20
295 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM Nguyễn Ngọc Anh - Tô Trung Thành Bài viết này nghiên cứu cơ cấu xuất nhập khẩu (cơ cấu hàng hóa, cơ cấu chủ thể, cơ cấu thị trường) để đánh giá tổng thể về thương mại quốc tế trong những năm qua, từ đó nhận định được những thách thức chính của ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. Diễn biến khái quát thương mại quốc tế Việt Nam đã thực hiện một loạt các cải cách trong lĩnh vực kinh tế kể từ sau Đổi mới (1986). Đối với thương mại quốc tế, cải cách được thể hiện ở việc giảm thuế và dỡ bỏ các hàng rào thương mại, tham gia các liên minh thuế quan trong khu vực và trên thế giới. Đối với thuế quan, Việt Nam đã thực hiện quá trình giảm thuế đáng kể sau khi tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng như các hiệp định hợp tác song phương và đa phương khác. Theo cam kết với WTO, Việt Nam phải giảm mức thuế nhập khẩu bình quân đơn giản xuống 11,4% nhưng thuế bình quân năm 2010 đã đạt mức thấp hơn 9,8%. Đối với ngành nông nghiệp được bảo hộ nhiều nhất, Việt Nam cũng đã cắt giảm thuế nhỏ hơn yêu cầu của WTO (17% và 18.5%) 94 . Đối với ngành công nghiệp cũng cắt giảm thuế tối đa từ mức 16,2% xuống 8,7%. Theo cam kết với ASEAN, Việt Nam tiếp tục thực hiện CEPT giai đoạn 2008-2013 với một số điều chỉnh, bao gồm đẩy nhanh việc giảm thuế cho 1600 dòng sản phẩm hải sản, dệt may, sản phẩm công nghệ thông tin về mức 0% vào năm 2012. Đối với một số dòng sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm, thuế sẽ được giảm từ mức 20-10% xuống 10-5%. Thuế suất bình quân sẽ chỉ còn 1.88%, 1,77% và 1,69% trong các năm 2012, 2013, và 2014. Theo cam kết ASEAN - 94 http://stat.wto.org/TariffProfile/WSDBTariffPFView.aspx?Language=E&Country=VN

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI QUỐC …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9802/1/Nhung van de ve co...tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, theo đó, nhập

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI QUỐC …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9802/1/Nhung van de ve co...tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, theo đó, nhập

295

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Ngọc Anh - Tô Trung Thành

Bài viết này nghiên cứu cơ cấu xuất nhập khẩu (cơ cấu hàng hóa, cơ cấu chủ thể, cơ cấu thị trường) để đánh giá tổng thể về thương mại quốc tế trong những năm qua, từ đó nhận định được những thách thức chính của ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.

Diễn biến khái quát thương mại quốc tếViệt Nam đã thực hiện một loạt các cải cách trong lĩnh vực kinh tế

kể từ sau Đổi mới (1986). Đối với thương mại quốc tế, cải cách được thể hiện ở việc giảm thuế và dỡ bỏ các hàng rào thương mại, tham gia các liên minh thuế quan trong khu vực và trên thế giới. Đối với thuế quan, Việt Nam đã thực hiện quá trình giảm thuế đáng kể sau khi tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng như các hiệp định hợp tác song phương và đa phương khác. Theo cam kết với WTO, Việt Nam phải giảm mức thuế nhập khẩu bình quân đơn giản xuống 11,4% nhưng thuế bình quân năm 2010 đã đạt mức thấp hơn 9,8%. Đối với ngành nông nghiệp được bảo hộ nhiều nhất, Việt Nam cũng đã cắt giảm thuế nhỏ hơn yêu cầu của WTO (17% và 18.5%)94. Đối với ngành công nghiệp cũng cắt giảm thuế tối đa từ mức 16,2% xuống 8,7%. Theo cam kết với ASEAN, Việt Nam tiếp tục thực hiện CEPT giai đoạn 2008-2013 với một số điều chỉnh, bao gồm đẩy nhanh việc giảm thuế cho 1600 dòng sản phẩm hải sản, dệt may, sản phẩm công nghệ thông tin về mức 0% vào năm 2012. Đối với một số dòng sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm, thuế sẽ được giảm từ mức 20-10% xuống 10-5%. Thuế suất bình quân sẽ chỉ còn 1.88%, 1,77% và 1,69% trong các năm 2012, 2013, và 2014. Theo cam kết ASEAN - 94http://stat.wto.org/TariffProfile/WSDBTariffPFView.aspx?Language=E&Country=VN

Page 2: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI QUỐC …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9802/1/Nhung van de ve co...tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, theo đó, nhập

296

Trung Quốc, Việt Nam cam kết đưa 3.700 dòng thuế trong 8.900 dòng thuế trong bảng MFN về mức thấp hơn 5% so với mức thuế MFN. Đáng chú ý khoảng 600 dòng thuế với các nhóm hàng nhạy cảm sẽ giảm về mức MFN vào gia đoạn 2015-2018. Theo cam kết ASEAN- Hàn Quốc, việc cam kết giảm thuế sẽ được thực hiện kể từ năm 2015 trở đi. Đối với các biện pháp phi thuế quan, về hạn ngạch xuất nhập khẩu, Việt Nam đã từng bước dỡ bỏ hạn ngạch tuyệt đối và chuyển sang dùng hạn ngạch thuế quan, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn vào năm 2015. Các biện pháp về vệ sinh dịch tễ (SPSs) và hàng rào kĩ thuật (TBTs) được sử dụng thường xuyên hơn trong ngắn hạn dưới dạng giấy phép xuất khẩu, đặc biệt trong năm 2011, với mục tiêu bình ổn kinh tế vĩ mô và bảo hộ sản xuất trong nước.

