39
Trang 1 NHÀ MÁY HÓA CHT TÂN BÌNH 2 PHN 1: TNG QUAN VNHÀ MÁY 1.1 Khái quát vnhà máy hóa cht Tân Bình 2 1.1.1 Vtrí địa lý Vic la chọn địa điểm có ý nghĩa hết sc quan trọng đối vi dán, vì địa điểm ảnh hưởng lớn đến hiu quđầu tư cũng như đến điều kin xã hội và môi trường- sinh thái. Qua kho sát, vic la chọn địa điểm đầu tư tại vtrí : Đường s5, KCN Biên Hòa 1, tỉnh Đồng Nai, cách trung tâm thành phHChí Minh khong 25km vphía Đông là thiết thc và dthc hin. Vì : - Có thsdng chung ngun nguyên liệu đầu vào cho sn xut các sn phm- gc mui NaCl. - Lượng nhiệt dư của phân xưởng acid để sdng cho các công đoạn sn xut xút, cô đặc xút, sn xut acid chlohydric… (của nhà máy hóa cht Biên Hòa), hoc dùng hơi cho sản xut các sn phm gc sulfate, gc mui (của xưởng Nghiên Cu-Thc Nghim), tiết kiệm được khá nhiu-thay cho vic sdng DO. - Gn trung tâm, gn thtrường tiêu thsn phm, thun tin trong vic sn xut và tiêu thhàng. - Giảm chi phí đầu tư vì đã cơ sở htng sn có. 1.1.2. Lch shình thành và phát trin Nhà máy hóa cht Tân Bình 2 tiền thân là nhà máy Tân Bình, địa ch46/6 Phan Huy Ích, phường 15, qun Tân Bình, thành phHChí Minh. Ngày 24/4/2009 nhà máy được di di tTân Bình đến Biên Hòa, Đồng Nai, lấy tênnhà máy là “Nhà Máy Hóa Chất Tân Bình 2”.

NHÀ MÁY HÓA CHẤT TÂN BÌNH 2 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ …

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Trang 1

NHÀ MÁY HÓA CHẤT TÂN BÌNH 2

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY

1.1 Khái quát về nhà máy hóa chất Tân Bình 2

1.1.1 Vị trí địa lý

Việc lựa chọn địa điểm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với dự án, vì địa điểm

ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư cũng như đến điều kiện xã hội và môi trường-

sinh thái.

Qua khảo sát, việc lựa chọn địa điểm đầu tư tại vị trí : Đường số 5,

KCN Biên Hòa 1, tỉnh Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 25km về

phía Đông là thiết thực và dễ thực hiện. Vì :

- Có thể sử dụng chung nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất các sản phẩm-

gốc muối NaCl.

- Lượng nhiệt dư của phân xưởng acid để sử dụng cho các công đoạn sản xuất xút,

cô đặc xút, sản xuất acid chlohydric… (của nhà máy hóa chất Biên Hòa), hoặc

dùng hơi cho sản xuất các sản phẩm gốc sulfate, gốc muối (của xưởng Nghiên

Cứu-Thực Nghiệm), tiết kiệm được khá nhiều-thay cho việc

sử dụng DO.

- Gần trung tâm, gần thị trường tiêu thụ sản phẩm, thuận tiện trong việc sản xuất

và tiêu thụ hàng.

- Giảm chi phí đầu tư vì đã cơ sở hạ tầng sẵn có.

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Nhà máy hóa chất Tân Bình 2 tiền thân là nhà máy Tân Bình, địa chỉ 46/6

Phan Huy Ích, phường 15, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 24/4/2009 nhà máy được di dời từ Tân Bình đến Biên Hòa, Đồng Nai,

lấy tênnhà máy là “Nhà Máy Hóa Chất Tân Bình 2”.

Trang 2

1.2. Sơ bộ về bố trí mặt bằng của cơ sở sản xuất. Đặc điểm của hệ thống giao thông

1.2.1. Tổng quan về Nhà máy hóa chất tân Bình 2

Giải pháp kiến trúc xây dựng :Tùy vào đặc điểm từng công đoạn sản xuất để bố trí

nhà xưởng thích hợp.

- Riêng chu trình sản xuất acid sulfuric được lắp đặt theo chu trình khép kín,

liên tục. Các thiết bị hầu như đều được bố trí ngoài trời, do đó các hệ thống móng

đỡ thiết bị, sàn thao tác, dàn đỡ ống phải được sơn phủ - bọc lót để chống rỉ, ăn

mòn ổn định, chắc chắn dưới tác dụng của thời tiết thường hay thay đổi một cách

đột ngột ở khu vực phía Nam

Trang 3

Sơ đồ 1: Sơ đồ bố trí phân xưởng của nhà máy

- Ngoài ra, theo tài liệu báo cáo khảo sát địa chất – khu vực dự án thuộc

vùng đất yếu, vì vậy đối với các thiết bị có trọng tải lớn, dùng giải pháp

đóng móng cọc bê tông cốt thép, những thiết bị có trọng tải nhỏ thì có thể

gia cố bằng cừ tràm.

KHO MUỐI

(NMHCBH)

KHU VỰC

HÀNH CHÍNH

NHÀ VĂN

PHÒNG MỚI

KHO VẬT TƯ

BỒN AXIT

THÀNH PHẨM

KHO LƯU

HUỲNH

COOLING

TOWER

NHÀ VẬN

HÀNH

NHÀ

BV

THÁP HẤP

THỤ

NHÀ QUẠT

GIÓ NHÀ

NẤU

CHẢY

LƯU

HUỲNH

KHU

VỰC

DÂY

CHUYỀN

SẢN

XUẤT

ĐỐT

NỒI HƠI 1

NỒI HƠI 2

KV

KH

KHÍ

XƯỞNG PHÈN MAGIE

MgSO4 (NMHCBH)

XƯỞNG PHÈN

NHÔM (Al2SO4)

PHÒNG THÍ

NGHIỆM

WC

XỬ LÝ

NƯỚC

THẢI

Nơi tập trung

Cổng vào

Trang 4

- 1.2.2. Đặc điểm của hệ thống giao thông

Hiện nay nhà máy đã có hệ thống giao thông đường bộ hoàn chỉnh. Dự án tính đến

phần đường nội bộ cho khu đất xây dựng các phân xưởng mới, bảo đảm thuận lợi cho việc

vận chuyển nguyên, nhiên liệu và sản phẩm vào, ra và đi lại trong nhà máy.

Các giải pháp đảm bảo cho kết cấu hạ tầng và phục vụ sản xuất được tính toán trên

cơ sở đáp ứng các yêu cầu cho sản xuất và mang tính kinh tế nhất.

1.2.2.1. Quy mô đầu tư

Dựa vào việc phân tích sự cần thiết phải đầu tư và các yếu tố đầu vào dự án

đã đưara quy mô đầu tư di dời và mở rộng dây chuyền sản xuất acid sulfuric công suất 60

000 tấn/năm, trên cơ sở tận dụng tối đa máy móc thiết bị hiện có.

1.2.2.2. Quy mô các hạng mục công trình

Dựa vào công suất, phương án kỹ thuật công nghệ và bố trí lắp đặt thiết bị đối với

từng dây chuyền sản xuất, dự án đã xác định được quy mô các hạng mục công trình như

sau :

- Nhà bảo vệ : 18 m2

- Nhà vận hành acid sulfuric : 54 m2

- Nhà quạt gió, turbine : 120 m2

- Phân xưởng acid sulfuric : 1 924 m2

- Hệ thống xử lý nước thải : 45 m2

- Trạm biến thế : 16 m2

- Bể chứa nước cấp : 48 m2

- Bể chứa nước thải công nghiệp : 36 m2

1.3. Tổ chức nhà máy bảo đảm cho kinh doanh

Dây chuyền sản xuất acid sulfuric hoạt động liên tục 24/24.

Một ngày làm 3 ca, một ca làm 8 giờ.

Tổng thời gian hoạt động liên tục 300 ngày/năm.

Biên chế nhân lực cho phân xưởng sản xuất acid sulfuric:

Cán bộ quản lý kỹ thuật phân xưởng: chịu trách nhiệm nguồn lực và điều hành

sản xuất gồm 4 kỹ sư.

Trang 5

- Công nhân vận hành: phụ trách toàn bộ dây chuyền gồm 16 công nhân.

- Công nhân phụ trợ: phụ trách vệ sinh công nghiệp, bốc xếp, sản xuất phụ gồm

33 công nhân.

Sơ đồ tổ chức Nhà máy Hóa chất Tân Bình 2 ( tháng 12 năm 2013)

Giám đốc

Phòng hành

chính nhân

sự

Phòng kỹ

thuật sản

xuất

Phòng kế

toán tài

chính

Phòng kế

hoạch kinh

doanh

Cán bộ

kỹ thuật

Thư ký

kỹ thuật

Cán bộ

cơ điện

Cán bộ an

toàn môi

trường

Cán bộ

kinh

doanh

Cán bộ kế

toàn tài

chính Cán bộ

hành chính

nhân sự

Tổ

trưởng

vận

hành

Tổ

nạp

liệu

Tổ

khí

Tổ

điện

máy

Tổ

hóa

Trưởng ca

sản xuất

CN

lái

xe

CN

phục

vụ

CN

khí

CN

nạp

liệu

CN

vận

hành

CN

phân

tích

CN

SC

điện

CN

SC

máy

CN

kho

vật tư

CN kho

thành

phẩm

Trang 6

1.4. Hệ thống cung cấp nguồn năng lượng cho cơ sở sản xuất

Nguồn điện : Công Ty Điện lực Biên Hòa, mạng lưới điện quốc gia.

