147
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC TNHIÊN KHOA ĐỊA LÝ Nguyn ThHuyn Thu NGHIÊN CU XÁC LP MÔ HÌNH HKINH TSINH THÁI LƢU VỰC ĐẦM Ô LOAN, TNH PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SNgành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Hà Ni - 2015

nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA ĐỊA LÝ

Nguyễn Thị Huyền Thu

NGHIÊN CỨU XÁC LẬP MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI

LƢU VỰC ĐẦM Ô LOAN, TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Hà Nội - 2015

Page 2: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA ĐỊA LÝ

Nguyễn Thị Huyền Thu

NGHIÊN CỨU XÁC LẬP MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI LƢU

VỰC ĐẦM Ô LOAN, TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Cán bộ hƣớng dẫn: GS.TS. Nguyễn Cao Huần

Hà Nội - 2015

Page 3: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập tại khoa Địa Lý – trường Đại học Khoa

học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội tác giả đã nhận được sự chỉ bảo,

dạy dỗ tận tình của các thầy cô giáo, cán bộ trong khoa. Tác giả xin chân

thành cảm ơn! Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS.

Nguyễn cao Huần người đã tận tình hướng dẫn và động viên tác giả trong

suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.

Tác giả xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Đức Linh, CN. Hoàng Văn

Trọng đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả trong quá trình

thực tập và làm luận văn này.

Tác giả xin chân thành cảm ơn UBND huyện Tuy An, UBND xã An

Hiệp, UBND xã An Cư , UBND xã An Hải, UBND xã An Ninh Đông, UBND

xã An Thạch và bà con các thôn thuộc địa bàn nghiên cứu của đề tài đã giúp

đỡ về nguồn tài liệu cũng như trong quá trình thực địa, điều tra phục vụ đề

tài.

Cảm ơn đến gia đình bạn bè, những người đã chia sẻ những khó khăn

và cổ vũ động viên tác giả trong suốt thời gian học tập cũng như trong quá

trình thực hiện luận văn thạc sỹ.

Luận văn được thực hiện trên khuôn khổ giúp đỡ về ý tưởng, số liệu và

kinh phí từ đề tài KC.09.12/11-15 do GS.TS Nguyễn Cao Huần chủ trì. Xin cảm

ơn Ban Chủ nhiệm đề tài đã tạo điều kiện cho tác giả được tham gia thực hiện

và giúp đỡ về mặt chuyên môn để tác giả hoàn thành luận văn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2015

Học viên

Nguyễn Thị Huyền Thu

Page 4: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết ..................................................................................... 1

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 2

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ...................................................... 2

4. Cơ sở dự liệu thực hiện luận văn ....................................................... 2

5. Kết quả và ý nghĩa của đề tài ............................................................ 3

6. Dự kiến cấu trúc luận văn ................................................................. 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU .............................................................................................................. 5

1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................ 5

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về mô hình hệ kinh tế sinh thái .. 5

1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu về cảnh quan ............................. 8

1.1.3 Các công trình nghiên cứu về lưu vực Đầm Ô Loan ........... 12

1.2. Một số vấn đề cơ bản về hệ kinh tế sinh thái ........................... 12

1.2.1. Hệ kinh tế sinh thái ........................................................... 12

1.2.2. Mô hình hệ kinh tế sinh thái - Phân loại và nguyên tắc

nghiên cứu .................................................................................. 15

1.3 Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu và đánh giá cảnh quan

lƣu vực đầm Ô Loan .......................................................................... 24

1.3.1 Khái niệm cảnh quan và hệ thống phân vị phân loại cảnh

quan khu vực nghiên cứu ............................................................ 24

Page 5: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

1.3.2 Đánh giá cảnh quan ........................................................... 25

1.4. Quan điểm, phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu ................ 28

1.4.1. Quan điểm nghiên cứu ...................................................... 28

1.4.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................. 30

1.4.3. Quy trình nghiên cứu ........................................................ 32

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ

HỘI VÀ CẢNH QUAN LƯU VỰC ĐẦM Ô LOAN ........................... 34

2.1. Vị trí địa lý ................................................................................... 34

2.2. Điều kiện tự nhiên ....................................................................... 35

2.2.1. Địa chất – Địa hình .......................................................... 35

2.2.1.1. Địa chất ......................................................................... 35

2.2.1.2 Địa hình .......................................................................... 37

2.2.2. Khí hậu - Thủy hải văn ...................................................... 38

2.2.3. Thổ nhưỡng ....................................................................... 41

2.2.4. Sinh vật ............................................................................. 43

2.3. Các điều kiện kinh tế xã hội ....................................................... 45

2.3.1. Dân số và lao động ........................................................... 45

2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất ..................................................... 46

2.3.3. Đặc điểm kinh tế xã hội..................................................... 49

2.4. Đặc điểm phân hóa cảnh quan – Dạng tài nguyên không gian

cho xây dƣng mô hình kinh tế sinh thái........................................... 57

2.4.1. Các đơn vị phân loại cảnh quan khu vực nghiên cứu ....... 57

2.4.2. Đặc điểm và chức năng của các tiểu vùng cảnh quan ...... 58

Page 6: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN VÀ XÁC LẬP MÔ HÌNH

HỆ KINH TẾ SINH THÁI LƯU VỰC ĐẦM Ô LOAN ...................... 72

3.1. Phân tích đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho mục

đích phát triển nông lâm ngƣ nghiệp ............................................... 72

3.1.1 Cơ sở lý luận và phương pháp đánh giá ............................. 72

3.1.2. Đánh giá cảnh quan cho phát triển nông, lâm nghiệp và

nuôi trồng thủy sản ..................................................................... 75

3.2. Phân tích và đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh thái hiện trạng

khu vực nghiên cứu ............................................................................ 84

3.2.1. Phân tích cấu trúc các mô hình hệ kinh tế sinh thái hiện

trạng ........................................................................................... 84

3.3.2. Đánh giá hiệu quả các mô hình hệ kinh tế hiện trạng lưu

vực đầm Ô Loan phục vụ xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái .... 95

3.3 Xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái bền vững lƣu vực đầm Ô

Loan, tỉnh Phú Yên .......................................................................... 106

3.3.1 Cơ sở đề xuất các mô hình hệ kinh tế sinh thái ................ 106

3.3.2 Định hướng sử dụng cảnh quan và đề xuất mô hình hệ kinh

tế sinh thái lưu vực đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên. ........................ 107

Page 7: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết

Trong giai đoạn hiện nay, các hoạt động phát triển kinh tế của con

người luôn gắn liến với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Các hoạt động

khai thác, sử dụng tài nguyên phần lớn chỉ chú trọng vào nhu cầu và lợi ích

kinh tế mà chưa quan tâm đến lợi ích về môi trường và sử dụng lâu bền tiềm

năng của tự nhiên. Hậu quả là nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng

cạn kiệt, các yếu tố tự nhiên bị biến đổi gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và

cuộc sống của con người.

Địa lý ứng dụng là một trong những hướng quan trọng của khoa học địa

lý xuất phát từ những vấn đề thực tiễn. Trong đó, nghiên cứu và đánh giá tổng

hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của lãnh thổ cho các mục

đích phát triển kinh tế như: nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch,… có ý nghĩa to

lớn trong nền kinh tế quốc dân và dần trở thành luận cứ khoa học đáng tin cậy

cho quy hoạch lãnh thổ và tổ chức không gian phát triển sản xuất gắn với sử

dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Lưu vực Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, có địa hình

đa dạng từ đồi núi đến đồng bằng ven biển. Đầm Ô Loan còn được Bộ Văn

hóa Thể thao - Du lịch công nhận là di tích thắng cảnh quốc gia năm 1996, với

phong cảnh hữu tình, mặt hồ rộng, từng làn sóng gợn lăn tăn theo gió, những

ruộng mía xanh ngắt trên những dải đồi thấp thoai thoải. Có thể nói, đây là

điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế đa dạng với đầy đủ nông, lâm, ngư

nghiệp và kinh tế biển gắn với quỹ sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, trong những

năm gần đây, do việc khai thác rừng đầu nguồn bừa bãi dẫn tới cạn kiệt nước

vào mùa khô, lũ lụt vào mưa mưa gây ảnh hưởng lớn tới việc sản xuất nông,

lâm nghiệp. Cùng với đó là việc khai thác nguồn lợi thủy sản quá mức, sử

dụng nguồn tài nguyên không hợp lý mà môi trường khu vực đầm Ô Loan

đang ngày càng bị suy thoái, còn lượng thủy sản ngày càng giảm sút.

Page 8: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

2

Một trong những vấn đề quan trọng và cấp thiết đối với lưu vực đầm Ô

Loan hiện nay là cần có sự khảo sát, đánh giá tổng hợp nguồn lực tự nhiên,

kinh tế xã hội và nhân văn để qua đó đưa ra được các mô hình hệ kinh tế sinh

thái bền vững, phù hợp với tiềm năng của khu vực. Vì vậy, học viên chọn đề

tài “Xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lưu vực đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên”.

2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Xác lập căn cứ khoa học dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá cảnh

quan và các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cho định hướng không gian sử

dụng hợp lý lãnh thổ và xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái quy mô hộ gia

đình và cộng đồng phục vụ phát triển bền vững lưu vực đầm Ô Loan, tỉnh

Phú Yên.

Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu xây dựng mô

hình hệ kinh tế sinh thái cho lưu vực đầm ven biển.

Phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội lưu vực đầm Ô Loan.

Phân tích đặc điểm và sự phân hóa cảnh quan khu vực nghiên cứu

Đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan và xác định chức năng kinh

tế xã hội các tiểu vùng cảnh quan

Định hướng sử dụng hợp lý các cảnh quan trên lưu vực.

Đánh giá các mô hình hệ kinh tế sinh thái hiện trạng và đề xuất mô hình

kinh tế sinh thái phù hợp sự phân hóa của cảnh quan.

3. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên phạm vi toàn lưu vực (phần trên

cạn và phần đất ngập nước) đầm Ô Loan, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

Phạm vi khoa học: Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan và thực trạng mô

hình hệ kinh tế sinh thái điển hình; Xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái

phục vụ định hướng phát triển bền vững lưu vực đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên.

4. Cơ sở dự liệu thực hiện luận văn

Page 9: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

3

Sách, bài báo khoa học, tài liệu liên quan đến nghiên cứu cảnh quan

và mô hình hệ kinh tế sinh thái

Các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến hướng nghiên

cứu

Các kết quả điều tra khảo sát thực địa của đề tài KC.09.12/11-15 tại

khu vực nghiên cứu

Các tài liệu của địa phương:

+ Quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Phú Yên giai đoạn 2000 –

2001 định hướng đến năm 2020

+ Quy hoach tổng thể kinh tế xã hội huyện Tuy An đến năm 2020

+ Niêm giám thống kê, huyện Tuy An

+ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Tuy An

+ Quy hoach nông thôn mới xã An Hải, An Cư, An Hiệp, An Ninh

Đông, An Thạch, An Hòa

+ Các báo cáo kinh tế xã hội năm 2012, 2013, 6 tháng đầu năm

2014 và các bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã An Hải, An Cư, An

Hiệp, An Ninh Đông, An Thạch, An Hòa

Các luận văn, luận án tiến sỹ có liên quan

Kết quả khảo sát thực địa của học viên năm 2014

5. Kết quả và ý nghĩa của đề tài

Kết quả

Thành lập các bản đồ hợp phần và bản đồ cảnh quan khu vực nghiên

cứu tỉ lệ 1:50.000;

Đánh giá thực trạng và hiệu quả (KT - ST) mô hình hệ kinh tế sinh thái

lưu vực đầm Ô Loan;

Xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái phù hợp với tiềm năng của khu

vực nghiên cứu;

Page 10: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

4

Ý nghĩa

Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn bổ sung nội dung nghiên cứu các

hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên gắn với các mô hình hệ kinh tế

sinh thái trên cạn và dưới nước trong phạm vi lưu vực.

Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu bổ ích giúp các nhà quản lý

hoạch định các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, gắn với sử dụng

hợp lý tài nguyên và môi trường lưu vực đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên.

6. Dự kiến cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phục lục và tài liệu tham khảo,

luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Đặc điểm điều kiên tự nhiên, kinh tế xã hôi và sự phân

hóa cảnh quan lưu vực Đầm Ô Loan.

Chương 3: Đánh giá cảnh quan và xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái

phục vụ định hướng phát triển bền vững lưu vực Đầm Ô Loan

Page 11: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

5

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về mô hình hệ kinh tế sinh thái

a) Trên thế giới

Ở Liên Xô trước đây, đối với cấp quốc gia và vùng lãnh thổ, các nhà

địa lý đã có những công trình rất nổi tiếng nghiên cứu đề xuất các mô hình

được xem như các hình mẫu khá tốt về phát triển sản xuất, kinh tế, sử dụng

tổng hợp lãnh thổ, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, có giá trị sử dụng

rất cao, rất hiệu quả cho nhiều nước, nhiều quốc gia khác trong khối Xã hội

Chủ nghĩa. Điển hình là Geraximov I.P (1979) trong công trình “Thiết kế Địa

lý học” đã phân chia lãnh thổ Liên Bang Nga thành 17 vùng địa lý và ở mỗi

vùng đã xác định các hướng riêng, các mô hình cụ thể cho phát triển. Ví dụ, ở

Vùng địa lý Viễn Đông (toàn bộ vùng ven biển Thái Bình Dương, nơi có

nhiều điểm khá tương đồng với điều kiện của Việt Nam) với đặc thù của khu

vực địa lý ven biển thường có khá nhiều thiên tai, các quá trình tai biến tự

nhiên, tác giả đã đề xuất những mô hình như “Mô hình phát triển nông - lâm

bền vững”, “Mô hình phát triển hệ thống dịch vụ - thương mại, bảo tồn các

Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên”…Về cơ bản các kết quả nghiên cứu,

các mô hình phát triển được đề xuất của tác giả trong các công trình nghiên

cứu đó theo thời gian đã chứng minh chúng hoàn toàn đúng, rất phù hợp và

đến thời điểm hiện nay vẫn còn giữ nguyên giá trị và hiệu quả. Hay một ví dụ

khác, trong công trình nghiên cứu của tác giả Sishenko (1991): “Quy hoạch

thiết kế cảnh quan lãnh thổ Ucraina” đã đề xuất “Mô hình phát triển bền vững

ngành nông nghiệp” khu vực lãnh thổ Thảo nguyên Nam Ucraina, có kết hợp

với việc bảo tồn nguồn tài nguyên nước ngầm, tài nguyên rừng và đa dạng

sinh học mặc dù không phong phú nhưng lại có đặc điểm mang tính chất đặc

trưng, đặc thù ở vùng nghiên cứu. Đây được có thể coi là một mô hình khá

Page 12: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

6

chuẩn mực về định hướng “phát triển nông nghiệp – sinh thái bền vững” được

đề xuất dựa trên kết quả phân tích, đánh giá đúng tiềm năng tự nhiên, tài

nguyên thiên nhiên của vùng và hiện vẫn đang được áp dụng và mang lại hiệu

quả cao ở Ucraina.

Tổng quan chung cho thấy rằng, đối với đặc điểm đặc thù của mỗi

nước, các công trình nghiên cứu được thực hiện có thể sẽ có những kết quả

không giống nhau, tuy nhiên về tính logic học, đặc biệt các bước đi trên quan

điểm tiếp cận địa lý tổng hợp nhằm giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn cho phát

triển các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh tế khá hiệu quả mà họ đã đạt được

có thể vận dụng áp dụng thực hiện ở nước ta với sự xem xét đánh giá các điều

kiện đặc thù cụ thể.

Và một trong những nội dung quan trọng của phát triển bền vững là dựa

trên các hệ sinh thái hay nói cách khác cần có mô hình hệ kinh tế sinh thái bền

vững. Hiện nay, tại một số nước Đông Nam Á, các mô hình hệ kinh tế sinh thái

chủ yếu được xây dựng theo hướng nông, lâm kết hợp nhằm đảm bảo hiệu quả

sử dụng các nguồn tài nguyên như:

- Tại Indonexia: mô hình kinh tế sinh thái kiểu vườn nhà là sự kết hợp

giữa cây ngắn ngày, cây lâu năm và vật nuôi trong vườn quanh nhà. Mô hình

phổ biến nhất gồm các hợp phần: cây ăn quả - cây công nghiệp - cây lương thực

- chăn nuôi gia súc nhỏ nhằm cung cấp sản phẩm cho gia đình, tạo thu nhập

quanh năm.

- Tại Trung Quốc: xuất hiện một số mô hình kinh tế sinh thái như hệ

thống nông, lâm kết hợp phát triển cây rừng là chính, được áp dụng phổ biến ở

các tỉnh dọc theo thung lũng sông Dương Tử; Hệ thống nông, lâm kết hợp dựa

vào cây ăn quả là chính, phân bố tại miền Nam Trung Quốc; Miền Bắc Trung

Quốc chủ yếu là mô hình hệ kinh tế sinh thái với các loại cây hoa màu là chính,

còn cây gỗ chỉ chiếm phần phụ. Ngoài ra, Trung Quốc còn phân loại theo các

vùng sinh thái để đảm bảo lợi ích theo kiểu kinh tế trang trại.

Page 13: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

7

- Tại Philipines: phần lớn các gia đình áp dụng mô hình: vườn-chăn nuôi.

Ngoài ra, các mô hình nông, lâm kết hợp nhiều tầng cũng rất phổ biến nhằm tận

dụng tối đa tài nguyên đất và ánh sáng thúc đẩy hiệu quả chu trình của dưỡng chất,

hạn chế xói mòn.

b) Tại Việt Nam

Vận dụng cơ sở lý luận về hệ kinh tế sinh thái của một số tác giả nước

ta, nhiều công trình đã được nghiên cứu trên những đơn vị lãnh thổ cụ thể như:

Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Văn Nhưng, 1995 – 1996, Mô hình tự nhiên

– kinh tế xã hội vùng gò đồi Sáu Lán thuộc khu kinh tế mới Sen Bàng huyện

Bố Trạch tỉnh Quảng Bình.

Nguyễn Văn Trương và nnk, 1993-1998, “Mô hình làng sinh thái Triệu

Vân, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị” . Nghiên cứu đã quy hoạch chi tiết

từng ô, từng thửa theo hình bàn cờ với diện tích từ 1,5-2 ha. Mỗi ô có đai rừng

phòng hộ bên ngoài cùng các mương thoát nước, bên trong phát triển nông

nghiệp, thả cá, chuồng nuôi.

Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học về công nghệ,

1999, “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồi gò Bắc Trung Bộ” . Nghiên cứu đã

bước đầu coi hộ gia đình là 1 trong 4 chủ thể sản xuất chính: hộ gia đình, trang

trại, doanh nghiệp nông - lâm nghiệp, liên doanh với nước ngoài, đồng thời

xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái phù hợp cho từng tiểu vùng sinh thái.

Viện Sinh thái và sinh vật, 1995 – 2000, Mô hình vườn đồi tại vùng

kinh tế mới tây Đồng Hới.

Đặng Trung Thuận, Nguyễn Cao Huần và nnk, 2000, Nghiên cứu vùng

đất ngập nước đầm Trà Ổ nhằm khôi phục nguồn lợi thuỷ sản và phát triển bền

vững vùng ven đầm.

Trương Quang Hải và nnk, 2004, Nghiên cứu và xây dựng mô hình hệ

kinh tế sinh thái phục vụ phát triển bền vững cụm xã vùng cao Sa Pả - Tà

Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Page 14: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

8

Lê Đức Tố và nnk, 2005, Luận chứng khoa học về mô hình phát triển

kinh tế - sinh thái trên một số đảo, cụm đảo lựa chọn thuộc vùng biển ven bờ

Việt Nam.

Viện kinh tế sinh thái, 2006, “Các hệ sinh thái kém bền vững và việc

lựa chọn khu vực nghiên cứu để xây dựng làng sinh thái”, nghiên cứu đã xác

lập cơ sở lý luận và một số mô hình làng sinh thái tại 3 vùng sinh thái kém bền

vững tại Việt Nam (đồng bằng úng ngập nước, cát ven biển và đồi núi trơ

trọc), nhằm cải tạo hệ sinh thái, thúc đẩy sản xuất, cải thiện đời sống dân cư.

Đặng Văn Bào và nnk, 2008, Phát triển mô hình kinh tế sinh thái

đảo Cù Lao Chàm.

Phạm Quang Anh và nnk, 2013, Mô hình hệ kinh tế sinh thái gia trại

bền vững trên dải cồn cát ven biển huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Tạp

chí khoa học ĐHQGHN, Các Khoa học Trái đất và Môi trường).

Ngoài ra còn rất nhiều công trình khác như: mô hình HKTST nông thôn

bền vững của Đặng Trung Thuận, Trương Quang Hải (1999); xây dựng mô

hình nông - lâm kết hợp tại xã kỳ hợp của Lê Trần Trấn, Phạm Văn Ngạc;…

1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu về cảnh quan

* Về khái niệm cảnh quan

Khái niệm cảnh quan được hiểu và sử dụng lần đầu tiên vào đầu thế kỷ

XIX, có nghĩa là phong cảnh. Khái niệm này hiện vẫn được sử dụng nhiều

trong các công trình nghiên cứu về kiến trúc, du lịch. Trong khoa học địa lý

tồn tại ba quan niệm về cảnh quan tùy theo ý và nội dụng cần diễn đạt: Cảnh

quan là một khái niệm chung (F.N. Minkov, D.L. Armand...), là khái niệm loại

hình (B.B. Plolưnov...), là khái niệm cá thể (N.A. Xoltsev, A.G. Ixatrenko,...)

[7,9].

Quan điểm cảnh quan là một khái niệm chung, đồng nghĩa với khái

niệm địa tổng thể của bất kỳ cấp nào, đồng nghĩa với địa hệ. Quan điểm cảnh

quan là khái niệm chung giống như khái niệm về thổ nhưỡng, địa hình, khí

Page 15: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

9

hậu, thực vật và có thể sử dụng cho bất kỳ đơn vị phân loại hay phân vùng địa

lý địa lý tự nhiên.

Quan điểm cảnh quan được hiểu như là một khái niệm loại hình phản

ánh các khu vực tách biệt của lớp vỏ địa lý có nhiều dấu hiệu chung. Tính

đồng nhất tương đối và tính lặp lại được thể hiện rõ trong hệ thống phân loại

khi thành lập bản đồ cảnh quan. Khái niệm này được sử dụng cả cho các cảnh

quan tự nhiên và các cảnh quan bị biến đổi bởi hoạt động kinh tế của con

người. Cảnh quan là đối tượng cho việc áp dụng các biện pháp bảo vệ thiên

nhiên.

Khái niệm cảnh quan theo hướng loại hình được sử dụng trong nghiên

cứu cảnh quan khi nhiều yếu tố chưa định lượng một cách chắc chắn và cần

phải xác định tính đồng nhất tương đối để có thể gộp chúng vào một nhóm.

Điều này thuận lợi trong đo vẽ bản đồ cảnh quan khi ta không có điều kiện

khảo sát kỹ.

Quan điểm cảnh quan là một đơn vị cá thể: một lãnh thổ cụ thể, đồng

nhất về phát sinh và lịch sử phát triển, đặc trưng bởi nền địa chất, một kiểu khí

hậu đồng nhất, một phức hệ thổ nhưỡng, sinh vật quần đồng nhất và có một

cấu trúc xác định.

Trong nghiên cứu địa lý phục vụ thực tiễn sản xuất, cảnh quan vẫn

được xem xét ở cả 3 khía cạnh, như đơn vị địa tổng thể, đơn vị kiểu loại, đơn

vị cá thể.

Dù xem cảnh quan theo khía cạnh nào đi chăng nữa thì cảnh quan vẫn

được xem là một địa tổng thể tự nhiên, còn sự khác biệt của các khái niệm trên

ở chỗ coi cảnh quan là đơn vị thuộc cấp phân vị nào, cảnh quan được xác định

và thể hiện trên bản đồ theo cách thức nào, theo cách quy nạp hay diễn giải.

Theo Ixatrenko (1965): “Cảnh quan là một bộ phận tách biệt về mặt

phát sinh của một miền cảnh quan, đới cảnh quan và nói chung của bất cứ một

đơn vị khu vực lớn nào đặc biệt có tính đồng nhất về mặt địa đới cũng như phi

địa đới và có một cấu trúc cá biệt và cấu trúc hình thái” [9]. Điều đó tức là

cảnh quan là những bộ phận của đơn vị cấp cao, kết quả phát triển và phân hoá

của lớp vỏ địa lý, nên cảnh quan có thể được tiến hành từ trên xuống.

Page 16: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

10

Vũ Tự Lập (1976) cũng định nghĩa: “Cảnh quan địa lý được phân hoá

trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một đai cao ở miền núi, có một

cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu,

kiểu thuỷ văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật, và bao hàm

một tổ hợp có quy luật của những dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo nhỏ

khác theo một cấu trúc ngang đồng nhất” [10].

Về bản chất, cảnh quan là một địa tổng thể tự nhiên phức tạp vừa có

tính đồng nhất, vừa có tính bất đồng nhất. Tính đồng nhất của cảnh quan được

hiểu ở chỗ là một lãnh thổ trong phạm vi của nó, các thành phần và tính chất

của mối quan hệ giữa các thành phần coi như không đổi, nghĩa là đồng nhất.

Tính bất đồng nhất được biểu thị ở hai mặt: thứ nhất, cảnh quan bao gồm

nhiều thành phần khác nhau về bản chất (địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất, thực

vật) tạo nên. Thứ hai, mỗi thành phần trong cảnh quan tồn tại ở nhiều dạng

khác nhau, ví dụ địa hình âm và dương, và ngay trên một dạng địa hình dương

(quả đồi - được coi như đồng nhất) cũng có sự khác nhau giữa đỉnh và sườn.

Chính những điều nói trên đòi hỏi các nhà địa lý khi nghiên cứu, đánh

giá cảnh quan phải xuất phát từ quan điểm tổng hợp và quan điểm hệ thống.

*Về hệ thống phân loại cảnh quan

Hệ thống phân loại và các chỉ tiêu các cấp dựa trực tiếp vào bản thân

đối tượng nghiên cứu. Đó là sự phân hoá thực tế theo không gian. Hệ thống

phân loại là một trong những khâu quan trọng để thành lập bản đồ cảnh quan.

Đối với cảnh quan học cho đến nay vẫn chưa có một hệ thống phân loại nào

được mọi người chấp nhận là có đầy đủ cơ sở khoa học và chỉ tiêu cụ thể cho

từng cấp. Hiện nay đã có rất nhiều hệ thống phân loại chủ yếu là của các tác

giả Liên Xô trước đây như: hệ thống phân loại của A.G. Ixatrenco (1961) đưa

ra 8 đơn vị là nhóm kiểu, kiểu, phụ kiểu, lớp, phụ lớp, loại, phụ loại và thể

loại; hay hệ thống phân loại cảnh quan của N.A. Gvozdexki (1961), hệ thống

phân loại cảnh quan của Nhikolaev…

Ở Việt Nam, đã có một số công trình đã đưa ra hệ thống phân loại cảnh

quan trong khi nghiên như các tác giả như: Vũ Tự Lập (1976), Nguyễn Thành

Long và nnk (1983), Phạm Hoàng Hải (1997). Giữa các nghiên cứu này có

chung là tương đối thống nhất về hệ thống các đơn vị phân loại cảnh quan Việt

Page 17: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

11

Nam: Hệ (phụ hệ CQ) - Lớp (phụ lớp CQ) - Kiểu (phụ kiểu CQ) - Hạng CQ -

Loại CQ.

Bảng 1.1. Hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam [4]

Đơn vị Dấu hiệu đặc trƣng

Hệ cảnh quan

Nền bức xạ chủ đạo quyết định tính đới. Chế độ nhiệt

ẩm quyết định cường độ lớn của chu trình vật chất và

năng lượng

Phụ hệ cảnh quan Chế độ hoàn lưu gió mùa quyết định phân bố lại nhiệt

ẩm gây ảnh hưởng lớn tới chu trình vật chất

Lớp cảnh quan

Đặc điểm các khối địa hình lớn quy định tính đồng

nhất của hai quá trình lớn trong chu trình vật chất bóc

mòn và tích tụ

Phụ lớp cảnh quan Sự phân tầng bên trong của lớp, đặc trưng trắc lượng

hình thái địa hình trong khuôn khổ lớp

Kiểu cảnh quan Đặc điểm sinh khí hậu quy định kiểu thảm thực vật

theo phát sinh

Phụ kiểu cảnh quan Các đặc trưng cực đoan của sinh khí hậu ảnh hưởng

lớn tới các điều kiện sinh thái

Hạng cảnh quan Các kiểu địa hình phát sinh và nền nham

Loại cảnh quan Sự kết hợp của các quần xã thực vật phát sinh hiện tại

với loại đất

Dưới loại cảnh quan là các đơn vị hình thái: dạng cảnh quan và diện

cảnh quan.

Dạng cảnh quan là một hệ thống liên kết các cảnh diện, có chung một

hướng quá trình địa lý tự nhiên, phân bố trong một dạng trung địa hình trên

một nền nham đồng nhất.

Diện cảnh quan là đơn vị hình thái cảnh quan cơ sở, có điều kiện địa

thế và sinh cảnh đồng nhất, được đặc trưng bởi một sinh vật quần. Một diện

cảnh quan được đặc trưng bởi một nền nham, một kiểu vi khí hậu, một sinh

Page 18: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

12

vật quần đồng nhất và một biến chủng thổ nhưỡng. Địa thế là nhân tố chủ yếu

của sự phân hoá diện cảnh quan.

Tuỳ thuộc vào phạm vi, mục đích nghiên cứu và tỉ lệ bản đồ cảnh quan

mà lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp.

1.1.3 Các công trình nghiên cứu về lƣu vực Đầm Ô Loan

Đối với khu vực ven biển Nam Trung Bộ nói chung, tỉnh Phú Yên nói

riêng, công tác điều tra nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên,

kinh tế - xã hội cũng như những đề tài mang tính tổng hợp đã thu được những

kết quả bước đầu quan trọng. Đã có nhiều dự án điều tra, nghiên cứu về các

hướng như địa chất, địa mạo, địa chất công trình, địa chất thủy văn, khí tượng,

thủy văn và tài nguyên nước mặt, thổ nhưỡng, sinh vật và đa dạng sinh học…

Đối với lưu vực đầm Ô Loan, các hướng nghiên cứu chủ yếu là về hệ

sinh thái và các vấn đề khai thác nguồn lợi thủy hải sản, ô nhiễm môi trường

như “Khảo sát hiện trạng sử dụng nguồn lợi đầm Ô Loan và đề xuất một số

giải pháp quản lý bền vững”; Nguyễn Thanh Sơn, viện nghiên cứu Công nghệ

Sinh học và Môi trường – Đại học Nha Trang “Đánh giá hiện trạng môi

trường, các nguy cơ xảy ra tai biến môi trường tại đầm Ô Loan, Tuy An, Phú

Yên – Đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm phục vụ quản lý tổng hợp đới

bờ và phát triển bền vững”; Trần Văn Bình, Lê Đình Mầu “Quá trình xói lở -

bồi tụ và hiện trạng đóng - mở cửa tại khu vực đầm Ô Loan”, Tạp chí khoa

học và Công nghệ biển, 2012. Hiện nay, hướng nghiên cứu về mô hình hệ kinh

tế sinh thái tại lưu vực đầm Ô Loan chưa có công trình, dự án nào nghiê cứu.

1.2. Một số vấn đề cơ bản về hệ kinh tế sinh thái

1.2.1. Hệ kinh tế sinh thái

a) Khái niêm hệ kinh tế sinh thái

Hiện nay khái niệm về hệ kinh tế sinh thái khá phổ biến, đã được nhiều

nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước đưa ra với những quan điểm và ở

các góc độ khác nhau như:

Page 19: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

13

Theo Phạm Quang Anh, (1983) [1]: “Hệ kinh tế sinh thái (Socio –Ecological

Economic System = SEES) được quan niệm là một hệ thống cấu trúc và chức

năng về mối quan hệ biện chứng và nhất quán giữa xã hội và tự nhiên trên

một đơn vị lãnh thổ nhất định đang diễn ra các mối tác động trực tiếp hoặc

gián tiếp của con người trên ba mặt: khai thác, sử dụng và bảo vệ tiềm năng

tài nguyên trên lãnh thổ đó (cho quá trình sản xuất), tạo nên chu trình vận

hành và bù hoàn vật chất - năng lượng - tiền tệ để biến nó thành một bậc thực

lực về kinh tế (nghèo, đủ sống, trù phú…) cùng với một bậc trạng thái về môi

trường (ô nhiễm - khắc nghiệt, bình thường và trong sạch - dễ chịu) nhằm

thỏa mãn cho bản thân mình về vật chất và nơi sống”.

Theo Đặng Trung Thuận (1999) [6]: “Hệ kinh tế sinh thái là kết quả

của mối tác động tương hỗ của các yếu tố tự nhiên và kinh - tế xã hội dưới sự

quản lý của con người sao cho các hoạt động này hoạt động theo quy luật sinh

thái và quy luật kinh tế nhằm đạt hiệu quả trong sử dụng tài nguyên thiên

nhiên, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xã hội bền vững”.

