147
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KH&CN VIỆT NAM VIỆN HOÁ HỌC ------------ PHẠM THỊ THU GIANG NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT NHIÊN LIỆU SINH HỌC TỪ RƠM RẠ LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC Hà Nội-2015

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

  • Upload
    vophuc

  • View
    242

  • Download
    13

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KH&CN VIỆT NAM

VIỆN HOÁ HỌC

------------

PHẠM THỊ THU GIANG

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO

QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT NHIÊN LIỆU SINH HỌC TỪ RƠM RẠ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

Hà Nội-2015

Page 2: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KH&CN VIỆT NAM

VIỆN HOÁ HỌC

------------

PHẠM THỊ THU GIANG

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO

QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT NHIÊN LIỆU SINH HỌC TỪ RƠM RẠ

Chuyên ngành: Hóa lý thuyết và hóa lý

Mã số: 62.44.01.19

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. Đặng Tuyết Phương

2. PGS.TS.Vũ Anh Tuấn

Hà Nội-2015

Page 3: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu

trong luận án này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ

Phạm Thị Thu Giang

Page 4: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc của mình tới tập

thể hướng dẫn khoa học PGS.TS. Đặng Tuyết Phương và PGS.TS. Vũ Anh Tuấn.

Là những người đã gợi mở cho tôi các ý tưởng khoa học và hướng dẫn tôi trong

suốt thời gian nghiên cứu luận án bằng tất cả tâm huyết và sự quan tâm hết mực

của người thầy đến nghiên cứu sinh.

Đặc biệt cảm ơn các anh, chị, em trong Phòng thí nghiệm Hóa lý bề mặt,

Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam và Phòng thí nghiệm Công nghệ

Lọc Hóa dầu và Vật liệu xúc tác hấp phụ, Viện Kỹ thuật Hóa học, Trường Đại học

Bách khoa Hà Nội đã giúp đỡ tôi rất nhiều về cơ sở vật chất, trang thiết bị thí

nghiệm, một số kỹ thuật phân tích, các kiến thức thực nghiệm, … để tôi hoàn

thành tốt chương trình nghiên cứu của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô, anh, chị và các bạn đồng nghiệp

thuộc Khoa CN Hóa học – Trường ĐHCN Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ để

tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, những người thân luôn động viên về tinh

thần, thời gian và vật chất để tôi có động lực trong công việc và nghiên cứu khoa

học.

TÁC GIẢ

Phạm Thị Thu Giang

Page 5: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

MỞ ĐẦU………………………………………………………………………... 1

1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………. 1

2. Mục tiêu của luận án……………………………………………………….... 3

3. Nội dung của luận án………………………………………………………... 3

Chương 1. TỔNG QUAN………………………………………………………. 4

1.1. Giới thiệu về rơm rạ và các phương pháp chuyển hóa rơm rạ…………….. 4

1.1.1. Rơm rạ………………………………………………………………… 4

1.1.2. Các phương pháp chuyển hóa rơm rạ..………………………………... 5

1.1.3. Nhiệt phân rơm rạ…………………………………………………….. 7

1.2. Xúc tác FCC……………………………………………………………….. 16

1.2.1. Thành phần của xúc tác FCC…………………………………………. 16

1.2.2. Nguyên nhân gây suy giảm hoạt tính xúc tác……………………….... 21

1.3. Điatomit………………………………………………………………….... 22

1.3.1. Thành phần hóa học của điatomit…………………………………….. 22

1.3.2. Cấu trúc của điatomit…………………………………………………. 23

1.4. Quá trình hydro đề oxy hóa (HDO)……………………………………….. 23

1.4.1. Giới thiệu về quá trình HDO…………………………………………. 23

1.4.2. Hóa học của các chất điển hình trong dầu sinh học………………….. 25

1.4.3. Cơ chế tâm hoạt động của xúc tác trong phản ứng HDO…………….. 28

1.4.4. Cơ chế hình thành sản phẩm trong phản ứng HDO…………………... 31

1.5. Tình hình nghiên cứu ứng dụng xúc tác FCC thải, nhiệt phân rơm rạ và

nâng cấp dầu nhiệt phân trên thế giới và ở Việt Nam……………………..

33

Chương 2. THỰC NGHIỆM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 37

Page 6: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

2.1. Nguyên liệu, hóa chất và dụng cụ…………………………………………. 37

2.2. Tổng hợp xúc tác………………………………………………………….. 37

2.2.1. Tổng hợp xúc tác cho quá trình nhiệt phân rơm rạ…………………… 37

2.2.2. Tổng hợp xúc tác cho quá trình HDO bio-oil………………………… 39

2.3. Các phương pháp đặc trưng xúc tác……………………………………….. 43

2.3.1. Phương pháp nhiễu xạ Rơnghen (XRD)……………………………… 43

2.3.2. Phương pháp phổ hấp thụ hồng ngoại (IR)…………………………… 44

2.3.3. Phương pháp đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ nitơ………………… 45

2.3.4. Phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM)……………………………. 47

2.3.5. Phương pháp phân tích nhiệt…………………………………………. 47

2.3.6. Phương pháp khử hấp phụ amomiac theo chương trình nhiệt độ……. 48

2.3.7. Phương pháp khử theo chương trình nhiệt độ (TPR-H2)……………... 49

2.3.8. Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử AAS ………………………….. 50

2.3.9. Phương pháp phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX)………………….. 50

2.3.10. Phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân rắn MAS-NMR ……………. 51

2.3.11. Phương pháp phổ quang điện tử tia X (XPS)……………………….. 52

2.4. Phân tích nguyên liệu và sản phẩm……………………………………….. 53

2.4.1. Phân tích rơm rạ………………………………………………………. 53

2.4.2. Phân tích nguyên tố…………………………………………………… 54

2.4.3. Xác định nhiệt trị của sản phẩm lỏng hữu cơ……………………….... 55

2.4.4. Phương pháp phân tích sắc ký khí GC/MS…………………………… 55

2.5. Nghiên cứu chuyển hóa rơm rạ……………………………………………. 56

2.5.1. Nhiệt phân rơm rạ…………………………………………………….. 56

2.5.2. Phản ứng hydro đề oxy hóa (HDO)…………………………………... 58

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN……………………………………... 61

3.1. Nhiệt phân rơm rạ…………………………………………………………. 61

3.1.1. Đặc trưng xúc tác……………………………………………………... 61

Page 7: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

3.1.1.1. Xúc tác FCC thải và xúc tác FCC biến tính……………………...

3.1.1.2. Điatomit…………………………………………………………..

62

67

3.1.2. Rơm rạ………………………………………………………………..

3.1.2.1. Thành phần nguyên tố…………………………………………….

3.1.2.2. Thành phần hóa học………………………………………………

3.1.2.3. Phổ hồng ngoại (IR)……………………………………………....

3.1.2.4. Phân tích nhiệt rơm rạ …………………………………………....

71

71

71

72

73

3.1.3. Nhiệt phân rơm rạ……………………………………………………..

3.1.3.1. Nhiệt phân không xúc tác………………………………………....

3.1.3.2. Nhiệt phân có xúc tác……………………………………………..

74

74

76

3.1.4. Phân tích pha hữu cơ của sản phẩm lỏng……………………………..

3.1.4.1. Chưng tách sản phẩm pha hữu cơ………………………………...

3.1.4.2. Nhiệt trị…………………………………………………………....

3.1.4.3. Thành phần nguyên tố…………………………………………….

80

81

81

82

3.2. Quá trình hydro đề oxy hóa (HDO)……………………………………….. 83

3.2.1. Đặc trưng xúc tác……………………………………………………...

3.2.1.1. Ảnh hưởng của chất kích hoạt (promotor) – hiệu ứng pha tạp……

3.2.1.2. Ảnh hưởng của phương pháp tổng hợp xúc tác…………………...

3.2.1.3. Ảnh hưởng của bề mặt chất mang…………………………………

83

83

89

98

3.2.2. Đánh giá hoạt tính, độ chọn lọc của xúc tác…………………………..

3.2.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ chuyển hóa guaiacol…………….

3.2.2.2. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến độ chuyển hóa guaiacol……………………………………………………………………………

3.2.2.3. Ảnh hưởng của chất kích hoạt đến độ chuyển hóa guaiacol………

3.2.2.4. Ảnh hưởng của phương pháp tổng hợp xúc tác…………………....

3.2.2.5. Ảnh hưởng của bề mặt chất mang…………………………………

3.2.2.6. So sánh khả năng xúc tác của hệ NiCu-SiO2(S) với hệ xúc tác kim loại quý Pt/SiO2 và Ru/SiO2……………………………………………………….

103

104

107

109

110

111

113

3.2.3. Hydro đề oxy hóa dầu sinh học (bio-oil)…………………………….. 114

KẾT LUẬN………………………………………………………………………. 118

Đóng góp mới của luận án………………………………………………………. 120

Danh mục các công trình đã công bố…………………………………………...

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………

121

123

Page 8: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

AAS: Atomic Absorption Spectroscopy (Phổ hấp thụ nguyên tử)

BET: Phương pháp đẳng nhiệt hấp phụ, khử hấp phụ nitơ

EDX: Energy-dispersive X-ray spectroscopy (Phổ tán xạ năng lượng tia X)

FCC: Fluid Catalytic Cracking

GC/MS: Gas Chromatography Mass Spectometry (Sắc ký khí ghép khối phổ)

HDN: Hydrodenitrogenation (Hidro đề nitơ hóa)

HDO: Hydrodeoxygenation (Hydro đề oxi hóa)

HDS: Hydrodesunfonation (Hydro đề sunfo hóa)

MAS NMR: Magic Angel Spinning Nuclear Magnetic Resonance (Cộng hưởng từ hạt nhân rắn)

SEM: Scanning Electron Microscopy (Kính hiển vi điện tử quét)

TEM: Transmission Electron Microscopy (Hiển vi điện tử truyền qua)

TPD-NH3: Khử hấp phụ NH3 theo chương trình nhiệt độ

TPR-H2: Khử hóa bằng hydro theo chương trình nhiệt độ

TEOS: Tetraetylorthosilicat ((C2H5O2)4Si)

XRD: X-Ray diffraction (Nhiễu xạ tia X)

XPS: X-ray Photoelectron Spectroscopy (Quang điện tử tia X)

Page 9: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Một số chỉ số và thành phần của dầu sinh học và dầu thô …………… 10

Bảng 1.2. Thành phần hóa học của điatomit……………………………………... 22

Bảng 1.3. Một số thành phần (% khối lượng) của bio-oil từ các nguồn sinh khối………………………………………………………………………………..

26

Bảng 1.4. Thành phần hóa học chính trong dầu sinh học……………………….... 26

Bảng 1.5. Năng lượng hoạt hóa và năng lượng liên kết của một số hợp chất chứa oxy…………………………………………………………………………………

27

Bảng 1.6. Tổng hợp những hệ xúc tác khác nhau cho phản ứng HDO…………... 28

Bảng 2.1. Kí hiệu các mẫu xúc tác tổng hợp cho phản ứng HDO………………... 43

Bảng 3.1. Hàm lượng một số kim loại nặng trong xúc tác FCC biến tính và FCC mới………………………………………………………………………………...

65

Bảng 3.2. Thành phần nguôn tố của điatomit chưa xử lý và điatomit axit hóa….. 67

Bảng 3.3. Thành phần nguyên tố của rơm rạ……………………………………... 71

Bảng 3.4. Thành phần hóa học của rơm rạ……………………………………….. 71

Bảng 3.5. Thành phần các chất vô cơ trong tro rơm rạ………………………….... 72

Bảng 3.6. Phân bố sản phẩm nhiệt phân ở các nhiệt độ khác nhau………………. 75

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nhiệt độ nhiệt phân khi dùng xúc tác FCC-BT……...... 77

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của hàm lượng chất xúc tá FCC-BT………………………. 78

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của thành phần chất xúc tác……………………………….. 79

Bảng 3.10. Hiệu suất sản phẩm chưng tách pha hữu cơ………………………….. 80

Bảng 3.11. Nhiệt trị của sản phẩm hữu cơ (nhiệt phân rơm rạ ở 4500C)…………. 81

Bảng 3.12. Thành phần nguyên tố của sản phẩm hữu cơ (% theo khối lượng)....... 82

Bảng 3.13. Các thông số đặc trưng cấu trúc Ni-SiO2(S) và NiCu-SiO2(S)………. 85

Bảng 3.14. Thành phần hóa học của các xúc tác Ni-SiO2(S) và NiCu-SiO2(S)….. 86

Bảng 3.15. Các thông số đặc trưng của cấu trúc xúc tác…………………………. 93

Bảng 3.16. Thành phần hóa học của các xúc tác…………………………………. 94

Bảng 3.17. Các thông số đặc trưng cấu trúc……………………………………… 100

Page 10: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

Bảng 3.18. Thành phần hóa học của các xúc tác…………………………………. 101

Bảng 3.19. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ chọn lọc sản phẩm HDO…………… 106

Bảng 3.20. Ảnh hưởng của thời gian đến độ chọn lọc sản phẩm HDO…………. 108

Bảng 3.21. Ảnh hưởng của hiệu ứng pha tạp…………………………………….. 109

Bảng 3.22. Ảnh hưởng của phương pháp tổng hợp………………………………. 110

Bảng 3.23. Ảnh hưởng của bề mặt chất mang……………………………………. 111

Bảng 3.24. Độ chuyển hóa và độ chọn lọc HDO của xúc tác NiCu-SBA-15(S)… 112

Bảng 3.25. Độ chuyển hóa và độ chọn lọc của các xúc tác NiCu-SiO2(S), Pt/SiO2(T), Ru/SiO2(T)……………………………………………………………

114

Bảng 3.26. Kết quả phân tích GC/MS bio-oil trước và sau khi HDO……………. 115

Bảng 3.27. Kết quả phân tích nguyên tố………………………………………….. 117

Page 11: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Thành phần hóa học của rơm rạ ………………………………………. 4

Hình 1.2. Sơ đồ quá trình chuyển hóa xenlulozơ…………………………………...

5

Hình 1.3. Cơ chế nhiệt phân xenlulozơ không xúc tác……………………………...

12

Hình 1.4. Cơ chế nhiệt phân xenlulozơ trên xúc tác axit rắn……………………….

14

Hình 1.5. Các hợp phần chính của xúc tác FCC…………………………………. 17

Hình 1.6. Các con đường chuyển hóa biomass…………………………………... 24

Hình 1.7. Cơ chế phản ứng HDO trên các hệ xúc tác……………………………. 30

Hình 1.8. Cơ chế hình thành sản phẩm trong phản ứng HDO…………………… 32

Hình 2.1. Sơ đồ cấy nguyên tử nhôm và xúc tác………………………………… 38

Hình 2.2. Quy trình biến tính FCC thải………………………………………….. 38

Hình 2.3. Quy trình tổng hợp nano SiO2………………………………………… 40

Hình 2.4. Quy trình tổng hợp SBA-15…………………………………………… 41

Hình 2.5. Quy trình điều chế xúc tác theo phương pháp tẩm……………………. 42

Hình 2.6. Sơ đồ tia tới và tia phản xạ trên tinh thể………………………………. 43

Hình 2.7. Các dạng đường đẳng nhiệt hấp thụ khử hấp phụ…………………….. 46

Hình 2.8. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của P/V………………………………... 46

Hình 2.9. Sơ đồ phương pháp SEM……………………………………………… 47

Hình 2.10. Mô hình sơ đồ hệ nhiệt phân………………………………………… 56

Hình 2.11. Hình ảnh hệ thiết bị nhiệt phân………………………………………. 56

Hình 2.12. Mô hình sơ đồ hệ chưng tách………………………………………… 58

Hình 2.13. Mô hình sơ đồ hệ hoạt hóa xúc tác…………………………………... 59

Hình 2.14. Hình ảnh thiết bị hoạt hóa xúc tác…………………………………… 59

Hình 2.15. Mô hình sơ đồ hệ phản ứng HDO……………………………………. 60

Hình 2.16. Hình ảnh thiết bị phản ứng HDO…………………………………….. 61

Page 12: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

Hình 3.1. Giản đồ phân tích nhiệt của FCC thải ở tốc độ gia nhiệt 50C/phút…… 62

Hình 3.2. Giản đồ IR của FCC thải (a), FCC nung (b), FCC biến tính (c)………. 62

Hình 3.3. Giản đồ XRD của FCC thải, FCC nung, FCC biến tính và zeolit Y chuẩn………………………………………………………………………………

63

Hình 3.4. Ảnh SEM của FCC thải (a), FCC biến tính (b)………………………... 63

Hình 3.5. Phổ EDX của mẫu FCC thải…………………………………………… 64

Hình 3.6. Phổ EDX của mẫu FCC biến tính……………………………………… 64

Hình 3.7. Giản đồ TPD-NH3 của mẫu FCC thải và FCC biến tính………………. 65

Hình 3.8. Đường đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ N2 và phân bố kích thước mao quản của mẫu xúc tác FCC biến tính………………………………………...

66

Hình 3.9. Ảnh SEM của điatomit (A) và điatomit axit hóa (B)………………….. 67

Hình 3.10. Đường đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ của điatomit axit hóa…….. 68

Hình 3.11. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 27AlMAS-NMR(A) và 29SiMAS-NMR (B) của điatomit trước và sau khi axit hóa………………………………………...

69

Hình 3.12. Giản đồ TPD – NH3 của điatomit trước và sau khi axit hóa…………. 70

Hình 3.13. Phổ hồng ngoại của rơm rạ…………………………………………… 72

Hình 3.14. Giản đồ phân tích nhiệt rơm rạ ở các tốc độ gia nhiệt khác nhau……. 74

Hình 3.15. Đồ thị ảnh hưởng của nhiệt độ nhiệt phân không xúc tác đến hiệu suất sản phẩm……………………………………………………………………..

75

Hình 3.16. Đồ thị ảnh hưởng của nhiệt độ nhiệt phân có xúc tác đến hiệu suất sản phẩm………………………………………………………………………….

77

Hình 3.17. Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác nhiệt phân đến hiệu suất sản phẩm………………………………………………………………………………

78

Hình 3.18. Hình ảnh các phân đoạn sản phẩm hữu cơ…………………………… 81

Hình 3.19. Giản đồ XRD của hai xúc tác Ni-SiO2 (S) và NiCu-SiO2 (S)……….. 83

Hình 3.20. Ảnh TEM của hai xúc tác Ni-SiO2 (S) và NiCu-SiO2 (S)…………… 84

Hình 3.21. Đường đẳng nhiệt hấp phụ/khử hấp phụ nitơ và đường phân bố đường kính mao quản của hai xúc tác Ni-SiO2 (S) và NiCu-SiO2 (S)……………

84

Hình 3.22. Phổ FTIR của xúc tác Ni-SiO2 (S) và NiCu-SiO2 (S)………………... 85

Hình 3.23. Phổ EDX của hai xúc tác Ni-SiO2 (S) và NiCu-SiO2 (S)…………..... 86

Page 13: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

Hình 3.24. Quang phổ XPS của xúc tác Ni-SiO2 (S) và NiCu-SiO2 (S)…………. 87

Hình 3.25. Giản đồ TPR – H2 của hai xúc tác Ni-SiO2 (S) và NiCu-SiO2 (S)…… 89

Hình 3.26. Ảnh TEM của các mẫu xúc tác……………………………………….. 90

Hình 3.27. Ảnh TEM của xúc tác NiCu-SBA-15(S) và NiCu/SBA-15 (T)……… 90

Hình 3.28. Giản đồ XRD của các xúc tác NiCu/SiO2 (T) và NiCu-SiO2 (S)…….. 91

Hình 3.29. Giản đồ XRD góc nhỏ và góc lớn của NiCu-SBA-15 (S), NiCu-SBA-15 (T)……………………………………………………………………………...

92

Hình 3.30. Đường đẳng nhiệt khử hấp phụ của các xúc tác NiCu/SiO2 (T) và NiCu-SiO2 (S), NiCu-SBA-15 (S), NiCu-SBA-15 (T)……………………………

93

Hình 3.31. Phổ EDX của xúc tác NiCu/SiO2 (T) và NiCu-SBA-15 (S)…………. 94

Hình 3.32. Quang phổ XPS của A: NiCu-SiO2(S); B:NiCu/SiO2(T); C:NiCu-SBA-15(S)………………………………………………………………………...

96

Hình 3.33. Giản đồ TPR-H2 của các xúc tác NiCu/SiO2 (T) và NiCu-SiO2 (S), NiCu-SBA-15 (S), NiCu-SBA-15 (T)…………………………………………….

97

Hình 3.34. Giản đồ XRD của các xúc tác NiCu/SiO2(T) và NiCu/SBA-15(T)….. 98

Hình 3.35. Ảnh TEM chất mang SiO2(A), SBA-15(C) và của xúc tác NiCu/SiO2(T) (B), NiCu/SBA-15(T) (D)…………………………………………

99

Hình 3.36. Đường đẳng nhiệt hấp phụ/khử hấp phụ nitơ của chất mang SiO2, SBA-15, và của xúc tác NiCu/SiO2(T), NiCu/SBA-15(T)……………………….

100

Hình 3.37. Phổ XPS của xúc tác NiCu/SBA-15(T) (A) và NiCu/SiO2 (T) (B)…. 102

Hình 3.38. Giản đồ TPR-H2 của xúc tác NiCu/SiO2(T) và NiCu/SBA-15(T)…… 103

Hình 3.39. Phổ sắc ký đồ GC/MC của sản phẩm quá trình HDO guaiacol với xúc tác NiCu-SiO2(S) ở 3200C, 50at, 3giờ…………………………………………….

105

Hình 3.40. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ chuyển hóa guaiacol………………... 105

Hình 3.41. Sơ đồ chuyển hóa guaiacol…………………………………………… 106

Hình 3.42. Ảnh hưởng của thời gian đến độ chuyển hóa và độ chọn lọc HDO guaiacol……………………………………………………………………...........

108

Hình 3.43. Độ chọn lọc HDO của xúc tác NiCu-SiO2(S) và Ni-SiO2(S)………… 109

Hình 3.44. Độ chọn lọc HDO của xúc tác NiCu-SiO2(S), NiCu/SiO2(T)………... 110

Hình 3.45. Độ chọn lọc HDO của xúc tác NiCu/SiO2(T), NiCu/SBA-15………... 111

Hình 3.46. Độ chọn lọc HDO của xúc tác NiCu-SiO2(S), Pt/SiO2(T)……………. 116

Page 14: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu sử dụng nhiên liệu ngày càng

tăng mà nguồn nhiên liệu chính đang được sử dụng là nhiên liệu hóa thạch từ dầu mỏ

được khai thác triệt để, ngày càng cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà

kính. Do vậy nhiên liệu tái tạo như etanol sinh học, diesel sinh học (từ mía, tinh bột

sắn, dầu - mỡ động thực vật) hoặc dầu sinh học bio-oil (từ nguồn gốc sinh khối -

biomass) đang được đặc biệt quan tâm, có thể thay thế một phần nhiên liệu từ dầu mỏ

[1]. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện đang sử dụng một phần nhiên liệu sinh

học như trong E5, E10 (xăng chứa 5%, 10% etanol sinh học) và B5, B10 (diesel chứa

5%, 10% diesel sinh học) và tiến tới nâng cao tỷ lệ trên. Tuy nhiên, việc sản xuất

etanol sinh học chủ yếu từ nguồn tinh bột sắn, gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực

quốc gia cũng như vấn đề gây ô nhiễm môi trường (đất bạc màu, xử lý chất thải rắn,

lỏng từ nhà máy sản xuất etanol,…). Một trong những quá trình sản xuất nhiên liệu

sinh học khả thi là quá trình nhiệt phân sinh khối (biomass) như các phụ phẩm hoặc

phế thải trong sản xuất, sinh hoạt có nguồn gốc hữu cơ, phế thải nông lâm nghiệp (rơm

rạ, trấu, bã mía, thân ngô, mùn cưa, gỗ vụn,…) do nguồn nguyên liệu này phong phú

và không ảnh hưởng tới vấn đề an ninh lương thực.

Nhiệt phân biomass là quá trình cracking hợp chất lignoxenlulozơ chứa trong

biomass nhằm tạo ra dầu thô sinh học (bio-oil), khí và than. Hiện nay, bio-oil được

xem như là một trong những nguồn nhiên liệu tiềm năng thay thế dần cho nguồn nhiên

liệu hóa thạch. Tuy vậy quá trình sản xuất và sử dụng bio-oil còn nhiều hạn chế vì hiệu

suất thu hồi bio-oil thấp. Hơn nữa, các tính chất cố hữu của bio-oil như nhiệt trị thấp,

khả năng oxy hóa cao, tính axit ăn mòn kim loại, khả năng bay hơi không hoàn toàn,

không thể pha trộn với các nhiên liệu dầu mỏ, tính không bền nhiệt và bền hoá so với

dầu khoáng là những hạn chế đáng kể trong việc sử dụng chúng [2,3]. Để có thể sử

dụng được bio-oil vào trong công nghiệp và đời sống thì vấn đề cấp thiết cần phải giải

quyết đó là:

- Nâng cao hiệu suất thu hồi sản phẩm lỏng (bio-oil)

Page 15: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

2

- Nâng cấp chất lượng bio-oil tạo ra nhiên liệu sinh học (bio-fuels) đạt tính chất

tương đương với nhiên liệu hóa thạch bằng các quá trình chế biến sâu hơn.

Hướng đi có tính khả thi nhất hiện nay nhằm nâng cao hiệu suất và chất lượng

của sản phẩm lỏng (bio-oil) là nghiên cứu và sử dụng xúc tác phù hợp có thể điều

khiển được quá trình chuyển hóa biomass tạo ra sản phẩm có giá trị như mong muốn.

Xúc tác sử dụng cho quá trình nhiệt phân biomass thực chất là xúc tác cracking,

mà thông thường là các chất xúc tác axit rắn như: aluminosilicat, zeolit Y, ZSM-5, Al-

MCM-41, Al-SBA-15... Trong công nghệ lọc dầu, xúc tác cracking đã được thương

mại hóa là xúc tác FCC. Lượng xúc tác này thải ra từ các nhà máy lọc hóa dầu ở Việt

Nam là rất lớn (15-20 tấn/ngày). Vấn đề xử lý xúc tác FCC thải ngày càng trở nên

quan trọng và được quan tâm nhiều hơn. Gần đây, một số công trình nghiên cứu sử

dụng xúc tác FCC thải làm vật liệu giao thông hoặc chất độn trong xi măng hay tái

sinh để sử dụng làm xúc tác cho quá trình chuyển hóa cao su phế thải, cracking cặn

dầu nhờn thải thu nhiên liệu. Một ý tưởng mới của luận án là tái sử dụng xúc tác thải

FCC chế tạo ra chất xúc tác mới, đặc hiệu sử dụng trong quá trình sản xuất nhiên liệu

sinh học từ rơm rạ. Để nâng cấp sản phẩm bio-oil từ quá trình nhiệt phân, thì việc

nghiên cứu tổng hợp một số chất xúc tác để định hướng cho quá trình hydro đề oxy

hóa (HDO) cũng đang là một hướng đi mới. Hệ xúc tác hiệu quả cho quá trình này là

các kim loại quý trên chất mang như Pt, Ru, Pd trên chất mang silica, alumina,

ziriconia… Tuy nhiên, những xúc tác này có giá thành cao, dễ bị ngộ độc, khó thu hồi

và tái sử dụng [3,4]. Việc tổng hợp hệ xúc tác mới thay thế hệ xúc tác kim loại quý

hiếm với giá thành rẻ hơn nhiều và có hoạt tính tương đương như hệ xúc tác Ni-Cu,

Ni-Mo, Ni-Co,…trên chất mang hiện đang được đặc biệt chú ý nghiên cứu và phát

triển [5,6]. Theo các tài liệu đã công bố mới đây, hệ xúc tác lưỡng kim loại Ni-Cu

đang được đánh giá là có nhiều ưu điểm nhất với những tính chất ưu việt mà hệ xúc

tác đơn kim loại Ni không có được.

Việt Nam là một nước nông nghiệp lúa nước, nguồn rơm rạ là rất dồi dào với sản

lượng khoảng 30 triệu tấn/năm và chúng chủ yếu được xử lí bằng cách đốt để lấy tro

bón cho đồng ruộng. Tuy nhiên việc đốt trực tiếp rơm rạ trên cánh đồng đã gây ô

nhiễm trầm trọng đối với môi trường như tạo khói, bụi đồng thời phát thải ra một

lượng rất lớn khí CO2, CO và CH4 gây ảnh hưởng hiệu ứng nhà kính. Do đó việc sử

Page 16: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

3

dụng rơm rạ như một nguồn sinh khối vừa làm nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa

thành sản phẩm có giá trị hơn (nhiên liệu sinh học) vừa góp phần giải quyết vấn đề ô

nhiễm môi trường đang rất được quan tâm. Cho đến nay, chưa có công trình nào liên

quan đến tạo nhiên liệu sinh học từ sinh khối rơm rạ bằng phương pháp nhiệt phân

rơm rạ và nâng cấp bio-oil có sử dụng xúc tác. Đây là một hướng đi mới có nhiều ưu

điểm tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có giá rẻ, đáp ứng được một số tiêu chí của Hóa

học xanh góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhằm tạo ra nguồn nhiên liệu sạch

với hiệu suất và chất lượng cao, từng bước thay thế nhiệu liệu dầu khoáng.

Xuất phát từ những thực tế trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu tổng

hợp hệ xúc tác hiệu quả cho quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học từ rơm rạ”, với các

nội dung nghiên cứu chính như sau:

2. Mục tiêu của luận án

- Nghiên cứu chế tạo xúc tác trên cơ sở FCC thải được biến tính và điatomit axit

hóa sử dụng cho quá trình nhiệt phân rơm rạ tạo ra dầu sinh học (bio-oil) với hiệu suất

cao.

- Tổng hợp và khảo sát hoạt tính của hệ xúc tác Ni-Cu/chất mang (SiO2, SBA-15)

để có hoạt tính tương đương xúc tác kim loại quý (Pt, Ru/chất mang) sử dụng cho quá

trình hydro đề oxy hóa (HDO) nhằm nâng cấp bio-oil.

3. Nội dung của luận án

- Tái sinh và biến tính xúc tác FCC thải từ nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng cách

đốt cốc và cấy nhôm vào FCC, bổ sung điatomit axit hóa để tạo xúc tác hợp phần

(FCC biến tính+điatomit axit hóa) sử dụng cho quá trình nhiệt phân rơm rạ.

- Tổng hợp các hệ xúc tác lưỡng kim loại chứa Ni và Cu trên chất mang khác

nhau (SiO2, SBA-15) bằng phương pháp sol-gel và phương pháp tẩm.

- Sử dụng xúc tác hợp phần (FCC biến tính+ điatomit axit hóa để nâng cao hiệu

suất và chất lượng của sản phẩm dầu nhiệt phân từ rơm rạ.

- Khảo sát hoạt tính của hệ xúc tác lưỡng kim loại chứa Ni và Cu trong phản ứng

hydro đề oxy hóa trên chất mô hình guaiacol, từ đó lựa chọn chất xúc tác và điều kiện

thích hợp thực hiện quá trình nâng cấp dầu nhiệt phân nhằm làm giảm hàm lượng oxy

trong dầu nhiệt phân.

Page 17: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

4

Chương 1

TỔNG QUAN

1.1. Giới thiệu về rơm rạ và các phương pháp chuyển hóa rơm rạ

1.1.1.Rơm rạ

Biomass nói chung và rơm rạ nói riêng có nguồn gốc thực vật là sản phẩm của quá

trình quang hóa từ các thành phần có sẵn trong không khí: CO2, nước và ánh sáng

[7,8]. Thông qua quá trình quang hợp, chlorophyll trong thực vật đóng vai trò như một

chất xúc tác quang hấp thu ánh nắng mặt trời thực hiện quá trình chuyển hóa khí CO2

trong không khí và H2O tạo thành cacbonhydrat ở dạng (CH2O)x:

Thành phần của rơm rạ

Rơm rạ là một dạng biomass, chiếm khoảng 62,6% trong tổng khối lượng

biomass ở Việt Nam. Rơm rạ có thành phần bao gồm các chất cấu tạo nên thành tế

bào: xenlulozơ, hemixenlulozơ, lignin và các chất trong tế bào: chất béo, dầu, nhựa,

photpholipit, glyconlipit, xetoit …[9].

Hình 1.1. Thành phần hóa học của rơm rạ [10]

Sau quá trình thu hoạch thóc lúa, phần thân cây lúa chính là rơm rạ được thải ra .

Rơm rạ chiếm hơn 50% tổng trọng lượng cây lúa, để thu được một tấn thóc thì tương

ứng sẽ thu được 1,35 tấn rơm rạ trên cánh đồng [11].

Page 18: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

5

Thành phần hóa học và thành phần nguyên tố của rơm rạ cụ thể như sau:

Thành phần hóa học

+ Xenlulozơ (~60%), hemixenlulozơ (~25%), lignin (~14%), chất béo (~1,9%) và

protein (~3,4%).

+ Hơi ẩm: thông thường chiếm khoảng 10% khối lượng. Tuy nhiên, nước tự do có

trong rơm rạ thay đổi tùy thuộc vào điều kiện bảo quản và điều kiện môi trường.

+ Các hợp chất trích ly bao gồm: chất béo, sáp, phenolic, pectin, chất nhầy, nhựa,…có

thể được tách bằng các dung môi.

+ Các chất vô cơ như: Si, Na, K, Mg,…

Thành phần nguyên tố (% khối lượng)

+ C ~ 44%, H ~ 5%, N ~ 0,92%, O ~ 49%.

+ Còn lại là các nguyên tố vi lượng có hàm lượng không đáng kể.

Do bản chất khác nhau giữa xenlulozơ, hemixenlulozơ và lignin nên trong quá

trình nhiệt phân sẽ cho các loại sản phẩm khác nhau, điều này rất quan trọng trong việc

phát triển và xây dựng hệ xúc tác cho quá trình chuyển hóa rơm rạ để tạo thành các sản

phẩm mong muốn với các mục đích khác nhau.

1.1.2. Các phương pháp chuyển hóa rơm rạ

Các quá trình chuyển hóa biomass nói chung và rơm rạ nói riêng được quan tâm

hiện nay bao gồm chủ yếu là: thủy phân xúc tác, nhiệt phân (có xúc tác và không xúc

tác), khí hóa, và các quá trình kết hợp hydro hóa và phương pháp biến đổi sử dụng xúc

tác enzym. Trong đó quá trình chuyển hóa xelulo trong rơm rạ được thể hiện trong

hình 1.2

Hình 1.2. Sơ đồ quá trình chuyển hóa xenlulozơ [12]

Page 19: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

6

Theo sơ đồ hình 1.2:

Hướng A: phản ứng dựa vào quá trình thủy phân xenlulozơ tạo thành các hợp

chất hóa học và nhiên liệu thông qua glucozơ.

Hướng B: phản ứng 1 bước với sự có mặt của xúc tác chuyển hóa trực tiếp

xenlulozơ thành các hợp chất hóa học và nhiên liệu.

Tuy vậy, sự phức tạp của nguồn gốc sinh học, cấu trúc trơ về mặt hóa học, và tỷ

lệ thành phần của C, H, O trong các phân tử biomass là những khó khăn để biến đổi

chúng thành nhiên liệu và hóa chất. Do vậy cần phát triển một hệ thống các chất xúc

tác có hoạt tính và độ chọn lọc cao để tạo thành các sản phẩm mong muốn có giá trị.

Thủy phân

Khi thủy phân rơm rạ thường sử dụng xúc tác là một dung dịch axit mạnh,

xenlulozơ và hemixenlulozơ có thể bị thủy phân tương đối hoàn toàn nhưng lignin gần

như không bị thủy phân. Nếu có thì phải đòi hỏi công nghệ phức tạp và điều kiện thủy

phân khắc nghiệt. Các sản phẩm này được sử dụng làm nhiên liệu và hóa chất [10].

Xúc tác cho quá trình này thường là xúc tác axit Lewis, là các muối clorua của

các kim loại chuyển tiếp như: CrCl3, FeCl3, CuCl2, AlCl3 hoặc là một cặp của các

muối clorua của chúng (ví dụ CuCl2 và CrCl3). Sản phẩm của quá trình hóa lỏng rơm

rạ có xúc tác tạo ra một hỗn hợp phức tạp các sản phẩm lỏng cùng với khí, cặn rắn và

nhựa. Do đó quá trình trích ly với nhiều bước phức tạp sử dụng nhiều loại dung môi

nên sản phẩm dầu sinh học từ quá trình này hiện nay không có hiệu quả kinh tế khi so

sánh với giá thành của diesel hay xăng được sản xuất từ dầu khoáng.

Khí hóa

Quá trình khí hóa rơm rạ được tiến hành ở nhiệt độ cao cùng với sự điều khiển

lượng oxy phù hợp giống như quá trình oxy hóa không hoàn toàn. Nếu sử dụng oxy

không khí thì sản phẩm sẽ bao gồm cả N2 do đó cần phải tách và làm sạch sản phẩm.

Quá trình khí hóa còn tạo thành một lượng nhỏ nhựa, chủ yếu là do sự ngưng tụ các

hydrocacbon thơm. Để tránh vấn đề này và tăng hiệu suất quá trình thì tiến hành quá

trình khí hóa trong nước siêu tới hạn, quá trình này được gọi là khí hóa hơi (steam

gasification) và được mô tả bởi phản ứng sau [4]:

Page 20: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

7

0,59 C6H12O6 + 0,7 H2O 1,42 CH4 + 2,12 CO2 + 1,4 H2

Sự có mặt của hơi nước làm tăng độ hòa tan của xenlulozơ trong nước siêu tới

hạn do đó làm tăng đáng kể sự chuyển hoá. Hơi nước cũng làm giảm sự mất hoạt tính

của xúc tác do cốc hình thành trên bề mặt xúc tác được tách và rửa trôi. Xúc tác sử

dụng trong quá trình khí hóa là các kim loại hiếm như: Ru, Pt, Pd, là xúc tác hoạt động

đối với quá trình hydro hóa, do đó H2 được tạo thành từ quá trình khí hóa sẽ lại trở

thành chất phản ứng cho quá trình hydro hóa tiếp theo.

Nhiệt phân

Nhiệt phân là phương pháp phân hủy hóa học không có oxy dưới tác dụng của

nhiệt để biến đổi rơm rạ thành các sản phẩm lỏng (dầu sinh học) cùng với các sản

phẩm khí và rắn [13,14].

Một quá trình nhiệt phân bao gồm đồng thời các phản ứng hóa học khác nhau

như đề polyme hóa, đề hydro hóa, đề cacboxyl hóa, este hóa, ngưng tụ, vòng hóa,…

Các sản phẩm lỏng của quá trình nhiệt phân (pyrolysis-oil) là một hỗn hợp phức tạp

bao gồm các axit hữu cơ, aldehyt, xeton, este, aromatic và các dẫn xuất phenolic và cả

các hydrocacbon.

Ưu điểm của phương pháp nhiệt phân là sản phẩm thu được cả dạng khí, lỏng và

rắn. Ngoài ra, quá trình nhiệt phân có khả năng bẻ gãy liên kết hóa học của lignin có

mặt trong rơm rạ do đó làm tăng hiệu quả sử dụng rơm rạ, còn trong quá trình thủy

phân, lignin hầu như không phản ứng.

