108

người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là
Page 2: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là
Page 3: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

3

Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là một lát cắt của cuộc đời mà một người phụ nữ nào đó đang trải qua.

Nếu chị là nhân vật chính trong câu chuyện thì đây là cơ hội để chị như bước ra từ cuộc đời mình, xem lại một phần, và có thể biết đâu, chị nhận ra điều gì đó mới.

Nếu chị, hoặc anh, hay các bạn không phải là nhân vật trong câu chuyện, thì với những trải nghiệm từ nhóm làm nghiên cứu, chúng tôi tin chắc rằng các chị, các anh, hay các bạn cũng sẽ thấy thấp thoáng mình ở trong đó, vì mọi người đều khác nhau nhưng luôn có những điều chung nhất không đâu có thể khác, đó là tình yêu, là ý nghĩa cuộc sống, là sự sẻ chia, là niềm vui, là sự tự tin, là sự dám làm, sự lạc quan, …; hoặc là nỗi buồn, là sự đấu tranh, sự dằn vặt; là sự rụt rè, sự ngại ngùng, sự phó mặc, sự phụ thuộc, sự tự ti, sự đau khổ, sự bế tắc….

Chúng tôi ghi lại câu chuyện, không nhằm mục đích để bình luận về mỗi người, vì không ai có quyền và đủ thông tin để nhận xét một điều gì cả, ngoài người trong cuộc. Chỉ là những câu chuyện chân thành kể ra chia sẻ và sẽ hiểu từ nhiều góc độ khác nhau của người nghe.

Nhưng trên hết, cho dù như thế nào, thì mọi người luôn có thể bắt đầu từ chỗ mình đang đứng, để mở rộng ra, để hiểu biết hơn, để biết mình đã có những gì, có quyền có thêm những gì, để thay đổi, để đạt được điều quan trọng nhất của cuộc đời là NIỀM VUI.

Page 4: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

4 | K

ể C

ho C

hính

Mìn

h

Ai cũng có một câu chuyện. Tất cả chúng ta đều có một câu chuyện nào đó, từ tuổi thơ của bạn, từ hiện tại, từ giờ cơm trưa… Câu chuyện đó có thể hài hước, bí ẩn hay đau buồn. Sân khấu tái hiện chính là những câu chuyện. Nhưng không phải câu chuyện của một ai đó nổi tiếng hay xa lạ, mà là câu chuyện của chính bạn.

*Trích lời JO Salas - người sáng lập loại hình sân khấu tái hiện năm 1975.

Page 5: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

5

Page 6: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

6 | K

ể C

ho C

hính

Mìn

h

Những người phụ nữ ở Sóc Trăng và Lào Cai đã cùng với chúng tôi hẹn gặp gỡ nhau, chia sẻ với nhau, cùng nhau kể những câu chuyện bằng lời, bằng trái tim. Rồi từ đó, chúng tôi kể lại một lần nữa bằng ngôn ngữ sân khấu, cái mà chúng tôi đang gọi là Sân khấu tái hiện, để các chị và mọi người có thể nhìn thấy chính mình.

Kể cho chính mình như là một cách để đứng tách mình ra khỏi nhân vật MÌNH trong cuộc đời thực, nhìn từ con mắt của cái tôi rộng mở hơn, hiểu biết hơn về chính mình.

Trong thế giới bất ổn, điều gì có thể giữ cho mình bình yên …Trong thế giới to lớn và quyền lực mà mình không thể kiểm soát tất cả, điều gì có thể can thiệp …Trong thế giới xoay vần, điều gì giữ phẩm giá cho mình …

Page 7: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

7

Trước khi các câu chuyện có thể được kể ra, những tương tác ban đầu để có thể phá bỏ phần nào bức tường ngăn giữa mỗi cá nhân. Những tiếng cười, sự thư giãn, hiểu về nhau một chút là có thể đến gần nhau hơn được rồi.

Page 8: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

Trong không gian phảng phất âm hưởng của sân khấu dân dã với những chiếc chiếu được trải ra, mọi người ngồi gần nhau, để có thể gần nhất với diễn viên, người dẫn dắt và những người khác.

Page 9: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

9

Những chiếc ghế ngồi hình bán nguyệt nhìn về trung tâm như một sự tập trung năng lượng, một sự đồng cảm, kết nối.

Page 10: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

NHỮNG DẤU CHÂN ĐẦU TIÊN

Page 11: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

11

Một ngày của Chị Đùm bắt đầu từ 4 giờ sáng đến chiều tối, từ làm ve chai, phế liệu, làm tôm, làm việc nhà, chăm sóc cháu nội còn nhỏ.

Khi xem lại một khoảnh khắc chị chăm sóc đứa cháu của mình, chị bùi ngùi.

Chị chỉ ước ao được một ngày nghỉ ngơi….

Những câu chuyện đầu tiên được chia sẻ nhẹ nhàng, đôi khi chỉ là những mẩu chuyện ngăn ngắn, vui vẻ, đôi khi kể về công việc đơn giản trong một ngày.

Page 12: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

12 |

Kể C

ho C

hính

Mìn

h Câu chuyện của chị Tuyền là nỗi băn khoăn, mong mỏi muốn mua được một chiếc xe máy để có thể đi làm việc. Dù cho đó là nhu cầu của chính mình, chị vẫn không thể thuyết phục được chồng dù anh đã có xe riêng. Chị ước giá như mình có thể làm ra tiền một cách tự chủ hơn, thì mình đã có thể quyết định…

Page 13: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

13

Chị Nở say sưa kể về những thay đổi sau khi chị được tập huấn, được học, được biết nhiều thông tin. Nhờ thế mà con người tự tin, xông xáo, dám làm của chị như được tiếp thêm lửa….

Page 14: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

14 |

Kể C

ho C

hính

Mìn

h

Chị Triều đã bật khóc khi xem lại chính con người mình trong đoạn tái hiện ở khoảnh khắc khi có cảm giác được kết nối với con mình, cảm giác có một nơi nương tựa khi ốm đau, cảm giác cô độc khi phải một mình chống chọi với cuộc đời khi chồng mất khi mình chỉ mới ở tuổi 40….

Page 15: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

15

Chị Oanh xem lại những màn đối thoại của chính mình với người chồng trong nỗi băn khoăn vì những thất bát trong vụ tôm vừa rồi.

Làm nữa không? Hay không làm nữa? Không làm nữa thì giờ sao bây giờ? Làm sao để có thể chắc chắn là mình trúng mùa? Chỉ hy vọng…

Page 16: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

16 |

Kể C

ho C

hính

Mìn

h

Chị Nhu tự nhận mình là người tạm đủ kinh tế, không phải lo nghĩ nhiều, nhưng đâu có thể yên bình. Bởi những mâu thuẫn thế hệ những khó khăn do khác biệt suy nghĩ, khuôn mẫu và trách nhiệm khi phải thực hiện vai trò của người con, của người vợ…

Tự chủ được kinh tế có đem lại sự tự do cho mình trong tất cả các quyết định không vẫn là những điều không chắc chắn…

Page 17: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

17

NHỮNG DẤU CHÂN TIẾP THEO

Page 18: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

Chị Dung lấy chồng năm 19 tuổi, do chú mối mai người hiền lành, chăm làm, qua nhà chú gặp mặt, chưa thấy cảm tình gì, nhà chồng rất nghèo, được bố mẹ thúc đẩy lấy người chăm chỉ làm ăn, “lỡ mày chọn đứa nào không tốt, ba má sẽ không lo cho”. “Lúc đấy còn nhỏ chưa biết gì, bố mẹ nói thế thì đành theo thôi”.

Chị Dung

Page 19: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

19

Bức ảnh bên là ảnh cưới tôi chụp được trên bức vách tường nhà chị.

Cưới xong, hai vợ chồng lên thành phố làm công ty, lương mỗi người 6 triệu, mỗi tháng sau khi trừ các chi phí, còn dư khoảng 5-6 triệu. Nhưng hai vợ chồng chị quyết định “mần ăn ở quê, không dám bỏ con để lo cho tụi nhỏ học tới nơi tới chốn, bỏ đi xa con dễ bị hư”. Chị vẫn dạy con cố gắng học để không phải đi làm mướn, làm thuê hoài như cha mẹ.

Bố mẹ chị cho hai vợ chồng miếng đất kế bên để dựng một căn nhà lá, tiền dành dụm đi làm công ty hai vợ chồng đầu tư vào nuôi tôm ở hai mảnh ao, diện tích mỗi ao 1000 mét vuông.

Chị làm việc từ 5.30 sáng đến 8.30 tối. Đôi lúc muộn hơn nếu bọn trẻ muốn xem ti-vi. Thỉnh thoảng chị cũng xem phim, nhưng không thường xuyên, chủ yếu là vừa xem, vừa tranh thủ “thắt mi”. Chị tranh thủ mọi lúc rảnh để “thắt mi” (thắt các cặp lông mi giả).

Page 20: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

20 |

Kể C

ho C

hính

Mìn

h

Tuy nhiên, nhà chị thường xuyên “thất tôm” (mất mùa, thua lỗ), thường xuyên nợ cửa hàng bán thức ăn tôm. Chị chơi Hội để lúc nào cần thì “hốt chân” để có tiền mua giống tôm. Chị cũng tham gia hợp tác xã, tham gia hùn vốn (300 nghìn đồng/tháng), hoạt động theo quy định bắt thăm hàng tháng để có quyền sử dụng vốn (có hai trường hợp được ưu tiên, không cần bắt thăm: ốm bệnh và sinh đẻ). Hai vợ chồng anh chị hùn chung với bố mẹ chị một hầm tôm sú, hy vọng sau 6 tháng sẽ thu hoạch và trúng mùa được giá. Còn ao tôm nhà anh chị chỉ thả được tôm thẻ vì bé và nông.

