24
1 NGHIÊN CU KHOA HC CASE STUDY Tên đề tài: Áp dụng phương pháp ABC trong quản lý chi phí ti 1 doanh nghip sn xut nha ti Vit Nam (công ty TNHH Sn xut BETA) Mã s: KT.12.05 Chnhiệm đề tài : Đơn vị : ThS. Nguyn Huy Tâm Khoa Tài chính Ngân hàng Hà Ni - 2013

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CASE STUDY - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/8915/1/NHT- Ap dung ABC method- case... · Áp dụng phương pháp ABC trong quản lý chi phí

  • Upload
    dongoc

  • View
    220

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CASE STUDY - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/8915/1/NHT- Ap dung ABC method- case... · Áp dụng phương pháp ABC trong quản lý chi phí

1

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CASE STUDY

Tên đề tài:

Áp dụng phương pháp ABC trong quản lý chi phí tại 1 doanh nghiệp sản

xuất nhựa tại Việt Nam (công ty TNHH Sản xuất BETA)

Mã số: KT.12.05

Chủ nhiệm đề tài :

Đơn vị :

ThS. Nguyễn Huy Tâm

Khoa Tài chính – Ngân hàng

Hà Nội - 2013

Page 2: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CASE STUDY - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/8915/1/NHT- Ap dung ABC method- case... · Áp dụng phương pháp ABC trong quản lý chi phí

2

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài: Áp dụng phương pháp ABC trong quản lý chi phí tại 1 doanh nghiệp sản xuất nhựa

tại Việt Nam (công ty TNHH Sản xuất BETA).

Mã số: KT.12.05

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Huy Tâm

Đơn vị chủ trì: Khoa Tài chính- Ngân hàng

Thời gian thực hiện: Từ tháng 8/2012 đến tháng 5/2013

Tóm tắt kết quả thực hiện:

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Phương pháp quản lý chi phí theo hoạt động (Activity base costing) đã được áp dụng trên

thế giới cũng như các công ty đa quốc gia, tuy nhiên, tại Việt Nam, phương pháp này vẫn

được áp dụng một cách hạn chế, một phần bởi bản thân kế toán tại các doanh nghiệp chưa

hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng và phương pháp áp dụng ABC, một phần bởi các nghiên cứu

về phương pháp này vẫn còn hạn chế.

Do đó, việc xây dựng case study về phương pháp quản lý chi phí theo hoạt động là thực sự

cần thiết, ngoài mục tiêu chính là giúp sinh viên khi học môn kế toán quản trị hiểu rõ, phân

biệt và áp dụng được phương pháp ABC trong quản lý giá thành, case study cũng là tài liệu

tham khảo cho các kế toán viên của các doanh nghiệp có ý định nghiên cứu và triển khai

ABC trong quản lý chi phí và giá thành sản phẩm.

1.2. Tình hình nghiên cứu

Phương pháp quản lý chi phí theo hoạt động (ABC) đã được Kaplan đề cập từ năm 1987,

sau đó nhiều tác giả, nhiều sách về Kế toán quản trị đã nhanh chóng phát triển phương pháp

này.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc áp dụng thực tế và nghiên cứu về phương pháp ABC vẫn còn

hạn chế, một số tác giả đã đi vào tìm hiểu phương pháp ABC, nhưng dưới dạng so sánh lý

Page 3: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CASE STUDY - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/8915/1/NHT- Ap dung ABC method- case... · Áp dụng phương pháp ABC trong quản lý chi phí

3

thuyết giữa phương pháp quản lý chi phí theo hoạt động và theo phương pháp truyền thống

như “Một số vần đề về mô hình hạch toán chi phí theo hoạt động (Activity-Based Costing-

ABC) trong kế toán quản trị chi phí”, Thạc sỹ Nguyễn Thanh Huyền và Thạc sỹ Nguyễn

Thu Hoài trên website của tạp chí Khoa học Kiểm toán, tháng 8/2012.

Ngoài ra, một số giáo trình Kế toán quản trị, tác giả cũng đề cập khái quát chung về Phương

pháp quản lý chi phí theo hoạt động như Giáo trình “Kế toán Quản trị - Bài tập và Bài Giải”

của tác giả: Đặng Kim Cương và Phạm Văn Dược, hay giáo trình “Kế toán chi phí – Bài tập

và Bài giải” của tác giả: Huỳnh Lợi.

1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Giải quyết các vấn đề khoa học: Làm rõ khái niệm, các bước thực hiện khi áp dụng phương

pháp quản lý chi phí theo hoạt động (Activity based costing), phân biệt sự khác biệt giữa

quản lý chi phí theo phương pháp ABC và theo phương pháp truyền thống.

Giải quyết các vấn đề thực tiễn: Đề tài đã khảo sát, mô tả quy trình sản xuất của một doanh

nghiệp sản xuất nhựa tại Việt Nam (Công ty Beta), sau đó mô tả, tính toán, đánh giá về thực

tế áp dụng phương pháp truyền thống trong quản lý chi phí của Công ty Beta. So sánh với

việc áp dụng phương pháp ABC, đã giúp doanh nghiệp thấy sự khác biệt về việc xác định

được giá thành khác nhau của từng công đoạn, trên cơ sở đó doanh nghiệp có kế hoạch quản

lý chi phí phù hợp cũng như đưa ra giá bán phù hợp với từng sản phẩm.

1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Công ty sản xuất các sản phẩm nhựa (đặc điểm hoạt động, sản xuất, quy trình sản xuất và

phương pháp tính giá thành hiện tại)

1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu bao gồm điều tra thực tế, phỏng vấn, trao đổi, tính toán và so

sánh

Page 4: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CASE STUDY - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/8915/1/NHT- Ap dung ABC method- case... · Áp dụng phương pháp ABC trong quản lý chi phí

4

1.6. Đóng góp của đề tài

Đây là tài liệu tham khảo hữu ích và là case study được sử dụng trong quá trình giảng dạy

môn học Kế toán quản trị. Case study vừa đưa ra lí thuyết về phương pháp ABC để nhắc lại

kiến thức cho sinh viên, vừa đưa ra tình huống thực tế để giúp sinh viên hiểu được việc vận

dụng phương pháp ABC trong thực tế sẽ ra sao, hiệu quả như thế nào.

