3
NHẤT GIỐNG, NHÌ PHÂN,... Đến thời điểm hiện tại, vụ lúa Đông Xuân 2011-2012 thu hoạch gần như dứt điểm, bà con nông dân bắt đầu chuẩn bcho vụ sản xuất lúa Hè Thu tiếp theo. Thông thường, có lượng rất ít bà con sử dụng giống xác nhận (giống đã qua kiểm định) để làm giống, đa số sẽ sử dụng giống thu hoạch từ vụ trước chuyển sang làm giống gieo sạ ở vụ này (hạt lúa giống không có thời gian ngủ nghỉ, nếu ngâm ủ ngay mà không có biện pháp xử lý phá ngủ, tỷ lệ nẩy mầm sẽ thấp). Việc làm này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây sau này rất nhiều. Không phải ngẫu nhiên mà ông bà ta đã đúc kết thành câu: “Nhất nước, nhì phân, tam c ần, tứ giống”, mà đó là sự trải nghiệm từ thực tế và từ những thất bại thương đau. Theo cách nhìn hthống thì ta có thể gom nhóm bốn thành phần trên thành hai yếu tố chính: + Yếu tố nội tại bên trong: giống (gen di truyền) + Điều kiện kỹ thuật bên ngoài: nước, phân, cần (chăm sóc cần mẫn) Trong đó, yếu tố nội tại bên trong (gi ống) lại đóng vai trò quyết định đến năng suất của cây trồng. Cây trồng chỉ có thể cho năng suất tối đa trong giới hạn quy định của giống mà thôi. Tuy nhiên, nếu giống tốt nhưng điều kiện kỹ thuật không đảm bảo thì cũng không thể nào đạt được năng suất tối đa. Như vậy có thể thấy rằng yếu tố bên trong (giống cây trồng) là điều kiện cần và điều kiện kỹ thuật bên ngoài là điều kiện đủ để có được vụ mùa bội thu. Câu nói này đúng trong quá khứ, đúng trong hiện tại và đúng trong cả tương lai nữa. Tuy nhiên, vị trí của nó đã thay đổi, giống là một trong những yếu tố tối cần thiết làm gia tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Trước khi đạt được điều này thì đòi hỏi cây lúa phải nẩy mầm tốt, cây mầm khỏe để giúp đẻ nhánh tốt và cho năng suất sau này. Nếu chất lượng hạt giống không tốt sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ nẩy mầm làm cho lượng giống thiếu hụt sẽ liên quan làm chậm trể việc cấy dậm làm cho chênh lệch thời gian sinh trưởng của cây trong cùng một thửa ruộng, làm ảnh hưởng đến việc thu hoạch và làm thất thu năng suất. Để chủ động sử dụng giống lúa liền vụ trong vụ Hè Thu 2012, cần phải có biện pháp xử lý phá ngủ, kích thích tăng sức nẩy mầm. Một số biện pháp kỹ thuật ngâm ủ giống lúa như sau: Bước 1: Xử lý loại bỏ hạt lép, hạt lửng, hạt cỏ dại, tạp chất: Dùng nước sạch pha với lượng muối 15% (1 lít nước hòa với 150 gram muối ăn), khuấy đều cho tan hết muối. Theo kinh nghiệm có thể dùng quả trứng gà tươi thả vào dung dịch nước muối đã pha. Nếu quả trứng nổi lập lờ, nửa chìm, nửa nổi là đạt y êu cầu. Nếu trứng chìm thì cho thêm muối, nếu trứng nổi trên mặt nước thì cho thêm nước (Cần từ 10-15 lít nước cho 10 kg lúa giống). Cho hạt lúa giống vào dung dịch muối đã pha nói trên. Sau 5-10 phút vớt bỏ các hạt nổi (đó là các hạt lép, lửng), đem các hạt chìm đi ngâm ủ để gieo sạ sẽ được những cây mạ khỏe, đảm bảo chất lượng và sạch bệnh. Bước 2: Xử lý phá ngủ, kích thích nẩy mầm: Sau khi loại bỏ hạt lép, hạt lửng, vớt hạt chắc ra đãi sạch tiếp tục xử lý phá ngủ, kích thích nẩy mầm theo một trong những cách sau: Dùng dung dịch acid Nitơric HNO3 nồng độ 0,3% (mua ở các quầy bán giống) ngâm trong 24 giờ. Sau đó vớt ra, đãi chua rồi ngâm tiếp bằng nước sạch. Dùng các chế phẩm chuyên dùng để xử lý giống kích thích sự nẩy mầm có bán trên thị trường như Sitto Give-But 18SL. Lưu ý: Tổng thời gian ngâm từ lúc bắt đầu xử lý phá ngủ đến khi hạt lúa no nước phải đạt từ 48 – 72 giờ, tuỳ theo độ ẩm ban đầu của hạt giống. Bước 3: Ủ giống: Khi thấy hạt giống trong, nhìn rõ phôi hạt phình lên thì vớt ra đãi sạch để ráo nước, cho vào thúng, hoặc đổ thành đống, phủ bao tải đay để ủ. Nếu tỷ lệ nẩy mầm ttrên 85% là đạt yêu cầu, đảm bảo lượng giống để giao sạ. Trong vụ Đông Xuân vừa qua, anh Võ Văn Viên - Ấp Thới Hiệp, Xã Đông Thắng, Huyện Cờ Đỏ, TPCT (điện thoại 07106287522) đã áp dụng biện pháp ngâm ủ giống này, kết quả rất thành công (giống Jacmine 85). Khi được hỏi về cách thực hiện ra sao, anh Viên vui vẻ chia sẻ bí quyết với mọi người Giai đoạn ngâm ủ giống: Anh xử lý bình thường, sau khi hạt bắt đầu nức nanh đến khi rễ mầm ra khoảng 1-2 cm thì trộn sản phẩm Sitto Give-But 18SL với liều lượng 20ml/20 kg gi ống trước sạ khoảng 6-24 giờ (tùy điều kiện thời tiết và cách sạ “sạ tay hoặc máy sạ hàng” mà thời gian có thể điều chỉnh ngắn hơn hoặc lâu hơn). Tùy theo ẩm độ

