49
www.VPBS.com.vn Trang | 1 BÁO CÁO LẦN ĐẦU: NM GIGiá hiện tại (18/08/15): VND 17.100 Giá trị dài hạn: Đúng giá trị nội tại Giá mục tiêu: VND 17.700 Khuyến nghị ngắn hạn Trung lập Ngưỡng kháng cự: VND 19.500 Ngưỡng hỗ trVND 16.400 Mã Bloomberg: STB VN SGD: HSX Ngành: Ngân hàng Beta 0,75 Giá cao nhất/thấp nhất 52 tuần (VND) 20.700/15.500 Lượng cổ phiếu lưu hành (triệu cổ) 1.143 Vốn hóa thị trường (tỷ đồng) 19.537 Tỷ lệ cổ phiếu lưu hành tự do (triệu cổ) 90.4 KLGDBQ 12 tháng 534.530 Sở hữu nước ngoài (%) 5,87 Năm Cổ tức (%) NIM EPS Nợ xấu 2017F 3% 3,39 % 481 3,5% 2016F 3% 3,11 % 480 3,8% 2015F 3% 2,88 % 288 4,0% 2014 20% 4,31 % 1,93 1 1,2% Chỉ số STB NHTĐ VNI P/E (x) 1,03 1,50 11,45 P/B (x) 8.54 15,88 1,76 ROE (%) 6,92 7,23 15,84 ROA (%) 0,66 0,56 2,89 Gii thiu: Ngân hàng được thành lập năm 1991 nhờ shp nht ca Ngân hàng Phát trin Kinh tế Gò Vp cùng 3 hp tác xã tín dụng. Sacombank là Ngân hàng TMCP đầu tiên được niêm yết ti HSX. Ngân hàng cung cấp đầy đủ các dch vvNHTM, ngân hàng đầu tư, cho thuê tài chính và kinh doanh vàng bạc đá quý. Trong năm 2014, STB đứng đầu trong scác ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thhai vthphn tín dụng và đứng th7 vtng tài sn. Sau khi sáp nhp vi PNB, STB sthuc top 5 ngân hàng ln nht vtng tài sn, Vốn điều lvà hthng chi nhánh Chúng tôi phát hành báo cáo lần đầu vNgân hàng Thương mại Cphn Sài gòn Thương tín (STB) với khuyến nghNM GItrong dài hn da trên nhng luận điểm sau đây: STB là ngân hàng có nn tng tt: 20 năm qua, STB luôn là ngân hàng bán ldẫn đầu vi hthng chi nhánh ln nht và truyn thng to ra các sn phẩm đột phá, có thkđến chi nhánh Trung hoa, hthng thanh toán quc tế và sn phm thtín dng. STB tăng giá chậm hơn so với đà tăng mạnh ca các ngân hàng khác: Nhóm cphiếu ngân hàng đã tăng vượt tri so vi VN- Index nhvào kvọng tăng trưởng tín dng cao, chất lượng tài sn được ci thin, hoạt động M&A và nâng tlshữu nước ngoài. Mc dù vậy, STB dường như chậm hơn so vi các ngân hàng khác, khi chtăng 1,67% trong vòng 1 năm trở lại đây. Gánh nng tPNB bao phtrin vọng tăng trưởng li nhun: Do gánh nng tài chính sau vhp nht, STB dbáo li nhun trước thuế gim vi CAGR t2015 đến 2017 là -22,17%. Dbáo ca VPBS còn thn trọng hơn với mc -29,3%, chyếu do chi phí dphòng ri ro cao bất thường. Nxu ca PNB stác động tiêu cc ti Bảng cân đối ca STB: Vi tlnxu ca PNB là 9,98%, các khon nđược cơ cấu li vào khong 7.000 tđồng, lãi phải thu hơn 14.000 tỷ đồng, 4.500 tđồng phi thu trepo cphiếu và các khon khác, chúng tôi cho rng tlnxu ti thiu svào khoảng 3% đối vi STB và các khoản đầu tư sẽ tăng đột biến, vi bn cht là các khon nđược cơ cấu li, trong vòng vài năm tới. Nhuwngx tranh cãi liên quan đến cđông lớn ca NH : Ktnăm 2012, ông Trầm Bê và những người liên quan trên thc tế đã tiếp qun STB, thay thế gia đình của người sáng lập là ông Đặng Văn Thành và một sthành viên HĐQT và BGĐ. Với kết quhot động kinh doanh của PNB dưới slãnh đạo của gia đình ông Trm Bê, các cđông của STB đều hết sc lo ngi vtương lai của STB. Xu hướng trung tính trong ngn hn: Mặc dù chưa có tín hiệu bán nào tphân tích kthut, da trên nhng nn tảng cơ bản ca ngân hàng và P/B hin ti mc 1,26 ln, giá cphiếu dường như không còn mc rna. Vì vy, chúng tôi tin rng giá cphiếu sđược điều chnh gim xuống để phù hp vi kvng vhoạt động ca ngân hàng Vui lòng đọc khuyến cáo sdng trang cui -30 -20 -10 0 10 20 30 40 50 08/14 10/14 12/14 02/15 03/15 05/15 07/15 STB VN Banking Sector VNINDEX NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) Ngày 18 tháng 8 năm 2015

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

www.VPBS.com.vn Trang | 1

BÁO CÁO LẦN ĐẦU: NẮM GIỮ

Giá hiện tại (18/08/15): VND 17.100

Giá trị dài hạn: Đúng giá trị nội tại

Giá mục tiêu: VND 17.700 Khuyến nghị ngắn hạn Trung lập Ngưỡng kháng cự: VND 19.500

Ngưỡng hỗ trợ VND 16.400

Mã Bloomberg: STB VN SGD: HSX

Ngành: Ngân hàng

Beta 0,75 Giá cao nhất/thấp nhất 52 tuần (VND) 20.700/15.500

Lượng cổ phiếu lưu hành (triệu cổ) 1.143

Vốn hóa thị trường (tỷ đồng) 19.537

Tỷ lệ cổ phiếu lưu hành tự do (triệu cổ) 90.4

KLGDBQ 12 tháng 534.530

Sở hữu nước ngoài (%) 5,87

Năm Cổ tức (%)

NIM EPS Nợ xấu

2017F 3% 3,39%

481 3,5%

2016F 3% 3,11%

480 3,8%

2015F 3% 2,88%

288 4,0%

2014 20% 4,31%

1,931

1,2%

Chỉ số STB NHTĐ VNI

P/E (x) 1,03 1,50 11,45

P/B (x) 8.54 15,88 1,76

ROE (%) 6,92 7,23 15,84

ROA (%) 0,66 0,56 2,89

Giới thiệu:

Ngân hàng được thành lập năm 1991 nhờ sự hợp nhất của

Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng 3 hợp tác xã tín

dụng. Sacombank là Ngân hàng TMCP đầu tiên được niêm

yết tại HSX.

Ngân hàng cung cấp đầy đủ các dịch vụ về NHTM, ngân

hàng đầu tư, cho thuê tài chính và kinh doanh vàng bạc đá

quý.

Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng

TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ hai về thị phần

tín dụng và đứng thứ 7 về tổng tài sản.

Sau khi sáp nhập với PNB, STB sẽ thuộc top 5 ngân hàng

lớn nhất về tổng tài sản, Vốn điều lệ và hệ thống chi nhánh

Chúng tôi phát hành báo cáo lần đầu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn Thương tín (STB) với khuyến nghị NẮM GIỮ trong dài hạn dựa trên những luận điểm sau đây:

STB là ngân hàng có nền tảng tốt: 20 năm qua, STB luôn là ngân hàng bán lẻ dẫn đầu với hệ thống chi nhánh lớn nhất và truyền thống tạo ra các sản phẩm đột phá, có thể kể đến chi nhánh Trung hoa, hệ thống thanh toán quốc tế và sản phẩm thẻ tín dụng.

STB tăng giá chậm hơn so với đà tăng mạnh của các ngân hàng khác: Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã tăng vượt trội so với VN-Index nhờ vào kỳ vọng tăng trưởng tín dụng cao, chất lượng tài sản được cải thiện, hoạt động M&A và nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Mặc dù vậy, STB dường như chậm hơn so với các ngân hàng khác, khi chỉ tăng 1,67% trong vòng 1 năm trở lại đây.

Gánh nặng từ PNB bao phủ triển vọng tăng trưởng lợi nhuận: Do gánh nặng tài chính sau vụ hợp nhất, STB dự báo lợi nhuận trước thuế giảm với CAGR từ 2015 đến 2017 là -22,17%. Dự báo của VPBS còn thận trọng hơn với mức -29,3%, chủ yếu do chi phí dự phòng rủi ro cao bất thường.

Nợ xấu của PNB sẽ tác động tiêu cực tới Bảng cân đối của STB: Với tỷ lệ nợ xấu của PNB là 9,98%, các khoản nợ được cơ cấu lại vào khoảng 7.000 tỷ đồng, lãi phải thu hơn 14.000 tỷ đồng, 4.500 tỷ đồng phải thu từ repo cổ phiếu và các khoản khác, chúng tôi cho rằng tỷ lệ nợ xấu tối thiểu sẽ vào khoảng 3% đối với STB và các khoản đầu tư sẽ tăng đột biến, với bản chất là các khoản nợ được cơ cấu lại, trong vòng vài năm tới.

Nhuwngx tranh cãi liên quan đến cổ đông lớn của NH : Kể từ năm 2012, ông Trầm Bê và những người liên quan trên thực tế đã tiếp quản STB, thay thế gia đình của người sáng lập là ông Đặng Văn Thành và một số thành viên HĐQT và BGĐ. Với kết quả hoạt động kinh doanh của PNB dưới sự lãnh đạo của gia đình ông Trầm Bê, các cổ đông của STB đều hết sức lo ngại về tương lai của STB.

Xu hướng trung tính trong ngắn hạn: Mặc dù chưa có tín hiệu bán nào từ phân tích kỹ thuật, dựa trên những nền tảng cơ bản của ngân hàng và P/B hiện tại ở mức 1,26 lần, giá cổ phiếu dường như không còn ở mức rẻ nữa. Vì vậy, chúng tôi tin rằng giá cổ phiếu sẽ được điều chỉnh giảm xuống để phù hợp với kỳ vọng về hoạt động của ngân hàng

Vui lòng đọc khuyến cáo sử dụng ở trang cuối

-30

-20

-10

0

10

20

30

40

50

08/14 10/14 12/14 02/15 03/15 05/15 07/15

STB VN Banking Sector VNINDEX

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB)

Ngày 18 tháng 8 năm 2015

Page 2: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 2

NỘI DUNG NGÀNH NGÂN HÀNG ....................................................................................................................... 3

SƠ LƯỢC NGÂN HÀNG STB .............................................................................................................. 9

Tổng quan ...................................................................................................................................... 9

Các cột mốc quan trọng: ................................................................................................................ 10

Vị thế của ngân hàng ..................................................................................................................... 10

Tiên phong và đột phá ................................................................................................................... 12

Hệ thống quản lý và cổ đông .......................................................................................................... 14

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ............................................................................................................ 16

Khả năng sáp nhập STB- PNB ......................................................................................................... 16

Bảng cân đối kế toán ..................................................................................................................... 19

Kết quả hoạt động kinh doanh ........................................................................................................ 26

CHỈ SỐ TÀI CHÍNH (CAMELS) ....................................................................................................... 32

Tỷ lệ an toàn vốn .......................................................................................................................... 32

Chất lượng tài sản ......................................................................................................................... 33

Hiệu quả hoạt động ....................................................................................................................... 34

Khả năng sinh lời........................................................................................................................... 34

Thanh khoản................................................................................................................................. 35

Rủi ro lãi suất ............................................................................................................................... 35

DỰ PHÓNG VÀ GIẢ ĐỊNH .............................................................................................................. 35

ĐỊNH GIÁ ..................................................................................................................................... 39

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT................................................................................................................... 44

PHỤ LỤC – VPBS DỰ PHÓNG ......................................................................................................... 45

Page 3: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 3

NGÀNH NGÂN HÀNG Cổ phiếu ngân hàng đã tăng giá vượt trội so với thị trường từ đầu năm đến nay. Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh 21,61% kể từ đầu năm so với mức -4,04% của VN-Index (tính tới ngày 18/8/2015). Tuy nhiên, do cổ phiếu ngân hàng tăng cao đột biến trong vòng nửa đầu năm nên hiện tại cổ phiếu ngân hàng đang bước vào giai đoạn điều chỉnh và theo đó cho phép các yếu tố cơ bản theo kịp. Mặc dù có xu hướng tăng cùng thị trường, biến động giá của cổ phiếu ngân hàng có phần lớn hơn. Trong tháng 01, cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh nhờ công bố lợi nhuận cao và các tin đồn sáp nhập, nhưng sau đó đã được điều chỉnh phần nào khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) khẳng định rằng việc thi hành Thông tư 36 sẽ không được hoãn lại và điều này đã được chứng minh khi Thông tư được áp dụng đúng theo lịch trình vào đầu tháng 02. Cổ phiếu ngân hàng lại tăng mạnh do tâm lý thị trường khá tích cực trước khi kỳ nghỉ Tết nhưng sau đó lại giảm theo xu hướng chung của thi trường trong tháng 03 do các nhà đầu tư nước ngoài đã bán rộng rãi cổ phiếu tất cả các ngành với quan ngại việc lãi suất tại Mỹ sẽ tăng và khả năng mất giá của đồng Việt Nam. Trong Q2/2015, cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh hơn do có khả năng nhà nước sẽ nới room cho khối ngoại. tuy nhiên đến nay vẫn chưa có thông tin chi tiêt hơn về vấn đề nay. Các cổ phiếu ngân hàng tăng giá mạnh là do tăng trưởng tín dụng tốt, tiến triển tích cực trong việc giải quyết nợ xấu và quyết tâm của NHNN trong việc thực hiện tái cơ cấu ngành ngân hàng.

Tăng trưởng tín dụng và tiền gửi vượt chỉ tiêu của NHNN trong năm 2014 và tiếp tục tăng tốc trong năm 2015. NHNN gần đây đã phát hành số liệu thống kê chính thức của tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động toàn ngành ngân hàng. Tổng dư nợ tín dụng tăng 7.83%, hoàn thành hơn 50% chỉ tiêu cả năm, tổng tiền gửi chỉ tăng 4.58% trong 6T2015 do lãi suất tiền gửi vẫn thấp. Trong khi đó, thi trường bất động sản đang ấm dần, do đó, người dân có xu hướng rút tiền gửi để đầu tư vào căn hộ và nhà ở. Thêm vào đó, do lãi suất cho vay cũng giảm, khách hàng cá nhân vay ngân hàng để đầu tư vào ngành bất động sản. Đối với nửa năm còn lại, tăng trưởng tín dụng được dự kiến sẽ dễ dàng

-20

-10

0

10

20

30

40

50

08/14 10/14 12/14 02/15 03/15 05/15 07/15

Banking Sector VNINDEX

Page 4: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 4

đạt được mục tiêu của NHNN từ 13-15% cho tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên, xét đến mục tiêu 16-18% cho tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán, các ngân hàng cần có những biện pháp để thu hút thêm tiền gửi khách hàng trong tình trạng tăng trưởng tiền gửi 6T2015 thấp như hiện nay.

Nợ xấu đã giảm nhờ việc tích cực sử dụng quỹ DPRR và bán cho VAMC. Do nhiều ngân hàng đã tích cực xử lý nợ xấu sử dụng quỹ DPRR và bán nợ xấu cho VAMC trong tháng cuối cùng của năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng đã giảm đáng kể còn 3,25% trong tháng 12 năm 2014 từ 3,88% trong tháng 11 năm 2014 hay từ 3,74% tại thời điểm tháng 1 năm 2014 (dựa trên báo cáo của ngân hàng). Tuy nhiên đây dường như mới là một sự cải thiện là không thực chất vì ngân hàng vẫn có trách nhiệm xử lý những khoản nợ đã bán này (giảm giá trị trái phiếu VAMC sau khi trừ đi các khoản nợ thu hồi được hoặc tăng trích lập dự phòng hàng năm cho trái phiếu VAMC). Nếu như bao gồm cả những khoản nợ xấu đã bán cho VAMC, tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng sẽ là 4,76% tại thời điểm cuối năm 2013 và 5,67% tại thời điểm cuối năm 2014. Tỷ lệ nợ xấu theo ước tính của cơ quan giám sát của NHNN, mặc dù cao hơn so với con số báo cáo của các ngân hàng, cũng đang giảm dần. Con số ước tính đó là 9,1% vào đầu năm 2014 và 5,3% vào tháng 11 năm 2014. Kết quả cuối năm 2014 vẫn chưa được công bố nhưng ước tính khoảng 4,7-4,8%.

Tính đến cuối tháng 06 năm 2015, tổng chi phí dự phòng của hệ thống ngân hàng lên đến 89,672 tỷ đồng, con số lớn nhất kể từ năm 2012. Quy mô trích lập trung bình trong giai đoạn 2012-2014 là 70.000 tỷ đồng. Sự gia tăng mạnh này có thể được lý giải là do các quy định chặt chẽ hơn trong việc phân loại và trích lập dự phòng các khoản cho vay. Đặc biệt, từ tháng 04 năm 2015, các ngân hàng không được tái cơ cấu các khoản cho vay quá hạn mà không cần phân loại lại nhóm cho vay theo Quyết định 780 như trước đây. Thêm vào đó, từ tháng 01 năm 2015, các ngân hàng phải phân loại các khoản cho vay theo quy định của CIC, theo Thông tư 02, do đó, nếu khách hàng có nợ xấu tại một ngân hàng, các khoản vay tại các ngân hàng khác cũng sẽ được phân loại là nợ xấu. Các khoản nợ xấu tồn đọng không thể tiếp tục nấp sau bức màn, do đó, các ngân hàng buộc phải tăng chi phí dự phòng. Đến cuối tháng 5 năm 2015, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã được cải thiện đôi chút, xuống còn 3,15%. Trong ba năm qua, xử lý nợ xấu sử dụng dự phòng rủi ro luôn là phương pháp chính để giải quyết nợ xấu. Quy mô trích lập dự phóng lớn đã làm sáng tỏ vì sao trong 6T2015, trong khi tín dụng tăng trưởng manh, tỷ lệ nợ xấu báo cáo khá thấp nhưng lợi nhuận vẫn còn “tiềm ẩn”.

Số dư nợ xấu các ngân hàng đã hoán đổi với trái phiếu đặc biệt của VAMC trong năm 2014 là khoảng 96.000 tỷ đồng. NHNN đã quyết định rằng trong năm 2015 VAMC sẽ phát hành 80.000 tỷ đông trái phiếu đặc biệt để hoán đổi cho khoảng 100.000 tỷ đồng nợ xấu. Đáng lưu ý là NHNN đã ban hành chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 28/1/2015, yêu cầu các ngân hàng thương mại thúc đẩy và đệ trình kế hoạch xử lý nợ xấu nhằm đảm bảo ít nhất 60% nợ xấu sẽ được xử lý, và ít nhất 75% nợ xấu đã đăng ký sẽ được bán cho VAMC trước ngày 30/6/2015. NHNN đồng thời cũng đưa ra con số nợ xấu mà mỗi tổ chức tín dụng cần bán cho VAMC năm 2015, tuy nhiên không công bố ra công chúng những con số này. Tính đến cuối tháng 7 năm 2015, VAMC đã phát hành 51.300 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt, hoàn thành 64% kế hoạch cả năm, nâng tổng giá trị trái phiếu đặc biệt

Page 5: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 5

đã phát hành lên 147,300 tỷ đồng tính từ năm 2013. Với kết quả này, dường như VAMC đang chậm hơn so với kế hoạch vì VAMC phải hoàn thành phát hành 80.000 tỷ đồng vào cuối tháng 09 năm 2015. Trong bảy tháng đầu năm 2015, VAMC đã xử lý được hơn 6.513 tỷ đồng nợ xấu thông qua bán tài sản đảm bảo và thu hồi nợ xấu, tương đương 12,7% tổng giá trị trái phiếu đặc biệt được phát hành, và hoàn thành 65 phần trăm kế hoạch cả năm, tăng tổng giá trị nợ xấu đã xử lý lên 11.313 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch VAMC, VAMC đề ra mục tiêu xử lý 10.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm 2015. Năm 2016 được dự đoán có thể sẽ mở cửa thị trường mua bán nợ tại Việt Nam, VAMC sẽ tích cực giải quyết nợ xấu một cách hiệu quả hơn. Hiện nay, do những vướng mắc về luật, VAMC có thể mua nợ xấu từ các Tổ chức tín dụng, tuy nhiên, chưa có đơn vị nào có chức năng mua bán nợ xấu ngoài VAMC và DATC.