1.7. Kết cấu của đề tài

Case study được chia làm 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu về công ty TNHH sản xuất Beta

Chương 2: Cách tích giá thành hiện tại của công ty Beta theo phương pháp truyền thống

Chương 3: Áp dụng phương pháp ABC trong tính giá thành của công ty Beta

Chương 4: So sánh kết quả áp dụng 2 phương pháp và nhận xét

Chương 5: Kết luận, kiến nghị và câu hỏi thảo luận

Page 5: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CASE STUDY - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/8915/1/NHT- Ap dung ABC method- case... · Áp dụng phương pháp ABC trong quản lý chi phí

5

SUMMARY OF RESEARCH

Case study: Application of ABC method in costing management at a manufacturing

factory in Vietnam (BETA limited company).

No.: KT.12.05

Author: MA. Nguyen Huy Tam

Faculty: Banking & Finance

Time: From 8/2012 to 5/2013

Summary of research:

1.1. The necessary of case study

Activity based costing method has been applied in the World and at many multi-national

companies; however, it is a quite new topic in Vietnam. That method has not been popular

in Vietnam as the result of slow awareness of accountants, as they do not realize the nature,

role and the importance of this method. There are also not many researches mentioned about

this method.

Therefore, this case studies about the cost management mothod. This is not only necessary

for students in studying subject of Management accounting, but also as a reference

documents for accountants, who want to understand about ACB in cost management

1.2. Litterature review

Activity base costing has been mentioned in 1987 by Kaplan, after that, there are more

authors and researchers pay attention on developing of ABC methods. This method is

mentioned in most of management accounting books.

In Vietnam, there is a limitation in studying and applying ABC method, some authors have

started caring about this method; however, they just focus on theory and make a comparison

between ABC method and traditional costing method. MA Nguyen Thanh Huyen and MA

Page 6: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CASE STUDY - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/8915/1/NHT- Ap dung ABC method- case... · Áp dụng phương pháp ABC trong quản lý chi phí

6

Nguyen Thu Hoai have a publication namely “Some discussion on applying of activity

based costing” on the website of Science of auditing journal, 8/2012.

Beside that, there are some management accounting books mention about Activity based

costing methods, such as “Management Accounting- Question & Anser”, author: Dang Kim

Cuong and Pham Van Duoc, or “Costing Accounting- Question & Anser”, author: Huynh

Loi.

1.3. Objective of the research

On the basis of science: To clarify the definition, steps on applying ABC methods, identify

the differences between ABC method and traditional costing method.

On the basis of practicality: This research has observed, described the production process of

plastic manufacturing company in Vietnam (Beta company), and then go deeply in

recalculating, evaluating the current situation of applying traditional costing method and

make a comparision with the case of applying activity based costing. From the applying of

new method, the research has pointed out the difference in process costing, each process

product will be calucated with specific cost. Therefore, the board of management has better

decisions in managing the cost and seting up the selling price.

1.4. Research’s subject

The research focuses on plastic product manufacturing activities of a foreign company in

Vietnam, detail in operation process, manufacturing process, and costing method.

1.5. Research methodology

The research applies mothod of observation, internview, discussion, recalculation and

comparation.

Page 7: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CASE STUDY - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/8915/1/NHT- Ap dung ABC method- case... · Áp dụng phương pháp ABC trong quản lý chi phí

7

1.6. Contribution

This is a useful document and a case study for students and lecturers in studying of

Management accounting subject. This case study explains the theory of ABC method and

steps in applying ABC method to manage the cost of business more effectively.

1.7. Structure of research

Case study includes 5 chapters:

Chapter 1: Introduction about Beta Company

Chapter 2: The current application of traditional costing method.

Chapter 3: Application of ABC method

Chapter 4: Comparison between two methods

Chapter 5: Conclusion, suggestion and discussion questions

Page 8: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CASE STUDY - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/8915/1/NHT- Ap dung ABC method- case... · Áp dụng phương pháp ABC trong quản lý chi phí

8

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT NHỰA BETA

a. Giới thiệu về đặc điểm doanh nghiệp

Công ty TNHH Sản xuất nhựa Beta là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt

Nam, được thành lập năm 2008 theo giấy chứng nhận đầu tư của do Sở Kế hoạch và Đầu tư

tỉnh Hải Dương cấp. Công ty mẹ của công ty TNHH Sản xuất nhựa Beta là công ty Beta

Corporation Berhad, có trụ sở chính tại Malaysia.

Sơ đồ về sở hữu của Công ty TNHH Sản xuất nhựa Beta (“Công ty”) được thể hiện qua sơ

đồ sau:

BETA CORPORATION

BERHAD

BETA Plastgic

(Malaysia)

Sdn Bhd (“BPM”)

Ezec Technology

(Malaysia)

Sdn Bhd (“EZEC”)

BETA

(Vietnam)

Co., Ltd (“BTV”)

GWJ Precision Mould

(Malaysia)

Sdn Bhd (“GWJ”)

100% 100% 100% 100%

Ultraspa (m) Sdn. Bhd.

(“ULTRASPA”)

80%

MedNSpa (S) Pte. Ltd.