Năm trước nhà chị từng nuôi gà, hết vốn lại thôi, năm nay đang gây lại đàn gà, hiện có 5 con cả trống, mái. Nhà chị được xếp loại hộ cận nghèo. Năm 2016, được vay 20 triệu, hai vợ chồng mua bò cái, cho đẻ, bán được một con bê 6 triệu đồng. Đầu năm 2017, bò lại có mang, chồng đi chăn, bò đang ăn cỏ, ngã lăn ra chết, mất cả bò, cả bê, xẻ thịt bán thu được khoảng 10 triệu.

Đến giờ vẫn nợ tiền vay vốn chưa trả được, hàng tháng vẫn phải trả lãi.

Hằng ngày, ai ở nhà lúc nào sẽ cho tôm ăn. Hoặc là cha, mẹ hoặc cậu con trai lớn - vừa học xong lớp 7. Tôm ăn 3 lần một ngày vào 6 rưỡi sáng, 11 giờ trưa và 4 giờ chiều. Chồng chị đi đặt cá khoảng 4-5 tiếng một ngày. Khi có người gọi, cả hai vợ chồng lại làm mướn, chồng thì chặt cây, cắt cỏ, đào đất…, vợ thì mổ vịt, chở xe ôm… trung bình thu nhập được khoảng 200 nghìn đồng một ngày. Chị mới tập đi xe, chưa dám chở xa, chỉ quanh quanh xã. Hai vợ chồng được bố mẹ chị Dung cho mượn hai chiếc xe máy.

Page 21: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

21

Hai vợ chồng chị tham gia dự án “GAL” (dự án tăng cường nhận thức về bình đẳng giới). Chị có thay đổi nhiều: tự tin hơn, phát biểu chia sẻ mạnh dạn. Trước chị chẳng dám nói, chẳng biết nói gì, xe máy không biết đi. Vợ chồng cũng không nói chuyện nhiều với nhau. Giờ thì vợ làm gì, chồng ở nhà sẽ làm cùng, chồng làm gì, vợ cũng đi theo làm cùng, vừa làm vừa nói chuyện, chia sẻ cả chuyện buồn lẫn vui, nỗi lo lắng và bàn bạc chuyện con cái, gia đình. Chị và chồng bàn bạc để cùng quyết định mọi chuyện, có lúc chọn theo ý kiến của người này hay người kia, ai đúng sẽ cùng theo. “Hai vợ chồng thương nhau hơn, mình đi đâu như họp hành, công việc, có chồng lo việc nhà, đỡ mệt. Trước đây thì không được thế, giờ mình đi đâu về, nhà cửa gọn gàng, mình về chồng còn pha nước mát cho mình uống, mình cũng thế với chồng”.

Cả nhà chị Dung, hai vợ chồng và 2 con trai, con út năm nay bắt đầu lên lớp một, đều trông nhanh nhẹn, hoạt bát. Họ ở cạnh nhà bố mẹ đẻ chị Dung, được ông bà chăm sóc, để ý giùm tụi nhỏ.

Chị Dung cứ thế vừa làm vừa kể chuyện say sưa, không đợi hỏi. Mẹ chị Dung thỉnh thoảng chạy sang ngồi, nghe con nói, chêm vào mấy chuyện mới diễn ra trong xóm ấp, liên tục khen con rể mỗi lần Dung nhắc đến anh: “chồng nó chăm chỉ, hiền, quan tâm giúp đỡ ông già vợ giờ đã 60”.

Page 22: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

22 |

Kể C

ho C

hính

Mìn

h

trúng tôm để cất nhà mới, khỏi dột má nhỉ”.

Căn nhà lợp mái lá, xung quanh che bằng lá dừa, nhiều chỗ hở, khi mưa to luôn bị hắt, dột. Cột kèo nhà bằng những cây gỗ nhỏ. Hai vợ chồng chị cùng mơ ước cất được một ngôi nhà vững chắc, không lo dột, để yên tâm làm ăn.

Chị kể, nhưng khi nhắc đến con thì vẻ mặt rạng ngời: “Thằng út nhà em nó còn nói được thế này chứ: giá trời cho

Page 23: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

23

Page 24: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

24 |

Kể C

ho C

hính

Mìn

h

Rồi chồng Dung đi đặt cá về, cả nhà bảo nhau lựa chục con cá bống dừa lớn để mang sang biếu nhà ông Tư hàng xóm đang ốm. Rồi Dung mang cá đi cân (bán) ở nhà gần đó luôn.

Cơm đã có cậu lớn nấu từ trước, trong lúc nói chuyện Dung và mẹ đã làm một mớ cá rô phi rồi rán vàng, thơm lừng. Bữa cơm có cá bống nhỏ kho, cá rô phi nhỏ rán, ăn cùng luôn với chuối, mấy miếng dưa hấu cắt nhỏ.

Cả nhà ngồi cùng ăn…

Page 25: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

Câu chuyện của chị Dung có lẽ khá dài, tưởng chừng không có gì đặc biệt. Chị kể về những khó khăn của gia đình cũng thanh thản như không có chuyện gì ghê gớm. Nhưng có lẽ, để có được sự yên bình như thế là cả một sự thay đổi trong cách nghĩ của mỗi thành viên trong gia đình về sự chia sẻ, sự gánh vác cùng nhau. Người chồng của chị làm tất cả mọi việc mà không bị khuôn mẫu hay định kiến về đây là việc đàn ông, đây là việc đàn bà, ai phải là người trụ cột. Ai làm gì được trong khả năng của mình, sức lực và sở trường của mình thì làm, với tất cả tình yêu thương và ý thức được về quyền của mình và của người khác. Đó là quyền được làm việc, quyền được nghỉ ngơi, quyền được quyết định về chi tiêu và công việc.

Ở các gia đình Việt Nam vẫn còn quan niệm “Thuyền theo lái, gái theo chồng”. Người chồng vẫn là người đưa ra các quyết định chính, trong đó bao gồm công việc, các chi tiêu trong gia đình, các khoản đầu tư. Chị Dung và chồng đã vượt qua được những định kiến đó, là tiền đề cho cảm giác bình an và được chia sẻ, giúp hạn chế vai trò trụ cột nặng nề của đàn ông, cũng như nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình.

Page 26: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

Chị Oanh là thế hệ phụ nữ 8x, trẻ, mạnh mẽ, người Miên (Khmer). Lấy chồng sớm và gặp người chồng khá cục tính và gia trưởng.

Chị bảo, trước đây, ở trong nhà có hai người phụ nữ là chị và mẹ chồng đều một phép sợ chồng chị.

Chị Oanh

Page 27: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

27

Chị học trung cấp kế toán ở thành phố Sóc Trăng, nhưng bảo mình học kém lắm, học hai năm mới lấy được bằng. Khi được hỏi chị thích nhất làm nghề gì, chị Oanh hào hứng hẳn lên:

“Hồi đó em học lịch sử giỏi lắm nha, muốn học bên ngành sư phạm, nhưng gia đình không có điều kiện cho đi học, lại lên thành phố làm một thời gian rồi lại đi học Trung cấp kế toán. Học xong, 2 chục tuổi lấy chồng rồi ở nhà luôn”.

“Ngày trước đi hội họp là khó khăn lắm. Chồng em là gia trưởng lắm, ảnh xem thường người phụ nữ trong gia đình lắm, nên mình không được coi trọng đâu. Em cũng được học cao chứ bộ, nhưng không có tiếng nói gì. Sau khi em học GAL em mới bảo “trời ơi tui thấy sao tui làm tối ngày tui làm hoài à trời, đầu tắt mặt tối, ông không làm gì hết trơn á”. Giờ em cũng được lên báo, em ra Hà Nội, xóm ai cũng đều khen, ở đây mỗi mình em được đi Hà Nội thôi, nên cái nhìn của ảnh không còn như ngày xưa. Ngày xưa phụ nữ đi qua đêm, đi họp đâu hai ba ngày là rất khó, giờ thì thoải mái, không có nhằn nhiếc gì đâu. Cuộc đời em thay đổi luôn, không như ngày xưa nữa. Giờ gì ảnh cũng làm, em cũng thương chồng em lắm, làm cực khổ lắm.”

Page 28: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

Chị kể thêm, ngày trước chị không được quyết định gì chuyện tiền nong. Nhà chị mỗi năm có mấy đám giỗ. Bộ nồi niêu xong chảo bọc nylon treo trên vách là chỉ để phục vụ đám giỗ của gia đình thôi. Nhà thì nhà tranh nền đất, dù không đủ chi tiêu thì cũng phải đảm bảo những sự kiện quan trọng của gia đình như vậy.

Page 29: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

29

Page 30: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

30 |

Kể C

ho C

hính

Mìn

h

Đây là đầm tôm của nhà chị Oanh nhìn từ cửa sổ chái bếp. Năm ngoái thả tôm lỗ mất 25 triệu rồi. Chị bảo:

“Đất đai này là của bà chồng (mẹ chồng), bà bảo ‘đứa nào ở với má, nuôi má thì sau này được hưởng phần đất này’, nếu mà bỏ nhau thì em không có gì hết đâu.”

Bố mẹ đẻ chị Oanh thì cũng nhiều con, cũng không để lại gì cho chị cả. Chị chỉ hy vọng là năm sau trúng mùa.

Oanh bảo, ngày trước gia đình còn không cho chị thả tôm giống, bảo đàn bà xui. Xong rồi sau chị bảo:

“Anh á, anh thả vụ đầu đi, vụ sau em, ổng không trúng vụ đó, vụ sau em trúng mới chết chớ. (cười)”…

Page 31: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

31

Page 32: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

Ở gia đình Việt Nam, quyền quyết định chi tiêu, kinh tế trong nhà phần lớn thuộc về người đàn ông. Ngay cả việc đi lại phụ nữ cũng bị hạn chế. Một khi đã không có cơ hội học hành, không có cơ hội di chuyển dễ dàng, như là đi học, đi làm, để có thể tiếp cận thêm thông tin, tri thức, liệu người phụ nữ làm sao có thể tự chủ về kinh tế?