Hình 1.3. Mô hình mô phỏng hệ kinh tế sinh thái (Đặng Trung Thuận 1999,

[12])

Nguyễn Văn Trương (2006) [14] định nghĩa về làng sinh thái: “Làng

sinh thái là một hệ sinh thái có không gian sống của một cộng đồng người

nhất định. Hệ sinh thái này vừa có chức năng sản xuất ra những thứ cần thiết

cho nhu cầu của cộng đồng mà không phá vỡ mối cân bằng sinh thái. Trong

Các mối quan hệ nội tại

của hệ kinh tế sinh thái

Đầu ra Đầu

vào T, K X(t)

U(t)

Trong đó:

T - Các yếu tố tự nhiên

K - Các yếu tố kinh tế xã hội

X(t) - Các sản phẩm kinh tế - xã hội và môi trường

U(t) – Vai trò điều khiển của con người

Page 20: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

14

hệ sinh thái con người có vai trò trung tâm để điều hòa các mối quan hệ nhằm

sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên sẵn có, hướng tới một sự cân bằng ổn

định, bền vững các khía cạnh tự nhiên lẫn khía cạnh xã hội”.

b) Cấu trúc hệ kinh tế sinh thái

Theo Phạm Quang Anh [1]: Hệ kinh tế sinh thái được tạo thành từ 3

phân hệ với 11 cấu trúc cơ bản và 36 chức năng tương tác với nhau:

* Phân hệ tự nhiên: gồm các cấu trúc: Địa hình - địa chất, khí hậu, thủy

văn, đất và sinh vật. Trong đó thảm xanh là động lực khai thác quay vòng,tự

điều chỉnh các thành phần vật chất (như: nguyên tố hóa học tro - khí, nước và

năng lượng như nhiệt bức xạ) là nhân tố tiền đề tạo ra thế giới sống: thổ

nhưỡng, sinh vật và con người - xác lập phần cấu trúc sinh vật quyết định cho

cấu trúc ngoại mạo (tự nhiên và nhân sinh) của đơn vị hệ kinh tế sinh thái.

* Phân hệ xã hội: là dân tộc - dân cư. Với cách nhìn bên ngoài thì vì

cuộc sống của mình con người hình như chủ động khai thác và “điều khiển” tự

nhiên. Song về bản chất sinh học - sinh thái thì con người là “sản phẩm cao

cấp của tự nhiên” bị lệ thuộc về nơi sống định cư (dân tộc), về nguồn thức ăn,

về tai biến thiên nhiên (bão, lũ ,động đất…) và chính vì vậy nó vẫn là một cấu

trúc phụ thuộc theo qui luật chung của tự nhiên (qui luật địa lý mà chúng ta

thường gọi là qui luật khách quan)…

* Phân hệ sản xuất: với phân hệ này con người đã tác động vào tự

nhiên. Nếu tác động không đúng quy luật của tự nhiên, sẽ làm đảo lộn chu

trình sinh - địa - hóa, và sẽ tạo ra sự “Mất cân bằng sinh thái”.

Page 21: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

15

Hình 1.4. Sơ đồ cấu trúc và chức năng hệ kinh tế sinh thái-SEES (Phạm

Quang Anh,1983 “Bước đầu nghiên cứu hệ kinh tế sinh thái để giải quyết tận

gốc vấn đề “phát triển” và “Môi trường”ở Việt Nam nhiệt đới gió mùa”. Kỷ

yếu HNKH lần thứ I về Môi trường ở Việt Nam. Trang 49÷53).

1.2.2. Mô hình hệ kinh tế sinh thái - Phân loại và nguyên tắc nghiên cứu

Mô hình hệ kinh tế sinh thái là một hệ kinh tế sinh thái cụ thể được

thiết kế và xây dựng trong một vùng sinh thái xác định.

Page 22: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

16

a) Nguyên tắc nghiên cứu mô hình hệ kinh tế sinh thái

Các mô hình hệ kinh tế sinh thái được xây dựng trên cơ sở:

(1) Kiểm kê, đánh gía hiện trạng môi trường, tài nguyên và tiềm năng

sinh học, bao gồm công tác điều tra tự nhiên, điều tra kinh tế xã hội, cơ sở vật

chất kỹ thuật và tổ chức sản xuất xã hội;

(2) Phân tích chính sách và chiến lược sử dụng tài nguyên và bảo vệ

môi trường;

(3) Hoàn thiện các cơ chế kinh tế (theo chu trình sản xuất năng lượng)

và cơ chế sinh học (theo chu trình sinh địa hóa) [4].

Khi tiến hành phân tích mô hình kinh tế sinh thái cần đảm bảo 2

nguyên tắc chính là: cấu trúc - chức năng và kinh tế - sinh thái .

Nguyên tắc cấu trúc - chức năng: phản ánh mối quan hệ biện chứng và

tác động qua lại của các yếu tố trong hệ thống. Nguyên tắc này hướng tới sự

tập trung chức năng chủ yếu của hệ được nghiên cứu.

Nguyên tắc kinh tế - sinh thái: phản ánh hoạt động của hệ thống phải

đảm bảo tính kinh tế, tính thích nghi sinh thái và tính giữ gìn môi trường:

- Mô hình phải có tính khả thi, mang lại hiệu quả kinh tế cao về kinh

tế và môi trường.

- Quy mô của mô hình phải phù hợp với cơ chế quản lý mới trong nền

kinh tế thị trường. ở giai đoạn đầu, chưa thể đưa ra được quy mô rộng lớn cho

cả một vùng lãnh thổ, mà có thể làm ở hai mức: hộ gia đình và cộng đồng cấp

thôn bản.

- Mục tiêu của mô hình cần đạt được là ổn định và nâng cao năng suất lao

động, cải thiện môi trường, đảm bảo khả năng tự điều chỉnh, tự phát triển của

toàn bộ hệ thống.

Page 23: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

17

Việc nghiên cứu, đề xuất các mô hình hệ kinh tế sinh thái cho các vùng

sinh thái, nghiên cứu sinh thái môi trường và kinh tế trong hệ thống đó cần

được thực hiện theo các nguyên lý sau:

- Kiểm kê, đánh giá hiện trạng môi trường, kinh tế tài nguyên và tiềm năng

sinh học.

- Từ chiến lược sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi

trường với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong cơ cấu kinh tế, trên cơ

sở đặc điểm tài nguyên sinh thái của vùng mà xây dựng cấu trúc mô hình hệ

kinh tế sinh thái.

- Hoạt động của hệ thống theo chu trình năng lượng - sản xuất - tiêu thụ

là chu trình liên ngành và trên cơ sở kỹ thuật sinh thái.

- Điều khiển hệ kinh tế sinh thái là điều khiển chu trình năng lượng -

sản xuất - tiêu thụ, các quy luật kinh tế, quy luật sinh học, do đó phải hoàn

thiện các cơ chế kinh tế và cơ chế sinh học.

Vì vậy để đảm bảo sử dụng đúng mức, ổn định và tránh những ảnh

hưởng tiêu cực tới tài nguyên thiên nhiên, môi trường và xã hội, góp phần giải

quyết những yêu cầu đặt ra của cộng đồng, con người cần tìm ra những hướng

phát triển tối ưu nhất. Do đó, việc xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái hợp

lý cho từng địa bàn là cần thiết. Một mô hình chỉ có thể tồn tại khi nó thực sự

mang lại hiệu quả kinh tế, có nghĩa là nó được người dân chấp nhận và mô

hình đi vào cuộc sống; cho nên, nó còn mang tính xã hội. Đó là cơ sở của việc

xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái hợp lý, đảm bảo nguyên tắc phát triển

bền vững.

b) Phương pháp nghiên cứu mô hình kinh tế sinh thái

Xuất phát từ bản chất của hệ kinh tế sinh thái, phương pháp nghiên cứu

mô hình kinh tế sinh thái phải dựa trên cơ sở khái quát hoá các phương pháp

từ các khoa học bộ phận có liên quan.

Page 24: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

18

- Nhóm phương pháp nghiên cứu và điều tra cơ bản ở thực địa: khảo sát

thực địa, đánh giá nhanh nông thôn. Nhóm này thuộc giai đoạn điều tra cơ bản.

- Nhóm phương pháp phân tích, đánh giá tiềm năng và hiện trạng sử

dụng tài nguyên: ví như phương pháp đánh giá đất đai của FAO, phân tích chi

phí - lợi ích, đánh giá tác động môi trường… Nhóm này thuộc giai đoạn đánh

giá hệ thống.

- Nhóm phương pháp dự báo hoạt động của hệ, mô hình hoá. Nhóm này

là giai đoạn tối ưu hoá hệ thống.

Đồng thời đối với các quy mô địa bàn nhỏ, có thể sử dụng các phương

pháp như sau:

- Tiếp cận theo phương diện chủ thể sản xuất.

- Tiếp cận theo phương diện KT - XH và lịch sử.

- Tiếp cận theo phương diện sinh thái và môi trường.

c) Cơ sở phân loại mô hình hệ kinh tế sinh thái

Mô hình hệ kinh tế sinh thái có thể được phân loại theo các tiêu chí

khác nhau theo mục đích sử dụng.

- Phân loại theo cơ cấu sản xuất

Tính phức tạp hay đơn giản của mô hình tùy thuộc vào vị trí, đặc điểm tự

nhiên: địa chất - địa hình, khí hậu - thủy văn… và các điều kiện kinh tế - xã hội:

vốn, lao động, trình độ khoa học kỹ thuật, tập quán canh tác của mỗi dân tộc.

- Phân loại theo quy mô sản xuất

Tùy thuộc vào diện tích canh tác, hướng sản xuất chuyên môn hóa,

trình độ sản xuất, trình độ quản lý… mà ta có thể có mô hình kinh tế hộ gia

đình hay mô hình kinh tế trang trại…

- Phân loại theo mức thu nhập

Page 25: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

19

Mỗi mô hình có hiệu quả khác nhau tùy thuộc vào cơ cấu sản xuất,

phương thức canh tác… Theo quy định chung của nhà nước có 5 kiểu mô hình hệ

kinh tế sinh thái với quy mô hộ gia đình: kiểu mô hình có mức thu nhập cao, khá,

trung bình, thấp, rất thấp.

d) Các chỉ tiêu đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh thái

Dựa theo nội dung đánh giá kinh tế sinh thái các cảnh quan (Nguyễn

Cao Huần, 2005) nhận thấy:

Để đánh giá tính bền vững của một mô hình kinh tế sinh thái cần xem

xét tổng hợp theo các chỉ tiêu: chỉ tiêu về thích nghi sinh thái, chỉ tiêu về kinh

tế, chỉ tiêu về bền vững môi trường - xã hội.

Chỉ tiêu thích nghi sinh thái: Tính thích nghi sinh thái thường được

đánh giá thông qua mức độ phù hợp của cây trồng, vật nuôi, các hoạt động sản

xuất nông nghiệp cũng như các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp với các

điều kiện tự nhiên của khu vực.

Chỉ tiêu về kinh tế: Chỉ tiêu về kinh tế thường được đánh giá ở mức sống

của người lao động thông qua thu nhập theo phương pháp phân tích chi phí lợi

ích. Chỉ tiêu này ngoài việc góp phần nâng cao mức sống của người dân còn

gián tiếp tác động tới nâng cao học vân, ý thức, sở thích… cuả người dân.

Chỉ tiêu bền vững môi trường: Mô hình hệ kinh tế sinh thái không chỉ với

mục đích đạt hiệu quả kinh tế cao mà còn phải đạt mục tiêu phát triển bền vững,

bảo vệ môi trường.

Tình bền vững môi trường được đánh giá từ nhiều góc độ nhưng có thể

được đánh giá ở các khía cạnh:

+ Khả năng chống lại các hiện tượng tự nhiên cực đoan: xói mòn, ngập lụt

+ Nguy cơ suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường (đất, nước,

không khí)… do hoạt động của con người.

Page 26: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

20

+ Trong khía cạnh tích cực hơn còn thể hiện ở việc cải tạo môi trường,

sức khỏe con người được đảm bảo…

Chỉ tiêu bền vững xã hội: Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua tập

quán, truyền thống, phương thức canh tác, khả năng tiếp thu khoa học ký

thuật, khả năng chấp nhận mô hình của người dân, thời gian tồn tại của mô

hìnhhy, khả năng đầu tư sản xuất…

Ngoài ra nó còn được đánh giá thông quá mức độ đáp ứng, thỏa mãn

nhu cầu về mặt vật chất và tinh thần của con người ở mức độ nào; mức tăng

trưởng kinh tế có đáp ứng được mức tăng dân số hay không; …

Một mô hình hệ kinh tế sinh thái bền vững khi đảm bảo được các chỉ tiêu

trên, một trong các chỉ tiêu không đảm bảo thì mô hình trở nên kém bền vững.

d) Kiến thức để xây dựng mô hình kinh tế sinh thái

Kiến thức bản địa

Kiến thức bản địa là kiến thức mà người dân ở một số cộng đồng đã tạo

nên và đang phát triển dần theo thời gian. Kiến thức này được:

- Dựa trên kinh nghiệm

- Thường xuyên được kiểm nghiệm qua một thời gian thích ứng dài

- Thích nghi với đặc điểm văn hoá và môi trường địa phương

- Năng động và đang thay đổi

Nắm vững, tìm hiểu những kiến thức bản địa của cộng đồng ở khu vực

xây dựng làng kinh tế sinh thái hay cộng đồng sẽ định cư ở đó là một nhân tố

quan trọng đảm bảo sự thành công của mô hình, vì thông qua quá trình tìm

hiểu kiến thức bản địa giúp chúng ta khai thác hết các tiềm lực sẵn có của địa

phương. Đồng thời thúc đẩy sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng

vào việc chuẩn bị dự án, thiết kế mô hình, góp ý điều chỉnh trong quá trình

thực thi nhằm sử dụng hợp lý nguồn lực của địa phương cũng như những hình

thức sản xuất đưa vào mô hình sẽ phù hợp với phong tục tập quán của cộng

Page 27: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

21

đồng địa phương. Sự tham gia của cộng đồng vào việc xây dựng mô hình một

cách có hiệu quả là nhờ vào cách sử dụng hợp lý các tri thức địa phương đề

cao vai trò của họ vì thực chất họ là những người chủ hộ của mô hình, người

thực thi, đánh giá mô hình và cũng là những người hưởng lợi từ mô hình. Vì

vậy nên sự tham gia của họ là rất cần thiết. Khai thác và sử dụng kiến thức địa

phương chính là khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá của

địa phương. Tuy nhiên, kiến thức bản địa thường rời rạc, phân tán chỉ một số

ít người trong cộng đồng nắm vững kiến thức bản địa. Thực sự không có một

thành viên nào hiểu hết toàn bộ kiến thức bản địa của địa phương mà mỗi

người chỉ nắm kiến thức bản địa về một vài lĩnh vực nào đó mà thôi.

Hiểu biết kiến thức bản địa phần nào đó giúp ta hiểu phong tục tập quán

trong sản xuất, sinh hoạt cộng đồng. Đây là cơ sở quan trọng khi áp dụng các

phương pháp canh tác, tổ chức không gian sống, cơ cấu cây trồng, vật nuôi

vào địa phương trong quá trình xây dựng mô hình làng kinh tế sinh thái. Vì

kiến thức bản địa cung cấp cho chúng ta thông tin về biện pháp canh tác, hình

thức tổ chức không gian cư trú, lựa chọn cơ cấu sản xuất giúp chúng ta lựa

chọn, bổ sung những kiến thức khoa học (kiến thức từ bên ngoài) vào mô

hình. Sự kết hợp kiến thức bản địa và kiến thức bên ngoài một cách hài hoà là

yếu tố góp phần rất lớn quyết định sự thành công của mô hình làng kinh tế

sinh thái.

Kiến thức bản địa tồn tại không hệ thống, chính vì vậy chúng ta cần xác

định vai trò của kiến thức bản địa trong từng lĩnh vực nhằm sử dụng, kết hợp

hài hoà 3 yếu tố.

Kiến thức bản địa trong sản xuất là những kiến thức được đúc kết trong

quá trình sản xuất của nhiều thế hệ, những kiến thức đã được thực tế kiểm

định và đã thích ứng với điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương. Chính vì

thế chúng ta cần xác định được những kiến thức bản địa của cộng đồng trên

các phương diện khác nhau.

Page 28: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

22

Những chi thức bản địa về sản xuất giúp chúng ta có cơ sở để lựa chọn

những giống cây trồng vật nuôi, phương thức canh tác, thời gian gieo trồng,

chăn thả... thích hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương.

Trong sản xuất hiện nay tồn tại nhiều hình thứ, phương thức sản xuất,

vậy lựa chọn hình thức, phương thức sản xuất nào phù hợp với điều kiện tự

nhiên và xã hội khu vực xây dựng mô hình làng kinh tế sinh thái, chúng ta kết

hợp hài hoà kiến thức truyền thống với các phương thức sản xuất truyền thống

đảm bảo sự thích nghi, ổn định và bền vững, còn phương thức sản xuất hiện

đại lại cho năng suất cao.

Dù kiến thức bản địa có đa dạng và phong phú thì quá trình xây dụng mô

hình hệ kinh tế sinh thái không thể xem nhẹ kiến thức khoa học hiện đại để bổ

sung, kết hợp hài hoà với kiến thức bản địa nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất,

cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như cải thiện điều kiện môi trường hướng

tới phát triển bền vững.

Kiến thức khoa học hiện đại

Một nhân tố không thể thiếu được trong quá trình thực hiện xây dựng

mô hình hệ kinh tế sinh thái tại các hệ sinh thái kém bền vững. Đó là kiến thức

khoa học về các phương thức sản xuất, bảo quản chế biến cũng như tổ chức

không gian cư trú. Những kiến thức khoa học này bổ sung các phương thức

sản xuất, tổ chức không gian sống một cách có hiệu quả. Trong giai đoạn hiện

nay, kiến thức khoa học phát triển nhanh ở các lĩnh vực. Vấn đề ở đây là làm

sao để lựa chọn những kiến thức kho học thích hợp với điều kiện tự nhiên và

phong tục tập quán canh tác, sinh hoạt cộng đồng địa phương. Nhiều biện

pháp canh tác nông nghiệp hiện đại có khả năng cho năng suất cao và thích

hợp với vùng sinh thái này nhưng khi áp dụng vào các vùng khác lại không

thu được hiệu quả như mong muốn, hay nhiều loài giống mới về cây trồng, vật

nuôi cho năng suất cao ở vùng này nhưng khi đưa vào sản xuất ở một vùng

khác thì năng suất thấp mà lại phải đầu tư chi phí cao, khả năng chống chịu

sâu bệnh còn kém hơn các giống truyền thống của địa phương. Điều này xảy

Page 29: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

23

ra chủ yếu do ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên như đất, nước, khí hậu, địa

hình... Tuy nhiên, không thể loại bỏ được ảnh hưởng của điều kiện xã hội.

Chính vì vậy mà cần phải thận trọng trong việc lựa chọn, áp dụng các kiến

thức khoa học về các biện pháp canh tác, cách thức tổ chức không gian cư trú

hiện đại.

+ Khoa học kỹ thuật hiện đại trong sản xuất

Sản xuất là một hoạt động quan trọng của một cộng đồng, qua quá trình

sản xuất cộng đồng đã tạo ra của cải, vật chất phục vụ cho nhu cầu của mình,

đồng thời thông qua quá trình sản xuất con người đã tác động vào tự nhiên

hình thành nên thế hệ mới đó là hệ sinh thái nhân văn. Khoa học, kỹ thuật luôn

phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người thể hiện qua

việc nỗ lực cố gắng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người thể hiện

qua việc nỗ lực cố gắng của con người nhằm phát minh ra các phương tiện,

phương pháp đã có. Những kiến thức khoa học trong sản xuất là:

- Các loại cây trồng, vật nuôi có khả năng chống chịu sâu bệnh cho năng

suất cao

- Biện pháp gieo trồng, chăm sóc như gieo thẳng, gieo theo luống, phun

thuốc, chất kích thích tăng trưởng, bảo quản nông sản bằng một số hoá chất

phù hợp.

- Làm thủy lợi như bê tông hóa kênh mương, dùng máy bơm nước, máy

cày, bừa và máy tuốt lúa.

- Thâm canh tăng vụ, tăng mật độ gieo trồng, đa canh.

- Chế biến bảo quản lương thực, thực phẩm theo phương pháp khoa học.

Thực tế hiện nay nhiều vùng nông thôn ở nước ta có khả năng cung cấp

một khối lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi rất lớn cho thị trường nhưng do

không có biện pháp chế biến, bảo quản thích hợp nên không đến được người

tiêu dùng hoặc có đến nhưng chất lượng bị giảm đi rất nhiều vì vậy nên lợi

nhuận không cao.

Page 30: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

24

+ Kiến thức khoa học trong tổ chức không gian sống

Trước đây do dân số chưa đông, mật độ còn thấp, khả năng tải của môi

trường còn cao nên hình thức thiết kế không gian sống truyền thống của cộng

đồng còn thích nghi. Hiện nay do dân số đông, mật độ dân cư lớn, khả năng tải

của môi trường bị suy giảm nghiêm trọng nên cấu trúc, mô hình không gian

sống của cộng đồng một số địa phương tỏ ra không thích hợp và ảnh hưởng

không nhỏ đến sức khoẻ thẩm mỹ và cảnh quan, tài nguyên môi trường. Vì vậy,

cần bổ sung những kiến thức khoa học hiện đại trong thiết kế, xây dựng, tổ chức

không gian cư trú thích hợp cho cộng đồng địa phương.

1.3 Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu và đánh giá cảnh quan lƣu vực

đầm Ô Loan

1.3.1 Khái niệm cảnh quan và hệ thống phân vị phân loại cảnh quan khu

vực nghiên cứu

a) Khái niệm cảnh quan

Cảnh quan là một địa hệ bao gồm các hợp phần tự nhiên (đá mẹ, địa

hình, khí hậu, thủy hải văn, đất, thực vật) trong mối tác động qua lại lẫn nhau

bởi dòng vật chât và năng lượng. Mỗi một khoanh vi cảnh quan là một địa hệ,

vừa là một cá thể, vừa là một bộ phận của một đơn vị kiểu loại cảnh quan. Với ý

nghĩa này, cảnh quan được hiểu vừa là một địa hệ, vừa là một đơn vị cá thể, vừa

là đơn vị loại hình.

Trong quá trình phát triển kinh tế, con người đã tác động vào thiên nhiên,

làm cho cảnh quan tự nhiên bị biến đổi, nhiều nơi chỉ còn lại các cảnh quan tự

nhiên – nhân sinh, loại cảnh quan nhân sinh, loại cảnh quan văn hóa. Chính vì

vậy, trong nghiên cứu cảnh quan hiện đại cần xem xét tổng hợp và đồng thời

các yếu tố thành tạo cảnh quan bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân sinh.

b) Hệ thống phân vị phân hóa cảnh quan khu vực nghiên cứu

Dựa vào các công trình nghiên cứu về phn loại cảnh quan trong và ngoài

nước (trình bày ở mục 1.1) và điều kiện cụ thể của khu vực nghiên cứu có diện

Page 31: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

25

tích không lớn nên toàn bộ lưu vựu đầm Ô Loan được xem như một vùng. Sự

phân hóa bên trong vùng là các tiểu vùng cảnh quan được cấu tạo bởi các dạng

cảnh quan.

Hệ thống phân vị phân loại cảnh quan lưc vực nghiên cứu bao gồm dạng

và nhóm dạng cảng quan trong đó dạng cảnh quan là đơn vị cơ bản trong phân

loại cảnh quan.

Trong cùng một điều kiện tiểu khí hậu đồng nhất của lưu vực. Dạng cảnh

quan được xem như một địa hệ đối với phần trên cạn, dạng cảnh quan đặc trưng

sự đồng nhất của dạng địa hình âm hoặc dương và nền nham thạch, tổ hợp đất,

thảm thực vật; còn đối với phần dưới nước, dạng cảnh quan đặc trưng sự đồng

nhất về dạng địa hình đáy và trầm tích trên mặt cùng điều kiện hải văn và đa

dạng sinh học.

Bảng 1.1: Các dấu hiệu xác lập dạng cảnh quan

Các dấu hiệu

Khí hậu: Đồng nhất về các điều kiện nhiệt ẩm

Địa hình Nham

thạch Đất Sinh vật

Điều kiện

hải văn

Dạng cảnh

quan (trên cạn)

Dạng địa hình

âm hoặc

dương

Đồng nhất Tổ hợp đất

ưu thế

Thảm thực vật

hiện tại ưu thế -

Dạng cảnh

quan dƣới nƣớc

(đầm)

Dạng địa hình

đáy

Đồng nhất về tầm tích

mặt

Thực - Sinh vật

đồng nhất

Điều kiện

hải văn

đồng nhất

Nhóm dạng cảnh quan là tổ hợp các dạng cảnh quan theo dấu hiệu địa

hình quy định quá trình xói mòn, tích tụ hoặc bồi lắng.

1.3.2 Đánh giá cảnh quan

a) Khái niệm

Page 32: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

26

Bản chất của đánh giá cảnh quan là đánh giá tổng hợp các tổng thể tự

nhiên cho mục đích cụ thể nào đó.

Đánh giá cảnh quan có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với các hoạt

động phát triển kinh tế, giúp các nhà quản lý, quy hoạch đưa ra quyết định phù

hợp với từng đơn vị lãnh thổ cụ thể. Vì vậy, đánh giá cảnh quan là bước trung

gian giữa nghiên cứu cơ bản và quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo

vệ môi trường.

Kết quả của nghiên cứu cơ bản là các bản đồ chuyên đề và dữ liệu

thuộc tính các địa tổng thể.

Từ các kết quả nghiên cứu cơ bản thực hiện đánh giá kinh tế sinh thái

các cảnh quan để cho ra mức độ phù hợp của cảnh quan đối với loại hình sử

dụng

Sử dụng kết quả đánh giá cảnh quan để đưa ra các phương án lựa chọn

tổ chức, hoạch định chiến lược lâu dài, tương đối phù hợp và với hiệu quả cao

nhất của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng, đồng thời

bố trí hợp lý nhất các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các ngành sản xuất

theo lãnh thổ.

b) Các bước đánh giá cảnh quan

Các bước đánh giá cảnh quan bao gồm: đánh giá thích nghi sinh thái,

đánh giá ảnh hưởng môi trường, đánh giá kinh tế cảnh quan, đánh giá tính bền

vững xã hội và đánh giá tích hợp (đánh giá tổng hợp).

NCCB Đánh giá cảnh quan SDHLTN và BVMT

Page 33: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

27

Hình 1.5. Sơ đồ các bước đánh giá kinh tế sinh thái các cảnh quan (Nguyễn

Cao Huần, 2005[7])

Đánh giá thích nghi sinh thái là dạng đánh giá nhằm thể hiện mức độ

thích hợp (hay thuận lợi) theo khía cạnh tự nhiên của cảnh quan và các hợp

phần của chúng đối với dạng hoạt động kinh tế nào đó. Đánh giá thích nghi

sinh thái các cảnh quan được hiểu là phân loại địa tổng thể theo mức độ thích

hợp của chúng đối với một hay nhiều dạng sử dụng lãnh thổ.

Các dữ liệu đầu vào gồm: đặc điểm tự nhiên của các địa tổng thể và các

nhu cầu sinh thái của dạng sử dụng cảnh quan.

Các thông tin đầu ra: mức độ thích nghi của các địa tổng thể đối với

dạng sử dụng đó.

Kết quả đánh giá: thể hiện ở dạng bảng hoặc bản đồ đánh giá thích

nghi.

Đánh giá ảnh hưởng môi trường là xác định, phân tích và dự báo

những tác động tích cực và tiêu cực, trước mắt và lâu dài mà việc sử dụng

cảnh quan có thể gây ra cho tài nguyên thiên nhiên và chất lượng sống của con

Phân

tích ảnh

hƣởng

xó hội

- Đặc tính

CQ

- Nhu cầu

ST

Hoạt

động

khai thác

sử dụng

- Cộng

đồng

- Chớnh

sỏch

- Thu

- Chi

Đánh giá

thích

nghi

Đánh giá

ảnh

hƣởng

môi

trƣờng

Đánh giá

kinh tế

Mức độ

thích

nghi

Tính

BVMT

Hiệu

quả

kinh tế

Tính

BVXH

Đánh

giá

tổng

hợp

Các

phương

án lựa

chọn

Input

Output

Page 34: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

28

người tại khu vực khai thác, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng tránh,

khắc phục những tác động tiêu cực.

Các dữ liệu đầu vào: các hoạt động khai thác sử dụng cảnh quan.

Các thông tin đầu ra: xác định được tính bền vững môi trường của cảnh

quan đối với các hoạt động khai thác, sử dụng cảnh quan.

Đánh giá kinh tế cảnh quan là đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng cảnh quan

Các dữ liệu đầu vào: các số liệu liên quan đến chi phí, lợi ích thu được

bằng tiền trên đơn vị diện tích và đơn vị thời gian do sử dụng cảnh quan đem lại.

Các thông tin đầu ra: là các bảng biểu phản ánh hiệu quả kinh tế của

hoạt động sử dụng cảnh quan theo các phương án.

Phân tích ảnh hưởng xã hội: phân tích dựa vào truyền thống, tập quán

sử dụng cảnh quan và khả năng tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật của cộng

đồng và không thể tách xa những định hướng phát triển kinh tế của nhà nước.

Các dữ liệu đầu vào: đặc tính cộng đồng và các chính sách.

Các thông tin đầu ra: tính bền vững xã hội, những chỉ tiêu bền vững xã hội

Kết quả: Đánh giá tính bền vững xã hội sẽ cho phép lựa chọn các

phương án sử dụng cảnh quan và đầu tư thích hợp.

Đánh giá tích hợp là phân tích, so sánh, lựa chọn các địa tổng thể thuận

lợi cho một hoặc nhiều mục tiêu sử dụng.

Các sản phẩm ở đầu vào và đầu ra trong từng bước đánh giá tạo thành

một quy trình đánh giá kinh tế sinh thái hoàn chỉnh, một bộ phận không thể

thiếu và được thực hiện trong giai đoạn tiền quy hoạch cảnh quan.

1.4. Quan điểm, phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu

1.4.1. Quan điểm nghiên cứu

a) Quan điểm tổng hợp và hệ thống

Trên bất kỳ lãnh thổ nào, khi nghiên cứu đều phải tiến hành nghiên cứu

một cách toàn diện, đầy đủ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế

xã hội. Từ đó đưa ra các mô hình phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

Page 35: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

29

Các đơn vị lãnh thổ địa lý tự nhiên là một hệ thống phức tạp gồm các

hợp phần tự nhiên cấu thành có tác động tương hỗ lẫn nhau thông qua các

dòng vật chất, năng lượng và thông tin. Các dòng này sẽ ảnh hưởng đến cấu

trúc và chức năng của từng hệ thống. Khi có một hợp phần nào đó bị tác động

và bị biến đổi thì các hợp phần khác cũng bị biến đổi theo. Hoạt động tương

hỗ giữa hệ kinh tế - xã hội và sinh thái môi trường đã hình thành một thực thể

thống nhất mới – hệ thống kinh tế sinh thái.

Hệ kinh tế sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh với đầy đủ chức năng,

bao gồm các hợp phần cấu trúc là các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội trong mối

tác động qua lại nội tại của mô hình và quan hệ với các mô hình bên ngoài.

b) Quan điểm kinh tế sinh thái

Quan điểm này yêu cầu nghiên cứu phải dựa trên cơ sở kinh tế và sinh

thái hướng tới bảo vệ môi trường, từ việc nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên sự

biến động, thay đổi các đối tượng mà đề xuất các phương pháp bảo vệ môi

trường. Cơ chế hoạt động của hệ kinh tế sinh thái không chỉ dựa vào sự điều

chỉnh của tự nhiên mà còn phải dựa vào sự can thiệp của các biện pháp kỹ

thuật, sự tổ chức xã hội, pháp luật vào sự quản lý thông qua các quy hoạch và

kế hoạch trong phạm vi địa phương và quốc gia

Sinh vật mà quan trọng hơn cả là lớp phủ thực vật là một thành phần

của tự nhiên và có mối quan hệ chặt chẽ với các thành phần khác của tự nhiên.

Lớp phủ thực vật bị phá hủy sẽ dẫn đến xói mòn đất, hạ thấp nước ngầm và

biến đổi khí hậu. Ngược lại, khi các thành phần tự nhiên khác bị suy thoái

cũng dẫn đến sự suy thoái tài nguyên sinh vật. Chính vì vậy, việc đảm bảo cân

bằng sinh thái là rất cần thiết. Khả năng thiết lập trạng thái cân bằng mới của

hệ là có hạn và bất cứ một tác động nào của con người như chặt phá rừng bừa

bãi, đót nương rẫy,... cũng làm mất cân bằng sinh thái, để lại những hậu quả

khôn lường.

c) Quan điểm phát triển bền vững

Page 36: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

30

“Phát triển bền vững là sự đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà

không làm tổn thương đến khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng

nhu cấu của họ” ( theo Brundlan - 1987).

Đầu tiên, phát triển bền vững được nhấn mạnh như là sự phát triển lâu

dài dưới góc độ môi trường. Ngày nay phát triển bền vững được hiểu rộng

hơn, cả trên các lĩnh vực kinh tế xã hội và môi trường. Vậy phát triển bền

bững phải đảm bảo được những yêu cầu: Hiệu quả kinh tế và bền vững môi

trường, bền vững xã hội.

1.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

a. Phƣơng pháp thu nhập và xử lý số liệu

Phương pháp này được sử dụng ở giai đoạn trong phòng, giúp làm rõ

cơ sở lý luận và các hướng cũng như các công trình nghiên cứu đã thực hiện

liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong đề tài. Việc phân tích và tổng hợp các

tài liệu và các công trình nghiên cứu trước đó giúp tránh trùng lặp trong

nghiên cứu, thừa kế các kết quả nghiên cứu trước đó theo hướng nghiên cứu

của đề tài.

Tài liệu thu thập được bao gồm hệ thống số liệu, bản đồ, các công trình

nghiên cứu khoa học có liên quan: tài liệu về khí hậu, địa chất, địa hình, thủy

văn, thủy lợi, dân số, lao ddoongnj, tình hình phát triển các ngành kinh tế,...

bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ địa hình.

b. Phƣơng pháp khảo sát thực địa

Đây là phương pháp rất quan trọng đối với đề tài. Kết quả của đề tài

phụ thuộc rất nhiều vào kết quả đi khảo sát thực địa.

