19
Nhóm O’Beauty Page 1 ĐỒ ÁN MÔN HỌC Đề tài: NGÀNH ĐIỆN TVIỆT NAM & QUÁ TRÌNH HI NHP WTO

Nhóm O’Beauty - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Cam kết về ngành điện tử khi Việt Nam gia nhập WTO

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Nhóm O’Beauty

Page 1

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Đề tài:

NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỆT NAM & QUÁ TRÌNH

HỘI NHẬP WTO

Nhóm O’Beauty

Page 2

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

I. Giới thiệu chung về WTO 4

1. Giới thiệu sơ lược về WTO 4

2. Các cam kết của Việt Nam trong WTO 8

3. Cam kết về ngành điện tử khi Việt Nam gia nhập WTO 9

II. Thực trạng ngành điện tử Việt Nam 10

1. Trước khi gia nhập WTO 10

2. Sau khi gia nhập WTO 11

III. Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp khi Việt Nam gia

nhập WTO

12

1. Thuận lợi 12

2. Khó khăn 13

IV. Giải pháp cho các doanh nghiệp giấy Việt Nam khi Việt Nam

gia nhập WTO

15

1. Giải pháp cho Chính phủ 15

2. Giải pháp cho Doanh nghiệp 17

KẾT LUẬN 19

LỜI MỞ ĐẦU

Nhóm O’Beauty

Page 3

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước,mỗi Bộ, mỗi ngành,

mỗi tổ chức, doanh nghiệp đều có những điều chỉnh,cần thiết để tận dụng thời

cơ,vượt qua thách thức mà tiến trình hội nhập mang lại. Yêu cầu này càng trở

nên cấp bách hơn khi Việt Nam đang ở ngưỡng cửa của WTO.

Trong khi cả thế giới đang nhộn nhịp trước quá trình hội nhập kinh tế

quốc tế, khu vực hoá. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền

kinh tế. Nó mở rộng hơn sự giao lưu thương mại giữa các nước trên thế giới.

Trong quá trình hội nhập này, tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực đều có những

thuận lợi và và bất lợi của riêng mình. Ngành điện tử là ngành công nghiệp đã

có nhiều đóng góp và phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong nhiều năm qua.

Ngành điện tử cũng đã cố gắng thay đổi về nhiều mặt để tiến gần hơn đến quá

trình hội nhập WTO của Việt Nam nhưng khi Việt Nam gia nhập WTO thì

ngành điện tử đã có những thuận lợi và cũng có những khó khăn nhất định. Và

đó là lý do nhóm chúng em chọn đề tài này: “NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

& QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP WTO”.

Nhóm O’Beauty

Page 4

NỘI DUNG

I. Giới thiệu chung về WTO (World Trade Organization - Tổ chức

Thương mại Thế giới)

1. Giới thiệu sơ lược về WTO

Thành lập vào tháng 1 năm 1995. Đây là tổ chức quốc tế, có đặt trụ sở ở

Genève, Thụy Sĩ,

Chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên

với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại

bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại.

Tính đến ngày 23 tháng 7 năm 2008, WTO có 153 thành viên. Việt Nam

là thành viên thứ 150 của WTO vào 11-1-2007. Mọi thành viên của WTO được

yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi nhất định trong

thương mại, ví dụ (với một số ngoại lệ) những sự nhượng bộ về thương mại

được cấp bởi một thành viên của WTO cho một quốc gia khác thì cũng phải cấp

cho mọi thành viên của WTO (WTO, 2004c).

1.1. Chức năng của WTO

WTO có các chức năng sau:

Quản lý việc thực hiện các hiệp định của WTO

Diễn đàn đàm phán về thương mại

Giải quyết các tranh chấp về thương mại

Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia

Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển

Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác

1.2. Đàm phán và giải quyết tranh chấp của WTO

Phần lớn các quyết định của WTO đều dựa trên sự đàm phấn và đồng

thuận. Mỗi thành viên đều có một phiếu bầu có giá trị ngang nhau.