Chưa kể, những quan niệm lạc hậu như cái gì dính đến đàn bà thì xui, phụ nữ không được thả tôm, không được xuống thuyền, không được thờ cúng hay thắp hương thực hiện nghi thức cho các hoạt động kinh tế cũng làm mất cơ hội của họ.

Chị Oanh đã nhận ra sự bất công, có cảm nhận về sự bất công và rồi nhờ các tác động bên ngoài, đã thay đổi cách suy nghĩ, dám đòi hỏi và thực hiện quyền của mình.

Chính sự thay đổi của chị đã giúp chồng thay đổi.

Page 33: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

33

Page 34: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

Chị Phụng ngồi cạnh tôi trong buổi sinh hoạt Sân khấu tái hiện tại phòng sinh hoạt Uỷ ban nhân dân ấp Hoà Tú. Tôi và chị thi thoảng chạm nhẹ vào nhau trên chiếc chiếu. Chị lặng lẽ trong cả buổi sinh hoạt, thi thoảng nở nụ cười mỉm nhẹ nhàng. Sau buổi sinh hoạt, chị nắm chặt tay tôi và không ngừng nhắc đi nhắc lại “chiều về nhà chị chơi nhe cưng”…

Chị Phụng

Page 35: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

35

Nhà chị có ba người, chồng và một cậu con trai 16 tuổi, vừa học xong lớp 9. Chị ở trong căn nhà nhỏ tường trát xanh, có một gian chính và một buồng nhỏ hơn cho cậu con trai có không gian riêng. Bên trái nhà là một gian bếp chị tự dựng bằng các ống tre và lá dừa. Tôi bắt đầu đặt câu hỏi và chị cứ vậy trả lời, thi thoảng chị cũng hỏi lại tôi một vài câu. Khi nói chuyện với chị, tôi không ngừng nảy lên những sự soi chiếu giữa hai cuộc đời, của chị và của tôi.

Khi chồng chị không còn “mần gì được nữa” do bệnh viêm ruột non, chị vẫn ngày ngày trông nhớ về anh để có động lực xoay sở cuộc sống. Anh có một ông anh con chú bác, làm nghề đánh bắt cá ngoài biển, từ lúc bị bệnh, do không thể làm thợ hồ trên thành phố, anh tới đỡ đần ông anh, được đồng nào hay đồng đó, nếu không ít nhất cũng có cái ăn. Hàng ngày anh chị vẫn nói chuyện điện thoại với nhau. Anh than thở mỗi đêm anh chỉ ngủ được vài tiếng, vì nằm trên ghe người đau, ruột đau không ngủ được. Chị nói nhà chị vẫn còn may mắn lắm, vì lần phẫu thuật đầu, người ta để ruột của anh ở ngoài, chị phải cắm ống cho những nhu cầu vệ sinh hàng ngày của anh, vậy mà lần thứ hai người ta đã cho được ruột của anh vào trong.

“Có những nhà không may mắn như vậy.”

Chị Phụng chưa từng cưới, theo cái nghĩa “một sự kiện long trọng với những mâm cỗ và váy áo lụa là”, vì “ba chị không đồng ý. Ổng nghe đồn là anh ấy hay ăn nhậu, lấy về không làm ăn gì thì chị khổ. Thế nhưng chị vẫn lấy”. Chị theo anh về ở nhà anh một thời gian ngắn rồi hai anh chị dọn ra ở riêng. Tôi nhìn xuống bàn tay chị, chị không đeo nhẫn cưới.

Page 36: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

36 |

Kể C

ho C

hính

Mìn

h

Page 37: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

37

Trong cuộc nói chuyện với tôi, thi thoảng chị lại liếc sang đứa con trai 16 tuổi, tôi cũng ngước nhìn theo. Cậu bé tóc cắt ngắn gọn gàng, đường nét khuôn mặt hài hoà, đôi tai nhọn vểnh ra. Tôi vừa nhìn cậu vừa tưởng tượng bóng hình của người đàn ông chị yêu. Tôi đoán anh là một người đàn ông đẹp.

Đứa con trai của chị vừa học hết lớp 9, năm sau nó sẽ nghỉ học vì nhà không có điều kiện để trang trải học phí nữa. Nó muốn lên thành phố làm thợ hồ kiếm tiền giúp ba mẹ, nhưng chị không cho, vì 16 tuổi, với chị là vẫn còn nhỏ lắm.

Chị vừa nói vừa cười về những năm tháng thiếu niên của mình. Chị Phụng học tới hết lớp 4, sau đó nghỉ học về chăn trâu. Mười bốn tuổi, chị lên Sài Gòn theo chị họ đi làm công cho một nhà may. Chị chỉ ngồi xâu chỉ vào kim thôi vì không biết may vá “gì hết trơn”, nhưng được 2 tháng rưỡi là chị về quê, vì chị nhớ mẹ, lúc nào cũng khóc. Lúc ấy, “chị chỉ muốn được về quê”.

Nếu như chị Phụng đã không nhớ mẹ và vì thế bỏ về và tiếp tục học may. Nếu như có thể theo đuổi những cơ hội đó, liệu cuộc đời của chị ấy có đổi thay?

Page 38: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

38 |

Kể C

ho C

hính

Mìn

h

Trong lúc ngồi cùng chị vào buổi sáng, tôi để ý thấy chị có một đôi bông tai, có vẻ như đã đeo từ lâu. Khi chúng tôi ở nhà chị, tôi hỏi có phải chị thích đôi bông tai lắm không. Chị vừa nói “có” vừa cười và tháo đôi bông tai đặt lên bàn tay tôi. Ngày trước, khi anh đi làm có tiền, anh mua cho chị một đôi bông bằng vàng tây. Nhưng sau đó vì khó khăn nên chị cũng phải bán đi. Khi nhìn chị cười nói và đưa tay lên nắnđôi bông tai của mình, tôi thấy chị đẹp duyên dáng. Khi buổi trò chuyện diễn ra được khoảng hơn một giờ, tôi hỏi chị “chị có ước mơ nào không?”. Chị lại cười và nói với tôi rằng chị ước cho sú được giá, bán có lãi còn có tiền trả nợ.

Khi tôi cố gặng hỏi, một ước mơ từ quá khứ, một ước mơ nào không gắn liền với hiện tại, thì chị cười to hơn và kể tôi nghe, rằng “chị mơ đi được xe đạp mà không biết đi”. Chị đã từng tập đi, nhưng chị sợ, chị bị ngã, chị không thăng bằng được, nên chị lại đành bỏ. Vì sao chị lại có ước mơ này? “Vì nếu đi được xe đạp thì có thể làm nghề ve chai, có thể đi bán ve chai đổi lấy tiền. Nghề ấy nhiều tiền, đỡ vất vả”.

Vậy là chị đã từng mơ đi được xe đạp.

Page 39: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là
Page 40: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

40 |

Kể C

ho C

hính

Mìn

h

Tôi có những ước mơ cao xa, có lẽ giống như hầu hết những đứa trẻ lớn lên trong cảnh dư dả nơi thành phố, vì thế nếu chỉ nghe qua, những đứa như tôi có lẽ khó có thể hiểu nổi vì sao đây lại được gọi là một ước mơ. Nhưng ở địa vị của chị, tại sao không ? Đặc biệt, ước mơ ấy vừa thực tế lại hoàn toàn có thể thực hiện. Nhưng tôi không chắc đã có một ai đó nghe thấy điều này, vì cho tới giờ này ước mơ của chị vẫn giống như những ước mơ cao xa và viển vông của tôi, không tài nào thực hiện được.

Nếu như ai đó đã nghe thấy ước mơ này của chị từ sớm, có khi nào cuộc đời chị đã đổi thay ?

Page 41: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

41

Cuộc trò chuyện sau đó rẽ hướng về những nhu cầu hằng ngày của chị. Đó là việc mua được cân gạo ăn cùng những con tôm tép nghêu sò chị mò được, có bảo hiểm để trả tiền viện phí cho chồng, có bảo hiểm cho chị và con trai nhỡ chẳng may bệnh tật có ập tới, là sú ngoài ao thả mau lớn và có lãi…

Cuối buổi trò chuyện, tôi ngỏ ý muốn chụp hình chị và con trai. Và tôi lại thấy phảng phất một số phận, một vòng tròn lặp lại. Trường học có nhất thiết là một giải pháp? Chưa chắc, nhưng nhận thức chắc chắn là một giải pháp.

Và một khi chị Phụng đã không quên đốm lửa nhỏ bé về ước mơ của mình, là chị đang có nhiều điều tươi sáng chờ đợi phía trước, chị đang tiếp tục đi với những gì mình đang có.

Page 42: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

Nhiều phụ nữ có nhiều cơ hội bị tuột ra khỏi tầm tay, từ việc học được một nghề, có thể tiếp tục học lên cao, cho đến có phương tiện cơ bản (chẳng hạn biết đi xe đạp, xe máy) để tạo đà cho một nghề nghiệp thuận lợi hơn, …tất cả đã góp thêm vào sự phụ thuộc, sự may rủi.

Việc lựa chọn nghề nghiệp ảnh hưởng vô cùng lớn đến điều kiện kinhtế. Rõ ràng, nếu không được cơ hội giáo dục tốt, thì cũng không có cơ hội chọn nghề nghiệp ổn định hơn, không có nghề nghiệp ổn định hơn, thì phụ thuộc kinh tế vào ai đó, luôn ở ranh giới của sự nghèo đói.

“Nông dân quy mô nhỏ, đặc biệt là phụ nữ với trên 50% chưa học xong tiểu học, chưa bình đẳng trong tiếp cận tri thức, công nghệ và thị trường. (3)

Chị Phụng bị mất cơ hội học tập trong trường học, nhưng chị có thể học được từ những con đường khác, như tham gia vào tổ nhóm, học từ bạn bè, từ trải nghiệm thực tế, miễn là chị muốn điều đó.

