12
1 Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010 : Luận văn ThS. Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường: 60 85 02 \ Nguyễn Thị Hưởng ; Nghd. : PGS.TS. Lưu Đức Hải Đề tài: Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nội giai đoạn 2006-2010 Học viên cao học : Nguyễn Thị Hưởng Khóa : 2009 -2011 Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Mã số: 608502 Lý do chọn đề tài Thành phố Hà Nội nằm ở vùng địa hình thấp của đồng bằng sông Hồng. Phần lớn các hồ Hà Nội có nguồn gốc từ các vùng trũng hoặc từ các nhánh sông, trên nền đất trẻ. Sự hình thành các hồ đều gắn liền với sự phát triển đô thị. Các dòng chảy qua kênh, hồ tạo nên khung sinh thái, là nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất và các hoạt động khác của đô thị. Các hồ đô thị tạo thành một hệ thống nối kết với các sông tiêu thoát nước của thủ đô Hà Nội. Hiện nay, dưới áp lực của quá trình đô thị hóa, hệ thống thu gom nước thải không hợp lý, ý thức của người dân còn kém khiến tải lượng chất gây ô nhiễm xả xuống hồ tăng nhanh là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nước hồ đô thị. Hệ thống các hồ, ao, đầm của Hà Nội ngoài chức năng điều hòa nước mưa, giảm thiểu ngập úng, còn là các điểm nhấn danh lam thắng cảnh, vui chơi, giải trí, lễ hội. Nhiều ao, hồ của Hà Nội gắn liền với các đình chùa, được coi là các địa điểm tâm linh của Hà Nội. Một số hồ có vai trò quan trọng có giá trị về văn hóa lịch sử, cảnh quan thiên nhiên và môi trường, về đa dạng sinh học cũng như về giá trị nguồn nước. Nhưng những hồ này hiện đang ô nhiễm nặng nề do chất thải từ các cơ sở sản xuất, bệnh viện, các hộ gia đình… Đề tài Luận văn “Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010được thực hiện với mục đích: Đánh giá diễn biến chất lượng nước một số hồ chính tại Hà Nội, giai đoạn 2006 – 2010, từ đó đưa ra các giải

Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nộitainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/42183/1/01050000071.pdf · lý, địa hình, khí hậu. - Tổng

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nộitainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/42183/1/01050000071.pdf · lý, địa hình, khí hậu. - Tổng

1

Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nội

giai đoạn 2006 - 2010 : Luận văn ThS. Khoa học môi

trường và bảo vệ môi trường: 60 85 02 \ Nguyễn Thị

Hưởng ; Nghd. : PGS.TS. Lưu Đức Hải

Đề tài: Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nội giai đoạn 2006-2010

Học viên cao học : Nguyễn Thị Hưởng

Khóa : 2009 -2011 Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Mã số: 608502

Lý do chọn đề tài

Thành phố Hà Nội nằm ở vùng địa hình thấp của đồng bằng sông Hồng. Phần

lớn các hồ Hà Nội có nguồn gốc từ các vùng trũng hoặc từ các nhánh sông, trên nền

đất trẻ. Sự hình thành các hồ đều gắn liền với sự phát triển đô thị. Các dòng chảy

qua kênh, hồ tạo nên khung sinh thái, là nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất

và các hoạt động khác của đô thị.

Các hồ đô thị tạo thành một hệ thống nối kết với các sông tiêu thoát nước của

thủ đô Hà Nội. Hiện nay, dưới áp lực của quá trình đô thị hóa, hệ thống thu gom

nước thải không hợp lý, ý thức của người dân còn kém khiến tải lượng chất gây ô

nhiễm xả xuống hồ tăng nhanh là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nước hồ đô thị.

Hệ thống các hồ, ao, đầm của Hà Nội ngoài chức năng điều hòa nước mưa,

giảm thiểu ngập úng, còn là các điểm nhấn danh lam thắng cảnh, vui chơi, giải trí,

lễ hội. Nhiều ao, hồ của Hà Nội gắn liền với các đình chùa, được coi là các địa điểm

tâm linh của Hà Nội.

