83
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƢỜNG ĐẠI HC KHOA HC TNHIÊN NGUYN HI HUYN NGHIÊN CU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BCA MI (INSECTA: ISOPTERA) TI KHU VC HÀ NI LUN VĂN THC SĨ SINH HC Hà Ni Năm 2012

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

  • Upload
    lengoc

  • View
    225

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN HẢI HUYỀN

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG

PHÂN BỐ CỦA MỐI (INSECTA: ISOPTERA) TẠI

KHU VỰC HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hà Nội – Năm 2012

Page 2: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA: SINH HỌC

----------oOo----------

Nguyễn Hải Huyền

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG

PHÂN BỐ CỦA MỐI (INSECTA: ISOPTERA)

TẠI KHU VỰC HÀ NỘI

Chuyên ngành: Động vật học

Mã số: 60 42 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. Nguyễn Văn Quảng

Hà Nội – Năm 2012

Page 3: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn

Văn Quảng, Bộ môn Động vật không xương sống, Khoa Sinh học, Đại

học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội, người thầy đã tận

tình hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình học tập nghiên cứu, hoàn

thành luận văn này. Đồng thời cũng là người thầy đã truyền đạt

những kiến thức, kinh nghiệm quý báu, người thầy đã luôn tiếp thêm

niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho tôi trong suốt thời gian qua.

Tôi cũng xin cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo , anh chị

và các bạn trong Bộ môn Động vật không xương sống đã giúp đỡ, tạo

điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập tại Bộ môn.

Cảm ơn các cá nhân và tập thể Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học,

các thầy cô trong Ban Chủ nhiệm khoa đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận

văn này.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè,

những người thân yêu đã ở bên giúp đỡ, ủng hộ, động viên để tôi có

thể hoàn thành tốt luận văn này.

Học viên cao học

Nguyễn Hải Huyền

Page 4: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

CHƢƠNG 1............................................................................................................

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................................... 3

1.1. Tình hình nghiên cứu mối trên thế giới ................................................... 3

1.2. Tình hình nghiên cứu mối tại Việt Nam .................................................. 9

1.3. Tình hình nghiên cứu mối tại khu vực Hà Nội ...................................... 14

CHƢƠNG 2........................................................................................................ 17

THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 17

2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ................................................................ 17

2.2. Khái quát đặc điểm tự nhiên, xã hội của khu vực Hà Nội ......................... 17

2.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................... 17

2.1.2. Địa hình, địa mạo ........................................................................... 17

2.1.3. Khí hậu ........................................................................................... 19

2.1.4. Thủy văn ........................................................................................ 19

2.1.5. Thổ nhƣỡng .................................................................................... 20

2.1.6. Tài nguyên sinh vật ........................................................................ 21

2.1.7. Kinh tế xã hội ................................................................................. 22

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 23

2.2.1. Phƣơng pháp thu mẫu ..................................................................... 23

2.2.1.1. Phƣơng pháp thu mẫu định tính ...................................................... 23

2.2.1.2. Phƣơng pháp thu mẫu định lƣợng ................................................ 25

2.2.2. Phƣơng pháp định loại mẫu vật....................................................... 27

2.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu .............................................................. 28

CHƢƠNG 3........................................................................................................ 30

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................... 30

3.1. Thành phần loài mối tại khu vực Hà Nội .............................................. 30

3.3. Cấu trúc thành phần loài mối theo nhóm chức năng ................................. 45

Page 5: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

3.4. Phân bố của mối theo sinh cảnh tại vùng đồng bằng ................................. 49

3.5. Ý nghĩa chỉ thị của mối. ........................................................................... 53

KẾT LUẬN VÀ ĐỂ NGHỊ ................................................................................. 60

KẾT LUẬN .................................................................................................... 60

KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 63

Page 6: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Thành phần loài mối tại khu vực Hà Nội ................................................... 30

Bảng 3.2. Số lƣợng loài và giống mối của các phân họ tại khu vực nghiên cứu ......... 34

Bảng 3.3. Cấu trúc thành phần họ mối khu vực Hà Nội ............................................. 36

Bảng 3.4. Số lƣợng các taxon mối ở một số khu vực miền Bắc và toàn Việt Nam ..... 38

Bảng 3.5. Chỉ số tƣơng đồng Bray – Curtis giữa các khu vực so sánh ....................... 39

Bảng 3.6. Thành phần các giống mối theo các vùng cảnh quan khu vực Hà Nội ....... 40

Bảng 3.7. Số lƣợng loài mối có chung kiểu cảnh quan ở Hà Nội ............................... 43

Bảng 3.8. Cấu trúc phân họ mối theo các vùng cảnh quan ......................................... 44

Bảng 3.9. Cấu trúc thành phần phân họ mối theo nhóm chức năng tại khu vực Hà

Nội .......................................................................................................... 47

Bảng 3.10. Phân bố của nhóm chức năng theo vùng cảnh quan tại khu vực Hà Nội .. 48

Bảng 3.11. Thành phần loài mối theo sinh cảnh tại vùng đồng bằng khu vực Hà

Nội .......................................................................................................... 50

Bảng 3.12. Thành phần loài và độ phong phú tƣơng đối của mối trong khu vực

nghiên cứu ............................................................................................... 54

Bảng 3.13. Một số chỉ số đa dạng tại các sinh cảnh nghiên cứu ................................. 56

Bảng 3.14. Số lần bắt gặp và tỉ lệ % các phân họ mối trong các sinh cảnh khu vực

nghiên cứu ............................................................................................... 58

Page 7: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ các khu vực thu mẫu tại khu vực Hà Nội ........................................... 18

Hình 2.2. Một số sinh cảnh thu mẫu mối trong khu vực Hà Nội.................................. 24

Hình 2.3. Thu thập mẫu vật mối ngoài tự nhiên .......................................................... 26

Hình 3.1 Tỉ lệ % số loài của các phân họ mối trong khu vực Hà Nội .......................... 35

Hình 3.2. Sơ đồ hình cây thể hiện mối tƣơng quan giữa các quần xã mối khu vực

nghiên cứu ................................................................................................. 39

Hình 3.3. Biểu đồ phân bố các phân họ mối theo vùng cảnh quan khu vực Hà Nội ..... 44

Hình 3.4. Tỉ lệ % số loài mối theo nhóm chức năng tại các vùng cảnh quan khu vực

Hà Nội ....................................................................................................... 48

Hình 3.5. Mối Coptotermes hại cây trồng và Odontotermes hại công trình kiến trúc... 51

Hình 3.6. Các sinh cảnh thu mẫu tại khu vực Hà Nội .................................................. 53

Hình 3.7. Sự biến đổi độ phong phú tƣơng đối của các nhóm mối theo sinh cảnh

nghiên cứu ................................................................................................. 58

Page 8: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

cs.: Cộng sự

DTTN: Diện tích tự nhiên

ĐC: Đồi chè

ĐPP TĐ: Độ phong phú tƣơng đối

KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên

RTTL: Rừng trồng thuần loại

RTHT: Rừng trồng hỗn tạp

sl/SL: Số lƣợng

TC: Trảng cỏ

VQG: Vƣờn Quốc gia

Page 9: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

1

MỞ ĐẦU

Mối (Isoptera) thuộc nhóm côn trùng xã hội có sự phân công lao động khá

chặt chẽ. Trong một quần tộc mối có các đẳng cấp khác nhau: mối thợ, mối lính

(mối lao động), mối vua, mối chúa (mối sinh sản), phân biệt cả về đặc điểm hình

thái lẫn chức năng chúng đảm nhiệm. Mối sống cộng sinh với các vi sinh vật, quan

hệ sinh thái này đã tạo cho chúng khả năng thuận lợi phân giải một cách hiệu quả

thức ăn có nguồn gốc từ cellulose. Nhờ vậy, mối trở nên có vai trò rất quan trọng

trong các hệ sinh thái tự nhiên. Cùng với vi sinh vật và các sinh vật khác, mối đảm

trách việc phân giải xác thực vật chết giúp trả lại mùn và khoáng chất cho đất. Tuy

nhiên, trong một số trƣờng hợp, một tỉ lệ nhỏ trong số các loài mối có thể gây hại

kinh tế cho con ngƣời. Do có vai trò quan trọng nhƣ vậy, nên từ lâu mối đã đƣợc

quan tâm nghiên cứu. Hiên nay đã có khoảng 2900 loài mối đƣơc phat hiên trên thê

giơi, phân lơn trong sô chung phân bố trong vung nhiêt đơi va a nhiêt đơi. Việt Nam

cũng nằm trong đai khí hậu nhiệt đới, do vậy, thành phần loài mối cũng khá phong

phú và đa dạng. Đã có 141 loài mối đƣợc liệt kê cho đến hiện nay ở nƣớc ta (Trịnh

Văn Hạnh và cs., 2010) [51].

Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của cả nƣớc, là một

trong những thành phố có diện tích khá rộng lớn. Năm 2008, Hà Nội đƣợc mở rộng

địa giới hành chính, bao gồm Hà Tây cũ, Lƣơng Sơn, Mê Linh, nâng diện tích thành

phố lên 3.324,92 km². Với khuôn viên trên, Hà Nội hiện nay không chỉ nới rộng về

diện tích, mà tính đa dạng của địa hình cũng đƣợc tăng thêm. Hà Nội bao gồm cả

cảnh quan vùng núi, vùng đồi và vùng đồng bằng (có độ cao dƣới 25 m so với mực

nƣớc biển) [6], [54]. Ở đặc trƣng này có thể xem Hà Nội giống nhƣ một Việt Nam

thu nhỏ. Do có cảnh quan phong phú nên tiềm năng đa dạng sinh học của Hà Nội

cũng rất cao.

Page 10: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

2

Hà Nội cùng với cả nƣớc đang đi lên trong xu thế phát triển về mọi mặt.

Thực tế đã chứng minh rằng sự phồn thịnh của đất nƣớc, một vùng miền, một khu

vực luôn phải gắn liền với việc bảo tồn và duy trì tính bền vững về đa dạng sinh

học. Để có cơ sở cho việc bảo tồn phát huy thế mạnh về tiềm năng đa dạng, ổn định

trong xu thế phát triển, hạn chế những thiệt hại gây ra do sinh vật nói chung và côn

trùng nói riêng trong đó có mối thì việc điều tra xác định đầy đủ thành phần loài và

nhóm loài sinh vật, các loài côn trùng và mối ở khu vực Hà Nội là hết sức cần thiết.

Nghiên cứu mối ở khu vực Hà Nội trƣớc đây đã đƣợc tiến hành, nhƣng chỉ là

những nghiên cứu mang tính chất riêng lẻ, tập trung vào một vài khu vực đặc thù

hoặc vào một số đối tƣợng cần bảo vệ khỏi sự phá hại của mối nhƣ công trình kiến

trúc, đê v.v. Phần lớn các nghiên cứu thƣờng đƣợc triển khai theo hƣớng xác định

các loài gây hại, nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái học của chúng để tìm kiếm

các giải pháp phòng trừ. Các điều tra về thành phần loài, xác định mức độ đa dạng

còn khá ít ỏi, đặc biệt là các nghiên cứu sử định lƣợng sử dụng mối làm chỉ thị cho

mức độ tác động của con ngƣời làm thảm thực vật thì hầu nhƣ chƣa có một nghiên

cứu nào đƣợc triển khai ở Hà Nội.

Do đó, để có đƣợc những dẫn liệu chung tƣơng đối đầy đủ về khu hệ mối ở

Hà Nội, góp phần bổ sung cho sự đầy đủ về đa dạng sinh học của côn trùng khu vực

thành phố nói chung và về mối nói riêng, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài

“Nghiên cứu thành phần loài, đặc trưng phân bố của mối (Insecta: Isoptera) tại

khu vực Hà Nội” với các mục tiêu chính:

- Xác định thành phần loài mối tại khu vực nghiên cứu.

- Xác định các đặc trƣng phân bố của mối theo vùng cảnh quan

khu vực Hà Nội.

- Tìm hiểu về vai trò chỉ thị sinh học của mối đối với sự tác động

của con ngƣời lên thảm thực vật.

Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và hiểu biết nên kết quả trong luận văn

này mới chỉ là những tiếp cận bƣớc đầu cho những nghiên cứu sâu hơn về sau.

Page 11: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

3

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nghiên cứu mối trên thế giới

Nghiên cứu về bộ Cánh đều (Isoptera) đƣợc tiến hành từ rất sớm. Vào năm

1781 Smaethman đã công bố công trình nghiên cứu phân loại mối. Linnaeus vào

năm 1785 đã sắp xếp mối vào lớp phụ không cánh (Aptera) thuộc giống Termes.

Cũng vào năm 1781, Fabrricius đã xếp mối vào cùng nhóm kiến, sau đó lại chuyển

chúng vào bộ Neuroptera. Konig (1778) mô tả ba loài mối (Termes vaiarium,

Termes convusionnarius và Termes monoceros) đƣợc tìm thấy tại Ấn Độ và

Srilanka. Tác giả cũng là ngƣời đầu tiên mô tả cấu trúc ụ nổi và vƣờn nấm của một

loài mối, chú ý đến hoạt động nuôi cấy nấm và các quả thể nấm tròn trắng trong cấu

trúc vƣờn nấm [8]. Latreille (1802) đã xếp mối vào nhóm côn trùng không cánh, có

hàm nghiền, sau đó lại thành lập họ Termitina. Comstok, A,B., 1895 mới xác định

mối vào bộ Cánh đều.

Công trình phân loại mối nổi tiếng nhất là của Hagen (1855 – 1860). Tác giả

đã ghi nhận 98 loài mối thuộc các vùng địa lý động vật khác nhau. Đây có thể coi là

công trình đầu tiên có tính hệ thống về mối trên thế giới [15]. Thế kỉ XX, nhiều

công trình nghiên cứu về phân loại học cũng nhƣ hình thái của mối đƣợc công bố,

đặc biệt là khu hệ mối Đông phƣơng.

Wasmann (1983) đã nghiên cứu về phân loại và sinh học của 4 loài Termes

redemani, Termes azarelli, Termes feae và Termes xenotermitis đƣợc tìm thấy ở

Srilanka và Burma, kèm theo một số dẫn liệu về sinh vật sống chung với mối

(termitophiles). Haviland (1898) nghiên cứu hệ thống học và sinh học của mối ở

Indonesia và Malaysia; Escherich (1909, 1911) và Bugnion et al. (1910, 1911, 1912,

Page 12: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

4

1913, 1914, 1915) đã cung cấp dữ liệu về mối tại khu vực Ceylon; Petch (1906,

1913) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa nấm và mối của khu hệ này; Holmgren

(1912, 1913) đã nghiên cứu phân loại và mội phần sinh học mối khu hệ Ấn Độ;

Oshima (1919) đã nghiên cứu khu hệ mối Đài Loan và Philippin; John (1913, 1925)

đã tiến hành nghiên cứu phân loại và sinh học mối ở Ceylon, Malaysia và Indonesia

[8]

Holmgren (1911, 1912) là ngƣời đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và đặt nền

móng cho phân loại học hiện đại về mối. Sự sắp xếp thành lập các họ của ông đƣa

ra cơ bản vẫn đƣợc sử dụng cho đến ngày nay. Ông chia mối thành 4 họ chính là

Mastotermitidae, Protermitidae, Mesotermitidae, Metatermitidae. Trên cơ sở này

các nhà phân loại học nhƣ Light (1921), Grasse (1949)… đã hiệu đính và xác lập bộ

Cánh đều tƣơng đối ổn định.

Snyder (1949) đã xuất bản cuốn “Danh mục về mối trên thế giới”, trong đó

ông lập đƣợc một danh sách các loài thuộc 5 họ (Mastotermitidae, Kalotermitidae,

Hodotermitidae, Rhinotermitidae và Termitidae) và hơn 130 giống, bao gồm cả

những loài hóa thạch [15].

Năm 1949, Snyder liệt kê tổng cộng đƣợc 1745 loài mối trên toàn thế giới.

Nhƣng theo số liệu Constantinho (2007), tổng số loài mối đƣợc phát hiện trên toàn

thế giới đã là 2858 loài, thuộc 286 giống [53]. Các danh mục thành phần loài của bộ

Isoptera hoặc của một họ cho từng khu vực cũng lần lƣợt đƣợc công bố, thƣờng

kèm theo khóa phân loại riêng và mô tả cho từng loài.

Những nghiên cứu mối ở khu vực Đông phƣơng về sau tập trung vào các vấn

đề phân loại học, địa động vật học cũng nhƣ vai trò và ý nghĩa kinh tế của từng họ

hoặc phân họ cụ thể. Thakur (1979, 1983) tiến hành nghiên cứu về họ mối

Macrotermitidae và giống Heterotermes; Bose (1979) nghiên cứu về tập tính xây tổ,

sinh học, sinh thái học của 27 loài và 5 giống mối thuộc họ Apicotermitidae.

Krishna (1968) bàn về nguồn gốc phát sinh và phân loại giống của nhóm

Capritermes. Chotani (1979) nghiên cứu về phân bố của họ Rhinotermitidade gồm

Page 13: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

5

77 loài thuộc 8 giống và 6 phân họ [8]. Công trình nghiên cứu về phân loại học của

Li Gui – Xiang et al. (1994) đã liệt kê và miêu tả có 435 loài, 44 giống và 4 họ mối

phân bố ở Trung Quốc. Gần đây nhất là công trình của Huang Fu Sheng et al.

(2000) đã công bố thành phần loài mối ở Trung Quốc gồm 476 loài, 44 giống và 4

họ, tất cả các loài đều có mô tả hình thái và có khóa định loại tới loài [34]. Nghiên

cứu về khu hệ mối có công trình của các tác giả nhƣ Ahmad (1965) về khu hệ mối ở

Thái Lan [32], Roonwal (1961) về khu hệ mối ở Ấn Độ [45], Thapa (1981) về khu

hệ mối ở Malaysia [46] và Hill (1942) về khu hệ mối Australia [30]. Các nghiên

cứu về khu hệ mối đều kèm theo các khóa định loại trong từng khu vực.

Cho đến nay thì hình thái ngoài vẫn là đặc điểm chủ yếu đƣợc sử dụng trong

định loại mối. Roonwal (1969) đã đƣa ra quy cách chuẩn đo các chỉ số hình thái

ngoài của mối để phục vụ công tác mô tả và định loại mối [44]. Mối thợ cũng đƣợc

sử dụng trong phân loại nhƣ thấy trong công trình nghiên cứu của Ahmad (1950)

[33]. Trong nghiên cứu này, tác đã sử dụng dặc điểm của hàm mối thợ và mối cánh

là các đặc điểm chẩn loại, rõ ràng nhất ở mức độ giống. Năm 1998, Sands đã nghiên

cứu nhận dạng mối thợ dựa trên các đặc điểm hình thái bên ngoài cũng nhƣ đặc

điểm giải phẫu, đặc biệt là hình thái và số lƣợng của ống Malpighi, ống hậu môn

của mối thợ, tại khu vực Trung Đông và Châu Phi. Từ đó đƣa ra khóa định loại tới

giống dựa trên các đặc điểm trên [46].

Tuy nhiên, trong thực tế sự biến đổi về hình thái trong một loài có thể là rất

lớn. Một số nghiên cứu về sự biến đổi hình thái đã đƣợc Akhtar et al. (1974, 1991)

tiến hành dựa trên sự biến đổi vị trí và góc răng hàm trên, chỉ số hình dạng đầu,

trong khi Chootani et al. (1979), Roonwal et al. (1957) lại dựa chủ yếu vào biến đổi

hình dạng kích thƣớc, tỉ lệ các phần phụ ở phần đầu mối lính. Bên cạnh đó có

những loài mối có tập tính sinh học khác nhau, nhƣng hình thái rất giống nhau, nhƣ

các loài thuộc giống Coptotermes [12]. Các đặc điểm này là nguyên nhân gây khó

khăn và nhầm lẫn cho công tác phân loại dựa vào hình thái. Do đó các nhà nghiên

cứu cũng tìm các phƣơng pháp khác để tiến hành định lọai một cách chuẩn xác hơn.

