96
1 LỊCH SỬ NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠ (1929 2000) BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY CẦN THƠ

NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

1

LỊCH SỬ NGÀNH TUYÊN HUẤN

TỈNH CẦN THƠ

(1929 – 2000)

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY CẦN THƠ

Page 2: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

2

“… Giáo dục tƣ tƣởng và lãnh đạo tƣ tƣởng là việc quan trọng

nhất của Đảng, phải kiên quyết chống cái thói xem nhẹ tƣ tƣởng…”

HỒ CHÍ MINH

Page 3: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

3

LỜI NÓI ĐẦU

Từ khi có các tổ chức tiền thân của Đảng đến Đảng bộ Đảng Cộng

sản Việt Nam tỉnh Cần Thơ ra đời lãnh đạo phong trào cách mạng trong

tỉnh, thì ngành Tuyên huấn cũng xóm đƣợc hình thành phục vụ nhiệm vụ

chính trị của Đảng bộ, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức trong

nhân dân về chủ nghĩa Mác - Lênin, về con đƣờng giải phóng dân tộc,

động viên lực lƣợng quần chúng, sẵn sàng đi theo ngọn cờ của Đảng đấu

tranh chống kẻ thù xâm lƣợc, giành độc lập tự do của Tổ quốc.

Trong những bƣớc thăng trầm của phong trào cách mạng tỉnh nhà

trong 71 năm qua, nhất là thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc đầy

gian khổ ác liệt của nhân dân ta, có lúc cũng tƣởng chừng không vƣợt qua

đƣợc, nhƣng đội ngũ làm công tác Tuyên huấn của Đảng đã vƣợt qua mọi

gian khổ hy sinh, nằm hầm, ngủ bụi, ăn củ chuối thay cơm, nhƣng luôn

vững vàng trung thành với lý tƣởng của Đảng, giữ vững trận địa chính trị

tƣ tƣởng trong mọi tình huống.

Các binh chủng chuyên môn của ngành Tuyên huấn tỉnh Cần Thơ

với tƣ tƣởng cách mạng tiến công, sẵn sàng lao về phía trƣớc bất chấp

hiểm nguy bám sát dân tuyên truyền giáo dục nâng cao giác ngộ, hƣớng

dẫn nhân dân đấu tranh chống kẻ thù giành từ thắng lợi khác góp phần với

Đảng bộ giành thắng lợi hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ

quốc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong cuộc đấu tranh đầy gian khổ ác liệt đó, có gần 100 đồng chí

cán bộ Tuyên huấn anh dũng hy sinh, nhiều đồng chí bị thƣơng tật vinh dự

đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng giao.

Chúng ta rất tự hào về bề dày về truyền thống của ngành và một đội

ngũ cán bộ Tuyên huấn của Đảng bộ tỉnh Cần Thơ rất kiên cƣờng, thành

tựu của ngành Tuyên huấn trong 71 năm qua rất to lớn và có nhiều tấm

gƣơng cao đẹp. Việc biên soạn quyển lịch sử ngành Tuyên huấn tỉnh Cần

Thơ, tuy nhóm biên soạn có nhiều cố gắng sƣu tầm tập hợp tƣ liệu và đƣợc

sự đóng góp quí báu của các đồng chí cách mạng lão thành trong ngành,

nhƣng không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi tự nhận thấy quyển

sách chỉ phản ánh bức tranh khái quát, chƣa khắc đậm những dấu ấn sâu

sắc của từng thời kỳ lịch sử của ngành.

Nhân dịp lễ kỷ niệm lần thứ 72 ngày Truyền thống ngành Tƣ tƣởng

– Văn hóa, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cần Thơ mạnh dạn xuất bản quyền

Lịch sử ngành Tuyên huấn tỉnh Cần Thơ (1929 – 2000), mong các đồng

chí mong các đồng chí cách mạng lão thành và cán bộ trong ngành nhiệt

tình đóng góp bổ sung để quyển lịch sử ngành Tuyên huấn tỉnh Cần Thơ

đƣợc phong phú, hoàn chỉnh hơn, góp phần giáo dục, phát huy truyền

thống của ngành Tƣ tƣởng – Văn hóa tỉnh nhà.

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY CẦN THƠ

Page 4: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

4

Page 5: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

5

PHẦN MỞ ĐẦU

VỊ TRÍ, ĐỊA LÝ

Tỉnh Cần Thơ nằm bên triền hữu ngạn sông Hậu, ở vị trí trung tâm

đồng bằng sông Cửu Long, Bắc giáp tỉnh An Giang và Đồng Tháp, Nam

giáp tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng, Đông giáp tỉnh Vĩnh Long, Tây giáp tỉnh

Kiên Giang. Diện tích tự nhiên 2.985,6 km2, trong đó 2.502 km

2 là diện

tích nông nghiệp (chiếm 84,4%). Dân số: 1.843.019 ngƣời gồm: 1.774.195

ngƣời kinh; 23.218 ngƣời Hoa; 35.842 ngƣời Khmer; 764 ngƣời thuộc các

dân tộc khác (số liệu năm 2000). Tôn giáo: 192.636 tín đồ Phật giáo;

119.922 tín đồ Công giáo; 245.390 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo; 33.821 tín đồ

Cao Đài; 5.489 tín đồ Tin lành; 566 tín đồ Cơ đốc Phục lâm, một số tôn

giáo khác có số lƣợng tín đồ ít nhƣ: B’hai, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn

Kỳ Hƣơng v.v… (theo số liệu năm 1999).

Về địa lý hành chính năm 1945 gồm thị xã Cần Thơ và 5 quận: Châu

Thành, Ô Môn, Phụng Hiệp, Trà Ôn, Cầu Kè. Trong kháng chiến chống

thực dân Pháp có điều chỉnh lại địa giới, vào 2 năm 1948 và 1949, Cần

Thơ nhận thêm huyện Thốt Nốt (tỉnh Long Xuyên), huyện Long Mỹ, Gò

Quao, Giồng Riềng và thị xã Rạch Giá (tỉnh Gạch Giá), huyện Kế Sách

(tỉnh Sóc Trăng), giao lại 2 huyện Trà Ôn và Cầu Kè về tỉnh Trà Vinh

(Vĩnh Long – Trà Vinh).

Từ sau Hiệp định Geneve (1954) và trong kháng chiến chống đế

quốc Mỹ, địa giới tỉnh Cần Thơ có thay đổi một phần.

Tháng 11/1954, giao các huyện Long Mỹ, Gò Quao, Giồng Riềng,

thị xã Rạch Giá về tỉnh Rạch Giá, huyện Kế Sách về tỉnh Sóc Trăng, huyện

Thốt Nốt về tỉnh Long Xuyên, nhận lại 2 huyện: Trà Ôn và Cầu Kè. Nhƣ

vậy, tỉnh Cần Thơ vào cuối năm 1954 gồm có thị xã Cần Thơ, các huyện:

Châu Thành, Ô Môn, Phụng Hiệp, Trà Ôn, Cầu Kè.

Năm 1956, huyện Trà Ôn và Cầu Kè giao lại tỉnh Vĩnh Long, Trà

Vinh (trong thời điểm này Mỹ ngụy lập ra tỉnh Tam Cần).

Năm 1957, huyện Long Mỹ về tỉnh Cần Thơ.

Năm 1958, huyện Kế Sách về tỉnh Cần Thơ.

Năm 1963, huyện Thốt Nốt về tỉnh Cần Thơ.

Trong kháng chiến chống Mỹ huyện Châu Thành chia thành Châu

Thành A, Châu Thành B. Nhƣ vậy trong thời điểm này, tỉnh Cần Thơ gồm

có: Thị xã Cần Thơ, huyện Ô Môn, Thốt Nốt, Châu Thành A, Châu Thành

B, Kế Sách, Phụng Hiệp, Long Mỹ.

Năm 1966, tách 1 phần huyện Long Mỹ thành lập thị xã Vị Thanh,

năm 1969, tách thị xã Cần Thơ ra khỏi tỉnh Cần Thơ hình thành thành phố

Cần Thơ trực thuộc khu Tây Nam bộ.

Page 6: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

6

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng vào tháng 3/1976, thành

phố Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng hợp nhất thành tỉnh Hậu

Giang. Tháng 4/1992, tách tỉnh Hậu Giang, tái lập tỉnh Cần Thơ và tỉnh

Sóc Trăng.

Tỉnh Cần Thơ có thành phố Cần Thơ vào năm 1992 đƣợc Trung

ƣơng công nhận đô thị loại II và 6 huyện: Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành,

Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

ra tái lập thị xã Vị Thanh và thành lập huyện Vị Thủy.

Tính đến năm 2000 tỉnh Cần Thơ có: thành phố Cần Thơ (đô thị loại

2), thị xã Vị Thanh (đô thị loại 4) và 5 huyện: Thốt Nốt, Ô Môn, Châu

Thành, Phụng Hiệp, Long Mỹ, với 105 đơn vị xã, phƣờng, thị trấn (7 thị

trấn, 19 phƣờng và 79 xã).

Tỉnh Cần Thơ đƣợc xác định là trung tâm văn hóa, khoa học kỹ

thuật, giáo dục đào tạo, quốc phòng an ninh và là đầu mối giao thông thủy

bộ giữa các tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh. Trên địa bàn tỉnh Cần Thơ có

trƣờng Đại Học Cần Thơ, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long là hai trung

tâm giáo dục và nghiên cứu khoa học của đồng bằng sông Cửu Long. Cần

Thơ còn có Bộ Tƣ lệnh Quân Khu 9, Đài Phát Sóng VN2, Đài Truyền hình

Trung ƣơng khu vực đồng bằng sông Cửu Long,… Cơ quan thƣờng trú

Báo Trung ƣơng, thành phố Hồ Chí Minh và ngành Trung ƣơng cùng với

hệ thống Phát thanh – Truyền hình tỉnh, nhật báo Cần Thơ, có sân bay

quốc tế và cảng biển… Từ vị trí địa lý, kết cấu dân số tỉnh Cần Thơ từng thời kỳ có nhiều

thay đổi và sự phát triển về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội.v.v… đã tác

động mạnh đến đời sống tinh thần các tầng lớp xã hội tỉnh nhà, nhất là khi

có Đảng Cộng sản lãnh đạo. Sự ra đời ngành Tuyên huấn và công tác

Tuyên huấn dƣới sự lãnh đạo của Đảng đã góp phần thúc đẩy sự phát triển

đời sống chính trị của nhân dân tỉnh Cần Thơ quá trình hơn nửa thế kỷ qua.

Page 7: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

7

Page 8: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

8

Page 9: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

9

Page 10: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

10

Page 11: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

11

PHẦN THỨ NHẤT

CÔNG TÁC TUYÊN HUẤN TRƢỚC KHI

CÓ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO

KẾ THỪA TRUYỀN THỐNG, BẤT KHUẤT, TƢ TƢỞNG

TIẾN BỘ, CÁC PHONG TRÀO YÊU NƢỚC, CÔNG TÁC TUYÊN

HUẤN PHỤC VỤ CÁC TỔ CHỨC TIỀN THÂN CỦA ĐẢNG.

Trƣớc khi có Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Cần Thơ ra

đời, nhân dân Cần Thơ đặc biệt là giới trí thức, thanh niên học sinh đƣợc

các sĩ phu trí thức yêu nƣớc: Nguyễn An Ninh, Phân Châu Trinh truyền bá

tƣ tƣởng tiến bộ, chủ nghĩa yêu nƣớc chống ngoại xâm. Vào những năm

1925, 1926, 1927 ảnh hƣởng của cách mạng tháng mƣời Nga, ánh sáng của

chủ nghĩa Mác – Lênin, những tài liệu sách báo của đồng chí Nguyễn Ái

Quốc nhƣ: “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Đƣờng Kách mệnh”, “Ngƣời

cùng khổ”, v.v… bí mật gởi về nƣớc và đến tay những thanh niên, học sinh

trƣờng College de Cần Thơ (nay là trƣờng phổ thông trung học chuyên ban

Châu Văn Liêm, thành phố Cần Thơ) đã truyền bá tƣ tƣởng tiến bộ, yêu

nƣớc và con đƣờng chống áp bức, bất công, giải thoát cuộc đời nô lệ.

Những thanh niên có tƣ tƣởng tiến bộ là những hạt nhân bí mật tuyên

truyền sách báo cách mạng từ nƣớc ngoài gởi về đã gây một ảnh hƣởng và

gieo mầm cách mạng trong thanh niên học sinh.

Nhiều trí thức, nhân sĩ nhƣ ông Khánh Ký (hiệu thuốc Đông y, thị

xã Cần Thơ), ông Trần Kim Giáp, Trần Nhật Tân (thầy thuốc giỏi ở Ô

Môn), ông Nguyễn Ngƣơn Hanh (ở Cầu Kè) v.v… là những ngƣời bí mật

phổ biến sách báo, tài liệu của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, tuyên truyền tổ

chức quần chúng vào các “Hội kín” và hƣởng ứng vận động phong trào

Đông Du, đƣa những thanh niên học sinh ra nƣớc ngoài học tập để về nƣớc

làm cách mạng. Vào năm 1927, 9 thanh niên ở Cần Thơ đi sang Quảng

Châu (Trung Quốc)(1)

để tham dự lớp huấn luyện chính trị do đồng chí

Nguyễn Ái Quốc tổ chức.

Do tác động của những sách báo, tài liệu tiến bộ và công tác tuyên

truyền giáo dục về tinh thần yêu nƣớc trong nhân dân, nên phong trào yêu

nƣớc trong tỉnh dấy lên mạnh mẽ, với khẩu hiệu: “Anh hùng tử, khí hùng

bất tử..” đòi thả Nguyễn An Ninh, ân xá Phan Bội Châu, đặc biệt là cuối

tháng 3/1926 tại Trƣờng College de Cần Thơ giáo chức và học sinh tổ

chức cuộc mít tinh có trên 1.000 ngƣời dự để tang và truy điệu nhà yêu

nƣớc Phan Chu Trinh đƣợc học sinh một số trƣờng trong thị xã, công nhân,

tiểu tƣ sản, tiểu thƣơng hƣởng ứng.

Thời kỳ trƣớc khi Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng ra đời ở Cần

Thơ, các nhà yêu nƣớc, tƣ tƣởng tiến bộ đã truyền bá trong nhân dân nhất

là công nhân, trí thức, học sinh về tài liệu “Bản án chế độ thực dân Pháp”

Page 12: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

12

để mọi ngƣời hiểu khổ nhục của ngƣời dân nô lệ mất nƣớc và chế độ cay

trị tàn bạo của thực dân Pháp đối với dân tộc ta. Tiếp theo là sự ra đời tác

phẩm “Đƣờng Kách Mệnh” đã tuyên truyền giáo dục ngày càng rộng trong

nhân dân, về nội dung vạch ra lực lƣợng căn bản và quan trọng của cách

mạng Việt Nam: “Công nông là gốc cách mạng, còn học trò, nhà buôn nhỏ,

điền chủ… là bầu bạn cách mạng của công nông” và chỉ rõ tầm quan trọng

là phƣơng pháp cách mệnh: “Phải biết cách làm thì mới nhanh chóng” và

“trƣớc hết phải có Đảng cách mệnh”(2)

.

Năm 1928, một số đồng chí đi học tập từ Trung Quốc về cùng với

đồng chí Ung Văn Khiêm, Trần Ngọc Quế ở Kỳ Bộ Hội Việt Nam Thanh

niên cách mạng về một số làng của huyện Châu Thành, Ô Môn, Cầu Kè

tiếp tục truyền bá tài liệu về “Con đƣờng Kách mệnh”, về chủ nghĩa Mác -

Lênin đã nâng cao một bƣớc giác ngộ cho một số nhà trí thức, yêu nƣớc

tỉnh nhà dẫn đến tổ chức Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng ra đời, chi

bộ đầu tiên ở Bù Hút (làng Phong Hòa), tiếp theo một số chi bộ khác ở

làng Thới Lai, Thới Thạnh, Thới An v.v… cũng đƣợc thành lập.

Thực hiện chủ trƣơng của Kỳ bộ Hội Việt Nam Thanh niên cách

mạng, Tỉnh bộ đã giáo dục học tập cho hội viên chủ trƣơng “Vô sản hóa”,

hội viên tự nguyện đi hòa mình vào Sở Trƣờng Tiền, Sở Vệ sinh, Xƣởng

sửa chửa ô-tô Năm Tàu, Tƣ Quờn v.v… đồn điền Cờ Đỏ v.v… với khẩu

hiệu “đấu tranh kinh tế kết hợp chặt với đấu tranh chính trị”, đòi dân sinh

dân chủ, chống áp bức bóc lột, đòi độc lập dân tộc v.v…

Page 13: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

13

Do công tác tuyên truyền và khẩu hiệu của Hội Việt Nam Thanh

niên cách mạng phù hợp với lòng dân nên đã nhanh chóng tập hợp quần

chúng vào các tổ chức, thanh niên, Phụ nữ phản đế, Công hội đỏ, Nông hội

đỏ và các hình thức tổ chức biến tƣớng khác nhƣ: Hội Tƣơng tế cứu tế, Hội

đọc báo, Hội banh, Hội Nhà vàng, v.v… để tuyên truyền rộng rãi cho các

tầng lớp nhân dân về chủ trƣơng của Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng.

Để các tài liệu tuyên truyền giáo dục trong chi bộ và các tổ chức

quần chúng của Đảng, đồng chí Hà Huy Giáp đã dịch: “Tuyên ngôn của

Cộng Sản Đảng”, “Chủ nghĩa Cộng sản sơ giải” và ra tờ báo “Lao Nông”

in bằng “xu xoa” (ra mỗi lần từ 40 đến 50 bản). Đây là tờ báo đầu tiên của

Tỉnh Đảng bộ Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng Cần Thơ.

Page 14: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

14

PHẦN THỨ HAI

CÔNG TÁC TUYÊN HUẤN KHI CÓ

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO

I. CÔNG TÁC TUYÊN HUẤN PHỤC VỤ NHIỆM VỤ CHÍNH

TRỊ CỦA ĐẢNG TRONG THỜI KỲ 1930 – 1939.

Để nâng cao giác ngộ và trình độ lý luận lãnh đạo cách mạng, Tỉnh

bộ Cần Thơ liên lạc với kỳ bộ xin cho một số đồng chí ra nƣớc ngoài

học tập. Vào đầu năm 1929, đồng chí Ung Văn Khiêm đƣợc Kỳ bộ cho

đi bồi dƣỡng lý luận chính trị tại Trung Quốc. Tỉnh bộ Cần Thơ đã mở

đƣợc các lớp lý luận chính trị ngắn ngày tại Tham Tƣớng (Cần Thơ),

Phong Hòa (Ô Môn), tài liệu chính dựa vào quyển “Đƣờng Kách

Mệnh” của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và một số lý luận chính trị của

các đồng chí đã học trƣớc ở Trung Quốc truyền đạt lại. Từ đó, đã nâng

lên trình độ hiểu biết về chủ nghĩa Mác – Lênin, con đƣờng cách mạng

Việt Nam, càng củng cố vai trò trách nhiệm của hội viên Hội Việt Nam

Thanh niên cách mạng trƣớc vận mệnh của đất nƣớc.

Năm 1929, tổ chức Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng tỉnh Cần

Thơ đã bí mật truyền bá những tài liệu cách mạng, báo Lao Nông v.v…

và đƣa ra những khẩu hiệu thích hợp đòi dân sinh, dân chủ chống áp

bức bóc lột, chống sƣu cao, thuế nặng.v.v... đƣợc nhân dân hƣởng ứng,

phong trào phát triển ở nhiều vùng trong tỉnh. Đặc biệt, nhân ngày

Quốc tế Lao động 1- 5- 1929, lần đầu tiên ở Cần Thơ các tổ chức cách

mạng đã treo cờ đỏ búa liềm, rải truyền đơn và dán khẩu hiệu kêu gọi

nhân dân chống thực dân Pháp. Từ khi có Chi chi bộ An Nam Cộng sản

Đảng (1929), đến Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3 – 2 – 1930), thì

các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng đƣợc sâu

rộng hơn, nâng cao giác ngộ chính trị, nên phong trào đấu tranh của

nhân dân trong tỉnh đạt hiệu quả hơn.

Trong những năm 1930 – 1931, nƣớc Pháp lâm vào tình trạng khủng

hoảng kinh tế trầm trọng, thực dân Pháp ra sức vơ vét, sƣu cao, thuế

nặng, sa thải công nhân, bắt nông dân đi làm xâu, thuế thân cũng tăng

đã làm cho đời sống các tầng lớp nhân dân Việt Nam nói chung, Cần

Thơ nói riêng bần cùng nghèo đói. Trƣớc tình hình đó, thực hiện lời kêu

gọi của Trung ƣơng Đảng, các chi bộ đã tuyên truyền phát động trong

nhân dân bằng mọi hình thức vừa bí mật, vừa công khai, bán công khai,

bán hợp pháp rộng rãi, từ hình thức thấp đấu tranh thƣờng xuyên ở

nông thôn, ở các nhà máy với khẩu hiệu đấu tranh đòi quyền lợi thiết

thân nhƣ hoãn đi xâu, miễn thuế (trong nông dân), trong công nhân “đòi

giữ nguyên lƣơng”, “mỗi ngày làm việc 8 giờ”, “cải thiện điều kiện lao

động và sinh hoạt” v.v… đến hình thức cao hơn là tổ chức mít tinh,

Page 15: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

15

diễn thuyết, tán phát truyền đơn, xuống đƣờng biểu tình, đình công đƣa

yêu sách v.v…

Điển hình là vào đêm 18 – 5 – 1930, tại Nhà Đèn, Sở Vệ sinh, chợ

Bình Thủy… các chi bộ đã tổ chức mít tinh, tán phát truyền đơn, treo

cờ Đảng, khẩu hiệu trong thị xã và các vùng phụ cận. Sáng hôm sau, Cờ

đỏ búa liềm tung bay trên những cây sao trƣớc dinh chánh Tham biện

Cần Thơ, trên các cột đèn đƣờng xuống Cầu Bắc, Cát Răng và chợ Bình

Thủy. Các khẩu hiệu, truyền đơn dán rải khắp nơi trong thị xã kêu gọi

nhân dân chống thực dân Pháp và bọn tay say vơ vét bóc lột nhân dân,

đòi gảm thuế, tô tức, kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân đoàn kết đánh đổ

thực dân Pháp và địa chủ phong kiến. Phong trào đấu tranh của nông

dân các làng ở quận Châu Thành, Ô Môn, Trà Ôn, Cầu Kè, diễn ra liên

tiếp. Đặc biệt là cuộc phối hợp đấu tranh của 300 công nhân làm đƣờng

trên lộ Cần Thơ – Long Xuyên, với khẩu hiệu: đòi tăng lƣơng, chống

cúp phạt v.v… đƣợc nông dân một số làng của quận Ô Môn ủng hộ,

cuộc đấu tranh thắng lợi. Trong năm 1930 và những tháng cuối năm

1931, phong trào đấu tranh lại sôi động, nổi bật là cuộc đấu tranh của

hàng ngàn nông dân kéo đến “nhà việc” Hựu Thành, Trà Côn đấu tranh

chống sƣu cao, thuế nặng, đòi cứu đói cho dân… cuộc đấu tranh bị đàn

áp đẫm máu, nhƣng đã làm cho kẻ thù lo sợ. Vào những ngày này, các

cuộc khủng bố trắng của địch đã gây cho Đảng ta từ Trung ƣơng đến cơ

Page 16: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

16

sở thiệt hại nặng nề. Nằm trong tình hình chung đó, ở Cần Thơ địch

cũng khủng bố dã man, nhiều cơ sở Đảng bị tan vỡ, nhiều cán bộ, đảng

viên và quần chúng yêu nƣớc bị bắt, bị đày ra Côn Đảo và các nhà tù

khác…

Tình hình trên, đã làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng trong

tỉnh hoang mang lo sợ. Lúc này, vai trò của công tác tuyên truyền, vận

động quần chúng vô cùng quan trọng và cấp bách. Những đảng viên

cộng sản, cán bộ cốt cán còn lại bám chắc quần chúng tuyên truyền

miệng cho từng ngƣời với nội dung giáo dục lòng câm thù địch, đồng

thời xây dựng niềm tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng, mặt dù cách

mạng trƣớc mắt có khó khăn những nhất định sẽ thắng lợi. Từng bƣớc

đã củng cố tinh thần cán bộ, đảng viên và quần chúng yêu nƣớc. Do yêu

cầu quan trọng của công tác tuyên truyền, nên khi Xứ ủy lâm thời Nam

kỳ đƣợc tái lập thì nhanh chóng ra tờ báo “Cờ Đỏ” , Đặc ủy Hậu Giang

ra tờ báo “Cùng Khổ”. Các tờ báo này lần lƣợt đến tận cơ sở Đảng và

quần chúng cách mạng ở cách mạng ở các tỉnh miền Tây.

Vào năm 1936, khi Mặt trận Bình dân ở Pháp lên cầm quyền đã ban

hành một số điều tiến bộ có lợi cho các nƣớc thuộc địa. Trƣớc tình hình

mới có nhiều thuận lợi, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản

Đông Dƣơng họp ở Thƣợng Hải (Trung Quốc) vào tháng 7/1936 đề ra

mục tiêu đấu tranh trực tiếp trƣớc mắt. Sau khi có chủ trƣơng của Trung

ƣơng, các chi bộ Đảng và các tổ chức quần chúng của Đảng nhanh

chóng phục hồi và tập trung tuyên truyền trong tầng lớp nhân dân về

nội dung: chống chính sách phản động thuộc địa, chống phát xít và

chiến tranh đế quốc, đòi dân chủ dân sinh, đi đôi tuyên truyền thành lập

“Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dƣơng” (sau đổi thành “Mặt trận

thống nhất dân chủ Đông Dƣơng”) gọi tắt là “Mặt trận dân chủ Đông

Dƣơng” để tập hợp đoàn kết nhân dân vào Mặt trận đấu tranh chống

chính sách phản động thuộc địa, đòi dân chủ, dân sinh… phát động một

phong trào đấu tranh mới kết hợp hoạt động không hợp pháp với nửa

hợp pháp và công khai, cả trong nghị trƣờng và ngoài đƣờng phố; bằng

báo chí công khai và những cuộc biểu tình, mít tinh, hội họp bao gồm

các tầng lớp nhân dân, kể cả trí thức, nhân sĩ, nghệ sĩ, dân tộc, tôn giáo

đều tham gia. Nổi bật là phong trào Đông Dƣơng Đại hội và vận động

thành lập các Ủy ban hành động ở thị xã Cần Thơ, Châu Thành, Trà

Ôn, Phụng Hiệp, Ô Môn, Cầu Kè để lấy dân nguyện đòi chính phủ

Pháp ban hành các quyền lợi về dân sinh, dân chủ, nhất là tự do ngôn

luận (ra báo chí), thƣ tín, lập hội, đi lại…

Phong trào đấu tranh dân chủ đã phát triển mạnh mẽ, Ủy ban hành

động đã thành lập ở các nơi. Bọn địch hoảng sợ ra lệnh cấm đoán,

nhƣng dƣới sự lãnh đạo của Ủy ban hành động, phong trào đấu tranh

công khai dân chủ diễn ra nhiều hình thức sôi nổi. Trong những năm

1937, 1938, 1939 ở thị xã Cần Thơ, các làng Long Tuyền, Nhơn Ái,

Tân Phú Thạnh, Thới An, Phong Hòa, Thới Thạnh (Ô Môn), Phú Hữu,

Page 17: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

17

Thƣờng Phƣớc (Phụng Hiệp), Trà Ôn, Cầu Kè đã tổ chức nhiều cuộc

mít tinh kỷ niệm ngày mất của nhà chí sĩ yêu nƣớc Phan Châu Trinh.

Các Ủy ban hành động đã tuyên truyền phát động trong nhân dân học

tập tinh thần yêu nƣớc của Cụ, cùng nhau đoàn kết đấu tranh chống sự

đàn áp bóc lột của thực dân Pháp.

Tiếp theo, Đảng bộ đã lãnh đạo Ủy ban hành động tổ chức cuộc diễn

thuyết do ông Nguyễn An Ninh – nhà trí thức yêu nƣớc, thuyết trình

trƣớc 500 trí thức, giáo viên, sinh viên, công nhân tại rạp Trần Đắc, thị

xã Cần Thơ thật sôi động hấp dẫn. Nội dung tuyên truyền tập trung gợi

lại lịch sử truyền thống yêu nƣớc đấu tranh chống ngoại xâm của dân

tộc ta, kêu gọi mọi ngƣời đoàn kết chống lại hiểm họa của chiến tranh

phát xít, chống bọn phản động thuộc địa, đòi quyền lợi thiết thân về dân

sinh, dân chủ.v.v…

Một sự kiện nổi bật, để thực hiện chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng,

nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày cách mạng tƣ sản Pháp thắng lợi

(14/7/1789 - 14/7/1939) các nơi tiến hành các hình thức đấu tranh công

khai nhƣ tổ chức mít tinh, biểu tình, rải truyền đơn v.v…

Tại thị xã Cần Thơ, Tỉnh Đảng bộ tổ chức cuộc mít tinh công khai

tại rạp Casino (nay là rạp Thanh Bình), tuyên truyền vận động hàng

nghìn quần chúng ở các quận: Ô Môn, Cầu Kè, Trà Ôn, Phụng Hiệp

kéo về cùng với nhân dân tại thị xã trên 4.000 ngƣời để dự cuộc mít

tinh. Ông Dƣơng Bạch Mai, nhà trí thức ở Sài Gòn cùng 10 diễn giả

khác đã lên diễn thuyết về: ý nghĩa cuộc cách mạng Pháp 14/7/1789, về

vai trò của công nhân, nông dân, trí thức, học sinh, phụ nữ, về đoàn kết

để phòng thủ Đông Dƣơng trƣớc họa phát xít Nhật xâm lƣợc.v.v…

đƣợc quần chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Cuộc mít tinh kết thúc bằng

một bản kiến nghị gởi đến Chủ tỉnh Pháp. Mọi ngƣời ra về sau khi

chấm dứt bài Quốc tế ca và Quốc ca Pháp. Với hình thức mít tinh công

khai đã có tiếng vang và ảnh hƣởng cách mạng to lớn trong nhân dân

tỉnh Cần Thơ và khắp miền Tây Nam bộ. Ngoài các hình thức trên,

Đảng bộ Cần Thơ rất chú trọng truyền bá sách báo tiến bộ đến các tầng

lớp nhân dân, bằng các hình thức tổ chức công khai, nửa công khai nhƣ:

mở hiệu sách “Đời Mới” (gần cầu tàu chợ Cần Thơ) để phổ biến sách

tiến bộ của Đảng. Tổ chức Hội truyền bá Quốc ngữ, các tổ đọc sách báo

để tuyên truyền giáo dục về lòng yêu nƣớc, đoàn kết đấu tranh chống

hành động phát xít của bọn phản động thuộc địa v.v…

Đi đôi với công tác tuyên truyền giáo dục các tầng lớp nhân dân.

Tỉnh ủy quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ của Đảng bằng những

lớp chính trị ngắn ngày. Vào cuối năm 1937, tại Ngã Lá, làng Phú Hữu,

đồng chí Phan Văn Bảy, Trần Văn Bảy, Quản Trọng Hoàng đã mở 03

lớp chính trị, đào tạo đƣợc 29 cán bộ cho các Đảng bộ miền Tây.

Cũng trong thời gian này, đồng chí Tạ Uyên đƣợc chỉ định làm Bí

thƣ Đặc ủy đã chỉ đạo việc phát triển Đảng, lập các chi bộ cơ sở, tiến

Page 18: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

18

tới lập các Quận ủy, Tỉnh ủy và bí mật mở lớp huấn luyện, đào tạo cán

bộ. Từ đó nhiều lớp chính trị ngắn ngày đã đƣợc mở ở Trà Côn, Vĩnh

xuân (Cầu Kè), Phú Hữu (Phụng Hiệp). Tiếp theo, Tỉnh ủy mở 2 lớp tại

2 làng Trà Côn, Vĩnh Xuân, đƣợc 22 học viên. Khóa huấn luyện cuối

cùng kết thúc vào cuối tháng 3 – 1938. Những học viên do Đặc ủy đào

tạo là cán bộ từ Đảng bộ cơ sở (bí thƣ, phó bí thƣ), có một số ít đảng

viên đã qua thử thách và có triển vọng… Cần Thơ là nơi đƣa học viên

đi học nhiều nhất so với các tỉnh miền Tây.

Tóm lại: Thời kỳ từ 1936 – 1939, ngoài các hình thức mít tinh để

tuyên truyền các chủ trƣơng của Đảng, về Mặt trận dân chủ v.v…; công

tác Tuyên huấn còn tập trung phát động về tinh thần đấu tranh dân chủ

trong các tầng lớp nhân dân, tập hợp các tầng lớp tiểu tƣ sản, trí thức,

các nhân sĩ tiến bộ vào Mặt trận Dân chủ chống bọn thực dân thuộc địa,

chống phát xít. Nhiều nơi trong tỉnh còn diễn ra các cuộc tọa đàm, câu

lạc bộ tranh luận chung quanh vấn đề quan điểm duy vật và duy tâm,

giữa Đệ tam và Đệ tứ chống các phần tử “Trốt – skít v.v… với nhiều

hình thức rất phong phú.

Nhìn chung, trong thời kỳ vận động cách mạng, nhất là từ khi có sự

lãnh đạo của Đảng, công tác tuyên truyền giáo dục, giác ngộ quần

chúng do toàn Đảng làm, xem đây là công tác cơ bản, trung tâm của các

cán bộ Đảng và công tác tuyên truyền miệng là phƣơng thức chủ yếu

của Đảng đi sâu vào quần chúng. Thông qua các tổ chức yêu nƣớc, chi

bộ Đảng đã phổ biến trong nhân dân lao động và giới trí thức trong tỉnh

về đƣờng lối cách mạng của Đảng, về chủ nghĩa Mác – Lênin… qua đó

nâng cao lòng yêu nƣớc thấy rõ tội ác của kẻ thù, từng bƣớc giác ngộ về

chính trị và tập hợp đƣợc rộng rải quần chúng nhân dân đi theo ngọn cờ

của Đảng.

II. CÔNG TÁC TUYÊN HUẤN PHỤC VỤ CHO SỰ CHUYỂN

HƢỚNG ĐƢỜNG LỐI CHIẾN LƢỢC CỦA ĐẢNG, DẪN ĐẾN

CUỘC KHỞI NGHĨA NAM KỲ 1940 VÀ TIẾN TỚI GIÀNH

THẮNG LỢI TRONG CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG 8/ 1945.

A. CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG TRONG THỜI KỲ

CHUYỂN HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐƯỜNG LỐI CHIẾN LƯỢC CỦA

ĐẢNG.

Ngày 1 - 9 - 1939 chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Chính

quyền ở Pháp lên cầm quyền đã ban hành hàng loạt chính sách phản

động: giải tán Đảng Cộng sản ở chính quốc kể cả các nƣớc thuộc địa;

đóng cửa các báo chí tiến bộ, giải tán các hội quần chúng và hoạt động

của phong trào dân chủ v.v… ở Cần Thơ, thực dân Pháp tiến hành các

cuộc khủng bố tàn bạo đã gây cho Đảng bộ Cần Thơ khó khăn, tổn thất

nặng nề, một bộ phận đảng viên và quần chúng dao động.

Trƣớc tình hình mới, Đảng ta đã có những nhận định mới và kịp thời

chuyển hƣớng về chỉ đạo chiến lƣợc, thay đổi về chính sách, phƣơng

Page 19: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

19

pháp đấu tranh. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ VI

(từ 6 - 8 - 11 - 1939) đánh dấu bƣớc chuyển hƣớng chỉ đạo chiến lƣợc

của Đảng ta, đƣa cách mạng nƣớc ta tiến mạnh sang thời kỳ mới: Thời

kỳ trực tiếp đánh đổ chế độ thống trị của thực dân Pháp, giành độc lập

tự do cho nhân dân. Hội nghị cũng quyết định thành lập “Mặt trận

thống nhất dân tộc phản đế Đông Dƣơng” thay cho Mặt trận dân chủ

Đông Dƣơng và thay đổi tất cả hình thức và phƣơng pháp đấu tranh phù

hợp tình hình mới, chuẩn bị bƣớc tiến tới làm cách mạng giải phóng

dân tộc.