Nguồn xăng dầu : các công Ty xăng dầu thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh và

Đồng Nai.

Nguồn hơi : Công Ty Cấp nước Đồng Nai và trạm bơm Nhà máy Hóa chất

Biên Hòa cung cấp cho các lò hơi trong nhà máy.

1.5. Bố trí dây chuyền thiết bị sản xuất

1.5.1. Hệ thống cấp nước

Hiện trạng cấp nước: theo thực tế của Nhà máy Hóa chất Tân Bình 2, nước cấp cho

hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhà máy lấy từ nguồn nước thủy cục của KCN

Biên Hòa 1 và bơm nước trực tiếp từ sông Đồng Nai. Hiện nay, nhu cầu sử dụng nước tăng

lên từ 85-90m3/h đối với nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất và 30m3/h đối với nước cấp

cho sinh hoạt.

Nước dùng trong nhà máy có các yêu cầu về chất lượng nước như sau:

- Đối với nước cấp cho sản xuất có thể sử dụng nguồn nước thủy cục

không qua xử lý.

- Đối với nước cấp cho các lò hơi thì yêu cầu độ pH ≥ 7, độ cứng ≤ 15ppm,

hàm lượng Fe ≤ 0,3mg/l. Hiện nay, nhà máy có hệ thống xử lý nước vô khoáng

công suất 30m3/h, đủ khả năng cung cấp nước cho các lò hơi

của dự án.

- Đối với nước cấp cho sinh hoạt phải đạt tiêu chuẩn 55/1992 QĐYT là

pH 6,5 ÷ 7,5, độ cứng≤40ppm, hàm lượng Fe≤0,3mg/l.

1.5.2. Hệ thống thoát nước

Nguồn nước thải từ quá trình sản xuất chủ yếu là do vệ sinh thiết bị, nhà xưởng nên

có nồng độ acid cao (pH = 2 ÷ 3).

Phương án xử lý: tập trung nguồn thải vào bể chứa nước thải qua từng

phân xưởng, xử lý sơ bộ, sau đó qua hệ thống xử lý nước chung trước khi thải ra ngoài.

Trang 7

Hiện tại, nhà máy Hóa chất Tân Bình 2 đã có các hệ thống xử lý nước thải cho từng

dây chuyền sản xuất. Trong dự án chỉ cần bổ sung thêm hệ thống nước thải của

cácphân xưởng mới và hồ xử lý nước tập trung trước khi thải ra ngoài sông.

1.6. Hệ thống phòng chống cháy nổ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường

1.6.1. Hệ thống phòng chống cháy nổ và an toàn lao động

Để phòng chống các sự cố cháy nổ cần áp dụng đồng bộ các biện pháp về kỹ thuật,

tổ chức huấn luyện, tuyên truyền :

- Các máy móc thiết bị được bố trí đảm bảo trật tự, gọn và tạo khoảng cách

an toàn cho công nhân khi có sự cố xảy ra.

- Hệ thống dây điện, các chỗ tiếp xúc, cầu dao điện có thể gây tia lửa được bố trí

an toàn.

- Trong các khu sản xuất cần lắp đặt hệ thống báo cháy, hệ thống thông tin báo

động. Bố trí các bình cứu hỏa cầm tay ở những vị trí thích hợp nhất để tiện

sử dụng, các phương tiện chữa cháy sẽ được kiếm tra thường xuyên và

đảm bảoluôn trong tình trạng sẵn sàng.

- Cách ly các công đoạn dễ cháy ra khu vực riêng. Các chất dễ cháy như

các loạihóa chất, nhiên liệu được chứa trong các kho cách ly riêng biệt,

tránh xa các nguồn có khả năng phát lửa.

- Ngoài ra nhà máy sẽ thường xuyên tổ chức tập luyện, nâng cao ý thức

phòng cháy, chữa cháy cho toàn thể cán bộ công nhân viên thông qua

các lớp tập huấn phòng cháy chữa cháy.

- Tất cả các vấn đề trên sẽ tuân thủ theo các hướng dẫn về phòng cháy chữa cháy

doBộ Công an ban hành.

1.6.2. Các giải pháp xử lý các nguồn ô nhiễm

Đối với nguồn gây ô nhiễm không khí :

- Xây dựng các hệ thống xử lý cho dây chuyền sản xuất acid sulfuric.

Nguồn khí thải sau khi qua các hệ thống xử lý khí đến ống khói và được thải

ra môi trường (đạt tiêu chuẩn TCVN 6991: 2001).

Đối với nguồn gây ô nhiễm nước :

Trang 8

- Nước thải sản xuất : xây dựng hệ thống xử lý nước thải, nước thải từ

các phân xưởng sản xuất được thu gom về bể thu gom qua hệ thống ống dẫn. Tại

bể thu gom, nước thải được trung hòa đến pH = 7 (nhờ bộ điều chỉnh pH

tự động), sau đó được bơm vàothiết bị lắng, nước trong sau lắng được đưa đến

bể thải chung, điều chỉnh pH lần cuối trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là sông

Đồng Nai. Bùn lắng được bơm về bồn chứa bùn, sau đó phơi khô tự nhiên và

thu gom chôn lấp.

- Nước thải sinh hoạt: xây dựng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và

các hầm tự hoại đúng theo quy định của bộ xây dựng.

Đối với nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn: Xây dựng phòng cách âm đối với

nhà quạt gió, đảm bảo chỉ số tiếng ồn nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép…

Đối với nguồn gây ô nhiễm nhiệt:

- Bảo dưỡng kỹ đối với các thiết bị để tránh thất thoát nhiệt.

- Để tạo điều kiện thông thoáng tốt, xây dựng nhà xưởng mở nhiều cửa trời,

gắn nhiều quạt hút, để môi trường làm việc trong phân xưởng không bị nóng.

- Đối với chất thải trong quá trình sản xuất thu gom theo định kỳ và hợp đồng

vớiđơn vị chức năng là Công Ty Môi trường đô thị xử lý.

- Đối với các loại rác thải sinh hoạt được thu gom vào thùng rác và đổ bỏ

theo đúng quy định.

1.7. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ

1.7.1. Tình hình phát triển kinh doanh

Chương trình sản xuất và tiêu thụ acid sulfuric :

STT Năm kế hoạch 2008 2009 2010 2010-2012 2013…

1 Sản xuất (tấn/năm) 54000 60000 60000 60000 60000

2 Sử dụng và tiêu thụ

(tấn/năm)

54000 60000 60000 60000 60000

Trang 9

3 Sử dụng nội bộ

(tấn/năm)

20000 25000 25000 25000 25000

4 Thực phẩm (tấn/năm) 34000 35000 35000 35000 35000

5 Trong nước (tấn/năm) 33300 34000 34000 33800 33800

6 Xuất khẩu (tấn/năm) 700 1000 1000 1200 1200

7 Trong nước (đ/tấn) 1650000 1650000 1567000 1567000 1485000

8 Xuất khẩu (đ/tấn) 1500000 1435000 1425000 1425000 1350000

Đối với sản phẩm acid sulfuric, với nhu cầu thị trường ngày càng tăng, kế hoạch sản

xuất từ năm 2009 đạt 100% thiết kế sẽ đảm bảo được yêu cầu tiêu thụ. Vì vậy,

nhà máy sẽ có hướng đầu tư chiều sâu nâng công suất dây chuyền lên 100 000 tấn/năm

trong tương lai.

1.7.2. Chủng loại sản phẩm :

Các loại sản phẩm được sản xuất tại Nhà Máy:

- Acid sulfuric (cấp kỹ thuật, cấp tinh khiết)

- Phèn nhôm sulfate : 17% Al2O3 và 15% Al2O3

- Natri bisulfite NaHSO3.

Sản phẩm của Nhà Máy là nguyên liệu cho các ngành:

- Sản xuất phèn, xử lý nước…

- Điện tử, bình ắc quy, sản phẩm giấy, sản xuất phân bón…

- Sản xuất thủy tinh, gốm sứ, vật liệu chịu lửa, xi măng trắng, nhôm kim loại…

Trang 10

1.7.3. Điều kiện mẫu mã bao bì

Can 23 lít, bồn chuyên dùng (thường bằng sắt) …

1.7.4. Tiêu chuẩn quy định chất lượng acid sulfuric

Chất lỏng sánh, tỉ trọng > 1,8 kg/cm3

H2SO4 ≥ 97%

Fe ≤ 0,01%

Cặn không bay hơi ≤ 0,02%

1.7.5. Thị trường tiêu thụ

Trong nước :

- Hiện nay nhà máy có một lượng khách hàng truyền thống và những hộ

tiêu thụ lớn, ổn định ký hợp đồng hàng năm.

- Các sản phẩm có thể được bán tại nhà máy hoặc cung cấp đến nơi hộ sử dụng

tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Thị trường quốc tế :

- Việc xuất khẩu sản phẩm có thể được thực hiện theo các phương thức

giao hàng tại biên giới hay FOB, CFI … đối với các nước tùy theo yêu cầu

của khách hàng với đầy đủ thủ tục buôn bán quốc tế.

- Nhằm tăng sự cạnh tranh và mở rộng thị trường, Công Ty đã có sự điều chỉnh

vềgiá cả, trong dự án sẽ tính đến hội nhập thị trường AFTA, sản phẩm xuất khẩu

sẽ có mức giá bán thấp hơn giá bán thị trường trong nước và ngang bằng với các

nước có sản xuất các sản phẩm này.

