25
1 NGUYN HUY CÔN M I CÂY M I HOA TSÁCH KIM THI2012

NGUYỄN HUY CÔN - saigonocean.com · niệm về một thời khói lửa. Ông còn tâm sự rằng cũng may là biết cái nghề cắt tóc nên về hưu rồi mà còn có

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1  

NGUYỄN HUY CÔN 

 

M  Ỗ  I     C  Â  Y 

M  Ỗ  I     H  O  A 

          

TỦ SÁCH KIM THI‐2012 

2  

 

NGUYỄN HUY CÔN 

 

MỖI CÂY MỖI HOA 

TẬP 2

Hai người thợ cắt tóc

Lá thư xem lại

Thuở ban đầu

Một cặp hoàn hảo

Nó đã vào nhà mình

3  

HAI NGƯỜI THỢ CẮT TÓC

Chắc các bạn cũng nghĩ như tôi thôi : khi sờ lên đầu lên gáy, thấy tóc quá dài thì cảm thấy ngứa ngáy, muốn đi cắt tóc ngay tắp lự. Phiền vì một nỗi không phải bất cứ nơi ở nào cũng gần chỗ cắt tóc và không phải ông thợ nào mình cũng ưng. Ai cũng quen cắt tóc ở một chỗ này, hiệu kia; dù có phải chờ đợi lâu mới đến lượt cũng cố chịu.

Trong khu nhà ở tập thể của tôi , phần đông những người có tuổi thường cắt tóc tại “ hiệu” của ông Trữ. Gọi là hiệu cho oai chứ thực ra, chỗ này chỉ là khoảng sảnh ở sát chân cầu thang một ngôi nhà tập thể hai tầng trong khu này. Ông Trữ khéo kê một cái ghế cắt tóc và một chiếc bàn nhỏ để những dụng cụ cắt tóc, một cái cát sét lúc nói lúc hát nheo nhéo được cắm vào ổ điện ngay bên tường ở gầm cầu thang. Phải dùng điện đấy, vì cạo râu hay cắt tóc bây giờ nhiều khi phải dùng đến máy cạo râu và tông đơ điện. Ta đang ở thế kỷ 21 rồi mà ! Cơ sở thì sơ sài thế nhưng đông khách ra trò, nhiều khi tôi phải ngồi chờ hàng tiếng đồng hồ vì thường có vài người đã đến trước mình. Được cái là ông Trữ lành nghề, sạch sẽ, lấy giá phải chăng lại vui chuyện nên được nhiều người mến. Ông hay nói chuyện với tôi vì thế tôi biết rằng ông là cựu chiến binh, về hưu khi đeo quân hàm trung tá. Ông đã tham gia nhiều chiến dịch, trong đó phải kể tới những ngày gay go tại thành Quảng Trị và chiến dịch Đường 9 Nam Lào. Ông bảo tôi: anh ạ, đúng là có số, không hiểu sao mũi tên hòn đạn nó không chạm vào em ! Lắm lúc em tưởng không thể có ngày về nhà được ấy chứ. Ông thường vui vẻ khoe những ngày lễ, tết đi những đâu, dự những cuộc vui gì. Thường là họp mặt các bạn sống chết có nhau ở chiến trường hay đi thăm một số nơi đã xảy ra chiến sự gay go thời còn cầm súng. Ông bảo tôi rằng chẳng thể quên những kỷ niệm về một thời khói lửa. Ông còn tâm sự rằng cũng may là biết cái nghề cắt tóc nên về hưu rồi mà còn có chỗ để giao lưu, có dịp được gặp và nói chuyện với nhiều người khác nhau, hiểu thêm được khối vấn đề

4  

khi tiếp xúc với những người biết nhiều, hiểu rộng… Biết tôi hay sưu tầm và nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề lặt vặt, ông hỏi tôi nhiều câu tôi có thể biết hoặc chưa biết tường tận. Qua đó tôi giải đáp cho ông vào kỳ cắt tóc sau. Bởi vậy, giữa chúng tôi như có một sợi dây tình cảm vô hình gắn bó với nhau đã hơn mười năm nay.

Thế rồi, trước Tết ta năm ngoái, đúng kỳ cắt tóc ăn Tết tôi đến “ hiệu” của ông thì thấy vắng lặng, nhìn kỹ thì thấy một miếng bìa đề mấy chữ:” Xin lỗi, tạm nghỉ cắt tóc để đi TP. Hồ Chí Minh”. Mọi người ai cũng nghĩ là ông tạm vắng dăm bữa nửa tháng, ai ngờ khi đọc được tờ Cáo phó dán ở đầu ngõ vào hai tuần sau đó mới hay ông bị chết vì ung thư cuống túi mật ! Tôi có ngờ đâu, một người khỏe mạnh, chắc nịch, tưởng không bao giờ mắc bệnh gì nguy hiểm, ấy vậy mà…

Tôi cảm thấy thiếu vắng cái gì khó tả khi đi qua trước “ hiệu” của ông . Ông đã tâm sự với tôi về dự kiến trong năm mới , đi những đâu, làm những gì và không quên xin tôi tờ lịch “Đại Cát” – thứ lịch mà tôi tặng ông hàng năm để tham khảo !