Thực hiện chủ trƣơng của Hội nghị Trung ƣơng lần thứ IV, sau Hội

nghị Tỉnh ủy Cần Thơ (tháng 12 – 1939) các cán bộ đƣợc đƣa xuống

bám sát cơ sở tổ chức học tập để thông suốt chủ trƣơng của Trung ƣơng

về chuyển hƣớng chỉ đạo chiến lƣợc, tuyên truyền và khôi phục các tổ

chức quần chúng bí mật của Đảng nhƣ: Thanh niên, phụ nữ, nông dân

phản đế và tổ chức học tập tạo ra một sự phấn khởi trong tổ chức đoàn

thể quần chúng và ra nhân dân tích cực chuẩn bị theo sự chuyển hƣớng

chỉ đạo chiến lƣợc của Đảng, đòi chính quyền thành lập các tổ chống

cƣớp, luyện tập võ nghệ tiến tới thành lập đội vũ trang tự vệ v.v…

Công tác tuyên truyền của Đảng đã giữ một vai trò rất lớn trong thời kỳ

này, vừa củng cố lòng tin trong cán bộ đảng viên và nhân dân trƣớc tình

hình khó khăn của phong trào cách mạng trong tỉnh; đồng thời phổ biến

nhanh chóng chủ trƣơng của Đảng tập hợp quần chúng vào “Mặt trận

thống nhất dân tộc phản đế Đông Dƣơng” tập trung mục tiêu tiến tới

giải phóng dân tộc đã tạo một sự phấn khởi trong cán bộ, đảng viên và

quần chúng của Đảng.

B. CÔNG TÁC TUYÊN HUẤN TRONG KHỞI NGHĨA NAM KỲ

1940.

Nƣớc Pháp bại trận buộc ký hiệp ƣớc với Đức. Bọn thực dân Pháp ở

Đông Dƣơng hoang mang tột độ, chuẩn bị đầu hàng phát xít Nhật.

Trƣớc đó, Tỉnh ủy Cần Thơ tiếp thu chủ trƣơng của Hội nghị Xứ ủy

(tháng 7, tháng 9/1940) và “đề cƣơng khởi nghĩa”, Tỉnh ủy đã trực tiếp

triển khai đến các chi bộ và nhanh chóng tuyên truyền, giáo dục hội

viên các tổ chức đoàn thể quần chúng của Đảng, đã tạo ra sự phấn khởi,

tất cả đều muốn nổi dậy kể cả cơ sở binh lính trong hàng ngũ địch cũng

yêu cầu khởi nghĩa, tỏ rõ thái độ, phát biểu: “Thà chết cho cách mạng

còn hơn ra mặt trận làm bia đỡ đạn cho quân thù”. Vì anh em biết thực

dân Pháp sẽ đƣa quân đánh với Xiêm. Sau 4 tháng triển khai “đề cƣơng

khởi nghĩa” khí thế cách mạng của quần chúng dâng lên mạnh mẽ,

nhiều nơi thanh niên luyện tập quân sự, tổ chức các đội du khích, rèn vũ

khí, thành lập các ban khởi nghĩa, tổ chức nhiều cuộc mít tinh diễn

thuyết ở các thôn xóm, vạch cho quần chúng rõ tội ác của thực dân

Pháp và chúng sắp đầu hàng, thời cơ cách mạng đã đến, kêu gọi mọi

ngƣời đứng lên giành chính quyền giải thoát cuộc đời nô lệ, quần chúng

hƣởng ứng sẵn sàng chờ lệnh.

Page 20: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

20

Giờ khởi nghĩa nổ ra vào đêm 22 rạng sáng 23/11/1940 tỉnh Cần

Thơ quần chúng ở nhiều nơi nhƣ: Cầu Kè, Trà Ôn, Châu Thành… đã

nổi dậy bao vây tề làng, dinh quận, treo băng cờ búa liềm, đốn cây, phá

cột dây thép.v..v… riêng quân khởi nghĩa làng Phú Hữu, quận Phụng

Hiệp (nay là huyện Châu Thành) phá nhà việc, thiêu hủy giấy tờ, họp

mít tinh v.v… quần chúng nhiệt liệt hƣởng ứng.

Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở Cần Thơ bị thực dân Pháp đàn áp dã

man, một số cơ sở cách mạng bị tan rã, nhiều đồng chí cán bộ lãnh đạo

và quần chúng yêu nƣớc bị bắt. Sau cuộc khởi nghĩa Nam kỳ ở Cần

Thơ tình hình tƣ tƣởng đảng viên và quần chúng yêu nƣớc có hoang

mang dao động. Nhƣng sự lãnh đạo của Xứ ủy kịp thời tăng cƣờng cán

bộ về cho Cần Thơ nên Tỉnh ủy đƣợc củng cố, lãnh đạo cán bộ, đảng

viên bám sát dân tuyên truyền giáo dục lòng căm thù giặc Pháp, vạch rõ

tình hình tuy có khó khăn trƣớc mắt nhƣng cách mạng nhất định sẽ

đánh đổ thực dân Pháp, đó là con đƣờng cứu lấy mình, đƣợc nhân dân

ủng hộ cách mạng, các tổ chức quần chúng của Đảng đƣợc khôi phục.

Để có đủ tài liệu tuyên truyền giáo dục trong các chi bộ và tổ chức

quần chúng, nên đầu năm 1941 Tỉnh ủy chủ trƣơng ra tờ báo “Tiến lên”

và lập cơ quan in ấn để in tài liệu, truyền đơn. Năm 1942, Liên Tỉnh ủy

ra tờ báo “ Chiếu đấu”; đặc biệt ở Cần Thơ vào cuối năm 1942 đầu năm

1943 đã xuất hiện một số tờ báo tiến bộ, góp phần rất lớn củng cố tƣ

tƣởng và tạo đƣợc niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

C. CÔNG TÁC TUYÊN HUẤN TRONG TỔNG KHỞI NGHĨA

THÁNG 8 – 1945.

Trƣớc Cách mạng Tháng 8 – 1945, có sự kiện chính trị quan trọng là

Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội gọi tắt là Việt Minh ra đời có tuyên

ngôn, điều lệ, đặc biệt là chƣơng trình cứu quốc của Việt Minh. Đây là

điều kiện thuận lợi cho công tác Tuyên huấn, công tác tuyên truyền để

vận động quần chúng củng cố và phát triển phong trào, tập hợp rộng rãi

vào Mặt trận tích cực chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám.

Tỉnh ủy Cần Thơ chủ chƣơng mỗi cán bộ, đảng viên đều ra sức

tuyên truyền rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân về Tuyên ngôn, Điều

lệ, chƣơng trình cứu quốc, chính sách đại đoàn kết của Mặt trận Việt

Minh v.v… Các tầng lớp nhân dân kể cả nhân sĩ, trí thức, tôn giáo, dân

tộc v.v… phấn khởi tìm hiểu và học tập, sẵn sàng tham gia vào Mặt trận

Việt Minh cùng nhau đoàn kết đánh đổ Nhật Pháp. Đây là cái mốc quan

trọng của phong trào cách mạng trong tỉnh chuẩn bị cho Tổng khởi

nghĩa tháng Tám.

Sự kiện lớn thứ hai, Đảng ta biết tận dụng thời cơ vận động và nắm

tổ chức Thanh niên Tiền Phong là một nhân tố, điều kiện thúc đẩy cách

mạng Tháng Tám giành thắng lợi. Nắm đƣợc chủ trƣơng của Trung

ƣơng, Xứ ủy, Tỉnh ủy Cần Thơ đã xây dựng trong Đảng bộ về nhận

thức, làm chuyển biến tốt tƣ tƣởng lợi dụng tổ chức địch lập ra, cần

Page 21: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

21

nắm chắc lực lƣợng này để phục vụ cho cách mạng thắng lợi. Từ đó,

phát động rộng rãi ra quần chúng nhất là lực lƣợng thanh niên và tập

hợp đông đảo thanh niên vào tổ chức này. Quá trình tập hợp thanh niên

vào Thanh niên Tiền Phong, ở Cần Thơ đã tổ chức nhiều hình thức

tuyên truyền, phong phú để nâng cao tinh thần và trách nhiệm thanh

niên đối với họa ngoại xâm, gợi lên nổi khổ nhục của nhân dân ta phải

chịu cảnh nô lệ một cổ hai tròng Nhật – Pháp. Đại hội Thanh niên Tiền

Phong Tây đô, tại thị xã Cần Thơ đã tập hợp trên 2 vạn thanh niên,

trƣơng băng cờ, hát vang bài “Tiếng gọi thanh niên” của Lƣu Hữu

Phƣớc, kéo về sân vận động Cần Thơ tổ chức mít tinh với khí thế hừng

hực cách mạng đoàn kết đấu tranh chống quân xâm lƣợc. Ngoài ra,

Thanh niên Tiền Phong còn tổ chức luyện tập quân sự, chuẩn bị vũ khí

thô sơ, đƣợc lực lƣợng thanh niên cứu quốc tuyên truyền nung nấu tinh

thần sẵn sàng chiến đấu và làm nòng cốt trong cuộc khởi nghĩa Cách

mạng Tháng 8 /1945.

Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp ở Cần Thơ tình hình vô cùng

hỗn loạn; trƣớc khi quân Nhật đến, ở thị xã Cần Thơ đã xuất hiện cờ “ó

đen” tung những luận điệu tuyên truyền về thuyết “Đông Nam Á”, dán

những khẩu hiệu mị dân của bọn Huỳnh Khai tay sai thân Nhật nhƣ:

“Ngƣời da vàng của ngƣời da vàng”, hoặc “Nhật sẽ ủng hộ Việt Nam

độc lập” v.v… để kích động tinh thần nhân dân bài Pháp. Cùng với bọn

tay sai thân Nhật, một số tên đầu sỏ phản động đội lốt tôn giáo lợi dụng

tình hình này cũng tăng cƣờng hoạt động tuyên truyền mị dân làm cho

tình hình phức tạp thêm. Trƣớc tình hình rối ren và nhiểu loạn này,

Đảng bộ Cần Thơ chỉ đạo cho tổ chức đoàn thể quần chúng không mơ

hồ ảo tƣởng với những lời tuyên truyền mị dân của bọn thân Nhật; đồng

thời tuyên truyền 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh, nhất là

tuyên truyền phát động phong trào đánh đổ Pháp Nhật giành độc lập.

Tại thị xã Cần Thơ ta rải truyền đơn và dán khẩu hiệu trên các phố, làm

cho quần chúng phấn khởi tin tƣởng cách mạng sẽ giành thắng lợi.

Thực hiện lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa của Hồ Chủ tịch, ngày 17/8/

1945, Tỉnh ủy Cần Thơ họp bàn kế hoạch khởi nghĩa trong toàn tỉnh.

Đặc biệt là đẩy mạnh công tác tuyên truyền phát động quần chúng

về lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa của Hồ Chủ tịch, động viên một khí thế

cách mạng sôi sục trong các tầng lớp nhân dân đứng lên giành chính

quyền. Không khí khởi nghĩa lan rộng từ thành thị đến nông thôn, nhân

dân chuẩn bị gậy gộc, tầm vông, mã tấu, truyền đơn, khẩu hiệu và tập

hợp tổ chức lực lƣợng quần chúng ở tƣ thế sẵn sàng.

Trong thời điểm này, khí thế khởi nghĩa trong nhân dân dâng cao

chƣa từng có, lại đƣợc tin khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn

và một số tỉnh nhƣ: Long Xuyên, Vĩnh Long, Châu Đốc.v.v… liên tiếp

dội về, tinh thần của bọn tay sai thân Pháp, Nhật hoang mang tột độ;

khí thế cách mạng của quần chúng càng dâng cao. Công tác tuyên

Page 22: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

22

truyền giáo dục phát động quần chúng càng rộng rãi sôi động bằng các

hình thức: treo cờ, rải truyền đơn, các đoàn thể Thanh niên Tiền Phong,

Cứu quốc họp mít tinh kêu gọi các tầng lớp nhân dân xuống đƣờng

giành độc lập.

Sáng ngày 26 -8 -1945, Ủy ban Dân tộc giải phóng tỉnh Cần Thơ tổ

chức cuộc mít tinh trên 2 vạn quần chúng. Với những lời kêu gọi động

viên mọi ngƣời đoàn kết một lòng giành chính quyền để giải thoát cuộc

đời nô lệ, khổ nhục. Sau đó, quần chúng xuống đƣờng biểu tình tay cầm

vông, giáo mác, trƣơng băng, cờ đỏ sao vàng, hô vang khẩu hiệu:

“Nƣớc Việt Nam độc lập muôn năm”, “Chính quyền về tay nhân dân”.

Trƣớc sức mạnh áp đảo của quần chúng buộc Tỉnh trƣởng Lƣu Văn

Tàu giao chính quyền cho cách mạng và quân Nhật ở Cần Thơ cũng

phải xuôi tay. Nhƣ vậy ngày 26 – 8 -1945, nhân dân Cần Thơ dƣới sự

lãnh đạo của Đảng bộ đã giành chính quyền trong toàn tỉnh Cần Thơ

trên tay Nhật, Pháp.

Nhìn chung, thời kỳ trƣớc Cách mạng Tháng Tám, nhất là khi cuộc

khởi nghĩa Nam kỳ thất bại, tình hình cực kỳ khó khăn phức tạp…

Nhƣng dƣới sự lãng đạo của Đảng đã kịp thời nhanh chóng chuyển

hƣớng chỉ đạo đƣờng lối chiến lƣợc, phƣơng thức tuyên truyền vận

động quần chúng, chú trọng tuyên truyền chiều sâu, hình thức phổ biến

là tuyên truyền miệng cho từng ngƣời, từng nhóm, tán phát truyền đơn,

treo băng cờ, khẩu hiệu, họp mít tinh, hoặc bí mật chuyền tay những

sách, báo tiến bộ và dựa vào tin tức thời sự hƣớng dẫn dƣ luận nhân

dân. Đặc biệt là các tổ chức cách mạng biết vận dụng nhiều hình thức

thích hợp với tình hình từng lúc, từng nơi, và từng đối tƣợng. Nội dung

tuyên truyền chủ yếu là giáo dục tinh thần yêu nƣớc, tính giai cấp và

tình đoàn kết dân tộc; vạch tộc ác của bọn thực dân Pháp, phát xít Nhật

và bè lũ tay sai, địa chủ phong kiến v.v… Công tác tuyên truyền vận

động quần chúng gắn liền với công tác tổ chức, xây dựng và phát triển

các Hội quần chúng cách mạng.

Tình hình càng khó khăn, thì Đảng bộ càng quan tâm công tác giáo

dục chính trị nội bộ, học tập các Nghị quyết, tài liệu về chủ nghĩa Mác

– Lênin và mở lớp học đào tạo bồi dƣỡng ngắn ngày với số lƣợng nhỏ.

Đối tƣợng chủ yếu là cán bộ, đảng viên và quần chúng cốt cán của

Đảng ở cơ sở, thƣờng xuyên củng cố tƣ tƣởng chính trị, giữ vững niềm

tin ở sự lãnh đạo của Đảng.

Page 23: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

23

PHẦN THỨ BA

CÔNG TÁC TUYÊN HUẤN TRONG THỜI KỲ

KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

(8/1945 – 7/1954)

I. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, ĐÀO TẠO BỒI DƢỠNG

CÁN BỘ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ ĐẾN TOÀN QUỐC

KHÁNG CHIÊN (tháng 8/1945 – 12/1946)

A. BỐI CẢNH LỊCH SỬ, ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TƯ TƯỞNG

VÀ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG.

Cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân cả nƣớc nói chung, Cần

Thơ nói riêng, tinh thần vô cùng phấn khởi vì đã thoát cuộc đời nô lệ trên

80 năm, trở thành ngƣời chủ đất nƣớc. Nhƣng cán bộ, đảng viên và nhân

dân rất băn khoăn lo lắng phải đƣơng đầu trƣớc mọi khó khăn phức tạp do

hậu quả chính sách vơ vét của thực dân Pháp, phát xít Nhật, chuẩn bị đối

phó với mọi âm mƣu của bọn phản động trong tỉnh và bọn thực dân Pháp

lăm le tái chiếm nƣớc ta.

Thực hiện chủ chƣơng của Hội nghị Tỉnh ủy Cần Thơ (ngày 7- 9 -

1945) cán bộ, đảng viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong mọi tầng

lớp nhân dân cùng với Đảng bộ ra sức xây dựng chính quyền và vận động

nhân dân tham gia vào mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc; xây

dựng lực lƣợng vũ trang; gìn giữ an ninh trật tự thôn xóm.v.v… đồng thời

giáo dục trong nhân dân, nhất là quần chúng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo hiểu

rõ chính sách đoàn kết dân tộc, tôn giáo của chánh quyền cách mạng và

vạch trần âm mƣu của bọn phản động đội lốt Phật giáo Hòa Hảo tuyên

truyền lừa mị, xúc giục tín đồ đi biểu tình lật đổ chính quyền cách

mạng.v.v… Sau khi ta dẹp cuộc bạo loạn của bọn cầm đầu phản động đội

lốt Phật giáo Hòa Hảo ở thị xã Cần Thơ (9 – 9 – 1945), Tỉnh ủy chủ

chƣơng cho các cán bộ đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể mở một

đợt tuyên truyền vạch mặt lên án bọn phản động, ổn định tinh thần tƣ

tƣởng của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo cùng với nhân dân xây dựng chính

quyền cách mạng, ra sức ổn định đời sống v.v…

Lúc này mặc dù chƣa thành lập chính thức ngành Tuyên huấn,

nhƣng Tỉnh ủy Cần Thơ rất quan tâm công tác tuyên huấn, công tác tuyên

truyền, giáo dục và đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ công – nông có trình

độ văn hóa, chính trị để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng.

Thời kỳ sau Cách mạng Tháng 8/1945, Tỉnh ủy chỉ đạo các ngành

các cấp, các bộ phận làm công tác tuyên truyền, nhƣ đoàn tuyên truyền lƣu

động của tỉnh đƣợc thành lập tập trung tuyên truyền phát động lời kêu gọi

của Trung ƣơng Đảng, của Bác Hồ “Toàn dân chống giặc đói – giặc dốt và

giặc ngoại xâm”, đƣợc nhân dân nhiệt liệt hƣởng ứng.

Page 24: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

24

Về chống giặc đói, công tác tuyên truyền động viên quần chúng đẩy

mạnh phong trào gia tăng gia sản xuất, với khẩu hiệu: “Không một tấc đất

bỏ hoang”, “tấc đất tấc vàng”; đồng thời kêu gọi địa chủ hƣởng ứng chủ

trƣơng giảm tô, giảm tức cho nông dân từ 25 đến 50%... Từ đó phong trào

sản xuất đem lại hiệu quả, giải quyết nạn đói trong tỉnh còn tiếp tế cho

đồng bào miền Đông và Sài Gòn đang bị đói.

Về diệt giặc dốt cũng rất sôi động, phong trào chống nạn mù chữ,

mở mang kiến thức cho nhân dân lao động cũng đƣợc tuyên truyền mạnh

mẽ học tập lời kêu gọi của Bác Hồ “Những ngƣời đã biết chữ dạy cho

những ngƣời chƣa biết chữ… Những ngƣời chƣa biết hãy cố gắn mà học

cho biết”(3)

. Do công tác tuyên truyền chống dốt tốt, cán bộ và nhân dân ta

thoát dốt nên đã tham gia quản lý chính quyền và phát huy quyền làm chủ

của mình. Cùng với 2 phong trào trên, công tác tuyên truyền trong tỉnh tập

trung chuẩn bị cho kháng chiến chống thực dân Pháp lăm le xâm lƣợc đất

nƣớc ta lần thứ hai, dấy lên phong trào thanh niên gia nhập vào Cộng hòa

vệ binh, vào các đơn vị vũ trang làng ấp. Phong trào ca hát dấy lên mạnh

mẽ trong thanh niên, hát những bài ca cách mạng: Lên Đàng, Tiếng gọi

thanh niên của Lƣu Hữu Phƣớc và nhiều bài hát khác nhƣ Tiếng hát công

nông binh, cùng nhau ta đi Hồng quân v.v… vang lên từ thành thị đến

nông thôn.

Công tác tuyên truyền vận động các tầng lớp trí thức, nhân sĩ, tƣ sản,

tôn giáo, dân tộc cũng đƣợc Tỉnh ủy quan tâm, ngày 18 – 9 -1945 đồng chí

Trần Văn Khéo, Chủ tịch Ủy ban Hành chính lầm thời tỉnh triệu tập cuộc

họp có hơn 100 nhân sĩ, trí thức, tƣ sản trong tỉnh để giới thiệu chính sách

Page 25: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

25

đoàn kết dân tộc của Mặt trận Việt Minh và chủ trƣơng của Nhà nƣớc kêu

gọi tích cực ủng hộ cách mạng và đƣợc các giới này nhiệt liệt hƣởng ứng.

Đặc biệt, để chuẩn bị đón tiếp đoàn tù chính trị thứ hai từ Côn Đảo

trở về Cần Thơ (30 - 9 - 1945)(4)

, Tỉnh ủy phân công cán bộ đi tuyên

truyền, giáo dục quần chúng ở thị xã Cần Thơ, Cái Răng, Bình Thủy v.v…

Hiểu rõ sự dã man của địch, về tinh thần yêu nƣớc, chí khí cách

mạng của những ngƣời chiến sĩ cộng sản bị địch giam cầm ở Côn Đảo.

Đoàn tù chính trị đƣợc nhân dân đón tiếp với tinh thần thƣơng yêu, khâm

phục và chăm sóc chu đáo. Sau đó, các đồng chí trong đoàn tù chính trị

tung ra đi tuyên truyền, kể chuyện về cách mạng, về những chiến sĩ đã bị

giặc Pháp giam cầm hành hạ hy sinh ngoài Côn Đảo, làm cho nhân dân

hiểu rõ về sự hy sinh đóng góp lớn lao của những ngƣời chiến sĩ cộng sản

để có ngày độc lập, tự do hôm nay.

Song song với công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, Tỉnh ủy

Cần Thơ luôn quan tâm nâng cao trình độ và năng lực lãnh đạo cho đội

ngũ cán bộ đảng viên. Vào trung tuần tháng 9 – 1945, tỉnh Cần Thơ đã tổ

chức 1 lớp Mác – xít đầu tiên tại trƣờng Bassac do đồng chí Nguyễn Văn

Dực(5)

phụ trách, cho cán bộ trong tỉnh và các tỉnh bạn. Nội dung chƣơng

trình gồm: Duy vật biện chứng, Lịch sử Đảng và Điều lệ Đảng Cộng sản

Đông Dƣơng, Mƣời chính sách của Mặt trận Việt Minh, Năm bƣớc công

tác cách mạng, chủ chƣơng, chính sách trƣớc mắt của Đảng. Vào cuối năm

1946, Tỉnh ủy mở lớp Mác – xít thứ hai tại Cầu Kè do đồng chí Đinh Ngọc

Thủy phụ trách, có 40 – 50 học viên là cán bộ trong tỉnh. Sau đó Tỉnh ủy

liên tiếp mở các lớp bồi dƣỡng kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin,

về đƣờng lối chủ trƣơng, các chính sách quan trọng của Đảng, Nhà nƣớc,

mở 1 lớp tại ấp Phú Lễ, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành và mở 1 lớp tại

Tham Tƣớng thị xã Cần Thơ, mỗi lớp có từ 25 – 70 học viên do đồng chí

Nguyễn Xuân Hoàng phụ trách. Số cán bộ đƣợc tỉnh đào tạo, Tỉnh ủy đã

tăng cƣờng cho các quận, các đồng chí tích cực mở các lớp để bồi dƣỡng

cho cán bộ ở cơ sở. Đi đôi với bồi dƣỡng về chính trị, tỉnh mở 2 lớp huấn

luyện tân binh để bổ sung vào các đơn vị Cộng hòa vệ binh của tỉnh, do

đồng chí Huỳnh Thủ và đồng chí Quản Trọng Linh phụ trách. Tỉnh ủy còn

chủ trƣơng mở lớp huấn luyện quân sự cho trên 20 cán bộ quân sự của các

quận tại Xóm Chài thị xã Cần Thơ, do đồng chí Võ Quang Anh phụ trách.

Hƣởng ứng lời kêu gọi của Trung ƣơng Đảng và Chủ tịch Hồ Chí

Minh, Tỉnh ủy Cần Thơ phát động “Tuần lễ vàng”, “Tuần lễ đồng, chì,

thau”. Để đạt kết quả cao, các tổ chức cơ sở Đảng, cơ quan đoàn thể tích

cực tuyên truyền, vận động, khơi dậy và động viên lòng yêu nƣớc của nhân

dân tích cực đóng góp của cho Nhà nƣớc, góp phần khắc phục khó khăn và

chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Chỉ trong thời gian

ngắn các điền chủ, tƣ sản, trí thức, các nhà chùa và nhân dân trong tỉnh đã

sôi nổi đóng góp nhiều vàng và tài sản cho cách mạng.

Page 26: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

26

Trong lúc tỉnh nhà đang khẩn trƣơng xây dựng chính quyền, mặt

trận các đoàn thể và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến, thì thực dân Pháp đã

gây hắn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam lần thứ

hai. Do đó, công tác tuyên truyền giáo dục trong nhân dân về Lời kêu gọi

của Ủy ban kháng chiến Nam bộ (23/9/1945), Thơ của Chủ tịch Hồ Chí

Minh gởi cho đồng bào Nam bộ (26/9/1945). Cán bộ, đảng viên và nhân

dân tỉnh nhà đều khẳng định quyết tâm và lòng tuyệt đối của Bác:

“Chúng ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lƣợng đoàn kết của

Quốc dân”.

“Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc đấu tranh của chúng ta là

chính đáng”(6)

. Từ đó, nhân dân tỉnh Cần Thơ ráo riết chuẩn bị mọi mặt

cho cuộc kháng chiến, nhất là mặt tinh thần tƣ tƣởng sẵn sàng chiến đấu

chống địch.

Sáng 30/10/1945, giặc Pháp tấn công tỉnh lỵ, Cần Thơ. Quân dân ta

chiến đấu rất dũng cảm bám trận địa, đánh trả nhiều đợt tấn công của địch

và vây chặn không cho chúng bung ra đánh chiếm nhanh chóng các tỉnh

miền Tây, để các tỉnh có đủ thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. Lúc

này, Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cƣờng thật mạnh công tác Tuyên huấn để đáp

ứng tình hình nhiệm vụ mới.

Tỉnh ủy thành lập ngay Ban Tuyên truyền gồm có đồng chí Hồ Bá

Phúc (Ủy viên Thƣờng vụ Tỉnh ủy) phụ trách cùng đồng chí Nguyễn Phúc

Long và một số cán bộ, đảng viên trƣởng thành từ phong trào học sinh,

sinh viên. Ban Tuyên truyền cùng với tổ chức Đảng và các tổ chức quần

chúng, bằng nhiều biện pháp hình thức tuyên truyền nhƣ: tuyên truyền

miệng, truyền đơn khẩu hiệu, phát loa, họp mít tinh v.v…

Nội dung tuyên truyền: Tập trung giáo dục lòng yêu nƣớc, chí căm

thù giặc, qua đó động viên tinh thần cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tin tƣởng

vào sự lãnh đạo của Đảng, của Hồ Chủ tịch và tích cực tham gia kháng

chiến bảo vệ độc lập vừa mới giành đƣợc của đất nƣớc. Tuyên truyền về

lệnh tản cƣ của Ủy ban kháng chiến tỉnh Cần Thơ ra khỏi thị xã, lệnh tiêu

thổ kháng chiến, về gƣơng chiến đấu đánh địch của chiến sĩ ta tại Mặt trận

Cần Thơ, gƣơng anh hùng và sự hy sinh anh dũng của đội cảm tử Lê Bình

v.v… Đặc biệt lúc này, quân dân ta vừa lo đánh giặc lại phải dồn sức công

tác tuyên truyền cho sự kiện chính trị trọng đại, làm cho nhân dân hiểu rõ

quyền dân chủ của công dân một nƣớc độc lập, động viên đông đảo mọi

công dân đi bầu cử đại biểu Quốc hội đầu tiên của nƣớc Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa vào ngày 25/12/1945, đƣợc Trung ƣơng cho phép trƣớc ngày

06/01/1946. Nhằm phát huy sức mạnh của công tác tuyên truyền phục vụ

cho kháng chiến, trong năm 1945, tỉnh ra tờ báo “Giết giặc” do đồng chí

Hồ Bá Phúc làm chủ biên, đây là báo tuần, đƣợc phát hành khắp các tỉnh

miền Hậu Giang. Báo đƣợc in tại nhà in An Hà của một nhà tƣ sản Trần

Đắc Nghĩa tại thị xã Cần Thơ. Tờ báo đã góp phần quan trọng trong việc

Page 27: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

27

động viên tinh thần chiến đấu đối với chiến sĩ ở tiền tuyến, cũng nhƣ nhân

dân ở địa phƣơng.

Tháng 8 – 1946, sau khi thành lập Tỉnh ủy lâm thời, Ban Tuyên

truyền của Mặt trận Việt Minh tỉnh cũng ra đời do đồng chí Nguyễn

Truyền Thanh (Ba Lê) Bí thƣ Tỉnh ủy kiêm Trƣởng Ban. Sau đó, Tỉnh ủy

phân công đồng chí Nguyễn Hữu Thành làm Trƣởng Ban, thay cho đồng

chí Nguyễn Truyền Thanh.

Từ khi Tỉnh ủy, các Quận ủy lâm thời đƣợc thành lập, công tác

tuyên truyền – công cụ đắc lực của Đảng càng đƣợc phát huy và mở rộng

hơn. Các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, của Mặt trận Việt Minh, nội

dung, ý nghĩa của Hiệp ƣớc sơ bộ 6 - 3 - 1946 và Thỏa hiệp án 14 - 9 -

1946 đƣợc phổ biến sâu rộng, tạo ra sự phấn khởi trong nhân dân ta có

điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển lực lƣợng chuẩn bị cho kháng

chiến lâu dài. Địch phản bội Hiệp ƣớc sơ bộ và Thỏa hiệp án mở rộng

chiến tranh ra cả nƣớc, công tác tuyên truyền động viên toàn dân thực hiện

lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Trung ƣơng Đảng và của Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã khơi dậy lòng yêu nƣớc, tinh thần chiến đấu: “Không!

Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nƣớc, nhất định

không chịu làm nô lệ”. Từ đây, nhân dân Cần Thơ cùng nhân dân cả nƣớc

bƣớc vào cuộc kháng chiến “Toàn dân, toàn diện, trƣờng kỳ kháng chiến”

chống thực dân Pháp xâm lƣợc.

II. CÔNG TÁC TUYÊN HUẤN PHỤC VỤ ĐƢỜNG LỐI KHÁNG

CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƢỢC (1947 – 1954)

Tỉnh Cần Thơ, đƣợc địch đánh giá là vị trí quan trọng của miền Tây,

ngoài tập trung quân các loại đánh phá, chúng còn thực hiện âm mƣu thâm

độc lừa bịp, mua chuộc, lôi kéo thành lập những đơn vị vũ trang Phật giáo

Hòa Hảo, Cao Đài phản động chống phá cách mạng, thực hiện âm mƣu

“dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt”. Địch thƣờng xuyên càn quét, bắn giết

tàn sát cán bộ, nhân dân và đốt phá nhà cửa, cƣớp bóc tài sản, mở rộng

việc chiếm đóng đồn bót… làm cho đời sống nhân dân vốn đã khó khăn

càng khó khăn hơn. Tình hình trên đã tác động tƣ tƣởng, tâm trạng của một

bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân, có một bộ phận nhỏ cán bộ là

thành phần địa chủ chạy ra vùng địch tạm chiếm đóng, đại bộ phận đƣợc

sắp xếp rút xuống rừng U Minh củng cố lực lƣợng và luồn sâu bám quần

chúng hoạt động. Sau một thời gian rút lui xuống rừng, cán bộ và lực

lƣợng vũ trang ta trở về cùng với số còn tại chỗ tuyên truyền vận động

nhân dân trừ gian diệt ác, xây dựng củng cố lại Đảng bộ, mặt trận, đoàn

thể.

Đặc biệt là để phá âm mƣu chia rẽ của địch, thực hiện chủ trƣơng

của Trung ƣơng, mở rộng Mặt trận Dân tộc thống nhất, các cấp tập trung

tuyên truyền việc thành lập Hội Liên Hiệp Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là

Hội Liên Việt) Mặt trận Liên Việt và đoàn thể quần chúng đi sâu tuyên

truyền, giáo dục khơi dậy lòng yêu nƣớc, vạch rõ âm mƣu và tộc ác của

Page 28: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

28

giặc Pháp, đoàn kết một lòng chống kẻ thù chung của dân tộc. Đồng thời

tuyên truyền, vận động quần chúng tín đồ, các tôn giáo phân hóa, cô lập

những tên cầm đầu phản động đội lốt tôn giáo làm thất bại âm mƣu chia rẽ

dân tộc, dùng tôn giáo chống lại cách mạng.

Năm 1947, song song với xây dựng các tổ chức, các đội võ trang

tuyên truyền cũng đƣợc tổ chức và hoạt động khá mạnh ở thị xã Cần Thơ

và các thị trấn, vừa tán phát truyền đơn, vừa làm nhiệm vụ trừ gian, diệt ác.

Có lần truyền đơn của ta có mang hình sọ ngƣời (dấu hiệu của “sát gian

Đảng”) bí mật dán ngay trên lƣng tên Pháp quản đốc Khám lớn Cần Thơ,

đã tác động mạnh mẽ vào tinh thần của quân đội Pháp.

Phong trào cách mạng tỉnh Cần Thơ càng phát triển, Tỉnh ủy chủ

trƣơng thành lập đội tuyên truyền lƣu động để đƣa tiếng nói của kháng

chiến đến khắp các xã, ấp, thôn, xóm, nhất là tuyên truyền ra vùng ven,

vùng địch tạm chiếm; Đội tuyên truyền lƣu động rất gọn nhẹ, nên di

chuyển rất nhanh. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các chủ đề: Động

viên toàn dân kháng chiến, “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”,

thông tin về thắng lợi của quân dân khắp nơi chống thực dân Pháp; tuyên

truyền về đời sống mới, chống mê tín dị đoan và đoàn kết ủng hộ kháng

chiến v.v… Hình thức tuyên truyền khá phong phú nhƣ: Truyền đơn, báo

chí, tổ chức mít tinh diễn thuyết .v.v… Để chống lại luận điệu tuyên

truyền, và tài liệu, báo chí phản động của địch, ta viết, in rải những tờ

bƣớm để giải thích, vạch trần những luận điệu xuyên tạc phản động chống

phá cách mạng của chúng, đƣợc quần chúng đồng tình ủng hộ. Vào những

năm 1947, Khu 9 tổ chức hội nghị sơ kết công tác thông tin tuyên truyền

toàn khu. Hội nghị nhận xét đánh giá công tác thông tin tuyên truyền của

các tỉnh trong khu 9 khá tốt, nổi nhất là tỉnh Cần Thơ đã thành lập sớm đội

tuyên truyền lƣu động và hoạt động có hiệu quả.

Cũng trong năm 1947, Tỉnh mở 2 lớp bồi dƣỡng chính trị cho cán bộ

tại xã Lƣơng Tâm (Long Mỹ), mỗi lớp có từ 70 – 80 học viên do các cán

bộ ở Côn Đảo về phụ trách việc giảng dạy, gồm các nội dung: Quyển

“Trƣờng kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trƣờng Chinh,

5 bƣớc công tác, chƣơng trình Việt Minh v.v… Đông chí Mai Chí Thọ

(Tỉnh ủy viên) mở lớp bồi dƣỡng cho cán bộ Quốc gia tự vệ cuộc (công an)

tại làng Mỹ Khánh và Giai Xuân. Đồng chí Trần Văn Khéo Chủ tịch Ủy

ban kháng chiến – hành chánh tỉnh chỉ đạo mở 2 lớp nghiệp vụ cho Chủ

tịch ủy ban kháng chiến – hành chánh các làng; mở 1 lớp bồi dƣỡng tuyên

truyền viên cho cán bộ xã, ấp. Qua các lớp này đã nâng cao 1 bƣớc kiến

thức về chính trị cho cán bộ, tạo điều kiện tốt làm công tác tuyên truyền.