Nghị định 34 và những tác động ảnh hưởng

(Nghị định 34/2015/ND-CP ngày 31/3/2015 sửa đổi Nghị định 53/2013/ND-CP ban hành ngày 18/5/2013)

Nghị định 34 ảnh hưởng tới hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), và thể hiện rõ quyết tâm của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xử lý nợ xấu triệt để. Theo chúng tôi Nghị định 34 sẽ giúp đẩy nhanh hoạt động mua bán nợ xấu của VAMC theo giá thị trường. Nghị định 53 trước đây, quy định VAMC được mua nợ xấu theo hai cách: (1) mua bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) do VAMC phát hành, theo giá trị ghi sổ số dư nợ gốc khách hàng vay chưa trả đã được khấu trừ số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập chưa sử dụng cho khoản nợ xấu đó; và (2) mua nợ xấu của tổ chức tín dụng (TCTD) theo giá trị thị trường bằng nguồn vốn không phải TPĐB, giá mua được thỏa thuận trên cơ sở giá trị khoản nợ xấu được đánh giá lại. VAMC đánh giá lại giá trị khoản nợ xấu hoặc khi cần thiết, thuê tổ chức tư vấn định giá khoản nợ xấu và tài sản đảm bảo. Do trước đây, VAMC có vốn điều lệ chỉ ở mức 500 tỷ đồng, và chưa có quy chế cụ thể về cách thức mua nợ ngoài TPĐB, nên việc mua nợ của VAMC theo giá thị trường bị hạn chế, hầu như chỉ giới hạn ở việc mua nợ xấu bằng TPĐB theo giá trị ghi sổ. Do giá trị ghi số của nhiều khoản nợ xấu có sự khác biệt lớn so với giá thị trường hiện tại, hoạt động thu hồi nợ, bán nợ xấu của VAMC gặp nhiều khó khăn.

Giờ đây, Nghị định mới tăng vốn điều lệ VAMC lên 2.000 tỷ đồng, và bổ sung Điều 14a cho phép VAMC phát hành trái phiếu để mua nợ theo giá thị trường. Ngân hàng khi bán nợ xấu và các tài sản đảm bảo kèm theo, sẽ được thanh toán bằng trái phiếu VAMC. Trái phiếu này được phép sử dụng để vay tái cấp vốn và vay qua thị trường mở từ NHNN. Đồng thời việc phát hành trái phiếu của VAMC không bị giới hạn bởi các quy định về quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước thông thường. Do đó chúng tôi cho rằng VAMC sẽ có thể phát hành khối lượng lớn trái phiếu dùng cho việc mua nợ xấu theo giá thị trường.

Đồng thời, đối tượng nợ xấu mà VAMC mua theo giá thị trường được mở rộng hơn so với trước. Ngoài các yếu tố khác, các khoản nợ xấu phải có “Tài sản đảm bảo có khả năng phát mại” hoặc “khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ”.

Page 6: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 6

Do có thể mua nợ xấu theo giá thị trường, việc bán nợ xấu theo giá thị trường của VAMC cũng sẽ dễ dàng hơn. Nghị định 34 cũng quy định cụ thể hơn thủ tục bán nợ xấu của VAMC.

Đối tượng mà VAMC bán nợ được nêu rõ bao gồm tổ chức, cá nhân là người không cư trú. Cùng với việc Luật kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở sửa đổi cho phép người nước ngoài được mua nhà và bất động sản sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 sắp tới, chúng tôi dự báo việc bán nợ cho khách hàng nước ngoài của VAMC sẽ được thực hiện sau khi NHNN có quy định cụ thể.

Nghị định 34 trao cho VAMC nhiều quyền tự chủ hơn so với trước đây trong việc xử lý tài sản đảm bảo do có thể bán thỏa thuận với bên mua sau một lần bán đấu giá không thành đồng thời thông báo cho bên bảo đảm biết. Nghị định mới cũng làm rõ 3 trường hợp được coi là bán đấu giá không thành gồm: (1) Không có người tham gia đấu giá; (2) Không có người trả giá tại cuộc bán đấu giá; (3) Các trường hợp bán đấu giá không thành khác theo quy định của pháp luật về bán đấu giá. Tính đến cuối năm 2014, VAMC chỉ xử lý được 4.800 tỷ đồng nợ xấu so với 123.000 tỷ đồng nợ xấu đã mua. Tuy nhiên đến cuối tháng 7 năm 2015, tổng số nợ xấu thu hồi được riêng trong năm 2015 là 6.513 tỷ đồng so với hơn 51.000 tỷ đồng nợ xấu đã mua.

Hoạt động M&A

Đầu năm 2015, NHNN đã công bố khoảng sáu thương vụ M&A sẽ được thực hiện trong năm 2015. Trong mùa Đại hội cổ đông năm 2015, một số ngân hàng đã thông báo chi tiết hơn về mức giá và thời gian thực hiện các thương vụ này, cụ thể như sau:

Ngân hàng Phương Nam sáp nhập với Sacombank Q4/2015

ĐHCĐ bất thường của Sacombank đã diễn ra vào ngày 10/7/2015. STB sẽ phát hành 400 triệu cổ phiếu để thực hiện thương vụ sáp nhập với PNB. 93% cổ đông đã thông qua thương vụ sáp nhập này:

- Tỷ lệ hoán đổi: 1:0,75, một cổ phiếu PNB sẽ được hoán đổi 0,75 cổ phiếu STB, tương đương 400 triệu cổ phần PNB sẽ hoán đổi thành 300 triệu cổ phần STB.

- Mỗi cổ phần của cổ đông Sacombank sẽ được nhận bổ sung thêm 0.0875 cổ phần của Sacombank, tương đương 100 triệu cổ phầnSacombank.

- Thời gian dự kiến phát hành: trong vòng 90 ngày (hoặc nhiều hơn nếu cần thiết) kể từ ngày được UBCKNN cho phép.

STB đã chỉ ra rằng, thông qua sáp nhập với PNB, STB sẽ mở rộng mạng lưới thêm 143 chi nhánh và phòng giao dịch và 4.000 nhân viên được đào tạo, nhiều hơn những gì việc tăng vốn 5.000 hay 10.000 tỷ đồng có thể mang lại. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị không thể đưa ra câu trả lời chi tiết về việc làm thế nào để bảo vệ lợi ích của các cổ đông từ việc sáp nhập gây nhiều tranh cãi này cũng như tỷ lệ hoán đổi. Theo ông Kiều Hữu Dũng, tỷ lệ hoán đổi 1:0,75 do STB đưa ra dựa trên sự hài hòa lợi ích của các cổ đông và các bên (giá thị trường của mỗi cổ phiếu PNB hiện là 6.000 đồng).

Page 7: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 7

PG Bank sáp nhập với Vietinbank trong quý 3 năm 2015

Một vấn đề quan trọng được thảo luận trong cuộc họp Đại hội Cổ đông là chi tiết về viêc sáp nhập của PG Bank vào Vietinbank (CTG). Ngân hàng công bố một số những điểm quan trọng về việc sáp nhập này:

- Thời gian dự kiến hoàn thành: quý 3 năm 2015 - Tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu: 0,9:1 , nghĩa là đối với mỗi một cổ phiếu PG Bank,

cổ đông có thể nhận 0,9 cổ phiếu Vietinbank. Tổng cộng, Vietinbank sẽ phát hành thêm 300 triệu cổ phiếu với mức giá 10.000 đồng, trong đó 270 triệu cổ phiếu của CTG sẽ được hoán đổi cho 300 triệu cổ phiếu của PG Bank. 30 triệu cổ phiếu còn lại sẽ được phân bổ cho các cổ đông hiện hữu của Vietinbank. Vietinbank xem xét những lợi ích chính của việc sáp nhập với PG Bank như sau:

- Mở rộng quy mô của ngân hàng về khối lượng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu - Mở rộng mạng lưới ngân hàng, dựa trên mạng lưới hiện tại của PG Bank,

không chỉ các chi nhanh và văn phòng giao dịch, mà còn có hơn 6.600 điểm bán lẻ Petrolimex, nơi PG Bank đang cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Mục tiêu của Vietinbank là phát triển mạng dịch vụ ngân hàng bản lẻ, và mạng lưới của PG Bank chắc chắn sẽ thúc đẩy quá trình này.

- Phát triển nền tảng khách hàng của ngân hàng, củng cố quan hệ lâu dài với Tập đoàn Petrolimex và các công ty con.

Về các hoạt động M&A khác, Vietinbank cũng đưa ra kế hoạch thành lập một công ty tài chính với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng để nâng cao hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và cung cấp các dịch vụ cho Petrolimex nói riêng.

Có những đồn đoán trên thị trường cho rằng bên cạnh việc sáp nhập với PG Bạn, Vietinbank cũng sẽ sáp nhập với hai ngân hàng khác mà hiện tại đang hỗ trợ quá trình tái cấu trúc của hai ngân hàng này, đó là Ocean Bank và GP Bank. Mặc dù các nhà quản lý không phủ nhận việc có khả năng sẽ có các hoạt động M&A khác trong tương lai, nhưng Vietinbank đã khẳng định rằng hiện tại chỉ hỗ trợ hai ngân hàng kia về nguồn nhân lực.

VCB và Ngân hàng Sài Gòn: không có các chi tiết về hoạt động M&A

VCB không cung cấp chi tiết nào liên quan tới hoạt động M&A mặc dù thông tin về việc sáp nhập của Nhân hàng Sài Gòn vào VCB đã được NHNN phê duyệt chính thức từ đầu năm. Thay vào đó, VCB chỉ đề cập tới những điểm chính của hoạt động M&A, cụ thể như sau:

- Tăng quy mô tổng tài sản và vốn điều lệ - Đảm bảo an toàn hoạt động - Mở rộng mạng lưới của VCB

Hiện tại, VCB vẫn đang tìm kiếm và thương lượng với các đối tác tiềm năng cho một thương vụ sáp nhập. Khi những quyết định cuối cùng được đưa ra, VCB sẽ công bố chi tiết hơn.

Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) và BIDV: tháng 5 năm 2015

Ngân hàng Maritime và Ngân hàng Phát triển Mekong sáp nhập vào tháng 8 năm 2015

Page 8: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 8

Đẩy nhanh việc niêm yết bắt buộc

Tháng 01 năm 2015, NHNN đã phát hành Văn bản số 657/ NHNN/TTGSNH thúc đẩy tất cả các ngân hàng TMCP niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Việc niêm yết của các ngân hàng thương mại sẽ giúp cải thiện tính minh bạch của các giao dịch ngân hàng và cổ phiếu ngân hàng, giảm sở hữu chéo. Đây là lần thứ ba NHNN cảnh báo các ngân hàng thương mại. Trên thực tế, nhiều ngân hàng chưa niêm yết đã có kế hoạch niêm yết, nhưng những kế hoạch này vẫn chưa được thực hiện do điều kiện thi trường chứng khoán không thuận lợi trong vài năm qua. Kể từ lần cảnh báo thứ ba của NHNN, chúng tôi vẫn chưa thấy bất kỳ phản ứng rõ ràng nào từ các ngân hàng thương mại chưa niêm yết.

Giảm thiểu sở hữu chéo trong năm 2015

Chúng tôi đã đề cập trong Báo cáo Triển vọng Thị trường mới nhất về yêu cầu giảm sở hữu chéo giữa các ngân hàng thương mại cần phải được thực hiện trong năm 2015, một yêu cầu được trích từ Thông tư 36, phát hành vào ngày 20 tháng 11 năm 2014 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2015. Theo đó, các ngân hàng sau đây có tỷ lệ sở hữu chéo vượt quá giới hạn cho phép (sở hữu hơn hai ngân hàng, nhiều hơn 5% tại mỗi ngân hàng) sẽ phải thoái vốn trong năm nay.

Ngân hàng Ngân hàng mục tiêu Tỷ lệ sở

VCB

EIB 8,19% MBB 9,59% Saigonbank 4,30% Oriental Bank 5,06%

EIB STB 9,70% CTG Saigonbank 10,39%

Ngân hàng Maritime

MBB 9,95% MDB 10,20%

Như đã đề ở phần trước về kế hoạch sáp nhập giữa VCB và Saigonbank, Ngân hàng Maritime và Ngân hàng Phát triển Mê Kông, STB và NH Phương Nam, NH Nam Á và EIB, các thương vụ sáp nhập này một khi được thực hiện sẽ giải quyết một phần hoặc toàn bộ các vi phạm về tỷ lệ sở hữu của VCB (tại Saigonbank và EIB), CTG (tại Saigonbank), Maritime Bank (tại MDB). VCB gần đây đã công bố ngân hàng đang chờ phê duyệt của NHNN để thoái vốn hoàn toàn khỏi Eximbank. Tuy nhiên, ngân hàng muốn giữ lại phần vốn góp tại MBB. Nếu được thoái vốn tại EIB, VCB có thể lãi khoảng 900 tỷ đồng (vốn đầu tư ban đầu là 582 tỷ đồng trong khi giá trị thị trường hiện tại là 1.477 tỷ đồng). Ngoài ra, MBB đã có kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu thêm 37,5% trong hai năm qua và kế hoạch này vẫn được tiếp tục trong năm 2015. Nếu MBB thành công trong việc huy động vốn từ cổ đông chiến lược mới (cả trong nước và nước ngoài), số cổ phần sở hữu của VCB và Maritime Bank tại MBB sẽ được pha loãng, giảm áp lực bán cổ phiếu.

Sở hữu chéo giảm trong năm 2014

Chúng tôi đã từng đề cập trong báo cáo Triển vọng quý mới nhất về yêu cầu giảm tỷ lệ sở hữu chéo trong hệ thống các ngân hàng thương mại và quá trình

Page 9: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 9

đó sẽ được thực hiện trong năm 2015. Chỉ thị này được đề cập trong Thông tư 36, ban hành ngày 20/11/2014 và có hiệu lực kể từ 1/2/2015. Những ngân hàng sau đang có tỷ lệ sở hữu chéo vượt quá giới hạn (sở hữu nhiều hơn hai ngân hàng và nắm giữ hơn 5% vốn điều lệ của một ngân hàng khác) sẽ phải giảm tỷ lệ sở hữu này trong năm nay.

Ngân hàng sở hữu Ngân hàng bị sở hữu Tỷ lệ sở hữu

VCB

EIB 8,19% MBB 9,59% Saigonbank 4,30% OCB 5,06%

EIB STB 9,70% CTG Saigonbank 10,39%

Maritime Bank MBB 9,95% Ngân hàng Mê Kông 10,20%

Chúng tôi cũng đã từng đề cập đến kế hoạch mua bán và sáp nhập trước đây giữa VCB và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank), Ngân hàng TMCP Hàng Hải và Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB), STB và Ngân hàng TMCP Phương Nam, giữa Nam Á Bank và EIB. Những kế hoạch sáp nhập này một khi được thực hiện có thể làm giảm toàn bộ hoặc một phần tỷ lệ sở sở hữu chéo đang vượt quá của VCB tại ngân hàng Saigonbank và EIB, của CTG tại Saigonbank và của Maritime Bank tại MDB. VCB gần đây thông báo rằng ngân hàng này đang đợi sự chấp thuận của NHNN để thoát vốn toàn bộ khỏi Eximbank. Tuy nhiên, VCB vẫn muốn tiếp tục duy trì tỷ lệ sở hữu tại Ngân hàng Quân đội (MBB). Nếu được chấp thuận từ NHNN, VCB được kỳ vọng có thể ghi nhận lợi nhuận bất thường vào vốn chủ sở hữu và khoản đầu tư dài hạn khoảng 900 tỷ VNĐ (khoản đầu tư ban đầu trị giá 582 tỷ VNĐ trong khi giá trị thị trường hiện tại khoảng 1.477 tỷ VNĐ). Ngân hàng Quân Đội cũng lên kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 37,5% trong hai năm và kế hoạch này sẽ tiếp tục được thực hiện trong năm 2015. Nếu MBB nâng vốn thành công khi tìm được đối tác chiến lược (bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài), tỷ lệ sở hữu của VCB và Maritime Bank tại MBB có thể bị pha loãng, giảm áp lực bán.

SƠ LƯỢC NGÂN HÀNG STB Tổng quan

Ông Đặng Văn Thành thành lập ngân hàng STB vào năm 1991 thông qua quá trình hợp nhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp và ba hợp tác xã tín dụng: Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia với tổng số vốn điều lệ khoảng 3 tỷ đồng. Sacombank là ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) đầu tiên được niêm yết trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh với giá trị thị trường khoảng 1.900 tỷ đồng. Ngày 3/12/2012, cổ phiếu STB được chọn vào VN30. Những mã chứng khoán được chọn để tính vào chỉ số VN30 phải thỏa mãn các điều kiện sau: giá trị vốn hóa, số lượng cổ phiếu đang lưu hành và tính thanh khoản. STB xếp thứ nhất trong tổng số 30 cổ phiếu của chỉ số VN30, đã khẳng định vị thế và sức hấp dẫn trên thị trường. Hai mươi năm thịnh vượng của gia đình ông Đặng Văn Thành đi

Page 10: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 10

cùng với sự thành công của Sacombank. Gia đình này đã phát triển Sacombank trở thành một trong 10 ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Cuối năm 2014, Sacombank xếp đầu danh sách các ngân hàng TMCP về tổng vốn điều lệ, đứng thứ hai về thị phần tín dụng với tỷ lệ khoảng 3,1%, và thứ bảy về tổng tài sản. Trong năm 2011 và 2012, cơ cấu sở hữu của Sacombank đã trải qua sự thay đổi, tạo nên bước ngoặt mới trong quá trình phát triển của ngân hàng. Tất cả các cổ đông chiến lược nước ngoài đã đồng loạt rút vốn khỏi ngân hàng. REE và ANZ thoái vốn để tập trung vào mảng kinh doanh chính của họ. Ông Đặng Văn Thành và con trai, Ông Đặng Hồng Anh, đã phải rời khỏi ngân hàng khi dùng cổ phiếu để trả nợ. Thay vào đó, Eximbank đã mua lại toàn bộ cổ phần ANZ nắm giữ để trở thành cổ đông lớn nhất. Gia đình Trầm Bê sở hữu 6,72% cổ phần của ngân hàng. Eximbank đại diện cho cổ đông nắm giữ trên 50% cổ phần đề nghị thay đổi các thành viên của Hội đồng quản trị (HĐQT), dẫn đến thay đổi lớn trong Ban giám đốc và có thể là cả chiến lược kinh doanh trong các năm tới.

Các cột mốc quan trọng:

Vị thế của ngân hàng

Sacombank dẫn đầu các ngân hàng TMCP về mạng lưới với hơn 428 điểm giao dịch. Mặc dù ngân hàng có hệ thống mạng lưới toàn quốc, thế mạnh truyền thống của STB lại ở khu vực miền Nam.

1991: Một trong những ngân hàng đầu tiên được thành lập tại Tp. HCM

1993: Tiên phong thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh giữa Hà nội và Tp. HCM.

1996: Ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng

2006: Là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết CP

2005: Thành lập mô hình ngân hàng dành riêng cho phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam

2002: Thành lập các công ty

Sacombank-SBA, Sacombank-SBR, Sacombank-SBL, Sacombank-SBJ

2001: Tập đoàn Tài chính Dragon

Financial Holdings (Anh Quốc), Công

ty Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng

ANZ.

1997: Tiên phong thành lập tổ tín dụng ngoài địa bàn

2008: Khai trương chi nhánh tại Lào

2011: Thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Campuchia

2012: Thây đổi cơ cấu sở hữu sở hữu và BGĐ

2014: Cổ đông tán thành KH sáp nhập STB và PNB

Page 11: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 11

Mạng lưới của STB trong năm 2014

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014 của STB

Về tổng tài sản, STB hiện xếp thứ bảy trong hệ thống ngân hàng. Cuối năm 2014, tổng tài sản của STB tăng 17,6% so với cùng kỳ lên 190 nghìn tỷ đồng. Sau khi hợp nhất với Ngân hàng TMCP Phương Nam (PNB), tổng tài sản của STB sẽ xấp xỉ 291 nghìn tỷ đồng, gia nhập top 5 ngân hàng lớn nhất.