Thế rồi không chịu được cái mái tóc dài ngứa ngáy, tôi đành phải cắt tóc tạm ở anh chàng ngồi gần trường Tiểu học. Anh này chẳng nói chẳng rằng, cắt xén một loáng thì xong, tiền thì lấy đắt. Tôi cũng chẳng nói gì, chợt nghĩ rằng mình phải tìm một địa chỉ cắt tóc mới, dễ chịu hơn cho kỳ tới.

Một hôm, tình cờ tôi phát hiện trong ngách nhỏ có một cửa hàng cắt tóc. Nơi này, nếu đi từ nhà tôi theo đường phố chính thì mất mười lăm phút đi bộ, nhưng đi theo đường chợ trong khu nhà ở thì gần hơn. Nhìn bên ngoài, cửa hàng này không có gì đặc biệt, bởi ở trong ngõ ngách, lại là tầng dưới của một ngôi nhà tập thể hai tầng cải tạo lại, chỉ có một biển hiệu sơ sài. Tuy nhiên khi vào trong của hiệu rồi, tôi mới nhận ra là chủ nhân của nó có “gu” thẩm mỹ. Đồ đạc nội thất kê ngay ngắn, bám sát

5  

tường, gọn gàng và có chủ ý rõ ràng. Nhìn kỹ thì thấy đồ đạc ở đây phục vụ cắt tóc nam và nữ, được trang bị khá đầy đủ cho các dịch vụ “ làm đầu”. Ngạc nhiên hơn nữa là trên tường, ngoài vài bức tranh trang trí còn có một số khung kính treo giấy chứng nhận tay nghề của chủ hiệu qua các kỳ được đào tạo nghề. Đúng, đào tạo nghề có bài bản của tổ chức nước ngoài vì thế Giấy chứng nhận đều viết bằng tiếng Anh.

Công – chàng thanh niên chủ hiệu có cảm tình với tôi ngay từ những giây phút đầu tiên, khi thấy tôi chú ý tới những tấm khung kính này. Về sau, cậu ta tâm sự là không mấy ai bình dị mà biết người biết của như bác nên “ con” rất có cảm tình.

Phải nói, lâu lắm rồi thôi mới được cắt một cái tóc, gội một cái đầu ưng ý. Kỹ thuật cắt tóc và gội đầu của Công rất cao, thể hiện được một trình độ của người được đào tạo cẩn thận. Trong một lần phải ngồi chờ đợi, tôi còn thấy Công “ làm đầu” cho phụ nữ giỏi như thế nào: từ cách cầm kéo, cách tạo và nâng lọn tóc, cách bôi kem, cách sấy, v.v…thể hiện sự lành nghề và yêu nghề nữa. Có lần Công tâm sự với tôi rằng cậu ta vào nghề này từ năm 12 tuổi, khi gia đình khó khăn, không thể cho đi học được nữa. Thôi thì phải theo bà chị họ phụ giúp trong một tiệm cắt tóc ở Sài gòn. Được cái sáng dạ và chịu khó, Công mau chóng học được nghề và lại được đào tạo thêm qua nhiều lần chịu khó theo học thày nọ, lớp kia do người nước ngoài huấn luyện. Thế là gần 20 năm qua, với cái nghề “ đè đầu vít cổ” này, Công đã lao động cật lực để nuôi bà mẹ bị tâm thần, và gia đình một vợ một con của mình.

Mới cắt tóc tại đây có vài lần, tôi đã thấy Công là một thanh niên chịu học hỏi; bởi thế lần nào tôi cũng mang cho cậu ta một vài tờ báo hay cuốn sách nhỏ về vấn đề cậu ta quan tâm. Giữa chúng tôi hình thành mối quan hệ bác cháu thân thiết từ khi đó…

6  

Tết vừa rồi, đúng kỳ cắt tóc, tôi mang theo một cuốn lịch năm và mấy số tạp chí của tôi tặng Công. Công vui lắm. Đến khi cắt tóc xong, tôi trả tiền thì Công rứt khoát không nhận. Công bảo: “ Con chúc Tết, mừng tuổi bác đấy, bác nhận cho con vui !”

Có thể Công cũng có cảm giác giống tôi: cho là được nhận cái to hơn, cái vui của tinh thần, của tình cảm. Và điều này còn to lớn hơn nhiều !