Belyaeva (2005) sử dụng các cấu trúc của cơ quan sinh dục ngoài để phân biệt các

Page 14: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

6

loài thuộc họ Kalotermitidae, Hodotermitidae, Termitidae, Macrotermitidae và

Nasutermitidae. Burham (1978) công bố dẫn liệu điều tra các loài hóa thạch côn

trùng xã hội trong đó có 48 loài mới. Alliens et al. (2004) sử dụng AND ti thể để

làm chỉ thị phân tử phân loại và xây dựng cây phả hệ của giống mối Heterotermes ở

Đông Ấn Độ. Phƣơng pháp này cũng đƣợc James et al. (2004) sử dụng cho định

loại giống Reticulitermes ở Oklahoma. Benjamin et al. (2007) đã sử dụng phổ xạ

sóng cận hồng ngoại trên lớp hydrocarbon biểu bì để phân tích 4 loài thuộc giống

Zootermopsis, nhờ đó có thể định loại nhanh chóng giống mối này. Chow Yang Lee

et al. (2005) đã thẩm tra lại tính chính xác của việc phân loại hình thái và các mẫu

mối ở Malaysia bằng cách phân tích phát sinh loài qua các chuỗi gen Cytochrome

oxidase (COII) [8].

Nửa cuối thế kỉ XX, các nghiên cứu mối tập trung vào xác định các đặc

điểm sinh học, sinh thái của mối, vai trò của chúng đối với hệ sinh thái và con

ngƣời và các biện pháp phòng trừ. Từ năm 1906, Petch đã có nhận xét cho rằng

nhiệt độ bên trong tổ mối Odontotermes redemani tƣơng đối ổn định so với sự dao

động của nhiệt độ bên ngoài. Tuy nhiên, theo Holdaway et al. (1948) thì nhiệt độ ở

tổ Eutermes exitiosus tuy ổn định nhƣng cũng thay đổi trong biên độ nhất định theo

nhiệt độ môi trƣờng trong ngày. Ông cũng cho rằng độ ẩm tƣơng đối trong tổ mối là

một hằng số tuyệt đối. Scott Turner (1994) đã nghiên cứu về sự bất biến trong quá

trình thông hơi và giữ nhiệt của tổ mối (O. transvaalensis) ở miền Nam châu Phi.

Tác giả nhận thấy dƣờng nhƣ sự thông hơi của tổ mối không thực sự đóng vai trò

quan trọng trong quá trình duy trì nhiệt độ của quần tộc mối [12]. Abe (1979) đã

nghiên cứu mối quan hệ về đặc điểm hình thái ngoài của mối, đặc điểm làm tổ của

từng loài và nhóm loài mối với vai trò quan trọng của chúng trong hệ sinh thái cây

rừng nhiệt đới khu bảo tồn Pasoh – Tây Malaysia. Ngoài ra, ông còn nghiên cứu về

mối quan hệ giữa các loài, tập tính kiếm ăn của một số loài và tính toán số lƣợng

thức ăn bị chúng khai thác [29]. Abensperg (1998) tập trung nghiên cứu mối liên

quan giữa thành phần loài, độ thƣờng gặp của mối và mức độ tác động của con

ngƣời lên hệ sinh thái tại Australia [30]. Jones et al. (2002) trong quá trình điều tra

Page 15: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

7

thành phần loài tại Tabalong, Indonesia đã tìm ra mối liên hệ chặt chẽ giữa sự suy

giảm tán rừng, mức độ khai thác gỗ và sự suy giảm độ đa dạng loài mối [37]. Bunn

(1983) đã nghiên cứu vai trò của mối đối với quá trình phục hồi đất [8]. Schaefer

(1981) nghiên cứu về ảnh hƣởng của mối đến chi trình dinh dƣỡng trong hệ sinh

thái sa mạc ở Mexico và đƣa ra kết luận cho rằng mối ngầm có vai trò điều chỉnh

chu trình dinh dƣỡng trong sa mạc. Enrique et al. (2004) nghiên cứu khu hệ mối tại

các vƣờn quốc gia ở Tây bắc Argentina và cho rằng tổ hợp thành phần loài mối là

một nguồn tài nguyên cần đƣợc bảo tồn [11]. Awadzi et al. (2004) đã mô tả các đặc

tính của đất, phân tích các mẫu đất và các thành phần tích tụ trong cành cây rụng

với hoạt động phân giải của mối, từ đó chứng minh vai trò của mối trong quá trình

hình thành kết cấu tại rừng rụng lá Tây Phi [8]. Theodore (2004) cho rằng mối

không làm thay đổi đáng kể thành phần hóa học của đất nhƣng chúng làm tăng hàm

lƣợng chất hữu cơ thông qua việc đắp đƣờng mui và hang giao thông. Jouquet et al.

(2005) báo cáo kết quả về ảnh hƣởng của nhóm mối có vƣờn nấm

(Macrotermitinae) lên cấu trúc quần xã vi sinh vật đất [8]. Các tác giả đều thừa nhận

sự liên hệ giữa thành phần loài và các hoạt động của mối với các đặc điểm và sự

biến đối của môi trƣờng.

David và Eggleton (2000) đã sử dụng phƣơng pháp thu mẫu theo ô định

lƣợng (belt-transect) giữa các khu vực khác nhau, từ đó xác định đƣợc độ phong

phú của thành phần loài trong các khu vực nghiên cứu ở Malaysia, Borneo và

Cameroon. Các tác giả cũng đã nghiên cứu cấu trúc thành phần loài và phân loại

theo nhóm thức ăn của mối trong các khu vực nghiên cứu, phát hiện thấy rằng số

lƣợng loài thu đƣợc qua các ô định lƣợng chỉ chiếm 31 – 36% tổng số loài có trong

khu vực nghiên cứu [36]. Một kết luận quan trọng đƣợc rút ra từ nghiên cứu trên

cho rằng có thể sử dụng các chỉ số định lƣợng của mối làm chỉ thị đánh giá mức độ

tác động của con ngƣời lên môi trƣờng sinh thái. Nghiên cứu định lƣợng theo

hƣớng trên cũng đƣợc triển khai ở một số quốc gia khác nhƣ ở Maylaysia để đánh

giá mức độ giàu có của thành phần loài ở một số vùng khác nhau [43], ở Brazil để

xem xét ảnh hƣởng của canh tác nông nghiệp đến khu hệ mối ở đồng cỏ [49]. Năm

Page 16: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

8

2006, Tetsushi et al. đã nghiên cứu đa dạng sinh học và xác định độ phong phú

tƣơng đối của mối theo độ cao tại Thái Lan. Nghiên cứu đã chỉ ra sự biến đổi của

các nhóm mối ƣu thế theo đai độ cao tại khu vực này [35].

Mối hại luôn là vấn đề lớn đối với cây trồng nông, lâm nghiệp, với đê đập

cũng nhƣ công trình kiến trúc. Do đó phòng trừ mối luôn là vấn đề đƣợc quan tâm.

Để có thể phòng chống mối một cách có hiệu quả, việc điều tra nghiên cứu thành

phần loài, xác định các loài hại chính và đặc điểm sinh học, sinh thái học của chúng

là công việc đầu tiên trong phòng chống mối.

Dean (1979) nghiên cứu về sinh học và sinh thái học 2 loài mối thuộc giống

Odontotermes và Microtermes gây hại mía ở Banglades. Smith (1979) nghiên cứu

mối hại cây Coca. Rajpreecha (1980) nghiên cứu về mối hại cây điều ở Thái Lan.

Samra (1990) nghiên cứu ảnh hƣởng của mối tới cây xoài ở Ấn Độ. Kết quả nghiên

cứu về mối hại cây bạch đàn ở các nƣớc châu Á, châu Phi đƣợc kể đến là của Nair

(1981), Mitchell (1989) và Wylie (1987). Nhiều công trình nghiên cứu mối hại cây

rừng của các tác giả đã đƣợc công bố, nhƣ Harris (1971), Lee (1971), Sen Sarma

(1974), Wood (1987), Roonwal (1984), Thakur (1980), Wood (1987), Robert

(1989), Tania (2004), Nair (2001), Chotani (1980), Huang (2000) và Varma (2007)

(dẫn theo Nguyễn Thúy Hiền, 2008) [8].

Về mối hại đê, đập có các nghiên cứu của Li Dong (1987) đã đƣa ra danh

sách 33 loài mối thƣờng gặp trên đê đập, trong đó có 7 loài đặc biệt nghiêm trọng

đƣợc mô tả về hình thái và tập tính, đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ [8].

Năm 1987, Lƣu Nguyên Trí đã nghiên cứu về mối hại công trình kiến trúc và cho

xuất bản cuốn “Phòng trừ mối thƣờng thức” giới thiệu các phƣơng pháp phòng trừ

mối ở Trung Quốc cùng với ƣu nhƣợc điểm của chúng (dẫn theo Nguyễn Quốc

Huy, 2010) [12].

Cao Đạo Dung (1988) cho xuất bản công trình “Mối ở Trung Quốc, quản lý

và phòng trừ những loài mối có giá trị kinh tế”. Lý Đông và cs (1994) trong cuốn

“Vƣơng quốc thần bí hay Bí mật của loài mối” đã tổng hợp những kiến thức chung

Page 17: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

9

về mối nhƣ tập tính, vòng đời, đặc điểm gây hại…Vào năm 1999, tập thể các nhà

nghiên cứu mối của Quảng Đông đã cho xuất bản cuốn sách “Nghiên cứu mối”,

ngoài phần giới thiệu chung, mỗi tác giả lại đi sâu vào từng chủ đề riêng nhƣ mối

hại công trình thủy lợi, mối hại công trình kiến trúc, mối hại cây xanh (dẫn theo

Nguyễn Quốc Huy, 2010) [12].

Các biện pháp phòng chống mối cũng đƣợc nghiên cứu và triển khai nhƣ

biện pháp hóa học sử dụng hóa chất diệt côn trùng để diệt mối hay sử dụng các thiết

bị điện tử thăm dò, phát hiện tổ mối và xử lý mối. Ngày nay việc phòng chống mối

đang chuyển sang vận dụng những quy luật tự nhiên của hệ sinh thái, các tập tính về

sinh học, sinh thái học đặc trƣng của các nhóm mối gây hại để có thể diệt trừ chúng

một cách hiệu quả.

Biện pháp đang đƣợc nghiên cứu ứng dụng nhiều hiện nay là sử dụng các

loại vi nấm để phòng chống mối. Hanel (1981, 1982) đã phân tích khả năng gây

bệnh và hiệu lực diệt mối Nasutitermes exitiosus của nấm Metarhizium anisopliae.

Roe (2003) đã sử dụng bả sinh học kết hợp với một thiết bị dò để phòng trừ mối. Lý

Đông (1989) đã đƣa ra phƣơng pháp sử dụng nấm than để xử lý các nhóm mối có

vƣờn nấm hại đê tại Trung Quốc. Đây là phƣơng pháp sử dụng bả độc làm rối loạn

hệ vi sinh vật đƣờng ruột của mối. Ngoài ra còn có các biện pháp phòng trừ mối xử

dụng những loài thiên địch nhƣ thằn lằn, rắn, chim… đặc biệt là kiến và giun tròn.

(dẫn theo Nguyễn Quốc Huy, 2010) [12].

Nghiên cứu mối luôn đƣợc quan tâm trên thế giới. Ngoài các nghiên cứu về

sinh học, sinh thái học, phòng trừ mối, thì các nghiên cứu về khu hệ, sự đa dạng,

đặc biệt là tầm quan trọng của mối trong hệ sinh thái đang là vấn đề đƣợc tập trung

nghiên cứu gần đây.

1.2. Tình hình nghiên cứu mối tại Việt Nam

Công trình nghiên cứu mối đầu tiên ở Việt Nam là của Bathellier J. thực hiện

vào năm 1927. Ông đã mô tả hình thái, sinh thái của 19 loài của khu hệ mối Đông

Dƣơng trong đó Việt Nam có 17 loài, riêng thanh phân loai môi miên Băc mơi chi

Page 18: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

10

phát hiện đƣợc 4 loài [10]. Sau đó mƣời năm (1937), Bathellier đã bổ sung một số

tài liệu về tác hại của mối ở Đông Dƣơng. Cũng trong năm này, Caresch L. đa có

một báo cáo nhỏ về phƣơng pháp phòng chống mối hại cây cao su. Công trình có

giá trị nhất về phòng trừ mối cho đến nay vẫn còn đƣợc áp dụng là của tác giả

Allouard công bô vào năm 1947. Tuy nhiên công trình này là kết quả nghiên cứu

chung vê môi của vùng Đông Dƣơng [9], [10]. Năm 1927, Harris đã điều tra mối tại

21 điểm ở Việt Nam, phát hiện thêm 2 loài M. carbonarius ở Ban Mê Thuột, Côn

Đảo và M. maesodensis ở biên giới của Hà Tiên với Campuchia [12].

Giai đoạn từ 1954 – 1975, nghiên cứu mối thật sự phát triển ở Việt Nam, đăc

biêt la ơ miên Băc , chính thức đƣợc các nhà khoa học trong nƣơc thƣc hiên . Các

chuyên gia lâm nghiệp là những ngƣời đầu tiên ở miền Bắc nghiên cứu phòng

chống mối. Nhiêu công trinh cua cac tac gia nhƣ Nguy ễn Thế Viễn (1960, 1964),

Đỗ Ngọc Thảo (1962), Bùi Duy Dƣỡng (1963), Nguyễn Xuân Khu (1964), Phạm

Văn Phúc (1965), Nguyễn Chí Thanh (1966, 1968, 1971), Nguyễn Đức Khảm

(1966) có thể xem là những thành tựu đáng ghi nhận về kết quả nghiên cứu mối của

ngƣơi Viêt Nam ơ giai đoan nay . Chú ý nhiêu nhât là công trình c ủa Nguyễn Đức

Khảm đƣơc thực hiện trong thơi gian 10 năm, từ năm 1961 đến năm 1971. Tác giả

đa tiên hanh điêu tra khu hê va sinh hoc môi ơ cac tinh miên Băc Viêt Nam, tông kêt

các kết quả nghiên cứu trong luận án Phó tiến sĩ (1971). Trong sô 61 loài mối thuộc

20 giông đƣơc ông phat hiên ơ miên Băc Viêt Nam co 56 loài lần đầu tiên đƣợc tìm

thây cho khu vƣc nghiên cƣu , 8 loài mới cho khoa học . Ngoài ra, tác giả còn mô tả

các đặc điểm sinh học , sinh thai hoc cua cac loai môi thu đƣơc , nêu lên nhƣng net

khái quát về địa lý động vật học khu hệ mối miền Bắc Việt Nam trong vùng động

vât Đông phƣơng (dẫn theo Nguyễn Văn Quảng, 2005) [19].

Phía Nam có các tác giả Durant, Lâm Bỉnh Lợi nghiên cứu về sinh thái học

mối. Durant (1972) đã công bố danh sách 37 loài mối tại miền Nam, tuy không có

loài nào mới so với những phát hiện trƣớc đây trong vùng nghiên cứu, nhƣng đã đề

cập tới một số hình thái phân loại và đặc điểm sinh học của một số loài mối có ở

Việt Nam [12].

Ngoài nghiên cứu điêu tra vê thanh phân loai , các phƣơng pháp thăm dò phát

hiên t ổ mối cũng đƣợc nghiên cứu và đƣa vào thử nghiệm. Nguyễn Văn Quang

(1971) dùng phƣơng pháp siêu âm phát hiện tổ mối, Lâm Quang Thiệp (1973) dùng

phƣơng pháp điện trƣờng để thăm dò tổ mối… Thời gian về sau các nghiên cứu

Page 19: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

11

không chi dƣng lai ơ viêc phong , chông môi cho cac công trinh xây dƣng ma cac

nghiên cƣu môi con mơ rông sang ca hê thông đê , đâp va cây trông vơi quy mô

ngày càng lớn . Nguyễn Chí Thanh đã nghiên cứu phòng chống mối cho các công

trình xây dựng và kho tang trong các năm từ 1971 đến 1994, đƣa ra đƣợc quy trình

phòng trừ mối bằng phƣơng pháp lây nhiễm.

Sau năm 1975, khi đất nƣớc đã hoàn toàn thống nhất, các nghiên cứu khoa

học kỹ thuật đã đƣợc đảy mạnh đáp ứng với tình hình phát triển kinh tế cùa đất

nƣớc. Nghiên cứu về mối cũng đƣợc triển khai theo nhiều hƣớng khác nhau. Ƣu

tiên trƣớc tiên là các nghiên cứu phòng chống mối cho các đối tƣợng cần bảo vệ. Vũ

Văn Tuyển và cộng sự (1975 – 1990) đã tiến hành điều tra về thành phần loài mối

hại đê, đập. Tác giả đã phát hiện đƣợc 52 loài mối thuộc 4 họ phân bố ở các đập

chứa nƣớc và một số đê trong phạm vi cả nƣớc [26]. Ông cung la ngƣơi đâu tiên ơ

Viêt Nam nghiên cƣu đê xuât biên phap tông hơp thăm do phat hiên xƣ ly tô môi

trong thân đê, đâp đem lai hiêu qua cao trong phong chông môi . Trong thời gian gần

đây có các công trình nghiên cứu về mối hại đê trên các hệ thống sông Hồng, sông

Thái Bình và sông Mã của Ngô Trƣờng Sơn, Tạ Huy Thịnh, Nguyễn Tân Vƣơng,

Nguyễn Thúy Hiền (2009). Không chi xac đinh thanh phân loai môi hai đê noi

chung, nghiên cƣu cua cac tac gia đa phat hiên cac loai môi gây hai cho tƣng khu

vƣc đê nhƣ : vùng đồng bằng , trung du va m iên nui cua cac hê thông đê riêng re ,

đông thơi đƣa ra cac dẫn liệu về cấu trúc tổ của mối Odontotermes hainanensis, loài

gây hai chinh trên hệ thống đê sông miền Bắc [23].

Môi hai cây trông đƣơc quan tâm nghiên cƣu muôn hơn . Năm 1991, Vũ Văn

Tuyển đã tiến hành nghiên cứu mối hại cây ca phê và công b ố nhƣng kêt qua bƣ ớc

đầu. Nguyễn Chí Thanh và cs. (1986 – 1992) nghiên cƣu phong chống mối trên cây

chè. Nguyễn Ngọc Bình (2006) nghiên cứu mối hại rừng trồng bạch đàn và keo

Năm 2007, Nguyễn Tân Vƣơng và cs. đã cung cấp dẫn liệu điều tra thành phần loài

mối trong khu vực trồng cây cao su , cà phê và ca cao ở môt sô tinh khu vƣc Tây

Nguyên. Cùng thời gian này, Nguyễn Dƣơng Khuê (2007) cũng đã tiến hành nghiên

cứu mối hại cây chè. Mới đây (2010), trong luận án tiến sĩ của mình Nguyễn Quốc

Huy cũng đã tiến hành điều tra khu hệ mối ở Tây Nguyên, trên cơ sở các đặc điểm

sinh học, sinh thái học của các loài hại chính, tác giả đã đề xuất và tiến hành một số

biện pháp phòng trừ mối trên cây trồng và đê đập ở khu vực này [12].

Page 20: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

12

Bên canh nhƣng nghiên cƣu điêu tra thanh phân loai , xác định các loài gây

hại chính cho các đối tƣợng cần bảo vệ, các nghiên cứu chuyên sâu hơn vê phân loai

học về tỉ lệ đẳng cấp và sự phân công lao động của mối cũng đƣợc tiến hành nhằm

chính xác hóa các loài mối còn chƣa đƣợc xác định chắc chắn bằng phƣơng pháp

phân loai hinh thai va lam cơ sơ đề xuất các biện pháp phòng trừ hợp lý . Đồng thời

tăng cƣơng cac nghiên cƣu nhăm han chê sƣ dung cac hoa chât đôc hai cho con

ngƣơi va môi trƣơng.

Trong nhƣng năm gân đây , ứng dụng của sinh học phân tử trong phân loại

môi đang đƣ ợc từng bƣớc thực hiện. Năm 1998, Ngô Trƣờng Sơn và Lê Văn Triển

đã áp dụng phƣơng pháp sắc kí khí biểu bì trong công tác định loại loài mối. Trịnh

Đình Đạt và cs. (2003, 2004) đa công bố kêt qua nghiên c ứu về đa dạng di truyền ở

một số loài mối, sử dụng hệ thống đa hình di truyền isozyme esteraza để so sánh

giữa hai loài M. annandalei và O. yunnanensis, hai loài M. gilvus và M. carbonarius

ở miền Nam Việt Nam [4], [5]. Vào năm 2005, Trịnh Đình Đạt và cs. đã tiến hành

xác định mức độ đa hình di truyền của một số loài mối giống Macrotermes bằng kỹ

thuật RAPD-PCR [4]. Để làm rõ hơn vấn đề đa hình trong quần thể mối, Nguyễn

Đức Khảm (2008) đã bàn luận trong nghiên cứu của mình về đặc điểm đồng hình và

dị hình trong cùng một loài ở mối và công tác phân loại mối dựa vào hình thái

ngoài. Trong đó nghiên cứu, phân tích, bàn luận tập trung vào sự biến đổi kích

thƣớc rất lớn trong cùng một loài của nhóm mối Coptotermes [16].

