15
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 438 /KH-UBND An Giang, ngày 17 tháng 7 năm 2019 KẾ HOẠCH Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bn vng tỉnh An Giang năm 2019 Căn cứ Nghquyết số 76/2014/QH13 ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Quc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; Căn cứ Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020; Căn cứ Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 – 2020; Căn cứ Quyết định s2106/QĐ-BKHĐT ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao chi tiết dự toán chi ngân sách trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2019; Căn cứ Công văn số 4834/LĐTBXH-VPQGGN ngày 14 tháng 11 năm 2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn phạm vi, đối tượng phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2019; Căn cứ Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2016 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bn vững tỉnh An Giang giai đoạn 2016 – 2020; Căn cứ Quyết định số 39/2017/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách trung ương và quy định về vốn đối ứng của địa phương đối với Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 2020 trên địa bàn tỉnh An Giang; Căn cứ Quyết định số 1745/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số nội dung Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2016 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh An Giang giai đoạn 2016 – 2020; Công tác giảm nghèo luôn là một trong các mục tiêu, nhiệm vụ then chốt trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh, được tỉnh ra sức tập trung chỉ đạo, đầu tư. Sau nhiều năm thực hiện chương trình giảm nghèo đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Chương trình này càng nhận được sự quan tâm to lớn của các cấp các ngành, đặc biệt là sự đồng tình hưởng ứng và tham gia của các tầng lớp nhân dân.

NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T Hạnh …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/9274788973278EE84725843A00474AF3/... · cao chất lượng khám chữa bệnh,

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T Hạnh …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/9274788973278EE84725843A00474AF3/... · cao chất lượng khám chữa bệnh,

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 438 /KH-UBND An Giang, ngày 17 tháng 7 năm 2019

KẾ HOẠCH Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo

bền vững tỉnh An Giang năm 2019

Căn cứ Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 – 2020;

Căn cứ Quyết định số 2106/QĐ-BKHĐT ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao chi tiết dự toán chi ngân sách trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2019;

Căn cứ Công văn số 4834/LĐTBXH-VPQGGN ngày 14 tháng 11 năm 2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn phạm vi, đối tượng phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2019;

Căn cứ Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2016 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tỉnh An Giang giai đoạn 2016 – 2020;

Căn cứ Quyết định số 39/2017/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách trung ương và quy định về vốn đối ứng của địa phương đối với Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh An Giang;

Căn cứ Quyết định số 1745/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số nội dung Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2016 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh An Giang giai đoạn 2016 – 2020;

Công tác giảm nghèo luôn là một trong các mục tiêu, nhiệm vụ then chốt trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh, được tỉnh ra sức tập trung chỉ đạo, đầu tư. Sau nhiều năm thực hiện chương trình giảm nghèo đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Chương trình này càng nhận được sự quan tâm to lớn của các cấp các ngành, đặc biệt là sự đồng tình hưởng ứng và tham gia của các tầng lớp nhân dân.

Page 2: NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T Hạnh …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/9274788973278EE84725843A00474AF3/... · cao chất lượng khám chữa bệnh,

2

Đầu năm 2019 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 – 2020 toàn tỉnh có 19.989 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,67%/tổng số hộ dân; hộ cận nghèo có 31.690 hộ, chiếm tỷ lệ 5,82%/tổng số hộ dân; hộ nghèo người dân tộc thiểu số là 4.338 hộ chiếm tỷ lệ 16,10%/tổng số hộ dân tộc thiểu số. Hiện nay với tình hình kinh tế của cả nước nói chung và tỉnh An Giang nói riêng, phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó người thuộc hộ nghèo và người cận nghèo bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tình trạng tái nghèo, rớt xuống nghèo đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là những xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, xã miền núi, xã vùng sâu, vùng xa và xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhằm đẩy mạnh các giải pháp để giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, phấn đấu hoàn thành mục tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra. UBND tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2019, bao gồm các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH 1. Mục tiêu chung Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần

thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh theo Nghị quyết đề ra.