LÁ THƯ XEM LẠI

Vợ tôi cũng ngạc nhiên về cách đối xử của tôi đối với bà ấy ít lâu nay. Bà ấy nhận xét rằng độ này tôi ăn nói tôi dịu dàng hơn, vẫn chiều chuộng bà ấy nhưng ân cần, thân thiết hơn. Tôi chỉ cười. Gia đình ai chẳng vậy, ở cái tuổi ông bà đều có thể vào tổ chức “Hội người cao tuổi “ rồi, lại ở riêng với nhau, con cái đi đàng nào hết thì hay cãi nhau lắm. Thương và quý nhau đấy, nhưng vợ cũng như chồng ít khi ăn nói ngọt ngào dễ nghe như cái thuở đang tìm hiểu nhau hoặc vừa mới lấy nhau. Kể ra lắm khi cũng bực, bởi bà ấy nói những câu không nên nói, làm những việc không nên làm, cũng đáng giận lắm. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, cũng thấy tại mình một phần. Nỗi bực chỉ dịu đi khi thấy bà ấy ốm đau, nhưng trong lòng không vui lắm. Lúc nào cũng cảm thấy có một áp lực gì đè lên người. Bà ấy chê hết mức những việc - dù nhỏ - mà tôi làm, và chẳng bao giờ chịu khen động viên cho một lời những việc tôi thành công. Khổ tâm nhất là sự ghen tuông, nó làm cho bà ấy tưởng tượng ra những cuộc gặp gỡ với cô này,với ả kia. Bà ấy bảo : suốt ngày chúi vào cái máy tính để mở mạng ra nữa chứ ! Nào có xem tin tức gì đâu, chỉ hong hóng xem con bồ nó nhắn nhe, hẹn gặp ở chỗ này hoặc xin cái nọ…Tôi cố nghĩ cách nào để cho lòng thanh thỏa, thực sự yêu quý bà ấy như thuở nào mà không được.

7  

Thế rồi, một hôm, trong khi đang sắp xếp lại đống sách cũ thì thấy rơi ra một cái phong bì thư cũ kỹ. Mở ra mới nhớ là thư của bà ấy gửi cho tôi, tính ra đúng bốn chục năm nay rồi. À ra nó ở đây, thế mà tôi cứ tưởng mất sau mấy lần dọn nhà. Tôi bần thần đọc lại. Vừa buồn, vừa thương… và có điều lạ là những bực bội, giận dỗi về bà ấy tự nhiên tan biến đâu cả. Chắc là các bạn, ở vào cảnh tôi, khi đọc lại thư như thế này cũng có tâm trạng thế thôi.Và chắc là khi trong lòng thanh thỏa thì cách đối xử cũng dịu dàng và thực sự thương mến hơn…

Bức thư xem lại ấy như thế này

Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 1972,

Kính gửi Anh !

Mấy hôm nay Hà Nội cứ mưa hoài, những cơn mưa rả rích thật khó chịu. Bầu trời u ám buồn bã làm sao; thế mà em chỉ có một mình ở đây với ngọn đèn dầu đang hắt ra cái ánh sáng yếu ớt, soi cho cô chủ nó cầm bút viết những dòng này.

Em ốm mấy hôm nay rồi, người mệt và rất đau đầu, nhưng em vẫn đi làm và làm thêm cả ngày Chủ nhật nữa. Ở nhà cũng vậy, thêm buồn. Anh có biết sau cái hôm đi nói chuyện với anh về em như thế nào không? Em khổ lắm. Suốt ngày hôm đó em không đi làm mà lang thang như một con điên. Lúc ấy em muốn đến với anh để nói với anh một cái gì thật âu yếm. Nhưng em lại không làm như vậy , mà em đi,em suy nghĩ mãi, em thấy tất cả nó cứ rối bời lên.

Sao anh lại gặp em trong khung cảnh như hiện nay ! Sao trước đây mấy năm chúng ta lại không gặp nhau. Tại sao thế anh? Tại sao? Ai có thể trả lời thay cho em câu hỏi này, hay chính tự bản thân em phải trả lời nó.

8  

Trước đây em yêu cuộc sống biết bao nhiêu! Nhà trường - lớp học-những ước mơ- cuộc sống thật nhiều hoa, mặc dù mỗi lần đi học về em thấy buồn, thấy sợ cái khung cảnh gia đình.

Ấy thế mà em cũng đã sống bao nhiêu năm rồi, chứng kiến những chuyện đáng buồn. Em không chịu được nữa rồi, thần kinh em yếu và bây giờ đã thấy triệu chứng của một người không bình thường – một người điên - nếu không hẳn là như vậy. Nhưng em chưa điên anh ạ. Đó là một điều may mắn !