WTO hoạt động như một trọng tài giải quyết các tranh chấp giữa các nước

thành viên liên quan đến việc áp dụng quy định của WTO. Không giống như các

Nhóm O’Beauty

Page 5

tổ chức quốc tế khác, WTO có quyền lực đáng kể trong việc thực thi các quyết

định của mình thông qua việc cho phép áp dụng trừng phạt thương mại đối với

thành viên không tuân thủ theo phán quyết của WTO. Một nước thành viên có

thể kiện lên Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO nếu như họ tin rằng một

nước thành viên khác đã vi phạm quy định của WTO.

Hệ thống giải quyết tranh chấp gồm 2 cấp: sơ thẩm và phúc thẩm, tranh

chấp được giải quyết bởi một Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp.

1.3. Các nguyên tắc

a) Không phân biệt đối xử:

- Đãi ngộ quốc gia: Không được đối xử với hàng hóa và dịch vụ nước

ngoài cũng như những người kinh doanh các hàng hóa và dịch vụ đó kém hơn

mức độ đãi ngộ dành cho các đối tượng tương tự trong nước.

- Đãi ngộ tối huệ quốc: Các ưu đãi thương mại của một thành viên dành

cho một thành viên khác cũng phải được áp dụng cho tất cả các thành viên trong

WTO.

b) Tự do mậu dịch hơn nữa: dần dần thông qua đàm phán

c) Tính Dự đoán thông qua Liên kết và Minh bạch: Các quy định và quy

chế thương mại phải được công bố công khai và thực hiện một cách ổn định.

d) Ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển: Giành những thuận lợi và ưu

đãi hơn cho các thành viên là các quốc gia đang phát triển trong khuôn khổ các

chỉ định của WTO.

e) Thiết lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho thương mại giữa các

nước thành viên.

1.4. Cơ cấu tổ chức

Tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng, ủy ban

của WTO, ngoại trừ Cơ quan Phúc thẩm, các Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh

chấp và các ủy ban đặc thù.

Nhóm O’Beauty

Page 6

Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng

Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ít

nhất hai năm một lần. Hội nghị có sự tham gia của tất cả các thành viên WTO

nhằm đưa ra các định đối với bất kỳ vấn đề trong các thỏa ước thương mại đa

phương của WTO…

Cấp thứ hai: Đại Hội đồng

Công việc hàng ngày của WTO được đảm nhiệm bởi 3 cơ quan: Đại Hội

đồng, Hội đồng Giải quyết Tranh chấp và Hội đồng Rà soát Chính sách Thương

mại. Tuy tên gọi khác nhau, nhưng thực tế thành phần của 3 cơ quan đều giống

Hội đồng Rà soát

chính sách

thương mại

Hội đồng Giải

quyết tranh chấp

Ban Hội thẩm

Cơ quan Phúc thẩm

Đại hội đồng

Hội đồng

Hàng hóa

Hội đồng

Dịch vụ

2 ủy ban

2 nhóm công tác

2 ủy ban đặc thù

11 ủy ban

1 nhóm công tác

1 ủy ban đặc thù

Hội đồng

TRIPs

Ủy ban

Phát triển

Môi

trường

Ngân sách

v…v

Hội nghị Bộ trưởng

Nhóm O’Beauty

Page 7

nhau, đều bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả

các nước thành viên. Điểm khác nhau giữa chúng là chúng được nhóm họp để

thực hiện các chức năng khác nhau của WTO.

Đại Hội đồng là cơ quan ra quyết định cao nhất của WTO tại Geneva,

được nhóm họp thường xuyên. Đại Hội đồng bao gồm đại diện (thường là cấp

đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên và có thẩm quyền

quyết định nhân danh hội nghị bộ trưởng (vốn chỉ nhóm họp hai năm một lần)

đối với tất cả các công việc của WTO.