Từ năm 1948, vùng giải phóng đƣợc mở rộng, các hoạt động thông

tin, tuyên truyền cũng phát triển khá mạnh. Các tờ báo “Tiếng súng kháng

địch” của khu 9, tờ báo “Hiệp Nhất” của Hội Liên Việt tỉnh Cần Thơ đƣợc

phát hành rộng rãi trong nhân dân. Nhiều ấp, làng đã tổ chức các nhóm đọc

báo và các tổ phát loa, thƣờng xuyên hàng đêm phổ biến chủ trƣơng của

Page 29: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

29

Đảng, chính quyền, tin thắng lợi trên các chiến trƣờng, đặc biệt là các trận

đánh giao thông trên lộ Tầm Vu trong năm 1947, nhất là trận Tầm Vu 4

(19 – 4 – 1948) đã làm nức lòng quân, dân tỉnh Cần Thơ, khu 9 và Nam

bộ. Từ đó, nhân dân hăng hái tham gia xây dựng vùng giải phóng, tích cực

hƣởng ứng phong trào chống giặc dốt, phong trào xây dựng đời sống mới,

phòng gian bảo mật và tích cực ủng hộ kháng chiến, ủy lạo bộ đội v.v…

Ngày 20/01/1948, Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng

đã kiểm điểm tình hình sau 2 năm kháng chiến; đồng thời cũng vạch ra

những phƣơng hƣớng và biện pháp lớn nhằm đẩy mạnh cuộc kháng chiến

trong giai đoạn mới trên các lĩnh vực: Quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa

và xây dựng Đảng.

Về xây dựng Đảng, hội nghị nêu: Nâng cao trình độ lý luận, chính

trị cho cán bộ, đảng viên theo phƣơng châm lý luận đi đôi với thực tiễn,

chống bệnh chủ quan giáo điều, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình v.v…

làm cho các chi bộ có thể tự động lãnh đạo mọi mặt công tác ở địa phƣơng;

tăng cƣờng giáo dục đảng viên về ý thức giai cấp, về tinh thần kỷ luật và

đạo đức cách mạng; thành lập các Ban Tuyên huấn, Ban Tổ chức và Ban

Kiểm soát của các cấp ủy Đảng v.v…

Quán triệt tinh thần Nghị quyết của Trung ƣơng, vào giữa năm 1948

Tỉnh ủy Cần Thơ quyết định thành lập Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Cần Thơ

do đồng chí Mai Duy Hiền (Mai Thanh), Thƣờng vụ Tỉnh ủy phụ trách và

một số cán bộ, đảng viên, Trƣởng Đảng tỉnh Cần Thơ cũng đƣợc thành lập

mang tên Châu Văn Liêm do đồng chí Mai Duy Hiền làm Hiệu Trƣởng,

đồng chí Trần Ngọc Ký (Trịnh Đình Vũ) làm Hiệu Phó chuyên trách.

Nhiệm vụ trƣớc mắt của Ban Tuyên huấn trong thời điểm này là tập trung

mở lớp bồi dƣỡng đào tạo cán bộ, đảng viên.

Trƣờng đảng Tỉnh ra đời trong điều kiện hết sức khó khăn, nhƣng

trong năm 1948, đã mở 2 lớp đào tạo cho 104 cán bộ quận và làng. Quận

ủy mở lớp bồi dƣỡng ngắn hạn lấy tên “Tháng Tám” bồi dƣỡng cho cán

bộ, đảng viên trong quận.

Công tác đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc các cấp ủy Đảng quan tâm; cán

bộ, đảng viên đƣợc bồi dƣỡng thƣờng xuyên cả về văn hóa, chính trị nên

đã nâng lên một bƣớc về lập trƣờng quan điểm và phƣơng pháp cách

mạng. Do đó, nguồn cán bộ đƣợc tăng cƣờng cho cơ quan chính quyền,

mặt trận và các đoàn thể ở các cấp ngày càng nhiều thêm. Vào năm 1950,

Tỉnh ủy cử đồng chí Nguyễn An Đông, Nguyễn Tấn Phát, Trần Ngọc Ký,

Việt Nhiên đi học trƣờng Đảng Nguyễn Văn Cừ của Trung ƣơng Cực mở.

Từ đó, có những qui định thống nhất nội dung bài vỡ, cách tổ chức trƣởng

Đảng của tỉnh.

Một nhiệm vụ quan trọng khác, ngành Tuyên huấn tập trung đẩy

mạnh công tác tuyên truyền, phát động trong nhân dân thực hiện các chủ

trƣơng của tỉnh: Bầu cử Hội đồng Nhân dân ở các làng trong vùng giải

phóng và vùng du kích thế ta mạnh(7)

. Tuyên truyền việc thi hành chủ

Page 30: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

30

trƣơng giảm tô, giảm tức và ngƣời cày có ruộng của Ủy ban kháng chiến

hành chánh tỉnh Cần Thơ. Ngành Tuyên huấn phối hợp với các đoàn thể

hƣớng dẫn bà con nông dân nắm các chủ trƣơng của Đảng, chính quyền

đòi địa chủ giảm tô 25% (có nơi ta tranh thủ giáo dục một số địa chủ giảm

đến 50%). Tuyên truyền về chủ trƣơng tạm cấp đất công điền, đất địa chủ

Việt gian phản động, đất đồn điền Tây cho nông dân, đồng thời hƣớng dẫn

nông dân tăng gia sản xuất, vừa đảm bảo cuộc sống, vừa ủng hộ cho kháng

chiến, nuôi quân. Do đó, đời sống của nông dân vùng giải phóng trong tỉnh

đƣợc cải thiện, càng tin tƣởng Đảng gắn bó với chính quyền cách mạng và

tích cực ủng hộ cuộc kháng chiến. Nạn trộm cƣớp trong vùng nông thôn

giải phóng không có, ban đêm nhà không đóng cửa.

Trong thời gian này, phong trào học tập văn hóa của nhân dân trong

vùng giải phóng phát triển khá mạnh. Để giúp Tỉnh ủy, chính quyền chỉ

đạo tốt phong trào chống mù chữ, bổ túc văn hóa trong cán bộ và nhân

dân. Tháng 4 – 1948, tỉnh thành lập Ty Giáo dục do đồng chí Đặng Văn Bá

làm Trƣởng Ty. Mỗi quận có Phòng giáo dục, mỗi làng có 1 Ban giáo dục.

Đến năm 1950 mới giải thể Phòng giáo dục, thực hiện chế độ kiểm sát

viên.

Phong trào văn hóa văn nghệ đƣợc Ty Thông tin phát động rộng rãi

trong nhân dân. Đêm đêm, khắp thôn xóm vang lên tiếng hát, nói thơ

kháng chiến, ca vũ, diễn kịch phát triển khá mạnh. Công tác chăm lo sức

khỏe cho con ngƣời cũng đƣợc Đảng, chính quyền chú ý đẩy mạnh. Ở cấp

tỉnh và mỗi quận có 1 dân y xá, mỗi làng có một trạm cứu thƣơng, nhà bảo

sanh. Đội ngũ cán bộ y tá, hộ sinh đƣợc khu đào tạo; cứu thƣơng, cô đỡ do

tỉnh đào tạo đƣa về các trạm y tế, nhà bảo sanh ở mỗi làng… Đời sống

nhân dân đƣợc nâng lên, các tệ nạn mê tín dị đoan, rƣợu chè, cờ bạc cơ bản

bị đẩy lùi.

Năm 1949, Ủy ban kháng chiến hành chánh tỉnh Cần Thơ tổ chức lễ

Quốc khánh 2 – 9 và mở Hội chợ tại Bà Đầm (xã Trƣờng Xuân). Hội chợ

kéo dài suốt 1 tuần lễ, với những gian hàng trình bày hình ảnh về cuộc

kháng chiến của nhân dân tỉnh nhà, nhân dân Nam bộ; những sản phẩm về

nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đƣợc sản xuất trong vùng giải phóng…

Lễ Độc lập và hội chợ Bà Đầm đã thu hút hàng vạn nhân dân trong và

ngoài tỉnh đến xem, mua hàng hóa; đồng thời thƣởng thức những đêm văn

nghệ cách mạng. Hội chợ đã gây tiếng vang lớn, tạo sự phấn khởi và niềm

tin trong nhân dân đối với cách mạng.

Sau Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cần Thơ lần thứ nhất (cuối năm

1949) để bồi dƣỡng cán bộ có đủ trình độ và năng lực lãnh đạo, phong trào

cách mạng tỉnh nhà trong tình hình mới, Tỉnh ủy Cần Thơ lần lƣợt sắp xếp

cho các đồng chí trong Tỉnh ủy đi dự các khóa huấn luyện dài hạn ở Trung

ƣơng, ở các Trƣờng Đảng của Khu ủy, Xứ ủy và trƣờng chuyên môn của

Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ. Trong công tác củng cố xây

dựng Đảng, kiện toàn chính quyền, mặt trận, đoàn thể, Tỉnh ủy rất quan

Page 31: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

31

tâm bồi dƣỡng cán bộ, trƣớc nhất là tăng cƣờng đội ngũ cán bộ giỏi cho

Trƣờng Đảng tỉnh để nâng chất lƣợng công tác giảng dạy. Trong năm

1949, Trƣờng Đảng Châu Văn Liêm mở 3 lớp chính trị bồi dƣỡng cho cán

bộ cơ sở. Ngoài ra, các trƣờng bồi dƣỡng cán bộ chính quyền, công an,

quân sự, thông tin – tuyên truyền, tài chính, canh nông, y tế, giáo dục, các

đoàn thể thanh niên, phụ nữ, nông dân cứu quốc của tỉnh đều tiến hành mở

các lớp đào tạo bồi dƣỡng cán bộ chuyên ngành. Các Huyện ủy tổ chức lớp

tập huấn ngắn ngày bồi dƣỡng cho cán bộ Ban, ngành về các mặt công tác

cụ thể. Có thể nói, nhờ nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc đào

tạo bồi dƣỡng cán bộ, nên trong 2 năm 1949 – 1950 các cấp ủy Đảng tiến

hành nhiều hình thức đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ năng lực lãnh đạo của cán

bộ các cấp, đã thúc đẩy phong trào cách mạng địa phƣơng có bƣớc phát

triển đáng kể.

Từ năm 1950 – 1954, bộ máy Tuyên huấn Cần Thơ gồm có: Trƣờng

Đảng và Tiểu ban Huấn học. Trƣờng Đảng có các đồng chí: Nguyễn Tấn

Phát, Nguyễn Văn Phổ, Trần Ngọc Ký v.v… Đến năm 1951, đồng chí

Nguyễn Tấn Phát đƣợc điều về thị xã Cần Thơ (làm Phó Bí thƣ Thị xã ủy);

Tiểu ban Huấn học có các đồng chí Nguyễn Văn Hối, đồng chí Tấn, đồng

chí Phong Trần v.v… Đồng chí Dƣơng Thuần Chƣơng, Ủy viên Thƣờng

vụ Tỉnh ủy làm Trƣởng ban, đồng thời làm Hiệu trƣởng Trƣờng Đảng

Châu Văn Liêm. Ngoài ra, còn có 1 đồng chí phụ trách văn phòng Ban,

đồng chí thơ ký đánh máy, giao liên.

Trong thời kỳ này, Ban Tuyên huấn tỉnh tập trung thực hiện nhiệm

vụ: Đào tạo, bồi dƣỡng cho cán bộ, đảng viên về đƣờng lối trƣờng kỳ

kháng chiến, các Nghị quyết của Đảng, nâng cao sự hiểu biết về Cách

mạng Tháng Mƣời Nga; về quan điểm quần chúng của Đảng, xây dựng

tinh thần trách nhiệm phục vụ quần chúng; về tình hình thời sự trong và

ngoài nƣớc, về 5 bƣớc công tác cách mạng. Hình thức mở các lớp học tập

chính trị phần lớn là ngắn ngày, số lƣợng khoảng 40 – 50 học viên, chủ

yếu là Bí thƣ, Phó Bí thƣ xã và cán bộ cốt cán.

Sau Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ II (giữa năm 1951), Ban

Tuyên huấn làm tham mƣu cho Tỉnh ủy mở đợt học tập các nghị quyết của

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh

cho tất cả cán bộ, đảng viên, cán bộ quân dân chánh và tuyên truyền rộng

rãi ra quần chúng nhân dân trong tỉnh. Nội dung học tập lần này gồm

Tuyên ngôn, Chính cƣơng của Đảng Lao động Việt Nam. Đảng bộ các cấp

đã tổ chức nhiều cuộc mít tinh chào mừng thành công của Đại hội và giải

thích lý do vì sao Đảng Cộng sản Đông Dƣơng tuyên bố tự giải tán, nay

đổi tên Đảng thành Đảng Lao động Việt Nam và ra hoạt động công khai;

tuyên truyền, học tập về Tuyên ngôn chính cƣơng của Đảng, các chính

sách quan trọng về tôn giáo, đảng phái, dân tộc.v.v… Đợt học tập lần này

đƣợc chỉ đạo chặt chẽ từ tỉnh đến cơ sở Đảng, bằng những hình thức nhƣ

học tập có tổ chức sát hạch để kiểm tra kết quả. Từ đó, đã nâng cao đáng

kể nhận thức về Đảng, lý tƣởng cộng sản, về những nguyên tắc và sách

Page 32: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

32

lƣợt của Đảng trong từng thời kỳ cách mạng, nó có ý nghĩa thực tiễn lớn

đối với vai trò lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới. Đƣợc các tầng lớp

nhân dân đồng tình, hoan nghênh.

Sau Đại hội Đảng bộ Tỉnh, Tỉnh ủy rất quan tâm công tác xây dựng

Đảng về nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ sinh hoạt Đảng, việc phê, tự

phê bình đƣợc thực hiên nghiêm túc. Xây dựng mối quan hệ giữa Đảng với

quần chúng ngày càng chặt chẽ hơn, cán bộ, đảng viên sát quần chúng lãnh

đạo đấu tranh chống địch. Tổ chức Đảng trong lực lƣợng vũ trang đƣợc

chú trọng, nhất là tăng cƣờng công tác chính trị trong quân đội, đồng chí

Bí thƣ Tỉnh ủy, Huyện ủy, kiêm chính trị viên Tỉnh đội, Huyện đội. Tiếp

theo đại hội Đảng bộ tỉnh, vào năm 1952 Đại hội Đảng bộ các huyện, xã

cũng đƣợc tiến hành đây là đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn đã nâng cao về

chính trị tƣ tƣởng và tổ chức cho cán bộ, đảng viên các cấp.

Để nâng cao trình độ văn hóa cho cán bộ, đảng viên và nhân dân;

công tác xóa nũ chữ, bổ túc văn hóa cũng đƣợc Đảng bộ, chính quyền các

cấp quan tâm, nhƣ xây dựng các trƣờng tiều học ở xã Vĩnh Thuận Đông,

Vĩnh Viễn, Hòa An, Vĩnh Hòa Hƣng (Long Mỹ), Ngọc Hòa, Ngọc Chúc,

Trƣờng Xuân, Trƣờng Thành (Ô Môn), Hiệp Hƣng, Hòa Mỹ (Phụng Hiệp)

v.v… dạy đến lớp 5 và tổ chức thi bằng tiểu học hàng năm. Các Trƣờng

tiểu học của ta đã thu hút nhiều con em nhân dân vùng giải phóng và kể cả

vùng kềm của địch cũng vào học. Các Trƣờng Văn Chính, trƣờng bổ túc

văn hóa công nông ở tỉnh bồi dƣỡng văn hóa cho cán bộ đƣợc mở thƣờng

xuyên. Trƣờng sƣ phạm bồi dƣỡng cho giáo viên có đủ kiến thức dạy lớp

cao hơn đƣợc mở vào dịp hè. Trong năm 1952, toàn tỉnh có 201 lớp bình

dân học vụ với 3.694 học viên. Ty giáo dục mở 11 lớp đào tạo giáo viên

cho các lớp bình dân học vụ, các trƣờng tiểu học trong tỉnh tăng gấp đôi so

với năm 1951. Đặc biệt là Ty giáo dục mở trƣờng Tiểu học nội trú của tỉnh

để dạy con em cán bộ, chiến sĩ trong tỉnh, đã đào tạo một đội ngũ cán bộ

của tỉnh sau này.

Việc chăm lo sức khỏe và trị bệnh cho nhân dân trong các năm 1951

– 1953 phát triển tốt, các xã trong vùng giải phóng đều có trạm y tế, nhà

bảo sanh; đội ngũ y tá, hộ sinh, cô đỡ đƣợc đào tạo bồi dƣỡng khá đông

đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân. Nhiều đội y tế xung phong đi vào vùng

tôn giáo, dân tộc để khám và trị bệnh cho đồng bào. Việc thực hiên “đời

sống mới”, ăn đũa 2 đầu, uống nƣớc chín… thành phong trào rộng rãi

trong nhân dân.

Từ năm 1953, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ƣơng về việc chỉnh

Đảng, chỉnh quân với yêu cầu “nâng cao quan điểm, lập trƣờng giai cấp

công nhân”, Ban Tuyên huấn đã giúp cho Tỉnh ủy tiến hành đợt chỉnh

Đảng, chỉnh quân đạt kết quả, đã làm cho cán bộ, chiến sĩ quán triệt đƣờng

lối, chính sách của Đảng, sự quyết tâm của Trung ƣơng đẩy mạnh cuộc

kháng chiến để chiến thắng kẻ thù. Từ đó, đã tạo sự phấn khởi trong toàn

Đảng, toàn quân, nâng cao tinh thần chiến đấu, ý thức trách nhiệm đối với

Page 33: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

33

nhân dân. Đảng kiên quyết chống tƣ tƣởng cá nhân, công thần và tƣ tƣởng

cầu an, co thủ sợ chết v.v… trong quân đội chống tƣ tƣởng quân sự đơn

thuần, xem nhẹ chính trị và binh vận, xây dựng lập trƣờng giai cấp công

nhân, quan điểm quần chúng, quan điểm bạo lực cách mạng cho cán bộ chỉ

huy đến chiến sĩ.

Đặc biệt năm 1953, Tỉnh ủy chỉ đạo cho Trƣờng Đảng một số lớp

căn cứ, chủ yếu nhằm bồi dƣỡng cấp ủy viên tổ chức cơ sở Đảng, cán bộ

tỉnh, huyện trình độ tƣơng đƣơng, số lƣợng mỗi lớp có 70 học viên. Nội

dung vận dụng chƣơng trình do Ban Tuyên huấn Trung ƣơng cục miền

Nam biên soạn gồm: Triết học Mác - Lênin; Lịch sử Đảng; Điều lệ Đảng

lao động Việt Nam; quan điểm quần chúng 5 bƣớc công tác cách mạng;

công tác xây dựng căn cứ địa. Công tác chi bộ, công tác chính quyền, công

an, quân sự; vấn đề nông dân và chính sách ruộng đất; công tác mặt trận và

công tác đoàn thể nông, thanh, phụ; Đạo đức cách mạng v.v…

Vận dụng nghị quyết của tỉnh, các Huyện ủy xây dựng Nghị quyết

của Đảng bộ mình phù hợp với đặc điểm từng địa phƣơng trong tình hình

mới. Nâng cao ý thức tƣ tƣởng, quyết tâm thực hiện tốt yêu cầu xây dựng

lực lƣợng ở cả 3 vùng. Các đồng chí Huyện ủy viên đƣợc phân công xuống

chỉ đạo trực tiếp các xã điểm, nhất là các xã ở các địa bàn bị địch chiếm

đóng nay trở lại hoạt động, luồn sâu tuyên truyền giáo dục nâng cao giác

ngộ quần chúng, xây dựng cốt cán, gầy dựng lại cơ sở. Đến cuối năm

1953, hầu hết các Đảng bộ trong tỉnh đều bám đƣợc địa bàn và khẩn

trƣơng chuẩn bị mọi mặt, sẵn sàng bƣớc vào đợt tiến công Đông Xuân

1953 – 1954.

Page 34: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

34

Để phục vụ cho đợt tiến công này, Ban Tuyên huấn cùng với các tổ

chức Đảng, Mặt trận các đoàn thể, phát động quần chúng nổi dậy áp đảo,

giả tán ngụy quyền và lực lƣợng bán vũ trang của địch; đồng thời giáo dục

nâng cao giác ngộ của quần chúng ở hậu phƣơng sẵn sàng chi viện kịp thời

sức ngƣời, sức của chi tiền tuyến, thực hiện khẩu hiệu “tất cả cho tiền

tuyến, tất cả để chiến thắng”. Đặc biệt, công tác tuyên truyền tập trung phát

huy chiến thắng Điện Biên Phủ, đã tạo ra sự phấn khởi trong toàn Đảng,

toàn dân, toàn quân Cần Thơ dồn sức tấn công địch để phối hợp chiến

trƣờng chung thắng địch, buộc chúng phải ký kết Hiệp định Geneve lập lại

hòa bình ở Việt Nam. Sau khi Hiệp đinh Geneve đƣợc ký kết (20 – 7 –

1954), tình hình và nhiệm vụ có nhiều thay đổi mới, nên công tác Tuyên

huấn cũng phải thay đổi tƣơng ứng.

Tóm lại: Từ khi Ban Tuyên huấn tỉnh Cần Thơ đƣợc thành lập (năm

1948) cho đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc kết thúc

thắng lợi (7 – 1954), mặc dù hoạt động trong hoàn cảnh hết sức khó khăn,

thiếu thốn nhƣng dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ, đội ngũ làm công tác

Tuyên huấn Cần Thơ rất vững vàng và kiên định, quyết tâm vƣợt qua mọi

khó khăn, thách thức, góp một phần công sức thắng lợi chung của cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc, hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang

của mình đƣợc Đảng và nhân dân giao phó; đồng thời cũng chuẩn bị bƣớc

vào cuộc chiến đấu mới đầy gay go ác liệt hơn.

Page 35: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

35

PHẦN THỨ TƢ

CÔNG TÁC TUYÊN HUẤN TRONG THỜI KỲ

KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƢỚC

(7/1954 – 30/4/1975)

I. CÔNG TÁC TUYÊN HUẤN PHỤC VỤ THỜI KỲ ĐẤU

TRANH CHÍNH TRỊ (7/1954 – 1960).

Sau khi ký kết Hiệp định Geneve, vào tháng 8 – 1954, Hội nghị Tỉnh

ủy mở rộng tại Ba Voi, xã Vĩnh thuận Đông, huyện Long Mỹ để tiếp

thu tinh thần nội dung Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng

lần thứ VI (khóa II) và nội dung Hiệp định Geneve do đồng chí Nguyễn

Thị Thập và đồng chí Nguyễn Truyền Thanh truyền đạt. Hội nghị đã

thảo luận sôi nổi, nghiêm túc và nhất trí cao về đánh giá tình hình,

phƣơng hƣớng nhiệm vụ của nghị quyết đề ra. Sau Hội nghị Tỉnh ủy

mở rộng, các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, huyện, cán

bộ có năng lực của Ban, ngành tỉnh, huyện xuống các xã triển khai làm

thông suốt, tạo ra sự nhất trí cao trong toàn Đảng và chuẩn bị tƣ tƣởng

đi vào tình hình nhiệm vụ mới. Tỉnh ủy, Huyện ủy đã huy động phần

lớn cán bộ cấp tỉnh, huyện trực tiếp xuống dân, nhất là các vùng du kích

sát thị xã, thị trấn để tuyên truyền giải thích thắng lợi của cuộc kháng

chiến và nội dung của Hiệp định đình chiến; tổ chức nhiều cuộc mít

tinh trong nhân dân, có gia đình binh sĩ ngụy, nhiều nơi có cả binh sĩ, sĩ

quan ngụy có xu hƣớng hòa bình tham gia mít tinh hƣởng ứng hiệp

định.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc của nhân dân ta đã

kết thúc thắng lợi, nhƣng nhân dân Cần Thơ cũng nhƣ nhân dân miền

Nam còn phải tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ

nhân dân bằng đấu tranh chính trị nhằm buộc đối phƣơng thi hành Hiệp

định Geneve. Từ hạ tuần tháng 8 – 1954 ở cấp tỉnh, cấp huyện đƣợc tổ

chức học tập về tình hình, nhiệm vụ mới, về âm mƣu thủ đoạn thâm độc

của kẻ thù, giáo dục xây dựng tƣ tƣởng cách mạng triệt để, chống ảo

tƣởng hòa bình tin địch, thi hành Hiệp định hai năm Tổng tuyển cử

thống nhất nƣớc nhà, mà phải đấu tranh triệt để quyết liệt với kẻ thù

mới buộc chúng thi hành Hiệp định Geneve; đồng thời phải chuẩn bị tƣ

tƣởng đấu tranh lâu dài với địch.

Sau Hiệp định Geneve 1954, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với

toàn miền Nam, Đảng bộ và nhân dân Cần Thơ bƣớc vào thời kỳ đấu

tranh mới chống đế quốc Mỹ và tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm cho

mục tiêu cao cả là thực hiện hòa bình thống nhất Tổ quốc. Cuộc đọ sức

có tính lịch sử “Ai thắng ai” giữa ta và địch trên chiến trƣờng Cần Thơ

– một địa bàn trọng điểm của khu Tây Nam bộ đã diễn ra liên tục, quyết

Page 36: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

36

liệt suốt 21 năm, từ năm 1954 đến đại thắng mùa Xuân 1975, đất nƣớc

thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc, Đảng bộ và nhân dân

trong tỉnh, ngay từ mới vào trận đã phải đối đầu với những khó khăn

phức tạp, chịu đựng biết bao gian khổ hy sinh trƣớc kẻ thù mới là đế

quốc Mỹ, tên sen đầm quốc tế và tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm dƣới

chiêu bài “quốc gia – độc lập”, cùng nhau ra sức thực hiện những âm

mƣu và thủ đoạn vô cùng thâm độc, đi đôi với hành động tàn bạo hòng

tiêu diệt Đảng và phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thống trị đất

nƣớc ta.

Ngay khi chữ ký của hiệp định Geneve chƣa ráo mực và giữa lúc Ủy

ban Liên hiệp Đình chiến Nam bộ tồn tại và hoạt động tại thị trấn

Phụng Hiệp và Ủy hội Quốc tế giám sát đình chiến đang hoạt động tại

Cần Thơ. Mỹ Diệm bất chấp công luận trong, ngoài nƣớc và pháp lý

Hiệp định Geneve, đã trắng trợn triển khai lực lƣợng đánh phá phong

trào cách mạng trong tỉnh. Địch đƣa quân vào đóng đồn bót ở Long Mỹ,

Vị Thanh sớm nhất, vì nơi đây là vùng giải phóng, căn cứ cách mạng. Ở

huyện Ô Môn, Châu Thành lực lƣợng quân đội Phật giáo Hòa Hảo của

Lê Quang Vinh (Ba Cụt), Trần Văn Soái (Năm Lửa) tràn vào nông thôn

chiếm đất, cắt cứ, cƣớp giựt, đánh đập khủng bố nhân dân.

Một số địa chủ mang hận thù giai cấp, ôm chân địch trở về nông

thôn cƣớp lại đất đai của nông dân đƣợc cách mạng cấp v.v… làm cho

tình hình càng thêm khó khăn phức tạp. Mỹ ngụy ở Cần Thơ đƣa lực

lƣợng quân đội cùng với bọn công dân vụ vừa càn quét đánh phá, vừa

dụ dỗ mua chuộc nhằm triệt tiêu cán bộ, đảng viên cộng sản, chúng gọi

là Việt cộng nằm vùng; đồng thời đóng đồn bót vùng nông thôn giải

phóng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, tiến hành xây

dựng bộ máy tề, chỉ điểm, mật vụ và các tổ chức phản động nhƣ: Thanh

niên Cộng hòa, Phong trào cách mạng quốc gia tận xóm ấp v.v… Trƣớc

sự khủng bố của địch, có một số cán bộ thiếu vững vàng sợ chết, một ít

cán bộ mất phẩm chất bị cách mạng loại, chạy ra đầu hàng làm tay sai

cho giặc đánh phá cách mạng.

Trƣớc tình hình phức tạp đó, đa số cán bộ, đảng viên, đoàn viên, cốt

cán quần chúng giữ vững quan điểm lập trƣờng cách mạng, xả thân vì

sự nghiệp của Đảng, bám dân hoạt động, nhƣng cũng có một bộ phận

cán bộ, đảng viên, đoàn viên cốt cán ở cơ sở ngán ngại hy sinh, thiếu

tinh tƣởng ở đƣờng lối đấu tranh chính trị của Đảng, thiếu lòng tin cách

mạng thắng lợi, hoặc có ảo tƣởng hòa bình, hy vọng Mỹ Diệm thi hành

Hiệp định Geneve, hai năm tổng tuyển cử thống nhất đất nƣớc, dẫn tới

phân hóa dƣới nhiều dạng cầu an co thủ, chạy dài lánh nạn .v.v... làm

ảnh hƣởng không nhỏ sức chiến đấu của Đảng bộ và phong trào đấu

tranh của quần chúng.

Page 37: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

37

Trong khi đó, Đảng bộ, nhất là ở cơ sở chƣa nắm vững sự chuyển

hƣớng chiến lƣợc của Đảng, phƣơng châm, phƣơng pháp đấu tranh

chính trị, một hình thức đấu tranh mới xuất hiện trƣớc kẻ thù độc tài

phát xít mà ta thì không đƣợc phép dùng vũ khí, dù là để tự vệ. Điều đó

đã gây những băn khoăn thắc mắc trong nhận thức của Đảng bộ. Đặc

biệt là trong thời kỳ đấu tranh chính trị, từng lúc cách mạng diễn biến

có chiều hƣớng bất lợi cho ta, tình hình cực kỳ khó khăn, trong Đảng bộ

lại xuất hiện những lệch lạc về mặt tƣ tƣởng và nhận thức nhất là sau

tháng 7 – 1956, cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nƣớc theo Hiệp định

Geneve Mỹ Diệm trắng trợn phá hoại, bắt đầu đánh phá quyết liệt, “tố

cộng”, “diệt cộng”. Đặc biệt vào năm 1959 Mỹ Diệm ban hành và thực

hiện luật 10/59 lê máy chém khắp nơi hong dìm phong trào cách mạng

trong biển máu, là thời kỳ đen tối nhất của cách mạng miền Nam. Cấp

ủy và Tuyên huấn tỉnh Cần Thơ đã nắm bắt kịp thời, chủ động uốn nắn

công tác chính trị tƣ tƣởng và tổ chức, hạn chế đƣợc mặt yếu kém của

Đảng bộ; đồng thời cũng kịp thời phản ảnh tình hình và đề xuất với cấp

trên có chủ trƣơng đối phó với địch, lãnh đạo quần chúng đấu tranh

trong tình hình mới.

Công tác chính trị tƣ tƣởng của Đảng lúc này hết sức khó khăn, vừa

làm công tác chính trị tƣ tƣởng, vừa phân loại đảng viên, củng cố tổ

chức chuyển cơ sở vào hoạt động bí mật. Nội dung công tác chính trị tƣ

tƣởng lúc bấy giờ giáo dục nhân sinh quan cách mạng, củng cố lòng tin

ở sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ, tin khả năng cách mạng của dân,

không mơ hồ về địch thi hành Hiệp định Geneve, xây dựng về 5 bƣớc

công tác v.v…

Ngay sau Hiệp định Geneve đƣợc ký kết, cùng với việc khẩn trƣơng

sắp xếp tổ chức Đảng các cấp, bố trí cán bộ, đảng viên, tiến hành đợt

học tập đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng trong tình hình mới. Công tác

tuyên huấn lúc này do đồng chí Thái Sơn, Bí thƣ Tỉnh ủy phụ trách và

Tỉnht ủy đã ra Nghị quyết về công tác chính trị tƣ tƣởng và triển khai

sâu rộng làm nhất quán Nghị quyết quan trọng đó trong các cấp ủy.

Trƣớc yêu cầu mới, Tỉnh ủy lập Ban Tuyên huấn tỉnh gồm vài ba cán

bộ trung cấp có kinh nghiệm công tác Tuyên huấn thời kỳ kháng chiến

chống Pháp, do đồng chí Nguyễn Thành Thơ (Mƣời Khẩn), Phó bí thƣ

Tỉnh ủy phụ trách. Sau khi đồng chí Nguyễn Thành Thơ đƣợc Liên

Tỉnh ủy điều về tỉnh Tam Cần, đồng chí Đinh Công Dụng (Ba Bài) Ủy

viên Thƣờng vụ Tỉnh ủy làm Trƣởng ban, đồng chí Bạch Thái An làm

Phó Trƣởng ban, đồng chí Hiềng (bí danh là Hiền G) làm cán bộ và một

ít cán bộ, nhân viên văn phòng. Bộ phận Huấn học và Trƣờng Đảng –

cũng ra đời từ đây. Ở cấp huyện và xã, cũng hình thành bộ phận công

tác chính trị tƣ tƣởng (Tuyên huấn) do một đồng chí phó bí thƣ hoặc ủy

viên Thƣờng vụ phụ trách. Ban Tuyên huấn tỉnh ủy lập ra bộ phận biên

tập in ấn. Bộ phận Biên tập – in ấn chịu trách nhiệm biên tập bài vở, tin

tức, tờ báo, biên soạn các loại tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền

Page 38: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

38

trên mọi lĩnh vực. Ban Tuyên huấn các cấp là cơ quan chức năng trực

tiếp chỉ đạo và thực hiện các loại hình chuyên môn nhƣ thông tin –

tuyên truyền – huấn học. Nhƣng bao trùm là chức năng tham mƣu của

cấp ủy về trận địa chính trị tƣ tƣởng của Đảng bộ và nhân dân.

Bám sát và phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ là một đặc điểm

của ngành Tuyên huấn. Ngay sau khi ra đời, đƣợc sự chỉ đạo của cấp

ủy, Ban đã đề ra chƣơng trình hoạt động, đề xuất kế hoạch cho bộ phận

Huấn học, giúp cấp ủy huyện mở đợt học tập trong toàn Đảng bộ. Do

tính chất đặc biệt của đợt học tập, Tỉnh ủy tập trung trƣớc hết vào các

tài liệu:

- Đƣờng lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam.

- Lý tƣởng và nhân sinh quan Cộng sản.

Tình hình nhiệm vụ và Nghị quyết của Tỉnh ủy nhằm giáo dục nhận

thức, nâng cao quan điểm lập trƣờng Đảng trƣớc tình hình mới cho hầu

hết các cấp ủy viên, cán bộ, đảng viên, đoàn viên các cấp. Tiếp theo là

đợt học tập nội dung Hiệp định Geneve, 5 bƣớc công tác quần chúng

v.v… Dựa vào các nội dung trên, các cấp ủy Đảng ở cơ sở mở đợt học

tập giáp tay cho lực lƣợng cốt cán, nòng cốt và quần chúng chí cốt cũng

nhằm giải quyết nhận thức, củng cố quan điểm lập trƣờng, khí tiết của

ngƣời cách mạng và trang bị cho lực lƣợng này về mặt pháp lý và lý lẽ,

hình thức phƣơng châm và biện pháp đấu tranh với địch. Mặt khác, Ban

Tuyên huấn tỉnh cùng cấp ủy và Ban Tuyên huấn huyện mở lớp ngắn

ngày ở các huyện Phụng Hiệp, Châu Thành, Long Mỹ cho đối tƣợng

chi ủy viên, tổ trƣởng Đảng, cả đoàn viên và cốt cán quần chúng học

các tài liệu do Ban Tuyên huấn tỉnh biên soạn. Đây cũng là nguồn cán

bộ mới xuất hiện và qua thử thách trƣởng thành để bỏ sung vào đội ngũ

ở cơ sở cho bƣớc tiếp sau.

Qua đợt học tập, đã nâng cao công tác chính trị tƣ tƣởng, đã khắc

phục các nhƣợc điểm của Đảng bộ về mặt nhận thức chủ trƣơng đƣờng

lối của Đảng trong tình hình đấu tranh mới; củng cố những lệch lạc về

quan điểm lập trƣờng, tƣ tƣởng triệt để cách mạng; phát huy mặt tích

cực, tạo ra động lực và sức chiến đấu mới trong toàn Đảng bộ, tác động

tích cực đối với phong trào cách mạng trong tỉnh.