2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh cuối năm 2019 còn dưới 3%

theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020; - Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải

thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo;

- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn, ấp đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạt; tạo điều kiện để người dân tham gia thực hiện các hoạt động của Chương trình để tăng thu nhập thông qua tạo việc làm công nhằm phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện tiếp cận thị trường.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 1. Đối tượng - Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh; ưu tiên

hộ nghèo dân tộc thiểu số, phụ nữ thuộc hộ nghèo; - Người dân và cộng đồng trên địa bàn xã có tỷ lệ hộ nghèo cao;

Page 3: NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T Hạnh …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/9274788973278EE84725843A00474AF3/... · cao chất lượng khám chữa bệnh,

3

- Xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn, ấp đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền;

- Các tổ chức và cá nhân có liên quan. 2. Phạm vi thực hiện Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả tỉnh; ưu tiên nguồn lực của

Chương trình đầu tư cho xã nghèo (xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã biên giới) và ấp đặc biệt khó khăn.

III. THỜI GIAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH: năm 2019 IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH, DỰ ÁN 1. Nội dung thực hiện các chính sách giảm nghèo chung Tổng kinh phí thực hiện các dự án thành phần thuộc Chương trình:

988.040 triệu đồng, gồm các nguồn: - Ngân sách trung ương: 330.700 triệu đồng; - Ngân sách địa phương: 10.180 triệu đồng; - Vốn vay tín dụng NH. CSXH: 624.500 triệu đồng; - Quỹ vì người nghèo: 22.200 triệu đồng; - Vốn huy động: 460 triệu đồng. 1.1. Chính sách tín dụng ưu đãi - Hỗ trợ cho vay tín dụng cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát

nghèo, học sinh - sinh viên, hộ dân tộc thiểu số,… có nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập để cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

- Tổng kinh phí khoảng 600.000 triệu đồng. 1.2. Chính sách hỗ trợ y tế - Tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số vùng

khó khăn, người dân thuộc vùng đặc biệt khó khăn, người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình,…tiếp cận các dịch vụ y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, củng cố mạng lưới y tế cơ sở, tăng cường đội ngũ y, bác sỹ, các trang thiết bị y tế về tuyến cơ sở.

- Đảm bảo 100% người nghèo, hộ nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế.

- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ 100% thẻ bảo hiểm y tế cho người cận nghèo, hộ cận nghèo, trong đó ngân sách trung ương đảm bảo 70% mệnh giá thẻ, 30% còn lại từ nguồn ngân sách tỉnh tự cân đối hỗ trợ hàng năm, nguồn vận động và cá nhân tự nguyện đóng góp.

- Phát triển và sử dụng hiệu quả Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, hỗ trợ một phần viện phí cho đối tượng khó khăn cơ nhỡ đột xuất.

- Nhu cầu vốn: 260.000 triệu đồng.

Page 4: NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T Hạnh …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/9274788973278EE84725843A00474AF3/... · cao chất lượng khám chữa bệnh,

4

1.3. Chính sách hỗ trợ về giáo dục - Học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được miễn, giảm học

phí, các khoản đóng góp khác và được hỗ trợ chi phí học tập… khi học các cấp học phổ thông trong tỉnh (kể cả dân lập, tư thục).

- Các đối tượng học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn là người DTTS được miễn giảm và cấp bù học phí theo các quy định hiện hành của Chính phủ.

- Nhu cầu vốn: số tiền 50.000 triệu đồng. 1.4. Hỗ trợ về nhà ở Thực hiện hỗ trợ cất mới và sửa chữa nhà ở đối với hộ nghèo (theo Quyết

định số 33/2015/QĐ-TTg) thuộc Danh sách Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt có nhà ở bị hư hỏng nặng cần phải phá dỡ để đảm bảo an toàn, trong đó, lưu ý cần ưu tiên cho các xã điểm năm 2019, tổng số hộ hỗ trợ là 980 hộ (cất mới: 888 hộ; sửa chữa: 92 hộ) trên địa bàn các huyện: Phú Tân, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Chợ Mới và thị xã Tân Châu.

