80
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Nguyễn Sĩ Thọ THI ẾT KẾ HỆ THỐNG WEBGIS QUẢN LÝ THÔNG TIN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT (LẤY VÍ DỤ TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội Năm 2013

Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

  • Upload
    doduong

  • View
    218

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Nguyễn Sĩ Thọ

THIẾT KẾ HỆ THỐNG WEBGIS QUẢN LÝ

THÔNG TIN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

(LẤY VÍ DỤ TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2013

Page 2: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Nguyễn Sĩ Thọ

THIẾT KẾ HỆ THỐNG WEBGIS QUẢN LÝ

THÔNG TIN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

(LẤY VÍ DỤ TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI)

Chuyên ngành: Địa chính

Mã số: 60 44 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. Trần Quốc Bình

Hà Nội – Năm 2013

Page 3: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa

học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức,

những kinh nghiệm quý báu và giúp đỡ cho tôi hoàn thành khóa học cao học 2010-

2012. Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn đến thầy PGS.TS Trần Quốc Bình,

người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.

Xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn, những người đồng nghiệp đã nhiệt

tình hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập hoàn thành khóa

học

Xin gửi tình cảm thân thương nhất đến gia đình của tôi, chỗ dựa vững chắc

nhất để tôi phấn đấu học tập. Hà Nội, ngày tháng năm 201

Nguyễn Sĩ Thọ

Page 4: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

i

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ NHU CẦU PHỔ BIẾN THÔNG TIN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ................ 1.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của quy hoạch sử dụng đất ................................

1.1.1. Khái niệm, vai trò của quy hoạch sử dụng đất .................................... 1.1.2. Các văn bản pháp lý về quy hoạch sử dụng đất .................................. 1.1.3. Nội dung và trình tự thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện ......

1.2. Vấn đề quản lý thông tin về quy hoạch sử dụng đất và khả năng ứng dụng WebGIS trong quản lý thông tin quy hoạch sử dụng đất .............................. 1.2.1. Nhu cầu quản lý và phổ biến thông tin quy hoạch sử dụng đất ........... 1.2.2. Khái niệm về WebGIS và khả năng ứng dụng WebGIS trong quản lý

và phổ biến thông tin quy hoạch sử dụng đất ..................................... 1.2.3. Tình hình ứng dụng WebGIS trong quản lý và phổ biến thông tin quy

hoạch sử dụng đất ............................................................................. CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG WEBGIS QUẢN LÝ THÔNG TIN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN MẠNG INTERNET ............................ 2.1. Phân tích hệ thống ......................................................................................

2.1.1. Phân tích nhu cầu và xây dựng lược đồ ca sử dụng ............................ 2.1.2. Phân tích hoạt động trong cung cấp thông tin quy hoạch sử dụng đất

và xây dựng lược đồ hoạt động ......................................................... 2.2. Thiết kế hệ thống ........................................................................................

2.2.1. Lựa chọn công nghệ . ......................................................................... 2.2.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu GIS về quy hoạch sử dụng đất ........................ 2.2.3. Thiết kế giao diện sử dụng ..................................................................

2.3. Phát triển ứng dụng của hệ thống ................................................................ 2.4. Phương án triển khai hệ thống ..................................................................... CHƯƠNG 3. THỬ NGHIỆM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..................................................................................... 3.1. Khái quát về khu vực thử nghiệm ............................................................... 3.2. Giới thiệu về phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Đông Anh, thành

phố Hà Nội ..................................................................................................

1

4 4 4 7 9

11 11

13

16

20 20 21

23 32 32 37 43 46 48

51 51

53

Page 5: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

ii

3.3. Chuẩn hóa và cập nhật dữ liệu ..................................................................... 3.4. Triển khai hệ thống ..................................................................................... 3.5. Một số kết quả thử nghiệm ......................................................................... 3.6. Nhận xét, đánh giá ....................................................................................... KẾT LUẬN ........................................................................................................ TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................

55 59 60 67 68 70

Page 6: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

iii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ hoạt động của WebGIS ..................................................... 14

Hình 1.2: Bản đồ trực tuyến về QHSDĐ của bang Victoria (Úc) ................ 16

Hình 1.3: Bản đồ trực tuyến về QHSDĐ của bang Maryland (Mỹ) ............. 16

Hình 1.4: Hệ thống WebGIS tỉnh Vĩnh Phúc .............................................. 17

Hình 1.5: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bến Tre ................................ 18

Hình 1.6: Bản đồ đơn vị hành chính các cấp ............................................... 19

Hình 2.1: Lược đồ ca sử dụng của hệ thống ............................................... 23

Hình 2.2: Lược đồ hoạt động tra cứu thông tin của khách .......................... 24

Hình 2.3: Lược đồ hoạt động đăng nhập/đăng ký sử dụng hệ thống ........... 25

Hình 2.4: Lược đồ hoạt động về quản trị hệ thống ...................................... 26

Hình 2.5: Lược đồ hoạt động về truy vấn thông tin trên hệ thống ............... 27

Hình 2.6: Lược đồ hoạt động phản hồi trên hệ thống .................................. 28

Hình 2.7: Lược đồ hoạt động gửi/nhận thông điệp trên hệ thống ................ 30

Hình 2.8: Lược đồ hoạt động cập nhật dữ liệu vào hệ thống ....................... 31

Hình 2.9: Lược đồ hoạt động cập nhật tiến độ quy hoạch ........................... 32

Hình 2.10: Giao diện trên pMapper ............................................................. 35

Hình 2.11: Sơ đồ lớp của cơ sở dữ liệu hệ thống ......................................... 38

Hình 2.12: Thiết kế hiển thị nội dung các lớp thông tin bản đồ ................... 43

Hình 2.13: Thiết kế mô tả các lớp thông tin bản đồ ..................................... 44

Hình 2.14: Giao diện đăng nhập vào hệ thống ............................................ 44

Hình 2.15: Giao diện trên hệ thống WebGIS .............................................. 45

Page 7: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

iv

Hình 2.16: Thực hiện việt hóa giao diện hệ thống ....................................... 46

Hình 2.17: Thiết lập phân hệ quản lý người sử dụng ................................... 47

Hình 2.18: Xây dựng chức năng phản hồi không gian trên hệ thống ........... 48

Hình 2.19: Sơ đồ phương án triển khai hệ thống WebGIS ......................... 48

Hình 3.1: Sơ đồ quy hoạch huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ................. 52

Hình 3.2: Các lớp dữ liệu định dạng shapefile ............................................ 57

Hình 3.3: Cơ sở dữ liệu qh_donganh .......................................................... 57

Hình 3.4: Cập nhật dữ liệu shapefile vào cơ sở dữ liệu ............................... 58

Hình 3.5: Module Review_feedback dưới dạng một plug-in ....................... 58

Hình 3.6: Đăng nhập/đăng ký sử dụng hệ thống WebGIS ........................... 61

Hình 3.7: Hệ thống WebGIS quản lý thông tin QHSDĐ huyện Đông Anh . 62

Hình 3.8: Các chức năng tương tác trên hệ thống ....................................... 62

Hình 3.9: Tra cứu thông tin trên hệ thống ................................................... 63

Hình 3.10: Chức năng truy vấn thông tin .................................................... 63

Hình 3.11: Thực hiện phản hồi trên hệ thống .............................................. 64

Hình 3.12: Xem các thông tin phản hồi về một đối tượng ........................... 65

Hình 3.13: Chức năng gửi/nhận thông điệp ................................................ 65

Hình 3.14: Cập nhật thông tin tiến độ quy hoạch sử dụng đất ..................... 66

Page 8: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Cấu trúc lớp thông tin thửa đất ................................................... 38

Bảng 2.2: Cấu trúc lớp thông tin về người sử dụng đất ............................... 39

Bảng 2.3: Cấu trúc lớp thông tin về đăng ký sử dụng đất ............................. 39

Bảng 2.4: Cấu trúc lớp thông tin về hiện trạng sử dụng đất ......................... 40

Bảng 2.5: Cấu trúc lớp thông tin QHSDĐ .................................................. 40

Hình 2.6: Cấu trúc lớp thông tin tiến độ QHSDĐ ....................................... 40

Bảng 2.7: Cấu trúc lớp thông tin ý kiến phản hồi thuộc tính về QHSDĐ .... 41

Bảng 2.8: Cấu trúc lớp thông tin ý kiến phản hồi không gian về QHSDĐ ... 41

Bảng 2.9: Cấu trúc lớp thông tin về gửi/nhận thông điệp ............................ 42

Bảng 2.10: Cấu trúc thông tin về đơn vị hành chính xã ............................... 42

Bảng 2.11: Cấu trúc thông tin về đơn vị hành chính huyện ......................... 42

Page 9: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

API Application Program Interface - Giao diện lập trình ứng

dụng

CGI Common Gateway Interface - giao tiếp CGI

CSDL Cơ sở dữ liệu

ESRI Environmental Systems Research Institute - Viện nghiên

cứu các hệ thống môi trường Mỹ

GIS Geographic Information System - hệ thông tin địa lý

KHSDĐ Kế hoạch sử dụng đất

QH10 Quốc hội Khóa Mười

QH, KHSDĐ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất

UBND Ủy ban nhân dân

UML Unifield Modeling Language - Ngôn ngữ mô hình hóa

thống nhất

WMS Web Map Service - dịch vụ bản đồ trên internet

Page 10: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài Sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai luôn là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược

phát triển đất nước. Tuy nhiên, hiện nay các hiện tượng "quy hoạch treo", "sai quy

hoạch",... xuất hiện rất nhiều trên thực tế, gây lãng phí rất lớn trong việc sử dụng đất

và bức xúc trong xã hội. Đây là một trong những vấn đề nhức nhối của công tác

quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta hiện nay. Nhiều dự án quy hoạch sử dụng đất

sau khi được phê duyệt thì hoặc là không có đủ vốn đầu tư, hoặc là gặp khó khăn

lớn về giải phóng mặt bằng do sự không đồng tình của người dân,... Để làm thế nào

sử dụng đất hiệu quả thì theo ý kiến của nhiều chuyên gia, người dân cần phải được

cung cấp một cách đầy đủ và chính xác các thông tin về những phương án quy

hoạch sử dụng đất có liên quan đến họ. Qua đó, người dân có thể hiểu được mục

tiêu, nội dung của quy hoạch sử dụng đất, từ đó tạo niềm tin và sự ủng hộ của họ,

giúp họ tham gia vào quá trình kiểm soát việc thực hiện các quy hoạch sử dụng đất.

Đối với nhà quản lý thì cần theo dõi và sớm đưa ra được những quyết định kịp thời,

hơp lý để điều chỉnh những dự án quy hoạch thiếu hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tạo

ra một kênh tương tác giữa các bên tham gia quy hoạch sử dụng đất, nhất là giữa

người dân và các nhà quản lý quy hoạch, là rất cần thiết nhằm đảm bảo tính hiệu

quả của quy hoạch sử dụng đất.

Ngày nay, mạng Internet đã trở nên rất phổ biến và là hạ tầng cung cấp

thông tin rất hiệu quả cho toàn xã hội. Các thông tin được cung cấp không chỉ dưới

dạng chữ, hình ảnh, bảng biểu,... mà còn dưới dạng bản đồ trực tuyến nhờ sự hỗ trợ

của công nghệ WebGIS. Việc sử dụng khả năng gần như không giới hạn của

Internet và công nghệ WebGIS sẽ là một giải pháp hữu hiệu để chuyển tải các thông

tin về quy hoạch sử dụng đất đến từng người dân.

Huyện Đông Anh là một trong những huyện trọng điểm của thành phố Hà

Nội trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đã và đang diễn ra sự thay đổi mạnh

mẽ trong cơ cấu sử dụng đất trong những năm gần đây, có ảnh hưởng rất lớn đến

công tác quản lý nhà nước về đất đai và ảnh hưởng trực tiếp đến những người dân

có liên quan. Vì vậy nhu cầu về thông tin quy hoạch sử dụng đất là rất lớn.

Page 11: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

2

Xuất phát từ những lý do này, đề tài nghiên cứu: “Thiết kế hệ thống WebGIS quản lý thông tin quy hoạch sử dụng đất (lấy ví dụ huyện Đông Anh, thành phố Hà

Nội)” có tính cấp thiết cao.

2. Mục tiêu nghiên cứu Ứng dụng công nghệ WebGIS xây dựng hệ thống quản lý thông tin quy

hoạch sử dụng đất trên mạng Internet nhằm nâng cao hiệu quả quy hoạch sử dụng

đất và góp phần làm minh bạch hóa thị trường bất động sản.

3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan về quy hoạch sử dụng đất và vấn đề phổ biến thông

tin quy hoạch sử dụng đất.

- Thiết kế hệ thống WebGIS quản lý thông tin quy hoạch sử dụng đất trên

mạng Internet.

- Thử nghiệm trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu để lựa chọn và xây dựng cơ sở

dữ liệu cần thiết

- Phương pháp thiết kế bằng ngôn ngữ mô hình hóa để thiết kế hệ thống

thông tin quy hoạch sử dụng đất dưới dạng các sơ đồ mô hình chuẩn.

- Phương pháp quản lý dữ liệu bằng GIS để thiết kế tổ chức dữ liệu không

gian và dữ liệu thuộc tính.

- Phương pháp thử nghiệm thực tế để kiểm chứng và hoàn thiện kết quả

nghiên cứu.

5. Kết quả đạt được Kết quả của đề tài là thiết kế được một hệ thống WebGIS phục vụ cho quản

lý thông tin quy hoạch sử dụng đất trên mạng Internet. Những thông tin do hệ thống

cung cấp sẽ làm tăng hiệu quả quản lý, rút ngắn khoảng cách giữa cán bộ và người

dân trong việc theo dõi và thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất, góp phần

làm minh bạch hóa thị trường bất động sản.

Tác giả đã tham gia công bố 01 bài báo: Trần Quốc Bình, Phạm Thị Thanh

Thủy, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Sĩ Thọ. Designing a WebGIS system to

supportactive participation of citizens in land use planning. VNU Journal of

Science, Earth and Environmental Sciences, 29(1), 2013, pp. 1-13.

Page 12: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

3

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu, các tài liệu tham khảo và số liệu

thực tế, đề tài đã nghiên cứu, xây dựng được hệ thống WebGIS quản lý thông tin

quy hoạch sử dụng đất cho cấp huyện.

Hệ thống WebGIS do đề tài xây dựng không chỉ là một giải pháp hiệu quả

phổ biến thông tin QHSDĐ đến người dân mà còn cho phép theo dõi tiến độ thực

hiện QHSDĐ và có thể khai thác nguồn dữ liệu không gian và thuộc tính trên bản

đồ cho nhiều mục đích khác. Hệ thống đã được thử nghiệm trên địa bàn huyện

Đông Anh.

7. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được cấu trúc thành 3 chương:

Chương 1. Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất và nhu cầu phổ biến thông

tin quy hoạch sử dụng đất

Chương 2. Thiết kế hệ thống WebGIS quản lý thông tin quy hoạch sử dụng

đất trên mạng Internet

Chương 3. Thử nghiệm trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Page 13: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ

NHU CẦU PHỔ BIẾN THÔNG TIN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của quy hoạch sử dụng đất 1.1.1. Khái niệm, vai trò của quy hoạch sử dụng đất

QHSDĐ là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, pháp chế của Nhà nước

về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao; thông qua việc

phân bố quĩ đất đai cho các mục đích sử dụng và tổ chức sử dụng đất như tư liệu

sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ

môi trường [8].

Từ đó thấy rằng quy hoạch sử dụng đất là “công cụ” quan trọng của người

quản lý và cả của người sử dụng đất.

Điều 18 Hiến pháp 1992 quy định rằng: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn

bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật...” theo đó, “quy hoạch” là cơ sở quan trọng

để quản lý nhà nước về đất đai, tuy không phải là pháp luật nhưng lại mang tính

pháp lý, gắn liền với nhiệm vụ quản lý nhà nước. Vậy là quy hoạch hóa việc sử

dụng đất không đơn thuần là một hoạt động kinh tế - kỹ thuật mà còn là một hoạt

động quản lý có ý nghĩa kinh tế - chính trị, thể hiện ý chí của nhà nước về phát triển

trong tương lai mà mọi người đều phải chấp hành. Theo tinh thần đó của Hiến pháp,

Luật đất đai, Luật quy hoạch sẽ quy định cụ thể về đối tượng và hành vi trong lĩnh

vực này.

Về kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất là việc tổ chức sử dụng tài nguyên đất

đai của một vùng lãnh thổ cho những mục tiêu kinh tế - xã hội định trước, lấy đơn

vị hành chính nhà nước làm khung nhưng không bị giới hạn bởi các đơn vị hành

chính nhà nước nội bộ (cấp dưới) để giải bài toán của phát triển. Với vốn đất đai và

lao động xác định, phải sắp xếp sao cho địa phương đó tiến lên với tốc độ mong

muốn và hài hoà với cả nước. Quy hoạch sử dụng đất phải chỉ ra được sự phối hợp

sử dụng đất của các địa phương trong một vùng ra sao để đảm bảo sự đồng bộ trong

phát triển.

Về kinh tế, quy hoạch sử dụng đất là quá trình tối đa hóa giá trị của bất động

sản, theo đó việc sử dụng đất được quyết định trên cơ sở các động lực của thị

Page 14: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

5

trường, nên cũng có thể nói rằng quy hoạch sử dụng đất phải trở thành một sản

phẩm của cơ chế thị trường - nghĩa là mỗi thửa đất đều phải được sử dụng theo cách

đảm bảo tổng số các thửa đất trong vùng quy hoạch có giá trị tối đa theo các tiêu

chuẩn thị trường. Nói cách khác, mỗi thửa đất phải được sử dụng sao cho có giá trị

lớn nhất mà không gây ra sự giảm giá đồng loạt cho những thửa đất còn lại trong

vùng. Vậy là có thể dùng những thuật toán thông thường để giải quyết những vấn đề

phức tạp, làm giảm nhẹ tính không hoàn thiện của thị trường bất động sản do tác

động tự nhiên của quan hệ cung cầu. Giá trị đền bù giải phóng mặt bằng để thực

hiện quy hoạch khi phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất được xem là khoản ứng

trước lợi ích do quy hoạch sử dụng đất mang lại. Quy hoạch sử dụng đất phải làm

cho tổng giá trị đất đai trong vùng được tăng cao [8].

Về xã hội, quy hoạch sử dụng đất đảm bảo cân bằng nhu cầu đất đai cho các

nhóm lợi ích, cân bằng giữa nhu cầu sản xuất với đời sống vật chất và tinh thần của

các cộng đồng dân cư, thoả mãn nhu cầu đa dạng đối với đất đai của toàn xã hội.