Bảng 1. Diễn biến cán cân thương mại giai đoạn 1996-2012

NămXuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại

Độ mở thương mại (XK+NK)/GDPtr. USD,

FOB%GDP

triệu USD, CIF

%GDP tr. USD %GDP

1996 7.255,9 29,43 11.143,6 45,19 -3.887,7 -15,77 74,621997 9.185,0 34,22 11.592,3 43,18 -2.407,3 -8,97 77,401998 9.360,3 34,40 11.499,6 42,26 -2.139,3 -7,86 76,661999 11.541,4 40,24 11.742,1 40,94 -200,7 -0,70 81,172000 14.482,7 46,56 15.636,5 50,16 -1.153,8 -3,70 96,622001 15.029,2 45,98 16.218 49,62 -1.188,8 -3,64 95,602002 16.706,1 47,64 19.745,6 56,31 -3.039,5 -8,67 103,962003 20.149,3 50,94 25.255,8 63,85 -5.106,5 -12,91 114,802004 26.485.,0 58,30 31.968,8 70,37 -5.483,8 -12,07 128,672005 32.447,1 61,32 36.761,1 69,47 -4.314,0 -8,15 130,792006 39.826,2 65,38 44.891,1 73,70 -5.064,9 -8,31 139,082007 48.561,4 68,38 62.764,7 88,38 -14.203,3 -20,00 156,762008 62.685,1 68,81 80.713,8 88,60 -18.028,7 -19,79 157,422009 57.096,3 58,75 69.948,8 71,98 -12.852,5 -13,23 130,732010 72.236,7 67,87 84.838,6 79,72 -12.601,9 -11,84 147,592011 96.905,7 78,40 106.749,9 86,37 -9.844,2 -7,96 164,772012 114.631,0 80,71 114.347,0 80,91 284 0,20 161,63

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Page 3: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI QUỐC …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9802/1/Nhung van de ve co...tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, theo đó, nhập

297

Với chính sách thương mại có nhiều cải cách theo hướng dỡ bỏ các rào cản thương mại, hướng đến tự do hóa thương mại, trong hơn một thập niên qua, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có mức tăng trưởng ấn tượng. Giá trị xuất khẩu/GDP tăng từ 46% năm 2001 lên tới 80,7% năm 2012, nhập khẩu/GDP tăng từ 49% lên đến 80,9% trong cùng thời kỳ, khiến tổng giá trị thương mại/GDP tăng từ dưới 100% lên đến 161,63%, thể hiện độ mở rất lớn của nền kinh tế, và là mức rất cao so với Trung Quốc và một số nước ASEAN.

Tuy nhiên, trước năm 2011, do tốc độ tăng nhập khẩu nhanh hơn nhiều so với xuất khẩu, cán cân thương mại thâm hụt lớn. Nhập siêu bắt đầu được coi là nghiêm trọng kể từ năm 2003, khi đạt mức 12,9% GDP, và đặc biệt căng thẳng vào năm 2008 (ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO), với mức thâm hụt tới 14,1 tỷ USD, tức gần 20% GDP và tỷ lệ này tiếp tục duy trì ở các năm tiếp theo. Nếu giai đoạn 2001-2005, nhập siêu trung bình ở mức 9,1% GDP thì giai đoạn 5 năm tiếp theo (2006-2010), nhập siêu đã tăng tới 14,7% GDP95, và ở mức gần 8% GDP trong năm 2011. Trong khi đó, Trung Quốc và các nước ASEAN như Indonesia, Thái Lan hay Malaysia đều có thặng dư thương mại, thậm chí ở mức rất cao (như Malaysia 22% GDP).

Nếu như năm 2011, nhập siêu vẫn ở mức 9,8 tỷ USD (gần 8% GDP) thì đến năm 2012, nền kinh tế đã xuất siêu 284 triệu (tương đương 0.2% GDP), Việt Nam đạt thặng dư thương mại lần đầu tiên trong vòng 20 năm (kể từ năm 1993). Nguyên nhân chủ yếu là do suy giảm sản xuất và tiêu dùng trong nước khiến nhu cầu nhập khẩu giảm tốc, tốc độ tăng chỉ dừng lại 6,6% (với chỉ số giá nhập khẩu giảm 0,33%), so với tốc độ tăng 25,83% của năm 2011 (với chỉ số giá nhập khẩu tăng 20,2%), theo đó, tốc độ tăng thực tế là tương đương năm 2011, so với con số tăng thực tế trung bình ước tính cho giai đoạn 2005-2010 (loại bỏ năm 2009 trong giai đoạn suy thoái) là 17,3%. Trong khi đó, sự gia tăng đột biến

95Tình trạng còn căng thẳng hơn nếu loại bỏ vàng ra khỏi cán cân thương mại hàng hóa. Trong hai năm 2009 và 2010, Việt Nam xuất siêu 2,24 tỷ và 1,72 tỷ USD vàng (được ghi là vàng phi tiền tệ trong thống kê của TCTK). Nếu loại trừ vàng thì nhập siêu hàng hóa trong hai năm này lên đến 15,1 tỷ USD và 14,3 tỷ USD (chiếm 15,5% và 13,5% GDP).