Lớn lên đến hai mươi tuổi như thế này, em đã biết suy nghĩ, biết làm người, mà chưa có bao giờ, chưa bao giờ anh ạ - em thấy vui sướng thực sự. Một cuộc sống không được chăm sóc, lúc nào em cũng chỉ cô độc một mình với những suy nghĩ liên miên giằng xé lẫn nhau trong đầu óc còn non dại của em. Những mâu thuẫn , những điều em không thể nào lý giải được. Một cuộc sống chưa bao giờ có tình yêu. Em chưa yêu ai bao giờ. Người mà em yêu thì em chưa tìm thấy. Tất cả những gì đã có trước đây, tất cả những người mà em đã gặp gỡ, tất cả những điều gì có thể nói nói giữa một người con trai và một người con gái khi cả hai còn trẻ và muốn bay đi đâu không biết nữa…đều chỉ là hư không mà thôi. Không thể gọi đó là yêu nhau được. Em là người con gái không giống bất cứ người con gái trong lứa bạn bè của em. Em thiếu thốn nhiều và nghèo nàn quá. Cuộc đời đã cướp người mẹ - đó là tất cả ! Có những năm khi đang học cấp II, em thấy bạn bè của em đều có mẹ đến thăm ở nơi sơ tán, còn em thì chẳng có ai cả nên vùng chạy suốt cánh đồng, nước mắt chảy dàn dụa, trong miệng thầm cất lên một tiếng gọi: “Mẹ ơi !”. Nhưng mẹ làm sao biết được con gái của bà lại nghèo khổ như thế đâu. Không, không báo giờ có thể như thế được!

Tất cả đã tan vỡ trong lòng em. Bây giờ muốn vươn lên mãnh liệt để tìm lối thoát - tìm thấy cuộc sống cho riêng mình. Em tha thiết mong muốn những cái sắp tới đều sẽ tốt đẹp hơn những gì đã qua.

9  

Bây giờ em đã gặp anh. Anh có thể đền bù lại tất cả những gì em đã mất được không? Anh có thể làm gì cho em để em trở lại như ngày xưa ;là một cô gái hay cười, hay hát, tin cuộc đời, yêu mọi người, yêu cuộc sống tha thiết.Còn em, em sẽ làm được tất cả những gì em có cho anh.

Trên đời này chỉ có hai thứ quyến rũ được em. Đó là lòng chân thành, sự giản dị, tài năng và trí tuệ con người. Còn tất cả những vẻ ngoài, những sự ầm ỹ có nghĩa lý gì đối với em.

Bây giờ em chỉ mong sao có công việc ổn định là em sẽ đến với anh mà không cần suy nghĩ, chờ đợi gì cả. Tất cả những gì em nghĩ, em không nói ra, anh sẽ tự hiểu, như thế hay hơn và cũng đơn giản hơn phải không anh?

….

Sau này rồi anh còn phải giúp em học tập nữa đấy. Anh nhiều việc lắm chứ không có lúc nào rỗi mà buồn nhớ nữa đâu.

Tạm biệt anh.

THUỞ BAN ĐẦU

Chẳng ai lại như bà Tân. Ai đời công khai tâm sự với chồng là mình vẫn nhớ đến người yêu thuở ban đầu. Người chồng đã sống với Tân 42 năm rồi, cũng chẳng bực mình. Ông bảo: ai mà chẳng có những mối tình trước khi lấy chồng, lấy vợ. Tân cười bí hiểm mà rằng: những gì Tân nghĩ, Tân nhớ trong lòng, ông có biết được đâu. Tân bần thần nghĩ lại những ngày gặp người ấy khi mới mười bảy tuổi. Bây giờ mình vẫn còn nhớ như in mấy câu đầu của bài thơ người ấy thổ lộ tình yêu với mình:

Một ngày tháng tám

Anh đã gặp em

10  

Như nguời không quen

Như người xa lạ

Hồi ấy, hai đứa, một ở thành phố, một ở quê, thỉnh thoảng mới có dịp gặp gỡ, nên cái chuyện tiễn chân nhau là thường. Mình quên làm sao được cái bài “ Tiễn em”, mấy câu cuối như thế này:

Đường mòn em chẳng đi mau

Sao còn dừng lại, nhìn anh, lệ mờ

Anh về, bao nỗi bơ vơ

Chỉ mong lại có những giờ bên em

Thỉnh thoảng mình có viết cho người lấy một lá thư. Thú thật mình rất nhớ anh ấy, nhưng vì công việc, lại ở quê, không phải lúc nào muốn ra Hà Nội là rứt ra đi được. Mình đưa người ấy tấm ảnh 3x4 nhỏ xíu. Hồi ấy chỉ có ảnh đen trắng thôi. Mình bảo là để cho anh đỡ nhớ. Anh ấy vui lắm. Và cứ đọc mấy câu này thì thấy điều mình nghĩ là có lý:

Thơ ngây, làn tóc thả bên vai

Đắm đuối dịu hiền, mắt nhìn ai ?

Ngay đây sao bảo rằng xa cách

Ngồi ngắm em hoài, đợi sớm mai

Bây giờ mình đã có con, có cháu đầy nhà. Có đứa đã thành danh, ăn nên làm ra. Chồng mình cũng ung dung, khỏe khoắn. Mình cũng rảnh rỗi để

11  

lại nghĩ tới “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” khi cả vợ chồng mình đều ở trong cái Hội Người Cao Tuổi” rồi!