Về pháp lý, quá trình lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất cũng là quá

trình hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước và thực hiện dân chủ hóa trong quản lý sử

dụng tài nguyên thiên nhiên và tài sản xã hội. “Dự thảo quy hoạch sử dụng đất chi

tiết phải được giới thiệu đến từng tổ dân phố, thôn, xóm, buôn, ấp, làng, bản, phum,

sóc và các điểm dân cư khác, đồng thời phải được niêm yết công khai tại trụ sở

UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất...”(Điều 18 Nghị định 181/2004/NĐ-CP về

thi hành Luật đất đai 2003) [5]. Các quy định pháp luật về lập, xét duyệt và tổ chức

thực hiện quy hoạch sử dụng đất trở thành công cụ quản lý nhà nước đảm bảo cho

sự phát triển đồng bộ, ổn định và an toàn được thể hiện ngay trong nội dung của các

đề án quy hoạch sử dụng đất.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa và tái cơ cấu nền kinh tế, việc sử dụng đất

phải trải qua những điều chỉnh lớn giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và

nông nghiệp, giữa đất dùng cho sản xuất (tư liệu sản xuất) với các loại đất chuyên

dùng (cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật - xã hội),... thì quy hoạch sử dụng đất là công

cụ và giải pháp quan trọng thể hiện ý chí của phát triển và trở thành cơ sở quyết

định cho quy hoạch kế hoạch phát triển các chuyên ngành.

Do yêu cầu của hội nhập và hợp tác quốc tế, quy hoạch sử dụng đất của Việt

Nam còn cần nghiên cứu những kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này để hoàn

Page 15: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

6

thiện quy trình và chính sách, tăng khả năng thu hút đầu tư và thích nghi với những

định hướng mới của cộng đồng quốc tế.

Vai trò của quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ quản lý nhà nước về đất đai góp

phần tích cực vào việc phân bổ và sử dụng ngày càng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả

và bền vững tài nguyên đất đai.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho

phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tạo ra cơ cấu sử dụng đất phù hợp với quá

trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội góp phần bảo

đảm an ninh lương thực.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tạo ra quỹ đất phù hợp cho phát triển công

nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang và phát triển đô thị, đáp ứng

nhu cầu sử dụng đất của giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Việc lập QHSDĐ phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây [9]:

- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế -

xã hội, quốc phòng, an ninh;

- Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp

dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên;

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử

dụng đất của cấp dưới;

- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;

- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;

- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

- Phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng, địa

phương;

- Dân chủ và công khai.

Chính vì vậy việc lập quy hoạch tùy theo từng cấp trong công tác quản lý

Nhà nước về đất đai có vai trò khác nhau nhưng phải có sự thống nhất giữa các cấp

[9]:

- Cấp toàn quốc: xây dựng chiến lược tổng thể sử dụng đất.

Page 16: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

7

- Cấp tỉnh: có vị trí trung tâm và là khung sườn trung gian giữa Trung ương

và địa phương. Nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là thiết lập cơ

cấu sử dụng các loại đất chính (đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng)

một cách hợp lý, phân bổ và bố trí đất đai cho các dự án đầu tư, phát triển các đô

thị, các công trình công cộng, giao thông, thủy lợi chính,... trên địa bàn tỉnh trong

thời kỳ quy hoạch.

- Cấp huyện: đóng vai trò trung gian, cầu nối giữa cấp tỉnh và xã. Nhiệm vụ

chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là thiết lập một cách hợp lý cơ cấu sử

dụng các loại đất (đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng) và các loại

hình chi tiết của từng loại đất trên phạm vi toàn huyện nhằm đáp ứng nhu cầu đất

đai cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quy hoạch.

- Cấp xã: thể hiện phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết (gắn với thửa

đất) trong thời kỳ quy hoạch. Nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất cấp xã

là xây dựng cơ cấu sử dụng đất hợp lý, phân bổ các loại đất cho các mục đích sử

dụng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn

quy hoạch, đồng thời đảm bảo tính bền vững về môi trường sinh thái.

Theo dự thảo Luật đất đai 2013 thì QH KHSDĐ sẽ dừng lại ở cấp huyện, QH

KHSDĐ cấp xã sẽ được bỏ qua, vì vậy QH KHSDĐ cấp huyện sẽ thể hiện phương

án QHSDĐ chi tiết nhất [10]. 1.1.2. Các văn bản pháp lý về quy hoạch sử dụng đất

Trải qua một thời gian dài, đến nay công tác quy hoạch sử dụng đất đã và

đang dần hoàn thiện hơn về khung pháp lý, đáp ứng kịp thời các mục tiêu phát triển

kinh tế - xã hội nói chung và quản lý nhà nước về đất đai nói riêng.

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã được

Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua, trong đó Chương III, Điều 53 quy

định rằng đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng

biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư,

quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu

và thống nhất quản lý. Điều 54 quy định rõ đất đai là tài nguyên đặc biệt của

quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.

Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử

dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các

Page 17: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

8

quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo

hộ. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật

cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã

hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và

được bồi thường theo quy định của pháp luật. Nhà nước trưng dụng đất trong

trường hợp thật cần thiết do luật định để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh

hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp , phòng chống thiên tai

Luật Đất đai năm 2003 tại chương I, điều 6 quy định: Quản lý quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Về

QH, KHSDĐ Luật Đất đai 2003 quy định cụ thể trong 10 Điều luật, từ Điều 21

đến Điều 30 như sau: Điều 21, 22, 23 đã quy định nguyên tắc, căn cứ lập QH,

KHSDĐ và nội dung của QH, KHSDĐ. Điều 24, 25 quy định về kỳ QH,

KHSDĐ và phân cấp lập QH, KHSDĐ. Theo đó kỳ quy hoạch được quy định là

mười năm, còn kỳ kế hoạch là năm năm. QH, KHSDĐ được thực hiện ở 4 cấp:

Cả nước, tỉnh - thành phố, huyện, xã. Tại điều 26, 27, 28, 29 quy định về thẩm

quyền quyết định, xét duyệt, điều chỉnh, công bố và thực hiện quy hoạch. Điều

30 là quy định về QH, KHSDĐ vào mục đích quốc phòng, an ninh [9].

Mới đây nhất, Quốc hội cũng đã thông qua Luật Đất đai năm 2013 thay thế

cho Luật Đất đai 2003 sau một thời gian nghiên cứu hoàn thiện các qui định

trong công tác quản lý nhà nước về đất đai từ trước tới nay.

Các quy định về QH, KHSDĐ trước khi ban hành Luật Đất đai 2013 bao

gồm:

- Nghị định của Chính phủ số 181/2004/NĐ-CP ngày 26/11/2004 về

hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003. Điều 12, 13, 14 đã quy định nội dung quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Điều 15 quy định trách nhiệm lập quy hoạch, Điều

16, 17 quy định việc lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cả nước,

Điều 18 quy định về việc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về quy hoạch sử dụng

đất chi tiết, các điều 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 quy định việc xét duyệt quy hoạch

sử dụng đất các cấp, các điều 26, 27, 28, 29 quy định về điều chỉnh, công bố và

quản lý quy hoạch [5].

- Nghị định của Chính phủ số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 đã quy

định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giao đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ

Page 18: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

9

và tái định cư. Trong đó hướng dẫn nội dung quy hoạch sử dụng đất cụ thể cho

từng cấp quốc gia, tỉnh, huyện, xã tại các điều 3, 4, 5, 6, 7. Hướng dẫn tổ chức

lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thẩm định và thực hiện quy hoạch sử dụng

đất tại điều 8, 9, 10 [4].

- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh

và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất [2].

- Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT quy định về định mức kinh tế - kỹ

thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất [3].

Trong Luật Đất đai 2013 các vấn đề về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

được quy định trong 16 Điều, từ Điều 35 đến Điều 51 bao gồm các nội dung:

Điều 35, 36, 37 quy định về nguyên tắc lập QH, KHSDĐ; hệ thống QH, KHSDĐ

và kỳ QH, KHSDĐ. Theo đó kỳ QHSDĐ vẫn có thời gian mười năm, kỳ

KHSDĐ cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh

là năm năm. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm. Tại các Điều

38, 39, 40, 41 quy định về QH, KHSDĐ các cấp quốc gia, cấp tỉnh và huyện và

đất quốc phòng, an ninh. Điều 42, 43 quy định trách nhiệm lập QH, KHSDĐ và

lấy ý kiến về QH, KHSDĐ. Điều 44, 45 quy định việc thẩm định QH, KHSDĐ

và thẩm quyền quyết định phê duyệt QH, KHSDĐ. Điều 46, 47 quy định về điều

chỉnh QH, KHSDĐ và tư vấn lập QH, KHSDĐ. Điều 48, 49, 50 là qui định về

công bố QH, KHSDĐ; thực hiện QH, KHSDĐ và báo cáo thực hiện QH,

KHSDĐ. Điều 51 qui định việc giải quyết phát sinh về QH, KHSDĐ sau khi

Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành từ 01/07/2014 [10].

Nhìn chung quy định về QH, KHSDĐ trong Luật Đất đai 2013 là sự tổng

hợp nội dung của các qui định pháp lý từ trước tới nay và cũng có sự điều chỉnh

cho phù hợp với thực tế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay.

1.1.3. Nội dung và trình tự thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có một ý nghĩa đặc biệt quan

trọng nhằm định hướng cho các cấp, các ngành lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết;

là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm căn cứ cho việc giao

đất, cho thuê đất,... và đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc

phòng. Đồng thời việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một biện pháp hữu

Page 19: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

10

hiệu của Nhà nước nhằm sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, từng bước ngăn chặn huỷ

hoại đất, hạn chế lãng phí đất đai, phá vỡ cân bằng môi trường sinh thái.

Quy định của Luật Đất đai 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về công tác

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện còn một số tồn tại, bất cập như nội dung quy

hoạch sử dụng đất của cả nước cũng tương tự nội dung quy hoạch sử dụng đất của

cấp tỉnh, huyện, xã (quy định chung trong cùng 1 điều); chưa phân định rõ phạm vi,

mức độ phân bổ đất đai cho các mục đích sử dụng mà quy hoạch của từng cấp phải

thể hiện dẫn đến sự trùng lặp trong việc xác định nhu cầu sử dụng đất; hệ thống chỉ

tiêu quy hoạch sử dụng đất được áp dụng chung cho cả 04 cấp và số lượng quá

nhiều (46 chỉ tiêu).

Để khắc phục những tồn tại, bất cập và đáp ứng các mục tiêu nêu trên, Nghị

định số 69/2009/NĐ-CP và Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT quy định rõ nội dung

quy hoạch sử dụng đất theo từng loại quy hoạch sử dụng đất của 4 cấp (quốc gia,

tỉnh, huyện, xã và quy định cụ thể nội dung quy hoạch sử dụng đất của từng cấp

đảm bảo phù hợp với yêu cầu quản lý và khả năng tổ chức thực hiện của cấp đó. Chỉ

tiêu sử dụng đất trong quy hoạch phản ánh được cả tầm quan trọng (theo cấp hành

chính) và theo không gian sử dụng. Mỗi cấp hành chính chỉ trình và cấp trên xét

duyệt những chỉ tiêu sử dụng đất của cấp đó, đồng thời cũng phải đảm bảo các chỉ

tiêu sử dụng đất của cấp trên đã được phân bổ.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và cấp xã là cơ sở thiết lập cơ

cấu sử dụng đất hợp lý và các loại hình chi tiết của từng loại đất phân bổ các loại

đất cho các mục đích sử dụng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa

phương trong giai đoạn quy hoạch, đồng thời đảm bảo tính bền vững về môi trường

sinh thái.

Cho tới thời điểm hiện nay, theo khoản 2 và khoản 4 Điều 40 Luật đất đai

2013 thì QHSDĐ và KHSDĐ hàng năm của cấp huyện đã được điều chỉnh cho phù

hợp với thực tế phát triển kinh tế xã hội và quy định cụ thể hơn về nội dung thực

hiện.

Theo Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT trình tự lập quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất đầu kỳ ở cấp huyện được quy định như sau [2]:

1. Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội;

Page 20: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

11

2. Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện

quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

3. Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn về sử dụng đất;

4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất;

5. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội

và môi trường;

6. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu;

7. Đề xuất các giải pháp phù hợp với yêu cầu tổ chức thực hiện quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất tại huyện.

Đối với kế hoạch sử dụng đất cuối kỳ ở cấp huyện, trình tự thực hiện như sau:

1. Điều tra, thu thập thông tin, dữ liệu;

2. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước của huyện;

3. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối;

4. Đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối.

1.2. Vấn đề quản lý thông tin về quy hoạch sử dụng đất và khả năng ứng dụng WebGIS trong quản lý thông tin quy hoạch sử dụng đất

1.2.1. Nhu cầu quản lý và phổ biến thông tin quy hoạch sử dụng đất QHSDĐ là một trong những nội dung quan tâm hàng đầu của Nhà nước và

của cả người dân. Thế nhưng thực tế hiện nay đã và đang xảy ra rất nhiều vấn đề bất

cập liên quan đến đất đai mà dư luận xã hội rất quan tâm. Việc thực hiện công khai,

minh bạch phương án QHSDĐ theo quy định vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù các

thông tin quy hoạch đã được công khai theo qui định của Luật đất đai, nhưng thông

tin công khai mới chỉ phản ánh dự kiến kết quả của cuối kỳ quy hoạch. Do đó việc

theo dõi tiến độ quy hoạch là không thể thực hiện. Các thông tin công khai trên bản

đồ quy hoạch thường được in trên những bảng pano ở ngoài trời nên chỉ được một

thời gian là bị hư hoại do thời tiết trong khi cơ quan có chức năng thực hiện quy

hoạch lại thiếu sự quan tâm giữ gìn và bảo trì để thông tin quy hoạch được cụ thể

trong suốt quá trình thực hiện. Các thông tin trên bản đồ quy hoạch không phải

người dân nào cũng có thể hiểu được do nhận thức của mỗi người. Nhà nước luôn

mong muốn công khai, minh bạch thông tin quy hoạch sử dụng đất để tranh thủ sự

tham gia góp ý của người dân đối với các dự án quy hoạch còn người dân thì luôn

quan tâm đến thông tin quy hoạch do nó ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của họ.

Page 21: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

12

Đặc biệt trong những năm gần đây, việc phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp

đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội, sự phát triển bùng nổ của thị

trường bất động sản đã làm cho tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhu cầu

thông tin về nhà đất là rất lớn. Thông tin quy hoạch đã ảnh hưởng rất lớn đến thị

trường bất động sản, nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và sự giao dịch trên thị

trường. Để thị trường bất động sản phát triển bền vững đòi hỏi thông tin quy hoạch

phải được công khai, minh bạch cụ thể. Công tác thực hiện triển khai QHSDĐ vẫn

còn nhiều sai phạm dẫn đến thiếu hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng đất. Cụ thể

đó là sự chậm chễ trong việc thực hiện các dự án quy hoạch, xảy ra những dự án

quy hoạch treo nguyên nhân một phần là do sự thiếu trách nhiệm, thiếu sự sát sao

trong quản lý đất đai, thiếu thông tin do không cập nhật thường xuyên các thông tin

liên quan đến công tác thực hiện QHSDĐ nên không có biện pháp khắc phục kịp

thời để xảy ra sai phạm và lãng phí đất đai. Những vụ việc như sử dụng đất trái với

quy định, sử dụng không đúng mục đích hoặc tự động chuyển mục đích sử dụng đất

trái phép. Những vụ việc giao đất, cho thuê đất vẫn còn nhiều sai phạm gây thiệt hại

cho người dân dẫn tới những khiếu nại, tố cáo gia tăng vừa ảnh hưởng đến uy tín

của Nhà nước vừa gây bức xúc dư luận. Mặc dù Nhà nước đã có những quy định cụ

thể trong việc triển khai thực hiện QHSDĐ nhưng trong thực tế triển khai vẫn còn

có gặp nhiều vướng mắc. Đó là những sai phạm của cán bộ quản lý nhà nước trong

công tác quản lý nhà nước về đất đai, cố tình thực hiện trái với quy định của nhà

nước, vừa gây thiệt hại cho nhà nước và cho cả người dân. Sự thiếu hiểu biết của

người dân đối với việc thực hiện QHSDĐ do trình độ hạn chế và thiếu thông tin

cũng là một trong những hạn chế làm ảnh hưởng đến công tác thực hiện quy hoạch

sử dụng đất. Cụ thể ví dụ như việc thu hồi đất có nhiều sai phạm ở huyện Tiên

Lãng, thành phố Hải Phòng, thu hồi đất của nhân dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng

Yên … đã gây ra rất nhiều tranh cãi được dư luận rất quan tâm theo rõi và đến nỗi

vụ việc khiếu kiện lên đến cấp Trung ương mà đứng đầu là Thủ tướng Chính phủ và

Thanh tra Chính phủ phải đứng ra chỉ đạo giải quyết làm rõ.

Theo Luật đất đai, việc lập QHSDĐ được quy định thực hiện mười năm một

lần, thế nhưng thực tế việc thực hiện lập và triển khai lại rất chậm và thường xảy ra

tình trạng kỳ quy hoạch trước chồng lên kỳ quy hoạch sau, thông tin quy hoạch sử

dụng đất vì thế cũng bị chậm được công khai, làm hạn chế cho việc triển khai thực

Page 22: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

13

hiện QHSDĐ. Bên cạnh đó vẫn còn các mâu thuẫn về quy hoạch giữa các cấp hành

chính và giữa các đơn vị hành chính cùng cấp, giữa các loại hình quy hoạch khác

nhau (quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển kinh tế - xã

hội, quy hoạch an ninh, quốc phòng,…).

Để khắc phục những hạn chế trên, việc thường xuyên quản lý, cập nhật thông

tin tiến độ QHSDĐ cho các cấp quản lý nhà nước nhằm nắm được tình hình để quản

lý hiệu quả đối với đất đai, đồng thời phổ biến kịp thời, công khai rộng rãi những

thông tin về QHSDĐ cho người dân, tranh thủ ý kiến người dân là một sự cần thiết

trong công tác quản lý thực hiện QHSDĐ nói riêng và công tác quản lý nhà nước về

đất đai nói chung. Do đó, xây dựng và phát triển một hệ thống quản lý thông tin

QHSDĐ thích hợp là một giải pháp hiệu quả để giải quyết những khó khăn hạn chế

trên đây.

Yêu cầu đặt ra đối với hệ thống quản lý thông tin QHSDĐ này là:

- Hệ thống có khả năng tích hợp thông tin cao (bao gồm các thông tin về tiến

độ QHSDĐ, thông tin phản hồi đối với các dự án QHSDĐ, thông tin góp ý và các

thông điệp trao đổi liên quan đến QHSDĐ của các đối tượng sử dụng hệ thống).

- Hệ thống có thể cập nhật thông tin dữ liệu nhanh chóng, dễ dàng (bao gồm

cập nhật các dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ QHSDĐ, các loại bản đồ

chuyên đề và các dữ liệu liên quan đến QHSDĐ).

- Hệ thống dễ triển khai và sử dụng.