Page 4: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI QUỐC …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9802/1/Nhung van de ve co...tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, theo đó, nhập

298

của mặt hàng điện thoại, máy vi tính và linh kiện (chủ yếu từ nhà sản xuất Samsung) đã khiến tốc độ tăng xuất khẩu duy trì ở mức cao 18,2% mặc dù chỉ số giá xuất khẩu giảm 0,54%. Diễn biến tám tháng đầu năm 2013 cũng cho thấy xu hướng nói trên. Tính chung tám tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 84,8 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước, trong khi kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 85,4 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, theo đó, nhập siêu tám tháng đầu năm năm 2013 là 577 triệu USD.

Hình 1. Tốc độ tăng giá trị xuất nhập khẩu và chỉ số giá xuất nhập khẩu (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khâuCơ cấu hàng hóa xuất khẩuXét theo tiêu chuẩn ngoại thương, xuất khẩu của Việt Nam đã có

xu hướng giảm dần tỷ trọng các mặt hàng thô hoặc mới sơ chế (từ nhóm 1 đến 5 theo tiêu chuẩn SITC). Nếu như năm 1995, tỷ trọng của các nhóm hàng này chiếm tới xấp xỉ 70% thì tới năm 2010 đã giảm xuống dưới 40%. Xuất khẩu cũng có sự dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng sản phầm nông, lâm, thủy sản và tăng dần tỷ trọng sản phẩm hàng công nghiệp. Năm 1996, sản phẩm nông, lâm thủy sản chiếm hơn 40% tổng giá trị xuất khẩu thì đến năm 2012 con số này đã giảm một nửa (20,8%). Cùng với đó là sự tăng nhanh chóng của hàng hóa chế biến công nghiệp như điện thoại và linh kiện, điện tử máy tính, dệt may, da giày....

Page 5: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI QUỐC …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9802/1/Nhung van de ve co...tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, theo đó, nhập

299

Hình 2. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo SITC

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Hình 3. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo nhóm hàng, 2000-2011

Nguồn: WITS, 2013.

Tuy nhiên, khi so sánh với một số nước trong khu vực như Trung Quốc và ASEAN, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn thiên về các mặt hàng thô sơ hoặc mới sơ chế. So với Trung Quốc và Malaysia, tỷ trọng hàng xuất khẩu là máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam thấp hơn rất nhiều và chỉ tương đương với Indonesia. Thay vào đó, Việt Nam vẫn có thế mạnh trong xuất khẩu lương thực thực phẩm, đặc biệt là lúa gạo, so với các nước trong khu vực, với tỷ trọng nhóm hàng hóa này chiếm tới 20% tổng giá trị xuất khẩu.

Page 6: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI QUỐC …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9802/1/Nhung van de ve co...tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, theo đó, nhập

300

Hình 4. Cơ cấu xuất khẩu các nước theo tiêu chuẩn SITC giai đoạn 2006-2010

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, BPS-Thống kê Inđônêxia, Cục Thống kê Malaixia.

Bên cạnh việc xem xét cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo các nhóm hàng, phân tích cơ cấu thương mại theo hàm lượng công nghệ để làm rõ cấu trúc sản xuất và xuất khẩu, qua đó cho thấy sự chuyển dịch để theo đuổi lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trong 10 năm qua, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các loại hàng hóa cơ bản và có hàm lượng công nghệ thấp. Tỷ trọng dầu thô xuất khẩu đã giảm hơn một nửa (từ khoảng 25% năm 2000 xuống còn xấp xỉ 10% trong năm 2011), trong khi các loại hàng hóa cơ bản hầu như giữ nguyên tỷ trọng. Nhóm hàng hóa có hàm lượng công nghệ thấp, và dựa trên tài nguyên không có thay đổi nhiều về tỷ trọng, lần lượt ở mức 30% và 10%. Sự đóng góp của nhóm hàng hóa công nghệ cao và trung bình có sự cải thiện nhỏ trong tổng lượng hàng hóa xuất khẩu. Cụ thể, nhóm hàng hóa công nghệ cao đã tăng từ 5% năm 2000 đến khoảng 10% trong năm 2011. Sự chuyển dịch này phần nào chứng tỏ cơ cấu các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng đã có cải thiện nhất định trong thập kỷ qua.