Khảo sát, nghiên cứu đặc điểm và sự phân hóa của tất cả các hợp phần

tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật) và kinh tế

- xã hội (sự phân bố dân cư, dân tộc, hiện trạng sử dụng đất,…)

c. Phƣơng pháp điều tra xã hội học

Page 37: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

31

Đối tượng điều tra là các hộ gia đình trực tiếp tham gia vào hoạt động

sản xuất của các mô hình hiện trạng.

Các thông tin thu thập qua điều tra dự định gồm:

- Thông tin chung: Nhân khẩu, lao động, trình độ văn hóa của chủ hộ,

nghề phụ, quản lý và sử dụng đất, mức đầu tư cho sản xuất, thu nhập từ các

loại hình sản xuất.

- Các hợp phần trong mô hình kinh tế của hộ gia đình: chăn nuôi, thủy

sản, ruộng, vườn, rừng…

- Đối với các hợp phần đề tài điều tra về toàn bộ các yếu tố đấu tư vào

đầu ra: mức độ đầu tư, thời vụ, năng suất, thị trường tiêu thụ, giá bán, điều

kiện thuận lợi và khó khăn.

Sau khi tiến hành điều tra, tác giả tập hợp hệ thống các phiếu điều tra

trên những khía cạnh cần quan tâm để phục vụ cho nghiên cứu của đề tài, từ

đó phân tích các vấn đề hiện trạng tại khu vực làm cơ sở cho việc đạt đến mục

tiêu mà đề tài đặt ra ban đầu.

d. Phƣơng pháp bản đồ

Sau khi phân tích được các nhân tố thành tạo cảnh quan, các đặc trưng

của các đơn vị cảnh quan tác giả sử dụng các phương pháp biểu đồ, bản đồ để

xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ địa mạo,

bản đồ cảnh quan để thấy sự phân hóa của các đơn vị cảnh quan trong không

gian. Hiện nay, phương pháp bản đồ được sự hỗ trợ có hiệu quả của hệ thông tin

địa lý (GIS) nhằm biên tập, quản lý và xử lý các dữ liệu không gian. Trong đề

tài dự định sẽ sử dụng phần mền MapInfo 10.5 để thực hiện thành lập bản đồ.

Page 38: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

32

1.4.3. Quy trình nghiên cứu

Hình 1.6. Quy trình nghiên cứu

Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu

Xác định nhu cầu thông tin, thu thập, cập nhật dữ

liệu

Điều tra điều kiện tự nhiên - Địa chất và địa hình

- Khí hậu và thủy văn

- Thổ nhưỡng và thực vật

- Các quá trình địa lý tự nhiên

Xây dựng bản đồ cảnh quan

Điều tra kinh tế xã hội

- Thực trạng kinh tế xã hội chung

- Dân tộc và lao động

- Hiện trạng sản xuất

- Các mô hình kinh tế hiện trạng

Đề xuất không gian sử dụng

hợp lý cảnh quan

Nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ

Đánh giá các mô hình hệ

kinh tế sinh thái hiện trạng

và đề xuất các mô hình hệ

kinh tế sinh thái phù hợp.

Xây dựng bản đồ phân

vùng cảnh quan

Đánh giá thích nghi sinh

thái các cảnh quan

Xác định chức năng (kinh

tế - xã hội) của các tiểu

vùng

Page 39: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

33

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Những nghiên cứu trong nước và trên thế giới về các lĩnh vực liên quan

đến đề tài luận văn, các công trình nghiên cứu về lưu vực đầm Ô Loan là

những cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn quan trọng cho việc xác định nội

dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu phù hợp để thực hiện đề tài

“Xác lập mô hình kinh tế sinh thái lưu vực đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên”.

Đề tài được thực hiện trên cơ sở: Phân tích đặc điểm và sự phân hóa

cảnh quan; phân tích và đánh giá cảnh quan cho các mục đích phát triển nông,

lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản; phân tích các mô hình hệ kinh tế sinh thái

hiện trạng; Đề xuất định hướng sử dụng cảnh quan phục vụ phát triển nông,

lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản và xác lập mô hình kinh tế sinh thái lưu vực

đầm Ô Loan.

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn gồm: Phương

pháp chuẩn hóa và thu thập tài liệu; Các phương pháp nghiên cứu cảnh

quan; Phương pháp đánh giá kinh tế sinh thái các cảnh quan; Phương pháp

bản đồ và GIS.

Page 40: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

34

CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ

HỘI VÀ CẢNH QUAN LƢU VỰC ĐẦM Ô LOAN

2.1. Vị trí địa lý

Lưu vực Đầm Ô Loan nằm phía Nam thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An,

bao gồm các xã An Cư, An Hoà, An Hải, An Hiệp, An Ninh Đông và An

Thạch của huyện Tuy An, có tọa độ địa lý từ: 109o14’30” và 109

o17’30” kinh

độ Đông; 13o13’50” đến 13

o19’00” độ vĩ Bắc.

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lưu vực đầm Ô Loan trong huyện Tuy An

Page 41: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

35

Lưu vực đầm Ô Loan có ranh giới tiếp giáp với các địa phương như sau:

Phía Bắc giáp xã An Ninh Tây, An Dân

Phía Đông giáp biển Đông

Phía Nam giáp xã An Mỹ, An Thọ

Phía Tây giáp thị trấn Chí Thạch, xã An Lĩnh

Khu vực nghiên cứu cách thị xã Tuy Hoà khoảng 22 km về phía Bắc theo

đường Quốc lộ 1ª, có diện tích khoảng 110,0km2. Nơi đây hôi tu đây đu canh

săc nui - sông - rưng - biên - đông băng, cùng với lợi thế về giao thông do tuyến

đương săt Băc - Nam va Quôc lô 1 đem lai, khu vực co nhiêu điêu kiện để phát

triên kinh tê theo hương đa dang.

2.2. Điều kiện tự nhiên

2.2.1. Địa chất – Địa hình

2.2.1.1. Địa chất

Đá mẹ là một trong những nhân tố quan trọng thành tạo cảnh quan. Khu

vực nghiên cứu khá đa dạng về thành phần thạch học, tuổi địa chất gồm các hệ

tầng sau:

- Phức hệ Hiệp Đức (Ϭ3hđ): phân bố với diện tích nhỏ nằm ở phía Tây

lưu vực. Các thành phần chính trong phức hệ gồm có apodunit, apoperidotit,

secpentinit.

- Phức hệ Vân Canh(Ɣ6c): chiếm diện tích rất nhỏ ở phía Tây xã An

Thạch. Thành phần chủ yếu là granit, granosyenit.

- Các thành tạo Neogen - Đệ tứ: gồm các thành tạo basalt loại tholeit và

các thành tạo basalt olivin kiềm, trachitbasalt, trachitandesit. Phân bố diện tích

khá lớn khu vực Tây Nam lưu vực, và một diện nhỏ ở phía Bắc xã An Thạch.

- Các trầm tích Đệ tứ: gồm trầm tích sông - biển tuổi Holocen giữa

muộn (amQI23

) và trầm tích sông sườn tích thuộc đệ tứ không phân chia (adQ),

Page 42: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan
Page 43: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

36

thành phấn chủ yếu là cuội, sỏi, cát, bột, bột sét. Phân bố tập trung ở đồng

bằng ven biển phía đông lưu vực.

Địa chất đầm Ô Loan [11]

Trong trầm tích đáy đầm Ô Loan có mặt đủ các loại từ cuội cát … cho

đến bùn sét. Dựa vào kết quả điều tra nghiên cứu các nhà nghiên cứu đã phân

ra: đá tảng - cuội, cát, cát chứa bùn, bùn chứa cát và bùn sét.

Đá tảng - cuội: có kích thước trung bình (Md) từ 100mm trở lên. Chúng

là sản phẩm phong hóa của các khối Granít, bazan có mặt ở chung quanh đầm

lăn xuống. Loại này chủ yếu nằm ở ven bờ đầm, dưới chân các đồi và đảo

(mũi Rẫy, mũi Đá Trắng, hòn Khô, hòn Chùa).

Cát: có kích thước trung bình (Md) từ 1mm đến 0,1mm thành phần chủ

yếu là thạch anh, fenspat lẫn các khoáng vật khác cùng xác sinh vật. Cát phân

bố ven rìa đầm với diện tích nhỏ hẹp. Riêng ở ven rìa doi cát phía Đông và

khu vực quanh hòn Chùa, hòn Khô, mũi Rẫy, diện tích phân bố có lớn hơn. Ở

ven doi cát phía Đông cát tạo thành một dải kéo dài từ đầu Bắc xuống gần cửa

đầm. Chiều rộng chỗ lớn nhất gần 800m và hẹp dần về phía Nam.

Cát chứa bùn: trong loại trầm tích này cấp hạt từ 0,1mm đến 0,05mm

chiếm ưu thế. Độ chọn lọc rất tốt, đặc biệt hàm lượng CaCO3 và hàm lượng

cacbon hữu cơ tương đối đồng đều nhau trong toàn đầm.Loại này phân bố chủ

y ếu ở nửa phía Bắc đầm. Ở phía Nam chúng xuất hiện trong eo Lỗ Dừng, eo

Gò Chà, eo Gò Muống.

Bùn chứa cát: kích thước trung bình (Md) từ 0,05mm đến 0,001mm.

Đây là loại có diện tích phân bố lớn nhất trong đầm. Chúng có màu xám xanh

lẫn xác sinh vật. Theo thành phần cơ học phân ra hai loại:

- Loại chứa nhiều cấp hạt lớn hơn 0,05mm;

- Loại không chứa cấp hạt lớn hơn 0,05mm.

Page 44: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

37

Loại chứa cấp hạt lớn hơn 0,05mm phân bố ở nửa đầm phần phía Bắc

đầm. Loai không chứa cấp hạt lớn hơn 0,05mm thấy ở nửa phía Nam đầm.

Đặc điểm này là do gió mùa Đông Bắc và sự có mặt của 2 con sông gây nên.

Bùn sét: là loại trầm tích mịn nhất trong đầm (Md nhỏ hơn 0,001mm)

chúng chỉ có mặt ở ngay cửa của hai con sông. Loại này có màu xám xanh lẫn

xác vi sinh vật.

2.2.1.2 Địa hình

Địa hình lưu vực đầm Ô Loan tương đối phức tạp: đồi núi xen kẽ thung

lũng. Đồi núi ở đây tuy thấp (thường dưới 200m) nhưng dốc, cấu tạo bởi các

đá granit, bazan. Riêng phía Đông đầm là một doi cát cấu thành từ nhiều đụn

cát thấp. Những đồi núi này về mùa mưa sẽ là nguồn cung cấp vật liệu đáng kể

đối với đầm. Nơi đây có một hình dạng khá đặc biệt: xen kẽ các mỏm đất liền

nhô ra đầm (mỏm Cây Xoài, mũi Rẫy, mũi Lao, mũi Đá trắng v.v) và các eo

đầm ăn sâu vào lục địa (eo Chà Là, eo Gò Muống, eo Lỗ Dừng, eo Sông

Trong…) Hai đầu Bắc và Nam đầm là hai eo ăn khá sâu vào lục địa. Theo đặc

điểm trắc lượng hình thái, địa hình khu vực nghiên cứu được chia ra 2 kiểu

nhóm hình thái chính :

- Địa hình đồi núi thấp:Phân bố chủ yếu ở phía tây lưu vực, dạng địa

hình này có độ cao trung bình từ 100-200m so với mực nước biển, đỉnh cao

nhất là núi Quảng Đức cao 468m (xã An hiệp) , núi Động Ngài cao 376m (xã

An Hiệp).

- Địa hình đồng bằng: Dạng địa hình này có độ cao từ 0 đến 50m so với

mực nước biển. Gồm các dải đồng bằng hẹp, chia cắt của các xã An Thạch, An

Ninh Tây, An Ninh Đông, An Cư thuộc lưu vực sông Cái và các xã phía nam

khu vực gồm: phần phía Đông xã An Hiệp, An Hòa thuộc các vùng bồi tụ ven

đầm Ô Loan, ven sông, suối. Dạng địa hình này thích hợp cho việc canh tác lúa,

hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và nuôi trồng thủy sản.

Page 45: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan
Page 46: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

38

- Địa hình cồn cát ven biển: phân bố ở xã An Ninh Đông, An Hải và An

Hòa, dạng địa hình có độ cao trung bình từ 0 - 40m. Hiện nay, phần lớn diện

tích thuộc dạng địa hình này là chưa sử dụng.

- Địa hình đáy đầm Ô Loan

Đối với đầm Ô Loan, nhìn chung đáy đầm tương đối bằng phẳng và khá

nông. Độ sâu từ 1,2m - 1,4m, vào mùa mưa độ sâu trung bình 3m. Riêng eo

thông với biển có chỗ sâu trên 4,5m. Từ cửa hai con sông vào đầm có hai rãnh

sâu 1,4m: một chạy thẳng ra cửa đầm (An Hải), một đi xuống phía Nam đầm

(An Hiệp). Đáy đầm Ô Loan đang bị san bằng và nông dần. Theo tài liệu điều

tra các vùng xóm Bến (bãi Ngao), khu vực gần Ghềnh Hầu, vùng lân cận Phú

Sơn và khu vực ven thôn Tân Long mấy chục năm gần đây đã bị nông đi so

với trước kia. Sự nông hóa này có lẽ do vật liệu lục nguyên cùng với sự tích tụ

mùn xác sinh vật hàng năm gia nhập và tích tụ lại trong đầm bở eo đầm thông

với biển quá nhỏ, dài và quanh co không thể cân bằng được lượng nhập và mất

bồi tích. Đồng thời việc đắp hồ nuôi tôm trên đầm một cách tự phát và tràn lan

cũng là nguyên nhân làm cho tốc độ nông đáy đầm ngày càng tăng.

Với các dạng địa hình, cảnh quan thiên nhiên phong phú như lưc vực

đầm Ô Loan sẽ tạo điều kiện thuận lợi thực hiện phát triển du lịch, thuận lợi đa

dạng hóa cây trồng, phát triển chăn nuôi gia súc và nuôi trồng đánh bắt thủy

sản. Tuy nhiên, do địa hình núi thấp phía tây lưu vực, các lưu vực sông suối

đều ngắn khó xây dựng được các công trình thủy lợi (hồ, đập lớn,…) thiếu

nguồn nước tưới trong mùa khô. Vùng đồng bằng thấp vào mùa mưa bị ngập

úng, các xã ven biển thường xuyên chịu tác động của thiên tai, biến đổi khí

hậu,… đã gây nhiều khó khăn trong hiệu quả sử dụng đất của khu vực.

2.2.2. Khí hậu - Thủy hải văn

a. Khí hậu

Do chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương và đặc điểm của địa hình,

tiểu khí hậu của lưu vực đầm có những đặc thù riêng, cần được nghiên cứu

Page 47: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

39

tiếp tục để đánh giá chính xác hơn những đặc điểm và diễn biến của nó, tuy

nhiên qua số liệu thu thập được từ tài liệu "Tuyển tập nghiên cứu biển - Tập

2" và đặc điêm rkhí hậu thuỷ văn tỉnh Phú Yên, khí hậu khu vực đầm Ô Loan

có những đặc trưng sau [18,19]:

Nhiệt độ: Vào các tháng 6, 7, 8 nhiệt độ trung bình 28 – 30oC, nhiệt độ

cao nhất tới 40oC. Trong mùa hè, gió Tây Nam khô nóng khá mạnh, tốc độ

mạnh nhất là 20m/s. Mùa đông có gió Đông Bắc, tốc độ 10 – 15m/s. Đây là

tiểu vùng thường gặp bão, lụt vào mùa đông.

Đối với nhiệt độ nước trong đầm Ô Loan thì tương đối cao và ổn định,

biến thiên đồng bộ với nhiệt độ không khí nhưng chậm hơn 01 tháng. Nhiệt độ

nước đo được trung bình nhiều năm vào tháng 6 là 30,9oC, vào tháng 4 là

30,4oC, nghĩa là có 2 đỉnh cao trong năm, điều đó phù hợp với xu thế chung

toàn vùng miền Trung. nhiệt độ nước thấp nhất vào tháng 1 là 23,7oC. Nhiệt

độ nước của đầm Ô Loan nằm trong giới hạn sinh thái cho việc nuôi tôm và

các loài hải sản khác.

Mưa: Lượng mưa trung bình năm dưới 1500mm, lượng mưa biến động

bất thường; năm nhiều nhất 2.000mm, năm ít nhất 900mm. Trong mùa mưa,

nước đầm dâng lên rất cao. Theo tài liệu của Đài KTTV Tuy Hòa, trận mưa

hai ngày 24 và 25 tháng 9/1977 đạt tới 400mm, mực nước trong đầm dâng cao

2m so với mực nước lúc bình thường.

Gió: vào các tháng 9, 10, 11 và 12 gió có hướng thống trị là Đông Bắc -

Tây Nam, các tháng 4,5,6 và 7 gió có hướng chủ yếu là Đông Nam - Tây Bắc

nhưng khi vào đầm bị các yếu tố địa phương chi phối nên thường thay đổi

thành hướng Đông Đông Nam hay Tây - Nam, do đó sóng trong đầm cũng đổi

hướng theo.

Bão và áp thấp nhiệt đới: Là khu vực ven biển nên hàng năm thường

chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Tần suất áp thấp trung bình 3-4

cơn/năm, 5-10 năm có 1 cơn bão lớn.

Page 48: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

40

b. Thuỷ văn

Sông suối đổ vào đầm rất ít và có lưu lượng nhỏ. Đáng chú ý là chỉ có 2

con sông chính là sông Hải Yến và suối Đá.

- Suối Đá bắt nguồn từ thôn Quảng Đức xã An Thọ đổ vào đầm Ô Loan

tại thôn Xóm Bến xã An Hiệp (phía Tây Nam đầm)

- Sông Hà Yến là chi lưu phía hữu của sông Cái chảy qua đập Hà Yến,

đây là nguồn cung cấp nước đáng kể cho đầm Ô Loan đổ vào đầm tại thôn

Xóm Đá xã An Cư.

c. Thuỷ triều

Lưu vực đầm Ô Loan chịu ảnh hưởng của thủy triều. Thủy triều ở đây

gần trùng với thủy triều vùng biển Phú Yên - là loại thủy triều hỗn hợp thiên

về nhật triều. Trong một tháng có từ 18 - 22 ngày nhật triều, biên độ nhật triều

lớn nhất là 1,4 – 2,4m, mực nước biển trung bình là 1,2 – 1,4m. Mức triều cao

nhất đạt 1,9m, thấp nhất là 0,4m. Mức độ xâm nhập của thuỷ triều vào thuỷ

vực đầm Ô Loan là một yếu tố rất cần thiết cần nghiên cứu để phục vụ cho

phát triển sản xuất trong lưu vực, tuy nhiên hiện nay chưa thu thập được

những tài liệu nghiên cứu về vấn đề này.

Nhận xét: Nhìn chung khí hậu, thời tiết không thuận lợi nhiều cho sản

xuất nông nghiệp cả về cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản,…. Ví dụ với

lượng mưa thấp, nhiều thang khô hạn không thuận lợi cho phát triển cây trồng

ở vùng không có nước tưới, không có dòng chảy làm lấp cửa sông, trao đổi

nước hạn chế gây nhiều thiệt hại vùng nuôi ở đầm Ô Loan. Vào các tháng 10,

11, 12, mưa liên tục thường gây lũ lụt thiệt hại cho nghề nuôi trồng thủy sản.

Trong các tháng mùa mưa đôi lúc có nhiều trận mưa cường độ tập trung cao

của vùng thượng nguồn sông Kỳ Lộ làm ngập úng nặng vùng hạ lưu của các

xã 2 bên bờ sông Cái gây thiệt hại vô cùng lớn đã từng xảy trong nhiều năm

gần đây. Điển hình như cơn lũ lụt năm tháng 11/2009.

Page 49: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

41

2.2.3. Thổ nhƣỡng

- Nhóm đất cát: bao gồm đất cát và cát mặn, đất bãi cát lòng sông, cồn

cát biển.

Cồn cát trắng, vàng (Cc): Phân bố tập trung ở vùng bờ biển, lòng sông

Cái. Đất được hình thành do sự hoạt động của thủy triều và gió, sự bồi đắp của

dòng sông Cái. Cồn cát vùng bờ biển, do đặc điểm hình thành nên địa hình. Địa

mạo của các cồn cát này rất khác nhau, có nơi tương đối bằng phẳng, có nơi

lượn sóng, có vùng là những đụn cát cao. Cồn cát trắng vàng thường có vị trí

trung gian giữa biển và đồng bằng. Trên loại đất này, có tính chất đất rất khô,

thiếu ẩm nghiêm trọng, nên thường chỉ sử dụng trồng phi lao phòng hộ, tăng độ

che phủ đất, chống cát bay.

Đất cát điển hình (C): phân bố ven sông Cái, ven đầm, các nơi giáp ranh

với nhóm đất phù sa hoặc các cồn cát ven biển, địa hình tương đối bằng phẳng.

Loại đất này có ưu điểm địa hình khá bằng phẳng, độ ẩm khá nên thường được

khai thác trồng lúa, hoa màu loại phân vô cơ, đầu tư bón bổ sung nhiều phân

hữu cơ nhằm tăng tính đệm, tăng khả , cây lương thực, rau thực phẩm, cây ăn

quả, cây dừa,... Cần được bón đầy đủ và cân đối các năng giữ ẩm và giữ các

chất dinh dưỡng trong đất.

- Nhóm đất mặn:

Đất mặn nhiều (Mn): thường có địa hình thấp trũng, phân bố rải rác xã

An Hòa thích hợp làm ruộng muối, ao nuôi tôm; một số nơi cải tạo trồng lúa

nhưng cho năng suất không cao.

Nhóm đất mặn ít và trung bình (M): tập trung ở vùng trũng ven đầm, ven

cửa sông của An Cư, An Ninh Đông, An Hiệp,.... Đất được hình thành do mạch

nước ngầm vào các bãi bồi ven cửa sông, ven đầm, ven biển. Loại đất này có độ

phì nhiêu tương đối khá, hạn chế chủ yếu là yếu tố mặn, nhưng khi có nước tưới

khả năng ngọt hoá nhanh, muốn khai thác cần có biện pháp thủy lợi tốt mới đem

lại hiệu quả cao. Đất có thể sử dụng trồng lúa nước hoặc nuôi trồng thuỷ sản

Page 50: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan
Page 51: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

42

(nuôi tôm, cá). Cần chủ động nước ngọt để rửa mặn và ép mặn. Ngoài ra, nếu

trồng lúa nước cần bón đủ các loại phân khoáng, đặc biệt là phân lân và kali.

- Nhóm đất phù sa: Nhóm đất này phân bố tập trung ở các xã An Thạch,

An Ninh Đông, An Cư,... là nhóm đất chính đang được sử dụng để trồng và

thâm canh lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Bao gồm :

Đất phù sa trung tính ít chua: diện tích 1.838 ha, được bồi phân bố ven

sông Cái. Đất thường có nguồn gốc từ sản phẩm bồi tụ thường xuyên vào các

mùa mưa lũ. Đất phù sa được bồi có thành phần cơ giới từ cát pha, thịt nhẹ

đến trung bình, trong đó thịt nhẹ là chủ yếu, có tầng dày trên 100cm, địa hình

bằng phẳng, tưới nước thuận lợi, ít bị ngập úng. Thích hợp với nhiều loại cây

trồng khác nhau như mía, bắp, lúa, các loại đậu đỗ, các loại rau, chú trọng cơ

cấu mùa vụ.

Đất phù sa chua: thường có nguồn gốc từ sản phẩm bồi tụ phù sa của sông

ngòi, suối hoặc các phụ lưu, thượng nguồn của các hệ thống sông lớn có địa

hình ít dốc, thoải 2 bên bờ tạo điều kiện cho quá trình lắng đọng phù sa. Đất có

thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, trong đó thịt nhẹ là chủ yếu. Đất

này thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau như các loại đậu đỗ, mía, bắp,

lúa nước, dưa hấu, khoai lang, các loại rau, các loại cây ăn trái,.... Cơ cấu cây

trồng còn phụ thuộc vào hệ thống thuỷ nông tưới và tiêu nước.

Đất phù sa Glây: phân bố ở địa hình vùng trũng, dễ bị ngập úng. Đất có

nguồn gốc bồi tụ, hình thành ở địa hình trũng, thoát nước kém, yếm khí nên xảy

ra các phản ứng khử và hình thành tầng glây. Đất có tầng dày trên 100cm, mùn

mầu xám. Đất có độ phì nhiêu tiềm tầng cao. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ,

trung bình đến nặng. Đất thích hợp với lúa nước, công thức luân canh thích hợp

nhất là 2 lúa 1 màu để cải thiện tính khử của đất. Chú trọng bón đầy đủ phân

hoá học các loại, đặc biệt là lân và kali. Đất phù sa glây thường ngập nước liên

tục, yếm khí, đất cần được tiêu nước sau khi thu hoạch nhằm hạn chế glây.

- Nhóm đất đỏ vàng: bao gồm:

Page 52: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

43

Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk): phân bố ở địa hình cao,

chia cắt, dốc nhiều, ở các xã,.... Thành phần cơ giới thịt nặng, cấu trúc tốt, tơi

xốp. Phản ứng của đất chua. Đất thích hợp với nhiều loại cây ngắn và dài ngày,

đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, mía, sắn. Đây là loại đất

tốt, cần được quy hoạch sử dụng hợp lý.

Đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính (Fu): phân bố ở địa hình

cao, chia cắt, dốc nhiều, tập trung rải rác ở các dãy đồi An Cư, An Ninh Đông, An

Hải. Thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng. Trong đó, thịt nặng chiếm tỷ lệ

lớn. Đất chặt, cấu trúc kém hơn so với đất nâu đỏ. Hàm lượng các chất hữu cơ

trong đất khá. Đất thích hợp với nhiều loại cây ngắn và dài ngày, đặc biệt là cây

công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su. Đất cần được bón tăng cường nhiều loại

phân nhất là phân hữu cơ và bón vôi cải tạo chua.

- Nhóm đất đen: gồm 2 loại:

Đất đen trên sản phẩm bồi tụ Bazan (Rk): tập trung ở An Hiệp, An Hòa,

một số ít ở An Ninh Đông. Đất có độ phì nhiêu tự nhiên cao, phân bố ở vùng núi,

vì vậy nó rất có ý nghĩa đối với sản xuất lương thực, thực phẩm tại chỗ. Đất có

thể trồng lúa nước, rau màu và nhiều loại cây ngắn ngày khác. Một số phân bố ở

vùng có địa hình thấp nên hàng năm thường bị lũ lụt cục bộ.

Đất nâu thẫm trên đá Bazan (Ru): tập trung ở các đồi Bazan ở An Hiệp.

Đất có đặc điểm giàu dinh dưỡng, tầng mỏng, nhiều đá lẫn, thích hợp với các

cây hoa màu, đậu đỗ, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả.

- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E): là loại đất bị rửa trôi mạnh trơ sỏi đá và

núi đá. Nhóm đất này ít có khả năng sản xuất, tập trung nhiều ở các đồi trọc, núi đá

của các xã An Hải. Nhóm đất này ít có ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp. Chủ

yếu sử dụng để khai thác vật liệu xây dựng, đồng thời có thể trồng và bảo vệ rừng

nhằm khôi phục hệ sinh thái tự nhiên.

2.2.4. Sinh vật

a) Thực vật trên lưu vực

Page 53: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

44

- Vùng đồi núi: Quá trình khai thác gỗ và đốt rừng làm nương rẫy đã

làm cho thảm thực vật tự nhiên đang có nguy cơ suy giảm. Khu vực đồi núi

gồm các loại thảm thực vật chính sau:

+ Cây bụi: có diện tích lớn, trước đây là rừng do người dân khai thác

và chăt phá ừng bừa bãi nên hiện tại chỉ còn lại lớp cây bụi. Thảm thực vật này

phân bố chủ yếu ở phía tây, của xã A Cư, An Thạch và An Hiệp.

+ Rừng trồng (keo, bạch đàn) trên đồi núi: phân bố rộng rãi tại khu vực

đồi núi với 2 loại cây trồng chủ yếu là bạch đàn và keo.

+ Thảm thực vật cây trồng công nghiệp: chủ yếu là chuối, mía được

phân bố chủ yếu ở xã An Hải.

+ Thảm cây trồng nông nghiệp: được phân bố dọc theo các thung lũng

chủ yếu là lúa, màu.

- Vùng đồng bằng: Đây là vùng sản xuất nông nghiệp chính của lưu

vực , thảm thực vật chủ yếu là cây nông nghiệp hàng năm (Lúa và hoa màu).

Ngoài ra, trên các đồi sót có thảm rừng trồng chiếm ưu thế. Đây là khu vực tập

trung các hoạt động phát triển và các điểm quần cư do đó cần quan tâm nghiên

cứu tác động của con người đối với môi trường và có biện pháp để bảo vệ môi

trường sinh thái và đời sống dân cư.

- Vùng ven biển: chủ yếu là rừng phòng hộ ven biển và cây bụi thành

phần chủ yếu: phi lao có tác dụng phòng hộ chắn gió ven biển.

b) Sinh vật đầm Ô Loan

- Thực vật phù du: Là những loài vi tảo có đời sồng trôi nổi, là thức ăn giàu

dinh dưỡng của ấu trùng, nhiều loài hải sản, là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức

ăn. Thực vật nổi có hơn 100 loài đã được tìm thấy trong đầm. Trong năm có hai lần

thực vật nổi phát triển cao nhất, một vào tháng 6, tháng 7 và một vào tháng 12.

Trong đầm nuôi, do điều kiện sống nên khu hệ tảo có nhiều nhóm ưu thế thay nhau

phát triển [20]

Page 54: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

45

- Động vật phù du: là một trong những khâu quan trọng trong mắt xích thức

ăn cuả các loài tôm, cá trong thủy vực. Động vật phù du trong đầm Ô Loan có tới

82 loài, phần lớn có nguồn gôc từ biển. Lượng động vật phù du rất cao, trung bình

đạt đến 2064 com/m3, cao hơn 4 5 lần các đầm khác trong nước. Đây là lượng thức

ăn đáng kể cho các loài thủy sản trong đầm nhất là tôm con.

- Các loài cá: Có 72 loài cá thuộc 51 giống và 39 họ, trong đó có 24 loài ở

biển, 48 loài sống ở biển cửa sông, 5 loài cho sản lượng cao là cá Đối, cá Căng, cá

Mối, cá Dìa và cá Bống. Sản lượng cả cho phép khai thác hàng năm trên 100 tấn.

Các loài cá đặc trung cho vùng nước lợ ở đầm có cá Vược, cá Đối Mắt Đỏ, cá

Bống Bớp [20]

- Các loài tôm: Tôm có trên 10 loài chủ yếu thuộc họ tôm he. Có hai loài

chiếm ưu thế trong vùng là tôm rào đất (Metapenaeius) sản lượng khai thác 200-

250 tấn/năm, tôm vàng (M.joyneri), sau đó là tôm lớt bạc thẻ và tôm sú. Tôm lớt và

tôm sú chiếm tỉ lệ không nhiều trong quần đàn đặc biệt là tôm sú [20]

- Các loài nhuyễn thể: Cũng rất đa dạng, theo số liệu điều tra năm 1978 thì

thành phần nhuyễn thể ở đầm Ô Loan bao gồm: sò huyết, ngao dầu, xút, hàu, điệp,

vẹm vỏ xanh,...

- Thủy sản thực vật: Có 3 loài rong. Trong đó có loài rau câu chỉ vàng có

giá trị xuaats khẩu cao. Rong phát triển tự nhiên vào mùa đông – xuân và tạn lụi

vào mùa hè. Sản lượng tự nhiên không ổn định, phụ thuộc vào thời tiết từng năm

bình quan thu hoạch 20 tấn khô/năm.

2.3. Các điều kiện kinh tế xã hội

2.3.1. Dân số và lao động

Dân số 6 xã thuộc lưu vực đầm Ô Loan khoảng 54.184 người (Theo Niên

giám Thống kê huyện Tuy An năm 2010) [19], trong đó có gần 5.900 người sống

bằng nghề Cá trên đầm (10,9%). Lao động trực tiếp đánh bắt và nuôi trồng là

3.070 người, trong đó lao động khai thác 2.830 người. Rõ ràng đầm Ô Loan đã

tạo công ăn việc làm cho một số lượng đáng kể cư dân trong vùng.

Page 55: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

46

Mật độ dân số trung bình 6 xã thuộc lưu vực năm 2010 là 371,014

người/km2. Xã có mật độ dân số cao nhất là xã An Ninh Đông 524,6

người/km2, xã có mật độ thấp nhất là xã An Hiệp có 171 người/km2. Tỉ lệ

tăng dân số hằng năm bình quân 0,9% – 1,1%

Nguồn lao động trong khu vực tương đối dồi dào nhưng trình độ thấp,

không có chuyên môn nghiệp vụ. Nghề nghiệp chính của nhân dân ở đây là

nông ngư nghiệp và nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 75 - 80%, còn lại là

buôn bán nhỏ và các ngành nghề khác, trong những năm gần đây nuôi trồng

thủy sản rất phát triển, nhất là nghề nuôi tôm sú, tôm hùm; một số hộ dân còn

sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản như Cá Mú, Cá Hồng. Các ngành nghề

tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển nhiều.

Cơ cấu lao động trong các ngành Nông nghiệp – Công nghiệp –

Thương mại Dịch vụ lần lượt là: 65% - 15% - 20%.