(“MedNSpa”)

63%

Sơ đồ 1: Cơ cấu sở hữu vốn của Công ty TNHH SX nhựa Beta

b. Đặc điểm sản phẩm sản xuất

Sản phẩm chính của Công ty là các chi tiết, linh kiện nhựa chính xác cho các thiết bị như

điều khiển ti vi, điều hòa, công tắc điện, máy in. Các sản phẩm này có đặc điểm nhỏ, độ

Page 9: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CASE STUDY - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/8915/1/NHT- Ap dung ABC method- case... · Áp dụng phương pháp ABC trong quản lý chi phí

9

chính xác cao và nhiều nên được sản xuất hàng loạt bằng máy tự động và thường được đóng

gói với số lượng hàng trăm sản phầm trong một túi đựng. Sản phẩm được sản xuất không

mang tính phổ thông (không thể bán tự do trên thị trường) mà theo yêu cầu đặt hàng của

khách hàng. Do đó, trước khi sản xuất hàng loạt Công ty sẽ sản xuất hàng mẫu và chuyển

cho bên mua hàng kiểm tra trước, nếu sản phẩm đạt yêu cầu mới tiến hành sản xuất. Trong

trường hợp sản phẩm sản xuất chưa đúng yêu cầu thì nhựa và sản phẩm đã sản xuất sẽ được

bán phế liệu.

Khách hàng chính của Công ty là các công ty sản xuất ti vi, điều hòa, máy in như Sam sung,

Panasonic.

c. Đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm

Quy trình sản xuất được tóm tắt theo sơ đồ 2 sau đây

Từ nhựa bột => Cho vào làm nóng => cho vào khuôn => Sản phẩm dở dang => Phun sơn,

phun bóng (theo yêu cầu của đơn đặt hàng) => In tên, hình trên sản phầm (theo yêu cầu của

đơn đặt hàng).

Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất nhựa

Sản phẩm của công ty có thể được tạo ra theo 4 hình thức từ 2 trường hợp sau

Nguyên vật

liệu (nhựa,

bột nhựa

thô)

Khuôn

đúc

Sản

phẩm

nhựa

thô

Thành

phẩm

Nhập

kho

hoặc

xuất bán

1

Sản

phẩm dở

dang

Phun sơn,

đánh bóng Thành

phẩm 2

In ấn Thành

phẩm

3 In ấn Thành

phẩm

Phun sơn,

đánh bóng 4

Page 10: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CASE STUDY - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/8915/1/NHT- Ap dung ABC method- case... · Áp dụng phương pháp ABC trong quản lý chi phí

10

Trường hợp 1

[1]: Nhựa sau khi làm nóng và tạo khuôn (được gọi là sản phẩm nhựa thô) sẽ nhập kho hoặc

xuất bán theo yêu cầu của khách hàng (thành phẩm 1). Trường hợp này do người mua hàng

đặt hàng khuôn nhựa, để họ tự sản xuất các chi tiết, hoặc khách hàng sẽ hoàn thiện các công

đoạn tiếp theo để hoàn thành sản phẩm nhựa.

Trường hợp 2

Sản phẩm nhựa thô sẽ được tiếp tục được chuyển đến các công đoạn tiếp theo (được gọi là

sản phẩm dở dang).

[2]: Sản phẩm dở dang được tiếp tục phun sơn, đánh bóng theo yêu cầu của khách hàng và

hoàn thành nhập kho (thành phẩm 2)

[3]: Sản phẩm dở dang được in ấn theo yêu cầu của khách hàng và hoàn thành nhập kho

(thành phẩm 3)

[4]: Sản phẩm dở dang được tiếp tục phun sơn, đánh bóng và được in ấn theo yêu cầu của

khách hàng và hoàn thành nhập kho (thành phẩm 4)

CHƢƠNG 2: CÁCH TÍNH GIÁ THÀNH CỦA CÔNG TY BETA THEO PHƢƠNG PHÁP

HIỆN TẠI (PHƢƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG)

Chi phí sản xuất sản phẩm = CP Nguyên vật liệu trực tiếp + CP nhân công trực tiếp + CP

SX chung

Trong đó:

a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp = Số lượng NVL xuất kho X Giá xuất kho

Số lượng NVL xuất kho được xác định theo phương pháp kiểm kê định kỳ =

Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL mua vào – Số lượng NVL tồn

cuối kỳ (Kilogram)

Giá xuất kho được xác định theo phương pháp bình quân cả kỳ (tính vào cuối

tháng)

b. Chi phí nhân công trực tiếp = tổng chi phí lương theo hợp đồng lao động của công

nhận trực tiếp sản xuất

Chi phí nhân công trực tiếp được phân bổ theo số lượng thành phẩm nhập kho

trong kỳ

c. Chi phí sản xuất chung = CP thuê nhà xưởng + CP điện, nước + CP bảo vệ nhà

xưởng + CP của quản đốc phân xưởng + Chi phí chung khác)

CP sản xuất chung được phân bổ theo số lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ.

Page 11: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CASE STUDY - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/8915/1/NHT- Ap dung ABC method- case... · Áp dụng phương pháp ABC trong quản lý chi phí

11

Cụ thể giá thành của các sản phẩm trong tháng 12 năm 2012 đƣợc minh họa nhƣ sau

a. Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp

Chỉ tiêu Số lượng (Kg) Đơn giá (Đ)

NVL tồn đầu kỳ 8.000 50.000

NVL mua vào trong kỳ

Ngày 2/12 10.000 40.000

Ngày 6/12 10.000 50.000

Ngày 10/12 10.000 60.000

Ngày 15/12 10.000 55.000

Ngày 25/12 20.000 45.000

Tổng mua 60.000

Số lượng tồn kho cuối kỳ 12.000

Số lượng đã xuất dùng 56.000

Đơn giá = 49.265

Tổng CP NVL = 56.000 x 49.265 = 2.758.823.529

8.000 x 50.000 + 10.000 x (40.000 + 50.000 + 60.000 + 55.000) + 20.000 x 45.000

8.000 + 60.000Đơn giá =

b. Chi phí Nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp dựa vào bảng tính lương do bộ phận nhân sự chuyển sang,

kế toán tập hợp toàn bộ lương của tháng 12 của 180 công nhân trực tiếp sản xuất ở các

bộ phận đúc khuôn, phun sơn, đánh bóng, in ấn là 900.000.000 đ

c. Chi phí sản xuất chung được tập hợp như sau

Chi phí chung ĐV: Đồng

Thuê nhà xưởng 380.000.000

Tiền điện tháng 12 300.000.000

Tiền nước 100.000.000

Tiền bảo vệ 25.000.000

Lương quản đốc phân xưởng 30.000.000

Trích khấu hao máy móc thiết bị 300.000.000

Chi phí chung khác 20.000.000

Tổng cộng 1.155.000.000

Tổng chi phí tập hợp của tháng 12 = 2.758.823.529 + 900.000.000 + 1.155.000.000 =