Hoạt động Tuyên huấn trong thời kỳ này đã nổi rõ chức năng và vai

trò của mình làm tham mƣu cho cấp ủy Đảng thực hiện công tác chính

trị tƣ tƣởng trong Đảng bộ ra quần chúng, là nhân tố quan trọng rút ra

bài học kinh nghiệm quí báu của Đảng bộ. Thể hiện:

- Không chỉ là cán bộ Tuyên huấn đơn thuần làm công tác Tuyên

huấn mà mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên từ tỉnh đến cơ sở, lực lƣợng

nòng cốt, cốt cán, bằng hành động và việc làm cụ thể đã trở thành một

tuyên truyền viên của dân; cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân, ngƣời

cán bộ là ngƣời bạn chí thiết của dân, thƣờng xuyên truyền rỉ tai cho

Page 39: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

39

dân hiểu chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, tình hình thời sự, âm mƣu,

hành động tàn bạo của địch. Từ đố, hƣớng dẫn quần chúng đấu tranh

chống địch đem lại hiệu quả cao.

Trong thời điểm này, dù bộ máy kiềm kẹp của địch trùm lên thôn

xóm; các hoạt động của Đảng bộ phải che giấu, bí mật những các hình

thức tuyên truyền nhƣ: tin tức, truyền đơn, khẩu hiệu, văn nghệ, báo chí

của ta vẫn đƣợc duy trì, có mặt thƣờng xuyên.

Về văn nghệ, thông qua hệ cơ sở bí mật, ở vùng nông thôn và thành

phố xuất hiện rộng rãi phong trào văn nghệ quần chúng nhƣ Đoàn ca vũ

(ca múa), nhóm tài tử ca cổ, nhóm tân nhạc, có một vài địa phƣơng còn

lập ra đoàn kịch. Đƣợc sự bảo vệ của dân, các nhóm văn nghệ này trình

diễn phục vụ bag con khi có đám tiệc, các buổi sinh hoạt hợp pháp của

dân, nhƣ họp vạn vần đổi công, tổ sản xuất, v.v… Khi có giặc đến thì

hát – múa những bài hợp pháp, không có giặc thì trình diễn những bài

ca, điệu múa cách mạng…

Phong trào văn nghệ quần chúng chẳng những có tác dụng làm sống

lại trong lòng ngƣời dân hình ảnh tƣơi đẹp của thời kỳ kháng chiến 9

năm mà còn khơi dậy và nhắc nhở nhân dân ý thức đấu tranh chống

địch. Có nơi ta tranh thủ những tên chỉ huy ở các đồn bót cho phép

đoàn vũ, nhóm tài tử vào đồn trình diễn cho lính, vợ con lính và dân ở

quanh đồn xem. Ở thành phố Cần Thơ, các thị trấn, cán bộ hợp pháp

của ta làm nòng cốt, hình thành các đoàn ca vũ của Hội Truyền bá Quốc

ngữ, Hội Phụ nữ hoạt động công khai, hợp pháp trình diễn những bài

ca, điệu múa tiến bộ có tác dụng động viên cổ vũ phong trào đấu tranh

của các tầng lớp nhân dân đô thị, nhất là giới trí thức, giáo viên, thanh

niên, học sinh. Đồng thời có tác dụng làm hạn chế các loại hình văn

nghệ đồi trụy, phản động của Mỹ ngụy.

Sách báo, các loại tài liệu tuyên truyền bề rộng là vũ khí đấu tranh

sắc bén của Đảng bộ đƣợc duy trì thƣờng xuyên, góp phần đáng kể vào

trận địa chính trị tƣ tƣởng. Báo Hòa bình Thống nhất – tờ báo đầu tiên

của Cần Thơ trong thời kỳ chống Mỹ, ra đời sau ngày 20 – 7 – 1954,

dƣới danh nghĩa là cơ quan Thông tin xuất bản, nửa tháng ra một số (in

sáp) do bộ phận biên tập, in ấn chịu trách nhiệm biên tập in ấn và phát

hành.

Cùng với tờ Hòa bình Thống nhất, bộ phận biên tập còn biên soạn,

in ấn và phát hành thƣờng xuyên các bài tài liệu học tập nội bộ Đảng, tờ

tin tức, hiệu triệu, truyền đơn,v.v… phục vụ công tác tuyên truyền phát

động bề rộng và công tác binh vận. Sau đó (năm 1960), tập san văn

nghệ và báo “Tranh đấu” – cơ quan của Tỉnh Đảng bộ Cần Thơ ra đời.

Đặc biệt vào năm 1956, bộ phận biên tập – in ấn còn in cuốn tiểu thuyết

“Vƣợt Côn Đảo” của Phùng Quán phát hành cho một số cán bộ, đảng

viên đọc đã góp phần củng cố nhân sinh quan, khí tiết của ngƣời cộng

sản. Quyển Vƣợt Côn Đảo còn đƣa ra thị xã Cần Thơ, học sinh chuyền

Page 40: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

40

tay nhau đọc đã gieo vào lòng một ý thức cách mạng. Ngoài ra, ta còn

sử dụng báo chí tiến bộ của Sài Gòn nhƣ tờ Nhân Loại, Tiến Thủ để

giáo dục lòng yêu nƣớc, tinh thần dân tộc v.v…

Vào thời gian này, lực lƣợng quân đội Phật giáo Hòa Hảo của Lê

Quang Vinh (Ba Cụt), Trần Văn Sóai (Năm lửa) bị Mỹ Diệm buộc

thống nhất quân đội. Lực lƣợng này chống lại, bị Mỹ Diệm đàn áp nên

chạy vào nông thôn cắt cứ chống lại Mỹ Diệm. Nhân thời cơ này, Tỉnh

ủy đƣa cán bộ nói chung trong đó có cán bộ Tuyên huấn vào khéo léo

tuyên truyền chỉ rõ âm mƣu của Mỹ Diệm, cài mâu thuẫn, tách lực

lƣợng này ra cùng với ta lập “liên quân chống Mỹ Diệm”, ra tờ báo

“Cứu đạo cứu nƣớc” làm phƣơng tiện giáo dục, giác ngộ binh lính sĩ

quan của lực lƣợng này. Tại thành phố Cần Thơ một bộ phận biên tập –

in ấn gọn nhẹ của Tuyên huấn đặt tại nhà một cơ sở mật đƣờng Lý

Thƣờng Kiệt, phụ trách biên soạn, in ấn và phát hành các tài liệu học

tập nội bộ và phục vụ công tác tuyên truyền vận động quần chúng tại

địa bàn thành phố.

Cũng nhƣ các cán bộ, đảng viên, đoàn viên khác của Đảng bộ, đội

ngũ những ngƣời làm công tác Tuyên huấn phải đối đầu với những gian

khổ, hy sinh chƣa từng có. Giữa lúc bộ máy kềm kẹp của Mỹ Diệm

khủng bố gắt gao ở nông thôn, thành thị, để tránh thiệt hại và đảm bảo

tờ báo, tin tức, tài liệu qua hệ giao liên bí mật đến tận cơ sở và quần

chúng chí cốt, các đồng chí ở bộ phận biên tập, in ấn phải làm việc dƣới

hầm bí mật, vách đôi trong nhà dân, căn cứ vững chắc lòng dân để bảo

tồn lực lƣợng và phƣơng tiện làm việc. Bất cứ ngày đêm, lúc không có

giặc thì làm việc, ăn ở bình thƣờng trong buồng kính đáo nhà dân, giặc

tới thì dọn xuống hầm bí mật. Các ba, các má, các chị, các em thiếu nhi

là ngƣời canh gác và khi có giặc là ngƣời đối phó kịp thời, có hiệu quả

trong mọi tình huống… Lắm trƣờng hợp trên mặt đất, giặc giở trò hăm

dọa, mua chuộc chủ nhà để tìm nơi làm việc bí mật của ta. Nhƣng bộ

phận in ấn vẫn tồn tại hoạt động, đƣợc sự bảo vệ của nhân dân rất chu

đáo. Đặc biệt là công việc mau sắm dụng cụ, phƣơng tiện in ấn cũng

dựa chủ yếu vào dân trong đó có sự giúp đỡ của nhân sĩ, cha cố, chức

sắc tôn giáo. Đã có một số trƣờng hợp, chị em bị giặc bắt tra tấn tù đày

đến tàn phế khi làm nhiệm vụ cao cả ấy.

Trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến năm 1960, ta còn sử dụng

bộ phận vũ trang tuyên truyền diệt ác, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh

chính trị của quần chúng chống các chính sách độc tài phát xít của Mỹ

Diệm, đòi chúng nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Geneve, thực hiện

tổng tuyển cử thống nhất đất nƣớc, đòi các quyền dân chủ dân sinh. Qui

môn cuộc đấu tranh chính trị của quần chúng diễn ra liên tục từ thấp

đến cao, từ lẻ tẻ đến tập trung, mức độ quyết liệt. Bắt đầu từ năm 1956,

ngoài lực lƣợng “liên quân chống Mỹ Diệm” hoạt động chủ yếu là vũ

trang làm nhiệm vụ diệt ác hỗ trợ phòng trào đấu tranh chính trị. Vào

giữa năm 1958, hàng chục tên Quận trƣởng, Trƣởng Chi công an, ủy

Page 41: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

41

viên cảnh sát xã, đại diện Hội đồng Hƣơng chính xã, tề điệp ác ôn có

nhiều nợ máu với nhân dân bị ta diệt ngay tại hang ổ của chúng, đã gây

thối động trong hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền cấp quận, xã, cả cấp

tỉnh. Nhƣng sự trừng trị ấy chẳng những chƣa đủ sức ngăn chặn mọi

hành động tội ác tầy trời của Mỹ Diệm mà trái lại chúng càng lồng lộn

tiếp tục bộc lộ tột cùng bản chất ngoan cố, phản động quyết dìm cách

mạng và phong trào cách mạng của nhân dân ta vào biển máu. Mỹ diệm

cho ra đời luật phát xít 10/59, đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật,

thực chất là đạo luật cho phép bọn đao phủ tay chân Mỹ Diệm tự do

chém giết những ngƣời Cộng sản và nhân dân yêu nƣớc. Tiếp tục gây

thảm họa cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà, sự thiệt hại nghiêm trọng

nhất là Đảng bộ Long Mỹ, nơi đầu tiên Mỹ Diệm đem máy chém xuống

chợ Long Mỹ thị uy sự tàn bạo. Hàng ngàn đảng viên của Đảng bộ bị

giết, tù đày; không ít xã không còn đảng viên và cấp ủy (xã, ấp trắng),

cơ sở quần chúng hầu nhƣ bị tan rã, hoặc còn một ít nhƣng lắng xuống.

Đa số quần chúng cả lực lƣợng chí cốt rất căm thù giặc, tỏ rõ lòng trung

thành với cách mạng, nhƣng co lại không dám hành động. Tƣ tƣởng bi

quan, thiếu tin cách mạng thắng lợi xuất hiện trong Đảng bộ và chúng.

Đây là thời kỳ đen tối của cách mạng miền Nam nói chung và tỉnh Cần

Thơ nói riêng. Cũng là thời kỳ khó khăn nhất trên trận địa chính trị tƣ

tƣởng của Đảng bộ.

Đáp ứng kịp thời khát vọng bức thiết của Đảng bộ và quần chúng ở

miền Nam, cuối năm 1959 Nghị quyết 15 của Trung ƣơng ra đời. Nhƣ

“nắng hạn gặp mƣa rào”, toàn Đảng bộ phấn khởi tiếp thu tinh thần

Nghị quyết 15. Ban Tuyên huấn các cấp giúp cấp ủy tổ chức đợt học tập

quán triệt sâu sắc Nghị quyết từ cấp tỉnh đến cơ sở và triển khai đến

đoàn viên, lực lƣợng cốt cán, nòng cốt quần chúng và trên cơ sở đó,

Đảng bộ mở đợt tuyên truyền nội dung Nghị quyết ra dân.

Nghị quyết 15 lịch sử là điều kiện quan trọng thúc đẩy thành lập các

đơn vị lực lƣợng vũ trang của tỉnh, huyện, xã ra đời và hoạt động mở

màn những trận chiến thắng giòn giã trên khắp các địa bàn của tỉnh, có

những trận đánh thối động làm hoang mang tinh thần địch nhƣ: Cờ Đỏ,

Xẻo Cỏ, Ông Đƣa, Vàm Xáng v.v… của đơn vị Tây Đô. Với tinh thần

phấn khởi và niềm tin cách mạng nhất định thắng lợi của Đảng bộ và

quần chúng trong tỉnh thật sự là sức mạnh quật khởi để cùng với toàn

miền Nam, Cần Thơ làm nên cuộc đồng khởi 1960.

Bằng sức mạnh của lòng yêu nƣớc và chí căm thù giặc sâu sắc, chỉ

trong vòng không quá một tuần lễ, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, lực

lƣợng làm nòng cốt, đã thúc đẩy tinh thần cách mạng của quần chúng

trong tỉnh, với ý chí bạo lực vùng lên khởi nghĩa phá rã toàn bộ bộ máy

kềm kẹp, bao vây bức rút, bức hàng và tiêu diệt hàng loạt đồn bót, giải

phóng đại bộ phận vùng nông thôn, đẩy địch ra sát thị xã, thị trấn, thị

tứ, các trục lộ giao thông, góp phần vào thắng lợi của cuộc Đồng khởi

toàn miền Nam, làm thất bại cuộc chiến tranh đơn phƣơng của Mỹ

Page 42: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

42

Diệm, tạo ra bƣớc ngoặt mới vô cùng thuận lợi cách mạng miền Nam

và tỉnh Cần Thơ.

Với chức năng tham mƣu của cấp ủy trên trận địa chính trị tƣ tƣởng

của Đảng bộ, đồng thời chịu trách nhiệm về công tác tuyên truyền vận

động quần chúng, trong 6 năm – từ năm 1954 đến 1960 với chức năng

của mình hoạt động Tuyên huấn của Đảng bộ đã đem lại kết quả tốt

đẹp, cụ thể:

- Giúp cho cấp ủy Đảng lãnh đạo và đẩy mạnh công tác chính trị tƣ

tƣởng trong toàn Đảng bộ bằng mọi hình thức: Tổ chức học tập làm

quán triệt sâu sắc Nghị quyết, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng; vào cuối

năm 1960, Tỉnht ủy thành lập khung trƣờng, đã mở liên tiếp một số lớp,

học tập các bài cơ bản cho cấp ủy viên, đảng viên và cốt cán quần

chúng. Mỗi lớp từ 5 đến 7 học viên. Từng lúc theo dõi, nắm tình hình tƣ

tƣởng của cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ, nhanh chóng phát huy mặt

ƣu điểm, uốn nắn mặt khuyết điểm, nhƣợc điểm của Đảng bộ, góp phần

đào tạo và bồi dƣỡng một đội ngũ cán bộ, đảng viên cho phong trào và

các năm tiếp sau.

- Về mặt tuyên truyền bề sâu và bề rộng đƣợc tiến hành thƣờng

xuyên, với nội dung khơi dậy lòng yêu nƣớc, truyền thống cách mạng, ý

chí căm thù địch đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao giác ngộ

cách mạng cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Từ đó, quần chúng hết

lòng, hết sức bảo vệ Đảng trong những thời kỳ khó khăn đen tối nhất

của cách mạng miền Nam, dấy lên liên tục phong trào đấu tranh chống

Mỹ, Diệm, đòi thực hiện hòa bình tổng tuyển cử thống nhất đất nƣớc,

làm thất bại nhiều âm mƣu và hành động tội ác của địch, nhất là phong

trào chống phá âm mƣu dồn dân của địch; đặc biệt là chống phá âm

mƣu lập khu trù mật Vị Thanh – Hảo Lựu, nhà tù khổng lồ của Mỹ

Diệm. Qua phong trào đấu tranh, bộ mặt xâm lƣợc, phản dân, hại nƣớc

của Mỹ Diệm bị phơi bày trƣớc dƣ luận, làm hạn chế những hành động

độc tài tàn bạo của chúng; làm phân hóa thối động hàng ngũ địch; buộc

địch phải giải quyết phần lớn các yêu sách thiết thân về dân chủ dân

sinh của quần chúng.

- Đặc biệt là dù trong hoàn cảnh cực kỳ khó khản gian khổ, Đảng bộ,

những bƣớc ngoặt của lịch sử, công tác Tuyên huấn đã góp phần đắc

lực việc tuyên truyền giáo dục quần chúng giữ vững lòng tin ở Đảng, ở

Bác Hồ vĩ đại, tin cách mạng thắng lợi, nuôi dƣỡng rèn luyện ý chí để

đến khi có lệnh của Đảng vùng lên làm cuộc đồng khởi 1960, đánh bại

chiến lƣợc chiến tranh đơn phƣơng của Mỹ - Diệm.

II. CÔNG TÁC TUYÊN HUẤN TRONG THỜI KỲ CHỐNG

CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT CỦA MỸ (1961 – 1965)

Sau đồng khởi 1960, trạng thái của cuộc chiến giữa ta và địch ở Cần

Thơ diễn ra rõ rệt ba vùng: vùng giặc chiếm, vùng tranh chấp và vùng

ta kiểm soát (vùng giải phóng). Sau thắng lợi của cuộc Đồng khởi, vào

Page 43: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

43

ngày 20 tháng 12 năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam

Việt Nam ra đời. Tháng 6 năm 1961, Đại hội thành lập và mắt của Mặt

trận Dân tộc giải phóng tỉnh trƣớc 20 ngàn đồng bào tại xã Thạnh Xuân

và ít lâu sau, Mặt trận các huyện, thị xã và hầu hết xã trong toàn tỉnh

cũng lần lƣợt thành lập và ra mắt nhân dân, giƣơng cao ngọn cờ đoàn

kết dân tộc đánh đổ đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam,

thống nhất Tổ quốc, thực hiện một miền Nam hòa bình độc lập, dân chủ

và trung lập. Sự kiện lịch sử đó có ý nghĩa trọng đại và sức mạnh động

viên toàn dân vào công cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lƣợc.

Cũng vào thời điểm này, các ban, ngành, đoàn thể giải phóng, lực

lƣợng vũ trang với 3 thứ quân đƣợc thành lập và hoạt động có hiệu quả

cùng với phong trào đấu tranh sôi nổi, liên tục của các tầng lớp nhân

dân làm cho cách mạng miền Nam nói chung và riêng Cần Thơ ngày

càng vững mạnh. Uy tín và ảnh hƣởng của Mặt trận Dân tộc giải phóng

sâu rộng trong nhân dân khắp các vùng. Để đáp ứng đòi hỏi ngày càng

cao của phong trào, vào cuối năm 1960 Tỉnh ủy Cần Thơ quyết định

thành lập Ban Tuyên Văn Giáo thay cho Ban Tuyên huấn trƣớc đây, tại

xã Nhơn Ái, huyện Châu Thành. Thành phần Ban Tuyên Văn Giáo gồm

có đồng chí Phạm Trọng Yêm (chín Công), Tỉnh ủy viên làm Trƣởng

ban, đồng chí Trƣơng Văn Diễn (Tƣ Dân), Phó ban. Các ủy viên: các

đồng chí Huỳnh Thƣơng, Huỳnh Sơn Đàng và có gần đủ các bộ môn

nghiệp vụ: Tiểu ban Tuyên truyền (bộ phận phụ trách công tác tuyên

truyền phong trào, Trƣờng tuyên truyền, Đội triển lãm, Đội vũ trang

tuyên truyền, Đội chiếu bóng – (Đèn chiếu – Tổ nhiếp ảnh...); Tiểu ban

Thông tấn báo chí (Biên tập tờ báo, Tờ tin, Minh ngữ và nhà in Nguyễn

Văn Giỏi); Tiểu ban văn nghệ (bộ phận phụ trách công tác văn nghệ

phong trào, Ban biên tập san văn nghệ, bộ phận trƣờng văn nghệ, Đoàn

Page 44: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

44

văn công…). Tiểu ban giáo dục (bộ phận tiểu học phổ thông, Bình dân

học vụ); trƣờng Tiểu học nội trú, trƣờng sƣ phạm; Nhà in giải phóng;

văn phòng. Ở các huyện, thị xã Cần Thơ cũng lần lƣợt thành lập Ban

Tuyên Văn Giáo trong năm 1961. Ở mỗi xã đều có Ban Tuyên Văn

Giáo.

Đến tháng 5 năm 1964, sau khi Tỉnh ủy đƣa hẳn bộ phận Trƣờng

Đảng và Tiểu ban Huấn học do Thƣờng vụ Tỉnh ủy trực tiếp phụ trách

về Ban Tuyên Văn Giáo thì đổi thành Ban Tuyên Văn Huấn Giáo (gọi

tắt Tuyên huấn). Và cũng từ thời điểm này, ở cấp huyện, xã Ban Tuyên

Văn Giáo cũng đổi tên gọi thống nhất là Tuyên huấn.

Từ năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975, với trọng trách là cơ quan

tham mƣu của cấp ủy trên trận địa chính trị tƣ tƣởng và chức năng thực

hiện các bộ môn nghiệp vụ. Ban Tuyên Văn Giáo đến Ban Tuyên huấn

đã trải qua quá trình hoạt động 16 năm, với 5 đồng chí Ủy viên Thƣờng

vụ Tỉnh ủy luân phiên phụ trách Trƣởng ban: đồng chí Trần Trung Hậu

(Mƣời Thâu) (hy sinh mùng 5 Tết âm lịch năm 1971), đồng chí Phạm

Trọng Yêm (chín Công), đồng chí Phạm Văn Hào (Tám Thìn), đồng chí

Trần Minh Sơn (Bảy Mạnh), đồng chí Phạm Văn Phùng (Chính

Khƣơng); hai đồng chí Trƣơng Văn Diễn (hy sinh năm 1970) đồng chí

Huỳnh Thƣơng luân phiên nhau làm Phó Ban Thƣờng trực. Cũng trong

thời gian này, các đòng chí sau đây đƣợc đề bạt làm Ủy viên Ban, phụ

trách các tiểu ban: Lƣ Văn Luận (Tƣ Thái), Vũ Thanh Tâm (Quốc

Thanh), Huỳnh Sơn Đàng (Năm Thảnh), Nguyễn Văn Tân (Ba Tân),

Nguyễn Trung Vinh (Sáu Hà), Đặng Hồng, Nguyễn Văn Đăng (Ba Đê),

Trần Hoàng Phủ (Ba Hải), Trần Ngọc Diệp (Chín Thái), Phạm Văn Vui

(Năm Câu), Trần Chí Toại (Năm Bền), Vũ Xuân Hƣơng (Sơn Hòa),

Nguyễn Văn Ứng (Ba Ứng), Nguyễn Văn Khải (Bảy Khải), Trƣơng

Hoài Niệm (Ba Niệm), Đặng Văn Hơn (Năm Quang), Vũ Đình Hồng

(Vũ Giang).

Page 45: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

45

Cùng với các lực lƣợng cách mạng của tỉnh, ngành Tuyên huấn các

cấp trong tỉnh bƣớc vào cuộc chiến đấu mới. Sau thất bại của chiến

lƣợc chiến tranh đơn phƣơng, từ năm 1961, Mỹ Diệm tiến hành chiến

tranh đặc biệt, mà nội dung chủ yếu là kế hoạch Staley Taylor bình định

miền Nam trong vòng 18 tháng, cái xƣơng sống là quốc sách ấp chiến

lƣợc, chúng dự định 18 tháng từ giữa năm 1961 đến cuối năm 1962 cơ

bản “bình định” xong miền Nam, dồn 90% dân tập trung vào khoảng

15.300 ấp chiến lƣợc. Tăng cƣờng nhanh chống cố vấn và nhân viên

quân sự Mỹ (cuối năm 1963 lên 17.000 cuối năm 1964 là 23.000

ngƣời). Trên địa bàn Cần Thơ, các vùng chung quanh thị xã, quận lỵ,

trên các tuyến chiến lƣợc thủy – bộ, nhất là tuyến Xà No, ven Sông

Hậu, xáng Ô Môn, Bún Tàu, Quốc lộ I, Lộ 31 (nay là Quốc lộ 61) Cái

Tắc – Vị Thanh, kể cả một số vùng giải phóng của ta ở Bắc Long Mỹ

và Nam Phụng Hiệp đều là mục tiêu để xây dựng “ấp chiến lƣợc” của

chúng; nhằm dồn dân đuổi nhà từ vùng nông thôn ra và bắt dân tại chổ

giam nhốt trong nhà tù kiểu mới, cắt đứt quan hệ giữa dân và Đảng,

biến khối nhân tài vật lực này thành công phục vụ chiến tranh đặc biệt.

Từ âm mƣu và thủ đoạn đó, địch ra sức đánh phá vùng giải phóng bằng

các cuộc hành quân với chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận, tăng

cƣờng phi pháo bắn phá vùng giải phóng, tát dân chạy ra ấp chiến lƣợc.

Tuy cƣờng độ chiến tranh chƣa cao, nhƣng địch đã đánh phá gây thiệt

hại cho nhân dân và Đảng ta cũng gặp nhiều khó khăn. Nhƣng công tác

chính trị tƣ tƣởng lúc này cũng có nhiều thuận lợi, là có Nghị quyết của

Bộ Chính trị (31- 1- 1961) soi sáng, tiếp theo Nghị quyết của Hội nghị

Trung ƣơng cục miền Nam (tháng 10 – 1961) xác định: “Con đƣờng

phát triển có lợi nhất của cách mạng miền Nam là dùng đấu tranh chính

trị và đấu tranh vũ trang song song kết hợp, coi đấu tranh chính trị và

đấu tranh vũ trang đều là cơ bản để tạo điều kiện và tranh thủ thời cơ

tiến tới tổng khởi nghĩa”(8)

.

Tỉnh ủy đã tổ chức học tập triển khai làm thông suốt tinh thần nội

dung các Nghị quyết của Trung ƣơng trong nội bộ Đảng, với quyết tâm

đánh bại chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ; đồng thời đẩy mạnh công

tác chính trị tƣ tƣởng tập trung chủ yếu nội dung động viên toàn Đảng

bộ và quần chúng cùng lực lƣợng cách mạng đẩy mạnh tấn công bằng 3

mũi bẻ gãy kế hoạch bình định và quốc sách ấp chiến lƣợc trên địa bàn

tỉnh, đi đôi với việc xây dựng lực lƣợng đảm bảo mọi mặt đảm bảo đủ

sức đánh thắng địch trong mọi tình huống.

Quán triệt Nghị quyết của Đảng, quyết tâm đánh bại “chiến tranh

đặc biệt” của Mỹ, bẻ gãy kế hoạch bình định, ấp chiến lƣợc của Mỹ

ngụy. Ban Tuyên huấn đã chỉ đạo các binh chủng chuyên môn ra quần

chúng phục vụ công tác tuyên truyền phát động trong nội bộ và ra dân

tập trung làm thất bại âm mƣu lập ấp chiến lƣợc của địch. Các binh

chủng gồm: Đoàn Văn công, tập san Văn nghệ, đội tuyên truyền vũ

trang là những binh chủng chiến đấu trực tiếp hàng ngày trên địa bàn;

Page 46: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

46

đặc biệt báo và Thông tấn giữ vài trò quan trọng, nhất là Thông tấn

hàng ngày đƣa tin chiến thắng của tỉnh trên địa đài phát thanh giải

phóng và đài Tiếng nói Việt Nam, có sức động viên cổ vũ kịp thời

phong trào cách mạng ở tỉnh nhà rất lớn. Từ giữa năm 1961, sau khi

Mặt trận Dân tộc Giải phóng tỉnh Cần Thơ thành lập và ra mắt, thì tờ

báo “Giải phóng” – cơ quan của Mặt trận Dân tộc Giải phóng tỉnh Cần

Thơ ra đời thay cho tờ “Tranh đấu”.

Trong thời kỳ này, Mỹ và tay sai dốc sức thực hiện kế hoạch bình

định và quốc sách ấp chiến lƣợc đã gây cho tỉnh Cần Thơ nhiều khó

khăn, nhƣng Tỉnh ủy đã chỉ đạo, Ban Tuyên huấn làm nòng cốt chuyển

khai kịp thời các Nghị quyết, chủ trƣơng của Đảng, giải quyết tƣ tƣởng

trong nội bộ Đảng, phát động mạnh mẽ ra quần chúng đẩy mạnh tấn

công địch bằng kết hợp 3 mũi, bẻ gãy âm mƣu bình định, lập ấp chiến

lƣợc của địch trên địa bàn Cần Thơ, góp phần cùng miền Nam làm thất

bại chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt”, buộc đế quốc Mỹ phải chuyển

sang “chiến tranh cục bộ.”

III. CÔNG TÁC TUYÊN HUẤN TRONG GIAI ĐOẠN ĐÁNH

BẠI CHIẾN TRANH CỤC BỘ CỦA MỸ (1965 – 1968), VIỆT

NAM HÓA CHIẾN TRANH, PHỤC VỤ CUỘC TỔNG TIẾN

CÔNG VÀ NỔI DẬY MÙA XUÂN 1975 – GIẢI PHÓNG HOÀN

TOÀN TỈNH CẦN THƠ.

Từ tháng 4 năm 1965, Mỹ leo thang sang chiến tranh cục bộ. Nội

dung chủ yếu là dùng quân đội Mỹ và chƣ hầu cộng với quân ngụy Sài

Page 47: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

47

Gòn, hai lực lƣợng này dựa vào nhau do quân Mỹ làm nòng cốt, ra sức

thực hiện kế hoạch hai gọng kềm, “Bình định và tiêu diệt” của Óet –

mô – len hòng bẻ gãy – tiêu diệt – xƣơng sống của lực lƣợng cách mạng

(quân chủ lực) – bình định nông thôn, trấn áp phong trào đấu tranh ở

thành thị, thực hiện mục tiêu cuối cùng là quét sạch cộng sản ở miền

Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải

quân.

Tỉnh Cần Thơ là

một trong những

trọng điểm bình định

của địch ở Đồng bằng

sông Cửu Long. Để

hòng đạt mục đích là

tiêu diệt cách mạng.

Bắt đầu cuộc chiến

tranh cục bộ, tại Cần

Thơ Mỹ đã đặt cơ

quan lãnh sự Hoa Kỳ,

cơ quan tình báo CIA,

mở rộng khu quân sự,

sân bay Trà Nóc, sân

bay Lộ Tẻ, kho đạn,

quân cảng, hậu cứ

quân đoàn IV, quân

Mỹ ở Cần Thơ lên

đến 650 tên. Thực

hiện kế hoạch hai

gọng kềm địch đã áp

dụng mọi âm mƣu

thâm độc và hành

động chiến tranh tàn

bạo, chúng sử dụng

đến mức cao nhất hỏa

lực, không quân (kể cả B57), hải quân, thiết xa vận M113, pháo binh

yểm trợ cho quân ngụy càn quét bình định, với mật độ bom đạn ngày

càng gia tăng ác liệt trên khắp địa bàn. Mặt khác, chúng thiết lập Đài

Truyền hình Cần Thơ (3-12-1966), dời Đài Phát thanh Ba Xuyên (Sóc

Trăng) về Cần Thơ (ngày 20 – 12 – 1967), đẩy mạnh tuyên truyền chiến

tranh tâm lý, hoạt động do thám gián điệp, đồng thời tăng cƣờng du

nhập văn hóa lãng mạn, đồi trụy phản động, thuyết “hiện sinh” nhằm

lung lạc ý chí cách mạng của quân dân ta.

Đặc biệt là thời kỳ đế quốc Mỹ bị thất bại trong chiến tranh đặc biệt

buộc phải xuống thang chiến tranh, chuyển hƣớng bằng chiến lƣợc

“Việt Nam hóa chiến tranh” với công thức “vũ khí Mỹ cộng với quân

Page 48: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

48

đội ngụy”, quân đội Mỹ quân chƣ hầu từng bƣớc rút về nƣớc, tăng

cƣờng vũ khí và phƣơng tiện chiến tranh cho quân đội ngụy. Thực hiện

kế hoạch “bình định cấp tốc”, “bình định đặc biệt”, “bình định bổ sung”

v.v…

Ở chiến trƣờng Cần Thơ sau Tổng tiến công Mậu Thân 1968 của ta,

địch phản kích ác liệt (kể cả B52) bình định lấn chiếm đóng đồn gần hết

vùng nông thôn giải phóng của ta, đóng 773 đồn, chúng tát dân chạy ra

vùng ven, vùng kềm. Sau Hiệp định Pari 1973 địch dồn quân về Phụng

Hiệp, Long Mỹ, Chƣơng Thiện bình định, chiếm đất, giành dân có lúc

lên đến 75 lƣợt tiểu đoàn địch.

Đây là một trong những thời kỳ ác liệt nhất của quá trình 21 năm

chống Mỹ, cũng là thời kỳ Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh gánh chịu

những thiệt hại to lớn về nhiều mặt. Thời kỳ công tác chính trị tƣ tƣởng,

công tác Tuyên huấn gay go nhất, ta mất đất, mất dân, tƣ tƣởng trong

nội bộ Đảng, trong nhân dân dao động, thiếu niềm tin thắng lợi của

cách mạng. Đồng thời, nó còn là sự thử thách tinh thần và ý chí của các

cấp ủy, cán bộ, đảng viên và quân dân, cũng nhƣ bản lĩnh của Đảng bộ

tỉnh nhà.

Nêu cao quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lƣợc, dƣới ánh sáng và

sức mạnh động viên cổ vũ của Nghị quyết hội nghị Ban Chấp hành

Trung ƣơng Đảng lần thứ 12 – (khóa III), Đảng bộ và quân dân Cần

Thơ cùng cả nƣớc sẵn sàng chấp nhận và lao vào cuộc chiến đấu mới

đầy quyết liệt, chống chiến tranh cục bộ của Mỹ. Quá trình chiến đấu và

bằng những kinh nghiệm từ tình hình thực tế, Đảng bộ, quân và dân

Cần Thơ sớm thích nghi với hoàn cảnh ác liệt, phát huy triệt để sức

mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, kết hợp chặt chẽ phƣơng

châm hai chân ba mũi giáp công, liên tục tấn công tiêu diệt địch trên

các vùng, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng, từng bƣớc làm chuyển

biến cục diện đấu tranh cách mạng có lợi cho ta.

Page 49: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

49

Trong thời kỳ này, hoạt động Tuyên huấn của Đảng bộ cũng bám sát

và phục vụ nhiệm vụ chính trị của cấp ủy. Tất cả các đồng chí lãnh đạo

Ban, các Tiểu ban, cán bộ, công nhân viên, cấp ủy, đảng viên, đoàn

viên tiếp tục vào trận, giữ vững vai trò tham mƣu cho cấp ủy về trận địa

chính trị tƣ tƣởng. Nhất là thời kỳ những năm 1969 – 1970 và sau Hiệp

định Paris 1973, công tác tuyên truyền giáo dục trong nội bộ Đảng, ra

dân xoay quanh nội dung: xây dựng lòng tin ở sự lãnh đạo của Đảng;

quyết tâm thực hiện di chúc của Bác Hồ kính yêu, ý chí “không có gì

quí hơn độc lập tự do”, thề “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” nhằm

động viên cao nhất nhân, tài, vật, lực cùng cả nƣớc đánh bại cuộc chiến

tranh xâm lƣợc của đế quốc Mỹ.

Về hoạt động tuyên truyền, ngành Tuyên huấn tỉnh, huyện và cơ sở

phối hợp các ngành, đoàn thể các cấp, vừa tuyên truyền bằng hình thức

chiều sâu – họp đoàn thể, họp nhóm; vừa tuyên truyền bề rộng nhƣ:

Dựa vào đề cƣơng của Ban Tuyên huấn biên soạn học tập cho hội viên

nông – thanh – phụ và các đối tƣợng khác, có tác dụng tích cực đối với

các tầng lớp nhân dân, thực hiện khẩu hiệu “một tấc không đi, một ly

không rời” bám trụ tấn công địch và xây dựng ta về mọi mặt; khẩu hiệu,

tranh ảnh, pa nô, truyền đơn treo dán trên đƣờng, nhà thông tin, trạm

dán tin ở vùng giải phóng và tán phát ra vùng tranh chấp và thành thị,

trong hàng ngũ địch.