2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất

Các xã trong lưu vực đầm Ô Loan, diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỉ

lệ rất lớn (chiếm 68,109157% diện tích đất tự nhiên 6 xã trong lưu vực) phân

bố nhiều nhất tại xã An Hiệp, sau đó là đất sản xuất nông nghiệp

(38,424697%), còn lại là đất khác (bảng 2.1)

Page 56: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan
Page 57: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

47

Hình 2.2 Diện tích các xã trong lưu vực đầm Ô Loan

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất tại lưu vực đầm Ô Loan

TT Mục đích sử

dụng đất

Tổng diện

tích các loại

đất trong

lƣu vực

Các xã nằm trong lƣu vực đầm Ô Loan

An

Ninh

Đông

An Hải An Cư An Hòa An

Thạch

An

Hiệp

Tổng diện tích

tự nhiên

14455 2642 1467 2251 2322 1055 4718

1 Đất nông nghiệp 6841,87 1099 642,84 1205,36 1540,35 713,07 1641,25

1.1 Đất SX Nông

nghiệp 5554,29 825,24 241,31 1025,31 1254,22 689,50 1518,71

1.1.1 Đất trồng cây

hàng năm 5311,31 825,24 220,62 1003,22 1177,10 688,71 1396,42

1.1.1.1 Đất trồng lúa 1446,18 261,67 31,64 361,04 522,03 269,8

1.1.1.2 Đất cỏ trồng vào

chăn nuôi 0

1.1.1.3 Đất trồng cây

hàng năm khác 3191,74 563,57 188,98 642,18 655,07 1126,62

Page 58: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

48

1.1.2 Đất trồng cây lâu

năm 243,64 20,69 22,09 72,12 1,13 122,29

1.2 Đất lâm nghiệp 915,59 221,2 363,2 46,5 209,32 23,57 51,8

1.2.1 Đất rừng sản xuất 264,06 18,11 48,16 143,99 0 51,8

1.2.2 Đất rừng phòng

hộ 629.96 203.09 315.04 46.5 65.33 0

1.2.3 Đất rừng đặc

dụng 0 0

1.3 Đất nuôi trồng

thủy sản 372,17 52,74 38,33 133,55 76,81 0 70,74

2 Đất phi nông

nghiệp 2953,9 702,3 419,53 630,7 463,4 152,90 585,07

2.1 Đất ở 252,46 61,44 21,4 43,08 55,68 23,34 47,52

2.1.1 Đất ở nông thôn 252,46 61,44 21,4 43,08 55,68 23,34 47,52

2.1.2 Đất ở đô thị 0 0 0

2.2 Đất chuyên dùng 966,19 210,83 12,18 493,65 88,22 63,36 97,95

2.2.1 Đất trụ sở CQ,

ctrình S nghiệp 7,30 1,64 0,25 2,41 0,93 1,73 0,12

2.2.2 Đất quốc phòng

an ninh 0,3 0,23 0,07 0

2.2.3 Đất SXKD phi

nông nghiệp 13,34 0,04 11 0,59 2,0 0,3

2.2.4 Đất có mục đích

công cộng 945,51 208,96 11,89 480,24 86,63 60,26 97,53

2.3 Đất tông giáo 8,22 0,98 0,46 0.78 1,04 3,16 2,58

2.4 Đất nghĩa trang,

nghĩa địa 128,213 31,15 15,25 12,39 29,83 1,073 38,52

2.5

Đất sông suối và

mặt nước chuyên

dùng

1587,37 397,91 370,24 80,39 288,63 51,68 398,5

Page 59: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

49

2.6 Đất phi nông

nghiệp khác 0.41 0,41 0

3 Đất chƣa sử

dụng 4659,94 840,5 404,63 414,94 318,26 189,93 2491,68

3.1 Đất bằng chưa sử

dụng 495,18 144,69 138,59 39,2 88,02 49,61 35,07

3.2 Đất đồi núi chưa

sử dụng 3432,54 280,02 214,96 375,74 212,19 140,32 2209,31

3.3 Núi đá khô ngcó

rừng cây 732.07 415,8 51,08 18,05 0 247,3

Nguồn: Báo cáo thống kê đất đai xã An Ninh Đông, An Hòa, An Hải, An Hiệp, An Cư, An

Thạch - 2010.

2.3.3. Đặc điểm kinh tế xã hội

a. Cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện nền kinh tế từng bước giảm tỷ

trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng các khối ngành công nghiệp, dịch vụ.

Nhưng nhìn chung sự chuyển dịch này chưa đáng kể, chủ yếu vẫn là Ngư -

Nông - Lâm nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế của lưu vực. Công

nghiệp-TTCN và thương mại dịch vụ chưa phát triển, chiếm tỉ trọng thấp.

Tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế, bình quân

GDP có xu thế giảm từ 69,8% năm 2005 và giảm còn 62,1% năm 2010.

Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong bình quân GDP tăng lên

18.7% năm 2005 và tăng lên 22,2% năm 2010.

Tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ trong bình quân GDP từ 12,4%

năm 2005 và tăng lên 15,7% năm 2010

b. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Page 60: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

50

Thực trạng phát triển ngành nông - lâm nghiệp

Sản xuất nông – lâm – thủy sản tuy gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn

biến bất thường, tình hình dịch bệnh cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp,

giá cả biến động lớn, nhưng vẫn duy trì ở mức tăng trưởng khá, nhất là: nuôi

trồng thủy sản.

* Về sản xuất nông nghiệp

Diện tích gieo trồng cây hằng năm thực hiện năm 2010 được

5311.31ha, tăng bình quân hàng năm là 0,6%.Tình hình phát triển sản xuất

nông nghiệp một số cây trồng, vật nuôi lớn như sau:

Lúa và mía là hai loại cây trồng chính, tuy nhiên do không chủ động

nguồn nước tưới (trừ các diện tích nằm trong hệ thống thuỷ nông Tam Giang)

nên năng suất cây trồng không cao:

Diện tích trồng lúa hàng năm 1446,18ha, năng suất bình quân

41tạ/ha/năm, thấp hơn năng suất bình quân toàn Tỉnh. Sản lượng lương thực

quy thóc bình quân đầu người đạt mức 164kg/ng chỉ bằng một nửa mức bình

quân toàn tỉnh.

Diện tích cây mía 636ha, sản lượng 15267 tấn mía cây, năng suất bình

quân 24 tấn/ha.

- Diện tích rau, đậu quy mô hộ gia đình, nhưng vẫn hinh thành vùng t ập

trung. Phân bố nhiều ở các xã An Hòa, An Hiệp, An Cư. Năm 2010 diện tích

364 ha, năng suất 7-11 tạ/ha. Năng suất, giá trị ngày càng tăng, là đối tượng

thu hút nhiều lao động và thu nhập của hộ gia đình.

- Điều: Diện tích năm 2010 là 34 ha. Năng suất 5-6tạ/ha/năm. Hiện tại

dện tích trồng điều trong lưu vực tập trung tại xã An Hải.

Bảng 2.2 Thống kê diện tích một số loại cây trồng của 6 xã trong lưu vực [26]

STT Loại cây ĐVT 2011 2012

Page 61: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

51

1 Lúa ha 1445,12 1445,33

2 Mía ha 635,44 636,11

3 Rau, Đậu ha 363,54 363

6 Điều ha 34 33,6

Nguôn: Báo cáo kinh tế xã hội 6 xã năm 2011,2012

* Về chăn nuôi: Chăn nuôi phát triển chậm, quy mô nhỏ, chưa có trang

trại lớn áp dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến, đồng cỏ đều sử dụng theo

hướng tự nhiên.

- Đàn bò: năm 2010 có 12.365 con, tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn

2001-2010 là 0,5%/năm. Các địa phương có điều kiện phát triển, xây dựng

đồng co, trang trại chăn nuôi tập trung là An Hiệp, An Cư.

- Đàn heo: Năm 2010 có 7.826 con, giảm 31,1% so với năm 2005.

Ngành chăn nuôi heo phát triển không ổn định vì yếu tố dịch bệnh, giá cả có

tác động mạnh. Còn có các yếu tố khác như giống, thức ăn, thị trường,... nên

phong trào chăn nuôi heo hạn chế phát triển. Tập trung chủ yếu ở An Cư, An

Hòa, An Thạch….

Bảng 2.3 Thống kê chăn nuôi gia súc, gia cầm của 6 xã trong lưu vực [26]

STT Loại vật nuôi ĐVT 2011 2012

1 Gia cầm con 93.210 95.111

2 Bò con 12.312 12.649

3 Heo con 7.429 7.239

4 Trâu con 18 15

Nguôn: Báo cáo kinh tế xã hội 6 xã năm 2011,2012

* Lâm nghiệp: Diện tích đất có rừng trên lưu vực là 915,59 ha. Trong đó:

Rừng sản xuất là 264,06 ha; rừng phòng hộ 629.96 ha. Giai đoạn 2001- 2010

Page 62: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

52

đã trồng mới 388,8 ha rừng tập trung và 1,4 triệu cây phân tán,; độ che phủ

năm 2010 là 16,1%, năm 2011 là 18,2%.

Thực trạng phát triển ngành ngƣ nghiệp (khai thác và sản xuất nuôi

trồng thuỷ sản)

Đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản là thế mạnh của các xã thuộc lưu vực

đầm Ô Loan, năm 2000 chỉ có 372 chiếc thuyền máy tổng công xuất là 880

CV, đến nay số thuyền trong 6 xã đã là 1110 chiếc thuyền máy với tổng công

xuất 4.123 CV. Các hoạt động khai thác đánh bắt thủy hải sản này tập trung ở

đầm Ô Loan và trên biển, riêng tại đầm Ô Loan thì khối lượng khai thác thủy

hải sản đã chiếm tỷ lệ rất lớn, một số thôn như: thôn Tân Quy (xã An Hải),

thông Tân Long (xã An Hòa), thông Phú Tân (xã An Cư).. là các thôn chuyên

sống bằng nghề đánh bắt hải sản trên đầm Ô Loan từ nhiều thập kỷ qua. Nghề

cá đầm Ô Loan đã góp phần tạo nên nét đặc thù của nghề cá của các xã trong

lưu vực, giải quyết việc làm và đời sống cho hàng ngàn lao động nông nhàn,

lao động thiếu việc làm từ khu vực khác đến hoạt động nuôi trồng, thu mua,

chế biến và dịch vụ hậu cần cho nghề cá đầm Ô Loan, góp phần chuyển dịch

cơ cấu kinh tế và thúc đẩy phát triển thuỷ sản trong nhiều năm qua . Tông san

lương đanh băt thuy hai san trong lưu vực là : 6.100 tân. Nuôi trồng thủy sản

phát triển nhanh (chủ yếu nuôi ở các khu vực mặt nước chuyên dùng), phát

triển nuôi tôm sú trên đầm Ô Loan , với tông diện tích nuôi trông đạt 268,78 ha

(2010). Trong đo:

+ Diên tich nuôi tôm (2 vụ) Sú + thẻ: 135,18 ha (với sản lượng

đạt 795 tấn, năng suât 50 tạ/ha)

+ Diên tich nuôi ca : 95,05 ha (với sản lượng đạt 82 tấn, năng

suât 10 tạ/ha)

+ Nuôi tôm lông: Sô lương 900 lông, sản lượng 190 tân.

+ Nuôi ca lông: Sô lương 720 lông, sản lượng 660 tân.

Page 63: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

53

Tuy nhiên trong những năm gần đây, do những tác động tiêu cực của

con người vào môi trường đầm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội

nên Ô Loan có sự biến động rất lớn về môi trường và nguồn lợi thuỷ sản

làm đời sống của người dân sống phụ thuộc vào đầm gặp nhiều khó khăn.

Từ năm 2008 đến nay cửa An Hải nơi lưu thông nước chính giữa đầm Ô

Loan với biển cũng đã bị bồi lấp do tác động của tự nhiên. Hiện nay chỉ có cửa

Lễ Thịnh trao đổi nước giữa đầm Ô Loan và biển, nhưng sự trao đổi nước ở

cửa này bị hạn chế vì phải thông qua một lạch triều dài gần 6km và động lực

từ trong đầm có chỉ số dòng chảy yếu. Bởi vậy khi cửa An Hải bị bồi lấp thì

chất lượng môi trường nước bị ô nhiễm trong mùa khô, do thiếu hụt ôxy hòa

tan trong đầm. Điều này đang là vấn đề khó khăn cho địa phương, ảnh hưởng

không ít đến đời sống cư dân sống quanh đầm như: cản trở việc lưu thông tàu

ghe đánh bắt ra vào và hạn chế sự lưu thông giữa nước trong đầm với biển làm

ô nhiễm môi trường nước trong đầm gây khó khăn cho công tác nuôi trồng

thủy sản. Mặt khác, sự ô nhiễm môi trường nước trong đầm làm cho nguồn lợi

thủy sản trong đầm cạn kiệt. Cũng chính vì thế, diện tích nuôi trồng thủy sản

trên lưu vực cũng có xu hướng giảm dần từ năm 2008 đến nay.

Nếu như giải quyết được các vấn đề trên, cộng với công tác quản lý

khai thác hợp lý 1.570ha mặt nước và hàng trăm ha bãi triều, ruộng ngập mặn

thì nguồn lợi mang lại từ đầm sẽ rất lớn. Sản lượng khai thác tự nhiên: 300 –

500 tấn/năm, sản lượng nuôi trồng: 300 – 450 tấn/năm suy ra bình quân đầu

người cho toàn bộ dân cư 6 xã trong lưu vực đầm khoảng 16kg/người/năm,

gần tương đương 450kg thóc. Qua đó chúng ta có thể khẳng định rằng đời

sống của dân cư 6 xã vùng đầm không thể tách rời kinh tế thuỷ sản Ô Loan.

Trong tương lai Ô Loan vẫn đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát

triển kinh tế thuỷ sản của Tỉnh cũng như phát triển kinh tế huyện Tuy An và

nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư sống quanh đầm.

Page 64: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

54

Nhận xét chung: Trên cơ sở phân tích đặc điểm kinh tế và điều kiện tự

nhiên của lưu vực, trước mắt ngư nghiệp: Khai thác và nuôi trồng thủy sản vẫn

đang là tiềm năng và thế mạnh chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của xã, tuy nhiên

cần được quy hoạch, định hướng nhằm bảo đảm đạt năng suất và hiệu quả cao,

giảm thiểu rủi ro, bảo đảm tính bền vững, có tính tác động ảnh hưởng đến môi

trường. Về nông nghiệp hiện tại vẫn sản xuất manh mún, nhỏ lẻ , diện tích

trồng lúa không đáng kể , không có hệ thống thủy lợi phụ thuộc hoàn toàn vao

nươc trơi, do vậy không thể đầu tư thâm canh, năng suất hiệu quả rất kém.

- Kinh tế rừng đang được nhân dân quan tâm, đầu tư phát triển. Với

915,59 ha rừng hiện có, chủ yếu là rừng sản xuất cây phi lao của hộ gia đình

đang cho hiệu quả kinh tế đáng kể.

Thực trạng phát triên kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Các ngành nghề chủ yếu ở lưu vực đầm Ô Loan đang kể là cụm công

nghiệp Tam Giang với các ngành nghề chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng,

chế biến hạt điều…đặc biệt có nhà máy chế biến kim loại màu. Hiện nay, cụm

công nghiệp Tam Giang đã có một số cơ sở đi vào sản xuất và đang tiếp tục

thu hút kêu gọi đầu tư để lấp đầy diện tích 15ha và tiếp tục mở rộng. Ngoài ra

các cơ sở CN – TTCN trong lưu vực gồm chế biến hạt điều, chế biến nước

mắm, dệt chiếu, chế biến đường thủ công…

Hiện trạng phát triển các ngành chủ yếu:

- Công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản có:

+ Chế biến hạt điều: Công ty cổ phần Thiên Tân là cơ sở sản xuất chính

tại cụm công nghiệp Tam giang. Sản lượng năm 2010 là 1.225 tấn.

+ Chế biến hải sản khô xuất khẩu: Huyện có 18 cơ sở phát triển mạnh và

đang hình thành các làng nghề thuộc xãAn Hòa, An Ninh Đông sản lượng hàng

năm đạt 920 - 950 tấn.

+ Xay xát lương thực: có 9 cơ sở, phân bố rải rác ở các điểm dân cư.

Page 65: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

55

- Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng: Hiện có

2 công ty đang hoạt động, ngoài ra còn một số cơ sở sản xuất vật liệu xây

dựng do các hộ gia đình đầu tư.

- Ngành nghề truyền thống: Các nghề như dệt chiếu cói Phú Tân (An

Cư); gốm sứ mỹ thuật Quảng Đức (An Thạch); chế biến nước mắm, các cơm

xuất khẩu (An Hòa),…

- Một số ngành nghề khác: Hầu hết các cơ sở có quy mô nhỏ, kỹ thuật

sản xuất lạc hậu, phân bố rải rác như:

+ Cơ sở sản xuất sắt gia dụng.

+ Cơ sở sữa chữa và đóng mới tàu thuyền.

+ Cơ sở sửa chữa cơ khí.

Bảng 2.4 Hiện trạng số hộ và lao động làng nghề 6 xã lưu vực đầm Ô Loan

STT Làng nghề

Địa

bàn

(xã)

Số hộ làm

nghề (hộ)

Lao động

(ngƣời)

Toàn huyện 900 1.705

1 Làng nghề đan chiếu Phú Tân An Cư 214 482

2 LN nước mắm Nhơn Hội An Hòa 200 400

Nguồn: Báo cáo QH tổng thể KT-XH huyện Tuy An đến năm 2020 [18]

Nhận xét: Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng tài nguyên và lợi

thế vị trí địa lý của lưu vực. Các sản phẩm đều có quy mô, sản lượng nhỏ, thị

trường phát triển mở rộng khó. Công tác chuẩn bị đất đai, hạ tầng để thu hút

các cơ sở sản xuất, dịch vụ gắn với vùng nguyên liêu, hàng hóa nông sản,

vùng lao động tập trung còn hạn chế.

Page 66: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

56

Thực trạng phát triển kinh tế thƣơng mại – dịch vụ

Ngành thương mại – dịch vụ trên địa bàn cũng có chuyển biến tích cực

trong thời gian qua, đã được đầu tư xây dựng, mở rộng cơ sở vật chất - kỹ

thuật, chất lượng hoạt động ngày một tốt hơn. Các cơ sở hạ tầng đã được xây

dựng như: xây dựng đường giao thông liên xã, điện lưới quốc gia, trụ sở làm

việc của UBND xã, trạm y tế xã, các cụm trường học kiên cố, hệ thống nước

sạch nông thôn, đài truyền thanh, điểm bưu điện văn hóa xã.

Với lợi thế nằm trong vùng du lịch phía Bắc của tỉnh, có nhiều cảnh đẹp:

như đầm Ô Loan, bãi Dương thành lầu, Hòn Lao Mái Nhà, Gành Vũng Bầu,

hang Cọp…có nhiều đặc sản đầm và biển nổi tiếng nên khu vực đã thu hút

được một số lượng khá khách trong và ngoài tỉnh về thưởng ngoạn, từ đó

thương mại dịch vụ ăn uống được phát triển, doanh số hàng năm có sự tăng

trưởng tốt.

Ngoài ra còn có một số các hoạt động dịch vụ thu mua hải sản, xuất khẩu

sửa chữa đóng mới tàu thuyền, vận chuyển khách du lịch cũng tạo được thu

nhập cao.

Tuy nhiên công tác tổ chức khuyến khích hướng dẫn hoạt động chưa

được đầu tư quy mô, chỉ phát triển nhỏ lẻ. Và hoạt động điều tiết để tăng

nguồn thu cho địa phương chưa được quan tâm do vậy chưa được khai thác

triệt để, để nâng lên tầm tương xứng.

Mặc dù là thắng cảnh quốc gia nhưng hiện nay các hoạt động dịch vụ

quanh đầm Ô Loan chưa có gì đáng kể ngoài các dịch vụ phục vụ cho nuôi

trồng thuỷ sản và tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản với quy mô nhỏ lẻ và theo

mùa sản xuất, đánh bắt. Ngoài ra tại xã An Hải có một số dịch vụ phục vụ

khách du lịch, ăn uống với quy mô nhỏ được xây dựng trên mặt đầm.

Nhận xét: Hệ thống thương mại còn mang tính truyền thống. Tài nguyên

du lịch lớn nhưng chưa được đầu tư khai thác, các hoạt động dịch vụ khác cơ

bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Page 67: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

57

Nhận xét chung:

Nhìn chung nền kinh tế khu vực đầm Ô Loan chưa phát triển mạnh là

một trong những vùng tương đối khó khăn của Tỉnh. Dân cư sống chủ yếu

theo phương thức tự cung tự cấp, dựa vào tài nguyên đầm và đất đai trong

vùng. Nghề nghiệp chủ yếu là nghề nông, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản với

trình độ sản xuất thấp. Việc phát triển nuôi tôm ào ạt đã gây ảnh hưởng xấu

đến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội quanh đầm mà đáng kể là ảnh

hưởng xấu đến danh lam thắng cảnh của đầm.

Cơ sở hạ tầng tại các địa phương quanh đầm chưa tốt. Mặc dù trong các

năm qua đã được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhưng hiện nay, cơ sở

hạ tầng vẫn chưa được đầu tư đồng bộ, đời sống vật chất của người dân ở đây

còn gặp nhiều khó khăn.

2.4. Đặc điểm phân hóa cảnh quan – dạng tài nguyên không gian cho xây

dƣng mô hình kinh tế sinh thái

2.4.1. Các đơn vị phân loại cảnh quan khu vực nghiên cứu

Dựa trên phân tích các nhân tố thành tạo cảnh quan, bao gồm mẫu chất,

địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn, thực vật và các hoạt động phát triển,

khu vực nghiên cứu được phân chia thành 15 nhóm dạng và 38 dạng cảnh

quan. Đây là các đơn vị phân kiểu cơ sở được sử dụng phục vụ nghiên cứu

kinh tế - xã hội, môi trường cũng như đề xuất định hướng sử dụng bền vững

lãnh thổ của khu vực nghiên cứu. Các dạng cảnh quan được thể hiện trên bản

đồ được thu từ bản đồ tỷ lệ 1: 25000.

Page 68: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

58

Bảng 2.6.Các chỉ tiêu phân chia cấp phân vị cảnh quan khu vực nghiên cứu

TT Cấp Dấu hiệu phân loại và gọi tên

1 Nhóm dạng

cảnh quan

Dấu hiệu: Sự phân hóa của các bề mặt địa hình khác nhau

về tuổi, vật chất, độ cao và thổ nhưỡng trong cùng một điều

kiện thoát nước.

Có 15 nhóm dạng cảnh quan

2 Dạng CQ

Dấu hiệu: Đặc thù bởi mối quan hệ giữa thực vật và tổ hợp

đất theo sự phân hóa của các bề mặt địa hình.

Tổng số có 38 dạng cảnh quan trên lãnh thổ

Cảnh quan lưu vực đầm Ô Loan có sự phân hoá đa dạng bao gồm 15

nhóm dạng cảnh quan và 38 dạng cảnh quan. Trong lãnh thổ nghiên cứu thấy

mối liên hệ chặt chẽ giữa các đơn vị cảnh quan cùng cấp và đơn vị cảnh quan

ở các cấp bậc khác nhau. Đánh giá từng đơn vị cảnh quan để làm rõ mối quan

hệ của mỗi đơn vị cảnh quan trong toàn hệ thống.

Nhóm dạng cảnh quan: Sự kết hợp giữa các bề mặt địa hình, độ dốc và

loại đất là tiêu chí để phân chia ra các nhóm dạng cảnh quan. Khu vực nghiên

cứu được chia thành 15 nhóm dạng cảnh quan trên sự kết hợp của 10 loại đất, 5

cấp độ dốc và 7 bề mặt địa hình. Mười lăm nhóm dạng cảnh quan gồm:

- Nhóm dạng cảnh quan bề mặt san bằng tuổi Pleitocen với đất đỏ vàng

trên đá macma acid, độ dốc 3 - 80 (A1)

Phân bố trên trên các bề mặt san bằng cao trên 100m, với độ dốc nhỏ 3

-8 độ, thành tạo trên đá macma acid tuổi Pleitocen thuộc phức hệ Vân Canh có

thành phần chủ yếu granit, granosyenit. Phát triển trên nền thổ nhưỡng là đất

đỏ vàng trên đá macma acid, thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng dày cấp 4 (30 -

50cm). Thảm thực vật ở đây chủ yếu là rừng trồng và cây bụi.

- Nhóm dạng cảnh quan sườn xâm thực - bào mòn với đất đỏ vàng trên

đá macma acid, độ dốc 20 - 300 (A2)

Phân bố trên các sườn xâm thực bóc mòn, độ dốc từ 20 – 300, thành tạo

trên đá macma acid tuổi Pleitocen thuộc phức hệ Vân Canh có thành phần chủ

Page 69: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

59

yếu granit, granosyenit. Phát triển trên nền thổ nhưỡng là đất đỏ vàng trên đá

macma acid, thành phần cơ giới cát pha, tầng dày từ cấp 5 (<30cm). Thảm

thực vật ở đây chủ yếu là cây bụi, xem ít cây lâu năm.

- Nhóm dạng cảnh quan sường xâm thực - bào mòn với đất nâu vàng

trên đá macma bazơ và trung tính, độ dốc 15 - 250 (A3)

Phân bố chủ yếu ở phía Tây xã An Hiệp, độ dốc từ 15 - 250 , thành tạo

trên đá macma bazơ và trung tính các thành tạo baslat loại tholeit. Loại đất

hình thành trên dạng cảnh quan này là đất nâu vàng trên đá macma bazơ và

trung tính, thành phần cơ giới thịt nặng, tầng dày từ cấp 2 đến cấp 4. Thảm

thực vật có rừng trồng (keo, bạch đàn), cây bụi, cây lâu năm và hàng năm.

- Nhóm dạng cảnh quan sường xâm thực - bào mòn với đất nâu thẫm

trên đá bazan, độ dốc 8 - 150 (A4)

Phân bố chủ yếu ở phía Đông xã An Hiệp, độ dốc từ 8 - 150 , thành tạo

trên đá bazan thuộc các thành tạo baslat loại tholeit, có tuổi Neogen – Đệ tứ.

Loại đất hình thành trên nhóm dạng cảnh quan này là đất nâu thẫm trên đá

bazan, thành phần cơ giới thịt nặng, tầng dày từ cấp 3 đến cấp 4. Thảm thực

vật có cây bụi và hàng năm.

- Nhóm dạng cảnh quan sườn xâm thực - bào mòn với đất xói mòn trơ

sỏi đá, độ dốc > 250 (A5)

Phân bố trên đồi cao 40 -50m xã An Hải, có độ dốc lớn. Loại đất hình

thành trên nhóm dạng này là đất xói mòn trơ xỏi đá, không thuận lợi cho việc

canh tác. Lớp phủ thực vật chỉ có cây bụi.

- Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ Neogen - Đệ tứ với đất nâu thẫm

trên đá bazan, độ dốc 3 - 80 (A6)

Phân bố rải rác trên bề mặt các đồi gò, chủ yếu ở xã An Hiệp, An Cư,

các gò đồi ăn sát ra đầm Ô Loan, độ dốc từ 3 - 80 , thành tạo trên đá bazan

thuộc các thành tạo baslat loại tholeit, có tuổi Neogen – Đệ tứ. Loại đất hình

thành trên nhóm dạng cảnh quan này là đất nâu thẫm trên đá bazan, thành

phần cơ giới thịt nặng, tầng dày từ cấp 3 đến cấp 4. Thảm thực vật chủ yếu

rừng trồng và cây hàng năm.

- Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ Neogen - Đệ tứ với đất nâu vàng

trên đá macma bazơ và trung tính, độ dốc 3 - 80 (A7)

Page 70: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

60

Phân bố rải rác trên bề mặt các đồi gò, chủ yếu ở xã An Hiệp, An Cư,

các gò đồi ăn sát ra đầm Ô Loan, độ dốc từ 3 - 80 , thành tạo trên đá baslat, có

tuổi Neogen – Đệ tứ. Loại đất hình thành trên nhóm dạng cảnh quan này là đất

nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính, thành phần cơ giới thịt nặng, tầng

dày từ cấp 2 đến cấp 4. Thảm thực vật chủ yếu cây bụi và cây hàng năm.

- Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ Neogen - Đệ tứ với đất xám

macma acid và đá cát, độ dốc 3 - 80 (A8)

Phân bố rải rác trên bề mặt các đồi gò, chủ yếu ở xã An Hiệp, An Cư,

các gò đồi ăn sát ra đầm Ô Loan, độ dốc từ 3 - 80 , thành tạo trên đá baslat, có

tuổi Neogen – Đệ tứ. Loại đất hình thành trên nhóm dạng cảnh quan này là đất

xám macma acid và trung đá cát, thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng dày từ cấp

4. Khu vực chủ yếu là nơi quần cư nông thôn.

- Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ aluvi - biển cát biển tuổi Holocen

giữa - muộn với đất đen trên sản phẩm bồi tụ bazan, độ dốc 0 - 30 (A9)

Phân bố ở xã An Hòa, ở chân các sườn núi, độc dốc nhỏ 0 -30, thành tạo

trên cuội, sỏ, cát. Loại đất hình thành trên nhóm dạng cảnh quan này là đất đen

trên sản phẩm bồi tụ bazan, thành phần cơ giới thịt nặng, tầng dày cấp 1. Lớp

hù thực vật chủ yếu là cây bụi, cây hàng năm và lúa.

- Nhóm dạng cảnh quan bề mặt mài mòn tích tụ Holocen giữa - muộn

với đất mặn trung bình và ít, độ dốc 0 - 30 (A10)

Phân bố ở xã An Hiệp, An Hòa, độc dốc nhỏ 0 -30, thành tạo trên cuội,

sỏ, cát. Loại đất hình thành trên nhóm dạng cảnh quan này là đất mặn trung

bình và ít, thành phần cơ giới thịt trung bình, tầng dày cấp 1. Lớp hù thực vật

chủ yếu là lúa.

- Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ aluvi - biển cát biển tuổi

Holocen giữa - muộn với đất phù sa gley, độ dốc 0 - 30 (A11)

Phân bố phía bắc của đầm Ô Loan, thuộc phía tây xã An Thạch và Tây

Bắc xã An Cư, một phần xã An Ninh Đông, địa hình bằng phẳng có độ cao 0 -

6m, độ dốc từ 0 - 30, thành tạo trên cuội, sỏi, cát, có tuổi Neogen – Đệ tứ. Loại

đất hình thành trên nhóm dạng cảnh quan này là đất phù sa glay, thành phần

cơ giới thịt trung bình, tầng dày cấp 1. Khu vực tập trung đông dân cư và

thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Page 71: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan
Page 72: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan
Page 73: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

61

- Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ aluvi - biển cát biển tuổi

Holocen giữa - muộn với đất mặn trung bình và ít, độ dốc 0 - 30 (A12)

Phân bố phía nam của đầm Ô Loan, thuộc phía đông xã An An Hiệp và

phía tây xã An Hòa, địa hình bằng phẳng có độ cao 0 - 3m, độ dốc từ 0 - 30,

thành tạo trên cuội, sỏi, cát, có tuổi Neogen – Đệ tứ. Loại đất hình thành trên

nhóm dạng cảnh quan này là đất mặn trung bình và ít, thành phần cơ giới cát

pha, tầng dày cấp 1. Khu vực tập trung đông thuận lợi cho sản xuất nông

nghiệp.

- Nhóm dạng cảnh quan bề mặt mài mòn tích tụ Holocen giữa - muộn

với đất cồn cát trắng vàng, độ dốc 3 - 80 (A13)

Phân bố với diện tích lớn ở các xã An Ninh Đông, An Hòa, và diện tích

nhỏ xã An Hải với dạng cảnh quan rừng trồng chiếm diện tích lớn.

- Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ gió - biển cát biển tuổi Holocen

giữa - muộn với đất cồn cát trắng vàng, độ dốc 3 - 80 (A14)

Nằm trên độ cao 3 - 8m, độ dốc 3 - 8o, chiếm diện tích lớn, phân bố

tương đối gần khu dân cư.

- Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ gió - biển cát biển tuổi Holocen

giữa - muộn với đất cát điển hình, độ dốc 0 - 30 (A15)

Nằm trên độ cao 2 - 5m, phân bố chủ yếu ở phần phía tây và phía nam

thềm Holocen muộn với dạng cảnh cây bụi là các cỏ thấp chịu hạn phân bố ở

chiếm diện tích lớn. Khu vực có nhiều đụn cát phôi thai di động do đó cần ưu

tiên các biện pháp lâm nghiệp phòng hộ.

Dạng cảnh quan là đơn vị được phân chia từ loại cảnh quan theo sự

phân hóa của các bề mặt địa hình khác nhau về tuổi, vật chất và độ cao. Trên

cơ sở đó, lãnh thổ nghiên cứu được chia thành 38 dạng cảnh quan thuộc 15

nhóm dạng:

- Nhóm dạng cảnh quan bề mặt san bằng tuổi Pleitocen với đất đỏ vàng

trên đá macma acid, độ dốc 3 - 80 (A1)

+ Dạng cảnh quan rừng trồng phòng hộ với độ dốc 3 - 80 (R1): phân bố

với diên tích nhỏ ở phía tây xã An Thạch và ở thôn 2 xã An Hiệp, thảm thực

vật chủ yếu là keo.

Page 74: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

62

+ Dạng cảnh quan rừng trồng sản xuất với độ dốc 3 - 80 (R2): là các bề

mặt thoải, thảm thưc vật chủ yếu là cây keo và bạch đàn.

+ Dạng cảnh quan cây bụi với độ dốc 3 - 80

(N1): Trên các bề mặt có độ

dốc từ 3 - 8º, đất macma acid có thành phần cơ giới thịt trung bình, thích hợp

trồng rừng sản xuất.

- Nhóm dạng cảnh quan sườn xâm thực - bào mòn với đất đỏ vàng trên

đá macma acid, độ dốc 20 - 300 (A2)

+ Dạng cảnh quan cây bụi với độ dốc > 250

(N2): chiếm diện tích nhỏ,

là những nơi có độ dốc lớn không thuận lợi cho sản xuất.

+ Dạng cảnh quan cây lâu năm với độ dốc > 250

(I1): chủ yếu là các cây

ăn quả xem khu dân cư, điển hình là cây xoài, chuối.

- Nhóm dạng cảnh quan sường xâm thực - bào mòn với đất nâu vàng

trên đá macma bazơ và trung tính, độ dốc 15 - 250 (A3)

+ Dạng cảnh quan rừng trồng với độ dốc 15 - 250

(R3) Với đặc điểm về

loại đất, thành phần cơ giới thịt trung bình nên cảnh quan này được sử dụng để

trồng các loại cây trồng lâu năm như keo, bạch đàn. Dạng cảnh quan này tập

trung ở khu vực đồi núi thấp An Hiệp.