STB đứng thứ bảy về thị phần huy động (khoảng 3,7%) và thứ sáu về thị phần tín dụng (3,1%) trong hệ thống ngân hàng.

8

33

10

28

8

35

9

37

6

39

14

86

7

33

10

51

1 2 1 6

--102030405060708090

100CN

PGD

Danh sách 12 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất năm 2014

*Agribank: Báo cáo tài chính QI/Q2014 đã kiểm toán Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng

763

661 650

577

268

200 190 180 176 169 163 161

--

100

200

300

400

500

600

700

800

900

VN

D t

rill

ion

Page 12: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 12

Thị phần tín dụng năm 2014 Thị phần huy động vốn năm 2014

Chú ý: Thị phần tín dụng của Agribank dựa vào số liệu QI/2014 Nguồn: VPBS

Tiên phong và đột phá Sacombank đã thành công kiến tạo ra thị trường riêng cho mình bằng cách tập trung vào mô hình ngân hàng đặc thù. Sacombank thành lập chi nhánh Hoa Việt nhắm tới cộng đồng 500.000 người Việt gốc Hoa tại Tp Hồ Chí Minh. Chi nhánh này cũng thu hút các khách hàng tiềm năng từ các khu vực nói tiếng Trung như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan với những dịch vụ chuyên biệt cho người Hoa. Hiện tại, các nhân viên người Việt rất hạn chế trong khả năng giao tiếp bằng tiếng Trung, do vậy, Sacombank đã nắm lấy cơ hội này bằng cách nâng cao trình độ cho các nhân viên của mình trong kỹ năng giao tiếp Tiếng Hoa và hiểu biết về văn hóa Trung hoa. Thêm vào đó, chi nhánh Hoa Việt cung cấp những dịch vụ đặc biệt, khác với các chi nhánh khác. Sacombank cũng dẫn đầu hệ thống ngân hàng trong việc xây dựng mô hình ngân hang đặc thù cho phụ nữ, gọi là chi nhánh 8/3, với những dịch vụ và sản phẩm dành cho đối tượng khách hàng là nữ giới. Tất cả những động thái tiên phong đó đã giúp Sacombank đứng ở vị trí tiên phong trong phân khúc ngân hàng bán lẻ. Hơn hết thảy, Sacombank thể hiện được sức mạnh trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ vượt trội với lợi thế về thanh toán quốc tế và thanh toán qua thẻ, một vài sản phẩm của ngân hàng được đánh giá cao, chẳng hạn như “Dịch vụ chuyển tiền trong vòng một giờ tại thị trường Đông Dương”, Sacombank Visa Infinte.

Agribank 13.0%

VCB 8.1%

BID 11.4%

CTG 11.0%

EIB 2.0% STB

3.3% MBB 2.5%

ACB 2.9%

SHB 2.7%

NVB 0.4%

TCB 2.2%

Khác 40.4%

Agribank 13.7% VCB

9.6%

BID 10.2%

CTG 9.4%

EIB 2.2% STB

3.8% MBB 3.6%

ACB 3.5%

SHB 3.0% NVB

0.6%

TCB 2.8%

Khác 37.7%

Page 13: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 13

Là Một trong số các ngân hàng TMCP dẫn đầu về mạng lưới với 428 điểm giao dịch

Ngân hàng Đầu tiên thâm nhập thị trường Lào, hỗ trợ trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác đầu tư giữa

Lào và Việt Nam.

Ngân hàng Đầu tiên nhận vốn góp từ các cổ đông nước ngoài như Tập đoàn Dragon Financial Holdings, IFC

và ANZ.

Ngân hàng Tiên phong thành lập tổ tín dụng ngoài khu vực thành thị để đưa vốn về nông thôn.

Là Một trong số các ngân hàng tiên phong tập trung vào phân khúc ngân hàng bán lẻ. Ngân hàng thành lập chi nhánh Việt Hoa để phục vụ một bộ phận lớn người

Việt gốc Hoa tại TP Hồ Chí Minh.

Mô hình ngân hàng Đầu tiên thiết kế dành riêng cho phụ nữ với sứ mạng “Vì sự phát triển của người phụ

nữ Việt Nam hiện đại”.

Page 14: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 14

Hệ thống quản lý và cổ đông Nhân vật chủ chốt của Sacombank

Ông Đặng Văn Thành là người sáng lập của Sacombank và được biết đến như một ông trùm trong ngành ngân hàng. Cho đến năm 2012, Ông Thành và con trai, cũng là một thành vên của HĐQT, nắm giữ 7,4% cổ phần của Sacombank. Đến cuối năm, Ông Thành và những người liên quan chính thức rút lui khỏi ngân hàng.

Ông Trầm Bê và gia đình nắm giữ hơn 20% cổ phần của PNB. Dường như cổ phần của gia đình ông đã vượt qua tỷ lệ sở hữu hạn chế không quá 20% cổ phần của một ngân hàng. Đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc sáp nhập gây tranh cãi giữa STB và PBN. Ông nguyên là Phó Chủ tịch của PBN, nay được thay thế bởi con trai ông. Sau khi mua lại một phần lớn cổ phần của Sacombank, ông Trầm Bê đã trở thành Phó Chủ tịch Sacombank. Sự phát triển của Sacombank hiện đã được gắn liền với gia đình Trầm Bê.

Cơ cấu sở hữu

Cơ cấu sở hữu hiện tại của STB khá phân tán với hơn 68% tổng số cổ phiếu được lưu hành và giao dịch thường xuyên trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh, sở hữu nước ngoài khoảng 5,87%. Năm 2012 là một năm biến động đối với Sacombank khi người sáng lập là Ông Đặng Văn Thành, chính thức từ chức. Một năm trước đó, khi phải đối mặt với những rủi ro không thể tránh khỏi khi bị thâu tóm, ông Thành và các thành viên gia đình đã cố gắng bằng mọi cách để duy trì quyền lực tại Sacombank. Ông Thành đã phải vay từ Sacombank để mua lại một số lượng lớn cổ phiếu của Sacombank, biến ông thành một con nợ lớn của Sacombank. Đến cuối năm 2011, Sacombank bất ngờ đăng ký mua 100 triệu cổ phiếu STB làm cổ phiếu quỹ. Cùng với đó, một số công ty thuộc sự sở hữu của ông Đặng Văn Thành như Thành Thành Công, Huỳnh Đăng, Đường Ninh Hòa, công ty Bourbon Tây Ninh đồng thời đăng ký mua cổ phiếu STB. Tuy nhiên, trong cùng năm đó, đối tác chiến lược Dragon Capital đã bán toàn bộ cổ phần của mình tại Sacombank. Trong năm 2012, hai cổ đông chiến lược khác của Sacombank là REE và ANZ tiếp tục thoái vốn. Kết quả là, Eximbank trở thành cổ đông lớn nhất

Ông Phạm Hữu Phú, nguyên Phó chủ tịch Eximbank, sau hai năm đại diện cho Eximbank trở thành Chủ tịch Sacombank, ông trở về Eximbank với vị trí mới, Tổng Giám đốc điều hành. Trong suốt thời gian đương vị tại Sacombank, ông Phạm Hữu Phú đã phê duyệt cho CTCP Nhựa Tân Đại Hưng (liên quan đến ông Phạm Trung Cang) vay không có tài sản đảm bảo là 660 tỷ đồng, cao gấp 4 lần so với vốn điều lệ và 165 lần so với lợi nhuận trước thuế của ngân hàng. Điều này đặt ra một câu hỏi về tính bảo mật và minh bạch khi cả hai ông Phạm Trung Cảng và ông Phạm Hữu Phú là Phó Chủ tịch của Eximbank.

Page 15: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 15

nắm giữ hơn 9,73% cổ phần, trong đó phần lớn được chuyển nhượng từ ANZ. Ông Đặng Văn Thành và con trai Đặng Hồng Anh đã ký một thỏa thuận với Sacombank về việc sử dụng gần 80 triệu cổ phiếu STB (tương đương với 7,4% cổ phần của Sacombank) để trả nợ cho các khoản vay, đầu tư chứng khoán và các khoản phải thu khác. Theo thỏa thuận, ông Đặng Văn Thành và ông Đặng Hồng Anh ủy quyền cho Sacombank có toàn quyền kiểm soát việc mua hoặc bán cổ phần STB của họ. Đến cuối năm 2012, ông Đặng Văn Thành và con trai ông đã bị “lật đổ” sau khi cổ phiếu của họ bị bán để gán nợ.

Trong cùng năm đó, đã có nhiều thay đổi trong cơ cấu HĐQT. Eximbank sở hữu 9,73% cổ phần của STB nhưng dẫn đầu một nhóm các nhà đầu tư kiểm soát hơn 50% cổ phần của STB, do đó có quyền đề xuất thay thế HĐQT và Ban kiểm soát. Ông Phạm Hữu Phú, nguyên là Tổng giám đốc của Eximbank, trở thành Chủ tịch Sacombank. Bên cạnh đó, những người liên quan đến ông Trầm Bê đã “cập bến” thành công vào ngân hàng Sacombank. Một số nhân sự chủ chốt của ngân hàng Phương Nam chuyển sang nắm giữ các vị trí quan trọng tại Sacombank. Sự hiện diện của ông Trầm Bê và con trai là ông Trần Khải Hòa tại HĐQT của Sacombank cho thấy tiềm năng sáp nhập giữa ngân hàng Phương Nam và Sacombank. Ông Phan Huy Khang, nguyên là Tổng giám đốc của PBN, trở thành Tổng giám đốc mới và người đại diện hợp pháp của Sacombank, thay cho ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Sacombank tại thời điểm đó. Sau đó, gần như tất cả các thành viên trong gia đình ông Đặng Văn Thành và những người liên quan đồng loạt rút khỏi Sacombank.

Cơ cấu cổ đông 2011 Cơ cấu cổ đông 2014

Nguồn: Bloomberg, VPBS tổng hợp

Ông Đặng Văn Thành,

4.05%

Ông Đặng Hồng Anh,

3.52% Sacomreal, 2.80%

ANZ, 9.78%

REE, 3.66%

Dragon Capital, 6.66%

Khác, 75.13%

EIB 10.30%

CTCP ĐT Sài Gòn EXIM

4.73% Ông Trần Phát Minh

4.80%

Ông Trầm Trọng Ngân

4.79% Ông Trầm Khải Hòa 2.10% CTCP

ĐTTC Sài Gòn Á Châu

2.49%

Market Vectors

ETF Trust 2.43%

Khác 68.36%

Page 16: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 16

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Khả năng sáp nhập STB- PNB

Từ năm 2012, trên thị trường đã xuất hiện tin đồn về khả năng sáp nhập giữa Sacombank và Eximbank. Đến cuối tháng 01 năm 2013, hai ngân hàng đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện. Việc sáp nhập của hai ngân hàng lớn với nên tảng tốt sẽ giúp hình thành một ngân hàng lớn mạnh hơn, rut ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và các nước trong khu vực. Vào thời điểm đó, phương án sáp nhập đã công bố trước 5 năm, theo đó khuấy động thị trường nhưng cũng không ít nhà đầu tư tỏ ra ái ngại trước thông tin này. Vào thời điểm đó, thị trường chứng khoán đang hồi phục, những tin tức sáp nhập có một tác động tích cực lên giá cổ phiếu. Tuy nhiên, sự phấn khích dần dần mờ nhạt khi thương vụ giữa STB và EIB Dohop không có tiến triển mới. Trên thực tế là ông Trầm Bê mới thực chất là ông chủ mới của STB. Tin tức liên quan đến thương vụ sáp nhập giữa PNB và không được xác nhận cho đến đầu năm 2014. Mặc dù các cổ đông nhỏ phản đối quyết liệt, 93% cổ đông thông qua kế hoạch sáp nhập với sự hỗ trợ từ cổ đông lớn như EIB. Do đó, hai năm kể từ khi có tin đồn, thương vụ sáp nhập dự kiến sẽ được hoàn thành vào Q4/2015. Theo một số chuyên gia và lãnh đạo của các ngân hàng, lý do thực sự đằng sau thương vụ sáp nhập là cơ cấu sở hữu giống nhau của hai ngân hàng khi ông Trầm Bê và gia đình đóng vai trò là cổ đông lớn tại cả hai ngân hàng. Tại Ngân hàng Phương Nam, ông Trầm Bê và gia đình sở hữu hơn 20% cổ phần. Tương tự như vậy, gia đình ông là một trong số những cổ đông có ảnh hưởng nhất tại Sacombank sau khi gia đình của ông Đặng Văn Thành rút lui. Đến cuối năm 2013, gia đình của Trầm Bê nắm giữ khoảng 6,8% cổ phần của Sacombank. Thêm vào đó, một nửa trong số các nhà lãnh đạo cấp cao vào thời điểm này của Sacombank trước kia đều từng là những thành viên của Ngân hàng Phương Nam. Về mặt quản lý, giá trị cộng hưởng từ mạng lưới chi nhánh là tài sản có giá trị nhất đối với STB. Tuy nhiên, với tình trạng hoạt động hiện nay của Sacombank, chúng tôi nghi ngờ sự cải thiện của hiệu quả hoạt động sau hợp nhất. Mặc dù vậy, việc sáp nhập sẽ giúp giảm bớt vấn đề liên quan đến sở hữu chéo và tránh những khả năng sụp đổ có thể xảy ra cho ngân hàng Phương Nam, bởi lợi nhuận PNB thấp hơn đáng kể so với STB và cũng dưới mức trung bình ngành. Vào giữa tháng 2 năm 2014, trên các phương tiện truyền thông tràn ngập thông tin rằng gia đình của ông Trầm Bê đã vi phạm pháp luật khi tỷ lệ sở hữu của gia đình ông ở Ngân hàng Phương Nam vượt quá 20%. Đây có thể là một nguyên nhân khác dẫn đến cuộc "hôn nhân" giữa hai ngân hàng, giúp ông Trầm Bê pha loãng tỷ lệ sở hữu của mình, khi vốn điều lệ của Sacombank là 12.425 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ tại ngân hàng Phương Nam chỉ ở mức 4.000 tỷ đồng vào cuối năm 2014. Mặc dù Đại hội cổ đông thường niên của Sacombank vào tháng 4 năm 2014 bị bao phủ bởi lo ngại về việc sáp nhập với ngân hàng Phương Nam sẽ kéo kết quả hoạt động của Sacombank xuống mức thấp tương tự như giai đoạn 2011-2012, kế hoạch sáp nhập vẫn nhận được sự chấp thuận của đa số cổ đông.

Mặc dù vậy, thời gian gần đây, các nhà đầu tư nhận được thông tin tích cực từ NHNN. Ông Trầm Bê sẽ không tham gia quản trị và điều hành ngân hàng sau sáp nhập. NHNN sẽ thực hiện các quyền cổ đông đối với toàn bộ cổ phần thuộc sở hữu của ông Trầm Bê. Mặc dù một số thành viên của HĐQT và Ban giám đốc của ngân hàng mới là từng thuôc Ban giám đốc của PNB, đại diện của NHNN trong

Page 17: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 17

HĐQT và Ban giám đốc của ngân hàng sau sáp nhập có thể sẽ giúp đảm bảo ngân hàng sẽ hoạt động một cách an toàn và hiệu quả, thực hiện thành công chương trình tái cơ cấu của Chính phủ.

Chỉ số STB PNB

Tổng tài sản 189.803 82.068

Tổng dư nợ 128.015 43.093

Tổng vốn chủ sở hữu 18.063 4.307

Lợi nhuận thuần 8.249 963

ROA 1,2 0,02

ROE 11,92 0,40

NIM 4,31 0,47

CAR 11 14,02

Tỷ lệ nợ xấu 1,2 5,92

Sacombank không có “vũ khí phòng thủ” hiệu quả trong việc ngăn ngừa nguy cơ bị thâu tóm, dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu sở hữu trong năm 2012. Động thái thu gom cổ phiếu STB đã âm thầm diễn ra từ năm 2010. Làn sóng tin xấu dẫn đến sự sụt giảm giá của STB, xói mòn nghiêm trọng giá trị tài sản đảm bảo của ông Đặng Văn Thành. Đây là một bài học sâu sắc trong quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là đối với công ty đại chúng. Để ngăn chặn các nỗ lực thâu tóm của đối thủ, Điều lệ công ty nên có một số quy định phòng ngừa để người thâu tóm không thể thay đổi tất cả các thành viên HĐQT cùng một lúc, chẳng hạn như quy định bầu cử hội đồng quản trị luân phiên, trong đó chỉ một phần HĐQT được bầu lại theo từng năm thay vì bầu đồng loạt một lúc. Trong trường hợp đó, đối thủ thâu tóm phải giành chiến thắng nhiều hơn một ”trận chiến đại diện” tại các cuộc họp cổ đông liên tiếp để giành toàn quyền kiểm soát công ty.

Hiệu quả hoạt động/chi nhánh 2008-2014

Hiệu quả hoạt động/nhân viên 2008-2014

Nguồn: Báo cáo tài chính STB , PNB

Hiệu quả hoạt động của NH Phương Nam thấp hơn so với Sacombank trong giai đoạn 2008-2014, tuy nhiên, khi so sánh với các ngân hàng khác, kết quả của Sacombank cũng khá khiêm tốn, xếp gần vị trí cuối. Trong năm 2014, STB đứng

--

3,000

6,000

9,000

12,000

15,000

18,000

21,000

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

tỷ đ

ồn

g

PNB STB

--

100

200

300

400

500

600

700

800

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

tỷ đ

ồn

g

PNB STB

Page 18: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 18

thứ tư về hiệu quả hoạt động/chi nhánh và thứ năm đối với hiệu quả hoạt động/nhân viên.

Vấn đề trở nên xấu hơn khi trong năm 2014, doanh thu của NH Phương Nam/nhân viên tiếp tục tuột dốc thêm 14,5% so với cùng kỳ, và chỉ bằng 49% của STB so với tỷ lệ 57% trong năm 2013. Hiệu quả hoạt động/chi nhánh của NH Phương Nam cũng giảm 14,5%; tương đương 35,4% của STB so với mức trước đó bằng 44,6%. Điều đó cho thấy hiệu quả hoạt động của hai ngân hàng một khi hợp nhất sẽ khiến cho ngân hàng sau sáp nhập thụt lùi so với các ngân hàng tương đương trong ít nhất là vài năm.

Đến cuối Qúy III/2014, PNB ghi nhận một khoản lợi nhuận 62 tỷ đồng, tương đương 3,3% lợi nhuận của STB, nhưng hơn hết, báo cáo tăng trưởng lợi nhuận ròng khá tiêu cực với mức giảm 72,6%. Đối với hầu hết các ngân hàng, thu nhập phần lớn đến từ thu nhập lãi, tuy nhiên, PNB là một trường hợp khác, với 54% thu nhập đến từ đầu tư chứng khoán, mà đây không phải là một nguồn thu nhập bền vững, trong khi chỉ có 32% đến từ thu nhập lãi. Do đó chúng tôi có những lo ngại về khả năng sinh lời của PNB.

Dư nợ của Ngân hàng Phương Nam tương đương hơn một phần ba tổng dư nợ của Sacombank, tuy nhiên, quản lý rủi ro tín dụng lại kém hiệu quả; Sacombank có tỷ lệ nợ xấu là 1,19%, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Phương Nam báo cáo là 5,92% vào thời điểm cuối năm 2014 theo một báo cáo của ngân hàng này, trong khi tỷ lệ nợ xấu theo kết quả thanh tra của Ngân hàng Nhà nước là 9,98%. Về lợi nhuận, Ngân hàng Phương Nam vẫn tụt lại xa so với các ngân hàng khác với thu nhập lãi âm, do đó tỷ lệ NIM của Ngân hàng Phương Nam âm vào cuối năm 2014 trong khi tỷ lệ này của STB đã luôn luôn cao hơn tỷ lệ trung bình là 4%, cao nhất trong số các ngân hàng niêm yết.