Một số hồ có vai trò quan trọng có giá trị về văn hóa lịch sử, cảnh quan thiên

nhiên và môi trường, về đa dạng sinh học cũng như về giá trị nguồn nước. Nhưng

những hồ này hiện đang ô nhiễm nặng nề do chất thải từ các cơ sở sản xuất, bệnh

viện, các hộ gia đình…

Đề tài Luận văn “Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nội giai

đoạn 2006 - 2010” được thực hiện với mục đích: Đánh giá diễn biến chất lượng

nước một số hồ chính tại Hà Nội, giai đoạn 2006 – 2010, từ đó đưa ra các giải

Page 2: Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nộitainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/42183/1/01050000071.pdf · lý, địa hình, khí hậu. - Tổng

2

pháp nhằm bảo vệ chất lượng nước hồ góp phần cải thiện môi trường thành phố Hà

Nội.

Cấu trúc luận văn gồm 3 chương:

Mở đầu

Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Kết luận, kiến nghị

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

- Tổng quan một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên của Hà Nội: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu.

- Tổng quan một số các hồ Hà Nội và tình hình cải tạo một số hồ Hà Nội - Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và mối quan hệ với môi

trường. - Tổng quan về diễn biến chất lượng nước hồ Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010. - Phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng nước hồ (TSS, BOD5, PO4

3- , COD, Coliform tổng số...).

- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm xử lý ô nhiễm nước, cải tạo hồ.

Tình hình cải tạo một số hồ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội

TT Quận Số hồ đã kè

Số hồ chưa kè

Số hồ có hệ thống

xử lý nước thải

Số hồ không cho nước thải

chảy vào hồ

Số hồ Công ty thoát nước

quản lý

1 Ba Đình 9 3 4 7 2 Hoàn Kiếm 1 1 1 3 Đống Đa 6 5 1 2 9 4 Hai Bà Trưng 6 1 2 6 5 Tây Hồ 1 19 1 1 6 Cầu Giấy 1 1 1 7 Thanh Xuân 3 5 8 Hoàng Mai 7 17 8 9 Long Biên 22 12

Tổng cộng: 35 75 2 9 45

]

Page 3: Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nộitainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/42183/1/01050000071.pdf · lý, địa hình, khí hậu. - Tổng

3

Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu Các hồ được chọn làm đối tượng nghiên cứu là trước 2010, hồ đã được Trung

tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường Hà Nội, thuộc Sở Tài nguyên và

Môi trường Hà Nội thực hiện quan trắc chất lượng nước. Đây là phòng thí nghiệm

có chức năng quan trắc nước hồ Hà Nội, có trang thiết bị hiện đại và có kinh

nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực quan trắc chất lượng môi trường.

Kết quả quan trắc chất lượng nước các hồ năm 2010 do tác giả cùng thực

hiện với Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường Hà Nội.

Kết quả Phân tích và đánh giá chất lượng nước hồ được thực hiện qua 26 hồ,

cụ thể như sau:

· Quận Ba Đình : 3 hồ (Giảng Võ, Thành Công, Thủ Lệ)

· Quận Đống Đa : 4 hồ (Đống Đa, Ba Mẫu, Linh Quang, Ngọc Khánh)

· Quận Hoàn Kiếm : 1 hồ (Hoàn Kiếm)

· Quận Hai Bà Trưng : 5 hồ (Thiền Quang, Thanh Nhàn, Đại La, Yên Ngưu,, Bảy Mẫu)

· Quận Tây Hồ : 2 hồ (Tây Hồ, Trúc Bạch)

· Quận Hoàng Mai : 8 hồ (Định Công, Sinh Thái (Đền Lừ), Thanh Trì, Giáp Bát, Nam Dư Thượng, Linh Đàm, Yên Sở 1, Vân Trì)

· Quận Thanh Xuân : 3 hồ (Rẻ Quạt, Hạ Đình, Mễ Trì) 2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp lấy mẫu và phân tích

Phương pháp lấy mẫu theo tiêu chuẩn Việt Nam 5996-1995 (ISO 5667-6:

1990- hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối).

Thiết bị đo chất lượng nước đa chỉ tiêu TOA WQC-22A.

Tọa độ của điểm lấy mẫu được xác định bằng thiết bị định vị toàn cầu (GPS)

2.2.2. Phương pháp bảo quản mẫu

Mẫu được bảo quản theo TCVN 5993-1995 (ISO5667-3:1985) và chuyển

thẳng đến phòng thí nghiệm ngay sau khi việc lấy mẫu kết thúc.

Mẫu được bảo quản lạnh ở 40C trong phòng thí nghiệm.