Nhat giong nhi phan (minh tri)

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nhat giong nhi phan (minh tri)

NHẤT GIỐNG, NHÌ PHÂN,...

Đến thời điểm hiện tại, vụ lúa Đông Xuân 2011-2012 thu hoạch gần như dứt điểm, bà con nông dân bắt đầu chuẩn bị cho vụ sản xuất lúa Hè Thu tiếp theo.

Thông thường, có lượng rất ít bà con sử dụng giống xác nhận (giống đã qua kiểm định) để làm giống, đa số sẽ sử dụng giống thu hoạch từ vụ trước chuyển sang làm giống gieo sạ ở vụ này (hạt lúa giống không có thời gian ngủ nghỉ, nếu ngâm ủ ngay mà không có biện pháp xử lý phá ngủ, tỷ lệ nẩy mầm sẽ thấp). Việc làm này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây sau này rất nhiều. Không phải ngẫu nhiên mà ông bà ta đã đúc kết thành câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, mà đó là sự trải nghiệm từ thực tế và từ những thất bại thương đau. Theo cách nhìn hệ thống thì ta có thể gom nhóm bốn thành phần trên thành hai yếu tố chính: + Yếu tố nội tại bên trong: giống (gen di truyền) + Điều kiện kỹ thuật bên ngoài: nước, phân, cần (chăm sóc cần mẫn)