Hội đồng Giải quyết Tranh chấp được nhóm họp để xem xét và phê

chuẩn các phán quyết về giải quyết tranh chấp do Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan

Phúc thẩm đệ trình. Hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên

(cấp đại sứ hoặc tương đương).

Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại được nhóm họp để thực hiện

việc rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên theo cơ chế rà soát

chính sách thương mại. Đối với những thành viên có tiềm lực kinh tế lớn, việc rà

soát diễn ra khoảng hai đến ba năm một lần. Đối với những thành viên khác,

việc rà soát có thể được tiến hành cách quãng hơn.

Cấp thứ ba: Các Hội đồng Thương mại

Các Hội đồng Thương mại hoạt động dưới quyền của Đại Hội đồng. Có

ba Hội đồng Thương mại là: Hội đồng Thương mại Hàng hóa, Hội đồng Thương

mại Dịch vụ và Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến

Thương mại. Một hội đồng đảm trách một lĩnh vực riêng. Cũng tương tự như

Đại Hội đồng, các hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên

WTO. Bên cạnh ba hội đồng này còn có sáu ủy ban và cơ quan độc lập khác

chịu trách nhiệm báo cáo lên Đại Hội đồng các vấn đề riêng rẽ như thương mại

và phát triển, môi trường, các thỏa thuận thương mại khu vực, và các vấn đề

quản lý khác. Đáng chú ý là trong số này có Nhóm Công tác về việc Gia nhập

chịu trách nhiệm làm việc với các nước xin gia nhập WTO.

Nhóm O’Beauty

Page 8

Hội đồng Thương mại Hàng hóa chịu trách nhiệm đối với các hoạt động

thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), tức

là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về hàng hóa.

Hội đồng Thương mại Dịch vụ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động

thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), tức là các

hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về dịch vụ.

Hội đồng Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu

Trí tuệ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định về

Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS),

cũng như việc phối hợp với các tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực quyền sở

hữu trí tuệ.

Cấp thứ tư: Các Ủy ban và Cơ quan

Dưới các hội đồng trên là các ủy ban và cơ quan phụ trách các lĩnh vực

chuyên môn riêng biệt.

Dưới Hội đồng Thương mại Hàng hóa là 11 ủy ban, 1 nhóm công tác, và

1 ủy ban đặc thù.

Dưới Hội đồng Thương mại Dịch vụ là 2 ủy ban, 2 nhóm công tác, và 2

ủy ban đặc thù.

Dưới Hội đồng Giải quyết Tranh chấp (cấp thứ 2) là Ban Hội thẩm và Cơ

quan Phúc thẩm.

Ngoài ra, do yêu cầu đàm phán của Vòng đàm phán Doha, WTO đã thành

lập Ủy ban Đàm phán Thương mại trực thuộc Đại Hội đồng để thức đẩy và tạo

điều kiện thuận lợi cho đàm phán. Ủy ban này bao gồm nhiều nhóm làm việc

liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.

2. Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam

Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và quy định mang tính

ràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên do nước ta đang phát triển

ở trình độ thấp lại đang trong quá trình chuyển đổi nên ta yêu cầu và được WTO

chấp nhận cho hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện một số cam kết có

Nhóm O’Beauty

Page 9

liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt, trợ cấp phi nông nghiệp, quyền kinh

doanh...

Các cam kết chính như sau:

- Kinh tế phi thị trường;

- Dệt may;

- Trợ cấp phi nông nghiệp;

- Trợ cấp nông nghiệp;

- Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa;

- Cam kết về thuế nhập khẩu (ngành điện tử,…);

- Cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ…

3. Cam kết về ngành điện tử khi Việt Nam gia nhập WTO

Điện tử là 1 trong số các nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều

nhất trong Biểu cam kết về thuế quan của Việt Nam trong khuôn khổ WTO.

Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu trong WTO đối với các sản phẩm điện

tử.