Hình 4. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hàm lượng công nghệ, 2000-2011

Nguồn: WITS, 2013

Page 7: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI QUỐC …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9802/1/Nhung van de ve co...tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, theo đó, nhập

301

Khi so sánh với một số quốc gia trong Bảng 2 dưới đây (chỉ tính với hàng hóa xuất khẩu công nghiệp), sau 10 năm, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam dường như cùng chiều hướng với Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng tỏ ra khác hẳn so với một số nước ASEAN. Với Trung Quốc, nhóm hàng công nghệ thấp và dựa vào tài nguyên trong cơ cấu xuất khẩu đã giảm gần 15% trong từ năm 2000 đến 2010, trong khi đó, Ấn Độ cũng giảm khoảng 10% trong cùng thời kỳ. Đối với các nước ASEAN nói chung, nhóm hàng trên lại tăng lên đến 10% (từ 30.61% năm 2000 lên 40.91% năm 2010). Nhóm hàng có hàm lượng công nghệ trung bình đều có sự cải thiện ở hầu hết các nước. Ngoài ra, trong khi Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ xuất khẩu nhiều hơn nhóm hàng hóa công nghệ cao thì Indonesia, Thái Lan và các nước ASEAN có xu hướng giảm tỷ trọng nhóm hàng này.

Bảng 2. So sánh cơ cấu xuất khẩu Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và ASEAN

%Việt Nam Trung Quốc Ấn Độ ASEAN Indonesia Thái Lan

2000 2010 2000 2010 2000 2010 2000 2010 2000 2010 2000 2010

Dựa vào tài nguyên 13.87 12.58 9.15 8.26 34.42 45.42 15.81 26.48 33.73 49.72 18.54 23.50

Công nghệ thấp 64.67 59.43 45.36 31.22 46.90 26.33 14.80 14.43 31.88 21.23 21.86 14.68

Công nghệ trung bình 10.32 13.79 24.29 28.33 13.34 20.34 20.75 25.53 19.53 22.41 27.16 39.23

Công nghệ cao 11.14 14.19 21.20 32.19 5.34 7.90 48.64 33.57 14.87 6.64 32.43 22.59

Nguồn: WITS, 2013.

Tuy nhiên, xu hướng trên chưa mạnh mẽ và có nhiều đột phá. Hàm lượng công nghệ xuất khẩu Việt Nam chủ yếu là công nghệ thấp (khoảng 60% và 12-13% ngành sử dụng công nghệ cao) và hầu như ít thay đổi trong hơn thập niên qua. Trong khi đó các nước như Trung Quốc, và một số nước ASEAN thì tỷ trọng ngành sử dụng công nghệ cao đã lên tới trên 30%. Điều này phản ánh sự tụt hậu của Việt Nam so với các nước khác trong việc xác lập năng lực cạnh tranh.

Trong thực tế, Việt Nam đã có chủ trương nâng cao năng lực cạnh tranh nền kinh tế nói chung, đối với các mặt hàng xuất khẩu nói riêng. Mục tiêu của Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2013-2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đặt mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh là một trong những mục tiêu đầu tiên bên cạnh mục tiêu nâng cao

Page 8: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI QUỐC …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9802/1/Nhung van de ve co...tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, theo đó, nhập

302

năng suất lao động, năng suất các yếu tố tổng hợp. Trong thời gian qua, chủ trương nâng cao năng lực cạnh tranh thể hiện rõ nét nhất qua các chính sách công nghiệp, nhằm nâng cao hàm lượng công nghệ trong các mặt hàng, phát triển hoạt động sản xuất chế tạo, đặc biệt đối với các mặt hàng xuất khẩu. Theo một nghiên cứu gần đây, từ năm 1995 đến nay, Việt Nam đã xây dựng khoản 80 chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể và kế hoạch cho các ngành công nghiệp (Kim và Nguyen, 2011) với nội dung các chính sách trong từng giai đoạn được thể hiện trong biểu đồ dưới.

Biểu đồ 1. Chính sách phát triển ngành công nghiệp

Nguồn: Kim và Nguyen, 2011.

Những chính sách công nghiệp trên đã có ảnh hưởng tích cực tới năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, thể hiện qua sự tăng lên về xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh CIP toàn cầu. Năm 2009, Việt Nam đứng thứ 58, tiến lên được 14 bậc chỉ trong vòng bốn năm và trở thành một trong những nước tiến bộ nhất trên thế giới. Tăng trưởng giá trị gia tăng của hoạt động chế tạo của Việt Nam tăng đáng kể từ 5,8 tỷ USD năm 2000 lên 15,4 tỷ USD năm 2009.

Page 9: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI QUỐC …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9802/1/Nhung van de ve co...tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, theo đó, nhập

303

Hình 5. Giá trị gia tăng của hoạt động chế tạo của Việt Nam và ASEAN, 2000-2009 (tỷ USD)

Nguồn: Chỉ số phát triển Thế giới.