Page 43: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

43

Page 44: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

“Mình tự chủ được về kinh tế thì mình có nhiều lựa chọn cho bản thân, mình tự tin và tự do hơn.”

Đó là câu nói trong đoạn cuối cùng trong cuộc trò chuyện với chị để lại ấn tượng rõ nét trong tôi về con người chị.

Chị Tuyền

Page 45: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

45

Chúng tôi không có dịp vào thăm nhà chị, nhưng ngồi nghe câu chuyện với hàng ti tỉ thông tin, thấy điều gì cũng đáng giá để nói về cuộc đời của chị. Nhưng trên tất cả, vẫn là sự nhận ra của chị về quyền của mình, đặc biệt khi người ta là phụ nữ.

Chị Vàng Thị Tuyền, sinh năm 1989, là người dân tộc Nùng. Chị có hai đứa con, một trai 3 tuổi, một con gái 5 tuổi. Học xong Cao đẳng kế toán ở Phúc Yên, chị ra trường cũng làm ở công ty xây dựng. Rồi lấy chồng. Rồi chị bỏ nghề theo chồng.

Chị kể, “Em với mấy đứa bạn cứ trêu nhau là công nhận thầy giáo nói cũng đúng, là các cô đi học chỉ lấy cái bằng về quạt cho con thôi! Nhiều khi nghĩ: Ơhay thật, hoá ra bây giờ mình cũng mang bằng về quạt cho con thật”.

“Thấy tiếc nuối, bởi vì là bao nhiêu công sức của bố mẹ đầu tư cho mình, rồi là bao nhiêu cái dự định tương lai của mình, mình muốn, bố mẹ thì cũng nhà nông, mình muốn đi học lấy một cái nghề gì đó mình thoát khỏi cái nhà nông đi để cho hết vất vả nhưng cuối cùng kết quả mình lấy lại được là lại về số không”.

Page 46: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

46 |

Kể C

ho C

hính

Mìn

h

Chị nói rằng mình không mạnh mẽ, mình không tự tin, mình không dứt khoát, mình vẫn còn sợ hãi. Nhưng một khi chị đã nhận ra như vậy, thì chị có cơ hội để làm những điều mình muốn. Trong câu chuyện chị kể, có bao nhiêu là phương án làm kinh tế được suy tính cẩn thận, có đồi đất hay không, trồng gì, bao giờ trồng, trồng bao lâu, được gì, mất gì, đầu tư bao nhiêu,…tất cả được chị kể tỉ mỉ, cụ thể. Tôi thấy ở đó là cả một sự chủ động, và quyết tâm không hề nhỏ.

“Em tính là một nửa sẽ giồng cây xoan, một nửa sẽ giồng cây bồ đề hoặc là cây lát, toàn là cây rừng lấy gỗ thôi, bây giờ chủ yếu là trồng rừng, nếu mà xoan lai thì có thể lớn nhanh, bồ đề là nhanh nhất….Rồi cũng lên một cái kế hoạch đầu năm cố gắng đến cuối năm mình sẽ hoàn thành.”

Page 47: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

47

Chị suy tính làm ăn kinh tế, lo lắng đầu tư, chăm chỉ học hỏi. Thế mà vẫn còn bao nhiêu việc khác mà chỉ nghe chị kể về công việc một ngày cũng khiến tôi chóng hết cả mặt.

“Một ngày em làm không biết là bao nhiêu việc để kể. Buổi sáng em dậy, nếu mà thời gian các con đi học thì em dậy vệ sinh cá nhân của mình, rồi lo công việc gia đình, gà qué, xong bắt đầu hô các con dậy, vệ sinh cá nhân cho con, cho con ăn rồi đưa con đi học. Đưa con đi học thì chắc phải đến tám giờ rồi, xong rồi mình về mình mới bắt đầu đi làm. Làm xong rồi trưa về nghỉ ngơi rồi chiều lại đi làm. Em trồng cây quế này, trồng ngô trồng lúa. Rồi đến chiều thì đón các con về, rồi dọn dẹp nhà cửa, cơm nước, tắm rửa cho con cái xong hết cũng phải bảy rưỡi, tám giờ.”

Page 48: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

48 |

Kể C

ho C

hính

Mìn

h

Trước đây, mặc dù chị đảm nhiệm vai trò kinh tế khá vất vả như chị kể ở trên, cộng cả những công việc không tên trong gia đình, chị vẫn luôn cảm giác mình là người phụ thuộc. Còn bây giờ chị chia sẻ:

“Thực ra nếu mình nghĩ mình đang dựa dẫm vào người khác thì cũng không phải, mình cũng làm việc, thu nhập của mình nó không ra tiền mặt nhưng mà ra những cái thứ khác, ví dụ em ở nhà em làm ra thóc lúa chẳng hạn, em ở nhà em chăm con, nếu em đi làm thì phải thuê người chăm con, cái tiền thuê người chăm con đấy đổ vào lương của em cũng vậy, cho nên em nghĩ là em vẫn làm ra thu nhập, chẳng qua nó không phải là tiền mặt vậy thôi. Nên là chồng em cũng không bao giờ nghĩ rằng vợ mình sẽ ăn bám mình.”

Page 49: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

49

Page 50: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

50 |

Kể C

ho C

hính

Mìn

h

Chị bảo: “Sau này con em lớn lên, em sẽ cho con em tự do quyết định, em cũng không áp đặt, như có nhiều cha mẹ áp đặt tương lai cho con, nó phải được làm những điều nó thích. Nó làm những điều nó thích thì nó sẽ thành công hơn.”

“Em khuyên con em là mình phải tự chủ về kinh tế cho bản thân mình đã, xong rồi mình hãy lo những công việc khác, như em là mình chưa làm được gì, chưa tự chủ được về kinh tế mà em đã va vào, rồi đến khi mình nghĩ là mình phải phụ thuộc về kinh tế là mình lại cảm thấy thiệt thòi rồi mất cơ hội rất nhiều. Mình tự chủ được về kinh tế thì mình có nhiều lựa chọn cho bản thân, hay là mình thích làm điều gì mình muốn làm mà không phải phụ thuộc vào quyết định của người khác.”

Page 51: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

51

Một trong những thứ làm nên cái gọi là “quần quật” mà không hề được ghi nhận, đó là “công việc không được trả lương”, là những công việc “làm cho mình”, “làm cho gia đình mình”, không ai thuê mình làm, mà mình bắt buộc phải làm, không ai trả tiền cho mình cả.

Theo nghiên cứu ở Việt Nam, phụ nữ trung bình dành hơn 5 giờ đồng hồ mỗi ngày cho những công việc “không được trả lương” như nấu nướng, dọn dẹp, chăm sóc con, chăm sóc người già, người ốm… nhiều hơn nam giới từ 2 tới 2,5 giờ đồng hồ mỗi ngày. Nếu tất cả được đổi ra thành tiền và được ghi vào trong GDP (hiểu đơn giản là thu nhập quốc gia) thì sẽ đóng góp thêm 20%, cỡ khoảng 41 tỷ đô la Mỹ, hay 900 nghìn tỷ đồng một năm. (1)

Phụ nữ làm việc nhiều trong khu vực phi chính thức hơn nam giới, họ có thu nhập trung bình thấp hơn 50% và phải đối mặt với nhiều bấp bênh hơn cũng như có ít khả năng tiếp cận các dịch vụ bảo trợ xã hội. Hơn nữa, phụ nữ chiếm 69% tổng số lao động tự doanh và làm công việc nội trợ không được trả lương, là những khu vực được phân loại là dễ bị tổn thương nhất trong lực lượng lao động. (3)

Chính vì thế, như chị Tuyền đã nhận ra, công việc không lương đó thực ra mang lại giá trị tiền rất lớn, đồng thời giá trị mà các công việc khác ngoài xã hội không mang lại được là sự tái tạo năng lượng cho các thành viên gia đình, sự gắn kết tinh thần các thành viên không thay thế được. Và công việc đó phải được ghi nhận.

Page 52: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

Chị Nga sinh năm 1971. Chị không biết ngày sinh của mình, trong giấy Chứng minh nhân dân không thấy ghi.

Chị Nga

Page 53: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

53

Chị có một con trai và một con gái, tất cả đang sống và làm việc ở Sóc Trăng. Con trai chị đã lập gia đình riêng, hai vợ chồng cùng làm trong xưởng may và có hai con. Con gái chị năm nay 18 tuổi, làm việc theo ca trong một xưởng nhựa. Gần nhà chị là nhà mẹ chồng chị và gia đình người em trai chồng.“Hồi đó mình học hết lớp bốn, nhà có bảy anh chị em, mình thứ ba. Là do mình tự nghỉ học, mình ngu quá, tối dạ quá, học đến đâu trả lại thầy cô đến đấy, mình không ham học, ba má bắt học dữ lắm nhưng mình toàn trốn học, ba má biết uýnh dữ lắm nhưng học không nổi thì học cái gì? lúc đó biết chữ rồi, mình đòi nghỉ ba má cho nghỉ luôn.”

Đối thoại với chị cũng thú vị lắm: “Chị đã tham gia những lớp tập huấn nào? tập huấn nuôi tôm, nói chung là tập huấn cũng nhiều lắm nhưng quên rồi, đấy, đã bảo là tối dạ lắm mà. Các lớp tập huấn đó chị thấy có ích lợi gì cho chị? mình học hỏi được kinh nghiệm nuôi tôm, nhưng không có tiền thì không tính được.”

“Nếu trúng mùa, trúng giá, có tiền mình muốn sửa nhà, mua máy quạt nước, mua máy dầu. Có máy quạt nước thì tôm mau lớn. Còn tiền nữa thì chữa bệnh cho mình”

Page 54: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

54 |

Kể C

ho C

hính

Mìn

h

Chồng chị sinh năm 1972, anh đã bệnh tâm thần khoảng chín năm nay, tuy vẫn đi lại được nhưng hoàn toàn không tự phục vụ, ngay cả việc đi vệ sinh, vì vậy anh hoàn toàn trông cậy vào sự chăm sóc của chị.