Tuy nhiên để đáp ứng những yêu cầu này cũng đòi hỏi phải có một hạ tầng

kỹ thuật nhất định để quản lý và truyền tải thông tin QHSDĐ, đó là hệ thống mạng

Internet, trình độ tin học của các đối tượng vận hành và sử dụng hệ thống. Đồng

thời cũng đặt ra yêu cầu đối với chất lượng thông tin về QHSDĐ đó là tính đầy đủ,

chính xác của nó.

1.2.2. Khái niệm về WebGIS và khả năng ứng dụng WebGIS trong quản lý và

phổ biến thông tin quy hoạch sử dụng đất Ngày nay Hệ thống thông tin địa lý (GIS – Geographic Information System)

đã phát triển rất mạnh, nó được ứng dụng vào rất nhiều ngành và lĩnh vực khác

nhau như trong quân sự, dự báo thời tiết, bản đồ tìm đường đi, bản đồ địa chất,

khoáng sản,… Cùng với sự bùng nổ của mạng internet toàn cầu và phần cứng máy

tính, GIS đã phát triển công nghệ cho phép chia sẻ các thông tin qua mạng, người sử

Page 23: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

14

dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới đều có thể sử dụng các ứng dụng này thông qua

internet. Vì vậy mà ứng dụng WebGIS đã ra đời là tất yếu của sự phát triển từ sự kết

hợp ứng dụng các công nghệ.

Do đó WebGIS được hiểu là sự kết hợp giữa mạng Internet và công nghệ GIS

mà hình thành lên, WebGIS là hệ thống thông tin địa lý phân tán trên một mạng các

máy tính để tích hợp, trao đổi các thông tin địa lý trên trên mạng Internet [6].

Trong cách thực hiện nhiệm vụ phân tích GIS, dịch vụ này gần giống như là

kiến trúc Client-Server (khách-chủ) của ứng dụng Web trên mạng Internet. Xử lý

thông tin địa lý được chia ra thành các nhiệm vụ ở phía server (chủ) và phía client

(khách). Điều này cho phép người dùng có thể truy xuất, thao tác và nhận kết quả từ

việc khai thác dữ liệu GIS từ trình duyệt Web của họ mà không phải trả tiền cho

phần mềm GIS cần phải cài đặt trên máy tính của họ trong một hệ thống truyền

thống. Một client (khách) tiêu biểu là trình duyệt web và server (máy chủ) bao gồm

một WebServer có cung cấp một chương trình phần mềm WebGIS. Client (khách)

thường yêu cầu một ảnh bản đồ hay vài xử lý thông tin địa lý qua Web đến server

(chủ) ở xa. Server (chủ) chuyển đổi yêu cầu thành mã nội bộ và gọi những chức

năng về GIS bằng cách chuyển tiếp yêu cầu tới phần mềm WebGIS. Phần mềm này

trả về kết quả, sau đó kết quả này được định dạng lại cho việc trình bày bởi trình

duyệt. Server sau đó trả về kết quả cho client (khách) để hiển thị, hoặc gửi dữ liệu

và các công cụ phân tích đến client để dùng ở phía client (khách) [6].

Hình 1.1: Sơ đồ hoạt động của WebGIS [6]

Gửi yêu cầu

Chuyển thông tin Tham chiếu

Gửi yêu cầu Nhận dữ liệu

Phản hồi

Tham chiếu

Chuyển thông tin

Chuyển thông tin

Dữ liệu Data

Server MapServer WebServer Client

(khách)

File mẫu *.html

File mẫu (mapfile) *.map

Page 24: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

15

Có thể thấy rằng công nghệ WebGIS có tiềm năng lớn trong việc làm cho

thông tin địa lý trở nên hữu dụng và sẵn sàng tới số lượng lớn người dùng trên toàn

thế giới và ứng dụng của WebGIS có thể tạo ra một hệ thống có khả năng chạy

được trên bất kì trình duyệt web của bất kì máy tính nào nối mạng Internet.

Quá trình hoạt động của WebGIS được minh họa trong hình 1.1:

- Người dùng sử dụng trình duyệt web ở phía client (khách).

- Client (khách) gửi yêu cầu của người sử dụng đến WebServer (máy chủ

Web) qua giao thức HTTP.

- Webserver nhận yêu cầu của người dùng, nếu là yêu cầu về bản đồ thì

WebServer sẽ chuyển tiếp nó đến ứng dụng server tương ứng ở đây là MapServer

(máy chủ bản đồ) - MapServer sẽ nhận các yêu cầu cụ thể, gọi các hàm có liên quan

để tính toán xử lý. Nếu có yêu cầu về dữ liệu MapServer sẽ gửi yêu cầu tới cơ sở dữ

liệu để lấy ra dữ liệu.

- Data server (máy chủ dữ liệu) tiến hành truy vấn lấy ra dữ liệu cần thiết và

gửi lại cho MapServer.

- Trong quá trình truy cập cơ sở dữ liệu, MapServer thực thi tham chiếu đến

tập tin cấu hình bản đồ (Map file). Dữ liệu lấy về được chuyển về WebServer tham

chiếu đến tệp tin mẫu (html template) để tạo ra kết quả.

- Kết quả sẽ được gửi về Client và hiển thị trên trình duyệt.

Với quy trình họat động như vậy hệ thống WebGIS có thể đáp ứng những

nhu cầu của người sử dụng đó là [6]:

- Khả năng phân phối thông tin địa lý rộng rãi trên toàn cầu, cho phép phổ

biến quản lý và cung cấp thông tin nhanh chóng hiệu quả.

- Người dùng Internet có thể truy cập đến các ứng dụng GIS mà không phải

mua phần mềm, giúp tiết kiệm chi phí cho người sử dụng

- Đối với phần lớn người dùng không có kinh nghiệm về GIS thì việc sử

dụng WebGIS sẽ đơn giản hơn so với việc sử dụng các ứng dụng GIS khác.

Trên cơ sở đó, việc ứng dụng công nghệ WebGIS trong quản lý và phổ biến

thông tin quy hoạch sử dụng đất sẽ rất hiệu quả bởi các thông tin thuộc tính và

thông tin không gian về QHSDĐ được tích hợp trên dữ liệu các loại bản đồ số sẽ

được quản lý bởi công nghệ GIS và các thông tin này sẽ được phổ biến dựa trên ứng

dụng của công nghệ WebGIS.

Page 25: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

16

1.2.3. Tình hình ứng dụng WebGIS trong quản lý và phổ biến thông tin quy

hoạch sử dụng đất Trên thế giới công nghệ WebGIS đã được ứng dụng ở nhiều nơi trong nhiều

lĩnh vực, trong đó có cả xây dựng các bản đồ trực tuyến về quy hoạch sử dụng đất

hay bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Ví dụ như ở Victoria (Úc), Maryland (Mỹ).

Hình 1.2: Bản đồ trực tuyến về QHSDĐ của bang Victoria (Úc)

Hình 1.3: Bản đồ trực tuyến về QHSDĐ của bang Maryland (Mỹ)

Page 26: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

17

Tuy nhiên, việc sử dụng vẫn còn một số hạn chế. WebGIS đã cung cấp các

chức năng khai thác thông tin cơ bản như quản lý người sử dụng, cung cấp những

công cụ tương tác với bản đồ, tra cứu, tìm kiếm thông tin trên bản đồ nhưng còn hạn

chế về cách thiết kế giao diện, hình ảnh bản đồ không được sắc nét sinh động, thiếu

mỹ quan. Có những WebGIS có rất nhiều lớp thông tin của bản đồ được đưa vào

nhưng lại không khai thác được hết các thông tin này. Do đó, lớp thông tin vừa

cồng kềnh, làm tốc độ tải dữ liệu bị chậm không đem lại hiệu quả sử dụng. Có

những WebGIS thì chỉ có một vài lớp thông tin bản đồ trong khi các lớp thông tin

này thì có nội dung quá sơ sài, thiếu cụ thể nên rất hạn chế trong việc sử dụng tra

cứu thông tin.

Ở Việt Nam. mặc dù các hãng GIS nổi tiếng trên thế giới như ESRI,

Intergraph, MapInfo đã vào thị trường trong nước từ khá lâu nhưng số lượng ứng

dụng WebGIS trên Internet có được lại rất ít, chưa mang lại hiệu quả như mong

muốn. Hiện nay, công nghệ WebGIS vẫn còn ở dạng tiềm năng chưa phát triển ở

Việt Nam. Một số địa phương đã sử dụng công nghệ này để công khai các thông tin

về đất đai trên bản đồ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.

Một ví dụ là hệ thống WebGIS tỉnh Vĩnh Phúc được xây dựng nhằm mục

đích công khai hóa dữ liệu tại cơ sở dữ liệu trung tâm của hệ thống cơ sở dữ liệu

GIS toàn tỉnh.

Hình 1.4: Hệ thống WebGIS tỉnh Vĩnh Phúc

Page 27: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

18

Hệ thống với 2 chức năng chính. Một là chức năng khai thác thông tin, chức

năng này cho phép người dùng khai thác thông tin trực tiếp từ các bản đồ chuyên

đề, tra cứu các bản đồ chuyên đề. Hai là chức năng quản trị dịch vụ là toàn bộ chức

năng quản lý của hệ thống. Người dùng có thể quản lý các dịch vụ bản đồ, quản lý

các máy chủ, quản lý nhật ký hệ thống, quản lý và phân quyền người dùng. Mục

đích chính của khối chức năng này là cung cấp các dịch vụ bản đồ cho khối chức

năng khai thác thông tin. Các thông tin bản đồ của hệ thống khá phong phú, liên tục

được cập nhật. Tuy nhiên giao diện của hệ thống còn đơn giản, thiếu mỹ quan. Hình

ảnh dữ liệu thiếu sắc nét. Hệ thống mới chỉ dừng lại ở việc tra cứu thông tin. Chưa

tạo được kênh trao đổi đóng góp xây dựng về hệ thống nói chung, xây dựng dữ liệu

bản đồ nói riêng. Thông tin chưa được chia sẻ cho đa đối tượng sử dụng như tải

(download) các thông tin.

Bến Tre cũng là tỉnh cung cấp thông tin trực tuyến về quy hoạch sử dụng đất

dựa trên công nghệ WebGIS. Bản đồ này được xây dựng chi tiết tới từng thửa đất,

trang web này cho phép tra cứu thông tin về thửa đất như số tờ, số thửa, thông tin

chủ sở hữu.

Hình 1.5: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bến Tre

Page 28: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

19

Tuy nhiên, hệ thống bản đồ khá rối mắt và việc tải dữ liệu lại rất chậm do dữ

liệu quá cồng kềnh, gây khó khăn trong tra cứu thông tin. Bản đồ thông tin quy

hoạch tỉnh Bến Tre cũng còn hạn chế nhiều về thiết kế giao diện như quản lý các

lớp thông tin bản đồ. Cũng giống như hệ thống WebGIS của tỉnh Vĩnh Phúc, hệ

thống WebGIS cũng chưa xây dựng được kênh tương tác với người dùng để người

dùng có thể tương tác với thông tin, cập nhật thông tin và đóng góp ý kiến xây dựng

về thực hiện quy hoạch sử dụng đất của tỉnh.

Ngoài ra công nghệ WebGIS cũng còn được ứng dụng trên webside

http://gis.chinhphu.vn/, trang WebGIS thể hiện các đơn vị hành chính chi tiết tới

mức độ quận, huyện.

Hình 1.6: Bản đồ đơn vị hành chính các cấp

Nhìn chung, việc ứng dụng WebGIS trong những trang web nói trên để cung

cấp thông tin về quy hoạch sử dụng đất thực sự rất hữu ích đối với người dân. Tuy

nhiên, hệ thống bản đồ trên những trang web trong nước đều khá đơn giản cần được

phát triển và hoàn thiện hơn.

Page 29: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

20

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG WEBGIS QUẢN LÝ THÔNG TIN

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN MẠNG INTERNET

2.1. Phân tích hệ thống Phân tích hệ thống là một công việc cơ bản và quan trọng trong việc xây

dựng và phát triển những ứng dụng tin học trong lĩnh vực công nghệ thông tin như

các phần mềm, các Webside ứng dụng,… Việc phân tích hệ thống là nhằm chỉ ra

những chức năng và cách thức hoạt động của ứng dụng trong thực tiễn. Từ đó xây

dựng và hoàn thiện một ứng dụng đầy đủ, đáp ứng hiệu quả cho nhu cầu sử dụng

nó. Việc thiết kế hệ thống WebGIS mà đề tài nghiên cứu cũng cần thiết phải được

thực hiện phân tích hệ thống để đáp ứng được mục đích này.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin hiện nay, việc phân tích

hệ thống ngày càng được hỗ trợ bằng nhiều giải pháp thích hợp nhanh chóng và

hiệu quả hơn, trong đó nổi bật nhất là ứng dụng ngôn ngữ UML (Unifield Modeling

Language), đây là ngôn ngữ phổ biến được nhiều người sử dụng vì hiệu quả mà nó

mang lại trong công tác phân tích hệ thống.

Ngôn ngữ UML (Unifield Modeling Language) là một ngôn ngữ mô hình

gồm các ký hiệu đồ họa mà các phương pháp hướng đối tượng sử dụng để thiết kế

các hệ thống thông tin một cách nhanh chóng. Việc sử dụng ngôn ngữ UML để mô

tả cấu trúc và hoạt động của hệ thống cho phép người thiết kế và thực hiện hệ thống

cũng như người sử dụng hệ thống hình dung được toàn bộ tổng thể của hệ thống, từ

đó có thể dễ dàng sử dụng khai thác và phát triển cho hệ thống.

UML sử dụng một hệ thống ký hiệu thống nhất, biểu diễn các phần tử mô

hình (model element). Tập hợp các phần tử mô hình tạo thành các sơ đồ UML

(UML diagrams). Có các loại UML chủ yếu sau [12]:

- Sơ đồ lớp (Class Diagram)

- Sơ đồ đối tượng (Object Diagram)

- Sơ đồ ca sử dụng (Use Case Diagram)

- Sơ đồ trình tự (Sequence Diagram)

- Sơ đồ cộng tác (Collaboration Diagram)

- Sơ đồ trạng thái (Statechart Diagram)

Page 30: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

21

- Sơ đồ thành phần (Component Diagram)

- Sơ đồ hoạt động (Activity Diagram)

- Sơ đồ triển khai (Deployment Diagram)

- Sơ đồ gói (Package Diagram)

Để thiết kế hệ thống WebGIS quản lý thông tin QHSDĐ đề tài đã lựa chọn ba

loại sơ đồ là sơ đồ ca sử dụng, sơ đồ ca hoạt động và sơ đồ lớp.

2.1.1. Phân tích nhu cầu và xây dựng lược đồ ca sử dụng

Thông tin về QHSDĐ luôn là một trong những thông tin rất quan trọng. Có

thể thấy rằng luôn có rất nhiều đối tượng quan tâm đến thông tin QHSDĐ và nhu

cầu tra cứu thông tin QHSDĐ là rất cao do nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích trong

việc sử dụng đất. Khi thiết kế các chức năng cho một hệ thống thông tin, người ta

thường sử dụng lược đồ ca sử dụng. Lược đồ ca sử dụng (Use case diagram) là một

thành phần đầu tiên, quan trọng trong ngôn ngữ UML. Mục đích chính của lược đồ

ca sử dụng là giúp hình dung ra các yêu cầu chức năng của một hệ thống, bao gồm

mối quan hệ của “các vai – actor” (người hay chủ thể sẽ tương tác với hệ thống) với

các quá trình (processes) cần thiết, cũng như các mối quan hệ giữa các ca sử dụng

khác nhau. Một ca sử dụng minh họa một đơn vị chức năng được hệ thống cung

cấp. Để vẽ một vai (actor tương đương với một loại người sử dụng hệ thống) người

ta vẽ một người dính vào bên trái hay bên phải sơ đồ rồi sử dụng các đường đơn

giản để mô tả các mối quan hệ giữa các vai và các ca sử dụng [7].

Đề tài đã xác định được 05 nhóm người sử dụng hệ thống bao gồm khách,

người đã đăng ký sử dụng, người sử dụng nâng cao, nhà quy hoạch sử dụng đất và

người quản trị hệ thống. Nhu cầu của người sử dụng được trình bày trong hình 2.1

như một sơ đồ ca sử dụng.

Nhóm khách sử dụng bao gồm những người sử dụng chưa đăng ký, hầu hết

họ là những người dân hay doanh nghiệp mà đôi khi mới truy cập hoặc truy cập một

cách tình cờ. Khách có thể sử dụng và tra cứu dữ liệu thông thường như là tra cứu

bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Do sự truy cập vô

danh, khách chỉ có thể tra cứu những thông tin thông thường mà không thể đọc hoặc

đưa ra những phản hồi trên hệ thống. Đó là một hạn chế về quyền của người sử

dụng là khách. Để có thể sử dụng những chức năng nâng cao trên hệ thống, khách

cần phải đăng ký làm thành viên theo hướng dẫn trên hệ thống.

Page 31: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

22

Người sử dụng đã đăng ký làm thành viên là những công dân, những đơn vị

tổ chức và những nhân viên nhà nước mà đã gửi những dữ liệu liên quan đến dữ

liệu cá nhân và thực hiện một thủ tục xác thực để đăng nhập. Họ có thể tra cứu dữ

liệu thông thường, gửi và nhận những thông điệp đến và đi tới những người sử dụng

khác và quan trọng hơn người đã đăng ký sử dụng có thể gửi và xem những phản

hồi về những đối tượng quy hoạch sử dụng đất. Trong đó phản hồi ở đây được hiểu

là những ý kiến chính thức của người dân và các đơn vị, tổ chức sử dụng đất đến

các cơ quan lập và quản lý QHSDĐ còn thông điệp là những thông tin trao đổi giữa

các thành viên với nhau. Thông điệp có chức năng chính là để các thành viên trao

đổi, làm rõ hơn về các phản hồi.

Ở một cấp cao hơn, người sử dụng nâng cao có thể thực hiện tất cả mọi thứ

mà người sử dụng đã đăng ký làm. Họ cũng có thể tra cứu dữ liệu nâng cao như dữ

liệu địa chính và thông tin mà phương án quy hoạch sử dụng đất ảnh hưởng lên thửa

đất như thế nào. Theo ngôn ngữ hướng đối tượng, người sử dụng nâng cao được

thừa hưởng (như là một kiểu đặc biệt) từ người sử dụng đã đăng ký (hình 2.1).

Người sử dụng nâng cao có thể là một nhân viên nhà nước, một người có quyền sử

dụng đất trong khu vưc bị ảnh hưởng bởi quy hoạch sử dụng đất hay một tổ chức

chịu trách nhiệm tiến hành quy hoạch sử dụng đất.

Là một dạng đặc biệt của người sử dụng nâng cao, nhà quy hoạch sử dụng

đất có hai nhiệm vụ chính là cập nhật dữ liệu quy hoạch sử dụng đất và duy trì

những phản hồi. Mỗi phản hồi của người sử dụng sẽ được kiểm duyệt lại bởi nhà quy hoạch sử dụng đất, người này sẽ kiểm tra thông tin, sự phù hợp và liên lạc với

tác giả của phản hồi nếu cần thiết. Phản hồi sẽ được chấp nhận và giữ lại nếu hữu

ích, trái lại nó sẽ bị loại bỏ để giữ cho dữ liệu sạch, tránh tình trạng dữ liệu bị rối

loạn.

