4m²/người. Ban đêm, mọi người trải chiếu hoặc mắc võng ngủ ở tầng trệt.

Mỗi m² đều được tận dụng triệt để.

CHẤT LƢỢNG KẾT CẤU NHÀ. 28% là nhà kiên cố (gạch, bêtông), 58% bán kiên cố (tƣờng

gạch, mái tôn rẻ tiền) và 14% là nhà tạm (vật liệu tạm bợ).

Theo các điều tra viên, 32% nhà ở là nhà cũ nát, không đảm bảo điều kiện sống : dột, cách

âm, cách nhiệt không tốt,…

Số mặt tiếp xúc với bên ngoài là một chỉ số quan trọng giúp đánh giá mức độ tiện nghi của

nhà ở (nó giúp tạo sự thông gió và ánh sáng tự nhiên). Tuy nhiên, có đến 61% số hộ khảo sát

có nhà ở chỉ có một mặt tiếp xúc với bên ngoài. Điều này ảnh hƣởng tiêu cực đến độ ẩm,

ánh sáng và nhiệt độ trong nhà, đặc biệt là vào mùa nóng.

Page 97: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 97

Hơn nữa, với tình trạng nhà ở hiện nay, rất có thể nhà ở đã đƣợc sửa chữa nhiều lần (sửa mái,

chống dột, nâng nền để không bị ngập…). Tiền sửa nhà chiếm 26% chi tiêu bất thƣờng hàng

năm.

Hình 11: nhà tạm

Nhà tạm được làm bằng gỗ và tôn nằm dọc kênh ở phường 14. Trong những năm tới, các căn

nhà này sẽ bị phá bỏ (chương trình xóa nhà tạm), do đó các hộ này sẽ được tái định cư. Tùy

theo tình trạng cư trú và sở hữu đất đai, các hộ này sẽ được đền bù bằng tiền hoặc căn hộ

chung cư, có thể không nằm ở Quận 8.

VẤN ĐỀ TÁI ĐỊNH CƢ

Biểu đồ 30: tỷ lệ hộ bị ảnh hưởng trong dự án tái định cư

Trong số các hộ gia đình nghèo

đƣợc khảo sát, 40% nói rằng họ

đang thuộc diện tái định cƣ ; và

85% trong số họ không biết khi nào

đƣợc tái định cƣ. Tình trạng này gây

bất an về mặt tâm lý cho họ.

Bằng cách kết hợp dữ liệu giữa vị trí của nhà ở (đƣờng phố chính, đƣờng phố thứ cấp) với khả

năng đƣợc tái định cƣ trong tƣơng lai, ta thấy không có mối liên hệ giữa tái định cƣ và vị trí

nhà ở. Điều này có thể đƣợc giải thích bởi thực tế là các dự án tái định cƣ trong tƣơng lai

40%

34%

26%

Không

Không biết

Page 98: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 98

48%

39%

7% 6%

Nhận tiền bồi thường – tự lo nơi ở mới

Tái định cư tại chổ trong chung cư

Tdc bằng nền đất có cơ sở hạ tầng (tự xây nhà)

Chưa nghĩ tới

liên quan đến tái cấu trúc toàn bộ Phƣờng 14, chứ không chỉ là các dự án cải tạo đô thị nhƣ

ở một số quận khác của thành phố Hồ Chí Minh (mở rộng hẻm lên 6 mét).

DỰ KIẾN CÁC DẠNG BỒI THƢỜNG. Hơn phân nửa số hộ gia đình phải di dời không có ý

niệm gì về loại bồi thƣờng mà mình sẽ đƣợc hƣởng (54%). Họ không có thông tin về loại

nhà, nơi sẽ đƣợc tái định cƣ : chung cƣ lớn, chung cƣ nhỏ, đất nền có cơ sở hạ tầng. Có vẻ

nhƣ thiếu thông tin về chủ đề tái định cƣ, vốn là chủ đề « nhạy cảm ».

Biểu đồ 31: loại hình tái định cư được các hộ thích

Nếu đƣợc lựa chọn phƣơng

thức tái định cƣ, các hộ

nghèo mong muốn đƣợc

nhận tiền bồi thƣờng và sau

đó tự lo nơi ở mới (48%).

Điều này chứng tỏ ngƣời

nghèo đã có sự chủ động cho

cuộc sống của mình.

Tuy thế, không có nghĩa là họ có hoạch định tƣơng lai là sẽ chuyển đến ở đâu. Thực tế khảo

sát cho thấy những hộ lựa chọn đáp án này rơi vào hai nhóm : những gia đình mà chủ hộ là

ngƣời trẻ tuổi và những gia đình có nhiều nhân khẩu. Với những gia đình có nhiều nhân khẩu

(nhiều gia đình nhỏ cùng chung sống với nhau) thì họ mong muốn dùng tiền đền bù đó để

chia cho các gia đình nhỏ để họ tự mua hoặc thuê nhà để sống riêng. 39% số hộ đƣợc khảo sát

mong muốn đƣợc nhà nƣớc tái định cƣ tại chổ. Các hộ chọn phƣơng án này là các hộ có chủ

hộ là ngƣời cao tuổi hoặc là phụ nữ.

Biểu đồ 32: một số lo ngại chính liên quan đến tái định cư

50%

5%

16%

10%

5%

6%

2% 2%

4%

Vấn đề tài chính liên quan đến tái định cư

Nơi ở mới đắt đỏ hơn

Lo ngại không có nhà ở

Mất mạng lưới xã hội và quan hệ trong khu phố

Mất nhà cửa (kỷ niệm)

Mất việc làm

Đi làm xa

Không có chổ mua bán

Tới đâu hay tới đó

Page 99: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 99

Mối quan tâm chính của các hộ gia đình là chi phí tài chính của tái định cƣ (55%), tiếp theo là

lo sợ không có nhà ở trong tƣơng lai (16%). 15% lo lắng về các yếu tố liên quan đến con

ngƣời (quan hệ xã hội, tình cảm gắn bó với nơi ở cũ, vv.). Điều này cần đƣợc quan tâm chú ý,

bởi vì những tác động của tái định cƣ về mặt xã hội có thể rất lớn (sự oán giận, cảm giác bị

đối xử bất công, làm tăng các tệ nạn xã hội và mất an ninh trật tự...). Vấn đề việc làm (mất

việc làm, đi làm xa, không có chổ mua bán) cũng đƣợc đề cập đến (10%). Vấn đề này

cũng cần đƣợc quan tâm đặc biệt để tránh làm tăng thêm sự bấp bênh cho các hộ gia

đình vốn rất dễ bị tổn thƣơng.

Hình 12: loại hình nhà ở mới

Mô hình nhà ở mới ở quận 8 để thay thế cho nhà riêng lẻ ở trong hẻm. Mặc dù loại hình nhà

ở này mang lại một số tiện nghi, nhưng các hộ nghèo sống bằng hoạt động buôn bán nhỏ bên

đường gặp nhiều khó khăn khi chuyển sang sống ở chung cư. Việc tiếp tục theo dõi và giúp đỡ

hậu tái định cư là cần thiết để đảm bảo thành công trong dự án tái định cư cho người nghèo

nhằm tránh hiện tượng « di chuyển cái nghèo » từ các quận trung tâm ra quận ven.

Đa số hộ gia đình nghèo sống ngoài các trục giao thông chính. Nhà ở của họ chủ yếu

nằm trong các con hẻm không phù hợp cho việc phát triển hoạt động kinh tế bền

vững, chủ yếu là nhà không đủ tiện nghi và hẹp (nhiều trƣờng hợp quá chật). Thời

gian cƣ trú của ngƣời dân trong quận 8 tình trạng nghèo đƣợc truyền từ thế hệ này

sang thế hệ khác. Đây là một đặc thù của Quận 8.

Tái định cƣ là một vấn đề lớn ở quận 8, đặc biệt là ở phƣờng 14, nơi có 40% hộ gia

đình thuộc diện tái định cƣ. Mức độ thông tin và truyền thông về tái định cƣ chƣa đầy

đủ. Các hộ sống trong tình trạng "bất an tâm lý" (khi nào tái định cƣ ? tái định cƣ ở

Page 100: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 100

đâu ? tiền đền bù, hỗ trợ bao nhiêu ?). Điều này khiến các hộ vốn dễ bị tổn thƣơng

càng thêm bấp bênh và làm tăng nguy cơ ngƣời nghèo bị đẩy ra vùng ven của Thành

phố.

3.8. CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG

TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ ĐÔ THỊ

ĐIỆN. Hiện vẫn còn 6% các hộ đƣợc phỏng vấn không có đồng hồ điện chính thức. Lý do

đƣợc các hộ đƣa ra chủ yếu là "sắp đƣợc tái định cƣ", nên các cơ quan chức năng không

lắp đồng hồ điện. Về giá điện, 4% hộ gia đình phải trả tiền điện cao hơn giá chính thức (giá

trung bình là khoảng 1.300 đồng/kwh, các hộ này phải trả trung bình là 2.500VND/KWh).

Một số trƣờng hợp cá biệt, có hộ gia đình phải trả tiền điện cao gấp 3,5 lần giá chính thức.

NƢỚC SẠCH. 17% hộ gia đình không có đồng hồ nƣớc chính thức và buộc phải câu nƣớc

từ nhà hàng xóm. Lý do chính không có đồng hồ nƣớc là vì nhà nằm ở khu vực sẽ bị giải tỏa

và tái định cƣ hoặc nhà xây cất bất hợp pháp trên đất nông nghiệp, trên kênh, rạch. Không có

đồng hồ nƣớc đồng nghĩa với việc phải mua nƣớc giá cao. Giá trung bình của một mét khối

nƣớc là 4.500 đồng. Thế nhƣng, hơn 10% hộ gia đình phải trả cho mỗi m³ mức giá cao gấp ba

lần giá chính thức (khoảng 11.000 đồng). Một tỷ lệ đáng kể các hộ gia đình không hài lòng

với dịch vụ cung cấp nƣớc (30% trƣờng hợp đƣợc phỏng vấn) ; một phần lớn (64%) cũng sẵn

sàng trả tiền cao hơn để có dịch vụ tốt hơn.

THOÁT NƢỚC VÀ XỬ LÝ NƢỚC THẢI. 90% số hộ đƣợc đấu nối vào mạng lƣới thoát nƣớc và

nƣớc thải đƣợc dẫn đến nhà máy xử lý. 10% hộ gia đình xả nƣớc thải trực tiếp vào các

kênh, rạch, gây ô nhiễm môi trƣờng và tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng. 17% hộ

gia đình không có nhà vệ sinh, nƣớc thải nhà vệ sinh đƣợc xả trực tiếp vào các kênh, gây tác

động trực tiếp đến môi trƣờng và tạo mùi khó chịu cho ngƣời dân sinh sống hoặc làm việc gần

các con kênh.

RÁC THẢI. 94% số hộ đƣợc thu gom rác thải, vẫn còn 4% các hộ gia đình tiếp tục ném chất

thải trực tiếp vào các kênh, rạch hoặc ở những nơi không thích hợp. Giá trung bình của

dịch vụ thu gom rác khoảng 15.000 đồng/tháng. Trên thực tế, một số gia đình nghèo đƣợc

miễn tiền này. Nhìn chung, các hộ gia đình nghèo hài lòng với dịch vụ này (94%).

ĐI LẠI. Vấn đề đi lại đã đƣợc nêu trong phần về việc làm, và cho thấy phƣờng 14 gần nhƣ bị

cô lập vì không có cầu và các cầu bộ hành để băng qua kênh và Đại lộ Võ Văn Kiệt

không có lối đi cho xe hai bánh, vốn là phƣơng tiện di chuyển chính của ngƣời nghèo.

Những hộ đang chờ tái định cƣ bị thiệt thòi rất nhiều. Ngoài ra, 1/3 số hộ đƣợc phỏng vấn cho

biết không hài lòng về chất lƣợng dịch vụ cấp nƣớc.

Page 101: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 101

Hình 13: khó khăn khi đi sang các quận khác

Một người phụ nữ ở phường 14 (quận 8) phải vác xe đạp qua cầu để sang khu vực Chợ Lớn

(quận 5). Xe gắn máy, xe đạp và xe đẩy của những người bán hàng lưu động không thể đi

qua cầu vượt. Những người không có phương tiện giao thông phù hợp ở Quận 8 bị gạt ra

khỏi dòng chảy thương mại ở phía bờ bắc và không thể đi sang bờ bên kia để bán các sản

phẩm của mình.

Câu chuyện cuộc sống số 12 – Phỏng vấn ngày 08/07/2011, P.14, Q.8

Gia đình Bà Thành có 7 nhân khẩu, sống trong căn nhà rộng 20 m2. Đây là căn

nhà tình thương mà Quận 8 tặng cho Bà Thạch Thị Sum, dì của chủ hộ. Người dì

đã lớn tuổi, không có gia đình và được nhà nước trợ cấp mỗi tháng 290.000

đồng. Trước đây, Bà Thành và chồng chăm sóc người bệnh ở Bệnh viện các bệnh

nhiệt đới, nhưng từ 2 năm nay, do tuổi cao nên Bà Thành không làm công việc

đó nữa mà ở nhà phụ cô con gái bán cà phê, với thu nhập khoảng 70.000 triệu

đồng/ngày. Chồng Bà tiếp tục công việc chăm sóc bệnh nhân, một năm làm 6

tháng. 6 tháng còn lại ông chạy xe ôm và làm những công việc khác theo yêu

cầu. Hiện nay, gia đình chưa có đồng hồ điện và đồng hồ nước và phải mua lại

điện, nước với giá cao. Trước kia, họ có chung hộ khẩu với người anh trai và sử

dụng chung đồng hồ điện, nước. Nhưng sau đó, người anh đã bán nhà và người

chủ mới trở thành chủ sở hữu đồng hồ điện, nước. Từ đó đến nay, gia đình chưa

làm giấy tờ để có đồng hồ điện, nước riêng.

Page 102: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 102

THOÁT NƢỚC VÀ NGẬP LỤT. 15% số hộ đƣợc khảo sát cho biết không hài lòng về mạng lƣới

thoát nƣớc. Nhiều vũng nƣớc tù đọng xung quanh nhà của họ. Điều này dẫn đến các vấn đề về

vệ sinh môi trƣờng.

46% số hộ đƣợc phỏng vấn sống trong khu vực bị ngập nƣớc mà nguyên nhân chính là

do mƣa lớn kết hợp với triều cƣờng. Chính sách nâng cao lòng đƣờng và đƣờng hẻm đã góp

phần cải thiện cơ sở hạ tầng, nhƣng lại làm cho tình hình ngập lụt của một số hộ có nền nhà

thấp hơn lòng đƣờng trở nên nghiêm trọng hơn.

Biểu đồ 33: mức nước trung bình khi ngập Biểu đồ 34: thời gian bị ngập

Hai biểu đồ trên cho thấy tình hình ngập nƣớc là nghiêm trọng trong đa số trƣờng hợp : 60%

số hộ đƣợc phỏng vấn bị ngập với mức nƣớc trên 10cm và 27% bị ngập hơn 2 giờ.

Hình 14: ngập nước

Một tuyến đường ở phường 16 bị ngập do triều cường (ngày hôm đó, trời không mưa). Mức

nước đạt 15cm ở các điểm thấp trên tuyến đường. Ngập nước là một vấn đề không những gây

khó khăn cho người dân mà còn cản trở sự phát triển kinh tế của quận 8. Trên tuyến đường

này, có nhiều công ty nhỏ và vừa.

42%

31%

22%

5%

0-1 gio

1-2 gio

2-5 gio

>5 gio

40%

31%

22%

7%

0-5 cm

10-20 cm

20-50 cm

>50 cm

Page 103: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 103

Theo các chủ hộ đƣợc phỏng vấn, chỉ còn 5% số đƣờng hẻm chƣa đƣợc tráng xi măng và có

chất lƣợng thấp. Phần lớn các tuyến hẻm đều đƣợc tráng xi măng hoặc nhựa (theo các chủ hộ,

34% có chất lƣợng trung bình và 61% có chất lƣợng tốt). Việc thi công cải tạo hẻm thƣờng

làm ảnh hƣởng đến nhà ở của các hộ sống hai bên hẻm vì họ phải nâng nền nhà lên cho bằng

với mặt hẻm nhằm tránh bị ngập.

Biểu đồ 35: các hộ gia đình đánh giá chất lượng môi trường

14% số hộ nghèo cho rằng họ đang sống trong

môi trƣờng có chất lƣợng thấp, 86% còn lại

không than phiền gì về môi trƣờng. Vì điều

kiện sống trong các khu phố đƣợc khảo sát vẫn

còn khó khăn (hẻm nhỏ, nhà ở chật hẹp, thiếu

tiện nghi, ngập nƣớc…), nên kết quả này cho

thấy một phần lớn ngƣời dân chƣa ý thức

đƣợc mình đang sống trong một môi trƣờng

chƣa thuận lợi.

26% số hộ đƣợc phỏng vấn cho rằng vấn đề môi trƣờng chỉ là thứ yếu và không sẵn sàng

đóng góp để cải thiện môi trƣờng. 46% sẵn sàng đóng góp về tài chính, 23% đóng góp công

lao động và 5% tham gia vào các chiến dịch vận động, tuyên truyền về môi trƣờng.

Tất cả các hộ nghèo đều đƣợc tiếp cận với các dịch vụ đô thị cơ bản.

Các vấn đề đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần :

o Thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải, ngập nƣớc, xả nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc thải nhà

vệ sinh vào kênh, rạch (vấn đề vệ sinh môi trƣờng);

o Một số hộ gặp khó khăn khi xin gắn đồng hồ nƣớc hoặc đồng hồ điện (nên phải mua

lại nƣớc, điện với giá cao) do sẽ đƣợc tái định cƣ trong tƣơng lai. Họ không có đƣợc

các giải pháp tạm thời một cách thỏa đáng trong thời gian chờ tái định cƣ.

3.9. SỰ THAM GIA VÀ QUAN NIỆM VỀ NGHÈO

NHÌN NHẬN VỀ HÀNH ĐỘNG CỦA NHÀ NƢỚC. Trong phần trên, ta đã thấy đƣợc tầm quan

trọng của gia đình và láng giềng đối với vấn đề việc làm, sức khỏe và môi trƣờng sống. Biểu

đồ bên dƣới thể hiện sự nhìn nhận của ngƣời dân về các hành động của các tổ chức đoàn thể

(tổ chức tích cực, không tích cực hoặc không đƣợc ngƣời dân biết đến) và mức độ tham gia

của ngƣời dân (tham gia hay không).

86%

7% 7%

Sạch sẽ

Rất ô nhiễm

Page 104: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 104

Biểu đồ 36: nhận biết các tổ chức đoàn thể và sự tham gia của người dân (theo các chủ hộ)

55

61

63

72

72

53

13

24

12

2

6

33

1

2

5

8

6

1

31

13

20

18

16

13

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Đoàn thanh niên

Hội người cao tuổi

Hội cựu chiến binh

MTTQ

Hội chữ thập đỏ

Hội phụ nữ

Không biết Biết, nhưng cho rằng hoạt động không tích cực Biết – có tham gia Biết – không tham gia

Khoảng 15% ngƣời dân chƣa biết đến các tổ chức đoàn thể hoạt động trong phƣờng của

mình. Tuy nhiên, phần lớn các chủ hộ đều biết các tổ chức này, nhƣng không tham gia vào

các hoạt động của các tổ chức đó. MTTQ và Hội chữ thập đỏ là hai tổ chức đƣợc ngƣời

dân cho là hoạt động tích cực nhất, mặc dù ngƣời dân không tham gia vào hoạt động

của các tổ chức này. Có 33 hộ có ít nhất một thành viên tham gia vào hoạt động của Hội phụ

nữ, vốn đƣợc ngƣời dân đánh giá là hội hoạt động tích cực ở phƣờng 14.

LÝ DO KHÔNG THAM GIA VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG. Nói chung, tỷ lệ tham gia vào các hoạt

động xã hội của ngƣời dân trong phƣờng vẫn còn thấp. Những lý do chính đƣợc các hộ gia

đình đƣa ra để giải thích về việc mình không tham gia các hoạt động nhƣ sau : không đƣợc

mời tham gia vào các hoạt động của các tổ chức đoàn thể (51% số hộ đƣợc khảo sát) hoặc

không có thời gian để tham gia (30%). Tiếp theo là các lý do khác nhƣ : không có lợi (12%),

không có kinh phí (7%).

Page 105: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 105

ĐÓNG GÓP CHO CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA PHƢỜNG. Đóng góp chính của các hộ gia

đình trong các hoạt động xã hội của phƣờng là tài chính (52% trƣờng hợp), và đôi khi tài

chính + lao động (13%). Tuy nhiên, cần lƣu ý là có đến 28% hộ gia đình nói rằng họ

không đóng góp gì cho các hoạt động xã hội của phƣờng. Dƣờng nhƣ, các hộ nghèo

không có thông tin đầy đủ về các chƣơng trình của các tổ chức đoàn thể. Việc ngƣời

nghèo chƣa tham gia nhiều vào các hoạt động xã hội của phƣờng là do họ còn gặp khó khăn

trong cuộc sống hàng ngày.

NHẬN THỨC VỀ NGHÈO. Khi hỏi chủ hộ về những gì đặc trƣng cho việc họ là ngƣời nghèo,

thì 79 ngƣời chọn « thu nhập thấp », 42 ngƣời chọn « công việc không ổn định », 25 ngƣời

chọn « các vấn đề về chi phí chăm sóc sức khỏe và chi phí đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia

đình » . Những ngƣời khác tự coi mình là ngƣời nghèo, chủ yếu bằng cách so sánh với các hộ

gia đình giàu có xung quanh họ (17 ngƣời). Các khía cạnh vật chất (thiếu trang thiết bị, tiết

kiệm) đứng trên yếu tố giáo dục (15 ngƣời chọn), vốn cũng đƣợc nhìn dƣới góc độ tài chính

(thiếu tiền cho giáo dục). Nhƣ vậy, có thể thấy rằng ngƣời dân nhận thức vấn đề nghèo của

họ chỉ đơn giản là nghèo về vật chất hay nói cụ thể hơn là liên quan đến việc thiếu tiền. Nhiều

hộ gia đình nghèo có thể xác định một số vấn đề liên quan đến điều kiện sống của họ

nhƣng không tìm đƣợc giải pháp và không có cách hành động để thay đổi tình hình của

họ.

Câu chuyện cuộc sống số 13 – Phỏng vấn ngày 12/07/2011, P.14, Q.8

Gia đình Ông Trần Văn Hơn có 5 nhân khẩu, ông và 4 người con trai. Vợ ông mất

sớm, gia đình gặp nhiều khó khăn và các con của ông cũng phải bỏ học từ sớm.

Lớn lên, các người con vướng vào ma túy và trộm cắp, do đó lần lượt bị đưa vào

tù. Điều này là một trở ngại lớn cho việc thoát nghèo (hiện nay, một người con

của ông vẫn còn ở tù). Trong nhà, không có vật dụng gì đáng giá. Chiếc xe đạp là

phương tiện đi lại duy nhất của cả gia đình. Họ không có việc làm ổn định, một

năm chỉ làm 3 – 4 tháng, thời gian còn lại ở nhà. Một người mắc bệnh nặng và

không thể đi làm (bệnh lao). Người cha rất mặc cảm với hàng xóm về hoàn cảnh

của gia đình. Không ai trong gia đình tham gia vào các tổ chức, đoàn thể trong

phường. Người cha cho rằng vì mình có trình độ thấp nên không tham gia. Nghèo

và vướng vào lao l{, nên gia đình không thể vay mượn tiền khi có nhu cầu. « Họ

không dám cho vay vì sợ gia đình tôi không trả. »

Page 106: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 106

Biểu đồ 37: một số điểm còn thiếu ở phường, theo đánh giá của các hộ

Các điểm thiếu do các hộ nghèo xác định có thể đƣợc xếp thành 4 nhóm chính:

- Nhóm « giải trí và liên hệ xã hội »: tạo thêm không gian công cộng, sân chơi và

nhà văn hóa phƣờng;

- Cải thiện đƣờng giao thông : mở rộng đƣờng, tráng hẻm, xây cầu;

- Cải thiện nhà ở;

- Cải thiện môi trƣờng : dịch vụ đô thị cơ bản (nƣớc sạch, thoát nƣớc, rác thải).

16% số ngƣời đƣợc phỏng vấn chƣa xác định đƣợc phƣờng mình thiếu cái gì. Điều này cho

thấy họ gặp khó khăn trong việc nhìn nhận về địa bàn mình đang sống và về tƣơng lai. Lý do

là vì họ dành nhiều thời gian và năng lƣợng để giải quyết các nhu cầu trong cuộc sống của

bản thân và gia đình.

Biểu đồ 38: lý do cản trở thoát nghèo (theo các hộ gia đình)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Cải thiện nhà ở

Mở rộng và tráng hẻm

Xây sân chơi cho trẻ em/thanh thiếu niên

Xây công viên,

Cải thiện việc thoát nước

Không quan tâm, không biết

Cải thiện việc cấp nước sạch, giảm giá nước

Cải thiện việc thu gom rác, vệ sinh môi trường

Chống tệ nạn xã hội

Nhà văn hóa phường (tổ chức tiệc cưới…)

Cầu

Nhà cho thuê với giá rẻ

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Trong gia đình có người mắc bệnh

Thiếu vốn để kinh doanh

Thiếu việc làm

Thiếu người đi làm

Nợ nhiều và dai dẵng

Tuổi cao

Công việc không ổn định và có thu nhập thấp

Gia đình đông con

Thiếu phương tiện sản xuất

Không biết

Tệ nạn xã hội trong gia đình

Trình độ học vấn thấp

Không có nhà ở ổn định

Không công nhận mình nghèo

Nghèo quá lâu

Page 107: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 107

43 hộ cho rằng lý do mình chƣa thoát nghèo là vì các vấn đề liên quan đến sức khỏe. 35

hộ cho rằng đó là do thiếu vốn làm ăn và do nợ nần. Kế đến là do vấn đề việc làm. Nhiều

hộ cho rằng còn do các vấn đề liên quan nhƣ già trƣớc tuổi (không đƣợc tuyển dụng làm việc

và tăng nguy cơ bệnh tật), gia đình đông con (có con nhỏ hoặc có con đang đi học), bị vƣớng

vào « tệ nạn xã hội ».

Biểu đồ 39: ước tính khả năng thoát nghèo vào năm 2015

Biểu đồ trên mang tính đại diện tƣơng đối cho các nhóm hộ gia đình đƣợc khảo sát : nhóm 1

bao gồm một tỷ lệ nhỏ các hộ gia đình năng động và có thể thoát nghèo trong thời gian tới

(11%). Nhóm 2 bao gồm các hộ gia đình nằm trong nhóm thu nhập tƣơng đối và dựa vào trợ

cấp xã hội để giúp họ vƣợt qua chuẩn nghèo (38%). Nhóm 3 bao gồm các hộ gia đình không

có triển vọng tích cực cho tƣơng lai và sống qua ngày nào hay ngày đó (51%).

51 38 11

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Không thể

Có thể, nếu được hỗ trợ nhiều hơn

nữa

Rất có thể, với nổ lực của gia đình là

chính

Page 108: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 108

4. PHÂN TÍCH VÀ KIẾN NGHỊ

Chủ đề nghèo mở ra một loạt các vấn đề nhƣ :

* Tác động của các biến cố đến tình trạng nghèo :

- Lương thực, thực phẩm : việc tăng giá lƣơng thực, thực phẩm có tác động nhƣ thế nào đối

với ngƣời nghèo ? Ai là ngƣời bị tác động mạnh nhất ?

- Biến đổi khí hậu : Hiện tƣợng này sẽ tác động mạnh đến tình trạng nghèo ở một số khu vực.

Vậy, cần có chiến lƣợc gì để giảm thiểu tác động này ?

- Kinh tế vĩ mô : Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay tác động nhƣ thế nào đến khu vực đô

thị và khu vực nông thôn, đến ngƣời lao động có tay nghề và không có tay nghề ? Cần có

chính sách gì trƣớc các biến động lớn về kinh tế ?

* Liên hệ giữa tăng trƣởng kinh tế, việc làm và giảm nghèo : một trong những yếu tố

chính thể hiện tác động của tăng trƣởng đến công tác giảm nghèo là việc làm. Cần xây dựng

khuôn khổ phân tích và công cụ đánh giá để hiểu rõ hơn tác động này diễn ra nhƣ thế nào và

để xác định các hành động của nhà nƣớc.

* Vai trò của nhà nƣớc trong việc đảm bảo cho ngƣời dân tiếp cận các cơ hội một cách

bình đẳng : hiểu rõ các tác động của các chính sách của nhà nƣớc để thiết lập kênh đối thoại

và ra quyết định. Làm thế nào để giảm sự bất bình đẳng thông qua các hành động của nhà

nƣớc ?

* Cải thiện hệ thống theo dõi và đánh giá : cải thiện công tác thu thập dữ liệu (thiết kế các

cuộc khảo sát, xây dựng phƣơng pháp thống kê, hệ thống dữ liệu cá nhân và hộ gia đình), cải

thiện công tác xử lý dữ liệu (chi tiêu – thu nhập, ngƣỡng nghèo, lập bản đồ), đánh giá công tác

cải cách thể chế để định hƣớng đầu tƣ tốt hơn và đo lƣờng kết quả đạt đƣợc.

Mục đích của phần này không phải là đƣa ra các tranh luận về nghiên cứu học thuật, triết học

hay kinh tế, mà là tập trung vào các khía cạnh chính rút ra từ cuộc khảo sát. Thật vậy, trong

quá trình khảo sát xuất hiện các vấn đề nhƣ :

- Một mặt, các chính sách giảm nghèo có sự thay đổi theo hƣớng tiến bộ hơn với các

mục tiêu mới. Ngƣỡng nghèo mới đƣợc đƣa ra theo từng giai đoạn. Việc tăng ngƣỡng

nghèo nhằm đảm bảo chính sách sát với thực tế hơn và giúp hỗ trợ thêm cho các đối

tƣợng nghèo mới. Gần đây, Nghị quyết 80 cũng đề cập đến sự cần thiết phải cải thiện

các chính sách và xây dựng khuôn khổ hỗ trợ sát với nhu cầu của ngƣời nghèo hơn ;

- Mặt khác, vấn đề nghèo ở quận 8 không chỉ thể hiện qua thu nhập thấp, mà còn thể

hiện qua nhiều yếu tố khác (giáo dục, y tế, nhận thức, tiếp cận các dịch vụ đô thị, nhà

ở và chất lƣợng môi trƣờng). Ngoài ra, các chính sách đã thực hiện không phải tất cả

đều đạt hiệu quả nhƣ mong muốn.

Mục tiêu của phần dƣới đây là làm nổi rõ độ vênh giữa chính sách, quy định với thực tế, qua

đó xác định các phƣơng hƣớng kiến nghị về kế hoạch chiến lƣợc (hiểu rõ về hiện tƣợng

nghèo, xây dựng các chính sách và đánh giá) và về kế hoạch hành động (thực thi các chính

sách, ghi nhận các trƣờng hợp cụ thể, các dự án có tiềm năng).

Page 109: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 109

Ý tƣởng chủ đạo ở đây là các chính sách dựa trên hiện trạng, dựa trên những nỗ lực phấn đấu

trong 15 năm qua để tiếp tục thực hiện và cải thiện một số điểm. Mục đích ở đây là xem xét

các giải pháp giảm nghèo hiện tại trong mối tƣơng quan với các cách tiếp cận khác để xác

định mức độ nghèo ở quận 8, xác định các chính sách liên quan đến giảm nghèo. Ở cấp

quận/huyện, có rất nhiều suy nghĩ về vấn đề này, nhƣng việc ra quyết định thƣờng phụ thuộc

vào cấp Thành phố và cấp Trung ƣơng. Điều này đôi khi làm hạn chế phạm vi hành động của

chính quyền quận/huyện. Nghiên cứu các văn bản và khảo sát thực tế sẽ đƣa ra đánh giá về

các chính sách của từng ngành. Từ đó, sẽ đề ra các khuyến nghị cho các cơ quan nhà nƣớc ở

các cấp (ƣu tiên cho Quận 8), cho các chủ thể khác (nhà nghiên cứu, nhà tài trợ, đơn vị thực

hiện).

4.1. ĐO LƯỜNG VÀ XÁC ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGHÈO

Trƣớc hết, ở giai đoạn xây dựng chính sách, cần quan tâm đến những câu hỏi sau :

- Chuẩn nghèo nào đƣợc sử dụng ở Việt Nam để đo lƣờng và theo dõi hộ nghèo ? Có

thể đƣa ra chỉ số hiệu quả hơn để đo lƣờng tình trạng nghèo, nhất là nghèo ở đô thị

không ? Nếu chúng ta thay đổi quan điểm về tình trạng nghèo, thì các cách tiếp cận

khác về vấn đề nghèo có thể đƣợc phát triển không ?

- Làm sao để hiểu rõ hơn các hình thức nghèo mới và hiểu rõ hơn mức độ dễ bị tổn

thƣơng ? Chính sách hay biện pháp can thiệp bổ sung nào đáp ứng nhu cầu của các hộ

nghèo mãn tính, các hộ rất nghèo và các hộ có viễn cảnh thoát nghèo ? điều này dẫn

đến câu hỏi về mục tiêu của các chƣơng trình và đối tƣợng thụ hƣởng ;

- Các kết quả thực tế của các chính sách giảm nghèo là gì ? Đâu là hạn chế của chƣơng

trình giảm nghèo ? Vấn đề về tính hiệu quả của việc thực thi các chính sách và các yếu

tố liên quan cũng sẽ đƣợc đề cập đến.

4.1.1. ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ NGHÈO VÀ NGƯỠNG NGHÈO

Việc đo lƣờng mức độ nghèo là một yếu tố quan trọng vì từ cách đo sẽ cho ra số liệu về tình

hình nghèo ở cấp quốc gia và địa phƣơng. Từ đó giúp xác định các mục tiêu cụ thể và xây

dựng chính sách. Do đó, ngƣỡng nghèo là vấn đề trung tâm : ngƣỡng nghèo đƣợc xác định

nhƣ thế nào ? Nó bao hàm những yếu tố gì ? Nó có phù hợp và xác đáng không ?

CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐO LƢỜNG

TIẾN TRIỂN CỦA NGƢỠNG NGHÈO Ở VIỆT NAM SAU ĐỔI MỚI. Hiện nay, có 2 tổ chức phân

tích mức độ nghèo là GSO (Tổng cục Thống kê) và MOLISA (Bộ Lao động - Thƣơng binh

và Xã hội) trong đó MOLISA là cơ quan đề xuất ngƣỡng nghèo.

Phương pháp tiếp cận của Tổng cục Thống kê - Ngân hàng Thế giới. Theo đó, ngƣỡng

nghèo tƣơng ứng với mức thu nhập đủ để mua một giỏ lƣơng thực, thực phẩm hằng ngày,

tƣơng đƣơng 2100 kcal/ngƣời/ngày. Vào năm 1993, ngƣời ta đo bằng cách thiết lập một giỏ

Page 110: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 110

lƣơng thực, thực phẩm với 40 mặt hàng thuộc 12 nhóm và tổng số tiền cần thiết để mua chiếc

giỏ hàng đó. Qua đó, ngƣỡng nghèo đƣợc thiết lập ở khu vực đô thị là 64.450

đồng/ngƣời/tháng và ở nông thôn là 47.000 đồng/ngƣời/tháng. Ngƣỡng nghèo các năm 1994,

1995, 1996 đƣợc tính dựa vào giỏ hàng nhƣ năm 1993, đƣợc chỉnh sửa lại do việc tăng giá

của các mặt hàng lƣơng thực, thực phẩm theo từng năm. Năm 1998, giá của giỏ hàng này

đƣợc tính theo giá thị trƣờng cùng năm và ngƣỡng nghèo lúc đó vào khoảng 1.789.871

đồng/ngƣời/năm.

Phương pháp tiếp cận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Vào năm 1997, Bộ Lao

động - Thƣơng binh và Xã hội đã đƣa ra một kế hoạch xác định ngƣỡng nghèo. Ngƣỡng

nghèo phù hợp với nhu cầu tối thiểu cho lƣơng thực, thực phẩm (2100 kcal/ngày/ngƣời), sau

đó nhân với hệ số chi phí : 80% ở khu vực ngoại thành và 70% ở khu vực nội thành. Số tiền

cần thiết để mua thực phẩm đƣợc qui ra thành gạo và các hộ gia đình đƣợc phân loại dựa theo

số lƣợng gạo bình quân đầu ngƣời :

- Những hộ thiếu ăn : có thu nhập dƣới 45.000 đồng/ngƣời/tháng (tƣơng đƣơng 13 kg

gạo/ngƣời/tháng) ;

- Các hộ thuộc diện nghèo cũng chia thành 3 mức độ :

o Vùng nông thôn, miền núi và hải đảo : thu nhập dƣới 55.000 đồng/ngƣời/tháng

(tƣơng đƣơng 15 kg gạo/ngƣời/tháng) ;

o Vùng đồng bằng sông Cửu Long và khu vực miền Trung : thu nhập dƣới

70.000 đồng/ngƣời/tháng (tƣơng đƣơng 20 kg gạo/ngƣời/tháng) ;

o Khu vực thành thị : thu nhập dƣới 90.000 đồng/ngƣời/tháng (tƣơng đƣơng 25

kg gạo/ngƣời/tháng).

Chính phủ chọn cách tiếp cận của Bộ LĐTBXH. Từ sau năm 2001, việc tính toán ngƣỡng

nghèo dựa trên tốc độ tăng trƣởng GDP, trên việc tăng lƣơng tối thiểu, tăng thu nhập và chi

tiêu bình quân đầu ngƣời. Bắt đầu từ sau 2000, “Bắt đầu từ sau năm 2000, cứ 5 năm ngƣỡng

nghèo lại đƣợc điều chỉnh một lần, thông thƣờng công bố vào dịp chuẩn bị một kế hoạch phát

triển kinh tế xã hội mới, hay sau khi lạm phát tăng. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều

xác định một ngƣỡng nghèo riêng. Theo các thống kê chính thức, với ngƣỡng nghèo mới,

14,2% dân số thuộc diện nghèo vào đầu năm 2011 : trong đó khu vực thành thị chiếm 6,9%,

và khu vực nông thôn chiếm 17,4%.

Biểu đồ 40 : Diễn biến ngưỡng nghèo ở Việt Nam và TPHCM (vnd)

Nguồn : kết hợp dữ liệu của MOLISA

150000 260000

500000

80000 200000

400000 500000

1000000

0

200000

400000

600000

800000

1000000

1200000

2001-2005 2006-2010 2011-2015

Đô thị

Nông thôn

TPHCM

Page 111: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 111

Một ngƣỡng khác, cao hơn, dành cho các hộ cận nghèo cũng đã đƣợc thông qua để mở rộng

các tiêu chí lựa chọn khi cần thiết (ví dụ : chọn đối tƣợng đƣợc hƣởng bảo hiểm y tế). Mức

thu nhập ở ngƣỡng cận nghèo cao hơn 30% so với mức nghèo : 650.000 vnd/ngƣời/tháng đối

với các hộ ở đô thị và 520.000 vnd/ngƣời/tháng ở nông thôn vào năm 2011.

Tuy nhiên, ngƣỡng nghèo của Bộ LĐTBXH đƣợc quyết định trên cơ sở các ràng buộc về

ngân sách của nhà nƣớc. Trong giai đoạn 2011 – 2016, ngƣỡng nghèo đƣợc xác định trên cơ

sở khả năng ngân sách có đƣợc. Đây là điểm cho thấy việc xác định ngƣỡng nghèo không trực

tiếp dựa trên nhu cầu của ngƣời dân.

Để cho ngƣỡng nghèo sát với thực tế hơn, việc điều chỉnh ngƣỡng nghèo vốn thƣờng đƣợc

thực hiện theo Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thì nay nên dựa nhiều hơn vào lạm phát

hàng năm để phản ánh tốt hơn sức mua của các hộ nghèo.

NGƢỠNG NGHÈO CÕN THẤP SO VỚI TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ. Tƣơng tự nhƣ ở Việt Nam,

Ngân hàng thế giới (WB) xác định ngƣỡng nghèo trên quy mô toàn cầu trên cơ sở các đánh

giá về tiền tệ. Ngƣỡng nghèo đƣợc WB tính và sử dụng để đo lƣờng mức độ nghèo trên thế

giới là 1,25 USD/ngƣời/ngày với mức vật giá năm 200535

. Ngƣỡng nghèo trung bình của các

nƣớc đang phát triển là 2 USD/ngƣời/ngày (2005).

Ngƣỡng nghèo hiện tại của Việt Nam vẫn còn thấp hơn ngƣỡng nghèo của thế giới và không

đƣợc tăng tƣơng ứng với mức lạm phát. Các số liệu thống kê từ các cuộc khảo sát ở cấp quốc

gia (2008)36

dựa trên ngƣỡng nghèo là 1,10 USD/ngƣời/năm (2005 PPP), ngƣỡng này thấp

hơn ngƣỡng nghèo trung bình của các quốc gia nghèo nhất. Ngoài ra, ngƣỡng nghèo của Việt

Nam cũng là một trong những ngƣỡng thấp nhất ở Đông Nam Á tính theo bình quân sức mua.

Tuy nhiên, cần phân biệt ngƣỡng nghèo của Việt Nam với ngƣỡng nghèo ở TPHCM (12 triệu

đồng/ngƣời/năm). Theo tỷ giá năm 2009, ngƣỡng nghèo ở TPHCM là 2 USD/ngƣời/ngày37

.

Đây là điểm cho thấy ngƣỡng nghèo của TPHCM dần dần tiếp cận với chuẩn quốc tế.

Các ngƣỡng nghèo chính thức do MOLISA đề xuất đã đƣợc phê duyệt vào tháng 9 năm 2010

(SEDP 2011-2016) và đƣợc sử dụng để xác định ngân sách cũng nhƣ tiêu chí chọn ngƣời

nghèo. Tuy nhiên, ngƣỡng nghèo này vẫn còn thấp hơn chuẩn quốc tế :

- ở đô thị : 500.000 vnd/ngƣời/tháng (1,61 USD/ngƣời/ngày, 2005 PPP), thấp hơn nhiều

so với 2 USD ngƣời/ngày;

- ở nông thôn : 400.000 vnd/ngƣời/tháng (1,29 USD/ngƣời/ngày, 2005 PPP), cao hơn

một chút so với ngƣỡng 1,25 USD/ngƣời/ngày áp dụng ở các quốc gia nghèo nhất thế

giới.

35

Cần lập luận trên cơ sở bình quân sức mua để so sánh. Các số liệu mới về tình trạng nghèo đƣợc tính toán vào năm 2005 và công bố vào năm 2008. .

http://web.worldbank.org/WBSITE/EXTERNAL/ACCUEILEXTN/NEWSFRENCH/0,,contentMDK:

21883467~pagePK:64257043~piPK:437376~theSitePK:1074931,00.html Ngƣỡng $1,25 tƣơng ứng với ngƣỡng nghèo trung bình của từ 10 đến 20 quốc gia nghèo nhất trên thế

giới. Đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ có thu nhập trung bình (Nam Mỹ và Đông Âu), ngƣỡng

nghèo là 2 USD/ngƣời/ngày. Đây là giá trị trung bình của ngƣỡng nghèo của các nƣớc đang phát triển. 36

VHLSS Vietnam Household Living Standards survey, 2008 37

Phỏng vấn Ông Nguyễn Văn Xê, tháng 1 năm 2012

Page 112: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 112

Từ thực tế này, có thể rút ra 3 kết luận :

- Cần điều chỉnh ngƣỡng nghèo cấp quốc gia cho tƣơng thích với ngƣỡng nghèo của thế

giới để có đƣợc bức tranh thực tế hơn về tình trạng nghèo ; GSO đang tiến hành công

việc này ; Các ngƣỡng nghèo này là cần thiết để có cách tiếp cận khách quan (thu

nhập/chi tiêu) và để có thể so sánh đƣợc với nhau ;

- Cần xác định số lƣợng ngƣời nghèo trên thực tế so với chuẩn thế giới và có thể có

chính sách cho họ ;

- Việc điều chỉnh tăng ngƣỡng nghèo có thể làm tăng tỷ lệ nghèo trên quy mô cả nƣớc

và do đó số ngƣời nghèo sẽ tăng lên. Việc tăng ngƣỡng nghèo cũng là cách để chính

phủ xác định thêm những ngƣời nghèo mới và tiếp tục giúp đỡ họ. Ví dụ : ta có thể

thấy tác động của việc đƣa ra chuẩn nghèo mới vào năm 2010 về sự gia tăng tỷ lệ

nghèo :

Biểu đồ 41 : diễn biến tỷ lệ nghèo ở Việt Nam từ năm 1998

Nguồn : tổng hợp dữ liệu MOLISA

Mặc dù tỷ lệ nghèo giảm từ năm 1998 đến năm 2010, nhƣng khi chuẩn nghèo mới đƣợc điều

chỉnh tăng lên (vào năm 2010), thì số ngƣời nghèo mới cũng tăng theo kể cả ngƣời về hƣu,

ngƣời mắc bệnh, ngƣời khuyết tật, ngƣời bị thu hồi đất nông nghiệp…Cụ thể, ở TPHCM, có

82.506 hộ nghèo hoặc thoát nghèo (với ngƣỡng nghèo cũ) và 70.000 hộ mới rơi vào diện

nghèo theo chuẩn nghèo mới. Việc nâng ngƣỡng nghèo nhằm đƣa những hộ này vào diện

nghèo và có chính sách giúp đỡ họ. Điều này đòi hỏi phải xác định các chính sách mới tùy

theo nguồn lực hiện có cho những hộ nghèo mới. Do những ràng buộc về ngân sách, nên việc

xác định một chuẩn nghèo tƣơng ứng với chuẩn quốc tế là một vấn đề khó khăn.

Tuy nhiên, điều này chỉ xét ở góc độ tài chính. Ví dụ : đối với ngƣời nhập cƣ, tình trạng

nghèo của họ cần đƣợc xem xét dƣới góc độ hội nhập xã hội. Để nắm đƣợc hết tính phức tạp

của tình trạng nghèo ở đô thị, cần mở rộng các tiêu chí. Các hạn chế của cách tiếp cận tiền tệ

để đo lƣờng sự phát triển đã đƣợc cộng đồng quốc tế ghi nhận và đã đƣợc chuyển sang mục

tiêu thiên niên kỷ vì sự phát triển (ODM), với tiêu chí liên quan đến nhiều lĩnh vực.

0

10

20

30

40

50

1998 2002 2004 2006 2008 2010 2010nouveau

seuil

Nông thôn

Đô thị

Chung

Page 113: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 113

MỘT SỐ CÁCH TIẾP CẬN

CÁCH TIẾP CẬN TIỀN TỆ. Nhƣ đã trình bày ở trên, cách tiếp cận phổ biến nhất là cách tiếp

cận mang tính định lƣợng, dựa trên yếu tố tiền tệ. Tuy nhiên, ngoài thu nhập, còn có thêm yếu

tố về vốn con ngƣời và các yếu tố xã hội. Nghèo là một hiện tƣợng đa chiều trong đó có các

biểu hiện nhƣ nguồn thu nhập không đủ, bấp bênh và bị loại trừ ra khỏi xã hội. Nói cách khác,

giảm nghèo đi liền với phát triển con ngƣời vốn là vấn đề đa chiều. Việc xác định các tiêu chí

để định nghĩa nghèo đa chiều là một thách thức đặt ra cho công tác nghiên cứu.

Đo lƣờng tình hình nghèo ở đô thị có thể đƣợc thực hiện bằng cách sử dụng nhiều cách tiếp

cận. Trên thực tế, ta có thể xếp các cách tiếp cận này vào hai nhóm :

Cách tiếp cận khách quan

Thu nhập : ngƣời nghèo là ngƣời có thu

nhập không đủ một cách tuyệt đối hay

tƣơng đối.

Điều kiện sống/Nhu cầu cơ bản : ngƣời

nghèo là những ngƣời không sử dụng các

dịch vụ cơ bản (giáo dục, nƣớc sạch…).

Khả năng/tiềm năng : nghèo là kết quả của

việc không thực hiện đƣợc một số khả

năng của cá nhân do không thể tiếp cận

một số hỗ trợ hoặc không có ảnh hƣởng

đối với nhà nƣớc và xã hội.

Cách tiếp cận dựa trên cảm nhận

Cảm nhận về tình trạng nghèo mang tính

tƣơng đối và tùy theo cách thể hiện, văn

hóa và các dạng thức quan hệ xã hội của

ngƣời dân.

Cách tiếp cận dựa trên cảm nhận định tính

của ngƣời dân về điều kiện sống của họ,

tùy theo các tiêu chí riêng. Cách tiếp cận

này nhằm xác định các nội hàm cụ thể của

tình trạng nghèo thông qua các cảm nhận

về sự thoải mái, các ƣu tiên của ngƣời

nghèo, nguy cơ, độ an toàn và mức độ dễ

bị tổn thƣơng, việc bị loại ra ngoài xã hội,

sự liên kết xã hội và xung đột.

Dù lựa chọn phƣơng pháp nào, thì dữ liệu giữa các thành phố cũng có thể so sánh đƣợc. Bên

dƣới là một số cách tiếp cận chính có thể hữu ích cho Quận 8 (Baker, Schuler, 2004) :

Đo lường mức thu nhập hoặc tiêu dùng, dựa trên các dữ liệu cho phép đánh giá xem một cá

nhân hoặc một hộ gia đình có thể mua đƣợc một số tài sản thiết yếu (lƣơng thực, thực phẩm,

nƣớc sinh hoạt, nhà ở, quần áo, phƣơng tiện đi lại…). Nhìn chung, chỉ số về mức tiêu dùng tốt

hơn chỉ số về thu nhập vì thu nhập có xu hƣớng biến động theo thời gian và đôi khi không

đƣợc khai báo đầy đủ (đặc biệt là thu nhập của những ngƣời làm việc ở khu vực tƣ nhân và

khu vực phi chính thức). Chỉ số về tiêu dùng có thể đƣợc điều chỉnh theo mức sống ở các đô

thị.

Chỉ số mức độ không hài lòng về các dịch vụ cơ bản, cách tiếp cận này xác định một ngƣỡng

tối thiểu cho nhiều dịch vụ liên quan đến ngƣời nghèo. Số hộ không đƣợc tiếp cận các dịch vụ

này đƣợc ghi nhận và phân loại. Chỉ số này bao gồm các yếu tố nhƣ tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ đi

học, nƣớc sạch, thoát nƣớc, nhà ở phù hợp, mật độ và các nhu cầu về protein và calo. Nếu một

hộ không đƣợc tiếp cận một trong các yếu tố trên, thì hộ đó đƣợc xem là hộ có nhu cầu thiết

yếu không đƣợc thỏa mãn.

Page 114: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 114

Chỉ số về tài sản, đƣợc sử dụng rất nhiều trong các cuộc điều tra dân số và sức khỏe (một

cuộc khảo sát theo đúng quy chuẩn đã đƣợc thực hiện ở khoảng 50 quốc gia. Một nhóm các

tham số liên quan đến sở hữu tài sản của hộ gia đình cũng đƣợc sử dụng để xây dựng chỉ số

kinh tế-xã hội của hộ gia đình. Các tài sản đƣợc xem xét gồm tủ lạnh, ti vi, đặc điểm của nhà

ở (mái, sàn, nhà vệ sinh) và việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản kể cả nƣớc sạch và điện.

Mức độ dễ bị tổn thương, Theo cách tiếp cận này, mức độ dễ bị tổn thƣơng là một khái niệm

động liên quan đến những nguy cơ mà một hộ gia đình hoặc một cá nhân có thể gặp phải về

mặt thu nhập hoặc sức khỏe và một số nguy cơ khác (bạo lực, tội phạm, thiên tai, bỏ học).

Mức độ dễ bị tổn thƣơng đƣợc đo lƣờng bằng các chỉ số nhƣ tài sản, mối quan hệ, nguồn thu

nhập, mạng lƣới xã hội, sự tham gia vào các hoạt động chính thức, mức độ tiếp cận tín dụng

chính thức. Cách tiếp cận này khá phức tạp và đòi hỏi phải có khảo sát chuyên sâu.

Các phương pháp có sự tham gia, nhìn chung đều dựa trên cách tiếp cận định tính để ghi nhận

các yếu tố của tình trạng nghèo ở đô thị vì các yếu tố này không thể đƣợc xác định trong các

cuộc điều tra thông thƣờng. Nhờ vào các công cụ nhƣ nhóm, nghiên cứu trƣờng hợp, phỏng

vấn sâu từng cá nhân, ta có thể xác định tình trạng nghèo, các nhu cầu và các điểm ƣu tiên,

đồng thời có thấy đƣợc hiệu quả của chƣơng trình và các chính sách dƣới góc nhìn của những

ngƣời đƣợc thụ hƣởng.

Tình hình hiện nay đòi hỏi phải có hành động để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết. Chính

quyền cũng nhận thấy những hạn chế và các nỗ lực của chính quyền đang đi theo chiều

hƣớng tích cực;

Ngƣỡng nghèo của Việt Nam có hai đặc điểm:

- ở cấp quốc gia, ngƣỡng nghèo thấp hơn ngƣỡng nghèo của thế giới,

- ƣớc tính chƣa chính xác số lƣợng ngƣời nghèo (một số ngƣời có thu nhập trên ngƣỡng,

nhƣng vẫn đƣợc tính là ngƣời nghèo);

Việc điều chỉnh ngƣỡng nghèo không phản ánh hết diễn biến của lạm phát;

TPHCM nỗ lực trong khả năng của mình bằng cách điều chỉnh ngƣỡng nghèo cho phù

hợp;

Điều này đòi hỏi phải có cách tiếp cận toàn diện nhằm xác định đầy đủ số ngƣời nghèo

trên địa bàn;

Sự phát triển hiện tại của Việt Nam và quá trình đô thị hóa tạo ra những dạng nghèo

mới, những hình thức mới của hiện tƣợng bị gạt ra ngoài lề xã hội. Ngƣỡng nghèo hiện

nay ở Việt Nam và TPHCM đƣợc xác định theo cách tiếp cận tiền tệ nên không phản

ánh đầy đủ các yếu tố phức tạp của tình trạng nghèo ở đô thị. Nó chỉ là một cách nhìn

tĩnh trong bối cảnh có nhiều biến động nhanh trong đó các tham số về giàu và nghèo

mang tính phụ thuộc lẫn nhau.

Page 115: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 115

4.1.2. NGHÈO MANG TÍNH ĐA CHIỀU

Hiện nay, tính đa chiều của hiện tƣợng nghèo đƣợc mọi ngƣời công nhận. Nhờ các công trình

của Sen38

, nên việc định nghĩa nghèo vốn trƣớc kia chỉ dựa trên một tiêu chí duy nhất là tiền

tệ thì nay đã dần dần đƣợc mở rộng ra với nhiều tiêu chí khác nhau nhƣ thiếu khả năng, mức

độ dễ bị tổn thƣơng, dễ bị gạt ra ngoài lề xã hội, khả năng đánh giá năng lực của mình. Các

thách thức trong công tác nghiên cứu hiện nay là đo lƣờng toàn diện tình trạng nghèo và xây

dựng các công cụ mới để đo lƣờng từng khía cạnh của tình trạng nghèo. Nghèo đƣợc xem nhƣ

là một dạng bất bình đẳng trong việc phân bổ các điều kiện sống tối cần thiết cho con ngƣời.

Các điều kiện sống tƣơng ứng với khả năng của mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình và cộng đồng

trong việc đáp ứng các nhu cầu tối thiểu thông qua các khía cạnh sau : thu nhập, giáo dục, y

tế, việc làm, tiếp cận an sinh xã hội, nhà ở, tiếp cận dịch vụ đô thị cơ bản, môi trƣờng, tiếp cận

phƣơng tiện sản xuất và thị trƣờng, tham gia vào các hoạt động xã hội.

CÁC NHÂN TỐ NGHÈO

Ngƣời nghèo ở đô thị có một số điểm đặc trƣng riêng và cần đƣợc phân tích chuyên sâu. Mặc

dù các hộ nghèo có rất nhiều đặc điểm khác nhau do quá trình sống khác nhau, các đặc điểm

riêng của từng cá nhân, từng hộ gia đình, nhƣng vẫn có một số nét tiêu biểu, đặc trƣng cho

tình trạng nghèo :

- Gia đình đơn thân (độc thân, ly dị, ly thân, góa) ;

- Gia đình đông con (có nhiều con nhỏ) ;

- Gia đình cần đƣợc hỗ trợ (chủ yếu về sức khỏe thể chất, tinh thần, tâm lý) ;

- Ngƣời nhập cƣ (đặc biệt là những ngƣời sống từ 3 năm trở lên ở cùng một phƣờng).

Thông thƣờng, nhân tố này gắn với nhân tố khác, tạo ra vòng lẩn quẩn rất khó phá vỡ và

ngƣời nghèo khó có thể thoát ra khỏi vòng lẩn quẩn đó hay không tùy thuộc vào số lƣợng và

mức độ của các vấn đề. Theo phân tích của nhóm nghiên cứu, ở Quận 8, ta có thể xác định 3

nhóm nhân tố :

a) Nhóm nhân tố gắn với ngƣời nghèo

- Trình độ học vấn thấp (hiện tƣợng bỏ học : 38% thanh, thiếu niên trong các hộ được

phỏng vấn đã bỏ học, trình độ chƣa đến hết lớp 5 : 51% những người trên 20 tuổi

được phỏng vấn chưa học hết lớp 5) ;

- Thiếu năng lực và thiếu đào tạo chuyên môn (70% lao động được khảo sát không có

tay nghề) ;

- Việc làm không ổn định (lƣơng thấp : trung bình là 4.945.000 đồng/hộ/tháng, không

đều : 78% số người phỏng vấn làm việc trong lĩnh vực phi chính thức) ;

- Một hoặc nhiều thành viên trong gia đình mắc bệnh mãn tính : 24% số người được

khảo sát mắc bệnh mãn tính ;

- Mắc nợ (đặc biệt là nợ vay từ khu vực phi chính thức với mức lãi cao : 68% số hộ

được khảo sát mắc nợ) ;

- Thái độ thụ động, chấp nhận số phận.

38

SEN, A. K. (1976). Poverty: an ordinal approach to measurement, Econometrica, 44, 219-31.

Page 116: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 116

b) Nhóm các nhân tố gắn với các thay đổi nhanh của tình hình kinh tế-xã hội và các hình

thức nghèo mới (các nguy cơ và tính dễ bị tổn thƣơng)

- Chuyển đổi nghề đột ngột ;

- Chịu tác động trực tiếp từ các cú sốc kinh tế (đặc biệt là việc tăng giá của các mặt

hàng lƣơng thực, thực phẩm, xăng, dầu và điện) ;

- Các cú sốc do biến đổi khí hậu ;

- Tuổi già, neo đơn và không có gia đình để nƣơng tựa ;

- Khủng hoảng và tạo lập lại gia đình (36% chủ hộ được phỏng vấn góa bụa và 4% đã

ly dị) ;

- Bất bình đẳng trong đăng ký hộ nghèo ;

- Không hòa nhập đƣợc với xã hội (ngƣời nhập cƣ, ngƣời sống trên tàu, ngƣời khuyết

tật, ngƣời gây rối trật tự công cộng, ngƣời mù chữ, ngƣời dân tộc thiểu số không nói

đƣợc hoặc nói đƣợc ít tiếng Việt….).

c) Nhóm các nhân tố trực tiếp gắn với đô thị

- Quá nhiều ngƣời sống trong một căn nhà (diện tích nhà ở trung bình của mỗi ngƣời là

7,4m2) ;

- Giá các dịch vụ đô thị quá cao, ví dụ : nƣớc sinh hoạt và điện ;

- Áp lực về việc tiếp cận các dịch vụ (y tế, giáo dục, môi trƣờng) ;

- Khó tiếp cận các quận trung tâm và mạng lƣới kênh rạch đƣợc xem nhƣ rào cản cho sự

phát triển ;

- Không đƣợc đảm bảo an toàn về đất đai và tài sản trên đất (tái định cƣ, thủ tục, giấy tờ

về đất đai, nhà ở chƣa rõ) ;

- Đƣơng đầu với các nguy cơ về môi trƣờng : ô nhiễm, tiếng ồn, ùn tắc giao thông ;

- Chịu tác động mạnh của tình trạng tội phạm, bạo lực, ma túy.

Mức độ quan trọng của các nhân tố này thay đổi theo thời gian. Ví dụ : quy định về cƣ

trú đã đƣợc nới lỏng, chất lƣợng cơ sở hạ tầng ở Quận 8 đã đƣợc cải thiện.

Tùy theo mức độ tác động của các nhân tố nói trên đến từng cá nhân và gia đình, ta có thể xếp

chúng vào nhóm nhân tố giúp thoát nghèo, nhân tố duy trì tình trạng nghèo và nhân tố

làm tái nghèo.

a) Nhóm nhân tố gây tái nghèo (nguy cơ và mức độ dễ bị tổn thương)

Nguy cơ

•Tai nạn (lao động, giao thông, nạn nhân của bạo lực)

•Bệnh nặng hoặc mãn tính

•Mất việc làm

•Thiên tai

•Thuộc diện tái định cư

Lao động – việc làm

•Thiếu việc làm

•Thụ động

Thay đổi về gia đình

•Đông con và có nhiều người phụ thuộc

•Gia đình mới chia rẻ

Tác động xã hội

•Bắt buộc tổ chức và/hoặc đóng góp vào lễ, hội (cưới hỏi, ma chay) đôi khi dẫn đến mắc nợ

•Các vấn đề xã hội : nghiện rượu, cờ bạc

Page 117: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 117

b) Nhóm nhân tố duy trì dưới ngưỡng nghèo

c) Nhóm nhân tố giúp thoát nghèo

Theo VASS, 2011

CÁC KHÍA CẠNH VÀ CHỈ SỐ

Các nhân tố này cho phép xác định các khía cạnh chính của tình trạng nghèo. Sau đó, các chỉ

số sẽ đƣợc rút ra từ các nhân tố này. UNDP đã xác định 8 khía cạnh trong khảo sát nghèo đô

thị vào năm 2010. 8 khía cạnh này đƣợc trình bày trong bảng dƣới đây :

Vốn

•Thiếu vốn và thiếu phương tiện sản xuất

•Có phương tiện sản xuất nhưng thiếu vốn đầu tư

•Nợ với lãi cao hoặc vay nợ vì l{ do khác ngoài lý do để đầu tư

Lao động – việc làm

•Lao động giản đơn và không ổn định

•Mất sức lao động (khuyết tật, bệnh, tuổi)

•Trình độ học vấn thấp

•Không có động cơ tham gia chương trình đào tạo nghề

Lối sống

•Thiếu nhìn nhận về hoàn cảnh của mình

•Thụ động, không tích cực, an phận

Nguy cơ

•Một hoặc nhiều thành viên trong gia đình mắc bệnh mãn tính

•Lạm phát

Đặc điểm gia đình

•Nhiều người phụ thuộc (trẻ em, người già, người khuyết tật)

•Lo tiền cho con ăn học

Hỗ trợ bên ngoài

•Không có hỗ trợ

•Bị cô lập về xã hội, bất bình đẳng trong việc đăng k{ vào danh sách hộ nghèo

Điều kiện tự nhiên, nhà ở

•Giá dịch vụ đô thị cơ bản cao

•Không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở

•Nhà ở bấp bênh (quá chật, ô nhiễm môi trường, ngập nước)

Vốn

•Có sáng kiến và quản l{ tốt vốn vay

•Được nhận đền bù khi bị thu hồi đất phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng

•Tiết kiệm

Lao động – việc làm

•Có vốn con người

•Con, em được đi học và có việc làm đóng góp vào thu nhập của gia đình

•Bố mẹ có sức khỏe tốt và có việc làm

•Có phương tiện sản xuất (xưởng sản xuất, bán lẻ cho các doanh nghiệp nhỏ)

Điều kiện tự nhiên – nhà ở

•Ít gặp thiên tai trong những năm gần đây

•Nhà ở ổn định (đất đai được đảm bảo và tiếp cận được với các dịch vụ đô thị)

Lối sống

•Quyết tâm cao trong việc thoát nghèo, mong muốn học hỏi các kỹ thuật mới

•Tiêu dùng hợp l{, tiết kiệm để đầu tư sản xuất

•Không nghiện rượu, ma túy

•Có khả năng chi trả

•Hội nhập tốt vào cộng đồng

Hỗ trợ bên ngoài

•Thụ hưởng chương trình giảm nghèo ; chương trình có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất (hỗ trợ tạo việc làm, vay vốn để sản xuất và đầu tư)

•Được đào tạo nghề và áp dụng các kỹ thuật mới đã học được

Khả năng

•Có khả năng sử dụng tốt các cơ hội do các cơ quan và chương trình mang đến

•Tiếp cận được thông tin và có khả năng ra quyết định tốt

Page 118: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 118

Các khía cạnh

của tình trạng

nghèo

Chỉ số và ngƣỡng nghèo

1. Thu nhập Thu nhập trung bình hàng tháng của mỗi ngƣời < 6.612.000 vnd (tương đương với

2 USD/người/ngày đối với Hà Nội và TPHCM khi thực hiện khảo sát này)

2. Giáo dục Tuổi đi học >= 18 chƣa học hết THCS

Tuổi đi học từ 6 đến 18 : không đƣợc đi học

3. Chăm sóc sức

khỏe

Không có bảo hiểm y tế : lý do tài chính hoặc không liên quan đến tình trạng cƣ

trú hoặc không đƣợc tiếp cận thông tin (hoàn toàn không biết về thẻ bảo hiểm y tế

hoặc nơi mua thẻ)

Ngƣời sử dụng lao động không mua thẻ bảo hiểm y tế cho ngƣời lao động.

4. Tiếp cận các

dịch vụ xã hội

Không đƣợc hƣởng lợi gì từ ngƣời sử dụng lao động : đền bù khi sa thải, thai

sản/bệnh, về hƣu, bảo hiểm tai nạn, tiền tuất,…

Không đƣợc hƣởng lƣơng hƣu, không đƣợc hỗ trợ xã hội đều đặn…

Trong gia đình có thành viên thuộc 2 nhóm đối tƣợng nói trên

5. Nhà ở : chất

lƣợng và diện

tích

Nhà ở : lều, nhà tạm

Mái : lá/rơm/giấy dầu, …

Tƣờng : đất/vôi/lá, tre đan…

Nền : đất,…

WC : cầu cá hoặc dạng khác…

Diện tích nhà ở : < 7 m²/ngƣời

6. Dịch vụ liên

quan đến nhà ở

Nƣớc sạch : không đƣợc tiếp cận mạng lƣới cấp nƣớc của thành phố hoặc nƣớc

cấp bị ô nhiễm

Điện : không đƣợc tiếp cận điện lƣới hoặc nguồn cấp điện không ổn định

Thu gom rác : chƣa đạt, ô nhiễm môi trƣờng do rác không đƣợc thu gom

Thoát nƣớc : không đƣợc đấu nối vào mạng lƣới thoát nƣớc

7. Sự tham gia

vào các hoạt

động xã hội

Tham gia vào các hoạt động xã hội và chính trị : không có

Tham gia vào các hoạt động xã hội ở phƣờng : không có

8. An toàn Nạn nhân của trộm cắp/bạo lực và các tệ nạn xã hội khác : từ nặng đến trung bình

Để cho cụ thể hơn và phù hợp hơn với tình hình ở Quận 8, đồng thời bổ sung thêm các yếu tố

về gia đình và mức độ dễ bị tổn thƣơng vốn là những đặc thù của tình trạng nghèo ở đô thị, ta

có thể đƣa ra bảng tổng hợp (ma trận) các yếu tố liên quan đến tình trạng nghèo.

Cấu trúc ma trận các yếu tố của nghèo đƣợc đƣa ra nhƣ một công cụ mô tả tổng hợp các chiều

kích và biến số của tình trạng nghèo.