Đồng thời, các đội võ trang tuyên truyền chiếu phim, nhiếp ảnh, văn

công luôn có mặt ở những trọng điểm tham gia tấn công địch, vận động

Page 50: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

50

quần chúng và làm công tác binh vận. Lúc này Ban Tuyên huấn tỉnh đã

in nhiều truyền đơn các loại tiếng Anh để kêu gọi lính Mỹ và quân chƣ

hầu phản chiến. Đặc biệt là Đoàn văn công ra đời trong cao trào đồng

khởi 60, với tinh thần: “tay đàn – tay súng”, “tiếng hát át tiếng bom”,

đoàn đã có mặt xuyên suốt trên các địa bàn của tỉnh phục vụ cho hàng

triệu lƣợt chiến sĩ, đồng bào, cán bộ nông thôn và thành thị kể cả binh

lính, sĩ quan ngụy với những vỡ cải lƣơng: Ngƣời con gái Đất Đỏ, Nợ

nƣớc tình nhà, Chén cháo Chí Linh, Tiếng nổ Đầu Xuân… Từ sau

Xuân Mậu Thân 1968 trong tình hình chiến tranh ác liệt, đoàn kịp thời

chuyển sang trình diễn những tiết mục gắn gọn mang tính thời sự nóng

bỏng phục vụ sát sƣờn nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ… Đoàn luôn

thích ứng với mọi hoàn cảnh nhằm đảm bảo sự tồn tại và hoạt động liên

tục. Trong Tết Mậu Thân, đoàn hoạt động tập trung trên qui mô lớn, có

cuộc trình diễn, phục vụ hàng ngàn đồng bào. Sang các năm từ 1969 –

1971, trong tình hình địch bình định lấn chiếm nông thôn, đoàn phân

tán làm 3 đội văn công xung kích, bám trụ ở ba địa bàn Châu Thành A

– Ô Môn một đội; Kế Sách – Châu Thành B một đội, Phụng Hiệp –

Long Mỹ một đội. Lúc này phần lớn trình diễn sân đất phục vụ chiến sĩ

và quần chúng bám trụ lại ở căn cứ lõm. Từng lúc tấn sát vùng ven để

diễn phục vụ đồng bào. Thời kỳ này, nhiều cán bộ, diễn viên văn công

hy sinh. Có cuộc, ngƣời xem ít hơn ngƣời diễn trên sân khấu. Đồng bào

đi xem văn công có khi phải trả giá bằng xƣơng máu. Họ đến với văn

công không chỉ để giải trí còn để thƣởng thức lời ca tiếng đàn mà thông

qua những tiết mục ngắn gọn giàu sức sống, nói lên cuộc chiến đấu và

chiến thắng của họ, tiếp thêm sức mạnh căm thù, lòng yêu nƣớc, củng

cố niềm tin tất thắng, nung nấu cho mỗi tâm hồn dũng khí mới để sáng

mai vững vàng hơn khi giáp mặt chiến đấu với quân thù. Với tay đàn,

tay súng diễn viên văn công còn tham gia bao vây tấn công đồn bót,

đánh địch càng quét, bảo vệ đồng bào và thực lực của đoàn.

Cùng với hoạt động chuyên nghiệp, Tiểu ban Văn nghệ đã cùng với

Ban Tuyên huấn các huyện hƣớng dẫn, xây dựng phong trào văn nghệ

quần chúng và các nhóm văn nghệ ở xã, ấp. Tỉnh đã nhiều lần tổ chức

hội diễn văn nghệ quần chúng trong tỉnh, mỗi cuộc có hàng chục đội

văn nghệ với hàng trăm diễn viên ở cơ sở tham dự, nhằm động viên cổ

vũ phong trào và nâng cao chất lƣợng hoạt động văn nghệ. Ngoài ra,

Tiểu ban Văn nghệ còn mở lớp đào tạo, bồi dƣỡng diễn viên ca múa,

cải lƣơng cho đội văn nghệ các xã và tuyển chọn diễn viên bổ sung cho

Văn công tỉnh.

Hai đội chiếu phim của tỉnh và đội chiếu phim của thị xã Cần Thơ

liên tục phục vụ đồng bào, cán bộ, chiến sĩ bám trụ vùng giải phóng và

đồng bào vùng ven, cả cơ sở và đồng bào nội thành vào xem phim

kháng chiến, nhất là trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu thân

1968, 2 đội đã bám chặt hoạt động ở địa bàn Vòng Cung, Xóm Chài và

ven thành phố Cần Thơ.

Page 51: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

51

Vào 30 – 9 – 1969, Hai đội nhập lại thành một đội để đủ sức mạnh

hoạt động, đội hoạt động thƣờng xuyên ở thị xã Vị Thanh và đến tháng

10 – 1974 về hoạt động địa bàn Thốt Nốt và góp phần giải phóng hoàn

toàn huyện Thốt Nốt mùa xuân 1975. Riêng đội vũ trang tuyên truyền

ra đời vào tháng 6 – 1962 hoạt động thƣờng xuyên ở huyện Châu Thành

A và Ô Môn vào tháng 2 – 1968 thành lập thêm đội II hoạt động ở

huyện Long Mỹ và thị xã Vị Thanh. Trong thời kỳ chiến tranh cục bộ

đội tuyên truyền vũ trang đã hai lần cùng lực lƣợng vũ trang và đoàn

công tác Quân dân Chánh Đảng của tỉnh tiến quân về vùng Thốt Nốt

không những làm nhiệm vụ vũ trang tuyên truyền, vận động đồng bào

Hòa Hảo và đồng bào di cƣ mà còn tham gia bao vây đồn bót, đánh

địch càn quét, lập công xuất sắc. Đội vũ trang tuyên truyền bám sát địa

bàn vùng ven, vùng kềm vừa tuyên truyền vừa cùng lực lƣợng vũ trang

trong tỉnh liên tục tấn công, bao vây đồn bót, đánh trên 30 trận diệt đồn,

có trận diệt đồn địch giữa ban ngày, nhƣ trận Tám Ngàn và diệt và bị

thƣơng hàng trăm tên địch, thu nhiều súng đạn, quân trang, quân dụng.

Ngoài đội tuyên truyền vũ trang của Ban Tuyên huấn tỉnh, các

ngành, các huyện thị xã cũng đánh giá tầm quan trọng của các đội tuyên

truyền vũ trang, nên hầu hết các huyện đều thành lập đội tuyên truyền

vũ trang và các ngành đoàn thể đều có đội tuyên truyền xung phong của

binh vận, thanh niên, phụ nữ hoạt động rất hiệu quả, đã góp phần lớn

công tác tuyên truyền chủ trƣơng của Đảng, động viên mọi tầng lớp

tham gia kháng chiến chống Mỹ, nhất là từ năm 1968 trở về sau.

Cùng với các hình thức tuyên truyền phát động chiều sâu, về bề

rộng, báo chí, Tập san Văn nghệ, Tin tức, Thông tấn, với tƣ cách là một

thứ vũ khí sắc bén của Đảng bộ trên trận địa chính trị tƣ tƣởng đã vƣợt

qua hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, có mặt kịp thời đến tận các Đảng bộ cơ

sở và nhân dân ở mọi nơi, góp phần quan trọng động viên các phong

trào hành động cách mạng của quần chúng. Vào giữa năm 1965, vì tính

chất địa phƣơng của tờ báo, tờ “Giải Phóng” đổi thành “Cần Thơ” và

đến cuối năm 1967, chuẩn bị vào cuộc Tổng tấn công Xuân Mậu Thân

1968 “Cần Thơ” đổi tên thành tờ “Cần Thơ Quyết Thắng”. Từ đó “Cần

Thơ Quyết Thắng” có mặt xuyên suốt với Đảng bộ, đồng bào, cán bộ và

chiến sĩ trong tỉnh đến ngày giải phóng. Báo “Cần Thơ Quyết Thắng”

xuân 1976 in ấn, xuất bản tại thành phố Cần Thơ là số cuối cùng. “Cần

Thơ Quyết Thắng” - cũng là tiền thân của Nhật báo Cần Thơ ngày nay.

Cùng sánh vai với báo chí và văn nghệ, nhà in Giải phóng (in chữ chì)

và nhà in Nguyễn Văn Giỏi hai đứa con sinh ra từ tháng 7 -1954 và

trong thời kỳ đồng khởi 1960, trải qua những năm tháng thăng trầm

trong ác liệt của chiến tranh, phƣơng tiện, dụng cụ làm việc phải cất dấu

dƣới hầm bí mật, bố trí bãi lửa để chiến đấu, bảo vệ ngƣời và tài sản

trong các năm 1969 – 1971.

Sau Tết Mậu Thân địch phản kích ác liệt xua quân bình định lấn

chiếm, đóng đồn dày đặc vùng nông thôn, địch bảo vây phong tỏa vùng

Page 52: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

52

căn cứ của ta, việc tiếp liệu giấy mực gặp trở ngại, nên Ban Tuyên huấn

quyết định tách một bộ phận chữ chì của Nhà in Giải Phóng phân tán ở

một điểm khác. Có lần trong chiến dịch tràn ngập lãnh thổ của Mỹ -

ngụy sau Hiệp định Paris, nhà in ở ngọn kinh Năm Hạnh (Phƣơng

Bình), cách đồn Xáng Bộ 700m bị một trung đoàn biệt động quân, với

hàng chục máy bay các loại yểm trợ, trực thăng đổ quân đánh vào nhà

in, cắt dây chất nổ, phá hầm bí mật, lấy hết chữ chì, máy in… Với quan

điểm không lùi bƣớc trƣớc khó khăn, quyết giữ vững thế trận, Ban

Tuyên huấn và cán bộ, công nhân viên nhà in, biên tập góp nhóp chữ

chì giặc làm rơi vãi và đóng lại bàn in cùng với bộ phận chữ chì phân

tán, nên chỉ trong thời gian ngắn tiếp tục in ấn bình thƣờng. Giặc phong

tỏa, ta mua giấy mực không đƣợc thì khắc phục khó khăn bằng cách

nhờ chị em, bà lão hợp pháp ra vào giữa hai vùng, mua giấy, mực, cả

giấy tập học trò đem về để in tin tức, truyền đơn, báo, tập san Văn nghệ.

Suốt 21 năm chống Mỹ nhất là thời kỳ đấu tranh chính trị dƣới chế độ

phát xít của Mỹ ngụy và những năm chiến tranh ác liệt, cực kỳ khó

khăn, báo chí, tin tức, văn nghệ Cần Thơ không bị gián đoạn với quyết

tâm: Báo, văn nghệ ra khổ lớn không đƣợc thì ra khổ nhỏ, ra 8 trang

không đƣợc thì ra 4 trang. Làm thế nào ngƣời dân, cán bộ cơ sở có

trong tay tờ báo, tập san Văn nghệ, tờ tin, truyền đơn, giữ vững niềm tin

dù giặc Mỹ hung hãn, tàn bạo đến đâu nhƣng Đảng vẫn còn, còn Đảng

là cách mạng thắng lợi.

Ở các huyện, thị xã theo hƣớng đó, Ban Tuyên huấn cũng tranh thủ

ra tờ tin của huyện, có số xã ra tờ tin in bột phổ biến đến cơ sở và quần

chúng bám trụ. Ở thành phố Cần Thơ, từ năm 1968 Ban Tuyên huấn

thành phố ra tờ “Tin thành phố Cần Thơ” và tập san Văn nghệ (khổ

nhỏ) phổ biến trong đồng bào nội ngoại ô và vùng ven, cả trong học

sinh, sinh viên.

Đặc biệt là sau cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

nổ ra, nhận đƣợc chủ trƣơng từ Tỉnh ủy, Ban Tuyên huấn viết đề cƣơng

cho các cấp trong tỉnh dựa vào đó học tập trong Đảng bộ và tuyên

truyền ra dân, nhằm động viên cao nhất nhân, tài, vật lực, phục vụ cho

tấn công giành thắng lợi. Mặt khác, Ban Tuyên huấn tỉnh phân công

nghiều ủy viên ban, các Tiểu ban, cán bộ, công nhân viên các bộ phận:

Võ trang tuyên truyền, chiếu phim, nhiếp ảnh, thông tấn, báo chí, văn

nghệ, văn công đi trọng điểm, phục vụ các lực lƣợng có mặt ở Vòng

Cung (ngoại ô thành phố Cần Thơ), thị xã Vị Thanh và từ đây cùng các

lực lƣợng tấn công, vào nội ô, bám trụ vùng ven qua mấy đợt tấn công

cho đến khi có lệnh kết thúc chiến dịch Xuân Mậu Thân.

Cùng với hoạt động các Tiểu ban khác, Tiểu ban Giáo dục một bộ

phần của ngành Tuyên huấn đã đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập văn hóa

của quần chúng, thể hiện tính ƣu việt của vùng nông thôn giải phóng.

Cũng nhƣ các năm trƣớc, ngay từ sau đồng khởi 1960, đại bộ phận

vùng nông thôn đƣợc giải phóng, bộ máy giáo dục đƣợc thành lập từ

Page 53: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

53

tỉnh đến cơ sở. Đƣợc sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy

và sự quan tâm của mặt trận, chính quyền cùng với sự chỉ đạo của Tiểu

ban giáo dục, phong trào học tập văn hóa trong tỉnh diễn ra đều khắp,

sôi nổi. Các tầng lớp nhân dân tích cực hƣởng ứng và tham gia phong

trào xây dựng trƣờng học cho con em. Hầu hết, con em của nông dân

đƣợc cắp sách đến trƣờng. Phong trào bình dân học vụ, bổ túc văn hóa

cho ngƣời lớn, bao gồm nhiều lứa tuổi, cả ông già, bà lão, chị em có

con nhỏ cùng tham gia học tập đều khắp ở xóm ấp. Nguồn giáo viên lấy

từ trong quần chúng, nơi nào thiếu hoặc không có giáo viên thì động

viên ngƣời biết chữ dạy ngƣời chƣa biết chữ, ngƣời biết khá dạy ngƣời

biết chữ còn yếu.

Nhờ vậy, mà việc dạy và học đƣợc giữ vững. Đặc biệt là trong

những năm ác liệt của chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh,

trƣờng lớp bị bom pháo tàn phá, ban ngày không học đƣợc thì tổ chức

học phân tán vào ban đêm, bên công sự. Sách giáo khoa do điều kiện

chiến tranh nên việc biên soạn phần lớn do Tiểu ban Giáo dục tỉnh đảm

nhân để cung cấp cho giáo viên. Ngành giáo dục Cần Thơ còn khắc

phục mọi khó khăn, mở Trƣờng bổ túc văn hóa tập trung cho đối tƣợng

thanh thiếu niên là cán bộ, nhân viên cơ quan, đơn vị lực lƣợng vũ trang

và con em cán bộ các cấp. Trong 3 năm 1964 – 1966, thời kỳ ác liệt của

chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ. Ban Tuyên huấn chỉ đạo cho

Tiểu ban giáo dục đã thành lập trƣờng cấp 1 và cấp 2 Tây Đô và trƣờng

Page 54: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

54

sƣ phạm tại xã Vĩnh Viễn. Trƣờng Tây Đô cho ra trƣờng hàng trăm học

sinh; trƣờng sƣ phạm đào tạo và bồi dƣỡng hàng trăm cán bộ, giáo viên

cho phong trào. Đặc biệt là vào cuối năm 1971, sau khi đề ra kế hoạch

và chuẩn bị mọi điều kiện vật chất, cán bộ v.v… vào đầu năm 1972

trƣờng cấp 2 bổ túc văn hóa thanh thiếu niên mang tên anh hùng liệt sĩ

Nguyễn Việt Hồng đƣợc khai giảng, tại xã Vĩnh Viễn, với khoảng 100

học sinh. Đến năm 1973, Tiểu ban giáo dục mở trƣờng sƣ phạm của

tỉnh nhằm đào tạo bồi dƣỡng giáo viên ở cơ sở. Cả hai trƣờng tồn tại và

vƣợt qua hoàn cảnh cực kỳ khó khăn gian khổ của các năm 1970 – 1971

– 1972 cho đến ngày tỉnh nhà hoàn toàn giải phóng (30 -4 -1975).

Một đặc điểm trong hoạt động của Tiểu ban Giáo dục trong thời kỳ

chiến tranh cục bộ là tập trung cán bộ của Tiểu ban phối hợp với các

huyện, xã chỉ đạo xóa mù chữ ở ba nơi: xã Xà Phiên (Long Mỹ), ấp Phú

Trí B (Phú Hữu), ấp Hậu Bối (Đại Hải – Kế Sách). Với quyết tâm cao

trong chỉ đạo và thực hiện, chỉ trong hai năm 1965 – 1966 xã Xà Phiên

- một xã có một phần dân số là dân tộc Khmer đã thoát dốt, trở thành

điển hình của ý chí quyết thắng giặc dốt của ngành Giáo dục Cần Thơ,

cũng là ngọn cờ đầu của phong trào giáo dục trong tỉnh, là xã thoát dốt

đầu tiên trong thời kỳ khàng chiến chống Mỹ ở miền Tây Nam bộ.

Trƣờng Đảng và Tiểu ban Huấn học đã đóng góp tích cực trong

công tác đào tạo, bồi dƣỡng về chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán

bộ trong tỉnh, chủ yếu là ở cơ sở. Trong suốt cuộc kháng chiến chống

Mỹ, từ những năm đầu (1954) cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975,

Trƣờng Đảng của tỉnh đã mở 60 khóa học, mỗi khóa trên dƣới 50 học

viên bồi dƣỡng hàng ngàn cấp ủy viên chi bộ xã, cơ quan, đơn vị,

Huyện ủy viên mới bổ sung; tập huấn hàng trăm tổ trƣởng Đảng, đảng

viên, đoàn viên, cốt cán quần chúng. Trong tình hình chiến tranh ác liệt.

Từ cuối năm 1969 đến năm 1971 không mở lớp tập trung đƣợc, Tỉnh ủy

chỉ đạo chia Trƣờng Đảng thành 2 phân hiệu một ở huyện Phụng Hiệp,

phân hiệu 2 ở Long Mỹ. Đến năm 1971 – 1972, lại chia Trƣờng Đảng

thành 3 phân hiệu: phân hiệu 1 ở Phụng Hiệp, phân hiệu 2 ở Châu

Thành B, phân hiệu 3 ở Châu Thành A. Hơn 1 năm hoạt động, 3 phân

hiệu đã bồi dƣỡng cho hơn 200 đảng viên, cốt cán quần chúng hợp pháp

ở vùng kềm và đảng viên hoạt động bất hợp pháp, phục vụ tốt cho chủ

trƣơng chuyển thể, chuyển vùng trong chiến dịch tấn công địch tháng 4

– 1972. Từ cuối năm 1972 đến 30 – 4 -1975, tình hình cho phép, chủ

trƣơng của Tỉnh ủy giải thể 3 phân hiệu tập trung lại lấy tên là Trƣờng

Đảng Châu Văn Liêm. Đặc biệt trong năm 1972, Trƣờng Đảng đã cố

gắng mở 1 lớp cho trên 30 cán bộ hợp pháp của thị xã Cần Thơ, thời

gian 20 ngày (với phƣơng thức bí mật mang mặt nạ và mọi sinh hoạt

đều ngăn cách tránh bị lộ). Lớp học này nhằm bồi dƣỡng về chính trị và

phƣơng châm, phƣơng pháp hoạt động công khai hợp pháp. Trƣờng

Đảng và Tiểu ban Huấn học phối hợp cấp ủy và Tuyên huấn huyện mở

lớp tập huấn ngắn ngày đào tạo và bồi dƣỡng hàng ngàn lƣợt Tổ trƣởng

Page 55: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

55

Đảng, đảng viên, đoàn viên cốt cán quần chúng ở cơ sở. Đây là lực

lƣợng làm vai trò nòng cốt của các phong trào cách mạng trong tỉnh qua

các thời kỳ. Trong hoạt động, Trƣờng Đảng luôn đƣợc cấp ủy quan tâm

và chỉ đạo sâu sát về mọi mặt, nhất là nội dung bài vở. Các đồng chí

phụ trách và chuyên trách Trƣờng Đảng bám sát nhiệm vụ chính trị,

nghiêm chỉnh chấp hành sự lãnh đạo của cấp ủy và chỉ đạo trực tiếp của

Ban Tuyên huấn, vƣợt mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, nỗ lực phấn

đấu giữ vững trƣờng lớp bất cứ trong tình huống nào, không để trƣờng

bị gián đoạn.

Vì vậy mà kế hoạch, chỉ tiêu đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ của trƣờng

và Tiểu ban đạt yêu cầu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng bộ, có

nhiều cán bộ, đảng viên của Tiểu ban Huấn học và Trƣờng Đảng hy

sinh, với số lƣợng 13 đồng chí. Tiểu ban Huấn học ngoài nhiệm vụ kết

hợp với trƣờng lo tổ chức các lớp chính trị trong tỉnh, còn phối hợp

cùng với Ban Tổ chức Tỉnh ủy liên tục xuống các xã nắm tình hình về

nhận thức chính trị tƣ tƣởng, trình độ năng lực của cán bộ, đảng viên

đóng góp cho Tỉnh ủy và đi xây dựng củng cố chi bộ tự động, chi bộ 4

tốt. Các đồng chí ở Tiểu ban Huấn học đã vƣợt qua nhiều khó khăn gian

khổ, ác liệt hy sinh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc Tỉnh ủy giao

suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc.

Bộ phận văn phòng chính thức ra đời cùng thời với Ban Tuyên huấn

(1960). Là ngƣời trợ thủ đắc lực của Ban, một tập thể từ các đồng chí

phụ trách đến cán bộ, nhân viên ở các bộ phận: Văn thƣ, tài vụ, căn cứ,

Page 56: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

56

bảo vệ, giao liên.v.v… đã trải qua những năm tháng đầy khó khăn gian

khổ, ác liệt của chiến tranh các đồng chí đã thể hiện đầy đủ tinh thần

trách nhiệm đƣợc giao, ra sức thực hiện sự phân công của Ban, tạo mọi

thuận lợi cho các Tiểu ban và các bộ phận trong Ban làm tốt chức năng,

nhiệm vụ chuyên môn cũng nhƣ trong chỉ đạo công tác Tuyên huấn

theo hệ thống dọc, đối với bên dƣới. Trong đó, các đồng chí trẻ ở bộ

phận bảo vệ, giao liên đã nêu một tấm gƣơng sáng trong việc bảo vệ

cán bộ, đƣa tài liệu đến cơ sở gìn giữ máu trong cơ thể của ngành lúc

nào cũng thông suốt.

Đặc biệt là trong những năm, từ tháng 1 – 1973 (ký kết Hiệp định

Paris) đến 30 – 4 – 1975, là một trong các thời kỳ hoạt động sôi nổi

quyết liệt của ngành.

Ngay khi Hiệp định Paris đƣợc công bố, trong tƣ thế chuẩn bị sẵn

sàng, hầu nhƣ các binh chuẩn của Ban Tuyên huấn đều đồng loạt ra

quân tấn công địch. Đoàn Văn Công, (các đội văn công xung kích đƣợc

sáp nhập thành Đoàn Văn Công vào năm 1972), đội tuyên truyền vũ

trang, các ủy viên Ban, cán bộ của các Tiểu ban nhƣ: Tuyên truyền,

thông tấn, báo chí, văn nghệ, giáo dục tập trung xuống cơ sở, nong ra

vùng tranh chấp mở đợt tuyên truyền phát động quần chúng về pháp lý

Hiệp định. Từ đó góp phần thúc đẩy phong trào quần chúng nổ ra hàng

loạt cuộc đấu tranh chống địch xua quân càn quét, tràn gặp lãnh thổ,

cắm cờ lấn đất, giành dân, nhất là đợt tuyên truyền vận động sĩ quan,

binh lính ngụy quân, nhân viên ngụy quyền các cấp đấu tranh đòi địch

thi hành Hiệp định, bỏ ngũ, khởi nghĩa, binh biến trở về với gia đình

làm ăn. Đợt tấn công chính trị, binh vận phối hợp với những trận đánh

của lực lƣợng vũ trang trừng trị địch vi phạm Hiệp định đã làm tan rã

nhiều tiểu đoàn, với hàng ngàn binh sĩ chủ lực, bảo an, góp phần bẻ gãy

cuộc tập trung qui mô 75 tiểu đoàn địch đánh phá lấn chiếm bình định

vùng Long Mỹ và Phụng Hiệp, giải phóng nhiều xã, ấp, đƣa hàng trăm

ngàn đồng bào về quê cũ.

Ta giữ vững thế trận tấn công này cho đến khi có lệnh của Đảng

chuẩn bị mọi mặt để vào chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Vài ngày

trƣớc khi vào chiến dịch, một lực lƣợng chủ yếu ngành Tuyên huấn

phối hợp với các ngành, đoàn thể tiến vào các vùng ven, vùng tranh

chấp ở các thị trấn và thành phố Cần Thơ (trọng điểm 1 của tỉnh). Một

lực lƣợng khác tham gia chiến dịch giải phóng Chƣơng Thiện, (trọng

điểm 2 của tỉnh).

Vào chiến dịch, theo lệnh chung của cấp ủy, các binh chủng ngành

Tuyên huấn nhằm thẳng các mục tiêu tấn công và góp phần giành toàn

thắng trong chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Cần Thơ (30 – 4) và

Chƣơng Thiện (1-5), hoàn thành sứ mạng vẻ vang của công cuộc chống

Mỹ, cứu nƣớc trên chiến trƣờng Cần Thơ.

Page 57: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

57

Công tác chính trị tƣ tƣởng của Đảng bộ, thông qua hoạt động của

ngành Tuyên huấn với các binh chủng, các loại hình trong suốt 21 năm

chống Mỹ, cứu nƣớc, đã lập nên những thành tích to lớn, góp phần

cùng Đảng bộ, quân dân trong tỉnh đánh bại từng chiến lƣợt chiến tranh

qua mỗi thời kỳ (chiến tranh đơn phƣơng, chiến tranh đặc biệt, chiến

Page 58: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

58

tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh) của Mỹ ngụy trên chiến trƣờng

Cần Thơ.

Trong 21 năm đó, từ khi mới thành lập với Ban Tuyên huấn gọn nhẹ

và một bộ phận biên tập – in ấn 5 – 7 cán bộ, đảng viên hoạt động trong

hoàn cảnh nằm gai nếm mật, hy sinh gian khổ chƣa từng có cho đến khi

có đầy đủ điều kiện cho phép, với bộ máy và hệ thống chung đƣợc hình

thành trong toàn tỉnh, từ tỉnh đến cơ sở, ngành Tuyên huấn Cần Thơ

luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng, quán triệt quan điểm cách

mạng tấn công, tinh thần tự lực, tự cƣờng, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm

và chịu trách nhiệm trƣớc cấp ủy và hoàn thành nhiệm vụ là những

chiến sĩ trên trận địa chính trị tƣ tƣởng của Đảng bộ.

Page 59: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

59

Rất đỗi tự hào về đội ngũ ngành Tuyên huấn tỉnh Cần Thơ, trong

niềm tự hào chung của Đảng bộ suốt 21 năm kháng chiến, chỉ tính riêng

Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy đã có trên 100 cán bộ lãnh đạo Ban, các tiểu

ban, cán bộ, đảng viên, nhân viên đã anh dũng hy sinh trong khi thừa

hành nhiệm vụ, một số đồng chí mang thƣơng tật suốt đời. Điều đó, đã

nêu một tấm gƣơng sáng, làm rạng rỡ truyền thống của ngành Tuyên

huấn Cần Thơ.

Với quá trình hoạt động 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc,

dƣới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, ngành Tuyên huấn Cần Thơ bên cạnh

thành tích đáng trân trọng, tuy nhiên cũng có những khuyết điểm,

nhƣợc điểm, nhƣ nhận xét và đánh giá trong lời phát biểu của đồng chí

Nguyễn Tự Giác (Mƣời Quang) Bí thƣ Tỉnh ủy Cần Thơ tại cuộc họp

mặt ngành Tuyên huấn tỉnh Cần Thơ, hai tháng sau ngày miền Nam

hoàn toàn giải phóng, tại thị xã Vị Thanh, “Tuyên huấn Cần Thơ là một

trong các ngành trực thuộc Đảng bộ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm Đảng

giao phó trong thời kỳ lịch sử 21 năm chống Mỹ, cứu nƣớc, góp phần

xứng đáng vào thắng lợi của tỉnh nhà, cần phải đề nghị cấp trên khen

tặng phần thƣởng cao quý của Đảng và Nhà nƣớc”.

Thành tích vẻ vang ấy bắt nguồn từ các nguyên nhân:

- Đảng bộ Cần Thơ mà trực tiếp là Tỉnh ủy đánh giá đúng mức tầm

quan trọng công tác chính trị tƣ tƣởng, công tác Tuyên huấn nên đã sớm

hình thành bộ máy và lãnh đạo chỉ đạo hoạt động Tuyên huấn ngay từ

vào trận chiến đấu (tháng 7 – 1954). Không những đặc biệt quan tâm,

tạo mọi điều kiện cho ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị

Tỉnh ủy giao; đi đôi còn chăm lo cho đội ngũ cán bộ trƣởng thành. Nhìn

chung Tỉnh ủy và cấp ủy Đảng các cấp rất coi trọng trận địa chính trị tƣ

tƣởng trong suốt quá trình kháng chiến chống Mỹ.

- Cấp ủy Đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo sáng tạo và kịp thời toàn Đảng,

toàn quân, toàn dân làm công tác chính trị tƣ tƣởng, làm công tác tuyên

truyền do ngành Tuyên huấn làm nòng cốt đã trở thành mũi nhọn phát

động và tổ chức quần chúng tấn công địch, làm cho lực lƣợng kẻ thù

phân hóa sụp đổ ý chí xâm lƣợc; lực lƣợng cách mạng không ngừng lớn

mạnh, chuyển tƣơng quan lực lƣợng đánh bại từng chiến lƣợc chiến

tranh của địch, tiến lên thắng lợi hoàn toàn.

- Đội ngũ cán bộ ngành Tuyên huấn từ các đồng chí lãnh đạo Ban,

các Tiểu ban, các bộ môn luôn nêu tinh thần và ý chí cách mạng tiến

công. Ra sức chấp hành và bám sát nhiệm vụ chính trị của cấp ủy biến

thành quyết tâm chung, hoàn thành tốt chức năng tham mƣu cho cấp ủy

trên trận địa chính trị tƣ tƣởng của Đảng; đồng thời với việc vừa thực

hiện chuyên môn nghiệp vụ, vừa cầm vũ khí tham gia đánh giặc, thể

hiện phong cách nói đi đôi với làm. Trên cơ sở đó động viên toàn thể

cán bộ, nhân viên toàn ngành hoàn thành nhiệm vụ, quần chúng nhân

dân tin yêu cán bộ Tuyên huấn và hoạt động theo cán bộ tuyên huấn.

Page 60: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

60

- Trong quá trình hoạt động, ngành Tuyên huấn đƣợc sự giúp đỡ,

ủng hộ và phối hợp hoạt động của Mặt trận, chánh quyền, các ban

ngành, đoàn thể trong tỉnh; cùng nhau tạo mọi thuận lợi cho hoạt động

vì lợi ích chung của Đảng với ý niệm tốt đẹp. Công tác Tuyên huấn là

công việc chung của các tổ chức trong hệ thống chính trị, không riêng

của ngành, đoàn thể nào, nên đã cùng nhau gắn bó chung sức, chung

lòng lo cho sự nghiệp này. Đặc biệt là ngành Tuyên huấn đƣợc các tầng

lớp nhân dân trong tỉnh nuôi dƣỡng, bảo vệ chu đáo, bất cứ tình huống

nào, khi bình thƣờng cũng nhƣ lúc gian khổ, ác liệt. Chính tấm lòng của

nhân dân trong tỉnh thƣơng yêu ngành Tuyên huấn nhƣ con em ruột thịt

của mình, đó là nhân tố vô cùng vững chắc, là một trong các nguyên

nhân tạo ra thành tích vẻ vang của ngành Tuyên huấn tỉnh Cần Thơ suốt

21 năm kháng chiến chống Mỹ đầy gian lao thử thách.

Page 61: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

61

PHẦN THỨ NĂM

CÔNG TÁC TUYÊN HUẤN

TRONG THỜI KỲ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ

TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

(5/1975 – 2000)

I. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH TUYÊN HUẤN GÓP

PHẦN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH, ỔN ĐỊNH ĐỜI

SỐNG, KHÔI PHỤC NỀN KINH TẾ (5/1975 – 3/1976)

Đại thắng mùa xuân 1975 đã đƣa cách mạng nƣớc ta chuyển sang

giai đoạn mới – giai đoạn đất nƣớc độc lập, thống nhất và đi lên xây

dựng Chủ nghĩa xã hội.

Bƣớc sang gian đoạn mới đất nƣớc nói chung, Cần Thơ nói riêng

phải vƣợt qua nhiều khó khăn phức tạp do cuộc chiến tranh kéo dài 21

năm, chính sách thực dân mới của Mỹ để lại hậu quả rất nặng nề trong

một bộ phận quần chúng lao động và gia đình binh sĩ ở thành thị cũng

nhƣ một số vùng đồng bào tôn giáo, dân tộc Khmer về đời sống gặp

nhiều khó khăn. Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội tuy từng bƣớc

đƣợc ổn định nhƣng cũng còn nhiều phức tạp. Tại thành phố Cần Thơ

có gần 200 ngàn sĩ quan, binh lính và nhân viên ngụy quân, nguy quyền

tan rã tại chỗ, bọn phản động còn nhiều âm mƣu ngóc đầu dậy chống

phá cách mạng. Là tỉnh đông dân cƣ, nhiều đồng bào tôn giáo, dân tộc

phần lớn sống ở vùng cơ sở ta yếu, vùng địch kềm lâu, ít hiểu chủ

trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc ta, làm cho công tác tuyên

truyền vận động cách mạng gặp nhiều khó khăn. Vả lại, vừa bƣớc sang

giai đoạn cách mạng mới trong công tác quản lý kinh tế, quản lý xã hội

Đảng bộ còn rất lúng túng và bỡ ngỡ. Đặc biệt là từ chiến tranh chuyển

sang hòa bình, tƣ tƣởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân có nhiều

diễn biến phức tạp. Tƣ tƣởng cũ và mới đan xen đấu tranh nhau, nhất là

trong lúc ta tiến hành cải tạo và xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Sau ngày giải phóng (giữa năm 1975) bộ máy Tuyên huấn từ Tỉnh

đến huyện, thành phố Cần Thơ cơ bản giữ nhƣ trong thời kỳ kháng

chiến chống Mỹ. Ban Tuyên huấn tỉnh do đồng chí Phạm Duy Khƣơng,

Ủy viên Thƣờng vụ Tỉnh ủy làm Trƣởng Ban, có 8 ủy viên Ban phụ

trách các bộ phận nhƣ: Tiểu ban Tuyên truyền, Huấn học, Văn nghệ,

Thông tấn báo chí, Ty giáo dục, Ty Văn hóa – Thông tin và Trƣờng

Đảng. Có gần 100 cán bộ, đảng viên. Lúc này cơ quan Ban Tuyên huấn

đóng tại thị xã Vị Thanh.

Xuất phát từ tình hình phức tạp nêu trên, đƣợc sự chỉ đạo chặt chẽ

của Thƣờng vụ Tỉnh ủy, toàn ngành Tuyên huấn trong tỉnh xác định

nhiệm vụ chủ yếu của công tác chính trị - tƣ tƣởng là làm cho cán bộ,

đảng viên và quần chúng nhân dân nắm vững đƣờng lối, chủ trƣơng,

Page 62: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

62

quan điểm và Nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc; nhận thức

đúng đắn tình hình, nhiệm vụ mới. Từ đó, tạo sự thống nhất tƣ tƣởng

cao từ trong nội bộ Đảng ra đến tận nhân dân; đồng thời đập tan những

luồng tƣ tƣởng phản động, những luận điệu chiến tranh tâm lý xuyên

tạc của bọn phản động và các phần tử xấu. Ngoài những nội dung nêu

trên, các lực lƣợng tuyên truyền còn tập trung phục vụ cho từng đợt

công tác cụ thể theo yêu cầu Chỉ đạo của Tỉnh ủy: Kêu gọi xóa bỏ hận

thù, kêu gọi tàn quân ngụy ra trình diện, tuyên truyền ý nghĩa thắng lợi

vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc, tuyên truyền cổ động

cho Hội nghị hiệp thƣơng thống nhất đất nƣớc, cải tạo tƣ sản mại bản,

đổi tiền (lần thứ I)…

Công tác thông tin, báo chí, phát thanh, truyền thanh, truyền hình;

phong trào văn nghệ quần chúng đƣợc đẩy mạnh, nhất là hoạt động của

các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp và các đội chiếu phim trong kháng

chiến đƣợc phát huy, đáp ứng yêu cầu thƣởng thức văn nghệ giải trí của

quần chúng.