VIUới mức cắt giảm thuế nhập khẩu chung lớn như thế này, ngành

điện tử Việt Nam chắc chắn sẽ chịu tác động mạnh trong cạnh tranh với hàng

Nhóm O’Beauty

Page 10

điện tử nhập khẩu. Trên thực tế, về thực hiện các cam kết giảm thuế trong

khuôn khổ các Hiệp định mậu dịch tự do như CEPT/AFTA, ACFTA và

AKFTA (với mức thuế cao hơn mức cam kết trong WTO nhiều) từ 1/1/2006 đã

bắt đầu gây ra một số tác động bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và đã có

một số trường hợp thuyên bố ngừng sản xuất (ví dụ Sony Việt Nam). Vì vậy,

khi mức thuế suất này được giảm xuống 0% theo cam kết WTO thì sức ép về

cạnh tranh từ các sản phẩm điện tử nhập khẩu từ các nước trong khu vực sẽ là

rất lớn.

Tuy nhiên, xét cụ thể ức cam kết vẫn đủ đảm bảo duy trì một mức độ bảo

hộ nhất định cho sản phẩm điện tử dân dụng quan trọng (tivi, điều hòa, thiết bị

âm thanh) vẫn được duy trì trên 20%.

II. Thực trạng ngành điện tử

1. Trước khi gia nhập WTO

Từ những năm 1990, ngành điện tử trong nước bắt đầu có những bước

tiến vượt bậc. Theo đánh giá của VEIA, ngành điện tử Việt Nam có tốc độ tăng

trưởng từ 20% - 30%/năm

Ngành điện tử Việt Nam phát triển trong vỏ bọc lớn của Nhà nước với vô

số các chính sách ưu đãi và bảo hộ.

Ví dụ:

Ưu đãi về thuế nhập khẩu

Ưu đãi về trợ cấp xuất khẩu

Ưu đãi về trợ cấp thay thế hàng hóa nhập khẩu ( trợ cấp nội địa hóa )

Các khoản tín dụng ưu đãi

Miễn tiền thuế thuê đất

Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp…

Năm 1996 Năm 2005 Năm 2006

Kim ngạch xuất khẩu 90 triệu USD 1.5 tỷ USD 1.7 tỷ USD

Thị trường xuất khẩu 35 nước trong đó chủ yếu là Thái Lan,

Nhóm O’Beauty

Page 11

Tình hình xuất khẩu sản phẩm điện tử Việt Nam

Trước khi gia nhập WTO ngành điện tử Viêt Nam sống trong

“nhung lụa”

2. Sau khi gia nhập WTO

Ngành điện tử đã trở thành một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng

trưởng cao:

- Số lượng doanh nghiệp: 100 doanh nghiệp

- Doanh số năm 2007: gần 3 tỷ USD

- Sản phẩm: từ chỗ chỉ lắp ráp đơn giản đến nay đã có một số sản phẩm

thương hiệu Việt thành công.

Kim ngạch xuất khẩu năm 2007: 2.15 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu năm 2010: 3.6 tỷ USD chiếm 4.97% tổng kim

ngạch xuất khẩu cả nước.

8 tháng đầu năm 2011: xuất khẩu: 2.388 tỷ USD; nhập khẩu: 3.91 tỷ USD

Ngành điện tử Việt Nam chủ yếu vẫn là lắp ráp.

Phần lớn doanh số xuất khẩu nhiều năm nay đều từ các nhà máy của các

tập đoàn điện tử nước ngoài tại Việt Nam.

Mặt hàng điện tử xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu gồm máy in, linh kiện

điện tử như bo mạch, ram máy tính, linh phụ kiện máy in… Một vài năm trở lại

đây, hướng đi mới là xuất khẩu thành phẩm với thị trường chủ đạo là Nhật Bản,

Trung Quốc, Đông Á, ASEAN, Mỹ và châu Âu. Kim ngạch xuất khẩu tăng

nhưng năng lực cạnh tranh lại rất thấp, giá trị gia tăng trong sản phẩm chiếm

chưa đến 17%, thể hiện ở hoạt động gia công và lắp ráp.