Mà này, khi người ta yêu thì mong mỏi, chờ đợi nhau là điều khổ nhất đấy. Người ấy đã chẳng tâm sự thế này sao:

Đi làm mong thư em

Về nhà mong gặp em

Bao giờ hết mong đợi

Thì ngồi đứng mới yên !

Mình nhớ nhất là cái hồi người ấy ra nước ngoài công tác. Tâm lý con người như thế đấy: có phải chúng mình gặp nhau luôn đâu, vậy mà khi người ấy đi thật xa , nỗi nhớ như tăng gấp nhiều lần. Chính anh ấy đã thổ lộ thế này trong bài “ Từ Bắc Kinh”:

Cũng ngày này tháng trước

Anh từ biệt em yêu

Bây giờ đây xa nước

Thương nhớ biết bao nhiêu

Hình như anh ấy không thể quên được mình ngay khi phấn chấn nhất. Mình còn nhớ như in những câu thế này, khi mà anh ấy đang vui sướng trong lúc máy bay đang hạ cánh xuống Thượng Hải :

Em yêu hỡi ! Tâm hồn ta bay bổng

Tưởng em cùng chắp cánh bay cao

Và trong rừng ngàn vạn vì sao

12  

Bỗng rực sáng tâm hồn em chói lọi…

À quên, anh ấy đã đến nhà mình ở quê trước khi đi nước ngoài. Mấy câu thế này làm mình càng yêu quê mình tha thiết hơn:

Hàng phi lao rợp mát

Dẫn anh tới quê em

Một buổi sáng êm đềm

Hương đồng quê thơm ngát

Vì là lần đầu tiên đến nhà mình, lại là làng nghề về dệt nên anh ấy đã có những phút bỡ ngỡ như thế này:

Lách cách khắp mọi nơi

Đâu? Tiếng của em tôi

Loanh quanh trong các ngõ:

Ôi , em tôi đây rồi !

Mình tiễn anh ấy ra tận đầu làng. Kỳ ấy tiễn anh ấy đi xa, tự nhiên thấy buồn hẳn.

Trên con đường gạch ấy

Em lại tiễn anh đi

Anh bảo em nói gì

Mà em cứ ngây ngây…

13  

Thời gian ấy, chúng mình xa nhau đến gần ba tháng. Nói như vậy chưa đúng, vì anh ấy ra nước ngoài công tác trong thời gian như vậy. Anh ấy đã tâm sự như thế này:

Trước đã xa em một buổi đường

Bây giờ cách trở một trùng dương

Nhưng anh không sợ đường xa cách

Chỉ ngại rằng em muốn cách xa…

Tấm ảnh đen trắng của mình, anh ấy mang theo, thế mà có tác dụng. Anh ấy viết:

Đường sang nước bạn xa xôi

Sướng vui nhưng nhớ em tôi quá chừng

Vắng em, mở ảnh ra trông

Tạm coi như được đi cùng em tôi

Và anh luôn mong ngày về:

Bây giờ em có biết đâu ?

Anh về tới đất Quảng Châu mến người

Hành trình đi đã bốn nơi

Quảng Châu đất cuối, sẽ rời Trung Hoa

Nơi nơi anh đã sống qua

Biết bao kỷ niệm khó nhòa trong tim

14  

Nhưng sao anh vẫn nhớ em Mong em trong giấc triền mien mặn nồng

Em ơi ! Em có biết không ?

Anh càng sung sướng, càng mong ngày về…

Mình còn nhớ Tết năm ấy, khi mười tám tuổi, lần đầu tiên mình nhận được một bài thơ chúc tết. Tất nhiên là của người ấy rồi:

Năm nới chúc em yêu

Được mạnh khỏe hơn nhiều

Duyên xinh và tươi trẻ

Hạnh phúc biết bao nhiêu

Thế rồi người ấy phải đi sơ tán, không còn ở gần chỗ quê mình nữa. Trong bài “ Từ miền Trung du” gửi cho mình, anh viết:

Anh viết cho em giữa một chiều

Ngày tàn đang hết, gió đang lên

Thẩn thơ dạo bước trên đường vắng

Đã nhớ em rồi, lại nhớ thêm

Khi ấy là mùa thu. Mình nhớ nhất đoạn này:

Thu ấy gặp nhau có đâu ngờ

Thu qua quyến luyến phải chia ly

Thu này cũng chẳng gần nhau nhỉ

Thu nào đời mới thật vui tươi !

15  

Có lần gặp người ấy, mình đưa một mảnh vải nhuộm màu xanh lá cây do mình dệt để anh khoác khi có máy bay trên đường đi công tác. Thế mà cũng có thơ:

Này đây mảnh vải ngụy trang

Do tay em dệt, tặng chàng đi xa

Tình ta mãi mãi không nhòa

Xanh tươi màu vải, mặn mà lòng em

Còn có rất nhiều bài thơ như : Một ngày, Đi tàu, Nhớ em, Đêm mưa, Mừng sinh nhật Em, Đôi mắt… anh viết trong năm 1965, có bài gửi cho mình, có bài sau này mình mới được đọc. Ôi ! những lời lẽ chân tình và thiết tha biết bao, mình làm sao quên được !