Trang 11

- Để đảm bảo tránh tồn kho lớn, ứ đọng sản phẩm, việc lập kế hoạch và

chương trình giao hàng được thực hiện theo từng quý trong năm

nhằm góp phần chủ động và tăng hiệu quả trong hoạt động sản xuất

kinh doanh.

Trang 12

PHẦN 2: DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ

2.1 Sản xuất acid sulfurictheo phương pháp tiếp xúc kép đi từ lưu huỳnh

Nguồn nguyên liệu:

Nguyên liệu sản xuất acid sulfuric: Lưu huỳnh: 19.800 tấn/năm

Nguồn cung cấp:

- Là sản phẩm từ mỏ thiên nhiên hoặc thu hồi từ các nguồn khí thải (chủ yếu, hiện

nay là thu hồi từ các nhà máy lọc dầu).

- Nước ta không có mỏ lưu huỳnh và công nghiệp hóa dầu chưa phát triển nên

phải nhập khẩu từ các nước trong khu vực như Singapore, Malaysia, Indonesia

và các nước Trung Đông…

Quy cách:

- Lưu huỳnh dạng bột, hàm lượng: >99%

- Độ ẩm: <2%

- Độ tro <0,5%

- Acid tự do: < 0,02%

- Tạp chất khác : <0,1%

- Nhu cầu sử dụng: 20.000 – 21.000 tấn/năm

Phương thức vận chuyển: Bằng đường biển tới cảng Thành phố Hồ Chí Minh, sau

đóbằng đường bộ về kho nhà máy.

Lượng lưu huỳnh dự trữ tối đa: 3.400 tấn (2 tháng sản xuất)

Vật liệu phụ:Xúc tác của Monsanto – Mỹ và Topse – Thụy Điển

Xúc tác V2O5 : 13.200 lít/năm

Nguồn nguyên liệu và động lực:

- Dầu DO: 30.000 tấn/năm

- Điện: 1.220.400KW

- Nước: 210.000 m3/ năm

Nguồn cung cấp: Được các công Ty xăng dầu thuộc khu vực TP HCM và

Đồng Nai; Công Ty Điện lực Biên Hòa; Công Ty cấp nước Đồng Nai và tạm bơm

Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa cung cấp.

Trang 13

Bảng 1: Định mức tiêu hao cho một tấn acid sulfuric

STT Tên vật tư Đơn vị tính Định mức tiêu hao

1 Lưu huỳnh tấn 0.33

2 Xúc tác V2O5 lít 0.22

3 Dầu DO lít 0.5

4 Nước m3 3.5

5 Điện kW.h 20.34

Trang 14

2.2 Quy trình công nghệ sản xuất acid sulfuric

Hơi nước

bão hòa

Không khí

Thành phẩm

H2SO4

Lưu huỳnh

Nấu chảy lưu

huỳnh

Đốt cháy

(tao khí SO2)

Lò hơi

Chuyển hóa

Hấp thụ 1

(tạo H2SO4)

Hấp thụ 2

(tạo H2SO4)

Pha loãng

Sấy

Xử lý khí

Dd bisulfite

Nước pha loãng

Không khí

Khô

Nơi cấp nước nồi

Hỗn hợp SO2

Hỗn hợp SO3

ẩm

Khí thải

Trang 15

Phương pháp: sản xuất acid sulfuric kỹ thuật theo phương pháp tiếp xúc,

đi từ nguyên liệu chính là lưu huỳnh dạng bột. Phương pháp này gồm các bước sau:

- Lưu huỳnh được đốt cháy trong không khí tạo thành SO2:

S + O2 SO2 + Q

- Chuyển hóa khí SO2 thành SO3 nhờ xúc tác phi kim loại V2O5:

SO2 + O2 SO3 + Q

- Hấp thụ khí SO3 tạo thành acid sulfuric (H2SO4 98%)

SO3 + H2O H2SO4

Phương án công nghệ được lựa chọn trong dựa án là: Phương án tiếp xúc kép

hấp thụ khí SO3 hai lần. Vì:

- Từ phương pháp tiếp xúc, hiện nay trên thế giới tồn tại 2 loại dây chuyền là

tiếp xúc đơn (hấp thụ 1 lần) và tiếp xúc kép ( hấp thụ 2 lần).

- Dây chuyền tiếp xúc đơn là dây chuyền được phát minh đầu tiên để phục vụ

công nghiệp sản xuất acid sulfurictheo phương pháp tiếp xúc. Hiệu suất chuyển

hóa SO2 thành SO3 ban đều chỉ đạt 97,5%, sau đó nhờ cải tiến

chất lượng xúc tác nêncó thể đạt 98,5% 99%. Hàm lượng SO2 trong khí thải

ra môi trường khoảng500 mg/m3.

- Hiện nay, ô nhễm môi trường càng trở nên trầm trọng. Đa số các nước trên thế

giới đã ký công ước về bảo vệ môi trường trên lãnh thổ của mình.

Việt Nam cũng tham gia công ước trên và đã ban hành luật bảo vệ môi trường.

- Dây chuyền tiếp xúc kép đã ra đời trong hoàn cảnh đó và được đa số các nước

áp dụng trở thành phương pháp phổ biến hiện nay trên thế giới.

- Tham khảo công nghệ và các thông số kỹ thuật sản xuất acid sulfuric bằng

phương pháp tiếp xúc kép của Mansato Enviro – Chem Systems Inc, thấy rằng

đây là một Công Ty hàng đầu về thiết kế, công nghệ kỹ thuật sản suất

acid sulfuric. Ngoài việc sản xuất chất xúc tác chất lượng cao, Enviro – Chem

System Inc còn có khả năng tư vấn kỹ thuật và cung cấp đầy đủ thiết bị như

bộ lọc xử lí mù, thiết bị làm nguội acid, hệ thống thu hồi nhiệt… Có liên quan

Trang 16

đến công nghệ sản xuất acid sulfuric. Dây chuyền sản xuất acid sulfurictheo

phương pháp tiếp xúc képcủa họ là phương pháp tối ưu nhất và có khả năng thực

hiện được.

2.3 Thuyết minh quy trình công nghệ

Dây chuyền sản xuất acid sulfuric gồm 4 giai đoạn:

2.3.1 Công đoạn nấu chảy lưu huỳnh

Sơ đồ minh họa thiết bị nấu chảy lưu huỳnh được thể hiện ở trên hình trên.

Lưu huỳnh được chuyển hóa từ kho vào nồi nấu chảy lưu huỳnh ngăn số 1 và ngăn số 2.Tại

đây lưu huỳnh chảy lỏng nhờ hơi quá nhiệt áp suất 5 bar, nhiệt độ khoảng 141oC qua hệ

thống gia nhiệt bằng hơi nước đặt sâu dưới đáy bể. Lưu huỳnh lỏng từ ngăn 1, 2 chảy tràn

sang ngăn 3,4 và 5.Dưới đáy giữa các vách ngăn có vách chặn để giữ các tạp chất trong

lưu huỳnh lại, tại ngăn số 5 tạp chất còn lại sẽ được lọc bằng lưới khi

lưu huỳnh sạch theo ống hút vào bơm. Hơi bão hòa được dẫn vào ngăn lắng số 3, số 4, số

5, hệ thống ống dẫn lưu huỳnh và sung phun lưu huỳnh để duy trì nhiệt độ lưu huỳnh lỏng

ở khoảng 135 145oC.

Nước ngưng tụ từ hệ thống gia nhiệt và các vị trí khác trong công đoạn này

đưa về bồn nước cấp lò.

Bơm lưu huỳnh là loại bơm ly tâm trục đứng cung cấp lưu huỳnh từ ngăn số 5 qua

súng phun vào lò đốt dưới dạng sương.

Trong quá trình nấu chảy lưu huỳnh, nước và các tạp chất trong lưu huỳnh bốc hơi

được xử lý ở hệ thống xử lý hồ lưu huỳnh.

Cần trục một dầm dùng để vận chuyển các dàn ống trao đổi nhiệt của hồ

lưu huỳnh,vận chuyển bơm…Phục vụ cho việc bảo trì và sửa chữa.

Trang 17

2.3.2 Công đoạn đốt lưu huỳnh

Khí SO2 sinh từ lò đốt là chất khí không màu, nặng hơn không khí, có mùi acid.

Lưu huỳnh đốt trong lò theo phản ứng:

S + ½ O2 SO2 + Q

Nguồn cung cấp oxi là không khí ẩm từ quạt được sấy khô bằng acid sulfuric

có nồng độ 98,5 0,5% H2SO4 tại tháp sấy. Không khí ẩm đi vào tháp sấy và di chuyển

lên trên tháp qua lớp đệm; acid tưới được bơm từ bồn tuần hoàn vào đỉnh tháp sấy theo

máng phân phối, chảy xuống lớp đệm.Acid sulfuric có nồng độ cao hấp thụ hơi nước trong

không khí ẩmlàm giảm nồng độ acid và làm tăng nhiệt độ acid ở đáy tháp sấy. Acid ra khỏi

đáy tháp sấy theoống dẫn trở về bồn tuần hoàn. Không khí khô ra khỏi tháp sấy đi qua trao

đổi nhiệt thiết bị số 3 vào lò đốt, cung cấp oxi cho quá trình đốt cháy lưu huỳnh.