+ Dạng cảnh quan cây bụi với độ dốc 15 - 250

(N3): chiếm diện tích

lớn, phần diện tích này trước là rừng nhưng hiện do người dân chặt phá để

canh tác nên hiện nay đất thoái hóa chỉ còn lại lớp phù là cây bụi. Phân bố dọc

các sườn núi thuộc xã An Hiệp, An Cư, một phần thuộc xã An Hòa.

+ Dạng cảnh quan cây lâu năm với độ dốc 15 - 250

(I2): chiếm diện tích

lớn, chủ yếu là trồng chuối. Nhưng phần lớn diện tích này đất đai ngày càng

thoái hóa do không cải tạo đất, hơn nữa chuối là cây trồng làm thoái hóa đất

nhanh nếu không có biện pháp cải tạo phù hợp.

+ Dạng cảnh quan quần cư với độ dốc 15 - 250 (O1)

+ Dạng cảnh quan cây hàng năm với độ dốc 15 - 250

(H1): những cây

trồng được đưa vào canh tác trên nền đất nâu vàng trên đá macma bazơ và

trung tính, địa hình dốc gồm mía, sắn.

- Nhóm dạng cảnh quan sường xâm thực - bào mòn với đất nâu thẫm

trên đá bazan, độ dốc 8 - 150 (A4)

Page 75: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

63

+ Dạng cảnh quan cây bụi với độ dốc 8 - 150

(N4): chiếm diện tích lớn,

chủy yếu phần diện tích này thuộc xã An Hiệp.

+ Dạng cảnh quan quần cư với độ dốc 8 - 150

(O2): quần cư nông thôn,

dân cư thua thớt.

+ Dạng cảnh quan cây hàng năm với độ dốc 8 - 150

(H2): cây hàng năm

chủ yếu là sắn, ngô. Phân bố chủ yếu ở phía đông xã An Hiệp.

- Nhóm dạng cảnh quan sường xâm thực - bào mòn với đất xói mòn trơ

sỏi đá, độ dốc > 250 (A5)

+ Dạng cảnh quan cây bụi với độ dốc > 250

(N5)

- Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ Neogen - Đệ tứ với đất nâu thẫm

trên đá bazan, độ dốc 3 - 80 (A6)

+ Dạng cảnh quan rừng trồng với độ dốc 3 - 80

(R4): chủ yếu là keo,

bạch đàn, diện tích nhỏ.

+ Dạng cảnh quan cây hàng năm với độ dốc 3 - 80

(H3): sắn, cỏ mía là

cây trồng chủ yếu.

- Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ Neogen - Đệ tứ với đất nâu vàng

trên đá macma bazơ và trung tính, độ dốc 3 - 80 (A7)

+ Dạng cảnh quan cây bụi với độ dốc 3 - 80 (N6)

+ Dạng cảnh quan cây hàng năm với độ dốc 3 - 80 (H4)

- Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ Neogen - Đệ tứ với đất xám

macma acid và đá cát, độ dốc 3 - 80 (A8)

+ Dạng cảnh quan quần cư với độ dốc 3 - 80

(O3)

- Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ aluvi - biển cát biển tuổi Holocen

giữa - muộn với đất đen trên sản phẩm bồi tụ bazan, độ dốc 0 - 30 (A9)

+ Dạng cảnh quan cây bụi với đất đen trên sản phẩm bồi tụ bazan độ

dốc 0 - 30

(N7): chiếm diện tích nhỏ tại xã An Hiệp, cần có các biện pháp cải

tạo đất đối với diện tích này để có thể tiếp tục sản xuất.

+ Dạng cảnh quan quần cư với độ dốc 0 - 30

(O4): phân bố dải rác tại

thôn 6 xã An Hòa và thôn 5 xã An Hiệp.

Page 76: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

64

+ Dạng cảnh quan cây hàng năm với độ dốc 0 - 30

(H5): phân bố ở xã

An Hiệp và An Hòa với diện tích không lớn, chủ yếu là đậu tương, khoai lang,

phục vụ nhu cầu của gia đình.

+ Dạng cảnh quan trồng lúa với độ dốc 0 - 30

(L2): phân bố ở xã An

Hòa trên đất đen trên sản phẩm bồi tụ bazan có thành phần cơ giới thịt nặng và

tầng dày cấp 1 (>100cm) dạng cảnh quan này chiếm diện tích nhỏ.

- Nhóm dạng cảnh quan bề mặt mài mòn tích tụ Holocen giữa - muộn

với đất mặn trung bình và ít, độ dốc 0 - 30 (A10)

+ Dạng cảnh quan trồng lúa với đất mặn trung bình và ít độ dốc 0 - 30

(L3): phân bố với diện tích nhỏ ở phí Tây xã An Hòa, và phía Đông xã An Hiệp

sát đầm Ô Loan, lúa được trồng 1 vụ/ năm. Do đất nhiễm mặn nên năng suất lúa

thu được là không cao.

- Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ aluvi - biển cát biển tuổi

Holocen giữa - muộn với đất phù sa gley, độ dốc 0 - 30 (A11)

+ Dạng cảnh quan quần cư với phù sa gley đất độ dốc 0 - 30

(O5): dạng

cảnh quan là nơi tập trung đông dân cư của các xã An Cư, An Thạch, An Hòa.

+ Dạng cảnh quan cây hàng năm với đất phù sa gley độ dốc 0 - 30

(H6):

phân bố gần khu dân cư, ven bờ suối, cây trồng chủy yếu là khoai lang, đậu

với quy mô diện tích nhỏ, sản phẩm phục vụ nhu cầu gia đình.

+ Dạng cảnh quan trồng lúa với đất phù sa gley độ dốc 0 - 30

(L4): lúa

được trồng với hệ số vụ là 1 vụ/năm và 1 vụ trồng cói. Diện tích của dạng

cảnh quan này phân bố tập trung ở vùng đồng bằng xã An Cư, An Thạch và

An Hòa

+ Dạng cảnh quan nuôi thủy sản với đất phù sa gley độ dốc 0 - 30

(T1):

phân bố ở phía Bắc đầm, thuộc địa phận xã An Ninh Đông. Ở đây chủ yếu là

nuôi tôm thể chân trắng với số lượng lớn.

- Nhóm dạng cảnh quan bề mặt mài mòn tích tụ Holocen giữa - muộn

với đất cồn cát trắng vàng, độ dốc 3 - 80 (A12)

+ Dạng cảnh quan quần cư với đất cồn cát trắng vàng độ dốc 3 - 80

(O6): là các dạng quần cư nông thôn, dân cư phân bố chưa tập trung.

+ Dạng cảnh quan cây hàng năm với đất cồn cát trắng vàng độ dốc 3 -

80

(H7): là khu vực tương đối trũng thấp ven suối, trồng tập trung các cây nông

Page 77: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

65

nghiệp hàng năm (khoai lang, sắn, đậu). Sau quá trình canh tác, lượng mùn

trong đất được cải thiện đáng kể, dần thích hợp cho các loại cây có nhu cầu

sinh thái cao hơn.

+ Dạng cảnh quan cây lúa với đất cồn cát trắng vàng độ dốc 3 - 80

(L6):

dạng cảnh quan cây lúa được trồng 1 vụ/ năm nhưng cho năng suất không cao.

Cần thay thế bằng các cây trồng các thích hợp hơn về nhu cầu sinh thái.

+ Dạng cảnh quan nuôi trồng thủy sản với đất cồn cát trắng vàng độ

dốc 3 - 80

(T2): nằm gần đầm Ô Loan, đây là các ao nuôi nước lợ, chủ yếu là nuôi

tôm sú và tôm thể chân trắng.

- Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ aluvi - biển cát biển tuổi

Holocen giữa - muộn với đất mặn trung bình và ít, độ dốc 0 - 30 (A13)

+ Dạng cảnh quan trồng lúa với đất mặn trung bình và ít độ dốc 0 - 30

(L5): phân bố với diện tích nhỏ ở xã An Hòa, trên nền thổ nhưỡng là đất mặn

trung bình và ít, thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng dày cấp 1.

- Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ gió - biển cát biển tuổi Holocen

giữa - muộn với đất cồn cát trắng vàng, độ dốc 3 - 80 (A14)

+ Dạng cảnh quan rừng trồng phòng hộ với đất cồn cát trắng vàng, dốc 0 - 30

(R5): nằm trên dải cát ven đầm Ô Loan, cảnh quan này có chức năng chính là

phòng hộ ven biển, giảm thiểu tác động của sóng đối với bờ biển.

+ Dạng cảnh quan rừng trồng với đất cồn cát trắng vàng độ dốc 0 - 30 (R6):

là khu vực rừng trồng keo lá tràm và phi lao, có điều kiện dinh dưỡng đất tốt,

hiện tượng “cát bay, cát nhảy” đã giảm đáng kể.

+ Dạng cảnh quan nuôi thủy sản với đất cồn cát trắng vàng độ dốc 0 - 30 (T3):

nuôi thủy sản trên đầm Ô Loan, có diện tích lớn rất thuận lợi cho việc nuôi trồng

thủy sản, cần chú ý tới các biện pháp cải tạo môi trường nước để sản lượng nuôi

trồng tăng cao.

+ Dạng cảnh quan quần cư với đất cồn cát trắng vàng độ dốc 0 - 30

(O7): chủ yếu là dân cư thôn 3 xã An Hải.

- Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ gió - biển cát biển tuổi Holocen

giữa - muộn với đất cát điển hình, độ dốc 0 - 30 (A15)

Page 78: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

66

+ Dạng cảnh quan cây bụi với đất cát điển hình độc dốc 0 - 30 (N8):

phân bố ở sườn đụng cát, đất các khu vực này có lượng mùn thấp (0,1%), cấu

tượng rời rạc, dễ bị gió, nước cuốn đi gây ra những hiện tượng cực đoan.

2.4.2. Đặc điểm và chức năng của các tiểu vùng cảnh quan

Phân vùng cảnh quan là phân sự phân chia lãnh thổ dựa vào tính không

lặp lại trong không gian, có cấu trúc riêng biệt, bao gồm một tập hợp có quy

luật các loại cảnh quan. Tiểu vùng cảnh quan là đơn vị cơ bản đối với lãnh thổ

cấp huyện trong xây dựng các định hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý

tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Mỗi tiểu vùng CQ có tính toàn

vẹn lãnh thổ, có vị trí địa lý riêng biệt và có sự thống nhất nội tại các quá trình

địa lý tự nhiên cũng như tập hợp các hợp phần cấu tạo nên CQ.

Chỉ tiêu phân cấp tiểu vùng cảnh quan được xác định bao gồm:

i) Có cùng nguồn gốc phát sinh (tự nhiên và nhân tác);

ii) Đồng nhất tương đối về các hợp phần tự nhiên, nhân sinh và các quá

trình tự nhiên chủ yếu.

iii) Có cấu trúc riêng bao gồm một tập hợp liên kết các dạng cảnh quan.

Như vậy, phân vùng cảnh quan là sự phân chia lãnh thổ thành các khu

vực độc lập như địa hệ thống, không lặp lại trong không gian, đồng nhất về

nguồn gốc phát sinh và các đặc tính tự nhiên. Trên cơ sở phân tích bản đồ

cảnh quan, lãnh thổ có diện tích không lớn như lưu vực đầm Ô Loan có thể

phân thành 4 tiểu vùng với các chức năng nhất định. Các tiểu vùng cảnh quan

dưới đây được dùng làm cơ sở để phân tích, đánh giá tiềm năng, tài nguyên và

định hướng phát triển KT-XH của lưu vực:

(I) Tiểu vùng đồi núi thấp An Hiệp

(II) Tiểu vùng đồng bằng tích An Thạch - An Cư

(III) Tiểu vùng đồng bằng cồn cát ven biển An Hải

(IV) Tiểu vùng đầm Ô Loan

Page 79: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

67

Chức năng cảnh quan được phân biệt chức năng tự nhiên và chức năng

xã hội (đầy đủ là chức năng kinh tế - xã hội - môi trường). Trong nội dung ở

mục này luận văn trình bày chức năng tự nhiên và chức năng kinh tế - xã hội

của cảnh quan lưu vực đầm Ô Loan.

a) Tiểu vùng I: Tiểu vùng đồi núi thấp An Hiệp

Tiểu vùng gồm dạng cảnh quan: R1, R2, R3, R4, N1, N2, N3, N4, N5,

N6, H1, H2, H3, H4, O1, O2, I1, I2

Tiểu vùng có diện tích là 56320 ha, chiếm 37,99% tổng diện tích tự

nhiên của lưu vực, nằm ở phía tây nam lưu vực đầm Ô Loan, bao gồm phần

lớn diện tích của xã An Hiệp, An Cư độ cao trung bình 100 - 150m với đỉnh

cao nhất núi động Ngài cao 1.387m, các dãy núi kéo dài theo phương tây

nam-đông bắc. Mức độ phân cắt địa hình khá lớn, mạnh dần về phía đông

chuyển dần từ phía núi ra phía biển. Sườn dốc, độ dốc lớn 20 - 30o. Khu vực

được cấu tạo chủ yếu bởi đá granit, granosyenit thuộc phức hệ Vân Canh tuổi

Permi muộn – Trias giữa. Hệ thống thủy văn ở đây chủ yếu chạy theo hướng

Tây Nam – đông bắc và đổ xuống đầm Ô Loan. Trong tiểu vùng, hình thành 3

loại đất: đất đỏ vàng phát triển trên đá macma acid, đất nâu vàng trên đá

macma bazơ và trung tính và đất nâu thẫm trên đá bazan, tầng dày mỏng,

thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha, thịt trung bình, thịt nặng. Khu vực này

chỉ thích hợp để trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Hiện nay, phần diện

tích này chủ yếu là diện tích đất chưa sử dụng và một phần được người dân

khai thác trồng rừng sản xuất và cây lâu năm.

Xen giữa các núi thấp là thung lũng, nơi tập trung đông đúc dân cư.

Khu vực gồn các bãi bồi ven sông. Đáy thung lũng là đất phù sa gley. Thích

hợp cho quần cư, trồng lúa và chăn nuôi.

Ở tiểu vùng khu vực đầu nguồn thảm thực vật bị tàn phá, mặt đất không

còn được bảo vệ, mặt trời thiêu đốt, mưa, gió đã cuốn trôi lớp đất màu mỡ bên

trong, nhiều nơi chỉ còn trơ sỏi đá. Người dân chặt phá rừng quá mức, canh tác

Page 80: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

68

thiếu kỹ thuật làm đất ngày càng suy thoái. Hơn nữa ở tiểu vùng khả năng bào

mòn và vận chuyển vận chất tại tiểu vùng này khá mạnh làm cho lớp vỏ thổ

nhưỡng và vỏ phong hóa mỏng hơn, cân bằng vận chất không ổn định. Chức

năng tự nhiên và chức năng kinh tế - xã hội của tiểu vùng: phòng hộ đầu

nguồn, phát triển nông, lâm nghiệp (Bảng 2.7)

b) Tiểu vùng II: Tiểu vùng đồng bằng An Thạch - An Cƣ

Tiểu vùng gồm các dạng cảnh quan: N7, O4, O5, H7, H5, L1, L3, L4, T1

Tiểu vùng bao gồm xã An Thạch, xã An Hòa, một phần xã An Cư với

diện tích 43370 ha, chiếm 29,21 % diện tích toàn lưu vực. Nằm trên nền địa

chất thành phần chủ yếu là cuội, sỏi, cát thuộc trầm tích Đệ Tứ. địa hình tích

tụ điển hình cho vùng đồng bằng ven sông - đầm, địa hình tương đối bằng

phẳng, hơi lượn sóng có độ dốc dưới 80. Lớp thổ nhưỡng tương đối dày (>100

cm), có đất phù sa gley độ phì cao, đất mặn trung bình và ít. Địa hình chưa bị

phân hóa chia cắt, xói mòn hầu như không xuất hiện, ở đây xảy ra quá trình

tạo thổ nhưỡng.

Hiện tại, sản xuất nông nghiệp là hoạt động sản xuất chủ yếu của tiểu

vùng với các loại cây trồng như lúa, cói, rau, chăn nuôi gia súc, gia cầm và các

mô hình hệ kinh tế sinh thái theo hướng VAC thuần túy hoặc các mô hình được

cải tiến cho phù hợp với đặc điểm tự nhiên của khu vực. Đây cũng là khu vực

tập trung đông dân cư với quần cư nông thôn. Chức năng chính của tiểu vùng là

chức năng sản xuất, trong đó nhấn mạnh đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.

c) Tiểu vùng III: Tiểu vùng cồn cát ven biển An Hải

Tiểu vùng gồm các dạng cảnh quan: O6, H7, L5, T2, R5, R6, O7, N8

Tiểu vùng nằm về phía đông của lưu vực, bao gồm xã An Hải, 1 phần xã

An Hòa, với diện tích 29530 ha chiếm 19.9% diện tích lưu vực. Địa hình là

các thềm tích tụ cát biển tuổi Holocen giữa - muộn với đất cồn cát trắng vàng

và đát cát điển hình, độc dốc 0-30, độ cao 0 - 4m, bề mặt khá bằng phẳng, một

số nơi có cồn cát phôi thai di động cao 4 - 6m. Khu vực tập trung phần lớn dân

Page 81: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

69

cư xã An Hải do đó bên cạnh thảm rừng trồng là diện tích vuờn tạp trong khu

dân cư, diện tích trồng cây nông nghiệp hàng năm và một phần không nhỏ là

cỏ thấp chịu hạn. Trong tiểu vùng xuất hiện nhiều đụn cát phôi thai di động do

đó cần ưu tiên các biện pháp lâm nghiệp phòng hộ.

d) Tiểu vùng IV: Tiểu vùng đầm Ô Loan

Tiểu vùng gồm một phần diện tích các xã An Hải, An Cư, An Ninh

Đông, An Hòa An Hiệp với diện tích 19660 ha chiến 12.9% diện tích lưu vực.

Địa hình đáy đầm tương đối bằng phẳng và khá nông. Đáy đầm Ô Loan hiện

đang bị san bằng và nông dần. Sự nông hóa này có lẽ do vật liệu lục nguyên

cùng với sự tích tụ mùn xác sinh vật hàng năm gia nhập và tích tụ lại trong

đầm bở eo đầm thông với biển quá nhỏ, dài và quanh co không thể cân bằng

được lượng nhập và mất bồi tích. Đồng thời việc đắp hồ nuôi tôm trên đầm

một cách tự phát và tràn lan cũng là nguyên nhân làm cho tốc độ nông đáy

đầm ngày càng tăng.

Bảng 2.7: Đặc điểm và chức năng các tiểu vùng cảnh quan lưu vực đầm Ô Loan

Tiểu vùng Dạng cảnh

quan

Diện

tích

(ha)

Tỷ lệ

% S Đặc điểm Chức năng

Tiểu vùng đồi

núi thấp An

Hiệp

R1, R2, R3,

R4, N1, N2,

N3, N4, N5,

N6, H1, H2,

H3, H4, O1,

O2, I1, I2

56320 37.99

- Địa hình đồi núi

thấp

- Cấu tạo chủ yếu bởi

đá macma, bazan

- Quá trình xói mòn,

rửa trôi bề mặt chiếm

ưu thế.

- Phòng hộ, bảo tồn đa

dạng sinh học

- Trồng rừng kinh tế

kết hợp với phòng hộ

- Một số khu vực có

chức năng phát triển

kinh tế nông nghiệp

Tiểu vùng

đồng bằng An

Thạch - An

N7, O4, O5,

H7, H5, L1,

L3, L4, T1

43370 29.21

- Địa hình bằng

phăng, có nguồn gốc

tích tụ sông, đầm,

xen kẽ một số đồi

sót và gò đồi thoải

- Lớp phủ thực vật

nhân tác đóng vai trò

chủ yếu

Tiếp nhận dòng chảy

và vật chất từ các tiểu

vùng đồi, núi

- Phát triển nông

nghiệp và nông thôn

vùng đồng bằng

Page 82: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

70

Tiểu vùng

đồng bằng

cồn cát ven

biển An Hải

O3,O4, H7,

L5, T2, R5,

R6, O7, N8

29530 19.9

- Địa hình bằng

phăng, có nguồn gốc

tích tụ do gió, biển.

- Phòng hộ

- Phát triển du lịch

biển, đảo

Tiểu vùng

đầm Ô Loan T3 19660 12.9

- Có địa hình đồng

nhất

- Có điều kiện môi

trường đồng nhất

- Phát triển nuôi trồng

thủy sản nước lợ

- Phát triển du lịch

Page 83: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan
Page 84: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

71

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

1. Cảnh quan lưu vực đầm Ô Loan được nghiên cứu và xem xét dưới hai

góc độ: Phân hóa theo kiểu và phân hóa theo khu vực (phân vùng cảnh quan).

Lưu vực đầm Ô Loan được phân thành: gồm 15 nhóm dạng cảnh quan và 38

dạng cảnh quan, nằm trong 4 tiểu vùng cảnh quan:

(I) Tiểu vùng đồi núi thấp An Hiệp

(II) Tiểu vùng đồng bằng An Thạch - An Cư

(III) Tiểu vùng cồn cát ven biển An Hải

(IV) Tiểu vùng đầm Ô Loan

2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm tự nhiên các đơn vị cảnh quan và các

tiểu vùng là căn cứ xác định chức năng kinh tế - xã hội của cảnh quan. Đây là

cơ sở khoa học để điều chỉnh và quản lý các hoạt động khai thác sử dụng tài

nguyên đất, nước, rừng trong mỗi tiểu vùng gắn với các không gian cụ thể của

mỗi dạng cảnh quan,..

Page 85: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

72

CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN VÀ XÁC LẬP MÔ HÌNH

HỆ KINH TẾ SINH THÁI LƢU VỰC ĐẦM Ô LOAN

3.1. Phân tích đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho mục đích

phát triển nông lâm ngƣ nghiệp

3.1.1 Cơ sở lý luận và phƣơng pháp đánh giá

Cảnh quan là tổng thể tự nhiên, là đối tượng mang tính tổng hợp cao

của việc nghiên cứu địa lý theo không gian, làm cơ sở cho việc định hướng

phát triển kinh tế (nhất là nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản) gắn với sử

dụng hợp lý tài nguyên của lãnh thổ.

Trong các dạng đánh giá cảnh quan (đánh giá thích nghi sinh thái, đánh

giá môi trường, đánh giá kinh tế, phân tích các khía cạnh xã hội) thì đánh giá

thích nghi sinh thái chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Kết quả đánh giá thích

nghi sinh thái cung cấp cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch sử dụng

cảnh quan theo tiềm năng (hay theo quỹ sinh thái) lãnh thổ phục vụ cho sử

dụng bền vững tài nguyên.

Trong luận văn sẽ tiến hành đánh giá thích nghi sinh thái cho các mục

đích phát triển nông, lâm nghiệp, theo các bước chính sau (Nguyễn Cao Huần,

2005):

1) Thống kê đặc tính các dạng cảnh quan

2) Lựa chọn các yếu tố đánh giá: dựa vào nhu cầu sinh thái của cây

trồng và tính chất của địa tổng thể theo phương pháp ma trận tam giác

3) Đánh giá thành phần: gồm xây dựng bảng cơ sở đánh giá thành

phần và đánh giá từng thành phần của cảnh quan

4) Đánh giá chung: Theo công thức tính điểm trung bình cộng

n

i

ii

A DKn

D1

1

Page 86: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

73

Trong đó: DA : điểm đánh giá chung địa tổng thể A, Di: điểm đánh giá yếu tố thứ

i, Ki: hệ số tầm quan trọng của yếu tố thứ i, i: yếu tố đánh giá, i=1, 2,...,n.

Xác định trọng số của các yếu tố: Trọng số Ki được xác định theo ma

trận tam giác với sự hỗ trợ của các chuyên gia (bảng 3.1). Tổng số lần lặp lại

của một yếu tố ghi vào cột tổng (∑). Và tính tỷ lệ phần trăm tương ứng trên

tổng số lần so sánh của các cặp. Vì tổng hệ số tầm quan trọng là 1, nên tương

ứng với tỷ lệ % của số lần lặp lại là có hệ số k tương ứng.

Phân hạng mức độ thích nghi sinh thái: Để phân hạng mức độ thích

nghi sinh thái các cảnh quan cần xây dựng bảng cơ sở đánh giá chung dựa vào kết

quả tính điểm trung bình cộng. Khi xây dựng bảng cơ sở đánh giá chung, các nhà

khoa học thường chia thành vài cấp, thường là 4, 5, 6, cấp. Mỗi cấp tương ứng với

những khoảng giá trị của điểm đánh giá chung.

Khoảng điểm D của các cấp trong trường hợp lấy đều nhau được tính

theo công thức:

M

DDD minmax

Trong đó:

- Dmax là điểm đánh giá chung cao nhất

- Dmin là điểm đánh giá chung thấp nhất

- M là số cấp đánh giá.

Bảng 3. 1: Phương pháp xác định trọng số bằng ma trận tam giác

Các yếu tố lựa

chọn để đánh

giá

C1 C2 C3 C4 C5 Số lần lặp

lại

k

∑ %

C1 - C1 C3 C1/C4 C1 2,5 25 0,25

C2 - C3 C2/C4 C2/C5 1,0 10 0,1

C3 - C3 C3 4,0 40 0,4

Page 87: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

74

C4 - C5 1,0 10 0,1

C5 - 1,5 15 0,15

∑ 10 100 1

Ghi chú: Cách thực hiện: So sánh từng cặp yếu tố về tầm quan trọng tương đối với

đối tượng đánh giá cụ thể. Yếu tố nào quan trọng hơn thì phải vào ô giao thoa của

chúng, ví dụ nhờ phương pháp chuyên gia C1 quan trọng hơn C2 đối với loại hình

nhất định thì ghi C1 vào cột giao thoa của C1, C2. Trường hợp ngang nhau thì ghi cả

C1, C2, cứ lần lượt từng cặp ta có bảng kết quả giả định như (Bảng 3.1)

+ C1, C2…..C5: các yếu tố được lựa chọn

+ ∑: tổng số lần lặp lại của yếu tố

+ %: tỷ lệ phần trăm số lần lặp lại của yếu tố

+ k: hệ số tầm quan trọng

Bảng 3. 2: Bảng cơ sở đánh giá chung

Cấp thích nghi Khoảng điểm

S1 (Rất thích nghi) 3

S2 (Thích nghi trung bình) 2

S3 (Kém thích nghi) 1

N (Không thích nghi) 0

Dựa trên bảng cơ sở đánh giá chung tiến hành xác định mức độ của các

đơn vị cảnh quan và thể hiện trên bản đồ.

5) Đánh giá tích hợp: là bước cuối cùng trong đánh giá cảnh quan đối

với tất cả các chủ thể nhằm lựa chọn loại hình phù hợp nhất cho từng đơn vị

cảnh quan.

Nội dung đánh giá được thự hiện như sau:

- Lập bảng tổng hợp các kết quả đánh giá cho từng loại hình sử dụng

theo từng đơn vị cảnh quan.

- Xây dựng bảng chuẩn để lựa chọn loại hình nào được xem xét, kiến

nghị sử dụng phù hợp với các dạng cảnh quan cụ thể.

Trong trường hợp cụ thể có một dạng cảnh quan có thể sử dụng cho

một loại hình, thì cần có sự lựa chọn ưu tiên.

Page 88: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

75

Hình 3. 1: Quy trình đánh giá thích nghi sinh thái (Nguyễn Cao Huần, 2005)

6) Kiểm chứng thực tế: Các kết quả đánh giá được kiểm chứng thực tế

dựa trên các dữ liệu thu thập được ngoài thực địa và dữ liệu thống kê.

3.1.2. Đánh giá cảnh quan cho phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi trồng

thủy sản

3.1.2.1. Đánh cảnh quan cho mục đích phát triển lâm nghiệp

Đối với phát triển lâm nghiệp lưu vực đầm Ô Loan, luận văn lựa chọn

đánh giá cho 2 mục đích: phát triển rừng phòng hộ và phát triển rừng sản xuất

1. Lựa chọn và phân cấp các tiêu chí đánh giá cho phát triển lâm

nghiệp

1. Mục tiêu, nhiệm vụ

2.1. Xác định nhu cầu sinh

thái

2.2. Lập bảng đặc tính các địa

tổng thể

3. Lựa chọn các chỉ tiêu đánh

giá

4. Đánh giá thành phần

5. Đánh giá chung

6. Đánh giá tích hợp

7. Kiểm chứng thực tế

8. Kiến nghị sử dụng

Phù hợp với thực tiễn

Page 89: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

76

a) Đối với phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển: Đánh giá

cảnh quan cho phát triển rừng phòng hộ nhằm mục đích góp phần điều tiết

dòng chảy, hạn chế các tai biến liên quan đến trượt lở đất, xói mòn đất.

Các tiêu chí đánh giá cho phát triển rừng phòng hộ: Giá trị phòng hộ

của cảnh quan được xác định dựa trên các chỉ tiêu sau: vị trí phòng hộ; dạng

địa hình, độ dốc, loại đất.

+ Vị trí phòng hộ: Ưu tiên bảo vệ các cảnh quan cho phòng hộ tại các

khu vực có vị trí xung yếu, nhạy cảm thuộc khu vực đồi núi, ven biển.

+ Địa hình: là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng đến mức độ xói mòn,

rửa trôi bề mặt hoặc xói lở bờ,.... Do đó, các khu vực đầu nguồn, khu vực ven

biển và đảo chịu tác động trực tiếp của sóng, gió cần chú ý đến phát triển rừng

phòng hộ nhằm giảm thiểu các dạng tai biến khác nhau.

+ Độ dốc: Đối với khu vực đồi núi, độ dốc lớn là một trong các nguyên

tăng thêm độ nguy hiểm của các dạng tai biến. Tuy nhiên, đối với khu vực ven

biển chịu tác động của thủy triều có địa hình tương đối bằng phảng nên yếu tố

độ dốc không là tiêu chí được xem xét.

Trong bảng phân cấp các chỉ tiêu đối với rừng phòng hộ thì trọng số

của các yếu tố được xác định theo phương pháp ma trận tam giác kết hợp với ý

kiến chuyên gia (được thống kê trong phần Phụ lục 1.1).

Bảng 3.3: Bảng cơ sở phân cấp mức độ ưu tiên đối với rừng phòng hộ

Stt Chỉ tiêu Trọng

số

Phân hạng ƣu tiên và điểm đánh giá

Ƣu tiên cao

(3 điểm)

Ƣu tiên

trung bình

(2 điểm)

Ƣu tiên

thấp

(1 điểm)

Không ƣu

tiên

(0 điểm)

1 Vị trí

phòng hộ 0,67

- Đầu nguồn -

thượng lưu

- Ven biển

- Đầu nguồn

vùng đồi - Hạ lưu

2 Địa hình 0,17 - Núi

- Ven biển - Đồi -

- Đồng bằng

tích tụ

- Đầm

3 Độ dốc 0,17 > 200 15- 20

0 < 15

0 -

Page 90: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

77

b) Đối với phát triển rừng sản xuất: Rừng sản xuất có thể là rừng trồng,

rừng tự nhiên hoặc rừng tái sinh. Dựa trên đặc điểm cảnh quan khu vực nghiên

cứu, luận văn chỉ tiến hành đánh giá đối với các dạng cảnh quan thuộc khu

vực đồi, núi thấp mà không đánh giá cho các cảnh quan thuộc khu vực đồng

bằng và ven biển, đầm. Các chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá bao gồm:

+ Địa hình: bao gồm dạng địa hình, độ dốc là hai yếu tố quan trọng

quyết định không gian phát triển của cây trồng.

+ Thổ nhưỡng: Loại đất và tầng dày và độ dốc là yếu tố ảnh hưởng đến việc

cung cấp dinh dưỡng cho cây rừng, bố trí cây trồng và quy trình chăm sóc rừng.

Trọng số của các yếu tố được xác định theo phương pháp ma trận tam

giác với sự hỗ trợ của các chuyên gia (Phụ lục)

Bảng 3.4: Bảng cơ sở phân cấp chỉ tiêu đối với phát triển rừng sản xuất

TT

Loại

tiêu chí

Bậc

trọng

số

Mức độ thích nghi

Thích nghi

(3 điểm)

Thích nghi

trung bình (2

điểm)

Ít thích nghi

(1 điểm)

Không thích nghi

(không đƣa vào

đánh giá)

(0 điểm)

1 Thảm

thực vật 0.4

Rừng trồng , cây

bụi

Cây công

nghiệp lâu năm,

hàng năm

Lúa, thực vật

khu dân cư

- Rừng phòng hộ

- Thực vật thủy

sinh trong đầm

thủy sản nước lợ

2 Loại đất 0,05 Fu, Ru Fa,Fk Xa,Rk Pc, Pg, M, Cc, C

3 Địa

hình 0,15 Đồi Núi thấp -

Dòng chảy sông

suối xâm thực, tích

tụ, các dạng địa

hình đồng bằng

4 Độ dốc 0,1 <150

15o – 25

o >25

0 > 30

0

5 Tầng

dầy 0,3 >100 cm 50 - 100 cm <50

-

Page 91: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

78

2) Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho phát triển lâm

nghiệp

* Đối với rừng phòng hộ

Trong đánh giá cảnh quan cho phát triển rừng phòng hộ, những dạng

cảnh quan không có các yếu tố giới hạn không ưu tiên cho mục đích phòng hộ

sẽ không được đưa vào đánh giá, bao gồm:

- Các dạng cảnh quan thuộc khu vực đồng bằng tích tụ: O4, O5, O6,

H5, H6, H7, L4, L2, L1, L3, T1, T2

- Các dạng cảnh quan thuộc khu vực đồi nhưng có độ dốc nhỏ hơn 80:

R4, N6, O3, H3, H4

- Dạng cảnh quan đầm: I3

Trong tổng số 38 dạng cảnh quan, có 9 dạng cảnh quan được đánh giá

là ưu tiên cao, 3 dạng cảnh quan có mức độ ưu tiên trung bình, 6 dạng cảnh

quan ưu tiên thấp và 20 dạng cảnh quan không ưu tiên cho mục đích phòng

hộ.