Năm 2003, Nguyễn Văn Quảng đã tiến hành nghiên cứu ti lê đăng câp trong

tô môi của loài M. annandalei và quá trình phân công lao đ ộng trong các hoạt động

kiếm ăn, xây tổ. Tác giả đã cho th ấy hoạt động của mối ở bên ngoài tổ chủ yếu do

mối thợ lớn đảm nhận, chúng chiếm tới 79,4% ở vị trí kiếm ăn và 53,3% ở vị trí xây

tổ, trong khi ti lê cua đăng câp nay trong quân thê tô môi chi chiêm khoang 11%.

Tác giả cũng đã tiến hành nuôi các quần tộc mối trƣởng thành và các quần tộc đƣợc

hình thành từ đôi mối cánh bay đàn . Dân liêu thu đƣơc đa khăng định vai trò quan

trọng của nấm công sinh Termitomyces đ ối với sự tồn tại va phát tri ển của môi .

Trịnh Văn Hạnh và cộng sự (2008) đa xac đinh ti lê đăng cua môi Coptotermes

formosanus. Kêt qua cho thây , trong phòng thí nghiệm tỷ lệ mối lính và mối thợ

trƣởng thành trong tổ mối nuôi luôn đƣợc điều chỉnh ổn định, trung bình khoảng

80,6% mối thợ 13,3% mối lính và 6,3% mối non. Tỷ lệ mối thợ trong đàn mối kiếm

ăn ngoài tự nhiên trung bình nằm trong khoảng 79,2 - 91,1% [7]. Nguyễn Thị My

Page 21: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

13

và cs. (2011) đã tiến hành các nghiên cứu xác định số lƣợng cá thể mối Coptotermes

trong quần tộc bằng cách sử dụng phƣơng pháp Đánh dấu - thả ra - bắt lại [18]. Nhƣ

vây, có thể thấy hai loài thuộc về hai nhóm mối khác nhau có tỉ lệ đẳng cấp và sự

phân công lao đông không giông nhau . Các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên

là cơ sở quan trọng trong quá trình lựa chọn các biệ n phap phong chông môi t hông

qua con đƣơng lây nhiêm.

Ngày nay, do yêu câu bao vê môi trƣơng , các hóa chất có độc tính cao , đô

tôn lƣu lâu dung trong xƣ ly môi nhƣng năm gân đây đã bị cấm sử dụng. Diệt trừ

mối thiên về áp dụng các biện pháp ít độc hay không độc đối với môi trƣờng và con

ngƣời và thƣờng đƣợc gọi là các biện pháp thân thiện với môi trƣờng. Sử dụng nấm

ký sinh diệt côn trùng trong phong chông môi là hƣớng đƣợc nhiều chuyên gia

nghiên cứu mối quan tâm. Tạ Kim Chỉnh va Nguyên Đƣc Kham (1996) đa bƣ ớc

đầu thử nghiệm độc tính cua một số chủng vi nấm diệt mối hại kiến trúc và cây vải

thiều [2]; Tạ Kim Chỉnh và cs. (2001) đa công bô cac dân liêu vê đ ặc điểm sinh học

của hai chủng vi nấm Metarhizium anisoplae Ma6 và Baeuveria Bb phân lập từ các

mẫu khác nhau cung vơi hi ệu lực diệt mối (Coptotermes) của chúng [3]; Chế phẩm

Metarhizium để diệt mối Odontotermes hainannensis trên đê đa đƣơc Tr ịnh Văn

Hạnh va cs. (2005) nghiên cƣu va thƣ nghiêm kha tha nh công đa va đang dân thay

thê cho cac hoa chât trong qua trinh xƣ ly môi hai đê [50]. Ngoài ra, Nguyễn Quốc

Huy và cs. (2011) đã tiến hàng thử nghiệm loại bả chống mối ức chế quá trình tổng

hợp kitin của mối [13]. Cùng năm này (2011), Brain, chuyên gia nghiên cứu mối

của Hoa Kỳ, kết hợp với các nhà khoa học thuộc Viện Sinh thái và bảo vệ công

trình, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, đã nghiên cứu chế phầm sử dụng nấm

Metavina để diệt O. hainanensis.

Các dẫn liệu về thành phần loài mối hi ện nay vẫn liên tục đƣợc bổ sung cập

nhật, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, điều tra về khu hệ mối tại các Vƣờn

quốc gia (VQG) và Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN). Nguyễn Tân Vƣơng (1996)

đa công bô kêt q uả điểu tra thành ph ần loài mối giống Macrotermes ở miền Nam

Việt Nam, ghi nhân 14 loài cho khu vƣc nghiên cƣu , trong đo c ó 3 loài mới cho

khoa hoc [12]. Nguyên Văn Quang (2003) công bô kêt qua nghiên cƣu vê giông

Macrotermes ơ miên Băc Viêt Nam. Trong danh sach 17 loài đƣợc tác giả thống kê ,

có 9 loài lần đầu tiên đƣợc tìm thấy ở Việt Nam và 3 loài mới cho khoa học . Trong

các năm 2002 – 2003, Vũ Quang Mạnh và cs. đã nghiên cứu thành phần loài mối ở

Page 22: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

14

vƣờn quốc gia Xuân Sơn, phát hiện đƣợc 15 loài thuộc 8 giống, 2 họ, bổ sung 5 loài

mới cho khu hệ mối miền Bắc Việt Nam. Bùi Công Hiển và cs. đã điều tra thành

phần loài mối ở VQG Ba Vì, Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội) (2003) và VQG Côn

Đảo (2004). Năm 2005, Bùi Công Hiển và Nguyễn Văn Quảng đã nghiên cứu đƣa

ra danh sách thành phần phần loài và sự phân bố theo độ cao của các loài mối tại

khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên, Hữu Lũng, Lạng Sơn [10]. Nguyễn Văn Quảng

và cs. đã điều tra thành phần mối ơ VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (2004), A Lƣới –

Thừa Thiên Huế (2005), Khu tảo tồn Đakrong – Quảng Trị (2005) [20]. Nguyễn

Văn Quảng và Lê Ngọc Hoan (2007) đã phát hiện 26 loài mối thuộc 8 giống, 3 họ

tại VQG Cát Bà, ghi nhận 13 loài mới cho khu hệ mối Việt Nam [21]. Năm 2008,

trong luận văn thạc sĩ của mình, Nguyễn Thúy Hiền đã công bố 59 loài mối thuộc 4

họ, 24 giống thu đƣợc tại Vƣờn Quốc gia Tam Đảo [8]. Nguyễn Quốc Huy (2010)

[12] cũng đã công bố 95 loài mối thuộc 8 phân họ, 3 họ mối tại khu vực Tây

Nguyên, góp phần bổ sung cho sự đa dạng mối ở khu vực điều tra.

Trên cơ sở các dẫn liệu hiện có, Nguyễn Đức Khảm và tập thể tác giả (2007)

đã cho xuất bản cuốn sách “Động vật chí Việt Nam”, phần chuyên khảo về mối

[15]. Tài liệu này đã tổng kết, mô tả khái quát đặc điểm sinh học, sinh thái học và

phân bố của 101 loài mối thuộc 33 giống, 8 họ có mặt tại Việt Nam; cuốn sách cũng

đã đƣa ra đƣợc khóa phân loại tƣơng đối đầy đủ cho khu hệ mối Việt Nam và tổng

kết các chỉ tiêu định loại dùng cho phân tích. Dẫn liệu về thành phần loài này đã

đƣợc Trịnh Văn Hạnh và cs. bổ sung vào năm 2010, nâng số loài mối đƣợc ghi nhận

đƣợc tại Việt Nam lên 141 loài (120 loài đã đƣợc định danh) thuộc 38 giống, 8 họ

và đã bổ sung 5 giống cho khu hệ mối Việt Nam [51].

1.3. Tình hình nghiên cứu mối tại khu vực Hà Nội

Tổng quan về mối trƣớc đây ở khu vực Hà Nội thƣờng chỉ nhắc đến các

nghiên cứu mối tập trung vào những khu vực khác nhau chủ yếu trong nội thị. Sau

này khi Hà Nội đƣợc mở rộng về địa giới vào năm 2008 thì tổng quan tình hình

nghiên cứu mối trong địa bàn Hà Nội cũng có chiều phong phú hơn. Bởi lẽ các

nghiên cứu trƣớc đây ở vùng lân cận nhƣ Hà Tây vốn không đƣợc tính vào khu vực

Hà Nội ngày nay cũng đƣợc đề cập đến trong lịch sử nghiên cứu mối ở Thủ đô.

Trƣớc tiên các nghiên cứu về mối trong khu vực Hà Nội thƣờng tập trung

vào tìm hiểu các loài mối gây hại cho công trình kiến trúc, cây trồng và đê đập. Vũ

Page 23: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

15

Văn Tuyển và cs. (1993) đã khảo sát điều tra thành phần loài mối và mức độ gây hại

của chúng cho khu di tích Phủ Chủ Tịch. Vào năm 1990, Nguyễn Văn Quảng và

Nguyễn Thị Lâm đa tiên hanh điêu tra vê thành ph ần loài mối gây hại cho công

trình kiến trúc vùng Hà Nội. Nguyễn Văn Quảng va cs. (1995) đã công bố kết quả

nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của mối Coptotermes ceylonicus, là một trong

những loài mối gây hại cho nha cƣa, kho tang.

Nghiên cứu phòng trừ mối tại khu vực Hà Nội tập trung khá nhiều vào phòng

trừ mối trên đê đập. Bùi Công Hiển và cs. (2000) đã công bố thành phần loài mối

hại đê vùng Hà Nội và một số đặc điểm cấu trúc tổ của loài Odontotermes

hainanesis, là một trong những loài gây hại nghiêm trọng. Các nghiên cứu mối hại

đê trên các sông Hồng, sông Thái Bình… đƣợc các tác giả nhƣ Ngô Trƣờng Sơn,

Nguyễn Tân Vƣơng nghiên cứu khá chi tiết, xác định các đặc điểm cấu trúc tổ của

các loài gây hại và đƣa ra phƣơng pháp phòng chống [23], [24], [25].

Trịnh Văn Hạnh và cs. (2007) đã nghiên cứu tập tính kiếm ăn và lãnh thổ của

loài mối trên trong khu vực Hà Nội. Nguyễn Tân Vƣơng và cs. (2007) đã tiến hành

điều tra mối ở khu phố cổ Hà Nội. Tác giả đã đƣa ra danh sách thành phần loài mối

trong khu vực điều tra gồm 6 loài thuộc 2 giống Coptotermes và Odontotermes (dẫn

theo Nguyễn Thúy Hiền, 2008) [8].

Bùi Công Hiển và cs. (2003), đã đƣa ra danh sách thành phần loài mối của

khu vực VQG Ba Vì bao gồm 41 loài thuộc 3 họ 15 giống [9]. Vào năm 2010,

Nguyễn Văn Quảng và cs. đã nghiên cứu bổ sung thành phần loài cho khu hệ mối ở

đây, tác giả ghi nhận đƣợc 52 loài thuộc 14 giống (trong đó có 50 loài đã đƣợc định

tên và 2 loài ở dạng sp). Ngoài ra các đặc điểm về phân bố của mối theo sinh cảnh

và theo độ cao trong khu vực VQG Các nghiên cứu này đều chú đến phân bố của

các loài mối theo các sinh cảnh và độ cao tại vùng núi Ba Vì [41].

Nhƣ vậy có thể thấy, các nghiên cứu về mối ở khu vực Hà Nội đã đƣợc triển

khai nghiên cứu ở từng thời điểm khác nhau cả vùng ngoại vi nhƣ khu vực Ba Vì,

đến các vùng nội thị trong các khu phố cổ. Nhƣng điều tra có tính đồng bộ, xác định

đặc trƣng phân bố của mối theo cảnh quan (vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng) ở

Hà Nội mở rộng thì hầu nhƣ chƣa có nghiên cứu nào đƣợc triển khai. Đặc biệt là

các nghiên cứu về vai trò chỉ thị của mối làm cơ sở cho việc đánh giá tác động của

con ngƣời lên thảm thực vật còn là khoảng trống trong nghiên cứu mối ở Việt Nam

Page 24: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

16

nói chung và khu vực Hà Nội nói riêng. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài

“Nghiên cứu thành phần, đặc trưng phân bố của mối (Insecta: Isoptera) ở khu

vực Hà Nội” hy vọng góp phần bổ sung thêm cho nhƣng nội dung còn chƣa đƣợc

triển khai một cách đầy đủ ở khu vực này.

Page 25: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

17

CHƢƠNG 2

THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu đƣợc tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 10/2010 đến

tháng 11/2012, tại khu vực Hà Nội. Các địa điểm điều tra thu thập vật mẫu bao

gồm: Vƣờn Quốc Gia Ba Vì: đại diện cho vùng núi; khu vực Xuân Mai, Chƣơng

Mỹ: đại diện cho vùng đồi; khu vực nội thị thành phố Hà Nội: đại diện cho vùng

đồng bằng (Hình 2.1), với khu vực này chúng tôi tiến hành thu mẫu trong các công

trình cần bảo vệ nhƣ trong các công trình kiến trúc, trong đê và trên cây trồng.

Phân tích mẫu đƣợc tiến hành tại phòng thí nghiệm bộ môn Động vật không

xƣơng sống, Khoa Sinh học, trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia

Hà Nội.

2.2. Khái quát đặc điểm tự nhiên, xã hội của khu vực Hà Nội

2.1.1. Vị trí địa lý

Hà Nội nằm chếch về phía Tây Bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ

sông Hồng. Có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ

Đông. Ở phía Bắc tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, phía Nam với các

tỉnh Hà Nam, Hòa Bình, phía Đông với Bắc Giang, Bắc Ninh, Hƣng Yên, phía Tây

với Hòa Bình, Phú Thọ. Tháng 8/2008, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính bao

gồm Hà Tây cũ, Lƣơng Sơn, Mê Linh… có diện tích 3.324,92 km2, nằm ở cả hai

bên bờ sông Hồng.

2.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hƣớng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang

Đông. Ba phần tƣ diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông

Đà, hai bên sông Hồng và chi lƣu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần

Page 26: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

18

Hình 2.1. Sơ đồ các khu vực thu mẫu tại khu vực Hà Nội

lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, riêng có đỉnh Tản Viên

(Ba Vì) có độ cao lên đến 1.281 m, số còn lại là đồi thấp nhƣ Gia Dê 707 m, Chân

Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m... Khu vực nội thành có một số

gò đồi thấp, nhƣ gò Đống Đa, núi Nùng.

Đặc điểm địa mạo của Hà Nội đƣợc tiên định bởi 3 yếu tố chính: vị trí kiến

tạo nằm ở phần đỉnh phía lục địa của miền võng Hà Nội thuộc Bể Sông Hồng; vị trí

Chú thích: Địa điểm điều tra thu mẫu

Page 27: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

19

địa lý nằm sát bờ vịnh Bắc Bộ; hoạt động khai thác, cải tạo địa hình của cƣ dân, đặc

biệt là việc đắp đê phòng ngừa lũ lụt.

2.1.3. Khí hậu

Khí hậu ở Hà Nội đƣợc hình thành và tồn tại nhờ cơ chế nhiệt đới gió mùa,

mùa đông lạnh ít mƣa, mùa hè nóng nhiều mƣa. Lƣợng bức xạ tổng cộng năm dƣới

160 kcal/cm2 và cân bằng bức xạ năm dƣới 75 kcal/cm2. Hàng năm chịu ảnh hƣởng

của khoảng 25 - 30 đợt front lạnh. Nhiệt độ trung bình năm tuy không dƣới 23°C,

song nhiệt độ trung bình tháng 1 dƣới 18°C và biên độ năm của nhiệt độ trên 12°C.

Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa

nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mƣa nhiều, nhiệt độ

trung bình 28,1 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với

nhiệt độ trung bình 18,6 °C. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng

10, thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.

Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lƣợng mƣa khá lớn, trung bình

114 ngày mƣa một năm. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm khoảng

80% lƣợng mƣa toàn năm. Mùa khô chủ yếu là mƣa nhỏ và mƣa phùn kéo dài từ

tháng 11 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau, trong đó tháng 12 hoặc tháng 1 có lƣợng

mƣa ít nhất. Nhìn chung, lƣợng mƣa năm trên khu vực thành phố Hà Nội tăng dần

từ tây sang đông ở phía bắc, giảm dần từ Tây sang Đông ở phía Nam và tăng dần từ

Bắc xuống Nam. Hà Nội có mùa đông lạnh rõ rệt so với các địa phƣơng khác ở phía

Nam: Tần số front lạnh cao hơn, số ngày nhiệt độ thấp đáng kể, nhất là số ngày rét

đậm, rét hại nhiều hơn, mùa lạnh kéo dài hơn và mƣa phùn cũng nhiều hơn.

2.1.4. Thủy văn

Hệ thống sông, hồ Hà Nội thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình,

phân bố không đều giữa các vùng, có mật độ thay đổi trong phạm vi khá lớn 0,1 -

1,5 km/km2 (chỉ kể những sông tự nhiên có dòng chảy thƣờng xuyên) và 0,67 - 1,6

km/km2 (kể cả kênh mƣơng). Trong đó sông Hồng là hệ thống sông chính ở Hà

Nội, đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km. Module dòng chảy năm có trị số

lớn đƣợc phân bố ở hai đầu của thành phố, phía Tây Bắc và Tây Nam, và giảm dần

sang phía đông. Phía Tây Bắc của thành phố có module dòng chảy năm đạt trên 20

l/s/km2 và phía Tây Nam đạt trên 23 l/s/km2, còn một phần diện tích ở phía Đông,

module dòng chảy năm chỉ đạt dƣới 17 l/s/km2. Hà Nội có lƣợng nƣớc mặt khổng

Page 28: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

20

lồ của sông Hồng, sông Cầu, sông Cà Lồ chảy qua, có thể khai thác sử dụng. Trong

nội thành thành phố có một số sông nhỏ nhƣ sông Tô Lịch, sông Kim Ngƣu hiện

nay trở thành hệ thống tiêu thoát nƣớc của Hà Nội.

Một trong những nét đặc trƣng của địa hình Hà Nội là có nhiều hồ, đầm tự

nhiên. Hà Nội có một số hồ có diện tích lớn nhƣ: hồ Đồng Mô, hồ Suối Hai, Mèo

Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn, hồ Tây, hồ Bảy Mẫu, hồ Gƣơm… Hồ

Gƣơm đƣợc coi là trung tâm Hà Nội, đồng thời là trung tâm lịch sử của thành phố,

khu vực sầm uất nhất, luôn giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội. Ngoài ra còn

nhiều hồ nhỏ phân bố trên địa bàn các quận huyện. Hồ ở Hà Nội đã tạo nên nhiều

cảnh quan sinh thái đẹp, có chức năng điều tiết nguồn nƣớc mặt, điều hoà khí hậu

khu vực, có giá trị cao đối với du lịch, giải trí và nghỉ dƣỡng.

2.1.5. Thổ nhưỡng

Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên 92.097 ha (địa giới trƣớc ngày

1/8/2008), trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 47,4% và diện tích đất lâm

nghiệp chiếm 8,6%. Tổng diện tích hai loại đất nói trên chiếm 56% diện tích đất tự

nhiên. Đất thổ cƣ chiếm 19,26%.

Xuất phát từ yêu cầu sử dụng đất của Thủ đô Hà Nội, có 2 nhóm đất có ý

nghĩa lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội, đó là đất nông lâm

nghiệp và đất xây dựng. Phần lớn diện tích đất đai ở nội thành Hà Nội đƣợc đánh

giá là không thuận lợi cho xây dựng do có hiện tƣợng tích nƣớc ngầm, nƣớc mặt,

sụt lún, nứt đất, sạt lở, trôi trƣợt dọc sông, cấu tạo nền đất yếu.

Phần lớn diện tích đất trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thuộc loại màu mỡ, có giá

trị cao cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, đặc biệt là trong sản xuất nông

nghiệp. Theo phân loại phát sinh, đất Hà Nội gồm 5 nhóm chính với 14 đơn vị dƣới

nhóm, trong đó có 2 nhóm phân bố ở địa hình đồng bằng và một nhóm nhỏ ở khu

vực đồi núi thấp Sóc Sơn.