1.1.3. Nhiệt phân rơm rạ

Quá trình nhiệt phân rơm rạ là phương pháp phân hủy hóa học trong điều kiện

không có oxy, dưới tác dụng của nhiệt để biến đổi rơm rạ thành các sản phẩm lỏng, rắn

và khí [15]. Do đó nhiệt phân rơm rạ có thể tạo ra một loạt các sản phẩm thương mại

như nhiên liệu, dung môi, hóa chất và các sản phẩm khác.

1.1.3.1. Phân loại

Một cách tương đối có thể chia nhiệt phân thành 3 loại: nhiệt phân chậm,

nhiệt phân nhanh và nhiệt phân flash.

Page 21: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

8

Nhiệt phân chậm

Tốc độ gia nhiệt trong quá trình nhiệt phân không cao, nhiệt độ nhiệt phân khoảng

500oC. Thời gian lưu của hơi nhiệt phân khoảng từ 5-30 phút nên sản phẩm hơi không

thoát ra ngay mà tiếp tục phản ứng tạo ra than hoặc sản phẩm lỏng. Hiệu suất sản

phẩm lỏng vừa phải khoảng 35-45%.

Nhiệt phân chậm có nhược điểm là hiệu suất tạo than cao, hiệu suất tạo dầu và

khí thấp [14,16]. Phương pháp này thường áp dụng cho hệ thiết bị tầng cố định, thiết

bị đơn giản, dễ vận hành.

Nhiệt phân nhanh

Ngược lại với nhiệt phân chậm, nhiệt phân nhanh có tốc độ gia nhiệt và làm

lạnh nhanh để ngăn cản quá trình biến đổi sâu của sản phẩm, nhiệt độ nhiệt phân vào

khoảng 500-650oC, thời gian lưu ngắn, khoảng từ 0,5-5 giây. Do quá trình phân hủy

xảy ra nhanh, ở nhiệt độ rất cao nên sản phẩm tạo thành chủ yếu là khí. Các khí này

khi được làm lạnh, một phần sẽ ngưng tụ tạo thành sản phẩm lỏng (bio-oil). Quá trình

này thường được sử dụng với hệ thiết bị tầng sôi [15,17].

Nhiệt phân flash

Về nguyên tắc nhiệt phân flash hầu như không khác nhiệt phân chậm và nhiệt

phân nhanh. Sự khác nhau cơ bản là tốc độ gia nhiệt khi nhiệt phân flash cực nhanh

vào khoảng 5000oC/phút và thời gian lưu rất ngắn (dưới 1giây). Vì vậy, trong suốt quá

trình nhiệt phân, sự mất nhiệt là rất ít, hiệu suất tạo than giảm, hiệu suất tạo dầu và khí

tăng. Nhiệt phân flash cho 70-75% sản phẩm là dầu sinh học.

Đây là phương pháp ưu việt nhất để chuyển rơm rạ thành nhiên liệu, tuy nhiên

công nghệ này còn khá mới mẻ, phức tạp, giá thành thiết bị cao.

1.1.3.2. Sản phẩm của quá trình nhiệt phân

Sản phẩm khí

Thành phần: CO2, CO, metan, hydro, etan, etylene… và hơi nước. Trong đó chủ

yếu là CO2 (53%), CO (39%), hydrocacbon (6,7%, bao gồm cả metan) và 0,8% H2.

Trong thực tế thì một phần các hơi hữu cơ bị phân hủy thành các khí thứ cấp bao gồm

Page 22: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

9

9% CO2, 63% CO, 27% hydrocacbon và 1,4% H2. Nhiệt trị của các khí chính cỡ

khoảng 11MJ/m3.

Ứng dụng: được sử dụng để sấy nguyên liệu sinh khối hoặc sử dụng trong động

cơ chạy khí.

Sản phẩm rắn (than)

Than là một trong những sản phẩm chủ yếu của quá trình nhiệt phân. Tùy thuộc

vào nhiệt độ, hàm lượng các hợp chất vô cơ với độ tro khác nhau của nguyên liệu,bao

gồm các chất hữu cơ rắn không bị biến đổi và cặn cacbon, được hình thành bởi quá

trình phân hủy nhiệt các thành phần hữu cơ, chủ yếu là lignin.

Kích thước hạt nhỏ và độ hóa hơi của than bị ảnh hưởng bởi quá trình nhiệt

phân, nó có khả năng cháy cao (tự động bắt cháy ở nhiệt độ từ 200-250oC), tương tự

như than cám, do đó than nóng phải được xử lý đúng cách.

Thành phần tro (độ tro) của than nhiều gấp 6-8 lần so với nguyên liệu ban đầu

và nếu hàm lượng kiềm cao có thể gây tắc, đọng và ăn mòn trong buồng đốt. Nhiệt trị

của than khoảng 32 MJ/kg.

Ứng dụng: có thể sử dụng làm than hoạt tính hoặc dùng để trộn với than cám

cấp nhiệt cho các lò đốt, lò phản ứng nhiệt phân.

Sản phẩm lỏng

Sản phẩm lỏng của quá trình nhiệt phân rơm rạ là dầu sinh học (dầu nhiệt phân

hay bio-oil), là một hỗn hợp phức tạp của nước và các hợp chất hữu cơ.

Pha nước có chứa nước và các các hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử thấp

như axit axetic, metanol, axeton…chiếm từ 15- 30% về khối lượng sản phẩm lỏng.

Pha hữu cơ có chứa các hợp chất chứa oxy như các rượu no, các hợp chất

cacbonyl, axit, phenol, crezol, benzenđiol, các hydrocacbon thơm (như benzen,

toluen, inden và các dẫn xuất của chúng) và các hợp chất thơm đa vòng (như

naphtalen, fluoren, phenanthren và các dẫn xuất của chúng)...[1]. Sự phân bố của các

hợp chất này tùy thuộc vào thành phần của nguyên liệu và điều kiện nhiệt phân.

Page 23: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

10

Bio-oil đi từ các nguyên liệu sinh khối khác nhau cũng mang các đặc tính khác

nhau. So với dầu thô, dầu sinh học có khối lượng riêng lớn hơn khá nhiều. Sự khác

nhau về các tính chất và thành phần một số nguyên tố được thể hiện qua bảng 1.1

Bảng 1.1. Một số chỉ số và thành phần của dầu sinh học và dầu thô[18-20]

Thành phần (%

khối lượng) Bio-oil Dầu thô

Nước [%] 15–30 0.1

pH 2.8 –3.8 -

ρ [kg/l] 1.05 –1.25 0.86

µ50ºC [cP] 40 – 100 180

C [%] 55 – 65 83 – 86

H [%] 5 – 7 11 – 14

S [%] < 0.05 < 4

N [%] < 0.4 < 1

O [%] 28 – 40 < 1

Nhiệt trị [MJ/kg] 16 – 19 44

Sản phẩm lỏng được quan tâm do có tính chất ưu việt hơn đặc biệt thú vị so với

sản phẩm khí và rắn do sản phẩm lỏng có nhiệt trị cao hơn, có nhiều ưu điểm trong

vận chuyển, tồn chứa, linh hoạt trong sử dụng và cải tiến. Một điểm quan trọng nữa là

có thể sử dụng trong các thiết bị hiện có như lò hơi (boiler), động cơ diesel hoặc tuốc

bin. Nhiệt phân cho hiệu suất sản phẩm bio-oil cao là một mục tiêu cần nhiều những

nghiên cứu mới.

Ảnh hưởng của các thông số tới quá trình này bao gồm: thành phần nguyên

liệu, nhiệt độ và áp suất phản ứng, thời gian lưu, lượng xúc tác. Dựa vào tốc độ phản

ứng, độ chọn lọc và hiệu suất của sản phẩm từ đó đưa ra những giải pháp nâng cấp quá

trình nhiệt phân và dầu nhiệt phân từ rơm rạ.

Page 24: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

11

1.1.3.3. Cơ chế của quá trình nhiệt phân

Cơ chế chung

Cơ chế nhiệt phân rơm rạ rất phức tạp và khó để xác định một cách chính xác.

Do cấu trúc rơm rạ phức tạp, bên cạnh ba thành phần chính là xenlulozơ,

hemixenlulozơ và lignin thì còn một số thành phần khác như các hợp chất trích ly và

các hợp chất vô cơ, nên có nhiều yếu tố đồng thời tác động vào quá trình nhiệt phân.

Mỗi thành phần rơm rạ (hemixenlulozơ, xenlulozơ, lignin, phần khoáng) bị

nhiệt phân với tốc độ khác nhau với những cơ chế và con đường khác nhau. Tốc độ

phân hủy các thành phần này phụ thuộc vào các thông số công nghệ như loại thiết bị

phản ứng, nhiệt độ, kích thước nguyên liệu, tốc độ gia nhiệt và áp suất.

Bên cạnh đó, quá trình nhiệt phân còn xảy ra các quá trình khác như là

dehydrat, cracking, izome hóa, dehydro hóa, thơm hóa và ngưng tụ tạo cốc… Do vậy

mà sản phẩm của quá trình này rất đa dạng bao gồm: nước, CO2, các khí khác, than,

các hợp chất hữu cơ, nhựa và polyme.

Theo tài liệu [14] cơ chế của quá trình nhiệt phân xảy ra theo hai hướng sau:

Cơ chế bao gồm: một hướng là phản ứng dehydrat để tạo thành

anhydroxenlulozơ trung gian sau đó hình thành than, nhựa, cacbon oxit và nước, xảy

ra ở nhiệt độ thấp. Một hướng khác là phản ứng depolyme hóa và quá trình hóa hơi với

chất trung gian là glucosan, từ đó tạo thành than và các hợp chất bay hơi, dễ cháy. Chủ

yếu hình thành các mảnh oligome, cũng như các sản phẩm phân hủy của chúng, hình

thành ngay lập tức trong pha hơi.

Nếu thời gian lưu trong thiết bị ngắn, thì hỗn hợp hơi bị ngưng tụ thành dầu và

nhựa. Nếu thời gian lưu dài, hai quá trình polyme hóa và cracking thứ cấp xảy ra cạnh

Page 25: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

12

tranh làm thay đổi phân bố và hiệu suất sản phẩm. Ngoài ra cơ chế của quá trình nhiệt

phân rơm rạ cũng thay đổi khi nhiệt phân có hoặc không có xúc tác.

Nhiệt phân không xúc tác

Cơ chế của quá trình nhiệt phân rơm rạ không xúc tác thực chất là theo cơ chế

gốc. Trong các thành phần chính của rơm rạ thì xenlulozơ được nghiên cứu rộng rãi

nhất do xelulozơ là thành phần chiếm chủ yếu và nó cũng là thành phần ít phức tạp và

xác định nhất của rơm rạ. Xenlulozơ là nguồn hình thành chủ yếu các sản phẩm nhẹ,

dễ cháy và giống nhiên liệu nhất. Theo Chun-Hui Zhou và các cộng sự [12] cơ chế

nhiệt phân xenlulozơ chủ yếu theo con đường sau:

Hình 1.3. Cơ chế nhiệt phân xenlulozơ không xúc tác [12]

Khi tiến hành nhiệt phân hemixenlulozơ cũng cho ra các hợp chất tương tự như

đối với xenlulozơ. Tuy nhiên, so với xenlulozơ, hemixenlulozơ không ổn định nhiệt do

không có trạng thái tinh thể giống như xenlulozơ. Sự phân hủy nhiệt của

hemixenlulozơ cũng diễn ra trong hai bước. Đầu tiên là quá trình bẻ gãy các sợi

Page 26: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

13

polyme thành các mảnh có khả năng tan trong nước, sau đó là phân hủy các monome

này thành các sản phẩm nhẹ hơn dễ bay hơi. Hemixenlulozơ cho nhiều khí hơn so với

xenlulozơ và không có levoglucosan. Tuy nhiên, hemixenlulozơ cho nhiều metanol và

axit axetic hơn so với xenlulozơ.

Lignin là thành phần chính thứ ba của rơm rạ, là hợp chất vô định hình và khó

phản ứng nhất. Thời gian nhiệt phân hoàn toàn rơm rạ tại nhiệt độ nhất định chịu ảnh

hưởng trực tiếp bởi tốc độ nhiệt phân của lignin tại điều kiện đó. Lignin nhiệt phân cho

nhiều than và nhựa hơn so với xenlulozơ. Nhiệt phân lignin cho sản phẩm chủ yếu là

các hợp chất phenolic bên cạnh các sản phẩm metanol, axit axetic và axeton.

Nhiệt phân xúc tác

Nhiệt phân xúc tác thực chất là quá trình cracking xúc tác. Cho đến nay, cơ chế

phản ứng cracking xúc tác các hydrocacbon theo cơ chế cacbocation đã được thừa

nhận rộng rãi bao gồm sự tạo thành cacbocation trung gian, xảy ra trên các tâm axit

của xúc tác. Cacbocation bao gồm 2 loại ion: ion cacbeni và ion cacboni

Tuỳ theo dạng tồn tại của ion trung gian là cacbeni hay cacboni mà người ta

chia thành hai loại tương ứng là cơ chế ion cacbeni và cơ chế ion cacboni.

Hiện nay, cơ chế phản ứng cracking xúc tác vẫn còn đang được nhiều nhà

nghiên cứu quan tâm với mục đích làm rõ bản chất của các trạng thái chuyển tiếp, sự

tương tác giữa chúng với các tâm hoạt động của xúc tác, đánh giá mức độ can thiệp

của mỗi cơ chế vào quá trình cracking trên các xúc tác khác nhau [21,22].

Cơ chế quá trình nhiệt phân rơm rạ trên xúc tác axit cũng được xem là tương

đương như quá trình cracking xúc tác hydrocacbon.

Cơ chế phản ứng của quá trình cracking xúc tác axit rắn trên cơ sở hàng loạt các

phản ứng. Các phân tử hữu cơ chuyển hóa thành các phân tử nhỏ hơn trong suốt phản

ứng cracking. Việc loại oxy thực tế có liên quan tới quá trình loại nước, loại các hợp

chất cacbonxyl và các hợp chất cacbonyl là chủ yếu. Sơ đồ cơ chế nhiệt phân

Xenlulozơ trên xúc tác axit rắn được mô tả trong hình 1.4.

Page 27: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

14

Hình 1.4. Cơ chế nhiệt phân xenlulozơ trên xúc tác axit rắn [23]

Các phản ứng được khơi mào từ quá trình hấp phụ lên bề mặt chất xúc tác axit

rắn. Sau quá trình hấp phụ có thể có 2 quá trình xảy ra hoặc là quá trình phân hủy các

hợp phần hoặc là quá trình tách nước. Cả hai quá trình được điều khiển thông qua kích

thước mao quản, tỉ số Si/Al và số lượng tâm axit trong xúc tác. Ở đây quá trình đề oxy

hóa được thực hiện trên chất xúc tác có kích thước mao quản trung bình khoảng từ 5-

6Å cho các hợp phần C6-C9 tăng, nếu kích thước mao quản 6-8Å thì cho các hợp phần

C9 –C12 tăng.

Các phản ứng phân hủy các hợp phần kèm theo các phản ứng oligome hóa và

sản phẩm cuối cùng của phản ứng là các hydrocacbon thơm (C6-C10). Cơ chế phản ứng

oligome hóa cũng dựa trên sự hình thành các cacbenion trung gian, vì vậy sự hình

thành cacbenion là cần thiết trong tất cả các phản ứng có liên quan [24].

1.1.3.4. Xúc tác trong quá trình nhiệt phân

Xúc tác trong quá trình nhiệt phân chính là xúc tác cracking, mà zeolit là một trong

những xúc tác điển hình của quá trình này. Rất nhiều các công trình nghiên cứu sử

dụng chất xúc tác truyền thống trong quá trình lọc hóa dầu vào việc sản xuất

hidrocacbon từ dầu và hơi nhiệt phân có nguồn gốc sinh khối [25,26]. Trong khoảng

nhiệt độ 350oC– 450oC trên xúc tác zeolit, các hợp chất hữu cơ chứa oxy sẽ thực hiện

các phản ứng bao gồm tách nước, tách nhóm cacboxyl, cracking, tạo vòng, alkyl hóa,

tạo nhựa và polyme hóa. Sản phẩm luôn có hai pha khí và lỏng (nước và chất hữu cơ),

Page 28: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

15

cốc được tạo ra trên bề mặt xúc tác [23,27]. Độ chuyển hóa và thành phần sản phẩm

phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào. Khi sử dụng xúc tác ZSM-5 trong thiết bị dạng

tầng cố định, cho độ chuyển hóa cao (>90%) đối với sản phẩm rượu, andehit, xeton,

axit, este, trong khi hiệu suất tạo phenol và các hợp chất ete hầu như không thay đổi.

Ancohol kết hợp với xeton tạo ra hydrocacbon vòng thơm với hiệu suất cao, còn axit

và este hầu như chuyển hoá thành khí, nước và cốc. Hiệu suất hydrocacbon đạt được

12-15%, nhưng cốc hình thành với lượng lớn và là nguyên nhân chính gây nhanh mất

hoạt tính xúc tác [16,28]. Để khắc phục nhược điểm này, nhiều công trình đã nghiên

cứu cải thiện hoạt tính xúc tác bằng các xúc tác ZSM-5 biến tính với tỷ lệ Si/Al khác

nhau kết hợp với các kim loại thay thế nhằm định hướng vào quá trình tạo ra

hydrocacbon [29-31]. Đồng thời các xúc tác mới có kích thước mao quản lớn hơn

nhiều so với zeolit truyền thống cũng được nghiên cứu và thử nghiệm như MCM-41,

SBA-15, MSU. Xúc tác Al-MCM-41 biến tính kim loại đã được nghiên cứu trong

phản ứng nhiệt phân sinh khối với thiết bị tầng cố định ở 500oC bởi Antonakou [32].

Những kim loại được sử dụng trong quá trình biến tính là Cu, Fe và Zn. Các xúc tác

biến tính bởi Fe và Cu cũng như MCM-41 ban đầu là các xúc tác đã tối ưu cho quá

trình sản xuất phenol (một hóa chất rất có giá trị). Gần đây các xúc tác zeolit beta, Y,

ferrierite dạng proton và thay thế Fe đã được sử dụng trong quá trình nâng cấp hơi

nhiệt phân cho thấy hàm lượng oxy trong sản phẩm giảm, trong đó zeolit beta có hoạt

tính cao nhất [33]. Tuy nhiên, do độ bền thủy nhiệt thấp và giá thành cao, chúng khó

có thể được sử dụng ở quy mô công nghiệp trong quá trình xử lý hơi nhiệt phân từ sinh

khối có chứa khá nhiều nước. Trong nghiên cứu của Qiang Lu và cộng sự [30], các

xúc tác TiO2 (Rutil), TiO2 (Anatas) và ZrO2&TiO2 là được lựa chọn để nâng cấp hơi

nhiệt phân từ sinh khối. So với MCM-41, SBA-15 và các vật liệu silicat mao quản

trung bình, ba chất xúc tác này không chỉ có giá thành thấp, mà còn có độ bền thủy

nhiệt tốt. Hơn nữa, các xúc tác này được biến tính bằng kim loại quý (Ru, Ce và Pd),

cho hiệu suất hydrocacbon cao hơn so với không sử dụng xúc tác.

Để nâng cao hiệu suất sản phẩm, nhiều cải tiến về thiết bị công nghệ được ứng

dụng. Lappas và cộng sự [34] đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của xúc tác FCC và chất

phụ gia ZSM-5 so sánh với nhiệt phân không xúc tác sinh khối trong thiết bị phản ứng

tầng sôi hồi lưu. Kết quả cho thấy quá trình nhiệt phân có xúc tác tạo ra nhiều H2O,

Page 29: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

16

CO, CO2 và sản phẩm dầu sinh học chứa ít oxi hơn so với quá trình nhiệt phân không

xúc tác. Olazar và cộng sự [35] cũng nghiên cứu phản ứng nhiệt phân trên xúc tác H-

ZSM-5 trong bình phản ứng dạng ống hình nón, cho thấy pha khí tăng và hiệu suất của

sản phẩm lỏng giảm, đồng thời lượng oxi cũng như nhóm cacbonyl trong sản phẩm

dầu sinh học giảm hơn so với nhiệt phân không xúc tác. Atutxa và cộng sự [36] khi

nghiên cứu nhiệt phân gỗ thông trên zeolit H-ZSM-5 trong thiết bị phản ứng ống máng

dạng tầng ở 400oC với các lượng xúc tác khác nhau đã đề xuất một mô hình động học

có sự kết hợp của quá trình nhiệt phân cổ điển tiếp với quá trình chuyển hóa xúc tác

các sản phẩm nhận được trong bước nhiệt phân cổ điển đầu tiên. Dầu sinh học nhận

được từ quá trình nhiệt phân xúc tác chứa oxy ít hơn so với dầu nhận được từ phản ứng

nhiệt phân không xúc [36-38].

Như vậy việc sử dụng xúc tác thích hợp trong quá trình nhiệt phân giúp định

hướng tăng hiệu suất sản phẩm lỏng và làm giảm nhiệt độ nhiệt phân. Trong các xúc

tác nhiệt phân thì yếu tố tâm axit là quan trọng nhất. Khi số tâm axit càng lớn thì sự

chuyển hóa lớn các hidrocacbon dẫn đến hiệu suất bio-oil tăng, tuy nhiên cơ chế tạo

cốc cũng bị ảnh hưởng bởi số tâm axit này.

1.2. Xúc tác FCC

Như trên đã phân tích, xúc tác sử dụng cho quá trình nhiệt phân rơm rạ thực

chất là xúc tác cracking. Trong công nghệ lọc dầu, xúc tác cracking đã được thương

mại hóa, điển hình là xúc tác FCC. Như vậy có thể có một gợi ý là trên cơ sở sử dụng

xúc FCC thải, biến tính nó để tạo thành xúc tác chuyên dụng cho quá trình nhiệt phân

rơm rạ (nguồn sinh khối rất dồi dào ở Việt Nam) vừa giải quyết vấn đề ô nhiễm môi

trường và sự thiếu hụt năng lượng.

1.2.1. Thành phần của xúc tác FCC

Xúc tác FCC là xúc tác quan trọng được sử dụng trong công nghệ cracking xúc

tác pha lưu thể (Fluid Catalytic Cracking, viết tắt là FCC), là một axit rắn phức tạp.

Hợp phần của xúc tác FCC hiện đại gồm: zeolit, chất nền hoạt tính và chất trợ xúc tác

(hình 1.5) [39,40]. Xúc tác FCC đã được nghiên cứu từ rất lâu nhưng mãi đến những

năm 60 của thế kỷ trước, các xúc tác cracking chứa zeolit mới được bắt đầu sử dụng

trong công nghệ FCC. Hệ xúc tác mới này cho hiệu suất xăng (gasolin) cao do các

Page 30: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

17

zeolit có hoạt tính xúc tác và độ chọn lọc cao hơn nhiều so với aluminosilicat vô định

hình, các oxit, khoáng sét (clay)... Chất nền chứa các mao quản trung bình và lớn, các

tâm axit yếu nên có thể cracking sơ bộ các hydrocacbon phân tử lớn, tạo điều kiện

thuận lợi cho quá trình khuếch tán chất tham gia phản ứng và sản phẩm phản ứng.

Ngoài việc phân tán đều pha hoạt động, chất nền còn có vai trò liên kết giữa các hợp

phần xúc tác tạo nên độ bền cơ học cho chất xúc tác.

Hình 1.5. Các hợp phần chính của xúc tác FCC [40]

Ngoài 2 hợp phần chính (zeolit và chất nền) trong xúc tác FCC, để định hướng sản

phẩm người ta còn thêm vào các chất phụ trợ (additive). Ví dụ, thêm kim loại Pt để

xúc tiến quá trình CO → CO2, giảm thiểu lượng khí thải CO ra môi truờng. Thêm

zeolit ZSM-5 để gia tăng trị số octan của gasolin hoặc tăng hiệu suất propylen (dùng

cho quá trình sản xuất PE, PP)... [40,41].

Pha hoạt động

Zeolit

Zeolit là các aluminosilicat tinh thể hydrat, kết tinh theo mạng lưới không gian

ba chiều, có cấu trúc khung và kiến trúc vi lỗ rỗng. Có nhiều cách biểu diễn công thức

tổng quát của zeolit, theo tài liệu [41,43] một trong các cách đó là

aMe2O.(1-a) MeO.Al2O3.nSiO2.mH2O

Page 31: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

18

Trong đó: Me: cation kim loại có hoá trị n thường là kiềm và kiềm thổ

n: tỷ số nguyên tử Si/Al ( thay đổi tuỳ theo từng loại zeolit)

m: số phân tử H2O kết tinh trong zeolit

Cấu trúc zeolit chủ yếu là cấu trúc tinh thể ion phức, đơn vị cơ bản là các tứ diện

TO4 trong đó T có thể là Si4+ hoặc Al3+, khi thay thế Al3+ cho Si4+, tứ diện sẽ dư một điện

tích âm. Điện tích âm này được bù trừ bởi các cation kim loại Men+ [44] (Me thường

là kim loại kiềm hoặc kiềm thổ). Khi các tứ diện SiO4 và AlO4 liên kết với nhau

qua nguyên tử oxi sẽ tạo ra các vòng oxi khác nhau như vòng 4, 6, 8, 10, 12, vòng

4x4, 6x6,...gọi là các tế bào đơn vị thứ cấp SBU (Secondary Building Unit) [45].

Các SBU sẽ liên kết với nhau tạo ra các zeolit có hệ thống kênh, rãnh và cửa sổ

khác nhau [41].

Zeolit Y

Công thức hoá học tiêu biểu của zeolit Y dạng NaY như sau:

Na56 .[(AlO2)56(SiO2)136].250H2O

Zeolit Y có cấu trúc tinh thể kiểu Faujasit, mã cấu trúc quốc tế là FAU [45].

Các dữ liệu tinh thể hình học cơ bản của zeolit Y như sau [41]:

- Kiểu đối xứng: cubic, nhóm không gian Fd3m

- Hệ thống mao quản 3 chiều, đường kính 0,74nmcửa sổ vòng 12 oxy.

- Đơn vị cấu trúc cơ bản của zeolit Y là các sodalit. Sodalit là một khối bát diện cụt

gồm 8 mặt lục giác và 6 mặt vuông do 24 tứ diện TO4 gộp lại. Các sodalit này ghép nối

với nhau qua lăng trụ lục giác tạo ra các hốc lớn với đường kính khoảng 1,3nm [44].

Một số tính chất của zeolit

Zeolit có những tính chất hoá lý giữ vai trò quan trọng đối với hoạt tính xúc tác

là tính hấp phụ, tính trao đổi ion, tính axit, và tính chọn lọc hình dạng.

Tính chất hấp phụ

Page 32: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

19

Các zeolit hydrat hoá có diện tích bề mặt bên trong chiếm trên 90% tổng diện

tích bề mặt nên phần lớn quá trình hấp phụ xảy ra ở bên trong hệ thống mao quản, khả

năng hấp phụ bề mặt ngoài là không đáng kể.

Tính chất trao đổi ion

Cation bù trừ điện tích trong zeolit rất linh động nên chúng có khả năng bị

thay thế bởi các cation khác bằng cách trao đổi ion [41].

Tính chất axit

Zeolit ở dạng trao đổi H+ có chứa hai loại tâm axit là tâm Bronsted và tâm

Lewis. Tâm Bronsted có thể được hình thành ví dụ như:

- Phân huỷ nhiệt zeolit đã trao đổi cation với NH4+:

- Xử lý zeolit trong môi trường axit:

Tâm Lewis được hình thành do quá trình tách một phân tử nước ở nhiệt độ cao,

tạo một tâm Lewis từ hai tâm Bronsted:

Cả hai loại tâm Bronsted và Lewis đều góp phần tạo nên hoạt tính xúc tác của

zeolit trong đó tâm Bronsted có vai trò quyết định còn tâm Lewis có tác dụng phân cực

nhóm hydroxyl, làm tăng lực axit của tâm Bronsted [46].

Độ axit của zeolit được biểu thị qua bản chất, lực và số lượng của tâm axit. Độ

axit của zeolit bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó những yếu tố quyết định là cấu

Page 33: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

20

trúc tinh thể của zeolit (sự thay đổi góc liên kết Si-OH-Al) [43], thành phần của zeolit

tỷ số Si/Al khung mạng, sự phân bố Al trong và ngoài mạng,…Độ axit của zeolit

thường được xác định bằng các phương pháp thực nghiệm như: chuẩn độ với amin

dùng chất chỉ thị màu Hammett, phương pháp giải hấp phụ NH3, đo nhiệt hấp phụ các

amin, phương pháp giải hấp phụ pyridin, cộng hưởng từ hạt nhân NMR.

Tính chất chọn lọc hình dạng

Độ chọn lọc hình dạng của xúc tác quyết định kích thước và hình dạng của các

phân tử khuếch tán vào và ra khỏi hệ thống mao quản, độ chọn lọc này làm ảnh hưởng

đến hoạt tính và độ chọn lọc của xúc tác.

Hợp chất phụ trợ xúc tác

Quá trình cracking xúc tác trên pha hoạt động zeolit Y cho hiệu suất tạo xăng

cao, khí và cốc thấp đồng thời các zeolit Y biến tính khá bền và có hoạt tính cao.

Nhưng xăng tạo ra do quá trình cracking này có trị số octan thấp do lượng chất olefin

và chất thơm trong sản phẩm thấp. Để khắc phục điều này một lượng chất phụ gia

được thêm vào xăng để tăng trị số octan như các hợp chất oxygenat như MTBE,

ETBE,…Các phụ gia này có thể tăng trị số octan nhưng lại độc hại và gây ô nhiễm cho

môi trường. Do đó người ta đã thêm một số hợp phần phụ trợ vào hệ xúc tác FCC, đó

là các zeolit ZSM-5, zeolit β và phụ gia chống hoạt tính kim loại (bẫy kim loại) như

MgO, CaO, RE2O3, titanat bari [47,48]. Thêm ZSM-5 để tăng lượng olefin như vậy sẽ

làm tăng trị số octan trong xăng .

Zeolit ZSM-5

Zeolit ZSM-5 có công thức hoá học: NanAlnSi96-nO192 ~ 16H2O (n < 27)

Zeolit ZSM-5 thuộc họ vật liệu pentasil, mã cấu trúc quốc tế là MFI, có hàm

lượng SiO2 cao. Ngoài tính chất axit mạnh, zeolit này còn có một tính chất nổi bật là

tính chất chọn lọc hình dạng. Đây là yếu tố then chốt làm gia tăng trị số octan của xăng

khi ZSM-5 được sử dụng làm chất phụ trợ cho xúc tác cracking FCC [40,41].

Hợp chất pha nền

Đây là hợp phần quan trọng thứ hai của chất xúc tác FCC. Pha nền giúp gắn kết

các hạt zeolit với nhau, là chất chuyển nhiệt chuyển khối, tạo điều kiện cho sự khuếch

Page 34: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

21

tán các phân tử và sản phẩm phản ứng qua mao quản zeolit, là nơi giữ lại các kim loại

gây ngộ độc xúc tác như V, Ni. Ngoài ra pha nền còn cracking các hydrocacbon mạch

dài, kích thước lớn, thành các phân tử mạch ngắn hơn trước khi khuếch tán vào pha

hoạt động.

Thành phần chính của pha nền là những chất không mang hoạt tính như cao

lanh, SiO2, chất mang hoạt tính Al2O3 hoặc Al2O3-SiO2, sét và các oxit vô cơ khác như

TiO2, ZrO2, P2O5, ... Ngày nay do yêu cầu bảo vệ môi trường nên các vật liệu “xanh”-

các khoáng sét tự nhiên được nghiên cứu biến tính để ứng dụng làm pha nền hoạt hoá

cho xúc tác FCC như bentonit, điatomit…[42].

1.2.2. Nguyên nhân gây suy giảm hoạt tính xúc tác

Nguyên nhân gây suy giảm hoạt tính xúc tác có thể chia thành hai loại: nguyên

nhân hóa học và nguyên nhân vật lý [40].

Các nguyên nhân vật lý bao gồm sự tụ hợp của các tâm xúc tác, sự bít tắc các

mao quản, tổn thất (giảm bề mặt riêng)… Các chất xúc tác thương mại hoạt động tốt

đều rất bền vững trong các điều kiện vận hành công nghiệp. Điều này cũng hoàn toàn

đúng với chất xúc tác cracking có thể làm việc trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.

Nguyên nhân hóa học thường phức tạp hơn, có thể chia thành:

Ngộ độc thuận nghịch do sự hấp phụ cạnh tranh của các tạp chất trong nguyên

liệu. Vì sự hấp phụ có tính thuận nghịch nên sự suy giảm hoạt tính do nguyên nhân

này cũng có tính “thuận nghịch”, nghĩa là có thể khôi phục tính chất xúc tác bằng cách

khử hấp phụ chất ngộ độc như thổi nitơ, xử lý nhiệt…

Ngộ độc không thuận nghịch bởi các tạp chất trong nguyên liệu. Ngộ độc bởi

các kim loại trong cracking xúc tác là một ví dụ điển hình về ngộ độc không thuận

nghịch. Sự suy giảm hoạt tính xúc tác do ngộ độc bất thuận nghịch không thể phục hồi

bằng cách xử lý vật lý hay hóa học.

Tự ngộ độc là sự suy giảm hoạt tính xúc tác do các phản ứng mong muốn xảy

ra. Đây là nguyên nhân chính của sự suy giảm hoạt tính của chất xúc tác cracking.

Hiện tượng ngộ độc chất xúc tác cracking xảy ra do sự che phủ một “lớp” vật

liệu “cacbon hóa” trên bề mặt và bên trong các mao quản chất xúc tác.

Page 35: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

22

- Cốc do cặn: được tạo ra do dehydro hóa các phần cặn không bay hơi của

nguyên liệu.

- Cốc do tạp chất kim loại: Trong dầu thô luôn chứa một số các tạp chất như các

hợp chất chứa nitơ, lưu huỳnh, các kim loại như Ni, V, Fe, các kim loại kiềm. Các kim

loại này sẽ lắng đọng trên xúc tác, che phủ bề mặt xúc tác làm giảm hoạt tính của xúc

tác, hoặc phá hủy cấu trúc mạng zeolit và một số tạp chất còn thúc đẩy các phản ứng

không mong muốn.

- Cốc xúc tác: Được hình thành do các quá trình xúc tác tạo ra một số sản phẩm

vì một lý do nào khác (kích thước hình học, khả năng khuếch tán…) phải nằm lại trên

bề mặt xúc tác.

1.3. Điatomit

1.3.1. Thành phần hóa học của điatomit

Điatomit là loại khoáng sét có sẵn trong tự nhiên được hình thành từng vỉa lớn

(mỏ) do sự trầm tích của các tảo đơn bào điatomit từ thời sơ khai của vỏ trái đất [49].

Thành phần hoá học chủ yếu của điatomit là SiO2 (50-96%), phần còn lại là tạp

chất Al2O3, Fe2O3, MgO, CaO…Hàm lượng của SiO2 và các tạp chất thay đổi theo địa

điểm khác nhau. Hàm lượng SiO2 càng cao thì điatomit càng tốt. Dưới đây là kết quả

phân tích thành phần hoá học của điatomit nguyên liệu ở một số vùng khác nhau trên

thế giới và ở Việt Nam.

Bảng 1.2. Thành phần hóa học của điatomit [49]

STT Tên địa điểm Thành phần (% khối lượng)

SiO2 Al2O3 Fe2O3 MgO CaO

1 Lomposc (Mỹ) 89.30 4.00 0.70 0.40 0.40

2 Inzenxki (Nga) 82.66 4.55 3.21 1.23 0.47

3 Nurnusxki (Acmeni) 95.11 0.15 0.23 0.20 0.60

4 Vân Hoà (Việt Nam) 57.28 29.73 9.15 1.92 1.12

5 Kontum (Việt Nam) 50.70 23.52 9.97 0.40 -

6 Phú Yên (Việt Nam) 59.09 12.85 8.40 1.32 1.55

Page 36: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

23

Từ bảng 1.2 ta thấy, điatomit nguyên liệu của một số vùng khác nhau trên thế

giới có hàm lượng SiO2 khá cao (trên 80%). Trong khi đó điatomit nguyên liệu ở Việt

Nam đều có hàm lượng SiO2 thấp hơn 60% và chứa Al2O3 (13-30%) có thể ở trạng

thái tự do hoặc dạng sét cao lanh… Hàm lượng Fe2O3 trong điatomit Việt Nam khá

cao, vì thế nguyên liệu luôn có màu vàng ngà. Điatomit thô có chứa nhiều tạp chất nên

cần được xử lý trước khi dùng làm nguyên liệu để tổng hợp xúc tác.

1.3.2. Cấu trúc của điatomit

Sau khi đã loại bỏ các tạp chất hữu cơ và các tạp chất cơ học như đất cát, phần

còn lại của điatomit là bộ khung SiO2 vững chắc, có các mao quản rộng.

Về cấu trúc, điatomit là vật liệu vô định hình, bề mặt riêng của điatomit khoảng

vài chục m2/g có các mao quản rộng với đường kính mao quản từ 300-1600Å [50]. Do

đó theo phân loại của IUPAC thì điatomit thuộc loại vật liệu mao quản lớn rất phù hợp

để biến tính thành pha nền hoạt hoá cho xúc tác FCC.

So sánh thành phần hoá học của các nguồn nguyên liệu điatomit Việt Nam kể

trên có thể nhận thấy rằng, điatomit nguyên liệu ở vùng Phú Yên là nguyên liệu tốt vì

chứa hàm lượng SiO2 cao hơn và có trữ lượng lớn. Tuy nhiên hàm lượng nhôm còn

thấp nên để tăng cường tính axit cho vật liệu này cần phải biến tính bằng phương pháp

cấy nguyên tử nhôm để tăng lượng tâm axit cho vật liệu từ đó tạo thành pha nền hoạt

tính bổ sung cho xúc tác FCC.

1.4. Quá trình hydro đề oxy hóa (HDO)

1.4.1. Giới thiệu về quá trình HDO

Trong các nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất nhiên liệu thì nhiên liệu sinh

học thu được từ quá trình phân hủy biomass (phế thải nông-lâm nghiệp) như rơm rạ,

bã mía, lõi ngô, xơ dừa, mùn cưa… được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn cả. Biomass

có thể phân hủy bằng các con đường khác nhau như được trình bày ở hình 1.6.

Page 37: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

24

Hình 1.6. Các con đường chuyển hóa biomass [52]

Trong đó, theo các con đường:

1. Khí hóa tạo khí tổng hợp CO+H2 và chuyển hóa thành nhiên liệu qua quá trình

Fisher-Tropsch (F-T)

2. Lỏng hóa tạo dầu sinh học bằng phương pháp nhiệt phân (có xúc tác, không xúc

tác) và nâng cấp dầu sinh học tạo nhiên liệu sinh học thông qua phản ứng hydro đề

oxy hóa (HDO).

3. Thủy phân và lên men tạo etanol, hydrocacbon, ankan lỏng hoặc H2.

Trong 3 con đường phân hủy biomass tạo nhiên liệu sinh học thì con đường thứ

hai là hiệu quả kinh tế nhất. Vì con đường thứ nhất tạo khí tổng hợp, nghèo H2 (tỷ lệ

H/C thấp) cần phải bổ sung H2 để thực hiện quá trình F-T và quá trình này đòi hỏi chi

phí thiết bị cao, còn con đường thứ ba bằng phương pháp thủy phân và lên men sinh

học có hiệu quả thấp do khả năng phân hủy kém, tốc độ quá trình chậm dẫn đến hiệu

suất sản phẩm thấp, chưa thể áp dụng quy mô công nghiệp [52].