Page 119: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 119

Bảng 14: các khía cạnh của tình trạng nghèo ở quận 8 (và ở TPHCM)

Khía cạnh

1 Thu nhập Thu nhập trung

bình/ngƣời/năm Sở hữu tài sản lâu dài

Chi tiêu thƣờng

xuyên

Nhìn nhận tình hình

kinh tế

Giá thực phẩm cơ

bản và xăng dầu

2 Giáo dục Học tiểu học Học trung học Biết chữ Tỷ lệ bỏ học Tiếp cận cơ sở hạ

tầng giáo dục

3 Y tế Tỷ lệ tử vong trẻ em Tỷ lệ ngƣời khuyết tật Bệnh mãn tính Tiếp cận cơ sở hạ tầng

và dịch vụ y tế

Điều trị và phòng

bệnh Bảo hiểm y tế

4 Lao động việc

làm Tỷ lệ thất nghiệp

Việc làm (không ổn

định, mang tính thời

vụ)

Điều kiện làm việc Lao động trẻ em Mức lƣơng Đi lại (sở hữu

phƣơng tiện đi lại)

5 Tiếp cận dịch

vụ xã hội

Do ngƣời sử dụng lao

động chi trả

Trợ cấp, lƣơng hƣu,

các khoản hỗ trợ khác

6 Nhà ở

Cƣ trú

Đặc điểm nhà ở (kết

cấu) Diện tích nhà ở

Sở hữu nhà, có quyền

sử dụng đất Tình trạng cƣ trú (KT)

Thuộc diện tái định

7 Dịch vụ đô thị

cơ bản Nƣớc sạch

Đấu nối vào hệ thống

thoát nƣớc thải Thu gom rác Đấu nối vào lƣới điện Thoát nƣớc

8

Tiếp cận

phƣơng tiện

sản xuất và thị

trƣờng

Giá các mặt hàng cơ

bản

Tiếp cận cơ sở hạ tầng

và dịch vụ trên thị

trƣờng

Phƣơng tiện và kỹ

thuật sản xuất Tiếp cận tín dụng Công nghệ thông tin

9 Môi trƣờng Bị ảnh hƣởng do ô

nhiễm không khí Ô nhiễm tiếng ồn

Bị ảnh hƣởng do ô

nhiễm nƣớc và đất

Bị ảnh hƣởng do biến

đổi khí hậu (ngập

nƣớc, bão, xâm nhập

mặn)

Có không gian công

cộng và/hoặc sân

chơi cho trẻ em

10

Tham gia hoạt

động xã hội và

an ninh

Tội phạm Tham gia vào các hoạt

động chính trị và xã hội

Tiếp cận không gian

công cộng

Quan hệ với gia đình

và hàng xóm/bị xa

lánh, kỳ thị (ma túy,

mại dâm, HIV)

Page 120: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 120

Bảng ma trận nghèo bên trên là công cụ để mô tả một cách tổng hợp các khía cạnh của tình

trạng nghèo. Nó gồm 10 khía cạnh trong đó có 8 khía cạnh trong bảng của UNDP và hai khía

cạnh bổ sung là lao động-việc làm, môi trƣờng và tiếp cận các phƣơng tiện sản xuất. Mỗi khía

cạnh có nhiều tham số có thể đƣợc chuyển thành chỉ số. Các tham số này không mang tính

thứ bậc vì chúng có thể tăng hoặc giảm mức độ quan trọng tùy theo nghiên cứu trƣờng hợp và

các ƣu tiên trong chính sách.

Ba nhóm nhân tố nghèo: nhóm nhân tố gắn với gia đình, nhóm nhân tố gắn với các

thay đổi kinh tế-xã hội và nhóm gắn với môi trƣờng đô thị. Các nhân tố này có mức

độ tác động khác nhau lên khả năng thoát nghèo, duy trì tình trạng nghèo và tái

nghèo.

Các khía cạnh của tình trạng nghèo ở đô thị có thể đƣợc làm rõ bằng nhiều tham số

có mức độ tác động khác nhau tùy theo chiến lƣợc hành động.

4.1.3. NHẬN DẠNG NGƯỜI NGHÈO VÀ NHẬN DẠNG ĐỐI TƯỢNG MỤC TIÊU

Nếu chúng ta công nhận nghèo có tính không đồng nhất, thì ta sẽ có các chính sách và chƣơng

trình khác nhau, phù hợp với nhu cầu và điều kiện của từng địa phƣơng. Từ các tham số khác

nhau, ta có thể xác định đặc điểm nghèo ở quận 8 và tập trung các chính sách vào các đặc

điểm này.

CÁC NHÓM THU NHẬP Ở QUẬN 8

Quận 8 xếp các hộ gia đình theo nhóm thu nhập (6-8 triệu, 8-10 triệu, 10-12 triệu), và thƣờng

đƣợc trình bày trong các bảng biểu. Từ các số liệu của quận 8, ta có thể thấy đƣợc đặc điểm

của các phƣờng trong các bản đồ bên dƣới. Các bản đồ này mang đến một cách phân tích bổ

sung cho các bảng biểu định lƣợng trong báo cáo của Quận 8.

Page 121: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 121

Bản đồ 11: phân bổ các hộ nghèo

Thu nhập từ 6 đến 10 triệu đồng/ngƣời/năm

Paddi 2012, theo số liệu thống kê của UBND Quận 8

Bản đồ 12: Phân bổ các hộ nghèo nhất, thu nhập từ 6 – 8 triệu đồng/người/năm

Thu nhập từ 6 đến 8 triệu đồng/ngƣời/năm

Paddi 2012, theo số liệu thống kê của UBND Quận 8

Page 122: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 122

Bản đồ 13: Phân bổ các hộ gần ngưỡng nghèo

Thu nhập từ 10 đến 12 triệu đồng/ngƣời/năm

Paddi 2012, theo số liệu thống kê của UBND Quận 8

CÁC NHÓM CHÍNH

Các khía cạnh trên đƣợc thể hiện trong các nhóm ngƣời nghèo, tùy theo việc họ có nhiều hoặc

ít các nhân tố giúp thoát nghèo, duy trì tình trạng nghèo hoặc tái nghèo. WB đã xác định 4

nhóm ngƣời nghèo (đôi khi có sự trùng lắp) đặc trƣng cho tình hình nghèo rất đa dạng ở Việt

Nam :

- 1. Nhóm rất nghèo (có rất ít phƣơng tiện để sinh sống, kể cả vốn về con ngƣời, họ

thƣờng bị các cú sốc, gặp phải thiên tai hoặc các vấn đề lớn khác khiến cho họ không

còn đủ nguồn lực để sinh sống) ;

- 2. Nhóm người nghèo mãn tính, họ thiếu nguồn lực kinh tế và tình trạng nghèo của

họ chủ yếu gắn với các đặc điểm riêng của họ, đặc biệt là đặc điểm xã hội ;

- 3. Nhóm người nghèo dễ bị tổn thương, họ phải đƣơng đầu với các nguy cơ đặc biệt,

cộng với thu nhập thấp nên họ rất dễ bị tổn thƣơng (thƣờng gặp nhất là trƣờng hợp có

thu nhập xoay quanh ngƣỡng nghèo, đôi khi họ có thu nhập trên ngƣỡng nghèo, nhƣng

có nguy cơ tái nghèo nhanh chóng) ;

- 4. Nhóm người nghèo dễ thoát nghèo, họ có nhiều nguồn lực hơn các nhóm khác và

có khả năng thoát nghèo cao.

4 nhóm này có thể đƣợc trình bày trong các sơ đồ nhƣ minh họa dƣới đây :

Page 123: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 123

0

5

10Thu nhập

Giáo dục

Y tế

Lao động việc

làm

Tiếp cận dịch vụ xã hội

Nhà ở cư trú

Dịch vụ đô thị

cơ bản

Môi trường

trường hợp lý thuyết 1 - Nhóm rất nghèo

0

5

10Thu nhập

Giáo dục

Y tế

Lao động

việc làm

Tiếp cận dịch vụ xã hội

Nhà ở cư

trú

Dịch vụ đô

thị cơ bản

Môi trường

trường hợp lý thuyết 2 - Nhóm người nghèo mãn

tính

0

5

10Thu nhập

Giáo dục

Y tế

Lao động

việc làm

Tiếp cận dịch vụ xã hội

Nhà ở cư trú

Dịch vụ đô thị

cơ bản

Môi trường

trường hợp lý thuyết 3a - Nhóm người nghèo dễ bị

tổn thương (risque sante)

0

5

10Thu nhập

Giáo dục

Y tế

Lao động

việc làm

Tiếp cận dịch vụ xã hội

Nhà ở cư trú

Dịch vụ đô thị

cơ bản

Môi trường

trường hợp lý thuyết 3b - Nhóm người nghèo dễ bị

tổn thương (risque logement)

0

5

10Thu nhập

Giáo dục

Y tế

Lao động

việc làm

Tiếp cận dịch vụ xã hội

Nhà ở cư trú

Dịch vụ đô thị

cơ bản

Môi trường

trường hợp lý thuyết 4 - Nhóm người nghèo dễ thoát

nghèo

Page 124: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 124

Bên trên chỉ là các trƣờng hợp lý thuyết trong đó các chỉ số của mỗi khía cạnh nghèo đƣợc giả

định là có tác động nhƣ nhau. Diện tích của phần hình bên trên thể hiện mức độ « nghèo đa

chiều ». Phần diện tích trong hình càng lớn, thì cá nhân (hộ gia đình) càng có đầy đủ điều kiện

để đáp ứng nhu cầu của mình và trở thành hộ khá. Ngƣợc lại, phần diện tích càng nhỏ và/hoặc

phân bổ không đều, thì cá nhân (hộ gia đình) càng nghèo.

- Nhóm ngƣời nghèo nhất : họ thiếu thốn rất nhiều và khác biệt rất rõ so với các nhóm

khác ;

- Nhóm ngƣời nghèo mãn tính : họ cũng có thiếu hụt ở nhiều khía cạnh mà không nhất

thiết trùng với nhóm ngƣời nghèo nhất. Hai nhóm này có nhiều điềm chung và đô i khi

có thể nhập lại thành một ;

- Nhóm ngƣời nghèo dễ bị tổn thƣơng : họ thƣờng có một khía cạnh bị khuyết và có

tƣơng tác với các khía cạnh khác (môi trƣờng bị ô nhiễm/sức khỏe/công việc khó

khăn/an sinh xã hội không đầy đủ ; hoặc một trƣờng hợp khác : nhà ở trong khu vực

lụp xụp/ít đƣợc kết nối vào các dịch vụ đô thị/không gắn kết với các hoạt động xã hội

trong phƣờng). Việc tác động vào các nguồn tạo ra sự dễ bị tổn thƣơng hoặc các nguy

cơ là cách để đƣa ngƣời nghèo thuộc nhóm này tiến về nhóm ngƣời nghèo có khả năng

thoát nghèo ;

- Nhóm ngƣời nghèo có khả năng thoát nghèo : nhóm này ít bị thiếu hụt nhất và do đó

có thể thoát nghèo bền vững.

Một số hộ nghèo nhƣng không đƣợc chính thức công nhận là hộ nghèo - do thu nhập

trên 12 triệu đồng/ngƣời/năm hoặc do không có tên trong danh sách hộ nghèo vì nhiều

lý do - có thể rơi vào tình trạng rất bấp bênh. Ví dụ : trƣờng hợp một số hộ (nhập cƣ hoặc

không) có thu nhập trên ngƣỡng nghèo một chút nhƣng sống dọc kênh rạch bị ô nhiễm mang

nhiều mầm bệnh, không đƣợc tiếp cận các hỗ trợ xã hội, không có ngƣời quen để mƣợn tiền

khi cần thiết (trừ việc vay tiền ở ngƣời cho vay nặng lãi), sống trong khu vực sẽ bị giải tỏa.

Cần chú ý là sự đƣơng đầu với các nguy cơ này chắc chắn sẽ ngày càng tăng lên cùng với quá

trình phát triển kinh tế ở Việt Nam và toàn cầu hóa thị trƣờng. Do đó, nhóm ngƣời nghèo dễ

bị tổn thƣơng sẽ có xu hƣớng tăng lên và ngày càng phức tạp hơn.

BA DẠNG HỘ NGHÈO Ở QUẬN 8

Từ các trƣờng hợp lý thuyết và các ghi nhận đƣợc trên thực tế, ta có thể xác định 3 dạng hộ

nghèo ở quận 8. Các dạng này đƣợc xác định tùy theo khả năng thoát nghèo, chứ không theo

mức thu nhập tĩnh của họ vào một thời điểm cho trƣớc.

Page 125: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 125

Dạng 1: Những hộ rất bấp bênh và không có triển vọng thoát nghèo (khoảng 25% tổng số

hộ nghèo)

Các hộ này tƣơng ứng với nhóm ngƣời nghèo nhất và nhóm ngƣời nghèo mãn tính. Họ mang

đầy đủ đặc điểm của nhóm này (bệnh mãn tính kết hợp với việc không có thẻ bảo hiểm y tế,

nợ nần, thu nhập thấp, nghiện ma túy…) và có hoàn cảnh gia đình không thuận lợi : gia đình

đơn thân, gia đình có nhiều con, em đang trong độ tuổi đi học, nhiều ngƣời lớn tuổi không có

nguồn lực tài chính…

Điểm đặc trƣng của dạng này là họ hoàn toàn không có triển vọng cải thiện cuộc sống của

mình trong trung và dài hạn vì trình độ học vấn và tay nghề của các thành viên đang trong độ

tuổi đi làm không đủ để có đƣợc một việc làm khác tốt hơn. Thƣờng bị mắc bệnh, nên các hộ

này luôn thiếu ngƣời lao động để tạo thu nhập đều đặn cho gia đình nhằm đáp ứng các nhu

cầu cơ bản : ăn, ở, chăm sóc sức khỏe…do đó họ mắc nợ lâu dài và đôi khi với lãi suất rất

cao.

Ngoài ra, những hộ này cũng không có khả năng xác định lý do vì sao cuộc sống của mình lại

nhƣ vậy. Đa số họ đều đã sống trong cảnh nghèo từ lâu, họ sống trong một môi trƣờng không

thuận lợi và ít có các yếu tố giúp họ suy nghĩ về việc thoát nghèo. Nhiều trƣờng hợp sống

trong hoàn cảnh bị loại trừ ra ngoài lề xã hội, họ tham gia rất ít vào hoạt động của phƣờng.

Các hộ này dƣờng nhƣ phụ thuộc hoàn toàn vào các hỗ trợ xã hội, là bức tƣờng ngăn họ rơi

vào hoàn cảnh cực nghèo.

Hình 15: hộ tiêu biểu cho dạng 1 – nghèo lâu dài

Page 126: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 126

Dạng 2: Hộ « mì ăn liền »39

, giữa triển vọng thoát nghèo và nghèo lâu dài (khoảng 50% số

hộ)

Dạng này tƣơng ứng với « nhóm ngƣời nghèo dễ bị tổn thƣơng » với nhiều thể khác nhau.

Các hộ thuộc dạng này chiếm đa số trong các hộ nghèo ở quận 8. Đặc điểm chính của họ là

sống ngày nào hay ngày đó, không có dự án rõ ràng cho tƣơng lai. Họ không có thời gian suy

nghĩ về tƣơng lai vì quá bận rộn với những lo lắng hàng ngày. Phần đông những hộ này sống

trong cảnh nghèo từ lâu và thƣờng gặp những biến cố lớn ngăn cản họ cải thiện cuộc sống :

một hoặc nhiều thành viên trong gia đình mắc bệnh mãn tính, nợ nhiều và với lãi suất cao, số

ngƣời đi làm ít hơn số ngƣời phụ thuộc, …Họ có thể xác định đƣợc các vấn đề của mình,

nhƣng chƣa nhận thức đƣợc hết tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo và chƣa xem đây là

khoản đầu tƣ cho tƣơng lai. Họ rất dễ bị tổn thƣơng, bất kỳ một biến động lớn nào cũng có thể

giúp họ thoát nghèo hoặc làm cuộc sống của họ khó khăn hơn, trong tình trạng nghèo dai

dẵng hơn.

Hình 16: hộ tiêu biểu cho dạng 2 – mì ăn liền

39

Cụm từ này do một cán bộ địa phƣơng sử dụng để nói lên tâm lý sống ngày nào hay ngày nấy của

các gia đình

Người phụ nữ này sống một mình kể từ khi chồng qua đời. Bà không có con. Thu nhập

dưới 6 triệu đồng/năm. Các khoản thu nhập gồm : hỗ trợ xã hội (bảo hiểm y tế và 100.000

VND/tháng) và công việc làm tại nhà (làm nhang và đóng hộp tăm). 10kg tăm cho thu nhập

30.000 VND với từ 4 đến 5 ngày làm việc. Căn nhà thường bị ngập khi triều cường. Bà sống

nhờ sự giúp đỡ của anh, chị em. Đây là trường hợp không có triển vọng cải thiện cuộc

sống, hoàn toàn phụ thuộc vào hỗ trợ của nhà nước và gia đình.

Page 127: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 127

Dạng 3 : Hộ năng động, có thu nhập quanh ngưỡng nghèo và có triển vọng thoát nghèo

thật sự (khoảng 25% số hộ). Các hộ này tƣơng ứng với « nhóm ngƣời nghèo có khả năng thoát nghèo ». Mặc dù còn tƣơng

đối nghèo, nhƣng các hộ này chỉ bị một số nhân tố nghèo tác động và có triển vọng cải thiện :

con có trình độ học vấn đủ để tham gia thị trƣờng lao động, có dự án phát triển hoạt động kinh

tế nhờ các khoản vay tín dụng trong các chƣơng trình của nhà nƣớc, có khả năng tiết kiệm, có

các mối quan hệ xã hội (có thể đƣợc hỗ trợ tài chính và tâm lý khi gặp khó khăn)….Nhìn

chung, họ nhận thức đƣợc các lý do khiến họ sống trong cảnh nghèo và có thể hành động để

cải thiện hoặc hạn chế các vấn đề phải đƣơng đầu. Họ ý thức đƣợc giáo dục là chìa khóa để

tiếp cận việc làm trong khu vực chính thức với mức lƣơng thỏa đáng. Mặc dù có thu nhập

quanh ngƣỡng nghèo (thông thƣờng cao hơn ngƣỡng nghèo một chút), nhƣng họ vẫn còn rất

dễ bị tổn thƣơng trƣớc nguy cơ lạm phát, tai nạn, bệnh tật có thể làm thay đổi đột ngột cuộc

sống của họ. Trong dạng này, có hai nhóm nhỏ :

Nhóm 3a : Những hộ có tiềm năng (ít bị các nhân tố nghèo tác động) và triển vọng cải

thiện trong trung hạn nhờ gia đình có nhiều ngƣời trong độ tuổi lao động và có việc làm tƣơng

đối ổn định ;

Nhóm 3b : Những hộ, ngoài các tiềm năng, còn có dự án thật sự để cải thiện điều kiện

sống, bắt đầu từ việc phát triển các hoạt động kinh tế nhờ các khoản cho vay ƣu đãi. Ngoài ra,

con em của họ cũng có kết quả học tập tốt, mở ra triển vọng cho cả gia đình.

Hộ này có từ 15 đến 20 thành viên trong đó có 6 trẻ em dưới 8 tuổi (một hộ có thể gồm nhiều

gia đình). Căn nhà thuộc sở hữu của bố mẹ, là người nghèo, sau đó giao lại cho các con, vì không

có sự lựa chọn nên các người con phải sống chung với nhau (diện tích = 60m², tức 3,5m²/người).

Đàn ông đi làm công, phụ nữ ở nhà nội trợ và đi lượm ve chai. Thu nhập không đều (chỉ trên

ngưỡng 8 triệu VND/người/năm một ít). Gia đình có sổ nghèo và được nhận hỗ trợ của nhà

nước. Nhưng từ 3 năm nay, họ không có thẻ bảo hiểm y tế vì không có tiền để đóng 50% theo

quy định. Tương lai của họ không xác định : giữa một bên là triển vọng được cải thiện khi các

người con lớn lên và đóng góp vào thu nhập của gia đình và một bên là nguy cơ mắc nợ thêm

(đã nợ 3 triệu đồng và họ chưa thể trả được) khi một thành viên mắc bệnh mãn tính cần số tiền

lớn để chữa trị.

Page 128: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 128

Hình 17 : Hộ tiêu biểu cho dạng 3 – triển vọng thoát nghèo

Mặc dù ly dị vợ và sống trong một căn

nhà tạm bợ ven kênh, nhưng điều kiện

sống của người đàn ông này đã được

cải thiện trong những năm gần đây vì

hiện cả 3 người con đều đi làm trong

một doanh nghiệp nhỏ ở phường 14

(hai người con trai làm ở nhà máy

nước đóng chai). Mặc dù lương vẫn

còn thấp (50.000 VND/người/ngày +

tiền ăn), nhưng họ làm việc trong khu

vực chính thức (có hợp đồng và bảo

hiểm) và có hy vọng thăng tiến trong

sự nghiệp. Chủ hộ từng là thanh niên

xung phong vừa được nhà nước tặng

cho một chiếc xe gắn máy mới và ông

đã bắt đầu chạy xe ôm từ vài tháng

nay. Mặc dù công việc không đều,

nhưng cũng tạo thêm thu nhập ngoài

thu nhập chính là nghề đạo tz (vốn thu

nhập cũng không đều).

Page 129: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 129

TÌNH TRẠNG NGHÈO: MÃN TÍNH VÀ CHUYỂN TIẾP

Nghèo trở thành một thách thức lớn khi các cải cách về kinh tế ngày càng mạnh và hội nhập

kinh tế quốc tế ngày càng sâu40

. Hỗ trợ ngƣời nghèo thoát nghèo bền vững đồng thời bảo vệ

những ngƣời không nghèo trƣớc những biến động mới về kinh tế đòi hỏi phải có cách tiếp cận

rộng bao gồm việc tăng thu nhập, giảm nguy cơ và mức độ dễ bị tổn thƣơng, tạo vốn con

ngƣời. Điều này gắn với quyết tâm xây dựng các chính sách bền vững hơn để các nỗ lực đầu

tƣ phát huy hiệu quả.

Nhiều cách tiếp cận là cần thiết đối với tình trạng nghèo mãn tính (dạng 1 và dạng 2) và

nghèo chuyển tiếp (dạng 2 và dạng 3). Nghèo chuyển tiếp là một vấn đề thực sự ở TPHCM.

Khi ngƣỡng nghèo tƣơng đối cao, số ngƣời hộ nghèo mãn tính chỉ chiếm 1,6% dân số trong

khi đó số ngƣời nghèo chuyển tiếp chiếm đến 11,1%, những ngƣời không nghèo chuyển tiếp

chiếm 3,2% và những ngƣời không nghèo mãn tính chiếm 84,1%41

.

Các chƣơng trình hỗ trợ đang áp dụng hiện nay nhằm mang lại các lợi ích về xã hội cho tất cả

các hộ nghèo có tên trong danh sách và cho những hộ có nhu cầu. Các hỗ trợ này đƣợc thiết

kế theo từng nhóm thu nhập. Các dạng hỗ trợ (nhƣ miễn, giảm phí bảo hiểm y tế, học phí, đào

tạo nghề) phù hợp với tình trạng nghèo mãn tính (ngƣời nghèo mãn tính không có triển vọng

năng động để thoát nghèo và có khuynh hƣớng tái tạo cảnh nghèo nhiều hơn). Việc chú ý đến

các yếu tố duy trì tình trạng nghèo sẽ giúp có biện pháp cải thiện tình hình nghèo của những

hộ thuộc dạng 2 và 3. Để đảm bảo tính bền vững, cần đồng hành với ngƣời nghèo và cần hỗ

trợ phù hợp với đặc điểm của từng cá nhân. Mục tiêu là suy nghĩ cách làm thế nào để cải thiện

công tác hỗ trợ cho phù hợp với từng đối tƣợng, biết rằng nhu cầu của ngƣời nghèo rất đa

dạng và những ngƣời nghèo thuộc dạng chuyển tiếp không có tính đồng nhất.

GHI NHẬN VÀ THEO DÕI NGƢỜI ĐƢỢC THỤ HƢỞNG

Việc xem xét khoảng cách giữa ngƣời thụ hƣởng thật sự và ngƣời trong diện đƣợc thụ hƣởng

cũng nhƣ xem xét việc triển khai thực hiện các chính sách tùy theo dạng nghèo cần đƣợc thực

hiện ngay từ bƣớc đầu tiên, tức là bƣớc lập danh sách ngƣời nghèo. Thật vậy, các số liệu

thống kê về diễn biến tình trạng nghèo và tiêu chí chọn ngƣời thụ hƣởng các chƣơng trình

giảm nghèo đều đƣợc thực hiện từ danh sách này. Do đó, cần phân tích danh sách này để hiểu

rõ hơn cách xác định « ngƣời nghèo chính thức ». Việc đo lƣờng tình trạng nghèo không

hoàn toàn phản ánh đúng thực tế do ngƣỡng nghèo, ngƣời nghèo trong danh sách/ngoài danh

sách và những hộ nằm ngay ngƣỡng nghèo. Đến đây, xuất hiện hai thách thức :

40

Bƣớc chuyển quan trọng : Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007. 41

Phân tích dữ liệu UPS 2009 của Nguyễn Việt Cƣờng, 2010. Nghèo mãn tính : nghèo về thu nhập và về các khía cạnh khác (gia đình, giáo dục, nhà ở, việc làm) ;

Nghèo chuyển tiếp : nghèo về thu nhập nhƣng không nghèo về các khía cạnh khác

Nghiên cứu về động thái nghèo (Bob Baulch, Vũ Hoàng Đạt 2010) đã chứng tỏ mặc dù tỷ lệ nghèo đã giảm (28,9% vào năm 2002 và 16% vào năm 2006), nhƣng 35% dân số đã trải qua tình trạng nghèo

trong giai đoạn này. Trong số đó, có khoảng ¼ (tƣơng đƣơng với 9,3% dân số) đã sống trong tình

trạng nghèo mãn tính (và vẫn còn nghèo trong giai đoạn này) và ¾ còn lại đã thay đổi trạng thái

nghèo. Trong nhóm này, ta thấy có những ngƣời thoát nghèo bền vững (30% số ngƣời nghèo, tƣơng đƣơng với 11,3% dân số) và những ngƣời nghèo chuyển tiếp (40% số ngƣời nghèo, tƣơng đƣơng với

14,4% dân số).

Page 130: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 130

- Khoảng cách giữa đối tƣợng mục tiêu và ngƣời đƣợc thụ hƣởng ;

- Công tác theo dõi những ngƣời thoát nghèo hoặc ngƣời có nguy cơ tái nghèo ;

Việc lập danh sách hộ nghèo là cần thiết để đảm bảo công tác theo dõi và tính minh bạch về

các đối tƣợng thụ hƣởng hỗ trợ. Các danh sách này cần sát với thực tế. Dƣới đây là một điểm

cần cải thiện trong công tác lập danh sách hộ nghèo :

- Danh sách ngƣời nghèo phụ thuộc vào nguồn lực sẵn có của chính quyền. TPHCM

xem xét và điều chỉnh danh sách này cho phù hợp với các ràng buộc về ngân sách. Ví

dụ, yếu tố quyết định việc chọn ngƣỡng nghèo mới trong Quy hoạch kinh tế - xã hội

2001 – 2015 là khoản ngân sách sẵn có.

- Có một số hộ không cần thiết phải hỗ trợ, nhƣng cũng có tên trong danh sách. Ngƣợc

lại, một số hộ thật sự cần đƣợc hỗ trợ, thì lại không đƣợc đƣa vào danh sách. Khó biết

chính xác tỷ lệ này là bao nhiêu. Tuy nhiên, chính quyền cho biết những trƣờng hợp

nói trên rất ít và các hộ nghèo đều đƣợc hỗ trợ theo đúng chủ trƣơng và chính sách của

chính phủ ;

- Ngƣời nhập cƣ chƣa đăng ký cƣ trú và ngƣời « vãng lai » không nằm trong danh

sách, do các quy định về cƣ trú và về điều kiện đƣợc nhận hỗ trợ42

. Trong khi xu

hƣớng hiện giờ là ngày càng có nhiều đôi vợ chồng trẻ là ngƣời nhập cƣ, đi làm ở

thành phố và quyết định giữ con ở lại với mình thay vì gửi về quê cho ông/bà chăm

sóc nhƣ trƣớc kia. Do đó, tình trạng học tập và nghèo của những trẻ em sống ở đô thị

có thể sẽ nhanh chóng thay đổi.

Ngoài danh sách hộ nghèo theo chuẩn (dƣới 12 triệu đồng/ngƣời/năm), Thành phố cũng chỉ

đạo các quận/huyện lập danh sách các hộ cận nghèo (từ 12 đến 16 triệu đồng/ngƣời/năm).

Việc điều chỉnh danh sách đƣợc thực hiện hàng quý. Có hai nhóm hộ gia đình : Nhóm 1 gồm

những hộ nghèo của năm trƣớc, nhƣng có thể không còn nghèo nữa vào năm điều chỉnh danh

sách ; Nhóm 2 gồm những hộ không thuộc diện nghèo của năm trƣớc, nhƣng có thể thuộc

diện nghèo vào năm điều chỉnh danh sách. Trong khi đó các biến động về tình trạng nghèo

diễn ra với tần suất cao hơn rất nhiều. Tƣơng tự, một hộ gia đình có thể ở trong tình trạng

nghèo, thoát nghèo rồi tái nghèo tùy theo từng năm. Hai mảng theo dõi có quan hệ mật thiết

với nhau cần đƣợc triển khai :

- Theo dõi những hộ thoát ra khỏi danh sách nghèo (tìm hiểu lý do và điều chỉnh chính

sách hỗ trợ tùy theo các nhân tố giúp thoát nghèo) ;

- Theo dõi các hộ tái nghèo (tìm hiểu lý do tái nghèo và đƣa ra các giải pháp hỗ trợ phù

hợp với gia đình và đồng hành với họ để giúp họ thoát nghèo bền vững).

Có một bộ phận ngƣời nghèo không đƣợc ghi nhận trong danh sách ngƣời nghèo, do

đó họ không đƣợc nhận hỗ trợ từ các chƣơng trình giảm nghèo. Điều này làm cho họ

có nguy cơ sống trong cảnh nghèo lâu dài hoặc ngày càng bị gạt ra ngoài lề xã hội;

42 Theo Chủ tịch UBND Phƣờng 14, những hộ nghèo tạm trú từ 6 tháng trở lên ở phƣờng 14 cũng đƣợc đƣa vào

danh sách.

Page 131: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 131

Đối với những ngƣời nghèo nằm ngoài danh sách, làm thế nào có thể đƣa ra giải pháp

hỗ trợ, nếu ta không biết số lƣợng ngƣời thuộc diện này là bao nhiêu ?

Việc theo dõi lâu dài những ngƣời thoát nghèo và những ngƣời tái nghèo sẽ giúp hiểu

rõ hơn các biến động của tình trạng nghèo và có giải pháp xử lý tốt hơn;

Một số hƣớng cải thiện : tăng cƣờng các công cụ theo dõi nghèo, xây dựng phƣơng

pháp đánh giá tốt hơn tình trạng các gia đình, phân tích tình trạng nghèo một cách

sâu sắc hơn để hiểu rõ tính không đồng nhất của nó (đặc biệt là về mặt không gian).

4.2. PHÂN TÍCH CÁC NGUỒN HỖ TRỢ CHO HỘ NGHÈO

Cách hiểu và tiếp cận nghèo có tác động lên việc xác định các chƣơng trình giảm nghèo. Để

tiến hành một chƣơng trình giảm nghèo bền vững và có kết quả, cần phải nhận thức đầy đủ

nhất tính phức tạp của hiện tƣợng nghèo thành thị.

Sau khi điểm qua các hỗ trợ từ gia đình và hàng xóm, phần này tập trung vào khía cạnh thực

tiễn của các chƣơng trình giảm nghèo, việc triển khai thực hiện các chính sách và hiệu quả

của nó trên thực địa. Dù các hộ nghèo đã có đăng ký vào danh sách, ngân sách dành cho giảm

nghèo khá lớn và ngƣỡng nghèo đƣợc điều chỉnh tăng, nhƣng số hộ nghèo còn nhiều và một

số hộ khác tái nghèo. Chúng ta sẽ lần lƣợt xem xét tới từng lĩnh vực chính để có thể xác định

những giới hạn cũng nhƣ các hƣớng cải thiện việc xây dựng và/hoặc triển khai các chính sách.

4.2.1. HỖ TRỢ CỦA GIA ĐÌNH VÀ HÀNG XÓM

Trƣớc khi phân tích chi tiết các khía cạnh của chƣơng trình giảm nghèo, tăng hộ khá, cần nhắc

lại các nguồn hỗ trợ không phải của nhà nƣớc, tức những nguồn hỗ trợ từ gia đình, hàng xóm

và các tổ chức hội, đoàn thể, tổ chức tôn giáo (nhà thờ, chùa). Những nguồn hỗ trợ này khá

quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của các hộ nghèo và là « bức tƣờng thành » đầu tiên

bảo vệ họ. Nhìn chung, 11% số hộ nghèo dựa vào hỗ trợ của gia đình để thoát nghèo.

Hỗ trợ của gia đình và bạn bè chiếm gần 35% tổng hỗ trợ mà các hộ thuộc nhóm thu nhập 0 –

8 triệu nhận đƣợc, 17% đối với các hộ thuộc nhóm 8 – 12 triệu, 37% đối với hộ thuộc nhóm

12 – 16 triệu và 8% đối với hộ thuộc nhóm hơn 16 triệu. Về mặt việc làm, hơn 2/3 số việc làm

liên quan đến gia đình (25% số ngƣời đƣợc phỏng vấn) hoặc hàng xóm (44%). Ngoài ra, khi

gặp vấn đề về việc làm, 92% số hộ nghèo nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình. Khi gặp vấn đề về

sức khỏe, 43% số hộ đƣợc phỏng vấn nhờ đến các quan hệ gần gũi (37% nhờ gia đình giúp

đỡ, 13% nhờ hàng xóm, 3% nhờ bạn bè và đồng nghiệp). Về tín dụng, hơn 1/5 số hộ đƣợc

khảo sát vay mƣợn tiền trong gia đình hoặc từ ngƣời quen (11% vay từ hàng xóm, 7% từ gia

đình và 3% từ bạn bè).

Nhƣ vậy, song song với các hỗ trợ của chính phủ, các hộ nghèo cũng dựa trên các hỗ trợ từ

bên ngoài vì đây là nguồn hỗ trợ có thể tiếp cận đƣợc một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Page 132: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 132

4.2.2. LĨNH VỰC Y TẾ

Y tế là một vấn đề ƣu tiên trên nhiều khía cạnh : Y tế là một trong những khoản chi tiêu hàng

đầu của các hộ gia đình và là một yếu tố gây tái nghèo hoặc duy trì tình trạng nghèo. Thật

vậy, 24% ngƣời đƣợc điều tra mang bệnh mãn tính. Nói rộng hơn, sức khỏe là mối lo thực sự

đối với ngƣời nghèo vì nó là nguồn lực quý giá nhất và là nguồn đảm bảo thu nhập của họ.