Sau khi ht trong s ngân hàng niêm yết. yu khi ht trong s ngân hàlà 16.425 th đ5 t, x t th thi h trong sht trongTMCP, và t trong s ngân hàng 291.000 t đ0 t. Trên thrt và t trong s ngtăng trư t tCAGR hiư t trong s ngân hàng nilà 18,53% c t tro trong giai đong s ngân hàngSTB sTB ng hai năm đi đong s ngâ đai năm đi đong s ngân hàng niêm yết. yai năm đi m đi đong số các ngâg hàng niêmi các ngân

Hiệu quả hoạt động/chi nhánh năm 2014 Hiệu quả hoạt động/nhân viên năm 2014

Nguồn: Báo cáo tài chính của STB và PNB

--

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

30,000

35,000

40,000

45,000

VCB MBB BID STB CTG ACB EIB SHB

tỷ đ

ồn

g

--

200

400

600

800

1,000

1,200

1,400

VCB MBB BID CTG STB ACB SHB EIB

tỷ đ

ồn

g

Page 19: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 19

hàng TMCP nhà nưác. Tc ngân hàng TMCP nhà nưác ngâg hàng niêm trađó chúng tôi có những lo ngại về khả năng sinh lời của PNB.hợp khác, với 54% thu nhập đến từ đầu tư chứ

Bảng cân đối kế toán Vốn điều lệ (tỷ đồng) Tổng tài sản (tỷ đồng)

Nguồn: Báo cáo Thường niên STB

STB có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản khá cao với mức CAGR đạt 18,53% trong giai đoạn 2009 – 2014, so với các ngân hàng khác như ACB đạt 9,31%, MBB đạt 28,57%, EIB đạt 21,67%, VCB đạt 17,2% và BID đạt 17,5%. Tuân thủ theo chính sách của NHNN, Sacombank tất toán quỹ vàng trị giá 2.931 tỷ đồng. Thêm vào đó, với tình hình kinh tế khó khăn, Sacombank buộc phải hoãn kế hoạch huy động vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, và vì vậy chỉ đạt 76% kế hoạch đặt ra trong năm 2013 với mục tiêu 16.418 tỷ đồng. Trong năm 2014, ngân hàng cũng không thể nâng vốn điều lệ thêm 8,5% như mục tiêu đã định. Chúng tôi cho rằng đây phần lớn là do kế hoạch sáp nhập giữa STB và PNB bị trì hoãn.

Với chính sách chỉ trả cổ tức bằng cổ phiếu kể từ năm 2006 và việc liên tục phát hành thêm cổ phiếu, Sacombank dẫn đầu về vốn điều lệ trong số các ngân hàng TMCP với mức vốn điều lệ đạt 12.245 tỷ đồng trong năm 2014. Vốn điều lệ của Sacombank tăng trưởng mạnh chủ yếu trong năm 2009 và 2010, và chững lại vào năm 2012 khi HĐQT và Ban Giám đốc chuyển hướng tập trung vào chuyển nhượng quyền sở hữu.

Cấu trúc tài sản của STB dần dần thay đổi từ năm 2008 đến năm 2014, có xu hướng tập trung hơn vào khách hàng. Mặc dù thấp hơn mức trung bình ngành, các khoản cho vay khách hàng của STB vẫn chiếm trung bình 60% tổng tài sản. Một thành phần quan trọng khác là đầu tư, chiếm 16% tổng tài sản. Các khoản vay liên ngân hàng sụt giảm từ năm 2011 và thậm chí thấp hơn trong năm 2012 do hiệu ứng từ Thông tư 21/2012/TT-NHNN với những quy định chặt chẽ hơn về việc quản lý và tổ chức lại hoạt động của thị trường liên ngân hàng, ví dụ như việc yêu cầu các ngân hàng phải trích lập dự phòng và phải có tài sản thế chấp cho các khoản vay liên ngân hàng. Tỷ lệ tiền gửi và cho vay liên ngân hàng của Sacombank ở mức 2%, thấp hơn khá nhiều so với các ngân hàng khác. Chúng tôi cho rằng việc tỷ lệ này giảm xuống mức thấp trong vòng 4 năm qua sẽ giảm đáng kể rủi ro tín dụng từ các đối tác, nếu chúng ta nhìn vào sự thiếu minh bạch và những yếu kém của các ngân hàng nhỏ ở Việt Nam.

5,1

16

8,0

78

10

,931

10

,74

0

10

,74

0

12

,42

5

12

,42

5

--

2,000

4,000

6,000

8,000

10,000

12,000

14,000

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

68

,439

10

4,0

19

15

2,3

87

14

1,4

69

15

2,1

19

16

1,3

78

18

9,8

03

--20,00040,00060,00080,000

100,000120,000140,000160,000180,000200,000

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

CAGR=18.53% CAGR=19.42%

Page 20: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 20

Hoạt động tín dụng

Cho vay khách hàng tăng trưởng ở mức CAGR 21,9% trong giai đoạn từ 2009 đến 2014. Mức tăng trưởng này rõ ràng thấp hơn các đối thủ cùng ngành với mức CAGR trung bình là 29,9%. Tuy nhiên, chúng tôi quan sát thấy xu hướng đi xuống trong tăng trưởng tín dụng và huy động kể từ năm 2012. Bất chấp năm 2013 với nhiều khó khăn, Sacombank vẫn tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng đã áp dụng 29 gói tín dụng với tổng giá trị 22.300 tỷ đồng (365 triệu USD), thu hút hơn 4.300 doanh nghiệp. Chính sự hỗ trợ này của Sacombank với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã giúp cho các khoản cho vay khách hàng của STB tăng 15,8%, so với mức trung bình ngành là 14,16% trong năm 2014.

Cho vay khách hàng (tỷ đồng) Phân tính các khoản vay theo đối tượng khách hàng

Nguồn: Báo cáo Tài chính STB

Ngân hàng tập trung cho vay phân khúc bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), tổng cộng chiếm tới hơn 98% cho vay khách hàng trong năm 2014, và

59

,65

7

82

,48

5

80

,539

96

,334

11

0,5

66

12

8,0

15

133,9

87

70.4%

38.3%

-2.4%

19.6% 14.8% 15.8%

4.7%

-10.0%

0.0%

10.0%

20.0%

30.0%

40.0%

50.0%

60.0%

70.0%

80.0%

--

20,000

40,000

60,000

80,000

100,000

120,000

140,000

160,000

52%

58%

61%

58%

54%

53%

42%

37%

34%

35%

40%

45%

0% 20% 40% 60% 80% 100%

2009

2010

2011

2012

2013

2014

DNNN DN tư nhân Cá nhân Khác

Phân tích Tài sản STB

Nguồn: Báo cáo Tài chính STB

17% 11% 11% 10% 9% 5% 5%

10% 15% 14%

7% 5% 5% 2%

51% 57% 54% 57% 63% 69% 67%

16% 11% 16% 18% 15% 15% 18%

6% 7% 6% 9% 10% 9% 9%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

TSCĐ và TS có khác

Đầu tư

Cho vay KH

Tiền gửi và cho vay LNH

Tiền mặt và tiền gửi NHNN

Page 21: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 21

cơ cấu cho vay này hầu như không thay đổi kể từ năm 2009. Chiến lược này cho thấy STB không bị ảnh hưởng nhiều bởi các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có rủi ro cao, vốn đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho nền kinh tế Việt Nam trong các năm trước đây. Có thể kể tới những cái tên như Vinashin và Vinaline, những công ty đã để lại những khoản nợ xấu khổng lồ cho các ngân hàng như SHB, ACB, BID và rất nhiều các ngân hàng khác. Các khoản cho vay DNNN của STB chỉ chiếm 2% cho vay khách hàng trong giai đoạn 2008-2014, thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành là 18%. Nếu tính cả trái phiếu doanh nghiệp và các khoản phải thu khác, tỷ trọng tín dụng cấp cho các doanh nghiệp lớn cũng như các khoản cho vay doanh nghiệp khác của STB sẽ tăng thành6,66%, vẫn ở mức khá thấp so với các công ty cùng ngành như ACB (8,74%), MBB (17%), EIB (27%), BID (24%) và VCB (29,6%) trong năm 2014.

Phân khúc bán lẻ vẫn chưa được khai thác hết với tiềm năng tăng trường và lợi nhuận lớn. Đây là cơ hội để Sacombank có thể nắm bắt nếu công ty có thể quản lý tốt những rủi ro đi kèm. Dịch vụ Sacombank Imperial, nhắm tới đối tượng khách hàng cao cấp, hiện đang có lượng khách hàng là hơn 3.500 với số dư tài khoản tối thiểu là từ 2 đến 5 tỷ đồng, cao gấp đôi so với yêu cầu tối thiểu của các ngân hàng khác. Mảng này sẽ giúp tăng thu nhập lãi của Sacombank và giữ cho tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp. So với các ngân hàng khác, Sacombank đã nới lỏng hơn các chính sách đối với các khoản cho vay cá nhân, chảng hạn như giá trị của khoản vay có thể lên tới gấp 14 lần mức lương. Sacombank cũng đưa ra các khoản cho vay kinh doanh hộ gia đình với giá trị không giới hạn và kỳ hạn tối đa theo yêu cầu của khách hàng. Để thực hiện được các chính sách linh hoạt như vậy, Sacombank cần phải hết sức kinh nghiệm trong mảng ngân hàng bán lẻ để có thể quản lý rủi ro nợ xấu tiềm tàng trong khi duy trì đà tăng trường tín dụng cao trong các thời kỳ khó khăn. Cho vay tiêu dùng chiếm 12,7% tổng cho vay khách hàng trong năm 2014, giảm 16% so với cùng kỳ từ 19.344 tỷ đồng trong năm tài chính 2013 với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng mới nổi như VPbank.

Phân tích cơ cấu cho vay theo kỳ hạn Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn giữ ở mức ổn định trong giai doạn 2009-2012. Trong năm 2013, cho vay ngắn hạn ghi nhận mức tăng trưởng âm trong khi cho vay trung và dài hạn tăng mạnh lần lượt ở mức 84,32% và 14,12% so với cùng kỳ. Điều này có thể là kết quả từ việc tái cấu trúc các khoản cho vay ngắn hạn đã quá hạn, theo Quyết định 780. Vì vậy, tỷ trọng cho vay ngắn hạn giảm xuống 48%, trong khi tỷ trọng của cho vay trung và dài hạn đạt lần lượt ở mức 38% và 14% cho vay khách hàng, so với cơ cấu trước đây ở mức lần lượt là 65%, 17% và 18%. Bức tranh trong năm 2014 cũng tương tự như vậyvới mức tăng trưởng của cho vay trung và dài hạn ở mức 22%, cao hơn cho vay ngắn hạn, vốn không có nhiều sự thay đổi trong năm 2014. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn tiếp tục giảm xuống 42%, trong khi tổng cho vay trung và dài hạn đạt 58%. Cơ cấu này hoàn toàn trái ngược so với năm tài chính 2012. Các khoản lãi phải thu tăng 35,2%, đạt 5.149 tỷ đồng so với mức 3.809 tỷ đồng trong năm 2013, tương đương 20,4% thu nhập lãi thuần. Đối với các khoản cho vay ngắn hạn, việc trả lãi diễn ra theo quý, trong khi đối với các khoản vay dài hạn tiền lãi được trả theo kỳ nửa năm hoặc một năm. Như vậy, chúng tôi giả định sự tăng trưởng của cho vay trung và dài hạn (tái cấu trúc từ các khoản cho vay ngắn hạn) phần nào dẫn đến

Mảng bán lẻ và cho vay các DN vừa và nhỏ là trọng tâm của STB

Tăng trưởng nhanh chóng của tín dụng trung và dài hạn một phần là do hệ quả của việc tái cấu trúc các khoản nợ ngắn hạn đã quá hạn theo Quyết định 780

Page 22: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 22

sự gia tăng của các khoản lãi phải thu. Con số lãi phải thu lớn cũng là tín hiệu cho thấy một số khách hàng đang cần đươcj gia hạn cho khoản vay của mình, và cũng giải thích cho việc STB phải tái cấu trúc các khoản cho vay ngắn hạn thành các khoản cho vay với kỳ hạn dài hơn. Bước đi này sẽ giúp ngân hàng tránh được việc phải vốn hóa lãi phải trả, tăng tỷ lệ nợ xấu và tạo áp lực lên khả năng sinh lời. Đối với các khoản nợ nhóm 1, thu nhập lãi được ghi nhận trên cơ sở kế toán dồn tích, nghĩa là các ngân hàng có thể ghi nhận thu nhập lãi trước khi thực sự nhận được khoản thu nhập này. Trong khi đó, đối với các khoản nợ từ nhóm 2 đến 5, thu nhập lãi được ghi nhận trên cơ sở thực thế thu được lâi. Khi các khoản nợ được phân loại thuộc nhóm 2 đến 5, các khoản nợ này được chuyển sang theo dõi ngoại bảng và thu nhập lãi chỉ có thể được ghi nhận khi ngân hàng thực sự thu được khoản lãi. Tính đến cuối Q1/2015, STB có tỷ trọng nợ nhóm 1 lớn, trên 98,5% so với ACB (95%). VCB (92%), BID(95%) và EIB (96,6%).

STB đã nâng tỷ trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (vốn là các lĩnh vực được ưu tiên) lên 25,3% so với cùng kỳ, trong khi con số này trong năm 2014 chỉ là 9,4% và cao hơn rất nhiều so với các ngân hàng khác như EIB (8,8%), MBB(3,1%), ACB (0,8%), VCB(2,4%), BID (5,4%). Trong những năm gần đây, nông nghiệp và phát triển nông thôn được ưu tiên để tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng trong khi chính sách thắt chặt tín dụng được áp dụng với các lĩnh vực phi sản xuất. Thêm vào đó, NHNN đã cung cấp các chính sách tiền tệ tốt hơn để hỗ trợ ngân hàng và đưa ra các ưu đãi liên quan đến dự trữ bắt buộc và đảo nợ khi ngân hàng gia hạn vay cho các khoản nợ thuộc những lĩnh vực này. Có vẻ như STB sẽ tiếp tục tăng dư nợ cho lĩnh vực nông nghiệp để được hưởng lợi từ các ưu đãi của NHNN.

Phân tích cơ cấu tín dụng STB theo kỳ hạn

Nguôn: BCTN của STB

Trong tháng 6 năm 2014, Sacombank đã ký kết một biên bản ghi nhớ với Rabobank, trong đó Rabobank cam kết sẽ chia sẻ và hướng dẫn phương pháp và các biện pháp kỹ thuật để giúp Sacombank triển khai các sản phẩm tài chính thích hợp cho lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp. Thêm vào đó, Rabobank sẽ thực hiện đào tạo chuyên sâu cho nhân viên của Sacombank để giúp Sacombank phát triển mạnh trong lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp ở Việt Nam. Tỷ trọng cho vay xây dựng cũng có sự thay đổi lớn, từ mức 5,9% trong năm 2008 lên

65% 63% 62% 62% 48% 42%

17% 20% 20% 24% 38%

41%

18% 17% 18% 14% 14% 17%

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

2009 2010 2011 2012 2013 2014

Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

Con số lãi phải thu lớn báo hiệu về khả năng không thể trả nợ đúng hạn của khác hàng.

Page 23: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 23

mức 12,4% trong năm 2014, và đây dường như là nguyên nhân chính cho sự tăng lên đột ngột của tỷ lệ nợ xấu từ mức 0,58% trong năm 2008 lên 2,05% trong năm 2012. Thêm vào đó, tỷ trọng cho vay hoạt động kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn cũng ngày một tăng lên. Hoạt động này cũng được coi như hoạt động kinh doanh bất động sản. Nếu gộp khoản này vào mục cho vay xây dựng và cho vay bất động sản, thì tỷ trọng thực sự của lĩnh vực này chiếm đến 30% trong năm 2013 và 2014. Trong trường hợp này thì mức độ rủi ro thực sự mà STB phải đối mặt sẽ cao hơn nhiều tỷ lệ nợ xấu 1,19% được báo cáo trong năm 2014. Động thái này của STB thực chất cũng theo xu thế chung của ngành, kể từ khi tỷ lệ rủi ro cho vay bất động sản được cắt giảm từ 250% xuống 150%, luật Nhà ở và luật Kinh doanh Bất động sản được ban hành, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn tăng từ 30% lên 60%, các ngân hàng bắt đầu rót tín dụng vào ngành này, làm nóng thị trường bất động sản và gia tăng niềm tin của người tiêu dùng vào thị trường. Sự ấm dần của thị trường bất động sản là dấu hiệu tích cực cho ngành ngân hàng khi mà hơn 70 tài sản đảm bảo là bất động sản. Tuy nhiên, khi thị trường bất động sản quá “nóng” dẫn đến “cơn sốt” hay quá “lạnh” dẫn đến “đóng băng” thị trường thì đều có tác động tiêu cực đến ngành ngân hàng.

Cơ cấu cho vay theo ngành của STB năm 2014 Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Nguồn: Báo cáo Tài chính các ngân hàng

Sacombank cũng cấp tín dụng cho các ngành mới vốn trước đây bị bỏ ngỏ, ví dụ như Hoạt động làm thuê các công việc trong gia đình và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình, Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội, thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ và đồ dùng cá nhân. Mặc dù STB đã chuyển từ trái phiếu doanh nghiệp sang trái phiếu chính phủ trong năm 2014, chúng tôi nhận thấy mức tăng trưởng đột biến của chứng khoán nợ theo bảng cân đối dự kiến của STB vào năm 2015, với mức tăng gấp đôi so với năm 2014. Bên cạnh mức tăng trưởng cao của trái phiếu chính phủ, chúng tôi cũng cho rằng một số khoản cho vay khách hàng của PNB sẽ được chuyển đổi thành đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

9.4%

14.5%

12.3%

6.7% 13.1%

5.5%

18.0%

20.0%

Nông lâm nghiệp, thủy sản Công nghiệp chế biến, chế tạo Xây dựng Hoạt động tài chính, NH và BH Thương nghiệp Dịch vụ hộ gia đình Các HĐKD tài sản Khác

1,6

20

2,2

01

4,8

46

4,0

85

2,9

42

1,8

20

1,0

00

--

1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

tỷ đ

ồn

g

Page 24: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 24

Hoạt động đầu tư

Sự tăng trưởng của danh mục đầu tư của STB chủ yếu đến từ từ tăng trưởng đầu tư chứng khoán nợ, vốn chiếm trung bình 90% tổng danh mục đầu tư từ năm 2009 đến năm 2014. Tỷ trọng này đang tăng lên mức 98% trong khi chứng khoán vốn, đầu tư vào công ty liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác chỉ chiếm 2% tổng danh mục đầu tư trong năm 2014. Tỷ trọng đóng góp của chứng khoán nợ vào doanh thu đạt mức trung bình 14% trong giai đoạn này. Chứng khoán nợ bao gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, và trái phiếu của các định chế tài chính. Trong năm 2012, xấp xỉ 30% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động bị phá sản, giải thể hoặc ngừng hoạt động, thị trường bất động sản ảm đạm, thị trường chứng khoán không hấp dẫn, nhiều ngành sản xuất như thép, thủy sản, lúa gạo gặp khó khăn kéo dài. Điều này buộc Sacombank phải hạn chế đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp với tỷ trọng giảm từ 16% trong năm 2011 xuống 8% trong năm 2012 và 2013, và chỉ còn 3% trong năm 2014.

Sự gia tăng đầu tư trái phiếu Chính phủ trong năm 2012, 2013 và 2014 là kết quả kết hợp từ sự suy giảm đáng kể trong thị trường liên ngân hàng và sự tăng trưởng chậm chạp của các khoản cho vay khách hàng. Hoạt động đầu tư chứng khoán nợ đã chứng tỏ là một kênh đầu tư an toàn nhưng khá hiệu quả tạo ra thu nhập lãi cho STB. So sánh với lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi tại các định chế tài chính khác, lãi suất của chứng khoán nợ khá ổn định và ở mức tương đối cao. Lượng lớn trái phiếu Chính phủ cũng có thể giúp STB có thể linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh thanh khoản của mình bằng cách tham gia vào thị trường mở khi cần thiết. Thêm vào đó, trái phiếu Chính phủ cũng có thể được coi như một loại tài sản không có rủi ro khi tính toán CAR, và vì vậy càng hấp dẫn các ngân hàng như STB tăng tỷ lệ sở hữu.

Trái phiếu Chính phủ chiếm tỷ trọng rất lớn trong danh mục chứng khoán nợ của STB trong năm 2014 (75%) và quý 1 năm 2015 (84%). Thông tư 36 mới được ban hành yêu cầu khoản đầu tư của các NHTM vào trái phiếu Chính phủ phải thấp hơn 35% nguồn vốn ngăn hạn. STB có nguồn vốn ngắn hạn khá dồi dào ở

Phân tính cơ cấu đầu tư của STB

Nguồn: Báo cáo Tài chính STB

--

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

30,000

35,000

40,000

2009 2010 2011 2012 2013 2014

tỷ đ

ồn

g

ĐT dài hạn khác

Góp vốn

CK vốn

TPDN

TP TCTD

TPCP

STB sẽ không bị ảnh hưởng bởi Thông tư 36 về giới hạn đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ mặc dù tỷ lệ sở hữu đang ngày càng tăng.