Tuy nhiên, xét về cơ cấu hàng xuất khẩu, Việt Nam thặng dư thương mại đối với nhóm các sản phẩm chế tạo sử dụng công nghệ thấp trong khi thâm hụt thương mại đối với nhóm các sản phẩm chế tạo sử dụng công nghệ trung bình và cao96. So với các nước trong khu vực, tỷ trọng của ngành sử dụng công nghệ trung bình và cao trong tổng giá trị gia tăng sản phẩm chế tạo chỉ khoảng trên 20% và không thay đổi trong những năm gần đây. Trong khi các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ thấp và thâm dụng lao động chủ yếu là cụm công nghiệp dệt may, da giày chiếm chủ yếu. Điều này cho thấy các chính sách phát triển công nghiệp, gia tăng hàm lượng công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh chưa đạt được thành tựu trong nỗ lực chuyển dịch cơ cấu công nghệ của sản phẩm chế tạo xuất khẩu.

Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu

Nhập khẩu Việt Nam vẫn chủ yếu là nhập khẩu tư liệu sản xuất, bao gồm: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng và nguyên nhiên vật liệu. Tỷ lệ này luôn chiếm trên 90% tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu, keo dài liên tục trong các năm mà không có dấu hiệu thay đổi. Phần lớn các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là mặt hàng gia công, bởi thế khi xuất khẩu tăng cũng đồng nghĩa với nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu cũng tăng theo. Xét theo tiêu chuẩn ngoại thương (SITC), nhập

96Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh công nghiệp 2011.

Page 10: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI QUỐC …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9802/1/Nhung van de ve co...tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, theo đó, nhập

304

khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng có sự khác biệt tương đối với một số nước trong khu vực. Nếu như trong xuất khẩu, so với Trung Quốc hay Malaysia, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các hàng hóa thô hoặc mới sơ chế thì trong nhập khẩu lại ngược lại, Việt Nam chủ yếu phải nhập các máy móc, phương tiện vận tải, và đặc biệt là hàng hóa chế biến và các hóa chất trong nước không thể sản xuất được.

Hình 6. Cơ cấu nhập khẩu phân theo nhóm hàng

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Hình 7. Cơ cấu hàng nhập khẩu theo SITC các nước giai đoạn 2006-2010

Nguồn: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc; BPS- Thống kê Inđônêxia; Cục Thống kê Malaixia.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam phần lớn là dành cho nguyên liệu đầu vào, thiết bị, phụ tùng và máy móc phục vụ sản xuất trong nước, có xu hướng ngày càng gia tăng cả về trị giá và tỷ trọng trong cơ cấu hàng nhập khẩu là do thực trạng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam97 chưa 97Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 22/2/2011 Về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ trong đó quy định rõ các ngành hàng công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng.

Page 11: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI QUỐC …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9802/1/Nhung van de ve co...tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, theo đó, nhập

305

đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước, thể hiện qua việc. Kể cả đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, giày dép v.v... thì tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm vẫn thấp. Đối với ngành điện tử, nguồn nguyên liệu và linh kiện chủ yếu nhập từ nước ngoài hoặc đối với doanh nghiệp liên doanh thì được cung cấp từ các cơ sở thuộc mạng lưới sản xuất và phân phối toàn cầu của chính hãng sản xuất, khiến cho Việt Nam không vượt ra khỏi giai đoạn gia công lắp ráp, công đoạn mang lại giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị.

Trong thời gian gần đây, chính phủ Việt Nam đã có chủ trương hỗ trợ các ngành công nghiệp hỗ trợ, đưa ra nhiều chính sách cụ thể để doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ trong nước phát triển chế tạo và sản xuất. Cụ thể Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 22/2/2011 về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ, kèm theo nó là Quyết định số 1483/QĐ-TTg ra ngày 26/8/2011 về việc ban hành Danh mục công nghệ hỗ trợ ưu tiên phát triển; Quyết định số 34/2007 của Bộ Công thương phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn 2020. Nhìn chung, hướng hỗ trợ của Chính phủ chủ yếu về tài chính, nhân lực và kỹ thuật. Những giải pháp khuyến khích phát triển về mặt tài chính như ưu đãi ở mức cao nhất về đất đai, thuế; về nhân lực như áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực công nghệ cao; về kỹ thuật như cơ chế linh hoạt, dành ngân sách và áp dụng cơ chế đặc thù để thực hiện các chương trình, dự án về công nghệ cao, nhập khẩu một số công nghệ cao có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. Bên cạnh đó, khuyến khích nâng cao công nghệ trong ngành công nghiệp hỗ trợ thông qua các hoạt động triển lãm, hội thảo trao đổi công nghệ.

Tuy nhiên, có thể nhận thấy các kết quả còn rất hạn chế. Số lượng doanh nghiệp tham gia vào chuỗi ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam chỉ khoảng 1.000 doanh nghiệp vào năm 201398. Các doanh nghiệp

98Theo http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quan-diem/cong-nghiep-phu-tro-viet-nam-co-nhieu-tiem-nang-2837512.html.