Chính sách bảo hiểm y tế của Việt Nam theo Luật bảo hiểm y tế đều có quy định quan tâm

đến các hộ gia đình nghèo (Điều 12, Điều 13). TPHCM cũng đã có nhiều nỗ lực để cải thiện

việc tiếp cận y tế của ngƣời nghèo. Nhìn chung, chính sách y tế dành cho ngƣời nghèo đƣợc

đề cập chủ yếu dƣới góc độ bảo hiểm y tế. Thực tế hiện nay thƣờng là : thiếu chữa trị cho

những ngƣời nghèo nhất, tự dùng thuốc cho các bệnh nhẹ và trong trƣờng hợp đƣợc cấp (hoặc

phải mua một phần) thẻ bảo hiểm, thẻ chỉ đƣợc dùng cho các ca bệnh nặng. Số ngƣời đƣợc

hƣởng bảo hiểm y tế tăng qua từng năm. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng ghi nhận hai điểm sau :

ngƣời dân sẽ không mua thẻ bảo hiểm nếu chỉ đƣợc trợ cấp 50% ; họ ít sử dụng thẻ bảo hiểm

y tế. Điều này cần đƣợc đối chiếu với tỷ lệ lớn ngƣời dân tự dùng thuốc (48% số hộ đƣợc

khảo sát). Điều này có thể đƣợc giải thích bằng các lý do dƣới đây :

- Chi phí cho thẻ bảo hiểm là rào cản đầu tiên. Mặc dù đƣợc miễn phí hoặc đƣợc giảm

50%, nhƣng chi phí cho chăm sóc y tế vẫn cao. Dù bảo hiểm đã thanh toán 80% nhƣng

ngƣời bệnh vẫn phải chi trả 20% còn lại. Ngoài ra, cần tính đến tiền đi lại, chờ đợi,

xếp hàng lâu do quá đông bệnh nhân. Hơn nữa, bảo hiểm y tế không chi trả đối với

một số dịch vụ, xét nghiệm và đối với một số bệnh. Do đó, ngƣời dân luôn luôn cân

nhắc giữa việc đến bệnh viện và tự mua thuốc uống.

- Quen với việc tự mua thuốc điều trị ;

- Chƣa nhận thấy lợi ích có thẻ bảo hiểm y tế. Gần một nửa số ngƣời đƣợc điều tra

(44%) có thẻ bảo hiểm y tế nhƣng không sử dụng vì các lý do sau đây :

o Không có vấn đề về sức khỏe ;

o Các bệnh viện thành phố hay bệnh viện quận thƣờng quá tải, thời gian chờ đợi

quá lâu vì có quá nhiều áp lực lên đội ngũ y bác sĩ và các trang thiết bị43

.

Ngoài ra, theo các hộ nghèo, danh mục thuốc do cơ sở y tế công cấp không

phải lúc nào cũng hiệu quả và ngƣời bệnh thích mua thuốc tại các nhà thuốc

hơn hoặc sử dụng y học cổ truyền ;

o Ngoài chất lƣợng của cơ sở hạ tầng và của trang thiết bị, việc phân bố về mặt

địa lý của các cơ sở y tế vẫn còn rất thiếu đồng đều. Phía tây của quận thì hầu

nhƣ thiếu các cơ sở y tế.

- Không có thông tin ;

Điều này giải thích tại sao các hộ nghèo không muốn mua bảo hiểm y tế vì không hẳn lúc nào

cũng sử dụng nó một cách hiệu quả. Sau khi mua thẻ lần đầu, họ có thể từ chối mua ở những

lần tiếp theo. Thực tế hiện nay là ngƣời dân chỉ mua thẻ bảo hiểm y tế khi thực sự cần thiết và

cho các trƣờng hợp khẩn cấp. Những ngƣời mua thẻ bảo hiểm thƣờng là những thành viên của

gia đình có ngƣời thƣờng xuyên bị bệnh hoặc có ngƣời cao tuổi, để có thể giảm đƣợc chi phí

43

TPHCM thu hút rất nhiều ngƣời từ các tỉnh đến. Trong 16 cơ sở y tế trên địa bàn quận 8, chỉ có 4 cơ

sở đƣợc cải tạo, nâng cấp trong những năm gần đây (các phƣờng 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 16)..

Page 133: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 133

điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên, từ khi Chƣơng trình giảm nghèo đƣợc triển khai, số ngƣời

đƣợc hƣởng bảo hiểm y tế tăng lên rõ rệt.

Bản đồ 14: phân bố các cơ sở y tế của quận 8 năm 2010

Tác giả : C. Gallavardin theo Bản đồ Quy hoạch chung xây dựng quận 8, năm 2010 (Viện Quy hoạch

thành phố Hồ Chí Minh)

Nhìn chung, việc cải thiện chất lƣợng của các cơ sở y tế và nâng cao chăm sóc y tế là thách

thức ở quy mô quốc gia.

Các chƣơng trình y tế dự phòng mở rộng có tác động to lớn và đang đƣợc triển khai hiệu quả :

việc tăng cƣờng các chƣơng trình này là một trong những hƣớng cần tiếp tục. Một trong

những mục tiêu chính là tính chính xác ngân sách cho y tế để tiền đƣợc đầu tƣ vào việc trợ

cấp cho thẻ bảo hiểm y tế có mang lại hiệu quả thực sự44

. Tác động của chƣơng trình này sẽ

tăng thêm nếu bổ sung thêm mảng thông tin, phòng ngừa bệnh và theo dõi bệnh nhân.

4.2.3. GIÁO DỤC

44

Năm 2011, nhà nƣớc hỗ trợ 100% cho 9.942 thẻ bảo hiểm y tế (4.473.900.000 VND) và hỗ trợ 50%

cho 963 thẻ (216.675.000 VND). Tổng cộng ngân sách đã chi 4.690.575.000/năm cho bảo hiểm y tế.

Số tiền này sẽ lên đến 5.376.600.000 VND nếu tất cả những ngƣời đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ 50% phí bảo hiểm y tế mua thẻ (trên thực tế chỉ có 24% số này mua thẻ). Do khoản đầu tƣ của nhà nƣớc cho bảo

hiểm y tế là khá lớn, nên cần tiến hành đánh giá hoạt động này.

Ranh giới giữa các quận và

phƣờng

Bệnh viện cấp quận

Trạm y tế phƣờng

Cơ sở y tế

Đất có công trình xây dựng

Page 134: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 134

Hành động của nhà nƣớc trong lĩnh vực này là không thể không ghi nhận, minh chứng bằng tỷ

lệ biết chữ cao ở qui mô quốc gia (93%45

) : việc triển khai miễn, giảm học phí theo cấp độ

nghèo và cấp học của học sinh. Nhà nƣớc có chính sách khuyến khích giáo viên đi nhận công

tác ở những vùng khó khăn. Nhìn chung, xã hội Việt Nam rất coi trọng giáo dục, các gia đình

rất chú trọng tới việc học của con trẻ. Bên cạnh đó lĩnh vực tƣ cũng tham gia bằng cách giúp

đỡ các gia đình nghèo nhằm tạo điều kiện cho con, em họ tới trƣờng. Tuy nhiên, chúng ta có

thể nêu ra hai hạn chế chủ yếu sau đây :

- Rào cản : chi phí cho việc học

Chƣơng trình giảm nghèo hiện nay chỉ hỗ trợ học phí chính thức, chứ chƣa hỗ trợ các phí

đáng kể khác. Có sự khác biệt về chất lƣợng giáo dục ở trƣờng công và trƣờng tƣ. Ngoài ra,

việc học thêm cũng rất phổ biến. Việc tổ chức các lớp học miễn phí dành cho trẻ em nghèo

hay cho học sinh bỏ học chỉ có thể là một giải pháp ngắn hạn vì việc nhân rộng mô hình này

không phải là giải pháp lâu dài. Chính sách xã hội hóa giáo dục của Chính phủ đã tạo điều

kiện cho các trƣờng tƣ thục phát triển, nhƣng chi phí học tập tại các trƣờng này thƣờng rất cao

đối với các hộ nghèo.

Ngoài ra, việc hỗ trợ đƣợc gắn với chính sách kế hoạch hóa gia đình và khoản hỗ trợ sẽ giảm,

nếu gia đình đông con. Điều này đặt ra trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng đối với nguy

cơ bỏ học và lao động trẻ em.

- Chất lượng trường học

Cần phải nhìn nhận một thực tế là các lớp học quá đông và trang thiết bị còn thiếu thốn. Hơn

nữa, Quận 8 là địa bàn kém hấp dẫn đối với các giáo viên, nơi các điều kiện giảng dạy còn

khó khăn và thu nhập cũng ít hơn46

.

Ở một số hộ, do tâm lý sống ngày nào hay ngày nấy, nên họ không xem việc đầu tƣ cho giáo

dục là đầu tƣ cho tƣơng lai. Ngoài phụ huynh thì chính các học sinh nghèo cũng có tâm lý

phức tạp. Một số em vƣợt lên đƣợc hoàn cảnh và cố gắng trong học tập. Một số em khác có

tâm lý bị gạt bên lề xã hội : Việc này đòi hỏi phải có biện pháp kèm cặp để giúp các em tự tin

hơn.

Ngoài việc bỏ học, còn có nguy cơ lớn là tình trạng lao động trẻ em và tình trạng nghèo ngày

càng nhiều hơn.

Ở cấp đại học, công tác quản lý tín dụng cho sinh viên đã đƣợc tăng cƣờng nhằm tránh một số

bất cập trong thời gian qua : đơn giản hóa thủ tục cho vay, kiểm soát tín dụng và việc hoàn

vốn. Đây là khoản tín dụng không chỉ cấp cho sinh viên là con của các hộ có mã số hộ nghèo,

mà còn dành cho tất cả sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

45 http://data.worldbank.org/country/vietnam 46

Để minh họa cho ý này và theo Bà Phó phòng giáo dục quận 8, chỉ có 8/17 trƣờng mầm non – nhà trẻ đƣợc trang bị đúng chuẩn. 9 trƣờng còn lại là các căn nhà đƣợc cải tạo lại. Để so sánh, tiền học

thêm : ở quận 8, từ 200-300.000 vnd/em/tháng ; ở quận 5 : từ 500.000 - 1 triệu vnd/em/tháng.

Page 135: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 135

Bản đồ 15: bảng phân bố các cơ sở giáo dục của quận 8 năm 2010

Tác giả : C. Gallavardin theo Quy hoạch tổng thể xây dựng quận 8 (Viện Quy hoạch Thành phố Hồ

Chí Minh)

4.2.4. ĐÀO TẠO VÀ VIỆC LÀM

Đây là một trong những lĩnh vực đạt kết quả thấp. Theo kết quả các cuộc phỏng vấn và khảo

sát, đây đƣợc coi nhƣ là lĩnh vực rất quan trọng và đƣợc nhiều ƣu tiên, nhƣng cần đƣợc tăng

cƣờng thêm để phát huy hết hiệu quả47

. Phòng LĐTBXH quản lý các chính sách tiếp cận với

đào tạo nghề và đứng ra chi trả một phần cho việc đào tạo và hỗ trợ đi lại.

Sở dĩ có nhiều kỳ vọng đƣợc đặt vào chƣơng trình này là do thực tế nó đem lại những cơ hội,

thông qua :

- Tính đa dạng của công việc, tính linh hoạt của thị trƣờng (nhờ vào tính năng động của

nền kinh tế và việc tạo ra các hoạt động mới, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ, ngƣời lao

động có nhiều cơ hội việc làm hơn trƣớc đây) ;

- Nhu cầu đào tạo của ngƣời không có chuyên môn ;

- Hiệu ứng đòn bẩy về việc tăng thu nhập và về lâu về dài đem đến thay đổi cơ cấu kinh

tế của quận ;

- Ít có sự chồng chéo nhau giữa các đơn vị phụ trách mảng đào tạo.

Tuy nhiên, một số hạn chế của mảng đào tạo nghề cũng đã đƣợc ghi nhận :

47

Phỏng vấn đại diện Phòng LĐTBXH Quận 8 và Trƣờng Nam Sài Gòn, Tháng 10 năm 2011

cơ sở giáo dục

công trình xây dựng

Page 136: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 136

- Một số Trung tâm đào tạo nghề thiếu trang thiết bị để đào tạo những nghề mới và nghề

thuộc dạng kỹ thuật cao. Ngoài ra, một số Trung tâm còn chƣa đổi mới phƣơng pháp

giảng dạy và chƣa có đủ giảng viên có trình độ chuyên sâu ;

- Nội dung giảng dạy đôi khi chƣa sát với thực tế của thị trƣờng lao động, học viên tốt

nghiệp dù có kiến thức, nhƣng thiếu kỹ năng làm việc ;

- Chƣa có phân tích nhu cầu theo từng ngành, từng cấp độ dẫn đến thiếu chuyên môn

hóa trong đào tạo (kỹ năng chƣa phù hợp với yêu cầu của công việc, một số phụ nữ

không biết có thể làm đƣợc gì với trình độ của mình) ;

- Chi phí học nghề vẫn còn cao, đặc biệt là ở các trung tâm dạy nghề tƣ nhân.

Ngoài ra, các hộ nghèo còn cảm nhận có thêm một số khó khăn sau :

- không đƣợc thông tin đầy đủ. Do đó, họ không nhận thức đƣợc lợi ích của các lớp dạy

nghề. (cần cải tiến công tác truyền thông về các chƣơng trình đào tạo nghề đang đƣợc

triển khai). Ngoài ra, ngƣời dân không rõ về các điều kiện cụ thể để có thể tiếp cận

chƣơng trình (92% không biết có trung tâm đào tạo nghề ở Quận 8);

- Khó tập hợp đƣợc toàn bộ các giấy tờ cần thiết cho việc xin hƣởng các chế độ hỗ trợ ;

- Thời gian theo học sẽ không có thu nhập.

Vấn đề đào tạo nghề gắn liền với đầu ra trên thị trƣờng việc làm và với công việc nói chung.

Quận 8 đã có nhiều biến đổi mạnh mẽ về kinh tế-xã hội : hoạt động công nghiệp giảm, ít

chuyển đổi nghề ở các khu phố nghèo mặc dù nhìn chung nền kinh tế có chuyển biến tích cực.

Cấu trúc việc làm gắn liền với kinh tế gia đình, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có giá trị gia

tăng thấp. Cơ cấu kinh tế hiện nay gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực may công

nghiệp, nông sản - thực phẩm (hải sản, xƣởng bánh kẹo), các nhà máy bột, nhà máy sản xuất

đồ dùng và vật dụng nhựa48

. Tại quận 8, nhiều doanh nghiệp có khả năng tiếp nhận thêm

ngƣời lao động nhƣng họ khó có thể tuyển dụng ngƣời địa phƣơng có đủ năng lực. Đây là

điều thuận lợi cho các lao động xuất thân từ hộ nghèo với điều kiện họ đƣợc đào tạo thích

hợp. Các doanh nghiệp cần ngƣời treo bảng tuyển dụng trƣớc cổng yêu cầu có giấy chứng

nhận sức khỏe và hộ khẩu. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhƣng Phòng Lao Động Thƣơng binh

Xã hội của quận 8 cũng chƣa phải là nơi mà các doanh nghiệp đang tìm kiếm ứng viên nhờ

đến.

48

Các doanh nghiệp dệt may nghiệp với đồng lƣơng thấp (khoảng 2.000.000 VND/tháng với 8h làm

việc/ngày). Đó thƣờng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ gia công cho các nhà máy lớn tại thành phố Hồ

Chí Mình và phải chịu nhiều phí giao dịch qua nhiều trung gian và bệnh quan liêu của ngƣời Việt Nam. 60-70% ngƣời lao động trong các nhà máy này đến từ các tỉnh thành khác ngoài thành phố Hồ

Chí Minh.

Page 137: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 137

4.2.5. TÍN DỤNG

Tín dụng là chính sách trọng điểm của chƣơng trình và phần lớn ngân sách của chƣơng trình

giảm nghèo đƣợc dành cho việc này. Mục tiêu của các khoản cho vay trong chƣơng trình tín

dụng là nhằm giúp các hộ có vốn để sản xuất, kinh doanh nâng thu nhập hoặc sửa chữa nhà.

Vì vậy, nếu hộ vay để sinh hoat, tiêu dùng, ví dụ : cƣới hỏi, ma chay, chữa bệnh thì không

đƣợc chấp nhận. Nhiều khoản cho vay đã đƣợc giải ngân, năm sau cao hơn năm trƣớc: trong

lĩnh vực này, việc quản lí nguồn vốn vay không phải là một vấn đề. Chính sách cho vay

thƣờng đƣợc các hộ gia đình đánh giá cao và đối với họ đây là một sự giúp đỡ tài chính cụ

thể. Sự đa dạng của tín dụng đƣợc thể hiện trong phƣơng thức cho vay (số vốn vay, hoàn vốn

vay) cũng nhƣ mục đích sử dụng vốn vay.

Thành công của hoạt động tín dụng nhỏ thể hiện rõ nhất khi các khoản vay này đƣợc dùng

vào việc khởi nghiệp và việc sửa sang nơi ở, góp phần đáng kể vào công tác giảm nghèo.

Những ngƣời rất nghèo (< 8 triệu) có thể vay vốn tại Quỹ giảm nghèo và nhóm đối tƣợng có

thu nhập từ 8-12 triệu có thể vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội. Chƣơng trình tín dụng

cho sinh viên đem lại kết quả tốt vì ngƣời vay có thể linh động sử dụng vốn vay. Chƣơng

trình cho phụ nữ vay vốn thông qua Hội phụ nữ Quận 8 thực sự hiệu quả với tỷ lệ hoàn vốn

cao (99% theo lời Chủ tịch Hội). Hội đã tiến hành điều tra về nhu cầu và theo dõi các khoản

vay dành cho việc buôn bán nhỏ, hoạt động này đã đạt đƣợc những kết quả khả quan49

.

Ngoài ra, từ khi triển khai chƣơng trình tín dụng đầu tiên, các cơ quan phụ trách việc cho vay

đã đƣợc thành lập, họ nắm rõ hơn quy trình cho vay vốn và có nhiều kinh nghiệm hơn để

đánh giá các yêu cầu vay vốn. Theo DELISA, việc hỗ trợ công tác quản lý tín dụng nên đƣợc

phát triển thêm. DELISA mong muốn thành lập Ban hỗ trợ quản lý vốn vay và khởi nghiệp50

.

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhất định trong các chƣơng trình, thể hiện ở 3 điểm sau :

- Tiếp cận với vốn vay

Hai loại hộ gia đình chƣa tiếp cận đƣợc với chƣơng trình tín dụng vì không đáp ứng đƣợc các

tiêu chí. Đó là những hộ quá nghèo vì khả năng trả nợ của họ rất hạn chế, thậm chí là không

thể và những hộ không nằm trong danh sách hộ nghèo.

Ngoài ra, các hộ gia đình không tiếp cận đƣợc với nguồn tín dụng có lãi suất ƣu đãi cũng vì

nhận thức về tiết kiệm còn khá xa vời trong cách sống của họ. Họ sống chủ yếu là ngày nào lo

ngày đó. Các hộ này vay nóng khi có nhu cầu đột xuất.

Một vƣớng mắc khác về mặt tâm lý : dù đƣợc hỗ trợ để lập hồ sơ xin vay vốn, nhƣng các hộ

nghèo vẫn e ngại tính phức tạp của quy trình vay vốn : việc thẩm định dự án, hồ sơ, việc hoàn

vốn vay ban đầu vv… Do đó, các hộ này thích chơi hụi, vay mƣợn hàng xóm, bạn bè hơn.

Đối với một số hộ nghèo, quy trình cho vay khá dài dòng, phức tạp và tốn nhiều thời gian

trong khi đó họ thƣờng cần tiền gấp. Tuy nhiên, các cán bộ cho rằng thủ tục tƣơng đối đơn

giản. Nhƣ vậy, có khoảng cách trong nhìn nhận của ngƣời dân và của cán bộ và mức độ chia

sẽ thông tin giữa các bên.

- Quản lý vốn vay

49

Phỏng vấn Chủ tịch Hội phụ nữ Quận 8, Tháng 1 năm 2012. 50

Phỏng vấn Phó Phòng LĐTBXH Quận 8, Tháng 1 năm 2012.

Page 138: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 138

Khi vốn vay đƣợc cấp, không có đồng hành cùng dự án trong dài hạn. Tính không linh hoạt

của việc hoàn vốn vay đôi khi gây trở ngại cho các hộ. Việc theo dõi từ phía cho vay thực tế

chỉ là việc nhắc nhở khi đến kỳ hạn và tổ chức vài buổi tƣ vấn. Các hộ gia đình chƣa đƣợc

chuẩn bị cho việc quản lý vốn vay : Bố trì thời điểm, kỳ hạn, dành dụm và chi tiêu. Họ cần

phải làm quen với việc quản lý thời gian biểu.

Đối với các gia đình quá nghèo, đã xuất hiện đề xuất về « các khoản vay nhỏ không hoàn

vốn », kết hợp việc giúp đỡ vốn ban đầu và thông tin. Tuy nhiên, rủi ro có thể xảy ra là họ mất

đi khái niệm hoàn vốn, và khi ấy vốn vay sẽ thành tiền trợ cấp và họ không cảm thấy có nghĩa

vụ và trách nhiệm với khoản vay và không cảm thấy cần thiết học cách quản lý tiền tiết kiệm.

- Sử dụng vốn vay

Khó đánh giá hiệu ứng đòn bẩy của vốn vay, ngay cả khi chỉ là một khoản vay nhỏ. Điều này

cần một điều tra nghiên cứu sâu rộng. Thực tế là mức cho vay thấp, nên không thể triển khai

đầu tƣ lớn : Nếu vốn vay ít thì dự án nhỏ, và ít cơ hội để có cú hích thực sự giúp cái thiện thu

nhập. Có quan điểm cho rằng vì nhu cầu nhỏ nên chỉ cần vốn tín dụng ít. Nhƣng cũng có quan

điểm cho rằng vì ta không tạo điều kiện cho ngƣời nghèo mở rộng tầm nhìn, nên họ không có

tham vọng lớn. Do đó, nếu ta cung cấp cho các hộ nghèo phƣơng tiện tài chính lớn hơn và

tăng cƣờng năng lực cho họ, thì các dự án của ngƣời nghèo có thể thay đổi về quy mô và có

tác động lớn hơn.

Hiện nay, chƣa có đánh giá sâu về việc sử dụng tín dụng. Nhƣng theo quan sát của nhóm

nghiên cứu, ở Quận 8, tỷ lệ sử dụng vốn tín dụng đúng với mục đích ban đầu cao hơn ở các

quận khác. Điều này cho thấy việc giúp đỡ, tƣ vấn cho ngƣời dân về sử dụng vốn tín dụng đã

phát huy tác dụng.

Tuy nhiên, một số hộ thỉnh thoảng sử dụng vốn vay cho việc chi tiêu hàng tháng. Do đó, khó

có thể hoàn vốn và việc mắc nợ là không thể tránh khỏi. Đôi khi các khoản vay đƣợc ngƣời

nghèo sử dụng vào nhiều mục đích khác, chứ không sử dụng vào dự án ban đầu. Việc đa dạng

hóa mục đích cho vay đôi khi dẫn đến sự nhầm lẫn. Có khi là mục đích ban đầu của việc vay

vốn dành cho kinh doanh (mua phƣơng tiện, dụng cụ), nhƣng sau đó ngƣời ta lại sử dụng nó

để xây dựng/sửa sang nhà cửa. Ta có thể phân tích mức vốn vay với nhu cầu : nếu mức vay

quá thấp, thì điều đó là lý do để các hộ không sử dụng vốn vay vào mục đích ban đầu. Ví dụ,

chi phí thực tế để sửa chữa một căn nhà vào khoảng 30 triệu đồng, nhƣng nhà nƣớc chỉ cho

vay 12 triệu. Do đó, gia đình phải đi vay thêm bên ngoài và từ đó dẫn đến việc mắc nợ.

Các gia đình nghèo thƣờng sống tập trung tại cùng một khu vực dẫn tới việc có sự cạnh tranh

rất lớn giữa các hoạt động tƣơng đồng. Hiện tƣợng này càng trầm trọng hơn khi số lƣợng

ngƣời vay không hẳn là những ngƣời có thể trả nợ và việc vay vốn nhỏ nhƣ vậy không mang

lại hiệu quả.

Vì thế, tín dụng không hẳn lúc nào cũng đóng vai trò thúc đẩy đầu tƣ, tiền không hẳn lúc nào

cũng là giải pháp duy nhất. Chính vì vậy, không hẳn là cần tăng ngân sách dành cho tín dụng,

mà cần quản lí tốt hơn nguồn vốn hiện có.

Page 139: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 139

4.2.6. NHÀ Ở VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG

Chính quyền giúp các hộ nghèo sửa sang và xây dựng nhà, một chính sách có tác động to lớn

tới ngƣời dân vì chính sách này mang lại hiệu quả rõ ràng về mặt cải thiện điều kiện sống.

Thật vậy, nhà ở là một trong những nhu cầu hàng đầu cho phép ngƣời dân cảm nhận đƣợc

rằng họ đƣợc ổn định và sau đó mới nghĩ đến các khía cạnh khác của phát triển con ngƣời.

Việc hỗ trợ này rất có ý nghĩa và quan trọng, vì thế nhiều ngôi nhà tình thƣơng đã đƣợc xây

và trao cho đúng đối tƣợng. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ để thay thế nhà tạm, sửa sang mái

nhà cũng gặp nhiều hạn chế : việc triển khai ngay càng khó vì số nhà tạm đã giảm và nhiều

trƣờng hợp có nguồn gốc sở hữu đất không rõ ràng.

Việc hợp thức hóa giấy tờ nhà đất đôi khi gặp khó khăn. Có đƣợc giấy chứng nhận sở hữu nhà

dƣờng nhƣ khá khó khăn đối với phần lớn các hộ không có giấy tờ hợp pháp cho lô đất của

mình. Ngoài ra, các khoản phí, thuế còn quá cao nên họ không thể đóng nổi (45% số hộ đƣợc

phỏng vấn không có giấy chứng nhận sở hữu nhà).

Tuy nhiên, chính quyền cũng có nhiều nỗ lực để giải quyết vấn đề này. Ví dụ : Phƣờng 14 đã

đơn giản hóa nhiều thủ tục và thiết lập cơ chế một cửa liên thông với Quận để hỗ trợ các hộ

nghèo có đƣợc giấy tờ nhà, đất. Các thảo luận đang diễn ra liên quan đến việc sửa đổi luật đất

đai (dự kiến vào năm 2013) có thể làm chậm lại quá trình giải quyết cho các trƣờng hợp nêu

trên. Điều này khiến ngƣời dân lo ngại không giữ đƣợc nơi ở của mình và đặt ra vấn đề đảm

bảo an toàn về đất đai. Đối với những căn nhà lụp xụp dọc hai bên dòng kênh, chủ trƣơng của

chính quyền là không hợp pháp hóa mà sẽ di dời trong khuôn khổ các chƣơng trình tái định

cƣ.

Việc thuê nhà đồng nghĩa với cái nghèo và khoảng cách giàu nghèo lại càng đƣợc đào sâu

giữa các gia đình sở hữu nơi ở và các gia đình đi thuê nhà51

. Ở Quận 8, các hộ nghèo tập trung

chủ yếu ở hai bờ kênh. Phần lớn trong số họ không có giấy tờ về nhà đất. Mối quan tâm lớn

của họ là có đƣợc các giấy tờ hợp pháp và đƣợc hƣởng mức bồi thƣờng thỏa đáng khi bị giải

tỏa. Các khó khăn gặp phải về việc nhà ở và tái định cƣ (PADDI năm 2010) là :

- Thiếu kinh phí cho việc bồi thƣờng và tái định cƣ vì khoản ngân sách này đƣợc quản

lý riêng, độc lập với dự án do quy trình thực hiện dự án rất dài và chậm ;

- Quỹ nhà tái định cƣ không đủ do thiếu dự báo nhu cầu trong tƣơng lai ;

- Thời gian hoàn vốn tín dụng nhà ở rất dài đối với đại đa số các hộ đƣợc bồi thƣờng,

trƣớc kia sống hai bên kênh rạch ;

- Xuất hiện tình trạng đầu cơ tại các khu tái định cƣ ;

- Khó xác định giá đất trong các « điều kiện thực tế của thị trƣờng ». Giá đền bù trong

khuôn khổ các dự án tƣ nhân hoặc có sự tham gia của các nhà tài trợ nƣớc ngoài

thƣờng cao hơn giá đền bù trong khuôn khổ của các dự án công và điều này làm kéo

dài quá trình thƣơng thảo trong các dự án công ;

- Việc thƣơng thảo thƣờng khó khăn với 10% các hộ cuối cùng ;

51

Tiền thuê nhà 1 triệu đồng/tháng

Page 140: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 140

- Nhà tái định cƣ không hẳn lúc nào cũng đáp ứng đƣợc nhu cầu của các hộ về mặt vị

trí, về sự phù hợp giữa kiểu nhà với lối sống của ngƣời tái định cƣ (cần tiếp cận trực

tiếp với đƣờng giao thông, nơi để xe, bán hàng rong….). Vì thế, nhiều căn hộ vẫn còn

trống trong các khu tái định cƣ, trái ngƣợc với nhu cầu nhà ở đang rất cao của ngƣời

dân ;

- Bán lại các căn hộ đƣợc cấp.

Với những trƣờng hợp trên, việc tái định cƣ cần đƣợc nghiên cứu và triển khai theo cách khác

vì sẽ có hai thách thức xuất hiện :

- Dù khó có đƣợc thông tin chính xác, nhƣng theo ghi nhận ở các dự án đã thực hiện,

tiền đền bù thƣờng rất thấp và những hộ bị giải tỏa đều là những hộ nghèo.Vì thế, việc

tỷ lệ hộ nghèo ở phƣờng 11 giảm đƣợc Ủy ban nhân dân phƣờng giải thích đơn giản

rằng « ngƣời nghèo đã đi nơi khác »52

. Họ không thoát nghèo, mà chỉ chuyển đi nơi

khác. Chúng ta cần đặc biệt lƣu tâm tới hiện tƣợng dịch chuyển tình trạng nghèo.

- Vấn đề về khả năng tài chính của các hộ dân là trung tâm của các dự án tái định cƣ. Vì

vậy thách thức của việc tái định cƣ nằm ở chỗ cần xác định các đối tƣợng của chƣơng

trình tái định cƣ từ rất sớm và nếu đƣợc thì giúp họ có đƣợc một khoản tiết kiệm và

đồng hành cùng họ trong mọi quy trình tái định cƣ53

.

Vấn đề quy hoạch đô thị và cơ sở hạ tầng ảnh hƣởng đến điều kiện sống của ngƣời nghèo. Họ

phải đóng góp tài chính để mở rộng hoặc nâng cấp hẻm. Tùy theo trƣờng hợp, có hộ đƣợc yêu

cầu đóng góp 30% (hoặc ít hơn). Cách làm này đôi khi đƣợc các nhà tài trợ yêu cầu và khá

hiệu quả. Cần công nhận rằng nhìn chung điều kiện sống đã đƣợc cải thiện đối với tất cả các

tầng lớp : tầng lớp trung lƣu, ngƣời nghèo, ngƣời nhập cƣ vv… Vấn đề chính của quận 8 là

ngập nƣớc, các hệ thống thoát nƣớc không phù hợp. Để giải quyết điểm này, cần một kế

hoạch riêng.

Quận 8 là đang chuyển mình và mật độ đƣờng giao thông sẽ tăng lên kể từ năm 2010.Toàn bộ

khu vực Tây-Nam còn là khu bán nông thôn sẽ đƣợc đô thị hóa, làm giảm mảng xanh và

không gian tự nhiên. Về mặt kết cấu đô thị, các phƣờng dày đặc hẻm nhỏ, ví dụ một vài khu

của phƣờng 14 sẽ đƣợc cải tạo, hẻm nhỏ sẽ nhƣờng chỗ cho đƣờng lớn và do đó loại hình nhà

ở sẽ thay đổi (nguy cơ không đáp ứng đƣợc nhu cầu và khả năng tài chính của các hộ nghèo).

Việc san lấp các « khu vực ngập nƣớc » (khu vực phía Tây Bắc của quận) vừa đặt ra vấn đề

gìn giữ bản sắc của quận 8 (một số khu vực nuôi trồng thủy sản) vừa đặt ra vấn đề về thoát

nƣớc (nếu bê tông hóa nền đất xốp, thì nƣớc trƣớc kia thấm vào đất, nay sẽ phải đƣợc cho

thoát ra thông qua hệ thống thoát nƣớc hiệu quả và có kích thƣớc phù hợp). Đồ án quy hoạch

chung xây dựng Quận 8 đến năm 2020 dự kiến sẽ xây dựng một số cây cầu để kết nối nhiều

khu vực hiện vẫn còn bị cô lập. Tuy nhiên, việc xây dựng cầu sẽ dẫn đến phải giải tỏa nhiều

khu dân cƣ và sẽ kéo theo các dự án tái định cƣ.

52

Phỏng vấn Phó chủ tịch UBND Phƣờng 11, Quận 8, tháng 1 năm 2012. 53

Một trong những dự án sắp tới tại phƣờng 14 và dự kiến các hộ phƣờng 14 sẽ đƣợc tái định cƣ trong

5 cao ốc. Việc xây dựng các cao ốc này phụ thuộc vào việc xây cây cầu nối liền quận 5 và quận 7.

Phỏng vấn Chủ tịch UBND P.14, Q.8, tháng 7 năm 2011.

Page 141: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 141

Bảng đồ 16: quy hoạch cơ sở hạ tầng của quận 8 đến năm 2020

Tác giả : C. Gallavardin, theo Quy hoạch chung xây dựng Quận 8 (Viện quy hoạch đô thị TPHCM)

Còn có khoảng cách giữa chính sách (thay đổi theo hƣớng đáp ứng sát nhu cầu

của ngƣời nghèo) và nhìn nhận của ngƣời nghèo về các chính sách đó cũng nhƣ

việc sử dụng các khoản hỗ trợ;

Các hỗ trợ không đƣợc thiết kế nhƣ một quá trình;

Thiếu thông tin : thông tin nên đƣợc hiểu theo nghĩa truyền thông mang tính sƣ

phạm, thƣờng xuyên và phù hợp với từng nhóm đối tƣợng;

Cần đồng hành cùng các hộ dễ bị tổn thƣơng, tác động đến nhiều nhân tố của tình

trạng nghèo: mắc nợ vì quản lý vốn vay không tốt, không đƣợc điều trị khi mắc

bệnh, khó khăn khi cho con đi học, chƣa phát huy hiệu quả của học nghề, tái định

cƣ đột ngột;

Thủ tục hành chính phức tạp.