Page 25: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 25

mức 151.261 tỷ đồng trong năm 2014, khoản này chỉ chiếm 18% vốn ngắn hạn của ngân hàng, và vì vậy hoạt động đầu tư vào trái phiếu Chính phủ của STB sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi Thông tư 36.

Hoạt động huy động vốn

Huy động khách hàng tăng tăng trưởng gộp đạt 21,93% trong giai đoạn 2009 đến 2014, cao hơn tăng trưởng tín dụng, và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu nợ phải trả, từ 65% trong năm 2009 lên 95% trong năm 2014. Tiền gửi và vay liên ngân hàng chiếm 3% tổng nợ, và các nguồn vốn khác chiếm khoảng 1%. Tăng trưởng huy động trong năm 2014 đạt 23,9%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng 15,8%, làm giảm tỷ lệ LDR từ xấp xỉ 114% xuống 84%. Tốc độ tăng trưởng cao phần nào là nhờ sự bổ sung của các khoản tiền gửi cá nhân từ ba chương trình khuyến mãi chính trong năm 2014 (Khai xuân đắc lợi, Hè rộn ràng ngàn niềm vui, Sinh nhật vui – Xuân hạnh phúc). Cũng nhờ đó mà ngân hàng có thêm gần 7.300 tỷ đồng từ tiền gửi trung và dài hạn. Theo Thông tư 36, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi phải thấp hơn 80%. Vì lý do đó, STB cần tăng trưởng huy động nhanh hơn tăng trưởng tín dụng trong năm 2015.

Tiền gửi khách hàng (tỷ đồng) Cho vay khách hàng

Nguồn: Báo cáo Tài chính STB, PNB

Ba nguồn vốn chủ yếu của STB là tiền gửi khách hàng, tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác và phát hành giấy tờ có giá. matron khi tỷ trọng tiền gửi khách hàng khá ổn định trong giai đoạn từ 2008 đến 2011, năm 2012, 2013 và 2014 lại chứng kiến mức tăng trưởng rõ rệt của tiền gửi khách hàng từ 59% lên tới hơn 90%. Tỷ trọng vay các tổ chức tín dụng khác cũng có sự sụt giảm mạnh từ 10% trong năm 2011 xuống mức 3% kể từ năm 2012. Lý do của thay đổi này có thể được giải thích bởi tác động tiêu cực từ Thông tư 21/2012 quy định về hoạt động liên ngân hàng. Trong các năm 2008 và 2009, Sacombank được NHNN cho phép phát hành giấy tờ có giá dài hạn trị giá 5.000 tỷ đồng và 10.000 tỷ đồng trong giai đoạn tăng trưởng tín dụng cao. Trong năm 2013 và 2014, các loại giấy tờ có giá cũng suy giảm và nguồn vốn trở nên khá dồi dào, khiến cho tỷ

60,5

16

78,3

35

75,0

92

107,

459

131,

645

163,

057

171,

100

31.2% 29.4%

-4.1%

43.1%

22.5%

23.9%

4.9%

-10.0%

0.0%

10.0%

20.0%

30.0%

40.0%

50.0%

--

20,000

40,000

60,000

80,000

100,000

120,000

140,000

160,000

180,000

3% 11% 10% 3% 3% 3%

65% 57% 59% 78% 91% 95%

24% 21% 14% 6%

0%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2009 2010 2011 2012 2013 2014

Khoản nợ CP & NHNN Tiên gửi và vay LNH Tiền gửi KH

Giấy tờ có giá Vốn tài trợ, ủy thác Nợ khác

Page 26: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 26

trọng của giấy tờ có giá sụt giảm từ mức khá cao là 24% tổng nợ trong năm 2009 xuống mức dưới 1% trong năm 2013 và 2014..

Cơ cấu tiền gửi năm 2014

Nguồn: Báo cáo Thường niên STB

Là một ngân hàng bán lẻ, STB có tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn thấp hơn so với các ngân hàng khác và cơ cấu này khá ổn định kể từ năm 2008. Điều này phù hợp với cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng, với đối tượng khách hàng cá nhân đóng góp phần lớn trong tổng huy động và tiền gửi có kỳ hạn của STB đến phần lớn từ nhóm này. Vì tiền gửi có kỳ hạn thường sẽ có lãi suất cao hơn, điều này phần nào làm giảm chênh lệch lãi suất của STB; vì vậy cho đến nay, STB vẫn giữ đứng đầu về chi phí vốn. Nếu xét về cơ cấu tiền gửi theo loại tiền tệ, 94% tổng tiền gửi là VNĐ và chỉ 6% là USD. Sau khi một số quy định được đưa ra trong các năm 2011 và 2012 bởi NHNN nhằm giảm quy mô của thị trường ngoại hối và kìm hãm quá trình đô la hóa, cụ thể là Thông tư 20/2011 quy định chặt chẽ hơn về mua, bán ngoại tệ; Thông tư 07/2012 giảm tổng số dư ngoại tệ của các tổ chức tín dụng; Thông tư 09/2011, Thông tư 14/2011 quy định mức lãi suất trần cho huy động USD, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ đã giảm từ 12% năm 2011 xuống 6% năm 2013. Khi chênh lệch lãi suất tiền gửi USD và VNĐ khá đáng kể và tỷ giá được giữ ổn định, nhiều người dân đã bán USD để đổi sang VNĐ để hưởng lãi suất cao hơn. Vì vậy, sự thay đổi về tỷ trọng của VNĐ và USD trong cơ cấu tổng tiền gửi của STB là phù hợp với xu thế chung của thị trường.

Kết quả hoạt động kinh doanh

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh của STB có sự tăng trưởng mạnh ở mức 22,4% trong giai đoạn 2008 – 2014, tuy nhiên mức tăng trưởng chững lại trong năm 2012 và 2013. Lợi nhuận thuần lại có mức tăng thấp hơn với CAGR 15% trong cùng giai đoạn. Năm 2012 là một năm đầy khó khăn đối với thị trường chứng khoán nói chung, và đối với Sacombank nói riêng, khi công ty phải trích lập dự phòng cao trong năm, làm sụt giảm lợi nhuận với mức lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 1.315 tỷ đồng, hoàn thành 39% chỉ tiêu đề ra. Cùng với đó, sự thay đổi trong HĐQT và Ban Giám đốc đã ảnh hưởng xấu tới kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

16%

84%

Doanh nghiệp Cá nhân

15%

85%

Không kỳ hạn Có kỳ hạn

94%

6%

VND USD

Page 27: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 27

Tăng trưởng doanh thu của STB Cơ cấu thu nhập từ hoạt động kinh

Nguồn: Báo cáo Tài chính STB

Chi phí quản lý cũng tăng mạnh kể từ năm 2011, làm chậm tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận thuần. Trong năm 2011 và 2012, Sacombank cũng tăng mạnh số lượng nhân viên với mức tăng 20%, dẫn tới chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lần lượt 85% và 14% trong hai năm này. Tuy nhiên, thu nhập từ hoạt động kinh doanh lại không tăng trưởng tương đương, đạt ở mức 46,4% và -0.21% trong cùng giai đoạn. Đây là lần đầu tiên ngân hàng ghi nhận tăng trưởng âm kể từ khi IPO. Kết quả kinh doanh của ngân hàng cho thấy việc tăng số lượng nhân viên không đi cùng với việc gia tăng hiệu quả hoạt động. Trong năm 2014, mặc dù thu nhập từ hoạt động kinh doanh có sự cải thiện đôi chút với mức tăng 8,5% nhờ vào hoạt động kinh doanh vàng & ngoại hối và hoạt động đầu tư chứng khoán, lợi nhuận ròng vẫn bị kéo xuống 1% bởi chi phí dự phòng tăng gấp đôi lên 963 tỷ đồng.

Thu nhập lãi

Tài sản sinh lãi tăng ở mức trung bình 22% từ năm 2009 đến 2014. Tuy nhiên, từ năm 2013 lãi suất nhận được giảm xuống nhiều hơn so với lãi suất phải trả, dẫn tới mức tăng chậm và thậm chí âm trong năm 2014.

2009 2010 2011 2012 2013 2014

Lãi suất thu nhập 10,54% 11,22% 14,88% 14,15% 12,36% 9,97%

Lãi suất cho vay 11,79% 13,26% 16,60% 14,92% 12,87% 10,34%

Lãi suất chứng khoán nợ 9,18% 8,85% 11,69% 11,28% 10,09% 7,83%

Lãi suất tiền gửi 5,48% 4,24% 8,73% 6,21% 4,27% 3,16%

Lãi suất phải trả 6,42% 7,18% 9,95% 8,76% 7,27% 5,57%

Lãi suất tiền gửi 7,37% 8,69% 11,65% 8,90% 7,48% 5,56%

Lãi suất vay 7,73% 15,82% 13,57% 6,04% 5,37% 6,14%

Lợi suất trái phiếu 2,80% 1,81% 6,27% 11,16% 5,52% 0,20%

NIM 3,40% 3,70% 4,87% 5,45% 5,03% 4,31%

Tương tự nhu các ngân hàng khác, phần lớn thu nhập từ hoạt động kinh doanh của STB đến từ thu nhập lãi. So với trung bình ngành, với 85% là thu nhập lãi

66.9%

23.4% 33.6%

1.5% 10.9% 8.5%

0.0%10.0%20.0%30.0%40.0%50.0%60.0%70.0%80.0%

--1,0002,0003,0004,0005,0006,0007,0008,0009,000

2009 2010 2011 2012 2013 2014

tỷ đ

ồn

g

Thu nhập hoạt động Tăng trưởng theo năm

56% 77% 86% 95% 87% 80%

44% 23% 14% 5% 13% 20%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2009 2010 2011 2012 2013 2014

Thu nhập lãi Thu nhập ngoài lãi

Page 28: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 28

và 15% là thu nhập ngoài lãi, STB có một cơ cấu doanh thu đa dạng hơn trong năm 2014 với 80% từ thu nhập lãi và 20% từ thu nhập ngoài lãi.

Thu nhập lãi từ cho vay và ứng trước khách hàng, các tổ chức tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập lãi, chiếm 78%-85% tổng thu nhập lãi trong giai đoạn 2009-2014. Tuy nhiên, Sacombank đã dần dần chuyển hướng sang các dịch vụ ngân hàng hiện đại hơn để tăng thu nhập ngoài lãi thay vì phụ thuộc vào thu nhập lãi.

STB có mức NIM cao hơn trung bình, đạt 4,57% trong năm 2015 và liên tục đạt mức NIM cao kể từ năm 2009, với tỷ trọng cho vay cá nhân lớn, trung bình đạt 40%. Thêm vào đó, như đã giải thích ở trên, STB có tỷ lệ nợ nhóm 1 lớn. Đối với nợ nhóm 1, thu nhập lãi được ghi nhận theo cơ sở dồn tích. Trong khi đối với các khoản nợ từ 2 đến 5, thu nhập lãi được ghi nhận theo cơ sở thực tế. Tuy nhiên, mức NIM cao của STB sẽ có thể đứng trước nguy cơ sụt giảm khi các ngân hàng lớn khác như VCB, CTG và BID chú trọng phát triển hơn mảng ngân hàng bán lẻ. Chênh lệch lãi suất giảm xuống khi mà lãi suất thu nhập giảm mạnh hơn lãi suất phải trả. Thêm vào đó, tỷ trọng trái phiếu Chính phủ trên tổng tài sản sinh lãi tăng từ 13% trong năm 2013 lên 17% trong năm 2014 (trái phiếu Chính phủ có lợi suất thấp hơn so với các tài sản sinh lời khác).

Chỉ số (%)

STB MBB ACB BID VCB EIB

2014 Q1/15 2014 Q1/15 2014 Q1/15 2014 Q1/15 2014 Q1/15 2014 Q1/15

NIM 4,31 4,57 3,77 4,45 3,06 3,47 3,05 2,81 2,55 2,80 1,82 2,60

Từ năm 2014 trở đi, hầu hết các ngân hàng niêm yết đều phân loại lại cơ cấu thu nhập. Các ngân hàng sẽ gộp thu nhập bảo lãnh vào thu nhập lãi thay vì thu nhập từ phí dịch vụ. Vì vậy, thu nhập lãi cũng như NIM sẽ tăng “ảo” vì thu nhập bảo lãnh thường không đi kèm chi phí và số dư bảo lãnh ở ngoại bảng. Nếu chúng ta không bao gồm thu nhập bảo lãnh vào thu nhập lãi thì NIM trong Q1/2015 sẽ giảm 6 điểm cơ bản xuống 4,49%.

Cơ cấu thu nhập lãi của STB

Nguồn: Báo cáo Tài chính STB

78% 80% 76% 81% 85% 82%

12% 12% 15% 15% 13% 14%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2009 2010 2011 2012 2013 2014Lãi tiền gửi Cho vay Chứng khoán nợ Bảo lãnh Khác

STB có cơ cấu doanh thu đa dạng hơn so với trung bình ngành.

NIM cao hơn nhờ vào tỷ trọng cho vay cá nhân và tỷ trọng nợ nhóm 1 lớn.

Page 29: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 29

Thu nhập ngoài lãi:

Thu nhập ngoài lãi có sự biến động khá mạnh kể từ năm 2008, phần lớn là do lỗ từ hoạt động kinh doanh vàng & ngoại hối và hoạt động đầu tư chứng khoán. Trong năm 2010, Sacombank ghi nhận lỗ ròng hơn 502 tỷ đồng từ kinh doanh vàng & ngoại hối và phần lớn số này đến từ Công ty Vàng bạc Đá quý Sacombank (SBJ) và từ hợp đồng tín thác của Sacombank với SBJ. Do chênh lệch lãi suất lớn giữa vàng, USD và VNĐ, nhiều ngân hàng giữ trạng thái vàng và ngoại tệ âm để hượng lợi từ chênh lệch này. Tuy nhiên, bước đi này đã phản tác dụng, gây lỗ ròng từ định giá lại tài sản và các khoản nợ bằng ngoại tệ. Sacombank là một trong những trường hợp hiếm hoi chứng kiến mức lỗ lớn như vậy từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối.

Đối với phân khúc doanh nghiệp tư nhân, Sacombank đã triển khai chương trình “Cùng doanh nghiệp vươn ra biển lớn” nhằm giúp đỡ các khách hàng doanh nghiệp vượt qua điều kiện kinh tế khó khăn. Thu nhập ròng từ phí dịch vụ, vốn đóng góp một tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng thu nhập ngoài lãi, đã tăng lên tới 97% tổng thu nhập ngoài lãi trong năm 2013 do lỗ ròng từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối, tuy nhiên, chính trong năm 2013 này thu nhập ròng từ phí dịch vụ cũng tăng 38%. Mức tăng của thu nhập phí dịch vụ được hỗ trợ bởi các dột phá trong nền tảng thanh toán quốc tế và nội địa, dịch vụ thẻ và ngân hàng trực tuyến. Thu nhập từ dịch vụ ngân hàng trực tuyến đạt mức 53 tỷ đồng, tăng 2,4% so với năm trước. Từ năm 2014 trở đi, thu nhập bảo lãnh được tái cơ cấu thành thu nhập lãi, điều này lý giải tại sao thu nhập ròng từ phí dịch vụ hầu như không thay đổi. Nếu chúng ta bỏ qua thay đổi về mặt kế toán này, thu nhập ròng từ phí dịch vụ thực chất đã tăng trưởng ngang với mức tăng trưởng tín dụng.

Cơ cấu thu nhập ngoài lãi của STB

Nguồn: Báo cáo Tài chính STB

37%

-35% -22%

-61%

173%

73%

-100%

-50%

0%

50%

100%

150%

200%

-1,000

-500

-

500

1,000

1,500

2,000

2009 2010 2011 2012 2013 2014

tỷ đ

ồn

g

Hoạt động dịch vụ Kinh doanh ngoại hối Đầu tư chứng khoán vốn KHác Tăng trưởng theo năm

Từ năm 2014 trở đi, doanh thu bảo lãnh được phân loại lại thành thu nhập lãi, giúp làm tăng NIM

Page 30: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 30

Thu nhập ngoại hối được cải thiện, ghi nhận 196 tỷ đồng trong năm 2014 so với mức lỗ ròng 203 tỷ đồng trong năm ngoái vì STB phải chịu khoản lỗ từ việc đóng trạng thái vàng trong năm tài chính 2013.

Ngân hàng ghi nhận khoản lợi nhuận 407 tỷ đồng từ chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư, nhờ khoản hoàn nhập dự phòng khi thị trường diễn biến thuận lợi trong năm 2014.

Hoạt động kinh doanh vàng

Vào thời điểm năm 2008, hoạt động kinh doanh vàng đang ở đỉnh cao. Nhiều nhà đầu tư chuyển vốn từ thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản sang các sàn giao dịch vàng. Với nỗ lực theo kịp xu thế chung, vào cuối năm 2008, Sacombank thành lập Công ty Vàng bạc Đá quý Sacombank (SBJ), một công ty con với vốn điều lệ 200 tỷ, tận dụng mạng lưới hoạt động của ngân hàng để đa dạng hóa thu nhập ngoài lãi.

Vào tháng 11 năm 2008, SBJ thành lập sàn giao dịch vàng đầu tiên của mình tại TP. Hồ Chí Minh. Khách hàng của SBJ được phép giao dịch hàng ngày với mức giá là ± 1% so với giá tham chiếu. Vào thời điểm này, có khoản 10 sàn giao dịch vàng đang hoạt động tại Việt Nam, bao gồm sàn vàng của Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng TMCP Việt Á… Loại vàng giao dịch tại sàn là vàng miếng SJC hoặc vàng miếng SBJ do chính công ty phát hành.

Bắt đầu từ năm 2010, nhận thấy những rủi ro liên quan từ việc huy động và cho vay vàng, NHNN bắt đầu xiết chặt các hoạt động này thông qua việc ban hành Thông tư 22/2010 và Thông tư 11/2011. NHNN cũng yêu cầu toàn bộ 20 sàn giao dịch vàng đang hoạt động phải đóng cửa trước ngày 30/03/2010. Sàn vàng của SBJ, vốn trước đây được biết tới như một trong những sàn giao dịch vàng lớn nhất cả nước với khối lượng giao dịch hàng ngày vào khoảng 500.000 lượng, thì tới tháng 01 năm 2010 khối lượng giao dịch sụt giảm xuống chỉ còn 10.000 lượng mỗi ngày.

Số dư vàng Cơ cấu doanh thu theo loại tiền tệ

Nguồn: Báo cáo Tài chính STB

Đến năm 2011, mặc dù tất cả các ngân hàng đã bị buộc phải đóng trạng thái vàng, NHNN vẫn cho phép nhóm G5+1, trong đó có Ngân hàng Đông Á, EIB,

--2,0004,0006,0008,000

10,00012,00014,00016,00018,00020,000

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

tỷ đ

ồn

g

77% 71% 76% 73% 80% 91% 91%

12% 13% 12% 16% 12%

9% 9% 11% 16% 12% 11% 8%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

VND FX Vàng

Vào năm 2011, chỉ nhóm G5+1, bao gồm STB được phép kinh doanh vàng.

Page 31: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 31

STB, ACB, TCB và SJC mở tài khoản vàng tại nuowcocs ngoài, mua vàng trên tài khoản này và bán tối đa 20% dự trữ vàng để ổn định thị trường vàng trong nước. Tuy nhiên, trái với mong muốn của NHNN, quy định này đã cho phép nhóm G5+1 đầu cơ trục lợi, với trạng thái vàng của các ngân hàng ở mức âm 40%. Với "trách nhiệm" bình ổn thị trường vàng trong nước được ngân hàng trung ương giao phó, G5+1 đã thu được lợi nhuận từ chênh lệch giữa huy động vàng lãi suất thấp và cho vay tiền đồng lãi suất cao. Điều này có thể lý giải cho việc số dư vàng tại STB mặc dù giảm nhẹ vẫn ở mức cao trong năm 2011 so với năm 2010.