Page 12: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI QUỐC …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9802/1/Nhung van de ve co...tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, theo đó, nhập

306

cung cấp linh kiện, bán sản phẩm hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc đang đầu tư vào Việt Nam, tiếp theo là các doanh nghiệp Đài Loan, cuối cùng mới là các doanh nghiệp Việt Nam. Có sự gia tăng số lượng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ nhưng tỷ lệ gia tăng giữa số doanh nghiệp sản xuất chính và số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ là không tương quan (ví dụ như trong ngành giày dép - Hình 8). Trong khi đó, quy mô doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với số lượng doanh nghiệp ít, quy mô chủ yếu là nhỏ và vừa khiến lượng cung ứng cho ngành phụ trợ trong nước không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam, và không có sự khác biệt nhiều đối với trước và sau khi triển khai các chính sách liên quan (Hình 9).

Hình 8. Số lượng doanh nghiệp trong ngành giày dép

Nguồn: Tính toán theo số liệu Tổng điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê.

Hình 9. Tình hình nhập khẩu nguyên liệu các ngành (triệu USD)

a. Ngành may mặc

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Page 13: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI QUỐC …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9802/1/Nhung van de ve co...tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, theo đó, nhập

307

b. Ngành da giày

Bên cạnh đó, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp CNHT còn khá lạc hậu, đặc biệt khi vào giai đoạn hội nhập, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn đang ở trình độ thấp, còn khoảng cách lớn về trình độ so với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ các nước trong khu vực. Từ nhiều năm nay, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao của Việt Nam chủ yếu nằm trong tay các doanh nghiệp FDI. Công nghiệp hỗ trợ công nghiệp cao của Việt Nam chủ yếu là lắp ráp, không tạo ra giá trị sản phẩm.

Qua xem xét các chỉ tiêu đánh giá năng lực phát triển công nghiệp hỗ trợ trước và sau khi ban hành chính sách, có thể nhận thấy các chính sách chưa có tác động mạnh mẽ tới ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Một

Page 14: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI QUỐC …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9802/1/Nhung van de ve co...tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, theo đó, nhập

308

nguyên nhân quan trọng là các hỗ trợ chưa đến tay các doanh nghiệp. Ví dụ, trên thực tế, theo kết quả điều tra của dự án “Điều tra khảo sát hoạt động công nghiệp hỗ trợ tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương” cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp được thụ hưởng chính sách ưu đãi khá thấp, chỉ có 45% doanh nghiệp hưởng chính sách miễn giảm thuế và tiền thuê đất bình quân, trong đó doanh nghiệp FDI là 52,4%, doanh nghiệp tư nhân là 32,8%; và chỉ 5,1% doanh nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực99. Bên cạnh đó, đối với những hỗ trợ cho vay ưu đãi lãi suất, các doanh nghiệp sản xuất hàng phụ trợ của Việt Nam cũng rất khó để tiếp cận được các nguồn vốn trên.

Cơ cấu chủ thể xuất nhập khâuHình 10. Tỷ trọng xuất nhập khẩu khu vực kinh tế trong nước (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Trong giai đoạn từ năm 1996 đến 2012, cả xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước có xu hướng giảm dần và ổn định hơn trong những năm gần đây. Trong khi đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu. Từ mức chỉ chiếm 29,7% giá trị xuất khẩu năm 1996 và trung bình giai đoạn 1996-2000 là 35,4%, thì đến năm 2001 tỷ trọng của khu vực này đạt 45,23% giá trị xuất khẩu và kể từ năm 2003 trở đi đã vượt mức 50%. Không những thế, nhập khẩu khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn. Nhập khẩu của khu

99Theo http://petrotimes.vn/news/vn/kinh-te/tao-suc-bat-cho-cong-nghiep-ho-tro.html.

Page 15: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI QUỐC …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9802/1/Nhung van de ve co...tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, theo đó, nhập

309

vực này bắt đầu tăng mạnh và đóng góp lớn vào tổng giá trị nhập khẩu hàng hoá kể từ năm 2000 với tốc độ gia tăng lên tới 24,59%/năm (tính cả năm 2009 nhập khẩu giảm 6,5% do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu). Điều này đã giúp tăng tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 10% sau mỗi một giai đoạn.

Hình 11. Cán cân thương mại theo chủ thể

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Trong năm 2012, nhập siêu của khu vực trong nước giảm xuống còn 11,7 tỷ (so với 16,1 tỷ USD năm 2011) nhưng hiện tượng nhập siêu liên tục ở quy mô lớn của khu vực này trong nhiều năm đã phản ánh năng lực cạnh tranh và khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cẩu của các doanh nghiệp trong nước là yếu kém. Trong khi đó, đóng góp lớn cho cán cân thương mại đến từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (khu vực ít chịu tác động trực tiếp hơn từ nhu cầu trong nước suy giảm bởi chủ yếu sản xuất dành cho xuất khẩu và đã tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu nằm trong tổng thể chiến lược đầu tư của các công ty đa quốc gia). Trong năm 2012, khu vực này đã xuất siêu khoảng 12 tỷ USD, gần gấp đôi so với năm 2011, chủ yếu từ “hiện tượng” Samsung (xuất khẩu tăng từ 6 tỷ USD năm 2011 lên 12 tỷ USD năm 2012).