Mỗi khi đi đâu xa khỏi nhà là chị phải khoá cửa lại phòng khi chồng chị lang thang ra bên ngoài và có thể bị ngã xuống ao nuôi tôm.

Page 55: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

55

Tài sản của chị là 2 vuông tôm, 5 công ruộng, 1 cái nhà cất ngay bên cạnh vuông tôm, 1 con bò, một đàn gà hơn chục con, 3 con chó, 1 đàn gà gồm 8 con nhỏ 4 con bự. Đàn gà ban đầu chỉ có 2 con giống ngoại cho, sau đó chúng tự sinh sôi thêm. Đàn gà cũng không cần chăm nhiều, chúng tự đi kiếm ăn quanh nhà, tối đến rúc vào cây me chết để ngủ qua đêm, thỉnh thoảng lại có một con gà bị bắt trộm. Mấy con chó rất khôn nên chị không định bán hay làm thịt. Con bò đang mang bầu, nó hứa hẹn nguồn thu nhập chắc chắn nhất hiện nay của chị Nga.

Page 56: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

56 |

Kể C

ho C

hính

Mìn

h

Page 57: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

57

Hằng ngày, chị thức dậy khoảng 5h sáng, nấu cơm và chờ cơm nguội thì xúc cho chồng ăn, chị cũng ăn, sau đó mang cỏ cho bò rồi đi quanh trong ấp xem có ai cần phụ giúp gì thì chị phụ giúp. Ví dụ giúp hàng xóm lợp nhà, xong việc người ta cho chị đồ ăn thì chị đỡ phải mua thức ăn. Nếu có người kêu đi làm thì chị đi làm cho người ta nhưng chỉ đến khoảng 4 giờ chiều là chị xin về để xúc cơm cho chồng ăn. Buổi trưa chị không ở nhà thì anh cũng không được ăn gì. Chị kể, dù đi đâu, làm gì chị cũng nhanh nhanh chóng chóng để về nhà lo cho chồng, “Về cho “đại ca” ăn trước rồi đến con bò”.

Nếu không phụ giúp hàng xóm và không có ai kêu đi làm thì chị đi quanh vùng để kiếm đồ ăn. Kiếm đồ ăn gồm đi chài, chỉa nhái và hái các loại rau dại mọc trên đám ruộng quanh nhà. Đi chài là đi bắt cá bắt tép ở mấy con kênh gần nhà. Vào mùa mưa, ếch nhái sinh sôi nhiều, đêm đêm chị soi đèn đi chỉa nhái. Chị kể trước đây vùng này nhiều nhái lắm, chỉa mà thấy ham luôn, nhái bắt về chị nấu ca ghi (cà ri?), xào dừa, nấu canh chua không hết chị phơi làm khô nhái. Lúc không có ai thuê đi làm, chị trồng rau bên bờ các vuông tôm, đủ các loại: cà, dưa leo, đậu… Rau trồng nhiều ăn không hết chị mang cho hàng xóm, nếu họ cũng trồng được rau như chị thì họ không lấy, thỉnh thoảng họ có gì họ cho lại chị.

Page 58: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

58 |

Kể C

ho C

hính

Mìn

h

Thu nhập của gia đình chị đến từ làm ruộng, nuôi tôm và làm công theo thời vụ. Nếu làm ruộng thì sẽ đủ gạo ăn quanh năm không phải mua, nhưng năm nay chị không làm ruộng vì trong ấp không có ai làm, nếu hàng xóm làm hết trơn thì không sao, một mình mình làm thì chim chuột nó ăn hết. Nếu nuôi tôm trúng mùa sẽ kiếm đủ tiền để sửa nhà nhưng mấy năm gần đây nuôi tôm đều lỗ, vì vậy thu nhập chủ yếu hiện tại là từ công việc thời vụ (rửa bát trong đám cưới, đám giỗ, sự kiện gia đình… hoặc các công việc lặt vặt mà người ta thuê chị làm), tiền công khoảng 150.000/ngày, chị chỉ làm đến 4 giờ chiều vì còn về lo cho chồng. Gần Tết chị nuôi thêm vịt để bán.

Chị thấy mình làm được việc, làm việc gì chị cũng luôn cố gắng hoàn thành tốt nên người ta tin tưởng lại gọi đi làm tiếp lần sau. Con chị cũng cho chị một ít tiền để mua tôm giống về thả, “con nó cho 2 triệu, gửi cho mình rồi, đợi qua tháng Sáu mình thả. Mấy mùa trước anh em họ hàng cũng cho chị vay 5-6 triệu để thả tôm mà lỗ hoài.”

Nhưng giờ vẫn thiếu vốn, hợp tác xã xét cho mình vay vốn nhưng mình không dám vay vì sợ không trả được người ta không cho vay nữa. Tôm mình nuôi thưa, thuốc ít, không biết nuôi, đi hoài các lớp tập huấn nhưng do hên xui thì không nuôi được, năm tuổi mình tốt, nuôi thuận lợi, tôm mau lớn, năm tuổi mình xấu nuôi không lại.

Page 59: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

59

Page 60: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

60 |

Kể C

ho C

hính

Mìn

h

Hai vợ chồng chị đang ở trong một ngôi nhà mái và vách bằng tôn, ngôi nhà nhỏ xa xa phía sau cây me này. “Hồi đó ấp cấp cho 8 triệu, mình bù thêm 20 triệu nữa để làm nhà”. Giờ vách và mái của ngôi nhà đã hoen rỉ, chị phải căng vải nhựa khắp trần nhà để chống dột, khi những mảnh vải nhựa đầy nước thì dùng que đẩy cho nước chảy xuống. Chị kể, hồi trước, khi chồng chị còn khoẻ mạnh, anh chị trúng mùa tôm, có tiền mua giường, tivi, tủ, mắc điện vô nhà. Nhưng từ hồi anh bệnh thì không được may mắn như thế. Có một vụ lời 2 triệu đồng, nhưng 2 mùa rồi chưa trúng.

Page 61: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

61

Page 62: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

62 |

Kể C

ho C

hính

Mìn

h

Vào buổi trưa, nếu không có công việc gì chị thường nằm nghỉ một lát trên võng. Thời gian giải trí chủ yếu là buổi tối, chị coi phim, các loại phim truyền hình chiếu trên kênh Vĩnh Long 1, Vĩnh Long 2. Nghĩ về tuổi già, chị hình dung mình sẽ ở nhà trông con cho con trai và con gái, “Mình trông con cho nó chắc nó lo cho mình, già rồi, không mần được gì đâu.”

“Người ta có chồng có con, mình một mình một chủ quyền nhưng rầu lắm, người ta có chồng chia sẻ, mình không có, suy nghĩ gì cũng không được, có một mình nghĩ gì cũng không ra, người ta có hai vợ chồng chia sẻ thấy mà ham, một mình cố cũng được nhưng buồn. Tối không có ai nói chuyện, nằm trèo queo buồn lắm!”

Page 63: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

63

Page 64: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

Một người phụ nữ chăm chồng ốm có vẻ thuận mắt hơn là một người đàn ông chăm vợ (đặc biệt lại là ốm suốt cả đời) theo quan niệm của cộng đồng. Điều này bắt nguồn từ khuôn mẫu phân công lao động theo giới mà đàn ông và phụ nữ đảm nhiệm các nhiệm vụ khác nhau trong gia đình.

Và nếu như người phụ nữ, đảm nhiệm việc chăm sóc, thì cần hiểu và ghi nhận như một đóng góp kinh tế, xã hội, chứ không phải đương nhiên là nghĩa vụ của phụ nữ.

Theo tổ chức Lao động thế giới: “Phụ nữ Việt Nam chủ yếu làm việc trong các ngành nghề có thu nhập thấp hoặc những công việc dễ bị tổn thương. Phụ nữ cũng chiếm phần lớn trong nhóm làm công việc của gia đình không được trả lương, và trong khu vực “vô hình” của nền kinh tế phi chính thức.” (4)

Chị Nga có một cuộc sống đơn giản, mặc dù thiếu ổn định, nhưng chị có được tự do của mình. Sự bình thản đón nhận và cần cù làm việc giúp chị giữ được sức mạnh để vượt qua. Tuy nhiên, hệ thống cần phải thay đổi để những người nông dân như chị không phải phụ thuộc vào may rủi nhiều đến như thế.

Page 65: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

65

Page 66: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

Trong buổi chia sẻ Sân khấu tái hiện, chị là người đầu tiên kể câu chuyện của mình. Chị cứ nhắc đi nhắc lại: “Từ khi vào tập huấn, chị rất tự tin”…

Chị Nở

Ngày 1/7/2018Thôn Khởi Xá trong, xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

Page 67: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

67

Chúng tôi đến nhà chị vào đúng giữa buổi trưa, lúc trời nắng gay nắng gắt. Nhưng nắngto thì tốt cho việc phơi thóc. Màu vàng đượm của cả một mảng sân khiến thật là đẹp, nó đem lại một cảm giác no đủ…

Page 68: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

68 |

Kể C

ho C

hính

Mìn

h

Page 69: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

69

Khi có phong trào nuôi lợn, nhà chị đầu tư xây chuồng trại hợp tiêu chuẩn, nhưng năm 2016 lợn mất giá, nhà chị chuyển ngay sang nuôi gà khoảng 20 ngày sau khi khử trùng xong khi vực chuồng trại. Mới đầu nhà chị thử nghiệm nuôi 50 con, nhưng bị bệnh chết cả. Đến lúc tham gia tập huấn, học được cách chăn nuôi, tự tin nuôi nhiều hơn.