Song song với công tác cải tạo văn hóa – văn nghệ của Mỹ - ngụy,

thu gom các văn hóa phẩm đồi trụy, phản động, tỉnh đã đẩy mạnh

phong trào xây dựng nếp sống mới, con ngƣời mới, nhất là xây dựng

phong cách lao động, chống bó lột ăn bám, chống mê tín dị đoan, thực

hiện vệ sinh công cộng v.v…

Ban Tuyên huấn đƣợc Tỉnh ủy giao nhiệm vụ cùng với các ngành

chức năng tổ chức lễ mừng chiến thắng 30 -4, 1- 5 và ra mắt Ủy ban

quân quản tỉnh Cần Thơ tại thị xã Vị Thanh, có hàng chục ngàn quần

chúng tham dự, có diễu binh của lực lƣợng vũ trang và diễu hành của

quần chúng làm tăng thêm khí thế và tinh thần phấn khởi của nhân dân

trong những ngày đầu giải phóng.

Trƣờng Đảng tỉnh lúc này biên chế thành 2 phân hiệu, liên tục mở 6

khóa cho hơn 200 cấp ủy viên cơ sở, thời khóa 40 ngày, với nội dung

chƣơng trình mới phục vụ cho tình hình nhiệm vụ trƣớc mắt.

Đến đầu tháng 3 – 1976, thực hiện Quyết định của Quốc hội nƣớc

Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, tỉnh tiến hành hợp nhất 3 đơn

vị: Cần Thơ, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ thành tỉnh Hậu Giang.

II. CÔNG TÁC TUYÊN HUẤN THỜI KỲ THÀNH LẬP TỈNH

HẬU GIANG ĐẾN ĐẠI HỘI VI CỦA ĐẢNG (3 - 1976 đến cuối

năm 1986).

Sau khi hợp nhất thành tỉnh Hậu Giang, tháng 3 – 1976, Ban Tuyên

huấn tỉnh tách ra thành lập Sở Văn hóa – Thông tin và Sở Giáo dục

tỉnh. Ban Tuyên huấn tỉnh hình thành từ 3 nguồn cán bộ: Cán bộ Tuyên

huấn 2 tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng và một bộ phận cán bộ Ban Tuyên

huấn khu Tây Nam bộ đƣợc phân công về Hậu Giang. Đồng chí Lâm

Văn Hai, Ủy viên Thƣờng vụ Tỉnh ủy làm Trƣởng Ban. Có 6 Phó

Page 63: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

63

Trƣởng Ban (có 2 Tỉnh ủy viên) phân công phụ trách các phòng nghiệp

vụ gồm: Văn phòng Ban và Thƣờng trực, Huấn học, tuyên truyền cổ

động, Văn hóa văn nghệ, Trƣờng Đảng tỉnh và Trƣởng ty văn hóa thông

tin. Vào cuối năm 1976, đồng chí Lâm Văn Hai (Mƣời Tiến) Ủy viên

Thƣờng vụ Tỉnh ủy – Trƣởng Ban Tuyên huấn bệnh qua đời. Đầu năm

1977 đồng chí Tô Bửu Giám – Phó Văn phòng Trung ƣơng cục miền

Nam tăng cƣờng cho tỉnh Cần Thơ đƣợc bổ sung vào Ban Thƣờng vụ

Tỉnh ủy làm Trƣởng Ban. Trong những năm đầu thành lập, Ban có tổng

số 53 cán bộ, nhân viên, một đội ngũ cán bộ khá mạnh so với các tỉnh

trong vùng. Một đồng chí nguyên Phó Văn phòng Trung ƣơng Cục

miền Nam (đồng chí Tô Bửu Giám), 2 đồng chí nguyên phó Văn phòng

Khu ủy Tây Nam bộ: Lâm Văn Hai (Mƣời Tiến) và Lê Phƣớc Đáng

(Sáu Chánh), 3 đồng chí nguyên ủy viên Ban Tuyên huấn khu: Nguyễn

Ngọc Sƣơng (Chín Kiên), Trần Thanh Nhã và Phạm Quang, 2 đồng chí

nguyên Phó ban Thƣờng trực Ban Tuyên huấn tỉnh: Huỳnh Thƣơng, Võ

Minh Quốc, 7 đồng chí nguyên ủy viên Ban Tuyên huấn 2 tỉnh Sóc

Trăng, Cần Thơ: Nguyễn Hữu Xinh, Trƣơng Minh Tuấn, Trần Chí Toại

(Năm Bền), Trƣơng Hoài Niệm, Đặng Hồng Khuê (Đặng Hồng),

Nguyễn Trung Vinh, Huỳnh Anh Duyệt và 10 đồng chí nguyên là ủy

viên Tiểu ban Ban Tuyên huấn 2 tỉnh và cán bộ Ban Tuyên huấn khu.

Trong 16 năm (1976 – 1992) từ thành lập tỉnh Hậu Giang đến tách

tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, có 3 đồng chí ủy viên Thƣờng vụ Tỉnht ủy

luân phiên phụ trách Trƣởng Ban: đồng chí Lâm Văn Hai (Mƣời Tiến)

từ tháng 2 -1976 đến cuối năm 1976, đồng chí Tô Bửu Giám (Năm

Giám) từ tháng 4 – 1977 đến năm 1987, đồng chí Võ Hoàng Xinh (Ba

Xinh) từ năm 1987 đến tháng 3 – 1992; có 15 đồng chí kinh qua Phó

Trƣởng ban cho đến ngày tách tỉnh.

Page 64: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

64

Trƣờng Đảng tại chức đƣợc thành lập từ tháng 01 – 1979 đến tháng

4 – 1992, Trƣờng nhiều lần đổi tên: Trƣờng Đảng tại chức, Trƣờng Lý

Luận chính trị tại chức, Trung tâm giáo dục Chính trị. Lúc đầu thành

lập và chuyển thành Trung tâm Giáo dục Chính trị trực thuộc Ban

Tuyên huấn tỉnh.

Trƣờng Đảng tỉnh (trƣờng tập trung) lúc thành lập, Trƣờng Đảng

tỉnh trực thuộc Ban Tuyên huấn, do đồng chí ủy viên Thƣờng vụ Tỉnh

ủy phụ trách Tuyên huấn làm Giám đốc, đồng chí Phó Ban Tuyên huấn

phụ trách Trƣờng làm Phó Giám đốc. Cuối năm 1977, Trƣờng trực

thuộc Tỉnh ủy, nhƣng đƣợc Tỉnh ủy ủy nhiệm Ban Tuyên huấn chỉ đạo

nghiệp vụ.

Toàn tỉnh có 14 đơn vị huyện, thị, thành (12 huyện, 1 thị xã Sóc

Trăng và thành phố Cần Thơ) đều có Ban Tuyên huấn, do một Thƣờng

vụ cấp ủy phụ trách Trƣởng Ban và từ một đến hai Phó Trƣởng Ban, có

từ 5 đến 7 cán bộ, nhân viên.

Từ năm 1976 đến năm 1989, 14 Trƣờng Đảng huyện, thị, thành trực

thuộc cấp ủy cùng cấp, do Ban Tuyên huấn tỉnh trực tiếp chỉ đạo nghiệp

vụ. Hiệu Trƣởng Trƣờng Đảng do một Thƣờng vụ cấp ủy hay cấp ủy

viên phụ trách, có từ 1 đến 2 Phó Hiệu trƣởng và 5 đến 7 cán bộ, nhân

viên. Từ năm 1989 đến tháng 4 -1992 đổi thành Trung tâm Giáo dục

chính trị trực thuộc Ban Tuyên huấn huyện, thị, thành.

Toàn tỉnh có 229 xã, phƣờng, thị trấn, ¾ đơn vị đều có Ban Tuyên

giáo, tổ chức theo phƣơng thức “lồng ghép” có đồng chí Thƣờng vụ cấp

ủy hoặc cấp ủy viên chuyên trách, hoặc phụ trách lo công tác chính trị

tƣ tƣởng huấn học. Cơ cấu các Phó Ban gồm có: Đồng chí Phó Chủ tịch

văn xã phụ trách khối Khoa giáo; đồng chí Trƣờng Văn hóa Thông tin

phụ trách tuyên truyền cổ động – văn hóa văn nghệ, có địa phƣơng

thêm đồng chí phụ trách khối vận, hoặc Đoàn Thanh niên lo công tác

tuyên truyền vận động trong Mặt trận, đoàn thể… tùy từng địa phƣơng

vận dụng.

Ban Tuyên huấn các Đảng ủy Công an, Quân sự, Dân chánh Đảng,

Đại học Cần Thơ và các Ban, ngành, đoàn thể… có mối quan hệ chặt

chẽ và chịu sự chỉ đạo của Ban Tuyên huấn tỉnh về công tác chính trị -

tƣ tƣởng, nội dung chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng cán bộ nghiệp vụ

của ngành.

Ngoài ra, còn thực hiện quy chế làm việc, quan hệ chặt chẽ giữa Ban

Tuyên giáo tỉnh với Sở Văn hóa – Thông tin, Sở Giáo dục, Sở Y tế, Sở

Thể dục Thể thao, Hội Văn nghệ tỉnh, các cơ quan báo, đài; chỉ đạo vận

dụng đƣờng lối của Đảng về công tác chính trị tƣ tƣởng, văn hóa văn

nghệ, tuyên truyền đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp

luật của Nhà nƣớc phục vụ nhiệm vụ chính trị, các trung tâm công tác

của tỉnh và các ngày kỷ niệm truyền thống.

Page 65: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

65

Hệ thống bộ máy Tuyên huấn có hàng ngàn cán bộ, nhân viên, thuộc

nhiều “binh chủng”, vừa làm tham mƣu cho Đảng bộ vừa thực hành

nghiệp vụ từ tỉnh đến cơ sở. Qua 16 năm thử thách trong môi trƣờng

mới, hầu hết lực lƣợng này đều vững vàng, ngày càng trƣởng thành mọi

mặt, trình độ lý luận chính trị đƣợc nâng lên, quan điểm lập trƣờng

đƣợc củng cố, có phẩm chất, đạo đức lối sống trong sáng; bám nhiệm

vụ chính trị địa phƣơng, bám chức năng nhiệm vụ chuyên môn, yên tâm

công tác, tận tụy hoàn thành nhiệm vụ, tích cực góp phần đƣa tỉnh nhà

từng bƣớc tiến lên; hàng trăm đồng chí đƣợc đề bạt vào cấp ủy, vào đội

ngũ cán bộ quản lý chủ chốt các ngành, các cấp. Đó là niềm tự hào

chính đáng về truyền thống của đội ngũ cán bộ Tuyên huấn, cán bộ

công tác chính trị, tƣ tƣởng, khoa giáo, Văn hóa – Văn nghệ tỉnh nhà.

Đầu năm 1976, cơ quan Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy từ thị xã Vị Thanh

chuyển về số 6 đƣờng Phan Đình Phùng, thành phố Cần Thơ.

Xuất phát từ chức năng nhiệm vụ, Ban Tuyên huấn các cấp vừa làm

nhiệm vụ tham mƣu cho cấp ủy, vừa trực tiếp chỉ đạo các cơ quan, công

cụ thực hiện công tác nghiệp vụ trên mặt trận chính trị, tƣ tƣởng – văn

hóa, khoa giáo, văn nghệ, đào tạo bồi dƣỡng cán bộ phục vụ cho nhiệm

vụ chính trị địa phƣơng. Bám vào Nghị quyết các Đại hội toàn quốc của

Đảng, các Nghị quyết tiếp theo của Trung ƣơng Đảng, Bộ chính trị, Ban

Bí thƣ; các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và chƣơng trình hành động

của Tỉnh ủy, vận dụng vào đặc điểm tình hình trong tỉnh.

Nội dung công tác chính trị tƣ tƣởng trong nội bộ Đảng và ngoài

quần chúng thời kỳ từ 3/1976 – 1986

Ban Tuyên huấn, nòng cốt là Phòng Huấn học đã làm tham mƣu cho

cấp ủy triển khai, quán triệt các Nghị quyết Đại hội lần thứ IV, V, các

Nghị quyết của Trung ƣơng Đảng, các Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh,

Nghị quyết của cấp ủy địa phƣơng, phối hợp với các ban, ngành, đoàn

thể và chỉ đạo các báo, đài tuyên truyền giáo dục sâu rộng, thƣờng

xuyên liên tục ngoài nhân dân về các Nghị quyết, chủ trƣơng, các chính

sách pháp luật của Nhà nƣớc.

* Những vấn đề chính trị tƣ tƣởng lớn trong Đảng bộ và ngoài nhân

dân đã đƣợc tập trung học tập giáo dục, tuyên truyền và thực hiện trong

thời kỳ này là:

- Về đƣờng lối cách mạng XHCN.

- Nâng cao nhận thức ý nghĩa thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến

chống Mỹ cứu nƣớc, hoàn thành triệt để cuộc cách mạng dân tộc dân chủ

nhân dân, thống nhất nƣớc nhà tạo ra bƣớc ngoặt lịch sử đƣa cả nƣớc

chuyển sang giai đoạn cách mạng mới, cách mạng XHCN, với 2 nhiệm vụ

chiến lƣợc: Xây dựng bảo vệ Tổ quốc XHCN. Nhận rõ thuận lợi và khó

khăn của đất nƣớc, xác định đƣờng lối cách mạng XHCN nƣớc ta: Tiến

hành đồng thời 3 cuộc cách mạng; thực hiện 4 mục tiêu; đƣờng lối xây

Page 66: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

66

dựng kinh tế; những nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội 5 năm;

nhiệm vụ an ninh quốc phòng… theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IV, V

của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. Những vƣớng mắc trong

nhận thức, những bỡ ngỡ, lúng túng trong hoạt động trƣớc tình hình nhiệm

vụ mới dần dần đƣợc giải quyết.

- Ngày 30 – 4- 1975, đất nƣớc vừa mới giải phóng, thì ngày 1 – 5 –

1975, bọn diệt chủng Pôn Pốt bắt đầu gây chiến tranh xâm lƣợc ở biên giới

Tây Nam Tổ quốc. Chiến tranh ngày càng ác liệt tàn bạo, lan ra các tỉnh

biên giới, gây cho ta nhiều thiệt hại. Kế đến 17-2-1979, 600.000 quân

Trung Quốc tiến công xâm lƣợc toàn tuyến biên giới phía Bắc. Tình hình

đó, tác động rất lớn đến tƣ tƣởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Vì đất

nƣớc vừa mới hòa bình lại tiếp tục đối phó với chiến tranh biên giới; Ban

Tuyên huấn giúp cho cấp ủy các cấp tổ chức triển khai học tập quán triệt

Nghị quyết Trung ƣơng 4 (khóa IV) của Đảng, giải quyết tƣ tƣởng trong

nội bộ Đảng; đồng thời phối hợp với Mặt trận, các đoàn thể và chỉ đạo báo

đài, các công cụ tuyên truyền khác tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong

nhân dân về “tình hình nhiệm vụ mới”, chủ trƣơng của Tỉnh ủy, các lời kêu

gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Trung ƣơng, của Ban Chấp hành Trung

ƣơng Đảng, lệnh tổng động viên của Chủ tịch nƣớc, Nghị định của Hội

đồng Chính phủ “quân sự hóa toàn dân, vũ trang toàn dân quyết đánh

thắng bất cứ quân xâm lƣợc nào để bảo vệ Tổ quốc”. Đảng bộ và nhân dân

một số địa phƣơng trong tỉnh đã tổ chức tiếp nhận giúp đỡ nơi ăn ở cho

hàng trăm ngàn bà con ruột thịt từ biên giới tản cƣ đến, chi viện ngƣời, của

đƣa ra mặt trận Tây Nam, làm nghĩa vụ quốc tế đối với nƣớc bạn

Campuchia, tỉnh bạn Công-pong-chơ-năng kết nghĩa… Một lần nữa nhân

dân trong tỉnh cùng cả nƣớc vui mừng phấn khởi trƣớc chiến thắng vẻ

vang: Chiến tranh xâm lƣợc biên giới Tây Nam (23-12-1978); đồng thời

giúp bạn Campuchia xóa bỏ chế độ diệt chủng của bè lũ Pôn Pốt, Iêng Xari

(17-01-1979).

Một nhiệm vụ quan trọng khác, công tác Tuyên huấn giúp các cấp ủy

Đảng là tập trung giáo dục trong cán bộ, đảng viên và quần chúng các Chỉ

thị, Nghị quyết về cải tạo nông nghiệp; Chỉ thị 43 của Bộ Chính trị (4-

1978) về nắm vững và đẩy mạnh cải tạo XHCN đối với nông nghiệp ở

miền Nam”; Chỉ thị 57 của Bộ Chính trị (15-11-1978) về xóa bỏ các hình

thức bóc lột của phú nông, tƣ sản nông thôn và tàn dƣ bốc lột phong kiến”;

Quyết định của Hội đồng Chính phủ “xóa bỏ triệt để các hình thức bóc lột

tƣ bản chủ nghĩa về ruộng đất và xúc tiến điều chỉnh ruộng đất ở nông thôn

miền Nam”; các chủ trƣơng kế hoạch của Ban cải tạo nông thôn phía Nam

của Trung ƣơng và các chủ trƣơng kế hoạch cụ thể hóa của Tỉnh ủy và Ủy

ban Nhân dân tỉnh về cải tạo nông nghiệp, đƣa nông dân vào các hình thức

làm ăn tập thể từ thấp đến cao. Ngoài ra, còn quan tâm giáo dục tinh thần

đoàn kết dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới.

Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IV của Đảng và các Nghị

quyết Trung ƣơng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cần Thơ lần

Page 67: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

67

thứ nhất, chủ trƣơng về tình hình kinh tế - xã hội, cải tạo nông nghiệp, về

văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng, xây dựng hệ

thống chính trị đạt đƣợc một số thành tựu quan trọng. Tình hình trong cả

nƣớc khủng hoảng kinh tế - xã hội toàn diện ngày càng bộc lộ, tình hình

sản xuất tiếp tục đình trệ, hàng tiêu dùng ngày càng khan hiếm, giá cả tăng

vọt, lƣu thông phân phối ách tắc (ngăn sông cấm chợ), thu thuế, nợ không

năm nào đạt chỉ tiêu, cải tạo nông nghiệp, công thƣơng nghiệp có nhiều sai

lầm. Nông dân không hăng hái sản xuất, đời sống của cán bộ và nhân dân

vốn đã khó khăn càng khó khăn hơn.

Có thể nói,10 năm trƣớc đổi mới (1976 – 1986) là một thời kỳ công tác

chính trị tƣ tƣởng vô cùng khó khăn, do chủ trƣơng không phù hợp, duy ý

chí. Tƣ tƣởng trong Đảng và ngoài quần chúng luôn diễn biến phức tạp,

lòng tin vào chủ trƣơng, chính sách của Đảng bị giảm sút. Những sai lầm,

thiếu sót trên có nhiều nguyên nhân, nhƣng chủ yếu là do đƣờng lối chủ

trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc chƣa phù hợp, do tƣ tƣởng nóng vội, chủ quan

duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chi phối nặng nề (nhƣ nhận

định của Đại hội VI). Từ năm 1981, thực hiện các chủ trƣơng, Nghị quyết

của Đảng, nhất là khi triển khai thực hiện Chỉ thị 100 Ban Bí thƣ về khoán

mới trong nông nghiệp. Ở Hậu Giang có các hợp tác xã điển hình nhƣ:

Khuân Tang (Long Phú), 19-5 (Kế Sách) và Nông trƣờng Sông Hậu (Ô

Môn) đã vƣơn lên với mô hình khoán mới trong nông nghiệp.

Công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ: Sau khi hợp nhất tỉnh, Ban Tuyên

huấn Tỉnh ủy Hậu Giang đƣợc hình thành đƣợc sự gợi ý của đồng chí

Phạm Văn Kiết (Năm Vận) Phó Ban Tuyên huấn Trung ƣơng: “Hậu Giang

có đội ngũ khá mạnh, nhƣng trình độ chính trị còn hạn chế nên mở lớp dạy

chƣơng trình trung cấp cho cán bộ tỉnh Hậu Giang và các tỉnh miền Tây

cũ”. Nhƣng Ban Tuyên huấn và Ban Giám đốc Trƣờng Đảng, đƣợc sự nhất

trí của thƣờng vụ Tỉnh ủy nhận xét, trƣớc mắt trong tình hình chuyển tiếp

giai đoạn cách mạng mới, đa số cán bộ, đảng viên có nhiều bớ ngỡ, lúng

túng, cần tập trung bồi dƣỡng ngắn hạn, giáp tay cho toàn thể cán bộ, đảng

viên trong tỉnh một số vấn đề cơ bản, sau đó sẽ nâng lên dần các loại

chƣơng trình sơ, trung cấp. Theo tinh thần đó, Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy và

Trƣờng Đảng thống nhất nhau biên soạn chƣơng trình ngắn ngày (10 ngày)

gồm 4 bài sau đây:

Bài 1: “Chủ nghĩa Cộng sản lý tƣởng của chúng ta” (giới thiệu ngắn

gọn về mục tiêu lý tƣởng của Đảng, các giai đoạn cách mạng phải trải qua

để đi đến xã hội cộng sản. Hiện nay ta đang ở giai đoạn nào của cách

mạng).

Bài 2: “Tình hình nhiệm vụ trƣớc mắt của Đảng bộ” (giới thiệu tóm

lƣợc Nghị quyết Đại hội I của Đảng bộ tỉnh vận dụng Nghị quyết Đại hội

IV của Đảng vào hoàn cảnh Hậu giang).

Bài 3: “Nhiệm vụ của chi bộ Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay”

(gồm các loại chi bộ xã, phƣờng, thị trấn, cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, nhà

Page 68: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

68

trƣờng, bệnh viện…), đặc biệt đi sâu công tác Dân vận hiện nay, là vận

động nhân dân ủng hộ bảo vệ, xây dựng chính quyền cách mạng, tham gia

các phong trào cách mạng thực hiện quyền làm chủ đất nƣớc của mình.

Bài 4: Tƣ tƣởng đạo đức cách mạng trong giai đoạn mới hiện nay (nhấn

mạnh yêu cầu đạo đức cách mạng hiện nay có khác hơn lúc kháng chiến, là

phải giữ vững lòng trung thành với Đảng, với dân, giữ vững phẩm chất đạo

đức trƣớc viên đạn bọc đƣờng, không lơ là mất cảnh giác, phải siêng năng

học tập nâng cao trình độ, gƣơng mẫu, tận tụy với nhiệm vụ, gắn bó phục

vụ nhân dân…).

Phƣơng thức mở lớp: Trƣờng Đảng tỉnh mở liên tục, những lớp đầu,

mời cán bộ giảng dạy chƣơng trình này (phân công sẵn) của Trƣờng Đảng

huyện đến cùng dự học, sau lớp đƣợc tập huấn nghiệp vụ. Sau đó, song

song với Trƣờng Đảng tỉnh, các Trƣờng Đảng huyện, thị, thành liên tục mở

lớp bồi dƣỡng cho đối tƣợng mình phụ trách. Do khẩn trƣơng mở lớp liên

tục, lớp này nói tiếp lớp kia, cả huyện, tỉnh cùng mở lớp, nên chỉ trong

vòng 8 tháng, đã bồi dƣỡng giáp tay cho đại bộ phận đảng viên trong tỉnh.

Sau đó, Ban Tuyên huấn cùng Ban Giám hiệu Trƣờng Đảng tỉnh xây

dựng quy hoạch kế hoạch, mở lớp liên tục (bổ sung hằng năm) theo các

loại chƣơng trình cơ sở, sơ cấp, trung cấp do Ban Tuyên huấn Trung ƣơng

biên soạn hƣớng dẫn; điều chỉnh bài vở, chỉ đạo biên soạn giáo án cho phù

hợp tình hình địa phƣơng và đặc điểm đối tƣợng học viên. Ngoài ra,

Trƣờng Đảng tỉnh còn mở lớp bồi dƣỡng các chuyên đề Nghị quyết Đại

hội Đảng lần thứ IV, thứ V. Trong 10 năm (1976 – 1986), Trƣờng Đảng

tỉnh mở 33 khóa (gồm các loại chƣơng trình), bồi dƣỡng đào tạo 7.617 cán

bộ các loại (chủ yếu là cán bộ cơ sở).

Mấy năm sau giải phóng, theo hƣớng dẫn của Trung ƣơng, Trƣờng

Đảng tỉnh đào tạo bồi dƣỡng chủ yếu là cán bộ cơ sở (cấp ủy viên và tƣơng

đƣơng), các chức danh thƣờng vụ Huyện ủy, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở,

Ban, ngành tỉnh và đội ngũ kế cận do Trƣờng Đảng, Trƣờng ngành Trung

ƣơng và khu vực phía Nam đào tạo bồi dƣỡng. Nhƣ vây, một đội ngũ cán

bộ sơ, trung cấp còn lại rất đông đang phụ trách các công tác quan trọng:

Huyện ủy viên, Trƣởng phó ngành cấp huyện, Trƣởng phó phòng cấp tỉnh,

các chuyên viên có trình độ tƣơng đƣơng… là cán bộ trung kiên của Đảng,

lớn tuổi không thể nghỉ công tác đi dự lớp dài ngày, lại không phân công

loại trƣờng nào bồi dƣỡng, các đồng chí này có tâm trạng… thiết tha đƣợc

bồi dƣỡng.

Đƣợc sự hƣớng dẫn của Ban Tuyên huấn Trung ƣơng cho tỉnh thành lập

Trƣờng Đảng tại chức, bồi dƣỡng lý luận chính trị cho đối tƣợng cán bộ

này theo chƣơng trình lý luận trung cấp, Trƣờng Đảng tại chức tỉnh ra đời

(tháng 01 – 1979), do đồng chí Tô Bửu Giám, Ủy viên Ban Thƣờng vụ

Tỉnh ủy Trƣởng Ban Tuyến huấn làm Giám đốc, một Phó Giám đốc

chuyên trách (Huỳnh Anh Duyệt) và một Phó Giám đốc là Phó Trƣởng

Page 69: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

69

Ban Tuyên huấn phụ trách huấn học kiêm nhiệm (Trần Thanh Nhã) và 8

cán bộ nhân viên.

Hoạt động liên tục thực hiện các loại chƣơng trình: Bồi dƣỡng kiến

thức khoa học kỹ thuật cho cán bộ lãnh đạo tỉnh; chƣơng trình lý luận

chính trị trung cấp cho cán bộ sơ, trung cấp lớn tuổi; chƣơng trình lý luận

chính trị phổ thông cho cán bộ cơ sở và đảng viên cấp tỉnh, phóng viên báo

đài, công nhân kỹ thuật; chƣơng trình triết học cho bác sĩ; chƣơng trình lý

luận chính trị cho trí thức công tác các ngành tỉnh và Trung ƣơng đóng tại

Hậu Giang; chƣơng trình các chuyên đề Nghị quyết Đại hội V của Đảng;

chƣơng trình ngắn ngày bồi dƣỡng cho cấp ủy viên cơ sở (tiếp sức với

Trƣờng Đảng tỉnh). Qua 7 năm hoạt động (1979 – 1986). Trƣờng mở 16

khóa, bồi dƣỡng cho 2.617 cán bộ các loại, trong đó có 2 khóa cho gần 200

trí thức ngoài Đảng.

Trƣờng hành chính tỉnh đào tạo bồi dƣỡng hơn 7.000 cán bộ các loại

theo các chƣơng trình. Trƣờng Quân sự, Công an tỉnh, Trƣờng Tài chính,

Công nhân kỹ thuật, Trƣờng cải tạo nông nghiệp, Trƣờng các đoàn thể đào

tạo bồi dƣỡng tập huấn nghiệp vụ cho hàng trăm ngàn cán bộ các loại.

Trƣờng Đảng huyện, thị thành liên tục mở lớp bồi dƣỡng đối tƣợng

phát triển Đảng, chƣơng trình lý luận chính trị phổ thông cho đảng viên, đã

bồi dƣỡng cho hàng chục ngàn đảng viên và đối tƣợng phát triển Đảng.

Ngoài ra, tỉnh còn đƣa hàng trăm cán bộ theo chức danh chiêu sinh, các

Trƣờng Đảng, Trƣờng ngành Trung ƣơng.

Qua các hoạt động trên, thể hiện cấp ủy các cấp, Ban Tuyên huấn,

Trƣờng Đảng các cấp, các ngành rất quan tâm công tác đào tạo bồi dƣỡng

cán bộ các loại đáp ứng yêu cầu cán bộ trong tình hình mới. Qua đó, trình

độ lý luận chính trị nghiệp vụ của cán bộ đảng viên đƣợc nâng lên, đạo đức

phẩm chất đƣợc bồi dƣỡng, nhiều đồng chí trƣởng thành, đƣợc bề bạc cất

nhắc, bầu vào cơ quan lãnh đạo quản lý các cấp. Đã góp phần xây dựng

Đảng bộ ngày càng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và

sức chiến đấu của Đảng bộ, đƣa phong trào cách mạng trong tỉnh từng

bƣớc tiến lên. Tuy nhiên, trong thời kỳ này công tác đào tạo bồi dƣỡng cán

bộ còn nhiều hạn chế: Chƣa trên cơ sở quy hoạch, chất lƣợng đào tạo bồi

dƣỡng thấp, có khuynh hƣớng chạy theo số lƣợng; Ban Tuyên huấn tỉnh

chƣa chỉ đạo chặt chẽ nội dung chƣơng trình bài vở (phần lý luận, chính

trị) của các trƣờng ngành; chế độ chính sách đối với giảng viên và học viên

chƣa hợp lý.

Đầu năm 1977, theo gợi ý của Ban khoa giáo Trung ƣơng, Tỉnh ủy

thành lập Ban khoa giáo (tách từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy) do một đồng chí

Tỉnh ủy viên, Phó Ban Tuyên giáo làm Trƣởng ban (Lê Phƣớc Đáng), sau

khi đồng chí Lê Phƣớc Đáng đƣợc điều sang Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng

chí Tô Bửu Giám, Ủy viên Thƣờng vụ Tỉnh ủy, Trƣởng ban Tuyên giáo,

kiêm nhiệm Trƣởng ban Khoa giáo. Sau đó Tỉnh ủy phân công đồng chí

Bùi Bạch Quang (Năm Tuấn) Tỉnh ủy viên làm Trƣởng ban.

Page 70: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

70

Công tác Văn hóa - Văn nghệ: Những năm đầu sau giải phóng, tỉnh tập

trung cải tạo văn hóa văn nghệ của Mỹ - ngụy để lại. Đã tịch thu hàng chục

vạn sách báo, hàng vạn băng nhạc, phim ảnh phản động, đồi trụy. Cải tạo

trên 30 đoàn cải lƣơng, ca múa xiếc, áo thuật, mô tô bay… tƣ nhân, lập

thành 3 đoàn cải lƣơng tập thể Hậu Giang 1, 2, 3; một đoàn ca múa, xiếc

ảo thuật và một đoàn mô tô bay Hậu Giang. Hằng năm vào mùa khô và Tết

Nguyên đán, các đoàn có chƣơng trình hoạt động phục vụ đồng bào vùng

nông thôn.

Từ năm 1978 về sau, lợi dụng tình hình khó khăn chung của đất nƣớc,

địch thực hiện âm mƣu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa văn

nghệ, từ bên ngoài chúng lén lúc thâm nhập nhiều phim ảnh, tác phẩm văn

hóa văn nghệ phản động đồi trụy vào tỉnh nhà, làm ảnh hƣởng về mặt đạo

đức của nhân dân nhất là trong thanh niên. Thƣờng vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị

01 về “Xây dựng và phát triển văn hóa văn nghệ cách mạng, quyét sạch

văn nghệ văn hóa đồi trụy”. Chỉ thị đƣợc tổ chức học tập từ trong nội bộ

Đảng, văn nghệ sĩ, tuyên truyền giáo dục rộng rãi ra quần chúng; tập trung

lực lƣợng nghiệp vụ, phối hợp với các đoàn thể làm nồng cốt cho phong

trào quần chúng mở liên tiếp nhiều đợt truy quyet1 văn hóa văn nghệ phản

động đồi trụy. Tỉnh tổ chức phối hợp với thành phố Hồ Chí Minh và các

tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đồng loạt truy quyeet1 văn hóa văn nghệ

đồi trụy, phản động của địch; thành lập Hội đồng xét duyệt phim ảnh gồm:

Đại diện Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy, Sở Văn hóa – Thông tin và Công ty

Chiếu bóng do đồng chí Trƣởng Ban Tuyên huấn làm chủ tịch Hội đồng

hoạt động thƣờng xuyên và kéo dài nhiều năm.

Trong thời kỳ này, tỉnh tập trung đẩy mạnh xây dựng phát triển nền văn

hóa văn nghệ cách mạng tỉnh nhà, với những nội dung hình thức phong

phú đa đạng nhƣ:

- Tập trung “Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở” trên cơ sở nghiêm

chỉnh chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Văn hóa – Thông tin và

UBND tỉnh, bám sát và phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh, phát

triển mỗi huyện 1, 2 đội thông tin cổ động và mỗi xã có 1 đội (nơi có điều

kiện). Từ năm 1979 về sau, hằng năm điều tổ chức Hội thi thông tin cổ

động, năm 1980, đội thông tin cổ động xã Thới Lai (Ô Môn) đƣợc chọn đi

dự hội thi toàn quốc đạt thứ hạng cao. Phong trào tiếng hát “Hoa phƣợng

đỏ” cũng đƣợc phát động từ cơ sở cổ vũ trong thiếu niên, nhi đồng ở các

trƣờng học trong tỉnh, phong trào sôi nổi từ thành thị đến nông thôn tồn tại

đến ngày nay. Nhiều xã có phòng đọc sách, nhà văn hóa, phòng thông tin,

câu lạc bộ, tổ ca nhạc tài tử, thƣờng xuyên tổ chức biểu diễn văn nghệ

quần chúng v.v… đã tạo đƣợc không khí vui chơi giải trí trong nhân dân.

Tỉnh ủy rất quan tâm xây dựng đời sống văn hóa đồng bào Khmer. Từ

năm 1982, vận động đƣợc sƣ sãi nhất trí cho sử dụng tất cả các chùa

Khmer xây dựng thành tụ điểm văn hóa cho đồng bào Khmer trong phum,

sóc, có loa thông tin, phòng đọc sách (tỉnh có tờ tin hàng tuần, tạp chí

Page 71: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

71

thông tin (hàng tháng) chữ Khmer cung cấp các tụ điểm văn hóa). Các tụ

điểm văn hóa này duy trì đến ngày nay. Đặc biệt là các sƣ sãi và đồng bào

Khmer đã hƣởng ứng chủ trƣơng của Mặt trận Tổ quốc và Ban Khmer vận

tỉnh, giảm bớt kéo dài ngày các lễ lộc và tiết kiệm trong cúng kiến trở

thành một phong trào rất tốt. Đƣợc sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sở

Văn hóa – Thông tin đã phát động mạnh rộng khắp trong tỉnh phong trào

xây dựng nếp sống mới trong nhân dân, sau đổi lại là xây dựng “Nếp sống

văn minh gia đình văn hóa” ở các xã, ấp, phƣờng, khóm. Tỉnh, huyện, xã

có ban chỉ đạo có chƣơng trình hành động hàng quý, hàng năm. Có kế

hoạch tuyên truyền vận động, có tiêu chuẩn thi đua đăng ký thực hiện từng

gia đình, có bình xét công nhận.

Tỉnh có thƣ viện, nhà bảo tàng, công ty chiếu bóng tỉnh đƣợc thành lập

và liên tục hoạt động; đồng thời phát triển đến các huyện, thành phố Cần

Thơ và thị xã Sóc Trăng có rạp chiếu phim nhựa, chiếu video, huyện có

đội chiếu bóng tại huyện lỵ và lƣu động đến các xã. Hội Văn nghệ tỉnh

đƣợc thành lập rất sớm vào năm 1976 đã tập hợp đội ngũ văn nghệ sĩ vào

tổ chức, xuất bản nhiều đầu sách, tạp chí văn nghệ, liên tiếp hàng năm mở

các trại sáng tác và các cuộc thi văn thơ, kịch bản, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm

nhạc v.v… năm 1984, nhà xuất bản tỉnh ra đời, có hội đồng xuất bản, hàng

năm xuất bản từ 20 đến 40 đầu sách (cả sách chữ Khmer).