Ranh giới giữa các quận

và phƣờng

Các trục giao thông

Mạng lƣới đƣờng thủy

QUY HOẠCH CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA QUẬN 8 - 2020

Page 142: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 142

4.3. KHUYẾN NGHỊ

Tính phức tạp trong công tác phát triển con ngƣời, giảm nghèo đòi hỏi phải hiểu biết tốt hơn

về thực tế kinh tế - xã hội, để đề ra các dự án phát triển và chính sách kinh tế đáp ứng nhu cầu

của ngƣời dân.

Các khuyến nghị sau đây là các hƣớng cần đào sâu thêm, đƣợc rút ra từ phân tích tình trạng

nghèo ở đô thị trong nghiên cứu này54

. Đây không phải là giải pháp thực hiện và các ví dụ

minh họa cách tiếp cận càng không phải là các mô hình để áp dụng ngay. Quận 8, các nhà

nghiên cứu, và các tổ chức phi chính phủ có thể tham khảo, nghiên cứu thêm các khuyến nghị

này theo hƣớng phù hợp với hành động và chiến lƣợc riêng của mình. Các khuyến nghị cũng

không đề cập đến những cải cách lớn ở cấp quốc gia, bởi vì các chủ thể nêu trên ít có tầm ảnh

hƣởng trực tiếp ở những điểm này. Vì các đơn vị thụ hƣởng nghiên cứu này hoạt động trong

những mảng khác nhau, nên các hƣớng khuyến nghị trong nghiên cứu sẽ không đƣợc trình

bày một cách chi tiết nhƣ những giải pháp thực hiện. Các đơn vị thụ hƣởng sẽ cụ thể hóa các

hƣớng này tùy theo lĩnh vực hoạt động của mình và tùy theo các công cụ mình có đƣợc.

Từ kết quả phân tích đã trình bày ở trên, ta thấy nổi lên hai hƣớng chủ đạo để cải thiện tình

hình : hƣớng thứ nhất là các lĩnh vực với các nhu cầu ƣu tiên ; hƣớng thứ hai liên quan đến

các hành động mang tính liên ngành trong công tác quản lý chƣơng trình.

4.3.1. CÁC HƯỚNG HÀNH ĐỘNG TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CHÍNH

Tất cả các lĩnh vực đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, chúng tôi không liệt kê các

chính sách theo từng lĩnh vực, mà tiếp cận theo hƣớng liên ngành. Ba chiến lƣợc hành động

mang tính đồng bộ và bổ sung cho nhau đã đƣợc xác định :

- đồng hành cùng các gia đình trong việc tiếp cận các các dịch vụ cơ bản ;

- hỗ trợ về mặt xã hội trong các dự án tái định cƣ ;

- hỗ trợ đào tạo – việc làm – đầu tƣ để khai thác tiềm năng kinh tế - xã hội của Quận 8 và có

sự phối hợp đồng bộ với chƣơng trình tái cơ cấu kinh tế ở Quận 8.

ĐỒNG HÀNH CÙNG CÁC GIA ĐÌNH TRONG VIỆC TIẾP CẬN CÁC DỊCH

VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN

Các khu phố nghèo ở những quốc gia có thu nhập trung bình nhƣ Việt Nam ngày càng không

đồng nhất và có những khu vực rất nghèo, với nhiều gia đình sống trong điều kiện bấp bênh,

phải đối mặt với các vấn đề xã hội (y tế, kinh tế, giáo dục ...) và tâm lý xã hội (bị bỏ rơi, bị đối

xử không tốt, bạo lực ...). Nhóm này tƣơng tự nhƣ nhóm những ngƣời nghèo nhất ở quận 8.

Bỏ học, bệnh không đƣợc điều trị, khuyết tật, không hiểu thủ tục hành chính, bạo lực gia đình

54

Nhiều khuyến nghị về công tác quản lý và quy hoạch đô thị có trong các tài liệu tổng hợp các khóa tập huấn của Paddi, có thể tải về từ địa chỉ sau http://www.paddi.vn/vi/phong-tu-lieu/tai-lieu-cac-khoa-

dao-tao-399

Page 143: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 143

là những ví dụ về các yếu tố có thể ảnh hƣởng đến gia đình và duy trì tình trạng nghèo. Mặc

dù những hộ nghèo có trong danh sách hộ nghèo nhận đƣợc nhiều hỗ trợ, nhƣng họ không

đƣợc kèm cặp, giúp đỡ xuyên suốt trong công việc hàng ngày, trong suy nghĩ và trong hành

động của mình. Để công tác hỗ trợ đƣợc tiến hành nhƣ một quá trình thì cần lồng ghép, kết

hợp nhiều yếu tố, có sự phối hợp liên ngành và có phƣơng thức hỗ trợ lâu dài. Mỗi loại hỗ trợ

tạo ra một bƣớc tiến và cần tiến hành xuyên suốt. Đồng hành cùng các gia đình, đặc biệt là

các gia đình nghèo về quan hệ xã hội và tài chính là cách tiếp cận cho phép đáp ứng hai yêu

cầu : hỗ trợ cho ngƣời dễ bị tổn thƣơng nhất và hỗ trợ xuyên suốt trong một quá trình55

.

MÔ HÌNH THAM KHẢO: ĐỒNG HÀNH CÙNG HỘ GIA ĐÌNH

Đồng h{nh cùng hộ gia đình l{ một c|ch tiếp cận liên ng{nh về c|c vấn đề liên quan đến gia đình trong c|c lĩnh vực y tế, gi|o dục, hỗ trợ kinh tế v{ t}m lý x~ hội v{ h{nh chính.

Mục tiêu

Nó nhằm hỗ trợ c|c gia đình nghèo nhất để họ có thể ph|t triển năng lực của mình, tự mình giải quyết vấn đề, đ|p ứng nhu cầu của mình, bằng c|ch tăng cường mối liên hệ của họ với c|c cơ sở cung cấp c|c dịch vụ y tế, gi|o dục v{ dịch vụ x~ hội.

Nguyên tắc

Đồng h{nh cùng hộ gia đình hướng đến c|c gia đình nghèo nhất, những người thường xuyên không có khả năng tìm giải ph|p cho vấn đề của họ. Họ có thể gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch, tiên liệu tình hình v{ thường chờ đợi phút cuối cùng để tìm kiếm sự giúp đỡ. Việc cung cấp thông tin l{ không đủ để t|c động đến họ v{ việc trợ cấp cho họ thường xuyên cũng không hiệu quả trong thời gian d{i.

Phương ph|p đồng h{nh cùng hộ gia đình được thiết kế để tạo cầu nối giữa những người nghèo nhất với c|c cơ sở cung cấp dịch vụ y tế, x~ hội v{ gi|o dục. Đ}y l{ c|ch tiếp cận c| thể hóa để t|c động đến c|c gia đình dễ bị tổn thương nhất, những gia đình không tiếp cận được với c|c tổ chức đo{n thể ở địa phương. Dĩ nhiên, mỗi địa phương có thể đưa ra c|c s|ng kiến riêng.

Hoạt động

- Theo dõi gia đình: một trong những hoạt động chính của phương ph|p n{y l{ tiến h{nh theo dõi các gia đình đ~ được lựa chọn thông qua việc đến thăm nh{. Điều n{y được c|c nh}n viên x~ hội thực hiện thường xuyên, với c|ch thức phù hợp cho từng gia đình v{ thực hiện trong khoảng thời gian nhất định (6-9 tháng). Nó cho phép thiết lập một mối quan hệ tin cậy lẫn nhau giữa c|c gia đình với nh}n viên phụ tr|ch công t|c x~ hội. Nh}n viên x~ hội sẽ tư vấn, định hướng cho c|c gia đình đến với c|c tổ chức hỗ trợ sẵn có để c|c gia đình có thể tự mình tìm đến c|c tổ chức n{y v{ được giúp đỡ. Để c|ch l{m n{y ph|t huy hiệu quả, c|c nh}n viên x~ hội nên đến thăm nh{ những gia đình thật sự có nhu cầu, những gia đình không còn c|ch tiếp cận n{o kh|c ngoại trừ việc đến thăm nh{. Phương ph|p theo dõi gia đình không đồng nghĩa với việc trợ giúp tài chính hay cho vay, mà tập trung v{o việc lắng nghe để có thể hiểu rõ hơn về ho{n cảnh của họ v{ tư vấn giúp cho họ tìm giải ph|p.

- Văn phòng tư vấn, hỗ trợ x~ hội : mở cửa một v{i buổi trong tuần, d{nh cho tất cả mọi người trong khu vực đến để được thông tin v{ tư vấn.

- Hoạt động nâng cao năng lực cho các chủ thể: d{nh cho c|c tổ chức phi chính phủ v{ c|c cơ quan nh{ nước có liên quan đến gi|o dục, y tế, ph|t triển kinh tế v{ x~ hội, c|c vấn đề h{nh chính ; lập công cụ đ|nh gi| về chất lượng v{ khả năng tiếp cận c|c dịch vụ này ; phổ biến phương ph|p đồng h{nh cùng gia đình cho c|c đối t|c địa phương, c|c tổ chức công v{ c|c chủ thể kh|c tham gia v{o công t|c x~ hội (trao đổi, hội thảo, xuất bản t{i liệu) ; đ{o tạo cho c|c đối t|c ở địa phương v{ nh}n viên x~ hội.

55

Tổ chức Trẻ em và Phát triển đã xây dựng một dự án hỗ trợ song hành cùng các gia đình ở quận 8. Mọi hành động mang tính bổ sung cho dự án này đều có lợi ích để dự án mang tính toàn diện hơn, chú

ý đầy đủ hơn đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của các hộ nghèo.

Page 144: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 144

Đối tượng hướng đến

- Phương ph|p đồng h{nh cùng gia đình chủ yếu nhắm đến người nghèo, người dễ bị tổn thương, người bị gạt ra ngo{i lề x~ hội (tương ứng với những hộ thuộc dạng 1 v{ một số hộ thuộc dạng 2 ở quận 8). Những gia đình n{y rất nghèo v{ gặp khó khăn rất lớn về x~ hội v{ t}m lý, l{m ảnh hưởng đến khả năng của họ trong việc đưa ra quyết định thích hợp để cải thiện tình hình của mình. Trong tương lai, cũng cần cải thiện việc tiếp đón c|c gia đình nghèo ở c|c cơ sở cung cấp dịch vụ nhằm cải thiện hình ảnh của c|c cơ sở n{y trong mắt người nghèo (không th}n thiện, không hiệu quả, nhũng nhiễu).

- C|c gia đình nghèo (thuộc dạng 2 v{ 3) chủ yếu cần thông tin v{ cần được đ{o tạo. Họ có thể chủ động đưa ra s|ng kiến khi có được thông tin đầy đủ. Họ có thể đi đến Văn phòng thông tin v{ hỗ trợ x~ hội vì họ có đủ tự tin v{o bản th}n. Đối với những gia đình n{y, không nhất thiết phải đến tận nh{ để hỗ trợ. Sẽ hiệu quả hơn nếu ta giúp họ ph|t huy tính năng động v{ khả năng của họ để họ tự tìm kiếm sự giúp đỡ phù hợp với họ.

Theo THỰC HÀNH trao đổi ý tưởng và phương pháp hành động vì sự phát triển

http://www.interaide.org/pratiques

Ba yêu cầu của cách tiếp cận này:

- Lấy hộ gia đình làm trung tâm của dự án, cần tiếp cận trực tiếp các gia đình ;

- Quan tâm đến các gia đình trên danh sách hộ nghèo lẫn các gia đình không có trong danh

sách nhƣng có cùng nhu cầu ;

- Đây không phải là cách tiếp cận theo hƣớng làm từ thiện, không cung cấp tiền hay phƣơng

tiện cho các hộ nghèo, mà cung cấp thông tin, tƣ vấn cho họ, giúp họ liên hệ với các cơ quan

hỗ trợ phù hợp. Cách tiếp cận này dựa trên mạng lƣới nhân viên xã hội và mạng lƣới các tổ

chức đối tác.

Cách tiếp cận này cho phép xác định chính xác các nguyên nhân thực sự của tình trạng nghèo

và đƣa ra các hỗ trợ lâu dài với quy trình định tính và có sự theo dõi chặt chẽ.

Kết quả khảo sát cho thấy vai trò của phụ nữ rất quan trọng. Phụ nữ là ngƣời tổ chức và là nền

tảng của kinh tế gia đình. Phụ nữ cũng rất quan tâm đến giáo dục. Các hoạt động của phụ nữ :

mua bán nhỏ, thủ công, công nhân… tạo nền tảng cho sự phát triển của địa phƣơng. Sự thành

công của các chƣơng trình tín dụng do phụ nữ quản lý cho thấy nên dựa vào phụ nữ để đảm

bảo thực hiện mảng xã hội trong một số dự án. Hội phụ nữ là đối tác chính để tiếp cận phụ nữ

trên địa bàn.

Trong lĩnh vực giáo dục, các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức có thể nhắm đến cả

trẻ em và phụ huynh để nhấn mạnh học vấn là yếu tố quyết định giúp thoát nghèo bền vững :

- Giúp trẻ em hội nhập xã hội bằng cách tạo điều kiện cho các em tham gia hoạt động nhóm

(nhóm học tập, nhóm bạn tốt, nhóm độc giả, tổ chức các hoạt động ngoại khóa và chia sẻ kinh

nghiệm), đặc biệt là trẻ em nghèo ;

- Đồng hành cùng phụ huynh, cần chứng tỏ - thông qua việc sử dụng mô hình, hình ảnh - tầm

quan trọng và vai trò của việc học, cho thấy việc học là chìa khóa để thành công trong xã hội.

Mục tiêu là hạn chế việc xem trƣờng học nhƣ là nơi giữ trẻ và giảm tỷ lệ học sinh bỏ học.

Trong lĩnh vực y tế, sau khi đánh giá công tác hỗ trợ bảo hiểm y tế cho ngƣời nghèo (xem

mục 3.5 : 4,6 tỷ vnd đã đƣợc giải ngân để hỗ trợ bảo hiểm y tế ở Quận 8 trong năm 2011), cần

Page 145: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 145

tăng cƣờng công tác thông tin và tuyên truyền để giải thích cho các gia đình nghèo về nguyên

tắc bảo hiểm và phƣơng thức mua bảo hiểm.

Trƣớc mắt, nên tập trung tăng cƣờng và mở rộng các chƣơng trình y tế dự phòng, vốn có tác

động tốt. Để làm đƣợc điều này, nên tăng cƣờng hơn nữa vai trò của Trung tâm y tế dự phòng

Quận 8 và mạng lƣới của Hội chữ thập đỏ. Hoạt động giáo dục/phòng ngừa có thể đƣợc tổ

chức thông qua:

- Việc cộng tác viên y tế đến tận nhà (hiện đang đƣợc các tình nguyện viên Chữ thập đỏ thực

hiện) để thông tin, vận động, hƣớng dẫn các kỹ năng chăm sóc sức khỏe cơ bản và hƣớng dẫn

ngƣời dân đến các cơ sở y tế có chuyên môn để điều trị bệnh. Nguyên tắc của bảo hiểm y tế

cũng có thể đƣợc tuyên truyền bằng hình thức này. Ban đầu, có thể đến tận nhà những gia

đình có nhu cầu lớn nhất ;

- Văn phòng thông tin và tƣ vấn sức khỏe dành cho tất cả mọi ngƣời, để đƣợc tƣ vấn về kế

hoạch hóa gia đình, phòng chống bệnh lây qua đƣờng tình dục, quy tắc về vệ sinh, phòng dịch

bệnh.

Những cách làm này có thể là bƣớc đầu tiên trong việc phát triển một cách tiếp cận lâu dài với

các gia đình nghèo và cũng có thể đƣợc lồng ghép phƣơng pháp tiếp cận đồng hành cùng gia

đình. Mô hình y tế dự phòng kết hợp với theo dõi về mặt xã hội đã đƣợc áp dụng thành công ở

Braxin. Mặc dù mỗi quốc gia đều có đặc thù riêng, nhƣng ví dụ ở Braxin cho thấy có thể triển

khai thực hiện các cách tiếp cận mới bằng cách tổ chức lại cơ chế hiện có và dựa trên nguồn

lực, năng lực chuyên môn của địa phƣơng.

KINH NGHIỆM THAM KHẢO: VÍ DỤ HỆ THỐNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG Ở BRAXIN

Là một nước mới nổi, Braxin cũng phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến xã hội v{ đô thị.

Braxin đ~ có c|ch l{m s|ng tạo trong việc giải quyết các vấn đề xã hội.

Năm 1988, Brazil đ~ tạo ra một hệ thống y tế với các cải cách toàn diện trên toàn quốc. Ở cấp địa phương,

không chỉ có mạng lưới b|c sĩ gia đình m{ còn có mạng lưới các nhân viên y tế cộng đồng với nhiệm vụ là

cầu nối giữa c|c gia đình m{ họ đến thăm mỗi tháng với các trạm y tế ở địa phương. C|c nh}n viên n{y

hướng đến hộ gia đình, chứ không hỗ trợ cá nhân dễ bị tổn thương. Ngo{i ra, nh}n viên y tế cộng đồng

sống ở địa phương n{o, thì l{m việc ở địa phương đó. Nh}n viên y tế cộng đồng không phải là chuyên gia

về y tế, mà họ l{ người dân sống ở cộng đồng, có trình độ học vấn cơ bản (tối thiểu là THPT) v{ được đ{o

tạo về c|ch chăm sóc sức khỏe ban đầu và cách tiếp cận c|c gia đình. Nhiệm vụ của họ mang tính xã hội

hơn l{ mang tính y tế. Công việc của nhân viên y tế cộng đồng rất có ý nghĩa v{ họ rất tự hào về công việc

của mình. Nhờ đó, niềm tin của người dân vào các trạm y tế dần dần được củng cố. Gia đình n{o cũng được

giúp đỡ, kể cả gia đình đông con, bị cô lập hoặc có th{nh viên tham gia buôn b|n ma túy… Những người dễ

bị tổn thương nhất được tư vấn, hỗ trợ đưa đến c|c cơ sở y tế vào những thời điểm thích hợp. Như vậy ta

thấy ở đ}y có một mạng lưới xã hội chặt chẽ với mong muốn làm cho mọi người ai cũng có thể tiếp cận tất

cả các dịch vụ y tế v{ để đảm bảo mọi người đều được khám, chữa bệnh. Hai khía cạnh quan trọng cần ghi

nhớ: sự gần gũi văn hóa (nhân viên y tế cộng đồng là người sống trong cộng đồng đó) và sự gần gũi

về vật lý (đến thăm các gia đình hàng tháng).

Nguyên tắc ở đ}y l{ vấn đề chăm sóc sức khỏe không phải chỉ được thực hiện ở bệnh viện, mà cần được

thực hiện từ cấp cơ sở, với c|c chăm sóc ban đầu. Các nhân viên y tế tìm đến tận nh{ người d}n để tư vấn

cho họ về sức khỏe, về cách phòng bệnh v{ đưa họ đến c|c cơ sở chăm sóc sức khỏe nếu họ còn ngần ngại.

Nhân viên y tế cộng đồng cố gắng đ|p ứng tốt nhất nhu cầu của c|c gia đình.

Page 146: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 146

Ngày nay, hệ thống y tế của Brazil có 27.000 đội y tế gia đình với một mạng lưới hơn 300.000 nh}n viên y

tế cộng đồng.

http://dab.saude.gov.br/index.php

Nghiện ma túy vẫn còn là một vấn đề lớn ở phƣờng 14 (và hậu quả của nó là tù tội, mua bán

ma túy, an ninh, HIV). Chủ đề này ít đƣợc đề cập đến kể cả trong các văn bản chính thức (chỉ

nói chung là « tệ nạn xã hội »). Những hộ có ngƣời nghiện ma túy thƣờng không nằm trong

danh sách hộ nghèo. Nghiện ma túy là một yếu tố quan trọng gây ra sự bấp bênh của các hộ

nghèo và cần đƣợc theo dõi chặt chẽ, ít nhất cũng để tránh việc các hộ này bị loại trừ ra khỏi

xã hội và lún sâu vào nghiện ngập.

Hiện tại, mỗi phƣờng ở Quận 8 có từ 2 – 3 ngƣời phụ trách theo dõi ngƣời nghiện ma túy.

Cần tăng cƣờng công tác theo dõi bằng cách dựa trên mạng lƣới nhân viên xã hội đƣợc đào

tạo bài bản.

Nhìn chung, ở cấp thành phố và cấp quốc gia, trang thiết bị và và chất lƣợng cơ sở hạ tầng

dịch vụ xã hội cơ bản (trƣờng học và bệnh viện...) vẫn còn thiếu và yếu. Cần đầu tƣ nhiều hơn

nữa để cải thiện tình hình.

QUY HOẠCH VÀ HỖ TRỢ XÃ HỘI TRONG CÁC DỰ ÁN TÁI ĐỊNH CƢ

QUY HOẠCH, ĐI LẠI VÀ CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN

Các khu dân cƣ nghèo đang phát triển ngày càng nhiều trong thành phố, có nguy cơ tác động

đến toàn bộ xã hội Việt Nam (không an toàn, không lành mạnh ...). Mặc dù thoạt nhìn sự phát

triển đô thị không có ảnh hƣởng trực tiếp đến ngƣời nghèo, tuy nhiên nếu công tác quy hoạch

đƣợc thực hiện tốt, thì đó là yếu tố rất quan trọng tạo điều kiện cho ngƣời nghèo hội nhập xã

hội (các khu phố có mật độ tƣơng đối cao và hỗn hợp chức năng để tiếp nhận các hoạt động

và dịch vụ, nhà ở và không gian công cộng).

Việc lƣu ý đến vấn đề ngập lụt và đặc biệt là các đặc điểm địa chất của quận 8 là điều tối cần

thiết để xây dựng các dự án trong tƣơng lai trên nền đất ổn định, và có khả năng thoát nƣớc.

Cần có nghiên cứu chuyên sâu về nguy cơ ngập nƣớc. Vấn đề ngập lụt có thể đƣợc giải quyết

ở nhiều cấp độ (cấp lƣu vực thoát nƣớc, cấp toàn thành phố). Các khuyến nghị dƣới đây vừa

liên quan đến việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật vừa liên quan đến việc tổ chức hệ thống

lƣu vực thoát nƣớc. Cụ thể, ở Quận 8 :

- Đối với các dự án đô thị hóa trong tƣơng lai : cần phát triển mạng lƣới và các phƣơng tiện

kỹ thuật để giúp tiêu thoát hết lƣợng nƣớc do dự án sinh ra. Hiện nay, quy định dành 17%

diện tích cho không gian xanh không giúp cải thiện việc quản lý nƣớc mƣa. Nên quy định lƣu

lƣợng nƣớc đổ vào hệ thống thoát nƣớc chung (lít/giây) đối với các dự án.

- Đối với khu vực đô thị hiện hữu, có thể nghiên cứu:

Phƣơng án sử dụng một số tuyến đƣờng giao thông để thoát nƣớc khi cần thiết.

Phƣơng án sử dụng một số đối tƣợng đô thị (công viên, công trình thể dục thể thao…)

để điều tiết nƣớc khi cần thiết.

Các quy định về quy hoạch, xây dựng đối với các dự án cải tạo đô thị theo hƣớng giảm

thiểu lƣợng nƣớc mƣa chảy tràn và theo hƣớng xây dựng xanh.

Page 147: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 147

- Cũng cần thông tin, tuyên truyền cho ngƣời dân về « Văn hóa ứng xử với rủi ro » để ngƣời

dân, vốn quen với cuộc sống gắn với sông nƣớc, ý thức đƣợc các rủi ro và tác hại của các

hành vi xả rác vào kênh rạch. Các phƣơng tiện để vận động, tuyên truyền cho ngƣời dân về

nguy cơ ngập lụt cũng có thể đƣợc triển khai.

Ngoài ra, cần có chiến lƣợc về giao thông để phá thế cô lập Quận 8. Việc bị cô lập có tác

động đến tất cả các ngành, trong khi đó Quận 8 có vị trí trung tâm và tiềm năng phát triển56

.

Công tác nâng cấp hệ thống thoát nƣớc, cầu đƣờng và hẻm cần đƣợc xem là nhiệm vụ ƣu tiên,

đặc biệt là đối với các công trình đã đƣợc quy hoạch trong Đồ án quy hoạch chung xây dựng

Quận 8 đến năm 2020. Các công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm đã hoàn thành (Đại lộ Nguyễn

Văn Linh, cầu, đƣờng Nguyễn Văn Cừ, cầu Chà Và và cầu chữ Y) góp phần giải quyết ùn tắc

giao thông và cải thiện việc lƣu thông hàng hóa. Việc triển khai các công trình trọng điểm

trong thời gian tới nhƣ cầu, đƣờng Tạ Quang Bửu, cầu Ba Tơ, cầu, đƣờng Bình Tiên, cảng

Phú Định sẽ tạo thuận lợi hơn nữa cho giao thông đƣờng bộ cũng nhƣ đƣờng thủy ở Quận 8.

56 Phỏng vấn Phó viện trƣởng viện quy hoạch đô thị TPHCM, tháng 9 năm 2011

Page 148: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 148

Bảng đồ 17: quy hoạch chung xây dựng quận 8, viện quy hoạch đô thị TPHCM Nguồn : Viện quy hoạch đô thị TPHCM

Page 149: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 149

Đối với các gia đình không có đồng hồ điện và đồng hồ nƣớc (hộ sống hai bên kênh, rạch, hộ

nhập cƣ chƣa đăng ký cƣ trú, hộ chờ tái định cƣ), việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản là một vấn

đề lớn. Họ phải trả tiền cao hơn nhiều so với giá chính thức để đƣợc hƣởng lợi các dịch vụ

này (cao hơn đến 4 lần). Việc gắn đồng hồ điện, nƣớc cho các hộ đang chờ tái định cƣ nên

đƣợc xem là nhiệm vụ ƣu tiên để tránh gây thiệt thòi cho họ.

HỖ TRỢ XÃ HỘI TRONG CÁC DỰ ÁN TÁI ĐỊNH CƢ

Trong bối cảnh phát triển và tái cơ cấu kinh tế - xã hội của Quận 8 (tƣơng tự nhƣ Quận 4),

nên ƣu tiên thực hiện cách tiếp cận tích hợp trong các dự án tái định cƣ. Có sự di chuyển các

khu dân cƣ nghèo trong thành phố : các gia đình đã đƣợc tái định cƣ ở vùng ven, nhƣng

không đƣợc hỗ trợ xuyên suốt trƣớc, trong và sau tái định cƣ. Do đó, việc tái định cƣ không

giải quyết đƣợc vấn đề mà ngƣợc lại còn làm phát sinh nhiều vấn đề khác : vì loại nhà tái định

cƣ không phải lúc nào cũng phù hợp, nên phát sinh nhiều chi phí (tái định cƣ tại chỗ quá tốn

kém, từ chối nhận căn hộ tái định cƣ vì chi phí sống trong chung cƣ rất cao, không tiếp cận

đƣợc với đƣờng phố nên không thể kinh doanh…). Cần suy nghĩ về các biện pháp hỗ trợ thêm

cho tái định cƣ. Ngoài yếu tố nhà ở, cần suy nghĩ thêm về các yếu tố liên quan đến con ngƣời

nhằm tránh việc di chuyển dần dần ngƣời nghèo từ nội thành ra vùng ven thành phố.

Một số dự án tái định cƣ đã đƣợc thực hiện. Nhiều dự án khác sẽ đƣợc thực hiện nếu tình hình

phát triển tiếp tục gặp thuận lợi và nếu chƣơng trình xóa nhà lụp xụp tiếp tục đƣợc triển khai.

Có hai nhóm dân cƣ sẽ bị tác động :

- Những ngƣời rất nghèo, thuộc dạng 1, với tình hình đất đai và nhà ở còn không đƣợc đảm

bảo ;

- Các gia đình thuộc dạng 2 hoặc 3, sống trong các khu vực có khả năng phát triển và đã đƣợc

thông báo tái định cƣ. Việc chờ đƣợc tái định cƣ là nguy cơ có thể khiến các hộ này tái nghèo.

Nếu chƣơng trình tái định cƣ đƣợc thiết kế kém, các khoản bồi thƣờng không thỏa đáng, các

gia đình không đƣợc chuẩn bị trƣớc ở hiện tại hoặc trong tƣơng lai, thì việc tái định cƣ sẽ làm

tình hình thêm nghiêm trọng.

Dự án thí điểm tái định cƣ 72 hộ nghèo dọc kênh Tân Hóa - Lò Gốm (Quận 6) hiện nay đƣợc

xem là thành công với cách tiếp cận tích hợp khi tiến hành tái định cƣ. Sau 6 năm, phần lớn

các hộ đƣợc tái định cƣ vẫn còn sống ở chung cƣ đƣợc tái định cƣ57

. Tuy nhiên, trong số

những hộ đƣợc tái định cƣ bằng nền đất, nhiều hộ đã bán và chuyển đi nơi khác. Dƣới đây là

một số khuyến nghị để thực hiện các dự án tái định cƣ : (PADDI, 2010) :

Đền bù và hỗ trợ tài chính. Để đƣa ra đƣợc mức bồi thƣờng thỏa đáng, điều đầu tiên cần thực

hiện là xác định đƣợc giá trị của tài sản, giá trị này phải sát với giá thị trƣờng trong điều kiện

bình thƣờng. Điều này đòi hỏi phải thông tin rõ ràng, đầy đủ cho ngƣời dân về dự án (minh

bạch về chi phí của dự án, về việc sử dụng giá trị gia tăng thu đƣợc từ việc bán đất đã thu

hồi). Ngoài ra, cần tổng hợp kinh nghiệm ở các quận/huyện và phổ biến rộng rãi các công cụ

đã sử dụng. Về đền bù và hỗ trợ tài chính, nên thống nhất quy trình và các tiêu chí bồi thƣờng,

57

Chủ đầu tƣ : Cơ quan hợp tác kỹ thuật Bỉ (CTB) – Thiết kế : Tổ chức Các thành phố đang chuyển tiếp, 2001-2005

Page 150: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 150

không phân biệt chủ đầu tƣ (đảm bảo cân bằng lợi ích của các bên, ngăn chặn về đẩy giá bồi

thƣờng ngày càng cao, đơn giản hóa các quy định và thủ tục hành chính, quan tâm đến các hộ

chƣa có đầy đủ pháp lý, có thể tạm dừng hoặc hủy bỏ dự án nếu có quá nhiều vƣớng mắc).

Tái định cư. Vấn đề tái định cƣ có lẽ tế nhị và nhạy cảm hơn vấn đề bồi thƣờng vốn thiên

nhiều về tính toán. Vấn đề này cần cách tiếp cận thiên về xã hội, tinh tế hơn và cần nhiều giải

pháp sáng tạo hơn. Có thể thực hiện các hành động sau : Điều tra, khảo sát kinh tế - xã hội sâu

và kỹ, xây dựng chƣơng trình tiết kiệm chuẩn bị cho tái định cƣ (từ 3 đến 5 năm trƣớc khi tái

định cƣ), đƣa ra phƣơng thức và kiểu nhà tái định cƣ phù hợp, các hộ gia đình đông con có thể

có nhiều căn hộ tái định cƣ. Thiết lập quy định cho phép nhà nƣớc có quyền ƣu tiên nhận

chuyển nhƣợng bất động sản để tạo quỹ đất và quỹ nhà phục vụ tái định cƣ. Thiết kế nhà ở

phù hợp với nhu cầu của ngƣời có thu nhập thấp. Hạn chế đầu cơ căn hộ tái định cƣ bằng cách

tìm căn hộ phù hợp với ngƣời tái định cƣ. Nghiên cứu cách tái định cƣ phù hợp, có tính đến

mạng lƣới xã hội, sự đoàn kết trong gia đình, lối sống của hộ gia đình tái định cƣ.

Hỗ trợ xã hội và chuyển đổi hoạt động kinh tế. Cách tiếp cận kinh tế - xã hội là một bộ phận

trong dự án quy hoạch đặc biệt là trong giai đoạn tái định cƣ. Cần phát triển và tổ chức hoạt

động hỗ trợ xã hội và hỗ trợ chuyển đổi hoạt động kinh tế cho các hộ có thu nhập thấp và các

hộ bị thay đổi lối sống (chuyển từ nhà riêng lẻ sang chung cƣ, mất mạng lƣới quan hệ xã hội,

hỗ trợ của các cơ quan phụ trách vấn đề xã hội và hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng nơi tái

định cƣ). Cần thiết lập mối quan hệ, phối hợp chặt chẽ hơn với Ban bồi thƣờng và giải phóng

mặt bằng ở nơi di dời và với các cơ quan hữu quan ở nơi tái định cƣ nhằm :

- Hỗ trợ chuyển đổi hoạt động kinh tế cho những ngƣời mất nguồn thu nhập và hỗ trợ

đào tạo nghề cho thanh niên ;

- Thiết lập quan hệ đối tác với các doanh nghiệp thụ hƣởng dự án để tuyển dụng ngƣời

tái định cƣ ;

- Tổ chức theo dõi về mặt xã hội đối với các hộ thu nhập thấp và các hộ thay đổi hoàn

toàn lối sống ;

- Đồng hành cùng ngƣời tái định cƣ trong việc chuyển đổi nghề : phát triển các hoạt

động trong mảng kinh tế và việc làm để giúp họ hội nhập xã hội, dự kiến các hoạt

động hỗ trợ việc làm cho những ngƣời có hoàn cảnh khó khăn trong thỏa thuận ký với

khu vực tƣ nhân ;

- Giao cho Ban bồi thƣờng và giải phóng mặt bằng cấp quận/huyện đảm trách thêm

mảng hỗ trợ xã hội cho ngƣời tái định cƣ ;

- Dự kiến các địa điểm dành cho hoạt động kinh tế (vị trí chợ, nhà máy, xí nghiệp…)

trong dự án tái định cƣ để kết hợp nhà ở với việc làm. Điều này giúp đảm bảo một

phần việc chuyển đổi nghề cho các hộ tái định cƣ.