Ảnh bên là đàn gà bản (gà địa phương do các nhóm dân tộc vùng cao nuôi) của nhà chị, câu chuyện mà chị kể say sưa trong phần chia sẻ trên sân khấu. Chính chị là người tự đi lùng khắp nơi ở các bản trên vùng cao, có giống gà gì hay chị lại mua về. Chị bảo, bây giờ người ta thích gà bản lắm, giá 2 con gà trống là 1 triệu đồng.

Page 70: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

70 |

Kể C

ho C

hính

Mìn

h

Page 71: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

71

Chị tham gia tất cả các lớp tập huấn tổ chức dành cho các nhóm hộ nông dân trong dự án của Sở Nông nghiệp. Có các thành viên không hiểu, bảo đi họp cứ có những hoạt động như trò chơi trẻ con, chị nói với họ “Không tập bay chuyền thì làm sao bay bổng, mình không biết thì phải học từ đầu, như đứa trẻ học vậy thôi”.

Chị mong đợi các lớp tập huấn, sẵn sàng đăng ký các chuyến đi tham quan-học tập mô hình. Chị tự đi thăm các trang trại, tham khảo các loại thuốc thú y. “Chị tìm ra được ông Chất ở phố Lu bán các loại men xử lý mùi chuồng trại, thuốc thú y tốt, giá rẻ lắm ”. Có lần chị tìm được thông tin về trang trại 46 nuôi lợn, tối rồi vẫn bảo con chở xe máy tìm đến, thăm trang trại, tìm hiểu thông tin về giống, cách nuôi, cách tổ chức chuồng trại. “Mọi người cứ nói chị là ‘Bà rỗi hơi’, nhưng chị cứ hay tò mò như thế!”

HIện giờ chị được bầu chọn làm nhóm trưởng chính thức trong dự án. Nhóm của chị ban đầu có 15 hộ, gồm 30 người tham gia, hiện tại còn 22 thành viên.

Chị luôn là người quyết định chính trong gia đình, chị dám quyết, dám làm, trong khi “Chồng chị hay làm, nhưng phải bỏ ra khoản gì to thì không dám quyết”. Năm 2001 chị đã định làm nhà, mua được hai xe gỗ, xong lại không tiếp tục làm được, lúc đó nhà chị có một con trâu, chị quyết định bán đất và bán trâu, gom tiền lại mua đất nhà hàng xóm, thuận lợi hơn cho việc xây nhà và chăn nuôi. Lúc đó, hai vợ chồng ở tạm gian

Page 72: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

72 |

Kể C

ho C

hính

Mìn

h

Chị bảo chồng chị có tính ghen, chị cứ đi đâu “mặt cứ đen xì ra, văng nọ kia, thế là chị cho ly thân gần một năm”. Chị bảo mình chỉ có thể hiện sự dứt khoát trong công việc, quan hệ, không ai cợt nhả được, rồi lập luận với chồng rằng “Ông ở nhà ông không nhìnthấy tôi, nhưng xã hội nhìn thấy tôi, nếu có điều tiếng gì, ông cứ việc xử lý”, rồi dần dà anh thay đổi, tin tưởng và thoải mái hơn, lại còn nhắc nhở đi họp, đi chơi với mọi người trong nhóm tổ.

bếp hai ngăn có sẵn. Chị có ý định xây nhà, chồng chị thì bảo “Bà thích xây nhà kệ bà, sau này có trả nợ được không?”. Chị bàn cách: cả hai cố gắng hái một vụ măng rừng để có tiền đóng gạch. Chồng chị thích xây nhà gỗ, chị thấy làm nhà gạch hợp lý hơn. Làm nhà thiếu tiền, được cái hỏi vay ai cũng cho vay. Lúc đó nhà chị nợ 18 triệu tiền vay làm nhà. Xây nhà xong, chị gom bán từng con gà để trả nợ dần. Rồi quyết định đi buôn trứng, buôn lợn nái, tự phối lợn bán. Hồi đó còn đạp xe chạy lợn. Đến lúc không làm được lợn nái nữa thì chị lại buôn hải sản từ Nam Định về Lào Cai. Chị làm tất cả những việc đó để trả được nợ.

Chị Nở chia sẻ những thông tin trên với sự hào hứng đặc biệt của một phụ nữ đầy “tò mò”, sẵn sàng học hỏi và thử nghiệm, của một người có phong cách hành động. Chị còn nhắc đến sự thay đổi có được trong mối quan hệ của vợ chồng chị sau khi tham gia các buổi tập huấn về bình đẳng giới.

Page 73: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

73

Nhắc đến con, cháu, chị trầm hơn, chị bảo “Trông chị thế này thôi, nhưng cũng nặng nợ lắm”….

Chị mang thai một lần sau khi cưới năm 1990, con mất ngay trong bụng vì ngạt, do điều kiện y tế thời kỳ đó không tốt và việc chuyển tuyến khó khăn vì giao thông không thuận tiện. Sau đó, chị mất khả năng có thai. Hai anh chị nhận con nuôi.

Con gái anh chị lấy chồng năm 16 tuổi, sinh một con trai, sau 3 năm ly hôn vì gia đình chồng “khắc nghiệt quá”. Hai mẹ con về ở với vợ chồng chị, đến đầu năm nay con gái chị lại lấy chồng và hiện đang có bầu. Anh chị quyết định nuôi đứa cháu trai, dành tình cảm và chăm sóc bù đắp cho cháu. Chị rơm rớm nước mắt khi nhắc đến lời nói của cháu trai hôm mẹ đi sang nhà chồng: “Mẹ H. ơi, không chồng đâu, nuôi Bi thôi”.

Page 74: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

Gia đình con rể nghèo, chị muốn vợ chồng con tự lực làm ăn sinh sống và không muốn con dựa vào bố mẹ. Chị bảo “có người bảo chị không thương con vì không cho chúng nó về ở cùng, nhưng chị muốn chúng nó tự lập và không làm ảnh hưởng đến cháu trai đầu. Vì có cháu, nên anh chị bỏ việc đi chợ, buôn hải sản thu nhập dễ hơn, để ở nhà, tập trung vào chăn nuôi, làm ruộng. Lương tâm của mình là như thế, không thể làm khác!”.

Page 75: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

75

Thu nhập của gia đình chị khoảng 70 triệu một năm và luôn có một khoản tiết kiệm. Chị có kế hoạch mở rộng việc nuôi gà. Hiện đang nhắm một diện tích ruộng mua lại để làm chỗ chăn nuôi gà thả đồng. “Nếu mua được chị sẽ làm trang trại, chồng chị sẽ tập trung trông nom gà ở đó, gần nhà nên có thể đi về ăn cơm cùng hai bà cháu. Chị cũng thích nuôi lợn, nên khi thuận lợi cũng sẽ nuôi lại.

Dường như lúc nào chị cũng tiến bước với sự tháo vát nhanh nhẹn vốn có và được rèn luyện từ thời gian kinh doanh “đi chợ” đa dạng các mặt hàng. Chị thể hiện là người có xu hướng thích giao lưu, trò chuyện, trao đổi, muốn tìm hiểu, muốn học hỏi nhiều hơn nữa.

Trong khi nghe chị Nở kể chuyện, tôi cảm nhận tinh thần dám nói, dám làm, dám hành động của chị. Sự hồ hởi và sẵn sàng chia sẻ của chị minh chứng cho sự lôi cuốn và thu hút những thành viên trong nhóm tìm đến lời tư vấn và thông tin của chị.

Khi tạm biệt gia đình chị, ngước nhìn lên bầu trời, tàu lá chuối cứng cáp trong vườn nhà chị đầy sức sống, xanh ngắt…

Page 76: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

76 |

Kể C

ho C

hính

Mìn

h

Page 77: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

77

Tiếp cận thông tin là một quyền cơ bản của con người. Để có thể tự chủ về kinh tế, thông tin là một kênh quan trọng để những người phụ nữ có thể chủ động với cuộc sống của chính mình. Nếu có thông tin, có hiểu biết, phụ nữ sẽ có cơ hội có thêm tiếng nói trong gia đình và trong cộng đồng.

Về nguyên tắc, nhà nước phải đảm bảo các mục tiêu phát triển, trong đó có giáo dục cho mọi người, tiếp cận thông tin cho mọi người, đặc biệt là các nhóm như phụ nữ, người nghèo, người dân tộc thiểu số.

Đôi khi cho dù không phải có rất nhiều cơ hội giáo dục và thông tin, nhưng sự cố gắng học hỏi chủ động từ phía bản thân người phụ nữ đã giúp rất nhiều cho phát triển kinh tế, chủ động cuộc sống.

Dù mỗi người có đang xuất phát từ đâu, phụ nữ cũng cần tự tin vào sức mạnh tự cường của chính mình. Chắc chắn là mình có thể làm nhiều hơn những gì mình đang có, chỉ cần có niềm tin. Không để những định kiến như “đàn bà thì biết gì” của xã hội làm mất đi cơ hội của mình.

Page 78: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

Theo chân chị Ly về nhà, tôi đã thấy chị luôn tay luôn chân làm việc, quét dọn, sắp xếp, cho vịt ăn, làm liên tục, miệng nói tay làm…

Chị Ly

Page 79: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

79

Chị Ly học hết lớp năm, đã thế còn đi học muộn, tận 11-12 tuổi mới bắt đầu được đi học. Vì lớn quá nên cũng hay mắc cỡ. Lại còn có hai đứa em, nếu đi học tiếp thì không ai ở nhà phụ ba mẹ nuôi em. Ba bảo “Anh con là con trai thì để anh đi học, còn con là con gái rồi thì cũng lấy chồng thôi”. Rồi các em cũng cố học cho được hết lớp 12, còn chị thì phải nghỉ.