Hoa Kì, Nhật Bản, Hà Lan, Philippines

Sản phẩm xuất khẩu Chủ yếu là linh kiện điện tử, máy tính và

máy In (không đa dạng).

Nhóm O’Beauty

Page 12

Trong đợt điều chỉnh tỉ giá hơn 9% từ tháng 2 vừa qua, các DN điện tử

Việt Nam hầu như rất ít bị ảnh hưởng đến doanh thu vì phần lớn chỉ hoạt động

lắp ráp, nguyên liệu và thị trường đều do công ty mẹ thực hiện.

Chiến lược cho công nghiệp Việt Nam trong đó có lĩnh vực điện tử giai

đoạn 2010 - 2020 đã được triển khai với nhiều mục tiêu mang tính chung chung

như xây dựng “một nền công nghiệp điện tử vững mạnh”, “chú trọng phát triển

công nghiệp phụ trợ”… Nhưng theo nhiều doanh nghiệp, chiến lược trên chưa

có những đề án cụ thể.

IV. Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp khi Việt Nam gia nhập

WTO

1. Thuận lợi

- Có nguồn nhân công giá rẻ:

Việt Nam là một nước có nguồn nhân công giá rẻ và dồi dào.

- Có ưu thế ổn định chính trị:

Hiện nay, thị trường Trung Quốc được xem là thị trường có nguồn nhân

công giá rẻ và rất dồi dào nhưng do sự phát triển kinh tế của nước này quá nóng

(nền kinh tế bong bóng) tạo ra sự dịch chuyển đầu tư của các tập đoàn điện tử

lớn nhất thế giới sang Việt Nam.

Ví dụ:

Tập đoàn Canon

Tập đoàn Intel

Tập đoàn Samsung

Tập đoàn Sanyo

Tập đoàn Panasonic….

- Cơ chế chính sách thông thoáng.

- Việt Nam trở thành điểm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

- Được đầu tư công nghệ hiện đại, phương thức quản lí và sản xuất kinh

doanh tiên tiến. Điển hình là nhà máy tổ hợp của Công ty điện tử Samsung Việt

Nam tại khu công nghiệp Yên Phong 1 (Bắc Ninh) được đầu tư dây chuyển sản

Nhóm O’Beauty

Page 13

xuất điện thoại di động rất hiện đại. 90% sản phẩm do công ty sản xuất được

xuất khẩu đến 52 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

- Kim ngạch nhập khẩu hàng điện tử của Hoa Kỳ là rất lớn.

- Dần hình thành đường cong kinh nghiệm.

2. Khó khăn

- Hàng rào thuê quan: không còn được hưởng các biện pháp bảo hộ của

nhà nước.

- Cạnh tranh gay gắt với các đối thủ nước ngoài mạnh hơn.

- Cơ cấu sản phẩm không phù hợp: Sản phẩm điện tử tiêu dùng chiếm tới

80% nhưng sản phẩm chuyên dụng chỉ chiếm 20%.

- Công nghệ và trang thiết bị sản xuất lạc hậu: Từ 10 – 15 năm so với khu

vực và thế giới (doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu lắp ráp sản phẩm trên các dây

chuyền có từ những năm của thập niên 90).

- Hoạt động sản xuất chủ yếu là gia công, lắp ráp.

Hoạt động sản xuất chủ yếu theo các đơn đặt hàng không có sự linh

hoạt trong sản xuất.

Tỷ lệ nội địa hóa và giá trị gia tăng của sản phẩm điện tử do Việt Nam sản

xuất ra thấp (bình quân 5- 10 %giá trị sản phẩm).

- Công nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện và công nghệ phụ trợ phát

triển chậm.

Hiện nay, các sản phẩm phụ tùng, linh kiện và công nghệ phụ trợ chủ yếu

là nhập khẩu.

Doanh nghiệp FDI phải nhập khẩu phầm lớn (90 - 100%) linh kiện, phụ

kiện từ các doanh nghiệp của Nhật, Đài Loan, Hàn quốc, Malaysia hay Trung

Quốc.