Tháng 8 năm 2012, nhóm G5+1 không còn được hưởng chế độ ưu tiên nữa mà cũng phải tuân theo thời hạn quy định đóng trạng thái vàng vào ngày 25 tháng 11 năm 2012 như các ngân hàng khác (Thông tư 12/2012). SBJ đã bị ảnh hưởng nặng nề từ lệnh cấm kinh doanh vàng này, bởi 50% doanh thu của công ty là tới từ các hoạt động giao dịch vàng trong năm 2011. Trên thực tế, đóng góp của SBJ vào tổng lợi nhuận chung của Sacombank đã sụt giảm đáng kể. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế của SBJ trong các năm 2010, 2011, và 2012 lần lượt là 31 tỷ đồng, 22,1 tỷ đồng và 6,9 tỷ đồng. Sau năm 2012, công ty con này của Sacombank phải chuyển hướng hoạt động, tăng mảng sản xuất trang sức, thâm nhập vào ngành thời trang và thiết kế các mẫu mã mới để cạnh tranh với các thương hiệu khác.

Việc buộc phải đóng trạng thái vàng đã gây ra khoản lỗ xấp xỉ 502 tỷ đồng và 203 tỷ đồng vào các năm 2010 và 2013, tổng cộng là khoảng 705 tỷ đồng, tương đương hơn một nửa tổng lợi nhuận từ kinh doanh vàng và ngoại hối trong giai đoạn 2008 đến 2012 (1.247 tỷ đồng).

Thế mạnh Dịch vụ thẻ

Trong năm 2014, nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, tổng lượng thẻ lưu hành đến cuối năm 2014 đã lên hơn 2,45 triệu. Tổng cộng ngân hàng có 850 máy ATM, tăng 75 máy; và 4.650 máy POS, tăng 2.791 máy so với năm trước. Tổng số dư thẻ tín dụng tăng 22% so với cùng kỳ. Nhờ chênh lệch lợi suất, thu nhập ròng từ dịch vụ thẻ tăng 26,1% so với cùng kỳ, chiếm 55,4% lợi nhuận ròng từ thẻ, tổng doanh thu thẻ chiếm 15% thu nhập ngoài lãi của Sacombank. Thu nhập ròng từ thẻ tăng 28,6% so với cùng kỳ.

Nếu xét về phân khúc khách hàng cá nhân, Sacombank là ngân hàng đầu tiên cung cấp thẻ Visa Infinite với những đặc quyền chưa từng có tại Việt Nam. Đây là thẻ tín dụng VISA cao cấp nhất được chấp nhận trên toàn thế giới. Theo Visa International, thu nhập từ các giao dịch thẻ tín dụng của Sacombank Visa Platinum dẫn đầu thị trường thẻ Platinum của Việt Nam. Đây là động lực cho Sacombank và Visa International tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ trong phân khúc thẻ tín dụng bằng cách tung ra các siêu thẻ tín dụng Sacombank Visa Infinite để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng cao cấp. Với gần 1,5 triệu thẻ đã được phát hành tính đến thời điểm này, điều ngày đã khẳng định thêm vị trí dẫn đầu của Sacombank về doanh thu từ thẻ, cũng như sự đa dạng của các sản phầm thẻ ở Việt Nam.

Tổng lỗ lũy kế từ việc đóng trạng thái vàng là vào khoảng 705 tỷ đồng.

Page 32: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 32

Dịch vụ thanh toán quốc tế

Đây cũng là một thế mạnh khác của Sacombank. Doanh thu từ thanh toán quốc tế tăng 22,5% so với cùng kỳ, đạt mức 6,8 tỷ USD trong năm 2014, với động lực chính từ hoạt động xuất khẩu tăng 29%. Tổng thu nhập từ hoạt động thanh toán quốc tế đạt 288 tỷ đồng trong năm 2014. Để giữ vững và tăng thêm số lượng khách hàng, ngân hàng phải hy sinh một phần lợi nhuận và áp dụng chính sách phí linh hoạt hơn. Một trong những dịch vụ ngày càng thịnh hành là dịch vụ chuyển tiền nhanh trong vòng 1 giờ đối với thị trường Đông Dương, và đã thu hút được lượng khách hàng lớn, đóng góp vào việc quảng bá thương mại giữa Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan vv. Thêm vào đó, sự đa dạng của các loại tiền tệ thanh toán được coi là một trong những lợi thế cạnh tranh của Sacombank, thu hút các khách hàng là các công ty xuất nhập khẩu.

CHỈ SỐ TÀI CHÍNH (CAMELS)

Tỷ lệ an toàn vốn Hệ số CAR dao động và giữ ở mức thấp trong năm 2014 tại mốc 11%, không lớn hơn nhiều so với mức CAR yêu cầu tối thiểu. Điều này đồng nghĩa với việc Sacombank phải tăng vốn điều lệ nếu muốn giữ tốc độ tăng trưởng này. Đây là nhân tố chính khiến Sacombank phát hành thêm cổ phiếu đối với các cổ đông hiện hữu. Sacombank hiện tại thiếu vốn cấp 2 và dựa chủ yếu vào vốn cấp 1 để giữ CAR ở trên mức yêu cầu tối thiểu.

Tổng vốn và chỉ số CAR của STB

Nguồn: Báo cáo Tài chính STB Mức tăng của CAR trong năm 2014 chủ yếu do trước đây STB sở hữu lượng trái phiếu Chính phủ thấp hơn so với các ngân hàng khác, vốn có tỷ trọng sở hữu trái phiếu Chính phủ lớn hơn, trong khi đây được coi là loại tài sản không có rủi ro. Chỉ trong năm 2014, STB đã tăng danh mục đầu tư trái phiếu chính phủ lên 55%. Chúng tôi cho rằng động thái này có thể giúp cho tổng tài sản rủi ro của STB thấp hơn, dẫn đến cải thiện hệ số CẢ. Trong ba năm tới, hệ số CAR của STB sẽ thấp hơn do lợi nhuận giữ lại giảm. chúng tôi kỳ vọng NHNN sẽ cho phép STB hoán đổi nợ xấu với trái phiếu đặc biệt kỳ hạn 10 năm. Nếu không hệ số CAR của ngân hàng có thể sẽ không đáp ứng được yêu cầu tối thiểu là 9%.

0.00%

2.00%

4.00%

6.00%

8.00%

10.00%

12.00%

14.00%

--

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

30,000

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015F 2016F 2017F

VN

D b

m

Vốn cấp 1+2 CAR

Page 33: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 33

Chất lượng tài sản Tại giai đoạn khó khăn 2012 và 2013, công ty liên tục bị đặt dưới nhiều áp lực. Chúng ta có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của STB tăng mạnh lên trên mức 2% trong năm 2012, trong khi tỷ lệ này luôn được giữ dưới mức 1% trong giai đoạn 2008 – 2011. Tỷ trọng cho vay xây dựng thay đổi rõ rệt từ 5,9% trong năm 2008 tăng lên 15,2% trong năm 2013, và đây có thể là nguyên nhân cho sự gia tăng đột ngột của tỷ lệ nợ xấu. Tuy nhiên, STB đã kiểm soát khá tốt tỷ lệ nợ xấu dưới mức của các ngân hàng khác, và luôn nằm trong nhóm 3 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất.

Con số này được lý giải bởi cấu trúc cho vay của STB, với tỷ trọng cho vay cá nhân (40%) cao hơn so với một số ngân hàng khác như MBB (14%) và VCB (14%). Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Sacombank được phát triển với sự tư vấn của IFC và được áp dụng kể từ năm 2005, Sacombank luôn là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong năm 2011, với sự tư vấn từ Ernst & Young, Sacombank đã đổi mới hệ thống để thích ứng với thị trường Việt Nam và phù hợp với quy định của NHNN.

Sự tuân thủ các quy tắc quốc tế và sự phù hợp với thị trường Việt Nam là những bước tiến quan trọng nhằm thỏa mãn các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý rủi ro trong Basel II và Basel III. Việc thu hồi nợ xấu đạt được một số kết quả tích cực, đặc biệt là về số nợ đã bán cho VAMC. Cụ thể, trong tháng 12 năm 2014, 129,4 tỷ đồng nợ đã được bán và 4,9 tỷ đồng tiền lãi đã được thu hồi. Nợ quá hạn đạt 1.980 tỷ đồng (1,57% tổng nợ), nợ xấu đạt 1.522 tỷ đồng (1,19% tổng nợ).

Trong Q1/2015, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank, tuy nhiên, đã tăng lên mức 1,5%, theo xu thế chung của thị trường. Dẫu vậy. đây vẫn là tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong số các ngân hàng niêm yết. Tỷ lệ này được dự báo sẽ tăng lên nhanh chóng khi Sacombank hợp nhất với Ngân hàng Phương Nam. Đây là mối lo ngại lớn nhất của chúng tôi khi thương vụ sáp nhập được tiến hành, làm sao để ngân hàng có thể xử lý khoản nợ này mà không gây áp lực quá lớn lên khả năng sinh lời của công ty.

Tỷ lệ nợ xấu và hệ số LLC của STB So sánh về nợ xấu trong Q1/2015

Nguồn: Báo cáo Tài chính STB

0%

50%

100%

150%

200%

-

500

1,000

1,500

2,000

2,500

2009 2010 2011 2012 2013 2014

Nợ xấu Tỷ lệ LLC

2.67% 2.66% 2.62% 2.47% 2.23% 2.10%

1.80% 1.50%

0.00%

0.50%

1.00%

1.50%

2.00%

2.50%

3.00%

3.50%

VCB SHB MBB EIB BIDV ACB CTG STB

Q1/2015 2014

Tăng trưởng cho vay xây dựng có thể là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mức tăng đột biến của tỷ lệ nợ xấu.

Page 34: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 34

Tuy nhiên, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLC), được tính bằng cách chia trích lập dự phòng cho tổng số nợ xấu, vẫn ở mức khá cao trong giai đoạn trước năm 2012. Trong năm 2012, tỷ lệ này giảm xuống thấp hơn 100% và dao động trong khoảng 90% trong năm 2014 và 72,6% trong Q1/2015, thấp hơn một số ngân hàng với chính sách quản lý nợ xấu chặt chẽ hơn như MBB (83,6%), BID (82,3%), và VCB (93,9%). Trong năm 2014, STB đã tăng tỷ lệ LLC để bắt kịp tỷ lệ nợ xấu cao hơn. So sánh với các ngân hàng khác, STB dường như chậm rãi hơn trong việc trích lập dự phòng do ngân hàng ghi nhận nợ xấu tương đối thấp trong các năm trước.

Hiệu quả hoạt động Hệ số chi phí trên thu nhập (CIR) của STB tăng đột biến từ 40,01% trong năm 2010 lên 54% trong năm 2014. Như đã nói ở trên, STB đã tăng tổng số lượng nhân viên lên 14% trong năm 2011 và 18% trong năm 2012, dẫn tới chi phí tiền lương và các chi phí liên quan tăng cao hơn nhiều, cao hơn 90,34% so với năm trước. Nhìn chúng, hệ số CIR của STB luôn cao hơn các ngân hàng tương đương, phần nào là do ngân hàng có mạng lưới lớn nhất trong số các ngân hàng TMCP với 428 chi nhánh và điểm giao dịch. Do đó, ngân hàng cần cố gắng để giảm chi phí HĐKD tăng trưởng thấp hơn thu nhập từ HĐKD, nhờ đó, giảm hệ số CIR xuống mức trung bình của các ngân hàng tương đương.

Khả năng sinh lời Xét về khả năng sinh lời, hệ số ROAE, ROAA và NIM dao động mạnh và giữ ở mức cao trong năm 2014. Ngân hàng đã hoạt động tốt trong năm 2013, với hệ số NIM cao nhất so với các ngân hàng tương đương, hệ số ROA và ROE cũng cao hơn trung bình các ngân hàng tương đương. Xét về trung bình 3 năm hoặc 5 năm công ty cũng khá tương đồng với các ngân hàng còn lại. Tuy nhiên, dường như lợi nhuận của STB không được ổn định.

Chỉ số lợi nhuận của các công ty niêm yết trong năm 2014

Nguồn: Báo cáo Tài chính của các Ngân hàng

1.30% 0.82% 1.26% 0.88% 0.92% 0.52% 0.55% 0.03%

15.62% 15.04%

12.59%

10.61% 10.47%

7.84% 7.64%

0.39%

0.00%

2.00%

4.00%

6.00%

8.00%

10.00%

12.00%

14.00%

16.00%

MBB BID STB VCB CTG SHB ACB EIB

ROAA ROAE

Page 35: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 35

Thanh khoản LDR của các ngân hàng niêm yết

Nguồn: Báo cáo Tài chính các công ty, VPBS

Hệ số LDR của STB tăng từ 99% lên 107% từ năm 2009 đến 2011 trong giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng. Tuy nhiên, trong năm 2012, tỷ lệ này giảm vì hệ số LDR của tất cả các NHTM phải giữ dưới mức 80%, được quy định trong Thông tư 19/2010/TT-NHNN. Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ dành cho các ngân hàng TMCP Quốc doanh như CTG và BID với mức LDR cao trên 100%. Khi huy động tăng nhanh hơn nhiều so với tín dụng trong năm 2013, hệ số LDR của STB tiếp tục giảm xuống mức 78,5% trong năm 2014. Tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng cho vay trung và dài hạn đạt trên 30% trong giai đoạn trước năm 2010, gây ra nhiều lo ngại về khả năng thanh khoản của công ty. Tuy nhiên từ năm 2011 trở đi, STB đã tích cực huy động vốn kỳ hạn từ 1 năm trở lên để bù đắp cho sự thiếu hụt này, tỷ lệ tiền gửi kỳ hạn 1 năm trở lên tăng từ 0,08% lên 9,8% trong năm 2014. Nói chung, tại thời điểm này, khả năng thanh khoản của STB ở mức tương đương so với trung bình ngành.

Rủi ro lãi suất Tổng chênh lệch lãi suất của các công cụ tài chính với kỳ hạn dưới 1 tháng là lớn nhất trong số tất cả các kỳ hạn. Nợ phải trả, vốn làm tăng chi phí của ngân hàng, được đánh giá lại nhanh hơn nhiều so với tái sản khi mà chỉ có 22,5% tổng tài sản có kỳ hạn thấp hơn một tháng trong khi 51% tổng nợ có kỳ hạn dưới 1 tháng vào năm 2014. Lợi nhuận của ngân hàng, cụ thể là NIM, được kỳ vọng sẽ giảm khi mà lãi suất tăng lên vì doanh thu từ tài sản phản ánh lãi suất thị trường chậm hơn so với các chi phí vốn phải trả, chẳng hạn như tiền gửi không kỳ hạn.

DỰ PHÓNG VÀ GIẢ ĐỊNH Tác động từ PNB

Chúng tôi muốn phân tích kỹ càng hơn tình trạng tài chính hiện tại của PNB, điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng tài sản và khả năng lợi nhuận của STB. Cụ thể, đến cuối năm 2014, PNB ghi nhận (1) 4.300 tỷ đồng nợ xấu, (2) 2.000 tỷ đồng trái phiếu VAMC chưa trích lập dự phòng, (3) 6.800 tỷ đồng nợ tái cơ

103.70% 101.19%

75.24% 77.18% 78.51%

64.47%

85.97% 84.48%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

140%

CTG BID ACB VCB STB MBB EIB SHB

2013 2014

Page 36: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 36

cấu, (4) 14.600 tỷ đồng phải thu từ các hợp đồng repo chứng khoán và (6) 714 tỷ đồng phải thu từ Công ty Vàng bạc Đá quý Phương Nam.

Nợ xấu

Theo Bộ phận kiểm tra và giám sát của NHNN, PNB có 18.786 tỷ đồng nợ xấu, lũy kế, tương đương với 45,6% tổng cho vay khách hàng trong nửa đầu năm 2012, sau đó tăng lên 55,31% trong tháng 11 năm 2013. Trong suốt giai đoạn từ 2012 đến 2014, PNB thu hồi được khoảng 5.000 tỷ đồng nợ xấu, hoán đổi 1.444 tỷ đồng với VAMC trong năm 2014 và tái cấu trúc 6.786 tỷ đồng nợ xấu. Vì vậy, số dư nợ xấu của ngân hàng đến cuối năm 2014 chỉ còn 4.300 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ nợ xấu là 9,98% (theo thanh tra của NHNN). Tuy nhiên, con số này dường như mâu thuẫn với con số PNB báo cáo là 5,92% (mặc dù con số này đã được kiểm toán). Trong giai đoạn 2012-2014, PNB đã trích lập 2,572 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngân hàng không đưa ra tổng số dư nợ xấu đã được giải quyết trong giai đoạn này.

Trái phiếu VAMC

Theo ông Nguyễn Miên Tuấn, phó Chủ tịch HĐQT của STB, tổng giá trị trái phiếu VAMC của PNB vào cuối năm 2014 là 2.000 tỷ đồng, vì vậy chi phí trích lập dự phòng sẽ ít nhất ở mức 200 tỷ đồng (đối với trái phiếu VAMC 10 năm) và 400 tỷ đồng (đối với trái phiếu VAMC 5 năm). Từ những gì được báo cáo trong báo cáo tài chính Q3/2015, chúng tôi thấy PNB chưa trích lập dự phòng cho chứng khoán giữ tới ngày đáo hạn. Vì vậy, sau khi hợp nhất, STB sẽ phải tiếp quản những khoản trái phiếu VAMC này và trích lập dự phòng thêm 200 tỷ đồng cho các trái phiếu đặc biệt của PNB.

Các khoản nợ tái cơ cấu:

Đới với khoản nợ 6.768 tỷ đồng được tái cơ cấu trong giai đoạn 2012 – 2014, động thái này được thực hiện theo Quyết định 780 về cơ cấu lại thời gian trả nợ cả gốc và lãi mà không cần điều chỉnh phân loại lại nhóm nợ. Tuy nhiên, chúng tôi không có thông tin về khoản lãi lũy kế của khoản nợ 6.786 tỷ đồng này. Chúng tôi cho rằng những khoản nợ này vãn được phân loại ở nhóm 1 và 2 trong năm tài chính 2012, sau khi tái cơ cấu. Điều này hàm ý rằng chúng vẫn nằm trong nhóm 1 hoặc 2 và có thể đã lũy kế một khoản lãi kèm theo kể từ năm 2012. Đến cuối Q3/2014, PNB đã có 14.600 tỷ đồng lãi và phí phải thu, tương đương với 33,10% tổng cho vay khách hàng và gần gấp 4 lần vốn điều lệ của PNB. Chúng tôi giả định rằng một nửa số này không thể thu hồi, và nếu trường hợp đó xảy ra thì hiển nhiên PNB sẽ bị xói mòn vốn điều lệ và hệ số CAR sẽ về 0. Điều này phần nào giải thích cho việc PNB cần phải sáp nhập với STB. Khi STB sáp nhập với PNB, 7.500 tỷ đồng này chắc chắn sẽ được chuyển sang cho STB. Chúng ta đều biết hệ số CAR của STB trong năm 2014 là 11%, chỉ cao hơn một chút so với hệ số CAR tối thiểu là 9%. Với việc phải tiếp quản khoản lãi phải thu khổng lồ này, STB sẽ phải đối mặt với khả năng lớn là hệ số CAR sẽ giảm xuống dưới mức quy định. Vì vậy, chúng tôi dự đoán STB sẽ phải liên tục tăng vốn để có thể duy trì hoạt động. Chúng tôi cho rằng Sacombank sẽ phải chứng khoán hóa hầu hết các khoản nợ được tái cơ cấu này.

Các khoản phải thu

Tổng các khoản phải thu khách hàng của PNB tại Q2/2012 khi được thanh tra là 1.711 tỷ đồng, trong đó có 714 tỷ đồng liên quan tới Công ty Vàng bạc Đá quý Phương Nam, vốn đã quá hạn hơn một năm từ Q2/2012. Rất có thể STB sẽ phải

PNB tạo ra gánh nặng tài chính lớn cho STB…

… với 4.300 tỷ đồng nợ xấu, 2.000 tỷ đồng trái phiếu VAMC chưa trích lập dự phòng, 6.800 tỷ đồng nợ cơ cấu lại, và hơn 19.800 tỷ đồng các khoản phải thu quá hạn.

Page 37: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 37

xử lý các khoản nợ này bằng chi phí dự phòng khi mà PNB không hề trích lập dự phòng cho các khoản này trong báo cáo tài chính Q3/2014 và chúng tôi không có thông tin về tài sản thế chấp.