Chị là con thứ chín trong gia đình có mười một người con. Lúc 18 tuổi đi học nghề may, làm 13 năm, may ở nhà, cứ ai mướn thì may. Đến lúc 31 tuổi mới bỏ nghề may vì bác sỹ bảo ngồi nhiều bệnh đau lưng, gai cột sống, nên khuyên nghỉ. Rồi đi bán quán cơm, mỳ, hủ tiếu. Rồi lại nghỉ, rồi lại vào nhà máy “lặt tôm” (chế biến/sơ chế tôm). Giờ chị phụ giúp bán hàng và việc nhà như nấu ăn, phơi đồ, và các việc lặt vặt cho người họ hàng trên thành phố, mỗi tháng được 5 triệu đồng.

Chị bảo, nhưng chi phí nhiều lắm, cỡ năm 2013, 2014, mỗi năm chi hết 27 triệu riêng tiền đám (cưới, ma, ….) các loại. Mấy năm nay không ghi, cơ mà còn tăng nữa. “Bây giờ đám giỗ cũng tiền, đám cưới cũng tiền, đám thôi nôi cũng tiền, sinh nhựt cũng tiền, rồi thăm bịnh cũng tiền,… cái gì cũng tiền hết trơn á. Cứ như năm nay, tháng giêng hết 4 triệu 2 đó.”

Mớ tôm nhà chị trong đầm năm nay nhỏ quá, không lớn được, giá cả lại không được, nên cũng chẳng dám mua thêm khoáng cho ăn. Nhưng dù vậy, có các nghề khác nhau, gia đình chị cũng gọi là tạm ổn trong những lúc ‘được mùa rớt giá’ không biết đâu mà lần. Chị bảo “hình như là cái chỗ người ta mua tôm, họ tìm được nơi khác có tôm rẻ hơn, mình lại không bán được”

Page 80: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

80 |

Kể C

ho C

hính

Mìn

h

Page 81: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

81

Gia đình chị thắp hương vào ngày rằm và mồng một, như một nghi lễ rất bình thường, để mong cho gia đình được bình yên, hạnh phúc. Chị Ly Theo đạo Phật, vẫn thường xuyên đi chùa.

Gia đình chị thường cúng Bà Cậu, vị thần linh phù hộ cho nghề làm tôm, nghề liên quan đến sông nước, chị bảo đó như là Bồ Tát, thần che chở cho nghề của mình. Khi cúng cũng chỉ cần mang ra đầm vài trái cây, bánh kẹo và thắp hương thôi, chị kể vậy.

Page 82: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

82 |

Kể C

ho C

hính

Mìn

h

Chị lấy chồng khá muộn, sinh đứa con đầu lòng lúc 36 tuổi, chồng kém chị 2 tuổi, trước đó đã có vợ và con. Đứa con trai thứ hai nhà chị đang học lớp 7. Thấy có khách đến, em chủ động lấy bột rán bánh chuối cho cả nhà ăn, khéo léo ép chuối, pha bột bánh, nhúng chuối vào rồi thả vào chảo một cách thành thạo. Cậu bé làm rất thoải mái, tự tin.

Khi được hỏi sau này già thì thế nào, chị Ly bảo “mình nuôi con, để rồi sau này con nuôi mình”.

Mấy con vịt con trong hình là cậu bé nuôi, cho ấp nở. Chị Ly bảo, “phiền phức lắm, chạy quanh nhà, nhưng thôi nó thích để cho nó nuôi.”

Page 83: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

83

Khi một đứa con trong gia đình phải nghỉ học, thì hầu như tất cả các trường hợp đều phải là đứa con gái, chị Ly là một ví dụ. Đó là một sự phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới tính, hạn chế cơ hội học tập, từ đó hạn chế khả năng tự chủ về kinh tế của người đó, điều này là không công bằng.

Khi hệ thống an sinh xã hội chưa đảm bảo cho những người lao động nông nghiệp như chị Ly, thì việc cộng đồng tự điều chỉnh bằng cách dựa vào hỗ trợ của con cái, cha mẹ, anh em họ hàng, hàng xóm láng giềng khi về già, khi ốm đau là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nhà nước có nghĩa vụ đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Chỉ khi đó, quan niệm về sự dựa vào con cái sẽ được cởi bỏ. Xét về góc độ quyền kinh tế, sẽ giúp tăng cao tính độc lập, tự chủ của phụ nữ. Thậm chí sẽ giúp thoát bỏ được khuôn mẫu phải lập gia đình, phải có con, nhất là có con trai.

Page 84: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

Chị Triều và chị Nhung là hai bạn học cùng nhau, sinh cùng năm 1962, cùng làng với nhau. Hai người phụ nữ như có duyên với nhau. Giờ đây lại trở thành thông gia của nhau, con gái của người này lấy con trai của người kia.

Chị Triều và chị Nhung

Page 85: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

85

Chị Nhung có 7 anh chị em, chị là út. Mẹ chị mất lúc chị mới có 3 tháng tuổi. Còn chị Triều có 11 anh chị em. Cả hai theo gia đình đi làm vùng kinh tế mới ở Lào Cai.

Học hết lớp 7 thì nghỉ học, vì không có trường cấp 3 gần, xa 20 km. Chị Triều thích học nghề sư phạm, ngày đó chị tự làm giấy đi học nghề sư phạm, làm thủ tục xong, bố mẹ lục hòm đốt hết giấy tờ, không cho đi học vì không có ai ở nhà lo cho đàn em. Chị đi về lục tìm mãi không thấy đâu cả.

Còn chị Nhung thích học nghề dược. Nhưng rồi lại thấy nhà neo người, đúng lúc vợ anh trai đẻ, cần người chăm sóc. “Tôi đã chuẩn bị hết rồi, màn một, gạo thóc, quần áo để vào ba lô hết cả rồi, có giấy gọi ngày mai đi rồi, nhưng rồi lại ở nhà không đi nữa, ở nhà chăm sóc chị.”

Cả hai chị đành gác dở ước mơ, quay về với công việc đồng ruộng.

Page 86: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

86 |

Kể C

ho C

hính

Mìn

h

Chị Triều đang giơ đôi bàn tay của mình, kể rằng mình làm nghề bốc đá, khoan đá hộc ở mỏ những hơn 10 năm. Rồi sau đó làm đủ thứ nghề khác.

Page 87: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

87

Chị Triều bảo mình không biết đẻ, chỉ đẻ 4 đứa con gái. Nhưng rồi lại cười và nói, “ vậy thôi chứ giờ trai gái không quan trọng, con nào cũng là con.”

Chị Triều lấy chồng năm 1982. Chồng mất sớm, lúc đó chị khoảng 40 tuổi, “rồi chị chán nản, không thiết làm gì.”

Còn chị Nhung, khi kể về bố mẹ chồng, mắt chị cứ đỏ hoe, cảm thấy xúc động vì những tình cảm mình dành cho bố mẹ chồng. Rồi đến lượt con gái chị lấy chồng, cả hai đứa yêu nhau lắm, chị bảo thế, không có mâu thuẫn gì, chăm sóc nhau, bảo ban nhau.

Về kinh tế, chị Nhung bảo, bố mẹ chồng cho đất,

làm sổ, có tên cả hai vợ chồng luôn. “Mình ghi tên mình vào để mình có quyền sử dụng miếng đất đấy, không có sự tranh chấp với người khác.” Chị không phải lo lắng nhiều về kinh tế. Chị thu nhập chính từ chăn trâu, rồi đến làm ruộng. “Ngày xưa còn khoẻ, mỗi vụ thu được 7 chục bao thóc cơ. Mình yếu rồi, nhưng cũng không bỏ được ruộng, vì là nhà nông mà, phải làm ruộng thôi. Giờ mình phải tích trữ để về già chứ. Hoặc mình gửi ngân hàng, hoặc đi mua một vài chỉ vàng, phòng thân. Sau này già hẳn rồi thì mới nhờ đến con.”

Page 88: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

88 |

Kể C

ho C

hính

Mìn

h

Đây là cái vòng tay bằng bạc kỷ niệm của con gái chị Nhung. Vì chồng chị là người dân tộc Tày, nên con gái cũng theo dòng bố. Khi con gái đi lấy chồng, họ gọi đây là vòng thách, hay là vòng mẹ đẻ, mà bên nhà trai tặng để ghi nhớ công lao của người mẹ nuôi con gái lớn lên.

Còn chị Triều bảo rằng, lúc nào chị cũng nghĩ rằng mình cần phải có cái vốn phòng thân, ít nhiều cũng có vài chục triệu. Chị kể “Tôi đang mua bảo hiểm Dai-I Chi, và bảo hiểm An Phát trọn đời. Vừa rồi bị bệnh, tôi phải đi mổ về nhưng họ chỉ quảng cáo, tôi đi mổ thật mà nghe chừng không được thanh toán, có khi bị lừa. Tiền hết mấy chục triệu, may nhờ vì mua bảo hiểm y tế-xã hội ở xã Bảo Nhai, được thanh toán tiền bệnh viện đến 80%. Còn có một ít tiền cũng gửi ngân hàng, lúc con cái cần, em út cần thì cho vay. Hiện tại hằng tháng vẫn đủ tự nuôi mình được.”

Page 89: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

89

Thông tin thêm:Trong số hơn 11 triệu người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên), 2.3 triệu người đang hưởng chế độ hưu trí, 1.3 triệu người hưởng trợ cấp xã hội, còn khoảng 6-7 triệu người cao tuổi không có thu nhập. (4)

Mọi người đều có quyền được tham gia bảo hiểm xã hội và y tế và nhận được các quyền lợi thích đáng. Tuy nhiên cần tìm hiểu thông tin đầy đủ và chính xác để lựa chọn đúng bên cung cấp dịch vụ dù đó là nhà nước hay tư nhân.

Chị Triều và chị Nhung đã thực hành quyền của mình liên quan đến sở hữu tài sản, đến đầu tư và bảo hiểm, điều đó khiến các chị tự chủ hơn cho cuộc sống của mình.