Các cảnh quan được đánh giá là ưu tiên cao cho phòng hộ (điểm đánh

giá từ 0,84 - 1) bao gồm các dạng R1, R2, N1, R3, N3, N4, R5, R6, N8. Các

cảnh quan này chủ yếu là các dạng cảnh quan nằm ở vị trí nhạy cảm và phòng

hộ xung yếu ở đầu nguồn hoặc ven biển. Lớp phủ thực vật chủ yếu là cây bụi

hoặc rừng trồng. Đặc biệt, ở các cảnh quan N8 ở ven biển hiện chưa có thực

vật nhưng cũng được đánh giá là ưu tiên cho mục đích phòng hộ.

Bảng 3. 5: Kết quả mức độ ưu tiên của các dạng cảnh quan đối với phát triển rừng

phòng hộ

Ƣu tiên cao

(S1)

Ƣu tiên trung

bình (S2)

Ƣu tiên

thấp(S3)

Không ƣu tiên(N) -

Không đánh giá

Dạng

cảnh

quan

R1, R2, N1,

R3, N3, N4,

R5, R6, N8

N2, I1, I2 O1, H1,

O2, H2,

N5, O7

O4, O5, O6, H5, H6, H7,

L5, L2, L1, L3, T1, T2

R4, N6, O3, H3, H4

Page 92: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan
Page 93: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

79

Các cảnh quan ưu tiên trung bình cho phát triển rừng phòng hộ (có

điểm từ 0,75 - 0.84): chỉ có 3 dạng cảnh quan N2, I1, I2, địa hình có độ dốc

trung bình từ 80 - 25

0 .

Các cảnh quan ưu tiên thấp cho phát triển rừng phòng hộ (khoảng

điểm từ 0.55 - 0.7): gồm 7 dạng cảnh quan O1, H1, O2, H2, N5, O7 có độ dốc

trung bình 80 - 15

0.

Các cảnh quan không ưu tiên cho phòng hộ: bao gồm các cảnh quan

O4, O5, O6, H5, H6, H7, L5, L2, L1, L3, T1, T2 R4, N6, O3, H3, H4 . Hầu

hết các cảnh quan này có chức năng chính là phát triển quần cư và nông

nghiệp và không được đưa vào bảng đánh giá.

* Đối với rừng sản xuất:

Dựa trên mục đích và tiêu chí đánh giá cảnh quan cho phát triển rừng

sản xuất (bảng 3.4) và đặc điểm lãnh thổ nghiên cứu, trong luận văn chỉ đánh

giá các dạng cảnh quan thuộc khu vực đồi núi. Các cảnh quan không đưa vào

đánh giá bao gồm:

- Cảnh quan rừng phòng hộ

- Các cảnh quan cồn cát ven biển chịu ảnh hưởng trực tiếp của sóng,

gió biển, với chức năng chính là phòng hộ ven biển

- Các cảnh quan thuộc địa hình đồng bằng với chức năng chính là sản

xuất nông nghiệp không phù hợp cho phát triển rừng sản xuất.

- Cảnh quan đầm

Trong tổng số 18 dạng cảnh quan được đánh giá có 2 dạng cảnh quan

xếp vào loại ưu tiên cao (S1), 9 dạng cảnh quan xếp vào loại ưu tiên trung bình

(S2) và 7 cảnh quan xếp vào loại ưu tiên thấp (S3) đối với mục đích đánh giá.

Bảy dạng cảnh quan xếp vào loại ưu tiên thấp (S3) gồm N1, N2, I1, O1,

O2, N5, O3. Đây là những cảnh quan có điều kiện đất đai, độ ẩm không phù

hợp sản xuất rừng.

Mức ưu tiên cao (S1) có 2 dạng cảnh quan gồm, là những cảnh quan

phân bố ở khu vực có địa hình dốc dưới 15 độ, vùng chân núi hoặc gò đồi,

Page 94: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan
Page 95: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

80

thuận tiện cho việc khai thác, đất đai phù hợp cho trồng rừng hoặc tái sinh

rừng sản xuất.

Mức ưu tiên trung bình (S2) gồm 9 dạng cảnh quan R2, N3, I2, H1, N4,

H2, H3, N6, H4, là những cảnh quan chủ yếu phân bố ở địa hình có độ dốc 3 –

8 độ.

Bảng 3. 6: Kết quả mức độ ưu tiên của các cảnh quan cho rừng sản xuất

Ƣu tiên

cao (S1)

Ƣu tiên trung bình

(S2)

Ƣu tiên

thấp (S3)

Không ƣu tiên (N)

- Không đánh giá

Dạng cảnh

quan

R3,R4 R2, N3, I2, H1, N4,

H2, H3, N6, H4

N1, N2, I1,

O1, O2,

N5, O3

O6, H7, N7, O4,

H5, L2, O5, H6,

L3, T2, R5, R6,

L5, T1, L2, O7,

T3, N8

3.1.2.2. Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nông nghiệp

1. Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá

Trên cơ sở các nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá, dựa vào nhu cầu

sinh thái của ngành sản xuất nông nghiệp, căn cứ vào kết quả nghiên cứu đặc

điểm (tiềm năng sinh thái) các đơn vị cảnh quan và xác định chức năng cảnh

quan lưu vực đầm Ô Loan, luận văn đã tiến hành lựa chọn hệ thống các tiêu

chí và chỉ tiêu đánh giá cho các đối tượng sản xuất là ngành nông nghiệp bao

gồm đặc điểm các yếu có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát sinh, phát triển của

các loại hình sản xuất nông nghiệp, có phân hóa rõ rệt trong không gian lãnh

thổ khu vực nghiên cứu từ đồi núi thấp đến đồng bằng ven biển.

Bảng 3.7: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tổng hợp cho các ngành sản xuất [4]

Ngành kinh tế Hệ chỉ tiêu

A. Nông nghiệp - Tập hợp các điều kiện địa hình đồng bằng, trũng giữa núi, cao

nguyên bình sơn nguyên, đồi thoải, đồi lượn sóng, núi có độ

dốc nhỏ.

Page 96: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

81

- Nhóm các loại đất không mặn nhiều, phèn nhiều, không

bạc màu trơ sỏi đá

- Mức độ chia cắt địa hình nhỏ.

- Độ dốc địa hình nhỏ < 15 độ. Địa hình thoát nước tốt, tưới

tiêu thuận lợi

- Giao thông thuận lợi

Trồng trọt - Tầng dày đất > 50 cm

- Độ dốc địa hình nhỏ < 15 độ

- Thảm thực vật hiện tại là cây trồng hoặc bụi cỏ, không

còn rừng

- Kết von, đá ong trong đất 5% - 10%

- Tổng nhiệt độ năm > 7.000 độ C

- Tổng lượng mưa năm > 1.500 mm

- Độ dài mùa lạnh < 3 tháng

- Độ dài mùa khô < 5 tháng

2. Kết quả đánh giá

Dựa vào các chỉ tiêu đánh giá cho ngành trồng trọt, luận văn tiến hành

đánh giá và phân loại các dạng cảnh quan theo mức độ ưu tiên cho ngành

trồng trọt như sau:

Bảng 3.8: Kết quả mức độ ưu tiên của các cảnh quan cho phát triển trồng trọt

Ƣu tiên cao (S1)

Ƣu tiên

trung bình

(S2)

Ƣu tiên

thấp (S3)

Không ƣu tiên

(N)- Không

đánh giá

Dạng

cảnh

quan

H7, L5, L2, N7, O4,

H5, L1, O5, H6, L3,

R6, O7, N8,

N6, R4, H2,

O3, O6, H4,

N4, N1, R2

R3, N3, I2,

H1, O1, O2,

H3

N2, I1, N5, T1,

T2, T3, R1, R5

Page 97: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan
Page 98: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

82

Dựa trên mục đích và tiêu chí đánh giá cảnh quan cho phát triển trồng

trọt và đặc điểm lãnh thổ nghiên cứu, các cảnh quan không đưa vào đánh giá

bao gồm:

- Cảnh quan khu vực đồi núi độ dốc > 250: N2, I1, N5

- Dạng cảnh quan ngập nước thường xuyên: T1, T2, T3

- Dạng cảnh quan rừng phòng hộ: R1, R5

Trong tổng số 29 dạng cảnh quan được đánh giá có 13 dạng cảnh quan

xếp vào loại ưu tiên cao (S1), 9 dạng cảnh quan xếp vào loại ưu tiên trung bình

(S2) và 7 cảnh quan xếp vào loại ưu tiên thấp (S3) đối với mục đích đánh giá.

+ Mức ưu tiên cao (S1) gồm 13 dạng cảnh quan H5, L1, L2, N7, O4,

H5, L1, O5, H6, L3, R6, O7, N8, là những cảnh quan phân bố trên đất có tầng

dày ≥ 100cm. Phân bố chủ yếu ở phía Tây Bắc và Tây Nam đầm Ô Loan

+ Mức ưu tiên trung bình (S2) gồm 9 dạng cảnh quan N6, R4, H2, O3,

O6, H4, N4, N1, R2 là những cảnh quan phân bố ở nơi địa hình có độ dốc tương

đối cao.

+ Mức ưu tiên thấp (S3) gồm 7 dạng cảnh quan R3, N3, I2, H1, O1, O2,

H3, đây là cảnh quan ở nơi đất bị xói mòn, tầng dày mỏng, đất lẫn nhiều sỏi đá.

Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả đánh giá thích nghi đối với các mục đích

phát triển nông, lâm nghiệp lưu vực đầm Ô Loan

Loại

hình

SDĐ

Hạng thích nghi Hạng không thích nghi

Rất thích hợp

(S1) Thích hợp (S2)

Ít thích hợp

(S3) Không thích hợp (N)

Rừng

phòng

hộ

Dạng cảnh

quan:

R1, R2, N1,

R3, N3, N4,

R5, R6, N8

Dạng cảnh

quan:

N2, I1, I2

Dạng cảnh

quan:

O1, H1, O2,

H2, N5, O7,

I3

Dạng cảnh quan:

O4, O5, O6, H5, H6, H7,

L5, L2, L1, L3, T1, T2 R4,

N6, O3, H3, H4

Page 99: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

83

Rừng

sản

xuất

Dạng cảnh

quan:

R3,R4,

Dạng cảnh

quan:

R2, N3, I2, H1,

N4, H2, H3, N6,

H4

Dạng cảnh

quan:

N1, N2, I1,

O1, O2, N5,

O3

Dạng cảnh quan:

O4, H5, N7, O5, H6, L3,

O6, H7, L3, T2, R5, R6, L5,

T1, L2, O7, T3, N8

Trồng

trọt

Dạng cảnh

quan:

H5, L1, L2,

N7, O4, H6,

L1, O5, H7,L3,

R6, O7, N8

Dạng cảnh

quan:

N6, R4, H2, O3,

O6, H4, N4, N1,

R2

Dạng cảnh

quan:

R3, N3, I2,

H1, O1, O2,

H3,

Dạng cảnh quan:

N2, I1, N5, T1, T2, T3, R1,

R5

3.1.2.3 Phân tích cảnh quan phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản

Nước là nhân tố sinh thái quan trọng trong phát triển nuôi trồng thủy hải

sản, do đó yếu tố quyết định đến mức độ thuận lợi trong phát triển thủy sản là đặc

điểm địa hình với mức độ ngập nước và chất lượng môi trường nước. Thông

thường, các yếu tố được lựa chọn trong đánh giá nuôi trồng thủy, gồm có:

- Địa hình ngập úng thường xuyên > 70 - 100 cm

- Nhiệt độ nước điều hòa

- Không có độc tố trong môi trường nước

- Độ dinh dưỡng trong nước đảm bảo

- Điều kiện đánh bắt thuận lợi

Ngoài ra, đối với phát triển ngành ngư nghiệp nói chung thì các tiêu chí

cần chú ý đến gồm: hệ thống sông suối, ao hồ, mặt nước ven biển; Địa hình

Page 100: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

84

thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng; chất lượng nước tốt cho việc đánh

bắt và nuôi trồng thủy hải sản.

Trong lưu vực đầm Ô Loan, chủ yếu là nuôi thủy sản nước lợ tại vùng

đầm Ô Loan. Do đó, trong phạm vi luận văn chỉ phân tích mức độ thuận lợi

của cảnh quan đầm phục vụ cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.

Dạng cảnh quan (T3) Đầm Ô Loan có diện tích 19660 ha diện tích đất

ngập nước thuộc 5 xã ven đầm An Cư, An Hải, An Hiệp, An Ninh Đông, An

Hòa được đánh giá là thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy hải sản. Cảnh

quan thuận lơi cho nuôi tôm sú, tôm thể chân trắng và sò huyết.

Bảng 3. 10: Kết quả quan trắc môi trường nước đối với nuôi tôm tại đầm

Chỉ tiêu môi trƣờng (*)

Giới hạn tối ƣu

Kết quả quan trắc Tôm sú (*) Tôm thẻ chân trắng (*)

(DO) > 4 mg/ l > 6 mg/l 6,24 mg/l

pH 7,5 - 8,5 7,5 - 8,5 8,02

Độ mặn 15%0

-

25%0

5%0 - 25%0 21,1 %0

Độ trong 30 - 40 cm 30 - 40 cm 100 - 150 cm

(*: Văn bản hướng dẫn ban hành theo công văn số 298/TSTS-NTTS về việc phổ biến mô hình nuôi

tôm thành công trong vùng dịch bệnh). Nguồn: Quy hoạch NTTS huyện Tuy An, 2012

3.2. Phân tích và đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh thái hiện trạng khu vực

nghiên cứu

3.2.1. Phân tích cấu trúc các mô hình hệ kinh tế sinh thái hiện trạng

Các mô hình hệ kinh tế sinh thái có thể được phân loại theo các tiêu chí

khác nhau (thành phần của hệ, cơ cấu thu nhập, cơ cấu và quy mô sản xuất,

hình thức tổ chức quản lý, hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, hoặc phương thức

điều hành sản xuất), trong đó phân loại theo cơ cấu và thành phần của hệ là

phổ biến nhất. Lưu vực đầm Ô Loan chủ yếu là người Kinh sinh sống nên tập

quán canh tác tạo ra các mô hình trong lưu vực là tương đối giống nhau.

Page 101: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

85

Ở lưu vực đầm Ô Loan sản xuất chủ yếu vẫn là nông - lâm - ngư

nghiệp, trong đó phương thức chủ yếu là nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và

trồng trọt, lao động tập trung 73.8% trong ngành này, trình độ sản xuất thấp

cộng với điều kiện tự nhiên tương đối khắc nhiệt nên mức thu nhập và hiệu

quả kinh tế của các mô hình không cao, kiểu mô hình có mức thu nhập trung

bình và thấp chiếm tỉ lệ chính.

Kết quả xử lý 45 phiếu điều tra trên 3 tiểu vùng cho thấy các mô hình

kinh tế tại khu vực nghiên cứu cho thấy các hợp phần của mô hình gồm: R

(rừng), V (vườn), C (chuồng), Ru (ruộng), A (ao), ĐB (đánh bắt) NR (nương

rẫy), TCN (thủ công nghiệp), NP (nghề phụ).

Bảng 3.11: Phân kiểu mô hình hệ kinh tế lưu vực đầm Ô Loan

Kiểu Cơ cấu sản xuất Số hộ Tỉ lệ (%)

1 R - NR - V - C 8 17,8

2 R - NR - C - Ru 7 15,6

3 NR - V - C - Ru 2 4,4

4 NR - V - C - NP 2 4,4

5 A - Ru - TCN 8 17,8

6 C - A - Ru - ĐB 10 22,2

7 V - A - TCN 3 6,7

8 V - C - Ru - NP 1 2,2

9 A - C - ĐB 2 4,4

10 Khác 2 4,4

Tổng 45 100

Bảng phân kiểu cho thấy trên địa bàn huyện có 9 kiểu mô hình chính và

một số mô hình khác. Trong đó trên tiểu vùng I kiểu mô hình phổ biến là R -

NR - V – C (17,8%) và R - NR - C – Ru (15,6%), tiểu vùng II phổ biến là mô

hình C - A - Ru - ĐB (22,2%) và A - Ru - TCN (17,8%) .

Page 102: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

86

a. Đặc điểm các hợp phần của mô hình hệ kinh tế sinh thái trên tiểu vùng I:

Tiểu vùng đồi núi thấp An Hiệp

Các mô hình kinh tế của khu vực khá khá đơn giản, phụ thuộc nhiều

vào điều kiện tự nhiên. Các hợp phần chủ yếu của mô hình đó là rừng - nương

rẫy - vườn - chuồng - ruộng.

Ở đỉnh cao nhất núi Động Ngài (376m) và những chỗ có bề mặt san

bằng được sử dụng trồng mía, dưới sườn dốc chủ yếu canh tác cây chuối. Dịch

xuống phía dưới, các gò đồi thấp hơn được sử dụng trồng keo và bạch đàn,

trong vườn các hộ gia đình chủ yếu trồng xoài, các cây màu như sắn và lúa

chịu hạn dọc khe suối.

Khu vực núi cao như Động Ngài trước đây là rừng tự nhiên, từ năm

1993 người dân bắt đầu chặt phá rừng và canh tác nông – lâm nghiệp. Do khu

vực núi cao người dân lại sử dụng trồng mía (cây ngắn ngày), sườn dốc trồng

chuối, đây là loại cây trồng làm thoái hóa đất nhanh trong 2, 3 năm, do vậy

hiệu quả kinh tế đem lại ngày càng giảm (theo điều tra phiếu hỏi). Lấy ví dụ,

nhà ông Tám tại xóm Đồng, xã An Hiệp. Diện tích trồng Chuối là 6 sào, trong

năm đầu, sản lượng chuối thu được là khoảng 4 tấn, thì đến năm thứ 3 chỉ còn

thu được khoảng 2 tấn. Với giá bán trung bình 6.000đ/kg, cộng với tiền bán bẹ

chuối (40.000/100 bẹ) sau khi trừ chi phí gia đình thu được khoảng 20 triệu

tiền lãi trong năm đầu tiên. Đối với cây mía, được thu mua bới công ty mía

đường với giá 850 đồng/kg, với diện tích 6 sào sản lượng thu được khoảng 15

– 20 tấn, sau khi trừ chi phí người dân thu được từ 5 – 10 triệu đồng/năm tiễn

lãi (1 năm/1 vụ).

Cây keo là loại cây trồng khá phổ biến trong khu vực này. Cây trồng

trong 5 năm có thể thu hoạch được. Cây có tác dụng bảo vệ đất, chống xói

mòn. Với vốn đầu tư cho 1ha keo là 34,5 triệu đồng bao gồm giống (350đ/cây)

và phân bón (1ha keo mất 3 tạ NPK, bón trong 3 năm đầu), công trồng, thì sau

5 năm keo cho sản lượng trung bình 180m3/ha, do phía trên thượng lưu người

dân trồng các loại cây không phù hợp (mía, chuối..) nên đất thoái hóa, không

Page 103: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

87

có lớp phủ rừng che chắn, làm tăng quá trình rửa trôi nước bề mặt, không giữ

được nước... Vì thế cây keo có đường kính không lớn trung bình khoảng 25 -

30 cm có giá bán 300 nghìn đồng/m3 và thu được khoảng 55 triệu đồng chưa

trừ chi phí. Tính trung bình 1 năm trồng keo chỉ thu lợi được 6,5 triệu đồng.

Trong vườn nhà, phần lớn là cây ăn quả, cây xoài chiếm đa số nhưng

không mang tính quy mô, chủ yếu là để ăn, bán một phần số tiền đem lại là

không đáng kể.

Cây màu chủ yếu trên sườn đồi thấp là sắn, đậu tương. Theo điều tra

người dân tính trung bình năng suất sắn là 124 tạ/ha/vụ với giá bán trung bình

1000 đ/kg nên tiền lãi thu được là 250.000đ/sào (chưa tính công lao động).

Một năm trồng 1 vụ.

Đối với cây đậu tương một sào đậu cần: 40.000đ tiền giống, 40.000đ

tiền phân bón, 180.000đ tiền công lao động (6 công). Mỗi vụ người dân thu

được 40kg/sào với giá 7000 đ/kg và tiền lãi là 200.000đ/sào (chưa kể công lao

động).

Cây lúa trong tiểu vùng bao gồm lúa nương là lúa nước, lúa được chồng

một vụ là chính. Qua điều tra cho thấy phần lớn người dân ở đây sử dụng

nguồn nước cung cấp cho nông nghiệp chủ yếu trông chờ vào nước mưa. Cá

biệt có hộ ông Đặng Tiến Đạt (thôn 2, xã An Hiệp) cho biết ông bơm nước từ

giếng lên để lấy nước tưới. Các hộ nông dân cho biết chất đất không tốt lại

cộng việc thiếu nước nên năng suất lúa không cao, năng suất lúa bình quân là

1,5 tạ/sào/vụ, chỉ đủ ăn, không bán.

Vật nuôi chính ở đây là bò, hầu hết đều là quy mô hộ gia đình. Thức ăn

trong chăn nuôi phần lớn là các sản phẩm trồng trọt (cỏ, mía), và các chất thừa

trong sinh hoạt. Do tận dụng được các sản phẩm trong quá trình sản xuất thức

ăn nên chi phí cho chăn nuôi được giảm bớt. Trung bình mỗi hộ gia đình có từ

5 đến 7 con bò. Lợi nhuận từ chăn nuôi bò trung bình là 15 – 20 triệu/con. Mỗi

năm người dân bán được 1 đến 2 con.

Page 104: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

88

Hình 3.1 Nuôi bò quy mô hộ gia đình tại xã An Hiệp

b. Đặc điểm các hợp phần của mô hình hệ kinh tế sinh thái trên tiểu vùng II,

IV: Tiểu vùng đồng bằng An Thạch - An Cư và tiểu vùng đầm Ô Loan lưu vực

đầm Ô Loan

Ruộng: Qua khảo sát thực địa cho thấy, ruộng ở khu vực chủ yếu là

trồng đậu xanh, lúa và cói. Đậu xanh, lúa trồng quy mô không lớn, chủ yếu là

để ăn. Lúa trồng 2 vụ. Một sào lúa (360m2) cần 23.000đ tiền giống, 130.000 đ

tiền phân bón, 60.000đ tiền thuốc sâu. Lúa cho năng suất 2 tạ/ sào, nếu bán có

giá là 6.500đ/kg thu về khoảng 1.000.000đ.

Riêng khu vực xã An Cư thuộc tiểu vùng, có nghề làm chiếu cói truyền

thống nên một phần lớn diện tích của xã trồng lát (25ha năm 2013). Hiện giá

lát rất cao khoảng 13,5 triệu đồng/tấn. Mô hình sản xuất chiếu cói không chỉ

đem lại việc làm ổn định cho các công nhân tại xưởng sản xuất chiếu mà còn

góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho bà con nông dân trồng lát ở

cánh đồng lát Ba Biện - thôn Phú Tân 2, cánh đồng lát Đồng Dỡ, thôn Tân

Long. Nếu như trước đây một sào lúa ở cánh đồng này, năng suất ổn định thì

mỗi năm cũng chỉ thu được khoảng 3,1 triệu đồng (2 vụ lúa) trong khi trồng

Page 105: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

89

lát có thể thu khoảng 4,5 triệu đồng/năm (3 vụ lát). Và việc trồng lát rất đơn

giản, không tốn nhiều công chăm sóc, phân bón mà không phải lo đất bị nhiễm

mặn (cây cói sống được tốt ở vùng đất nhiễm mặn). Do có nguồn tiêu thụ tại

chỗ và ổn định nên nhiều người dân xã An Cư đầu tư vào trồng lát, nâng cao

thu nhập.

Hình 3.2. Thu hoạch cói xã An Cư (Nguồn: Nguyễn Thị Huyền Thu)

Thủ công nghiệp: Nghề chiếu cói truyền thống tại xã An Cư hiện nay

mới được khôi phục lại, trứơc kia có lúc người dân thu hoạch nhiều lát, làm

không hết phải bán rẻ cho nơi khác thì hiện nguồn nguyên liệu này không đáp

ứng đủ nhu cầu sản xuất của làng nghề.Giá mỗi chiếc chiếu dệt tay có giá từ

80.000 – 90.000 đồng/cặp, mỗi chiếc chiếu sử dụng khoảng 2kg lát, mỗi ngày

trung bình mỗi hộ dệt tay được khảng 2- 3 chiếc/ngày.

Hình 3.3. Dệt chiếu máy xã An Cư

Hiện tại trong xã An Cư có một tổ hợp sản xuất chiếu cói bằng máy với

10 máy dệt, mỗi tháng tổ hợp này đã sản xuất ra 4.500 chiếc chiếu, giá từ

Page 106: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

90

130.000 – 160.000 đồng/cặp, với tổng giá trị 301.500.000 đồng; trừ các chi

phí, thu lợi nhuận 31.500.000 đồng. Như vây, bình quân mỗi thành viên của tổ

hợp sản xuất thu về 6,3 triệu đồng, đời sống được nâng cao. Ngoài ra, tổ hợp

sản xuất còn tạo việc làm ổn định cho 30 lao động của địa phương với mức

lương từ 2 – 3 triệu đồng/tháng.

Chuồng: chuồng trại không được đầu tư nhiều, chủ yếu là nuôi lợn, gà,

quy mô không lớn. Trung bình một con lợn giống giá 900.000đ cộng thêm tiền

thức ăn là 1.000.000đ và tiêm phòng khoảng 250.000đ nên tổng chi phí cho

một con lợn đến khi xuất chuồng là 2.150.000đ. Khối lượng lợn xuất chuồng

trung bình là 60 kg/con với giá bán 60.000đ/kg. Như vậy, lợi nhuận từ chăn

nuôi lợn trung bình là 1.450.000đ/con. Mỗi năm người dân nuôi hai lứa lợn,

quy mô khác nhau, hộ nuôi nhiều khoảng 5 -7 con/lứa.

Ao: Trong tiểu vùng nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nuôi trồng trên diện

tích đầm Ô Loan. Trên đầm Ô Loan hiện có 2 hình thức nuôi trồng thủy sản.

Một là các mô hình nuôi thủy sản thí điểm của nhà nước, hai là các mô hình

nuôi hộ gia đình.

Đối với nuôi thủy sản thí điểm trên đầm Ô loan, hiện có hai dự án:

1. Dự án “Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Phú Yên”

đã chọn 02 hộ ở thuộc thôn Tân Quy và An Hòa, xã An Hải (huyện Tuy An)

tham gia vào mô hình này và đã thả nuôi 1,4 tấn sò huyết sò huyết trên diện

tích 02 ha ở khu vực đầm Ô Loan. Nguồn con giống thả nuôi có trọng lượng

đạt 300 con/kg.

2. Chương trình thí điểm nuôi tôm sú kết hợp rau câu (8 hộ); nuôi tôm

đất (2 hộ), nuôi cá măng (2 hộ) ở thôn Phú Tân 1, xã An Cư của huyện Tuy An.

Cả hai dự án này mới thả nuôi vào tháng 3/2014, tới thời điểm khảo sát

(tháng 4/2014) chưa được thu hoạch.

Đối với mô hình nuôi hộ gia đình

Page 107: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

91

Chủ yếu là nuôi tôm thể chân trắng, một số hộ nuôi tôm sú. Hình thức

nuôi tôm, mỗi hộ gia đình đắp thành các ao nhỏ trong đầm. Người dân thả tôm

giống với giá tôm giống trung bình khoảng 270.000đ/vạn. Theo điều tra,

người dân cho biết cách đây 3,4 năm việc nuôi tôm tại đầm mang lại hiệu quả

kinh tế cao. Nhưng 3,4 năm nay, nước trong đầm bị ô nhiễm, hiệu quả kinh tế

mang lại không cao, có hộ còn bị thua lỗ. Ví dụ như hộ gia đình nhà bác Hiền

xã An Cư, cách đây 4 năm, với 1 ha mỗi năm gia đình thu về khoảng 600 triệu

– 700 triệu/3 vụ/năm, mỗi năm nuôi được 3 vụ. Nhưng tại thời điểm khảo sát,

do nguồn nước ô nhiễm 1 năm gia đình nuôi được 1 đến 2 vụ, với tổng đầu tư

vào 1ha thì chi phí bao gồm: 10,5 triệu tiền tôm giống (1ha khoảng 35 vạn

tôm giống với giá trung bình 300.000đ/vạn), tiền thức ăn cho tôm 70 triệu

(200 bao cám, giá mỗi bao 350.000đ/bao), tiền phòng chữa bệnh nuôi tôm hết

15 triệu, và công đánh bắt 1,1 triệu/lần (160.000đ/lần x 7 công), sản lượng đạt

được không cao khoảng 1,2 tấn/ha, với giá bán 105.000đ/kg thì lợi nhuận gia

đình thu được sau khi đã trừ chi phí chỉ đạt hơn 44.385.000đ/1 vụ.

Hình 3.4. Ô nhiễm nước đầm Ô Loan (Nguồn: Nguyễn Thị Huyền Thu)

Một trong những nguyên nhân gây nên sự ô nhiễm nguồn nước trong

đầm là do khu vực cửa An Hải bị bồi lấp, nước trong đầm không có sự lưu

thông với biển.

Page 108: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

92

Theo điều tra từ người dân cho biết khoảng trước tháng 11/2007 thì hiện

trạng cửa An Hải đang được mở và có chiều rộng khoảng 200m. Nhưng đến

tháng 3/2008, cửa đã bị bồi lấp.

Trước tháng 11/2009 cửa lấp kéo dài. Do chịu ảnh hưởng trực tiếp của

cơn bảo số 11 (2/11/2009), mưa lớn kết hợp với xả lũ từ thượng nguồn đổ về,

nước trong đầm Ô Loan chỉ trong thời gian ngắn đã dâng cao từ 2,5-3m, chỉ

trong vòng 30 phút sau thì cửa biển An Hải đã được mở ra và thông với biển

với chiều rộng gần 200m. Nhưng cửa biển An Hải chỉ tồn tại được đến tháng

3/2011 thì bắt đầu bồi lấp, quá trình bồi lấp cửa biển ở đây diển ra rất nhanh;

theo cư dân địa phương cho biết trong khoảng 10 ngày thì cửa An Hải bị bồi

lấp hoàn toàn.

Theo người dân địa phương ở đây cho biết, vào năm 1998 thời điểm

trước mùa mưa, vì sợ không thoát được lũ gây ngập lụt trong vùng, cư dân xã

An Hải đã tập chung khai đào vùng cửa thường được mở cắt qua doi cát để

khai thông mùa lũ. Gần đây nhất là đầu tháng 10/2009, cư dân sống xung

quanh đầm cũng một lần nữa đã tập chung khai đào vùng cửa An Hải để tìm

đường thoát nước cho mùa lũ nhưng cũng chỉ đào được 3-4m, phía trong đầm

để kích thích sự phá hủy trong mùa lũ. Nhưng sau đó một thời gian cửa lại bị

bồi lấp. Từ năm 2009 đến nay cửa biển bị bồi lấp hoàn toàn.

Cửa An Hải mở tháng11/2007 (sưu tầm) Cửa An Hải đóng tháng 3/2008 (sưu tầm)

Page 109: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

93

Hình 3.5. Cửa An Hải bị bồi lấp hoàn toàn, tháng 4/2014

Cửa biển là nơi trao đổi nước giữa đầm phá với biển. Tại đầm Ô Loan

tuy có cửa biển Lễ Thịnh nhưng sự trao đổi nước ở đây vẫn bị hạn chế vì phải

thông qua một lạch triều dài gần 6km và dòng chảy trong đầm yếu.

Hình 3.6: Cửa Lễ Thịnh hẹp và nông, tháng 4/2014

Quá trình trao đổi nước chính chỉ khi cửa An Hải được mở. Bởi vậy,

khi cửa ở đây bị bồi lấp thì chất lượng môi trường nước bị ô nhiễm trong mùa

khô, do có sự thiếu hụt ôxy hòa tan trong thủy vực đầm Ô Loan, còn vào mùa

mưa thì chất lượng môi trường nước được cải thiện rõ rệt hơn (theo người dân

cho biết). Điều này chứng tỏ rằng vấn đề bồi lấp cửa biển An Hải đang là vấn

đề rất khó khăn cho địa phương, ảnh hưởng không ít đến đời sống cư dân sống

quan đầm như: cản trở việc lưu thông tàu ghe đánh bắt ra vào và hạn chế sự lưu

thông giữa nước trong đầm với biển làm ô nhiểm môi trường nước trong đầm

gây khó khăn cho công tác nuôi trồng thủy sản. Mặt khác, sự ô nhiểm môi

trường nước trong đầm còn làm cho nguồn lợi thủy sản trong đầm cạn kiệt.

Page 110: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

94

Đánh bắt hải sản: khu vực hiện có một lượng lao động khá lớn tham

gia nghề dánh bắt hải sản ven bờ. Do vốn đầu tư không lớn và trình độ đánh

bắt nên người dân đánh bắt hải sản ở gần bờ với thuyền công suất nhỏ. Chi phí

ban đầu lớn so với thu nhập của người dân: mua một thuyền và một động cơ

khoảng 24.000.000 đ, chi phí mua các loại lưới kích thước mắt lưới khác nhau

khoảng 20.000.000. Tạm thời chưa tính đến chi phí đầu tư ban đầu này, hàng

năm ngư dân chi phí trung bình để sửa chữa thuyền, lưới khoảng 7.000.000

đ/thuyền, trung bình một ngày đi hết 5 l dầu (22.000 đ/l). Các loại hải sản

đánh bắt chính là cá ngừ, cá nục, ghẹ, ruốc, mực… Trong năm ngư dân đánh

bắt trong vòng 6, 7 tháng (từ tháng 2 đến tháng 9) với lợi nhuận theo ngày

trung bình là 60.000 – 70.000 đ/người. Sản lượng hải sản rất bất ổn định một

phần do kỹ thuật đánh bắt, một phần do việc tập trung khai thác gần bờ kéo

dài dẫn đến suy giảm nguồn hải sản.