- Nhóm đất cát có diện tích 106,1 ha, chiếm 0,1% diện tích tự nhiên (DTTN)

của thành phố.

- Nhóm đất phù sa có diện tích lớn nhất - 23.533,3 ha (25,6% DTTN), đƣợc

hình thành do quá trình bồi tụ của phù sa sông. Trong nhóm đất phân hoá thành 7

loại với đặc tính khác biệt nhƣng vẫn giữ đƣợc bản chất của phù sa sông Hồng là độ

phì cao, các chất tổng số cũng nhƣ dễ tiêu cao hơn so với các loại đất trong cùng

Page 29: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

21

nhóm ở các đồng bằng khác. Đặc biệt là đất phù sa trung tính, ít chua có diện tích

chiếm ƣu thế với 14.289,7 ha, chiếm 15,5% DTTN, tạo thành trọng điểm canh tác

rau và cây thực phẩm, do có lợi thế về thành phần cơ giới nhẹ, thoát nƣớc, có phản

ứng trung tính và độ phì tự nhiên cao.

- Nhóm đất xám bạc màu có diện tích 14.289,7 ha, chiếm 15,5% DTTN,

phân bố ở địa hình lƣợn sóng nhẹ và các bậc thềm sông. Đất đã bị thoái hoá về vật

lý và hoá học, nghèo sét, thành phần cơ giới nhẹ, độ phì thấp. Những nơi địa hình

thấp, đọng nƣớc giàu hữu cơ, giàu sét hơn, đất ngập nƣớc, hình thành đất xám glây.

- Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 5.790,0 ha, chiếm 6,3% DTTN, bao gồm đất

hình thành từ sản phẩm phong hoá đá gốc, tầng mỏng và đất hình thành từ phù sa

cổ, có độ phì khá hơn so với đất xám bạc màu.

- Nhóm đất dốc tụ có diện tích 44,2 ha, chiếm 0,05% DTTN. Khác với các

nhóm đất nói trên, nhóm đất này hình thành do các sản phẩm phong hoá từ cao xô

xuống nơi có địa hình thung lũng nên độ phì của đất rất khác biệt.

2.1.6. Tài nguyên sinh vật

Hà Nội có một số kiểu hệ sinh thái đặc trƣng nhƣ hệ sinh thái vùng núi ở Ba

Vì, đặc trƣng bởi VQG Ba Vì, hệ sinh thái gò đồi và hệ sinh thái hồ, hệ sinh thái

nông nghiệp, hệ sinh thái đô thị... Trong đó, các kiểu hệ sinh thái rừng vùng núi,

vùng gò đồi và hồ có tính đa dạng sinh học cao hơn cả.

Thảm thực vật trông chi ếm đại bộ phận DTTN của thành phố, bao gồm

những kiểu thảm:

- Lúa nƣớc ở vùng đồng bằng bãi bồi và bậc thềm sông.

- Các quần xã cây trông hàng năm - rau màu, cây cảnh ở đông bằng và cả

vùng đồi núi.

- Các quần xã cây trồng lâu năm gồm cây ăn quả, chè, dâu tằm, cây cho vật

liệu xây dựng và bóng mát; Rừng trồng ở khu vực đồi núi huyện Sóc Sơn, Xuân

Mai, Quốc Oai... Công viên với tập đoàn cây bóng mát, cây cảnh trong các khu vực

đã đô thị hoá.

Vê cơ bản, thảm thực vật khu vực Hà Nội đã thay đôi manh trong vài trăm

năm gân đây . Với đất đai phì nhiêu và những cây trồng vật nuôi đặc sản, nền nông

nghiệp vùng ngoại thành Hà Nội có tiềm năng to lớn để phát triển theo định hƣớng

nông nghiệp phục vụ đô thị.

Page 30: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

22

Khu hệ thực vật, động vật trong các hệ sinh thái đặc trƣng của Hà Nội khá

phong phú và đa dạng. Cho đến nay, đã thống kê và xác định có 655 loài thực vật

bậc cao, 569 loài nấm lớn (thực vật bậc thấp), 595 loài côn trùng, 61 loài động vật

đất, 33 loài bò sát - ếch nhái, 103 loài chim, 40 loài thú, 476 loài thực vật nổi, 125

loài động vật không xƣơng sống thuỷ sinh, 118 loài cá, 48 loài cá cảnh nhập nội).

Trong số các loài sinh vật, nhiều loài có giá trị kinh tế, một số loài quý hiếm có tên

trong Sách Đỏ Việt Nam.

Hà Nội có 48 công viên, vƣờn hoa, vƣờn dạo ở các quận nội thành với tổng

diện tích là 138 ha và 377 ha thảm cỏ. Ngoài vƣờn hoa, công viên, Hà Nội còn có

hàng vạn cây bóng mát thuộc 67 loại thực vật trồng trên các đƣờng phố. Hệ thống

cây xanh đƣờng phố Hà Nội rất đa dạng và phong phú. Trong đó có 25 loài đƣợc

trồng tƣơng đối phổ biến. Thƣờng gặp là các loài: bằng lăng, sữa, phƣợng vĩ, săng

đào, lim, xẹt, xà cừ, sấu, muồng đen, sao đen, long nhãn, me v.v..

2.1.7. Kinh tế xã hội

Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng nhanh trong nửa thế

kỷ gần đây. Vào thời điểm năm 1954, khi quân đội Việt Minh tiếp quản Hà Nội,

thành phố có 53 nghìn dân, trên một diện tích 152 km². Đến năm 1961, thành phố

đƣợc mở rộng, diện tích lên tới 584 km², dân số 91.000 ngƣời. Năm 1978, Quốc

hội quyết định mở rộng thủ đô lần thứ hai với diện tích đất tự nhiên 2.136 km², dân

số 2,5 triệu ngƣời.Tới năm 1991, địa giới Hà Nội tiếp tục thay đổi, chỉ còn 924 km²,

nhƣng dân số vẫn ở mức hơn 2 triệu ngƣời. Trong suốt thập niên 90, cùng việc các

khu vực ngoại ô dần đƣợc đô thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn, đạt con số

2.672.122 ngƣời vào năm 1999. Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8

năm 2008, thành phố Hà Nội có 6,233 triệu dân và nằm trong 17 thủ đô có diện tích

lớn nhất thế giới. Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân

số Hà Nội là 6.451.909 ngƣời, dân số thống kê năm 2010 là 6.913.161 ngƣời.

Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.979 ngƣời/km². Mật độ dân số cao

nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 ngƣời/km², trong khi đó, ở những huyện

ngoại thành nhƣ Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ dƣới 1.000 ngƣời/km².

Về cơ cấu dân số, theo số liệu 1 tháng 4 năm 1999, cƣ dân Hà Nội và Hà Tây

chủ yếu là ngƣời Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác nhƣ Dao , Mƣờng, Tày

chiếm 0,9%. Năm 2009, ngƣời Kinh chiếm 98,73 % dân số, ngƣời Mƣờng 0,76 %

Page 31: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

23

và ngƣời Tày chiếm 0,23 %. Năm 2009, dân số thành thị là 2.632.087 chiếm 41,1%,

và 3.816.750 cƣ dân nông thôn chiếm 58,1%.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu mẫu

2.2.1.1. Phương pháp thu mẫu định tính

Điều tra thu thập vật mẫu mối đƣợc thực hiện theo tuyến dựa theo phƣơng

pháp của Nguyễn Đức Khảm (1976) [14]. Mỗi tuyến khảo sát kéo dài từ 1 đến 3

km, đƣợc thực hiện qua các sinh cảnh khác nhau: rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh,

rừng trồng và trảng cây bụi (Hình 2). Chúng tôi cũng tiến hành thu mẫu qua các độ

cao khác nhau ở vùng núi và vùng đồi trên các đai độ cao: <400 m; 400 – 700 m;

700 – 1000 m và >1000m. Ở khu vực thành phố, mẫu mối đƣợc thu theo các tuyến

dọc theo cây hai bên đƣờng. Ngoài ra, chúng tôi cũng tiến hành thu mẫu tại các

vƣờn hoa, công viên trong khu vực thành phố.

Cách thức thu mẫu:

Tìm những nơi có dấy hiệu của mối nhƣ đƣờng mui trên thân cây, các cành

cây, gốc cây mục, thảm mục… cũng nhƣ trong các tổ nổi, tổ trên cây (Hình 3, A,B).

Dụng cụ thu mẫu bao gồm các dụng cụ đào bới (xẻng, tuốc nơ vít, bay), panh mềm,

hộp nhựa, dao, ống nhựa đựng mẫu có nút đậy, giấy ghi etyket, sổ nhật kí thu mẫu,

máy GPS. Ngoài ra các loài thuộc nhóm mối gỗ khô (Kalotermitidae) nhƣ

Neotermes, Cryptotermes, và Glyptotermes thƣờng làm tổ hoàn toàn trong cành

hoặc thân cây, do đó chúng tôi dùng dao tách rời các thớ gỗ để thu nhặt mẫu vật.

Tại mỗi vị trí thu mẫu sử dụng hộp nhựa để đựng tạm thời những mẩu gỗ bị

hại đã lật lên hoặc giữ mối đƣợc tách ra từ cành, thân cây mục, tránh không cho mối

bò mất. Sau đó mẫu sẽ đƣợc thu nhặt bởi panh mềm và đƣợc cố định trong các lọ

nhựa nhỏ chứa sẵn cồn 70%, có nắp đậy kín, trong đó có etyket ghi địa chỉ và đặc

điểm nơi thu mẫu vật.

Page 32: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

24

A B

C D

E F

Hình 2.2. Một số sinh cảnh thu mẫu mối trong khu vực Hà Nội

(Nguồn: Nguyễn Văn Quảng, 2010)

(A. Sinh cảnh rừng nguyên sinh; B. Sinh cảnh rừng thứ sinh; C,D. Sinh cảnh rừng

trồng; E, F. Công viên và vườn hoa trong thành phố)

Page 33: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

25

Thu tất cả các cá thể mối đang có mặt trên cây sống, cành cây mục, trong các

tổ. Ở các vị trí thu mẫu, chúng tôi cố gắng thu đầy đủ các đẳng cấp: mối lính, mối

thợ, mối non. Mối lính là đẳng cấp đƣợc sử dụng chủ yếu trong công tác định loại

nên đƣợc ƣu tiên trong quá trình thu thập mẫu. Mẫu vật chỉ có ý nghĩa phân loại khi

có mối lính. Đặc biệt, có một số loài có nhiều hơn một loại mối lính, do đó cần cố

gắng thu đƣợc đầy đủ các dạng hình thái của chúng. Ngoài ra, chúng tôi còn ghi lại

những đặc điểm đặc trƣng về sinh cảnh cũng nhƣ điều kiện môi trƣờng tại địa điểm

thu mẫu trong nhật ký thu mẫu, nhằm phục vụ cho công tác phân tích về sau.

2.2.1.2. Phương pháp thu mẫu định lượng

Chúng tôi đã tiến hành thu mẫu định lƣợng tại các sinh cảnh thuộc khu vực

núi Luốt, Xuân Mai, Chƣơng Mỹ, Hà Nội. Có 4 kiểu sinh cảnh đƣợc lựa chọn khác

biệt nhau bởi mức độ tác động của con ngƣời thể hiện bằng đặc trƣng của các thảm

thực vật trong đó. Cụ thể:

- Sinh cảnh Rừng trồng hỗn tạp (RTHT) gồm các loại cây trồng nhƣ keo tai

tƣợng, keo lá chàm, thông, phi lao, bạch đàn và một số cây trồng thân gỗ khác. Cây

có chiều cao trung bình từ 5 đến 7m và khép tán tốt.

- Sinh cảnh Rừng trồng thuần loại (RTTL) đƣợc trồng chỉ một loại cây hoặc

keo hoặc phi lao. Cây trong loại rừng này cũng có chiều cao và khép tán giống nhƣ

sinh cảnh rừng trồng hỗn tạp.

- Sinh cảnh Trảng cỏ (TC) không có cây trồng thân gỗ.

- Sinh cảnh Đồi chè (ĐC) trong khu vực canh tác nông nghiệp.

Thu mẫu định lƣợng đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp của Davies (1997),

Eggleton et al. (1997) [43] và Jones et al. (1997) [36]. Tại mỗi sinh cảnh nghiên cứu

chúng tôi tiến hành thu mẫu theo đai. Mỗi đai có chiều dài 100m và rộng 2m, đƣợc

chia thành 20 ô nhỏ bằng nhau, có diện tích 5m x 2m. Các ô có thể đƣợc đặt ở các

vị trí ngẫu nhiên nhằm tăng khả năng bắt gặp các loài mối trong khu vực nghiên

cứu.

Page 34: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

26

A B

C D

Hình 2.3. Thu thập mẫu vật mối ngoài tự nhiên

(Nguồn: Nguyễn Văn Quảng , 2011)

(A,B: Thu mẫu định tính; C,D: Thu mẫu định lượng )

Thu mẫu đƣợc tiến hành trong toàn bộ ô, ở tất cả các loại môi trƣờng sống có

khả năng có mối: ở trên bề mặt đất tới độ sâu 5cm, trong các đống mùn bã ở gốc

cây, gỗ chất. gốc cây, cành cây và các nhánh nhỏ, bề mặt đá, trong tổ mối (các tổ

ngầm, ụ nổi, các tổ carton) và lên đến độ cao 2m trên cây (Hình 2.3, C,D). Thời

gian thu mẫu trong mỗi ô nhỏ kéo dài 30 phút (nếu 2 ngƣời thu mẫu) và 1 giờ (1

ngƣời thu). Các mẫu thu đƣợc trong từng ô nhỏ đƣợc định hình tƣơng tự nhƣ thu

Page 35: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

27

mẫu định tính và đƣợc bảo quản riêng rẽ. Sau đó mẫu vật đƣợc chuyển về lƣu trữ tại

phòng thí nghiệm để phục vụ cho công tác định loại phân tích.

2.2.2. Phương pháp định loại mẫu vật

Chúng tôi đã tiến hành phân tích các mẫu vật thu đƣợc trong quá trình điều

tra do chúng tôi tiến hành, đồng thời chúng tôi cũng đƣợc phép sử dụng các mẫu do

các cán bộ của nhóm nghiên cứu mối thu thập trong các đợt điều tra trƣớc đây lƣu

trữ tại phòng thí nghiệm.

Các dụng cụ phân tích mẫu đƣợc chúng tôi sử dụng nhƣ: kính lúp hai mắt có

trắc vi thị kính để đo kích thƣớc cơ thể mối, panh mềm, đĩa petri, lam kính, giấy

thấm mềm, kim mũi mác.

Mẫu vật đƣợc quan sát dƣới kính phân tích, xác định các đặc điểm hình thái

của mối, đồng thời đo đạc kích thƣớc các bộ phận của mối dựa theo hƣớng dẫn

trong tài liệu của Roonwal (1969) [44]. Do mẫu vật đƣợc cố định bằng cồn, thƣờng

cứng và khó đặt ở các vị trí thích hợp trong quá trình phân tích, chúng tôi đã sử

dụng giấy thấm ƣớt làm đệm để dễ dàng hơn cho việc chỉnh sửa tƣ thế mẫu, thuận

lợi cho quan sát các đặc điểm. Kết quả đo đạc, quan sát đặc điểm đặc trƣng của các

mẫu đƣợc ghi lại trong sổ phân tích.

Các tài liệu định loại chủ yếu đƣợc chúng tôi sử dụng là:

- Động vật chí Việt Nam – tập 15 – chuyên khảo về Mối của Nguyễn

Đức Khảm (2007) [15].

- Khoá định loại mối vùng Đông phƣơng của Ahmad (1958) [31].

- Mối Thái Lan của Ahmad (1965) [32].

- Mối Malaysia của Thapa (1982) [47], Tho (1992) [48].

- Khu hệ mối của Trung Quốc của Huang Fusheng et al.(2000) [34].

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số các tài liệu, khóa định loại khác

nhằm mục đích tham khảo. Một số mẫu do không thu đƣợc mối lính, chúng tôi đã

tiến hành định loại đến giống, chủ yếu dựa vào đặc điểm hình thái hàm trên mối thợ

theo các tài liệu của Ahmad (1950 ) [33] và Sands (1998) [46].

Page 36: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

28

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Để tính toán chỉ số đa dạng của các khu vực nghiên cứu chúng tôi sử dụng

một số chỉ số đa dạng sinh học để tính toán kết quả nghiên cứu:

+ Chỉ số đa dạng Shanon – Weiner: nhằm xác định lƣợng thông tin hay

tổng lƣợng trật tự (hay bất trật tự) có trong một hệ thống. Chỉ số Shanon - Weiner

đƣợc tính bằng cách lấy số lƣợng cá thể của một đơn vị phân loại chia cho tổng số

các thể trong mẫu, sau đó nhân với logarit của tỷ số đó. Tổng các đơn vị phân loại

cho chỉ số đa dạng

Công thức tính

𝐻′ = − 𝑛𝑖

𝑁 𝑙𝑜𝑔𝑒

𝑛𝑖

𝑁

𝑠

𝑖=1

Trong đó:

H’: chỉ số đa dạng loài

S: số lƣợng loài

N: số lƣợng cá thể trong toàn bộ mẫu

ni: số lƣợng cá thể của loài i

Hai thành phần của sự đa dạng đƣợc kết hợp trong hàm Shanon – Weiner là

số lƣợng loài và tính bình quân của sự phân bố các cá thể giữa các loài. Do vậy, số

lƣợng loài càng cao thì chỉ số H’ càng lớn và sự phân bố các cá thể giữa các loài

càng ngang bằng nhau thì cũng gia tăng chỉ số đa dạng loài đƣợc xác định thông

qua hàm số Shanon – Weiner.

Từ kết quả tính toán có thể nhận xét về mức độ đa dạng theo các cấp sau đây:

- Nếu chỉ số đa dạng > 3: Đa dạng ở mức cao.

- Nếu chỉ số đa dạng từ 1 – 3: Đa dạng ở mức khá.

- Nếu chỉ số đa dạng < 1: Đa dạng kém và rất kém.

+ Chỉ số đa dạng Margalef (chỉ số d): là chỉ số đƣợc sử dụng rộng rãi để

xác định tính đa dạng hay độ phong phú về loài, chỉ cần biết đƣợc số loài và số

lƣợng cá thể trong mẫu đại diện của quần xã. Chỉ số Margalef đƣợc tính bằng cách

lấy số loài của đợt thu mẫu chia cho logarit của tổng số cá thể thu đƣợc, theo công

thức:

Page 37: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

29

d = (S – 1)/logN

Trong đó:

S: số loài trong mẫu

N: tổng số cá thể

d: chỉ số đa dạng Margalef

+ Chỉ số tƣơng đồng Bray – Curtis: Sự tƣơng đồng về thành phần loài giữa

các khu vực nghiên cứu đƣợc xác định bằng chỉ số tƣơng đồng Bray – Curtis, theo

công thức:

𝐵𝐶𝑖𝑗 = 100 × 1 − 𝑛𝑖𝑘 − 𝑛𝑗𝑘

𝑛𝑖𝑘 − 𝑛𝑗𝑘

Trong đó:

BCij: chỉ số tƣơng đồng Bray – Curtis giữa mẫu i và mẫu j.

nik: số cá thể của loài k trong mẫu i

njk: số cá thể của loài k trong mẫu j

Chỉ số Bray - Curtis giữa các khu vực nghiên cứu càng cao thì mức độ tƣơng

đồng càng lớn.

Các số liệu, kết quả trung bình, đồ thị đƣợc tính toán bằng phần mềm

Microsoft Excel 2007. Chỉ số đa dạng đƣợc tình toán nhờ phần mềm Primer V.6.

Page 38: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

30

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần loài mối tại khu vực Hà Nội

Kết quả phân tích 347 mẫu mối thu đƣợc từ 2010 – 2012 tại khu vực Hà Nội

đƣợc trình bày trong Bảng 3.1. Chúng tôi đã ghi nhận đƣợc 63 loài mối thuộc 21

giống, 7 phân họ và 3 họ có mặt trong khu vực nghiên cứu.