Page 90: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

90 |

Kể C

ho C

hính

Mìn

h

Page 91: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

Mất bố năm chị 25 tuổi, đời chị như một vòng quay không hết việc: lo cho mẹ và em trai, lấy chồng thì chăm lo chồng và con cái, giờ thì chăm cháu nhỏ hàng ngày. Chị nói về việc này bình thản như bánh xe cuộc đời tất yếu luôn chạy và chị chỉ việc thuận theo nó.

Chị Nga

Page 92: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

92 |

Kể C

ho C

hính

Mìn

h

Chị hiện sống cùng con trai trong một gia đình bốn thế hệ: mẹ ruột, chị, con trai và cháu. Bốn năm trước, năm 2013, chồng được chẩn đoán ung thư phế quản, một thời gian sau mẹ đẻ chị cũng bị tai biến. Giai doạn đó được chị mô tả là “khó khăn chồng chất”, nhiều đêm không ngủ, gác hết việc gia đình để chăm hai người ốm, lại còn thêm gánh nặng tinh thần.

Chồng chị là người Nam Định, làm bộ đội lái xe từ 1985, sau được phục viên rồi định cư hẳn ở Lào Cai, về buôn bán làm ruộng cùng gia đình. Chị nhắc đến anh với nhiều niềm tự hào, rằng anh là người hiền từ, điềm đạm, không gia trưởng, từng việc nhỏ nhất đều bàn với vợ. Mọi việc đều yên ả cho đến khi anh được chẩn đoán bệnh. Anh trông cao to, khoẻ mạnh nên chẳng ai nhận ra triệu chứng gì, đến khi thấy đau phần cổ, sụt cân nên đi khám thì ung thư đã di căn khắp phổi, không kịp điều trị nữa. Lúc nghe bác sĩ nói, chị cảm thấy “hoa mắt, ù tai, đất dưới chân sụp đổ” và “chị không dám lại gần anh vì chị sợ mình lỡ tỏ thái độ lên mặt, để anh thấy thì không an tâm chữa bệnh nổi. Anh chỉ nằm viện 20 ngày, sau đó chị chạy đông chạy tây tìm cách chữa trị, đưa anh qua Hải Dương dùng thuốc nam vẫn không có tiến triển gì. Từ lúc phát hiện đến khi anh qua đời chỉ vỏn vẹn 10 tháng, thời gian sức khoẻ suy yếu anh chỉ muốn về nhà với gia đình. Anh mất vào tháng 3 năm 2014.”

Page 93: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

93

Rồi cũng đợt đó, mẹ chị bị tai biến. Giai đoạn đấy chị bị khủng hoảng tinh thần, chỉ muốn “kết thúc hết luôn đi, bỏ hết cho nhẹ đời.” Tuy nhiên, cứ nghĩ đến việc mình là chỗ nương tựa của mẹ già và con cái, nghị lực tự dưng sống dậy. Chị chăm mẹ rất cẩn thận. Chị bảo, “mình chăm mẹ chẳng để ai nhìn vào mà khen, mình chăm cho tròn đạo hiếu. Chị sống với mẹ rất hoà thuận, không điều tiếng và giờ bà cũng qua dốc bên kia cuộc đời rồi, chị đang cố gắng cho đời bà tròn trịa, cho không hổ thẹn với lương tâm, sau này có gì cũng không hối tiếc.”

Hiện nay, chị cũng chăm giúp vợ chồng con trai đứa cháu học lớp 10, lo ăn lo đưa đón như người mẹ thứ hai. Nhà hàng ngày chỉ có hai bà cháu ngày ngày giúp nhau các việc vặt.

Về sức khoẻ, như một hệ quả của bệnh tim bẩm sinh và tuổi già, chị bị giãn cơ tim và nằm trong Chương trình Quản lý suy tim của Hà Nội. Rồi sức khoẻ chị kém dần, đi khám thì phát hiện tim chỉ còn đàn hồi 25% và không phẫu thuật được. Từ ấy, hàng tháng chị đều bắt xe lên Hà Nội để khám nghiệm và lấy thuốc, cứ đi đi về về trong ngày để tiết kiệm chi phí.

Bác sĩ dặn chị uống thuốc thường xuyên, ăn ngủ điều độ, không làm việc nặng nhọc. Tuy vậy, chị vẫn đi hơi nhiều vì còn tham gia các công việc ở thôn, chị bắt đầu hoạt động cộng đồng từ 1999 đến giờ. Hiện chị giữ chức Bí thư chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận và hội phụ nữ nên thường xuyên cần gặp và nói chuyện với dân trong khu.

Page 94: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

94 |

Kể C

ho C

hính

Mìn

h

Chị suy tim không đi lại được nhiều nên thường lo việc ở nhà, làm xong cũng hết ngày. Ờ nhà, chị trồng quế, nuôi lợn, nuôi gà (30 gà đẻ) và nấu rượu gạo bán (10-15 nồi mỗi tháng).

Chị nói, “mọi người nhìn hay bảo tướng nhàn nhã, chẳng lo khổ gì, thực ra không phải vậy. Ai cũng có giai đoạn khó khăn thôi.” Nhưng “cái tướng nhàn nhã” có lẽ đến từ cách thái độ từ tốn, nói chuyện điềm đạm, cởi mở, không e dè và nhìn người đối diện thẳng thắn, thành tâm.

Chị không theo tôn giáo nào cả. Mẹ chị theo đạo Phật, chồng thì theo Công Giáo nên vào một số ngày đặc biệt, chị cũng làm phần lễ nhất định, còn lại chị chăm lo bàn thờ tổ tiên.

Chị thường coi mọi việc trong đời, dù khó dù thuận dù buồn dù vui, như số phận mình cần gánh nên chị đối mặt rất thẳng thắn, cứ nỗ lực vượt qua rồi nhìn lại thời gian khó khăn để lấy động lực vượt qua những khó khăn mới. Nói về giai đoạn khủng hoảng trong gia đình, chị bình thản bảo việc cần xảy đến cũng đã đến rồi, khó khăn mấy rồi mọi thứ cũng ổn định dần và đi vào quỹ đạo. Chị thường nghĩ nhiều người con khổ hơn mình, mình gánh được gì cứ gánh, hi sinh được thì cứ hi sinh. Giờ mọi việc ổn định hơn rồi, chị tự thấy mình hi sinh đã nhiều, giờ nên bắt đầu thương và chăm chính mình.

Page 95: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

95

Page 96: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

Sự mạnh mẽ, nghị lực của phụ nữ một phần giúp họ chủ động với cuộc sống. Họ tham gia và đóng góp cho gia đình và xã hội trên nhiều phương diện. Những người phụ nữ chủ động không chỉ trong vai trò kinh tế của gia đình mà còn các vai trò khác như vai trò xã hội, vai trò chăm sóc trong gia đình. Nhưng đôi khi, quá nhiều vai trò và có mục tiêu phải hoàn thành tốt khiến họ quên mất rằng mình cũng có quyền được nghỉ ngơi, quyền chăm sóc bản thân mình.

Trước đây trong xã hội cũ, phụ nữ không được ra khỏi nhà để làm các công việc kinh tế bên ngoài nhiều. Khi xã hội cởi mở hơn và các chính sách khuyến khích phụ nữ có công việc độc lập, có tài chính độc lập đã khiến cho cuộc sống của phụ nữ tốt hơn. Nhưng bên cạnh đó, vai trò truyền thống trong gia đình chưa thực sự được cởi bỏ, làm cho gánh càng thêm nặng. Một xã hội tốt hơn, là nơi mà không ai phải hy sinh bản thân mình.

Page 97: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

97

Page 98: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là
Page 99: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

99

,

Page 100: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

100

| Kể

Cho

Chí

nh M

ình

Page 101: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

101

Page 102: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

102

| Kể

Cho

Chí

nh M

ình

Page 103: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

103

Page 104: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

104

| Kể

Cho

Chí

nh M

ình

Page 105: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

105

Page 106: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

1. http://www.actionaid.org/vi/vietnam/news/cong-viec-cham-soc-khong-luong-bat-binh-dang- bat-nguon-tungay-trong-gia-dinh

2. http://laodongxahoi.net/do-luong-cong-viec-khong-duoc-tra-lu-ong-cua-phu-nu-vietnam-1306634.html

3. https://www.oxfam.org/sites/www.oxfam.org/files/file_attach-ments/bp-vietnaminequality-120117-vn.pdf

4. http://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/newsitems/WCMS_607477/lang--vi/index.htm

5. https://data.opendevelopmentmekong.net/dataset/38526cbb-ee5b-4984-89bb-3fcf914384f9/resource/813bd792-fed7-40de-bafb-a129818cef27/download/women_and_sdgs_2016_vn.pdf

6. http://khcn.molisa.gov.vn/books/BooklettiengVIETlayout_16-12.pdf

Page 107: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là
Page 108: người phụ nữ nào đó đang trải qua.isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Ke-cho-chinh-minh.pdf · 2019-09-12 · 3 Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là

108

| Kể

Cho

Chí

nh M

ình

Trong thế giới bất ổn, điều gì có thể giữ cho mình bình yên….Trong thế giới to lớn và quyền lực mà mình không thể kiểm soát tất cả, điều gì có thể can thiệp…Trong thế giới xoay vần, điều gì giữ phẩm giá cho mình….

Chúng tôi gọi các chị là những CHIẾN BINH.

Bởi một cách nào đó, các chị đã đi được những bước đi quả cảm, trong một thế giới mà hệ thống được tạo ra đang gây bất lợi cho mình chỉ vì các chị là phụ nữ.

Cho dù có người mới đi được vài bước chân, có người đã đi được xa hơn, nhưng các chị vẫn bước lên phía trước vững chãi với những học hỏi và trải nghiệm. Trong cuộc đời đầy biến động, các CHIẾN BINH ấy vẫn có thể giữ cho mình bình yên, giữ cho mình quyết tâm, giữ cho mình hiểu biết, giữ cho mình trân trọng bản thân bằng niềm tin rằng mình xứng đáng được hưởng tất cả các quyền con người.