Đối tượng sử dụng cuối cùng là người quản trị hệ thống, đây là người mà

chịu trách nhiệm cho việc duy trì và khôi phục dữ liệu cũng như là quản lý đối

tượng sử dụng.

Lược đồ ca sử dụng của hệ thống WebGIS quản lý thông tin QHSDĐ trên

hình 2.1 dưới đây là thể hiện những chức năng mà hệ thống này sẽ cung cấp cho

người sử dụng.

Page 32: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

23

Hình 2.1: Lược đồ ca sử dụng của hệ thống

2.1.2. Phân tích hoạt động trong cung cấp thông tin quy hoạch sử dụng đất và

xây dựng lược đồ hoạt động Trên cơ sở phân tích các chức năng mà hệ thống WebGIS cung cấp cho các

đối tượng sử dụng mà có thể xây dựng phương thức hoạt động trong cung cấp thông

tin cho hệ thống này một cách phù hợp.

Dựa trên ứng dụng phương pháp mô hình hóa UML, đề tài đã xây dựng các

lược đồ hoạt động cho hệ thống WebGIS quản lý thông tin QHSDĐ.

uc Lược đồ ca sử dụng

Hệ thống thông tin QHSDÐ

Ngườii quản trị hệ thống

Khách

Thành viên thông thường

Thành viên nâng cao

Cán bộ quy hoạch

Ðơn vị thực hiện QHSDÐ

Nguười sử dụng đất

Cán bộ địa phương

Duy trì và sao lưu dữ liệu

Ðăng ký người sử dụng

Quản lý người sử dụng

Ðăng nhập

Tra cứu thông tin thông thường

Phản hồi

Xem phản hồi

Gửi/nhận thông điệp

Tra cứu thông tin nâng cao

Quản lý thông tin phản hồi

Cập nhật dữ liệu

Phản hồi thuộc tính

Phản hồi không gian

Rà soát thông tin phản hồi

Loại bỏ thông tin phản hồi

Chấp nhận phản hồi

Cập nhật tiến độ

«include»

«include»

«include»

«include»

«include»

Page 33: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

24

Lược đồ hoạt động là phương pháp hiển thị luồng kiểm soát theo thủ tục giữa

hai hay nhiều lớp đối tượng khi xử lý một hoạt động. Sơ đồ hoạt động chỉ ra các

bước thực hiện, các hành động, các nút quyết định và điều kiện rẽ nhánh để điều

khiển luồng thực hiện của hệ thống. Sơ đồ hoạt động mô tả các hoạt động và các kết

quả của những hoạt động đó trong hệ thống [7].

Đối với đối tượng là khách thì hoạt động trên hệ thống rất đơn giản, khách

chỉ có thể tra cứu thông tin bản đồ trên hệ thống, nếu muốn thực hiện nhiều chức

năng hơn trên hệ thống thì khách phải đăng nhập hệ thống. Hình 2.2 dưới đây thể

hiện cụ thể chức năng tra cứu thông tin của khách.

Hình 2.2: Lược đồ hoạt động tra cứu thông tin của khách

Khi khách truy cập vào hệ thống, hệ thống sẽ trả về trang chủ để khách tiếp

tục thực hiện tương tác hệ thống, tra cứu thông tin hệ thống. Khách chỉ có thể tra

cứu những thông tin thông thường và hệ thống sẽ hiển thị những thông tin mà khách

quan tâm, tuy nhiên nếu khách có nhu cầu tìm kiếm những thông tin nâng cao dành

ượ đồ ứ ủact L c tra c u thông tin c a...Hệ thốngKhách

Truy cập hệ thống Trả v ề trang chủ

Tra cứu thông tin

Hiển thị thông tin

Tra cứu nâng cao

Tổ chức thực hiện

Yêu cầu đăng ký sử dụngĐăng ký sử dụng

Từ chối đăng ký

Nhập thông tin cá nhân

Trả lại tra cứu thôngthường

Chấp nhận đăng ký

Cho phép thực hiện cácchức năng tra cứu nâng

cao

Tra cứu thông tin nângcao

Page 34: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

25

cho thành viên thì hệ thống sẽ yêu cầu khách phải đăng ký thành viên để được phép

sử dụng tra cứu. Hệ thống sẽ thông báo cho khách cách đăng ký sử dụng và khách

sẽ phải đăng nhập các thông tin cá nhân cần thiết, nếu không khách có thể từ chối

đăng ký và quay lại tra cứu thông tin thông thường. Sau khi khách đăng nhập xong

thông tin cá nhân của mình, hệ thống sẽ kiểm tra tính đầy đủ và chấp nhận thông tin

đăng nhập của khách, cho phép khách sử dụng tra cứu thông tin nâng cao đồng thời

các thông tin cá nhân này sẽ được lưu vào hồ sơ dữ liệu người dùng trên hệ thống.

Hệ thống WebGIS cần phải kiểm soát và quản lý các đối tượng người sử

dụng, quản lý cơ sở dữ liệu của hệ thống như việc cập nhật dữ liệu và đưa thông tin

lên hệ thống. Do đó hệ thống đưa vào chức năng đăng nhập/đăng ký sử dụng để giải

quyết vấn đề này.

Đối với hoạt động đăng nhập/đăng ký sử dụng hệ thống, người sử dụng cần

tạo lập một tài khoản cá nhân của riêng mình, sau khi đăng nhập hệ thống sẽ kiểm

tra tài khoản này có được chấp nhận hay không rồi gửi thông báo đến người sử

dụng để người sử dụng được tiếp tục tương tác trên hệ thống. Hoạt động này được

mô tả như hình 2.3 dưới đây:

Hình 2.3: Lược đồ hoạt động đăng nhập/đăng ký sử dụng hệ thống

ượ đồ ạ độ đă đăact L c ho t ng ng ký/ ng n...Hệ thốngThành v iên

Đăng nhập Kiểm tra tài khoản

Trả về hệthống

Yêu cầu đăng kýsử dụng Yêu cầu đăng nhập lại

Chấp nhận tài khoản Không chấp nhận tài khoản

Đăng ký sửdụng

Đăng nhập lại

Tra cứu thôngtin hệ thống

Đăng xuất hệthống

Page 35: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

26

Đối tượng tương tác với hệ thống chủ yếu là QH, KHSDĐ người quản trị, người vận hành hệ thống và thành viên (người sử dụng). Mỗi đối tượng này có

những quyền tương tác riêng mà hệ thống cho phép. Người quản trị hệ thống có

quyền quản lý các thông tin về người dùng và quyền của người dùng (hình 2.4). Tức

là người quản trị hệ thống có quyền sửa hoặc xóa thông tin về người dùng và có thể

hạn chế một số hoạt động của người dùng trên hệ thống. Người quản trị hệ thống

cũng là người duy trì cho sự hoạt động của hệ thống, bảo trì dữ liệu của hệ thống.

Hệ thống cũng cần được hoạt động theo một nguyên tắc nhất định, tránh làm rối

loạn về thông tin người dùng, thông tin dữ liệu, các hoạt động của người sử dụng

trên hệ thống. Người quản trị hệ thống cũng là người đảm bảo những quy tắc hoạt

động này của hệ thống được hiệu quả. Quá trình hoạt động quản trị hệ thống được

mô tả như sơ đồ trên hình 2.4.

Hình 2.4: Lược đồ hoạt động về quản trị hệ thống

ượ đồ ạ độ ả ịact L c ho t ng duy trì và qu n tr ...Hệ thốngNgười quản trị

Đăng nhập Xác nhận thành v iên

Kiểm tra thông tin ngườidùng

Nhận thông tin cập nhật

Bảo trì dữ liệu

Trả về hệ thống

Sủa/xóa thông tin ngườidùng

Sửa/xóa dữ liệu

Gửi thông tin lên hệ thống

Chấp nhận cập nhật thông tinYêu cầu cập nhật lại

Báo cáo kết quả đã cậpnhật

Kiểm tra kết quả cập nhật

Kiểm tra và cập nhật lạithông tin

Đăng xuất hệ thống

Page 36: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

27

Người quản trị đăng nhập hệ thống, sau khi được hệ thống xác nhận người

quản trị sẽ được thực hiện quyền kiểm tra thông tin người dùng và bảo trì dữ liệu rồi

lưu lại trên hệ thống. Hệ thống sẽ cập nhật thông tin mà người quản trị đưa lên và

thông báo tới người quản trị rằng thông tin đã được cập nhật hoặc từ chối và yêu

cầu nhập lại thông tin nếu thông tin không đạt yêu cầu. Sau đó người quản trị có thể

kiểm tra kết quả cập nhật của mình trên hệ thống.

Nhằm giúp cho việc khai thác thông tin trên hệ thống nhanh chóng và tiện

lợi, hệ thống được xây dựng các công cụ tìm kiếm và truy vấn thông tin, đây là chức

năng cơ bản và không thể thiếu trên một hệ thống có nhiều lớp thông tin bản đồ và

mỗi lớp thông tin bản đồ này lại có những thông tin đặc thù khác nhau. Người sử

dụng có thể tùy theo đặc thù của các lớp thông tin bản đồ mà có thể tìm kiếm thông

tin hoặc đặt ra những điều kiện tìm kiếm thông tin theo nhu cầu của mình dựa trên

các chức năng này. Hoạt động này được mô tả như lược đồ hình 2.5.

Hình 2.5: Lược đồ hoạt động về truy vấn thông tin trên hệ thống

Sau khi đăng nhập hệ thống và được hệ thống xác nhận là thành viên, người

dùng có thể khai thác thông tin trên hệ thống và thực hiện tra cứu, truy vấn thông tin

ượ đồ ạ độ ấact L c ho t ng truy v n thông tin trên...Hệ thốngThành viên

Đăng nhập Xác nhận thành v iên

Trả v ề hệ thống

Nhập thông tin cần tra cứu Báo cáo kết quả tra cứu

Hiển thị kết quả tracứu

Yêu cầu nhập lại thông tincần tra cứu

Xem kết quả tra cứu

Nhập lại thông tin cần tracứu

Khai thác thông tin hệthống

Đăng xuất

Khai thác kết quả

Page 37: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

28

mà mình quan tâm. Hệ thống sẽ báo lại kết quả cho người dùng nếu như những nội

dung thông tin khai báo cần thiết đầy đủ, chính xác hoặc yêu cầu người dùng nhập

lại những thông tin cần tìm kiếm. Người dùng có thể khai thác thông tin mình tìm

kiếm bằng những hình thức sao lưu dữ liệu hoặc in lại hình ảnh.

Một chức năng nữa được xây dựng trên hệ thống là chức năng phản hồi. Bao

gồm phản hồi không gian và phản hồi thuộc tính. Thành viên (người sử dụng) trên

hệ thống có quyền khai thác thông tin trên hệ thống, được phép tương tác trên hệ

thống và đưa thông tin phản hồi về những việc liên quan đến thực hiện QHSDĐ. Hệ

thống hướng tới cung cấp nhiều hơn chức năng khai thác thông tin hệ thống cho đối

tượng người sử dụng là cán bộ quản lý nhà nước như chia sẻ dữ liệu, khai thác

những thông tin đặc thù trong quản lý nhà nước về đất đai như thông tin về thửa đất,

thông tin chủ sử dụng đất có phần đất nằm trong phạm vi thu hồi, những nguyên

nhân và tồn tại hoặc được khai thác dữ liệu về bản đồ trên hệ thống. Tuy nhiên

những phản hồi trên hệ thống sẽ được kiểm duyệt để tránh tình trạng nhiễu thông tin

trên hệ thống, đó là các phản hồi này sẽ được cán bộ quy hoạch quản lý, có thể loại

bỏ hoặc duyệt đưa vào dữ liệu hệ thống để khai thác. Hoạt động thực hiện chức

năng phản hồi trên hệ thống được mô tả như trên hình 2.6.

Hình 2.6: Lược đồ hoạt động phản hồi trên hệ thống

act Lược đồ hoạt động phản hồi trên hệ thống

Hệ thốngThành v iên

Đăng nhập hệ thống

Trả v ề hệ thống

Xác nhận thành v iên

Tìm kiếm đối tượng phảnhồi

Gửi phản hồi lên hệ thống

Cập nhật phản hồi v ào cơsở dữ liệu

Kiểm tra kết quả Thông báo đã cập nhậtphản hồi vào cơ sở dữ

liệu

Nhâp thông tinphản hôi

Đăng xuất hệ thống

Kiểm duyệt thông tin

Không chấp nhận v àyêu cầu nhập lại

Kiểm tra, nhập lại phảnhồi

Xem thông tin phản hồiBáo cáo danh sách thông tin

phản hồi

Chọn đối tượng đểphản hồi

Vẽ phương án đềsuất trên bản đồ

Hiển thị đối tượng

Page 38: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

29

Khi người sử dụng đăng nhập hệ thống và được hệ thống xác nhận thành viên

thì sẽ được thực hiện các chức năng phản hồi. Người sử dụng có thể tìm kiếm đối

tượng quy hoạch mà mình quan tâm, xem thông tin quy hoạch và những thông tin

phản hồi về các đối tượng quy hoạch. Hệ thống sẽ báo cáo tới người sử dụng danh

sách các phản hồi. Nếu người sử dụng muốn thực hiện phản hồi thuộc tính thì chỉ

cần chọn đối tượng để phản hồi và nhập thông tin phản hồi rồi gửi lên hệ thống,

còn nếu người sử dụng muốn thực hiện chức năng phản hồi không gian thì người sử

dụng chỉ cần vẽ trực tiếp phương án đề suất của mình lên bản đồ, nhập thông tin cần

thiết và gửi lên hệ thống. Hệ thống sẽ kiểm duyệt thông tin mà người sử dụng đưa

lên và cập nhật phản hồi vào cơ sở dữ liệu của hệ thống sau đó gửi thông báo cập

nhật thành công đến người sử dụng hoặc yêu cầu nhập lại phản hồi nếu không đủ

điều kiện theo yêu cầu của hệ thống. Sau đó người sử dụng có thể kiểm tra kết quả

phản hồi của mình.

Khi người sử dụng thực hiện phản hồi trên hệ thống về một đối tượng quy

hoạch như đề suất một phương án mới hoặc cập nhật những thông tin liên quan đến

đối tượng quy hoạch này mà chưa được cụ thể, thì người vận hành hệ thống có nhu

cầu trao đổi lại với đối tượng này đề làm rõ hơn, chức năng liên lạc bằng thông điệp

được xây dựng trên hệ thống sẽ góp phần giải quyết hiệu quả vấn đề này. Không chỉ

vậy chức năng này còn tạo một kênh liên lạc, trao đổi thông tin giữa các thành viên

sử dụng hệ thống. Hoạt động này được mô tả trên lược đồ ở hình 2.7.

Người sử dụng sau khi đăng nhập hệ thống có thể đọc những thông điệp của

mình hoặc những thông điệp của các đối tượng khác gửi cho mình và được quyền

gửi thông điệp cho người sử dụng khác. Sau khi người sử dụng gửi thông điệp, hệ

thống sẽ kiểm tra thông điệp và cho phép lưu vào hệ thống nếu đủ điều kiện hoặc

yêu cầu gửi lại nếu thiếu những thông tin cần thiết. Sau đó hệ thống sẽ gửi thông

báo đến người sử dụng và người sử dụng có thể kiểm tra thông điệp của mình đã

gửi hay chưa.

Page 39: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

30

Hình 2.7: Lược đồ hoạt động gửi/nhận thông điệp trên hệ thống

Một việc không thể thiếu đối với hệ thống đó là cập nhật dữ liệu cho hệ

thống, việc này được phân công cụ thể cho cán bộ quy hoạch bởi nó mang tính

chuyên môn cao mà các thành viên khác không thể thực hiện được, và cũng vì cán

bộ quy hoạch cũng là những người trực tiếp xây dựng lên các dự án quy hoạch.

Hoạt động cập nhật dữ liệu được mô tả như trên hình 2.8. Người sử dụng đăng nhập

hệ thống được xác nhận là thành viên thì tiếp tục được thực hiện chức năng cập nhật

dữ liệu. Nếu là dữ liệu mới thì người sử dụng thực hiện cập nhật trực tiếp lên hệ

thống còn nếu là cập nhật dữ liệu bổ sung (chỉnh sửa dữ liệu) cho đối tượng đã có

thì cần lựa chọn đối tượng và thực hiện cập nhật dữ liệu cho đối tượng đó. Sau đó

người sử dụng lưu lại dữ liệu vào hệ thống. Hệ thống sẽ tự động cập nhật dữ liệu và

hiển thị những thông tin mới trên hệ thống. Lúc này người sử dụng chỉ cần kiểm tra

xem dữ liệu đã được cập nhật hay chưa.

ượ đồ ạ độ ử ậ đ ệact L c ho t ng g i/nh n thông i p tr...Hệ thốngThành v iên

Đăng nhập hệ thống Xác nhận thành v iên

Trả về hệ thống

Gửi thông điệp

Đọc thông điệp

Kiểm tra thông điệp

Nhận và lưu v ào hệ thống

Báo cáo kết quảKiểm tra kết quả đã gửi

Đăng xuất hệ thống

Yêu cầu gửi lạiKiểm tra, gửi lại thôngđiệp

Page 40: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

31

Hình 2.8: Lược đồ hoạt động cập nhật dữ liệu vào hệ thống

Đối với thông tin về tiến độ quy hoạch, nhiệm vụ này sẽ được giao cho cán

bộ địa phương bởi đây là người trực tiếp quản lý địa bàn của mình, như vậy thông

tin sẽ được cập nhật thường xuyên nhanh chóng và chính xác hơn. Và cũng giúp

người tra cứu thông tin cập nhật kịp thời hơn (hình 2.9). Cán bộ quy hoạch sau khi

đăng nhập được hệ thống xác nhận là thành viên sẽ tìm kiếm đối tượng quy hoạch

cần cập nhật thông tin tiến độ. Hệ thống sẽ hiển thị đối tượng quy hoạch mà cán bộ

quy hoạch cần tìm. Sau đó cán bộ quy hoạch có thể chọn những nội dung cần cập

nhật cho đối tượng quy hoạch và gửi lên hệ thống. Hệ thống sẽ kiểm tra thông tin và

lưu vào hệ thống nếu đạt yêu cầu hoặc yêu cầu kiểm tra nhập lại nếu không đạt yêu

cầu. Thông tin tiến độ đạt yêu cầu sẽ được kiểm duyệt và được hiển thị trên hệ

thống thông qua trình duyệt web. Cuối cùng cán bộ quy hoạch có thể kiểm tra lại

những nội dung thông tin mà mình đã cập nhật.