Năm 1966, với biết bao hy vọng có dịp gặp lại nhau, nhưng mà rất hiếm vì người ấy đi sơ tán một nơi mà mình cũng làm việc xa quê nhà. Những bài thơ: Hy vọng, Con chim nhỏ, Hai năm, Đêm Chương Mỹ…nói rõ điều đó.

Mình còn nhớ, mãi đến năm 1968 chúng mình mới gặp lại nhau. Chẳng phải nói nhiều, bạn cứ đọc bài Gặp lại này sẽ rõ:

Em vẫn thế:

Một con người

Và tấm lòng

Đáng quý tệ

Vẫn như hồi

Bốn năm trước

Vẫn như ngày

16  

Gặp được em

Có chăng là

Cảnh đổi thay

Xưa quê nhà

Xưa ngõ vắng

Giờ trong

xưởng của ta

Mười tám tháng

Chẳng gặp em

Nay thấy lại

Xốn xang vui

buồn chán

Anh lại đi

Em lại tiễn

Đến bao giờ

Mới hết

Cảnh thế ni ?

Thế rồi mình quyết định lấy chồng hai năm sau đó. Anh ấy cũng đi dự đám cưới của chúng mình.

Chẳng hiểu mình sai hay đúng. Chỉ biết rằng chưa bao giờ mình quên người ấy, nhất là những lời thơ chân thực của một người đang yêu tha thiết như bạn vừa đọc đấy.

17  

MỘT CẶP HOÀN HẢO

Tôi không ngạc nhiên khi nghe tin Tôn vừa lấy vợ. Tôi mừng cho anh bạn này. Bởi anh cần phải sống và tiếp tục làm việc, tiếp tục phát huy hết tài năng của mình. Anh lấy vợ không có nghĩa là anh phản bội người vợ cũ đã qua đời cách đây ba năm. Phải nói rằng Thanh của anh trước đây với anh là một cặp hoàn hảo. Có thể Tôn nghĩ rằng, mình không thể đau buồn mãi trước cái chết của Thanh, rồi không làm ăn gì, tàn tạ đi chăng. Anh biết rằng Thanh luôn mong anh được hạnh phúc. Thanh mất rồi, anh phải có gì bù đắp, bởi anh đáng được hưởng như vậy. Và Tôn chưa bao giờ không chiều lòng Thanh cả.

Tôn và Thanh yêu nhau ngay từ khi học trong trường đại học, năm thứ hai gì đó. Tôn thích cái đơn giản, chan hòa, vô tư của Thanh thì Thanh mến cái tài ba, hiền lành nhưng tế nhị của Tôn. Họ không hề tính toán, suy nghĩ nhiều về việc ai hơn ai cái gì, kể cả tuổi tác. Bởi Thanh hơn Tôn đến ba tuổi. Hiếm thấy một đôi nào như vậy. Nói dễ hiểu thì đây là đôi bạn thực sự. Họ luôn gọi nhau bằng tên, thậm chí thường còn có từ “bạn” ở cửa miệng.

May mắn đầu tiên là khi ra trường, họ được phân công công tác ở cùng một cơ quan, và một gia đình riêng của họ có được ngay từ hồi đó. Nếu Tôn mau chóng làm quen được với công việc và phát huy được tài năng của mình thì Thanh ham mê một lĩnh vực mới trong công tác, ít được học ở trường. Họ thực sự giúp nhau tiến bộ trong công tác và phát huy được sở trường của mình.

Không ai còn lạ gì sự say sưa của Tôn khi vớ được cây đàn ghi ta. Những khúc nhạc quốc tế tấu lên từ cây đàn sáu dây quen thuộc ấy chứa chất bao niềm say mê, hào phóng. Và chính từ những phút thư giãn nghệ thuật ấy, họ càng yêu quý nhau hơn.

18  

Cũng lạ, người ta vẫn bảo thói đời lắm tài thì nhiều tật, nhưng ở đây không như vậy.

Ngoài tài chơi ghi ta cổ điển ra, hội họa của Tôn cũng đáng nể lắm.

Những bức họa ghi lại khi đi tham quan, dã ngoại của Tôn chứng tỏ điều đó. Nó sinh động và nêu bật được nét đẹp của thiên nhiên, vẻ đặc sắc của vùng miền đã đi qua. Tôn còn tỏ ra có tài sư phạm khi hướng dẫn sinh viên thiết kế. Họ rất chịu nghe thầy Tôn và thể hiện bằng được các ý tứ thày Tôn gợi mở.