Nhận xét

Trong lưu vực, đầm Ô Loan là nơi người dân khai thác kinh tế là chủ

yếu nhưng hiện nay ngồn nước tại đầm đang có dấu hiệu ô nhiễm nên việc

nuôi trông thủy sản tại đây không mang lại hiệu quả kinh tế cao như trước kia.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới của nguồn nước bị ô nhiễm là do

cửa An Hải bị bồi lấp, dẫn tới việc không lưu thông nước được với biển.

Hiện nay phiá thượng lưu rừng đã bị người dân chặt phá, điều này dẫn

đến hệ quả vô cùng nghiêm trọng, không còn rừng để giữ nước, khiến cho

mùa khô càng cạn kiệt, mùa lũ có khả năng xảy ra lũ lụt. Vào mùa khô, gần

như không có dòng chảy từ thượng lưu xuống đầm, dẫn tới mất cân bằng nước

giữa đầm và biển, đây cũng là một trong những nguyên dân dẫn tới của An

Hải bị bồi lấp.

Mặt khác, vào mùa mưa ở khu vực núi thấp của lưu vực chủ yếu nền là

đá granit khi gặp mưa lớn, công với lớp phủ rừng không còn, điều này làm

thoái hóa đất cực đoan.

Page 111: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

95

Với những lý do trên, cùng với điều kiện tự nhiên khắc nhiệt chung của

khu vực Nam Trung Bộ cộng với người dân chưa canh tác hợp lý, chưa áp

dựng được nhiều khoa học kỹ thuật nên năng suất thấp. Nền sản xuất còn

mang tính tự cung, tự cấp nên các yếu tố Ao - Đánh bắt là chủ đạo cho khu

vực đồng bằng ven biển; rừng – nương rẫy – chuồng là yếu tố chủ đạo cho

khu vực gò đồi, núi thấp, đó là loại hình kinh tế chính của khu vực.

3.3.2. Đánh giá hiệu quả các mô hình hệ kinh tế hiện trạng lƣu vực đầm Ô

Loan phục vụ xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái

a. Một số mô hình hệ kinh tế sinh thái trên tiểu vùng I: Tiểu vùng đồi núi thấp

An Hiệp

* Mô hình Rừng – Nương rấy – Vườn – Chuồng

Thu chi của gia đình:

Lấy ví dụ gia đình bà Võ Thị Thấm thôn 4, xã An Hiệp. Mô hình được

cấu thành từ các hợp phần rừng, nương rẫy, vườn và chuồng, trong đó thu

nhập chủ yếu là từ trồng chuối và chăn nuôi bò. Diện tích rừng trồng khoảng

100 cây keo, 5 đến 10 năm thu hoạch một lần với mục đích lấy gỗ. Cây keo có

đường kính không lớn trung bình khoảng 30 - 35 cm có giá bán 350 nghìn

đồng/m3. Tính trung bình 1 năm trồng keo chỉ thu lợi được 3,5 triệu đồng.

Thu nhập chủ yếu của gia đình là từ trồng chuối và chăn nuôi bò:

Chuối: Diện tích trồng chuối là 1.800m2. Mật độ 70 cây/ sào. Giá chuối

giống 8.000đ/ cây. Chi phí mua cây giống 2.8 triệu. Sau khoảng 14 – 16 tháng

thu hoạch, với sản lượng trung bình 3 tấn, giá bán 6.000đ/kg thu được 18 triệu,

sau khi từ chi phí lãi gia đình thu được năm đầu tiêu khoảng gần 14 triệu

(chưa tính công lao động)

Page 112: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

96

Hình 3.7: Loại hình trồng chuối gia đình bà Thấm xã An Hiệp

Đối với chăn nuôi bò, gia đình nuôi bò thịt, mỗi năm nuôi 4 con, thức

ăn chủ yếu là cỏ mía và cám, gia đình trồng 2 sào cỏ mía để chăn nuôi bò. Chi

phí mua bò giống 20 triệu/con, chi phí thức ăn và tiêm phòng (15.000.000đ),

công lao động (140 công). Một năm bán 1 lần, trung bình giá bò thịt khoảng

33 triệu/con. Như vậy, nếu không tính tới công lao động thì hàng năm thu

nhập từ chăn nuôi lợn là 70.000.000đ.

Hình 3.8. Mô hình nuôi bò nhà bà Thấm xã An Hiệp

Do có diện tích sân vườn rộng hàng năm gia đình trồng xoài (500m2) .

Năm vừa qua tiền lãi thu về từ bán xoái là 1.480.000đ.

Page 113: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

97

Bảng 3.12: Hiệu quả sản xuất mô hình R - NR - V - C

Thành

phần

Loại

cây,

con

Diện

tích

(m2)

Côn

g

lao

động

Tổng

chi

(1000đ)

Tổng

thu

(1000đ)

Thu

nhập

thuần

(1000đ)

Lợi

nhuận

(1000đ)

Thu nhập/

công

(1000đ/côn

g)

Tỉ

suất

B/C

R Keo 1000 20 4800 8500 5700 3700 285 1,8

NR

Chuối 1800 30 7050 18000 13950 9450 465 2,5

Cỏ

mía 720 5 300 0 0 0 0

V Xoài 500 3 980 1440 1060 460 176 1,5

C Bò 4 con 140 109000 140000 48000 31000 324 1,3

Qua kết quả phân tích trên có thể thấy loại hình trồng chuối có hiệu quả

đầu tư cao nhất (B/C = 2,5). Tuy nhiên không nên mở rộng quy mô loại hình

kinh tế này. Chuối là loại cây làm thoái hóa đất nhanh nếu không có biện pháp

cải tạo đất, cộng với việc người dân đã phá diện tích rừng tự nhiên trồng chuối

trên các sườn dốc, khu vực thương nguồn. Trên khía cạnh sinh thái, đặc biệt ở

khu vực đầu nguồn thì rừng phòng hộ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Do đó,

chức năng sinh thái cần được đảm bảo đầu tiên. Rừng trồng sản xuất là loại

hình có mức hiệu quả đầu tư cao thứ 2 tuy nhiên trên khía cạnh kinh tế, tuy

hiệu quả đầu tư cao nhưng để thu hoạch cần một khoảng thời gian dài (5 - 10

năm). Chăn nuôi bò tuy có tỉ suất B/C nhỏ hơn nhưng khả năng mở rộng dễ

hơn, tổng thu nhập và giá trị công lao động cũng cao.

Lợi nhuận (tính cả chi phí công lao động) của mô hình năm vừa rồi là

44.610.000đ. Do sử dụng lao động gia đình nên giá trị ngày công lao động

không đưa vào chi phí nên năm vừa rồi tổng chi cho mô hình là 122.130.000đ,

lợi nhuận thu được là 68.710.000đ và tỉ suất lợi ích - chi phí là 1,24. Tuy tỉ

suất B/C của mô hình thấp.

Page 114: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

98

Vấn đề môi trường:

Rác thải của hộ gia đình trung bình 1,5m3/ngày. Rác hữu cơ gia đình

đào 1 hố sâu để chứa, sâu một thời gian rác phân hủy, tận dụng làm phân bón

cho ruộng, vườn. Chất thải từ chăn nuôi cũng được hộ gia đình tận dụng triệt

để vào cây trồng.

* Mô hình Rừng - Nương rẫy - Chuồng - Ruộng

Lấy ví dụ gia đình ông Nguyễn Văn Viết thôn Đồng, xã An Hiệp : Mô

hình được cấu thành từ các hợp phần rừng, ruộng và chuồng, trong đó thu

nhập chủ yếu là từ chăn nuôi lợn. Diện tích rừng trồng khoảng 1ha cây keo, 5

đến 10 năm thu hoạch một lần. Với vốn đầu tư cho 1ha keo là 34,5 triệu đồng

bao gồm giống (350đ/cây) và phân bón (1ha keo mất 3 tạ NPK, bón trong 3

năm đầu), công trồng, thì sau 5 năm keo cho sản lượng trung bình 220m3/ha.

Do đất đai kho cằn cây keo có đường kính không lớn trung bình khoảng 30 -

35 cm có giá bán 300 nghìn đồng/m3 và thu được khoảng 47 triệu đồng chưa

trừ chi phí. Tính trung bình 1 năm trồng keo chỉ thu lợi được 3,8 triệu đồng.

Hình 3.9. Loại hình trồng keo nhà ông Viết thôn An Hiệp

Thu nhập chủ yếu của gia đình là từ trồng mía và chăn nuôi lợn. Gia

đình có 6 sào mía nương, 1 năm/vụ. Chi phí cho tiền giống 3 triệu, 2 triệu tiền

phân bón, công lao động của gia đình. Sản lượng mía thu được (2013) khá cao

Page 115: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

99

20 tấn, nhưng giá thu mua mía thì thấp 850đ/kg (người dân trồng cho nhà

máy). Số ngày công cho 1 vụ là 32 công. Tổng thu nhập gia đình thu được từ

mía sau khi đã trừ chi phí (chưa tính công lao động) là 12 triệu.

Hình 3.10. Loại hình trồng mía nhà ông Viết thôn An Hiệp

Một năm gia đình nuôi 2 lứa, mỗi lứa 10 con, thức ăn chủ yếu tận dụng

các sản phẩm nông nghiệp như khoai lang, sắn… Chi phí cho 2 lứa lợn: chi

phí mua giống (4.800.000đ), chi phí thức ăn và tiêm phòng (20.200.000đ),

công lao động(90 công). Sản lượng lợn thịt thu được trung bình mỗi năm là 1

tấn với giá bán 50.000đ/kg. Như vậy, nếu không tính tới công lao động thì

hàng năm thu nhập từ chăn nuôi lợn là 25.000.000đ.

Hình 3.11 Loại hình chăn nuôi lợn nhà ông Viết xã An Hiệp

Ruộng trồng cây hoa màu như khoai lang (1000m2), sắn (500m

2) và đậu

(500m2); chủ yếu là vụ Đông Xuân. Trong đó, trồng khoai lang hiệu quả kinh

tế cao hơn. Tổng chi phí năm vừa qua cho trồng hoa màu là 560.000đ và tiền

lãi thu về là 1.480.000đ. Sản phẩm thu được dùng trong sinh hoạt hàng ngày

và làm thức ăn trong chăn nuôi.

Bảng 3.3: Hiệu quả sản xuất mô hình R - NR - C - Ru

Page 116: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

100

Thành

phần

Loại

cây,

con

Diện

tích

(m2)

Công

lao

động

Tổng

chi

(1000đ)

Tổng

thu

(1000đ)

Thu

nhập

thuần

(1000đ)

Lợi

nhuận

(1000đ)

Thu nhập/

công

(1000đ/công)

Tỉ

suất

B/C

R Keo 1ha 72 41700 43000 12500 5300 173 1,03

NR Mía 2160 32 8200 17000 12000 8800 375 2,1

Ru

Đậu 1000 7 980 1440 1060 460 151 1,5

Sắn 500 4 520 840 720 320 180 1,6

C Lợn 20

con 110 36000 50000 25000 14000 227 2

Loại hình trống mía cho hiệu quả đầu tư và giá trị công lao động cao

nhất, tuy nhiên khi phát triển mở rộng loại hình này cần có quy hoạch hợp lý,

tránh việc pha rừng đầu nguông như hiện nay. Sau đó là chăn nuôi lợn có hiệu

quả đầu tư B/C = 2, khuyến khích mở rộng loại hình kinh tế này, mang giá trị

công lao động và lợi nhuận cao mà không tốn nhiều diện tích. Sắn và đậu là

loại hình có hiệu quả đầu tư đứng thứ 3. Cây màu màu và chăn nuôi là 2 thành

phần gắn bó mật thiết với nhau: khoai lang được dùng làm thức ăn cho lợn,

giúp giảm chi phí thức ăn trong chăn nuôi; ngược lại phế thải chăn nuôi (phân

chuồng) lại được bón trở lại vườn hoa màu, giảm chi phí phân bón.

Vấn đề môi trường:

Gia đình xây dựng bioga, các rác thải từ sinh hoạt, phân từ chăn nuôi

dược đưa vào xử lý bioga và quay lại phục vụ sinh hoạt cho hộ gia đình.

- Môi trường ở đây cũng trong sạch, có vườn cây xanh.

b) Mô hình hệ kinh tế sinh thái trên tiểu vùng II và tiểu vùng IV: Tiểu vùng đồng

bằng An Thạch – An Cư và tiểu vùng đầm Ô Loan

* Mô hình kinh tế Ao - Ru - Thủ công nghiệp

Lấy ví dụ mô hình gia đình ông Đồng Văn Tiến thôn Phúc Tân, xã An Cư.

Page 117: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

101

Gia đình có 0,5ha nuôi tôm thể chân trắng. Chi phí đầu vào cho việc

nuôi tôm trong 1 năm bao gồm:

- Tôm giống: 40 vạn con/2vụ, 270.000đ/vạn, số tiền mua tôm giống

vào khoảng 10.800.000đ.

- Thức ăn: 230 bao cám, giá mỗi bao 350.000đ, tiền phải chi cho thức

ăn là 80.500.000đ

- Tiền thuốc chữa bệnh: tùy từng vụ, trung bình 1 năm tiền thuốc

khoảng 15 triệu ( những năm gần đây nguồn nước ô nhiễm, tôm

mắc bệnh nhiều hơn- chủ nhà cho biết)

- Tiền cải tạo ao nuôi: rắc vôi và phân hữu cơ nhằm tăng độ phì cho

đất đáy đầm, chi phí khoảng 3.000.000đ

- Tiền thuê người đánh bắt khi thu hoạch: 4 người x 150.000đ =

600.000đ

Tổng chi phí hết: 109.900.000đ. Sau khi thu hoạch, sản lượng không

cao chỉ đạt 1,4 tấn với giá tôm thể chân trắng gia đình bán ra 105.000đ/kg,

tổng thu nhập là 147.000.000đ. Lợi nhuận gia đình thu được sau khi trừ chi

phí (không tính công lao động của gia đình) : 37.100.000đ.

Hình 3.12. Loại hình nuôi thủy sản nhà ông Tiến xã An Cư

Đối với hợp phần Ru trước đây trồng lúa, gia đình chuyển sang trồng

cói từ năm 2011 khi làng nghề truyền thuống chiếu cói thôn Phú Tân được

khôi phục. Một năm gia đình trồng được 3 vụ cói, với năng suất trung bình 3

tạ/sào. Gia đình không bán cói tươi mà sử dụng cói để dệt chiếu. Với 2,7 tấn

cói tươi sau khi phơi khô sẽ được 720kg cói khô. Chiếu được dệt bằng máy, 1

Page 118: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

102

ngày gia đình dệt được 10 chiếc, mỗi chiếc sử dụng 2kg cói khô. Chiếu dệt

máy có giá 140.000đ/cặp. Tổng chi phí cho 4 sào/3 vụ bao gồm: 2.200.000đ

tiền giống, 4.000.000đ tiền phân bón. Như vậy sau khi sử dụng cói dệt chiếu

thì lợi nhuận gia đình thu được sau khi trừ chi phí (không tính công lao động):

20.000.000đ.

Hình 3.13. Thu hoạch Cói của hộ gia đình ông Tiến

Tổng thu nhập năm vừa qua của mô hình là: 48.700.000đ, diện tích sử

dụng cũng không lớn, đây là một mô hình điểm hình của tiểu vùng.

Bảng 3.14: Hiệu quả sản xuất mô hình Vƣờn - Ao - Ru - TCN năm 2013

Thành

phần

Loại

cây,

con

Diện

tích

(m2)

Công

lao

động

Tổng

chi

(1000đ)

Tổng

thu

(1000đ)

Thu

nhập

thuần

(1000đ)

Lợi

nhuận

(1000đ)

Thu nhập/

công

(1000đ/công)

Tỉ

suất

B/C

V Khoai

lang 400 15 450

Page 119: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

103

A Tôm 5000 120 121900 147000 37100 25100 309 1,2

Ru Cói 1440 35 9700 12420 6200 2720 177 1,28

TCN Dệt

chiếu - 40 16420 25200 12780 8780 319 1,53

Vấn đề môi trường

Chất thải của hộ gia đình chủ yếu là rác thải sinh hoạt và từ quá trình

dệt chiếu. Hiện gia đình chưa có biện pháp xử lý chất thải, phần lớn rác sinh

hoạt vứt ra vườn để tự phân hủy, nước thải hóa chất từ việc dệt chiếu để chảy

tràn cùng với nước thải sinh hoạt. Môi trường tại đây không được đảm bảo.

Đối với ao nuôi, do việc xử lý diệt khuẩn thường có chất thuốc trừ sâu

hoặc dùng thuốc diệt khuẩn cao, làm tồn lưu gây ô nhiễm nguồn nước và

đáy đầm nuôi tôm. Xung quanh đầm nuôi lại không có cây cỏ để điều hoà,

ổn định môi trường.

c. Mô hình kinh tế Chuồng - Ao - Ru - Đánh bắt

Lấy ví dụ nhà bác Huỳnh Phê thôn Tân Long xã An Cư. Gia đình cũng

nuôi tôm thể chân trắng giống mô hình trên với diện tích là 8 sào.

Hộ gia đình chăn nuôi gà trên diện tích 300m2. Gà nuôi lấy trứng mỗi

ngày gà đẻ 350 trứng và ăn hết 300.000đ tiền thức ăn. Vốn đầu tư cho giống

gia đình bỏ ra là 6.000.000đ. Gia mỗi quả trứng năm 2013 là 1.200đ/ quả. Lợi

nhuận năm 2013 thu được từ gà (chưa tính công lao động) là 36.000.000đ.

Trên diện tích 2 sào gia đình trồng 1 vụ lúa và 1 vụ màu. Lúa trồng để ăn

phục vụ sinh hoạt không bán. Có thể quy đổi ra giá trị của lúa: gia đình có 720m2

trồng lúa 2 vụ. Chi phí ban đầu 400.000đ tiền giống, phân bón lấy phân gà. Năng

suất 2 tạ/sào, lãi thu về (chưa tính công lao động) là 2.000.000đ. Một vụ màu gia

đình trồng đậu sắn hàng năm sắn cho sản lượng 6 tạ/2 sào. Với giá bán 3.500đ/kg

thì lợi nhuận thu về khoảng 1.800.000đ/năm (chưa trừ công lao động).

Gia đình đánh bắt hải sản gần bờ. Do không đủ vốn và kĩ thuật nên gia

đình đi biển bằng thuyền nhỏ, động cơ từ 20 - 25l, đánh bắt trong ngày từ 3h

Page 120: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

104

sáng đến 8,9h sáng (6 giờ). So với thu nhập chung thì tiền đầu tư ban đầu lớn:

tiềm mua thuyền, ghe, lưới khoảng trên 42.000.000đ. Hàng năm gia đình phải

chi phí tiền sửa ghe, lưới tùy theo mức độ hỏng hóc của dụng cụ. Năm 2013

vừa qua gia đình chi phí hết khoảng 3.500.000 tiền sửa chữa phương tiện đánh

bắt. Trung bình một ngày gia đình chi hết 110.000đ tiền nhiên liệu (5l dầu).

Sản lượng hải sản tương đối thất thường một mặt do phương tiện đánh bắt khá

thô sơ, mặt khác do việc tập trungkhai thác gàn bờ nên nguồn hải sản ngày

càng ít đi.

Bảng 3.15: Chi phí cho loại hình đánh bắt hải sản

Chi phí

Năm

Chi phí đầu tƣ ban đầu (1000đ) Chi phí hàng năm (1000đ)

Thuyền + máy Lƣới Sửa chữa Nhiên liệu

Năm thứ nhất 24000 20000 0 12375

Năm thứ hai 0 0 800 12375

Năm thứ ba 0 0 2100 12750

Năm thứ tƣ 0 0 3500 12750

Năm 2013, tổng thu nhập từ đánh bắt hải sản của gia đình là

44.000.000đ trong đó tổng chi phí (không kể công lao động) là 16.250.000đ và

lợi nhuận (chưa tính công lao động) là 27.750.000đ, tức là trung bình một

ngày gia đình thu được 86.000đ tiền lãi. Nếu tính cả chi phí công lao động thì

lãi còn 13.750.000đ

Page 121: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

105

Hình 3.15. Phỏng vấn hộ gia đình ông Huỳnh Phê

Bảng 3.16: Hiệu quả sản xuất mô hình C - Ru - A - ĐB năm 2013

Thành

phần

Loại

cây,

con

Diện

tích

(m2)

Công

lao

động

Tổng

chi

(1000đ)

Tổng

thu

(1000đ)

Thu

nhập

thuần

(1000đ)

Lợi

nhuận

(1000đ)

Thu nhập/

công

(1000đ/công)

Tỉ

suất

B/C

C Gà 1000

con 120 133500 147000 25500 13500 212 1,1

Ru Đậu

Lúa 720 20 3125 3800 2675 675 134 1,2

A Tôm 2880 120 16820 201500 45300 33300 377 1,2

ĐB Hải

sản - 140 30250 44000 27750 13750 198 1,45

Vấn đề môi trường của mô hình

Gia đình đào 1 hố sâu để chứa rác thải sinh hoạt, sau một thời gian rác

phân hủy, tận dụng làm phân bón cho ruộng. Chất thải từ chăn nuôi gà cũng

được hộ gia đình tận dụng triệt để vào cây trồng. Đối với ao nuôi tôm của gia

đình nguồn nước có dấu hiệu ô nhiễm.

Nhận xét:

Do đặc điểm điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt và chưa được hướng

dẫn kĩ thuật sản xuất phù hợp nên sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn,

đặc biệt là trồng trọt. Kết quả điều tra cho thấy người dân trồng chủ yếu sắn,

xoài mà chưa thể trồng các cây hoa màu, rau màu và cây ăn quả khác, do đó

Page 122: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

106

sản phẩm chưa mang tính hoàng hóa, chủ yếu để làm thức ăn phục vụ chăn

nuôi. Mặt khác, do diện tích canh tác nhỏ nên tổng thu nhập từ trồng trọt của

các hộ rất nhỏ.

Dựa trên kết quả phân tích, ta có thể thấy trên tiểu vùng I, loại hình R –

NR – C là các yếu tố chủ đạo.Tuy nhiên, với tình hình thực tế hiện nay tại khu

vực, để mở rộng quy mô trồng rừng sản xuất và nương rẫy thì cần có các giải

pháp quy hoạch và quản lý của địa phương một cách hợp lý. Tránh tình trạng

phá rừng đầu nguồn, cần ưu tiên các biện pháp để ổn định sinh thái. Đối với

loại hình Chuồng khuyến khích phát triển cùng với đó là xen các loại rau màu

trong vườn nhà để tạo thành chuỗi thức ăn, hỗ trợ nhau phát triển.

Trên tiểu vùng II, mô hình A - Ru - TCN và C - A - Ru - ĐB đều đem

lại giá trị tổng thu nhập cao cho hộ gia đình mà không cần diện tích lớn. Tuy

nhiên, trong những năm tới, phần diệc tích Ao khai thác trên đầm Ô Loan

không và hoạt động đánh bắt hải sản gần bờ không nên mở rộng quy mô và

phải có sự quản lý chặt chẽ hơn. Nếu tập trung khai thác quá mức sẽ gây mất

cân bằng hệ sinh thái đầm và vùng cát ven biển vốn đã kém bền vững, từ đó sẽ

ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân.

Nếu tính lợi nhuận thực tế (bao gồm cả công lao động) thì lợi nhuận

của các mô hình này đều chưa cao. Các mô hình đều sử dụng lao động gia

đình, biến giá trị công lao động thành lợi nhuận do đó để đánh giá mức độ

hiệu quả kinh tế một cách đầy đủ, ta cần đưa vào chỉ tiêu giá trị công lao động

(thu nhập/công). Trong 4 mô hình thì mô hình R – NR - V - C có giá trị công

lao động cao nhất: 347.000đ/công.

3.3 Xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái bền vững lƣu vực đầm Ô Loan,

tỉnh Phú Yên

3.3.1 Cơ sở đề xuất các mô hình hệ kinh tế sinh thái

Trong các mô hình hệ kinh tế sinh thái, các hợp phần có mối liên hệ

chặt chẽ với nhau, các hợp phần tạo thành một dây truyền tận dụng đầu ra của

Page 123: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

107

hợp phần này làm đầu vào của hợp phần khác, kết hợp hài hòa giữa các hợp

phần – nông – lâm – ngư nghiệp thúc đẩy cả mô hình phát triển. Không chỉ

thế, các mô hình đề xuất phỉ đảm bảo vừa có hiệu quả kinh tế cao (đảm bảo

chức năng kinh tế), vừa đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường (đảm bảo chức

năng sinh thái).

Như vậy, mục tiêu của mô hình hệ kinh tế sinh thái đề xuất là:

- Phát huy tối đa tiềm năng kinh tế của khu vực như: sức sản xuất của

đất, tài nguyên lao động của địa phương... đàm bảo năng suất và hiệu quả cao,

ổn định lâu dài.

- Hạn chế đến mức thấp nhất các hiện tượng cực đoan như hạn hán, lũ lụt,.

đồng thời giúp cải thiện chất lượng đất, tăn cường lớp phủ và giữ độ ẩm đất.

- Phù hợp tiềm năng của khu vực, phù hợp với khả năng đầu tư, năng

lực tổ chức, quản lý, phát huy truyền thống sản xuất, phong tục tập quán của

người dân.

- Định hướng sản xuất trong khu vực theo hướng sản xuất hàng hóa với

hiệu qủa cao

3.3.2 Định hƣớng sử dụng cảnh quan và đề xuất mô hình hệ kinh tế sinh

thái lƣu vực đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên.

Trên quan điểm, tiêu chí định hướng và kết quả đánh giá mức độ thích

nghi của các dạng cảnh quan trên lưu vực đầm Ô Loan cho từng hoạt động sản

xuất, học viên đề xuất một số hướng sử dụng hợp lý không gia lãnh thổ trên II

tiểu vùng cho các loại hình sản xuất như sau:

1) Tiểu vùng I: Tiểu vùng đồi núi thấp An Hiệp

Bảng 3.17: Định hướng khai thác sử dụng các dạng cảnh quan trên tiểu vùng I

Dạng cảnh quan Đặc điểm chung Chức năng Hƣớng sử dụng

R1, R2, N1, R3,

N3, N4

Khu vực có vị trí xung

yếu, ít bị tác động vùng Phòng hộ Trồng mới rừng

Page 124: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

108

núi thấp

N5, N6, H1, H2,

H3, H4, O1, O2,

O3, I1, I2

Phục hồi tự nhiên

và khai thác kinh tế

Đầu tư cải tạo đất

cho phát triển mô

hình nông - lâm

R4 Khu vực có rừng trồng Phục hồi tự nhiên

và khai thác kinh tế

Phát triển rừng sản

xuất

* Không gian hạn chế phát triển kinh tế, ưu tiên bảo vệ và phục hồi rừng

phòng hộ:

Với mục tiêu xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái bền vững cho khu

vực, việc trước tiên cần làm là đảm bảo chức năng sinh thái của vùng, giảm

thiểu các hiện tượng cực đoan ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất. Giữ được

dòng chảy ổn đinh cả trong mùa khô và mùa mưa xuống đầm Ô Loan, tạo sự

cân bằng về sụ trao đổi lưu lượng nước giữa trong và ngoài đẩm, góp phần hạn

chế việc đóng cửa An Hải của đầm Ô Loan. Do đó, việc xây dựng và phát

triển hệ thống rừng phòng hộ là cần thiết, giúp điều hòa nhiệt ẩm, cải tạo đất

và điều kiện vi khí hậu, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, giảm nguy cơ

đóng cửa đầm. Định hướng cụ thể cho trồng mới rừng phòng hộ trên các fanh

cảnh quan sau:

- Trên dạng cảnh quan (R1), loại cảnh quan phát triển rừng phòng hộ,

tiếp tục bảo vệ, giao cho người dân quản lý.

- Trên các dạng cảnh quan cây bụi (N1, N3, N4) và rừng trồng (R3),

thích hợp cho phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn. Vì vậy cần nhanh chóng

trồng rừng phủ xanh diên tích này.

* Không gian ưu tiên phát triển mô hình nông - lâm kết hợp quy mô hộ

gia đình, phát triển rừng trồng và bảo vệ tài nguyên đất, nước:

Dựa trên việc phân tích đặc điểm cảnh quan và đánh giá cảnh quan cho

các mục đích phát triể nông - lâm nghiệp, học viên đưa ra những định hướng sau:

Page 125: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan
Page 126: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

109

- Trên các dạng cảnh quan R4 hiện đang được trồng rừng keo, bạch

đàn; cần tiếp tục duy trì diện tích rừng này. Do keo, bạch đàn có chiều cao lớn

hơn nên có thể trồng xen cỏ vào diện tích này để lấy thức ăn cho chăn nuôi.

- Trên các dạng cảnh quan cây bụi (N5, N6) cần nhanh chóng trồng

rừng phủ xanh, điều hòa nhiệt ẩm, cải tạo đất tạo điều kiện thuận lợi cho phát

triển nông nghiệp.

- Trên các dạng cảnh quan có độ dốc nhỏ hơn (8 - 15o), hay thung lũng,

khu vực đã có dạng cảnh quan cây trồng hàng năm (H1, H2, H3, H4) có thể

thiết kế thành các khu dân cư xen diện tích đất canh tác, phát triển trồng trọt

và chăn nuôi. Dựa trên kết quả phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình trên tiểu

vùng, đối với trồng trọt có thể đưa cây mía vào làm cây chuyên canh cho tiểu

vùng, đối với chăn nuôi, chăn nuôi bò mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Do đó, mô hình kinh tế sinh thái thích hợp với các dạng cảnh quan trên

là mô hình nông lâm kết hợp. Đó là mô hình vườn nhà gồm các hợp phần

Rừng – Nương rẫy Vườn - Chuồng. Dựa trên kinh nghiệm của các mô hình

quy mô làng sinh thái trong khu vực, kết quả khảo sát và phân tích điều kiện

tự nhiên khu vực, học viên đưa ra một số bước cần thực hiện để thực hiện

thành công mô hình:

- Xây dựng hệ thống thủy lợi:

Vào mùa khô khu vực thường hay hạn hán, thiếu nước cho canh tác. Do

vậy việc xây dựng hệ thống kênh dẫn nước là cần thiết. Có thể xây dựng hệ

thống kênh lấy nước từ sông Cái vào tiểu vùng.

Mỗi hộ gia đình tuỳ theo khả năng mà xây dựng các bể hoặc đào hố cao

từ 1 – 1,5m có diện tích từ 60 - 80m2 trở lên để dự trữ nước ngọt. Nên dùng

yếu tố địa hình để phân phối lại nước, xây dựng các bể chứa lên các bậc địa

hình cao.

- Xây dựng hệ thống đai cây lâm nghiệp phòng hộ:

Page 127: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

110

Trồng cây lâm nghiệp phòng hộ rất quan trọng, vì khi lớp phủ thực vật

bị mất đi làm tăng dòng chảy mặt đồng nghĩa với việc làm giảm dòng chảy

ngầm, điều này dẫn tới thực trạng hạn hán vào mùa khô ở khu vực. Chính vì lý

do đó trong mỗi mô hình cần tổ chức trồng hệ thống đai cây lâm nghiệp chức

năng phòng hộ trên các địa hình cao hơn để giữ đất, giữa nước giúp cho việc

trồng cây chuyên canh ở sườn phía dưới thấp hơn mang lại hiệu quả cao. Cây

lâm nghiệp trồng chủ yếu là keo, bạch đàn với nhiều tầng độ cao khác nhau.

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp:

Sau khi xây dựng hệ thống đai cây lâm nghiệp phòng hộ, bố trí trồng

trọt chăn nuôi như sau:

+ Ở dưới sườn thấp hơn trồng các loại cây như mía, cần bố trí theo các

đường bình độ (để giữa ẩm, cố định đam....), trồng trên các sườn xâm thực -

bóc mòn độ dốc từ 12 - 200. Đối với diện tích này của tiểu vùng hiện nay, cần

cải tạo đất để mang lại hiệu quả cao. Vì vậy cần bón phân hữu cơ (phân

chuồng, phân xanh) vì phân hữu cơ không những cung cấp phân hữu cơ cho

cây trồng mà còn giữ ẩm, chống nóng, chống lạnh cho cây trồng.

+ Dưới chân sườn mô hình cần chọn các loại cây ưu ẩm đòi hỏi dinh

dưỡng cao kìm hãm được độ bốc hơi mặt đất và tích lũy dinh dưỡng ở địa thế

chân sườn và nước. Có thể trồng cây ngô ( hoặc đậu tương) đây cũng là các

loại cây mà một số hộ dân ở địa phương đang canh tác. Trên các diện tích này

kết hợp với chăn nuôi chuồng trại, ở tiểu vùng người dân thường nuôi bò, lợn.

Mô hình được bố trí theo quy luật phân dị vi môi trường sinh thái: Keo,

bạch đàn (đai cây lâm nghiệp phòng hộ) trồng trên địa hình cao (đỉnh đồi, núi

thấp), tiếp đến là cây trồng sản xuất (như mía – cây công nghiệp hàng năm)

theo đường bình độ (giữ ẩm, cố định đạm..), trồng màu (sắn, nggo, đậu tương,

cho nuôi bò, lơn…) ở khu vực thấp. Việc bố trí như vậy là theo sự phân bố

nước - dinh dưỡng - nhiệt theo vi địa hình. Các hợp phần trong mô hình hệ

Page 128: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

111

kinh tế sinh thái hộ gia đình có sự hỗ trợ lẫn nhau và các chất thải từ sinh hoạt,

sản xuất được tái sử dụng trong quá trình sản xuất.