4.813.823.529

Page 12: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CASE STUDY - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/8915/1/NHT- Ap dung ABC method- case... · Áp dụng phương pháp ABC trong quản lý chi phí

12

Trong tháng 12, Công ty sản xuất được số lượng sản phẩm nhập kho theo bảng sau

Mã sản phẩm Loại sản phẩm Số lƣợng

thành phẩm

PSBC103ZA1 Sản phẩm nhựa thô 400.000

PNHRZA/V1 Sản phẩm nhựa đã qua phun sơn, đánh bóng 300.000

PSGP1173ZA Sản phẩm nhựa thô đã qua in ấn 200.000

PSPP1173ZA Sản phẩm nhựa đã qua phun sơn, đánh bóng & in ấn 150.000

Tổng cộng 1.050.000

Do đó, đơn giá bình quân của một sản phẩm nhựa = 4.813.823.529/1.050.000 = 4.585 đ

Hạn chế:

Đối với chi phí NVL trực tiếp: Các sản phẩm có thiết kế khác nhau sẽ yêu cầu về trọng

lượng, và chủng loại nhựa khác nhau. Nên cách tính tổng chi phí nguyên vật liệu và

phân bổ theo số lượng sản phẩm sản xuất ra là chưa phù hợp.

Đối với chi phí NC trực tiếp: Với cách tính như hiện tại, đơn giá của các sản phẩm nhựa

có đặc điểm, tính chất và mức độ phức tạp yêu cầu đòi hỏi về số lượng, trình độ nhân

công, thời gian sản xuất khác nhau nhưng lại có cùng một đơn giá.

Chi phí sản xuất chung được tập hợp và phân bổ dựa trên số lượng sản phẩm sản xuất ra

là chưa phù hợp, bởi vì các bộ phận khác nhau (Bộ phận Khuôn đúc, bộ phận Phun sơn,

đánh bóng, bộ phận in ấn) sẽ có định mức chi phí sản xuất chung khác nhau, sử dụng

loại máy móc khác nhau, nên chi phí khấu hao, chi phí điện nước cần phải tập hợp riêng

Do cách tính hiện tại, Ban Giám đốc công ty, Trưởng bộ phận sản xuất không xác định

được chi tiết chi phí cho từng loại sản phẩm sản xuất, không xác định được loại sản

phẩm nào có chi phí sản xuất cao nhất.

Do đó, công ty không xác định được sản phẩm nào mang lại lợi nhuận nhiều nhất và rất

khó để xác định được giá bán của các sản phẩm phù hợp.

Chi phí của các bộ phận chưa được kiểm soát hiệu quả, do chi phí vẫn được tập hợp rồi

phân bổ cho toàn bộ sản phẩm trong công ty.

Page 13: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CASE STUDY - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/8915/1/NHT- Ap dung ABC method- case... · Áp dụng phương pháp ABC trong quản lý chi phí

13

CHƢƠNG 3: ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP ABC TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH CHI PHÍ TỪNG

LOẠI SẢN PHẨM SẢN XUẤT

a. Tổng quan lý thuyết về phƣơng pháp ABC

Phương pháp quản lý chi phí ABC hai giai đoạn được Cooper đề xuất vào năm 1987. Trong

giai đoạn đầu, chi phí được tính vào các hoạt động theo từng trung tâm hoạt động, dựa trên

tiêu thức phân bổ chi phí. Trong các phương pháp tính chi phí truyền thống không có bước

công việc tương tự như vậy. Ở giai đoạn hai, chi phí được phân bổ từ các hoạt động đến

từng sản phẩm dựa vào mức độ sử dụng các hoạt động đối với các sản phẩm đó. Giai đoạn

này tương tự với phương pháp truyền thống, tuy nhiên, phương pháp truyền thống chỉ sử

dụng những tiêu thức phân bổ liên quan đến sản lượng của phẩm mà không xem xét đến

những yếu tố không hay không liên quan trực tiếp đến sản lượng. Một vài ví dụ của các yếu

tố không liên quan trực tiếp đến sản lượng bao gồm số giờ chuẩn bị máy, số lần chuẩn bị, số

lượng đơn hàng... Việc phân bổ những chi phí không liên quan đến sản lượng mà lại sử

dụng những phương pháp dựa trên sản lượng sẽ làm sai lệch chi phí sản phẩm. Khi sử dụng

phương pháp ABC, chi phí trực tiếp liên quan đến sản xuất (manufacturing cost) và chi phí

chung (nonmanufacturing cost) nhưng gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất như chi phí

chi trả cho nhân viên bán hàng, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu, chi phí lưu kho, chi phí

bảo trì, bảo dưỡng máy móc, đều được phân bổ vào giá thành của sản phẩm. Đây là sự khác

biệt với phương pháp tính giá theo phương pháp truyền thống, khi các chi phí mang tính

thời kỳ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, và bán hàng được ghi nhận trên báo cáo xác

định kết quả kinh doanh, mà không phân bổ vào giá thành của sản phẩm sản xuất ra.

b. Phƣơng pháp xác định chi phí theo hoạt động (ABC)

Tóm tắt các bước xác định chi phí theo phương pháp ABC được tóm tắt theo sơ đồ sau

Page 14: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CASE STUDY - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/8915/1/NHT- Ap dung ABC method- case... · Áp dụng phương pháp ABC trong quản lý chi phí

14

Theo mô hình ABC, ở bước đầu tiên, nhà quản lý cần xác định đối tượng chi phí là gì, ví dụ

như, công ty cần xác định chi phí cho mỗi sản phẩm sản xuất ra, hay chi phí theo từng

khách hàng, vì mỗi khách hàng có hoạt động giao dịch về số lượng mua, yêu cầu mua hàng

(vận chuyển, hướng dẫn sử dụng, đào tạo, bảo hành) khác nhau.