- Nhu cầu vốn: 56.040 triệu đồng, trong đó: + Vay tín dụng ưu đãi: 24.500 triệu đồng; + Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 8.880 triệu đồng; + Quỹ “Vì người nghèo” các cấp: 22.200 triệu đồng; + Vốn huy động: 460 triệu đồng. 1.5. Hỗ trợ điện sinh hoạt - Thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội

theo quy định. - Nhu cầu vốn: 15.000 triệu đồng. 1.6. Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm Tổ chức tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp năm 2019 là 25.000 người, trong

đó có 12.000 người là lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Tạo điều kiện cho người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số,… có nhu cầu học nghề được đào tạo thông qua Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp. Phòng ngừa, hạn chế các vụ tranh chấp lao động tập thể, tai nạn lao động xảy ra. Tăng cường công tác giới thiệu, giải quyết việc làm. Có 200 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giữ tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%.

- Nhu cầu kinh phí: 7.000 triệu đồng, trong đó: + Ngân sách trung ương hỗ trợ: 5.700 triệu đồng; + Ngân sách tỉnh: 1.300 triệu đồng

Page 5: NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T Hạnh …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/9274788973278EE84725843A00474AF3/... · cao chất lượng khám chữa bệnh,

5

1.7. Chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý - Tăng cường việc hướng dẫn hoạt động của các Chi nhánh Trợ giúp pháp

lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, đáp ứng kịp thời yêu cầu phục vụ nhân dân, cập nhật thông tin kết quả hoạt động trợ giúp pháp lý trong phạm vi tỉnh.

- Tiếp tục chủ động triển khai các mặt công tác theo chương trình kế hoạch công tác như: tư vấn pháp luật tại trụ sở, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng,... tổ chức các cuộc trợ giúp pháp lý truyền thông ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Làm tốt công tác phối hợp với Phòng Tư pháp, Phòng Dân tộc, các Ban ngành đoàn thể cấp huyện và UBND cấp xã trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý.

2. Các dự án thành phần của Chương trình Tổng kinh phí thực hiện các dự án thành phần thuộc Chương trình: 46.023

triệu đồng, dự kiến huy động từ các nguồn: - Ngân sách trung ương: 42.401 triệu đồng (vốn đầu tư: 26.544 triệu đồng;

vốn sự nghiệp: 15.857 triệu đồng); - Ngân sách địa phương: 3.212 triệu đồng (vốn đầu tư). - Vốn huy động: 410 triệu đồng. 2.1. Dự án 2: Chương trình 135 a. Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó

khăn, xã biên giới, ấp đặc biệt khó khăn - Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân

sinh ở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới,; các ấp đặc biệt khó khăn. - Đối tượng: các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới,; các ấp đặc biệt khó

khăn theo Quyết định của cấp có thẩm quyền. - Nội dung hỗ trợ: + Công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh; + Công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên

địa bàn ấp; + Trạm chuyển tiếp phát thanh xã; nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng; + Trạm y tế xã đạt chuẩn; + Công trình trường, lớp học đạt chuẩn; + Cải tạo, xây mới các công trình thủy lợi nhỏ; + Công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân; + Các loại công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất, phù

hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật; ưu tiên công trình cho các cộng đồng nghèo, công trình có nhiều người nghèo, phụ nữ hưởng lợi;

Page 6: NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T Hạnh …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/9274788973278EE84725843A00474AF3/... · cao chất lượng khám chữa bệnh,

6

+ Duy tu, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn. - Phân công thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp các Sở, ban,

ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

- Vốn và nguồn vốn: Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 31.395 triệu đồng, trong đó: + Ngân sách trung ương hỗ trợ: 28.183 triệu đồng (vốn đầu tư: 26.544

triệu đồng; vốn sự nghiệp: 1.639 triệu đồng); + Ngân sách địa phương: 3.212 triệu đồng (vốn đầu tư). b. Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân

rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các ấp đặc biệt khó khăn

- Mục tiêu: + Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản

xuất hàng hóa gắn với quy hoạch sản xuất; khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương; góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu; góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn;

+ Hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn;

+ Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường.