2) Tiểu vùng II: Tiểu vùng đồng bằng An Thạch – An Cƣ

* Không gian phát triển quần cư nông thôn, ưu tiên mô hình V - A - C -

Ru -TCN đi đôi với cải thiện vệ sinh môi trường

Trên các dạng cảnh quan cây nông nghiệp hàng năm (H5, H6), cây lâu

năm vườn tạp trong khu dân cư (O5, O6) và các dạng cảnh quan trồng lúa

tương đối bằng phẳng cần tiếp tục duy trì mô hình vườn nhà truyền thống với

diện tích lớn hơn. Ngoài ra, hộ gia đình có thể kết hợp thêm một số loại hình

kinh tế khác để nâng cao thu nhập. Vì vậy, có thể áp dụng mô hình V - A - C -

Ru - TCN tại khu vực này. Ba hợp phần vườn, ao và chuồng là 3 hợp phần cơ

bản, có mối quan hệ chặt chẽ nên luôn đi cùng nhau. Diện tích ao nuôi thủy

sản tập trung khai thác trên diện tích đầm Ô Loan, tuy nhiên cần xác định quy

mô hợp lý, tránh tình trạng khai thác quá mức để đảm bảo khả năng hoàn

nguyên của môi trường đầm.

Trong tiểu vùng làng nghề chiếu cói hiện nay đã được khôi phục (xã An

Cư), hiện nghề dệt chiếu cói mang lại hiệu quả kinh tế cao và giải quyết việc

làm cho nhiều người dân trong xã. Như vậy, hợp phần ruộng ưu tiên trồng cói

cung cấp nguyên liệu cho nghề thủ công nghiệp, ủa kinh tế cao hơn và các hế

phẩm của quá trình tận dụng làm thức ăn chăn nuôi. Như vậy, mô hình có các

hợp phần đa dạng, có mối quan hệ tương hỗ với nhau làm giảm chi phí sản

xuất, tạo ra hiệu quả kinh tế tương đối khá và tận dụng được thời gian lao

động nhàn rỗi.

Bên cạnh việc mở rộng diện tích đất ở cần phải quan tâm đến vấn đề cải

thiện vệ sinh môi trường nông thôn. Để có thể thực hiện tốt cần xây dựng hệ

thống cống dẫn nước thải, thu gom rác thải một cách hợp lý.

Page 129: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

112

Bảng 3.18: Định hướng sử dụng cảnh quan và đề xuất mô hình kinh tế trên tiểu

vùng II

Tiểu

vùng

Không gian ƣu

tiên phát triển

kinh tế

Không gian ƣu

tiên bảo vệ môi

trƣờng

Dạng cảnh

quan

Đề xuất mô

hình hệ kinh

tế sinh thái

II

Phát triển quần cư

nông thôn, ưu tiên

mô hình V - A - C

- Ru -TCN

Cải thiện vệ

sinh môi trường

nông thôn

N7, O4, H5,

O5, H7, L1,

L3, L4, T2

V - A - C - Ru -

TCN

3) Tiểu vùng III: Tiểu vùng cồn cát ven biển An Hải

Không gian hạn chế phát triển kinh tế, ưu tiên bảo vệ rừng phòng hộ:

Trong tiểu vùng có phần diện tích chủ yếu là đất cát (toàn xã An

Hải). Vùng đất cát ven biển là vùng sinh thái kém bền vững. Tính chất cơ

lý đất cát rất rời rạc nên khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng kém, dễ bị gió

thổi bay, tầng mặt bốc nóng trong mùa hè, các chất dinh dưỡng hữu cơ đều

quá nghèo. Với mục tiêu xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái bền vững cho

toàn tiểu vùng, thì cần đảm bảo chức năng sinh thái của pần diện tích này, tạo

điều kiện thuận lợi cho sản xuất. Trong tiểu vùng dạng cảnh quan R5 hiện

đang là diện tích rừng tròng phòng hộ (phi lao), cần tiếp tục giữ vững diện tích

rừng phòng hộ ven biển và tăng cường trồng rừng phòng hộ ven biển dạng

cảnh R6 và N8. Diện tích rừng phòng hộ hiện tại được giao cho người dân

quản lý.

Đối với phần diện tích đất cát thuộc xã An Hải

Định hướng phát triển mô hình gồm các hợp phần Rừng - Vườn - Ao -

Chuồng. Mô hình xây dựng như sau:

Xây dựng hệ thống đai cây lâm nghiệp phòng hộ (chia làm các ô), làm

ổn định cát trong các ô để cải tạo thành diện tích đất canh tác.

Page 130: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

113

Trên diện tích mỗi hộ gia đình, phần ngoài làm bờ cao hơn 1m để trồng

cây lâm nghiệp, chủ yếu là phi lao kết hợp với keo lá tràm. Dưới chân bờ

trồng các loại cây như dứa dại, rau muống biển giúp chắn gió tầng thấp.

Các đai rừng giúp giảm tốc độ gió, cố định cát trong các ô, bảo vệ nhà

cửa và các cây hòa màu trong vườn nhà.

Khi hệ thống cây lâm nghiệp đã khép tán sẽ tạo thành một thảm thực

vật, thảm thực vật có khả năng điều hòa nhiệt ẩm, cải tạo đất và điều kiện vi

khí hậu, có chức năng điều chỉnh hệ sinh thái tự nhiên và nhân sinh.

Diện tích trồng trọt được đào sâu xuống đất với độ sâu hơn 1m để trồng

các loại cây lương thực, cây thực phẩm và cây ăn quả. Các loại cây trồng này hút

nước theo đường mao dẫn trong lòng cát nên cây phát triển tốt, năng suất khá, so

với cây trồng trên đất cao gấp 2-3 lần.

Đào ao chứa nước vào mùa mưa phục vụ tưới tiêu kết hợp nuôi cá. Đào

ao sâu khoảng 1,5 - 2m ở những nơi địa thế thấp (gần khe suối), mực nước

ngầm cao.

Không gian ưu tiên phát triển du lịch tắm biển, bảo vệ tài nguyên du

lịch và môi trường nước, rác thải:

Không gian này có thể phát triển trên dạng cảnh quan cây bụi N8, khu

vực có bề mặt tương đối bằng phẳng, diện tích bãi cát lớn, độ dốc vừa phải có

tiềm năng du lịch nghỉ mát, tắm biển. Hình thức du lịch tắm biển hiện chưa

được khai thác ở đây. Khu vực này dân số tương đối ít nên thuận lợi cho việc

quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng. Song song với việc hoàn thiện hệ thống

dịch vụ du lịch cần đồng thời quan tâm đến việc cải thiện điều kiện vệ sinh

môi trường, tránh tình trạng ô nhiễm nước, rác thải ở khu du lịch.

Page 131: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

114

Bảng 3.19: Định hướng sử dụng cảnh quan và đề xuất mô hình kinh tế trên tiểu

vùng III

Tiểu

vùng

Không gian ƣu

tiên phát triển

kinh tế

Không gian ƣu

tiên bảo vệ môi

trƣờng

Dạng cảnh

quan

Đề xuất mô

hình hệ kinh

tế sinh thái

III

Hạn chế phát

triển kinh tế

Ưu tiên bảo vệ

rừng phòng hộ R5, R6 -

Ưu tiên phát

triển mô hình

nông - lâm - ngư

kết hợp

Ưu tiên phát

triển rừng trồng

và bảo vệ tài

nguyên đất,

nước

O4, H7, L1,

R5, O7

Mô hình

R-V-A-C

Ưu tiên phát

triển du lịch

nghỉ mát

Ưu tiên bảo vệ

tài nguyên du

lịch và môi

trường nước,

rác thải

N8 Du lịch tắm

biển

3) Tiểu vùng IV: Tiểu vùng đầm Ô Loan

Không gian phát triển nuôi trồng thủy sản nươc lợ, đi đôi với cải thiện

môi trường nước

Ưu tiên phát triển mô hình nuôi tôm sú, tôm thể chân trắng, nuôi hàu

trong đầm. Cần đảm bảo sự hài hòa giữa bảo vệ thiên nhiên và phát triển kinh

tế và tận dụng được một số ưu thế như: Giảm chi phí thức ăn do tôm chủ yếu

sử dụng thức ăn tự nhiên, hạn chế dịch bệnh và sự thay đổi nhiệt độ môi

trường. Mở rộng mô hình này cần có những hành động trong công tác BVMT

như sau:

- Kết hợp phát triển đa dạng thành phần loài trong hệ sinh thái đầm.

- Quản lý khai thác hợp lý các tài nguyên gắn chặt với bảo tồn cảnh

quan và nguồn gen trong hệ sinh thái của đầm.

Page 132: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

115

KẾT LUẬN

1. Lưu vực đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Khu vực có điều

kiện thời tiết khắc nghiệt cộng với việc canh tác chưa hợp lý nên việc phát triển nông

nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Thu nhập chủ yếu của người dân là từ nông - lâm

nghiệp, nuôi thủy sản nước lợ và một số nghề phụ. Việc xây dựng các mô hình kinh tế

sinh thái phục vụ phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là một yêu cầu cấp thiết.

Việc nghiên cứu đặc điểm cảnh quan, phân chia thành các đơn vị cảnh quan,

đánh giá thích nghi sinh thái cho phát triển nông - lâm nghiệp, thủy sản và đánh giá

hiệu quả kinh tế của các mô hình hệ kinh tế sinh thái hiện trạng là cở sở để định

hướng sử dụng cảnh quan hợp lý và xác lập các mô hình hệ kinh tế sinh thái bền vững

tại khu vực nghiên cứu.

2. Từ những kết quả nghiên cứu cho thấy đặc điểm các nhân tố thành tạo cảnh

quan của lưu vực đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên có những đặc điểm đặc trưng như sau:

Nền địa chất khu vực chủ yếu là phức hệ Hiệp Đức, phức hệ Vân Canh phân bố

khu vực phi Tây lưu vực và các trầm tích sông - biển, sông - sườn tích; các thành tạo

có tuổi thuộc Neogen Đệ tứ. Khu vực được chia thành 2 dạng địa hình chính: Địa hình

đồi núi xen thung lũng phía Tây Nam và địa hình đồng bằng ven biển phía Đông. Hệ

thống thủy văn trên mặt đơn giản, tài nguyên nước mặt phân bố không đều trong năm:

mùa mưa dễ bị lũ lụt, mùa khô lại hạn hán. Khu vực có những loại đất chính: đất cát

tắng xám, đất cát vàng nhạt. Thảm thực vật chủ yếu là thảm thực vật nhân tác bao

gồm thảm rừng trồng và quần xã cây công nghiệp và nông nghiệp hàng năm.

3. Trên cơ sở phân tích các hợp phần thành tạo cảnh quan (hợp phần tự nhiên

và hợp phần xã hội), hệ thống phân dạng cảnh quan lưu vưc đầm Ô Loan được xem

xét theo 2 khía cạnh:

(1) Hệ thống phân kiểu: 15 nhóm dạng và 38 dạng cảnh quan.

(2) Phân vùng cảnh quan: trên sơ sở sự phân hóa kiểu loại, khu vực nghiên cứu

được phân chia thành 4 tiểu vùng cảnh quan: (I) Tiểu vùng đồi núi thấp An Hiệp;(II)

Tiểu vùng đồng bằng An Thạch – An Cư; (III) Tiểu vùng đồng bằng cồn cát ven biển

An Hải ;(IV) Tiểu vùng đầm Ô Loan. Đặc điểm và chức năng các tiểu vùng cảnh quan

là một trong các cơ sở để đề xuất định hướng sử dụng cảnh quan phục vụ phát triển

nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản trên lưu vực.

4. Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho phát triển lâm

nghiệp, nông nghiệp và thủy sản cho thấy phần lớn diện tích khu vực thích hợp cho

các loại hình này.

Page 133: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

116

5. Từ việc phân tích các mô hình kinh tế hiện trạng khu vực, có thể thấy rằng:

đa số các mô hình sản xuất trong xã còn ở quy mô hộ gia đình, sản xuất vẫn còn mang

tính tự cung, tự cấp. Các mô hình kinh tế khá đơn giản, phụ thuộc nhiều vào điều kiện

tự nhiên, chưa được áp dụng khoa học kỹ thuật nên năng suất chưa cao. Kết quả đánh

giá hiệu quả kinh tế các mô hình kinh tế bằng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích

cho thấy: hợp phần ao, thủ công nghiệp mang lại nguồn thu nhập lớn hơn cả. Các hợp

phần vườn, chuồng có mối quan hệ chặt với nhau nhưng chưa đem lại nguồn thu nhập

lớn cho hộ gia đình. Vì vậy cần kết hợp các hợp phần có hiệu quả, tạo ra một mô hình

hệ kinh tế sinh thái bền vững cho khu vực, nâng cao hiệu quả sản xuất giúp tăng thu

nhập cho người dân.

6. Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm cảnh quan, đánh giá thích nghi sinh thái các

cảnh quan và phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình kinh tế hiện trạng, đề tài đã xây

dựng bản đồ định hướng sử dụng cảnh quan đồng thời xác lập các mô hình hệ kinh tế

sinh thái bền vững trên 4 tiểu vùng thuộc lưu vực như sau:

Tiểu vùng I:

- Không gian hạn chế phát triển kinh tế, ưu tiên phục hồi rừng phòng hộ.

- Không gian ưu tiên phát triển mô hình nông - lâm kết hợp quy mô hộ gia

đình, phát triển rừng trồng và bảo vệ tài nguyên đất, nước.

Tiểu vùng II: Không gian phát triển quần cư nông thôn, ưu tiên mô hình V-A-

C-Ru-TCN đi đôi với cải thiện vệ sinh môi trường.

Tiểu vùng III

- Không gian hạn chế phát triển kinh tế, ưu tiên bảo vệ rừng phòng hộ.

- Không gian ưu tiên phát triển du lịch nghỉ mát, bảo vệ tài nguyên du lịch và

môi trường nước, rác thải

Tiểu vùng IV: Không gian phát triển nuôi trồng thủy sản nươc lợ, đi đôi với

cải thiện môi trường nước

Page 134: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

117

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Phạm Quang Anh, Bài giảng về nhập môn kinh tế sinh thái, Hà Nội, 2005.

2. Trần Văn Bình, Lê Đình Mầu “Quá trình xói lở - bồi tụ và hiện trạng đóng –

mở cửa tại khu vực đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên”. Tạp chí khoa học và công nghệ biển,

số 3, Tr 24 -32, năm 2012.

3. Tôn Thất Chiểu, Đỗ Đình Thuận, Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, 2000.

4. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Thượng Hùng, Cơ sở cảnh

quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, NXB

Giáo dục, 1997.

5. Trương Quang Hải (Chủ trì đề tài), Ngiên cứu và xây dựng mô hình hệ kinh

tế sinh thái phục vụ phát triển bền vững cụm xã vùng cao Sa Pả - Tả Phìn Huyện Sa

Pa Tỉnh Lào Cai (Đề tài khoa học đặc biệt cấp ĐHQG).

6. Trương Quang Hải, Nguyễn Thị Hải, Kinh tế môi trường, NXB Đại học

quốc gia Hà Nội, 2006.

7. Nguyễn Cao Huần, Đánh giá cảnh quan (theo tiếp cận kinh tế sinh thái),

NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2005.

8. Nguyễn Cao Huần (chủ trì) và nnk, Đánh giá tổng hợp về hiện trạng, tiềm

năng và diễn biến sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tai biến thiên nhiên ở

vùng sinh thái đặc thù Quảng Bình - Quảng Trị, Chương trình KC.08, Bộ Khoa học

và Công nghệ, Hà Nội, 2002.

9. Ixatrenko, Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên, NXB Khoa

Học Kỹ Thuật, 1969.

10. Vũ Tự Lập, Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa Học Kỹ

Thuật Hà Nội, 1976.

11. Nguyễn Hữu Sửu, Đặc điểm hình thái và trầm tích đáy đầm Ô Loan, Tuyển

tập nghiên cứu biển II – 2, trang 201 – 209. Năm 1981.

Page 135: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

118

12. Đặng Trung Thuận, Trương Quang Hải, Mô hình hệ kinh tế - sinh thái phục

vụ phát triển nông thôn bền vững, NXB Nông nghiệp, 1999.

13. Thái Văn Trừng, Thảm thực vật rừng Việt Nam, NXB Khoa Học Kỹ Thuật,

1978.

14. Nguyễn Văn Trương, Các hệ sinh thái kém bền vững và việc lựa chọn khu

vực nghiên cứu để xây dựng mô hình làng sinh thái, Viện kinh tế sinh thái, 2006.

15. Nguyễn Văn Trương, Đất cát ven biển Việt Nam và biện pháp cải tạo, Viện

kinh tế sinh thái, 2003.

16. Trần Văn Ý, Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổng thể sử dụng hợp lý các

dải cát ven biển miền trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận, Chương trình KC - 08,

Bộ khoa học và công nghệ, Hà Nội, 2005.

17. UBND tỉnh Phú Yên “Quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Phú Yên giai

đoạn 2000 – 2001 và định hướng đến năm 2020”

18. UBND huyện Tuy An “Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội huyện Tuy An

đến năm 2020”, 2011.

19. UBND huyện Tuy An, Niên giám thống kê, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên

2012, Phú Yên, 2013.

20. UBND huyện Tuy An “Lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm

2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) huyện Tuy An”

21. UBND xã An Cư “Quy hoạch chương trình xây dựng nông thôn mới giai

đoạn 2010 – 2020 xã An Cư, huyện Tuy An”, 2010.

22. UBND xã An Hiệp “Quy hoạch chương trình xây dựng nông thôn mới giai

đoạn 2010 – 2020 xã An Hiệp, huyện Tuy An”, 2010.

23. UBND xã An Ninh Đông “Quy hoạch chương trình xây dựng nông thôn

mới giai đoạn 2010 – 2020 xã An Ninh Đông, huyện Tuy An”, 2010.

24. UBND xã An Hải “Quy hoạch chương trình xây dựng nông thôn mới giai

đoạn 2010 – 2020 xã An Hải, huyện Tuy An”, 2010.

Page 136: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

119

25. UBND xã An Thạch “Quy hoạch chương trình xây dựng nông thôn mới

giai đoạn 2010 – 2020 xã An Thạch, huyện Tuy An”, 2010.

26. Các báo cáo kinh tế xã hội năm 22012, 2013, 6 tháng đầu năm 2014 và bản

đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:25.000 thu thập được tại UBND xã An Cư, UBND

xã An Hiệp, UBND xã An Ninh Đông, UBND xã An Hải, UBND xã An Thạch.

TIẾNG ANH

27. Robert Costanza, 1991 “ECOLOGICAL ECONOMICS: The Science and

Management of Sustainability” NBX Columbia University Press, New York.

Page 137: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

120

PHỤ LỤC

I. Mẫu phiếu điều tra hộ gia đình lƣu vực đầm Ô Loan, Phú Yên

ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA ĐỊA LÝ Mã phiếu…………….

****** Thôn………………….

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH

Phiếu số:….…………………..

Xã, thôn:…….….…………….

Ngày… tháng… năm 2012

Họ và tên người được phỏng vấn ……………………………………………………………..

Tuổi........... Dân tộc............. Trình độ.............. Nghề nghiệp....................

Cõu 1: Xin ông (bà) cho biết thông tin về các thành viên của gia đình (có chung kinh tế)

trong bảng dƣới đây?

Quan hệ

Với chủ hộ

Tuổi Giới

tớnh

Học vấn Dõn tộc Nghề nghiệp

1. Chủ hộ

2. Vợ/chồng chủ hộ

3. Con chủ hộ

4. Người thân khác

1. Nam

2 . Nữ

0 = Khụng biết chữ

1 = Dưới PTTH

2 = PTTH

3 = Trung cấp nghề

4 = CĐ, ĐH, trên ĐH

1 = Kinh

2 = Khỏc

1. Nông nghiệp,

2. Thủ công nghiệp

3. Buụn bỏn

4. Dịch vụ,

5. C/nhân V/chức

6. Nghề khác

Câu 2. Mô hình hoạt động kinh tế của gia đình Ông/bà.

1. Cá thể 3. Trang trại

2. Hợp Tác xã 4. Dạng khác

Page 138: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

121

Câu 3. Diện tích đất Nông nghiệp hộ gia đình đang sử dụng?

Tổng diện

tích

(m2)

Trong đó

Đất thuê,

mƣợn đấu

thầu

Đất đƣợc giao Đất chuyển nhƣợng

1. Đất trồng cây

hàng năm

Trong đó:

- Đất trồng lúa

- Đất trồng cây CN

hàng năm

2. Đất trồng cây lâu

năm

Trong đó:

- Đất trồng cây CN

lâu năm

- Đất trồng cây ăn

quả

3. Đất lâm nghiệp

4. Đất nuôi trồng

thủy sản

Page 139: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

122

Câu 4. Tình hình trồng trọt của hộ gia đình

Cây lâu năm

Loại cây Năm

trồng

Diện

tích

(m2)

Chi Thu

Giá

giống

Phân

bón

Phòng,

chữa bệnh

Tƣới

nƣớc

Ngày

công Khác Sản lƣợng Giá bán

Xoài

Phi lao

Keo lỏ chàm

Cây ngắn ngày

Loại cây Diện tích

(m2)

Chi Thu

Giá giống Phân bón Phòng,

chữa bệnh

Tƣới

nƣớc

Ngày

cụng

Khác Sản lƣợng Giá bán

Khoai tây

Lạc

Bí đao

Khoai lang

Sắn

Ngô

Lúa

Page 140: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

123

Page 141: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

124

Câu 5. Tình hình chăn nuôi của hộ gia đình?

Vật nuôi

Chi (1000đ ) Thu Chi

Giống

Thức

ăn

Phòng,

chữa

bệnh

Công

chăm

sóc Khỏc

Sp qua

giết thịt

(kg)

Sp không

qua giết

thịt (kg) SP phụ Khác

Lợn

Trâu

Vịt

Ngan

Câu 6. Tình hình nuôi trồng thủy sản của hộ gia đình?

Diện tích

nuôi

(m2) Chi Thu

I. Nuôi trồng

thuỷ sản Giống

Thức

ăn

Phòng,

chữa

bệnh

Công

chăm sóc

Công cụ

đánh bắt Khác

Sản lượng

(kg) Khác

1. Trong đầm

Cỏ

Tôm

Thuỷ sản khỏc

2. Ao, hồ

Cỏ

Tôm

Cỏc loại khác

II. Đánh bắt

thuỷ sản

Phương

tiện

Công

suất

Chi phí (ban đầu/2006) Sản

lượng

(kg)

Giá

(1000đ) Tàu

thuyền

Nhiên

liệu Động cơ

Ngày

cụng

Cõu 7. Dịch vụ du lịch

- Hàng ăn uống □ Cho thuê nhà nghỉ □

- Cho thuê phao □ Khác □ .............................. - Thời gian làm dịch vụ trong năm:

- Vốn đầu tư: + Nhà( cửa hàng)........................

+ Bàn ghế ......................................

+ Máy bơm.......................................

+ Khác.............................................

Page 142: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

125

Cõu 8. Thủ công nghiệp

Vốn hàng năm (đ) Tổng thu hàng năm(đ)

Chế biến hải

sản

Dệt chiếu

Câu 9. Lao động

- Sử dụng lao động

- Số lao động làm trong gia đình

- Số lao động thuê

- Số lao động làm thuê

- Mức lương làm thuê bình quân trên người

Câu 10. Tổng giá trị thu nhập bằng tiền trong năm của hộ?

1. Từ trồng trọt ................................................................................................................

2. Chăn nuôi: ...................................................................................................................

3. Nuôi trồng thủy sản nước ngọt....................................................................................

4. Nuôi trồng thủy sản nước lợ........................................................................................

5. Đánh bắt thủy hải sản..................................................................................................

6. Lâm nghiệp: .............................. đồng, trong đó bảo vệ rừng: .....................................

7. Thủ cụng nghiệp: ........................................................................................................

8. Dịch vụ, buôn bán: .....................................................................................................

9. Lương, lương hưu: ......................................................................................................

10. Thu nhập khác: ............................................................................................................

Câu 11. Điều kiện nhà ở của hộ gia đình.

1. Nhà xây kiên cố (cao tầng): diện tích mặt bằng: .................................. m2

2. Nhà xây kiên cố một tầng (mái bằng): diện tích:..................... .................................

3. Nhà xây bán kiên cố (cấp 4, mái ngói): diện tích:.......................................................

4. Nhà tạm: diện tích:.......................................................

Câu 12. Những năm gần đây, gia đình vay vốn sản xuất từ nguồn nào dƣới đây:

Nguồn vay,

Hỗ trợ dự án

Giá trị tiền

vay (đồng)

Thời hạn vay

(thỏng)

Khả năng trả nợ

Đúng

hạn

Chậm hơn

thời hạn Khi trả nợ

Dự án

Vay ngân hàng

Tín dụng

Vay lãi cá nhân

Page 143: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

126

Câu 13. Trong những năm vừa qua, gia đình tham các lớp tập huấn nào để phát triển

sản xuất:

Đánh bắt hải sản □ Chế biến hải sản □

Chăn nuôi □ Trồng trọt □ Khác □

Câu 14. Gia đình cần sự giúp đỡ dƣới hình thức nào sau đây để nâng nâng cao hiệu

quả khai thác đất đai và tài nguyên thiên nhiên:

1. Vay vốn để sản xuất:

2. Hỗ trợ giống mới, năng suất, chất lượng cao:

3. Tạo điều kiện để mua được vật tư sản xuất với giá cả ổn định:

4. Tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nụng nghiệp ngắn ngày:

5. Hướng dẫn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tại ruộng:

6. Cung cấp thông tin về thị trường và tiến bộ kỹ thuật:

7. Hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm:

8. Vấn đề khác (nêu cụ thể là gì?)………………………………………………………

Câu 15. Trƣớc khi Ông/bà xây dựng mô hình kinh tế thì khu vực này là?

1. Đất hoang chưa sử dụng 4. Rừng ngập mặn

2. Mặt nước chưa sử dụng 5. Đất trồng lúa

3. Bãi bồi ven sông 6. Khác (ghi rõ)…………………

Câu 16. Nguồn thu nhập chính của gia đình hộ từ ngành nào? (lựa chọn 1 ngành

chính)

Nguồn thu Trƣớc năm 2000 2000 đến nay

1. Nông - Lâm - Ngư nghiệp

2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

3. Buôn bán

4. Dịch vụ du lịch

5. Lương, phụ cấp, trợ cấp

6. Dịch vụ khác

Câu 17. Trong công việc của mình, ông/bà thƣờng gặp những khó khăn gì dƣới đây?

1. Thiếu vốn 8. Chính sách chưa hợp lí

2. Không được hướng dẫn sử dụng vốn 9. Thiếu đất

3. Thiếu thông tin 10. Sản phẩm không cạnh tranh được

4. Thiếu lao động 11. Thị trường tiêu thụ khó khăn

5. Thiếu thị trường lao động 12. Thiên tai nhiều

6. Thiếu công cụ sản xuất 13. Môi trường ô nhiễm

7. Kiến thức kinh nghiệm 14. Khác……………………………

Xin cảm ơn ông/bà đă hợp tác!

Page 144: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

127

II. Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái đối với phát triển nông, lâm nghiệp

Phụ lục 2.1: Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái cho phát triển rừng phòng hộ lƣu

vực đầm Ô Loan

Dạng

CQ

Vị trí phòng hộ Dạng địa hình Độ dốc Tính điểm

Điểm Trọng số Điểm Trọng số Điểm Trọng số Điểm Phân hạng

R1 3 0.66 3 0.17 1 0.17 0.89 S1

R2 3 0.66 3 0.17 1 0.17 0.89 S1

N1 3 0.66 3 0.17 1 0.17 0.89 S1

N2 2 0.66 3 0.17 3 0.17 0.78 S2

I1 2 0.66 3 0.17 3 0.17 0.78 S2

R3 3 0.66 3 0.17 3 0.17 1.00 S1

N3 3 0.66 3 0.17 3 0.17 1.00 S1

I2 2 0.66 3 0.17 3 0.17 0.78 S2

O1 2 0.66 3 0.17 2 0.17 0.72

S3

H1 2 0.66 3 0.17 2 0.17 0.72 S3

N4 3 0.66 3 0.17 1 0.17 0.89 S1

O2 2 0.66 3 0.17 1 0.17 0.67 S3

H2 2 0.66 3 0.17 1 0.17 0.67 S3

N5 2 0.66 2 0.17 3 0.17 0.72 S3

R5 3 0.66 3 0.17 3 0.17 1.00 S1

R6 3 0.66 3 0.17 3 0.17 1.00 S1

O7 2 0.66 2 0.17 2 0.17 0.67 S3

I3 2 0.66 2 0.17 2 0.17 0.67 S3

N8 3 0.66 3 0.17 3 0.17 1.00 S1

Page 145: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

128

Phụ lục 2.2: Kết quả đánh giá cảnh quan cho phát triển rừng sản xuất lƣu vực

đầm Ô Loan

Dạng

CQ

Lớp phủ Dạng địa hình Loại đất Độ dốc Tầng dày Tính điểm

Điểm Trọng

số Điểm

Trọng

số Điểm

Trọng

số Điểm

Trọng

số Điểm

Trọng

số Điểm

Phân

hạng

R2 3 0.4 3 0.15 2 0.05 1 0.1 1 0.3 0.43 S2

N1 2 0.4 3 0.15 2 0.05 1 0.1 1 0.3 0.35 S3

N2 2 0.4 3 0.15 2 0.05 1 0.1 1 0.3 0.35 S3

I1 2 0.4 3 0.15 2 0.05 1 0.1 1 0.3 0.35 S3

R3 3 0.4 3 0.15 3 0.05 2 0.1 2 0.3 0.52 S1

N3 2 0.4 3 0.15 3 0.05 2 0.1 2 0.3 0.44 S2

I2 2 0.4 3 0.15 3 0.05 2 0.1 2 0.3 0.44 S2

O1 1 0.4 3 0.15 3 0.05 2 0.1 2 0.3 0.36 S3

H1 2 0.4 3 0.15 3 0.05 2 0.1 2 0.3 0.44 S2

N4 2 0.4 3 0.15 3 0.05 3 0.1 2 0.3 0.46 S2

O2 1 0.4 3 0.15 3 0.05 3 0.1 2 0.3 0.38 S3

H2 2 0.4 3 0.15 3 0.05 3 0.1 2 0.3 0.46 S2

N5 2 0.4 3 0.15 1 0.05 2 0.1 1 0.3 0.34 S3

R4 3 0.4 3 0.15 3 0.05 3 0.1 2 0.3 0.54 S1

H3 2 0.4 3 0.15 3 0.05 3 0.1 2 0.3 0.46 S2

N6 2 0.4 3 0.15 3 0.05 3 0.1 2 0.3 0.46 S2

H4 2 0.4 3 0.15 3 0.05 2 0.1 2 0.3 0.44 S2

O3 1 0.4 3 0.15 2 0.05 1 0.1 2 0.3 0.33 S3

Page 146: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

129

Phụ lục 2.3: Kết quả đánh giá tổng hợp các chie tiêu cho phát triển trồng trọt lƣu vực đầm Ô Loan

Dạng

CQ

Lớp phủ Dạng địa hình Tổng mƣa năm Độ dốc Tầng dày Tính điểm

Điểm Trọng số Điểm Trọng số Điểm Trọng số Điểm Trọng số Điểm Trọng số Điểm Phân hạng

R2 1 0.1 2 0.2 3 0.3 3 0.2 1 0.2 0.44 S2

N1 2 0.1 2 0.2 3 0.3 3 0.2 1 0.2 0.46 S2

R3 1 0.1 1 0.2 3 0.3 1 0.2 1 0.2 0.32 S3

N3 2 0.1 1 0.2 3 0.3 1 0.2 1 0.2 0.34 S3

I2 2 0.1 2 0.2 3 0.3 1 0.2 1 0.2 0.38 S3

O1 1 0.1 2 0.2 3 0.3 1 0.2 1 0.2 0.36 S3

H1 3 0.1 2 0.2 3 0.3 1 0.2 1 0.2 0.4 S3

N4 2 0.1 2 0.2 3 0.3 2 0.2 1 0.2 0.42 S2

O2 1 0.1 2 0.2 3 0.3 2 0.2 1 0.2 0.4 S3

H2 3 0.1 2 0.2 3 0.3 2 0.2 1 0.2 0.44 S2

R4 1 0.1 2 0.2 3 0.3 2 0.2 2 0.2 0.44 S2

H3 3 0.1 1 0.2 3 0.3 1 0.2 2 0.2 0.4 S3

N6 2 0.1 2 0.2 3 0.3 2 0.2 1 0.2 0.42 S2

H4 3 0.1 2 0.2 3 0.3 2 0.2 1 0.2 0.44 S2

O3 1 0.1 2 0.2 3 0.3 3 0.2 2 0.2 0.48 S2

Page 147: nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm ô loan

130

O6 1 0.1 2 0.2 3 0.3 3 0.2 2 0.2 0.48 S2

H7 3 0.1 3 0.2 3 0.3 3 0.2 3 0.2 0.6 S1

L5 3 0.1 3 0.2 3 0.3 3 0.2 3 0.2 0.6 S1

L2 3 0.1 3 0.2 3 0.3 3 0.2 3 0.2 0.6 S1

N7 2 0.1 3 0.2 3 0.3 3 0.2 3 0.2 0.58 S1

O4 1 0.1 3 0.2 3 0.3 3 0.2 3 0.2 0.56 S1

H5 3 0.1 3 0.2 3 0.3 3 0.2 3 0.2 0.6 S1

L1 3 0.1 3 0.2 3 0.3 3 0.2 3 0.2 0.6 S1

O5 1 0.1 3 0.2 3 0.3 3 0.2 3 0.2 0.56 S1

H6 3 0.1 3 0.2 3 0.3 3 0.2 3 0.2 0.6 S1

L3 3 0.1 3 0.2 3 0.3 3 0.2 3 0.2 0.6 S1

R6 1 0.1 3 0.2 3 0.3 3 0.2 2 0.2 0.52 S1

O7 1 0.1 3 0.2 3 0.3 3 0.2 2 0.2 0.52 S1

N8 2 0.1 3 0.2 3 0.3 3 0.2 2 0.2 0.54 S1