Dầu sinh học (bio-oil) từ nhiệt phân biomass là một hỗn hợp các hợp chất hữu cơ

chứa oxy với hơn 300 hợp chất đã được phát hiện [1]. Theo nghiên cứu của Brigwater

[5], thành phần hóa học của dầu sinh học bao gồm các chất có % theo khối lượng như:

nước (20-30% ), các mảnh lignin (15-30%), andehit (10-20%), axit cacboxylic (10-

15%), cabohydrat (5-10%), phenol (2-5%), fufural (1-4%), rượu (2-5%) và keton (1-

5%). Sự khác biệt lớn nhất giữa dầu sinh học và dầu thô là hàm lượng oxy, đối với dầu

Page 38: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

25

sinh học hàm lượng oxy có thể lên tới 47% [37]. Chính vì sự có mặt các hợp chất chứa

oxy với hàm lượng lớn trong dầu sinh học dẫn đến những đặc tính không mong muốn

như như tính axit cao, nhiệt trị thấp, độ nhớt cao và không trộn lẫn với nhiên liệu

hydrocacbon. Do vậy quá trình hydro đề oxy hóa dầu sinh học để loại bỏ oxy trong các

hợp chất chứa oxy là cần thiết, nâng cấp chất lượng dầu sinh học để có thể sử dụng

làm nhiên liệu sinh học.

Một cách khái quát, hydro đề oxy hóa là quá trình gồm các phản ứng khử oxy

trong các hợp chất chứa oxy (ancol, axit, este…) bằng nguyên tử hydro trong điều kiện

có xúc tác và nhiệt độ để tạo thành các hợp chất chứa ít oxy hơn hoặc các hydrocacbon

và các sản phẩm phụ CO2, H2O.

Trong phản ứng HDO có thể xảy ra một chuỗi các phản ứng như hydro hóa, đề

hydrat hóa, đề cacboxyl hóa, đề cacbonyl hóa. Do sự khác biệt về hoạt tính trong các

nhóm đa chức trong dầu sinh học nên quá trình HDO diễn ra phức tạp hơn và thường

phải thực hiện ở áp suất và nhiệt độ tương đối cao.

1.4.2. Hóa học của các hợp chất điển hình trong dầu sinh học

Các thành phần và hàm lượng oxy trong dầu nhiệt phân từ các nguồn biomass

khác nhau cho kết quả phản ứng khác nhau trong quá trình HDO. Charles và các cộng

sự [53] đã xác định thành phần dầu sinh học bằng phương pháp phân tích HPLC và

GC từ nguồn sinh khối khác nhau. Kết quả một số hợp chất chính của dầu sinh học

được định lượng (% khối lượng) ở bảng 1.3.

Page 39: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

26

Bảng 1.3. Một số thành phần (% khối lượng) của bio-oil từ các nguồn sinh khối

khác nhau [53]

Hợp chất

Loại sinh khối

Cỏ Chồi non Hoa Gỗ

Axit axetic 2,94 2,26 3,49 0,5-0,12

Glyoxal Vết 0,35 1,05

Fufural 0,62 0,1-1,1

Fufuryl ancol 0,18 0,20 0,1-5,2

2-metyl-2-xyclopenten-1-on 0,16 0,27 0,26

3-metyl-2-xyclopenten-1-on 0,34 0,46 0,44

Hydroxyaxetaldehit 2,40 0,9-13

4-hydroxy-4-metyl-2-pentanon 0,05 0,24 0,04

Axetol 2,75 0,78 2,35 0,7-7,4

Levoglucosan 6,38 0,14 0,37 4,8-5,4

Guaiacol 0,18 0,51 0,46 0,1-1,1

2-metoxy-4-metylphenol 0,07 0,21 0,16 0,1-1,9

isoeugenol 0,45 0,70 0,73 0,1-7,2

2,6-dimetoxyphenol 0,20 0,37 0,43 0,7-4,8

Phenol 0,66 1,14 0,95 0,1-3,8

o-cresol 0,19 0,30 0,24 0,1-0,6

2,5-dimetylphenol 0,01 0,08 0,07

p-cresol 0,27 0,44 0,33 0,1-0,5

m-cresol 0,20 0,47 0,34 0,1-0,4

2,4-dimetylphenol 0,10 0,17 0,14 0,1-0,3

3,5dimetylphenol 0,05 0,12 0,08

4-etylphenol 0,22 0,17 0,15

3-etylphenol 0,04 0,06 0,06

2-etylphenol 0,03 0,07 0,04 0,1-1,3

Bằng phương pháp phân tích GC/MS, X.Zhu [54] xác định thành phần các hợp

chất chính trong dầu sinh học được nhiệt phân từ rơm rạ, lõi ngô. Kết quả % diện tích

pic từ phổ GC/MS của các hợp chất hóa học được đưa ra ở bảng 1.4.

Page 40: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

27

Bảng 1.4. Thành phần hóa học chính trong dầu sinh học [54]

Hợp chất hóa học Định lượng

(% diện tích)

Hợp chất hóa học Định lượng

(% diện tích )

Axit axetic 17,72 2,5-dietoxy tetrahydrofuran 2,66

Metylaxetat 5,32 2-hydroxy-3-metylxyclopent-2-en 2,14

Etyl isobutytat 0,36 1-(3,5-dimetoxyphenyl)etanon 0,65

Furan-2-cacbaldehit 4,83 4-allyl-2,6-dimetoxyphenol 0,44

2-oxopropyl axetat 1,04 4-hydroxy-2-metoxybenzaldehit 6,84

Phenol 2,14 2,5-dimetoxybenzaldehit 2,4

o-cresol 1,12 2-metoxy-4-metylphenol 1,67

p-cresol 1,30 2-metoxyphenylaxetat 1,95

1,2-benzendiol 5,55 4-etyl-2-metoxyphenol 0,45

m-cresol 4,67 4-allyl-2-metoxyphenol 1,91

Antraxen 0,80 3-metylbenzaldehid 2,86

Pyren 0,52

Mỗi loại hợp chất có nhóm chức chứa oxy khác nhau thì khả năng phản ứng

HDO cũng khác nhau. Nguyên nhân là do năng lượng liên kết giữa cacbon và oxy,

năng lượng hoạt hóa của phản ứng HDO của mỗi loại hợp chất là khác nhau [55].

Bảng 1.5. Năng lượng hoạt hóa và năng lượng liên kết

của một số hợp chất chứa oxy [55, 37]

Hợp chất/nhóm Năng lượng hoạt hóa

(kJ/mol) Hợp chất/nhóm

Năng lượng liên kết

(kJ/mol)

Ketone 50 RO-R 339

Axit cacboxylic 109 R-OH 385

Metoxy phenol 113 RO-Ar 422

4-metylphenol 140 Ar-OH 468

2-etylphenol 149

Đibenzofuran 142

Theo Furimsky [37], năng lượng liên kết của O-C trong ete là nhỏ nhất trong số

các hợp chất có trong dầu sinh học, điều đó cho thấy oxy tách ra từ ete dễ dàng hơn.

Tương tự như vậy nếu dựa vào giá trị năng lượng hoạt hóa của phản ứng HDO các hợp

chất chứa oxy thì nhận thấy những hợp chất mà oxy gắn với vòng thơm hoặc hợp chất

furan là khó tách oxy nhất do năng lượng hoạt hóa của các hợp chất này rất lớn.

Page 41: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

28

Như vậy việc tìm hiểu thành phần, năng lượng hoạt hóa, năng lượng liên kết của

các hợp chất chứa oxy trong dầu sinh học và cơ chế phản ứng thì từ đó có thể điều

khiển được các thông số của sản phẩm và đưa ra những những điều kiện thích hợp để

nâng cấp dầu nhiệt phân thành nhiên liệu mong muốn.

1.4.3. Cơ chế tâm hoạt động của xúc tác trong phản ứng HDO

Cũng như các quá trình hydro đề sufo hóa (HDS), hydro đề nitơ hóa (HDN), xúc

tác phổ biến hiện nay cho quá trình HDO là xúc tác dị thể (xúc tác khử) [37]. Vì ưu

điểm của xúc tác dị thể là dễ dàng tách khỏi sản phẩm sau phản ứng nên có thể thu hồi

một cách đơn giản. Mặt khác xúc tác dị thể rất bền nhiệt, dễ tái sinh và chi phí tổng

hợp thấp. Những hệ xúc tác cho quá trình hydro đề oxy hóa được công bố trong những

công trình mới đây được liệt kê ở bảng 1.6

Bảng 1.6. Tổng hợp những hệ xúc tác khác nhau cho phản ứng HDO [20]

STT

Chất mô hình Hệ xúc tác

Độ chuyển hóa Pha hoạt động

Chất mang

1 Dibenzofuran NiP 99% (300oC, PH2 = 30at) 2 Phenol, cresol,

guaiacol, eugenol Pt β-zeolit 99% (180oC, PH2 = 50at)

3 Soybean oil Pt, Ni, Co-Mo

Al2O3, SiO2-Al2O3 95% (400oC, PH2=92at)

4 Jatropha oil Ni-HPW Al2O3 99,8% (360oC, 33at) 5 Metyleste Ni,Co SBA-15,

Al-SBA-15 98% (340oC,30at, CoNi/Al-SBA-15)

6 Guaiacol Fe SiO2, C 100%(400oC,1at,10%Fe/C) 7 Bio-oil Ni ZSM-5, Al2O3 91,8% (240oC,40at) 8 Guaiacol Ni, Ni-Cu ZrO2-SiO2 100% (300oC, 50at,8h,

5%NiCu/ZrO2-SiO2) 9 Metyl isobutyl

keton Pt, Pd, Cu SiO2,C,

HZSM-5 100% (100oC,1h, 0,5%Pt/HZSM-5)

10 Jatropha oil Co-Mo Al2O3 99,99% (360oC,80at) 11 m-cresol Ga H-beta,ZSM-5,

HZSM-5-SiO2

84,52% (450oC,1at, 3%Ga/H-beta)

12 Guaiacol Ni-Cu Al2O3, SiO2, CeO2-ZrO2

97,5% (320oC,170at,1h, 55%Ni/SiO2)

13 Axit propanoic Ru, Ru-Mo ZrO2 95% (210oC,64at, Mo/Ru=0,2; MoRu/ZrO2)

14 Glycerol Pt γ-Al2O3, SiO2-Al2O3, SiO2

11,9% (225oC,29at, 0,8%Pt/Al2O3)

Page 42: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

29

Nhìn một cách tổng thể xúc tác cho quá trình HDO có thể chia thành 3 loại chính

như sau:

1- Hệ xúc tác cổ điển là kim loại quý như Pt, Ru, Pd trên chất mang. Hệ xúc tác này có

ưu điểm là hoạt tính và độ chọn lọc cao, tuy nhiên giá thành rất đắt, xúc tác dễ bị ngộ

độc nên giảm hoạt tính rất nhanh [4].

2- Hệ xúc tác lưỡng kim loại trên cơ sở Ni như Ni pha tạp các chất kích hoạt là các

kim loại như Cu, Mo, Mn, Fe...[58-61]. Hệ xúc tác này hiện nay đang được quan tâm

nghiên cứu nhiều do có hoạt tính cao gần tương đương hệ xúc tác cổ điển, hạn chế tạo

cốc nên độ bền xúc tác cao và có giá thành thấp.

3- Hệ xúc tác công nghiệp: hệ sunfit như NiMoS, NiWS, CoMo trên chất mang. Hệ

xúc tác này đã được thương mại hóa và sử dụng là xúc tác chủ yếu cho quá trình hydro

đề sunfo hóa (HDS), và hydro đề nitơ hóa (HDN), song cũng được thử nghiệm với quá

trình HDO [3,6].

Do pha hoạt động là những kim loại khác nhau nên cơ chế tâm hoạt động của

các hệ xúc tác trên cũng khác nhau. Cơ chế tâm hoạt động cho từng hệ xúc tác được đề

nghị như trong hình 1.7, cụ thể như sau:

- Cơ chế phản ứng HDO trên hệ xúc tác kim loại quý/chất mang được chấp nhận

rộng rãi là H2 được hấp phụ và hoạt hóa trên các tâm kim loại quý (Pt, Ru) sau đó

được phân ly thành H nguyên tử hoạt động. Trong khi đó hợp chất chứa oxy cũng

được hấp phụ và hoạt hóa trên các tâm kim loại quý. Nguyên tử H hấp phụ trên bề mặt

kim loại tràn ra và phản ứng với hợp chất chứa oxy hấp phụ trên bề mặt kim loại ở vị

trí bên cạnh dẫn đến bẻ gãy liên kết C-O tạo sản phẩm đề oxy hóa và H2O.

- Cơ chế phản ứng HDO trên xúc tác kim loại trên cơ sở Ni/chất mang đươc đa

số chấp nhận là H2 được hấp phụ và hoạt hóa trên tâm kim loại khử, H2 phân ly thành

nguyên tử H hoạt động, trong khi đó hợp chất chứa oxy được hấp phụ và hoạt hóa trên

các tâm hấp phụ của chất mang (nhóm Si-OH). Nguyên tử H hấp phụ trên bề mặt kim

loại khử tràn ra và phản ứng với các hợp chất chứa oxy hấp phụ trên bề mặt chất mang

ở vị trí bên cạnh dẫn đến bẻ gãy liên kết C-O tạo sản phẩm deoxy hóa và H2O.

Page 43: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

30

- Cơ chế phản ứng HDO trên xúc tác CoMo sunfit (xúc tác công nghiệp cho quá

trình HDS, HDN, HDO) như sau: Trước tiên các lỗ trống trên xúc tác được hình thành

khi hydro tấn công vào vị trí kim loại và S trên xúc tác để loại bỏ H2S. Sau đó oxy

trong hợp chất chứa oxy được hấp phụ vào vị trí lỗ trống. Trên xúc tác nhóm S-H cho

một proton hình thành nên hợp chất cabocation trung gian và xảy ra quá trình bẻ gãy

trực tiếp liên kết C-O tạo sản phẩm deoxy hóa. Các lỗ trống trên xúc tác được phục hồi

tuần hoàn và tiếp tục tham gia phản ứng nhờ sự tạo thành H2O từ các nhóm hấp phụ.

Hệ xúc

tác cổ

điển

Hệ xúc

tác trên

cơ sở Ni

Hệ xúc

tác công

nghiệp

Hình 1.7. Cơ chế phản ứng HDO trên các hệ xúc tác [56,57,58]

Ngoài ra, một số các nghiên cứu đã khảo sát tỷ lệ giữa pha hoạt động và pha pha

tạp cùng với phương pháp tổng hợp xúc tác ảnh hưởng đến hoạt tính của xúc tác HDO

Page 44: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

31

[18,19]. Với hệ xúc tác là các kim loại quý để tránh sự thất thoát pha hoạt động nên

thường được tổng hợp bằng phương pháp tẩm với hàm lượng kim loại nhỏ (~1%) và

đưa thêm một số kim loại khác để tăng sự phân tán. Với hệ xúc tác kim loại khử, tùy

thuộc hàm lượng pha hoạt động mà có thể lựa chọn phương pháp sol-gel hay phương

pháp tẩm để tổng hợp [6].

Pha hoạt động và các chất kích hoạt đóng vai trò quyết định hoạt tính của xúc tác

HDO. Tuy nhiên chất mang cũng rất quan trọng trong việc phân tán và làm ổn định

pha hoạt động góp phần làm tăng hoạt tính của xúc tác. Hơn nữa, một vài chất mang

còn cung cấp các tâm hoạt tính như tâm axit Bronsted và tương tác với pha hoạt động

hình thành nên những pha hoạt động mới trên xúc tác [59]. Chất mang trong xúc tác

HDO thường được chia thành 5 loại:

- Chất mang có tính axit: γ-Al2O3, aluminosilicat (Al2O3-SiO2), zeolit

-Chất mang có bề mặt lớn: vật liệu mao quản trung bình: SBA-15, MCM41, MCF

- Chất mang trơ: các hạt nano SiO2, foam silica

- Chất mang chứa nhóm chức bề mặt: Cacbon hoạt tính, cacbon ống, graphen oxit

- Chất mang có hoạt tính: phân tán tốt pha hoạt động, đồng thời tham gia vào phản ứng

HDO: TiO2, V2O5, WO3, ZrO2-TiO2; CeO2-ZrO2...

Trong các chất mang trên, SiO2 được cho rằng tương tác với oxy (từ hợp chất

hữu cơ chứa oxy) tốt hơn so với Al2O3 [60]. Còn SBA-15 vừa có bản chất là SiO2 vừa

có bề mặt riêng lớn nên phân tán tốt pha hoạt động, đồng thời các mao quản rộng trong

SBA-15 tạo thuận lợi cho các phân tử lớn, cồng kềnh dễ tham gia phản ứng HDO [61].

1.4.3. Cơ chế hình thành sản phẩm trong phản ứng HDO

Mỗi loại hợp chất khác nhau chứa oxy trong dầu sinh học có con đường riêng

dẫn tới sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng. Một số hợp chất điển hình trong

dầu sinh học được đề nghị cơ chế hình thành sản phẩm như sau:

Page 45: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

32

Ketone, andehit,

alcol

Cacbonhydrat

2-metoxy

phenol

(guaiacol)

Hình 1.8. Cơ chế hình thành sản phẩm trong phản ứng HDO [52]

Trong các hợp chất trên, guaiacol (C7H8O2) là chất được lựa chọn nhiều làm chất

mô hình trong các nghiên cứu, do đây là một trong những chất có thành phần nhiều

hơn cả trong dầu sinh học. Các phản ứng có thể xảy ra trong quá trình HDO guaiacol

thực chất là bởi các nhóm metoxy, phenolic và vòng benzen được miêu tả trong hình

1.8 sản phẩm của phản ứng là hỗn hợp của những chất sau: toluen, xyclohexan,

xyclohexen hoặc metylxyclohexan.

Trong đó các phản ứng nhóm metoxy:

Page 46: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

33

- Đề metyl hóa để sản xuất catechol, sau đó được đề oxy hóa thành phenol (1).

- Đề metoxyl hóa để trực tiếp sản xuất phenol (2)

Phản ứng nhóm phenolic:

- Tách nhóm C-O giữa nhóm hydroxyl và vòng aromatic để tạo thành

metoxybenzen(3)

Phản ứng vòng benzen:

- Hydro hóa vòng thơm theo đó làm đứt nhóm metyl hay hydroxyl (4). Phenol là một

hợp chất chính trong lignin (dẫn xuất trung gian quan trọng từ HDO guaiacol). HDO

phenol qua hai cách song song như chỉ ra ở hình 1.8 [52].

- Thuỷ phân- hydro hóa trực tiếp liên kết C-O sau đó hydro hóa vòng benzen để tạo

thành xyclohexan (5).

- Hydro hóa- thuỷ phân, hydro hóa vòng thơm sau đó đề hydro hóa tạo thành liên kết

C=C và hydro hóa lại liên kết đôi tạo thành xyclohexan.

Theo bảng 1.6, hệ xúc tác Ni-Cu trên các chất mang khác nhau đã được nhiều

công trình nghiên cứu trên thế giới sử dụng cho phản ứng HDO. Khi khảo sát hoạt tính

xúc tác HDO trên các chất mô hình cho kết quả độ chuyển hóa rất cao, song thực hiện

phản ứng ở những điều kiện cứng: nhiệt độ thích hợp, áp suất cao và khí hydro tinh

khiết.

Từ những đánh giá khi tham khảo tài liệu, đề tài luận án đã lựa chọn tổng hợp hệ

xúc tác khử Ni-Cu (với hàm lượng 14%Ni+5%Cu) trên hai chất mang SiO2 và SBA-15

bằng hai phương pháp tẩm và sol-gel. Lựa chọn chất mô hình guaiacol để nghiên cứu,

đánh giá hoạt tính của hệ xúc tác HDO.tổng hợp được.

1.5. Tình hình nghiên cứu ứng dụng xúc tác FCC thải, nhiệt phân rơm rạ và

nâng cấp dầu nhiệt phân trên thế giới và ở Việt Nam.

* Nghiên cứu ứng dụng xúc tác FCC thải trên thế giới

Xúc tác FCC thải thường được xử lý theo các hướng như: chôn lấp; làm xúc tác

cho các quá trình khác; làm phụ gia cho bê tông. Sau đây là những nghiên cứu ứng

dụng xúc tác FCC thải trên thế giới:

- Thu hồi kim loại nặng: Xúc tác FCC thải thường chứa nhiều kim loại nặng

khác nhau như V, Ni, Fe…Việc tách các kim loại đã được nghiên cứu bằng các

Page 47: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

34

phương pháp khác nhau: phương pháp điện phân nóng chảy [62]; phương pháp thủy

nhiệt [63] hay phương pháp hóa học [64]. Ngoài các kim loại nặng được tách ra thì

hàm lượng Al trong xúc tác cũng giảm đáng kể làm cho xúc tác gần như mất hoàn toàn

hoạt tính.

- Sản xuất xi măng Pooclang: Sử dụng xúc tác FCC thải để làm phụ gia cho xi

măng đã được nhiều tác giả nghiên cứu [65-69].

- Tái sinh xúc tác FCC thải sử dụng làm xúc tác: Nhóm tác giả Lin và cộng sự

của trường ĐH Kao Yuan, Đài Loan [70] đã nghiên cứu tái sử dụng xúc tác FCC thải

cho quá trình chuyển hóa polyolefin để sản xuất nhiên liệu và nguyên liệu bằng công

nghệ cracking xúc tác tầng sôi, kết quả cho thấy hiệu suất tạo xăng cao 84,5%. Ngoài

ra xúc tác FCC thải còn được sử dụng cho quá trình cracking nhựa phế thải để sản xuất

nhiên liệu [71-73]

- Xúc tác FCC thải trước khi sử dụng làm xúc tác cho quá trình khác phải được

phục hồi hoạt tính bằng cách loại bỏ cốc và các kim loại gây ngộ độc. Phương pháp

phổ biến nhất để loại cốc là oxy hóa hoàn toàn dưới dòng không khí hay oxy [74,75].

Các nghiên cứu chỉ ra rằng thành phần của cốc không chỉ có hai nguyên tố là C và H

mà còn chứa các hợp chất cơ kim loại, do vậy cốc khó có thể oxy hóa hoàn toàn. Việc

loại bỏ các kim loại gây ngộ độc xúc tác như V, Ni, Fe,…cũng được xem là cách để

phục hồi hoạt tính của xúc tác FCC thải. Một số nghiên cứu trên thế giới [62,76-78] đã

sử dụng các phương pháp khác nhau để tách kim loại ra khỏi xúc tác FCC thải. Quá

trình tách kim loại không phải là khó, nhưng vấn đề đặt ra là khi tách kim loại thì Al

trong xúc tác cũng bị tách theo, do đó cấu trúc zeolit có thể bị phá hủy và làm giảm

hoạt tính của xúc tác.

* Tình hình nghiên cứu ứng dụng xúc tác FCC thải và nhiệt phân rơm rạ ở Việt

Nam

Công ty cổ phần Cơ điện Lilama thực hiện dự án khoa học và công nghệ của tỉnh

Quảng Ngãi, nghiên cứu xản suất gạch không nung từ xúc tác FCC thải của nhà máy

lọc dầu Dung Quất, sử dụng công nghệ hoạt hóa nước kết hợp với kỹ thuật nén ép

gạch bằng máy ép gạch thủy lực.

Page 48: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

35

Nhóm nghiên cứu của Nguyễn Thị Châm và cộng sự kết hợp với Viện dầu khí

nghiên cứu sử dụng xúc tác FCC phể thải để làm phụ gia khoáng cho xi măng với tỷ lệ

FCC thải tối đa là 15% trên tổng khối lượng [79].

Nghiên cứu sử dụng xúc tác FCC phế thải làm xúc tác cho quá trình chuyển hóa

cao su phế thải thành nhiên liệu lỏng của nhóm nghiên cứu thuộc Viện dầu khí kết hợp

với trường ĐH Mỏ Địa chất [80]. Kết quả cho thấy khi nhiệt phân cao su phế thải có

sử dụng xúc tác FCC làm cho lượng sản phẩm lỏng giảm nhưng chứa nhiều cấu tử

hidrocacbon nhẹ hơn, độ chọn lọc xăng, kerosen cao hơn so với phương pháp xử lý

nhiệt phân thông thường.

Công trình nghiên cứu của TS Vũ Minh Hồng [81] đã nghiên cứu quá trình hoàn

nguyên xúc tác FCC thải sử dụng làm xúc tác cho quá trình cracking cặn dầu thô. Xúc

tác FCC thải được tái sinh và biến tính bằng cách bổ sung thêm pha hoạt động làm

tăng độ chọn lọc xăng hơn so với xúc tác cân bằng.

Đề tài nghiên cứu cấp bộ Công thương do PGS. Phạm Thế Trinh- Viện Hóa học

Công nghiệp Việt Nam chủ trì “Nghiên cứu công nghệ tái sử dụng xúc tác thải FCC

thành xúc tác cho quá trình cracking dầu nhờn thải để sản xuất nhiên liệu” [82].

Công trình nghiên cứu của TS. Lê Quang Hưng đã nghiên cứu khôi phục xúc tác

FCC thải bằng cách đốt cốc và bổ sung thêm các vật liệu có tính axit như HZSM-5,

HY, γ-Al2O3 đã làm tăng hiệu xuất thunhiên liệu (phân đoạn lỏng) trong quá trình

cracking dầu nhờn thải [83].

Nhóm nghiên cứu do TS Đinh Văn Kha, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam

làm chủ nhiệm đề tài chế tạo diezel sinh học bằng quá trình khí hóa phế phụ phẩm

nông nghiệp, nhưng hiệu suất thu hồi sản phẩm lỏng là rất thấp.

* Tình hình nghiên cứu về quá trình HDO để nâng cấp dầu sinh học ở Việt Nam

Công trình nghiên cứu của TS. Phan Minh Quốc Bình đã nghiên cứu quá trình

HDO trên dầu sinh học (sản phẩm quá trình nhiệt phân nhanh sinh khối) trên cơ sở xúc

tác molipden bổ sung thêm các kim loại Ni, Pt trên chất mang SBA-15. Ở điều kiện

300oC, áp suất hydro 120at trong 1 giờ đã loại được 55% oxy trong dầu sinh học [84].

Page 49: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

36

Một số nhóm nghiên cứu của Viện Kỹ thuật Hóa học, Trường Đại học Bách khoa

Hà Nội bước đầu triển khai nghiên cứu phản ứng HDO dầu nhiệt phân từ tảo trên xúc

tác hidrotanxit; phản ứng HDO axit béo, triglixerit trên hệ xúc tác công nghiệp HDS.

Theo như những gì đã tìm hiểu ở trên, chúng tôi nhận thấy, ở Việt Nam cũng đã

có nhiều công trình nghiên cứu tái sử dụng xúc tác thải FCC cho nhiều quá trình khác

nhau, nhưng tái sinh và biến tính để tạo xúc tác hiệu quả cho quá trình nhiệt phân rơm

rạ thì chưa có công trình nào nghiên cứu và công bố. Đối với vấn đề nghiên cứu tổng

hợp xúc tác trên cơ sở kim loại chuyển tiếp Ni-Cu cho quá trình HDO để nâng cấp dầu

nhiệt phân cũng chưa có công trình nào công bố.

Từ những đánh giá trên, luận án sẽ định hướng:

- Nghiên cứu biến tính xúc tác FCC thải bằng cách nung, rửa axit, cấy nguyên tử

nhôm và bổ sung thêm xúc tác điatomit axit hóa tạo xúc tác hợp phần để nhiệt phân

rơm rạ với mục đích thu được dầu sinh học có hiệu suất cao.

- Tổng hợp xúc tác khử trên cơ sở Ni pha tạp thêm Cu với hàm lượng pha hoạt

động là 14%Ni và 5%Cu bằng phương pháp tẩm và sol-gel, sử dụng chất mang là SiO2

và SBA-15

- Đánh giá hoạt tính của các hệ xúc tác khử trên chất mô hình guaiacol và so sánh

hoạt tính với hệ xúc tác kim loại quý 1%Pt (1%Ru)/chất mang được tổng hợp bằng

phương pháp tẩm. . Từ đó lựa chọn xúc tác hiệu quả cho quá trình HDO dầu sinh học

(thu được từ quá trình nhiệt phân rơm rạ).

Page 50: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

37

Chương 2

THỰC NGHIỆM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nguyên liệu, hóa chất và dụng cụ

* Nguyên liệu, hóa chất:

- FCC thải của nhà máy lọc dầu Dung Quất; điatomit Phú Yên; axit H2C2O4 (Merck);

AlCl3(Merck); NH4Cl (Merck); thủy tinh lỏng; TEOS:(C2H5O)4Si (Merck); chất hoạt

động bề mặt P123; axit HCl 2M (Trung Quốc); dung dịch NH3 25% (Trung Quốc); cồn

tuyệt đối (Trung Quốc), Ni(NO3)2.6H2O (Merck); Cu((NO3)2.3H2O(Merck); 2-

metoxyphenol (guaiacol): C7H8O2 99,9%(Merck), khí nguyên liệu: 35% H2/Ar

(Singapo)

- Rơm rạ giống lúa Khang Dân: rửa, sấy ở 100oC, cắt nhỏ (0,4mm-1mm)

* Dụng cụ và thiết bị: Cốc thủy tinh, pipet, cân phân tích, máy khuấy từ, bể siêu âm,

tủ sấy, lò nung, thiết bị hoạt hóa xúc tác, thiết bị phản ứng HDO: auto clave dung tích

300ml (Parr),…

2.2. Tổng hợp xúc tác

2.2.1.Tổng hợp xúc tác cho quá trình nhiệt phân rơm rạ

* Biến tính xúc tác FCC phế thải

- Xử lý cốc FCC phế thải: FCC phế thải được sấy khô, nung ở 6500C trong 3-5h, trong

dòng không khí khô để loại bỏ cốc bám trên bề mặt [40].

- Xử lý kim loại nặng: FCC phế thải sau khi đã loại cốc được xử lý bằng axit oxalic

kết hợp với nhiệt độ để loại bỏ Ni, V. Sau đó xúc tác được lọc, rửa, sấy ở 1050C. Sản

phẩm thu được kí hiệu FCC-XL

- Bổ sung tâm axit

FFC-XL (sau khi được xử lý cốc và kim loại nặng) được axit hóa bằng phương pháp

cấy nguyên tử nhôm vào khung mạng tinh thể của xúc tác để tạo các tâm axit Bronsted

và Lewis. Xúc tác thu được kí hiệu là FCC-BT. Sơ đồ cấy nguyên tử nhôm được thể

hiện trên hình 2.1.

Cách tiến hành: FCC-XL và AlCl3 (tỷ lệ khối lượng giữa FCC-XL và AlCl3

khoảng 1,5-3) được đưa vào hai khoang khác nhau của thiết bị phản ứng làm bằng

thạch anh có khả năng chịu nhiệt cao và có một vách ngăn hở ở giữa. Các lớp bông

Page 51: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

38

thuỷ tinh ở giữa và ở hai đầu ống phản ứng sẽ ngăn cách điatomit và AlCl3 đồng thời

ngăn không cho các chất bị thổi ra ngoài dưới tác dụng của dòng khí mang .

Hình 2.1. Sơ đồ cấy nguyên tử Al vào xúc tác

Phản ứng được thực hiện ở nhiệt độ 5000C, tại nhiệt độ này AlCl3 sẽ thăng hoa

và theo dòng khí mang là nitơ sẽ đi qua lớp bông thuỷ tinh vào khoang chứa FCC-XL.

Tại đây, dưới tác dụng của nhiệt độ, ion Cl- sẽ phá vỡ một phần cấu trúc khung mạng

SiO2 để đưa nguyên tử Al vào trong khung mạng SiO2 của FCC-XL. Phản ứng được

thực hiện trong 3h. Phần AlCl3 không phản ứng có thể được thu hồi nhờ một thiết bị

ngưng tụ ở đầu ra của thiết bị phản ứng. Sản phẩm thu được tiếp tục được nung ở

3500C trong 3h. Sản phẩm thu được là FCC biến tính, ký hiệu FCC-BT

Quy trình biến tính xúc tác FCC phế thải được thể hiện trên hình 2.2

Hình 2.2. Qui trình biến tính FCC thải

* Axit hoá điatomit bằng phương pháp cấy nguyên tử Al vào khung mạng SiO2

FCC thải Nung ở 650oC, 3h Rửa bằng H2C2O4

ở 90oC, 24h

Lọc rửa đến pH=7 Sấy ở 105oC, 10h Cấy Al ở 500oC

Nung ở 350oC, 3h

FCC-BT

Page 52: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

39

Điatomit Phú Yên thô được nghiền thành dạng bột mịn. Sau đó nung ở 5000C

trong 3-5h, rửa bằng axit HCl 0,1M để loại tạp chất oxit như Fe2O3, MgO,...Sau đó,

điatomit được axit hóa bằng phương pháp cấy nguyên tử nhôm vào khung mạng SiO2

để tạo các tâm axit làm tăng độ axit của điatomit. Sản phẩm thu được được kí hiệu là

điaA. Sơ đồ nguyên tắc cấy nguyên tử nhôm vào khung mạng của điatomit tương tự

như đối với FCC (hình 2.1).

* Chế tạo xúc tác hợp phần

Xúc tác FCC biến tính (FCC-BT) sẽ được bổ sung thêm hợp phần điatomit axit hóa

(5% theo khối lượng). Các hợp phần được trộn sau đó tạo huyền phù, tiến hành siêu

âm mẫu huyền phù và khuấy 24h ở nhiệt độ phòng. Tiếp tục lọc, sấy khô ở 120oC

trong 3 giờ rồi nghiền, nung ở 5500C trong 3h. Sản phẩm là xúc tác hợp phần kí hiệu:

FCC-BT+điaA.

2.2.2. Tổng hợp xúc tác cho quá trình HDO bio-oil

Như đã trình bày ở phần tổng quan, xúc tác cho quá trình HDO được sử dụng là

hệ xúc tác kim loại quý hiếm Pt, Ru trên chất mang. Mặc dù hệ xúc tác trên có ưu việt

là hoạt tính và độ chọn lọc cao tuy nhiên giá thành đắt, xúc tác dễ bị ngộ độc nên trong

nội dung nghiên cứu của luận án chúng tôi tập trung vào các hệ kim loại có tính oxy

hóa-khử cao như Ni và Ni pha tạp với Cu trên chất mang hoặc phân tán trong chất

mang. Đây là một trong những hệ hiện đang được các nhà khoa học trên thế giới đặc

biệt quan tâm nghiên cứu và phát triển. Phương pháp tổng hợp xúc tác đóng vai trò rất

quan trọng quyết định đến cấu trúc, tính chất xúc tác của vật liệu. Trong khuôn khổ

của luận án, chúng tôi tập trung tổng hợp xúc tác dựa trên hai phương pháp chính:

- Phương pháp tẩm

- Phương pháp sol-gel

* Đối với phương pháp tẩm, pha hoạt động như Ni, Ni-Cu được tẩm, phân tán

đều trên chất mang có cấu trúc nano (nano SiO2 – kích thước hạt nanomet). Nano SiO2

được tổng hợp bằng phương pháp sol-gel, sử dụng TEOS là nguồn silic, tổng hợp chất

mang có kích thước mao quản nanomet (5-9nm), có bề mặt lớn (600 – 700 m2/g) được

sắp xếp trật tự kiểu lục lăng Si – SBA – 15. Để tổng hợp vật liệu này, chất định hướng

cấu trúc (co-polyme P123) và TEOS là nguồn Silic đã được sử dụng.

Page 53: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

40

* Đối với phương pháp sol-gel, sol hydroxit Ni và Cu được tạo ra cùng sol SiO2

từ TEOS trong môi trường kiềm. Sol của các hydroxit Ni, Cu và Si được hình thành

kết hợp với nhau và chuyển hóa thành dạng gel thông qua phản ứng trùng ngưng, các

nhóm OH của sol Ni(OH)2 và Si(OH)4 kết hợp với nhau tạo liên kết Ni-O-Si hoặc Cu-

O-Si và H2O được tạo ra. Bằng phương pháp trên, ngoài việc các hạt nano NiO, CuO

phân tán đều trên nano SiO2 mới hình thành còn có sự tương tác giữa các pha hoạt

động Ni, Cu với pha nền SiO2, khác hẳn so với phương pháp tẩm thì sự tương tác này

là không đáng kể. Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành tổng hợp Ni-Cu-SiO2 theo phương

pháp sol-gel với sự có mặt của chất hoạt động bề mặt P123. Phương pháp này cho phép

tổng hợp hạt nano NiO, CuO, Ni-CuO trên SiO2 có mao quản kích thước trung bình

(mao quản kích thước nanomet).

* Tổng hợp chất mang nano SiO2 và SBA-15

Nano SiO2:

Hình 2.3. Qui trình tổng hợp nano SiO2

Cho 10 ml TEOS vào 50ml cồn tuyệt đối, dung dịch được khuấy từ trong 15

phút. Cho từ từ 2 ml nước cất (tốc độ 0,2 ml/phút) vào hỗn hợp trên và siêu âm trong 1

giờ. Sau đó cho tiếp 4 ml dung dịch NH3 vào hỗn hợp và tiếp tục siêu âm trong 2 giờ.

Gel tạo thành được làm già trong 1 giờ ở nhiệt độ phòng. Sản phẩm được ly tâm, lọc,

TEOS (C2H5O)4Si

Cồn tuyệt đối

Nước cất Dung dịch TEOS

Siêu âm hỗn hợp 1h

Khuấy từ trong 15 phút

Tiếp tục siêu âm 2h Nhỏ từ từ

Dung dịch NH3

Làm già trong 1h

Lọc, ly tâm, sấy khô ở 80oC,

12h

Nung ở 550oC, 3h

Sản phẩm nano SiO2

Nhỏ từ từ ttừ

Tạo gel

Page 54: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

41

sấy ở 80oC trong 12 giờ và nung ở 550oC trong 3 giờ. Quy trình tổng hợp nano SiO2

được thể hiện trên hình 2.3

SBA-15: 1 gam chất hoạt động bề mặt Pluronic P123 ((EO)20(PO)70(EO)20) được hòa

tan trong 60 ml dung dịch axit HCl (2M), tạo ra dung dịch A. Tiếp theo dung dịch thủy

tinh lỏng (27% SiO2) được nhỏ giọt vào dung dịch A với điều kiện khuấy mạnh trong

2giờ. Sau đó hỗn hợp được cho vào bình teflon và khuấy trong 24 giờ ở 45oC. Gel tạo

thành được làm già 24 giờ ở 100oC. Sau đó được rửa đến pH=7, sấy khô ở 80oC trong

10 giờ và nung ở 550oC trong 6 giờ để loại bỏ chất tạo cấu trúc [85]. Sản phẩm rắn thu

được là SBA-15. Quy trình tổng hợp SBA-15 được thể hiện trên hình 2.4

Hình 2.4. Quy trình tổng hợp SBA-15

* Điều chế xúc tác Ni (Cu)/chất mang( SiO2 hoặc SBA-15)

- Phương pháp tẩm (phương pháp gián tiếp)

Các tiền chất kim loại ban đầu được tính toán và pha trong nước cất. Cho chất

mang vào cốc thủy tinh. Làm ướt bề mặt chất mang bằng nước cất theo tỷ lệ 4 ml/1

gam chất mang, khuấy đều trong 1giờ. Nhỏ từ từ dung dịch chứa ion kim loại được

pha ở trên vào chất mang và khuấy đều trong 4 giờ ở nhiệt độ phòng, ngâm trong 12

giờ, sau đó gia nhiệt đến 80oC để bay hết hơi nước dư, sấy ở nhiệt độ 100oC trong 10

giờ, nung ở 550oC trong 3 giờ (tốc độ gia nhiệt 5oC/1 phút). Các mẫu xúc tác tổng hợp

Thủy tinh lỏng Dung dịch chất HĐBM

Lọc, rửa, sấy ở 80oC trong 10h

Kết tinh ở 100oC trong 24h

Nung ở 550oC trong 6h

Chuyển khuấy từ trong 20h

Chất HĐBM P123

Dung dịch HCl 2M

Khuấy cơ mạnh trong 2h

Sản phẩm SBA-15

Page 55: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

42

với hàm lượng kim loại là: 14% Ni; 14%Ni + 5%Cu (phần trăm theo khối lượng). Quy

trình điều chế xúc tác tẩm trên chất mang được thể hiện trên hình 2.5.