- Đối tượng: + Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu

tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo; + Nhóm hộ, cộng đồng dân cư trên địa bàn; + Tổ chức và cá nhân có liên quan; + Tạo điều kiện để người lao động là người sau cai nghiện ma túy, nhiễm

HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về,... thuộc hộ nghèo được ưu tiên tham gia dự án.

- Nội dung hỗ trợ: + Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế: Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Tập huấn,

chuyển giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y; hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi, cải tạo ao nuôi thủy sản,…;

Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm;

Page 7: NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T Hạnh …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/9274788973278EE84725843A00474AF3/... · cao chất lượng khám chữa bệnh,

7

Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của phát luật.

+ Nhân rộng mô hình giảm nghèo: Nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, mô hình liên kết phát

triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp; mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng; ưu tiên nhân rộng các mô hình giảm nghèo liên quan đến sinh kế phù hợp với từng vùng, nhóm dân cư;

Xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo tạo việc làm công thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở ấp để tăng thu nhập cho người dân; mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng; mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Phân công thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh, các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất; trong đó:

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp chỉ đạo hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế;

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp chỉ đạo hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo.

- Vốn và nguồn vốn: Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 5.958 triệu đồng, trong đó: + Ngân sách trung ương hỗ trợ: 5.673 triệu đồng (vốn sự nghiệp). + Vốn huy động: 285 triệu đồng. c. Tiểu dự án 3: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã

đặc biệt khó khăn, xã biên giới,; ấp bản đặc biệt khó khăn. - Mục tiêu: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc

biệt khó khăn, xã biên giới; các ấp đặc biệt khó khăn. - Đối tượng: Cộng đồng, cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên

giới; các ấp đặc biệt khó khăn: + Đối với cộng đồng: Ban giám sát cộng đồng xã; cán bộ ấp; đại diện

cộng đồng; lãnh đạo tổ, nhóm; cán bộ chi hội đoàn thể; cộng tác viên giảm nghèo; các tổ duy tu và bảo dưỡng công trình hạ tầng tại ấp; người có uy tín

Page 8: NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T Hạnh …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/9274788973278EE84725843A00474AF3/... · cao chất lượng khám chữa bệnh,

8

trong cộng đồng và người dân; ưu tiên người dân tộc thiểu số và phụ nữ trong các hoạt động nâng cao năng lực;

+ Đối với cán bộ cơ sở: tập trung nâng cao năng lực cán bộ xã và ấp về tổ chức thực hiện Chương trình, cán bộ khuyến nông, thú y cấp xã và thôn, bản; ưu tiên cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ trong các hoạt động nâng cao năng lực.

- Nội dung hỗ trợ: + Nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên

giới; các ấp đặc biệt khó khăn về quy trình, kỹ năng tổ chức thực hiện Chương trình, các vấn đề liên quan khác trong giảm nghèo;

+ Nâng cao năng lực cho cộng đồng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới; các ấp đặc biệt khó khăn để đảm bảo tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát cộng đồng với các hoạt động của Chương trình.

- Phân công thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

- Vốn và nguồn vốn: Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 785 triệu đồng (ngân sách trung ương hỗ trợ

- vốn sự nghiệp). 2.2. Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân

rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài và Chương trình 135 a. Mục tiêu: - Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với tạo việc

làm theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở quy hoạch sản xuất nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương; góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu; góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn;

- Hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn;

- Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường.

b. Đối tượng: - Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu

tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo; - Nhóm hộ, cộng đồng dân cư; - Tổ chức và cá nhân có liên quan; - Tạo điều kiện để người lao động là người sau cai nghiện ma túy, người

nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về,... thuộc hộ nghèo được ưu tiên tham gia dự án.

Page 9: NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T Hạnh …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/9274788973278EE84725843A00474AF3/... · cao chất lượng khám chữa bệnh,

9

c. Nội dung hỗ trợ: - Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế: + Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp: Tập huấn,

chuyển giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y;

+Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm;

+ Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến tiêu thụ sản phẩm;

+ Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của phát luật.