Năm 2007, các doanh nghiệp điện tử xuất khẩu khoảng 2,15 tỷ USD

nhưng cũng đã nhập khẩu một khối lượng linh kiện, phụ tùng và sản phẩm điện

tử hoàn chỉnh với kim ngạch khoảng 2,96 tỷ USD.

Nhóm O’Beauty

Page 14

Đối với một đất nước chủ yếu là lắp ráp mà các sản phẩm phụ tùng,

linh kiện chủ yếu được nhập khẩu từ các nước khác thì khả năng cạnh tranh của

sản phẩm là không cao.

• Quy mô sản xuất nhỏ

• Công nghệ thấp

• Thiếu nhân lực bậc cao

• Năng lực tài chính và trình độ quản lí hạn chế

• Các thiết bị điện tử như ti vi, máy tính, điện thoại... ngày càng đóng vai

trò không thế thiếu trong cuộc sống hiện đại. Nhưng sau một thời gian

hữu ích, các thiết bị này bị bỏ đi, trở thành rác thải. Ngày nay, rác thải

điện tử (e-waste) đang được coi là một thảm họa mới đối với nhân loại.

• Dẫn chứng cụ thể: Có tới 60-80% nguyên liệu dùng trong sản xuất như

đồng, nhôm, kẽm, thép kỹ thuật, dầu cách điện... đều phải nhập khẩu do

trong nước chưa sản xuất được. Nhiều linh kiện phụ trợ như điều chỉnh

điện áp cho máy biến thế, các thiết bị đóng ngắt, thiết bị đổi nối tiếp điểm

đều phải đặt hàng từ nước ngoài. Sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu

nhập khẩu đã khiến các doanh nghiệp lúng túng, bị động trong lập kế

hoạch kinh doanh, ký hợp đồng hay đấu thầu thiết bị công trình do giá

thành phụ thuộc vào biến động giá cả nguyên liệu, tỷ giá hối đoái. Sự hội

nhập kinh tế đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng khiến không ít doanh

nghiệp lao đao vì phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu, trong khi đa số các

doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện trong nước còn hạn chế cả về quy mô,

năng lực vốn đầu tư và nguồn nhân lực, trình độ quản lý chưa bắt kịp xu

thế cạnh tranh hiện đại. Công nghiệp phụ trợ về lĩnh vực này gần như

nhường hẳn cho nước ngoài. Sự mất cân đối trong tổ chức sản xuất, dẫn

đến sự chồng chéo nhưng lại thiếu đa dạng của sản phẩm khiến tính cạnh

tranh của sản phẩm chưa cao. Các doanh nghiệp lại thường có xu hướng

sản xuất khép kín, tự thực hiện từ A đến Z các công đoạn gia công cơ khí

từ khâu pha, cắt nguyên liệu, làm vỏ máy, lồng bối dây, kể cả sơn vỏ,

Nhóm O’Beauty

Page 15

đóng gói nên chưa tạo được sự phối kết hợp, phân công giữa các doanh

nghiệp để phát huy thế mạnh của nhau nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư,

tiết kiệm chi phí quản lý, mặt bằng sản xuất.

• Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn lúng túng, khó khăn trong việc giải

quyết lao động dôi dư khi cổ phần hóa cũng là nguyên nhân ảnh hưởng

đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

• Đặc biệt, đến nay Nhà nước vẫn chưa có quy hoạch phát triển ngành thiết

bị điện quốc gia, chưa có hành lang pháp lý cụ thể về hệ thống tiêu chuẩn

chất lượng. Những quy định về năng lực đầu tư, thời gian kinh nghiệm,

vốn đầu tư trong Luật Đấu thầu của Việt Nam cũng gây khó khăn cho

không ít doanh nghiệp. Thời gian kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm

thường bị kéo dài khiến doanh nghiệp rất khó chủ động kế hoạch đấu thầu

• Dù đã rất cố gắng nhưng hầu hết các sản phẩm thiết bị điện đang phải

chịu sự cạnh tranh gay gắt với sản phẩm có xuất xứ nước ngoài như Trung

Quốc, Indonesia, Thái Lan... ngay trên “sân nhà”. Các công ty cơ khí điện

lực trong nước gần như chịu lép vế hoàn toàn trước Trung Quốc mỗi khi

đấu thầu thiết bị cho các công trình điện

=> Các nhà doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao sức cạnh tranh, chất

lượng sản phẩm và dịch vụ, tổ chức phân phối hợp lý, tăng thị phần

IV. Giải pháp cho các doanh nghiệp giấy Việt Nam khi Việt Nam gia

nhập WTO

1. Giải pháp cho Chính phủ:

- Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động sản xuất phụ tùng linh kiện và vật tư

điện tử. Thời gian qua, mặt hàng điện tử xuất khẩu chính của Việt Nam là phụ

tùng linh kiện. Tuy nhiên, tránh tình trạng đầu tư sản xuất dàn trải nhưng không

có sản phẩm chủ chốt, ngành cần xác định và lựa chọn sản phẩm và khôi phục

phát triển sản xuất vật liệu điện tử mà trong nước có nhiều lợi thế. Theo đó, điện

tử Việt Nam nên chọn những linh kiện mới, linh kiện đặc chủng để tận dụng lợi

Nhóm O’Beauty

Page 16

thế về khả năng sáng tạo, chất xám và kĩ năng của người lao động để tăng sức

cạnh tranh.

- Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt

Nam. Tăng cường kêu gọi đầu tư nước ngoài vào sản xuất linh phụ kiện điện tử.

Lâu nay điện tử Việt Nam chủ yếu chuyên về lắp ráp nhưng phần lớn linh kiện

lại phụ thuộc vào việc nhập khẩu. Tiếp đó là cần đẩy mạnh sản xuất các sản

phẩm chuyên dùng có giá trị kinh tế gia tăng cao, công nghệ tiên tiến...

- Thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ. Cần nhanh chóng thực hiện

những chính sách hợp lí để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp phụ

trợ, trong đó tập trung về các lĩnh vực như chế tạo khuôn mẫu, đúc, ép nhựa, đột

dập kim lọai, xử lí bề mặt. Bên cạnh đó là tập trung đẩy mạnh hoạt động đào tạo

nguồn nhân lực quản lí, sản xuất có tay nghề cao.

- Tạo điều kiện để tiếp thu công nghệ nhanh hơn.

- Chính sách công nghiệp phải tạo điều kiện, khuyến khích, thúc đẩy các

doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi cung toàn cầu và leo lên các mắt xích có

giá trị tăng cao hơn.

- Chú trọng liên kết với vấn đề xã hội (môi trường, nhân công, thị trường

thông tin…).

- Xây dựng các khu công nghệ cao với các hệ thống tiên tiến cung với

việc lập một cơ sở dữ liệu để giúp các công ty dễ dàng tạo được mối liên kết

chặt chẽ hơn, các mắc xích trong chuỗi cung ứng sẽ tốt hơn…

- Nhà nước phải đưa ra chính sách phát triển cụ thể. Mặc dù luôn được

tuyên bố chú trọng quan tâm phát triển, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin,

nhưng chưa một lần điện tử Việt Nam có được một chiến lược phát triển toàn

diện. Điều này khiến các doanh nghiệp không có một hành lang định hướng phát

triển cho mình, không có cơ sở để các cơ quan chức năng duyệt triển khai các dự

án.

- Đề ra một chính sách về chất lượng sản phẩm. Ta biết chính sách này

ban đầu là một thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam nhưng về lâu dài là

Nhóm O’Beauty

Page 17

lợi rất lớn. Hiện nay đa số các sản phẩm lắp ráp tại Việt Nam, chủ yếu 90% sản

phẩm sản xuất ra đáp ứng cho thị trường nội địa và sản phẩm đó không có khả

năng cạnh tranh ở thị trường nước ngoài. Khi ta thực hiện chính sách chất lượng

thì các sản phẩm lắp ráp tại Việt Nam có thể được tiếp cận được các thị trường

nước ngoài dẫn đến doanh thu của các doanh nghiệp sẽ tăng lên.