Bảng 3.1. Thành phần loài mối tại khu vực Hà Nội

STT Tên khoa học Số loài Tỉ lệ %

KALOTERMITIDAE ENDERLIN

Kalotermitinae Froggatt 7 11,11

Cryptotermes Banks 1 1,59

1 Cryptotermes domesticus Haviland

Glyptotermes Froggatt 5 7,94

2 Glyptotermes almorensis (Gardner)

3 Glypyotermes montanus Kemner +

4 Glyptotermes satsumensis (Masumura)

5 Glyptotermes ceylonicus (Holmgren) +

6 Glyptotermes longnanensis Gao et Zhu +

Neotermes Holmgren 1 1,59

7 Neotermes tuberogular Xu et Han +

RHINOTERMITIDAE LIGHT

Coptotermitinae Holmgren 8 12,70

Coptotermes Wasmann 8 12,70

8 Coptotermes formosanus Shiraki

9 Coptotermes ceylonicus Holmgren

10 Coptotermes travians (Haviland)

Page 39: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

31

STT Tên khoa học Số loài Tỉ lệ %

11 Coptotermes curvignathus Holmgren

12 Coptotermes emersoni Ahmad

13 Coptotermes dimorphus Xia et He

14 Coptotermes minutus Li et Huang

15 Coptoterems gestroi Wasmann

Heterotermitinae Froggatt 6 9,52

Reticulitermes (Holmgren) 6 9,52

16 Reticulitermes affinis Hsia et Fan +

17 Reticulitermes flaviceps (Oshima)

18 Reticulitermes chinensis Snyder

19 Reticulitermes setous Li et Xiao +

20 Reticulitermes fukiensis Light +

21 Reticulitermes solidimandibulas Li et Xiao +

TERMITIDAE WESTWOOD

Macrotermitinae Kemner 20 31,75

Macrotermes Holmgren 6 9,52

22 Macrotermes annandalei (Silvestri)

23 Macrotermes barneyi Light

24 Macrotermes guangxiensis Han

25 Macrotermes orthognathus Ping et Xu

26 Macrotermes chebalingensis Ping et Xu

27 Macrotermes sp

Odontotermes Holmgren 10 15,87

28 Odontotermes yunnanensis Tsai et Chen

29 Odontotermes malabaricus Holmgren

30 Odontotermes assmuthi Holmgren

31 Odontotermes hainanensis Light

32 Odontotermes formosanus Shiraki

33 Odontotermes angustignathus Tsai et Chen

34 Odontotermes giriensis Roonwal and Chhotani

35 Odontotermes proformosanus Ahmad

Page 40: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

32

STT Tên khoa học Số loài Tỉ lệ %

36 Odontotermes latigula Snyder

37 Odontotermes maesodensis Ahmad

Hypotermes Holmgren 3 4,76

38 Hypotermes sumatrensis Holmgren

39 Hypotermes makhamensis Ahmad

40 Hypotermes obscuriceps Wassman

Microtermes Wasmann 1 1,59

41 Microtermes pakistanicus Ahmad

Termitinae Sjostedt 10 15,87

Dicuspiditermes Krishna 1 1,59

42 Dicuspiditermes garthwaitei (Gardner)

Pericapritermes Silvestri 4 6,35

43 Pericapritermes nitobei Shiraki

44 Pericapritermes tetraphilus Silvestri

45 Pericapritermes sermarangi Holmgren

46 Pericapritermes latignathus (Holmgren)

Procapritermes Holmgren 3 4,76

47 Procapritermes sowerbyi Light

48 Procapritermes mushae Oshima et Maki +

49 Procapritermes minutus Haviland +

Pseudocapritermes Kemmer 2 3,17

50 Pseudocapritermes sinensis Ping et Xu

51

Pseudocapritermes planimentus (Yang, Zhu et

Huang)

Amitermitinae Kemner 2 3,17

Euhamitermes Holmgren 1 1,59

52 Euhamitermes hamatus Holmgren

Microcerotermes Silvestri 1 1,59

53 Microcerotermes bugnioni Holmgren

Nasutitermitinae Hare 10 15,87

Nasutitermes Dudley 4 6,35

Page 41: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

33

STT Tên khoa học Số loài Tỉ lệ %

54 Nasutitermes curtinasus He

55 Nasutitermes medoensis Tsai et Huang

56 Nasutitermes sinensis Gao et Tian

57 Nasutitermes tiangtongensis Zhou et Xu

Bulbitermes Emerson 1 1,59

58 Bulbitermes prabhae Krishna

Peribulbitermes Li 1 1,59

59 Peribulbitermes dinghuensis Li

Havilanditermes Light 1 1,59

60 Havilanditermes atripennis (Haviland)

Ahmaditermes Akhtar 1 1,59

61 Ahmaditermes perisinuosus Li et Xiao

Aciculioiditermes Ahmad 2 3,17

62 Aciculioiditermes holmgreni Ahmad

63 Aciculioiditermes sarawakensis Ahmad

Tổng 63 100

+: loài bổ sung cho khu hệ mối Việt Nam (so với Nguyễn Đức Khảm, 2007) [15]

Trong số 21 giống mối có mặt trong khu vực Hà nội, giống có số lƣợng loài

nhiều nhất là Odontotermes Holmgren với 10 loài, chiếm 15,87% tổng số loài. Kém

hơn một loài là giống Coptotermes Wasmann với 8 loài (12,7% tổng số loài). Tiếp

theo là giống Reticulitermes (Holmgren) và Macrotermes Holmgren, mỗi giống có

6 loài (9,52%), giống Glyptotermes Froggatt có 5 loài (7,94%). Các giống có 4 loài,

chiếm 6,35% là Pericapritermes Holmgren và Nasutitermes Dudley. Giống

Procapritermes Holmgren và Hypotermes Holmgren có 3 loài, chiếm 4,76% tổng số

loài trong khu vực nghiên cứu. Cùng có 2 loài (3,17%) là giống Pseudocapritermes

Kemmer và Aciculioiditermes Ahmad. Có tới 10 giống mỗi giống chỉ có 1 loài

(1,59%), đó là các giống Cryptotermes Banks, Neotermes Holmgren, Microtermes

Wasmann, Dicuspiditermes Krishna, Euhamitermes Holmgren, Microcerotermes

Silvestri, Bulbitermes Emerson, Peribulbitermes Li, Havilanditermes Light,

Ahmaditermes Akhtar.

Page 42: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

34

Nhƣ vậy nếu tính theo số lƣợng loài thì 2 giống Odontotermes và

Coptotermes là các giống chiếm ƣu thế trong khu vực nghiên cứu (Bảng 3.1).

Phân tích thành phần các phân họ, kết quả đƣợc trình bày trong Bảng 3.2 và

Hình 3.4. Chúng tôi thấy trong số 7 phân họ, Macrotermitinae Kemner là phân họ

chiếm ƣu thế về số lƣợng loài, có tới 20 loài, bằng khoảng 1/3 số loài điều tra,

tƣơng đƣơng với 31,75% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu. Đứng thứ hai là

phân họ Termitinae Sjostedt và Nasutermitinae Hare mỗi phân họ có 10 loài, chiếm

Bảng 3.2. Số lượng loài và giống mối của các phân họ

tại khu vực nghiên cứu

STT Tên khoa học Số loài Số giống

sl % sl %

KALOTERMITIDAE ENDERLEIN

1 Kalotermitinae Froggatt 7 11,11 3 14,29

RHINOTERMITIDAE LIGHT

2 Coptotermitinae Holmgren 8 12,70 1 4.76

3 Heterotermitinae Froggatt 6 9,52 1 4,76

TERMITIDAE WESTWOOD

4 Macrotermitinae Kemner 20 31,75 4 19,05

5 Termitinae Sjostedt 10 15,87 4 19,05

6 Amitermitinae Kemner 2 3,17 2 9,52

7 Nasutitermitinae Hare 10 15,87 6 28,57

∑ 63 100 21 100

15,87% số loài, tiếp theo là phân họ Coptotermitinae Holmgren có 8 loài, (12,7%),

phân họ Kalotermitinae Froggatt 7 loài (11,11%), phân họ Heterotemitinae Froggatt

có 6 loài (9,52%). Phân họ Amitermitinae Kemner có số lƣợng loài ít nhất so với

Page 43: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

35

các phân họ khác trong khu vực, 2 loài chiếm 3,17% tổng số loài điều tra. Nhƣ vậy,

số lƣợng loài có trong các phân họ giao động khá lớn từ cao nhất (20 loài) đến thấp

nhất (2 loài). Nếu xếp theo số loài giảm dần thì thứ tự của các phân họ đƣợc thể

hiện nhƣ sau: Macrotermitinae > Termitinae ; Nasutermitinae > Coptotermitinae >

Kalotermitinae > Heterotemitinae > Amitermitinae (Hình 3.4).

Hình 3.1 Tỉ lệ % số loài của các phân họ mối trong khu vực Hà Nội

Khi xem xét số lƣợng các giống có trong phân họ chúng tôi thấy thứ tự của

các phân họ có sự thay đổi đáng kể, không tƣơng đồng với thứ tự đƣợc sắp xếp dựa

theo số lƣợng các loài có trong phân họ. Mức độ dao động của số giống giữa các

phân họ trong khoảng từ 6 giống (cao nhất) đến 1 giống (thấp nhất). Cụ thể:

Nasutitermitinae Hare là phân họ đứng đầu về số lƣợng giống (6 giống, tƣơng ứng

với 28,57% tổng số giống), đều có 4 giống chiếm 19,05% là các phân họ

Macrotermitinae Kemner và Termitinae Sjostedt. Tiếp theo là phân họ

Kalotermitinae Froggatt (3 giống, 14,29%) và phân họ Amitermitinae Kemner (2

giống, 9,52%). Hai phân họ Coptotermitinae Holmgren và Heterotermitinae

Froggatt là những phân họ có số giống ít nhất, đều chỉ có 1 giống chiếm 4,76%.

Theo thứ tự giảm dần của số lƣợng giống, lần lƣợt các phân họ đƣợc sắp xếp nhƣ

sau: Nasutitermitinae > Macrotermitinae, Termitinae > Kalotermitinae >

Amitermitinae > Coptotermitinae, Heterotermitinae.

Kalotermitinae 11%

Coptotermitinae 13%

Heterotermitinae 9%

Macrotermitinae 32%

Termitinae 16%

Amitermitinae 3%

Nasutitermitinae16%

Page 44: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

36

Nhƣ vậy những phân họ phong phú về số lƣợng loài chƣa hẳn đã là những

phân họ phong phú về số lƣợng giống và ngƣợc lại.

Trong 3 họ mối có mặt tại khu vực nghiên cứu, họ Termitidae Enderlein

(còn gọi là họ mối đất) có số lƣợng loài lớn nhất là với 42 loài (chiếm 65,63% tổng

số loài) 16 giống (chiếm 76,19% tổng số giống). Họ Coptotermitidae Light (họ mối

gỗ ẩm) chỉ gồm 15 loài (23,81%), nhƣng chỉ gồm 2 giống là Coptotermes và

Reticulitermes (9,52%). Họ Kalotermitidae Westwood (họ mối gỗ khô) chỉ gồm 7

loài (11,11%) thuộc 3 giống (14,29%) (Cryptotermes, Glyptotermes và Neotermes).

Nhƣ vậy họ mối đất chiếm ƣu thế cả về số lƣợng loài và số lƣợng giống so với 2 họ

còn lại.

Bảng 3.3. Cấu trúc thành phần họ mối khu vực Hà Nội

Họ

Số loài Số giống Số giống tƣơng ứng

với số loài

sl % sl % 1 2-4 5-7 8-10

Kalotermitidae

(Mối gỗ khô) 7 11,11 3 14,29 2

1

Rhinotermitidae

(Mối gỗ ẩm) 14 22,22 2 9,52

1 1

Termitidae

(Mối đất) 42 66.67 16 76,19 8 6 1 1

∑ 63

100

21

100

10 6 3 2

Tỉ lệ % 47,6 28,6 14,3 9,5

Xem xét số lƣợng giống có cùng chung số loài, kết quả trình bày ở Bảng 3.3

còn cho thấy, trong số 3 giống có mặt trong họ mối gỗ khô (Kalotermitidae) có 2

giống chỉ có 1 loài và 1 giống có số loài nằm trong khoảng 5-7 loài, trong khi ở họ

mối gỗ ẩm (Rhinotermitidae) có 2 giống có số loài nằm trong khoảng 5 đến 10 loài

(giống Reticulitermes 6 loài, Coptotermes 8 loài). Phần lớn số giống trong họ mối

Page 45: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

37

đất (Termitidae) có số giống nằm trong khoảng từ 1 đến 4 loài (trong đó có 8 giống

chỉ có 1 loài, 6 giống có 2-4 loài) chỉ có 2 giống có từ 5-10 loài.

Nếu tính chung cho cả 3 họ mối trong khu vực điều tra chúng tôi nhận thấy

có 10 giống (chiếm 47,62% tổng số giống đƣợc phát hiện tại khu vực Hà Nội) chỉ

có một loài; có 6 giống có từ 3 đến 4 loài (28,57%) và 3 giống có 5 - 7 loài

(14,29%), và chỉ có 2 giống có số lƣợng loài lớn (8 - 10 loài) chiếm số lƣợng khá

nhỏ trong tổng số giống ghi nhận tại khu vực nghiên cứu, 9,52%. Qua đó có thể

thấy phần lớn số giống mối có số loài tƣơng đối ít. Tính chung trong khu vực

nghiên cứu thì mỗi giống có khoảng 3 loài.

Khi so sánh với các kết quả nghiên cứu mối đƣợc Nguyễn Đức Khảm và cs.

(2007) tổng hợp trong cuốn “Động vật chí Việt Nam” – chuyên khảo về mối [15],

thành phần loài mối chúng tôi thu đƣợc tại khu vực Hà Nội bằng 62,4% tổng số

loài, 63,6% số giống so với khu hệ mối toàn Việt Nam (Bảng 3.4). Tại khu vực này,

chúng tôi cũng tìm thấy 3/4 số họ và 7/8 số phân họ mối phân bố ở Việt Nam. Dẫn

liệu thu đƣợc cho thấy mối khu vực Hà Nội có tiềm năng đa dạng cao. Ngoài ra khi

đối chiếu với tài liệu của Nguyễn Đức Khảm và cs. (2007) và Trịnh Hạnh và cs.

(2010) kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã ghi nhận thêm 10 loài mới bổ sung cho

khu hệ mối Việt Nam (Reticulitermes fukiensis Light, R. setous Li et Xiao, R. affinis

Hsia et Fan, R. solidimandibulas Li et Xiao, Neotermes tuberogular Xu et Han,

Glyptotermes montanus Kemner, G. ceylonicus (Holmgren), G. longnanensis Gao et

Zhu, Procapritermes mushae Oshima et Maki, P. minutus Haviland).

Nhằm xác định rõ hơn tính đa dạng của mối tại khu vực nghiên cứu chúng

tôi đã tiến hành so sánh thành phần loài thu đƣợc ở khu vực Hà Nội với một số khu

vực khác của miền Bắc Việt Nam. Kết quả thu đƣợc trình bày ở Bảng 3.4 cho thấy,

sự khác biệt giữa số lƣợng các taxon bậc họ và phân họ giữa quần xã mối Hà Nội và

các khu vực khác không lớn. Chẳng hạn có 3 họ và 7 phân họ trong khu vực Hà

Nội, các khu khác có số họ giao động từ 3-4 (họ) và số phân họ từ 5-9 (phân họ).

Tuy nhiên, ở bậc giống và loài sự khác biệt về số lƣợng taxon giữa mối khu vực Hà

Nội và các khu vực so sánh khác là khá rõ ràng. Hà Nội có 21 giống, ít hơn 3 giống

so với khu vực Tam Đảo (24 giống) nhƣng vƣợt hơn 13 giống so với Cát Bà (8

giống), 9 giống so với Hữu Liên (12 giống) và 13 giống so với Xuân Sơn (8 giống).

Về số lƣợng loài, khu vực Hà Nội có số loài lớn nhất (63 loài), nhiều hơn 4 loài so

với Tam Đảo (59 loài), vƣợt hơn 2,4 lần so với số loài Cát Bà (26 loài), hơn 1,9 lần

Page 46: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

38

so với Hữu Liên (34 loài) và 1,7 lần so với Xuân Sơn (37 loài). Nhìn chung về số

lƣợng giống và loài quần xã mối Hà Nội cách biệt với Tam Đảo không nhiều nhƣng

lại cách khá xa so với các quần xã mối ở khu vực so sánh khác (Bảng 3.4).

Bảng 3.4. Số lượng các taxon mối ở một số khu vực

miền Bắc và toàn Việt Nam

Bậc

phân loại

Nội

sl(%)

Hữu

Liên

(1)

Tam

Đảo

(2)

Xuân

Sơn

(3)

Cát

(4)

Việt

Nam

(5)

Họ 3(75)* 3 4 3 3 4

Phân họ 7(87,5)* 5 9 6 5 8

Giống 21(63,6)* 12 24 13 8 33

Loài 63(62,4)* 34 59 37 26 101

Nguồn: (1): Bùi Công Hiển và cs.(2005)[10]; (2): Nguyễn Thúy Hiền (2008) [8]; (3):

Nguyễn Văn Quảng và cs (2008) [39]; (4): Lê Ngọc Hoan (2006) [11];(5):Nguyễn Đức

Khảm và cs.(2007)[15].

(*): Tỉ lệ % so với taxon cùng bậc của khu hệ mối Việt Nam.

Để đánh giá mức độ tƣơng đồng về cấu trúc thành phần loài giữa quần xã

mối khu vực Hà Nội và các khu vực so sánh khác chúng tôi sử dụng chỉ số tƣơng

đồng Bray – Curtis, đƣợc tính toán bằng phần mềm Primer V6. Kết quả đƣợc trình

bày ở bảng 3.5 và hình 3.2 cho thấy, sự tƣơng đồng giữa quần xã mối khu vực Hà

Nội và Tam Đảo là cao nhất, 47,24%, tiếp theo là với Xuân Sơn (40,43%). Khu vực

Hà Nội kém tƣơng đồng nhất với VQG Cát Bà, chỉ số tƣơng đồng chỉ ở mức

27,27%. Dẫn liệu trên cho thấy quần xã mối khu vực Hà Nội khá gần gũi với VQG

Tam Đảo và ít gần với khu hệ mối Cát Bà.

Page 47: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

39

Bảng 3.5. Chỉ số tương đồng Bray – Curtis

giữa các khu vực so sánh

Hà Nội Hữu Liên Tam Đảo Xuân Sơn Cát Bà

Hà Nội

38,71 47,24 40,43 27,27

Hữu Liên 38,71

39,58 28,57 31,58

Tam Đảo 47,24 39,58

35,05 21,98

Xuân Sơn 40,43 28,57 35,05

44,83

Cát Bà 27,27 31,58 21,98 44,83

Hình 3.2. Sơ đồ hình cây thể hiện mối tương quan giữa

các quần xã mối khu vực nghiên cứu

Page 48: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

40

Thành phần loài mối của khu vực Hà Nội bao gồm cả thành phần loài mối

VQG Ba Vì, khiến cho thành phần loài mối ở đây khá đa dạng. VQG Tam Đảo

(Vĩnh Phúc) có vị trí khá gần với Hà Nội, đây là hai khu vực núi cao (đều trên

1000m), nên có thể có một số tƣơng đồng về điều kiện tự nhiên, thảm thực vật. Đó

có thể là một nguyên nhân khiến cho hai khu vực này có sự tƣơng đồng cao. Ngƣợc

lại, VQG Cát Bà (Hải Phòng) mặc dù nằm trong khu vực miền Bắc nhƣng nằm trên

đảo cách biệt, độ cao không lớn, khoảng cách địa lý với khu vực Hà Nội là xa nhất,

có thể vì thế mà quần xã mối ở hai khu vực này có sự tƣơng đồng thấp.

Tuy nhiên để có những lý giải đầy đủ hơn, cần những nghiên cứu sâu hơn về

điều kiện tự nhiên, địa lý, khí hậu và điều kiện xã hội của từng khu vực.

3.2. Phân bố của mối theo vùng cảnh quan trong khu vực Hà Nội

Khu vực Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính có thể bao gồm các

vùng cảnh quan với địa hình khác nhau: cảnh quan vùng núi, cảnh quan vùng đồi và

cảnh quan vùng đồng bằng với các đặc điểm sinh thái học cũng nhƣ xã hội học rất

khác nhau. Chúng tôi đã tiến hành thu mẫu mối ở những khu vực đại diện cho các

cảnh quan trên. Kết quả phân tích sự phân bố của mối đƣợc trình bày ở Bảng 3.6.