ượ đồ ạ độ ậ ậact L c ho t ng c p nh t c...Thành v iên Hệ thống

Đăng nhập hệ thống Xác nhận thành v iên

Trả về hệ thốngLựa chọn lớp dữ liệu cầncập nhật

Cập nhật dữ liệu mới

Lưu trữ thông tin vào cơsở dữ liệu

Hiển thị thông tin trên hệthống

Kiểm tra thông tin cậpnhật

Chỉnh sửa dữ liệu

Lưu dữ liệu vào hệ thống

Đăng suất hệ thống

Page 41: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

32

Hình 2.9: Lược đồ hoạt động cập nhật tiến độ quy hoạch

2.2. Thiết kế hệ thống

2.2.1. Lựa chọn công nghệ Trên cơ sở nghiên cứu khả năng ứng dụng của công nghệ WebGIS đề tài đã

thực hiện phân tích cụ thể các bước xây dựng hệ thống WebGIS để lựa chọn các

công nghệ cho phù hợp. Có hai sự lựa chọn đặt ra cho việc phát triển hệ thống

WebGIS hiện nay. Một là phát triển trên nền tảng các phần mềm thương mại. Lựa

chọn này cho phép phát triển hệ thống nhanh, đặc biệt là đối với các hệ thống có

quy mô lớn, phức tạp. Được hỗ trợ từ các nhà cung cấp, liên tục được cập nhật nâng

cấp. Tuy nhiên chi phí đầu tư cao và lệ thuộc vào các công nghệ đặc thù của nhà sản

xuất. Hai là phát triển trên nền tảng các phần mềm mã nguồn mở. Lựa chọn này có

chi phí đầu tư thấp có thể tận dụng trí tuệ của cộng đồng công nghệ thông tin. Tuy

nhiên việc phát triển phức tạp hơn nhiều vì giải pháp mã nguồn mở không có nhiều

công cụ hỗ trợ phát triển hệ thống. Với mục tiêu nghiên cứu thử nghiệm, đề tài đã

act Lược đồ hoạt động cập nhật tiến độ quy hoạch

Hệ thốngThành v iên

Đăng nhập hệ thống Xác nhận thành v iên

Trở v ề hệ thốngTìm kiếm đối tượng quyhoạch

Hiển thị đối tượng quyhoạch

Chọn đối tượng cập nhậtthông tin

Gửi thông tin Kiểm tra thông tin

Từ chối, yêu cầu kiểm tralại

Chấp nhận, lưu v ào hệthống

Kiểm duyệt thông tin cậpnhật

Hiển thị thông tin trên hệthống thông qua trình duyệt

web

Kiểm tra, cập nhật lại

Kiểm tra thông tin đã cậpnhật

Đăng xuất hệ thống

Cập nhật thông tin cho đốitượng

Page 42: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

33

hướng đến lựa chọn công nghệ mã nguồn mở để thực hiện xây dựng hệ thống

WebGIS.

Để xây dựng hệ thống WebGIS cần phải sử dụng một hệ thống các phần

mềm ứng dụng đặc thù để xử lý những công việc cụ thể trên hệ thống. Đó là sử

dụng cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu và thiết lập hệ quản trị cơ sở dữ liệu cho hệ

thống, xây dựng MapServer để tạo liên kết truy vấn thông tin bản đồ từ cơ sở dữ

liệu, để từ đó thông qua WebServer đưa thông tin đến người sử dụng trên mạng

Internet.

a, Lựa chọn ứng dụng MapServer cho hệ thống:

Xây dựng MapServer để tạo liên kết truy vấn thông tin bản đồ từ cơ sở dữ

liệu, đưa dữ liệu bản đồ lên hệ thống là vấn đề cốt lõi trong việc xây dựng hệ thống

WebGIS. Từ đó sẽ mở ra những yêu cầu đối với việc xây dựng cơ sở dữ liệu và

triển khai hệ thống. Hiện nay có rất nhiều lựa chọn ứng dụng phần mềm để thực

hiện công việc này. Có thể lựa chọn phát triển ứng dụng dựa trên nền tảng các phần

mềm thương mại như ArcGIS Server, ArcIMS, MapXtreme… hoặc các phần mềm

mã nguồn mở như Geoserver, MapServer.

Với mong muốn xây dựng một hệ thống WebGIS tiết kiệm chi phí, không

hạn chế quyền sử dụng và tận dụng được ý tưởng cộng đồng vẫn đảm bảo hiệu quả

trong sử dụng, đề tài đã lựa chọn phần mềm MapServer làm nền tảng để thiết kế và

phát triển hệ thống.

Phần mềm MapServer là một trong những phần mềm mã nguồn mở được ứng

dụng rộng rãi do hiệu quả mà nó mang lại, đáp ứng được tối đa nhu cầu của người

sử dụng, do đó đề tài đã lựa chọn MapServer làm nền tảng để xây dựng hệ thống

WebGIS.

MapServer là môi trường phát triển cho việc xây dựng ứng dụng GIS thông

qua Internet. Trong mô hình kiến trúc WebGIS, MapServer là ứng dụng GIS được

đặt trên WebServer. MapServer là sản phẩm của Trường đại học Minnesota

(University of Minnesota - UMN) trong dự án kết hợp giữa NASA và Cục Tài

nguyên Minnesota [14].

MapServer có thể chạy trên nhiều môi trường, nó được viết bằng C++ có thể

chạy trên các hệ điều hành Unix/Linux, Windows. Để giao tiếp với các thành phần

Page 43: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

34

trên môi trường Web, MapServer sử dụng chuẩn giao tiếp CGI (Common Gateway

Interface). Phiên bản MapServer hiện tại là MapServer 6.0.

MapServer có các đặc điểm sau [14]:

- Hỗ trợ các dịch vụ WebGIS theo chuẩn OGC, bao gồm: WMS Server,

WMS Client, WFS Server, WFS Client và WCS Server.

- Trình bày bản đồ với nhiều ưu điểm:

Vẽ đối tượng theo tỷ lệ;

Hiển thị nhãn theo đối tượng;

Tùy biến giao diện, mẫu trước khi xuất;

Sử dụng true type font;…

- Tạo bản đồ chuyên đề dựa trên biểu thức truy vấn trên các lớp cơ sở.

- Hệ thống MapServer bao gồm cả MapScript, hỗ trợ các ngôn ngữ kịch bản

phổ biến và môi trường phát triển như C#, PHP, Perl, Python, Java, và Ruby.

MapScript cung cấp môi trường thuận lợi cho việc phát triển các ứng dụng tích hợp

các dữ liệu phân tán. Ta có thể lấy dữ liệu không gian qua các ngôn ngữ kịch bản và

dựa vào MapScript để tạo ra ảnh bản đồ.

- Hỗ trợ các hệ điều hành: Linux, Windows,…

- Hỗ trợ định dạng dữ liệu raster và vector phổ biến hiện nay.

- Hỗ trợ hơn 1000 lưới chiếu trong thư viện Proj.4.

MapServer đóng vai trò như là một công cụ cốt lõi, được cung cấp nội dung

dữ liệu để tạo ảnh bản đồ khi cần đến.

Ứng dụng MapServer sử dụng chuẩn giao tiếp CGI (Common Gateway

Interface - một ứng dụng cổng giao tiếp phổ biến) để giao tiếp với các thành phần

và với HTTP Server. Do có mã nguồn mở nên cũng có những ứng dụng được biên

dịch để có thể dùng MapScript truy xuất trực tiếp các hàm API của MapServer.

Ứng dụng MapServer CGI sử dụng các tài nguyên sau:

- Một Web server (Apache hoặc IIS);

- Phần mềm MapServer (WebGIS application);

- File khởi tạo dùng để cấu hình và tùy biến các thông số của ứng dụng

MapServer (không bắt buộc);

- Map file là file cấu hình cho ứng dụng (bản đồ) của MapServer;

- Template file là giao diện giữa người dùng và MapServer;

Page 44: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

35

- Dữ liệu GIS.

Một ứng dụng hiệu quả trong xây dựng và phát triển hệ thống WebGIS rất

được phổ biến là ứng dụng pMapper. Đây là ứng dụng được phát triển bởi Armin

Burger , pMapper cũng là ứng dụng miễn phí, có thể thay đổi mã nguồn, cách hoạt

động của nó dựa trên MapServer và PHP/MapScrip. Sử dụng pMapper rất tiện lợi vì

nó cung cấp sẵn các công cụ cho việc thiết kế WebGIS.

Một số chức năng mà pMapper cung cấp sẵn có cho người dùng là [15]:

- Các công cụ tương tác bản đồ: phóng to, thu nhỏ, xem thông tin thửa

đất, đo đạc diện tích đối tượng,…

- Các công cụ truy vấn dữ liệu.

- Các chức năng khác như in ấn, download dữ liệu.

- Chức năng quản lý các lớp thông tin bản đồ.

Hình 2.10: Giao diện trên pMapper

b, Thu thập và chuẩn hóa dữ liệu cho hệ thống:

Dữ liệu của hệ thống được thu thập từ nhiều nguồn tư liệu, chủ yếu là các

loại bản đồ dạng số, có định dạng dữ liệu khác nhau như *.dgn (định dạng dữ liệu

của phần mềm Microstation), *.dwg (định dạng dữ liệu của phần mềm AutoCad),…

do đó cần đưa về định dạng thống nhất phù hợp với hệ thống và phải đáp ứng được

việc cập nhật và chỉnh sửa nhanh chóng, chính xác. Để giải quyết vấn đề này, đề tài

đã lựa chọn ứng dụng phần mềm AcrGIS của hãng ESRI để chuẩn hóa dữ liệu và

Page 45: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

36

đưa dữ liệu về định dạng shapefile. Đây cũng là định dạng dữ liệu phù hợp với yêu

cầu của ứng dụng MapServer trong việc truyền tải dữ liệu trên hệ thống. Từ đó dữ

liệu này sẽ được cập nhật vào cơ sở dữ liệu của hệ thống.

c, Xây dựng cơ sở dữ liệu cho hệ thống:

Cơ sở dữ liệu của hệ thống là nguồn gốc tạo lên một hệ thống WebGIS quy

mô về thông tin và khả năng khai thác các thông tin này. Vì vậy việc lựa chọn công

nghệ cho việc quản trị cơ sở dữ liệu cũng rất quan trọng. Đối với việc quản trị cơ sở

dữ liệu cho hệ thống cũng có rất nhiều phần mềm ứng dụng mà thích hợp với

MapServer như ArcSDE, My SQL, PostgreSQL, Oracle Spatial.

Để thiết kế hệ thống WebGIS với khả năng phát triển mạnh mẽ và phong phú

đồng thời tiết kiệm chi phí nên đề tài đã chọn ứng dụng PostgreSQL/PostGIS làm

DataServer (hệ quản trị cơ sở dữ liệu) để quản trị cơ sở dữ liệu cho hệ thống. Đây

là ứng dụng được sử dụng rất phổ biến và hiệu quả hơn hẳn so với nhiều ứng dụng

quản trị dữ liệu khác do những tính năng của nó đáp ứng được nhu cầu quản lý dữ

liệu thuộc tính và không gian, phù hợp với việc quản lý các dữ liệu bản đồ.

PostgreSQL là hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ đối tượng, được phát

triển tại phòng nghiên cứu máy tính Berkeley của trường đại học California. Hệ

quản trị CSDL PostgreSQL là một hệ quản trị CSDL có nhiều tính năng và lợi

thế. Đây là phần mềm mã nguồn mở, miễn phí hoàn toàn trong sử dụng, có hiệu

suất làm việc chênh lệch không đáng kể so với các hệ quản trị khác, hệ quản trị có

độ tin cậy cao và còn có thể chạy được trên rất nhiều hệ điều hành khác nhau

như Window, Linux, Unix, MacOSX,…Tính năng nổi trội của PostgreSQL là

khả năng mở rộng hàm, kiểu dữ liệu, toán tử,… người sử dụng có thể tự định

nghĩa hàm, kiểu dữ liệu, kiểu toán tử và có thể thêm những kiểu dữ liệu, toán tử

vào hệ quản trị CSDL PostgreSQL [13].

PostgreSQL còn hỗ trợ kiểu dữ liệu hình học (geometry) như Point, Line,

Polygon…Và PostGIS chính là công cụ được bổ sung cho PostgreSQL để hỗ trợ

hiển thị đối tượng địa lý. PostGIS được Refraction Research Inc phát triển, như

một dự án nghiên cứu công nghệ CSDL không gian.

PostGIS là một phần mềm mã nguồn mở, mở rộng không gian cho

PostgreSQL, cho phép việc tạo và thao tác trên CSDL không gian. CSDL không

gian trong PostGIS được sử dụng cho hiệu suất sử dụng cao đa người dùng truy

Page 46: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

37

cập đến tệp dữ liệu có tính liền mạch. Nếu quản lý số lượng lớn đọc/ghi dữ liệu

không gian, thì việc sử dụng CSDL không gian có thể cải thiện được tốc độ truy

cập, dễ dàng quản lý và đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu. PostGIS đã được chứng

nhận là “Simple Features for SQL”, tuân thủ theo Open Geospatial Consortium.

PostGIS được phát hành lần đầu tiên vào năm 2001, và hiện đang được sử dụng

trên khắp thế giới như một máy chủ hoạt động với hiệu suất cao cho các đối tượng

không gian.

d, Lựa chọn ứng dụng WebServer cho hệ thống: Để đưa các thông tin lên mạng Internet, cần sử dụng những ứng dụng xây

dựng WebServer. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng để thực hiện công việc này. Hệ

thống có thể lựa chọn ứng dụng Apache là ứng dụng phổ biến được nhiều người sử

dụng.

Cuối cùng việc khai thác thông tin của hệ thống sẽ được người sử dụng trực

tiếp khai thác trên mạng Internet thông qua các trình duyệt webside phổ biến hiện

nay như Firefox, Internet Explorer,… Các trình duyệt này thường được tích hợp sẵn

có trong các hệ điều hành hiện nay hoặc có thể tải trực tiếp trên mạng Internet.

2.2.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu GIS về quy hoạch sử dụng đất Dựa trên nhu cầu đánh giá sử dụng hệ thống, phân tích các chức năng và hoạt

động của hệ thống, mô hình cơ sở dữ liệu GIS về QHSDĐ được thiết kế dưới dạng

sơ đồ lớp UML (hình 2.11). Sơ đồ lớp là sơ đồ đưa ra những hình ảnh về quan hệ

cấu trúc và những ứng xử về chức năng của các lớp. Một lớp là một sự trừu tượng

trong đó nó nhấn mạnh những đặc tính chung, bỏ qua những đặc tính riêng biệt.

Trong sơ đồ lớp, một lớp được trình bày trong hình chữ nhật hiển thị tên, các

phương thức, và thuộc tính của nó. Tên là bắt buộc phải thể hiện còn phương thức

và thuộc tính có thể thể hiện hoặc không. Trong sơ đồ này, các mũi tên mô tả thừa

kế mối quan hệ chung về thuộc tính, trong khi những đường nối là mô tả mối quan

hệ liên kết giữa các lớp hay các bảng [7].

Nguồn gốc của tất cả các lớp (các bảng cơ sở dữ liệu) là các lớp đối tượng

(Doi_tuong) và các lớp đối tượng không gian (Doi_tuong_khong_gian). Đối tượng

(Doi_tuong) là bao hàm của tất cả các lớp bao gồm cả đối tượng không gian

(Doi_tuong_khong_gian). Lớp dữ liệu thuộc tính là được chứa đựng dưới lớp đối

tượng (Doi_tuong) này. Những lớp mà chứa đựng dữ liệu không gian sẽ kế thừa từ

Page 47: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

38

lớp đối tượng không gian (Doi_tuong_khong_gian) và có thuộc tính the_geom. Đây

là thuộc tính hình học được quy định trong cơ sở dữ liệu PostgreSQL.

Hình 2.11: Sơ đồ lớp của cơ sở dữ liệu hệ thống

Trong cơ sở dữ liệu, dữ liệu địa chính được thể hiện trong các bảng thửa đất

(bảng 2.1), bảng chủ sử dụng đất (bảng 2.2) và bảng đăng ký sử dụng đất (bảng

2.3). Mô hình thông tin của những bảng này là được đơn giản hóa hình thức từ mô

hình tiêu chuẩn về cơ sở dữ liệu địa chính được phát triển bởi Bộ Tài nguyên và

Môi trường Việt Nam. Cấu trúc dữ liệu các lớp thông tin được mô tả như sau:

Bảng 2.1: Cấu trúc lớp thông tin thửa đất

Số thứ tự Tên trường Định dạng dữ

liệu Mô tả

1 So_hieu Interger Số hiệu thửa đất 2 Xa_ID Interger Mã xã 3 Dien_tich Numeric Diện tích thửa đất

ơ đồ ớclass S l p thông tin quy ...