Về khoản phải thu 4.529 tỷ đồng từ các hợp đồng repo chứng khoán (chủ yếu là repo cổ phiếu) vào cuối năm 2014, mức này tương đương với 113,23% vốn điều lệ của PNB. Những khoản repo này bao gồm 950 tỷ đồng cổ phiếu STB và 3.578 tỷ đồng cổ phiếu của các định chế tài chính khác. Với việc 4.000 tỷ đồng này là phần còn lại của một con số khổng lồ trong năm 2012 dường như khoản tiền này rất khó có thể thu hồi. Theo Thông tư 36, có 3 điều khoản có thể được áp dụng với các khoản repo cổ phiếu này, cụ thể: (1) mức tín dụng tối đa ngân hàng có thể cấp cho chứng khoán không được vượt quá 5% vốn điều lệ, (2) ngân hàng không được phép cho vay các khoản được đảm bảo bởi các định chế tài chính khác hoặc được thế chấp bởi cổ phiếu của các định chế tài chính khác để kinh doanh/đầu tư chứng khoán (3) các NHTM không được đầu tư quá 5% vào cổ phiếu của các tổ chức tài chính và không thể đầu tư vào nhiều hơn 2 tổ chức tài chính. Sau khi hợp nhất với PNB, tổng vốn điều lệ của STB sẽ là 18.852 tỷ đồng, nếu chúng ta áp dụng điều (1) ở trên, 5% của tổng vốn điều lệ mới của STB sẽ là 942 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với mức 4.529 tỷ đồng được chuyển giao từ PNB. Trong trường hợp xấu nhất khi STB không thể thu hồi được các khoản phải thu này, ngân hàng sẽ phải xử lý bằng cách sử dụng các khoản trích lập dự phòng.

Dựa vào phân tích của chúng tôi về kết quả hoạt đồng của STB và PNB, cũng như triển vọng chung của ngành ngân hàng, chúng tôi dự phóng như sau:

Tổng tài sản được dự báo sẽ tăng với tốc độ CAGR 23% trong vòng 5 năm tới

Cho vay khách hàng: Tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm được dự báo sẽ dao động từ 15% đến 17% trong vòng 5 năm tới

Tiền gửi khách hàng: tăng xấp xỉ 59% trong năm 2015 chủ yếu là do hợp nhất với số dư tiền gửi khách hàng của PNB, trị giá 76.000 tỷ đồng trong năm 2014. Chúng tôi kỳ vọng tiền gửi khách hàng sẽ tăng trưởng ở mức 10% đến 13% hàng năm trong giai đoạn từ 2016 đến 2019. Chúng tôi dự báo tăng trưởng tiền gửi thấp do LDR của STB sau khi hợp nhất vẫn ở mức thấp, khoảng 60%, trong khi mức trần là 80%. Tỷ lệ này có thể sẽ cao hơn trong các năm tới vì nó thể hiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong các hoạt động cho vay.

Đầu tư chứng khoán nợ: chiếm trung bình 15% tổng tài sản trong vòng 5 năm qua. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng tỷ trọng chứng khoán nợ của STB trong vòng 5 năm tới sẽ tăng mạnh lên mức 24% đến 25% tổng tài sản sau khi sáp nhập. STB dự báo tổng danh mục đầu tư sẽ tăng 169,05% trong năm 2015, từ 25.952 tỷ đồng lên 69.751 tỷ đồng, với tổng lượng đầu tư hiện tại của PNB là 2.357 tỷ đồng. Rất có thể một lượng lớn cho vay khách hàng của PNB đã được cơ cấu lại và được phân loại lại thành chứng khoán đầu tư.

Hoạt động liên ngân hàng: sau khi hợp nhất, Sacombank dự báo hoạt động cho vay liên ngân hàng sẽ tăng lên, chiếm khoảng 2,5% tổng lượng cho vay khách hàng (mức trung bình trong 3 năm là 2,5%) trong khi các khoản vay liên ngân hàng sẽ giảm xuống.

Vốn điều lệ: STB sẽ phát hành thêm 400 triệu cổ phiếu trong năm 2015 để hoán đổi với 300 triệu cổ phiếu PNB và để phân phối thêm 100 triệu cổ phiếu cho

Page 38: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 38

các cổ đông hiện hữu của STB. 243 triệu cổ phiếu sẽ được phát hành để trả cổ tức bằng cổ phiếu. 114 triệu cổ phiếu sẽ được phân phối như cổ phiếu quỹ và cổ phiếu thưởng cho các cổ đông hiện hữu của STB. Chúng tôi kỳ vọng vốn điều lệ sẽ tăng 10% mỗi năm trong giai đoạn dự phóng và giữ CAR ở trên mức 9% theo quy định. Thu nhập lãi thuần tăng với tốc độ CAGR là 14% nhờ mức tăng liên tục của tài sản sinh lãi

Chúng tôi dự báo NIM của STB sẽ giảm 1,43 điểm phần trăm trong năm 2015 so với năm tài chính 2014 nhưng sẽ dần dần cải thiện trong 4 năm tới. Nguyên nhân chúng tôi dự báo mức NIM thấp trong 2015 là do tỷ lệ thu lãi không thay đổi trong khi lãi suất phải trả cao hơn để giữ các khách hàng hiện tại do sự hợp nhất giữa PNB và STB có thể sẽ làm giảm niềm tin của khách hàng. Tài sản sinh lãi hợp nhất sẽ tăng 44% nhờ sự tăng mạnh của chứng khoán nợ, tuy nhiên, thu nhập lãi không tăng theo tốc độ tương tự. Ngoài ra, trong năm 2014 và Q1/2015, trái phiếu Chính phủ với mức lợi suất thấp hơn lại tăng mạnh tới hơn 50%. Thêm vào đó, khi mà mảng ngân hàng bán lẻ trở thành trọng tâm của nhiều ngân hàng lớn, Sacombank sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh hơn, khiến cho NIM giảm xuống.

Thu nhập ngoài lãi dự báo sẽ tăng với tốc độ CAGR 17%

(1) Thu nhập từ phí dịch vụ được dự báo sẽ tăng 30% trong năm 2015, 2016 và 2017 nhờ vào lượng khách hàng lớn sau khi sáp nhập ngân hàng. Tốc độ tăng này, tuy nhiên, sẽ dần dần giảm xuống 20% trong năm 2018 do tình hình cạnh tranh khốc liệt hơn trong tương lai.

(2) Thu nhập ròng từ kinh doanh vàng và ngoại hối đã thay đổi khá nhiều trong quá khứ, tăng 141% trong năm 2011, 6,8% trong năm 2012, -193% trong năm 2013 và -44% trong Q1/2015. Vì vậy chúng tôi áp dụng mức tăng trưởng khá cẩn trọng 12% cho giai đoạn dự phóng.

(3) Thu nhập ròng từ bán chứng khoán đầu tư: tăng trưởng với tốc độ CAGR 2,8% trong 5 năm tới, mức tăng mạnh 55% trong năm 2015 phần lớn là do sau khi hợp nhất ngân hàng đã ghi nhận lượng lớn đầu tư chứng khoán nợ, trong đó hầu hết là các khoản cho vay được tái cơ cấu.

(4) Thu nhập từ đầu tư vào các tổ chức khác và thu nhập thuần từ các hoạt động khác hầu như không có sự thay đổi trong vòng 5 năm tới.

Chi phí hoạt động kinh doanh tăng với mức CAGR 12,2%

Sau khi sáp nhập, STB phải hợp nhất mọi thứ của hai ngân hàng, chẳng hạn như Nhân sự, hệ thống Ngân hàng lõi (core banking), kiểm soát nội bộ, quy trình công việc v.v. Ngoài ra, STB có kể hoạch mở mới 82 điểm giao dịch mới trong 3 năm tới và thành lập một công ty tài chính, một công ty bảo hiểm nhân thọ và một công ty bảo hiểm phi nhân thọ, mở rộng kinh doanh hơn nữa ra phía Bắc nơi mà sự hiện diện của ngân hàng còn khiêm tốn. Do vậy chúng tôi dự báo:

(1) Tiền lương và các chi phí liên quan tăng với CAGR 8,7% mỗi năm. (2) Chi phí hành chính và các chi phí khác ước tính tăng xấp xỉ 15% mỗi năm

trong kỳ dự phóng.

Page 39: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 39

Thuế suất thực tế sẽ ở mức 20% từ năm 2016 trở đi

Bắt đầu từ 01/01/2014, thuế thu nhập doanh nghiệp được hạ xuống 22% từ mức 25% trước đây. Và mức thuế sẽ tiếp tục được hạ xuống 20% trong năm 2016. Khi mà thuế suất của STB ở mức xấp xỉ mức thuế suất được công bố trong quá khứ, chúng tôi áp dụng mức thuế suất trên để tính toán chi phí thuế của STB trong 5 năm tới.

Chi phí trích lập dự phòng vẫn sẽ giữ vai trò then chốt trong vòng năm năm tới với tốc độ CAGR 36% và 84% trong giai đoạn 2015-2019 Chúng tôi dự báo chi phí trích lập dự phòng sẽ tăng với tốc độ CAGR 84% mỗi năm trong vòng 3 năm tới, cụ thể, 2015: 2.633 tỷ đồng, 2016: 3.768 tỷ đồng, 2017: 6.005 tỷ đồng. Dự báo của chúng tôi dựa trên những cơ sở sau: - Lãi phải thu: chúng tôi giả định STB sẽ phải hạch toán lại ghi giảm khoản lãi

phải thu và thu nhập lãi tổng cộng 7.500 tỷ đồng trong vòng 5 năm tới. Trong trường hợp STB không thể thu hồi khoản gốc và lãi, phần gốc của khoản 7.500 tỷ này sẽ được phân loại lại sang nhóm nợ xấu, vì vậy, STB sẽ phải (1) hoán đổi nợ xấu với VAMC (2) trích lập dự phòng với trái phiếu VAMC và (3) hạch toán ghi giảm các khoản thu nhập từ lãi và lãi dự thu. Chúng tôi cũng giả định khoản 7.500 tỷ đồng lãi phải thu không thể thu hồi xuất phát từ khoản gốc trị giá xấp xỉ 12.500 tỷ đồng với lãi suất trung bình 20%/năm. Chúng tôi cho rằng STB sẽ ghi giảm trung bình 1.400 tỷ đồng lãi phải thu mỗi năm trong vòng 5 năm tới.

- Nợ xấu: chúng tôi giả định STB sẽ bán 3.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC trong năm 2015 và tiếp quản 2.000 tỷ đồng trái phiếu VAMC từ PNB và trích lập dự phòng cho khoản này khi mà PNB vẫn chưa hề trích lập cho các trái phiếu VAMC. Trong năm 2016 và 2017, STB sẽ bán thêm lần lượt 3.450 tỷ đồng và 1800 tỷ đồng nợ xấu. Với hoàn cảnh đặc biệt của ngân hàng sáp nhập, chúng tôi cho rằng STB sẽ được chấp thuận để hoán đổi nợ xấu với trái phiếu VAMC kỳ hạn 10 năm theo quy định của Thông tư 34. STB sẽ xóa trung bình 900 tỷ đồng nợ xấu hàng năm trong 5 năm tới bằng cách sự dụng dự phòng đã trích lập.

Lợi nhuận trước thuế tăng với mức CAGR 4,2% với CAGR âm 29,3% trong giai đoạn 2015 - 2017 Trước đây, STB đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trong năm 2014 là 3.000 tỷ đồng, điều chỉnh trong vòng +/-10%. Tuy nhiên, tại ĐHCĐ bất thường, STB đã đưa ra một bức tranh hoàn toàn khác, với mức CAGR của lợi nhuận trước thuế cho giai đoạn 2015-2017 là -22,17%, báo hiệu một gánh nặng tài chính khổng lồ đang chờ đợi ngân hàng ở phía trước, thể hiện thông qua việc tăng chi phí trích lập dự phòng như đã nói ở trên. Bất chấp việc doanh thu hoạt động kinh doanh có mức CAGR là 15%, chi phí trích lập dự phòng vẫn có tốc độ tăng CAGR là 84% trong giai đoạn 2015-2017, vì vậy theo dự phóng của VPBS, CAGR của lợi nhuận trước thuế sẽ là -29.3%.

ĐỊNH GIÁ Chúng tôi định giá STB sử dụng 2 phương pháp: phương pháp thu nhập thặng dư và phương pháp chỉ số giá giao dịch (P/B). Giá mục tiêu từ định giá của chúng tôi là 17.100 đồng, đồng nghĩa với giá cổ phiếu của ngân hàng đang thấp hơn giá

Page 40: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 40

trị nội tại. Mặc dù là một đối thủ lớn trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, chúng tôi lo ngại về tình hình sắp tới của ngân hàng dựa trên các nhận định:

(1) chi phí trích lập dự phòng thấp trong quá khứ,

(2) các khoản lãi phải thu tăng lên,

(3) gánh nặng tài chính từ PNB,

(4) CAR thấp hơn khá nhiều sau khi hợp nhất và

(5) Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc mới.

Khuyến nghị của chúng tôi đối với cổ phiếu STB là NẮM GIỮ.

Tổng hợp định giá Phương pháp Giá mục tiêu Tỷ trọng Thu nhập thặng dư 8.463 35% P/B 22.715 65% Giá mục tiêu trung bình 17.727

Mức tăng giá kỳ vọng 3,7%

Lợi suất cổ tức kỳ vọng 1,8%

Tổng lợi suất kỳ vọng 5,4%

PHƯƠNG PHÁP THU NHẬP THẶNG DƯ

Chúng tôi sử dụng mô hình thu nhập thặng dư (RI) nhiều giai đoạn để định giá STB bởi đặc điểm kinh doanh của STB nói riêng và ngành ngân hàng nói chung rất khác biệt so với các công ty thông thường mà chúng tôi vẫn thường sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền (DCF) để định giá. Thu nhập thặng dư được tính dựa trên lợi nhuận thuần và chi phí vốn chủ sở hữu. Một công ty có doanh thu lớn hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là một công ty có thu nhập thặng dư dương, và đang tạo ra giá trị. Bởi vậy, công ty có thu nhập thặng dư càng cao thì giá trị định giá công ty càng lớn. Mô hình thu nhập thặng dư được trình bày như sau:

푉 = 퐵 + (푁퐼 − 푅 .퐵( ))

(1 + 푟) + (푁퐼 − 푅 .퐵 )

(푅 − 푔)(1 + 푟)( )

Trong đó:

Ve = Giá trị vốn chủ sở hữu

Bi = Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu tại thời điểm i

NIi = Lợi nhuận thuần tại thời điểm i g = Tỷ lệ tăng trưởng vĩnh viễn từ thời điểm t

Các thông số đầu vào khác của mô hình như sau:

- Lãi suất phi rủi ro là lãi suất trái phiếu Chính phủ bằng đồng nội tệ kỳ hạn 5 năm, hiện ở mức 6,51%/năm.

- Phần bù rủi ro thị trường là 8,67% - Chỉ số Beta điều chỉnh của STB là 0,75.

Page 41: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 41

- Chi phí vốn chủ sở hữu (Re) được ước tính sử dụng mô hình CAPM, tưởng đương 11,53%.

- Trong trường hợp của STB, trong giai đoạn dự báo 5 năm, mô hình Thu nhập Thặng dư cho giá trị âm, tương ứng ROE thấp hơn chi phí vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Chúng tôi cho rằng sau khi STB xử lý được các vấn đề tài chính do PNB đem lại và dần cải thiện hiệu quả hoạt động trong giai đoạn sau sáp nhập, ngân hàng có thể đạt tỷ lệ ROE bằng với chi phí vốn chủ sở hữu vào năm 2020. Do đó thu nhập thặng dư sẽ đạt giá trị dương từ năm 2020 trở đi và sau đó tỷ lệ tăng trưởng dài hạn hàng năm được ước tính là 5%.

PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH CHỈ SỐ GIÁ GIAO DỊCH

Chúng tôi lựa chọn 5 ngân hàng: EIB, ACB, BID, VCB và MBB để so sánh với STB. Hiện tại STB đang giao dịch với P/B 1,03, thấp hơn so với các ngân hàng tương đương (chúng tôi không bao gồm EIB khi tính P/E trung bình).

Mã P/B (x) P/E (x) EPS 12 tháng

(đồng)

Giá sổ sách trên mỗi cổ

phiếu Q1/15 (đồng)

ROE (%)

ROA (%)

2015 NIM (%) CIR

ACB 1,34 17,57 1.082 13.522 6,93 0,66 3,14 62,31 MBB 1,07 7,14 2.090 14.280 7,36 0,62 3,80 35,83

EIB 1,04 n/a (67) 11.780 5,82 0,54 2,08 46,86 VCB 2,55 22,94 1.853 16.692 5,17 0,41 2,80 35,93

BID 1,85 12,23 1.884 12.417 10,88 0,57 2,81 38,40

Trung bình 1,50 15,88 1.240 14.069 7,23 0,56 2,93 45,23 STB 1,03 8,54 1.905 15.058 6,92 0,66 4,57 49,08

Trong 2 năm qua, STB giao dịch ở mức P/B 1,03 lần, ở mức ngang so với các ngân hàng tương đương. STB là một ngân hàng với nền tảng cơ bản vững chắc, tuy nhiên, gánh nặng tài chính từ PNB chắc chắn sẽ gây áp lực lên khả năng lợi nhuận của ngân hàng. Dù vậy, chúng tôi kỳ vọng ngân hàng sẽ dần dần hồi phục trong vòng từ 3 đến 5 năm, và vì vậy, chúng tôi áp dụng mức P/B điều chỉnh là 1,50 lần.

PP THU NHẬP THẶNG DƯ 2015F 2016F 2017F 2018F 2019F

Lợi nhuận ròng 389,291 759,436 797,273 2,289,733 3,414,228

Vốn chủ sở hữu 20,450,344 23,712,971 25,526,412 28,224,693 33,662,708

Chi phí vốn chủ 2,664,647 3,089,762 3,326,051 3,677,632 4,386,197

Thu nhập thặng dư (2,275,356) (2,330,326) (2,528,778) (1,387,899) (971,969)

Hệ số chiếu khấu hiện tại 0.885 0.783 0.693 0.613 0.542

Giá trị hiện tại của thu nhập thặng dự

(2,013,058) (1,824,023) (1,751,182) (850,326) (526,850)

Tổng giá trị thặng dư (6,965,439)

Giá trị sổ sách VCSH hiện tại 16,551,425

Giá trị VCSH 9,585,986

Số lương cổ phiếu 1,142,512

Giá trị cổ phiếu (đồng) 8,390

Page 42: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 42

Xem xét tình trạng của STB và áp dụng mức P/B 1,50 lần, chúng tôi ước tính mức giá hợp lý của STB là 22.715 đồng một cổ phiếu.

Định giá P/B

STB's 2014 BVPS (đồng) 15.143

P/B của STB (lần) 1,03

P/B các NH tương đương(lần) 1,50

P/B điều chỉnh(lần) 1,50

Giá mục tiêu (đồng) 22.715

DIỄN BIẾN GIAO DỊCH GẦN ĐÂY CỦA CỔ PHIẾU

Trong tháng đầu tiên của năm 2015, cụ thể sau khi thông báo kết quả kinh doanh đáng khích lệ trong năm 2014, và cùng với sóng của các cổ phiếu ngân hàng, giá cổ phiếu STB tăng gần 10,9%. So với mức tăng giá cổ phiếu BID (46,5%), CTG (35,5%), và VCB (17,2%), mức tăng giá của cổ phiếu STB thấp hơn khá nhiều. Cùng với các ngân hàng khác, cổ phiếu STB điều chỉnh trong tháng 2 và tiếp tục giảm sau ĐHCĐ của ngân hàng và sau khi thông báo thương vụ sáp nhập với PNB. Trong tháng 6, cổ phiếu ngân hàng tiếp tục tăng nhờ vào tin đồn mở room ngước ngoài. Cho tới nay, giá hầu hết các cổ phiếu ngân hàng đều đã điều chỉnh sau khi đã tăng quá cao so với nền tảng cơ bản. Tuy nhiên, giá STB vẫn ở mức khá cao và ổn định tại 17.100 đồng vào ngày 18/08/2015 bới trước đó trong nửa đầu tháng 1 đã tăng chậm hơn so với các ngân hàng khác.