Bảng 3.6. Thành phần các giống mối theo các vùng

cảnh quan khu vực Hà Nội

STT Tên khoa học Số loài

chung

Vùng

núi

Vùng

đồi

Vùng

đ. bằng

KALOTERMITIDAE

Kalotermitinae Froggatt 7 7 1 1

1 Cryptotermes Banks 1 1 1 1

2 Glyptotermes Froggatt 5 5

3 Neotermes Holmgren 1 1

RHINOTERMITIDAE LIGHT

Coptotermitinae Holmgren 8 3 4 8

4 Coptotermes Wasmann 8 3 4 8

Page 49: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

41

STT Tên khoa học Số loài

chung

Vùng

núi

Vùng

đồi

Vùng

đ. bằng

Heterotermitinae Froggatt 6 6

5 Reticulitermes (Holmgren) 6 6

TERMITIDAE WESTWOOD

Macrotermitinae Kemner 20 18 13 5

6 Macrotermes Holmgren 6 5 3

7 Odontotermes Holmgren 10 10 6 5

8 Hypotermes Holmgren 3 2 3

9 Microtermes Wasmann 1 1 1

Termitinae Sjostedt 10 5 9

10 Dicuspiditermes Krishna 1 1 1

11 Pericapritermes Silvestri 4 2 4

12 Procapritermes Holmgren 3

3

13 Pseudocapritermes 2 2 1

Amitermitinae Kemner 2

2

14 Euhamitermes Holmgren 1

1

15 Microcerotermes Silvestri 1

1

Nasutitermitinae Hare 10 10

16 Nasutitermes Dudley 4 4

17 Bulbitermes Emerson 1 1

18 Peribulbitermes Li 1 1

19 Havilanditermes Light 1 1

20 Ahmaditermes Akhtar 1 1

21 Aciculioiditermes Ahmad 2 2

∑ 63 50 29 14

% 100 79,37 46,03 22,22

Page 50: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

42

Cảnh quan vùng núi đƣợc lựa chọn để nghiên cứu đặc trƣng phân bố của mối

là khu vực Vƣờn Quốc gia Ba Vì với hệ sinh thái rừng tự nhiên có hệ thực vật đa

dạng, ít bị tác động bởi con ngƣời. Do có độ cao trải dài lên tới trên 1000m so với

mặt nƣớc biển, khiến cho thảm thực vật khu vực này mang nhiều nét đặc trƣng của

cả khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Do đó, thành phần loài ở đây khá phong phú. Số

lƣợng loài ở đây chiếm đa số trong khu vực nghiên cứu, với 50 loài thuộc 18 giống,

chiếm đến 79,37% tổng số lƣợng loài trong khu vực nghiên cứu.

Cảnh quan vùng đồi bao gồm các khu vực có độ cao khoảng lên đến khoảng

200m, ở cảnh quan này bao gồm một số kiểu sinh cảnh nhƣ rừng trồng lâu năm,

trảng cỏ, sinh cảnh đất nông nghiệp... Tại đây chúng tôi thu đƣợc 29 loài thuộc 12

giống, chiếm 46,03% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu.

Cảnh quan đồng bằng của Hà Nội là khu vực có số lƣợng dân cƣ đông đúc,

đặc trƣng bởi hệ sinh thái đô thị trong nội thành và khu vực ngoại thành đang bị đô

thị hóa mạnh, các sinh cảnh ở đây nhỏ, hẹp và bị tác động mạnh bởi con ngƣời. Số

lƣợng loài mối ở đây ít nhất, chúng tôi chỉ thu đƣợc 14 loài, thuộc 3 giống, chiếm

22,22% số loài.

Dựa vào kết quả trên có thể nhận thấy cả số lƣợng loài và giống trong khu

vực nghiên cứu thay đổi khá rõ ràng trong các vùng cảnh quan khác nhau, tính đa

dạng của các nhóm mối có xu hƣớng giảm khi đi từ vùng núi qua vùng đồi xuống

vùng đồng bằng.

Trong số các loài mối thu đƣợc, chúng tôi thấy chỉ có 5 loài (chiếm 7,94%

tổng số loài) có mặt ở cả ba vùng cảnh quan, chúng đƣợc coi là những loài phân bố

rộng, có tính thích nghi cao, có 20 loài (chiếm 31,75% tổng số loài) có mặt ở hai

vùng, và có 38 loài (60,32%) chỉ phân bố ở một vùng cảnh quan đƣợc xem là những

loài phân bố hẹp. Nhƣ vậy có thể thấy số loài phân bố hẹp chiếm tỉ lệ khá cao trong

khu vực nghiên cứu. Xu hƣớng biến đổi tƣơng tự cũng nhận thấy đối với bậc phân

loại giống trong khu vực nghiên cứu: số lƣợng giống có mặt ở cả 3 vùng cảnh quan

(3 giống) chỉ bằng 1/4 so với số giống chỉ phân bố trong một vùng cảnh quan (12

giống) (Bảng 3.7).

Page 51: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

43

Bảng 3.7. Số lượng loài mối có chung kiểu cảnh quan ở Hà Nội

Số loài % Số giống %

Phân bố ở cả ba khu vực 5 7,94 3 14,29

Phân bố ở hai khu vực 20 31,75 6 28,57

Chỉ phân bố trong một khu vực 39 60,32 12 57,14

Tổng 64 100 21 100

Mỗi phân họ mối thƣờng có các đặc điểm về sinh học, sinh thái học khá đặc

trƣng. Dựa trên cơ sở đó, đồng thời cũng để làm rõ hơn các nhóm mối phân bố hẹp,

đặc trƣng cho từng khu vực địa lý, chúng tôi đã tiến hành phân tích cấu trúc thành

phần phân họ theo các khu vực. Kết quả đƣợc trình bày ở Bảng 3.8 và Hình 3.2.

Vùng núi có độ đa dạng cao với gần đầy đủ các phân họ có trong khu vực

nghiên cứu (6/7 phân họ). Vùng đồi thƣờng bao gồm các sinh cảnh rừng trồng ít bị

tác động bởi con ngƣời, xuất hiện 5/7 phân họ, trong đó có phân họ Amitermitinae

mới chỉ đƣợc tìm thấy tại đây. Vùng đồng bằng có số lƣợng rất ít, chỉ gồm các

giống mối là Coptotermes thuộc phân họ Coptotermitinae, và Odontotermes thuộc

phân họ Macrotermitinae và giống Cryptotermes thuộc phân họ Kalotermitinae.

Đây đều là các nhóm mối gây hại nghiêm trọng cây trồng, công trình kiến trúc.

Page 52: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

44

Bảng 3.8. Cấu trúc phân họ mối theo các vùng cảnh quan

TT Phân họ Vùng núi Vùng đồi Vùng đ. bằng

sl % sl % sl %

1 Kalotermitinae Froggatt 7 14,0 1 3,5 1 7,14

2 Coptotermitinae Holmgren 3 6,0 4 13,8 8 57,14

3 Heterotermitinae Froggatt 6 12,0

4 Macrotermitinae Kemner 19 38,0 13 44,8 5 35,71

5 Termitinae Sjostedt 5 10,0 9 31,0

6 Amitermitinae Kemner 2 6,9

7 Nasutitermitinae Hare 10 20,0

∑ 50 100 29 100 14 100

Hình 3.3. Biểu đồ phân bố các phân họ mối theo

vùng cảnh quan khu vực Hà Nội

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Vùng núi Vùng đồi Vùng đồng bằng

Nasutitermitinae

Amitermitinae

Termitinae

Macrotermitinae

Heterotermitinae

Coptotermitinae

Kalotermitinae

Page 53: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

45

Nhƣ vậy có thể thấy có 3 phân họ (Kalotermitinae, Coptotermitinae và

Macrotermitinae) phân bố ở cả 3 vùng cảnh quan, 1 phân họ (Termitinae) có mặt ở

2 vùng cảnh quan, 3 phân họ còn lại (Heterotermitinae, Amitermitinae và

Nasutitermitnea) chỉ tìm thấy trong một vùng cảnh quan. Trong đó,

Heterotermitinae và Nasutitermitinae chỉ gặp ở vùng núi còn Amitermitinae mới chỉ

thấy ở vùng đồi. Điều đáng lƣu ý là tỷ lệ % số loài của từng phân họ trong các vùng

cảnh quan sai khác nhau khá rõ ràng. Chỉ xét tới 3 phân họ có số loài cao nhất trong

từng vùng cảnh quan chúng tôi thấy, ở vùng núi phân họ Macrotermitinae chiếm tỉ

lệ cao nhất (38,0%), tiếp đến là Nasutitermitinae (20,0%) và Kalotermitinae

(14,0%), trong khi ở vùng đồi sau phân họ Macrotermitinae (48,8%) lại là

Termitinae (31,0%) và Coptotermitinae (13,8%). Ở vùng đồng bằng, phân họ chiếm

ƣu thế lại là Coptotermitinae (57,14%) tiếp đến là Macrotermitinae (35,71%) và

Kalotermitinae (7,14%) (Hình 3.3) .

Nhƣ vậy, số lƣợng loài tại các vùng cảnh quan trong khu vực Hà Nội có xu

hƣớng giảm dần khi đi từ vùng núi xuống vùng đồng bằng. Trong mỗi cảnh quan lại

có sự biến đổi của các thành phần loài. Mỗi vùng cảnh quan có nhóm mối đặc trƣng

riêng.

3.3. Cấu trúc thành phần loài mối theo nhóm chức năng

Chúng tôi tiến hành phân tích cấu trúc thành phần loài mối tại khu vực Hà

Nội theo nhóm chức năng dựa theo sự phân chia của John et al. (2007) [36]. Theo

sự phân chia này mối có thể chia thành các nhóm chức năng sau:

- Nhóm mối ăn gỗ, kí hiệu (W) = (Wood): là các loài mối sử dụng gỗ làm

thức ăn. Nhóm này có thể gồm một số loài có khả năng phá hại cây sống và gây hại

trong các cấu kiện gỗ.

- Nhóm mối ăn gỗ và mảnh vụn thực vật, kí hiệu ((W-L)-F) = (Wood-Litter)

– Fungus), tên gọi khác là nhóm mối làm vƣờn nấm: gồm các loài mối sử dụng gỗ

đã chết hoặc gỗ đã mục, nát và các sản phẩm chết của cây làm thức ăn. Nhóm mối

này có thể sử dụng nhiều loại thức ăn do chúng có khả năng làm vƣờn nấm trên đó

có sự phát triển của nâm cộng sinh Termitomyces. Hoạt động trao đổi chất của nấm

làm phân giải nguyên liệu vƣờn nấm. Sản phẩm sinh ra từ sự phát triển của nấm

(quả thể sinh sản vô tính Noduli trong đó có các bào tử conidia) giàu nguồn dinh

dƣỡng dùng để nuôi các cá thể mối non. Vƣờn nấm già sau đó sẽ đƣợc mối sử dụng

Page 54: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

46

trở lại. Vì vậy có thể xem xây dựng vƣờn nấm là một khâu của quá trình chế biến

thƣc ăn, đông thơi vƣờn nấm là thức ăn không thê thiêu cua nhóm môi này (Nguyên

Văn Quang, 2003 [13]).

- Nhóm mối ăn mùn/đất, kí hiệu (S/H) = (Soil/humus): gồm các loài mối sử

dụng thức ăn là đất mùn, hoặc thảm mục từ lá và cành cây rụng đã và đang bị phân

giải thành mùn.

Kết quả đƣợc trình bày ở Bảng 3.9 cho thấy các loài mối trong mỗi phân họ

chỉ sử dụng một loại thức ăn trong thang phân chia ở trên, ngoại trừ phân họ

Amititermitinae và Nasutitermitinae chứa các loài mối có thể sử dụng 2 loại thức

ăn. Có 3 phân họ Kalotermitinae, Heterotermitinae và Coptotermitinae chỉ sử dụng

loại thức ăn là gỗ (W), trong khi Termitinae chỉ sử dụng loại thức ăn là mùn/đất

(S/H), Macrotermitinae chỉ sử dụng loại thức ăn gỗ mục và mảnh vụn thực vật (W-

L).

Nhìn chung theo từng nhóm thức ăn chúng tôi thấy mối ăn gỗ là nhóm chiếm

đa số trong khu vực nghiên cứu với 27 loài thuộc 5 phân họ (chiếm 42,86% tổng số

loài thu đƣợc trong toàn khu vực điều tra). Có 8 loài (bằng 29,63% số loài ăn gỗ)

thuộc phân họ Coptotermitinae, 7 loài (25,93%) Kalotermitinae, 6 loài (22,22%)

Heterotermitinae, 5 loài (18,52%) Nasutermitinae và 1 loài (3,7%) Amitermitinae.

Nhóm mối ăn gỗ và mảnh vụn ((W-L)-L) gồm 20 loài, chiếm 31,75% tổng

số loài trong khu vực. Tất cả đều thuộc phân họ Macrotermitinae, nhóm mối có

vƣờn cấy nấm.

Nhóm mối ăn mùn đất (S/H) gồm 16 loài (chiếm 25,4% tổng số loài có

trong toàn khu vực điều tra). Trong đó phần lớn số loài thuộc nhóm thức ăn này

thuộc về phân họ Termitinae (10 loài bằng 62,5% số loài ăn mùn đất), tiếp theo là

số loài của Nasutitermitinae (5 loài, 31,3%). Phân họ Amitermitinae cũng đóng góp

1 loài (6,25%) cho nhóm này (Bảng 3.9).

Kết quả phân bố của các nhóm chức năng theo vùng cảnh quan đƣợc trình

bày ở Bảng 3.10. Ở cảnh quan vùng núi, nhóm mối ăn gỗ chiếm ƣu thế với 21 loài

(42% số loài vùng núi), tuy nhiên sự chênh lệch với hai nhóm còn lại cũng không

quá lớn. Nhóm mối làm vƣờn nấm có 19 loài, chiếm 38% và nhóm mối ăn đất là 10

Page 55: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

47

loài, chiếm 20%. Nhƣ vậy có thể thấy ƣu thế ở cảnh quan vùng núi thuộc về số loài

của nhóm ăn gỗ và nhóm làm vƣờn nấm.

Bảng 3.9. Cấu trúc thành phần phân họ mối theo nhóm

chức năng tại khu vực Hà Nội

STT Phân họ

Nhóm

ăn gỗ

(W)

Nhóm làm

vƣờn nấm

(W-L)-F

Nhóm ăn

mùn/ đất

(S/H)

SL % SL % SL %

1 Kalotermitinae 7 25,93

2 Coptotermitinae 8 29,63

3 Heterotermitinae 6 22,22

4 Macrotermitinae 20 100

5 Termitinae 10 62,50

6 Amitermitinae 1 3,7 1 6,25

7 Nasutitermitinae 5 18,52

5 31,25

Tổng 27 100 20 100 16 100

Trong cảnh quan vùng đồi, nhóm mối làm vƣờn nấm có 13 loài, chiếm

44,83% số loài mối có trong cảnh quan, nhóm mối ăn mùn đất có 10 loài (34,48%),

nhóm mối ăn gỗ chỉ có 6 loài (20,69%). So sánh tỉ lệ % cho thấy ƣu thế của nhóm

mối trong vùng cảnh quan này thuộc về mối làm vƣờn nấm và mối ăn mùn đất.

Cảnh quan vùng đồng bằng chỉ bao gồm hai nhóm mối ăn gỗ và mối làm

vƣờn nấm, trong đó nhóm mối ăn gỗ có 9 loài chiếm đến 64,29% số loài trong vùng

cảnh quan, nhóm mối làm vƣờn nấm có 5 loài (35,71%). Nếu căn cứ vào tỉ lệ % số

loài thì nhóm mối ăn gỗ ƣu thế về số lƣợng loài, tuy nhiên mối có vƣờn cấy nấm

cũng góp phần quan trọng đáng kể ở vùng cảnh quan này.

Page 56: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

48

Bảng 3.10. Phân bố của nhóm chức năng theo vùng

cảnh quan tại khu vực Hà Nội

Cảnh quan

Nhóm

ăn gỗ

(W)

Nhóm làm

vƣờn nấm

(W-L)-F

Nhóm ăn

mùn/ đất

(S/H)

Tổng

số loài

SL % SL % SL %

Vùng núi 21 42,00 19 38,00 10 20,00 50

Vùng đồi 6 20,69 13 44,83 10 34,48 29

Vùng đ. bằng 9 64,29 5 35,71 14

Hình 3.4. Tỉ lệ % số loài mối theo nhóm chức năng tại các vùng

cảnh quan khu vực Hà nội

0

10

20

30

40

50

60

70

Vùng núi Vùng đồi Vùng đồng bằng

Ăn gỗ

Ăn mùn và gỗ

Ăn đất

Page 57: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

49

Nhƣ vậy, nhóm mối ăn gỗ là nhóm mối chiếm ƣu thế trong cả hai khu vực là

vùng rừng núi và vùng đồng bằng. Nhóm mối ăn đất chỉ đƣợc tìm thấy ở vùng núi

và vùng đồi do những nơi này có thảm mục dày, ít bị tác động bởi con ngƣời (Hình

3.4).

3.4. Phân bố của mối theo sinh cảnh tại vùng đồng bằng

Trong hệ sinh thái tự nhiên mối là nhóm côn trùng có lợi, tuy nhiên trong hệ

sinh thái đô thị cũng nhƣ nông nghiệp, chúng đƣợc coi là loài có hại do thức ăn của

chúng thƣờng là cây trồng hoặc các cấu kiện gỗ. Ngoài ra, một số loài sống trong

đê, đập do có cấu trúc tổ phức tạp gây nguy hại cho sự an toàn của các công trình

này, đặc biệt là trong mùa mƣa lũ. Thực tế thì không phải tất cả các loài có mặt

trong khu vực đồng bằng đều có đặc điểm sinh học và sinh thái học cũng nhƣ tập

tính làm tổ và kiếm ăn giống nhau vì vậy vai trò gây hại của chúng trong các loại

hình công trình cần bảo vệ của con ngƣời cũng khác nhau. Trong luận văn này

chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu sơ bộ thành phần loài mối trong công trình

kiến trúc, cây trồng và đê đập tại khu vực Hà Nội để từ đó có cái nhìn tổng quan về

các loại mối hại tại khu vực này, làm cơ sở cho nghiên cứu phòng chống các loài

mối hại.

Kết quả nghiên cứu ở mục 3.2 ghi nhận có 14 loài mối có mặt ở vùng đồng

bằng, tuy nhiên sự phân bố của số loài mối trong các sinh cảnh nhƣ công trình kiến

trúc, công trình đê đập và cây trồng lại không giống nhau. Kết quả nghiên cứu đƣợc

trình bày ở Bảng 3.11, cho thấy nhóm mối gây hại công trình kiến trúc có số lƣợng

loài đông đảo nhất, gồm 10 loài, chiếm 71,43% số loài tại khu vực đồng bằng của

Hà Nội, nhóm mối gây hại cho cây trồng bao gồm 8 loài, chiếm 57,14% số loài tại

khu vực này và các loài gây hại cho đê đập có 6 loài, chiếm 42,86% số loài. Xét về

số lƣợng loài các nhóm mối trong các sinh cảnh có số lƣợng chênh nhau không quá

lớn, tuy nhiên về cấu trúc thành phần loài của từng nhóm gây hại trong các sinh

cảnh có sự khác nhau khá rõ. Nhìn chung, các nhóm mối gây hại tại khu vực đô thị

thuộc vào 3 giống: Cryptotermes, Coptotermes và Odontotermes.