Tóm lại, hoạt động văn hóa văn nghệ của thời kỳ này làm đƣợc nhiều

việc: Cải tạo văn hóa văn nghệ của Mỹ - ngụy để lại, đấu tranh quyết liệt

chống âm mƣu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ; đồng

thời xây dựng và phát triển văn hóa văn nghệ cách mạng phong phú đa

dạng, hƣớng về cơ sở, đáp ứng một phần nhu cầu thƣởng thức văn hóa văn

nghệ cho công chúng. Tuy nhiên, ở thời điểm này đời sống văn hóa ở cơ

sở, nếp sống văn minh gia đình văn hóa, văn nghệ quần chúng… phát triển

chƣa đều khắp ở cơ sở, nhiều điển hình tốt chƣa đƣợc nhân rộng. Ban chỉ

đạo nếp sống mới của tỉnh, huyện, thị, thành phố hoạt động không thƣờng

xuyên, Hội văn nghệ hoạt động còn yếu, chƣa phát huy tốt tài năng của văn

nghệ sĩ.

III. CÔNG TÁC TUYÊN HUẤN TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI

(từ cuối 1986 đến tháng 4 – 1992).

Từ năm 1985, thực hiện chủ trƣơng của Trung ƣơng sáp nhập Ban

Khoa giáo, Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng và Ban Tuyên huấn đổi thành

Ban Tuyên giáo. Từ đó cơ quan Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có biên chế 5

phòng (Phòng Huấn học, Phòng Tuyên truyền, Phòng Văn hóa – Văn nghệ,

Phòng Khoa giáo, Phòng Lịch sử Đảng và Văn phòng Ban) do đồng chí Võ

Hoàng Xinh (Ba Xinh) làm Trƣởng ban. Tổng số cán bộ, công nhân viên

biến động từ 53 (lúc mới thành lập) còn 45 khi tách tỉnh (4 – 1992). Từ đây

chức năng nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo thêm công tác sƣu tầm nghiên

cứu biên soạn Lịch sử Đảng bộ và tham mƣu cho cấp ủy chỉ đạo trên các

Page 72: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

72

lĩnh vực công tác khoa giáo: Y tế, giáo dục, khoa học – công nghệ và môi

trƣờng, thể dục thể thao, bảo vệ bà mẹ trẻ em…

Ở các huyện, thị, thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên huấn cũng đổi thành

Ban Tuyên giáo.

Đây là thời kỳ đổi mới đất nƣớc. Suốt thời kỳ này về nội dung công tác

chính trị tƣ tƣởng của Đảng bộ, tập trung làm thấu suốt trong nội bộ và

ngoài nhân dân các Nghị quyết Đại hội VI, VII của Đảng nhầm làm thay

đổi nhận thức, tƣ duy về đƣờng lối của Đảng, trƣớc nhất là đổi mới kinh tế,

xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện cơ chế khoán, xóa bỏ

ngăn sông cấm chợ v.v… và các Nghị quyết tiếp theo của Trung ƣơng

Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ; nghị quyết của đại hội Đảng bộ tỉnh; các

chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc.

Về hình thức, phƣơng pháp học tập trong nội bộ Đảng cũng đƣợc đổi

mới, các Nghị quyết Đại hội, Nghị quyết Trung ƣơng Đảng thì từ Bí thƣ,

Chủ tịch xã, phƣờng, thị trấn, cán bộ sơ, trung cấp công tác tại huyện, thị,

thành, các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh và cơ quan Trung ƣơng đóng tại địa

phƣơng tập trung về tỉnh học, do Thƣờng vụ Tỉnh ủy trực tiếp triển khai;

số đảng viên cán bộ còn lại tập trung học tập tại huyện, thị, thành do

Thƣờng vụ Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy trực tiếp truyền đạt, cán bộ đảng

viên còn lại của Sở, Ban, ngành tỉnh… do Thƣờng vụ Đảng ủy khối Dân

Chánh Đảng, Đảng ủy Công an, Quân sự tỉnh và Đảng ủy Đại học Cần

Thơ trực tiếp truyền đạt cho đối tƣợng mình phụ trách. Sau khi học giáp

tay, trở về địa phƣơng đơn vị xây dựng Nghị quyết, chƣơng trình hành

động. Với phƣơng thức này, đảm bảo đƣợc chất lƣợng học tập và số lƣợng

thƣờng đạt từ 85% đến 95% cán bộ đảng viên dự học. Tuyên truyền ra dân

do các cơ quan báo, đài, các đội thông tin cổ động huyện, xã và lực lƣợng

báo cáo viên, tuyên truyền viên tổ chức tuyên truyền liên tục tinh thần nội

dung các Nghị quyết, đƣợc Ban Tuyên giáo các cấp chỉ đạo chặt chẽ về nội

dung. Tuy nhiên, chất lƣợng học tập cho cán bộ đảng viên ở cơ sở thƣờng

bị hạn chế, chủ yếu do trình độ khả năng của cán bộ truyền đạt; tuyên

truyền giáo dục ra quần chúng diện còn hẹp.

Quá trình đổi mới, công tác chính trị tƣ tƣởng, công tác Tuyên huấn có

nhiều thuận lợi là do đƣờng lối đổi mới của Đảng hợp lòng dân, đƣợc dân

hƣởng ứng nên đạt đƣợc những thành tựu bƣớc đầu rất quan trọng từ thấp

đến cao từng lĩnh vực đến nhiều lĩnh vực, đan xen với những tồn tại, khó

khăn thách thức giữa cũ và mới. Trong tổ chức thực hiện Nghị quyết nặng

mặt này nhẹ mặt khác, tiến lên thiếu đồng bộ nhƣ sản xuất nói chung có

phát triển, nhƣng cải tạo nông nghiệp, công thƣơng nghiệp thì buông lỏng,

sản xuất lúa phát triển, nhƣng các loại cây trồng, vật nuôi, cải tạo vƣờn tạp

thì chậm, lĩnh vực phân phối lƣu thông có nhiều ách tắc, giá cả không ổn

định làm cho ngƣời sản xuất có nhiều băn khoăn.

Page 73: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

73

Từ năm 1990, tình hình thế giới có nhiều biến đổi xấu, nhất là sự tan rã

một mảng lớn các nƣớc XHCN Đông Âu, Liên Xô; sự tấn công nhiều mặt

của các thế lực thù địch… Tình hình đó tác động xấu, làm cho tƣ tƣởng

trong nội bộ Đảng và ngoài quần chúng diễn biến phức tạp. Một số cán bộ

đảng viên dao động, mất lòng tin về con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội của

đất nƣớc…. Công tác chính trị tƣ tƣởng lúc này bám vào các Nghị quyết

Trung ƣơng vào sự chỉ đạo của cấp ủy, lấy kết quả, thành tựu của công

cuộc đổi mới, những điển hình tốt để củng cố niềm tin, động viên tinh thần

tự lực tự cƣờng, nổ lực khắc phụ khó khăn thử thách, kiên định sự nghiệp

Page 74: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

74

đổi mới, đổi mới toàn diện theo đúng chủ trƣơng của Đảng là con đƣờng

quyết định sự tồn vong của Đảng, của chế độ, phê phán những quan điểm

sai trái, vạch trần những luận điệu tuyên truyền phản động của các thế lực

thù địch và bọn xấu dần đất nƣớc nói chung, Cần Thơ nói riêng khắc phục

mọi khó khăn, tiếp tục giữ vững và phát triển kinh tế, ổn định đời sống

nhân dân v.v… Công tác chính trị tƣ tƣởng tập trung phát huy thành tựu

công cuộc đổi mới, xây dựng niềm tin ở sự lãnh đạo của Đảng, từng bƣớc

đẩy lùi những tƣ tƣởng, diễn biến tiêu cực trong nội bộ Đảng và ngoài

nhân dân.

Page 75: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

75

Công tác chính trị tƣ tƣởng còn tích cực phục vụ công tác xây dựng

Đảng bộ ngày càng trong sạch vững mạnh, theo hƣớng nâng cao năng lực

lãnh đạo và sức chiến đấu ngang tầm nhiệm vụ mới.

Công tác bồi dƣỡng đào tạo cán bộ: Bắt đầu thời kỳ đổi mới tƣ duy lý

luận, sách giáo khoa của các loại chƣơng trình đƣợc Ban Tƣ tƣởng Văn

hóa Trung ƣơng lần lƣợt biên soạn mới; yêu cầu bồi dƣỡng lý luận chính

trị, đào tạo cán bộ các loại cho địa phƣơng ngày càng tăng. Trƣờng Đảng

tỉnh, Trƣờng lý luận chính trị tại chức sau đổi thành Trung tâm Giáo dục

Chính trị tỉnh, Trƣờng các ngành, các đoàn thể tỉnh, Trƣờng Đảng huyện

sau đổi thành Trung tâm Giáo dục Chính trị huyện, thị, thành liên tục mở

lớp đào tạo, bồi dƣỡng cho hàng chục ngàn lƣợt cán bộ đảng viên, theo các

loại chƣơng trình mới, với phƣơng châm, phƣơng thức đào tạo nhƣ: Đƣa

lớp học về ngƣời học ở các địa phƣơng; có tập trung, có tại chức v.v…

Công tác Văn hóa – Văn nghệ: Thời kỳ này, công tác văn hóa – văn

nghệ tập trung phục vụ các chủ trƣơng của Tỉnh ủy “Năm văn hóa xã hội”,

“Năm cần kiệm xây dựng quê hƣơng tập trung cho cơ sở”… Từ các phong

trào này, các cơ sở hạ tầng ở nông thôn đƣợc xây dựng, việc ăn, ở đi lại,

học hành, trị bệnh, vui chơi giải trí của nhân dân có chuyển biến đáng kể

bƣớc đầu; đời sống văn hóa, nếp sống văn minh gia đình văn hóa; ấp, xã

văn hóa, khu vực, phòng văn hóa đƣợc hình thành có những tiêu chuẩn

đƣợc bình xét đƣợc tỉnh công nhận (sau giao cho huyện công nhận). Một

sáng tạo mới của vùng sông nƣớc, thuyền văn hóa ra đời, sau tiếp tục xe

văn hóa đã có tác dụng đƣa công tác tuyên truyền, văn nghệ đến tận quần

chúng; phong trào văn nghệ quần chúng ngày càng phát triển và mở rộng

các cuộc hội thi, hội diễn đƣợc tổ chức thƣờng xuyên hằng năm và tham

gia hội thi, hội diễn của trên (khu vực và Trung ƣơng) đƣợc nhiều giải cao.

Đặc biệt, là tỉnh tổ chức nhiều cuộc Hội thảo nhƣ: Cần Thơ Vòng Cung

1968; tội ác Mỹ Diệm, lập khu trù mật Vị Thanh – Hỏa Lựu; chiến thắng

75 Tiểu đoàn ngụy sau Hiệp định Paris 1973; về Lƣu Hữu Phƣớc, Châu

Văn Liêm, Lƣơng Định Của, lòng dân Hậu Giang đối với Bác Hồ v.v…

sau hội thảo đã in thành sách kỷ yếu. Nhiều công trình di tích lịch sử văn

hóa: Khu căn cứ Tỉnh ủy (Bà Bái – xã Phƣơng Bình, Phụng Hiệp); khu di

tích lịch sử chiến thắng Tầm Vu; khu lƣu niệm chiến thắng 75 tiểu đoàn

(xã Vĩnh Viễn – Long Mỹ); mộ cụ Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị (danh

nhân văn hóa), công viên Lƣu Hữu Phƣớc, bia di tích Đặc ủy An Nam

Cộng sản Đảng v.v… tƣợng đài chiến thắng (Đầu Sấu thành phố Cần

Thơ); đền thờ Bác (xã Lƣơng Tâm – Long Mỹ); và nhiều bia kỷ niệm

truyền thống khác đƣợc xây dựng, chỉnh trang. Các công trình lịch sử - văn

hóa…. đã có tác dụng rất lớn giáo dục truyền thống cho Đảng bộ và nhân

dân trong tỉnh.

- Về hoạt động nghệ thuật, từ các đoàn nghệ thuật tập thể, tiếp tục cải

tạo thành 3 đoàn quốc doanh (2 đoàn cải lƣơng 1, 2; đoàn ca múa nhạc

Hậu Giang và đoàn ca múa Khmer). Sau khi tái lập 2 tỉnh Cần Thơ – Sóc

Trăng, tỉnh Cần Thơ thành lập đoàn cải lƣơng Tây Đô, 1 đoàn ca múa

Page 76: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

76

nhạc, 1 đoàn xiếc nghệ thuật; tỉnh Sóc Trăng thành lập đoàn Cải lƣơng

Chuông Vàng và đoàn ca múa Khmer.

Trong nhiều năm các đoàn nghệ thuật tỉnh Hậu Giang kiên quyết không

thực hiện chạy theo diễn viên ngôi sao (theo kiểu cạnh tranh “mua đào bán

kép”), mà ra sức xây dựng phát triển đồng đều đội ngũ tập thể diễn viên,

ƣu đãi khuyến khích diễn viên vƣợt trội trong đoàn làm nồng cốt; lành

mạnh hóa kịch bản tự biên tự diễn; ngân sách địa phƣơng đài thọ một

phần, các đoàn hoạt động tự lực kinh phí, vừa đảm bảo đời sống mọi thành

viên, vừa phát triển sự nghiệp nghệ thuật phục vụ nhân dân địa phƣơng

(tập trung phục vụ nông thôn vào mùa khô), vừa lƣu diễn các tỉnh bạn để

tăng doanh thu. Qua đó, các đoàn nghệ thuật đứng vững và hoạt động liên

tục cho đến ngày tách tỉnh.

- Đi đôi phát triển các đoàn nghệ thuật tỉnh phát triển rộng rãi mạng

lƣới phát hành và đại lý tiêu thụ băng hình, băng cassette, phục vụ nhu cầu

sinh hoạt thƣởng thức phim ảnh của nhân dân. Đồng thời tăng cƣờng hoạt

động quản lý và truy quét phim, ảnh, văn hóa phẩm phản động, đồi trụy

của địch.

Công tác khoa giáo, Ban khoa giáo sau khi sáp nhập thành Ban Tuyên

giáo, trở thành một phong nghiệp vụ của Ban, nhƣng công tác khoa giáo

tiếp tục vừa làm tham mƣu cho Tỉnh ủy về công tác khoa giáo, vừa giúp

Tỉnh ủy trực tiếp nắm các ngành trong khối nhƣ: Giáo dục, y tế, thể dục thể

thao v.v… vừa làm công tác chính trị tƣ tƣởng trong khối. Thời kỳ này tập

trung làm tham mƣu cho cấp ủy Đảng triển khai các Nghị quyết của Đảng

về lĩnh vực khoa giáo nhƣ Nghị quyết Trung ƣơng 4 (khóa VII) về thanh

niên, y tế, dân số, giáo dục, khoa học công nghệ v.v…; tiếp theo là Nghị

quyết Trung ƣơng 2 (khóa VIII) về giáo dục đào tạo khoa học công nghệ

v.v… Các Nghị quyết trên của Đảng đƣợc triển khai sâu sắc trong nội bộ

Đảng, đặc biệt là trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và các bộ chuyên môn

trong lĩnh vực khoa giáo; đồng thời tuyên truyền rộng rãi ra dân làm

chuyển biến lĩnh vực này, đã nâng cao chất lƣợng chuyên môn, phát động

tốt phong trào xã hội hóa giáo dục, y tế, thể dục thể thao và đƣa khoa học

công nghệ về cơ sở phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

tỉnh nhà. Đi đôi với nâng cao chất lƣợng và phong trào, tỉnh ta cũng tập

trung đầu tƣ cơ sở vật chất cho ngành khoa giáo nhƣ: Xây dựng trƣờng học

kiên cố cho các xã anh hùng, xây dựng các trạm và trang thiết bị cho y tế

cơ sở; đẩy mạnh xã hôi hóa, đa dạng hóa giáo dục, y tế, thể dục thể thao;

đầu tƣ các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất

và đời sống nhân dân.

Công tác sƣu tầm nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng: Phòng Lịch sử

Đảng (thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy) biên chế có 5 đồng chí gồm đồng

chí Phó Ban phụ trách và 4 cán bộ. Phòng thừa kế các công việc Nghiên

cứu Lịch sử Đảng tỉnh trƣớc đây, tiếp tục sƣu tầm tƣ liệu bổ sung và biên

tập hoàn chỉnh và xuất bản 2 quyển Dự thảo lịch sử Đảng bộ tỉnh Cần Thơ

Page 77: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

77

tập 1 (giai đoạn 1929 – 1945) và tập 2 (giai đoạn 1945 – 1954). Phòng

cũng đã sƣu tầm và xuất bản quyển Những viên ngọc quí (tập 1) – giới

thiệu những tấm gƣơng cao quí của các đồng chí cách mạng lão thành

trong tỉnh. Ngoài ra, phòng thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy hƣớng dẫn và

tổ chức nghiệp vụ cho các huyện, thị, thành và sở ban ngành trong tỉnh tiến

hành sƣu tầm và nghiên cứu viết lịch sử truyền thống địa phƣơng và ban

ngành.

Qua 6 năm đổi mới, Hậu Giang đạt đƣợc những thành tựu quan trọng

và toàn diện. Đặc biệt Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh chủ trƣơng năm

“Văn hóa xã hội”, năm “Cần kiệm xây dựng quê hƣơng tập trung cho cơ

sở”, không chỉ về mặt văn hóa xã hội mà giải quyết về chính trị tƣ tƣởng

rất lớn trong cán bộ, đảng viên và quần chúng, vì lúc này tình hình Liên Xô

và các nƣớc xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, nên có nảy sinh ra hiện

tƣợng tƣ tƣởng xét lại truyền thống cách mạng, hay định hƣớng đổi mới

v.v… Chủ trƣơng đúng đắn của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân về văn hóa đã

giải quyết tƣ tƣởng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng, trong đó có sự

đóng góp tích cực của ngành Tuyên giáo tỉnh. Tuy nhiên, công tác tuyên

giáo (trên các lĩnh vực) của Đảng bộ còn nhiều hạn chế nhƣ Đại hội Đảng

bộ tỉnh lần V (tháng 10 – 1992) đánh giá:

- Nhận thức, tƣ tƣởng của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh chƣa theo

kịp sự diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và trong nƣớc; âm mƣu,

thủ đoạn, luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, “diễn biến hòa bình” của các

thế lực thù địch chƣa đƣợc ngăn chặn kịp thời.

- Chƣa đánh giá hết những thành tựu đạt đƣợc cũng nhƣ những khó

khăn thách thức của cả nƣớc và trong tỉnh. Chƣa nhận thức đầy đủ những

quan điểm, chủ trƣơng của Đảng về phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều

thành phần vận hành theo cơ chế thị trƣờng dƣới sự quản lý của Nhà nƣớc,

theo định hƣớng XHCN; chƣa thấy hết tầm quan trọng kinh tế quốc doanh

và tập thể để ra sức xây dựng củng cố phát triển, buông lơi kinh tế tập thể.

- Công tác văn hóa văn nghệ chƣa đáp ứng kịp thời nhu cầu bức xúc

của nhân dân, có mặt giảm sút. Đời sống văn hóa ở cơ sở, nếp sống văn

minh gia đình văn hóa, phong trào văn nghệ quần chúng diện còn hẹp, chất

lƣợng thấp, tệ mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác chƣa giảm. Một số

hoạt động văn hóa không lành mạnh, phản động đồi trụy ảnh hƣởng đến

truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.

- Công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ các loại tuy có tiến bộ, nhƣng

không trên cơ sở quy hoạch cán bộ, chƣa kiểm tra đƣợc kết quả đào tạo sau

khi học viên trở về công tác thực tiễn, chất lƣợng giảng dạy và học tập còn

nhiều hạn chế v.v…

IV. CÔNG TÁC TUYÊN HUẤN CẦN THƠ TỪ KHI TÁCH TỈNH

ĐẾN NAY (tháng 4 – 1992 đến 2000)

Page 78: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

78

Ngày 27 – 12 – 1991, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa VIII, Quyết định

tách tỉnh Hậu Giang trở lại thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Thực hiện

Quyết định của Quốc hội, đầu tháng 4 – 1992, hai tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng

bắt đầu hoạt động và ổn định dần bộ máy các Ban ngành, các cấp trong

tỉnh. Riêng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cần Thơ, sau khi tách tỉnh còn lại 40

đồng chí, do đồng chí Võ Hoàng Xinh (Ba Xinh) Ủy viên Ban Thƣờng vụ

Tỉnh ủy làm Trƣởng ban. Tháng 3 – 1992, đồng chí Võ Hoàng Xinh

chuyển công tác khác, đồng chí Nguyễn Trung Vinh, Phó Trƣởng ban,

quyền Trƣởng ban, sau đó đồng chí Trần Văn Tƣ (Tƣ tranh) Ủy viên Ban

Thƣờng vụ Tỉnh ủy thay làm Trƣởng ban. Các Phó Trƣởng ban: đồng chí

Nguyễn Thành Lai (Thanh Hùng), Phó ban trực: đồng chí Nguyễn Trung

Vinh (Sáu Hà) phụ trách Tuyên truyền – Văn hóa văn nghệ; đồng chí Lê

Tạo (Bảy Tạo), phụ trách khoa giáo và đồng chí Lê Thế Đạt (Tƣ Đạt) phụ

trách Huấn học.

Sau khi tách tỉnh (tháng 4 – 1992) Trung tâm Giáo dục Chính trị tỉnh

chuyển thành Trƣởng Đảng tỉnh. Sau đó, (tháng 8 – 1993) Trƣởng Đảng

tỉnh và Trƣờng Hành chánh tỉnh hợp nhất thành Trƣờng Chính trị tỉnh

(tháng 8 – 1993). Trƣờng thƣờng trực Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh,

quan hệ chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về mặt nội dung trong công

tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ.

Ban Tuyên giáo các huyện, thị và thành phố tiếp tục ổn định và đƣa

hoạt động vào nề nếp. Trƣởng ban, do đồng chí ủy viên Thƣờng vụ phụ

trách, có từ 1 đến 2 Phó ban từ 5 – 7 cán bộ nhân viên.

Page 79: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

79

Trung tâm bồi dƣỡng chính trị huyện, thị và thành phố tiếp tục đƣợc

củng cố tăng cƣờng. Bộ máy có từ 5 -7 cán bộ nhân viên, có 1 Giám đốc

và 1, 2 Phó Giám đốc. Thƣờng xuyên mở lớp bồi dƣỡng lý luận chính trị,

nghiệp vụ cho đối tƣợng cán bộ các loại cơ sở và đăng cai tổ chức các khóa

Trung cấp lý luận chính trị (phối hợp với Trƣờng Chính trị tỉnh). Ban

Page 80: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

80

Giám đốc đồng thời là cán bộ giảng dạy chuyên nghiệp và sử dụng giảng

viên kiêm chức (gồm các đồng chí Trƣởng đầu ngành cấp huyện, thị và

thành phố có khả năng).

Về bộ máy Tuyên giáo cơ sở, có 94/94 xã, phƣờng, thị trấn có Ban

Tuyên giáo hợp ghép, trong đó có 86/94 xã, phƣờng, thị trấn Ban Tuyên

giáo có đồng chí cấp ủy viên chuyên trách, 8 xã do Bí thƣ hoặc Phó Bí thƣ

kiêm nhiệm. Thế nhƣng từ khi triển khai Nghị định 09 của Thủ tƣớng

Chính phủ quy định số lƣợng và chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã,

phƣờng, thị trấn; năm 1998 thì bộ máy Tuyên giáo cơ sở gặp nhiều khó

khăn, do qui định đồng chí Phó Bí thƣ cấp ủy kiêm nhiệm Trƣởng Ban

Tuyên giáo nên Ban Tuyên giáo xã, phƣờng không có đồng chí chuyên

trách, kinh phí hạn hẹp, do đó, một số Ban Tuyên giáo hoạt động khó khăn

sa sút. Đến đầu năm 2000, bộ máy Tuyên giáo xã, phƣờng, thị trấn đã ổn

định lại.

Từ tháng 6 – 1996 đến nay (cuối năm 2000), lãnh đạo Ban Tuyên giáo

Tỉnh ủy có nhiều thay đổi, đồng chí Phạm Thanh Vận, Ủy viên Thƣờng vụ

Tỉnh ủy về làm Trƣởng ban, đồng chí Nguyễn Thành Lai (Thanh Hùng),

đồng chí Lê Thế Đạt chuyển công tác khác. Thƣờng vụ Tỉnh ủy đề bạt 3

Phó Trƣởng ban mới: đồng chí Phạm Minh Khải, đồng chí Mai Thị Hằng,

đồng chí Hồ Văn Hoàng (tháng 3-1997), điều động đồng chí Võ Minh

Quang, Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Cần Thơ về làm Phó ban,

kiêm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cần Thơ (tháng 6-1999), đầu

năm 2000, đồng chí Nguyễn Hoàng Anh, Tỉnh ủy viên về làm Trƣởng Ban

Tuyên giáo Tỉnh ủy thay đồng chí Phạm Thanh Vận.

Trong những năm này, Ban Tuyên giáo làm tham mƣu và giúp Tỉnh ủy

triển khai liên tục các: Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII và các

Nghị quyết tiếp theo của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng. Đặc biệt là

Nghị quyết Trung ƣơng 3, Nghị quyết Trung ƣơng 6 (lần 2) (khóa VIII) và

cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng; Nghị quyết Đại hội VIII, Đại hội

IX của Tỉnh Đảng bộ. Ban Tuyên giáo phối hợp với các ngành chức năng

dự thảo chƣơng trình hành động của Tỉnh ủy; triển khai các Chỉ thị, chủ

trƣơng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc và của chính quyền địa

phƣơng. Đồng thời, chỉ đạo hệ thống Tuyên giáo các cấp, Tuyên huấn các

Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, Tuyên huấn các ban, ngành, đoàn thể tham

mƣu cho cấp ủy Đảng chỉ đạo thành công Đại hội Đảng bộ các cấp trong

tỉnh; tổng hợp ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân đóng góp vào dự

thảo Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII; Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ IX.

Vạch ra chƣơng trình, kế hoạch làm nòng cốt tổ chức triển khai và thực

hiện các Nghị quyết của Đảng thông suốt từ trong nội bộ Đảng ra quần

chúng cốt cán ngày càng đạt số lƣợng và chất lƣợng cao. Trong nội bộ

Đảng từ Tỉnh đến cơ sở học Nghị quyết đều đạt từ 95% trở lên, cán bộ cốt

cán đạt tỷ lệ từ 70 – 80% và ra dân đạt tỷ lệ từ 50% trở lên. Riêng Nghị

quyết Trung ƣơng 7 (khóa VIII) và đề cƣơng di chúc Bác Hồ, 5 lời thề

Page 81: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

81

vĩnh biệt Ngƣời của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa III) cũng

đƣợc tổ chức học tập rộng rãi trong cán bộ, đảng viên.

Nét nổi trong công tác triển khai Nghị quyết của những năm này là luôn

đổi mới phƣơng pháp triển khai. Sau mỗi đợt học tập đều có sơ, tổng kết,

đánh giá rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lƣợng truyền đạt của báo cáo

viên và xây dựng cho cán bộ, đảng viên ý thức tự giác, xem học tập Nghị

quyết vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mình. Ngoài ra, Ban Tuyên

giáo phối hợp chặt chẽ với Ban Dân vận, các cơ quan đoàn thể, các cơ

quan báo đài học tập, tuyên truyền các Nghị quyết của Đảng sâu rộng trong

quần chúng cốt cán và nhân dân.

Về công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp rất

quan tâm công tác này, thực hiện chủ trƣơng của Trung ƣơng sáp nhập

Trƣờng Đảng tỉnh và Trƣờng Hành chánh tỉnh thành Trƣờng Chính trị tỉnh,

trực thuộc Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh; kinh phí hoạt động Trƣờng

chính trị tỉnh và các Trung tâm bồi dƣỡng chính trị huyện, thành phố, do

ngân sách Nhà nƣớc cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo bồi

dƣỡng cán bộ địa phƣơng. Từ tháng 4 – 1992 (tách tỉnh) đến năm 2000

tỉnh đã đào tạo bồi dƣỡng hàng trăm nghìn lƣợt cán bộ, đảng viên theo các

loại chƣơng trình.

Khối lƣợng cán bộ, đảng viên đƣợc đào tạo bồi dƣỡng trong thời kỳ này

đông nhất so với các thời kỳ trƣớc đây, đáp ứng nhu cầu cán bộ trƣớc tình

hình nhiệm vụ mới, trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ, năng lực công tác,

đạo đức phẩm chất của đội ngũ cán bộ đƣợc nâng lên một bƣớc. Kinh phí

hoạt động đƣợc tăng hàng năm, chế độ chánh sách trong đào tạo bồi dƣỡng

cán bộ đƣợc cải tiến một bƣớc, nên cán bộ giảng dạy yên tâm, phấn khởi

hơn trong công tác. Chƣơng trình bài vở lý luận chính trị đƣợc Trung ƣơng

quan tâm cải tiến, biên soạn theo hƣớng đổi mới tƣ duy lý luận gắn với

quan điểm đƣờng lối đổi mới của Đảng. Các chƣơng trình tập huấn nghiệp

vụ thiết thực, bổ ích. Cơ sở vật chất của trƣờng đƣợc xây dựng, nâng cấp.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy luôn xem công tác giáo dục lý luận chính trị là

một bộ phận trọng yếu trong công tác tƣ tƣởng, nên đã kiên trì giữ vững và

phát huy vai trò Trƣờng Đảng nay là Trung tâm bồi dƣỡng chính trị huyện,

thị, thành xuyên suốt từ hòa bình cho đến nay. Đặc biệt từ năm 1992 đến

nay, các trung tâm chính trị các huyện, thị, thành đều phát huy tốt chức

năng nhiệm vụ của mình, hoạt động liên tục, đã bồi dƣỡng nâng cao trình

độ lý luận cho hàng trăm ngàn lƣợt cán bộ cơ sở trong toàn tỉnh, đã góp

phần tích cực vào công tác xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ngày càng

vững mạnh.

Phƣơng thức đào tạo bồi dƣỡng cán bộ đƣợc thực hiện khá sinh động và

đa dạng tùy theo điều kiện cụ thể: Tập trung, tại chức, dài hạn, ngắn hạn;

mở tại chức, tập trung theo cụm xã, hay từng xã. Nội dung chƣơng trình và

phƣơng pháp đào tạo luôn đƣợc cải tiến thiết thực và cụ thể. Thực hiện các

chƣơng trình bồi dƣỡng cán bộ theo hƣớng dẫn của Trung ƣơng; đồng thời

Page 82: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

82

có những chƣơng trình thiết thực của địa phƣơng. Các chƣơng trình gồm:

Chƣơng trình lý luận chính trị phổ thông; chƣơng trình bồi dƣỡng chức

danh trƣởng ấp, khu vực; chƣơng trình bồi dƣỡng cấp ủy Đảng; chƣơng

trình bồi dƣỡng đối tƣợng phát triển Đảng; chƣơng trình bồi dƣỡng đảng

viên mới; chƣơng trình bồi dƣỡng cho cán bộ Tuyên giáo cơ sở. Liên kết

với chính quyền, mặt trận, các đoàn thể mở các chƣơng trình chuyên ngành

cho cán bộ xã ấp. Bộ máy các trung tâm huyện, thị, thành có từ 5 đến 7

đồng chí, đƣợc củng cố và đi vào hoạt động nề nếp. Cơ sở vật chất tiếp tục

đƣợc nâng cấp và xây dựng thêm khá khang trang.

Thời kỳ này, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo nâng cao chất

lƣợng công tác giảng dạy và học tập, đã tổ chức các lớp thí điểm rút kinh

nghiệm và hƣớng dẫn triển khai thực hiện chƣơng trình bồi dƣỡng chức

danh trƣởng ấp; dự giờ rút kinh nghiệm giảng dạy của các giảng viên ở các

trung tâm bồi dƣỡng chính trị các huyện, thị, thành. Tổ chức tổng kết 4

năm thực hiện Quyết định 100 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về hoạt

động của Trung tâm bồi dƣỡng chính trị huyện, thành phố Cần Thơ, rút ra

những bài học, nêu những kiến nghị với Đảng, Nhà nƣớc giải quyết các

mặt vƣớng mắc, tồn tại để các trung tâm hoạt động thuận lợi. Tổ chức hội

thảo nâng cao chất lƣợng giảng dạy, học tập lý luận chính trị và nâng cao

chất lƣợng giảng dạy chƣơng trình phát triển Đảng ở trung tâm bồi dƣỡng

các huyện, thị, thành đƣợc các địa phƣơng hoan nghênh. Ngoài ra, Ban

Tuyên giáo Tỉnh ủy còn tổ chức tập huấn bồi dƣỡng chính trị cho cán bộ

và giảng viên ở các trƣờng, đã tạo nên phong trào học tập chính trị, khắc

phục đƣợc tình trạng ngán ngại học tập chính trị nhƣ trƣớc đây. Nhất là từ

khi có Quy định số 54 – QĐ/TW về chế độ học tập lý luận chính trị trong

Đảng.

Công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng trong thời kỳ này đã góp phần

nâng cao nhận thức tƣ tƣởng, quan điểm lập trƣờng chính trị cho cán bộ,

đảng viên và nhân dân trong tỉnh nhƣ: Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ

tƣởng Hồ Chí Minh và con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, đã giải

tỏa đƣợc những băng khoăn, vƣớng mắc, đi đến thống nhất tƣ tƣởng, thống

nhất hành động; củng cố lòng tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng, điều hành

của Nhà nƣớc từ đó an tâm công tác, cố gắng học tập chính trị, văn hóa,

chuyên môn, nghiệp vụ và pháp luật… Các chi bộ, Đảng bộ tiếp tục đƣợc

củng cố nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, thể hiện đƣợc vai trò tiêu

biểu, gƣơng mẫu, hạt nhân lãnh đạo ở cơ sở và trên từng lĩnh vực công tác.

Công tác Tuyên truyền - Văn hóa văn nghệ: Từ năm 1995, Ban Tuyên

giáo Tỉnh ủy tham mƣu cho cấp ủy tổ chức học tập làm thông suốt nội bộ

Đảng và trong các cơ quan báo chí – xuất bản về tinh thần Chỉ thị số:

22.CT/TW của Bộ Chính trị, nhằm nâng cao nhận thức, nắm vững các

quan điểm, định hƣớng hoạt động của báo chí – xuất bản trong thời kỳ đổi

mới; Đồng thời, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng với Ban cán sự Đảng, Ủy

ban nhân dân tỉnh quy hoạch mạng lƣới báo chí - xuất bản, các tờ tin tập

san trong tỉnh phát triển đúng hƣớng, đúng quy định của pháp luật. Chỉ đạo

Page 83: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

83

giúp báo Cần Thơ tăng từ 2 kỳ lên 3 kỳ/tháng và số lƣợng phát hành tăng

dần lên. Hiện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đang giúp báo Cần Thơ sớm hội đủ

điều kiện để đầu năm 2001 ra báo ngày đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu

Long. Chỉ đạo giữ vững, củng cố hệ thống phát thanh và nâng chất lƣợng

của truyền thanh, thông tin ấp đƣợc mở rộng và nâng cấp, ngày càng tỏ rõ

là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh. Đặc biệt là

đài phát thanh không ngừng cải tiến về nội dung và hình thức, có các trang

tin địa phƣơng và qua đƣờng điện thoại nên tin đƣợc kịp thời và phong

phú. Riêng về truyền hình, tỉnh đã có nhiều nỗ lực cao đã phát hình bằng

máy 3KW, đến năm 2001 lên 10KW phủ sóng trong toàn tỉnh, với nhiều

chƣơng trình phong phú đa dạng, nhất là chuyên mục về nông nghiệp,

nông thôn, về khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và đời sống v.v… đã

đƣợc nhân dân trong tỉnh hoanh nghênh.

Ban Tuyên giáo đã soạn thảo kế hoạch, đề cƣơng hƣớng dẫn nội dung,

hình thức tuyên truyền, tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn hằng năm; hƣớng

dẫn tuyên truyền thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở để phát huy năng lực,

trí tuệ của nhân dân, tăng cƣờng sự giám sát của dân đối với cán bộ, đảng

viên và với ngƣời lãnh đạo. Hƣớng dẫn tuyên truyền bầu cử Quốc hội

(khóa X), bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp và chủ trƣơng chính sách lớn

của Đảng và Nhà nƣớc. Trên cơ sở đó, Ban Tuyên giáo các huyện, thị,

thành, Tuyên huấn các Đảng ủy và đoàn thể các cấp chủ động làm tham

mƣu cho cấp ủy lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể tổ chức tốt các hoạt

động, tạo không khí thi đua lao động, học tập sôi nổi, thiết thực góp phần

nâng cao nhận thức chính trị, chính sách pháp luật và hiểu biết lịch sử

truyền thống của địa phƣơng.