Trong đó, yếu tố nội tại bên trong (giống) lại đóng vai trò quyết định đến năng suất của cây trồng. Cây trồng chỉ có thể cho năng suất tối đa trong giới hạn quy định của giống mà thôi. Tuy nhiên, nếu giống tốt nhưng điều kiện kỹ thuật không đảm bảo thì cũng không thể nào đạt được năng suất tối đa. Như vậy có thể thấy rằng yếu tố bên trong (giống cây trồng) là điều kiện cần và điều kiện kỹ thuật bên ngoài là điều kiện đủ để có được vụ mùa bội thu. Câu nói này đúng trong quá khứ, đúng trong hiện tại và đúng trong cả tương lai nữa. Tuy nhiên, vị trí của nó đã thay đổi, giống là một trong những yếu tố tối cần thiết làm gia tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Trước khi đạt được điều này thì đòi hỏi cây lúa phải nẩy mầm tốt, cây mầm khỏe để giúp đẻ nhánh tốt và cho năng suất sau này. Nếu chất lượng hạt giống không tốt sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ nẩy mầm làm cho lượng giống thiếu hụt sẽ liên quan làm chậm trể việc cấy dậm làm cho chênh lệch thời gian sinh trưởng của cây trong cùng một thửa ruộng, làm ảnh hưởng đến việc thu hoạch và làm thất thu năng suất.

Để chủ động sử dụng giống lúa liền vụ trong vụ Hè Thu 2012, cần phải có biện pháp xử lý phá ngủ, kích thích tăng sức nẩy mầm. Một số biện pháp kỹ thuật ngâm ủ giống lúa như sau:

Bước 1: Xử lý loại bỏ hạt lép, hạt lửng, hạt cỏ dại, tạp chất: Dùng nước sạch pha với lượng muối 15% (1 lít nước hòa với 150 gram muối ăn), khuấy đều cho tan hết muối. Theo kinh nghiệm có thể dùng quả trứng gà tươi thả vào dung dịch nước muối đã pha. Nếu quả trứng nổi lập lờ, nửa chìm, nửa nổi là đạt yêu cầu. Nếu trứng chìm thì cho thêm muối, nếu trứng nổi trên mặt nước thì cho thêm nước (Cần từ 10-15 lít nước cho 10 kg lúa giống).

Cho hạt lúa giống vào dung dịch muối đã pha nói trên. Sau 5-10 phút vớt bỏ các hạt nổi (đó là các hạt lép, lửng), đem các hạt chìm đi ngâm ủ để gieo sạ sẽ được những cây mạ khỏe, đảm bảo chất lượng và sạch bệnh.

Bước 2: Xử lý phá ngủ, kích thích nẩy mầm: Sau khi loại bỏ hạt lép, hạt lửng, vớt hạt chắc ra đãi sạch tiếp tục xử lý phá ngủ, kích thích nẩy mầm theo một trong những cách sau:

Dùng dung dịch acid Nitơric HNO3 nồng độ 0,3% (mua ở các quầy bán giống) ngâm trong 24 giờ. Sau đó vớt ra, đãi chua rồi ngâm tiếp bằng nước sạch.

Dùng các chế phẩm chuyên dùng để xử lý giống kích thích sự nẩy mầm có bán trên thị trường như Sitto Give-But 18SL.

Lưu ý: Tổng thời gian ngâm từ lúc bắt đầu xử lý phá ngủ đến khi hạt lúa no nước phải đạt từ 48 – 72 giờ, tuỳ theo độ ẩm ban đầu của hạt giống.

Bước 3: Ủ giống: Khi thấy hạt giống trong, nhìn rõ phôi hạt phình lên thì vớt ra đãi sạch để ráo nước, cho vào thúng, hoặc đổ thành đống, phủ bao tải đay để ủ.

Nếu tỷ lệ nẩy mầm từ trên 85% là đạt yêu cầu, đảm bảo lượng giống để giao sạ.