2.2.3. Phương pháp phân tích: tuân thủ tiêu chuẩn Việt Nam qui định hiện hành

2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin

Page 4: Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nộitainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/42183/1/01050000071.pdf · lý, địa hình, khí hậu. - Tổng

4

Việc thu thập thông tin được tiến hành bằng cách quan sát tại hiện trường và

hỏi ý kiến người dân xung quanh hồ.

2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu kết quả đo đạc và phân tích 6 thông số chất lượng mẫu nước của

từng hồ được tổng hợp lại trong các bảng kết quả phân tích, kèm theo là mô tả điều

kiện thời tiết thời điểm lấy mẫu và nhận xét kết quả. Kết quả phân tích được đối

chiếu với quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008 cột B1 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc

gia về chất lượng nước mặt áp dụng đối với nguồn nước có mục đích tưới tiêu thuỷ

lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tượng tự hoặc thấp

hơn. Việc đối chiếu này cho phép đánh giá chất lượng nước hồ là đạt hay không đạt

tiêu chuẩn hiện hành.

Số liệu được tổng hợp và xử lý trên chương trình Excel Microsoft

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nhận xét: Thông qua kết quả quan trắc và phân tích ta nhận thấy rằng chất

lượng nước tất cả các hồ nghiên cứu tại thành phố Hà Nội đề bị ô nhiễm và không

đạt loại B, TCVN 5942-1995 (2006 – 2008) và QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1).

Các thông số ô nhiễm thường gặp ở các hồ thường là COD, BOD5,

Phosphat, Dầu mỡ, Coliform tổng số.

Qua số kết quả phân tích của 14 hồ được theo dõi liên tục trong các năm

2006-2010 cho thấy chất lượng của các hồ đang dần được cải thiện là: hồ Thành

Công , hồ Thủ Lệ, hồ Thiền Quang, hồ Định Công, hồ Bắc Linh Đàm, hồ Vân Trì

Bên cạnh đó các hồ như: hồ Giảng Võ Hồ Đống Đa, hồ Hoàn Kiếm, hồ Trúc Bạch

dấu hiệu ô nhiễm lại tăng lên ( BOD5, COD, Coliform …)

Page 5: Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nộitainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/42183/1/01050000071.pdf · lý, địa hình, khí hậu. - Tổng

5

Bảng 10 – Xu thế diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nội giai đoạn 2006 -2010

TT

Tên hồ

Các thông sô có xu hướng tăng giá trị Các thông sô có xu hướng giảm giá trị

TSS BOD COD Phosphat

P043-

Dầu mỡ Coliform tổng số

TSS BOD COD Phosphat

P043-

Dầu mỡ

Coliform tổng số

Quận Ba Đình 1 Hồ Giảng Võ x x x x 2 Hồ Thành Công x x 3 Hồ Thủ Lệ x x x Quận Đống Đa 1 Hồ Đống Đa X x x x 2 Hồ Ba Mẫu x x 3 Hồ Linh quang x x x x x Quận Hoàn Kiếm x 6 Hồ Hoàn Kiếm x

Quận Hai Bà Trưng

1 Hồ Thiền Quang x x 2 Thanh Nhàn X x 3 Đại La x x x X 4 Yên Ngưu X X x 5 Bảy Mẫu x x x x x Quận Tây Hồ 1 Hồ Tây x x X 2 Hồ Trúc Bạch x x x X Quận Hoàng Mai 1 Hồ Định Công x x X 2 Sinh thái x

Page 6: Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nộitainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/42183/1/01050000071.pdf · lý, địa hình, khí hậu. - Tổng

6

3 Thanh Trì x 4 Giáp Bát x x X 5 Nam Dư Thượng x x x 6 Hồ Linh Đàm X x x x x X 7 Hồ Yên Sở x x

8 Hồ Vân Trì

x x x x X

Quận Thanh Xuân

x x

1 Rẻ Quạt x 2 Hạ Đình x 3 Mễ Trì x x X x X

Page 7: Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nộitainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/42183/1/01050000071.pdf · lý, địa hình, khí hậu. - Tổng

7

- Từ Kết quả đo đạc, quan trắc các thông số TSS, BOD5, COD, PO4 3- , Coliform tổng

số, ta có kết quả so sánh chất lượng nước các hồ cụ thể theo năm 2006. Tương tự năm 2007, 2008, 2009 và 2010 :

Page 8: Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nộitainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/42183/1/01050000071.pdf · lý, địa hình, khí hậu. - Tổng

8

Hình - Kết quả so sánh chất lượng nước các hồ theo năm 2006

Đề xuất biện pháp cải thiện chất lượng nước hồ Thực tế cho thấy, chức năng của các hồ ở Hà Nội rất đa dạng, trong đó có

chức năng xử lý nước ô nhiễm đổ vào hồ (qua các con đường khác nhau như nước

thải, nước mưa chảy tràn, rác thải). Bản thân ao hồ là một hệ xử lý sinh học có khả

năng xử lý nước thải nhưng chỉ ở mức độ nhất định. Để cải thiện và gìn giữ lâu dài

môi trường nước hồ trong sạch, cần thiết thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp khác

nhau. Mức độ thực hiện các biện pháp phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi hồ.