Tiếp theo đó, công ty cần xác định được các hoạt động để tạo ra sản phẩm hay liên quan đến

đối tượng chi phí vừa xác định ở trên là gì, bao gồm cả hoạt động trực tiếp và gián tiếp liên

quan đến sản xuất. Thông thường các hoạt động trực tiếp tham gia vào sản xuất thì dễ dàng

xác định chi phí theo phương pháp truyền thống, còn các hoạt động sản xuất chung như chi

phí nhận đơn đặt hàng, chi phí thiết kế, chi phí khấu hao máy móc, chi phí vận chuyển, lưu

kho, bảo hành, dịch vụ sau bán hàng, sẽ khó xác định hơn do đó việc xác định các hoạt động

liên quan đến đối tượng chi phí là cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo.

Trên cơ sở các hoạt động liên quan đến đối tượng chi phí đã được đưa ra ở trên, doanh

nghiệp sẽ nhóm các hoạt động vào từng nhóm như nhóm hoạt động nhận đơn đặt hàng,

nhóm hoạt động thiết kế sản phẩm, nhóm hoạt động liên quan đến quan hệ khách hàng,…

Xác định cơ sở đo lường là một yêu cầu quan trọng, là cơ sở để xác định đơn giá cho các

hoạt động, cơ sở đo lường sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhóm hoạt động ở trên, ví dụ như để

đo lường hoạt động của máy móc cho mục đích phân bổ chi phí khấu hao thì số giờ máy

hoạt động sẽ là cơ sở đo lường, hay số đơn đặt hàng cho hoạt động đơn đặt hàng, số lần vận

chuyển hàng cho khách hàng, số ngày lưu kho, … sẽ là cơ sở để xác định tỷ lệ hay đơn giá

trên một nhóm hoạt động.

Tổng hợp chi phí theo đối tượng

Xác định đơn giá theo hoạt động (Activity rates) Ví dụ như đơn giá 1 đơn đặt hàng, đơn giá 1 mẫu thiết kế, đơn giá 1 giờ máy hoạt động

Xác định cơ sở đo lường (Measure) Ví dụ như: số lượng đơn đặt hàng, số mẫu thiết kế, số giờ máy hoạt động

Nhóm các hoạt động (Activity cost pools) Như nhận đơn đặt hàng, thiết kế sản phẩm, sản xuất, lưu kho, vận chuyển

Xác định các hoạt động (Activities) Ví dụ như các hoạt động sản xuất Hay các hoạt động chung

Xác định đối tượng chi phí (Cost objects) Ví dụ cần xác định Chi phí sản phẩm, hay chi phí theo khách hàng

Page 15: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CASE STUDY - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/8915/1/NHT- Ap dung ABC method- case... · Áp dụng phương pháp ABC trong quản lý chi phí

15

Sau khi xác định được cơ sở đo lường thì căn cứ vào chi phí cho từng nhóm hoạt động sẽ

được chia cho tổng số hoạt động để xác định đơn giá của một hoạt động, dựa vào tổng số

nhóm hoạt động liên quan đến đối tượng chi phí để xác định chi phí của đối tượng.

c. Áp dụng ABC trong tính giá thành tại công ty Beta

Chi phí sản xuất sản phẩm của công ty Beta theo phương pháp ABC được tập hợp theo bảng

sau

Bƣớc Nội dung Chi tiết thực hiện

1 Xác định đối tượng

chi phí

Cần xác định chi phí của sản phẩm, mặc dù công ty có số

lượng sản phẩm nhiều, tuy nhiên số loại sản phẩm không

nhiều, do các sản phẩm được sản xuất hàng loạt

2 Xác định hoạt động Các hoạt động của công ty liên quan đến quá trình sản

phẩm hoàn thiện bao gồm chuẩn bị nguyên vật liệu, dập

khuôn, sản phẩm thô, đánh bóng, sơn, in ấn và lưu kho

sản phẩm hoàn thành

3 Nhóm các hoạt động Để thuận lợi cho áp dụng phương pháp ABC trong quản

lý chi phí, nhóm hoạt động liên quan đến sản xuất sản

phẩm sẽ bao gồm: (1) chuẩn bị nguyên vật liệu; (2) công

đoạn khuôn, (3) công đoạn đánh bóng; (4) công đoạn sơn;

(5) công đoạn in ấn và (6) công đoạn lưu kho

4 Cơ sở đo lường

Giải thích chi tiết ở dưới 5 Đơn giá của hoạt động

6 Tổng hợp chi phí

Cơ sở đo lƣờng & đơn giá của hoạt động

Cơ sở đo lường tại công ty Beta sẽ theo nhóm hoạt động vừa xác định được.

Trong tháng 12/2012, công ty chấp nhận và thực hiện sản xuất theo đơn đặt hàng số

SO20121001A, với số lượng sản phẩm sản xuất như sau:

Mã sản phẩm Loại sản phẩm Số lƣợng

PSBC103ZA1 Sản phẩm nhựa thô 400.000

PNHRZA/V1 Sản phẩm nhựa đã qua phun sơn 300.000

PSGP1173ZA Sản phẩm nhựa đã qua phun sơn, đánh bóng 200.000

PSPP1173ZA Sản phẩm nhựa đã qua phun sơn, đánh bóng & in ấn 150.000

Tổng cộng 1.050.000

Page 16: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CASE STUDY - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/8915/1/NHT- Ap dung ABC method- case... · Áp dụng phương pháp ABC trong quản lý chi phí

16

Bảng tổng hợp cơ sở đo lường và xác định đơn giá hoạt động

Nhóm hoạt

động

Cơ sở đo lƣờng Đơn giá của hoạt động

(1) Chuẩn bị

nguyên vật liệu;

Tính theo số lượng

nguyên vật liệu sử dụng

cho mỗi lệnh sản xuất

sản phẩm, theo từng loại

sản phẩm

3 loại sản phẩm trên được sản xuất từ cùng 1

loại nguyên vật liệu (bột nhựa). Được sản xuất

đồng thời bằng các khuôn và máy móc khác

nhau.