Su_dung_dat

- Loai_hinh_sdd: varchar- Ngay_su_dung: timestamp- Ghi_chu: varchar

Doi_tuong_khong_gian

- th_geom: int

Doi_tuong

- id: int

Chu_dat

- Ho_ten: varchar- Loai_nsd: varchar- Ngay_sinh: timestamp- So_cmnd: varchar- Ngay_cap_cmnd: timestamp- Noi_cap_cmnd: varchar- Dia_chi: varchar- Dien_thoai: varchar- Email: varchar

Qhsdd

- Loai_hinh_sdd: varchar- Dien_tich: double- M uc_dich: varchar- Ngay_bat_dau: timestamp- Ngay_ket_thuc: timestamp- Nguoi_chiu_trach_nhiem: varchar- Ghi_chu: varchar

Phan_hoi_kg

- Nsd_id: int- Noi_dung: varchar- Ngay _phan_hoi: timestamp- Da_xu_ly: boolean- Noi_dung_tra_loi: varchar- Ngay _tra_loi: timestamp

Thong_diep

- Nguoi_gui_id: int- Nguoi_nhan_id: int- Noi_dung: varchar- Da_doc: boolean- Thoi_gian_doc: timestamp- Da_tra_loi: boolean- Thoi_gian_tra_loi: timestamp- Thong_diep_truoc_id: int

Phan_hoi_tt

- qhsdd_id: int- Nsd_id: int- Ngay_phan_hoi: timestamp- Noi_dung: varchar- Da_xu_ly: boolean- Noi_dung_tra_loi: varchar- Ngay_tra_loi: timestamp

Tien_do_qh

- Qhsdd_id: int- Ngay_cap_nhat: int- Nsd_ht_id: int- Trang_thai: varchar- M o_ta_van_de: varchar

Huyen

- Ten_huyen: varchar- Ten_tinh: varchar- Dien_tich: numeric- Dan_so: int- Gioi_thieu: varchar- Dia_chi_UBND: varchar- Dien_thoai_UBND: varchar- Ten_chu_tich_UBND: varchar

Xa

- Ten_xa: varchar- Ten_huyen: varchar- Dien_tich: numeric- Dan_so: int- Gioi_thieu: varchar- Dia_chi_UBND: varchar- Dien_thoai_UBND: varchar- Ten_chu_tich_UBND: varchar

Thua_dat

- So_hieu: int- Xa_id: int- Dien_tich: numeric- Dia_chi: varchar- Mdsd: varchar- Gia_NN: numeric- Gia_TT : numeric

Dang_ky_sdd

- Thua_id: int- Chu_dat_id: int- Dien_tich_chung: numeric- Dien_tich_rieng: numeric- Ma_mdsd: varchar- Can_cu_giao_dat: varchar- Ngay_dang_ky: timestamp- Thoi_han_sdd: timestamp

Nsd_ht

- Ho_ten: varchar- Dia_chi: varchar- Email: varchar- Nsd_dat_id: int

0..*

1

1

0..*

1 *

1

0..*

1..* 1

1

0..*

0..* 1

0..*

1

0..*

1

1 *

Page 48: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

39

4 Dia_chi Varchar Địa chỉ thửa đất 5 Mdsd Varchar Mục đích sử dụng đất 6 Gia_NN Numeric Giá của thửa đất mà nhà nước định giá 7 Gia_TT Numeric Giá thực tế của thửa đất trên thị trường

Bảng 2.2: Cấu trúc lớp thông tin về người sử dụng đất

Số thứ tự Tên trường Định dạng dữ liệu Mô tả

1 Ho_ten Varchar Họ tên người sử dụng đất 2 Loai_Nsd Varchar Loại người sử dụng đất 3 Ngay_sinh Timestamp Ngày sinh 4 So_cmnd Numeric Số chứng minh nhân dân 5 Ngay_cap Timestamp Ngày cấp 6 Noi_cap Varchar Nơi cấp 7 Dia_chi Varchar Địa chỉ người sử dụng đất 8 Dien_thoai Varchar Điện thoại 9 Email Varchar Email

Bảng 2.3: Cấu trúc lớp thông tin về đăng ký sử dụng đất

Số thứ tự Tên trường Định dạng dữ

liệu Mô tả

1 Thua_ID Interger Mã thửa đất 2 Chu_dat_ID Interger Mã chủ đất 3 Dien_tich_chung Numeric Diện tích đăng ký sử dụng chung 4 Dien_tich_rieng Numeric Diện tích đăng ký sử dụng riêng 5 Ma_Mdsd Varchar Mã mục đích sử dụng đất 6 Can_cu_giao_dat Varchar Căn cứ giao đất 7 Ngay_dang_ky Timestamp Ngày đăng ký sử dụng đất 8 Thoi_han_su_dung Timestamp Thời hạn sử dụng đất

Dữ liệu hiện trạng sử dụng đất và dữ liệu quy hoạch sử dụng đất được thể

hiện trong 3 bảng, cụ thể là bảng hiện trạng sử dụng đất (bảng 2.4), bảng quy hoạch

sử dụng đất (bảng 2.5), và bảng tiến độ quy hoạch sử dụng đất (bảng 2.6). Bảng

hiện trạng sử dụng đất cho thấy việc sử dụng đất như thế nào, trong khi bảng quy

hoạch sử dụng đất cho thấy những dự án quy hoạch sử dụng đất, mỗi dự án có thông

tin chi tiết trên lịch trình lưu trữ trong bảng tiến độ quy hoạch sử dụng đất. Định kỳ,

Page 49: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

40

tiến trình thực hiện của dự án quy hoạch sử dụng đất được kiểm tra và lưu lại trong

bảng tiến độ quy hoạch sử dụng đất bởi cán bộ địa phương. Tiến trình này sẽ được

so sánh với lịch trình đã được xác định từ trước và nếu một vấn đề được xác định

đối với dự án quy hoạch, nó cũng sẽ được lưu lại trong bảng.

Bảng 2.4: Cấu trúc lớp thông tin về hiện trạng sử dụng đất

Số thứ tự Tên trường Định dạng dữ

liệu Mô tả

1 Loai_hinh_sdd Varchar Loại hình sử dụng đất 2 Ngay_su_dung Timestamp Ngày sử dụng 3 Ghi_chu Varchar Ghi chú

Bảng 2.5: Cấu trúc lớp thông tin QHSDĐ

Số thứ tự Tên trường Định dạng

dữ liệu Mô tả

1 Qhsdd_ID Interger Mã dự án quy hoạch 2 Loai_hinh_sdd Varchar Loại hình sử dụng đất 3 Dien_tich Double Diện tích 4 Muc_dich Varchar Mục đích sử dụng 5 Ngay_bat_dau Timestamp Ngày bắt đầu thực hiện dự án 6 Ngay_ket_thuc Timestamp Ngày kết thúc dự án

7 Nguoi_chiu_trach_nhiem Varchar Đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện dự án

8 Ghi_chu Varchar Ghi chú

Bảng 2.6: Cấu trúc lớp thông tin tiến độ QHSDĐ

Số thứ tự Tên trường Định dạng dữ

liệu Mô tả

1 Qhsdd_ID Interger Mã dự án quy hoạch 2 Ngay_cap_nhat Timestamp Ngày cập nhật 3 Nsd_ht_ID Interger Mã người sử dụng hệ thống 4 Trang_thai Varchar Mô tả thực trạng của dự án

5 Mo_ta_van_de Varchar Mô tả các vấn đề liên quan đến dự án

Những ý kiến đề suất hay phản hồi tới quy hoạch sử dụng đất cũng như sự

kết hợp hỗ trợ giữa những người sử dụng của hệ thống được lưu lại trong các bảng

gồm bảng phản hồi thuộc tính (bảng 2.7), bảng phản hồi không gian (bảng 2.8) và

bảng thông điệp (bảng 2.9). Một vài phản hồi của những công dân được kết nối trực

Page 50: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

41

tiếp với cả đối tượng quy hoạch và chúng được lưu lại trong bảng phản hồi thuộc

tính bởi những thông điệp này thường không cần thông tin không gian, ngoại trừ

bản thân đối tượng quy hoạch sử dụng đất. Trong những trường hợp khác, một phản

hồi không thể liên hệ tới bất kỳ đối tượng quy hoạch nào, ví dụ như một công dân

có thể vẽ một đối tượng quy hoạch có mục đích mới trên bản đồ. Trong những

trường hợp này, bảng phản hồi không gian là hữu ích cho việc lưu dạng dữ liệu

phản hồi không gian.

Bảng 2.7: Cấu trúc lớp thông tin ý kiến phản hồi thuộc tính về QHSDĐ

Số thứ tự Tên trường Định dạng dữ

liệu Mô tả

1 Qhsdd_ID Interger Mã dự án quy hoạch 2 Nsd_ID Interger Mã người sử dụng 3 Noi_dung Varchar Nội dung phản hồi 4 Ngay_phan_hoi Timestamp Ngày phản hồi 5 Da_xu_ly Boolean Đã xử lý phản hồi 6 Noi_dung_tra_loi Varchar Nội dung trả lời phản hồi 7 Ngay_tra_loi Timestamp Ngày trả lời phản hồi

Bảng 2.8: Cấu trúc lớp thông tin ý kiến phản hồi không gian về QHSDĐ

Số thứ tự Tên trường Định dạng dữ liệu Mô tả

1 Nsd_ID Interger Mã người sử dụng 2 Noi_dung Varchar Nội dung phản hồi 3 Ngay_phan_hoi Timestamp Ngày phản hồi 4 Da_xu_ly Boolean Phản hồi đã được xử lý 5 Noi_dung_tra_loi Varchar Nội dung trả lời phản hồi 6 Ngay_tra_loi Timestamp Ngày trả lời phản hồi

Trong khi phản hồi thuộc tính và phản hồi không gian là những bảng chính

để lưu giữ những ý kiến của công dân, hệ thống cũng cần thêm một kênh cho sự liên

kết giữa bản thân những người sử dụng của nó. Chẳng hạn, khi nhà quy hoạch sử

dụng đất kiểm duyệt một phản hồi bởi một công dân, một số chi tiết có thể không rõ

ràng và nhà quy hoạch sẽ cần sử dụng hình thức như nhắn tin để gửi những thắc

mắc đến công dân đó. Điều này sẽ giúp cho hệ thống phản hồi chính sạch sẽ, đơn

giản không làm rối thông tin trên hệ thống. Mỗi khi người dùng đăng nhập, các

thông điệp và phản hồi sẽ liên kết với anh ta sẽ được hiển thị trên cửa sổ bản đồ.

Page 51: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

42

Bảng 2.9: Cấu trúc lớp thông tin về gửi/nhận thông điệp

Số thứ tự Tên trường Định dạng dữ

liệu Mô tả

1 Nguoi_gui_ID Interger Mã người gửi 2 Nguoi_nhan_ID Interger Mã người nhận 3 Noi_dung Varchar Nội dung thông điệp 4 Da_doc Boolean Thông điệp đã được đọc 5 Thoi_gian_doc Timestamp Thời gian đọc 6 Da_tra_loi Boolean Thông điệp đã được trả lời 7 Thoi_gian_tra_loi Timestamp Thời gian trả lời 8 Thong_diep_truoc_ID Interger Mã thông điệp trước

Ngoài ra cơ sở dữ liệu của hệ thống cũng được tích hợp thêm các thông tin về

cụ thể hơn về các đơn vị hành chính cấp xã (bảng 2.10), cấp huyện (bảng 2.11) và

có thể tích hợp thêm nhiều thông tin khác làm cho cơ sở dữ liệu của hệ thống quy

mô hơn và khả năng khai thác thông tin, chia sẻ dữ liệu đa dạng, hiệu quả hơn.

Bảng 2.10: Cấu trúc thông tin về đơn vị hành chính xã

Số thứ tự Tên trường Định dạng dữ liệu Mô tả

1 Ten_xa Varchar Tên xã 2 Ten_huyen Varchar Tên huyện 3 Dien_tich Numeric Diện tích xã 4 Dan_so Interger Dân số của xã 5 Gioi_thieu Varchar Giới thiệu về xã 6 Dia_chi_UBND Varchar Địa chỉ UBND 7 Dien_thoai_UBND Varchar Điện thoại UBND 8 Ten_chu_tich_UBND Varchar Tên chủ tịch UBND

Bảng 2.11: Cấu trúc thông tin về đơn vị hành chính huyện

Số thứ tự Tên trường Định dạng dữ

liệu Mô tả

1 Ten_huyen Varchar Tên huyện 2 Ten_tỉnh Varchar Tên tỉnh 3 Dien_tich Numeric Diện tích của huyện 4 Dan_so Interger Dân số của huyện 5 Gioi_thieu Varchar Giới thiệu về huyện

Page 52: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

43

6 Dia_chi_UBND Varchar Địa chỉ UBND 7 Dien_thoai_UBND Varchar Điện thoại UBND 8 Ten_chu_tich_UBND Varchar Tên chủ tịch UBND

2.2.3. Thiết kế giao diện sử dụng. Hệ thống quản lý thông tin quy hoạch này sẽ được được đưa vào khai thác và

sử dụng trên mạng Internet thông qua các trình duyệt web nên nó sẽ có một số thuộc

tính tương tự như một trang web thông thường. Do được xây dựng dựa trên ứng

dụng pMapper, giao diện của hệ thống sẽ được thiết kế sao cho phù hợp với việc

tương tác với các lớp thông tin bản đồ và khai thác dữ liệu của các lớp thông tin

này. Nội dung hiển thị các lớp thông tin và các chức năng trên webside được thiết

kế trên file config_default.xml (hình 2.9). Các lớp thông tin này được mô tả cụ thể trong mapfile quyhoachdonganh.map (hình 2.10).

Hình 2.12: Thiết kế hiển thị nội dung các lớp thông tin bản đồ

Page 53: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

44

Hình 2.13: Thiết kế mô tả các lớp thông tin bản đồ

Hình 2.14 và 2.15 dưới đây là minh họa cụ thể cho một thiết kế giao diện đơn

giản đến người sử dụng, nhưng cũng mang đầy đủ các nội dung và các chức năng

mà hệ thống muốn cung cấp. Trước hết là giao diện cho người sử dụng đăng nhập

vào hệ thống hoặc đăng ký sử dụng hệ thống. Sau đó là giao diện cho người dùng

tương tác trực tiếp trên hệ thống.

Hình 2.14: Giao diện đăng nhập vào hệ thống

Page 54: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

45

Hình 2.15: Giao diện trên hệ thống WebGIS

Dựa trên ứng dụng của pMapper, ngay góc trái phía trên giao diện được thiết

kế là hình ảnh logo về đơn vị hành chính được xây dựng hệ thống và tựa đề của hệ

thống. Phía trên phía bên phải là các chức năng khác như in ấn, tải về, tìm kiếm đối

tượng và liên kết với các địa chỉ kết nối. công cụ tương tác trên bản đồ, các công cụ

này được thiết kế đặt ngay cạnh tựa đề của hệ thống như phóng to, thu nhỏ, xem

thông tin thuộc tính, thước đo tỷ lệ,…

Có thể thấy, nội dung chính của hệ thống là các lớp thông tin không gian và

các lớp thông tin thuộc tính của bản đồ, được trình bày trong phạm vi thích hợp

chiếm phần lớn trang web để người sử dụng tiện theo dõi và tương tác. Các lớp

thông tin thuộc tính được thiết kế trong bảng bên phải của trang web và được tách

biệt theo đặc điểm của mỗi loại đối tượng chủ yếu dựa trên kiểu dữ liệu dạng điểm,

đường, vùng. Kèm theo đó là một hình ảnh thu nhỏ về toàn bộ phạm vi của bản đồ

mà khi tương tác trên bản đồ chính người sử dụng có thể biết mình đang đứng ở vị

trí nào. Những điều này làm cho thông tin về không gian của các đối tượng được thể

hiện rất rõ ràng, có mỹ quan và tiện dụng.

Ngoài ra dựa trên ứng dụng này có thể thiết kế thêm các công cụ để thực hiện

nhiều chức năng khác trên hệ thống khi phát triển tích hợp vào hệ thống như chức

năng truy vấn, phản hồi, cập nhật thông tin về tiến độ quy hoạch, gửi/nhận thông

điệp,…

Page 55: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

46

2.3. Phát triển ứng dụng của hệ thống Hệ thống được thiết kế xây dựng trên nền tảng ứng dụng các phần mềm mã

nguồn mở nên có thể phát triển bổ sung thêm nhiều tính năng hơn nữa cho hệ thống,

khả năng tận dụng được sự hỗ trợ của cộng đồng cho việc phát triển hệ thống này là

một lợi thế rất lớn.

Hiện tại pMapper mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các công cụ phục vụ cho

việc xây dựng lên một WebGIS đơn giản như là các công cụ phóng to, thu nhỏ, xem

thông tin trên bản đồ, tải dữ liệu và in ấn bản đồ, quản lý các lớp thông tin bản

đồ,… Vì vậy để sử dụng hiệu quả và khai thác tối đa các chức năng của hệ thống thì

việc xây dựng và phát triển hệ thống WebGIS để đáp ứng nhu cầu sử dụng là rất cần

thiết.

Trước hết đối tượng người sử dụng hướng tới đầu tiên đó là người dân và sau

đó là các đối tượng khác, với mục đích phổ biến được đầy đủ thông tin về QHSDĐ

thì giao diện của hệ thống (giao diện trên webside) là rất quan trọng. Để tiện cho

người sử dụng tương tác với hệ thống, hệ thống đã được Việt hóa giao diện và nội

dung dựa trên việc xây dựng lại file nguồn của ứng dụng pMapper trên file nguồn

…\bin\incphp\locale\language_vi.php hình 2.16.

Hình 2.16: Thực hiện việt hóa giao diện hệ thống

Page 56: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

47

Xây dựng các file *.phtml, *.php trên cơ sở file mẫu của ứng dụng pMapper

để thiết kế bổ sung cho giao diện hệ thống, tạo thêm các thẻ thông tin để khai thác

thông tin trên hệ thống. Định dạng của các file này là đặc thù được xây dựng, thiết

kế để chạy trên webside. Các file này được lưu trong thư mục plugins.

Vì hệ thống có nhiều đối tượng sử dụng khác nhau nên hệ thống được thiết kế

sao cho có thể quản lý người sử dụng và quản lý quyền người sử dụng hệ thống.

Thiết lập này được xây dựng trên cơ sở sửa file mẫu nguồn plugins\pmauth hình

2.17.

Hình 2.17: Thiết lập phân hệ quản lý người sử dụng

Thiết kế bổ sung các nội dung khai thác, cập nhật, truy vấn thông tin theo

quyền sử dụng trên hệ thống của mỗi đối tượng người sử dụng. Mỗi một đối tượng

trên bản đồ có rất nhiều thông tin thuộc tính. Việc khai thác, thông tin cũng được

hạn chế theo đối tượng người sử dụng.

Page 57: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

48

Hình 2.18: Xây dựng chức năng phản hồi không gian trên hệ thống

2.4. Phương án triển khai hệ thống Hệ thống WebGIS là một chuỗi liên kết các ứng dụng phần mềm xử lý dữ

liệu để đưa đến người sử dụng quản lý và khai thác thông tin. Vì vậy để thực hiện

triển khai hệ thống đi vào sử dụng cần thực hiện từng bước thiết lập xử lý các hoạt

động trên hệ thống. Các bước triển khai được mô tả như trên hình 2.19:

Hình 2.19: Sơ đồ phương án triển khai hệ thống WebGIS

Thu thập và xây dựng dữ liệu cho hệ thống (Data)

Thiết lập hệ quản trị cơ sở dữ liệu cho hệ thống (DataServer)

Thiết lập MapServer

Thiết lập WebServer

Triển khai hệ thống trên mạng Internet

Page 58: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

49

a. Thu thập và xây dựng dữ liệu cho hệ thống (Data): Hệ thống được thiết kế để quản lý thông tin quy hoạch sử dụng đất, do đó các

dữ liệu cần thu thập để xây dựng dữ liệu cho hệ thống là các tài liệu liên quan trực

tiếp đến vấn đề này, bao gồm các dữ liệu bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ hiện

trạng, bản đồ hành chính, các loại bản đồ chuyên đề khác,… Có thể thêm các dữ

liệu ảnh như ảnh vệ tinh, ảnh bay chụp về khu vực quy hoạch. Các dữ liệu bản đồ sẽ

được chuẩn hóa các nội dung cho phù hợp với yêu cầu đặt ra đối với hệ thống và

chuẩn hóa về định dạng lưu trữ thông tin (dạng shapefile) cho phù hợp với cơ sở dữ

liệu và quy định của MapServer. Các dữ liệu sau khi chuẩn hóa sẽ được cập nhật

vào cơ sở dữ liệu của hệ thống.

b. Thiết lập hệ quản trị cơ sở dữ liệu cho hệ thống (DataServer): Thiết lập hệ quản trị cơ sở dữ liệu cho hệ thống là rất cần thiết cho việc quản

lý một lượng rất lớn dữ liệu với những thông tin không gian và thông tin thuộc tính.