Hình 2.5. Qui trình điều chế xúc tác theo phương pháp tẩm

Xúc tác Pt(Ru)/SiO2: xúc tác 1%Pt/SiO2 và 1%Ru/SiO2 đã được tổng hợp theo phương

pháp tẩm (nguồn từ phòng Hóa lý bề mặt) được sử dụng để thực hiện phản ứng HDO

nhằm mục đích so sánh với hệ xúc tác khử Ni-Cu.

*Phương pháp sol-gel (phương pháp trực tiếp)

Tổng hợp Ni-SiO2; Ni-Cu-SiO2: quá trình tổng hợp vật liệu chứa Ni và Cu cũng giống

như tổng hợp vật liệu SiO2: muối Ni(NO3)2.6H2O và Cu(NO3)2.3H2O được tính toán

trước và hòa tan trong nước cất sau đó nhỏ từ từ vào dung dịch TEOS, thực hiện như

qui trình tổng hợp SiO2. Hai mẫu xúc tác thu được với hàm lượng kim loại là: 14%Ni-

SiO2 và 14%Ni+5%Cu-SiO2.

Tổng hợp Ni-Cu-SBA-15: quá trình tổng hợp vật liệu chứa Ni và Cu cũng giống như

tổng hợp vật liệu SBA-15, tuy nhiên muối Ni(NO3)2.6H2O và Cu(NO3)2.3H2O được

đưa vào dung dịch A trước khi đưa TEOS với hàm lượng Ni, Cu đã được tính toán:

14%Ni+5%Cu-SBA-15.

Chất mang

(SiO hoặc SBA-15)

Dung dịch muối kim loại

Nung ở 550oC trong 3h

Xúc tác Ni(Cu)/chất mang

Ngâm tẩm trong 12h Bay hơi nước dư ở

80oC trong 5h

Sấy ở 100oC trong 10h

Page 56: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

43

Bảng 2.1. Kí hiệu các mẫu xúc tác tổng hợp cho phản ứng HDO

STT Kí hiệu mẫu Thành phần Phương pháp tổng hợp

1 NiCu-SiO2(S) 14%Ni+5%Cu+SiO2 Sol-gel

2 Ni-SiO2(S) 14%Ni+SiO2 Sol-gel

3 NiCu-SBA-15(S) 14%Ni+5%Cu+SBA-15 Sol-gel

4 NiCu/SiO2(T) 14%Ni+5%Cu/SiO2 Tẩm

5 NiCu/SBA-15(T) 14%Ni+5%Cu/SBA-15 Tẩm

6 Pt/SiO2(T) 1%Pt/SiO2 Tẩm

7 Ru/SiO2(T) 1%Ru/SiO2 Tẩm

2.3. Các phương pháp đặc trưng xúc tác

2.3.1. Phương pháp nhiễu xạ Rơnghen (XRD)

Ứng dụng: Phương pháp XRD được sử dụng để xác định độ tinh thể, thành

phần pha của vật liệu

Nguyên tắc: Theo lý thuyết cấu tạo tinh thể, mạng tinh thể được xây dựng từ

các nguyên tử hay ion phân bố đều đặn trong không gian theo một quy tắc xác định.

Khi chùm tia Rơnghen (X) tới bề mặt tinh thể và đi sâu vào bên trong mạng tinh thể

thì mạng lưới này đóng vai trò như một cách tử nhiễu xạ đặc biệt. Các nguyên tử, ion

bị kích thích bởi chùm tia X sẽ trở thành các tâm phát ra các tia phản xạ [85,86].

Hình 2.6. Sơ đồ tia tới và tia phản xạ trên tinh thể

Page 57: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

44

Hơn nữa các nguyên tử, ion này được phân bố trên các mặt song song, do đó

hiệu quang trình của 2 tia phản xạ bất kỳ trên hai mặt song song cạnh nhau được tính

như sau :Δ=2d sin θ

Trong đó : d: là khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song

θ: là góc giữa chùm tia X và mặt phẳng phản xạ

Δ:là hiệu quang trình của hai tia phản xạ

Theo điều kiện giao thoa, để các sóng phản xạ trên hai mặt phẳng song song cùng

pha thì hiệu quang trình phải bằng nguyên lần độ dài sóng (λ):

2dsinθ = n.λ (2.1)

Đây là hệ thức Vulf- Bragg, là phương trình cơ bản để nghiên cứu cấu trúc tinh thể.

Căn cứ vào cực đại nhiễu xạ trên giản đồ (giá trị 2), có thể suy ra d theo công thức trên. So

sánh giá trị d vừa tìm được với d chuẩn sẽ xác định được thành phần cấu trúc mạng tinh thể

của chất cần nghiên cứu. Chính vì vậy, phương pháp này được sử dụng rộng rãi nghiên cứu

cấu trúc tinh thể của vật chất.

Thực nghiệm: Giản đồ XRD được ghi trên thiết bị D8-Advance, Brucker với

tia bức xạ CuKα có bước sóng λ = 1,5406Å, công suất 40 KV. Góc quét 2θ từ 0,5 đến

50o, tốc độ quét 1o/phút, nhiệt độ phòng là 25oC. Tại Viện Khoa học vật liệu-Viện hàn

lâm KH&CN Việt Nam.

2.3.2. Phương pháp phổ hấp thụ hồng ngoại (IR)

Ứng dụng: Phương pháp phổ IR được sử dụng để phân tích cấu trúc và phát

hiện các nhóm chức bề mặt của vật liệu.

Nguyên tắc: Khi chiếu một chùm tia đơn sắc có bước sóng nằm trong vùng

hồng ngoại (50-10.000cm-1) qua chất phân tích, một phần năng lượng bị hấp thụ làm

giảm cường độ tia tới. Sự hấp thụ này tuân theo định luật Lambert-Beer [86]:

D = lgIo/I = .l.C (2.2)

Trong đó: D: mật độ quang

l: chiều dày cuvet (cm)

C: nồng độ chất phân tích (mol/l)

: hệ số hấp thụ phân tử

Io, I: cường độ ánh sáng trước và sau khi ra khỏi chất phân tích

Page 58: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

45

Phân tử hấp thụ năng lượng sẽ thực hiện dao động (các hạt nhân nguyên tử dao

động xung quanh vị trí cân bằng) làm giảm độ dài liên kết giữa các nguyên tử và góc

hoá trị tăng giảm tuần hoàn, chỉ có những dao động làm biến đổi momen lưỡng cực

điện của liên kết mới xuất hiện tín hiệu hồng ngoại. Người ta phân biệt 2 loại dao động

của phân tử là dao động hoá trị và dao động biến dạng. Loại dao động hoá trị chỉ thay

đổi độ dài liên kết mà không thay đổi góc liên kết. Loại dao động biến dạng chỉ thay

đổi góc liên kết mà không thay đổi độ dài liên kết. Đường cong biểu diễn sự phụ thuộc

độ truyền quang vào bước sóng là phổ hấp thụ hồng ngoại. Mỗi nhóm chức hoặc liên

kết có một tần số (bước sóng) đặc trưng bằng các pic (đỉnh hấp thụ cực đại) trên phổ

hồng ngoại.

Thực nghiệm: Phổ IR của các mẫu được ghi theo kỹ thuật ép viên với KBr

theo tỷ lệ 1mg mẫu/100mg KBr trên thiết bị Impact-410 (Đức) ở nhiệt độ phòng trong

vùng hồng ngoại từ 400-4000cm-1 tại Viện Hoá học-Viện Hàn lâm KH&CN Việt

Nam.

2.3.3. Phương pháp đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ nitơ

Ứng dụng: Xác định diện tích bề mặt riêng, thể tích lỗ xốp và phân bố kích

thước mao quản của vật liệu.

Nguyên tắc: Lượng khí (hơi) bị hấp phụ V được biểu diễn dưới dạng thể tích là

một hàm đồng biến với áp suất cân bằng. Khi áp suất tăng đến áp suất bão hòa Po của

chất bị hấp phụ tại một nhiệt độ đã cho thì mối quan hệ giữa V và P được gọi là “đẳng

nhiệt hấp phụ”. Sau khi đã đạt đến áp suất bãoo hoà Po, người ta đo các giá trị thể tích

khí hấp phụ ở các áp suất tương đối (P/Po) giảm dần và nhận được đường “đẳng nhiệt

khử hấp phụ”. Nếu đường đẳng nhiệt hấp phụ và khử hấp phụ không trùng nhau mà

thường thấy một vòng khuyết gọi là hiện tượng trễ. Hình dạng của đường đẳng nhiệt

và vòng trễ thể hiện những đặc điểm về bản chất và hình dáng mao quản [86].

Hình 2.7 trình bày các dạng đường đẳng nhiệt hấp phụ-khử hấp phụ đặc trưng

theo phân loại của IUPAC. Đường đẳng nhiệt kiểu I ứng với vật liệu vi mao quản hoặc

không có mao quản. Kiểu II và III là của vật liệu mao quản có mao quản lớn d>50nm.

Các vật liệu MQTB có đường đẳng nhiệt kiểu IV và V.

Page 59: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

46

Hình 2.7. Các dạng đường đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ

(%) 100o

o

n nX

n

Áp dụng phương trình BET để đo bề mặt riêng: Phương trình BET được đưa ra

bởi Brunauer, Emmett và Teller (1929) được áp dụng để xác định diện tích bề mặt

riêng của vật liệu. Phương trình biểu diễn có dạng sau:

(2.3)

Trong đó: P: áp suất cân bằng

P0: áp suất hơi bão hoà của chất bị hấp phụ ở nhiệt độ thực nghiệm

V: thể tích của khí hấp phụ ở áp suất P

Vm: thể tích của lớp hấp phụ đơn phân tử tính cho một gam chất rắn

trong điều kiện tiêu chuẩn

C: hằng số BET

Khi thiết lập đồ thị P/[V(Po - P)] phụ thuộc vào P/Po, sẽ nhận được một đoạn thẳng giá

trị P/Po trong khoảng từ 0,05 đến 0,3. Độ nghiêng tgα và tung độ của đoạn thẳng OA

cho phép xác định thể tích của lớp phủ đơn lớp Vm và hằng số C.

Hình 2.8. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của P/V(P0 - P) theo P/P0

VI

oo P

P

CVm

C

CVmPPV

P

.

1

.

1

)(

Page 60: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

47

Diện tích bề mặt riêng SBET (m2/g) là đặc trưng cho khả năng hấp phụ đơn lớp

phân tử, có thể được tính theo phương trình sau:

SBET = (Vm/M).N.Am.10-18 (2.4)

Trong đó: M: khối lượng phân tử

Am: tiết diện ngang của một phân tử chiếm chỗ trên bề mặt chất hấpphụ (trong

trường hợp hấp phụ N2 ở 770K, Am = 0,162 nm2)

N: số Avogadro ( N = 6,023.1023 phân tử / mol )

Khi khí bị hấp phụ là nitơ thì: SBET = 4,35.Vm

Thực nghiệm: Phương pháp đẳng nhiệt hấp phụ-khử hấp phụ N2 được thực

hiện ở nhiệt độ 77K, trên thiết bị Tristar-Micromeritics-3000 (Mỹ) tại Đại học Sư

phạm Hà Nội.

2.3.4. Phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM)

Ứng dụng: Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu bề mặt, kích thước,

hình dạng của vật liệu do khả năng phóng đại và tạo ảnh của vật rất rõ nét và chi tiết.

Nguyên tắc: Phương pháp SEM (Field Emission Scanning Electron Microscopy) là

phương pháp hiện đại để nghiên cứu hình dạng và kích thước của các chùm hạt. Cơ sở

của phương pháp này là dùng chùm tia điện tử quét vào mẫu nghiên cứu, các chùm tia

phản xạ sau khi đập vào mẫu sẽ đến màn huỳnh quang và tạo ảnh với độ phóng đại

theo yêu cầu. Dựa trên thang tỉ lệ ta có thể xác định chính xác kích thước các hạt cũng

như độ đồng đều của hạt.

Hình 2.9. Sơ đồ phương pháp SEM

Thực nghiệm: Mẫu được đo trên thiết bị Hitachi S-4800 hoạt động ở 10kV với

độ phóng đại 80000-100000 lần tại Viện Khoa học vật liệu-Viện Hàn lâm KH&CN

Việt Nam

2.3.5. Phương pháp phân tích nhiệt

Mẫu nghiên cứu

I0 Ảnh FESEM

Page 61: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

48

Nguyên tắc: Phân tích nhiệt là nhóm các phương pháp nghiên cứu tính chất của

mẫu đo khi tác động nhiệt lên mẫu theo một chương trình gia nhiệt, với một tốc độ gia

nhiệt nào đó khi mẫu được đặt trong một môi trường nhất định. Hay nói cách khác,

đây là nhóm phương pháp theo dõi sự thay đổi tính chất của vật liệu (mẫu đo) theo sự

thay đổi nhiệt độ.

Khi cung cấp nhiệt năng thì làm cho entanpi và nhiệt độ của mẫu tăng lên một giá

trị xác định tuỳ thuộc vào nhiệt lượng cung cấp và nhiệt dung của mẫu. Ở trạng thái

vật lý bình thường, nhiệt dung của mẫu biến đổi chậm theo nhiệt độ nhưng khi trạng

thái của mẫu thay đổi thì sự biến đổi này bị gián đoạn. Khi mẫu được cung cấp nhiệt

năng thì các quá trình vật lí và hoá học có thể xảy ra như sự nóng chảy hoặc phân huỷ

đi kèm với sự biến đổi entanpi, kích thước hạt, khối lượng, tính chất từ,…Các quá

trình biến đổi này có thể ghi nhận bằng phương pháp phân tích nhiệt. Phép phân tích

nhiệt vi sai gồm nhiều phương pháp phân tích nhiệt: phân tích nhiệt khối lượng

(TGA), phân tích nhiệt vi sai (DTG), phân tích nhiệt vi sai quét (DSC).

Thực nghiệm: Khi phân tích nhiệt sản phẩm hữu cơ, tiến hành đo ở tốc độ gia

nhiệt 10oC/phút, và thực hiện gia nhiệt đến 700oC trên thiết bị DTG-60H của hãng

Shimadzu tại khoa Hóa học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

2.3.6. Phương pháp khử hấp phụ amoniac theo chương trình nhiệt độ (TPD-NH3)

Ứng dụng: Xác định độ axit và lực của các tâm axit tương ứng, khả năng hấp

phụ của chất rắn đối với một số chất bị hấp phụ đặc biệt.

Nguyên tắc: Sử dụng NH3 như là một chất dò, được hấp phụ bão hoà trên các

tâm axit của bề mặt ở khoảng nhệt độ hấp phụ hoá học của vật liệu rắn xốp. Khi tăng

nhiệt độ tuyến tính, xảy ra sự khử hấp phụ NH3. Lượng NH3 khử hấp phụ được dòng

khí trơ đưa đến detectơ để định lượng. Vận tốc khử hấp phụ phụ thuộc vào chương

trình nhiệt độ.

Vm.d/dt = K0 ..exp(-E/RT) (2.5)

Trong đó: : độ che phủ bề mặt rắn

K0: hệ số tỉ lệ

E : năng lượng hoạt hoá hấp phụ

Page 62: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

49

Vm: thể tích của một lớp hấp phụ đơn phân tử NH3, tính cho 1g chất ở điều

kiện tiêu chuẩn

Vậy dạng đường cong khử hấp phụ ở các nhiệt độ Tm khác nhau cho ta biết

năng lượng hoạt hoá khử hấp phụ khác nhau và do đó lực axit bề mặt khác nhau. Các

tâm có lực axit mạnh sẽ có Tm mạnh và có Em lớn và ngược lại. Tổng diện tích pic

NH3 cho ta biết lượng khí bị hấp phụ và từ đó cho ta biết nồng độ H+ (số tâm axit) trên

một đơn vị khối lượng xúc tác. Tuy nhiên phương pháp TPD-NH3 không cho phép phân

biệt các tâm axit Bronsted và tâm Lewis.

Thực nghiệm: Mẫu xúc tác được đo trên máy PCH-HUT Autochem II 2920 tại

Phòng thí nghiệm Công nghệ lọc hóa dầu và Vật liệu xúc tác hấp phụ -Trường ĐH

Bách khoa Hà Nội

2.3.7. Phương pháp khử theo chương trình nhiệt độ( TPR-H2)

Quá trình khử hóa của các oxit kim loại trong xúc tác về các dạng kim loại hoạt

động và nhiệt độ khử tương ứng của chúng được xác định bằng phương pháp khử hóa

theo chương trình nhiệt độ TPR-H2 [87].

Ứng dụng: Từ giản đồ TPR-H2 và lượng H2 tiêu tốn ta có thể đánh giá được

đặc tính oxy hóa khử của các oxit kim loại trong mẫu xúc tác.

Nguyên tắc: TPR-H2 là phương pháp xác định tốc độ khử theo chương trình

nhiệt độ của một hỗn hợp khí. Phương pháp cheo phép nghiên cứu các trạng thái oxy

hóa – khử của bề mặt khối chất rắn. Hỗn hợp khí khử (thường sử dụng H2 pha loãng

trong một môi trường khí trơ như Ar, He hoặc N2) được đưa qua bề mặt của mẫu cần

phân tích. Nhiệt độ của mẫu được tăng dần theo chương trình nhiệt độ. Khi quá trình

khử bắt đầu, lượng H2 trong hỗn hợp khí trơ giảm đi làm thay đổi độ dẫn nhiệt của hỗn

hợp khí. Sự thay đổi độ dẫn nhiệt này được thay xác định bằng detector dẫn nhiệt TCD

và được chuyển thành tín hiệu điện.

Quá trình khử dừng lại khi H2 không có hiện tượng giảm trong dòng khí khử nữa,

tử lệ của các cấu tử trong hỗn hợp khí mang quay trở về tỷ lệ đã được thiết lập ở đầu

thí nghiệm. Độ dẫn điện quay trở về giá trị ban đầu tín hiệu điện của TCD trở về

đường nền.Trong quá trình khử, các kim loại ở trạng thái hóa trị cao sẽ bị khử xuống

trạng thái hóa trị thấp. Khi đó các oxit kim loại bị khử theo phương trình sau:

MO2 + nH2 M + nH2O

Page 63: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

50

Trên giản đồ TPR-H2, một vài pic tại các nhiệt độ khác nhau sẽ xuất hiện bởi quá trình

khử thường xảy ra tại các mức năng lượng nhiệt khác nhau. Mỗi pic khử sẽ tương ứng

với một mức chuyển trạng thái hóa trị (hay tương ứng với một trạng thái oxit khác

nhau). Dựa vào diện tích pic khử người ta sẽ xác định được lượng H2 tiêu thụ. Nhiệt

độ khử cao hay thấp sẽ tương ứng với các trạng thái oxy hóa khác nhau của mẫu

nghiên cứu.

Quá trình khử của một oxit kim loại ở dạng khối khác với quá trình khử của oxit

kim loại mang trên chất mang. Bởi vì khi mang lên chất mang, oxit kim loại thường

tương tác với chất mang tạo ra những liên kết mới có tính chất khử khác biệt. Nhiệt độ

khử lúc này có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào bản chất tương tác oxit và chất mang.

Thực nghiệm: trạng thái oxy hóa khử của các oxit kim loại về kim loại hoạt

động trong xúc tác sau quá trình khử được phân tích trên thiết bị hấp phụ hóa học

AutoChem 2920 II của hãng Micromeritics (Mỹ). Các mẫu được phân tích tại PTN

Công nghệ Lọc hóa dầu và Vật liệu xúc tác Hấp phụ-Viện Kỹ thuật Hóa học- Đại học

Bách khoa Hà Nội.

2.3.8. Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử AAS (Atomic Absorption Spectroscopy)

Ứng dụng: Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử chủ yếu để xác định

hàm lượng nguyên tố dưới dạng vết trong các đối tượng phân tích

Nguyên tắc: Dựa trên sự hấp thụ chọn lọc các bức xạ cộng hưởng của nguyên

tử ở trạng thái tự do của nguyên tố cần xác định. Chiếu chùm bức xạ đặc trưng của

nguyên tố cần phân tích qua đám hơi của nguyên tử, do các nguyên tử tự do có thể hấp

thụ bức xạ cộng hưởng nên chùm bức xạ đi qua mẫu sẽ giảm. Sự hấp thụ này tuân theo

định luật Lamber – Beer: D = lgIo/I = .l.C và phổ sinh ra trong quá trình này gọi là

phổ hấp thụ nguyên tử.

Phương pháp này có độ chính xác cao (RSD < 2%), độ lặp tốt và sai số không quá

15% (trong vùng nồng độ ppm).

Thực nghiệm: Mẫu được đo trên thiết bị phân tích quang phổ hấp thụ nguyên

tử PinAAcle 900F tại phòng phân tích Viện Hoá học -Viện HL KH&CN Việt Nam.

2.3.9. Phương pháp phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX)

Phổ tán sắc năng lượng tia X (Energy-dispersive X-ray spectroscopy) là kỹ

thuật phân tích thành phần hóa học của vật rắn dựa vào việc ghi lại phổ tia X phát ra từ

Page 64: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

51

vật rắn do tương tác với các bức xạ (mà chủ yếu là chùm điện tử có năng lượng cao

trong các kính hiển vi điện tử [88].

Ứng dụng: Ghi nhận thông tin về các nguyên tố và thành phần các nguyên tố

trong vật liệu.

Nguyên tắc: Kỹ thuật EDX chủ yếu được thực hiện trong các kính hiển vi điện

tử, ở đó ảnh vi cấu trúc vật rắn được ghi lại thông qua việc sử dụng chùm điện tử có

năng lượng cao tương tác với vật rắn. Khi chùm điện tử có năng lượng lớn được chiếu

vào vật rắn, nó sẽ đâm xuyên sâu vào nguyên tử vật rắn và tương tác với các lớp điện

tử bên trong của nguyên tử. Tương tác này dẫn đến việc tạo ra các tia X có bước sóng

đặc trưng tỉ lệ với nguyên tử số (Z) của nguyên tử theo định luật Mosley:

Có nghĩa là, tần số tia X phát ra là đặc trưng với nguyên tử của mỗi chất có mặt

trong chất rắn. Việc ghi nhận phổ tia X phát ra từ vật rắn sẽ cho thông tin về các

nguyên tố hóa học có mặt trong mẫu đồng thời cho các thông tin về tỉ phần các nguyên

tố này.

Có nhiều thiết bị phân tích EDX nhưng chủ yếu EDX được phát triển trong các

kính hiển vi điện tử, ở đó các phép phân tích được thực hiện nhờ các chùm điện tử có

năng lượng cao và được thu hẹp nhờ hệ các thấu kính điện từ. Phổ tia X phát ra sẽ có

tần số (năng lượng photon tia X) trải trong một vùng rộng và được phân tich nhờ phổ

kế tán sắc năng lượng.

Thực nghiệm: Phổ EDX được ghi trên máy Jeol 6490 tại Viện Khoa học vật

liệu-Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

2.3.10. Phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân rắn MAS-NMR (Magic Angel

Spinning Nuclear Magnetic Resonance)[89]

Ứng dụng: Phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân là phương pháp hiện đại

để xác định trạng thái Al, Si tồn tại trong khung mạng vật liệu.

Nguyên tắc: Mỗi nguyên tử đều mang điện tích dương bằng bội số nguyên của

điện tích hạt nhân hidro (proton). Ta hình dung hạt nhân như một quả cầu nhỏ, khi quả

cầu quanh xung quanh một số đường kính của nó thì điện tích hạt nhân sẽ chuyển động

tròn xung quanh trục quay tạo ra một từ trường. Từ tính của hạt nhân được biểu thị

Page 65: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

52

bằng momen từ. Bằng thực nghiệm người ta xác định được không phải hạt nhân nào

cũng có momen từ mà chỉ những hạt nhân có số lẻ electron mới có momen từ như 1H,

13C, 14N, 19F, 27Al, 29Si, 31P.

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân là một loại phổ hấp thụ tạo ra bởi các hạt nhân có

từ tính hấp thụ bức xạ điện từ khi nằm trong một từ trường tĩnh nào đó. Tín hiệu ghi

nhận ở đây là δ-độ dịch chuyển hoá học (ppm: phần triệu) và tương tác spin – spin, J

(Hz). Trong đó TMS dùng là chất chuẩn cho 1H, 13C; 21Si,... vì TMS có tín hiệu duy

nhất rất gọn, sắc hơn hầu hết các chất khác, mặt khác nó là chất trơ và tan hầu hết

trong mọi dung môi. Đối với nhôm chất chuẩn là [Al(H2O)6]3+.

Thực nghiệm: Mẫu được đo tại University of Rostock Albert-Einstein-Str. 29a,

D-18059 Rostock, Germany.

2.3.11. Phương pháp phổ quang điện tử tia X (X-ray Photoelectron Spectroscopy

XPS)

Ứng dụng: Phương pháp phổ quang điện tử tia X cho biết các thông tin về

thành phần và trạng thái oxi hóa của kim loại ở bề mặt vật liệu. Ngoài ra còn cung cấp

thông tin về sự phân tán của các pha hoạt động trên chất mang.

Nguyên tắc: Một photon tia X tới được hấp thụ và một quang điện tử được phát

ra trên bề mặt vật liệu. Đo động năng của nó sẽ tính được năng lượng liên kết của

quang điện tử. Nguyên tử trở thành một ion không bền với một lỗ trống tại một trong

những lớp bên trong. Lỗ trống ở trong sẽ bị lấp bởi một electron từ lớp vỏ bên ngoài,

năng lượng giải phóng từ quá trình chuyển dịch một electron khác là điện tử Auger

[88].

Kỹ thuật phổ quang điện tử tia X (X-ray Photoelectron Spectroscopy-XPS) sử

dụng các photon để ion hoá các nguyên tử bề mặt, đồng thời thu nhận và đo năng

lượng của điện tử quang bật ra. Trong kỹ thuật này, bề mặt mẫu được bắn ra bởi tia X

năng lượng thấp từ nguồn nhôm hoặc magie trong đó sử dụng pic Kα. Đôi khi các

photon năng lượng thấp hơn hoặc cao hơn được sử dụng như photon được phát ra từ

bia silic và các nguồn tia cực tím trong phổ quang điện tử cực tím (Ultraviolet

Photoelectron Spectroscopy- UPS).

Thực nghiệm: Quang phổ XPS được ghi trên máy THERMO VG SCIENTIFIC

(U,K), MultiLab 2000, Hàn Quốc.

Page 66: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

53

2.4. Phân tích nguyên liệu và sản phẩm

2.4.1. Phân tích rơm rạ

Phân tích thành phần hóa học của các mẫu rơm rạ đều được thực hiện theo

phương pháp chuẩn của TAPPI (Hiệp hội Công nghiệp giấy và bột giấy toàn cầu). Các

phép cân có độ chính xác 0,0001g.

Xác định độ ẩm

Độ ẩm của các mẫu theo xác định theo TAPPI T264om-97. Hàm lượng hơi ẩm

được tính theo công thức:

% hơi ẩm = a

ba *100% (2.6)

Trong đó: a và b lượng mẫu ban đầu và sau khi sấy khô 105± 3oC (gam).

Xác định độ tro

Xác định độ tro của mẫu theo TAPPI ST-15m-58. Khi nung rơm rạ ở 600oC chỉ

thu được tro, các chất khác bay hơi hoàn toàn. Hàm lượng tro của mẫu được tính bằng

% của tro còn lại so với mẫu khô ban đầu.

Xác định các hợp chất bay hơi

Hàm lượng các hợp chất bay hơi được xác định qua thành phần hơi ẩm và thành

phần tro theo công thức:

% các hợp chất dễ bay hơi = 100% - % tro - % hơi ẩm

Xác định thành phần xenlulozơ

+ Xác định hàm lượng xenlulozơ theo TAPPI T15m- 55.

+ Các bước tiến hành:

- Cân mẫu.

- Gia công mẫu bằng hỗn hợp HNO3 trong rượu etylic ở 100oC đến khi

không còn lignin rồi đem cân.

+ Hàm lượng xenlulozơ được tính bằng phần trăm chất sau khi gia công so với

mẫu khô tuyệt đối.

Xác định thành phần lignin

+ Xác định hàm lượng lignin của mẫu theo TAPPI T222om-98.

+ Các bước tiến hành:

Page 67: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

54

- Gia công mẫu bằng H2SO4 72% ở 100oC. Lọc rửa lignin đến hết vết SO42-

(dùng BaCl2 để thử).

- Sấy và cân lignin ở nhiệt độ 105± 3oC đến khối lượng không đổi.

+ Hàm lượng lignin được tính bằng phần trăm chất sau khi gia công so với mẫu

khô tuyệt đối.

Xác định thành phần hemixenlulozơ

Thành phần hemixenlulozơ được xác định dựa vào thành phần các hợp chất đã

xác định theo công thức:

Hàm lượng hemixenlulozơ = Hàm lượng mẫu khô tuyệt đối – Σ(hàm lượng tro,

xenlulozơ, lignin, các chất trích ly).

Xác định thành phần các hợp chất trích ly

+ Xác định hàm lượng các chất trích ly theo TAPPI T6m -59.

+ Các bước tiến hành: cân mẫu, trích ly trong bộ soclet bằng dung môi cồn 96o,

chưng tách, sau đó nhựa được sấy ở nhiệt độ 105oC ± 3oC đến khối lượng không đổi.

Cân, xác định khối lượng. Hàm lượng chất trích ly là phần trăm chất đã mất đi sau khi

được trích ly trong bộ soclet bằng dung môi cồn 96o so với mẫu khô tuyệt đối.

+ Hàm lượng nhựa được tính bằng phần trăm chất còn lại so với mẫu khô tuyệt

đối.

Xác định thành phần các hợp chất vô cơ

Các hợp chất vô cơ về cơ bản được xác định trên mẫu tro

2.4.2. Phân tích nguyên tố

Nguyên tắc: Dựa trên quá trình khí hóa mẫu và đưa vào thiết bị phân tích, mẫu

được tách bằng cột sắc kí và được tính toán nội suy bằng máy tính. Phần mềm chuyên

dụng sẽ tạo ra phổ của từng nguyên tố cũng như hàm lượng của chúng trong mẫu. Các

tính toán dựa trên nguyên tắc tạo ra một đường chuẩn của chất chuẩn. Sau khi thực

hiện phân tích mẫu, máy tính sẽ so sánh với các thông số của chất chuẩn cộng với các

thông số của môi trường như nhiệt độ, độ ẩm...

Thực nghiệm: Phân tích thành phần nguyên tố trong bio-oil được thực hiện

trên máy phân tích nguyên tố Flash serri 1112. Phân tích các nguyên tố C, H, N, S theo

một chế độ ở 9000C, còn nguyên tố O theo một chế độ khác ở 1060oC.

Page 68: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

55

2.4.3. Xác định nhiệt trị của sản phẩm lỏng hữu cơ

Nguyên tắc: Xác định nhiệt trị bằng thực nghiệm được tiến hành bằng cách đo

trực tiếp lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy một lượng nhiên liệu nhất định trong “bom

nhiệt lượng kế”. Bom nhiệt lượng kế là một bình bằng thép trong chứa oxi ở áp suất

2000-2500N/m2. Bom được đặt trong thùng nhỏ chứa nước (2 lít) ngập đến toàn bộ

bom gọi bình nhiệt lượng kế. Nhiệt lượng tỏa khi cháy nhiên liệu dùng để đun nóng

khối lượng nước này. Sự chênh lệch nhiệt độ của nước trước và sau khi đốt mẫu đo

được là t, từ đó suy ra nhiệt trị Q của nhiên liệu:

Q = K. t (2.7)

Trong đó K là hằng số nhiệt của bình, được xác định bằng cách đo nhiệt trị của

chất chuẩn axit benzoic có nhiệt trị Q = 6318 cal/gam

Thực nghiệm: Mẫu sản phẩm hữu cơ và rơm rạ được đo nhiệt trị trên máy Parr

Calorimeter 6200 bằng phương pháp thử ASTM D 240- 00 ở Trung tâm Kỹ thuật tiêu

chuẩn đo lường chất lượng 1 (Trung tâm kĩ thuật 1), thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo

lường chất lượng.

2.4.5. Phương pháp phân tích sắc ký khí GC/MS

Sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS_Gas Chromatography Mass Spectometry) là

một trong những phương pháp sắc ký hiện đại nhất hiện nay với độ nhạy và độ đặc

hiệu cao và được sử dụng trong các nghiên cứu và phân tích kết hợp.

Ứng dụng: Thiết bị GC/MS được cấu tạo thành 2 phần: phần sắc ký khí (GC)

dùng để phân tích hỗn hợp các chất và tìm ra chất cần phân tích, phần khối phổ (MS)

mô tả các hợp phần riêng lẻ bằng cách mô tả số khối. Bằng sự kết hợp 2 kỹ thuật này

(GC/MS_Gas Chromatography Mass Spectometry), có thể đánh giá, phân tích định

tính và định lượng với chất phân tích.

Nguyên tắc: Khi dòng khí mang đưa hỗn hợp cá chất đi qua một chất hấp phụ,

do tác dụng của dòng khí mang đó, các chất trong hỗn hợp sẽ chuyển động với vận tốc

khác nhau, tùy thuộc vào khả năng hấp phụ của chất hấp phụ với chất phân tích hay

tùy thuộc vào ái lực của chất phân tích với cột tách. Khả năng hấp phụ của chất hấp

phụ với chất phân tích được đặc trưng bằng thông số thời gian lưu. Trong cùng một

chế độ sắc kí thì các chất khác nhau sẽ có thời gian lưu khác nhau. Chất nào hấp phụ

Page 69: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

56

mạnh thì thời gian lưu dài và ngược lại. Người ta có thể đưa chất chuẩn vào phân tích

và ghi lại các pic chuẩn để so sánh với các chất trong mẫu phân tích.

Thực nghiệm : Kết quả phân tích GC/MS của mẫu dầu nhiệt phân có xúc tác

được đo tại phòng thí nghiệm Công nghệ hóa dầu và Vật liệu xúc tác hấp phụ, Viện

Kỹ thuật Hóa học, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

2.5. Nghiên cứu chuyển hóa rơm rạ

2.5.1. Nhiệt phân rơm rạ

Nhiệt phân rơm rạ được tiến hành trên hệ thiết bị nhiệt phân làm việc gián đoạn,

được lắp đặt tại phòng Hóa học bề mặt, Viện hóa học, Viện HLKH&CN Việt Nam. Sơ

đồ của hệ nhiệt phân sử dụng khí mang là nitơ được thể hiện trên hình 2.10

Hình 2.10. Mô hình sơ đồ hệ nhiệt phân rơm rạ

1.Bình nitơ, 2.Cột đo tốc độ dòng N2, 3.Ống phản ứng, 4.Can nhiệt,

5.Hệ ngưng sản phẩm, 6.Lò phản ứng, 7.Thiết bị điều chỉnh nhiệt độ

Hình 2.11. Hình ảnh hệ thiết bị nhiệt phân

Page 70: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

57

- Nhiệt phân có sử dụng xúc tác

Trước mỗi phản ứng, cân 20g rơm rạ có kích thước trong khoảng từ 0,4 mm-0,8

mm đã được sấy khô và đưa vào tầng phía trên của ống phản ứng (3), lớp xúc tác được

dàn đều giữa hai lớp bông thủy tinh và đặt ở tầng dưới của ống phản ứng. Trước khi

nhiệt phân 15 phút, khí N2 (1) được điều chỉnh tốc độ (2) thổi vào ống phản ứng (3)

để đuổi hết không khí trong lò phản ứng. Lò phản ứng (6) được điều chỉnh nhiệt độ bởi

thiết bị điều chỉnh nhiệt độ (7). Khi lò phản ứng đạt đến nhiệt độ nhiệt phân, đẩy

nguyên liệu rơi vào tầng giữa của ống phản ứng (3) thực hiện quá trình nhiệt phân. Sản

phẩm khí sinh ra được làm lạnh ở thiết bị làm lạnh (5) sẽ ngưng tụ lại thành sản phẩm

lỏng trong các bình hứng sản phẩm. Sơ đồ của hệ nhiệt phân sử dụng khí mang là nitơ

được thể hiện trên hình 2.10; hình 2.11.

Nhiệt phân không xúc tác: thực hiện tương tự như đối với nhiệt phân có sử

dụng xúc tác (hình 2.10) nhưng không đưa xúc tác vào ống phản ứng.

Các điều kiện khác là: tốc độ gia nhiệt 15oC/phút, tốc độ dòng N2 10 ml/giây

Khảo sát quá trình nhiệt phân ở các nhiệt độ 400oC, 450oC, 500oC, 550oC và

600oC; hàm lượng xúc tác: 10%; 20%; 30% để tìm điều kiện tối ưu.

Xác định hiệu suất sản phẩm nhiệt phân rơm rạ

Sau mỗi thí nghiệm, sản phẩm rắn được thu hồi và cân. Cân ba bình ngưng để

xác định tổng sản phẩm lỏng. Sau đó, sử dụng dung môi điclometan để hòa tan toàn bộ

sản phẩm lỏng. Điclometan hòa tan phần lớn các hợp chất hữu cơ có trong sản phẩm

lỏng, phần nước và các hợp chất không tan trong điclometan (pha nước) được chiết

tách và cân. Pha hữu cơ được tính bằng cách lấy tổng lượng sản phẩm lỏng trừ đi pha

nước.

Khối lượng sản phẩm khí được tính bằng cách lấy khối lượng mẫu ban đầu trừ

đi tổng sản phẩm lỏng và rắn. Ở cùng một điều kiện, tiến hành các thí nghiệm cho đến

khi có ít nhất ba lần các kết quả sai khác nhau không quá 2%.

Hiệu suất các sản phẩm lỏng (HL), rắn (HR), khí (HK) pha hữu cơ (HHC) pha

nước (HN) được tính như sau:

% 100%20

LL

mH ; % 100%

20R

R

mH ; HK% = 100% - HL – HR

Page 71: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

58

% 100%20

NN

mH ; HHC% = HL% - HN% (2.8)

Chưng tách sản phẩm

Pha hữu cơ sau khi chiết bằng dung môi điclometan (CH2Cl2) là một hỗn hợp

phức tạp gồm dung môi và các hợp chất hữu cơ. Do vậy, tiến hành chưng tách sản

phẩm thành các phân đoạn nhỏ, cân sản phẩm để tính hiệu suất ứng với các khoảng

nhiệt độ sôi hẹp với ba giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn 1: chưng tách dung môi điclometan ra khỏi hỗn hợp sản phẩm. Giữ

nhiệt độ hệ ở 40oC cho đến khi tách hết dung môi.