Do đó khi xuất nguyên vật liệu, thủ kho sẽ xác

định số lượng NVL xuất dùng cho từng loại

sản phẩm:

Chi phí nguyên vật liệu = giá xuất kho x số

lƣợng – NVL thu hồi.

(2) Công đoạn

khuôn,

Công đoạn này chủ yếu

sẽ được thực hiện tự

động bằng dây truyền

máy dập khuôn, chỉ cần

2-4 công nhân vận hành

và giám sát hoạt động

của máy. Theo đó cơ sở

đo lường chi phí sẽ bao

gồm số giờ công của

công nhân và số giờ

máy hoạt động

Chi phí nhân công trong công đoạn khuôn

được xác định = số giờ công vận hành máy x

đơn giá nhân công.

Đơn giá nhân công theo giờ = Mức lương

ngày/8 giờ

Chi phí máy hoạt động = chi phí khấu hao

máy + chi phí điện + chi phí bảo dưỡng, bảo trì

máy.

Chi phí khấu hao máy = Chi phí khấu hao máy

của 1 tháng/30 ngày/8 giờ x số giờ chạy máy

cho một loại sản phẩm

Chi phí điện được phân bổ = Tổng chi phí

điện tháng: [(30 ngày x 8 giờ) x tổng công suất

các máy hoạt động] x số giờ chạy máy x công

suất máy

Chi phí bảo trì, bảo dưỡng máy = tổng chi phí

bảo trì tháng: tổng sản phẩm dự kiến sản xuất

x số lượng sản phẩm sản xuất của từng đơn

hàng.

(3) Công đoạn

đánh bóng;

Công đoạn đánh bóng

được thực hiện bán tự

động, bao gồm công

nhân vận hành máy và

máy đánh bóng, do đó

cơ sở đo lường sẽ là số

Chi phí nhân công trong công đoạn đánh

bóng được xác định = số giờ công vận hành

máy x đơn giá nhân công.

Đơn giá nhân công theo giờ = Mức lương

ngày/8 giờ

Page 17: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CASE STUDY - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/8915/1/NHT- Ap dung ABC method- case... · Áp dụng phương pháp ABC trong quản lý chi phí

17

giờ công của công nhân

và số giờ máy vận hành

Chi phí máy hoạt động = chi phí khấu hao

máy + chi phí điện + chi phí bảo dưỡng, bảo trì

máy.

(cách xác định chi phí khấu hao, điện, bảo

dưỡng tương tự như trong giai đoạn khuôn)

(4) Công đoạn

sơn;

Công đoạn sơn được

thực hiện bán tự động,

bao gồm công nhân vận

hành máy, máy sơn tự

động và nguyên vật liệu

(sơn) sử dụng, do đó cơ

sở đo lường sẽ là số giờ

công của công nhân, số

giờ máy vận hành và số

lượng sơn sử dụng

Chi phí nhân công, chi phí máy hoạt động được xác định tương tự như ở trên.

Chi phí sơn sử dụng được xác định bằng [số

lượng sơn xuất kho sử dụng – số lượng sơn

chưa dùng thu về (thùng)] x đơn giá thùng sơn

Tùy theo yêu cầu của đơn đặt hàng, công ty sẽ

sử dụng loại sơn theo yêu cầu đã thống nhất

với khách hàng.

(5) Công đoạn

in ấn

Công đoạn in được thực

hiện bán tự động, bao

gồm công nhân vận

hành máy, máy sơn tự

động và nguyên vật liệu

(mực in) sử dụng, do đó

cơ sở đo lường sẽ là số

giờ công của công nhân,

số giờ máy vận hành và

số lượng sơn sử dụng

Chi phí nhân công, chi phí máy hoạt động được xác định tương tự như ở trên.

Chi phí mực in sử dụng được xác định bằng

[số lượng khay mực xuất kho sử dụng – số

lượng khay mực chưa dùng thu về (cái)] x đơn

giá khay mực

Tùy theo yêu cầu của đơn đặt hàng, công ty sẽ

sử dụng loại, màu mực theo yêu cầu đã thống

nhất với khách hàng.

(6) Công đoạn

lưu kho thành

phẩm

Công đoạn này được

thực hiện bằng tay, nên

cơ sở đo lường là số giờ

công nhân lưu kho, thời

gian lưu kho

Chi phí công nhân, chi phí lƣu kho(chi phí

điện, chi phí thuê nhà kho)

Tổng hợp chi phí

Page 18: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CASE STUDY - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/8915/1/NHT- Ap dung ABC method- case... · Áp dụng phương pháp ABC trong quản lý chi phí

18

Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp ABC được tóm tắt tại bảng dưới đây

Công đoạn (1) Chuẩn bị nguyên vật liệu

(2) Công đoạn khuôn đúc

Loại chi phí Số

lượng Đơn giá

Thành tiền (triệu VND)

Số lượng Đơn giá Thành tiền (triệu VND)

Chi phí NVL (nhựa) 56.000 49.265 2.758,84 Chi phí nhân công

4 x 160 h 38.462 24,62

Chi phí máy hoạt động - Chi phí khấu hao máy

2 x 160 h 833.333 266,67

- Chi phí điện

2 x 160 h 333.333 106,67

- Chi phí bảo dưỡng máy

2 x 10 h 250.000 5,00

Chi phí sơn Chi phí mực in Chi phí lưu kho Chi phí nhà xưởng 84,15

Chi phí chung khác 65,37

Tổng cộng

2.758,84

552,47

Công đoạn (3) Công đoạn đánh bóng

(4) Công đoạn sơn

Loại chi phí Số lượng Đơn giá Thành tiền (triệu VND)