Tôi chưa nghe thấy ai phàn nàn bất cứ điều gì về Tôn, bởi anh chan hòa, rộng lượng, kiệm lời nhưng chân thực, dễ mến.

Thanh thì có vẻ ngoài của một cô gái nhu mì, yếu đuối, an phận. Nhưng không phải như vậy. Bên trong những dáng vẻ đó là một con người có nghị lực, vô tư, dám nghĩ dám làm. Cứ nhớ những ngày còn đi học, chính bọn con trai chúng tôi đã phải nhờ Thanh dạy vũ quốc tế thì đủ biết Thanh chẳng hề nhút nhát. Giống như Tôn, Thanh rất yêu nghệ thuật. Và trong niềm mong ước ấy, về sau này, khi có điều kiện, Thanh đã là chủ của nhiều dự án về môi trường cảnh quan đô thị. Chính cô là một trong những người khai phá vấn đề này ở ta và đã bảo vệ thành công học vị tiến sĩ về lĩnh vực này. Trong công việc, có thành công, có thất bại, song luôn có sự hợp tác, đóng góp công sức của Tôn. Anh sẵn sang hỗ trợ và thể hiện ý đồ của vợ , cả vật chất lẫn tinh thần, mong sao công việc được hoàn hảo, như ý. Quên nói là có những năm Tôn dạy học ở nước ngoài, kiếm được chút nào là gửi về cho Thanh đầu tư vào công việc.

Tôi đã có dịp đến thăm hai bạn ấy tại ngôi nhà do chính Tôn thiết kế. Phải nói là Tôn và Thanh thiết kế và xây dựng mới đúng. Bởi ngôi nhà này nằm trong một cảnh quan hoàn hảo, được thiết kế và

19  

thực hiện chu đáo của những người sành kỹ thuật và yêu nghề. Chỉ tiếc là họ không được ở đây lâu, bởi khi làm ăn thất bát, do Thanh chủ động đầu tư khi nguồn vốn chung của đề án chưa có. Khỏi phải nói nhiều về những chuyện kiện cáo, đền bù. Song, những chuyện như vậy không phải chỉ xảy ra một lần. Họ phải bán ngôi nhà đó đi và thuê một chỗ ở khiêm tốn hơn nhiều. Tiền của do Tôn kiếm được ở nước ngoài không ít nhưng cũng chẳng thể cứu vãn được tình cảnh trớ trêu này.

Hai đứa con gái của họ đã có gia đình riêng. Chúng thường về thăm bố mẹ vào những ngày nghỉ…Và chúng có đâu ngờ rằng mẹ chúng bỗng lâm trọng bệnh.

Chính tôi cũng ngỡ ngàng khi được tin và đi viếng Thanh, ừ phải rồi, đúng ba năm trước đây. Là bạn đồng môn với Thanh, chúng tôi vô cùng thương tiếc tiễn đưa người bạn vui vẻ, hiền hậu, nhiệt tình này và chân thành chia buồn cùng Tôn.

Thanh mất rồi, Tôn vùi đầu vào công việc. Anh vốn là người ít nói, bây giờ lại lầm lì hơn. Anh không thể quên những kỷ niệm cùng ăn, cùng làm, cùng say sưa công việc với người bạn đời. Bạn bè cũng lo lắng về sức khỏe của Tôn và mấy người bạn thân, đồng lòng giúp Tôn lấy lại sinh khí bằng cách giới thiệu cho một người bạn gái mới.

Và, như các bạn thấy đấy, rất mừng là việc này có kết quả tốt đẹp. Có thể là Tôn nhớ lại lời trối trăng của Thanh khi hấp hối:” Tôn à, mình phải lập gia đình khi có điều kiện và như thế mới là mãi mãi thương yêu Thanh”…

Và Tôn đã thực hiện được điều mong ước của Thanh.

20  

NÓ ĐÃ VÀO NHÀ MÌNH

Ai cũng bảo cậu Thắng lấy được cô vợ dễ tính và hiền hậu. Chẳng hiểu sao, mới quen nhau được ít lâu, khi Thắng vừa ngỏ ý là cô ấy ưng liền.

Thắng nghĩ rằng chắc là vì mình có công ăn việc làn ổn định. Ở cái thời bao cấp, gạo sổ phiếu thịt, gả con cho một kỹ sư hẳn hoi như anh, nhà vợ yên tâm lắm. Bà mẹ vợ bảo con gái: mày chẳng kiếm được ai hơn cậu ấy đâu. Nó chất phác, mau mồm miệng, vui tính, lại công tác ở một cơ quan Trung Ương ngay ở Thủ Đô, mày còn đòi gì hơn nữa.

Đám cưới được tổ chức ngay tắp lự. Và thật là may, chỉ nửa năm sau, Thắng được phân chỗ ở, ngay cạnh trụ sở cơ quan. Chẳng rộng rãi gì, nhưng thời đó mà có được một phòng nhà tập thể cấp bốn, gần hai chục mét vuông là quá hay rồi. Hên hơn nữa là Thắng còn xin cho vợ vào làm ngay ở cơ quan mình, bởi đúng lúc người ta cần bổ sung một họa viên.