0.000.200.400.600.801.001.201.401.601.802.00

7/1/

2013

8/1/

2013

9/1/

2013

10/1

/201

311

/1/2

013

12/1

/201

31/

1/20

142/

1/20

143/

1/20

144/

1/20

145/

1/20

146/

1/20

147/

1/20

148/

1/20

149/

1/20

1410

/1/2

014

11/1

/201

412

/1/2

014

1/1/

2015

2/1/

2015

3/1/

2015

4/1/

2015

5/1/

2015

6/1/

2015

7/1/

2015

Chỉ số P/B

STB Peers

Page 43: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 43

14

15

16

17

18

19

20

21

Diễn biến cổ phiếu STB

17.700 đồng

Page 44: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 44

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT STB liên tục biến động mạnh quanh các đường trung bình động từ đầu năm đến nay, tạo ra mô hình tam giác trên đồ thị với các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, nhưng đáy sau cao hơn đáy trước. Đây là mẫu hình tích lũy, cho thấy giai đoạn không có xu hướng rõ ràng của cổ phiếu này.

Trong những phiên gần đây, STB lao dốc nhanh chóng và phá vỡ tất cả các đường trung bình động cũng như ngưỡng hỗ trợ tâm lý 18.000. Hiện tại STB đóng cửa tại ngưỡng 17.100 – cận dưới của kênh dao động hiện tại. Mặc dù vậy, STB có thể đã tìm được điểm cân bằng tại ngưỡng này khi tạo ra một nến dạng Doji trên đồ thị cùng khối lượng giao dịch duy trì ở mức thấp. Chỉ báo RSI cũng đang đi lên sau khi chạm ngưỡng quá bán, cho thấy lực bán đã giảm bớt. Chúng tôi cho rằng STB có thể quay trở lại kiểm tra vùng hỗ trợ gần nhất tại 18.000 – 18.500 trong ngắn hạn.

Vì vậy, chúng tôi lạc quan với triển vọng ngắn hạn của STB nhưng giữ quan điểm TRUNG LẬP với triển vọng trung hạn của cổ phiếu này.

Ngày 18/08/2015 STB (giá/cp) Thời gian phân tích 3 đến 6 tháng Giá cao nhất trong 3 tháng 20.000 Giá thấp nhất trong 3 tháng 16.400 Đường MA50 ngày 18.700 Đường MA10 ngày 18.300 Ngưỡng kháng cự trung hạn 19.500 Ngưỡng hỗ trợ trung hạn 16.400 Khuyến nghị TRUNG LẬP

Diễn biến giá cổ phiếu STB

Nguồn: VPBS

Page 45: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 45

PHỤ LỤC – VPBS DỰ PHÓNG Bảng cân đối kế toán (tỷ đồng) 2013 2014 2015F 2016F 2017F 2018F 2019F

Tiền và tương đương tiền 4.229 4.816 7.143 8.313 7.663 9.282 10.953

Số dư tại NHNN 3.301 4.290 7.778 9.126 10.130 8.784 9.926

Cho vay liên ngân hàng 7.470 3.630 10.646 12.402 13.485 11.919 14.804

Dư nợ cho vay 109.214 126.646 151.599 175.852 204.335 236.246 271.790

Chứng khoán nợ đầu tư 21.058 33.204 73.224 76.884 84.573 93.030 102.332

Tài sản sinh lãi 137.742 163.480 235.469 265.139 302.393 341.195 388.926

Chứng khoán vốn 1.806.27 669.11 796.50 871.64 982.85 1.091.05 1.242.99

Tài sản cố định 5.306 5.199 7.042 7.160 7.790 7.914 8.635

Tài sản có khác 8.994 11.349 32.638 29.317 25.591 28.293 31.215

Tổng tài sản 161.378 189.803 290.866 319.926 354.550 396.559 450.900

Vay liên ngân hàng 5.007 4.411 2.074 2.994 3.957 7.028 7.941

Tiền gửi khách hàng 131.645 163.057 259.261 285.187 316.558 351.380 397.059

Các khoản nợ sinh lãi khác 4.906 1.116 2.183 2.104 2.014 2.054 2.097

Các khoản nợ không sinh lãi khác 2.756 3.155 4.510 5.052 5.557 6.112 6.724

Tổng nợ 144.314 171.739 268.028 295.338 328.085 366.574 413.821

Vốn chủ sử hữu 17.064 18.063 22.837 24.588 26.464 29.985 37.079

Tổng nợ và vốn chủ sở hữu 161.378 189.803 290.866 319.926 354.550 396.559 450.900

Tăng trưởng 6,1% 17,6% 53,2% 10,0% 10,8% 11,8% 13,7%

Kết quả kinh doanh (tỷ đồng) 2013 2014 2015F 2016F 2017F 2018F 2019F

Thu nhập lãi 16.294 15.196 20.149 26.796 32.267 37.244 44.280

Chi phí lãi (9.667) (8.631) (14.340) (18.908) (22.465) (26.111) (31.653)

Thu nhập lãi ròng 6.627 6.565 5.808 7.888 9.802 11.133 12.626

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 948 948 1.126 1.464 1.872 2.246 2.695

Lãi ròng từ kinh doanh vàng và ngoại tệ (203) 196 314 361 404 445 489

Thu nhập từ đầu tư chứng khoán 132 407 403 292 278 415 467

Thu nhập hoạt động khác 97 134 40 40 40 40 40

Thu nhập ngoài lãi 974 1.685 1.883 2.157 2.594 3.145 3.691

Tổng thu nhập hoạt động 7.601 8.249 7.691 10.045 12.396 14.278 16.317

Chi phí hoạt động (4.206) (4.461) (4.559) (5.327) (5.394) (6.675) (7.920) Lợi nhuận hoạt động trước chi phí dự phòng

3.395 3.789 3.132 4.717 7.002 7.603 8.398

Dự phòng (435) (963) (2.633) (3.768) (6.005) (4.741) (4.456)

Lợi nhuận trước thuế 2.961 2.826 499 949 997 2.862 3.941

Chi phí thuế (732) (620) (110) (190) (199) (572) (788)

Lợi nhuận sau thuế 2.229 2.206 389 759 797 2.290 3.153

Tăng trưởng 122% -1% -82% 95% 5% 187% 38%

Page 46: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 46

CAMELS 2013 2014 2015F 2016F 2017F 2018F 2019F VỐN

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 10,2% 11,0% 10,1% 10,0% 10,0% Vốn chủ/ Huy động 12,96% 11,08% 8,81% 8,62% 8,36% 8,53% 9,34%

Vốn chủ/ Tổng tài sản 10,57% 9,52% 7,85% 7,69% 7,46% 7,56% 8,22%

CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN

Tỷ trọng tài sản sinh lời 86,53% 87,09% 81,96% 84,15% 87,01% 87,48% 87,68%

Chứng khoán nợ/ Huy động 16,41% 20,64% 28,55% 27,26% 27,01% 26,77% 26,06%

Tỷ lệ nợ xấu (NPL) 1,99% 1,23% 4,19% 3,97% 4,04% 3,83% 2,91%

Nợ xấu sau khi trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 1,46% 1,19% 4,00% 3,80% 3,50% 3,00% 2,60%

89,32% 89,91% 24,77% 26,09% 48,24% 41,99% 39,57%

NĂNG LỰC QUẢN LÝ

CIR 55,33% 54,07% 59,27% 53,03% 43,52% 46,75% 48,54%

Tăng trường thu nhập lãi 2,00% -0,95% -11,52% 35,80% 24,27% 13,58% 13,41%

Tăng trưởng thu nhập ngoài lãi 173,43% 73,00% 11,77% 14,54% 20,26% 21,25% 17,35%

Tăng trưởng thu nhập hoạt động 10,91% 8,53% -6,77% 30,60% 23,41% 15,19% 14,28%

Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 116,45% -4,54% -82,34% 90,20% 4,98% 187,20% 37,71%

Tăng trưởng tín dựng 14,77% 15,78% 20,00% 16,50% 17,00% 15,00% 15,00%

Tăng trưởng huy động 22,51% 23,86% 59,00% 10,00% 11,00% 11,00% 13,00%

Tăng trưởng tài sản 6,09% 17,61% 53,25% 9,99% 10,82% 11,85% 13,70%

KHẢ NĂNG SINH LỢI

Biên lợi nhuận thuần 29,33% 26,75% 5,06% 7,56% 6,43% 16,04% 19,32%

Biên lãi thuần (NIM) 5,03% 4,31% 2,88% 3,11% 3,39% 3,40% 3,40%

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi 12,81% 20,42% 24,48% 21,47% 20,93% 22,03% 22,62%

Lãi suất thu nhập 12,36% 9,97% 9,98% 10,56% 11,17% 11,37% 11,93%

Lãi suất cho vay 12,87% 10,34% 10,80% 11,20% 11,60% 11,70% 12,30%

Lãi suất chứng khoán nợ 10,09% 7,83% 7,50% 9,00% 10,00% 10,20% 10,50%

Lãi suất tiền gửi 4,27% 3,16% 1,53% 1,23% 1,45% 2,21% 3,05%

Lãi suất phải trả 7,27% 5,57% 6,64% 6,83% 7,33% 7,65% 8,25%

Lãi suất tiền gửi 7,48% 5,56% 6,65% 6,84% 7,35% 7,67% 8,28%

Lãi suất vay 5,37% 6,14% 8,28% 7,01% 8,28% 9,80% 10,54%

Lợi suất trái phiếu 5,52% 0,20% 12,50% 13,00% 13,50% 14,50% 14,50%

Chênh lệch lãi suất 5,09% 4,40% 3,34% 3,73% 3,84% 3,72% 3,68%

ROE 13,06% 12,22% 1,70% 3,09% 3,01% 7,64% 8,50%

ROAE 14,49% 12,56% 1,90% 3,20% 3,12% 8,11% 9,40%

ROA 1,38% 1,16% 0,13% 0,24% 0,22% 0,58% 0,70%

ROAA 1,42% 1,26% 0,16% 0,25% 0,24% 0,61% 0,74%

KHẢ NĂNG THANH KHOẢN

Tổng dư nợ/ Huy động 83,99% 78,51% 59,25% 62,75% 66,15% 68,53% 69,74%

Page 47: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 47

HƯỚNG DẪN KHUYẾN NGHỊ Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) đưa ra khuyến nghị dựa trên sự kết hợp giữa phân tích ngắn hạn và dài hạn.

Chúng tôi sử dụng hệ thống khuyến nghị dài hạn như sau: Cổ phiếu bị thị trường định giá thấp (Undervalued): Lợi suất kỳ vọng bao gồm cổ tức trong vòng 12 tháng tới lớn hơn 10%. Cổ phiếu phản ánh đúng giá trị nội tại (Fully-valued): Lợi suất kỳ vọng bao gồm cổ tức trong vòng 12 tháng tới dao động từ 0% đến 10%. Cổ phiếu được thị trường định giá cao (Overvalued): Lợi suất kỳ vọng bao gồm cổ tức trong vòng 12 tháng tới thấp hơn 0%.

Sau đó, chúng tôi sẽ đưa ra những nhận định trong ngắn hạn dựa trên các yếu tố vĩ mô cùng với phương pháp phân tích kỹ thuật. Phương pháp này cho thấy những tín hiệu tăng giá, trung lập hay giảm giá thông qua việc phân tích các chỉ số xu hướng như đường trung bình động, PSAR, và MACD, cũng như chỉ báo xung lượng bao gồm chỉ số RSI và MFI.

Chúng tôi đưa ra khuyến nghị chung dựa trên các quan điểm trong ngắn hạn và dài hạn như sau:

Khuyến nghị Giá trị dài hạn Xu hướng ngắn hạn

MUA Undervalued Tăng giá hoặc Trung lập Fully-valued Tăng giá

GIỮ Undervalued Giảm giá Fully-valued Trung lập Overvalued Tăng giá

BÁN Fully-valued Giảm giá Overvalued Trung lập hoặc Giảm giá

Mọi thông tin liên quan đến báo cáo này, xin vui lòng liên hệ Phòng Phân tích của VPBS:

Barry David Weisblatt Giám đốc Khối Phân tích [email protected] Nguyễn Thị Thùy Linh Giám đốc – Vĩ mô và Tài chính [email protected]

Phạm Liên Hà, CFA Chuyên viên phân tích cao cấp [email protected]

Chu Lê Ánh Ngọc Trợ lý phân tích [email protected]

Mọi thông tin liên quan đến tài khoản của quý khách, xin vui lòng liên hệ: Marc Djandji, CFA Giám đốc Khối Môi giới Khách hàng Tổ chức & Nhà đầu tư Nước ngoài [email protected] +848 3823 8608 Ext: 158 Lý Đắc Dũng Giám đốc Khối Môi giới Khách hàng Cá nhân [email protected] +84 1900 6457 Ext: 1700

Trần Cao Dũng Giám đốc Tư vấn Đầu tư và Quản lý Tài sản [email protected] +848 3823 8608 Ext: 250

Võ Văn Phương Giám đốc Môi giới Nguyễn Chí Thanh 1 Thành phố Hồ Chí Minh [email protected] +848 6296 4210 Ext: 130

Domalux Giám đốc Môi giới Nguyễn Chí Thanh 2 Thành phố Hồ Chí Minh [email protected] +848 6296 4210 Ext: 128

Trần Đức Vinh Giám đốc Môi giới PGD Láng Hạ Hà Nội [email protected] +844 3835 6688 Ext: 369

Nguyễn Danh Vinh Phó Giám đốc Môi giới Lê Lai Thành phố Hồ Chí Minh [email protected] +848 3823 8608 Ext: 146

Page 48: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 48

KHUYẾN CÁO Báo cáo phân tích được lập và phát hành bởi Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS). Báo cáo này không trực tiếp hoặc ngụ ý dùng để phân phối, phát hành hay sử dụng cho bất kì cá nhân hay tổ chức nào là công dân hay thường trú hoặc tạm trú tại bất kì địa phương, lãnh thổ, quốc gia hoặc đơn vị có chủ quyền nào khác mà việc phân phối, phát hành hay sử dụng đó trái với quy định của pháp luật. Báo cáo này không nhằm phát hành rộng rãi ra công chúng và chỉ mang tính chất cung cấp thông tin cho nhà đầu tư cũng như không được phép sao chép hoặc phân phối lại cho bất kỳ bên thứ ba nào khác. Tất cả những cá nhân, tổ chức nắm giữ báo cáo này đều phải tuân thủ những điều trên. Mọi quan điểm và khuyến nghị về bất kỳ hay toàn bộ mã chứng khoán hay tổ chức phát hành là đối tượng đề cập trong bản báo cáo này đều phản ánh chính xác ý kiến cá nhân của những chuyên gia phân tích tham gia vào quá trình chuẩn bị và lập báo cáo, theo đó,lương và thưởng của những chuyên gia phân tích đã, đang và sẽ không liên quan trực tiếp hay gián tiếp đối với những quan điểm hoặc khuyến nghị được đưa ra bởi các chuyên gia phân tích đó trong báo cáo này. Các chuyên gia phân tích tham gia vào việc chuẩn bị và lập báo cáo không có quyền đại diện (thực tế, ngụ ý hay công khai) cho bất kỳ tổ chức phát hành nào được đề cập trong bản báo cáo. Các báo cáo nghiên cứu chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho những nhà đầu tư cá nhân và tổ chức của VPBS. Báo cáo nghiên cứu này không phải là một lời kêu gọi, đề nghị, mời chào mua hoặc bán bất kỳ mã chứng khoán nào. Các thông tin trong báo cáo nghiên cứu được chuẩn bị từ các thông tin công bố công khai, dữ liệu phát triển nội bộ và các nguồn khác được cho là đáng tin cậy, nhưng chưa được kiểm chứng độc lập bởi VPBS và VPBS sẽ không đại diện hoặc đảm bảo đối với tính chính xác, đúng đắn và đầy đủ của những thông tin này. Toàn bộ những đánh giá, quan điểm và khuyến nghị nêu tại đây được thực hiện tại ngày đưa ra báo cáo và có thể được thay đổi mà không báo trước. VPBS không có nghĩa vụ phải cập nhật, sửa đổi hoặc bổ sung bản báo cáo cũng như không có nghĩa vụ thông báo cho tổ chức, cá nhân nhận được bản báo cáo này trong trường hợp các đánh giá, quan điểm hay khuyến nghị được đưa ra có sự thay đổi hoặc trở nên không còn chính xác hay trong trường hợp báo cáo bị thu hồi. Các diễn biến trong quá khứ không đảm bảo kết quả trong tương lai, không đại diện hoặc bảo đảm, công khai hay ngụ ý, cho diễn biến tương lai của bất kì mã chứng khoán nào đề cập trong bản báo cáo này. Giá của các mã chứng khoán được đề cập trong bản báo cáo và lợi nhuận từ các mã chứng khoán đó có thể được dao động và/hoặc bị ảnh hưởng trái chiều bởi những yếu tố thị trường hay tỷ giá và nhà đầu tư phải ý thức được rõ ràng về khả năng thua lỗ khi đầu tư vào những mã chứng khoán đó, bao gồm cả những khoản lạm vào vốn đầu tư ban đầu. Hơn nữa, các chứng khoán được đề cập trong bản báo cáo có thể không có tính thanh khoản cao, hoặc giá cả bị biến động lớn, hay có những rủi ro cộng hưởng và đặc biệt gắn với các mã chứng khoán và việc đầu tư vào thị trường mới nổi và/hoặc thị trường nước ngoài khiến tăng tính rủi ro cũng như không phù hợp cho tất cả các nhà đầu tư. VPBS không chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng hoặc dựa vào các thông tin trong bản báo cáo này. Các mã chứng khoán trong bản báo cáo có thể không phù hợp với tất cả các nhà đầu tư, và nội dung của bản báo cáo không đề cập đến các nhu cầu đầu tư, mục tiêu và điều kiện tài chính của bất kỳ nhà đầu tư cụ thể nào. Nhà đầu tư không nên chỉ dựa trên những khuyến nghị đầu tư, nếu có, tại bản báo cáo này để thay thế cho những đánh giá độc lập trong việc đưa ra các quyết định đầu tư của chính mình và, trước khi thực hiện đầu tư bất kỳ mã chứng khoán nào nêu trong báo cáo này, nhà đầu tư nên liên hệ với những cố vấn đầu tư của họ để thảo luận về trường hợp cụ thể của mình. VPBS và những đơn vị thành viên, nhân viên, giám đốc và nhân sự của VPBS trên toàn thế giới, tùy từng thời điểm,có quyền cam kết mua hoặc cam kết bán, mua hoặc bán các mã chứng khoán thuộc sở hữu của (những) tổ chức phát hành được đề cập trong bản báo cáo này cho chính mình; được quyền tham gia vào bất kì giao dịch nào khác liên quan đến những mã chứng khoán đó; được quyền thu phí môi giới hoặc những khoản hoa hồng khác; được quyền thiết lập thị trường giao dịch cho các công cụ tài chính của (những) tổ chức phát hành đó; được quyền trở thành nhà tư vấn hoặc bên vay/cho vay đối với (những) tổ chức phát hành đó; hay nói cách khác là luôn tồn tại những xung đột tiềm ẩn về lợi ích trong bất kỳ khuyến nghị và thông tin, quan điểm có liên quan nào được nêu trong bản báo cáo này. Bất kỳ việc sao chép hoặc phân phối một phần hoặc toàn bộ báo cáo nghiên cứu này mà không được sự cho phép của VPBS đều bị cấm. Nếu báo cáo nghiên cứu này được phân phối bằng phương tiện điện tử, như e-mail, thì không thể đảm bảo rằng phương thức truyền thông này sẽ an toàn hoặc không mắc những lỗi như thông tin có thể bị chặn, bị hỏng, bị mất, bị phá hủy, đến muộn, không đầy đủ hay có chứa virus. Do đó, nếu báo cáo cung cấp địa chỉ trang web, hoặc chứa các liên kết đến trang web thứ ba, VPBS không xem xét lại và không chịu trách nhiệm cho bất cứ nội dung nào trong những trang web đó. Địa chỉ web và hoặc các liên kết chỉ được cung cấp để thuận tiện cho người đọc, và nội dung của các trang web của bên thứ ba không được đưa vào báo cáo dưới bất kỳ hình thức nào. Người đọc có thể tùy chọn truy cập vào địa chỉ trang web hoặc sử dụng những liên kết đó và chịu hoàn toàn rủi ro.

Hội sở Hà Nội 362 Phố Huế Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội T - +84 (0) 4 3974 3655 F - +84 (0) 4 3974 3656 Chi nhánh Hồ Chí Minh 76 Lê Lai Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh T - +84 (0) 8 3823 8608 F - +84 (0) 8 3823 8609 Chi nhánh Đà Nẵng 112 Phan Châu Trinh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng T - +84 (0) 511 356 5419 F - +84 (0) 511 356 5418

Page 49: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB) 08... · Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

www.VPBS.com.vn Trang | 49