+ Giai đoạn 2: chưng tách phân đoạn nhẹ, tăng từ từ nhiệt độ từ 40oC cho tới

200oC. Giữ hệ ở nhiệt độ 200oC cho tới khi không thấy sản phẩm ra ở bình ngưng.

+ Giai đoạn 3: chưng tách phân đoạn nặng, tăng nhiệt độ từ từ tới 350oC. Giữ

hệ nhiệt độ 350oC cho tới khi không còn sản phẩm ra ở bình ngưng.

Cách tiến hành: Lấy 200ml hỗn hợp sản phẩm cho vào bình cầu dung tích

250ml. Hệ chưng cất được thể hiện trên hình 2.13.

Hình 2.12. Mô hình sơ đồ hệ chưng tách

2.5.2. Phản ứng hydro đề oxy hóa (HDO)

Thực nghiệm: Các thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm Công nghệ hóa

dầu và Vật liệu xúc tác hấp phụ- Viện Kỹ thuật Hóa học- Đại học Bách khoa Hà Nội.

Trước phản ứng, 2 gam chất xúc tác được hoạt hóa trong lò bằng dòng H2

(35%H2/Ar) với lưu lượng 100ml/phút trong 1giờ ở 400oC, 5atm (hình 2.14). Sau khi

hoạt hóa, xúc tác được chuyển vào bình phản ứng Auto Clave dung tích 300ml (Parr)

Page 72: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

59

chứa 30 ml guaiacol. Lắp thiết bị, khuấy, cung cấp khí 35% H2/Ar để đuổi không khí

trong 15 phút. Sau đó gia nhiệt đến 320oC đồng thời điều chỉnh áp suất đến 50atm.

Thời gian phản ứng là 3 giờ được thực hiện trùng với thời gian khuấy (hình 2.16). Sau

phản ứng, bình phản ứng được làm mát, sản phẩm phản ứng được ly tâm, lọc và phân

tích.

Hình 2.13. Mô hình sơ đồ hệ hoạt hóa xúc tác

Hình 2.14. Hình ảnh thiết bị hoạt hóa xúc tác

Page 73: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

60

Hình 2.15. Mô hình sơ đồ hệ phản ứng HDO

Hình 2.16. Hình ảnh thiết bị phản ứng HDO

Tính độ chuyển hóa và độ chọn lọc

Từ kết quả phân tích GC/MS, độ chuyển hóa guaiacol, độ chọn lọc sản phẩm, độ chọn

lọc HDO được xác định theo các công thức sau:

* Độ chuyển hóa của guaiacol:

0

0(%) .100

n nX

n

(2.10)

* Độ chọn lọc của sản phẩm i: 0(%) .100 .100

.i i

i

i

n nS

n X n

(2.11)

Trong đó:

- no, n: số mol guaiacol ban đầu và số mol guaiacol còn lại sau phản ứng;

- ni: số mol của sản phẩm i trong pha lỏng.

* Độ chọn lọc HDO: ( )

(%) .100i

i

S HidrocacbonHDO

S

(2.12)

Page 74: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

61

Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nhiệt phân rơm rạ

3.1.1. Đặc trưng xúc tác

3.1.1.1. Xúc tác FCC thải và xúc tác FCC biến tính

* Phân tích nhiệt TGA – DrTGA

Đối với xúc tác FCC thải, hoạt tính xúc tác giảm là do trong quá trình phản ứng,

cốc hình thành bám trên bề mặt, trong mao quản của xúc tác và một số kim loại có

trong dầu bị giữ lại trong xúc tác. Nhằm xác định nhiệt độ nung để loại cốc, xúc tác

FCC thải dược tiến hành phân tích nhiệt TGA – DrTGA.

Hình 3.1. Giản đồ phân tích nhiệt của FCC thải ở tốc độ gia nhiệt 5oC/phút

Từ giản đồ phân tích nhiệt (hình 3.1) cho thấy, ở nhiệt độ nhỏ hơn 100oC, có

một pic thu nhiệt tương ứng với sự mất nước vật lý (hơi ẩm) là chủ yếu và một số chất

có nhiệt độ sôi thấp với khối lượng bị mất khoảng 2%, trong khoảng nhiệt độ từ 100-

850oC mẫu xúc tác mất khối lượng khoảng 3% do cốc bị phân hủy, trong khoảng nhiệt

độ từ 600-800oC khối lượng mẫu xúc tác giảm không đáng kể, điều này chứng tỏ cốc

đã phân hủy gần như hoàn toàn, trên 800oC khối lượng mẫu xúc tác hầu như không

Page 75: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

62

thay đổi. Trên giản đồ DrTGA, từ nhiệt độ 600-700oC không xuất hiện pic thu nhiệt

(xuất hiện do quá trình giải hấp nước - quá trình thu nhiệt) hay pic toả nhiệt (do quá

trình chuyển pha của vật liệu - từ pha tinh thể chuyển sang pha vô định hình), như vậy

có thể khẳng định xúc tác FCC phế thải là còn giữ được độ bền nhiệt ở nhiệt độ này.

Vì vậy nhiệt độ đốt cốc tối ưu cho xúc tác FCC phế là 650oC.

* Phổ hồng ngoại (IR)

Hình 3.2. Phổ IR của FCC thải (a), FCC nung (b), FCC biến tính (c)

Như đã biết, pha hoạt động chính trong xúc tác FCC là zeolit Y. Dải phổ ở vùng

569 ÷ 575 cm-1, đặc trưng cho các dao động biến dạng của vòng 6 cạnh trong cấu trúc

zeolit Y [40]. Đám phổ này vẫn còn tồn tại trên phổ đồ của các mẫu FCC sau khi nung

và biến tính (hình 3.2.b,c). Như vậy, quá trình đốt cháy cốc bám trên bề mặt xúc tác và

biến tính xúc tác, cấu trúc zeolit Y trong pha hoạt động của xúc tác FCC không bị thay

đổi và phá vỡ.

* Nhiễu xạ tia Rơnghen (XRD)

Để tiếp tục khẳng định cấu trúc zeolit Y trong pha hoạt động của xúc tác FCC,

tiến hành đo mẫu bằng phương pháp nhiễu xạ tia Rơnghen (XRD). Hình 3.3 trình bày

giản đồ nhiễu xạ của zeolit Y chuẩn, xúc tác FCC thải, xúc tác FCC sau nung và biến

tính.

Page 76: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

63

Hình 3.3. Giản đồ XRD của FCC thải, FCC nung, FCC biến tính và zeolit Y chuẩn

Đối với giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu xúc tác FCC thải xuất hiện các pic đặc

trưng cho cấu trúc zeolit Y tuy nhiên cường độ pic thấp, đường nền cao và không

phẳng chứng tỏ độ tinh thể của mẫu thấp. Kết quả này là logic bởi vì trong xúc tác

FCC, pha hoạt động zeolit Y chiếm khoảng 10-50%, còn lại là pha nền là

aluminosilicat vô định hình. Trong trường hợp giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu xúc tác

FCC biến tính vẫn xuất hiện các pic đặc trưng cho cấu trúc zeolit Y nhưng với cường

độ lớn và sắc hơn so với xúc tác FCC thải. Kết quả này cùng trùng hợp với kết quả thu

được từ phương pháp IR cho phép khẳng định là sau khi xúc tác FCC được biến tính

cấu trúc zeolit Y trong pha hoạt động không bị phá vỡ.

* Hiển vi điện tử quét (SEM)

Hình 3.4 là ảnh SEM của xúc tác FCC thải và FCC biến tính, hình thái bề mặt của

vật liệu được thể hiện rất rõ nét.

Hình 3.4. Ảnh SEM của FCC thải (a), FCC biến tính (b)

Page 77: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

64

Từ các hình ảnh SEM, nhận thấy các hạt FCC thải co cụm, nhiều cốc và tạp chất

bám trên bề mặt hạt (hình 3.4a). Sau khi nung ở 650oC và biến tính, bề mặt mẫu FCC

sạch tạp chất, hình dạng bên ngoài các hạt xúc tác không bị thay đổi (hình 3.4b). Song

hàm lượng cốc và các tạp chất trong xúc tác cần được xác định bằng các phương pháp

phân tích như AAS, EDX để có kết quả định lượng.

* Phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX) và phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)

Kết quả phân tích phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX) của mẫu xúc tác FCC

thải (hình 3.5) và xúc tác FCC-BT (hình 3.6) cho thấy lượng cacbon giảm đáng kể từ

15,37% trong FCC thải xuống 2,93% trong FCC-BT. Ngoài ra một số kim loại gây

ngộ độc xúc tác như V, Ni, Fe hàm lượng cũng giảm nhiều khi xúc tác FCC thải được

rửa bằng axit.

Hình 3.5. Phổ EDX của mẫu FCC thải

Hình 3.6. Phổ EDX của mẫu FCC biến tính

Page 78: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

65

Các kim loại nặng là nguyên nhân gây ngộ độc xúc tác, bằng phương pháp hấp

thụ nguyên tử (AAS) đã xác định chính xác lượng kim loại nặng đã được loại bỏ khi

xúc tác được rửa bằng axit. Hàm lượng một số kim loại nặng trong xúc tác FCC biến

tính so sánh với xúc tác FCC mới (do hãng Gracedavidson cung cấp) được đưa ra

trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Hàm lượng một số kim loại nặng trong xúc tác FCC biến tính và FCC mới

Kim loại Hàm lượng kim loại (% khối lượng)

Xúc tác FCC biến tính Xúc tác FCC mới

Fe 0,01 0,20

V 0,03 0,02

Ni 0,12 0,09

Kết quả phân tích hàm lượng các kim loại nặng trong xúc tác FCC biến tính bằng

phương pháp AAS không có sự khác biệt nhiều so với phương pháp EDX. Khi xúc tác

FCC thải được rửa bằng axit, hàm lượng các kim loại giảm đáng kể và lượng kim loại

còn lại nằm trong giới hạn cho phép của xúc tác FCC (hàm lượng Ni < 1500 ppm; hàm

lượng V < 2000ppm) [40].

* Phương pháp hấp phụ - giải hấp phụ amoniac theo chương trình nhiệt độ (TPD-

NH3)

Các mẫu xúc tác FCC trước và sau khi biến tính được tiến hành đo hấp phụ-giải

hấp phụ amoniac theo chương trình nhiệt độ (TPD-NH3) để xác định độ axit.

Hình 3.7. Giản đồ TPD-NH3 của mẫu FCC thải và mẫu FCC biến tính

Page 79: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

66

Giản đồ TPD-NH3 của mẫu xúc tác FCC thải và xúc tác FCC biến tính được thể

hiện ở hình 3.7. Đối với mẫu xúc tác FCC thải, tồn tại các tâm axit với lực axit nằm

trong dải rộng: tâm axit yếu (pic cực đại ở 200oC), tâm axit trung bình và mạnh (từ

300 – 450oC). Trong khi đó xúc tác FCC biến tính có sự phân biệt rất rõ ràng các tâm

axit với cường độ axit khác nhau: tâm axit yếu (pic cực đại ở 200oC), tâm axit trung

bình (pic cực đại ở 350oC), và tâm axit mạnh (pic cực đại ở 525oC). Đối với xúc tác

FCC biến tính, lượng tâm axit mạnh (cường độ pic cực đại ở 525oC) lớn hơn so với

xúc tác FCC thải.

* Phương pháp hấp phụ - khử hấp phụ N2 (BET)

Hình 3.8. Đường đẳng nhiệt hấp phụ -khử hấp phụ N2 và phân bố kích thước mao

quản của mẫu xúc tác FCC biến tính

Hình 3.8 trình bày đường đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ N2 của mẫu xúc tác

FCC biến tính. Theo phân loại của IUPAC đường có dạng IV, với vòng trễ trong

khoảng áp suất tương đối (P/P0) = 0,4 – 1 do ngưng tụ mao quản, đặc trưng cho vật

liệu mao quản trung bình. Diện tích bề mặt riêng của vật liệu xác định được là 168,82

m²/g (phụ lục) tăng gấp hơn hai lần so với FCC thải (SBET= 81,4m2/g). Đường phân bố

kích thước mao quản trong khoảng rộng với kích thước mao quản trung bình tập trung

tại dBJH = 8,38 nm cũng lớn hơn so với FCC thải (dBJH = 5,78 nm). Diện tích bề mặt

riêng của FCC biến tính tăng lên tuy vẫn thấp hơn xúc tác FCC mới (180-200m2/g, do

hãng Gracedavidson cung cấp). Điều này cho thấy không thể đốt cháy cốc triệt để (%C

trong xúc tác FCC-BT bằng 2,93% theo kết quả phân tích EDX) do một số phân tử cốc

chui sâu vào trong mao quản hoặc có thể kết hợp với các tạp chất tạo nên dạng rất bền

Page 80: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

67

nhiệt và khó oxy hóa hoàn toàn. Tuy nhiên với diện tích bề mặt riêng đạt được của

FCC-BT là 168,82 m2/g cùng với việc loại bỏ các kim loại nặng chứng tỏ đã biến tính

thành công xúc tác từ FCC thải và hoàn toàn có thể sử dụng cho quá trình nhiệt phân

rơm rạ để thu dầu sinh học.

3.1.1.2. Điatomit

* Hiển vi điện tử quét SEM

Điatomit Phú Yên sau khi được loại bỏ các tạp chất hữu cơ và axit hóa bằng

cách sử dụng phương pháp cấy nguyên tử nhôm vào khung mạng SiO2 để tạo các tâm

axit được chụp ảnh SEM để nghiên cứu cấu trúc vật liệu.

Hình 3.9. Ảnh SEM của điatomit (A) và điatomit axit hóa(B)

Từ hình 3.9, nhận thấy điatomit axit hóa có cấu trúc mao quản lớn với các dạng

hình ống trụ có chiều dài cỡ 10- 20μm và đường kính cỡ 8- 10μm hoặc dạng mảnh (cỡ

5-10μm) với hệ lỗ xốp có đường kính từ 0,5-0,8μm rất thuận lợi cho việc cracking các

phân tử có kích thước lớn. Ảnh SEM của mẫu điatomit trước và sau khi axit hoá hầu

như không thay đổi đáng kể, chứng tỏ hình thái học của mẫu, đường kính các hệ lỗ

xốp không bị thay đổi nhiều sau khi biến tính.

* Phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX)

Bảng 3.2. Thành phần nguyên tố của điatomit chưa xử lý và điatomit axit hóa

Nguyên tố O Mg Al Si Ti Fe

Điatomit chưa xử lý

(%khối lượng) 54,07 0,33 6,34 33,53 0,84 4,89

Điatomit axit hóa

(%khối lượng) 53,41 0,26 8,21 32,50 0,74 4,88

Page 81: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

68

Từ kết quả phân tích EDX (bảng 3.2) cho thấy sau khi axit hóa điatomit hàm

lượng Si không thay đổi nhiều, trong khi lượng nhôm tăng đáng kể từ 6,34% trong

điatomit chưa xử lý tăng lên 8,21% sau khi được axit hóa làm cho tỷ số Si/Al giảm từ

5,3 (ban đầu) xuống 4 (sau biến tính), chứng tỏ rằng nhôm đã được đưa thành công

vào vật liệu điatomit.

* Phương pháp hấp phụ - khử hấp phụ N2 (BET)

Hình 3.10 là đường đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ N2 và đường phân bố

kích thước mao quản của điatomit axit hoá.

Hình 3.10. Đường đẳng nhiệt hấp phụ -khử hấp phụ N2 của điatomit axit hoá

Đường đẳng nhiệt hấp phụ-khử hấp phụ với vòng trễ trong khoảng áp suất

tương đối (P/P0) = 0,4 – 1 do ngưng tụ mao quản, đặc trưng cho vật liệu mao quản

trung bình. Diện tích bề mặt riêng của điatomit axit hóa là 41,5m2/g với đường kính

mao quản là 9,2 nm. Khi đường kính mao quản lớn, xúc tác này sẽ cho phép cracking

được các phân tử hữu cơ lớn, cồng kềnh. Vì vậy vật liệu này hứa hẹn cho kết quả nhiệt

phân rơm rạ tốt khi được bổ sung vào xúc tác FCC -BT.

* Phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân

Phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân là phương pháp hiện đại để xác định

cấu trúc của vật liệu [88]. Hình 3.11 là phổ cộng hưởng từ hạt nhân của điatomit trước

và sau khi axit hóa.

Từ phổ 27Al-MAS NMR cho phép khẳng định sự phối trí của Al trong khung

mạng (phối trí 4) ở độ chuyển dịch hoá học 50-60ppm và Al ngoài khung mạng (phối

Page 82: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

69

trí 6) ở độ chuyển dịch hoá học 0ppm. Cơ chế của quá trình đưa Al vào khung mạng

SiO2 được đề xuất bởi Yashima [88] như sau:

Trong khung mạng SiO2 (silicalite) luôn tồn tại các khuyết tật (lỗ trống) do các

liên kết Si – O – Si bị đứt gãy hoặc không liên kết hoàn chỉnh trong khung mạng. Dưới

tác dụng của nhiệt độ, ion Cl- của phân tử AlCl3 sẽ phá vỡ một phần cấu trúc để đưa

nguyên tử Al vào trong khung mạng, nguyên tử Al sẽ lấp vào các khuyết tật - lỗ trống

đó giúp “khâu mạch”. Như vậy, đưa Al vào khung mạng SiO2 ngoài việc tạo tâm axit

Bronsted còn hoàn thiện cấu trúc khung mạng (giảm các khuyết tật – lỗ trống).

Hình 3.11.Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 27Al MAS-NMR (A) và

29Si MAS-NMR (B) của điatomit trước và sau khi axit hoá

Như đã thấy ở phổ cộng hưởng từ hạt nhân 27Al-MAS NMR (hình 3.11A) của

mẫu điatomit trước khi axit hóa tồn tại cả hai dạng Al phối trí 6 (Al ngoài mạng) và Al

phối trí 4 (Al trong khung mạng) tương ứng với pic ở 0ppm và 60ppm. Khi đưa Al vào

vật liệu điatomit, cường độ pic ở 0ppm và 60ppm đều tăng rõ rệt đặc biệt ở 60 ppm.

Điều này khẳng định Al đã được đưa vào khung mạng của điatomit, việc đưa Al vào

khung mạng không những làm tăng lượng tâm axit Bronsted (Al trong mạng) mà còn

tăng lượng tâm axit Lewis (Al ngoài mạng).

Ngoài ra bằng chứng về việc Al tồn tại trong khung mạng điatomit sau khi cấy

Al bằng phương pháp cấy nguyên tử (atomic implantation) được thể hiện ở sự tăng

cường độ pic (dạng vai) ở độ chuyển dịch hoá học -97 ppm và -92 ppm trong phổ 29Si-

Page 83: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

70

MAS NMR (hình 3.11B), tương ứng với sự tăng Al trong phối trí của Si (3Q (3Si-1Al)

và 2Q (2Si-2Al)). Từ phổ cộng hưởng từ hạt nhân 29Si-MAS NMR cho phép xác định

được phối trí của Al trong khung mạng SiO2. Đối với khung mạng SiO2 (silicalite), pic

sắc nhọn 4Q (4Si) ở độ chuyển dịch hoá học -107ppm. Khi đưa Al vào khung mạng

SiO2, xuất hiện pic (dạng vai) tương ứng 3Q (3Si-1Al) và 2Q (2Si-2Al) ở độ chuyển

dịch hoá học 96-97ppm và 92-93ppm tương ứng. Khi lấy tích phân diện tích các pic có

phối trí Al trên tổng diện tích, ta có thể tính được tỉ lệ Si/Al.

Như vậy, trước khi axit hoá, Al trong điatomit ở dạng phối trí 6 (Al ngoài mạng

lưới) có độ chuyển dịch hoá học tập trung ở 0ppm và 60ppm, sau khi làm sạch và cấy

Al vào khung mạng SiO2 của điatomit, Al lúc này chủ yếu có phối trí 4 (Al trong

mạng), có độ chuyển dịch hoá học ở 55-60 ppm [89-91]. Kết quả này chứng tỏ đã đưa

thành công Al vào khung mạng điatomit.

* Phương pháp hấp phụ - giải hấp phụ amoniac theo chương trình nhiệt độ (TPD-

NH3)

Độ axit của các mẫu vật liệu được xác định bằng phương pháp hấp phụ - giải

hấp phụ amoniac theo chương trình nhiệt độ (TPD-NH3) (hình 3.12).

Hình 3.12. Giản đồ TPD-NH3 của điatomit trước và sau khi axit hóa

Đối với điatomit ban đầu, giản đồ NH3 – TPD chỉ có một pic lớn ở 170 – 200oC

đặc trưng cho các tâm axit yếu. Trong khi giản đồ điatomit axit hóa, tồn tại 2 pic, pic

yếu ở nhiệt độ thấp ứng với 170oC-200oC và pic ở nhiệt độ cao ứng với 450 – 470oC

có cường độ lớn. Hai pic này không tách rời mà xen phủ lẫn nhau chứng tỏ điatomit

axit hóa cũng tồn tại cả tâm axit yếu và tâm axit mạnh và có sự phân bố tâm axit rộng.

Page 84: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

71

Từ các kết quả TPD-NH3, có thể khẳng định điatomit axit hóa có một lượng lớn tâm

axit mạnh được hình thành.

3.1.2. Rơm rạ

3.1.2.1. Thành phần nguyên tố

Kết quả phân tích nguyên tố trong rơm rạ được đưa ra ở bảng 3.3. Từ bảng 3.3

cho thấy thành phần C chiếm chủ yếu trong rơm rạ, số liệu này chứng tỏ rơm rạ được

hình thành chủ yếu từ các hợp chất hữu cơ.

Bảng 3.3. Thành phần nguyên tố trong rơm rạ

Nguyên tố C H O N S H/C

Thành phần (%khối lượng) 53,94 5,84 39,20 1,02 0,02 1,29

Hàm lượng O cao thứ hai, chỉ sau C, điều này dẫn đến dự đoán trong thành phần

bio-oil thu được sau quá trình nhiệt phân cũng sẽ có các hợp chất chứa oxy. Đây là

nhược điểm chung của các bio-oil sinh ra từ nhiệt phân biomass vì các hợp chất chứa

oxy sẽ làm cho dầu bị giảm nhiệt trị đồng thời không bền về mặt hóa học, gây ăn mòn

máy móc, động cơ.

Hàm lượng N không đáng kể nên thành phần khí sinh ra sẽ ít hợp chất NxOy, do

đó ít gây độc hại và ít gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, trong rơm rạ hàm lượng lưu

huỳnh rất nhỏ (bảng 3.3). Đây là một ưu điểm của rơm rạ, vì nếu lượng lưu huỳnh

đáng kể thì thành phần khí sau phản ứng sẽ chứa khí SOx gây ô nhiễm môi trường,

ngoài ra lưu huỳnh còn làm ngộ độc xúc tác trong các phản ứng nhiệt phân có xúc tác.

3.1.2.2. Thành phần hóa học

Bảng 3.4. Thành phần hóa học của rơm rạ

Thành phần (%) Rơm

Hơi ẩm 7,08

Xenlulozơ 42,41

Hemixenlulozơ 12,65

Lignin 18,62

Các hợp chất trích ly 6,48

Tro 12,76

Tổng 100

Page 85: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

72

Kết quả phân tích thành phần hóa học của rơm rạ được thể hiện ở bảng 3.4 cho

thấy lignin, hemixenlulozơ và xenlulozơ chiếm chủ yếu lên đến trên 70 %.

Thành phần các chất vô cơ có trong rơm rạ được phân tích về cơ bản dựa trên

phân tích tro của rơm rạ. Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 3.5, có thể nhận thấy

hàm lượng Si chiếm đa số, sau đó là các kim loại kiềm.

Bảng 3.5.Thành phần các chất vô cơ trong tro của rơm rạ

SiO2 (%) 72,593

K (%) 2,636

Na (%) 0,369

Các chất khác (%) 24,402

Tổng 100

.

3.1.2.3. Phổ hồng ngoại (IR)

Hình 3.13. Phổ hồng ngoại của rơm rạ

Trên phổ hồng ngoại của rơm rạ (hình 3.13) cho thấy sự có mặt của đám phổ ở

vùng 3426,17cm-1 với cường độ mạnh thể hiện dao động hóa trị của nhóm OH. Đám

phổ ở vùng 2924,06cm-1 tương ứng với dao động biến dạng của liên kết C-H. Đám phổ

ở 1731,03cm-1 cho biết dao động hóa trị của nhóm C=O của este và hợp chất cacbonyl

có trong hemixenlulozơ. Đám phổ ở 1646,70cm-1 tương ứng với dao động biến dạng

của các liên kết H-O-H trong phân tử nước. Các đám phổ trong khoảng 1425,70 cm-1,

0

0.01

0.02

0.03

0.04

0.05

0.06

0.07

0.08

0.09

0.1

5001000150020002500300035004000

Số sóng (cm-1)

1068,02

1425,70 1323,02

3426,17

2924,06

1731,03

1646,70

791,76

596,93

448,63

Page 86: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

73

1324cm-1 thể hiện dao động hóa trị của nhân thơm và vòng gắn với nhóm C-O có

trong lignin. Đám phổ có cường độ mạnh ở 1008 cm-1 thể hiện dao động hóa trị C-O

của xenlulozơzơ, hemixenlulozơzơ và lignin, hoặc dao động hóa trị C-O-C trong

xenlulozơzơ và hemixenlulozơzơ. Còn các đám phổ trong khoảng 903 cm-1 thể hiện

liên kết β-glucozit giữa các đơn vị đường cơ sở trong xenlulozơzơ và hemixenlulozơzơ

[5].

Từ các kết quả phân tích phổ hồng ngoại kết hợp với phân tích thành phần

nguyên tố và thành phần hóa học có thể khẳng định thành phần hóa học chủ yếu của

rơm rạ là xenlulozơzơ, hemixenlulozơzơ và lignin.

3.1.2.4. Phân tích nhiệt rơm rạ

Phân tích nhiệt của rơm rạ (hình 3.14) nhằm xác định khoảng nhiệt độ tối ưu

cho phản ứng nhiệt phân.Từ giản đồ phân tích nhiệt cho thấy:

Ở nhiệt độ nhỏ hơn 100oC, có một pic thu nhiệt tương ứng với sự mất nước vật

lý (hơi ẩm) là chủ yếu và một số chất có nhiệt độ sôi thấp với khối lượng bị mất 7-

12%. Trong khoảng nhiệt độ 180oC-570oC, xuất hiện các pic tỏa nhiệt do rơm rạ bị

phân hủy và mất khối lượng xấp xỉ 80%. Kết quả này phù hợp với phân tích thành

phần hoá học của rơm rạ, các chất chất hữu cơ có thành phần chính chiếm gần 80%.

Ở tốc độ gia nhiệt thấp (5oC/phút), trên đường DSC, trong khoảng nhiệt độ 180 –

570oC có ba píc riêng biệt được cho là giai đoạn mất khối lượng của hemixenlulozơ,

xenlulozơ và lignin, tương ứng theo chiều nhiệt độ tăng dần. Trong khi đó với tốc độ

gia nhiệt cao hơn (10oC/phút, 15oC/phút) ta chỉ thấy một pic tù và một vai. Khi tốc độ

gia nhiệt cao, rơm rạ cháy rất nhanh nên gần như các hợp chất polyme hữu cơ trong

rơm rạ cháy cùng lúc và tạo đồng thời cả ba sản phẩm rắn, lỏng, khí. Trong khi đó với

tốc độ gia nhiệt chậm tạo sản phẩm rắn là chủ yếu. Như vậy tốc độ gia nhiệt cần thiết

phải ≥15oC/phút.

Kết quả phân tích nhiệt cho ta dự đoán khoảng nhiệt độ nhiệt phân rơm rạ tối ưu.

Khoảng nhiệt độ mất khối lượng lớn nhất là 200- 550oC, như vậy, khoảng nhiệt độ

nhiệt phân hoàn toàn sẽ nằm trong khoảng tối ưu là 400-600oC. Điều này cũng phù

hợp với các nghiên cứu trên thế giới [13,20,30].

Page 87: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

74

(a)

(b)

(c)

Hình 3.14.Giản đồ phân tích nhiệt rơm rạ ở các tốc độ gia nhiệt khác nhau:

5oC/phút (a), 10oC/phút (b), 15oC/phút (c)

3. 1.3. Nhiệt phân rơm rạ

3.1.3.1. Nhiệt phân không xúc tác

Để khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ, các thí nghiệm nhiệt phân 20g rơm rạ được

thực hiện ở nhiệt độ là 400oC, 450oC, 500oC, 550oC và 600oC.

Page 88: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

75

Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.6, hình 3.15.

Bảng 3.6. Phân bố sản phẩm nhiệt phân ở các nhiệt độ khác nhau

Nhiệt độ

(oC)

Sản phẩm lỏng

(%)

Sản phẩm rắn

(%)

Sản phẩm khí

(%)

400 28,10 45,20 26,70

450 34,33 37,62 28,05

500 36,55 32,05 31,40

550 40,69 25,49 33,82

600 35,95 26,25 37,80

Từ bảng 3.6 và đồ thị hình 3.15 cho thấy khi nhiệt độ phản ứng tăng từ 400oC

đến 550oC thì hiệu suất sản phẩm lỏng tăng và đạt giá trị cực đại 40,69% tại 550oC.

Nếu tăng nhiệt độ đến 600oC thì hiệu suất lỏng giảm xuống còn 35,95%. Khi nhiệt độ

tăng 400 đến 600oC thì hiệu suất sản phẩm khí tăng từ 26,7% đến 37,8% còn hiệu suất

sản phẩm rắn giảm từ 45,2% đến 26,25%. Từ các phân tích trên cho thấy nhiệt độ tối

ưu cho phản ứng nhiệt phân rơm rạ trong điều kiện không sử dụng xúc tác là 550oC, ở

nhiệt độ này hiệu suất sản phẩm lỏng là cao nhất.

Hình 3.15. Đồ thị ảnh hưởng của nhiệt độ nhiệt phân đến hiệu suất sản phẩm

Page 89: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

76

Quá trình nhiệt phân rơm rạ gồm các phản ứng phân hủy sơ cấp rơm rạ và các

phản ứng phân hủy thứ cấp sản phẩm của phản ứng phân hủy sơ cấp. Ở nhiệt độ càng

cao thì phản ứng thứ cấp xảy ra càng mạnh, các phân tử có khối lượng trung bình bị bẻ

gãy thành phân tử nhỏ hơn. Do đó khi nhiệt độ tăng, khối lượng rắn giảm, khối lượng

khí và lỏng tăng. Nhưng nếu tiếp tục tăng nhiệt độ (đến 600oC) các phản ứng thứ cấp

xảy ra mãnh liệt, các phân tử bị bẻ gãy thành các phân tử rất nhỏ (các khí không có

khả năng ngưng tụ) nên sản phẩm lỏng giảm, sản phẩm khí tăng mạnh [1,30].

Như vậy, với tốc độ gia nhiệt 15oC/phút, lưu lượng dòng N2 là 10ml/giây, hiệu

suất sản phẩm lỏng và pha hữu cơ của sản phẩm lỏng cao nhất khi thực hiện ở 550oC.

3.1.3.2. Nhiệt phân có xúc tác

a. Ảnh hưởng của nhiệt độ

Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ khi nhiệt phân sử dụng xúc tác FCC biến tính,

lượng nguyên liệu 20g/mẻ, tốc độ gia nhiệt 15oC/phút, lượng xúc tác 20%, tốc độ dòng

N2 10 ml/giây. Kết quả được trình bày ở bảng 3.7 và hình 3.16.

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nhiệt độ nhiệt phân khi dùng xúc tác FCC-BT

Nhiệt độ

(oC)

Sản phẩm

rắn (%)

Sản phẩm lỏng (%) Sản phẩm

khí (%) Tổng lỏng Pha hữu cơ Pha nước

400

450

500

550

600

32,81

27,61

27,64

25,73

21.36

34,88

40,15

39,01

39,52

37.40

21,56

23,51

22,49

22,35

21.56

13,32

16,64

16,52

17,17

15.84

32,31

32,24

33,35

34,75

41,24

Page 90: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

77

Hình 3.16. Đồ thị ảnh hưởng của nhiệt độ nhiệt phân đến hiệu suất sản phẩm

Từ bảng 3.7 và đồ thị hình 3.16 cho thấy khi nhiệt độ phản ứng tăng từ 400oC

đến 450oC thì hiệu suất sản phẩm lỏng tăng và đạt giá trị cực đạt tại 450oC với hiệu

suất sản phẩm lỏng là 40,15%. Nếu tiếp tục tăng nhiệt độ đến 600oC thì hiệu suất lỏng

giảm xuống còn 37,40%. Khi nhiệt độ tăng 400 đến 600oC thì hiệu suất sản phẩm khí

tăng từ 32,31% đến 41,24% còn hiệu suất sản phẩm rắn giảm từ 32,81% đến 21,36%.

Ảnh hưởng của nhiệt độ nhiệt đến sự phân bố sản phẩm được giải thích tương tự như

nhiệt phân không xúc tác. Nhưng sự khác biệt là ở chỗ, nếu so sánh hiệu suất sản

phẩm khi nhiệt phân ở cùng 450oC thì khi không có xúc tác hiệu suất sản phẩm rắn rất

cao, điều này có thể do lignin mới bị nhiệt phân một phần do đây là thành phần khó

nhiệt phân nhất trong các hợp chất có trong rơm rạ. Vai trò của xúc tác FCC-BT với

các tâm axit làm cho sự nhiệt phân rơm rạ hiệu quả hơn, đặc biệt là với lignin dẫn đến

hiệu suất sản phẩm rắn giảm, sản phẩm lỏng tăng.

Từ các phân tích trên cho thấy nhiệt độ tối ưu để thực hiện phản ứng nhiệt phân

rơm rạ trong điều kiện sử dụng 20% xúc tác FCC-BT so với nguyên liệu là 450oC.

Điều đặc biệt đáng quan tâm khi sử dụng xúc tác hiệu suất sản phẩm lỏng ở

450oC đạt được tương đương với nhiệt phân không xúc tác ở 550oC. Như vậy nhiệt độ

nhiệt phân giảm được 100oC, điều này rất có ý nghĩa thực tiễn và kinh tế khi triển khai

trong thực tế.

Page 91: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

78

b/ Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác

Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác đến sự phân bố hiệu suất các sản

phẩm. Các phản ứng được thực hiện với xúc tác FCC-BT ở nhiệt độ 450oC, lượng

nguyên liệu 20g/mẻ, tốc độ gia nhiệt 15oC/phút, tốc độ dòng N210ml/giây. Kết quả

được trình bày ở bảng 3.8 và hình 3.17:

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của hàm lượng chất xúc tác FCC-BT

Hàm lượng

xúc tác (%)

Sản phẩm

rắn (%)

Sản phẩm lỏng (%) Sản phẩm

khí (%) Tổng lỏng Pha hữu cơ Pha nước

10

20

30

30,62

27,61

22,02

36,70

40,15

37,77

18,45

23,51

22,28

18,25

16,64

15,49

32,68

32,24

40,21

Hình 3. 17. Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác nhiệt phân đến hiệu suất sản phẩm

Từ kết quả trong bảng 3.8 và hình 3.17 cho thấy: khi hàm lượng xúc tác tăng từ

10% đến 20% thì hiệu suất sản phẩm khí tăng, sản phẩm rắn lại giảm. Hiệu suất sản

phẩm lỏng tăng đạt giá trị cao nhất khi hàm lượng xúc tác 20%.

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

10 20 30

Hiệ

u s

uất

(%

)

Hàm lượng xúc tác (%)

RắnTổng lỏngHữu cơNướcKhí

Page 92: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

79

Khi lượng xúc tác tăng lên làm cho số tâm hoạt tính của xúc tác tăng tạo điều

kiện thuận lợi cho quá trình nhiệt phân xảy ra. Và do đó, quá trình nhiệt phân đạt hiệu

suất cao hơn về sản phẩm hữu cơ. Nếu tiếp tục tăng lượng xúc tác thì hiệu suất tạo sản

phẩm lỏng và pha hữu cơ giảm, hiệu suất sản phẩm khí tăng lên. Điều này giải thích là

do số lượng tâm axit tăng lên nhiều dẫn đến quá trình cracking xảy ra sâu hơn làm cho

hiệu suất tạo khí nhiều hơn.

Như vậy khi nhiệt phân ở nhiệt độ 450oC, hàm lượng xúc tác FCC-BT 20% so

với nguyên liệu là tối ưu cho hiệu suất sản phẩm lỏng và pha hữu cơ của sản phẩm

lỏng tương ứng là 40,15% và 23,61%.

c. Ảnh hưởng của thành phần xúc tác

Phản ứng nhiệt phân có sử dụng xúc tác được thực hiện ở điều kiện: nguyên

liệu 20g/mẻ, nhiệt độ nhiệt phân 450oC, tốc độ gia nhiệt 15oC/phút, tốc độ dòng N2 là

10ml/s, hàm lưọng xúc tác 20%.

Khi bổ sung xúc tác điatomit axit hóa (điaA) vào xúc tác FCC-BT để tạo xúc

tác hợp phần. Tham khảo tài liệu về hàm lượng điaA bổ sung và kết hợp với khảo sát

sơ bộ nhiệt phân rơm rạ tại phòng thí nghiệm cho thấy xúc tác hợp phần với hàm

lượng 5% điaA theo khối lượng của FCC-BT được bổ sung vào cho hiệu suất sản

phẩm lỏng cao hơn (so sánh với bổ sung 3% và 7% điaA). Kết quả ảnh hưởng của

thành phần xúc tác đến hiệu suất sản phẩm được so sánh với nhiệt phân không xúc tác

trong cùng điều kiện thể hiện ở bảng 3.9

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của thành phần chất xúc tác

STT Xúc tác

Sản

phẩm

rắn (%)

Sản phẩm lỏng (%) Sản

phẩm

khí (%)

Tổng

lỏng

Pha hữu

Pha

nước

1 Không xúc tác 37,62 34,33 18,93 15,40 28,05

2 FCC -BT 27,61 40,15 23,61 16,54 32,24

3 FCC -BT +5%điaA 28,75 42,55 25,78 16,77 28,70

Page 93: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

80

Từ kết quả bảng 3.9 cho thấy với việc bổ sung thêm 5% điaA vào xúc tác FCC-

BT thu được hiệu suất sản phẩm lỏng cao nhất (42,55%). Điều này phản ánh đúng bản

chất của điaA đã được phân tích ở phần đặc trưng, khi cấy Al vào trong khung mạng

của điatomit làm tăng số lượng tâm cũng như lực của tâm, đặc biệt là tâm axit

Bronsted. Mặt khác với kích thước mao quản rộng của điaA cho phép nhiệt phân sơ bộ

các hợp chất hữu cơ mạch dài, kích thước lớn trong rơm rạ thành các phân tử mạch

ngắn hơn trước khi khuếch tán vào pha hoạt động zeolit trong xúc tác FCC. Kết quả là

hiệu suất sản phẩm khí, rắn đều giảm và hiệu suất sản phẩm lỏng tăng, đặc biệt pha

hữu cơ trong sản phẩm lỏng tăng lên đáng kể. Song điều quan tâm hơn là chất lượng

của pha hữu cơ được cải thiện như thế nào khi sử dụng xúc tác này, để có được kết

quả so sánh chúng tôi đã thực hiện phân tích pha hữu cơ của sản phẩm lỏng.