Lò hơi số 1 có cấu tạo hình trụ nằm ngang, vỏ bằng thép, bên trong có hệ thống ống

truyền nhiệt.Một đầu nối liền với lò đốt được xây dựng bằng gạch chịu nhiệt và có đường

ống hỗn hợp khí SO2 đi tắc không qua lò hơi.Hỗn hợp khí SO2 có nhiệt độ cao đi

trong ống, trao đổi nhiệt với nước bên ngoài ống làm cho nước bốc hơi tạo hơi bão hòa ở

áp suất 22kg/cm2.Hơi nước này được quá nhiệt đến 350oC, ở thiết bị quá nhiệt môt phần

hơi nước được đưa qua bộ phận giảm áp hơi bão hòa cung cấp cho các bộ phận khác cần

sử dụng hơi. Nước cấp lò hơi là nước vô khoáng bổ sung lấy từ nhà máy hóa chất Biên Hòa

Trang 18

(bơm) và nước ngưng tụ từ các thiết bị sử dụng hơi tuần hoàn trở lại bồn nước từ đây nước

mềm được bơm cấp cho thiết bị khử khí. Nước từ bình khử khí cấp cho

lò hơi số 1 bằng bơm. Hỗn hợp khí SO2 ra khỏi lò hơi số 1 ( hòa với dòng hỗn hợp khí

đi tắt) đạt nhiệt độ thích hợp ra khỏi lò hơi số 1 (hòa với dòng hỗn hợp khí đi tắt)

đạt nhiệt độ thích hợp trước khi vào lớp 1 tháp chuyển hóa là 425435oC.

2.3.3 Công đoạn chuyển hóa SO2 thành SO3

Sơ đồ minh họa thiết bị chuyển hóa được thể hiện ở trên.Hệ thống chuyển hóa

gồmmột tháp tiếp xúc và hệ thống thiết bị trao đổi nhiệt nhằm tận dụng nhiệt và

điều chỉnh nhiệt cho các dòng hỗn hợp khí.

Tháp tiếp xúc hình trụ thẳng đứng, bên trong có chứa bốn vách ngăn xúc tác,

mỗi ngăn có một ghi đỡ nằm ngang; trên mỗi ghi đỡ có lớp xúc tác V2O5 thích hợp và

lớp sỏi bảo vệ xúc tác.

Hỗn hợp khí SO2 vào lớp xúc tác 1 phản ứng với oxi không khí, có sự hiện diện của

xúc tác V2O5theo phương trình phản ứng:

SO2 + ½ O2 SO3 + Q

Mức chuyển hóa ở lớp 1 khoảng 66%, nhiệt độ hỗn hợp của khí SO2 và SO3 ra lớp

1 là 610620oC.Sau khi qua lò hơi số 2, nhiệt độ hỗn hợp khí giảm còn 435445oC rồi

vào lớp xúc tác 2.

Nước từ bình khử khí cấp cho nồi hơi số 2 bằng bơm.Hỗn hợp khí SO3 có nhiệt độ

cao đi trong ống, trao đổi nhiệt với nước bên ngoài ống làm cho nước bốc hơi

tạo thành hơi bão hòa ở áp suất 22 kg/cm2.Hơi nước này từ dòng lò hơi số 1 được

quá nhiệt đến 350oC ởthiết bị quá nhiệt.Hơi quá nhiệt một phần được giảm áp – bão hòa ở

thiết bị cung cấp hơi 8 bar cho các nơi sử dụng.

Mức chuyển hóa ở 2 lớp khoảng 86%. Hỗn hợp khí SO2 và SO3 ra lớp xúc tác 2

có nhiệt độ 490500oC đi qua thiết bị trao đổi nhiệt số 1 để giảm nhiệt độ xuống

Trang 19

435445oC, rồi vào lớp xúc tác 3. Tác nhân làm nguội ở thiết bị trao đổi nhiệt là dòng hỗn

hợp khí (sau hấp thụ lần 1) từ thiết bị trao đổi nhiệt 2.

Hỗn hợp khí ra khỏi xúc tác 3 có nhiệt độ 450460oC sẽ đi qua thiết bị trao đổi

nhiệt 2 với dòng hỗn hợp khí ( sau hấp thu lần 1), sau đó đi qua thiết bị trao đổi nhiệt số 3

để tới tháp hấp thụ lần 1, tác nhân làm nguội ở thiết bị trao đổi nhiệt 3 là không khí khô

sau tháp sấy.Mức chuyển hóa 3 là 94%. Dòng hỗn hợp khí sau hấp thụ lần 1 có nhiệt độ

8085oC sẽ đi qua thiết bị trao đổi nhiệt 2 và 1, sau đó đi qua lớp xúc tác 4.

Nhiệt độ dòng khí vào xúc tác đạt425435oC.

Mức chuyển hóa chung khoảng 99,82%. Nhiệt độ hỗn hợp khí SO3 ra

tháp chuyển hóa là 445455oC.Dòng hỗn hợp khí này được làm nguội đi qua thiết bị

trao đổi nhiệt để quá nhiệt hơi nước và thiết bị làm lạnh khí SO3 để đến tháp hấp thụ lần

2.Thiết bị làm lạnh khí SO3 là thiết bị dạng ống chùm, tác nhân trao đổi nhiệt là

không khí tạo bởi quạt làm nguội.

2.3.4 Công đoạn hấp thụ SO3 thành H2SO4

Sơ đồ thiết bị hấp thụ thu được thể hiện ở bên. Không khí ẩm được thổi từ quạt

quatháp sấy và được sấy khô bằng acid nồng độ 98,5 0,5% H2SO4 sau đó khí ra tháp

đi ra nhiệt ở thiết bị trao đổi nhiệt (306) ở công đoạn chuyển hóa và vào lò đốt ở

công đoạn đốt lưu huỳnh.

Khí SO3 được hấp thụ trong 2 tháp hấp thụ lần 1 và lần 2 sau khi được hạ nhiệt độ

ở công đoạn chuyển hóa đến nhiệt độ thích hợp cho các công đoạn hấp thụ.

Acid cấp cho tháp bằng bơm.Để đạt hiệu suất hấp thụ cao, acid tưới ở các tháp được

làm nguội và điều chỉnh nhiệt độ ở các thiết bị và trước khi vào tháp sấy và hấp thụ.Nhiệt

độ acid vào tháp sấy 66oC, vào tháp hấp thụ 1 là 82oC, vào tháp hấp thụ 2 là 79oC.

Bơm nước cấp cho các thiết bị trao đổi nhiệt acid đồng thời tuần hoàn nước cho

tháp giải nhiệt nước.

Trang 20

Nhiệt độ hỗn hợp khí SO3 vào tháp hấp thu đơn lần 1 là khoảng 160170oC, vào

tháp hấp thụ mono lần 2 là khoảng 130140oC.

Các tháp hấp thụ đơn có cấu tạo giống như tháp sấy. Hỗn hợp khí SO3 đi từ dưới

tháp lên và được tưới bằng acid sulfuric 98,5 0,5% H2SO4 từ trên máng tưới

chảy xuống. Khí SO3 kết hợp với nước trong acid làm cho acid có nồng độ và nhiệt độ cao

hơn. Acid tưới đượcpha loãng bằng nước (trích từ hệ thống cấp nước giải nhiệt acid) tại

bồn tuần hoàn để duy trì nồng độ ổn định ở khoảng 98,5 0,5% H2SO4. Sản phẩm acid

sulfuric được bơm từbồn tuần hoàn qua thiết bị làm lạnh acid sấy và qua thiết bị

làm lạnh thành phần rồi về bồn chứa acid thành phẩm. Lưu kho acid cho các

phân xưởng sản xuất: acid từ bồn (418A/B) chuyển về bồn chứa acid lớn và

các phân xưởng khác bằng cụm bồn acid chung chuyển và bơm.

2.4 Đặc điểm công nghệ sản xuất acid sulfuric đi từ lưu huỳnh

2.4.1 Đặc điểm của nguyên liệu – lưu huỳnh

Lưu huỳnh nguyên tố là một trong những dạng nguyên liệu tốt nhất để sản xuất

acid sulfuric, vì:

- Khi đó lưu huỳnh ta thu được hỗn hợp khí có hàm lương SO2 và O2 cao.

Điều này rất quan trọng trong việc sản xuất acid sulfurictheo phương pháp

tiếp xúc.

- Lưu huỳnh chứa rất ít tạp chất ( đặc biệt là hợp chất của asen) và khi cháy không

có xỉ nên đơn giản được dây chuyền sản xuất đi rất nhiều ( bớt được

các thiết bị đặc biệt để làm sạch nước).

- Khi sản xuất với qui mô lớn và xa nguồn nguyên liệu thì lưu huỳnh lại là

nguyên liệu rẻ tiền.

Lưu huỳnh được sử dụng chủ yếu trong các ngành công nghiệp sản xuất acid sulfuric

(khoảng 50% tổng lượng lưu huỳnh), công nghệ giấy – cellulose (khoảng 25%), nông

nghiệp (10 – 15%).

2.4.2 Đặc điểm của dây chuyền sản xuất

Trang 21

Lưu huỳnh ở đây là tương đối sạch, lẫn rất ít tạp chất, đặc biệt asen, selen.Sau khi

nấu chảy, lắng tách cặn và được đưa vào lò đốt.Không khí dùng để đốt được sấy bằng acid

sulfuric đâm đặc.Hỗn hợp SO2 ra khỏi lò có nhiệt độ 1000 – 1100oC được làm nguội trong

nồi hơi hạ nhiệt độ xuống 425 – 450oC rồi đi vào tháp tiếp xúc (lớp xúc tác 1, 2 đặt dưới,

3,4 ở trên).Sau đó được đưa đi làm nguội rồi qua hai tháp hấp thụ.