Chỉ đạo các cơ quan truyền thông đại chúng tuyên truyền kịp thời và

sâu rộng để nhân dân ngày càng hiểu sâu sắc đƣờng lối, chủ trƣơng, chính

sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc; các chủ trƣơng xóa đói giảm

nghèo, đền ơn đáp nghĩa, phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống

văn hóa”. Tuyên truyền động viên toàn dân tham gia xây dựng và thực

hiện các thiết chế dân chủ ở cơ sở, cụ thể hóa nội dung các tiêu chí “dân

biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và tổ chức thực hiện các qui chế ở cơ

sở, trƣớc hết là ở các cơ sở thuộc các cơ quan tƣ tƣởng – văn hóa. Nhất là

hiểu về công cuộc đổi mới của đất nƣớc; về kinh tế hợp tác, hợp tác xã; về

phát triển nông thôn toàn diện theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội nổi bật trong và ngoài nƣớc,

cũng nhƣ trong tỉnh.

Thời kỳ 1996 – 2000, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy giữ vững định kỳ họp

báo cáo viên, họp giao ban an ninh tƣ tƣởng cấp tỉnh hàng tháng; họp báo

với báo, đài hàng tuần (vào chiều thứ 6) để nắm và cung cấp thông tin,

định hƣớng chỉ đạo tuyên truyền tuần đƣợc kịp thời. Đội ngũ báo cáo viên

cấp huyện, thị, thành ổn định và đƣợc nâng cao chất lƣợng truyền đạt

thông tin. Báo cáo viên các ngành cấp tỉnh và lực lƣợng tuyên truyền viên

cấp xã, phƣờng, thị trấn không ngừng đƣợc củng cố, mở rộng và từng bƣớc

Page 84: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

84

đi vào hoạt động nề nếp. Mỗi huyện, thị, thành phố có từ 8 đến 10 báo cáo

viên thƣờng trực, mỗi xã, phƣờng đều có báo cáo viên, phần lớn là cấp ủy

Đảng; Ban ngành cấp tỉnh đều có từ 2 đến 3 đồng chí báo cáo viên.

Tập san Thông tin công tác tƣ tƣởng của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đƣợc

ra đời từ năm 1990, tập san này luôn đƣợc cải tiến nâng cao chất lƣợng và

phát hành thƣờng xuyên (1 số/tháng) đến tận chi bộ ấp để làm tài liệu sinh

Page 85: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

85

hoạt cho chi bộ và làm cơ sở cho báo cáo viên tuyên truyền. Ngoài ra, Ban

Tuyên giáo còn tổng hợp thêm tƣ liệu biên soạn tài liệu tuyên truyền cung

cấp cho báo cáo viên, tuyên truyền viên làm cơ sở tuyên truyền trong Đảng

bộ và ngoài quần chúng nhân dân, nhất là sau khi có Thông báo 71.TB/TW

của Thƣờng vụ Bộ Chính trị về tăng cƣờng lãnh đạo và đổi mới công tác

tuyên truyền miệng, các hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên đƣợc

chú trọng đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng hoạt động hơn.

Với vai trò nòng cốt, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ động chỉ đạo hƣớng

dẫn thƣờng xuyên, liên tục đấu tranh chống âm mƣu “diễn biến hòa bình”,

tiến công trên mặt trận tƣ tƣởng – văn hóa; kịp thời đấu tranh phê phán các

quan điểm sai trái với cƣơng lĩnh, đƣờng lối, Điều lệ Đảng, để bảo vệ

Đảng, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ thành quả công cuộc đổi mới của

Đảng.

Tháng 12 năm 1998, Tỉnh ủy triển khai thực hiện Nghị quyết Trung

ƣơng 5 (khóa VIII); các Chỉ thị 64 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, Nghị

định 87, 88 của Chính phủ và Chỉ thị 814 của Thủ tƣớng Chính phủ đã góp

phần tích cực trong công tác quản lý, lập lại trật tự kỷ cƣơng, ngăn chặn

các hiện tƣợng văn hóa – văn nghệ kém lành mạnh, phản động đồi trụy.

Kế thừa và phát huy những truyền thống, thành tựu văn hóa, văn nghệ.

Đặc biệt là từ năm 1990 thực hiện năm “Văn hóa – xã hội”, tiếp theo là

năm “Cần kiệm xây dựng quê hƣơng tập trung cho cơ sở”, Ban Tuyên giáo

Tỉnh ủy quan tâm chỉ đạo ngành hữu quan (Sở Văn hóa Thông tin) xây

dựng, củng cố và nâng cao chất lƣợng hoạt động mô hình văn hóa cơ sở.

Thành lập Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động của Mặt trận Tổ quốc,

ngành Công an, Văn hóa – Thông tin… góp phần nâng cao đời sống văn

hóa, tạo bộ mặt nông thôn, thành thị có nhiều đổi mới. Đồng thời góp phần

thông qua qui hoạch xây dựng và tôn tạo các công trình văn hóa nhƣ: Đền

thờ Bac Hồ (xã Lƣơng Tâm), bảo tàng, Trung tâm văn hóa tỉnh, di tích

Khám lớn, khu di tích chiến thắng 75 tiểu đoàn địch, khu lƣu niệm tội ác

Mỹ diệm, lập khu Trù Mật Vị Thanh - Hỏa Lựu; nhà truyền thống, phòng

đọc sách, thƣ viện; đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng, Câu lạc bộ

đờn ca “Tài tử”; các hội thi, hội diễn, triển lãm ảnh nghệ thuật v.v… Nổi

bật là đã giúp Tỉnh ủy củng cố chấn chỉnh Hội Văn nghệ tỉnh và phục hồi

hoạt động tập san văn nghệ của Hội, tổ chức các trại sáng tác, các cuộc thi

v.v… góp phần thúc đẩy phong trào văn nghệ trong tỉnh phát triển.

Trong thời kỳ này, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã làm tham mƣu cho Tỉnh

ủy triển khai sâu rộng trong nội bộ và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung

ƣơng 2 (khóa VIII) về giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ. Ban Tuyên

giáo Tỉnh ủy quan hệ chặt chẻ hơn các ngành chức năng chỉ đạo việc chấn

chỉnh việc dạy thêm và học thêm; việc bồi dƣỡng chính trị hè cho giáo

viên về nội dung các Nghị quyết Đại hội VII,VIII của Đảng và các Nghị

quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII, IX đem lại hiệu quả, đã nâng lên bƣớc

Page 86: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

86

nhận thức về Đảng, về đƣờng lối, quan điểm của Đảng. Chỉ đạo các kỳ thi

tốt nghiệp chặt chẽ, đạt chất lƣợng tốt. Đối với lĩnh vực khoa học công

nghệ môi trƣờng, Ban đã giúp cấp ủy tổ chức triển khai làm thông suốt

trong nội bộ và ngoài nhân dân bằng hệ báo đài, các công cụ tuyên truyền

về Chỉ thị 36 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trƣờng và khoa học công

nghệ thiết thực phục vụ đời sống nhân dân.v.v…

Về sƣu tầm nghiên cứu biên soạn lịch sử Đảng. Trƣớc tình hình việc

biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống cách mạng của các địa

phƣơng, ban ngành tiến hành chậm, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tham mƣu

cho Tỉnh ủy ra Đảng văn nhắc nhở cho các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy

chỉ đạo địa phƣơng tiến hành việc viết lịch sử Đảng bộ địa phƣơng. Ban

Tuyên giáo Tỉnh ủy đã đặt ra một tiêu chuẩn thi đua cho Ban Tuyên giáo

các cấp. Việc sƣu tầm, nghiên cứu viết lịch sử Đảng bộ địa phƣơng. Từ đó

việc sƣu tầm biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống cách mạng

các địa phƣơng có tiến bộ hơn, đến năm 2000 có 4 huyện và thị xã Vị

Thanh đã hoàn thành quyển lịch sử Đảng bộ (giai đoạn 1930 – 1975) và 11

xã, phƣờng đã viết lịch sử truyền thống cách mạng địa phƣơng. Ban ngành

cấp tỉnh có Công an tỉnh và Tỉnh đội đã hoàn thành lịch sử ngành, từ khi

thành lập ngành đến năm 1975. Một số ngành khác nhƣ: Bƣu điện, Phụ nữ

tỉnh đã hoàn thành cơ bản lịch sử ngành. Riêng bộ phận nghiên cứu lịch sử

Đảng của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã sƣu tầm biên soạn dự thảo lịch sử

Đảng bộ tỉnh Cần Thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, giai đoạn từ năm

1954 đến năm 1968. Ngoài ra, đã sƣu tầm biên soạn và xuất bản tập Bà

mẹ Việt Nam anh hùng, Những viên ngọc quý tập 2, tập Anh hùng lực

lƣợng vũ trang tỉnh Cần Thơ .v.v…

Công tác sƣu tầm nghiên cứu biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử truyền

thống các địa phƣơng, ban ngành có nhiều cố gắng, nhìn chung còn chậm

chƣa đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Tỉnh ủy.

Tóm lại trong 25 năm qua, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cần Thơ đã bám

sát nhiệm vụ chính trị của Tỉnh Đảng bộ, đƣợc sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban

Văn hóa – tƣ tƣởng Trung ƣơng và Thƣờng vụ Tỉnh ủy Cần Thơ, Ban

Tuyên giáo phấn đấu liên tục và căn cơ, phục vụ có hiệu quả trên lĩnh vực

giáo dục lý luận chính trị và lãnh đạo công tác tƣ tƣởng – văn hóa, khoa

giáo, sƣu tầm, nghiên cứu viết lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống của

địa phƣơng .v.v… đã góp phần đắc lực vào thắng lợi chung của sự nghiệp

đổi mới, thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh nhà phát triển và xây dựng hệ thống

chính trị ngày càng vững mạnh.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KINH NGHIỆM

I. KẾT LUẬN

Nhìn lại truyền thống vẻ vang của ngành Tuyên huấn tỉnh Cần Thơ, từ

hoạt động ban đầu đến hoạt động có tổ chức dƣới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy;

từ tuyên truyền vận động bí mật bằng tuyên truyền miệng, rỉ tai, rải truyền

đơn, khẩu hiệu, báo chí, tin tức đến tổ chức mít tinh diễn thuyết, trong sinh

Page 87: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

87

hoạt, các cuộc hợp tổ, đội du kích, các tổ chức công, nông, thanh, phụ, Mặt

trận Việt Minh kêu gọi quần chúng đứng lên đấu tranh lật đổ chế độ áp bức

bóc lột của thực dân phong kiến. Đến khi có thời cơ Ban Tuyên huấn đã

cùng các ngành, các cấp phát động toàn dân đồng loạt nổi dậy mạnh mẽ,

với ý chí bạo lực cách mạng giành chính quyền trong cách mạng tháng 8 –

1945, tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trƣờng kỳ đánh

thắng thực dân Pháp xâm lƣợc.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc qua các giai đoạn địch

xem Cần Thơ là chiến trƣờng trọng điểm nên tập trung các loại binh chủng

đánh phá ác liệt, sử dụng các phƣơng tiện chiến tranh hiện đại nhất, kể cả

B52 rải thảm, chất độc hóa học .v.v… Có lúc địch tập trung cao nhất lến

đến 75 lƣợt tiểu đoàn sau Hiệp định Pari 1973, có thời kỳ chúng tập trung

quân Mỹ, quân chƣ hầu và quân ngụy phản kích đánh phá liên tục, ác liệt

với mật độ bom đạn cao chƣa từng có, đóng đồn bót dày đặc, nhất là sau

Tổng tấn công Mậu Thân 1968; địch không từ bỏ một hành động tàn bạo,

dã man nhƣ: Chặt đầu, moi gan, rút ruột v.v… hòng đè bẹp ý chiến đấu của

cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, tiêu diệt Đảng bộ và phong trào cách

mạng tỉnh nhà. Đây là thời kỳ khó khăn của tỉnh nhà, cũng là thời kỳ khó

khăn rất lớn của ngành Tuyên huấn, đã có nhiều đồng chí dũng cảm hy

sinh, ăn chuối thay cơm, nằm hầm ngủ bụi, vô cùng vất vả v.v… Với tinh

thần chịu đựng gian khổ hy sinh, phát huy ý chí cách mạng tiến công, đội

ngũ làm công tác Tuyên huấn từ tỉnh, huyện đến xã luôn luôn vững vàng là

những chiến sĩ tiên phong trong mặt trận chính trị tƣ tƣởng, dũng cảm lăn

xả vào những nơi ác liệt nhất để đƣa đƣờng lối chủ trƣơng, chính sách của

Đảng, đƣa thông tin kịp thời đến quần chúng, cổ vũ, động viên tinh thần

của quần chúng xông lên cùng với Đảng đánh địch giành từ thắng lợi này,

đến thắng lợi khác và giành thắng lợi hoàn toàn, Đại thắng mùa xuân 1975.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, với đội ngũ cán bộ Tuyên

huấn đƣợc tôi luyện và dày dạn kinh nghiệm trong chiến tranh chống kẻ

thù xâm lƣợc, nay tiếp tục phát huy ƣu điểm trên, lao vào cuộc chiến mới

vô cùng gay go, phức tạp và ác liệt hơn, đó là giai đoạn đấu tranh “ai thắng

ai” giữa 2 con đƣờng: Xã hội chủ nghĩa và tƣ bản chủ nghĩa, với 2 nhiệm

vụ chiến lƣợc: Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã

hội chủ nghĩa, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đƣa

nƣớc ta trở thành một nƣớc công nghiệp.

II. KINH NGHIỆM

Qua hoạt động thực tiễn, ngành Tuyên huấn tỉnh Cần Thơ đã rút ra một

số kinh nghiệm:

1- Mặc dù trải qua những thời kỳ thăng trầm của cách mạng, những

năm tháng cực kỳ gian khổ ác liệt, đầy thử thách, nhƣng các thế hệ của đội

ngũ cán bộ Tuyên huấn vẫn vững vàng kiên trung chiến đấu, không chùn

bƣớc, không ngại hy sinh, luôn luôn làm tròn những nhiệm vụ lớn lao,

phức tạp mà Đảng và nhân dân giao phó. Trải qua suốt chiều dài lịch sử

Page 88: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

88

trên 70 năm qua từ khi Đảng ra đời, 2 cuộc kháng chiến chống thực dân

Pháp, đế quốc Mỹ và cho đến ngày nay, trong gian lao “Lửa thử vàng, gian

nan thử sức”, đội ngũ Tuyên huấn luôn luôn trung thành với Đảng, với

dân, đó là nhân tố có ý nghĩa quyết định góp phần vào sự thắng lợi vĩ đại

của Đảng, tạo sự nhất trí về chính trị và tinh thần cho toàn xã hội, tạo ra

động lực thúc đẩy cách mạng tiến lên qua các thời kỳ dẫn đến thắng lợi

hoàn toàn, hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,

thống nhất đất nƣớc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Suốt quá trình lịch sử, công

tác Tuyên huấn đã giúp Đảng bộ đào tạo lớp lớp cán bộ cho tỉnh nhà, một

đội ngũ cán bộ cách mạng một lòng trung thành tuyệt đối mục tiêu lý

tƣởng cao cả của Đảng, tuyệt đối tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng và

Bác Hồ kính yêu. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc

đầy gian khổ ác liệt đã có hàng trăm cán bộ Tuyên huấn dũng cảm hy sinh,

đội ngũ kế tiếp sẵn sàng lao tới xả thân vì sự nghiệp cách mạng vẻ vang

của dân tộc. Trong quá trình cách mạng, ngành Tuyên huấn vừa tự xây

dựng cho mình, còn bổ sung cho Đảng bộ và các ngành, hàng trăm cán bộ

lãnh đạo, quản lý xuất thân từ Tuyên huấn.

Đây là truyền thống vẻ vang là bài học bao trùm và là niềm tự hào

chính đáng của ngành Tuyên huấn tỉnh nhà.

2- Trong mọi giai đoạn cách mạng, mọi tình huống, ngành Tuyên huấn

biết nắm vững nguyên tắc: Chủ động tiến công, tính chiến đấu, tính quần

chúng v.v… trong toàn bộ hoạt động của ngành. Nắm chắc và bám sát

phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, bám sát đƣờng lối chủ trƣơng

chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc mà tuyên truyền giáo dục

làm thông suốt trong Đảng và ngoài nhân dân. Nắm vững chức năng tham

mƣu đắc lực cho cấp ủy Đảng; đồng thời điều hành các binh chủng chuyên

môn của ngành trực tiếp chiến đấu và sáng tạo những hình thức phƣơng

pháp có hiệu quả phù hợp từng đối tƣợng, sát với tình hình từng thời kỳ,

từng nơi, từng lúc triển khai công tác Tuyên huấn phục vụ nhiệm vụ chính

trị đạt hiệu quả. Thông qua quá trình hoạt động mà xây dựng lực lƣợng,

kiện toàn bộ máy Tuyên huấn đông về số lƣợng và mạnh về chất lƣợng từ

tỉnh đến cơ sở, lấy sự chuyển biến của cơ sở, phát triển toàn diện của

phong trào cách mạng trong tỉnh làm thƣớc đo chất lƣợng của công tác

Tuyên huấn phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ.

3- Bất cứ thời kỳ nào, ngƣời cán bộ ngành Tuyên huấn trƣớc hết cần

nhận rõ mình đƣợc Đảng giao nhiệm vụ là ngƣời tham mƣu và thực hiện

trận địa chính trị - tƣ tƣởng. Do đó, đòi hỏi ngƣời cán bộ Tuyên huấn phải

tỏ rõ là những tấm gƣơng sáng, luôn đặc lợi ích của Đảng, của dân tộc lên

trên mọi lợi ích cá nhân hay của gia đình, không kèn cựa địa vị, không so

đo hơn thiệt, không tham ô, hủ hóa dƣới dạng này hay dạng khác, không

hách dịch cửa quyền với cấp dƣới, với nhân dân. Tất cả những biểu hiện về

chủ nghĩa cá nhân đều rất xa lạ với bản chất của ngƣời đảng viên cộng sản,

ngƣời cán bộ Tuyên huấn của Đảng.

Page 89: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

89

4- Ngƣời làm công tác Tuyên huấn phải mẫu mực, ra sức học tập nâng

cao nhận thức lý luận để vững vàng về chính trị, rèn luyện trong sáng về

đạo đức, lối sống, tinh thông về nghiệp vụ và nhiệt tình với ngành mình

đang phục vụ. Muốn đạt đƣợc, ngƣời cán bộ Tuyên huấn phải tự trui rèn,

nghiêm khắc với bản thân, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của dân; phải

học tập để không ngừng nâng cao trình độ, năng lực để nói hay viết thạo,

thực hành giỏi, nói đi đôi với làm, không nói suông và nói hay viết đều

phải theo đúng đƣờng lối, cƣơng lĩnh và Điều lệ Đảng… Phải biết vận

động và tổ chức mọi lực lƣợng, mọi ngƣời cùng làm công tác tuyên truyền

và tích cực thực hiện tốt chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc.

5- Công tác Tuyên huấn phải chủ động giải quyết kịp thời những băn

khoăn, vƣớng mắc, những hoài nghi, dao động của đảng viên và quần

chúng, biến hoài nghi thành niềm tin, biến những băn khuân lo âu thành

quyết tâm, biến hành động tự phát thành tự giác. Điều cấm kỵ là không

đƣợc dùng dao to, búa lớn mà phải đi sâu, đi sát quần chúng dùng những lý

lẽ, dẫn chứng sát thực để thuyết phục quần chúng.

Công tác Tuyên huấn là quá trình tác động về nhiều mặt, nhiều phía,

nhiều biện pháp vào tâm tƣ, tình cảm của con ngƣời. Muốn cho công tác

Tuyên huấn đạt hiệu quả cao, phải biết tận dụng mọi hình thức, biện pháp,

biết kết hợp chặt chẽ giữa cái chung và cái riêng, biết phát huy đúng mức

sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nhất là các đoàn thể, các

ngành trong khối để mang lại hiệu quả cao.

Công tác Tuyên huấn khồn thụ động, công thức sẵn có, mà luôn đổi

mới để theo kịp với thực tiễn cuộc sống. Hiện nay và trong thời gian tới,

tình hình sẽ còn diễn biến phức tạp do các nguy cơ, thách thức còn tồn tại

đan xen và âm mƣu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch tác động.

Để đối phó với tình hình trên, công tác Tuyên giáo và cán bộ làm công tác

Tuyên giáo càng kiên định 6 vấn đề có tính nguyên tắc mà Nghị quyết

Trung ƣơng 6 (lần 2) của Đảng đề ra: “Mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền

với chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; vai

trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; nguyên tắc tập trung dân chủ;

chủ nghĩa yêu nƣớc chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản”.

Những tấm gƣơng kiên trung bất khuất và những kinh nghiệm trong

công tác Tuyên huấn của các thế hệ đi trƣớc luôn là tấm gƣơng sáng, là

những bài học quý báu cho thế hệ kế tiếp.

Với niềm tự hào chính đáng, quá trình lịch sử của ngành Tuyên huấn

tỉnh Cần Thơ luôn luôn nắm vững đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của

Đảng, Nhà nƣớc, nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ địa phƣơng trong từng

thời kỳ cách mạng, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống chiến đấu

của quần chúng mà có nội dung công tác chính trị tƣ tƣởng, nội dung tuyên

truyền cụ thể ra quần chúng, kết hợp tuyên truyền bằng hành động cách

mạng thiết thực. Từ đó, tạo ra phong trào cách mạng và sức mạnh tổng hợp

chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.

Page 90: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

90

Ngày nay, tiếp nối truyền thống vẻ vang của thế hệ trƣớc, đội ngũ kế

thừa của ngành Tuyên huấn tỉnh Cần Thơ luôn luôn tỏ rõ bản chất chính trị

vững vàng trƣớc mọi khó khăn thử thách, kiên quyết đấu tranh lên án

những quan điểm sai trái với Cƣơng lĩnh, Điều lệ Đảng, đấu tranh quyết

liệt với các tệ nạn tham nhũng, lãng phí, mất dân chủ… Với ý chí và quyết

tâm đó, nhất định trong giai đoạn cách mạng mới, ngành Tuyên huấn tỉnh

Cần Thơ sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị đƣợc Đảng bộ và nhân

dân giao phó.

PHỤ LỤC

DANH SÁCH

Các liệt sĩ trong Ban Tuyên huấn tỉnh Cần Thơ

trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ

STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ

NGÀY

THÁNG

NĂM SINH

1 Đ/c Trƣơng Văn Diễn (4 Dân) Phó Ban Thƣờng trực BTH 25/6/1970

2 Đ/c Dƣơng Bá Lộc Đội trƣởng Đội võ trang T.Tr 17/7/1971

3 Đ/c Lê Văn Sơn Đội trƣởng Đội võ trang T.Tr 7/4 /1969

4 Đ/c Vũ Thanh Tâm (6 Thanh) Ủy viên Ban Tuyên huấn 6/1970

5 Đ/c Nguyễn Văn Phú (8 Thiện) Phó VP Ban Tuyên huấn 2/4/1974

6 Đ/c Đinh Châu Phan (5 Lê) Phó Tiểu ban Tuyên truyền 28/3/1971

7 Đ/c Lê Bộ Tƣ (4 Chánh) Phó Tiểu ban giáo dục 24/10/1969

8 Đ/c Nguyễn Văn Tây

(Hai Râu)

Ủy viển Tiểu ban Văn nghệ 23/06/1971

9 Đ/c Nguyễn Văn Dễ

(Chí Sinh)

Phó Tiểu ban Văn nghệ 26/10/1971

10 Đ/c Nguyễn Văn Đăng

(Ba Đê)

Ủy viên Tiểu ban Tuyên huấn 7/1972

11 Đ/c Hồ Minh Châu (Ba Phú) Ủy viên Tiểu ban T.Tấn – báo

chí

15/3/1968

12 Đ/c Trần Thanh Phƣớc Phó Đoàn Văn công 6/1965

Page 91: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

91

13 Đ/c Dƣơng Thị Loan Anh Nhạc công Đoàn Văn công 9/1970

14 Đ/c Nguyễn Văn Khóm

(Minh Thơ)

Diễn viên Đoàn Văn công 25/5/1969

15 Đ/c Nguyễn Văn Thống Đội Phó Võ trang tuyên truyền 3/1970

16 Đ/c Nguyễn Thanh Quang

(Ba nhỏ)

Trƣởng Văn phòng Ban TH 27/2/1970

17 Đ/c Huỳnh Văn Vũ Cán bộ Tiểu ban Tuyên truyền 26/12/1965

18 Đ/c Trần Tuyên Quang Cán bộ Tổ Nhiếp ảnh 9/12/1970

19 Đ/c Lê Văn Kiệt Cán bộ Tiểu ban Giáo dục 1969

20 Đ/c Nguyễn Văn Ánh Cán bộ Tiểu ban Giáo dục 1969

21 Đ/c Đỗ Trọng Kiên Cán bộ Tiểu ban Giáo dục 1969

22 Đ/c Lƣơng Vĩnh Thế Cán bộ tổ Minh ngữ 14/3/1968

23 Đ/c Nguyễn Văn Cơ Cán bộ Tiểu ban Giáo dục 12/1973

24 Đ/c Nguyễn Văn Thắng Cán bộ Tiểu ban Giáo dục 1969

25 Đ/c Nguyễn Hoàng Tăng Ủy viên Tiểu ban Ban Tuyên

truyền

6/12/1972

26 Đ/c Nguyễn Thanh Hoàng Cán bộ Đoàn văn công 14/8/1974

27 Đ/c Nguyễn Đức Thảo (Giáo

Sáu)

Phó Tiểu ban Giáo dục 1968

28 Đ/c La Hán (Chính Hạnh) Cán bộ Tiểu ban Giáo dục 28/11/1972

29 Đ/c Vũ Đình Hồng (Vũ Giang) UV Ban Tuyên huấn

Trƣởng Tiểu ban Giáo dục

7/1972

30 Đ/c Trần Văn Ga Diễn viên Đoàn Văn công 23/3/1970

31 Đ/c Hồ Văn Bƣớm Diễn viên Đoàn Văn công 27/3/1966

32 Đ/c Nguyễn Thị Hồng Nga Nhân viên Văn phòng BTH 1971

33 Đ/c Dƣơng Văn An Vệ sĩ Ban Tuyên huấn 1972

34 Đ/c Nguyễn Văn Hoàng Nhân viên Văn phòng BTH 1969

35 Đ/c Phạm Hoàng Y Nhân viên Nhà in 28/11/1969

36 Đ/c Nguyễn Văn Mừng Nhân viên Nhà in 1971

Page 92: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

92

37 Đ/c Lâm Việt Hƣng Vệ sĩ Ban Tuyên huấn 30/8/1967

38 Đ/c Phạm Minh Mẫn Nhân viên Nhà in 1971

39 Đ/c Đặng Hùng Lĩnh Diễn viên Đoàn văn công 1970

40 Đ/c Lê Văn Cầu Diễn viên Đoàn văn công 23/3/1971

41 Đ/c Nguyễn Thanh Liêm Phóng viên Tiểu ban

Thông tấn báo chí

21/8/1966

42 Đ/c Võ Văn Beo Diễn viên Đoàn văn công 28/1/1973

43 Đ/c Nguyễn Thị Thu Hà Nhân viên nhà in 6/1/1970

44 Đ/c Nguyễn Thị Thu Thủy Nhân viên Tiểu ban Giáo dục 1968

45 Đ/c Nguyễn Văn Bé Nhân viên Tiểu ban Giáo dục 1970

46 Đ/c Nguyễn Văn Nhàn Nhân viên Tiểu ban Giáo dục 12/1971

47 Đ/c Hoàng Anh Vệ sĩ Ban Tuyên huấn 8/12/1974

48 Đ/c Võ Hùng Dũng Nhân viên tổ nhiệp ảnh 2/4/1974

49 Đ/c Hồ Cửu Nhân viên Tiểu ban

Thông tấn báo chí

50 Đ/c Phạm Văn Lợi Nhân viên Tiểu ban Tuyên

truyền

19/3/1969

51 Đ/c Lê Văn Thình Đội viên Đội Võ trang tuyên

truyền

24/3/1970

52 Đ/c Nguyễn Văn Nhẹ Đội viên đội điển ảnh 1971

53 Đ/c Nguyễn Văn Thống Đội viên Đội tuyên truyền vũ

trang

3/1970

54 Đ/c Nguyễn Thị Phƣợng Diễn viên Đoàn Văn công 15/2/1969

55 Đ/c Nguyễn Văn Điểm Nhân viên văn phòng BTH

56 Đ/c Nguyễn Văn Chiến Nhân viên nhà in

57 Đ/c Thái Duy Hồng Đội viên Đội Võ trang tuyên

truyền

2/1970

58 Đ/c Huỳnh Văn Phú Bảo vệ Đoàn văn công 27/3/1965

59 Đ/c Nguyễn Văn Thống Diễn viên Đoàn văn công 6/1965

60 Đ/c Nguyễn Văn Út Diễn viên Đoàn Văn công 29/12/1968

Page 93: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

93

61 Đ/c Phạm Thanh Bình Nhân viên Văn phòng BTH

Sau chuyển qua

bộ đội hy sinh

62 Đ/c Phạm Minh Tƣớc Nhân viên Tiểu ban Thông tấn

báo chí

Chuyển qua bộ

đội hy sinh

63 Đ/c Thanh Quang Cán bộ Tiểu ban Giáo dục

64 Đ/c Hồ Văn Mến Nhân viên Trƣờng Đảng 5/1970

65 Đ/c Nguyễn Văn Mẫn Nhân viên Trƣờng Đảng 2/1972

66 Đ/c Xuổi Diễn viên Đoàn văn công

67 Đ/c Chấn Nhân viên Văn phòng BTH Chuyển qua bộ

đội hy sinh

68 Đ/c Thuận Nhân viên Văn phòng BTH Chuyển qua bộ

đội hy sinh

69 Đ/c Ba Xiêm Diễn viên Đoàn văn công Hy sinh lúc về

công tác tại địa

phƣơng

70 Bùi Văn Ngẫu Nhân viên Trƣờng Đảng 5/1970

71 Đồng Quang Thuật Nhân viên Trƣờng Đảng 6/1969

72 Nguyễn Văn Ngàn Nhân viên Trƣờng Đảng 3/1972

73 Nguyễn Văn Nhãn Nhân viên Trƣờng Đảng 5/1973

74 Nguyễn Hồng Dân Nhân viên Trƣờng Đảng 4/1963

Do việc lƣu trữ có thiếu sót, nên danh sách liệt sĩ trong Ban Tuyên huấn

tỉnh Cần Thơ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ chƣa đầy đủ, xin các

đồng chí thông cảm, đóng góp bổ sung.

DANH SÁCH

Các đồng chí Trƣởng Ban Tuyên huấn

thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)

- Đ/c Hồ Bá Phúc -

Trƣởng Ban Tuyên truyền 1945

- Đ/c Nguyễn Truyền Thanh (Ba Lê) -

Trƣởng Ban Tuyên truyền 8 – 1946

- Đ/c Nguyễn Hữu Thành -

Trƣởng Ban Tuyên truyền 1947

- Đ/c Mai Duy Hiền (Mai Thanh) -

Trƣởng Ban Tuyên huấn 1948 – 1949

- Đ/c Dƣơng Thuần Chƣơng -

Trƣởng Ban Tuyên huấn 1950 – 1954

Page 94: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

94

DANH SÁCH

Các đồng chí Trƣởng Ban Tuyên huấn

thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)

- Đ/c Phạm Hữu Ngạt (Nguyễn Văn Giỏi): - 1954

- Đ/c Nguyễn Thái Sơn (Bảy Bình): - 1955

- Đ/c Nguyễn Thành Thơ (Mƣời Khẩn): 1955 - 1956

- Đ/c Đinh Công Dụng (Ba Bài): 1956 - 1957

- Đ/c Trần Thành Đại (Ba Mới) : 1957 - 1960

- Đ/c Trần Trung Hậu (Mƣời Thâu): 1960 - 1961

- Đ/c Phạm Trọng Yêm (Chín Công): 1961 - 4/1964

- Đ/c Phạm Văn Hào (Tám Thìn): 4/1964 - 1965

- Đ/c Trần Minh Sơn (Bảy Mạnh): 1965 - 1972

- Đ/c Phạm Văn Phùng (Chín Khƣơng): 1972 - 1975

DANH SÁCH

Các đồng chí Trƣởng Ban Tuyên giáo thời kỳ

xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

XHCN (1976 – 2000)

- Đ/c Lâm Văn Hai (Mƣời Tiến) 2/1976 - 12/1976

- Đ/c Tô Bửu Giám (Năm Giám) 4-1977 - 1987

- Đ/c Võ Hòng Xinh (Ba Xinh) 1987 – 3 – 1992

- Đ/c Nguyễn Trung Vinh (Sáu Hà) - Quyền Trƣởng Ban - 1992

- Đ/c Trần Văn Tƣ (Tƣ Tranh) 1992 - 6 - 1996

- Đ/c Phạm Thanh Vận 6/1996 - 3/2000

- Đ/c Nguyễn Hoàng Anh 4 – 2000 …..

Page 95: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

95

MỤC LỤC

- Lời nói đầu

Phần mở đầu

- Vị trí, địa lý

Phần thứ nhất

- Công tác tuyên huấn trƣớc khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

Phần thứ hai

- Công tác tuyên huấn khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

Phần thứ ba

- Công tác Tuyên huấn trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp

(8-1945 – 7 -1954)

Phần thứ tƣ

- Công tác tuyên huấn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc

(7/1954 – 30/4/1975)

Phần thứ năm

- Công tác Tuyên huấn trong thời kỳ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng xã hội

chủ nghĩa (5-1975 – 2000)

Phần kết luận và kinh nghiệm

Phụ lục

- Danh sách các liệt sĩ trong Ban Tuyên huấn tỉnh Cần Thơ thời kỳ kháng

chiến chống Mỹ

- Danh sách các đồng chí Trƣởng Ban Tuyên huấn thời kỳ kháng chiến

chống Pháp (1945 – 1954)

- Danh sách các đồng chí Trƣởng Ban Tuyên huấn thời kỳ kháng chiến

chống Mỹ (1954 – 1975)

- Danh sách các đồng chí Trƣởng Ban Tuyên giáo thời kỳ xây dựng CNXH

và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN (1976 – 2000)

Page 96: NGÀNH TUYÊN HUẤN TỈNH CẦN THƠbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Phụng Hiệp, Vị Thành, Long Mỹ. Năm 2000, huyện Vị Thanh đƣợc chia

96

Chịu trách nhiệm xuất bản:

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY CẦN THƠ

Biên soạn: TRẦN THANH NHÃ

ĐẶNG HỒNG

MAI THỊ HẰNG

Biên tập: NGUYỄN TRUNG VINH

Sửa bản in: NGUYỄN THỊ THANH VÂN

NGUYỄN THỊ KIM THU

Ảnh: LÝ WẦY, LINH PHƢỢNG, ÁNH HỒNG, ĐỖ CHÍ THIỆN, PHAN CƠ

Ảnh tư liệu của Phòng nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh

Giấy phép xuất bản số: 81/GPXB-SVHTT do Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Cần

Thơ cấp ngày 9 tháng 7 năm 2002

In tại Xí nghiệp In Tổng hợp Cần Thơ, số 218 đƣờng 30-4, TP.Cần Thơ

(1) Lê Văn Sô, Nguyễn Văn Tây, Nguyễn Văn Phát, Nguyễn Văn Cưng, Trần Văn Thạnh,

Huỳnh Quảng, Nguyễn Văn Lý, Trần Ngọc Diệp, Nguyễn Văn Chiến.

(2) Trích Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, trang 77 – NXB Sự Thật.

(3) Hồ Chí Minh: Chống nạn thất học. Sđd trang 367,368.

(4) Đoàn tù chính trị thứ nhất từ Côn Đảo trở về Sóc Trăng ngày 23/9/1945.

(5) Đồng chí Nguyễn Văn Dực nguyên là học sinh Trường Đại học Phương Đông của

Quốc tế Cộng sản

(6) Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia.

(7) Có 19/37 làng tiến hành bầu cử HĐND.

(8) Nghị quyết Hội nghị Trung ương cục tháng 10/1961 Cục lưu trữ Văn phòng Trung

ương Đảng