3.1.4. Phân tích pha hữu cơ của sản phẩm lỏng

3.1.4.1. Chưng tách sản phẩm pha hữu cơ

Pha hữu cơ của sản phẩm lỏng thu được bằng cách dùng dung môi hữu cơ

điclometan (CH2Cl2) để chiết sản phẩm lỏng. Sau đó được chưng cất phân đoạn, kết

quả thu được ở bảng 3.10

Bảng 3.10. Hiệu suất sản phẩm chưng tách pha hữu cơ

Xúc tác Phân đoạn nhẹ

(%)

Phân đoạn nặng

(%)

Phần cặn (%)

Không xúc tác 39, 66 19,28 41,06

FCC –BT 46,27 24,53 29,20

FCC-BT+5%ĐiaA 46,41 29,34 24,25

Từ bảng 3.10 ta nhận thấy hiệu suất thu hồi phần cặn trong dầu nhiệt phân

không xúc tác rất lớn, trong khi đó lượng cặn này giảm đi đáng kể khi sử dụng xúc tác.

Hiệu suất phân đoạn nhẹ không thay đổi nhiều trong 2 mẫu dầu nhiệt phân có xúc tác,

nhưng hiệu suất phân đoạn nặng trong dầu nhiệt phân có xúc tác FCC-BT+5% điaA

tăng lên 1,5 lần so với dầu nhiệt phân không xúc tác. Điều này được lý giải là do xúc

tác FCC-BT khi được bổ sung thêm 5%điaA là vật liệu đa mao quản, ngoài ra xúc tác

còn được tăng cường một lượng tâm axit mạnh tạo thuận lợi cho quá trình cracking.

Page 94: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

81

Hình 3.18. Hình ảnh các phân đoạn sản phẩm hữu cơ (xúc tácFCC-BT+5%ĐiaA)

phân đoạn nhẹ (a), phân đoạn nặng (b), phần cặn (c)

3.1.4.2.Nhiệt trị

Như đã phân tích ở trên, rơm rạ có nhiệt trị thấp nên ít có những ứng dụng trong

thực tế, người ta dùng phương pháp nhiệt phân để tạo ra bio-oil có nhiệt trị cao hơn có

những ứng dụng thiết thực trong đời sống và sản xuất. Thành phần xúc tác trong quá

trình nhiệt phân ảnh hưởng đến nhiệt trị của sản phẩm lỏng hữu cơ, cụ thể các giá trị

nhiệt trị của sản phẩm lỏng được xác định ở bảng 3.11

Bảng 3.11. Nhiệt trị của sản phẩm hữu cơ (nhiệt phân rơm rạ ở 450oC)

Từ bảng 3.11 thấy rằng nhiệt trị của sản phẩm hữu cơ khi nhiệt phân rơm rạ có

xúc tác (FCC-BT + 5%ĐiaA) ở 450oC gần gấp 2 lần so với của rơm rạ và gần gấp 1,7

lần so với sản phẩm lỏng hữu cơ khi không sử dụng xúc tác. Điều này chứng tỏ trong

thành phần hóa học của dầu nhiệt phân có xúc tác có chứa nhiều hidro và chứa ít oxy

hơn so với dầu nhiệt phân không xúc tác. Như vậy, qua kết quả đo nhiệt trị dự đoán

dầu nhiệt phân khi sử dụng xúc tác FCC-BT + ĐiaA có thể cho sản phẩm hữu cơ chứa

Mẫu Nhiệt trị

Rơm rạ 14,64 Mj/kg

Sản phẩm lỏng hữu cơ (không xúc tác) 17,46 Mj/kg

Sản phẩm lỏng hữu cơ ( FCC-BT + 5%ĐiaA) 27,23Mj/kg

Page 95: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

82

nhiều hydrocacbon hơn. Điều này sẽ được sáng tỏ khi các mẫu dầu nhiệt phân được

phân tích nguyên tố.

3.1.4.3. Thành phần nguyên tố

Bảng 3.12. Thành phần nguyên tố của sản phẩm hữu cơ (% theo khối lượng)

Chỉ tiêu Rơm rạ Không xúc tác FCC-BT+ 5%ĐiaA

C 53,94 67,01 68,31

H 5,84 7,94 8,09

N 1,02 1,66 1,94

O 39,20 23,39 21,66

H/C 1,29 1,39 1,42

O/C 0,54 0,26 0,22

Thành phần nguyên tố (C, N, H, O) trong sản phẩm lỏng hữu cơ được đưa ra

trong bảng 3.12. Tỷ lệ H/C trong sản phẩm lỏng hữu cơ khi sử dụng xúc tác FCC-

BT+ĐiaA (1,42) cao hơn so với khi không có xúc tác (1,39), dẫn tới nhiệt trị của sản

phẩm cao hơn. Kết quả này phù hợp với số liệu nhiệt trị. Ngược lại, tỷ lệ O/C của sản

phẩm lỏng hữu cơ có xúc tác (0,22) thấp hơn so với không xúc tác (0,26), chứng tỏ

trong dầu nhiệt phân có xúc tác hàm lượng oxy (các hợp chất chứa oxy) ít hơn, đồng

thời có thể có nhiều hợp chất hidrocacbon hơn.

Từ các kết quả phân tích trên đây, chúng tôi đưa ra những kết luận sau:

- Đã biến tính xúc tác FCC-BT từ FCC thải của nhà máy lọc dầu Dung Quất

bằng cách nung để loại cốc, xử lý bằng axit thích hợp để loại các kim loại gây ngộ

độc xúc tác và cấy thêm nguyên tử Al để tăng cường tính axit cho xúc tác.

- Điatomit Phú Yên đã đượ axit hóa bằng phương pháp cấy Al vào khung

mạng điatomit.

Page 96: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

83

- Chế tạo xúc tác hợp phần FCC-BT+5%ĐiaA từ FCC biến tính và điatomit

axit hóa.

- Thực hiện phản ứng nhiệt phân rơm rạ khi sử dụng 20% xúc tác FCC-

BT+5% ĐiaA cho hiệu suất sản phẩm lỏng đạt tối đa là 42,55% ở nhiệt độ 450oC.

Với xúc tác FCC-BT, hiệu suất sản phẩm lỏng đạt được 40,15% ở 450oC tương

đương với hiệu suất sản phẩm lỏng đạt được khi nhiệt phân không xúc tác ở 550oC.

Như vậy khi có xúc tác đã làm nhiệt độ nhiệt phân giảm xuống 100oC. Hơn nữa,

nhiệt phân xúc tác cho dầu sinh học có nhiệt trị cao hơn, có hàm lượng oxy thấp

hơn thể hiện tỷ lệ của H/C (1,42) cao hơn và tỷ lệ của O/C (0,22) thấp hơn so với

dầu nhiệt phân không xúc tác (tỉ lệ H/C, O/C tương ứng là 1,39 và 0,26) .

3.2. Quá trình hydro đề oxy hóa (HDO)

3.2.1. Đặc trưng xúc tác

3.2.1.1. Ảnh hưởng của chất kích hoạt (promotor)- hiệu ứng pha tạp

Để làm rõ vai trò của chất kích hoạt, khảo sát đặc trưng hai mẫu xúc tác được

tổng hợp theo phương pháp sol-gel có thành phần pha hoạt tính là oxit niken pha tạp

thêm oxit đồng (NiCu-SiO2 (S)) và oxit niken không chứa oxit đồng (Ni-SiO2 (S)).

Hình 3.19. Giản đồ XRD của hai xúc tác Ni-SiO2(S) và NiCu-SiO2(S)

Từ giản đồ XRD của mẫu Ni-SiO2 (S) dạng NiO chưa khử ta nhận thấy xuất hiện

các pic nhiễu xạ ứng với góc 2θ = 37,2o; 43,3o và 62,7o tương ứng với các mặt (111),

(200) và (220) đặc trưng cho pha tinh thể NiO dạng cubic [92]. Đối với mẫu NiCu-

Page 97: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

84

SiO2(S), ta nhận thấy 3 pic chính của NiO đều xuất hiện tuy nhiên các pic trên chuyển

dịch về góc 2θ nhỏ hơn (hình 3.19). Các pic đặc trưng cho cấu trúc pha của tinh thể

CuO ở góc 2θ = 35,4o; 38,7o không được nhận thấy rõ có thể do hàm lượng thấp. Mặc

dù vậy, sự chuyển dịch các pic chính của NiO ở các mặt (111), (200) và (220) về giá

trị 2θ nhỏ hơn cũng đã được ghi nhận chứng tỏ có sự tương tác pha giữa NiO và CuO

trong vật liệu [93,94] .

Phương pháp kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM)

Hình 3.20 . Ảnh TEM của hai xúc tác Ni-SiO2(A) và NiCu-SiO2(B)

Quan sát ảnh TEM (hình 3.20) ta thấy đối với cả hai mẫu Ni-SiO2 và NiCu-SiO2

các hạt NiO, CuO được phân tán tương đối đồng đều, với kích thước gần như tương

đương nhau khoảng 10-15 nm.

Phương pháp đẳng nhiệt hấp phụ/khử hấp phụ nitơ ( BET)

Hình 3.21. Đường đẳng nhiệt hấp phụ/khử hấp phụ nitơ và đường phân bố đường

kính mao quản của hai xúc tác Ni-SiO2(S) và NiCu-SiO2(S)

Page 98: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

85

Đường đẳng nhiệt hấp phụ/khử hấp phụ N2 của các mẫu được thể hiện trên hình 3.21.

Cả hai mẫu đều xuất hiện đường cong trễ loại IV theo phân loại của IUPAC, đặc trưng

cho sự ngưng tụ mao quản trong các mao quản trung bình của xúc tác [86].

Bảng 3.13. Các thông số đặc trưng cấu trúc Ni-SiO2(S) và NiCu-SiO2(S)

Xúc tác SBET

(m2/g)

Tổng thế tích

mao quản

(cm³/g)

Thể tích

mao quản

meso (cm3/g)

Kích thước

mao quản

(nm)

NiCu-SiO2(S) 480 0,47 0,42 3,91

Ni-SiO2(S) 396 0,46 0,42 4,61

Mặt khác ta nhận thấy từ kết quả bảng 3.13, diện tích bề mặt của xúc tác lưỡng kim

loại (NiCu-SiO2) tăng 1,2 lần so với xúc tác đơn kim loại (Ni-SiO2) mặc dù tổng thể

tích mao quản của hai xúc tác là tương đương nhau với mao quản meso chiếm chủ yếu.

Điều này có thể lý giải như sau: thông thường các hạt nano NiO, NiO-CuO và SiO2 ở

dạng phân tán cao, không co cụm có diện tích bề mặt ngoài cỡ vài chục m2/g đến hàng

trăm m2/g. Tuy nhiên ở đây do phương pháp tổng hợp, giữa các hạt NiO, CuO, NiO-

CuO, SiO2 tạo ra một hệ thống mao quản khác, đó là hệ mao quản thứ cấp hình thành

giữa các cluster oxit kim loại dẫn đến sự tăng diện tích bề mặt [95-97].

Phổ hồng ngoại (FTIR)

Hình 3.22. Phổ FTIR của xúc tác Ni-SiO2(S) và NiCu-SiO2(S)

Page 99: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

86

Quan sát phổ FTIR của hai mẫu xúc tác từ hình 3.22 ta thấy vị trí các pic phần

lớn là tương đồng và chỉ khác nhau ở cường độ. Các dải hấp thụ mạnh đặc trưng cho

dao động hóa trị liên kết Si-O-Si ở bước sóng 1100 cm−1, ở bước sóng 1600 cm−1 và

2400 cm−1 tương ứng là dao động hóa trị của liên kết Si-O-Ni [93]. Sự có mặt của Cu

có thể tạo ra liên kết Si-O-Cu hoặc Si-O-(Cu-Ni), tuy nhiên do lượng Cu nhỏ nên

không nhận thấy sự chuyển dịch đáng kể của liên kết này.

Phổ tán xạ năng lượng tia X (EDX) và phổ quang điện tử tia X (XPS)

Thành phần hoá học của các hệ xúc tác được xác định bằng phương pháp EDX

và được trình bày ở hình 3.23 và bảng 3.14.

Hình 3.23. Phổ EDX của hai xúc tác NiCu-SiO2(S) và Ni-SiO2(S)

Bảng 3.14. Thành phần hoá học của các xúc tác Ni-SiO2(S) và NiCu-SiO2(S)

Xúc tác EDX (% khối lượng)

%O %Si %Ni %Cu

NiCu-SiO2(S) 49,32 36,95 9,01 4,72

Ni-SiO2(S) 49,59 36,75 13,67 -

Như thấy ở bảng 3.14, thành phầnkhoảng 9,01- 13,67% Ni và 4,72% Cu là thấp

hơn so với lượng kim loại ban đầu đưa vào hai mẫu xúc tác (14% Ni ;5% Cu ), nhưng

tổng hàm lượng kim loại trong hai mẫu xúc tác là gần bằng nhau.

Page 100: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

87

Để tiếp tục khẳng định sự có mặt và trạng thái liên kết của Ni, Cu trong cấu trúc

xúc tác rắn, các mẫu xúc tác được đặc trưng bằng phương pháp phổ quang điện tử tia

X. Phổ XPS của hai mẫu xúc tác NiCu-SiO2(S) và Ni-SiO2(S) được trình bày ở hình

3.24.

Hình 3.24. Quang phổ XPS của xúc tác NiCu-SiO2(A) và Ni-SiO2(B)

Page 101: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

88

Từ phổ XPS hình 3.24, ta thấy xuất hiện các đỉnh pic ứng với mức năng lượng

của Ni2p trong hai mẫu xúc tác NiCu-SiO2, Ni-SiO2 lần lượt là 858,1 eV và 856,8 eV,

mức năng lượng này đều lớn hơn năng lượng Ni2p ở dạng kim loại tinh khiết (852,8

eV). Tương tự như vậy phổ XPS của Si2p lần lượt là 104,38; 104,27 eV cũng có mức

năng lượng lớn hơn Si2p trong SiO2 tinh khiết (103,4 eV). Từ sự dịch chuyển mức

năng lượng của Ni2p và Si2p chứng tỏ có sự thay đổi cấu hình điện tử dẫn đến sự hình

thành liên kết mới trong xúc tác. Theo Saw và cộng sự [98] thì với đặc điểm này

chứng tỏ tồn tại ion Ni2+ ở dạng các hợp chất oxit (NiO) hay silicat (NiSiO3) trong vật

liệu.

Mặt khác dễ nhận thấy một sự dịch chuyển năng lượng của Ni2p3/2 từ 856,8 eV ở

xúc tác Ni-SiO2 thành 858,1eV ở xúc tác NiCu-SiO2. Tương tự như vậy, năng lượng

của Si2p cũng có sự dịch chuyển nhẹ từ 104,27 eV đến 104,38 eV. Sự dịch chuyển này

được lý giải bởi sự pha tạp thêm đồng trong xúc tác NiCu-SiO2 khiến năng lượng liên

kết lớn hơn [101,104]. Trên phổ XPS của xúc tác NiCu-SiO2 năng lượng của Cu2p là

936 eV cũng được thể hiện. Tuy nhiên pic ở 936 eV bị xen phủ, không rõ nét như

trong trường hợp Ni-Cu được tẩm trên SiO2 cho thấy sự phân tán Cu trong xúc tác là

rất tốt. Đồng thời có sự tương tác điện tử giữa Cu và Ni dẫn đến NiO-CuO dễ bị khử

thành các kim loại [104]. Điều này sẽ được sáng tỏ khi mẫu xúc tác được khử hydro

theo chương trình nhiệt độ.

Phương pháp khử hydro theo chương trình nhiệt độ (TPR-H2)

Để có thể đánh giá chính xác ảnh hưởng của chất pha tạp đến tính chất khử của

các hệ xúc tác, chúng tôi tiến hành phân tích TPR-H2 các mẫu NiCu-SiO2, Ni-SiO2.

Kết quả phân tích TPR-H2 của xúc tác NiCu-SiO2(S) và Ni-SiO2(S) được thể hiện trên

hình 3.25

Page 102: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

89

Hình 3.25. Giản đồ TPR-H2 của hai xúc tác Ni-SiO2(S) và NiCu-SiO2(S)

Quan sát giản đồ khử hình 3.25 nhận thấy ở xúc tác Ni-SiO2(S) xuất hiện hai pic

khử ở nhiệt độ 330oC và 700oC (cường độ pic lớn) tương ứng với quá trình chuyển

Ni2+ (ở dạng oxit và silicat) thành kim loại. Ở mẫu xúc tác NiCu-SiO2(S) xuất hiện pic

ở 270oC và một vai tù ở nhiệt độ 320oC. Điều đặc biệt là hai pic này có nhiệt độ thấp

hơn đáng kể so với các pic ở xúc tác Ni-SiO2(S) và chúng không tách rời mà có sự xen

phủ lẫn nhau là do trong mẫu này có thể đã hình thành các tổ hợp oxit Ni và Cu và

phần nhỏ hợp chất silicat. Nhiệt độ khử của tổ hợp oxit thấp hơn so với nhiệt độ khử

của từng oxit riêng lẻ cho thấy tổ hợp mới hình thành có khả năng khử dễ dàng hơn

nhiều so với đơn kim loại [92,104]. Điều này cũng trùng hợp với những nhận định từ

việc phân tích phổ XPS, quá trình bổ sung oxit đồng vào xúc tác và sự phân tán đều

của hai dạng oxit trong nhau dẫn đến tăng cường hiệu năng khử của CuO đối với NiO

cũng như bản thân khả năng khử của NiO nên làm nhiệt độ khử của xúc tác giảm

xuống.

3.2.1.2. Ảnh hưởng của phương pháp tổng hợp xúc tác

Để xác định ảnh hưởng của phương pháp tổng hợp đến cấu trúc, tính chất của

xúc tác, chúng tôi đã tiến hành đặc trưng và so sánh hai cặp mẫu xúc tác được tổng

hợp theo phương pháp tẩm và sol-gel: NiCu/SiO2(T), NiCu-SiO2(S) và NiCu/SBA-

15(T), NiCu-SBA-15(S).

Phương pháp kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM)

Page 103: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

90

a b c

Hình 3.26. Ảnh TEM của các xúc tác

Quan sát hình 3.26, nhận thấy các hạt chất mang nano SiO2 tổng hợp được rất

đồng đều (hình 3.26a), sau khi đưa các oxit kim loại Ni, Cu lên chất mang, chúng

có xu hướng bám vào bề mặt chất mang và co cụm lại dẫn đến kích thước hạt lớn

hơn lên (hình 3.26b). Đối với xúc tác NiCuSiO2(S), các oxit với kích thước hạt rất

nhỏ tạo thành các cluster có cấu trúc nano phân tán đồng đều trong silica (hình

3.26c).

Hình 3.27. Ảnh TEM của xúc tác NiCu/SBA-15(T), NiCu-SBA-15(S)

So sánh ảnh TEM giữa 2 mẫu xúc tác NiCu/SBA-15(T), NiCu-SBA-15(S)

(hình 3.27) nhận thấy mẫu xúc tác được tổng hợp bằng phương pháp sol-gel NiCu-

SBA-15(S) trong đó SBA-15 có cấu trúc lục lăng với hệ mao quản meso- kích

thước nanomet khi đưa các oxit kim loại vào vật liệu cấu trúc này không bị phá vỡ

mà có sự phân tán đều các oxit kim loại vào các thành tường của vật liệu, trong

khi đó các oxit trên xúc tác tẩm NiCu/SBA-15(T) ở dạng cluster phân tán trên bề

Page 104: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

91

mặt của SBA-15. Sự khác nhau về phương pháp tổng hợp của các mẫu xúc tác thể

hiện trên ảnh TEM có thể dự đoán phương pháp sol-gel cho độ phân tán các oxit Ni,

Cu trên chất mang đồng đều hơn so với phương pháp tẩm [106].

Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD)

Hình 3.28. Giản đồ XRD của các xúc tác NiCu/SiO2(T) và NiCu-SiO2(S)

Từ giản đồ XRD của các xúc tác NiCu-SiO2(S), NiCu/SiO2(T) ta nhận thấy đều

xuất hiện các pic nhiễu xạ ứng với góc 2θ = 37,2o; 43,3o và 62,7o (hình 3.28) đặc trưng

cấu trúc pha tinh thể của NiO, đồng thời cấu trúc pha tinh thể của CuO với góc 2θ=

35,4o; 38,7o; 43,2o cũng xuất hiện nhưng với cường độ yếu [60]. Tuy nhiên ở mẫu xúc

tác tẩm các đỉnh pic nhọn và sắc nét hơn so với mẫu sol-gel, điều này có thể là do xúc

tác NiCu/SiO2(T) được tổng hợp theo phương pháp tẩm nên các oxit kim loại tồn tại

dạng biệt lập, ít hoặc không có sự tương tác giữa các pha hoạt động. Trong khi xúc tác

NiCu-SiO2(S) được tổng hợp theo phương pháp sol-gel thì có sự tương tác pha giữa

các oxit kim loại NiO và CuO nên các chân pic có độ rộng hơn và đỉnh pic kém sắc nét

hơn so với xúc tác tổng hợp theo phương pháp tẩm.

So sánh giữa mẫu tẩm và mẫu sol-gel trên SBA-15, giản đồ XRD góc nhỏ (hình

3.29a) của cả hai mẫu xúc tác đều có các pic cực đại nhiễu xạ tương ứng với mặt

(100), (110) và (200) đặc trưng cho cấu trúc lục lăng của vật liệu mao quản trung bình

SBA-15. Các pic ở góc 2θ ≈ 1o đều có cường độ lớn và sắc nét chứng tỏ cấu trúc mao

quản của vật liệu có độ trật tự cao. Như vậy khi đưa kim loại trực tiếp hay gián tiếp

trong quá trình tổng hợp vật liệu đã không làm thay đổi cấu trúc của SBA-15.

Page 105: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

92

Hình 3.29. Giản đồ XRD góc nhỏ và góc lớn của NiCu-SBA-15(S), NiCu/SBA-15(T)

Để xác định định tính các oxit kim loại trên bề mặt vật liệu SBA-15 mẫu NiCu-

SBA-15(S) được đặc trưng bằng phương pháp nhiễu xạ tia X ở góc 2θ = 10 ÷ 700, kết

quả cho thấy trên giản đồ XRD không xuất hiện các pic đặc trưng cho NiO và CuO.

Điều này chứng tỏ hàm lượng Ni, Cu trên SBA-15 tổng hợp bằng phương pháp sol-gel

là rất thấp và phân tán rất tốt trên vật liệu SBA-15. Pic ở vùng 2θ=200- 30,80 đặc trưng

cho pha vô định hình xuất hiện trên giản đồ XRD của mẫu, điều này phù hợp với khái

niệm SBA-15 là vật liệu vô định hình khi ở khoảng cách gần (ở góc 2θ lớn) và là tinh

thể khi ở khoảng cách xa (ở góc 2θ nhỏ) [105,108]. Trong khi đó ở mẫu tẩm xuất hiện

các pic ở góc 2θ≈ 37,36°, 43,42° và 62,84° đặc trưng cho tinh thể NiO dạng cubic và

không thấy xuất hiện các pic của CuO, có thể do hàm lượng CuO thấp và phân tán tốt

trên bề mặt lớn của SBA-15.

Phương pháp đẳng nhiệt hấp phụ/khử hấp phụ nitơ ( BET)

Đường đẳng nhiệt hấp phụ/khử hấp phụ N2 của các mẫu được thể hiện trên hình

3.30. Đối với mẫu NiCu/SiO2(T), ta thấy dung lượng hấp phụ nitơ thấp chủ yếu trên bề

Page 106: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

93

mặt ngoài của hạt, hầu như không xuất hiện đường cong trễ (đường hấp phụ và khử

hấp phụ gần như trùng nhau), trong khi đó mẫu NiCu-SiO2(S), NiCu-SBA-15(S) có

dung lượng hấp phụ nitơ cao, xuất hiện đường cong trễ loại IV theo phân loại của

IUPAC, đặc trưng cho sự ngưng tụ mao quản trong các mao quản trung bình của xúc

tác [106,107]. Mặt khác đường đẳng nhiệt hấp phụ/khử hấp phụ của xúc tác NiCu-

SBA-15(S) có vòng trễ song song với trục tung chứng tỏ các mao quản trong xúc tác

có dạng hình trụ với tổng thể tích mao quản lớn trong đó mao quản meso chiếm chủ

yếu nên cho diện tích bề mặt lớn hơn (582m2/g).

Hình 3.30. Đường đẳng nhiệt hấp phụ/khử hấp phụ N2 của các xúc tác

NiCu/SiO2(T), NiCu-SiO2(S), NiCu/SBA-15(T), NiCu-SBA-15(S)

Bảng 3.15. Các thông số đặc trưng cấu trúc của các xúc tác

Xúc tác SBET

(m2/g)

Tổng thế tích

mao quản

(cm³/g)

Thể tích mao

quản meso

(cm3/g)

Kích thước

mao quản

(nm)

NiCu/SiO2(T) 207 0,37 0,12 10,5

NiCu-SiO2(S) 480 0,47 0,42 3,91

NiCu/SBA-15(T) 422 0,62 0,57 5,90

NiCu-SBA-15(S) 583 1,12 1,07 7,65

Với xúc tác được tẩm trên chất mang là nano SiO2, hai đường hấp phụ và khử

hấp phụ gần như trùng nhau thường nhận thấy ở các hệ vật liệu vi mao quản. Tuy

Page 107: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

94

nhiên, kích thước mao quản xác định được cỡ 10,5 nm (bảng 3.15) là kích thước của

các lỗ hốc tồn tại giữa các hạt được hình thành (mao quản hình khe). Ngoài ra các hạt

nhỏ của oxit kim loại khi được tẩm lên chất mang đã chiếm một phần thể tích các lỗ

mao quản của chất mang làm tổng thể tích mao quản giảm dẫn đến diện tích bề mặt

riêng (207m2/g) giảm gần một nửa so với chất mang nano silica ban đầu (395m2/g).

Cũng tương tự như vậy xúc tác tẩm trên SBA-15 cũng có diện tích bề mặt

(422m2/g) giảm so với chất mang SBA-15 ban đầu (622m2/g) và diện tích bề mặt nhỏ

hơn so với xúc tác NiCu-SBA-15(S).

Phổ tán xạ năng lượng tia X (EDX) và phổ quang điện tử tia X (XPS)

Thành phần hoá học của các hệ xúc tác được xác định bằng phương pháp EDX

và được trình bày ở hình 3.31 và bảng 3.16.

Hình 3.31. Phổ EDX của các xúc tác NiCu/SiO2(T) và NiCu-SBA-15(S)

Bảng 3.16. Thành phần hoá học của các xúc tác

Xúc tác EDX (% khối lượng)

%O %Si %Ni %Cu

NiCu-SiO2(S) 49,32 36,95 9,01 4,72

NiCu/SiO2(T) 48,63 32,81 13,65 4,90

NiCu/SBA-15(T) 48,31 33,08 13,75 4,86

NiCu-SBA-15(S) 62,85 36,21 0,48 0,46

Page 108: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

95

Như thấy ở bảng 3.16, thành phần Ni và Cu trong xúc tác tổng hợp bằng phương

pháp sol-gel đều nhỏ hơn trong mẫu tẩm và thấp hơn so với hàm lượng kim loại ban

đầu đưa vào (14%Ni, 5%Cu), do trong quá trình tổng hợp bằng phương pháp sol-gel,

một phần ion kim loại bị rửa trôi còn trong quá trình tẩm bay hơi, một phần rất nhỏ

hợp chất của các kim loại này bị giữ lại trên bề mặt của thiết bị bay hơi. Đặc biệt với

mẫu NiCu-SBA-15(S), hàm lượng Ni và Cu được giữ lại trên SBA-15 sau tổng hợp là

rất thấp so với hàm lượng của chúng khi đưa vào gel ban đầu, điều này có thể do điều

kiện tổng hợp trong môi trường axit mạnh (pH=1-2), nên các ion kim loại dễ bị hòa tan

trở lại và theo nước rửa ra ngoài. Kết quả bảng 3.16 cũng cho thấy, ở mẫu NiCu-SBA-

15(S), tuy hàm lượng Cu tính toán ban đầu chỉ khoảng 1/3 so với Ni, nhưng hàm

lượng Cu được giữ lại trên SBA-15 cũng tương đương với hàm lượng Ni. Như vậy khả

năng đưa các kim loại chuyển tiếp lên vật liệu SBA-15 bằng phương pháp sol-gel

tương đối khó và không giống nhau [108,111].

Để làm rõ trạng thái liên kết của Ni, Cu trong các mẫu xúc tác, chúng tôi tiến

hành khảo sát bằng phương pháp phổ quang điện tử tia X. Quang phổ XPS của các

mẫu xúc tác được trình bày ở hình 3.32.

Từ kết quả XPS (hình 3.32) của các xúc tác, nhận thấy có sự dịch chuyển năng

lượng của Ni2p từ 855,9 eV ở mẫu NiCu/SiO2(T) lên 858,1 eV ở mẫu NiCu-SiO2(S).

Trên phổ Ni2p của NiCu-SBA-15(S) không có đỉnh pic mà xuất hiện một dải phổ với

năng lượng từ 850-874,5 eV (hình 3.32C). Điều này chứng tỏ đã có sự tương tác giữa

các oxit trong xúc tác NiCu-SiO2(S) và NiCu-SBA-15(S), đặc biệt là ở NiCu-SBA-

15(S), NiO dù hàm lượng nhỏ nhưng đã tương tác với các oxit khác và phân tán rất tốt

trong các thành tường của vật liệu SBA-15.

Tương tự như vậy, phổ Cu2p của NiCu/SiO2(T) xuất hiện hai đỉnh pic cực đại ở

934,9 eV và 955,0 eV tương ứng với Cu2p3/2 và Cu2p1/2 đặc trưng cho trạng thái liên kết

của Cu2+ trong vật liệu. Các pic năng lượng của Ni2p và Cu2p trong xúc tác tẩm trên

SBA-15 cũng hoàn toàn tương tự như xúc tác tẩm trên SiO2. Trong khi đó phổ Cu2p

của NiCu-SiO2(S) không có đỉnh pic mà xuất hiện một dải phổ với năng lượng từ 930-

965 eV. Điều này chứng tỏ sự tương tác pha của các oxit kim loại Ni, Cu trong các

Page 109: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

96

mẫu sol-gel là cao hơn nhiều so với các mẫu tẩm. Thật vậy, pic Cu2p không hiện rõ mà

bị che phủ với các oxit khác trong xúc tác sol-gel.

Hình 3.32. Quang phổ XPS của A:NiCu-SiO2(S); B:NiCu/SiO2(T); C:NiCu-SBA-15(S)

Phương pháp khử hydro theo chương trình nhiệt độ (TPR-H2)

Page 110: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

97

Để khảo sát và đánh giá tính chất khử của các hệ xúc tác được tổng hợp theo hai

phương pháp khác nhau, các mẫu được tiến hành khử hydro theo chương trình nhiệt

độ, giản đồ TPR-H2 của các mẫu được thể hiện ở hình 3.33

Hình 3.33. Giản đồ TPR-H2 của các xúc tác NiCu-SiO2(S) NiCu/SiO2(T),

NiCu-SBA-15(S,) NiCu/SBA-15(T)

Trên giản đồ TPR-H2 (hình 3.33) ta nhận thấy đối với mẫu NiCu/SiO2(T) xuất

hiện 2 pic khử ở nhiệt độ 275oC và 700oC và mẫu NiCu/SBA-15(T) xuất hiện 2 pic

khử ở nhiệt độ 280oC và 550oC tương ứng với quá trình khử CuO và NiO thành các

kim loại. Trong đó ở mẫu xúc tác NiCu-SiO2(S) có một pic khử ở nhiệt độ 270oC và

một vai tù ở nhiệt độ 320oC và mẫu NiCu-SBA-15(S) tồn tại vùng pic ở nhiệt độ thấp

210-250oC cũng ứng với quá trình khử các oxit kim loại thành kim loại. Sự chênh lệch

nhiều về nhiệt khử giữa các mẫu tẩm và mẫu sol-gel chứng tỏ ở mẫu tẩm NiO và CuO

tồn tại độc lập không có sự tương tác pha, trong khi đó ở mẫu sol-gel đã có sự tổ hợp

Page 111: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

98

giữa các oxit kim loại và có thể một phần nhỏ các silicat tạo thành (như đã phân tích

trong phần ảnh hưởng của chất kích hoạt) làm nhiệt độ khử giảm xuống [101,124].

Hơn nữa nếu so sánh giữa hai mẫu xúc tác sol-gel thì mẫu NiCu-SBA-15(S) có nhiệt

độ khử thấp hơn hẳn so với mẫu NiCu-SiO2(S), điều này cho thấy sự tương tác pha và

sự phân tán đồng đều của các oxit trên bề mặt lớn SBA-15 là rất hiệu quả.

Từ kết quả TPR-H2, XPS kết hợp với ảnh TEM khi phân tích vật liệu có thể

khẳng định rằng với phương pháp sol-gel các oxit trong xúc tác đã có tương tác pha và

phân tán đồng đều trong nhau để tạo thành tổ hợp oxit đồng nhất mà điều này ở xúc

tác tẩm không có được.

Kết quả đặc trưng của các xúc tác trên đây cho thấy ảnh hưởng của phương pháp

tổng hợp đến tính chất vật liệu, điều này thể hiện rõ đối với xúc tác được tổng hợp theo

phương pháp sol-gel (NiCu-SiO2(S), NiCu-SBA-15(S)) có nhiều ưu điểm hơn hẳn so

với xúc tác được tổng hợp theo phương pháp tẩm.

3.2.1.3. Ảnh hưởng của bề mặt chất mang

Để khảo sát ảnh hưởng của bề mặt chất mang đến tính chất của vật liệu, chúng

tôi đã khảo sát đặc trưng của hệ xúc tác Ni-Cu trên các chất mang khác nhau (SiO2 và

SBA-15). Hai hệ xúc tác được nghiên cứu: NiCu/SiO2(T) và NiCu/SBA-15(T) cùng

được tổng hợp theo phương pháp tẩm.

Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD)

Hình 3.34. Giản đồ XRD của các xúc tác NiCu/SiO2(T) và NiCu/SBA-15(T)

Page 112: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

99

Trên giản đồ XRD của mẫu NiCu/SiO2(T) (hình 3.34) xuất hiện các pic nhiễu xạ

ứng với góc 2θ=37,20, 43,30, 62,70 đặc trưng cho pha tinh thể NiO dạng cubic [60],

đồng thời các pic đặc trưng cho cấu trúc pha tinh thể CuO với góc 2θ=35,40, 38,70

cũng xuất hiện trên giản đồ. Trong khi đó các pic đặc trưng cho pha NiO và CuO ở

mẫu NiCu/SBA-15(T) có cường độ thấp hơn nhiều so với mẫu NiCu/SiO2(T), hơn nữa

độ rộng của pic lớn hơn khi so với các pic của xúc tác NiCu/SiO2 chứng tỏ hạt NiO,

CuO có kích thước nhỏ hơn, phân tán đều trên bề mặt lớn của SBA-15. Mặc dù cùng

hàm lượng pha hoạt động được tẩm trên chất mang, tuy nhiên đối với vật liệu SBA-15

có diện tích bề mặt lớn gần gấp đôi so với nano SiO2 nên khả năng phân tán tốt hơn.

Phương phápkính hiển vi điện tử truyền qua(TEM)

Hình 3.35. Ảnh TEM chất mang SiO2(A), SBA-15(C)

và của xúc tác NiCu/SiO2(T) (B), NiCu/SBA-15(T) (D)

Từ ảnh TEM (hình 3.35) ta thấy các hạt nano SiO2 (hình 3.35A) tổng hợp

được tương đối đồng đều với kích thước từ 40-60 nm, trong khi đó SBA-15 có

kích thước hạt cỡ micromet, hợp thành từ các cấu trúc lục lăng với độ trật tự cao

(hình 3.35C). Sau khi tẩm các oxit kim loại Ni, Cu lên chất mang nano SiO2, hạt

có kích thước lớn cỡ 50-70 nm (hình 3.35B), còn với SBA-15 vẫn giữ nguyên cấu

Page 113: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

100

trúc lục lăng, tuy nhiên các hạt oxit Ni, Cu với kích thước vài nanomet được phân

tán đều trong các hệ mao quản meso- kích thước nanomet và trên cả bề mặt (hình

3.35D).

Phương pháp đẳng nhiệt hấp phụ/khử hấp phụ nitơ ( BET)

Đường đẳng nhiệt hấp phụ/khử hấp phụ N2 của các mẫu được thể hiện trên hình

3.36.

Hình 3.36. Đẳng nhiệt hấp phụ /khử hấp phụ nitơ của chất mang SiO2, SBA-15, và

của xúc tác NiCu/SiO2(T), NiCu/SBA-15(T)

Bảng 3.17. Các thông số đặc trưng cấu trúc

Xúc tác SBET

(m2/g)

Tổng thế tích

mao quản

(cm³/g)

Thể tích mao

quản meso

(cm3/g)

Kích thước

mao quản

(nm)

nano SiO2 395 1,25 1,19 12,7

NiCu/SiO2(T) 207 0,37 0,12 10,5

SBA-15 622 0,87 0,79 7,1

NiCu/SBA-15(T) 422 0,62 0,57 5,90

Đối với mẫu nano SiO2 và NiCu/SiO2(T) ta thấy dung lượng hấp phụ nitơ thấp

chủ yếu trên bề mặt ngoài của hạt, hầu như không xuất hiện đường cong trễ, trong khi

Page 114: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

101

đó mẫu meso SBA-15 và NiCu/SBA-15(T) có dung lượng hấp phụ nitơ cao, xuất hiện

đường cong trễ loại IV theo phân loại của IUPAC, đặc trưng cho sự ngưng tụ mao

quản trong các mao quản trung bình của xúc tác [110,111]. Với xúc tác trên chất

mang là nano SiO2, hai đường hấp phụ và khử hấp phụ gần như trùng nhau thường

nhận thấy ở các hệ vật liệu vi mao quản. Tuy nhiên, kích thước mao quản xác định

được cỡ 10-12nm (bảng 3.17) là kích thước của các lỗ hốc tồn tại giữa các hạt được

hình thành. Đối với xúc tác sau khi tẩm NiO, CuO trên chất mang SBA-15, ta nhận

thấy kích thước mao quản cũng như thể tích mao quản giảm do sự hình thành các hạt

nhỏ nano NiO, CuO trong thành mao quản của vật liệu SBA-15. Ngoài ra một điều dễ

nhận thấy là đối với hệ trên, thể tích mao quản chủ yếu là mao quản meso (kích thước

nm) chiếm 70-90%, vi mao quản chiếm 10-30% .

Phổ tán xạ năng lượng tia X (EDX) và phổ quang điện tử tia X (XPS)

Thành phần hoá học của các hệ xúc tác được xác định bằng phương pháp EDX

và được trình bày ở bảng 3.18.

Bảng 3.18. Thành phần hoá học của các xúc tác

Xúc tác EDX (% khối lượng)

%O %Si %Ni %Cu

nano SiO2 53,33 46,67 - -

NiCu/SiO2(T) 48,63 32,81 13,65 4,90

SBA-15 63,36 36,64 - -

NiCu/SBA-15(T) 48,31 33,08 13,75 4,86

Như thấy ở bảng 3.18, thành phần khoảng 13,65-13,75% của Ni và 4,86-4,90%

của Cu là thấp hơn so với lượng kim loại ban đầu đưa vào, do trong quá trình tẩm bay

hơi, một phần rất nhỏ Ni, Cu bị giữ lại trên bề mặt của thiết bị bay hơi.