Trong vụ Đông Xuân vừa qua, anh Võ Văn Viên - Ấp Thới Hiệp, Xã Đông Thắng, Huyện Cờ Đỏ, TPCT (điện thoại 07106287522) đã áp dụng biện pháp ngâm ủ giống này, kết quả rất thành công (giống Jacmine 85). Khi được hỏi về cách thực hiện ra sao, anh Viên vui vẻ chia sẻ bí quyết với mọi người

Giai đoạn ngâm ủ giống: Anh xử lý bình thường, sau khi hạt bắt đầu nức nanh đến khi rễ mầm ra khoảng 1-2 cm thì trộn sản phẩm Sitto Give-But 18SL với liều lượng 20ml/20 kg giống trước sạ khoảng 6-24 giờ (tùy điều kiện thời tiết và cách sạ “sạ tay hoặc máy sạ hàng” mà thời gian có thể điều chỉnh ngắn hơn hoặc lâu hơn). Tùy theo ẩm độ

Page 2: Nhat giong nhi phan (minh tri)

của hạt giống mà lượng nước sử dụng để pha trộn giống có thể áo vừa đủ lượng giống cần trộn (tránh thừa hay thiếu).

Với cách này sau khi sạ xuống đồng rễ sẽ ăn sâu hơn, rễ phát triển nhiều hơn, theo đánh giá của anh Viên: khi sử dụng sản phẩm Sitto Give-But 18SL, lúa phát triển nhanh hơn khi không xử lý sản phẩm này khoảng hai ngày tuổi, lúa xanh hơn và khỏe hơn.

Ngoài ra, trong sản phẩm có bổ sung những acid amine thiết yếu và trung vi lượng cần thiết cho cây lúa, do đó mầm cây lúa khỏe và to.

Giai đoạn đẻ nhánh đến trổ chín: Anh còn sử dụng thử nghiệm một số sản phẩm phân bón lá như Amine, Thần Nông 888 và Sitto Keelaterice 20SL trên diện tích 3000m2.

Kết quả thu hoạch vụ rồi: Năng suất sau thu hoạch đạt 8.5 tấn/ha, sau khi trừ chi phí lợi nhuận được 3,1 triệu đồng/công. Vụ Hè Thu này anh khẳng định tiếp tục áp dụng biện pháp và sử dụng các sản phẩm này. Anh Viên mong muốn mọi người, mọi nhà sẽ thành công như anh.

Song song với biện pháp ngâm ủ giống bằng sản phẩm Sitto Give-But 18SL, chúng ta có thể áp dụng biện pháp xử lý giống bằng chế phẩm sinh học Rhodophos: Có 02 cách sử dụng

Một là: Trộn trực tiếp chế phẩm sinh học Rhodophos với giống trước sạ 6-12 giờ (cách các loại phân bón và hóa chất khác từ 3-6 giờ). Liều lượng sử dụng 1 lít cho một lượng giống sạ cho 1.000 m2.

Hai là: Trong quá trình làm đất tạt đều sản phẩm này xuống ruộng (01 can 5 lít sử dụng cho 5.000 m2)

Tác dụng của chế phẩm Rhodophos: Vì đây là sản phẩm vi sinh dạng lỏng được chọn lọc và nuôi cấy trên môi trường và công nghệ hiện đại (sản phẩm có mùi rất đặc trưng của nhóm vi sinh này)

Phân giải lân ở dạng không sử dụng được thành lân dễ tiêu cho cây trồng hấp thu.

Phân giải đạm trong không khí thành chất đạm cho cây trồng sử dụng.

Giảm hiện tượng ngộ độc rễ do sự thâm canh liên tục, làm cho chất hữu cơ không đủ thời gian phân hủy và phân hủy trong điều kiện yếm khí sinh ra những chất độc làm hại bộ rễ, cây trồng sẽ kém phát triển hoặc cây lúa sẽ chết khi không có biện pháp chăm sóc tốt.

Giúp cây trồng tăng trưởng bền vững, trong sản phẩm Rhodophos có những dòng vi khuẩn có khả năng tiết ra các hoocmon kích thích tăng trưởng cây trồng và khả năng đối kháng với các mầm bệnh trong đất cũng được ghi nhận.

Với các thông tin trên sẽ là một cầu nối để việc canh tác cây lúa đạt được hiệu quả cao nhất trong vụ Hè Thu 2012.

ThS. Minh Trí

(Ruong lua Anh Vien)

Page 3: Nhat giong nhi phan (minh tri)

(Anh Vien ben san lua sau thu hoach)