Số lượng Đơn giá Thành tiền (triệu VND)

Chi phí NVL (nhựa) 200 60.000 12,00 Chi phí nhân công 6x 160 h 33.654 32,31 4 x 160 h 43.269 27,69

Chi phí máy hoạt động - Chi phí khấu hao máy 2 x 160 h 166.667 53,33 2 x 160 h 83.333 26,67

- Chi phí điện 2 x 160 h 466.667 149,33 2 x 160 h 300.000 96,00

- Chi phí bảo dưỡng máy 2 x 10 h 180.000 3,60 2 x 10 h 200.000 4,00

Chi phí sơn

30 5.000.000 150,00

Chi phí mực in Chi phí lưu kho Chi phí nhà xưởng 63,11 42,07

Chi phí chung khác 49,03 32,69

Tổng cộng

362,71

379,12

Page 19: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CASE STUDY - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/8915/1/NHT- Ap dung ABC method- case... · Áp dụng phương pháp ABC trong quản lý chi phí

19

Công đoạn (5) Công đoạn in ấn

(6) Công đoạn lưu kho thành phẩm

Loại chi phí Số lượng Đơn giá Thành tiền (triệu VND)

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền (triệu VND)

Chi phí NVL (nhựa) Chi phí nhân công 6x 160 h 36.058 34,62

Chi phí máy hoạt động - Chi phí khấu hao máy 2 x 160 h 55.556 17,78

- Chi phí điện 2 x 160 h 133.333 42,67 - Chi phí bảo dưỡng máy 2 x 10 h 200.000 4,00 Chi phí sơn

Chi phí mực in 300 150.000 45,00

Chi phí lưu kho

60,00

Chi phí nhà xưởng 31,56

Chi phí chung khác 24,51

Tổng cộng

200,13

60,00

Tổng hợp chi phí của 6 công đoạn: = 4.313,27 triệu VND

Xác định đơn giá sản phẩm theo từng công đoạn

Theo như dữ liệu ở trên, trong tháng 12, số lượng thành phẩm công ty sản xuất ra bao gồm

thành phẩm ở các giai đoạn khác nhau, có những thành phẩm ở giai đoạn này sẽ tiếp tục

được đưa vào để thực hiện quy trình sản xuất ở giai đoạn tiếp theo, như sản phẩm nhựa thô,

sau khi hoàn thành công ty nhập kho 400 nghìn sản phẩm, còn lại 300+200+150 = 650

nghìn sản phẩm được chuyển sang giai đoạn đánh bóng, sau giai đoạn này, 300 sản phẩm

được nhập kho, còn lại 350 sản phẩm được chuyển sang giai đoạn phu sơn, sau khi phun

sơn, 200 nghìn sản phẩm được nhập kho và 150 sản phẩm được chuyển sang giai đoạn in

ấn. Sau khi in ấn, 150 nghìn sản phẩm được nhập kho, giả sử không có sản phẩm dở dang ở

giai đoạn này. Như vậy trong tháng 12, công ty đã tiến hành sản xuất 1,05 triệu sản phẩm,

các sản phẩm này được dừng lại ở các giai đoạn khác nhau, theo đơn đặt hàng của khách

hàng.

Mã sản phẩm Loại sản phẩm Số lƣợng

PSBC103ZA1 Sản phẩm nhựa thô 400.000

PNHRZA/V1 Sản phẩm nhựa đã qua đánh bóng 300.000

PSGP1173ZA Sản phẩm nhựa đã qua đánh bóng + phun sơn 200.000

PSPP1173ZA Sản phẩm nhựa đánh bóng+ phun sơn + in ấn 150.000

Tổng cộng 1.050.000

Page 20: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CASE STUDY - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/8915/1/NHT- Ap dung ABC method- case... · Áp dụng phương pháp ABC trong quản lý chi phí

20

Chi phí và đơn giá sản phẩm qua từng công đoạn được tổng hợp tại bảng sau:

Từ bảng trên có thể thấy, giá thành đơn vị sản phẩm tăng dần qua các giai đoạn. Mỗi một sản phẩm trong chu kỳ sản xuất có

giá thành khác nhau. Sản phẩm nhựa thô có giá thành rẻ nhất (3.210,77), do không phải chịu các chi phí của hoạt động đánh

bóng, sơn, in ấn. Trong khi đó giá thành của sản phẩm nhựa thành phẩm đã qua đánh bóng, phun sơn, in ấn có giá thành cao

nhất: 6.186,19 do đã phản ánh toàn bộ các chi phí liên quan đến sản xuất bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí

nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí điện, chi phí bảo dưỡng máy móc, chi phí sơn, mực in và chi

phí lưu kho. Đơn giá bình quân là 4.504,43

NVL Khuôn Đánh bóng Sơn In ấn Lƣu kho

PSBC103ZA1 Sản phẩm nhựa thô 400.000 400.000 400.000 400.000 3.210,77

PNHRZA/V1 Sản phẩm nhựa đã qua đánh bóng 300.000 300.000 300.000 300.000 300.000 3.768,79

PSGP1173ZA Sản phẩm nhựa đã qua đánh bóng + phun sơn 200.000 200.000 200.000 200.000 200.000 200.000 4.851,99

PSPP1173ZA Sản phẩm nhựa đánh bóng+ phun sơn + in ấn 150.000 150.000 150.000 150.000 150.000 150.000 150.000 6.186,19

1.050.000 1.050.000 1.050.000 650.000 350.000 150.000 1.050.000 4.504,43

2.758,84 552,47 362,71 379,12 200,13 60,00

2.627,47 526,16 558,02 1.083,20 1.334,20 57,14

Tổng chi phí (Triệu đồng)

Đơn giá (Nghìn đồng)