- Nhân rộng mô hình giảm nghèo: + Nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, mô hình liên kết phát

triển sản xuất, phát triển ngành nghề, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp; mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng; ưu tiên nhân rộng các mô hình giảm nghèo liên quan đến sinh kế phù hợp với từng vùng, nhóm dân cư;

+ Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, bản; mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng; mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu.

d. Phân công thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Lao

động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất; trong đó:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp chỉ đạo hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế;

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp chỉ đạo hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo.

e. Vốn và nguồn vốn: Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 2.610 triệu đồng, trong đó: - Ngân sách trung ương hỗ trợ: 2.485 triệu đồng (vốn sự nghiệp). - Vốn huy động: 125 triệu đồng. 2.3. Dự án 4: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin a. Mục tiêu:

Page 10: NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T Hạnh …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/9274788973278EE84725843A00474AF3/... · cao chất lượng khám chữa bệnh,

10

+ Truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

+ Xây dựng, củng cố hệ thống thông tin cơ sở; tăng cường nội dung thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của nhà nước và đáp ứng nhu cầu thông tin thiết yếu của xã hội; nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân trên địa bàn.

b. Đối tượng: + Người dân, cộng đồng dân cư; + Các tổ chức và cá nhân có liên quan. - Nội dung hỗ trợ: + Truyền thông về giảm nghèo: Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình thông tin và truyền thông

về công tác giảm nghèo; Xây dựng, phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về

giảm nghèo từ tỉnh tới cơ sở; Tổ chức các hoạt động đối thoại chính sách về giảm nghèo định kỳ ở các

cấp, các ngành, nhất là cơ sở; Tổ chức các hoạt động truyền thông giảm nghèo theo hình thức sân khấu

hóa để thúc đẩy giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các địa phương thực hiện Chương trình;

+ Giảm nghèo về thông tin: Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công

tác thông tin và truyền thông tại cơ sở; ưu tiên cho cán bộ cấp xã và ở ấp;

Hỗ trợ sản xuất, biên tập, phát sóng, phát hành, truyền tải, lưu trữ, quảng bá, phục vụ người đọc các sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí, các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, xuất bản phẩm và các sản phẩm thông tin khác để phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phổ biến các kinh nghiệm, gương điển hình và các thông tin thiết yếu khác;

Hỗ trợ phương tiện nghe, xem cho các hộ nghèo hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn;

Trang bị phương tiện tác nghiệp phục vụ thông tin cổ động tại huyện, xã; Xây dựng các điểm tuyên truyền, cổ động cố định ngoài trời; Xây dựng nội dung chương trình cổ động cho các đội thông tin cơ sở; Hỗ trợ thiết lập cụm thông tin cơ sở tại các khu vực cửa khẩu, biên giới,

trung tâm giao thương.

Page 11: NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T Hạnh …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/9274788973278EE84725843A00474AF3/... · cao chất lượng khám chữa bệnh,

11

c. Phân công thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Lao động -

Thương binh và Xã hội, các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất; trong đó:

- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động giảm nghèo về thông tin;

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động truyền thông về giảm nghèo.

d. Vốn và nguồn vốn: Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 4.096 triệu đồng ( ngân sách trung ương hỗ

trợ - vốn sự nghiệp). 2.4. Dự án 5: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện

Chương trình a. Mục tiêu: - Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp. - Thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu

cầu quản lý Chương trình. b. Đối tượng: - Đối với hoạt động nâng cao năng lực: Cán bộ làm công tác giảm nghèo

các cấp (cán bộ ấp, đại diện cộng đồng, lãnh đạo tổ nhóm, cán bộ chi hội đoàn thể, cộng tác viên giảm nghèo, người có uy tín), ưu tiên nâng cao năng lực cho cán bộ nữ;

- Đối với công tác giám sát đánh giá: cơ quan chủ trì Chương trình các cấp, các cơ quan chủ trì các dự án thành phần/nội dung trong các dự án thành phần các cấp và các cán bộ được phân công phụ trách và tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá;