Vì lưu huỳnh chứa một ít dầu hỏa (tác nhân chuyển hóa còn lại) và khi cháy

sẽ tạo thành hơi nước. Nếu hàm lượng các chất trên lớn, lượng hơi nước tạo thành có thể

vượt quá giới hạn cho phép (0,01%), dẫn đến việc tạo mù khi hấp thu, gây tổn thất

acid theo khí thải và không sản xuất oleum.

Để giảm việc tạo mù, người ta dùng một tháp hấp thụ monohydrate tưới

acid 98,3% H2SO4, nhiệt độ acid ra khỏi tháp 110 – 120oC (chế độ nóng).

Để tận dụng nhiệt của khí sau tiếp xúc và tránh tạo mù sau khi hấp thu, người ta

dùng nước cao áp để làm nguội SO3, nhiệt độ nước vào 120oC, ra 200oC. Do đó,

hơi acid tạo thành sẽ ngưng tụ trên bề mặt mà không tạo thành mù.

Trang 22

PHẦN 3: THIẾT BỊ CHỦ LỰC

Có 4 thiết bị chủ lực ứng với 4 công đoạn của dây chuyền:

3.1. Công đoạn nấu chảy lưu huỳnh.

Thiết bị chủ lực: Hồ nấu chảy lưu huỳnh.

Cấu tạo: Nồi nấu chảy lưu huỳnh được xây bằng lớp gạch chịu nhiệt xung quanh lò,

bên trong được xây các vách chặn cách đều nhau. Để lưu huỳnh được nấu chảy người

talắp thêm hệ thống gia nhiệt bằng nước đặt sâu dưới đáy bể.

Ở cuối nồi nấu chảy lưu huỳnh đặt hệ thống bơm (loại bơm li tâm trục đứng) cung cấp

lưu huỳnh đến súng phun vào lò đốt.

Hồ được ngăn thành 5 ngăn, các vách ngăn có độ cao giảm dần từ ngăn thứ nhất đến

ngăn thứ 5.

- Ngăn 1: 1200×3000×1200, ống truyền nhiệt D = 60mm, diện tích truyền nhiệt

10,8 m2, Plv = 3-5 kg/cm2, tlv = 135-145 oC.

- Ngăn 2 đến ngăn 5: 1000×4000×1200, ống truyền nhiệt D = 60mm,

diện tích truyền nhiệt 9,27m2, Plv = 3-5 kg/cm2, tlv = 135-145 oC.

Dưới mỗi ngăn đều có các tấm lưới để chứa các tạp chất trong lưu huỳnh.

Tại mỗi ngăn đều được bố trí các ống xoắn nằm sâu phía dưới và dẫn hơi nước từ

lò nhiệt dư đi bên trong để nấu chảy lưu huỳnh.

Ở ngăn thứ 5 có bơm li tâm, bơm lưu huỳnh nóng chảy vào lò đốt.

Bơm lưu huỳnh: động cơ U = 380V, I = 45A, N = 7,5 kW, n = 145 vòng/phút,

bạc đạn 6308/6308. Bơm ly tâm trục đứng: có một cánh guồng gắn trên đĩa bơm.

Khi đĩa bơm quay xuất hiện lực ly tâm đẩy chất lỏng vào ống đẩy và đẩy vào súng phun.

3.2. Công đoạn đốt lưu huỳnh

Thiết bị chủ lực: lò đốt lưu huỳnh.

Cấu tạo: lò đốt xây bằng gạch chịu nhiệt, bên trong lò đốt xây 3 vách ngăn. Ở đầu

lò được lắp súng phun lưu huỳnh và đường ống dẫn không khí vào lò đốt. Ở cuối lò được

lắp

Trang 23

đường ống dẫn SO2 qua lò hơi. Ban đầu lò được gia nhiệt bằng dầu DO, sau đó người ta

tận dụng lượng nhiệt tỏa ra của phản ứng để duy trì nhiệt độ trong lò đốt.

Các thông số:

- Thân: hình trụ D = 2118mm, L = 8000mm, vỏ thép A515 dày 12mm

- Xung quanh có gạch chịu nhiệt.

- TS(vào) = 135-145 0C, tkhí(vào) = 25-35 0C

- Tlàm việc = 830- 850 0C

3.3. Công đoạn chuyển hóa SO2 thành SO3

Thiết bị chủ lực: Tháp chuyển hóa

Cấu tạo: tháp tiếp xúc hình trụ thẳng đứng, bên trong thiết bị được thiết kế với

các ngăn chứa xúc tác, mỗi ngăn có một ghi đỡ nằm ngang, trên mỗi ghi đỡ đổ

lớp xúc tác V2O5 và lớp bảo vệ xúc tác.

Tháp hình trụ đứng, D = 4250mm, h = 14720mm, vỏ bằng thép A515

Trong tháp có 4 lớp xúc tác V2O5, theo thứ tự từ dưới lên trên, lượng xúc tác

như sau:

- Lớp 1: 7.11m3

- Lớp 2: 10.54 m3

- Lớp 3: 13.17 m3

- Lớp 4: 13.38 m3

Tại mỗi ngăn chứa xúc tác có 2 cửa nối với một ống dẫn hỗn hợp SO2 vào và

một ống đưa hỗn hợp SO2, SO3 ra.Dòng khí vào được thiết kế đi từ trên xuống qua

lớpxúc tác.

Ngoài ra tháp còn bố trí 4 cửa người tương ứng ở mỗi khoang chứa xúc tác.

Thân tháp dài 10mm, được bọc lớp bảo ôn dày 125mm.

3.4. Công đoạn hấp thụ SO3 thành H2SO4

Thiết bị chủ lực: thấp hấp thụ 1 và 2.

Trang 24

Cấu tạo: tháp hấp thụ hình trụ thẳng đứng được xây bằng lớp gạch chịu acid,

ở phần trên thiết bị được gắn 5 bộ phận lọc mù. Ở bên dưới được thiết kế

lớp đệm yên ngựa.

- Dạng tháp đệm: hình trụ thẳng đứng, D ~ 2 m, h ~ 9,5m

- Vỏ được chế tạo bằng thép A515 dày 8mm, bên trong có lót một lớp

gạch chịu acid.

- Cách đáy 1m có 1 tấm ghi để đỡ vật liệu đệm, tấm ghi được tạo thành bởi

7 thanh ngang xếp sát nhau, phần phía dưới gần đáy người ta xếp vòng sành

có đường kính 150, 120, 100, 80, 50 (mm) và lớp trên cũng được

đổ ngẫu nhiên loại vòng sành có đường kính nhỏ hơn, các vòng sành rỗng được

đổ ngẫu nhiên nhằm tăng diện tích tiếp xúc giữa pha lỏng và pha khí (acid tưới

từ trên xuống và khí thổi từ dưới lên).

- Ở đỉnh tháp bố trí bộ phận phân phối chất lỏng (hệ thống máng tưới)

gồm các máng hình chữ nhật cao 120mm, bề rộng khoảng 60mm. Các máng

ghép lại với nhau thành hình tròn và được đặt trên đỉnh tháp, trên thành

máng tưới có các răng cưa để phân phối chất lỏng.

3.5. Những sự cố, nguyên nhân, cách khắc phục

Bảng 1: Một số sự cố, nguyên nhân và cách khắc phục.

STT Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục

1

Bể chứa lưu huỳnh có

nhiều bọt khí, váng nổi

Độ ẩm lưu huỳnh quá cao, độ

ẩm lưu huỳnh quá nhiều.

Sử dụng lưu huỳnh có

độ ẩm đạt yêu cầu, vớt

váng ra ngoài.

Hơi nước thoát ra

mạnh trên mặt hồ lưu

huỳnh.

Thủng ống trao đổi nhiệt. Thay ống trao đổi nhiệt

(hoặc hàn chỗ ống xì)

Lưu huỳnh tan chậm.

Hơi cấp không đủ áp lực, lưu

lượng, hoặc ngưng tụ không

tháo hết nước.

Kiểm tra và khắc phục

các nguyên nhân này.

Trang 25

Kiểm tra van, cốc ngưng

tụ.

2 Nhiệt độ lò đốt, nồng

độ SO2 không ổn định.

Béc phun lưu huỳnh bị tắc,

không ổn định.

Van điều kiện lưu huỳnh

hỏng.

Nhiệt độ lưu huỳnh sau lò đốt

báo sai.

Kiểm tra và khắc phục.

3 Béc phun lưu huỳnh bị

tắc, không ổn định.

Lưu huỳnh bị bẩn, nhiệt độ

lưu huỳnh không phù hợp,

bơm yếu, đường ống nghẹt…

Kiểm tra và khắc phục.

Trang 26

PHẦN 4 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHÀ MÁY

4.1.Chất lượng môi trường khu vực nhà máy hoá chất Tân Bình 2

4.1.1.Chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn

Kết quả giám sát chất lượng không khí trong khu vực nhà máy hoá chất

Tân Bình 2 được đưa ra trong bảng 9.

Bảng 9 :Kết quả giám sát chất lượng không khí trong khu vực nhà máy.