Số lƣợng

thành phẩm

Số lƣợng theo từng công đoạn sản xuất

Đơn giáMã sản phẩm Loại sản phẩm

Tổng cộng

Page 21: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CASE STUDY - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/8915/1/NHT- Ap dung ABC method- case... · Áp dụng phương pháp ABC trong quản lý chi phí

21

CHƢƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ SO SÁNH KẾT QUẢ ÁP DỤNG 2 PHƢƠNG PHÁP XÁC

ĐỊNH CHI PHÍ TRONG QUẢN LÝ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT

Bảng tổng hợp so sánh chi phí tính giá thành sản xuất theo 2 phương pháp

Phƣơng pháp

truyền thống

Phƣơng pháp

ABC

Chênh lệch

Tổng chi phí 4.813.823.529 4.313.270.769 500.552.760

Giá thành đơn vị sản phẩm 4.584,59 4.504,43 80,16

Chi tiết giá thành đơn vị sản phẩm theo phương pháp ABC như sau:

Hai phương pháp tính giá cho 2 số liệu tổng chi phí sản xuất khác nhau là do theo phương

pháp truyền thống, toàn bộ chi phí của nhân công trong tháng được tính vào chi phí sản

xuất. Còn theo phương pháp ABC, chỉ nhân công nào trực tiếp tham gia vào sản xuất trong

từng công đoạn, thì được tính vào chi phí sản xuất dựa trên số giờ thực thế làm việc mỗi

tháng.

Phương pháp truyền thống chỉ tập hợp chi phí theo khoản mục (Nguyên vật liệu trực tiếp,

nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) mà không tính toán dựa vào số thời gian, chi

phí trong mỗi công đoạn của sản phẩm hoàn thành. Theo đó, công ty không xác định được

chi phí sản phẩm hoàn thành sau mỗi công đoạn.

Theo phương pháp ABC, doanh nghiệp xác định được chính xác giá thành của mỗi công

đoạn, trên cơ sở đó xác định được giá bán phù hợp.

Các khoản chi phí chung được phân bổ chính xác hơn dựa vào công suất máy, diện tích sàn

sử dụng.

Qua phương pháp tính giá thành này, Ban giám đốc công ty sẽ xác định được giá thành của

từng sản phẩm và có chính sách bán hàng phù hợp.

Loại sản phẩm Đơn giá

Sản phẩm nhựa thô 3.210,77

Sản phẩm nhựa đã qua đánh bóng 3.768,79

Sản phẩm nhựa đã qua đánh bóng + phun sơn 4.851,99

Sản phẩm nhựa đánh bóng+ phun sơn + in ấn 6.186,19

Bình quân 4.504,43

Page 22: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CASE STUDY - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/8915/1/NHT- Ap dung ABC method- case... · Áp dụng phương pháp ABC trong quản lý chi phí

22

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ & CÂU HỎI THẢO LUẬN

Áp dụng phương pháp ABC trong tính giá thành sẽ cho kết quả chính xác và chi tiết hơn

phương pháp truyền thống. Trên cơ sở đó các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ đưa ra các chính

sách phù hợp nhằm hạn chế các chi phí không cần thiết, có chính sách bán hàng phù hợp

cho từng loại sản phẩm.

Việc áp dụng phương pháp ABC trong tính giá thành đã giúp công ty Beta biết được nên

sản xuất sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu, nên chấp nhận đơn đặt hàng với giá bán bao

nhiêu là phù hợp, thay vì chỉ có một mức giá chung cho các loại sản phẩm như trước đây.

Đồng thời chi phí của công nhân không trực tiếp tham gia vào sản xuất sẽ không được ghi

nhận vào giá thành sản xuất sản phẩm. Công ty sẽ cân nhắc để giảm thiểu các khoản chi phí

như cắt giảm số lượng lao động dư thừa không cần thiết này.

Hiện nay rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất chưa áp dụng phương pháp ABC trong quản

lý, phân tích và tính toán giá thành sản xuất, do đó chưa xác định được bản chất của vấn đề

và nguyên nhân kết quả kinh doanh không đạt kế hoạch hay giảm sút. Một số doanh nghiệp

vẫn đang tiếp tục sản xuất hay kinh doanh các mặt hàng không có lợi nhuận, làm giảm lợi

nhuận của toàn doanh nghiệp. Để hạn chế vấn đề này, doanh nghiệp nên áp dụng phương

pháp tính giá thành theo hoạt động (ABC) cho từng loại sản phẩm của doanh nghiệp

Page 23: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CASE STUDY - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/8915/1/NHT- Ap dung ABC method- case... · Áp dụng phương pháp ABC trong quản lý chi phí

23

Câu hỏi thảo luận:

1. Tóm tắt lại các bước thực hiện quản lý chi phí theo hoạt động (ABC)?

2. Chỉ ra sự khác biệt khi tính toán chi phí theo phương pháp truyền thống và theo

phương pháp ABC?

3. So sánh chi phí của sản phẩm theo công đoạn sản xuất?

4. Đánh giá tác dụng, vai trò của phương pháp quản lý chi phí theo hoạt động?

Page 24: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CASE STUDY - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/8915/1/NHT- Ap dung ABC method- case... · Áp dụng phương pháp ABC trong quản lý chi phí

24

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Đặng Kim Cương, Phạm Văn Dược, Kế toán Quản trị - Bài tập và Bài Giải.

2. TS. Huỳnh Lợi, Kế toán chi phí – Bài tập và Bài giải.

3. PGS, TS. Nguyễn Ngọc Quang (2010), Giáo trình Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Đại

học Kinh tế Quốc dân.

4. Atrill, (2009), Management Accounting for Decision Makers, 6th edition.

5. Garrison, R. H., Noreen, E. W. and Brewer, P. C. (2010), Managerial accounting (ed.

13th

), New York.

6. Pauline Weetman, (2010), Management Accounting, 2nd Edition.

7. Robert Kaplan, Anthony Atkinson, (1998), Advanced Management Accounting, 3rd

edition.