- Các tổ chức và cá nhân có liên quan. c. Nội dung hỗ trợ: - Xây dựng tài liệu và đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng,

nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo; - Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh; tổ chức hội

thảo, hội nghị về giảm nghèo; - Xây dựng khung kết quả của Chương trình, gồm: hệ thống các mục tiêu,

chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo tiếp cận đa chiều; xây dựng chi tiết hệ thống giám sát và đánh giá, hệ thống các biểu mẫu báo cáo, cơ chế thu thập thông tin; nội dung, cơ chế báo cáo; cách thức sử dụng thông tin của hệ thống giám sát và đánh giá cho quản lý và tổ chức thực hiện;

Page 12: NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T Hạnh …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/9274788973278EE84725843A00474AF3/... · cao chất lượng khám chữa bệnh,

12

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo định kỳ, hằng năm hoặc đột xuất (khi cần thiết);

- Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm; tổ chức điều tra, đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ ở các cấp;

d. Phân công thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban,

ngành liên quan tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

e. Vốn và nguồn vốn: Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 1.179 triệu đồng (ngân sách trung ương hỗ

trợ - vốn sự nghiệp). 3. Dự án cán bộ làm công tác giảm nghèo 3.1. Nội dung: Hỗ trợ 38 xã, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo cao, các xã thuộc vùng khó khăn,

xã thuộc Chương trình 135… sẽ được bố trí 01 cán bộ làm công tác giảm nghèo, sẽ được trả lương và phụ cấp như công chức cấp xã.

3.2. Cơ quan thực hiện: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành có liên

quan và UBND cấp huyện, xã. 3.3. Nhu cầu vốn: 1.200 triệu đồng (ngân sách tỉnh). V. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền Tiếp tục quán triệt sâu sắc trong các cấp, các ngành và địa phương về chủ

trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác giảm nghèo, làm cho mọi người, mọi cấp, mọi ngành nhận thức đầy đủ về công tác này, xác định đúng trách nhiệm của mình để tổ chức thực hiện ở địa phương, đơn vị.

Tăng cường vai trò lãnh đạo và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện các hoạt động về giảm nghèo.

Củng cố kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo giảm nghèo các cấp để thực hiện tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác giảm nghèo ở cấp mình.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong việc thực hiện các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo. Kịp thời phát hiện, khắc phục những thiếu sót trong lãnh đạo, chỉ đạo, xử lý nghiêm minh tập thể, cá nhân có sai phạm.

Thường xuyên theo dõi, chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn, vận động nhân dân giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Page 13: NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T Hạnh …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/9274788973278EE84725843A00474AF3/... · cao chất lượng khám chữa bệnh,

13

Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu giảm nghèo vào cuối năm trên địa bàn.

Rà soát, quản lý chặt chẽ danh sách hộ nghèo, nhất là cấp xã, phường, thị trấn và khóm, ấp, tổ dân phố; lập sổ quản lý theo dõi hộ nghèo chính xác để làm cơ sở thực hiện chính sách với hộ nghèo, người nghèo, hộ cận nghèo, người cận nghèo.

2. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo

Tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về chủ trương, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước. Xác định rõ trách nhiệm, người nghèo phải tự vươn lên thoát nghèo là chính, chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng.

Nâng cao nhận thức và đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành; đưa công tác giảm nghèo gắn với nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình; công tác giảm nghèo phải trở thành phong trào chung của toàn xã hội.

Nêu gương các tập thể, cá nhân điển hình trong công tác giảm nghèo và nhân rộng các mô hình hiệu quả về giảm nghèo bền vững.

3. Cơ chế huy động vốn: - Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện

chương trình này. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia và các Chương trình, dự án hỗ trợ các mục tiêu trên địa bàn.

- Vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp. - Vốn huy động hợp pháp từ cộng đồng và doanh nghiệp. 4. Xã hội hóa công tác giảm nghèo Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa các hoạt động về giảm nghèo bằng mọi

nguồn lực khác có thể huy động được trên địa bàn thông qua các hoạt động của, Quỹ “Vì người nghèo”. Thực hiện hiệu quả việc huy động nguồn lực tại chỗ. Lồng ghép các Chương trình phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo. Khuyến khích các hoạt động từ thiện, nhân đạo vì người nghèo.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào xã, phường làm tốt công tác chăm sóc, giúp đỡ hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn để góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và hạn chế tái nghèo.