Ø Hạn chế tối đa việc xả nước thải không qua xử lý đổ vào hồ

Page 9: Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nộitainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/42183/1/01050000071.pdf · lý, địa hình, khí hậu. - Tổng

9

Nhận xét chung là hiện nay các hồ ở Hà Nội đang quá sức chịu tải các chất ô

nhiễm.

Biện pháp hữu hiệu nhất để cải thiện nước hồ là hạn chế tối đa việc xả nước thải

không qua xử lý vào hồ. Các biện pháp chống ô nhiễm nước hồ thường được áp

dụng như bảo vệ hồ khỏi nguồn nước thải chưa qua xử lý bằng các cửa chắn nước

thải hoặc các phương pháp xử lý nước thải phù hợp, trước mắt là xây dựng phương

án thu gom tách riêng nước thải sinh hoạt của dân cư xung quanh không cho đổ

thẳng vào hồ.

Ø Kè hồ

Kè hồ nhằm hạn chế việc đổ rác bừa bãi ra ven hồ, lấn chiếm lòng hồ.

Ø Nạo vét bùn hồ

Việc nạo vét bùn hồ là hình thức loại bỏ bớt chất ô nhiễm tích đọng có trong

hồ nhằm hạn chế các tác động xấu gây ra đối với môi trường nước hồ.

Ø Sử dụng thực vật thủy sinh để xử lý nước hồ

Thực tế đã cho thấy, dùng thực vật nước để kiểm soát nước hồ đô thị theo

công nghệ sinh thái là hợp lý và phù hợp với điều kiện của một số hồ tại Hà Nội.

Ø Không nên sử dụng hồ với mục đích chính là nuôi cá

Ø Giữ gìn vệ sinh môi trường chung, duy tu, bảo dưỡng sau quá trình làm sạch KẾT

LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:

Từ kết quả thu được nêu trên cho thấy, đánh giá nhanh chất lượng nước hồ

giai đoạn 2006 – 2010 có thể đưa ra một số kết luận sau:

1. Chất lượng nước các hồ nghiên cứu giai đoạn 2006 – 2010 được phân

ra 3 nhóm:

v Nhóm 1:

Chất lượng nước hồ còn tốt hơn so với các hồ còn lại, bao gồm các hồ:

Giảng Võ, Thủ Lệ, Đại La, Tây Hồ, Định Công, Nam Dư Thượng, Hạ Đình, Mễ Trì

(các hồ xếp mức 2 và 3 không có 1)

v Nhóm 2: Chất lượng nước hồ vào loại trung bình so với các hồ khác, bao gồm

các hồ: Thành Công, Đống Đa, Ba Mẫu, Hoàn Kiếm, Thiên Quang, Thanh

Page 10: Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nộitainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/42183/1/01050000071.pdf · lý, địa hình, khí hậu. - Tổng

10

Nhàn, Yên Ngưu, Bảy Mẫu, Trúc Bạch, Sinh Thái, Thanh Trì, Giáp Bát, Linh

Đàm, Yên sở 1, Vân Trì, Rẻ Quạt (các hồ xếp mức 1, 2 và 3)

v Nhóm 3: Chất lượng nước hồ vào loại kém so với các hồ khác, bao gồm các

hồ: Ngọc Khánh, Linh Quang (các hồ xếp mức 1, 2 không có 3)

2. Xu hướng diễn biến chất lượng nước hồ như sau:

v Một số hồ có xu hướng được cải thiện (như: hồ Thành Công, hồ Thủ Lệ, hồ

Linh quang ...). Cụ thể các chỉ tiêu: COD, BOD, Dầu mỡ, coliform

Nguyên nhân:

Ø Do việc xử lý nước các hồ này sử dụng kết hợp các chế phẩm làm sạch với

các bè nước một số loại thực vật thủy sinh có khả năng lọc nước và làm đẹp

cảnh quan mặt hồ.