Công tác hỗ trợ có thể đƣợc thực hiện ở giai đoạn tái định cƣ và chuyển đổi hoạt động kinh tế

để thiết lập mối liên hệ giữa ngƣời dân với các hoạt động đô thị do chính quyền quản lý. Ngay

từ giai đoạn lập dự án, đã có dự trù một khoản ngân sách dành cho hoạt động hỗ trợ xã hội.

Tuy nhiên, nhằm giảm chi phí cho dự án, nhiều chủ đầu tƣ đã cắt phần ngân sách này. Thực tế

cho thấy nếu dự án không tính đến khía cạnh xã hội, thì nguy cơ thất bại hoặc chậm tiến độ sẽ

tăng lên.

Page 151: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 151

KINH NGHIỆM THAM KHẢO : ĐỒNG HÀNH VỀ MẶT XÃ HỘI TRONG CÁC DỰ ÁN XÓA NHÀ LỤP XỤP Ở

MAROC

Hơn 15% người d}n Maroc sống trong c|c khu nh{ lụp xụp. Một chương trình trọng điểm quốc gia đ~

được khởi xướng để xóa c|c khu nh{ n{y v{ cung cấp cho người nghèo nh{ ở phù hợp với nguồn lực của

họ. Hiện nay, th{nh công của Chương trình Th{nh phố không có nh{ lụp xụp đ~ được ghi nhận v{ nguyên

tắc đồng h{nh với người nghèo trong c|c vấn đề x~ hội l{ trọng t}m của c|c dự |n trong Chương trình n{y.

Các bước đi ban đầu là rất cần thiết : Nắm vững địa b{n sẽ giải tỏa X|c định v{ huy động c|c bên có

liên quan đến dự |n C|c tiếp xúc ban đầu với người d}n v{ triển khai quy trình theo dõi – đ|nh gi|

Thu thập v{ ph}n tích to{n bộ dữ liệu kinh tế- x~ hội của người d}n Đ|nh gi| kỹ c|c khó khăn về mặt x~

hội m{ dự |n có nguy cơ phải đương đầu, đặt biệt l{ c|c ý kiến « ủng hộ » và « phản đối » v{ c|c lập luận

chính đ|ng để bảo vệ c|c ý kiến đó Hình th{nh ng}n h{ng dữ liệu chung về dự |n, đặc biệt l{ danh s|ch

c|c hộ bị ảnh hưởng trong dự |n.

Công tác chỉ đạo thực hiện vừa l{ chỉ đạo về đường lối, chính sách trong khuôn khổ thẩm quyền của c|c

cơ quan tại địa phương để phê duyệt c|c định hướng, theo dõi v{ tổng kết định kỳ c|c hoạt động của dự

án ; vừa chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật trong khuôn khổ hoạt động của c|c ê-kíp hỗ trợ x~ hội. Việc

theo dõi dự |n được thực hiện thông qua c|c cuộc họp thường kỳ của Ủy ban theo dõi dự |n.

Các nhiệm vụ của công tác đồng hành về mặt xã hội

- Điều phối và hỗ trợ cho Chủ đầu tư.

X|c định hộ thụ hưởng : khảo sát kinh tế - xã hội v{ ph}n tích cơ sở dữ liệu về hộ gia đình sẽ

giúp xây dựng chiến lược truyền thông v{ điều phối ;

Cung cấp nhà ở : các chiến dịch thông tin, truyền thông về đặc điểm kỹ thuật và tổ chức không

gian của dự |n v{ c|c điều kiện t{i chính để được thụ hưởng ;

Tư vấn theo chuyên đề để x|c định phương thức thanh toán của các hộ gia đình.

- Đồng hành cùng các hộ được thụ hưởng dự án

Tổ chức các buổi thông tin và tiếp xúc thường xuyên với người dân ;

Tuyên truyền cho c|c gia đình neo đơn (phụ nữ đơn th}n, người cao tuổi sống một mình hoặc

không nơi nương tựa…) ; vận động về c|c chương trình gi|o dục v{ đ{o tạo nghề ; đa dạng

hóa các hoạt động văn hóa v{ thể thao ; phát triển các hoạt động tạo thu nhập.

Lập hồ sơ của người thụ hưởng. Hỗ trợ c|c gia đình lập hồ sơ t{i chính (đ{o tạo về quản lý nợ,

hoàn vốn vay, bảo lãnh) và về thực hiện các thủ tục hành chính ; đưa ra c|c giải pháp hội

nhập xã hội cho những người có hoàn cảnh khó khăn dựa trên cơ sở x|c định các hộ không có

khả năng t{i chính, dễ bị tổn thương v{ có ho{n cảnh xã hội không thuận lợi.

Các buổi hỗ trợ cho những hộ hoạt động kinh doanh. Hỗ trợ v{ thúc đẩy sự phát triển năng

động của mạng lưới thương mại hiện hữu (các mô hình bổ sung cho tín dụng nhỏ, cho hỗ trợ

phát triển) ; x|c định các vấn đề liên quan đến chuyển đổi nghề v{ thay đổi nơi hoạt động

kinh doanh ; hỗ trợ phát triển thương mại theo quy định ;

Chuẩn bị cho các hộ gia đình về việc phá dỡ nhà của họ. Đ}y l{ bước khá tế nhị. Nhân viên xã

hội sẽ phải chuẩn bị về tâm lý cho các hộ này về việc phá dỡ nhà của họ đồng thời đảm bảo

cho họ tiếp cận nơi ở mới, thông tin về đặc điểm của chung cư, về điều kiện pháp lý và tài

chính cho công tác quản lý phần chung của chung cư ; chuẩn bị và tạo thuận lợi cho việc di

dời người dân sang khu vực t|i định cư.

- Hỗ trợ các tổ chức phát triển xã hội và các hội. Hỗ trợ mạng lưới hội đo{n ở địa phương (ng{y đ{o

tạo, thiết lập mạng lưới, x|c định các dự |n…), vận động các nhà tài trợ, doanh nghiệp tư nh}n để

cùng đầu tư v{o c|c dự án của các hội ; thu hút sự tham gia của c|c đơn vị phụ trách mảng xã hội

để tăng cường tính năng động về kinh tế-xã hội v{ văn hóa ở khu tái định cư, thiết lập mạng lưới

c|c đối tác công bên cạnh các chủ đầu tư.

Page 152: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 152

HỖ TRỢ ĐÀO TẠO – VIỆC LÀM – ĐẦU TƢ

ĐÀO TẠO VÀ VIỆC LÀM

Đào tạo nghề có liên hệ mật thiết với việc làm và hội nhập xã hội. Điều này đòi hỏi cần hiểu

biết rõ về địa bàn và nhu cầu. Quyết định 706/QĐ-UBND của UBND Quận 8 về việc ban

hành Đề án thực hiện chƣơng trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Quận 8 (giai

đoạn 2009 – 2011, định hƣớng 2015 – 2020) đã thể hiện rõ điều này. Đề án nêu rõ đặc điểm

kinh tế hiện nay của Quận 8 về các mặt dịch vụ - thƣơng mại – công nghiệp, xác định vị trí

của Quận 8 trong mối tƣơng quan với Quận 5 và Quận 7 và cũng cho thấy rõ tiềm năng

thƣơng mại, giao thông thủy và quỹ đất dự trữ của Quận 8.

Các nhiệm vụ trọng tâm đƣợc xác định trong Đề án này nhƣ sau :

- chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Quận 8 theo hƣớng dịch vụ - thƣơng mại - công nghiệp.

Trong giai đoạn hiện nay, vẫn duy trì những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao nhƣng

sử dụng nhiều lao động (may mặc, giày da, nhựa gia dụng), nhƣng từng bƣớc sẽ có cơ chế,

chính sách chuyển đổi dần theo hƣớng công nghiệp sạch, ít ô nhiễm (điện tử, gia công phần

mềm tin học…).

- chuyển Quận 8 thành nơi trung chuyển hàng hóa của Thành phố và các tỉnh lân cận trên cơ

sở các khu vực tập trung bán buôn, các trung tâm thƣơng mại có quy mô lớn và mạng lƣới

phân phối khép kín.

Để hỗ trợ thực hiện Đề án này, có thể tiến hành phân tích thật kỹ từng ngành, từng đơn vị

(doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn). Ngoài ra, cần tiến hành theo dõi thƣờng xuyên

sự dịch chuyển lao động và cần cải thiện công tác thống kê lao động – việc làm. Công tác đào

tạo, nâng cao trình độ, tay nghề của nguồn nhân lực sẽ tạo thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ

cấu kinh tế. Việc nắm vững nhu cầu của nền kinh tế của Quận sẽ giúp đƣa ra các chƣơng trình

đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu và với ngƣời học.

Cần suy nghĩ sâu hơn về các vấn đề liên quan đến đào tạo nghề để các chƣơng trình hỗ

trợ đào tạo nghề hiện có dễ tiếp cận hơn. Các cán bộ58

ở Quận 8 khi trả lời phỏng vấn trong

khuôn khổ nghiên cứu này đều khẳng định đào tạo nghề là một lĩnh vực ƣu tiên và xem việc

tăng cƣờng công tác đào tạo nghề là một giải pháp để giúp ngƣời nghèo thoát nghèo bền

vững. Hiện nay, ta thấy có sự không gặp nhau giữa « cung và cầu » và một bộ phận ngƣời dân

không thể tiếp cận lĩnh vực này (việc không có thu nhập trong thời gian học nghề là một cản

trở lớn, tiêu chí lựa chọn ngƣời học không phù hợp, khoảng cách giữa nơi đào tạo nghề và nơi

ở rất xa, do đó chi phí đi lại rất cao…).

Trong lĩnh vực đào tạo nghề, một số hƣớng cần nghiên cứu thêm :

- Triển khai thực hiện việc theo dõi học nghề và dần dần thiết lập mạng lƣới những

ngƣời đã học nghề, đang học nghề, giảng viên và doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển

dụng lao động hoặc thực tập sinh.

- Thí điểm mô hình đào tạo nghề xen kẽ vừa học vừa làm.

58

Phỏng vấn Phó phòng LĐTBXH Quận 8, tháng 7 năm 2011 và tháng 1 năm 2012

Page 153: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 153

Đối với Quận 8, mô hình này có thể là sự kết hợp giữa đào tạo lý thuyết (ví dụ ở Trƣờng trung

cấp nghề Nam Sài Gòn) và các đợt thực tập vài tháng ở các doanh nghiệp trên địa bàn. Trong

thời gian thực tập, ngƣời học có thể hƣởng một khoản lƣơng để trang trải chi phí đi lại và

giảm nguy cơ bỏ học. Mục tiêu là doanh nghiệp có thể đào tạo đƣợc cho thanh niên, giữ chân

ngƣời đó, và sau đó có thể tuyển dụng vào làm trong doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi cần thiết

lập mạng lƣới doanh nghiệp (doanh nghiệp nhỏ và vừa, kể cả doanh nghiệp lớn) sẵn sàng tiếp

nhận và tham gia đào tạo cho thanh niên.

Tiếp đến, Cần thiết lập mối liên hệ giữa ngƣời lao động đang tìm việc làm (thanh niên tốt

nghiệp các chƣơng trình đào tạo nghề và ngƣời dân trong quận) với ngƣời sử dụng lao động.

Về điểm này, Quận 8 cũng đã có Đề án thành lập trung tâm giới thiệu việc làm. Trung tâm

này sẽ là cầu nối giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động ; giúp xác định các chính

sách định hƣớng nghề nghiệp và tạo thuận lợi cho việc tuyển dụng.

Hoạt động của Trung tâm xoay quanh 3 mảng sau đây :

- Tƣ vấn, giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ, ngƣời sau cai nghiện, ngƣời hoàn lƣơng,

con em hộ nghèo, hộ chính sách ; tƣ vấn về việc làm có thời hạn ở nƣớc ngoài cho ngƣời lao

động trong Quận ; thông báo nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp đến ngƣời lao động ; tổ

chức sàn giao dịch việc làm ; hƣớng dẫn kỹ thuật tìm việc làm, ghi nhận danh sách ngƣời tìm

việc ; thiết lập liên hệ giữa ngƣời tìm việc với ngƣời sử dụng lao động ;

- Thu thập thông tin về thị trƣờng lao động : Khảo sát tình hình cung cầu lao động trên địa

bàn Quận hàng năm ; khảo sát nhu cầu học nghề, việc làm trong các đối tƣợng thuộc nhóm

yếu thế ; thu thập nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp ; liên kết, chia sẻ thông tin

với Trung tâm giới thiệu việc làm Thành phố, các trƣờng dạy nghề và các quận khác, góp ý về

các quy định trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, tiền lƣơng…) ;

- Hƣớng nghiệp (phối hợp với Phòng giáo dục Quận 8, Trƣờng nghiệp vụ nhà hàng Thành

phố, các trƣờng dạy nghề, có chính sách ƣu đãi cho con em hộ nghèo, diện chính sách, trẻ mồ

côi…).

Theo dự kiến, Trung tâm này sẽ hoạt động với 7 nhân sự (một giám đốc, một phó giám đốc, 2

nhân viên Phòng giới thiệu việc làm, học nghề và tƣ vấn quan hệ lao động, 1 nhân viên phòng

thông tin thị trƣờng lao động, 2 nhân viên phòng kế hoạch – tài chính – hành chính).

Kế hoạch hoạt động cho giai đoạn 2012 – 2016 với các chỉ tiêu nhƣ sau :

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

1. Tƣ vấn học nghề, việc làm ngoài Trung tâm (ngƣời)

2000 2 200 2 650 3 200 4 100

2. Tƣ vấn việc làm, đào tạo nghề tại Văn

phòng Trung tâm (ngƣời) 1 200 1 320 1 450 1 600 1 750

3. Giới thiệu việc làm (ngƣời) 400 430 500 550 600

4. Thông tin về thị trƣờng lao động (tỷ lệ cung cấp thông tin trên tổng số lao động

có nhu cầu tìm việc)

75 % 80 % 85 % 90 % 95 %

5. Chiêu sinh dạy nghề (ngƣời) 100 120 150 200 250

Page 154: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 154

Một trong các hƣớng hành động trong thời gian tới là hỗ trợ cho Trung tâm này để Trung tâm

có thể thực hiện một cách có hiệu quả các nhiệm vụ của mình vì lợi ích công. Trung tâm cũng

có thể tham gia thực hiện các chính sách nhằm hợp pháp hóa dần dần khu vực phi chính thức

(khuyến khích đăng ký lao động), hỗ trợ cho những ngƣời làm việc trong khu vực phi chính

thức (về tín dụng, đào tạo nghề). Trung tâm cũng có thể là nơi đào tạo cho những ngƣời buôn

bán nhỏ, các chủ doanh nghiệp nhỏ, những ngƣời vốn thƣờng không biết cách làm thế nào để

phát triển hoạt động của mình.

KINH NGHIỆM THAM KHẢO: MÔ HÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ XEN KẼ VỪA HỌC VỪA LÀM Ở PHÁP

Trong chính sách việc làm cho thanh niên, đ{o tạo vừa học vừa l{m l{ một mô hình thú vị cho thanh niên để họ có thể vừa đi làm vừa theo học chương trình đào tạo nghề.

Đ{o tạo vừa học vừa l{m bao gồm một khoản thời gian l{m việc ở doanh nghiệp để tích lũy kỹ năng v{ một khoản thời gian học lý thuyết ở cơ sở đ{o tạo. Người học ký hợp đồng với người sử dụng lao động. Hợp đồng n{y gọi l{ Hợp đồng vừa học vừa làm, l{ một dạng hợp đồng lao động có thời hạn x|c định. Thời hạn hợp đồng được x|c định tùy theo bản chất của nghề hoặc theo trình độ được yêu cầu. Có hai hình thức đ{o tạo vừa học vừa l{m :

- Hợp đồng học nghề : trong thời gian học nghề, người học trải qua một giai đoạn học lý thuyết ở Trung tâm dạy nghề v{ giai đoạn học thực hành ở doanh nghiệp m{ mình đ~ ký hợp đồng. Đ}y l{ hợp đồng lao động giữa người học nghề v{ người sử dụng lao động. Với hợp đồng n{y, người học nghề sẽ được hưởng một số quyền, đồng thời phải có một số nghĩa vụ. Người sử dụng lao động cam kết đ{o tạo một số kỹ năng v{ trả lương cho người học. Quá trình đ{o tạo được theo dõi và đ|nh gi| qua một kỳ kiểm tra. Nếu đạt yêu cầu, người học sẽ được cấp bằng nghề như đ~ dự kiến trong hợp đồng ;

- Hợp đồng đào tạo chuyên sâu : Thời gian học lý thuyết v{ đ|nh gi| kết quả chiếm từ 15 đến 20 % tổng thời gian trong hợp đồng với doanh nghiệp. Cơ sở đ{o tạo nghề hoặc doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có bộ phận chuyên về đ{o tạo, sẽ giảng dạy phần lý thuyết.

Hợp đồng học nghề Hợp đồng đào tạo chuyên sâu

Mô hình này dành cho đối tượng nào ?

Thanh niên từ 16 đến 25 tuổi

- Thanh niên từ 16 đến 25 tuổi - Người tìm việc l{m từ 26 tuổi trở lên

Mục tiêu Được |p dụng đối với đ{o tạo ban đầu

Tạo thuận lợi cho việc hội nhập nghề nghiệp thông qua viêc được đ{o tạo chuyên môn

Thời hạn hợp đồng

Từ 1 đến 3 năm, tùy theo bằng cấp

Từ 6 đến 12 th|ng d{nh để học kỹ năng trong doanh nghiệp. Thời gian cho giai đoạn n{y có thể tăng lên, nhưng không vượt qu| 24 th|ng. Giai đoạn đ{o tạo lý thuyết không thể dưới 150 giờ.

Tần suất xen kẽ giữa nơi đ{o tạo v{ doanh nghiệp thay đổi tùy theo chương trình đ{o tạo. Điều n{y đòi hỏi cần có sự tổ chức từ phía người sử dụng lao động, người học v{ cơ sở đ{o tạo, đặc biệt l{ việc triển khai hệ thống quan hệ liên tục v{ hiệu quả giữa c|c bên. Đ}y l{ hình thức đ{o tạo kết hợp giữa nh{ trường v{ doanh nghiệp. Để sự kết hợp n{y ph|t huy hiệu quả, thì không nên xem đ}y chỉ l{ sự xen kẽ đơn thuần m{ cần thiết kế c|c tình huống đ{o tạo phù hợp, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa hai nơi đ{o tạo (doanh nghiệp v{ nh{ trường) v{ giữa hai giảng viên (giảng viên ở trường v{ người hướng dẫn ở doanh nghiệp). Sự kết hợp n{y tạo thuận lợi cho việc chuyển tiếp giữa môi trường sư phạm (gắn với việc ph}n chia từng môn học) v{ môi trường thực tế công việc (gắn với tính to{n diện, liên lĩnh vực).

Mô hình đ{o tạo n{y đ~ chứng tỏ được thế mạnh trong việc giúp người học hội nhập với môi trường nghề nghiệp vì kinh nghiệm có được trong môi trường doanh nghiệp l{ một thế mạnh không thể phủ nhận trong qu| trình tìm việc l{m v{ thông thường c|c doanh nghiệp tham gia mô hình n{y đều tuyển dụng người m{ mình đ~ tham gia đ{o tạo (40% ở Ph|p).

Page 155: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 155

TÍN DỤNG

Đối với Quận 8, mô hình này có thể là sự kết hợp giữa đào tạo lý thuyết (ví dụ ở Trƣờng trung

cấp nghề Nam Sài Gòn) và các đợt thực tập vài tháng ở các doanh nghiệp trên địa bàn. Trong

thời gian thực tập, ngƣời học có thể hƣởng một khoản lƣơng để trang trải chi phí đi lại và

giảm nguy cơ bỏ học59

. Mục tiêu là doanh nghiệp có thể đào tạo đƣợc cho thanh niên, giữ

chân ngƣời đó, và sau đó có thể tuyển dụng vào làm trong doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi cần

thiết lập mạng lƣới doanh nghiệp (doanh nghiệp nhỏ và vừa, kể cả doanh nghiệp lớn) sẵn sàng

tiếp nhận và tham gia đào tạo cho thanh niên.

Công tác đào tạo nghề có liên hệ chặt chẽ với việc làm và hội nhập nghề nghiệp. Do đó, cần

hiểu rõ địa bàn, nhu cầu thông qua việc xây dựng chiến lƣợc kinh tế cho quận 8. Chiến lƣợc

này nên xuất phát từ khảo sát thực tế mạng lƣới kinh tế trên địa bàn (sau quá trình chuyển đổi

kinh tế-xã hội) và từ đó xây dựng triển vọng có tính khả thi trong phát triển kinh tế trong đó

có tính đến tình hình kinh tế của Quận 5, Quận 7, tiềm năng phát triển kinh tế, thƣơng mại

trên kênh, rạch, vị trí của các cơ sở công nghiệp, dịch vụ…Từ những mục tiêu cụ thể, ta có

thể xác định năng lực chuyên môn cần có của ngƣời lao động để tổ chức đào tạo hoặc thu hút

lao động từ nơi khác nhằm đáp ứng các mục tiêu đã đề ra. Việc hiểu rõ nhu cầu của nền kinh

tế địa phƣơng sẽ giúp điều chỉnh hoạt động đào tạo theo đúng nhu cầu. Nên tiến hành phân

tích theo từng ngành, từng loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn) và dựa

vào tiềm năng hiện có để đƣa ra các chiến phát triển (trình độ của nguồn nhân lực, đất đai, thủ

tục hành chính). Để chiến lƣợc này có tính khả thi, sát với thực tế, cần tiến hành theo dõi sự

chuyển dịch lao động và cải thiện phƣơng pháp thống kê lao động-việc làm. Việc kết hợp hài

hòa giữa các chƣơng trình đào tạo nghề với nhu cầu lao động có tay nghề và nhu cầu việc làm

là yếu tố thúc đẩy tính năng động kinh tế. Sự năng động này dựa trên năng lực và tầm nhìn dài

hạn đồng thời cũng giúp đồng hành cùng với nỗ lực chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Quận 8.

Cần thiết lập mối liên hệ giữa ngƣời lao động đang tìm việc làm (thanh niên tốt nghiệp các

chƣơng trình đào tạo nghề và ngƣời dân trong quận) với ngƣời sử dụng lao động. Thành phố

đã giao cho DELISA nhiệm vụ làm cầu nối giữa doanh nghiệp và ngƣời tìm việc nhƣng

dƣờng nhƣ việc giao nhiệm vụ này chƣa đƣợc chính thức hóa. Do đó, đây là một hƣớng phát

triển ƣu tiên. Hiện, chƣa có một cơ quan chuyên trách về việc làm : ý tƣởng ở đây là thành lập

một trung tâm điều phối, dạng nhƣ « Trung tâm việc làm » ở Quận 8 với mục tiêu cung cấp

dịch vụ dành cho ngƣời tìm việc làm, ngƣời lao động và doanh nghiệp, nhằm :

- Dự báo nhu cầu việc làm trên địa bàn và gắn kết với nhu cầu đào tạo ;

- Thông tin cho ngƣời dân về nhu cầu của doanh nghiệp (tiêu chí tuyển dụng), định

hƣớng và tạo thuận lợi cho ngƣời dân tiếp cận cũng nhƣ phản hồi về thông tin việc

làm ;

- Hỗ trợ ngƣời sử dụng lao động quản lý nhân sự và tạo thuận lợi cho việc thành lập và

mua lại doanh nghiệp ;

Trung tâm này sẽ mở cửa cho mọi đối tƣợng, nhƣng trong đó có một bộ phận chuyên trách

phục vụ ngƣời nghèo thuộc dạng 2 và 3. Trung tâm việc làm có thể tham gia triển khai thực

59 Phó Hiệu trƣởng Trƣờng trung cấp nghề Nam Sài Gòn nhất trí với ý kiến này trong cuộc phỏng vấn vào tháng

10 năm 2011.

Page 156: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 156

hiện các chính sách giúp dần dần hợp thức hóa khu vực phi chính thức (có cơ chế khuyến

khích để ngƣời dân đăng ký dịch vụ) và hỗ trợ những ngƣời làm việc trong khu vực phi chính

thức (thông qua tín dụng, đào tạo nghề). Trung tâm cũng có thể là nơi tổ chức các khóa đào

tạo, đặc biệt dành cho chủ doanh nghiệp nhỏ, ngƣời buôn bán nhỏ, những ngƣời không biết

làm thế nào để phát triển hoặc tăng cƣờng hoạt động nghề nghiệp của mình. Các điểm có thể

đào tạo cho những đối tƣợng này : quản lý khách hàng, yêu cầu hoạt động, khả năng thanh

toán, lập kế hoạch chi tiêu.

Đối với những cá nhân có động cơ làm việc và thanh niên học nghề, Trung tâm có thể làm cầu

nối để họ tiếp cận các tổ chức tín dụng. Hai mảng dƣới đây mang tính bổ sung lẫn nhau cho

mảng tín dụng :

- Đối với ngƣời vay vốn

Một ý tƣởng hay xứng đáng đƣợc hỗ trợ phát triển : tại các ngân hàng cấp tín dụng cho hộ

nghèo, nên bố trí một vài nhân viên tiếp đón và thông tin cho khách hàng nghèo. Cần tăng

cƣờng cho các ê-kíp hiện có để thực hiện thêm nhiệm vụ hỗ trợ, tạo thuận lợi và đồng hành

cùng ngƣời nghèo. Việc triển khai một ê-kíp hỗ trợ, tƣ vấn và đồng hành cùng ngƣời

nghèo sẽ tạo điều kiện cho ngƣời nghèo trong tƣơng lai có thể đƣa ra các đề xuất về cách thức

làm việc, đƣa ra các sáng kiến. Công tác đồng hành cùng ngƣời nghèo ở địa phƣơng sẽ đƣợc

tổ trƣởng tổ dân phố tiếp tục thực hiện với vai trò là ngƣời tạo thuận lợi cho các hoạt động của

ngƣời nghèo. Ngoài ra, nhân viên xã hội đƣợc đào tạo về quản lý tín dụng nhỏ có thể hỗ trợ

thêm cho ngƣời nghèo bằng cách giới thiệu cho họ đến với các ngân hàng để đƣợc giúp đỡ.

Đây cũng là cơ hội để kiểm tra thƣờng xuyên việc sử dụng vốn tín dụng và hiểu rõ hơn các

nguyên nhân nợ nần và các trƣờng hợp không thể thanh toán nợ. Ngoài việc hỗ trợ quản lý tín

dụng, việc theo dõi sử dụng vốn tín dụng cũng rất cần thiết.

Việc thành lập các nhóm tự quản, nhóm tiết kiệm vốn đƣợc xem là cách thức để tăng cƣờng

vốn xã hội của ngƣời nghèo, có thể đƣợc thực hiện thí điểm với sự hỗ trợ và tham gia của các

tổ chức đoàn thể và chính quyền địa phƣơng. Mục đích là tạo ra các « nhóm tự giúp đỡ lẫn

nhau », ví dụ : mỗi nhóm gồm 5 thành viên do họ tự chọn và liên đới trách nhiệm tài chính

với nhau (nhóm sẽ không đƣợc vay vốn tiếp nếu một thành viên trong nhóm không trả đƣợc

khoản vay lần trƣớc). Điều này tạo ra tinh thần trách nhiệm giữa các thành viên trong nhóm

(để các thành viên trong nhóm có thể tiếp tục vay vốn), tăng tính bền vững của chƣơng trình

tín dụng. Mô hình này cũng cho phép ngƣời nghèo, thƣờng không đƣợc tiếp cận các chƣơng

trình tín dụng khác, đƣợc vay vốn với lãi suất hợp lý và mang lại kết quả tích cực trong việc

phát triển các hoạt động tạo thu nhập và phát triển cá nhân60

.

- Đối với các tổ chức cho vay

Việc xác định chiến lƣợc tín dụng và xem tín dụng làm một công cụ giảm nghèo đòi hỏi cần

xem xét lại công tác kiểm tra, giám sát ; làm rõ các điều kiện để đƣợc vay vốn ; thiết lập ê-kíp

tƣ vấn, hỗ trợ và đồng hành cùng ngƣời nghèo. Trƣớc hết, cần tăng cƣờng và hoàn thiện các

phƣơng pháp đánh giá khả năng hoàn vốn, đánh giá nợ và các nguy cơ của tình trạng không

có khả năng hoàn vốn.

60

Ví dụ Chƣơng trình tín dụng nhỏ ở Phƣờng 14, Quận 8, do Tổ chức phi chính phủ Các thành phố

đang chuyển tiếp phối hợp với Ủy ban MTTQ Quận 8 và UBND Phƣờng 14 triển khai thực hiện vào năm 2005. Hiện nay, Chƣơng trình này có 125 thành viên và tỷ lệ hoàn vốn trung bình là 98,5%.

Page 157: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 157

3 từ khóa : Thông tin – Đồng hành – Cá nhân hóa.

Các khoản hỗ trợ đi theo một quá trình và đƣợc thực hiện từng bƣớc;

3 « H » để thực hiện các lĩnh vực ƣu tiên và tác động đến 3 nhóm hộ nghèo thông qua các

hoạt động cụ thể :

o Hỗ trợ, đồng hành cùng hộ gia đình trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

o Hỗ trợ xã hội trong các dự án tái định cƣ

o Hỗ trợ đào tạo – việc làm – đầu tƣ

4.3.2. CÁC HƯỚNG HÀNH ĐỘNG LIÊN NGÀNH ĐỂ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH

HƢỚNG ĐẾN QUẢN LÝ VÀ PHỐI HỢP TỐT NHẤT

Phƣơng pháp tiếp cận từ trên xuống. Các yêu cầu của chƣơng trình giảm nghèo đƣợc đƣa

ra theo hƣớng "đi từ trên xuống" và do đó thƣờng không tạo thuận lợi cho việc thực hiện các

hành động phù hợp với tình hình của địa phƣơng. Cần dựa trên năng lực và trách nhiệm của

từng cấp chính quyền trong triển khai thực hiện. Quận 8 đã phát triển nhiều mô hình khi thực

hiện chƣơng trình giảm nghèo. Chính quyền có quyết tâm thực hiện cách tiếp cận toàn diện,

chứ không chỉ dừng lại ở việc cấp vốn cho hộ nghèo. Để thực hiện đƣợc điều này cần quan

tâm hơn đến việc ngƣời dân sử dụng vốn tín dụng nhƣ thế nào và tiến hành theo dõi sâu hơn

về mặt định tính. Vai trò của các tổ tự quản giảm nghèo sẽ trở nên ngày càng quan trọng

hơn. Từ các tổ này, các sáng kiến có thể sẽ đƣợc đƣa ra, với điều kiện chúng đƣợc chuyển tiếp

lên cấp trên một cách chính xác61

. Nỗ lực để phát triển các chƣơng trình linh hoạt hơn và phù

hợp hơn với điều kiện tại địa phƣơng đã đạt đƣợc thành công, nhƣng còn mang tính tƣơng đối

vì các chƣơng trình hiện tại còn khá manh mún.

Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các đơn vị. Muốn thực hiện điều này và tiến đến các cách tiếp

cận toàn diện, trƣớc hết cần có quyết tâm chính trị. Nên tăng cƣờng sự phối hợp và lồng

ghép các hành động. Ban chỉ đạo giảm nghèo đóng vai trò điều phối hoạt động giữa các ngành

khác nhau, tuy nhiên các chƣơng trình không đƣợc gắn kết với nhau ngay từ giai đoạn xây

dựng (một bên là y tế, một bên là giáo dục, một bên là giảm nghèo…) ; nhƣng đôi khi thiếu

tính linh hoạt và thiếu sự liên hệ giữa các ngành. Các nhà quản lý của ngành này không biết

và không hiểu rõ những gì mà các đồng nghiệp của mình đang làm ở ngành khác và do đó ít

làm việc cùng nhau. Việc triển khai một chƣơng trình tích hợp có thể cho phép kết nối các

hoạt động khác nhau để phù hợp hơn và hiệu quả hơn. Một trong những điểm ƣu tiên cần thực

hiện là tổ chức tốt hơn việc chia sẻ thông tin nhờ vào các công cụ có tính liên ngành. Điều này

61

Hội phụ nữ Quận 8 mong muốn đi theo cách tiếp cận này : Hội đã thành lập các Câu lạc bộ “dịch vụ

gia đình” ở cấp Quận và cấp phƣờng. Mô hình này hiện đang hoạt động hiệu quả ở các phƣờng để hỗ

trợ giới thiệu việc làm, cung cấp dịch vụ xe ôm trong giới nữ để đƣa đón học sinh đi học, giới thiệu ngƣời phụ giúp việc nhà, chăm sóc ngƣời bệnh…

Page 158: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 158

đòi hỏi phải làm rõ trách nhiệm giữa các tổ chức đoàn thể, chính quyền, các chủ thể ở địa

phƣơng, các sở, ban ngành chuyên môn, và điều này cần đƣợc thực hiện ở từng hành chính.

Phƣơng pháp tiếp cận toàn diện. Vấn đề "ngƣời nhập cƣ" cần đƣợc nghiên cứu sâu thêm

(quy mô, đối tƣợng : ngƣời nhập cƣ vì kinh tế đến từ các vùng nông thôn để tìm việc tại thành

phố và lập nghiệp; trẻ em bị thu hút vào các mạng lƣới kinh tế, làm việc toàn thời gian, hoặc

trẻ em lên thành phố tìm việc trong các kỳ nghỉ để có tiền trang trải cho việc học tập…). Đây

là vấn đề mấu chốt đối với Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là tại Quận 8. Những ngƣời

nhập cƣ này (thƣờng là những ngƣời có tay nghề thấp và có kinh tế bấp bênh) liên quan đến

các bất bình đẳng và làm nảy sinh số hộ nghèo.