Hệ quản trị dữ liệu đảm bảo cho dữ liệu của hệ thống được duy trì và khai thác hợp

lý, hiệu quả khi sử dụng.

c. Thiết lập MapServer: Đối với việc thiết lập MapServer để liên kết cơ sở dữ liệu lấy thông tin truyền

tải lên webside, hệ thống cần cài đặt các ứng dụng MS4W và pMapper. Đây cũng là

các phần mềm mã nguồn mở, được miễn phí sử dụng nên cũng có thể tải về từ

mạng Internet. Các ứng dụng này luôn được nâng cấp nên có nhiều phiên bản mới,

cần lưu ý là những phiên bản pMapper quá cũ sẽ không chạy được trên phiên bản

mới của MapServer.

d. Thiết lập WebServer: WebServer (máy phục vụ Web): là máy tính mà trên đó cài đặt phần mềm

phục vụ Web, đôi khi người ta cũng gọi chính phần mềm đó là WebServer. Tất cả

các WebServer đều hiểu và chạy được các file *.htm và *.html, tuy nhiên mỗi Web

Server lại phục vụ một số kiểu file chuyên biệt chẳng hạn như IIS của Microsoft

dành cho *.asp, *.aspx...; Apache dành cho *.php

Máy WebServer là máy chủ có dung lượng lớn, tốc độ cao, được dùng để lưu

trữ thông tin như một ngân hàng dữ liệu, chứa những website đã được thiết kế cùng

với những thông tin liên quan khác (các mã Script, các chương trình, và các file

Multimedia). Tất cả các Web Server đều có một địa chỉ IP (IP Address) hoặc cũng

Page 59: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

50

có thể có một Domain Name (tên miền). Bất kỳ một máy tính nào cũng có thể trở

thành một WebServer bởi việc cài đặt lên nó một chương trình phần mềm Server

Software và sau đó kết nối vào Internet. Server phải hoạt động liên tục để phục vụ

cho việc cung cấp thông tin trực tuyến. Vị trí đặt server đóng vai trò quan trọng

trong chất lượng và tốc độ lưu chuyển thông tin từ server và máy tính truy cập.

e. Triển khai hệ thống trên mạng Internet: Đây là việc khai thác, sử dụng hệ thống trên mạng Internet. Các máy khách

sẽ được truy cập vào hệ thống thông qua mạng Internet để sử dụng. Có thể dùng

những trình duyệt Internet phổ biến hiện nay như Internet Explore, Firefox hay

Google Chrome để truy cập hệ thống.

Page 60: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

51

CHƯƠNG 3. THỬ NGHIỆM TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Nhằm tìm hiểu xây dựng cho hệ thống WebGIS đáp ứng được tối đa nhu cầu

sử dụng, tác giả đã lựa chọn huyện Đông Anh làm khu vực thử nghiệm do đặc thù

của huyện mang tương đối đầy đủ những đặc trưng mà đề tài hướng tới. Đó là đã và

đang triển khai thực hiện phương án QHSDĐ giai đoạn 2010 đến 2020 và KHSDĐ

5 năm 2011-2015. Tình hình biến động sử dụng đất ở huyện Đông Anh diễn ra khá

mạnh mẽ và đa dạng trên cả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp, công nghiệp và

dịch vụ. Trình độ dân trí cao có thể khai thác, phản hồi lại khi hệ thống được triển

khai góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống.

3.1. Khái quát về khu vực thử nghiệm Huyện Đông Anh nằm tại phía bắc Hà Nội, ngăn cách với trung tâm thành

phố bởi sông Hồng. Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 18.230 ha, gồm 23 xã

và một thị trấn, được giới hạn như sau:

- Phía Đông, Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh;

- Phía Nam, Đông Nam giáp huyện Gia Lâm và sông Hồng;

- Phía Tây giáp huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội;

- Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Với một vị trí địa lý như vậy ở Đông Anh quá trình đô thị hóa diễn ra một

cách nhanh chóng và mạnh mẽ, tác động đến mọi lĩnh vực trong đời sống, kinh tế

và xã hội, đặc biệt đối với đất đai, làm thay đổi lớn về bộ mặt nông thôn trong quá

trình chuyển dịch cơ cấu đất đai, cụ thể là quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng

đất; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là sự phát triển của thương mại, dịch vụ,

du lịch cùng với sự phát triển của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã làm xuất

hiện nhiều khu công nghiệp. Vì vậy có thể thấy sự biến động về đất đai của huyện

Đông Anh là rất lớn. Do đó, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm đảm

bảo cho đất đai được sử dụng triệt để, hợp lý và hiệu quả đáp ứng được yêu cầu là

có vai trò rất quan trọng.

Page 61: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

52

Hình 3.1: Sơ đồ quy hoạch huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Theo đánh giá về công tác quản lý đất đai của huyện Đông Anh, đã có những

kết quả đạt được đáng ghi nhận xong bên cạnh đó cũng còn những tồn tại mà cần

phải khắc phục [11].

Trong những năm qua công tác quản lý đất đai của huyện luôn được quan

tâm và đạt được nhiều kết quả. Về cơ bản đã hình thành hệ thống quản lý và thực

hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai ngày càng đi vào nề nếp, tạo điều

kiện thuận lợi cho việc quản lý đất đai trong những năm tiếp theo. Công tác đo đạc,

lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,

thống kê, kiểm kê đất đai và đặc biệt là giao đất, cho thuê đất, thanh tra, kiểm tra đất

đai, giải quyết tranh chấp đất đai, đơn thư khiếu nại, tố cáo vi phạm trong sử dụng

đất được thực hiện, xử lý kịp thời, nguồn thu từ đất đóng góp đáng kể vào ngân sách

của huyện, phù hợp với quy định của pháp luật và được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Đất đai là lĩnh vực nhạy cảm, việc sử dụng đất đai còn mang nặng tính lịch sử

trong tư duy của một bộ phận nhân dân, chưa phù hợp với quy định của pháp luật.

Một số nội dung quản lý đất đai trước đây thiếu chặt chẽ, tạo kẽ hở pháp luật nên

dẫn đến một số tồn tại. Đó là quan niệm và nhận thức về sở hữu đất đai của người

dân không rõ ràng, gây khó khăn trong việc thu hồi đất, quản lý mặt bằng, giải

Page 62: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

53

quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai. Tình trạng vi phạm luật đất đai vẫn xảy ra như

lấn chiếm đất công, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển nhượng đất trái pháp

luật, vi phạm quy hoạch,… Nhìn chung chất lượng các phương án quy hoạch và kế

hoạch sử dụng đất còn nhiều hạn chế, nội dung quy hoạch còn mang tính hình thức,

chắp vá do tài liệu điều tra cơ bản như hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính chưa đầy đủ

hoàn thiện, hồ sơ tài liệu quy hoạch sử dụng đất chưa được công bố, công khai theo

luật đất đai quy định. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm chưa được bám sát quy hoạch

và điều chỉnh kịp thời để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Việc thường

xuyên luân chuyển cán bộ ngành Tài nguyên và Môi trường, nhất là ở cấp xã dẫn

đến việc theo dõi, quản lý biến động đất đai không được liên tục và hồ sơ, số liệu,

tài liệu đất đai không được quản lý tốt. Đất sản xuất nông nghiệp còn manh mún,

nhỏ lẻ nên hiệu quả sử dụng chưa cao. Một số xã, thôn vẫn còn để xảy ra tình trạng

giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trái thẩm quyền, các vụ vi

phạm lấn, chiếm đất công, xây dựng công trình trái pháp luật chưa được xử lý

nghiêm theo quy định, công tác giải phóng mặt bằng một số dự án còn chậm và có

sai sót.

3.2. Giới thiệu về phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Đông Anh, thành

phố Hà Nội Đề tài đã lựa chọn phương án QHSDĐ mới được lập gần đây do UBND

huyện Đông Anh giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện phối hợp với

các sở, ban ngành, UBND các xã và thị trấn trong huyện xây dựng, đó là phương án

quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)

của huyện Đông Anh.

Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Đông Anh đến năm 2020

có những mục đích sau [11]:

- Khoanh định, phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất, tránh chồng chéo trong quá

trình sử dụng, cụ thể hóa kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) và định hướng

đến năm 2020 cho huyện.

- Các nhu cầu sử dụng đất được xác định đến những công trình của 24 xã, thị

trấn và các công trình trọng điểm của huyện, của thành phố Hà Nội và các công

trình cấp quốc gia; phân kỳ kế hoạch thực hiện cụ thể các nhu cầu có sử dụng đất

Page 63: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

54

đến từng năm cho giai đoạn 2011-2020, đảm bảo phù hợp với kế hoạch chung về

phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Tạo cơ sở pháp lý và khoa học để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, thu

hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất,… theo đúng quy định của pháp luật.

- Bảo đảm hài hòa giữa khai thác tiềm năng đất đai cho phát triển kinh tế - xã

hội với sử dụng đất bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững an ninh chính

trị, trật tự tại địa phương.

QHSDĐ huyện Đông Anh đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ 1

(2011-2015) được xây dựng trên cơ sở phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế

xã hội, hiện trạng sử dụng đất, sự biến động về sử dụng các loại đất của huyện trong

những năm qua trên cơ sở xử lý tổng hợp định hướng quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế xã hội của thành phố, của huyện, của các ngành đến năm 2020. QHSDĐ

được tiến hành trên cơ sở tổng hợp nhu cầu sử dụng đất cho tất cả các mục đích sử

dụng, định mức sử dụng đất, các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội và các văn bản

hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, của thành phố và của huyện.

Theo phương án phân bổ diện tích các loại đất cho các mục đích sử dụng

trong kỳ quy hoạch 2010-2020 thì diện tích đất nông nghiệp sẽ có xu hướng giảm,

thay vào đó là sự tăng về diện tích cho các loại đất phi nông nghiệp và đất ở khu

dân cư nông thôn. Đất đô thị mặc dù vẫn được giữ nguyên nhưng diện tích đất ở đô

thị lại tăng lên (15,93 ha). Đó là xu thế tất yếu khi mục tiêu phát triển kinh tế - xã

hội của huyện là từng bước công nghiệp hóa, đô thị hóa, phát triển cơ sở kỹ thuật,

cơ sở hạ tầng xã hội. Thể hiện rõ nét qua số liệu phân bổ diện tích sử dụng đến năm

2020 cho một số loại đất điển hình bao gồm đất nông nghiệp, đất khu công nghiệp,

đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất giao thông, đất cơ sở giáo dục đào tạo và đất thể

dục thể thao. Cụ thể như sau [11]:

- Đến năm 2020 dự kiến đất nông nghiệp sẽ giảm 3991.82 ha do chuyển sang

đất phi nông nghiệp và còn lại là 4.639,09 ha.

- Đất khu công nghiệp sẽ tăng khoảng 735,92 ha để quy hoạch mở mới, mở

rộng các khu công nghiệp như khu công nghiệp Mai Lâm, khu công viên công nghệ

cao C2, cụm công nghiệp Nguyên Khê.

Page 64: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

55

- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh tăng 192,64 ha để mở mới, mở rộng các công

ty, xí nghiệp, trung tâm thương mại, các làng nghề tiểu thủ công, các cụm tiểu thủ

công nghiệp,… trên địa bàn các xã.

- Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hạ tầng hoàn thiện nhằm thúc

đẩy tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu đã định. Đất giao thông sẽ được nâng cấp, cải

tạo, mở rộng và làm mới với diện tích đất để xây dựng các công trình giao thông là

1.164,29 ha bao gồm:

+ Đối với hệ thống giao thông tĩnh: xây dựng các bãi đỗ xe tại xã Nam Hồng,

xã Thụy Lâm, bãi đỗ xe kết hợp với khu vui chơi tại xã Mai Lâm, mở rộng và cải

tạo ga Bắc Hồng.

+ Đối với hệ thống đường bộ: Mở mới, nâng cấp, cải tạo và mở rộng các

tuyến quốc lộ, tỉnh lộ như tuyến quốc lộ 5 kéo dài, tuyến đường cầu Nhật Tân,

tuyến tỉnh lộ 23B mới, tuyến quốc lộ 3 mới, mở rộng, nâng cấp các tuyến đường

liên huyện, đường vành đai khu công nghiệp và các tuyến đường trong khu công

nghiệp, xã, thôn.

- Đất cơ sở giáo dục – đào tạo được mở mới, mở rộng khối cao đẳng, dạy

nghề, khối trung học phổ thông, khối trung học cơ sở, khối trường tiểu học, mầm

non. Diện tích tăng là 123,96 ha.

- Đất cơ sở thể dục thể thao: dự kiến sẽ thực hiện xây dựng các công trình thể

thao cấp huyện, công trình thể thao cấp xã bao gồm các sân vận động, trung tâm thể

thao. Diện tích đất cơ sở thể dục thể thao trong kỳ quy hoạch tăng 95,29 ha.

- Đất cơ sở y tế được mở rộng và xây mới các công trình cụ thể: Công trình y

tế cấp quốc gia, cấp huyện và công trình cơ sở y tế tuyến xã. Tổng diện tích xây

dựng các công trình cơ sở y tế trên là 54,22 ha.

Trong kỳ quy hoạch 2020, các khu dân cư nông thôn phải được quy hoạch

tập trung, đảm bảo tiện lợi cho sinh hoạt cũng như thuận lợi cho việc đầu tư xây

dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Đến năm 2020, nhu cầu đất ở khu dân

cư nông thôn của huyện sẽ tăng thêm 2.409,22 ha so với hiện trạng năm 2010 và

huyện Đông Anh sẽ hình thành một loạt các khu đô thị mới.

3.3. Chuẩn hóa và cập nhật dữ liệu Dữ liệu của hệ thống bao gồm dữ liệu về không gian và dữ liệu thuộc tính.

Do đó, để chuẩn hóa và cập nhật dữ liệu cho hệ thống cần phải xây dựng cấu trúc

Page 65: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

56

các lớp thông tin cụ thể. Từ đó có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin nhanh

chóng, chính xác và kịp thời.

Dữ liệu của hệ thống được thu thập từ các bản đồ:

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Đông Anh giai đoạn 2010 đến 2020;

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Đông Anh 2011;

- Bản đồ địa chính các phường (xã) trong huyện;

- Bản đồ địa giới hành chính;

...

Các thông tin từ các tư liệu này sẽ được chuẩn hóa và lựa chọn để xây dựng

dữ liệu cho hệ thống. Cụ thể hệ thống đã được xây dựng các lớp thông tin:

- Lớp quy hoạch giao thông;

- Lớp đối tượng quy hoạch;

- Lớp bản đồ nền bao gồm:

+ Lớp thông tin thửa đất;

+ Lớp thông tin hiện trạng sử dụng đất;

+ Lớp địa danh.

Ngoài ra hệ thống còn phát triển xây dựng thêm một số lớp thông tin khác để

tích hợp cho hệ thống như lớp thông tin phản hồi không gian, lớp thông tin ảnh bay

chụp.

Các tư liệu bản đồ thường được lưu dưới dạng số bao gồm các file có định

dạng*.dgn của phần mềm Microstation hay *.dwg của AutoCad. Do đó khi lựa chọn

các lớp thông tin để xây dựng dữ liệu cho hệ thống, các dữ liệu này đã được đưa về

định dạng shapefile thông qua ứng dụng ArcGIS cho phù hợp với yêu cầu dữ liệu

đầu vào của các ứng dụng MapServer, pMapper (hình 3.2). Dữ liệu sẽ được ứng

dụng MapServer và pMapper trực tiếp đưa lên hệ thống, cung cấp thông tin cho

người sử dụng.

Page 66: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

57

Hình 3.2: Các lớp dữ liệu định dạng shapefile

Hệ thống đã sử dụng ứng dụng PostgreSQL làm hệ thống quản trị cơ sở dữ

liệu cho hệ thống, thông qua ứng dụng PostGIS các dữ liệu shapfile này được nhập

vào cơ sở dữ liệu đã được thiết lập trên ứng dụng PostgreSQL, cơ sở dữ liệu của hệ

thống ở đây được đặt tên là qh_donganh (hình 3.3). Ứng dụng này không chỉ cho

phép quản lý các dữ liệu không gian mà còn cho phép quản lý các thông tin cập

nhật trực tiếp trên hệ thống.

Hình 3.3: Cơ sở dữ liệu qh_donganh

Page 67: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

58

Hình 3.4: Cập nhật dữ liệu shapefile vào cơ sở dữ liệu

Đối với những thông tin được người sử dụng tạo nên khi tương tác trực tiếp

với WebGIS, các thông tin này sẽ được cập nhật trực tiếp vào cơ sở dữ liệu của hệ

thống và được lưu trữ tại cơ sở dữ liệu qh_donganh dựa trên việc phát triển các

module mở rộng plug-in trong pmaper bằng ngôn ngữ lập trình php kết hợp với

JavaScrip (hình 3.5).

Hình 3.5: Module Review_feedback dưới dạng một plug-in

Page 68: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

59

Các dữ liệu này bao gồm cả dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian như dữ

liệu phản hồi không gian, dữ liệu về tiến độ quy hoạch; các dữ liệu thuộc tính như

dữ liệu về thành viên sử dụng, dữ liệu về các phản hồi thuộc tính, dữ liệu về thông

điệp giữa các thành viên. Các dữ liệu này được xây dựng theo các trường thuộc tính

được quy định trong sơ đồ lớp thông tin quy hoạch sử dụng đất (hình 2.8).

3.4. Triển khai hệ thống Hệ thống WebGIS quản lý thông tin quy hoạch sử dụng đất huyện Đông Anh

đã được thử nghiệm triển khai trên một máy chủ cỡ nhỏ kết nối Internet bằng đường

truyền ADSL. Máy chủ đã được đăng ký một tên miền miễn phí dựa trên ứng dụng

No_IP (là ứng dụng xuất bản WebServer lên mạng Internet miễn phí) tại trang

http://www.no-ip.com.

Cơ sở dữ liệu qh_donganh được thiết lập trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu

PostgreSQL. Các dữ liệu bản đồ đã được chuẩn hóa thống nhất về định dạng

shapefile và được cập nhật vào cơ sở dữ liệu dựa trên ứng dụng PostGIS là ứng

dụng được thiết kế riêng cho PostgreSQL. Trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu này việc

quản lý các đối tượng sử dụng hệ thống cũng được thiết lập. Các đối tượng được

phân loại thành viên, mỗi thành viên có đặc điểm khác nhau theo đăng ký cá nhân.

Từ đó phân quyền sử dụng hệ thống của mỗi thành viên theo quy định của hệ thống.

Các phần mềm MapServer, pMapper được cài đặt và cấu hình phù hợp với hệ

điều hành của máy tính.

MapServer có thể cài đặt trên các hệ điều hành phổ biến như Windows XP,

Windows 7 và các hệ điều hành khác. Sau khi cài đặt xong có thể kiểm tra việc cài

đặt bằng cách mở trình duyệt Internet Explorer hay Firefox rồi vào địa chỉ

http://localhost/, từ đó có thể khai thác các chức năng của hệ thống.

MapServer được cài trên ổ C:\ của máy tính, còn pMapper chạy trên nền của

MapServer và pMapper nằm trong MapServer. Việc thiết lập WebServer sẽ được

xây dựng và phát triển từ đây dựa trên những file mẫu có sẵn trên ứng dụng sao cho

phù hợp với mục tiêu của đề tài. Một số file mẫu chủ yếu được sử dụng để triển

khai hệ thống là mapfile, template file.