5. Cơ chế thực hiện - Thực hiện cơ chế phân cấp, trao quyền cho cơ sở. - Các Sở, ngành: xây dựng kế hoạch hàng năm; giao nhiệm vụ và kinh phí

hỗ trợ cho các địa phương; tổ chức giám sát, đánh giá quá trình thực hiện. - UBND cấp huyện xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm đến

tận cơ sở và đối tượng thụ hưởng chương trình.

Page 14: NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T Hạnh …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/9274788973278EE84725843A00474AF3/... · cao chất lượng khám chữa bệnh,

14

Mở rộng và tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân về các hoạt động của Chương trình từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch; sắp xếp thứ tự ưu tiên; triển khai thực hiện ở cấp xã; quản lý nguồn lực; giám sát và đánh giá.

VI. PHÂN CÔNG QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Công tác chỉ đạo Các cấp chủ động xây dựng kế hoạch giảm nghèo; việc xây dựng kế

hoạch phải gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các cơ quan chủ trì thực hiện các chính sách, dự án, hoạt động của

chương trình phải xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện chính sách, dự án để làm cơ sở phân bổ nguồn lực và triển khai thực hiện.

Hàng năm tổ chức điều tra rà soát danh sách, số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan.

2. Trách nhiệm của các Sở, ngành 2.1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: là cơ quan quản lý Chương

trình có trách nhiệm: - Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các

huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo quy định;

- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ngành liên quan hướng dẫn quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình;

- Chủ trì thực hiện Dự án 5; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo kết quả định kỳ, đột xuất với UBND tỉnh.

2.2. Ban Dân tộc tỉnh: có trách nhiệm: - Chủ trì thực hiện Dự án 2; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện

dự án và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo UBND tỉnh.

2.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: chủ trì Dự án 3; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện dự án và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo UBND tỉnh.

2.4. Sở Thông tin và Truyền thông: chủ trì Dự án 4; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện dự án và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo UBND tỉnh.

2.5. Sở Kế hoạch và Đầu tư: - Tổng hợp nội dung liên quan đến Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ; - Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động – Thương binh và Xã

hội và các cơ quan, tổ chức liên quan đề xuất phương án trình cấp có thẩm

Page 15: NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T Hạnh …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/9274788973278EE84725843A00474AF3/... · cao chất lượng khám chữa bệnh,

15

quyền phê duyệt vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2019 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững theo quy định của pháp luật.

2.6. Sở Tài chính: - Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã

hội và các Sở, ngành có liên quan phân bổ nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình.

- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị có liên quan quản lý, sử dụng và thanh quyết toán nguồn kinh phí thực hiện Chương trình theo hướng dẫn của Bộ ngành Trung ương và theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

2.7. Trách nhiệm của các sở, ngành liên quan: Tham gia triển khai nội dung Chương trình trong phạm vi và nội dung,

nhiệm vụ có liên quan đến lĩnh vực do sở, ngành quản lý. 2.8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: - Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn, chủ động huy

động thêm các nguồn lực cho các Dự án của Chương trình; - Chỉ đạo các phòng, ban tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động được

phân công ở các Dự án, Tiểu dự án của Chương trình; - Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất (khi cần thiết) về tình hình triển khai thực

hiện Chương trình; - Chịu trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu, đảm

bảo hiệu quả, tiết kiệm và tránh thất thoát. Trên cơ sở Kế hoạch thực hiện Chương trình này, yêu cầu các Sở, ban,

ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã phải xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả; định kỳ báo cáo hàng quý, 06 tháng (trước 10 tháng 7 cùng năm), 09 tháng, năm hoặc đột xuất kết quả thực hiện về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp chung báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội./.

Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; - TT: TU, HĐND, UBND tỉnh; - UBMTTQVN tỉnh; - Các Sở, ngành và đoàn thể cấp tỉnh; - UBND huyện, thị, thành phố; - Lãnh đạo VPUBND tỉnh; - Website Văn phòng; - Các phòng: KGVX, TH; - Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH

Lê Văn Nưng