Những hộ không có hộ khẩu thƣờng trú cũng đƣợc hƣởng một số khoản hỗ trợ. Ở Phƣờng 14,

những hộ nghèo tạm trú từ 6 tháng trở lên đều đƣợc đƣa vào danh sách. Ngoài ra, các hộ

nghèo bị vƣớng vào « tệ nạn xã hội » cũng đƣợc đƣa vào danh sách hỗ trợ. Việc quan tâm

đến mọi ngƣời dân (kể cả ngƣời không có hộ khẩu thƣờng trú) đồng nghĩa với việc hiểu

rõ về địa bàn của mình, về các tiềm năng và rủi ro thực tế của nó. Nhƣ vậy, Quận 8 có thể

có hai danh sách : một danh sách các hộ nghèo tƣơng ứng với các tiêu chí và mục tiêu mà

các cấp trên đã đề ra, và một danh sách hộ nghèo khác theo đúng thực tế tại địa phƣơng (số

lƣợng, đặc điểm, vị trí, vv.). Cần tiếp cận các hộ không có hộ khẩu thƣờng trú, hiểu rõ hơn

các đặc điểm và nhu cầu của họ để tránh việc cái nghèo dần dần bén rễ và sẽ bùng lên mạnh

hơn trong trung hạn.

TRUYỀN THÔNG VÀ THÔNG TIN

Do thiếu các mối quan hệ xã hội, ngƣời nghèo không phải lúc nào cũng nhận thức đƣợc tình

cảnh của mình hoặc sợ tiếp xúc với ngƣời khác có địa vị xã hội tốt hơn. Bức tƣờng vô hình

này không những không thúc đẩy họ tham gia vào cộng đồng và vào các hoạt động của cộng

đồng mà còn khiến họ trở nên ngập ngừng hơn trong việc đƣa ra quan điểm của mình trong

các cuộc họp. Ở đây, cần đề cập đến vấn đề vốn xã hội. Tình trạng này cũng làm sai lệch

nhận thức và hậu quả là họ thƣờng bị phê bình là có thái độ thụ động, thiếu động lực, thiếu

quyết tậm thậm chí là từ chối khi đƣợc giúp đỡ. Do đó, cần phải quan tâm hơn đến yếu tố

tâm lý, tâm lý "mì ăn liền" trong việc đƣa ra các chính sách công.

Những khó khăn về vốn xã hội này (các mối quan hệ, các mạng lƣới chính thức và không

chính thức, tổ chức xã hội) có thể đƣợc khắc phục bằng việc hỗ trợ tổng thể và hỗ trợ mang

tính định tính. Không chỉ đơn thuần cung cấp cho một thẻ bảo hiểm y tế hay một khoản tín

dụng mà còn phải thông báo các cơ hội để giúp họ cải thiện cuộc sống của mình, giúp họ xác

định nguồn gốc thực sự của vấn đề, cũng nhƣ là lƣờng trƣớc những cú sốc và rủi ro một cách

hiệu quả. Hiện nay, phƣơng tiện truyền thông đƣợc sử dụng ở cấp phƣờng là đài phát thanh,

phát tờ rơi, tổ chức họp dân và đôi khi cán bộ đến tận nhà dân để thông tin. Ngƣời dân cũng

có thể đến UBND phƣờng để đƣợc bộ phận chuyên trách tiếp dân cung cấp thông tin (ví dụ :

thông tin về tuyển dụng lao động)62

.

Nghiên cứu cũng ghi nhận có sự bất cập giữa một bên là chính quyền nói đã cung cấp thông

tin cho ngƣời dân thông qua các phƣơng tiện thông tin nêu trên và một bên là một số ngƣời

62

Phỏng vấn Phó chủ tịch UBND phƣờng 14, quận 8, tháng 1 năm 2012

Page 159: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 159

dân khi đƣợc phỏng vấn đều trả lời là không có tiếp cận đƣợc thông tin về các chính sách hỗ

trợ của nhà nƣớc. Vƣớng mắc trong thông tin và truyền thông giữa ngƣời dân và nhà nƣớc là

do : về phía ngƣời dân : một số có trình độ học vấn thấp, có tâm lý an phận và chƣa tin tƣởng

hoàn toàn vào chính quyền ; về phía chính quyền : chƣa sử dụng các công cụ thông tin, truyền

thông mới, có tính sáng tạo, đến đƣợc với số đông và cung cấp thông tin rõ ràng hơn.

Để cải thiện việc này, cần phổ biến các thủ tục hành chính tốt hơn, thông tin đơn giản và minh

bạch hơn : nhƣ chúng ta đã thấy, việc làm rõ trách nhiệm là bƣớc đi đầu tiên. Song song với

đó là việc lập ra và phổ biến một tài liệu hƣớng dẫn cung cấp các thông tin về các điều kiện

hội đủ thời gian, các điểm truy cập, tham khảo chính, các quyền và nghĩa vụ. Đây là một biện

pháp đơn giản có thể áp dụng để đƣa thông tin đến với nhiều gia đình. Tài liệu hƣớng dẫn có

minh họa và đƣợc trình bày rõ ràng có mô phạm (không phải với ngôn ngữ hành chính), đƣợc

phân phát rộng rãi trực tiếp đến các gia đình, có sẵn tại các cơ quan thƣờng trực và các Uỷ

ban nhân dân phƣờng, điều này sẽ tạo nên một cơ sở tốt để duy trì đối thoại giữa (tất cả) các

hộ gia đình nghèo và các cơ quan chính quyền. Bằng cách này, cảm giác "hiệu ứng xổ số/hên

xui" mà đôi khi các gia đình nghèo cảm thấy theo các tiêu chí và các thủ tục đƣợc nhận hỗ trợ

có thể đƣợc giảm nhẹ.

PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG CỤ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ – TĂNG CƢỜNG THỂ

CHẾ

Các cộng tác viên và cán bộ phải đƣợc trang bị đầy đủ công cụ cần thiết để đảm nhiệm vai trò

của họ trong việc triển khai thành công các chƣơng trình hỗ trợ cho các gia đình nghèo. Trong

quá trình tiến hành nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy mặc dù có quyết tâm và có dữ liệu, nhƣng

một số tình huống đã không tìm thấy bất kỳ lời giải thích nào từ các cơ quan có thẩm quyền.

Những dữ liệu định lƣợng chỉ đƣợc mô tả, mà không có bất kỳ phân tích nào nhằm xác định

các yếu tố giải thích tình trạng nghèo. Các chính sách tín dụng là một ví dụ điển hình. Dữ liệu

hiện có liên quan đến tỷ lệ hoàn vốn, tỷ lệ thất thoát vốn do ngƣời vay vốn thay đổi chỗ ở, các

khoản nợ đƣợc giảm hoặc xóa, nhƣng không có phân tích về nguyên nhân, càng không có

cách thể hiện để cho thấy sự tiến triển từ năm này qua năm khác. Việc chia sẻ dữ liệu nên

đƣợc thực hiện một cách có hệ thống.

Do đó, cần phải tăng cƣờng năng lực của các cán bộ phụ trách quản lý chƣơng trình về mảng

phân tích trƣờng hợp, đánh giá nhu cầu, xây dựng chiến lƣợc, theo dõi và đánh giá, thích ứng

và sáng tạo. Việc có công cụ tốt để theo dõi và đánh giá là rất cần thiết để xây dựng các

chƣơng trình giảm nghèo bền vững. Điều này cần đƣợc cụ thể ở hai khía cạnh :

- xác định : đối tƣợng mục tiêu là ai ? Để xác định đối tƣợng này, cần dựa trên các cuộc

điều tra kinh tế - xã hội (xem mục 4.3.1). Các cuộc điều tra đƣợc tiến hành hàng năm

trong khuôn khổ của chƣơng trình là một cơ sở tốt để nghiên cứu. Các khảo sát này có

thể đƣợc bổ sung thêm bằng các đợt đi thực tế mang tính định tính hơn để xác định các

yếu tố rủi ro chính, mức độ dễ bị tổn thƣơng và những nỗ lực cần thiết bù đắp các

khoản thiếu hụt. Với các dữ liệu thu thập đƣợc kể cả dữ liệu về ngƣời chƣa đăng ký cƣ

trú, ta có thể mô tả đặc điểm của đối tƣợng mục tiêu và tiến hành phân tích theo các

tiêu chí ƣu tiêu ;

Page 160: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 160

- địa điểm : đối tƣợng mục tiêu sống ở đâu ? Từ các dữ liệu thu thập đƣợc, bức tranh về

tình hình ngƣời nghèo ở quận sẽ đƣợc đƣa ra và đƣợc minh họa bằng công cụ địa lý.

Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS63

) đƣợc thiết kế để đo lƣờng và phân tích diễn biến

của tình trạng nghèo. Các thông tin trong hệ thống GIS liên quan đến mọi khía cạnh

của tình trạng nghèo, bản chất và sự tiến triển của nó. Dữ liệu về dân số đã có, giờ chỉ

cần xem xét, phân tích dữ liệu đó ở thời điểm T, cập nhật dữ liệu và « cụ thể hóa trên

bản đồ ».

Công cụ này có thể đƣợc mở rộng và phân tích chọn lọc bằng cách minh họa tính sẵn có cũng

nhƣ khả năng tiếp cận các dịch vụ của thành phố (cơ sở hạ tầng, giáo dục, chăm sóc y tế, thể

chế pháp lý, chính trị và tài chính, việc làm). Điều này có thể giúp xác định các khu vực đặc

biệt dễ bị tổn thƣơng, dễ bị loại trừ ra khỏi xã hội do thiếu các dịch vụ.

Từ các công cụ theo dõi, việc tổng kết và đánh giá có thể sẽ đƣợc tiến hành. Báo cáo hàng

năm của Quận (đánh giá hoạt động của năm vừa qua và triển vọng cho năm tiếp theo) cần

trình bày rõ hơn và cải thiện hơn về nội dung để phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch hành

động hiệu quả trong ngắn hạn (1 năm) và trung hạn (5 năm). Việc đánh giá các chính sách

công chủ yếu :

- tiến triển trong thời gian

- tiến triển trong không gian

- hiệu quả

Ông Nguyễn Văn Xê (DELISA TPHCM): Ban giảm nghèo cần tiếp tục đánh giá và nghiên

cứu để thấy rõ hơn tác động của các chƣơng trình giảm nghèo. Việc đánh giá cần thật xác

đáng và tập trung vào tốc độ giảm nghèo. Cần đánh giá một quá trình động với các diễn biến

của nó hơn là đánh giá tình hình tại một thời điểm T64

. Việc hỗ trợ về mặt thể chế cho Quận 8

có thể là một thành phần của một dự án trong tƣơng lai.

Điều này có thể đƣợc thực hiện bằng cách dựa trên các nghiên cứu – hành động. Một số

hƣớng nghiên cứu tiếp theo có thể hƣớng đến là :

- Nghèo đa chiều là gì ? Thế nào là nghèo về giáo dục, nghèo về kinh tế ?

- Ma trận đƣợc đề xuất ở trên hoàn toàn có thể đƣợc hoàn thiện thêm. Ƣu điểm của ma

trận này là trình bày một cách tổng hợp các chỉ số về tình trạng nghèo để tạo thuận lợi

cho việc phân tích so sánh nhanh các tình huống nghèo. Ma trận này có thể là một nội

dung cần nghiên cứu sâu thêm, trên từng chỉ số cụ thể và ứng dụng vào một trƣờng

hợp cụ thể ;

- Việc phát triển các công cụ theo dõi – đánh giá ở cấp quận cũng có thể là một mảng

trong hoạt động của Trung tâm theo dõi nghèo đô thị ;

63

GIS là việc tập hợp thông tin trong một cơ sở dữ liệu bao gồm các số liệu thống kê, bản đồ, hình ảnh

và các yếu tố tuyến tính. Ngƣời sử dụng có thể khai thác cơ sở dữ liệu này bằng cách xác định các

chiến lƣợc khai thác dữ liệu tùy theo các mục tiêu đã đề ra. Các bản đồ trong nghiên cứu này đã đƣợc

thực hiện theo cách trên. 64

Phỏng vấn tháng 1 năm 2012.

Page 161: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 161

- Cũng có thể nghiên cứu thêm về các hình thức di chuyển : di chuyển theo nghĩa đi lại :

các hộ nghèo ở Quận 8 ít di chuyển ra khỏi Quận 8 trong các hoạt động hàng ngày ; di

chuyển nơi ở : họ ở trong cùng một căn nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác ; di chuyển

(thay đổi) về tâm lý : ngƣời nghèo ít khi nghĩ mình có thể thoát nghèo nên vẫn sống

chung với nghèo.

Bảng tổng hợp các hành động có thể thực hiện ở Quận 8 theo từng chủ thể, từng lĩnh vực

Chủ thể Tổ chức phi chính phủ

Đơn vị tư vấn Đơn vị nghiên cứu ứng dụng (Paddi, HIDS)

Đồng hành cùng các gia đình nghèo

Y tế - Nghiện ma túy

Chiến lược tiếp cận dịch vụ đô thị

Đồng hành về mặt xã hội trong dự án tái định cư

Quy hoạch/chống ngập

Đào tạo nghề - việc làm

Thông tin – Truyền thông Hỗ trợ thể chế : theo dõi – đánh giá

Nghèo đa chiều

Các đối tác : UBND Quận 8, Phòng LĐTBXH Quận 8, Ủy ban MTTQ Quận 8, Hội phụ nữ

Quận 8, Trƣờng dạy nghề Nam Sài Gòn.

Page 162: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 162

TỔNG HỢP

Bài trình bày tại

HỘI THẢO BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ Ở

QUẬN 8, TPHCM

UBND Quận 8, TPHCM, 18 tháng 4 năm 2012

1. GIỚI THIỆU

NHẬN ĐỊNH HIỆN TƯỢNG NGHÈO

Các đối tác

- Thỏa thuận ba bên : UBND Quận 8 – TGH – PADDI ;

- Vùng Rhône - Alpes (Pháp) : hỗ trợ tài chính ;

- Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM (HIDS): hợp tác thực hiện nghiên cứu.

Mục tiêu của nghiên cứu

- Xác định thực tế, tính năng động và các thành tố của nghèo đô thị ;

- Xác định các nhân tố chính của tình trạng nghèo và các dạng hộ nghèo ở Quận 8;

- Gợi ý các hướng hành động cho mọi chủ thể mong muốn hoạt động ở Quận 8.

QUẬN 8, MỘT ĐỊA BÀN ĐANG CÓ NHIỀU BIẾN ĐỔI

Dân số : 411.574 người (2010), tỷ lệ tăng dân số ≈ 3% (2006-2010).

Đặc điểm địa lý :

- Nhiều kênh, rạch có khả năng phục vụ giao thông đường thủy ;

- Một trong những quận/huyện có nguy cơ bị ngập cao ;

- Nhiều « hạn chế » về vật chất và tâm lý .

Biến đổi không gian và kinh tế :

- Đất nông nghiệp giảm, nhường chỗ cho đất ở và đất công nghiệp; di dời các cơ sở công nghiệp

gây ô nhiễm.

- Thứ tự ưu tiên trong chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Quận 8 là : dịch vụ, thương mại

và công nghiệp;

- Thương mại và dịch vụ chủ yếu đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương.

Tiềm năng :

- Quận 8 nằm giữa khu Trung tâm lịch sử của Thành phố, nơi có sự phát triển năng động theo

hướng dịch vụ và khu đô thị mới ở Phía Nam, nơi đang phát triển mạnh mẽ;

- Các cụm công nghiệp cũ, khu vực dọc kênh, rạch và đất nông nghiệp tạo thành quỹ đất phục vụ

cho sự phát triển trong tương lai;

- Mạng lưới kênh, rạch vừa là lực cản (tạo sự ngăn cách, nhà ở lụp xụp ven kênh) vừa là tiềm năng

cho sự phát triển (giao thông đường thủy, phát huy giá trị hai bờ kênh, rạch);

Trong tương lai, Quận 8 là địa bàn kết nối giữa Quận 1, Quận 5, Quận 7 và Huyện Bình Chánh và là nơi

trung chuyển hàng hóa của TPHCM và các tỉnh lân cận.

Page 163: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 163

NGƯỜI NGHÈO

- Năm 2011 : Quận 8 có 98.948 hộ trong đó có 3.915 hộ được ghi nhận là hộ nghèo (chiếm 4% tổng

số hộ của Quận 8).

- Từ năm 2009 đến năm 2011, số hộ nghèo giảm 42,7%.

- Tỷ lệ giảm ở các phường là khác nhau.

2. PHƯƠNG PHÁP

Trọng tâm : ngưỡng nghèo (1.000.000 vnd/người/tháng ở TPHCM)

Các nguồn thông tin và phân tích dữ liệu :

- Đọc các tài liệu hiện có về nghèo đô thị ở Việt Nam. Phân tích các chính sách hiện nay; phân tích

đô thị và thiết lập bản đồ ; 16 cuộc phỏng vấn sâu với đại diện của Quận 8 và Thành phố. Khảo sát

100 hộ.

Phương pháp khảo sát hộ gia đình

- Phường 14 có tỷ lệ hộ nghèo cao (8,6%);

- Hộ được khảo sát có trong danh sách hộ nghèo của P.14;

- Mẫu khảo sát có 100 hộ được lấy trên danh sách 1.000 hộ ;

- Thử nghiệm bảng câu hỏi và 3 tuần khảo sát

- Kết quả khảo sát không mang tính đại diện cho toàn Quận

8

- Mẫu khảo sát không có hộ không đăng ký cư trú (hộ

không có tên trong danh sách hộ nghèo của P.14 ).

Nghiên cứu có 4 phần :

- Trình bày bối cảnh thể chế - kinh tế và tình hình của Quận 8 ;

- Trình bày chính sách giảm nghèo (cấp quốc gia, cấp thành phố và cấp quận) ;

- Trình bày các kết quả chính của cuộc khảo sát hộ gia đình;

- Kết luận và khuyến nghị.

27%

19%

16%

12%

16%

10%

0-6 triệu đồng

6-8 triệu đồng

8-10 triệu đồng

10-12 triệu đồng

12-16 triệu đồng

> 16 triệu đồng

Page 164: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 164

3. CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO

4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT

THU NHẬP – CHI TIÊU

- Thu nhập chủ yếu từ việc làm chính : trung bình 4.945.000 vnd/tháng/hộ.

- Đối với nhóm thu nhập 0-8 triệu: ¼ thu nhập là từ lương hưu và hỗ trợ y tế.

- Giảm dần các khoản hỗ trợ.

- Bảo hiểm y tế là khoản hỗ trợ được cấp nhiều nhất (71% số hộ khảo sát).

- Gia đình và hàng xóm là những nguồn giúp đỡ quan trọng.

Phân bố các nguồn thu nhập giữa các nhóm thu nhập

- Chi tiêu thường xuyên hàng tháng = 4,7 triệu vnd/hộ (750.000 vnd/người)

o Ăn uống và nhu yếu phẩm 65%;

o Dịch vụ đô thị 11%

- Chi tiêu đột xuất hàng năm = 12,6 triệu vnd/hộ (2 triệu vnd/người)

Quốc gia

•Giai đoạn 3 của chương trình giảm nghèo, chính sách ngày càng mang tính toàn diện và liên ngành ;

•Bộ LĐTBXH điều phối và hỗ trợ cho Ban chỉ đạo giảm nghèo của Chính phủ ;

•Hỗ trợ tài chính chủ yếu thông qua tín dụng.

•Năm 2010 : ngưỡng nghèo mới

•Ở nông thôn : 400.000 vnd/người//tháng

•Ở đô thị: 500.000 vnd /người/tháng.

•Hà Nội và TPHCM: 1.000.000 vnd/người/tháng

•Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011, về giảm nghèo bền vững cho giai đoạn 2011-2020, đưa ra nhiều định hướng và mục tiêu.

Thành phố

•Khuôn khổ pháp l{ : Quyết định 22/2010/QĐ-UBND

•Cách tiếp cận toàn diện hơn

•Cần thiết đảm bảo tính bền vững của chương trình, quan tâm đặc biệt đến các hộ nghèo mới và hộ vừa thoát nghèo

•Năm 2010 : Ngân sách cho chương trình giảm nghèo của TPHCM là : 2.500 tỷ vnd.

• Sở LĐTBXH TPHCM, đầu mối xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình giảm nghèo ;

•Hỗ trợ theo từng lĩnh vực tùy theo mức thu nhập của hộ gia đình.

Quận

• Ngân sách tăng qua từng năm. 33% từ huy động trong phường, 40% từ ngân sách trực tiếp của Quận 8 ;

•Quyết tâm chính trị : 1. tạo ra môi trường thuận lợi (cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, phát triển kinh tế), 2. hỗ trợ người nghèo nhất trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo nghề và tiếp cận tín dụng.

•Số người nghèo ở Quận 8 giảm dần, mức độ giảm khác nhau tùy theo phường

0% 20% 40% 60% 80% 100%

0-8 triệu đồng

8-12 triệu đồng

12-16 triệu đồng

>16 triệu đồng % thu nhập từ công việc + lương hưu + trợ cấp y tế

% thu nhập từ các khoản hỗ trợ và nguồn thu nhập bổ sung

Page 165: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 165

o Nhà ở (26%), y tế (17%), hoàn vốn tín dụng hoặc trả nợ (15%)

o Cho gia đình và các mối quan hệ (15%)

- 45% hộ được khảo sát không có xe đạp, xe gắn máy => cản trở việc tiếp cận việc làm và đào tạo.

VIỆC LÀM

- Kinh tế Quận 8 chuyển dịch theo hướng dịch vụ ;

- 78% việc làm của những người được khảo sát thuộc khu vực phi chính thức ;

- Việc làm chiếm ưu thế : công nhân, giúp việc nhà, buôn bán ;

- Nguồn tạo việc làm chính cho những người được khảo sát là gia đình và hàng xóm, chiếm 69%

nguồn tạo việc làm;

- 70% việc làm không đòi hỏi kỹ năng ;

- Khi gặp khó khăn về việc làm, người nghèo nhờ vào sự giúp đỡ của gia đình và hàng xóm (92%) ;

- 77% chủ hộ cho biết không có ý định thay đổi để cải thiện việc làm.

Tâm lý sống qua ngày và an phận chấp nhận điều kiện sống của mình còn phổ biến ở nhiều người

nghèo.

=> Một bộ phận người nghèo ý thức được các nguyên nhân cản trở họ tiếp cận những việc làm tốt hơn.

GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO NGHỀ

- Trình độ học vấn càng thấp, nguy cơ nghèo càng cao và mức độ nghèo càng nghiêm trọng ;

- 71% số hộ được phỏng vấn cho biết gặp khó khăn về việc học của con. Lý do đầu tiên được nêu

lên : chi phí cho việc học ;

Không phải là học phí (vì hộ nghèo được miễn, giảm học phí) mà là tất cả các chi phí có liên quan đến

việc học.

- Hiện tượng bỏ học (38%) và học phổ cập;

Nghèo từ thế hệ này sang thế hệ khác.

92% chủ hộ nói : không biết Trung tâm dạy nghề Quận 8

Khó khăn của chính quyền trong việc thu hút người học nghề.

Nhiều hộ nghèo không thấy lợi ích của việc học nghề.

- Trình độ học vấn thấp làm giảm cơ hội học nghề (tối thiểu phải học hết THCS) ;

- Học phí học nghề khá cao + chi phí mua sắm trang thiết bị, đi lại,…+ không có thu nhập trong

suốt thời gian học ;

- Khó khăn trong việc đi lại + các Trung tâm đào tạo nghề ở xa nhà.

Y TẾ & TIẾP CẬN DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE

- ¼ số người được khảo sát mắc bệnh mãn tính ;

- 1/3 số người được khảo sát không có bảo hiểm y tế ;

Có mối liên hệ giữa mức hỗ trợ bảo hiểm y tế (100%, 50%, 0%) với việc có thẻ bảo hiểm y tế.

Khi mắc bệnh, người nghèo phải lựa chọn hoặc là tiết kiệm chi phí chữa bệnh hoặc vay nợ để chữa

bệnh.

Page 166: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 166

Liên hệ giữa việc có bảo hiểm y tế với thu nhập của chủ hộ

- Gần 50% số người nghèo cho biết không sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong năm vừa qua.

- Lý do chưa mua bảo hiểm y tế : phí bảo hiểm y tế (64%), không gặp vấn đề về sức khỏe (19%) ?

Phần lớn người dân chưa hiểu đúng nguyên tắc của bảo hiểm y tế.

- 28% số hộ được phỏng vấn không có người thân để nhờ cậy khi gặp khó khăn.

- Gần 50% số người được khảo sát tự mua thuốc chữa bệnh.

TÍN DỤNG

- Tỷ lệ người dân thực hành tiết kiệm rất thấp (5%). Mức tiết kiệm trung bình : 1.600.000

vnd/năm/hộ.

- 68% số hộ mắc nợ. Mức nợ trung bình : 4 triệu vnd.

- 53% tín dụng dành cho hộ nghèo lấy từ vốn ngân sách, với lãi suất thấp.

- Lãi suất tín dụng trung bình = 1,67%/tháng. Lãi suất từ 0% (mượn tiền của gia đình) đến

18%/tháng (15% các hộ khảo sát).

o Tiền lãi phải trả trung bình mỗi năm là 1.066.000 vnd/người.

sử dụng vốn tín dụng

- Tín dụng được sử dụng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày (73%) và chỉ có 27%

người vay tiền sử dụng tín dụng để đầu tư (thương mại, giáo dục) nguy cơ mắc nợ.

- Cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn để việc vay tín dụng gắn với việc thực

hiện dự án nhỏ tạo thu nhập, chứ không phải dùng tín dụng để trang trải tạm thời cho chi phí

sinh hoạt.

NHÀ Ở VÀ TÁI ĐỊNH CƯ

- Lý do người dân gắn bó với nơi ở : có nhà, đã sống một thời gian dài và có hàng xóm tốt ;

83

7

9

17

93

91

< 8 triệu đồng / người / năm

8-12 triệu đồng / người / năm

> 12 triệu đồng / người / năm

Có Không

35%

25%

20%

7%

4% 3%

3% 1% 1% 1% Nhu cầu hàng ngày (ăn uống,…)

Sửa nhà

Đầu tư vào việc làm/kinh doanh

Giáo dục

Trả nợ

Điều trị bệnh

Làm thủ tục hành chính

Mua trang thiết bị

Ma chay

Sinh nở

Page 167: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 167

- Tỷ lệ thay đổi chỗ ở thấp và nghèo từ thế hệ này sang thế hệ khác : 72% chủ hộ được phỏng

vấn sống ở phường 14 từ rất lâu ;

- 86% số hộ được phỏng vấn cho biết hài lòng với vị trí nơi ở của mình mặc dù môi trường ô

nhiễm, ngập nước và nhà ở còn tạm bợ, nhưng việc sống ở một quận trung tâm là yếu tố rất

quan trọng đối với các gia đình này;

- Phần lớn hộ nghèo (87%) sống ở các tuyến đường phụ hoặc đường hẻm nhỏ, không thuận lợi

cho việc phát triển các hoạt động kinh tế ;

- 89% chủ hộ được phỏng vấn là chủ sở hữu nhà ở, 55% có giấy tờ hợp pháp (sổ đỏ hoặc sổ hồng).

- Nhà ở còn thiếu tiện nghi (một số trường hợp có nhà lụp xụp) và chật, hẹp. Diện tích nhà ở bình

quân là 7,4m².

- 40% số hộ được khảo sát nằm trong diện tái định cư. Nhưng họ chưa có thông tin đầy đủ về

việc tái định cư tạo ra tâm lý bất an (khi nào ? Ở đâu ? Loại hình nhà ở ? Mức đền bù, hỗ

trợ?)

CƠ SỞ HẠ TẦNG, MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CẢM NHẬN

- Mức độ tiếp cận các dịch vụ đô thị tương đối cao.

- Vấn đề thường gặp :

o Ngập nước, thoát nước ;

o Một số hộ gặp khó khăn khi xin lắp đồng hồ nước hoặc điện vì thuộc diện tái định cư

- Giao thông : tương đối bị cô lập.

- Chỉ có 14% số người được phỏng vấn cho rằng chất lượng môi trường sống không tốt phần

lớn người dân chưa ý thức được rằng mình đang sống trong môi trường không thuận lợi.

- Phần lớn người dân nhận biết sự hiện diện của các tổ chức, đoàn thể (85%) nhưng họ không

tham gia vào các hoạt động do các đơn vị này tổ chức.

- Ý thức được các vấn đề liên quan đến điều kiện sống, nhưng không xác định được các hành

động để cải thiện.

- Người nghèo xác định những điểm khiếm khuyết ở phường 14 : vui chơi giải trí và liên hệ xã hội,

đường giao thông, nhà ở, dịch vụ cơ bản. 16% số người được khảo sát không xác định được

phường của mình thiếu yếu tố gì.

Khó khăn trong nhìn nhận về địa phương và về tương lai.

Ước lượng khả năng thoát nghèo đến năm 2015

51 38 11

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Không thể

Có thể, nếu được hỗ trợ nhiều hơn

nữa

Rất có thể, với nổ lực của gia đình là

chính

Page 168: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 168

5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

NGƯỠNG NGHÈO

- Điều chỉnh ngưỡng nghèo :

o Nên điều chỉnh ngưỡng nghèo ở cấp quốc gia vì ngưỡng nghèo hiện nay thấp hơn

ngưỡng nghèo quốc tế (2USD/ngày) có được cách nhìn thực tế hơn về tình hình

nghèo và có thể so sánh được với các nước khác ;

o Xác định số lượng người nghèo theo đúng thực tế để có chính sách phù hợp.

- TPHCM đã có nhiều nỗ lực trong việc điều chỉnh ngưỡng nghèo.

- Cách tiếp cận định lượng, dựa trên một tiêu chí (tiêu chí tiền tệ/thu nhập) nên xem xét thêm

các tiêu chí về con người và xã hội. Nghèo là một hiện tượng đa chiều.

Cải thiện công tác xác định các nhóm đối tượng nghèo (nghèo mãn tính và nghèo chuyển tiếp),

theo dõi những hộ đã thoát nghèo, những hộ tái nghèo để đề ra các chính sách mang tính bền vững

hơn ;

Nên tăng cường các công cụ theo dõi để hiểu rõ hơn về tính không đồng nhất của hiện tượng

nghèo (đặc biệt là về mặt không gian) nhằm đề ra các chính sách cho từng nhóm đối tượng cụ thể.

CÁC NHÂN TỐ NGHÈO Ở Q8

a) Các nhân tố gắn với người nghèo

•Trình độ học vấn thấp và hiện tượng bỏ học ;

•Thiếu năng lực và thiếu đào tạo chuyên môn (70% lao động được khảo sát không có tay nghề) ;

•Việc làm không ổn định (lương thấp, làm việc trong lĩnh vực phi chính thức) ;

•Một hoặc nhiều thành viên trong gia đình mắc bệnh mãn tính ;

•Mắc nợ ;

•Thái độ thụ động, chấp nhận số phận.

b) Các nhân tố gắn với các thay đổi của tình hình

kinh tế-xã hội

•Chuyển đổi nghề đột ngột ;

•Chịu tác động trực tiếp từ các cú sốc kinh tế (lạm phát, giá xăng và giá điện) ;

•Các cú sốc do biến đổi khí hậu ;

•Tuổi già, neo đơn và không có gia đình để nương tựa ;

•Khủng hoảng và tạo lập lại gia đình ;

•Không hòa nhập được với xã hội (người nhập cư, người sống trên tàu, người khuyết tật, người gây rối trật tự công cộng, người mù chữ, người dân tộc thiểu số ….).

c) Các nhân tố trực tiếp gắn với đô thị

•Quá nhiều người sống trong một căn nhà ;

•Giá các dịch vụ cơ bản ở đô thị quá cao (nước và điện) ;

•Áp lực về việc tiếp cận các dịch vụ (y tế, giáo dục) ;

•Khó tiếp cận các quận trung tâm và mạng lưới kênh rạch được xem như rào cản cho sự phát triển ;

•Không được đảm bảo an toàn về đất đai và tài sản trên đất.

Page 169: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 169

DẠNG 1: NHỮNG HỘ RẤT BẤP BÊNH VÀ KHÔNG CÓ TRIỂN VỌNG THOÁT NGHÈO (KHOẢNG 25%

TỔNG SỐ HỘ NGHÈO)

Nghèo mãn tính

Có rất ít nguồn lực để sinh sống, thường gặp biến cố trong cuộc

sống khiến họ không còn nguồn lực.

Họ mang đầy đủ đặc điểm của nghèo mãn tính (bệnh mãn tính kết

hợp với việc không có thẻ bảo hiểm y tế, nợ nần, thu nhập thấp,

nghiện ma túy…) và có hoàn cảnh gia đình không thuận lợi.

Họ hoàn toàn không có triển vọng cải thiện cuộc sống của mình

trong trung và dài hạn vì trình độ học vấn và tay nghề của các thành viên đang trong độ tuổi đi làm không

đủ để có được một việc làm khác tốt hơn, mắc nợ lâu dài.

Họ không có khả năng xác định lý do vì sao cuộc sống của mình lại như vậy. Đa số họ đều đã sống trong

cảnh nghèo từ lâu, đôi khi không hòa nhập được vào xã hội và ít tham gia vào các hoạt động ở địa

phương.

Phụ thuộc hoàn toàn vào các hỗ trợ xã hội, vốn là bức tường ngăn họ rơi vào hoàn cảnh cực nghèo.

DẠNG 2: HỘ « MÌ ĂN LIỀN » , GIỮA TRIỂN VỌNG THOÁT NGHÈO VÀ NGHÈO LÂU DÀI (50%)

Dễ bị tổn thương.

Đặc điểm chính của họ là sống ngày nào hay ngày đó, không có dự

án rõ ràng cho tương lai.

Sống trong cảnh nghèo từ lâu và thường gặp những biến cố lớn

ngăn cản họ cải thiện cuộc sống : một hoặc nhiều thành viên trong

gia đình mắc bệnh mãn tính, nợ nhiều và với lãi suất cao, số người

đi làm ít hơn số người phụ thuộc

Có thể xác định được các vấn đề của mình, nhưng chưa nhận thức

được hết tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo và chưa xem đây là khoản đầu tư cho tương lai.

Dễ bị tổn thương : bất kỳ một biến động nào cũng có thể giúp họ thoát nghèo hoặc làm cuộc sống của họ

khó khăn hơn, trong tình trạng nghèo dai dẵng hơn.

DẠNG 3: HỘ NĂNG ĐỘNG, CÓ THU NHẬP QUANH NGƯỠNG NGHÈO VÀ CÓ TRIỂN VỌNG THOÁT

NGHÈO THẬT SỰ (25%).

Có khả năng thoát nghèo

Các hộ này chỉ bị một số nhân tố nghèo tác động và có triển vọng cải thiện.