Vị trí thu mẫu Nồng độ

Bụi SO2 NO2 THC CO Cl2 HCl

Xưởng Cl lỏng 0.31 0.143 0.086 0.5 1.8 0.17 0.16

Xưởng Natri silicat lỏng 0.48 0.217 0.168 0.8 2.5 0.05 0.11

Khu vực tháp acid 0.36 0.205 0.122 1.7 2.8 0.09 0.82

Xường sản xuất NaOH 0.32 0.172 0.113 1.5 2.3 0.08 0.52

Khu vực văn phòng 0.3 0.121 0.082 0.2 2.1 KHP KHP

TCVN 5937/593-1995 0.3 0.5 0.4 5 40 0.1 0.2

Nguồn : Báo cáo giám sát môi trường 12/2003 của nhà máy hoá chất Tân Bình 2

Nhận xét : So sánh kết quả giám sát chất lượng không khí trong khu vực nhà máy

vớitiêu chuẩn TCVN 5937/5938 – 1995 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu

đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép, ngoài một số chỉ tiêu như bụi và HCl vượt nhẹ

so với tiêu chuẩn. So sánh kết quả phân tích không khí với tiêu chuẩn của bộ y tế về

nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm không khí trong môi trường lao động cho

thấy nồng độ của tất cả các chất ô nhiễm đo tại tất cả các điểm đều đạt tiêu chuẩn của

bộ y tế.

Để đánh giá hiện trạng chất lượng không khí,trung tâm Công Nghệ Môi Trường –

ENTEC phối hợp với Phân Viện nghiên cứu khoa học bảo hộ lao động đã tiến hành

lấy bổ sung 6 mẫu không khí tại khu vực nhà máy. Kết quả phân tích không khí

ngày 26/02/2004 được trình bày trong bảng II.2

Trang 27

Bảng 10: Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực nhà máy hoá chất Tân Bình

2

Điểm đo Độ ồn

(dBA)

Kết quả (mg/m3)

Bụi SO2 NO2 CO SO3

K1 48-62 0.32 0.15 0.04 1.5 0.02

K2 46-51 0.26 0.12 0.02 0.5 0.02

K3 42-58 0.35 0.2 0.05 2.2 0.05

K4 42-50 0.4 0.2 0.05 1.8 0.05

K5 53-68 0.45 0.18 0.16 3.5 0.06

K6 51-72 0.51 0.26 0.21 4.8 0.01

TCVN 60(*) 0.3 0.5 0.4 40

Nguồn : Trung tâm Công Nghệ Môi Trường – ENTEC 02/2004

Ghi chú : (*) TCVN 5949 – 1995: Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức

ồn tối đa cho phép.

Bảng 11 : Diễn giải đặc điểm của các vị trí lấy mẫu

Kí hiệu Vị trí

K1 Khu vực bên ngoài tường rào nhà máy (phía trạm điện 33)

K2 Khu vực văn phòng nhà máy hoá chất Tân Bình

K3 Khu vực xây dựng xưởng sản xuất acid sulfuric

K4 Cách khu vực nhà máy 30m về phía tây nam

K5 Đường giao thông trước cổng nhà máy hoá chất Tân Bình

K6 Cách nhà máy hoá chất 100m về phía Tây Nam

Theo thống kê chưa đầy đủ, nhà máy đã thực hiện công tác đánh giá tác động

môi trường và đăng kí đạt tiêu chuẩn của môi trường.Tuy nhiên qua thực tế điều tra các cơ

sở sản xuất cho thấy trong nhiều cơ sở vẫn chưa có biện pháp bảo vệ môi trường,

nên gây ô nhiễm môi trường.

Trang 28

4.1.2. Chất lượng nước mặt

Theo báo cáo hiện trạng môi trường Đồng Nai 2003 với kết quả giám sát chất

lượngnước sông Đồng Nai những năm qua tại khu vực dự án cho thấy: Sông Đồng Nai

(đoạn từ cầu Hoá An đến cầu Đồng Nai) luôn chịu ảnh hưởng từ nhiều nguồn nước thải

sinh hoạt của dân cư và KCN đổ vào. Nhìn chung qua kết quả quan trắc định kì cho thấy

các chỉ tiêu N-NO3, N-NO2, tổng P, Cl, EC và các chỉ tiêu kim loại nặng tương đối ổn định,

ít thay đổi và luôn thấp hơn tiêu chuẩn loại A. Các chỉ tiêu còn lại: DO, BOD5, COD đều

thay đổi theo vị trí và theo tháng, theo mùa và thường vượt nhẹ so với TCCP. Nồng độ DO

giao động từ 4,6 đến 7 mg/l, COD từ 2 - 49 mg/l, BOD5 2 - 18 mg/l. Đặc biệt tại một số vị

trí thường ghi nhận có các chỉ tiêu ô nhiễm cao như: khúc sông gần bến đò Long Kiên –

Đình Tân Mai (DO 4,6 mg/l, COD 26 mg/l, BOD 13 mg/l) bến đò An Hảo – Cogido,

Ajinomoto (DO 5,2 mg/l, COD 31 mg/l và BOD5 17 mg/l). Điều này cho thấy đoạn sông

này đã chịu ảnh hưởng của các chất thải sinh hoạt khu vực Biên Hoà,

chất thải từ các khu công nghiệp gần đó và kể cả chất thải từ các hộ dân cư nuôi cá bè trên

sông.

Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt, trung tâm Công Nghệ Môi Trường

ENTEC phối hợp với phân viện nghiên cứu khoa học bảo hộ lao động đã tiến hành lấy

bổ sung 5 mẫu nước sông Đồng Nai tại khu vực nhà máy hoá chất Tân Bình 2.

Kết quả phân tích ngày 26/04/2004 được thể hiện qua bảng 12:

STT Chỉ tiêu Đơn

vị

Kết quả

M1 M2 M3 M4 M5 TCVN 5942-

1995

1 PH - 7.2 7.1 6.9 7 6.9 5.5 –5.9

2 DO mg/l 3.6 5.9 4.6 5.2 5.3 ≥ 6

3 TSS mg/l 12 20 10.4 28 24 20

4 TDS mg/l 11.7 28.6 50 59.4 30.6 -

5 Độ cứng tổng

cộng

mg/l 15.6 18.2 13.6 20.6 25.3 -

Trang 29

6 BOD5 mg/l 5 3 3 5 2 <4

7 COD mg/l 14 7 7 7 15 >10

8 Cl- mg/l 2.3 2.5 10.1 2.9 2.3 -

9 NH4+ mg/l 0.51 0.53 0.39 0.46 0.05

10 NO2- mg/l 0.008 0.006 0.006 0.007 0.004 0.01

11 NO3- mg/l 0.17 <0.1 1.6 0.14 0.11 10

12 Tổng Fe mg/l 0.55 1.04 0.48 0.6 0.72 1

13 Hg mg/l 0.001 <0.00

1

<0.00

1

<0.00

1

<0.00

1

0.001

14 Tổng

Coriform

mg/l 2.3.10

3

1.5.10

3

1.5.10

3

2.3.10

3

4.3.10

3

5

Nguồn : Trung tâm công nghệ môi trường – ENTEC

Phương pháp lấy mẫu xác định từng thông số cụ thể được quy định trong

các tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng.

Vị trí lấy mẫu nước mặt được đưa ra trên sơ đồ vị trí lấy mẫu trong bảng sau :

Kí hiệu Vị trí lấy mẫu

M1 Khu vực đầu nguồn thải của khu vực nhà máy hoá chất Tân Bình 2

M2 Khu vực cuối nguồn thải của khu vực nhà máy hoá chất Tân Bình 2

M3 Khu vực lấy nước của nhà máy hoá chất Biên Hoà (buổi sáng)

M4 Khu vực lấy nước của nhà máy hoá chất Biên Hoà (buổi trưa)

M5 Khu vực lấy nước của nhà máy hoá chất Biên Hoà (buổi chiều)

So sánh kết quả phân tích với tiêu chuẩn Việt Nam 5942-1995 về giới hạn

các thông số và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm (loại A) cho thấy:hầu hết

các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép, nước sông Đồng Nai tại khu vực

nhà máy hoá chất Tân Bình 2 bị ô nhiễm hữu cơ nhẹ (DO , COD , BOD tai một số vị trí

lấy mẫu chưa đạt tiêu chuẩn,nồng độ NH4+ là cao hơn tiêu chuẩn.

Trang 30

4.2. Công nghệ xử lí ô nhiễm

4.2.1.Xử lí nguồn ô nhiễm không khí

4.2.1.1.Hệ thống xử lí khí thải dây chuyền acid

Công nghệ: Khí thải ra khỏi tháp hấp thụ có thành phần ô nhiễm chủ yếu là khí

SO2,do đó để xử lí các chất ô nhiễm trong khí thải này ta dùng dung dịch hấp thụ chung

NaOH.

Đối với tháp xử lí khí thải được thiết kế với:

- Hỗn hợp khí vào: 16385 m3/h, SO2=0,983 kg/h

- Hỗn hợp khí vào: 79oC

- Hỗn hợp khí ra: 70oC

- Dung dịch xử lí khí: NaOH 4%

- Lưu lượng dung dịch xử lí vào: 45 m3/h

- Hiệu suất hấp thụ: 90%

- Đệm trụ Ceramic: d = 30mm

- Độ chịu acid ≥ 99,8% (TC: GB8488-87)

- Độ hút nước ≤0,2% (TC: GB8488-87)

- Độ bền nhiệt độ: 130–20oC (TC : GB8488-87)

- Gạch chịu acid:

Độ chịu acid: ≥99,8% (TC: GB8488-87)

Độ hút nước: ≤0,2% (TC: GB8488-87)

Độ bền uốn: ≥42MPa (TC: ZBG8488-87)

Độ bền nén: ≥120MPa (TC: ZBG8488-87)

Mô tả nguyên lí hoạt động của hệ thống xủ lí khí thải dây chuyền acid:

- Khí thải trong dây chuyền sản xuất có thành phần chất ô nhiễmSO2,

SO3 vượt tiêu chuẩnmôi trường TCVN 5939:2005 từ tháp hấp thụ thứ 2 (406)

được dẫn vào tháp xử lí khí.