Thuận lợi như vậy, Thắng vùi đầu vào công tác. Thắng hay phải đi công xa trong các đoàn điều tra, khảo sát về kinh tế, có đợt đến hàng tháng trời.

Một năm sau, họ sinh được một cô con gái giống bố như đúc. Ai hỏi thăm nó giống ai, Thắng đùa và bảo: cái mặt thì giống ba, còn ngã ba giống mẹ (!).

Sống với nhau được hai năm, Thắng mới phát hiện ra rằng vợ mình quá dễ tính. Ai đời, mới quen sơ sơ cũng dễ dàng cho cầm tay. Có lần đi công tác về, Thắng bắt gặp ngay một anh chàng ở trong phòng mình đi ra. Hỏi ra mới biết đấy là một bác sĩ đã điều trị cái

21  

chân cho vợ mình khi cô bị ngã xe trên đường trong thời gian Thắng đi công tác vắng nhà.

Đứa con gái thứ hai ra đời, nó chẳng giống Thắng chút nào. Thật ra con bé rất xinh và trắng trẻo, chẳng có màu da bánh mật như Thắng, lại có cái mũi cao và xinh xẻo, nó không vẹo vọ như bố nó.

Và nếu không có mấy lần nữa bắt gặp thằng cha bác sĩ nọ bén mảng đến chơi khi Thắng vắng nhà thì anh chàng đâu có nghi ngờ vợ mình ngoại tình. Mà thực ra cô ấy có tình với ai bao giờ đâu mà ngoại với nội. Cô ấy chỉ quá dễ tính với khi tiếp xúc với đàn ông lạ thôi (!).

Đứa con gái thứ ba cũng chẳng giống Thắng. Nó khỏe mạnh , đẫy đà, ăn to, nói lớn.

Thắng nghi ngờ cô vợ lằng nhằng, bởi có một vài người trong cơ quan chỉ cho Thắng biết mấy người hay lui tới lúc Thắng vắng nhà.

Đáng tiếc là có cả một cậu cùng đơn vị, chỉ đáng tuổi em cô ta. Những nghi ngờ của Thắng về cô vợ quý hóa của mình được xác minh khi chính “ nó” quát lại chồng vì dám đánh đứa con thứ ba: “ Nó có phải con anh đâu mà anh xót !”

Thắng lặng người đi và chạy ra khỏi nhà. Đã đến nước này thi đôi co với cái con vợ trơ trẽn này làm gì nữa ! Nhưng mà lắm khi Thắng cũng thương mấy đứa trẻ. Đã có lần anh chàng tâm sự với tôi:” Chắc là con đứa nào đấy rồi anh ạ. Nhưng nó đã vào nhà mình thì là con mình”. Tôi vừa thương vừa bực mình với Thắng. Có ai lại như vậy không ?

Cơ sự đã như vậy rồi, lại bất đồng về chuyện làm ăn, đôi vợ chồng ấy ngày càng chán nhau, và điều này tất phải đến: chia tay thôi !

22  

Ngôi nhà và hai đứa con đầu là phần của vợ, còn Thắng thì lấy ít tiền mua một căn hộ nhỏ ở cùng với đứa thứ ba. Mà Thắng tốt tính thật. Sau này, khi “ ở riêng” rồi, Thắng bảo tôi: “Anh ạ, con bé này không phải con em, nhưng nó đang học đại học, mình cứ nhận phần để nuôi dạy nó nên người. Hai đứa kia đã lấy chồng rồi, em cũng yên tâm. Nó đã vào nhà mình thì là con mình, anh nhỉ !”

_____

Xong ngày 19-5-2012

File: moicaymoihoa2

Tủ sách Kim Thi

Số: 24

23  

       

           k i m t h i

SÁCH N0 24 

 

TỦ SÁCH KIM THI

Không nhầm thế kỷ-Đôi dòng cảm xúc-12 con giáp-Vui là chính-Mấy vấn đề sinh thái kiến trúc-Sổ tay từ thông dụng Hán Việt-Truyện 100 chữ-Những con mèo nhà bà em-Đồ họa hiện đại Âu Mỹ-Phong thủy-Kiến trúc mấy vấn đề cơ bản-Nối mạng bất động sản-Một số vấn đề từ điển học và ngôn ngữ XDKT-Mỗi cây mối hoa 1-Nạn nhân của khoa học-Truyện cười Anh Mỹ-Biến đổi khí hậu & Xây dựng-Đôi nét lịch sử kiến trúc Hà Nội-84 ngày xa nước-Phong thủy TGM (st)-Phong thủy công trình (st)- Thuở ban đầu- Thế giới mới của chúng ta – Mỗi cây mỗi hoa 2

24  

 

 

 

25