Ø Do công tác nạo vét lòng hồ và kè hồ.

Ø Do áp dụng phương pháp phục hồi cảnh quan hồ bằng tổ hợp sinh học kết

hợp với phương pháp kết tủa.

Ø Hồ tích thủy hoàn toàn, lượng nước thải chảy vào ít nên sau khi tăng cường

các mảng cây thủy sinh, nước hồ đã trong sạch.

v Mặc dù chất lượng nước của một số hồ chưa ô nhiễm song đã có dấu hiệu

phát hiện có lượng dầu mỡ có xu hướng tăng, đáng lưu tâm như: Hồ Giảng

Võ , hồ Đống Đa, Bảy Mẫu

Nguyên nhân:

Ø Chưa xem xét công tác cải tạo hồ, làm giàu ôxy và duy trì dòng chảy nên chất

lượng nước hồ có xu hường giảm theo thời gian.

Ø Các nguồn nước thải sinh hoạt liên tục thải xuống hồ mà chưa được xử lý đạt

QCVN qui định hiện hành. Đặc biệt do ảnh hưởng từ các nguồn gây ra sự

thất thoát dầu mỡ từ cơ sở xăng dầu, hoạt động rửa xe ô tô, xe máy ở khu lân

cận.

v Các hồ có chất lượng nước không thay đổi nhiều: Phốt phát PO4 3-

Nguyên nhân:

Ø Do việc nạo vét lòng hồ, cải tạo hồ thường xuyên.

Page 11: Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nộitainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/42183/1/01050000071.pdf · lý, địa hình, khí hậu. - Tổng

11

Ø Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý

nước thải đảm bảo nước thải sau hệ thống xử lý, trước khi thải ra môi trường

tiệp nhận đạt QCVN qui định hiện hành.

Ø Do áp dụng các biện pháp chống ô nhiễm nước hồ như bảo vệ hồ khỏi nguồn

nước thải chưa qua xử lý bằng các cửa chắn nước thải hoặc các phương pháp

xử lý nước thải phù hợp, xây dựng phương án thu gom tách riêng nước thải

sinh hoạt của dân cư xung quanh không cho đổ thẳng vào hồ.

KIẾN NGHỊ:

v Đối với UBND Thành phố Hà Nội:

- UBND thành phố Hà Nội cần có chủ trương trong việc cải tạo các hồ, kè hồ tại

các hồ Hà Nội.

- Có văn bản chỉ đạo nghiêm cấm việc san lấp hồ.

- Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật Đô thị đồng bộ để giảm thải ô nhiễm môi trường

cho hệ thống hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

v Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

- Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội về dự án cải tạo, kè hồ tại các

hồ Hà Nội.

- Xây dựng Kế hoạch thực hiện dự án cải tạo, kè hồ tại các hồ Hà Nội trình

UBND thành phố phê duyệt.

-

- Triển khai thử nghiệm một số phương án xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường

nước hồ.

- Phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã

trong việc triển khai thực hiện.

- Điều chỉnh, bổ sung các giải pháp cụ thể để giải quyết những khó khăn, vướng

mắc trong quá trình thực hiện.

- Thực hiện quan trắc môi trường nước các hồ Hà Nội theo định kỳ hàng năm để

kịp thời phát hiện dấu hiệu hồ bị ô nhiễm để đề xuất kế hoạch, các giải pháp xử

lý cải tạo hồ, kè hồ.

Page 12: Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nộitainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/42183/1/01050000071.pdf · lý, địa hình, khí hậu. - Tổng

12

- Chỉ đạo Quỹ Môi trường Hà Nội hợp tác với các tổ chức nước ngoài xin hỗ

trợ, tài trợ cho các dự án cải tạo, kè hồ Hà Nội.

v Đối với Phòng Tài nguyên và môi trường quận/huyện/thị xã thành phố

Hà Nội:

- Kiểm soát, giám sát việc xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch

vụ trên địa bàn quản lý đổ trực tiếp vào hồ mà không qua xử lý đạt QCVN qui

định hiện hành.

- Tăng cường quản lý và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

kiểm tra, thanh tra để xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm pháp luật trong lĩnh vực

bảo vệ môi trường.

- Tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi

trường hồ tại các phường, tổ dân phố.

Date: 16th December, 2011

Signature:

Full name:Nguyen Thi Huong