Trong các giống mối gây hại cho công trình kiến trúc, giống Cryptotermes

thuộc phân họ Kalotermitinae (mối gỗ khô) chỉ bao gồm có một loài là Cryptotemes

domesticus. Chúng thƣờng làm tổ hoàn toàn trong các cấu kiện gỗ độc lập, không

liên hệ với đất. Tổ của chúng chỉ là những khoang rỗng không có hình thù nhất

Page 58: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

50

định, số lƣợng cá thể ít (vài trăm đến vài nghìn cá thể). Do đó tác hại của nhóm mối

này cũng không nặng nề nhƣ các nhóm mối khác. Giống mối Odontotermes thuộc

nhóm mối có vƣờn nấm (Macrotermitinae) cũng chỉ có một loài là Odontotermes

Bảng 3.11. Thành phần loài mối theo sinh cảnh tại vùng

đồng bằng khu vực Hà Nội

STT Tên khoa học

Sinh cảnh

Kiến

trúc

Cây

trồng Đê

Cryptotermes Banks 1

1 Cryptotermes domesticus Haviland +

Coptotermes Wassman 8 5 1

2 C. formosanus Shiraki +

3 C. ceylonicus Holmgren + +

4 C. travians (Haviland) + +

5 C. curvignathus Holmgren + +

6 C. emersoni Ahmad + +

7 C. dimorphus Xia et He +

8 C. minutus Li et Huang +

9 C. gestroi Wasmann + + +

Odontotermes Holmgren 1 3 5

10 O. hainanensis Light + + +

11 O. formosanus Shiraki

+ +

12 O. angustignathus Tsai et Chen

+

13 O. giriensis Roonwal and Chhotani

+

14 O. proformosanus Ahmad

+ +

∑ 10 8 6

% 71,43 57,14 42,86

hainnanensis đƣợc tìm thấy trong công trình kiến trúc. Gây hại chính cho công trình

kiến trúc là các loài thuộc giống Coptotermes, chúng gồm 8 loài có mặt trong khu

vực nghiên cứu. Đây là nhóm mối gỗ ẩm, còn có tên gọi khác là mối nhà, mối ngầm

Page 59: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

51

(Coptotermitinae). Các loài mối Coptotermes có tập tính làm tổ đa dạng và phức

tạp, nhƣ tổ chìm dƣới nền, trong các cấu kiện gỗ hay cả trong panen của nhà kiên

cố. Tổ của chúng có xu hƣớng phân bố ở những nơi có nhiều thức ăn hay tại vị trí

thay đổi đƣờng hƣớng vẫn chuyển nhƣ góc nhà, nơi tiếp giáp giữa nền và tƣờng,

Hình 3.5. Mối Coptotermes hại cây trồng (trên) và Odontotermes hại

công trình kiến trúc (dưới) (Nguồn: Nguyễn Văn Quảng)

Page 60: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

52

tƣờng và trần nhà v.v.. Chất tiết từ dịch trán của các loài này có khả năng làm mềm

vữa tƣờng giúp cho chúng có khả năng đi ngầm trong các công trình xây dựng. Có

lẽ vì thế chúng đƣợc xem là nhóm đặc biệt nguy hiểm đối với công trình kiến trúc.

Ở sinh cảnh đê, ngoại trừ một loài thuộc giống Coptotermes, còn lại 5 loài

mối thuộc giống Odontotermes. Nhƣ vậy ƣu thế của mối phân bố trên đê thuộc về

nhóm mối đất, chúng đều làm tổ chìm trong thân đê. Hệ thống tổ có thể phân bố

trong phạm vi khá rộng xung quanh khu vực tổ chính. Cấu trúc tổ bao gồm khoang

trung tâm (thƣờng là tổ chính có hoàng cung), hệ thống thông khí, vùng ngoại vi và

hệ thống các hang giao thông chằng chịt. Do có cấu trúc khoang và hệ thống giao

thông phức tạp, Odontotermes là nhóm nguy hiểm nhất cho đê. Các loài mối hại cho

sinh cảnh đê thuộc nhóm mối có vƣờn cấy nấm (Macrotermitinae). Vƣờn nấm vừa

là sản phẩm của quá trình chế biến thức ăn vừa là thức ăn bắt buộc của giống mối

này. Tỷ lệ giữa lƣợng vƣờn nấm và số lƣợng cá thể mối luôn đƣợc duy trì ở một tỉ

lệ ổn định. Đây là một đặc điểm có thể lợi dụng để áp dụng trong phòng trừ nhóm

mối này.

Trên sinh cảnh cây trồng, kết quả ở bảng 3.11 cho thấy cả hai giống mối

Coptotermes và Odontotermes đều có thể gây hại đối với cây trồng. Giống

Coptotermes chiếm 5/8 loài (62,5%) gây hại cho cây trồng (Coptotermes

ceylonicus, C.travians, C. curvignathus, C. emersoni và C. gestroi), còn lại là 3 loài

thuộc giống Odontotermes (37,5%) (Odontotermes hainanensis, O. formosanus và

O. proformosanus). Hai giống mối này có những đặc điểm sinh học sinh thái khác

nhau, do đó việc phòng trừ mối hại cây đối với hai nhóm này thƣờng mang tính đặc

trƣng riêng đối với từng hệ sinh thái nông nghiệp.

Nhìn chung phần lớn các loài có mặt trong các công trình kiến trúc thuộc về

giống mối gỗ ẩm Coptotermes, trong khi ở sinh cảnh đê lại phổ biến là các loài

thuộc giống mối đất Odontotermes. Trên cây trồng có mặt của cả 2 giống trên. Đối

với một số loài thuộc giống mối gỗ ẩm nhƣ Coptotermes travians, C. curvignathus,

C. havilandi, vừa có khả năng làm tổ trong đất lại có khả năng làm tổ trong thân

cây, do vậy cần phải lƣu tâm trong quá trình phòng chống các loài mối này cho các

công trình kiến trúc và cây trồng.

Page 61: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

53

3.5. Ý nghĩa chỉ thị của mối.

Để tìm hiểu ý nghĩa chỉ thị của mối, tại vùng đồi Xuân Mai, Chƣơng Mỹ,

chúng tôi đã bố trí thí nghiệm thu mẫu định lƣợng trong các sinh cảnh có mức độ

tác động khác nhau của con ngƣời, thể hiện ở đặc trƣng của thảm thực vật: rừng

trồng hỗn tạp (RTHT) gồm nhiều loại cây trồng nhƣ keo tai tƣợng, keo lá tràm, phi

lao, bạch đàn và các loại cây lấy gỗ khác; rừng trồng thuần loại (RTHT), chỉ có một

loại cây keo; khu vực đồi trồng chè (ĐC) và trảng cỏ cây bụi (TC) (Hình 3.6) .

A B

C D

Hình 3.6. Các sinh cảnh thu mẫu tại khu vực Hà Nội

(Nguồn: Nguyễn Hải Huyền)

( A. Rừng trồng hỗn tạp, B. Rừng trồng thuần loại, C. Trảng cỏ, D. Đồi chè)

Page 62: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

54

Kết quả điều tra định lƣợng tại 4 sinh cảnh đƣợc trình bày trong Bảng 3.12.

Phân tích 173 mẫu định lƣợng chúng tôi xác định đƣợc 22 loài mối thuộc 2 họ, 3

phân họ và 9 giống, chiếm 34,38% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu.

Bảng 3.12. Thành phần loài và độ phong phú tương đối của mối

trong khu vực nghiên cứu

TT Tên loài Sinh cảnh

RTHT RTTL TC ĐC

RHINOTERMITIDAE

Coptotermitinae

Coptotermes

1 Coptotermes gestroi 1

TERMITIDAE

Macrotermitinae

Macrotermes

2 Macrotermes annandalei 3 1 3

3 Macrotermes barneyi 1

4 Macrotermes sp. 1 1

5 Macrotermes sp.1 2

Hypotermes

6 Hypotermes sumatrensis 3 2 6

7 Hypotermes makhamensis 1 1 1

8 Hypotermes sp. 2

Microtermes

9 Microtermes pakistanicus 11 5 3 11

Odontotermes

10 Odontotermes maesodensis 3

11 Odontotermes hainanensis 7

12 Odontotermes yunnanensis 2

13 Odontotermes proformosanus 6 1

14 Odontotermes latigula 1

Termitinae

Page 63: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

55

TT Tên loài Sinh cảnh

RTHT RTTL TC ĐC

Dicuspiditermes

15 Dicuspiditermes garthwaitei 3 3

Pseudocapritermes

16 Pseudocapritermes sinensis 3 1

17 Pseudocapritermes planimentus 1 1

Procapritermes

18 Procapritermes sowerbyi 3 3

Pericapritermes

19 Pericapritermes nitobei 2 4

20 Pericapritermes sermarangi 1

21 Pericapritermes latignathus 3

22 Pericapritermes tetraphilus 2

Số loài 14 10 11 3

Độ phong phú tƣơng đối 47 19 28 15

Kết quả cho thấy sinh cảnh RTHT là nơi có số lƣợng loài nhiều nhất 14 loài,

chiếm 63,63% tổng số loài, tiếp theo là TC với 11 loài (50%), và sinh cảnh RTTL

với 10 loài (45,45%) và khu vực khu vực đồi chè có số lƣợng loài thấp nhất chỉ với

3 loài, chiếm 13,63% tổng số loài. Sinh cảnh RTHT và TC có số giống bằng nhau

(7 giống), tại sinh cảnh RTTL có 6 giống, sinh cảnh ĐC có số lƣợng giống ít nhất,

chỉ có 3 giống. Sinh cảnh RTHT cũng là sinh cảnh duy nhất chúng tôi thu đƣợc

giống Coptotermes thuộc họ Rhinotermitidae. Các sinh cảnh còn lại chỉ thu đƣợc

các giống thuộc họ Termitidae, gồm hai phân họ Macrotermitinae và Termitinae.

Độ phong phú tƣơng đối của mỗi sinh cảnh đƣợc xác định bằng số lƣợng

mẫu của mỗi loài bắt gặp trong ô điều tra. Độ phong phú tƣơng đối của mỗi loài dao

động trong khoảng từ 0 đến 20. Tính chung độ phong phú tƣơng đối trong mỗi sinh

cảnh bằng tổng độ phong phú tƣơng đối của các loài có trong sinh cảnh đó.

Kết quả thống kê độ phong phú tƣơng đối của các sinh cảnh điều tra cho thấy

sinh cảnh RTHT có độ phong phú tƣơng đối đạt giá trị cao nhất (47), thứ hai là sinh

Page 64: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

56

cảnh trảng cỏ (28), tiếp theo là sinh cảnh RTTL (19) và thấp nhất là sinh cảnh ĐC

chỉ đạt giá trị là 15.

Sự đa dạng sinh học mối trong từng sinh cảnh đƣợc đƣợc thể hiện rõ hơn qua

kết quả tính toán chỉ số đa dạng sinh học đƣợc trình bày trong Bảng 3.11. Giá trị

cùa chỉ số Shanon – Weiner (H’) của mối ở 3 sinh cảnh RTTL, RTHT và trảng có ở

trong khoảng từ 2,13 (RTTL) đến 2,36 (RTHT), với giá trị này cả 3 sinh cảnh trên

có độ đa dạng đƣợc đánh giá ở mức khá (1<H’<3), tuy nhiên sinh cảnh RTHT vẫn

là sinh cảnh có độ đa dạng của mối cao nhất. Giá trị H’ của mối ở sinh cảnh đồi chè

là 0,73 và là sinh cảnh có mức độ đa dạng kém. Chúng tôi cũng nhận thấy kết quả

đánh giá tƣơng tự khi xem xét chỉ số đa dạng loài Magaref (d). Sinh cảnh RTHT

cũng có chỉ số d cao nhất 3,38, và chỉ số thấp nhất ở sinh cảnh đồi chè, 0,74.

Bảng 3.13. Một số chỉ số đa dạng tại các sinh cảnh nghiên cứu

Sinh cảnh Số loài

Độ phong

phú tƣơng

đối

Chỉ số

Magaref

(d)

Chỉ số

Shanon-

Weiner

(H'(loge))

RT hỗn tạp 14 47 3,38 2,36

RT thuần loại 10 19 3,06 2,13

Trảng cỏ 11 29 2,97 2,23

Đồi chè 3 15 0,74 0,73

Có thể nhận thấy sinh cảnh rừng trồng hỗn tạp có sự đa dạng cao nhất do sự

tác động của con ngƣời ở đây là ít nhất. Rừng ở đây đƣợc gìn giữ và phát triển có

đặc tính gần với rừng tự nhiên, các cây trồng lớn, lâu năm, chỉ có các hoạt động

phục vụ cho công tác nghiên cứu, giáo dục. Sinh cảnh trảng cỏ cũng ít sự tác động

của con ngƣời và đƣợc chọn nằm gần với RTHT; tuy nhiên do có thời gian tác động

mạnh trong quá khứ, thảm thực vật chỉ có cỏ và cây bụi với chiều cao thấp, không

có cây to, do đó có độ che phủ thấp, khiến cho thành phần loài mối và độ đa dạng

Page 65: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

57

thấp hơn so với rừng hỗn tạp. Sinh cảnh đồi chè là khu canh tác nông nghiệp với sự

tác động thƣờng xuyên của con ngƣời nhƣ thu hoạch, bón phân, sử dụng thuốc diệt

côn trùng; nên độ đa dạng kém, thành phần loài ít. Sinh cảnh rừng trồng keo là sinh

cảnh chỉ trồng một loại cây (nhiều loại tuổi) nên sự tác động của con ngƣời cũng

không cao và không thƣờng xuyên, do đó độ đa dạng chỉ ở mức trung bình.

Thành phần loài và độ đa dạng của mối trong từng sinh cảnh có sự khác biệt

rất rõ ràng và gắn liền với cƣờng độ và tần suất tác động của con ngƣời của con

ngƣời đối với mỗi sinh cảnh. khi thảm thực vật là cây gỗ càng đa dạng hay mức độ

tác động của con ngƣời càng ít đi thì chỉ số đa dạng loài (d, H’) của mối tăng lên.

Điều này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sử dụng quần xã mối đánh giá mức

độ phục hồi của hệ sinh thái.

Ngoài ra kết quả nghiên cứu còn cho thấy ở mỗi sinh cảnh không chỉ có sự

khác biệt về số lƣợng loài, độ phong phú tƣơng đối mà cấu trúc thành phần của các

nhóm chức năng cũng khác nhau. Kết quả trình bày Bảng 3.13 cho thấy trong mỗi

sinh cảnh tỉ lệ của các nhóm chức năng đƣợc thể hiện qua tỉ lệ của các phân họ mối

khác biệt khá rõ. Ở sinh cảnh RTHT và RTTL mặc dù nhóm mối làm vƣờn nấm

(Macrotermitinae) là phổ biến nhƣng tỉ lệ ĐPPTĐ của chúng so với mối ăn mùn

(Termitinae) ở sinh cảnh RTHT là 6,6 khác biệt so với ở sinh cảnh RTTL (2,1). Ở

sinh cảnh TC tỉ lệ này là 0,64, có nghĩa là ở sinh cảnh TC mối ăn mùn phổ biến hơn

so với mối có vƣờn nấm ngƣợc lại với 2 sinh cảnh trên. Kết quả này đƣợc thể hiện

rõ hơn trong Hình 3.4.

Page 66: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

58

Bảng 3.14. Số lần bắt gặp và tỉ lệ % các phân họ mối trong các

sinh cảnh khu vực nghiên cứu

Phân họ RTHT RTTL TC ĐC

ĐPPTĐ % ĐPPTĐ % ĐPPTĐ % ĐPPTĐ %

Coptotermitinae

Mối ăn gỗ (W) 1 2,1

Macrotermitinae

Mối làm vƣờn nấm

((W-L)-F)

40 85,1 13 68,4 11 37,9 14 93,33

Termitinae

Mối ăn mùn (S/H) 6 12,7 6 31,5 17 58,6 1 6,67

Hình 3.7. Sự biến đổi độ phong phú tương đối của các nhóm

mối theo sinh cảnh nghiên cứu

Nhƣ vậy mức độ phổ biến của các nhóm chức năng thông qua chỉ số ĐPPTĐ

và tỉ lệ giữa các nhóm chức năng có sự biến đổi tùy thuộc vào các sinh cảnh với

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

RT hỗn tạp RT thuần loại Trảng cỏ Đồi chè

%

Sinh cảnh

COPTOTERMITINAE MACROTERMITINAE TERMITINAE

Page 67: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

59

mức độ tác động của con ngƣời khác nhau thể hiện qua thảm thực vật khác nhau. Ở

sinh cảnh có thảm thực vật là cây gỗ càng phong phú hay tác động của con ngƣời ít

hơn thì tỉ lệ giữa mối làm vƣờn nấm và mối ăn mùn sẽ cao hơn, ngƣợc lại cây gỗ

không còn chỉ còn lại những thảm cỏ hay tác động của con ngƣời mạnh mẽ thì tỉ lệ

giữa mối ăn mùn và mối mối làm vƣờn nấm tăng cao.

Trên cơ sở kết quả thu đƣợc chúng tôi nhận thấy có thể dựa vào số lƣợng loài

mối, cấu trúc phân loại quần xã, tỉ lệ giữa các nhóm chức năng và các chỉ số đa

dạng loài của mối để đánh giá sự tác động của con ngƣời lên hệ sinh thái.

Page 68: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

60

KẾT LUẬN VÀ ĐỂ NGHỊ

KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu trên chúng tôi đã rút ra đƣợc một số kết luận sau:

1. Chúng tôi đã ghi nhận đƣợc 63 thuộc 21 giống, 7 phân họ và 3 họ mối có

mặt trong khu vực nghiên cứu. Trong đó có có một loài chƣa định đƣợc tên, để ở

dạng sp. Giống có số lƣợng loài nhiều nhất là Odontotermes với 10 loài, chiếm

15,87% tổng số loài, tiếp đến là giống Coptotermes với 8 loài, (12,7%), giống

Reticulitermes và Macrotermes 6 loài (9,52%,) giống Glyptotermes 5 loài (7,94%),

Các giống còn lại chỉ có từ 1 – 3 loài. Ghi nhận thêm 10 loài cho khu hệ Việt Nam.

2. Số lƣợng loài và giống mối giảm đi khi đi từ cảnh quan vùng núi xuống

vùng đồng bằng. Ở cảnh quan vùng núi có 50 loài thuộc 18 giống, chiếm đến

79,37% tổng số lƣợng loài, vùng đồi có 29 loài thuộc 12 giống, chiếm 46,03%,

vùng đồng bằng chỉ có 14 loài, chỉ thuộc 3 giống, chiếm 22,22% số loài.

3. Nhóm mối ăn gỗ là nhóm chiếm đa số trong khu vực nghiên cứu với 27

loài, chiếm 42,86% tổng số loài thu đƣợc. Nhóm mối làm vƣờn nấm

(Macrotermitinae), gồm 20 loài, chiếm 31,75%. Nhóm mối ăn mùn đất bao gồm 16

loài chiếm khoảng 1/4 tổng số loài thu đƣợc. Đối với mỗi cảnh quan khác nhau, sự

phân bố của các nhóm chức năng khá nhau.

4. Ở vùng đồng bằng số lƣợng loài mối gây hại công trình kiến trúc gồm 10

loài, chiếm 71,43% số loài của cảnh quan đồng bằng, phần lớn trong số chúng thuộc

về giống Coptotermes. Nhóm mối gây hại cho cây bao gồm 8 loài (57,14%), có 6

loài (chiếm 42,86%) mối hại trong sinh cảnh đê, chúng chủ yếu là mối

Odontotermes.

5. Ở các sinh cảnh với sự tác động khác nhau của con ngƣời (RTHT, RTTL,

TC và ĐC) có số lƣợng loài, độ phong phú tƣơng đối của mối thu đƣợc cũng khác

nhau, các chỉ số trên có xu hƣớng biến đổi giảm dần từ RTHT→ TC→ RTTL→

Page 69: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

61

ĐC. Sinh cảnh RTHT có độ đa dạng cao nhất, sau đó là Trảng cỏ, RTTL, sinh cảnh

đồi chè có độ đa dạng kém (chỉ số H’ tƣơng ứng là: 2,36 2,23 2,13 0,73).

Có thể căn cứ vào số lƣợng loài, cấu trúc thành phần quần xã, tỉ lệ giữa các

nhóm chức năng và các chỉ số đa dạng loài của mối để xem xét sự tác động của con

ngƣời lên hệ sinh thái.

Page 70: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

62

KIẾN NGHỊ

1. Nghiên cứu để hoàn thiện việc sử dụng mối, làm chỉ thị giám sát biến đổi

môi trƣờng trên cạn.

2. Nghiên cứu vai trò sinh thái của mối làm cơ sở cho việc sử dụng mối hợp lý

ở khu vực Hà Nội.

Page 71: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Brian T. Forscheler, Trịnh Văn Hạnh, Nguyễn Hải Yến (2011), “Kết quả

nghiên cứu sử dụng chế phẩm nấm Metavina 80LS dạng bọt để diệt trừ loài

mối Odontotermes hainanensis (Termitidae: Macrotermitinae) hại đê ở Việt

Nam”, Báo cáo khoa học Hội nghị côn trùng học Quốc gia lần thứ 7, tr. 801

- 806.

2. Tạ Kim Chỉnh, Nguyễn Đức Khảm (1996), “Bƣớc đầu thử nghiệm độc tính

của một số chủng vi nấm chống mối hại nhà cửa và mối hại cây vải

thiều”, Tạp chí Sinh học, no. 2, Tập 18, tr. 39-45.