Nội dung hiển thị các lớp thông tin, mô tả đặc điểm của từng lớp thông tin và

các chức năng của hệ thống đã được thiết lập dựa trên những file mẫu của các ứng

dụng này bao gồm các file *.map, *.xml, *.php, *.js,… Một số chức năng của hệ

Page 69: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

60

thống cũng đã được xây dựng thêm theo yêu cầu sử dụng và tăng hiệu quả trong

khai thác hệ thống như phản hồi không gian, phản hồi thuộc tính, cập nhật thông tin

tiến độ, nhắn gửi thông điệp.

Để thiết lập WebServer, máy tính cũng được cài đặt ứng dụng Apache là

phần mềm WebServer phổ biến nhất hiện nay. Có thể tải về theo địa chỉ

http://www.apache.org/dist/httpd/binaries/win32 để cài đặt. Tuy nhiên gói phần

mềm MS4W cũng đã được tích hợp sẵn ứng dụng này lên ta chỉ việc tiến hành cài

đặt trên máy tính. Quá trình cài đặt rất đơn giản, chỉ cần chạy file apache-install.bat

và chấp nhận các thiết lập mặc định là được. Sau khi cài xong, mở trình duyệt

Internet và gõ vào địa chỉ http://localhost/ để kiểm tra kết quả cài đặt. Nếu mọi việc

suôn sẻ thì ta sẽ thấy một trang web thông báo rằng đã cài Apache thành công.

Để thay thế trang web mặc định đó bằng trang web của mình, cần phải sửa

file cấu hình của Apache (mặc định là c:\ms4w\Apache\conf\httpd.conf ). Mở file

này, tìm đến dòng chứa lệnh DocumentRoot, thay tham số trên bằng thư mục sẽ

chứa các trang web của mình (ví dụ c:/ms4w/apps/quyhoachdonganh).

Kiểm tra kết quả của việc triển khai hệ thống dựa trên những trình duyệt

Internet theo địa chỉ đã được đăng ký tên miền, ở đây hệ thống được thử nghiệm

theo tên miền miễn phí.

Kiểm tra các hoạt động trên hệ thống như người dùng là khách khi truy cập

chỉ có thể tra cứu thông tin thông thường như các thông tin bản đồ. Những người

dùng có thể đăng nhập hoặc đăng ký làm thành viên để khai thác sử dụng hệ thống

thì có thể tra cứu những thông tin nâng cao và thực hiện các chức năng khác mà hệ

thống xây dựng phục vụ cho những thành viên này. Nội dung các lớp thông tin trên

trang web phải đầy đủ theo quy định trong file config_default.xml và được mô tả

trực quan, sinh động như quy định trong mapfile. Các thông tin được cập nhật trực

tiếp trên webside phải được lưu trữ vào cơ sở dữ liệu của hệ thống. Khi muốn tra

cứu những thông tin này phải được hiển thị đầy đủ theo yêu cầu. Ngoài ra các tất cả

các chức năng khác của hệ thống phải thực hiện hiệu quả.

3.5. Một số kết quả thử nghiệm Nhằm đánh giá khả năng ứng dụng của hệ thống trong thực tế, đề tài đã tiến

hành thử nghiệm triển khai và sử dụng hệ thống trên địa bàn huyện Đông Anh. Việc

triển khai được thực hiện trên hai máy tính được kết nối Internet. Một máy tính

Page 70: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

61

được sử dụng làm máy chủ để triển khai hệ thống và được kết nối Internet bằng

đường truyền ADSL, máy chủ chỉ được thiết lập một tên miền miễn phí trên mạng

Internet. Máy còn lại sử dụng làm máy khách. Máy khách có thể được kết nối

Internet bằng đường truyền ADSL, kết nối Wifi hoặc kết nối 3G.

Quá trình thử nghiệm có sự tham gia của 11 người: 5 người dân ở xã Kim

Nỗ, 3 người ở Thị trấn Đông Anh, 2 sinh viên ngành Địa chính của Trường đại học

Khoa học Tự nhiên và 1cán bộ quản lý đất đai của Phòng Tài nguyên và Môi trường

huyện Đông Anh. Cán bộ quản lý đất đai này đã từng tham gia tích cực vào quá

trình xây dựng QHSDĐ cấp huyện nên đồng thời đóng vai trò của nhà quy hoạch.

Trước khi sử dụng hệ thống, các đối tượng tham gia thử nghiệm đã được giới

thiệu sơ bộ về mục đích của hệ thống và cơ chế làm việc của hệ thống. Sau đó đối

tượng tham gia được trực tiếp làm quen sử dụng và khai thác hệ thống.

Sau khi kết nối với máy chủ, đối tượng sử dụng làm các thủ tục đăng nhập để

sử dụng hệ thống (hình 3.6).

Hình 3.6: Đăng nhập/đăng ký sử dụng hệ thống WebGIS

Khi đăng nhập thành công người sử dụng có thể thực hiện các công việc sau:

- Xem nội dung thông tin các lớp chuyên đề và bản đồ nền (bản đồ địa chính,

bản đồ hiện trạng).

Page 71: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

62

Hình 3.7: Hệ thống WebGIS quản lý thông tin QHSDĐ huyện Đông Anh

- Điều khiển chế độ hiển thị (phóng to, thu nhỏ, tắt, bật các lớp dữ liệu); sử

dụng các chức năng in ấn, tải (download) dữ liệu của hệ thống; đo chiều dài, chu vi,

diện tích của thửa đất trên bản đồ.

Hình 3.8: Các chức năng tương tác trên hệ thống

- Thực hiện tìm kiếm đối tượng theo tính chất thuộc tính và vị trí không gian

của nó. Ví dụ tìm kiếm đối tượng quy hoạch khu đô thị hoặc đối tượng quy hoạch

sản xuất kinh doanh trong phạm vi khu vực của thị trấn Đông Anh,…

Page 72: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

63

Hình 3.9: Tra cứu thông tin trên hệ thống

- Thực hiện chức năng truy vấn thông tin về đối tượng bằng chế độ thủ công

hoặc chế độ tự động:

Hình 3.10: Chức năng truy vấn thông tin

- Tạo và chỉnh sửa các phản hồi không gian và phản hồi thuộc tính liên quan

đến một hoặc một vài đối tượng QHSDĐ:

Page 73: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

64

Hình 3.11: Thực hiện phản hồi trên hệ thống

Ví dụ người dân muốn đề xuất phương án quy hoạch sân thể thao thay vì quy

hoạch làm đất ở từ đất nông nghiệp tại xã Kim Nỗ như trong phương án quy hoạch,

thì chỉ cần dùng chức năng phản hồi không gian, chức năng này cho phép người dân

khoanh vẽ phạm vi mà mình muốn đề xuất. Hệ thống đồng thời sẽ hiển thị các

thông số được thiết kế sẵn mà người dân cần nhập nội dung để thực hiện đề xuất.

Sau khi thực hiện xong người dân ghi lại và nội dung phản hồi này sẽ được lưu vào

cơ sở dữ liệu của hệ thống. Trường hợp người dân muốn phản hồi về dự án quy

hoạch đất ở từ đất nông nghiệp của xã Kim Nỗ khi cho rằng việc đền bù là chưa

thỏa đáng hoặc đề nghị giữ nguyên phạm vi đất tôn giáo trong khu quy hoạch thì

người dân cũng có thể sử dụng chức năng phản hồi thuộc tính để nhập nội dung

phản hồi cũng theo thông số đã được thiết kế sẵn cho việc thực hiện chức năng này.

Sau khi nhập xong, nội dung phản hồi sẽ được lưu lại hệ thống để chờ cán bộ quy

hoạch xem xét trả lời.

- Xem nội dung các phản hồi trên một đối tượng quy hoạch nào đó: Các nội dung phản hồi sẽ được cán bộ quy hoạch xem xét trả lời trên hệ

thống, các phản hồi phù hợp sẽ được lọc lại để thông tin phản hồi trên hệ thống

không bị rối loạn. Nội dung trả lời sẽ được cập nhật lại hệ thống và người dùng có

thể xem thông tin này. Ví dụ như xem nội dung các phản hồi của người dân về quy

hoạch khu 3 đô thị mới Bắc Sông Hồng (hình 3.12).

Page 74: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

65

Hình 3.12: Xem các thông tin phản hồi về một đối tượng

- Thực hiện giao tiếp với người sử dụng khác thông qua chức năng thông điệp

trên hệ thống. Ví dụ như sự trao đổi ý kiến về việc đề xuất quy hoạch sân thể thao

nằm trong quy hoạch khu đô thị của cán bộ quy hoạch với người gửi phản hồi.

Hình 3.13: Chức năng gửi/nhận thông điệp

Page 75: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

66

- Xem và cập nhật thông tin tiến độ quy hoạch sử dụng đất cho từng hạng

mục công trình. Ví dụ cán bộ địa chính nhập thông tin về tiến độ của dự án xây

dựng khu nhà ở Kim Nỗ như hình 3.14.

Hình 3.14: Cập nhật thông tin tiến độ quy hoạch sử dụng đất.

Sau khi kết thúc thử nghiệm hệ thống, những người tham gia thử nghiệm đã

được đề nghị đưa ra nhận xét, đánh giá của bản thân đối với hệ thống và việc sử

dụng hệ thống. Một số ý kiến đã được đưa ra như sau:

- Nhìn chung hệ thống đã phổ biến thông tin quy hoạch tương đối trực quan,

dễ tiếp cận và đáp ứng được nhu cầu quan tâm về thông tin quy hoạch sử dụng đất

của người dân. Tuy nhiên câu hỏi lớn đặt ra là tính chuẩn xác và đầy đủ của thông

tin quy hoạch như thế nào? Liệu rằng có tin tưởng được hay không.

- Đối với một số người sử dụng tốt máy tính và Internet thì việc sử dụng hệ

thống tương đối dễ dàng, tuy nhiên thực tế có rất nhiều người bị hạn chế bởi khả

năng này thì gặp phải khó khăn là rất ngại tiếp cận với hệ thống. Vì vậy đã có ý kiến

cho rằng cần phải hỗ trợ phổ biến cách sử dụng hệ thống cho những đối tượng này.

- Có ý kiến lại đánh giá rất cao chức năng phản hồi và gửi nhận thông điệp

trên hệ thống. Vì thông qua những chức năng này người dân được bày tỏ quan điểm

của mình đến chính sách của nhà nước về quy hoạch sử dụng đất, đáp ứng được

mong muốn góp sức xây dựng quê hương đất nước của mình. Đồng thời cũng tạo

mối liên kết giữa người dân với cán bộ quản lý nhà nước về thực hiện quy hoạch.

Page 76: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

67

- Có ý kiến lại quan tâm đến việc theo dõi tiến độ quy hoạch nhiều hơn, đó là

việc thực hiện dự án quy hoạch gắn liền với lợi ích kinh tế, của tổ chức, cá nhân. Vì

vậy đề xuất cập nhật thường xuyên, chính xác về thông tin tiến độ quy hoạch.

3.6. Nhận xét, đánh giá Với những nội dung nghiên cứu và thử nghiệm đã đạt được, đề tài xin đưa ra

một số nhận xét, đánh giá như sau:

Hệ thống WebGIS quản lý thông tin quy hoạch sử dụng đất cơ bản đáp ứng

được những yêu cầu đề ra cho sử dụng. Được khai thác và sử dụng trực tiếp trên

một trang web cung cấp thông tin QHSDĐ chi tiết dưới dạng các bản đồ trực tuyến.

Giao diện của hệ thống tương đối đơn giản, trực quan, sinh động, dễ sử dụng giúp

cho người sử dụng (chủ yếu là người dân) dễ dàng tương tác với hệ thống.

Hệ thống có một cơ sở dữ liệu đa dạng, được quản lý khoa học, cho phép

chỉnh sửa và cập nhật dữ liệu nhanh chóng vào cơ sở dữ liệu từ đó đảm bảo thông

tin về QHSDĐ được quản lý hiệu quả đồng thời phổ biến kịp thời đến người sử

dụng.

Hệ thống được xây dựng nhiều chức năng thiết thực và hợp lý như quản lý

người sử dụng, các chức năng nâng cao dành riêng cho các thành viên, đáp ứng yêu

cầu của người sử dụng và mục đích đề ra đối với hệ thống.

Hệ thống được xây dựng chủ yếu dựa trên ứng dụng công nghệ mã nguồn

mở, điều này không chỉ tạo điều kiện dễ dàng thiết lập hệ thống mà còn cho phép

tận dụng tối đa khả năng phát triển hệ thống từ cộng đồng, tiết kiệm chi phí khi triển

khai và sử dụng hệ thống.

Tính chính xác của dữ liệu quyết định tính hiệu quả trong phổ biến thông tin

quy hoạch sử dụng đất. Do đó, xây dựng cho hệ thống một cơ sở dữ liệu đầy đủ,

hoàn thiện là rất quan trọng.

Do hệ thống được vận hành trên mạng Inernet nên sự ổn định và tốc độ

truyền dữ liệu trên mạng Internet sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng của

hệ thống.

Để đạt được hiệu quả tối đa trong khai thác sử dụng hệ thống, cần có sự tích

cực tham gia của người dân và cán bộ quản lý nhà nước đối với hệ thống.

Page 77: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

68

KẾT LUẬN

Đất nước đang ngày càng phát triển làm cho công tác quản lý đất đai nói

chung, công tác quy hoạch sử dụng đất nói riêng ngày càng trở nên khó khăn và nảy

sinh nhiều vấn đề khó giải quyết hơn nữa. Việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất

cũng nằm trong phạm vi đó. Do vậy, bên cạnh việc cần thiết phải hoàn chỉnh chính

sách pháp luật về đất đai hiện nay cũng đòi hỏi cần có những phương án kỹ thuật hỗ

trợ nhằm đạt được hiệu quả cao hơn nữa những yêu cầu đề ra đối với việc thực hiện

các dự án quy hoạch.

Thông tin quy hoạch sử dụng đất là nội dung luôn được rất nhiều người quan

tâm do ảnh hưởng kinh tế xã hội mà nó mang lại. Vì vậy, vấn đề đảm bảo tính công

khai, minh bạch là rất quan trọng.

Dựa trên sự phát triển của Internet và công nghệ GIS, luận văn đã xây dựng

một hệ thống WebGIS quản lý thông tin quy hoạch sử dụng đất được thử nghiệm

trên địa bàn huyện Đông Anh. Đây là một giải pháp kỹ thuật công nghệ có thể hỗ

trợ cho việc giải quyết một phần hạn chế về phổ biến thông tin và tăng tính minh

bạch trong công tác quy hoạch sử dụng đất hiện nay.

Hướng phát triển của giải pháp này là không chỉ áp dụng cho huyện Đông

Anh nói riêng mà còn có thể áp dụng được cho các địa phương khác trên cả nước

thậm chí có thể nâng cấp hơn nữa để áp dụng cho việc quản lý và phổ biến thông tin

quy hoạch sử dụng đất cấp cao hơn.

Việc ứng dụng công nghệ WebGIS trong QHSDĐ sẽ mở ra một hướng mới

trong quản lý công tác quy hoạch sử dụng đất, đó là quản lý trên mạng Internet.

Hướng này cho phép tận dụng thế mạnh mà Internet mang lại và nâng cao sự kết nối

giữa người dân với cán bộ quản lý nhà nước. Hệ thống WebGIS được xây dựng dựa

trên nền tảng các phần mềm mã nguồn mở sẽ cho phép tận dụng khả năng phát triển

không giới hạn của cộng đồng, vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn đem lại hiệu quả cao

trong sử dụng.

Mặc dù vậy, vẫn còn một số vấn đề đặt ra cần giải quyết khi mà hệ thống này

mới chỉ phục vụ được một bộ phận những người dân có khả năng sử dụng máy tính

(sử dụng Internet). Vẫn còn sự băn khoăn về tính chân thực của thông tin QHSDĐ,

Page 78: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

69

sự tích cực tham gia của người sử dụng, vẫn còn khó khăn trong việc thu thập dữ

liệu, cập nhật thông tin tiến độ quy hoạch từ các dự án, các đơn vị thực hiện dự

án,... Đó cũng là những khó khăn đặt ra cho hệ thống khi đưa vào vận hành sử dụng.

Qua quá trình nghiên cứu, đề tài xin đưa ra một số kiến nghị sau:

- Các cơ quan chức năng cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề phổ biến thông tin

quy hoạch sử dụng đất đến người dân, quản lý thông tin quy hoạch chặt chẽ nhằm

tăng tính minh bạch của công tác quy hoạch sử dụng đất.

- Cần có sự phản hồi tích cực của cán bộ quản lý nhà nước với những ý kiến

của người dân về thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

- Có chế tài xử phạt cụ thể đối với hành vi gian dối, không công khai hoặc

chậm công khai thông tin quy hoạch sử dụng đất.

- Với hiệu quả phổ biến thông tin QHSDĐ, giải quyết vấn đề công khai, minh

bạch trong công tác QHSDĐ, cần nhanh chóng triển khai các hệ thống thông tin quy

hoạch sử dụng đất theo dạng WebGIS. Tuy nhiên đối với một hệ thống WebGIS tốc

độ và sự ổn định của đường truyền Internet ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng.

Vì vậy cần nâng cấp và mở rộng hạ tầng mạng Internet ở các địa phương hơn nữa.

Page 79: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt 1. Trần Quốc Bình (2006), Bài giảng ESRI AcrGIS 9.2, Trường Đại học Khoa

học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT quy

định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT Quy

định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Hà Nội.

4. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định của Chính phủ số 69/2009/NĐ-CP Quy định bổ xung về quy hoạch sử dụng đất,

giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Hà Nội.

5. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2004), Nghị định của Chính phủ số 181/2004/NĐ-CP Về thi hành Luật đất đai 2003, Hà Nội.

6. Đặng Văn Đức (2001), Hệ thông tin địa lý (GIS), Nhà xuất bản Khoa học và

Kỹ thuật, Hà Nội.

7. Huỳnh Văn Đức (2003), Giáo trình nhập môn UML, Nhà xuất bản Lao động

Xã hội, Hà Nội.

8. Tôn Gia Huyên (2011), Quy hoạch sử dụng đất Việt Nam trong thời kỳ công

nghiệp hóa và hội nhập, Hội thảo về sửa đổi Luật đất đai, Nhà xuất bản Nông

nghiệp, Hà Nội.

9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật đất đai năm

2003, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà

Nội.

10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật đất đai năm 2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.

11. Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh (2013), Báo cáo thuyết minh QHSDĐ

huyện Đông Anh giai đoạn 2010-2020,huyện Đông Anh, Hà Nội.

Page 80: Nguyễn Sĩ Thọ THIẾT

71

Tài liệu tiếng Anh 12. Grady Booch, James RumBaugh, Ivar Jacobson (1998), The Unifiel Mordeling

Language User Guide, Addison Wesley, New York.

13. Ewald Geschwinde and Hans-Juergen Schoening (2002), PHP and

PostgreSQL Advanced Web Programming, Sams Publishing, United States of

America.

14. Bill Kropla (2005), Beginning MapServer Open source GIS Development,

Apress, New York.

15. Luana Valentini (2011), P.mapper-based WebGIS, Politecnico di Milano –

Polo Regionale di Como, Italia.