Điều này cũng đồng nghĩa với vai trò quan trọng hơn của nhóm ngành xuất khẩu hàng gia công, lắp ráp trong năm 2012, cụ thể là nhóm hàng điện thoại và linh kiện xuất khẩu (12,6 tỷ USD, tăng 197,7% so với năm 2011) và nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện (khoảng 7,9 tỷ USD tăng 69,1%). Tuy nhiên, mặc dù kim ngạch xuất khẩu cho cả hai nhóm hàng trên là 20,5 tỷ USD nhưng giá trị nhập khẩu điện tử, máy

Page 16: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI QUỐC …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9802/1/Nhung van de ve co...tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, theo đó, nhập

310

tính, linh kiện và các yếu tố đầu vào khoảng 13,1 tỷ USD (so với 7,2 tỷ năm 2011, tăng 67%) khiến giá trị gia tăng xuất khẩu của các nhóm hàng này không lớn. Đây là vấn đề không mới tại Việt Nam, với đặc thù tập trung vào các mặt hàng gia công và phải nhập khẩu phần lớn đầu vào sản xuất do cơ cấu trong nước mất cân đối và thiếu tính bền vững, đặc biệt là sự thiếu vắng và yếu kém của các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Trong tám tháng đầu năm 2013, xu hướng nêu trên vẫn tiếp diễn. Trong khi xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước đạt 28,7 tỷ USD, chỉ tăng 3,1% thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 56,1 tỷ USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự, nếu như nhập khẩu khu vực kinh tế trong nước đạt 37,1 tỷ USD, chỉ tăng 4% thì khu vực FDI đạt 48,3 tỷ USD, tăng 25,1%. Theo đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 8,4 tỷ USD trong khi khu vực FDI xuất siêu 7,8 tỷ USD.

Cơ cấu thị trường xuất nhập khâuXét theo đối tác xuất khẩu, trước những năm 2000 đối tác nhập

khẩu chính của Việt Nam chủ yếu là EU, ASEAN và Nhật Bản. Trong những năm 1996-1999, giá trị xuất khẩu sang ba thị trường này luôn đạt mức xấp xỉ 60% tổng giá trị xuất khẩu. Từ sau năm 2001, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết và bắt đầu có hiệu lực, thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu phát triển mạnh, giá trị xuất khẩu sang Hoa Kỳ liên tục tăng nhanh qua các năm và dần trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau EU. Năm 2012, xuất khẩu Việt Nam tiếp tục phụ thuộc nhiều vào một nhóm các quốc gia, khu vực như EU (chiếm tỷ trọng cao nhất 17,7%), Mỹ (17,2%), ASEAN (14,9%) và Nhật Bản (11,4%), với kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này tiếp tục tăng cao, phản ánh những khó khăn kinh tế nói chung trên thế giới không ảnh hưởng quá lớn đến nhu cầu hàng Việt Nam. Điều này có thể giải thích bởi hàng hóa xuất khẩu ở Việt Nam vẫn thuộc chuỗi giá trị thấp, đáp ứng nhu cầu bình thường của các nước, trong khi Trung Quốc đang dần dời bỏ chuỗi sản xuất này để chuyển sang chuỗi giá trị cao hơn và dần nhường lại thị phần cho các nước Đông Nam Á khác, trong đó có Việt Nam.

Page 17: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI QUỐC …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9802/1/Nhung van de ve co...tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, theo đó, nhập

311

Hình 12. Cơ cấu xuất khẩu phân theo nước, khối nước chính

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Hình 13: Cơ cấu nhập khẩu chia theo nước, khối nước chính

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Với thị trường hàng nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu đến từ các nước khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Khác với xuất khẩu có sự đa dạng hóa đối tác thì nhập khẩu của Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào nhóm nước này đặc biệt là sự lệ thuộc ngày càng lớn vào Trung Quốc. Nếu như những năm 1996-1999 hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam thì cho đến năm 2012, con số này đã lên tới 25,3% tổng kim ngạch nhập khẩu. Chính điều này đã dẫn tới tình trạng thâm hụt song phương với Trung Quốc ngày càng tăng nhanh. Trung Quốc hiện đang là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, theo đó, thâm hụt song phương với quốc gia này đã lên tới 16,7 tỷ USD năm 2012 (tăng từ 13,5 tỷ USD năm 2011), tiếp tục mang lại rủi ro cho sự bền vững của thương mại cũng như sản xuất nội địa. Do “hiện tượng”

Page 18: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI QUỐC …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9802/1/Nhung van de ve co...tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, theo đó, nhập

312

Samsung, Hàn Quốc vươn lên trở thành thị trường Việt Nam nhập siêu lớn thứ hai (khoảng 10 tỷ USD).

Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu bị tác động lớn bởi các hiệp định thương mại. Hiện nay, Việt Nam đã kí kết và tham gia tám khu vực mậu dịch tự do (FTA) gồm có ASEAN, ASEAN-Ấn Độ, ASEAN-Australia, New Zealand, ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN-Nhật Bản, ASEAN-Trung Quốc và các hiệp định thương mại song phương với Nhật Bản, và Chile100. Xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường đã ký hiệp định có mức tăng trưởng cao. Cụ thể, trong năm 2012, 33,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường có FTA với Việt Nam, tương đương 18 tỉ USD, hưởng các ưu đãi thuế quan, trong đó nhiều nhất là xuất khẩu tới các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc101.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đang tiến hành đàm phán các hiệp định thương mại đa phương và song phương như ASEAN+6, ASEAN-EU, Hiệp định đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình-TPP, EU, Hàn Quốc, Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu EFTA và Liên minh Hải quan (Nga, Belarus, Kazakhstan) với mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu, và góp phần cải thiện cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam3.

Hình 14. Cán cân thương mại Việt Nam và một số đối tác FTA (1997-2011)

100http://www.trungtamwto.vn/fta.101http://www.vietnam.vn/Thongtin/Tan-Dung-Fta-Thanh-Loi-The-Cho-Doanh-Nghiep.html.

Page 19: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI QUỐC …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9802/1/Nhung van de ve co...tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, theo đó, nhập

313

Nguồn: WITS, 2013.

Hình 14 cho thấy việc tham gia vào các khu vực mậu dịch tự do nhìn chung giúp tăng trưởng cả xuất khẩu và nhập khẩu, nhưng dường như tác động xấu đến cán cân thương mại. Việt Nam có xu hướng nhập khẩu nhiều hơn từ các nước đối tác, và thâm hụt thương mại có chiều hướng nới rộng. Như thị trường Trung Quốc, từ vị trí thặng dư thương mại trước năm 2001, Việt Nam nhập siêu liên tục từ Trung Quốc và biên độ có xu hướng tăng. Đối với thị trường Nhật Bản, cán cân thương mại khá cân bằng trước năm 2008 nhưng Việt Nam lại đang có xu hướng nhập siêu trở lại. Trường hợp Chilê, Việt Nam cũng chuyển từ xuất siêu sang nhập siêu. Nguyên nhân có thể do ngành công nghiệp hỗ trợ còn nhiều yếu kém, do bản thân doanh nghiệp chưa biết và chưa tận dụng được cơ hội ưu đãi thuế. Ngoài ra, các đối tác Việt Nam đã kí hiệp định song phương hoặc đa phương chủ yếu nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, gần gũi về địa lý, thuận lợi cho các hoạt động thương mại nhưng lại đều có chung định hướng xuất khẩu, cạnh tranh lẫn nhau102.102http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/5-fta-va-cuoc-ruot-duoi-cua-xuat-khau---nhap-sieu-8107.html.

Page 20: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI QUỐC …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9802/1/Nhung van de ve co...tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, theo đó, nhập

314

Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu thương mại Việt Nam đang đứng trước một số thách thức chính như: i) mặc dù nhập siêu đang có xu hướng giảm dần nhưng không bền vững, ii) hàng xuất khẩu Việt Nam vẫn chủ yếu là các mặt hàng thô và sơ chế, hàm lượng công nghệ trong các mặt hàng công nghiệp còn thấp, năng lực cạnh tranh không cao, iii) hàng nhập khẩu chủ yếu là đầu vào sản xuất, phản ánh ngành công nghiệp phụ trợ yếu kém, giá trị gia tăng hàng xuất khẩu thấp, iv) khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu quy mô lớn phản ánh năng lực cạnh tranh và khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cẩu của các doanh nghiệp trong nước là yếu, v) lệ thuộc vào một số thị trường như Trung Quốc gây lo ngại về rủi ro đối với thương mại quốc tế, trong khi Việt Nam chưa tận dụng được các hiệp định thương mại để cải thiện cán cân thương mại. Những vấn đề này kéo dài qua nhiều năm những chưa có cải thiện đáng kể, cho thấy các biện pháp đưa ra chưa thực sự có hiệu quả. Trong giai đoạn tới, giải pháp căn bản là phải quyết liệt chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế, theo đó, giảm được chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm quốc gia, và đảm bảo được những cân đối vĩ mô lớn của nền kinh tế. Khung khổ chung trong quá trình này là chuyển sang mô hình tăng trưởng bền vững, nâng cao hiệu quả và tăng trưởng theo chiều sâu, cắt giảm dần tổng tỷ trọng đầu tư của xã hội, đồng thời nâng cao hiệu quả và chống lãng phí trong đầu tư (đặc biệt là đầu tư công). Cũng cần có những chính sách để tăng cường tỷ lệ tiết kiệm nội địa của nền kinh tế. Một mặt cần thực thi chính sách tài khóa thận trọng để duy trì thâm hụt ngân sách ở mức thấp, mặt khác cần tái cấu trúc mạnh mẽ hệ thống tài chính ngân hàng để không những gia tăng được tỷ lệ tiết kiệm ròng của khu vực hộ gia đình, mà còn kiểm soát có hiệu quả tốc độ gia tăng dư nợ tín dụng phục vụ cho đầu tư của khu vực doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần những giải pháp hiệu quả hơn để nâng cao được năng lực cạnh tranh công nghệ quốc gia, xây dựng công nghiệp hỗ trợ mạnh và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.