Họ có con có trình độ học vấn đủ để tham gia thị trường lao động, có dự án

phát triển hoạt động kinh tế, có khả năng tiết kiệm, có các mối quan hệ xã hội.

Họ nhận thức được các lý do khiến họ sống trong cảnh nghèo, ý thức được tầm

quan trọng của giáo dục và có khả năng hành động để hạn chế các vấn đề.

Họ vẫn còn rất dễ bị tổn thương trước nguy cơ lạm phát, tai nạn, bệnh tật có

Page 170: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 170

thể làm thay đổi đột ngột cuộc sống của họ.

PHÂN TÍCH THEO TỪNG LĨNH VỰC (1)

- Có độ vênh giữa các chính sách (luôn được cải thiện nhằm đáp ứng ngày càng sát hơn nhu

cầu của người nghèo) và việc các hộ nghèo nhìn nhận, sử dụng các khoản hỗ trợ ;

- Thiếu thông tin (tuyên truyền, giáo dục) và thủ tục hành chính phức tạp theo nhìn nhận của

người dân ;

- Các hộ dễ bị tổn thương có nhu cầu được đồng hành trong các lĩnh vực tác động đến cuộc

sống hàng ngày của họ.

Y tế

•Tiếp cận dịch vụ y tế nhờ bảo hiểm y tế. Kinh phí dành cho bảo hiểm y tế tăng từng năm.

•Vấn đề : người nghèo ít mua BHYT nếu chỉ được hỗ trợ 50%, ít sử dụng thẻ BHYT.

•Các hạn chế được ghi nhận:

•Chi phí mua bảo hiểm, chi phí chăm sóc sức khỏe, nhìn nhận của người dân về chất lượng dịch vụ y tế, thói quen tự mua thuốc chữa bệnh, ít thông tin.

•Các chương trình y tế dự phòng có tác động tốt. Nên tăng cường thông tin về phòng bệnh tại gia đình.

Giáo dục

•Tầm quan trọng của giáo dục trong xã hội được mọi người công nhận.

•Vấn đề : Chi phí cho việc học và cơ sở vật chất ở một số trường còn thiếu.

•Nhà nước hỗ trợ học phí, tiền cơ sở vật chất nhưng không hỗ trợ các khoản khác (học tăng tiết).

•Nên tăng cường tuyên truyền để làm thay đổi quan niệm về trường học : hạn chế quan niệm xem trường học là nơi giữ trẻ, giảm tỷ lệ bỏ học.

Đào tạo nghề

•Lĩnh vực được nhiều kz vọng. Hướng ưu tiên

•Cơ hội

•Việc làm đa dạng, thị trường năng động, nhiều người chưa có tay nghề cần được đào tạo ; tăng thu nhập.

•Hạn chế :

•Thiếu trang thiết bị hiện đại và chưa có nhiều đổi mới trong phương pháp dạy nghề ; thiếu chuyên môn hóa; chi phí cho học nghề.

•Khó khăn:

•Thông tin chưa đầy đủ, hồ sơ xin học nghề còn phức tạp, giảm thu nhập trong thời gian đi học nghề

Tín dụng

•Chính sách quan trọng trong chương trình giảm nghèo. Số người vay tăng mỗi năm.

•Chính sách này được đánh giá cao về mặt tài chính.

•Hạn chế

•Tiếp cận tín dụng: vay bên ngoài khi có nhu cầu đột xuất, thủ tục vay phức tạp

•Sử dụng tín dụng : mức cho vay thấp nên không đủ để đầu tư lớn, tín dụng đôi khi được sử dụng cho các chi tiêu hàng ngày dẫn đến nguy cơ mắc nợ, khả năng trả nợ đôi khi còn thấp

Nhà ở

•Chính sách có tác động mạnh (trực tiếp và nhìn thấy được)

•Khó khăn trong việc làm giấy tờ nhà, đất

•Phí dịch vụ đô thị cao đối với người nhập cư, người đang chờ tái định cư, người không có giấy tờ nhà, đất.

•Hiện tượng dịch chuyển người nghèo từ nơi này sang nơi khác

•Hỗ trợ cho các hộ tái định cư : sớm xác định người thuộc diện tái định cư, giúp họ thực hành tiết kiệm, đồng hành với họ trong suốt quá trình tái định cư.

Page 171: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 171

CÁC HƯỚNG HÀNH ĐỘNG

Hỗ trợ nên được xem như là một quá trình : phù hợp với từng cá nhân – đồng hành – thông tin

CÁC HƯỚNG QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH

•Theo dõi liên tục : tư vấn và cung cấp thông tin cho những hộ dễ bị tổn thương nhất. Trực tiếp đến từng gia đình. Có cách tiếp cận liên ngành.

•Y tế : tăng cường vận động, tuyên truyền về nguyên tắc của BHYT và cách mua BHYT. Tăng cường các chương trình y tế dự phòng, vốn có tác dụng rất rõ nét.

Đồng hành cùng gia đình trong các dịch vụ xã hội cơ

bản

•Xây dựng chiến lược tiếp cận

•Phân tích nguy cơ ngập nước

•Cách tiếp cận toàn diện về tái định cư để tránh di chuyển người nghèo ra vùng ven. Tổ chức đồng hành về mặt xã hội và chuyển đổi hoạt động kinh tế cho các hộ thu nhập thấp khi phải thay đổi lối sống (chuyển từ nhà riêng lẻ sang chung cư, mất mạng lưới xã hội).

Quy hoạch và đồng hành về mặt

xã hội trong các dự án tái định cư

•Hỗ trợ chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Q8 : phân tích kỹ hơn theo từng ngành, từng lĩnh vực

•Đào tạo nghề : cải thiện các chương trình đào tạo hiện có theo hướng giúp người học dễ tiếp cận hơn. Thiết lập mạng lưới học viên đã tốt nghiệp, giảng viên và doanh nghiệp ; thí điểm chương trình đào tạo nghề xen kẽ vừa học vừa làm.

•Hỗ trợ dự án thành lập Trung tâm giới thiệu việc làm Q8, là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động và là nơi định hướng, tư vấn nghề nghiệp

•Xây dựng chiến lược tín dụng : Nhân rộng sáng kiến của Ngân hàng chính sách xã hội trong việc tiếp đón và thông tin cho khách hàng là người nghèo.

Hỗ trợ đào tạo - việc làm - đầu tư

•Cần có quyết tâm chính trị trong việc thúc đẩy sự phối hợp giữa các ngành, các đơn vị.

•Ưu tiên : chia sẻ dữ liệu tốt hơn giữa các đơn vị, nhờ vào các công cụ mang tính liên ngành.

•Xác định số hộ nghèo không nằm trong danh sách : hiểu rõ hơn về địa bàn, tiềm năng và nguy cơ.

Quản trị và điều phối tốt hơn

•Thông tin nhiều khi chưa thông suốt : các hộ nghèo thu mình lại, trình độ học vấn thấp, thiếu niềm tin vào chính quyền, an phận. Công tác thông tin truyền thông có thể được thực hiện theo hướng có nhiều sáng tạo hơn, tập trung vào từng nhóm đối tượng, thông tin rõ ràng, cụ thể hơn.

•Biên soạn và phát miễn phí các tài liệu hướng dẫn đơn giản, sinh động và dễ hiểu, về các điều kiện được tham gia chương trình, các đơn vị cần liên hệ, quyền và nghĩa vụ

Thông tin và truyền thông

•Tăng cường năng lực cho cán bộ trong việc đánh giá nhu cầu, xây dựng chiến lược, theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện, sáng tạo cách làm mới.

•Các công cụ theo dõi và đánh giá hiệu quả để phân tích diễn biến của tình hình theo thời gian, không gian. Sử dụng công cụ địa l{.

Các công cụ theo dõi và đánh giá –tăng cường thể

chế

Page 172: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 172

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Albrecht David, Hocquard Hervé, Papin Philippe, Tháng 10, năm 2010, Các chủ thể ở cấp địa

phương trong phát triển đô thị ở Việt Nam. Phương tiện, hạn chế và chuyển biến trong hành động của

nhà nước ở cấp địa phương,, Focale n°5, Cơ quan phát triển Pháp, 90 tr.

Asselin Louis-Marie, 2009, Analysis of multi-dimensional poverty. Theory and case studies, Economic Studies in Inequality, Social Exclusion and Well-Being, Volume n°7, Springer International

Development Research Center, 229 p.

Baker Judy and Schuler Nina, sept. 2004, Analyzing Urban Poverty A Summary of Methods and

Approaches, World Bank Policy Research Working Paper 3399, 66 p.

Bond Tim et al., 1999, Poverty in Ho Chi Minh City: Results of Participatory Poverty Assessments in Three Districts, Save The Children, Hanoi, 13 p.

General Statistics Office, Central population and housing census steering committee, 6 – 2010, The 2009 Viet Nam population and housing census: major findings. Hanoi, 506 p.

Cling Jean-Pierre, Razafindrakoto Mireille, Roubaud François (IRD-DIAL), 2009, Thị trường lao động, khu vực phi chính thức và điều kiện sống của các gia đình ở Việt Nam, Les Journées de Tam

Đao 2009, 24 p.

Cling Jean-Pierre, Nguyen Thi Thu Huyen, Nguyen Huu Chi, Phan Thi Ngoc Tram, Razafindrakoto Mireille, Roubaud François, 2010, The informal sector in Vietnam, a focus on

Hanoi and Ho Chi Minh City, The Gioi Editions, 247 p.

UBND Quận 8, TPHCM, 2010, Báo cáo Chương trình giảm hộ nghèo, tăng hộ khá và kế hoạch hành

động năm 2011, dữ liệu đến ngày 31/12/2010, 45 tr.

UBND Quận 8, TPHCM, 2010, Báo cáo Chương trình giảm hộ nghèo, tăng hộ khá và kế hoạch hành

động năm 2012, dữ liệu đến ngày 31/12/2011, 45 tr.

Doan Tinh, Gibson John and Holmes Mark, déc. 2010, What determines credit participation and credit constraints of the poor in peri-urban areas, Vietnam? Economics Department, University of

Waikato, MPRA Paper n° 27509, 36 p.

Gibert Marie, 2010, Hiện đại hóa thành phố, cải tạo các tuyến đường ở TPHCM, EchoGéo n°12,

tháng 3 – tháng 5 năm 2010, 23 tr.

Gubry Patrick, Lê Thị Hƣơng, Nguyễn Thi Thiêng, 2011, Đô thị hóa ở Việt Nam : chúng ta biết gì về « dân số vãng lai » ?, Hội thảo «Dân số, sức khỏe cộng đồng và phát triển ở Việt Nam sau 25 năm

Đổi Mới », IPSS, ARCUS, Hà Nội, 10 tháng 10 năm 2011, 21 tr.

Gubry Patrick, Lê Hồ Phong Linh, 2010, Di chuyển, nghèo : vấn đề ở các thành phố. Mức sống và

đi lại ở các thành phố lớn của Việt Nam : TPHCM và Hà Nội, Revue Tiers Monde, n° 201, tháng 1 –

tháng 3 năm 2010, Tr. 107 - 129

Habitat for Humanity Vietnam, nov. 2008, Mapping urban poverty in Ho Chi Minh City, Vietnam,

81 p.

HCMC Institute of Development Studies (HIDS), Infratrans (ITS) Consultancy Limited, 2011,

Ho Chi Minh City 21 – Towards a world-class transit-oriented metropolis, 63 p.

Page 173: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 173

Dự án đào tạo các chuyên ngành đô thị (IMV Hà Nội), 2005, Các đơn vị ở cấp địa phương và các

mối quan hệ với chính quyền Trung ương ở Việt Nam, 26 Tr.

International Labour Organisation (ILO), mars 2006, Child domestic worker in Ho Chi Minh City.

Survey report, 76 p.

Le Van Thanh, Institute of Economic Research, juillet 2005, Urbanisation, environment,

development and urban policies in Ho Chi Minh City, Viet Nam. XXV IUSSP International Population

Conference, Tours, France, 17 p.

Oxfam, Action Aid, nov. 2010, Participatory Monitoring of Urban Poverty in Vietnam, Third round

Synthesis report, 92 p.

PADDI – Tài liệu các khóa tập huấn của Trung tâm dự báo và nghiên cứu đô thị, 2010, Khóa tập

huấn về Quy trình đền bù và tái định cư trong các dự án cải tạo đô thị, 22- 26 tháng 3 năm 2010, 59 tr.

Pham Thuy Linh, 2011, Entrepreneurship and its relevance for urban poverty reduction strategies in

Vietnam, Lund University, Centre for East and Southeast Asian Studies, Master’s Program in Asian Studies, 82 p.

Le Bach Duong, 2009, Social Protection for Rural-Urban Migrants to Large Cities in Vietnam, in Social protection in asian cities, Regional trends, issues and practices in urban poverty reduction,

United Nations ESCAP, p. 18-34

United Nations Development Programme (UNDP), sept. 2010, Urban poverty assessment in Hanoi

and Ho Chi Minh City, Hanoi, 129 p.

Vietnam academy of social sciences (VASS), mars 2011, Poverty reduction in Vietnam:

achievements and challenges, 92 p.

Villes en Transition Viet Nam (VeT), Centre for Sociology and Development Studies d’Ho Chi Minh City (CSD), Institute of Sociology d’Hanoi, nov. 2005, Impacts of Existing Residence

Registration Policy on Urban Poverty Alleviation, Two Case Studies in Hanoi and Ho Chi Minh City,

279 p.

World Bank, International Bank for Reconstruction and Development, 2008, Global Purchasing

Power Parities and Real Expenditures, 2005 International Comparison Program, 230 p.

World Bank, 2011, Vietnam key indicators, East Asia and pacific economic update, vol. 2 Navigating

turbulence, sustaining growth, p. 82-84

World Vision, juillet 2008, Report on livelihood survey of the poor in District 8, 111 p.

Wust Sebastian, Bolay Jean-Claude and Ngoc Du Thai Thi, oct. 2004, Metropolization and the ecological crisis: precarious settlements in Ho Chi Minh City, Viet Nam, chapitre 3 in Unsustainable

to inclusive cities, UNRISD, Geneva, p. 87-106.

Page 174: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 174

PHỤ LỤC

1. Các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam

Theo MPI 2010, Millennium Development goals 2010, national report

Page 175: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 175

Page 176: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 176

2. Danh sách cán bộ đƣợc phỏng vấn trong khuôn khổ nghiên cứu

Chức danh Họ và Tên Ngày phỏng vấn

Chủ tịch UBND Phƣờng 14 Ông Phạm Thành Hải 11/07/2011

Phó Phòng LĐTBXH Quận 8 Bà Lê Thị Dung 18/07/2011

Phó Phòng Giáo dục Quận 8 Bà Phạm Thị Ánh Tuyết 19/07/2011

Chủ tịch Hội chữ thập đỏ Quận 8

Phó chủ tịch Hội chữ thập đỏ Quận 8

Bà Đặng Thu Vân

Ông Nguyễn Quốc Minh 19/07/2011

Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Quận 8 Ông Đặng Thế Vệ 19/07/2011

Hiệu trƣởng trƣờng tiểu học Vạn Nguyên Ông Đặng Ngọc Trình 06/2011

Cán bộ Chƣơng trình giảm nghèo Phƣờng 9

– Quận 8 Bà Nguyễn Kim Xong 09/2011

Phó Viện trƣởng Viện Quy hoạch đô thị

TPHCM Ông Phan Sỹ Châu 09/2011

Trƣởng phòng LĐTBXH Quận 8 Ông Mai Đặng Quốc

Việt 10/2011

Phó Hiệu trƣởng Trƣờng Nam Sài Gòn Ông Nguyễn Đình Minh 10/2011

Chủ tịch UBMTTQ Quận 8 Ông Vũ Thành Lƣu 10/2011

Phó chủ tịch UBND Phƣờng 8 – Q.8

Chủ tịch UBMTTQ phƣờng 8 – Q.8

Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Phƣờng 8 -

Q.8

Ông Nguyễn Duy Tâm

Ông Nguyễn Văn Minh

Bà Trần Thị Lệ Thu

12/01/12

Phó Chủ tịch UBND phƣờng 11, Q.8

UBMTTQ Phƣờng 11

Bà Cam Huong

Ông Trần Quang Hoành 11/01/12

Phó Phòng LĐTBXH Quận 8 Bà Lê Thị Dung 11/01/12

Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Q.8 Bà Huỳnh Kim Chi 11/01/12

Phó giám đốc Sở LĐTBXH Ông Nguyễn Văn Xê 09/01/12

Page 177: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 177

3. NGHỊ QUYẾT 80/NQ-CP NGÀY 19 THÁNG 5 NĂM 2011

CHÍNH PHỦ

-------

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 80/NQ-CP Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2011

NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐỊNH HƢỚNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG THỜI KỲ TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM

2020

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là một chủ trƣơng lớn của Đảng, Nhà nƣớc ta nhằm cải thiện

đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về

mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cƣ; đồng

thời thể hiện quyết tâm trong việc thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà

Việt Nam đã cam kết.

Những năm qua, việc tập trung thực hiện thành công Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội và

các chƣơng trình giảm nghèo đã tạo điều kiện để ngƣời nghèo tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã

hội cơ bản; cơ sở hạ tầng của các huyện, xã nghèo đƣợc tăng cƣờng; đời sống ngƣời nghèo

đƣợc cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo cả nƣớc đã giảm từ 22% năm 2005 xuống còn 9,45% năm

2010. Thành tựu giảm nghèo của nƣớc ta thời gian qua đƣợc cộng đồng quốc tế ghi nhận và

đánh giá cao.

Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chƣa thực sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhƣng mức thu

nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao; chênh lệch giàu -

nghèo giữa các vùng, nhóm dân cƣ vẫn còn khá lớn, đời sống ngƣời nghèo nhìn chung vẫn

còn nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tình hình trên trƣớc hết do điều kiện đất nƣớc còn nhiều khó khăn, nên mặc dù Nhà nƣớc

luôn dành nguồn lực lớn cho giảm nghèo nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu; bên cạnh

đó, một số chƣơng trình, chính sách giảm nghèo chƣa đồng bộ, còn mang tính ngắn hạn, thiếu

sự gắn kết chặt chẽ; cơ chế quản lý, chỉ đạo điều hành, phân công phân cấp còn chƣa hợp lý,

việc tổ chức thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở một số nơi chƣa sâu sát. Ngoài ra, một bộ phận

ngƣời nghèo còn tâm lý ỷ lại, chƣa tích cực, chủ động vƣơn lên thoát nghèo.

Để tạo sự chuyển biến mới trong công tác giảm nghèo thời gian tới, Chính phủ quyết nghị về

định hƣớng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 nhƣ sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020

nhằm cải thiện và từng bƣớc nâng cao điều kiện sống của ngƣời nghèo, trƣớc hết là ở khu vực

miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng

nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân

tộc và các nhóm dân cƣ.

2. Mục tiêu cụ thể:

Page 178: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 178

a) Thu nhập bình quân đầu ngƣời của các hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nƣớc

giảm 2%/năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn;

b) Điều kiện sống của ngƣời nghèo đƣợc cải thiện rõ rệt, trƣớc hết là về y tế, giáo dục, văn

hóa, nƣớc sinh hoạt, nhà ở; ngƣời nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội

cơ bản;

c) Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo; xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn

đƣợc tập trung đầu tƣ đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trƣớc hết là hạ tầng thiết yếu nhƣ:

giao thông, điện, nƣớc sinh hoạt.

II. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI

1. Đối tƣợng: Ngƣời nghèo, hộ nghèo trên phạm vi cả nƣớc; ƣu tiên ngƣời nghèo là ngƣời dân

tộc thiểu số, ngƣời cao tuổi, ngƣời khuyết tật, phụ nữ và trẻ em.

2. Địa bàn:

a) Huyện nghèo;

b) Xã nghèo, bao gồm:

- Xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi;

- Xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;

- Xã biên giới và xã an toàn khu.

c) Thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi.

III. CHÍNH SÁCH

1. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung:

a) Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời nghèo:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nghèo tiếp cận các nguồn vốn, gắn với việc hƣớng dẫn

cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất;

thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ƣu đãi đối với hộ nghèo, nhất là hộ có ngƣời khuyết

tật, chủ hộ là phụ nữ.

- Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động nghèo; ƣu

tiên nguồn lực đầu tƣ cơ sở trƣờng, lớp học, thiết bị, đào tạo giáo viên dạy nghề; gắn dạy nghề

với tạo việc làm đối với lao động nghèo. Mở rộng diện áp dụng chính sách hỗ trợ xuất khẩu

lao động đối với lao động nghèo trên cả nƣớc.

b) Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo:

- Thực hiện có hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ

trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học, nhất là bậc mầm non; tiếp tục thực

hiện chính sách tín dụng ƣu đãi đối với học sinh, sinh viên, nhất là sinh viên nghèo;

- Thực hiện chính sách ƣu đãi, thu hút đối với giáo viên công tác ở địa bàn khó khăn; khuyến

khích xây dựng và mở rộng “Quỹ khuyến học”; ƣu tiên đầu tƣ trƣớc để đạt chuẩn cơ sở

trƣờng, lớp học ở các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

c) Hỗ trợ về y tế và dinh dƣỡng:

- Thực hiện có hiệu quả chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho ngƣời nghèo, hỗ trợ mua thẻ bảo

hiểm y tế đối với ngƣời thuộc hộ cận nghèo; xây dựng chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo mắc

bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo. Nghiên cứu chính sách hỗ trợ việc cung cấp dinh dƣỡng cho

phụ nữ, trẻ em nghèo ở địa bàn nghèo;

Page 179: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 179

- Tăng cƣờng hơn nữa chính sách ƣu đãi, thu hút đối với cán bộ y tế công tác ở địa bàn nghèo.

Ƣu đãi đầu tƣ trƣớc để đạt chuẩn cơ sở bệnh viện, trạm y tế ở các huyện, xã nghèo.

d) Hỗ trợ về nhà ở:

Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn, miền núi để

cải thiện nhà ở, ƣu tiên hộ nghèo ở ngƣời cao tuổi, ngƣời khuyết tật. Xây dựng cơ chế, chính

sách của địa phƣơng để hỗ trợ nhà ở đối với ngƣời nghèo ở đô thị trên cơ sở huy động nguồn

lực của cộng đồng, gia đình, dòng họ. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chƣơng trình đầu tƣ xây

dựng nhà ở cho ngƣời có thu nhập thấp.

đ) Hỗ trợ ngƣời nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý:

Thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho ngƣời nghèo, tạo điều kiện

cho ngƣời nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ

giúp của Nhà nƣớc, vƣơn lên thoát nghèo.

e) Hỗ trợ ngƣời nghèo hƣởng thụ văn hóa, thông tin:

Tổ chức thực hiện tốt chƣơng trình đƣa văn hóa, thông tin về cơ sở; đa dạng hóa các hoạt

động truyền thông, giúp ngƣời nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo, phổ biến các mô

hình giảm nghèo có hiệu quả, gƣơng thoát nghèo.

2. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù:

a) Hộ nghèo, ngƣời nghèo dân tộc thiểu số; hộ nghèo, ngƣời nghèo sinh sống ở huyện nghèo,

xã nghèo và thôn, bản đặc biệt khó khăn đƣợc hƣởng các chính sách ƣu tiên sau:

- Hộ nghèo, ngƣời nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, xã biên giới và các thôn,

bản đặc biệt khó khăn đƣợc hƣởng chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập

theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ;

- Hộ nghèo ở các thôn, bản giáp biên giới không thuộc huyện nghèo trong thời gian chƣa tực

túc đƣợc lƣơng thực đƣợc hỗ trợ 15 kg gạo/khẩu/tháng theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP

ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ;

- Có chính sách ƣu đãi cao hơn về mức đầu tƣ, hỗ trợ về lãi suất đối với hộ nghèo ở các địa

bàn đặc biệt khó khăn;

- Mở rộng chính sách cử tuyển đối với học sinh thuộc hộ gia đình sinh sống ở các địa bàn đặc

biệt khó khăn;

- Xây dựng chính sách học bổng cho con em hộ nghèo dân tộc thiểu số ở các địa bàn đặc biệt

khó khăn học đại học;

- Ƣu tiên hỗ trợ nhà văn hóa cộng đồng, đƣa thông tin về cơ sở, trợ giúp pháp lý miễn phí đối

với đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa bàn đặc biệt khó khăn;

- Xây dựng dự án bảo tồn đối với các nhóm dân tộc ít ngƣời, dự án định canh định cƣ để hỗ

trợ ngƣời dân ở các địa bàn đặc biệt khó khăn (núi đá, lũ quét, thƣờng xuyên bị ảnh hƣởng bởi

thiên tai).

b) Tiếp tục và mở rộng thực hiện các chính sách ƣu đãi đối với huyện nghèo, xã nghèo:

- Huyện nghèo:

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với

các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, bao gồm: Chính sách hỗ trợ sản xuất,

tạo việc làm, tăng thu nhập; chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí; chính

Page 180: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 180

sách cán bộ đối với các huyện nghèo; chính sách, cơ chế đầu tƣ cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản,

xã và huyện.

- Xã nghèo:

Ƣu tiên đầu tƣ trƣớc để hoàn thành, đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới đối với cơ sở

trƣờng lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa ở các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và

miền núi;

Ƣu tiên đầu tƣ trƣớc để đạt chuẩn các công trình hạ tầng cơ sở theo tiêu chí nông thôn mới ở

các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã an toàn khu;

Mở rộng chƣơng trình quân dân y kết hợp; xây dựng mô hình giảm nghèo gắn với an ninh

quốc phòng để hỗ trợ sản xuất, tạo thu nhập cho ngƣời nghèo trên địa bàn biên giới; tăng

cƣờng bộ đội biên phòng về đảm nhiệm vị trí cán bộ chủ chốt ở các xã biên giới.

c) Các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, các chƣơng trình, dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính

phủ, vốn ODA và các chƣơng trình khác phải tập trung các hoạt động và nguồn lực ƣu tiên

đầu tƣ trƣớc cho các huyện nghèo, xã nghèo để đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo ở các địa bàn

này.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Chính phủ thống nhất quản lý, chỉ đạo điều hành thực hiện chƣơng trình giảm nghèo. Thủ

tƣớng Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo chƣơng trình giảm nghèo do Phó Thủ tƣớng Chính

phủ làm Trƣởng ban, thành viên là lãnh đạo các Bộ, ngành.

2. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội:

a) Là cơ quan thƣờng trực của Ban chỉ đạo chƣơng trình giảm nghèo, giúp Thủ tƣớng Chính

phủ thống nhất chỉ đạo công tác giảm nghèo trong cả nƣớc;

b) Xây dựng, trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm

nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn tiếp theo, bao gồm các Đề án/Dự án giảm

nghèo; hệ thống tiêu chí đánh giá công tác giảm nghèo quốc gia;

c) Chủ trì chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án/Dự án Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối

với các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi

ngang ven biển và hải đảo;

d) Hƣớng dẫn, chỉ đạo thực hiện chính sách dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động cho

ngƣời nghèo.

3. Ủy ban Dân tộc:

a) Chủ trì chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án/Dự án Hỗ trợ giảm nghèo ở các xã, thôn, bản đặc

biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi.

b) Xây dựng, trình ban hành các chính sách đặc thù để hỗ trợ hộ nghèo, ngƣời nghèo, đồng

bào dân tộc thiểu số ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; dự án bảo

tồn đối với các nhóm dân tộc ít ngƣời, dự án định canh định cƣ để hỗ trợ ngƣời dân ở các địa

bàn đặc biệt khó khăn (núi đá, lũ quét, thƣờng xuyên bị ảnh hƣởng bởi thiên tai).

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Xây dựng, trình ban hành các cơ chế, chính sách

hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp, tăng thu nhập đối với hộ nghèo ở huyện,

xã nghèo; triển khai Chƣơng trình khuyến nông, hỗ trợ xây dựng các mô hình chuyển giao

tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất chuyên canh tập trung theo hƣớng sản xuất hàng hóa để

ngƣời nghèo dễ tiếp cận và tham gia; hƣớng dẫn, chỉ đạo, ƣu tiên nguồn lực từ Chƣơng trình

xây dựng nông thôn mới đầu tƣ trƣớc cho các xã nghèo.

Page 181: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 181

5. Bộ Quốc phòng: Xây dựng và tổ chức thực hiện chƣơng trình quân dân y kết hợp; mô hình

giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng để hỗ trợ sản xuất, tạo thu nhập cho ngƣời nghèo ở

xã biên giới; tăng cƣờng cán bộ cho các xã biên giới, hải đảo; vận động thanh niên, trí thức trẻ

tình nguyện đến công tác tại xã biên giới, khu kinh tế quốc phòng; giúp dân xây dựng nếp

sống mới, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng trình ban

hành tiêu chí phân bổ nguồn lực giảm nghèo; xây dựng, hƣớng dẫn cơ chế quản lý chƣơng

trình giảm nghèo; kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc thực hiện cơ chế quản lý các chƣơng trình

mục tiêu quốc gia của các Bộ, ngành, địa phƣơng gắn với việc thực hiện mục tiêu giảm

nghèo.

Hàng năm, căn cứ vào định mức, tiêu chí đƣợc duyệt, chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ

Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc lập kế hoạch, trình Chính phủ phân bổ

nguồn lực giảm nghèo cho các địa phƣơng, ƣu tiên cho các địa phƣơng có địa bàn đặc biệt

khó khăn.

7. Bộ Tài chính: Hƣớng dẫn và bố trí vốn thực hiện chƣơng trình, dự án và chính sách giảm

nghèo theo quy định về phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc hiện hành và yêu cầu của Nghị

quyết này; hƣớng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia

giảm nghèo bền vững.

8. Bộ Y tế: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, trình ban

hành chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo, ngƣời cận nghèo trong khám, chữa bệnh; ƣu tiên đầu tƣ

trƣớc để đạt chuẩn cơ sở bệnh viện, trạm y tế ở các huyện, xã nghèo; nghiên cứu chính sách

hỗ trợ việc cung cấp dinh dƣỡng cho phụ nữ, trẻ em nghèo ở địa bàn nghèo.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây

dựng, trình ban hành chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo trong giáo dục, đào tạo;

nghiên cứu xây dựng “Quỹ khuyến học” ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; ƣu tiên đầu tƣ

trƣớc để đạt chuẩn cơ sở trƣờng, lớp học ở các huyện, xã nghèo.

10. Bộ Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, trình

ban hành chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo khu vực nông thôn, miền núi; chính sách

hỗ trợ nhà ở đối với ngƣời có thu nhập thấp, ngƣời nghèo ở đô thị.

11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên

cứu, xây dựng, trình ban hành chính sách đƣa văn hóa về cơ sở, ƣu tiên hỗ trợ ngƣời nghèo,

đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận văn hóa, thông tin, nhất là ở các địa bàn đặc biệt khó khăn.

12. Bộ Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, trình ban

hành chính sách thu hút cán bộ, trí thức trẻ tình nguyện đến công tác ở các huyện, xã nghèo;

chính sách đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ cơ sở ở các huyện, xã nghèo; hƣớng dẫn tiêu chí khen

thƣởng đối với hộ, huyện, xã, thôn, bản có thành tích giảm nghèo bền vững.

13. Bộ Tƣ pháp: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, hoàn thiện, trình

ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo.

14. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng: Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu,

xây dựng, trình ban hành chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất đối với hộ nghèo, ngƣời nghèo

ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; đề xuất các giải pháp hạn chế tác động của biến đổi khí

hậu và nƣớc biển dâng đến nghèo đói.

15. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam: Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng, trình ban

hành chính sách tín dụng ƣu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số

ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Page 182: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

Nghiên cứu nghèo đô thị, trường hợp Quận 8, TPHCM - tháng 4 năm 2012- 182

16. Các Bộ, ngành khác nghiên cứu, xây dựng, trình ban hành các cơ chế, chính sách theo

chức năng, nhiệm vụ quản lý của mình để hỗ trợ giảm nghèo.

17. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng kiện toàn hệ thống Ban chỉ đạo

giảm nghèo các cấp trên địa bàn; phân bổ nguồn lực ƣu tiên cho các huyện, xã nghèo; căn cứ

vào tinh thần của Nghị quyết này, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng

nghiên cứu, bổ sung chính sách phù hợp để hỗ trợ hộ nghèo, ngƣời nghèo trên địa bàn nhằm

mục tiêu giảm nghèo bền vững.

18. Đề nghị Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các tổ chức

thành viên, chỉ đạo các cấp hội cơ sở tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên và

toàn dân hƣởng ứng, tham gia các cuộc vận động hỗ trợ giảm nghèo nhƣ phong trào “Ngày vì

ngƣời nghèo”; phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cƣ”; xây dựng “Quỹ

khuyến học”; vận động thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.

19. Khuyến khích các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty nhà nƣớc và các doanh nghiệp

thuộc mọi thành phần kinh tế nhận hỗ trợ, giúp đỡ huyện, xã nghèo tăng cƣờng cơ sở hạ tầng

thiết yếu, hỗ trợ liên kết phát triển sản xuất, chuyển giao kỹ thuật; đào tạo nghề miễn phí và

nhận lao động nghèo vào làm việc để tăng thu nhập cho hộ nghèo, góp phần giảm nghèo

nhanh và bền vững.

20. Phát huy trách nhiệm của cộng đồng, dòng họ để hỗ trợ ngƣời nghèo và tăng cƣờng tính tự

chủ vƣơn lên của chính ngƣời nghèo.

21. Các phƣơng tiện thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến các chủ

trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc về công tác giảm nghèo.

Nơi nhận:

- Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng;

- Thủ tƣớng, các Phó Thủ tƣớng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Văn phòng Trung ƣơng và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nƣớc;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nƣớc;

- Ngân hàng Chính sách Xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ƣơng của các đoàn thể;

- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nƣớc;

- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực

thuộc, Công báo;

- Lƣu: Văn thƣ, KGVX (5b)

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƢỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Page 183: NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÔ THỊ

TRIANGLE GENERATION HUMANITAIRE

1, rue Montribloud, 69 009 Lyon, France

Tel : + 33 (0)472 20 50 10

Fax + 33 (0)472 20 50 11

E-mail : [email protected]

www.trianglegh.org

CENTRE DE PROSPECTIVE ET D’ÉTUDES

URBAINES

216, Nguyễn Ðình Chiểu, Q.3, Th{nh phố Hồ

Chí Minh, VietNam

Tel/fax : +84 (0)839305477

E-mail : [email protected]

www.paddi.vn