2. Giải pháp cho Doanh nghiệp

- Việc thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế quan trong WTO đặt ra rất

nhiều thách thức cho ngành công nghiệp điện tử Việt Nam. Các doanh nghiệp

cần đẩy mạnh nghiên cứu phát triển ngành.

- Mặc dù kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn nhưng không hề có chỗ

đứng trong ASEAN. Ví dụ năm 2007, Singapore xuất khẩu 71 tỉ USD, Malaysia

xuất 62 tỉ USD, Thái Lan xuất 43 tỉ USD, Philippines xuất 37 tỉ USD…, trong

khi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chưa đến 2 tỉ USD. Đây là ngành đòi hỏi

đầu tư vốn lớn nhưng lợi nhuận đạt được rất thấp. Muốn nâng cao sức cạnh

tranh, cần tăng giá trị gia tăng trong các sản phẩm, nếu không sẽ không thoát

khỏi lắp ráp, gia công.

- Các tổ chức tập hợp với nhau thành một mạng lưới, từ thiết kế, sản xuất

các bộ phận, các bán thành phẩm, đến lắp ráp, phân phối, bảo hành. Có thể có

hàng trăm công ty (hay nhà cung cấp) tham gia vào mạng tinh tế này mà thuật

ngữ chuyên môn gọi là “chuỗi cung”. Mỗi tổ chức là một mắt xích trong chuỗi

cung đó và tạo ra giá trị gia tăng riêng của mình.

Một số vấn đề sau cần được doanh nghiệp điện tử lưu ý khi xây dựng

chiến lược kinh doanh trong giai đoạn tới đây:

|+ Xác định rõ lợi thế canh tranh của mình để khai thác: Trong chuỗi phan

công lao động quốc tế (rất phổ biến trong công nghiệp điện tử), doanh nghiệp

Việt Nam cần xác định rõ những công đoạn hoặc sản phẩm có giá trị gia tăng

cao có thể sản xuất hiệu quả hơn so với các nước trong khu vực.

+ Chuyển hướng đầu tư hiệu quả: Thay vì đầu tư dàn trải theo chiều rộng,

các doanh nghiệp nên tập trung theo chiều sâu, chủ động tìm kiếm đối tác trong

Nhóm O’Beauty

Page 18

khu vực để thực hiện đầu tư, chuyển giao công nghệ; tập trung đầu tư cho công

tác.

+ Nắm vững các nguyên tắc của thương mại quốc tế. Các cam kết mà Việt

Nam đã đưa ra trong quá trình hội nhập, từ đó xác định lại chiến lược kinh

doanh của mình cho phù hợp.

+ Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường, thúc

đẩy sự phát triển của dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.

+ Xác định và lựa chọn sản phẩm, phát triển sản xuất vật liệu điện tử mà

trong nước có nhiều lợi thế.

+ Chọn những linh kiện mới - đặc chủng để tận dụng lợi thế về khả năng

sáng tạo, chất xám và kĩ năng của người lao động.

+ Nâng cao tay nghề kĩ thuật, thiết kế.

+ Chú trọng dịch vụ hỗ trợ khách hàng.

+ Tái tạo những rác thải điện tử thành những sảm phẩm có hữu ích, nâng

cao tính hữu dụng và tiết kiệm chi phí sản xuất.

Nhóm O’Beauty

Page 19

KẾT LUẬN

Ngành điện tử của Việt Nam đang trên quá trình hội nhập kinh tế thế giới

có những thuận lợi cũng như những khó khăn. Các doanh nghiệp cần cập nhật,

nắm bắt những cơ hội tốt nhằm phát triển ngành. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu

những khó khăn hiện thời, đưa ra những giải pháp cũng giúp phần nào hạn chế

những bất trắc mà ngành đang gặp phải.