Trang 31

- Tại tháp xử lí: dung dịch hấp thụ đi từ trên xuống tiếp xúc với dòng khí

đi từ dưới lên tại bề mặt lớp vật liệu đệm.Khí SO2, SO3 trong dòng khí

được hấp thụ hoá học bởi dung dịch NaOH theo phản ứng sau:

SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O

SO2 + NaOH NaHSO3

SO3 + 2NaOH Na2SO4 + H2O

- Kết quả là nồng độ các chất ô nhiễm trong dòng khí thải sau khi ra khỏi

tháp xử lí đạt tiêu chuẩn môi trường TCVN 5935: 2005.

- Dòng khí sạch ra khỏi thiết bị xử lí theo ống khói thải ra môi trường.

- Dung dịch hấp thu được hồi lưu lại bồn tuần hoàn.Sau một thời gian

nhất định,dung dịch hấp thụ sẽ được thay thế mới,dung dịch cũ sẽ được chuyển

cho nhà máy hoá chất Biên Hoà sử dụng theo nhu cầu (hay chuyển về hệ thống

xử lí nước thải)

4.2.3.2.Vận hành hệ thống xử lí khí thải

Pha dung dịch hấp thu NaOH

- Kích thước bồn chứa: d = 2866mm, H=2019 m

- Nồng độ pha NaOH quy về Na2O 30-40 g/l

- Quy trình pha chế như sau:

Cấp nước sạch vào bồn pha NaOHvới thể tích khoảng ½ bồn chứa.

Cho thêm dung dich xút có nồng độ [Na2O]=31% (khoảng 320 g/l) vào với

thể tích khoảng 1000lít.

Tiếp tục cấp nước sạch vào để đạt thể tích 10 m3 (mực chất lỏng cách mặt

bồn khoảng 400mm)

Vận hành hệ thống :

- Kiểm tra dung dịch xút trong bồn tuần hoàn đạt mức và nồng độ quy định.

- Mở van hồi lưu của bơm.

- Khởi động bơm dung dịch xút để bơm dung dịch hấp thụ lên tháp xử lí.

Trang 32

- Đóng từ từ van hồi lưu của bơm để tăng lượng xút tưới vào tháp xử lí.Kiểm tra

mực dung dịch hấp thụ trong bồn tuần hoàn và dòng hồi lưu dung dịch hấp thụ

từ tháp xử lí về lại bồn tuần hoàn phải mạnh.

- Kiểm tra nồng độ SO2 trong dòng khí ra khỏi tháp xử lí đạt tiêu chuẩn

môi trường TCVN 5939:2005.

- Theo dõi hoạt động của hệ thống xử lí:

Định kì 4h kiểm tra nồng độ SO2 trong khí thải sau ra khỏi tháp xử lí

đạt tiêu chuẩn môi trường TCVN 5939: 2005.

Định kì kiểm tra nồng độ dung dịch xút để bổ sung hoặt thay mới dung dịch

đảm bảo khả năng hấp thụ.

4.2.3.3.Các sự cố và cách khắc phục

Sự cố Nguyên nhân Khắc phục

Bơm dung dịch hấp thụ

không hoặt động

Do bơm bị kẹt hoặc bị hư

hỏng một số bộ phận

Bơm bị cháy

Hệ thống điện cấp cho bơm

bị hư

Dùng bơm kiểm tra và

sửa chữa hoặc thay thế

Dùng hệ thống tháo bơm và

thay thế bơm mới

Kiểm tra và sửa chữa lại

hệ thống điện

Nồng độ chất ô nhiễm (SO2)

ra khỏi tháp xử lí không đạt

tiêu chuẩn môi trường

Lượng nước tưới vào tháp

không đủ

Nồng độ xút không đủ

Nồng độ SO2 trong dòng khí

thải vào tháp xử lí quá lớn

Tăng lưu lượng nước vào

tháp

Bổ sung xút hay thay mới

dung dịch xút trong

bể tuần hoàn xút

Kiểm tra và điều chỉnh lại

các thông số vận hành của

dây chuyền acid

Trang 33

4.2.3.4.Bảo trì các thiết bị

Thường xuyên vệ sinh thiết bị trong hệ thống.

Thường xuyên kiểm tra và châm dầu bôi trơn vào các phốt của bơm.

4.2.3.5.Các lưu ý chung

Khi pha hoá chất,công nhân phải được trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động như: găng

tay, khẩu trang, kính bảo vệ,....

Trong quá trình vận hành,nếu có phát hiện sự cố hư hỏng các thiết bị hay có tiếng động

lạ phát ra từ các thiết bị thì ngừng hoạt đông ngay và kiểm tra,sửa chữa trước khi cho thiết

bị hoạt động lại.

4.2.2.Xử lí ô nhiễm nước

4.2.2.1 Hệ thống xử lí nước thải

Bể chứa nước thải công nghiệp có diện tích 4x9 m2.

Nguồn nước thải từ quá trình sản xuất chủ yếu là do vệ sinh thiết bị,

nhà xưởng phèn có nồng độ acid cao (pH = 2-3).

Phương án xử lí: tập trung nguồn nước thải vào bể chứa nước thải qua từng

phân xưởng,xử lí sơ bộ sau đó qua hệ thống xử lí nước chung trước khi thải ra ngoài.

Hiện tại,nhà máy hoá chất Tân Bình 2 đã có các hệ thống xử lí nước thải cho

từng dây chuyền sản xuất.Trong dự án chỉ cần bổ sung thêm hệ thống nước thải của

các phân xưởng mới và hồ nước xử lí tập trung khi thải ra ngoài sông.

4.2.2.2. Công nghệ xử lý nước thải

Nước thải sản xuất:xây dựng hệ thống xử lí nước thải,nước thải từ các

phân xưởng sản xuất được thu gom về bể thu gom qua hệ thống ống dẫn,tại bể thu

gom,nước thải được trung hòa đến pH = 7 (nhờ bộ điều khiển pH tự động) sau đó được

bơm vào thiết bị lắng, nước trong sau lắng được đến bể thải chung, điều chỉnh pH lần cuối

trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là sông Đồng Nai. Bùn lắng được bơm về bồn chứa bùn

sau đó phơi khô tự nhiên và thu gom, chôn lấp.

Nước thải sinh hoạt: xây dựng hệ thống thoát nước sinh hoạt và các hầm tự hoại

đúng theo quy định của bộ xây dựng, sau đó được đưa về hệ thống xử lý nước thải.

Trang 34

4.3. Áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO 14000)

4.3.1. ISO là gì?

ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổ Chức Tiêu Chuẩn Hóa

Quốc Tế (ISO) ban hành nhằm giúp tổ chức/doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn hại

tới môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường.

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn liên quan các khía cạnh về quản lý môi

trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính...

ISO 14001:2004 Hệ thống quản lý môi trường .các yêu cầu và hướng đẫn sử dụng

là tiêu chuẩn trong bộ ISO 14000 quy định các yêu cầu về quản lý các yếu tố ảnh hưởng

tới môi trường trong quá trình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Đây là tiêu chuẩn dùng

để xây dựng và chứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000.

Theo kết quả điều tra khảo sát của ISO, tính đến tháng 12/2009, toàn thế giới có

ít nhất 223.149 tổ chức/doanh nghiệp đã được cấp chứng chỉ ISO 14001. Tiêu chuẩn này

đã được phổ biến, áp dụng thành công tại nhiều quốc gia với mức phát triển và

đặc trưng văn hóa khác nhau là vì ISO 14001 quy định yêu cầu đối với thiết lập một

hệ thống để quản lý các vấn đề về môi trường của tổ chức, doanh nghiệp khác nhau,

từ doanh nghiệp vừa và nhỏ đếncác tập đoàn đa quốc gia đều có thể tìm được

cách thức riêng trong việc xác định mục tiêu môi trường cần cải tiến và kế hoạch cần thực

hiện để đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường.

Phiên bản hiện hành của tiêu chuẩn ISO 14001 là ISO14001:2004 và ISO

14001:2009.Phiên bản điều chỉnh này của ISO 14001 được ban hành để đảm bảo sự tương

thích sau khi ban hành tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008. Tiêu

chuẩn ISO 14001 đã được Việt Nam chấp nhận trở thành tiêu chuẩn quốc gia:

TCVN ISO 4001: 2010. Hệ thống quản lý môi trường - các yêu cầu và hướng dẫn

sử dụng.

4.3.2. Đối tượng áp dụng

Tiêu chuẩn ISO 14001 hướng tới mọi loại hình tổ chức: kinh doanh, trường học,

bệnh viện, các tổ chức phi lợi nhuận...có mong muốn thực hiện hoặc cải tiến

Trang 35

hệ thống quản lý môi trường của mình. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng được tại

các tổ chức sản xuất và dịch vụ, với các tổ chức kinh doanh cũng như phi lợi nhuận.

4.3.3. Lợi ích

Về quản lý:

- Giúp tổ chức/ doanh nghiệp xác định và quản lý các vấn để môi trường

một cách toàn diện.

- Chủ động kiểm soát để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về

môi trường.

- Phòng ngừa rủi ro, tổn thất từ các sự cố về môi trường.

Về tạo dựng thương hiệu:

- Nâng cao hình ảnh của tổ chức/doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và

cộng đồng.