3. Tạ Kim Chỉnh; Nguyễn Hồng Hà; Hà Thị Quyến; Hoa Thị Minh Tú

(2001), “Một số đặc điểm sinh học của hai chủng vi nấm metarhizium Ma.6

và Beauveria Bb.98 phân lập từ những nguồn mẫu khác nhau và hiệu lực diệt

mối (Coptotermes) của chúng”, Tạp chí Sinh học, no. 2, Tập 23, tr. 55-59.

4. Trịnh Đình Đạt, Ngô Thị Hoan, Đinh Nho Thái, Đinh Đoàn Long

(2004). “Sự đa hình di truyền hệ izozym esteraza của hai loài mối

Macrotermes gilvus và Macrotermes carbonarius ở miền Nam Việt

Nam”. Tạp chí Khoa học, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, TXX. 2AP, tr.

93-97.

5. Trịnh Đình Đạt, Đinh Nho Thái, Ngô Thị Hoan, Võ Thƣơng Lan, Đinh Đoàn

Long (2005). “Xác định mức độ đa hình di truyền của một số loài mối chi

Macrotermes bằng kỹ thuật RAPD-PCR”. Tuyển tập báo cáo Hội nghị Côn

trùng học Toàn quốc lần thứ 5 tháng 4 năm 2005, tr. 612-616.

6. Trƣơng Quang Hải, Trần Thanh Hà (2010), “Đánh giá điều kiện tự nhiên và

tài nguyên thiên nhiên cho phát triển bền vững thành phố Hà Nội”, Hội thảo

khoa học quốc tế kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội phát triển bền

vững, thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình, tr. 1049 - 1062

Page 72: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

64

7. Trịnh Văn Hạnh, Nguyễn Quốc Huy, Bùi Công Hiển (2008), “Kết quả

nghiên cứu nuôi mối Coptotermes formosanus tách chúa trong điều kiện

phòng thí nghiện”, Báo cáo Hội nghị côn trùng học lần thứ 6, Nxb Nông

nghiệp, tr. 914 – 917.

8. Nguyễn Thúy Hiền (2008), Nghiên cứu đa dạng sinh học mối (Isoptera)

Vườn Quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ khoa học, trƣờng Đai

học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.

9. Bùi Công Hiển, Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Thị My, “Kết quả điều tra

thành phần loài mối (Isoptera) tại VQG Ba Vì, Hà Tây”, Tạp chí sinh học,

Tập 25 (2A), tr. 42 -50.

10. Bùi Công Hiển, Nguyễn Văn Quảng (2005), “Côn trùng bộ Cánh đều

(Isoptera) tại khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên, Hữu Lũng, Lạng Sơn”, Báo

cáo khoa học Hội nghị toàn quốc 2005 nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự

sống, ĐH Y Hà Nội, NXB Khoa học và Kỹ thuật, tr.158-161..

11. Lê Ngọc Hoan (2007), Nghiên cứu đa dạng sinh học của mối (Isoptera) tại

VQG Cát Bà, Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ khoa học, trƣờng Đai học Khoa

học Tự nhiên, Hà Nội.

12. Nguyễn Quốc Huy (2010), Nghiên cứu mối vùng Tây nguyên và đề xuất

biện pháp phòng trừ loài hại chính, Luận án Tiến sĩ Sinh học, trƣờng Đai học

Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.

13. Nguyễn Quốc Huy, Nguyễn Thị My, Nguyễn Thúy Hiền, Trần Thu Huyền,

Nguyễn Thi Minh Huệ (2011), “Thử nghiệm hiệu lực của 4 loại bả sử dụng

chất ức chế quá trình tổng hợp kitin để diệt mối Coptotermes ở Việt Nam”,

Báo cáo khoa học về Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hội nghị Khoa học

toàn quốc lần thứ 4, Nxb Nông nghiệp, tr. 1720 – 1723.

14. Nguyễn Đức Khảm (1976), Mối ở Miền Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa

học và Kỹ thuật.

Page 73: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

65

15. Nguyễn Đức Khảm, Nguyễn Tân Vƣơng, Trịnh Văn Hạnh, Nguyễn Văn

Quảng, Lê Văn Triển, Nguyễn Thúy Hiền, Vũ Văn Nghiên, Ngô Trƣờng

Sơn, Võ Thu Hiền (2007), Động vật chí Việt Nam, Tập 15 - Mối, Nhà xuất

bản Khoa học và Kỹ thuật.

16. Nguyễn Đức Khảm (2008), “Đặc điểm đồng hình và dị hình trong cùng loài

côn trùng Bộ Cánh đều (Isoptera) và bàn luận về công tác phân loại mối”,

Báo cáo Hội nghị Côn trùng học lần thứ 6. Nxb Nông nghiệp, tr. 946 - 950.

17. Chu Văn Mẫn, Trịnh Đình Đạt và cs (2003), “Phân tích đa dạng di truyền

của hệ izozym esteraza của hai loài mối Macrotermes annadalei và

Odontotermes yunnanensis”, Tạp chí Sinh học. Tập 25, Số 2a, tr. 166 - 172.

18. Nguyễn Thị My, Trịnh Văn Hạnh, Nguyễn Thị Minh Huệ, Nguyễn Quốc

Huy, Trần Quốc Hùng, Trần Văn Thành, Nguyễn Mạnh Cƣờng (2011), “Kết

quả bƣớc đầu về nghiên cứu ƣớc lƣợng số lƣợng cá thể mối Coptotermes

(Insecta: Isoptera) trong đàn mối kiếm ăn bằng phƣơng pháp đánh dấu - thả

ra - bắt lại”, Báo cáo khoa học về Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hội nghị

Khoa học toàn quốc lần thứ 4, tr. 1720 – 1723.

19. Nguyễn Văn Quảng (2003), Nghiên cứu thành phần, phân bố của mối

Macrotermes (Isoptera: Termitidae) và đặc điểm sinh học, sinh thái học của

loài Macrotermes annandalei (Silvestri) ở miền Bắc Việt Nam, Luận án Tiến

sĩ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Nguyễn Văn Quảng (2005), “Một số dẫn liệu điều tra về đa dạng sinh học

của mối (Isoptera) tại A Lƣới, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Báo cáo khoa học tại

hội nghị Côn trùng học toàn quốc lần thứ 5 (Hà nội, 11-12 tháng 4 năm

2005), Nhà Xuất bản Nông nghiệp, tr. 674-679.

21. Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Trí Tiến, Phạm Đình Sắc (2007), “Dẫn liệu

điều tra về thành phần và phân bố của chân khớp (Arthropoda) ở đất tại

Vƣờn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng”, Báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc

Page 74: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

66

2007 nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Trường ĐH Quy Nhơn.

NXB Khoa học và Kỹ thuật, tr. 143-146.

22. Nguyễn Văn Quảng, Trịnh Văn Hạnh, Võ Thu Hiền (1999), “Một số dẫn

liệu về mối hại cây trồng vùng Xuân Mai – Hà Tây”, Tạp chí sinh hoc, Tập

21 (1b), tr.27 – 35.

23. Ngô Trƣờng Sơn, Tạ Huy Thịnh, Nguyễn Tân Vƣơng, Nguyễn Thúy Hiền

(2009), “Các loài mối (Isoptera) ghi nhận trên các đê sông Hồng, sông Thái

Bình và sông Mã”, Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hội

nghị Khoa học toàn quốc lần thứ ba, Hà Nội, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr.

287-297.

24. Ngô Trƣờng Sơn (2007), “Một số đặc điểm phân bố của tổ mối

Odontotermes (Isoptera: Mácrotermitinae) trên đê sông Hồng”, Tạp chí Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, số 10+11, tr. 140 – 143.

25. Ngô Trƣờng Sơn (2009), “Nghiên cứu mối (Isoptera) hại đê ở hệ thống

sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã và góp phần hoàn thiện biện pháp

phòng chống”, Luận Án Tiến sĩ Sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh

vật Hà Nội.

26. Vũ Văn Tuyển (1991), “Nguồn gốc của mối trong đập”, Tạp chí Khoa học

và kỹ thuật.

27. Lê Văn Triển, Trịnh Văn Hạnh, Võ Thu Hiền (1999), “Thành phần loài mối

ở đê ở đê Hà Nội, các loài gây hại chính và một số đặc điểm của chúng”.

Tuyển tập kết quả khoa học và công nghệ, Viện Khoa học Thủy lợi, tập 3, tr.

225 – 229.

28. Nguyễn Tân Vƣơng (1997), Mối Macrotermes (Termitidae, Isoptera) ở miền

Nam Việt Nam và biện pháp phòng trừ, Luận án Phó tiến sĩ Sinh học, Đại

học Sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội.

Page 75: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

67

Tài liệu Tiếng Anh

29. Abe T. (1979), “Studies on the distribution and ecological role of termites in

a low forest of West Malaysia”, Japanese Jounal of Ecology (29), pp. 121 –

135.

30. Abensperg – Traun M. (1998), “Termites (Isoptera) in Western Australia:

Present and future directions of ecological research”, Journal of the Royal

Society of Western Australia (81), pp. 131 – 142.

31. Ahmad, M (1958), “Key to Indo – Malayan termites – Part I”, Biologia, 4

(1), pp. 33 – 118.

32. Ahmad, M (1965), “Termites (Isoptera) of Thailand”, Bulletin of the

American museum of natural history, Vol. 131, article 1, pp. 1 – 114, New

York.

33. Ahmad, M (1950), “The phylogeny of termite genera based on Imago –

Worker mandibles”, Bulletin of the American museum of natural history. Vol

95: Article 2.

34. Huang Fusheng, Ping Zhengming, Li Guixiang, Zhu Shimo, He Xiusong,

Gao Daorong (2000), Fauna Sinica – Insecta – Isoptera, Vol 17, Editorial

Committee of Fauna Sinica, Academia Sinica, Science Press, Beijing, China.

35. Inoue T., Takematsu Y., Yamada a., Hongoh. Y, Johjima T., Moriya S.,

Sornnuwat Y., Vongkaluang C.,Ohkuma M., Kudo T. (2006), “Diversity and

abundance of termites along an altitudinal gradient in Khao Kitchagoot

National Park, Thailand”, Journal of Tropical Ecology 22 (5), 609 – 612.

36. Johnes David T. and Paul Eggleton (2000), “Sampling termites assemblages

in tropical forests: testing a rapid biodiversity assessment protocol”, Journal

of applied ecology, 37, 191 – 203.

Page 76: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

68

37. Jone D. T and Prasetyo A. H. (2002), “A survey of the termite (Insecta:

Isoptera) of Tabalong district, South Kalimanta, Indonesia”, The raffles

bulletin of zoology 50 (1), pp. 117 -128.

38. Nguyen Van Quang, Bui Thanh Van, Nguyen Hai Huyen, Bang Thi, Thanh,

Nguyen Thi My, Vo Thu Hien, Nguyen Tung Cuong. “Data on investigation

of species composition and distribution features of Termites (Isoptera) in

Hanoi region”. VNU Journal of Science, Natural Sciences and Technology

26, No.4S. (2010), pp. 627 – 633.

39. Nguyen Van Quang, Dang Thi Nham, Nguyen Tung Cuong (2008),

“Species composition and distribution of termite (Isoptera) in Xuan Son

National Park, Phu Tho Province”, VNU Journal of Science, Nat. Sci &

Tech., Vol. 24, No 2S, pp. 278 – 284.

40. Nguyen Van Quang, Le Anh Viet, Nguyen Thanh Huong, Nguyen Tung

Cuong, Pascal Jouquet (2012), “Results of study on caste ratio and task

division of termites Macrotermes annandalei (Silv.) (Insecta: Isoptera) in

Xuan Mai hills, Hanoi”, VNU Journal of Science, Natural science and

Technology 28, No. 2S, pp. 37 -44.

41. Nguyen Van Quang, Nguyen Hai Huyen, Bang Thi Thanh, Ngo Kim Khue,

Nguyen Tung Cuong. “Data of termites (Insecta: Isoptera) in Ba Vi National

Park, Hanoi”. Proceedings of the 7th

Vietnam National Conference on

Entomology. Hanoi, 2011, pp. 877- 885

42. Nguyen Van Quang, Nguyen Hai Huyen, Ngo Kim Khue, Nguyen Thanh

Huong, Trinh Van Hanh, Nguyen Thi My, Vo Thu Hien. “Biodiversity and

distribution features of termites (Insecta: Isoptera) in Hanoi area, Vietnam”.

Proceeding of the 9th

Pacific- Termite Research Group Confernce, 2012, pp.

169 -177.

Page 77: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

69

43. Paul Eggleton, Rahman Homathevi, Dhamarajah Jeeva, David T. Jones,

Richard G. Davies, Mohamed Maryati (1997), “The species richness and

composition of termites (Isoptera) in primary and regenerating lowland

dipterocarp forest in Sabah, East Malaysia”, Ecotropica 3: pp. 119 – 128.

44. Roonwal M. L. (1969), Measurement of termites (Isoptera) for taxonomic

purpose, J. Zool. Soc. Indian, 21 (1) pp. 9 – 66.

45. Roonwal M. L., F. N. I., Chhotani O. B. (1961), “Termite fauna of Assam

region eastern India”, Zoological Survey of India, Vol 28, B, No. 4

46. Sands W. A. (1998), The identification of worker castes of termites genera

from soils of Africa and the Middle East, Oxon: CAB International

47. Thapa, R. S. (1981), “Termites of Sabah (East Malaysia)”, Sabah Forest

Rec. 12, pp 1-374.

48. Tho Y. P. (1992). Termites of PeninsularMalaysia, Forest Rearcher Institute

Malaysia Kelong, Kualalumpur.

49. Tiago F. Carrijo, Divino Branda, Danilo E. de Oliveira, Diogo A. Costa,

Thiago Santos (2009), “Effects of pasture implantation on the termite

(Isoptera) fauna in the Central Brazilian Savanna (Cerrado)”, J Insect

Conserv (2009) 13:575–581.

50. Trinh Van Hanh, Đinh Xuan Tuan, Nguyen Minh Duc, Nguyen Thi My và

Nguyen Van Quang (2005). “Testing results of Metarhizium output used for

cotrolling termite Odontotermes hainanensis on the dikes”. VNU Journal of

Science, Nat. Sci. & Tech., T.XXI, N04AP-2005, pp. 97-102.

51. Van Hanh Trinh and Thu Huyen Trần and Thuy Hien Nguyen (2010),

“Diversity of Termite Species in Vietnam”, The seventh conferenceof the

Pacific Rim Termite Research Group, Singapore (7), pp. 73 – 78.

Page 78: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

70

52. Yupaporn Sornnuwat, Charunee Vongkaluang and Yoko Takematsu (2004),

“A systematic key to termites of Thailand”, Kasetsart J. (Nat. Sci.) 38 : 349

– 368, Thailand.

Website

53. Reginaldo Constantino (2007), Online catalogue of the living termite of the

new world, http://www.unb.br/ib/zoo/docente/constant/catal/cat.htm.

54. Website Vƣờn Quốc gia Ba Vì: http://vuonquocgiabavi.com.vn

55. Cổng giao tiếp điện tử UBND thành phố Hà Nội: http://www.hanoi.gov.vn

Page 79: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

PHỤ LỤC

Page 80: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

Phụ lục. Thành phân loài mối ở Hà Nội

theo cảnh quan và nhóm chức năng

STT Tên khoa học Vùng

núi

Vùng

đồi

Vùng

đồng

bằng

Nhóm

chức

năng

KALOTERMITIDAE

Kalotermitinae Froggatt

Cryptotermes Banks

1 Cryptotermes domesticus Haviland + + + W

Glyptotermes Froggatt

2 Glyptotermes almorensis (Gardner) + W

3 Glypyotermes montanus Kemner + W

4

Glyptotermes satsumensis

(Masumura) + W

5 Glyptotermes ceylonicus (Holmgren) + W

6

Glyptotermeslongnanensis Gao et

Zhu +

Neotermes Holmgren

7 Neotermes tuberogular Xu et Han + W

RHINOTERMITIDAE LIGHT

Coptotermitinae Holmgren

Coptotermes Wasmann

8 Coptotermes formosanus Shiraki + + + W

9 Coptotermes ceylonicus Holmgren + + + W

10 Coptotermes travians (Haviland) + + W

11 Coptotermes curvignathus Holmgren + + W

12 Coptotermes emersoni Ahmad + W

13 Coptotermes dimorphus Xia et He + W

14 Coptotermes minutus Li et Huang + W

15 Coptoterems gestroi Wasmann + + W

Heterotermitinae Froggatt

Reticulitermes (Holmgren)

16 Reticulitermes affinis Hsia et Fan + W

17 Reticulitermes flaviceps (Oshima) + W

18 Reticulitermes chinensis Snyder + W

19 Reticulitermes setous Li et Xiao + W

20 Reticulitermes fukiensis Light + W

Page 81: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

STT Tên khoa học Vùng

núi

Vùng

đồi

Vùng

đồng

bằng

Nhóm

chức

năng

21

Reticulitermes solidimandibulas Li et

Xiao + W

TERMITIDAE WESTWOOD

Macrotermitinae Kemner

Macrotermes Holmgren

22 Macrotermes annandalei (Silvestri) + + W-L (F)

23 Macrotermes barneyi Light + + W-L (F)

24 Macrotermes guangxiensis Han + + W-L (F)

25

Macrotermes orthognathus Ping et

Xu + W-L (F)

26

Macrotermes chebalingensis Ping et

Xu + W-L (F)

27 Macrotermes sp. + W-L (F)

Odontotermes Holmgren

28

Odontotermes yunnanensis Tsai et

Chen + + W-L (F)

19 Odontotermes malabaricus Holmgren + W-L (F)

30 Odontotermes assmuthi Holmgren + + W-L (F)

31 Odontotermes hainanensis Light + + + W-L (F)

32 Odontotermes formosanus Shiraki + + + W-L (F)

33

Odontotermes angustignathus Tsai et

Chen + + W-L (F)

34

Odontotermes giriensis Roonwal and

Chhotani + + W-L (F)

35 Odontotermes proformosanus Ahmad + + W-L (F)

36 Odontotermes latigula Snyder + + W-L (F)

37 Odontotermes maesodensis Ahmad + + W-L (F)

Hypotermes Holmgren W-L (F)

38 Hypotermes sumatrensis Holmgren + + W-L (F)

39 Hypotermes makhamensis Ahmad + + W-L (F)

40 Hypotermes obscuriceps Wassman + W-L (F)

Microtermes Wasmann

41 Microtermes pakistanicus Ahmad + + W-L (F)

Termitinae Sjostedt

Dicuspiditermes Krishna

Page 82: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

STT Tên khoa học Vùng

núi

Vùng

đồi

Vùng

đồng

bằng

Nhóm

chức

năng

42

Dicuspiditermes garthwaitei

(Gardner) + + S/H

Pericapritermes Silvestri

43 Pericapritermes nitobei Shiraki + + S/H

44 Pericapritermes tetraphilus Silvestri + S/H

45 Pericapritermes sermarangi + S/H

46 Pericapritermes latignathus + + S/H

Procapritermes Holmgren

47 Procapritermes sowerbyi Light + S/H

48

Procapritermes mushae Oshima et

Maki + S/H

49 Procapritermes minutus Haviland + S/H

Pseudocapritermes

50 Pseudocapritermes sinensis + S/H

51 Pseudocapritermes planimentus + + S/H

Amitermitinae Kemner

Euhamitermes Holmgren

52 Euhamitermes hamatus Holmgren + S/H

Microcerotermes Silvestri

53 Microcerotermes bugnioni Holmgren + W

Nasutitermitinae Hare

Nasutitermes Dudley

54 Nasutitermes curtinasus He + W

55

Nasutitermes medoensis Tsai et

Huang + W

56 Nasutitermes sinensis Gao et Tian + W

57

Nasutitermes tiangtongensis Zhou et

Xu + S/H

Bulbitermes Emerson

58 Bulbitermes prabhae + W

Peribulbitermes Li

59 Peribulbitermes dinghuensis Li + W

Havilanditermes Light

60

Havilanditermes atripennis

(Haviland) + S/H

Page 83: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA

STT Tên khoa học Vùng

núi

Vùng

đồi

Vùng

đồng

bằng

Nhóm

chức

năng

Ahmaditermes Akhtar

61 Ahmaditermes perisinuosus Li et Xiao + S/H

Aciculioiditermes Ahmad

62 Aciculioiditermes holmgreni Ahmad + S/H

63

Aciculioiditermes sarawakensis

Ahmad + S/H

Tổng: 63 50 29 14

% 79,37 46,03 22,22

W: nhóm ăn gỗ, W-L(F): nhóm ăn mùn và gỗ (có vườn cấy nấm), S/H: nhóm

ăn đất