Để xác định trạng thái liên kết của Ni, Cu trong cấu trúc xúc tác rắn, các mẫu xúc tác

được đặc trưng bằng phương pháp phổ quang điện tử tia X (XPS). Phổ XPS của hai

Page 115: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

102

xúc tác NiCu/SBA-15(T), NiCu/SiO2(T) có hình dạng và các pic năng lượng giống

nhau được trình bày ở hình 3.37.

Hình 3.37. Phổ XPS của xúc tác NiCu/SBA-15(T)(A)và NiCu/SiO2(T)(B)

Từ phổ XPS của cả hai xúc tác (hình 3.37) đều xuất hiện pic năng lượng ở 858,9

eV đặc trưng cho vạch chính Ni2p3/2, và pic ở 934,96 eV đặc trưng cho vạch chính

Cu2p3/2. Kết quả này cũng trùng hợp với kết quả đã công bố [101,123]. Ngoài ra trên

phổ XPS tổng của các xúc tác, pic tương ứng với vạch chính của Si2p có năng lượng

không thay đổi so với Si2p của chất mang khi chưa tẩm. Như vậy có thể kết luận là

không có sự tạo liên kết để làm thay đổi cấu hình điện tử giữa Ni-Cu và Si trong xúc

tác theo phương pháp tẩm. Kết quả này cũng được khẳng định bởi phổ XRD của mẫu

xúc tác sau khi tẩm, không xuất hiện pha mới giữa Ni-Cu và Si.

Phương pháp khử hydro theo chương trình nhiệt độ (TPR-H2)

Page 116: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

103

Hai mẫu xúc tác được tổng hợp theo phương pháp tẩm tiếp tục được khử hydro

theo chương trình nhiệt độ để đánh giá tính chất khử, giản đồ TPR-H2 của các mẫu

được thể hiện ở hình 3.38.

Hình 3.38. Giản đồ TPR-H2 của xúc tác NiCu/SiO2(T) và NiCu/SBA-15(T)

Quan sát giản đồ TPR-H2 của NiCu/SiO2(T) xuất hiện hai pic khử ở nhiệt độ

275oC và ở 700oC, tương ứng với quá trình khử oxit kim loại thành kim loại, với mẫu

NiCu/SBA-15(T) cũng xuất hiện 2 pic khử nhưng ở vùng nhiệt độ thấp hơn (280oC,

250oC). Giải thích về sự giảm nhiệt độ khử khá nhiều của mẫu tẩm trên SBA-15 so với

mẫu tẩm trên SiO2 là do các hạt nano NiO và CuO khi được phân tán lên bề mặt lớn

hơn của SBA-15 nên có kích thước nhỏ hơn (ảnh TEM hình 3.35D) dẫn đến bị khử dễ

dàng hơn.

3.2.2. Đánh giá hoạt tính, độ chọn lọc của xúc tác

Như đã trình bày ở phần 1, dầu nhiệt phân (dầu sinh học, bio-oil) được chế tạo

bằng phương pháp nhiệt phân (có xúc tác và không xúc tác) từ rơm rạ (biomass) có

chứa nhiều hợp chất chứa oxy như ancol, este, ete, andehit... Bio-oil có nhiệt trị thấp,

độ axit cao nên không thể sử dụng trực tiếp làm nhiên liệu. Để loại bỏ oxy trong các

hợp chất chứa oxy trên, quá trình hydro đề oxy hóa (HDO- hydro deoxygenation) dầu

sinh học để tạo nhiên liệu sinh học (bio-fuels) hiện đang được đặc biệt quan tâm

nghiên cứu và phát triển. Xúc tác cho quá trình HDO đóng vai trò rất quan trọng,

quyết định đến hiệu suất của phản ứng. Ngoài việc tối ưu hóa chất xúc tác cho quá

trình HDO thì việc khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này cũng rất được

Page 117: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

104

quan tâm nghiên cứu [110,116,119]. Quá trình HDO là quá trình thu nhiệt, phản ứng

xảy ra ở nhiệt độ cao và áp suất cao sẽ thuận lợi về mặt nhiệt động học, nhưng với điều

kiện như vậy dẫn đến chi phí thiết bị tăng [101,119]. Chính vì vậy việc tối ưu hóa

nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển hóa, hiệu suất phản ứng là rất cần thiết.

Một trong những khó khăn gặp phải là việc phân tích sản phẩm phản ứng để đánh

giá hiệu suất loại bỏ oxy đối với các hợp chất chứa oxy trong dầu sinh học, vì phản

ứng sẽ hình thành các sản phẩm trung gian (không loại bỏ hết oxy) và sản phẩm phụ.

Vì những lý do trên để đánh giá hoạt tính và độ chọn lọc của xúc tác, chúng tôi tiến

hành thử nghiệm trên phân tử mô hình, đại diện có trong thành phần chính của dầu

sinh học và chỉ tiến hành trên mẫu thực dầu sinh học trên hệ xúc tác và điều kiện phản

ứng đã được tối ưu. Đồng thời chúng tôi so sánh hiệu quả HDO của xúc tác tổng hợp

được với xúc tác kim loại quý hiếm Pt, Ru tẩm trên chất mang, trong cùng điều kiện

phản ứng để đánh giá hiệu quả của hệ xúc tác này.

Chất mô hình mà chúng tôi lựa chọn là 2-metoxyphenol hay còn có tên là

guaiacol (C7H8O2) như trong nhiều công trình đã sử dụng [97,99,104,115]. Trong phân

tử guaiacol vừa có nhóm hydroxyl (-OH) vừa có nhóm metoxyl (-OCH3).

3.2.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ chuyển hóa guaiacol

Trong điều kiện thực nghiệm có thể, chúng tôi tiến hành phản ứng HDO ở áp

suất tối đa là 50at và H2 pha loãng (35% H2 trong Ar). Phản ứng HDO guaiacol trên

xúc tác NiCu-SiO2(S) được khảo sát ở các nhiệt độ khác nhau: 280oC, 300oC, 320oC,

350oC trong điều kiện là: áp suất phản ứng: 50at; tốc độ dòng: 100 ml/phút; tốc độ

khuấy: 500 vòng/phút; tốc độ gia nhiệt: 5oC/phút; thời gian phản ứng: 3giờ. Sản phẩm

mỗi phản ứng được phân tích GC/MS, từ đó tính được kết quả các giá trị độ chuyển

hóa guaiacol và độ chọn lọc các sản phẩm chính trong phản ứng.

Trên phổ đồ (hình 3.39) các pic xuất hiện ứng với thời gian lưu ở các phút: 3,67;

4,71; 16,7; 21,37 tương ứng là của các chất xyclohexan, benzen, metoxybenzen và

phenol. Hai pic lớn xuất hiện trên phổ đồ là của guaiacol (18,84) và của chất nội chuẩn

(17,91).

Page 118: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

105

Hình 3.39. Phổ sắc kí đồ GC/MC của sản phẩm quá trình HDO guaiacol với

xúc tác NiCu-SiO2(S) ở 320OC, 50at, 3giờ.

Kết quả độ chuyển hóa guaiacol và độ chọn lọc HDO được trình bày ở hình

3.40 và ở bảng 3.19

Hình 3.40. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ chuyển hóa,

độ chọn lọc HDO guaiacol với xúc tác NiCu-SiO2(S) ở 50at, 3 giờ

Từ hình 3.40 ta nhận thấy khi tăng nhiệt độ từ 280oC đến 320oC độ chuyển hóa

tăng tuyến tính theo nhiệt độ. Tiếp tục tăng nhiệt độ từ 320oC đến 350oC độ chuyển

hóa hầu như không tăng, tuy nhiên có sự thay đổi về độ chọn lọc sản phẩm.

Page 119: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

106

Bảng 3.19. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ chọn lọc sản phẩm HDO

Nhiệt độ

(oC)

Độ chuyển

hóa(%)

Độ chọn lọc (Si %) Độ chọn

lọc HDO

(%) Phenol

Metoxy

benzen Benzen Xyclohexan

280 29,50 58,23 25,55 14,17 2,05 16,22

300 38,84 48,16 19,26 27,38 5,20 32,58

320 50,94 41,23 18,61 30,10 10,06 40,16

350 51,32 30,25 31,43 33,16 5,16 38,32

Kết quả bảng 3.19 cho thấy khi tăng nhiệt độ từ 280oC đến 320oC độ chọn lọc

HDO tăng từ 16,22% lên 40,16%. Tiếp tục tăng nhiệt độ từ 320oC đến 350oC độ chọn

lọc HDO không tăng mà giảm xuống còn 38,32%. Để có thể giải thích kết quả trên,

chúng ta cần dựa vào cơ chế hình thành sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng

trong phản ứng HDO guaiacol được đề xuất bởi Bykova [101] và một số tác giả khác

[99,100,114].

Phản ứng HDO guaiacol gồm nhiều các phản ứng song song và nối tiếp, có thể

hình dung các bước chính như sau:

Hình 3.41. Sơ đồ chuyển hóa guaiacol

Page 120: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

107

Ban đầu guaiacol được hydro hóa tạo sản phẩm trung gian đầu tiên là

metoxybenzen (hydro hóa, tách H2O) và đihydroxybenzen (hydro hóa, tách CH4).

Metoxybenzen được hydro hóa tiếp tục tạo phenol (tách CH4) và đihydroxybenzen

cũng được hydro hóa để tạo phenol (tách H2O). Kết quả ở bảng 3.18 thấy rõ, dù ở

nhiệt độ khác nhau (280oC hoặc 300oC, 320oC) hàm lượng phenol lớn hơn gấp hai lần

so với metoxybenzen, chứng tỏ phenol không phải là sản phẩm trung gian đầu tiên mà

là sản phẩm của phản ứng nối tiếp từ metoxybenzen và đihydroxybenzen. Benzen là

sản phẩm thu được chủ yếu (chiếm 79-80%) từ phản ứng nối tiếp hydro hóa, đề hidrat

hóa phenol và xyclohexan là sản phẩm của phản ứng hydro hóa vòng benzen.

Một điều dễ nhận thấy từ bảng 3.18 là hàm lượng benzen gấp 3-5 lần so với

xyclohexan. Kết quả này chứng tỏ phản ứng hydro hóa đề hydrat hóa xảy ra nhanh hơn

so với phản ứng hydro hóa vòng benzen. Điều này cũng đã được khẳng định ở một số

công trình nghiên cứu động học các phản ứng [101,114,115]. Ngoài ra, khi tăng nhiệt

độ phản ứng HDO, độ chọn lọc sản phẩm HDO (benzen và xyclohexan) tăng tuyến

tính với quá trình tăng nhiệt độ. Cụ thể là tăng nhiệt độ từ 280oC đến 350oC độ chọn

lọc của benzen tăng tuyến tính trong khi đó độ chọn lọc xyclohexan tăng tuyến tính từ

280oC đến 320oC và sau đó giảm mạnh khi tiếp tục tăng nhiệt độ từ 320oC đến 350oC.

Kết quả này được giải thích là khi tăng nhiệt độ (nhất là khi ở nhiệt độ cao ≥ 300oC)

tốc độ phản ứng hydrat hóa tăng mạnh, benzen tạo thành nhiều từ phản ứng hydro hóa-

dehydrat hóa phenol. Đặc biệt là ở nhiệt độ cao 350oC, benzen tạo thành tăng do cả hai

quá trình hydro hóa-dehydrat hóa từ phenol và hydro hóa-demetyl hóa từ

metoxybenzen được xảy ra thuận lợi.

3.2.2.2. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến độ chuyển hóa guaiacol

Để khảo sát ảnh hưởng của thời gian, chúng tôi thực hiện phản ứng HDO guaiacol

với chất xúc tác NiCu-SiO2(S) ở nhiệt độ 320oC, các thời gian khác nhau: 1h, 2h, 3h,

5h. Các điều kiện khác của phản ứng không thay đổi. Kết quả thu được các giá trị độ

chuyển hóa guaiacol và độ chọn lọc HDO thể hiện ở hình 3.42 và bảng 3.20

Page 121: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

108

Hình 3.42. Ảnh hưởng của thời gian đến độ chuyển hóa,

độ chọn loc HDO guaiacol với xúc tác NiCu-SiO2(S) ở 50at, 320oC

Từ hình 3.42 ta nhận thấy khi tăng thời gian phản ứng từ 1h đến 3h, độ chuyển

hóa tăng tuyến tính với thời gian phản ứng. Khi tiếp tục tăng thời gian phản ứng từ 3h

đến 5h độ chuyển hóa hầu như không tăng. Độ chuyển hóa guaiacol trong phản ứng

HDO tăng theo thời gian phản ứng là logic vì phản ứng HDO gồm các phản ứng song

song kết hợp với chuỗi phản ứng nối tiếp, khi tăng thời gian phản ứng tạo điều kiện

cho các phản ứng này có nhiều thời gian hơn để tạo thành sản phẩm HDO.

Độ chọn lọc sản phẩm HDO của guaiacol được trình bày ở bảng 3.20

Bảng 3.20. Ảnh hưởng của thời gian đến độ chọn lọc sản phẩm HDO

Thời

gian(h)

Độ chuyển

hóa (%)

Độ chọn lọc (Si %) Độ chọn

lọc HDO

(%) Phenol Metoxy

benzen Benzen Xyclohexan

1 15,33 47,49 40,15 12,36 - 12,36

2 32,45 40,24 30,45 23,77 5,54 29,31

3 50,94 41,23 18,61 30,10 10,06 40,16

5 49,60 32,51 20,34 35,50 11,65 47,15

Từ bảng 3.20 ta nhận thấy khi tăng thời gian phản ứng từ 1h đến 5h, độ chọn

lọc sản phẩm HDO tăng tuyến tính từ 12,36% đến 47,15%. Một nhận xét chung là khi

tăng thời gian phản ứng, hàm lượng sản phẩm trung gian đầu tiên (metoxybenzen) và

sản phẩm trung gian chính (phenol) giảm do được chuyển hóa tiếp thành sản phẩm

Page 122: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

109

HDO (benzen và xyclohexan) nên cả hai sản phẩm này đều tăng khi thời gian phản

ứng HDO tăng.

3.2.2.3. Ảnh hưởng của chất kích hoạt đến độ chuyển hóa guaiacol

Trong phản ứng hydro hóa, xúc tác kim loại quý như Pt/chất mang, Pd/chất

mang, Ru/chất mang có hoạt tính và độ chọn lọc cao nhất. Tiếp sau đó là các hệ xúc

tác khử chứa Ni, một kim loại có tính khử mạnh và có khả năng hấp thụ H2 tốt được

ứng dụng nhiều nhất trong phản ứng hydro hóa [120-122]. Tuy nhiên để tăng cường

hoạt tính và độ chọn lọc của hệ xúc tác chứa Ni, một số công trình mới đây nghiên cứu

ảnh hưởng của chất pha tạp như Cu, Co, Mo, Mn... đến hoạt tính và độ chọn lọc của hệ

xúc tác Ni trong phản ứng hydro đề oxy hóa một số chất hữu cơ như guaiacol, anisol,

cyclopentanone, cresol...[116,121,127]. Trong số các kim loại sử dụng pha tạp, Cu là

kim loại tạo hệ xúc tác Ni-Cu trên chất mang có hoạt tính và độ chọn lọc cao nhất

trong phản ứng HDO guaiacol và bio-oil [97,122]. Theo như các tài liệu đã công bố ở

trên thì hàm lượng tối ưu của pha tạp Cu là 20-30% (%khối lượng). Trong luận án này

chúng tôi pha tạp khoảng 26% Cu so với Ni trong hệ Ni-Cu trên các chất mang, cụ thể

là 14%Ni+5%Cu/chất mang. Kết quả đo hoạt tính và độ chọn lọc sản phẩm trong phản

ứng HDO guaiacol (ở điều kiện: 320oC, 3giờ, 50at) được trình bày ở bảng 3.21 và hình

3.43

Bảng 3.21. Ảnh hưởng của hiệu ứng pha tạp

Hình 3.43. Độ chọn lọc HDO của xúc tác NiCu-SiO2(S) và Ni-SiO2(S)

40,16

26,62

MS1 MS2

Độ

chọ

n l

ọc H

DO

(%)

Xúc tác

Page 123: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

110

Từ kết bảng 3.21, ta thấy rất rõ ảnh hưởng của sự pha tạp thêm Cu làm tăng hoạt

tính (độ chuyển hóa) gấp 1,7 lần từ 29,5% lên 50,94% và độ chọn lọc HDO tăng gấp

1,5 lần từ 26,62% lên 40,16%. Giải thích cho kết quả trên là do sự tương tác điện tử

giữa Cu và Ni dẫn đến nhiệt độ khử giảm và sự thay đổi cấu hình điện tử của Ni. Điều

này đã được chứng minh ở phần đặc trưng dựa trên kết quả XPS và TPR-H2.

3.2.2.4. Ảnh hưởng của phương pháp tổng hợp xúc tác

Như đã thấy hiệu ứng pha tạp của Cu trong hệ xúc tác NiCu-SiO2(S) làm tăng rất

cao độ chuyển hóa và độ chọn lọc của xúc tác. Tuy nhiên, như đã trình bày ở phần đặc

trưng thì phương pháp điều chế xúc tác cũng rất quan trọng, quyết đinh hoạt tính và độ

chọn lọc của xúc tác. Thật vậy, với cùng một hàm lượng pha tạp Cu là 26% so với Ni

trong hệ xúc tác lưỡng kim loại nhưng phương pháp sol-gel cho phép thu được hệ Ni-

Cu đồng nhất hơn (Cu phân tán tốt hơn trong Ni-SiO2 và có sự tương tác mạnh hơn với

Ni) so với phương pháp tẩm truyền thống. Kết quả đo độ chuyển hóa và độ chọn lọc

sản phẩm của xúc tác NiCu-SiO2(S) theo phương pháp sol-gel và phương pháp tẩm

NiCu/SiO2(T) được trình bày ở bảng 3.22 và hình 3.44.

Bảng 3.22. Ảnh hưởng của phương pháp tổng hợp

đến độ chuyển hóa và độ chọn lọc guaiacol

Hình 3.44. Độ chọn lọc HDO của xúc tác

NiCu-SiO2(S) và NiCu/SiO2(T)

Từ bảng 3.22 ta nhận thấy phương pháp sol-gel ưu việt hơn hẳn phương pháp

tẩm truyền thống. Thật vậy độ chuyển hóa tăng gấp 2 lần từ 25,5% lên 50,94% và độ

chọn lọc HDO tăng hơn gấp 3 lần từ 2,5% lên 40,16%. Kết quả này là hệ quả của việc

Page 124: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

111

phân tán đều Cu trong Ni và sự tương tác điện tử, tương tác pha giữa Cu và Ni hiệu

quả hơn khi tổng hợp bằng phương pháp sol-gel. Hơn thế nữa, bằng phương pháp sol-

gel đã tạo ra hệ xúc tác có cấu trúc xốp và diện tích bề mặt lớn hơn, có nhiệt độ khử

thấp hơn và đặc biệt đã tạo ra hệ xúc tác có mao quản trung bình (mao quản kích thước

nanomet), rất thuận lợi cho quá trình khuếch tán các phân tử có kích thước lớn với

mạch cacbon dài từ C10-C20 (kết quả đo BET). Đối với xúc tác Ni-Cu tẩm trên nano

silica, phản ứng chỉ xảy ra trên bề mặt ngoài của xúc tác, hạn chế rất nhiều đến hiệu

quả của phản ứng HDO trong khi đó xúc tác tổng hợp bằng phương pháp sol-gel có

hiệu quả phản ứng cao hơn nhiều do sử dụng cả bề mặt ngoài và bề mặt trong của các

hạt xúc tác mà bề mặt trong thường lớn hơn nhiều so với bề mặt ngoài như đã thấy ở

xúc tác zeolit và một số vật liệu khác.

3.2.2.5. Ảnh hưởng của bề mặt chất mang

Để tiếp tục đánh giá hiệu quả của bề mặt đến hoạt tính và độ chọn lọc của phản

ứng HDO guaiacol, chúng tôi tiến hành đo hai mẫu xúc tác chứa cùng hàm lượng Ni

và Cu (14%Ni, 5%Cu) được tổng hợp bằng phương pháp tẩm nhưng trên hai chất

mang có cấu trúc khác nhau: nano SiO2 có kích thước hạt từ 40-80nm và SBA-15 (vật

liệu có kích thước mao quản nano 5-6nm). Kết quả được trình bày ở bảng 3.23.

Bảng 3.23. Ảnh hưởng của bề mặt chất mang

đến độ chuyển hóa và độ chọn lọc guaiacol

Hình 3.45. Độ chọn lọc HDO của xúc tác

NiCu/SiO2(T) và NiCu/SBA-15(T)

Page 125: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

112

Từ bảng 3.23 ta thấy hoạt tính và độ chọn lọc rất khác nhau phụ thuộc vào bản

chất chất mang: nano SiO2 là vật liệu dạng hạt đặc trong khi đó SBA-15 là vật liệu xốp

có kích thước mao quản nano và đặc biệt có diện tích bề mặt lớn (622m2/g so với

395m2/g của nano SiO2). Thật vậy xúc tác NiCu/SBA-15(T) cho độ chuyển hóa gấp

1,5 lần so với xúc tác NiCu/SiO2(T) và có độ chọn lọc HDO gấp 1,8 lần (22,6% trên

NiCu/SBA-15(T) và 12,5% trên NiCu/SiO2(T)). Ở đây hiệu ứng bề mặt (diện tích bề

mặt lớn) chỉ là hiệu ứng ban đầu, vấn đề là với cùng một hàm lượng tẩm pha hoạt động

nhưng trên diện tích bề mặt lớn Ni, Cu có kích thước hạt nhỏ hơn nên phân tán đều

hơn và hệ quả là hoạt tính và độ chọn lọc HDO tăng như đã nhận thấy ở bảng 3.23 và

hình 3.45. Những luận chứng này đã được minh chứng từ kết quả đặc trưng XRD,

XPS, TEM và BET ở phần đặc trưng.

Quay trở lại ảnh hưởng của phương pháp điều chế để một lần nữa khẳng định

tính ưu việt của phương pháp sol-gel. Chúng tôi tiến hành tổng hợp mẫu xúc tác NiCu-

SBA-15(S) bằng phương pháp sol-gel có sử dụng chất tạo cấu trúc (P123) để tổng hợp

vật liệu chứa Ni và Cu có cấu trúc xốp trên cơ sở hình thành Si-SBA-15 bằng phương

pháp trực tiếp (không gián tiếp như phương pháp tẩm Ni-Cu trên SBA-15 đã tổng hợp

trước). Ý tưởng của việc tổng hợp mẫu xúc tác này là tạo ra hệ xúc tác trong đó sự

tương tác mạnh giữa các pha NiO, CuO và SiO2 được xảy ra ngay từ khi hình thành

sol và có bề mặt lớn.

Bảng 3.24 trình bày kết quả đo hoạt tính và độ chọn lọc sản phẩm HDO của

guaiacol trên xúc tác NiCu-SBA-15(S) (được tổng hợp bằng phương pháp sol-gel có

sử dụng chất tạo cấu trúc).

Bảng 3.24. Độ chuyển hóa và độ chọn lọc HDO của xúc tác NiCu-SBA-15(S)

Xúc tác NiCu-SBA-15 (S)

Độ chuyển hóa (%) 42,04

Độ chọn

lọc sản

phẩm (%)

Phenol 33,85

Metoxybenzen 37,52

Benzen 21,12

Xyclohexan 7,51

Độ chọn lọc HDO (%) 28,63

Page 126: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

113

Từ bảng 3.24 nhận thấy: Xúc tác NiCu-SBA-15 tổng hợp bằng phương pháp sol-

gel có sử dụng chất tạo cấu trúc cho độ chuyển hóa guaiacol cao (42,04%) và độ chọn

lọc HDO cao (28,63%) so sánh với mẫu xúc tác NiCu/SBA-15(T) (có độ chuyển hóa

39,92%, độ chọn lọc HDO 22,69%) thì xúc tác NiCu-SBA-15(S) có hoạt tính và độ

chọn lọc sản phẩm cao hơn.

Điều đáng ngạc nhiên là kết quả phân tích hàm lượng Ni và Cu bằng phương

pháp EDX cho thấy mẫu chỉ chứa 0,48% Ni và 0,46% Cu mặc dù trong thành phần

gel, hàm lượng đưa vào ban đầu là 14%Ni và 5% Cu. Hàm lượng Ni và Cu nhỏ chứa

trong mẫu (pha rắn) có thể được giải thích là do SBA-15 được tổng hợp trong môi

trường pH rất thấp (pH=1-2) nên đa số hàm lượng muối Ni và Cu bị hòa tan trong

dung dịch, chỉ một hàm lượng rất nhỏ Ni và Cu liên kết với Si tồn tại trong pha rắn.

Kết quả đo XPS cho thấy pic năng lượng Ni2p xuất hiện ở 859 eV cường độ thấp, bị

nhiễu và pic Cu2p không phát hiện được (hình 3.32), trong khi đó đối với mẫu tẩm Ni-

Cu/SBA-15, pic năng lượng của Ni2p và Cu2p xuất hiện rất rõ, cường độ pic cao (hình

3.37).

Ảnh TEM của mẫu NiCu-SBA-15(S) cho thấy Ni và Cu phân tán đều trên cấu

trúc lục lăng SBA-15 với kích thước cỡ nanomet. Hoạt tính trong phản ứng HDO

guaiacol trên xúc tác NiCu-SBA-15(S) cao hơn so với xúc tác Ni-Cu/SBA-15(T) mặc

dù hàm lượng pha hoạt động (Ni, Cu) nhỏ gấp 17-18 lần, diện tích bề mặt không chênh

lệch nhiều (583 m2/g đối với NiCu-SBA-15(S) và 470 m2/g đối với Ni-Cu/SBA-15(T))

có thể được giải thích là do Ni và Cu tồn tại ở dạng nguyên tử, sự tương tác giữa Ni và

Cu mạnh hơn và khả năng tham gia hấp phụ H2 cao hơn giống như thường thấy ở hệ

xúc tác Pt và Pt pha tạp với một số kim loại trên chất mang. Trong khi đó Ni và Cu ở

trong mẫu Ni-Cu/SBA-15(T) tồn tại dưới dạng cluster (so sánh ảnh TEM của 2 mẫu ở

hình 3.27) dạng tổ hợp các nguyên tử nên sự tương tác cũng như khả năng hấp phụ

kém hiệu quả hơn.

3.2.2.6. So sánh khả năng xúc tác của hệ NiCu-SiO2(S) với hệ xúc tác kim loại quý

Pt/SiO2 và Ru/ SiO2

Để đánh giá khả năng xúc tác của hệ NiCu-SiO2 (S) và hệ xúc tác kim loại quý

1%Pt/SiO2, 1%Ru/SiO2 (lấy từ phòng Hóa lý bề mặt, được tổng hợp bằng phương

pháp tẩm có kích thước khoảng 40-60nm), thực hiện phản ứng HDO guiacol trong

Page 127: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

114

cùng điều kiện như đối với hệ xúc tác NiCu-SiO2(S): to =320oC, t=3giờ, P=50at (hydro

35%H2/Ar). Kết quả đo hoạt tính và độ chọn lọc được trình bày ở bảng 3.25.

Bảng 3.25. Độ chuyển hóa và độ chọn lọc của các xúc tác

NiCu-SiO2(S), Pt/SiO2(T), Ru/SiO2(T)

Xúc tác Pt/SiO2 (T) Ru/SiO2 (T) NiCu-SiO2(S)

Độ chuyển hóa (%) 52,18 45,72 50,94

Độ chọn lọc sản phẩm (%)

Phenol 28,27 32,68 41,23

Metoxybenzen 20,74 26,53 18,61

Benzen 35,62 28,44 30,01

Xyclohexan 15,37 12,35 10,06

Độ chọn lọc HDO(%) 50,99 40,79 40,16

Từ bảng 3.25 ta có thể nhận thấy xúc tác Pt/SiO2(T) và Ru/SiO2(T) có hoạt tính

và độ chọn lọc HDO cao. Tuy nhiên xúc tác Pt/SiO2(T) có độ chuyển hóa cao hơn

(52,18% so với 45,72% của Ru/SiO2(T)) và độ chọn lọc HDO cao hơn (50,99% so với

40,79% của Ru/SiO2(T)). Xúc tác NiCu-SiO2(S) tổng hợp bằng phương pháp sol-gel

có hoạt tính và độ chọn lọc HDO cao nhất trong các mẫu xúc tác hệ NiCu-SiO2. So với

xúc tác Ru/SiO2(T), xúc tác NiCu-SiO2(S) có hoạt tính cao hơn (50,94% so với

45,72% của Ru/SiO2 (T)) và có độ chọn lọc HDO tương đương. So với xúc tác Pt/SiO2

(T), xúc tác NiCu-SiO2(S) có độ chuyển hóa gần tương đương (50,94% so với 52,18

của Pt/SiO2(T)) và có độ chọn lọc HDO thấp hơn (40,16% so với 50,99% của Pt/SiO2

(T)). Kết quả này là logic vì hệ xúc tác Pt/chất mang được biết đến như là hệ xúc tác

có độ chọn lọc cao nhất trong phản ứng hydro đề oxy hóa [131-132]. Từ các kết quả

trình bày trên có thể khẳng định hệ xúc tác NiCu-SiO2(S) là hệ xúc tác mới, tiềm năng,

có hoạt tính và độ chọn lọc cao trong phản ứng hydro đề oxy hóa các hợp chất hữu cơ

chứa oxy và có thể thay thế hệ xúc tác truyền thống (xúc tác kim loại quý/chất mang).

3.2.3. Hydro đề oxy hóa dầu sinh học (bio-oil)

Tiến hành khảo sát đánh giá hoạt tính và độ chọn lọc của xúc tác trong phản ứng

hydro đề oxy hóa bio-oil (thu được từ quá trình nhiệt phân rơm rạ có sử dụng xúc tác)

trong cùng điều kiện phản ứng HDO như đã tiến hành đối với guaiacol. Kết quả phân

Page 128: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

115

tích GC/MS nguyên liệu và sản phẩm trên xúc tác NiCu-SiO2(S) và Pt/SiO2(T) được

trình bày ở bảng 3.26. Độ chọn lọc HDO trên hai xúc tác được trình bày ở hình 3.46.

Bảng 3.26. Kết quả phân tích GC/MS bio-oil trước và sau khi HDO bio-oil

STT Tên chất Công thức

phân tử

Diện tích pic (%)

Bio-oil ban đầu

Bio-oil sau khi HDO

NiCu-SiO2(S)

Bio-oil sau khi HDO

Pt/SiO2(T)

1 2-metyl furan C5H6O 3,19 - -

2 Xyclopentanon C5H8O 1,31 2,86 2,21

3 2,3-butanedion C4H6O2 1,09 - -

4 2,4-hexadien-1-ol C6H10O 2,87 - -

5 Phenol C6H6O 16,03 23,69 20,63

6 2,4-dimetyl-furan C6H8O - 2,80 1,96

7 1-etylxyclopenten C7H12 3,62 6,25 7,15

8 Toluen C7H8 - 5,39 5,54

9 2-metyl-phenol (o-cresol) C7H8O 8,48 7,49 4,43

10 2-metoxy phenol (guaiacol) C7H8O2 20,83 9,55 8,65

11 2-etyl-5-metyl-furan C7H10O 4,74 2,94 1,84

12 Etylbenzen C8H10 1,77 10,45 12,36

13 1-xyclohexyletanol C8H16O 0,73 1,55 3,25

14 Phenol-2,3-dimetyl- C8H10O 16,91 1,83 3,63

15 2-metoxy-5-metylphenol C8H10O2 1,96 - -

16 1,2,3-trimetyl-benzen C9H12 2,52 4,3 6,8

17 2-metyl-benzofuran C9H8O - 4,59 2,34

18 2,3-dimetoxitoluen C9H11O2 4,75 - -

19 1-metyl-4-(1-metyl etenyl) xyclohexen

C10H16 - 9,27 11,32

20 2-metyl-naphtalen C11H10 0,78 0,89 2,78

21 Các chất khác 8,42 6,15 5,02

Page 129: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

116

Hình 3.46. Độ chọn lọc HDO của các xúc tác NiCu-SiO2(S), Pt/SiO2

Từ bảng 3.26 ta nhận thấy guaiacol là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất (20,83%) trong

dầu sinh học. Sau khi hydro đề oxy hóa, chuyển hóa guiacol đạt 51,6% trên xúc tác

NiCu-SiO2(S) và 52,8% trên Pt/SiO2(T). Kết quả này cũng tương tự như kết quả thu

được khi thực hiện phản ứng HDO đối với guaiacol nguyên chất. Từ hình 3.46 ta thấy

độ chọn lọc HDO (tổng % diện tích pic của các chất không chứa oxy) trên xúc tác

NiCu-SiO2(S) là 36,55% và trên xúc tác Pt/SiO2 là 45,95%. Kết quả này cũng rất phù

hợp và gần với kết quả thu được về độ chọn lọc HDO guaiacol (40,16% đối với NiCu-

SiO2(S) và 50,99% đối với Pt/SiO2(T)).

Với kết quả ở bảng 3.26 thì khó có thể xác định chính xác độ chuyển hóa của dầu

sinh học trên các mẫu xúc tác vì một số hợp chất không có trong thành phần ban đầu

nhưng lại xuất hiện trong sản phẩm HDO như 2,4- dimetyl-furan, toluen, 2-metyl-

benzofuran và 1-metyl-4-etylxyclohexen. Để xác định được hiệu suất loại bỏ oxy,

chúng tôi tiến hành phân tích thành phần H, C, N, O bằng phương pháp phân tích

nguyên tố. Kết quả được trình bày ở bảng 3.25.

Page 130: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

117

Bảng 3.27. Kết quả phân tích nguyên tố

Tên mẫu % C %H %N %O H/C O/C

Bio-oil ban đầu

68,31 8,09 1,94 21,66 1,42 0,22

Bio-oil sau khi HDO dùng xúc tác NiCu-SiO

2(S) 75,36 10,35 1,82 12,67 1,65 0,126

Bio-oil sau khi HDO dùng xúc tác Pt/SiO

2(T) 76,77 12,18 1,81 9,24 1,90 0,09

Từ kết quả bảng 3.27, nhận thấy bio-oil sau khi HDO có mặt xúc tác thì có tỷ lệ

H/C tăng lên và tỷ lệ O/C thấp hơn so với bio-oil ban đầu. Từ đó ta có thể tính được

hiệu suất loại bỏ oxy trên xúc tác NiCu-SiO2(S) là 42,73% và trên Pt/SiO2(T) là

59,1%. Cần lưu ý là ở trong luận án này, điều kiện thực hiện phản ứng ở áp suất, nhiệt

độ thấp, và khí H2 pha loãng 35%H2/Ar (do điều kiện thực nghiệm hạn chế). Nếu thực

hiện ở áp suất cao (100-200 atm) nhiệt độ (300-500oC) và H2 tinh khiết sẽ thuận lợi

hơn về mặt nhiệt động học phản ứng thì hiệu suất loại bỏ oxy có thể lên 70-80% như

một số công trình đã công bố [101,135-138].

Page 131: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

118

KẾT LUẬN

1. Đã chế tạo thành công xúc tác hợp phần gồm 95% FCC-BT từ FCC thải của

nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng phương pháp xử lý nhiệt (đốt cốc), xử lý axit

(loại bỏ Ni, V) và 5% điatomit Phú Yên được axit hóa bằng phương pháp cấy

nguyên tử Al trong khung mạng điatomit (tạo tâm axit mới Bronsted và Lewis)

2. Đã tổng hợp thành công xúc tác mới trên cơ sở Ni pha tạp với Cu trên hai loại

chất mang khác nhau (SiO2 và SBA-15) bằng hai phương pháp tẩm và sol-gel.

Từ kết quả đặc trưng XRD, XPS, TPR-H2 cho thấy:

- Độ phân tán và tương tác pha hoạt động (Ni và Cu) khi sử dụng phương

pháp sol-gel tốt hơn so với phương pháp tẩm. Hiệu ứng bề mặt chất mang đóng

vai trò quyết định đến kích thước hạt và độ phân tán của pha hoạt động.

- Nhiệt độ khử của xúc tác lưỡng kim loại giảm đáng kể từ ~700oC xuống

còn~210oC-330oC do có sự tương tác pha giữa các oxit Ni và Cu.

3. Nhiệt phân rơm rạ trên xúc tác hợp phần FCC-BT+5% điaA, cho hiệu suất dầu

nhiệt phân (dầu sinh học) đạt 42,55% ở nhiệt độ 450oC cao hơn so với khi nhiệt

phân không xúc tác (40,69%) ở nhiệt độ 550oC. Chất lượng của dầu nhiệt phân

có xúc tác cao hơn: nhiệt trị cao gấp 1,7 lần, tỷ lệ H/C tăng từ 1,39 đến 1,42 và

tỷ lệ O/C giảm từ 0,26 xuống 0,22 so với dầu nhiệt phân không xúc tác.

4. Đã khảo sát một cách hệ thống các thông số trong phản ứng hydro đề oxy hóa

(HDO) của hợp chất mô hình guaiacol trên các xúc tác chứa Ni-Cu/chất mang

(SiO2, SBA-15) và so sánh với xúc tác kim loại quý Pt (Ru)/SiO2. Kết quả cho

thấy:

- Trên xúc tác NiCu-SiO2(S) (tổng hợp bằng phương pháp sol-gel), độ

chuyển hóa guaiacol (50,94%) và độ chọn lọc HDO (40,16%) gần tương đương

so với trên xúc tác kim loại quý Pt/SiO2 (độ chuyển hóa 52,18% và độ chọn lọc

HDO 50,99%) trong cùng điều kiện phản ứng (320oC, 50at, 3 giờ).

- Trên xúc tác NiCu-SBA-15 (tổng hợp bằng phương pháp sol-gel) với hàm

lượng kim loại Ni-Cu rất nhỏ (~ 1%) nhưng do có kích thước hạt cỡ nanomet

Page 132: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

119

nên hiệu quả sử dụng cao và cho độ chuyển hóa guaiacol cao (42,04%) gần

tương đương so với của xúc tác 1%Ru/SiO2 (45,72%).

5. Lựa chọn xúc tác NiCu-SiO2(S) so sánh với xúc tác Pt/SiO2 để thực hiện phản

ứng HDO dầu sinh học (thu được từ nhiệt phân rơm rạ có xúc tác FCC-BT +5%

điaA) cho kết quả hiệu suất loại oxy trên xúc tác NiCu-SiO2 đạt ~ 80% so với

xúc tác Pt/SiO2. Kết quả này mở ra triển vọng ứng dụng của xúc tác mới trên sở

Ni pha tạp Cu thay thế xúc tác kim loại quý hiếm cho quá trình nâng cấp (hydro

đề oxy hóa) dầu sinh học thành nhiên liệu lỏng có chất lượng cao.

Page 133: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

120

ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Sử dụng phương pháp cấy nhôm nguyên tử vào xúc tác để làm tăng độ axit của xúc

tác FCC thải và điatomit. Bằng phổ cộng hưởng từ hạt nhân rắn NMR đã chứng minh

được sự tồn tại của Al trong khung mạng điatomit và khẳng định việc đưa Al vào

khung mạng không những làm tăng lượng tâm Bronsted mà còn tăng cả lượng tâm axit

Lewis do Al ngoài mạng.

2. Đã chứng minh được tính hiệu quả của hệ xúc tác FCC-BT + 5% điaA sử dụng

trong quá trình nhiệt phân rơm rạ đã làm nhiệt độ nhiệt phân giảm từ 550oC xuống

450oC tiêu hao năng lượng đồng thời nâng cao hiệu suất và chất lượng của dầu sinh

hoc.