- Dành được ưu thế trong cạnh tranh khi càng ngày càng có nhiều công ty,

tập đoàn yêu cầu hoặc ưu tiên lựa chọn các nhà cung cấp áp dụng hệ thống quản

lý môi trường theo ISO 14000

Về tài chính:

- Tiết kiệm chi phí sản xuất do quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách

hiệuquả.

4.3.4. Các bước triển khai

Bước 1: xây dựng chính sách môi trường

Chính sách môi trường là kim chỉ nam cho việc áp dụng và cải tiến hệ thống

quản lý môi trường của tổ chức sao cho tổ chức có thể duy trì và có khả năng nâng cao kết

quả hoạt động môi trường của mình. Do vậy, chính sách cẩn phải phản ánh

sự cam kết của lãnh đạo cao nhất về việc tuân theo các yêu cầu của luật pháp và

các yêu cầu khác được áp dụng, về ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục. Đây là

giai đoạn đầu của cấu trúc HTQLMT, và là nền tảng để xây dựng và thực hiện HTQLMT.

Chính sách môi trường phải được xem xét thường xuyên để đảm bảo hệ thống dược thực

hiện đầy đủ.

Trang 36

Bước 2: Lập kế hoạch về quản lý môi trường:

Đây là giai đoạn lập kế hoạch cho chu trình Lập kế hoạch-Thực hiện-Kiểm tra-

Đánh giá. Giai đoạn lập kế hoạch được thiết lập một cách hiệu quả là khi tổ chức

phải đạt được sự tuân thủ với các yêu cầu về pháp luật và tuân thủ với các yêu cầu của tiêu

chuẩn ISO 14001 và những mong đợi kết quả môi trường do chính mình lập ra.

Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:

- Xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về môi trường mà tổ chức/

doanh nghiệp phải tuân thủ, các yêu cầu này có thể bao gồm: các yêu cầu pháp

luật của quốc tế , quốc gia; các yêu cầu pháp luật của khu vực/tỉnh/ngành;

các yêu cầu pháp luật của chính quyền địa phương....

- Xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa: Tổ chức cần định rõ

các khía cạnh môi trường trong phạm vi hệ thống quản lý môi trường của mình,

có tính đến đầu vào và đầu ra và đây là một hoạt động rất quan trọng trong việc

xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường. Khi xác định khía cạnh môi

trường môi trường cần xem xét đến các hoạt động, quá trình kinh doanh, đầu

vào và đầu ra có liên quan đến: sự phát thải vào không khí,

xả thải nước thải, quản lý chất thải, ô nhiễm đất, sử dụng nguyên liệu thô và

tài nguyên thiên nhiên, các vấn đề môi trường của địa phương và cộng đồng

xung quanh.

- Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường nhằm đạt được

các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra. Mỗi chương trình cần mô tả cách thức tổ chức sẽ

đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu của mình, bao gồm cả thời gian,

các nguồn lực cần thiết và người chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình.

Bước 3: Thực hiện và điều hành:

Giai đoạn thứ ba của mô hình cung cấp các công cụ, các quy trình và

các nguồn lực cần thiết để vận hành hệ thống HTQLMT một cách bền vững.

Giai đoạn thực hiện và điều hành đưa hệ thống QLMT vào hoạt động. Giai đoạn này

yêu cầu cập nhật liên tục những thay đổi, như phân công lại trách nhiệm cho

các nhân viên khi các hoạt động hoặc sản phẩm của tổ chức thay đổi, hay những thay đổi

Trang 37

nhu cầu đào tạo theo thời gian, hay chính sách và các thủ tục thông qua sự cải tiến

liên tục. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:

- Cơ cấu và trách nhiệm: Tổ chức chỉ định một hoặc một nhóm người có

trách nhiệm và quyền hạn để thực hiện và duy trì hệ thống quản lý môi trường

và cung cấp các nguồn lực cần thiết.

- Năng lực, đào tạo và nhận thức: Thực hiện các nội dung đào tạo thích hợp

cho các đối tượng quản lý, các nhóm công nhân, nhóm quản lý dự án và

các cán bộđiều hành chủ chốt của nhà máy.

- Thông tin liên lạc: thiết lập và triển khai hể thống thông tin nội bộ và bên ngoài

nhằm tiếp nhận và phản hồi các thông tin về môi trường và phổ biến các

thông tin cho những cá nhân/phòng ban liên quan. Các thông tin này thường

bao gồm: luật định mới, thông tin của các nhà cung cấp, khách hàng và c

ộng đồng xung quanh, và phổ biến các thông tin về hệ thống quản lý môi trường

tới người lao động.

- Văn bản hóa tài liệu của hệ thống quản lý môi trường: Tài liệu của hệ thống quản

lýmôi trường có thể bao gồm: sổ tay, các quy trình và các hướng dẫn sử dụng.

Theo tiêu chuẩn, có 11 yêu cầu cần được lập thành văn bản, và các hướng dẫn

công việc. Nếu tổ chức đã có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn

ISO9001, cóthể kết hợp 6 quy trình cơ bản của hệ thống quản lý chất lượng với

hệ thống quản lý môi trường.

- Kiểm soát điều hành: thực hiện các qui trình điều hành (các hướng dẫn

công việc để kiếm soát các khía cạnh môi trường quan trọng của các quá trình

sản xuất và các hoạt động khác mà đã được tổ chức xác định. Tổ chức cần

lưu ý đến các khía cạnh môi trường có ý nghĩa liên quan đến các hoạt động và

sản phẩm của các nhà thầu và nhà cung cấp).

- Sự chuẩn bị và ứng phó với tình trạng khẩn cấp: thực hiện các qui trình nhằm

xác định các tình trạng khẩn cấp tiền ẩn và giảm thiểu tác động nếu tình trạng

đó xảy ra (ví dụ: cháy nổ, rò rỉ các nguyên vật liệu nguy hại)

Bước 4: Kiểm tra và hành động khắc phục:

Trang 38

Giai đoạn thứ tư của mô hình thể hiện hoạt động vận hành của hệ thống HTQLMT,

đây là giai đoạn để xem xét cải tiến quá trình hoặc quyết định những thay đổi cho các giai

đoạn khác.Giai đoạn thể hiện bước kiểm tra trong chu trình Lập kế hoạch-Thực hiện-Kiểm

tra-Đánh giá. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:

- Giam sát và đo: tiến hành thủ tục giám sát và đo tiến trình của các dự án nhằm

đạt được các mục tiêu đã đặt ra, hiệu quả hoạt động của các quá trình so với

các chỉ tiêu đã đặt ra, định kỳ kiểm tra sự tuân thủ của tổ chức với các yêu cầu

pháp luật và các yêu cầu khác có liên quan đến các hoạt động kinh doanh của

mình.

- Đánh giá sự tuân thủ: tổ chức cần chứng minh rằng tổ chức đã đánh giá sự

tuân thủ với các yêu cầu của pháp luật đã định rõ.

- Sự không phù hợp và hành động khắc phục và phòng ngừa: thực hiện các thủ

tục nhằm đưa ra hành động khắc phục và phòng ngừa phù hợp khi xảy ra sự

không phù hợp của hệ thống quản lý môi trường như các vấn đề về kiểmsoát

quá trình, không tuân thủ với các yêu cầu của pháp luật, sự cố về môi trường

- Hồ sơ thực hiện thủ tục lưu giữ hồ sơ của hệ thống quản lý môi trường, các hồ

sơ có thể bao gồm: các hồ sơ về giám sát quá trình, các hồ sơ về nhà thầu và

nhà cung cấp, các hồ sơ về sự cố, các hồ sơ về thử nghiệm và sự chuẩn bị

sẵn sàng với các tình trạng khẩn cấp, hồ sơ về các cuộc họp môi trường,

hồ sơ pháp luật...

- Đánh giá hệ thống quản lý môi trường: thực hiện thủ tục đánh giá hệ thống quản

lý môi trường và các hoạt động của tổ chức nhằm xác nhận sự tuân thủ với hệ

thống quản lý môi trường và với tiêu chuẩn ISO 14001. Cần báo cáo

kết quả đánh giá tới lãnh đạo cấp cao. Thông thường chu kỳ đánh giá

một năm/1 lần nhưng tần suất có thể thay đổi phụ thuộc vào mức độ quan trọng

của các hoạt động.

Bước 5: Xem xét của lãnh đạo:

Là giai đoạn thứ năm và là giai đoạn cuối của mô hình liên quan đến hoạt động

xem xét của lãnh đạo về hệ thống QLMT. Qúa trình xem xét yêu cầu thu thập các thông

Trang 39

tin liên quan đến hệ thống QLMT và thông báo các thông tin này tới lãnh đạo cấp cao theo

kế hoạch định trước. Mục đích của quá trình xem xét này gồm:

- Đảm bảo tính phù hợp liên tục của hệ thống HTQLMT.

- Xác định tính đầy đủ

- Thẩm tra tính hiệu quả của hệ thống

- Tạo điều kiện cải tiến liên tục hệ thống QLMT, các quá trình và thiết bị

môi trường....

Từ kết quả xem xét của lãnh đạo về các thiết bị và nhân lực sử dụng trong quá trình áp

dụng hệ thống HTQLMT cũng như các kết quả hoạt động về môi trường, tổ chức sẽ quyết

định được điều kiện hiện tại có thể chấp nhận được, và cần phải thay đổi những gì. Giai

đoạn này là bước đánh giá trong chu trình Lập kế hoạch-Thực hiện-Kiểm tra-

Đánh giá.