3. Sử dụng phương pháp hóa lý hiện đại như XPS đã chứng minh được sự tương tác

pha giữa các oxit Ni và Cu trong cấu trúc của xúc tác lưỡng kim loại chứa Ni và Cu

(NiCu-SiO2(S) và NiCu-SBA-15(S)) do có sự thay đổi cấu hình điện tử làm dịch

chuyển mức năng lượng của chúng, dẫn đến làm giảm đáng kể nhiệt độ khử của các

xúc tác.

4. Khảo sát quá trình HDO dầu sinh học trên xúc tác NiCu-SiO2(S) cho thấy hiệu suất

loại oxy trên xúc tác NiCu-SiO2(S) đạt ~80% so với trên xúc tác kim loại quý Pt/SiO2

trong cùng điều kiện phản ứng.

Page 134: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

121

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Phuong T. Dang, Giang T. T. Pham, Hồng T. M. Vu, Kien T. Nguyen, Canh

D. Dao, Thuy T.T.Hoang, Hoa T.K.Tran, Hy G. Le, Tuan A. Vu. Synthesis and

characterization novel nanostructued catalysis for pyrolysis of Biomass.

Proceedings of The 3rd International Workshop on Nanotechnology and

Application - IWNA, November 2011 - Vung Tau, Vietnam, 10-12, 1020 -1022.

2. Phạm Thị Thu Giang, Vũ Văn Giang , Vũ Thị Minh Hồng, Nguyễn Trung

Kiên, Đào Đức Cảnh, Hoàng Thị Thu Thủy, Trần Thị Kim Hoa, Vũ Anh Tuấn,

Đặng Tuyết Phương. Chế tạo xúc tác từ FCC thải của nhà máy lọc dầu Dung Quất

sử dụng để nhiệt phân rơm rạ thành dầu sinh học. Prepared catalysts from waste

FCC catalyst of Dung Quat refinery for pyrolysis of rice straw to bio-fuel. Tạp

chí hóa học, 2011,T.49(5AB),609 -613.

3. Tuyet Phuong Dang, Gia Hy Le, Thi Thu Giang Pham, Trung Kien Nguyen,

Duc Canh Dao, Thi Minh Hong Vu, Thi Thu Thuy Hoang, Thi Kim Hoa Tran and

Anh Tuan Vu. Synthesis of advanced materials for bio-oil production from rice

straw by pyrolysis. J. Adv. Nat. Sci: Nanosci. Nanotechnol. 2 (2011)

045012.ISSN 2043-6262.

4. Phạm Thị Thu Giang, Vũ Minh Tân, Đặng Tuyết Phương, Nguyễn Kế Quang.

Nghiên cứu quá trình tái sinh và biến tính xúc tác FCC thải của nhà máy lọc dầu

Dung Quất sử dụng để chuyển hóa rơm rạ thành dầu sinh học. Tạp chí Khoa học –

Công nghệ, số 15.2013, 31- 34.

5. Trần Thị Kim Hoa, Phạm Thị Thu Giang, Nguyễn Thị Yến, Vũ Thị Lý, Lê Hà

Giang, Hoàng Thị Thu Thủy, Đào Đức Cảnh, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Kế

Quang, Vũ Anh Tuấn, Đặng Tuyết Phương*. Tổng hợp và đặc trưng vật liệu mao

quản trung bình SBA-15 lưỡng kim loại chứa Ni và Cu, Tạp chí xúc tác và hấp phụ

ISSN 0866-7411, T2, (2013), 57-62.

Page 135: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

122

6. Phuong T. Dang, Hy G. Le, Giang T. Pham, Hong T. M. Vu, Kien T, Nguyen,

Canh D. Dao, Giang H. Le, Hoa T. K. Tran, Quang K. Nguyen, Tuan A. Vu.

Synthesis of Novel Nanostructured Catalysts for Pyrolysis of Biomass,

International Journal of Chemical, Nuclear, Metallurgical and Materials

Engineering Vol:8 No:12, 2014, 1249-1254.

7. Phạm Thị Thu Giang, Đặng Tuyết Phương, Nguyễn Anh Vũ và Vũ AnhTuấn

Nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng của xúc tác nano NiCu-SiO2 trong phản ứng

hydro đề oxy hóa guaiacol. Tạp chí hóa học, 2014, T6A52, 153-157.

8. Phạm Thị Thu Giang, Vũ Thị Hòa, Đặng Tuyết Phương, Trần Thị Kim Hoa và

Vũ AnhTuấn. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất mang (nano SiO2 và meso SBA-

15) trong hệ xúc tác chứa Ni đến hiệu suất hydro đề oxy hóa guaiacol. Tạp chí

Khoa học –Công nghệ, số 29,08/2015, 72-76.

Page 136: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

123

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. S. Czernik, A.V. Bridgwater. Overview of applications of biomass fast

pyrolysis oil, Energy & Fuels, 2004, 18, (590–598).

2. S. Xiu, A. Shahbazi, V.B. Shirley, L. Wang. “Swine manure/Crude glycerol co-

liquefaction: Physical properties and chemical analysis of bio-oil product”,

Bioresource Technology, 2011, 102 1928–1932.

3. Leckel, D., Catalytic Hydroprocessing of Coal-Derived Gasification

Residues to Fuel Blending Stocks: Effect of Reaction Variables and

Catalyst on Hydrodeoxygenation (HDO), Hydrodenitrogenation (HDN), and

Hydrodesulfurization (HDS), Energy & Fuels, 2006, 20, 1761-1766.

4. D.C. Elliott, Historical developments in hydroprocessing bio-oils, Energy &

Fuels, 2007, 21, 1792–1815.

5. Bridgwater, A.V., Czernik, S., Piskorz, J., in: A.V. Bridgwater (Ed.) Fast

pyrolysis of biomass: A handbook, CPL Press Newbury, 2002, Volume 2, 1-19.

6. Zhong He, Xianqin Wang*, Hydrodeoxygenation of model compounds and

catalytic systems for pyrolysis bio-oils upgrading, Versita:Catalysis for

sustainable energy,, 2013, 28–52.

7. Ralph E.H. Sims, Warren Mabee, Jack N. Saddler and Michael Taylor. Review:

An overview of second generation biofuel technologies. Bioresource

Technology, 2010, 11 (6), 1570-1580.

8. Ayse Hilal Demirbas and Imren Demirbas. Importance of rural bioenergy for

developing countries. Energy Conversion and Management, 2007, 48 (8), 2386-

2398

9. H.B. Goyal, Diptendu Seal and R.C. Saxena. Bio-fuels from thermochemical

conversion of renewable resources: A review, Renewable and Sustainable

Energy Reviews, 2008, 12 (2), 504-517.

10. Ayhan Demirbas. Progress and recent trends in biofuels. Progress in Energy and

Combustion Science, 2007, 33 (1), 1-18.

11. Esben Taarning, Christian M.Osmundsen, Xiaobo Yang, Bodil Voss, Simon I.

Andersena and Claus H. Christensena. Zeolite-catalyzed biomass conversion to

fuels and chemicals. Energy Environ. Sci., 2011, 4, 793–804.

12. Chun-Hui Zhou, Xi Xia, Chun-Xiang Lin, Dong-Shen Tonga and Jorge

Beltramini. Catalytic conversion of lignocellulosic biomass to one chemicals

and fuels. Chem. Soc. Rev., 2011, 40, 5588–5617.

Page 137: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

124

13. George W.Huber, Sara Iborra and Avenlino Corma. Synthesis of Transportation

Fuels from Biomass: Chemistry, Catalysts and Engineering, Chem. Rev. 2006,

106, 4044−4098

14. Richard French, Stefan Czernik, Catalytic pyrolysis of biomass for biofuels

production, Fuel Processing Technology, 2010, Vol 91, 1, 25-32.

15. Dinesh Mohan, Charles U. Pittman and Philip H. Steele, Pyrolysis of

wood/biomass for bio-oil: A Critical Review, Energy and Fuels, 2006, 20, 848-

889.

16. Ryan M. West, Edward L. Kunkes, Dante A. Simonetti, James A. Dumesic,

Catalytic conversion of biomass-derived carbohydrates to fuels and chemicals

by formation and upgrading of mono-functional hydrocarbon intermediates,

Catalysis Today, 2009, Vol 147, 2, 30, 115-125.

17. Gozde Duman, Cagdas Okutucu, Suat Ucar, Ralph Stahl, Jale Yanik, The slow

and fast pyrolysis of cherry seed, Bioresource Technology, 2011, 102, 1869–

1878.

18. V.A. Yakovlev, S.A. Khromova, O.V. Sherstyuk, V.O. Dundich, D.Y.

Ermakov, V.M. Novopashina, M.Y. Lebedev, O. Bulavchenko, V.N. Parmon,

Development of new catalytic systems for upgraded bio-fuels production from

bio-crude-oil and biodiesel, Catal. Today, 2009, 144, 362–366.

19. A.R. Ardiyanti, S.A. Khromova, R.H. Venderbosch, V.A. Yakovlev, H.J.

Heeres, Catalytic hydrotreatment of fast-pyrolysis oil using non-sulfided

bimetallic Ni-Cu catalysts on a δ-Al2O3 support, Appl. Catal. B: Environ. 2012,

117/118, 105–117.

20. Naveenji Arun, Rajesh V. Sharma, Ajay K. Dalai, Green diesel synthesis by

hydrodeoxygenation of bio-based feedstocks: Strategies for catalyst design and

development, Renewable and Sustainable Energy Reviews, 48, 2015, 240 – 255

21. Bhattacharye D, Tambe S. S, Sivasanker S., The influnce of reaction

temperature on the cracking mechanism of n-hexane over H-ZSM-48, Applied

catalysis A: General, 1997, Vol. 154, 139-153.

22. Babitz S.M, Williams B.A, Miller J. T, Snurr R. Q, Hagg W. O, Kung H. H.,

Monomolecular cracking of n-hexane on Y, MOR and ZSM-5 zeolite, Applied

catalysis A: General, 1999, Vol. 179, 71-86.

23. T.R. Carlson, T.P. Vispute, G. Huber, Green gasoline by catalytic fast pyrolysis

of solid biomass-derived compounds, Chem Sus Chem, 2008, 1, 397–400.

24. Hyun Ju Park, Hyeon Su Heo, Jong-Ki Jeon, Jeongnam Kim, Ryong Ryoo,

Kwang-Eun Jeong, Young-Kwon Park. Highly valuable chemicals production

Page 138: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

125

from catalytic upgrading of radiata pine sawdust-derived pyrolytic vapors over

mesoporous MFI zeolites, Appl. Catal. B. Environ. 2010, Vol.95, 3-4, 365-373

25. Vitolo S, Bresci B, Seggiani M, Gallo MG. Catalytic upgrading of pyrolytic oils

over HZSM-5 zeolite: behaviour of the catalyst when used in repeated

upgrading-regenerating cycles. Fuel, 2001, 80, 17–26.

26. Suchithra Thangalazhy-Gopakumar, Sushil Adhikari, Shyamsundar Ayalur

Chattanathan,Ram B. Gupta, Catalytic pyrolysis of green algae for hydrocarbon

production using H+ZSM-5 catalyst, Bioresource Technology, 2012, 118, 150–

157.

27. A.G. Gayubo, A.T. Aguayo, A. Atutxa, R. Aguado,M. Olazar, J. Bilbao,

Transformation of oxygenate components of biomass pyrolysis oil on HZSM-5

zeolite. II.Andehit, ketones, and acids, Ind. Eng. Chem. Res. 2004, 43, 2619–

2626.

28. A. Aho, N. Kumar, A.V. Lashkul, K. Erọnen, M. Ziolek, P. Decyk, T. Salmi, B.

Holmbom, M. Hupa, D. Yu. Murzin, Catalytic upgrading of woody biomass

derived pyrolysis vapours over iron modified zeolites in a dual-fluidized bed

reactor, Fuel, 2010, Vol. 89, 8, 1992-2000.

29. Nilsen MH, Antonakou E, Bouzga A, Lappas A, Mathisen K, Stocker M.

Investigation of the effect of metal sites in Me-Al-MCM-41 (Me = Fe, Cu or

Zn) on the catalytic behavior during the pyrolysis of wooden based biomass.

Micropor Mesopor Mat, 2007, 105, 189–203.

30. Qiang Lu, Ying Zhang, Zhe Tang, Wen-zhi Li, Xi-feng Zhu Catalytic

upgrading of biomass fast pyrolysis vapors with titania and zirconia/titania

based catalysts. Fuel, 2010, 89, 2096–2103.

31. Y.Xu, T. Wang, L. Ma, Q. Zhang, L. Wang. Upgrading of liquid fuel from the

vacuum pyrolysis of biomass over the Mo–Ni/g-Al2O3 catalysts. Biomass and

Bioenerry, 2009, 33, 1030-1039.

32. Antonakou E, Lappas A, Nilsen MH, Bouzga A, Stocker M. Evaluation of

various types of Al-MCM-41 materials as catalysts in biomass pyrolysis for the

production of bio-fuels and chemiscals. Fuel, 2006, 85, 2202-12

33. Oasmaa A, Czernik S. Fuel oil quality of biomass pyrolysis oils – state of the

art for the end user. Energ Fuel, 1999, 13, 914–21.

34. Lappas AA, Samolada MC, latridis DK, Voutetakis SS, Vasalos IA. Biomass

pyrolysis in a circulating fluid bed reactor for the production of fuels and

chemiscals. Fuels, 2002, 81, 2087-95.

Page 139: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

126

35. Olazar M, Aguado R, Bilbao J, Barona A. Pyrolysis of sawdust in a conical

sported-bed reactor with a HZSM-5 catalyst. Spain AIChE Journal 2000, 46,

1025-33.

36. Atutxa A, Aguado R, Gayubo AG, Olazar M, Bibao J. Kinetic description of the

catalytic pyrolysis of biomass in a conical sputed bed reactor. Enery Fuels,

2005, 19, 765-74.

37. Furimsky, E., Catalytic hydrodeoxygenation, Applied Catalysis A: General,

2000, 199, 147-190

38. A.V.Bridgwater, G.V.C.Peacocke, Fast pyrolysis process for biomass,

Renewable Sustainable Energy Rev, 2000, 4, 1–73.

39. A. Corma, G. Huber, L.Sauvanaud, P. O'Connor, Processing biomass-derived

oxygenates in the oil refinery: catalytic cracking (FCC) reaction pathways and

role of catalyst, J. Catal. 2007, 247, 307–327.

40. Nguyễn Hữu Phú, Cracking xúc tác, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 2005,

185-211.

41. Pramatha Payra and Prabir K. Dutta, Handbook of zeolite science and

technology, Marcel Dekker, inc, New York. 2003.

42. Charles L. Hemler and Lester F, Smith UOP fluid catalytic cracking (FCC)

process, UOP LLC Des Plaines, Illinois. 2003.

43. Fairauto J. R. and Bartholem H. C. “Fundamentals of industrial catalytic

process”, London Backie Academic and Proffessional, 2002, 152 – 155.

44. Bin Xu, Silvia Bordiga, Roel Prins, Jeroen A. van Bokhoven, Effect of

framework Si/Al ratio and extra-framework aluminum on the catalytic activity

of Y zeolite, Applied Catalysis A: General, 2007, Vol.333, 245-253.

45. Ch.Baerlocher, L.B. McCusker and D.H. Olson, Atlas of Zeolite Framework

Types, 6th revised edition , Elsevier, Amsterdam, 2007.

46. Bin Xu, Carsten Sievers, Suk Bong Hong, Roel Prins, Jeroen A. van

Bokhoven, Catalytic activity of Brønsted acid sites in zeolites: Intrinsic

activity, rate-limiting step, and influence of the local structure of the acid sites,

J. Catal., 2006, Vol. 244, 163-168.

47. Đinh Thị Ngọ, Hoá học dầu mỏ và khí, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 2009.

48. Song Chen, Yongrun Yang, Kuixi Zhang, Jindai Wang, Beta zeolite made from

mesoporous material and its hydrocracking performance, Catalysis Today,

2006, Vol.116, 2–5.

Page 140: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

127

49. H. Hadjar, B. Hamdi, M. Jaber, J. Brendlé, Z. Kessaissia, H. Balard, J.B.

Donnet, Elaboration and characterisation of new mesoporous materials from

diatomite and charcoal, Micro.Meso.Mat., 2008, Vol.107, 219-226.

50. Nezahat Ediz, İsmail Bentli, İlknur Tatar, Improvement in filtration

characteristics of diatomite by calcination, Proc. Int.J.Miner., International

Journal of Mineral Processing, 2010, Vol.94, 129-134.

51. Se In Cho, Kwang Seop Jung, and Seong Ihl Woo, Studies on recycling and

utilization of spent catalysts: Preparation of active hydrodemetallization catalyst

compositions from spent residue hydroprocessing catalysts, Applied Catalysis

B: Environmental, 2007, Vol.71, 199-206.

52. Huber, G.W., Iborra, S., Corma, A., Synthesis of transportation fuels from

biomass: chemistry, catalysts, and engineering, Chemical reviews, 2006, 106,

4044-4098

53. Charles A. Mullen, Akwasi A. Boateng, Chemical composittion of bio-oil

produced by pyolysis of two energy crop, Energy & Fuels, 2008, 22, 2104-2109

54. Xifeng Zhu, Biomass fast pyrolysis for liquid fuels, PhD thesis, University of

Science & Technology of China (USTC), 2013

55. Grange, P., Laurent, E., Maggi, R., Centeno, A., Delmon, B.,

Hydrotreatment of pyrolysis oils from biomass: reactivity of the various

categories of oxygenated compounds and preliminary techno-economical

study, Catalysis Today, 1996, 29, 297-301

56. He Z, Wang X. Hydrodeoxygenation of model compounds and catalytic

systems for pyrolysis bio-oils upgrading. Catal Sustain Energy, 2012;1:28 – 52

57. Popov, A., Kondratieva, E., Goupil, J.M., Mariey, L.,Bazin, P., Gilson, J.-

P., Travert, A., Maugé, F., Bio-oils Hydrodeoxygenation: Adsorption of

Phenolic Molecules on Oxidic Catalyst Supports, Journal of Physical Chemistry

C, 2010, 114, 15661-15670

58. Romero, Y., Richard, F., Brunet, S., Hydrodeoxygenation of 2-ethylphenol

as a model compound of bio-crude over sulfided Mo-based catalysts:

Promoting effect and reaction mechanism, Appl. Catal., B, 2010, 98, 213-223.

59. Stakheev, A.Y., Kustov, L.M., Effects of the support on the morphology and

electronic properties of supported metal clusters: modern concepts and

progress in 1990s, Applied Catalysis A: General, 1999, 188, 3-35.

60. Jasik, A., Wojcieszak, R., Monteverdi, S., Ziolek, M., Bettahar, M.M., Study of

nickel catalysts supported on Al2O3, SiO2 or Nb2O5 oxides, Journal of

Molecular Catalysis A: Chemical, 2005, 242, 81-90.

Page 141: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

128

61. Zhang, W., Zhang, Y., Zhao, L., Wei, W., Catalytic Activities of NiMo Carbide

Supported on SiO2 for the Hydrodeoxygenation of Ethyl Benzoate, Acetone,

and Acetaldehyde, Energy & Fuels, 2010, 24, 2052-2059

62. E.Tangstad, A. Andersen, T.Myrstad, I. M.Dahl, Passivation of vanadium in an

equilibrium FCC catalyst at short contact-times. Applied Catalysis A: General

2006, 313, 35 – 40.

63. M. A. Gerber, J. G. Frye, L. E. Bowman, J. L Fulton, L. J. Silva Regeneration

of Hydrotreating and FCC Catalysts. Pacific Northwest National Laboratory,

1999

64. Uin S.Yoo Metal recovery and rejuvenation of metal – loaded spent catalysts

Catalysis today, 1998, vol. 46,. 27-46

65. Hilal Al-Dhamri, Khaled Melghit, Use of alumina spent catalyst and RFCC

wastes from petroleum refinery to substitute bauxite in the reparation of

Portland clinker. Chemistry Department, College of Science, Sultan Qaboos

University, 2009.

66. J. Monzỳ, J. Payỏ, M.V. Borrachero, S. Velỏzquez, L. Soriano, Reusing of

spent FCC catalyst as a very reactive pozzolanic material: formulation of high

performance concretes, RILEM Publications SARL, 2004, 1008 - 1016

67. J.aya, J. Monzo, M.V. borrachero, S. velazquez Evaluation of the pozzolanic

activity of fluid catalytic cracking catalyst. Cement and Conrete Research,

2003, Vol. 33, 603-609

68. Hsiu-Liang Chen, Yn-Sheng Tsenes, Spent fcc catalyst as a pozzolanic material

for high performance mortars. Cement and Conrete Composites, 2004, Vol 26,

657-664

69. S. K. Antiohos, E. Chouliara, S. Tsimas, Re-use of spent catalyst from oli-

cracking refineries as supplementary cementing material. China Particuology,

2006, vol 4,2, 73-76

70. Y.-H. Lin, M.- Yang, Catalytic pyrolysis of polyolefin waste into valuable

hydrocarbons over reused catalyst from refinery FCC units. Department of

Biochemical Engineering, Graduate Institute of Environmental Polymer

Materials, Kao Yuan University, 2007.

71. Y.-H. Lin, M.-H. Yang, Chemical catalysed recycling of waste polymers:

Catalytic conversion of polypropylene into fuels and chemicals over spent FCC

catalyst in a fluidised-bed reactor. Department of iochemical Engineering &

Graduate Institute of Environmental Polymer Materials, Kao Yuan University,

2007.

Page 142: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

129

72. Salvador C. Cardona, Avelino Corma, Tertiary recycling of pllypropylene by

FCC commercial catalyst. Applied Catalysis B: Environmental, 2000, vol. 25,

151-162

73. Y.-H. Lin, M.-H. Yang, Catalytic conversion of commingled polymer waste

into chemicals and fuels over spent FCC commercial catalyst in a fluidised-bed

reactor. Applied Ctalysis B: Environmental, 2007, vol. 69, 145-153

74. O.bayrakrar, E. L. Kugler, Coke content of spent commercial fluid catalytic

cracking catalyst. Journal of Thermal Analysis and Calorimetry, 2003 vol. 71,

867-874

75. Oguz Bayyraktar, Edwin L. Kugler, Effect of pretreatment on the performance

metal-contaminated fluid catalytic cracking (FCC) catalysts. Applied Catalysis

General, 2004, 260, 119-124

76. E. Tangstad, A. Andersen, T. Myrstad, Catalytic behaviour of nickel and iron

metal contaminals of an FCC catalyst after oxidative and reductive thermal

treatments, Applied Catalysis A: General, 2008, 346, 194-199

77. F.V.Pinto, A.S.Escobar, B.G. de Oliveira, Y.L. Lam, H.S. Cerqueira, B. Louis,

J.P. Tessonnier, D.S. Su, M.M. Pereira, The effect of alumina on FCC catalyst

in the presence of nickel and vanadium, Applied Catalysis A: General, 2010,

Vol 388, 1–2, 15–21

78. Jun Long, Yuxia Zhu, Yujian Liu, Zhijian Da, Han Zhou, Effects of vanadium

oxydation number on desulfurization perfomance of FCC catalyst. Applied

Catalysis A: General, 2005, 282, 295-301

79. Nguyễn Thị Châm, Nguyễn Mạnh Hà, Ta Quang Minh, Nghiên cứu khả năng

sử dụng chất xúc tác RFCC qua sử dụng của nhà máy lọc dầu Dung Quất làm

phụ gia xi măng. Tạp chí Dầu khí, số 11,2013.

80. Hoàng Linh Lan, Nguyễn Anh Dũng, Đánh giá ảnh hưởng của chất xúc tác

FCC thải (spent-FCC catalyst) tới quá trình chyển hóa lốp ô tô phế thải thành

nhiên liệu lỏng. Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ Quốc tế

dầu khí Việt Nam, quyển 2, 2010.

81. Vũ Thị Minh Hồng, Tổng hợp và nghiên cứu đặc trưng hệ xúc tác axit rắn đa

mao quản ứng dụng trong cracking cặn dầu Bạch Hổ. Luận án tiến sĩ, Viện Hóa

học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2012.

82. Phạm Thế Trinh, Nghiên cứu công nghệ tái sử dụng xúc tác thải FCC thành xúc

tác cho quá trình cracking dầu nhờn thải để sản xuất nhiên liệu, Báo cáo đề tài

Bộ Công thương, Viện Hoá học Công nghiệp Việt Nam. 2010.

Page 143: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

130

83. Lê Quang Hưng, Nghiên cứu khôi phục xúc tác FCC thải sử dụng cho quá trình

cracking dầu nhờn thải thu nhiên liệu, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Bách

khoa Hà Nội, 2015.

84. Phan Minh Quốc Bình, Nghiên cứu chuyển hóa sinh khối của Việt Nam thành

dầu sinh học bằng quá trình nhiệt phân nhanh và hydro đề oxy hóa (HDO) trên

cơ sở xúc tác Molipđen, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Bách khoa Thành phố

Hồ Chí Minh, 2015.

85. Fairauto J. R. and Bartholem H. C. “Fundamentals of industrial catalytic

process”, Backie Academic and Proffessional, 2002, 152 – 155.

86. Nguyễn Đình Triệu, Các phương pháp vật lý ứng dụng trong hóa học, Nhà xuất

bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999, 150-165.

87. M.A. Reiche, M. Maciejew, A. Baiker. Characterization by temperature

programmed reduction. Catal. Today, 2000, 56, 347-355.

88. P.J.Orr, S.L.Kearns, X-Ray Microanalysis of Burgess Shale and Similarly

Preserved Fossils. Topics in Geobiology. 2011, 36, 271–299.

89. E. Raymond Andrew, Magic Angle Spinning, Solid State NMR Studies of

Biopolymers, John Wiley & Sons, Inc. 111 River Street, Hoboken, New Jersey,

USA, 2010, 83–97.

90. E.J.M. Hensen, D.G. Poduval, P.C.M.M. Magusin, A.E. Coumans, J.A.R. van

Veen, Formation of acid sites in amorphous silica-alumina, Journal of

Catalysis, 2010, Vol.269, 201–218.

91. Puyams Singh, Timbastow, Marktrigg, Structural studies of geopolymers by 29Si and 27AlMAS-NMR, Journal of materials science, 2005, Vol.40, 3951 –

3961.

92. Sitthisa, S., Resasco, D., Hydrodeoxygenation of Fufural Over Supported

Metal Catalysts: A Comparative Study of Cu, Pd and Ni, Catalysis Letters,

2011, 141, 784-791.

93. Y. Wang, T. Gao, Alloy Formation and Strength of Ni-Cu Interaction in Ni-

Cu/ZnO Catalysts, React. Kinet. Catal. Lett. 2000, 70, 1, 91–96

94. Xinghua Zhang, Tiejun Wang, Longlong Ma, Qi Zhang, Yuxiao Yu, Qiying

Liu, Characterization and catalytic properties of Ni and NiCu catalysts

supported on ZrO2–SiO2 for guaiacol hydrodeoxygenation, Catalysis

Communications, 2013, 33, 15–19.

95. O.I.Şenol, T.R.Viljava, A.O.I.Krause, Effect of sulphiding agents on the

hydrodeoxygenation of aliphatic esters on sulphided catalysts, Applied

Catalysis A, 2007, 326, 236–244.

Page 144: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

131

96. S. Jin et al. Catalytic hydrodeoxygenation of anisole as lignin model compound

over supported nickel catalysts, Catalysis Today, 2014, Vol 234, 125–132

97. S.K. Saraswat, K.K. Pant, Synthesis of hydrogen and carbon nanotubes over

copper promoted Ni/SiO2 catalyst by thermocatalytic decomposition of

methane, Journal of Natural Gas Science and Engineering, 2013, 13, 52-59

98. E.T. Saw, U. Oemar, X.R. Tan,Y.Du, A. Borgna, K. Hidajat, S. Kawi,

Bimetallic Ni–Cu catalyst supported on CeO2 for high-temperature water–gas

shift reaction: Methane suppression via enhanced CO adsorption, Journal of

Catalysis, 2014, 314, 32–46.

99. Van Ngoc Bui, Dorothee Laurenti, Pavel Afanasiev, Christophe Geantet,

Hydrodeoxygenation of guaiacol with CoMo catalysts. Part I: Promoting effect

of cobalt on HDO selectivity and activity, Applied Catalysis B: Environmental,

2011, 101, 239–245

100. Van Ngoc Bui, Dorothee Laurenti, Pierre Delichore, Christophe Geantet,

Hydrodeoxygenation of guaiacol Part II: Support effect for CoMoS catalysts on

HDO activity and selectivity, Applied Catalysis B: Environmental, 2011, 101,

246–255

101. M. V. Bykova, D. Y. Ermakov, V. V. Kaichev, O. A. Bulavchenko,A. A.

Saraev, M. Y. Lebedev and V. A. Yakovlev, Ni-based sol–gel catalysts as

promising systems for crude bio-oil upgrading: Guaiacol hydrodeoxygenation

study, Appl. Catal., B, 2012, 113, 296–307.

102. E. S. Vasiliadou and A. A. Lemonidou, Investigating the performance and

deactivation behaviour of silica-supported copper catalysts in glycerol

hydrogenolysis, Appl. Catal., A, 2011, 396, 177–185.

103. J. X. Zhou, L. Y. Guo, X. W. Guo, J. B. Mao and S. G. Zhang, Selective

hydrogenolysis of glycerol to propanediols on supported Cu-containing

bimetallic catalysts, Green Chem., 2010, 12, 1835–1843.

104. Ji-Sue Moon, Eung-Gun Kim, Yong-Kul Lee, Active sites of Ni2P/SiO2 catalyst

for hydrodeoxygenation of guaiacol: A joint XAFS and DFT study, Journal of

Catalysis, 2014, 311, 144–152.

105. M.N. Timofeeva, S.H. Jhung, Y.K. Hwang, D.K. Kim, V.N. Panchenko, M.S.

Melgunov, Yu. A. Chesalov, J. S. Chang. Ce-silica mesoporous SBA-15-type

materials for oxidative catalysis: Synthesis, characterization, and catalytic

application. Applied Catalysis A: General, 2007, 317, 1-10.

106. Seyed Naser Azizi, Shahram Ghasemi, Elham Chiani. Nickel/mesoporous silica

(SBA-15) modified electrode material for electrode: An effective porous

Page 145: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

132

material for electrooxidation of metanol. Electrochimica Acta, 2013, 88, 463-

472.

107. Ajayan Vinu, Toshiyuki Mori, Katsuhiko Ariga. New families of mesoporous

materials. Science and technology of Advanced materials, 2006, 7, 753-771.

108. P.Shah, A.V. Ramaswamy, K. Lazar, Veda Ramaswamy. Direct hydrothermal

synthesis of mesoporous Sn-SBA-15 materials under weak acidic conditions.

Microporous and Mesoporous materials, 2007, 100, 210-226.

109. Huseyin Arbag, Sena Yasyerly, Nail Yasyerli, Gulsen Dogu. Activity and

stablity enhancement of Ni-MCM-41 catalysts by Rh incoporatio for hydrogen

from dry reforming of methane. International Journal of hydrogen energy,

2010, 35, 2296-2304.

110. Jiacheng Wang, Qingfeng Liu, Qian Liu. Synthesis and characterization of Sn-

Al-containing SBA-15 mesoporous materials without mineral acids added.

Microporous and Mesoporous materials, 2007, 102, 51-57.

111. Yong- Mei Liu, Yong cao, Nan Yi, vWei- Liang Feng, Wei-lin Dai, Shi –Run

Yan, He-Yong He, Kang –Nian Fan. Vanadium oxide supported on mesoporous

SBA-15 as highly selective catalysts in the oxidative dehydrogenation of

propane. Journal of Catalysis, 2004, 224, 414-428.

112. Xinghua Zhang, Qi Zhang, Lungang Chen, Ying Xu, Tiejun Wang, Longlong

Ma, Effect of calcinations temperature of Ni/SiO2‐ZrO2 catalyst on its

hydrodeoxygenation of guaiacol, Chinese Journal of Catalysis, 2014, 35, 302–

309.

113. K. Leiva, C. Sepỳlveda, R. Garcớa, J.L.G. Fierro, G. Aguila, P. Baeza,M.

Villarroel, N. Escalona, Effect of P content in the conversion of guaiacol over

Mo/γ-Al2O3 catalysts, Applied Catalysis A: General, 2013, 467, 568–574.

114. Yoon-Ki Hong, Dae-Won Lee, Hee-Jun Eom, Kwan-Young Lee, The catalytic

activity of Pd/WOx/γ-Al2O3 for hydrodeoxygenation of guaiacol, Applied

Catalysis B: Environmental, 2014, 150–151, 438–445.

115. Tarit Nimmanwudipong, Ceren Aydin, Jing Lu, Ron C. Runnebaum, Kevin C.

Brodwater, Nigel D. Browning, David E. Block, Bruce C. Gates, Selective

Hydrodeoxygenation of Guaiacol Catalyzed by Platinum Supported on

Magnesium Oxide, Catal Lett, 2012, 142, 1190–1196

116. Aqsha Aqsha, Lakshmi Katta, Nader Mahinpey, Catalytic Hydrodeoxygenation

of Guaiacol as Lignin Model Component Using Ni-Mo/TiO2 and Ni-V/TiO2

Catalysts, Catal Lett, 2015, 145, 1351–1363

Page 146: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

133

117. Zhong HE, Xianqin WANG, Highly selective catalytic hydrodeoxygenation of

guaiacol to cyclohexane over Pt/TiO2 and NiMo/Al2O3 catalysts, Front. Chem.

Sci. Eng. 2014, 8(3): 369–377

118. M. V. Bykova, S. G. Zavarukhin, L. I. Trusov, and V. A. Yakovlev, Guaiacol

Hydrodeoxygenation Kinetics with Catalyst Deactivation Taken into

Consideration, Kinetics and Catalysis, 2013, Vol. 54, No. 1, 40–48

119. Binh M. Q. Phan, Quan L. M. Ha, Nguyen P. Le,Phuong T. Ngo, Thu H.

Nguyen, Tung T. Dang, Luong H. Nguyen, Duc A. Nguyen, Loc C. Luu,

Influences of Various Supports, γ-Al2O3, CeO2, and SBA-15 on HDO

Performance of NiMo Catalyst, Catal Lett, 2015, 145, 662–667

120. Sunya Boonyasuwat, Taiwo Omotoso, Daniel E. Resasco, Steven P. Crossley,

Conversion of Guaiacol over Supported Ru Catalysts, Catal Lett, 2013, 143,

783–791

121. S. Ted Oyama, Tatsuki Onkawa, Atsushi Takagaki, Ryuji Kikuchi, Sou

Hosokai, Yoshizo Suzuki, Kyoko K. Bando, Production of Phenol and Cresol

from Guaiacol on Nickel Phosphide Catalysts Supported on Acidic Supports,

Top Catal, 2015, 58, 201–210

122. Shin-Kuan Wu,Po-Chen Lai,Yu-Chuan Lin, Atmospheric Hydrodeoxygenation

of Guaiacol over Nickel Phosphide Catalysts: Effect of Phosphorus

Composition, Catal Lett, 2014, 144, 878–889.

123. L. De Rogatis, T. Montini, B. Lorenzut, P. Fornasiero, NixCuy/Al2O3 based

catalysts for hydrogen production, Energy Environ. Sci. 2008, 1, 501–509.

124. Sofia A. Khromovaa, Andrey A. Smirnova,Olga A. Bulavchenkoa, Andrey A.

Saraeva,Vasiliy V. Kaicheva, Sergey I. Reshetnikova,Vadim A. Yakovleva,

Anisol hydro deoxygenation over Ni-Cu bimetalic catalysts: the efect of Ni,Cu

ratio on selectivity,Applied Catalysis A: General, 2014, 261–270

125. Kapil Soni, K. C. Mouli, A. K. Dalai, J. Adjaye, Influence of Frame

Connectivity of SBA-15 and KIT-6 Supported NiMo Catalysts for

Hydrotreating of Gas Oil, Catalysis Letters, 2010, Vol 136, 1-2, 116-125.

126. Xinghua Zhang, Tiejun Wang, Longlong Ma, Qi Zhang, Ting Jiang.

Hydrotreatment of bio-oil over Ni-based catalyst. BioresourceTechnology,

2013, 127, 306-311

127. Wang, W., Yang, Y, Bao, J., Luo, H, Characterization and catalytic

properties of Ni–Mo–B amorphous catalysts for phenol

hydrodeoxygenation, Catalysis Communications, 2009, 11, 100-105

Page 147: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC HIỆU QUẢ CHO · PDF fileDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... (Sắc ký khí ghép khối phổ) HDN: Hydrodenitrogenation

134

128. Wang, W, Yang, Y, Luo, H., Peng, H., He, B., Liu, W, Preparation of

Ni(Co)–W–B amorphous catalysts for cyclopentanone hydrodeoxygenation,

Catalysis Communications, 2011, 12, 1275-1279

129. Zhao, C., Kou, Y., Lemonidou, A.A., Li, X., Lercher, J.A.,

Hydrodeoxygenation of bio-derived phenols to hydrocarbons using RANEY

Ni and Nafion/SiO2 catalysts, Chemical Communications, 2010, 46, 412-414

130. Yang Y, Ochoa-Hernández C, O ’ Shea VA, Pizarro P, Coronado JM, Serrano

DP. Effect of metal-support interaction on the selective hydrodeoxygenation of

anisole to aromatics over Ni-based catalysts. Appl Catal B: Environ 2014, 145,

91 – 100

131. Li, N., Huber, G.W., Aqueous-phase hydrodeoxygenation of sorbitol with

Pt/SiO2-Al2O3: Identification of reaction intermediates, Journal of Catalysis,

2010, 270, 48-59

132. Zhu, X., Lobban, L.L., Mallinson, R.G., Resasco, D.E.,Bifunctional

ransalkylation and hydrodeoxygenation of anisole over a Pt/HBeta catalyst,

Journal of Catalysis, 2011, 281, 21-29

133. He, Z., Wang, X., Highly selective ethane production from acetic acid

hydrodeoxygenation over transition metal oxide catalysts, 2012

134. Laurent, E., Delmon, B., Deactivation of a sulfided NiMo/γ -Al2O3 during the

hydrodeoxygenation of bio-oils. Influence of a high water pressure, in:

Studies in Surface Science and Catalysis, Elsevier, 1994, 459-466.

135. Honkela, M.L., Viljava, T.-R., Gutierrez, A., Krause, A.O.I., Chapter 11

Hydrotreating for Bio-Oil Upgrading, in: Thermochemical Conversion of

Biomass to Liquid Fuels and Chemicals, Royal Society of Chemistry, 2010, 288-

306.

136. Mortensen, P.M., Grunwaldt, J.D., Jensen, P.A., Knudsen, K.G., Jensen, A.D.,

A review of catalytic upgrading of bio-oil to engine fuels, Applied Catalysis A:

General, 2011, 407, 1-19

137. Grange, P., Laurent, E., Maggi, R., Centeno, A., Delmon,B.,

Hydrotreatment of pyrolysis oils from biomass: reactivity of the various

categories of oxygenated compounds and preliminary techno-economical

study, Catalysis Today, 1996, 29, 297-301.

138. Sharma, R.K., Bakhshi, N.N., Catalytic upgrading of

biomass-derived oils to transportation fuels and chemicals, The Canadian

Journal of Chemical Engineering, 1991, 69, 1071-1081.